text
stringlengths 0
512k
|
---|
MEDLINE (hay Medline, viết tắt tiếng Anh của Medical Literature Analysis and Retrieval System Online) là một cơ sở dữ liệu hỗn hợp của các ngành khoa học sự sống và y sinh học. Các lĩnh vực phục vụ của MEDLINE bào gồm y học, kỹ thuật điều dưỡng, nha khoa, thú y và tổ chức y tế. Với mục đích cung cấp lượng thông tin tối đa, các ngành liên quan như sinh học và hóa sinh học đã được đưa vào cơ sở dữ liệu, thậm chí cả một số ngành không trực tiếp phục vụ y học như tiến hóa phân tử.
MEDLINE được biên soạn bởi Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (National Center for Biotechnology Information, NCBI) thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine, NLM) và cho phép truy cập miễn phí trên Internet thông qua PubMed với cỗ máy tìm kiếm tên là Entrez (nghĩa là "Mời vào" hoặc "Nhập (từ khóa) vào", theo tiếng Pháp).
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu của MEDLINE chứa trên 14 triệu hồ sơ từ hơn 4.800 tài liệu xuất bản (chủ yếu là các tạp chí y học) từ những năm 1950 đến nay, và các trích dẫn mới được bổ sung mỗi ngày. Các trích dẫn mới hơn còn bao gồm cả phần tóm tắt của các bài báo đang còn thảo luận. MEDLINE được thiết kế để chứa dữ liệu toàn cầu, nhưng hầu hết các tài liệu đều từ các nguồn sử dụng tiếng Anh hoặc có bảng tóm tắt bằng Anh ngữ.
MEDLINE dùng MeSH (Medical Subject Headings) để tầm soát thông tin. Các cỗ máy tìm kiếm thiết kế cho MEDLINE (như Entrez) thường sử dụng biểu thức Boole chứa các thuật ngữ MeSH, các từ chứa trong tóm tắt hay tựa đề của bài báo, tên tác giả, ngày xuất bản v.v.. Entrez còn cho phép tìm các tài liệu gần giống với tài liệu đã biết nhờ một hệ thống tính toán mức độ tương đồng giữa các từ ngữ trong nội dung, bản tóm tắt hoặc tựa đề của hai tài liệu.
Tác động
MEDLINE đã trở thành một tài nguyên quan trọng cho các nhà nghiên cứu y sinh học khắp thế giới. Cùng với Thư viện Cochrane, MEDLINE thúc đẩy sự phát triển của y học thực chứng. Ngày nay, hầu hết các nghiên cứu tổng quan đều dựa trên một quá trình tìm kiếm rộng rãi trên MEDLINE để tìm các bài báo có ích cho công trình. Nhiều bài báo nhắc lại các thuật ngữ được dùng khi tìm thông tin trên MEDLINE, nhằm giúp cho các nhà khoa học khác tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, MEDLINE còn ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu trong việc chọn lựa tạp chí để gửi bài đăng. Ngày nay rất ít nhà nghiên cứu còn muốn đăng công trình của mình trên những tạp chí không có trong mục lục của MEDLINE bởi vì điều đó khiến cho các đồng nghiệp không biết đến (và trích dẫn) bài báo của mình.
Chúng ta tiếp tục bàn nhé.
Cách dùng MEDLINE
Mới nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng thật ra muốn tìm kiếm MEDLINE có hiệu quả cần phải có kỹ thuật và thông qua rèn luyện. Thiếu kinh nghiệm, số lượng khổng lồ các bài báo được tìm ra khi bấm Enter dễ làm nản lòng người. Ngược lại, cũng khó lòng cả quyết rằng kết quả tìm kiếm là đầy đủ, ngay cả khi nó lôi ra được hàng nghìn tựa bài.
Trên Pubmed có chỉ dẫn cách sử dụng tối ưu các tài nguyên của MEDLINE (bằng tiếng Anh). Tuy nhiên, kỹ năng quyết định là phải biết bố trí một chuỗi tìm kiếm, điều này không phải là dễ. Các thủ thư của NLM sắp xếp tất cả các tài liệu theo chủ đề dựa theo một bảng từ vựng chuẩn hóa (Medical Subject Headings, MeSH). Do đó, sử dụng cơ sở dữ liệu MeSH để xác lập chủ đề quan tâm là cách thông dụng nhất để cải thiện chất lượng tìm kiếm. Một cách khác là tìm một bài trong chủ đề rồi bấm vào mục "các bài liên quan" ("Related Articles") để tìm đến các bài được xếp loại tương đương.
Đúng thế |
PubMed là một cơ sở dữ liệu miễn phí truy cập chủ yếu qua cơ sở dữ liệu MEDLINE về các tài liệu tham khảo và tóm tắt về các chủ đề khoa học đời sống và y sinh học. Thư việt Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NLM) tại Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ duy trì hoạt động của cơ sở dữ liệu là một phần trong hệ thống truy cập thông tin Entrez. PubMed được phát hành đầu tiên vào tháng 1 năm 1996.
Định danh PubMed
Định danh PubMed hay PMID là một số duy nhất cấp cho mỗi bản ghi PubMed.
Việc cấp một PMID hay PMCID cho một ấn phẩm không thể cho người đọc biết điều gì về loại hay chất lượng nội dung của ấn phẩm đó. PMID được cấp cho các bức thư gởi đến biên tập viên, các ý kiến của biên tập viên, op-ed columns, và bất kỳ phần nào mà biên tập viên chọn bao gồm trong tạp chí, cũng như các bài báo được xét duyệt. Số định danh này cũng không là bằng chứng cho thấy rằng các bài báo không được rút lại do gian lận, chưa hoàn chỉnh, hoặc sai. Việc thông báo để chỉnh sửa bài báo gốc có thể được cấp số PMID. |
Hệ thống tìm kiếm truy vấn cơ sở dữ liệu tương hỗ toàn cầu Entrez cho phép tiếp cận các cơ sở dữ liệu tại trang web NCBI (National Center for Biotechnology Information). NCBI trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (National Library of Medicine, NLM), đồng thời là một cơ quan của Các viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health, NIH).
Tìm kiếm
Entrez là một cỗ máy tìm kiếm rất mạnh, có thể truy cập bất cứ cơ sở dữ liệu nào của NCBI, bao gồm:
Medline - tư liệu từ các tạp chí khoa học (chủ yếu là ngành y), thường bao gồm bản tóm tắt. Medline liên kết đến PubMed Central và các nguồn tư liệu khác những năm 1990.
PubChem, một cơ sở dữ liệu về các cấu trúc hóa học, đặc tính và vai trò sinh học của các hợp chất hóa học và các chất nói chung.
Sequence
Mapping
Taxonomy
Structural data.
Một số sách giáo khoa được cung cấp trực tuyến.
Hệ thống Entrez có thể hiển thị các chuỗi gene và protein cũng như bản đồ nhiễm sắc thể. Entrez còn tìm ra các chuỗi tương đồng, các cấu trúc và các tham khảo. Entrez cũng cho phép tiếp cận cùng lúc đến tất cả các cơ sở dữ liệu của nó.
Genbank
Từ năm 1992, NCBI đã có trách nhiệm cung cấp cơ sở dữ liệu chuỗi DNA GenBank. GenBank phối hợp với các phòng thí nghiệm và các cơ sở dữ liệu về các chuỗi sinh học như Phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu, Cơ sở dữ liệu DNA Nhật Bản.
Cũng từ năm 1992, NCBI dần phát triển để cung cấp các cơ sở dữ liệu khác ngoài GenBank. NCBI còn có Online Mendelian Inheritance in Man, Cơ sở dữ liệu tạo mẫu phân tử (Molecular Modeling Database (Cấu trúc 3 chiều của các protein), Tập hợp chuỗi gene người duy nhất (Unique Human Gene Sequence Collection), một bản đồ gene của bộ gene người (human genome), một trình duyệt phân loại (Taxonomy Browser), và phối hợp với Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute) để thực hiện Dự án Giải phẫu bộ gene Ung thư (Cancer Genome Anatomy Project).
Các công cụ phần mềm NCBI đều có thể được tiếp cận thông qua WWW hoặc FTP. Thí dụ BLAST, một chương trình tìm kiếm sự giống nhau giữa các chuỗi. BLAST có thể so sánh các chuỗi với cơ sở dữ liệu GenBank DNA tròng vòng không đầy 15 giây.
Danh mục NLM
Danh mục NLM cung cấp đường tiếp cận đến các dữ liệu thư viện NLM bao gồm trên 1.2 triệu tạp chí, sách, tư liệu nghe nhìn, phần mềm máy tính, các tài nguyên điện tử, và các học liệu khác thông qua hệ thống tìm kiếm NCBI Entrez. Được cập nhật hằng ngày (trừ ngày nghỉ), danh mục NLM còn là một trong những giao diện tìm kiếm cho những tư liệu lưu trong LocatorPlus. |
Cao nguyên Thanh Tạng (gọi tắt trong tiếng Trung Quốc của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng) hay cao nguyên Tây Tạng (25~40 độ vĩ bắc, 74-104 độ kinh đông) là một vùng đất rộng lớn và cao nhất thế giới, với độ cao trung bình trên 4.500 mét so với mực nước biển, bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc cũng như Ladakh tại Kashmir của Ấn Độ. Nó chiếm một khu vực với bề rộng và dài vào khoảng 1.000 và 2.500 cây số. Được mệnh danh là "mái nhà của thế giới", với diện tích khoảng 2,5 triệu km² (khoảng 4 lần lớn hơn diện tích bang Texas hay nước Pháp), nó có những rặng núi cao nhất Trái Đất, như dãy Himalaya với đỉnh Everest là đỉnh cao nhất Trái Đất. Cao nguyên này hình thành từ sự va chạm của các mảng kiến tạo Ấn-Úc và Á-Âu vào thời kỳ thuộc đại Tân sinh, cách đây khoảng 55 triệu năm, và quá trình này hiện vẫn còn tiếp diễn.
Phay nghịch của cao nguyên này được xem là có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi khí hậu, cũng như đến gió mùa châu Á.
Khu vực dãy núi Khả Khả Tây Lý là khu vực gần như không có dân cư, nằm ở phần tây bắc của cao nguyên này.
Địa lý
Dãy núi
Côn Lôn
Himalaya
Sông
Một số con sông dài nhất thế giới bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng:
Dương Tử (hay Trường Giang)
Hoàng Hà
Sông Ấn
Sông Hằng
Brahmaputra
Mê Kông
Ayeyarwady
Các con sông này mang 25% trữ lượng đất thế giới.
Hồ
Các hồ:
Hồ Thanh Hải
Nam Co
Dagze Co
Hồ Yamzho Yumco
Hồ Puma Yumco
Hồ Paiku
Sông băng |
Hy Mã trong tiếng Việt có thể là tên gọi trong:
Dãy Himalaya.
Tên hiệu Hy Mã của Phan Châu Trinh. |
Đông Kinh (東京) có nghĩa là "kinh đô tại phía Đông" và thường được dùng để gọi kinh thành Thăng Long thời nhà Hậu Lê. Trong giai đoạn này, tên gọi Đông Kinh để phân biệt với Tây Kinh (Lam Kinh) ở Thanh Hóa.
Địa danh
Việt Nam
Đông Kinh là tên từ năm 1430 tới năm 1831 của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam hiện nay. "Đông Kinh" được người phương Tây phiên âm là Tonkin, dùng để chỉ cả Đàng Ngoài lúc đó.
Vịnh Bắc Bộ, có tên quốc tế là Gulf of Tonkin
Phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
Tên cũ của xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trung Hoa
Khai Phong (Trung Quốc): Thời kỳ Bắc Tống là Đông Kinh. Năm 1153 nhà Kim đổi thành Nam Kinh.
Phủ Hưng Khánh (Trung Quốc) là Đông Kinh của nhà Tây Hạ. Nay là Ngân Xuyên, Ninh Hạ.
Đông Kinh (Hậu Kim): Đông Kinh của Hậu Kim (thời kỳ Nỗ Nhĩ Cáp Xích).
Liêu Dương (Trung Quốc): Đông Kinh của nhà Liêu, đầu thời nhà Kim gọi là Nam Kinh, năm 1153 lại đổi thành Đông Kinh.
Đông Kinh (Bột Hải): Đông Kinh của Vương quốc Bột Hải.
Triều Tiên
Khánh Châu (Cao Ly): Là Đông Kinh của Cao Ly.
Nhật Bản
Tokyo: Phiên âm Hán-Việt là Đông Kinh, thủ đô của Nhật Bản từ 1868 đến nay.
Tổ chức
Đông Kinh Nghĩa Thục (chữ Hán: 東京義塾) là một trường học phục vụ cho phong trào cùng tên để thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. |
Tây Hồ có thể là:
Địa danh
Việt Nam
Một tên gọi của Hồ Tây tại Hà Nội
Quận Tây Hồ thuộc Hà Nội
Xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa; gắn liền với nơi sinh vị vua Lê Thái Tổ
Nhật Bản
Tây Hồ hay Hồ Sai (西湖) Saiko tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản: một trong Phú Sĩ Ngũ Hồ
Trung Quốc
Tây Hồ là tên gọi của nhiều địa danh tại Trung Quốc, có thể chỉ:
Hồ nước:
Tây Hồ (Hàng Châu), thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
Tây Hồ (Huệ Châu), thuộc thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông.
Tây Hồ (Dĩnh Châu), thuộc thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy.
Tây Hồ (Phúc Châu), thuộc thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Tây Hồ (Nam Xương), thuộc thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây.
Sấu Tây Hồ, thuộc thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô.
Tái Tây Hồ, thuộc Đông khu, Hồng Kông.
Tây Hồ (Triều Châu), thuộc thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông.
Tây Hồ (Yết Dương), thuộc thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông.
Tây Hồ (Đôn Hoàng), thuộc thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc.
Đơn vị hành chính:
Quận Tây Hồ, thành phố Hàng Châu
Quận Tây Hồ, thành phố Nam Xương
Khu quản lý Tây Hồ, khu quản lý thuộc thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam.
Hồ Tây, Bành Hồ
Địa danh khác:
Quận Nội Hồ của Đài Bắc chia thành Đông Hồ, Tây Hồ.
Tên người
Một tên hiệu của Phan Châu Trinh |
New York hay còn được gọi là Thành phố New York (; gọi tắt là NYC) để phân biệt với tiểu bang New York, là thành phố đông dân nhất của Hoa Kỳ. Với dân số năm 2020 là 8.804.190 người, phân bổ trên , Thành phố New York là thành phố có mật độ dân số cao nhất ở Hoa Kỳ. Tọa lạc ở cực nam của tiểu bang New York, thành phố là trung tâm của vùng đô thị New York, vùng đô thị lớn nhất trên thế giới tính theo khu vực đô thị. Với hơn 2 triệu người trong vùng thống kê đô thị và khoảng 2.3 triệu người trong vùng thống kê kết hợp, nó là một trong những siêu đô thị đông dân nhất trên thế giới. Thành phố New York được mô tả là thủ đô văn hóa, tài chính và truyền thông của thế giới, có ảnh hưởng đáng kể đến thương mại, giải trí, nghiên cứu, công nghệ, giáo dục, chính trị, du lịch, nghệ thuật, thời trang, thể thao và là thành phố được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới. Là nơi đặt trụ sở của Liên Hợp Quốc, New York là một trung tâm ngoại giao quốc tế quan trọng, và đôi khi còn được gọi là thủ đô của thế giới.
Nằm trên một trong những bến cảng tự nhiên lớn nhất thế giới, Thành phố New York bao gồm năm quận, mỗi quận cùng nằm chung với một hạt tương ứng ở tiểu bang New York. Năm quận—Brooklyn (Hạt Kings), Queens (Hạt Queens), Manhattan (Hạt New York), The Bronx (Hạt Bronx) và Đảo Staten (Hạt Richmond)—được thành lập khi các chính quyền địa phương hợp nhất thành một thành phố duy nhất vào năm 1898. Thành phố và khu vực đô thị của nó tạo thành cửa ngõ hàng đầu cho việc nhập cư hợp pháp vào Hoa Kỳ. Có tới 800 ngôn ngữ được sử dụng ở New York, khiến nó trở thành thành phố đa dạng về ngôn ngữ nhất trên thế giới. New York là nơi sinh sống của hơn 3,2 triệu cư dân sinh ra bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, dân số sinh ra ở nước ngoài lớn nhất so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới tính đến năm 2016. Tính đến năm 2019, khu vực đô thị New York ước tính sản xuất tổng sản phẩm đô thị (GMP) là 2,0 nghìn tỷ đô la. Nếu khu vực đô thị New York là một quốc gia có chủ quyền, thì nó sẽ có nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới. New York là nơi có số lượng tỷ phú cao nhất so với bất kỳ thành phố nào trên thế giới.
Thành phố New York có nguồn gốc từ một trạm thông thương được thực dân Hà Lan thành lập ở mũi phía nam của Đảo Manhattan vào năm 1624. Khu định cư này được đặt tên là Tân Hà Lan (; ) vào năm 1626 và được đăng ký thành phố vào năm 1653. Thành phố nằm dưới sự kiểm soát của người Anh vào năm 1664 và được đổi tên thành New York sau khi Charles II của Anh trao vùng đất này cho người anh trai, Công tước xứ York. Thành phố được người Hà Lan lấy lại vào tháng 7 năm 1673 và đổi tên thành New Orange trong một năm ba tháng; thành phố được đặt tên lại là New York kể từ tháng 11 năm 1674. Thành phố New York là thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790, và là thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1790. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu người nhập cư khi họ đến Hoa Kỳ bằng tàu thủy vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, là biểu tượng của Hoa Kỳ về lý tưởng tự do và hòa bình. Trong thế kỷ 21, New York đã nổi lên như một điểm nóng toàn cầu của sự sáng tạo, tinh thần kinh doanh và tính bền vững của môi trường, đồng thời cũng là biểu tượng của sự tự do và đa dạng văn hóa. Năm 2019, New York được bình chọn là thành phố tuyệt vời nhất trên thế giới theo một cuộc khảo sát với hơn 30.000 người đến từ 48 thành phố trên toàn thế giới, vì sự đa dạng văn hóa của nó.
Nhiều quận và địa danh ở Thành phố New York được nhiều người biết đến, bao gồm ba trong số mười điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới vào năm 2013. Kỷ lục 66,6 triệu khách du lịch đến thăm Thành phố New York vào năm 2019. Quảng trường Thời đại là trung tâm được chiếu sáng rực rỡ của Khu nhà hát Broadway, một trong những phố đi bộ nhộn nhịp nhất thế giới và là trung tâm lớn của ngành công nghiệp giải trí thế giới. Nhiều địa danh, tòa nhà chọc trời và công viên của thành phố được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Tòa nhà Empire State đã trở thành tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu về chiều cao và chiều dài cấu trúc của những công trình cao tầng. Thị trường bất động sản ở Manhattan thuộc hàng đắt đỏ nhất trên thế giới. Việc dịch vụ hoạt động liên tục 24/7 góp phần tạo nên biệt danh Thành phố không bao giờ ngủ, Tàu điện ngầm Thành phố New York là hệ thống tàu điện ngầm lớn nhất trên toàn thế giới, với 472 ga đường sắt. Thành phố có hơn 120 trường cao đẳng và đại học, bao gồm Đại học Columbia, Đại học New York, Đại học Rockefeller và hệ thống Đại học Thành phố New York, là hệ thống đại học công lập lớn nhất tại Hoa Kỳ. Với Phố Wall ở Khu tài chính Lower Manhattan, Thành phố New York được mệnh danh là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới và thành phố quyền lực nhất về tài chính trên thế giới, và là nơi có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị vốn hóa thị trường, Sở giao dịch chứng khoán New York và NASDAQ.
Lịch sử
Năm 1524, khi Giovanni da Verrazzano khám phá ra vùng đất New York, nơi đây có khoảng 5.000 cư dân bản địa Lenape sinh sống. Verrazzano, nhà thám hiểm người Ý phục vụ cho vương triều Pháp, đã gọi vùng này là "Nouvelle Angoulême", tức Tân Angoulême, để tưởng nhớ François I, vua nước Pháp và đồng thời là Bá tước của Angoulême. Vùng định cư Âu châu này khởi sự với việc thiết lập một khu định cư chuyên mua bán da thú của người Hà Lan, sau đó được gọi là "Nieuw Amsterdam" (Tân Amsterdam), nằm trên mũi phía nam Manhattan vào năm 1614. Tổng điều hành thuộc địa Hà Lan khi ấy là Peter Minuit đã mua lại đảo Manhattan từ người Lenape vào năm 1626 với giá 60 guilder Hà Lan – tương đương khoảng 1000 đô la Mỹ vào năm 2006. Có một truyền thuyết bây giờ vẫn chưa được chứng minh nói rằng Manhattan được mua với giá chỉ bằng chuỗi hạt thủy tinh 24 đô la. Năm 1664, người Anh chiếm được thành phố và đặt tên nó thành "New York" theo tên Công tước York và Albany của Anh (sau là vua James II của Anh). Vào cuối cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ hai, người Hà Lan giành được quyền kiểm soát đảo Run (một tài sản có nhiều giá trị vào thời đó) để đổi lấy việc người Anh kiểm soát Tân Amsterdam (New York) tại Bắc Mỹ. Đến năm 1700, dân số người Lenape giảm xuống còn 200.
Thành phố New York phát triển chính yếu như một thương cảng dưới thời kỳ cai trị của Đế quốc Anh. Đây là nơi xảy ra vụ xử án John Peter Zenger vào năm 1735, đã có nhiều ảnh hưởng, giúp thiết lập nên nền tự do báo chí tại Bắc Mỹ. Năm 1754, Đại học Columbia được thành lập tại Hạ Manhattan dưới thời vua George II của Vương quốc Anh với tên gọi là King's College. Quốc hội Đạo luật Tem thuế (Stamp Act Congress) cũng đã họp tại New York vào tháng 10 năm 1765.
Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, New York là nơi diễn ra hàng loạt các trận đánh chính được biết đến với tên gọi Chiến dịch New York. Sau trận Đồn Washington ở Thượng Manhattan năm 1776, thành phố trở thành căn cứ cho các chiến dịch chính trị và quân sự của Vương quốc Anh tại Bắc Mỹ, kéo dài đến khi cuộc chiếm đóng quân sự kết thúc vào năm 1783. Quốc hội Liên hiệp (Congress of the Confederation) chọn Thành phố New York làm thủ đô quốc gia ít lâu sau đó. Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua vào năm 1789 và Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, George Washington, tuyên thệ nhậm chức tại đây. Quốc hội Hoa Kỳ lần thứ nhất nhóm hợp lần đầu tiên vào năm 1789 và Đạo luật nhân quyền Hoa Kỳ được soạn thảo trong Đại sảnh Liên bang trên phố Wall. Năm 1790, New York qua mặt Philadelphia trở thành thành phố lớn nhất Hoa Kỳ.
Vào thế kỷ XIX, thành phố chuyển mình nhờ những làn sóng nhập cư cùng những phát triển mạnh mẽ. Một đề án phát triển tương lai mang tên "Commissioners' Plan of 1811" đã mở rộng hệ thống đường phố thành phố bao trùm cả Manhattan. Việc mở cửa kênh Erie năm 1819 đã nối liền cảng bờ Đại Tây Dương đến các thị trường nông nghiệp rộng lớn phía trong nội địa Bắc Mỹ. Nền chính trị địa phương rơi vào vòng kiểm soát của Tammany Hall, một bộ máy chính trị do những di dân người Ái Nhĩ Lan hậu thuẫn. Những thành viên tích cực thuộc tầng lớp quý tộc thương buôn xưa đã vận động cho việc xây dựng Công viên Trung tâm (Central Park), trở thành công viên đô thị đầu tiên trong một thành phố Mỹ, mở cửa vào năm 1859. Có một dân số người da đen tự do đáng kể hiện diện trong khu Manhattan cũng như khu Brooklyn. Những người nô lệ bị giữ tại New York qua đến năm 1827, nhưng trong suốt thập niên 1830, New York trở thành 1 trung tâm của những người hoạt động bãi nô liên chủng tộc ở miền Bắc. Dân số người da đen của New York lên đến trên 16.000 vào năm 1840. Đến năm 1860, New York có trên 200.000 người Ái Nhĩ Lan, chiếm một phần tư dân số thành phố.
Trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865), việc cưỡng bức quân dịch đã gây nên những vụ nổi loạn vào năm 1863, một trong những sự kiện bất ổn nội bộ tồi tệ nhất của lịch sử nước Mỹ. Năm 1898, thành phố hiện đại New York được thành lập với sự kết hợp của Brooklyn (cho đến khi đó vẫn là một thành phố độc lập), quận New York (khi đó gồm có một phần của the Bronx), quận Richmond, và phần phía tây của quận Queens. Việc khánh thành hệ thống Xe điện ngầm New York năm 1904 đã giúp kết chặt thành phố mới lại với nhau. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, thành phố trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại và thông tin của thế giới. Tuy nhiên, thành phố cũng phải trả những giá đắt cho sự phát triển này. Năm 1904, tàu hơi nước tên General Slocum bị cháy trên sông East, khiến 1.021 người trên tàu thiệt mạng. Năm 1911, vụ cháy nhà máy Triangle Shirtwaist, tai họa công nghiệp tồi tệ nhất của thành phố, đã cướp đi sinh mạng của 146 công nhân ngành dệt may. Vụ họa hoạn này đã khích động cho việc thành lập Công đoàn thợ may nữ quốc tế và những cải tiến lớn trong tiêu chuẩn an toàn tại các nhà máy.
Thập niên 1920, Thành phố New York là một điểm đến chính của những người Mỹ gốc Phi từ miền nam Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ "Đại di dân". Năm 1916, New York là nơi cư ngụ lớn nhất tại Bắc Mỹ của những người tha hương gốc Phi. Phong trào Phục hưng Harlem hưng thịnh trong suốt thời kỳ cấm rượu (được biết với tên gọi "Prohibition") tại Hoa Kỳ, cùng lúc với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và chứng kiến hàng loạt những tòa nhà chọc trời đua nhau mọc lên. Thành phố New York qua mặt Luân Đôn trở thành đô thị đông dân nhất trên thế giới vào đầu thập niên 1920, và vùng đô thị của thành phố này vượt mốc 10 triệu người vào đầu thập niên 1930 để trở thành siêu đô thị đầu tiên trong lịch sử loài người. Những năm khó khăn của thời kỳ Đại Khủng hoảng đã chứng kiến việc nhà cải cách Fiorello LaGuardia đắc cử chức thị trưởng cùng với sự sụp đổ của nhóm Tammany Hall sau tám năm lũng đoạn nền chính trị thành phố.
Các cựu quân nhân trở về từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo nên một cơn bùng phát kinh tế sau chiến tranh, kèm theo sự phát triển những dãy nhà khổng lồ ở phía đông quận Queens. New York không bị thiệt hại trong cuộc chiến trở thành đô thị dẫn đầu của thế giới. Phố Wall của New York đưa Hoa Kỳ lên cao trong vai trò cường quốc thống trị nền kinh tế thế giới, tổng hành dinh Liên Hợp Quốc hoàn thành năm 1950 làm tăng thêm sức mạnh ảnh hưởng chính trị của thành phố, và sự nổi lên của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng đã báo hiệu cho việc trung tâm mỹ thuật của thế giới dời Paris về New York.
Trong thập niên 1960, New York phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, tỉ lệ tội phạm và căng thẳng sắc tộc gia tăng lên đến đỉnh điểm vào thập niên 1970. Trong thập niên 1980, sự sống lại của nền công nghiệp tài chính đã cải thiện sức mạnh thành phố. Vào thập niên 1990, những căng thẳng sắc tộc dần lắng dịu, tỉ lệ tội phạm giảm đáng kể và thành phố tiếp nhận một làn sóng di dân mới đến từ châu Á và châu Mỹ Latin. Những ngành mới quan trọng, thí dụ như Hành lang Điện tử (Silicon Alley), xuất hiện trong nền kinh tế thành phố và dân số New York đạt một đỉnh cao chưa từng có trong cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000.
New York là một trong những điểm bị tấn công trong sự kiện 11 tháng 9 với gần 3.000 người thiệt mạng khi Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh sập. Trung tâm Thương mại 1 Thế giới (1 World Trade Center), trước đây được biết với cái tên Tháp Tự do, cùng với một đài tưởng niệm, ba tháp văn phòng khác sẽ được xây dựng trên nền của tòa tháp đôi dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2013. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2006, những cột thép đầu tiên đã được dựng trong nền của tòa nhà. Ba tòa nhà văn phòng cao tầng khác theo kế hoạch đã được xây dọc theo Phố Greenwich, và chúng được vây quanh Đài tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới đã được xây dựng. Ở đây cũng có một bảo tàng về lịch sử của khu vực này.
Địa lý
Thành phố New York nằm trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, ở miền nam tiểu bang New York, khoảng nửa đường từ Washington, D.C. đến thành phố Boston. Vị trí nơi cửa sông Hudson có bến cảng tự nhiên kín và bên cạnh Đại Tây Dương đã giúp New York phát triển nổi bật trong vai trò một thành phố thương mại. Phần lớn thành phố được xây dựng trên ba đảo là Manhattan, Đảo Staten, và Long Island, khiến cho đất đai khan hiếm và tạo ra mật độ dân số cao.
Sông Hudson chảy qua thung lũng Hudson rồi đổ vào vịnh New York. Giữa Thành phố New York và thành phố Troy, con sông trở thành một cửa sông. Sông Hudson tách thành phố ra khỏi tiểu bang New Jersey. Sông East, thật sự là một eo thủy triều, chảy từ vịnh Long Island, tách the Bronx và Manhattan khỏi Long Island. Sông Harlem, một eo biển thủy triều giữa sông East và sông Hudson Rivers, tách Manhattan khỏi the Bronx.
Đất đai của thành phố đã bị con người biến đổi khá nhiều, nhất là những phần đất lấn sông nằm dọc theo những bến sông mặt tiền kể từ thời còn là thuộc địa của Hà Lan. Việc lấn sông đáng kể nhất ở Hạ Manhattan tạo ra các khu phát triển mới như khu dân cư Battery Park City trong thập niên 1970 và thập niên 1980. Một vài những biến đổi tự nhiên về địa hình cũng diễn ra, đặc biệt ở Manhattan.
Diện tích mặt đất của thành phố được ước tính là khoảng 789 km² (304,8 dặm vuông Anh). Tổng diện tích thành phố là 1.214 km² (468,9 dặm vuông) trong đó mặt nước chiếm 425 km (2164,1 dặm vuông Anh) và 789 km² (hay 304,8 dặm vuông Anh) là mặt đất. Điểm cao nhất của thành phố là đồi Todt trên Đảo Staten cao 409,8 ft (124,9 mét) so với mặt biển. Đây cũng là điểm cao nhất ở vùng bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, tính từ phía nam tiểu bang Maine. Đỉnh của khu vực cao này phần lớn được bao phủ bởi rừng cây thưa thớt thuộc vành đai xanh Đảo Staten.
Khí hậu
Theo phân loại khí hậu Köppen, New York có khí hậu bán nhiệt đới ẩm, trung bình có 234 ngày nắng trong năm. Đây là thành phố chính vùng cực bắc tại Bắc Mỹ có khí hậu bán nhiệt đới ẩm.
Mùa hè ở New York có đặc điểm là nóng và ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 26 – 29 °C (79 đến 84 °F) và thấp trung bình từ 17 – 21 °C (63 đến 69 °F). Tuy nhiên trung bình cũng có đến từ 16 đến 19 ngày nhiệt độ vượt trên 32 °C (90 °F) trong mỗi mùa hè và có thể vượt trên 38 °C (100 °F) cứ mỗi 4 đến 6 năm. Vào mùa đông, thời tiết lạnh và những cơn gió thổi ngoài biển có lúc làm giảm ảnh hưởng của Đại Tây Dương. Tuy nhiên, Đại Tây Dương giúp cho thành phố ấm vào mùa đông hơn các thành phố trong nội địa Bắc Mỹ nằm trên cùng vĩ tuyến như Chicago, Pittsburgh và Cincinnati. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1, tháng lạnh nhất ở Thành phố New York, là 0 °C (32 °F). Tuy nhiên cũng có ít ngày, nhiệt độ mùa đông xuống hàng -12 đến hàng -6 °C (10 đến 20 °F) và cũng có ít ngày nhiệt độ lên cao từ 10 đến 15 °C (50 đến 60 °F). Mùa xuân và mùa thu, thời tiết khá thất thường, có thể lạnh cóng hoặc ấm mặc nhưng thường dễ chịu với độ ẩm ít.
New York có lượng mưa hàng năm khoảng 1.260 mm (49,7 inch), trải khá đều suốt năm. Tuyết rơi vào mùa đông trung bình khoảng 62 cm (24,4 in), nhưng thường khá biến đổi từ năm này sang năm khác và tuyết phủ mặt đất thường rất ngắn. Tuy hiếm gặp, nhưng đôi khi vùng New York cũng phải hứng chịu những cơn bão, chẳng hạn như Bão Sandy vào năm 2012 .
Môi trường
Thành phố New York có khối lượng vận tải quá cảnh đứng đầu toàn Hoa Kỳ. Vào thập niên 1920, tiêu thụ dầu xăng ở thành phố ngang với tỉ lệ trung bình của quốc gia. Việc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng mức độ cao đã tiết kiệm cho thành phố khoảng 1,8 tỉ gallon xăng dầu vào năm 2006. New York tiết kiệm được khoảng phân nửa số xăng dầu toàn quốc mà đáng lẽ được sử dụng cho chuyên chở. Do mật độ dân số cao và lượng xe ô tô sử dụng thấp, chủ yếu sử dụng vận tải công cộng, nên New York trở thành một trong những thành phố sử dụng hiệu quả năng lượng nhất tại Hoa Kỳ. Khí thải nhà kính của Thành phố New York khoảng 7,1 tấn mỗi đầu người, so với trung bình quốc gia là 24,5 tấn/năm. Người New York nói chung chỉ chịu trách nhiệm khoảng 1% khí thải nhà kính của quốc gia mặc dù chiếm tỉ lệ 2,7% dân số toàn quốc. Trung bình, một người dân New York tiêu thụ điện năng không bằng một nửa so với một người San Francisco và chỉ bằng gần 1/4 lượng điện năng mà một cư dân ở thành phố Dallas sử dụng.
Trong những năm gần đây, thành phố tập trung về việc giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Số lượng lớn chất ô nhiễm tích tụ tại thành phố đã dẫn đến tỉ lệ cao bệnh suyễn và những triệu chứng hô hấp khác trong số cư dân của thành phố. Chính quyền thành phố bắt buộc phải mua các trang thiết bị có hiệu quả năng lượng nhất để sử dụng trong các văn phòng và nhà cửa công cộng của thành phố. New York có đội xe buýt chạy bằng khí thiên nhiên và loại chạy bằng sự kết hợp giữa dầu diesel với điện lớn nhất trên toàn quốc. Ở đây cũng có một số xe taxi đầu tiên sử dụng công nghệ hybrid. Chính quyền thành phố là một thỉnh nguyện viên trong vụ kiện bước ngoặt được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ thụ lý tên Massachusetts đối đầu Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ để bắt buộc Cục Bảo vệ Môi trường xếp các loại khí nhà kính vào loại những chất ô nhiễm. Thành phố cũng đi đầu trong việc xây dựng các tòa nhà văn phòng xanh trong đó có Tháp Hearst.
Thành phố New York được cung cấp nước uống qua hồ chứa nước của dãy núi Catskill được bảo vệ an ninh. Vì hồ nước tinh khiết và quá trình nước được lọc một cách tự nhiên nên New York là một trong số bốn thành phố chính duy nhất của Hoa Kỳ có nước uống đủ tinh khiết mà không cần phải sử dụng các nhà máy xử lý nước để lọc nước.
Cảnh quan thành phố
Kiến trúc
Kiểu kiến trúc phổ biến nhất tại Thành phố New York là những tòa nhà chọc trời. Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi ở đây, kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòa nhà của New York từ kiểu truyền thống châu Âu thấp sang những khu thương mại vươn thẳng đứng lên cao. Tính đến năm 2011, New York có 5.937 tòa nhà cao tầng, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Hoa Kỳ và đứng hạng nhì thế giới, chỉ sau Hong Kong . Hiện nay thành phố có 50 nhà chọc trời xây dựng xong, cao trên 200 mét (656 foot). Bị bao quanh bởi mặt nước, mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New York trở thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà, tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới.
New York có những tòa nhà với kiến trúc nổi bật mang nhiều phong cách khác nhau. Woolworth Building tại 40 phố Wall, hoàn thành năm 1913, là tòa nhà chọc trời mang kiến trúc Gothic Phục hưng thời kỳ đầu. Nghị quyết phân vùng năm 1916 bắt buộc các tòa nhà mới phải được xây theo kiểu hình chồng lên nhau (phần dưới có diện tích rộng hơn phần trên) và giới hạn các tháp bằng một phần trăm nền đất bên dưới để cho ánh nắng mặt trời chiếu xuống đường phố bên dưới. Kiểu thiết kế Art Deco của Tòa nhà Chrysler năm 1930 với đỉnh thon nhỏ và hình chóp bằng thép đã phản ánh những yêu cầu bắt buộc đó. Tòa nhà này được nhiều sử gia và kiến trúc sư xem như là tòa nhà đẹp nhất New York với cách trang trí rõ nét, thí dụ các góc của tầng 61 có hình biểu tượng chim ó gắn trên nắp phía trước đầu xe Chrysler kiểu năm 1928 và cả các mẫu đèn hình chữ V được ghép chặt bởi một tháp chóp bằng thép ở trên đỉnh tòa nhà. Một ví dụ về ảnh hưởng lớn của kiến trúc phong cách quốc tế tại Hoa Kỳ là Tòa nhà Seagram (1957), đặc biệt vì diện mạo của nó sử dụng các xà bằng thép hình chữ H được bọc đồng dễ nhìn thấy để làm nổi bật cấu trúc của tòa nhà. Tòa nhà Condé Nast (2000) là một thí dụ điển hình cho thiết kế bền vững (Sustainable design) trong các tòa nhà chọc trời của Mỹ.
Đặc điểm của các khu dân cư lớn của New York thường là các dãy nhà phố (rowhouse, townhouse) đá nâu tao nhã và các tòa nhà chung cư tồi tàn được xây dựng trong một thời kỳ mở rộng nhanh từ năm 1870 đến năm 1930. Đá và gạch trở thành các vật liệu xây dựng chọn lựa của thành phố sau khi việc xây nhà gỗ bị hạn chế bởi vụ cháy lớn vào năm 1835. Không giống như Paris trong nhiều thế kỷ đã được xây dựng từ chính nền đá vôi của mình, New York luôn lấy đá xây dựng từ một hệ thống các mỏ đá xa xôi và các tòa nhà xây bằng đá của thành phố thì đa dạng về kết cấu và màu sắc. Một điểm nổi bật khác của nhiều tòa nhà thành phố là có sự hiện diện của những tháp nước bằng gỗ đặt trên nóc. Vào thập niên 1800, thành phố bắt buộc các tòa nhà cao trên sáu tầng gắn các tháp nước như vậy để không cần phải nén nước quá cao ở các cao độ thấp mà có thể làm bể các ống dẫn nước của thành phố. Những tòa nhà chung cư có vườn hoa trở nên quen thuộc suốt thập niên 1920 tại những khu ngoại ô trong đó có Jackson Heights nằm trong quận Queens. Lưu thông trong khu vực này trở nên thuận tiện với việc mở rộng đường xe điện ngầm.
Công viên
Thành phố New York có trên 110 km² đất công viên thành phố và 23 km bãi sông, bãi biển công cộng. Đất công viên được tăng thêm hàng trăm mẫu Anh từ Khu Giải trí Quốc gia Gateway thuộc hệ thống công viên quốc gia Hoa Kỳ nằm trong ranh giới thành phố. Chỉ riêng khu bảo tồn hoang dã Vịnh Jamaica, khu bảo tồn hoang dã duy nhất trong hệ thống công viên quốc gia, bao phủ 36 km² gồm các đảo có đầm lầy và nước chiếm phần lớn vịnh Jamaica. Công viên Trung tâm của Manhattan do Frederick Law Olmsted và Calvert Vaux thiết kế, là một công viên thành phố được viếng thăm nhiều nhất tại Hoa Kỳ với con số khoảng 30 triệu lượt khách viếng thăm hàng năm, hơn 10 triệu lượt so với công viên Lincoln ở Chicago đứng hạng nhì. Công viên Prospect tại Brooklyn, cũng do Olmsted và Vaux thiết kế, có một đồng cỏ rộng 360.000 m² (90 mẫu Anh). Công viên Flushing Meadows–Corona trong khu Queens, lớn thứ ba của thành phố, là nơi tổ chức triển lãm thế giới năm 1939 và 1964. Trên một phần 5 khu The Bronx, rộng khoảng 28 km², được dành cho không gian mở và công viên trong đó có công viên Van Cortlandt, công viên Pelham Bay, Vườn thú The Bronx và Các vườn thực vật New York.
Các quận
Thành phố New York bao gồm năm quận riêng, được gọi là "borough". Đây là một hình thức chính quyền khác thường tại Hoa Kỳ. Mỗi "borough" của New York tồn tại song song với một quận tương ứng của tiểu bang New York. Khắp các "borough" có hàng trăm khu dân cư rõ rệt. Nhiều trong số các khu dân cư này có lịch sử và đặc tính riêng để gọi chúng. Nếu mỗi "borough" là một thành phố độc lập thì bốn trong số các "borough" (Brooklyn, Queens, Manhattan, và The Bronx) sẽ nằm trong số 10 thành phố đông dân nhất Hoa Kỳ.
The Bronx (quận Bronx của tiểu bang New York: dân số năm 2017 là 1,471,160 người) là quận cận bắc nhất của Thành phố New York. Nơi đây có sân vận động Yankee là sân nhà của đội bóng chày New York Yankees, và cũng là nơi có dãy nhà phức hợp lớn nhất tại Hoa Kỳ có tên gọi là Co-op City. Trừ một dãy đất nhỏ của khu Manhattan có tên Marble Hill, The Bronx là phần duy nhất của thành phố New York nằm trong phần đất liền của Hoa Kỳ. Khu này có Vườn thú Bronx, vườn thú vùng đô thị lớn nhất tại Hoa Kỳ rộng 1,07 km² và có trên 6.000 con vật. The Bronx là nơi phát sinh văn hóa hip hop và rap.
Manhattan (quận New York của tiểu bang New York: dân số năm 2017: 1,664,727) là quận có mật độ dân số đông nhất với rất nhiều nhà chọc trời. Công viên Trung tâm cũng tọa lạc trong quận này. Manhattan là trung tâm tài chính của thành phố và là nơi có các tổng hành dinh của nhiều đại công ty chính, Liên Hợp Quốc, cũng như một số trường đại học quan trọng và danh lam thắng cảnh văn hóa trong đó có vô số viện bảo tàng, khu nhà hát Broadway, Làng Greenwich, và sân vận động có mái che Madison Square Garden. Manhattan được chia thành các vùng: Hạ Manhattan, Midtown Manhattan, và Thượng Manhattan. Thượng Manhattan bị chia cắt bởi Công viên Trung tâm thành "Upper East Side" (phía đông Thượng Manhattan) and và "Upper West Side" (phía tây Thượng Manhattan), và phía trên công viên là khu Harlem.
Brooklyn (quận Kings của tiểu bang New York: dân số năm 2017: 2,648,771) là quận đông dân nhất của thành phố và từng là một thành phố độc lập cho đến năm 1898. Brooklyn nổi tiếng vì sự đa dạng chủng tộc, xã hội, văn hóa, những khu dân cư khác biệt và một di sản kiến trúc có một không hai. Nó cũng là một quận duy nhất ngoài Manhattan có một khu trung tâm đô thị rõ rệt. Quận đặc biệt có một bãi sông (biển) mặt tiền dài. Đảo Coney, thành lập vào thập niên 1870, là một trong các khu vui chơi xưa nhất tại Hoa Kỳ.
Queens (quận Queens của tiểu bang New York: dân số năm 2017: 2,358,582) là quận lớn nhất của thành phố về mặt địa lý và là quận đa chủng tộc nhất của Hoa Kỳ, và có thể sẽ qua mặt Brooklyn để trở thành quận đông dân nhất thành phố vì chiều hướng phát triển hiện nay. Trong lịch sử quận Queens là một khu gồm nhiều thị trấn và làng mạc nhỏ do người Hà Lan thành lập. Ngày nay phần lớn quận này là khu dân cư của tầng lớp trung lưu. Đây là quận lớn duy nhất tại Hoa Kỳ mà thu nhập trung bình của người Mỹ gốc châu Phi lên đến 52.000 đô la Mỹ một năm, cao hơn thu nhập trung bình của người Mỹ da trắng. Queens là nơi có sân vận đông Citi Field, sân nhà của đội bóng chày New York Mets, hàng năm có tổ chức Giải quần vợt Mỹ Mở rộng. Ngoài ra nó còn có hai trong số ba sân bay chính phục vụ Vùng đô thị New York. Đó là sân bay LaGuardia và sân bay Quốc tế John F. Kennedy (sân bay thứ ba là sân bay Quốc tế Newark Liberty ở New Jersey.)
Đảo Staten (quận Richmond của tiểu bang New York: dân số năm 2017: 479,458) là khu ngoại ô lớn nhất trong năm quận. Đảo Staten được nối liền với Brooklyn bằng cầu Verrazano-Narrows và với Manhattan bằng phà Đảo Staten miễn phí. Phà Đảo Staten là một trong những nơi hấp dẫn du khách nhất tại Thành phố New York vì ngồi dưới phà sẽ nhìn thấy được Tượng Nữ thần Tự do, đảo Ellis, và Hạ Manhattan dễ dàng. Khu Greenbelt (vành đai xanh) rộng 25 km² nằm trong trung tâm Đảo Staten có khoảng 56,3 km đường mòn dành cho đi dạo. Đây là một trong những khu rừng nguyên sinh của thành phố. Được ấn định vào năm 1984 để bảo vệ đất thiên nhiên của đảo, Greenbelt có bảy công viên thành phố. Đường lát gỗ FDR (FDR Boardwalk) nằm dọc theo bờ phía nam, dài 4 km, là đường lát gỗ dài thứ tư trên thế giới.
Đời sống hiện đại và văn hóa
"Văn hóa dường như ở trong không khí, cũng giống như một phần của thời tiết", đó là lời của nhà văn Tom Wolfe khi nói đến Thành phố New York. Vô số phong trào văn hóa lớn của Mỹ đã bắt đầu từ thành phố này, thí dụ như Phục hưng Harlem đã dựng nên âm nhạc văn chương người Mỹ gốc châu Phi tại Hoa Kỳ. Thành phố là một trung tâm nhạc jazz trong thập niên 1940, chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện trong thập niên 1950 và là nơi phát sinh văn hóa nhạc hip hop trong thập niên 1970. Các tụ điểm nhạc hardcore và punk có nhiều ảnh hưởng trong thập niên 1970 và thập niên 1980. New York từ lâu cũng là nơi văn chương người Mỹ gốc Do Thái đua nở. Trong các ban nhạc indie rock lừng danh từ Thành phố New York trong những năm gần đây có thể kể đến The Strokes, Interpol, The Bravery, Scissor Sisters, và They Might Be Giants.
Giải trí và nghệ thuật biểu diễn
New York có vai trò quan trọng đối với nền điện ảnh Mỹ. Manhatta, một trong những bộ phim tiên phong của trào lưu Avant-garde, được quay tại thành phố vào năm 1920. Ngày nay, New York là trung tâm lớn thứ hai của ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Thành phố có trên 2.000 tổ chức văn hóa và mỹ thuật và hơn 500 phòng trưng bày mỹ thuật lớn nhỏ. Hàng năm, chính quyền thành phố tài trợ mỹ thuật với một ngân sách còn lớn hơn ngân sách của cơ quan "National Endowment for the Arts" thuộc chính phủ liên bang. Các nhà công nghiệp giàu có trong thế kỷ XIX đã xây dựng một hệ thống các viện văn hóa lớn như Carnegie Hall và Metropolitan Museum of Art. Sự phát minh ra điện chiếu sáng đã đưa đến việc giàn dựng công phu các vở kịch. Trong thập niên 1880, các nhà hát của New York trên phố Broadway và dọc theo phố 42 bắt đầu trình diễn một hình thức sân khấu mới mà ngày nay được biết đến với tên gọi nhạc kịch Broadway.
Ảnh hưởng bởi những di dân nên các tác phẩm kịch, như của Harrigan và Hart, George M. Cohan... thường sử dụng bài hát phản ánh những chủ đề hy vọng và tham vọng. Ngày nay các tác phẩm này là trụ cột chính của kịch nghệ New York. 39 nhà hát kịch lớn nhất – với hơn 500 ghế – của Thành phố được mọi người biết đến với các tên chung "Broadway", theo tên của đường phố nhộn nhịp chạy băng qua khu nhà hát Quảng trường Thời đại. Khu vực này đôi khi cũng được gọi là "The Main Stem", "The Great White Way" hay "The Realto".
Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Lincoln mà gồm có "Jazz at Lincoln Center", "Metropolitan Opera", "New York City Opera", "New York Philharmonic", "New York City Ballet", "Vivian Beaumont Theatre", "Juilliard School and Alice Tully Hall" là trung tâm nghệ thuật biểu diễn lớn nhất tại Hoa Kỳ. Central Park SummerStage (Sân khấu mùa hè Công viên Trung tâm) trình diễn các vở kịch và âm nhạc miễn phí tại Công viên Trung tâm. Ngoài ra còn có đến 1.200 buổi hòa nhạc miễn phí trình diễn khắp năm quận trong những tháng mùa hè.
Du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng đối với thành phố New York, thành phố đã chứng kiến một số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa ngày càng tăng trong những năm qua, đạt kỷ lục 62,8 triệu lượt khách trong năm 2017 . Khoảng 12 triệu du khách đến thành phố New York là từ bên ngoài Hoa Kỳ, với số lượng khách du lịch cao nhất tới từ Vương quốc Anh, Canada, Brazil và Trung Quốc.
I Love New York (viết tắt I ❤ NY) vừa là một biểu tượng vừa là một bài hát mà là nền tảng của một chiến dịch quảng cáo đã được sử dụng từ năm 1977 để quảng bá du lịch tại thành phố New York . Logo được đăng ký nhãn hiệu, thuộc sở hữu của New York State Empire State Development xuất hiện trong các cửa hàng lưu niệm và tài liệu quảng cáo trên khắp thành phố và tiểu bang New York, một số được cấp phép, một số không.
Những điểm đến chính của thành phố có thể kể tới Tòa nhà Empire State, Đảo Ellis, sân khấu kịch Broadway, các bảo tàng như Metropolitan Museum of Art, cùng các địa điểm hấp dẫn khác như Công viên Trung tâm, Công viên Washington Square, Trung tâm Rockefeller, Quảng trường Thời đại, Vườn thú Bronx, Vườn thực vật New York hay khu mua sắm sang trọng dọc theo Đại lộ số 5 và Đại lộ Madison, các sự kiện như Diễu hành Lễ hội Halloween ở Làng Greenwich, Liên hoan phim Tribeca, và những buổi trình diễn miễn phí trong Công viên Trung tâm. Tượng Nữ thần Tự do là một nơi chính hấp dẫn du khách và là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Nhiều khu sắc tộc của thành phố như Jackson Heights, Flushing và Brighton Beach là những điểm đến mua sắm chính cho người Mỹ thế hệ thứ nhất và thứ hai ở phía trên và dưới duyên hải phía đông của Hoa Kỳ.
Ẩm thực
Văn hóa ẩm thực New York bị ảnh hưởng bởi những dân nhập cư và số lượng lớn thực khách nên rất đa dạng. Những di dân người Ý và châu Âu đã làm cho thành phố nổi tiếng về bagel (bánh mì hình dáng giống bánh xe), bánh pho mát (cheesecake), và pizza. Khoảng 4.000 quầy ẩm thực lưu động được thành phố cấp phép, nhiều trong số đó do di dân làm chủ, đã làm cho ẩm thực của Trung Đông như falafel và kebab luôn sẵn có trong số thực phẩm đường phố của New York hiện đại mặc dù hot dog và pretzel vẫn là món ăn ưa chuộng trên đường phố chính. Thành phố cũng là nơi có nhiều tiệm ăn nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Có thể nói ẩm thực New York đa dạng bao gồm cả ẩm thực Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Nga, Anh, Hy Lạp, Maroc, Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản cũng như vô số các loại ẩm thực mang tính sắc tộc khác.
Truyền thông
New York là một trung tâm toàn cầu của ngành xuất bản sách báo, âm nhạc, quảng cáo và truyền hình. Thành phố cũng là một thị trường truyền thông lớn nhất Bắc Mỹ, theo sau là Los Angeles, Chicago, và Toronto. Trong số các đại công ty truyền thông của thành phố hiện nay có Time Warner, News Corporation, Bloomberg L.P, Hearst Corporation, AOL và Viacom. Bảy trong số tám hệ thống đại lý quảng cáo toàn cầu hàng đầu của thế giới có trụ sở đặt tại New York. Ba trong số bốn công ty đĩa hát lớn cũng có căn cứ tại đây cũng như tại Los Angeles.
Một phần ba tổng số các phim độc lập của Mỹ được sản xuất tại New York. Hơn 200 tờ báo và 350 tạp chí có văn phòng tại thành phố và công nghiệp xuất bản sách thuê mướn khoảng 25.000 người. Hai trong số ba nhật báo quốc gia của Hoa Kỳ là nhật báo của New York: The Wall Street Journal và The New York Times. Các tờ báo thuộc nhóm tabloid (khổ nhỏ và thường đăng tin giật gân) lớn trong thành phố gồm có The New York Daily News và The New York Post do Alexander Hamilton thành lập năm 1801. Thành phố cũng có một nhóm truyền thông sắc tộc chính với 270 tờ báo và tạp chí xuất bản bằng trên 40 thứ ngôn ngữ. El Diario La Prensa là nhật báo xưa nhất xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha lớn nhất quốc gia.
The New York Amsterdam News, xuất bản tại Harlem, là một tờ báo nổi tiếng của người Mỹ gốc châu Phi.
Công nghệ truyền hình phát triển tại New York và nó là ngành thuê mướn nhiều nhân công đáng kể đối với nền kinh tế của thành phố. Bốn hệ thống truyền hình chính của Mỹ như ABC, CBS, FOX và NBC đều có tổng hành dinh tại New York. Nhiều kênh truyền hình cáp cũng có cơ sở trong thành phố trong đó có MTV, Fox News, HBO và Comedy Central. Năm 2005, có trên 100 chương trình truyền hình được thu hình tại Thành phố New York.
New York cũng là một trung tâm chính đối với truyền thông phi thương mại. Kênh truyền hình cộng đồng (public-access television) xưa nhất ở Hoa Kỳ là Manhattan Neighborhood Network được thành lập vào năm 1971. WNET là đài truyền hình công cộng (public television) chính của thành phố và là một nhà cung cấp chính yếu của chương trình truyền hình công cộng quốc gia PBS. WNYC, một đài phát thanh công cộng do thành phố làm chủ đến năm 1997, có số bạn nghe đài công cộng lớn nhất Hoa Kỳ.
Thành phố New York điều hành một dịch vụ truyền hình công cộng, NYC-TV, sản xuất một số chương trình ban đầu của giải thưởng Emmy về âm nhạc và văn hóa trong các khu dân cư cũng như chính quyền thành phố.
Giọng nói
Cư dân Thành phố New York có một kiểu giọng nói rõ rệt, được gọi là giọng New York, hay gọi cách khác hơn là giọng Brooklyn, thường được xem là một trong các giọng dễ nhận nhất trong tiếng Anh-Mỹ. Phiên bản ban đầu xưa kia của giọng nói này tập trung ở lớp trung lưu và lao động có nguồn gốc từ người Mỹ gốc châu Âu, và khi làn sóng di dân không phải người châu Âu đến trong nhiều thập niên vừa qua đã khiến cho giọng riêng biệt này có những thay đổi.
Giọng truyền thống của vùng New York được gọi là "non-rhotic", có nghĩa là âm không xuất hiện ở cuối một âm chữ (syllable) hay ngay trước một phụ âm; vì thế cách phát âm tên thành phố sẽ là "New Yawk". Không có trong các chữ như park , butter , hay here . Một đặc điểm khác nữa là âm của các từ như talk, law, cross, và coffee và âm trong các từ như core và more thì cứng và thường hay lên giọng hơn tiếng Anh-Mỹ phổ thông.
Trong các phiên bản xưa và đặc sệt nhất của giọng New York, các nguyên âm của các từ như "girl" và những từ như "oil" đều trở thành một nguyên âm đôi . Điều này thường gây ra sự nhầm lẫn đối với những người nói tiếng Anh-Mỹ giọng khác vì từ girl được phát âm thành "goil" và oil trở thành "erl". Kết quả là người khác sẽ nghe dân New York nói những từ như sau "Joizey" có nghĩa là Jersey, "Toidy-Toid Street" có nghĩa là 33rd Street và "terlet" có nghĩa là toilet. Nhân vật Archie Bunker trong phim hài kịch tình huống của thập niên 1970, All in the Family, là một thí dụ điển hình về một người nói giọng có đặc điểm này. Giọng nói như thế ngày nay không còn quá phổ biến.
Thể thao
New York có các đội thể thao trong bốn liên đoàn thể thao chuyên nghiệp chính của Bắc Mỹ.
Thành phố New York là một trong ít nơi tại Hoa Kỳ mà môn bóng chày vẫn còn là môn thể thao được yêu chuộng nhất, hơn hẳn môn bóng bầu dục. Cùng với Chicago, Washington-Baltimore, Los Angeles và Vùng Vịnh San Francisco, New York là một trong 5 vùng đô thị có hai đội bóng chày chuyên nghiệp. Hai đội bóng chày chuyên nghiệp thuộc Major League Baseball của thành phố là đội New York Yankees và đội New York Mets. Đội Yankees từng giành được 26 giải quán quân trong khi đội Mets được hai lần. New York cũng từng là thành phố nhà trước đây của đội bóng chày "New York Giants" (hiện nay là San Francisco Giants) và "Brooklyn Dodgers" (hiện nay là Los Angeles Dodgers). Cả hai đội này đã di chuyển về California vào năm 1958. Thành phố cũng có hai đội bóng chày chơi trong Minor league baseball là Staten Island Yankees và Brooklyn Cyclones.
New York có các đội đại diện chơi trong Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia (National Football League) là New York Jets và New York Giants mặc dù cả hai đều có sân nhà ở Sân vận động Giants nằm bên tiểu bang New Jersey lân cận. Đội khúc côn cầu New York Rangers đại diện thành phố trong Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc gia (National Hockey League). Trong vùng đô thị còn có hai đội khác, đội New Jersey Devils và đội New York Islanders, chơi tại Long Island.
Về bóng đá, Thành phố New York có một đại diện trong liên đoàn bóng đá nhà nghề Mỹ, có tên Major League Soccer, là đội Red Bull New York. Đội "Red Bulls" cũng chơi trong sân nhà là Sân vận động Giants tại New Jersey. Trong quá khứ còn có đội New York Cosmos, đội bóng mà vua bóng đá Pele từng có quãng thời gian thi đấu. Đội bóng rổ thành phố thuộc Hội Bóng rổ Quốc gia (National Basketball Association) là đội New York Knicks và đội thuộc Hội Nữ Bóng rổ Quốc gia (Women's National Basketball Association) là đội New York Liberty. Nằm trong cùng vùng đô thị còn có một đội thuộc Hội Bóng rổ Quốc gia là New Jersey Nets. Giải đầu tiên vô địch bóng rổ cấp đại học quốc gia, National Invitation Tournament, được tổ chức tại Thành phố New York năm 1938 và vẫn còn được tổ chức tại thành phố.
Với vai trò của một thành phố toàn cầu, New York hỗ trợ nhiều sự kiện ngoài các môn thể thao này. Queens là nơi tổ chức Giải quần vợt Mỹ Mở rộng, một trong bốn cuộc tranh tài của Grand Slam quần vợt. Cuộc chạy đua Marathon Thành phố New York là cuộc chạy đua đường dài lớn nhất thế giới. Trong những lần đua năm 2004-2006, thành phố đã chiếm ba vị trí hàng đầu trong các cuộc chạy đua marathon với số lượng người hoàn thành hết đường đua lớn nhất, trong đó 37.866 người đã hoàn thành hết đường đua vào năm 2006. Millrose Games là một đại hội điền kinh hàng năm mà sự kiện nổi bật của nó là cuộc chạy đua mang tên "Wanamaker Mile". Quyền anh cũng là một phần rất nổi bật trong nền thể thao thành phố với các sự kiện như "Amateur Boxing Golden Gloves" (Qăng tay vàng Quyền anh nghiệp dư) được tổ chức tại sân vận động Madison Square Garden hàng năm.
Nhiều môn thể thao có liên hệ với các cộng đồng di dân của New York. Stickball, một hình thức bóng chày đường phố, rất phổ biến trong giới trẻ những khu dân cư thuộc tầng lớp lao động người gốc Ý, Đức, và Ái Nhĩ Lan trong thập niên 1930. Stickball vẫn còn được phổ biến, thí dụ như một đường phố trong The Bronx đã được đặt tên là Đại lộ Stickball để kỷ niệm môn thể thao đường phố nổi tiếng này của New York. Trong những năm gần đây, các liên đoàn cricket tài tử đã xuất hiện cùng với sự có mặt của các di dân mới đến từ Nam Phi và vùng biển Caribbean. Các môn bóng chày, khúc côn cầu và bóng bầu dục đường phố cũng thấy rất phổ biến trên các đường phố của New York. Thành phố New York thường được gọi là "The World's Biggest Urban Playground" (Sân chơi đô thị lớn nhất của thế giới) vì các môn thể thao đường phố được mọi người ở mọi lứa tuổi chơi ở khắp nơi.
Kinh tế
New York là một trung tâm toàn cầu về thương mại và giao dịch quốc tế, cũng là một trong ba "trung tâm tập quyền" kinh tế thế giới cùng với Luân Đôn và Tokyo. Thành phố là một trung tâm chính về tài chính, bảo hiểm, địa ốc và nghệ thuật tại Hoa Kỳ. Vùng đô thị New York có tổng sản phẩm vùng đô thị được ước tính là 1.072 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017 khiến nó trở thành nền kinh tế vùng lớn nhất Hoa Kỳ và theo tuần báo IT Week, nền kinh tế thành phố lớn thứ hai trên thế giới. Theo Cinco Dias, New York kiểm soát 40% tài chính thế giới tính đến cuối năm 2008, khiến nó trở thành trung tâm tài chính lớn nhì thế giới(sau Luân Đôn).. Vào tháng 2 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của thành phố New York giảm xuống còn 4,3%, mức thấp nhất từng được ghi lại trong lịch sử của thành phố
Nhiều công ty chính đã đặt tổng hành dinh tại Thành phố New York trong đó có 43 công ty được xếp trong Fortune 500. New York cũng là nơi đặc biệt trong các thành phố Mỹ vì có số lượng lớn các đại công ty ngoại quốc. Một trong mười việc làm thuộc lãnh vực tư nhân của thành phố là với một công ty ngoại quốc.
Thành phố New York là địa điểm của một số bất động sản giá trị nhất thế giới và Hoa Kỳ. Bất động sản số 450 Đại lộ Park được bán với giá 510 triệu đô la vào ngày 2 tháng 7 năm 2007, khoảng 17.104 đô la Mỹ một mét vuông (1.589 đô la Mỹ/ft²), phá vỡ kỷ lục mới cách đó một tháng của một tòa nhà văn phòng Mỹ được bán với giá 15.887 đô la Mỹ một mét vuông (1.476 đô la Mỹ/ft²), ghi nhận vào tháng 6 năm 2007 ở số 660 Đại lộ Madison. Riêng quận Manhattan có 32.860.000 m² (353,7 triệu ft²) chỗ dành cho văn phòng vào năm 2001.
Midtown Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà chọc trời. Hạ Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn thứ ba tại Hoa Kỳ và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York nằm trên phố Wall và NASDAQ. Hai trung tâm thị trường chứng khoán này đại diện cho thị trường chứng khoán lớn thứ nhất và thứ hai thế giới theo thứ tự vừa kể khi được tính theo số lần giao dịch trung bình hàng ngày và tổng giá trị tư bản. Dịch vụ tài chính cung cấp khoảng trên 35% lợi tức từ việc làm của thành phố. Địa ốc là một lực lượng chính trong nền kinh tế thành phố vì tổng giá trị của tất cả các bất động sản của thành phố là 802,4 tỷ đô la Mỹ năm 2006. Trung tâm Time Warner là bất động sản có giá trị thị trường được liệt kê là cao nhất trong thành phố với giá là 1,1 tỷ đô la Mỹ năm 2006.
Công nghiệp phim và truyền hình của thành phố đứng hạng nhì quốc gia, sau Hollywood. Những công nghệ sáng tạo như quảng cáo, thời trang, thiết kế và kiến trúc tạo ra một số lớn công ăn việc làm và New York cũng có được lợi thế cạnh tranh mạnh trong những ngành công nghệ này. Các ngành công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi điện tử, và dịch vụ internet cũng đang phát triển nhờ vào vị trí của thành phố nằm ở nơi điểm cuối của một số đường dây cáp quang liên Đại Tây Dương. Những ngành quan trọng khác còn có nghiên cứu và kỹ thuật y học, các cơ quan bất vụ lợi, và các viện đại học.
Lĩnh vực sản xuất mang lại số lượng lớn nhưng hiện đang có xu thế giảm sút công ăn việc làm. May mặc, hóa học, sản phẩm kim loại, chế biến thực phẩm, và đồ dùng trong nhà là một số sản phẩm chính yếu. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành sản xuất bền vững nhất tại thành phố, có giá trị 5 tỷ đô la Mỹ, thuê mướn hơn 19.000 cư dân New York. Chocolate là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của New York với 234 triệu đô la xuất khẩu hàng năm.
Nhân khẩu
Thành phố New York là thành phố đông dân nhất ở Hoa Kỳ, với 8.804.190 cư dân vào năm 2020 Số lượng người nhập cư vào thành phố gia tăng kể từ cuộc điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010. Con số này tương ứng khoảng chừng 40% dân số tiểu bang New York. Trong khoảng thập niên qua, dân số thành phố đã gia tăng và những nhà nhân khẩu học dự đoán rằng dân số của New York sẽ lên đến trong khoảng từ 9,2 đến 9,5 triệu vào năm 2030.
Hai đặc điểm chính về nhân khẩu của New York là mật độ dân số và tính đa văn hóa. Mật độ dân số của thành phố là 11,000/km2 (28,491/1 dặm vuông Anh), khiến nó trở thành khu đô thị tự quản trên 100.000 người của Mỹ có mật độ dân số đông đúc nhất. Mật độ dân số của quận Manhattan vào năm 2007 là 25.846 người/km² (66.940 người/1 dặm vuông Anh), cao nhất so với bất cứ quận nào của Hoa Kỳ.
New York là thành phố rất đa dạng về chủng tộc. Trong suốt lịch sử, thành phố luôn là một bến đỗ chính cho di dân. Thuật ngữ melting pot (nồi xúp nấu chảy mọi văn hóa) lần đầu tiên được sử dụng để diễn tả các khu dân cư di dân có mật độ đông đúc trên khu phía đông Hạ Manhattan. Ngày nay, 36,7% dân số thành phố được sinh ở ngoại quốc và con số 3,9% khác được sinh tại Puerto Rico, các vùng quốc hải Hoa Kỳ hoặc có cha mẹ người Mỹ nhưng được sinh ra ở ngoại quốc. So với các thành phố Mỹ, tỉ lệ này chỉ kém Los Angeles và Miami. Tuy nhiên, trong khi các cộng đồng di dân tại các thành phố đó bị áp đảo bởi một vài quốc tịch thì tại New York, không có một quốc gia hay vùng gốc của di dân nào áp đảo. Mười quốc gia gốc lớn nhất của các di dân hiện đại là Cộng hòa Dominica, Trung Quốc, Jamaica, Guyana, México, Ecuador, Haiti, Trinidad và Tobago, Colombia, và Nga. Khoảng 170 ngôn ngữ được nói trong thành phố.
Vùng đô thị New York là nơi có đông cộng đồng người Do Thái lớn nhất bên ngoài Israel. Dân số khu vực phạm vi của Tel Aviv – thành phố đông dân thứ hai của Israel – còn nhỏ hơn dân số Do Thái của khu vực Thành phố New York (1,2 triệu người vào năm 2012). Vì thế New York là thành phố có cộng đồng người Do Thái lớn nhất thế giới. Khoảng 12% người New York là người Do Thái hay có nguồn gốc Do Thái. Đây cũng là nơi sinh sống của gần 1/4 người bản thổ Mỹ tại Hoa Kỳ, và cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi lớn nhất hơn bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ.
Năm nhóm sắc tộc lớn nhất theo điều tra dân số năm 2005 ước tính là: người Puerto Rico, người Ý, người vùng biển Caribe, người Dominica và người Trung Hoa. Dân số người Puerto Rico của New York là dân số lớn nhất bên ngoài Puerto Rico. Người Ý đã di cư đến thành phố với số lượng lớn trong đầu thế kỷ XX. Người Ái Nhĩ Lan, nhóm sắc tộc lớn thứ sáu, cũng có số lượng khá nổi bật. Trong số 50 người New York gốc châu Âu thì có một người mang yếu tố di truyền học rõ rệt trong nhiễm sắc thể Y của họ, mà được di truyền từ "Niall of the Nine Hostages", một vị vua Ái Nhĩ Lan của thế kỷ V của Công Nguyên
Theo cuộc khảo sát cộng đồng Mỹ năm 2010 do Cục điều tra dân số Hoa Kỳ thực hiện thì dân số thành phố New York bao gồm 44% người Mỹ da trắng (trong số đó 33,3% là người da trắng không thuộc nhóm nói tiếng Tây Ban Nha), khoảng 25,5% là người Mỹ gốc Phi da đen, 0.7% là người bản địa da đỏ và 12.7% là người gốc Á da vàng. Người Mỹ gốc các đảo Thái Bình Dương chiếm ít hơn 0,1% dân số thành phố Người nói tiếng Tây Ban Nha (Hispanic và Latino) chiếm khoảng 28.6% dân số trong khi người châu Á là nhóm người có sự tăng trưởng nhanh nhất từ năm 2000 đến năm 2010.
Thành phố New York là thành phố có số lượng người Mỹ gốc Âu và người Mỹ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha lớn nhất nước Mỹ. Theo điều tra dân số vào năm 2012 thì thành phố có khoảng 560,000 người Mỹ gốc Ý, 385.000 người Mỹ gốc Ailen, 253.000 người Mỹ gốc Đức, 223,000 người Mỹ gốc Nga, 201,000 người Mỹ gốc Ba Lan, và 137,000 người Mỹ gốc Anh. Ngoài ra,người Mỹ gốc Hi Lạp và người Mỹ gốc Pháp gồm khoảng 65,000 người, trong khi những người Mỹ gốc Hungary ước tính khoảng 60.000 người. Số người Mỹ gốc Ucraina và người Mỹ gốc Scotland lần lượt là 55,000 và 35.000. Số người Mỹ gốc Tây Ban Nha là 30,838 trong năm 2010. Người Mỹ gốc Thụy Điển và người Mỹ gốc Na Uy có khoảng 20.000 người. Người Mỹ gốc Ả Rập có dân số hơn 160.000 ở thành phố New York, tập trung đông nhất là ở Brooklyn. Người Mỹ gốc Trung Á, chủ yếu là người Mỹ gốc Uzbekistan có khoảng 30.000 người, chiếm hơn một nửa số người Trung Á nhập cư tại Hoa Kỳ .
Thành phố New York có một tỉ lệ chênh lệch lớn về thu nhập. Năm 2005, thu nhập bình quân của một hộ gia đình được liệt kê trong bảng thống kê người giàu có nhất là 188.697 đô la Mỹ trong khi bảng thống kê người nghèo nhất là 9.320 đô la Mỹ. Cách biệt này là do mức tăng lương trong số người có thu nhập cao trong khi đó thu nhập trong giới trung lưu và giới nghèo bị đứng chững lại. Năm 2014, lương trung bình hàng tuần tại quận Manhattan là 2749 đô la Mỹ, cao nhất và tăng nhanh nhất trong số các quận lớn nhất của Hoa Kỳ . Quận cũng đang có một sự bùng nổ về sinh sản có một không hai trong số các thành phố Mỹ. Từ năm 2000, số trẻ em dưới 5 tuổi sống tại Manhattan tăng hơn 32%.
Số người có nhà tại Thành phố New York là khoảng 33%, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc khoảng từ 3% đến 4,5%, cũng thấp dưới 5% mức trần được định nghĩa để chỉ sự khẩn trương về nhà ở và được tính toán để ra quyết định có nên duy trì mức bình ổn và kiểm soát về nhà cho thuê. Khoảng 33% các đơn vị nhà cho thuê luôn được bình ổn. Tìm nơi cư ngụ, đặc biệt là nhà ở giá phải chăng, tại Thành phố New York có thể nói là nhiều thử thách.
Tính đến năm 2017, thành phố New York là thành phố có số lượng tỉ phú lớn nhất trên thế giới, với 103 người.
Chính quyền
Kể từ khi mở rộng vào năm 1898, Thành phố New York luôn là một khu tự quản vùng đô thị (metropolitan municipality) có một thể chế chính quyền thị trưởng-hội đồng "mạnh". Chính quyền New York là chính quyền tập quyền hơn phần lớn các thành phố khác của Hoa Kỳ. Tại New York, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm về giáo dục công cộng, các trung tâm quản giáo (trại giam), thư viện, an toàn công cộng, các cơ sở vật chất giải trí, vệ sinh, cấp nước và các dịch vụ phúc lợi xã hội. Thị trưởng Thành phố New York và các hội đồng viên thành phố được bầu lên với nhiệm kỳ bốn năm. Hội đồng thành phố là một cơ chế lưỡng viện gồm 51 thành viên. Các khu đại diện của các ủy viên thành phố được ấn định theo các ranh giới địa lý dân số. Thị trưởng và các ủy viên hội đồng thành phố chỉ được phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ bốn năm.
Thị trưởng thành phố hiện nay là Bill de Blasio của Đảng Dân chủ. Ông được bầu vào năm 2013 với hơn 73% phiếu bầu, và chính thức đảm nhiệm chức vụ vào ngày 1 tháng 1 năm 2014. Thị trưởng trước là Michael Bloomberg, một cựu đảng viên Dân chủ và hiện thời là đảng viên độc lập, được bầu lên với tư cách là một đảng viên Cộng hòa vào năm 2001 và tái đắc cử vào năm 2005 với 59% phiếu bầu. Ông nổi tiếng vì đã giành lấy quyền kiểm soát hệ thống giáo dục thành phố từ tiểu bang, tái phân khu và phát triển kinh tế, điều hành hợp lý năm tài chính, và chính sách y tế công cộng chủ động. Trong nhiệm kỳ hai, ông đã thực hiện việc cải cách học đường, giảm nghèo, và kiểm soát nghiêm ngặt súng như những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Bloomberg. Cùng với thị trưởng thành phố Boston, Thomas Menino, vào năm 2006, ông thành lập "Liên minh các thị trưởng chống súng bất hợp pháp". Đây là một tổ chức có mục tiêu "làm cho công chúng an toàn hơn bằng cách loại bỏ súng bất hợp pháp ra khỏi đường phố." Đảng Dân chủ Hoa Kỳ chiếm đa số trong các văn phòng công cộng. Tính đến tháng 4 năm 2016, có 69% cử tri đã được ghi danh là người thuộc Đảng Dân chủ và chỉ có 10% thuộc Đảng Cộng hòa . Chưa có một đảng viên Cộng hòa nào giành được chiến thắng tại Thành phố New York trong các cuộc bầu cử toàn tiểu bang hay bầu cử tổng thống kể từ năm 1924. Các nền tảng tranh cử của các đảng tập trung vào các khía cạnh như nhà ở hợp lý, giáo dục, phát triển kinh tế và chính trị công đoàn là những khía cạnh quan trọng đối với thành phố.
New York là nguồn vận động quyên góp quỹ chính trị quan trọng nhất tại Hoa Kỳ vì bốn trong số năm mã bưu chính hàng đầu về quyên góp quỹ chính trị trên toàn quốc là nằm trong quận Manhattan. Mã bưu chính hàng đầu là 10021, nằm ở phía đông Thượng Manhattan, tạo ra số tiền lớn nhất cho các cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2004 của cả George W. Bush và John Kerry. Thành phố có một sự thiếu cân đối lớn về chi tiêu của chính quyền tiểu bang và cả chính phủ liên bang. Thành phố nhận được 83 xu giá trị dịch vụ cho mỗi đô la thành phố gởi cho chính phủ liên bang bằng hình thức đóng thuế (hay gởi đi khoảng 11,4 tỷ đô la nhiều hơn số tiền thành phố nhận lại được hàng năm). Thành phố cũng gởi đi một số tiền khác giá trị 11 tỉ hàng năm hơn con số mà thành phố nhận lại được từ tiểu bang New York.
Mỗi quận (borough) của thành phố tồn tại song song với một khu pháp lý của Tối cao Pháp viện tiểu bang New York và cũng là nơi có các tòa án thành phố và tiểu bang khác. Manhattan cũng là nơi có Toà Thượng thẩm thứ nhất, thuộc Tối cao Pháp viện tiểu bang New York trong khi đó Brooklyn là nơi có Tòa thượng thẩm thứ nhì, thuộc Tối cao Pháp viện tiểu bang New York. Các tòa án liên bang nằm gần Đại sảnh Thành phố gồm có Tòa án Khu vực của Hoa Kỳ đặc trách Khu miền nam tiểu bang New York, Tòa Thượng thẩm Hoa Kỳ đặc trách Khu vực hai và Tòa án Thương mại Quốc tế. Brooklyn có Tòa án Khu vực của Hoa Kỳ đặc trách Khu vực phía đông tiểu bang New York.
Tội phạm
Từ năm 2005, New York là thành phố có tỉ lệ tội phạm thấp nhất trong số 25 thành phố lớn nhất Hoa Kỳ, trở thành nơi an toàn đáng kể sau khi lên đến cao điểm trong thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, thời điểm cơn sốt sử dụng ma túy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều khu dân cư của thành phố. Đến năm 2002, New York có khoảng cùng tỉ lệ tội phạm với Provo, Utah và xếp hạng 197 về tỉ lệ tội phạm trong số 216 thành phố của Hoa Kỳ có dân số trên 100.000 dân. Tội phạm hình sự tại New York giảm hơn 75% từ năm 1993 đến năm 2005 và tiếp tục giảm trong suốt các thời kỳ mà toàn nước Mỹ có sự gia tăng. Năm 2005, tỉ lệ giết người ở vào mức độ thấp nhất kể từ năm 1966, và trong năm 2007 thành phố được ghi nhận có ít hơn 500 vụ giết người, lần đầu tiên kể từ khi các thống kê về tội phạm được công bố vào năm 1963 . Năm 2016, tỷ lệ giết người giảm xuống còn 3,9 trên 100.000 dân , thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của Mỹ là 5,3 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2017.
Các nhà xã hội học và tội phạm học đã không đạt được đồng thuận về lý do giải thích tại sao có sự giảm tỉ lệ tội phạm của thành phố. Một số người cho rằng hiện tượng này xảy ra là nhờ vào những chiến lược mới được Sở Cảnh sát Thành phố New York sử dụng trong đó có việc sử dụng hệ thống "CompStat" (thống kê bằng điện toán) và lý thuyết có tựa đề "broken windows theory" (lý thuyết về các chiến lược truy tìm và loại bỏ tội phạm đô thị). Những người khác thì cho rằng cơn sốt sử dụng ma túy đã đến hồi kết và có sự thay đổi về nhân khẩu.
Tội phạm có tổ chức đã từ lâu có liên hệ đến New York, bắt đầu với nhóm tội phạm có tên "Forty Thieves" (có lẽ theo tên của Ali Baba và 40 tên cướp) và "Roach Guards" (băng cướp người Ái Nhĩ Lan) trong khu dân cư Five Points vào thập niên 1820. Trong thế kỷ XX, có sự trỗi dậy của băng đảng Mafia Mỹ do Năm gia đình gốc Ý cầm đầu. Các băng đảng khác còn có nhóm "Black Spades" phát triển vào cuối thế kỷ XX.
Giáo dục
Hệ thống trường công của thành phố do Sở Giáo dục Thành phố New York điều hành là hệ thống lớn nhất tại Hoa Kỳ. Khoảng 1,1 triệu học sinh được dạy trong trên 1.200 trường trung và tiểu học. Có khoảng 900 trường, gồm cả tôn giáo và ngoài tôn giáo, tư thục khác trong thành phố, trong đó có một số trường tư thục nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.
Mặc dù thành phố chưa bao giờ được xem là một thị trấn đại học (college town) nhưng có khoảng 594.000 sinh viên đại học tại New York, con số cao nhất so với bất cứ thành phố nào ở Hoa Kỳ. Năm 2005, ba trong năm cư dân của quận Manhattan là sinh viên tốt nghiệp đại học và một trong bốn cư dân có các cấp bằng cao. Điều đó đã làm cho thành phố trở thành một trong những nơi tập trung cao nhất số người có giáo dục bậc cao so với bất cứ thành phố nào của Hoa Kỳ. Giáo dục công cộng sau trung học do hệ thống Đại học Thành phố New York (City University of New York, một hệ thống đại học công lớn thứ ba toàn quốc) và Viện Kỹ thuật Thời trang (Fashion Institute of Technology) thuộc Đại học Tiểu bang New York đảm trách. Thành phố New York cũng là nơi có những trường đại học tư danh tiếng như Đại học Barnard, Đại học Columbia, Cooper Union, Đại học Fordham, Đại học New York, The New School, và Đại học Yeshiva. Thành phố có hàng tá các đại học và cao đẳng tư nhỏ hơn, bao gồm nhiều học viện tôn giáo và học viện khác như Đại học St. John, Trường Juilliard và Trường Nghệ thuật Thị giác (School of Visual Arts).
Nhiều nghiên cứu khoa học tại thành phố được thực hiện trong các khoa đời sống và y học. Thành phố New York có số lượng bằng cấp sau đại học khoa đời sống nhiều nhất, được trao hàng năm tại Hoa Kỳ. Thành phố có 40.000 bác sĩ có bằng hành nghề và 127 người đoạt giải Nobel có nguồn gốc tốt nghiệp từ các học viện địa phương. Thành phố nhận số quỹ hàng năm nhiều thứ hai từ cơ quan "Các viện Y tế Quốc gia" (National Institutes of Health) so với tất cả các thành phố Hoa Kỳ. Các viện nghiên cứu y tế sinh học gồm có Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, Đại học Rockefeller, Trung tâm Y tế SUNY Downstate, Trường Y khoa Albert Einstein, Trường Y khoa Mount Sinai và Trường Y khoa Weill Cornell, Đại học Cornell.
Thư viện Công cộng New York là nơi có số lượng sách lớn nhất, hơn bất cứ hệ thống thư viện công cộng nào tại Hoa Kỳ. Nó phục vụ các quận Manhattan, The Bronx, và Đảo Staten. Thư viện Công cộng Quận Queens, hệ thống thư viện công cộng lớn thứ hai toàn quốc, phục vụ quận Queens và Thư viện Công cộng Brooklyn phục vụ quận Brooklyn. Thư viện Công cộng New York có vài thư viện nghiên cứu trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa người Da đen Arthur Schomburg.
Thành phố New York cũng có nhiều trường tư thục đặc biệt và xuất sắc nhất trên toàn quốc. Các trường này gồm có Trường Brearley, Trường Dalton, Trường Spence, Trường Browning, Trường The Chapin, Trường Nightingale-Bamford và Convent of the Sacred Heart nằm phía đông Thượng Manhattan; Trường Collegiate và Trường Trinity nằm phía tây Thượng Manhattan; Trường Horace Mann, Trường Văn hóa Đạo đức Fieldston và Trường Riverdale Country trong khu Riverdale, Bronx; và Học viện Packer Collegiate và Trường Saint Ann trong khu Brooklyn Heights, Brooklyn.
Một số trường trung học nổi tiếng của Thành phố New York, thường được xem là tốt nhất toàn quốc, gồm có: Trung học Hunter College, Trung học Stuyvesant, Trung học Khoa học Bronx, Trung học Kỹ thuật Brooklyn, Bard High School Early College, Trung học Townsend Harris, và Trung học LaGuardia. Thành phố là nơi có trường trung học Công giáo La Mã lớn nhất tại Hoa Kỳ là Trường Dự bị St. Francis trong khu Fresh Meadows, Queens, và trường người Mỹ gốc Ý chính thức duy nhất trên toàn quốc là La Scuola d'Italia nằm phía đông Thượng Manhattan.
Giao thông
Không như mọi thành phố lớn khác tại Hoa Kỳ, chuyên chở công cộng là kiểu chuyên chở phổ biến nhất của New York. Khoảng 54,6% người dân New York ra vào thành phố làm việc trong năm 2005 sử dụng giao thông công cộng. Khoảng một phần ba số người sử dụng giao thông công cộng tại Hoa Kỳ và hai phần ba số người sử dụng giao thông đường sắt trên toàn quốc sống trong vùng đô thị Thành phố New York. Điều này trái ngược với phần còn lại của quốc gia, nơi có khoảng 90% người ra vào thành phố làm việc bằng xe hơi. New York là thành phố duy nhất tại Hoa Kỳ có hơn phân nửa hộ gia đình không có xe hơi. Tại Manhattan, hơn 75% cư dân không có xe hơi trong khi tỷ lệ của toàn quốc là 8%. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, cư dân New York bỏ ra bình quân 38,4 phút mỗi ngày để đi đến nơi làm việc - thời gian đến nơi làm việc dài nhất trong số những thành phố lớn trên toàn quốc.
Hệ thống xe lửa Amtrak phục vụ Thành phố New York tại Ga Pennsylvania. Amtrak phục vụ nối đến các thành phố Boston, Philadelphia và Washington, D.C. dọc theo tuyến Hành lang Đông Bắc cũng như phục vụ tuyến đường dài đến các thành phố như Chicago, New Orleans, Miami, Toronto và Montreal. Ga xe buýt Cơ quan Quản lý Cảng (Port Authority Bus Terminal), ga xe buýt chính liên thành phố của thành phố, phục vụ 7.000 xe buýt và 200.000 người ra vào thành phố để làm việc hàng ngày. Vì thế nó trở thành ga xe buýt bận rộn nhất trên thế giới.
Tàu điện ngầm Thành phố New York (New York City Subway) là hệ thống trung chuyển nhanh lớn nhất trên thế giới khi tính về số lượng các nhà ga hoạt động, gồm 468 nhà ga. Nó là hệ thống lớn thứ ba khi tính về số lượng người đi xe điện hàng năm (1,75 tỉ lượt người đi trong năm 2015) . Xe điện ngầm New York cũng nổi tiếng vì gần như toàn bộ hệ thống này phục vụ 24 tiếng mỗi ngày, khác với các hệ thống tại nhiều thành phố khác là thường hay ngưng phục vụ qua đêm trong số đó có London Underground, Paris Métro, Tàu điện ngầm Washington, Madrid Metro và Tàu điện ngầm Tokyo. Hệ thống chuyên chở tại Thành phố New York rộng khắp và phức tạp. Nó gồm có cầu treo dài nhất (cầu Verrazano-Narrows) tại Bắc Mỹ, đường hầm có hệ thống cơ học thông hơi đầu tiên trên thế giới (Đường hầm Holland), hơn 12.000 xe taxi màu vàng, một đường xe cáp (Roosevelt Island Tramway) chuyên chở những người ra vào làm việc giữa đảo Roosevelt và quận Manhattan, và một hệ thống phà nối liền quận Manhattan với những vùng địa phương lân cận khác nhau trong phạm vi bên trong và ngoài thành phố. Phà bận rộn nhất tại Hoa Kỳ là Phà Đảo Staten hàng năm chuyên chở trên 19 triệu hành khách trên một thủy lộ dài 8,4 km (5,3 dặm Anh) giữa Đảo Staten và Hạ Manhattan. Hệ thống trung chuyển nhanh tên Staten Island Railway chỉ phục vụ quận Đảo Staten. Đường sắt "PATH" (viết tắt của Port Authority Trans-Hudson, nghĩa là Cơ quan Quản lý Cảng Trans-Hudson) nối hệ thống xe điện Thành phố New York đến các điểm trong đông bắc tiểu bang New Jersey.
Đội xe buýt và hệ thống đường sắt công cộng nội thành của Thành phố New York là lớn nhất Bắc Mỹ. Hệ thống đường sắt nối các khu ngoại ô trong Vùng ba-tiểu bang đến thành phố gồm có Đường sắt Long Island, Đường sắt Metro-North và New Jersey Transit. Các hệ thống kết hợp này gặp nhau tại Ga Grand Central và Ga Pennsylvania và gồm có hơn 250 ga và 20 tuyến đường sắt.
Thành phố New York là cửa ngõ hàng đầu cho hành khách hàng không quốc tế đến Hoa Kỳ. Khu vực có sân bay lớn phục vụ, đó là Phi trường Quốc tế John F. Kennedy, Phi trường Quốc tế Newark Liberty và Phi trường LaGuardia. Có kế hoạch mở rộng một sân bay thứ tư là Phi trường Quốc tế Stewart gần Newburgh, NY. Phi trường này do Cơ quan Quản lý Cảng New York và New Jersey (đây là cơ quan điều hành ba phi trường lớn vừa nói ở phần trên) trưng dụng và mở rộng để làm một phi trường "dự phòng" để giúp đối diện với số lượng hành khách ngày càng đông. 130.5 triệu hành khách sử dụng ba phi trường trong năm 2016 và không lưu của thành phố là nơi bận rộn nhất tại Hoa Kỳ . Du lịch ra nước ngoài khởi hành tại các phi trường John F. Kennedy và phi trường Newark chiếm 1/4 tổng số khách du lịch Hoa Kỳ đi ra nước ngoài trong năm 2004.
Nhờ vào tỉ lệ cao số người sử dụng chuyên chở công cộng, 120.000 người dùng xe đạp đi lại hàng ngày và nhiều người đi bộ để đến nơi làm việc nên Thành phố New York trở thành thành phố lớn sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất tại Hoa Kỳ. Đi bộ và đi xe đạp chiếm 21% giao thông tại thành phố; tỉ lệ trung bình cho các vùng đô thị trên toàn quốc là khoảng 8%.
Để bổ sung hệ thống chuyên chở công cộng to lớn của New York, thành phố cũng có một hệ thống rộng khắp gồm các xa lộ tốc hành và đường công viên (parkway) nối Thành phố New York với phía bắc tiểu bang New Jersey, quận Westchester, Long Island, và tây nam tiểu bang Connecticut bằng nhiều cầu và đường hầm. Vì những xa lộ này phục vụ hàng triệu cư dân ngoại ô ra vào New York làm việc nên chuyện những người lái xe bị kẹt xe hàng giờ trên các xa lộ này là chuyện thường thấy mỗi ngày, nhất là vào giờ cao điểm. Cầu George Washington được xem là một trong số các cây cầu bận rộn nhất trên thế giới tính theo lượng xe lưu thông.
Mặc dù Thành phố New York phụ thuộc vào chuyên chở công cộng nhưng đường sá của thành phố cũng được xem là một đặc điểm đáng chú ý của thành phố. Bảng quy hoạch đường phố Manhattan năm 1811 có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển bề mặt thành phố. Một số đường phố của thành phố như Broadway, Phố Wall và Đại lộ Madison cũng được dùng như một hình thức ngắn gọn để gọi các ngành công nghiệp quốc gia nằm ở đó: theo thứ tự vừa kể là nhà hát (Broadway), tổ chức tài chính (Phố Wall), quảng cáo (Đại lộ Madison).
Thành phố kết nghĩa
Thành phố New York có mười thành phố kết nghĩa được hội Thành phố Kết nghĩa Quốc tế (Sister Cities International) công nhận. Về điểm tương đồng với New York, trừ Bắc Kinh, tất cả các thành phố kết nghĩa với New York đều là đô thị đông dân nhất tại quốc gia đó. Ngược lại có một sự bất tương đồng khác: trừ Johannesburg, các thành phố này đều là những thủ đô chính trị quốc gia (trên thực tế hay de jure). New York và các thành phố kết nghĩa đều là những trung tâm kinh tế chính nhưng chỉ có một số ít trong các thành phố kết nghĩa này có vị thế như Thành phố New York trong vai trò là một hải cảng lớn hiện nay.
Năm được ghi phía dưới là năm mà thành phố đó kết nghĩa với New York.
Ghi chú |
Châu Giang là một phường thuộc thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Địa lý
Phường Châu Giang nằm ở phía đông bắc thị xã Duy Tiên, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp các xã Chuyên Ngoại, Mộc Bắc và Mộc Nam
Phía tây và bắc giáp thành phố Hà Nội
Phía nam giáp phường Hòa Mạc và phường Yên Bắc.
Phường Châu Giang có diện tích 12,81 km², dân số năm 2018 là 17.219 người, mật độ dân số đạt 1.344 người/km².
Lịch sử
Phường Châu Giang xưa là xã Trác Bút, một thôn xã cổ bên bờ sông Thiên Mạc (sông Châu Giang ngày nay), có hình như chiếc bút xung thiên như trong 4 câu thơ:
"Thiên Mạc Giang hề Trác Bút Trang
Cung đình thiên cổ thị huy hoàng
Quần thần thị lập giai oanh liệt
Thủy liễu dương dương tại điển hàn".
Sau năm 1954, phần lớn địa bàn phường Châu Giang hiện nay là hai xã Trác Bút và Chuyên Nội thuộc huyện Duy Tiên.
Ngày 18 tháng 12 năm 1976, Phủ Thủ tướng ban hành Quyết định 1507-TTCP. Theo đó, hai xã Trác Bút, Chuyên Nội và thôn Duyên Giang (xã Tiên Yên) sáp nhập thành một xã lấy tên là xã Châu Giang.
Đến năm 2018, xã Châu Giang có diện tích 14,531 km², dân số là 17.553 người, mật độ dân số đạt 1.208 người/km².
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 829/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hà Nam (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Điều chỉnh 1,721 km² diện tích tự nhiên và 334 người của xã Châu Giang vào thị trấn Hòa Mạc.
Thành lập phường Châu Giang thuộc thị xã Duy Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Châu Giang.
Sau khi thành lập, phường Châu Giang có diện tích 12,81 km², dân số là 17.219 người.
Chú thích |
New York (đọc như "Niu Oóc"; Hán-Việt: Nữu Ước) có thể chỉ đến:
Địa danh Review Phim
New York, một tiểu bang thuộc miền đông bắc Hoa Kỳ
Thành phố New York, thành phố lớn nhất của tiểu bang New York
Quận New York, thường được gọi là Manhattan, một quận toàn ở trong Thành phố New York
Vùng đô thị New York, bao gồm Thành phố New York và vùng ngoại ô
New York, Lincolnshire, một làng nhỏ tại Anh Quốc
New York, Tyne and Wear, một làng nhỏ tại Anh Quốc.
Ngoài ra còn có những khu chưa hợp nhất nhỏ ở Hoa Kỳ như: New York (Iowa), New York (Kentucky), New York (Texas)
Khác
USS New York, tên có thể chỉ đến vài tàu của Hải quân Hoa Kỳ
Tạp chí New York
New York (phim 2009), phim Ấn Độ
New York, New York (phim), phim ca nhạc 1997
New York (tiểu thuyết) |
New York (, thường được gọi là New York State, đọc là Tiểu bang Niu Doóc) là một tiểu bang của Hoa Kỳ. Tiểu bang New York giáp với các bang khác của Hoa Kỳ là Vermont, Massachusetts, Connecticut về phía đông, giáp với hai bang New Jersey, Pennsylvania về phía nam, đồng thời giáp với hai tỉnh của Canada là Quebec và Ontario về phía bắc. Tiểu bang New York là tiểu bang có dân số đông thứ tư tại Hoa Kỳ.
Thành phố New York là thành phố lớn nhất tiểu bang đồng thời cũng là thành phố lớn nhất nước Mỹ. Thành phố này được biết đến như cửa ngõ cho dòng người nhập cư vào nước Mỹ trong lịch sử và ngày nay phát triển thành một trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa lớn của thế giới. Tuy nhiên thủ phủ của tiểu bang New York lại nằm ở thành phố Albany, New York.
Những cư dân đầu tiên sinh sống tại tiểu bang New York ngày nay là những bộ tộc thổ dân da đỏ như Algonquian, Iroquois và Lanape, trước khi người Pháp và Hà Lan khám phá ra vùng đất này vào đầu thế kỷ XVII. Năm 1609, Henry Hudson là người đầu tiên tuyên bố chủ quyền khu vực này thuộc về Công sự Cam (Fort Orange) của người Hà Lan. Tuy nhiên người Anh đã thôn tính vùng đất này vào năm 1664. Khi cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra, tiểu bang New York trở thành một chiến trường ác liệt. Tiểu bang phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ vào năm 1788 và trở thành tiểu bang thứ 11 nằm trong Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong cùng năm đó. Hiến pháp riêng của tiểu bang được ban hành năm 1777. New York là một trong 13 tiểu bang ban đầu của Hoa Kỳ.
Đây là nơi sinh của các Tổng thống Theodore Roosevelt (tại thành phố New York), Donald Trump (tại thành phố New York), Franklin Delano Roosevelt (tại Hyde Park), Martin Van Buren (tại Kinderhook), Millard Fillmore (tại Cayuga County).
Địa lý
Địa hình
Tổng diện tích của tiểu bang New York là 141.089 km². New York xếp thứ 27 trong tổng số 50 bang của đất nước Hoa Kỳ về diện tích. Thung lũng Great Appalachian là 1 dạng địa hình chính ở phía đông tiểu bang với hồ Champlain nổi tiếng nằm ở bắc Mỹ. Phía bắc của tiểu bang New York giáp với sông Hudson chảy về phía nam ra Đại Tây Dương. Dãy núi Adirondack hiểm trở nằm ở phía đông bắc của tiểu bang. Phần lớn diện tích của phía nam tiểu bang New York là cao nguyên Allegheny, trải dài từ phía đông nam lên đến dãy núi Catskill. Khu vực phía tây của tiểu bang được thoát nước bởi dòng sông Allegheny và các hệ thống sông Susquehanna và sông Delaware. Hiệp ước Châu thổ Sông Delaware được ký năm 1961 giữa các tiểu bang New York, New Jersey, Pennsylvania, Delaware và Chính phủ liên bang về việc điều chỉnh sử dụng nước của hệ thống các sông này.
Tiểu bang New York giáp với hai hồ trong hệ thống Hồ Lớn của Bắc Mỹ là hồ Erie và hồ Ontario về phía tây. Hai hồ này được thông với nhau bởi thác nước Niagara rộng lớn. phía bắc, tiểu bang giáp với hai tỉnh của Canada là Ontario và Quebec. New York giáp với hồ Champlaine và ba bang Vermont, Massachusetts và Connecticut về phía đông. phía nam tiểu bang New York giáp với Đại Tây Dương và hai bang New Jersey và Pennsylvania. New York có biên giới nước với tiểu bang Rhode Island qua Đại Tây Dương.
Tuy tiểu bang New York thường được liên tưởng đến với thành phố New York sôi động và hiện đại, dặc biệt là những tòa nhà chọc trời tại khu Manhattan nhưng phần lớn diện tích của tiểu bang New York lại là những đồng ruộng, rừng cây, núi và sông hồ. Khu công viên Musashi Kano là khu công viên rộng nhất trên toàn nước Mỹ nếu không tính Alaska. Thác nước Niagara hùng vĩ chảy từ hồ Erie sang hồ Ontario là một địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Sông Hudson chảy qua phần lớn phần phía đông tiểu bang từ hồ Tear of the Clouds ra Đại Tây Dương. Bốn trong năm khu vực của thành phố New York nằm trên ba hòn đảo ở cửa sông Hudson: đảo Manhattan, đảo Staten và đảo Long (gồm hai khu là Brooklyn và Queens).
Điểm cao nhất của tiểu bang New York là đỉnh núi Marcy (cao 1.629 m) và điểm thấp nhất là mép biển Đại Tây Dương (0 m).
Khí hậu
Phần lớn khí hậu của tiểu bang New York thuộc kiểu ôn đới lục địa ẩm, là dạng khí hậu chủ yếu ở các bang thuộc khu vực đông bắc Hoa Kỳ. Vùng này chịu ảnh hưởng của ba dòng không khí chính là dòng khí lạnh và khô từ vùng nội địa Canada thổi xuống, dòng không khí ấm và ẩm ướt từ vịnh Mexico thổi lên và dòng không khí từ Đại Tây Dương thổi vào tạo ra điều kiện thời tiết mát mẻ và nhiều mây ẩm. Sự phối hợp của những dong không khí này khiến cho thời tiết của New York diễn biến rất phức tạp và khó dự đoán. Những trận bão từ Đại Tây Dương cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết của tiểu bang.
Tại New York, mùa đông thường rất lạnh và kéo dài. Thường vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -25 °C hoặc thấp hơn tại vùng cao nguyên phía bắc, -15 °C hoặc thấp hơn tại vùng cao nguyên trung tâm và phía nam tiểu bang. Khu vực dãy núi Adirondack có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất với từ 35 đến 45 ngày nhiệt độ dưới 0 °C hàng năm. Tại khu vực phía tây và trung tâm tiểu bang New York có lượng tuyết rơi hàng năm rất lớn. Còn khu vực thành phố New York thì lại có khí hậu ôn hòa hơn so với những vùng khác về mùa đông do nằm gần biển lại được che chở bởi dạng địa hình đồi núi về phía tây và phía bắc. Lượng mưa tuyết ở New York cũng thấp hơn so với các khu vực khác của tiểu bang.
Vào mùa hè, thời tiết thường mát mẻ tại các dãy núi Adirondack, Catskill và cao hơn về phía nam. Nhiệt độ của tiểu bang chủ yếu thay đổi trong khoảng 25 °C đến 30 °C đôi khi kèm theo điều kiện khí hậu ấm ướt và ngột ngạt.
Nhìn chung khí hậu tiểu bang New York khá trong lành. Với rất nhiều rừng cây kèm theo việc chuyển đổi sử dụng nguồn năng lượng nhanh nên New York hiện xếp thứ 46 trên tổng số 50 bang của nước Mỹ về lượng khí nhà kính bình quân đầu người. |
là một thành viên của hoàng thất Nhật Bản. Bà là con thứ ba và là con gái duy nhất của Thượng hoàng Akihito với Thái hậu Michiko.
Ngày 15 tháng 11 năm 2005, bà kết hôn với một người dân thường, vì vậy theo luật lệ bà phải bỏ thân phận hoàng nữ và rời khỏi hoàng gia Nhật Bản. Trước khi kết hôn, bà mang tước hiệu .
Tiểu sử
Sayako sinh ngày 18 tháng 4 năm 1969 tại Bệnh viện Cung nội sảnh tại Hoàng cung Tokyo.
Bà học tập và tốt nghiệp trường Gakushuin (Học Tập Viện) theo truyền thống với bằng Bachelor of Letters vào năm 1992. Sau đó, bà được nhận làm trợ giáo ở Yamashina Chōruikenkyūsho, chuyên nghiên cứu về chim bói cá. Năm 1998, bà chính thức trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành. Bà đóng góp nhiều đề mục về các loài chim cho các nghiên cứu hàn lâm.
Bên cạnh việc nghiên cứu, Sayako hay đi du lịch trong và ngoài Nhật Bản, và thường lấy tư cách là đại diện hoàng gia Nhật.
Trước khi Sayako sinh ra, việc Thiên hoàng Akihito kết hôn với Michiko đã từng gây nên nhiều phản đối, vì gia đình của Michiko vốn theo Công giáo. Dù Michiko chưa bao giờ chịu nghi thức rửa tội, nhưng đã qua các trường Công giáo và có đức tin mạnh như cha mẹ bà. Tin đồn cho biết hoàng hậu Hương Thuần đã rất phản đối cuộc hôn nhân này. Sau khi Hoàng hậu Hương Thuần qua đời vào năm 2000, Reuters cho biết bà đã rất khắc nghiệt với Michiko (khi ấy còn là Thái tử phi) cũng như đứa cháu gái Sayako, vì Hoàng hậu luôn cảm thấy Michiko không xứng đáng.
Kết hôn
Ngày 30 tháng 12 năm 2004, Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản công bố hứa hôn giữa công chúa Sayako 35 tuổi với , một nhà thiết kế đô thị 39 tuổi và là bạn lâu năm của anh trai cô, Thân vương Fumihito.
Trước khi hôn lễ diễn ra tại Khách sạn hoàng gia Tokyo vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, Sayako đã làm nghi thức rời khỏi thân phận hoàng thất Nhật Bản, cải họ thành họ chồng. Năm 40 tuổi, Kuroda Yoshiki trở thành thường dân đầu tiên kết hôn với một thành viên hoàng gia Nhật Bản.
Việc thay đổi danh hiệu này là do luật lệ hoàng gia, yêu cầu nữ quyến hoàng thất khi kết hôn sẽ từ bỏ mọi tước hiệu, quyền kế vị của mình để hoàn toàn theo nhà chồng. Vào năm 36 tuổi, Sayako trở thành người thứ sáu của hoàng thất kết hôn dân thường từ khi điều luật hoàng gia thông qua năm 1947, và là hoàng nữ đầu tiên từ bỏ tước vị kể từ hôn nhân năm 1983 của Masako Sen, cựu Dung Tử Nội thân vương, một trong những chị em họ của thiên hoàng Akihito.
Thiên hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko đã có mặt trong buổi lễ, cũng như thái tử Naruhito cùng thái tử phi Masako và các thành viên của hoàng thất. Khoảng 30 người tham dự buổi lễ, 120 khách mời. Hàng nghìn lời chúc tốt đẹp của dân chúng trải khắp con phố khi hôn lễ diễn ra.
Sayako quyết định từ bỏ công việc nghiên cứu để chăm nom cho gia đình. Dù đã không còn là thành viên hoàng thất, song Sayako vẫn nhận mức trợ cấp 1,2 triệu USD từ chính phủ. Để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, Sayako đã phải học bằng lái xe và đi shopping.
Tháng 4 năm 2012, Sayako nhận chức vị Nữ đại tư tế ở Thần cung Ise để giúp cô của bà, Atsuko Ikeda, người đang là Trưởng nữ tư tế. |
Gen sinh ung là gen có tiềm năng gây ung thư. Trong tế bào khối u những gen này thường bị đột biến hoặc biểu hiện ở mức cao.
Hầu hết tế bào bình thường sẽ trải qua cái chết được lập trình nhanh chóng (apoptosis) khi những chức năng quan trọng bị biến đổi hay trục trặc. Tuy nhiên gen sinh ung hoạt hóa có thể khiến những tế bào bị chỉ định apoptosis sống sót và sinh sôi. Đa số gen sinh ung khởi đầu là tiền-gen sinh ung, những gen bình thường tham gia vào sinh sôi tế bào hay ức chế apoptosis. Nếu do đột biến mà những gen bình thường thúc đẩy sinh trưởng tế bào bị điều chỉnh tăng (đột biến thu thêm chức năng) thì chúng sẽ dẫn lối tế bào đến ung thư, do đó có tên "gen sinh ung". Thông thường nhiều gen sinh ung cùng những gen đè nén bướu đột biến sẽ phối hợp hành động để gây ung thư. Kể từ thập niên 1970 con người đã nhận biết hàng chục gen sinh ung đối với ung thư ở người. Nhiều thuốc trị ung thư nhắm vào những protein do gen sinh ung mã hóa.
Gene sinh ung thư
Hiện đã có hàng chục gene sinh ung thư được tìm thấy. Các nhà nghiên cứu đã chia gene sinh ung thư thành năm loại:
Các yếu tố tăng trưởng
Là các yếu tố kích thích tế bào tăng trưởng. Nó có thể là một tín hiệu làm cho tế bào tổng hợp một loại thụ thể nào đó, để tăng nhạy cảm và tăng đáp ứng với những yếu tố làm tế bào đẩy mạnh hoạt động phân bào, tổng hợp DNA (ví dụ làm tế bào tuyến vú tăng nhạy cảm và đáp ứng với estrogen)...
Thụ thể của yếu tố tăng trưởng
Các thụ thể yếu tố tăng trưởng gồm phần ngoài màng tế bào, phần trong màng và phần trong bào tương. Phần bên ngoài tạo ra một vị trí đặc hiệu để chỉ gắn với một yếu tố tăng trưởng tương thích. Phần bên trong bào tương của thụ thể là một phân tử có chức năng và hoạt động thay đổi khi phần ngoài màng gắn với yếu tố tăng trưởng. Thông thường phân tử bên trong này là một kinaz (một loại men). Khi đột biến 1 tiền gen sinh ung, trở thành gen sinh ung, có thể làm chức năng của kinaz này tăng mạnh, gửi tín hiệu liên tục vào trong bào tương liên tục mọi lúc ngay cả khi không có yếu tố tăng trưởng gắn vào phần ngoài màng của thụ thể, và nguy cơ ung thư xuất hiện.
Các thành phần trong bào tương của đường dẫn truyền tín hiệu tế bào
Là đường dẫn truyền trung gian giữa thụ thể yếu tố tăng trưởng và nhân tế bào là nơi nhận tín hiệu tăng trưởng. Các gen dẫn truyền tín hiệu cũng giống như các thụ thể yếu tố tăng trưởng nghĩa là có thể "đóng" hay "mở". Khi có đột biến của tiền - gen sinh ung, trở thành gen sinh ung, thì các thành phần này chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động.
Các yếu tố sao chép
Là các phân tử cuối cùng trong đường dẫn truyền tế bào. Kết quả của quá trình dẫn truyền tế bào là tác động lên DNA trong nhân tế bào, và việc này do các yếu tố sao chép này đảm nhiệm. Chúng sẽ đến và gắn lên DNA và kích thích DNA sao chép, tế bào phân chia.
Tiền gen sinh ung myc là một ví dụ. Bình thường lượng protein myc cân bằng đối nghịch với các protein khác - ví dụ như p53 vốn có vai trò làm chậm lại sự phân bào. Khi myc bị đột biến thành gen sinh ung sẽ gia tăng biểu hiện và kích thích tế bào phân chia. Đột biến này hay gặp ở các ung thư trẻ em như bướu nguyên bào thần kinh.
Các yếu tố điều hòa tế bào chết theo lập trình
Không phải tất cả các gen sinh ung đều có liên hệ đến đường dẫn truyền tín hiệu tế bào. Có một nhóm gen mã hóa cho các protein tác động đến chu trình tế bào và làm tế bào hoặc ngừng chu trình tế bào hoặc chết theo lập trình nếu phát hiện thấy tế bào đó bất thường. Khi bị đột biến gene, các protein này mất chức năng, và các tế bào bất thường có cơ hội để phát triển quá mức trở thành ung thư.
Vai trò của việc phát hiện ra gen sinh ung
Việc phát hiện ra đường dẫn truyền tín hiệu tế bào và gen sinh ung đã mang lại những hiểu biết mới về ung thư và cơ chế sinh ung. Với những hiểu biết này, một hệ thống những cơ sở logic cho một liệu pháp điều trị mới đã được hình thành, đó là liệu pháp nhắm trúng đích.
Trong liệu pháp điều trị này, người ta đã chỉ ra được những điểm đích để các loại thuốc nhắm vào đó, đó là các yếu tố ngăn cản thụ thể của yếu tố tăng trưởng, ngăn cản đường dẫn truyền tín hiệu tế bào... Một số thuốc đã được đưa vào áp dụng lâm sàng, còn một số thuốc đang được thử nghiệm ở những giai đoạn khác nhau và mang lại nhiều hứa hẹn cho việc điều trị ung thư.
Đọc thêm
Proto-oncogenes and Cancer
Ung thư học nội khoa - PSG Nguyễn Chấn Hùng - Nhà xuất bản Y học - Thành phố Hồ Chí Minh 2004 |
Mây tích (tiếng Anh: cumulus cloud) là các đám mây thuộc về một lớp được đặc trưng bởi sự tích tụ các thành phần riêng rẽ trong dạng các đám mây bồng bềnh, đống hay tháp, với phần đáy phẳng và phần đỉnh thông thường có hình tương tự như cây súp lơ. Chúng được tạo ra trong tầng đối lưu ở các độ cao thấp hơn so với mây trung tích (altocumulus), thông thường dưới 2.400 mét (8.000 ft). "Cumulus" là một từ trong tiếng Latinh để chỉ "đống", liên quan tới "tích lũy".
Chúng thông thường được miêu tả như là có cấu trúc giống như cây súp lơ. Chúng diễn ra ở các độ cao từ 500-6.000 mét (1.640 - 19.685 ft) tính từ mặt đất và phổ biến nhất diễn ra trong dạng các đụn mây hay rải rác. Chúng được tạo thành do hiện tượng đối lưu. Các luồng không khí nóng bốc lên tới độ cao mà tại đó hơi ẩm trong không khí có thể ngưng tụ. Mặc dù rất phổ biến trong các điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè nhưng các đám mây tích cũng có thể được hình thành vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Mây tích có thể xuất hiện dưới dạng một đám mây đơn độc, thành đường hay cụm. Kiểu mây này thường là mây để dẫn tới các kiểu khác như mây vũ tích, khi bị tác động bởi các yếu tố thời tiết như bất định khí quyển, độ ẩm và gradient nhiệt. Mây vũ tích có thể gắn liền với các hiện tượng như cây đất, cây nước và vòi rồng.
Hình thành
Mây tích thông thường được hình thành khi không khí nóng bốc lên và đạt tới mức của không khí tương đối lạnh, nơi mà hơi ẩm trong không khí bị ngưng tụ. Điều này thường xảy ra thông qua cơ chế đối lưu, nơi mà khối khí đó là ấm hơn so với không khí bao quanh. Khi nó bốc lên, không khí nguội đi với tỷ lệ giảm nhiệt kiểu đoạn nhiệt khô (khoảng 3 °C trên mỗi 1.000 ft hay 1 °C trên mỗi 100 m), trong khi điểm sương của không khí giảm khoảng 0,5 °C trên mỗi 1.000 ft. Khi nhiệt độ của không khí đạt tới điểm sương, một số hơi nước bị ngưng tụ khỏi không khí và tạo thành mây. Kích thước của đám mây phụ thuộc vào profin nhiệt độ của khí quyển và sự hiện diện của bất kỳ sự nghịch nhiệt nào. Nếu như đỉnh của mây tích là cao hơn mức cao độ mà nhiệt độ là bằng hay thấp hơn điểm đóng băng thì giáng thủy từ mây trở thành có thể. Nhiệt độ của không khí tại mặt đất sẽ xác định giáng thủy này ở dạng mưa hay tuyết.
Trong điều kiện có gió, mây có thể tạo thành các đường song song với hướng gió. Trong các khu vực miền núi, chúng có thể tạo thành các đường theo một góc nào đó với hướng gió do sự hiện diện của các sóng núi phía trên mây
Trên biển, mây tích có thể tìm thấy trong dạng các đường hay kiểu cách quãng đều. Các ví dụ tốt nhất về các đường này tìm thấy trong gió mậu dịch, khi chúng có thể trải dài vài dặm. Các đường như thế tạo ra một kiểu trong chuyển động theo chiều đứng của không khí, làm cho nó bị cuộn theo chiều ngang. Giữa các đường mây là gió mạnh, hơi xoay chiều, nhưng phía dưới các đường mây là gió nhẹ hơn và ngược luồng hơn là thịnh hành.
Độ cao mà từ đó mây bắt đầu được hình thành (đáy mây) phụ thuộc vào lượng hơi ẩm trong khối không khí đã tạo ra mây. Không khí ẩm nói chung sẽ làm cho đáy mây nói chung là thấp hơn. Tại khu vực ôn đới, đáy của mây tích thường vào khoảng tới 2.400 m (8.000 ft) về độ cao. Trong các khu vực khô cằn và miền núi thì đáy mây có thể vượt quá 6.000 m (20.000 ft).
Những người lái tàu lượn thường rất chú ý tới mây tích, do chúng có thể là các chỉ thị tốt cho các khí lưu đang bốc lên hay các cột nhiệt phía dưới.
Thư viện ảnh |
Mây trung tích (Altocumulus) là các đám mây thuộc về một lớp có đặc trưng là các khối mây có dạng hình cầu tạo thành lớp hay các đường, các thành phần riêng rẽ lớn hơn và sẫm màu hơn so với các đám mây ti tích (cirro-cumulus) và nhỏ hơn so với các đám mây tầng tích (strato-cumulus). Các đám mây thuộc lớp này chiếm độ cao khoảng 2.400-6.100 m (8.000-20.000 ft). Các đám mây lớp giữa, thông thường có màu trắng hay xám, thường tạo ra thành các lớp hay các đường với các khối hay cuộn tròn gợn sóng.
Thư viện
Vị trí tương đối so với các loại mây khác |
Mây ti tích (Cirrocumulus) là các đám mây có dạng mây ti ở các độ cao lớn, thường diễn ra ở độ cao từ 6.000-12.000 m (20.000-40.000 ft).
Sự hình thành
Mây ti tích được hình thành từ các đám mây ti hay mây ti tầng khi chúng được làm ấm nhẹ nhàng từ phía dưới. Quá trình đốt nóng làm cho không khí bị bốc lên và chìm vào trong mây. Điều này giải thích tại sao mây ti tích luôn luôn gắn liền với mây ti và mây ti tầng. Nếu không phải vậy thì các đám mây được gọi là mây trung tích.
Biểu hiện
Mây ti tích và mây trung tích đôi khi nhìn rất giống nhau; tuy nhiên, không giống như mây trung tích, mây ti tích nằm ở độ cao lớn hơn, vì thế các đám mây ti tích xuất hiện đối với người quan sát trên mặt đất nhỏ hơn nhiều và các đám mây này không tạo ra bóng râm.
Mây ti tích có thể tạo ra các quầng mây ngũ sắc đẹp, đặc biệt nếu như chúng xuất hiện dưới dạng mây ti lacunosus (giống mạng nhện).
Đặc trưng cấu trúc
Các đám mây ti tích rất mỏng, là các vệt màu trắng (các đám mây nhỏ), các đám mây nhỏ này chứa các hạt rất nhỏ hay các gợn sóng. Tương tự như các đám mây nằm ở các độ cao lớn, mây ti tích chứa các tinh thể nước đá. Các tinh thể này có thể bay hơi tạo ra các lỗ hổng giữa các đám mây nhỏ. Mây ti tích thông thường biểu lộ trong 2 kiểu: gợn sóng và các rìa có dạng sợi.
Các biến thể của mây ti tích
Castellanus: Hình dạng có các chỗ phồng lên giống như tòa lâu đài châu Âu tại các phần lớn nhất, làm cho mây có biểu hiện giống lỗ châu mai. Các "lâu đài" có cùng một gốc và phân bổ trên cùng một đường. Biến thể này ít phổ biến trong mây ti tích so với trong mây trung tích.
Floccus: Có biểu hiện của các cụm mây tích mà phần gốc là lởm chởm nhiều hay ít.
Stratiformis: Chủ yếu tạo thành theo phương nằm ngang, tạo ra phần lớn các lớp nằm ngang.
Lenticularis: Giống như hình hột đậu hay quả hạnh nhân, thông thường bị kéo dài, với chu vi được xác định rõ bởi hiện tượng ngũ sắc.
Vị trí tương đối so với các loại mây khác |
Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ Đường bên cạnh thơ cổ phong (cổ thể thi), từ, thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ tại chính quê hương của nó và lan tỏa ra nhiều quốc gia lân bang với tư cách thể loại tiêu biểu nhất của thơ Đường nói riêng và tinh hoa thi ca Trung Hoa nói chung. Thơ Đường luật còn được gọi với tên thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể vốn không theo cách luật ấy.
Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn theo các quy tắc này.
Thơ Đường luật tại một số quốc gia
Việt Nam
Vì văn chương chính thống, giáo dục và hệ thống khoa cử thời trung đại đều sử dụng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt.
Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, số người trong nước làm luật thi đã bị giảm đi đáng kể.
Nhật Bản
Khoảng thế kỷ thứ 5 chữ Hán truyền từ Trung Hoa tới Nhật. Năm 593 thái tử Shotoku (Thượng Đức) nhiếp chính, đã ban hiến pháp "Thập thất điều", gửi nhiều phái đoàn sang nhà Đường du học. Năm 710 Nữ hoàng Genmei thiên đô về Nara, đặt tên là Heijo-kyo (Bình Thành Kinh). Năm 794 Thiên hoàng Kammu thiên đô về Heian và lập kinh đô (Heian-kyo, Bình An Kinh). Đây là thời kỳ người Nhật mô phỏng Trung Hoa thời nhà Đường toàn diện từ kiến trúc đô thành (theo mô hình kinh đô Tràng An nhà Đường và thành Lạc Dương triều Bắc Ngụy) đến nghi thức, văn hóa, và thời kỳ này kéo dài ít nhất tính đến thời điểm Nhật Bản ngừng phái sứ giả sang giao lưu với đại lục năm 894. Thơ văn chữ Hán trở thành văn học của công và đồng nghĩa với sinh hoạt cung đình.
Thành tựu đáng chú ý đầu tiên của người Nhật đối với thể loại thơ Đường luật có thể kể đến Kaifuso (Hoài phong tảo, 751). Thi tập này bao gồm gồm 120 bài thơ chữ Hán, quy tụ các nhà thơ tiêu biểu từ hoàng đế, thành viên của hoàng tộc, quý tộc, tăng lữ cho đến những Hoa kiều nhập quốc tịch Nhật. Sáng tác đa phần được thực hiện từ thế kỷ 7 và 8, và hình thức thơ chủ yếu là thơ ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú.
Luật
Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật), nhị tứ lục phân minh (chữ thứ hai, thứ tư, thứ sáu cần phải theo luật).
Đối âm (Luật bằng trắc)
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền, dấu nặng nhẹ hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng. Có người chia thành sáu thanh trắc trong đó dấu sắc (') và dấu nặng (.) chia thành mỗi tiếng có hai thanh trắc nhập và trắc khứ.
Nếu chữ thứ hai của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, đồng thời chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường luật mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".
Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
Luật bằng trắc trong thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng chữ "B", vần trắc bằng chữ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:
1. Luật Vần bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
{| class="prettytable"
|-
|Câu số ||colspan="7" align="center"|Vần ||Ví dụ: Mời trầu của Hồ Xuân Hương
|-
|1 ||
||B||
||T||
||B||B ||Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
|-
|2||
||T||
||B||
||T||B ||Này của Xuân Hương mới quệt rồi
|-
|3||
||T||
||B||
||T||T ||Có phải duyên nhau thì thắm lại
|-
|4||
||B||
||T||
||B||B ||Đừng xanh như lá, bạc như vôi
|-
!Chữ thứ!!1!!2!!3!!4!!5!!6!!7
|}
Thất ngôn bát cú
{| class="prettytable"
|-
|Câu số ||colspan="7" align="center"|Vần ||Ví dụ: Thương vợ của Trần Tế Xương
|-
|1||
||B||
||T||
||B||B ||Quanh năm buôn bán ở mom sông
|-
|2||
||T||
||B||
||T||B ||Nuôi đủ năm con với một chồng
|-
|3||
||T||
||B||
||T||T ||Lặn lội thân cò khi quãng vắng
|-
|4||
||B||
||T||
||B||B ||Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
|-
|5||
||B||
||T||
||B||T ||Một duyên hai nợ âu đành phận
|-
|6||
||T||
||B||
||T||B ||Năm nắng mười mưa dám quản công.
|-
|7||
||T||
||B||
||T||T ||Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
|-
|8||
||B||
||T||
||B||B ||Có chồng hờ hững cũng như không!
|-
!Chữ thứ!!1!!2!!3!!4!!5!!6!!7
|}
2. Luật vần trắc
Thất ngôn tứ tuyệt
{| class="prettytable"
|-
|Câu số ||colspan="7" align="center"|Vần ||Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊)của Trương Kế (张继) ||Phiên âm Hán-Việt
|-
|1||
||T||
||B||
||T||B ||月落烏啼霜滿天 ||Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
|-
|2||
||B||
||T||
||B||B ||江楓魚火對愁眠 ||Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
|-
|3||
||B||
||T||
||B||T ||姑蘇城外寒山寺 ||Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
|-
|4||
||T||
||B||
||T||B ||夜半鐘聲到客船 ||Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
|-
!Chữ thứ!!1!!2!!3!!4!!5!!6!!7
|}
Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bãi sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Thất ngôn bát cú
{| class="prettytable"
|-
||Câu số ||colspan="7" align="center"|Vần ||Ví dụ: Nhớ bạn phương trời của Trần Tế Xương
|-
||1||
||T||
||B||
||T||B ||Ta nhớ người xa cách núi sông
|-
||2||
||B||
||T||
||B||B ||Người xa, xa lắm nhớ ta không
|-
||3||
||B||
||T||
||B||T ||Sao đang vui vẻ ra buồn bã!
|-
||4||
||T||
||B||
||T||B ||Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
|-
||5||
||T||
||B||
||T||T ||Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
|-
||6||
||B||
||T||
||B||B ||Khi riêng, riêng cả đến tình chung
|-
||7||
||B||
||T||
||B||T ||Tương tư lọ phải là mưa gió (1),
|-
||8||
||T||
||B||
||T||B ||Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
|-
!Chữ thứ!!1!!2!!3!!4!!5!!6!!7
|} Chú thích: (1): Thơ cổ có câu "Phong vũ dạ hoài nhân". Ý Tú Xương ở đây là không cần phải ở trong đêm mưa gió vẫn dậy lên nỗi nhớ về nhau.
Đối ý
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà,
"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.
Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý)
Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".
Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
Câu 1 niêm với câu 8
Câu 2 niêm với câu 3
Câu 4 niêm với câu 5
Câu 6 niêm với câu 7
Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1.
Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - B B
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
- B - T - B T
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Vần
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.
Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
Bố cục
Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao
Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.
Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.
Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.
Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.
Một số dạng thơ Đường khác
Thất ngôn bát cú
Nguồn gốc thể thơ
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
Các quy tắc
Dàn ý: Thông thường chia làm 4 phần: #Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài); Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài;;Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài; Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
Vần: Thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản.
Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.
Chẳng hạn bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu viết theo luật bằng
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
__B T__ B___B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
___T __B T_B
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
__T__T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
___B T _B___B
Bài thơ viết Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo luật trắc:
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
_ B _B
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
_B __T B___B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
___B ___T _B__T
Câu 4: Lác đác bên sông, rợ mấy nhà.
___T _B _B
Các biến thể của thể thơ
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biến thể mới của thể thơ Đường luật như:
Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
Ví dụ: Giải cờ thế
Gặp thế cờ hay muốn phá thì...
Điều quân khiển tướng chẳng qua vì...Trùng trùng trận cuộc song nhìn lại...Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi...Ý chậm chí bền nên có lúc...Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi...Thú vui nhàn nhã dường như lắm...Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ... (Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
Vĩ tam thanh: cuối mỗi câu có từ láy ba
Ví dụ: Luyện cờSuốt ngày ôm sách cửa cừa cưaThua mấy thì thua chứa chửa chừaKỹ quá nên đành sương sướng sượngSơ nhiều chả trách đửa đừa đưaThế hòa sao cứ đàu đau đáuNước thắng can chi bứa bửa bừaCứ gắng, việc đời nan nán nản
Biết bao gương sáng xửa xừa xưa
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
Đánh giá
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
Thất ngôn tứ tuyệt
Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi hai câu đầu hoặc hai câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.
Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.
Ví dụ: từ bài trên mà thành
Thuyền đưa khách thuận dằm
Bến cũ biệt mù tăm
Chiếc lá bay theo gió
Tình xưa ghé đến thăm
*
Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nói
Trong lúc sương tàn dế im hơi
Tỉnh ra thì cũng trời đã rạng
Mong nhớ một ngày biệt mù tăm
Ngũ ngôn bát cú
Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại vẫn giữ nguyên.
Yết hậu
Yết Hậu (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, còn câu cuối cùng chỉ có một chữ.
Ví dụ: bài Lươn
Cứ nghĩ rằng mình ngắn,
Ai ngờ cũng dài đường.
Thế mà còn chê trạch:
Lươn!
Vô Danh
Ví dụ: Cha con đánh cờ
Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc già
Cha con vui vẻ bày cờ ra
Đồng xanh gió mát trà thơm ngát
- Ha!
Không - Một! Xưa nay ai chả lầm
- Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâm
Lâng lâng quý tử ngâm thơ luật
R...ầ...m!
Trước ngõ chỏng chơ tướng sĩ bồ
Ngoài sân cao thủ khóc nhi nhô
- Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ!
- Dzô!Nắng đã khuất dần phía núi xaCơm canh lên khói đợi trong nhàDưới thềm xe ngựa còn rầm rộ- Chà!
Trường Văn Nguyễn Phước Thắng |
Hồng Kông (, , ; ), tên chính thức là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một vùng đô thị đặc biệt, cũng như một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (cùng với Ma Cao). Đây đồng thời là địa phương tự trị duy nhất của Trung Quốc. Hồng Kông tọa lạc tại cửa sông Châu Giang, phía đông eo biển Linh Đinh Dương, phía bắc giáp sông Thâm Quyến và thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Đông thuộc vùng Hoa Nam Trung Quốc. Với hơn 7,5 triệu người (ước tính 2019) thuộc nhiều quốc tịch khác nhau trong một khu vực diện tích nhỏ, Hồng Kông là một trong những đô thị có mật độ dân số đông và cao nhất trên thế giới.
Hồng Kông trở thành thuộc địa của Đế quốc Anh sau khi Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất kết thúc vào năm 1842. Bán đảo Cửu Long được sáp nhập thêm vào lãnh thổ này năm 1860 sau Chiến tranh nha phiến lần thứ hai và được mở rộng thêm nữa vào năm 1898; sau khi người Anh tiến hành "thuê" vùng Tân Giới trong vòng 99 năm. Thời kỳ Hồng Kông thuộc Nhật bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 1941 – khi Đế quốc Nhật Bản tiến hành xâm lược vùng lãnh thổ này cùng với sự thất bại của các lực lượng quân sự Anh và chấm dứt vào ngày 30 tháng 8 năm 1945 – sau khi Nhật thua trận và đầu hàng Đồng Minh. Kết thúc Thế chiến II, Hồng Kông trở lại với Anh Quốc và đến năm 1997, chủ quyền vùng lãnh thổ này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc.
Ban đầu vốn chỉ là một khu vực dân cư thưa thớt ven biển của các làng nông nghiệp và ngư nghiệp, vùng lãnh thổ này dưới sự quản lý và cải cách của Đế quốc Anh đã trở thành một trong những trung tâm tài chính và cảng thương mại quan trọng bậc nhất thế giới. Hồng Kông được ước tính là nhà xuất khẩu lớn thứ 10 và nhập khẩu lớn thứ 9 trên thế giới, cũng như là thực thể thương mại lớn thứ 7 thế giới. Tiền tệ hợp pháp của vùng lãnh thổ này – đồng đô la Hồng Kông hiện đang đứng thứ 13 thế giới trong danh sách những loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất. Hồng Kông là nơi tập trung nhiều cá nhân/gia đình có giá trị tài sản ròng cực cao, đứng thứ nhất châu Á và cao hơn so với bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới. Mặc dù thành phố là một trong những đô thị có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, nhưng Đặc khu cũng đang chứng kiến sự bất bình đẳng thu nhập gia tăng ngày một nghiêm trọng, Hồng Kông luôn dẫn đầu châu Á nói riêng cũng như thế giới nói chung về mức bình quân chi phí sinh hoạt, đây là một trong những thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới.
Là một khu vực hành chính tự trị đặc biệt, Hồng Kông duy trì các hệ thống chính trị, quản lý, luật pháp, giáo dục, bầu cử và kinh tế tách biệt hoàn toàn với các hệ thống của Hoa lục theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ". Hầu hết tất cả người dân sinh ra ở đây đều được đặt tên riêng theo tên gọi của người Anh, sở hữu hộ chiếu, tiền tệ, mô hình kinh tế, hệ thống giáo dục riêng, và đồng thời có xu hướng tự xác định bản thân là người Hồng Kông (Hongkonger) hơn là người Trung Quốc (Chinese).
Hồng Kông là một trong '4 con rồng kinh tế châu Á' (cùng với Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore), và được phân loại là một thành phố toàn cầu hạng Alpha+ (α+) - cho thấy mức độ ảnh hưởng rất lớn của thành phố đối với nền kinh tế toàn cầu. Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính toàn cầu quan trọng nhất, nắm giữ điểm số về chỉ số phát triển tài chính cao nhất và luôn được xếp hạng là khu vực kinh tế cạnh tranh cũng như tự do nhất trên thế giới trong nhiều năm. Đây cũng là nơi có số lượng cao ốc, nhà chọc trời nhiều nhất trên thế giới, tập trung xung quanh khu vực cảng Victoria. Hồng Kông liên tục được xếp hạng rất cao về chỉ số phát triển con người (HDI) và là một trong những lãnh thổ có bình quân tuổi thọ cao nhất trên thế giới. Hơn 90% dân số của Hồng Kông sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí từ các nhà máy, khu vực công nghiệp lân cận của Trung Quốc đại lục đã gây ra một lượng lớn các tác động xấu, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường của Đặc khu.
Mặc dù là một vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển cao, tuy nhiên, bất ổn chính trị cùng những chính sách can thiệp từ phía Trung Quốc đại lục đã và đang góp phần kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như ảnh hưởng tới quá trình dân chủ hóa của khu vực này.
Từ nguyên
Tên gọi vùng lãnh thổ lần đầu tiên được viết bằng chữ La tinh là "He-Ong-Kong" năm 1780, ban đầu được dùng để chỉ một vịnh nhỏ nằm giữa đảo Aberdeen và bờ biển phía nam đảo Hồng Kông. Aberdeen từng là nơi chạm trán ban đầu giữa các thủy thủ người Anh và ngư dân bản xứ. Dù nguồn gốc của cái tên la tinh vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng mọi người thường cho rằng đây là bản phiên âm ban đầu của cách phát âm trong tiếng Quảng Đông là hēung góng; có nghĩa là "bến cảng thơm" hay "bến cảng hương". "Thơm" có thể liên quan đến hương vị ngọt ngào của dòng nước ngọt từ các cảng quanh sông Châu Giang hoặc là mùi hương từ các công xưởng sản xuất nhang dọc theo bờ biển phía bắc Cửu Long. Những que hương trước khi mang đi xuất khẩu từng được cất giữ gần cảng Aberdeen. Trái lại, Thống đốc thứ hai của Hồng Kông Sir John Davis thì cho rằng cái tên bắt nguồn từ "Hoong-keang" ("dòng nước đỏ"), tức chỉ màu đất quanh khu vực thác nước trên hòn đảo chảy qua.
Tên gọi giản thể Hong Kong được sử dụng thường xuyên vào năm 1810. Ngoài ra, nó cũng thường được viết dưới dạng từ đơn Hongkong cho đến năm 1926, khi chính phủ chính thức áp dụng tên "Hong Kong". Một số tập đoàn được thành lập trong thời kỳ đầu thuộc địa vẫn giữ tên này, bao gồm Hongkong Land, Hongkong Electric Company, Hongkong and Shanghai Hotels và Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC).
Lịch sử
Thời kỳ tiền thuộc địa
Các nghiên cứu khảo cổ học đã xác nhận về sự hiện diện của loài người tại khu vực Xích Liệp Giác từ 35.000 đến 39.000 năm trước đây, và tại bán đảo Tây Cống từ 6.000 năm trước đây. Hoàng Địa Động và Xí Lĩnh Hạ Hải là hai địa điểm mà loài người cư trú sớm nhất trong thời đại đồ đá cũ. Người ta tin rằng Xí Lĩnh Hạ Hải từng là một điểm dân cư thung lũng sông và Hoàng Địa Động từng là một nơi chế tạo đồ đá. Các hiện vật thời đại đồ đá mới được khai quật cho thấy sự khác biệt văn hóa với văn hóa Long Sơn ở miền bắc Trung Quốc và cho thấy sự định cư của người Xá (輋族) trước khi người Bách Việt di cư đến. Đã phát hiện ra tám bãi đá khắc trên các đảo xung quanh, chúng có niên đại từ thời nhà Thương tại Trung Quốc.
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã chinh phục các bộ lạc Bách Việt tại khu vực Lưỡng Quảng và lần đầu tiên sáp nhập các lãnh thổ này vào đế quốc Trung Hoa. Hồng Kông khi đó thuộc về quận Nam Hải và ở gần thủ phủ Phiên Ngung. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 204 TCN, khu vực được hợp nhất vào vương quốc Nam Việt do tướng Triệu Đà lập ra. Khi Hán Vũ Đế tiến hành chinh phục Nam Việt vào năm 111 TCN, khu vực được quy thuộc vào bộ Giao Chỉ của nhà Hán. Bằng chứng khảo cổ cho thấy dân số đã tăng lên và lĩnh vực sản xuất muối ban đầu đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này. Cổ mộ Lý Trịnh Ốc tại bán đảo Cửu Long được cho là xây dựng từ thời nhà Hán.
Trong thời kỳ nhà Đường, khu vực Quảng Đông đã phát triển mạnh mẽ rồi trở thành một trung tâm thương mại khu vực. Năm 736, Đường Huyền Tông đã cho thiết lập một đồn quân sự tại Đồn Môn để phòng thủ khu vực ven biển trong vùng. Trường làng đầu tiên, Lực Doanh thư viện, đã được thành lập vào khoảng năm 1075 tại Tân Giới dưới thời Bắc Tống. Khi bị người Mông Cổ xâm lược vào năm 1276, triều đình Nam Tống đã chuyển đến Phúc Kiến, sau đó đến đảo Lạn Đầu và rồi lại đến Tống Vương Đài (nay là Cửu Long Thành), tuy nhiên Tống Đế Bính nhỏ tuổi đã phải nhảy xuống biển tự vẫn cùng các quan của mình sau khi bị đánh bại trong trận Nhai Môn. Hầu Vương, một viên quan của Tống đế Bính nay vẫn được thờ tại Hồng Kông.
Theo các tài liệu, người khách châu Âu đầu tiên đến khu vực Hồng Kông là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha mang tên Jorge Álvares, vào năm 1513. Sau khi thiết lập nên các điểm định cư trong khu vực, các thương gia Bồ Đào Nha bắt đầu mua bán ở miền Nam Trung Quốc. Cùng thời gian đó, họ đã tiến hành xâm chiếm và xây dựng công sự quân sự tại Đồn Môn. Các xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha đã khiến người Bồ Đào Nha bị trục xuất. Vào giữa thế kỷ XVI, lệnh Hải cấm nghiêm cấm các hoạt động hàng hải và ngăn chặn việc tiếp xúc với người ngoại quốc; luật này cũng hạn chế hoạt động trên biển của địa phương. Năm 1661–1669, lãnh thổ bị ảnh hưởng từ Thiên giới lệnh do Khang Hi ban hành, lệnh này yêu cầu thực hiện việc di tản tại các vùng ven biển của Quảng Đông. Sử sách đã ghi lại rằng có 16.000 người từ Tân An huyện đã bị buộc phải di dời vào trong nội địa, và 1.648 trong số những người dời đi đã quay trở lại khi quy định tản cư bị bãi bỏ vào năm 1669. Lãnh thổ mà nay là Hồng Kông phần lớn trở thành đất hoang do lệnh cấm. Năm 1685, Khang Hy cho mở cửa việc giao dịch hạn chế với người ngoại quốc, bắt đầu từ đất Quảng Châu. Ông cũng áp đặt các điều kiện nghiêm ngặt đối với mậu dịch như yêu cầu các thương nhân ngoại quốc sinh sống tại các khu vực bị hạn chế, chỉ được ở lại trong thời gian mua bán, cấm buôn bán súng, và chỉ được dùng bạc trong thanh toán. Công ty Đông Ấn Anh đã thực hiện chuyến đi biển đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1699, và việc mua bán với các thương nhân người Anh đã phát triển nhanh chóng ngay sau đó. Năm 1711, công ty thiết lập trạm thông thương đầu tiên của họ tại Quảng Châu. Năm 1773, người Anh đã đạt mốc 1.000 rương thuốc phiện tại Quảng Châu và Trung Quốc đã đạt mốc tiêu thụ 2.000 rương mỗi năm trong năm 1799.
Thời kỳ thực dân Anh
Năm 1839, do triều đình nhà Thanh từ chối nhập khẩu thuốc phiện, giữa Đại Thanh và nước Anh đã nổ ra Chiến tranh nha phiến. Quân Anh chiếm đảo Hồng Kông ngày 20 tháng 1 năm 1841 và ban đầu được nhượng cho nước Anh theo thảo ước Xuyên Tị như là một phần của thỏa thuận ngừng bắn giữa Đại tá hải quân Charles Elliot và tổng đốc Lưỡng Quảng Kỳ Thiện (琦善). Song thỏa thuận này đã không bao giờ được phê chuẩn do tranh cãi giữa các quan chức cấp cao của cả hai chính phủ. Phải cho đến ngày 29 tháng 8 năm 1842, Trung Quốc mới chính thức nhượng lại vĩnh viễn hòn đảo cho nước Anh theo Điều ước Nam Kinh. Người Anh đã thiết lập nên một thuộc địa vương lĩnh bằng việc xây dựng thành phố Victoria vào năm sau.
Cơ sở hạ tầng hành chính nhanh chóng được xây dựng vào đầu năm 1842. Nhưng cướp biển, dịch bệnh và các chính sách thù địch của nhà Thanh ban đầu đã ngăn cản chính phủ thu hút thương mại. Thập niên 1850 chứng kiến sự kiện Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc. Vì vậy nhiều người tị nạn Trung Quốc (gồm cả các thương gia giàu có) đã chạy trốn khỏi vùng đất bất ổn và định cư tại vùng thuộc địa, nhờ đó điều kiện sống trên hòn đảo được cải thiện đáng kể. Năm 1860, sau khi nhà Thanh thất bại trong Chiến tranh nha phiến lần thứ hai, bán đảo Cửu Long và đảo Ngang Thuyền Châu bị nhượng lại vĩnh viễn cho nước Anh theo Điều ước Bắc Kinh. Kết thúc cuộc chiến, Hồng Kông đã nhanh chóng phát triển từ một tiền đồn thuộc địa tạm thời thành một cảng trung chuyển (entrepôt) quan trọng vào thời ấy. Những cải thiện kinh tế trong thập niên 1850 cũng đã thu hút đầu tư nước ngoài, khi các bên liên quan tin tưởng hơn vào tương lai của Hồng Kông. Ngoài ra, dưới sự cai trị của người Anh, dân số đảo Hồng Kông tăng từ 7.450 cư dân người Hán (chủ yếu là ngư dân) vào năm 1841 lên 115.000 người Hán và còn lại là 8.754 người Âu tại Hồng Kông (bao gồm cả khu vực Cửu Long) vào năm 1870.
Năm 1894, đại dịch hạch đã lây lan từ Trung Quốc sang Hồng Kông, gây ra 50.000–100.000 ca tử vong. Năm 1898, theo các điều khoản của Hiệp định về Mở rộng chỉ giới Hồng Kông, nước Anh thu được quyền thuê đảo Lạn Đầu và các vùng đất lân cận ở phía bắc trong vòng 99 năm, các khu vực này được gọi chung với tên gọi "Tân Giới". Từ đó, lãnh thổ Hồng Kông không thay đổi.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, Hồng Kông là một cảng tự do, có chức năng như một trung tâm xuất nhập khẩu (entrepôt) của Đế quốc Anh. Người Anh đã đưa đến Hồng Kông một hệ thống giáo dục dựa trên mô hình của họ, trong khi đó, những cư dân người Hán bản địa ít tiếp xúc với cộng đồng người Âu "đại ban" giàu sang định cư gần đỉnh Victoria. Đại học Hồng Kông được thành lập vào năm 1911 là tổ chức giáo dục đại học đầu tiên trên lãnh thổ. Sân bay Khải Đức đi vào hoạt động năm 1924. Cùng thời điểm, vùng thuộc địa này đã tránh được tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài sau cuộc bãi công Canton–Hồng Kông 1925–1926.
Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng
Chiến tranh Trung – Nhật bùng nổ vào năm 1937. Khi ấy, Thống đốc Geoffry Northcote đã tuyên bố Hồng Kông là một khu vực trung lập nhằm mục đích bảo vệ vị thế cảng tự do của Hồng Kông. Sau đó, chính quyền thuộc địa đã chuẩn bị cho một cuộc đổ bộ có thể xảy ra, đồng thời sơ tán tất cả phụ nữ và trẻ em người Anh vào năm 1940. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông như một phần của chiến dịch quân sự trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trận Hồng Kông kết thúc với việc các lực lượng bảo hộ Anh và Canada giao nộp quyền kiểm soát thuộc địa này cho Nhật Bản ngày 25 tháng 12. Trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông, người dân ở đây đã phải gánh chịu nạn thiếu lương thực do sự áp đặt khẩu phần gây ra và nạn siêu lạm phát do áp đặt tỷ giá của quân đội Nhật. Năm 1945, khi Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục kiểm soát thuộc địa này sau thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến, dân số Hồng Kông còn khoảng 600 nghìn so với 1,6 triệu người trước khi Nhật xâm chiếm.
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Dân số Hồng Kông phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh, khi một làn sóng dân nhập cư từ đại lục đến để tị nạn khỏi cuộc Nội chiến Trung Quốc đang diễn ra. Với việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, nhiều người nhập cư tìm đến Hồng Kông vì sợ sự ngược đãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhiều công ty ở Thượng Hải và Quảng Châu cũng chuyển hoạt động đến Hồng Kông. Thuộc địa này đã trở thành nơi liên lạc duy nhất giữa Trung Quốc và thế giới phương Tây khi chính quyền mới ở Trung Quốc tăng cường cô lập đất nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài. Thương mại với đại lục bị gián đoạn trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên khi Liên Hợp Quốc đã ra lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc đại lục.
Ngành dệt và chế tạo đã phát triển với sự trợ giúp của sự tăng trưởng dân số và giá nhân công thấp. Khi Hồng Kông được công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế của Hồng Kông đã được thúc đẩy nhờ xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Mức sống tăng ổn định cùng với sự tăng trưởng công nghiệp. Việc xây dựng thôn Thạch Giáp Vĩ năm 1953 đánh dấu sự bắt đầu của chương trình public housing estate (khu chung cư công cộng). Tình hình năm 1967 ở Hồng Kông trở nên hỗn loạn bởi các cuộc bạo loạn. Những người cánh tả thân cộng sản, lấy cảm hứng từ cuộc Cách mạng Văn hóa ở đại lục, đã biến một cuộc tranh chấp lao động thành một cuộc nổi dậy bạo động chống lại chính quyền thuộc địa kéo dài cho đến cuối năm.
Được thành lập vào ngày 15 tháng 2 năm 1974, Sở Liêm chính Hong Kong (ICAC) đã làm giảm mạnh mẽ nạn tham nhũng của chính quyền thuộc địa. Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khởi xướng một công cuộc cải cách kinh tế năm 1978, Hồng Kông đã trở thành một nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu cho Đại lục. Một đặc khu kinh tế đã được thành lập năm sau ở Thâm Quyến, một thành phố nằm ở ngay phía Bắc của biên giới giữa đại lục và Hồng Kông. Nền kinh tế của Hồng Kông đã dần thay thế từ ngành dệt may và chế tạo bằng dịch vụ, khi các lĩnh vực tài chính và ngân hàng đã trở nên chiếm ưu thế ngày càng tăng. Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào tháng 4 năm 1975, chính quyền Hồng Kông của Anh Quốc đã trải qua 25 năm xử lý vấn đề hồi hương người tị nạn Việt Nam.
Khi thời hạn cho thuê Tân Giới chuẩn bị kết thúc trong hai thập kỉ, chính phủ hai nước Trung Quốc và Anh đã thảo luận vấn đề chủ quyền Hồng Kông vào thập niên 1980. Năm 1983, nước Anh tái xác định Hồng Kông từ một thuộc địa vương lĩnh thành một lãnh thổ phụ thuộc, chính phủ nước Anh và nước Anh đã sẵn sàng thảo luận về vấn đề chủ quyền Hồng Kông do thời hạn thuê Tân Giới sắp hết. Cuối năm 1984, hai nước đã ký Tuyên bố chung Trung-Anh, đồng ý chuyển chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố này quy định rằng Hồng Kông sẽ được quản lý như một đặc khu hành chính, được giữ lại các luật lệ của mình và một mức độ tự trị cao trong 50 năm sau khi chuyển giao. Do thiếu tin tưởng vào thỏa thuận này, nhiều cư dân của Hồng Kông đã chọn và thực hiện việc đi di cư khỏi vùng lãnh thổ Hồng Kông (Anh Quốc) từ năm 1985, đặc biệt là sau sự kiện Thiên An Môn.
Luật Cơ bản Hồng Kông có vai trò như một văn bản hiến pháp sau cuộc bàn giao chủ quyền, đã được phê chuẩn năm 1990. Với sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh, Thống đốc Chris Patten đã đưa ra các cải cách về quá trình tự bầu cử vào Hội đồng Lập pháp Hồng Kông nhằm tiếp tục dân chủ và tự do hóa xứ sở này.
Sau lễ chuyển giao Hồng Kông
Việc chuyển giao chủ quyền Hồng Kông đã được thực hiện vào giữa đêm ngày 1 tháng 7 năm 1997, đánh dấu bằng lễ chuyển giao tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hồng Kông. Trung Quốc đồng ý cai quản Hồng Kông theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Trong đó, thành phố sẽ hưởng "một mức độ tự trị cao, trừ các vấn đề về quốc phòng và ngoại giao" cho 50 năm sau. Đổng Kiến Hoa đã nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông đầu tiên. Khoảng 10% người dân Hồng Kông đã di dân sang nước khác trước khi Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc vì không muốn sống dưới quyền cai trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Ngay sau khi chuyển giao, nền kinh tế Hồng Kông chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một số cuộc khủng hoảng. Chính phủ đã buộc phải sử dụng đáng kể dự trữ ngoại hối để ổn định giá cả của đồng đô la Hồng Kông trong thời gian khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Dịch cúm gia cầm do H5N1 gây ra cũng xuất hiện ở Hồng Kông vào năm đó. Việc thực hiện chương trình Airport Core Programme dẫn đến việc khai trương Sân bay quốc tế Hồng Kông mới năm 1998, sau sáu năm xây dựng. Dự án này là một phần của Chiến lược Phát triển Cảng và Sân bay đầy tham vọng được dự thảo trong thập niên 1980.
Năm 2003, một nửa triệu người tham gia vào cuộc tuần hành biểu thị phản đối chính quyền của Đổng Kiến Hoa và đề xuất thi hành Điều 23 Luật Cơ bản, mà trước đó đã nêu lên các lo ngại về sự vi phạm các quyền và sự tự do. Đề xuất này sau đó bị chính quyền Hồng Kông hủy bỏ. Năm 2005, Đổng Kiến Hoa đệ đơn từ chức Trưởng Đặc khu. Tăng Âm Quyền, Trưởng Ty Hành chính, đã được chọn làm Trưởng Đặc khu để hoàn thành hết nhiệm kì của Đổng. Năm 2012, Lương Chấn Anh kế nhiệm chức Trưởng Đặc khu. Cuộc thăm dò hàng năm của Đại học Hồng Kông vào cuối tháng 12 năm 2012 cho thấy hơn 70% những người được hỏi ý kiến nói rằng họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người Trung Quốc và người đứng đầu cuộc thăm dò đã bị ông Hách Thiết Xuyên, đặc sứ cao cấp của Trung Quốc, công khai đả kích. Báo chí trích lời ông Hách nói rằng Hồng Kông không phải là một thực thể chính trị độc lập.
Quyết định của chính quyền trung ương thực hiện sàng lọc ứng cử viên trước khi cho phép cuộc bầu cử Đặc khu trưởng đã làm bùng nổ các cuộc biểu tình hàng loạt của các nhóm sinh viên Hồng Kông vào năm 2014, được gọi là Cách mạng Ô dù. Tuy nhiên sau một thời gian thì các vụ biểu tình lắng xuống do không nhận sự ủng hộ từ các tầng lớp khác trong xã hội. Ngày 1 tháng 7 năm 2017, kỷ niệm 20 năm ngày chuyển giao chủ quyền Hồng Kông, bất chấp mưa lớn và các biện pháp an ninh được thắt chặt, hàng chục nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ, trong khi cũng có những nhóm tuần hành ủng hộ chính phủ Bắc Kinh trong ngày này. Cũng trong ngày này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một sự kiện kỷ niệm đã lên sân khấu hát đồng ca bài ca ái quốc.
Vào tháng 6 năm 2019, các cuộc biểu tình lớn nổ ra để phản đối sửa đổi dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ những kẻ chạy trốn sang Trung Quốc đại lục. Nếu được ban hành, dự luật sẽ cho phép chính quyền địa phương giam giữ và dẫn độ những người bị truy nã ở những vùng lãnh thổ mà Hồng Kông không có thỏa thuận dẫn độ, kể cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Nhiều người lo ngại dự luật sẽ đặt người Hồng Kông và du khách tới Hồng Kông vào phạm vi tài phán của Trung Quốc đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Các cuộc biểu tình đã tiếp tục diễn ra vào tháng 9, trở thành phong trào phản kháng quy mô lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, với một số cuộc tuần hành trên đường phố được biết là đã thu hút gần 2 triệu người dân Hồng Kông.
Địa lý
.
Hồng Kông cách Ma Cao về phía đông, về phía đối diện của đồng bằng châu thổ Châu Giang. Lãnh thổ được bao quanh bởi Biển Đông, ngoại trừ khu vực phía Bắc giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông dọc theo sông Thâm Quyến. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Đại Mạo Sơn, với độ cao trên mực nước biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới. Nơi sâu nhất của Hồng Kông thuộc về eo biển Loa Châu Môn với độ sâu mét dưới mục nước biển. Các khu phát triển đô thị tập trung ở bán đảo Cửu Long, đảo Hồng Kông, và ở các tân thị trấn trên khắp vùng Tân Giới. Phần lớn trong số này này được kiến thiết trên những vùng đất lấn biển; (sáu phần trăm tổng diện tích đất hay khoảng 25% không gian phát triển trên lãnh thổ) được bồi lấp trên biển.
Diện tích của Hồng Kông là , chủ yếu bao gồm đảo Hồng Kông, Đại Tự Sơn, bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Trong số đó, diện tích đất là và là nước. Tổng cộng, Hồng Kông bao gồm một tập hợp 263 hòn đảo ở Biển Đông, trong đó Đại Tự Sơn là đảo lớn nhất. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Áp Lợi Châu là một trong các đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Tên gọi "Hồng Kông" (xuất phát từ "Hương Cảng", tiếng Quảng Đông đọc là Huéng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và hương một thời được buôn bán. Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Dù Hồng Kông đã đô thị hóa cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh. Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 km² của lãnh thổ, chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được dành cho công viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển phía bắc của đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới.
Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều vịnh, sông và bãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xanh cao và nằm ven biển, ý thức môi trường vẫn tăng lên khi bầu không khí của Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của đồng bằng sông Châu Giang.
Khí hậu
Khí hậu Hồng Kông thuộc kiểu cận nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của gió mùa. Vào mùa đông khí hậu lạnh hơn và khô từ tháng 12 đến đầu tháng 3 dương lịch và nóng, ẩm và mưa vào mùa xuân đến mùa hè. Vào mùa thu trời nắng và khô. Hồng Kông thường có khí xoáy tụ nhiệt đới vào mùa hè và mùa thu. Hệ sinh thái của Hồng Kông chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu này. Khí hậu của Hồng Kông theo mùa là do các hướng gió thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Về mặt địa chất, Hồng Kông đã ổn định hàng triệu năm nay, dù các vụ lở đất vẫn thường xảy ra, đặc biệt là sau các cơn mưa dông lớn. Hệ động thực vật ở Hồng Kông thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu, mực nước biển và ảnh hưởng của con người.
Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được ở Hồng Kông là 38°C (98,0°F), còn nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được là -4 °C (25,0 °F). Nhiệt độ trung bình trong tháng lạnh nhất (tháng 1) là 16,1 °C (61,0 °F) còn nhiệt độ trung bình trong tháng nóng nhất (tháng 7) là 28,7 °C (83.7 °F).
Lãnh thổ tọa lạc về phía Nam của hạ chí tuyến tương đương với vĩ độ của Hawaii. Về mùa Đông, các cơn gió mạnh và lạnh thổi từ phía Bắc làm thành phố trở nên lạnh; về mùa hè, hướng gió thay đổi mang theo không khí ẩm và ấm từ phía Tây Nam. Khí hậu lúc này phù hợp với rừng mưa nhiệt đới.
Chính trị
Theo Luật Cơ bản và các văn bản luật pháp khác của Hồng Kông, chính quyền địa phương Hồng Kông nắm giữ chủ quyền lãnh thổ ngoại trừ lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Chỉ có Trưởng Đặc khu, người đứng đầu lãnh thổ và là người đứng đầu nhánh hành pháp là được bầu chọn bởi Ủy ban Bầu cử Trưởng Đặc khu bao gồm 800 thành viên, tất cả các thành viên trong Ủy ban này đều do chính quyền Đại lục bổ nhiệm. Các viên chức khác của chính quyền, bao gồm các thành viên của các cơ quan hành pháp và lập pháp đều hoặc là được Trưởng Đặc khu bổ nhiệm (trực tiếp hay ủy nhiệm) hoặc được cử tri bầu ra. Trên lý thuyết, việc quy định này đảm bảo Hồng Kông được quản lý hầu như độc lập khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có thể gìn giữ được hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp luật, văn hóa độc nhất của mình. Tuy nhiên trên thực tế, một số ý kiến đã tố cáo Bắc Kinh can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông quá mức quy định của Luật Cơ bản.
Các luật của Hồng Kông chỉ có hiệu lực khi được Trưởng Đặc khu Hành chính phê chuẩn và sự đồng thuận đa số của 60 đại biểu của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hay LegCo. Chỉ có một nửa số ghế của Hội đồng lập pháp được người dân Hồng Kông bầu trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu trong khi nửa còn lại được bầu chọn thông qua công năng giới biệt (tiếng Anh: functional constituencies) bao gồm các nghiệp đoàn và các nhóm lợi ích đặc biệt có liên hệ mật thiết với chính quyền Bắc Kinh. Luật Cơ bản Hồng Kông hứa hẹn rằng tất cả các ghế trong Hội đồng lập pháp cuối cùng sẽ được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, tuy vậy cho đến nay điều này vẫn chưa được thực hiện.
Tăng Âm Quyền giữ chức Trưởng Đặc khu sau khi ông được bầu ngày 16 tháng 6 năm 2005 bởi một ủy ban bầu cử được bổ nhiệm bởi chính quyền Bắc Kinh. Trước cuộc chuyển giao năm 1997, Tăng Âm Quyền đã giữ chức Trưởng Ty Hành chính dưới thời người Anh quản lý. Ông đã nhậm chức ngày 24 tháng 6 và theo kế hoạch sẽ kết thúc phần còn lại của nhiệm kì cuối của Đổng Kiến Hoa kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 phù hợp với Phụ lục I và Điều 46 ban hành bởi Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Nhân dân Trung Hoa.
Việc Hội đồng Bầu cử gồm 852 thành viên bầu chọn một Trưởng Đặc khu mới diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 2005. Ngày 16 tháng 6 năm 2005, Tăng Âm Quyền được tuyên bố là người giành chiến thắng vì ông là ứng cử viên duy nhất đảm bảo nhận được 100 phiếu của Hội đồng Bầu cử. Đổng Kiến Hoa, Trưởng Đặc khu đầu tiên nhậm chức ngày 1 tháng 7 năm 1997 sau một cuộc bầu cử bởi Hội đồng Bầu cử 400 thành viên. Đối với nhiệm kì thứ hai kéo dài 5 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2002, Đổng là ứng cử viên duy nhất được giới thiệu do đó là người đắc cử. Lâm Trịnh Nguyệt Nga là đặc khu trưởng hiện nay, được bầu lên vào năm 2017.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng lập nên Hội đồng Lập pháp Lâm thời (PLC) tại Thâm Quyến năm 1996 ngay trước ngày chuyển giao, khi Hội đồng này chuyển về Hồng Kông và tổ chức phiên họp sau đó. Hội đồng này đã xem xét lại một số luật được Hội đồng Lập pháp thông qua bằng phổ thông đầu phiếu từ năm 1995. PLC đã thông qua một số luật mới như Pháp lệnh Trật tự công cộng, yêu cầu sự cho phép của cảnh sát khi tổ chức một cuộc biểu tình có số người tham gia vượt quá 30 người. Bầu cử Hội đồng Lập pháp được tổ chức vào ngày 24 tháng 5 năm 1998, ngày 10 tháng 9 năm 2000 và tiếp theo là ngày 12 tháng 9 năm 2004, với cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra vào năm 2008. Theo Luật Cơ bản, "hiến pháp-mini" của Hồng kông, nhiệm kì thứ ba hiện tại của Hội đồng Lập pháp có 25 ghế được bầu cử theo đơn vị bầu cử địa phương (geographical constituencies) và 30 ghế từ công năng giới biệt. Các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp năm 1998, 2000 và 2004 đã diễn ra tự do, mở và tranh luận rộng rãi dù có một số bất mãn của một số nhà chính trị chủ yếu là 'ủng hộ dân chủ'. Họ tranh luận rằng các cuộc bầu cử công năng giới biệt năm 1998 và 2000 là không dân chủ vì họ cho rằng khu vực cử tri cho những ghế này là quá hẹp. Đảng Cộng sản không có một sự hiện diện chính trị chính thức tại Hồng Kông và các thành viên của Đảng không đứng ra ứng cử trong các cuộc bầu cử địa phương.
Ngành dân chính của Hồng Kông vẫn mong duy trì chất lượng và tính trung lập như truyền thống trong thời thuộc địa, hoạt động mà không có chỉ đạo rõ rệt từ Bắc Kinh. Nhiều hoạt động của chính quyền và hành chính thực hiện ở khu vực trung tâm của Đảo Hồng Kông gần địa điểm lịch sử của Thành phố Victoria, khu vực của những khu định cư Anh đầu tiên. Công dân Trung Quốc thường trú tại Trung Quốc đại lục không có quyền cư trú tại Hồng Kông, và phải chịu sự kiểm soát nhập cư. Tài chính công được chính phủ Hồng Kông xử lý một cách độc lập, và các loại thuế thu tại Hồng Kông không đóng góp cho ngân sách của Trung ương.
Đã có những cuộc biểu tình của người dân Hồng Kông chống lại những sự can thiệp sâu rộng của Trung Quốc vào chính trị Hồng Kông như phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn, Biểu tình tại Hồng Kông năm 2014 và Biểu tình chống dự luật dẫn độ năm 2019.
Phân cấp hành chính
Lãnh thổ được chia thành 18 quận, mỗi quận do một Hội đồng quận đại diện. Những cơ quan này tư vấn cho chính phủ về các vấn đề địa phương như cung cấp cơ sở công cộng, duy trì chương trình cộng đồng, quảng bá văn hóa và chính sách môi trường. Có tổng số 479 ghế hội đồng quận, trong đó 452 ghế được người dân bầu trực tiếp. 27 ghế còn lại được phân cho các Chủ tịch Ủy ban nông thôn – đại diện cho các làng và thị trấn trên các li đảo.
Hồng Kông có 18 quận:
Đảo Hương Cảng (Hong Kong Island)
Quận Trung Tây (Central and Western) (15)
Quận Đông (Eastern) (16)
Quận Nam (Southern) (17)
Loan Tể (Wan Chai) (18)
Cửu Long Đông (Kowloon East)
Hoàng Đại Tiên (Wong Tai Sin) (13)
Quan Đường (Kwun Tong) (11)
Cửu Long Tây (Kowloon West)
Cửu Long Thành (Kowloon City) (10)
Thâm Thủy Bộ (Sham Shui Po) (12)
Du Tiêm Vượng (Yau Tsim Mong) (14)
Tân Giới Đông (New Territories East)
Quận Bắc (North) (3)
Tây Cống (Sai Kung) (4)
Sa Điền (Sha Tin) (5)
Đại Bộ (Tai Po) (6)
Tân Giới Tây (New Territories West)
Li Đảo (Islands) (1)
Quỳ Thanh (Kwai Tsing) (2)
Thuyên Loan (Tsuen Wan) (7)
Đồn Môn (Tuen Mun) (8)
Nguyên Lãng (Yuen Long) (9)
Ranh giới hành chính giữa Victoria City, bán đảo Cửu Long, và Tân Cửu Long đã từng được nêu ra trong luật, nhưng hiện không còn giá trị pháp lý và hành chính nữa.
Hệ thống pháp luật và tư pháp
Trái với hệ thống luật dân sự của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông tiếp tục theo truyền thống thông luật được chính quyền thuộc địa Anh thiết lập. Điều 84 của Luật Cơ bản Hồng Kông cho phép các tòa án Hồng Kông được tham chiếu đến các quyết định tiền lệ án được đưa ra bởi các tòa có quyền hạn pháp lý thông luật khác. Điều 82 và 92 cho phép các thẩm phán từ các từ các khu vực xét xử thông luật khác được tham gia vào quá trình xét xử trong Tòa chung thẩm của Hồng Kông và nhóm họp như các thẩm phán Hồng Kông.
Về mặt cơ cấu, hệ thống tòa án Hồng Kông bao gồm Tòa chung thẩm và Ủy ban Tòa án Hội đồng Cơ mật, Tòa án Tối cao, được cấu thành từ Tòa Thượng thẩm, Tòa Sơ thẩm và Tòa án Quận, bao gồm Tòa án Gia đình. Các cơ quan xét xử khác bao gồm: Tòa án Đất đai, Tòa Trị an, Tòa Thanh thiếu niên, Tòa Khiếu nại Nhỏ, Tòa Những vụ chết bất thường, Tòa Lao động, Tòa Các điều khoản Khiêu dâm chịu trách nhiệm phân loại văn hóa phẩm khiêu dâm không phải video được lưu hành ở Hồng Kông. Thẩm phán của Tòa Chung thẩm được Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông bổ nhiệm. Luật Cơ bản Hồng Kông thì được hiểu theo cách giải thích của Ủy ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) và quyền hạn này đã từng được viện dẫn 3 lần: Vấn đề quyền cư trú tại Hồng Kông (right of abode issue), một sự diễn giải liên quan đến các thủ tục bầu cử sau năm 2008, và một lần giải thích liên quan đến độ dài nhiệm kỳ của Trưởng Đặc khu hành chính.
Như ở Anh, luật gia ở Hồng Kông được phân ra thành luật sư hoặc cố vấn pháp lý, và người ta có thể chọn hành nghề dưới danh nghĩa một trong hai chức danh này nhưng không được cả hai (nhưng có thể chuyển từ chức danh này sang chức danh kia). Phần lớn luật gia là cố vấn pháp lý và được cấp giấy phép hành nghề và được điều chỉnh bởi Hội Pháp luật Hồng Kông. Các luật sư, mặt khác được cấp giấy phép và được điều chỉnh bởi Hội Luật sư Hồng Kông. Chỉ có các luật sư mới được có mặt để bào chữa tại Tòa Chung tẩm và Tòa án Tối cao. Cũng giống như hệ thống thông luật được duy trì, như thông lệ các phòng xử án nước Anh, các thẩm phán và luật sư phải đội tóc giả và áo choàng trong quá trình xét xử.
Theo Điều 63 của Luật Cơ bản Hồng Kông, Cục Tư pháp kiểm soát việc truy tố hình sự và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào. Đây là thể chế pháp lý lớn nhất Hồng Kông và có trách nhiệm liên quan đến pháp chế, quản lý xét xử, truy tố, đại diện dân sự, soạn thảo và cải cách pháp lý và nghề pháp lý. Ngoài việc khởi tố các vụ án hình sự tại Hồng Kông, các quan chức của Cục Tư pháp cũng có mặt tại tòa với tư cách đại diện cho chính quyền trong tất cả vụ kiện dân sự kiện chính quyền. Là một cơ quan bảo vệ quyền lợi công chúng, cơ quan này có thể áp dụng và ấn định đại diện pháp lý thay mặt cho quyền lợi công chúng để tham gia vào việc xét xử các vụ án liên quan đến lợi ích công chúng về vật chất.
Quân đội
Hồng Kông chưa có lực lượng quân đội riêng bởi vì lãnh thổ này chưa bao giờ là một nhà nước có chủ quyền, ngoại trừ lực lượng bổ trợ tình nguyện như Quân đoàn Hồng Kông Hoàng gia (quân tình nguyện). Các vấn đề quốc phòng đã bị phụ thuộc vào nhà nước kiểm soát Hồng Kông. Trước khi Anh trao trả chủ quyền Hồng Kông cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc bảo vệ quốc phòng được quân đội Anh đảm nhận và quân đội Anh đã đóng quân ở những doanh trại khắp Hồng Kông, bao gồm cả Quân đội Hải ngoại Anh ở Hồng Kông. Nguồn tài chính cho các đội quân này do Chính quyền Hồng Kông hỗ trợ.
Đơn vị đồn trú Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Hồng Kông là một đơn vị đồn trú của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), chịu trách nhiệm về nhiệm vụ quốc phòng tại Đặc khu hành chính Hồng Kông kể từ khi chủ quyền của Hồng Kông được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 7 năm 1997. Dù đội quân đồn trú này ít có giá trị quân sự trên thực tế, chủ yếu mang tính biểu tượng cho sự cai quản Hồng Kông của Bắc Kinh, nó vẫn là một lực lượng sẵn sàng chiến đấu.
Theo Luật Cơ bản Hồng Kông, các lực lượng quân sự đóng ở Hồng Kông sẽ không được can thiệp vào các công việc dân sự của địa phương; Chính quyền Hồng Kông sẽ phải chịu trách nhiệm duy trì trật tự công cộng. Quân đồn trú tại Hồng Kông, bao gồm các binh chủng lục quân, hải quân và không quân, dưới sự chỉ huy của Hội đồng Quân sự Trung ương Trung Quốc. Quân đồn trú về sau đã mở cửa các doanh trại trên đảo Stonecutters và Stanley cho công chúng để tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa quân đội và dân chúng.
Kinh tế
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính, thương mại quan trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nếu tính về GDP bình quân đầu người và tổng sản phẩm nội địa, Hồng Kông là trung tâm đô thị giàu nhất ở Trung Quốc. Tính đến năm 2016, GDP của Hồng Kông đạt 320,9 tỉ USD, đứng thứ 34 thế giới và đứng thứ 11 châu Á.
Trong khi tiếp tục duy trì những luật lệ và thông lệ của chính quyền Anh trước đây, chính quyền Hồng Kông nhường quyền điều khiển thị trường cho các lực lượng thị trường và khu vực tư nhân. Kể từ năm 1980, nhìn chung, chính quyền đã đóng một vai trò thụ động theo chính sách không can thiệp tích cực. Hồng Kông thường xuyên được xem, đặc biệt bởi nhà kinh tế Milton Friedman, là một hình mẫu của chủ nghĩa tư bản tự do kinh doanh về mặt thực tiễn. Hồng Kông được xếp hạng nhất thế giới về tự do kinh tế trong 13 năm liên tục, kể từ khi có chỉ số này vào năm 1995. Thành phố này cũng nằm ở vị trí thứ nhất trong Báo cáo Tự do Kinh tế của Thế giới.
Hồng Kông có ít đất bằng phẳng và ít tài nguyên thiên nhiên, do đó phải nhập khẩu hầu hết thực phẩm và nguyên liệu. Hồng Kông là vùng lãnh thổ thương mại lớn thứ 11 thế giới, với tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu vượt quá GDP của mình. Năm 2006, có 114 nước có lãnh sự quán ở Hồng Kông, hơn bất cứ thành phố nào trên thế giới. Phần lớn xuất khẩu của Hồng Kông là tái xuất khẩu, là những sản phẩm sản xuất bên ngoài lãnh thổ Hồng Kông, đặc biệt ở Trung Hoa đại lục và được phân phối thông qua Hồng Kông. Thậm chí ngay cả trước khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông đã thiết lập các quan hệ thương mại và đầu tư sâu rộng với Trung Hoa đại lục. Vị thế tự trị của nó đã giúp Hồng Kông có thể phục vụ như một điểm cửa ngõ cho đầu tư và các nguồn lực chảy vào Trung Hoa đại lục. Hồng Kông cũng là một điểm nối cho các chuyến bay từ Trung Hoa Dân Quốc từ trên đảo Đài Loan vào đại lục.
Đơn vị tiền tệ của Hồng Kông là Đô la Hồng Kông. Kể từ năm 1983, đồng tiền này đã được neo chặt vào đô la Mỹ. Đồng tiền này được phép trao đổi với một dải tỷ giá từ 7,75 và 7,85 đô la Hồng Kông ăn một đô la Mĩ. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông lớn thứ sáu thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 1.710 tỷ USD. Năm 2006, giá trị các cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực hiện ở Hồng Kông xếp thứ 2 thế giới chỉ sau thị trường chứng khoán Luân Đôn.
Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỉ trọng của khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 92,7%. Trong quá khứ, chế tạo là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành công nghiệp hóa sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Với xuất khẩu làm động lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 9% nền kinh tế. Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2,7% mỗi năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan, Hồng Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập niên 1990.
Năm 1998, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế này đã sụt giảm 5,3%. Sau đó, nền kinh tế phục hồi với tốc độ tăng trưởng tới 10% năm 2000 dù giảm phát vẫn dai dẳng. Năm 2003, kinh tế Hong Kong đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch SARS, làm cho tốc độ tăng trưởng chỉ còn 2,3%. Sự hồi sinh của nhu cầu nội địa và bên ngoài đã dẫn đến một sự hồi sinh mạnh mẽ trong năm sau đó do sự chi phí giảm đã tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Hồng Kông. Giai đoạn giảm phát kéo dài 68 tháng đã chấm dứt vào giữa năm 2004 với chỉ số lạm phát theo giá hàng tiêu dùng xoay quanh mức zero. Từ 2003, chương trình Du lịch cá nhân đã cho phép những du khách từ một số thành phố Trung Quốc đại lục thăm Hồng Kông mà không cần đi theo đoàn. Kết quả là, ngành du lịch Hồng Kông đã thu lợi từ sự gia tăng du khách đại lục, đặc biệt là sự mở cửa của Khu giải trí Hong Kong Disneyland năm 2005. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo với sự tin tưởng trở lại của người tiêu dùng và sự gia tăng thương mại.
Hồng Kông đặt ra mức thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp thấp. Lo lắng trước việc thuế thu được quá ít và việc chi tiêu của chính quyền phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn thuế từ các giao dịch bất động sản, chính quyền đã xem xét đưa ra một chính sách về Thuế dịch vụ và hàng hóa. Phản ứng ban đầu của người dân là hoàn toàn không hưởng ứng, vì họ lo rằng việc đánh thuế sẽ đặt gánh nặng quá mức lên người nghèo, và sẽ ảnh hưởng tới sự thu hút của Hồng Kông trong lĩnh vực du lịch. Vào tháng 1 năm 2007, chính quyền đã rút lại đề xuất này.
Khi Trung Quốc lục địa tự do hóa nền kinh tế, ngành vận tải biển của Hong Kong phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các cảng Trung Quốc khác. Trong khi 50% hàng hóa thương mại của Trung Quốc được vận chuyển qua Hồng Kông vào năm 1997, con số này giảm xuống còn khoảng 13% vào năm 2015. Ngược lại, mức thuế thấp, hệ thống luật và dịch vụ dân sự hiệu quả của Hồng Kông đã thu hút các tập đoàn nước ngoài tìm cách thiết lập sự hiện diện ở châu Á. Thành phố có số trụ sở công ty cao thứ hai trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hồng Kông là một cửa ngõ trực tiếp cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc.
Năm 2018, GDP của Hồng Kông xếp thứ 35 thế giới với giá trị 364 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 16 thế giới với mức 48.429 USD.
Cảnh quan
Hồng Kông tự hào là thành phố có nhiều tòa nhà chọc trời nhất thế giới. Do đất chật người đông, đại đa số dân Hồng Kông sống trong những tòa nhà chung cư cao tầng. Những ngôi nhà gia đình đơn lẻ là cực kỳ hiếm và thường chỉ được tìm thấy ở những khu vực xa xôi hẻo lánh.
International Commerce Centre và Two International Finance Centre là những tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông và là một trong số những tòa nhà cao nhất trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương.
Văn hóa
Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo hoặc một quán thức ăn nhanh McDonald's. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập kỉ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.
Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí — Lan Quế Phường, Tiêm Sa Chủy, Loan Tể... Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm. Vào một ngày trời quang, Đỉnh Victoria cho khách tham quan một tầm nhìn ngoạn mục về thành phố này. Thành phố này có một khu đi dạo dọc theo bến nước Tsim Sha Tsui, nơi các đôi uyên ương ưa thích. Các hoạt động mua sắm thường diễn ra về đêm với ví dụ cụ thể là ở Chợ đêm phố Miếu Nhai nơi người ta cũng có thể xem Kinh kịch miễn phí.
Ẩm thực của thành phố cũng phong phú đa dạng. Ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của các vùng miền Trung Quốc ra, đặc biệt là các món hải sản, Hồng Kông cũng có các nhà hàng Nhật Bản, châu Âu, Mĩ, Hàn Quốc và các nước khác. Các món ăn địa phương phục vụ ở các phòng trà và quầy bán đồ ăn cũng phổ biến. Dân Hồng Kông nghiêm túc trong việc ăn uống và nhiều đầu bếp từ khắp nơi đến đây để biểu diễn tài nghệ cho thực khách.
Trong khi Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu, có lẽ sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất của thành phố này là ngành giải trí, đặc biệt là thể loại võ thuật, nhiều minh tinh quốc tế xuất thân từ Hồng Kông như: Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt, Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc. Những nhà làm phim Hồng Kông cũng làm nên sự nghiệp ở Hollywood như Ngô Vũ Sâm, Vương Gia Vệ, Từ Văn Quang và các biên đạo võ thuật đã thiết kế các cảnh giao chiến trong các phim Matrix trilogy, Kill Bill và Ngọa hổ tàng long. Nhiều phim sản xuất tại Hồng Kông cũng nhận được sự công nhận quốc tế như Tâm trạng khi yêu, Trùng Khánh Sâm Lâm, Vô gian đạo, Đội bóng Thiếu Lâm và Hồng phiên khu. Nhà làm phim nổi tiếng Quentin Tarantino từng cho rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phim hành động Hồng Kông. Hồng Kông cũng là trung tâm chính của thế giới về thể loại nhạc Cantopop. Trong lúc lãnh thổ này là nơi có nhiều ngôi sao, văn hóa karaoke cũng là một phần hoạt động về đêm của Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông cũng ủng hộ các cơ quan văn hóa như Bảo tàng Di sản Hồng Kông, Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông và Giàn nhạc giao hưởng Hồng Kông. Ngoài ra, Cục dịch vụ Văn hóa và Giải trí của chính quyền cũng bao cấp và tài trợ cho việc đưa các diễn viên quốc tế đến biểu diễn tại Hồng Kông.
Tôn giáo
Hồng Kông được hưởng mức độ tự do tôn giáo cao, một quyền được gìn giữ thiêng liêng và được bảo vệ thông qua bản hiến pháp của mình là Luật Cơ bản. Đa số dân chúng Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân chúng theo Phật giáo (xem Phật giáo theo quốc gia). Một cộng đồng Kitô giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công giáo và Tin Lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáo và Đạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra, còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Bahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi xã hội.
Tính ngưỡng tôn giáo của Hồng Kông có liên hệ với vai trò lúc ban sơ của khu vực này là một làng chài. Thiên Hậu (hay Mụ Tổ), thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ với nhiều đền thờ khắp Hồng Kông trong 300 năm qua. Hồng Thánh, một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, các cư dân Hồng Kông, đặc biệt là những người thuộc thế hế hệ già tuổi hơn, thường viếng các đền chùa Đạo giáo và Phật giáo để cầu xin thần linh ban phước lành, sức khỏe hoặc cầu phát tài. Người ta dâng lễ trái cây hoặc thực phẩm và đốt nhang để cầu khấn.
Với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, đã có một số lo ngại đáng kể về quyền tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Dù Bắc Kinh đã cấm giáo phái Pháp Luân Công năm 1999, những môn đồ của giáo phái này vẫn được tự do hành đạo môn phái này ở Hồng Kông. Tương tự, Giáo hội Công giáo được tự do bổ nhiệm các Giám mục, linh mục của mình ở Hồng Kông, không giống như ở Trung Hoa đại lục nơi thể chế "Công giáo" được công nhận là Hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa - nơi mà các Giám mục và linh mục được Bắc Kinh bổ nhiệm (dù cũng có một bộ phận bất hợp pháp và không chính thức của Công giáo vẫn giữ liên lạc với Tòa Thánh Vatican). Một vấn đề lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh là việc Bắc Kinh cứ khăng khăng yêu cầu Vatican chấm dứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc có những người truyền giáo của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Giáo hội Mormon).
Kiến trúc
Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung Tây. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung Hoàn và khu Causeway Bay (Đồng La Loan) sắp hàng dọc theo bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút du khách của Hồng Kông và được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới. Bốn trong số 15 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hồng Kông. Ở Cửu Long, nơi đã từng là một khu định cư vô chính phủ có tên gọi là Cửu Long Trại Thành (Kowloon Walled City), các quy định hạn chế chiều cao các kết cấu đã có hiệu lực cho đến năm 1998 với việc đóng cửa sân bay Khải Đức gần đó. Với việc dỡ bỏ hạn chế chiều cao, nhiều nhà chọc trời mới ở Cửu Long đang được xây dựng, bao gồm tòa nhà Trung tâm Thương mại Quốc tế đã được khánh thành vào năm 2010.
Một trong những tòa nhà nổi bật ở Hồng Kông là Bank of China Tower do I. M. Pei thiết kế, tòa nhà hoàn thành năm 1990 và hiện là tòa nhà chọc trời cao thứ ba Hồng Kông. Tòa nhà này đã thu hút tranh cãi nãy lửa khi bắt đầu dự án vì các cạnh sắc nhọn của nó bị người ta cho là đẩy năng lượng phong thủy âm vào trung tâm Hồng Kông. Trước tòa nhà này, một cấu trúc khác là Tòa nhà Trụ sở của HSBC, hoàn thành năm 1985. Nó được xây trên địa điểm của tòa nhà chọc trời đầu tiên của Hồng Kông được hoàn thành năm 1935 và đã trở thành chủ đề của một đấu tranh bảo tồn di sản khốc liệt cuối thập niên 1970. Cả hai tòa nhà của ngân hàng được in trên nhiều tờ giấy bạc Hồng Kông.
Tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông là International Finance Centre 2. Một trong những dự án xây dựng lớn nhất ở Hồng Kông và của thế giới là Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới ở Xích Liệp Giác gần Lạn Đầu, một dự án lấn biển khổng lồ được kết nối với trung tâm Hồng Kông bằng Lantau Link nổi bật bằng ba cây cầu lớn mới là: Thanh Mã, cây cầu treo lớn thứ 6 thế giới; Cấp Thủy Môn, cây cầu dây văng (cable-stayed bridge) dài nhất thế giới dành cho cả giao thông đường bộ và đường sắt; và Đinh Cửu, cây cầu dây văng bốn nhịp đầu tiên của thế giới.
Đặc biệt đáng chú ý về cảnh chân trời và phố xá Hồng Kông là sự có mặt khắp nơi của các bất động sản nhà ở công, bắt đầu như là một chương trình tái định cư cho những người chiếm đất thập niên 1950 và ngày nay đã cung cấp nhà ở cho gần một nửa dân số. Các khu bất động sản này đã được nâng cấp từ các khu căn hộ không có thang máy 7 tầng với nhà vệ sinh công cộng và các tiện nghi tối thiểu, phân phối 24 m2 cho mỗi người lớn, nếu cho trẻ con thì được 12 m2/người thành các tòa nhà cao tầng chất lượng cao. Chương trình cho thuê công cộng này đã được bổ sung vào Kế hoạch Sở hữu Nhà do chính phủ trợ cấp.
Giao thông
Hồng Kông có một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng lẫn tư nhân. Hệ thống thống thanh toán bằng thẻ thông minh Octopus (Bát Đạt Thông) có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như tất cả các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều bãi đỗ xe.
Địa hình Hồng Kông chủ yếu là đồi và dốc và một số phương pháp giao thông không thông thường đã được sáng chế để dễ dàng di chuyển lên xuống trên các sườn dốc. Ví dụ, tàu điện Peak Tram nối giữa khu Trung tâm và Đỉnh Victoria từ năm 1888 bằng cách men theo sườn núi. Ở Trung Tây khu, có một hệ thống thang cuốn lớn và các vỉa hè di động, bao gồm hệ thống thang cuốn có mái che ngoài trời dài nhất thế giới, đó là Thang cuốn Mid-levels.
Hồng Kông có nhiều phương thức vận tải đường sắt công cộng. Hai hệ thống tàu điện ngầm cho thành phố là MTR (Mass Transit Railway) và KCR có chức năng kết nối giữa Hồng Kông và Trung Hoa đại lục (KCR cũng vận hành một hệ thống đường sắt nhẹ ở Tây Bắc Tân Giới). Hệ thống MTR do công ty MTR Corporation Limited vận hành còn Kowloon-Canton Railway Corporation thì vận hành KCR. Hệ thống xe điện hoạt động ở các khu vực phía Bắc Hồng Kông và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới chỉ chạy loại xe buýt hai tầng. Mass Transit Railway (MTR) là một mạng lưới đường sắt chở khách rộng lớn, kết nối 93 trạm tàu điện ngầm trên toàn lãnh thổ. Với số lượng người đi trên 5 triệu người mỗi ngày, hệ thống này phục vụ 41% tổng số hành khách vận chuyển công cộng trong thành phố và cực kỳ đúng giờ, đạt tỷ lệ đúng giờ 99,9% vào năm 2013.
Năm công ty riêng rẽ (KMB, Citybus, NWFB, Long Win và NLB) cung cấp dịch vụ xe buýt công cộng nhượng quyền ở Hồng Kông. Xe buýt hai tầng được du nhập vào Hồng Kông năm 1949. Hiện loại xe hai tầng này được sử dụng riêng biệt ở Hồng Kông, Singapore, Dublin và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tuy nhiên, xe buýt hai tầng vẫn được sử dụng cho các tuyến có nhu cầu thấp hoặc các tuyến đường có năng lực vận tải thấp. Xe buýt một tầng được sử dụng chủ yếu ở Đảo Lạn Đầu và phục vụ đêm. Phần lớn các tuyến xe buýt nhượng quyền bình thường ở Hồng Kông hoạt động đến tận 1h đêm. Xe buýt nhẹ công cộng chạy suốt chiều dài và chiều rộng của Hồng Kông, qua những khu vực nơi các tuyến xe buýt tiêu chuẩn không thể đến hoặc không thể chạy thường xuyên, nhanh chóng hoặc trực tiếp. Xe taxi cũng được sử dụng rộng rãi khắp Hồng Kông. 99% xe taxi của Hồng Kông chạy bằng khí hỏa lỏng, phần còn lại chạy bằng dầu diesel.
Phần lớn dịch vụ vận tải bằng phà do các công ty vận tải phà có giấy phép, phục vụ các đảo ngoài khơi, các khu phố mới trong Bến cảng Victoria, Ma Cao và các thành phố ở Trung Hoa đại lục. Loại phà xưa nhất, Star Ferry huyền thoại hoạt động trong bốn tuyến giữa bán đảo Cửu Long và Đảo Hồng Kông và đã cung cấp dịch vụ vận chuyển có hiệu quả về chi phí trong suốt một thế kỷ. Star Ferry phổ thông đối với những du khách ưu thích ngắm nhìn toàn cảnh bến cảng và đường chân trời, nhiều người dân Hồng Kông xem Star Ferry à một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của thành phố. Ngoài ra, các phà 78 "kai-to" được cấp phép phục vụ cho các khu định cư ven biển xa xôi.
Hồng Kông có một sân bay quốc tế còn hoạt động có tên gọi Sân bay Quốc tế Hồng Kông tọa lạc tại đảo Xích Liệp Giác. Năm 1998, sân bay này đã thay thế sân bay quốc tế trước đây của Hồng Kông là Sân bay Khải Đức nằm ở Cửu Long, một sân bay đã được đóng cửa vào thời điểm thay thế. Sau một thời gian chậm trễ trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa trong những tháng đầu, sân bay này hiện đang đóng vai trò là trung tâm vận chuyển cho khu vực Đông Nam Á và là trung tâm hoạt động chính của các hãng hàng không Cathay Pacific, Dragonair, Air Hong Kong, Hong Kong Airlines và Hong Kong Express. Ngoài ra, Skytrax đã bầu chọn Sân bay quốc tế Hồng Kông là sân bay tốt nhất thế giới và hãng hàng không Cathay Pacific đã được bầu chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới từ năm 2001 đến năm 2005. Sân bay Quốc tế Hồng Kông đã phục vụ hơn 36 triệu hành khách trong năm 2004 và 59,9 triệu lượt khách trong năm 2013.
Các phương tiện đi vào sân bay có 'Airport Express', 'CityFlyers' và 'Airbuses'. Các dịch vụ vận tải này kết nối sân bay với phần còn lại của Hồng Kông. Thời gian khách đi bằng Airport Express đến Trung tâm thành phố ở Đảo Hồng Kông chỉ mất 23 phút. Việc mở cửa gần đây của Nhà ga Sunny Bay của MTR cho phép người ta đến Khu Giải trí Disneyland Hồng Kông dễ dàng hơn.
Trong khi lưu thông ở Trung Hoa đại lục lái xe bên phải, Hồng Kông vẫn duy trì luật lệ giao thông riêng của mình với việc lưu thông lái xe bên trái. Có khoảng 517.000 xe cơ giới được đăng ký ở Hồng Kông, 64% số đó là xe hơi tư nhân. Là một đô thị xa hoa ở châu Á, Hồng Kông nổi tiếng thế giới là nơi có số lượng xe hơi Rolls-Royce đầu người cao nhất thế giới.
Lưu ý rằng mã đường quốc lộ Hồng Kông sử dụng một hệ thống báo hiệu như Anh Quốc trong khi hệ thống báo hiệu của Trung Quốc thì khác hẳn.
Giao thông Hồng Kông có điểm đặc biệt là đi bên trái như ở Anh Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... mà không đi bên phải như tất cả các tỉnh, thành phố khác ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhân khẩu
Xử Thống kê chính phủ ước tính nhân khẩu Hồng Kông tại thời điểm giữa năm 2019 là 7.482.500. Phần lớn dân số (92%) là người gốc Hán, hầu hết là người Đài Sơn, Triều Châu, Khách Gia, và một số dân tộc Quảng Đông khác. Tám phần trăm còn lại là các dân tộc thiểu số không phải người Hoa, chủ yếu là người Philippines, Indonesia và Nam Á. Khoảng một nửa dân số mang quốc tịch Anh – một di sản của chế độ thực dân; 3,4 triệu cư dân có quốc tịch Anh (ở nước ngoài), trong số đó có 260.000 công dân Anh sống tại Hồng Kông. Chính quyền sẽ tự động cấp quốc tịch Trung Quốc cho tất cả cư dân gốc Hoa sau khi chuyển giao chủ quyền, vì vậy người mang quốc tịch Trung Quốc cũng chiếm đa số. Mật độ dân số trung bình trên toàn đặc khu là khoảng 6.800 người/km². Nhưng nó lại không phản ánh mật độ thực vì chỉ có 6,9% đất dân cư, mật độ dân số trung bình của khu dân cư ước đạt 100.000 người/km².
Tiếng Quảng Đông, một phương ngữ Hán ngữ được sử dụng phổ biến ở vùng Hoa Nam, được 94,6% dân chúng nói, với 88,9% coi tiếng Quảng Đông là ngôn ngữ thứ nhất và 5,7% là ngôn ngữ thứ hai. Hơn một nửa dân số (53,2%) nói tiếng Anh, một ngôn ngữ chính thức khác; với 4,3% là người bản ngữ và 48,9% nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Việc chuyển mã (trộn lẫn tiếng Anh và tiếng Quảng Đông trong cuộc trò chuyện thân mật) là điều phổ biến trong cộng đồng song ngữ. Việc sử dụng tiếng Quan thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc cũng đang tăng lên; 48,6% dân số nói tiếng phổ thông, với 1,9% là người bản ngữ và 46,7% nói tiếng này như ngôn ngữ thứ hai. Hán văn phồn thể được sử dụng trong văn bản, thay vì Hán văn giản thể được sử dụng ở đại lục.
Trong số dân theo tôn giáo, "tam giáo" truyền thống Trung Quốc (Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo) có nhiều tín đồ nhất (20%), theo sau là Thiên Chúa giáo (12%) và Hồi giáo (4%). Những người theo các tôn giáo khác, bao gồm đạo Sikh, đạo Hindu, đạo Do Thái và đạo Baháʼí, thường đến từ các vùng tôn giáo của họ chiếm ưu thế.
Tuổi thọ ở Hồng Kông là 82,2 tuổi đối với nam và 87,6 tuổi đối với nữ vào năm 2018, cao thứ sáu trên thế giới. Ung thư, viêm phổi, bệnh tim, bệnh mạch máu não và tai nạn là năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của lãnh thổ. Nguồn tiền của hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân chủ yếu đến từ thuế; trung bình, chính phủ sẽ chi trả 95% chi phí chăm sóc sức khỏe.
Bất bình đẳng về thu nhập gia tăng kể từ khi chuyển giao chủ quyền, chủ yếu là do dân số già dần dần cộng với số lượng người không lao động. Mặc dù thu nhập trung bình của hộ gia đình vẫn tăng đều đặn (tính đến năm 2016), nhưng chênh lệch tiền lương vẫn ở mức cao; chỉ có 90% người lao động nhận được 41 phần trăm tổng thu nhập. Hồng Kông là thành phố có nhiều tỉ phú nhất trên đầu người, với một tỷ phú trên 109.657 dân. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt bất bình đẳng thu nhập, nhưng tiền lương trung bình của 10 phần trăm người có thu nhập cao nhất gấp 44 lần tiền lương của 10 phần trăm thu nhập thấp nhất.
Giáo dục
Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đều tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây. Xếp thứ hai sau HKU về thời gian thành lập là Đại học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống viện đặc trưng của Anh. Đại học Bách khoa Hồng Kông có từ năm 1937 và được đổi tên thành Đại học Bách khoa Hồng Kông vào năm 1994. Đây là một trong những trường đại học công lập theo luật định do Ủy ban Tài trợ Đại học (UGC) tài trợ. Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được thành lập theo mô hình giáo dục bậc đại học của Mỹ. Có 9 trường đại học công lập ở Hồng Kông và một số các cơ sở giáo dục bậc đại học tư thục. Đại học Lĩnh Nam ở Đồn Môn là một ví dụ tốt, đây là trường đại học duy nhất ở Hồng Kông có đào tạo kiểu giáo dục cơ bản (liberal arts education). Các trường công của Hồng Kông do Cục Giáo dục Đặc khu hành chính Hồng Kông quản lý.
Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đặc điểm: ba năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp (senior secondary education) không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông (Hong Kong Certificate of Education Examination) và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination). Một hệ thống giáo dục trung học cao cấp cải cách kiểu "3+3+4", trong đó có ba năm trung học thông thường, ba năm trung học cao cấp và bốn năm cao đẳng, đại học sẽ được áp dụng từ năm 2009 trở đi. Ngoài ra cũng có các cơ sở giáo dục bậc đại học đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ đại học đại cương (associate degree), cũng như các bằng cấp bậc đại học khác.
Phần lớn các trường phổ thông toàn diện ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng sau: trường công (ít), trường được trợ cấp và trường tư. Các trường được trợ cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, trong đó có các trường được chính quyền hỗ trợ và phụ cấp ("aids-and-grant"). Các trường tư thường được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo (chủ yếu là Cơ Đốc giáo nhưng cũng có một số thuộc về các tổ chức Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo) với kỳ thi đầu vào dựa vào kết quả học tập hơn là khả năng tài chính. Ngoài hệ thống này là các trường dưới dạng Direct Subsidy Scheme (chương trình trực tiếp tài trợ) và các trường quốc tế tư thục.
Xếp hạng quốc tế
Hình ảnh |
Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao:
Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch không đặc hiệu), đáp ứng tức thì.
Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu), đáp ứng sau vài ngày với đặc điểm là khả năng "ghi nhớ".
Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt ("nhận diện") các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta".
Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật.
Từ nguyên
Từ miễn dịch hay miễn nhiễm liên quan đến các bệnh truyền nhiễm trong lịch sử. Người ta nhận thấy những bệnh nhân bị một bệnh nhất định nhưng đã khỏi có khả năng không mắc lại căn bệnh đó về sau (miễn), kể cả khi bệnh truyền nhiễm đó lan tràn với tính chất dịch.
Bạch Cầu
Có ba loại bạch cầu tham gia vào việc tiêu diệt vi rút khi xâm nhập vào cơ thể con người:
Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô chui ra khỏi mạch máu để tới ổ viêm, hình thành chân giả nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa
Tế bào B (limpho B) tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa vi khuẩn
Tế bào T (limpho T) nhận diện, tiếp xúc với vi khuẩn và tiết ra protêin đặc biệt làm tan tế bào bị nhiễm vi rút
Các loại miễn dịch
Miễn dịch tự nhiên
Có hai loại:
Các loại bệnh của gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, toi gà,... không thể xâm nhập được vào cơ thể người là miễn dịch bẩm sinh
Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...) đây là miễn dịch tập nhiễm
Miễn dịch nhân tạo
Có hai loại
Người nào đã từng được tiêm phòng (viêm gan B, viêm gan A, Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn,...) tỉ lệ nhiễm các bệnh này sẽ thấp hoặc không có, đây là miễn dịch chủ động
Khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) thường đến các bệnh viện hay cơ sở y tế để được chữa trị, uống các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút là miễn dịch bị động (miễn dịch khi đã mắc bệnh). |
Đại Uyên (từ chữ Hán: 大宛; bính âm: dàwǎn, Dayuan hay Dawan, nghĩa đen: Ionia lớn, một số tài liệu tiếng Việt phiên âm là Đại Uyển) là một dân tộc và quốc gia cổ ở Tây Vực thời nhà Hán, thuộc tộc người Ferghana ở thung lũng Ferghana ở Trung Á. Các cổ thư Trung Quốc như Sử ký và Hán thư miêu tả dân tộc này dựa trên các cuộc hành trình của nhà thám hiểm Trung Quốc Trương Khiên vào năm 130 TCN cũng như của các sứ giả khác sang Trung Á sau đó.
Vùng Đại Uyên thời cổ nổi tiếng với nhiều giống ngựa tốt trong đó có giống ngựa đen mõm trắng có một vệt trắng dọc giữa khuôn mặt và chân chấm trắng (Ngựa Đại Uyên).
Theo một số nhà nghiên cứu, Đại Uyên là người thuộc thế giới Hy Lạp. Biên niên sử từ Đế chế Trung Quốc mô tả Đại Uyên là một dân tộc định cư với đôi mắt tròn của một nền văn hóa Ấn-Âu. Cách sống của họ rất giống với người Bactria ở Vương quốc Hy Lạp-Bactria. Ngoài ra, người Đại Uyên được mô tả là thợ thủ công lành nghề, cư dân thành phố, người chăn ngựa và người yêu rượu vang.
Người Đại Uyên là hậu duệ của các kiều dân Hy Lạp được Alexandros Đại đế cho định cư tại Ferghana vào năm 329 TCN (xem Alexandria Eschate), họ đã phát triển thịnh vượng dưới thời các vương quốc Hy Lạp hóa như là nhà Seleukos và Vương quốc Hy Lạp-Bactria cho đến khi bị cô lập bởi sự di cư của người Nguyệt Chi vào khoảng năm 160 TCN. Tên gọi "Uyên" dường như là một sự chuyển tự đơn giản của từ yavana trong tiếng Phạn hoặc là của từ yona trong tiếng Pali, chúng được sử dụng trong suốt thời kỳ cổ đại ở châu Á để chỉ người Hy Lạp ("người Ionia"), vì thế Đại Uyên có nghĩa là "người Ionia Lớn" hay "người Hy Lạp Lớn".
Vào khoảng năm 100 TCN, Đại Uyên bị nhà Hán đánh bại trong chiến tranh Hán-Đại Uyên. Sự tác động qua lại giữa người Đại Uyên và người Trung Quốc về mặt lịch sử là then chốt, do nó đại diện cho một trong những tiếp xúc chính yếu giữa nền văn hóa phương Tây đô thị hóa và nền văn hóa Trung Quốc, mở đường cho sự hình thành của con đường tơ lụa kết nối phương Đông và phương Tây trao trao đổi vật chất và văn hóa từ thế kỷ I TCN tới thế kỷ XV. |
Hội quán Quảng Triệu có thể là một trong số các hội quán của người Hoa gốc Quảng Đông sau đây:
Hội quán Quảng Triệu (Thành phố Hồ Chí Minh): nằm trên đường Võ Văn Kiệt (Bến Chương Dương cũ), Quận 1
Hội quán Quảng Triệu (Cần Thơ): nằm trên đường đường Hai Bà Trưng, đối diện với Bến Ninh Kiều
Hội quán Quảng Triệu (Hội An): nằm trên đường Trần Phú tại khu phố cổ Hội An |
Formosa có thể là:
Đài Loan
Đài Loan Dân chủ
Tập đoàn nhựa Formosa (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành có trụ sở tại Đài Loan.
Formosa Vũng Áng, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) tại Việt Nam, chi nhánh của tập đoàn nhựa Formosa Plastics Group Đài Loan.
Tỉnh Formosa, nằm ở miền Bắc Argentina
Thành phố Formosa, thủ phủ của tỉnh Formosa, miền Đông bắc Argentina |
Đảo Ngọc có thể là:
Đảo Ngọc hay đảo Ngọc Sơn: nằm giữa Hồ Gươm, Hà Nội, nơi xây dựng đền Ngọc Sơn
Đảo Ngọc Vừng hay đảo Ngọc: một hòn đảo thuộc quần đảo Cát Bà
Đảo Ngọc hay cù lao Bãi Ngựa: là một hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Gành Rái, quản lý bởi chính quyền thành phố Vũng Tàu. Hòn đảo có diện tích nhỏ, chỉ khoảng 30 ha khi thủy triều xuống. Đảo là một bãi đầm phá bao quanh bởi rừng ngập mặn, chính giữa là đầm nước.
Biệt danh của đảo Phú Quốc.
Ngọc, đảo |
Ngói là loại vật liệu được thường sử dụng để lợp mái các công trình xây dựng. Tùy theo cách thức chế tạo, phương pháp sản xuất, nguyên liệu sản xuất, công nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng để có thể phân thành nhiều loại và nhiều tên gọi khác nhau.
Từ nguyên
Từ ngói là một từ Hán Việt cổ, bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của một từ tiếng Hán được viết bằng chữ Hán là “瓦”. Chữ Hán “瓦” có âm Hán Việt tiêu chuẩn hiện đại là ngoã. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của từ “瓦” là *C.ŋʷˤra[j]ʔ.
Phân loại ngói lợp
Ngói đất nung
Được chế tạo chủ yếu từ đất sét, qua các công đoạn phức tạp như ủ đất, cán, nhào, đùn ép, hút khí... để tạo thành những tấm nhỏ (galet). Sau quá trình phơi ủ sẽ chuyển sang tạo hình bằng phương pháp dập dẻo. Tùy theo hình dáng và vị trí sử dụng của sản phẩm cuối cùng, ngói được đặt những tên gọi khác nhau.
Ngói mộc được sấy tự nhiên hoặc cưỡng bức đến một độ ẩm cần thiết. Sản phẩm ngói mộc sau khi khô có thể tráng men hoặc không tráng men, được xếp vào lò nung. Dưới tác dụng của nhiệt, thông thường khoảng 1000 °C –1150 °C, đất sét kết khối, rắn chắc lại nên có độ hút nước thấp và hình dáng ổn định.
Một số công nghệ có thể thêm thiết bị, ngược lại một số lại bỏ bớt một vài công đoạn, tất cả đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Có thể nung ngói trong các lò thủ công hoặc lò tự động, lò liên tục hay gián đoạn. Ngói không tráng men chỉ cần nung 1 lần, riêng ngói tráng men có thể nung 1 hoặc 2 lần.
Ngói đất nung không tráng men (ngói đất truyền thống)
Ngói 22 v/m². Đây là loại ngói tuy không có tên gọi cụ thể nhưng là loại thông dụng nhất.
Ngói 20 v/m².
Ngói 10 v/m².
Ngói vảy cá, vảy rồng.
Ngói con sò.
Ngói hếch còn gọi là ngói mũi hài đơn (và kép).
Ngói liệt: còn gọi là ngói ván hoặc ngói bằng.
Ngói âm.
Ngói dương.
Ngói chữ S.
Ngói ống (hay ngói tiểu) – Ngói câu đầu.
Ngói úp nóc, ngói chạc 3, chạc 4, ngói đuôi, ngói rìa...
Ngói đất nung tráng men
Ngói tráng men: Các loại ngói đất nếu được phủ men gốm thông thường, sau khi nung xong được gọi là ngói tráng men.
Ngói lưu ly: Các loại ngói âm, dương, ống, câu đầu, trích thủy, liệt nếu được tráng men thanh lưu ly(青琉璃), hoàng lưu ly(黃琉璃) hoặc bích lưu ly(碧琉璃) thì được gọi là ngói lưu ly.
Ngói vỏ quế, tên chữ là ngói la-qua (羅堝瓦): là loại ngói ống tráng men nhưng nhỏ và dài hơn, không có chuôi ngói như ở ngói lưu ly
Ngói trang trí
Một số loại ngói trên được chế tạo với kích thước nhỏ, có thể tráng men hoặc không dùng để dán trên mái đã được đúc sẵn (thường là mái betông) được gọi là ngói trang trí vì chúng không có tác dụng chính là lợp (chống mưa nắng).
Ngói xi măng, ngói không nung hay ngói màu
Được chế tạo bởi vữa xi măng và sơn phủ bột màu. Vữa xi măng sau khi trộn được đổ vào khuôn kim loại, được nén chặt bằng búa gỗ (sản xuất thủ công) hoặc rung bằng máy (sản xuất công nghiệp). Sau đó chuyển sang công đoạn bảo dưỡng trong một thời gian nhất định.
Hiện nay, tại Việt Nam, các nhà sản xuất sử dụng hai loại công nghệ chính cho việc sơn phủ lên ngói xi măng: công nghệ khô và công nghệ ướt.
Với công nghệ phủ màu khô: Sơn acrylic được phun lên bề mặt ngói trong trạng thái khô sau khi sấy. Tiến trình này đơn giản như sơn nhà và việc chọn lựa màu sắc phun cho ngói cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, công nghệ này không đáp ứng được nhu cầu về độ bền của màu sắc cho sản phẩm. Sự gắn kết lỏng lẻo giữa lớp sơn acrylic và bề mặt ngói sẽ sớm bị bong tróc theo thời gian. Hơn thế nữa, màu sắc sẽ rất chóng phai do sơn acrylic có tính nhạy cảm cao với tia cực tím.
Trái ngược với công nghệ nêu trên là công nghệ phủ màu ướt WET on WET hiện đang được các nhà sản xuất ngói bê tông hàng đầu thế giới áp dụng. Công nghệ ướt nổi bật ở chỗ bột màu được hoà lẫn với vữa hồ và phun trực tiếp lên bề mặt viên ngói còn ướt, ngay sau khi ngói vừa được định dạng, nhằm tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa lớp màu sơn và bề mặt ngói. Thực tế kiểm nghiệm cho thấy với công nghệ này, màu sắc ngói được giữ lâu bền hơn so với ngói màu làm từ công nghệ khô.
Ngói composite
Một số nơi còn dùng ngói composite vì nó có hệ số giãn nở nhiệt tương thích khí hậu vùng đó, điều mà các loại ngói xi măng hay ngói đất nung không thể đáp ứng.
Ngói Ác - đoa
Ngói Ác - đoa (Ardoise): là loại ngói khai thác từ đá trầm tích của Pháp, có màu đen nhánh như than đá, hình dáng như kiểu ngói mũi hài hoặc có hình chữ nhật.
Một số kiểu lợp ngói
Kiểu lợp ngói xi măng
1. Lắp đặt cây mè sao cho khoảng cách giữa các cây mè đều nhau và nằm trong khoảng 320 – 340 mm. Riêng cây mè dưới cùng phải cách điềm mái 345 mm và cặp 2 cây mè trên nóc cách nhau chừng 40 – 60 mm.
2. Đặt lần lượt từng viên ngói vào khung theo chiều hướng lên từ hàng thấp nhất.
3. Lắp vít vào ngói để giữ viên ngói ổn định tại mỗi 2 hàng.
4. Không trám vữa vào khoảng trống rìa cũng như không tạo những lỗ nhỏ với đường kính 6mm tại rãnh thoát nước trên viên ngói dọc theo chiều dài rìa.
5. Cắt ngói dọc hông sao cho rãnh của chúng càng nhỏ càng tốt. Không trét vữa phủ lên khoảng trống hông mái và không cần tạo lỗ dọc theo hông mái.
6. Phải dùng miếng xốp hay giẻ khô để làm sạch vết vữa xi-măng trên ngói chính và ngói nóc khi vữa có màu trắng (vữa khô).
7. Sơn phủ vữa bằng sơn lên vữa dọc theo nóc và hông mái, đồng thời không là sơn rớt lên ngói chính và ngói nóc.
8. Khoảng cách ngói tại khe mái khoảng chừng 30-50mm và dùng sơn để sơn tại gờ viên ngói được cắt.
9. Không dùng vữa gắn giữa 2 viên ngói nóc, tại giữa ngói nóc với ngói hông mái và xung quanh khe mái bằng mọi cách.
Kiểu lợp thông thường
Trên một mái đã được lắp đặt gỗ hoàn chỉnh, người thợ tính chỉ cần đặt những viên ngói sát nhau hoặc chồng lên nhau theo các gờ chỉ đã được định hình trên viên ngói. Tại các vị trí như nóc, bờ quyết hoặc các chỗ giao của mái, người ta có thể dùng ngói úp nóc, ngói chạc 3, chạc 4 để úp vào và dán lại bằng hồ vữa xi măng.
Một số vùng hay có gió bão, người ta phải xâu dây thép vào những lỗ đã được đục sẵn trên viên ngói và cố định chúng bằng cách buộc vào phần gỗ hoặc sắt bên dưới.
Kiểu lợp ngói lưu ly
Một số thuật ngữ
Nê ngõa tượng cục: xưởng chuyên sản xuất gạch ngói.
Nê ngõa tượng: thợ lợp ngói.
Ngõa Tượng (nghĩa đen là thợ ngói): là một cựu tích được lưu lại qua địa danh Ngõa Tượng, là tên gọi một xóm nhỏ nằm giữa hai làng La Khê và Địa Linh, thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nơi có nhiều người làm nghề này.
Ngày nay, người ta dùng thuật ngữ nghệ nhân hoặc thợ chính, thợ kép... để chỉ những người thợ có khả năng lợp ngói lưu ly.
Ví dụ: Trương Văn Ấn được phong là nghệ nhân nề ngoã, gia đình ông đã có 7 đời làm nghề này.
Gầy nóc (hay còn gọi là gầy mái)
Trên một mái đã được lắp đặt gỗ hoàn chỉnh, người thợ tính toán để đặt những viên ngói đầu tiên tại nóc và khoá chặt chúng bằng hồ vữa truyền thống hoặc vữa xi măng. Thực chất chính là thao tác sắp xếp, định vị và liên kết các viên ngói tại vị trí góc trên của mái (bờ nóc, bờ quyết)cho công đoạn lợp mái sau này. Trong quá trình gầy mái, ngoài việc định vị, sắp xếp các ngói theo quy cách truyền thống, người thợ còn phải căn chỉnh cho các viên ngói được nằm trên cùng một mặt phẳng, tạo bằng vữa lợp và ngói liệt không men. Dùng hồ vữa truyền thống hoặc vữa xi măng để hoàn thiện bờ nóc, bờ quyết.
Trên đây là những công đoạn khó khăn nhất, đòi hỏi kỹ thuật cao và chiếm nhiều thời gian nhất, bởi những viên đầu tiên sẽ làm căn cứ hay làm chuẩn để lợp ngói phần mái còn lại. Dựa theo hàng ngói đã được định vị ở bờ nóc, bờ quyết, các viên ngói âm dương tiếp tục được xếp dần từ trên xuống dưới. Viên cuối cùng được khóa lại, và cũng để trang trí bằng các viên ngói câu đầu và trích thủy.
Lắp dựng con giống
Các con giống như rồng, phụng, tứ linh... hoặc các hình khối trang trí khác có thông thường được chế tạo từ trước được vận chuyển và lắp dựng tại những vị trí cần thiết như đỉnh nóc, đầu hồi...
Lợp ngói liệt chiếu
Liệt chiếu là loại ngói liệt được phủ men toàn bộ một mặt ngói; khi lợp, phần men hướng xuống dưới. Ngói liệt chiếu có tác dụng làm thành một mặt phẳng để dán các loại ngói khác lên trên; mặt men hướng xuống dưới để làm đẹp cho mái khi nhìn từ dưới lên.
Theo chiều dốc mái từ trên xuống, cứ cách khoảng vài lối ngói liệt chiếu, người ta phải đóng thêm những thanh gỗ nhỏ, dài (gọi là lách chặn) để ngăn chặn sự trượt của mái ngói, nếu mái càng dốc, số lượng lách chặn phải tăng.
Kích thước cơ bản là: 180 mm × 140 mm.
Lợp ngói liệt độn hay liệt thí
Là loại ngói liệt không men, được dán trên lớp liệt chiếu, có thể từ 1 đến 3 lớp. Tác dụng của nó là khoá chặt lớp liệt chiếu, tạo mặt phẳng (hơn) để dán các loại ngói khác lên trên.
Lợp mái ngói chính
Mái ngói âm dương (Ngói lưu ly)
Từ ngàn xưa thì ngói âm dương đã gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp bất cứ nơi đâu trên đất Việt, từ phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ kính, hay những mái nhà quen thuộc nơi phố xá hay làng quê. Ngói âm dương ra đời tại Việt Nam là một thành quả, một sự sáng tạo của con người trong suốt quá trình lao động miệt mài. Đây là thành quả đáng trân trọng trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Nó được sử dụng khá phổ biến trên khắp vùng miền chữ S này. Mái ngói cùng đường nét hoa văn chạm khắc nâng niu được xuất hiện từ các tỉnh miền núi phía Bắc, đến miền Trung, miền Nam. Chính mái ngói đã khiến ngôi nhà mang một vẻ đẹp hoài cổ, sang trọng, trở thành một nét đẹp văn hóa trong bản sắc người Việt.
Ngói âm và ngói dương có hình như là một phần của hình chóp cụt bị cắt bởi một mặt phẳng song song trục tâm, nó có một đầu lớn và một đầu bé. Ngói dương là ngói được tráng men một phần ở mặt lồi, còn ngói âm là ngói được tráng men một phần ở mặt lõm.
Kích thước cơ bản (đầu lớn nhất - đầu bé nhất - chiều dài viên ngói) là: 240-220-240 hoặc 210-190-210 mm. Chưa thấy có tài liệu nào nói về bán kính cong của loại ngói này.
Khi lợp ngói, các viên hàng trên lợp trùm lên 2/3 viên ở ngay hàng sát dưới. Ngói âm lợp dưới, ngói dương lợp úp lên trên khe tạo bởi hai viên ngói âm trên cùng hàng ngang để làm kín nước. Trọng lượng của 1 m² ngói âm dương từ 160–180 kg trong trường hợp ngói hoàn toàn khô.
Liên kết giữa ngói âm và ngói dương là lớp vôi vữa truyền thống hoặc vữa xi măng thông thường. Nếu chất lượng ngói và kỹ thuật lợp không tốt, đặc biệt vào mùa mưa ở Huế, trọng lượng mái thường tăng do độ hút nước của ngói, điều này có thể làm ảnh hưởng đến hệ khung kết cấu công trình. Kinh nghiệm của thợ lợp để mái khỏi bị dột vào mùa mưa là làm sao tạo một độ rỗng nhất định phía dưới viên ngói dương. Ở hàng ngói cuối cùng (tính từ trên xuống), người ta sử dụng ngói câu đầu (鉤頭瓦) hoặc trích thủy (滴水瓦) để tăng độ thẩm mỹ của mái ngói.
Trong xây dựng, đối với các lớp ngói hoàn thiện trên cùng, cần có chú trọng đặc biệt về đường phân thủy và số lượng hàng ngói đếm theo chiều dọc công trình. Số lượng trung bình số viên ngói (cả âm và dương) cho 1 m² mái lợp là 84 viên khi lợp theo đúng công nghệ truyền thống.
Ngói âm dương với ưu điểm độ bền cao, cấu trúc thiết kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông thường được sử dụng cho các công trình hành chính nhà nước hoặc nhà tầng lớp cao, quan lại, kiến trúc tôn giáo.
Mái ngói âm ống
Gọi là mái ngói âm ống vì dùng hai loại ngói: ngói âm (tương tự trên) và ngói ống. Ngói ống là loại ngói có hình ống hai bậc hoặc hình chóp cụt bị cắt bởi mặt phẳng trùng với tâm ống, và được tráng men một phần của mặt lồi.
Kích thước cơ bản (chiều dài toàn bộ - chiều dài hữu ích - đường kính lớn nhất) là: 300-240-170 hoặc 230-180-120 mm.
Về cách lợp, có thể nói tương tự kiểu lợp ngói âm dương. Tuy nhiên vì kích thước viên ngói ống có khác so với ngói dương nên số lượng ngói khác nhau.
Ở hàng ngói cuối cùng (tính từ trên xuống), người ta sử dụng ngói câu đầu hoặc trích thủy để tăng độ thẩm mỹ của mái ngói.
Mái ngói liệt men
Gọi là mái ngói liệt men là do dùng lớp ngói liệt tráng men. Khác với ngói liệt chiếu, viên ngói liệt này chỉ được tráng men một phần trên bề mặt.
Kích thước cơ bản (chiều dài - chiều dài hữu ích - chiều rộng) là: 180-10-180 mm.
Khi lợp, các viên ngói được đan cài nhau theo kiểu lòn ba hoặc lòn tư (lóng ba, lóng tư).
Một số kiểu đặc biệt khác
Với một mái đã được đúc bêtông, người ta có thể tạo hình mái ngói bằng hồ vữa hoặc dán lên bất cứ loại ngói nào người ta yêu thích và có thể gọi đó là mái ngói giả hay mái giả ngói hay giả mái ngói...
Trong trường hợp này, ngói có chức năng trang trí là chủ yếu. Chức năng bao che chống mưa nắng chỉ còn là yếu tố phụ |
MM có thể chỉ đến:
M&M's, nhãn hiệu sôcôla
Số 2.000 hay năm 2000 trong chữ số La Mã
Mega ManCử nhân Quản lý
Myanmar (MM)
1 triệu, trong tài chính Anh/Mỹ (ý nói 1000 nhân 1000)
Marilyn Monroe
Mm có thể chỉ đến:
Mêgamét
mm có thể chỉ đến:
Milimét
Danh sách các từ kết hợp từ hai chữ cái |
Günter Wilhelm Grass (16 tháng 10 năm 1927 – 13 tháng 4 năm 2015) là một nhà văn người Đức đoạt Giải Nobel Văn học năm 1999.
Tiểu sử
Thời niên thiếu
Ông sinh ngày 16 tháng 10 năm 1927 ở Danzig-Langfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan. Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, thành phố quê hương ông cũng như những ngày thơ ấu sống ở đây đã là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai ông đã tình nguyện đăng ký tòng quân cho quân đội Đức Quốc xã khi 15 tuổi. Vào ngày 10 tháng 11 năm 1944, khi 17 tuổi, ông được gọi vào sư đoàn tăng SS số 10 "Frundsberg" của Waffen-SS Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 ông bị bắt làm tù binh tại Marienbad và đã ở trong trại giam tù binh cho đến ngày 24 tháng 4 năm 1946. Khi bị bắt giam Grass đã tự nhận với người Mỹ rằng ông là thành viên của Waffen-SS. Thế nhưng mãi đến tháng 8 năm 2006 ông mới công khai thừa nhận việc này. Trước đó, trong các tiểu sử đã được công bố của nhà văn, ông chỉ là thiếu niên phụ giúp cho lực lượng phòng không trong năm 1944 và sau đó được gọi đi lính
Thời gian học tập và gia đình
Trong thời gian 1947/1948 ông thực tập tại một thợ đá ở Düsseldorf. Chính những năm tháng lao động này đã cho ông nhiều kinh nghiệm quý và ảnh hưởng đến những tác phẩm của ông sau này.
Trước khi chuyển sang viết văn, ông đã học hội họa và điêu khắc ở Viện Nghệ thuật Düsseldorf (Kunstakademie Düsseldorf) từ năm 1948 cho đến 1952 và tiếp tục học tại Đại học Mỹ thuật Berlin (Universität der Künste Berlin) từ năm 1953 đến năm 1956, là học trò của nhà điêu khắc Karl Hartung. Sau đó ông sống tại Paris cho đến năm 1959. Năm 1960 ông lại chuyển về Berlin-Friedenau, nơi ông cư ngụ đến năm 1972. Từ 1972 đến 1987 ông sống tại Wewelsfleth ở bang Schleswig-Holstein.
Năm 1954 ông kết hôn với bà Anna Schwarz. Từ đầu năm 1956 cho đến đầu năm 1960 ông cùng vợ sống tại Paris, nơi bản thảo của quyển Cái trống thiếc ra đời. Hai anh em sinh đôi Franz và Raoul ra đời tại đấy trong năm 1957. Năm 1961, sau khi trở về Berlin là người con gái Laura, tiếp theo đấy năm 1965 là con trai Bruno và năm 1974 là con gái Helene. Cuộc hôn nhân với Anna Schwarz tan rã năm 1978. Năm 1979 ông kết hôn với Ute Grunert và sống với bà ở Ấn Độ, phần nhiều là ở Kolkata từ tháng 8 năm 1986 cho đến tháng 1 năm 1987.
Thời gian sáng tạo và hoạt động chính trị
Từ 1956 đến 1959, ông tham gia hoạt động điêu khắc, hội họa và cả viết văn ở Paris, và sau đó là ở Berlin. Trong thời gian này, những tác phẩm đầu tiên của ông đã ra đời: bài thơ đầu tiên được xuất bản năm 1956 và vở kịch đầu tiên ông viết năm 1957. Thế nhưng, phải đến 1959, với cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Cái trống thiếc (Die Blechtrommel), ông mới thực sự được văn đàn thế giới nhìn nhận. Và cũng với tác phẩm này ông đã được trao Giải Nobel Văn họcnăm 1999 – tuy hơi muộn nhưng nó mang một ý nghĩa đặc biệt bởi nó rơi vào năm bắc cầu giữa hai thế kỷ 20 và 21.
Vào năm 1955, ông tham gia Nhóm 47 (Gruppe 47) do Hans Werner Richter và Alfred Andersch sáng lập ở München năm 1947 và giải tán năm 1977, với khuynh hướng dân chủ, đấu tranh khắc phục những hậu quả chiến tranh do phát xít để lại.
Năm 1960, ông tham gia vào Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) ở Đức và trở thành một nhân vật quan trọng của đảng này. Ông đã tham gia vào chiến dịch tranh cử của đảng và là người phát ngôn của đảng cũng như của Willy Brandt – người lãnh đạo của đảng. Trong thời gian này, ông đã có nhiều bài phát biểu cũng như bài bình luận chính trị để ủng hộ cho một nước Đức thoát khỏi sự cuồng tín, cũng như những tư tưởng chuyên chế. Thế nhưng ông cũng thường làm mất lòng trong nội bộ của đảng SPD vì những quan điểm của mình. Năm 1992 Grass rút ra khỏi đảng SPD nhưng vẫn tiếp tục hoạt động chính trị và ủng hộ cho những tư tưởng của Đảng Dân chủ Xã hội.
Từ 1983 đến 1986, ông giữ chức giám đốc Học viện Nghệ thuật Berlin. Trong thời gian 1989–1990, ông đã có những quan điểm phản đối sự chia cắt nước Đức thành hai phần.
Ông đã được trao nhiều giải thưởng, trong đó có thể kể như Giải Georg Büchner năm 1965, Giải thưởng Fontane năm 1968, Giải thưởng Premio Internazionale Mondello năm 1977, huy chương Alexander-Majakowski ở Gdansk năm 1979, Giải thưởng Antonio Feltrinelli năm 1982, Huy chương Hermann Kesten năm 1995... và đặc biệt nhất là Giải Nobel Văn học năm 1999 cho tác phẩm Cái trống thiếc của ông.
Ông cũng là giáo sư danh dự của Đại học Kenyon và Đại học Harvard.
Ngày nay ông sống gần thành phố Lübeck, nơi có Nhà Günter Grass với phần lớn các tác phẩm nguyên bản về nghệ thuật và văn học của ông.
Nội dung chính của những tác phẩm
Gunter Grass được coi là người phát ngôn cho một thế hệ của Đức bị bầm dập còn lại sau chủ nghĩa Đức quốc xã. Ông biết rất rõ những chấn thương tinh thần cũng như những bệnh lý còn sót lại ở xã hội Đức sau thơì kỳ Đức quốc xã.
Hầu hết các tiểu thuyết của ông đều là những câu chuyện ngụ ngôn hiện đại, nhưng cười ra nước mắt. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm Cái trống thiếc của ông - ở đây dưới con mắt của nhân vật chính là Oscar – một con người chỉ cao 94 cm, với vẻ bề ngoài của một đứa trẻ mãi mãi lên ba, nhưng có sự già dặn trong trí tuệ của người trưởng thành, một thế giới nhố nhăng kệch cỡm mà bí hiểm với những con người bị vùi lấp dưới đổ nát của lịch sử đã hiện ra rõ ràng.
Tình yêu cho thành phố quê hương Danzig cũng được ông đưa vào tác phẩm của mình. Danzig - một thành phố đã mất, một thành phố bị tranh giành giữa các nước láng giềng - đã được ông miêu tả với những dòng không mảy may bi lụy, nhưng vẫn thấy rõ Danzig là nỗi đau của ông. Ông đã viết hẳn một bộ truyện dài 3 tiểu thuyết về Danzig với Cái trống thiếc là phần đầu và sau đó là Mèo và Chuột (Katz und Maus – 1961) và Những Năm Chó (Hundejahre - 1963).
Và gần đây nhất là Bò Ngang (Im Krebsgang – 2003) cũng là một câu chuyện về quá khứ. Sau Cái trống thiếc một thời gian dài, thì Bò Ngang là cuốn tiểu thuyết được xem là thành công thứ hai. Câu chuyện trong Bò Ngang kể về con tàu Wilhem Gustloff bị bắn chìm, một con tàu du lịch chuyển sang chuyên chở dân tị nạn. Con tàu này bị tàu ngầm Liên Xô bắn chìm vào tháng 1 năm 1945. Chín nghìn người chết chìm dưới đáy biển Baltic là một thảm họa đường thủy lớn nhất trong lịch sử.
Cuốn Bò Ngang là câu chuyện kể rất quyến rũ người đọc về tấn bi kịch trên biển, qua đó thể hiện cách nhìn hiện nay các thế hệ người Đức về quá khứ mà không một chút sợ hãi.
Những tác phẩm
Tiểu thuyết
Die Blechtrommel (Cái trống thiếc – 1959)
Katz und Maus (Mèo và Chuột – 1961)
Hundejahre (Những Năm Chó – 1963)
Örtlich betäubt (Gây tê cục bộ - 1969)
Aus dem Tagebuch einer Schnecke (1972)
Der Butt (1979)
Das Treffen in Telgte (1979)
Kopfgeburten oder Die Deutschen sterben aus (1980)
Die Rättin (1986)
Unkenrufe (1992)
Ein weites Feld (Cả một câu chuyện - 1995)
Mein Jahrhundert (1999)
Im Krebsgang (Bò ngang - 2002)
Beim Häuten der Zwiebel (Bóc vỏ củ hành - 2006)
Thơ
Die Vorzüge der Windhühner (1956)
Gleisdreieck (1960)
Ausgefragt (1967)
Letzte Tänze (2003)
Gesammelte Gedichte (1971)
Letzte Tänze (2003)
Lyrische Beute (2004)
Dummer August (2007)
Kịch
Die bösen Köche. Ein Drama. (1956)
Hochwasser. Ein Stück in zwei Akten. (1957)
Onkel, Onkel. Ein Spiel in vier Akten. (1958)
Die Plebejer proben den Aufstand. (1966)
Theaterspiele.. (1970)
Các tác phẩm khác
Briefe über die Grenze (1968, viết cùng với Pavel Kohout)
Über das Selbstverständliche (1968)
Der Bürger und seine Stimme (1974)
Denkzettel (1978)
Widerstand lernen (1984)
Zunge zeigen (1988)
Rede vom Verlust (1992)
Ein Schnäppchen namens DDR'' (1993)
Những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt
Cái trống thiếc – Dương Tường dịch – Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn 2002
Bò ngang – Anh Thư dịch – Nhà Xuất Bản Phụ Nữ 2004 |
JSF là viết tắt của JavaServer Faces, một bản miêu tả kĩ thuật giúp đơn giản hóa việc phát triển giao diện cho các ứng dụng Web viết bằng Java bằng cách dùng các thành phần dùng lại được (reusable components).
JSF là một bộ khung (framework) phát triển các ứng dụng Web viết bằng Java nhằm làm đơn giản hóa quá trình phát triển giao diện người dùng cho các ứng dụng J2EE. Để tạo ra giao diện hiển thị, JSF dùng dạng cấu trúc cây của các thẻ, mỗi thẻ là một thành phần giao diện (component) và FacesServlet servlet sẽ thực hiện công đoạn chuyển đổi ra giao diện tương ứng cho người dùng với định dạng HTML. Ngoài ra, JSF cũng có thể sử dụng các kĩ thuật hiển thị khác, như XUL. JSF bao gồm:
Một tập các hàm API để biểu diễn các thành phần UI (giao diện người dùng) và quản lý trạng thái của chúng, xử lý các sự kiện và kiểm tra dữ liệu đầu vào, quy định việc di chuyển trang (page navigation), hỗ trợ tính đa ngôn ngữ và hỗ trợ cho người sử dụng (accessibility)
Một số thành phần (component) có sẵn
Hai thư viện chứa các thẻ tùy biến JSP (JavaServer Pages custom tag) để có thể biểu diễn một JavaServer Faces interface bên trong một trang JSP.
Mô hình sự kiện ở phía máy chủ (server-side event model)
Khả năng quản lý trạng thái
Managed Beans (JavaBeans được tạo bằng dependency injection - xem thêm Spring framework)
Bản miêu tả kĩ thuật JSF được quy định trong JSR 127 của Quá trình Cộng đồng Java.
Mục tiêu của JSF
8 mục tiêu thiết kế sau là lý do cho sự ra đời của JSF:
Tạo ra một bộ khung gồm các thành phần giao diện người dùng chuẩn (standard GUI component framework) nhằm giúp cho các công cụ phát triển dễ dàng hơn cho người dùng trong việc tạo GUI chất lượng cao đồng thời quản lý các kết quả của GUI với xử lý thực thi của chương trình.
Định ra một tập các lớp cơ sở của Java (lightweight Java base classes) biểu diễn cho các thành phần UI, trạng thái mỗi thành phần, và các sự kiện đầu vào. Những lớp này sẽ xử lý những vấn đề liên quan đến chu kì sống của GUI, đặc biệt là quản lý trạng thái trong suốt chu trình sống của một trang của thành phần GUI đó.
Cung cấp một tập các thành phần GUI chung, bao gồm các thành phần HTML form input. Những thành phần này sẽ được dẫn xuất từ tập đơn giản các lớp cơ sở (đề cập ở #1) đề từ đó có thể định ra các thành phần mới.
Cung cấp một mô hình JavaBeans để có thể truyền đi (dispatch) các sự kiện từ các GUI controls phía máy khách đến các xử lý hiện thực cụ thể từ phía ứng dụng máy chủ.
Định ra các hàm APIs để kiểm chứng dữ liệu nhập, bao gồm hỗ trợ kiểm chứng từ phía máy chủ.
Chỉ định một mô hình để có thể đa ngôn ngữ hóa hay địa phương hóa các GUI.
Khởi tạo tự động dữ liệu ra phù hợp cho máy khách đích, dựa vào mọi dữ liệu cấu hình ở máy khách đó, bao gồm cả dựa vào phiên bản trình duyệt, ví dụ.
Việc khởi tạo tự động dữ liệu ra còn kèm theo các đòi hỏi về hỗ trợ người dùng (accessibility), được quy định bởi WAI.
Đặc điểm
Mô hình của JSF là mô hình xử lý hướng sự kiện giống như trong các ứng dụng GUI truyền thống, sự khác biệt là nó được áp dụng cho các ứng dụng Web.
Các phiên bản JSF
JSF 1.0 - bản miêu tả kĩ thuật của JSF chính thức đầu tiên
JSF 1.1 - bản sửa lỗi chính thức. Không có thay đổi về kĩ thuật hay HTML renderkit.
JSF 1.2 - bản chính thức chuẩn bị ra mắt và được miêu tả bởi JSR 252.
những cải tiến để cung cấp những giải pháp tạm thời cho vấn đề trộn lẫn nội dung (content-interweaving problem) được nói đến tại http://www.onjava.com/pub/a/onjava/2004/06/09/jsf.html
cung cấp các XML Schema cho các file cấu hình, thay cho việc dùng DTD
các cải tiến để cho phép các 'faces applications có thể xử lý nhiều khung (multi-frame), hay các thiết kế đa cửa sổ người dùng (multi-window UI)
các cải tiến thư viện thể f: để nâng cao TCK coverage, các sự kiện liên quan chu trình sống của f:view, và một số đặc tính nhỏ khác
các cải tiến trong việc hỗ trợ trang trí cho các đối tượng API
cải tiến an ninh cho phía trình khách trong việc lưu giữ trạng thái
giải quyết vấn đề "duplicate button press"
tổ chức lại bản miêu tả kĩ thuật theo từng phần tiêu chuẩn (normative''), và không tiêu chuẩn, để giúp cho việc hiện thực dễ dàng hơn.
Các sửa lỗi cho portlet'''
Một số sửa lỗi đòi hỏi sự thay đổi chút ít trong bản miêu tả kĩ thuật
Các hiện thực của JSF
Có hai hiện thực cho JSF được biết cho đến nay:
JSF Reference Implementation của Sun Microsystems
Dự án MyFaces của Apache
Công cụ
ICEfaces : Complete Ajax-enabled JSF component library.
Rialto JSF : JSF encapsulation of Rialto. |
Than cốc là một loại nhiên liệu xám, cứng và xốp có hàm lượng cacbon cao và ít tạp chất, được tạo ra bằng cách nung nóng than mỡ hoặc dầu trong môi trường yếm khí - một quá trình chưng cất phá hủy. Nó là một sản phẩm công nghiệp quan trọng, được sử dụng chủ yếu trong nấu luyện quặng sắt, nhưng cũng là một loại nhiên liệu trong bếp lò và lò rèn khi ô nhiễm không khí là một mối lo ngại.
Thuật ngữ "than cốc" khi không nói rõ ràng thường được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ than bitum có hàm lượng tro và lưu huỳnh thấp bằng một quá trình gọi là luyện cốc. Một sản phẩm tương tự được gọi là than cốc dầu mỏ, hay petcoke, được lấy từ dầu thô trong các nhà máy lọc dầu. Than cốc cũng có thể được hình thành tự nhiên bởi các quá trình địa chất.
Lịch sử
Trung Quốc
Các nguồn lịch sử có niên đại từ thế kỷ 4 mô tả việc sản xuất than cốc ở Trung Quốc cổ đại. Người Trung Quốc lần đầu tiên sử dụng than cốc để sưởi ấm và nấu ăn vào khoảng thế kỷ 9. Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 11, những người thợ rèn Trung Quốc ở thung lũng sông Hoàng Hà đã bắt đầu cung cấp nhiên liệu cho lò nung của họ bằng than cốc, giải quyết vấn đề nhiên liệu của họ trong khu vực thưa thớt cây cối.
Anh
Năm 1589, một bằng sáng chế đã được cấp cho Thomas Proctor và William Peterson để chế tạo sắt và thép và nấu chảy chì bằng "than đất, than biển, đất cỏ và than bùn". Bằng sáng chế này chứa một ám chỉ khác biệt đến việc chuẩn bị than bằng cách "nấu". Năm 1590, một bằng sáng chế đã được cấp cho Trưởng tu viện York để "lọc sạch than đá và giải phóng nó khỏi mùi khó chịu". Năm 1620, một bằng sáng chế đã được cấp cho một hội gồm William St. John và các hiệp sĩ khác, đề cập đến việc sử dụng than cốc trong nấu luyện quặng và sản xuất kim loại. Năm 1627, một bằng sáng chế đã được cấp cho Sir John Hacket và Octavius de Strada với phương pháp làm than biển và than mỏ trở thành hữu ích như than củi để sưởi đốt trong nhà mà không bị khó chịu do mùi hay khói.
Năm 1603, Hugh Plat cho rằng than mỏ có thể được đốt thành than tựa như than củi theo cách thức tương tự như cách mà người ta sản xuất than củi từ củi, gỗ. Quy trình này không được sử dụng cho đến năm 1642, khi than cốc được sử dụng để rang mạch nha ở Derbyshire; trước đây, các nhà sản xuất bia đã sử dụng gỗ, vì than không hóa thành than cốc không thể sử dụng trong sản xuất bia vì hơi khói lưu huỳnh của nó sẽ tạo ra mùi vị khó chịu cho bia. Nó được coi là một sự cải thiện về chất lượng, và mang lại một "sự thay đổi mà tất cả người Anh ngưỡng mộ" - quy trình than cốc cho phép nướng mạch nha nhẹ hơn, dẫn đến việc tạo ra loại bia nhạt vào cuối thế kỷ 17 gọi là pale ale.
Năm 1709, Abraham Darby I đã lập một lò cao đốt than cốc để sản xuất gang đúc. Cường độ chịu nén vượt trội của than cốc cho phép lò cao trở nên cao hơn và lớn hơn. Sự sẵn có của sắt rẻ tiền là một trong những yếu tố dẫn đến Cách mạng Công nghiệp. Trước thời điểm này, luyện sắt đã sử dụng một lượng lớn than củi, được sản xuất bằng cách đốt củi. Khi việc trồng rừng không thể đáp ứng nhu cầu, việc thay thế than củi bằng than cốc đã trở nên phổ biến ở Anh và than cốc được sản xuất bằng cách đốt than thành từng đống trên mặt đất sao cho chỉ lớp bên ngoài bị đốt cháy, để lại phần bên trong đống ở trạng thái cacbon hóa. Vào cuối thế kỷ 18, lò nướng tổ ong bằng gạch được phát triển, cho phép kiểm soát nhiều hơn quá trình đốt cháy.
Năm 1768, John Wilkinson đã xây dựng một lò nung thực tế hơn để chuyển đổi than thành than cốc. Wilkinson đã cải thiện quy trình bằng cách vun các đống than xung quanh một ống khói thấp ở trung tâm được xây dựng bằng gạch rời và có các lỗ cho khí đốt đi vào, dẫn đến sản lượng cao của than cốc tốt hơn. Với khả năng lớn hơn trong việc đốt, bao phủ và dập tắt các đống, năng suất đã tăng từ khoảng 33% lên đến 65% vào giữa thế kỷ 19. Ngành công nghiệp sắt của Scotland đã mở rộng nhanh chóng trong nửa sau thế kỷ 19, thông qua việc áp dụng quy trình thổi khí nóng trong các khu vực khai thác than của mình.
Vào năm 1802, một cụm các lò tổ ong đã được thiết lập gần Sheffield để luyện cốc từ than từ vỉa Silkstone dùng trong quá trình nấu luyện thép nồi nung. Đến năm 1870 đã có 14.000 lò tổ ong hoạt động trên các vùng bờ biển West Durham, có khả năng sản xuất than cốc. Để đo lường mức độ mở rộng của sản xuất than cốc, người ta ước tính rằng các yêu cầu của ngành công nghiệp sắt là khoảng một năm vào đầu những năm 1850, trong khi đến năm 1880, con số này đã tăng lên , trong đó khoảng được sản xuất tại hạt Durham, ở vùng đồng cỏ Nam Wales và ở Yorkshire và Derbyshire.
Trong những năm đầu tiên của đầu máy xe lửa hơi nước, than cốc là nhiên liệu thông thường. Điều này là kết quả của một phần sớm của pháp luật môi trường; bất kỳ đầu máy được đề xuất nào cũng phải "thiêu đốt hết khói của chính nó". Điều này không thể đạt được về mặt kỹ thuật cho đến khi vòm gạch buồng đốt được sử dụng, nhưng việc đốt than cốc, với lượng phát thải khói thấp, được coi là đáp ứng yêu cầu. Quy tắc này đã bị lặng lẽ rút bỏ, và than rẻ hơn trở thành nhiên liệu thông thường, khi đường sắt được công chúng chấp nhận.
Hoa Kỳ
Ở Mỹ, lần đầu tiên sử dụng than cốc trong lò luyện sắt vào khoảng năm 1817 tại lò luyện puddling Plumsock của Isaac Meason và nhà máy cán kim loại ở quận Fayette, Pennsylvania. Vào cuối thế kỷ 19, mỏ khai thác ở tây Pennsylvania cung cấp một nguồn nguyên liệu phong phú cho luyện cốc. Vào năm 1885, Công ty than và sắt Rochester và Pittsburgh xây dựng chuỗi lò luyện cốc dài nhất thế giới ở Walston, Pennsylvania, với 475 lò có chiều dài 2 km (1,25 dặm). Sản lượng của họ đạt 22.000 tấn mỗi tháng. Lò luyện cốc Minersville ở quận Huntingdon, Pennsylvania, đã được liệt kê trên Sổ đăng ký quốc gia về địa danh lịch sử năm 1991.
Từ năm 1870 đến 1905, số lượng lò tổ ong ở Mỹ đã tăng vọt từ khoảng 200 lên đến gần 31.000, sản xuất gần 18.000.000 tấn than cốc chỉ riêng ở khu vực Pittsburgh. Một người quan sát khoe rằng nếu được đưa lên tàu, thì "sản xuất hàng năm sẽ tạo thành một chuyến tàu dài đến nỗi động cơ phía trước sẽ đến San Francisco và quay trở lại Connellsville trước khi toa cuối cho người bảo vệ tàu được đưa ra khỏi lập tàu Connellsville!" Số lượng lò tổ ong ở Pittsburgh đạt đỉnh vào năm 1910 với gần 48.000.
Mặc dù tạo ra một loại nhiên liệu chất lượng hàng đầu, nhưng luyện cốc đã làm tổn hại cảnh quan xung quanh. Sau năm 1900, thiệt hại nghiêm trọng về môi trường của luyện cốc lò tổ ong đã thu hút sự chú ý cấp quốc gia, mặc dù thiệt hại đã phiền toái cho quận trong nhiều thập kỷ. Khói và khí từ một số lò phá hủy tất cả các thảm thực vật xung quanh các cộng đồng khai thác nhỏ, như W. J. Lauck của Ủy ban Di trú Hoa Kỳ ghi nhận vào năm 1911. Đi qua khu vực trên tàu, Charles van Hise chủ tịch Đại học Wisconsin đã nhìn thấy những dãy dài lò tổ ong từ đó ngọn lửa bùng phát và những đám khói dày đặc tỏa ra, làm cho bầu trời tối đen. Vào ban đêm, khung cảnh được diễn tả là chói lọi bởi vô số hố đang cháy này đến mức không thể kể xiết. Các lò tổ ong làm cho toàn bộ khu vực sản xuất than cốc trở thành một bầu trời buồn tẻ: không vui vẻ và không lành mạnh."
Phân loại than cốc
Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng than cốc được phân chia theo các nhóm cơ, lý, hóa học.
Các chỉ tiêu vật lý chính bao gồm: Cỡ hạt, độ ẩm, tỷ trọng riêng. Tỷ trọng riêng của than cốc khi đổ thành đống khoảng 0,77. Như thế, nó là vật liệu xốp với khá nhiều lỗ rỗng. Nói chung, than cốc luyện kim được phân loại theo cỡ hạt thành cốc cám (Breeze coke), cốc vụn (Nut coke), cốc lò cao (BF coke) và cốc lò đúc (Foundry coke).
Các chỉ tiêu hóa học chính bao gồm: Cacbon cố định, chất bốc, độ tro, lưu huỳnh. Có thể xét các chỉ tiêu như phosphor hay kim loại kiềm và kiềm thổ.
Các chỉ tiêu cơ học chính bao gồm: Các chỉ tiêu cơ học nguội chính như DI3015, DI15015 (trong thử nghiệm trống Nhật Bản), M10, M25, M40, I20, I10 (trong thử nghiệm Half Micum / Irsid kết hợp), độ ổn định và độ cứng (trong thử nghiệm tang quay ASTM D3402), và cơ học nóng có CSR và CRI. Ví dụ dưới đây là chỉ tiêu đối với các loại than cốc từ một nhà cung cấp từ Ấn Độ.
Các tính chất quan trọng của than cốc là hàm lượng tro và lưu huỳnh và nó phụ thuộc vào loại than dùng để sản xuất cốc. Than cốc ít tro và lưu huỳnh được đánh giá cao trên thị trường. Các đặc trưng quan trọng khác là các chỉ số về độ nghiền nát như M10, M25 và M40, cung cấp thông tin về độ bền của cốc trong quá trình vận chuyển bên trong lò cao; phụ thuộc vào kích thước lò, các hạt cốc nghiền mịn không được phép cho vào lò cao do chúng có thể gây nghẽn luồng khí trong quá trình nạp quặng và than cốc. Một đặc trưng liên quan khác là chỉ số Độ bền cốc sau phản ứng (CSR); nó đại diện cho khả năng chống chịu của cốc trong các điều kiện rất khốc liệt bên trong lò cao trước khi rã ra thành các hạt mịn. Nói chung CSR và CRI (Chỉ số khả năng phản ứng cốc) là hai chỉ số có xu hướng biến thiên ngược nhau, với tổng CSR và CRI khoảng 90.
Hàm lượng nước trong than cốc bằng 0 vào cuối quy trình luyện cốc, nhưng cốc nóng thường được dập bằng nước (gần đây người ta thay thế dần bằng dập khí trơ như agon) vì thế nó có thể được vận chuyển vào lò cao. Cấu trúc tơi xốp nhiều lỗ rỗng của than cốc cũng hấp thụ một lượng nước nhất định, thường là 3–6% khối lượng hàng ẩm tự nhiên.
Than bitum (than mỡ) để luyện cốc phải đạt được mộ loạt các chỉ tiêu để dùng làm than luyện cốc, được xác định bằng các kỹ thuật thử nghiệm than cụ thể.
Sử dụng
Sử dụng chủ yếu của than cốc là làm nhiên liệu cũng như làm tác nhân khử trong nấu luyện quặng sắt trong lò cao. Cacbon monoxit sinh ra từ sự đốt cháy than cốc khử sắt oxit (hematit) trong sản xuất sản phẩm chứa sắt theo phản ứng:
2 + 3 C → 4 Fe + 3
Than cốc cũng được sử dụng làm nhiên liệu trong nghề thợ rèn.
Do các thành phần sinh khói về cơ bản đã bị đẩy ra khỏi than trong quá trình luyện cốc nên than cốc là nhiên liệu phù hợp đối với một số kiểu lò mà các điều kiện bên trong lò là không thích hợp cho sự đốt cháy hoàn toàn của than bitum do than cốc cháy gần như không sinh ra khói trong khi than bitum sẽ tạo ra nhiều khói.
Than cốc cũng có thể được sử dụng để tổng hợp một số khí, như hỗn hợp của cacbon monoxit với hydro.
Khí tổng hợp; khí nước: hỗn hợp của cacbon monoxit và hydro, sản xuất bằng cách cho hơi nước đi qua than cốc nóng đỏ (hay bất kỳ loại than củi nào)
Khí sản xuất (khí nghèo hút vào, khí than); khí gỗ; khí tổng hợp: hỗn hợp của cacbon monoxit, hydro và nitơ, sản xuất bằng cách cho không khí đi qua than cốc nóng đỏ (hay bất kỳ loại than củi nào)
Phụ phẩm phenol
Nước thải từ luyện cốc là rất độc hại và có khả năng gây ung thư. Nó chứa các hợp chất hữu cơ phenol, thơm,dị vòng và đa vòng, cũng như các chất vô cơ như xyanua, sulfide, amoni và amonia. Nhiều phương pháp khác nhau trong xử lý nước thải này đã được nghiên cứu trong những năm gần đây. Loại nấm thối rữa trắng Phanerochaete chrysosporium có thể loại bỏ tới 80% các phenol từ nước thải luyện cốc.
Sản xuất
Năm 2018 ước tính toàn thế giới sản xuất khoảng 639 triệu tấn than cốc. Phân theo khu vực thì châu Á (chủ yếu tập trung tại Trung Quốc) sản xuất 520 triệu tấn, chiếm 81,3%. Châu Âu (bao gồm cả CIS) với 78 triệu tấn chiếm 12,2%, châu Mỹ với 30 triệu tấn chiếm 4,7%. |
Ngói lưu ly 琉璃瓦 (ngói ống, ngói âm, ngói dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy, ngói liệt.) là một loại ngói truyền thống Việt Nam được dùng cho các công trình kiến trúc ở Việt Nam và các nước Trung Quốc cùng với Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Hàn Quốc và một số nước tại Đông Á và Đông Nam Á, Từ ngàn xưa thì ngói âm dương đã gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp bất cứ nơi đâu trên đất Việt, từ phố cổ Hội An với những ngôi nhà cổ kính, hay những mái nhà quen thuộc nơi phố xá hay làng quê. Ngói âm dương ra đời tại Việt Nam là một thành quả, một sự sáng tạo của con người trong suốt quá trình lao động miệt mài. Đây là thành quả đáng trân trọng trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng. Nó được sử dụng khá phổ biến trên khắp vùng miền chữ S này. Mái ngói cùng đường nét hoa văn chạm khắc nâng niu được xuất hiện từ các tỉnh miền núi phía Bắc, đến miền Trung, miền Nam. Chính mái ngói đã khiến ngôi nhà mang một vẻ đẹp hoài cổ, sang trọng, trở thành một nét đẹp văn hóa trong bản sắc người Việt. Nhìn chung nếu so sánh với các loại ngói lưu ly của các nước Á đông khác thì tương đối giống nhau tuy nhiên ngói lưu ly Việt Nam có nhiều kích thước nhiều chất liệu, màu sắc, nhiều chi tiết,diềm, đầu ngói được trang trí công phu sắc sảo đạt đỉnh cao của nghệ thuật chế tác tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của ngói lưu ly Việt mà các nước khác khó mà có được.
Lịch sử tại Việt Nam
Tương truyền ngói lưu ly có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được chuyển giao sang Việt Nam, tuy nhiên lịch sử và các cuộc khai quật khảo cổ học chứng tỏ điều ngược lại cho thấy người Việt đã sản xuất và sử dụng những vật liệu ấy từ cả ngàn năm, trước khi người Hoa Hạ du mục xâm lăng và tước đoạt những sản phẩm trí tuệ của những bộ lạc Việt cổ thành sản phẩm của họ. Theo màu men, ngói lưu ly có thể chia làm nhiều loại như hoàng lưu ly, thanh lưu ly, và bích lưu ly 1; theo hình dạng và vị trí sử dụng, ngói lưu ly được đặt các tên sau: ngói ống, ngói âm, ngói dương, ngói câu đầu, ngói trích thủy, ngói liệt.
Thời Lý-Trần
Gạch ngói là những vật liệu phổ biến trong xây dựng và kiến trúc truyền thống Việt Nam. Các tư liệu lịch sử và các cuộc khai quật khảo cổ học cho thấy người Việt đã sản xuất và sử dụng những vật liệu ấy từ cả ngàn năm về trước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc bộ mà trung tâm là Thăng Long-Hà Nội.
Dựa vào các hiện vật khảo cổ, ngói lưu ly được tìm thấy sớm nhất vào thời Lý-Trần với hai màu men trắng và xanh. Tuy nhiên, theo tư liệu chữ viết, ngói lưu ly có thể đã xuất hiện từ những thời kỳ trước đó rất lâu, vốn dĩ người Việt là cư dân nông nghiệp sống định cư nên việc là người sáng tạo ra ngói lợp nhà sớm nhất không có gì là không đúng. Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký toàn thư là những tài liệu đầu tiên nhắc về một loại ngói gọi là "ngân ngõa", tức ngói bạc được dùng để lợp cung điện của nhà Tiền Lê tại Hoa Lư.
Đại Việt sử lược lại tiếp tục nhắc đến loại ngói này khi miêu tả lầu Chúng Tiên được xây dựng vào thế kỷ 12 có lợp "kim ngõa" (ngói vàng) ở tầng trên và "ngân ngõa" (ngói bạc) ở tầng dưới. Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (1121) cũng xác nhận ngân ngõa được sử dụng tại kiến trúc này qua câu: "cấu Chúng Tiên tam cấp chi bảo đài, ngân ngõa điệp nhi quang chiếu khung mân" tức là "xây dựng Chúng Tiên ba cấp, ngói bạc trùng điệp chiếu rọi vòm xanh. Tuy chưa xác định được loại kim ngoã - ngói vàng lợp ở tầng trên như Đại Việt sử lược miêu tả, nhưng ngân ngõa nhiều khả năng là phiếm chỉ của loại ngói phủ men trắng như được phát hiện khi khai quật các hố di tích tại Hoàng thành Thăng Long. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết vào năm 1105, tại chùa Diên Hựu xây hai tòa tháp mái trắng (bạch manh tháp). Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh (1121) gọi hai tháp của chùa Diên Hựu là "lưu ly bảo tháp". Như vậy tháp mái trắng mà Đại Việt sử ký toàn thư nhắc đến chính là tháp lợp ngói lưu ly men trắng như đã được tìm thấy.
Về ngói men xanh, Thiên Phúc tự hồng chung minh văn (văn khắc trên chuông chùa Thiên Phúc thời Lý - 1109) có nhắc đến một loại ngói gọi là bích ngõa (tức ngói xanh) trong câu "thải tử kỉ mộc, đào bích ngõa lô" tức "tìm chọn gỗ quý, nung lò ngói xanh". Bích ngõa có thể hiểu là ngói phủ màu xanh ngọc bích, tương tự như những hiện vật được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long và các khu di tích nhà Trần.
Thời Hậu Lê
Dựa vào các hiện vật khảo cổ tại các khu di tích hoàng thành Thăng Long hay khu di tích Lam kinh, có thể khẳng định các loại ngói ống men vàng và men xanh được sử dụng khá phổ biến trong các kiến trúc cung điện của vua chúa. Thời Lê Trung Hưng, trong Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn có đưa ra nhận xét "Trung Quốc không cấm dùng ngói ống; nhưng, cung điện thì dùng màu vàng, chùa miếu thì dùng màu xanh, nhà quan dân thì dùng màu đỏ". Cùng với việc tìm thấy hiện vật ngói ống tráng men dưới thời Lê và sự phổ biến của ngói vảy trong dân gian, ta có thể nhận định rằng, dưới thời Lê Trung Hưng đã có thể có luật lệ về việc dùng ngói, cụ thể nhà Lê cấm dân dùng ngói ống mà chỉ dùng ngói vảy. Mặc dù các công trình kiến trúc cho vua chúa thời Lê đã sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại những phế tích nhưng một khối lượng đồ sộ các loại hình vật liệu kiến trúc, đặc biệt là các vật liệu cấu thành bộ mái các công trình đã được tìm thấy.
Khác với phong cách gắn lá đề trên đầu ngói thời Lý – Trần, ngói ống thời Lê đều gắn thêm đầu ngói. Đầu ngói lưu ly thời Lê được trang trí họa tiết hình rồng trong tư thế cuộn tròn, đầu hướng vào tâm. Thời Lê còn có một loại hình ngói lưu ly rất đặc biệt, đây là những viên ngói có men xanh hoặc men vàng, hai viên ngói ghép lại với nhau sẽ thành hình một con rồng nằm ngẩng cao đầu. Viên thứ nhất có phần đầu ngói hình tròn, trang trí hình con rồng cuộn tròn, đặc trưng của rồng thời Lê sơ. Lưng ngói tiếp giáp phần đầu ngói có hình đầu con rồng ngẩng cao, mắt mũi, mồm, bờm được khắc nét rất sinh động. Lưng ngói tiếp giáp phần đuôi thường có 1 vây. Toàn bộ phần lưng được trang trí tạo vẩy. Viên thứ hai phần lưng ngói có 2 vây, toàn bộ phần lưng được trang trí tạo vẩy, đuôi ngói được đắp thêm, đuôi ngắn và hơi cong.
Dưới thời các chúa Nguyễn (1558-1775), một bộ sách viết về Đàng Trong, đặc biệt chú trọng đến hai xứ Thuận-Quảng, là Phủ Biên Tạp Lục do Lê Quý Đôn viết năm 1776. Trong đó, ông miêu tả các kiến trúc cung đình tại thủ phủ Phú Xuân với nhóm từ "nhà ngói gạch thành, cung vàng gác báu" hoặc "mái lớn nguy nga, đài cao rực rỡ", còn chốn dân gian thì "đều là mái ngói" hoặc "ngói đá gạch chum thì kế có hàng vạn, không thể tính xiết". Bấy giờ các chúa Nguyễn cũng đã cho thiết lập "Nê ngoã tượng cục", một quan xưởng chuyên sản xuất ngói để cung ứng cho triều đình nhà chúa. Xưởng đó toạ lạc gần giang cảng Thanh Hà, mạn lưu sông Hương. Ngày nay nó còn lưu cựu tích qua địa danh Ngõa Tượng (nghĩa đen là thợ ngói), tên một xóm nhỏ nằm giữa hai làng La Khê và Địa Linh, thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Thời Nguyễn
Sau khi Huế được chọn là kinh đô, trong khoảng 1802-1810, để cung ứng gạch ngói cho công việc xây dựng kinh thành, hoàng thành, tử cấm thành, cung diện, quan thự, đàn miếu... triều đình đã huy động vật liệu từ khắp cả nước, ngoài ra còn huy động hàng ngàn người dân khắp nơi về kinh đô để xây dựng trên 40 lò gạch ngói.nhỏ|trái|Hoa văn cổ và ngói lưu ly thời NguyễnTheo Đại Nam Thực Lục chính biên đệ nhất, kỷ triều Gia Long thì tháng 12 năm 1810, nhà vua đã cho mời một số chuyên gia làm gạch ngói từ Trung Quốc đến Huế. Sách có đoạn: Sai bang trưởng Quảng Đông là Hà Đạt Hoà thuê 3 người thợ làm ngói ở Quảng Đông, khiến nung ngói lưu ly các sắc xanh, vàng, lục ở Khố Thượng để công tượng học chế đúng theo như kiểu, xong rồi hậu thưởng cho về. Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các thợ người Hoa ấy, những người thợ Việt Nam đã tiếp thu kỹ thuật một cách nhanh chóng.
Ngói lưu ly được sản xuất tại Khố Thượng (ngày nay là Long Thọ) liên tiếp trong 75 năm (1810-1885), dưới 8 thời vua từ Gia Long đến Hàm Nghi, đã phải dừng lại do biến cố "thất thủ kinh đô" gây ra. Vào năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuất bôn, quân đội bị giải tán, những biến cố chính trị khiến cho các đội thợ sành sứ trở về quê quán của họ, một số người đã thiết lập một số lò nhỏ ở Quy Nhơn, Thanh Hóa để sản xuất một vài vật dụng đơn sơ. Trận bão năm Thìn (1904) cũng đã làm cho cơ sở sản xuất ngói lưu ly ở Long Thọ bị sụp đổ và suốt 25 năm sau đó nghệ thuật sành sứ đã đào thoát khỏi vùng Long Thọ.
Năm 1909, sự cần thiết phải lợp lại một số khách sảnh và phòng ăn ở hoàng cung đã thúc đẩy Thượng thư Bộ Công Võ Liêm tìm đến ông Bogaert, một kỹ nghệ gia người Pháp cư trú ở dưới chân đồi Long Thọ và đã xây dựng trên địa điểm này một xưởng máy để sản xuất vôi đá, để yêu cầu ông Bogaert nghiên cứu những bí quyết về sản xuất ngói tráng men. Một thời gian sau, một lò nung nhỏ kiểu Trung Quốc được xây dựng và sau nhiều lần điều chỉnh, nó đã đem lại một vài kết quả, nó đã có thể đạt đến chỗ cung ứng được loại ngói đạt yêu cầu, phù hợp với các kiểu kiến trúc đang lợp trên các tòa cung điện.
Xí nghiệp Vôi đá Long Thọ kế thừa ông Bogaert trong việc xây dựng những lò nung rộng lớn hơn nhưng về cơ bản vẫn giữ hình dáng cũ (bán noãn) chỉ thay đổi về tầm cỡ, thao tác quạt gió và phương cách đốt lò. Các thợ gốm đều có học thức, họ làm việc với các phương thức mới, những phương pháp–công nghệ thông dụng và được khắp nơi tuân hành, nhất là trong các công tác đo lường chuẩn xác. Các thành tựu khoa học đã được ứng dụng cho phép xưởng có thể đo lường sự giãn nở của đất và các loại men trong lúc nung chín. Đồng thời xưởng dần dần biến đổi các lò đốt–lò nung, ứng dụng những định luật về sự cháy để tìm cách tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, đạt sự an toàn trong sản xuất. Xưởng đã đưa các lò nung sơ bộ (lần 1) và nung men sứ (nung lần 2) thành nối tiếp và liên tục.
Năm 1945, vì những biến cố chính trị, nghề ngói lưu ly lại bị gián đoạn thêm một lần nữa, và lần này kéo dài hơn 45 năm.
Từ 1990 đến nay
Năm 1981, trong "Kế hoạch hành động" (Plan d'Action) của UNESCO về việc bảo vệ, tu sửa và phát huy giá trị quần thể di tích Huế đã có đề nghị thiết lập một cơ sở đúc gạch ngói. Từ đó, và kể cả từ trước đó nữa, vì nhu cầu bức thiết của vấn đề cần có gạch ngói, nhất là gạch ngói tráng men, để dùng vào việc trùng tu di tích, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu công nghệ sản xuất truyền thống, đi dò hỏi các nghệ nhân ở nhiều địa phương, tìm tòi nguồn nguyên liệu ở các làng tại Thừa Thiên-Huế.
Năm 1990, sau một số lần nung thử nghiệm thất bại, Xưởng phục chế vật liệu xây dựng cổ thuộc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế mới sản xuất được mẻ gạch ngói tráng men đầu tiên để đáp ứng phần nào nhu cầu vật liệu trùng tu di tích. Được sự tham gia tư vấn của ông Nguyễn Chi, một nghệ nhân về sản xuất đồ gốm tráng men được mời từ Hà Nội, ông đã giúp đỡ về mặt kỹ thuật từ việc xây dựng lò nung đến các công đoạn làm khuôn, nhồi đất, tạo xương, pha chế men, nung gạch ngói theo công nghệ truyền thống.
Các chủng loại gạch tráng men mà người xưa đã dùng để trang trí ở các công trình kiến trúc thuộc Quần thể di tích Huế, một bản thống kê gần đây cho thấy đã có đến 42 loại 2 có tráng men hoàng lưu ly và thanh lưu ly với các kiểu hoa văn chữ thọ, chữ vạn, tứ tượng, thiên địa, hoa thị, ô trám, quy giáp, hoa chanh, bầu rượu, v.v., còn về ngói thì hai loại ngói quan trọng và khó sản xuất nhất là ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly. Tuy thế, men lưu ly 3, phần hồn của ngói lưu ly vẫn là một vấn đề tranh luận trong giới nghiên cứu suốt gần 10 năm sau đó.
Từ 1997 đến 2000, sau một thời gian dài nghiên cứu và đề xuất, một dự án cấp quốc gia được phê duyệt với nhiệm vụ nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ sản xuất ngói lưu ly, Công ty xây lắp Thừa Thiên-Huế là đơn vị thực hiện dự án. Đến cuối năm 2002 dự án thành công, chính thức khẳng định nghề làm ngói lưu ly tại Huế đã được phục hồi toàn diện.
Cấu tạo và Ưu điểm
Cấu tạo mái ngói âm dương sẽ bao gồm 2 phẩn đó là ngói âm và ngói dương. Ngói Âm là tấm lợp nằm ngữa, còn Ngói Dương là ngói úp xuống ngói âm. Đón mái sẽ là các cặp ngói diềm âm dương (ngói riềm hoặc ngói diềm, đầu ngói, ngói cuối mái) hay còn được gọi với tên khác như ngói câu đầu hoặc trích thủy, những cặp diềm có hoa văn tinh xảo, họa tiết khắc nổi được tạo nên bởi bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề lão luyện, tăng độ thẩm mỹ của mái ngói, chính cấu tạo vòng nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà.
Nhờ đặc điểm này mà vào mùa hạ các công trình sử dụng ngói lợp nhà, ngói âm dương thường mát hơn, mùa đông sẽ ấm hơn. Thời tiết mưa gió thì chúng cũng giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Bên cạnh đó, ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp.
Cách lợp ngói âm dương trong các công trình cũng đơn giản hơn, mái nhà chỉ cần đóng bởi các thanh gỗ ngang cách nhau 50 cm, thanh gỗ dọc được đóng định với khoảng cách so le nhau 10 cm hoặc 15 cm để có thể lần lượt xếp các hàng ngói lợp nhà sấp ngửa lồng vào nhau. Nếu rãnh rộng 15 cm đặt ngói ngửa thì rãnh rộng 10 cm úp ngói sấp. Ngói âm dương tráng men: Có độ bền màu rất cao có thể dễ dàng đánh giá được khi xem những viên ngói âm dương từ thời Hoàng thành Thăng Long đến nay vẫn bền màu với thời gian, có thể trường tồn với thời gian mà không lo bị phai nhạt màu như bản sắc người Việt. Đặc biệt, chúng có khả năng chống thấm mốc rêu nên tạo ra vẻ đẹp hoàn hảo, không lo chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết mưa nắng |
Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 tại Philippines với 516 vận động viên, tranh tài 30 trên 40 môn thể thao.
Bùi Thị Nhung là vận động viên mang về cho đoàn Việt Nam huy chương vàng đầu tiên cho Việt Nam ở SEA Games 23 trong môn nhảy cao nữ và cũng là kỷ lục mới SEA Games.
Đặc biệt vận động viên Vũ Thị Hương đã mang lại một huy chương vàng quý giá cho điền kinh Việt Nam ở thể loại chạy 100m nữ vì Việt Nam chưa bao giờ đoạt vô địch SEA Games ở nội dung này.
Vận động viên Nguyễn Hữu Việt, với ngôi vô địch cự ly 100m ếch nam, cũng đi vào lịch sử thể thao Việt Nam khi đạt được huy chương vàng bơi lội SEA Games đầu tiên.
Bảng huy chương
Dưới đây là bảng tổng sắp huy chương của đoàn Việt Nam:
Vàng
Điền kinh
Nhảy cao nữ: Bùi Thị Nhung - 1,89m - kỷ lục SEA Games mới.
Nhảy cao nam: Nguyễn Duy Bằng - 2.14m
100m nữ: Vũ Thị Hương
800m nam: Lê Văn Dương
800m nữ: Đỗ Thị Bông - 2’03’’65 - kỷ lục SEA Games mới.
1500m nữ: Trương Thanh Hằng - 4'18’’50 - kỷ lục SEA Games mới.
10 môn phối hợp nam: Vũ Văn Huyện
Pencak Silat:
50–55 kg nam: Trần Văn Toàn
55–60 kg nam: Nguyễn Bá Trình
85–90 kg nam: Nguyễn Văn Hùng
45–50 kg nữ: Lê Thị Hằng
50–55 kg nữ: Huỳnh Thị Thu Hồng
55–60 kg nữ: Trịnh Thị Ngà
60–65 kg nữ: Nguyễn Thị Phương Thúy
Karate
Kata đồng đội nữ (Hoàng Ngân, Hồng Thư, Thu Hiền)
Kata đồng đội nam (Ngọc Trung, Xuân Hùng, Bảo Linh)
Kumite cá nhân nam - 70 kg: Bùi Việt Bằng
Kumite cá nhân nữ - 60 kg: Nguyễn Thị Hải Yến
Kumite cá nhân nữ - 48 kg: Vũ Thị Nguyệt Ánh
Thái Cực Đạo - Taekwondo
51 kg nữ: Đỗ Thị Bích Hạnh
dưới 47 kg nữ: Nguyễn Thị Huyền Diệu (huy chương vàng thứ tư liên tiếp kể từ 1999)
dưới 84 kg nam: Nguyễn Trọng Cường
trên 84 kg nam: Nguyễn Văn Hùng (huy chương vàng thứ tư liên tiếp kể từ 1999)
Wushu
Côn thuật nữ: Đàm Thanh Xuân
Thương thuật nữ: Nguyễn Thị Mỹ Đức
Trường quyền nữ: Nguyễn Thị Mỹ Đức
Trường quyền nam: Nguyễn Tiến Đạt
Thái cực quyền kiếm nữ: Bùi Mai Phương
Tán thủ nữ -45 kg: Bui Thị Như Trang
Tán thủ nam -56 kg: Trần Nhật Huy
Judo:
dưới 48 kg nữ: Văn Thị Ngọc Tú
63 kg nữ: Nguyễn Thị Như Ý
55 kg nam: Nguyễn Duy Khánh
60 kg nam: Trần Văn Đoạt
Võ gậy - Arnis:
Biểu diễn cá nhân nam: Nguyễn Quang Tùng
Biểu diễn cá nhân nữ: Nguyễn Thị My
Đối kháng võ gậy nam: Nguyễn Thanh Quyền
Cờ vua
Cờ vua đánh nhanh nam: Nguyễn Ngọc Trường Sơn
Cờ vua đánh nhanh đồng đội: Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Anh Dũng, Lê Quang Liêm, Từ Hoàng Thông và Dương Thế Anh
Cờ chớp nam: Nguyễn Anh Dũng
Cờ chớp nữ: Nguyễn Quỳnh Anh
Cờ vua nam: Nguyễn Ngọc Trường Sơn
Cờ vua nữ: Nguyễn Thị Thanh An
Cờ vua đồng đội nam: Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Anh Dũng, Lê Quang Liêm, Từ Hoàng Thông
Cờ vua đồng đội nữ: Nguyễn Thị Thanh An, Hoàng Bảo Trâm, Lê Thanh Tú và Trần Thị Kim Loan
Đua xe đạp
Đổ đèo nữ: Phan Thị Thùy Trang
40 km cá nhân tính giờ: Mai Công Hiếu
Bắn súng
Súng ngắn 50m nam (60 viên tự chọn): Nguyễn Mạnh Tường, kỷ lục SEA Games mới
Súng trường hơi nữ 10m (40 viên): Đàm Thị Nga
Súng trường nằm bắn 50m nam (60 viên): Nguyễn Tấn Nam, kỷ lục SEA Games mới
Đấu kiếm:
Đấu kiếm chém cá nhân nữ: Nguyễn Thị Lệ Dung
Đấu kiếm chém đồng đội nữ
Vật
55 kg nam: Nguyễn Văn Hợp
60 kg nam: Đới Đăng Hỷ
84 kg nam: Mẫn Bá Xuân
55 kg nữ: Nghiêm Thị Giang
59 kg nữ: Nguyễn Thị Lan Anh
63 kg nữ: Lương Thị Quyên
74 kg nữ: Lê Duy Hợi
Thể dục
Thể dục toàn năng nữ: Đỗ Thị Ngân Thương
Cầu thăng bằng: Đỗ Thị Ngân Thương
Ngựa tay quay: Trương Minh Sang
Vòng treo: Nguyễn Minh Tuấn
Xà kép: Phạm Phước Hưng
Bơi:
Bơi ếch 100m nam: Nguyễn Hữu Việt, huy chương vàng đầu tiên của môn bơi lội kể từ khi Việt Nam tham dự SEA Games
Billards:
Billards Anh: Nguyễn Thanh Long
Caroom 1 băng: Nguyễn Thanh Bình
Rowling:
Thuyền đôi nữ hai mái chèo: Nguyễn Thị Dung và Đặng Thị Thắm
Đua thuyền canoeing: Nguyễn Đức Cảnh
Bóng đá:
Bóng đá nữ
Thể hình:
55 kg: Phạm Văn Mách
Bạc
Điền kinh
Nhảy cao nữ: Nguyễn Thị Ngọc Tâm - 1,86m.
Nhảy sào nữ: Lê Thị Phương - 4,00m
Nhảy cao nam: Nguyễn Thanh Phong - 2,11m
3000m rào nam: Trần Văn Thắng
400m rào nữ: Nguyễn Thị Nụ
1500m nữ: Đỗ Thị Bông
4x100m tiếp sức nữ
200m nữ: Vũ Thị Hương
Nhảy cầu
Nhảy cầu cứng 10 mét đôi nữ: Hoàng Thanh Trà & Nguyễn Hoài Anh
Nhảy cầu 3 mét nữ: Hoàng Thanh Trà
Nhảy cầu mềm 3 mét đôi nữ: Hoàng Thanh Trà & Nguyễn Hoài Anh
Karate
Kata cá nhân nữ: Nguyễn Hoàng Ngân
Kumite cá nhân nam -65 kg: Nguyễn Bảo Toànaaaa
Kumite cá nhân nam: Nguyễn Ngọc Thạch
Thái cực đạo-Taekwondo:
Nam dưới 55 kg: Vũ Anh Tuấn
Đấu kiếm:
Đấu kiếm cá nhân nữ: Nguyễn Thị Như Hoa
Đấu kiếm cá nhân nam: Đỗ Hữu Cường
Wushu
Nam quyền nữ: Nguyễn Thị Ngọc Oanh
Côn thuật nam: Nguyễn Tiến Đạt
Thương thuật nam: Nguyễn Văn Cường
Đôi nam: Nguyễn Tiến Đạt & Trần Đức Trọng
Billards
8 bi đôi nam: Nguyễn Phước Long & Nguyễn Thành Nam
Thể dục:
Thể dục nghệ thuật đồng đội nữ
Thể dục nghệ thuật cá nhân toàn năng nữ: Nguyễn Thùy Dương
Vật
-66 kg nam: Phan Đức Thắng
-48 kg nam: Nguyễn Thị Hằng
-51 kg nam: Nguyễn Thị Thu
Chèo thuyền:
Chèo đôi nữ: Phạm Thị Hiền & Nguyễn Thi Thi
Bóng bàn:
Đồng đội nam
Võ gậy - Arnis:
Biểu diễn đồng đội nam (Trần Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Đức Nghĩa)
Biểu diễn đồng đội nữ (Nguyễn Thị Hà, Vũ Thị Thảo, Nguyễn Thị Loan)
Đối kháng nữ: Lê Thị Thanh Huyền
Đồng
Karate
Kata cá nhân nam: Lê Xuân Hùng
Kumite đồng đội nam
Kumite đồng đội nữ
Kumite cá nhân nữ +60 kg: Nguyễn Thị Hà
Kumite cá nhân nam -55 kg: Phạm Trần Nguyên
Kumite cá nhân nam -60 kg: Võ Mạnh Tuấn
Kumite cá nhân nam -75 kg: Mai Xuân Lương
Kumite cá nhân nữ -53 kg: Đào Tú Anh
Kumite cá nhân nữ: Nguyễn Thị Hải Yến
Quần vợt
Đồng đội nữ (Ngô Việt Hà, Nguyễn Thùy Dung, Trần Thị Kim Lợi, Huỳnh Mai Huỳnh)
Đồng đội nam (Đỗ Minh Quân, Lê Quốc Khánh, Ngô Quang Huy)
Wushu
Côn thuật nữ: Lâm Kiều Mỹ Dung
Thương thuật nữ: Nguyễn Thị Thùy Dương
Nam quyền nữ: Vũ Trà My
Côn thuật nam: Trương Quốc Chí
Điền kinh
10.000m nữ: Trương Thị Mai
10 môn phố hợp nam: Bùi Văn Hà
Đấu kiếm
Đấu kiếm cá nhân nữ: Hà Thị Sen
Kiếm sabre cá nhân nam: Nguyễn Văn Quế
Kiếm foil cá nhân nữ: Nguyễn Thị Tươi
Kiếm foil cá nhân nam: Bùi Văn Thái
Thái cực đạo
-72 kg nam: Cao Trọng Chinh
-63 kg nữ: Bùi Thu Hiền
-55 kg nữ: Lê Thị Thu Nguyệt
-58 kg nam: Đinh Thanh Long
-59 kg nữ: Nguyễn Thị Hoài Thu
-72 kg nữ: Nguyễn Thị Ngọc Trâm
-67 kg nữ: Trần Thị Ngọc Trâm
Đua xe đạp
Xe đạp địa hình: Nguyễn Thanh Đàm
Bắn súng
Đồng đội nam đĩa bay
Súng ngắn thể thao nữ (30+30): Phạm Thị Hà
Súng ngắn hơi nam (60 viên): Hoàng Xuân Vinh
Thể dục:
Đồng đội nghệ thuật nam
Chèo thuyền:
Chèo đôi nam: Tan & Anh
Cầu lông
Đồng đội nam |
Vắc-xin (, ) là một chế phẩm sinh học cung cấp khả năng miễn dịch thu được chủ động đối với một bệnh truyền nhiễm cụ thể. Vắc xin thường chứa tác nhân giống vi sinh vật gây bệnh và thường được tạo ra từ các dạng vi sinh vật, độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó, mà đã bị làm suy yếu hoặc bị giết chết. Tác nhân này kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, sau khi coi tác nhân là một mối đe dọa, sẽ tiêu diệt nó và sẽ tiếp tục nhận ra và tiêu diệt bất kỳ vi sinh vật nào có liên quan đến tác nhân đó mà nó có thể gặp trong tương lai. Vắc xin có thể mang tính dự phòng (để ngăn ngừa hoặc cải thiện ảnh hưởng của một chứng lây nhiễm trong tương lai bởi một mầm bệnh "hoang dã" trong tự nhiên), hoặc mang tính điều trị (để chống lại một căn bệnh đã xảy ra, chẳng hạn như ung thư).
Việc đưa vắc-xin vào cơ thể người được gọi là tiêm chủng. Tiêm vắc xin là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng chống các bệnh truyền nhiễm; Khả năng miễn dịch rộng rãi do tiêm chủng là nguyên nhân chủ yếu trong việc xóa sổ bệnh đậu mùa trên toàn thế giới và hạn chế các bệnh như bại liệt, sởi và uốn ván tại nhiều nơi trên thế giới. Hiệu quả của việc tiêm chủng đã được nghiên cứu và kiểm chứng rộng rãi; ví dụ, các loại vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bao gồm vắc xin cúm, vắc xin HPV, và vắc xin thủy đậu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo rằng vắc xin được cấp phép hiện có sẵn để phòng chống 25 bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa khác nhau.
Thuật ngữ vắc-xin (vaccine) có nguồn gốc từ Variolae vaccinae (bệnh đậu mùa của bò), thuật ngữ này được Edward Jenner (cả hai đều phát triển các khái niệm về vắc-xin và tạo ra vắc-xin đầu tiên) sử dụng để nói về bệnh đậu mùa. Ông đã sử dụng cụm từ này vào năm 1798 cho tiêu đề dài của bài Tìm hiểu về loài Variolae vaccinae được gọi là Bệnh đậu bò, trong đó ông mô tả tác dụng bảo vệ của các nốt đậu trên bò đối với bệnh đậu mùa ở người. Năm 1881, để vinh danh Jenner, Louis Pasteur đã đề xuất rằng thuật ngữ này cần được mở rộng để bao gồm các phương pháp tiêm chủng mới được phát triển sau đó. Các khoa học về phát triển vắc-xin và sản xuất được gọi vaccinology.
Lịch sử
Trước sự ra đời của tiêm chủng với chất liệu virus lấy từ các ca bệnh đậu mùa của bò (vắc xin dị chủng), bệnh đậu mùa có thể được ngăn ngừa bằng cách cố ý lấy virus bệnh đậu mùa từ người đã mắc trước đó đưa vào người khác. Những gợi ý sớm nhất về phương pháp điều trị bệnh đậu mùa ở Trung Quốc là vào thế kỷ thứ 10 Người Trung Quốc cũng thực hành cách sử dụng phương pháp này được ghi chép lâu đời nhất, có niên đại từ thế kỷ XV. Họ thực hiện một phương pháp "bơm mũi" để đẩy virus vào cơ thể bằng cách thổi các thành phần bệnh đậu mùa dạng bột, thường là vảy sẹo của người bị nhiễm, vào lỗ mũi người kia. Nhiều kỹ thuật thổi vào mũi khác nhau đã được ghi lại trong suốt thế kỷ XVI và XVII ở Trung Quốc. Hai báo cáo về thực hành tiêm virus vào người của người Trung Quốc đã được Hiệp hội Hoàng gia ở London ghi nhận vào năm 1700; một của Martin Lister, người nhận được báo cáo của một nhân viên của Công ty Đông Ấn đóng tại Trung Quốc và một của Clopton Havers.
Mary Wortley Montagu, người đã chứng kiến việc này ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã để đứa con gái bốn tuổi của cô được nhận virus đưa vào người trước sự chứng kiến của các bác sĩ của Tòa án Hoàng gia vào năm 1721 khi cô trở về Anh. Cuối năm đó Charles Maitland đã tiến hành một cuộc thử nghiệm việc đưa virus vào cơ thể sáu tù nhân trong nhà tù Newgate ở London. Thử nghiệm đã thành công và ngay sau đó việc chủ động đưa virus vào cơ thể đã thu hút sự chú ý từ gia đình hoàng gia, những người đã giúp thúc đẩy quy trình này. Tuy nhiên, vài ngày sau khi Hoàng tử Octavius của Vương quốc Anh được đưa virus vào người, ông đã qua đời vào năm 1783.
Vào năm 1796, bác sĩ Edward Jenner đã lấy mủ từ tay của một người phụ nữ vắt sữa từng bị bệnh đậu mùa bò, chấm vào cánh tay của một cậu bé 8 tuổi, James Phipps, và sáu tuần sau đó cậu bé được tiêm vào người virus bệnh đậu mùa. Jenner quan sát thấy rằng cậu bé không mắc bệnh đậu mùa nữa. Jenner mở rộng nghiên cứu của mình và vào năm 1798 báo cáo rằng vắc xin của ông an toàn cho cả trẻ em lẫn người lớn và dịch truyền có thể được chuyển từ cánh tay người cho sang cánh tay người nhận để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp không chắc chắn từ những con bò bị nhiễm bệnh. Năm 1804, một đoàn thám hiểm chủng ngừa bệnh đậu mùa của Tây Ban Nha đến các thuộc địa của Tây Ban Nha là Mexico và Philippines đã sử dụng phương pháp vận chuyển tay qua tay để biết được thực tế là vắc-xin chỉ tồn tại được 12 ngày trong ống nghiệm. Họ đã sử dụng vi khuẩn gây bệnh đậu bò. Vì tiêm sản phẩm gây bệnh đậu bò an toàn hơn nhiều so với việc tiêm phòng sản phẩm gây bệnh đậu mùa, nên phương pháp tiêm sản phẩm gây bệnh đậu mùa người trực tiếp vào người đã bị cấm vào năm 1840, mặc dù nó vẫn được thực hành rộng rãi ở Anh trong nhiều năm sau.
Tiếp theo công trình nghiên cứu của Jenner, thế hệ thứ hai của vắc-xin được giới thiệu vào những năm 1880 bởi Louis Pasteur, người đã phát triển vắc-xin phòng bệnh dịch tụ huyết trùng ở gà và bệnh than, và từ cuối thế kỷ 19 vắc-xin được coi là niềm tự hào quốc gia. Các chính sách tiêm chủng quốc gia đã được áp dụng và luật tiêm chủng bắt buộc đã được thông qua. Năm 1931, Alice Miles Woodruff và Ernest Goodpasture đã ghi nhận rằng virus đậu gà có thể được phát triển trong trứng gà đã được thụ tinh. Ngay sau đó, các nhà khoa học bắt đầu nuôi cấy các loại virus khác trong trứng. Trứng được sử dụng để nhân giống virus trong quá trình phát triển vắc xin sốt vàng da vào năm 1935 và vắc xin cúm vào năm 1945. Năm 1959, môi trường tăng trưởng và nuôi cấy tế bào đã thay thế trứng làm phương pháp truyền virus tiêu chuẩn cho vắc xin.
Tiêm chủng phát triển mạnh trong thế kỷ 20, chứng kiến sự ra đời của một số loại vắc xin thành công, bao gồm cả vắc xin chống bệnh bạch hầu, sởi, quai bị và rubella. Những thành tựu chính bao gồm sự phát triển của vắc-xin bại liệt vào những năm 1950 và xóa sổ bệnh đậu mùa trong những năm 1960 và 1970. Maurice Hilleman là người phát triển nhiều vắc-xin nhất trong thế kỷ XX. Khi vắc-xin trở nên phổ biến hơn, nhiều người bắt đầu coi chúng là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, vắc xin vẫn còn chưa có đối với nhiều bệnh quan trọng, bao gồm herpes simplex, sốt rét, bệnh lậu và HIV.
Các thế hệ vắc xin
Vắc xin thế hệ đầu tiên là vắc xin toàn sinh vậthoặc sống và suy yếu, hoặc dạng đã bị tiêu diệt. Các vắc xin sống, giảm độc lực, chẳng hạn như vắc xin đậu mùa và bại liệt, có thể tạo ra phản ứng của tế bào T độc sát (TC hoặc CTL), phản ứng của tế bào T trợ giúp (TH) và khả năng miễn dịch kháng thể. Tuy nhiên, các dạng giảm độc lực của mầm bệnh có thể chuyển sang dạng nguy hiểm và có thể gây bệnh cho những người nhận vắc xin bị suy giảm miễn dịch (chẳng hạn như những người bị AIDS). Mặc dù vắc-xin bị giết không có nguy cơ này, nhưng chúng không thể tạo ra phản ứng tế bào T độc sát cụ thể và có thể hoàn toàn không hoạt động đối với một số bệnh.
Vắc xin thế hệ thứ hai được phát triển để giảm rủi ro từ vắc xin sống. Đây là những vắc xin tiểu đơn vị, bao gồm các kháng nguyên protein cụ thể (như độc tố uốn ván hoặc bạch hầu) hoặc các thành phần protein tái tổ hợp (như kháng nguyên bề mặt viêm gan B). Chúng có thể tạo ra phản ứng TH và kháng thể, nhưng không tạo ra phản ứng của tế bào T độc sát.
Vắc xin RNA và vắc xin DNA là những ví dụ về vắc xin thế hệ thứ ba. Vào năm 2016, một loại vắc-xin DNA cho vi-rút Zika đã bắt đầu được thử nghiệm tại Viện Y tế Quốc gia. Riêng Inovio Pharmaceuticals và GeneOne Life Science đã bắt đầu thử nghiệm một loại vắc-xin DNA khác chống lại Zika ở Miami. Việc sản xuất vắc-xin với số lượng lớn vẫn chưa được giải quyết vào năm 2016. Các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin DNA để ngăn ngừa HIV đang được tiến hành. Vắc xin mRNA như BNT162b2 được phát triển vào năm 2020 với sự trợ giúp của Chiến dịch Warp Speed và được triển khai đại trà để chống lại đại dịch COVID-19.
Tác động
Có sự đồng thuận trong khoa học rằng vắc xin là một cách rất an toàn và hiệu quả để chống lại và loại trừ các bệnh truyền nhiễm. Hệ thống miễn dịch nhận ra các tác nhân vắc xin là ngoại lai, tiêu diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Khi gặp phải phiên bản độc hại của một tác nhân, cơ thể nhận ra lớp áo protein trên virus và do đó chuẩn bị sẵn sàng để phản ứng lại, đầu tiên là vô hiệu hóa tác nhân đó trước khi tác nhân đó có thể xâm nhập vào tế bào, thứ hai là nhận biết và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm trước tác nhân đó. trước khi chúng có thể nhân lên số lượng lớn.
Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế đối với hiệu quả của vắc xin. Đôi khi, việc bảo vệ không thành công do lỗi liên quan đến vắc xin như thất bại trong việc giảm nồng độ vắc xin, chế độ tiêm chủng hoặc quản lý hoặc thất bại liên quan đến vật chủ do hệ thống miễn dịch của vật chủ chỉ đơn giản là không đáp ứng đầy đủ hoặc hoàn toàn. Thiếu phản ứng miễn dịch thường do di truyền, tình trạng miễn dịch, tuổi tác, sức khỏe hoặc tình trạng dinh dưỡng. Nó cũng có thể thất bại vì lý do di truyền nếu hệ thống miễn dịch của vật chủ không bao gồm các chủng tế bào B có thể tạo ra các kháng thể thích hợp để phản ứng hiệu quả và liên kết với các kháng nguyên liên quan đến mầm bệnh.
Ngay cả khi vật chủ phát triển các kháng thể, sự bảo vệ có thể không đầy đủ; miễn dịch có thể phát triển quá chậm để có hiệu quả kịp thời, các kháng thể có thể không vô hiệu hóa hoàn toàn mầm bệnh, hoặc có thể có nhiều chủng mầm bệnh, không phải tất cả đều nhạy cảm với phản ứng miễn dịch như nhau. Tuy nhiên, ngay cả miễn dịch một phần, muộn hoặc yếu, chẳng hạn như miễn dịch chéo với chủng không phải chủng đích, có thể giảm thiểu nhiễm trùng, dẫn đến tỷ lệ tử vong thấp hơn, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn và phục hồi nhanh hơn.
Chất bổ trợ thường được sử dụng để tăng cường phản ứng miễn dịch, đặc biệt đối với những người lớn tuổi mà phản ứng miễn dịch với một loại vắc xin đơn giản có thể đã suy yếu.
Hiệu quả hoặc hiệu suất của vắc xin phụ thuộc vào một số yếu tố:
bản thân căn bệnh (đối với một số bệnh, việc tiêm phòng hoạt động tốt hơn so với những bệnh khác)
chủng vắc-xin (một số vắc-xin đặc hiệu, hoặc ít nhất là hiệu quả nhất chống lại các chủng bệnh cụ thể)
lịch tiêm chủng đã được tuân thủ đúng chưa.
phản ứng đặc trưng đối với tiêm chủng; một số cá nhân là "người không đáp ứng" với một số loại vắc xin nhất định, có nghĩa là họ không tạo ra kháng thể ngay cả khi đã được tiêm chủng đúng cách.
các yếu tố khác nhau như dân tộc, tuổi tác hoặc khuynh hướng di truyền.
Nếu một cá nhân được tiêm chủng phát triển chính căn bệnh đã được tiêm chủng chống lại (nhiễm trùng đột phá), bệnh có khả năng ít độc lực hơn so với những bệnh nhân chưa được tiêm chủng.
Những cân nhắc quan trọng trong một chương trình tiêm chủng hiệu quả là:
lập mô hình cẩn thận để dự đoán ảnh hưởng của một chiến dịch tiêm chủng đối với dịch tễ học của bệnh trong trung và dài hạn
giám sát liên tục đối với các bệnh liên quan sau khi giới thiệu một loại vắc xin mới
duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, ngay cả khi một căn bệnh đã trở nên hiếm gặp
Năm 1958, có 763.094 trường hợp mắc bệnh sởi ở Hoa Kỳ; với 552 người chết. Sau khi ra đời các loại vắc xin mới, số ca mắc bệnh giảm xuống dưới 150 ca mỗi năm (trung bình là 56 ca). Đầu năm 2008, có 64 trường hợp nghi mắc bệnh sởi. 54 trong số những bệnh nhiễm trùng đó có liên quan đến người đến từ một quốc gia khác, mặc dù chỉ có mười ba phần trăm thực sự mắc phải bên ngoài Hoa Kỳ; 63 trong số 64 cá nhân hoặc chưa bao giờ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc không chắc chắn liệu họ đã được tiêm phòng hay chưa.
Vắc-xin đã giúp xóa sổ bệnh đậu mùa, một trong những căn bệnh dễ lây lan và gây chết người nhất ở người. Các bệnh khác như rubella, bại liệt, sởi, quai bị, thủy đậu và thương hàn không còn phổ biến như cách đây hàng trăm năm nhờ các chương trình tiêm chủng rộng rãi. Chỉ cần là đại đa số mọi người đều được tiêm phòng, thì việc bùng phát dịch bệnh còn khó hơn rất nhiều, chưa nói đến việc lây lan. Hiệu ứng này được gọi là miễn dịch cộng đồng. Bệnh bại liệt, vốn chỉ lây truyền giữa người với người, đã là mục tiêu của một chiến dịch xóa sổ mở rộng. Hiện tại bệnh bại liệt chỉ còn lưu hành giới hạn ở các vùng của ba quốc gia (Afghanistan, Nigeria và Pakistan). Tuy nhiên, khó khăn trong việc tiếp cận tất cả trẻ em cũng như những hiểu lầm về văn hóa đã khiến ngày xóa sổ hoàn toàn căn bệnh này bị kéo dài ra không ít lần.
Vắc xin cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ví dụ, bằng cách giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi do Streptococcus pneumoniae, các chương trình vắc xin đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng kháng với penicillin hoặc các kháng sinh hàng đầu khác.
Thuốc chủng ngừa bệnh sởi được ước tính có thể ngăn ngừa một triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu.
Tác dụng bất lợi
Thuốc chủng ngừa cho trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người lớn nói chung là an toàn. Các tác dụng bất lợi, nếu có, nói chung là nhẹ. Tỷ lệ tác dụng phụ sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin được đề cập. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm sốt, đau xung quanh vết tiêm và đau nhức cơ. Ngoài ra, một số cá nhân có thể bị dị ứng với các thành phần trong vắc xin. Vắc xin MMR hiếm khi liên quan đến co giật do sốt.
Các yếu tố quyết định liên quan đến người được tiêm chủng khiến một người dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như di truyền, tình trạng sức khỏe (bệnh tiềm ẩn, dinh dưỡng, mang thai, nhạy cảm hoặc dị ứng), khả năng miễn dịch, tuổi tác và tác động kinh tế hoặc môi trường văn hóa có thể các yếu tố chính hoặc phụ ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và phản ứng với vắc xin. Người cao tuổi (trên 60 tuổi), quá mẫn cảm với chất gây dị ứng và người béo phì có tính chất sinh miễn dịch bị tổn hại, điều này ngăn cản hoặc ức chế hiệu quả của vắc xin, có thể yêu cầu công nghệ vắc xin riêng biệt cho các nhóm dân số cụ thể này hoặc tiêm vắc xin tăng cường lặp đi lặp lại để hạn chế lây truyền virus.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng do vắc xin là cực kỳ hiếm. Vắc xin Varicella hiếm khi liên quan đến các biến chứng ở những người suy giảm miễn dịch, và vắc xin rota có liên quan vừa phải với lồng ruột.
Ít nhất 19 quốc gia có chương trình bồi thường không do lỗi để bồi thường cho những người bị ảnh hưởng xấu nghiêm trọng của tiêm chủng. Chương trình của Hoa Kỳ được gọi là Đạo luật Quốc gia về Thương tật do Vắc-xin cho Trẻ nhỏ, và Vương quốc Anh sử dụng Thanh toán Thiệt hại do Vắc-xin.
Phân loại
Vắc xin thường chứa các sinh vật chết hoặc bất hoạt hoặc các sản phẩm tinh khiết có nguồn gốc từ chúng.
Có một số loại vắc xin đang được sử dụng. Những chế phẩm này đại diện cho các chiến lược khác nhau được sử dụng để cố gắng giảm nguy cơ bệnh tật trong khi vẫn duy trì khả năng tạo ra phản ứng miễn dịch có lợi.
Giảm độc lực
Một số vắc xin có chứa vi sinh vật sống, giảm độc lực. Nhiều vi rút trong số này là những vi rút đang hoạt động đã được nuôi cấy trong những điều kiện vô hiệu hóa các đặc tính độc hại của chúng, hoặc sử dụng các sinh vật có liên quan chặt chẽ nhưng ít nguy hiểm hơn để tạo ra phản ứng miễn dịch rộng rãi. Mặc dù hầu hết các loại vắc xin giảm độc lực đều là virus, nhưng một số lại có bản chất là vi khuẩn. Ví dụ như các bệnh do vi rút gây ra, sốt vàng da, sởi, quai bị và rubella, và bệnh thương hàn do vi khuẩn. Vắc xin sống chứa Mycobacterium sống do Calmette và Guérin phát triển không phải được tạo ra từ một chủng truyền nhiễm mà chứa một chủng đã được biến đổi hoàn toàn gọi là "BCG" được sử dụng để tạo ra phản ứng miễn dịch với vắc xin. Vắc xin sống giảm độc lực chứa chủng Yersinia pestis EV được sử dụng để chủng ngừa bệnh dịch hạch. Vắc xin giảm độc lực có một số ưu điểm và nhược điểm. Các vắc xin bị suy yếu, hoặc sống, làm yếu đi thường gây ra các phản ứng miễn dịch bền vững hơn. Nhưng các vắc xin này có thể không an toàn để sử dụng cho những người bị suy giảm miễn dịch, và trong những trường hợp hiếm hoi sẽ biến chủng thành dạng có độc lực và gây bệnh.
Bất hoạt
Một số vắc xin có chứa các vi sinh vật có độc lực trước đó, nhưng đã bị vô hiệu hóa bằng hóa chất, nhiệt hoặc bức xạcác virus "ma", với các vỏ bọc tế bào vi khuẩn còn nguyên vẹn nhưng trống rỗng. Chúng được coi là giai đoạn trung gian giữa vắc xin bất hoạt và giảm độc lực. Ví dụ bao gồm IPV (vắc xin bại liệt), vắc xin viêm gan A, vắc xin phòng bệnh dại và hầu hết các loại vắc xin cúm.
Biến độc tố
Các vắc xin biến độc tố được làm từ các hợp chất độc hại bất hoạt gây bệnh chứ không phải từ vi sinh vật. Ví dụ cho vắc xin dựa trên độc tố bao gồm uốn ván và bạch hầu. Không phải tất cả các chất độc đều dành cho vi sinh vật; ví dụ, biến độc tố Crotalus atrox được sử dụng để tiêm phòng cho chó chống lại vết cắn của rắn đuôi chuông.
Tiểu đơn vị
Thay vì đưa vi sinh vật bất hoạt hoặc suy giảm độc lực vào hệ thống miễn dịch (cấu thành vắc xin "đầy đủ tác nhân"), vắc xin tiểu đơn vị sử dụng một đoạn nhỏ của vi sinh vật đó để tạo ra phản ứng miễn dịch. Một ví dụ là vắc xin tiểu đơn vị chống lại bệnh viêm gan B, chỉ bao gồm các protein bề mặt của virus (trước đây được chiết xuất từ huyết thanh của bệnh nhân nhiễm bệnh mãn tính nhưng hiện nay được tạo ra bằng cách tái tổ hợp các gen của vi rút vào nấm men). Một ví dụ khác là vắc-xin tảo có thể ăn được, chẳng hạn như vắc-xin hạt giống vi-rút (VLP) chống lại virus gây u nhú ở người (HPV), được cấu tạo từ vỏ bọc protein chính của virus. Một ví dụ khác là vắc xin tiểu đơn vị hemagglutinin và neuraminidase của vi rút cúm. Một loại vắc xin tiểu đơn vị đang được sử dụng để chủng ngừa bệnh dịch hạch.
Liên hợp
Một số vi khuẩn có lớp áo ngoài polysaccharide có khả năng sinh miễn dịch kém. Bằng cách liên kết những lớp áo bên ngoài này với protein (ví dụ, chất độc), hệ thống miễn dịch có thể được dẫn dắt để nhận ra polysaccharide như thể nó là một kháng nguyên protein. Cách tiếp cận này được sử dụng trong vắc xin Haemophilus influenzae loại B.
Túi màng ngoài
Các túi màng ngoài (OMV) có khả năng sinh miễn dịch tự nhiên và có thể được điều khiển để sản xuất vắc xin mạnh. Các vắc xin OMV được biết đến nhiều nhất là những vắc xin được phát triển cho bệnh viêm màng não mô cầu loại B serotype.
Dị chủng
Vắc xin dị chủng còn được gọi là "vắc xin Jenner", là virus gây bệnh cho các động vật khác nhưng không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ cho sinh vật đang được điều trị. Ví dụ kinh điển là Jenner sử dụng nốt đậu mùa của bò để bảo vệ con người khỏi bệnh đậu mùa. Một ví dụ hiện tại là việc sử dụng vắc-xin BCG làm từ Mycobacterium bovis để bảo vệ con người chống lại bệnh lao.
Vectơ virus
Vắc xin véctơ virus sử dụng một loại virus an toàn để chèn các gen gây bệnh vào cơ thể để tạo ra các kháng nguyên cụ thể, chẳng hạn như các protein bề mặt, để kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch.
RNA
Vắc xin mRNA (hoặc vắc xin RNA) là một loại vắc xin mới được cấu tạo từ axit nucleic RNA, được đóng gói trong một vectơ chẳng hạn như các hạt nano lipid. Trong số các vắc-xin COVID-19 có một số vắc-xin RNA đang được phát triển để chống lại đại dịch COVID-19 và một số đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở một số quốc gia. Ví dụ: vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna mRNA đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ.
Thử nghiệm
Nhiều loại vắc xin cải tiến cũng đang được phát triển và sử dụng.
Vắc xin tế bào tua kết hợp tế bào tua gai với kháng nguyên để đưa kháng nguyên vào tế bào bạch cầu của cơ thể, do đó kích thích phản ứng miễn dịch. Các vắc xin này đã cho thấy một số kết quả sơ bộ khả quan trong điều trị u não] và cũng được thử nghiệm trong khối u ác tính ác tính.
Vắc-xin DNA - Cơ chế được đề xuất là chèn và biểu hiện DNA của vi rút hoặc vi khuẩn trong tế bào người hoặc động vật (tăng cường bằng cách sử dụng kết hợp điện), kích hoạt nhận dạng hệ thống miễn dịch. Một số tế bào của hệ thống miễn dịch nhận ra các protein biểu hiện sẽ tấn công chống lại các protein này và các tế bào biểu hiện chúng. Bởi vì những tế bào này sống rất lâu, nếu gặp phải mầm bệnh thường biểu hiện những protein này vào thời điểm sau đó, chúng sẽ bị hệ thống miễn dịch tấn công ngay lập tức. Một lợi thế tiềm năng của vắc xin DNA là chúng rất dễ sản xuất và bảo quản.
Vectơ tái tổ hợp – bằng cách kết hợp sinh lý của một vi sinh vật này và DNA của vi sinh vật khác, khả năng miễn dịch có thể được tạo ra chống lại các bệnh có quá trình lây nhiễm phức tạp. Một ví dụ là vắc xin RVSV-ZEBOV được cấp phép cho Merck đang được sử dụng vào năm 2018 để chống lại bệnh ebola ở Congo.
Thuốc chủng ngừa peptide thụ thể tế bào T đang được phát triển cho một số bệnh bằng cách sử dụng các mô hình Sốt Thung lũng, viêm miệng và viêm da dị ứng. Các peptit này đã được chứng minh là điều chỉnh quá trình sản xuất cytokine và cải thiện khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Nhắm mục tiêu các protein vi khuẩn đã xác định có liên quan đến sự ức chế bổ thể sẽ vô hiệu hóa cơ chế độc lực chính của vi khuẩn.
Việc sử dụng plasmid đã được xác nhận trong các nghiên cứu tiền lâm sàng như một chiến lược vắc xin bảo vệ đối với ung thư và các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên người, cách tiếp cận này đã không mang lại lợi ích phù hợp về mặt lâm sàng. Hiệu quả tổng thể của miễn dịch DNA plasmid phụ thuộc vào việc tăng khả năng sinh miễn dịch của plasmid đồng thời điều chỉnh các yếu tố liên quan đến sự hoạt hóa cụ thể của các tế bào tạo hiệu ứng miễn dịch.
Vectơ vi khuẩn - Về nguyên tắc tương tự như vắc xin vectơ virus, nhưng thay vào đó sử dụng vi khuẩn.
Tế bào biểu hiện kháng nguyên
Trong khi hầu hết các loại vắc xin được tạo ra bằng cách sử dụng các hợp chất bất hoạt hoặc giảm độc lực từ vi sinh vật, vắc xin tổng hợp được cấu tạo chủ yếu hoặc toàn bộ từ các peptit tổng hợp, carbohydrate hoặc kháng nguyên.
Số lượng bệnh phòng chống
Vắc xin có thể là đơn trị (monovalent, univalent) hoặc đa trị (còn gọi là polyvalent). Vắc xin đơn trị được thiết kế để tạo miễn dịch chống lại một kháng nguyên hoặc một vi sinh vật đơn lẻ. Vắc xin đa trị được thiết kế để tạo miễn dịch chống lại hai hoặc nhiều chủng vi sinh vật giống nhau hoặc chống lại hai hoặc nhiều vi sinh vật. Số lượng bệnh phòng chống của một loại vắc xin đa trị có thể được thể hiện bằng một tiền tố Hy Lạp hoặc Latin (ví dụ, tetravalent hoặc quadrivalent). Trong một số trường hợp nhất định, vắc xin đơn trị có thể thích hợp hơn để tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ một cách nhanh chóng.
Khi hai hoặc nhiều loại vắc xin được trộn trong cùng một công thức, hai loại vắc xin này có thể gây rối cho nhau. Điều này thường xảy ra nhất với vắc xin sống giảm độc lực, trong đó một trong các thành phần của vắc xin mạnh hơn các thành phần khác và ngăn chặn sự tăng trưởng và phản ứng miễn dịch với các thành phần khác. Hiện tượng này lần đầu tiên được ghi nhận trong vắc xin bại liệt Sabin đa trị ba, trong đó lượng serotype 2 vi rút trong vắc xin phải được giảm bớt để ngăn nó can thiệp vào việc "nhận" virus sống serotype 1 và 3 trong vắc xin. Hiện tượng này cũng được phát hiện là một vấn đề với các loại vắc-xin sốt xuất huyết hiện đang được nghiên cứu, trong đó serotype DEN-3 được phát hiện là chiếm ưu thế và ngăn chặn phản ứng với các serotype DEN -1, −2 và −4.
Các thành phần khác
Một liều vắc xin chứa nhiều thành phần, trong đó có rất ít thành phần là hoạt chất, chất sinh miễn dịch. Một liều duy nhất có thể chỉ có nanogram hạt virut, hoặc microgram polysaccharide của vi khuẩn. Thuốc tiêm vắc-xin, thuốc nhỏ miệng hoặc thuốc xịt mũi chủ yếu là nước. Các thành phần khác được thêm vào để tăng cường phản ứng miễn dịch, đảm bảo an toàn hoặc giúp bảo quản vắc xin, và một lượng nhỏ vật chất còn sót lại từ quá trình sản xuất. Rất hiếm khi những vật liệu này có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người rất nhạy cảm với chúng.
Chất bổ trợ (adjuvant)
Vắc xin thường chứa một hoặc nhiều chất bổ trợ, được sử dụng để tăng cường phản ứng miễn dịch. Ví dụ, độc tố uốn ván thường được hấp thụ vào phèn chua. Việc trộn này giúp thể hiện kháng nguyên theo cách để tạo ra một tác động mạnh hơn so với độc tố uốn ván trong nước cất. Những người có phản ứng bất lợi với độc tố uốn ván hấp phụ có thể được chủng ngừa đơn giản khi đến thời điểm tiêm nhắc lại.
Để chuẩn bị cho chiến dịch Vịnh Pecxich năm 1990, vắc-xin ho gà toàn tế bào đã được sử dụng như một chất bổ trợ cho vắc-xin bệnh than. Điều này tạo ra phản ứng miễn dịch nhanh hơn so với việc chỉ tiêm vắc-xin bệnh than, nên có ích lợi nhất định nếu việc phơi nhiễm có thể sắp xảy ra.
Chất bảo quản
Vắc-xin cũng có thể chứa chất bảo quản để ngăn ngừa bản thân nó bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm. Cho đến những năm gần đây, chất bảo quản thiomersal (AKA Thimerosal ở Mỹ và Nhật Bản) đã được sử dụng trong nhiều loại vắc xin không chứa vi rút sống. Tính đến năm 2005, vắc xin duy nhất dành cho trẻ nhỏ ở Hoa Kỳ có chứa thiomersal với lượng lớn hơn lượng vi lượng là vắc xin cúm, hiện chỉ được khuyến cáo cho trẻ em có một số yếu tố nguy cơ nhất định. Thuốc chủng ngừa cúm đơn liều được cung cấp tại Vương quốc Anh không liệt kê chất thiomersal trong thành phần. Các chất bảo quản có thể được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất vắc xin và các phương pháp đo lường phức tạp nhất có thể phát hiện dấu vết của chúng trong thành phẩm, vì chúng có thể tồn tại trong môi trường và quần thể nói chung.
Nhiều loại vắc-xin cần chất bảo quản để ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng Staphylococcus, trong một sự cố năm 1928 đã giết chết 12 trong số 21 trẻ em được tiêm vắc-xin bạch hầu thiếu chất bảo quản. Một số chất bảo quản có sẵn, bao gồm thiomersal, phenoxyethanol và formaldehyde. Thiomersal hiệu quả hơn trong việc chống lại vi khuẩn, có thời hạn sử dụng tốt hơn và cải thiện độ ổn định, hiệu lực và độ an toàn của vắc xin; nhưng ở Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và một số quốc gia giàu có khác, nó không còn được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc xin cho trẻ nhỏ, như một biện pháp phòng ngừa do hàm lượng thủy ngân của nó. Mặc dù những tuyên bố gây tranh cãi đã được đưa ra rằng thiomersal góp phần gây ra chứng tự kỷ, nhưng không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào ủng hộ những tuyên bố này. Hơn nữa, một nghiên cứu kéo dài 10-11 năm trên 657.461 trẻ em đã phát hiện ra rằng vắc-xin MMR không gây ra chứng tự kỷ và thực sự làm giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ xuống 7%.
Tá dược
Bên cạnh vắc xin hoạt động, các tá dược và các hợp chất sản xuất còn lại sau đây có mặt hoặc có thể có trong các chế phẩm vắc xin:
Muối nhôm hoặc gel được thêm vào làm chất bổ trợ. Chất bổ trợ được thêm vào để thúc đẩy phản ứng miễn dịch sớm hơn, mạnh hơn và bền bỉ hơn với vắc xin; họ cho phép liều lượng vắc xin thấp hơn.
Thuốc kháng sinh được thêm vào một số vắc xin để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong quá trình sản xuất và bảo quản vắc xin.
Protein của trứng có trong vắc-xin cúm và vắc-xin sốt vàng vì chúng được chế biến bằng trứng gà. Các protein khác có thể cũng xuất hiện.
Formaldehyde được sử dụng để khử hoạt tính các sản phẩm vi khuẩn dùng cho vắc xin độc tố. Formaldehyde cũng được sử dụng để vô hiệu hóa các vi rút không mong muốn và tiêu diệt vi khuẩn có thể gây ô nhiễm vắc xin trong quá trình sản xuất.
Monosodium glutamate (MSG) và 2- phenoxyethanol được sử dụng làm chất ổn định trong một số loại vắc xin để giúp vắc xin không thay đổi khi vắc xin tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng, axit hoặc độ ẩm.
Thiomersal là một chất kháng khuẩn có chứa thủy ngân được thêm vào các lọ vắc xin chứa nhiều liều để ngăn ngừa sự ô nhiễm và sự phát triển của vi khuẩn có hại tiềm tàng. Do những tranh cãi xung quanh thiomersal, nó đã bị loại bỏ khỏi hầu hết các loại vắc-xin trừ bệnh cúm đa dụng, nơi nó được giảm xuống mức để một liều duy nhất chứa ít hơn một microgram thủy ngân, một mức tương tự như ăn 10 gram cá ngừ đóng hộp.
Danh pháp
Có nhiều cách viết tắt khá tiêu chuẩn hóa khác nhau cho tên vắc xin đã được phát triển, mặc dù việc tiêu chuẩn hóa không có nghĩa mang tính tập trung hay là chuẩn toàn cầu. Ví dụ, các tên vắc-xin được sử dụng ở Hoa Kỳ có các chữ viết tắt được thiết kế tốt và cũng được biết đến và sử dụng rộng rãi ở những nơi khác. Danh sách đầy đủ về chúng được cung cấp trong một bảng có thể sắp xếp và có thể truy cập miễn phí có sẵn tại trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ. Trang này giải thích rằng "Các chữ viết tắt [trong] bảng này (Cột 3) đã được chuẩn hóa chung bởi các nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Nhóm Công tác ACIP, biên tập viên của Báo cáo Hàng tuần về Bệnh tật và Tử vong (MMWR), biên tập viên của Dịch tễ học và Phòng ngừa các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin (Pink Book), các thành viên ACIP, và các tổ chức liên lạc với ACIP."
Một số ví dụ là " DTaP " đối với độc tố bạch hầu và uốn ván và vắc xin ho gà dạng tế bào, "DT" đối với độc tố bạch hầu và uốn ván, và "Td" đối với độc tố uốn ván và bạch hầu. Tại trang về tiêm phòng uốn ván, CDC Hoa Kỳ giải thích thêm rằng "Các chữ cái viết hoa trong những chữ viết tắt này biểu thị liều đủ mạnh của vắc xin bạch hầu (D) và uốn ván (T) và ho gà (P). Chữ thường "d" và "p" biểu thị liều lượng giảm của thuốc điều trị bạch hầu và ho gà được sử dụng trong công thức của thanh thiếu niên / người lớn. Chữ 'a' trong DTaP và Tdap là viết tắt của 'acellular', nghĩa là thành phần ho gà chỉ chứa một phần của vi sinh vật gây bệnh ho gà."
Một danh sách khác về các chữ viết tắt của vắc-xin được thành lập tại trang của CDC có tên "Các từ viết tắt và viết tắt của vắc-xin", với các chữ viết tắt được sử dụng trong hồ sơ tiêm chủng của Hoa Kỳ. Hệ thống Tên được Áp dụng của Hoa Kỳ có một số quy ước về thứ tự từ của tên vắc-xin, đặt danh từ đứng đầu trước và tính từ sau cùng. Đây là lý do tại sao hệ thống này coi "OPV" là "vắc-xin virus bại liệt sống dùng qua đường miệng" (poliovirus vaccine live oral) chứ không phải "vắc-xin virus bại liệt dùng qua đường miệng" (oral poliovirus vaccine).
Cấp phép
Giấy phép vắc xin được xét sau khi kết thúc thành công chu kỳ phát triển và tiếp tục các thử nghiệm lâm sàng và các chương trình khác có liên quan thông qua các Giai đoạn I–III chứng minh tính an toàn, tính hoạt động miễn dịch, tính an toàn về mặt di truyền miễn dịch ở một liều lượng cụ thể nhất định, hiệu quả đã được chứng minh trong việc ngăn ngừa lây nhiễm cho các quần thể mục tiêu và hiệu quả phòng ngừa lâu dài (thời gian kéo dài hoặc nhu cầu tái tiêm chủng phải được ước tính). Là một phần của việc cấp phép đa quốc gia đối với vắc xin, Ủy ban chuyên gia về tiêu chuẩn sinh học (Expert Committee on Biological Standardization) của Tổ chức Y tế Thế giới đã phát triển các hướng dẫn về tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất và kiểm tra chất lượng vắc xin, một quy trình nhằm mục đích làm nền tảng cho các cơ quan quản lý quốc gia áp dụng cho quy trình cấp phép của riêng họ. Các nhà sản xuất vắc xin không nhận được giấy phép cho đến khi một chu kỳ phát triển và thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh chứng minh vắc xin là an toàn và có hiệu quả lâu dài, sau đánh giá khoa học của một tổ chức quản lý đa quốc gia hoặc quốc gia, chẳng hạn như Cơ quan Y tế Châu Âu (EMA) hoặc tại Hoa Kỳ là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Tại các nước đang phát triển áp dụng các hướng dẫn của WHO về phát triển và cấp phép vắc xin, mỗi quốc gia có trách nhiệm cấp giấy phép quốc gia và quản lý, triển khai và giám sát vắc xin trong suốt quá trình sử dụng vắc xin ở mỗi quốc gia. Xây dựng lòng tin và sự chấp nhận đối với vắc xin được cấp phép trong cộng đồng là nhiệm vụ truyền thông của các chính phủ và nhân viên y tế để đảm bảo chiến dịch tiêm chủng diễn ra suôn sẻ, cứu sống và phục hồi kinh tế. Khi vắc xin được cấp phép, nguồn cung ban đầu sẽ hạn chế do các yếu tố sản xuất, phân phối và hậu cần khác nhau, đòi hỏi phải có kế hoạch phân bổ cho nguồn cung hạn chế và phân khúc dân số nào nên được ưu tiên tiêm vắc xin trước.
Tổ chức Y tế Thế giới
Các vắc xin được phát triển để phân phối trên nhiều quốc gia thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) yêu cầu WHO sơ tuyển để đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn, khả năng sinh miễn dịch và hiệu quả để nhiều quốc gia áp dụng.
Quy trình này đòi hỏi sự nhất quán trong sản xuất tại các phòng thí nghiệm được WHO ký hợp đồng tuân theo Thực hành Sản xuất Tốt (GMP). Khi các cơ quan của Liên hợp quốc tham gia vào việc cấp phép vắc xin, các quốc gia riêng lẻ hợp tác bằng cách 1) cấp giấy phép tiếp thị và giấy phép quốc gia cho vắc xin, các nhà sản xuất và đối tác phân phối của nó; và 2) thực hiện giám sát sau khi đưa ra thị trường, bao gồm các hồ sơ về các biến cố bất lợi sau chương trình tiêm chủng. WHO làm việc với các cơ quan quốc gia để giám sát việc kiểm tra các cơ sở sản xuất và nhà phân phối về việc tuân thủ GMP và giám sát quy định.
Một số quốc gia chọn mua vắc xin được cấp phép bởi các tổ chức quốc gia có uy tín, chẳng hạn như EMA, FDA hoặc các cơ quan quốc gia ở các quốc gia giàu có khác, nhưng việc mua vắc xin như vậy thường đắt hơn và có thể không có nguồn phân phối phù hợp với điều kiện địa phương ở các nước đang phát triển.
Liên minh châu Âu
Tại Liên minh châu Âu (EU), vắc xin phòng bệnh đại dịch, chẳng hạn như cúm theo mùa, được cấp phép trên toàn EU khi tất cả các quốc gia thành viên tuân thủ ("tập trung"), chỉ được cấp phép cho một số quốc gia thành viên ("phi tập trung"), hoặc được được cấp phép ở cấp độ quốc gia cá nhân. Nói chung, tất cả các quốc gia EU đều tuân theo hướng dẫn quy định và các chương trình lâm sàng được xác định bởi Ủy ban Châu Âu về Sản phẩm Thuốc dùng cho Người (CHMP), một hội đồng khoa học của Cơ quan Y tế Châu Âu (EMA) chịu trách nhiệm cấp phép vắc xin. CHMP được hỗ trợ bởi một số nhóm chuyên gia, những người đánh giá và giám sát tiến trình của vắc xin trước và sau khi cấp phép và phân phối.
Hoa Kỳ
Theo FDA, quy trình thiết lập bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả lâm sàng của vắc xin cũng giống như quy trình phê duyệt thuốc kê đơn. Nếu thành công trong các giai đoạn phát triển lâm sàng, quy trình cấp phép vắc xin được theo sau bởi Đơn xin cấp phép sinh học phải cung cấp một nhóm đánh giá khoa học (từ các chuyên ngành khác nhau, chẳng hạn như bác sĩ, nhà thống kê, nhà vi sinh vật học, nhà hóa học) và tài liệu toàn diện cho ứng viên vắc xin có hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình phát triển của nó. Cũng trong giai đoạn này, cơ sở sản xuất được đề xuất sẽ được các chuyên gia đánh giá kiểm tra về việc tuân thủ GMP và nhãn thuốc phải có mô tả tuân thủ để cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe định nghĩa về việc sử dụng vắc xin cụ thể, bao gồm cả những rủi ro có thể xảy ra, để truyền thông và cung cấp vắc xin. cho công chúng. Sau khi được cấp phép, việc giám sát vắc xin và quá trình sản xuất vắc xin, bao gồm kiểm tra định kỳ để tuân thủ GMP, vẫn tiếp tục miễn là nhà sản xuất còn giữ được giấy phép của mình. Điều này có thể bao gồm việc đệ trình thêm cho FDA các thử nghiệm về hiệu lực, độ an toàn và độ tinh khiết cho từng bước sản xuất vắc xin.
Giám sát sau khi đưa ra thị trường
Cho đến khi một loại vắc xin được sử dụng cho dân số nói chung, tất cả các tác dụng phụ tiềm ẩn từ vắc xin có thể không được biết đến, đòi hỏi các nhà sản xuất phải tiến hành Pha IVvới các nghiên cứu để giám sát sau khi đưa vắc-xin ra thị trường trong khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi trong công chúng. WHO làm việc với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc để thực hiện giám sát sau cấp phép. FDA dựa vào Hệ thống Báo cáo Sự kiện Có hại của Vắc-xin để theo dõi các lo ngại về an toàn đối với vắc-xin trong suốt quá trình sử dụng vắc-xin trong công chúng tại Hoa Kỳ.
Lịch trình
Để được sự bảo vệ tốt nhất, trẻ em nên tiêm chủng ngay khi hệ thống miễn dịch của chúng đã phát triển đầy đủ để đáp ứng với các loại vắc xin cụ thể, với các mũi "tăng cường" bổ sung thường được yêu cầu để đạt được "miễn dịch hoàn toàn". Điều này đã dẫn đến sự phát triển lịch tiêm chủng khá phức tạp. Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng, khuyến nghị bổ sung lịch trình cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khuyến nghị tiêm chủng định kỳ cho trẻ em chống lại viêm gan A, viêm gan B, bại liệt, quai bị, sởi, rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván, HiB, thủy đậu, virus rota, cúm, bệnh não mô cầu và viêm phổi.
Số lượng lớn các loại vắc-xin và thuốc tăng cường được đề nghị (lên đến 24 mũi tiêm cho trẻ hai tuổi) đã dẫn đến các vấn đề trong việc tuân thủ đầy đủ. Để chống lại việc giảm tỷ lệ tuân thủ, nhiều hệ thống thông báo khác nhau đã được thiết lập và nhiều loại thuốc tiêm kết hợp hiện được bán trên thị trường (ví dụ: vắc xin liên hợp phế cầu và vắc xin MMRV), nhằm bảo vệ chống lại nhiều bệnh.
Bên cạnh các khuyến nghị về tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và thuốc tăng cường, nhiều loại vắc xin cụ thể được khuyến nghị cho các lứa tuổi khác hoặc tiêm lặp lại trong suốt cuộc đờiphổ biến nhất là bệnh sởi, uốn ván, cúm và viêm phổi. Phụ nữ mang thai thường được kiểm tra để tiếp tục đề kháng với bệnh rubella. Vắc xin phòng u nhú ở người được khuyến cáo ở Hoa Kỳ (năm 2011) và Vương quốc Anh (năm 2009). Các khuyến cáo về vắc-xin cho người cao tuổi tập trung vào viêm phổi và cúm, những bệnh gây tử vong nhiều hơn cho nhóm người đó. Vào năm 2006, một loại vắc-xin đã được giới thiệu để chống lại bệnh zona, một bệnh do vi rút thủy đậu gây ra, thường ảnh hưởng đến người cao tuổi.
Tính kinh tế
Một thách thức trong việc phát triển vắc-xin là tính kinh tế: Nhiều bệnh cần đến vắc-xin nhất, bao gồm cả HIV, sốt rét và bệnh lao, chủ yếu tồn tại ở các nước nghèo. Các công ty dược phẩm và công ty công nghệ sinh học có ít động lực để phát triển vắc-xin cho những bệnh này vì tiềm năng doanh thu rất thấp. Ngay cả ở các quốc gia giàu có hơn, lợi nhuận tài chính từ vắc xin thường là tối thiểu và rủi ro tài chính và các rủi ro khác là rất lớn.
Hầu hết việc phát triển vắc-xin cho đến nay đều dựa vào nguồn tài trợ "thúc đẩy" của chính phủ, các trường đại học và các tổ chức phi lợi nhuận. Nhiều loại vắc-xin đã có hiệu quả cao về chi phí và mang lại lợi ích cho sức khoẻ cộng đồng. Số lượng vắc-xin thực sự được sử dụng đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Sự gia tăng này, đặc biệt là về số lượng các loại vắc-xin khác nhau được tiêm cho trẻ em trước khi nhập học có thể là do nhiệm vụ và hỗ trợ của chính phủ, chứ không phải do động lực kinh tế.
Bằng sáng chế
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rào cản lớn nhất đối với việc sản xuất vắc xin ở các nước kém phát triển hơn không phải là bằng sáng chế, mà là các yêu cầu về tài chính, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động đáng kể cần thiết để gia nhập thị trường. Vắc xin là hỗn hợp phức tạp của các hợp chất sinh học, và không giống như trường hợp thuốc kê đơn, không có vắc xin gốc thực sự. Vắc xin do cơ sở mới sản xuất phải được nhà sản xuất thử nghiệm lâm sàng đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả. Đối với hầu hết các loại vắc xin, các quy trình cụ thể trong công nghệ được cấp bằng sáng chế. Những điều này có thể bị phá vỡ bằng các phương pháp sản xuất thay thế, nhưng điều này cần đến cơ sở hạ tầng R&D và lực lượng lao động có tay nghề cao. Trong trường hợp một số loại vắc-xin tương đối mới, chẳng hạn như vắc-xin virus gây u nhú ở người, bằng sáng chế có thể tạo ra một rào cản bổ sung.
Khi việc tăng cường sản xuất vắc xin là cần thiết khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 vào năm 2021, Tổ chức Thương mại Thế giới và các chính phủ trên thế giới đã đánh giá xem có nên từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và bằng sáng chế đối với vắc xin COVID-19 hay không, điều này sẽ "loại bỏ tất cả các rào cản tiềm ẩn đối với tiếp cận kịp thời các sản phẩm y tế COVID-19 giá cả phải chăng, bao gồm vắc xin và thuốc, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và cung cấp các sản phẩm y tế thiết yếu."
Sản xuất
Sản xuất vắc xin về cơ bản khác với các loại sản xuất khácbao gồm sản xuất dược phẩm thông thườngtrong đó vắc-xin được dự định sử dụng cho hàng triệu người mà đại đa số đều hoàn toàn khỏe mạnh. Thực tế này thúc đẩy một quy trình sản xuất cực kỳ nghiêm ngặt với các yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt vượt xa những yêu cầu của các dược phẩm khác.
Tùy thuộc vào kháng nguyên, chi phí xây dựng một cơ sở sản xuất vắc xin có thể từ 50 đến 500 triệu đô la Mỹ, đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cao, phòng sạch và phòng chứa. Sự khan hiếm toàn cầu về nhân sự mà thỏa mãn sự kết hợp phù hợp giữa các kỹ năng, chuyên môn, kiến thức, năng lực và nhân cách phù hợp dây chuyền sản xuất vắc xin. Với các trường hợp ngoại lệ đáng chú ý của Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, hệ thống giáo dục của nhiều nước đang phát triển không thể cung cấp đủ ứng viên đủ tiêu chuẩn và các nhà sản xuất vắc xin có trụ sở tại các quốc gia này phải thuê nhân viên nước ngoài để tiếp tục sản xuất.
Sản xuất vắc xin có nhiều giai đoạn. Đầu tiên, bản thân kháng nguyên được tạo ra. Vi rút được phát triển trên các tế bào sơ cấp như trứng gà (ví dụ, đối với bệnh cúm) hoặc trên các dòng tế bào liên tục như tế bào người được nuôi cấy (ví dụ, đối với bệnh viêm gan A). Vi khuẩn được nuôi trong lò phản ứng sinh học (ví dụ: Haemophilus influenzae loại b). Tương tự như vậy, một protein tái tổ hợp có nguồn gốc từ vi rút hoặc vi khuẩn có thể được tạo ra trong men, vi khuẩn hoặc tế bào nuôi cấy.
Sau khi kháng nguyên được tạo ra, nó được phân lập khỏi các tế bào được sử dụng để tạo ra nó. Một virus có thể cần được bất hoạt, có thể không cần thanh lọc thêm. Các protein tái tổ hợp cần nhiều thao tác liên quan đến siêu lọc và sắc ký cột. Cuối cùng, vắc-xin được pha chế bằng cách thêm chất bổ trợ, chất ổn định và chất bảo quản khi cần thiết. Chất bổ trợ tăng cường đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên, chất ổn định tăng thời gian bảo quản, chất bảo quản cho phép sử dụng lọ chứa nhiều liều. Các vắc xin phối hợp khó phát triển và sản xuất hơn, do có khả năng không tương thích và tương tác giữa các kháng nguyên và các thành phần khác có liên quan.
Giai đoạn cuối cùng trong sản xuất vắc xin trước khi phân phối là chiết rót và hoàn thiện, là quá trình đóng lọ vắc xin và đóng gói để phân phối. Mặc dù đây là một phần đơn giản về mặt khái niệm của quy trình sản xuất vắc xin, nhưng nó thường là một nút thắt trong quá trình phân phối và sử dụng vắc xin.
Kỹ thuật sản xuất vắc xin đang ngày càng phát triển. Tế bào động vật có vú được nuôi cấy được dự kiến ngày càng trở nên quan trọng, so với các lựa chọn thông thường như trứng gà, do năng suất cao hơn và tỷ lệ các vấn đề nhiễm bẩn thấp. Công nghệ tái tổ hợp sản xuất vắc xin giải độc gen dự kiến sẽ trở nên phổ biến để sản xuất vắc xin vi khuẩn sử dụng biến độc tố. Các vắc xin phối hợp được kỳ vọng sẽ làm giảm số lượng kháng nguyên mà chúng chứa, và do đó làm giảm các tương tác không mong muốn, bằng cách sử dụng các mẫu phân tử liên quan đến mầm bệnh.
Nhà sản xuất vắc xin
Các công ty có thị phần sản xuất vắc xin cao nhất là Merck, Sanofi, GlaxoSmithKline, Pfizer và Novartis, với 70% doanh số bán vắc xin tập trung ở EU hoặc Mỹ (2013). Các nhà máy sản xuất vắc xin đòi hỏi đầu tư vốn lớn (từ 50 triệu đô la lên đến 300 triệu đô la Mỹ) và có thể mất từ 4 đến 6 năm để xây dựng, với toàn bộ quá trình phát triển vắc xin mất từ 10 đến 15 năm. Việc sản xuất vắc xin ở các nước đang phát triển đang đóng vai trò ngày càng tăng trong việc cung cấp cho các nước này, đặc biệt liên quan đến các loại vắc xin cũ hơn và ở Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc. Các nhà sản xuất ở Ấn Độ là những nhà sản xuất tiên tiến nhất trong thế giới đang phát triển và bao gồm Viện Huyết thanh Ấn Độ, một trong những nhà sản xuất vắc xin lớn nhất theo số liều và một nhà cải tiến trong quy trình, gần đây đã nâng cao hiệu quả sản xuất vắc xin sởi lên gấp 10 đến 20 lần, do chuyển sang nuôi cấy tế bào MRC-5 thay vì dùng trứng gà. Năng lực sản xuất của Trung Quốc tập trung vào việc cung cấp nhu cầu trong nước của chính họ, riêng Sinopharm (CNPGC) đã cung cấp hơn 85% liều lượng cho 14 loại vắc xin khác nhau ở Trung Quốc. Brazil đang tiến gần đến việc tự cung cấp các nhu cầu trong nước bằng cách sử dụng công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển.
Cách thức đưa vào cơ thể
Một trong những phương pháp phổ biến nhất để đưa vắc xin vào cơ thể người là tiêm.
Sự phát triển của các hệ thống đưa vắc xin vào cơ thể mới làm dấy lên hy vọng về các loại vắc xin an toàn hơn và hiệu quả hơn trong việc đưa vào cơ thể và quản lý. Các dòng nghiên cứu bao gồm liposome và ISCOM (phức hợp kích thích miễn dịch).
Những phát triển đáng chú ý trong công nghệ cung cấp vắc xin đã bao gồm vắc xin uống. Những nỗ lực ban đầu để áp dụng vắc-xin uống cho thấy mức độ hứa hẹn khác nhau, bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà khả năng vắc-xin kháng khuẩn đường uống hiệu quả còn gây tranh cãi. Ví dụ, đến những năm 1930, người ta ngày càng quan tâm đến giá trị dự phòng của vắc-xin sốt thương hàn dạng uống.
Vắc xin bại liệt uống hóa ra rất có hiệu quả khi nhân viên tình nguyện thực hiện việc tiêm chủng mà không được đào tạo chính thức; kết quả cũng cho thấy việc sử dụng vắc xin dễ dàng và hiệu quả hơn. Vắc xin đường uống hiệu quả có nhiều ưu điểm; ví dụ, không có nguy cơ nhiễm bẩn máu. Vắc xin dùng để uống không cần phải ở dạng lỏng, và ở dạng chất rắn, chúng thường ổn định hơn và ít bị hư hỏng khi di chuyển hoặc hư hỏng do đông lạnh trong vận chuyển và bảo quản. Sự ổn định như vậy làm giảm nhu cầu về một "dây chuyền lạnh": vốn là các nguồn lực cần thiết để giữ vắc-xin trong phạm vi nhiệt độ hạn chế từ giai đoạn sản xuất đến khi sử dụng, và do đó có thể làm giảm chi phí vắc-xin.
Một phương pháp tiếp cận dùng kim tiêm siêu nhỏ, vẫn đang trong giai đoạn phát triển, sử dụng "các mặt nhọn được chế tạo thành các mảng có thể tạo ra các đường vận chuyển vắc xin qua da".
Một loại vắc xin không dùng kim thử nghiệm đang được thử nghiệm trên động vật. Nó gồm một miếng dán kích thước con tem tương tự như một miếng băng dính chứa khoảng 20.000 hình chiếu cực nhỏ trên mỗi cm vuông. Việc sử dụng dán qua da này có khả năng làm tăng hiệu quả của việc tiêm chủng, trong khi lại cần ít vắc xin hơn so với phương pháp tiêm.
Trong thú y
Tiêm vắc xin cho động vật được sử dụng vừa để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm của chúng vừa để ngăn ngừa chúng truyền bệnh cho người. Cả động vật nuôi làm thú cưng và động vật nuôi làm gia súc đều được tiêm phòng định kỳ. Trong một số trường hợp, các quần thể hoang dã có thể được tiêm phòng. Điều này đôi khi được thực hiện khi thức ăn có tẩm vắc xin được rải trong khu vực có dịch bệnh và đã được sử dụng để cố gắng kiểm soát bệnh dại ở gấu mèo.
Ở những nơi xảy ra bệnh dại, pháp luật có thể bắt người dân phải tiêm phòng dại cho chó. Các vắc xin chó khác bao gồm ngăn chặn tính khí bất thường của chó, phòng parvovirus, viêm gan chó, adenovirus-2, trùng xoắn khuẩn vàng da, Bordetella, virus parainfluenza, và bệnh Lyme, v.v..
Các trường hợp vắc xin thú y được sử dụng cho người đã được ghi nhận, dù cố ý hay tình cờ, với một số trường hợp sau khi tiêm cho người đã gây bệnh, đáng chú ý nhất là bệnh brucella. Tuy nhiên, báo cáo về những trường hợp như vậy là rất hiếm và rất ít được nghiên cứu về mức độ an toàn và kết quả của việc thực hành như vậy. Với sự ra đời của việc tiêm phòng bằng khí dung trong các phòng khám thú y, việc con người tiếp xúc với các mầm bệnh không tự nhiên mang trong người, chẳng hạn như Bordetellanchiseptica, có thể đã tăng lên trong những năm gần đây. Trong một số trường hợp, đặc biệt là bệnh dại, vắc xin thú y tiêm cho chó song song chống lại một tác nhân gây bệnh có thể tiết kiệm hơn vô số lần so với vắc xin tiêm cho con người.
Hạn chế
Những hạn chế của vaccine tập trung thành hai nhóm chính: hiệu quả kém và các tai biến đi kèm.
Hạn chế về hiệu quả
Một số vaccine rất có hiệu quả, không kể vaccine đậu mùa nổi tiếng, ví dụ vaccine ngừa bệnh uốn ván, sởi,.... Một số vaccine khác có hiệu quả vừa phải (hiệu quả của BCG chỉ vào khoảng 50%). Ngược lại, có những bệnh đến đầu thế kỷ 21 vẫn chưa có vaccine thích hợp (AIDS, sốt rét,....). Do vậy, vaccine chưa phải là vũ khí vạn năng để đối phó với bệnh tật.
Hiệu quả của vaccine cũng khó đánh giá chính xác. Kết quả nghiên cứu trên động vật không thể áp dụng 100% cho loài người, vì những đặc điểm riêng của từng loài. Trên lý thuyết, phương pháp duy nhất để chứng minh hiệu quả là lấy 2 nhóm người, một nhóm được tiêm chủng, một nhóm không rồi truyền mầm bệnh cho cả hai nhóm để xem kết quả. Dĩ nhiên phương pháp này không thể sử dụng được vì trái đạo đức. Do đó, người ta biến hóa đi một chút, cũng chia ra 2 nhóm được chủng và không được chủng như trên nhưng không truyền bệnh mà chỉ quan sát sự nhiễm bệnh qua các ngã thông thường. Hạn chế của phương pháp này là nếu một vaccine tỏ ra có hiệu quả, người ta không thể triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng để tính chính xác hiệu quả vì như thế một số lớn quần chúng sẽ bị thiệt thòi do không được bảo vệ.
Bởi vậy, khi một vaccine được xem là có hiệu quả, người ta đem tiêm chủng cho mọi người và quan sát sự giảm số người mắc bệnh. Tuy nhiên, ngay cả khi một bệnh có chiều hướng giảm xuống, người ta cũng không biết vai trò thật sự của vaccine, ví dụ tần suất bệnh lao đã giảm rất nhiều, nhưng vai trò của các biện pháp vệ sinh, cách ly nguồn lây cũng rất đáng kể. (Để hiểu rõ hơn cách đánh giá hiệu quả, xem thêm bài khoa học thống kê.)
Tính kém hiệu quả của vaccine có thể biểu hiện về mặt chất (đáp ứng miễn dịch không thích hợp) hoặc về mặt lượng (không có đáp ứng miễn dịch).
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về lượng:
Các "lỗ hổng" trong kho tàng miễn dịch: trên lý thuyết, các tế bào lympho B có thể tạo ra hơn 1012 loại kháng thể đặc hiệu, còn lympho T có thể nhận diện trên 1015 kháng nguyên khác nhau, những con số này tuy rất lớn nhưng không phải là vô hạn, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ.
Hiệu quả của vaccine còn tùy thuộc vào thời gian bảo vệ: trí nhớ miễn dịch có thể tồn tại suốt đời nhưng sự sản xuất kháng thể thì không nếu không được tái kích thích.
Đột biến của tác nhân gây bệnh: đây là cơ chế sinh tồn của các tác nhân gây bệnh. Đột biến đẩy hệ miễn dịch vào một cuộc rượt đuổi trường kỳ. Tiêu biểu cho cơ chế này là HIV, virus sốt xuất huyết, virus cúm với nguy cơ đại dịch cúm gia cầm hiện nay.
Nguyên nhân gây kém hiệu quả về chất:
Vai trò của phụ gia: để giảm tác dụng không mong muốn của vaccine, người ta thường tinh lọc các chế phẩm, nhưng có những vaccine quá tinh khiết lại trở nên kém hiệu quả. Đó là do hệ miễn dịch muốn được kích hoạt, phải nhận được một tín hiệu báo nguy, tín hiệu này thường không phải là kháng nguyên dùng làm vaccine. Để khắc phục, người ta dùng một số loại phụ gia trong chế phẩm vaccine. Ví dụ phụ gia Freund, nhôm hyđrôxít, nhôm phosphate hoặc trộn lẫn các văc-xin với nhau.
Loại phản ứng miễn dịch và hiện tượng chuyển hướng miễn dịch: đối với các tác nhân gây bệnh ngoại bào, đáp ứng miễn dịch dịch thể là thích hợp (loại đáp ứng này được sự hỗ trợ của các tế bào lympho Th1). Ngược lại, đáp ứng miễn dịch tế bào (cần sự hỗ trợ của lympho Th2) lại hữu hiệu cho các tác nhân gây bệnh nội bào. Do đó, nếu vaccine gây được đáp ứng miễn dịch nhưng không đúng loại đáp ứng nên có, hiệu quả cũng không được bảo đảm. Th1 và Th2 có xu hướng khắc chế lẫn nhau. vaccine kinh điển có xu hướng tạo đáp ứng Th1. Do đó đối với những bệnh do tác nhân nội bào như nhiễm leishmania, miễn dịch đặc hiệu sau lành bệnh lại tốt hơn vaccine, vì vaccine lại gây hiệu quả ngược, kiềm hãm phản ứng bảo vệ.
Tai biến khi dùng vaccine
Có hai loại tai biến: nhiễm bệnh và các bệnh miễn dịch.
Nhiễm bệnh
Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch.
Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực tìm lại được độc tính của mình. Nguy cơ này ở vaccine ngừa bại liệt là 10−7, nghĩa là cứ 10 triệu trẻ em uống vaccine Sabin thì có 1 em bị tai nạn loại này. Điều không may này không ngăn cản được việc sử dụng vaccine này bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.
Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vaccine. Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt chẽ.
Bệnh miễn dịch
Thử nghiệm vaccine phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE, một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh khoảng 1/3000-1/1000.Lý do có thể là vaccine chiết xuất từ não chó đã mang theo cả những mẩu protein của tế bào thần kinh, khi tạo miễn dịch, cơ thể (được tiêm)đã tạo ra cả kháng thể chống lại cấu trúc thần kinh của mình.
vaccine ngừa ho gà có thể gây sốc kèm di chứng thần kinh với xác suất 10−4-10−6. Việc tinh lọc vaccine này làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm hiệu quả.
Xu hướng
Kể từ ít nhất là năm 2013, các nhà khoa học đã cố gắng phát triển vắc xin thế hệ thứ 3 tổng hợp bằng cách tái tạo lại cấu trúc bên ngoài của virus; người ta hy vọng rằng việc này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kháng vắc xin.
Các nguyên tắc chi phối phản ứng miễn dịch hiện có thể được sử dụng trong các loại vắc-xin được chế tạo riêng để chống lại nhiều bệnh không lây nhiễm ở người, chẳng hạn như ung thư và rối loạn tự miễn dịch. Ví dụ, vắc-xin thử nghiệm CYT006-AngQb đã được nghiên cứu là có thể điều trị huyết áp cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển vắc-xin bao gồm tiến bộ trong y học phiên dịch, nhân khẩu học, khoa học quản lý, phản ứng chính trị, văn hóa và xã hội.
Dùng thực vật làm lò phản ứng sinh học để sản xuất vắc xin
Ý tưởng sản xuất vắc-xin thông qua cây chuyển gen đã được xác định từ năm 2003. Các loại cây như thuốc lá, khoai tây, cà chua và chuối có thể được chèn các gen khiến chúng tạo ra vắc-xin có thể sử dụng được cho con người. Năm 2005, chuối đã được phát triển để sản xuất một loại vắc-xin phòng bệnh viêm gan B ở người. Một ví dụ khác là sự biểu hiện của protein dung hợp trong cỏ linh lăng biến đổi gen để chỉ thị chọn lọc đối với các tế bào trình diện kháng nguyên, do đó làm tăng hiệu lực của vắc xin chống lại bệnh tiêu chảy do vi rút ở bò (BVDV). |
Ông ké có thể là:
Ông già hay ông lão trong tiếng Nùng
Khi viết hoa, Ông Ké là một tên gọi Hồ Chí Minh của người Nùng.
Tiếng Nùng: là một bộ phận ngôn ngữ của cộng đồng người Nùng - Một trong 54 bộ tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. |
Bộ chế hòa khí hay chế hòa khí hay bình xăng con là một dụng cụ dùng để trộn không khí với nhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp và cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Bộ phận này hiện vẫn được sử dụng trong các động cơ nhỏ, động cơ cũ hay trong các ô tô đặc biệt như ô tô đua nhỏ. Tuy nhiên, đa số các xe ô tô được sản xuất từ sau đầu thập niên 1980 dùng hệ thống phun nhiên liệu được điều khiển bởi máy tính thay cho bộ chế hòa khí. Đa số các xe mô tô hiện nay vẫn dùng bộ chế hòa khí do hệ thống này nhỏ gọn, rẻ tiền và dễ sửa chữa. Nhưng từ năm 2005, nhiều thiết kế xe mô tô đã dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử.
Phân loại
Chế hoà khí thông thường gồm hai loại:
+ chế 1 họng
+ chế 2 họng
Chế hoà khí là bộ phận quan trọng trên xe ôtô vì vậy khi sủa chữa phải đảm bảo tính cẩn thận tránh làm rơi vỡ hoặc méo
vì chế hoà khí không phải làm bằng kim loại.
Chu trình
Đầu tiên, xăng được chuyển vào buồng phao (float chamber) thông qua ống dẫn đầu vào (feed pipe) và đường dẫn nhiên liệu (fuel inlet). Khi khoang chứa đã nạp đầy đến một mức độ nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu được ngưng lại hoặc cũng có thể quan sát qua mát thần trên chế hoà khí xi lanh giảm xuống. Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ chế hòa khí. Đó là nơi mà không khí sẽ được trộn với một lượng xăng thích hợp từ buồng phao để tạo ra hỗn hợp xăng + không khí, tỷ lệ xăng/không khí thông thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí.
Nếu lượng xăng> 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp giàu, được dùng khi động cơ khởi động hoặc đang tăng ga, tăng tải. Nếu động cơ luôn hoạt động trong trạng thái hỗn hợp giàu sẽ sinh ra hiện tượng đống muội đen trong buồng đốt, bugi và ống xã, hiệu suất sử dụng nhiên liệu giảm, "ăn xăng".
Nếu lượng xăng< 1g/14,7g không khí hỗn hợp được gọi là hỗn hợp nghèo, sinh ra do điều chỉnh các thông số bị sai lệch, các đường nạp xăng bị bẩn hoặc tắc. Nếu động cơ hoạt động trong trạng thái hỗn hợp nghèo công suất giảm, lực moment giảm (động cơ bị yếu) sinh ra hiện tượng đóng trắng trong buồng đốt và bugi.
Lượng nhiên liệu được phun sương sau khi đã hòa trộn với nhau được van tiết lưu còn gọi là bướm ga (throttle valve) điều chỉnh. Ở trong động cơ xe ô tô, van tiết lưu được đóng và mở nhờ sự vận hành của bàn đạp tăng tốc. |
Hệ thống nhiên liệu động cơ có chức năng cung cấp nhiên liệu cho động cơ, ở những trạng thái hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó hệ thống nhiên liệu giúp loại bỏ tạp chất có trong nhiên liệu.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ có hai loại: dùng bộ chế hòa khí và phun xăng.
Loại dùng bộ chế hòa khí được dùng trên các xe đời cũ, nhiên liệu được cung cấp vào động cơ thông qua một thiết bị đó là bộ chế hòa khí. Bộ chế hòa khí hòa trộn không khí với nhiên liệu trước khi cho vào trong xy lanh. Đây là thiết bị cơ khí hoàn toàn, dùng hiệu ứng Ventury: khi dòng không khí đi qua chỗ hẹp, áp suất và tốc độ đồng thời tăng lên, hút nhiên liệu trong một ngăn chứa.
Loại phun xăng, hay còn gọi là loại được điều khiển điện tử. Nhiên liệu được bơm được đưa đến kim phun. Lượng nhiên liệu đi vào xy lanh được quyết định bằng thời gian nhấc kim phun. Khoảng thời gian này do bộ điều khiển tính toán thông qua rất nhiều cảm biến như cảm biến đo lượng không khí nạp vào, nhiệt độ không khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ động cơ,...
Dưới đây là một số bộ phận trong hệ thống cung cấp nhiên liệu đến kim phun trong hệ thống phun xăng:
Bình nhiên liệu: Dùng để tích trữ nhiên liệu
Bơm nhiên liệu: Bơm nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến kim phun
Lọc nhiên liệu: Lọc để loại bỏ các tạp chất có trong nhiên liệu
Bộ điều áp nhiên liệu: Dùng để điều chỉnh áp suất nhiên liệu ở mức phù hợp, đảm bảo cho kim phun nhiên liệu làm việc đúng và hiệu quả
Kim phun: Phun nhiên liệu vào đường ống nạp
Nắp bình nhiên liệu
chưa đầy đủ |
Cấp sao biểu kiến (m-magnitude) của một thiên thể (ngôi sao, hành tinh,...) là một thang đo về độ sáng biểu kiến của vật thể tính theo lôgarít của mật độ photon phát ra bởi vật thể nhận được trong một đơn vị thời gian bởi máy thu. Vật thể càng sáng thì m càng có giá trị nhỏ.
Cấp sao biểu kiến không thể hiện độ sáng thực của vật thể. Vật thể rất sáng, nhưng lại ở quá xa có thể trông tối và có cấp sao biểu kiến thấp. Độ sáng thực của vật thể được đo bằng cấp sao tuyệt đối.
Lịch sử
Người Hy Lạp cổ đại phân chia các vì sao thành 6 mức độ sáng đối với mắt người. Sao sáng nhất có m = 1, còn sao tối nhất có m = 6, tương đương với giới hạn tối nhất mà mắt người có thể cảm thụ. Mỗi mức sáng được coi là sáng gấp đôi mức thấp hơn. Phương pháp này được Ptolemy phổ biến trong quyển Almagest, và thường được cho là phát minh bởi Hipparchus. Phương pháp này không dùng để đo độ sáng của Mặt Trời. Vì sự cảm nhận sáng của mắt người theo hàm lôgarít, thang đo này là một thang đo lôgarít.
Năm 1856, Norman Robert Pogson chuẩn hóa hệ thống này, bằng cách định nghĩa sao sáng nhất với m = 1, sáng gấp 100 lần sao có m = 6. Như vậy, sao có m = n sáng gấp khoảng 2,512 lần sao có m = n+1. 2,512 là căn bậc 5 của 100 (một số vô tỉ) được gọi là Tỉ số Pogson. Thang Pogson lúc đầu dùng Polaris để chuẩn hóa cho m = 2. Sau này, các nhà thiên văn thấy Polaris thay đổi độ sáng, do đó họ chuyển sang dùng Vega làm chuẩn về độ sáng, rồi sau đó lập bảng các mốc không cho các đo đạc dòng ánh sáng. Độ sáng lúc này phụ thuộc vào dải bước sóng ánh sáng.
Hệ thống hiện đại không giới hạn trong 6 cấp sao biểu kiến hay trong phổ nhìn thấy. Các vật thể rất sáng có m âm. Như, Sirius, sao sáng nhất thiên cầu, có cấp sao biểu kiến trong khoảng −1,44 đến −1,46. Hệ thống hiện đại đo cấp sao cho cả Mặt Trăng và Mặt Trời; (mTrăng = −12,6 và mMặt Trời = −26,8). Kính viễn vọng Hubble có thể đo được vật thể với cấp sao yếu tới 30 trong phổ nhìn thấy còn kính thiên văn Keck có khả năng nhìn tương tự trong phổ hồng ngoại.
Định nghĩa
Định nghĩa hiện đại của cấp sao biểu kiến, trong vùng phổ x là:
với là quang thông đo trong vùng phổ x,
và là hằng số phụ thuộc đơn vị đo quang thông, định nghĩa trong Aller và cộng sự, 1982 cho các hệ thống đo lường thông dụng.
Cấp sao biểu kiến một số thiên thể
Các giá trị trong bảng làm gần đúng cho phổ nhìn thấy. |
Não úng thủy hay mềm nhũ não không phải là một bệnh lý riêng biệt mà đúng hơn đó là hậu quả của một nhóm các bệnh lý khác nhau nhưng cùng có chung một đặc trưng là suy giảm lưu thông và/hoặc hấp thu dịch não tủy. Trong một số trượng hợp hiếm hơn, não úng thủy là hậu quả của sự tăng tiết chất dịch này do u nhú của đám rối mạch mạc trong hệ thống não thất.
Sinh lý
Dịch não tủy được hình thành chủ yếu trong hệ thống não thất do sự tiết của đám rối mạch mạc. Đám rối này nằm trong hai não thất bên, não thất ba và não thất bốn nhưng chủ yếu là trong hai não thất bên. Ở một đứa trẻ bình thường thì có khoảng 20 ml dịch não tủy được sản xuất trong một giờ. Tổng lượng dịch não tủy là 50 ml ở trẻ em và khoảng 150 ml ở người lớn. Dich não tủy có thể được xem là dịch siêu lọc của huyết tương. Sự lưu thông dịch não tủy thực hiện được là nhờ sự chênh lệch áp lực giữa hệ thống các não thất với các xoang tĩnh mạch trong não. Bình thường áp lực trong lòng các não thất có thể lên đến 180 cm nước trong khi đó áp lực trong xoang tĩnh mạch dọc trên (một tĩnh mạch lớn trong não) chỉ vào khoảng 90 cm nước. Dịch não tủy đi từ hai não thất bên qua lỗ Monro để vào não thất ba sau đó đi qua một cấu trúc hẹp có tên là cống Sylvius để vào não thất bốn. Ở trẻ em, cống này có chiều dài khoảng 3 mm và đường kính chỉ 2 mm. Từ não thất bốn, dịch não tủy lại đi theo hai lỗ bên (lỗ Luschka) và một lỗ ở giữa (lỗ Magendie) để đổ vào các bể chứa ở nền não. Não úng thủy do hậu quả của sự tắc nghẽn các lỗ và cống lưu thông của não thất gọi là não úng thủy tắc nghẽn hoặc não úng thủy không lưu thông. Dịch não tủy từ các bể nền ở phía sau lại lưu thông đến các bể khác cũng như đến toàn bộ bề mặt của các cuộn não sau đó được hấp thu chủ yếu qua các nút nhện nhờ vào sự chênh lệch áp lực đã nói ở trên. Một phần rất nhỏ dich não tủy cũng được hấp thu bởi hệ thống mạch bạch huyết đổ về các xoang quanh mũi, một phần khác được hấp thu dọc theo các dây thần kinh và bởi chính đám rối mạch mạc. Vì một lý do nào đó mà các bể dưới nhện bị tắc nghẽn hoặc các nút nhện suy giảm chức năng thì cũng gây nên não úng thủy. Não úng thủy trong trường hợp này gọi là não úng thủy không tắc nghẽn hoặc não úng thủy lưu thông.
Sinh lý bệnh và nguyên nhân
Não úng thủy tắc nghẽn hay não úng thủy không lưu thông thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em do bất thường của cống Sylvius hoặc do tổn thương não thất bốn. Các bất thường cấu trúc của cống Sylvius thường là gây hẹp đường lưu thông dịch não tủy. Một số trường hợp hiếm, hẹp cống Sylvius là mrột bệnh lý di truyền lặn liên kết giới tính (liên kết với nhiễm sắc thể giới tính). Những bệnh nhân này đồng thời thường có các dị tật nhỏ kèm theo do khiếm khuyết quá trình đóng kín ống thần kinh như tật gai đôi cột sống thể ẩn (spina bifida occulta). Hiếm hơn nữa, hẹp cống Sylvius là do xơ hóa thần kinh. Chứng tăng sinh các tế bào nhện cũng là một nguyên nhân của tắc hẹp cống Sylvius. Do viêm màng nãp mủ hay xuất huyết não trong giai đoạn sơ sinh, lớp tế bào nội tủy lót trong lòng các não thất bị bong ra làm cho các tế bào nhện bị kích thích tăng sinh gây nên hẹp cống. Các nhiễm trùng trong quá trình bào thai, thường được biết dưới tên TORCH (Toxoplasmosis, Rubella, Cytomegalovirus, Hepatitis) cũng là những nguyên nhân có thể gặp của não úng thủy. U não, đặc biệt là u hố sọ sau gây cản trở lưu thông dịch não tủy và gây não úng thủy rất nhanh với dấu hiệu tăng áp nội sọ rất trầm trọng ở trẻ lớn. Các dị tật bẩm sinh đặc trưng gây nên não úng thủy có thể kể dị tật Chiari, hội chứng Dandy - Walker...
Não úng thủy không tắc nghẽn hay não úng thủy lưu thông thường là hậu quả của xuất huyết trong não thường gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non hoặc trẻ nhũ nhi thiếu vitamin K. Máu trong các khoang dưới nhện có thể làm bít tắc các bể não thất hoặc làm suy giảm chức năng hấp thu của các nút nhện chứ không cản trở lưu thông bên trong các não thất làm tăng lượng dịch não tủy gây nên não úng thủy lưu thông. Viêm màng não mủ do phế cầu hoặc viêm màng não do lao gây nên dịch tiết quánh đặc bám vào các nút nhện cũng làm suy giảm chức năng các nút hấp thu này. Biến chứng xâm nhập màng não của bệnh bạch cầu cấp cũng là nguyên nhân có thể gặp của não úng thủy.
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của não úng thủy thay đổi rất khác nhau tùy từng trường hợp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như (1) tuổi mắc bệnh, (2) bản chất của thương tổn gây nên sự tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy, (3) thời gian bị bệnh và (4) tốc độ tăng áp lực nội sọ.
Ở trẻ nhỏ do các khớp sọ chưa đóng kín nên triệu chứng dễ thấy nhất đó là kích thước của đầu to lên nhanh bất thường. Ngoài ra thóp trước cũng giãn to và căng hơn, các mạch máu da đầu cũng giãn to hơn bình thường. Trán trẻ rất rộng. Mắt thường ở tư thế nhìn xuống tạo nên dấu hiệu mặt trời lặn.
Ngoài những biểu hiện trên, còn có biểu hiện đầu trẻ bé hơn bình thường, trẻ rất hay giật mình thậm chíkhi nghe một tiếng động hoặc âm thanh rất nhỏ. Trẻ rất khó bú, rất hay bị sặc sữa hoặc nôn vọt. Trẻ rất khó ngủ, hay khóc, khi nằm đầu ngẹo sang một bên.Hành vi ngày càng chậm dần, tay trẻ thường nắm rất chặt.
Ở trẻ lớn hơn, khi các khớp sọ đã đóng kín một phần, dấu hiệu đầu to khó nhận biết hơn. Các triệu chứng gợi ý là dễ kích thích, khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa. Dấu hiệu nhức dầu nổi bật ở nhóm trẻ này. Các dấu hiệu khác có thể thấy như phù gai thị, dấu hiệu tổn thương bó tháp... Hai nhóm di tật bẩm sinh thường gặp gây não úng thủy là dị tật Chiari và hội chứng Dandy - Walker.
Dị tật Chiari có hai phân nhóm.
Chiari típ I thường biểu hiện triệu chứng ở trẻ lớn và người trưởng thành và thường ít khi kèm với não úng thủy. Bệnh nhân thường van nhức đầu tái diễn, đau cổ, tiểu rắt, và tình trạng co cứng chi dưới ngày càng tiến triển nặng hơn. Dị tật này thường đặc trưng bởi sự tụt hạnh nhân tiểu não vào trong ống tủy cổ. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được biết rõ nhưng có thể do sự bít tắc phần dưới của nõa thất bốn trong quá trình phát triển bào thai.
Chiari típ II đặc trưng bởi não úng thủy phát triển dần dần và tật thoát vị màng não tủy. Tổn thương này là do bất thường của não sau có thể là do cầu não không gập góc như bình thường trong quá trình sinh phôi làm cho não thất bốn bị kéo dài. Hậu quả là thân não bi xoắn vặn làm cho thùy giun, cầu não, hành tủy tụt vào trong ống tủy cổ. Khoảng 10% trẻ mắc dị tật Chiari típ II có biểu hiện ngay từ thời kỳ sơ sinh như thở rít, khóc yếu, ngưng thở. Các triệu chứng này giảm nếu được phẫu thuật dẫn lưu dịch não tủy sớm.
Hội chứng Dandy - Walker là bất thường của não thất bốn. Trong dị tật này, não thất bốn giãn to dạng nang do trần của não thất này phát triển không bình thường trong quá trình sinh phôi. Khoảng 90% bệnh nhân bị di tật Dandy - Walker có biểu hiện não úng thủy. Một số lớn bệnh nhân còn bị các bất thường đi kèm như bất sản thùy giun tiểu não và thể chai. Trẻ thường có kích thước đầu tăng lên rất nhanh và vùng chẩm gồ rõ. Trẻ thường có biểu hiện thất điều, chậm phát triển tâm thần vận động, động kinh...
Chẩn đoán
Chẩn đoán phân biệt
Điều trị
Điều trị tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị nội khoa bao gồm dùng các thuốc như acetazolamide và thuốc furosemide có thể tạm thời làm giảm sự sản xuất dịch não tủy. Tuy nhiên tác dụng lâu dài của các thuốc này rất hạn chế. Ngoài ra, trẻ bị não úng thủy còn có thể kèm các triệu chứng khác như động kinh, việc điều trị nội khoa cũng nhằm kiểm soát các biểu hiện bệnh lý này.
Hầu hết các trường hợp não úng thủy điều cần được điều trị ngoại khoa nhằm dẫn lưu dịch não tủy ra khỏi não. Phẫu thuật hay được sử dụng nhất là đặt dẫn lưu não thất- ổ bụng. Phẫu thuật này đưa một ống mềm đi dưới da, một đầu ống ở não thất và đầu kia trong khoang phúc mạc của ổ bụng. Dịch não tủy được ẩn lưu theo ống từ não thất đổ vào khoang phúc mạc. Tại đây dịch được hấp thu và trở lại tuần hoàn. Một biến chứng của dẫn lưu là nhiễm khuẩn, thường gặp nhất là tụ cầu trắng (staphylococus epidermidis). Tuy nhiên nếu phẫu thuật được thực hiện cẩn trọng thì tỉ lệ nhiễm trùng có thể hạ thấp xuống đến 5%. Hiện nay ở các trung tâm chu sinh tiên tiến người ta có thể tiến hành phẫu thuật dẫn lưu này ngay khi trẻ còn đang nằm trong bụng mẹ. Tuy vậy kết quả của các trường hợp được dẫn lưu trên không khả quan mấy. Lý do là khi trẻ có biểu hiện não úng thủy trong bào thai cần phải phẫu thuật thì nguyên nhân thường là những hội chứng bệnh bao gồm nhiều dị tật khác nhau kết hợp trên cùng một bệnh nhân.
Việc đặt ống dẫn lưu não thất ổ bụng có một vấn đề là rất hay bị nhiễm trùng, nhất là ở các nước có khí hậu nóng ẩm hoặc cơ địa của trẻ không chấp nhận vật lạ đặt vào người. ống dẫn lưu hay bị tắc phải điều trị kịp thời nếu không rất nguy hiểm. Biểu hiện của bị tắc ống dẫn lưu thường là trẻ có thay đổi rất bất thường: vận động nhiều hơn,cười lên sằng sặc hoặc tự nhiên khóc dấm dứt kéo dài; trẻ tự nhiên đờ đẫn,ăn, uống gì đều bị nôn, mồ hôi đổ ra nhiều và thường bị sốt.
Chú thích |
Tiêm chủng là việc truyền vắc xin nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh. Hiệu quả của tiêm phòng đã được nghiên cứu rộng rãi và xác minh, ví dụ, thuốc chủng ngừa cúm, vắc-xin HPV, và vắc-xin thủy đậu cùng nhiều loại khác. Nói chung, tiêm phòng được coi là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Chất hoạt động của vắc-xin có thể nguyên vẹn nhưng bị khử hoạt tính hoặc giảm độc lực, các dạng mầm bệnh, hoặc thành phần tinh khiết của mầm bệnh cũng được chứng minh là có khả năng miễn dịch (ví dụ như, các protein ngoài của một loại virus). Biến độc tố được sản xuất để chống lại các bệnh độc tố, chẳng hạn như sửa đổi tetanospasmin của độc tố uốn ván để loại bỏ tác dụng độc hại nhưng vẫn giữ được hiệu quả miễn dịch của nó.
Bệnh đậu mùa có thể đã được những người thí nghiệm đầu tiên của con người đã cố gắng để ngăn chặn bằng việc tiêm chủng với các loại bệnh truyền nhiễm khác. Năm 1718, Lady Mary Wortley Montagu báo cáo rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã có truyền thống tiêm chất lỏng lấy từ trường hợp nhẹ của bệnh đậu mùa, và cho rằng cô ta đã tiêm cho chính những đứa con của mình. Trước năm 1796 khi bác sĩ người Anh Edward Jenner thử nghiệm khả năng sử dụng vắc-xin để ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở người lần đầu tiên, ít nhất sáu người đã làm điều tương tự vài năm trước đó: một người vô danh, ở Anh (khoảng 1771); bà Sevel, Đức (khoảng 1772), ông Jensen, Đức (khoảng 1770), Benjamin Jesty, Anh, năm 1774; bà Rendall, Anh (khoảng 1782) và Peter Plett, Đức, năm 1791.
Từ tiêm chủng (tiếng Anh: vaccination) từ lần đầu tiên được sử dụng bởi Edward Jenner vào năm 1796. Louis Pasteur tiếp tục phát triển khái niệm này thông qua những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực vi sinh vật. Tiêm vắc xin (Latin: vaccan) được đặt tên như vậy bởi vì vắc-xin đầu tiên được bắt nguồn từ một loại virus gây ảnh hưởng đến bò - một loại bệnh đầu mùa ở súc vật tương đối lành tính - nó tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh đậu mùa, một căn bệnh truyền nhiễm và chết người.
Tiêm chủng cũng gặp phải nhiều tranh cãi, từ quan điểm khoa học, đạo đức, chính trị, an toàn y tế, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác. Trong một số ít trường hợp, tiêm chủng có thể gây thương tích với con người, ở một số quốc gia, những người bị thương do tiêm chủng có thể được nhận bồi thường. Tiêm chủng hiện nay được chấp nhận ở nhiều quốc gia vì những thành công ban đầu và những đạo luật quy định tiêm chủng bắt buộc, các chiến dịch tiêm chủng được diễn ra trên diện rộng và tác dụng của nó trong việc giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh đã được ghi nhận ở các quốc gia trên thế giới.
Lịch tiêm chủng tại Việt Nam
Chú thích
Liên kết
U.S. government Vaccine Research Center: Information regarding preventive vaccine research studies
The Vaccine Page links to resources in many countries.
Immunisation Immunisation schedule for children in the UK. Published by the UK Department of Health.
CDC.gov - 'National Immunization Program: leading the way to healthy lives', US Centers for Disease Control (CDC information on vaccinations)
CDC.gov - 'Mercury and Vaccines (Thimerosal)', US Centers for Disease Control
Immunize.org - Immunization Action Coalition' (nonprofit working to increase immunization rates)
WHO.int - 'Immunizations, vaccines and biologicals: Towards a World free of Vaccine Preventable Diseases', World Health Organization (WHO's global vaccination campaign website)
Health-EU Portal Vaccinations in the EU
History of Vaccines Medical education site from the College of Physicians of Philadelphia, the oldest medical professional society in the US
Công nghệ sinh học |
JSF có thể chỉ đến:
JavaServer Faces, một bản miêu tả kĩ thuật giúp đơn giản hóa việc phát triển giao diện cho các ứng dụng Web viết bằng Java
F-35 Joint Strike Fighter, máy bay chiến đấu
Quỹ hỗ trợ Phần mềm Jabber |
Chim ngói nâu (tên khoa học Streptopelia senegalensis) là một loài chim trong họ Columbidae. Chúng thường cư trú và sinh sản ở các vùng nhiệt đới châu Phi phía nam sa mạc Sahara, Trung Đông và miền nam châu Á, về phía đông tới Ấn Độ.
Loài chim này là phổ biến và phân bổ rộng rãi trong các vùng đất nhiều bụi rậm và khô.
Loài chim này làm tổ trên cây và đẻ hai trứng. Chúng bay nhanh với sự vỗ cánh đều đặn và thỉnh thoảng đạp cánh đột ngột-là đặc trưng cho các loài bồ câu nói chung.
Chim ngói nâu là loài chim cu đuôi dài, mảnh dẻ, thông thường dài 25 cm. Phần lưng, cánh và đuôi có màu nâu ánh đỏ với các sợi lông màu xanh xám ở cánh. Phần dưới của cánh có màu hạt dẻ.
Phần đầu và các phần dưới có màu hồng nhạt, chuyển dần thành màu hơi trắng ở các phần dưới của bụng. Chúng có các đốm đen trên cổ. Chân có màu đỏ. Tiếng kêu của chúng từa tựa như u túc túc cu ru, với sự nhấn mạnh của túc túc. Cả hai giống chim trống và mái là tương tự nhau, nhưng chim non thì có màu hung đỏ nhiều hơn so với chim trưởng thành cũng như có ít đốm trên cổ hơn.
Chim ngói nâu ăn các loại hạt cỏ, ngũ cốc, một số loài thực vật và các côn trùng nhỏ. Chúng kiếm ăn trên mặt đất ở các bãi cỏ và các khu vực trồng cây nông nghiệp.
Giống như một số loài chim bồ câu khác trong chi này, chúng không sống thành bầy mà thông thường chỉ sống đơn lẻ hoặc có đôi.
Chú thích |
Quả bóng vàng châu Âu (Ballon d'Or, ; ) là giải thưởng bóng đá thường niên do tạp chí tin tức Pháp France Football trao giải từ năm 1956. Từ năm 2010 đến 2015, trong một thỏa thuận với FIFA, giải thưởng tạm thời được hợp nhất với Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA (thành lập năm 1991) và được gọi là Quả bóng vàng FIFA. Sự hợp tác đó đã kết thúc vào năm 2016 và giải thưởng được hoàn nguyên thành Ballon d'Or, trong khi FIFA cũng hoàn nguyên thành giải thưởng hàng năm riêng biệt của mình, The Best FIFA Men's Player. Những người nhận chung Quả bóng vàng FIFA được cả hai tổ chức trao giải coi là người chiến thắng.
Được hình thành bởi các nhà văn thể thao Gabriel Hanot và Jacques Ferran, giải thưởng Ballon d'Or vinh danh cầu thủ nam được coi là có thành tích tốt nhất trong năm trước, dựa trên bình chọn của các nhà báo bóng đá, từ 1956 đến 2006. Ban đầu, nó chỉ được trao cho các cầu thủ đến từ châu Âu và được biết đến rộng rãi với tên gọi Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu. Năm 1995, Ballon d'Or được mở rộng để bao gồm tất cả các cầu thủ từ bất kỳ nguồn gốc nào đang thi đấu tại các câu lạc bộ châu Âu.
Sau năm 2007, huấn luyện viên và đội trưởng các đội tuyển quốc gia cũng được quyền bầu cử. Giải thưởng đã trở thành giải thưởng toàn cầu vào năm 2007 với tất cả các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đủ điều kiện tham gia. Vào năm 2022, France Football đã sửa đổi các quy tắc cho Ballon d'Or. Họ đã thay đổi thời gian để các giải thưởng không được trao cho thành tích trong một năm dương lịch mà cho một mùa bóng đá. Họ cũng quyết định rằng chỉ những quốc gia nằm trong top 100 của bảng xếp hạng thế giới FIFA mới được phép bỏ phiếu.
Lịch sử
Stanley Matthews của Anh là người đầu tiên giành Quả bóng Vàng. Trước năm 2007, giải thưởng thường được biết đến với tên gọi Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu theo lục địa trong tiếng Anh và nhiều phương tiện truyền thông quốc tế. Ngay cả sau năm 2007, nó thường được xác định và gọi bằng cái tên đó vì nguồn gốc của nó là một giải thưởng châu Âu, cho đến khi nó được hợp nhất với giải thưởng Cầu thủ Thế giới của FIFA để củng cố tuyên bố mới trên toàn thế giới của nó. George Weah của Liberia, người châu Phi duy nhất nhận giải, trở thành người đầu tiên không phải người châu Âu giành được giải thưởng vào năm 1995, năm mà các quy tắc về tư cách được thay đổi. Ronaldo của Brasil đã trở thành nhà vô địch Nam Mỹ đầu tiên hai năm sau đó.
Lionel Messi đã giành được giải thưởng kỷ lục tám lần, tiếp theo là Cristiano Ronaldo với năm lần.Ba cầu thủ từng 3 lần đoạt giải: Johan Cruyff, Michel Platini, và Marco van Basten. Với bảy giải thưởng mỗi người, các cầu thủ Hà Lan, Đức, Argentina, Bồ Đào Nha và Pháp đã giành được nhiều Quả bóng Vàng nhất. Các cầu thủ đến từ Đức (1972, 1981) và Hà Lan (1988) chiếm ba vị trí hàng đầu trong một năm (thành tích chỉ đạt được ba lần trong lịch sử). Các câu lạc bộ Đức (1972) và Ý (1988–1990) đạt được thành tích tương tự, trong đó có hai năm cá nhân dưới sự thống trị của cầu thủ AC Milan (1988, 1989), một kỷ lục độc nhất cho đến khi các câu lạc bộ Tây Ban Nha trải qua sự thống trị không lường trước được (2009–2012, 2015, 2016) và Barcelona (2010) trở thành câu lạc bộ thứ hai chiếm vị trí trong top ba. Hai câu lạc bộ Tây Ban Nha, Barcelona và Real Madrid, cũng dẫn đầu bảng xếp hạng về việc tạo ra nhiều nhà vô địch nhất, với 12 danh hiệu mỗi đội.
Từ năm 2010 đến năm 2015, giải thưởng này đã được hợp nhất với một giải thưởng tương tự, giải thưởng FIFA World Player of the Year, để tạo ra FIFA Ballon d'Or, giải thưởng được trao cho cầu thủ nam xuất sắc nhất thế giới trước khi FIFA và France Football quyết định không trao giải. tiếp tục thỏa thuận sáp nhập. Sau năm 2011, UEFA tạo ra UEFA Best Player in Europe Award để duy trì truyền thống của Ballon d'Or ban đầu đặc biệt vinh danh một cầu thủ bóng đá đến từ châu Âu.
Vào năm 2020, Group L'Équipe, thuộc France Football, đã quyết định rằng sẽ không có giải thưởng nào được trao trong năm do COVID-19 pandemic cắt ngắn mùa giải của các câu lạc bộ bóng đá trên toàn thế giới. Dư luận rộng rãi cho rằng đáng lẽ giải thưởng năm 2020 phải được trao cho Robert Lewandowski.
Giải thưởng thể hiện sự thiên vị các cầu thủ tấn công, vốn gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là sau năm 2007. Theo thời gian, giải thưởng đã được trao cho nhiều giải đấu và câu lạc bộ độc quyền hơn. Trước năm 1995, 10 giải đấu cung cấp người chiến thắng Ballon d'Or, trong khi chỉ có Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha cung cấp người chiến thắng kể từ năm 1995. La Liga của Tây Ban Nha có nhiều Quả bóng Vàng nhất. Barcelona và Real Madrid đã cung cấp nhiều người chiến thắng Ballon d'Or nhất kể từ năm 1995.
Vào năm 2022, France Football đã sửa đổi các quy tắc cho Ballon d'Or. Họ đã thay đổi thời gian để các giải thưởng không được trao cho thành tích trong một năm dương lịch mà cho một mùa giải bóng đá. Người ta cũng quyết định rằng chỉ những quốc gia nằm trong top 100 của Bảng xếp hạng thế giới của FIFA mới được phép bỏ phiếu. Cuộc trưng cầu dân ý trước đây đã được mở cho tất cả các quốc gia kể từ năm 2007. Điều này đã đưa Quả bóng vàng phù hợp với Giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất năm của UEFA, giải đấu ít bị chi phối bởi các giải đấu độc quyền và đặc biệt là Cristiano Ronaldo và Lionel Messi những năm gần đây.
Chín cầu thủ (Bobby Charlton, Franz Beckenbauer, Gerd Müller, Paolo Rossi, Zinedine Zidane, Rivaldo, Ronaldinho, Kaká, và Lionel Messi) đã vô địch FIFA World Cup, cúp C1 châu Âu/UEFA Champions League, và Ballon d'Or trong sự nghiệp của họ.
Những người chiến thắng
Chú ý: Cho đến năm 2021, Quả bóng vàng được trao dựa trên thành tích của cầu thủ trong năm dương lịch. Kể từ năm 2022, các bồi thẩm viên đã được hướng dẫn tính đến mùa giải trước đó.
31/10/2023 Lionel Messi đã chính thức vượt qua Haaland và MBappe để dành danh hiệu Quả bóng vàng 2023 đồng thời thiết lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu ở giải thưởng này.
Với mùa giải 2022 - 2023 thành công trong màu áo của đội tuyển Quốc gia góp công lớn giúp Argentina lên ngôi vô địch Word Cup 2022 với 7 bàn thắng. Trong màu áo của Paris Saint-Germain, ngôi sao sinh năm 1987 cũng có 21 bàn thắng, 20 đường kiến tạo giúp đội bóng vô địch Ligue 1
Chiến thắng theo cầu thủ
Chiến thắng theo quốc gia
Câu lạc bộ
Giải thưởng bổ sung
All-Star Team
Năm 1978, France Football đã đăng một bài báo về giải thưởng Cầu thủ bóng đá Nam Mỹ của năm năm đó trong đó họ đưa ra giả thuyết về một trận đấu giữa Đội All-Star Nam Mỹ và đội All-Star Châu Âu, có sự góp mặt của những cầu thủ có thành tích tốt nhất trong bảng xếp hạng giải thưởng. Một bài viết từ năm 1994 được xuất bản bởi El País đưa tin một "Golden Team" đã được chọn tại buổi dạ tiệc Ballon d'Or 1994.
Chú giải |
Mổ lấy thai (sinh mổ, mổ bắt con, mổ Cesar) là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau thai, màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn.
Định nghĩa này không bao gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng, hay lấy một thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do vỡ tử cung.
Lịch sử
Năm 1581, Francois Rousset có đề cập đến mổ lấy thai, nhưng bản thân ông chưa bao giờ làm cũng như chứng kiến một cuộc phẫu thuật như thế này.
Mổ lấy thai thực hiện trên người sống lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ 17. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do mổ lấy thai vào thời gian này còn rất cao do hạn chế về gây mê và nguy cơ nhiễm trùng cao.
1882, Sanger đưa ra một phương pháp mổ lấy thai theo đường mổ dọc thân tử cung – mà ngày nay được gọi là phương pháp cổ điển.
1912, Kronig đề nghị một phương pháp mổ lấy thai bằng đường mổ đứng dọc đoạn dưới tử cung. Phương pháp này sau đó được Beck (1919) và De Lee (1922) cải tiến và áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ.
Cuối cùng, vào năm 1926, Kerr miêu tả một đường mổ lấy thai ngang đoạn dưới tử cung, và đây là đường mổ được áp dụng phổ biến nhất cho đến tận ngày nay.
Tỷ lệ
Đầu thế kỷ 20, tỷ lệ mổ lấy thai còn rất thấp, khoảng 0,6–5%. Nhưng ngày nay, nhờ sự phát triển của gây mê hồi sức, của phương tiện vô khuẩn mà chỉ định của mổ lấy thai ngày càng cao.
Tỷ lệ mổ lấy thai ở Mỹ là khoảng 21.2% (1998).
Sự gia tăng đó là do (1) mổ lấy thai thay cho các thủ thuật lấy thai bằng forceps cao và trung bình (2) mổ lấy thai dự phòng trong ngôi mông (1990, 83% trường hợp ngôi mông được mổ lấy thai (theo Notzon và cs)) (3) phát hiện sớm và đánh giá đúng mức suy thai nhờ máy monitoring sản khoa (4) mổ lấy thai ở những bệnh nhân có vết mổ lấy thai cũ.
Chỉ định
Chỉ định từ phía mẹ
Âm đạo có sẹo do phẫu thuật tạo hình, rách và khâu trong những lần sinh trước...
Có vật cản trở ở đường sinh dục của mẹ (khối u ác hay condylom sùi).
Cổ tử cung có sẹo do viêm loét, do đốt điện, khoét chóp, cắt cụt cổ tử cung hay cổ tử cung có khối u... làm cổ tử cung không xoá và mở được.
Khối tiền đạo như u buồng trứng, u xơ tử cung.
Chỉ định từ phía con
Ngôi bất thường:
Ngôi mặt cằm ngang và cằm sau
Ngôi trán
Ngôi ngang không thực hiện xoay thai
Con so ngôi mông, ước lượng cân thai trên 3 kg
Ngôi mông + một bất thường khác
Thai có dị tật bẩm sinh
Suy thai trong chuyển dạ
Mẹ có nhiễm Herpes sinh dục đang tiến triển (đặc biệt là ở lần nhiễm đầu tiên)
Mẹ nhiễm HIV.
Chỉ định từ cả mẹ và con
Với chỉ định mổ lấy thai trong những trường hợp này sẽ có lợi cho cả hai mẹ con. Đó là:
Nhau tiền đạo trung tâm và phần lớn các trường hợp nhau tiền đạo bán trung tâm.
Bất xứng đầu chậu.
Các chống chỉ định của chuyển dạ sanh ngã âm đạo ví dụ vết mổ cũ.
Những chỉ định khác
Có thể tóm tắt lại các chỉ định của mổ lấy thai trong 4 chỉ định sau, đó 4 chỉ định thường gặp nhất của mổ lấy thai là: Mẹ có vết mổ cũ trên thân tử cung, ngôi mông, thai suy và sanh khó - chiếm 85% tổng số các trường hợp sanh mổ.
Lưu ý: tuyệt đối không có chỉ định mổ lấy thai theo yêu cầu của bệnh nhân.
Chống chỉ định
Thực ra không có chống chỉ định của mổ lấy thai nếu như đã có chỉ định. Nhưng trong một số trường hợp phải cân nhắc. Ví dụ: cuộc mổ có nguy cơ đe doạ tính mạng bà mẹ (như bà mẹ có bệnh phổi nặng), cũng không nên mổ lấy thai ở những thai có bất thường nhiễm sắc thể (trisomie 13 hay 18) hoặc thai có di tật bẩm sinh không thể sống được nếu được mổ lấy ra.
Chuẩn bị trước mổ
Những điều sau cần chuẩn bị cho bệnh nhân
Giải thích cho bệnh nhân.
Bệnh nhân nhịn ăn 8 giờ trước cuộc mổ (đối với bệnh nhân mổ chương trình).
Đặt máy monitor sản khoa theo dõi tim thai và cơn gò của mẹ.
Chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch.
Dự trù máu.
Các chuẩn bị khác cho một cuộc mổ bụng.
Một số xét nghiệm cần làm: công thức máu, nhóm máu, đông cầm máu, siêu âm đánh giá lại thai.
Các giai đoạn của cuộc mổ lấy thai
Thời điểm mổ lấy thai
Thích hợp nhất là khi đã vào chuyển dạ, lúc này đoạn dưới tử cung đã được thành lập.
Đối với mổ lấy thai vì vết mổ cũ, các bác sĩ thường mổ ngay lúc bắt đầu chuyển dạ, thai nhi đã trưởng thành, và cổ tử cung đã mở tránh nguy cơ bế sản dịch.
Đối với vết mổ cũ dọc thân tử cung, thì các bác sĩ lại chủ động mổ sớm vì nguy cơ nứt vết mổ cũ, vỡ tử cung ngay cả khi chưa có chuyển dạ.
Chọn phương pháp vô cảm
Các phương pháp vô cảm thường dùng là mê nội khí quản, tê ngoài màng cứng và tê tuỷ sống.
Gây tê ngoài màng cứng: kỹ thuật khó nhưng có nhiều lợi điểm do ít tác dụng phụ, thuốc không vào máu, không đến được thai. Nên phương pháp này hay được chọn lựa, nhất là trong trường hợp mổ lấy thai ở bệnh nhân vết mổ cũ, tiên lượng cuộc mổ kéo dài do vết mổ cũ gây dính phải gỡ dính.
Tê tuỷ sống: kỹ thuật đơn giản hơn, duy trì lâu và thuốc cũng không qua được thai nhi, các cơ được thư giãn tốt. Nhưng lại có nhiều tác dụng phụ hơn, nhất là tác dụng tụt huyết áp. Do đó không thích hợp với những trường hợp choáng, mẹ mất máu nhiều, thai suy, huyết áp không ổn định.
Mê nội khí quản: thời gian chuẩn bị ngắn, thích hợp cho mổ cấp cứu, ít tác dụng phụ. Nhưng thuốc qua nhau thai, đến thai, vì vậy kể từ lúc dẫn đầu mê đến lúc lấy em bé không được quá 5-7 phút. Người ta không chọn mê nội khí quản cho những trường hợp dự kiến là khó khăn, cho bệnh nhân có bệnh lý hô hấp, bệnh lý gan-thận.
Rạch bụng
Đường trắng giữa trên xương vệ (xương mu): đường cơ động, rộng, vào tử cung nhanh. Đồng thời cũng ít chảy máu hơn.
Các đường ngang trên xương vệ: thường được làm hơn cả vì ít đau hơn, giảm nguy cơ thoát vị thành bụng, bộc lộ vùng chậu rất rõ ràng và thẩm mỹ hơn.
Rạch tử cung
Có hai phương pháp rạch tử cung để vào buồng tử cung lấy thai.
Đường rạch ngang đoạn dưới tử cung:
Trong 90% các trường hợp mổ lấy thai, đường rạch ngang đoạn thấp tử cung được áp dụng. Đường này rạch ở tử cung phía cao hơn bờ trên bàng quang (đáy bàng quang) khoảng 1–2 cm và hơi thấp hơn đường mở phúc mạc.
Đường rạch dọc tử cung:
Do có nhiều khuyết điểm nên đường mổ này chỉ dùng trong một số trường hợp hạn chế như: Nhau tiền đạo mặt trước, ngôi ngang, vết mỗ lấy thai cũ quá dính, thai non tháng, nhau cài răng lược, tránh nhân xơ ở đoạn dưới thân TC. Nếu ngôi ngang lưng quay xuống được xác định nên mổ dọc tử cung ngay, nếu đã mở ngang đoạn dưới nên rạch thêm đường dọc mới lấy được thai nhanh, dễ dàng, tránh nguy cơ suy thai, chảy máu do thời gian lấy thai lâu .
Tuy nhiên trong những trường hợp trên vẫn có thể dùng đường mổ ngang đoạn dưới tử cung. Tuy nhiên có một chỉ định tuyệt đối của mổ đường dọc thân tử cung đó là mẹ có ung thư cổ tử cung xâm lấn.
Lấy thai
Ngôi đầu: đưa bàn tay vào phía dưới đầu thai, đẩy đầu lên ngang với mép đường mở TC, tay kia đẩy nhẹ nhàng ở đáy TC để ngôi thai trượt trên bàn tay đi ra khỏi vết mổ.
Ngôi mông: lấy thai từ chân hay mông.
Ngôi ngang: lấy thai bằng chân thai.
Với đường mổ dọc thân: lấy thai bằng chân.
Sổ nhau
Lóc nhau bằng tay nếu chảy máu nhiều, còn nếu ít chảy máu thì có thể chờ tử cung co hồi và nhau tự bong.
Sau đó bệnh nhân sẽ được truyền Oxytocin giúp tử cung co hồi tốt.
Khâu tử cung
Có thể khâu một hoặc hai lớp. Riêng đường mổ dọc thân cần phải khâu nhiều lớp.
Khi khâu phải lấy toàn bộ lớp cơ, phẫu thuật viên sẽ không lấy cả lớp niêm mạc tử cung vì nếu để niêm mạc lọt vào giữa vết mổ bệnh nhân có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung sau này.
Tai biến
Tai biến trong lúc mổ
Rách tử cung (thường ở đoạn dưới tử cung khi mổ tử cung ở đoạn dưới)
Tổn thương bàng quang, niệu quản, ruột...
Chảy máu do phạm phải động mạch tử cung, do đờ tử cung.
Mất trương lực tử cung - đờ tử cung: gặp ở sản phụ đa sản, đa ối, sản phụ trước đó đã chuyển dạ kéo dài khó khăn. Khi ấy nguy cơ sẽ mất máu nhiều hơn.
Các tai biến do gây mê.
Biến chứng sau mổ
Nhiễm trùng: nhiễm trùng trong cơ tử cung (endomyometritis), nhiễm trùng vết mổ,...
Nhiễm trùng đường tiểu
Thoát vị thành bụng
Dính ruột
Lạc nội mạc tử cung
Các biến chứng do thuyên tắc tĩnh mạch khi nằm hậu phẫu lâu...
Tai biến cho con
Ảnh hưởng bởi thuốc mê.
Chạm thương khi phẫu thuật.
Hít phải nước ối.
Kết luận
Ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng nhiều. Nhưng mổ lấy thai không phải là một phương pháp an toàn, mà cũng có nguy hiểm và ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của bà mẹ.
Một sản phụ có một vết mổ cũ trên tử cung luôn được coi là một sản phụ nguy cơ cao:
Vì sẽ có nguy cơ bị những tai biến trong lúc mang thai và chuyển dạ cao hơn một sản phụ không có vết mổ cũ.
Thêm nữa, hầu hết các sản phụ đã có một vết mổ cũ trên tử cung thường phải mổ lấy thai ở lần mang thai tiếp theo.
Các bác sĩ thường khuyên các sản phụ đã có hai lần mổ lấy thai không được mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau đó là rất cao.
Vì vậy cần cân nhắc khi mổ lấy thai. Và trong thời kỳ hậu phẫu thì cần nhớ rằng bệnh nhân luôn có 2 vấn đề: vấn đề hậu phẫu và vấn đề hậu sản. |
Delphi là sản phẩm phần mềm sử dụng phương ngữ Delphi của ngôn ngữ lập trình Object Pascal và cung cấp môi trường phát triển tích hợp (IDE) để phát triển ứng dụng nhanh chóng các phần mềm cho máy tính để bàn, thiết bị di động, web và bảng điều khiển. Delphi hiện tại được Embarcadero Technologies phát triển và duy trì.
Các trình biên dịch của Delphi tạo ra mã gốc cho Microsoft Windows, macOS, iOS, Android và Linux (x64).
Delphi bao gồm một trình soạn thảo mã nguồn, một trình thiết kế trực quan, một trình gỡ lỗi tích hợp, một thành phần kiểm soát mã nguồn và hỗ trợ cho các plugin của bên thứ ba. Trình chỉnh sửa mã có tính năng Code Insight (hoàn thành mã), Error Insight (kiểm tra lỗi thời gian thực) và tái cấu trúc. Trình thiết kế biểu mẫu trực quan có tùy chọn sử dụng Thư viện Thành phần Trực quan (VCL) để phát triển chương trình Windows thuần túy hoặc khung FireMonkey (FMX) để phát triển phần mềm đa nền tảng. Hỗ trợ cơ sở dữ liệu là một tính năng chính và được FireDAC (Các thành phần truy cập cơ sở dữ liệu) cung cấp. Delphi được biết đến với tốc độ biên dịch nhanh, mã gốc chạy nhanh và năng suất cao của nhà phát triển phần mềm.
Delphi ban đầu được phát triển bởi Borland như một công cụ phát triển ứng dụng nhanh chóng cho Windows như là sản phẩm phần mềm kế nhiệm của Turbo Pascal. Delphi đã thêm lập trình hướng đối tượng đầy đủ vào ngôn ngữ hiện có và ngôn ngữ này đã phát triển để hỗ trợ các phương thức chung, các phương thức ẩn danh, các bao đóng và hỗ trợ Mô hình Đối tượng Thành phần (Component Object Model) bản địa.
Delphi và phần mềm đối tác C ++ của nó, C++ Builder, có thể tương tác với nhau và được bán chung dưới tên RAD Studio. |
Delphi (tiếng Hy Lạp: Δελφοί Delphoi) là một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Vào thời cổ đại nó từng nơi thờ thần Apollo. Đây cũng là một đền thờ toàn Hy Lạp, tức đền thờ chung của các thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại. Delphi được sùng kính khắp cõi Hy Lạp như là nơi đặt hòn đá ομφαλός (omphalos), tức trung tâm của vũ trụ.
Trên triền dốc Tây Nam của ngọn núi Parnassos, cách vịnh Corinth không đến 10 km, Delphi đã từng là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI TCN. Tại đây có một quảng trường tròn ngoạn mục bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng Thần Apollo và nói ra những lời sấm truyền của nữ tiên tri Pythia. Con đường thiêng liêng uốn khúc đến đền thờ có hai bên đường là những kho báu - những ngôi miếu nhỏ để các đô thành lừng lẫy lên đặt đồ tế lễ. Phía trên đền có một nhà hát, một sân vận động và một đấu trường ở gần suối Castalic, tất cả đều phục vụ cho các cuộc thi đấu Pythian toàn Hy Lạp. Phía bên kia suối là thánh đường Athéna Pronaia mà toà nhà nổi tiếng nhất là nhà tròn cẩm thạch Tholos xây dựng vào đầu thế kỷ thứ IV TCN. |
Một hàm sóng tam giác là một loại hàm sóng phi điều hòa cơ bản được đặt tên theo hình dạng tam giác của đỉnh sóng.
Công thức
Sóng tam giác có biên độ từ -1 đến 1 và bước sóng bằng 2 có dạng:
hay:
Với frac(x) là phần thập phân của x.
Sóng trên cũng có thể được viết ở dạng:
Với φ(z,s,α) là hàm siêu việt Lerch.
Sóng tam giác có biên độ từ 0 đến 1 và bước sóng bằng 2 có dạng:
Với nint(x) là số nguyên gần nhất của x.
Phân tích Fourier
Giống sóng vuông, phân tích Fourrier của sóng tam giác chỉ chứa các sóng điều hòa lẻ. Tuy nhiên, so với sóng vuông, hệ số của các tần số cao trong chuỗi giảm nhanh hơn, (tỷ lệ nghịch với bình phương số điều hòa), và âm thanh phát ra bởi sóng tam giác gần với sóng điều hòa hơn.
Chuỗi Fourier vô hạn sau hội tụ thành một sóng tam giác có biên độ từ -1 đến 1 và tần số bằng :
hoặc
Hai chuỗi trên cũng có thể được viết với các số điều hòa lẻ, cho hàm tam giác có tần số :
Âm thanh |
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA là danh hiệu hàng năm của FIFA dành cho nam và nữ cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất thế giới do tất cả các huấn luyện viên trưởng và đội trưởng các Đội tuyển bóng đá quốc gia bầu chọn. Giải thưởng này bắt đầu năm 1991 đối với nam và 2001 đối với nữ. Kể từ mùa bóng 2010-2011, giải này được hợp nhất với giải Quả bóng vàng châu Âu thành Quả bóng vàng FIFA. Đến năm 2016, giải thưởng lại được tách ra nhưng với tên mới là FIFA The Best.
Danh sách nam cầu thủ đoạt giải
Xếp hạng theo cầu thủ
Xếp hạng theo quốc gia
Bảng dưới được liệt kê theo quốc tịch của cầu thủ (không phải theo nơi anh ta chơi bóng).
* Đồng giải
Xếp hạng theo câu lạc bộ
*Cầu thủ là thành viên của câu lạc bộ trong nửa cuối năm dương lịch (Lượt đi mùa giải mới - từ tháng 8 đến tháng 12)
**Cầu thủ là thành viên của câu lạc bộ trong nửa đầu năm dương lịch (lượt về của mùa giải - từ tháng 1 đến tháng 5)
***Cầu thủ giải nghệ vào nửa cuối năm dương lịch do đó chỉ là thành viên của câu lạc bộ trong nửa đầu năm dương lịch (lượt về của mùa giải - từ tháng 1 đến tháng 5)
Danh sách nữ cầu thủ đoạt giải
Xếp hạng theo cầu thủ
Xếp hạng theo quốc gia
Bảng dưới được liệt kê theo quốc tịch của cầu thủ (không phải theo nơi cầu thủ chơi bóng).
Xếp hạng theo câu lạc bộ |
Ronaldo de Assis Moreira (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1980 tại Porto Alegre, Brasil), thường được biết đến với cái tên Ronaldinho Gaúcho hay đơn giản là Ronaldinho (), là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil chơi ở vị trí tiền vệ công và tiền đạo cánh. Được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình và được nhiều người coi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại, Ronaldinho đã giành được 2 giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA và 1 Quả bóng vàng. Là một biểu tượng toàn cầu, anh nổi tiếng với kỹ thuật, sự sáng tạo, khả năng rê dắt và độ chính xác từ những cú sút phạt, cũng như sử dụng kỹ năng, những cú sút xa, những đường chuyền không cần nhìn và những pha ngả người móc bóng. Năm 2004, anh được Pelé điền tên vào danh sách FIFA 100 những cầu thủ còn sống vĩ đại nhất thế giới.
Ronaldinho chơi bóng cho Grêmio vào năm 1998 trước khi chuyển sang Paris Saint-Germain 3 năm sau, và sau đó là FC Barcelona vào 2003, trong mùa giải thứ 2 tại đây Ronaldinho đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA khi giúp Barcelona giành chức vô địch La Liga 2004–05. Mùa giải sau đó được coi là một trong những mùa giải hay nhất trong sự nghiệp của anh khi giúp Barcelona giành chức vô địch UEFA Champions League 2005–06 đầu tiên sau 14 năm và danh hiệu La Liga thứ 2, mang lại cho Ronaldinho cú đúp danh hiệu cá nhân đầu tiên trong sự nghiệp, anh nhận giải [[Quả bóng vàng châu Âu] 2005 và Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA thứ 2. Sau khi ghi 2 bàn thắng solo ngoạn mục trong trận El Clásico lượt đi mùa 2005–06, Ronaldinho trở thành cầu thủ thứ 2 của Barcelona sau Diego Maradona vào năm 1983 nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ người hâm mộ Real Madrid trên sân Santiago Bernabéu.
Sau khi về nhì tại La Liga trong mùa giải 2006–07 và mùa giải 2007–08 do chấn thương, Ronaldinho đã sa sút phong độ, không còn nhiều cống hiến và rời Barcelona để gia nhập AC Milan, nơi anh ấy đã vô địch Serie A 2010-11. Anh trở lại Brazil để chơi cho Flamengo vào năm 2011 và Atlético Mineiro một năm sau đó, nơi anh giành được Copa Libertadores 2013, trước khi chuyển đến Mexico để chơi cho Querétaro và sau đó trở lại Brazil để chơi cho Fluminense vào năm 2015 và giải nghệ vào 2018.
Trong sự nghiệp thi đấu quốc tế cùng Brazil, Ronaldinho đã có 97 lần khoác áo đội tuyển, ghi được 33 bàn thắng và tham dự 2 kỳ World Cup. Sau khi ra mắt cùng Seleção bằng chức vô địch Copa América 1999, anh là một phần không thể thiếu của đội hình vô địch World Cup 2002, cùng với Ronaldo và Rivaldo tạo nên bộ 3 tấn công 3R, và có mặt trong Đội hình All-Star của World Cup. Với tư cách là đội trưởng, anh dẫn dắt đội vô địch FIFA Confederations Cup 2005 và được trao giải cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết. Anh cũng là đội trưởng đội Olympic Brazil giành huy chương đồng bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2008.
Tiểu sử và đời tư
Ronaldinho sinh ra tại thành phố Porto Alegre, thủ phủ của Rio Grande do Sul - một bang của Brazil. Mẹ anh, bà Dona Miguelina, là một nhân viên bán hàng, trước đó đã từng học để trở thành một y tá. Cha anh, ông João, là một nhân viên nhà máy đóng tàu và là một cầu thủ bóng đá cho câu lạc bộ địa phương Esporte Clube Cruzeiro. Ông bị một cơn đau tim và qua đời khi Ronaldinho 8 tuổi. Sau khi anh trai của Ronaldinho, Roberto cũng là một cầu thủ bóng đá, ký hợp đồng với đội bóng Grêmio, gia đình anh chuyển đến Guarujá nhưng Roberto sớm phải chấm dứt sự nghiệp thi đấu bóng đá do chấn thương.
Tài năng của Ronaldinho bắt đầu được biết đến lúc nhỏ, và anh được đặt ra biệt danh Ronaldinho vì anh thường là cầu thủ trẻ nhất và nhỏ nhất trong những trận đấu ở câu lạc bộ dành cho thanh thiếu niên. Anh gây sự chú ý trên các phương tiện truyền thông ở tuổi mười ba khi anh ghi tất cả 23 bàn thắng trong một chiến thắng 23-0 với một đội bóng địa phương. Ronaldinho được coi là một ngôi sao đang lên ở Giải vô địch thế giới U-17 tại Ai Cập năm 1997, trong đó anh ghi 2 bàn thắng phạt đền.
Khi lớn lên, thần tượng của anh bao gồm các ngôi sao từng vô địch World Cup; Rivelino (1970), Diego Maradona (1986), Romário (1994), và 2 đồng đội tương lai là Ronaldo và Rivaldo (sẽ tạo thành bộ ba tấn công trong đội vô địch World Cup 2002 của Brazil). Ronaldinho làm cha lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 2 năm 2005, sau khi vũ công Brazil Janaína Mendes đã sinh con trai của họ, cậu bé được đặt tên là João sau sự ra đi của người cha. Anh nhập quốc tịch Tây Ban Nha vào năm 2007. Vào tháng 3 năm 2018, Ronaldinho gia nhập Đảng Cộng hòa Brazil, đảng có liên kết với Nhà thờ phổ quát của Vương quốc Đức Chúa Trời. Ronaldinho tán thành ứng cử viên tổng thống Jair Bolsonaro trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil năm 2018.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Grêmio
Ronaldinho chọn bắt đầu sự nghiệp của mình tại Grêmio. Hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên của anh được ký kết và năm 1997 Ronnie được chọn để tham gia Giải đấu vô địch U-17 thế giới.
Hai năm sau, Ronaldinho đã có tên trong danh sách của đội tuyển quốc gia Brazil. cùng với tài năng thiên bẩm sẵn có được kết hợp những kỹ thuật rèn luyện trước đó, một lần nữa Ronaldinho đã phải khiến các câu lạc bộ lớn ở châu Âu quan tâm đến mình, sau màn trình diễn hết sức xuất sắc trong FIFA Confederations Cup. Ronaldinho có mặt trong đội hình chính thức của câu lạc bộ Grêmio được 4 mùa giải, Tổng cộng Ronnie ra sân được 52 trận và có cho mình được 21 bàn thắng. Bằng những kỹ năng vô cùng tuyệt vời của mình, anh đã giúp đội bóng lần đầu tiên trong lịch sử giành được chức vô địch quốc nội Brazil.
Năm 2001, Arsenal bày tỏ sự quan tâm đến Ronaldinho, nhưng bất thành sau khi anh không thể xin được giấy phép lao động vì không thuộc EU và không chơi đủ các trận đấu quốc tế. Anh cân nhắc việc thi đấu dưới dạng cho mượn với St Mirren của Scotland, điều chưa bao giờ xảy ra do dính líu đến vụ bê bối hộ chiếu giả ở Brazil
Paris Saint-Germain
Năm 2001, khi hợp đồng giữa Ronnie và Grêmio đã đến thời gian hết hạn nhưng anh không muốn gia hạn với đội bóng. Lúc này một câu lạc bộ lớn đến từ Pháp đã bỏ ra hơn 5 triệu euro để có chữ ký của Ronnie, nhưng câu lạc bộ của Ronaldinho vẫn không hài lòng với mức giá đó. Sau nhiều lần thương lượng gay gắt giữa 2 câu lạc bộ, cuối cùng Paris Saint-Germain đã có được Ronaldinho. Khi đến Paris, Ronaldinho được trao chiếc áo số 21 và thi đấu cùng người đồng hương Aloísio, tiền vệ Jay-Jay Okocha và tiền đạo Nicolas Anelka.
Mùa giải 2001-02
Ronaldinho có trận ra mắt câu lạc bộ vào ngày 4 tháng 8 năm 2001, vào sân thay người trong trận hòa 1-1 với Auxerre. Ronaldinho đã dành phần lớn thời gian đầu mùa giải để luân phiên giữa vai trò dự bị và đá chính. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 13 tháng 10 trong trận hòa 2–2 trước Lyon, khi ghi bàn gỡ hòa trên chấm phạt đền ở phút 79 sau khi vào sân trước đó 10 phút. Sau khi trở lại sau kỳ nghỉ đông, Ronaldinho ghi bàn trong 4 trận liên tiếp để mở màn cho chiến dịch mới. Anh ghi những bàn thắng ấn tượng trước Monaco, Rennes, Lens và Lorient. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2002, anh ghi một cú đúp trong chiến thắng 3-1 của PSG trước Troyes. Anh ấy đã ghi bàn thắng cuối cùng của mình trong mùa giải trong chiến thắng 2–0 trước Metz vào ngày 27 tháng 4
Ronaldinho góp công tại Coupe de la Ligue 2001–02 giúp PSG lọt vào bán kết, nơi họ bị loại bởi Bordeaux. Trong trận đấu ở vòng 16 với Guingamp, Ronaldinho đã ghi 2 bàn trong hiệp 2 sau khi vào sân thay người ở hiệp 1. Bất chấp thành công ban đầu của Ronaldinho với câu lạc bộ, mùa giải đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi với huấn luyện viên Luis Fernández, ông cho rằng Ronaldinho quá tập trung vào cuộc sống về đêm ở Paris hơn là bóng đá, và phàn nàn rằng kỳ nghỉ của anh ấy ở Brazil không bao giờ kết thúc theo lịch trình.
Mùa giải 2002-03
Bất chấp những rạn nứt liên tục với Fernández, Ronaldinho trở lại đội cho mùa giải 2002–03, khi anh chuyển sang khoác áo số 10. Mặc dù màn trình diễn của anh ấy trong mùa giải thứ 2 với câu lạc bộ kém hơn so với mùa giải đầu tiên, Ronaldinho đã có màn trình diễn đáng ngưỡng mộ. Vào ngày 26 tháng 10 năm 2002, anh ghi 2 bàn trong chiến thắng 3-1 trước Marseille. Bàn thắng đầu tiên là một quả đá phạt. Trong trận lượt về, anh một lần nữa ghi bàn trong chiến thắng 3–0 tại Stade Vélodrome.
Vào ngày 22 tháng 2 năm 2003, Ronaldinho ghi bàn thắng của mùa giải (do công chúng bầu chọn) vào lưới Guingamp - anh ấy đánh bại một đối thủ trước khi chơi một hai để đánh bại một đối thủ khác, sau đó tâng bóng qua một phần ba trước khi đánh bại một phần tư bằng một bước qua (thả vai, di chuyển sang phải nhưng sang trái) và dứt điểm bằng cách tâng bóng qua thủ môn
Ronaldinho cũng được ca ngợi về màn trình diễn ở Coupe de France khi ghi cả 2 bàn thắng trong chiến thắng 2–0 trước Bordeaux ở bán kết, đưa PSG vào chung kết. Sau khi ghi bàn thắng đầu tiên ở phút 22, Ronaldinho mở tỷ số trận đấu ở phút 81, đệm bóng chính xác ở cự ly 18m qua đầu thủ môn Ulrich Ramé, bất chấp Ramé đang ở vị trí thuận lợi. Đối với màn trình diễn của mình, Ronaldinho đã được các cổ động viên Paris hoan nghênh nhiệt liệt. Tuy nhiên, Ronaldinho và đồng đội đã không thể nắm bắt được phong độ đưa họ vào trận chung kết khi họ thua 2-1 trước Auxerre. Bất chấp những màn trình diễn của Ronaldinho, câu lạc bộ đã kết thúc ở vị trí thứ 11 đáng thất vọng. Sau đó, Ronaldinho tuyên bố anh ấy muốn rời câu lạc bộ sau khi đội không đủ điều kiện tham dự các giải đấu thuộc UEFA.
Barcelona
Chủ tịch mới đắc cử của FC Barcelona, Joan Laporta tuyên bố "Tôi đã nói rằng chúng tôi sẽ dẫn dắt Barça dẫn đầu trong thế giới bóng đá, và để điều đó xảy ra, chúng tôi phải ký hợp đồng với 1 trong 3 cầu thủ này, David Beckham, Thierry Henry hoặc Ronaldinho". Henry ở lại Arsenal, và Laporta sau đó hứa sẽ đưa Beckham đến câu lạc bộ, nhưng sau khi Beckham chuyển đến Real Madrid, Barcelona đã chạy đua để có Ronaldinho và trả giá cao hơn Manchester United để có chữ ký của Ronaldinho với hợp đồng trị giá 30 triệu euro
Mùa giải 2003–04
Ronaldinho có trận ra mắt Barcelona trong trận giao hữu với Juventus vào ngày 27 tháng 7, huấn luyện viên Frank Rijkaard nói sau trận đấu: "Anh ấy có một điều gì đó đặc biệt mỗi khi chạm bóng." Anh ghi bàn thắng đầu tiên ở La Liga vào ngày 3 tháng 9 năm 2003 trong trận đấu với Sevilla. Ronaldinho bị chấn thương trong nửa đầu mùa giải, và Barcelona tụt xuống vị trí thứ 12 vào giữa mùa. Ronaldinho trở lại sau chấn thương và ghi được 15 bàn thắng ở La Liga trong mùa giải 2003–04, giúp đội về nhì cuối mùa. Đường chuyền thành bàn của anh đã tạo nên bàn thắng ấn định chiến thắng cho Xavi trước Real Madrid vào ngày 25 tháng 4 năm 2004, chiến thắng đầu tiên của đội trên sân Bernabéu sau 7 năm, kết quả mà Xavi cho là khởi đầu cho "sự trỗi dậy của Barcelona."
Mùa giải 2004–05
Ronaldinho giành chức vô địch giải đấu đầu tiên vào mùa 2004–05 và được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA vào ngày 20 tháng 12 năm 2004. Vào ngày 8 tháng 3 năm 2005, Barcelona bị Chelsea loại khỏi vòng 16 đội UEFA Champions League, thua 5–4 sau 2 lượt trận. Ronaldinho ghi cả hai bàn thắng trong trận thua 2-4 lượt về tại Stamford Bridge, ở bàn thứ 2 dù bị hàng phòng ngự Chelsea kèm chặt nhưng anh đứng im, lắc hông 3 nhịp trước khi dùng chân phải sút bóng thẳng vào khung thành Chelsea trong sự ngỡ ngàng của tất cả. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2005, Ronaldinho thực hiện pha kiến tạo cho bàn thắng đầu tiên của Lionel Messi, thực hiện một đường chuyền vượt tuyến qua hàng thủ Albacete để Messi dứt điểm. Khi hợp đồng sẽ hết hạn vào năm 2008, Ronaldinho được đề nghị gia hạn đến năm 2014, điều đó có nghĩa là anh ấy sẽ thu về 85 triệu bảng trong 9 năm, nhưng anh đã từ chối. Vào tháng 9 năm 2005, anh đã ký gia hạn 2 năm có điều khoản giải phóng phí tối thiểu cho phép anh rời đi nếu một câu lạc bộ đưa ra lời đề nghị với Barcelona ít nhất 85 triệu bảng.
Mùa giải 2005–06
Cuối năm 2005, Ronaldinho bắt đầu tích lũy được hàng loạt giải thưởng cá nhân. Anh giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất của FIFPro vào tháng 9 năm 2005, ngoài ra còn có tên trong FIFPro World XI 2005 và được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2005. Cũng trong năm đó, Ronaldinho được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA năm thứ 2 liên tiếp. Anh trở thành cầu thủ thứ ba giành được giải thưởng này nhiều hơn một lần, sau Ronaldo và Zinédine Zidane. Ronaldinho cũng giành được Quả bóng vàng danh giá lần đầu tiên trong sự nghiệp.
Ngày 19 tháng 11 năm 2005, Ronaldinho ghi cú đúp trong chiến thắng 3-0 trước Real Madrid lượt đi, sau khi anh ghi bàn thứ 2, khán giả sân Bernabéu đứng dậy vỗ tay hoan hô siêu sao Brazil, một vinh dự mà chỉ Johan Cruyff của năm 1974 và Diego Maradona của 1983 từng có. Ronaldinho sau đó tiết lộ, "Tôi sẽ không bao giờ quên điều này bởi vì rất hiếm cầu thủ bóng đá nào được các cổ động viên đối thủ vỗ tay theo cách này."
Tại Champions League mùa giải 2005–06, Ronaldinho cũng thể hiện một phong độ tuyệt vời khi có 5 bàn tại vòng bảng trong đó có một cú hat-trick vào lưới Udinese. Ronnie có 2 bàn tại vòng knock-out vào lưới Chelsea và Benfica trận lượt về. Ngoài ra anh còn thể hiện phong độ xuất sắc của mình khi khiến hàng thủ của của AC Milan chao đảo, vượt qua hết các cầu thủ án ngữ hàng phòng ngự Milan và có một kiến tạo giúp Ludovic Giuly ghi bàn thắng duy nhất trận bán kết lượt đi góp phần vào cơ hội để Barca vào chung kết. Ronaldinho có chức vô địch Champions League đầu tiên trong sự nghiệp khi cùng Barcelona lội ngược dòng cảm xúc 2-1 trước Arsenal.
Ronaldinho lập cú đúp danh hiệu La Liga cùng chức vô địch Champions League mùa giải năm đó. Ronaldinho kết thúc mùa giải với 26 bàn thắng, bao gồm 17 bàn ở La Liga và 7 bàn ở Champions League, và được chọn vào Đội hình xuất sắc nhất năm của UEFA lần thứ 3 liên tiếp và được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất UEFA 2005–06. Anh có trong danh sách đề cử cho giải The Laureus World Sportsman of the Year và góp mặt trong FIFA World XI.
Mùa giải 2006–07
Ronaldinho ghi bàn thứ 50 trước Villarreal vào ngày 25 tháng 11 năm 2006, anh ghi thêm 1 bàn theo phong cách ngả bàn đèn cũng trước họ. Anh ấy ghi một bàn và kiến tạo hai bàn khác trong chiến thắng 4–0 của Barcelona trước Club América của Mexico tại FIFA Club World Cup vào ngày 14 tháng 12 tại Yokohama, Nhật Bản, nhưng Barcelona thua câu lạc bộ Brazil Internacional 1–0 trong trận chung kết. Ronaldinho là người nhận giải Quả bóng đồng tại giải đấu
Ngày hôm sau, Ronaldinho đứng thứ 3 trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA năm 2006, sau đội trưởng vô địch World Cup 2006 Fabio Cannavaro và Zidane. Vào tháng 3 năm 2007, đương kim vô địch Barcelona dừng bước ở vòng 16 đội trước Liverpool tại Champions League. Ronaldinho đã phải bỏ lỡ trận đấu từ thiện vào ngày 13 tháng 3 do chấn thương đã gặp phải vài ngày trước đó trong trận hòa 3–3 với Real Madrid. Mặc dù Ronaldinho ghi được 21 bàn, nhưng đội bóng để mất chức vô địch vào tay Real với thành tích đối đầu kém hơn dù cả 2 đều bằng điểm.
Mùa giải 2007–08
Ronaldinho chơi trận thứ 200 cho Barcelona với Osasuna vào ngày 3 tháng 2 năm 2008. Tuy nhiên, mùa 2007–08 của Ronaldinho đã bị cản trở bởi chấn thương, và một vết rách cơ ở chân phải vào ngày 3 tháng 4 đã sớm kết thúc mùa giải của anh. Từng là người mẫu chuyên nghiệp và cống hiến hết mình cho việc tập luyện trong 3 mùa giải đầu tiên cực kỳ thành công tại Barcelona, lối sống tiệc tùng và thiếu tập luyện của Ronaldinho khiến thể chất giảm sút, nhiều người tin rằng anh ấy đã qua thời kỳ đỉnh cao. Vào ngày 19 tháng 5 năm 2008, chủ tịch Joan Laporta nói rằng Ronaldinho cần một "thử thách mới" và tuyên bố anh ta cần một câu lạc bộ mới nếu muốn hồi sinh sự nghiệp.
Ronaldinho ghi bàn thắng cuối cùng cho Barca trong trận đấu gặp Atlético Madrid với cú móc bóng tuyệt đẹp vào lưới đội bạn. Để chuẩn bị cho Cúp Joan Gamper 2010, Ronaldinho đã gửi một bức thư ngỏ tới người hâm mộ và các cầu thủ của Barcelona, nói rằng những năm tháng đẹp nhất của anh ấy là năm anh ấy đã trải qua ở câu lạc bộ Catalan. Đó là một khoảnh khắc đáng buồn đối với anh ấy và sau đó anh ấy nói trong một cuộc phỏng vấn rằng anh ấy hối tiếc vì đã rời đi mà không chơi đủ lâu với Messi.
AC Milan
Vào tháng 7 năm 2008, Ronaldinho từ chối lời đề nghị trị giá 25,5 triệu bảng từ Manchester City, với mức lương dự kiến là 200.000 bảng mỗi tuần để gia nhập AC Milan với bản hợp đồng trị giá khoảng 18,5 triệu euro. Vì số 10 thuộc về Clarence Seedorf, anh chọn số 80 làm số áo của mình.
Mùa giải 2008–09
Ronaldinho ghi bàn thắng đầu tiên cho Milan trong chiến thắng 1–0 trước Inter vào ngày 28 tháng 9. Ronaldinho ghi cú đúp đầu tiên trong chiến thắng 3–0 trước Sampdoria vào ngày 19 tháng 10. Anh ghi bàn thắng ở phút 93 trong trận đấu với Braga ở vòng bảng UEFA Cup vào ngày 6 tháng 11. Ronaldinho kết thúc mùa với 10 bàn thắng sau 32 lần ra sân trên mọi đấu trường. Sau khởi đầu mùa giải tốt, Ronaldinho gặp khó khăn về thể lực và thường xuyên được tung vào sân từ băng ghế dự bị để kết thúc mùa giải đầu tiên đáng thất vọng cho Milan, huấn luyện viên Carlo Ancelotti trong mùa giải đầu tiên ở Ý nhận xét: "Sự sa sút của Ronaldinho không có gì đáng ngạc nhiên. Tình trạng thể chất của anh ta luôn rất phập phù dù tài năng là điều không thể bàn cãi."
Mùa giải 2009–10
Mùa giải thứ 2 của Ronaldinho đã không khởi đầu với phong độ cao, nhưng anh đã sớm tìm lại phong độ và là cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải. Huấn luyện viên mới được bổ nhiệm Leonardo đã thay đổi vai trò từ tiền vệ tấn công trung tâm sang bên trái của hàng tiền vệ, với Alexandre Pato ở bên phải, trong sơ đồ tấn công 4–3–3.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 2010, Ronaldinho ghi 2 bàn vào lưới Juventus trên sân khách, ấn định chiến thắng 3–0 cho Rossoneri. Trong trận tiếp theo gặp Siena vào ngày 17 tháng 1, Ronaldinho ghi hat-trick đầu tiên cho Milan khi anh thực hiện một quả phạt đền, ghi bàn bằng đầu từ một quả phạt góc và kết thúc bằng một cú sút vào góc cao bên phải từ cự ly hơn 18m. Vào ngày 16 tháng 2, Ronaldinho cùng AC Milan đối đầu với Manchester United trong khuôn khổ lượt đi vòng 1/8 UEFA Champions League năm 2010 tại San Siro, anh ghi bàn thắng sớm cho Rossoneri nhưng Milan vẫn để thua với tỉ số 2-3 và cũng sớm bị loại tại giải đấu sau khi thua tiếp trận lượt về với tỉ số 0-4.
Ronaldinho kết thúc mùa giải với tư cách là vua kiến tạo của Serie A. Tuy nhiên, anh đã bỏ lỡ 3 quả phạt đền ở giải quốc nội và 1 lần đá hỏng ở mùa giải trước. Ronaldinho kết thúc mùa giải Serie A ghi 2 bàn vào lưới Juventus; Luca Antonini đã mở tỷ số và Milan tiếp tục giành chiến thắng 3–0 trong trận đấu cuối cùng của Leonardo.
Mùa giải 2010–11
Trong nửa đầu mùa giải, Ronaldinho là một phần trong tam tấu cùng 2 bản hợp đồng mới Zlatan Ibrahimović và Robinho. Trước kỳ nghỉ đông, anh ra sân 16 lần, ghi 1 bàn và thực hiện một số pha kiến tạo. Mặc dù rời câu lạc bộ sau nửa mùa giải, anh vẫn đủ điều kiện để giành được huy chương vô địch Serie A 2010-11 khi Milan vô địch cuối mùa.
Sau 95 trận đấu trong màu áo đỏ đen thành Milan, Ronaldinho có 26 bàn thắng cùng 21 đường kiến tạo và giành một chức vô địch Scudetto, dù không có đóng góp nhiều và AC Milan cũng sa sút phong độ trong giai đoạn anh thi đấu nhưng Ronnie vẫn là một trong những huyền thoại tại AC Milan.
Flamengo
Nhiều nguồn tin cho biết Ronaldinho sẽ quay về quê hương khoác áo Grêmio đến 2014. Trước đó Ronaldinho thương lượng với Palmeiras và một số đội bóng khác tại xứ sở Samba cũng như ở châu Âu. Anh được hơn 20.000 người hâm mộ chào đón trong buổi ra mắt tại câu lạc bộ mới vào ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Ronaldinho ghi bàn thắng đầu tiên cho Flamengo trong chiến thắng 3–2 trước Boavista vào ngày 6 tháng 2 năm 2011. Vào ngày 27 tháng 2, anh đã thực hiện cú đá phạt trực tiếp trong hiệp 2 để Flamengo đánh bại Boavista với tỷ số 1–0 và giành chiếc cúp đầu tiên Taça Guanabara. Ronaldinho nâng cao chiếc cúp đầu tiên với Flamengo sau khi tung cú sút bằng chân phải qua hàng rào ở phút 71 tại sân Engenhão. Bàn thắng đã mang lại cho Flamengo danh hiệu Taça Guanabara thứ 19, cùng danh hiệu Campeonato Carioca 2 tháng sau đó, và chức vô địch Taça Rio. Vào ngày 27 tháng 7 năm 2011, Ronaldinho ghi hat-trick trong chiến thắng 5–4 trên sân khách trước Santos, sau khi bị dẫn 3–0 trong 30 phút đầu . Vào ngày 31 tháng 5 năm 2012, Ronaldinho quyết định kết thúc "mối lương duyên" với Flamengo vì cho rằng đội bóng quỵt của anh số tiền lên tới 16 triệu euro bao gồm tiền lương, thưởng và bản quyền hình ảnh.
Atlético Mineiro
Ronaldinho chuyển đến Atlético Mineiro vào ngày 4 tháng 6 năm 2012 với hợp đồng 6 tháng, chỉ 4 ngày sau khi rời Flamengo. Anh mặc áo số 49 liên quan đến năm sinh của mẹ, vì số 10 thuộc về Guilherme trong mùa giải 2012
Ronaldinho ra mắt trong chiến thắng 1–0 trên sân Palmeiras ngày 9 tháng 6 năm 2012, và ghi bàn thắng đầu tiên vào ngày 23 tháng 6 trước Náutico từ chấm phạt đền. Ronaldinho giúp Atlético Mineiro có mùa giải 2012 tốt đẹp, khi đưa câu lạc bộ về nhì tại Brasileirão 2012 và đủ điều kiện tham dự Copa Libertadores 2013. Ronaldinho đã giành giải thưởng Bola de Ouro và được chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu
Năm sau đó, Ronaldinho giúp Atlético giành Campeonato Mineiro và giúp đội đoạt chức vô địch Copa Libertadores đầu tiên. Ronaldinho đã ghi 4 bàn và kiến tạo 8 lần trong chiến dịch vô địch ấn tượng của Atlético Mineiro, trong đó bao gồm các màn lội ngược dòng liên tiếp từ thất bại 0–2 ở lượt đi trong trận bán kết trước Newell's Old Boys và trận chung kết với Olimpia của Paraguay. Cả 2 được phân định sau loạt sút luân lưu. Mặc dù đã qua 6 năm, nhưng màn trình diễn của Ronaldinho đã giúp anh được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất Bóng đá Nam Mỹ năm 2013.
Tại FIFA Club World Cup 2013 ở Morocco vào tháng 12, Atlético thua 3–1 trước Raja Casablanca trong trận bán kết, Ronaldinho ghi bàn từ quả đá phạt trực tiếp. Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, đội Raja Casablanca lao đến thần tượng thời thơ ấu của họ và cởi bỏ quần lót của anh ta để tìm quà lưu niệm. Anh gia hạn hợp đồng với Atlético vào tháng 1 năm 2014. Sau khi vô địch Recopa Sudamericana 2014, Ronaldinho rời câu lạc bộ vào tháng 7 khi đạt được thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng với sự đồng ý của cả 2 bên
Querétaro
Ronaldinho quyết định chuyển sang Mexico thi đấu cho Querétaro theo hợp đồng 2 năm vào ngày 5 tháng 9 năm 2014, việc Ronaldinho chuyển sang giải vô địch Mexico là bước đi khá bất ngờ bởi trước đó anh nhận được nhiều lời mời khắp thế giới, tại đây Ronaldinho cũng tiết lộ sẽ mặc áo số 49 quen thuộc. Ngay trong trận ra mắt gặp đối thủ Tigres UANL, Ronaldinho đã đá hỏng phạt đền, khiến đội bóng chịu thúc thủ 0-1 ngay trên sân nhà. Tuy nhiên trong trận đấu tiếp theo, Ronaldinho kiến tạo cho Camilo Sanvezzo ghi bàn cũng như tự mình ghi bàn thắng từ chấm phạt đền trong chiến thắng 4–1 trước Guadalajara, anh cũng ghi bàn đá phạt vào lưới Atlas trên sân khách. Ronaldinho tự ý vắng mặt trước giai đoạn lượt về của mùa giải mà không có bất cứ báo cáo nào với lãnh đạo cũng như huấn luyện viên của Querétaro.
Vào ngày 18 tháng 4 năm 2015, Ronaldinho ghi 2 bàn đội đương kim vô địch América trên sân khách Estadio Azteca, giúp đội thắng 4–0. Tất cả các khán giả, chủ yếu là người hâm mộ América đã dành sự hoan nghênh nhiệt liệt cho Ronaldinho sau 2 bàn thắng khiến anh xúc động. Đây là lần thứ 2 trong sự nghiệp, Ronaldinho nhận được sự hoan nghênh từ những người hâm mộ đối phương (sau khi người hâm mộ Madrid hoan nghênh màn trình diễn của anh trong màu áo Barcelona vào năm 2005), và sau trận đấu Ronaldinho đã nói trong một cuộc phỏng vấn "Đó là sự một cảm kích rất lớn. Tôi đã được chào đón nhiệt liệt ở Bernabéu và bây giờ là ở đây. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng ra điều này. Đó là điều khiến tôi càng thích Mexico hơn và tôi cảm thấy như đang ở nhà"
Ronaldinho ghi 2 bàn phạt đền trong các trận đấu liên tiếp, bàn thứ 2 giúp Querétaro lọt vào vòng loại trực tiếp Liga MX. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2015, Querétaro tiến vào bán kết sau khi đánh bại Veracruz với tổng tỷ số 4–3. Trong trận lượt về, Ronaldinho thực hiện quả đá phạt trực tiếp, bất ngờ xảy ra khi thủ môn của Veracruz chạm tay vào bóng nhưng vẫn để lọt qua và chịu bàn thua. Querétaro tiến vào trận chung kết sau khi đánh bại Pachuca với tỷ số chung cuộc 2–2. Trong trận chung kết với Santos Laguna, Querétaro thua trận lượt đi 0–5 và sau đó thắng trận lượt về 3–0 nhưng thua chung cuộc 3–5. Vào tháng 6 năm 2015, Ronaldinho khi đó 35 tuổi, tuyên bố rời câu lạc bộ và gửi lời cảm ơn đến người dân Mexico và những người hâm mộ Querétaro: "Tôi cảm ơn tất cả các cổ động viên. Đặc biệt là những người bạn Arturo Villanueva, Mario Chicks, người không biết mệt mỏi Sarah Vergara, những người đã giúp tôi rất nhiều từ khi đến đây cho đến tối hôm nay, khi tôi ký vào quyết định ra đi. Cảm ơn Nation Gallos Blancos (biệt danh của Querétaro), những người khiến tôi rất tự hào khi mặc chiếc áo và thi đấu cho đội bóng này... Tôi muốn cảm ơn tất cả người dân Mexico về những ngày đặc biệt tại đây. Các bạn sẽ ở trong trái tim tôi. Với các đồng đội, cảm ơn rất nhiều về những ngày làm việc, những khoảnh khắc, những tràng cười, những cuộc trò chuyện trong khách sạn. Tôi học được rất nhiều khi ở đây."
Fluminense
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2015, Ronaldinho tuyên bố trở lại Brazil và ký hợp đồng 18 tháng với Fluminense theo dạng chuyển nhượng tự do, trong buổi ra mắt trên sân Maracana ngày 19 tháng 7, hàng vạn cổ động viên đã có mặt trên khán đài để chào đón ngôi sao này. Trong màu áo Fluminense, Ronaldinho sẽ khoác áo số 10. Nhưng Ronaldinho đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng từ ngày 28 tháng 9. Trong hơn 2 tháng, Ronaldinho vào sân 9 trận nhưng không gây được ấn tượng gì. Vì lí do tuổi tác, anh không ghi được bàn nào hay chuyền dọn cỗ cho đồng đội, đồng thời từng bị khán giả la ó dữ dội trong trận đấu vào tháng 8. Theo Fluminense, cả 2 bên đã đồng ý chấm dứt giao kèo trước thời hạn: "Fluminense xin thông báo về việc kết thúc hợp đồng sớm với Ronaldinho trong sự vui vẻ và thoải mái giữa đôi bên. Kể từ lần đầu gặp gỡ, BLĐ lẫn Ronaldinho đều đối xử với nhau 1 cách chân thành và dành cho đôi bên sự tôn trọng tối đa. Cả hai sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp vốn có và sẽ kết hợp với nhau cho các dự án trong tương lai".
Futsal ở Ấn Độ
Vào tháng 7 năm 2016, Ronaldinho chơi cho Goa 5′s, một đội futsal tại bang Goa ở Ấn Độ, cùng Ryan Giggs, Paul Scholes, Míchel Salgado và Hernán Crespo cũng như cầu thủ futsal Falcão tại Premier Futsal League. Sau 2 trận đấu, anh rời Ấn Độ để trở thành đại sứ của Thế vận hội mùa hè 2016 tại Rio de Janeiro. Anh được thay thế bởi Cafu.
Từ tháng 9 đến đầu tháng 10 năm 2017, Ronaldinho gia nhập Delhi Dragons từ Delhi tại Giải Premier Futsal League. Anh ghi 16 bàn sau 8 trận
Sự nghiệp quốc tế
Đội trẻ
Năm 1997, Ronaldinho là thành viên của đội Brazil đầu tiên giành chức vô địch FIFA U-17 thế giới tổ chức tại Ai Cập, trong đó bàn thắng đầu tiên của anh là quả phạt đền vào lưới Áo trong trận ra quân khi Brazil thắng 7–0. Ronaldinho ghi 2 bàn nhận giải Quả bóng đồng khi Brazil ghi tổng cộng 21 bàn thắng trong khi chỉ để lọt lưới 2 bàn.
Năm 1999 là năm bận rộn đối với Ronaldinho trên phương diện thi đấu quốc tế. Lần đầu tiên anh xuất hiện ở giải vô địch trẻ Nam Mỹ, nơi anh ấy ghi 3 bàn trong 9 lần ra sân và giúp đội U20 đạt vị trí thứ 3. Sau đó, anh tham gia Giải vô địch trẻ thế giới FIFA ở Nigeria, ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu cuối cùng vòng bảng của Brazil. Ở vòng 16, anh ghi 2 bàn trong hiệp một trong chiến thắng 4–0 trước Croatia, và kết thúc giải với 3 bàn khi Brazil bị Uruguay loại ở tứ kết.
Thành công sớm
Vào ngày 26 tháng 6, 3 ngày trước khi bắt đầu Copa América 1999, anh có lần đầu khoác áo đội tuyển Brazil trong chiến thắng 3–0 trước Latvia, anh ghi 1 bàn trong chiến dịch Copa América của Brazil. Một tuần sau khi Copa América kết thúc, anh được triệu tập cho FIFA Confederations Cup 1999, trong đó anh ghi bàn trong mọi trận đấu trừ trận chung kết, bao gồm cả một cú hat-trick trong chiến thắng 8–2 với Ả Rập Xê Út tại bán kết. Trong trận chung kết, Brazil thua Mexico 4–3. Ronaldinho giành giải Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu cũng như Chiếc giày vàng cho vua phá lưới.
Năm 2000, Ronaldinho tham gia Thế vận hội Mùa hè ở Sydney, Úc cùng đội tuyển U23. Đầu năm đó, Ronaldinho dẫn dắt Brazil giành chức vô địch vòng loại bóng đá nam Thế vận hội Mùa hè 2000 khu vực Nam Mỹ khi ghi 9 bàn trong 7 trận đấu. Tuy nhiên, tại Thế vận hội, Brazil bị loại ở tứ kết bởi Cameroon sau 120 phút, đội sau đó giành huy chương vàng. Ronaldinho xuất hiện 4 lần và chỉ ghi được 1 bàn thắng trong trận thua 1–2 ở tứ kết trước Cameroon.
Vinh quang World Cup 2002
Ronaldinho tham dự World Cup đầu tiên vào năm 2002, như một phần của mũi đinh 3 đáng gờm cùng với Ronaldo và Rivaldo được mệnh danh là 3R, những người cũng có mặt trong đội vô địch Copa América 1999. World Cup được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản, Ronaldinho ra sân 5 trận đấu cả giải và ghi 2 bàn, cũng như đóng góp 3 pha kiến tạo. Ronaldinho ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu vòng bảng khi Brazil thắng 4–0 trước Trung Quốc.
Ở trận tứ kết giữa Anh và Brazil, Ronaldinho đã khiến cả thế giới phải trầm trồ thán phục với cú đá phạt gỡ hòa 1-1 siêu đẳng biến thủ thành lão luyện David Seaman trở thành gã hề, sau đó lội ngược dòng thắng 2-1. Ronaldinho vắng mặt tại bán kết do tấm thẻ đỏ trước đó, nhưng trở lại trong trận chung kết khi Brazil hạ Đức 2-0 và lên ngôi vô địch lần thứ 5.
Danh hiệu FIFA Confederations Cup 2005
Giải đấu quốc tế tiếp theo của Ronaldinho là Cúp Liên đoàn các châu lục 2003, trong đó anh không ghi bàn nào khi Brazil bị loại ở vòng bảng. Năm sau, anh bị loại khỏi đội tuyển Brazil tại Copa América 2004, khi huấn luyện viên Carlos Alberto Parreira quyết định cho các ngôi sao nghỉ ngơi và chủ yếu sử dụng đội hình dự bị. Sau đà sa sút vào 1999 và 2003, Ronaldinho là đội trưởng Brazil dẫn dắt đội bóng đến chức vô địch Confederations Cup lần thứ 2 vào năm 2005. Anh đã thực hiện thành công quả phạt đền trong chiến thắng 3–2 tại bán kết trước chủ nhà Đức và trở thành cầu thủ cầu thủ xuất sắc nhất trận trong chiến thắng 4–1 trước đối thủ không đội trời chung Argentina trong trận chung kết vào ngày 29 tháng 6.
World Cup 2006
Tại World Cup 2006, Ronaldinho là một phần của "bộ tứ ma thuật" của Brazil cùng với Adriano, Ronaldo và Kaká, tuy nhiên World Cup 2006 là giải đấu thất vọng nhất trong sự nghiệp quốc tế của Ronaldinho, khi anh chỉ có 1 kiến tạo cho Gilberto trong chiến thắng 4–1 vòng bảng trước Nhật Bản. Brazil bị loại ở tứ kết World Cup 2006 sau trận thua Pháp 0-1. Đội bóng đã bị chỉ trích gay gắt bởi người hâm mộ và giới truyền thông Brazil sau chuyến về nước. Vào ngày 3 tháng 7, 2 ngày sau khi Brazil bị loại, những kẻ phá hoại đã thiêu rụi và phá hủy bức tượng Ronaldinho bằng sợi thủy tinh và cao 7,5m ở Chapecó. Bức tượng được dựng lên vào năm 2004 để kỷ niệm danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đầu tiên của anh. Cùng ngày, Ronaldinho cùng với Adriano trở lại thành phố Barcelona và tổ chức một bữa tiệc tại nhà riêng, được tiếp tục vào sáng sớm tại một hộp đêm. Điều này làm trầm trọng thêm cảm xúc thất vọng của nhiều cổ động viên Brazil, những người tin rằng họ đã bị phản bội bởi sự thiếu nỗ lực của đội bóng. World Cup 2006 giờ đây được coi là bước ngoặt trong sự nghiệp của Ronaldinho, khi thời gian thi đấu đỉnh cao của anh đã gần hết.
Olympic Bắc Kinh 2008
Vào ngày 24 tháng 3 năm 2007, Ronaldinho ghi 2 bàn trong chiến thắng 4–0 trước Chile, đánh dấu bàn thắng đầu tiên kể từ trận chung kết Cúp Liên đoàn các châu lục 2005 và qua đó chấm dứt chuỗi trận không ghi bàn kéo dài gần 2 năm trong màu áo quốc gia. Anh đã không được triệu tập cho Copa América 2007, Vào ngày 18 tháng 10, anh ngồi dự bị cho Barcelona sau khi trở về Tây Ban Nha muộn sau chiến thắng giao hữu 5–0 của Brazil trước Ecuador. Anh và một số cầu thủ Brazil đã ăn mừng chiến thắng bằng cách tiệc tùng thâu đêm tại một hộp đêm sang trọng ở Rio de Janeiro. Ronaldinho rời đi lúc 11 giờ sáng hôm sau, được cho là trong cốp ô tô để tránh giới truyền thông.
Vào ngày 7 tháng 7 năm 2008, Ronaldinho được điền tên vào đội hình Brazil dự Thế vận hội Mùa hè 2008 với tư cách là một trong những cầu thủ quá tuổi. Ban đầu Barcelona đã từ chối vì cam kết dự Champions League sắp tới với câu lạc bộ, nhưng quyết định sau đó đã bị vô hiệu sau khi Ronaldinho chuyển đến AC Milan, đội cho phép anh thực hiện chuyến đi đến Bắc Kinh, Trung Quốc. Ronaldinho là đội trưởng và ghi 2 bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 5–0 trước New Zeeland trước khi Brazil bị Argentina đánh bại trong trận bán kết. Brazil kết thúc Olympic sau khi đánh bại Bỉ 3–0 trong trận tranh huy chương đồng.
Vắng mặt tại World Cup 2010 và 2014
Mặc dù đã trở lại phong độ tốt và có mặt trong đội hình sơ bộ 30 người được đệ trình lên FIFA vào ngày 11 tháng 5 năm 2010, anh không có tên trong danh sách cuối cùng của huấn luyện viên Dunga tham dự World Cup 2010 tại Nam Phi, có người ủng hộ có người thì không, nhưng đa số người Brazil vẫn bênh vực Ronaldinho trong đó có cả vua bóng đá Pelé và Romário. Các nhà phê bình cho rằng việc loại bỏ những cầu thủ như Ronaldinho, Alexandre Pato, Adriano và Ronaldo báo hiệu sự chuyển hướng khỏi lối chơi tấn công cổ điển "Joga Bonito" của Brazil. Bản thân Dunga lý giải "Nhiệm vụ của tôi là chỉnh đốn lại tuyển Brazil sau thất bại tại World Cup 2006. Tôi vì thế phải khép lại cửa vào đội tuyển với một số cầu thủ và tạo cơ hội cho một số người mới, những người có đam mê và dám hy sinh vì lợi ích của đội bóng. Tài năng và đẳng cấp của Ronaldinho là điều không ai phủ nhận, nhưng tôi có lý lẽ riêng trong các quyết định của mình". Brazil bị loại ngay sau vòng tứ kết World Cup 2010 sau trận thua Hà Lan 1-2.
Vào tháng 9 năm 2011, Ronaldinho trở lại đội tuyển dưới sự dẫn dắt của Mano Menezes trong trận giao hữu với Ghana, chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 1–0 cho Brazil. Sau đó, anh đã có những màn trình diễn thuyết phục trong trận giao hữu với Argentina cùng tháng. Vào tháng 10, anh đã thể hiện tốt trước Mexico trong trận giao hữu, ghi bàn thắng từ quả đá phạt trực tiếp để gỡ hòa sau khi Dani Alves bị đuổi. Brazil tiếp tục giành chiến thắng trong trận đấu với bàn thắng của Marcelo.
Phong độ tốt của Ronaldinho tiếp tục trong năm 2013, và vào tháng 1, anh bất ngờ được huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari gọi lên tuyển cho trận giao hữu với Anh diễn ra vào ngày 6 tháng 2 tại Sân vận động Wembley trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 150 năm thành lập Liên đoàn bóng đá Anh (FA). Ronaldinho đá chính ở trận thứ 100 (kể cả những trận không chính thức), và có cơ hội ghi bàn từ chấm đá phạt, nhưng cú sút của anh đã bị Joe Hart cản phá. Brazil thua trận 1–2. Ronaldinho một lần nữa được gọi cho Seleção, làm đội trưởng trong trận giao hữu với Chile vào ngày 24 tháng 4 năm 2013. Tuy nhiên, Ronaldinho không được chọn tham dự Confederations Cup 2013 và cũng bị loại khỏi đội hình tham dự World Cup 2014 của Scolari.
Giải nghệ
Thông tin Ronaldinho chia tay sự nghiệp do anh trai Ronaldo de Assist, người đồng thời là đại diện cung cấp cho UOL Esporte vào ngày 16 tháng 1 năm 2018 cho biết: ''Ronaldinho không muốn tìm kiếm thêm cơ hội thi đấu chuyên nghiệp. Hiện nay chúng tôi chưa có ý định tổ chức trận đấu chia tay, nhưng tôi chắc rằng sẽ làm điều đó sau World Cup 2018...Cậu ấy đã dừng lại, chúng tôi sẽ làm một cái gì đó thật lớn, đẹp sau World Cup ở Nga, dự kiến vào tháng 8. Chúng tôi sẽ làm một số sự kiện ở Brazil, Châu Âu và Châu Á và dĩ nhiên sẽ xem xét tổ chức một trận đấu với tuyển Brazil''. Anh giải nghệ với tư cách là 1 trong 8 cầu thủ đã giành được World Cup, Champions League và Quả bóng vàng.
Ronaldinho xuất hiện tại lễ bế mạc World Cup 2018 tại sân vận động Luzhniki ở Moscow vào ngày 15 tháng 7, biểu diễn một vài nhịp trống bên dàn vũ công Nga cho bài hát dân gian Nga "Kalinka" (do ca sĩ opera Aida Garifullina hát).
Phong cách thi đấu
Ronaldinho sinh ra và lớn lên tại Brasil, một vùng đất được biết đến với phong cách thi đấu đầy kỹ thuật và tấn công đẹp mắt và Ronaldinho cũng không phải là ngoại lệ.
Nhờ những năm tháng thi đấu Futsal trong những năm đầu thi đấu ở giải trẻ nên Ronaldinho có kỹ thuật rất tốt. Anh thường được biết đến với lối chơi rất ngẫu hứng theo phong cách "Joga Bonito". Dù có rất nhiều kỹ thuật đẹp mắt và ấn tượng như tâng bóng qua đầu đối thủ, xâu kim, đảo bóng hay vượt qua hết hàng thủ đội bạn chỉ trong tích tắc nhưng nổi tiếng nhất vẫn là "Flip Flap", đây là một kỹ thuật rất khó vì phải có một bàn chân khéo léo và nhanh nhạy. Trong bóng đá, đây là kỹ thuật dùng để lừa bóng bằng cách đẩy bóng bằng má ngoài và bất ngờ đổi hướng bằng lòng trong. Nhưng Ronaldinho có biệt danh là "Ảo thuật gia" và anh đã khiến cả thế giới phải chao đảo với kỹ thuật đó.
Ngoài kỹ thuật điêu luyện thì Ronaldinho còn được biết đến với khả năng đá phạt rất tốt, anh đã có tổng cộng 66 bàn thắng từ chấm đá phạt trong sự nghiệp trong đó đặc biệt nhất phải kể đến pha đá phạt "lá vàng rơi" vào lưới Anh tại World Cup 2002.
Danh hiệu
Câu lạc bộ
Grêmio
Copa Sul: 1999
Campeonato Gaúcho: 1999
Barcelona
La Liga: 2004-05, 2005-06
Supercopa de España: 2005, 2006
UEFA Champions League: 2005-06
AC Milan
Serie A: 2010-11
Flamengo
Campeonato Carioca: 2011
Atlético Mineiro
Campeonato Mineiro: 2013
Copa Libertadores: 2013
Recopa Sudamericana: 2014
Quốc tế
U-17 Brazil
Giải vô địch U-17 Nam Mỹ: 1997
FIFA U-17 World Cup: 1997
U-23 Brazil
Giải tiền Olympic của CONMEBOL: 2000
Huy chương đồng Thế vận hội Mùa hè: 2008
Brazil
Copa América: 1999
FIFA World Cup: 2002
FIFA Confederations Cup: 2005
Cá nhân
Vua phá lưới Campeonato Gaúcho: 1999
Chiếc giày vàng FIFA Confederations Cup: 1999
Quả bóng vàng FIFA Confederations Cup: 1999
Đội hình xuất sắc nhất năm Nam Mỹ: 1999
Đội hình All-Star FIFA World Cup: 2002
Bàn thắng đẹp nhất Ligue 1: 2003
FIFA 100: 125 cầu thủ vĩ đại nhất còn sống.
Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất La Liga (Don Balón): 2003-04, 2005-06
Cầu thủ Mỹ La-tinh xuất sắc nhất La Liga (EFE Trophy): 2003-04
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA: 2004, 2005
Đội hình xuất sắc nhất năm (UEFA): 2004, 2005, 2006
Cầu xuất sắc nhất thế giới của World Soccer: 2004, 2005
Tiền đạo xuất sắc nhất câu lạc bộ UEFA: 2004-05
Quả bóng đồng FIFA Confederations Cup: 2005
Quả bóng vàng châu Âu: 2005
Onze Vàng: 2005
Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFPRO: 2005, 2006
Đội hình xuất sắc nhất năm của FIFPRO: 2005, 2006, 2007
Vua kiến tạo Champions League: 2005-06
Quả bóng đồng FIFA Club World Cup: 2006
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA giải đồng: 2006
Bàn chân vàng: 2009
Vua kiến tạo Serie A: 2009-10
Đội hình Campeonato Brasileiro Série A xuất sắc nhất năm: 2011, 2012
Cầu thủ được yêu thích nhất Campeonato Brasileiro Série A: 2012
Vua kiến tạo Campeonato Brasileiro Série A: 2012
Bola de Ouro: 2012
Vua kiến tạo Copa Libertadores: 2012, 2013
Vua phá lưới FIFA Club World Cup: 2013
Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ: 2013 |
Dưới đây là danh sách tích phân với hàm lôgarít.
Chú ý: bài này quy ước x > 0. |
Sau đây là danh sách các tích phân (nguyên hàm) của các hàm phân thức.
Tích phân của mọi hàm phân thức đều có thể được tính bằng phân tích phân số một phần thành tổng các hàm số có dạng:
, và
rồi lần lượt xử lý từng số hạng.
Với những dạng hàm số khác, xem danh sách tích phân.
Hàm có dạng xm(ax + b)n
Nhiều nguyên hàm dưới đây có hạng tử dạng . Do hạng tử này không có nghĩa khi , dạng tổng quát của nguyên hàm thay hằng số tích phân bằng một hàm hằng cục bộ. Tuy nhiên, người ta thường bỏ nó ra khỏi biểu thức. Ví dụ
thường được viết ngắn gọn là
trong đó được hiểu là ký hiệu cho hàm hằng cục bộ ẩn . Quy ước này sẽ được tuân theo trong phần còn lại This convention will be adhered to in the following.
(Công thức diện tích Cavalieri)
Hàm có dạng xm / (a x2 + b x + c)n
Với :
Hàm có dạng xm (a + b xn)p
Những công thức sau hạ số mũ của hàm dưới dấu tích phân nhưng vẫn giữ nguyên dạng của chúng, do đó có thể được dùng nhiều lần để đưa số mũ và xuống 0.
Những công thức hạ bậc này có thể dùng cho hàm có số mũ nguyên hoặc hữu tỉ.
Hàm có dạng (A + B x) (a + b x)m (c + d x)n (e + f x)p
Tương tự như trên, những công thức hạ bậc này có thể được dùng nhiều lần để đưa , và xuống 0.
Những công thức này dùng được cho số mũ là số nguyên hoặc số hữu tỉ.
Cho bằng 0, ta có trường hợp đặc biệt .
Hàm có dạng xm (A + B xn) (a + b xn)p (c + d xn)q
Hàm có dạng (d + e x)m (a + b x + c x2)p với b2 − 4 a c = 0
Hàm có dạng (d + e x)m (A + B x) (a + b x + c x2)p
Hàm có dạng xm (a + b xn + c x2n)p}} với {{math|1=b2 − 4 a c = 0
Hàm có dạng xm (A + B xn) (a + b xn + c x2n)p
</ul></ul>
Các hàm khác |
Dưới đây là danh sách tích phân với hàm hypebolic.
hay:
hay:
hay:
hay:
hay:
hay:
hay:
hay:
hay: |
Bài này nói về kích thước hạt trong ngữ cảnh của trầm tích học, một chuyên ngành trong địa chất học, xem thêm bài Tinh thể để biết thêm về kích thước hạt trong khoa học vật liệu và bài công nghệ nano để biết thêm về kích thước tới hạn của các vật liệu có độ lớn cỡ nanomét
Kích thước hạt ở đây được hiểu là kích thước cơ học của các hạt đất, đá hay các chất rắn khác. Nó khác với kích thước tinh thể, là kích thước của một tinh thể đơn trong chất rắn (một hạt có thể chứa nhiều tinh thể).
Kích thước hạt có thể dao động từ rất nhỏ như hạt keo cho tới sét, bột, cát, sỏi (cuội) hay đá cuội.
Thành phần kích thước hạt (thành phần cơ học, cấu trúc đất) là hàm lượng tương đối của các hạt có kích thước khác nhau trong đất, đá hay các hỗn hợp nhân tạo, không phụ thuộc vào thành phần hóa học hay khoáng vật học của nó. Thành phần kích thước hạt là một thông số vật lý quan trọng, mà nhiều chức năng cũng như nhiều khía cạnh của sự tồn tại của đất là phụ thuộc vào nó, trong đó có độ phì nhiêu của đất.
Cũng căn cứ theo thành phần kích thước hạt mà người ta tiến hành phân loại và định tên các loại đá trầm tích cơ học.
Các hạt
Trong đất và đá có thể có các hạt với đường kính từ nhỏ hơn 0,001 mm tới lớn hơn vài cm. Để phân tích chi tiết toàn bộ khoảng có thể của các kích thước người ta chia nó ra thành các đoạn, được gọi là các phần. Không tồn tại một hệ thống phân loại kích thước hạt duy nhất.
Theo dòng lịch sử, hệ thống phân loại đầu tiên về kích thước hạt đã được Atterberg Alfred đưa ra năm 1912, và nó là cơ sở để nghiên cứu các tính chất cơ lý của các hỗn hợp đơn phần. Các phân tích đó chỉ ra sự khác nhau rõ nét về chất giữa các phần hạt, cụ thể là độ nhớt khi đạt tới các kích thước 0,002, 0,02 và 0,2 mm.
Các hệ thống phân loại
Hiện nay tồn tại hai nguyên lý cơ bản trong xây dựng các hệ thống phân loại đất:
Trên cơ sở hàm lượng hạt sét tự nhiên với tính toán tới các phần chiếm ưu thế và kiểu hình thành đất: Do N.A. Kachinskii sáng tạo ra và được chấp nhận tại Nga.
Trên cơ sở hàm lượng tương đối của các phần cát, bột và sét theo Atterberg: Phân loại quốc tế, các phân loại của Hiệp hội các nhà thổ nhưỡng học (SSSA) và Hiệp hội các nhà nông học (ASSA) Hoa Kỳ. Để xác định tên gọi đất, người ta sử dụng tam giác Ferre.
Chuyển đổi đơn trị từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại kia là không tồn tại, nhưng có thể đặt tên gọi cho đất bằng cách sử dụng đường cong tích lũy để biểu diễn các kết quả về thành phần hạt theo cả hai kiểu phân loại.
Việc định danh tên gọi cho các loại đá trầm tích cơ học và đá cơ học - sét cũng được tiến hành tương tự như trên với sự khác biệt giữa trường phái Nga và Âu Mỹ.
Nga
Thang Atterberg là cơ sở của các hệ thống phân loại mới hơn tại nhiều quốc gia. Tại Liên Xô cũ, Nga và cả Việt Nam hiện nay, người ta chấp nhận hệ thống phân loại hơi khác một chút là hệ thống do N.A. Kachinskii đề ra.
Bên cạnh đó, trong phân loại Kachinskii người ta còn phân ra các phần cát tự nhiên và sét tự nhiên, tương ứng với lớn và nhỏ hơn 0,01 mm. Kích thước trong phạm vi 1–3 mm là phần sỏi, còn lớn hơn 3 mm là phần đá trong đất.
Hoa Kỳ
Khoảng kích thước xác định các giới hạn của từng lớp được đặt tên trong thang đo Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ. Thang đo phi (φ) Krumbein, một sự sửa đổi từ thang đo Wentworth được W. C. Krumbein tạo ra năm 1934, là một thang đo lôgarit, được tính theo công thức:
trong đó
là giá trị của thang phi (φ) Krumbein,
là đường kính của hạt, tính bằng milimet,
là đường kính tham chiếu, bằng 1 mm (để làm cho phương trình phù hợp về chiều).
Phương trình này có thể viết lại để tìm đường kính khi biết trước giá trị φ:
Thang phân chia theo logarit được nhiều nhà trầm tích học và thổ nhưỡng học trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi hơn vì họ cho rằng sự phân bố thành phần các hạt trong tự nhiên tuân theo luật logarit chứ không phải hệ 10 như thang phân chia được áp dụng tại Nga.
Trong một số sơ đồ thì người ta coi "sỏi" là những gì lớn hơn cát (>2,0 mm), và bao gồm cả "hạt mịn", "cuội", "đá cuội" và "đá tảng" trong bảng trên. Trong sơ đồ này, "cuội" có kích thước từ 4 đến 64 mm (−2 đến −6 φ).
Thang quốc tế
ISO 14688-1:2002 thiết lập các nguyên tắc cơ bản để nhận dạng và phân loại đất trên cơ sở các đặc tính vật liệu và khối lượng thường được sử dụng nhất cho đất cho mục đích kỹ thuật. ISO 14688-1 có thể áp dụng cho đất tự nhiên tại chỗ (in situ), các vật liệu nhân tạo tương tự tại chỗ cũng như đất do con người tái tạo.
Sắp xếp
Sự tích tụ trầm tích cũng có thể được đặc trưng bằng sự phân bố kích thước hạt. Trầm tích có thể trải qua quá trình sắp xếp khi khoảng kích thước hạt bị loại bỏ bởi một trung gian như sông hoặc gió. Sự sắp xếp có thể được định lượng bằng cách sử dụng Độ lệch chuẩn Đồ họa Toàn bộ (IGSD).
trong đó:
là Độ lệch chuẩn Đồ họa Toàn bộ, tính theo các đơn vị của phi (φ) (mm, inch).
là phân vị 84% của phân bố kích thước hạt, tính bằng các đơn vị của phi.
là phân vị 16% của phân bố kích thước hạt, tính bằng các đơn vị của phi.
là phân vị 95% của phân bố kích thước hạt, tính bằng các đơn vị của phi.
là phân vị 5% của phân bố kích thước hạt, tính bằng các đơn vị của phi.
Kết quả có thể được mô tả sử dụng các thuật ngữ sau:
Ảnh hưởng của kích thước hạt tới tính chất của đất đá
Các hạt có kích thước nhỏ hơn sẽ có tỷ lệ bề mặt tiếp xúc cao hơn, và điều này có nghĩa là các đại lượng lớn hơn của dung lượng trao đổi cation, khả năng giữ nước, khả năng kết hợp tốt hơn, nhưng độ xốp nhỏ hơn. Các loại đất nặng có thể có vấn đề với khả năng chứa không khí còn các loại đất nhẹ là khả năng lưu giữ nước.
Các phần khác nhau thông thường được tạo ra từ các khoáng vật khác nhau. Ví dụ, trong các hạt lớn, thành phần chủ yếu là thạch anh còn trong các hạt nhỏ thì thành phần chủ yếu là caolinit, montmorillonit. Theo thành phần các hạt, người ta còn phân biệt khả năng tạo thành với mùn các hợp chất khoáng hữu cơ. |
Bột là vật liệu hạt với kích thước hạt nằm giữa cát và sét, có nguồn gốc khoáng vật là thạch anh và feldspat. Bột có thể xuất hiện dưới dạng đất (thường trộn với cát hoặc sét) hoặc dưới dạng trầm tích ở trạng thái huyền phù khi trộn lẫn với nước (còn được gọi là bùn cát lơ lửng) và đất bùn/bùn trong một vùng nước, chẳng hạn như trong một con sông. Nó cũng có thể tồn tại dưới dạng đất trầm lắng xuống đáy một vùng nước, như dòng chảy bùn từ các vụ lở đất. Bột có diện tích bề mặt riêng vừa phải với cảm giác dẻo nhưng không dính. Bột thường tạo ra cảm giác giống như bột ngũ cốc/bột thực phẩm khi khô và cảm giác trơn trượt khi ướt. Người ta có thể quan sát bột bằng thấu kính cầm tay, với vẻ ngoài lấp lánh. Nó cũng có thể cảm nhận được bằng lưỡi giống như hạt khi đặt trên các răng cửa (ngay cả khi trộn với các hạt sét).
Nguồn
Bột được một loạt các quá trình vật lý có khả năng chia tách các tinh thể thạch anh có kích thước nói chung là cát của các loại đá nguyên sinh tạo ra bằng cách khai thác các khiếm khuyết trong mạng tinh thể của chúng. Các quá trình này liên quan tới phong hóa hóa học của đá và lớp đất mặt, cũng như một số quá trình phong hóa vật lý như phong hóa sương muối và sinh mảnh vụn do muối.
Các quá trình chính là mài mòn thông qua vận chuyển, bao gồm tán nhỏ trong các quá trình sông, cọ mòn trong quá trình gió và nghiền sông băng. Lượng bột đáng kể được tạo ra trong các môi trường bán khô hạn. Bột đôi khi được gọi là "bột đá" hoặc "bụi đá", đặc biệt khi nó được tạo ra dưới tác động của sông băng. Về mặt khoáng vật học, bột chủ yếu bao gồm thạch anh và feldspat. Đá trầm tích bao gồm chủ yếu là bột được gọi là bột kết. Sự hóa lỏng được tạo ra từ những trận động đất mạnh là bột lơ lửng trong nước bị đẩy lên trên từ dưới mặt đất bằng thủy động lực.
Kích thước hạt
Trong thang Udden–Wentworth được Krumbein sửa đổi thì bột là các hạt có kích thước từ 0,0039 đến 0,0625 mm, lớn hơn các hạt sét nhưng nhỏ hơn các hạt cát, tương đương với giá trị của φ từ 4 tới 8 trên thang Krumbein. ISO 14688 phân loại bột là hạt có kích thước từ 0,002 mm đến 0,063 mm (chia nhỏ ra thành ba loại con là mịn, vừa và thô; tương ứng là 0,002 mm đến 0,006 mm, 0,006 mm đến 0,020 mm và 0,020 mm đến 0,063 mm). Trong thực tế, bột là khác biệt hóa học với sét, và không giống như sét, các hạt bột là xấp xỉ về kích thước theo mọi hướng; ngoài ra, các khoảng kích thước của chúng là chồng lấn lên nhau. Các hạt sét được hình thành từ các hạt dạng tấm mỏng được giữ cùng nhau bằng các lực tĩnh điện, nên chúng thể hiện sự cố kết. Bột thuần túy là không cố kết. Theo hệ thống phân loại kết cấu đất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thì sự khác biệt cát–bột là ở mức cỡ hạt 0,05 mm. Hệ thống của USDA từng được Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) phê chuẩn. Trong Hệ thống Phân loại Đất Hợp nhất (USCS) và hệ thống phân loại đất AASHTO thì sự khác biệt cát–bột ở mức cỡ hạt 0,075 mm (nghĩa là vật liệu lọt qua sàng cỡ mắt #200). Bột và sét được phân biệt về mặt cơ học theo độ dẻo của chúng.
Ảnh hưởng môi trường
Bột dễ dàng vận chuyển trong nước hay các chất lỏng khác và là đủ mịn để có thể vận chuyển đi xa nhờ gió dưới dạng bụi. Các lớp lắng đọng dày của vật liệu bột sinh ra từ trầm lắng nhờ các quá trình gió thường được gọi là hoàng thổ. Vật liệu bột và sét góp phần vào độ đục của nước. Bột cũng được vận chuyển trong các dòng chảy trong các đại dương. Khi bột xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm trong nước thì người ta gọi hiện tượng này là lắng đọng bùn.
Bột trầm lắng trong các trận lũ lụt hàng năm dọc theo sông Nin đã tạo ra loại đất màu mỡ góp phần duy trì văn minh Ai Cập cổ đại. Bột trầm lắng trong sông Mississippi trong suốt thế kỷ 20 đã giảm đi do hệ thống đê điều, góp phần làm biến mất các vùng đất ngập nước phòng hộ và các đảo chắn trong vùng châu thổ sông Mississippi xung quanh New Orleans.
Tại đông nam Bangladesh, trong huyện Noakhali, các đập chữ thập được xây dựng trong thập niên 1960 nhờ đó bột/bùn dần dần bồi đắp thành các vùng đảo mới, gọi là "char". Huyện Noakhali đã mở rộng trên đất đai trong vòng 50 năm qua.
Với sự tài trợ của Hà Lan, chính quyền Bangladesh bắt đầu hỗ trợ phát triển các char cũ vào cuối thập niên 1970, và kể từ đó thì nỗ lực này đã trở thành hoạt động liên tổ chức trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường xá, cống nước, bờ bao, trường học, nơi tạm trú tránh bão, nhà vệ sinh, ao cũng như chia cấp đất cho những người định cư. Tại thời điểm năm 2020, giai đoạn IV của Dự án Phát triển và Định cư Char (CDSP) dự kiến cấp khoảng cho 28.000 hộ gia đình với 155.000 nhân khẩu.
Một trong những nguồn sinh bột chính của các con sông chảy qua vùng đô thị là sự xáo trộn đất do hoạt động xây dựng, còn đối với những con sông chảy qua vùng nông thôn là sự xói mòn do hoạt động cày bừa đồng ruộng, phát quang rừng hay đốt phá rừng.
Trong đời sống
Bùn hay đất bùn trong đời sống thông thường là hỗn hợp lỏng hay bán lỏng của nước và đất bột hoặc trầm tích bột. Nói theo thuật ngữ địa chất thì bùn là hỗn hợp của nước với các hạt bột hay sét và/hoặc hệ keo (colloid). Các trầm tích bột cổ bị cứng lại theo thời gian địa chất để tạo ra bột kết, một thành phần của đá bùn hay nê nham.
Văn hóa
Lớp đất bùn đen màu mỡ dọc theo hai bờ sông Nin được coi là biểu tượng của sự tái sinh, gắn với vị thần Ai Cập cổ đại Anubis. |
Bột kết (còn gọi là aleurolit - từ tiếng Hy Lạp ἄλευρον = áleuron = bột và λίθος = líthos = đá) là một loại đá trầm tích đã gắn kết, có thành phần hạt ở trung gian về kích thước hạt giữa sa thạch thô hơn và đá bùn (nê nham)/sét kết mịn hơn. Nó được phân biệt với đá phiến sét ở chỗ chứa nhiều bột chứ không nhiều sét.
Mô tả
Bột kết là một loại đá trầm tích mảnh vụn. Như tên gọi của nó ngụ ý, nó chứa chủ yếu (trên 2/3) các hạt kích thước bột, được xác định như là các hạt lớn hơn 3,9 micrômét nhưng nhỏ hơn 62,5 micrômét, tương đương với giá trị của φ từ 4 tới 8 trên Thang phi (φ) Krumbein.
Bột kết khác một cách đáng kể với sa thạch do các lỗ xốp nhỏ hơn của chúng cũng như khả năng chứa các thành phần sét cao hơn.
Mặc dù thường bị nhầm lẫn với đá phiến sét nhưng bột kết không có sự phân phiến dọc theo các mặt phẳng ngang, một tính chất điển hình của đá phiến sét. Nói chung sự phân phiến ở bột kết là không rõ ràng, trừ khi nó có một vài đặc tính của đá phiến sét, và nó có xu hướng bị phong hóa ở các góc nghiêng không dính dáng gì với móng. Bột kết có thể chứa các khối kết hạch.
Đá bùn và đá phiến sét đều chứa bùn, một vật liệu bao gồm hỗn hợp bột và sét.
Bột kết là các thành phần địa chất quan trọng trong các hệ tầng nào đó, chẳng hạn như ở đồi Muldraugh tại Kentucky. |
Phương trình Schrödinger là một phương trình cơ bản của vật lý lượng tử mô tả sự biến đổi trạng thái lượng tử của một hệ vật lý theo thời gian, thay thế cho các định luật Newton và biến đổi Galileo trong cơ học cổ điển.
Trong cơ học lượng tử, trạng thái lượng tử của một hệ vật lý được mô tả đầy đủ nhất bởi một vector trạng thái thí dụ như hàm sóng trong không gian cấu hình, nghiệm của phương trình Schrödinger. Nghiệm của phương trình Schrödinger không chỉ mô tả các hệ nguyên tử và hạ nguyên tử (nguyên tử, phân tử, hạt nhân, điện tử và các hạt cơ bản khác) mà cả các hệ vĩ mô, thậm chí có thể là toàn bộ Vũ trụ.
Phương trình này được đặt tên theo nhà vật lý người Áo Erwin Schrödinger, người đã lần đầu tiên thiết lập nó vào năm 1926.
Phương trình Schrödinger có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau của hệ vật lý. Mục này nhằm mục đích giới thiệu phương trình Schrödinger cho trường hợp tổng quát và cho các trường hợp đơn giản hơn thường gặp.
Hệ lượng tử tổng quát
Đối với một hệ lượng tử tổng quát:
trong đó
là đơn vị ảo
là hàm sóng, biên độ xác suất cho các cấu hình khác nhau của hệ
là hằng số Planck thu gọn (thường được chuẩn hóa về đơn vị trong các hệ đơn vị tự nhiên)
là toán tử Hamilton.
Trường hợp một hạt trong không gian ba chiều
Đối với một hệ gồm một hạt trong ba chiều:
trong đó
là tọa độ của hạt trong không gian ba chiều,
là hàm sóng, biên độ xác suất để hạt có một tọa độ xác định r ở một thời điểm xác định bất kì t.
là khối lượng của hạt.
là thế năng không phụ thuộc thời gian của hạt ở tọa độ r.
là toán tử Laplace.
Xây dựng phương trình
Các giả thiết
(1)Năng lượng toàn phần E của một hạt
Đây là biểu thức cổ điển cho một hạt có khối lượng m trong đó năng lượng toàn phần E là tổng của động năng, , và thế năng V. Xung lượng của hạt là p, hay tích của khối lượng và vận tốc. Thế năng là một hàm biến đổi theo vị trí và cũng có thể biến đổi cả theo thời gian.
Chú ý rằng năng lượng E và xung lượng p xuất hiện trong các hệ thức sau:
(2) Giả thuyết về lượng tử ánh sáng của Max Planck năm 1905, khẳng định rằng năng lượng của một photon tỷ lệ với tần số của sóng điện từ tương ứng:
trong đó tần số f và năng lượng E của lượng tử ánh sáng (photon) được liên hệ bởi hăng số Planck h,
và là tần số góc của sóng.
(3) Giả thuyết de Broglie năm 1924, phát biểu rằng bất kì một hạt nào cũng có thể liên quan đến một sóng, được biểu diễn một cách toán học bởi hàm sóng Ψ, và xung lượng p của hạt được liên hệ với bước sóng λ của sóng liên kết bởi hệ thức:
trong đó là bước sóng và là hằng số sóng hay số sóng góc.
Biểu diễn p and k như là những vector, chúng ta có
(4) Giả thiết rằng phương trình sóng phải là tuyến tính. Ba giả thuyết ở trên cho phép chúng ta có thể xây dựng được phương trình cho các sóng phẳng. Để kết luận rằng phương trình đó cũng đúng cho một trường hợp tổng quát bất kì đòi hỏi hàm sóng phải tuân theo nguyên lý chồng chất trạng thái.
Phương trình cho sóng phẳng đơn sắc
Schrödinger đã có một cách nhìn sâu sắc, vào cuối năm 1925, đó là phải biểu diễn pha của một sóng phẳng như là một thừa số pha phức:
và nhận ra rằng vì
nên
và tương tự vì
và
chúng ta tìm ra:
do đó, đối với sóng phẳng, ta được:
Và bằng cách thế những biểu thức cho năng lượng và xung lượng này vào công thức cổ điển chúng ta thu được phương trình nổi tiếng của Schrödinger cho trường hợp một hạt trong không gian ba chiều với sự có mặt của một trường thế năng V:
Phương trình này đã được tổng quát hóa thành một tiên đề của cơ học lượng tử, nghĩa là coi nó là đúng cho mọi trường hợp mà không thể chứng minh được bằng lý thuyết mà chỉ có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm. Phương trình Schrödinger đã đưa ra được nhiều tiên đoán phù hợp với thực tế và được kiểm định là đúng cho vô số trường hợp khác nhau. |
Nguyễn Văn Cao có thể là:
Nhạc sĩ Văn Cao
Nguyễn Văn Cao (chính khách), chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế nhiệm kì 2016-2021 |
"Thanh niên hành khúc" là một ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Bài hát này được sử dụng một cách bất hợp pháp (không có sự đồng ý của tác giả), sửa đổi một chút lời để thành bài "Tiếng gọi công dân", được sử dụng làm quốc ca của Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa từ năm 1949 đến năm 1975.
Lịch sử
Hoàn cảnh ra đời
Ban đầu bài này có tên là "La Marche des Étudiants" ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi "Tiếng gọi thanh niên", chia thành 3 phần.
Lời 1 do Mai Văn Bộ và Lưu Hữu Phước soạn năm 1941, trước năm 1945 chỉ hát bí mật.
Lời 2 là "Tiếng gọi sinh viên" do Lê Khắc Thiều và Đặng Ngọc Tốt soạn cuối năm 1941, xuất bản năm 1943 rồi bị cấm.
Lời 3 do Hoàng Mai Lưu soạn tháng 4 năm 1945, xuất bản trong những ngày tiền khởi nghĩa tháng 8-1945.
Tiếp nhận và phản ứng
Năm 1945, tổ chức Thanh niên Tiền phong được thành lập, lấy hiệu kỳ là Cờ vàng sao đỏ. Bài hát cũng được thay đổi một chút và trở thành bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong với tên gọi "Tiếng gọi thanh niên" hay "Thanh niên hành khúc".
Năm 1948, chính phủ của Nguyễn Văn Xuân đã chọn bài "Tiếng gọi thanh niên" làm quốc ca với tên mới là "Tiếng gọi công dân" hay "Công dân hành khúc". Năm 1956, sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập, Đài Phát thanh Sài Gòn đã tự ý lấy bài hát, sửa chữa một vài đoạn để làm thành bản quốc ca của Việt Nam Cộng hòa. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước lúc còn sống đã phản đối việc sử dụng trái phép tác phẩm của ông để làm "quốc ca" cho các chế độ ở Sài Gòn trước 1975.
Ngay từ năm 1949, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã có đơn thư kịch liệt phản đối việc tác phẩm bị sử dụng trái phép, và sau này, trong thời gian tập kết ngày Bắc đêm Nam, từ thủ đô Hà Nội, tiếng nói của nhạc sĩ trên làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam liên tục những lời nặng tiếng nhẹ bác bỏ, kể cả giễu cợt, nhưng bài "Tiếng gọi thanh niên" của ông vẫn bị đối phương sử dụng trái phép. Năm 1965, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trở lại chiến trường miền Nam, cùng năm đó ông viết ca khúc Giải phóng miền Nam. Rồi sự kiện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập, thủ đô đóng ở Lộc Ninh (tỉnh Bình Long trước 1975, hiện nay thuộc tỉnh Bình Phước), ca khúc Giải phóng miền Nam đã được sử dụng là Quốc ca chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng miền Nam Việt Nam.
Từ sau chiến tranh
Sau năm 1975, bản gốc của bài hát được chính thức lưu hành tại nước Việt Nam dưới tên "Tiếng gọi thanh niên" hay "Thanh niên hành khúc".
Những người Việt hải ngoại chống cộng vẫn tiếp tục sử dụng bản sửa đổi và gọi nó là "Quốc ca nước Việt Nam Tự do".
Lời bài hát
La Marche des Étudiants – Sinh viên Hành khúc (1939)
(TIếng Pháp)
Étudiants ! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort, retentit dans l'espace.
Des côtes d'Annam aux ruines d'Angkor,
À travers les monts, du sud jusqu'au nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie !
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur.
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses.
Điệp khúc.
Te servir, chère Indochine,
Avec cœur et discipline,
C'est notre but, c'est notre loi
Et rien n'ébranle notre foi!
Tiếng Gọi Thanh Niên (1941)
Lời 1.
Này anh em ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng nhau ra đi sá gì thân sống.
Cùng nhau ta tuốt gươm, cùng nhau ta đứng lên.
Thù kia chưa trả xong thì ta luôn cố bền.
Lầm than bao năm ta đau khổ biết mấy.
Vàng đá gấm vóc, loài muông thú cướp lấy.
Loài nó chúng lấy máu đào chúng ta.
Làm ta gian nan, cửa nhà tan rã.
Bầu máu, nhắc tới nó, càng thêm nóng sôi. Ta quyết thề phá tan quân dã man rồi.
Điệp khúc
Vung gươm lên, ta quyết đi tới cùng!
Vung gươm lên, ta thề đem hết lòng.
Tiến lên đồng tiến, sá chi đời sống.
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Lời 2.
Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi.
Đồng lòng cùng đi đi đi mở đường khai lối.
Kìa non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên.
Nào anh em Bắc Nam cùng nhau ta kết đoàn.
Hồn thanh xuân như gương trong sáng.
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng.
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta.
Dù muôn chông gai, vững lòng chi sá.
Đường mới, kíp phóng mắt, nhìn xa bốn phương.
Tung cánh hồn thiếu niên, ai đó can trường.
Điệp khúc
Sinh viên ơi, mau tiến lên dưới cờ.
Anh em ơi, quật cường nay đến giờ.
Tiến lên cùng tiến, gió tung nguồn sống.
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng.
Lời 3.
Này thanh niên ơi! Tiến lên đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi đi đi sá gì thân sống.
Nhìn non sông nát tan, thù nung tâm chí cao.
Nhìn muôn dân khóc than, hờn sôi trong máu đào.
Liều thân xông pha, ta tranh đấu.
Cờ nghĩa phấp phới, vàng pha máu.
Cùng tiến, quét hết những loài dã man.
Hầu đem quê hương thoát vòng u ám.
Thề quyết, lấy máu nóng mà rửa oán chung.
Muôn thuở vì núi sông nêu tiếng anh hùng.
Điệp khúc
Anh em ơi, mau tiến lên dưới cờ.
Sinh viên ơi, quật cường nay đến giờ.
Tiến lên cùng tiến, gió tung nguồn sống.
Cháy trong lòng ta ngàn mớ lửa hồng
Tiếng Gọi Công Dân (1956–1975)
Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Đồng lòng cùng đi hi sinh tiếc gì thân sông.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Điệp khúc
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng! |
"Giải phóng miền Nam" được sáng tác vào năm 1961 bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (có bút hiệu khác là Huỳnh Minh Siêng), là bài hát chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1961-1976), và đồng thời là quốc ca của Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam trên toàn bộ miền Nam Việt Nam (1975-1976).
Lịch sử
Sự hình thành của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào năm 1960 đặt ra nhu cầu tự nhiên về một bài ca chính thức dành cho Mặt trận. Vì vậy Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam Việt Nam ba nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng sáng tác tập thể một bài hát làm bài ca chính thức của Mặt trận. Mai Văn Bộ và Huỳnh Văn Tiểng đã phác thảo xong ca từ của bài hát trong vòng một tuần, còn Lưu Hữu Phước được phân công viết phần nhạc. Bộ ba Huỳnh - Mai - Lưu trong vòng một tuần đã hoàn tất xong ca khúc Giải phóng miền Nam.
Khi nghe cả ba nhạc sĩ hát bài Giải phóng miền Nam lần đầu để được phê duyệt, ông Phạm Hùng, khi đó là cán bộ cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đứng lên nói to: "Được rồi, hay lắm! Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng! Vận nước đã đến rồi... Hay hết sức! Hoan nghênh và cảm ơn các đồng chí".
Sau đó bài Giải phóng miền Nam được mang tên chung của 3 người là Huỳnh Minh Siêng. Theo lời kể của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì ban đầu để tên ghép là Huỳnh Minh Liêng (từ chữ cái đầu trong họ của 3 ông). Chữ Liêng được cố tình viết sai chính tả là L-i-ê-n-g (các từ liền với nhau bằng gạch nối) để mang tính dân gian và tránh trùng tên của nhân sĩ Đặng Thúc Liêng. Nhưng khi đưa lên báo Nhân dân thì do tam sao thất bản (chữ L viết tay hoa bị nhầm thành S), nên đã in thành Siêng. Thực chất, để bí mật, nhóm bộ ba này đã đặt tên tác giả là: "Huỳnh Minh Liêng"; nhưng do sắp chữ khi in, người sắp chữ đã nhầm chữ L thành chữ S, và về sau thì nhóm bộ ba này, chủ yếu là Lưu Hữu Phước, cũng không muốn sửa nữa vì từ Siêng cũng có cái hay của nó là siêng năng. Huỳnh Minh Siêng – tác giả bài hát Giải phóng miền Nam được đặt tên tác giả là vậy.
Từ đây, bài hát nhanh chóng được phổ biến rộng rãi qua sóng phát thanh của Đài Phát thanh Giải phóng miền Nam và các đoàn văn công quân Giải phóng.
Lời bài hát
Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước
Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời
Đây Cửu Long hùng tráng
Đây Trường Sơn vinh quang
Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết quân thù
Vai sát vai chung một bóng cờ
Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng
Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng
Thề cứu lấy nước nhà
Thề hy sinh đến cùng
Cầm gươm ôm súng xông tới
Vận nước đã đến rồi
Bình minh chiếu khắp nơi
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời
Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước
Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời
Đây Cửu Long hùng tráng
Đây Trường Sơn vinh quang
Thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù
Vai sát vai chung một bóng cờ
Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng
Vùng lên xông pha vượt qua bão bùng
Thề cứu lấy nước nhà
Thề hy sinh đến cùng
Cầm gươm ôm súng xông tới
Vận nước đã đến rồi
Bình minh chiếu khắp nơi
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời
Vận nước đã đến rồi
Bình minh chiếu khắp nơi
Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời. |
Sa thạch hay cát kết là đá trầm tích vụn cơ học với thành phần gồm các hạt cát chủ yếu là felspat và thạch anh được gắn kết bởi xi măng silic, calci, oxit sắt... Tuỳ theo từng loại xi măng mà sa thạch có màu sáng, xám, lục đỏ. sa thạch là loại đá nằm giữa đá vôi và đá bùn.Do sa thạch thông thường tạo ra các vách đá dễ nhận thấy và các hình khối tự nhiên bằng đá khác nên màu sắc của đá cát có thể coi giống hệt như là màu sắc của khu vực đó. Vì các phân tử của sa thạch có sắc tố phụ bị biến dạng theo màu sắc của khu vực. Ví dụ, phần lớn khu vực miền tây Bắc Mỹ được biết đến là có màu đỏ do đá cát màu đỏ ở đây.
Sa thạch thông thường tương đối mềm và dễ gia công, vì thế chúng là loại vật liệu xây dựng và vật liệu lát đường phổ biến. Do độ cứng của các hạt riêng rẽ và tính đồng nhất của kích thước hạt, cũng như bản chất dễ vụn của đá cát nên nó là khoáng chất được ưa chuộng để sản xuất đá mài (làm sắc lưỡi dao và các dụng cụ khác).
Các hình khối tự nhiên bằng đá mà chủ yếu chứa sa thạch thông thường cho nước thấm qua và là đủ xốp để lưu trữ một lượng lớn nước, điều này làm cho chúng trở thành lớp ngậm nước quan trọng. Các lớp ngậm nước hạt mịn, chẳng hạn như đá cát, là thích hợp để lọc bỏ các chất gây ô nhiễm từ bề mặt hơn nhiều so với các loại đá có các vết nứt và các kẽ hở như đá vôi hay các loại đá khác bị nứt nẻ do các hoạt động địa chấn.
Nguồn gốc
Sa thạch là đá trầm tích mảnh vụn khác với các loại đá hữu cơ, như đá phấn hay than. Chúng được tạo thành từ các hạt bị gắn kết mà các hạt này lại có thể là các mảnh vỡ của đá đã tồn tại trước đó hoặc là đơn tinh thể của các khoáng vật. Các chất kết dính hay còn gọi là xi măng gắn kết có tác dụng gắn các hạt này với nhau chủ yếu là calcit, các khoáng vật sét và các khoáng vật silica. Kích thước các hạt cát trong đá cát nằm trong khoảng 0,1 mm tới 2 mm. Các loại đá với kích thước hạt nhỏ hơn, bao gồm bột kết và sét kết. Các loại đá có kích thước hạt lớn hơn, bao gồm đá dăm kết và sỏi kết và được gọi chung là cuội kết.
Sa thạch được hình thành qua hai giai đoạn. Đầu tiên là quá trình lắng đọng các hạt cát thành các lớp trầm tích. Các trầm tích cát này có thể được lắng đọng trong các môi trường như sông, hồ, biển hay không khí. Sau khi lắng đọng, các hạt cát bị nén ép bởi các lớp đất nằm bên trên và được liên kết với nhau bởi các vật liệu khác (xi măng) lắng đọng cùng lúc với chúng. Các loại xi măng phổ biến nhất là silica và cacbonat calci vì chúng được tạo ra từ sự hòa tan hoặc thay thế của cát khi chúng bị chôn vùi. Sa thạch nằm ở trong vỏ Trái Đất khoảng giữa lớp Đá Bùn & Đá Vôi.
Môi trường trầm tích sẽ quyết định các đặc trưng của đá cát được tạo ra như kích thước hạt, độ chọn lọc, thành phần ở mức độ vi mô (kiến trúc) và cấu tạo của đá ở mức độ vĩ mô như tính phân lớp... Các môi trường chủ yếu của quá trình trầm tích là môi trường lục địa (lục nguyên) và môi trường biển, được chia ra thành các nhóm chủ yếu sau:
Môi trường lục địa
Sông (đê tự nhiên, doi cát)
Nón phóng vật
Băng tích (các trầm tích lắng đọng do băng tan chảy)
Hồ
Sa mạc (cồn cát)
Môi trường biển
Cát bờ biển
Châu thổ
Turbidit
Bãi triều
Đê cát ngầm
Các loại sa thạch
Sa thạch được phân thành một số nhóm chính dựa trên thành phần khoáng vật và cấu trúc như sau:
Sa thạch Acco, có hàm lượng felspat lớn hơn >25%. Độ mài tròn và chọn lọc kém so với sa thạch thạch anh. Các loại đá sa thạch giàu fenspat thường có nguồn gốc từ sự phong hóa cơ học hoặc phong hóa hóa học các đá granit và đá biến chất.
Sa thạch thạch anh, có hàm lượng thạch anh trên >90%, có độ mài tròn và chọn lọc tốt. Cát chỉ toàn thạch anh thường được hình thành trong môi trường xa nguồn cung cấp thạch anh, do thạch anh là một khoáng vật bền nhất. Đôi khi sa thạch thuộc loại này được gọi là sa thạch "dạng quartzit", ví dụ Quartzit Tuscarora của các khu vực thuộc dãy núi An pơ.
Sa thạch lithic được hình thành từ các mảnh vụn của các đá hạt mịn như đá phiến sét, đá núi lửa và đá biến chất hạt mịn.
Đá xám greywacke, là gồm các mảnh vụn đá, thạch anh và fenspat góc cạnh. Các hạt này thường được bao bọc bên ngoài bởi cấu trúc hạt mịn giống sét phong hóa từ đá phiến sét và một số đá núi lửa
Sa thạch Aeolian là loại đá thường được hình thành từ trầm tích gió trong môi trường sa mạc.
Đá dholpur màu be, rajpura màu hồng, marson màu đồng và khatu màu gỗ tếch là một số loại đá cát. |
Dưới đây là danh sách các tích phân với hàm mũ.
với |
Dưới đây là danh sách các tích phân với hàm lượng giác ngược. |
Dưới đây là danh sách các tích phân với hàm hyperbolic ngược.
hay
hay
hay
hay
hay
hay
hay |
Phẫu diện đất là bề mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống đến tầng đá mẹ. Tùy từng điều kiện sinh hóa và các tác nhân bên ngoài mà phẫu diện đất có thể có đủ hoặc không đầy đủ các lớp đất, tầng đất. Phẫu diện lý tưởng có đầy đủ các tầng đất: A0, A1, A2, A3, B1, B2, B3, C, D (theo chiều thẳng đứng từ trên xuống).
Tầng A0
Tầng thảm mục ký hiệu A0, là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất. Tầng này chứa các cành khô, lá mục chưa phân giải hoặc đã phân giải trên bề mặt. Tầng này chỉ có ở đất dưới tán rừng, đặc biệt là nơi nào có sự trả lại chất hữu cơ cho đất mạnh, kết hợp với điều kiện phân giải chất hữu cơ không thuận lợi. Người ta còn có thể phân nhỏ tầng đất này thành các lớp, tùy thuộc hiện trạng phân hủy của vi sinh vật.
Lớp A0'
Lớp chứa những vật thể hữu cơ rơi rụng vẫn còn nguyên hình dạng ban đầu.
Lớp A0' '
Lớp chứa những vật thể hữu cơ đã bán phân hủy, đã mềm nhũn, màu sắc biến đổi gần như là màu nâu và có các sợi nấm chằng chịt, những sợi nấm này có thể bó những vật thể hữu cơ thành từng bánh, từng tấm khi lật nó lên, thường thì lớp này có mùi hắc hắc như mùi kháng sinh.
Lớp A0' ' '
Là lớp chưa các vật thể hầu hết đã phân giải, hầu như không còn hình dáng ban đầu, màu nâu, độ ẩm lớn, độ chua cao, người ta có thể gọi đây là lớp mùn khô.
Tầng A1
Là tầng hình thành mùn, có màu đen, cường độ màu phụ thuộc nhiều vào hàm lượng mùn có trong đất. Tầng đất A1 thường là tơi xốp, có kết cấu viên hạt, chứa nhiều chất dinh dưỡng khoáng, nhiều vi sinh vật. Những nơi xuất hiện tầng đất A1 thì đất phì nhiêu phong phú, thường là đất dưới tán rừng, đồng cỏ, nơi hàm lượng chất hữu cơ trả lại cho đất khá phong phú.
Tầng A2
Tầng A2 là tầng đất rửa trôi, do vậy tầng này thường có màu hơn so với tấng đất A1 và A3. Tầng đất này nghèo dinh dưỡng, đất chua, chứa chủ yếu là cát thứ sinh (thạch anh thứ sinh) hạt nhỏ mịn. Nghèo vi sinh vật, mùn, dinh dưỡng. Tầng này thường thấy ở đặc trưng của đất potzon.
Tầng A3
Tầng đất chuyển tiếp từ A xuống B, vừa mang tính chất của tấng đất A vừa mang tính chất của tầng đất B, tuy nhiên nó mang tính chất của tầng đất A nhiều hơn, đôi khi người ta còn ký hiệu nó là tầng AB.
Tầng B1
Là tầng đất chuyển tiếp từ các tầng đất A xuống các tầng đất B, nhưng mang tính chất tầng đất B nhiều hơn, người ta cũng có thể sử dụng ký hiệu BA để chỉ tầng đất này.
Tầng B2
Là tầng tích tụ điển hình, chứa một số chất bị rửa trôi từ các tầng đất phía trên xuống.
Tầng B3
Tầng B3 là tầng đất chuyển tiếp từ B sang C, nó vừa mang tính chất của tầng đất B2 vừa mang tính chất của tầng C. Người ta còn ký hiệu nó là tầng BC.
Tầng C
Tầng mẫu chất khí hiệu là C, tầng C là sản phẩm phong hóa từ đá, nó đã bị tơi xốp, đã có khả năng chứa khí, chứa nước nhưng độ phì chưa hoàn thiện. Thông thường nó vẫn còn giữ nguyên vết nứt của đá, nhưng dùng cuốc xẻng cũng có thể cạo được.
Tầng D
Tầng D, đôi khi được ký hiệu là R, là tầng đá mẹ, đá nền. Tầng này được xét vào phẫu diện đất tuy nhiên lại không phải là tầng đất, nó được quan tâm chủ yếu bởi các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, mỏ địa chất.
Trên phẫu diện đất, người ta phân tầng chủ yếu dựa vào các đặc điểm riêng của các tầng cũng như các chỉ tiêu cụ thể: màu, kết cấu, thành phần cơ giới, độ chặt, tỷ lệ đá lẫn, kết von, rễ cây, chất mới sinh có nguồn gốc động vật. |
Đá lửa trong tiếng Việt có nhiều nghĩa. Nó có thể là:
Đá lửa trong bật lửa: Trong đời sống thông thường ngày nay, khi nói tới đá lửa thì người ta hiểu theo nghĩa nó là loại vật liệu để tạo ra tia lửa trong các bật lửa. Về bản chất, đó là hỗn hợp của các kim loại đất hiếm (15 nguyên tố trong nhóm Lanthan, như xeri (cerium) chẳng hạn với oxide sắt (20%) và oxide magiê (2%) hay xeri với sắt (loại ferrocerium = 70% xeri + 30% sắt). Chúng có nhiệt độ đánh lửa thấp (150-180 °C) và bị hao mòn đi do bị cắt thành miếng nhỏ trong quá trình đánh tia lửa nhờ ma sát.
Đá lửa (trầm tích): Một loại đá trầm tích gốc silica có cấu trúc tinh thể kín và độ cứng, độ sắc cao. Trong lịch sử nhân loại, vào thời tiền sử người ta phát hiện và dùng Đá lửa làm dụng cụ cọ xát vào vật liệu khác để sinh ra lửa, cũng như dùng mảnh cắt có cạnh sắc làm lưỡi rìu.
Đá lửa tên gọi sai của đá magma: Trong địa chất học, đá magma là đá được tạo thành khi magma nóng chảy bị nguội đi và rắn lại, có hoặc không có quá trình kết tinh. Nó có thể được tạo thành dưới bề mặt đất như là các loại đá xâm nhập (plutonit, đá sâu) hoặc phun lên bề mặt như là đá núi lửa (đá phun trào). Trước đây một số văn liệu tiếng Việt gọi nó là Đá lửa. |
Bài này nói về đá lửa mà loài người đã dùng trong quá khứ để tạo lửa. Các nghĩa khác xem bài Đá lửa (định hướng).
Đá lửa là đá trầm tích giàu silica có cấu trúc tinh thể kín nhỏ và biểu hiện ngoài giống thủy tinh và là một dạng của thạch anh. Đá lửa thông thường có màu xám sẫm, xanh lam, đen hay nâu sẫm. Nó được tìm thấy chủ yếu dưới dạng các cục hay khối trong đá phấn hay đá vôi.
Là một dạng đá phiến silíc, vật liệu này là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất các công cụ bằng đá trong thời kỳ đồ đá, do chúng có thể chia ra thành các mảnh mỏng và sắc để có thể làm ra các công cụ giống như dao hay rựa bằng đá (phụ thuộc vào hình dáng) khi chúng bị ghè đập bởi các vật thể cứng khác (chẳng hạn rìu đá được làm từ vật liệu khác). Nó cũng là nguồn khoáng chất chủ yếu để tạo ra lửa kể từ khi con người biết cách tạo ra lửa và còn được sử dụng đối với các loại súng hỏa mai cho đến tận thế kỷ 18. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi từ thế kỷ 13 cho đến tận ngày nay như là vật liệu để xây dựng các bức tường đá, đặc biệt là tại Anh.
Tại châu Âu, một số đá lửa để chế tạo công cụ tốt nhất có ở Bỉ (Obourg, các mỏ đá lửa ở Spiennes), đá phấn ven bờ eo biển La Manche, lòng chảo Paris, các trầm tích kỷ Sennon? ở Rügen và các trầm tích kỷ Juras của khu vực Kraków ở Ba Lan. Các mỏ đá lửa đã được các nhà khảo cổ học xác nhận là đã khai thác từ thời kỳ đồ đá cũ, nhưng chỉ trở nên phổ biến kể từ thời kỳ đồ đá mới (văn hóa Michelsberg, văn hóa Funnelbeaker). |
Trong thiên văn học sao, biểu đồ Hertzsprung-Russell (thường được viết tắt là biểu đồ H-R) là biểu đồ thể hiện các sao thành các điểm trên 2 tọa độ, trong đó trục tung thường là độ sáng tuyệt đối hay độ trưng và trục hoành thường là chỉ số màu hay nhiệt độ bề mặt. Biểu đồ này cho phép phân loại sao và theo dõi sự tiến hóa của sao. Biểu đồ này được vẽ lần đầu, khoảng năm 1910, bởi Ejnar Hertzsprung và Henry Norris Russell.
Có hai dạng thể hiện biểu đồ này, dạng dành cho người quan sát, và dạng kia dành cho các nhà lý thuyết. Các nhà quan sát vẽ biểu đồ này với các sao là các điểm có hai tọa độ chỉ số màu và độ sáng tuyệt đối. Các tọa độ này có thể được suy ra trực tiếp từ quan sát. Các nhà lý thuyết thể hiện các sao trên biểu đồ là các điểm ứng với tọa độ nhiệt độ và độ trưng. Các giá trị này phải tính toán dựa vào các mô hình vật lý về các ngôi sao. Các mô hình thường khá phức tạp, phụ thuộc vào tuổi của sao và thành phần hóa học của sao. Tham khảo Sekiguchi and Fukugita, cho một ví dụ để chuyển chỉ số màu B-V sang nhiệt độ.
Với biểu đồ H-R, các nhà thiên văn học có thể thấy rõ sự phân loại ở sao, và so sánh lý thuyết về sự tiến hóa của sao với những gì quan sát được.
Đa số các sao, trong đó có Mặt Trời nằm ở dải trung tâm trong biểu đồ, vắt chéo từ phía trên bên trái (nóng và sáng) xuống phía dưới bên phải (lạnh và tối), gọi là dãy chính. Ngoài dãy chính, bên trái phía dưới là các sao lùn trắng,
phía trên là các sao đỏ khổng lồ và sao siêu khổng lồ. Mặt Trời
nằm trong dãy chính với độ trưng 1 (độ sáng tuyệt đối khoảng 5), và nhiệt độ 5400K, thuộc phân loại sao G2. |
Zinedine Yazid Zidane (sinh ngày 23 tháng 6 năm 1972), được biết đến phổ biến với biệt danh là Zizou, là huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ người Pháp thi đấu ở vị trí tiền vệ tấn công.
Zidane từng cùng Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp lên ngôi vô địch FIFA World Cup lần đầu tiên năm 1998 và ngôi vô địch UEFA Euro năm 2000. Ở cấp CLB, ông tỏa sáng trong màu áo của Juventus và Real Madrid, giúp 2 câu lạc bộ này giành nhiều danh hiệu ở châu Âu cũng như quốc gia. Với phong cách hào hoa, nhãn quan chiến thuật và kỹ thuật cá nhân điêu luyện, ông được đông đảo các cổ động viên và chuyên gia bóng đá coi như một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của mọi thời đại. Cùng với Ronaldo de Lima, Zidane từng là cầu thủ lập kỉ lục về số lần được trao giải Quả bóng vàng thế giới của FIFA với 3 lần vào các năm 1998, 2000 và 2003. Ông cũng là chủ nhân của danh hiệu Quả Bóng Vàng năm 1998. Năm 2001, Zidane chuyển đến Real Madrid với mức phí chuyển nhượng lập kỉ lục thế giới lên đến 76 triệu euro.
Vào tháng 7 năm 2006, Zidane chính thức giã từ sự nghiệp cầu thủ với danh hiệu Quả bóng vàng World Cup 2006, sau khi cùng đội tuyển Pháp đoạt danh hiệu Á quân. Ông là một trong 4 cầu thủ ghi bàn trong 2 trận chung kết World Cup, cũng là một trong số 4 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong các trận chung kết World Cup với 3 bàn thắng. Ngoài ra Zidane còn để lại hình ảnh rất ấn tượng sau khi nhận thẻ đỏ trong trận chung kết vì húc đầu vào hậu vệ Marco Materazzi của đội tuyển Ý.
Zidane giành được nhiều danh hiệu cao quý dành cho tập thể (gồm World Cup, Euro, Champions League, giải Vô địch quốc gia) lẫn cá nhân (Quả bóng vàng thế giới, Quả bóng vàng châu Âu, Quả bóng vàng World Cup, Cầu thủ xuất sắc nhất Euro, Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu cấp câu lạc bộ, Cầu thủ xuất sắc nhất quốc gia (tại cả Pháp, Italia và Tây Ban Nha)).
Ông được lựa chọn trong danh sách 100 huyền thoại sống vĩ đại nhất của bóng đá thế giới (FIFA 100) vào năm 2004. Cũng trong năm này, ông được người hâm mộ ở châu Âu bầu chọn là "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" trong vòng 50 năm qua thông qua một cuộc bỏ phiếu trên Internet. Năm 2011, khi trang web chính thức của UEFA là Uefa.com tổ chức bầu chọn để trao giải cầu thủ xuất sắc nhất UEFA Champions League trong 20 năm trở lại đây, Zidane đã giành được giải này. Ông nhận được nhiều phiếu bầu nhất từ các nhà báo, các cầu thủ và người hâm mộ, xếp trên Lionel Messi.
Sau khi giã từ sân cỏ, Zidane trở lại câu lạc bộ Real Madrid để làm việc với vai trò là cố vấn cho chủ tịch câu lạc bộ. Ông từng là Giám đốc thể thao của câu lạc bộ này. Năm 2013, Zidane là trợ lý huấn luyện viên của Real Madrid vào góp phần đưa Real Madrid đến chức vô địch Champions League lần thứ 10 trong lịch sử. Năm 2014, Zidane được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội trẻ Real Madrid. Ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane đã chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của Real Madrid sau khi Chủ tịch Florentino Perez quyết định sa thải Rafael Benítez và giúp câu lạc bộ này giành được 2 cúp C1 liên tiếp. Năm 2017, Zidane nhận danh hiệu "Huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới" do FIFA trao tặng, trở thành người đầu tiên đoạt giải thưởng cao nhất của FIFA trên cả hai cương vị cầu thủ và huấn luyện viên.
Năm 2018, Zidane trở thành HLV đầu tiên giành 3 chức vô địch UEFA Champions League liên tiếp. Chỉ 5 ngày sau trận chung kết, ông đã chính thức từ chức cương vị HLV. Ngày 12 tháng 3 năm 2019, ông trở lại dẫn dắt đội bóng sau khi Real sa thải huấn luyện viên Santiago Solari. Trong nhiệm kỳ thứ 2 dẫn dắt Real, ông giúp đội bóng giành La Liga 2019–20. Mùa hè năm 2021, Zidane tuyên bố từ chức huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ sau hơn 2 năm dẫn dắt, thay thế cho ông là Carlo Ancelotti.
Khởi đầu sự nghiệp tại Cannes
Zidane được sinh ra ở thành phố cảng Marseille của Pháp và là con trai trong một gia đình nhập cư gốc Algérie. Cha và mẹ của ông, Smail và Malika, đã di cư từ làng Aguemone thuộc vùng Kabylie của Algérie năm 1953 đến định cư ở Paris, trước khi chuyển đến Marseille một vài năm sau.
Huấn luyện viên Jean Varraud của đội bóng thành phố Cannes ngay lập tức bị cuốn hút khi thấy cậu bé 14 tuổi chơi bóng. Ông mời Zidane về AS Cannes. Sau 6 tuần thử việc, Zidane được ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong cuộc đời.
Điều đáng tiếc là Zidane không được thi đấu cho đội bóng quê hương, đồng thời cũng là đội bóng ông ưa thích nhất: Marseille. Kể cả sau khi thành danh rồi, ông vẫn khao khát được một lần được mặc chiếc áo trắng của Marseille.
Zidane ra mắt ở giải hạng Nhất Pháp vào ngày 20 tháng 5 năm 1989 khi AS Cannes tiếp FC Nantes của Didier Deschamps và Marcel Desailly trên sân khách. Lúc đó, Zidane chưa đầy 17 tuổi. Đến ngày 8 tháng 2 năm 1991, ông ghi được bàn thắng đầu tiên và đội bóng "chịu hậu quả" cũng chính là Nantes. Phần thưởng cho bàn thắng đầu tiên là một chiếc ô tô do đích thân chủ tịch đã hứa tặng. Mùa bóng năm đó không thể thành công hơn với đội bóng thành phố biển. Họ được lên chơi ở cúp UEFA.
Tuy nhiên ngay năm sau, Cannes sớm bị loại khỏi cúp UEFA và bị xuống hạng.
Bước đệm ở Bordeaux
Zidane chuyển đến FC Girondins de Bordeaux vào mùa hè năm 1992 khi vừa tròn 20 tuổi. Ông đã ghi 10 bàn thắng trong mùa bóng đầu tiên và 6 bàn trong 3 mỗi mùa bóng kế tiếp và trở thành linh hồn của đội bóng.
Ở đây, với sự kết hợp của bộ tam hoàn hảo gồm Zidane, Bixente Lizarazu và Christophe Dugarry ở ba tuyến, Bordeaux đã đoạt được cup Intertoto để bước vào đấu trường châu Âu bằng "cửa hậu".
Tại giải đấu này, Bordeaux đã gây bất ngờ lớn khi hạ gục A.C. Milan 3-0 sau khi thúc thủ 0-2 ở trận lượt đi nhờ sự toả sáng của Zidane và Dugarry.
Trong trận tứ kết với Real Betis, Zidane sút tung lưới đội bóng Tây Ban Nha này bằng một cú nã đại bác kinh điển từ khoảng cách 40 m. Ở trận bán kết với Slavia Praha, ông trình diện làng bóng đá thế giới cú lừa bóng điệu nghệ theo kiểu xoay người 180 độ (roulettes) và nhiều cầu thủ sau đó đã bắt chước.
Ở trận chung kết lượt đi với Bayern München, Zidane bị treo giò. Đội bóng rượu vang không Zidane đã để thua 0-2 và sau đó để mất chiếc cup UEFA năm 1996 vào tay đối thủ.
Ngay năm 1995, đội đương kim vô địch Premiership Blackburn Rovers F.C. đã có ý định ký hợp đồng với Zidane. Chính huấn luyện viên Kenny Dalglish công khai bày tỏ mong muốn có được Zidane và Dugarry trong đội hình. Tuy nhiên, khi đề nghị mua cầu thủ được đệ trình đến ông chủ của Blackburn là Jack Walker thì ông này đã tuyên bố: "Việc gì phải ký hợp đồng với Zidane khi đội ta đã có… Tim Sherwood?"
Toả sáng tại Juventus
Nhưng các câu lạc bộ của bóng đá châu Âu hiểu rõ giá trị của Zidane. Năm 1996, Zidane chuyển đến Ý cho đội bóng Đương kim vô địch UEFA Champions League Juventus F.C. với phí chuyển nhượng là 3 triệu bảng Anh. Ông đã cùng đội bóng giành Scudetto mùa 1996-97 và cúp Liên lục địa, nhưng lại thất bại trong trận chung kết C1 năm với tỉ số 1-3 trước Borussia Dortmund. Ông đã ghi được 7 bàn trong 32 trận để giúp Juventus giữ lại Scudetto mùa tiếp theo nhưng cũng lần thứ hai liên tiếp thúc thủ trong trận chung kết C1, lần này là trước Real Madrid.
Juventus thi đấu không thành công ở cúp C1 năm 2000 - 2001, còn Zidane thì phải lĩnh chiếc thẻ đỏ khi húc đầu vào Jochen Kientz của Hamburger SV. Chiếc thẻ đỏ này cộng với chiếc thẻ đỏ ở Serie A trước đó khiến Zidane mất khá nhiều điểm trong cuộc bầu chọn Quả bóng Vàng năm đó.
Chinh phục châu Âu với Real Madrid
Năm 2001, Zidane đã gia nhập "dải ngân hà" Real Madrid với 76 triệu euro, khoản phí chuyển nhượng tốn kém nhất trong lịch sử bóng đá trong một hợp đồng bốn năm.
Ông đã ghi được bàn thắng quyết định đem về cho Real chiếc cúp C1 thứ 9 và là chiếc cúp C1 đầu tiên của ông trong chiến thắng 2-1 trước Bayer Leverkusen năm 2002. Mùa tiếp theo, Zidane giúp CLB giành chức vô địch La Liga và ông lần thứ ba được FIFA bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.
Ở Real lúc đó là cả một dải thiên hà với các sao sáng như Luís Figo, Roberto Carlos, David Beckham, Ronaldo, Raúl González… nhưng nhiều tờ báo cho rằng Zidane là khoảng 50% sức mạnh của Real.
Năm 2004, người hâm mộ bình chọn ông là "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" trong vòng 50 năm qua thông qua một cuộc bỏ phiếu trên Internet. Cũng nhân dịp kỉ niệm 100 năm FIFA, ông được bầu chọn trong danh sách 100 cầu thủ tiêu biểu mọi thời đại của làng bóng đá (FIFA 100).
Zidane lập được cú hat-trick đầu tiên ở tuổi 33 trong chiến thắng 4-2 trước Sevilla FC, nhưng mùa bóng cuối cùng của Zidane ở Real đã "trắng tay". Vào ngày 7 tháng 5 năm 2006, Zidane chơi trận cuối cùng cho Kền kền trắng và cũng ghi được bàn thắng cuối cùng ở cấp độ CLB trong trận hoà 3-3 với Villarreal CF. Toàn đội bóng và CĐV đều mặc áo có đề "Zidane 2001-2006" để cảm ơn ông.
Zidane tuyên bố sẽ chính thức giải nghệ sau World Cup 2006.
Linh hồn của đội tuyển Pháp
Zidane có quốc tịch kép của cả Pháp và Algérie, và do đó có đủ điều kiện để chơi cho đội tuyển quốc gia Algérie, nhưng Huấn luyện viên Abdelhamid Kermali bị nhiều người cáo buộc là đã từ chối gọi Zidane vì ông cảm thấy Zidane chơi bóng khá lề mề. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005, Zidane đã bác bỏ thông tin này. Ông khẳng định mình không chơi cho đội tuyển Algeria vì ông đã chọn đội tuyển Pháp.
Ngày 17 tháng 8 năm 1994, ông lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển quốc gia khi 22 tuổi trước đội tuyển Cộng hòa Séc trên chính sân Parc Lescure của Bordeaux. Ông vào sân ở phút 63 khi Pháp đang bị dẫn 0-2. Nhưng có Zidane trên sân, mọi thứ đã thay đổi. Ông ghi một cú đúp vào lưới đối thủ giúp Pháp có một trận hoà 2-2.
Từ đó, Zidane trở thành một cầu thủ không thể thiếu trong chiến lược trẻ hoá đội tuyển Pháp hướng tới World Cup 1998 của Huấn luyện viên Aimé Jacquet. Bất chấp mọi lời chỉ trích, Jacquet đặt tất cả niềm tin vào Zidane và mạnh tay gạt bỏ những ngôi sao thành danh như Eric Cantona, David Ginola…
Euro 1996 là giải đấu quốc tế lớn đầu tiên của ông. Trong vai trò của tiền vệ kiến thiết, Zidane đã đưa đội tuyển Pháp lọt vào bán kết trước khi thất thủ trước CH Czech trên chấm phạt đền. Tuy nhiên, đây là giải đấu mà ông và cả đội tuyển Pháp không để lại nhiều ấn tượng.
Đỉnh cao sự nghiệp của Zidane là chức vô địch thế giới năm 1998 với đội tuyển Pháp trên sân nhà. Tưởng chừng đó là một kỳ World Cup bỏ đi với ông khi ngay trong trận đấu bảng thứ 2, Zidane đã lĩnh thẻ đỏ trực tiếp khi đạp vào chân một hậu vệ của Ả rập Xê út. Thế nhưng, sau khi Pháp chật vật lọt qua vòng 2 bằng chiến thắng ở phút cuối cùng của hiệp phụ trước Paraguay, Zidane đã trở lại và toả sáng rực rỡ. Đỉnh điểm là hai cú đánh đầu thành bàn trong trận chung kết với Brasil giúp Pháp lần đầu đăng quang.
Zidane tiếp tục thăng tiến với đội tuyển Pháp bằng chức vô địch Euro 2000. Pháp trở thành đội đầu tiên giữ cả hai chức vô địch thế giới và châu Âu kể từ khi Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức vô địch vào năm 1974. Ông ghi một bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha bằng cú sút phạt thần sầu, rồi bàn thắng vàng loại Bồ Đào Nha khỏi bán kết. Zidane được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của Euro 2000.
Trước kì World Cup 2002 diễn ra, Pháp thống lĩnh mọi danh hiệu của làng bóng đá. Và ngay cả những người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận họ là ứng cử viên số 1, là vô đối. Nhưng trước khi WC diễn ra đúng một tuần, Zidane dính chấn thương đùi trong trận giao hữu với Hàn Quốc. Vì thế, Zidane phải ngồi ngoài 2 trận đấu đầu tiên. Vắng ông, Pháp như bị mất hết sức mạnh và nhuệ khí và chịu thua 0-1 trước "đàn em" Sénégal rồi hoà không bàn thắng với Uruguay trong một trận cầu mà Thierry Henry phải lĩnh thẻ đỏ.
Dù chưa lành vết thương nhưng Zidane phải nén đau ra chơi trận đấu quyết định với Đan Mạch nhưng ông cũng không thể giúp gì cho đội Pháp đã rệu rã. Pháp kết thúc World Cup 2002 trong sự hổ thẹn khi về nước mà không ghi nổi một bàn thắng.
Ngày 25 tháng 6 năm 2004, sau khi Pháp bị Hy Lạp loại khỏi Euro 2004, Zidane tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá quốc tế. Tuy nhiên, khi thấy đội Pháp quá chật vật với vòng loại World Cup 2006, theo lời mời của Huấn luyện viên Raymond Domenech, Zidane trở lại đội tuyển và ngay lập tức được trao chiếc băng đội trưởng. Với Zidane trở lại, Pháp thi đấu khởi sắc hẳn lên và lọt vào Vòng chung kết World Cup.
Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Zidane đạt được cột mốc 100 lần khoác áo đội tuyển quốc gia trong chiến thắng 1-0 trước México, trở thành người Pháp thứ tư đạt được điều này sau Marcel Desailly, Didier Deschamps và Lilian Thuram.
Sau khi bị phải ngồi ngoài đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 34 trong trận cuối cùng của vòng bảng do đã lĩnh đủ 2 thẻ vàng, Zidane đã kiến tạo Patrick Vieira ghi bàn và tự mình ghi bàn "kết liễu" Tây Ban Nha vào phút 91 trong trận đấu vòng 2. Pháp gặp lại Brasil ở tứ kết. Lão tướng 34 tuổi này đã làm lu mờ tất cả dàn sao của Brasil gồm cả Ronaldinho, Ronaldo, Robinho, Kaká... bằng một phong độ đỉnh cao. Từ đường sút phạt của ông, Thierry Henry đã ghi bàn thắng quyết định đem về chiến thắng 1-0. Zidane được bầu chọn là Man of the Match.
Sau khi ghi bàn quyết định giúp Pháp loại Bồ Đào Nha ở bán kết, Zidane lại một lần nữa lập công trong trận chung kết World Cup bằng cú sút phạt penalty hất bóng kì diệu kiểu panenka. Tuy nhiên, ông đã bị truất quyền thi đấu ở phút thứ 110 của hiệp phụ thứ 2 sau khi thực hiện cú thiết đầu công vào ngực của Marco Materazzi do cầu thủ này trước đó đã buông ra những lời lăng mạ, chửi nhục Zidane. Thiếu ông, một lần nữa, Pháp thất thủ, nhưng lần này là trên chấm phạt đền oan nghiệt.
Tuy nhiên, sau đó, Zidane đã được trao giải thưởng "Quả bóng Vàng" World Cup.
Ông và các đồng đội được chào đón ở quê nhà như những người hùng. Chính Tổng thống Jacques Chirac ca ngợi Zidane là một "người đàn ông của nhiệt huyết".
Tuy nhiên, ông vẫn phải chấp nhận hình phạt "lao động công ích" của FIFA trong một số hoạt động từ thiện sau đó, dù ông đã giã từ sự nghiệp thi đấu.
Những bàn thắng đáng nhớ nhất
Zidane lập cú đúp ngay trong lần đầu ra mắt đội tuyển quốc gia trước Cộng hòa Séc trong đó có một cú sút xa từ cự li khoảng 30m năm 1996.
Zidane đã ghi bàn thắng từ một cú vuốt bóng từ khoảng cách 40m (gần nửa sân) trong trận đấu với Betis tại cúp UEFA năm 1996.
Ngày 27 tháng 5 năm 1997, Zidane trở thành người ghi bàn thắng đầu tiên trên sân Stade de France trong trận đấu khánh thành sân với đội tuyển Tây Ban Nha.
Zidane lập cú đúp trong chung kết World Cup 1998 bằng hai cú đánh đầu. Ông cũng ghi bàn trong trận chung kết World Cup 2006. Zidane trở thành cầu thủ thứ tư trong lịch sử World Cup ghi bàn trong 2 trận chung kết World Cup, cùng với Pelé, Paul Breitner, và Vavá. Ông cũng cùng với Vavá, Pelé và Geoff Hurst là những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong các trận chung kết World Cup với 3 bàn.
Zidane ghi Bàn thắng vàng để loại Bồ Đào Nha ở Bán kết Euro 2000.
Zidane đã tung một cú vô lê tuyệt đẹp từ khoảng cách 20 m làm tung lưới Bayer Leverkusen trong trận chung kết Champions League mùa 2001-2002. Đây được xem là một trong những siêu phẩm kinh điển nhất của làng bóng đá. Điều đáng nói là Zidane đã thực hiện cú sút bằng chân trái, không phải chân thuận của ông.
Zidane đã lập cú đúp vào lưới của đội tuyển Anh tại vòng chung kết Euro 2004, giúp Pháp lội ngược dòng thắng 2-1 chỉ trong chưa đầy vài phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, trong đó có một cú sút phạt hàng rào mẫu mực ở phút 90 và một quả penalty thành công ở phút 93.
Phong cách thi đấu
Nhiều HLV đã ca ngợi kỹ năng và tầm quan trọng của Zidane trong lịch sử bóng đá, chẳng hạn như huấn luyện viên Brazil Carlos Alberto Parreira, người đã gọi Zidane là "một con quái vật" vì màn trình diễn và khả năng của anh ấy. Huấn luyện viên người Đức Franz Beckenbauer tuyên bố, "Zidane là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử, một cầu thủ thực sự vĩ đại." Huấn luyện viên đội tuyển Ý, Marcello Lippi, người cũng từng huấn luyện Zidane, cho biết, "Tôi nghĩ Zidane là tài năng vĩ đại nhất mà chúng tôi từng biết trong bóng đá hai mươi năm qua. " Cựu huấn luyện viên đội tuyển Anh Kevin Keegan nói," Bạn nhìn vào Zidane và nghĩ 'Tôi chưa bao giờ thấy một cầu thủ nào như vậy.' Điều khiến Zidane trở nên khác biệt là cách anh ấy điều khiển bóng đá, mua cho mình không gian không có ở đó. Thêm tầm nhìn của anh ấy và điều đó khiến anh ấy trở nên rất đặc biệt. " Tại World Cup 1998, HLV người Ý Cesare Maldini nói," Tôi sẽ từ bỏ năm cầu thủ để có Zidane trong đội hình của tôi. "
Trong số những người bạn cùng chơi với mình, tiền đạo người Thụy Điển Zlatan Ibrahimović nhận xét: "Zidane đến từ một hành tinh khác. Khi Zidane bước lên sân, mười chàng trai khác đột nhiên trở nên tốt hơn. Chỉ đơn giản vậy thôi. David Beckham đã mô tả Zidane là "vĩ đại nhất mọi thời đại ". Ngôi sao của Barcelona, Xavi đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng Zidane là" cầu thủ xuất sắc nhất trong những năm 90 và đầu những năm 2000 ", trong khi hậu vệ người Brazil và đồng đội cũ của Madrid, Roberto Carlos đã nói về Zidane, "Anh ấy là cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi từng thấy. Những người ủng hộ đã đến sân Bernabéu sớm hơn chỉ để xem anh ấy khởi động." Cầu thủ người Brazil Ronaldinho nói, "Zidane là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại, một trong những thần tượng của tôi. Anh ấy có vẻ ngoài thanh lịch và duyên dáng, một cú chạm bóng tuyệt vời và tầm nhìn tuyệt vời. " Tiền vệ người Bỉ Eden Hazard coi Zidane là" người giỏi nhất từ trước đến nay ", và lớn lên anh ấy học hỏi từ thần tượng của mình bằng cách" xem anh ấy trên truyền hình và trực tuyến trong nhiều giờ. "Thể hiện kỹ năng với một loạt các bước di chuyển như cú đánh bóng La Roulette đặc trưng của anh ấy, vượt qua bước và kiểm soát bóng gần, cựu tuyển thủ Brazil Rivaldo nói, "Sự thanh lịch của anh ấy trong chuyển động trên sân và kỹ năng của anh ấy thật kỳ lạ." Nhà báo Sid Lowe viết. , "Zidane là câu trả lời của bóng đá cho Bolshoi Ballet. Trên hết, Zidane là sự thanh lịch." Năm 2005, khi Zidane trở lại đội tuyển quốc gia Pháp, đồng đội của anh, Thierry Henry, đã nói, "Ở Pháp, mọi người đều nhận ra rằng Chúa tồn tại, và rằng anh ấy đã trở lại đội tuyển quốc tế của Pháp. " Zidane đã được các nhà thể thao bên ngoài bóng đá ca ngợi; Sau khi chứng kiến bàn thắng của Zidane vào lưới Deportivo La Coruña vào tháng 1 năm 2002, nơi anh ấy rê bóng sang phải rồi sang trái, xoay người hậu vệ từ trong ra ngoài, trước khi ghi bàn bằng chân trái, cầu thủ bóng rổ Magic Johnson nói, "Một trong những đêm đầy cảm hứng nhất của tôi cuộc sống. Zidane là một hiện tượng. "
Được ESPN đánh giá là "thiên tài hoàn hảo", Zidane sở hữu một pha chạm bóng xuất sắc đầu tiên, và còn được biết đến với kỹ năng rê bóng, sử dụng đòn bẩy, đi bóng sang trọng và sự sáng tạo. Anh ấy có khả năng sử dụng cả hai chân, mặc dù thuận chân phải một cách tự nhiên. Kỹ thuật và sự phối hợp của anh ấy cho phép anh ấy thực hiện các cú sút và vô lê với sức mạnh và độ chính xác cực cao, đặc biệt là từ bên ngoài vòng cấm; anh cũng là một chuyên gia sút phạt và sút phạt. Một cầu thủ tấn công đẳng cấp thế giới, vị trí tự nhiên của Zidane là một số 10 cổ điển ở phía sau các tiền đạo. Anh ấy cũng có khả năng chơi như một tiền đạo thứ hai, hoặc ở vị trí lùi sâu hơn ở hàng tiền vệ, như một tiền vệ trung tâm hoặc một tiền vệ lùi sâu, nhờ khả năng điều phối các lối chơi tấn công của đội mình từ sâu với tầm nhìn và đường chuyền của anh ấy. Vì vậy, anh ấy có khả năng kiến tạo và ghi bàn, mặc dù không phải là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất và cũng không phải là người kiến tạo hiệu quả nhất trong suốt sự nghiệp của mình. Mặc dù không được biết đến với khả năng đánh đầu, nhưng chiều cao và sức mạnh thể chất của anh ấy cũng cho phép anh ấy hoạt động hiệu quả, và chứng kiến anh ấy ghi một số cú đánh đầu quan trọng trong suốt sự nghiệp của mình. Anh ấy cũng đã nhận được lời khen ngợi từ các quản lý của mình cho tỷ lệ làm việc phòng thủ của mình. Mặc dù không phải là cầu thủ nhanh nhất, nhưng anh ấy sở hữu sự nhanh nhẹn và tăng tốc tốt, cũng như khả năng giữ thăng bằng và sự tinh tế đặc biệt khi đi bóng. Anh ta cũng có cảm giác vị trí tuyệt vời và nhận thức không gian xuất sắc. Dù có tính cách dè dặt và khiêm tốn, các cựu huấn luyện viên Juventus của ông là Lippi và Ancelotti cũng ca ngợi Zidane là một cầu thủ của đội, người mà các đồng đội của ông có thể dựa vào. Bất chấp những lời khen ngợi mà Zidane nhận được từ các chuyên gia về khả năng chơi bóng của mình, anh ấy cũng bị giới truyền thông chỉ trích về tính khí và kỷ luật của mình, và vì hành vi bạo lực thường xuyên của anh ấy trên sân, dẫn đến những trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với anh ấy; Anh ấy cũng bị một số người cáo buộc trong môn thể thao này là trôi dạt trong và ngoài trận đấu, và thiếu tố chất lãnh đạo, mặc dù anh ấy có thể khẳng định mình là một cầu thủ kiên định và quyết đoán, người cũng là một đội trưởng có ảnh hưởng ở cấp độ quốc tế trong suốt sự nghiệp của mình.
Zidane đã ba lần được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, một thành tích mà chỉ Ronaldo, Lionel Messi và Cristiano Ronaldo mới đạt được. Năm 2002, ESPN mô tả Zidane là "cầu thủ vĩ đại nhất thế giới trong trận đấu lớn nhất thế giới". Trong một cuộc thăm dò của FIFA năm 2002, Zidane được chọn vào Đội hình trong mơ của FIFA World Cup. Năm 2004, anh được UEFA bầu chọn là Cầu thủ châu Âu xuất sắc nhất trong 50 năm qua và có tên trong danh sách FIFA 100 những cầu thủ còn sống vĩ đại nhất thế giới. Trong một cuộc thăm dò năm 2004 do tờ báo Pháp Journal du Dimanche thực hiện, Zidane được bình chọn là "Cầu thủ người Pháp nổi tiếng nhất mọi thời đại". Năm 2014, trong một cuộc thăm dò do kênh truyền hình Pháp TF1 thực hiện, Zidane được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử giải VĐQG Pháp. Năm 2016, trong một nghiên cứu do tờ Le Parisien của Pháp dẫn lại, Zidane được vinh danh là "cầu thủ Pháp xuất sắc nhất mọi thời đại".
Huấn luyện viên
Sau khi giã từ sân cỏ, Zidane trở lại câu lạc bộ Real Madrid để làm việc với vai trò là cố vấn cho chủ tịch câu lạc bộ. Ông từng là Giám đốc thể thao của câu lạc bộ này. Năm 2013, Zidane là trợ lý huấn luyện viên của Real Madrid vào góp phần đưa Real Madrid đến chức vô địch Champions League lần thứ 10 trong lịch sử. Năm 2014, Zidane được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội trẻ Real Madrid.
Ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane đã chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của Real Madrid sau khi Chủ tịch Florentino Pérez quyết định sa thải Rafael Benítez.. Nhưng ở mùa giải đầu tiên tại Santiago Bernabeu, Zidane đã đạt được kết quả vô cùng ấn tượng với 1 chức vô địch UEFA Champions League 2016 sau khi đánh bại đội bóng cùng thành phố Atletico Madrid với tỷ số 5-3 trên chấm luân lưu 11m, sau khi hòa 1-1 sau 120 phút ở San Siro. Đồng thời, Real Madrid cũng đã về nhì ở La Liga.
Năm 2017, Zidane đã bảo vệ thành công chức vô địch UEFA Champions League sau khi Real Madrid đánh bại Juventus với tỉ số 4-1 trong trận chung kết. Đây là một kỷ lục bởi trước đó chưa từng đội nào bảo vệ thành công chức vô địch UEFA Champions League kể từ khi giải đấu này đổi tên năm 1992. Cũng trong mùa giải này, Real Madrid vô địch La Liga.
Năm 2018, ông tiếp tục cùng các học trò bảo vệ chức vô địch Champions League lần thứ 3 liên tiếp sau khi đánh bại Liverpool 3-1 tại trận chung kết. Chỉ 5 ngày sau, ông đã quyết định từ chức trong vinh quang.
Ngày 12 tháng 3 năm 2019, Zidane trở lại dẫn dắt Real Madrid. Năm 2020, ông giúp Real Madrid vô địch La Liga. Ông từ chức HLV trưởng CLB Real Madrid sau mùa giải 2020–2021.
Phong cách huấn luyện
Mặc dù tự khẳng định mình là một trong những huấn luyện viên thành công nhất trong thời đại của mình và trong lịch sử của Real Madrid, Zidane thời gian ở Real Madrid bị một số người coi là bị che lấp bởi một phần may mắn. Tuy nhiên, chiến thuật của Zidane triết học, đặc biệt là sự linh hoạt trong chiến thuật của ông, đã được nhiều người ca ngợi. Phong cách chiến thuật của Zidane, đặc trưng bởi sự linh hoạt trong đội hình và lối đá tấn công, cũng như khả năng đoàn kết phòng thay đồ, được so sánh tích cực với phương pháp huấn luyện của Carlo Ancelotti. Việc sử dụng các quyền thay người trong trận đấu của anh ấy được đặc biệt khen ngợi, vì nhiều người thay thế anh ấy đã dẫn đến chiến thắng, chẳng hạn như giới thiệu Marco Asensio và Lucas Vázquez để cung cấp tốc độ và chiều rộng trước Paris Saint-Germain ở UEFA Champions League để lật ngược tỷ số 1– Thâm hụt 0 thành chiến thắng 3–1. Việc anh giới thiệu Gareth Bale vì những lý do tương tự trong trận Chung kết UEFA Champions League 2018 cũng gặt hái những phần thưởng tương tự. Người ta cũng lưu ý rằng đội của anh ấy tập trung vào tấn công từ hai bên cánh, trong khi anh ấy được ghi nhận vì đã tái lập đội hình 4–4–2 kim cương trong bóng đá đương đại.
Mặt khác, một số người cho rằng vai trò của Zidane tập trung hơn vào việc đưa ra kết quả và thống nhất phòng thay đồ, thay vì có một sơ đồ chiến thuật cố định. Zidane nhấn mạnh tầm quan trọng của mức độ thể chất của các cầu thủ và ưu tiên chọn những cầu thủ có tác động hơn một hệ thống xác định. Trong thời gian ở Real Madrid, anh ấy đã sử dụng một số đội hình, bao gồm 4–3–3, 4–2–3–1, 4–4–2, và 3–5–2, để tìm ra hệ thống phù hợp nhất với người chơi của anh ấy, và đã được ghi nhận là đã sử dụng "hệ thống đơn giản", "... để người chơi của anh ấy có quyền tự do cần thiết để chứng tỏ sự vượt trội của họ." Như vậy, mặc dù anh ấy không được coi là là một nhà sáng tạo chiến thuật, anh ấy đã được ca ngợi vì cách tiếp cận cân bằng của mình với tư cách là một huấn luyện viên, và có kỹ năng lãnh đạo và khả năng quản lý và động viên một số cầu thủ đẳng cấp thế giới, tạo ra một môi trường đồng đội tốt, thúc đẩy mối quan hệ chuyên nghiệp và tâm lý chiến thắng mạnh mẽ; anh ấy cũng đã chứng tỏ khả năng luân chuyển cầu thủ và tận dụng tốt nhất đội của mình, điều này đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của anh ấy. Vào năm 2019, anh ấy nhận xét "Bạn hỏi tôi về hai cầu thủ nhưng điều khiến tôi quan tâm là nhóm. Karim quan trọng đối với đội, không chỉ vì mục tiêu của anh ấy. Casemiro mang lại rất nhiều sự cân bằng, nhưng không chỉ vậy. Mọi người đều đóng góp điều gì đó cho đội theo cách riêng của họ trên sân ". Về vai trò huấn luyện của mình tại Real Madrid, Zidane nhận xét vào năm 2018: "Khi bạn làm việc với những cầu thủ chất lượng cao, họ biết cách quản lý những giai đoạn đó của trận đấu khi bạn chơi không tốt, và họ đưa mọi thứ trở lại đúng hướng rất nhanh chóng. Công việc của tôi là giữ cho mọi người bình tĩnh! " Hai trong số những ảnh hưởng chính của anh ấy với tư cách là người quản lý là những người quản lý cũ của anh ấy Marcello Lippi và Carlo Ancelotti.
Những điểm đáng chú ý khác
Zidane chỉ sút hỏng penalty 1 lần duy nhất trong màu áo đội tuyển Pháp. Đó là trận giao hữu với đội tuyển Trung Quốc vào ngày 7 tháng 6 năm 2006 tại St Etienne.
Zidane chưa bao giờ được khoác áo CLB Marseille, quê hương ông dù ông rất khao khát điều này. Ông cũng chưa từng được thử sức tại Premier League và Bundesliga.
Zidane là cầu thủ duy nhất giành được giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất" trong cả World Cup (2006) và Euro (2000).
Zidane đạt giải thưởng "Quả bóng vàng thế giới" của FIFA với 3 lần (1998, 2000 và 2003)
Zidane đã sưu tập đủ cả Quả bóng Vàng, Bạc và Đồng của tạp chí France Football.
Trong số rất nhiều các danh hiệu đạt được, Zidane chưa bao giờ giành được chiếc cúp Quốc gia.
Zidane là một cầu thủ rất hiền nhưng khá nóng tính. Tính cả cuộc đời cầu thủ 18 năm, ông phải nhận tất cả 14 thẻ đỏ:
3 thẻ đỏ trong màu áo Bordeaux: ngày 18 tháng 9 năm 1993 trong trận OM-Bordeaux, ngày 22 tháng 8 năm 1995 trong trận Bordeaux-Karlsruhe, ngày 27 tháng 10 năm 1995 trong trận Martigues-Bordeaux.
6 thẻ đỏ với Juventus: ngày 2 tháng 9 năm 1996 trong trận Perugia-Juventus, ngày 5-1-1997 trong trận Parma-Juventus, ngày 25-10-1998 trong trận Juventus-Inter Milan, ngày 17 tháng 10 năm 1999 trong trận AS Roma-Juventus, ngày 26 tháng 9 năm 2000 trong trận Juventus-Deportivo, ngày 24 tháng 10 năm 2000 trong trận Juventus-Hamburg.
3 thẻ đỏ với Real Madrid: ngày 11 tháng 2 năm 2004 trong trận FC Sévilla-Real Madrid, ngày 1 tháng 5 năm 2004 trong trận Deportivo-Real Madrid, ngày 23 tháng 5 năm 2005 trong trận Real-Madrid-Villarreal.
2 thẻ đỏ với đội tuyển Pháp: ngày 18 tháng 6 năm 1998 trong trận Pháp-Ả Rập Xê Út, ngày 9 tháng 7 năm 2006 trong trận Pháp-Italia. Với 2 chiếc thẻ đỏ trong hai kì World Cup, Zidane là cầu thủ phải nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử Cup thế giới (cùng Rigobert Song của Cameroon).
Cộng thêm 4 chiếc thẻ vàng trong các kì World Cup, Zidane là cầu thủ lĩnh nhiều thẻ phạt nhất Cúp thế giới (6 thẻ, bằng với Cafu của Brazil).
Zidane là cầu thủ thứ tư bị đuổi trong trận chung kết World Cup (World Cup 2006).
Cuộc sống cá nhân
Zidane khẳng định mình là một tín đồ Hồi giáo. Ông đã gặp người tình của mình, một vũ công người Pháp gốc Tây Ban Nha tên là Véronique Fernandez, trong khi đang chơi cho Cannes trong mùa 1991-92. Hai người đã có bốn con trai: Enzo Alan Zidane Fernandez (24-03-1995), Luca Zinedine Zidane Fernandez (13-05-1998), Théo Zidane Fernandez (18-05-2002), Elyaz Zidane Fernández (26-12-2005).
Hiện Enzo, Luca, Theo và Elyaz Zidane Fernandez đang là thành viên của học viện bóng đá Real Madrid. Enzo là tiền vệ của đội Real Madrid Castilla (Real Madrid B), Luca là thủ môn của đội trẻ Juvenil A, Theo là tiền vệ của đội trẻ Infantil A và Elyaz là tiền vệ đội trẻ Alevin B.
Zidane là một người kín đáo, hiền lành trong cuộc sống, rất tận tâm với gia đình.
Đánh giá
Pelé: Zidane đã diễn trò ảo thuật trong trận đấu (sau khi Brazil thua Pháp 0-1 tại World Cup 2006)
Franz Beckenbauer: Zidane là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử, một cầu thủ thật sự kì diệu.
HLV Marcello Lippi: Zidane là tài năng kiệt xuất nhất thế giới trong 20 năm qua. Tôi rất vinh dự vì đã làm huấn luyện viên của anh ấy.
Michel Platini: Xét về mặt kĩ thuật, tôi cho rằng anh ấy là ông vua của những kĩ năng cơ bản trong bóng đá: kiểm soát bóng và chuyền bóng. Tôi không nghĩ có cầu thủ nào sánh kịp với anh ấy trong việc nhận bóng và điều chỉnh trái bóng
Cesare Maldini: Nếu được thì tôi sẵn sàng bỏ 5 cầu thủ để có được Zidane trong đội hình của tôi
Kevin Keegan: Bạn xem Zidane và tự nhủ: mình chưa bao giờ thấy một cầu thủ như vậy cả. Diego Maradona là một cầu thủ vĩ đại. Johan Cruyff là một cầu thủ vĩ đại. Họ khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng. Thứ làm cho Zidane nổi trội hơn là cách mà anh ấy chơi bóng, tự tạo ra không gian cho riêng mình. Và cả tầm nhìn của anh ấy nữa, nó khiến cho anh ấy trở nên vô cùng đặc biệt.
Cựu huấn luyện viên ĐT Brazil Carlos Alberto Parreira: Zidane là một con quái vật
David Beckham: Với tôi thì anh ấy là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Roberto Carlos: Đó là cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi đã nhìn thấy. Ronaldo là "người ngoài hành tinh", nhưng Zizou lại có một cái gì ngoài cả phạm vi đó.
Rivaldo: Cách di chuyển tao nhã của anh trên sân và các kĩ năng của anh là vô đối.
Marcel Desailly: Kĩ năng chơi bóng của anh ấy là ngoài sức tưởng tượng.
Thierry Henry: Ở Pháp mọi người đều nhận thấy rằng Chúa trời đang tồn tại và rằng anh ấy đang trở lại đội tuyển Pháp. Chúa trời đã trở lại.
Romario: Messi là một cầu thủ giỏi nhưng tôi mới là người nằm trong top 3. Đó là tôi, Pele và Maradona. Tôi nghĩ nếu có thể điền thêm thì cái tên tôi chọn là Zinedine Zidane.
Xavi: Zidane là cầu thủ xuất sắc nhất của những năm 90 và đầu những năm 2000
Xabi Alonso: Những thứ mà anh ấy có thể làm được trong bóng đá là niềm mơ ước của hầu hết giới cầu thủ chúng tôi.
Zlatan Ibrahimovic: Zidane đến từ một hành tinh khác. Khi có Zidane trên sân, 10 cầu thủ còn lại bỗng dưng chơi tốt hẳn lên. Chỉ đơn giản thế thôi.
Sir Alex Ferguson: Chỉ cần cho tôi Zidane và 10 khúc gỗ, tôi sẽ vô địch Champions League.
Các đội đã thi đấu
AS Cannes (1988-1992)
Bordeaux (1992-1996)
Juventus (tháng 7 năm 1996 giá 3 triệu bảng Anh- tháng 7, 2001)
Real Madrid (tháng 7, 2001 giá 47 triệu bảng Anh-2006)
Pháp (1994-2004) (2005-2006)
Thống kê sự nghiệp
Các danh hiệu
Với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp
FIFA World Cup: 1998
UEFA European Championship: 2000
FIFA Confederations Cup: 2001
Với câu lạc bộ Juventus
UEFA Super Cup: 1996
Intercontinental Cup: 1996
Serie A: 1997-98, 1998-99
Super Coppa Italiana: 1997
Với câu lạc bộ Real Madrid
UEFA Champions League: 2001-02
Intercontinental Cup: 2002
La Liga: 2002-03
Sự nghiệp huấn luyện viên
Với câu lạc bộ Real Madrid
UEFA Champions League: 2015–16, 2016–17, 2017–18
La Liga: 2016-17, 2019-20
UEFA Super Cup: 2016, 2017
FIFA Club World Cup: 2016, 2017, 2018
Siêu Cúp Tây Ban Nha: 2017, 2020
Các danh hiệu cá nhân
Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh (Légion d'honneur), 1998
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nước Pháp, 1994
Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2006 (FIFA Golden Ball Award), 2006
Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA năm 1998, 2000, 2003
Quả bóng vàng châu Âu (Ballon d'or) 1998, Quả bóng Bạc 2000, Quả bóng Đồng 1997.
Onze vàng 1998, 2000, 2001
Onze bạc (Onze d'argent), 1997, 2002, 2003
Onze đồng (Onze de bronze), 1999
Cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của châu Âu [do BBC trao tặng]
Quả bóng bạc FIFA, 2006
Quả bóng Đồng FIFA, 1997, 2002
Cầu thủ xuất sắc nhất giải VĐQG Pháp, 1996
Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Serie A, 1998, 2001
Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất La Liga, 2005
Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 2000
Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết Champions League, 2002
Cầu thủ xuất sắc nhất Champions League, 2001-2002,
Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp, 1998, 2002
Cầu thủ xuất sắc nhất của UEFA, 2002
Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong vòng 50 năm qua do UEFA trao tặng, thành viên của 100 huyền thoại sống vĩ đại nhất của bóng đá (FIFA100), 2004
Vận động viên tiêu biểu nhất của nước Pháp do L'Équipe trao tặng, 1998
Cầu thủ xuất sắc nhất của World Soccer, 1998
Cầu thủ của năm của RSS, 1998
Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu do tạp chí El País (TBN) trao tặng, 1998, 2001, 2002, 2003
Đứng đầu trong số các nhân vật được yêu thích nhất nước Pháp, 2000, 2007
Cầu thủ thế kỉ của Pháp do L'Équipe bình chọn, 2000
Đại sứ thiện chí của LHQ, 2002
Kỉ niệm chương danh dự của UNFP 2007.
Cầu thủ xuất sắc nhất Champions League trong 20 năm trở lại đây, 2011.
Chú thích |
Giải phóng miền Nam có thể nói đến
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
bài hát mang tên Giải phóng miền Nam (bài hát) |
MathML (viết tắt cho Mathematical Markup Language, Ngôn ngữ Đánh dấu Toán học) là một ứng dụng XML nhằm viết ký hiệu và công thức toán học trên máy tính. Mục đích của ngôn ngữ lập trình này là trao đổi thông tin trên máy tính, từ đó hiển thị trên màn hình và tính toán. Tuy nhiên, MathML còn được dùng nhằm hiển thị thông tin toán học trên World Wide Web, mà W3C khuyên sử dụng.
Phiên bản 1.01 được công bố vào tháng 7 năm 1999 và bản 2.0 xuất hiện vào tháng 2 năm 2001. Tháng 10 năm 2003, bản chỉnh sửa lần thứ hai của phiên bản 2.0 của MathML được công bố là bản cuối cùng của nhóm toán W3C.
MathML được thiết kế để không chỉ hiển thị tốt công thức toán học mà còn, theo tùy chọn, chứa ý nghĩa của công thức, giúp các máy tính có thể trao đổi và hiểu nội dung toán học. Một chuẩn khác là OpenMath được thiết kế đặc biệt cho lưu trữ ý nghĩa toán học có thể được dùng để bổ trợ cho MathML.
Đối với hiển thị trên trang mạng, cấu trúc XML không ngắn gọn như TeX, nhưng có thể được dễ dàng sử dụng bởi các trình duyệt, cho phép hiển thị ngay lập tức công thức toán học một cách đẹp mắt, đồng thời truyền tải ý nghĩa toán học cho các phần mềm tính toán. Khác với TeX, MathML không được thiết kế để viết hay sửa trực tiếp bởi con người. Cần có công cụ soạn thảo, hay chuyển đổi từ ngôn ngữ thân thiện với người khác (như TeX), để cho ra kết quả là biểu diễn MathML.
Ví dụ
Công thức bậc hai:
Vốn được viết theo ngữ pháp TeX:
x = \frac{-b \pm \sqrt{b^2 - 4ac}}{2a}
Sẽ có thể được viết bằng MathML:
<math>
<mrow>
<mi>x</mi>
<mo>=</mo>
<mfrac>
<mrow>
<mrow>
<mo>-</mo>
<mi>b</mi>
</mrow>
<mo>±</mo>
<msqrt>
<mrow>
<msup>
<mi>b</mi>
<mn>2</mn>
</msup>
<mo>-</mo>
<mrow>
<mn>4</mn>
<mo>⁢</mo>
<mi>a</mi>
<mo>⁢</mo>
<mi>c</mi>
</mrow>
</mrow>
</msqrt>
</mrow>
<mrow>
<mn>2</mn>
<mo>⁢</mo>
<mi>a</mi>
</mrow>
</mfrac>
</mrow>
</math>
Nếu muốn hiển thị đúng trong trình duyệt Mozilla, cần thêm
<?xml version="1.0"?>
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.1 plus MathML 2.0//EN"
"http://www.w3.org/TR/MathML2/dtd/xhtml-math11-f.dtd"
[ <!ENTITY mathml "http://www.w3.org/1998/Math/MathML"> ] >
Và lưu giữ các mã này trong tập tin có đuôi .xml.
Như trong ví dụ trên:
<?xml version="1.0"?>
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.1 plus MathML 2.0//EN"
"http://www.w3.org/TR/MathML2/dtd/xhtml-math11-f.dtd"
[ <!ENTITY mathml "http://www.w3.org/1998/Math/MathML"> ] >
<body>
<math xmlns="&mathml;">
<mrow>
<mi>x</mi>
<mo>=</mo>
<mfrac>
<mrow>
<mrow>
<mo>-</mo>
<mi>b</mi>
</mrow>
<mo>±</mo>
<msqrt>
<mrow>
<msup>
<mi>b</mi>
<mn>2</mn>
</msup>
<mo>-</mo>
<mrow>
<mn>4</mn>
<mo>⁢</mo>
<mi>a</mi>
<mo>⁢</mo>
<mi>c</mi>
</mrow>
</mrow>
</msqrt>
</mrow>
<mrow>
<mn>2</mn>
<mo>⁢</mo>
<mi>a</mi>
</mrow>
</mfrac>
</mrow>
</math>
</body>
Hỗ trợ
Có nhiều phần mềm chuyển TeX thành MathML. Như itex2mml . Hãng Wolfram Research cung cấp một trang mạng chuyển mọi biểu thức toán học sang MathML.
Trong số các trình duyệt thông dụng, Mozilla và một số trình duyệt cùng họ như là Mozilla Firefox trực tiếp hiển thị MathML. Các trình duyệt khác có thể cần thêm phần mềm gắn vào; như Internet Explorer cần gắn thêm MathPlayer.
MathML được hỗ trợ bởi các phần mềm văn phòng như Microsoft Word, OpenOffice.org và KOffice và các phần mềm tính toán kỹ thuật như Maple, Mathematica, và MathCad. |
Nhóm halogen, hay còn gọi là các nguyên tố halogen (tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối) là những nguyên tố thuộc nhóm VII A (tức nhóm nguyên tố thứ 17 theo danh pháp IUPAC hiện đại) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhóm này bao gồm các nguyên tố hóa học là fluor, chlor, brom, iod, astatin và tennessine. Chúng là các nguyên tố phi kim phản ứng tạo thành các hợp chất có tính acid mạnh với hydro, từ đó các muối đơn giản có thể được tạo ra.
Từ "halogen" nghĩa là sinh ra muối. Khi halogen phản ứng với kim loại sẽ tạo ra muối, ví dụ như calci fluoride, natri chloride (còn gọi là muối ăn), bạc bromide, kali iodide.
Nhóm halogen là nhóm duy nhất trong bảng tuần hoàn chứa các nguyên tố tồn tại ở cả 3 trạng thái chính của vật chất ở điều kiện chuẩn. Tất cả các halogen tạo thành acid khi liên kết với hydro. Hầu hết các halogen thường được sản xuất từ khoáng vật hoặc muối. Các halogen ở giữa như chlor, brom và iod thường được sử dụng làm chất tẩy uế. Hợp chất cơ-brom là loại phụ gia chống cháy quan trọng nhất. Các halogen rất nguy hiểm và độc.
Lịch sử
Khoáng chất fluorit chứa fluor được biết đến từ năm 1529. Các nhà hóa học thuở sơ khai nhận ra rằng các hợp chất fluor chứa một nguyên tố chưa được khám phá, nhưng không thể cô lập nó. Năm 1860, nhà hóa học người Anh tên là George Gore cho dòng điện chạy qua acid hydrofluoric, sản phẩm tạo ra là khí fluor, tuy nhiên ông không thể chứng minh kết quả thí nghiệm vào thời điểm đó. Năm 1886, nhà hóa học Pháp, ông Henri Moissan đã thực hiện điện phân kali bifluoride hòa tan trong hydro fluoride khan và tách thành công fluor.
Các nhà giả kim thuật và nhà hóa học thuở bình minh của lịch sử hóa học đã biết đến acid hydrochloric. Tuy nhiên, chlor ở dạng đơn chất chỉ được biết đến từ năm 1774, khi Carl Wilhelm Scheele đun nóng acid hydrochloric với mangan(IV) oxide. Scheele gọi nguyên tố này là "acid muriatic bị khử phlogiston". Đây là cách mà chlor được biết đến trong vòng 33 năm. Năm 1807, Humphry Davy nghiên cứu chlor và phát hiện ra rằng đây thực sự là một nguyên tố. Chlor kết hợp với acid hydrochloric, cũng như acid sulfuric trong một số trường hợp nhất định đã tạo ra khí chlor, một loại khí độc làm vũ khí hóa học trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong các khu vực bị phơi nhiễm chlor, khí oxy bị thay thế bằng khí chlor độc hại. Khí này sẽ đốt cháy các mô trong và ngoài cơ thể người, đặc biệt là phổi gây khó thở hoặc ngừng thở tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm.
Brom được Antoine Jérôme Balard phát hiện vào thập niên 1820. Balard phát hiện ra brom bằng cách cho khí chlor đi qua một mẫu nước muối cô đặc. Ban đầu, ông đề xuất tên muride để đặt tên cho nguyên tố mới, nhưng Viện hàn lâm Pháp đã đổi tên nguyên tố này thành brom.
Iod được Bernard Courtois phát hiện. Ông sử dụng tro rong biển trong quy trình sản xuất muối kali nitrat. Courtois đun sôi tro rong biển với nước để tạo ra kali chloride. Tuy nhiên, vào năm 1811, Courtois đã thêm acid sulfuric vào quy trình trên và phát hiện ra rằng có khói màu tím ngưng tụ thành các tinh thể màu đen. Nghi ngờ rằng những tinh thể này là một nguyên tố mới, Courtois đã gửi mẫu cho các nhà hóa học khác để nghiên cứu. Iod đã được Joseph Gay-Lussac chứng minh là một nguyên tố mới.
Năm 1931, Fred Allison đã phát hiện ra nguyên tố 85 bằng máy quang từ (magneto-optical machine) và đặt tên cho nguyên tố là Alabamine, nhưng phát hiện này được chứng mình là sai. Năm 1937, Rajendralal De phát hiện ra nguyên tố 85 trong khoáng chất và gọi nguyên tố này là dakine, nhưng phát hiện này vẫn sai. Năm 1939, Horia Hulubei và Yvette Cauchois sử dụng quang phổ học để tìm nguyên tố. Cùng năm đó, Walter Minder phát hiện ra một nguyên tố giống như iod do sự phân rã beta của polonium. Tuy vậy các nghiên cứu trên đều thất bại. Cho đến năm 1940, Dale R. Corson, KR Mackenzie và Emilio G. Segrè đã thực hiện bắn bia bismuth bằng các hạt alpha, và tạo ra thành công nguyên tố thứ 85, bây giờ được đặt tên là astatin.
Năm 2010, một nhóm do nhà vật lý hạt nhân Yuri Oganessian dẫn đầu có sự tham gia của các nhà khoa học từ Viện Liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna, Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore và Đại học Vanderbilt đã bắn phá thành công các nguyên tử berkelium-249 bằng các nguyên tử calci-48 để tạo ra tennessine-294.
Từ nguyên học
Năm 1811, nhà hóa học người Đức Johann Schweigger đề xuất rằng cái tên "halogen" - có nghĩa là sinh ra muối, từ αλς [hals] "muối" và γενειν [genein] "sinh ra" để thay thế cho cái tên "chlorine" được sử dụng. do nhà hóa học người Anh Humphry Davy đề xuất. Davy chỉ đặt tên cho nguyên tố chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vào năm 1826, nhà hóa học Thụy Điển Baron Jöns Jacob Berzelius đã đề xuất thuật ngữ "halogen" cho các nguyên tố fluor, chlor và iod, tạo ra một chất giống như muối biển khi các nguyên tử nguyên tố này tạo thành hợp chất với kim loại kiềm.
Theo TCVN 5529:2010 và TCVN 5530:2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, danh pháp hóa học của các nguyên tố halogen Cl, Br, I đều không có đuôi -ine.
Tên tiếng Anh của các nguyên tố này đều có đuôi -ine. Tên của fluor xuất phát từ tiếng Latin fluere, có nghĩa là "chảy", bởi vì nó có nguồn gốc từ khoáng chất fluorit, được sử dụng làm chất trợ dung trong gia công kim loại. Tên của chlor bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp chloros, có nghĩa là "màu vàng lục". Tên của brom bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp bromos, có nghĩa là "mùi hôi thối". Tên của iod bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp iodes, có nghĩa là "màu tím". Tên của astatin bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp astatos, có nghĩa là "không ổn định". Tennessine được đặt tên theo tiểu bang Tennessee của Hoa Kỳ.
Tính chất
Tính chất hóa học
Các halogen fluor, chlor, brom, and iod là phi kim; tính chất hóa học của 2 nguyên tố còn lại (là 2 nguyên tố nặng nhất) của nhóm 17 chưa đi đến kết luận. Các halogen thể hiện xu hướng năng lượng liên kết hóa học di chuyển từ trên xuống dưới của cột trong bảng tuần hoàn, fluor hơi mang tính ngoại lệ. Fluor phản ứng và tạo liên kết bền nhất trong các hợp chất với các nguyên tử khác (nhưng liên kết rất yếu trong phân tử F2). Càng đi xuống dưới, khả năng phản ứng của các nguyên tố giảm do kích thước của nguyên tử tăng dần.
Các halogen có tính phản ứng cao, có thể gây độc tử vong cho sinh vật với nồng độ đủ lớn. Khả năng phản ứng cao này là do độ âm điện cao của các nguyên tử do điện tích hạt nhân hiệu dụng cao. Bởi vì cấu hình electron halogen có 7 electron hóa trị ở mức năng lượng ngoài cùng, chúng có thể nhận được một electron bằng cách phản ứng với các nguyên tử của các nguyên tố khác để đáp ứng quy tắc octet. Fluor là chất dễ phản ứng nhất trong tất cả các nguyên tố; đây là nguyên tố duy nhất có độ âm điện lớn hơn oxy, tấn công các vật liệu trơ như thủy tinh. Đặc biệt fluor có thể tạo thành hợp chất với các khí hiếm. Khí fluor ăn mòn và có độc tính cao. Nếu đựng trong fluor trong dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm, chất này có thể phản ứng với thủy tinh khi có một lượng nhỏ nước để tạo thành silic tetrafluoride (SiF4). Do đó, fluor phải được đựng các chất như tefluorn (bản thân nó là một hợp chất cơ fluor), bình thủy tinh cực kỳ khô, hoặc các kim loại như đồng hoặc thép (lớp fluoride được hình thành trên bề mặt kim loại có tác dụng bảo vệ).
Phân tử
Phân tử halogen hai nguyên tử
Các halogen ổn định tạo thành các phân tử hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố. Do lực liên phân tử tương đối yếu, chlor và fluor tạo thành một phần của nhóm được gọi là "khí nguyên tố".
Các hợp chất
Tất cả các halogen đã được quan sát để phản ứng với hydro để tạo thành hydro halide. Đối với fluor, chlor và brom, phản ứng này có dạng:
H2 + X2 → 2HX
Tuy nhiên, hydro iodide và hydro astatide có thể tách trở lại thành các nguyên tố cấu thành chúng.
Các phản ứng hydro-halogen nhẹ nhàng hơn khi đi từ trên xuống dưới các nguyên tố thuộc nhóm 17 trong bảng tuần hoàn. Phản ứng fluor-hydro gây nổ ngay cả khi trong điều kiện tối và lạnh. Phản ứng chlor-hydro cũng gây nổ, nhưng chỉ khi có ánh sáng và nhiệt. Phản ứng brom-hydro chỉ nổ khi có ngọn lửa. Iod và astatin chỉ phản ứng một phần với hydro, tạo thành trạng thái cân bằng hóa học.
Tất cả các halogen tạo thành các hợp chất với hydro được gọi là hydro halide: hydro fluoride (HF), hydro chloride (HCl), hydro bromide (HBr), hydro iodide (HI) và hydro astatide (HAt). Tất cả các hợp chất này tạo thành acid khi trộn với nước. Hydro fluoride là hydro halide duy nhất hình thành liên kết hydro. Acid hydrochloric, acid hydrobromic, acid hydroiodic, và acid đều là các acid mạnh, nhưng acid fluorhydric là một acid yếu.
Tất cả các hydro halide đều gây kích ứng. Hydro fluoride và hydro chloride có tính acid cao. Hydro fluoride được sử dụng như một hóa chất công nghiệp và có độc tính cao, gây phù phổi và phá vỡ cấu trúc tế bào. Hydro chloride cũng là một hóa chất nguy hiểm. Hít phải khí có hơn 50 phần triệu hydro chloride có thể gây tử vong ở người. Hydrogen bromide thậm chí còn độc và khó chịu hơn hydro chloride. Hít phải khí có hơn ba mươi phần triệu hydro bromide có thể gây tử vong cho con người. Hydro iodide cũng gây độc.
Halogen kim loại
Tất cả các halogen được biết là phản ứng với natri để tạo thành natri fluoride, natri chloride, natri bromide, natri iodide và natri astatide. Phản ứng của natri đun nóng với các halogen tạo ra ngọn lửa màu cam sáng. Phản ứng của natri với chlor có dạng:
Sắt phản ứng với fluor, chlor và brom để tạo thành sắt(III) halide. Những phản ứng này có dạng:
Tuy nhiên, khi sắt phản ứng với iod, nó chỉ tạo thành sắt(II) iodide.
Sắt có thể phản ứng nhanh với fluor để tạo thành hợp chất sắt(III) fluoride màu trắng ngay cả ở nhiệt độ lạnh. Khi chlor tiếp xúc với sắt nung nóng, chúng phản ứng tạo thành sắt (III) chloride màu đen. Tuy nhiên, nếu điều kiện phản ứng ẩm, phản ứng này sẽ tạo ra sản phẩm màu nâu đỏ. Sắt cũng có thể phản ứng với brom để tạo thành sắt(III) bromide. Hợp chất này có màu nâu đỏ trong điều kiện khô ráo. Phản ứng của sắt với brom ít phản ứng hơn so với fluor hoặc chlor. Sắt nóng cũng có thể phản ứng với iod, nhưng tạo thành sắt(II) iodide, phản ứng xảy ra khó khăn. Hợp chất này có màu xám, nhưng phản ứng luôn có có iod dư thừa, vì vậy màu sắc không được biết chắc chắn.
Hợp chất tạo bởi hai halogen
Hợp chất tạo bởi hai halogen ở dạng XYn trong đó X và Y là halogen và n là các giá trị 1, 3, 5, 7. Các hợp chấ tạo bởi hai halogen chứa tối đa hai halogen khác nhau. Các hợp chất tạo bởi hai halogen có số lượng nguyên tử lớn, chẳng hạn như có thể được tạo ra bằng phản ứng của một halogen nguyên chất với một hợp chất tạo bởi hai halogen có số lượng nguyên tử nhỏ hơn là . Tất cả các halogen ngoại trừ đều có thể được tạo ra bằng cách kết hợp trực tiếp các halogen nguyên chất trong các điều kiện khác nhau.
Ngoại trừ F2, các hợp chất tạo bởi hai halogen thường phản ứng mạnh hơn tất cả các phân tử halogen chứa hai nguyên tử cùng một nguyên tố vì hợp chất tạo bởi hai halogen có liên kết giữa các halogen yếu hơn. Tuy nhiên, tính chất hóa học của hợp chất tạo bởi hai halogen vẫn gần giống như tính chất của các phân tử halogen chứa hai nguyên tử cùng một nguyên tố. Nhiều hợp chất tạo bởi hai halogen bao gồm một hoặc nhiều nguyên tử fluor liên kết với một halogen nặng hơn. chlor có thể liên kết với tối đa 3 nguyên tử fluor, brom có thể liên kết với tối đa 5 nguyên tử fluor và iod có thể liên kết với tối đa 7 nguyên tử fluor. Hầu hết các hợp chất tạo bởi hai halogen là liên kết cộng hóa trị. Tuy nhiên, một số hợp chất là chất lỏng, chẳng hạn như BrF3, và nhiều hợp chất chứa iod là chất rắn.
Hợp chất cơ halogen
Nhiều hợp chất hữu cơ tổng hợp như polymer, chất dẻo và một số hợp chất tự nhiên có chứa các nguyên tử halogen được gọi chung là hợp chất cơ halogen. Cho đến nay, chlor là chất có nhiều nhất trong nước biển và là chất duy nhất mà con người cần với số lượng tương đối lớn (dưới dạng ion chloride). Ví dụ, các ion chloride đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của não bằng cách điều hòa hoạt động của chất dẫn truyền ức chế GABA và cũng được cơ thể sử dụng để sản xuất acid trong dịch vị. Iod cần thiết ở mức độ vi lượng để sản xuất hormone tuyến giáp như thyroxine.
Hợp chất đa halogen hóa
Hợp chất đa halogen hóa là các hợp chất được tạo ra trong công nghiệp được thay thế bằng nhiều halogen. Các chất rất độc hại và gây tích lũy sinh học ở người, có phạm vi ứng dụng rất rộng, bao gồm PCB, PBDE, và các hợp chất perfluor hóa (PFC),...
Phản ứng
Phản ứng với nước
Fluor phản ứng mạnh với nước tạo ra oxy (O2) và hydro fluoride (HF):.
Chlor (Cl2) có độ hòa tan tối đa là 7,1 g/kg nước ở 21 °C. Chlor hòa tan phản ứng tạo thành acid hydrochloric (HCl) và acid hypochlorơ, một dung dịch được sử dụng làm chất khử trùng hoặc thuốc tẩy :
Brom có độ hòa tan là 3,41 g/100 g nước,. nhưng phản ứng chậm với nước để tạo thành hydro bromide (HBr) và acid hypobromơ (HBrO):
Iod hòa tan rất ít trong nước (0,03 g/100 g nước ở 20 °C) và không phản ứng với nước. Tuy nhiên, iod sẽ tạo thành dung dịch khi có mặt ion iodide, chẳng hạn như bằng cách thêm kali iodide (KI), vì ion triiodide được hình thành.
Phản ứng với hydrogen
Tính chất vật lý và tính chất nguyên tử
Bảng dưới đây tóm tắt các tính chất vật lý và tính chất nguyên tử của các halogen. Các ô được đánh dấu chấm hỏi (?) là những số liệu không chắc chắn hoặc số liệu ước tính dựa trên xu hướng thay đổi tính chất vật lý của nguyên tố dựa vào bảng tuần hoàn thay vì quan sát thực tế.
nhỏ|366x366px|Nhiệt độ sôi hay nhiệt độ thăng hoa của các halogen phụ thuộc áp suất khác nhau. Thanh đứng dọc biểu thị nhiệt độ nóng chảy
Sản xuất
Mỗi năm thế giới khai thác 6 triệu tấn quặng fluorit, sản xuất 400.000 tấn acid hydrofluoric. Khí fluor được sản xuất từ acid hydrofluoric, là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất acid phosphoric. Khoảng 15.000 tấn khí fluor được sản xuất mỗi năm.
Khoáng chất halit, carnalit và sylvitlà khoáng chất được khai thác phổ biến để sản xuất chlor. 40 triệu tấn chlor được sản xuất mỗi năm bằng cách điện phân nước muối cô đặc.
Mỗi năm khoảng 450.000 tấn brom được sản xuất. 50% tổng lượng brom sản xuất được sản xuất tại Mỹ, 35% tại Israel và phần còn lại phần lớn là ở Trung Quốc. Trong lịch sử, brom được sản xuất bằng cách thêm acid sulfuric và bột tẩy vào nước muối tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay brom được sản xuất bằng phương pháp điện phân. Phương pháp này do Herbert Dow phát minh.
Năm 2003, 22.000 tấn iod đã được sản xuất. Chile sản xuất 40% tổng lượng iod, con số này ở Nhật Bản là 30%. Một lượng nhỏ được sản xuất ở Nga và Hoa Kỳ. Cho đến những năm 1950, iod đã được chiết xuất từ tảo bẹ. Tuy nhiên hiện nay iod được sản xuất theo những cách khác. Một phương pháp là trộn lưu huỳnh dioxide với quặng nitrat, trong quặng có lẫn iod. Iod cũng được chiết xuất từ các mỏ khí đốt tự nhiên.
Mặc dù nguyên tố astatin có trong tự nhiên, nhưng nguyên tố thường được tạo ra bằng cách dùng hạt alpha bắn phá bismuth.
Tennessine được tạo ra bằng cách sử dụng cyclotron, kết hợp berkelium-249 và calci-48 để tạo ra tennessine-293 và tennessine-294.
Ứng dụng
Chất khử trùng
Cả chlor và brom đều được sử dụng làm chất tẩy uế cho nước uống, bể bơi, vết thương, spa, làm sạch bát đĩa và bề mặt. 2 chất này tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật có khả năng gây hại khác thông qua một quá trình được gọi là khử trùng. Khả năng phản ứng của các chất trên cũng được dùng để trong tẩy trắng. Natri hypochlorit (được sản xuất từ chlor) là thành phần hoạt chất của hầu hết các chất tẩy trắng vải và chất tẩy trắng có nguồn gốc từ chlor được sử dụng trong sản xuất một số sản phẩm giấy. Chlor phản ứng với natri để tạo ra natri chloride, là muối ăn.
Thắp sáng
Đèn halogen là một loại đèn sợi đốt sử dụng dây tóc wolfram trong bóng đèn có một lượng nhỏ halogen, chẳng hạn như iod hoặc brom. Khí làm giảm sự mỏng đi của dây tóc bóng đèn và làm đen mặt trong bóng đèn, giúp bóng đèn có tuổi thọ cao hơn đèn sợi đốt không có halogen. Đèn halogen phát sáng ở nhiệt độ cao hơn (2800 đến 3400 kelvin), màu trắng hơn so với các bóng đèn sợi đốt khác. Tuy nhiên, do đạt nhiệt độ cao như vậy, bóng đèn phải được sản xuất từ thạch anh nung chảy chứ không phải thủy tinh để tránh bị vỡ bóng đèn.
Vai trò sinh học
Anion fluoride được tìm thấy trong ngà, xương, răng, máu, trứng, nước tiểu và lông của các sinh vật. Fluor rất cần thiết cho con người, là nguyên tố vi lượng. Có 0,5 miligam fluor trên mỗi lít máu người. Xương người chứa 0,2 đến 1,2% fluor. Mô người chứa khoảng 50 phần tỷ fluor. Một người nặng 70 kg chứa từ 3 đến 6 gam fluor.
Các anion chloride rất cần thiết cho sinh vật, bao gồm cả con người. Nồng độ chlor trong trọng lượng khô của ngũ cốc là 10 đến 20 phần triệu, trong khi ở khoai tây nồng độ chloride là 0,5%. Tăng trưởng thực vật bị ảnh hưởng bất lợi khi nồng độ chloride trong đất giảm xuống dưới 2 phần triệu. Máu người chứa trung bình 0,3% chlor. Xương người thường chứa 900 phần triệu chlor. Mô người chứa khoảng 0,2 đến 0,5% chlor. Một người nặng 70 kg chứa 95 gam chlor.
Một số brom ở dạng anion bromide có trong tất cả các sinh vật. Vai trò sinh học của brom đối với con người chưa được chứng minh, nhưng một số sinh vật có chứa các hợp chất cơ-brom. Con người thường tiêu thụ từ 1 đến 20 miligam brom mỗi ngày. Bình thường có 5 phần triệu brom trong máu người, 7 phần triệu brom trong xương người và 7 phần triệu brom trong mô người. Một người nặng 70 kg chứa 260 miligam brom.
Con người thường tiêu thụ ít hơn 100 microgam iod mỗi ngày. Thiếu iod có thể gây thiểu năng trí tuệ. Hợp chất cơ-iod tồn tại trong cơ thể người, cụ thể là trong một số tuyến, đặc biệt là tuyến giáp, cũng như dạ dày, biểu bì và hệ miễn dịch. Thực phẩm có chứa iod bao gồm cá tuyết, hàu, tôm, cá trích, tôm hùm, hạt hướng dương, rong biển và nấm. Tuy nhiên, chưa thấy vai trò sinh học của iod trong thực vật. Bình thường có 0,06 miligam iod trong mỗi lít máu người, 300 phần tỷ iod trong xương người và 50 đến 700 phần tỷ iod trong mô người. Có 10 đến 20 miligam iod trong một người nặng 70 kg.
Mặc dù rất khan hiếm, astatin đã được tìm thấy ở dạng microgam trên trái đất. Nguyên tố này không có vai trò sinh học nào được biết đến vì tính phóng xạ cao, cực kỳ hiếm và có chu kỳ bán rã chỉ khoảng 8 giờ đối với đồng vị ổn định nhất.
Tennessine là nguyên tố hoàn toàn do con người tạo ra và không có vai trò nào trong tự nhiên.
Độc tính
Các halogen có xu hướng giảm độc tính theo chiều số khối tăng.
Khí fluor cực độc; hít phải fluor ở nồng độ 25 phần triệu có khả năng gây chết người. Acid hydrofluoric cũng là chất độc, có thể xâm nhập vào da và gây bỏng, rất đau. Các anion fluoride độc hại, nhưng không độc bằng fluor nguyên chất. Muối fluoride có thể gây chết người với lượng từ 5 đến 10 gam. Tiêu thụ fluoride kéo dài trên nồng độ 1,5 mg/L có liên quan đến nguy cơ nhiễm fluor răng. Ở nồng độ trên 4 mg/L sẽ tăng nguy cơ phát triển bệnh nhiễm fluor ở xương, tình trạng gãy xương trở nên phổ biến hơn do xương bị cứng lại. Để ngăn ngừa sâu răng, mức khuyến nghị hiện tại trong nước fluoride nằm trong khoảng từ 0,7 đến 1,2 mg/L để tránh những tác động có hại của fluoride đồng thời có thể giúp răng chắc khỏe hơn. Những người mà có nồng độ fluor trong xương ở giữa mức bình thường và mức chẩn đoán nhiễm fluor xương thường có các triệu chứng tương tự như viêm khớp.
Khí chlor có độc tính cao. Hít phải chlor ở nồng độ 3 phần triệu có thể nhanh chóng gây ra phản ứng hóa học độc hại. Hít phải chlor ở nồng độ 50 phần triệu rất nguy hiểm. Hít phải chlor ở nồng độ 500 phần triệu trong vài phút có thể gây chết người. Bệnh nhân rất đau đường thở và phổi nếu hít phải.
Brom tinh khiết khá độc, có mức độ gây độc ít hơn fluor và chlor. Một trăm miligam brom gây chết người. Các anion bromide cũng độc nhưng ít độc hơn brom đơn chất. Bromide có liều gây chết người là 30 gam.
Iod khá độc, có thể gây kích ứng phổi và mắt, với giới hạn an toàn là 1 miligam trên mét khối. Khi uống 3 gram iod có thể gây chết người. Các anion iodide hầu hết không độc, nhưng chúng cũng có thể gây chết người nếu ăn phải một lượng lớn.
Astatin là chất phóng xạ rất nguy hiểm, nhưng vì không được sản xuất với số lượng lớn nên rất khó gây ngộ độc cho sinh vật.
Siêu halogen
Một số "cụm nhôm" (aluminium cluster) có đặc tính siêu nguyên tử. Những cụm nhôm này được tạo ra dưới dạng anion ( với n = 1, 2, 3,...) trong môi trường khí heli và các cụm nhôm phản ứng với khí có chứa iod. Khi được phân tích bằng phép đo khối phổ, sản phẩm chính của phản ứng là . |
Cửu Long trong tiếng Việt có thể là:
Việt Nam
Sông Cửu Long, tên gọi cho các đoạn sông thuộc về sông Mê Kông chảy qua địa phận Việt Nam
Tỉnh Cửu Long cũ ở Nam Bộ Việt Nam, nay là các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh
Bể dầu Cửu Long ở ngoài thềm lục địa phía đông nam Việt Nam
Tên một loại mực viết ở Việt Nam
Trung Quốc
Bán đảo Cửu Long ở Hồng Kông
Thành phố Cửu Long, Hồng Kông
Quận Cửu Long Thành, thành phố Cửu Long, Hồng Kông
Quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh
Huyện Cửu Long thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên
Trấn Cửu Long thuộc quận Cửu Long Pha, thành phố Trùng Khánh
Tên một môn phái trong trò chơi trực tuyến Cửu Long tranh bá
Cửu Long hay Cửu Long Giang (九龍江) còn là một con sông nhỏ chảy qua tỉnh Phúc Kiến (福建).
Khu vực Cửu Long Đường thuộc quận Cửu Long Thành và quận Thâm Thủy Bộ, thành phố Cửu Long
Khu vực Tân Cửu Long thuộc Bán đảo Cửu Long, Hồng Kông |
Giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha (Campeonato Nacional de Liga de Primera División, thường được biết đến là Primera División, hoặc La Liga, và chính thức được gọi là LALIGA EA SPORTS (được cách điệu thành viết hoa toàn bộ) vì lý do tài trợ), là hạng đấu bóng đá chuyên nghiệp nam hàng đầu của Hệ thống các giải bóng đá Tây Ban Nha. Được quản lý bởi Liga Nacional de Fútbol Profesional, nó được tranh tài bởi 20 đội.
Kể từ khi thành lập, có tổng cộng 62 đội đã thi đấu tại La Liga. Chín đội đã lên ngôi vô địch, trong đó Barcelona vô địch La Liga đầu tiên và Real Madrid vô địch kỷ lục 35 lần, gần đây nhất là vào mùa giải 2021–22. Trong những năm 1940, Valencia, Atlético Madrid và Barcelona nổi lên như những câu lạc bộ mạnh nhất, giành được một số danh hiệu. Real Madrid và Barcelona thống trị chức vô địch trong những năm 1950, mỗi đội giành bốn chức vô địch La Liga trong suốt thập kỷ. Trong những năm 1960 và 1970, Real Madrid thống trị La Liga, giành được 14 danh hiệu, trong khi Atlético Madrid giành được 4 danh hiệu. Trong những năm 1980 và 1990, Real Madrid nổi bật ở La Liga, nhưng các câu lạc bộ xứ Basque của Athletic Club và Real Sociedad đã có phần thành công của họ, mỗi đội giành được hai chức vô địch Liga. Từ những năm 1990 trở đi, Barcelona đã thống trị La Liga, giành được 16 danh hiệu cho đến nay. Mặc dù Real Madrid rất nổi bật, giành được 10 danh hiệu, nhưng La Liga cũng chứng kiến những nhà vô địch khác, bao gồm Atlético Madrid, Valencia và Deportivo La Coruña.
Theo bảng hệ số xếp hạng của UEFA, La Liga luôn là giải đấu hàng đầu ở châu Âu trong bảy năm từ 2013 đến 2019 (được tính bằng số liệu tích lũy từ năm mùa giải trước đó) và đã dẫn đầu châu Âu 22 trong số 60 năm được xếp hạng trở lên đến năm 2019, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Nó cũng đã sản sinh ra câu lạc bộ được xếp hạng hàng đầu của lục địa nhiều lần (22) hơn bất kỳ giải đấu nào khác trong thời kỳ đó, nhiều hơn gấp đôi so với đội xếp thứ hai là Serie A (Ý), bao gồm câu lạc bộ hàng đầu ở 10 trong số 11 mùa giải từ 2009 đến 2019; Mỗi đỉnh cao này đều do Barcelona hoặc Real Madrid đạt được. Các câu lạc bộ La Liga giành được nhiều UEFA Champions League (19), UEFA Europa League (13), UEFA Super Cup (16) và FIFA Club World Cup (7) nhất, đồng thời các cầu thủ của họ đã tích lũy được số lượng giải thưởng Ballon d'Or cao nhất (24), The Best FIFA Men's Player (19) và giải thưởng UEFA Men's Player of the Year (12).
La Liga là một trong những giải đấu thể thao chuyên nghiệp phổ biến nhất trên toàn cầu, với số người dự khán trung bình là 26.933 cho các trận đấu trong mùa giải 2018–19. Đây là giải đấu cao thứ tám trong số các giải đấu thể thao chuyên nghiệp trong nước trên thế giới và cao thứ ba trong số các giải đấu bóng đá của hiệp hội chuyên nghiệp trên thế giới, sau Bundesliga và Premier League, và cao hơn hai giải đấu còn lại được gọi là " Big Five" các giải đấu châu Âu, Serie A và Ligue 1. La Liga cũng là giải đấu thể thao chuyên nghiệp giàu có thứ bảy trên thế giới tính theo doanh thu, xếp sau NFL, MLB, NBA, Premier League, NHL, và Bundesliga.
Thể thức thi đấu
Thể thức thi đấu theo thể thức vòng tròn đôi thông thường. Trong suốt một mùa giải kéo dài từ tháng 8 đến tháng 5, mỗi câu lạc bộ đấu với các câu lạc bộ khác hai lần, một lần trên sân nhà và một lần trên sân khách, trong 38 trận đấu. Các đội nhận được ba điểm cho một trận thắng, một điểm cho một trận hòa và không có điểm nào cho một trận thua. Các đội được xếp hạng theo tổng số điểm, với câu lạc bộ có thứ hạng cao nhất sẽ lên ngôi vô địch vào cuối mùa giải.
Thăng hạng và xuống hạng
Một hệ thống thăng hạng và xuống hạng tồn tại giữa Primera División và Segunda División. Ba đội có vị trí thấp nhất ở La Liga bị xuống hạng ở Segunda División, và hai đội đứng đầu từ Segunda División thăng hạng La Liga, với một câu lạc bộ bổ sung được thăng hạng sau loạt trận play-off liên quan đến đội thứ ba, tư, năm và sáu. đặt câu lạc bộ. Dưới đây là bản ghi đầy đủ về số đội đã chơi trong mỗi mùa giải trong suốt lịch sử của giải đấu;
Quy tắc hòa giải
Nếu số điểm giữa hai hoặc nhiều câu lạc bộ bằng nhau, các quy tắc là:
Nếu tất cả các câu lạc bộ tham gia đã chơi với nhau hai lần:
Nếu tỷ số hòa giữa hai câu lạc bộ, thì tỷ số hòa được tính bằng hiệu số bàn thắng bại đối đầu cho các câu lạc bộ đó (không có luật bàn thắng sân khách).
Nếu tỷ số hòa giữa hơn hai câu lạc bộ, thì tỷ số hòa được tính theo các trận đấu mà các câu lạc bộ đã thi đấu với nhau:
a) điểm đối đầu
b) hiệu số bàn thắng bại
Nếu trận đấu hai lượt giữa tất cả các câu lạc bộ tham gia không được diễn ra, hoặc tỷ số hòa không bị phá vỡ theo các quy tắc ở trên, thì trận đấu bị phá vỡ bằng cách sử dụng:
a) hiệu số bàn thắng bại
b) tổng số bàn thắng được ghi
Nếu hòa vẫn không bị phá vỡ, người chiến thắng sẽ được xác định theo thang điểm Fair Play. Đó là:
thẻ vàng, 1 điểm
nhân đôi thẻ vàng/trục xuất, 2 điểm
thẻ đỏ trực tiếp, 3 điểm
đình chỉ hoặc truất quyền huấn luyện viên, giám đốc điều hành hoặc nhân viên câu lạc bộ khác (quyết định ngoài trọng tài), 5 điểm
hành vi sai trái của cổ động viên: nhẹ 5 điểm, nghiêm trọng 6 điểm, rất nghiêm trọng 7 điểm
đóng cửa sân vận động, 10 điểm
nếu Hội đồng cạnh tranh loại bỏ một hình phạt, điểm cũng bị loại bỏ
Nếu vẫn không hòa thì sẽ giải quyết bằng một trận đấu bù ở sân trung lập.
Vòng loại cho các giải đấu châu Âu
Tiêu chí hiện tại
Bốn đội hàng đầu ở La Liga đủ điều kiện tham dự vòng bảng UEFA Champions League của mùa giải tiếp theo. Đội vô địch UEFA Champions League và UEFA Europa League cũng đủ điều kiện tham dự vòng bảng UEFA Champions League của mùa giải tiếp theo. Nếu điều này có nghĩa là 6 đội La Liga đủ điều kiện, thì đội đứng thứ 4 ở La Liga sẽ chơi ở UEFA Europa League, vì bất kỳ quốc gia nào cũng bị giới hạn tối đa 5 đội.
Đội đứng thứ 5 tại La Liga sẽ giành quyền tham dự vòng bảng UEFA Europa League của mùa giải tiếp theo. Đội vô địch Copa del Rey cũng đủ điều kiện tham dự vòng bảng UEFA Europa League của mùa giải tiếp theo, nhưng nếu đội vô địch cũng cán đích ở 5 vị trí dẫn đầu tại La Liga, thì vị trí này sẽ trở lại với đội đứng thứ 6 tại La Liga. Hơn nữa, đội đứng thứ 6 (hoặc thứ 7 nếu thứ 6 đã đủ điều kiện tham dự Copa del Rey) đủ điều kiện tham dự vòng play-off UEFA Conference League của mùa giải tiếp theo.
Số suất được phân bổ cho các câu lạc bộ Tây Ban Nha trong các giải đấu của UEFA phụ thuộc vào vị trí của một quốc gia trong hệ số quốc gia của UEFA, được tính toán dựa trên thành tích của các đội trong các giải đấu của UEFA trong 5 năm trước đó. Tính đến cuối mùa giải 2020–21, thứ hạng của Tây Ban Nha (và de facto La Liga) là thứ hai.
Lịch sử
Thành lập
Vào tháng 4 năm 1928, José María Acha, giám đốc của Getxo, lần đầu tiên đề xuất ý tưởng về một giải đấu quốc gia ở Tây Ban Nha. Sau nhiều cuộc tranh luận về quy mô của giải đấu và đội sẽ tham gia, Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha cuối cùng đã đồng ý về mười đội sẽ thành lập Primera División đầu tiên vào năm 1929. Barcelona, Real Madrid, Athletic Club, Real Sociedad, Getxo, và Real Unión đều được chọn là những đội vô địch Copa del Rey trước đó. Atlético Madrid, Espanyol, và Europa vượt qua vòng loại với tư cách á quân Copa del Rey và Racing de Santander vượt qua vòng loại trực tiếp. Chỉ có ba trong số các câu lạc bộ sáng lập (Real Madrid, Barcelona và Câu lạc bộ thể thao) chưa bao giờ bị xuống hạng khỏi Primera División.
Thập niên 1930: Sự nổi trội của Athletic Club
Mặc dù Barcelona đã giành được chức vô địch Liga đầu tiên vào năm 1929 và Real Madrid đã giành được những danh hiệu đầu tiên của họ vào năm 1932 và 1933, nhưng chính Câu lạc bộ thể thao đã giúp họ sớm giành được Primera División vào các năm 1930, 1931, 1934 và 1936. Họ cũng là á quân vào các năm 1932 và 1933. Năm 1935, Real Betis, khi đó được gọi là Betis Balompié, đã giành được danh hiệu duy nhất cho đến nay. Primera División bị đình chỉ trong Nội chiến Tây Ban Nha.
Năm 1937, các đội ở khu vực Cộng hòa của Tây Ban Nha, ngoại trừ đáng chú ý là hai câu lạc bộ Madrid, thi đấu tại Giải Địa Trung Hải và Barcelona đã trở thành nhà vô địch. Bảy mươi năm sau, vào ngày 28 tháng 9 năm 2007, Barcelona yêu cầu Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha (viết tắt tiếng Tây Ban Nha RFEF) công nhận danh hiệu đó là một danh hiệu Liga. Hành động này được thực hiện sau khi RFEF được yêu cầu công nhận chức vô địch Copa de la España Libre của Levante FC tương đương với danh hiệu Copa del Rey. Tuy nhiên, cơ quan quản lý của bóng đá Tây Ban Nha vẫn chưa đưa ra quyết định rõ ràng.
Thập niên 1940: Atlético Madrid, Barcelona và Valencia nổi lên
Khi Primera División hoạt động trở lại sau Nội chiến Tây Ban Nha, Atlético Aviación (ngày nay là Atlético Madrid), Valencia và FC Barcelona nổi lên như những câu lạc bộ mạnh nhất. Atlético chỉ được trao một suất trong mùa giải 1939–40 để thay thế cho Real Oviedo, đội đã bị hư hại trong chiến tranh. Câu lạc bộ sau đó đã giành được chức vô địch Liga đầu tiên và giữ nó vào năm 1941. Trong khi các câu lạc bộ khác mất cầu thủ vì lưu đày, hành quyết và thương vong trong chiến tranh, đội Atlético được củng cố bằng sự hợp nhất. Đội hình trẻ trước chiến tranh của Valencia vẫn còn nguyên vẹn và trong những năm sau chiến tranh đã trưởng thành thành những nhà vô địch, giành được ba chức vô địch Liga vào các năm 1942, 1944 và 1947. Họ cũng là á quân vào các năm 1948 và 1949. Sevilla cũng có một kỷ nguyên vàng ngắn ngủi, kết thúc với vị trí á quân vào các năm 1940 và 1942 trước khi giành danh hiệu duy nhất cho đến nay vào năm 1946.
Trong khi đó, bên kia Tây Ban Nha, FC Barcelona bắt đầu nổi lên như một thế lực dưới thời huyền thoại Josep Samitier. Là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha cho cả Barcelona và Real Madrid, Samitier đã củng cố di sản của mình với Barcelona. Trong sự nghiệp thi đấu của mình với Barcelona, anh ấy đã ghi được 133 bàn thắng, giành chức vô địch La Liga đầu tiên và 5 Copa Del Rey. Năm 1944, Samitier trở lại Barcelona với tư cách là một huấn luyện viên và hướng dẫn họ giành chức vô địch La Liga thứ hai vào năm 1945. Dưới thời Samitier và các cầu thủ huyền thoại César Rodríguez, Josep Escolà, Estanislau Basora và Mariano Gonzalvo, Barcelona đã thống trị La Liga vào cuối những năm 1940, liên tiếp vô địch La Liga vào các năm 1948 và 1949. Những năm 1940 là một mùa giải thành công của Barcelona, giành ba chức vô địch La Liga và một Copa Del Rey, nhưng những năm 1950 đã chứng tỏ là một thập kỷ thống trị, không chỉ của Barcelona mà còn của Real Madrid.
Thập niên 1950: FC Barcelona tiếp tục thành công nhưng Real Madrid trỗi dậy
Mặc dù Atlético Madrid, trước đây được gọi là Atlético Aviación, là nhà vô địch vào năm 1950 và 1951 dưới sự dẫn dắt của catenaccio Helenio Herrera, những năm 1950 tiếp tục thành công mà FC Barcelona có được vào cuối những năm 1940 sau khi họ liên tiếp giành được các danh hiệu La Liga. Trong thập kỷ này, kỷ nguyên vàng đầu tiên của Barcelona đã xuất hiện. Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Ferdinand Daučík, FC Barcelona đã giành được cú đúp liên tiếp, vô địch La Liga và Copa Del Rey vào năm 1952 và 1953. Năm 1952, FC Barcelona một lần nữa làm nên lịch sử khi giành được 5 danh hiệu đặc biệt trong một năm. Đội này bao gồm László Kubala, Mariano Gonzalvo, César Rodríguez và Joan Segarra đã vô địch La Liga, Copa Del Rey, Copa Eva Duarte (tiền thân của Siêu cúp Tây Ban Nha), Cúp bóng đá La-tinh và Copa Martini & Rossi. Thành công của họ trong việc giành được năm chiếc cúp trong một năm đã mang lại cho họ cái tên 'L'equip de les cinc Copes' hay Đội của Năm chiếc Cúp. Vào cuối những năm 1950, dưới sự dẫn dắt của Helenio Herrera và có sự góp mặt của Luis Suárez, Barcelona lại giành chiến thắng trong set đấu thứ ba tại La Liga, họ vô địch vào các năm 1959 và 1960. Năm 1959, FC Barcelona cũng giành được một cú đúp La Liga / Copa Del Rey khác, vượt qua ba cú đúp vào những năm 1950.
Những năm 1950 cũng chứng kiến sự khởi đầu của sự thống trị của Real Madrid. Trong suốt những năm 1930 đến những năm 1950, có những giới hạn nghiêm ngặt đối với các cầu thủ nước ngoài. Trong hầu hết các trường hợp, các câu lạc bộ chỉ có thể có ba cầu thủ nước ngoài trong đội của họ, nghĩa là ít nhất tám cầu thủ địa phương phải thi đấu trong mỗi trận đấu. Tuy nhiên, trong những năm 1950, những quy tắc này đã bị phá vỡ bởi Real Madrid, người đã nhập tịch Alfredo Di Stéfano và Ferenc Puskás. Di Stéfano, Puskás, Raymond Kopa và Francisco Gento đã trở thành hạt nhân của đội Real Madrid thống trị nửa sau của những năm 1950. Real Madrid vô địch La Liga lần thứ ba vào năm 1954 — lần đầu tiên kể từ năm 1933 — và giữ danh hiệu này vào năm 1955. Năm 1956, Câu lạc bộ Athletic giành chức vô địch La Liga lần thứ sáu, nhưng Real Madrid lại vô địch La Liga vào năm 1957 và 1958. Thập niên 1950 cũng chứng kiến Real Madrid thống trị Cúp C1 châu Âu mới được thành lập, càn quét năm mùa giải đầu tiên.
Nhìn chung, Barcelona và Real Madrid mỗi bên đã giành được 4 chức vô địch La Liga trong những năm 50, trong đó Atlético Madrid giành được hai chức vô địch Liga và Câu lạc bộ thể thao giành được một chức vô địch trong thập kỷ này.
Thập niên 1960–1970: Sự vượt trội của Real Madrid
Real Madrid thống trị La Liga từ năm 1960 đến 1980, lên ngôi vô địch 14 lần. Real Madrid đã giành được năm danh hiệu La Liga liên tiếp từ năm 1961 đến năm 1965 cũng như giành được ba cú đúp từ năm 1960 đến năm 1980. Trong suốt những năm 1960 và 1970, chỉ có Atlético Madrid là thách thức lớn đối với Real Madrid. Atlético Madrid đã 4 lần lên ngôi vô địch La Liga vào các năm 1966, 1970, 1973 và 1977. Atlético Madrid cũng về nhì vào các năm 1961, 1963 và 1965. Năm 1971, Valencia giành chức vô địch La Liga lần thứ tư vào năm 1971 dưới thời Alfredo Di Stéfano, và Barcelona lấy cảm hứng từ Johan Cruyff đã giành La Liga thứ chín vào năm 1974.
Thập niên 1980: Real Madrid thống trị nhưng các CLB xứ Basque phá vỡ sự độc tôn của họ
Sự độc tôn của Real Madrid tại La Liga đã bị gián đoạn đáng kể vào những năm 1980. Mặc dù Real Madrid đã giành được 5 chức vô địch La Liga khác liên tiếp từ 1986 đến 1990 dưới sự xuất sắc của Emilio Butragueño và Hugo Sánchez, các câu lạc bộ xứ Basque là Real Sociedad và Athletic Club cũng thống trị thập niên 1980. Real Sociedad liên tiếp vô địch La Liga vào các năm 1981 và 1982, sau khi để đội về nhì là Real Madrid cả hai lần. Các chức vô địch của họ được theo sau bởi câu lạc bộ đồng hương xứ Basque là Athletic Club, đội đã giành được các danh hiệu liên tiếp vào các năm 1983 và 1984, cùng với Athletic Club giành cú đúp La Liga và Copa Del Rey lần thứ năm vào năm 1984. Barcelona giành chức vô địch La Liga thứ mười vào năm 1985 dưới thời huấn luyện viên Terry Venables, chức vô địch La Liga đầu tiên của họ kể từ năm 1974.
Thập niên 1990: Đội hình trong mơ của Barcelona
Johan Cruyff trở lại Barcelona với tư cách là huấn luyện viên vào năm 1988, và tập hợp Đội hình trong mơ huyền thoại. Khi Cruyff dẫn dắt Barcelona, họ chỉ giành được 2 chức vô địch La Liga trong 20 năm qua. Cruyff quyết định xây dựng một đội gồm các ngôi sao quốc tế và những người tốt nghiệp La Masia để khôi phục Barcelona về những ngày huy hoàng trước đây của họ. Đội này được thành lập bởi các ngôi sao quốc tế Romário, Michael Laudrup, Hristo Stoichkov và Ronald Koeman. Đội hình trong mơ của Cruyff cũng bao gồm những cầu thủ tốt nghiệp La Masia Pep Guardiola, Albert Ferrer, và Guillermo Amor, cũng như người Tây Ban Nha Andoni Zubizarreta.
Johan Cruyff đã thay đổi cách chơi bóng đá hiện đại, và kết hợp các nguyên tắc của 'Bóng đá tổng lực' vào đội này. Thành công của bóng đá kiểm soát bóng là một cuộc cách mạng, và đội bóng của Cruyff đã giành được Cúp C1 châu Âu đầu tiên trong 1992 và bốn chức vô địch La Liga liên tiếp từ năm 1991 đến 1994. Tổng cộng, Cruyff đã giành được 11 danh hiệu trong 8 năm, khiến ông trở thành huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử của Barcelona cho đến khi kỷ lục bị phá vỡ bởi học trò cưng của ông là Pep Guardiola hai thập kỷ sau đó.
Chuỗi danh hiệu của Barcelona kết thúc với việc Real Madrid vô địch La Liga năm 1995. Atlético Madrid giành chức vô địch La Liga thứ chín vào năm 1996, cũng như cú đúp Liga/Copa Del Rey duy nhất của họ, trước khi Real Madrid thêm một chức vô địch khác vào năm 1997. Sau thành công của Cruyff, một người Hà Lan khác – huấn luyện viên Ajax, Louis van Gaal – đến Camp Nou, và với tài năng của Luís Figo, Luis Enrique, và Rivaldo, Barcelona đã giành danh hiệu La Liga vào các năm 1998 và 1999, bao gồm cú đúp thứ tư của họ là Liga và Copa Del Rey vào năm 1998. Nhìn chung, Barcelona đã giành được sáu La Liga danh hiệu trong những năm 1990.
Thập niên 2000: Sự tái xuất của Real Madrid, Barcelona và Valencia
Thế kỷ 21 tiếp nối thành công mà FC Barcelona có được vào những năm 1990 dưới thời Johan Cruyff khi thống trị La Liga. Mặc dù Real Madrid đã nổi bật, nhưng Barcelona đã tạo ra một quyền bá chủ ở Tây Ban Nha chưa từng thấy kể từ Real Madrid của những năm 1960–70. Kể từ đầu thế kỷ mới, Barcelona đã giành được 10 La Liga, trong đó có hai cú ăn ba và bốn cú đúp. Tuy nhiên, thế kỷ mới này cũng chứng kiến những kẻ thách thức mới lên ngôi vô địch. Trong khoảng thời gian từ 1999–2000 đến 2004, Deportivo La Coruña đã 5 lần lọt vào top 3, thành tích tốt hơn cả Real Madrid hoặc Barcelona, và vào năm 2000, dưới thời Javier Irureta, Deportivo trở thành đội thứ 9 lên ngôi vô địch. Valencia là một trong những đội mạnh nhất châu Âu từ đầu đến giữa những năm 2000; họ đã lên ngôi vô địch La Liga vào năm 2002 và 2004 dưới thời Rafael Benítez, đồng thời là á quân tại UEFA Champions League năm 2000 và 2001 dưới thời Hector Cuper và giành Cúp UEFA năm 2004 và Copa del Rey năm 1999.
Real Madrid đã giành chức vô địch Liga đầu tiên của thế kỷ vào năm 2001 và 2003. Với những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Raúl, Ruud van Nistelrooy và Gonzalo Higuaín, Real Madrid đã liên tiếp giành chức vô địch La Liga vào các năm 2006–07 và 2007–08. FC Barcelona đã giành được danh hiệu đầu tiên của thế kỷ mới sau khi Real Madrid và Valencia chia sẻ bốn danh hiệu gần nhất dưới sự xuất sắc của Ronaldinho và Samuel Eto'o trong mùa giải 2004–05. Barcelona đã giữ được danh hiệu này để giành chiến thắng liên tiếp trong mùa giải 2005–06.
Thập niên 2010: Barcelona, Real Madrid và Atletico
Trong năm 2009–10, Real Madrid đạt kỷ lục 96 điểm nhưng vẫn xếp sau Barcelona, đội đã tích lũy được 99 điểm. Barcelona sau đó đã giành chức vô địch La Liga thứ ba liên tiếp trong mùa giải 2010–11 với 96 điểm so với 92 của Real, nhưng Real Madrid đã kết thúc chuỗi trận toàn thắng của họ ở mùa giải 2011–12 dưới sự dẫn dắt của José Mourinho và với những cầu thủ như Cristiano Ronaldo, Ángel Di María, Mesut Özil và Karim Benzema. Madrid đã giành chức vô địch La Liga lần thứ 32 với kỷ lục 100 điểm, kỷ lục 121 bàn thắng ghi được và hiệu số bàn thắng bại kỷ lục +89. Một năm sau, ở mùa giải 2012–13, Barcelona giành thêm một chức vô địch La Liga dưới thời huấn luyện viên Tito Vilanova, lặp lại kỷ lục 100 điểm mà Real Madrid đạt được năm trước. Atlético Madrid, dưới sự dẫn dắt của Diego Simeone, đã giành chức vô địch La Liga lần thứ mười trong mùa giải 2013–14, lần đầu tiên kể từ năm 1996. Họ trở thành đội đầu tiên kể từ Valencia năm 2004 vô địch La Liga và phá vỡ sự thống trị của Barcelona và Real Madrid trong giải đấu. Trong mùa giải 2014–15, dưới sự dẫn dắt của bộ ba Messi, Neymar, và Suárez có biệt danh là 'MSN', Barcelona đã làm nên lịch sử khi trở thành đội đầu tiên giành được cú ăn ba thứ hai và giành cú đúp Liga/Copa Del Rey lần thứ sáu. Barcelona tiếp tục sự thống trị của họ, và trong mùa giải 2015–16, họ đã giành được cú đúp Liga/Copa Del Rey liên tiếp, điều chưa từng đạt được kể từ những năm 1950. Real Madrid đã mang về chức vô địch La Liga dưới sự dẫn dắt của Zinédine Zidane trong mùa giải 2016–17, nhưng Barcelona đã giành được danh hiệu này một lần nữa trong mùa giải 2017–18, cũng như giành cú đúp thứ tám, cho 7 danh hiệu La Liga trong 10 năm. Barcelona đã giành được danh hiệu này một lần nữa và giành chức vô địch La Liga thứ 26 trong mùa giải 2018–19, với 8 chức vô địch La Liga sau 11 năm. Real Madrid giành lại chức vô địch mùa giải 2019–20 sau khi giành chiến thắng trong mùa giải bị gián đoạn nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.
Thập niên 2020: Hiện nay
Mùa giải 2020–21 bắt đầu vào ngày 12 tháng 9. Các đội tham dự La Liga 2020–21 là Athletic Club de Bilbao, Atlético de Madrid, Barcelona, Betis, Cádiz, Eibar, Getafe, Huesca, Levante, Osasuna, Real Madrid, Real Sociedad, Sevilla, Valencia, Valladolid, Villarreal, Elche, Alavés, Eibar và Celta Vigo. Các đội tham gia Primera División, đến từ Segunda là Cadiz, Elche và Huesca. Atletico Madrid vô địch mùa giải 2020–21 với Real Madrid là á quân.
Vào tháng 8 năm 2021, các câu lạc bộ La Liga đã thông qua thỏa thuận trị giá 2,7 tỷ euro để bán 10% cổ phần của giải đấu cho CVC Capital Partners.
Real Madrid vô địch mùa giải 2021–22 khi còn bốn trận chưa đấu. Barcelona kết thúc ở vị trí thứ hai sau khi cải thiện phong độ trong nửa sau của mùa giải.
Các câu lạc bộ
20 đội cạnh tranh giải đấu trong mùa giải hiện tại, bao gồm 17 đội hàng đầu từ mùa giải 2022–23 và ba đội thăng hạng từ Segunda División 2022–23. Granada và Las Palmas được thăng hạng trực tiếp và Alavés chiến thắng play-off thăng hạng.
Sân vận động và địa điểm
Các câu lạc bộ La Liga tại châu Âu
phải|nhỏ|Real Madrid đối đầu Borussia Dortmund tại bán kết UEFA Champions League 2012–13
Primera División hiện đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của UEFA các giải đấu châu Âu dựa trên thành tích của họ tại các giải đấu châu Âu trong khoảng thời gian 5 năm, sau Premier League của Anh, nhưng xếp trên Serie A của Ý và Bundesliga của Đức.
Real Madrid, Barcelona và Atlético Madrid nằm trong top 10 câu lạc bộ thành công nhất của bóng đá châu Âu về tổng số danh hiệu châu Âu. Ba câu lạc bộ này, cùng với Sevilla và Valencia, là những câu lạc bộ Tây Ban Nha duy nhất đã giành được năm danh hiệu quốc tế trở lên. Deportivo La Coruña là đội bóng Tây Ban Nha tham dự Champions League nhiều thứ năm cùng với Sevilla — sau Real Madrid, Barcelona, Valencia và Atlético Madrid — với năm lần tham dự Champions League liên tiếp, trong đó có một lần vào bán kết mùa giải 2003–04.
Trong mùa giải châu Âu 2005–06, La Liga trở thành giải đấu đầu tiên có các câu lạc bộ vô địch cả Champions League và UEFA Cup kể từ năm 1997, khi Barcelona vô địch UEFA Champions League và Sevilla vô địch UEFA Cup. Kỳ tích này được lặp lại bốn lần trong năm mùa giải: trong mùa giải 2013–14, Real Madrid giành chức vô địch Champions League lần thứ mười và Sevilla giành chức vô địch Europa League lần thứ ba, trong mùa giải 2014–15, Barcelona giành chức vô địch Champions League lần thứ năm và Sevilla giành chức vô địch Europa League lần thứ tư, trong mùa giải 2015–16, Real Madrid đã giành chức vô địch Champions League lần thứ 11 và Sevilla giành chức vô địch Europa League lần thứ 5 (trở thành đội đầu tiên giành chức vô địch ba lần liên tiếp), và trong mùa giải 2017–18, Real Madrid đã giành chức vô địch Champions League lần thứ 13 và Atlético Madrid đã giành chức vô địch Europa League lần thứ ba.
Năm 2015, La Liga trở thành giải đấu đầu tiên có 5 đội góp mặt ở vòng bảng Champions League, với Barcelona, Real Madrid, Atlético Madrid và Valencia đủ điều kiện thông qua vị trí trong giải đấu của họ và Sevilla đủ điều kiện nhờ chiến thắng tại Europa League, nhờ sự giúp đỡ của một sự thay đổi quy tắc.
Các nhà vô địch
Thành tích của câu lạc bộ
Cầu thủ
Tính đủ điều kiện của cầu thủ ngoài EU
Tại La Liga năm 2020, mỗi câu lạc bộ được phép có 5 cầu thủ không thuộc EU nhưng chỉ được phép điền tên 3 cầu thủ không thuộc EU vào đội hình mỗi ngày thi đấu.
Người chơi có thể yêu cầu quyền công dân từ quốc gia mà tổ tiên họ đến. Nếu một cầu thủ không có nguồn gốc châu Âu, anh ta có thể xin quốc tịch Tây Ban Nha sau khi chơi ở Tây Ban Nha trong 5 năm. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến tình trạng ba quốc tịch; ví dụ, Leo Franco, người sinh ra ở Argentina, là người gốc Ý nhưng vẫn có thể xin hộ chiếu Tây Ban Nha, đã chơi ở La Liga hơn 5 năm.
Ngoài ra, người chơi từ các quốc gia ACP—các quốc gia ở Châu Phi, Ca-ri-bê và Thái Bình Dương là các bên ký kết Thỏa thuận Cotonou—không được tính vào hạn ngạch ngoài EU do phán quyết của Kolpak.
Giải thưởng cá nhân
Cho đến mùa giải 2008–09, không có giải thưởng cá nhân chính thức nào tồn tại ở La Liga. Trong mùa giải 2008–09, cơ quan quản lý đã tạo ra Giải thưởng LFP (nay được gọi là Giải thưởng La Liga), được trao mỗi mùa giải cho từng cầu thủ và huấn luyện viên. Phần lớn các giải thưởng này đã bị ngừng sau mùa giải 2015–16. Các phần thưởng bổ sung liên quan đến La Liga được phân phối, một số phần thưởng không được Liga de Futbol Profesional hoặc RFEF chấp nhận và do đó không được coi là chính thức. Đáng chú ý nhất trong số này là bốn giải thưởng do tờ báo thể thao lớn nhất Tây Ban Nha, Marca trao tặng, cụ thể là Pichichi Trophy, được trao cho cầu thủ ghi bàn hàng đầu của mùa giải; Cúp Ricardo Zamora, dành cho thủ môn có số bàn thua mỗi trận ít nhất (tối thiểu 28 trận); Alfredo Di Stéfano Trophy, dành cho cầu thủ được đánh giá là cầu thủ xuất sắc nhất toàn giải; và Zarra Trophy, dành cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong số các cầu thủ nội địa Tây Ban Nha.
Kể từ mùa giải 2013–14, La Liga cũng đã trao giải thưởng cho huấn luyện viên của tháng và cầu thủ của tháng.
Chuyển nhượng
Cầu thủ La Liga đầu tiên tham gia vào vụ chuyển nhượng phá kỷ lục thế giới là Luis Suárez vào năm 1961, người chuyển từ Barcelona sang Inter Milan với giá 152.000 bảng (3,6 triệu bảng vào năm 2021). 12 năm sau, Johan Cruyff là cầu thủ đầu tiên gia nhập một câu lạc bộ ở La Liga với mức phí kỷ lục 922.000 bảng (11,9 triệu bảng vào năm 2021), khi anh chuyển từ Ajax sang Barcelona. Năm 1982, Barcelona một lần nữa lập kỷ lục khi ký hợp đồng với Diego Maradona từ Boca Juniors với giá 5 triệu bảng (19 triệu bảng vào năm 2021). Real Betis lập kỷ lục thế giới vào năm 1998 khi họ ký hợp đồng với Denilson từ São Paulo với giá 21,5 triệu bảng (40,2 triệu bảng vào năm 2021).
Bốn trong số sáu kỷ lục chuyển nhượng thế giới gần đây nhất đã được thiết lập bởi Real Madrid, ký hợp đồng với Luís Figo, Zinedine Zidane, Cristiano Ronaldo (cộng với một thỏa thuận cho Kaká vài ngày trước Ronaldo, chỉ dưới một kỷ lục thế giới do cách tính phí) và cuối cùng là Gareth Bale, người được mua vào năm 2013 với giá 85,3 triệu bảng (103,4 triệu euro hay 140 triệu đô la vào thời điểm đó; 104 triệu bảng vào năm 2021) từ Tottenham Hotspur.
Tiền đạo người Brasil Neymar là đối tượng của một thỏa thuận chuyển nhượng phức tạp và tốn kém khi anh gia nhập Barcelona từ Santos vào năm 2013, và vụ chuyển nhượng sắp tới của anh đến Paris Saint-Germain vào năm 2017 đã lập kỷ lục thế giới mới với mức phí chuyển nhượng 222 triệu euro thông qua điều khoản mua lại. Barcelona đã sớm đầu tư một số tiền lớn nhận được từ vụ chuyển nhượng này để thay thế Ousmane Dembélé, người có hợp đồng – 105 triệu euro – đắt thứ hai từ trước đến khi vụ chuyển nhượng của Philippe Coutinho đến Barcelona với giá 142 triệu euro vào tháng 1 năm 2018.
Kỷ lục cầu thủ
Nhiều bàn thắng nhất
In đậm chỉ cầu thủ vẫn đang thi đấu tại La Liga. In nghiêng chỉ cầu thủ vẫn đang thi đấu bên ngoài La Liga.
Thi đấu nhiều nhất
Các nhà tài trợ
EA Sports FC
Puma
Microsoft
Mahou-San Miguel Group
Sorare
Balkrishna Industries
LaLiga Golazos (Dapper Labs)
Gol-Ball
El Corte Inglés
Allianz
Burger King
Panini Group
Nissan
vivo
Solán de Cabras
Legends The Home of Football
Avery Dennison
GreenPark Sports
Fanatics, Inc.
Tên gọi giải đấu theo tài trợ
Liga BBVA (2008–2016)
LaLiga Santander (2016–2023)
LaLiga EA Sports (2023–)
Ghi chú |
Một ngôn ngữ đánh dấu có cả văn bản và thông tin phụ về văn bản. Thông tin này, ví dụ nói về cấu trúc của tập tin hay cách trình bày văn bản, là mã đánh dấu được pha trộn vào văn bản chính. Ngôn ngữ đánh dấu hiện đại nổi tiếng nhất là HTML (Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản), một gốc của World Wide Web. Trong lịch sử và hiện nay, mã đánh dấu được sử dụng trong ngành xuất bản để gửi thông tin về công trình giữa tác giả, nhà xuất bản, và nhà in.
Thẻ đánh dấu
Thẻ đánh dấu trong các ngôn ngữ đánh dấu có thể được hiểu như một câu ra lệnh. Nội dung nằm trong thẻ đánh dấu sẽ được điều chỉnh theo chức năng của thẻ đánh dấu.
Một ví dụ về thẻ đánh dấu trong HTML:
<i>Chữ in nghiêng</i>
cho ra kết quả hiển thị là
Chữ in nghiêng
Một số ngôn ngữ đánh dấu
Ngôn ngữ đánh dấu đa mục đích
SGML
Ngôn ngữ đánh dấu giao diện
XUL
Ngôn ngữ đánh dấu hình ảnh đồ họa vectơ
SVG
Ngôn ngữ đánh dấu phục vụ Web
WSDL
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTML |
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.
Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam năm 1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng giai đoạn gần đây, Chủ tịch nước thường là một Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhiệm kì của Chủ tịch nước
Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 87: "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước". Nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội là 5 năm. Do đó nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cũng là 5 năm.
Nhiệm vụ và quyền hạn
Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Thủ tướng, Phó Thủ tướng trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Chính phủ, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước."
Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Chính phủ
Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước."
Theo Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, trong thời gian Quốc hội không họp, Chủ tịch nước có quyền tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Quốc hội
Điều 90 Hiến pháp năm 2013 cũng có quy định rằng Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hội Chữ thập đỏ đã nhất trí suy tôn Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong sự nghiệp nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.
Quy trình đề cử, bầu, bổ nhiệm và tuyên thệ
thế=|giữa|viền|500x500px|Sơ đồ các các chức danh chủ chốt của nhà nước Việt Nam
Chủ tịch nước được bầu bởi Quốc hội trong số đại biểu Quốc hội (Điều 87 - Hiến pháp 2013), vì vậy, điều kiện đầu tiên của ứng viên chức danh Chủ tịch nước cũng phải là đại biểu Quốc hội khóa đương nhiệm. Theo Khoản 2, Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu dựa theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trình tự bầu
Trình tự bầu Chủ tịch nước được quy định cụ thể vào Điều 31, Mục 1, Chương III: Quyết định vấn đề quan trọng của đất nước của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" số 102/2015/QH13 do Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 24/11/2015 như sau:
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử.
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết.
9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Chủ tịch nước tuyên thệ.
Tại mỗi kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới sẽ bầu ra một Ban kiểm phiếu làm nhiệm vụ điều hành và xác định kết quả bỏ phiếu với các thành viên "không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm" (Điều 27, Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1).
Cách thức để xác định kết quả bỏ phiếu bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, bao gồm cả Chủ tịch nước, được quy định như sau cũng trong Khoản 3a, Điều 27, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1" rằng: "Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử"
Hồ sơ nhân sự
Theo Điều 28, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH13", với các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có chức danh Chủ tịch nước, cần phải trình hồ sơ nhân sự gồm có: tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định; cũng như hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ. Với hồ sơ của người tự ứng cử hay được đại biểu Quốc hội giới thiệu thì phải trình tới Ủy ban thường vụ muộn nhất 2 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.
Quy trình đề cử ứng cử viên Chủ tịch nước trong Đảng Cộng sản Việt Nam
Các ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước thường phải là một ủy viên Bộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏ phiếu các phương án nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Chủ tịch nước cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu. Tại "Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017 có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Chủ tịch nước sẽ do Ban Bí thư quyết định.
Ủy ban thường vụ Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội sẽ giới thiệu tới Quốc hội khóa mới danh sách đề cử ứng viên Chủ tịch nước dựa theo danh sách giới thiệu đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua theo nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng
Tuyên thệ nhậm chức
Theo Khoản 8 Điều 8 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 do Quốc hội Việt Nam khóa 13 ban hành, sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp. Khoản 2 Điều 29 Chương III của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" năm 2015 quy định cụ thể hơn: "người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút".
Chức vụ bỏ trống
Theo Điều 93 Hiến pháp năm 2013, trong trường hợp chức vụ Chủ tịch nước bị bỏ trống (cách chức, từ chức hay đột ngột qua đời) thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước tạm quyền. Chủ tịch nước tạm quyền có đầy đủ quyền hành như Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài hay bị đình chỉ chức vụ tạm thời thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước tạm quyền cho đến khi Chủ tịch nước trở lại làm việc.
Lần gần nhất là vào ngày 18 tháng 1 năm 2023, khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc xin thôi chức và được chấp thuận, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước đương nhiệm đã giữ quyền Chủ tịch nước đến khi Quốc hội bầu ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước mới.
Chế độ đãi ngộ
Lương bổng
Theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 11 vào năm 2004 và Nghị định 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì Chủ tịch nước có mức lương vào năm 2016 là 15.730.000 đồng/tháng , năm 2018 là 18.070.000 đồng/tháng , năm 2019 là 19.370.000 đồng/tháng , năm 2023 là 23.400.000 đồng/tháng
Mức lương của Chủ tịch nước được tính theo công thức: lương cơ sở x hệ số 13.
Nơi ở
Dinh thự nơi Chủ tịch nước làm việc là Phủ Chủ tịch, nằm trong quần thể khu di tích Phủ Chủ tịch, gần lăng Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Dinh thự đồng thời là nơi tổ chức các lễ đón tiếp các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ đến thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch nước được cấp nhà công vụ với mục đích sinh hoạt, sử dụng theo tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị.
Chăm sóc sức khỏe
Theo Quy định 121-QĐ/TW ngày 25 tháng 1 năm 2018 về Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Chủ tịch nước được:
Định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.
Bác sĩ tiếp cận, thăm khám sức khỏe hằng ngày.
Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.
Khi đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.
Khi đi công tác nước ngoài: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận.
Nếu có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
Hằng năm, thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.
Nếu bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
Ngoài ra, Chủ tịch nước còn phải thực hiện tốt một số chế độ sau:
Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.
Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.
Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.
Bảo vệ
Theo Điều 12 khoản 1 của Luật Cảnh vệ năm 2017 được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với Chủ tịch nước sau đây:
Bảo vệ tiếp cận;
Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch nước;
Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác;
Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng
Nhân viên cảnh vệ sẽ kiểm tra nhân thân, hồ sơ lý lịch của tất cả nhân viên khách sạn nơi Chủ tịch nước ở khi đang công tác nước ngoài;
Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
Phương tiện
Khi sử dụng phương tiện đi lại bằng ô tô phục vụ công tác trong nước được miễn phí giao thông đường bộ, được ưu tiên bảo đảm thông suốt an toàn, được bố trí xe Cảnh sát dẫn đường.
Khi đi công tác trong nước, ngoài nước bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ riêng; khi đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng
Sau khi hết nhiệm kỳ
Theo Điều 11 khoản 1 của Luật Cảnh vệ được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với Nguyên Chủ tịch nước sau đây:
Bảo vệ tiếp cận;
Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
Lịch sử
Chế định Chủ tịch nước xuất hiện lần đầu từ bản Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Điều thứ 44 và 45, Chương IV: Chính phủ Hiến pháp năm 1946 quy định: "Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó chủ tịch và Nội các", Chủ tịch nước được "chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối. Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại."
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ứng dụng linh hoạt thiết chế Chủ tịch nước với bối cảnh đất nước thời điểm đó bằng việc đặt chức vụ Chủ tịch nước đồng thời đứng đầu ngành hành pháp, nhiệm kỳ tách biệt với nhiệm kỳ Nghị viện nhân dân (nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân là 3 năm) và không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc (Điều thứ 50) nhằm tránh việc các quyết định quan trọng của đất nước bị ảnh hưởng bởi phía Việt Quốc, Việt Cách trong Nghị viện nhân dân. Điểm đặc biệt này khiến cho chế định Chủ tịch nước trong bản Hiến pháp năm 1946 rất giống với chính thể Cộng hòa Bán-Tổng thống.
Điều thứ 49 Hiến pháp năm 1946 quy định quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: "a) Thay mặt cho nước. b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân. c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ. đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị. e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự. g) Đặc xá. h) Ký hiệp ước với các nước. i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước. k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định."
Ở Hiến pháp năm 1959, chức vụ Chủ tịch nước trở về khá giống với chế định ở hiện tại, khi Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, và không còn đứng đầu ngành hành pháp mà chỉ còn là "người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại" (Điều 61). Đặc biệt, Điều 62 quy định "mọi công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước" mà không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.Điều 63 quy định quyền hạn của Chủ tịch nước: "Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm."
Từ 4 tháng 7 năm 1981 - 22 tháng 9 năm 1992 theo Hiến pháp năm 1980, chế định Chủ tịch nước được thay bằng chế định Hội đồng Nhà nước - là "chủ tịch tập thể" của đất nước - bằng việc "sáp nhập" chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và chức năng của Chủ tịch nước.
Từ Quốc hội khóa IX năm 1992 theo Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước được trở lại như cũ cho tới nay, với các quyền hạn chế và chủ yếu mang tính lễ nghi. Tuy nhiên, sau lần sửa đổi Hiến pháp năm 2012 để ra bản Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước đã được tăng thêm nhiều thực quyền hơn.
Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam
Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Chủ tịch nước thường phải là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong số các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước cũng thường đồng thời là Ủy viên Thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương và Quân ủy Trung ương. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các ứng viên Chủ tịch nước này phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên, lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; từng chủ trì cấp Quân khu nếu công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tiêu chuẩn Chủ tịch nước
Theo Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam , Chủ tịch nước phải là người:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.
Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung, đồng thời cần có thêm các tiêu chuẩn:
Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm, kiến thức toàn diện để tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ và khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương...
Tiêu chuẩn chung
- Về chính trị tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
- Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.
- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; trình độ tin học phù hợp.
- Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.
- Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Sự lãnh đạo của Bộ Chính trị đối với Chủ tịch nước
Nếu Chủ tịch nước là ủy viên Bộ chính trị thì phải chịu sự quản lí của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo "quy định (bổ sung) về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với Chủ tịch nước và một số tổ chức Đảng trực thuộc ở trung ương" số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị có quy định:
"Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đề xuất hoặc trình.
1- Những vấn đề mà Hội đồng Quốc phòng và An ninh sẽ thảo luận và quyết định liên quan đến tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.
2- Đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
3- Những vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại trước khi công bố pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
4- Phát biểu của Chủ tịch nước với Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước để Quốc hội thảo luận và quyết định.
5- Những vấn đề khác Chủ tịch nước thấy cần thiết báo cáo Bộ Chính trị."
Danh sách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Dòng thời gian Chủ tịch nước Việt Nam:
Các nguyên Chủ tịch nước còn sống
Hiện tại còn 5 nguyên Chủ tịch nước còn sống. Nguyên chủ tịch nước còn sống cao tuổi nhất là Trần Đức Lương và trẻ tuổi nhất là Nguyễn Xuân Phúc. Người qua đời gần nhất là ông Lê Đức Anh vào ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 98. Các nguyên Chủ tịch nước dưới đây được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ. |
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam, được lập ra theo điều 89 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Hội đồng gồm một Chủ tịch, một Phó Chủ tịch, và 4 ủy viên.
Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam là Chủ tịch nước Việt Nam.
Phó chủ tịch của Hội đồng là Thủ tướng Việt Nam.
4 ủy viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam gồm: Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Chủ tịch của Hội đồng quốc phòng và an ninh là vị trí lãnh đạo cao nhất của Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, theo Hiến pháp 2013 là lãnh đạo quân sự tối cao .
Chủ tịch đề nghị danh sách thành viên của hội đồng để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn. Thành viên của Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội của Việt Nam.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt, quyết định những vấn đề sống còn của một quốc gia như tuyên bố các tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, quân đội, công an, ngoại giao để bảo vệ tổ quốc. Lúc đó Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Phiên họp
Tháng 12 mỗi năm trong mỗi nhiệm kỳ, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Ngoại giao sẽ đến Hội đồng Quốc phòng và An ninh tại Phủ Chủ tịch thảo luận các vấn đề quân sự, đối nội, đối ngoại, an ninh và quốc phòng của quốc gia.
Phiên họp đầu tiên
Ngày 26/12/2016: Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, cho ý kiến về Quy chế làm việc; một số nhiệm vụ trọng tâm Chương trình công tác toàn khóa và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhằm quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Chỉ thị số 46-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới” và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Phiên họp thứ hai
Chiều ngày 8/12/2017: Hội đồng đã nghe các báo cáo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các cơ quan hữu quan và cho ý kiến về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại năm 2017, phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2018; công tác sẵn sàng chiến đấu, tổ chức luyện tập, diễn tập các phương án xử lý tình huống phức tạp về quốc phòng, an ninh; về lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Phát biểu kết luận, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh thay mặt Hội đồng biểu dương lực lượng Quân đội, Công an đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 10, Nghị quyết Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ 4 và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Lịch sử
Trước đó cơ quan này có tên gọi là Hội đồng Quốc phòng Tối cao (1948-1959), rồi Hội đồng Quốc phòng (1960-1992), hiện nay là Hội đồng Quốc phòng và An ninh (1992-nay).
Hội đồng Quốc phòng Tối cao
Hội đồng Quốc phòng Tối cao được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1948, gồm có 6 thành viên:
Chủ tịch Hội đồng: Hồ Chí Minh (Chủ tịch Chính phủ)
Phó Chủ tịch Hội đồng: Lê Văn Hiến (Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Các ủy viên: Phan Kế Toại (Quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ), Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia và dân quân tự vệ), Phan Anh (Bộ trưởng Bộ Kinh tế), Tạ Quang Bửu (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).
Ngày 2 tháng 8 năm 1949, có thay đổi nhỏ về nhân sự Hội đồng Quốc phòng Tối cao: Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới được bổ nhiệm tham gia Hội đồng và làm Phó Chủ tịch Hội đồng thay Lê Văn Hiến. Như vậy Hội đồng có 7 thành viên, ngoài Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên còn lại là: Lê Văn Hiến, Phan Kế Toại, Phan Anh, Võ Nguyên Giáp và Tạ Quang Bửu.
Hội đồng Quốc phòng
Hội đồng Quốc phòng, theo Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống lĩnh các lực lượng vũ trang toàn quốc, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng. Theo đề nghị của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Quốc hội quyết định cử Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng. Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp 1980 có ghi: Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Hội đồng Quốc phòng và An ninh, theo Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992: Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch nước trong việc điều hành nhà nước, hoạch định các chính sách đối nội, đối ngoại, quân sự trong lĩnh vực an ninh, duy trì ổn định trật tự chính trị-xã hội, bảo vệ quyền lợi và tự do của nhân dân; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 4 ủy viên và các thành viên tham dự
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh kiêm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang: Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch Hội đồng: Thủ tướng Chính phủ
Ủy viên gồm: Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Trụ sở của Hội đồng Quốc phòng và An ninh được đặt tại Phủ Chủ tịch nước
Danh sách HĐQP nước VNDCCH
1960-1964
Chủ tịch: Hồ Chí Minh
Phó chủ tịch: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp
Uỷ viên: Văn Tiến Dũng, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân, Chu Văn Tấn
1964-1971
Chủ tịch: Hồ Chí Minh (đến năm 1969); Tôn Đức Thắng (từ năm 1969)
Phó chủ tịch: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp , Chu Văn Tấn
Uỷ viên: Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Trân, Song Hào
1971-1975
Chủ tịch: Tôn Đức Thắng
Phó chủ tịch: Phạm Văn Đồng
Uỷ viên: Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Côn, Chu Văn Tấn, Song Hào, Trần Hữu Dực
1975-1976
Chủ tịch: Tôn Đức Thắng
Phó chủ tịch: Phạm Văn Đồng
Uỷ viên: Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Song Hào
Danh sách HĐQP nước CHXHCNVN
1976-1981
Chủ tịch: Tôn Đức Thắng
Phó Chủ tịch: Phạm Văn Đồng
Uỷ viên: Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn, Văn Tiến Dũng, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh
1981-1987
Chủ tịch: Trường Chinh
Phó Chủ tịch: Phạm Văn Đồng
Uỷ viên: Nguyễn Hữu Thọ, Phạm Hùng, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu
1987-1992
Chủ tịch: Võ Chí Công
Phó Chủ tịch: Phạm Hùng (22/6/1987-10/3/1988)
Võ Văn Kiệt (Quyền từ 11/3-22/6/1988)
Đỗ Mười (22/6/1988-9/8/1991)
Ủy viên: Lê Quang Đạo, Lê Đức Anh, Mai Chí Thọ, Nguyễn Cơ Thạch
Danh sách HĐQP&AN nước CHXHCNVN
Hiện nay, cơ cấu Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm:
Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang: Chủ tịch nước
Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh: Thủ tướng Chính phủ
Uỷ viên: Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tham dự: Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, 1 Thứ trưởng Bộ Công an, đại diện Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Ngoại giao
1992-1997
Chủ tịch: Lê Đức Anh
Phó Chủ tịch: Võ Văn Kiệt
Uỷ viên: Nông Đức Mạnh, Đoàn Khuê, Bùi Thiện Ngộ, Nguyễn Mạnh Cầm
1997-2002
Chủ tịch: Trần Đức Lương
Phó chủ tịch: Phan Văn Khải
Uỷ viên: Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Minh Hương, Nguyễn Mạnh Cầm (đến năm 2000), Nguyễn Dy Niên (từ năm 2000).
2002-2006
Chủ tịch: Trần Đức Lương
Phó Chủ tịch: Phan Văn Khải
Uỷ viên: Nguyễn Văn An, Phạm Văn Trà, Lê Hồng Anh, Nguyễn Dy Niên.
2006-2011
Chủ tịch: Nguyễn Minh Triết
Phó Chủ tịch: Nguyễn Tấn Dũng
Uỷ viên: Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Lê Hồng Anh, Phạm Gia Khiêm.
2011-2016
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII.
Chủ tịch: Trương Tấn Sang
Phó Chủ tịch: Nguyễn Tấn Dũng
Uỷ viên: Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Phạm Bình Minh.
Được bầu tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII
Chủ tịch: Trần Đại Quang
Phó Chủ tịch: Nguyễn Xuân Phúc
Ủy viên: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm.
2016-2021
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch:
Trần Đại Quang (4/2016–9/2018)
Đặng Thị Ngọc Thịnh (Quyền Chủ tịch từ 9/2018–10/2018)
Nguyễn Phú Trọng (10/2018–04/2021)
Phó Chủ tịch: Nguyễn Xuân Phúc
Ủy viên: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ngô Xuân Lịch, Tô Lâm, Phạm Bình Minh
Được bầu tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV
Chủ tịch: Nguyễn Xuân Phúc
Phó Chủ tịch: Phạm Minh Chính
Ủy viên: Vương Đình Huệ, Phan Văn Giang, Tô Lâm, Bùi Thanh Sơn
2021-2026
Được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV
Chủ tịch:
Nguyễn Xuân Phúc (4/2021–01/2023)
Võ Thị Ánh Xuân (Quyền Chủ tịch từ 01/2023 đến 03/2023)
Võ Văn Thưởng (từ 03/2023 đến nay)
Phó Chủ tịch: Phạm Minh Chính
Ủy viên: Vương Đình Huệ, Phan Văn Giang, Tô Lâm, Bùi Thanh Sơn
Sơ đồ
Sơ đồ tổ chức từ năm 2020 |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam là thành viên của Quốc hội Việt Nam, được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu theo khu vực bầu cử, là người đại diện và chịu trách nhiệm trước cử tri và nhân dân bầu ra mình. Đại biểu cũng chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước. Thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân Việt Nam sử dụng quyền lực của mình để định đoạt các vấn đề của đất nước.
Số lượng Đại biểu không cố định cho mỗi kỳ Quốc hội. Trong lần bầu cử gần đây nhất năm 2021, Quốc hội Việt Nam khóa XV có tổng cộng 498 Đại biểu.
Địa vị pháp lý
Địa vị pháp lý của một đại biểu quốc hội được bắt đầu sau khi Quốc hội đã xác nhận tư cách đại biểu tại phiên họp đầu tiên của kỳ thứ nhất mỗi khóa Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu quốc hội được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau.
Trong số các đại biểu quốc hội, có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách.
Số lượng đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách do Quốc hội quyết định.
Đại biểu chuyên trách và Đại biểu kiêm nhiệm
Theo Luật Tổ chức Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, đại biểu chuyên trách dành toàn bộ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Cũng theo luật này, Đại biểu kiêm nhiệm dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để thực hiện vai trò đại biểu Quốc hội.
Theo cơ cấu Quốc hội khóa XIV, đại biểu chuyên trách gồm có 114 đại biểu chuyên trách trung ương (thuộc các cơ quan của Quốc hội) và 67 đại biểu chuyên trách địa phương, trong đó Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An mỗi đoàn có 2 đại biểu, các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương còn lại mỗi tỉnh có một đại biểu chuyên trách địa phương tỉnh đó.
Thống kê tỉ lệ đại biểu chuyên trách theo các khóa:
Tiêu chuẩn
Tuổi bầu cử và ứng cử
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:
Điều 2 quy định: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội
Điều 3 quy định: Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo luật định phải là công dân Việt Nam, từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành đại biểu Quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử, và được Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội xác định là đủ tư cách làm đại biểu Quốc hội.
Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một đại biểu quốc hội phải có những tiêu chuẩn sau đây:
Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật
Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Nhiệm vụ
Đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp của Quốc hội, tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Trong kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các phiên họp và có quyền: thảo luận và quyết định chương trình kỳ họp; trình dự án luật và biểu quyết thông qua các dự án luật, các nghị quyết của Quốc hội; chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tham gia bầu cử và có thể được bầu vào các chức danh Nhà nước, các cơ quan lãnh đạo, các tổ chức của Quốc hội.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp, đại biểu quốc hội có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, tuyên truyền thực hiện tốt pháp luật.
Đại biểu còn có nhiệm vụ chuyển đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết; tham gia các hoạt động khảo sát, kiểm tra việc thi hành hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết của Quốc hội, các văn bản dưới luật, tìm hiểu thực tế ở địa phương hoặc cơ sở để giúp cho việc thảo luận và tham gia quyết định các vấn đề tại kỳ họp của Quốc hội.
Quyền hạn
Quyền trình dự án luật
Đại biểu quốc hội có trình kiến nghị về luật, pháp lệnh; trình dự án luật, pháp lệnh theo trình tự do pháp luật quy định.
Quyền chất vấn
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà đại biểu Quốc hội chất vấn.
Trong thời gian giữa hai kỳ họp, chất vấn được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Tùy theo nội dung và tính chất của chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể quyết định người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn. Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quyền bất khả xâm phạm và miễn truy tố
Đại biểu Quốc hội được pháp luật bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Những hành vi cản trở đại biểu quốc hội thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đó. Đại biểu Quốc hội bị Tòa án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.
Quyền được cung cấp thông tin
Đại biểu quốc hội được cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Quốc hội và được quyền yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của mình.
Quyền thuê nhà ở công vụ
Đại biểu Quốc hội có thể thuê nhà công vụ Quốc hội. Nhà công vụ Quốc hội có giá thuê từ 600.000–700.000 đồng/tháng/căn hộ, chưa kể điện nước và các chi phí khác, vào tháng 8 năm 2014 (theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội). Hiện nay, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý Bất động sản Tây Đô đang là đơn vị quản lí vận hành nhà ở công vụ. Nhà công vụ Quốc hội ở địa chỉ số 2 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Bầu cử đại biểu quốc hội
Việc bầu cử đại biểu quốc hội được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Mỗi tỉnh thành được phân ra thành nhiều đơn vị bầu cử. Số lượng đơn vị bầu cử tuy thuộc vào dân số tỉnh thành đó. Mỗi đơn vị bầu cử thường bầu chọn ra từ 1 đến 3 Đại biểu .
Đại biểu được bầu sẽ chịu trách nhiệm với cử tri thuộc đơn vị bầu cử của mình. Thông thường 1 đơn vị bầu cử bao gồm một hoặc nhiều quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh đó.
Quyền bầu cử
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người bị tước các quyền đó.
Quyền ứng cử
Công dân Việt Nam có quyền ứng cử, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử theo các tiêu chuẩn được quy định trong Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội .
Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử làm đại biểu Quốc hội. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
Pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội còn quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội để cử tri lựa chọn trong số các ứng cử viên bầu ra những người đại diện trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Các tổ chức bầu cử
Để phụ trách công tác bầu cử, các tổ chức bầu cử sau đây đã được thành lập:
Ở cấp trung ương: Hội đồng bầu cử
Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ủy ban bầu cử
Đơn vị bầu cử: Ban bầu cử
Ở khu vực bỏ phiếu: Tổ bầu cử
Nhiệm kỳ hoạt động
Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cử tri nơi bầu ra đại biểu Quốc hội đó. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Đoàn đại biểu quốc hội
Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một Thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tỉnh hợp thành Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Đoàn Đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, có thể có Phó trưởng đoàn để tổ chức hoạt động của đoàn, giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan tổ chức khác ở địa phương về các vấn đề liên quan đến hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và thư ký Đoàn Đại biểu Quốc hội là bộ phận giúp việc cho Đoàn Đại biểu Quốc hội.
Trước khi có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thì có chức danh Thư ký đoàn làm các công việc phục vụ Đoàn nhưng từ khi có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội thì không còn chức danh thư ký nữa. Tổ chức Văn phòng Đoàn hiện nay (đến năm 2007) có 2 dạng sau:
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (độc lập) - Văn phòng Hội đồng nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội - (Văn phòng chung. Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh)
Theo điều 38, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 , một đại biểu Quốc hội có thể được chuyển sinh hoạt từ đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này sang đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nếu trong nhiệm kì họ thay đổi vị trí công tác đến nơi mới.
Nhận xét và ý kiến
"Hiện nay, đại biểu Quốc hội chỉ là ông bưu điện, bởi chỉ nhận đơn khiếu kiện của người dân rồi chuyển đến các cơ quan nhà nước yêu cầu trả lời...(...)... Việc giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, HĐND trong thực hiện luật khiếu nại, tố cáo cũng có gì đó không ổn. Giám sát trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao" - Lê Quang Bình, Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
"Đại biểu Quốc hội là của toàn dân nên không phải lo ngại việc tỉnh nào khuyết Đại biểu Quốc hội thì tiếng nói sẽ yếu. Bởi điều chuyển là bình thường nhất là khi hiện nay cho phép Đại biểu Quốc hội ngoài việc tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử còn được tiếp xúc cử tri ở nơi khác nên không đáng lo ngại chuyện này"- Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc |
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 11 năm 2005.
Thứ ba, ngày 1 tháng 11
Cơn bão số 8 đã tràn vào các tỉnh ven biển miền trung với sức gió lên tới cấp 10, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế... bị nhiều thiệt hại lớn. Tại Đà Nẵng, các trường học đóng cửa, nhiều khu vực trong thành phố mất điện trong nhiều giờ, nhiều chỗ ngập lụt do mưa lớn, giao thông đình trệ. Tính đến ngày 3/11/2005 đã có 21 người chết và 1 chuyên gia người nước ngoài đã mất tích.
Thứ sáu, ngày 4 tháng 11
Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ thứ 4 tại Mar del Plata (Argentina) kết thúc, các nước Tây Bán Cầu chưa quyết định tiếp tục quá trình lập FTAA.
Thứ hai, ngày 7 tháng 11
Cảnh sát Chile bắt cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori tại thủ đô Santiago de Chile, sau khi chính phủ Peru yêu cầu dẫn độ ông về nước đó.
Ngoại trưởng Ấn Độ K. Natwar Singh từ chức do những cáo buộc là ông lợi dụng Chương trình đổi dầu lấy lương thực tại Iraq bất hợp pháp.
Thứ ba, ngày 8 tháng 11
Tổng thống Pháp Jacques Chirac tuyên bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng giới nghiêm để ngăn chặn bất ổn sau khi bộc phát từ ngoại ô Paris rồi lan ra hơn 300 thành phố và thị trấn khắp nước Pháp.
Thứ tư, ngày 9 tháng 11
Bom nổ tại ba khách sạn ở Amman, Jordan làm thiệt mạng 57 người, các nhà chức trách tình nghi là do bom tự sát.
Thứ năm, ngày 10 tháng 11
Ellen Johnson-Sirleaf thắng đa số phiếu trong hiệp hai của cuộc bầu cử tổng thống Liberia.
Thứ bảy, ngày 12 tháng 11
Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2005 khai mạc tại Thái Lan.
Chủ nhật, ngày 13 tháng 11
Người dân Burkina Faso tham gia bầu cử tổng thống. Ông Blaise Compaoré đang giữ chức vụ Tổng thống Burkina Faso, và nhiều người dự đoán là ông sẽ được nhiệm kỳ thứ ba.
Thứ ba, ngày 15 tháng 11
Sayako Kuroda của Nhật kết hôn với một người dân thường, vì vậy cô từ bỏ danh hiệu công chúa và rời khỏi hoàng gia.
Thứ năm, ngày 17 tháng 11
Sau gần ba tuần bạo động, cảnh sát Pháp tuyên bố "trở lại bình thường".
Thứ bảy, ngày 19 tháng 11
Đại hội Thể thao châu Á Trong nhà 2005 bế mạc tại Thái Lan.
Thứ hai, ngày 21 tháng 11
Thủ tướng Israel Ariel Sharon rời đảng Likud và thành lập đảng Kadima mới.
Thứ ba, ngày 22 tháng 11
Angela Merkel của đảng Liên hiệp Dân chủ Công giáo (CDU) được bầu làm nữ thủ tướng đầu tiên của Đức.
Thứ tư, ngày 23 tháng 11
Benzen từ vụ nổ nhà máy hóa chất Cát Lâm 2005 đã gây ô nhiễm nặng cho con sông Tùng Hoa và bắt buộc thành phố Cáp Nhĩ Tân phải cắt nguồn cung cấp nước từ nó.
Thứ năm, ngày 24 tháng 11
Thành phố Khabarovsk ở Viễn Đông của Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi một dải nước nhiễm độc benzen dài 80 km, từ vụ nổ tại nhà máy hóa chất Cát Lâm ngày 13 tháng 11, đã vào tới sông Amur (Hắc Long Giang), nguồn cung cấp nước chủ yếu cho 1,5 triệu người của thành phố.
Thứ bảy, ngày 26 tháng 11
Viện chưởng lý Anh Sir Goldsmith tuyên bố là những chủ bút nào xuất bản giác thư về việc nổ bom tại Al Jazeera có thể bị mang ra tòa dưới Đạo luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Chủ nhật, ngày 27 tháng 11
Người treo cổ Singapore Darshan Singh đã được cho nghỉ sau khi danh tính và hình ảnh ông này bị một tờ báo của Úc tiết lộ trước khi cuộc hành quyết của người Úc Nguyễn Tường Vân diễn ra vào ngày 2 tháng 12. Trong suốt 46 năm hành nghề, ông Singh 74 tuổi này đã treo cổ hơn 850 người. Một người treo cổ khác sẽ thay thế ông.
Một trận trận động đất xảy ra phía nam Iran, mạnh khoảng 5.9 độ theo thang độ địa chấn.
Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 khai mạc tại Philippines. Việt Nam đang tham dự; xem Việt Nam tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 để theo dõi các kết quả.
Thứ hai, ngày 28 tháng 11
Thủ tướng Canada Paul Martin tuyên bố là ông sẽ yêu cầu Toàn quyền giải tán nghị viện, dẫn đến cuộc bầu cử mùa đông, sau khi chính phủ ông bị đổ do một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Hạ viện với số phiếu 171 thuận và 133 chống. BBC
Đức Hồng y Công giáo Crescenzio Sepe và phái đoàn Tòa Thánh chính thức thăm Việt Nam. Đức Hồng y là vị Bộ trưởng Bộ truyền giáo đầu tiên của Giáo hội đến Việt Nam kể từ năm 1975. Dự kiến, Ngài sẽ thăm và làm việc tại Tổng Giáo phận Hà Nội, Huế, Tp. HCM và 2 giáo phận khác là Giáo phận Hưng Hóa và Bà Rịa trong vòng một tuần lễ. BBC VOA
Thứ ba, ngày 29 tháng 11
Nghị viện Canada bị giải tán và một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra ngày 23 tháng 1 năm 2006, sau khi chính phủ thiểu số của Thủ tướng Paul Martin bị đổ do một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong Hạ viện.
Mozilla Firefox 1.5, phiên bản mới nhất của trình duyệt web mã nguồn mở phổ biến, được phát hành chính thức. |
Hồ Thang Hen là một hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Nó nằm ở độ cao trên 1000 mét so với mực nước biển, về phía Bắc thành phố Cao Bằng, cách cây số 34 trên đường từ thành phố Cao Bằng về thị trấn Trà Lĩnh khoảng 5-7 km, Hồ nằm gần địa giới giữa huyện Quảng Hòa và Huyện Hòa An
Tên của hồ theo nghĩa tiếng Tày là "đuôi ong", bởi vì từ trên cao nhìn xuống thì hồ có hình tựa như đuôi con ong. Hồ có chiều rộng chừng 100–300 m, chiều dài 500-1.000 m, tùy theo mực nước.
Hồ là một bể nước kín tự nhiên, có các dòng sông suối ngầm đổ về, và cũng có nhiều dòng suối ngầm chảy đi theo một hệ thống sông suối ngầm nằm sâu trong lòng những rặng núi đá, Nguồn cung cấp nước chính là sông Trà Lĩnh. Hiện tượng này trong ngành địa chất gọi là Carxtơ. Nước hồ Thang Hen hàng ngày vẫn có 2 đợt thủy triều lên xuống. Độ chênh lệch của mực nước lớn và nhỏ trong hồ - giữa mùa mưa và mùa khô - có thể tới độ 15 hoặc 20 m. Vào mùa lũ lớn, do có cả nước bề mặt đổ về nên nước chảy đi không xuể, làm cho hồ tràn sang các thung lũng liên kết tạo thành một chuỗi có tới 36 hồ nước xanh ngắt. Một trong các hồ bên cạnh Thang Hen là hồ Thăng Luông. Vào mùa khô hạn lớn thì hồ có thể trơ đáy, chỉ còn ít nước tại hồ chính Thang Hen với mức nước thấp nhất 10 m, và các sông suối ngầm đều chảy ngầm hoàn toàn. Khi hồ cạn, có thể quan sát trên bờ bùn dốc ngược có những hố lớn mà dưới lòng phễu của chúng là những thân cây, củi gỗ xếp xoay như được xoắn hút xuống; đó là những cửa ngầm thoát nước vào mùa nước lên.
Thượng nguồn của hồ là hang Thang Hen. Một trong các suối bắt nguồn từ hồ là Suối Củn, chảy lộ thiên bắt đầu từ một miệng nguồn trên một dãy núi đá vôi bao quanh hồ, có đỉnh cao tới 2000 mét do với mực nước biển, tới thị xã Cao Bằng thì nhập vào sông Bằng. Năm 2000 tại nguồn của suối đã xuất hiện một "giếng sụt" có đường kính gần 100 m, tụt sâu 50–70 m; sinh ra bởi hiện tượng ăn mòn đá vôi do dòng chảy ngầm (hiện tượng Carxtơ).
Khu vực hồ Thang Hen có bờ vực đá dựng đứng sâu từ 5 cho tới 20–30 m và động cao 20 m thông lên phía triền núi. Trên núi đá có các giống cây quý như cây nghiến để lấy gỗ làm nhà, cây báng với thân cây có thể ủ men, rồi nấu thành rượu báng. Tại đây cũng có rừng trám trắng và trám đen.
Làng Lũng Táo nằm cách hồ khoảng 2 km. Làng gồm toàn nhà sàn, lợp ngói máng và làm toàn bằng gỗ nghiến. Bản trù phú và đông dân nhất ở cùng trong một triền thung lũng với hồ và cách hồ khoảng 2–3 km. Đối với vùng lân cận, hồ Thang Hen có khả năng điều hòa vi khí hậu: nhiệt độ vào những đêm mùa hè có thể lạnh bất thường. |
Theo tiếng Anh, RSA có thể chỉ đến:
Bộ Đạo luật Cập nhật Chú thích New Hampshire (Revised Statutes Annotated) của tiểu bang New Hampshire
Cộng hòa Nam Phi (Republic of South Africa)
Hội Nghệ thuật Hoàng gia (Royal Society of Arts, tên đầy đủ là Royal Society for the encouragement of Arts, Manufactures and Commerce), hội từ thiện được thành lập vào năm 1754.
Trường Pháo binh Hoàng gia (Royal School of Artillery) của Quân đội Anh
Học viện Hoàng gia Scotland (Royal Scottish Academy), học viện mỹ thuật nổi tiếng ở Edinburgh cũng có nhà trưng bày mở cho người thường
Cơ quan Phục vụ Cựu binh New Zealand (Royal New Zealand Returned and Services' Association)
Cơ quan Vũ trụ Nga (Russian Space Agency, cũng được viết tắt là RKA)
Hệ mật mã khóa RSA, một thuật toán Hệ mật mã khóa công khai, đặt tên theo ba người sáng chế Rivest, Shamir và Adleman.
Bán rượu hợp lý (Responsible Service of Alcohol)
RSA Security hoặc RSA Laboratories, công ty chuyên môn về an ninh trên mạng
Ridley Scott Associates, công ty sản phẩm quảng cáo trên TV được thành lập vào năm 1968 bởi Ridley Scott và Tony Scott
Khu vực phục vụ nông thôn (Rural Service Area), khu vực nông thôn có phục vụ điện thoại cầm tay, thuật ngữ này được sửa dụng trong ngành viễn thông
Thu hút theo dãy ngẫu nhiên (Random Sequential Absorption), mô hình thu hút các hạt khỏi mặt
Số RSA
Từ viết tắt từ chữ đầu
Danh sách các từ kết hợp từ ba chữ cái |
Địa vật lý là một ngành của khoa học Trái Đất nghiên cứu về các quá trình vật lý, tính chất vật lý của Trái Đất và môi trường xung quanh nó. Phạm trù địa vật lý đôi khi chỉ đề cập đến các ứng dụng của nó: hình dạng Trái Đất, trường từ và trường trọng lực của quả đất, thành phần và cấu trúc bên trong của nó, các quá trình động lực học và biểu hiện trên bề mặt của chúng trong kiến tạo mảng, sự hình thành của magma, núi lửa và các thành tạo đá. Tuy nhiên, các tổ chức địa vật lý hiện đại sử dụng một định nghĩa rộng hơn bao gồm chu kỳ tuần hoàn của nước (xét đến cả băng và tuyết), các quá trình động lực của chất lỏng trong đại dương và khí quyển, điện tích và từ tính trong quyển ion, quyển từ của Trái Đất, và các vấn đề khác thường liên quan đến Mặt trăng và các hành tinh khác.
Khảo sát địa vật lý nghiên cứu một loạt các hiện tượng tự nhiên, bao gồm cả hình dạng, sự vận động trong lòng Trái Đất, và các quá trình trong thạch quyển, thủy quyển và khí quyển.
Địa vật lý có hai hướng nghiên cứu là Vật lý Địa cầu nghiên cứu cơ bản về Trái Đất và môi trường xung quanh, và Địa vật lý Thăm dò. Địa vật lý thăm dò bao gồm việc ứng dụng lý thuyết địa vật lý và thiết bị vào mục đích tìm kiếm thăm dò tài nguyên hay khảo sát môi trường trong phạm vi lớp vỏ ngoài Trái Đất.
Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu của địa vật lý cũng được ứng dụng vào nghiên cứu các thiên thể trong vũ trụ.
Tổng quan
Theo truyền thống, Địa vật lý đôi khi được coi là một nhánh độc lập của các ngành khoa học tự nhiên, khác biệt với địa chất và vật lý đơn thuần, mặc dù có sự nhấn mạnh đến tính liên ngành. Liên đoàn Trắc địa và Địa vật lý Quốc tế (IUGG) đại diện cho địa vật lý trong Hội đồng Khoa học Quốc tế (International Science Council, ISC) ở mức độ tương tự như sinh học, hóa học, vật lý và toán học. Nhiều trường đại học có khoa Địa vật lý riêng biệt, và có một hệ thống độc lập của hiệp hội địa vật lý, các ấn phẩm, và các hội nghị.
Địa vật lý được áp dụng cho các nhu cầu xã hội, chẳng hạn như tìm tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai. Dữ liệu Khảo sát địa vật lý được sử dụng để phân tích tiềm năng chứa dầu khí, khoáng sản, tìm nước ngầm, tìm di vật khảo cổ học, tìm vật chưa nổ (UXO), xác định độ dày của băng hà và đất, và đánh giá tính chất đất đá tại các vị trí xây dựng để xử lý môi trường và kỹ thuật xây dựng,...
Lịch sử
Địa vật lý được công nhận là một lĩnh vực khoa học riêng biệt từ thế kỷ 19, tuy vậy nguồn gốc của nó đã có từ thời cổ đại.
La bàn từ tính đầu tiên đã được chế từ đá nam châm (Lodestone), và sau đó la bàn từ tính đóng vai trò quan trọng trong hàng hải. Các dụng cụ quan sát địa chấn đầu tiên được chế từ năm 132 TCN ở Trung Hoa.
Isaac Newton áp dụng lý thuyết tương tác hấp dẫn của ông để giải thích về cơ chế thủy triều. Sau đó các công cụ được phát triển để đo hình dạng, mật độ và trọng trường Trái Đất, cũng như các thành phần trong vòng tuần hoàn nước.
Trong thế kỷ 20, các phương pháp địa vật lý đã được phát triển cho thăm dò thạch quyển và thủy quyển Trái Đất. Địa vật lý cũng đóng một vai trò thiết yếu trong sự phát triển của lý thuyết kiến tạo mảng.
Các hiện tượng vật lý
Địa vật lý đề cao tính liên ngành, đóng góp vào mọi lĩnh vực của vật lý và các khoa học Trái Đất. Để cung cấp một ý tưởng rõ ràng hơn về những gì cấu thành địa vật lý, phần này mô tả hiện tượng được nghiên cứu trong vật lý và cách chúng liên quan đến Trái Đất và môi trường xung quanh của nó.
Trọng lực
Lực hấp dẫn cùng với lực ly tâm do sự tự xoay của Trái Đất tạo ra trọng trường Trái Đất, tác động lên các vật thể.
Mặt đẳng thế của trọng trường ứng với mực nước biển trung bình yên tĩnh, được gọi là Geoid và là một trong các định nghĩa về hình dạng của Trái Đất.
Các lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời làm xuất hiện thủy triều.
Các phép đo gia tốc trọng trường và thế hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất để xác định dị thường trọng lực, là nội dung của thăm dò trọng lực, được sử dụng để tìm kiếm các mỏ khoáng sản, cũng như cung cấp thông tin về sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Dòng nhiệt
Trái Đất hình thành và nguội dần, dẫn đến xuất hiện lớp vỏ ngoài rắn, làm giảm bớt quá trình thoát nhiệt. Phần nhiệt lượng trong lòng Trái Đất làm cho vật chất ở một phần lõi là thể lỏng. Các dòng nhiệt dẫn đến những chuyển động ở lõi lỏng, tạo ra từ trường Trái Đất theo thuyết geodynamo, còn vận động đối lưu manti dẫn đến chuyển động của các mảng kiến tạo nêu trong thuyết kiến tạo mảng . Các nguồn nhiệt chính gồm có nhiệt nguyên thủy và phân rã phóng xạ, và đóng góp nhỏ của chuyển đổi pha vật chất (như sự kết tinh).
Nhiệt chủ yếu được vận chuyển đến bề mặt bằng đối lưu nhiệt (Thermal convection). Tuy nhiên có hai lớp ranh giới nhiệt, là ranh giới lõi - quyển manti (core-mantle) hay Điểm gián đoạn Gutenberg, và thạch quyển (lithosphere), tại đó là dẫn nhiệt. Một phần nhiệt được đưa lên từ đáy quyển manti bởi các chùm manti.
Các dòng nhiệt lên bề mặt của Trái Đất là khoảng 4,2 × 1013 W, và nó là một nguồn tiềm năng của năng lượng địa nhiệt.
Địa chấn
Sóng địa chấn (Seismic wave) là rung động truyền qua lòng Trái Đất hoặc dọc theo bề mặt của nó. Toàn bộ Trái Đất cũng có thể dao động ở dạng gọi là chế độ bình thường (normal mode) hay dao động tự do của Trái Đất. Chuyển động mặt đất do sóng địa chấn hoặc chế độ bình thường được đo bằng địa chấn kế. Nếu các sóng đến từ một nguồn cục bộ như một trận động đất, vụ nổ, các phép đo tại nhiều địa điểm khác nhau cho phép xác định vị trí nguồn. Vị trí của trận động đất cung cấp thông tin về kiến tạo mảng và đối lưu manti.
Quan sát các sóng địa chấn là nguồn thông tin về các khu vực mà sóng đi qua. Nếu mật độ hoặc thành phần đá thay đổi đột ngột thì xảy ra sóng phản xạ. Phản xạ có thể cung cấp thông tin về cấu trúc gần bề mặt. Những thay đổi trong hướng đi, gọi là khúc xạ, được sử dụng để suy ra các cấu trúc sâu của Trái Đất.
Sử dụng sóng địa chấn với nguồn sóng tự nhiên hay nhân tạo để nghiên cứu cấu trúc thạch quyển và thủy quyển, là nội dung các phương pháp thăm dò địa chấn. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong cả vật lý địa cầu và địa vật lý thăm dò.
Động đất gây nguy hiểm cho con người. Hiểu được cơ chế của nó, tùy thuộc vào loại động đất (ví dụ, nội mảng kiến tạo hoặc tiêu điểm sâu), có thể dẫn đến các ước tính tốt hơn về nguy cơ động đất và cải tiến trong kỹ thuật công trình chịu động đất (Earthquake engineering).
Điện
Hiện tượng điện được thấy đầu tiên là sét trong mưa giông. Trái Đất là thể rắn, khí quyển bao quanh bị bắn phá bởi các bức xạ vũ trụ nên có điện tích dương. Nó tạo ra một điện trường gần mặt đất, trung bình là 120 V/m, và dòng điện khoảng 1800 A chạy trong mạch toàn cầu. Các dòng này thể hiện bởi sét bên dưới những đám mây.
Trong đất đá thì các quá trình điện hóa tạo ra điện thế thiên nhiên. Ngoài ra, nếu phát nguồn điện nhân tạo phát vào đất đá, thì tính chất điện khác nhau của các đất đá khác nhau sẽ cho ra phản ứng khác nhau. Nghiên cứu các quá trình này là cơ sở cho một loạt các phương pháp thăm dò điện, để nghiên cứu thạch quyển và thủy quyển với nhiều chủ đích.
Điện từ
Sóng điện từ xảy ra trong tầng điện ly, từ quyển và ở lõi ngoài Trái Đất. Đồng ca bình minh (Dawn chorus) được cho là gây ra bởi các điện tử năng lượng cao bị mắc kẹt trong vành đai bức xạ Van Allen. Ngoài ra sét đánh trong khí quyển, các nguồn phát sóng tần thấp (300 Hz – 10 kHz) từ các lò plasma trong tầng điện ly, trong từ quyển,... tạo ra sóng điện từ kiểu “tiếng huýt gió”. Sóng điện từ cũng có thể được tạo ra bởi động đất (xem Seismo-electromagnetics).Các cảm ứng điện từ trong thạch quyển và thủy quyển, gọi là dòng tellur, có nguồn gốc từ nhiễu động trong tầng điện ly, nhiễu từ trường, hoặc do chuyển động của các khối nước.
Tại lõi ngoài Trái Đất, dòng điện trong sắt lỏng có độ dẫn điện tạo ra từ trường bằng cảm ứng điện từ theo thuyết geodynamo. Sóng Alfvén là sóng từ thủy động lực trong từ quyển hoặc lõi Trái Đất. Trong lõi, chúng có thể có hiệu ứng rất nhỏ để quan sát được trong từ trường Trái Đất, nhưng sóng chậm như sóng từ Rossby (Magnetic Rossby waves) có thể là một trong các nguồn gốc của sự biến đổi từ trường Trái Đất theo thời gian.
Phương pháp điện từ được sử dụng trong khảo sát địa vật lý bao gồm Thăm dò điện từ Tellur (Magnetotellurics) và điện từ miền thời gian (Transient Electromagnetics, TDEM).
Từ trường
Từ trường Trái Đất đã được biết đến từ lâu, và đã được sử dụng để định hướng bằng la bàn. Ngày nay ta biết từ trường lái các hạt tích điện của gió mặt trời ra xa Trái Đất, bảo vệ sinh giới trên Trái Đất. Một phần nhỏ các hạt tích điện này xâm nhập được thượng tầng khí quyển và dẫn đến cực quang.
Từ trường Trái Đất được giải thích bằng thuyết geodynamo, coi rằng có nguồn gốc từ sự chuyển động của chất lỏng là sắt ở lõi ngoài Trái Đất.
Từ trường Trái Đất có dạng như một lưỡng cực nghiêng, và nó thay đổi theo thời gian, gọi là biến thiên thế kỷ. Các cực địa từ nằm gần các cực địa lý, nhưng trong khoảng thời gian ngẫu nhiên, trung bình 440.000 đến một triệu năm hoặc lâu hơn, cực tính của Từ trường Trái Đất đảo ngược. Những nghiên cứu Cổ địa từ, tập hợp và phân tích trong Đảo cực địa từ (Geomagnetic Polarity Time Scale), xác định có 184 đảo cực trong 83 triệu năm qua.
Sự đảo cực quan sát rõ trong địa tầng gần đây nhất, xảy ra vào giữa kỷ Đệ tứ, 781000 năm trước, là Đảo ngược Brunhes-Matuyama (Brunhes–Matuyama reversal). Sự đảo cực ngắn gần đây nhất là sự kiện Laschamp xảy ra 41.000 năm trước, trong thời kỳ băng hà cuối cùng, trong đó thời gian đảo cực dài cỡ 440 năm.
Các nhà địa chất quan sát đảo cực địa từ ghi lại trong đá núi lửa thông qua hiện tượng từ hóa dư tự nhiên, và lập ra tương quan Địa tầng từ tính (Magnetostratigraphy). Các dấu vết của chúng thể hiện rõ ở sự song song tuyến tính của các sọc dị thường từ ở đáy đại dương. Những sọc này cung cấp thông tin định lượng về sự lan rộng đáy đại dương, một phần quan trọng của thuyết kiến tạo mảng. Chúng là cơ sở của Địa tầng từ tính, dựng tương quan giữa đảo cực địa từ với các môn địa tầng học khác để xây dựng thang thời gian địa chất.
Từ hóa của các khoáng vật trong các loại đất đá được sử dụng để đo chuyển động của các lục địa. Nó cũng là cơ sở của thăm dò từ, thông qua đo đạc và xác định dị thường từ để giải đoán ra cấu trúc, thành phần, tính chất, trạng thái của đất đá trong thạch quyển, phục vụ nghiên cứu địa chất, môi trường và tìm kiếm khoáng sản.
Phóng xạ
Phân rã phóng xạ cấp khoảng 80% của nội nhiệt Trái Đất, tạo năng lượng cho geodynamo và kiến tạo mảng. Các nguồn cấp nhiệt chính có các đồng vị Kali K40, Urani U238, U235 và Thori Th232.
Nguyên tố phóng xạ được sử dụng trong định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, là phương pháp chính để thiết lập khoảng thời gian tuyệt đối trong Địa thời học.
Đo phóng xạ, gồm đo gamma tổng và đo phổ gamma, đo khí Radon, sẽ xác định phân bố của các đồng vị phóng xạ gần bề mặt Trái Đất, phục vụ cho lập bản đồ thạch học, tìm quặng phóng xạ, xác định mức độ hoạt động của đứt gãy, xác định ô nhiễm phóng xạ của môi trường tự nhiên.
Thủy động lực học
Chuyển động chất lỏng xảy ra trong từ quyển, khí quyển, đại dương, quyển manti và lõi Trái Đất. Ngay cả trong lớp phủ rắn mặc dù có một độ nhớt rất lớn, vẫn có sự chảy giống như một chất lỏng nếu xem xét trong khoảng thời gian dài (xem Địa động lực).
Địa vật lý Thủy động lực học là một công cụ chính trong vật lý hải dương học và khí tượng học. Sự quay của Trái Đất có ảnh hưởng sâu sắc đến thủy động lực học của Trái Đất, thường là do hiệu ứng Coriolis. Trong bầu không khí nó làm phát sinh chuỗi dòng xoáy quy mô lớn như sóng Rossby (Rossby waves) và xác định các mô hình lưu thông cơ bản của các cơn bão. Trong đại dương nó định hướng các lưu thông xoáy quy mô lớn như sóng Kelvin (Kelvin wave) và xoắn ốc Ekman (Ekman spirals) ở bề mặt đại dương.
Trong lõi Trái Đất, sự lưu thông xoáy của sắt nóng chảy được cấu trúc bởi các cột Taylor (Taylor column).
Sóng và những hiện tượng khác trong từ quyển có thể được mô phỏng bằng Từ thủy động lực học.
Đặc điểm của Trái Đất
Kích thước và hình dạng của Trái Đất
Ở dạng khái quát cao nhất, thì coi Trái Đất có dạng hình cầu.
Sự quay quanh trục dẫn đến lực ly tâm, làm nó phình ra về phía xích đạo. Vì vậy nó được khái quát có hình dạng của một ellipsoid có bề mặt là xấp xỉ của Geoid trên đại dương. Nó được gọi là Ellipsoid quy chiếu (Reference ellipsoid), là nền tảng trong môn Trắc địa để lập ra hệ tọa độ địa lý gồm vĩ độ (latitude), kinh độ (longitude), cao độ (elevation), lập ra khung chiếu (Projection) cho thành lập Bản đồ địa hình trên Trái Đất. Tuy nhiên các quốc gia chọn cách xấp xỉ với Geoid và chọn điểm mốc kinh tuyến gốc khác nhau, nên hiện có nhiều Hệ tọa độ địa lý.
Trong số đó hệ WGS84 (World Geodetic System 1984) có xuất phát từ Hoa Kỳ và được gọi là Hệ thống trắc địa thế giới, đang là cơ sở của Hệ thống định vị toàn cầu GPS, được dùng phổ biến nhất. Hệ WGS84 sử dụng mô hình geoid EGM96 (Earth Gravitational Model 1996) hiệu đính năm 2004, với bán kính tại xích đạo a = 6378137 m và tại địa cực b = 6356752.3142 m, độ dẹt f = 1/298.257223563.
Các chi tiết hình dạng Trái Đất thì bị ảnh hưởng bởi sự phân bố của các lục địa và bồn đại dương, và trong chừng mực nào bởi sự di động của các mảng kiến tạo.
Hình dạng Trái Đất đầy đủ nhất, là bề mặt vật lý gồm đất liền và vùng nước, tức địa hình với độ cao so với bề mặt của ellipsoid quy chiếu, và biểu diễn trên Bản đồ địa hình. Trên bản đồ các vùng nước được biều diễn bằng mực nước trung bình, ví dụ mặt Biển Chết là -429 m, mặt hồ Ba Bể ở Việt Nam là +145 m, tuy nhiên các vùng phủ băng vĩnh cửu thường bị bỏ trống.
Cấu trúc bên trong
Các bằng chứng địa chấn học, dòng nhiệt bề mặt, và vật lý khoáng vật được kết hợp với khối lượng và lực quán tính của Trái Đất để suy ra các mô hình bên trong Trái Đất - thành phần, mật độ, nhiệt độ, áp suất của nó.
Ví dụ, về trung bình của Trái Đất có khối lượng riêng (5,515) cao hơn rất nhiều so với các loại đá trên bề mặt (2,7-3,3). Nó cho thấy rằng các vật chất ở sâu hơn là dày đặc hơn. Mô men quán tính của Trái Đất thấp, 0.33 MR2, so với một khối tương đương có mật độ không đổi là 0,4 MR2. Đương nhiên có sự gia tăng mật độ nén dưới áp suất rất lớn trong lòng đất, tuy nhiên các ảnh hưởng của áp suất có thể được tính toán bằng cách sử dụng phương trình Adams-Williamson (Adams–Williamson equation). Kết luận là chỉ riêng áp suất không thể giải thích cho sự gia tăng mật độ. Thay vào đó, chúng ta biết rằng lõi của Trái Đất bao gồm hợp kim của sắt và các chất khác.
Việc tái hiện các sóng địa chấn ở bên trong Trái Đất cho thấy không có sóng ngang S truyền qua lõi ngoài. Vì chất lỏng không truyền sóng ngang, nên lõi ngoài là dạng lỏng, và chuyển động của chất lỏng có độ dẫn điện này tạo ra từ trường Trái Đất theo thuyết geodynamo. Tuy nhiên lõi trong là rắn do áp suất rất lớn.
Tái hiện phản xạ địa chấn ở phần sâu bên trong cho thấy một số gián đoạn lớn trong tốc độ truyền sóng địa chấn, phân chia ranh giới các vùng chính của Trái Đất: lõi trong, lớp lõi ngoài, quyển manti (Mantle), thạch quyển và lớp vỏ (Crust).
Quyển manti được chia thành các manti trên, vùng chuyển tiếp, manti dưới và lớp D". Giữa quyển manti trên và lớp vỏ ngoài cùng là Bề mặt Mohorovičić (Mohorovičić discontinuity).
Từ quyển
Khi từ trường của hành tinh đủ mạnh, nó tương tác với gió mặt trời tạo thành một Từ quyển. Đo trên phi thuyền không gian đã vẽ được kích cỡ của từ trường Trái Đất. Nó kéo dài về phía Mặt trời khoảng 10 lần bán kính Trái Đất.
Luồng hạt mang điện tích do mặt trời phóng ra, gọi là gió mặt trời, tương tác với từ trường Trái Đất, dẫn đến đuôi từ quyển kéo dài hàng trăm lần bán kính Trái Đất về hướng đối diện. Từ quyển và khí quyển chặn các hạt này, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
Bên trong từ quyển, có những vùng tương đối dày đặc của các hạt gió mặt trời được gọi là vành đai bức xạ Van Allen.
Vật lý khoáng vật
Các loại đất đá, khoáng vật, đối tượng nghiên cứu khác nhau có tính chất vật lý khác nhau. Sự khác biệt về tính chất vật lý giữa đối tượng nghiên cứu và môi trường xung quanh nó tạo ra các dị thường địa vật lý có thể quan sát được nhờ các thiết bị đo ghi các hiện tượng vật lý.
Các tính chất vật lý của khoáng vật được nghiên cứu để từ những nguồn thông tin đo ghi được như: địa chấn, các gradient địa nhiệt,điện, từ, trọng lực, phóng xạ..., các nhà địa vật lý có thể suy ra các thành phần bên trong Trái Đất (phát hiện khoáng sản, dầu khí, nước ngầm...), cũng như những vận động có thể xảy ra.
Chịu ảnh hưởng nhiệt độ và áp suất cao, các đặc tính khoáng vật thay đổi về pha vật chất, điểm nóng chảy, các đặc tính lưu biến, hoặc khả năng chảy, độ nhớt,... thay đổi. Nó tác động đến mức độ các mảng kiến tạo di chuyển.
Nước là một chất rất phức tạp và tính độc đáo của nó là rất cần thiết cho cuộc sống. Tính chất vật lý của nó hình thành thủy quyển và là phần thiết yếu của vòng tuần hoàn nước và khí hậu. Tính chất nhiệt động của nước quyết định sự bốc hơi và gây ra gradient nhiệt trong khí quyển. Các loại mưa liên quan đến một hỗn hợp phức tạp các quá trình như sự kết dính, siêu lạnh và quá bão hòa. Một phần nước thấm xuống đất trở thành nước ngầm, và dòng chảy nước ngầm dẫn đến những hiện tượng như thấm lọc, tăng độ dẫn điện của nước, làm cho phương pháp địa vật lý điện và điện từ hữu ích cho việc theo dõi lưu lượng nước ngầm.
Trong đại dương thì độ mặn có ảnh hưởng tới tính chất vật lý của nước, và tới chuyển động của nó.
Nhiều giai đoạn của băng được hình thành ra quyển băng và có mặt các dạng như tảng băng, sông băng, biển băng, băng nước ngọt, tuyết và tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Chúng là đối tượng nghiên cứu của Băng quyển học.
Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thăm dò
Các phương pháp thăm dò điện: Điện trở, điện trường thiên nhiên, phân cực kích thích, điện từ Tellur, điện từ miền thời gian (trường chuyển), Radar xuyên đất (GPR)
Phương pháp địa chấn: khúc xạ, phản xạ, Địa chấn nông phân giải cao, mặt cắt thẳng đứng, chiếu sóng
Phương pháp từ
Phương pháp trọng lực
Phương pháp phóng xạ
Phương pháp địa nhiệt
Phương pháp địa vật lý giếng khoan
Các phương pháp địa vật lý có thể được tiến hành trên mặt đất, trong giếng khoan, trên không (máy bay), trên biển (tàu), và cả trong không gian.
Nghiên cứu trong vũ trụ
Thăm dò trong không gian cho phép quan sát ở các vùng phổ khác nhau của sóng điện từ và ánh sáng kể cả vùng không nhìn thấy, cũng như sự thay đổi trọng trường và từ trường. Đo sự thay đổi trọng trường và từ trường bằng tàu vũ trụ trên quỹ đạo cho phép xác định các chi tiết tinh tế của trường ở hành tinh được quan sát. Ví dụ, trong năm 1970, các nhiễu động trọng trường trên biển của Mặt trăng (Lunar maria) đã được đo lường thông qua tàu vũ trụ mặt trăng, dẫn đến việc phát hiện sự tập trung mật độ (mascons), bên dưới các bồn trũng Imbrium, Crisium, Nectaris và Humorum.
Đối tượng nghiên cứu
Thạch quyển
Thủy quyển
Khí quyển
Trái Đất
Hành tinh
Tìm kiếm, thăm dò dầu khí, khoáng sản, nước ngầm...
Khảo sát nền móng địa chất công trình (hầm, hào, sụt lún)
Nghiên cứu, đánh giá môi trường |
Trong địa chất học, lớp vỏ là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng của hành tinh. Nói chung, lớp vỏ các hành tinh là hỗn hợp của các chất ít đậm đặc hơn so với các lớp sâu bên trong của chúng. Lớp vỏ Trái Đất là hỗn hợp chủ yếu của đá bazan và granit. Nó nguội và cứng hơn so với các lớp ở sâu hơn của lớp phủ và lõi.
Cấu trúc
Trên các hành tinh nóng chảy một phần, chẳng hạn như Trái Đất, thạch quyển trôi nổi trên các lớp lỏng bên trong. Do phần bên trên của lớp phủ là nóng chảy một phần (quyển astheno), nên thạch quyển có thể bị chia cắt ra thành nhiều mảng kiến tạko dkeeo có sự dịch chuyển theo thời gian. Lớp vỏ của đáy biển là khác biệt đáng kể với lớp vỏ của lục địa.
Vỏ của Trái Đất thì chia ra hai phần tách biệt:
Lớp vỏ đại dương (quyển sima) dày từ 5 tới 10 km và chủ yếu là đá bazan nặng và sẫm màu.
Lớp vỏ lục địa (quyển sial) dày từ 20 tới 50 km và chủ yếu chứa các loại đá nhẹ hơn.
Thể tích lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% thể tích Trái Đất. Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới khoảng 1000 °C ở gần phần trên lớp phủ.
Thành phần lớp vỏ Trái Đất
Các thành phần đá của lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là các oxide. Các thành phần như clo, lưu huỳnh và flo là các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%. F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là oxy. Nguyên tố này có mặt trong các oxide, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, calci, magiê, kali và natri. Silica là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong các khoáng vật silicat, là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácma và đá biến chất. Từ tính toán dựa trên 1.672 phân tích các loại đá, Clarke đưa ra thành phần phần trăm trung bình theo khối lượng như sau:
Tất cả các thành phần khác chỉ có rất ít và chúng chiếm không tới 1%. |
Dịch tễ
Bệnh màng trong (HMD: Hyaline Membrane Disease) hay còn gọi hội chứng suy hô hấp sơ sinh (Neonatal Respiratory Distress Syndrome) có thể gặp ở 1% tất cả trẻ sơ sinh, vào khoảng 10% tất cả trẻ sơ sinh đẻ non, đặc biệt có thể lên đến 50% ở trẻ đẻ non trước 30 tuần thai. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ mắc bệnh màng trong có giảm xuống nhờ những biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên bệnh này vẫn còn là nguyên nhân của 1/3 tổng số tử vong trong diện sơ sinh.
Bệnh sinh và yếu tố thuận lợi
Phổi được xem như một túi khí lớn trong đó có một số lượng khổng lồ các túi khí cực nhỏ gọi là phế nang. Phế nang là đơn vị chức năng quan trọng nhất của phổi. Tại đây sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được diễn ra. Khí oxy sẽ từ môi trường đi vào mạch máu để được vận chuyển đến các tế bào. Khí carbonic được sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ được thải ra ngoài. Theo hệ quả của định luật Laplace thì những phế nang nhỏ của phổi sẽ có khuynh hướng xẹp lại; trong khi đó những phế nang có kích thước lớn hơn sẽ gia tăng kích thước và đôi khi bị vỡ ra. Đó là do tác động của một lực vật lý gọi là sức căng bề mặt.
Bình thường phổi không bị xẹp theo quy luật vật lý này là nhờ có chất làm điều hòa sức căng bề mặt ở các phế nang có kích thước khác nhau. Đó là chất diện hoạt. Chất diện hoạt hay surfactant trong phổi có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của lớp bề mặt ngăn cách khí - dịch, ở đây là màng của phế nang, qua đó ngăn ngừa tình trạng xẹp phế nang trong thời kỳ thở ra. Sự thiếu hụt về lượng hoặc khiếm khuyết về chất của surfactant làm cho các phế nang trở nên kém ổn định và đây là yếu tố quyết định sự phát sinh của bệnh màng trong.
Thành phần chính của chất surfactant là Dipalmitoyl-Phosphatidylcholin (Leucithin). Ngoài ra còn có chất khác là Phosphatidylglycerol. Sự thiếu hụt của thành phần chính là nguyên nhân thường gặp của bệnh màng trong. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện nếu có sự thiếu hụt hay rối loạn của thành phần phụ cũng như một số các apoprotein đặc hiệu.
Ở trẻ đẻ non, hệ thống emzyme xúc tác sự tổng hợp surfactant bởi các phế bào tuýp II (tế bào bụi) chưa hoàn chỉnh. Hệ thống men này chỉ hoạt động tốt khi thai đã được 34 đến 35 tuần. Do vậy những trẻ đẻ non thường có nguy cơ cao phát sinh bệnh này. Các nguyên nhân làm phổi chậm trưởng thành khác như trẻ sinh ra từ mẹ bị bệnh đái tháo đường không được kiểm soát tốt trong thai kỳ, bệnh tăng nguyên hồng cầu. Các yếu tố có thể làm phổi trưởng thành sớm là các stress mạn tính đối với thai nhi như nhiễm trùng ối-màng ối, mẹ hút thuốc lá, suy nhau thai...
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân tiên phát là sự thiếu hụt về lượng và/hoặc về chất của surfactant ở trẻ đẻ non. Sự thiếu hụt này gây nên các hậu quả sinh lý bệnh như sau:
Dãn suất (C: Compliance) của phổi giảm.Dãn suất phổi là chỉ số biểu diễn khả năng thay đổi thể tích của phổi dưới tác dụng của áp lực. Dãn suất tăng là tình trạng phổi có thể thay đổi dung tích tốt dưới áp lực (phổi mềm dẻo). Dãn suất giảm là tình trạng phổi ít thay đổi thể tích dưới tác dụng của áp lực (phổi cứng). Một chiếc bong bóng đồ chơi của trẻ em có dãn suất cao hơn ruột của một quả bóng đá (thổi phồng bong bóng dễ dàng hơn thổi ruột quả bóng đá).
Các phế nang không được thông khí bình thường hay còn gọi là tình trạng xẹp phổi vi thể. Vùng phổi bị xẹp sẽ không tham gia trao đổi khí và tăng shunt trong phổi. Để mở lại các phế nang bị xẹp cần phải có một lực mở rất lớn, lớn hơn nhiều so với việc thay đổi cùng một thể tích ở một phế nang đã mở.
Giảm dung tích cặn chức năng (FRC: Functional Residual Capacity) của phổi. Giảm dung tích cặn chức năng của phổi làm phổi xẹp lại trong kỳ thở ra do vậy sự trao đổi khí chỉ diễn ra trong thời kỳ thở vào. Bình thường trao đổi khí diễn ra liên tục cả trong thời kỳ thở ra. Giảm dung tích cặn chức năng của phổi cũng làm trẻ phải sử dụng công thở rất cao trong mỗi lần thở vào để làm mở các phế nang bị xẹp. Tăng công làm việc trong điều kiện trẻ sơ sinh chưa có nguồn dự trữ năng lượng đầy đủ, cũng như trong tình trạng thiếu oxy sẽ gây nên tình trạng kiệt sức nhanh chóng và nhiễm toan chuyển hóa.
Tăng luồng máu chảy tắt (shunt) trong phổi. Ở đây máu đen chứa ít oxy và nhiều carbonic được tim phải đưa lên phổi nhưng không tham gia trao đổi khí (nhận oxy, thải carbonic) mà lại đổ về tim trái để từ đó lại tiếp tục đi đến các cơ quan.
Tạo shunt từ tim phải qua tim trái (thông qua lỗ bầu dục, ống động mạch). Tương tự như trên nhưng máu đen ở đây không lên phổi như bình thường mà "đi tắt" qua tim trái. Bình thường lỗ bầu dục và ống động mạch đóng lại sau khi sinh, không cho máu đen đi qua.
Giảm tưới máu mao mạch phổi gây nên sự thiếu oxy và chất dinh dưỡng ngay tại các tế bào của phổi. Điều này làm nhiễm toan cục bộ gây tăng áp động mạh phổi và tăng tính thấm thành mạch, tạo điều kiện để các thành phần của máu đi vào nhu mô phổi.
Những biến đổi kể trên gây nên sự giảm thu nhận oxy vào trong cơ thể, tăng chênh lệch nồng độ oxy và carbonic giữa không khí và mao máu trong phổi (oxy trong phổi cao nhưng trong máu cự thấp, trong khi đó carbonic trong máu cực kỳ cao nhưng trong không khí lại thấp). Tình trạng hạ oxy máu và nhiễm toan lại làm xấu đi những điều kiện cần thiết để tổng hợp surfactant. Càng thiếu surfactant thì tình trạng nhiễm toan và hạ oxy máu lại càng thêm nặng nề. Tình trạng này được gọi là vòng luẩn quẩn bệnh lý của bệnh màng trong. Do hậu quả quả của quá trình bệnh lý này mà tình trạng tưới máu phổi giảm xuống, tính thấm mao mạch phổi tăng lên, phổi rơi vào trạng thái tương tự như trong sốc. Do tăng tính thấm thành mạch mà các thành phần huyết tương của máu sẽ thoát quản ra khỏi mạch máu đi vào khoang tổ chức giữa mạch máu và bề mặt phế nang. Trên tiêu bản giải phẫu bệnh lý những trẻ tử vong do bệnh màng trong thấy xuất hiện một lớp màng trong suốt (hyaline membrane). Đầu tiên khi nghiên cứu về bệnh này, các nhà bệnh lý học đã thấy lớp màng trong này và cho đó là nguyên nhân gây bệnh. Do vậy bệnh được đặt tên là bệnh màng trong. Thực ra đây chỉ là hậu quả bệnh lý cuối cùng của tình trạng thiếu surfactant. Tuy nhiên bệnh vẫn được gọi theo tên cũ để ghi nhớ công lao của những thầy thuốc đầu tiên phát hiện bệnh này.
Lâm sàng và chẩn đoán
Các triệu chứng bệnh thường biểu hiện ngay sau lúc sinh ra hoặc trong 6 giờ đầu tiên:
Thở nhanh trên 60 lần/phút.
cánh mũi phập phồng. Đôi khi không thấy dấu hiệu này mà chỉ thấy cánh mũi trẻ nở thường xuyên.
Rút lõm hõm ức hoặc khoảng liên sườn.
Rên thời kỳ thở ra.
Nghe phổi phát hiện thông khí phổi giảm.
Da màu xanh tái.
Tím có thể ở đầu chi (tím ngoại biên), nếu nặng có thể tím trung tâm (tím cả niêm mạc môi miệng.
Bệnh lên đến đỉnh điểm vài ngày thứ hai hoặc ba. Trẻ thường tử vong trong giai đoạn này. Nếu qua khỏi, các triệu chứng giảm dần. Theo dõi bệnh cần phải dựa vào lâm sàng nhưng quan trọng nhất vẫn là khí máu.
Chẩn đoán thường dựa vào chụp phim x-quang lồng ngực.
Chẩn đoán giai đoạn bệnh theo X-quang:
Giai đoạn I: nhu mô phổi có các hạt mịn biểu hiện xẹp phổi vi thể.
Giai đoạn II: Biểu hiện của giai đoạn I cộng với hình ảnh ứ khí cây phế quản, bờ tim còn phân biệt rõ với nhu mô phổi.
Giai đoạn III: Bóng tim không còn rõ hình dạng so với xung quanh, bờ tim bị xóa một phần.
Giai đoạn IV Phim phổi là một hình mờ trắng xóa, không thể phân biệt tim với phổi.
Sự phân giai đoạn hay phân độ bệnh màng trong thường chỉ thực hiện chính xác sau giờ thứ sáu của đời sống. Trong những giờ đầu tiên, khi lượng dịch còn lại trong phổi sơ sinh chưa được hấp thu hết có thể gây nhầm với bệnh màng trong hoặc chính lượng dịch này làm bệnh bệnh màng trong được phân độ nặng hơn thực tế. Ngược lại, khi chụp X-quang sớm, một số trường hợp không nhìn thấy được biểu hiện xẹp phổi.
Khi trẻ được thở máy áp lực cao hoặc dùng surfactant thay thế thì hình ảnh X-quang có cải thiện hơn.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh màng trong cần được chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây suy hô hấp khác.
Nguyên nhân từ đường thở
Tật lưỡi bị tụt ra sau.
Hẹp lỗ mũi sau.
Kén thanh quản
U mạch máu cùng thanh quản.
Màng ngăn thanh quản.
Hẹp khí quản.
Nhuyễn sụn thanh quản.
Nguyên nhân do màng phổi
Tràn khí màng phổi.
Tràn dịch màng phổi.
Nguyên nhân từ màng ngoài tim
Tràn máu màng ngoài tim.
Tràn dịch màng ngoài tim.
Nguyên nhân do tuần hoàn
Sốc mất máu.
Sốc tim.
Sốc nhiễm trùng.
Tăng áp động mạch phổi tồn tại.
Bệnh tim bẩm simnh.
Đa hồng cầu sơ sinh.
Thiếu máu.
Nguyên nhân do thần kinh trung ương
Ngưng thở do trung tâm hô hấp chưa trưởng thành.
Tổn thương thần kinh (chảy máu não).
Tác dụng của thuốc phiện (mẹ bị nghiện, đẻ bằng phương pháp gây mê).
Rối loạn hô hấp nhẹ sau ngạt.
Thiểu sản phổi
Thoát vị hoành.
Phổi thiểu sản do các nguyên nhân khác.
Nguyên nhân do các bệnh khác ở phổi
Viêm phổi bẩm sinh.
Hội chứng suy hô hấp thoáng qua do chậm hấp thu dịch phổi.
Hội chứng hít phân su.
Xuất huyết phổi cấp tính.
Lưu ý
Chụp X-quang phổi là động tác không thể thiếu đối với bất kỳ trẻ sơ sinh nào bị suy hô hấp.
Trẻ sơ sinh đủ tháng thường rất hiếm bị bệnh màng trong và nên chẩn đoán loại trừ.
Tình trạng nhiễm trùng huyết do liên cầu nhóm B (group B Streptococus) có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh đẻ non và có biểu hiện lâm sàng cũng như X-quang rất giống với bệnh màng trong.
Điều trị triệu chứng
Hạn chế tác động vào trẻ
Cần tìm cách hạn chế tối đa các động tác chăm sóc tác động lên bệnh nhân. Biện pháp thích hợp nhất là có kế hoạch tập trung các động tác cùng lúc lên bệnh nhân nhằm mục đích tránh cho bệnh nhân không bị tác động quá nhiều lần trong thời gian kéo dài. Bất kỳ những kích thích nào làm trẻ khóc điều có thể làm tăng shunt từ phải sang trái và làm suy hô hấp thêm. Hạn chế tác động vào trẻ là một điều cần thiết nhưng trên thực tế trẻ vẫn phải chịu nhiều tác động bắt buộc.
Theo dõi sát tiến triển
Nghe phổi định kỳ, đo huyết áp mỗi một giờ trong những giờ đầu tiên. Đảm bảo huyết áp tâm thu trên 45 mmHg. Nếu hạ huyết áp thì cần được điều trị bằng truyền albumin người hoặc truyền máu, truyền huyết tương.
Kiểm soát nhiệt độ
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ, nhiệt độ lồng ấp, nhiệt độ của không khí thở vào. Mục tiêu là giữ được tình trạng bình nhiệt. Hạ thân nhiệt thường xảy ra nếu không chú ý theo dõi sát.
Theo dõi khí máu
Theo dõi qua monitor, qua máy đo ô bão hòa oxy qua mạch nảy (pulse oxymeter). Khí máu mao mạch có thể thực hiện mỗi nửa giờ trong những giờ đầu. Sau đó tăng khoảng cách. Đánh giá khí máu luôn phải liên hệ với lâm sàng và các thông số của máy thở. Điều chỉnh các thông số máy thở phải dựa vào kết quả khí máu.
Cung cấp oxy
Thường cung cấp qua hệ thống CPAP hoặc qua máy thở. Cần nhanh chóng và cẩn thận giảm nồng độ oxy đưa vào khi áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch > 70 mmHg. Nồng độ oxy trong khí thở vào cao và kéo dài có thể gây nên những tổn thương oxy hóa cho phổi, gây xuất huyết võng mạc mắt...Tuy nhiên nếu hại đột ngột, trẻ có thể bị tím lại đột ngột do co mạch phổi cũng như shunt phải-trái.
Thở CPAP qua đường mũi
Ngay sau khi trẻ cần thở oxy với nồng độ trên 0,4 (tỷ lệ thể tích) thì cần chio thở CPAP ngay. CPAP (Continous Positive Airway Pressure) là một phương pháp đưa vào đường thở một áp lực dương liên tục, ngay cả trong khi trẻ thở ra. Mục đích là duy trì độ mở của các phế nang có khuynh hướng xẹp và mở các phế nang bị xẹp. Tác dụng sinh lý là làm tăng dung tích cặn chức năng. CPAP có thể đưa qua ống nội khí quản, qua ống sonde mũi, qua dụng cụ hai ngạnh (kính mũi), hoặc cho qua mặt nạ. Tuy nhiên phương pháp hiện nay thường dùng nhất là qua kính mũi. Hệ thống CPAP có thể có cấu tạo đơn giản với bẫy nước hoặc có cấu tạo phức tạp như hệ thống Infant-Flow. CPAP có tác dụng ngăn ngừa xẹp phổi tiếp tục, tái huy động phế nang bị xẹp, tăng dung tích cặn chức năng, giảm công thở, là bước chuẩn bị cho điều trị surfactant thay thế, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm biến chứng.
Thông khí nhân tạo
Chỉ định khi phân suất oxy trong khí thở vào phải trên 0,6 hoặc khí áp lực riêng phần carbonic trong máu động mạch > 50 - 60 mmHg. Hoặc khi thất bại với CPAP. Đây là một kỹ thuật hồi sức phức tạp cần phải có bác sĩ chuyên khoa hồi sức sơ sinh thực hiện. Các phương thức thông khí thường được sử dụng trong điều trị bệnh màng trong là:
Thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ hóa (SIMV: Synchronous intermittent mandatory ventilation).
Thông khí kiểm soát-hỗ trợ (ACV: Assist-control ventilation).
Thông khí hỗ trợ áp lực (PSV: pressure-support ventilation).
Thông khí tần số cao (HFV: High-frequency ventilation)
Dao động tần số cao (HFO: High-frequency Oscilation)
Dùng kháng sinh
Kháng sinh dùng khi nghi ngờ nhiễm trùng hoặc khi không loại được khả năng nhiễm trùng. Kháng sinh thường dùng là ampicillin kết hợp gentamycin.
Cung cấp protein thay thế
Cung cấp protein 0,5-1 g/kc/24 giờ chia làm 4 lần. Chế phẩm dùng là albumin người vì tình trạng thoát quản hình thành màng trong có thể gây mất protein trong máu.
Cân bằng nước-điện giải
Lượng dịch trong ngày đầu tiên thường là 70ml/kg thể trọng. Tuy nhiên lượng dịch và điện giải cần điều chỉnh tùy theo tình trạng lâm sàng cũng như xét nghiệm. Thừa dịch sẽ gây mở ống động mạch. Thiếu dịch gây hạ huyết áp, suy thận, nhiễm toan chuyển hóa, tăng natri máu...
Điều chỉnh toan
Điều chỉnh thăng bằng toan bằng dung dịch natri bicarbonate 8,4% là một biện pháp cần cân nhắc cẩn thận vì có thể làm tăng natri máu, xuất huyết não, đôi khi làm trầm trọng thêm tình trạng suy hô hấp. Tình trạng nhiễm toan được điều chỉnh tốt nhất thông qua việc duy trì thân nhiệt, thống khí thích hợp, cung cấp đủ oxy, chống sốc hiệu quả.
Điều trị còn ống động mạch
Thường là hậu quả của suy hô hấp đặc biệt ở trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 1500 gram. cần nghĩ đến bệnh này khi tình trạng hô hấp của trẻ vẫn xấu sau 3 ngày, trẻ khó cai máy thở sau 5 ngày, hoặc khi suy hô hấp đã tiến triển tốt rồi lại diễn biến xấu đi, nghe tim có tiếng thổi, siêu âm doppler mạch máu não có luồng trào ngược trong kỳ tâm trương. Chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim. Điều trị bằng dùng thuốc indomethacin hoặc ibuprofen để đóng ống động mạch.
Theo dõi các chỉ số xét nghiệm khác
Kiểm tra đường máu 3 lần/ngày.
Hematocrit 1 lần/ngày.
Điện giải đồ 1 lần/ngày nếu không có bất thường.
Nồng độ Protein máu 1 lần/ngày.
Công thức máu 1 lần/ngày.
Nước tiểu 1 lần/ngày (pH, điện giải đồ, áp lực thẩm thấu, tỉ trọng)
Điều trị nguyên nhân: Liệu pháp thay thế Surfactant
Trong thập kỷ vừa qua, tử vong vong ở trẻ sơ sinh mắc bệnh màng trong đã giảm đi 50% nhờ liệu pháp thay thế surfactant. Ngoài ra liệu pháp thay thế surfactant còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc hội chứng loạn sản phổi - phế quản (bronchopulmonary dysplasia) và giảm biến chứng tràn khí màng phổi ở trẻ sơ sinh bị bệnh màng trong.
Các chế phẩm surfactant dùng trong điều trị có thể có nguồn gốc tự nhiên từ phổi bò (Survanta, Alveofact), từ phổi lợn (Curosurf) hoặc được tổng hợp (Exosurf, Surfaxan, ALEC). Hiện nay đang có những thử nghiệm lâm sàng đối với chế phẩm surfactant chiết xuất từ nước ối người. Các chế phẩm này khác nhau về thành phần phospholipid và các apoprotein.
Chỉ định
Điều trị bệnh màng trong khi có chẩn đoán xác định.
Dự phòng bệnh màng trong ở những trẻ sơ sinh cực non: chỉ định này còn đang là vấn đề bàn cãi vì không phải tất cả các trẻ sơ sinh đẻ non đều bị bệnh màng trong. Nên nhớ surfactant có giá rất đắt đỏ: giá một liều trình điều trị thường vào khoảng 800 đến 1500 USD và một trẻ có thể cần 1, trung bình là 2, thậm chí có trẻ cần 4 liệu trình như vậy.
Liều lượng
Liều surfactant có nguồn gốc tự nhiên thường vào khoảng 50 – 200 mg/Kg cân nặng. Trên lâm sàng thường dùng liều 100 mg/kg tương đương 4ml/kg.
Surfactant được đưa vào phổi qua đường nội khí quản. Trẻ bắt buộc phải được đặt nội khí quản, thở máy. Dùng một ống sond đưa vào trong lòng nội khí quản để bơm surfactant vào trong phổi bệnh nhi.
Tác dụng không mong muốn của surfactant
Tắc ống nội khí quản.
Hạ huyết áp thoáng qua.
Ức chế hoạt động tế bào não thể hiện trên điện não đồ thoáng qua.
Thay đổi tốc độ dòng máu trong tuần hoàn não.
Đôi khi gây xuất huyết phổi cấp tính.
Biến chứng của bệnh màng trong
Biến chứng cấp tính
Vỡ phế nang gây tràn khó màng phổi, suy hô hấp nặng nề.
Nhiễm trùng: trẻ thương chịu những điều trị có tính xâm nhập nên tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện như nhiễm trùng huyết do tụ cầu, nhiễm nấm Candida...
Xuất huyết não và nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất thường gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non mắc bệnh màng trong.
Tồn tại ống động mạch: bệnh màng trong là yếu tố làm dễ cho sự tồn tại của ống động mạch. Ngược lại, tồn tại ống động mạch làm cho diễn biến của bệnh màng trong thêm phức tạp.
Xuất huyết phổi cũng thường xảy ra ở trẻ bị bệnh màng trong hơn so với nhóm trẻ khác.
Tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử và thủng ruột.
Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh đẻ non.
Biến chứng mạn tính
Loạn sản phổi-phế quản: đây là biến chứng có thể gặp ở trẻ bị bệnh màng trong. Trẻ mắc bệnh này thường phụ thuộc dài ngày vào oxy. Việc nuôi dưỡng cũng gặp nhièu khó khăn vì trẻ đòi hỏi một nguồn năng lượng cao hơn nhiều trong khi không thể dung nạp được một lượng thức ăn giống như bình thường.
Bệnh màng trong dường như cũng làm tăng nguy cơ bị chứng trào ngược dạ dày-thực quản và hội chứng đột tử ở nhũ nhi (SIDS: Sudden Infant Death Syndrome).
Bệnh lý võng mạc ở trẻ đẻ non (ROP: Retinopathy of Prematurity): thường gặp ở trẻ đẻ non trước 34 tuần và bị suy hô hấp, phụ thuộc vào oxy liều cao dài ngày. Trẻ càng non càng có nguy cơ mắc bệnh này. Do vậy những đối tượng nguy cơ cao kể trên cần được khám mắt sớm và định kỳ để phát hiện bệnh. Điều trị bằng laser hoặc liệu pháp lạnh (cryotherapy) nhằm ngăn ngừa biến chứng bong võng mạc gây mù.
Thương tổn thần kinh: thường là do hậu quả của xuất huyết não, nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất, do thiếu oxy não, do nhiễm trùng...
Những vấn đề tâm lý trong gia dình: trẻ thường hay phải điều trị dài ngày trong các trung tâm sơ sinh do đó sự tiếp xúc ngay từ những giây phút đầu đời với bố mẹ bị gián đoạn. Một cuộc sinh non cũng có thể là một chấn thương tâmn lý đối với bố mẹ. Trẻ thường có nguy cơ bị ngược đãi sau này.
Phòng ngừa
Những thai phụ có dấu hiệu dọa đẻ non cần được điều trị dự phòng bằng Dexamethason hoặc betamethason trước khi sinh từ 24 đến 48 giờ. Điều trị dự phòng này có thể làm giảm tần suất cũng như độ nặng của bệnh màng trong ở trẻ sơ sinh.
Tiên lượng
Nhờ vào liệu pháp thay thế surfactant cũng như tiến bộ trong hồi sức và chăm sóc sơ sinh mà những trẻ sơ sinh đẻ non từ 27 đến 30 tuần thai bị bệnh màng trong có tỉ lệ sống đến 80%. Tuy nhiên khoảng 20% trong số này lại bị các biến chứng lâu dài của tình trạng sinh non như bệnh loạn sản phổi-phế quản hoặc xuất huyết não. Hy vọng trong tương lai, cùng với việc đưa vào lâm sàng những chế phẩm surfactant mới cũng như các phương pháp điều trị ưu việt sẽ cải thiện hơn nữa tiên lượng của trẻ.
Tài liệu tham khảo chính
Peter McClure. Hyaline Membrane Disease. http://www.emedicine.com/radio/topic350.htm.
Arun Pramanik. Respiratory Distress Syndrome. http://www.emedicine.com/ped/topic1993.htm.
Speer. C P. Neonatales Atemnotsydrom. Therapie der Krankheiten im Kindes- und Jugendalter. 7. Auflage. Springer. S: 14 - 22.
Obladen. M. Pulmonale Erkrankungen. Neugeborenenintensivpflege, Grundlage und Richtlinie. 5. völlig überarbeitete Auflage. Springer. S: 187 - 197. |
Dung dịch rắn (nha) là những pha tinh thể có thành phần bao gồm thêm các nguyên tử của nguyên tố chất hòa tan, phân bố ở trong mạng tinh thể dung môi. Các nguyên tử của chất hòa tan thay thế các nguyên tử ở các nút mạng hay xen kẽ vào chỗ trống giữa các nút mạng. Trong trường hợp đầu tiên người ta gọi các tinh thể là các dung dịch rắn thay thế còn trong trường hợp thứ hai là dung dịch rắn xen kẽ.
Nói một cách khác, dung dịch rắn là một thể rắn đồng nhất hình thành từ các pha rắn của dung dịch.
Đặc tính của dung dịch rắn
Về mặt cấu trúc dung dịch rắn của hợp kim có kiểu mạng tinh thể vẫn là kiểu mạng của kim loại dung môi. Đặc tính cơ bản này quyết định các đặc trưng cơ lý hóa tính của dung dịch rắn, về cơ bản vẫn giữ được các tính chất cơ bản của kim loại chủ hay nền. Như vậy dung dịch rắn trong hợp kim có các đặc tính cụ thể như sau:
Liên kết vẫn là liên kết kim loại, do vậy dung dịch rắn vẫn giữ được tính dẻo giống như kim loại nguyên chất
Thành phần hoá học thay đổi theo phạm vi nhất định mà không làm thay đổi kiểu mạng.
Tính chất biến đổi nhiều: Độ dẻo, độ dai, hệ số nhiệt độ điện trở giảm, điện trở độ bền, độ cứng tăng lên.
Do các đặc tính trên nên dung dịch rắn là cơ sở của hợp kim kết cấu dùng trong cơ khí. Trong hợp kim này pha cơ bản là dung dịch rắn, nó chiếm xấp xỉ đến 90% có trường hợp đến 100%.
Dung dịch rắn thay thế
Ở các dung dịch rắn thay thế, các nguyên tử của chất tan thông thường được phân bố thống kê trong mạng dung môi. Mạng không gian xung quanh nguyên tử chất tan xuất hiện những sai lệch cục bộ. Những sai lệch này dẫn tới sự thay đổi tính chất và sự thay đổi thông số mạng trung bình. Sự hình thành các dung dịch rắn luôn luôn kèm theo việc tăng điện trở và giảm hệ số nhiệt điện trở. Các kim loại ở dạng dung dịch rắn thường kém dẻo, luôn luôn cứng hơn và bền hơn so với các kim loại nguyên chất.
Dung dịch rắn xâm nhập
Trong kim loại, các dung dịch rắn loại này xuất hiện khi hợp kim hóa các kim loại chuyển tiếp bằng các á kim có bán kính nguyên tử nhỏ như H, N, C, B. Những xô lệch mạng xuất hiện khi tạo thành dung dịch rắn xen kẽ vượt quá những xô lệch mạng khi tạo thành dung dịch rắn thay thế, do vậy các tính chất cũng thay đổi mạnh hơn. Theo mức độ tăng nồng độ của nguyên tố hòa tan trong dung dịch rắn mà điện trở, lực kháng từ, độ cứng và độ bền tăng, nhưng độ dẻo và độ dai giảm đi rõ rệt.
Giải phóng
Khi dung dịch rắn trở nên không bền — ví dụ như khi ở nhiệt độ thấp — hiện tượng giải phóng xảy ra và hai pha bị tách rời nhau thành những mảng mỏng nhỏ li ti. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu bởi khác biệt trong kích cỡ của các cation. Các cation có khác biệt kích thước nhiều khó bị thay thế bởi nguyên tử của chất hòa tan. |
Nguyễn Văn An (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937) là một chính trị gia Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 27 tháng 6 năm 2001 đến ngày 24 tháng 6 năm 2006.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại xã Mỹ Tân, Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Quá trình công tác
1954-1960: Công nhân điện Nhà máy điện Hà Nội.
1961-1967: Đi học thoát ly trong nước 2 năm, rồi học về điện tại Trường đại học Bách khoa Donetsk (Liên Xô cũ, nay thuộc Ukraina) 5 năm.
1967-1969: Về nước công tác ở công trường 8438 thuộc Công ty điện lực Hà Nội.
1970-1972: Công tác ở Sở Điện III (Nam Định).
Tỉnh Nam Hà
1972-1973: Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty điện Nam Hà, Tỉnh ủy viên dự khuyết của tỉnh ủy Nam Hà.
1974-1976: Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy tỉnh Nam Hà. Học ở trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc khóa VII.
Tỉnh Hà Nam Ninh
Tháng 8/1976-1980: Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, phụ trách công nghiệp, sau làm Bí thư Thành ủy Nam Định.
Tháng 11/1980: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Ninh.
Tháng 4/1981: được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm 1982) ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Ninh (1982-1987).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ban Tổ chức Trung ương
Tháng 9/1987: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) được bầu là Ủy viên BCHTƯ Đảng, tiếp tục làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Tháng 7/1996: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII được bầu vào BCHTƯ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Tháng 4/2001: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, được bầu vào BCHTƯ, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chủ tịch Quốc hội (2001-2006)
Ngày 27 tháng 6 năm 2001: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông thôi giữ chức Chủ tịch Quốc hội, bàn giao chức vụ dành cho Nguyễn Phú Trọng và nghỉ hưu theo chế độ.
Giải thưởng
Tháng 6 năm 2008, Nguyễn Văn An được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 12 tháng 9 năm 2019, Nguyễn Văn An được trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Hải chiến Hoàng Sa là một trận hải chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Cả hai phía đều tuyên bố có chủ quyền ở quần đảo này, trong khi Liên Hợp Quốc không xác nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở Hoàng Sa, dẫn tới các tranh chấp về chủ quyền, cuối cùng tạo ra xung đột.
Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam thì quần đảo này thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian chuyển giao giữa Pháp và Quốc gia Việt Nam vào năm 1956, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm nửa phía đông quần đảo Hoàng Sa và Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Sau các căng thẳng ngoại giao, đến năm 1974 thì cuộc hải chiến xảy ra. Dù có tàu chiến mạnh hơn nhiều lần cả về kích thước lẫn hỏa lực nhưng Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng thất bại, và Trung Quốc coi đây là một chiến thắng đầy kỳ tích của hải quân nước này
Bối cảnh
Tuyên bố chủ quyền của các bên
Theo quan điểm của Trung Quốc, họ tuyên bố có chủ quyền từ suốt 2.000 năm qua đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) đã được ghi nhận vào lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các lực lượng hải quân Trung Quốc từ thời nhà Tống (năm 960-1279) đã gửi quân kiểm tra thường xuyên quần đảo này, kéo dài cho đến những năm cuối triều đại nhà Thanh (tức năm 1910).
Có một số di tích văn hóa Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa có niên đại từ thời kỳ nhà Đường và nhà Tống và có một số bằng chứng về nơi cư trú của người Trung Quốc trên các đảo trong giai đoạn này Trong cuốn sách Võ công thông bảo được xuất bản trong triều nhà Tống năm 1044, có ghi nhận lãnh thổ Trung Hoa bao gồm các quần đảo trong khu vực tuần tra của Hải quân nhà Tống.
Trung Quốc đã gửi lực lượng hải quân tới các đảo vào năm 1902 và 1907, đặt cờ và đánh dấu trên các đảo. Nhà nước kế tiếp triều đại nhà Thanh là Trung Hoa Dân quốc đã tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc thẩm quyền của quận Hải Nam.
Năm 1933, nhân lúc Trung Quốc bị suy yếu do nội chiến, Pháp đã chiếm đóng 9 hòn đảo ở quần đảo Trường Sa. Đến Thế chiến 2, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xâm chiếm bởi Nhật Bản, rồi sau khi Nhật Bản thua trận thì lại thuộc về Pháp. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố có chủ quyền không thể xâm phạm ở 2 quần đảo và lên án sự chiếm đóng trái phép của Pháp và Nhật Chính phủ kế tục là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thành lập năm 1949) tiếp tục duy trì lập trường này.
Theo quan điểm của Việt Nam, từ thế kỷ 17, trên các bản đồ và các tài liệu lịch sử Việt Nam đã khẳng định nước này có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
Vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã cử các hải đội ra khảo sát, khai thác hải sản tại khu vực quần đảo.
Năm 1816, vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa để cắm cờ.
Năm 1933, Pháp tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó.
Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm giữ năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn. Cho đến khi trận hải chiến diễn ra, mỗi bên giữ một phần quần đảo và đều tuyên bố có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo.
Các tranh chấp
Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa kiểm soát là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group) nằm ở phía Tây của quần đảo (gần đất liền Việt Nam); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh).
Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuy nhiên, hội nghị xét thấy không nước nào có đủ chứng cứ pháp lý nên quyết định không công nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo được xem là vô chủ. Năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, trao lại quyền kiểm soát 2 quần đảo cho Quốc gia Việt Nam. Tại quần đảo khi đó đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty Khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.
Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn. Phía Việt Nam Cộng hòa không có hành động đáp trả quân sự. Trung Quốc cho là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nói: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc", trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân vào ngày 15/6/1956.
Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc "quyết định về hải phận 12 hải lý" của Trung Quốc, nhưng công hàm không nhắc gì đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Tây Sa và Nam Sa.
Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó, Đài Loan (tức chính phủ Trung Hoa Dân quốc) và Trung Quốc (tức chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đều không chấp nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo, cả hai chính phủ này đều có chung lập trường rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của người Trung Hoa.
Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.
Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng vào tháng 3/1969, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân xuống không còn đơn vị nào vào tháng 7/1970, đồng thời Trung Quốc cắt giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung – Xô, cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc. Còn Trung Quốc tập trung sáu triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mâu thuẫn với Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào năm 1973.
Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.
Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa đóng tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm (Lưỡi Liềm). Sau này, ông Hoàng Đức Nhã giải thích việc Việt Nam Cộng hòa không chú trọng bảo vệ Hoàng Sa là do lúc đó chính phủ này ưu tiên chống đỡ sự tấn công của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hơn là bảo vệ Hoàng Sa.
Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung là Thông cáo Thượng Hải, trong đó phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Cũng từ năm 1972, Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đổi lại Mỹ công nhận chính sách "Một Trung Quốc", theo đó họ bỏ phiếu loại Đài Loan ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để Trung Quốc thay thế. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước, mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem tranh chấp tại quần đảo này không phải là việc của họ. Việc Mỹ rút quân và kết làm đồng minh đã giúp Trung Quốc có thể điều quân đánh chiếm Hoàng Sa mà không lo ngại sẽ xảy ra xung đột với Mỹ.
Cuối năm 1973, Trung Quốc lên án hải quân Việt Nam Cộng hòa đã có những hành động bạo lực tàn nhẫn nhằm vào ngư dân Trung Quốc đánh cá ở vùng biển quần đảo Tây Sa, bắt giữ ngư dân Trung Quốc, và tra tấn để buộc họ phải thừa nhận quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.
Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.
Tương quan lực lượng
Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Khu trục hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Khu trục hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô) mang số hiệu 389 và 396. Ngoài ra, có 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và 407 làm nhiệm vụ chở lính. Về lực lượng đổ bộ lên đảo, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân Lục chiến, trinh sát (khoảng 500 binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.
Về vũ khí trên các tàu, phía Việt Nam Cộng hòa có:
HQ-05 Trần Bình Trọng: nguyên là Tàu khu trục lớp Barnegat. Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). 1 pháo mũi cỡ 127mm, 10 nòng pháo 40mm bắn nhanh, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau. Ngoài ra còn có thêm 6 pháo 20mm bắn liên thanh.
HQ-16 Lý Thường Kiệt: nguyên là Tàu khu trục lớp Barnegat. Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). Trang bị 1 pháo 127mm, 6 pháo 40mm bắn liên thanh, 4 pháo 20mm bắn liên thanh, 2 súng cối đa năng 81mm.
HQ-04 Trần Khánh Dư: Tàu khu trục lớp Edsall, choán nước 1.590 tấn, vận tốc tối đa 21 knots (39 km/h). Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp pháo có 1 pháo 76,2mm nạp đạn tự động nên bắn rất nhanh (20 phát/phút). Ngoài ra tàu có 2 pháo 40mm và 8 pháo 20mm, đều bắn liên thanh. HQ-4 được trang bị radar trinh sát (DER - Destroyer Escort Radar) kết nối với 3 khẩu đại pháo 76,2mm nạp đạn tự động và có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu, đây là công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ.
HQ-10 Nhật Tảo: Choán nước 650 tấn, vận tốc tối đa 14 knots (27,4 km/h). Trang bị 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm bắn liên thanh, 6 pháo 20mm bắn liên thanh.
Trong khi đó, phía Trung Quốc có:
2 tàu tàu săn ngầm lớp 6604 (nhái theo kiểu tàu chống ngầm lớp Krondstadt của Liên Xô đầu thập niên 1950). Mỗi tàu có choán nước chỉ khoảng 320 tấn, trang bị 1 pháo 85mm và 2 pháo 37mm, tất cả đều là kiểu pháo có từ thế chiến thứ hai, việc điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn đều thủ công bằng tay.
2 tàu rà mìn T-43 có choán nước 560 tấn, trang bị 2 pháo đôi 37mm, 2 pháo đôi 25mm, cũng chỉ điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn bằng tay.
Trung Quốc thời đó đang khó khăn kinh tế nên Hạm đội Nam Hải của họ chỉ có lực lượng rất yếu, tình trạng của các tàu Trung Quốc đều khá cũ kỹ và lạc hậu. Tài liệu của Trung Quốc ghi rằng
Tàu săn ngầm lớp 6604, với thiết kế "nhái y chang" theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến 2... Qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của các tàu này chỉ còn 12 knots (21 km/giờ)... Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng, tới mức có thể coi là nghèo nàn. 6 tàu săn ngầm lớp 6604 lúc bấy giờ đang chuẩn bị "về hưu", chỉ được giữ lại để luyện tập. Trước trận đánh, Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu 6604 có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Sau này, Đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy Việt Nam Cộng hòa trong trận đánh đã mô tả: phía Trung Quốc có tới 11 tàu chiến, bao gồm cả những tàu Osa mang tên lửa chống hạm, đồng thời Trung Quốc huy động cả bốn phi cơ MiG-21 và MiG-23 để oanh tạc Hoàng Sa. Tuy nhiên, đối chiếu với các tài liệu thì cho thấy mô tả của Việt Nam Cộng hòa là phóng đại: Phía Trung Quốc chỉ có 4 tàu tham chiến, cả bốn tàu đều không có tên lửa, và cũng không có máy bay nào của Trung Quốc tham gia trận đánh (Trung Quốc khi đó chỉ có MiG-21 chứ không có MiG-23, và MiG-21 thì không đủ nhiên liệu để bay ra Hoàng Sa). Theo lời kể của trung tá Lê Văn Thự (thuyền trưởng HQ-16), sau trận đánh, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phái người tới hỏi ông Thự vì sao ông nói với báo chí là không thấy máy bay phản lực Trung Quốc tham chiến. Ông Thự nghĩ rằng Bộ Tư lệnh Hải quân muốn ông trả lời phỏng vấn cho phù hợp với "kịch bản" mà Đại tá Hà Văn Ngạc đã mô tả
Như vậy, xét tương quan lực lượng:
Về số lượng, mỗi bên đều có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến.
Về chất lượng và kích cỡ tàu chiến, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội, các chiến hạm của họ lớn và hiện đại hơn. 2 tàu lớn nhất là HQ-05 và HQ-16 đều có kích thước lớn gấp 6 lần tàu Trung Quốc (riêng mỗi chiếc HQ-05, HQ-16 đã có lượng choán nước lớn hơn cả bốn tàu Trung Quốc cộng lại), tàu nhỏ nhất là HQ-10 cũng lớn gấp đôi tàu Trung Quốc. 4 tàu của Việt Nam Cộng hòa có tổng lượng choán nước là 7.840 tấn, gấp 4 lần rưỡi so với phía Trung Quốc.
Về vận tốc, các tàu của Việt Nam Cộng hòa đều có vận tốc cao hơn so với tàu của Trung Quốc (chậm nhất là HQ-10 Nhật Tảo cũng chạy được 27,4 km/h, trong khi tàu của Trung Quốc chỉ chạy được 21 km/h là tối đa).
Về thiết bị, tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa được trang bị radar, có thể tự động phát hiện mục tiêu kể cả trong sương mù hoặc đêm tối. Tàu Trung Quốc không có radar, chỉ có thể tìm kiếm mục tiêu bằng ống nhòm và mắt thường.
Về hỏa lực, các tàu của Việt Nam Cộng hòa được trang bị số lượng pháo nhiều gấp 3 lần. Các khẩu pháo cũng lớn hơn, bắn nhanh hơn và chính xác hơn. Xét riêng về pháo cỡ lớn, Việt Nam Cộng hòa có tổng cộng 2 khẩu pháo 127mm và 4 khẩu pháo 76mm, được nạp đạn và ngắm bắn tự động, điều khiển bằng radar (công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ), có thể bắn chính xác tàu đối phương từ cự ly 14 km kể cả trong đêm tối. Phía Trung Quốc thì chỉ có 2 khẩu pháo 85mm, đều ngắm bắn và nạp đạn thủ công, không thể bắn chính xác ở cự ly quá 3 km. Pháo cỡ 127mm có thể đánh chìm các tàu chiến cỡ 500 tấn của Trung Quốc chỉ với 1-2 phát đạn trúng đích, trong khi pháo 85mm của Trung Quốc cần hàng chục phát đạn trúng đích mới có thể đánh chìm khu trục hạm 2.800 tấn của Việt Nam Cộng hòa.
Ngoài ra, tàu chiến Việt Nam Cộng hòa có thêm ưu thế bất ngờ: họ là bên khai hỏa trước trong trận đánh. Chỉ cần tàu chiến Việt Nam Cộng hòa bắn chính xác trong các loạt đạn đầu là có thể hạ gục toàn bộ tàu Trung Quốc.
Tài liệu Trung Quốc nhận định:
"Tương quan sức mạnh của hai bên có sự chênh lệch quá lớn, là hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh hải quân. Hải quân Việt Nam Cộng hòa được đánh giá là có sức mạnh nằm trong Top 10 thế giới, trong khi các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì không có đủ tầm bay để tới Tây Sa (Hoàng Sa), hạm đội Nam Hải phải gánh vác trọng trách lớn nhất trong trận đánh. Nhưng các tàu chiến Việt Nam Cộng hòa có tính linh hoạt kém, và nhất là các thủy thủ sợ phải chiến đấu hy sinh, điểm yếu mà họ không thể khắc phục. Mặc dù hải quân Trung Quốc kém hơn về trang bị, nhưng binh sĩ có lòng can đảm và tinh thần chiến đấu tốt, cùng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động ở eo biển Đài Loan, đã dũng cảm đối mặt với ưu thế áp đảo của hải quân đối phương mà không hề e ngại".
Theo Đại tá Hà Văn Ngạc, xét về thông số, lực lượng tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa có thể dễ dàng đánh bại hải quân Trung Quốc nhờ vào ưu thế về trang bị. Tuy nhiên, kết quả trận đánh lại là một thất bại nhanh chóng cho Việt Nam Cộng hòa vì những lý do sau:
Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui. Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho chiến hạm này. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, quân Việt Nam Cộng hòa mất 1 tàu do hỏa lực của chính đồng đội, 2 tàu khác thì quay đầu rút chạy. Chỉ còn lại HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất, khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại.
Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính Việt Nam Cộng hòa đã không tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách nhanh chóng.
Lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa ở sân bay Đà Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến. Theo Nguyễn Thành Trung việc sử dụng máy bay không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động vì Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Nhìn chung, tương quan lực lượng và kết quả trận đánh có những nét rất giống với Hải chiến Hoàng Hải (1894), nơi mà lực lượng trang bị tàu chiến mạnh hơn lại thất bại nặng nề do những điểm yếu nội tại: các sĩ quan chỉ huy thiếu chuẩn bị, tinh thần chiến đấu kém của binh sỹ, một số tàu đã tự ý rời đội hình để bỏ chạy khỏi trận đánh...
Diễn biến
Phát hiện hải quân Trung Quốc và đổ quân lên các đảo
Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) sau khi đưa một phái đoàn công binh Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Thiếu tá Hồng dẫn đầu (trong đó có một cố vấn người Mỹ tên Kosh thuộc Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng) đi thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi đạo ngắn thì phát hiện hai ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật (còn được gọi không chính xác là "đảo Cam Tuyền"), đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (còn được gọi không chính xác là "đảo Vĩnh Lạc").
Sau khi cấp báo về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng đèn hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không chấp thuận yêu cầu, và cũng dùng đèn hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời khỏi lãnh hải Trung Quốc.
Ngay sau đó, trong ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo tàu chiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.
Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa chở theo một toán người nhái (biệt hải) và một đội hải kích đổ bộ xuống Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh để nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng hòa. Sau đó lính Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Theo Hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, toán biệt hải rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16. Cùng trong ngày, hai tàu chống ngầm loại Kronstadt số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.
Sự chuẩn bị của Trung Quốc
Đêm 17 tháng 1 năm 1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình Hoàng Sa từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.
Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: "Đồng ý!" và nói rằng, "trận này không thể không đánh". Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là trận đánh đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo".
Ngày 18/1/1974, Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc để thảo luận về tình hình Hoàng Sa và lập ra ban chuyên trách năm người để đối phó với các diễn biến có thể xảy ra tại Hoàng Sa. Ban chuyên trách gồm: Diệp Kiếm Anh (chủ nhiệm ban chuyên trách), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên. Ban chuyên trách nghe Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa báo cáo sau đó quyết định tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, ban chuyên trách công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các Tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, Hải quân Trung Quốc lập kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch.
Theo ông Hoàng Đức Nhã (bí thư báo chí của Việt Nam Cộng hòa), quần đảo Hoàng Sa nằm khá gần các căn cứ hải quân và không quân Mỹ tại Philippines, việc Trung Quốc phái quân ra Hoàng Sa chắc chắn là không thoát khỏi sự phát hiện và theo dõi của Hải quân Mỹ. Ông tin rằng việc các lãnh đạo Trung Quốc quyết định phái tàu ra Hoàng Sa mà không lo ngại sẽ dẫn tới xung đột với Mỹ, chứng tỏ rằng lãnh đạo cấp cao Mỹ - Trung Quốc đã ngầm có sự tán đồng với nhau trong việc Trung Quốc sẽ chiếm giữ Hoàng Sa, rằng khi nào Trung Quốc điều tàu thì hải quân Mỹ sẽ làm ngơ, coi như không biết chuyện đó. Theo Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì tới năm 1974, Mỹ biết rằng họ sẽ thất bại ở Việt Nam nên đã ngầm giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc, nhằm mượn tay Trung Quốc ngăn cản hạm đội Liên Xô hoạt động ở vùng biển Đông.
Thành lập lực lượng đối phó với Trung Quốc
Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Cũng trong sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, lực lượng tăng cường cho Hoàng Sa bao gồm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) có mặt tại trận địa. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy không dùng được, chỉ còn một máy hoạt động, radar bị hư hỏng. HQ-5, do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy, là soái hạm của Hải đoàn đặc nhiệm bao gồm 4 chiến hạm là HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc ở trên HQ-5 là người trực tiếp chỉ huy Hải đoàn.
Khoảng xế trưa ngày 18 tháng 1, Đại tá Ngạc quyết định hải đoàn sẽ phô trương lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật để tiến về phía đảo Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ chiếm lại đảo một cách hòa bình như đã làm trước đây. Bốn chiến hạm theo đội hình hàng dọc, dẫn đầu là khu trục hạm HQ-4, theo sau là tuần dương hạm HQ-5 trương hiệu kỳ hải đội, thứ ba là tuần dương hạm HQ-16 và sau cùng là hộ tống hạm HQ-10, khởi hành từ nam đảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Hòa, tốc độ chừng 6 gút. Khoảng cách giữa các chiến hạm là hai lần khoảng cách tiêu chuẩn (1000 yard). Trên đường đến đảo Quang Hòa, Hải đoàn bị 2 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp Kronstad của Trung Quốc mang số hiệu 271 và 274 chặn đường. Hai chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 vẫn ở sát bờ bắc đảo Quang Hòa. Chiến hạm 271 của Trung Quốc và soái hạm HQ-5 trao đổi với nhau bằng quang hiệu. Cả hai đều khẳng định đây là lãnh thổ của mình và yêu cầu đối phương rút lui. Để tránh đụng tàu đại tá Ngạc đưa Hải đoàn trở về phía nam đảo Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm Trung Quốc khi đó quay về đóng tại phía bắc và tây bắc đảo Quang Hòa.
Đổ bộ thất bại
Theo Hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho ông đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Quang Ảnh. Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, HQ-16 tiến đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán biệt hải lên đảo thì một tàu Trung Quốc xuất hiện, cản trước mũi, không cho HQ-16 tiến gần đến đảo. Hai tàu cọ vào nhau làm tàu Trung Quốc hư hại nhẹ. Theo Trung tá Thự, tàu Trung Quốc mang số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12,7 ly của HQ-16. HQ-16 chuyển hướng sau đó cho biệt hải dùng xuồng cao su tấn công từ mặt Nam của đảo Quang Hòa từ khoảng cách 1-2 hải lý. Cuộc đổ bộ thất bại. Một thiếu úy biệt hải bị bắn chết. Toán biệt hải trở về HQ-16. Chiều ngày 18 tháng 1, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho Trung tá Lê Văn Thự và ra lệnh cho ông chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán biệt hải lên đảo Quang Hòa. Sau khi nhận lệnh này, HQ-16 không còn liên lạc được với đại tá Ngạc trên soái hạm HQ-5, tàu HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng. HQ-16 chỉ còn liên lạc được với HQ-10. Những ngày sau đó do bị thương khi hải chiến với tàu Trung Quốc, HQ-16 không thể chấp hành lệnh đổ bộ của Đại tá Ngạc.
Vào khoảng 23 giờ ngày 18 tháng 1, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ban hành Lệnh Hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách hòa bình các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh. Đại tá Hà Văn Ngạc chia lực lượng tham chiến thành hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn I là chủ lực gồm Khu trục hạm HQ-4 và Tuần dương hạm HQ-5 do Hạm trưởng Khu trục hạm HQ-4 chỉ huy; Phân đoàn II có nhiệm vụ yểm trợ gồm Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10 do Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ-16 chỉ huy.
Theo tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và tường thuật của Đại tá Hà Văn Ngạc, 8 giờ 30 ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt hải của Việt Nam Cộng hòa gồm 74 người do Đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy tiếp tục đổ quân vào đảo Quang Hòa. Đại tá Ngạc chỉ thị lực lượng này không được nổ súng trước và có nhiệm vụ yêu cầu toán quân Trung Quốc rời đảo. Trên đảo đang có một đại đội của Hải quân Trung Quốc trấn giữ. Theo báo cáo của Biệt đội trưởng, chiến sĩ Đỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đã bị hỏa lực trong bờ bắn tử thương ngay tại bãi biển. Sau đó Trung úy Lê Văn Đơn cũng tử thương. Việc đổ bộ thất bại. Hai toán Biệt hải được lệnh rút về HQ-5. Tổng số thương vong của Hải quân Việt Nam Cộng hòa gồm 2 người chết và 2 bị thương.
Theo ông Lê Văn Thự, việc đổ quân thất bại là do kế hoạch quá sơ sài. Muốn đánh bại quân Trung Quốc trên đảo mà chỉ đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công, lại thiếu tiếp tế lương thực, nước uống và vật dụng thì cũng khó mà giữ đảo.
Hải quân Việt Nam Cộng hòa khai chiến
Việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên hải. Chừng ít phút sau đó (vào khoảng 9 giờ 30 sáng) Phó Đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại theo chỉ thị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra khẩu lệnh vắn tắt "khai hỏa" cho Đại tá Ngạc trên băng siêu tần số SSB (single side band) và không có chi tiết gì khác hơn.
Ban đầu Đại tá Ngạc dự định cho hạm đội bắn pháo lên đảo để dọn đường cho lính thủy đổ bộ. Sau đó do các Hạm trưởng khác phản đối, Đại tá Ngạc quyết định tiêu diệt các tàu Trung Quốc trước. Lúc 10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam Cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát rất hạn chế, nên từ Tuần dương hạm HQ-5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10. Do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng nên Soái hạm chỉ có thể liên lạc với các chiến hạm còn lại bằng máy PRC 25 nên việc liên lạc giữa các chiến hạm không liên tục và ổn định.
Tình hình chiến sự
Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do "trở ngại tác xạ", không phát huy được hỏa lực, nên tàu này lùi ra xa và không tham chiến tiếp, sau đó thì rút chạy luôn. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu, tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ; Hạm trưởng là Ngụy Văn Thà tử trận vì bị mảnh đạn phạt ngang cổ, Đại úy Hạm phó Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, ngay sau đó thì Đại úy Trí ra lệnh thủy thủ bỏ tàu nhảy xuống biển. HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 bắn nhầm, viên đạn xuyên thủng hầm máy khiến tàu bị nghiêng trên 10 độ, tàu mất khả năng chiến đấu và phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân của HQ-5 là Bùi Ngọc Nở, thì sau 15 phút chiến đấu, tàu HQ-5 bị trúng đạn pháo của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và (10 nòng pháo) 40 ly bị vô hiệu hoá. Nhưng Hạm trưởng HQ-16 là Lê Văn Thự thì cho rằng tàu HQ-5 không hề bị hư hại gì trong trận đánh, việc ông Bùi Ngọc Nở nói tàu bị hư hại nặng chỉ là để biện hộ cho việc HQ-5 rút chạy sớm khỏi trận đánh.
Tài liệu Trung Quốc thì ghi nhận: các chỉ huy Trung Quốc nhận thức rõ sự yếu thế về trang bị và vũ khí so với đối phương (tàu vừa nhỏ vừa cũ kỹ, công nghệ lạc hậu), nên họ đã có sự chuẩn bị kỹ về chiến thuật và tinh thần. Ngay sau khi nổ ra giao chiến, các tàu Trung Quốc lập tức cơ động, áp sát tàu địch càng gần càng tốt để hạn chế ưu thế về radar và pháo cỡ lớn của đối phương. Có những lúc, tàu chiến của họ chỉ cách chiếc HQ-10 khoảng 300 mét. Dù tàu nhỏ hơn nhưng các thủy thủ Trung Quốc đã dũng cảm không rời vị trí, họ dùng cả súng bộ binh và súng phóng lựu để nã vào tàu đối phương. Nỗ lực của Trung Quốc đã có kết quả: tàu HQ-10 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, Hạm trưởng bị thương và hỏa lực trên tàu bị vô hiệu hóa, thủy thủ trên HQ-10 thì bỏ tàu nhảy xuống biển Tài liệu Trung Quốc mô tả:
Lúc 10:22, tất cả các tàu của đối phương khai hỏa, các tàu Trung Quốc liền bắn trả. Do những phát pháo đầu tiên của cả hai bên được ngắm bắn từ trước, tất cả những phát đạn đều bắn chính xác. 8 tàu chiến của cả hai bên đều bị bắn trúng, và tàu 274 của Trung Quốc bị bắn trúng vào buồng lái, Chính ủy và thuyền phó hy sinh. Ban chỉ huy Trung Quốc ra lệnh tiếp tục tiếp cận kẻ thù ở tốc độ cao và chiến đấu bằng các phương pháp cận chiến... Các tàu của hai bên nhanh chóng áp sát nhau. Tàu Trung Quốc lắp đặt pháo đôi cỡ nòng 25mm, 37mm và pháo cỡ nòng nhỏ khác ở mũi và phía sau. Với tốc độ bắn nhanh, chúng trút cơn mưa đạn lên tàu địch và đội hình của hải quân đối phương nhanh chóng bị phá vỡ.
Theo kế hoạch đã được thiết lập, các tàu 271 và 274 của Trung Quốc đã được dành riêng để đấu với tàu HQ-4, chiếc HQ-4 nhanh chóng tung khói mù và vội vã bỏ chạy. Tàu HQ-5 đã ngay lập tức bắn chặn vào tàu 274 đang đuổi theo và tàu 274 bị bắn trúng. Hai tàu quét mìn khác của Trung Quốc là 389 và 396 cũng đánh cận chiến với tàu HQ-10 và HQ-16, chúng nhanh chóng bốc cháy. Buồng chỉ huy của tàu 389 cũng bị đạn pháo địch phá hủy, gây thương vong nặng nề. Do sự cố của thiết bị lái, tàu 389 đã lao vào giữa hai tàu Việt Nam và bị tấn công bằng hỏa lực. Một quả đạn trúng giữa hai động cơ chính và phát nổ. May mắn thay, đám cháy đã được dập tắt kịp thời. Để sửa chữa máy phát điện bị hư hỏng, cả năm binh sĩ đã chết trong phòng máy, nơi chứa đầy khói thuốc súng và thiếu oxy trầm trọng.
Lúc này, pháo của cả hai bên đều vô dụng, và Đại úy chỉ huy tàu 389 đã nảy ra sáng kiến: ném lựu đạn! Vào thời điểm đó, một số hộp lựu đạn đã được chất lên tàu. Vì vậy, các thủy thủ Trung Quốc đã ném một loạt lựu đạn vào tàu HQ-10, một số người nhặt súng tiểu liên và bắn vào tàu HQ-10, thậm chí có người cầm một khẩu bazooka chống tăng để bắn tàu địch! Đến nỗi sau chiến tranh, quân Nam Việt Nam đã thông báo với báo chí rằng "tàu chiến Trung Quốc đã sử dụng tên lửa". Thuyền trưởng HQ-10 bị bắn chết tại chỗ, tàu 389 bị nghiêng nghiêm trọng. Sau khi tàu 396 rút khỏi trận chiến, nó phải tự mắc cạn với sự hỗ trợ của tàu cá Trung Quốc để tránh bị chìm. 3 tàu khác cũng bị hư hại ở các mức độ khác nhau và không còn nhiều đạn.
Việc các tàu Trung Quốc dùng chiến thuật đánh cận chiến với HQ-10, HQ-16 cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao: các tàu Trung Quốc sẽ bị hở sườn và phơi mình trước hỏa lực mạnh trên hai tàu HQ-4, HQ-5 đang khai hỏa từ một hướng khác. Các tàu Trung Quốc đang tập trung đánh HQ-10 và HQ-16, nên HQ-4 và HQ-5 không lo bị bắn, các tàu này chỉ cần ung dung bật radar ngắm bắn tự động và nã pháo từ xa, chỉ cần 1 phát đạn pháo 127mm bắn trúng đích là đủ để đánh chìm hoặc làm hỏng nặng 1 tàu Trung Quốc. Nhưng điều bất ngờ là HQ-4, HQ-5 chỉ khai hỏa chút ít rồi quay đầu rút chạy, bỏ mặc 2 tàu đồng đội đang phải chống đỡ tàu Trung Quốc áp sát.
Theo lời kể của Lê Văn Thự, chỉ huy tàu HQ-16 thì: Phân đoàn II (gồm HQ-16 và HQ-10) là cánh tham chiến chủ yếu, còn Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi". Và vì quá lo sợ Trung Quốc nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Hà Văn Ngạc đã ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui. Mấy phát đạn này lại bắn trúng vào đồng đội là chiếc HQ-16, khiến tàu HQ-16 bị hỏng nặng Cũng theo Lê Văn Thự thì:
Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung Quốc bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy bốn, năm cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số thủy thủ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã bỏ tàu nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung Quốc tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của đồng đội (HQ-5) và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung Quốc phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn của Trung Quốc hay cũng bị trúng đạn của đồng đội là HQ-4, HQ-5.
Khoảng 11 giờ 25, sau khi nhận được tin HQ-16 trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10, Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5 rút lui về phía đông nam, hướng về vịnh Subic, Philippines. Sau này, Đại tá Ngạc giải thích rằng ông đã phát hiện một chiến hạm của Trung Quốc có trang bị mỗi bên 1 dàn phóng hỏa tiễn chống hạm, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao. Ông nghĩ rằng Hải đội không thể để bị thiệt hại một Khu trục hạm trong khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ có tổng cộng 2 chiếc. Nhưng theo Trung tá Lê Văn Thự, Đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì "lo sợ cả phản lực cơ và Tiềm thủy đĩnh Trung Quốc nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa". Lê Văn Thự cho rằng chuyện phía đông xuất hiện một chiến hạm Trung Quốc có trang bị hỏa tiễn chỉ là tưởng tượng của ông Ngạc vì "cách xa chừng 8 đến 10 hải lý (khoảng 18 km) khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn". Nhận định của Lê Văn Thự là phù hợp với các tài liệu Trung Quốc (trong trận này, các tàu của Trung Quốc đều là tàu săn ngầm cỡ nhỏ, không được trang bị hỏa tiễn, cái gọi là "hỏa tiễn" thực ra chỉ là đạn súng chống tăng vác vai).
Theo tài liệu Trung Quốc, đến thời điểm 11h20, cả bốn tàu của họ đều bị hư hại (một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy), đạn dược cũng sắp hết. Nếu trận hải chiến kéo dài hơn thì khó có thể nói trước ai sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, đúng lúc này thì đội tàu của Việt Nam Cộng hòa quay đầu tháo lui, bỏ lại HQ-10 đang bị hỏng nặng. Một lúc sau, 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 của Trung Quốc đến nơi khi trận đánh đã kết thúc. 2 tàu này đánh chìm HQ-10 (lúc này đã hư hại hoàn toàn) bằng 2 loạt đạn.
Việt Nam Cộng hòa rút lui
Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Số tàu chiến chi viện của Trung Quốc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể bao gồm 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 thuộc lớp tàu Hải Nam. Phó Đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết họ phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc trong đó có 4 tàu ngầm đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam nếu Việt Nam Cộng hòa quyết định tăng viện 2 chiến hạm cho Hoàng Sa, nhưng phía Việt Nam Cộng hòa chỉ có phi cơ khu trục F-5 thuộc Sư đoàn 1 Không quân tuy đang sẵn sàng hỗ trợ cho hải đội tại Hoàng Sa nhưng lại không đủ sức hoạt động lâu tại đây.
Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối, thậm chí Hạm đội 7 từ chối cả việc cứu những thủy thủ của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Sau khi Bộ Tư lệnh cân nhắc tương quan lực lượng, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.
Sau trận đánh, đội hình của Việt Nam Cộng hòa bị tan rã:
HQ-10 chìm tại trận
HQ-16 bị hỏng nặng, quay đầu chạy về Đà Nẵng. Trên đường rút lui, HQ-16 đưa 8 quân nhân lên giữ đảo Hoàng Sa.
HQ-4 còn nguyên vẹn, còn HQ-5 thì không rõ tình trạng, 2 tàu này tìm cách vòng qua Hoàng Sa để chạy sang Phillipines. Khoảng 14 giờ 30 ngày 19/01/1974, khi ngang qua đảo Tri Tôn thì HQ-5 được lệnh của Tư lệnh Hải quân từ Đà Nẵng: "HQ-4 và HQ-5 phải quay trở lại Hoàng Sa, nếu cần thì ủi bãi". Nhưng các tàu này không hề quay lại và không lâu sau đó có một lệnh tiếp theo từ Đà Nẵng, lệnh cho HQ-4 và HQ-5 trở về Đà Nẵng.
Đêm hôm đó, 3 chiến hạm Việt Nam Cộng hòa bị hư hại rút về tới căn cứ. Về đến Đà Nẵng, khi kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn 127mm bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước gặp sức cản của nước bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước. Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó". Trung tá Lê Văn Thự nói rằng HQ-16 đã gặp may, vì nếu viên đạn 127mm mà nổ thì HQ-16 sẽ chìm tại chỗ, và cũng chẳng còn chứng cứ nào để bóc trần việc HQ-5 đã bắn vào đồng đội.
Hộ tống hạm HQ-10 bị trúng đạn, hư hại nặng và chìm. Trung tá Lê Văn Thự còn tỏ ý nghi ngờ rằng HQ-10 cũng đã bị tàu đồng đội là HQ-4, HQ-5 bắn vào chứ không chỉ bị trúng đạn của Trung Quốc
HQ-4 rút lui ngay từ đầu do "trở ngại tác xạ" nên chỉ bị thiệt hại nhẹ. Về tàu HQ-5 thì lời kể có nhiều mâu thuẫn. Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở thì HQ-5 thiệt hại rất nặng: "đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm" (thực ra tàu Trung Quốc không có pháo 100mm mà chỉ có pháo 85mm). Tuy nhiên, theo Hạm trưởng HQ-16 là Lê Văn Thự thì "Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5".
Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa
Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này. Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho Quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Ngày 20 tháng 1, tàu Trung Quốc bắn pháo vào các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Trung Quốc pháo kích vào các đảo suốt 1 giờ, nhưng điều kỳ lạ là các phát bắn không trúng bất cứ công trình nào, cũng không gây ra bất cứ thương vong nào. Có thể vì Trung Quốc e ngại có người Mỹ trên đảo, nếu gây sát thương cho người Mỹ thì sẽ gặp rắc rối ngoại giao, nên tàu Trung Quốc chỉ bắn để hăm dọa chứ không nhằm tiêu diệt đối phương trên đảo.
Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc với đất liền.
Hải quân Trung Quốc thời đó chưa có tàu đổ bộ chuyên dụng, tất cả binh sỹ của họ được đưa ra Hoàng Sa bằng các tàu đánh cá. Theo bản tường trình của cố vấn Gerald Kosh (hiện nay đã được công bố), phía Trung Quốc chỉ có xuồng cao su nên chỉ chở được bộ binh trang bị ở mức cơ bản: AK-47 hoặc súng Carbin, họ không sử dụng vũ khí hạng nặng (đại liên, súng cối), cũng không có xe tăng lội nước hoặc xe thiết giáp yểm trợ. Do trang bị đổ bộ thiếu thốn nên Trung Quốc dự tính thương vong khi đổ bộ sẽ khá cao nếu bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn trả. Để bù đắp việc thiếu hụt trang bị, Trung Quốc đã huy động số quân đổ bộ khá lớn: khoảng 500 lính Trung Quốc được huy động cho chiến dịch đổ bộ
Lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bao gồm 1 trung đội (khoảng 48 lính và sĩ quan), có thêm 1 cố vấn Mỹ là Gerald Kosh. Trang bị của đơn vị này gồm: mỗi lính đều có một khẩu súng trường M16 và nhiều băng đạn, ngoài ra còn có 1 súng cối 60mm và 1 súng đại liên. Với trang bị tốt cộng thêm công sự phòng ngự, lực lượng này có thể chặn đứng quân Trung Quốc đổ bộ đông gấp nhiều lần, cầm cự chờ chi viện từ đất liền.
Tuy nhiên, diễn biến cuộc đổ bộ thuận lợi đến bất ngờ cho phía Trung Quốc: quân Việt Nam Cộng hòa không bắn trả nên quân Trung Quốc không chịu bất kỳ thương vong nào. Quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm các đảo vì quân Việt Nam Cộng hòa đóng trên các đảo đã bỏ vị trí chiến đấu, chạy vào khu lùm cây giữa đảo rồi buông súng đầu hàng ở đó. Đến trưa thì lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh gồm 1 người Mỹ, 23 lính địa phương quân, 6 sĩ quan Quân đoàn 1, 5 nhân viên khí tượng, 1 sĩ quan và 14 quân nhân hải quân.
Theo lời binh nhì Nguyễn Đức, từng đóng ở Hoàng Sa khi trận đánh diễn ra, thì quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở trên đồi, ngồi trong lô cốt, cơ số đạn trang bị có thể tiêu diệt số lượng quân gấp mười lần số lính Trung Quốc đang đổ bộ. Nhưng rồi tất cả đã đầu hàng mà không chống trả:
"Ông cố vấn người Mỹ nói sao đó với chỉ huy trưởng, sau đó có lệnh đầu hàng, chúng tôi phải cởi áo trắng cắm làm cờ và chạy lên phía rừng, thả súng chờ quân Trung Quốc tới bắt. Cuối cùng bị bắt sang Trung Quốc, chuyện là vậy, ông cố vấn Mỹ khi sang Trung Quốc thì không thấy đâu nữa, chỉ có chúng tôi gồm 43 người, kể cả chỉ huy. Nói chung là cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao lại có chuyện tự dưng đang thắng lại chuyển sang bại, đang đánh lại đầu hàng và vì sao chúng tôi được đối xử không tệ trong nhà tù?"
Sau trận đánh, nhà viết kịch Lục Trụ Quốc đã được giao nhiệm vụ đi phỏng vấn tại đảo để đưa trận hải chiến lên điện ảnh. Điều khôi hài nhất mà ông biết được qua phỏng vấn là khi quân Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, họ không có cờ trắng nên đã vẫy những chiếc quần đùi trắng để đầu hàng.
Theo bản tường trình của cố vấn Gerald Kosh, phía Trung Quốc đối xử khá tốt với tù binh, có lẽ vì thấy quân Việt Nam Cộng hòa không chống trả gì. Ban đầu, một số nhỏ tù binh bị trói tay bằng những sợi dây nhỏ, nhưng đến khi củng cố xong, tất cả tù binh đều được cởi trói. 48 tù binh được canh chừng bởi khoảng từ 35 đến 40 lính Trung Quốc, mỗi tù binh được cho uống nước và được mời hút thuốc lá, họ chỉ không được phép nói chuyện riêng. Sau khi khám xét, lính Trung Quốc trả lại cho họ đồ dùng cá nhân không liên quan đến quân sự (kể cả tiền bạc). Nhiếp ảnh viên Trung Quốc sử dụng máy ảnh Leica chụp rất nhiều hình tù binh, có vài bức hình chụp cả nhóm tù binh đứng chung với sỹ quan Trung Quốc. Sau này, khi được thả về nước, mỗi tù binh còn được Trung Quốc tặng quà, bao gồm cả những bức tranh vẽ gấu trúc khá đẹp
Theo tiến sĩ Balazs Szalontai - một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary, Trung Quốc quyết định chiếm quần đảo Hoàng Sa trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ - nghĩa là trước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể chiếm quần đảo.
Kết quả
Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì tàu HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp và bị chìm sau đó. HQ-16 bị hư hại nặng, nghiêng trên 10 độ, HQ-4 thì chỉ bị hư nhẹ. Về HQ-5, có nhân chứng nói tàu chỉ hư nhẹ trong khi nhân chứng khác nói tàu hư nặng.
Hải quân Việt Nam Cộng hòa có 75 binh sĩ tử vong, trong đó riêng HQ-10 có 63 người chết bao gồm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà. HQ-4 có ba người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có hai người chết, lực lượng người nhái có bốn người chết.
Sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.
Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn và bị hư hại nhưng không có tàu nào chìm, phía Việt Nam Cộng Hòa có HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ một sĩ quan chỉ huy hàng đầu ở đảo (bị bắt ở trong rừng) tên là Phạm Văn Hồng, 47 tù binh khác, cộng với một người Mỹ là liên lạc ở Lãnh sự quán Mỹ tại Đà Nẵng. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó ngày 27 tháng 2 tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ. Một tài liệu khác của Trung Quốc thì cho là họ đã đánh chìm 1 tàu khu trục, làm hư hại 3 tàu khu trục khác, làm chết và bị thương hơn 100 lính của Việt Nam Cộng hòa, bên phía Trung Quốc 1 tàu chiến nhỏ bị hư hại, 18 binh lính chết và 67 binh lính bị thương.
Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong làm anh hùng quân đội và được tặng huân chương hạng nhất.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn năm 1975, kể lại:
Phía Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rình rang tổ chức "mừng chiến thắng" ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu chìm, lính bị bắt, đất thì mất... mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình... Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị giữa Liên Xô và Trung Quốc không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô…
Theo Bill Hayton, đánh giá một cách khách quan thì trận chiến là một thất bại nặng cho Việt Nam Cộng hòa. Tuy vậy, họ vẫn tổ chức mừng chiến tích, truyền thông Việt Nam Cộng hòa thì kể rằng đội tàu của họ đã đánh chìm được hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được Việt Nam Cộng hòa thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết, dù trên thực tế, đó là một thất bại tai hại.
Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này cho đến tận ngày nay. Nhà nước Việt Nam cho tới nay vẫn khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và coi hành động của Trung Quốc là sự chiếm đóng trái phép lãnh thổ.
Kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ
Sau khi chiếm được Hoàng Sa, hải quân Trung Quốc cho tập trung 43 tàu các loại tại quần đảo này để đề phòng Việt Nam Cộng hòa phản công tái chiếm.
Tuy Trung Quốc đã chiến thắng trong trận hải chiến và nhanh chóng chiếm được toàn quần đảo, nhưng kết quả đó vẫn khó giữ vững. Trung Quốc có bất lợi rất lớn là không có máy bay chiến đấu yểm trợ (khi đó Trung Quốc chỉ có MiG-21, loại máy bay hạng nhẹ này không thể bay tới Hoàng Sa). Tàu của Trung Quốc thì toàn là loại nhỏ, có hỏa lực phòng không yếu, nếu bị không quân đối phương tấn công thì khó mà chống đỡ được. Nếu đội tàu của Trung Quốc bị không quân đối phương đánh chìm, thì lực lượng bộ binh trên các đảo ở Hoàng Sa cũng sẽ buộc phải đầu hàng khi hết lương thực và nước uống. Không lực Việt Nam Cộng hòa khi đó là lực lượng không quân mạnh thứ 5 thế giới với toàn bộ máy bay do Hoa Kỳ cung cấp, gồm hàng trăm máy bay cường kích có thể bay ra Hoàng Sa, nên việc phản công chiếm lại đảo là hoàn toàn khả thi.
Hải quân Việt Nam Cộng hòa cho thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó. Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này. Hải đoàn thực hiện một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập tác xạ trong một ngày tại một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng cù lao Chàm phía đông nam Đà Nẵng. Nhưng cuối cùng việc tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ. Đại tá Ngạc cho rằng "cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn". Ông Ngạc cho rằng các tàu chiến của Việt Nam Cộng hoà là các tuần dương hạm (WHEC) sử dụng trong lực lượng phòng vệ duyên hải Mỹ (US Coast guard) từ lâu, chúng thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là chiến đấu, nên khó chống trả lại với đội chiến hạm của Trung Quốc có số lượng đông hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, còn 2 pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam Cộng hòa đặt thêm vào lái tàu là nơi đã được dùng làm sàn đáp trực thăng. Tuy nhiên, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại khi được hỏi về kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa thì lại cho biết "Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo... tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa. Quyết định đó có thể có và cũng có thể không".
Theo ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí, Thư ký của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đã có một số kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa nhưng không được thực hiện do ưu tiên lúc đó không phải là tái chiếm Hoàng Sa mà là phòng thủ trước sự tấn công của quân Giải phóng miền Nam. Việt Nam Cộng hoà muốn bảo toàn lực lượng hải quân để chống lại quân Giải phóng "đang tập trung lực lượng chuẩn bị tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa". Việc tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn. Sau khi các mục tiêu này được giải quyết, Việt Nam Cộng hòa "sẽ dùng các biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao thu hồi Hoàng Sa". Ông Nhã cho rằng Việt Nam Cộng hòa đã không có liên hệ nào nhằm phối hợp với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên phương diện ngoại giao cũng như quân sự nhằm tái chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thái độ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Mặt khác, ông Nhã nói Nguyễn Văn Thiệu đã tìm hiểu lập trường của Mỹ qua điện thoại, nhưng chỉ nhận được lời trả lời "khó tin" rằng người Mỹ đã "không hề hay biết gì". Dùng từ ngữ "dối trá chính trị", ông Nhã khẳng định Hoa Kỳ đã có sự thông đồng với chính quyền Bắc Kinh khi đó và đã làm ngơ trước hành động của Trung Quốc.
40 năm sau, theo ông Nguyễn Thành Trung - khi đó là Trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa, ngày 19/1/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn phản lực F-5 bao gồm 120 máy bay và 150 phi công (mỗi phi đoàn có 24 máy bay), 4 phi đoàn ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Theo đánh giá của Nguyễn Thành Trung thì việc tái chiếm Hoàng Sa là hoàn toàn khả thi với sức mạnh áp đảo của không quân bao gồm 120 chiếc F-5 đang chờ lệnh ở Đà Nẵng. Thời điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là loại máy bay hạng nhẹ có tầm hoạt động ngắn, không thể bay tới Hoàng Sa. Còn hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ có khoảng 40 tàu cỡ nhỏ chứ không có tàu lớn, và các tàu này đều chỉ có khả năng phòng không rất yếu (phần lớn chỉ có súng máy 12,7mm, tối đa cũng chỉ có pháo cao xạ 37mm điều khiển thủ công). Trong khi đó, mỗi máy bay F-5 đủ sức tác chiến tại Hoàng Sa trong 20 phút, mỗi chiếc mang được tới 3 tấn bom. Như vậy, nếu cứ 3 máy bay đánh 1 tàu thì chỉ cần sau nửa ngày là có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung Quốc. Ông Trung tin rằng "phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu Trung Quốc không thể chạy thoát nổi (do máy bay có vận tốc nhanh hơn rất nhiều), mỗi tàu chỉ cần trúng 1 quả bom là xong... Trung Quốc đi ra Hoàng Sa là bằng tàu thôi, nếu mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi". Các phi công lúc bấy giờ cũng cho rằng chiến dịch khá dễ dàng, chỉ trong vòng 12 giờ là 40 tàu Trung Quốc sẽ chìm hết.
Nhưng cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được lệnh không được cất cánh. Cũng theo lời thuật của Nguyễn Thành Trung, kế hoạch này cuối cùng đã không được thực hiện do "Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động". Ông cho rằng "Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề".
Phản ứng ngoại giao và nhận xét
Trung Quốc
Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa, do đó trận hải chiến là cuộc phản kích tự vệ trước việc Quân lực VNCH chiếm đóng trái phép các đảo tại Hoàng Sa và tấn công các tàu đánh cá Trung Quốc. Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 20/1/1974 đã thuật lại sự kiện, tóm lược như sau: "Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Sài Gòn đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19/1, tàu của Nam Việt Nam chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Sài Gòn còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,..."
Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây "Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên" (ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự) để tưởng niệm 18 binh sĩ Trung Quốc tử trận. Trong Lăng viên ở Hải Nam, tháp kỷ niệm, có khắc hàng chữ:
"Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa".- "Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Sài Gòn tại Nam Việt Nam xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc... trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt"
Trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc năm 2014 viết rằng:
Từ năm 1990, Trung Quốc chính thức đưa ra chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng nhau phát triển" về vấn đề Nam Sa (Trường Sa), đồng thời tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên, tuy nhiên thực tế vẫn chưa phát triển một cách thân thiện. Sự xích mích chưa bao giờ ngừng. Trong những năm qua, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên từ mỏ dầu ở Nam Sa, với lợi nhuận hơn 25 tỷ đô la Mỹ. Sản lượng khai thác dầu hàng năm của Biển Đông vào khoảng 50 triệu đến 60 triệu tấn, trong khi vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có sản lượng khai thác dầu hàng năm là 8 triệu tấn, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số 30 triệu tấn dầu hàng năm do Việt Nam sản xuất. Giữa các quốc gia, không có bạn bè vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh cửu. Trước tình hình phức tạp và gay gắt trên Biển Đông, một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình sẽ có những lựa chọn khó khăn như thế nào?
Việt Nam Cộng hòa
Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc như:
"Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974.
"Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa" ngày 14/2/1974.
Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Cục Tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.
"Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, 1975.
Việt Nam Cộng hòa cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, phản đối hành động của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc, đề nghị các quốc gia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc. Việt Nam Cộng hòa tuyên bố họ không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực đánh chiếm lãnh thổ
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Ngày 20/1/1974 Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.
Sau ngày tiếp quản miền Nam (30/4/1975), Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Vào ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay đều do người Việt Nam quản lý.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Theo tiến sĩ Balazs Szalontai ở Hungary, vào tháng 1 năm 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa, ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối. Báo chí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không đề cập gì đến việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định về phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: "Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản ứng gì". Theo tiến sĩ Balazs Szalontai "sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam". Đây là vấn đề của cả hai miền Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề. Theo ông Dương Danh Dy "Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa".
Về mặt bán chính thức, ngày 21 tháng 1 năm 1974, 2 ngày sau khi trận chiến diễn ra, đại diện ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi trả lời hãng tin AFP đã khẳng định: "Việc bảo vệ chủ quyền của mọi quốc gia là một điều hết sức thiêng liêng. Các vấn đề về lãnh thổ và biên giới giữa các quốc gia láng giềng thường là những tranh cãi phức tạp, cần phải có những kiến giải thận trọng. Các quốc gia liên quan cần thương lượng dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, dựa trên tinh thần hữu nghị và láng giềng thân thiện để giải quyết tranh chấp". Bên cạnh đó, trong cuộc trao đổi với Đại sứ Hungary tại Hà Nội khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã tuyên bố: "Có rất nhiều hồ sơ và tài liệu cho thấy quần đảo đang tranh cãi (tức quần đảo Hoàng Sa) là của Việt Nam".
Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu đề phòng, họ gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở Trung Quốc, và cũng không cho nhiều người Trung Quốc sang miền Bắc Việt Nam thăm người thân.
Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và nhận được sự làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của Việt Nam Cộng hòa và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km² trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc). Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo.
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 9 năm 1975, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm lãnh đạo Việt Nam khó chịu. Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt -Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.
Hoa Kỳ
Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ cũng từ chối yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa giúp đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc.
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam Cộng hòa, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo việc Trung Quốc điều quân đến Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không hề biết gì". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện cả một hạm đội di chuyển mà quân đội Mỹ "không biết" thì quả là khó tin. Chính phủ Mỹ giải thích rằng Quốc hội Mỹ đã ra luật cấm Chính phủ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa nên họ không thể nào giúp Việt Nam Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa trước sự tấn công của Trung Quốc. Các tài liệu giải mật sau này cho thấy: trái với lời giải thích của đại sứ Mỹ, cơ quan tình báo CIA của Mỹ đã theo dõi sát tất cả diễn biến tại quần đảo Hoàng Sa ngay từ lúc Trung Quốc đưa quân đến Hoàng Sa cho đến lúc Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo này để báo cáo cho Tổng thống Mỹ nhưng Mỹ quyết định không can thiệp vào Hoàng Sa. Sau này, ông Nhã gọi đây là sự "dối trá chính trị" và khẳng định Hoa Kỳ đã có sự thông đồng với Trung Quốc từ trước
Trong tài liệu mang mã số 1974STATE012641_b của Chính phủ Mỹ, đề ngày 19/1/1974 có ghi "Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa", và tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn được lệnh thông báo, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa phải "cố gắng tối đa tránh những đụng độ trực tiếp nữa với lực lượng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa..."
Ngày 23 tháng 1, Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức hội đàm tại Washington. Mỹ đã gửi Ngoại trưởng Henry Kissinger tham gia, Kissinger đã bày tỏ quan điểm của chính phủ Mỹ về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, theo đó "Hoa Kỳ không ủng hộ các tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Việt Nam Cộng hòa", cũng không ủng hộ việc đưa vấn đề này ra thảo luận tại các tổ chức quốc tế. Tóm lại, về ngoại giao, Hoa Kỳ sẽ không làm gì để giúp Việt Nam Cộng hòa.
Đến ngày 28/1/1974, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ thị Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bày tỏ "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam Cộng hòa bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc"" và yêu cầu Đại sứ Mỹ "kiềm chế" chính phủ Việt Nam Cộng hòa (tức là phải ngăn cản Việt Nam Cộng hòa nếu họ có ý định đánh chiếm lại Hoàng Sa)
Đánh giá
Chiến thuật
Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại Khóa Chỉ huy Tham mưu đặc biệt tại Long Bình, Đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa, nhận định Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc là nơi quân lực Việt Nam Cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".
Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau:
Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 không có vũ khí kiểu mới, pháo quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là có vũ khí tối tân, các súng đều điều khiển bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại gặp "trở ngại kỹ thuật" nên rút lui ngay từ đầu (ông Thự còn nghi ngờ HQ-4 rút lui vì sợ tham chiến chứ không phải vì trục trặc).
Hải đội của Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch tác chiến. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào, ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết Đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn: phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch tác chiến nên khi máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được thì không có tần số dự trù thay thế, nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau vì thế việc liên lạc không được liên tục, ổn định.
Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.
Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.
Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.
Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".
Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng hoà gặp bất lợi lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị "trở ngại kỹ thuật" nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-5 chỉ bắn vài phát đạn thì thuyền trưởng ra lệnh rút lui. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của tàu đồng đội là HQ-5 bắn nhầm, xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến. Điều này cho thấy hải quân Việt Nam Cộng hòa chiến đấu trong thế bị động, không có kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém dẫn đến HQ-5 bắn trúng HQ-16. Chỉ có HQ-10 là chiến đấu từ đầu đến cuối, nhưng đây lại là tàu nhỏ nhất đội hình, dễ bị hải quân Trung Quốc vô hiệu hóa. Như vậy hải quân Việt Nam Cộng hòa thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến, trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Theo nhà nghiên cứu Toshi Yoshihara (người Nhật), trận đánh này hải quân Việt Nam Cộng hòa thất bại vì 3 nguyên nhân chính, đến từ cả hai phía:
Lính hải quân Trung Quốc tỏ rõ sự kỷ luật và dũng cảm, biết dùng lối đánh áp sát để hạn chế ưu thế của tàu địch;
Tàu của Việt Nam Cộng hòa to và hỏa lực mạnh hơn nhiều, nhưng chiến thuật thì sai lầm: tách đội hình thành 2 phân đội nhưng lại thiếu sự phối hợp, nên 2 phân đội không ứng cứu được cho nhau, thậm chí còn bắn nhầm vào nhau;
Chỉ huy của Việt Nam Cộng hòa không biết sử dụng ưu thế về hỏa lực để đánh từ xa mà lại để tàu địch áp sát đánh gần, như vậy là tự vứt bỏ ưu thế tàu to - pháo lớn của mình.
Chiến lược
Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định dù Hải quân Việt Nam Cộng hòa có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước được tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam Cộng hòa phải dồn lực lượng chống lại nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa. Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiềm chế không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo nhận định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong cả năm 1973 và đầu 1974 - thời điểm sự kiện ở Hoàng Sa nổ ra - ở trên bộ, chính quyền Sài Gòn vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế về không quân và quân số. Lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Việt Nam Cộng hòa liên tục vi phạm Hiệp định Paris, lúc này Quân Giải phóng vẫn đang ở thế phòng thủ và chống đỡ. Theo phi công Nguyễn Thành Trung trả lời báo Thanh niên ngày 06/07/2014, không quân Việt Nam Cộng hòa lúc đó hoàn toàn đủ sức để tập kích Hoàng Sa. Tại Đà Nẵng, có 5 phi đoàn của Không quân Việt Nam Cộng hòa với khoảng 100 máy bay chiến đấu các loại. Theo ông Trung, Không quân Trung Quốc thời đó chỉ có MiG-21, chỉ đủ nhiên liệu bay nửa đường đến Hoàng Sa nên không thể tham chiến được, còn tàu chiến Trung Quốc thì chỉ toàn là tàu cỡ nhỏ, khả năng phòng không yếu. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Việt Nam Cộng hòa ngoài thời gian di chuyển từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vẫn còn khoảng 30 phút để tiến hành không kích, có thể đánh chìm các tàu chiến Trung Quốc một cách dễ dàng. Nhưng kế hoạch dùng không quân để đánh trả đã bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đình chỉ do Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam Cộng hòa không được phản kháng.
Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1975, Mỹ muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô nên nhân sự kiện này để ngầm giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc, nhằm chặn đường vào miền Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô.
Theo tờ Nhà Ngoại giao (The Diplomat), Hải chiến Hoàng sa 1974 cũng đã để lại cho Việt Nam những bài học nhất định:
Biện pháp ngoại giao là ưu tiên số 1 nhưng không phải là biện pháp duy nhất do chẳng có hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể bảo vệ các nước nhỏ một cách hoàn hảo trước các hành động đơn phương sử dụng vũ lực của một nước lớn.
Các cường quốc có thể sẽ không bảo vệ đồng minh của mình và đứng ngoài xung đột do vấn đề họ quan tâm là duy trì quyền tự do hàng hải và các lợi ích chiến lược toàn cầu khác, chứ không phải lợi ích của các nước nhỏ khi lợi ích đó ảnh hưởng tới lợi ích toàn cầu của nước lớn.
Một lực lượng quân sự đủ mạnh để kiểm soát một vùng biển hẹp nhưng có tính chiến lược là rất cần thiết, trong đó phải phong tỏa không cho đối phương tiếp cận vùng do mình kiểm soát, củng cố năng lực phòng thủ đảo, khả năng cảnh báo sớm và khả năng vận chuyển lực lượng từ trong bờ ra đảo trên phạm vi rộng để đổ bộ lên đảo một cách nhanh chóng và vững chắc. |
Trong vật lý học, vật đen tuyệt đối, hay ngắn gọn là vật đen, là vật hấp thụ hoàn toàn tất cả các bức xạ điện từ chiếu đến nó, bất kể bước sóng nào. Điều này có nghĩa là sẽ không có hiện tượng phản xạ hay tán xạ trên vật đó, cũng như không có dòng bức xạ điện từ nào đi xuyên qua vật.
Ý nghĩa vật lý về khả năng hấp thụ 100% bức xạ điện từ chiếu vào mang đến cái tên "đen" cho vật thể. Tuy nhiên, các vật thể này không đen, mà chúng luôn bức xạ trở lại môi trường xung quanh các bức xạ điện từ, tạo nên quang phổ đặc trưng cho nhiệt độ của vật, gọi là bức xạ vật đen. Quang phổ của vật đen là quang phổ liên tục và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đen.
Khi nhiệt độ của một vật không thay đổi, theo định luật bảo toàn năng lượng:
F0 = Fht + Fpx + Ftq = Fbxn
Ở đây:
F0 là thông lượng bức xạ điện từ chiếu vào vật
Fht là phần thông lượng bức xạ điện từ chiếu vào bị hấp thụ
Fpx là phần thông lượng bức xạ điện từ chiếu vào bị phản xạ (hay tán xạ)
Ftq là phần thông lượng bức xạ điện từ chiếu vào bị truyền qua
Fbxn là thông lượng bức xạ điện từ mà vật đen bức xạ trở lại môi trường
Ở trường hợp giới hạn lý tưởng, khi không có sự phản xạ, tán xạ hay truyền qua của các bức xạ điện từ chiếu đến vật, vật là một vật đen tuyệt đối (Fpx = 0, Ftq = 0):
F0 = Fht = Fbxn
Vật đen định nghĩa như trên là một vật lý tưởng, không tồn tại trong thực tế, có đặc tính biến tất cả năng lượng nhận được thành năng lượng bức xạ đặc trưng cho nhiệt độ của vật, với bất kỳ trị số nào của bước sóng. Mô hình vật đen là một mô hình lý tưởng trong vật lý, nhưng có thể áp dụng gần đúng cho nhiều vật thể thực tế. Các vật thể thực đôi khi được mô tả chính xác hơn bởi khái niệm vật xám. Vật thể trên thực tế gần đúng với khái niệm vật đen nhất là lỗ đen, là vật có lực hấp dẫn mạnh đến nỗi hút gần như tất cả các vật chất (hạt, sóng bức xạ) nào ở gần nó.
Chú ý là một vật màu đen không hẳn là một vật đen. Thí dụ: chiếc tàu lặn sơn đen đi trong đêm tối. Tuy chúng ta không thấy nó, nhưng nó vẫn bị phát hiện bởi radar, có nghĩa là nó vẫn phản xạ các tia đó với độ dài sóng radar. |
Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia (, thường gọi là Khối Thịnh vượng chung Anh; trước đây là Khối Thịnh vượng chung Các quốc gia của Anh - British Commonwealth of Nations), là một tổ chức liên chính phủ của 54 quốc gia thành viên hầu hết từng là lãnh thổ của cựu Đế quốc Anh. Thịnh vượng chung hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung và các tổ chức phi chính phủ được tổ chức thông qua Quỹ Thịnh vượng chung.
Thịnh vượng chung bắt nguồn từ giữa thế kỷ XX với sự phi thuộc địa hóa của Đế quốc Anh thông qua tăng quyền tự quản cho các lãnh thổ.Tổ chức chính thức thành lập bằng Tuyên ngôn Luân Đôn năm 1949, trong đó xác định các quốc gia thành viên là "tự do và bình đẳng". Biểu tượng của liên kết tự do này là Quốc vương Charles III, ông là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Quốc vương cũng là quân chủ của 15 thành viên trong Khối Thịnh vượng chung, được gọi là "các vương quốc Thịnh vượng chung". Các thành viên khác trong Thịnh vượng chung có những nhân vật khác nắm giữ vị thế nguyên thủ quốc gia: 32 thành viên theo chế độ cộng hòa và năm thành viên có chế độ quân chủ lập hiến là một nhân vật khác.
Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Thay vào đó, họ liên hiệp thông qua ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, và chia sẻ những giá trị về dân chủ, nhân quyền và pháp trị. Những giá trị này được ghi trong Hiến chương Thịnh vượng chung và được xúc tiến thông qua Đại hội thể thao Thịnh vượng chung.
Thịnh vượng chung bao phủ hơn , gần một phần tư diện tích đất liền thế giới, và trải trên mọi lục địa. Với dân số ước tính là 2,328 tỷ vào năm 2013, gần một phần ba dân số thế giới, Thịnh vượng chung vào năm 2014 có GDP danh nghĩa là 10.450 tỷ USD, chiếm 14% GDP danh nghĩa toàn cầu.
Lịch sử
Trong khi công du Úc vào năm 1884, Bá tước Archibald Primrose mô tả Đế quốc Anh đang biến hóa là một "Thịnh vượng chung của các quốc gia", trong khi một số thuộc địa trở nên độc lập hơn. Những hội nghị của các thủ tướng Anh Quốc và thuộc địa diễn ra định kỳ kể từ lần đầu tiên vào năm 1887, dẫn đến thiết lập các Hội nghị Đế quốc vào năm 1911.
Thịnh vượng chung phát triển từ các hội nghị đế quốc. Jan Smuts trình một đề xuất cụ thể vào năm 1917 khi ông đặt ra thuật ngữ "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" và hình dung "các quan hệ hiến pháp tương lai và điều chỉnh về bản chất" tại Hội nghị Versailles năm 1919 bởi các đại biểu đến từ các quốc gia tự trị cũng như Anh Quốc. Thuật ngữ lần đầu được công nhận pháp lý tầm đế quốc trong Hiệp định Anh-Ireland năm 1921, khi "Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia" thay thế cho "Đế quốc Anh" trong lời tuyên thệ của các thành viên nghị viện Quốc gia Tự do Ireland.
Theo Tuyên ngôn Balfour tại Hội nghị Đế quốc năm 1926, Anh Quốc và các quốc gia tự trị đồng ý rằng họ "bình đẳng về vị thế, quyết không lệ thuộc một bên vào bên khác trong bất kỳ phương diện đối nội và đối ngoại, tuy nhiên liên hiệp bằng lòng trung thành chung với quân chủ, và liên kết tự do với vị thế các thành viên của Thịnh vượng chung Anh của các quốc gia." Những phương diện về quan hệ được chính thức hóa theo Pháp lệnh Westminster năm 1931, áp dụng cho Canada không cần phê chuẩn, song Úc, New Zealand, và Newfoundland buộc phải phê chuẩn để nó có hiệu lực. Newfoundland chưa từng thực hiện điều này, do vào ngày 16 tháng 2 năm 1934, chính phủ Newfoundland tự nguyện kết thúc và nhiệm vụ cai trị trở lại dưới quyền kiểm soát trực tiếp từ Luân Đôn. Newfoundland sau đó gia nhập Canada với vị thế một tỉnh vào năm 1949. Úc và New Zealand lần lượt phê chuẩn Pháp lệnh vào năm 1942 và 1947.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh dần tan vỡ cho đến khi Anh Quốc còn lại 14 lãnh thổ hải ngoại. Trong tháng 4 năm 1949, sau Tuyên ngôn Luân Đôn, từ "Anh" bị bỏ khỏi danh hiệu của Thịnh vượng chung nhằm phản ánh biến hóa về bản chất của nó. Myanmar (1948) và Aden (1967) là những quốc gia duy nhất là thuộc địa của Anh trong Thế Chiến song không gia nhập Thịnh vượng chung khi độc lập. Những lãnh thổ bảo hộ và được ủy thác cũ của Anh song không trở thành thành viên của Thịnh vượng chung là Ai Cập (độc lập năm 1922), Iraq (1932), Transjordan (1946), Palestine thuộc Anh (bộ phận trở thành quốc gia Israel năm 1948), Sudan (1956), Somaliland thuộc Anh (thống nhất với Somaliland thuộc Ý cũ vào năm 1960 để hình thành Cộng hòa Somali), Kuwait (1961), Bahrain (1971), Oman (1971), Qatar (1971), và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (1971).
Ngày 18 tháng 4 năm 1949, Ireland chính thức trở thành một nước cộng hòa theo Đạo luật Cộng hòa Ireland năm 1948, do vậy tự động loại trừ khỏi Thịnh vượng chung. Trong khi Ireland không tích cực tham dự trong Thịnh vượng chung kể từ đầu thập niên 1930 và sẵn lòng rời Thịnh vượng chung, thì các quốc gia tự trị khác mong muốn trở thành các nước cộng hòa mà không mất liên kết Thịnh vượng chung. Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1949 trong một hội nghị các thủ tướng Thịnh vượng chung tại Luân Đôn. Theo Tuyên ngôn Luân Đôn, Ấn Độ chấp thuận rằng khi họ trở thành một nước cộng hòa trong tháng 1 năm 1950, họ sẽ chấp thuận quân chủ Anh như một "biểu trưng của liên kết tự do của các quốc gia thành viên độc lập trong Khối và bởi thế là nguyên thủ của Thịnh vượng chung. Khi nghe về điều này, Quốc vương George VI nói với chính trị gia người Ấn Độ Krishna Menon: "Thế là tôi thành 'bởi thế'". Các quốc gia Thịnh vượng chung khác công nhận Ấn Độ duy trì tư cách thành viên của tổ chức. Do Pakistan kiên trì, Ấn Độ không được nhìn nhận là một trường hợp đặc biệt và các quốc gia khác sẽ được đối xử tương tự như Ấn Độ.
Tuyên ngôn Luân Đôn thường được nhận định là sự khởi đầu của Thịnh vượng chung hiện đại. Sau tiền lệ của Ấn Độ, các quốc gia khác trở thành nước cộng hòa, hoặc quân chủ lập hiến với quân chủ của mình, trong khi một số quốc gia duy trì quân chủ tương tự Anh Quốc, trong chế độ quân chủ của họ phát triển khác biệt và ngay sau đó trở nên hoàn toàn độc lập với chế độ quân chủ Anh Quốc.
Nguyên thủ |
Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như trên hình.
Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độ thấp gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng, thạch quyển phản ứng về cơ bản như là lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno có "độ dẻo" cao hơn. Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ và như vậy là tầng trên của lớp phủ bằng sự thay đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của điểm gián đoạn Mohorovičić.
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 Km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).
Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lưu của Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Có hai dạng của thạch quyển là:
Vỏ đại dương.
Vỏ lục địa.
Thạch quyển Trái Đất
Thạch quyển của Trái Đất bao gồm lớp vỏ và lớp phủ trên cùng, tạo thành lớp ngoài cứng và cứng của Trái Đất. Các thạch quyển được chia thành các mảng kiến tạo. Phần trên cùng của thạch quyển phản ứng hóa học với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển thông qua quá trình hình thành đất được gọi là tầng sinh quyển. Các thạch quyển được bảo vệ bởi thiên thạch là phần yếu hơn, nóng hơn và sâu hơn của lớp phủ trên. Các ranh giới Thạch quyển-Quyển được xác định bởi sự khác biệt trong ứng phó với ứng suất: thạch quyển vẫn cứng trong thời gian địa chất rất dài, trong đó nó biến dạng đàn hồi và thông qua sự cố giòn, trong khi astheno biến dạng một cách nhớt và chịu được biến dạng do biến dạng dẻo.
Lịch sử của khái niệm
Khái niệm về thạch quyển như lớp ngoài mạnh mẽ của Trái Đất được mô tả bởi AEH Love trong chuyên khảo "Một số vấn đề về Địa chất học" và được phát triển thêm bởi Joseph Barrell, người đã viết một loạt bài báo về khái niệm này và giới thiệu thuật ngữ "thạch quyển". Khái niệm này dựa trên sự hiện diện của dị thường trọng lực đáng kể trên lớp vỏ lục địa, từ đó ông suy luận rằng phải tồn tại một lớp trên mạnh mẽ, vững chắc (mà ông gọi là thạch quyển) phía trên lớp yếu hơn có thể chảy (mà ông gọi là asthenosphere). Những ý tưởng này đã được Reginald Aldworth Daly mở rộng vào năm 1940 với công trình bán kết "Sức mạnh và cấu trúc của Trái Đất".Chúng đã được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà địa chất và địa vật lý. Những khái niệm về một thạch quyển mạnh nằm trên một astheno yếu là rất cần thiết cho lý thuyết về kiến tạo mảng.
Các loại
Các loại thạch quyển khác nhau
Có hai loại thạch quyển:
Thạch quyển đại dương, liên kết với lớp vỏ đại dương và tồn tại trong các lưu vực đại dương (mật độ trung bình khoảng 2,9 gram trên mỗi cm khối)
Thạch quyển lục địa, liên kết với lớp vỏ lục địa (mật độ trung bình khoảng 2,7 gram trên mỗi cm khối)
Độ dày của thạch quyển được coi là độ sâu của đường đẳng nhiệt liên quan đến sự chuyển đổi giữa hành vi giòn và nhớt. Nhiệt độ tại đó olivine bắt đầu biến dạng nhớt (~ 1000 °C) thường được sử dụng để thiết lập đường đẳng nhiệt này vì olivine thường là khoáng chất yếu nhất ở lớp phủ trên. Thạch quyển đại dương thường dày khoảng 50 trận 140 km (nhưng bên dưới các dải núi giữa đại dương không dày hơn lớp vỏ), trong khi thạch quyển lục địa có phạm vi độ dày từ khoảng 40 km đến khoảng 280 km; phần trên ~ 30 đến ~ 50 km của thạch quyển lục địa điển hình là lớp vỏ. Phần lớp phủ của thạch quyển bao gồm phần lớn peridotit. Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ trên bởi sự thay đổi thành phần hóa học diễn ra tại sự gián đoạn Moho.
Thạch quyển đại dương
Thạch quyển đại dương bao gồm chủ yếu là mafic lớp vỏ và siêu mafic manti (peridotit) và nặng hơn thạch quyển lục địa, mà lớp vỏ được kết hợp với lớp vỏ làm bằng felsic đá. Thạch quyển đại dương dày lên khi nó già đi và di chuyển ra khỏi sườn núi giữa đại dương. Sự dày lên này xảy ra bằng cách làm mát dẫn điện, biến đổi tầng khí quyển nóng thành lớp phủ thạch quyển và làm cho thạch quyển đại dương ngày càng dày và dày đặc theo tuổi tác. Trong thực tế, thạch quyển đại dương là một lớp ranh giới nhiệt cho sự đối lưu trong lớp phủ. Độ dày của phần lớp phủ của thạch quyển đại dương có thể được xấp xỉ là một lớp ranh giới nhiệt dày lên như căn bậc hai của thời gian.
Thạch quyển đại dương ít đậm đặc hơn asthenosphere trong vài chục triệu năm nhưng sau đó nó trở nên ngày càng dày đặc hơn asthenosphere. Điều này là do lớp vỏ đại dương khác biệt hóa học nhẹ hơn so với astheno, nhưng sự co lại nhiệt của thạch quyển lớp phủ làm cho nó dày đặc hơn so với astheno. Sự mất ổn định hấp dẫn của thạch quyển đại dương trưởng thành có tác động tại các khu vực hút chìm, thạch quyển đại dương luôn luôn chìm xuống bên dưới thạch quyển đè lên, có thể là đại dương hoặc lục địa. Thạch quyển đại dương mới liên tục được sản xuất tại các rặng giữa đại dương và được tái chế trở lại lớp phủ tại các khu vực hút chìm. Kết quả là, thạch quyển đại dương trẻ hơn nhiều so với thạch quyển lục địa: thạch quyển đại dương lâu đời nhất khoảng 170 triệu năm tuổi, trong khi các phần của thạch quyển lục địa là hàng tỷ năm tuổi. Các phần lâu đời nhất của thạch quyển lục địa nằm dưới các cratons, và thạch quyển lớp phủ ở đó dày hơn và ít đậm đặc hơn so với điển hình; mật độ tương đối thấp của "rễ cây" như vậy giúp ổn định các khu vực này.
Thạch quyển chìm
Các nghiên cứu địa vật lý vào đầu thế kỷ 21 cho thấy các mảnh lớn của thạch quyển đã bị hút vào lớp phủ sâu tới 2900 km đến gần ranh giới lớp phủ lõi, trong khi các phần khác "trôi nổi" ở lớp phủ trên, trong khi một số dính xuống lớp phủ xa tới 400 km nhưng vẫn "gắn" với mảng lục địa phía trên, tương tự như phạm vi của "kiến tạo" do Jordan đề xuất năm 1988.
Đá xenolith
Các nhà địa chất học có thể trực tiếp nghiên cứu bản chất của lớp phủ lục địa bằng cách kiểm tra xenolit lớp phủ đưa lên trong kimberlite, lamproite và các ống núi lửa khác. Lịch sử của các xenolith này đã được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp, bao gồm các phân tích về sự phong phú của các đồng vị của osmium và rhenium. Các nghiên cứu như vậy đã xác nhận rằng các lớp phủ thạch quyển bên dưới một số craton đã tồn tại trong thời gian hơn 3 tỷ năm, mặc dù dòng chảy lớp phủ đi kèm với kiến tạo mảng. |
Quyển astheno (từ tiếng Hy Lạp a + ''sthenos có nghĩa là "không có lực") là khu vực của Trái Đất nằm ở độ sâu từ 100-200 km dưới bề mặt—nhưng có thể mở rộng tới độ sâu 400 km—đây là khu vực yếu hay "mềm" thuộc tầng trên cùng của lớp phủ. Nó nằm ngay phía dưới thạch quyển và là tác nhân tham gia vào các chuyển động địa tầng và các điều chỉnh đẳng tĩnh. Mặc dù tại đây có nhiệt độ cao nhưng áp suất cao đã giữ cho lớp này ở dạng dẻo và nó có tỷ trọng tương đối thấp. Các sóng địa chấn, (vận tốc lan truyền của nó giảm theo độ mềm của môi trường) truyền tương đối chậm trong quyển astheno các tín hiệu cảnh báo cho các nhà địa chấn học về sự hiện diện của nó; vì thế nó được các nhà địa chấn học đặt tên là khu vực vận tốc chậm.
Dưới đáy các mảng đại dương tương đối mỏng thì quyển astheno thông thường nằm gần đáy biển và tại các sống đại dương thì nó chỉ cách đáy biển vài kilômét.
Phần trên của quyển astheno được cho là khu vực mà các mảng lớn của lớp vỏ Trái Đất bằng đá cứng và dễ vỡ chuyển động trên nó. Do các điều kiện về nhiệt độ và áp suất tại quyển astheno, đá trở nên mềm dẻo và chảy với tốc độ khoảng vài cm/năm trên một khoảng cách thẳng tới hàng nghìn kilômét. Bằng cách này, nó "chảy" tương tự như các dòng đối lưu, bức xạ nhiệt từ trong lòng Trái Đất ra ngoài. Phía trên quyển astheno, với cùng vận tốc biến dạng, đá phản ứng giống như một chất dẻo và dễ vỡ, có thể đứt gãy và sinh ra các đứt gãy địa chất (các phay địa chất). Thạch quyển cứng được coi là "trôi" hay chuyển động trên quyển astheno có dòng chảy chậm, tạo ra chuyển động của các mảng vỏ Trái Đất được mô tả trong thuyết kiến tạo địa tầng.
Mặc dù sự tồn tại của quyển astheno đã được đưa ra từ năm 1926, nhưng sự tồn tại này chỉ được công nhận nhờ các phân tích sóng động đất từ trận động đất lớn ở Chile diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 1960. |
Điểm gián đoạn Mohorovičić, thông thường được nói đến như là Moho, là ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất. Điểm gián đoạn Mohorovičić được Andrija Mohorovičić, một nhà địa chấn học người Croatia, xác định lần đầu tiên năm 1909, khi ông quan sát thấy sự gia tăng đột ngột của vận tốc lan truyền các sóng động đất (đặc biệt là các sóng P) tại điểm này.
Vị trí của điểm gián đoạn Mohorovičić dao động từ khoảng 5 km ở gần các sống núi đại dương tới khoảng 75 km ở gần lớp vỏ lục địa.
Trong thời gian những năm cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 đã có đề xuất được đưa ra tại Ủy ban điều hành của Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSF) để khoan lỗ dọc theo đáy đại dương để đạt tới ranh giới này. Tuy nhiên, công việc này, có tên gọi là Dự án Mohole, chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ cần thiết và đề xuất đã bị Quốc hội Hoa Kỳ hủy bỏ vào năm 1967. |
Điểm gián đoạn Lehmann, được lấy theo tên của nhà địa chấn học Inge Lehmann, là lớp ranh giới nằm giữa lớp lõi lỏng bên ngoài và lớp lõi rắn bên trong của Trái Đất, nó nằm ở độ sâu khoảng 5.150 km dưới bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng được sử dụng để nói tới điểm giám đoạn ở độ sâu 220 km, mặc dù điều này còn gây tranh cãi. Trong trường hợp này, điểm gián đoạn tại lớp lõi thông thường được nói đến như là ranh giới lõi trong (tiếng Anh: inner-core boundary, viết tắt: ICB). |
Điểm gián đoạn Gutenberg, hay ranh giới lớp lõi – lớp phủ, nằm giữa lớp phủ bằng các silicat và lớp lõi bằng sắt-niken của Trái Đất. Ranh giới này nằm ở độ sâu khoảng 2.900 km tính từ bề mặt Trái Đất. Ranh giới này được công nhận như là khu vực gián đoạn về vận tốc của sóng địa chấn và nó được giải thích là do sự thay đổi cơ bản và rõ ràng về tỷ trọng tại độ sâu này. Có điều này là do sự thay đổi về thành phần hóa học từ các dạng khoáng chất silicat sang thành sắt-niken. Các chứng cứ gần đây cho rằng lớp ranh giới được thể hiện bằng sự thay đổi cấu trúc trong khoáng chất perovskit của đáy lớp phủ. Các nghiên cứu chụp X quang địa chấn chỉ ra sự không đồng đều đáng kể trong lớp ranh giới và là gợi ý về khả năng tồn tại của cấu trúc có tổ chức và có quan hệ với các chùm đá nóng của lớp phủ.
Khu vực ranh giới cũng được nói đến như là D″ ("D phẩy phẩy" hay "D phẩy kép"). Tên gọi này có nguồn gốc từ việc đặt tên cho các lớp của Trái Đất bởi nhà toán học Keith Bullen. Trong hệ thống của mình, ông đã đánh dấu mỗi lớp theo bảng chữ cái Latinh từ A đến G, với lớp vỏ là A và lớp lõi là G. Trong lần xuất bản mô hình của ông năm 1942, toàn bộ lớp phủ dưới cùng gọi là lớp D. Trong lần xuất bản năm 1950, Bullen phát hiện ra rằng lớp D của ông trên thực tế có thể là hai lớp khác nhau. Phần phía trên của lớp D, dày khoảng 1.800 km, được đổi tên thành D’ (D phẩy) và phần phía dưới, dày khoảng 200 km, được đặt tên là D″. |
HTML động hay DHTML (viết tắt tiếng Anh: Dynamic HTML) là một thể hiện của việc tạo ra một trang web bằng cách kết hợp các thành phần: ngôn ngữ đánh dấu HTML tĩnh, ngôn ngữ kịch bản máy khách (như là Javascript), và ngôn ngữ định dạng trình diễn Cascading Style Sheets và Document Object Model (DOM).
DHTML có thể được sử dụng để tạo ra 1 ứng dụng trên trình duyệt web: ví dụ như dễ dàng điều hướng, tạo một đơn web tương tác với người dùng hoặc tạo ra một bài tập sử dụng cho e-learning.
Cấu trúc của một trang web
Đặc trưng của một trang web sử dụng DHTML được cấu thành như sau:
<!doctype html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8">
<title>DHTML example</title>
</head>
<body>
<div id="navigation"></div>
<script>
var init = function () {
myObj = document.getElementById("navigation");
//... manipulate myObj
};
window.onload = init;
</script>
</body>
</html>
Thường thì mã JavaScript được lưu giữ trong một tập tin riêng, được nạp vào trang web bằng liên kết đến tập tin chứa mã JavaScript:
<script src="script.js"></script>
Ví dụ: Hiển thị một đoạn văn bản được thêm vào
Đoạn mã dưới đây minh họa một chức năng thường được sử dụng. Phần thêm vào của trang web sẽ chỉ được hiển thị nếu người dùng yêu cầu nó. Như trong e-learning chức năng này sử dụng để hiển thị gợi ý được thêm vào.
<!doctype html>
<html lang="en">
<head>
<meta charset="utf-8">
<title>Ví dụ</title>
<style>
a {background-color:#eee;}
a:hover {background:#ff0;}
#toggleMe {background:#cfc; display:none; margin:30px 0; padding:1em;}
</style>
</head>
<body>
<h1>Ví dụ</h1>
<h2><a id="showhide" href="#">Hiển thị ví dụ</a></h2>
<p id="toggleMe">Đây là ví dụ: văn bản chỉ hiển thị khi bấm chuột vào
liên kết.</p>
<p>Thêm văn bản thường...</p>
<script>
changeDisplayState = function (id) {
var d = document.getElementById('showhide'),
e = document.getElementById(id);
if (e.style.display === 'none' || e.style.display === '') {
e.style.display = 'block';
d.innerHTML = 'Dấu ví dụ';
}
else {
e.style.display = 'none';
d.innerHTML = 'Hiển thị ví dụ';
}
};
document.getElementById('showhide').onclick = function () {
changeDisplayState('toggleMe');
return false;
};
</script>
</body>
</html>
Định dạng tập tin XHTML chứa một slideshow có thể xem được trên chế độ projector theo từng slide một (có thể. Định dạng sẽ được thực hiện bởi CSS.
Liên kết bên ngoài
QuirksMode, một trang web toàn diện với các ví dụ và hướng dẫn làm thế nào để viết mã DHML có thể hoạt động trên một số trình duyệt
Mahjongg Solitaire, Một trang web trờ chơi được viết bởi DHTML
DHTML Lemmings , một trò chơi kinh điển
DHTML Central, một trang web với thư viện DHML và một số thành phần của JavaScript để tạo các thực đơn, cây, và một thư viện giúp bạn đơn giản hóa việc lập trình DHTML.
Ví dụ DHTML
DHTML games
Tham khảo HTML & DHTML trên MSDN |
Bài này nói về magma như là một dạng của đá nóng chảy. Các nghĩa khác của mắc ma, xem Mắc ma (định hướng).
Mắc ma hay magma là đá nóng chảy, thông thường nằm bên trong các lò magma gần bề mặt Trái Đất .
Mắc ma là hỗn hợp của silicat lỏng ở nhiệt độ và áp suất cao và là nguồn ban đầu của tất cả các loại đá mắc ma. Nó có khả năng xâm nhập vào các lớp đá thuộc phần vỏ cạnh kề hay phun trào ra ngoài bề mặt. Mắc ma tồn tại ở khoảng nhiệt độ từ 650 tới 1.200 °C. Mắc ma chịu áp suất cao trong lòng đất và khi phun trào lên bề mặt đất qua các miệng núi lửa ở dạng dung nham và chất phun trào nham tầng . Các sản phẩm phun trào của núi lửa thông thường chứa các chất lỏng, các tinh thể và các khí không hòa tan mà trước đó chưa bao giờ ra đến mặt Trái Đất. Mắc ma tập trung thành nhiều lò magma riêng rẽ trong lớp vỏ Trái Đất và có thành phần khác nhau một cách đáng kể tại các khu vực khác nhau, nó có thể được tìm thấy ở các đới hút chìm, đứt gãy hay sống núi giữa đại dương hoặc trên các điểm nóng chứa các chùm đá nóng của lớp phủ. Sự hình thành mắc ma chỉ có thể diễn ra theo một số điều kiện đặc biệt tại quyển astheno của Trái Đất.
Hình thành
Sự suy giảm đột ngột của áp suất có thể tạo ra sự nóng chảy do giảm áp. Điều này có thể diễn ra do các chuyển động kiến tạo hoặc do đá nóng chảy chuyển động làm phá hủy các đá xung quanh khi nó di chuyển lên các độ sâu thấp hơn trong lớp vỏ Trái Đất. Gradient địa nhiệt trung bình khoảng 25 °C/km với khoảng rộng từ thấp ở mức 5-10 °C/km trong phạm vi các rãnh đại dương và các khu vực sút giảm tới cao ở mức 30-50 °C/km dưới các sống núi giữa đại dương và các cung núi lửa. Tổ hợp của nhiệt độ cao và áp suất thấp gần môi trường bề mặt là điều kiện thuận lợi nhất để diễn ra sự nóng chảy do áp suất suy giảm.
Mắc ma cũng có thể được tạo thành do sự bổ sung của các chất dễ bay hơi vào đá bị nung nóng. Các chất dễ bay hơi (nước và khí) được giải phóng từ các mảng hút chìm của các lớp vỏ đại dương, các chất này xâm nhập vào các lớp đá nằm phía trên và kích thích sự nóng chảy. Chúng có thể phá vỡ các liên kết khoáng vật bên trong đá nóng chảy và làm cho nhiệt độ nóng chảy giảm xuống tạo thành mắc ma.
Sự hình thành của mắc ma cũng có thể là kết quả của sự làm nóng chảy đá thuộc lớp vỏ bởi mắc ma đã tồn tại trước đó do mắc ma này có nhiệt độ cao hơn đến mức nó làm nóng chảy luôn cả đá của lớp vỏ khi nó dâng lên, điều này tạo ra nhiều mắc ma hơn nữa.
Mắc ma dâng lên chủ yếu là do khi đá nóng chảy có tỷ trọng thấp hơn so với đá rắn, nó bị đẩy lên trên qua thạch quyển bởi sức nổi (theo cách thức giống như tấm gỗ có tỷ trọng thấp bị đẩy lên trên và trôi nổi trong nước nặng hơn). Quá trình này tạo ra các lò magma và cuối cùng là núi lửa, mắc ma phun lên trên theo mọi hướng ra bề mặt Trái Đất trong các hoạt động phun trào núi lửa.
Thành phần
Thành phần của magma thay đổi phụ thuộc vào thành phần của đá nằm trên bị nóng chảy khi magma thâm nhập vào lớp vỏ Trái Đất và bị phun trào ra trong dạng của dung nham. Có ba dạng cơ bản của magma: mafic, andesit (hay trung gian) và felsic. Magma là hỗn hợp chủ yếu của silica; các chất kiềm và kiềm thổ (natri, kali, calci, magiê) và sắt. Nói chung, magma càng có tính chất mafic nhiều hơn thì sự phun trào càng êm ả hơn. Có điều này là do hàm lượng silica cao làm cho các chất dễ bay hơi được tích lũy và có thể tạo ra các vụ phun nổ thường gặp ở các núi lửa phức hợp.
Các đặc trưng của các loại magma khác nhau như sau:
Ghi chú |
Trong tiếng Việt, Moho có thể là:
Điểm gián đoạn Mohorovičić, ranh giới giữa lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất.
Thành phố Moho, miền Puno, Peru.
Phần mềm hình ảnh động 2D của Lost Marble.
Moho, một chi chim thuộc họ Meliphagidae |
Thông lượng của một dòng chảy qua một bề mặt là đại lượng chỉ lượng chảy qua bề mặt vuông góc với hướng chảy trong một đơn vị thời gian.
Trong thực tế, dòng chảy là một trường vector, các vector thành phần có thể có các hướng khác nhau đối với bề mặt dòng chảy đi qua. Nếu gọi bề mặt đi qua là S, trường vector là a, n là vector đơn vị pháp tuyến ngoài của S, thì thông lượng dòng chảy được tính bằng tích phân các vectơ trên vi phân diện tích dS, vuông góc với vectơ trên một đơn vị thời gian.
Một số ví dụ:
thông lượng của dòng nước có thể đo bằng thể tích m3.s−1 hay khối lượng kg3.s−1,
nếu dòng chảy là bức xạ điện từ, thông lượng có thể đo bằng số hạt photon, trong trường hợp bức xạ đơn sắc, hay năng lượng trên đơn vị thời gian,
với dòng các hạt ánh sáng, thông lượng của chùm ánh sáng được gọi là quang thông,
với dòng là các hạt điện tích, thông lượng còn được gọi là cường độ dòng điện.
Mật độ thông lượng
Mật độ thông lượng là thông lượng của dòng chảy tính trên một đơn vị diện tích vuông góc với dòng chảy. Ví dụ: Mật độ thông lượng của dòng điện gọi là mật độ dòng điện. |
Trong ngành đo lường quang học, quang thông là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng, hoặc định nghĩa khác của quang thông là lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo mọi hướng trong một giây.
Đơn vị
Quang thông có ký hiệu là φ, hay .
Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, ký hiệu lm.. 1 lumen được định nghĩa bằng quang thông tạo ra bởi một nguồn sáng mà phát ra cường độ sáng (luminous intensity) 1 candela trên một góc khối có giá trị bằng 1 steradian.
Sử dụng
Quang thông được sử dụng để đo lượng sáng phát ra bởi một đèn điện, nó không tính theo một hướng phát sáng cụ thể nào và giá trị này thường được ghi trên các sản phẩm đèn chiếu sáng.
Liên hệ với cường độ sáng
Quang thông (đơn vị lumen) là giá trị đo tổng lượng ánh sáng phát ra từ một đèn. Cường độ sáng (đơn vị candela) là giá trị đo độ sáng của đèn chiếu sáng (cũng như bộ phản xạ) theo một phương nhất định (biểu thị chùm tia sáng). Nếu một đèn có quang thông 1 lumen và bộ phản xạ của đèn (hay còn gọi chóa tản quang) tập trung ánh sáng đều đặn trong chùm có giá trị góc khối bằng 1 steradian, thì chùm tia sáng có cường độ sáng bằng 1 candela. Nếu thay đổi bộ phản xạ để tập trung chùm trong 1/2 steradian thì tia sáng có cường độ sáng bằng 2 candela. Chùm tia thu được hẹp hơn và sáng hơn, tuy nhiên quang thông vẫn có giá trị bằng 1 lumen.
trong đó (đơn vị lm.s) là tổng năng lượng sáng của một nguồn sáng.
trong đó là cường độ sáng, và ký hiệu góc khối. |
Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ được tạo ra bởi chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất. Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt. Khi nhiệt độ của vật lớn hơn độ không tuyệt đối thì sự va chạm giữa các nguyên tử hoạt động làm thay đổi động năng của các nguyên tử hoặc phân tử. Điều này dẫn đến làm tăng tốc điện tích và/hoặc gây dao động lưỡng cực, từ đó sản sinh ra bức xạ điện từ và độ rộng phổ của bức xạ tương ứng với độ rộng phổ của năng lượng và gia tốc ở một nhiệt độ nhất định.
Nếu một vật phát ra bức xạ đáp ứng các đặc tính vật lý của vật đen ở trạng thái cân bằng nhiệt động lực học, các bức xạ được gọi là bức xạ vật đen. Định luật Planck mô tả quang phổ của bức xạ vật đen chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Chú thích |
Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946–1981). Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam.
Tiểu sử
Các cống hiến của ông về lĩnh vực khoa học - kỹ thuật
Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là xã Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1917 tại Tam Kỳ - Quảng Nam, trong kỳ thi về chữ Hán ngữ - Văn hóa Việt - Toán được tổ chức cho các em học sinh lên bảy, ông đã đỗ rất cao và từ đó trở nên nổi tiếng vì học tập xuất sắc.
Năm 1922, ông thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ hạng 11. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Bưởi.
Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris năm 1930, học Toán ở các trường Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh) từ 1930 đến 1934.
Tại Pháp, năm 1929, ông đăng ký học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về toán học và vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở Viện Henri Poincaré. Ông đã đến nghe giảng ở cả giảng đường Hermite (dành cho cử nhân) lẫn tham dự các buổi xê-mi-na ở giảng đường Darboux (dành cho những người học trên đại học). Tại đây, ông đã tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki. Đó là cơ sở để năm 1961, ông cho ra đời tác phẩm Về cấu trúc của Bourbaki.
Ông thi đỗ vào trường Centrale Paris năm 1930, theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các Đại học Paris, Đại học Bordeaux (Pháp) từ 1930 đến 1934 và được trường Bordeaux trao đổi sang Đại học Oxford (Anh) trong một thời gian ngắn. Tại đây ông học thêm vật lý lượng tử.
Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy toán và tiếng Anh tại trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường dòng Providence (Thiên Hựu) ở Huế. Ngoài tiếng Anh và toán, lý, hóa ông còn dạy các môn khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu của nhà trường. Các môn này (động vật, thực vật, khoáng vật) ông tự nghiên cứu trong sách chuyên ngành cao hơn nhiều so với chương trình trung học rồi lên lớp với những mẫu hiện vật tự sưu tầm.
Bên cạnh đó, ông cũng chơi tốt thể thao và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập cho các học sinh như: đánh bóng bàn theo kiểu Barma (đương kim vô địch thế giới về bóng bàn, người Hungary), tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, bơi sải (crawl)...
Từ 1942 đến 1945, ông đi làm công cho hãng Điện-Nước SIPEA, được cử phụ trách nghiên cứu. Ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn. Ông đã khước từ Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ. Ngoài ra ông vẫn tranh thủ học thêm và nghiên cứu cơ học lượng tử và phương trình vi phân.
Từ 1942 đến 1945, ông là Vụ trưởng Vụ nghiên cứu điện – nước Trung kì. Tháng 4/1943, ông tham gia đàm phán ở Đà Lạt.
Tháng 8/1945, ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến tháng 1/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh.
Từ 11/1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội. Từ 3/1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tháng 6/1946, ông tham gia đoàn đàm phán ở Fontainebleau, được đồng chí Phạm Văn Đồng cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học Thụy Sĩ và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển cơ sở vật chất - kĩ thuật quân sự lên chiến khu.
Tháng 7/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 8/1947 đến 8/1948, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Tháng 12/1947, ông là Ủy viên Quân sự ủy viên hội.
Từ 9/1948 đến 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác.
Năm 1954, ông tham gia đoàn đàm phán của chính phủ ở Genève và thay mặt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Genève.
Từ 1956 đến 1961, ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Từ 1957 đến 1959, ông nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tổ chức Khoa học Việt .
Từ 1965 đến 1976, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Ông còn là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khoá VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.
Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Quốc hội, Nhà nước ta tặng thưởng:
Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì quyết thắng.
Do tuổi cao sức yếu, Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1986 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, thọ 76 tuổi.
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Ông là một trong những người tiên phong của Việt Nam dự trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương. Ông được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kỳ.
Giai đoạn 1945-1954: Hoạt động trong Chính phủ kháng chiến
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, ông đã đảm nhận chức vụ Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Năm 1946 ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, rồi Hội nghị Fontainebleau (Pháp) đàm phán với Pháp và nhân đó sang Zurich dự lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hội các nhà khoa học tự nhiên Thụy Sĩ vào tháng 7 năm đó.
Tháng 7 năm 1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, sau đó một năm trở lại cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo và biên soạn cuốn sách "Bắn máy bay bằng súng trường tập trung" phổ biến rộng rãi khắp nơi và sau đó, khiến máy bay Pháp phải dè chừng trên vùng trời Việt Nam. Kinh nghiệm này cũng được áp dụng cho dân quân Việt Nam dùng súng trường bộ binh bắn máy bay trong Chiến tranh chống Mỹ.
Tháng 8 năm 1948 ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa được thành lập, sau đó còn làm Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương.
Tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, ông vẫn dành thời gian truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Cách mạng mới thành công, ông vừa tham gia các công việc của chính phủ vừa giảng dạy môn vật lý tại Đại học Hà Nội.
Năm 1954, ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva về Việt Nam trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường được biết đến dưới cái tên Hiệp định Genève về Việt Nam.
Sau 1954: Tiếp tục hoạt động giáo dục và nghiên cứu
Ngay sau khi miền Bắc hòa bình, ông chuyển sang công tác lĩnh vực khoa học giáo dục, được cử làm Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1958 - 1965) kiêm Tổng Thư ký. Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật - Địa học. Các bài giảng của ông về sinh học hiện đại có các giáo sư đầu ngành đến dự. Ông cũng tham gia sáng lập Hội Vật lý Việt Nam vào năm 1966.
Ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976). Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều "cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất". Theo sự chỉ đạo của ông, hệ thống các ban thư ký các bộ môn và các ngành đào tạo được thành lập để cải tiến chương trình đào tạo đồng thời các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy cũng được tập hợp để biên soạn các giáo trình... Những năm đầu của thập niên 1970, ông đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy đại học. Chủ trương mở rộng quy mô đào tạo bằng việc lập nhiều trường chuyên ngành đã được phối hợp chặt chẽ với chính sách tuyển chọn mỗi năm hàng trăm sinh viên, cán bộ ưu tú để gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Năm 1966, ông đã đề xuất với Chính phủ cho thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự) với quy chế riêng, được Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo về nội dung, chương trình.
Ngoài công tác giáo dục, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thủy lôi trên sông biển và phong toả cảng Hải Phòng. Ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thủy lôi (mật danh GK1) để chống lại thủy lôi chiến lược MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng.
Khi giặc Mỹ dùng bom TN (từ trường) nổ chậm phong toả các tuyến vận tải ở khu IV, đường Trường Sơn, Giáo sư Tạ Quang Bửu đã cùng các nhà khoa học Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự tìm ra nhiều cách phá nổ vô hiệu hoá bom TN để thông tuyến cho người, xe ra mặt trận.
Đêm 14 tháng 8 năm 1986, ông đột ngột ngưng làm việc do tai biến máu não và qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1986, thọ 76 tuổi. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội
Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh, con gái cụ Hoàng Đạo Thúy, kết hôn năm 1942 và có 6 người con. Con trai ông là Thiếu tướng Tạ Quang Chính.
Tặng thưởng
Ông đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương:
Huân chương độc lập hạng Nhất truy thăng Huân chương Hồ Chí Minh.
Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất.
Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.
Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ với "Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau năm 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kỹ thuật việc rà phá bom mìn phong toả Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ghi nhận đóng góp
Ông được đặt tên cho các đường phố ở quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đồng Hới (phường Nam Lý), thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hạ Long, thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long, giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học ở Việt Nam.
Tác phẩm
Thống kê thường thức.
Vật lý cương yếu.
Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến.
Sống.
Đại số các toán tử (1961).
Các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống (1981).
Viết thêm về các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống (1985).
Hạt cơ bản (1987). |
Adam Smith, (5 tháng 6 năm 1723; 17 tháng 7 năm 1790) là một nhà kinh tế học người Scotland; nhà triết học cũng như là một nhà triết học đạo đức, một người mở đường của kinh tế chính trị, và là một nhân vật then chốt trong thời kỳ Khai sáng Schottish, cũng được biết như là Cha đẻ của Kinh tế học hoặc Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản. Smith đã viết hai tác phẩm cổ điển, The Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức) (1759) và Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (1776). Cuốn Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia về sau thường được gọi tắt là Sự Giàu có của các Quốc gia - dịch ra tiếng Việt là Của cải của các dân tộc. Được xem như kiệt tác của ông và tác phẩm hiện đại đầu tiên của kinh tế học. Trong tác phẩm, Adam Smith đã giới thiệu lý thuyết lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) của ông.
Smith đã nghiên cứu triết học xã hội tại Đại học Glasgow và tại Cao đẳng Balliol, Oxford, nơi ông là một trong những sinh viên hưởng lợi từ học bổng thành lập bởi bạn học người Scot là John Snell. Sau khi tốt nghiệp, ông đã thực hiện một loạt các buổi thuyết trình công cộng thành công tại Đại học Edinburgh, dẫn tới sự cộng tác của ông với David Hume trong suốt thời kỳ Khai sáng Scottish. Smith đã đạt được chức giáo sư tại Glasgow, dạy triết học đạo đức và trong thời gian này, đã viết và xuất bản Lý thuyết về Tình cảm Đạo đức. Trong cuối cuộc đời, ông đã làm gia sư, điều này đã cho phép ông đi khắp châu Âu, nơi ông đã gặp nhiều nhà tri thức hàng đầu.
Smith đã đặt nền tảng cho lý thuyết kinh tế thị trường tự do cổ điển. Sự Giàu có của các Quốc gia là tiền thân của môn học học thuật hiện đại của kinh tế học. Trong tác phẩm này và các tác phẩm khác, ông đã phát triển khái niệm của phân công lao động và trình bày chi tiết tại sao lợi ích cá nhân hợp lý và cạnh tranh rất có thể dẫn tới thịnh vượng kinh tế. Smith đã gây tranh cãi trong thời ông và cách tiếp cận chung của ông và phong cách viết thường bị châm biếm bởi các nhà văn, như Horace Walpole.
Tiểu sử
Những năm đầu đời
Smith được sinh ra tại thị trấn Kirkcaldy, thành phố Fife, Scotland. Cha của ông, cũng tên Adam Smith, một thành viên của hội luật sư Scotland (The Society of Writers to Her Majesty’s Signet), luật sư và công tố viên và cũng là một nhân viên kiểm soát thuế quan ở Kirkcaldy. Mẹ của Smith là Margaret Douglas, con gái của một chủ đất tên Robert Douglas vùng Strathendry, cũng ở trong Fife; bà đã cưới cha của Smith năm 1720. Hai tháng trước khi Smith được sinh, cha ông đã chết, để lại người vợ góa phụ. Ngày rửa tội của Smith ở nhà thờ Scotland tại Kirkcaldy vào ngày 5 tháng Sáu 1723 và ngày đó cũng được xem như ngày sinh của ông, do không ai biết chính xác ngày sinh của ông
Mặc dù một vài sự kiện những năm đầu đời của Smith đã được biết, nhà báo Scotlan John Rae, người viết tiểu sử của Smith, đã ghi lại rằng Smith đã bị bắt cóc bởi người Ru-ma-ni lúc lên ba tuổi và được giải thoát khi những người khác đã giải cứu ông. Smith rất gần gũi với mẹ ông, người có thể đã khuyến khích ông theo đuổi hoài bão học thuật của ông. Ông đã gia nhập trường Burgh tại Kirkcaldy, được Rae mô tả như "một trong những trường trung học tốt nhất của Scotland tại thời điểm đó."_từ năm 1729 tới 1737, ông đã học tiếng Latinh, toán học, lịch sử và văn học.
Giáo dục chính quy
Smith đã nhập học Đại học Glasgow khi ông 14 tuổi và đã nghiên cứu triết học đạo đức chịu ảnh hưởng của Francis Hutcheson. Tại đây, ông đã phát triển niềm đam mê của ông về tự do, lý trí, và tự do ngôn luận. Năm 1740, ông là sinh viên tốt nghiệp được nhận học bổng và giới thiệu để làm các nghiên cứu tại Đại học Balliol, Oxford, với học bổng Snell Exhibition.
Smith đã coi việc giảng dạy tại Glasgow là trội hơn tại Oxford, nơi ông đã nhận thấy không khí tri thức ngột ngạt. Trong Quyển V, chương II của Của cải của các quốc gia, ông đã viết. Giảng dạy tại đại học này có giáo sư Francis Hutcheson nổi danh về ngành triết học luân lý, là người đầu tiên dạy sinh viên bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Latin. Các quan điểm về kinh tế và triết học của Hutcheson đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam Smith sau này. Trong một bức thư viết 15 năm sau, Adam Smith đã nói rằng "không bao giờ có thể quên được tiến sĩ Hutcheson". Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith nhận được một học bổng, theo học trường Balliol thuộc Đại học Oxford. Trong thời gian sáu năm tại trường đại học này, các sinh viên học tập cách tự học để quán triệt các tư tưởng triết học cổ điển và đương thời. Họ phải đọc các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và La Mã, cùng với các công trình của các giáo sư đại học thời đó.
Khi trở lại Glasgow, Adam Smith đi tìm việc làm. Nhờ các quan hệ của gia đình bên mẹ, nhờ sự trợ giúp của nhà luật học và triết học Lord Henry Kames, Adam Smith được nhận làm giảng sư tại Đại học Edinburgh với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công (public lecture), đây là một hình thức giáo dục với tinh thần "cải tiến" được các nhà trí thức thời đó ưa chuộng. Các bài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học tới ngành kinh tế chính trị. Trong bài điếu văn viết về Adam Smith nhiều năm về sau, Tạp chí Gentleman's Magazine đã bình luận rằng "cách phát âm và thể văn của ông Adam Smith đã hơn hẳn những thứ đang dùng tại xứ Scotland".
Trình độ hiểu biết của Adam Smith đã khiến cho ông được mời làm giáo sư Lý luận (professor of logic) tại Đại học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau, trở thành giáo sư môn triết học luân lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự nhiên, đạo đức học, luật học và kinh tế chính trị học.
Thời gian đảm nhận chức vụ giáo sư tại Đại học Glasgow là "thời kỳ sung sướng nhất và danh dự nhất của đời tôi", theo như lời Adam Smith mô tả về sau. Mỗi ngày trong tuần lễ, ông Adam thuyết giảng từ 7:30 tới 8:30 sáng trước lớp học tối đa 90 sinh viên tuổi từ 14 tới 16, còn đợt giảng bài từ 11 giờ tới 12 giờ trưa được thực hiện 3 lần một tuần lễ. Vào buổi chiều, ông lo công việc của trường đại học khiến cho vào năm 1758, Adam Smith được bầu làm trưởng khoa. Các bạn và người quen của Adam Smith trong thời gian này gồm một số nhà quý tộc, nhiều người nắm giữ các chức vụ cao cấp của chính quyền. Các nhà trí thức và khoa học gồm có Joseph Black, một người tiền phong về ngành hóa học, James Watt là nhà phát minh ra máy hơi nước, Robert Foulis là nhà sáng lập ra Viện hàn lâm Kiểu mẫu Anh quốc (The British Academy of Design), David Hume là nhà triết học danh tiếng. Adam Smith còn quen thân với Andrew Cochran, một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại học Glasgow, người sáng lập ra Câu lạc bộ Kinh tế chính trị (Political Economy Club). Nhờ đó, Adam Smith thu thập được nhiều hiểu biết của thế giới thương mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia.
Vào năm 1767, ông được bầu vào Hàn lâm viện Hoàng gia (The Royal Society) và nhờ vậy, làm quen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson, Edward Gibbson và có lẽ cả với Benjamin Franklin. Tới cuối năm 1767, Adam Smith trở lại Kirkcaldy và trong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia rồi sau ba năm sống nơi thành phố London, tác phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm 1776.
Adam Smith mất ngày 17 tháng 7 năm 1790 tại Edinburgh, Scotland; cả đời không kết hôn và cũng không có con.
Triết gia đạo đức
Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn "Lý thuyết về các tình cảm luân lý" (The Theory of Moral Sentiments) xuất bản vào năm 1759, được viết ra với thể văn hào nhoáng, chải chuốt, chứa đựng nhiều giai thoại, mang tính chất phân tích và tác phẩm này đã tạo nên thứ ấn tượng sâu xa.
Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc về "bản chất con người" và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự bảo tồn. Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người chúng ta có một "con người bên trong" (an inner man) đóng vai trò một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên án các hành động của chính ta và của các người khác. Qua tác phẩm Các tình cảm luân lý, Adam Smith đã có nhận xét quan trọng như sau mà sau này ông lặp lại trong tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia: "con người tự tìm kiếm mình thường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình... mà không hay biết, không do chủ đích, để làm thăng tiến các lợi ích của xã hội. Các cá nhân được xã hội hóa để trở nên các thành viên ràng buộc bởi giai cấp và theo khuynh hướng thị trường nhờ đó hệ thống kinh tế vận chuyển".
Tác phẩm Lý thuyết về các tình cảm luân lý (*) đã sớm mang lại danh tiếng cho Adam Smith. Nhiều người từ xa đã tới nghe ông diễn thuyết kể cả hai sinh viên từ Moskva. James Boswell cũng xác nhận lý thuyết của Adam Smith là quan trọng và Charles Townshend đã phải chú ý đến lý thuyết này. Ông Townshend là một nhà trí thức kiêm kinh tế học tài tử, một chính khách nhiều ảnh hưởng và về sau là Bộ trưởng Thương mại (Chancellor of the Exchequer) tức là nhân vật chịu trách nhiệm về các chính sách thuế vụ của nước Anh mà hậu quả là cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Ông Townshend mới lập gia đình và đang tìm kiếm một gia sư cho đứa con riêng của bà vợ, tức Hầu tước Buccleuch trẻ. Do sự thán phục tác phẩm kể trên và cũng do lời khuyên của David Hume, Charles Townshend đề nghị với Adam Smith một số thù lao khó từ chối: lương 500 bảng Anh một năm cộng với phí tổn du lịch và một số tiền hưu tương đương, tất cả lớn gấp hai lợi tức của chức vụ giáo sư trong khi thứ lợi tức này tùy thuộc vào học phí thu được của sinh viên.
Nhà kinh tế học
Adam Smith không phải là người đầu tiên nghiên cứu lý luận kinh tế, nhiều tư tưởng nổi tiếng cũng không phải do một mình ông tìm ra. Nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh, hệ thống hóa lý luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh tế học. Tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia là điểm khởi đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại. Đây là tác phẩm quan trọng của kinh tế học cổ điển và chủ nghĩa tự do. Tác phẩm này có ảnh hưởng lớn đến nhiều nhà kinh tế học, nhà tư tưởng và các chính trị gia từ lúc nó được xuất bản đến nay.
Tư tưởng kinh tế của Adam Smith chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông. Nhưng ông vượt lên và phê phán họ.
Giữa thế kỷ 18, giới quý tộc địa chủ đã nắm giữ chính quyền, nhưng hai giai cấp mới đi lên là giới thương nhân và giới kỹ nghệ gia đã đòi hỏi và nhận được các đặc quyền. Họ chủ trương chỉ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu bằng thuế quan cao, không cho tiền tệ ra khỏi xứ, tiền công lao động phải được duy trì ở mức thấp và giờ lao động phải dài,... Tất cả các áp lực này đã được biến thành các đạo luật do Nghị viện Anh đặt ra. Nước Pháp và một số quốc gia lớn tại châu Âu cũng theo hệ thống kinh tế này, được gọi là chủ nghĩa trọng thương. Các nhà "trọng thương" chủ trương rằng tài sản và quyền lực của quốc gia được đo lường bằng mức độ tích lũy vàng và bạc. Muốn có hai kim loại quý này, quốc gia phải đi chiếm đoạt các thuộc địa. Họ không coi trọng mức sống của người dân hay các thước đo lường kinh tế khác. Họ tin tưởng rằng tài nguyên của thế giới thì có giới hạn, nên một quốc gia giàu lên thì các quốc gia khác phải nghèo khó đi. Các nhà trọng thương cũng tin rằng quốc gia phải xuất khẩu nhiều sản phẩm chế tạo, nhập khẩu nguyên liệu rẻ từ các thuộc địa và đây là các thị trường tiêu thụ. Adam Smith cho rằng các đường lối kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là sai lầm và có hại.
Vào năm 1763 Adam Smith từ chức khỏi Đại học Glasgow rồi cùng vị Hầu tước Buccleuch trẻ sang Pháp. Họ cư ngụ phần lớn thời gian tại Toulouse và trong hoàn cảnh buồn tẻ này, Adam Smith bắt đầu viết tác phẩm "Tài sản của các quốc gia". Sau 18 tháng rảnh rỗi là hai tháng sống tại Genève và Adam Smith đã được gặp Voltaire là nhân vật mà ông kính trọng. Sau đó Adam Smith đi tới thành phố Paris. Vào thời gian này, David Hume là đại sứ Anh tại nước Pháp. Adam Smith được giới thiệu với các câu lạc bộ văn học danh tiếng của phong trào Khai sáng Pháp (French Enlightenment) và nhờ vậy ông làm quen với nhóm các nhà lý thuyết và cải cách xã hội, được gọi là các nhà kinh tế (les économistes), đứng đầu nhóm là Francois Quesnay. Đây là phong trào tìm kiếm phương pháp canh tân nền nông nghiệp của nước Pháp bằng đường lối cải cách hệ thống thuế (chủ nghĩa trọng nông) và Quesnay đã phân tích lý thuyết về công việc tiêu dùng đã được vận chuyển ra sao trong chu kỳ kinh tế để sinh ra tài sản và sự tăng trưởng kinh tế. Adam Smith đã không đồng ý với Quesnay về niềm tin rằng chỉ có các nông dân lao động trực tiếp với thiên nhiên hay đất đai mới thực sự làm ra tài sản, thế nhưng ảnh hưởng của ông Quesnay đối với Adam Smith rất lớn lao, nhất là ông đã tiếp thu tư tưởng về tự do kinh doanh của chủ nghĩa trọng nông.
Sau rất nhiều lần duyệt xét, có thể sau lần thảo luận với Benjamin Franklin, Adam Smith mới đưa bản thảo tác phẩm Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia cho nhà in rồi vào ngày 9 tháng 3 năm 1776, cuốn sách này được xuất bản.
Lý thuyết về kinh tế của Adam Smith rất phức tạp, khó hiểu đối với người đọc ngay cả 200 năm về sau. Trong cuốn sách Lịch sử của nền văn minh, Henry Thomas Buckle đã nhận định rằng Tài sản của các quốc gia có lẽ là tác phẩm quan trọng nhất đã từng được viết ra nếu xét về tư tưởng căn bản chứa đựng hay về các ảnh hưởng thực tế.
Adam Smith hiện diện giữa hai thời đại lịch sử và ông đã biện hộ cho nền kinh tế tự do. Trong khi cuộc cách mạng công nghiệp đang tiến hành, các chính trị gia người Anh vì nhận thức được giá trị của các lý thuyết của Adam Smith, đã bãi bỏ các hàng rào thuế quan và đặc quyền mà các nhà kinh tế học theo trường phái trọng thương ủng hộ. Nhờ đó, trong thế kỷ 19, nước Anh phát triển trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới. Các tư tưởng kinh tế của Adam Smith cũng ảnh hưởng tới các quốc gia mậu dịch khác và Adam Smith xứng đáng được gọi là "Người cha của nền kinh tế mới".
Những tác phẩm chính của Adam Smith
"Lectures on Rhetoric and Belles Lettres," 1748.
"The Theory of Moral Sentiments," 1759. (copies (1), (2), (3)) *
"Lectures on Rhetoric and Belles Lettres" (1762-1763; in 1958)
"Lectures on Jurisprudence," 1766.
"An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations," 1776. (Copy (1), (2), (3), (4), (5), French transl. - Vol. 1, Vol. 2)
"Account of the Life and Writings of David Hume", 1777.
"Thoughts on the State of the Contest with America", 1778.
"Essays on Philosophical Subjects", 1795 - gồm
"The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of Astronomy"
The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Physics"
The Principles which Lead and Direct Philosophical Enquiries illustrated by the History of the Ancient Logic and Metaphysics"
"Of the External Senses"
"Of the Nature of that Imitation which takes place in what are called the Imitative Arts"
"Of the Affinity between certain English and Italian Verses"
"Review of Johnson's Dictionary", 1755, Edinburgh Review
"Letter to the Authors", 1756, Edinburgh Review
"Preface and Dedication to William Hamilton's Poems on Several Occasions", 1748, 1758
"Account of the Life and Writings of Adam Smith LL.D." by Dugald Stewart, 1793, Transactions of the Royal Society of Edinburgh
" invisible hand, ". 1776
Chú thích
Nhà lý thuyết kinh doanh
Triết gia thời đại Ánh Sáng
Nhà kinh tế học Scotland
Triết gia thời kỳ Khai sáng
Triết gia người Scot
Bài cơ bản dài trung bình
Mất năm 1790
Sinh năm 1723
Triết gia thế kỷ 18
Hội viên Hội Hoàng gia
Nhà triết học Scotland |
"Himno Nacional Mexicano" (viết bằng tiếng Tây Ban Nha) là tác phẩm âm nhạc đã được chọn làm quốc ca cho México vào năm 1943. Lời của bài quốc ca nói về tính ác liệt của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc và cơ ngợi những chiến thắng được viết bởi nhà thơ Francisco González Bocanegra vào năm 1853, trong khi ông bị hôn thê nhốt trong phòng. Năm 1854, Jaime Nunó biên soạn phần nhạc cho bài thơ của González. Bài quốc ca gồm 10 đoạn và 1 điệp khúc, được dùng lần đầu tiên ngày 16 tháng 9 năm 1854. Từ 1854 đến khi được sử dụng chính thức, lời nhạc đã qua vài lần sửa đổi do những biến động chính trị ở Mexico. Bài quốc ca còn có một tên không chính thức là "Mexicanos, al grito de guerra" (trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Những người Mexico đối mặt với chiến tranh"), đó chính là câu đầu tiên của phần điệp khúc.
Việc biên soạn
Lời nhạc
Ngày 12 tháng 11 năm 1853 Tổng thống Mexico lúc bấy giờ, Antonio López de Santa Anna, đã mở cuộc thi viết một bài thơ nói về Mexico. Cuộc thi sẽ trao giải cho tác phẩm diễn đạt những tư tưởng yêu nước một cách hùng hồn nhất. Trong khi đó Francisco González Bocanegra là một nhà thơ tài năng nhưng hoàn toàn không có hứng thú với cuộc thi. Ông cho rằng viết thơ tình cần những kĩ năng khác với việc viết lời cho một bài quốc ca. Hôn thê của ông Guadalupe González del Pino (hay còn gọi là Pili), một người có lòng tin sâu đậm vào tài năng của ông, không hài lòng về việc ông không tham gia cuộc thi mặc dù bà và bạn bè của ông đã dùng mọi cách để thuyết phục ông. Cuối cùng, bà buộc phải ép ông tham gia. Bà đã dụ ông vào một phòng ngủ kín ở nhà cha mẹ mình, nhốt ông trong phòng và không cho ông ra trừ phi ông chịu viết một tác phẩm để tham dự cuộc thi. Trong căn phòng bà đã bố trí sẵn một vài hình ảnh minh họa những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử Mexico nhằm giúp ông làm việc. Sau 4 giờ miệt mài với nhiều cảm hứng (cộng thêm phần bị ép buộc), Francisco đã được "trả tự do" sau khi chuyền 10 đoạn của bài thơ qua dưới khe cửa. Sau khi được sự đồng ý của hôn thê và cha mẹ, ông đã gửi tác phẩm của mình đi thi và đạt được hiến thắng tuyệt đối. González được tuyên bố là người chiến thắng trong Bản tin chính thức của Liên bang (Diario Oficial de la Federación) ngày 3 tháng 2 năm 1854.
Âm nhạc
Trong cùng khoảng thời gian với lời nhạc, một cuộc thi sáng tác nhạc cũng diễn ra. Người chiến thắng là Juan Bottesini, nhưng tác phẩm của ông không được ưa chuộng vì không đạt tiêu chuẩn mỹ học. Do đó phải có một cuộc thi thứ hai để tìm nhạc cho lời. Kết quả của cuộc thi thức hai: Bản nhạc của Jaime Nunó được chọn. Ông là nhóm trưởng trong một nhóm nhạc gốc Tây Ban Nha. Khi cuộc thi thứ hai diễn ra, Nunó đã là trưởng nhóm của vài ban nhạc quân đội. Ông đã gặp thủ tướng Mexico Santa Anna ở Cuba trước đó và đã được mời đến dẫn dắt những ban nhạc này. Khi đến Mexico để nhậm chức, thủ tưởng đang tổ chức cuộc thi sáng tác quốc ca cho Mexico. Trong số ít tác phẩm dự thi, tác phẩm của Nunó, tựa là "Chúa và tự do" (Dios y libertad) đã được chọn vào ngày 12 tháng 8 năm 1854. Bài quốc ca này chính thức được sử dụng vào ngày Quốc khánh (Grito de Dolores), 16 tháng 9 cùng năm. Dàn nhạc điều khiển bởi Juan Bottesini, giọng ca: soprano Claudia Florenti và tenor Lorenzo Salvi, trình diễn ở Nhà hát Santa Anna (Nhà hát quốc gia Mexico ngày nay).
Lời bài quốc ca
Từ năm 1943, phiên bản chính thức của bài hát bao gồm phần điệp khúc, khổ đầu tiên, thứ năm, thứ sáu và thứ mười. Những sửa đổi về lời ca được thực hiện theo lệnh của tổng thống Manuel Avila Camacho qua một sắc lệnh trong Diario Oficial de la Federación. Khi cử quốc ca ở những đại hội thể thao như Thế vận hội, chỉ có điệp khúc và khổ đầu tiên là được sử dụng. Khi bắt đầu và kết thúc phát sóng của truyền hình và truyền thanh, các đài phát sóng sử dụng một phiên bản khác gồm điệp khúc, khổ đầu tiên và khổ thứ mười.
Ghi chú: Từ "Patria" trong tiếng Tây Ban Nha là danh từ giống cái của "Tổ quốc".
Tình hình bản quyền
Có một giả thyuết cho rằng gia đình của Nunó đã bán quyền sử dụng phần nhạc của bài hát cho một công ty Đức có tên là Wagner House. Đúng ra Nunó đã phải trao cho quốc gia quyền sử dụng bản nhạc khi nhận giải, nhưng theo giả thuyết nói trên, quyền sử dụng đã được sang tay thêm một lần nữa. Người sở hữu là Nunó và hai người Mỹ Harry Henneman và Phil Hill.
Thực sự, điều này không hoàn toàn đúng. Nunó, Henneman và Hill quả thật đã đăng ký bản nhạc với BMI (BMI Work #568879), chọn công ty Edward B. Marks Music là nơi xuất bản cho bài quốc ca. Đây có thể là lý do làm một số người tin rằng bài nhạc đã có bản quyền ở nước Mỹ Tuy nhiên, luật tác quyền của Mỹ quy định rằng quốc ca Mexico là công cộng, không được bảo vệ bản quyền (public domain) trên nước Mỹ, vì cả lời nhạc và âm nhạc đều được xuất bản trước năm 1909. Hơn nữa, trong luật tác quyền Mexico, Điều 155 quy định chính quyền giữ quyền về tinh thần nhưng không sở hữu các biểu tượng quốc gia, trong đó có quốc ca, quốc huy và quốc kỳ.
Phiên bản trong ngôn ngữ khác
Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Mexico là tiếng Tây Ban Nha, vẫn có nhiều người chỉ nói được những ngôn ngữ bản địa. Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Điều 39 của luật về những biểu tượng quốc gia có hiệu lực, cho phép dịch lời nhạc sang những ngôn ngữ bản địa. Bản dịch chính thức được thực hiện bởi Viện ngôn ngữ quốc gia (Instituto Nacional de Lenguas Indígenas)..
Bài quốc ca được chính thức dịch sang 5 ngôn ngữ bản địa: Chinanteco, Hña Hñu, Mixteco, Maya, Nahuatl và Tenek. Những nhóm ngôn ngữ khác cũng đã trình bản dịch trong ngôn ngữ của mình lên nhưng chưa được chính quyền chấp thuận.
Ảnh hưởng văn hóa
Khi bài quốc ca được viết, Mexico vẫn đang phải gánh chịu hậu quả đau đớn sau khi bị đánh bại trong cuộc Chiến tranh Hoa Kỳ–Mexico vài năm trước và phần lớn lãnh thổ bắc Mexico đã bị sáp nhập vào Hoa Kỳ, và quốc gia này đã gần như rệu rã cả về chính trị và tinh thần. Theo sử gia Javier Garciadiego trong buổi kỷ niệm 150 năm ngày quốc ca Mexico ra đời năm 2004, bài quốc ca đã trở thành biểu tượng thống nhất trước những âm mưu phân rã xã hội Mexico. Bài quốc ca cũng được coi là một biểu tượng của "nguồn gốc Mexico" và đã từng có trường hợp người không hát quốc ca chính xác/quên lời phải đối mặt với những hình phạt nghiêm khắc từ Chính phủ Mexico hoặc chế giễu bởi công luận. Nó cũng được sử dụng để phát hiện những "người Mexico giả", chủ yếu là những người tới từ các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác nhưng tự nhận mình là người Mexico.
Bản ghi nốt nhạc
Chú thích |
Hắc ín, còn gọi là dầu hắc, là một chất lỏng nhớt màu đen thu được từ chưng cất có tính phá hủy cấu trúc của các chất hữu cơ. Phần lớn hắc ín thu được từ than như là sản phẩm phụ của việc sản xuất than cốc, nhưng nó cũng có thể được sản xuất từ dầu mỏ, than bùn hay gỗ. Các "mỏ hắc ín" tự nhiên (ví dụ mỏ hắc ín La Brea ở Los Angeles) trên thực tế là nhựa đường (asphalt), chứ không phải hắc ín, và nếu chính xác hơn phải gọi là mỏ nhựa đường. Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, "hắc ín" mang nghĩa chủ yếu là các sản phẩm thu được từ than, nhưng ở Bắc Âu, nó chủ yếu là để gọi sản phẩm thu được từ chưng cất gỗ, được sử dụng để tạo mùi cho kẹo (cùng với một số hương liệu khác).
Hắc ín là thành phần quan trọng trong các loại đường được trải nhựa đầu tiên nhất. Nó cũng được sử dụng như là chất gắn cho các ván ốp trần và để xảm thân tàu thủy và thuyền. Nó cũng được sử dụng để chống thấm nước cho thuyền buồm, nhưng ngày nay các loại thuyền buồm được làm từ các chất tổng hợp có khả năng chống thấm nước tự nhiên đã làm mất đi nhu cầu xảm thuyền. Hắc ín, trong đó đáng ngạc nhiên là hắc ín từ dầu mỏ, là một trong các chất hiệu quả nhất được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến. Hắc ín là một chất tẩy trùng và cũng được sử dụng với công dụng như vậy.
Hiện nay, hắc ín được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
- Hắc ín Rangoon: Là loại dầu hắc ín tự nhiên thu được ở Rangoon - Myanmar bằng cách đào các giếng với độ sâu khoảng 18m xuống dưới lòng đất.
- Hắc ín gỗ: Là loại hắc in thu được từ quá trình sản xuất gỗ.
Hắc ín Rangoon là dầu hắc ín tự nhiên thu được ở Rangoon bằng cách đào các giếng sâu khoảng 18 m (60 ft) xuống dưới lòng đất. Các giếng này cung cấp khoảng 412.000 bơrin (khoảng 98 triệu lít) chất lỏng này mỗi năm.
Hắc ín từ gỗ vẫn còn được sử dụng để làm chất xảm các loại thuyền gỗ truyền thống và mái bằng ván ốp của các nhà thờ cũ. Hắc ín gỗ cũng có sẵn ở dạng hòa tan và gọi là nước hắc ín, nó được sử dụng để:
Tạo hương vị cho các loại kẹo (ví dụ Terva Leijona) và rượu (Terva Viina)
Dầu thơm cho các nhà tắm hơi
Chất chống gàu trong dầu gội đầu
Thành phần trong một số mỹ phẩm |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.