text
stringlengths 0
512k
|
---|
Trong toán học, định lý khai triển nhị thức (ngắn gọn là định lý nhị thức) là một định lý toán học về việc khai triển hàm mũ của tổng. Cụ thể, kết quả của định lý này là việc khai triển một nhị thức bậc thành một đa thức có số hạng:
với:
Gọi là số tổ hợp chập k của n phần tử.
Định lý này đã được độc lập chứng minh bởi hai người đó là:
Nhà toán học và cơ học Isaac Newton tìm ra trong năm 1665.
Nhà toán học James Gregory tìm ra trong năm 1670.
Công thức đã giới thiệu còn mang tên là Nhị thức Newton.
Chứng minh định lý
Định lý này được chứng minh bằng quy nạp.
Ta có biểu thức (1) với mọi số tự nhiên n.
Đầu tiên tại P(1) đúng.
Giả sử P(n) đúng, ta phải chứng minh và
Áp dụng hằng đẳng thức Pascal ta có:
Do đó công thức (1) đúng.
Giờ đặt và do đó
Ta có điều phải chứng minh.
Ví dụ
Các trường hợp đặc biệt của định lý này nằm trong danh sách các hằng đẳng thức đáng nhớ.
Ví dụ: điển hình nhất là nhị thức là công thức bình phương của :
Hệ số nhị thức xuất hiện ở phép triển khai này tương ứng với hàng thứ ba của tam giác Pascal. Các hệ số có lũy thừa cao hơn của tương ứng với các hàng sau:
Chú ý rằng:
Lũy thừa của giảm dần cho tới khi đạt đến 0 (), giá trị bắt đầu là (n trong .)
Lũy thừa của tăng lên bắt đầu từ 0 () cho tới khi đạt đến ( trong .)
Hàng nhị thức của tam giác Pascal sẽ là các hệ số của nhị thức mở rộng (chú ý rằng đỉnh là hàng 0)
Với mỗi hàng, tích số (tổng của các hệ số) bằng .
Với mỗi hàng, nhóm tích số bằng .
Định lý nhị thức có thể áp dụng với lũy thừa của bất cứ nhị thức nào. Ví dụ:
Với một nhị thức có phép trừ, định lý có thể được áp dụng khi sử dụng phép nghịch đảo số hạng thứ hai.
Tổng quát
Trong trường hợp tổng quát trên trường số phức và ràng buộc một số hạng trong nhị thức.
Nếu là một số thực và là một số phức có số dư nhỏ hơn 1 thì khi đó, ta sẽ phân tích được ra thành một chuỗi vô hạn hội tụ:
Trong đó: |
Phúc hưng viên (福興園) là một bài thơ của Trần Quang Khải, được viết vào thời nhà Trần.
Sau khi chiến thắng quân nhà Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải về hưu lúc tuổi già và nghỉ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưng viên". Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố
Nguyên bản Hán văn
福興一曲水回環
中有平園數畝寬
梅塢雪消珠蓓蕾
竹亭雲捲碧琅玕
暑來邀客澆茶碗
雨過呼童理藥攔
南望狼煙無復起
頹然一榻夢偏安
Phiên âm
Phúc Hưng nhất khúc thủy hồi hoàn,
Trung hữu bình viên sổ mẫu khoan.
Mai ổ tuyết tiêu châu bội lỗi,
Trúc đình vân quyển bích lang can.
Thử lai yêu khách kiêu trà uyển,
Vũ quá hô đồng lý dược lan.
Nam vọng lang yên vô phục khởi,
Đồi nhiên nhất tháp mộng thiên an
Chú thích
Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần (VHĐT), Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 87. Bản điện tử truy cập tháng 1 năm 2006. |
Họ Dong, hay Họ Dong ta, còn gọi là họ Hoàng tinh (danh pháp khoa học: Marantaceae) là một họ các thực vật có hoa một lá mầm. Họ này là một phần của bộ Gừng (Zingiberales), bao gồm 550 loài được chia ra trong 32 chi. Họ này có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới của châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Một vài loài trong chi Calathea được trồng làm cây cảnh vì các lá của chúng có các ánh màu khác nhau như lục, trắng hay hồng.
Họ Dong ở Việt Nam có một số loài quan trọng như dong lá (Phrynium placentarium) có lá sử dụng để gói bánh chưng, và dong củ (Maranta arundinacea), tại miền Nam gọi là bình tinh, được dùng làm lương thực.
Các chi
Phân loại World Checklist of Selected Plant Families (WCSP) (16 tháng 2 năm 2012):
Afrocalathea K.Schum. (1902)
Calathea G.Mey. (1818)
Cominsia Hemsl. (1891)
Ctenanthe Eichler (1884)
Donax Lour. (1790)
Goeppertia Nees (1831).
Halopegia K.Schum (1902)
Haumania J.Léonard (1949)
Hylaeanthe A.M.E.Jonker & Jonker (1955)
Hypselodelphys (K.Schum.) Milne-Redh. (1950)
Indianthus Suksathan & Borchs. (2009)
Ischnosiphon Körn. (1859)
Koernickanthe L.Andersson (1981)
Maranta Plum. ex L. (1753)
Marantochloa Brongn. ex Gris (1860)
Megaphrynium Milne-Redh. (1952)
Monophyllanthe K.Schum. (1902)
Monotagma K.Schum. (1901)
Myrosma L.f. (1782)
Phrynium Willd. (1797)
Pleiostachya K.Schum. (1902)
Sanblasia L.Andersson (1984)
Saranthe (Regel & Körn.) Eichler (1884)
Sarcophrynium K.Schum. (1902)
Schumannianthus Gagnep. (1904)
Stachyphrynium K.Schum. (1902)
Stromanthe Sond. (1849)
Thalia L. (1753)
Thaumatococcus Benth. (1883)
Trachyphrynium Benth. (1883)
Phân loại Angiosperm Phylogeny Website (21 tháng 5 năm 2010):
Afrocalathea K.Schum.
Ataenidia Gagnep.
Calathea G.Mey.
Cominsia Hemsl.
Ctenanthe Eichler
Donax Lour.
Halopegia K.Schum.
Haumania J.Leonard
Hylaeanthe A.M.E.Jonker & Jonker
Hypselodelphys (K.Schum.) Milne-Redh.
Ischnosiphon Korn.
Koernickanthe L.Andersson
Maranta L.
Marantochloa Brongn. ex Gris
Megaphrynium Milne-Redh.
Monophrynium K.Schum.
Monophyllanthe K.Schum.
Monotagma K.Schum.
Myrosma L.f.
Phacelophrynium K.Schum.
Phrynium Willd.
Pleiostachya K.Schum.
Sanblasia L.Andersson
Saranthe (Regel & Korn.) Eichler
Sarcophrynium K.Schum.
Schumannianthus Gagnep.
Stachyphrynium K.Schum.
Stromanthe Sond.
Thalia L.
Thaumatococcus Benth.
Thymocarpus Nicolson, Steyerm. & Sivad.
Trachyphrynium Benth.
Phân loại NCBI (22 tháng 4 năm 2010):
Afrocalathea
Ataenidia
Calathea
Cominsia
Ctenanthe
Donax
Halopegia
Haumania
Hylaeanthe
Hypselodelphys
Ischnosiphon
Koernickanthe
Maranta
Marantochloa
Megaphrynium
Monophrynium
Monotagma
Myrosma
Phacelophrynium
Phrynium
Pleiostachya
Saranthe
Sarcophrynium
Schumannianthus
Stachyphrynium
Stromanthe
Thalia
Thaumatococcus
Trachyphrynium
Phân loại DELTA Angio (22 tháng 4 năm 2010):
Afrocalathea
Ataenidia
Calathea
Cominsia
Ctenanthe
Donax
Halopegia
Haumania
Hylaeanthe
Hypselodelphys
Ischnosiphon
Koernickanthe
Maranta
Marantochloa
Megaphrynium
Monophrynium
Monophyllanthe
Monotagma
Myrosma
Phacelophrynium
Phrynium
Pleiostachya
Sanblasia
Saranthe
Sarcophrynium
Schumannianthus
Stachyphrynium
Thalia
Thaumatococcus
Trachyphrynium
Phân loại ITIS (22 tháng 4 năm 2010):
Calathea G.F.W. Mey.
Donax Lour.
Maranta L.
Marantochloa Brongn. & Gris
Myrosma L. f.
Thalia L.
Thaumatococcus Benth.
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.
Lưu ý
Cây dong riềng (tên khoa học: Canna edulis Ker.) lấy bột để làm miến dong ở Việt Nam không thuộc họ này mà thuộc về họ Dong riềng (hay họ Chuối hoa, Cannaceae) cũng thuộc bộ Gừng.
Hoàng tinh (chữ Hán: 黄精) trong y học cổ truyền Trung Hoa (Đông y) chỉ nhiều loài thuộc chi Polygonatum, đặc biệt là loài Polygonatum sibiricum, có thân rễ làm dược liệu.
Hình ảnh |
Họ Dong riềng hay họ Chuối hoa (danh pháp khoa học: Cannaceae) là một họ thực vật một lá mầm chỉ có một chi duy nhất là chi Canna.
Các loài
Họ này chỉ có một chi Canna duy nhất với khoảng 50 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Một số loài phổ biến như:
Canna flaccida (Salisb)
Canna x generalis (Bailey-pro sp.)
Canna glauca (L.)
Canna indica - cây chuối hoa
Canna lambertii (Lindl.)
Canna lutea (P. Mill.)
Canna neglecta (Steud.)
Canna pertusa (Urban)
Canna sylvestris (Roscoe)
Ở Việt Nam có vài loài như:
Dong riềng (Canna edulis Ker.): hoa nhỏ màu đỏ, trồng lấy củ ăn, lấy bột làm miến.
Chuối hoa lai (Canna hybrida Forst.): hoa to có màu sặc sỡ, đỏ hay vàng, làm cảnh.
Chuối hoa (Canna indica L.): hoa nhỏ không đẹp bằng loài trên.
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.
Hình ảnh
Chú thích |
Otto Skorzeny (12 tháng 6 năm 1908 tại Viên – 6 tháng 7 năm 1975 tại Madrid) là một trung tá (tiếng Đức: Obersturmbannführer) của Lực lượng Vũ trang SS trong suốt giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai. Skorzeny được nhiều người biết đến khi chỉ huy đơn vị biệt kích giải thoát cho Benito Mussolini sau khi chính quyền phát xít Ý sụp đổ và qua những hành động liên quan đến việc thành lập một trong các cơ sở quan trọng nhất của Tổ chức cựu thành viên SS (Organisation der ehemaligen SS-Angehörigen hay ODESSA) tại Tây Ban Nha dưới thời chính quyền độc tài của Francisco Franco.
Binh nghiệp
Gia nhập quân ngũ
Sinh ra trong một gia đình trung lưu người Áo có truyền thống phục vụ trong quân đội, Skorzeny là một kiếm thủ trong thời gian học tại Viên trong thập niên 1920. Trong một trận đấu kiếm, Skorzeny đã bị thương với một vết sẹo lớn bên má trái. Skorzeny gia nhập vào Đảng Quốc xã của Áo năm 1931 và sau đó gia nhập vào lực lượng SA. Ngay từ lúc đầu, Skorzeny đã tỏ ra có tố chất lãnh đạo, và đã giữ một vai trò nhỏ trong sự kiện Đức chiếm Áo vào ngày 12 tháng 3 năm 1938, khi giải cứu tổng thống nước Áo là Wilhelm Miklas khỏi bị bắn bởi những thành viên SA đang tức giận.
Khi chiến tranh thế giới nổ ra vào năm 1939, Skorzeny, khi đó đang là một kỹ sư, đã tình nguyện gia nhập vào Không quân Đức (Luftwaffe) nhưng đã bị từ chối vì đã quá 30 tuổi. Sau đó, Skorzeny chuyển sang gia nhập lực lượng Waffen-SS. Vào ngày 21 tháng 2 năm 1940, Skorzeny tham gia chiến tranh cùng với một trong những đơn vị nổi tiếng nhất, "Leibstandarte-SS Adolf Hitler", và chiến đấu trong những chiến dịch khác nhau chống lại Liên bang Xô Viết trong các năm 1941 và 1942 trước khi bị thương và quay trở về Đức vào tháng 12 năm 1942, được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt (Eisernes Kreuz) vì sự dũng cảm khi tham gia chiến đấu.
Giải cứu Mussolini
Sau khi bình phục vết thương, một người bạn trong lực lượng SS đã tiến cử Skorzeny với giới lãnh đạo quân đội Đức như là một chỉ huy tài năng cho các lực lượng biệt kích mà Adolf Hitler có ý định thành lập. Với vai trò mới này, vào tháng 7 năm 1943, Skorzeny đã được đích thân Hitler lựa chọn trong số hàng trăm nhân viên đặc biệt trong các lực lượng quân đội và không quân để chỉ huy chiến dịch giải cứu Benito Mussolini, nhà độc tài của nước Ý và là một người bạn của Hitler, thoát khỏi sự giam cầm dưới chính quyền mới tại Ý.
Nhưng người Ý đã di chuyển Mussolini hết nơi này đến nơi khác để đánh lạc hướng những kẻ có ý định giải cứu. Sau gần 2 tháng chơi trò mèo vờn chuột, cuối cùng, những tin tức về nơi giam giữ do Herbert Kappler cung cấp và các chuyến trinh sát do đích thân Skorzeny thực hiện đã đem lại đủ những thông tin cần thiết cho chiến dịch giải cứu. Ngày 12 tháng 9, bằng một chiếc tàu lượn, Skorzeny đã tổ chức một cuộc tấn công táo bạo vào khách sạn Campo Imperatore, giải cứu được Mussolini mà không phải tốn một viên đạn nào. Skorzeny đã hộ tống Mussolini về Roma và sau đó di chuyển về Berlin. Chiến công vang dội này đã làm cho Skorzeny nổi tiếng khắp thế giới, được thăng cấp lên thiếu tá và ban tặng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ (Ritterkreuz), là một huân chương cao hơn Thập tự Sắt.
Cuối chiến tranh
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1944, Skorzeny được chỉ định chỉ huy chiến dịch Rösselsprung. Chiến dịch này do một toán biệt kích dù thực hiện với mục tiêu bắt sống viên chỉ huy Tito của lực lượng du kích Nam Tư tại tổng hành dinh của Tito, gần Drvar, nhằm khuất phục sự chống cự của những người cộng sản tại bán đảo Balkans. Skorzeny và nhóm lính dù của ông đã chiến đấu thành công chống lại lực lượng du kích có số lượng đông hơn nhưng Tito đã trốn thoát khỏi hang động chỉ huy của mình chỉ vài phút trước khi người của Skorzeny tiến đến.
Ngày 20 tháng 7 năm 1944 Skorzeny có mặt tại Berlin khi xảy ra cuộc mưu sát Hitler cùng với việc một nhóm sĩ quan Đức cố gắng nắm lấy quyền kiểm soát của các cơ quan đầu não của đất nước trước khi nhà độc tài hồi phục lại vết thương. Skorzeny đã giúp dập tắt cuộc nổi loạn ở thủ đô, làm việc 36 tiếng đồng hồ trong bộ chỉ huy trung ương của quân đội Đức.
Tháng 10 năm 1944, Hitler đã biệt phái Skorzeny sang Hungary khi hay tin viên toàn quyền (Regent) của nước này, Miklós Horthy, đang bí mật đàm phán về khả năng đầu hàng với Hồng quân Liên Xô. Sự đầu hàng này, nếu diễn ra, sẽ cắt đứt đường rút lui của khoảng 1 triệu lính chiến đấu Đức tại bán đảo Balkans. Skorzeny, dưới chiến dịch mang mật dannh "Panzerfaust", đã bắt cóc con trai của Horthy là Nicolas và ép buộc ông này từ bỏ chức vụ toàn quyền của mình. Một chính quyền thân Đức được thành lập tại Hung và đã chiến đấu bên cạnh nước Đức cho đến tháng 4 năm 1945 khi binh lính Đức bị Hồng quân đẩy lùi ra khỏi Hungary.
Ngày 21 tháng 10, Hitler, lấy ý tưởng từ một vụ cải trang do quân đội Mỹ thực hiện (quân Mỹ đã sử dụng ba chiếc xe tăng lấy được từ tay quân Đức đã tấn công một cách hiệu quả trong trận chiến tại thành phố Aachen, một thành phố có nhiều ý nghĩa lịch sử đối với người Đức), đã gọi Skorzeny và giao cho Skorzeny chỉ huy một lữ đoàn xe tăng. Theo kế hoạch được vạch ra trong chiến dịch mang tên "Greif", Skorzeny cùng với khoảng 200 lính Đức, hầu hết được ngụy trang đi trên các chiếc xe Jeep của quân đội Mỹ mà họ lấy được, đã vượt qua phòng tuyến của quân Mỹ trước khi trận Ardennes nổ ra vài giờ. Toán lính này đã gieo rắc sự hỗn loạn và sự lộn xộn trong hàng ngũ quân đội Đồng Minh. Một tên lính trong toán của Skorzeny đã bị bắt và tung ra tin đồn rằng Skorzeny đang tiến về Paris để bắt sống hoặc sẽ giết chết Eisenhower. Mặc dầu đây không phải là sự thật, nhưng Eisenhower đã phải ở trong tổng hành dinh của mình vài tuần và Skorzeny được gán cho cái tên "Người nguy hiểm nhất tại châu Âu".
Trong 2 tháng đầu của năm 1945, Skorzeny đã chỉ huy các lực lượng quân chính quy cố gắng giữ lấy các tỉnh của nước Đức thuộc vùng đất Phổ và Ba Lan (Preußen-Pommern), vai trò của Skorzeny lúc đó tương đương với quyền hạn của một viên thiếu tướng. Với những gì làm được tại đây, đặc biệt là trong cuộc phòng ngự tại "Frankfrut an der Oder", Hitler đã ban thưởng cho Skorzeny Huân chương Thập tự Hiệp sĩ với lá Sồi), một trong những danh dự cao quý nhất của quân đội Đức.
Sau chiến tranh
Skorzeny đã đầu hàng quân đội Đồng Minh vào tháng 5 năm 1945 và bị giam giữ như là một tù binh chiến tranh hơn 2 năm trước khi bị đem ra xét xử tại tòa án tội ác chiến tranh do những hành động tại trận Ardennes. Tuy nhiên, Skorzen đã được tha tội vì Yeo-Thomas, một trung tá của Không quân Hoàng gia Anh, đã làm chứng cho Skorzeny và nói rằng lực lượng Đồng Minh cũng đã có những hành động tương tự đối với quân địch của mình. Tuy nhiên, Skorzeny tiếp tục bị giam giữ cho đến khi trốn thoát khỏi trại giam vào ngày 27 tháng 7 năm 1948.
Skorzeny ổn định cuộc sống tại Tây Ban Nha, với hộ chiếu do chính nhà độc tài Francisco Franco cấp và làm lại nghề kỹ sư như trước chiến tranh. Năm 1952, Skorzeny được hưởng chính sách "Denazifizierung" do một ủy ban xét xử của chính quyền Đức phán xét, điều này cho phép Skorzeny có thể di chuyển ra nước ngoài. Trước khi có chính sách này, đúng lý ra Skorzeny phải bị giam giữ tại Đức hoặc Áo cho đến khi Skorzen tuyên thệ trước những người có thẩm quyền rằng mình thừa nhận những sai phạm mà mình đã gây ra trước đây. Sau đó, Skorzen làm cố vấn cho nhà độc tài Ai Cập, Gamal Abdel Nasser, và tổng thống Argentina, Juan Peron. Theo lời đồn, Skorzeny đã bí mật giúp đỡ nhiều người bạn SS trốn thoát và gia nhập tổ chứ ODESSA trong những năm sau chiến tranh. Theo tờ báo El Mundo tại Tây Ban Nha, Skorzeny là nhân vật chủ chốt trong việc thành lập một trong các cơ sở lớn nhất của tổ chức ODESSA nằm ở đâu đó tại Tây Ban Nha. Một số tay chân của Skorzeny đã giúp đỡ Aribert Heim (có biệt danh là "Thần Chết" – Doctor Death, tháng 10 năm 2005 có tin nói ông này hiện đang sống tại Tây Ban Nha) thoát khỏi các phiên tòa xét xử.
Skorzeny chết vì ung thư cột sống tại Madrid vào năm 1975, lúc đó, Skorzen đang là một triệu phú. |
Họ Mã tiền (danh pháp khoa học: Loganiaceae) là một họ thực vật hai lá mầm, thuộc về bộ Long đởm (Gentianales). Họ này có 13 chi, phân bố ở các vùng nhiệt đới trên toàn thế giới.
Phân loại
Các phân loại đầu tiên gắn cho họ này tới 29 chi. Một số sơ đồ phân loại, chẳng hạn của Takhtadjan, đã chia họ Loganiaceae được miêu tả tại đây thành ra nhiều (tới 4) họ là: Strychnaceae, Antoniaceae, Spigeliaceae và Loganiaceae. Các nghiên cứu DNA gần đây về bộ Long đởm đã tìm thấy các chứng cứ ủng hộ mạnh mẽ cho Loganiaceae như là một nhánh đơn nguồn gốc chứa 13 chi và khoảng 420 loài. Các chi đa dạng loài nhất là Strychnos (190 loài), Mitrasacme (55 loài), Geniostoma (55 loài).
Chi tiết cụ thể như dưới đây:
Tông Antonieae
Antonia
Bonyunia
Norrisia
Usteria
Tông Loganieae
Logania (bao gồm cả Nautophylla): Khoảng 37 loài, gần như đặc hữu Australia và chỉ có 1 loài ở New Caledonia cộng 1 loài ở New Zealand (có lẽ đã tuyệt chủng). Chia làm 2 tổ đơn ngành là Logania và Stomandra nhưng bản thân Logania là không đơn ngành. Năm 2014 Foster et al. đề xuất việc công nhận tổ Stomandra như là một chi mới, gọi là Orianthera với 13 loài.
Geniostoma (bao gồm cả Anasser): Khoảng 28 loài. Phân bố trải rộng từ Australasia tới Thái Bình Dương, về phía bắc tới miền nam Nhật Bản, về phía tây tới quần đảo Mascarene.
Labordia: Khoảng 17 loài đặc hữu Hawaii. Về hình thái là tương tự Geniostoma, khác ở chỗ ống tràng dài hơn các thùy, cụm hoa đầu cành (ở Geniostoma là ở nách lá) và quả nang 2 hoặc 3 (ít khi 4) mảnh vỏ trong khi ở Geniostoma luôn là 2. Phân tích phát sinh chủng loài của Gibbons et al. năm 2012 cho thấy tốt nhất nên gộp Labordia trong Geniostoma, do việc công nhận Labordia như một chi độc lập làm cho Geniostoma trở thành nhóm cận ngành.
Mitreola (bao gồm cả Cynoctonum): Trước đây xếp trong Spigelieae. Khoảng 14 loài, phân bố rộng khắp ở châu Mỹ, châu Phi, châu Á, New Guinea và miền bắc Australia. Loài M. minima lại phân bố hạn hẹp ở tây nam Australia và phân tích phát sinh chủng loài của Gibbons et al. (2012) cho thấy nó không có quan hệ họ hàng gần với các loài còn lại của chi Mitreola mà có quan hệ chị-em với nhóm Schizacme + Phyllangium + Mitrasacme và tốt nhất là nên coi nó như một chi độc lập. Năm 2013 Gibbons et al. chuyển nó sang chi mới gọi là Adelphacme.
Mitrasacme: Trước đây xếp trong Spigelieae. Khoảng 54 loài, chủ yếu ở Australia, nhưng mở rộng tới New Caledonia, Malesia và châu Á.
Schizacme: Tách ra từ Mitrasacme năm 1996. Khoảng 3+ loài cây bụi nhỏ lâu năm ở Tasmania, Victoria (nam Australia) và New Zealand.
Phyllangium: Tách ra từ Mitrasacme năm 1996. Khoảng 5 loài cây thân thảo đặc hữu vùng ôn đới Australia.
Tông Strychneae
Gardneria (bao gồm cả Pseudogardneria)
Neuburgia (bao gồm cả Couthovia, Crateriphytum)
Strychnos (bao gồm cả Atherstonea, Scyphostrychnos)
Tông Spigelieae
Spigelia (bao gồm cả Coelostylis, Pseudospigelia). Phân tích phát sinh chủng loài của Yang et al. (2016) cho thấy tốt nhất nên gộp Spigelieae trong tông Strychneae.
Các chi bị loại ra
Adenoplea = Buddleja (họ Scrophulariaceae).
Adenoplusia = Buddleja (họ Scrophulariaceae).
Androya: Chuyển sang họ Scrophulariaceae.
Anthocleista: Chuyển sang họ Gentianaceae.
Buddleia = Buddleja (họ Scrophulariaceae).
Buddleja: Chuyển sang họ Scrophulariaceae.
Chilianthus = Buddleja (họ Scrophulariaceae).
Coinochlamys = Mostuea (họ Gelsemiaceae).
Cyrtophyllum = Fagraea (họ Gentianaceae).
Desfontainia: Chuyển sang họ Columelliaceae.
Emorya: Chuyển sang họ Scrophulariaceae.
Fagraea: Chuyển sang họ Gentianaceae.
Gelsemium: Chuyển sang họ Gelsemiaceae.
Gomphostigma: Chuyển sang họ Scrophulariaceae.
Hasslerella = Polypremum (họ Tetrachondraceae).
Lachnopylis = Nuxia (họ Stilbaceae).
Leptocladus = Mostuea (họ Gelsemiaceae).
Lithophytum = Plocosperma (họ Plocospermataceae).
Medicia = Gelsemium (họ Gelsemiaceae).
Mostuea: Chuyển sang họ Gelsemiaceae.
Nicodemia = Buddleja (họ Scrophulariaceae).
Nuxia: Chuyển sang họ Stilbaceae.
Peltanthera: Chuyển sang họ Gesneriaceae.
Plocosperma: Chuyển sang họ Plocospermataceae.
Polypremum: Chuyển sang họ Tetrachondraceae.
Potalia (họ Gentianaceae).
Retzia: Chuyển sang họ Stilbaceae.
Valerioa = Peltanthera (họ Gesneriaceae).
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo kết quả tổng hợp từ Backlund et al. (2000), Gibbons et al. (2012) và Yang et al. (2016)
Hình ảnh |
Cây lá ngón, còn gọi là cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn (danh pháp hai phần: Gelsemium elegans) là một loài thực vật có hoa, từ năm 1994 được phân loại trong họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae).
Lịch sử phân loại
Loài này trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae), nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae). Tuy nhiên, cần phân biệt với một loài cũng được gọi là "lá ngón" nhưng ăn được ở một số vùng dân tộc thiểu số như Mường So,.....
Đặc điểm
Là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12 m khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, miền bắc Myanmar, bắc Thái Lan, cũng như các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Vân Nam, Chiết Giang của Trung Quốc và Đài Loan. Nó được tìm thấy trong các cánh rừng rậm và dày ở cao độ từ 200 mét đến 2.000 mét. Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt không có lông. Cành già màu xám nâu nhạt. Lá mọc đối, không lông, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7–12 cm. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng, tràng hoa hình phễu, ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 11-12. Quả là dạng quả nang, hình thon elíp hay hình trứng, dài 1-1,4 X 0,6-0,8 cm, nhẵn không lông, màu nâu. Hạt nhỏ cỡ 0,5 cm, dạng từ hình elíp tới hình thận, màu nâu nhạt, phần giữa có lông, có diềm cánh mỏng xung quanh giúp phát tán theo gió. Là loài cây ưa sáng nên thường mọc chỗ đất trống, bìa rừng, ven đường.
Độc tính
Độc tính của lá ngón là do các ancaloit chứa trong toàn bộ cây, trật tự độc giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Tới 17 đơn phân ancaloit đã được chiết ra từ lá ngón như koumin, gelsenicin, gelsamydin I, gelsemoxonin, 19α-hydroxygelsamydin, trong đó hàm lượng koumin là cao nhất còn độc tính của gelsenicin tính theo LD50 trên chuột là cao nhất.
Ở Việt Nam và Trung Quốc, nó được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá là đủ chết người.
Ngộ độc
Ngày 12-7-2020, một nhóm 5 người dân ở xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, Hà Giang hái rau rừng, sau đó được cho là lá ngón, để nấu canh ăn sáng, được đưa vào bệnh viện.
Tự tử
Lá ngón ở Việt Nam là một loại thực vật có độc tính cao, nên nhiều người (đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số) ăn nó để tự tử. Đa số các trường hợp ăn xong khi chuyển đến bệnh viện sẽ tử vong, chỉ từ 3-5% mới có khả năng thoát khỏi cửa tử vì biết cách sơ cứu kịp thời và đúng cách.
Triệu chứng ngộ độc
Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.
Giải độc
Cũng như đối với các loại ngộ độc khác qua đường tiêu hoá, bước sơ cứu đầu tiên rất là nhanh chóng tìm cách giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể. Ở nhà có thể cho uống thật nhiều nước rồi móc họng, dùng lông gà hoặc các biện pháp khác để kích thích gây nôn. Quan trọng sau đó là chuyển đến cấp cứu tại các cơ sở y tế (cho thở máy, trợ tim và giải độc)
Theo một nghiên cứu khác, giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu..
Sử dụng y học
Tại Trung Quốc, nó được sử dụng để điều trị eczema, bệnh trĩ, nhiễm trùng răng, phong (hủi), nhọt ngoài da, chống tổn thương và co thắt, nhưng do độc tính cao nên chỉ hạn chế trong các ứng dụng ngoài da.
Công dụng khác
Lá ngón còn được sử dụng làm thuốc nhuộm tóc. Người ta sử dụng với liều lượng rất ít, vì có độc tính cao nên để thuốc nhuộm tóc xa khỏi tầm tay trẻ em.
Đọc thêm
Gelsemium rankinii và Gelsemium sempervirens - hai họ hàng gần, có nguồn gốc ở vùng đông nam Hoa Kỳ.
Ghi chú |
Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; 24 tháng 08 năm 1241 – 26 tháng 7 năm 1294), hay Chiêu Minh Đại vương (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.
Trong kháng chiến chống Nguyên-Mông (1285), Hoàng đế Trần Nhân Tông phong ông chức Thượng tướng Thái sư; ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ. Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có; ngoài ra, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi nhận: "Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất". Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm Lạc Đạo tập lưu lại ở đời.
Thân thế
Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241). Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông (vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Trần), mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông. Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu.
Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt biên soạn năm 1479 (thời Hậu Lê), đã để lại 1 chi tiết về thời niên thiếu của Trần Quang Khải:
"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói:
"Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi".
Thừa tướng Đại Việt
Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương (昭明王) và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu. Sử chép ông là người có học thức, hiểu tiếng nói của các bộ tộc ít người.
Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), ông được gả Phụng Dương công chúa, con gái của Thái sư Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, ban cho thái ấp Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Cùng năm, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông, rồi lên làm thái thượng hoàng. Tân quân Trần Thánh Tông phong cho Quang Khải tước Chiêu Minh Đại vương (昭明大王).
Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261), Trần Thánh Tông phong Trần Quang Khải làm Thái úy; ông chính thức tham gia công việc triều chính khi vừa 20 tuổi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Thánh Tông có người anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng không có tài cán đặc biệt, nên nhà vua cho Quang Khải làm đại thần.. Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265), nhà vua lại phong Quang Khải làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông.
Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước, đứng trên cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
Quan hệ với Hưng Đạo vương
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là con của Thái Tông hoàng đế Trần Cảnh. Theo quan hệ huyết thống thì Thái Tông là em ruột của Khâm Minh đại vương, cho nên, Hưng Đạo vương và Chiêu Minh vương cùng với Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân.
Cuối năm 1257, Hưng Đạo vương được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới, lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương, và thăng làm Thái úy.
Đầu năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Sử chép:
Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế Thừa tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".
Quốc Tuấn trả lời: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".
Đến khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.
Năm 1278, vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Đầu năm 1281, sứ nhà Nguyên là Sài Thung đến Thăng Long đòi vua Trần sang chầu. Thung tỏ thái độ rất ngạo mạn:
{{Cquote|
Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông.
|||Đại Việt Sử ký Toàn thư}}
Nhờ cách ứng xử khéo léo của Hưng Đạo Vương, Sài Thung thay đổi thái độ. Khi Sài Thung về lại Bắc Kinh, Trần Quang Khải đã làm tặng một bài thơ, trong đó có câu:Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện
Ân cần ác thủ tự huyên lương.
Tạm dịch:Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ
Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên
Cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), vua Trần Nhân Tông thăng chức Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư, nắm cả quyền quân sự lẫn hành chính. Tuy vậy, trước tình hình áp lực nhà Nguyên gia tăng, cuối năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc. Như vậy, về thực quyền quân sự, Hưng Đạo Vương trở thành cấp trên của Chiêu Minh Đại vương.
Mối bất hòa giữa 2 chi họ cũng như bất hòa cá nhân giữa 2 người trở thành một hiểm họa sâu sắc. Nhận ra điều này, Hưng Đạo vương chủ động tìm cách giải hòa:
Chiến tranh Việt-Nguyên
Trận Nghệ An
Đầu năm 1285, quân Nguyên tràn sang tấn công Đại Việt với sức công kích rất mạnh. Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy, may nhờ có vợ là Phụng Dương công chúa đánh thức, thoát được.
Tuy nhiên, dưới sự điều động tài tình của Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã thực hiện các cuộc nghi binh, đưa quân Nguyên vào thế bị động. Năm Ất Dậu (1285), Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Trần Hưng Đạo tâu vua Trần Nhân Tông xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương.
Trần Quang Khải vào đến Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu . Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua Nhân Tông cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên. Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.
Trận Chương Dương độ
Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc Toản và Phạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành.
Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay). Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân sĩ Đại Việt trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp, giết các tướng Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.
Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1285, hai vua Trần ca khúc khải hoàn về kinh sư. Thái sư Trần Quang Khải làm thơ:
Vinh danh
Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.
Đất nước hòa bình, Quang Khải tiếp tục ở ngôi Thái sư, cùng Thái úy Tá Thiên Đại vương Trần Đức Việp (con trai thứ của Trần Thánh Tông) cai quản việc nước.
Ngày 3 tháng 7 âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời Trần Anh Tông, ông qua đời. Vợ ông là Phụng Dương công chúa đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.
Sinh thời, Trần Thánh Tông có làm bài thơ ca ngợi công lao của ông:
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục do sử thần Đại Nam thời Nguyễn soạn cũng đánh giá về Trần Quang Khải:
Con ông là Văn Túc vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng Trần Nhân Tông ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.
Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên. Tại đền Thái Vi ở Hoa Lư, Ninh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần.
Các công trình gắn liền với tên tuổi của ông bao gồm đường phố, trường học.
Gia quyến
Cha: Trần Thái Tông.
Mẹ: Thuận Thiên hoàng hậu.
Vợ: Phụng Dương công chúa
Thiếp: tự Chiêu Hàn (昭韩) quê Nghi Dương, Hà Nam
Con cái: Đều do Phụng Dương sinh.
Người con trai trưởng mất sớm. Phụng Dương công chúa vì xót con nên nhận Quan nội hầu Quốc công (không rõ là ai) làm con nuôi.
Văn Túc vương Trần Đạo Tái, lấy Bảo Tư công chúa là con của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang.
Vũ Túc vương (không rõ tên), lấy Bảo Châu công chúa, con gái thứ ba của Trần Thánh Tông.
Quỳnh Huy công chúa, con gái cả, húy Thụy Hữu, hai lần gả chồng đều không hòa hợp. Mất sớm.
Quỳnh Tư công chúa, húy Thụy Nhu, lấy Kiểm hiệu Thái úy Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp, con trai thứ của Thánh Tông. Mất sớm.
Quỳnh Bảo công chúa, huý Thuỵ Ân, lấy Nhân Quốc vương (không rõ tên) là con trai trưởng của Tĩnh Quốc đại vương.
Quỳnh Thái công chúa, húy Thụy Tư, làm kế thất của Kiểm hiệu Thái úy.
Cháu nội cháu ngoại có 13 người, đó là từ những người con dòng dõi đích xuất của Chiêu Minh vương Quang Khải. Trong đó Chân Từ công chúa, không rõ tên, lấy con trai của Phán thủ Thượng vị Vũ Ninh hầu, tên là Chiểu.
Tác phẩm
Trần Quang Khải, cũng như một số quý tộc đời Trần, là người học rộng và có viết văn, làm thơ. Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:
Tụng giá hoàn kinh sư (hay "Phò giá về kinh")
Phúc hưng viên
Lưu gia độ
Dã thự
Xuân nhật hữu cảm |
Bộ Long đởm (danh pháp khoa học: Gentianales), tên gọi đã lỗi thời là bộ Hoa vặn (Contortae), là một bộ thực vật có hoa, bao gồm trong nó nhóm các loài có cùng một nguồn gốc đơn nhất của thực vật hai lá mầm có hoa cánh hợp, thuộc nhánh Cúc (Asterids). Các họ điển hình của các hệ thống phân loại gần đây được đưa ra ở bên phải. Các loài cây trong bộ khá đa dạng, lá thường mọc đối. Mạch gỗ với bản ngăn đơn. Hoa đều, tràng tiền khai hoa vặn, hoa thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
Theo hệ thống phân loại Cronquist đã lỗi thời thì các họ như Saccifoliaceae, Retziaceae và họ Bông tai (Asclepiadaceae), nay là một phần của họ La bố ma, cũng được đưa vào đây. Cũng trong hệ thống này thì họ Thiến thảo (Rubiaceae) đã được đặt vào một bộ riêng còn họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae) là một phần của họ Mã tiền (Loganiaceae).
Theo APG II bộ này chứa 5 họ, 1.118 chi và 16.637 loài và đã xuất hiện cách đây khoảng 89-83 triệu năm trước.
Phát sinh chủng loài
Struwe và ctv. (1995) cho rằng họ Loganiaceae, thậm chí ngay cả khi được định nghĩa hẹp, là cực kỳ cận ngành, với các nhánh bao gồm khoảng 1.300 chi và 15.500 loài (các họ Rubiaceae, Gentianaceae, Apocynaceae + Asclepiadaceae) xuất hiện từ trong họ này; chúng cũng phân định các họ một cách tương ứng. B. Bremer (1996), Potgeiter và ctv (2000), Backlund và ctv. (2000) lại cho rằng có mối quan hệ khác hẳn - họ Rubiaceae là chị em với Loganiaceae, Gentianaceae, Gelsemiaceae và Apocynaceae và quan hệ giữa 4 họ sau là không rõ ràng. M. Endress và ctv. (1996) lại tìm thấy mối quan hệ Gelsemiaciaceae [[Strychnaceae + Geniostomaceae - hỗ trợ tốt] Apocynaceae], và điều này cũng được hỗ trợ trong các phân tích của B. Bremer và Struwe (1992). Trong các phân tích khác, như trong cây phát sinh dưới đây, có sự hỗ trợ yếu cho mối quan hệ giữa Gelsemiaceae và Apocynaceae (Backlund et al. 2000; Jiao & Li 2007; B. Bremer 1999; Rova et al. 2002), trong khi Soltis et al. (2011: lấy mẫu) phát hiện một vài hỗ trợ cho cặp chị em [Gentianaceae + Apocynaceae].
Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của bộ Long đởm với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau:
Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Long đởm như sau:
Phân loại
Apocynaceae (họ La bố ma): 415 chi, 4.555 loài.
Gelsemiaceae (họ Hoàng đằng): 2 chi, 11 loài.
Gentianaceae (họ Long đởm): 87 chi, khoảng 1.655 loài.
Loganiaceae (họ Mã tiền): 13 chi, 420 loài.
Rubiaceae (họ Thiến thảo): 611 chi, 13.150 loài. |
Họ Hoàng đằng hay họ Lá ngón (danh pháp khoa học: Gelsemiaceae) là một họ của thực vật có hoa hai lá mầm, thuộc về bộ Long đởm (Gentianales). Cho tới gần đây, họ này chỉ chứa 2 chi là: Gelsemium và Mostuea, nhưng gần đây chi Pteleocarpa với chỉ 1 loài (Pteleocarpa lamponga) đã được chuyển sang họ này.
Chi Gelsemium có 3 loài, một loài có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc là lá ngón và hai loài có nguồn gốc ở vùng đông nam Hoa Kỳ, México và Trung Mỹ.
Tám tới mười loài trong chi Mostuea có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của Nam Mỹ, châu Phi và Madagascar.
Hai chi này trước đây được phân loại trong họ Mã tiền (Loganiaceae); họ Hoàng đằng chỉ được miêu tả kể từ năm 1994 và nó phân biệt với họ Mã tiền do không có nhựa mủ (latex) trong thân cây và lá kèm, cũng như các hoa dị nhụy với tràng hoa màu trắng hay vàng, các bầu nhụy thượng.
Năm 2014, một nghiên cứu phát sinh chủng loài phân tử về lamiids (tức Garryidae) đã dung giải Gelsemiaceae như là đơn vị phân loại chị-em với chi dị thường Pteleocarpa. Các tác giả của công trình nghiên cứu này cho rằng Gelsemiaceae nên được mở rộng để gộp cả Pteleocarpa. Mô tả sửa đổi cho họ Gelsemiaceae mở rộng đã được công bố năm 2014 để chứa thêm Pteleocarpa. Trong hệ thống APG IV công bố năm 2016, Pteleocarpa cũng được gộp trong Gelsemiaceae.
Phân loại
Chi Gelsemium (bao gồm cả Medicia):
Gelsemium elegans - lá ngón (hoàng đằng, đoạn trường thảo)
Gelsemium rankinii
Gelsemium sempervirens
Chi Mostuea (bao gồm cả Coinochlamys, Leptocladus): Khoảng 10 loài.
Mostuea adamii
Mostuea batesii
Mostuea brunonis
Mostuea hirsuta
Mostuea hymenocardioides
Mostuea microphylla
Mostuea muricata
Mostuea neurocarpa
Mostuea rubrinervis
Mostuea surinamensis
Chi Pteleocarpa:
Pteleocarpa lamponga |
Lưu gia độ (劉家渡) là một bài thơ của Trần Quang Khải, được viết vào thời nhà Trần. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. Bài thơ này đại ý tả cảnh khách qua bến đò Lưu gia, nhớ lại ngày xưa từng hộ tống xa giá vua có dừng quân nơi đây, nay non sông thái bình, trở lại chốn cũ đầu đã bạc, thấy hoa mai nở trắng xóa như tuyết bên bờ sông.
Nguyên bản Hán văn
劉家渡口樹參天
扈從東行昔白船
舊塔江亭秋水上
荒祠古塚石麟前
太平圖志幾千里
李代山河二百年
詩客重來頭髮白
梅花如雪照晴川
Phiên âm
Lưu Gia độ khẩu thụ tham thiên,
Hỗ tụng đông hành tích bạc thuyền.
Cựu tháp giang đình lưu thủy thượng,
Hoang tử cổ trũng thạch lân tiền.
Thái bình đồ chí kỷ thiên lý,
Lý đại quan hà nhị bách niên.
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên
Chú thích
Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần (VHĐT), Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 89. Bản điện tử truy cập tháng 1 năm 2006. |
Hoàng Sào (, 835 - 884) là người phát động Khởi Nghĩa Hoàng Sào, đồng thời cũng là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa, diễn ra trong khoảng thời gian từ 874 đến 884, trong thời gian của cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào xưng Hoàng Đế, thành lập chính quyền Đại Tề, khởi nghĩa Hoàng Sào tuy thất bại nhưng khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong khoảng 23 năm sau (năm 907).
Thân thế
Hoàng Sào là người Oan Cú, Tào châu. Gia đình ông buôn lậu muối trong nhiều thế hệ (do triều đình Đường giữ độc quyền muối từ sau loạn An Sử), nhờ đó mà trở nên hưng thịnh. Hoàng Sào được mô tả là có tài kiếm thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, và ở một mức độ nhất định là văn chương, cũng là một người giỏi tranh luận. Hoàng Sào dùng tài sản của mình để chiêu mộ những con người tuyệt vọng đến phụng sự. Hoàng Sào có ít nhất một huynh là Hoàng Tồn (黃存), và ít nhất sáu đệ: Hoàng Nghiệp (黃鄴) hay Hoàng Tư Nghiệp (黃思鄴), Hoàng Quỹ (黃揆), Hoàng Khâm (黃欽), Hoàng Bỉnh (黃秉), Hoàng Vạn Thông (黃萬通), và Hoàng Tư Hậu (黃思厚). Hoàng Sào liên tục ứng thí trong các kỳ thi khoa cử, song không đỗ đạt, sau đó quyết tâm nổi dậy chống lại sự cai trị của nhà Đường.
Thủ lĩnh nổi dậy
Hợp binh với Vương Tiên Chi
Năm 874, Vương Tiên Chi và Thượng Quân Trường nổi dậy tại Trường Viên và đến năm 875 thì họ nhiều lần đánh bại Thiên Bình tiết độ sứ Tiết Sùng (薛崇). Hoàng Sào cũng nổi dậy với vài nghìn người và hợp binh với Vương Tiên Chi.
Năm 876, Vương Tiên Chi thông qua quan triều Đường là Vương Liêu (王鐐)- thân thích của tể tướng Vương Đạc, và Kì châu thứ sử Bùi Ác (裴偓) để đàm phán hòa bình với triều đình Trường An. Theo ý của Vương Đạc, Đường Hy Tông cử sứ giả đến tuyên bố sách phong Vương Tiên Chi làm quan. Tuy nhiên, Hoàng Sào lại không được phong chức gì, ông tức giận và nói:
Hoàng Sào đánh vào đầu Vương Tiên Chi, các binh sĩ nổi dậy cũng đồng thanh phản đối hòa giải. Vương Tiên Chi lo sợ trước cơn thịnh nộ của quân sĩ nên quay sang chống lại Bùi Ác và cướp phá Kì châu. Tuy nhiên, sau đó đội quân nổi dậy bị phân thành hai nhóm, một nhóm theo Vương Tiên Chi, và một nhóm đi theo Hoàng Sào.
Sau khi tách khỏi Vương Tiên Chi
Sau đó, Hoàng Sào tiến quân khắp vùng miền Trung của Trung Hoa, nhiều lần giao chiến với quân Đường:
Vào mùa xuân năm 877, Hoàng Sào công chiếm thủ phủ Vận châu của Thiên Bình quân, giết chết Tiết độ sứ Tiết Sùng, và sau đó công chiếm Nghi châu .
Vào mùa hè năm 877, Hoàng Sào hội quân với Thượng Nhượng tại Tra Nha Sơn. Hoàng Sào và Vương Tiên Chi sau đó lại hợp binh trong một thời gian ngắn và bao vây tướng Đường là Bình Lô (宋威) tại Tống châu. Tuy nhiên, một tướng Đường khác là Trương Tự Miễn (張自勉) sau đó đem quân tiến đến và đánh bại quân nổi dậy, họ phải bỏ bao vây Tống châu và phân tán.
Vào mùa đông năm 877, Hoàng Sào cướp phá Kì châu và Hoàng châu. Tuy nhiên, Hoàng Sào chiến bại trước tướng Đường là Tăng Nguyên Dụ (曾元裕), rồi chạy trốn. Hoàng Sào sau đó chiếm được Khuông Thành và Bộc châu.
Vào mùa xuân năm 878, khi Hoàng Sào đang bao vây Bạc châu, Vương Tiên Chi bị Tăng Nguyên Dụ tiêu diệt, Thượng Nhượng đem tàn dư đội quân của Vương Tiên Chi đến hợp binh với Hoàng Sào tại Bạc châu. Thượng Nhượng đề nghị Hoàng Sào xưng vương. Hoàng Sào lấy hiệu là Xung Thiên đại tướng quân, cải nguyên "Vương Bá", nhằm thể hiện sự độc lập với triều đình Đường. Sau đó, Hoàng Sào lại công chiếm Nghi châu và Bộc châu, song sau lại phải chịu một số thất bại trước quân Đường. Do đó, Hoàng Sào viết thư cho Thiên Bình tiết độ sứ mới được bổ nhiệm là Trương Tích (張裼), nhờ Trương Tích thượng biểu xin triều đình phong quan cho mình. Theo đề xuất của Trương Tích, Đường Hy Tông hạ chiếu bổ nhiệm Hoàng Sào là 'hữu vệ tướng quân', song lệnh cho Hoàng Sào đưa quân đến Vận châu giải giáp trước khi đến Trường An. Trước các điều kiện này, Hoàng Sào từ chối tuân chỉ, ông tiến công Tống châu và Biện châu, sau đó tiến công Vệ Nam, và kế tiếp là tiến công Diệp huyện và Dương Trạch. Đường Hy Tông do đó phái quân lính từ ba quân đến trấn thủ đông đô Lạc Dương, cũng lệnh cho Tăng Nguyên Dụ tiến đến Lạc Dương. Do quân Đường tập trung trấn thủ Lạc Dương, Hoàng Sào chuyển sang tiến về phương nam.
Hành quân về phương nam
Hoàng Sào vượt Trường Giang và chiếm được một số châu ở bờ nam: Kiền châu, Cát châu, Nhiêu châu, và Tín châu. Vào mùa thu năm 878, Hoàng Sào tiến về phía đông bắc và tiến công Tuyên châu, đánh bại Tuyên Thiệp quan sát sứ Vương Ngưng (王凝) tại Nam Lăng, song không thể chiếm được Tuyên châu. Do đó, Hoàng Sào tiếp tục tiến về đông nam và tiến công Chiết Đông, và sau đó, theo một tuyến đường vùng núi, ông tiến công Phúc Kiến vào mùa đông năm 878. Tuy nhiên, trong cuộc hành quân này, Hoàng Sào vài lần chiến bại trước các bộ tướng của Trấn Hải tiết độ sứ Cao Biền là Trương Lân (張璘) và Lương Toản (梁纘), một số bộ tướng của Hoàng Sào đầu hàng Trấn Hải quân. Hoàng Sào tiếp tục tiến xa hơn về phương nam, hướng đến vùng Lĩnh Nam.
Vương Đạc được Hoàng đế Đường phong là 'Nam diện hành doanh chiêu thảo đô thống' và Kinh Nam tiết độ sứ, Vương Đạc bổ nhiệm Lý Hệ (李係) là 'hành doanh phó đô thống', kiêm Hồ Nam quan sát sứ, ngăn chặn đường tiến về phương bắc của Hoàng Sào. Trong khi đó, Hoàng Sào viết thư cho Chiết Đông quan sát sứ Thôi Cầu (崔璆) và Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ Lý Điều (李迢), xin họ làm trung gian dàn xếp giúp ông, nói rằng sẽ chịu quy phục triều đình nếu được phong là Thiên Bình tiết độ sứ. Thôi Cầu và Lý Điều chuyển tiếp đề xuất của Hoàng Sào về Trường An, song Đường Hy Tông từ chối. Hoàng Sào sau đó trực tiếp thượng biểu cho Đường Hy Tông, đề nghị được bổ nhiệm là Lĩnh Nam Đông đạo tiết độ sứ. Tuy nhiên, do sự phản đối của tể tướng Vu Tông, Đường Hy Tông vẫn tiếp tục từ chối đề xuất của Hoàng Sào, chỉ đồng ý để Hoàng Sào làm 'phủ soái'. Hoàng Sào nhận được chiếu chỉ thì tức giận và xem đây là một hành động sỉ nhục. Vào mùa thu năm 879, Hoàng Sào tiến công Quảng châu- thủ phủ của Lĩnh Nam Đông đạo, chiếm được thành sau một ngày bao vây và bắt giữ Lý Điều. Hoàng Sào đề nghị Lý Điều một lần nữa thượng biểu cho Đường Hy Tông, song lần này Lý Điều từ chối và bị hành quyết.
Hành quân về bắc
Tuy nhiên, khi ở Lĩnh Nam, các binh sĩ của Hoàng Sào phải chịu cảnh đau ốm và khoảng 30-40% thiệt mạng. Khi các thuộc hạ chủ chốt đề xuất nên hành quân về lại phương bắc, Hoàng Sào chấp thuận. Hoàng Sào cho kết bè tại Quế châu và xuôi theo Tương Giang tiến đến Đàm châu- thủ phủ của Hồ Nam - vào mùa đông năm 879. Hoàng Sào chỉ mất một ngày để chiếm Đàm châu, Lý Hệ chạy trốn đến Lãng châu.
Bản thân Hoàng Sào đi bè theo Tương Giang và qua Giang Lăng để tiến công Tương Dương- thủ phủ của Sơn Nam Đông đạo. Tuy nhiên, Hoàng Sào chiến bại trước liên quân của Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ Lưu Cự Dung (劉巨容) và tướng triều đình là Tào Toàn Trinh (曹全晸), còn bị truy kích đến tận Giang Lăng. Tuy nhiên, Lưu Cự Dung lại lo ngại rằng nếu bắt Hoàng Sào thì ông ta sẽ không còn được triều đình xem trọng, vì thế ngừng lại việc truy kích, Tào Toàn Trinh cũng thôi không truy kích. Sau đó, Hoàng Sào tiến về phía đông và tiến công Ngạc châu, và cướp phá 15 châu xung quanh. Tuy nhiên, Hoàng Sào khi đó cũng bị Trương Lân đẩy lui nhiều lần. Do các chiến công của Trương Lân, triều đình Đường cho thượng cấp của Trương Lân là Cao Biền thay thế chức đô thống của Vương Đạc.
Quân của Hoàng Sào liên tiếp bại trận trước quân của Trương Lân, ngoài ra còn bị dịch bệnh, Hoàng Sào khi đó đang đóng trại tại Tín châu, ông quyết định hối lộ để thoát khỏi tình thế khó khăn. Ông gửi nhiều vàng cho Trương Lân và viết một lá thư cầu xin Cao Biền. Tuy nhiên, ngay sau khi Cao Biền triệu hồi các đội quân tăng viện, Hoàng Sào phá vỡ đàm phán và thách thức Trương Lân giao chiến. Cao Biền tức giận và lệnh cho Trương Lân tiến đánh, song lần này, vào mùa xuân năm 880, Hoàng Sào đánh bại dứt điểm và giết chết Trương Lân, khiến Cao Biền hoảng sợ.
Sau khi đánh bại Trương Lân, Hoàng Sào chiếm Tuyên châu, và đến mùa hè năm 880, Hoàng Sào vượt sang bờ bắc Trường Giang tại Thái Thạch, bao vây các tiền đồn phòng thủ của Hoài Nam là Thiên Trường và Lục Hợp, không xa đại bản doanh của Cao Biền tại Dương châu. Đường Hy Tông hạ chiếu chỉ cho các quân ở bờ nam Hoàng Hà phái quân đến Ân Thủy để ngăn Hoàng Sào tiến sâu hơn, và cũng khiển Cao Biền cùng Thái Ninh tiết độ sứ Tề Khắc Nhượng ngăn chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Cao Biền không thể khiến đội quân 15 vạn lính của Hoàng Sào phải dừng lại. Sau đó do tranh chấp trong nội bộ hàng ngũ binh sĩ triều đình, quân sĩ của các quân đóng tại Ân Thủy phân tán, con đường của Hoàng Sào trở nên rộng mở. Hoàng Sào vượt sang bờ bắc Hoài Hà, và từ thời điểm này, quân của Hoàng Sào dừng hành vi cướp bóc của cải, song cưỡng ép nhiều tráng niên tòng quân để tăng cường lực lượng.
Chiếm Lạc Dương và Trường An
Bắt đầu vào mùa đông năm 880, Hoàng Sào tiến quân hướng đến Lạc Dương và Trường An, ông tuyên bố mục tiêu của mình là bắt Đường Hy Tông để hoàng đế phải chịu trách nhiệm cho tội ác của mình. Quân Hoàng Sào nhanh chóng chiếm được đông đô Lạc Dương của Đường.
Sau đó, Hoàng Sào tiến công Đồng Quan, Tề Khắc Nhượng và Trương Thừa Phạm kháng cự trong hơn một ngày, sau đó do quân của Tề Khắc Nhượng đói và mệt mỏi nên tan rã và chạy trốn, còn Tề Khắc Nhượng cố gắng trấn thủ song cũng thất bại, Đồng Quan thất thủ. Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư từ bỏ Trường An và chạy hướng đến Tây Xuyên vào ngày 8 tháng 1 năm 881. Cũng trong ngày hôm đó, tướng tiên phong Sài Tồn (柴存) của quân Hoàng Sào tiến vào Trường An, Kim Ngô đại tướng quân của Đường là Trương Trực Phương cùng một số quan văn võ nghênh tiếp Hoàng Sào vào thành. Thượng Nhượng tuyên bố với người dân Trường An rằng: "Hoàng Vương khởi binh là vì bách tính, không như họ Lý khi trước không yêu thương dân chúng, hãy an cư đừng sợ hãi". Tuy nhiên, mặc dù Thượng Nhượng đảm bảo rằng tài sản của dân chúng sẽ được tôn trọng, song quân lính của Hoàng Sào nhiều lần cướp bóc trong kinh thành. Trong một thời gian ngắn, Hoàng Sào sống trong phủ đệ của Điền Lệnh Tư, song vài ngày sau thì chuyển đến hoàng cung của vương triều Đường. Hoàng Sào cũng hạ lệnh đồ sát các thành viên hoàng tộc Đường.
Hoàng đế Đại Tề
Kiểm soát Quan Trung
Hoàng Sào chuyển vào sinh sống trong hoàng cung triều Đường và xưng đế vào ngày Nhâm Thìn (13) tháng 12 năm Canh Tý (tức 16 tháng 1 năm 881), đặt quốc hiệu là Đại Tề. Ông lập Tào thị làm hoàng hậu, bổ nhiệm các quan văn võ. Thoạt đầu, Hoàng Sào muốn duy trì cấu trúc triều đình Đường, ông cho các quan hàng tứ phẩm và thấp hơn được tiếp tục tại nhiệm miễn là họ thể hiện quy phục, chỉ loại bỏ các quan lại hàng tam phẩm trở lên. Các quan lại triều Đường không quy phục bị hành hình tập thể. Hoàng Sào cũng cố gắng thuyết phục các tướng Đường ở các quân quy phục ông, và có một số người chấp thuận như Gia Cát Sảng, Vương Kính Vũ, Vương Trọng Vinh, và Chu Ngập, song cuối cùng những người này lại quay về trung thành với Đường. Hoàng Sào cũng cố gắng thuyết phục Phượng Tường tiết độ sứ Trịnh Điền quy phục, song Trịnh Điền từ chối. Hoàng Sào sau đó khiển Thượng Nhượng và Vương Bá (王播) đi đánh chiếm Phượng Tường, song quân Đại Tề chiến bại vào mùa xuân năm 881.
Sau khi Trịnh Điền chiến thắng quân Đại Tề, một số tiết độ sứ trung thành với Đường hội quân gần Trường An vào mùa hè năm 881, hy vọng có thể nhanh chóng chiếm được thành. Do người dân Trường An cũng đang tiến hành kháng cự lại quân Đại Tề, Hoàng Sào buộc phải rút quân ra ngoài thành. Tuy nhiên, khi quân Đường tiến vào Trường An, họ đánh mất kỷ luật và tiến hành cướp bóc kinh thành. Quân Đại Tề sau đó phản công và đánh bại quân Đường tại Trường An. Hoàng Sào lại tiến vào Trường An, và do tức giận trước việc người dân Trường An hỗ trợ cho quân Đường, Hoàng Sào lệnh tiến hành đồ sát dân chúng.
Vào mùa xuân năm 882, Đường Hy Tông khi đó đang ở Thành Đô, bổ nhiệm Vương Đạc làm Chư đạo hành doanh đô thống, giám sát các chiến dịch chống Đại Tề. Sau đó, quân Đường bắt đầu tập hợp lại tại khu vực quanh Trường An, và khu vực do Đại Tề kiểm soát nay chỉ giới hạn tại Trường An và vùng gần đó, cùng với Đồng châu (同州) và Hoa châu (華州)- nay đều thuộc Vị Nam. Đến mùa thu năm 882, Đồng châu phòng ngự sứ Chu Ôn, đầu hàng. Vào mùa đông năm 882, Vương Ngộ (王遇) cũng dâng Hoa châu đầu hàng quân Đường, lãnh thổ Đại Tề nay chỉ còn giới hạn tại Trường An.
Đương thời, tướng người Sa Đà là Lý Khắc Dụng lại chuyển sang quy phục Đường và được đề nghị tiến công Tề, Lý Khắc Dung đến Đồng châu vào mùa đông năm 882 và hợp binh với các đội quân Đường khác. Vào mùa xuân năm 883, quân Đường đánh bại 15 vạn quân Đại Tề do Thượng Nhượng thống soái, sau đó tiếp cận Trường An. Vào mùa hè năm 883, Lý Khắc Dụng tiến vào Trường An, Hoàng Sào không thể kháng cự nổi nên từ bỏ Trường An và chạy trốn về phía đông. Do quân Đường lại tiến hành cướp phá kinh thành, họ không thể đuổi theo Hoàng Sào, Hoàng Sào chạy thoát mà không bị ngăn cản.
Hành quân về phía đông
Hoàng Sào tiến về Phụng Quốc và khiển bộ tướng Mạnh Khải tiến công Thái châu-thủ phủ của Phụng Quốc. Phụng Quốc tiết độ sứ Tần Tông Quyền chiến bại trước Mạnh Khải và phải mở cổng thành quy phục Hoàng Sào, hợp binh với quân Hoàng Sào. Sau khi đánh bại Tần Tông Quyền, Mạnh Khải tiến công Trần châu, song bị Trần châu thứ sử Triệu Thù phản kích và giết chết. Trước việc Mạnh Khải tử trận, Hoàng Sào dẫn quân của mình và Tần Tông Quyền đi bao vây Trần châu, song không thể chiếm được thành sau gần 300 ngày bao vây. Do quân lính cạn kiệt nguồn cung lương thực, Hoàng Sào cho phép họ đi đến các vùng thôn quê lân cận, bắt người để dùng làm quân lương.
Trong khi đó, vào mùa xuân năm 884, lo sợ sẽ thành mục tiêu kế tiếp của Hoàng Sào, Chu Ngập, Thì Phổ và Chu Ôn (cải thành Chu Toàn Trung), cùng xin Lý Khắc Dụng cứu viện, Lý Khắc Dụng do đó tiến quân về phía nam. Sau khi quân Lý Khắc Dụng hợp binh với quân của Chu Ngập, Thì Phổ, Chu Toàn Trung và Tề Khắc Nhượng, họ đánh bại Thượng Nhượng và Hoàng Tư Nghiệp. Hoàng Sào lo sợ, từ bỏ việc bao vây Trần châu và triệt thoái. Do doanh trại bị một trận lụt phá hủy, Hoàng Sào quyết định tiến về Biện châu- thủ phủ của Tuyên Vũ quân. Chu Toàn Trung đẩy lui được các đợt tiến công ban đầu của Hoàng Sào, song ông ta vẫn khẩn cấp cầu viện Lý Khắc Dụng. Lý Khắc Dụng cho rằng Hoàng Sào sẽ vượt sang bờ bắc Hoàng Hà, vì thế ông ta tiến công vào Vương Mãn Độ và tiêu diệt quân Hoàng Sào. Thượng Nhượng đầu hàng Thì Phổ, trong khi có một lượng lớn các tướng khác của Hoàng Sào cũng đầu hàng. Bị Lý Khắc Dụng truy kích, Hoàng Sào chạy về phía đông, song con trai út của Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng bắt được. Tuy nhiên, do quân lính trở nên kiệt sức, Lý Khắc Dụng ngừng truy kích Hoàng Sào và trở về Biện châu.
Hoàng Sào tiến đến Duyện châu- thủ phủ của Thái Ninh. Thuộc hạ của Thì Phổ là Lý Sư Duyệt (李師悅) cùng Thượng Nhượng giao chiến với Hoàng Sào tại Duyện châu, kết quả là quân Hoàng Sào chiến bại và bị tiêu diệt gần hết, bản thân Hoàng Sào chạy trốn đến Lang Hổ Cốc. Ngày Bính Ngọ (17) tháng 6 năm Giáp Thìn (tức 13 tháng 7 năm 884,) cháu của Hoàng Sào là Lâm Ngôn (林言) giết chết Hoàng Sào cùng huynh đệ và thê tử của ông, đem thủ cấp của họ đến trình Thì Phổ. Tuy nhiên, trên đường đến trại của Thì Phổ, Lâm Ngôn chạm trán với quân Sa Đà và Bác Dã, quân Sa Đà và Bác Dã giết chết Lâm Ngôn và đem các thủ cấp đến trình Thì Phổ (Tuy nhiên, theo mô tả trong Tân Đường thư, Hoàng Sào tự sát và chỉ thị cho Lâm Ngôn đem thủ cấp của mình đến đầu hàng, mục đích là để cứu sống các binh sĩ.)
Nhà thơ
Không chỉ có tài võ, Hoàng Sào còn là một nhà thơ.
Chú giải
Chú thích
Mất năm 884
Vua Trung Quốc
Nhân vật quân sự nhà Đường
Nhà thơ Trung Quốc thời Đường
Người Sơn Đông
Sinh năm 835
Sinh thế kỷ 9
Tướng lĩnh từ Sơn Đông |
Vinh (永) là thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Thành phố có vị trí ở phía Đông Nam của tỉnh bên cạnh sông Lam, và nằm trên trục giao thông Bắc Nam chính của Việt Nam, có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường cao tốc, đường sắt, tàu thuyền và đường hàng không. Sân bay Quốc tế Vinh vừa được mở rộng được phục vụ bởi ba hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific. Ngày 5 tháng 9 năm 2008, thành phố trở thành đô thị loại I thứ tư của Việt Nam sau Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Thành phố tiếp giáp huyện Nghi Lộc về phía Bắc và phía Đông, huyện Hưng Nguyên về phía Tây, cũng như huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam. Vinh nằm cách Hà Nội 300 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Bắc. Thành phố có tổng diện tích 104,97 km2, bao gồm 16 phường và 9 xã.
Lịch sử
Tên gọi
Thành phố Vinh (chữ nôm: 城庯永) thuộc vùng Kẻ Vang hoặc tên gọi khác là Kẻ Vịnh thời xưa. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. Chữ Vinh là gọi chệch của chữ Vịnh.
Cách đây hàng ngàn năm, người Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất này khá đông đúc. Việc tìm thấy hai trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương (cách đây 4.000 năm) dưới chân núi Quyết mà hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp Nghệ An đã chứng minh điều đó.
Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê, có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành, cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh).
Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt.
Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam.
Ngày 1 tháng 10 năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành phố Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Dù rằng, chưa được xây dựng hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, nhưng Phượng Hoàng Trung Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh.
Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất này.
Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần dần phát triển về phía Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1914) và thị xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thành phố Vinh - Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng).
Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu nước và cách mạng.
Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị của tỉnh Nghệ An.
Ngày 28 tháng 12 năm 1961, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 32 về việc thành lập thành phố Vinh.
Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 148/CP thành lập thành phố Vinh, gồm 3 xã: Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Thủy . Vinh lúc này được coi là một trong 5 thành phố công nghiệp lớn nhất miền Trung Việt Nam.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Vinh là một trong những thành phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất, toàn thành phố hầu như bị san phẳng. Tòa nhà Kareba Dreams (nay là khách sạn Vinh Downtown nằm ở đại lộ VI Lê Nin) bị máy bay B52 của không quân Mỹ phá tan tành.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, chuyển 4 xã: Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Đông, Hưng Vĩnh, một phần đất đai ở bờ bắc sông Cầu Đước thuộc xã Hưng Chính (thành lập 2 xã Vinh Hưng và Vinh Tân) thuộc huyện Hưng Nguyên và xã Nghi Phú thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý.
Ngày 1 tháng 5 năm 1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười (sau trở thành Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại thành phố. Thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung cư. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 20 năm đổi mới vừa qua, Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng được xây dựng vững chắc, hệ thống giao thông phát triển. Nhiều công trình kinh tế, kỹ thuật, văn hoá lớn được xây dựng, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Kinh tế phát triển ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đợc cải thiện, nâng cao.
Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 5 phường: Hồng Sơn, Lê Mao, Quang Trung I, Quang Trung II, Trung Đô và 10 xã: Hưng Bình, Hưng Đông, Hưng Dũng, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Thủy, Hưng Vĩnh, Nghi Phú, Vinh Hưng, Vinh Tân.
Ngày 2 tháng 3 năm 1979, giải thể 3 xã Hưng Bình, Hưng Thủy, Vinh Hưng để thành lập 9 phường: Cửa Bắc, Tân Vinh, Hưng Bình, Lê Lợi, Cầu Cảng, Bến Thủy, Trường Thi, Đội Cung, Cửa Nam; hợp nhất 2 xã Hưng Vĩnh và Hưng Đông thành xã Đông Vĩnh; sáp nhập xóm Yên Giang của xã Vinh Hưng và xóm Vĩnh Mỹ của xã Hưng Vĩnh vào xã Vinh Tân theo điều chỉnh quy hoạch thành phố Vinh.
Ngày 18 tháng 8 năm 1982, hợp nhất phường Quang Trung I vào phường Quang Trung II thành phường Quang Trung; sáp nhập phường Tân Vinh vào phường Lê Mao; tách phường Hưng Bình thành 2 phường: Hưng Bình và Hà Huy Tập.
Từ năm 1991, trở lại là tỉnh lị tỉnh Nghệ An.
Ngày 28 tháng 6 năm 1994, chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông.
Ngày 13 tháng 8 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thành phố Vinh là đô thị loại II.
Ngày 23 tháng 8 năm 1994, sáp nhập phường Cửa Bắc vào phường Cửa Nam; sáp nhập phường Cầu Cảng vào phường Bến Thủy; chuyển xã Hưng Dũng thành phường Hưng Dũng.
Ngày 23 tháng 3 năm 2005, thành lập phường Hưng Phúc trên cơ sở 58,17 ha diện tích tự nhiên và 7.932 nhân khẩu của phường Hưng Bình, 55,73 ha diện tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu của phường Hưng Dũng; thành lập phường Quán Bàu trên cơ sở 111,20 ha diện tích tự nhiên và 5.300 nhân khẩu của phường Lê Lợi, 120,20 ha diện tích tự nhiên và 3.370 nhân khẩu của xã Hưng Đông.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành phố Vinh được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân thuộc huyện Nghi Lộc và xã Hưng Chính; 174 ha diện tích tự nhiên và 3.043 nhân khẩu của xã Hưng Thịnh thuộc huyện Hưng Nguyên; chuyển xã Vinh Tân thành phường Vinh Tân.
Ngày 5 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An .
Địa lý
Vị trí địa lý
Thành phố Vinh nằm ở phía đông nam của tỉnh Nghệ An, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 295 km về phía bắc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 1424 km về phía nam, có vị trí địa lý:
Phía đông và phía nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Phía tây giáp huyện Hưng Nguyên
Phía bắc giáp huyện Nghi Lộc.
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Thành phố có vị trí ở phía Đông Nam của tỉnh bên cạnh sông Lam, và nằm trên trục giao thông Bắc Nam chính của Việt Nam, có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường cao tốc, đường sắt, tàu thuyền và đường hàng không. Sân bay Quốc tế Vinh vừa được mở rộng được phục vụ bởi ba hãng hàng không: Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific. Ngày 5 tháng 9 năm 2008, thành phố trở thành đô thị loại I thứ tư của Việt Nam sau Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế. Thành phố tiếp giáp huyện Nghi Lộc về phía Bắc và phía Đông, huyện Hưng Nguyên về phía Tây và Tây Bắc, cũng như huyện Nghi Xuân và tỉnh Hà Tĩnh về phía Nam. Vinh nằm cách Hà Nội 300 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Bắc. Thành phố có tổng diện tích là 104,97 km², bao gồm 16 phường và 9 xã.
Diện tích & Dân số
Theo thống kê năm 2019, thành phố Vinh có diện tích 105 km², dân số là 339.114 người, mật độ dân số đạt 3.230 người/km². Dân số thành thị là 230.439 người chiếm 68% và dân số nông thôn là 108.675 người chiếm 32%.
Địa hình
Địa hình thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổ dòng chảy về mạn núi Rú Rum thuộc dãy Trường Sơn thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phẳng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.
Khí hậu
Thành phố Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
Nhiệt độ trung bình 24,3 °C, nhiệt độ có thể lên mức tuyệt đối 42.1 °C vào mùa hè,và thấp tuyệt đối 7 °C vào mùa đông. Độ ẩm trung bình 85–90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.
Hành chính
Thành phố Vinh được chia thành 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân và 9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú .
Kinh tế
Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An).
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.696 USD, tương đương hơn 85 triệu đồng, thu ngân sách đạt 2.800 tỷ đồng.
Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng. Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây. Trong tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
Năm 2010, cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp chiếm tỷ lệ 38,5%
Dịch vụ chiếm 60%
Nông nghiệp chiếm 1,5%.
Công nghiệp
Là đô thị hạt nhân có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hoá của tỉnh Nghệ An, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy,...
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp:
KCN Nam Cấm, VSIP, WHA, HOÀNG MAI 1, Bắc Vinh
CCN Nghi Phú, Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Thạch, khu công nghệ cao, dệt may - khai thác cảng Bến Thủy, sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô.
Thương mại – Dịch vụ
Các ngành dịch vụ như thương mại, tài chính – ngân hàng, du lịch, khách sạn cũng phát triển nhanh chóng và ổn định. Với hệ thống ngân hàng, các công trình chợ đầu mối bán buôn bán lẻ, siêu thị, hệ thống khách sạn đa cấp, đầu mối các tour du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ, tạo cơ sở để trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của khu vực Bắc miền Trung. Từ năm 2003 - 2008, tỷ trọng dịch vụ đạt gần 60% GDP của thành phố và so với tính quy luật chung thì tỷ trọng dịch vụ trên thể hiện sự tiến bộ trong cơ cấu kinh tế của thành phố Vinh ngày càng rõ nét.
Trung tâm Thương mại
Hiện nay, ở Vinh có các chợ lớn là Chợ Vinh, Chợ Ga Vinh, Chợ Quán Lau. Thành phố đang triển khai dự án xây dựng khu phố thương mại Vinh trên trục đường ven Sông Lam, đoạn Vinh - Cửa Lò. Tại đây đang xây dựng các trung tâm thương mại lớn gắn với hệ thống siêu thị cao trên 30 tầng, ngoài ra còn có tổ hợp các khách sạn cao cấp, khu văn phòng cao trên 20 tầng tạo thành một khu thương mại du lịch lý tưởng mang tầm khu vực, một hệ thống đô thị thương mại ven sông.
Các Khu phố chuyên doanh
Đường Nguyễn Thị Minh Khai chuyên doanh các mặt hàng điện thoại di động, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin,...
Đường Phan Đình Phùng, Phạm Hồng Thái chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng.
Đường Trần Phú chuyên kinh doanh các mặt hàng trang trí, nội ngoại thất.
Đường Cao Thắng chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý và trao đổi ngoại tệ.
Đường Đặng Thái Thân, Lê Hồng Phong chuyên kinh doanh mỹ phẩm, quần áo thời trang.
Đường Quang Trung chuyên doanh các mặt hàng xe gắn máy, điện tử, điện lạnh,...
Đường Đào Tấn, Nguyễn Văn Cừ, Hồ Xuân Hương chuyên kinh doanh hàng ẩm thực ăn uống, giải khát.
Đường Phan Bội Châu chuyên kinh doanh phụ tùng xe ô tô, sửa chữa ô tô,...
Tài chính - Ngân hàng
Hệ thống Ngân hàng: ngoài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hội sở chính ở Vinh - ngân hàng duy nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, hầu hết các Ngân hàng của Việt Nam với gần 40 Ngân hàng thương mại nhà nước, thương mại cổ phần với hàng trăm Phòng giao dịch có mặt tại thành phố Vinh. Các Ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Quốc doanh như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Ngân hàng nông nghiệp đều có 2 chi nhánh cấp 1 tại thành phố gồm Vietcombank Vinh, Vietcombank Trung Đô, Vietinbank Nghệ An, Vietinbank Bến Thủy, BIDV Nghệ An, BIDV Thành Vinh, NHNN Nghệ An, Nam Nghệ An.
Các công ty Chứng khoán: Công ty Chứng khoán Việt, Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An, Sara Group, VVS An Phú, FPTS,...
Các công ty Tài chính: Công ty Kiều hối Ngân hàng Đông Á, Tiết kiệm Bưu điện Nghệ An, Tài chính Dầu khí Nghệ An, Vàng bạc Đá quý PNJ, Ngân hàng Nông nghiệp Bắc miền Trung,...
Hạ tầng
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như: Vinh Tân, Nghi Phú, Đại Thành - Nghi Kim, Đường 72m Vinh, Tây Đại lộ VI Lenin,...
An ninh - Quốc phòng
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đặt tại thành phố Vinh có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu, bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quân khu 4 có địa bàn rộng, bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Địa bàn Quân khu 4 có vị trí hết sức quan trọng. Từ xa xưa đây đã từng là chốn biên thùy, là phên dậu, là nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của dân tộc. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mảnh đất Khu 4 vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc. Quân và dân Khu 4 vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc gia, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào, Cam-pu-chia.
Xã hội
Giáo dục
Thành phố Vinh là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn thứ ba của khu vực miền Trung – Tây Nguyên sau thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 6 trường đại học, 13 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.
Trường Phổ thông
Tại địa bàn, có nhiều trường trung học khác nhau phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, một số trường lớn, tiêu biểu như:
Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu
Trường THPT Chuyên Đại học Vinh
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Vinh 1)
Trường THPT Hà Huy Tập (Vinh 2)
Trường THPT Lê Viết Thuật (Vinh 3).
Trường Cao đẳng
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An
Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Nghệ An
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật số 1
Trường Cao đẳng Hoan Châu
Trường Cao đẳng Việt - Anh
Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Việt - Đức
Trường Cao đẳng Nghề số 4 - Bộ Quốc phòng
Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp LILAMA 2
Trường Cao đẳng Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex (cơ sở Vinh)
Trường Cao đẳng Nghề Dầu khí (Phân hiệu tại TP. Vinh)
Trường Cao đẳng Kinh tế Kĩ thuật Thái Nguyên (phân hiệu tại TP. Vinh)
Trường Cao đẳng Bách Nghệ Hải Phòng (Phân hiệu tại TP. Vinh)
Trường Cao đẳng công nghiệp Huế (cơ sở Vinh).
Đại học
Xem thêm Danh sách trường đại học, cao đẳng và trung cấp tại Nghệ An
Trường Đại học Vinh (1959) - Trường Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (2006)
Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân (2008)
Trường Đại học Y khoa Vinh (2010)
Trường Đại học Công nghiệp Vinh (2013)
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An (2014)
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Nghệ An (2008)
Trường Đại học Điện lực, cơ sở Miền Trung.
Tổng số sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung Cấp: gần 100 ngàn người (năm 2011).
Sắp tới trên địa bàn thành phố Vinh sẽ có thêm các trường Đại học cấp khu vực được thành lập, nâng cấp như:
Trường Đại học Nghệ An
Trường Đại học Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Vinh
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt - Hàn
Học viện Kiểm toán Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Vinh
Phân hiệu 2 - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội,...
Y tế
Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 24 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khác.
Hệ thống bệnh viện tại thành phố hiện nay:
Trung tâm và Viện nghiên cứu khu vực
Tại thành phố Vinh tập trung nhiều cơ quan cấp vùng về chính trị; An ninh - Quốc phòng; Kinh tế; Văn hóa - Xã hội, Giáo dục; Y tế,....
Một số cơ quan:
Bộ Tư lệnh Quân khu 4
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
Viện Quy hoạch Kiến trúc Bắc Trung Bộ
Viện nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ Bắc Trung Bộ
Viện Ngôn ngữ Quốc tế Vạn Xuân
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ
Phân Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ
Trung tâm Phát hành sách Bắc miền Trung
Kiểm toán Nhà nước khu vực II, chịu trách nhiệm kiểm toán khu vực Bắc Trung Bộ
Trung tâm Tần số Vô tuyến điện Khu vực 6
Công viên phần mềm VTC
Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ
Khu Quản lý đường bộ 4
Ban quản lý dự án 4 - Bộ Giao thông
Ban quản lý dự án 85 (PMU 85)- Bộ Giao thông
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 4 - Bộ Nông nghiệp - PTNT
Ban quản lý các dự án Thủy điện BTB - Bộ Công thương
Ban quản lý các dự án Nhiệt điện điện BTB - Bộ Công thương
Trung tâm điều hành sản xuất các nhà máy điện BTB - Bộ Công thương
Công ty hoa tiêu hàng hải khu vực VI - Bộ giao thông vận tải
Trung tâm thú y vùng 3
Trung tâm bảo vệ thực vật vùng Khu IV
Đoàn Tài nguyên nước Bắc Trung Bộ
Chi cục bảo vệ thực vật vùng khu IV
Xí nghiệp đảm bảo an toàn hàng hải khu vực Bắc Trung Bộ
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Bắc Trung Bộ
Văn hóa - Du lịch
Văn hóa
Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh
Công trình Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm trên địa bàn phường Trường Thi, phía Bắc giáp đường Hồ Tùng Mậu, phía Đông giáp đường Trường Thi, phía Nam giáp đường Trần Phú (QL IA). Được khởi công xây dựng vào năm 2000, khánh thành vào 19 tháng 5 năm 2003 đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quần thể quảng trường và tượng đài rộng 11ha, gồm nhiều hạng mục như: lễ đài, cột cờ, đường diễu hành, sân hành lễ, hệ thống điện chiếu sáng, thảm cỏ, cây xanh, hệ thống đài phun nước tạo cảnh, núi Chung mô phỏng theo núi Chung ở Làng Sen quê của Người. Trên 1.650 loài cây tiêu biểu của mọi miền đất nước Việt Nam đã được đem về trồng, trên đỉnh có vườn cây lưu niệm của các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhiều nhân vật quốc tế trồng trong những dịp đến viếng thăm.
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở vị trí trang trọng ở phía Tây-Nam của Quảng trường. Tượng cao 18m, làm bằng chất liệu đá granít Bình Định.
Quảng trường Hồ Chí Minh không chỉ là một trong những biểu tượng văn hóa của nhân dân Nghệ An, mà còn là địa chỉ quan trọng của du khách trong và ngoài nước trên con đường di sản miền Trung.
Phượng Hoàng Trung Đô
Phượng Hoàng Trung Đô là kinh thành do vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An. Thành được xây vào năm 1788. Tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long lúc bấy giờ đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành này dự định được xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa chim Phượng Hoàng, một loài chim có ở trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do vua
Quang Trung kiểm soát.
Thành cổ Nghệ An
Năm 1803, vua Gia Long ra Bắc, chọn làng Vĩnh Yên nằm phía Tây bắc Dũng Quyết (khu vực thành cổ bây giờ) xây trấn sở. Năm 1884 chính thức dời trấn từ Dũng Quyết về Vĩnh Yên, cho xây thành Nghệ An bằng đất. Mãi đến năm 1831 vua Minh Mạng mới cho xây lại thành bằng đá ong theo kiểu Vauban. Thành có 6 cạnh, chu vi dài 603 trượng (2.412 m), cao 1 trượng, 1 tấc, 5 thước (4,42 m), diện tích: 420.000 m², bao xung quanh có hào rộng 7 trượng (28 m), sâu 8 thước ta (3,20 m). Lúc khởi công, triều đình nhà Nguyễn đã huy động 1000 lính Thanh Hoá, 4000 lính Nghệ An. Đến thời Tự Đức, khi nâng cấp phải lấy 8599 phiến đá sò từ Diễn Châu và đá ong từ Nam Đàn, 4.848 cân vôi, 155 cân mật mía, với tổng kinh phí là 3.688 quan tiền.
Thành cổ có 3 cửa ra vào. Cửa tiền là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông, Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu. Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông hành cung có dinh thống đốc, phía nam có dinh bố chánh và án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp. Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc.
Trải qua nhiều biến cố của lịch sử và sự phá hoại của chiến tranh, di tích thành cổ hầu như không còn lại gì, chỉ còn lại 3 cổng thành và khu hồ bao quanh. Tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh đã có quy hoạch khôi phục lại di tích và cải tạo thành một công viên văn hoá lớn của thành phố.
Văn Miếu Vinh
Văn Miếu Vinh được xây dựng vào năm 1803 dưới triều vua Gia Long, là một công trình tiêu biểu của đạo học xứ Nghệ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí ghi về Văn miếu Vinh như sau: Văn miếu Vinh ở địa phận xã Yên Dũng, phía đông tỉnh thành, phía tây là đền Khải Thánh. Có diện tích rộng, bằng phẳng, tới 22.000m2. Với vị trí lấy đường tiếp nối đường thiên lý Bắc Nam mà tổ tiên vạch mở từ ngàn xưa làm chỗ đứng thì ta thấy bên phải là Võ Miếu (tức đền Hồng Sơn), bên trái là Văn Miếu: Văn tả, Võ hữu, cùng với Cửa Tiền nhìn ra bến sông Vĩnh và hướng về Nam, phía xa trước mặt là Lam Thành - lỵ sở cũ của trấn Nghệ An, như thế là cân đối cả về vị trí thờ tự và thuận cả về thuật phong thủy. Văn miếu Vinh được bố trí có 3 cửa tam quan đều hướng về phía Nam (phía kinh đô triều Nguyễn). Trên cửa chính môn có tầng lầu đề bốn chữ " Vạn thánh linh từ". Hai bên cửa có đôi câu đối ánh màu sơn son thiếp vàng, toát lên niềm tự hào của dân Nghệ về đạo học: " Nhật nguyệt trung thiên minh thánh đạo. Giang sơn đại địa tích Nhân văn"- (Đạo thánh sáng ngời như mặt trời, Mặt Trăng trong vũ trụ, Nhân văn được bồi tụ là do ở sông núi nơi đất này). Phía trên là hạ điện. Giữa là thương điện. Hai bên có nhà tả vu với hữu vu. Sân lộ thiên ở giữa bốn ngôi nhà thâm nghiêm, tĩnh mịch. Xung quanh là hồ cá, giếng thiên tĩnh, vườn cây cảnh và rừng cây.
Hiện nay, Văn miếu Vinh chỉ còn là phế tích, nền cũ đã được Công ty In Nghệ An trưng dụng và nhiều nhà dân lấn chiếm, sử dụng. Các đồ tế khí, bia đá được chuyển đến đền Hồng Sơn (Võ Miếu) để tạm cất giữ.
Cồn Mô - Ngã ba Bến Thủy
Cồn Mô được xây dựng thành tượng đài kỷ niệm cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 - 1931, với chiều cao 10m, rộng 16.2m. Trên tượng đài khắc biểu tượng búa liềm, mặt trước gắn biểu tượng trống Xô Viết. Trên nền bia còn khắc ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra ở Cồn Mô.
Khu di tích ngã ba Bến Thủy có diện tích 6.400 m². Qua thời gian và chiến tranh tàn phá, cảnh vật thay đổi, cột điện lịch sử đã không còn nữa. Nhưng tại đây, để ghi lại sự kiện lịch sử anh hùng của nhân dân, tỉnh Nghệ An và chính quyền thành phố Vinh đã xây dựng tượng đài công nông binh để giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng của cha anh.
Đền thờ Vua Quang Trung
Đền thờ Vua Quang Trung được xây dựng với ý nghĩa muôn đời ghi nhớ công lao to lớn và tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Hoàng Đế Quang Trung, góp phần nêu cao truyền thống yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đền toạ lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết, cao 92m so với mực nước biển,cách đây 220 năm, ngày 1/10/1788 Vua Quang Trung hạ chiếu cho xây dựng Phượng Hoàng - Trung Đô. Đó được xem là đất tứ linh có 4 chi: Chi hướng về Tây gọi là Long thủ (đầu Rồng), chi hướng phía Đông Nam gọi là Phượng dự (cánh Phượng Hoàng), chi hướng về Đông Bắc gọi là Quy bối (lưng Rùa), chi hướng về phía Tây Nam gọi là Kỳ Lân (con Mèo).
Công trình bao gồm các hạng mục chính là Khu Tiền đường có diện tích 180 m², khu Trung đường có diện tích 160 m² và khu Hậu cung có diện tích 60 m², nhà Tả vu, Hữu vu, diện tích mỗi nhà 80 m².
Chùa Cần Linh
Chùa Cần Linh (hay còn gọi là chùa Sư nữ) là ngôi chùa có quy mô lớn và đẹp nhất tỉnh Nghệ An. Đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Việt Nam chứng nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lê, trên một vùng đất trước đây thuộc Làng Vang, tổng Yên tường, huyện Hưng Nguyên. Nay thuộc phường Cửa Nam thành phố Vinh. Chùa thờ Phật Thích Ca - vị tổ của đạo Phật - và các vị sư tăng đã từng trụ trì trong chùa, trong vùng. Tổng diện tích: 5.208 m², gồm có các kiến trúc sau: Tam quan, bái đường, chính điện, tăng đường, nhà tả vu, hữu vu. Hàng năm, chùa có tổ chức rất nhiều ngày lễ lớn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tới thăm viếng.
Bảo tàng - Thư viện
Một số bảo tàng lớn như bảo tàng tổng hợp Nghệ An,bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, bảo tàng Quân khu IV và các thư viện như thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện Nguyễn Thúc Hào.
Nghệ thuật - Điện ảnh - Báo chí - Truyền hình
Các Trung tâm lớn:
Nhà Văn hóa Lao động
Cung Lễ hội Vinh
Nhà Văn hóa Quân khu 4
Nhà Văn hóa Thiếu nhi Việt - Đức
Nhà hát Dân ca Nghệ An - Trung tâm bảo tồn và phát huy dân ca Xứ Nghệ (gồm 2 đoàn nghệ thuật: Đoàn kịch hát và Đoàn dân ca)
Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Nghệ An
Đoàn Nghệ thuật Quân khu IV
Trung tâm Điện ảnh Bắc Trung Bộ
Rạp chiếu phim 12-9 (nay đã xây dựng và quy hoạch lại thành Trung tâm điện ảnh đa chức năng Vinh)
Ngay từ năm 1929, Nghệ An (tập trung tại TP Vinh) đã trở thành trung tâm báo chí cách mạng và đến nay Nghệ An vẫn là một trong những trung tâm báo chí lớn với số lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên hơn 600 người, trong đó trên 360 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (đứng thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh về số hội viên). Nghệ An là một trong số ít địa phương có báo ngành hoạt động hiệu quả, như báo Công An Nghệ An, Lao động Nghệ An, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí Văn Hoá Nghệ An. Nghệ An cũng là địa phương có số cơ quan báo chí trung ương thường trú nhiều, đứng thứ tư trong cả nước sau các thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Truyền hình Nghệ An là một đài truyền hình lớn, được trang bị công nghệ hiện đại, phủ sóng vệ tinh Vinasat. Từ năm 2015 bằng hệ thống truyền hình số mặt đất và vệ tinh TH Nghệ An sẽ gồm 21 kênh do TH Nghệ An sản xuất (NTV1 đến NTV21, trong đó có 6 kênh HD và 15 kênh SD). Từ năm 2020 phát 21 kênh HD và phát song song 21 kênh SD bằng số hóa theo đề án của Chính phủ. Đài TH Vinh, đài truyền hình riêng biệt của TP Vinh cũng đang được lập đề án xây dựng.
Nhà thờ Giáo xứ Yên Đại - Giáo phận Vinh: Đây là ngôi nhà thờ Công giáo lớn nhất Việt Nam. Có sức chứa 50.000 người dự lễ, nhà thờ tọa lạc tại xã Nghi Phú -TP Vinh.
Thể dục - Thể thao
Lĩnh vực thể dục thể thao thành phố Vinh hoạt động sôi nổi và quy mô ngày càng mở rộng. Hiện có Sân vận động Vinh do ngành TDTT quản lý có sức chứa 30.000 người; Sân vận động Quân khu 4 có sức chứa 10.000 chỗ; nhiều Nhà thi đấu đa chức năng của tỉnh, thành phố, QK4, các trường đại học,...; các bể bơi, nhà tập luyện, sân bóng chuyền đạt tiêu chuẩn quốc tế...; (đến 8/2010, Thành phố có 30 sân tennis, 345 sân cầu lông, 62 nhà thi đấu, 95 sân bóng chuyền,... hầu hết các phường, xã đã có sân vận động). Khu Liên hợp thể thao của thành phố đã được đầu tư xây dựng quy mô cấp khu vực. Chính sách lâu dài của thành phố là tiếp tục thực hiện xã hội hoá TDTT đồng thời chú trọng vào các bộ môn thể thao thành tích cao đặc biệt là bóng đá, đóng góp thành tích cho thể dục - thể thao nước nhà.
Tại Vinh hiện nay có 1 câu lạc bộ bóng đá đang thi đấu ở giải chuyên nghiệp là câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An.
Du lịch
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng...Thành phố còn có nhiều di tích, danh thắng trong đó có tới 14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 16 di tích được xếp hạng của tỉnh Nghệ An.
Với nhiều hãng du lịch lữ hành đang hoạt động tại đây, Vinh còn là đầu mối trung chuyển cho các tour du lịch trong tỉnh và các địa phương lân cận. Từ thành phố Vinh, cách 5 km là khu mộ của đại thi hào Nguyễn Du, cách 15 km là khu di tích Kim Liên - quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và cách 17 km là bãi biển Cửa Lò - một trong những bãi biển đẹp nổi tiếng của khu vực miền Trung và cả nước, cách 60 km là khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, cách 120 km là Vườn Quốc gia Pù Mát và thác Khe Kèm.
Địa điểm Du lịch
Công viên Trung tâm:
Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi. Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau:
Khu Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Hồ Tùng Mậu và đường Trường Thi. Quảng trường có quy mô lớn, có đường duyệt binh, vườn hoa, lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh.
Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà, ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp.
Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía Nam nhà Văn hoá lao động kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao.
Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh.
Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan, tạo nên không khí của rừng núi.
Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong truyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa...
Nhà chiếu hình Vũ trụ:
Nhà chiếu hình vũ trụ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam theo diện viện trợ văn hoá (CGA), được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong Công viên trung tâm thành phố Vinh từ tháng 9 năm 1998. Công trình có kiến trúc mang dáng vẻ của chiếc máy bay tàng hình với các thiết bị chiếu hình hiện đại... Đây là nhà chiếu hình vũ trụ duy nhất ở Việt Nam hiện nay, về tầm vóc là công trình khoa học mang tầm chiến lược Quốc gia. Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà chiếu hình vũ trụ đã thu hút hàng triệu lượt học sinh, sinh viên từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước và các nhà khoa học đến tham quan, học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Thiên văn học.
Lâm viên Dũng Quyết:
Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến Thủy. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công trình chủ yếu như sau:
Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương - Lý Nhật Quang, cáp treo vượt sông Lam... Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các cuộc thi thể thao leo núi.
Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh.
Công viên Nguyễn Tất Thành:
Là công viên lớn nằm ở phía Đông Nam thành phố, trên 2 trục đường chính là Phan Đăng Lưu và Trường Thi. Tổng diện tích là 8.3 ha, trong đó diện tích mặt hồ Goong là 5.64 ha, xung quanh hồ được phủ kín hệ thống cây xanh. Trong công viên có cụm tượng đài "Bác Hồ với tuổi trẻ", nhà truyền thống, bể bơi, các hoạt động nghệ thuật khác...Công viên này được xây dựng từ nguồn đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước trao tặng cho quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vườn hoa Cửa Bắc:
Là vườn hoa nằm ở trung tâm thành phố, hình tam giác, nên còn được gọi là vườn hoa Tam Giác (hay còn gọi là vườn hoa Vòi Phun, vì ở giữa vườn hoa có một vòi phun nước lớn). Vườn hoa này nằm giữa 3 tuyến phố chính là Lê Lợi, Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.
Du thuyền Sông Lam:
Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn", vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm Mộ, sông Giăng, sông La...Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non, làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: "Lam Giang", "Thanh Long Giang", "Lam Thủy"...đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.
Năm 1998, nhân kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh, công ty du lịch thành phố Vinh đã khai trương tua du lịch trên sông Lam. Du khách sẽ được nghe các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết trên sông và được ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng nằm ven sông Lam của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An như Đền Ông Hoàng Mười, khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong của vùng quê Hưng Nguyên, đến với Đình Trung Cần và Hoành Sơn, khu di tích Kim Liên, lăng và mộ Mai Hắc Đế, khu di tích danh nhân Phan Bội Châu...Từ bến thuyền Hưng Hòa, ngược nguồn dòng Lam du khách sẽ đến với quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân Nguyễn Công Trứ và sẽ được đắm chìm trong giai điệu mượt mà của ca trù Cổ Đạm...
Đường ven Sông Lam:
Đường ven Sông Lam cách thành phố không xa, nối giữa cầu Bến Thủy, lâm viên Núi Quyết với Cửa Lò, đi qua rừng bần Hưng Hòa với hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều động vật, thực vật quý. Đây là tuyến đường "xanh - sạch - đẹp" của thành phố Vinh và là nơi đi dạo lý tưởng cho nhân dân thành phố và du khách.
Đặc sản
Cam Vinh
Cháo lươn Vinh
Món hến
Canh hến là đặc sản có vị đậm đà không thể thiếu trong những bữa cơm trưa hè. Thông thường người ta xào ruột hến thật thơm bỏ vào nước hến cùng với món rau nào đó, mà thường là các loại rau vặt như: rau bầu, rau lang, mồng tơi, rau dềnh, rau muống, v.v. thành một món canh rất ngọt, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rất mát.
Bên cạnh món canh hến du khách còn có thể dùng món hến xúc bánh tráng. Hến được xào với mỡ hành, rắc thêm rau thơm và một ít lạc rang giã dập cùng vài lát ớt cắt mỏng ăn với bánh tráng là một món ăn ngon lý tưởng.
Chả rươi
Rươi là thức ăn nhiều đạm. Du khách có thể ăn rươi với trứng gà mà người dân nơi đây gọi là chả rươi hoặc ăn canh rươi, mắm rươi.. đến mùa rươi người ta còn có thể phơi khô ăn dần.
Chả rươi được chế biến hết sức công phu: rươi rửa thật sạch, đun nước sôi cho vào chần, xong để ráo nước mới lấy đũa đánh xáo rươi thật nhuyễn. Làm chả rươi cần 200 gam rươi, khoảng 3 quả trứng, 200 gam thịt lợn nạc, băm nhuyễn cộng thêm gia vị: lá gừng, hành hoa, thì là, vỏ quýt (thái nhỏ). Tất cả đánh nhuyễn, đổ vào dầu thực vật tao già, đun nhỏ lửa. Chả rươi có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, có mùi vị riêng được nâng lên nhờ hoà quyện với mùi vỏ quýt. Tạo nên hương vị quê hương đặc trưng của thành Vinh - xứ Nghệ.
Còn nếu muốn làm mắm rươi thì đơn giản hơn chả rươi. Rươi được làm sạch, bỏ muối theo tỷ lệ vừa phải xóc, ướp khoảng 10 ngày, sau đó đem phơi nắng, cho gia vị chủ yếu là vỏ quýt trộn đều, ủ trong liễn hoặc đóng trong vại… mắm rươi dùng chấm rau sống, đặc biệt là thịt lợn luộc rất ngon.
Nộm chợ Vinh
Nói nộm chợ Vinh tức là nói món nộm được bán ở các chợ tại thành phố Vinh. Như chúng ta đã biết, có nhiều món nộm khác nhau: nộm đu đủ, nộm hoa chuối, nộm khế, nộm cà, nôm mướp đắng. Tại chợ Vinh còn có nộm măng, nộm dưa chuột, nộm rau muống, nộm xu hào, nộm thập cẩm, nôm củ chuối... ở đây xin nói về nộm thập cẩm.
Nguyên liệu gồm: đu đủ, hoa chuối, giá đỗ, khế xanh. Đu đủ xanh gọt vỏ, nạo thành từng sợi như sợi miến; hoa chuối cũng phải thái thành sợi nhỏ, hai thứ này trộn đều, xoa qua loa rồi ngâm với nước muối loãng. Vớt ra, rảy cho khô nước, bỏ trong xoong, thái quả khế xanh thành những lát mỏng, lấy ít giá đỗ bỏ vào tất cả trộn đều cùng với các loại gia vị sau: một ít giấm chua (nếu nhiều khế thì thôi), một ít đường, một ít ớt cay, lá chanh thái nhỏ, lá húng quế cũng thái nhỏ, một ít lạc rang giã dập, bột canh, mỳ chính, tổng cộng chín loại gia vị cả thảy. Khi ăn sẽ có cảm giác bùi bùi, chua chua, cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, khá hấp dẫn. Màu sắc đĩa nộm có đủ màu đỏ của ớt, màu xanh của lá chanh, húng quế; màu trắng của đu đủ, giá đậu, màu vàng nhờ nhỡ của hoa chuối.... Thế đã ngon lắm rồi, có người muốn cho ngon hơn. Họ mua bì lợn, luộc chín, thái nhỏ như tăm trộn vào.
Bữa ăn hàng ngày trên mâm cơm gần như nhà nào cũng có. Đó là món ăn dân dã, ngon miệng, dễ làm mà người dân thành Vinh ưa thích.
Nước chè xanh
Ai đã từng về Vinh đều có lẽ không thể bỏ qua bát nước chè xanh xứ Nghệ. Chè xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Nhưng để có được bát nước như vậy quả là phải có kỹ thuật từ chọn chè đến cách om cách nấu.
Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn (không già quá mà cũng không non quá). Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm đất.
Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre...
Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh.
Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Người nghiện chè xanh sáng sớm chưa ăn gì, không chỉ uống 3 - 4 bát cho tỉnh người rồi đi làm việc. Có người đau lưng, mỏi gối vì lao động mệt nhọc, họ pha mật mía với chè xanh đặc uống vào thấy khoẻ người ngay.
Kẹo Cu Đơ
Người xứ Nghệ nói đến chè xanh mà không nhắc đến kẹo Cu Đơ thì quả là thiếu sót. Vậy keo Cu Đơ như thế nào và tại sao gọi là kẹo Cu Đơ?
Theo nhiều người kể, Cu Đơ là một nhân vật vốn có tên là cu Hai. Vì số 2, tiếng Pháp gọi là "đơ" (deux) do đó người ta gọi đùa ông là Cu Đơ, để đối chọi một cách nghịch ngợm với cái tên Đờ-cu (Decoux) - viên toàn quyền bại trận ở Đông Dương thời Đại chiến thế giới thứ hai, vốn dĩ mang cái chất thiếu thanh lịch khi nghe gọi qua ngôn ngữ Việt Nam.
Cu Hai, người Hương Sơn nấu kẹo lạc vào hồi sơ tán lần thứ nhất, để bán tại một quán nước chè xanh do ông bán. Sáng kiến của ông là dùng bánh tráng thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay. Sáng kiến này tuy đơn giản nhưng rất quan trọng, vừa sạch sẽ, vừa đỡ mất công bóc giấy mà ăn lại vừa ngon, giòn, rất khoái khẩu. Từ đó nhiều hàng kẹo khác bắt chước và cái tên Cu Đơ được chấp nhận như tên một nhãn hiệu.
Khách xa về thăm quê vừa nhâm nhi kẹo Cu Đơ vừa uống nước chè xanh mới thấy tuyệt. Vị ngọt của kẹo, vị thơm của chè xanh, đượm chát, vị bùi của hạt lạc....Tất cả quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng của Thành Vinh - Xứ Nghệ.
Giao thông
Thành phố Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngược lại. Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực và quốc tế.
Đường bộ
Đối ngoại
TP Vinh được hưởng lợi hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận tiện với các tuyến Quốc lộ theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây.
Quốc lộ 1 chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 15 km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hiện tại, thành phố đã hoàn thiện xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh ở phía Tây nhằm giảm tải giao thông trong khu vực trung tâm.
Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15 theo trục Bắc - Nam
Quốc lộ 7 đi qua các huyện trong tỉnh đến Xiêng Khoảng (nơi có cánh đồng Chum) và cố đô Luang Prabang của Lào
Quốc lộ 8 đi qua các huyện, thị: Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Hương Sơn phía bắc Hà Tĩnh qua cửa khẩu Cầu Treo đến thủ đô Viên Chăn (Lào)
Quốc lộ 46 đi qua các huyện: TX Cửa Lò, TP Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương qua cửa khẩu Thanh Thủy sang Lào
Quốc lộ 48 đi qua: TP Vinh, Yên Lý, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Quế Phong, Boritambay (Lào)
Nội thị
Mạng lưới giao thông nội thị có 765 km đường giao thông các loại, hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12 km/km². Thành phố có 2 bến xe lớn phục vụ nhu cầu đi lại nội và ngoại tỉnh của nhân dân, bến xe Vinh và bến xe Chợ Vinh thu hút trên 700 lượt xe đón trả khách/ ngày. Vinh còn có 2 bến xe mới là Bắc Vinh và Nam Vinh đang được xây dựng.
Thành phố Vinh đang quy hoạch xây dựng các khu trung tâm đô thị dọc trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trường Thi, Đại lộ Lê Nin, đường du lịch ven sông Lam, Đại lộ Vinh - Cửa Lò... trong tương lai không xa sẽ mang lại cho thành phố bộ mặt đô thị hiện đại, xứng tầm đô thị loại 1 trung tâm cấp vùng.
Giao thông Công cộng
Ở Vinh hiện có nhiều tuyến xe bus phục vụ việc đi lại của người dân thành phố và các huyện lân cận. Lộ trình xe buýt Vinh:
Tuyến 1: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Nguyễn Sỹ Sách - BV Đa Khoa cũ - Lê Viết Thuật - Cao đẳng Sư phạm - Cửa Hội - Cửa Lò.
Tuyến 2: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Nghệ An Xuyên Khoảng - ĐH Vinh CS 2 - Cửa Lò.
Tuyến 3: Cầu Bến Thủy - KS Phương Đông - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Kênh Bắc - Nguyễn Sỹ Sách - KS Hữu Nghị - Lê Lợi - Quang Trung - Phan Đình Phùng - Nguyễn Sinh Sắc - Chợ Đước - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Thanh Chương.
Tuyến 4: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Nghi Lộc - Diễn Châu - Quỳnh Lưu - Hoàng Mai.
Tuyến 5: Cầu Bến Thủy - ĐH Vinh - KS Phương Đông - Trần Phú - Chợ Vinh - Quang Trung - Lê Lợi - KS Hữu Nghị - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - Quán Bánh - Diễn Châu - Yên Thành
Tuyến 6: Ga Vinh - Phan Bội Châu - Lê Lợi - Quang Trung - Trần Phú _ Lê Duẩn - Nguyễn Du - - Nghi Xuân- Thị xã Hồng Lĩnh- Can Lộc-Thạch Hà-thành phố Hà Tĩnh.
Tuyến 8: BV Đa Khoa Vinh - Đường XVNT - Nguyễn Sỹ Sách - Nguyễn Phong Sắc - Phong Định Cảng - ĐH Vinh - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Nguyễn Trãi Diễn Châu - Đô Lương
Tuyến 17: Đường Phượng Hoàng - Nguyễn Văn Trỗi (ĐH Vinh) - Phong Định Cảng - Nguyễn Gia Thiều - Tôn Thất Tùng - Nguyễn Phong Sắc (BV Ba Lan cũ, ĐH Y Vinh) - Nguyễn Sỹ Sách - ĐL Xô Viết Nghệ Tĩnh (BV Đa Khoa tỉnh) - Ngã 4 Sân Bay - Đường Nghệ An Xuyên Khoảng - Thăng Long - Quán Hành - ĐH 226 - Đại Sơn (ĐH2) - Trù Sơn
Tuyến 22: BX Bắc Vinh - Nghi Kim - Quán Bánh - Nguyễn Trãi - Lê Lợi - Quang Trung - Chợ Vinh - Trần Phú - Lê Duẩn - Nguyễn Du - Nghi Xuân - Thị xã Hồng Lĩnh - Đức Thọ - Hương Sơn.
Tuyến 24 (Thạch Thành): CĐSP - Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐHSPKT Vinh - Nguyễn Viết Xuân- Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trường Thi - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Mai Hắc Đế - Lê Lợi - BX Vinh - Big C - Phan Đình Phùng - Hưng Nguyên - Nam Đàn - Đô Lương - Tân Kỳ.
Tuyến 25 (Thạch Thành): CĐSP - Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐHSPKT Vinh - Nguyễn Viết Xuân - Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Quán Hành - Diễn Châu - Yên Lý - QL 48 Thái Hòa - QL15A - Nghĩa Sơn
Tuyến 27: Nghi Liên- Đường Thăng Long - Quốc lộ 46 - Đại lộ Lê Nin - Nguyễn Sỹ Sách - Nguyễn Phong Sắc - Võ Nguyên Hiến - Phong Định Cảng - Nguyễn Du - Lê Duẩn - Trần Phú - Phan Đình Phùng - Nguyễn Sinh Sắc - QL 46 - Cầu Dùng mới - Đường Hồ Chí Minh - QL 7 - TT Anh Sơn
Tuyến 28: Lê Viết Thuật - Nguyễn P. Sắc - Tôn Thất Tùng - Nguyễn Gia Thiều - Võ Văn Hiến - Phong Định Cảng - Nguyễn Văn Trỗi - Lê Duẩn - Trần Phú - Quang Trung - Lê Lợi - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Ngã 3 Quán Hành - TL 534 - TT Yên Thành
Tuyến 29 (Sự Chuyên): Cầu Bến Thủy - Đ. Dũng Quyết - Nguyễn Văn Trỗi - Phong Định Cảng - Phan Đăng Lưu - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập - Nguyễn Trãi - Thăng Long - QL.1 - Cầu Giát - tỉnh lộ 537 - Quỳnh Phương - Đền Cờn
Tuyến 30 (Khanh Quỳnh): BV Đa Khoa - XV Nghệ Tĩnh - Lê Nin - Nguyễn Sỹ Sách - BV Ba Lan cũ - Nguyễn Phong Sắc - Nguyễn Duy Trinh - ĐH SP Kỹ thuật Vinh - Nguyễn Viết Xuân - Phong Đình Cảng - ĐH Vinh - Trần Phú - Phan Đình Phùng - Trần Hưng Đạo - Ga Vinh - Phan Bội Châu - Mai Hắc Đế - Nguyễn Trãi - QL 1 - Tỉnh lộ 534 (Quán Hành - Nghi Kiều) - Khuôn - Đại Sơn - Tràng Minh - Yên Sơn - Đà Sơn - QL 15 - TT Đô Lương
Đường sắt
Ga Vinh là một trong 2 ga lớn nhất miền Trung (ga hạng 1 cùng với Ga Đà Nẵng) và quan trọng trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, cách ga Hà Nội 319 km hay khoảng 5 tiếng rưỡi đồng hồ đi tàu theo tốc độ đường sắt hiện tại. Theo các tài liệu hỏa xa thời Pháp còn được lưu trữ, ga Vinh chính thức được bắt đầu xây dựng vào quý II năm 1900. Đây là một trong năm tuyến đường sắt Đông Dương được Chính phủ Pháp đầu tư khoảng 200 triệu franc để xây dựng nhằm mục đích khai thác thuộc địa. Hiện nay, Ga Vinh trực thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Tất cả các chuyến tàu xuyên Việt đều dừng đón và trả khách tại đây. Ngoài các chuyến tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu địa phương xuất phát từ Vinh đi miền Bắc là NA1, NA2 và đi miền Trung là VQ1, VQ2. Ga Vinh hiện là ga đầu tiên và duy nhất thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được đầu tư lắp đặt hệ thống điều khiển chạy tàu tập trung Domino 70-E của Hãng Siemens (CHLB Đức).
Đường thủy
Hệ thống sông ngòi bao quanh phía Tây Đông và phía Nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thủy là một cảng hàng hoá lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi. Trong tương lai, khi thị xã Cửa Lò sáp nhập vào thành phố Vinh, thì cảng nước sâu Cửa Lò với công suất 3 triệu tấn/năm (sẽ được nâng lên 5 triệu tấn/năm vào năm 2015, 17 triệu tấn/năm vào năm 2020) là một cảng lớn trong hệ thống cảng biển quốc gia sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố trong việc giao thương bằng đường biển.
Đường hàng không
Sân bay Vinh là một sân bay quốc tế của Việt Nam nằm ở khu vực miền Trung. Hiện nay, từ Cảng hàng không Vinh đang có các đường bay thẳng khứ hồi kết nối Vinh với các thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku, Bangkok (Thái Lan),... với tần suất trên 40 lần chuyến cất, hạ cánh/ngày, do các hãng hàng không đối tác: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác. Lượng khách năm 2015 đạt 1,4 triệu lượt khách.
Trong tương lai gần, sân bay này sẽ được nâng cấp hiện đại và mở thêm một số tuyến bay nội địa và quốc tế mới, như Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Vinh - Singapore, Vinh - Hàn Quốc, Vinh - Đài Bắc.... Sau đó, Chính phủ dự kiến mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Á và các nước khác. Nhà ga hành khách mới của sân bay Vinh cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 2,5-3 triệu khách/năm.
Ngày 16/1/2015, Thủ tướng ký quyết định bổ sung sân bay Vinh vào mạng lưới quy hoạch sân bay quốc tế trong cả nước, công nhận và công bố sân bay Vinh thành sân bay Quốc tế
Danh nhân
Chính trị
Nguyễn Mạnh Cầm: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Chu Huy Mân: Đại tướng, Phó Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Nguyễn Thị Minh Khai: Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định
Lê Viết Thuật: Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ
Lê Mao: Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ năm 1930.
Khoa học
Nguyễn Xiển
Nguyễn Khánh Toàn
Nguyễn Văn Ngọ
Văn nghệ-Thể thao
Lê Văn Miến: họa sĩ
Nguyễn Văn Tý: nhạc sĩ
Chính Hữu: nhà thơ
Thanh Tâm Tuyền: nhà thơ
Thái Bảo: ca sĩ
Nguyễn Hữu Thắng: cầu thủ bóng đá
Hương Tràm: ca sĩ
Chú thích |
Hệ quy chiếu quán tính trong vật lý cổ điển và thuyết tương đối hẹp sở hữu tính chất là trong hệ quy chiếu này, một vật không có lực ròng tác dụng lên nó sẽ không gia tốc; nghĩa là, một vật như vậy sẽ ở trạng thái nghỉ hoặc chuyển động với vận tốc không đổi. Hệ quy chiếu quán tính có thể được định nghĩa trong thuật ngữ phân tích là hệ quy chiếu mô tả thời gian và không gian một cách đồng nhất, đẳng hướng và không phụ thuộc vào thời gian. Về mặt khái niệm, vật lý của một hệ thống trong một hệ thống quán tính không có nguyên nhân nào bên ngoài hệ thống. Hệ quy chiếu quán tính còn có thể được gọi là hệ quy chiếu Galile hay không gian quán tính.
Tất cả các hệ quy chiếu quán tính đều ở trạng thái chuyển động thẳng, không đổi đối với nhau; một gia tốc kế chuyển động cùng với bất kỳ thứ nào trong số chúng sẽ phát hiện gia tốc bằng không. Các phép đo trong một hệ thống quán tính có thể được chuyển đổi thành các phép đo trong một hệ thống khác bằng một phép biến đổi đơn giản (phép biến đổi Galilê trong vật lý Newton và phép biến đổi Lorentz trong thuyết tương đối hẹp). Trong thuyết tương đối rộng, trong bất kỳ vùng nào đủ nhỏ để độ cong của không thời gian và lực thủy triều là không đáng kể, người ta có thể tìm thấy một tập hợp các hệ quy chiếu quán tính mô tả gần đúng vùng đó.
Trong hệ quy chiếu phi quán tính trong vật lý cổ điển và thuyết tương đối hẹp, vật lý của một hệ thay đổi tùy thuộc vào gia tốc của hệ đó so với hệ quán tính, và các lực vật lý thông thường phải được bổ sung bằng các lực hư cấu. Ngược lại, các hệ thống trong thuyết tương đối rộng không có nguyên nhân bên ngoài, bởi vì nguyên lý của chuyển động trắc địa. Trong vật lý cổ điển, ví dụ, một quả bóng rơi xuống đất không đi thẳng xuống chính xác vì Trái đất đang quay, có nghĩa là hệ quy chiếu của một người quan sát trên Trái đất không quán tính. Vật lý phải tính đến hiệu ứng Coriolis - trong trường hợp này được coi là một lực - để dự đoán chuyển động ngang. Một ví dụ khác về một lực hư cấu như vậy liên quan đến các hệ quy chiếu quay là hiệu ứng ly tâm hay còn gọi là lực ly tâm.
Giới thiệu
Chuyển động của một vật chỉ có thể được mô tả so với một thứ khác — các vật thể khác, người quan sát hoặc một tập hợp các tọa độ không thời gian. Chúng được gọi là hệ quy chiếu. Nếu các tọa độ được chọn không tốt, quy luật chuyển động có thể phức tạp hơn mức cần thiết. Ví dụ, giả sử một vật thể tự do không có ngoại lực tác động lên nó đang ở trạng thái nghỉ ngay lập tức. Trong nhiều hệ tọa độ, nó sẽ bắt đầu chuyển động ngay sau đó, mặc dù không có lực tác động lên nó. Tuy nhiên, hệ quy chiếu luôn có thể được chọn trong đó hệ quy chiếu đứng yên. Tương tự, nếu không gian không được mô tả thống nhất hoặc thời gian một cách độc lập, một hệ tọa độ có thể mô tả chuyến bay đơn giản của một vật thể tự do trong không gian dưới dạng một đường zig-zag phức tạp trong hệ tọa độ của nó. Thật vậy, có thể đưa ra một tóm tắt trực quan về hệ quy chiếu quán tính: trong hệ quy chiếu quán tính, các định luật cơ học có dạng đơn giản nhất.
Trong một hệ thống quán tính, định luật đầu tiên của Newton, định luật quán tính, được thỏa mãn: Mọi chuyển động tự do đều có độ lớn và hướng không đổi. Định luật thứ hai của Newton cho một hạt có dạng:
với F là lực ròng (một vector), m là khối lượng của một hạt và một sự tăng tốc của hạt (cũng là một vector) mà sẽ được đo bởi một người quan sát đứng yên trong khung. Lực F là tổng vectơ của tất cả các lực "thực" lên hạt, chẳng hạn như điện từ, lực hấp dẫn, hạt nhân, v.v. Ngược lại, định luật thứ hai của Newton trong hệ quy chiếu quay, quay với tốc độ góc Ω quanh một trục, có dạng:
trông giống như trong một hệ thống quán tính, nhưng bây giờ lực F ′ là kết quả của không chỉ F mà còn là các số hạng bổ sung (đoạn sau phương trình này trình bày các điểm chính mà không có công thức toán học chi tiết):
trong đó góc quay của hệ quy chiếu được biểu thị bằng vectơ Ω chỉ theo hướng của trục quay và có độ lớn bằng tốc độ góc quay Ω, ký hiệu × biểu thị tích chéo vectơ, vectơ x B định vị vật thể và vectơ v B là vận tốc của vật theo quan sát quay (khác với vận tốc mà quan sát viên quán tính).
Các số hạng phụ trong lực F ′ là lực "hư cấu" đối với hệ quy chiếu này, mà nguyên nhân của nó đến từ bên ngoài hệ trong hệ quy chiếu. Số hạng phụ đầu tiên là lực Coriolis, lực ly tâm thứ hai, và lực thứ ba là lực Euler. Tất cả các thuật ngữ này đều có các đặc tính sau: chúng biến mất khi Ω = 0; nghĩa là, chúng bằng 0 đối với một khung quán tính (tất nhiên là không quay); chúng có độ lớn và hướng khác nhau trong mọi hệ quy chiếu quay, phụ thuộc vào giá trị cụ thể của Ω; chúng có mặt ở khắp nơi trong hệ quy chiếu quay (ảnh hưởng đến mọi hạt, bất kể hoàn cảnh nào); và chúng không có nguồn rõ ràng trong các nguồn vật chất có thể xác định được, cụ thể là vật chất. Ngoài ra, các lực hư cấu không giảm theo khoảng cách (không giống như lực hạt nhân hoặc lực điện). Ví dụ, lực ly tâm xuất hiện từ trục quay trong một hệ quy chiếu quay tăng theo khoảng cách từ trục.
Tất cả các nhà quan sát đều đồng ý về các lực lượng thực, F; chỉ những người quan sát phi quán tính mới cần những lực hư cấu. Các định luật vật lý trong hệ thống quán tính đơn giản hơn vì không xuất hiện các lực không cần thiết.
Vào thời Newton, các ngôi sao cố định được gọi là hệ quy chiếu, được cho là ở trạng thái nghỉ so với không gian tuyệt đối. Trong các hệ quy chiếu ở trạng thái nghỉ đối với các ngôi sao cố định hoặc trong phép tịnh tiến đồng đều so với các ngôi sao này, định luật chuyển động của Newton được cho là đúng. Ngược lại, trong các khung tăng tốc liên quan đến các ngôi sao cố định, một trường hợp quan trọng là các khung quay so với các ngôi sao cố định, các quy luật chuyển động không giữ ở dạng đơn giản nhất của chúng, mà phải được bổ sung bằng cách bổ sung các lực hư cấu, vì ví dụ, lực Coriolis và lực ly tâm. Hai thí nghiệm được Newton nghĩ ra để chứng minh cách phát hiện ra những lực này, qua đó tiết lộ cho người quan sát rằng chúng không nằm trong một hệ thống quán tính: ví dụ về lực căng của sợi dây liên kết hai quả cầu quay quanh trọng tâm của chúng, và ví dụ của độ cong của mặt nước trong một thùng quay. Trong cả hai trường hợp, việc áp dụng định luật thứ hai của Newton sẽ không hiệu quả đối với người quan sát đang quay nếu không viện dẫn lực ly tâm và lực Coriolis để tính toán cho quan sát của họ (lực căng trong trường hợp quả cầu; mặt nước hình parabol trong trường hợp thùng quay).
Như chúng ta bây giờ đã biết, các ngôi sao cố định không cố định. Những vật thể cư trú trong Dải Ngân hà quay cùng thiên hà, thể hiện những chuyển động thích hợp. Những tinh vân bên ngoài thiên hà của chúng ta (chẳng hạn như tinh vân từng bị nhầm là sao) cũng tham gia vào chuyển động của chính chúng, một phần do sự giãn nở của vũ trụ, và một phần là do vận tốc đặc biệt. Thiên hà Andromeda đang va chạm với Dải Ngân hà với tốc độ 117 km/s. Khái niệm về hệ quy chiếu quán tính không còn ràng buộc với các ngôi sao cố định hay với không gian tuyệt đối. Đúng hơn, việc xác định một hệ quy chiếu quán tính dựa trên sự đơn giản của các định luật vật lý trong hệ. Đặc biệt, việc không có lực lượng hư cấu là tính chất nhận dạng của các hệ này.
Trong thực tế, mặc dù không phải là một yêu cầu bắt buộc, nhưng việc sử dụng hệ quy chiếu dựa trên các ngôi sao cố định như thể nó là một hệ quy chiếu quán tính tạo ra rất ít sự khác biệt. Ví dụ, gia tốc ly tâm của Trái đất do quay quanh Mặt Trời lớn hơn khoảng ba mươi triệu lần gia tốc dịch chuyển của Mặt Trời về tâm thiên hà.
Để minh họa thêm, hãy xem xét câu hỏi: "Vũ trụ của chúng ta có xoay không?" Để trả lời, chúng ta có thể cố gắng giải thích hình dạng của Ngân Hà bằng cách sử dụng các định luật vật lý, mặc dù các quan sát khác có thể chắc chắn hơn, nghĩa là cung cấp độ chênh lệch lớn hơn hoặc ít độ không đảm bảo đo hơn, như dị hướng của nền vi sóng phóng xạ hoặc tổng hợp hạt nhân Big Bang. Độ phẳng của Dải Ngân hà phụ thuộc vào tốc độ quay của nó trong hệ quy chiếu quán tính. Nếu chúng ta quy tốc độ quay biểu kiến của nó hoàn toàn là quay trong một khung quán tính, thì một "độ phẳng" khác được dự đoán so với nếu chúng ta cho rằng một phần của chuyển động quay này thực sự là do chuyển động quay của vũ trụ và không nên bao gồm chuyển động quay của thiên hà chinh no. Dựa trên các định luật vật lý, một mô hình được thiết lập trong đó một tham số là tốc độ quay của Vũ trụ. Nếu các định luật vật lý đồng ý chính xác hơn với các quan sát trong một mô hình có quay hơn là không có nó, chúng tôi có xu hướng chọn giá trị phù hợp nhất cho quay, tùy thuộc vào tất cả các quan sát thực nghiệm thích hợp khác. Nếu không có giá trị nào của tham số quay là thành công và lý thuyết không nằm trong sai số quan sát, thì việc sửa đổi quy luật vật lý được coi là, ví dụ, vật chất tối được sử dụng để giải thích đường cong quay của thiên hà. Cho đến nay, các quan sát cho thấy bất kỳ vòng quay nào của vũ trụ đều rất chậm, không nhanh hơn một lần sau mỗi 60·1012 năm (10−13 rad / yr), và cuộc tranh luận vẫn tồn tại về việc liệu có bất kỳ vòng quay nào hay không. Tuy nhiên, nếu sự quay được tìm thấy, việc giải thích các quan sát trong một hệ quy chiếu gắn với vũ trụ sẽ phải được điều chỉnh cho các lực hư cấu vốn có trong sự quay như vậy trong vật lý cổ điển và thuyết tương đối hẹp, hoặc được hiểu là độ cong của không thời gian và chuyển động của vật chất dọc theo trắc địa trong thuyết tương đối rộng. |
Lực quán tính, hay còn gọi là lực ảo, là một lực xuất hiện và tác động lên mọi khối lượng trong một hệ quy chiếu phi quán tính, như là hệ quy chiếu quay.
Lực quán tính không xuất phát từ bất kỳ tương tác vật lý nào mà là từ gia tốc tự xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính. Dựa vào định luật 2 Newton , lực quán tính luôn tỉ lệ thuận với khối lượng tác động vào.
Một lực quán tính xuất hiện khi một hệ quy chiếu có gia tốc so với một hệ quy chiếu khác. Một hệ quy chiếu có thể được gia tốc theo bất kỳ cách nào, nên lực quán tính cũng là tùy ý (nhưng phải phụ thuộc vào gia tốc của hệ quy chiếu). Tuy nhiên, bốn lực quán tính đã được định nghĩa theo những cách gia tốc thường xảy ra: một lực gây ra bởi bất kỳ gia tốc tương đối theo một đường thẳng (lực quán tính tịnh tiến), hai lực gây ra từ bất kỳ chuyển động quay nào (lực quán tính ly tâm và lực Coriolis) và lực cuối, còn gọi là lực Euler, gây ra bởi sự thay đổi tốc độ quay.
Lực quán tính trong các hệ quy chiếu phi quán tính
Trong hệ quy chiếu chỉ có gia tốc tịnh tiến
Gọi hệ quy chiếu là hệ quy chiếu phi quán tính chuyển động có gia tốc tịnh tiến so với hệ quy chiếu quán tính , mọi khối lượng trong hệ quy chiếu phải chịu tác động của lực quán tính tịnh tiến :
Trong hệ quy chiếu chỉ có chuyển động quay
Bài chi tiết : Hệ quy chiếu quay
Trong một hệ quy chiếu quay có tốc độ góc là so với hệ quy chiếu quán tính, mọi khối lượng phải chịu tác động của 3 lực quán tính còn lại:
Lực Coriolis
với là vectơ vận tốc của vật trong hệ quy chiếu quay.
Lực quán tính ly tâm
với là vectơ bán kính của vật trong hệ quy chiếu quay.
và Lực Euler
với là sự thay đổi vectơ tốc độ góc theo thời gian.
Trong hệ quy chiếu tổng quát
Với một hệ quy chiếu phi quán tính quay với vectơ tốc độ góc và tịnh tiến với gia tốc so với hệ quy chiếu quán tính , mọi khối lượng phải chịu tác động của 4 lực quán tính trên.
Gọi là tổng lực tác động lên vật trong hệ quy chiếu quán tính và là tổng lực tác động lên vật trong hệ quy chiếu phi quán tính , chúng ta có phương trình: |
Họ Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae) là một họ thực vật một lá mầm bao gồm các loài chuối và chuối lá. Các nghiên cứu so sánh gần đây về thể hạt và chuỗi gen cùng với các ứng dụng phép miêu tả theo nhánh đã đưa ra sự phân loại mới, nhưng vẫn hơi mâu thuẫn theo bộ của các thực vật có hoa. Tuy nhiên, bộ Gừng (Zingiberales) cho đến nay là bộ duy nhất chịu ảnh hưởng nhẹ bởi các nghiên cứu này.
Chi Musa đã được miêu tả lần đầu tiên bởi nhà thực vật thời kỳ tiền Linnaeus là Georg Eberhard Rumphius nhưng về hình thức thì nó chỉ được thiết lập trong lần xuất bản thứ nhất của tác phẩm Species Plantarum của Linnaeus năm 1753-tác phẩm là ranh giới giữa các tác phẩm thời kỳ tiền-Linnaeus và hậu-Linnaeaus. Khi viết Species Plantarum, Linnaeus chỉ biết có một loại chuối, khi ông có cơ hội nhìn thấy nó trong vườn kính của George Clifford gần Haarlem ở Hà Lan.
Loài "điển hình" của chi này, Musa paradisiaca L. đã dựa trên Musa Cliffortiana L. và được công bố năm 1736, về mặt kỹ thuật là tên gọi "tiền-Linnaeus" của Linnaeus. Musa paradisiaca thực ra không phải là một loài, mà là một loại cây lai mà ngày nay đã biết là giữa Musa (nhóm AAB) chuối lá 'Pháp' hay Musa x paradisiaca L. mà Linnaeus đã lựa chọn sai lầm để đặt tên loài cho một cây lai phức tạp, và nó là nền tảng của nhiều sự lộn xộn trong phân loại học của chi này mà vấn đề đó đã không được giải quyết trọn vẹn cho đến thập niên 1940 và 1950.
Cho đến tận năm 1862 thì Musa đã là chi duy nhất trong họ này. Năm 1862, Horaninow đã miêu tả Ensete nhưng chi này đã không nhận được sự công nhận rộng rãi cho đến khi Cheesman sửa lại vào năm 1947. Tình trạng của chi Musella vẫn còn có một số điểm gây mâu thuẫn. Musella lasiocarpa đã được xoay tròn trong khối phân loại, đầu tiên nó được cho vào chi Musa, sau đó vào chi Ensete và một lần nữa quay ngược trở lại chi Musa trước khi địa vị đại diện duy nhất cuối cùng của nó được thừa nhận, ít nhất là bởi một số học giả vào năm 1978.
Đặc điểm chung họ Chuối
Củ to, thân có căn hành, lá lớn, mọc xen. Có phác hoa dạng gié tạo thành buồng chuối ở tận ngọn.
Có rất nhiều hoa trong một buồng, có thể lên tới 19 ngàn hoa
Hoa sắp thành hai hàng tạo thành nải chuối.
Các hoa đực nằm ở nải trên ngọn (ngọn của buồng), còn ở gần cọng của phác hoa (gốc của buồng) là hoa lưỡng phái.
Hoa có 5 tiểu nhụy, bầu noãn 3 tâm bì tạo thành 3 buồng, mỗi buồng có nhiều tiểu noãn. Vòi nhụy duy nhất với nuốm hình chùy.
Trái là phì quả. Trái không hột gọi là trinh quả.
Thường trái có nhiều hột.
Phát sinh chủng loài
Cây phát sinh chủng loài của họ Chuối trong phạm vi bộ Gừng dưới đây lấy theo APG III.
Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Chuối lấy theo Pavla Christelová và ctv (2011)
Một vài hình ảnh về chuối
Ghi chú |
Musella là một chi hiện đã biết, chứa một hay hai loài (Musella lasiocarpa, M. splendida) trong họ Chuối (Musaceae) có nguồn gốc ở vùng đông nam châu Á, bao gồm cả tây nam Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quý Châu), Việt Nam, Lào và Myanmar. Sự phân loại này đã và vẫn tiếp tục gây ra nhiều vấn đề cho các nhà phân loại học và địa vị của nó vẫn còn có mâu thuẫn ít nhiều.
Loài thực vật này về hình thức lần đầu tiên được Franchet đặt tên năm 1889. Ông đặt nó vào chi Musa, với danh pháp Musa lasiocarpa, nhưng trong phần sau ông lại đặt tên là Musella. Năm 1947, Cheesman đã kiểm tra các mẫu cây ở Kew và với các chứng cứ tìm thấy, ông đã bình luận rằng "Nó có thể là bất cứ thứ gì, nhưng có lẽ không phải là Musa, theo nghĩa đen" và tuy thế nhưng ông lại tách nó ra để cho vào chi Ensete. Trong khi lưu ý rằng nghiên cứu sâu hơn nữa có thể tìm thấy là loài thực vật này đại diện cho một chi mới thì Cheesman lại tạo ra tổ hợp Ensete lasiocarpum khi rà soát lại chi Ensete trong các văn bản của ông vào năm 1947.
Norman Simmonds (1960) đã không đồng ý với Cheesman mặc dù ông đã biết rằng biểu hiện bề ngoài của loài cây này rất giống với chi Ensete. Tuy nhiên, Simmonds cũng lưu ý rằng "cấu trúc bao hoa (của nó) là tương tự như của Musa" và "các đặc trưng bao hoa là chẩn đoán quan trọng về chi". Mặc dù rõ ràng là ông trên thực tế chưa nhìn thấy mẫu cây còn sống nhưng Simmonds vẫn thích gọi nó là Musa lasiocarpa.
Các nhà phân loại học khác cho rằng loài cây này là bất thường đối với cả Musa và Ensete. Năm 1978, C. Y. Wu đã tái tạo thuật ngữ Musella để chỉ một chi riêng rẽ. John Kress tại Viện Smithsonia có (chưa công bố) các dữ liệu về hình thái học và phân tử để củng cố địa vị của Musella như là một chi riêng rẽ. Sự xuất bản của công trình có tuyên bố rõ ràng này hiện vẫn còn phải chờ.
Năm 2002 một loài mới của chi Musella là Musella splendida, đã được miêu tả ở Việt Nam (Valmayor và Lê Đình Danh, 2002). |
Ngư lôi VA-111 Shkval (tiếng Nga: шквал, cơn gió mạnh) và các thế hệ sau của nó là ngư lôi siêu khoang hay ngư lôi siêu bọt, được phát triển bởi Hải quân Nga. Dù đạt tốc độ cực đại gần 370km/h, nhanh gấp 2,5 lần ngư lôi của Mỹ, song ngư lôi VA-111 Shkval Nga lại có quá nhiều những điểm yếu cố hữu khiến chúng bị coi là "cá mập giấy". Dù có tốc độ nhanh gấp nhiều lần đối thủ nhưng loại ngư lôi này rất ồn ào khi phóng đi khiến tàu ngầm trang bị loại ngư lôi này nhanh chóng bị đối phương phát hiện và tiêu diệt. Mặt khác do lao đi với tốc độ quá nhanh, tạo ra nhiều bọt khí xung quanh thân khiến cho việc truyền nhận tín hiệu điều khiển là bất khả thi. Tàu ngầm trang bị ngư lôi VA-111 Shkval còn phải tiếp cận thật gần mục tiêu vì tầm bắn của ngư lôi chỉ đạt 6,8 km, ít hơn rất nhiều so với tầm tác chiến 38 km của ngư lôi Mark-48 Mỹ. Việc cho tàu ngầm đến quá gần mục tiêu được coi là hành động tự sát khiến ngư lôi này độc đáo đột phá về công nghệ nhưng khó gây được hiệu quả thực chiến khi sử dụng.
Lịch sử hình thành và phát triển
Công việc thiết kế bắt đầu những năm 1960 khi viện nghiên cứu NII-24 được ra lệnh chế tạo một loại vũ khí có thể chống lại tàu ngầm nguyên tử. Năm 1969, GSKB-47 hợp nhất NII-24 thành viện nghiên cứu thủy cơ học ứng dụng; Shkval được cho là sản phẩm của sự hợp nhất này. Ngày 29-11-1977 hệ thống chống tàu ngầm dùng ngư lôi Shkval VA-111 được chấp nhận sử dụng trong Hải Quân.
Shkval được thiết kế để chống ngư lôi phóng từ tàu ngầm hạt nhân đối phương còn chưa bị phát hiện, diệt các mục tiêu chạy nhanh đang tới gần. Shkval cho phép những tàu ngầm, tàu chiến ồn ào tự vệ và diệt đối phương khi đối đầu với những tàu ngầm hiện đại chạy êm.
Shkval có tốc độ vượt trội so với ngư lôi thông thường, tốc độ của VA-111 vượt xa tốc độ của ngư lôi hiện có của NATO. Tốc độ cao của Shkval đạt được nhờ ứng dụng hiện tượng siêu khoang – ngư lôi chuyển động trong một bong bóng khí khổng lồ, làm giảm đáng kể lực ma sát và cho phép ngư lôi chuyển động ở tốc độc cực cao. Với đặc điểm trên, có thể coi Shkval là tên lửa dưới nước.
Shkval sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn. Loại động cơ này có lực đẩy rất lớn so với động cơ trên không. Đầu ngư lôi có bộ phận tạo siêu khoang đến nay vẫn bí mật, bộ phận này tạo ra siêu khoang. Có các càng chống vào thành khoang giúp ngư lôi luôn ở giữa khoang. Shkval sử dụng các ống phóng lôi thông dụng.
Khi ra khỏi ống phóng lôi 533 mm, VA-111 có tốc độ khởi động 50 hải lý / giờ. Nhanh chóng sau đó, tên lửa được kích hoạt và đẩy tốc độ lên tới 200 hải lý / giờ (theo một số báo cáo có thể lên tới trên 250 hải lý / giờ).
Tiếp sau Nga, một số quốc gia khác cũng cố gắng thiết kế ngư lôi siêu khoang cho riêng mình. Đức là quốc gia được biết đã có chương trình Barracuda vào năm 2004. Iran được cho là đã sử dụng thành công các ngư lôi siêu khoang trong tập trận năm 2006 và 2007.
Hải quân Nga sở hữu ngư lôi siêu khoang Skval từ năm 1977, nhưng vũ khí hải quân lợi hại này cũng có nhược điểm là không hiệu quả khi sử dụng từ tàu ngầm. Độ ổn và nhiễu thủy âm của nó khi hoạt động sẽ làm bộc lộ ngay tức khắc vị trí tàu ngầm sử dụng loại vũ khí này. Ngoài ra, độ sâu hoạt động của ngư lôi Skval chỉ ở 30m.
Đặc tính tác chiến
Hiện có ít nhất ba loại Va-111 Shkval khác nhau:
VA-111 Shkval – loại nguyên thủy; không có hệ thống hướng dẫn (hoặc có hệ thống theo dõi đường phóng, nhưng không chỉnh hướng được dễ dàng)
"Shkval 2" – loại hiện hành; có hệ thống hướng dẫn, có thể qua hệ thống phản lực định hướng (vectored thrust), và tầm hoạt động xa hơn
Shkval 3 "loại nhẹ" xuất khẩu bán cho hải quân các nước khác, năm 1992.
Hiện tất cả các loại Shakval được trang bị đầu đạn nổ thường, và tuy có thể trang bị đầu đạn hạt nhân, nhưng hiện chưa được ai chứng minh là đã có loại đầu đạn hạt nhân.
Chiều dài: 8,2 m (26 ft 11 in)
Đường kính: 0,533 m (1 ft 9 in)
Trọng lượng: 2.700 kg (5.953 cân Anh)
Trọng lượng đầu nổ: 210 kg (463 cân Anh)
Tốc độ tối đa: 360 km/h (200 hải lý/giờ), có thể hơn
Tốc độ ra khỏi ống phóng: 93 km/h (50 hải lý/giờ)
Tầm bắn: khoảng 6.858 m (7.500 yard) |
Dã thự (野墅) là một bài thơ của Trần Quang Khải, được viết vào thời nhà Trần. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. Bài thơ này đại ý tả cảnh một ngôi biệt thự mới được xây ở đồng quê, cảnh tượng mới mẻ, cây trái tươi tốt, bốn mùa như mùa xuân. Ban đêm có khi ánh trăng và tiếng còi mục đồng vọng lên chòi canh, ban ngày mây hòa theo bóng áo ngườì nông dân bên đồng lúa. Đường sá thì quanh co uốn khúc nhưng tiện lợi, quỷ thần cũng phải bảo nhau nơi đây đáng thật là nơi ở ẩn.
Nguyên bản Hán văn
野墅初開景相新,
芬菲桃李四時春。
一聲牛笛青樓月,
幾片農蓑碧隴雲。
路挽羊腸通紫陌,
溪分燕尾斷紅塵。
鬼神暗地偷相語,
一段風光可隱君。
Phiên âm
Dã thự sơ khai cảnh tướng tân,
Phân phi đào lý tứ thời xuân.
Nhất thanh ngưu địch thanh lâu nguyệt,
Kỷ phiến nông thoa bích lũng vân.
Lộ vãn dương trường thông tử mạch
Khe phân yến vỹ đoạn hồng trần
Quỷ thần ám địa thâu tương ngữ
Nhất đoạn phong quang khả ẩn quân
Chú thích
Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần (VHĐT), Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 92. Bản điện tử truy cập tháng 1 năm 2006. |
Xuân nhật hữu cảm I, II (春日有感) là hai bài thơ của Trần Quang Khải, được viết vào thời nhà Trần. Hiện còn hai bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. Bài thứ nhất đại ý nói mùa xuân, một người đóng chặt cửa, ngồi nhìn mưa bụi bay trên hoa mai, nghĩ đến ba phần ngày xuân đà bỏ phí hết hai, nay năm mươi biết sức đã suy, nhưng hào khí ngày nào vẫn còn, dùng vào chi hơn là đè ngọn gió Đông mà làm một bài thơ. Bài thứ hai nói cảnh đêm xuân gần tàn, dưới bóng trăng mờ thấy hơi lành lạnh ngọn gió đưa đến, sáng ra mấy chùm bông liễu trên không bay lạc vào gác, vài cành trúc đập vào hiên như muốn quấy rầy giấc ngủ, xa xa hình như đang mưa, trong gió đưa lại hơi mát làm mọi sự tươi tỉnh. Người sực nhớ giật mình, thấy mình không còn xuân trẻ, nay chỉ có ba chén rượu giải sầu, nhưng khi say cầm vỗ lại thanh gươm thời trẻ, thấy nhớ ngọn núi xưa nơi đã tung hoành một thời.
Nguyên bản Hán văn và phiên âm, bài I
Nguyên bản Hán văn và phiên âm, bài II
Chú thích
Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần (VHĐT), Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 94-95. |
Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (tiếng Nga: Константин Константинович Рокоссовский, tiếng Ba Lan: Konstanty Rokossowski), tên khai sinh là Konstantin Ksaveryevich Rokossovsky, (21 tháng 12 năm 1896 – 3 tháng 8 năm 1968) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông cũng là người duy nhất hai lần được phong Nguyên soái, Nguyên soái Liên Xô năm 1944 và sau đó là Nguyên soái Ba Lan năm 1949.
Tiểu sử
Konstantin Rokossovsky sinh năm 1896 tại thủ đô Warszawa của Ba Lan, tuy nhiên cũng có tài liệu cho rằng ông sinh tại thành phố Velikiye Luki ở Tây Bắc Đế quốc Nga và gia đình ông chỉ chuyển về Warszawa một thời gian sau đó. Dòng họ Rokossovsky vốn thuộc dòng dõi quý tộc Ba Lan (Szlachta) từng sản sinh ra nhiều kỵ sĩ nổi tiếng, nhưng bố của Konstantin, ông Ksawery Wojciech Rokossowski, chỉ là một công nhân xe lửa Ba Lan làm việc ở Nga, còn mẹ ông là người Nga chính gốc.
Năm 14 tuổi, Konstantin Rokossovsky trở thành trẻ mồ côi và bắt đầu phải kiếm sống bằng cách làm việc trong nhà máy và sau đó là thợ đá học việc ở Warszawa.
Sự nghiệp
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, Rokossovsky đã gia nhập quân đội của Đế quốc Nga và phục vụ trong lực lượng kỵ binh. Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười thành công năm 1917, ông gia nhập Đảng Bolshevik và Hồng quân. Trong Nội chiến Nga (1918), Rokossovsky được thăng chức chỉ huy và nhận nhiệm vụ chống lại quân Bạch vệ của tướng Aleksandr Kolchak rồi nhận được huân chương vì chiến đấu dũng cảm. Năm 1920, Rokossovsky tiếp tục tham gia Chiến tranh Nga - Ba Lan chống lại quân đội của tư sản quý tộc Ba Lan .
Sau đó Rokossovsky vào học tại Học viện Quân sự Frunze và trở thành chỉ huy kỵ binh cao cấp của Hồng quân. Trong thập niên 1920 sư đoàn của ông đóng ở Mông Cổ, năm 1929 với sự đồng ý của Chính phủ Trung Quốc, ông đã tham gia việc bảo vệ biên giới phía Đông của nước này khỏi các lực lượng phiến quân.
Vào đầu thập niên 1930, Rokossovsky là một trong số những chỉ huy Hồng quân đầu tiên nhận thấy tầm quan trọng của việc đột kích bằng lực lượng thiết giáp, ông bắt đầu ủng hộ ý tưởng thành lập một đội ngũ tăng thiết giáp mạnh làm nòng cốt cho Hồng quân. Vì suy nghĩ có tính đột phá này, Rokossovsky gặp phải xung đột với một số vị chỉ huy kì cựu của Hồng quân, đặc biệt là Nguyên soái Semyon Budyonny, người vẫn ủng hộ chiến thuật sử dụng kỵ binh.
Rokossovsky tiếp tục giữ vị trí chỉ huy cao cấp cho đến năm 1937, khi ông bị kết tội "liên lạc với tình báo ngoại quốc" trong cuộc Đại thanh trừng. Ông bị tống giam, tra hỏi và sau đó bị chuyển vào một trại lao động ở Norilsk. Tháng 3 năm 1940, Rokossovsky được thả mà không rõ lý do, có lẽ là vì yêu cầu chuẩn bị gấp gáp của Hồng quân trước nguy cơ bùng nổ của chiến tranh. Sau một thời gian an dưỡng ở thành phố biển Sochi, ông được khôi phục quân hàm và giữ chức tư lệnh một quân đoàn ở Quân khu Kiev.
Chiến tranh thế giới thứ hai
Khi quân đội Đức Quốc xã bắt đầu Chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô tháng 6 năm 1941, Rokossovsky được cử làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 16 đóng ở Smolensk. Trong những trận giao tranh quyết liệt mùa Đông 1941 - 1942, tập đoàn quân của ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thủ đô Moskva.
Đầu năm 1942 Rokossovsky được chuyển đến Phương diện quân Bryansk để chỉ huy cánh phải của đơn vị này. Trong Trận Stalingrad, Rokossovsky, lúc này là Tư lệnh Phương diện quân Sông Don, đã chỉ huy cuộc phản công ở cánh phía Bắc của Hồng quân dẫn đến việc bao vây Tập đoàn quân 6 Đức Quốc xã của Thống chế Friedrich Paulus dẫn đến chiến thắng quan trọng bậc nhất của Liên Xô trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Năm 1943, ông được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Trung tâm và thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ trận địa của Hồng quân trong Trận Kursk. Sau đó ông lại tiếp tục phụ trách cuộc phản công ở phía Tây Kursk dẫn đến làm thất bại hoàn toàn cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân Đức và mở đường cho Hồng quân tiến về Kiev. Phương diện quân Trung tâm được đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1 có nhiệm vụ giải phóng Belarus và tiến vào Ba Lan giữa năm 1944. Nhờ những chiến công trên mặt trận, Rokossovsky được phong hàm Nguyên soái Liên bang Xô viết ngày 29 tháng 6 năm 1944.
Tháng 11 năm 1944, Rokossovsky được chuyển sang làm Tư lệnh Phương diện quân Belorussia 2. Theo hồi ký của Rokossovsky, ông đã cho rằng đây là một sự giáng chức từ chỉ huy hướng tấn công chính sang hướng tấn công phụ và đã hỏi I. V. Stalin cho ra nhẽ. Stalin đã hồi đáp rằng cả ba hướng tấn công của các phương diện quân Belorussia 2, Belorussia 1 và Ukraina 1 đều nằm trong một khu vực tác chiến tổng thể, đòi hỏi cả 3 phương diênj quân phải phối hợp chặt chẽ với nhau và "Nếu đồng chí và Konev không tiến lên được, Zhukov cũng sẽ không tiến lên được.". Còn trong cuộc nói chuyện riêng với trung tướng tình báo Nikolai Zheleznikov, Rokossovsky đã nói thẳng hơn, ông cho biết Xtalin đã quyết định cho Zhukov vinh dự tấn công Berlin và giải thích rằng "Đó không phải là một sự thiên vị - đó là chính trị."..
Phương diện quân Belorussia 2 dưới sự chỉ huy của Rokkosovsky đã tiến vào Đông Phổ và vượt qua miền Bắc Ba Lan tiến vào thành phố Szczecin trên Sông Oder, góp phần đánh tan các khối quân lớn của phát xít Đức tại Đông Phổ và Pomerania. Trong chiến dịch Berlin, phương diện quân của Rokkosovsky đánh bại Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) tại Stettin, đẩy lui quân Đức về Mecklenburg và khiến cho đạo quân này không thể tiếp ứng cho Berlin. Cuối tháng 4 năm 1945 lực lượng Hồng quân do Rokossovsky chỉ huy hội quân cùng lực lượng của Thống chế Anh Bernard Montgomery ở miền Bắc nước Đức trong khi các lực lượng Liên Xô khác do Georgy Zhukov và Ivan Konev chỉ huy tiêu diệt những lực lượng Đức Quốc xã cuối cùng ở Berlin.
Sau chiến tranh
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Rokossovsky tiếp tục là Tư lệnh các lực lượng vũ trang Xô viết đóng tại Ba Lan. Tháng 10 năm 1949, sau khi Chính phủ Cộng sản do Bolesław Bierut thành lập ở Ba Lan, Rokossovsky được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan và được phong quân hàm Nguyên soái Ba Lan. Năm 1952 ông trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương Phó Thủ tướng Chính phủ) Ba Lan. Tuy là một người Ba Lan, nhưng Rokossovsky đã sống và làm việc ở Liên Xô 35 năm và phần lớn người Ba Lan coi ông là một phái viên của Liên Xô ở Ba Lan chứ không phải một người Ba Lan thực sự nhất là khi Rokossovsky nói tiếng Ba Lan không được tốt và thậm chí còn ra lệnh cho các binh sĩ Ba Lan gọi ông bằng cái tên tiếng Nga. Bản thân Rokossovsky cũng từng công nhận khá chua chát rằng: "Ở Nga người ta nói tôi là người Ba Lan, còn ở Ba Lan mọi người lại gọi tôi là người Nga".
Sau khi Władysław Gomułka trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ba Lan, Rokossovsky rời Ba Lan về Liên Xô giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô và Tư lệnh Quân khu Ngoại Kavkaz. Năm 1958 ông trở thành Tổng Thanh tra Bộ Quốc phòng và nghỉ hưu tháng 4 năm 1962.
Theo lời kể của nguyên soái tư lệnh không quân A. Golovanov, vào năm 1962 khi N. S. Khruschyov yêu cầu Rokossovsky viết một bài báo phê phán Stalin theo tinh thần của nghị quyến Đại hội XX, Rokossovsky đã trả lời rằng: "Nikita Sergeevich [Khruschyov] à, đối với tôi đồng chí Stalin là một vị thánh !". Tuy nhiên, người cháu trai của Rokossovsky, Konstantin Vilyevich, nói rằng nguyên soái không hề nói gì về Stalin với người trong gia đình, không biết được ông nghĩ gì về Tổng tư lệnh tối cao và câu chuyện trên chỉ là một giai thoại.
Konstantin Rokossovsky mất ngày 3 tháng 8 năm 1968 ở tuổi 74, ông được chôn cất tại chân tường của Điện Kremlin bên cạnh hầu hết các vị Nguyên soái khác của Hồng quân. |
Nguyễn Đình Thi (1924–2003) là một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhạc sĩ Việt Nam thời hiện đại.
Tiểu sử
Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luang Prabang (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Từ đó đến nay, ông được đặt tên cho 1 con phố ở Hà Nội. Năm 2012 đến nay, 1 con đường ở phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cũng được mang tên ông.
Tác phẩm
Triết luận
Triết học nhập môn (1942)
Triết học Kant (1942)
Triết học Nietzsche (1942)
Triết học Einstein (1942)
Triết học Descartes (1942)
Siêu hình học (1942)
Truyện, văn xuôi
Xung kích (1951)
Thu đông năm nào (1954)
Bên bờ sông Thao (tập truyện ngắn, 1957)
Cái Tết của mèo con (truyện thiếu nhi, 1961)
Vào lửa (1966)
Mặt trận trên cao (1967)
Vỡ bờ (tập I năm 1962, tập II năm 1970)
Trên sóng thời kỳ (tập bút ký, 1996)
Tuyết (tập truyện ngắn, 2003)
Tiểu luận
Mấy vấn đề văn học (1956)
Một số vấn đề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (1957)
Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
Thơ
Người tử sĩ (1958)
Bài thơ Hắc Long (1958)
Dòng sông trong xanh (1974)
Tia nắng (1985)
Trong cát bụi (1992)
Sóng reo (2001)
Đất nước (1948 - 1955). (Đã được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phổ thành bản Giao Hưởng - Hợp xướng cùng tên "Đất nước" Biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 1 tháng 9/2009, Do chính Đặng Hữu Phúc chỉ huy Dàn nhạc - Hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch VN)
Việt Nam quê hương ta
Kịch
Con nai đen (1961)
Hoa và Ngần (1975)
Giấc mơ (1983)
Rừng trúc (1978)
Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979)
Người đàn bà hóa đá (1980)
Tiếng sóng (1980)
Cái bóng trên tường (1982)
Trương Chi (1983)
Hòn Cuội (1983 - 1986)
Nhạc
Người Hà Nội (1947)
Diệt phát xít (1945) |
Nguyễn Khải (tên khai sinh: Nguyễn Mạnh Khải; 3 tháng 12 năm 1930 - 15 tháng 1 năm 2008), là một nhà văn người Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và là một trong những gương mặt nổi bật của thế hệ nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VII; Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa III.
Tiểu sử
Quê nội Nguyễn Khải ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Đang học trung học thì gia nhập Cách mạng tháng Tám. Trong Kháng chiến chống Pháp, ông gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962).
Sau năm 1975 Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim. Ông có ba người con, hai trai một gái, trong đó người con trai út là Nguyễn Khải Hoàn, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Khải Hoàn Land.
Sự nghiệp
Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.
Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật.
Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua. Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện ngắn xuất sắc của ông.
Tác phẩm
Ông sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (1985)... Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất (2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm cuối đời.
Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khải
Mùa xuân ở Chương - Mỹ (1954)
Người con gái quang vinh (1956)
Xung đột (truyện, 1959)
Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963)
Người trở về (tập truyện vừa, 1964)
Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966)
Hoà - Vang (bút ký, 1967)
Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)
Ra đảo (1970)
Chủ tịch huyện (truyện, 1972)
Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973)
Tháng ba Tây nguyên (ký, 1976)
Cách mạng (kịch, 1978)
Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982)
Thời gian của người (1985)
Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986)
Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987)
Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989)
Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)
Cha và các con và... (tiểu thuyết, 1990)
Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993)
Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993)
Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995)
Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999)
Chuyện nghề (1999)
Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001)
Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
Sống ở đời (tập truyện, 2003)
Ký sự & Kịch (2003)
Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003)
Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003)
Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003)
Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005)
Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006)
Các tác phẩm khác của ông có thể kể tới: Ước gì tôi được trẻ lại, Tự bạch, Người ngu, Người mơ mộng, Nếp Nhà, Má Hồng, Đời khổ, Đất Mỏ, Đàn ông, Đàn bà, Đã từng có ngày vui, Chị Mai, Cái thời lãng mạn, Buổi sớm mai, Bố con, Bảy đô một đêm, Bắt đầu từ một câu nói, Bạn viết cũ, Anh Thanh Tịnh, Đứa con nuôi,...
Giải thưởng
Trong suốt sự nghiệp, Nguyễn Khải đã nhận nhiều giải thưởng văn học như: Giải thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951), Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam (1951-1952), Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1982), Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (2000), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt II - 2000) và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. |
Nguyễn Mạnh Khải có thể là:
Tên khai sinh của nhà văn Nguyễn Khải, tác giả truyện ngắn Mùa lạc
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Khải, Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam (2018-nay) |
Đảo chính, đảo chánh, chính biến, hay chánh biến () là việc lật đổ một chính phủ dùng biện pháp không theo hiến pháp - thường là thay đổi những viên chức cấp cao. Đảo chính hiện hành khi mà chính quyền bị lật đổ không còn nhận được sự ủng hộ của những lực lượng tham gia đảo chính. Một cuộc đảo chính có thể dùng bạo lực hay không bạo lực.
Trong chính trị, cách mạng và đảo chính có những điểm giống và khác với nhau: Cách mạng và đảo chính đều được tiến hành nhằm lật đổ chế độ chính trị cũ, nhưng khác nhau ở mục tiêu sau đó: cách mạng là thay chế độ cũ bằng 1 chế độ mới tiến bộ hơn về cơ cấu và tính chất, còn đảo chính là thay thế 1 chính quyền này bằng 1 chính quyền khác có bản chất giống như cũ. Một cuộc đảo chính thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm lãnh đạo nhắm vào một nhóm các lãnh đạo khác, trong khi một cuộc cách mạng thường được tổ chức bởi phần lớn quần chúng xã hội và thường lật đổ cả thể chế chính trị cũ của quốc gia.
Chữ "coup d'état" là một nhóm từ ngữ tiếng Pháp, có nghĩa là "đánh nhà nước". Trong một số ngôn ngữ, từ "putsch" vốn là tiếng Đức cũng được dùng, sau cuộc đảo chính không thành của Adolf Hitler tại München trong năm 1923.
Nguồn gốc tên gọi
Tiếng Pháp
Albert Vandal định nghĩa coup d'État là "một hành động bạo lực của một phần công quyền chống lại phần còn lại". Định nghĩa này dựa trên sự quan sát từ ba "coups d'État", cuộc đảo chính 18 fructidor năm V, cuộc đảo chính 18 Brumaire năm VIII và cuộc đảo chính ngày 2 tháng 12 năm 1851. Cả ba cuộc đảo chính này đều do thành phần hành pháp thực hiện chống lại thành phần lập pháp.
Tiếng Việt
Đảo chính (chữ Hán: 倒政) là một từ Hán Việt. Chữ đảo trong đảo lộn, đảo ngược, có nghĩa là "lật" hay "đổ"; chữ chính trong chính phủ, chính trị, chính quyền, có nghĩa là nắm quyền lực cai trị. Do vậy đảo chính ở đây có thể hiểu là "lật đổ chính quyền".
Tránh nhầm lẫn với từ đảo chính (島正) mang nghĩa là "hòn đảo chính của một quần đảo", do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không có khả năng biểu nghĩa được như chữ Hán và chữ Nôm khi có từ đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ
Đảo chính quán bia
Cuộc đảo chính Xô viết năm 1991
Cuộc đảo chính ở Kyrgyzstan tháng 3 năm 2005
Cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Chile Salvador Allende năm 1973 do tướng Augusto Pinochet lãnh đạo.
Cuộc đảo chính ở Haiti năm 1986.
Đảo chính Thái Lan 2006
Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 2016
Đảo chính Myanmar 2021
Lịch sử
Theo thống kê của Clayton Thyne và Jonathan Powell, đã có 457 cuộc đảo chính từ 1950 đến 2010, trong đó 227 (49,7%) thành công và 230 (50,3%) không thành công. Họ nhận thấy rằng cuộc đảo chính "phổ biến nhất ở châu Phi và châu Mỹ (tương ứng là 36,5% và 31,9%). Châu Á và Trung Đông đã trải qua lần lượt 13,1% và 15,8% tổng số đảo toàn cầu. số lần đảo chính: 2,6%. " Hầu hết các nỗ lực đảo chính xảy ra vào giữa những năm 1960, nhưng cũng có nhiều nỗ lực đảo chính vào giữa những năm 1970 và đầu những năm 1990. Cuộc đảo chính thành công đã giảm theo thời gian. Chính biến xảy ra trong thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh có nhiều khả năng dẫn đến các hệ thống dân chủ. Chính biến xảy ra trong cuộc nội chiến rút ngắn thời gian chiến tranh. Nghiên cứu cho thấy rằng các cuộc biểu tình thúc đẩy cuộc đảo chính, khi họ giúp giới tinh hoa trong bộ máy nhà nước để phối hợp các cuộc đảo chính.
Loại
Một nghiên cứu năm 2016 phân loại các cuộc đảo chính thành bốn kết quả có thể xảy ra:
Cuộc đảo chính thất bại
Không có thay đổi chế độ, chẳng hạn như khi một nhà lãnh đạo bất hợp pháp xáo trộn quyền lực mà không thay đổi danh tính của nhóm trong quyền lực hoặc các quy tắc quản lý
Thay thế chế độ độc tài đương nhiệm hoặc chế độ, chính phủ hiện tại bằng thể chế chính trị khác
Thay thế chế độ độc tài này bằng một chế độ độc tài khác |
Bà Triệu (chữ Hán: 趙婆, còn gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh hay Triệu Quốc Trinh, 226 – 248) là một thủ lĩnh kháng chiến thế kỷ thứ 3 tại Việt Nam.
Bối cảnh
Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông Ngô là Tôn Quyền bèn chia đất từ Hợp Phố về bắc thuộc Quảng Châu dùng Lã Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố về nam là Giao Châu, sai Đới Lương làm thái thú; và sai Trần Thì làm thái thú quận Giao Chỉ. Lúc bấy giờ, con của Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng là thái thú, liền đem binh chống lại.
Thứ sử Lã Đại bèn xua quân sang đánh. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lã Đại đem chém tất cả rồi đem đầu gửi về Vũ Xương. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lã Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.
Cuộc đời và sự nghiệp
Triệu Thị Trinh. sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (8 tháng 11 năm 226) tại miền núi Quan Yên (hay Quân Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Từ nhỏ, bà sớm tỏ ra có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi, bà đã rắn rỏi thưa: “Lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị”. Cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến năm 19 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt, bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các thị trấn Nưa huyện Triệu Sơn, xã Mậu Lâm huyện Như Thanh, xã Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hóa), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Mùa xuân năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm huyện trị Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Bà đã phối hợp với ba anh em họ Lý ở Bồ Điền đánh chiếm các vùng đất còn lại ở phía Bắc Thanh Hóa ngày nay, đồng thời xây dựng tuyến phòng thủ từ vùng căn cứ Bồ Điền đến cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hoá) để ngăn chặn viện binh của giặc Ngô theo đường biển tấn công từ phía Bắc. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng một ngà và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân. Quân Bà đi đến đâu cũng được dân chúng hưởng ứng, khiến quân thù khiếp sợ. Theo truyền thuyết, để mua chuộc, giặc đã phong cho Bà Triệu đến chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển), còn bí mật sai tay chân thân tín tới gặp và hứa sẽ cấp cho Bà thật nhiều tiền bạc, nhưng Bà cũng chẳng chút tơ hào. Cũng theo truyền thuyết, sau nhiều trận thất bại, hễ nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu là binh lính giặc lại lo lắng, chúng phải thốt lên rằng:
Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Dịch:
Vung tay đánh cọp xem còn dễ
Đối diện Bà Vương mới khó sao.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh,.
Trước đây, Hồng Đức quốc âm thi tập, Đại Việt sử ký toàn thư, Thanh Hóa kỉ thắng, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục... đều gọi bà là Triệu Ẩu. Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản Việt Nam sử lược đã không giải thích mà chỉ ghi chú rằng: Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu. Nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh (tr. 52).
Kể từ đó có nhiều lý giải khác nhau, như:
Sử gia Phạm Văn Sơn: Vì người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu (Ẩu có nghĩa là mụ) để tỏ ý khinh mạn (tr. 205).
Nhóm tác giả sách Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1, tập 1): Sách sử Trung Quốc gọi bà là Triệu Ẩu với nghĩa xấu (người vú em) (tr. 109).
Một số người lại giải thích "ẩu" nghĩa là con mụ họ Triệu, là bà già, hoặc là "nữ tù trưởng Triệu".
Hình tượng vú dài
Sách Giao Chỉ chí chép:
Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.
Sách Những trang sử vẻ vang giải thích: Phụ nữ khổng lồ, vú dài… là huyền thoại về bà Mẹ-Đất (terre-Mère, Déesse-Mère). Sau hình tượng đó được khoác cho bất kỳ một phụ nữ hiệt kiệt nào (tr. 129). Các tác giả sách Lịch sử Việt Nam (tập I) cũng đều cho rằng huyền thoại về một người phụ nữ có "vú dài ba thước" vốn rất phổ biến ở phương Nam, từ Hợp Phố đến Cửu Chân. Như truyện "Tẩy thị phu nhân", "Tiểu quốc phu nhân" đều nói họ là những phụ nữ cao to và có vú dài đôi ba thước... Có thể, vì bà Triệu cũng là một người phụ nữ kiệt xuất, nên dân gian đã dùng hình tượng này khoác lên cho bà (tr. 345).
Chú thích
Sách tham khảo
Khuyết danh, Đại Việt sử lược (Nguyễn Gia Tường dịch. Nguyễn Khắc Thuần hiệu đính). Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1993.
Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1). Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1983.
Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn, 1968.
Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên (Quyển 1). Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, lần tái bản năm 1968.
Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử VN (tập I). Nhà xuất bản Đại học & THCN, 1983.
Trương Hữu Quýnh-Phan Đại Đoàn-Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I). Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
Nhiều người soạn, Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10), quyển 1 tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, 1977.
Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1992.
Văn Lang-Quỳnh Cư-Nguyễn Anh, Danh nhân đất Việt (Tập 1). Nhà xuất bản Thanh niên, 1995.
Hồng Nam-Hồng Lĩnh, Những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam chống phong kiến Trung Quốc xâm lược. Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1984.
Hoàng Khôi-Hoàng Đình Thi, Giai thoại về phụ nữ Việt Nam. Nhà xuất bản Phụ nữ, 1987.
ĐỗThị Hảo- Mai Thị Ngọc Chúc, Các nữ thần Việt Nam. Nhà xuất bản Phụ nữ, 1984.
Đặng Duy Phúc, Việt Nam anh kiệt. Nhà xuất bản Hà Nội, 2004.
Nhiều người soạn, Hỏi đáp lịch sử (Quyển 1). Nhà xuất bản Trẻ, 2006. |
Nhà Lê sơ (chữ Nôm: 茹黎初 chữ Hán: 黎初朝, Hán Việt: Lê sơ triều) là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Đây là thời kỳ mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam lần đầu tiên đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như suy thoái của nó. Nhà Lê sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động Khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại nhà Minh. Ông đổi tên Giao Chỉ (交阯), vốn tồn tại trong thời gian nội thuộc nhà Minh, trở về Đại Việt (大越), quốc hiệu có từ đời Lý Thánh Tông.
Thời đại Lê sơ có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, đây là thời kỳ các hoàng đế nhà Lê nắm trọn được quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Đời Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và đặc biệt là đời Lê Thái Tông, xã hội được đi vào ổn định, phát triển thịnh vượng một cách mau chóng sau thời kỳ chiến tranh trước đó.
Dưới thời Lê Thánh Tông, Đại Việt phát triển cực thịnh về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự. Nước Đại Việt từ trước chưa bao giờ cường thịnh và mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng toàn khu vực lớn bằng thời này, thời kỳ này được gọi là Hồng Đức thịnh thế (洪德晟世), tính đến ảnh hưởng các đời sau là Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, là hơn 30 năm.
Lãnh thổ thời đại này tiếp tục được mở rộng ra hơn nữa, cực thịnh gấp mấy lần so với đời nhà Lý và nhà Trần. Cùng với quân sự hùng mạnh, các đời Thái Tông đến Thánh Tông liên tiếp sáp nhập lãnh thổ các quốc gia Bồn Man, Chiêm Thành; ngoài việc đối phó với các quốc gia, nền quân sự hùng mạnh khiến triều đình thẳng tay đàn áp các cuộc bạo loạn ở miền thượng, ổn định chính quyền trong thời gian dài. Mặt khác vì để đáp ứng một nền quân sự phát triển mạnh, nền kinh tế được phát triển theo thông qua buôn bán trong nước và thông thương với nước ngoài.
Thời kỳ nhà Hậu Lê bước vào giai đoạn trọng dụng quan lại, khác với nhà Trần bị chi phối bởi người trong hoàng tộc, luôn nắm đại quyền và được kế thừa nhau bằng việc thế tập. Triều đình mở nhiều khoa cử, thay đổi bộ máy chính quyền, không cho hoàng tộc các chức vụ thực quyền mà trọng dụng những người đã đổ khoa để bổ nhiệm, việc hạn chế sự thế tập dòng dõi quan lại giúp chế độ quan liêu hạn chế rất nhiều sự chuyên quyền dòng họ. Văn học Việt Nam được ghi nhận phát triển rực rỡ thời kỳ này, với việc Lê Thánh Tông mở ra Hội Tao đàn, chính Hoàng đế khuyến khích học thuật trong toàn quốc gia. Danh sử Ngô Sĩ Liên thuộc về triều đại này, đã biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư, tiếp tục nối bước Lê Văn Hưu đời Trần ghi chép giai đoạn lịch sử một cách đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều công trình sử liệu, văn học, thiên văn, quan chế... được hoàn thiện trong thời Lê Sơ.
Tồn tại từ năm 1428 đến năm 1527, kéo dài được 100 năm, triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc do Mạc Đăng Dung cướp ngôi và tự lập mình làm Hoàng đế, sau 6 năm được tái lập với tên gọi nhà Lê Trung hưng.
Lịch sử
Lê Lợi sáng lập
Nhà Lê sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
Khi sang đánh nhà Hồ chiếm nước Đại Ngu (1406), nhà Minh đã nhân danh Phù Trần Diệt Hồ, nhưng sau đó lại đánh diệt nhà Hậu Trần (1413). Vào cuối cuộc chiến với Lê Lợi, khi bị quân Lam Sơn vây trong thành Đông Quan (Hà Nội), tướng nhà Minh là Vương Thông đề nghị lập lại con cháu họ Trần làm điều kiện giảng hòa. Lê Lợi đã tìm lập Trần Cảo lập làm vua trên danh nghĩa vào cuối năm 1426.
Năm 1427, quân Minh sau 2 trận thua quyết định ở Chi Lăng và Xương Giang phải rút về nước. Lê Lợi đứng tên Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà Minh xin được phong. Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc vương.
Ít lâu sau Trần Cảo chết. Lê Lợi tự mình lên ngôi, rồi sai sứ sang tâu nhà Minh rằng Trần Cảo bệnh mà chết ngày 10 tháng 1 năm 1428, do đó Lê Lợi có danh chính để làm vua Đại Việt. Minh Tuyên Tông thừa nhận Lê Lợi làm An Nam quốc vương.
Nhà Hậu Lê chính thức thành lập năm 1428, đó là ngày 15 tháng 3. Lê Lợi tự xưng làm Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, lấy hiệu là Lam Sơn Động chủ, sử gọi là Lê Thái Tổ. Ông đổi quốc hiệu từ Giao Chỉ (交阯) tồn tại dưới thời nhà Minh trở thành Đại Việt (大越). Ông đóng đô ở Đông Quan (Thăng Long), đổi kinh thành Thăng Long trở thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh, Tây Kinh về sau đều gọi là Lam Kinh.
Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo: Đông Đạo, Tây Đạo, Nam Đạo, Bắc Đạo và Hải Tây Đạo, trong đó Hải Tây đạo gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Mỗi đạo đặt một vệ quân, mỗi Vệ đặt chức Tổng quản, lại có chức Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân. Còn như các xã-thôn thì cứ xã nào có hơn 100 người trở lên, gọi là đại xã, đặt ba người xã quan; xã nào có 50 người trở lên, gọi là trung xã, đặt hai xã quan; xã nào có 10 người trở lên gọi là tiểu xã, đặt một người xã quan để coi việc trong xã. Kinh tế nhanh chóng được khôi phục, ông ra Quân điền chế, khiến mọi tầng lớp đều có ruộng, sự phục hưng đồng đều dần đi lên. Dù mới chiến loạn nhưng Thái Tổ hết sức quan tâm ngay đến giáo dục, ông cho mở lại Quốc Tử Giám, cho con cháu các quan viên và những người thường dân có khả năng vào học tập; mở nhà học và đặt thầy dạy nho học ở các phủ và các lộ.
Năm 1432, tù trưởng Đèo Cát Hãn nổi dậy, Thái Tổ sai Quốc vương Lê Tư Tề trấn áp. Tư Tề là con trưởng của Thái Tổ, vốn là người dũng mãnh, thiện chiến, ngay từ khi còn khởi binh Lam Sơn đã không ít lần lập được công lao, phong làm Quốc vương (國王). Nay khi cầm binh dẹp loạn, nhanh chóng họ Đèo phải ra hàng. Bấy giờ Thái Tổ hay đau ốm, mọi việc đều do Quốc vương xử lý.
Lê Thái Tổ lên ngôi chưa lâu, nhưng diệt trừ những công thần mà ông nghĩ là có ý mưu phản như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, những đại tướng quân có công trong việc thành lập nhà Lê. Bấy giờ trong triều chưa định ai làm người kế ngôi, con trai thứ 2 Lê Nguyên Long vốn là Lương quận công (良郡公), được phong làm Hoàng thái tử, Quốc vương Tư Tề lại là người quen việc trị nước. Các đại thần Lê Sát, Lê Ngân, Lê Khôi ủng hộ Lương quận công, trong khi các tướng Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn ủng hộ Quốc vương. Cuối cùng vào năm 1433, Thái Tổ giáng Quốc vương làm Quận vương (郡王), đưa Nguyên Long quyền kế thừa đại thống.
Có thuyết cho rằng: Thái Tổ vốn nghi kị họ Trần, thấy Trần Nguyên Hãn là người tôn thất họ Trần nên diệt trừ đi, lại cho rằng Quốc vương cùng phe với Nguyên Hãn nên Quốc vương cũng vì thế mất lòng Thái Tổ. Sau vụ việc giáng Quốc vương, sử thần chỉ ghi ngắn gọn mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tỳ thiếp, nên không làm vừa ý Thái Tổ.
Năm 1433, Lê Lợi mất, thọ 49 tuổi, trị vì được 5 năm. Ông được truy thụy hiệu là Cao hoàng đế (高皇帝), nên còn được gọi là Thái Tổ Cao hoàng đế (太祖高皇帝), hay Cao Hoàng (高皇).
Thái tử Nguyên Long lên kế vị, tức Lê Thái Tông.
Thái Tông chuyên chính và đảng tranh
Vì hoàng đế còn nhỏ tuổi, bên cạnh ông có Đại tư đồ Lê Sát được ban quyền phụ chính. Lê Sát xuất thân từ võ tướng, là người Lam Sơn, tính tình nóng nảy, nhiều việc xử lý quá khắt khe, làm bừa và không cân nhắc. Quan đồng tri Bắc đạo là Bùi Ư Đài xin chọn những bậc kỳ lão vào cung giúp can gián ấu đế và đặt chức sư phó để chỉ huy trăm quan. Lê Sát thấy ý định đó đụng chạm đến quyền lớn đang trong tay mình, nên sai bắt Ư Đài tống giam, kết tội ly gián vua tôi. Dù Thái Tông không đồng tình nhưng Lê Sát vẫn tâu đi tâu lại 4 lần, ép Thái Tông khép tội Ư Đài. Thái Tông bất đắc dĩ phải lưu đày Ư Đài, nhưng từ đó càng ngày càng ghét Lê Sát.
Năm 1437, Thái Tông ra chiếu chỉ: "Lê Sát tự chuyên giữ quyền bính, ghen người tài, giết Nhân Chú để tự ra oai của mình, truất Trịnh Khả để người ta phục, bãi chức của Ư Đài khiến đình thần không ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra nơi biên thùy để gián quan phải ngậm miệng. Xem những việc làm ấy đều không phải là đạo làm tôi. Nay muốn khép vào luật hình để tỏ rõ phép nước, song vì là đại thần cố mệnh, có công với nhà nước, đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức tước". Sau đó Thái Tông bắt giam người cùng phe Lê Sát là Đặng Đắc, cho Bùi Ư Đài được phục chức, triệu Bùi Cầm Hổ về kinh, cử Tư khấu Lê Ngân thay Lê Sát chấp chính.
Tháng 7 năm đó, Thái Tông ra lệnh phế truất con gái ông là Nguyên phi Lê Ngọc Dao (黎玉瑤) làm dân thường, rồi ra chiếu kết tội Lê Sát và những người cùng cánh, định xử chém đầu rao ở chợ. Tuy nhiên, do là công thần nên Lê Ngân và Bùi Cầm Hổ khuyên Thái Tông không nên chém, chỉ ban thuốc tự tử, Thái Tông nghe theo.
Trừ được Lê Sát, Thái Tông càng khắt khe trong số các công thần, trong tâm có ý trừ Tư khấu Lê Ngân. Bấy giờ Lê Nhật Lệ (黎日厲), con gái của Lê Ngân được phong làm Huệ phi (惠妃) nhưng không được sủng hạnh, Lê Ngân sai người phù thủy làm lễ ở nhà, đúc tượng vàng Quan Thế Âm để mong con gái được yêu thương. Thái Tông nghe đến, sai người vào nhà ông tra khảo, bắt được bọn phù thủy yếm và tượng vàng. Lê Ngân hoảng hốt vào triều, tâu sớ giải bầy, nhưng Thái Tông quyết xử tử, ban cho ông tự vẫn tại nhà như Lê Sát trước đây. Tuy nhiên cũng như Lê Sát, cả nhà ông chỉ bị lưu đày, con trai Lê Nho Tông bị buộc làm lính giữ cửa, không được trọng dụng.
Dẹp được quyền thần, Thái Tông chuyên tâm vào chính sự. Năm 1438, Thái Tông chỉnh đốn việc thi cử các đạo. Lệ cứ 5 năm một lần thi hương, 6 năm một lần thi hội. Phép thi thì kỳ thứ nhất làm một bài kinh nghĩa, bốn bài tứ thư nghĩa, mỗi bài phải 300 chữ trở lên; kỳ thứ hai làm bài chiếu, bài chế và bài biểu; kỳ thứ ba làm bài thi phú; kỳ thứ tư làm một bài văn sách phải 1.000 chữ trở lên. Lại cho mở khoa cử, chọn tiến sĩ, ai đỗ đều được khắc tên vào bia đá Văn miếu, lệ khắc tên vào bia bắt đầu từ đây.
Năm 1439, Thái Tông thân chinh dẫn quân đi đánh các châu Phục Lễ (Lai Châu ngày nay). Bấy giờ bọn tù trưởng man di họ Cầm quấy nhiễu biên giới, nước Ai Lao nghe theo cũng cử 3 vạn quân theo chúng cướp phá. Thái Tông đích thân dẫn 60000 quân đi đánh, thắng lợi rực rỡ. Năm 1441, phản tặc tên Thượng Nghiễm làm loạn ở châu Thuận Mỗi, Nghiễm trước cậy vào Ai Lao nhiều lần làm loạn, Thái Tông đã từng cất binh nhưng do dâng phương vật nên tha về. Đến nay Thái Tông đem quân đến bắt sống được 1 viên tướng Ai Lao và vợ con; lại bắt được các con trai của Nghiễm, Nghiễm bèn ra hàng. Thái Tông dâng chiếu báo thắng trận ở Thái Miếu.
Bấy giờ, sau khi Lê Thái Tổ mất, văn vật, chế độ, sách vở, lễ nhạc đều được khôi phục, điển chương văn vật rực rỡ. Các nước Trảo Oa (Java), Xiêm La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành, Mãn Lạt Gia (Malacca) vượt biển sang cống, bên trong bọn phản nghịch đều được dẹp yên, giáng đòn phạt đến nỗi không gượng dậy được. Thái Tông lúc đó chưa đầy 20 tuổi, nếu không phải nói thiên tư trời ban thì còn từ nào đủ hình dung.
Năm 1442, ngày 4 tháng 8, Thái Tông đi thăm trại Vải (Lệ Chi viên, nay thuộc xã Đại Lai huyện Gia Bình, Bắc Ninh), thuộc khu dinh thự của Hành khiển Nguyễn Trãi, bỗng nhiên băng hà, khi đó hoàng đế chỉ tròn 20 tuổi. Việc này dẫn đến vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử, triều đình kết tội Hành khiển Nguyễn Trãi và thị thiếp là Nguyễn Thị Lộ, vì khi Thái Tông băng Thị Lộ đã luôn hầu bên cạnh, bấy giờ cho rằng Thị Lộ giết hoàng đế. Án đưa ra là tru di tam tộc, giết đến 3 họ của Nguyễn Trãi.
Thái Tông được truy thụy hiệu là Văn hoàng đế (文皇帝), về sau đều gọi là Thái Tông Văn hoàng đế (太宗文皇帝).
Ngày 12 tháng 8, Thái tử Lê Bang Cơ lên kế vị, tức Lê Nhân Tông. Nhân Tông lên ngôi còn nhỏ tuổi, mẹ là Nguyễn Thần phi được tôn làm Hoàng thái hậu, buông rèm nhiếp chính.
Sự biến Diên Ninh
Lê Nhân Tông lên ngôi còn thơ ấu, Nguyễn Thái hậu cùng các đại thần Nguyễn Xí, Lê Thụ, Trịnh Khả phụ chính cho Tân đế. Lúc này niên hiệu được đổi thành Thái Hòa (太和).
Thái hậu coi việc, dùng phép sẵn từ đời trước, kinh tế, văn hóa tiếp tục được đi lên. Bấy giờ, Chúa Chiêm Thành là Bí Cai hai lần mang quân vây Hóa Châu. Tuy triều đình đã mấy lần phát binh, quân Chiêm vẫn chưa bỏ thói gây hấn. Vào năm 1446, Thái hậu sai Trịnh Khả, Lê Thụ, Lê Khắc Phục đi đánh, Bí Cai ra hàng, các tướng lập cháu Bí Cai là Ma Ha Quý Lai làm chúa Chiêm. Với chiến thắng huy hoàng này, quân Đại Việt tóm gọn được các cung phi của Bí Cai mà đem về kinh thành Đông Kinh.
Vào năm 1448, quốc gia Bồn Man (盆蠻) chịu nội thuộc vào Đại Việt. Thái hậu sáp nhập Bồn Man, trở thành châu Quy Hợp (歸合) của Nhà nước Đại Việt. Ngoài ra, cũng trong những năm tháng Thái hậu chấp chính, Triều đình ban lệnh cho đào sông Bình Lỗ ở Thái Nguyên, mang lại thuận lợi cho việc giao thông vận tải.
Vào năm 1449, Quý Lai bị Quý Do cướp ngôi. Quý Do sai sứ sang triều cống Đại Việt, nhưng Thái hậu từ chối không tiếp nhận lễ vật và phán: "Tội giết vua, em giết anh là tội đại ác xưa nay, trẫm không nhận đồ dâng". Sau khi buộc sứ phải mang trả lại lễ vật về Chiêm, Thái hậu truyền lệnh cho Đồng tri hữu tri sự Nguyễn Hữu Quang, Điện trung thị ngự sử Trình Ngự đem thư sang Chiêm Thành, với nội dung như sau: "Sự thực của các ngươi như thế nào thì phải sang trình bày cho rõ".
Tháng 11, năm Quý Dậu (1453), Nhân Tông lên 12 tuổi, có thể tự coi chính sự, Thái hậu trả lại quyền chính cho ông rồi lui về ở cung riêng. Khi tự mình ra coi chính sự, Nhân Tông xuống lệnh đại xá, và đổi niên hiệu là Diên Ninh (延寧). Năm 1454 trở thành năm Diên Ninh thứ nhất.
Nhân Tông tỏ ra là người độ lượng với các công thần khai quốc có tội bị xử tử trước đây, từ thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông đến khi Nguyễn Thái hậu chấp chính. Ngay khi ra cầm chính sự, ông ra nhiều chiếu chỉ biểu dương công lao của họ, hoặc trả lại của cải, ruộng đất cho con cháu họ. Ông khôi phục lại quan tước và ban cho con cháu Trịnh Khả (bị xử tử năm 1451) 100 mẫu ruộng; cấp 100 mẫu ruộng cho con cháu Lê Sát và Lê Ngân (bị xử tử năm 1437); trả lại điền sản trước đây cho con cháu Phạm Văn Xảo (bị xử tử năm 1430) và Trần Nguyên Hãn (bị xử tử năm 1429). Ông biểu dương công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi (bị xử tử năm 1442): Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng.
Ân đức của Nhân Tông nổi danh đương thời, ông chủ trương không quá hà khắc hình luật, trọng giáo dục, văn học, chế độ hiến chương triều đình, là người hiền minh sáng suốt, tuổi còn nhỏ mà là vị minh quân khó ai bì. Tuy hiền đức là vậy nhưng ông lại có kết cục bi thảm khi bị chính người anh lớn là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân giết chết.
Lê Nghi Dân (黎宜民) - tước phong bấy giờ là Lạng Sơn vương (諒山王) - là con trai trưởng của Lê Thái Tông, mẹ là Dương chiêu nghi (楊昭儀). Dương thị vốn là sủng phi của Thái Tông, về sau hành xử lỗ mãng mà bị phế làm thứ nhân. Nghi Dân trước đây mẹ được sủng ái nên được lập làm Hoàng thái tử, sau do mẹ thất sủng nên cũng bị phế, bị biếm đến vùng Lạng Sơn. Nhân Tông vốn nhân từ, đối đãi với anh em rất hậu, nên đối với Nghi Dân không phòng bị gì, đến đây bị Nghi Dân sai người lẻn vào cung và giết chết. Nguyễn Thái hậu cũng bị đem ra xử chết vào ngày hôm sau.
Theo một số nhà sử học, cũng như thần tích và các chuyện chép rải rác trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhân Tông vốn không phải con của Thái Tông Văn hoàng đế. Mẹ ông Nguyễn Thái hậu được cho là đã tư thông với Lê Nguyên Sơn, một người trong tôn thất họ Lê, chi dưới của Tuyên Tổ hoàng đế Lê Khoáng, tức tổ phụ của Thái Tông. Rất có thể trong quá trình trưởng thành, Nghi Dân đã được nghe nói về lời đồn này và quyết tâm đoạt ngôi của Nhân Tông.
Lạng Sơn vương Nghi Dân lên ngôi vào ngày 7 tháng 10 năm 1459, đặt niên hiệu là Thiên Hưng (天興). Tuy giết hại Nhân Tông nhưng Thiên Hưng Đế lại tha cho những người em khác, ông cải phong Lê Khắc Xương (黎克昌) từ Tân Bình vương (賓平王) thành Cung vương (恭王); Lê Tư Thành từ Bình Nguyên vương (平原王) thành Gia vương (嘉王).
Tháng 5 năm 1460, các tể tướng đại thần là Đỗ Bí, Lê Ngang, Lê Thụ, Lê Ê bí mật bàn việc lật đổ Thiên Hưng. Việc đó bị lộ, cả mấy người đều bị bắt giết. Thiên Hưng thay đổi nhiều pháp chế của đời trước, dùng những người thân tín của mình vào triều nên nhiều cựu thần không bằng lòng.
Tháng 6 năm đó, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Quý, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung...cùng bàn nhau làm binh biến lần nữa. Ngày 6 tháng 6, có buổi chầu sớm. Khi tan chầu, những người định làm binh biến ngồi ngoài cửa Sùng Vũ nơi Nghị sự đường. Nguyễn Xí phát động lệnh dẫn quân vào giết các bề tôi tin cẩn của Thiên Hưng là Phạm Đồn, Phan Ban ở Nghị sự đường. Lê Nhân Thuận chém chết Trần Lăng, giữ chặt quân cấm binh, đóng các cửa thành. Hơn 100 người phe cánh của Thiên Hưng bị giết.
Thiên Hưng Đế bị bắt, truất làm Lệ Đức hầu (厲德侯) và bị thắt cổ chết khi mới 22 tuổi.
Bấy giờ, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Nguyễn Đức Trung đều nhất trí đưa Gia vương Tư Thành lên ngôi, kế thừa hoàng vị. Nhưng Nhập nội Thiếu úy Lê Lăng lại mời Cung vương, khi các đại thần đến mời Cung vương thì Vương nhất quyết từ chối, vì vậy Gia vương được tôn lên ngôi vị.
Ngày 26 tháng 6 năm 1460, Gia vương Lê Tư Thành lên ngôi, sử gọi là Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận (光順). Năm đó, ông chỉ mới 18 tuổi. Ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền. Từ đây, Đại Việt bước vào thời kỳ cực thịnh.
Hồng Đức thịnh thế
Lê Thánh Tông – có thể nói là vị hoàng đế tài giỏi nhất trong triều đại thời Lê Sơ.
Lên nắm chính quyền, ông chủ trương làm việc siêng năng, làm gương cho các quan lại. Ông sửa sang bộ máy chính quyền, chia làm Lục bộ một cách đầy đủ. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên). Thánh Tông ra chỉ dụ, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công - công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Về kinh tế, Thánh Tông chủ trương các chính sách: sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền,kêu gọi người phiêu tán về quê,đặt ra luật quân điền chia đều ruộng đất cho mọi người. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế...và các chiếu thư khác. Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê Sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp, nay càng rực rỡ hơn dưới thời Thánh Tông. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sưu tập về đồ gốm Lê Sơ cũng rất phong phú. Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viễn chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiện cho việc mua bán, Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: "Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hóa, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau".
Bên cạnh phát triển kinh tế, về văn hóa, giáo dục cũng được phát triển mạnh. Thánh Tông tiếp tục đẩy cao Nho giáo, hạn chế sự phát triển của Phật giáo như đời nhà Lý, sửa sang nhiều chế độ đãi ngộ hiền tài. Ông cho Ngô Sỹ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư, góp phần lớn lao trong việc chép sử, ngoài ra còn có Nhà toán học Lương Thế Vinh với Đại thành Toán pháp, Phan Phu Tiên với Việt âm thi tập, Đại Việt sử ký tục biên, Bản thảo thực vật toát yếu (Tóm lược sách bản thảo thực vật), tri thức thời đại này đã lên đến đỉnh cao, rực rỡ hơn các triều đại trước. Thánh Tông bắt đầu cho phép tôn vinh việc học bằng các cuộc lễ xướng danh (lễ đọc tên người thi đậu), lễ vinh quy bái tổ (lễ đón rước người thi đậu về làng) và nhất là lệ khắc tên và lý lịch tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu. Vì thế khuyến khích mọi tầng lớp cư dân đua nhau học hành để tên tuổi được ghi vào bảng vàng, để gia môn được vinh dự và để làng quê được vinh hiển. Bên cạnh đó, bản thân Thánh Tông là một người hay chữ, ông tự xưng làm Thiên Nam động chủ (天南洞主), viết nhiều bài thơ, rất nhiều bài được lưu truyền trong dân gian và trong giới tri thức. Đặc biệt tuyển tập Thánh Tông di thảo đã để lại giá trị lớn trong dòng truyện ký. Thánh Tông cho thành lập Tao đàn Nhị thập bát tú, xưng làm Tao Đàn nguyên súy (騷壇元帥), cùng với Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Thái Thuận là những trụ cột văn chương nổi tiếng dưới thời Lê Sơ.
Năm 1470, Thánh Tông đổi niên hiệu thành Hồng Đức (洪德), về sau người ta đều gọi niên hiệu này của ông khi nói về một triều đại đầy thịnh vượng và cực thịnh, gọi là Hồng Đức thịnh thế (洪德晟世). Trên thực tế sự cực thịnh này kéo dài cả về đến thời cháu nội ông là Lê Túc Tông. Bản thân Thánh Tông được gọi là Hồng Đức Đế (洪德帝).
Bên cạnh là một nhà văn hóa, Thánh Tông còn chủ trương mở rộng lãnh thổ Đại Việt. Ông là vị hoàng đế mở mang bờ cõi nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam khi Tây tiến đánh qua các tiểu quốc, cường quốc phía tây như Lan Xang, Bồn Man, những nước giúp đỡ họ Cầm làm loạn ở vùng đất thuộc Lai Châu ngày nay. Bên cạnh đó, sau sự kiện năm 1471, Chiêm Thành vốn là kình địch của Đại Việt, từ một cường quốc trở nên suy yếu trầm trọng, kinh đô Đồ Bàn bị phá hủy, hơn 30.000 người bị bắt, trong đó chúa Chiêm Trà Toàn đã bị tử trận cùng hơn 40.000 quân Chiêm. Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Thánh Tông sai Kỳ quận công Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, Minh Hiến Tông sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu. Sau chiến thắng, Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sáp nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Tới đây, Thánh Tông đưa thừa tuyên Quảng Nam vào Thiên hạ bản đồ, đất nước Đại Việt tổng cộng 13 thừa tuyên.
Ngày 30 tháng 1 năm 1497, Lê Thánh Tông mất, thọ 55 tuổi, cai trị được 37 năm, thụy hiệu là Thuần hoàng đế (淳皇帝), nên được gọi là Thánh Tông Thuần hoàng đế (聖宗淳皇帝). Con trưởng là Lê Tranh (黎鏳) kế vị, sử gọi là Lê Hiến Tông. Ông đổi niên hiệu là Cảnh Thống (景統).
Lê Hiến Tông là bậc minh quân như phụ hoàng, tiếp tục đường lối trị vì của Thánh Tông nhưng chủ trương ổn định và phát triển, đẩy mạnh chính quyền sau một thời gian chiến tranh và để dần thu phục những người bản địa của các vùng đất mà Thánh Tông đã chiếm được. Các sử gia đều nhìn nhận Hiến Tông là vị hoàng đế giỏi. Tuy nhiên, ông chỉ cai trị được 7 năm thì qua đời, đó là vào ngày 24 tháng 5 năm 1504. Thái tử Lê Thuần (黎㵮) kế vị, tức Lê Túc Tông. Túc Tông được nhận xét là thông minh hơn người, từ nhỏ được Hiến Tông yêu quý và chọn làm Thái tử dù không phải là con trưởng. Tuy nhiên chưa được 1 năm thì Túc Tông yểu mệnh qua đời vào ngày 30 tháng 12 năm 1504, nối ngôi chỉ vừa 6 tháng.
Trước khi qua đời, Túc Tông nhận thấy trong số hoàng thất, anh trai mình là Lê Tuấn (黎晭) có khả năng nhất, nên chỉ định làm người kế vị. Huy Gia Thái hoàng thái hậu Nguyễn thị, mẹ của Hiến Tông, bà nội của Túc Tông và Lê Tuấn lại phản đối. Bà cho rằng Lê Tuấn là con của hạng tỳ thiếp hèn mọn, nên nhân cách không cao quý, không thể kế thừa ngôi chính thống, bà bèn chọn một tôn thất trong họ là Lã Côi vương (không rõ tên) làm người kế vị. Tuy nhiên, mẹ nuôi của Lê Tuấn là Nguyễn Kính phi và đại thần Nguyễn Nhữ Vy đã mưu kế trong cung, lừa Thái hậu ra khỏi thành đi đón Lã Côi vương, còn bọn họ trong cung mau chóng truyền chỉ lập Lê Tuấn kế vị.
Ngày 18 tháng 12 năm 1505, Lê Tuấn lên ngôi, đặt niên hiệu là Đoan Khánh (端慶), sử gọi là Lê Uy Mục. Từ đây lịch sử nhà Lê sơ rơi vào một thời kỳ khủng hoảng vì sự man rợ của vị hoàng đế này.
Uy Mục bạo đế
Lê Uy Mục, tên thật Lê Tuấn (黎濬), con trai thứ hai của Lê Hiến Tông, mẹ là Nguyễn Thị Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn. Ngày 8 tháng 12, năm 1488, Nguyễn Thị Cận sinh ra Lê Tuấn rồi mất do bệnh hậu sản, Nguyễn Kính phi lúc đó là chị em tốt với Hoàng hậu, bèn nhận Tuấn về làm con.
Bấy giờ, Hiến Tông có con trưởng là An vương Lê Tuân (黎洵), con thứ 2 là Uy Mục và con thứ 3 chính là Lê Túc Tông. Mẹ của An vương là Mai chiêu nghi, chỉ là thị thiếp nên dù là con trưởng của Hiến Tông nhưng An vương khó được xét làm người kế thừa, hơn nữa lúc nhỏ An vương phạm tội bất hiếu với mẹ, nên Hiến Tông càng không đoái hoài. Trong khi đó, mẹ của Túc Tông là chính thất, Trang Thuận hoàng hậu Nguyễn Hoàn, bản chất Túc Tông lại là người nhân hiếu, thông minh, ngôi Thái tử sớm thuộc về Túc Tông. Khi Hiến Tông qua đời năm 1504, Nguyễn Kính phi muốn đưa Uy Mục lên ngôi, đem tiền vàng hối lộ cho Thượng thư Đàm Văn Lễ, Văn Lễ không nhận mà quyết lập Túc Tông, Uy Mục từ đấy sinh hận.
Ngày 22 tháng 3, năm đầu niên hiệu Đoan Khánh, Uy Mục cho người trong đêm giết chết bà nội là Thái hoàng thái hậu Nguyễn Thị Hằng, vì Uy Mục căm giận Thái hậu sỉ nhục mẹ của mình và việc bà không chịu lập Uy Mục lên ngôi. Ngày 5 tháng 6, cũng năm ấy, Uy Mục sai cách chức Lễ bộ thượng thư Đàm Văn Lễ và Đô ngự sử Nguyễn Quang Bật, bấy giờ 2 người là những người không thừa nhận ngôi vị của Uy Mục, bị cách chức đày về Thừa tuyên Quảng Nam. Nhưng Uy Mục nghe lời Nguyễn Nhữ Vy, trên đường đi lén sai người giết chết cả hai người, về sau lại giết Nhữ Vy. Uy Mục còn ra lệnh cho giết hết những người Chiêm Thành bị bắt làm gia nô trong các điền trang của các thế gia, công thần. Ông từ khi lên ngôi, đêm nào cũng cùng với cung nhân uống rượu, rồi đến khi say thì giết đi rất tàn bạo. Phó sứ thần Nhà Minh là Hứa Thiên Tích (許天錫) sang, trông thấy Uy Mục, làm thơ gọi Uy Mục là Quỷ vương (鬼王):
Sự tàn bạo của Uy Mục đã gây nên một làn sóng bất bình trong hàng ngũ quan lại, tông thất. Quyền hành trong triều rơi vào tay họ ngoại của hoàng đế. Bấy giờ, uy quyền thuộc về họ ngoại, phía đông thì làng Hoa Lăng (quê của Nguyễn Kính phi), phía tây thì làng Nhân Mục (quê của Trần hoàng hậu), phía bắc thì làng Phù Chẩn (quê của Chiêu Nhân thái hậu) đều chuyên cậy quyền thế, vùi dập các quan, kẻ thì vì ý riêng mà giết hại sinh dân, kẻ thì dùng ngón kín mà yêu sách tiền của. Muôn dân ta oán mà hoàng đế vẫn không chừa, lại mang lòng ngờ vực, đố kỵ. Các quan người nào ngày trước không lập mình, thì thường giết đi. Lại ngầm sai nội nhân Nguyễn Đình Khoa dò xét cả các thân vương là các chú và anh em của ông. Trong đó, Kinh vương Lê Kiện là chú đã chạy trốn không biết đi đâu, chỉ có Giản Tu công Lê Oanh là con của Kiến vương Lê Tân, chú ruột của hoàng đế, thì bị giam vào ngục nhưng trốn thoát được. Do vậy, mọi người đều cảm thấy nguy đến thân mình, càng nghĩ đến việc nổi loạn.
Tháng 11 năm 1509, Giản Tu công giả xưng anh ruột của mình là Cẩm Giang Vương Lê Sùng (黎漴), dựng cờ ở Lam Kinh và đưa quân về Đông Kinh. Uy Mục bèn bắt giết Lê Sùng và mẹ của Lê Oanh là Trịnh Thị Tuyên. Giản Tu công vào chiếm kinh thành bắt được và bức Uy Mục tự tử ngày 1 tháng 12 năm 1510. Giản Tu công hận Uy Mục giết hại gia đình mình, chưa nguôi giận, sai người dùng súng lớn, để xác Uy Mục vào miệng súng, cho nổ tan hết hài cốt, chỉ lấy ít tro tàn về chôn tại An Lăng (安陵) ở quê mẹ ông tại làng Phù Chẩn.
Vì sự tàn bạo độc ác, Uy Mục bị giáng làm Mẫn Lệ công (愍厲公), tuy nhiên về sau Lê Chiêu Tông lên kế vị đã truy phong ông thành thụy hiệu Uy Mục hoàng đế (威穆皇帝), còn được gọi là Uy Mục bạo đế (威穆暴帝).
Ngày 4 tháng 12 năm 1509, Giản Tu công lên ngôi, tức Lê Tương Dực.
Hồng Thuận trung hưng và sự suy trị
Lê Tương Dực, tên thật là Lê Oanh, con trai thứ hai của Kiến vương Lê Tân, là cháu nội của Lê Thánh Tông, dưới thời Lê Hiến Tông được ban phong hiệu Giản Tu công (簡修公). Khi Lê Uy Mục nghi ngờ tôn thất, bắt giam ông trong ngục, ông đã tìm kế thoát ra, gặp được Nghĩa quận công Nguyễn Văn Lang hiện đang ẩn dật tại Lam Kinh. Hai người tập hợp lực lượng, thảo chiếu dấy binh và tiến vào Đông Kinh vào năm 1509. Ông đặt niên hiệu là Hồng Thuận (洪順), bắt đầu thời kỳ trung hưng ngắn ngủi sau sự náo loạn dưới thời Uy Mục.
Trong những năm đầu cầm quyền, Lê Tương Dực cũng có vài đóng góp thể hiện sự cố gắng vực dậy đất nước đã suy tàn, nhất là trong lĩnh vực khoa cử. Năm 1511, ông tổ chức kỳ thi Hội, đến kỳ thi Đình thì ông đích thân ra đề văn hỏi về đạo trị quốc. Ông cho trùng tu Quốc Tử Giám, dựng lại bia tiến sĩ tỏ rõ sự khuyến khích hiền tài. Đông các Đại học sĩ Đỗ Nhạc đã soạn bài ký ở Quốc Tử giám ca ngợi công đức của Lê Tương Dực, đánh giá là người đủ tài đức để tiếp nối cơ nghiệp của Thuần Hoàng khi xưa. Bấy giờ, Lại bộ tả thị lang Lương Đắc Bằng dâng kế trị nước, đại ý khuyên rằng sửa sang văn chiếu điển lệ; tỏ lòng hiếu để cho người trong nước thuận theo; rời xa sắc dục; không dùng lời nịnh; không tùy tiện trao thưởng quan tước; cân nhắc bổ nhiệm quan lại chân chính công bằng; tiết kiệm chi tiêu để khuyến khích sự liêm chính; khen người tiết nghĩa để trọng đạo cương thường; cấm hối hộ bỏ trừng thói tham ô; sửa sang võ bị để thủ thế hùng cường; lựa chọn ngôn quan để trọng dụng lời thật; nới nhẹ việc phu để xót thương dân chúng; hiệu lệnh tín thực để nắm ý chí thiên hạ; luật pháp chế độ phải thận trọng để mở nền thịnh trị thái bình. Bấy giờ Tương Dực Đế đều cho là lời hay, luôn nghe theo, chẳng mấy chốc mở ra thời kỳ trung hưng thịnh vượng dưới thời cai trị của ông.
Năm 1510, Tương Dực sai quan Binh bộ Thượng thư là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo. Đại Việt thông giám gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Tương Dực còn sai Lê Tung soạn bài tổng luận về bộ sử ấy. Theo Phan Huy Chú, bộ sách này được Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử.
Năm 1511, người làng Quang Bị, huyện Bất Bạt là Trần Tuân nổi loại ở vùng Sơn Tây. Bấy giờ, nhân dân các phố xá ở kinh thành náo động, đều đem vợ con về quê quán, đường phố không còn một ai đi lại. Lê Tương Dực sai Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản chỉ huy quan quân đi đánh Trần Tuân. Bấy giờ, quân của Tuân đã bức sát đến huyện Từ Liêm (Quốc Oai), quan quân bại trận, lui về đóng ở các xứ Đông Ngạc, Nhật Chiêu. Về sau, Trịnh Duy Sản lập đại công, phá tan được cuộc nổi loạn, được phong tước Nguyên quận công (原郡公).
Năm 1516, Lê Tương Dực cho đắp thành rộng cả ngàn trượng chắn ngang sông Tô Lịch. Để thể hiện uy quyền đế vương, ông sai một người thợ là Vũ Như Tô xây điện 100 nóc, xây Cửu Trùng Đài. Quân dân làm trong mấy năm trời không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người. Bỏ bê việc nước, chỉ ngày ngày du ngoạn Hồ Tây, Tương Dực nghĩ ra nhiều trò quái lạ. Bấy giờ, có Trần Cảo thấy lời sấm ở phía Đông có khí thiên tử, bèn gầy dựng thế lực làm phản tại vùng Hải Dương, Đông Triều, Thủy Đường, tự xưng làm Đế Thích, chiêu mộ quân sĩ hơn 1 vạn người. Lê Tương Dực đích thân xuất chinh đi đánh giặc, ngự ở trên điện ra lệnh điều động các tướng. Sau quân triều đình sang đánh, Trần Cảo lui về đóng ở Trâu Sơn, thuộc phủ Từ Sơn. Tương Dực sai An Hòa hầu là Nguyễn Hoằng Dụ sang đóng quân ở Bồ Đề để chống giữ.
Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, bấy giờ có công lao dẹp loạn Trần Tuân, đem lòng oán hận Lê Tương Dực đã từng phạt mình bằng roi trước đây. Duy Sản nghe lời Thái sư Lê Quảng Độ và kẻ hầu là Trình Trí Sâm, âm mưu giết Lê Tương Dực và lập người mới, trở thành quyền thần. Ngày 7 tháng 4 năm đó, Duy Sản xông vào cung tìm và giết chết Lê Tương Dực, giết luôn nhiều quan nội thị theo hầu cận. Bấy giờ cho rằng Duy Sản là kẻ đại nghịch, sự đại loạn cuối đời Lê Sơ đều do y bắt đầu mà ra.
Lê Tương Dực bị giáng làm Linh Ẩn vương (靈隱王), về sau được truy phong làm Tương Dực hoàng đế (襄翼皇帝), táng ở Nguyên Lăng (元陵). Bấy giờ Khâm Đức hoàng hậu nghe tin hoàng đế qua đời, bèn than khóc, nhảy vào điện Mục Thanh đang cháy để chết theo. Người quân sĩ cũng đem xác bà an táng cùng Tương Dực trong Nguyên lăng.
Chính quyền tàn vong
Sau khi giết Tương Dực Đế, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản bèn tính lập con trưởng của Mục Ý vương là Lê Quang Trị, nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại lại muốn lập con trưởng của Cẩm Giang vương là Lê Y (黎椅). Bấy giờ Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết chết Mại, rồi lập Quang Trị lên. Nhưng chưa được 3 ngày, Trịnh Duy Đại đã đem Quang Trị về Tây Kinh. Bọn đại thần Trịnh Duy Sản bấy giờ lại đón Lê Y lên ngôi, tức Lê Chiêu Tông.
Bấy giờ, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, nghe tin Trịnh Duy Sản làm việc thí nghịch, liền nổi giận đem quân vượt sông, đốt phá phố xá ở kinh thành, bọn Trần Cảo ùa vào thì thành thất thủ, Thái sư Lê Quảng Độ ra hàng. Trịnh Duy Sản cùng triều đình đưa Chiêu Tông về Tây Kinh. Khi cửa thành bỏ hoang, dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, châu báu, bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 2 tấc, không thể kể xiết. Người mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến 400 lạng, người yếu cũng được đến hơn 200 lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch.
Chiếm được kinh thành, Trần Cảo xưng làm Thiên Ứng Đế (天應帝), ra cung điện bàn việc triều đình, dùng Lê Quảng Độ coi việc. Lúc này Thiết Sơn bá Trần Chân, con nuôi của Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, tập hợp quân sĩ hơn 6000 người ở chợ Hoàng Hoa (chợ Ngọc Hà ngày nay). Cảo xua Phan Ất đi trấn áp, 2 bên đánh nhau quyết liệt, Trần Chân do không có tiếp viện bèn lui về cố thủ. Bấy giờ Chiêu Tông từ Tây Kinh, hiệu triệu quân 3 phủ, sai các Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, Bình Phú hầu Nguyễn Văn Lự (em của Nguyễn Văn Lang), Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy đem quân thủy bộ cùng tiến thẳng đến Đông Kinh. Đồng thời gửi hịch cho các phủ huyện.
Ngày 23 tháng 3 năm 1516, tại Đông Kinh xảy ra trận chiến ác liệt giữa các thế lực phò Chiêu Tông và Trần Cảo. Cảo liên tục dùng súng, hỏa khí bắn ra để chặn quân triều đình, Nguyên quận công Trịnh Duy Sản, An Tín bá Trịnh Hy, Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy ra sức chống lại, hết sức dũng mãnh, khiến Cảo phải gắng đóng cửa thành cố thủ. Đến khi thế trận nguy khốn, Cảo mở cửa thành chạy qua sông Đuống, chạy lên Lạng Nguyên.
Ngày 27 tháng 3, Chiêu Tông chính thức đặt niên hiệu là Quang Thiệu (光紹). Bấy giờ Trịnh Duy Đại giữ Quang Trị ở Tây Kinh, nghe đến Chiêu Tông đã chiếm được Đông Kinh, bèn giết Quang Trị và những người em để chạy về Chiêu Tông. Tặc thần Lê Quảng Độ do đầu hàng Trần Cảo bị giết, cùng năm Nguyên quận công Trịnh Duy Sản do đánh tàn dư của Trần Cảo bị tử trận.
Năm 1517, An Hoà hầu Nguyễn Hoằng Dụ có hiềm khích với Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy, đóng quân chống nhau. Hoằng Dụ đóng quân ở phường Đông Hà, Tuy đóng quân ở ngoài thành Đại La chống giữ nhau, kinh thành trở thành chiến trường của 2 bên. Bấy giờ tướng Trần Chân có ân tình với họ Trịnh, thấy Nguyễn Hoằng Dụ đánh Trịnh Tuy bèn đem quân định cứu, đợi khi Hoằng Dụ vào chầu Chiêu Tông thì xông ra bắt. Khi ấy Hoằng Dụ đến cửa Đại Hưng, ngờ có quân của Trần Chân bèn đi thuyền chạy ra Thanh Hóa. Trần Chân gửi thư cho Trấn thủ Sơn Nam là Mạc Đăng Dung khuyên bắt Hoằng Dụ, nhưng Đăng Dung không nghe theo. Năm ấy, trong nước đói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau. Những nơi trải qua binh lửa như Đông Triều, Giáp Sơn ở Hải Dương; Yên Phong, Tiên Du, Đông Ngàn ở Kinh Bắc lại càng đói dữ. Trần Chân sau khi đuổi được Hoằng Dụ, tiện tay chiếm giữ Kinh thành.
Năm 1518, Chiêu Tông ra lệnh giết chết Thiết Sơn bá Trần Chân, cùng bè đảng hơn 6 người. Bấy giờ, quyền thế Trần Chân rất lớn, Vũ Xuyên hầu Mạc Đăng Dung còn phải kết thông gia. Trong kinh sư có kẻ hiếu sự làm câu ca rằng: "Trần hữu nhất nhân, vi thiên hạ quân, thố đầu hổ vĩ, tế thế an dân" (Có một người họ Trần, làm vua thiên hạ, đầu thỏ đuôi hổ, trị nước yên dân); Thọ quốc công Trịnh Hựu cùng với Thuỵ quân công Ngô Bính bàn với nhau rằng: Một người họ Trần tức là Trần Chân, đầu thỏ đuôi hổ tức là cuối năm Dần đầu năm Mão, sợ rằng vào năm ấy sẽ có biến loạn, họ khuyên Chiêu Tông sớm trừ đi. Trần Chân bị xử trảm, bêu đầu, đệ tử của Chân là Nguyễn Kính, Hoàng Duy Nhạc, Nguyễn Áng, Nguyễn Hiêu, Cao Xuân Thì họp binh với nhau ở chùa Yên Lãng, đánh sát vào kinh thành. Chiêu Tông nghe tin, đành đem trốn vào Gia Lâm. Bấy giờ, Vĩnh Hưng hầu Trịnh Tuy đóng quân ở xứ Sơn Nam có hơn 1 vạn người, nghe tin quan gia chạy ra ngoài, quân lính tan cả. Thế là quân Sơn Tây thả sức cướp phá, trong thành sạch không, Kinh sư thành bãi săn bắn, đánh cá. Chiêu Tông cho gọi Nguyễn Hoằng Dụ ra đánh bọn Nguyễn Kính. Nhưng Hoằng Dụ lưỡng lự không đi.
Để xoa dịu phe cánh Nguyễn Kính, Chiêu Tông sai giết những người gièm pha Trần Chân trước đây, nhưng Kính vẫn tụ tập cướp phá như trước. Mạc Đăng Dung khuyên Chiêu Tông về Bảo Châu (huyện Từ Liêm), nhưng nội thần Đỗ Nhạc và Nguyễn Dư can ngăn, Đăng Dung đem giết cả hai, đưa Chiêu Tông cùng em là Lê Xuân về Bảo Châu. Sau khi Chiêu Tông rời Đông Kinh, Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy cùng bọn giặc Sơn Tây lập Lê Bảng (黎榜), con của Tĩnh Tu công Lê Lộc (静修公黎禄) lên ngôi, đổi thành Đại Đức Đế (大德帝). Được nửa năm lại phế Bảng mà lập Lê Do (黎槱), đổi thành Thiên Hiến Đế (天宪帝). Cả hai đều là cháu 4 đời của Cung vương Lê Khắc Xương (黎克昌), con thứ hai của Thái Tông Văn Hoàng.
Mạc Đăng Dung soán vị
Chiêu Tông triệu thông gia của Trần Chân là Vĩnh Xuyên bá Mạc Đăng Dung đang trấn thủ Hải Dương và An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ đem quân đánh bọn Nguyễn Kính, Nguyễn Áng. Hoằng Dụ thua to, quân chết rất nhiều. Hoằng Dụ chạy xuống thuyền, tự liệu không đánh được, liền bãi binh lui về, chỉ để một mình Mạc Đăng Dung ở lại cầm cự với bọn Nguyễn Áng.
Năm 1519, Vĩnh Hưng bá Trịnh Tuy đánh úp Chiêu Tông ở dinh Bồ Đề, bị thua, phải đem Lê Do về Yên Lãng, Yên Lạc (Vĩnh Phú ngày nay). Tháng 7 năm ấy, Mạc Đăng Dung dẹp được Lê Do, bắt giết Do và Nguyễn Sư. Trịnh Tuy bỏ chạy về Tây Kinh, Nguyễn Kính đầu hàng. Cấp phong cho Đăng Dung làm Minh quận công (明郡公).
Năm 1521, Mạc Đăng Dung lại được phong làm Nhân quốc công (仁國公), lĩnh quản binh lực thủy bộ của 13 đạo, lại phong làm Thái phó. Tháng 8, Đăng Dung lãnh quân đến vùng Kinh Bắc, dẹp được Trần Cung, con của Trần Cảo. Lúc này quyền thế của Mạc Đăng Dung rất lớn, kiểm soát toàn bộ triều đình. Dung đem con gái nuôi vào cung hầu, tiếng là chầu hầu, thực ra là để dò xét, coi giữ. Lại cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh làm Dục Mỹ hầu (煜美侯), trông coi điện Kim Quang. Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thủy thì thuyền rồng giây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Lại giết bọn thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử.
Ngày 27 tháng 7, năm Quang Thiệu thứ 7 (1522), Chiêu Tông chạy ra huyện Minh Nghĩa ở Sơn Tây (vùng đất nay thuộc tỉnh Hà Tây), lúc đó ông mưu ngầm với bọn Phạm Hiến, Phạm Thứ, sai người đem mật chiếu vào Tây Kinh bảo Trịnh Tuy nghênh viện. Hôm sau Đăng Dung nghe tin, cho người đuổi theo nhưng Chiêu Tông quyết chống lại, chạy vào thành Tây Kinh. Trong kinh thành, Mạc Đăng Dung cùng Thái sư Lượng quốc công Lê Phụ và các công hầu lập em của Chiêu Tông là Lê Xuân lên ngôi. Ngày 11 tháng 8, Mạc Đăng Dung cùng Lê Phụ tôn Lê Xuân lên, tức Lê Cung Hoàng, tuyên bố phế truất Chiêu Tông, gọi là Quang Thiệu Đế (光紹帝). Cung Hoàng lên ngôi, đặt niên hiệu là Thống Nguyên (統元), trong nước lúc đấy tồn tại 2 vị hoàng đế. Cung Hoàng bị Đăng Dung dời đến Hồng Thị, thuộc Hải Dương tạm trú ẩn; ngay khi nghe tin ấy Chiêu Tông ngự về Đông Kinh, thiết lập lại triều đình.
Bấy giờ các xứ Tây, Nam, Bắc thì Chiêu Tông đều lấy được cả, thanh thế lớn. Sau đó, Trịnh Tuy đem quân phủ Thanh Hóa vào chầu, Chiêu Tông nghe lời nịnh mà chém thuộc tướng của Tuy, nên Tuy sinh lòng hận thù. Ngày 18 tháng 10, Trịnh Tuy bắt Chiêu Tông về Thanh Hóa, Tây Kinh, cả nước đều thất vọng. Ngày 18 tháng 12, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp phản loạn Giang Văn Dụ, đuổi khỏi kinh thành, đưa Cung Hoàng từ Hồng Thị về kinh sư.
Năm 1523, sau khi Trịnh Tuy đem Chiêu Tông về Thanh Hóa, quân lực Chiêu Tông bị giảm đáng kể, Đăng Dung liên tiếp sai Sơn Đông hầu Mạc Quyết, Quỳnh Khê hầu Vũ Hộ, Dương Xuyên hầu Vũ Như Quế đi đánh Trịnh Tuy ở Thanh Hoa, phá tan quân Tuy. Tuy liền dời Chiêu Tông lên châu Lang Chánh. Năm đó Đang Dung giáng Chiêu Tông làm Đà Dương vương (陀陽王).
Năm 1525, Cung Hoàng phong Mạc Đăng Dung thêm thành Bình chương quốc trọng sự, đem quân đánh Trịnh Tuy, Tuy thua trận bỏ chạy rồi chết. Đăng Dung bắt được Chiêu Tông ở động An Nhân. Về đến kinh sư, Đăng Dung giam Chiêu Tông ở phường Đông Hà. Nghe tin Chiêu Tông bị bắt, các quần thần Phúc Lương hầu Hà Phi Chuẩn, Nghiêm Bá Kỳ, Đàm Thận Huy đều bị truy lùng và giết chết, bấy giờ triều đình đều nằm trong tay Mạc Đăng Dung. Ngày 18 tháng 12, năm 1526, Đang Dung bí mật sai Bái Khê bá Phạm Kim Bảng giết Chiêu Tông ở nơi bị giam, đem xác về chôn ở Vĩnh Hưng lăng.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra nhà Mạc. Bấy giờ, thần dân trong Kinh đều theo Mạc Đăng Dung và đều đón Đăng Dung vào Kinh.
Nhận định
Giống như Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, nhà Hậu Lê lên cầm quyền ở Việt Nam nhờ công đánh đuổi người phương Bắc để giành lại nước. Nhưng khác với thế hệ trước, nhờ có cơ sở vững chắc 470 năm liên tục (938 - 1407) do các triều đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần trước đó tạo dựng nên thành quả đánh ngoại xâm của nhà Hậu Lê được giữ gìn trong thời gian dài. Nước Đại Việt thời nhà Hậu Lê tồn tại được 100 năm (1428 - 1527).
Xây dựng quốc gia
Bộ máy hành chính
Lê Thái Tổ chia nước ra làm 5 đạo, đạo mới đặt gọi là Hải Tây đạo, gồm cả Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa. Trong các đạo, đạo nào cũng có quan Hành khiển để giữ sổ sách về việc quân-dân.
Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã, thôn. Đến thời vua Lê Thánh Tông đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu ở mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên (tỉnh). Dưới đạo thừa tuyên (tỉnh) có phủ, huyện, xã, thôn.
Bộ máy chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời Lê Thánh Tông thì được các nhà nghiên cứu đánh giá là hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là Hoàng đế, thứ dưới là hệ thống quan liêu chặt chẽ. Để tập trung quyền lực vào Hoàng đế, Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển... Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả chức tổng chỉ huy quân đội.
Đời Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành lục bộ:
Lại bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
Lễ bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo;
Hộ bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
Binh bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
Hình bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công – công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và có đức.
Kinh tế
Nông nghiệp
20 năm dưới ách thống trị của phong kiến nhà Minh, đời sống nhân dân Đại Việt rất cực khổ. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển nông nghiệp, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. Nhà Lê kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng, đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ và định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền; cấm giết trâu bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
Nhà Lê còn đẩy mạnh việc lập đồn điền và khẩn hoang nhằm khai thác những vùng đất mới. Nhờ những chính sách tích cực, nông nghiệp đã đảm bảo tương đối đời sống nhân dân trong nước. Nhân dân thời Lê có câu thơ:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Con bế, con dắt, con bồng, con mang...
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
Thủ công nghiệp
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Đông Kinh sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác.
Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm v.v... ngày càng phát triển. Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Đông Kinh là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục Bách tác sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
Thương mại
Triều đình khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều luật cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ.
Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Hội Thống (Hà Tĩnh) và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành sứ, vải lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Tuy nhiên, cùng với thủ công nghiệp, thương mại vẫn bị nhà nước ức chế. Thời nhà Lê, chính quyền dùng chính sách bế quan tỏa cảng. Nhà Lê hạn chế ngoại thương hơn cả nhà Lý, nhà Trần. Các tàu ngoại quốc tới buôn bán đều phải đậu ở Vân Đồn. Dân buôn muốn đi buôn bán thì phải có giấy phép, về cũng phải có giấy phép. Quan lại vô cớ tới Vân Đồn, dân chúng tự tiện đón tàu vào buôn bán cũng đều bị xử tội.
Giáo dục
Ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Đông Kinh, mở trường học các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là sách của nhà Nho. Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời Lê Thánh Tông, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
Học chế thời Lê mở rộng hơn các thời trước, không cấm con em nhà thường dân đi học như thời nhà Lý, nhà Trần. Tài liệu học tập thì gồm mấy bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh tinh túy, Bắc sử (Sử Trung Quốc). Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là trừng phạt bằng roi vọt và học thuộc lòng. Ngoài ra còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.
Lê Thánh Tông khởi xướng và cho lập bia tiến sĩ lần đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484, các đời vua sau này tiếp tục bổ sung thêm các tấm bia vinh danh mới. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học, Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn, Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái. Việc thi cử, học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ, trạng nguyên đỗ đạt và thành danh.
Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới Nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ.
Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê.
Luật pháp
Về luật pháp, Bộ Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hóa một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Nội dung chính của bộ luật là bảo vệ quyền lợi của vua hoàng tộc; bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. Đặc biệt bộ luật có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Xã hội
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công, nộp tô thuế, đi phục dịch cho nhà nước (đi lính, đi phu...) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn; họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt, người Hoa, dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần.
Nhờ chính sách khuyến nông, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Các nhà nghiên cứu Việt Nam tự nhận Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
Văn học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, có hàng loạt tập văn thơ nổi tiếng. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca,... Văn thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn v.v.... Ngoài ra, văn học thời Lê Sơ xuất hiện một bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ chỉ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm loại này được viết với lời lẽ rất trau chuốt, ý tứ cầu kỳ và tình cảm giả tạo.
Sử học có tác phẩm: Đại Việt sử ký (10 quyển) của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư (15 quyển) của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Đại Việt thông giám của Vũ Quỳnh, Việt giám thông khảo tổng luận của Lê Tung, Hoàng triều quan chế,...
Địa lý học có sách Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ,... của Nguyễn Trãi.
Y học có công trình Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên và Bảo anh lương phương của Nguyễn Trực.
Toán học có các tác phẩm Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
Ngoài ra, thời Lê sơ cũng cho biên soạn Điển lệ là loại sách tổng hợp thành tựu của nhiều ngành. Bộ Thiên Nam dư hạ tập gồm 100 quyển của Lê Thánh Tông cũng là 1 ví dụ cụ thể.
Nghệ thuật sân khấu như ca múa nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển nhất là chèo tuồng. Âm nhạc cung đình được hình thành từ thời Lê Thái Tông.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm cung điện tại Lam Kinh, những đồ vật còn sót lại cho thấy tay nghề tinh xảo, tư duy quy mô lớn của nghệ nhân đương thời. Hiện nay còn lại một số dấu vết của Lam Kinh ở Thanh Hóa như nền cột, bậc thềm, một số con vật bằng đá. Cung điện Lam Kinh xây dựng trên một khu đất hình chữ nhật dài 314 mét rộng 254 mét, có tường thành bao bọc dày 1m. Trong các bia đá, nổi tiếng nhất là bia Vĩnh Lăng (viết về Lê Thái Tổ).
Tổ chức quân đội
Hoàng đế Lê Thánh Tông ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội, đôn đốc và thực hiện các bước để tăng cường các khả năng chiến đấu của các vệ quân năm đạo. Việc canh phòng và cảnh giác về vấn đề biên cương rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Lê Thánh Tông cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tổ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ.
Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương gọi là chế độ Ngụ binh ư nông: khi đất nước có giặc ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng. Ban hành 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kỵ binh. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc; gồm súng hỏa mai, đao, kiếm, giáo, mác, cung, tên, hỏa đồng, hỏa pháo. Được trang bị hết sức đầy đủ, hùng mạnh.
Hằng năm quân lính được luyện tập võ nghệ chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ không để xâm lấn.
Gây chiến tranh xâm lược
Đánh Chiêm Thành
Chúa Chiêm Thành là Trà Toàn bỏ tiến cống nhà Lê, thường xâm lấn biên giới phía nam Đại Việt. Năm 1470, Trà Toàn sai sứ thần sang cầu viện nhà Minh, thân hành đem 10 vạn quân thủy, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hóa Châu. Viên tướng trấn giữ Hóa Châu Phạm Văn Hiển chống không nổi, phải đóng cửa thành chống giữ, cho người phi ngựa đem văn thư cáo cấp về Đông Kinh.
Tháng 10 năm ấy, Lê Thánh Tông sai sứ đem việc Chiêm Thành đánh úp biên giới sang báo cáo với nhà Minh, và thân chinh cầm 200.000 quân tiến vào đất Chiêm Thành. Tháng 3 năm 1471, kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành thất thủ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hơn 30.000 người Chiêm bị bắt, trong đó có chúa Trà Toàn. 40.000 lính Chiêm Thành đã tử trận.
Bấy giờ một tướng Chiêm là Bô Trì Trì chạy về đất Phan Lung, cử sứ sang cống và xin xưng thần với Đại Việt. Theo Việt Nam Sử lược, Thánh Tông có ý muốn làm cho Chiêm Thành yếu đi, mới chia đất Chiêm ra làm 3 nước, phong 3 quốc vương: 1 nước gọi là Chiêm Thành, 1 nước nữa là Hóa Anh và 1 nước nữa là Nam Phan.
Sau khi Trà Toàn bị bắt, em là Trà Toại trốn vào núi, sai người sang cầu cứu nhà Minh và xin phong vương. Được tin, Lê Thánh Tông sai Kỳ quận công Lê Niệm đem 3 vạn quân vào đánh, Trà Toại bị bắt giải về kinh. Về sau, Minh Hiến Tông sai sứ sang bảo Thánh Tông phải trả đất cho Chiêm Thành, nhưng ông nhất quyết không chịu.
Sau chiến thắng, Lê Thánh Tông thực hiện chính sách mới, bình định và Việt hóa dân chúng người Chiêm Thành và sáp nhập lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt. Tháng 6 năm 1471, lãnh thổ miền bắc Chiêm Thành được lập thành thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa.
Đánh Bồn Man, dẹp Lão Qua
Bồn Man, lãnh thổ gồm miền tây Nghệ An, tỉnh Huaphanh và tỉnh Sơn La ngày nay, trước đây đã xin nội thuộc Đại Việt, đổi thành châu Quy Hợp dưới quyền các tù trưởng họ Cầm, sau đó đổi thành phủ Trấn Ninh, và đặt quan phủ huyện để trị vì. Nay Cầm Công, với sự giúp đỡ của người Lão Qua, đánh đuổi quân Đại Việt, rồi ra quân chống giữ với quan quân.
Năm 1479, có tù trưởng xứ Bồn Man là Cầm Công làm phản, xúi giục người Lão Qua cầm binh quấy nhiễu miền tây Đại Việt.
Lê Thánh Tông sai Thái uý Lê Thọ Vực cùng các tướng Trịnh Công Lộ, Lê Đình Ngạn, Lê Lộng và Lê Nhân Hiếu chia quân làm 5 đạo đi từ Nghệ An, Thanh Hóa và Hưng Hóa đánh đuổi quân Lão Qua tới sông Kim Sa giáp với Miến Điện. Quân Đại Việt toàn thắng.
Lê Thánh Tông bèn ngự giá thân chinh, nhưng khi tới Phù Liệt, được tin quân Đại Việt thắng Lão Qua thì rút về và cử Kỳ quận công Lê Niệm đem quân đi đánh. Kết quả là những người Bồn Man ra hàng, tù trưởng là Cầm Công cũng tử trận.
Sau đó, Thánh Tông phong người họ Cầm Công là Cầm Đông làm Tuyên úy Đại sứ và đặt lại quan cai trị như trước, đặt vùng đất mới này là xứ Trấn Ninh.
Ngoại giao
Với Trung Quốc
Đến thời Lê Thánh Tông, quân Đại Việt phát triển mạnh, xâm lược Lào, Chiêm nên gây được sự chú ý, Đại Minh lấy lễ nghĩa mà đãi Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hòa bình.
Đại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng các vua Lê vẫn phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng hai bên vẫn xảy ra những vụ lấn cướp biên giới qua lại, có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua Lê cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch. Suốt từ thời Lê Thái Tông đến Lê Thánh Tông, trong gần 50 năm liên tục xảy ra những vụ tranh chấp vùng biên giới tây bắc hoặc đông bắc, nhưng cuối cùng không xảy ra chiến tranh.
Lê Thánh Tông thường bảo với triều thần:
Với các nước Đông Nam Á
Sau khi Đại Việt đánh hạ Chiêm Thành, nhiều vương quốc láng giềng phía Tây bắt đầu cử sứ thần đến thông hiếu. Quan điểm của Vua Lê Thánh Tông là vừa tiếp đãi, vừa dè chừng họ. Năm 1485, nhà vua ra lệnh vệ Cẩm y phải nghiêm ngặt tiếp rước và canh giữ, đề phòng các sứ giả Chiêm Thành, Lão Qua (Lan Xang), Xiêm La (các quốc gia thuộc Thái Lan), Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (Malakka) dò xét nội tình Đại Việt.
Các Hoàng đế và Hoàng hậu nhà Lê sơ
Danh sách
Liệt kê
Các Hoàng đế
Lê Lợi
Lê Nguyên Long
Lê Bang Cơ
Lê Nghi Dân
Lê Tư Thành
Lê Tranh
Lê Thuần
Lê Tuấn
Lê Oanh
Lê Quang Trị
Lê Y
Lê Bảng
Lê Do
Lê Xuân
Các Hoàng hậu
Phạm Thị Ngọc Trần
Nguyễn Thị Anh
Ngô Thị Ngọc Dao
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị Hoàn
Nguyễn Thị Cận
Mai Ngọc Đỉnh
Trần Thị Tùng
Nguyễn Thị Đạo
Phạm Thị Ngọc Quỳnh
Gia phả nhà Lê
Chú thích |
Quận là một loại đơn vị hành chính địa phương. Danh xưng "quận" bắt nguồn từ Trung Quốc, trong lịch sử đã từng được sử dụng ở cả Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ngày nay, quận chỉ còn được dùng để chỉ một loại đơn vị hành chính cấp 2 ở Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc. Trong nhiều tài liệu tiếng Anh, từ "district" được xem là có nghĩa tương đương với "quận".
Lịch sử
Danh xưng "quận" (chữ Hán: 郡) được sử dụng để chỉ đơn vị hành chính đầu tiên ở nước Tần cuối thời kỳ Chiến Quốc, sau Biến pháp Thương Ưởng. Ban đầu, quận mang ý nghĩa như một đơn vị hành chính quân sự ở vùng biên cương, khác với huyện chỉ đơn thuần là những đơn vị hành chính nội địa. Sách Sử ký có ghi chép thời Tần Vũ vương, Tả thừa tướng Cam Mậu đánh chiếm đất Nghi Dương của nước Hàn, đặt thành quận huyện.
Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã xóa bỏ chế độ phong kiến từ của nhà Chu, chia toàn quốc thành 36 quận, sau tăng lên thành 40 quận. Dưới cấp quận là huyện. Nhà Hán kế thừa phân cấp hành chính này (nhà Hán còn thành lập "quốc" để phong cho các hoàng thất chư hầu, nên còn gọi là "chính sách Quận - Quốc"), từ đó lan dần đến các quốc gia ảnh hưởng lịch sử văn hóa Hán như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhà Đường về sau, danh xưng "quận" không còn được sử dụng để chỉ đơn vị hành chính. Thời Tống, dân gian đôi khi vẫn dùng danh xưng "quận" để chỉ đơn vị hành chính cấp châu. Thời Minh - Thanh, giới sĩ nhân thường dùng danh xưng "quận" để chỉ đơn vị hành chính cấp phủ.
Trong lịch sử, Nhật Bản cũng từng dùng danh xưng "quận" để chỉ một cấp đơn vị hành chính. Danh xưng này sử dụng đến năm 1942 thị bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tại thuộc địa Đài Loan, đơn vị hành chính cấp quận vẫn được tiếp tục sử dụng cho đến tận năm 1945.
Ngày nay, đơn vị hành chính quận chỉ còn sử dụng ở Việt Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc, đều dùng để chỉ đơn vị hành chính cấp 2. Ở Việt Nam, quận là đơn vị hành chính đô thị, nhưng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc, quận (Hangul: 군, Kun) là đơn vị hành chính nông thôn.
Việt Nam
Ở Việt Nam, quận là đơn vị hành chính của thành phố trực thuộc trung ương. Đơn vị hành chính ngoại thành ngang cấp quận thì được gọi là huyện. Ví dụ như quận Ninh Kiều là một khu nội thành của thành phố trực thuộc trung ương Cần Thơ và Cờ Đỏ là một vùng ngoại thành cũng của Cần Thơ.
Trước năm 1975 tại miền nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tất cả các đơn vị hành chính cấp thấp ngay dưới đơn vị hành chính tỉnh đều được gọi là quận, không phân biệt vùng thành thị hay nông thôn. Ví dụ quận Sa Đéc thuộc tỉnh Sa Đéc là quận thành thị gồm phần đất của Thành phố Sa Đéc bây giờ, và quận Đức Thành là quận nông thôn thuộc huyện Lai Vung của tỉnh Đồng Tháp ngày nay. Còn cấp quận dưới thị xã là quận đô thị, giống như thị xã Cần Thơ gồm 2 quận là: Quận I và Quận II, hai Quận này ngày nay là Quận Ninh Kiều và một phần hai Quận Bình Thủy và Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, các đơn vị hành chính theo thứ tự cấp bậc như sau: dưới quốc gia Hoa Kỳ là các tiểu bang, dưới mỗi tiểu bang là quận (county). Ví dụ, nơi đông người Việt nhất ở Hoa Kỳ được gọi là Quận Cam (Orange County), một khu vực rộng lớn có trên 30 thành phố. Đôi khi thuật từ "quận" cũng được dùng để dịch từ district trong tiếng Anh.
Một ví dụ là District of Columbia, thường được dịch là "Quận Columbia", tức là thủ đô Washington D.C. của Hoa Kỳ. Tuy nhiên cách dịch này không chính xác bởi vì Washington D.C. không lệ thuộc bất kỳ một tiểu bang nào hay lãnh thổ nào và thường thì nó được xem ngang cấp với các tiểu bang của Hoa Kỳ vì thế trường hợp này District of Columbia nên dịch là Đặc khu Columbia.
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, tương đương của một quận ở Việt Nam được gọi là "khu" (chữ Hán: 区; Hán-Việt: khu) và tương đương của một huyện được gọi là "huyện" (县; huyện, huyền). Khác với Việt Nam, chỉ có thành phố trực thuộc trung ương mới có đơn vị quận, Trung Quốc là quốc gia có rất nhiều thành phố lớn tuy không phải là thành phố trực thuộc trung ương nhưng đủ rộng lớn để có thể thành lập các đơn vị hành chính cấp quận. Ví dụ như thành phố Quế Lâm ở Khu tự trị Quảng Tây, Trung Hoa cũng có các đơn vị hành chính như Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Nhật Bản
Quận là khu vực hành chính dưới đô đạo phủ huyện được thiết lập từ năm 1878, thông thường quản lý một số địa phương tự trị đinh hoặc thôn. Địa phương tự trị cấp thành phố thì không thuộc quyền quản lý của quận. Tuy nhiên, Nhật Bản đã bỏ chế độ quận từ năm 1926, hiện thời quận chỉ biểu thị địa danh mà không có chức năng quản lý. |
iPod là dòng máy nghe nhạc và là thiết bị di động đa mục đích cơ bản được thiết kế và bán bởi Apple Inc.. Phiên bản đầu được ra mắt vào ngày 23 tháng 10 năm 2001, khoảng 8 tháng rưỡi sau khi iTunes trên Mac được tung ra thị trường. Cho đến tháng 5/2022, Apple bán được xấp xỉ 450 triệu sản phẩm iPod. Dòng sản phẩm này ngừng sản xuất vào ngày 10 tháng 5 năm 2022, kết thúc lịch sử của iPod sau hơn 20 năm.
Cho đến tháng 5/2022, toàn bộ dòng sản phẩm iPod thế hệ cuối bao gồm iPod Classic thế hệ 6 và iPod Nano thế hệ 7, iPod shuffle thế hệ 4, và iPod Touch thế hệ 7. Phần mềm bên cạnh iPod dùng để truyền nhạc, hình ảnh, và video lên tới iPod được gọi là iTunes. iTunes là chương trình chơi nhạc mà lưu giữ thư viện đựng cả âm nhạc trên máy của người dùng, và cũng có thể chơi và sao chép nhạc từ CD. Những loại iPod và phiên bản iTunes mới nhất có tính năng chơi video. Có thể lưu giữ định dạng khác vào iPod, làm nó thành đĩa cứng bên ngoài.
iPod luôn là sản phẩm được ưa chuộng, tuy nhiên doanh số bán ra của iPhone và iPad đã vượt qua iPod trong suốt những năm 2010, dẫn đến việc ngừng sản xuất từng dòng iPod.
Lịch sử
Các máy nghe nhạc MP3 đã tồn tại kể từ giữa thập niên 90, nhưng Apple thấy rằng những thiết bị đó to và cồng kềnh hoặc quá nhỏ, không có mục đích, với những giao diện người dùng thậm tệ. Đồng thời các thiết bị nghe nhạc có những mặt hạn chế về dung lượng và độ nặng của máy; các máy dựa trên thẻ nhớ flash chứa quá ít bài hát, trong khi các máy dựa trên ổ cứng thì quá to và cồng kềnh. Để giái quyết những khuyết điểm này, Apple quyết định tạo ra chiếc máy nghe nhạc MP3 của riêng công ty này.
Với sự điều hành của CEO Steve Jobs, trường phòng kĩ sư phần cứng Jon Rubinstein đã chiêu mộ Tony Fadell, người từng là nhân viên của General Magic và Philips. Ông có một ý tưởng tạo nên một chiếc máy chơi nhạc MP3 tốt hơn các hãng khác và tạo ra một cửa hàng nhạc đi kèm với nó. Fadell trước đó từng phát triển các sản phầm như Philips Velo trước khi sáng lập một công ty riêng tên là Fuse Systems để tạo chiếc máy nghe nhạc mới, nhưng RealNetworks, Philips và Sony đều từ chối dự án này. Ông khám phá một ổ cứng siêu nhỏ của Toshiba trong khi đang gặp đối tác cung cấp cho Apple ở Nhật Bản, và từ đó mua bản quyền của ổ cứng đó cho Apple. Kéo theo đó là quá trình vượt trội trong việc phát triển các bộ phận quan trọng, trong đó có cả pin và màn hình.
Fadell tìm được sự hỗ trợ cho dự án của ông bởi Apple Computer Inc. và được chiêu mộ vào công ty, làm với vai trò là hợp đồng cùng với công ty để tạo ra iPod, trước đó dự án mã tên là P-68. Vì hầu hết nhân công và nguồn lực của Apple đều dồn vào dòng iMac, thế nên Fadell chiêu mộ các nhân viên kì cựu của chính công ty ông, Fuse, cùng với General Magic và Philips để tạo nên đội phát triễn cốt lõi của iPod.
Khoảng thời gian ngắn hạn buộc ông phải phát triển nhiều bộ phận của iPod ngoài Apple, bằng cách phối hợp với công ty Portal Player để làm nên phần mềm danh cho nó, từ đó hình thành nên iPod OS. Trong vòng 8 tháng, cả hai bên đã tạo ra một bản mẫu. Bề ngoài của chiếc máy được lấy cảm hứng bới Radio bán dẫn Braun T3 (1958), trong khi phần mềm dựa trên con lăn dựa theo điện thoại BeoCom 6000. Steve Jobs cực kì chú tâm đến những chi tiết của thiết kế bề ngoài; một giai thoại kể rằng ông từng thả một bản mẫu iPod vào bể cá trước mặt những kĩ sư để cho thấy không gian còn trống ở bên trong chiếc máy không được sử dụng, bằng những bong bong khí thoát ra từ nó. Apple kí hợp đồng với công ty Pixo, để thiết kế hệ điều hành cho iPod.
Tên iPod được gợi ý bởi Vinnie Chieco, một người làm quảng cáo tự do. Ông và vài người khác được chiêu mộ bởi Apple để quyết định cách giới thiệu máy chơi nhạc này đối với công chúng. Sau khi ông nhing bản mẫu, ông nhớ đến lời thoại trong phim 2001: A Space Odyssey: "Open the pod bay doors, Hal". Chính điều đó khiến ông liên tưởng đến mối quan hệ giữa tàu không gian lớn và tàu con, tương tự như sự liên kết giữa một máy tính và máy chơi nhạc.
iPod được phát triển trong vòng 8 tháng, và được ra mắt vào ngày 23 tháng 10 năm 2001. Sản phầm gồm một màn hình và vòng lăn, với vỏ nhựa ở trước và vỏ nhôm ở đằng sau. Cùng với đó là ổ cứng 5GB, và 32MB RAM, để lưu trữ, chơi trước nhiều bài hát trong vòng 20 phút và tránh việc ổ cứng phải chạy liên tục, từ đó kéo dài dung lượng pin lên đến 10 tiếng.
Steve Jobs có một câu nói nổi tiếng khi ra mắt iPod: "1,000 bài hát trong túi của bạn".
Các dòng iPod
iPod Classic
iPod thế hệ 1 (23/10/2001)
iPod thế hệ 1 đánh dấu sự ra đời của thương hiệu máy nghe nhạc iPod. Hệ máy đầu tiên này được Apple cho ra mắt vào ngày 23 tháng 10 năm 2001. Thế hệ đầu tiên này dùng màn hình đen trắng, sử dụng hệ thống điều khiển với các nút bấm vật lý (scroll wheel) và ra mắt dưới 2 phiên bản dung lượng bộ nhớ là 5GB và 10GB. Với phiên bản 5GB, nó có thể lưu trữ khoảng 1000 bài nhạc mp3 chất lượng 160kb/s, pin có thời lượng 10 tiếng. Tại thời điểm đó, Apple bán ra bản 5GB với giá 400USD, bản 10GB là 500USD.
iPod thế hệ 2 (17/07/2002)
Vào năm 2002, Apple nâng cấp iPod lên thế hệ cao hơn. Kiểu dáng của phiên bản này tương tự bản trước đó. Ngoài nâng cấp về dung lượng bộ nhớ từ 5GB & 10GB lên thành 10GB & 20GB thì iPod thế hệ thứ hai còn có thêm chức năng cảm ứng đi kèm với nút bấm vật lý. Cả hai thế hệ đầu này đều dùng cổng kết nối Firewire chứ chưa dùng chuẩn kết nối USB thông thường.
iPod thế hệ 3 (28/04/2003)
Một năm sau đó, Apple ra mắt thế hệ 3 của iPod với nhiều mức dung lượng bộ nhớ hơn: 10GB, 15GB, 20GB, 30GB và 40GB. Ở phiên bản này, các nút chức năng như chạy/tạm dừng, chuyển bài...đã được chuyển lên một hàng phía trên bàn rê cảm ứng. Thời gian sử dụng pin của iPod thế hệ 3 đã giảm từ 10 tiếng xuống còn 8 tiếng do Apple chuyển sang dùng loại pin Li-ion thay vì Li-polymer. Tháng 9 năm 2003, Apple phát hành phần mềm iTunes phiên bản dành cho HĐH Windows của Microsoft, giúp các máy iPod có thể kết nối và đồng bộ với Windows.
iPod thế hệ 4 (19/07/2004)
iPod Photo
Từ phiên bản mới này, các nút bấm vật lý đã bị loại bỏ hoàn toàn. Thay vào đó nó thừa hưởng công nghệ cảm ứng clickwheel từ iPod Mini, cùng với đó là thiết kế đẹp hơn, mỏng và nhẹ hơn. iPod thế hệ này có 2 mức dung lượng là 20GB và 40GB. Hai phiên bản khác của iPod thuộc thế hệ 4 cũng được Apple giới thiệu đó là iPod Photo và iPod Color với màn hình màu và khả năng xem ảnh, mức dung lượng lớn nhất đạt 60GB.
iPod thế hệ 5 (12/10/2005)
iPod thế hệ 5 là đợt nâng cấp đánh dấu bước ngoặt của Apple, nó có thiết kế khác các bản trước đó với màn hình to hơn, mỏng và nhẹ hơn cùng với khả năng chơi video. Năm 2006, Apple nâng cấp dung lượng bộ nhớ cho thế hệ này lên cao nhất là 80GB (trước đó là 60GB) đi kèm với bản 30GB. Năm 2005 cũng là năm đánh dấu thời điểm Apple trang bị màn hình màu cho toàn bộ dòng iPod (trừ Shuffle không có màn hình).
iPod Classic thế hệ 6 (05/09/2007)
Đây là hệ máy đánh dấu tên gọi "Classic" được Apple đưa vào sử dụng. Với nhiều thay đổi đáng kể như vỏ hợp kim nhôm, màu bạc thay thế trắng, giao diện người dùng mới và ra mắt dưới 3 phiên bản gồm 80GB, 120GB và 160GB, giúp thỏa mãn các tín đồ nhạc số di động. Ngoài những cải tiến bên ngoài, thời lượng pin cũng nâng cao đáng kể, phiên bản 160GB có thời gian sử dụng khoảng 40 tiếng cho nghe nhạc và 6 tiếng chơi video. Tới nay, Apple chưa ra mắt thế hệ tiếp theo của dòng iPod Classic này vì vậy thế hệ 6 là mới nhất bây giờ, vả lại với những tính năng mà Apple trang bị cho nó thì chưa cần thiết để nâng cấp dòng iPod lâu đời nhất này.
iPod Mini
Đúng với tên gọi, Mini là hệ máy iPod nhỏ nhất của "quả táo" tại thời điểm ra mắt (2004). Chỉ có vỏn vẹn hai phiên bản ra mắt năm 2004 và 2005 với dung lượng bộ nhớ là 4GB và 6GB. iPod Mini là chiếc máy đầu tiên mà "quả táo" trang bị tính năng điều khiển cảm ứng (clickwheel), công nghệ này hiện vẫn đang được Apple sử dụng nhờ tính hiệu quả và đơn giản.
iPod Nano
Nếu đầu năm 2005, Apple ra mắt iPod Mini thế hệ 2 thì cuối năm, họ lập tức giới thiệu chiếc iPod Nano đầu tiên, đây là dòng máy thay thế Mini của Apple. Tính đến nay, iPod Nano trải qua 7 thế hệ với đủ màu sắc thời trang khác nhau.
iPod Nano thế hệ 1 (07/09/2005)
Apple quảng cáo Nano có độ mỏng chỉ như một chiếc bút chì và nhỏ tí hon. iPod Nano thế hệ 1 là chiếc iPod đầu tiên dùng bộ nhớ flash, nhờ đó giảm thiểu kích thước của iPod trong khi dung lượng không hề giảm. Thế hệ 1 có hai màu đen và trắng gồm các phiên bản 1GB, 2GB và 4GB, màn hình màu, thời gian chơi nhạc đạt 24 tiếng.
iPod Nano thế hệ 2 (12/09/2006)
Một năm sau, iPod thế hệ 2 ra mắt với nhiều màu sắc hơn (6 màu). Vỏ nhựa của thế hệ trước bị thay bằng vỏ nhôm, một kiểu thiết kế truyền thống của Apple sau này. Nó hiện diện dưới 3 phiên bản 2GB, 4GB và 8GB.
iPod Nano thế hệ 3 (05/09/2007)
Thế hệ Nano này được trang bị công nghệ màn hình QVGA với kích thước 2", clickwheel thiết kế nhỏ hơn, giao diện người dùng mới (cover flow) và khả năng chơi video. Nó có 2 phiên bản 4GB và 8GB, thời gian dùng pin là 24 tiếng.
iPod Nano thế hệ 4 (09/09/2008)
Giống như iPhone, iPod Nano thế hệ này được tích hợp gia tốc kế, giúp việc xem ảnh, video ngang màn hình dễ dàng hơn. Vỏ ngoài làm từ nhôm và gồm 9 phiên bản màu sắc khác nhau với các mức dung lượng bộ nhớ là 4GB, 8GB, 16GB.
iPod Nano thế hệ 5 (09/09/2009)
Nano giờ đây có thể quay video.
Thế hệ này đánh dấu sự tiến hóa của dòng máy nghe nhạc iPod với khả năng quay video. Ngoài ra, nó còn có màn hình lớn hơn, đài FM tích hợp, loa ngoài và vỏ ngoài được sơn bóng bắt mắt hơn. Phiên bản 4GB của thế hệ 4 đã bị loại bỏ, chỉ còn 8GB và 16GB.
Sản phẩm ngừng bán vào 1/9/2010
iPod Nano thế hệ 6 (01/09/2010)
Với kích thước siêu nhỏ so với các đời trước đây, chỉ vào khoảng 1.48 x 1.61 x 0.35 inch, iPod Nano thế hệ 6 gây sốc với không ít người hâm mộ.
Thay thế cho hệ thống phím điều khiển clickwheel vốn đã tồn tại trên các đời Nano cũ là màn hình cảm ứng đa chạm 1,54 inch (240 x 240 pixel). iPod Nano mới còn đi kèm với tính năng radio FM tích hợp và pin sử dụng liên tục 24 giờ.
Apple phát hành iPod Nano đời mới với 7 màu sắc khác nhau dành cho 2 phiên bản bộ nhớ 8GB và 16GB với giá lần lượt là 129 và 149usd.
iPod Nano thế hệ 7 (12/09/2012)
Chiếc iPod Nano thế hệ mới xuất hiện với thiết kế như một chiếc iPhone tí hon. "Đây là máy nghe nhạc iPod Nano nhất. máy có màn hình 2,5 inch cảm ứng đa điểm với một phím Home như iPhone, các phím điều khiển nhạc nằm ở sườn trái. Một điều rất hấp dẫn là iPod Nano có tới 7 màu sắc khác nhau.
Tích hợp FM, hỗ trợ Bluetooth là những điểm nhấn trên sản phẩm nghe nhạc mới của Apple.Máy chỉ có phiên bản 16 gb với giá 149usd
iPod Shuffle
Nếu như iPod Classic, iPod Nano có màn hình thì Shuffle là chiếc máy nhỏ gọn không có màn hình. Nó là dòng iPod nhỏ nhất của Apple, thế hệ mới nhất chỉ nhỉnh hơn chiếc USB một chút. Nhờ đó có thể kẹp vào áo, quần dễ dàng, không nặng và vướng như iPod Classic.
iPod Shuffle thế hệ 1 (11/01/2005)
Shuffle được Apple trang bị cổng kết nối USB, có thể cắm trực tiếp vào máy tính. Vì không có màn hình nên Shuffle được bán với mức giá dễ chịu hơn các dòng khác. Bản 512MB có giá 100USD, bản 1GB là 150USD tại thời điểm ra mắt. Ngoại trừ iPod Classic, từ phiên bản này trở đi thì Apple bắt đầu dùng bộ nhớ flash cho các dòng iPod giúp giảm kích thước của máy đáng kể.
iPod Shuffle thế hệ 2 (12/09/2006)
Nếu thế hệ 1 có thiết kế dạng thanh thì thế hệ 2 này có hình chữ nhật và được tích hợp chiếc kẹp nhỏ phía sau máy. Có hai phiên bản 1GB và 2GB được Apple giới thiệu. Sau này, Apple còn thêm cho chiếc Shuffle thế hệ 2 này 4 màu sắc khác nhau, không chỉ là một màu đơn thuần nữa.
iPod Shuffle thế hệ 3 (11/03/2009)
Thế hệ này lại quay về kiểu dáng gần giống thế hệ Shuffle đầu tiên, dạng thanh dài, tương tự một chiếc USB và trên thân máy không có nút bấm. Nó có thêm chức năng điều khiển bằng giọng nói (Voice Over) giúp việc chọn bài hát dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là thế hệ Shuffle với hai bản 2GB và 4GB, thời lượng pin là 10 tiếng.
iPod Shuffle thế hệ 4 (01/09/2010)
iPod Shuffle mới có thiết kế cực kỳ nhỏ gọn với kiểu dáng vuông vắn. Điểm đáng chú ý trên phiên bản Shuffle thứ tư vừa ra mắt là sự trở lại của hệ thống phím bấm điều khiển tương tự như các mẫu Shuffle thế hệ đầu tiên và thứ hai. iPod Shuffle mới có 5 màu sắc khác nhau, thời lượng pin sử dụng 15 giờ và giá bán 49 USD cho phiên bản 2gb duy nhất.
iPod Touch
Touch là dòng máy cao cấp nhất trong đại gia đình iPod, có thiết kế tương tự iPhone. Cho tới bây giờ iPod Touch đã trải qua 7 lần thay đổi, mỗi lần đều được Apple thêm vào một vài nâng cấp: Bluetooth, quay phim HD, màn hình Retina,... Nhiều người gọi đây là bản sao của iPhone mà họ có thể mua không cần hợp đồng 2 năm với nhà mạng.
iPod Touch thế hệ 1 (05/09/2007)
Thế hệ đầu tiên này được ra mắt cùng năm với iPhone. Được tích hợp công nghệ cảm ứng đa chạm nổi tiếng của Apple, kết nối wifi và một thiết kế sang trọng, bắt mắt. Bề ngoài của iPod Touch hoàn toàn giống iPhone và chức năng bên trong cũng gần như tương tự. Thế hệ đầu có các phiên bản 8GB, 16GB và 32GB.
iPod Touch thế hệ 2 (09/09/2008)
Một năm sau đó Apple nâng cấp chiếc iPod Touch lên thế hệ 2 với dung lượng bộ nhớ giữ nguyên, vỏ sau được mạ crom sáng bóng. Thời lượng dùng pin cũng được cải thiện đáng kể, nếu thế hệ trước có thể dùng được 22 tiếng nghe nhạc thì ở thế hệ này tăng lên thành 36 tiếng.
iPod Touch thế hệ 3 (09/09/2009)
Sự kiện "999" của Apple là nơi chiếc iPod Nano thế hệ 5 được giới thiệu, cùng với đó Apple cũng nâng cấp iPod Touch lên thế hệ 3 mới hơn. Những đặc điểm được nâng cấp như đồ họa được cải thiện, 2 phiên bản bộ nhớ lớn hơn, 32GB và 64GB.
iPod Touch thế hệ 4 (01/09/2010)
iPod Touch thế hệ 4 là mẫu iPod có cấu hình và tính năng gần giống với iPhone 4 nhất, khi được trang bị cả camera quay phim HD lẫn camera Face Time, màn hình Retina. Đây là mẫu iPod Touch đầu tiên có trang bị camera với độ phân giải là 0.7MP. Máy có phiên bản 8GB,16GB,32GB và 64GB.
iPod Touch thế hệ 5 (12/09/2012)
iPod Touch thế hệ thứ 5 là sản phẩm sở hữu những thiết kế tương tự như iPhone 5 với màn hình 4 inch và camera được nâng cấp lên 5MP, có thêm đèn flash. Chiếc máy nghe nhạc này gây ấn tượng khi mỏng chỉ 6,1mm, mảnh mai hơn cả iPhone 5. Đây là chiếc iPod Touch mỏng và nhẹ nhất từ trước đến nay. Điều gây bất ngờ nhất là iPod Touch thế hệ mới được tích hợp Siri. iPod Touch mới có tới 5 tùy chọn màu sắc khác nhau ở mặt lưng, có thêm phụ kiện để đeo tay và chống rơi khá đặc biệt. Máy được bán với giá lần lượt là 229 USD,299 USD và 399 USD cho phiên bản 16GB, 32GB và 64GB. Bản iPod touch thế hệ 5 phát hành ngày 30 tháng 5 năm 2013 chỉ có một màu với bản 16GB và không có camera sau.
iPod touch thế hệ 6 (15/7/2015)
iPod touch thế hệ thứ 6 là sản phẩm sở hữu những thiết kế tương tự như thế hệ iPod touch trước đó với màn hình 4 inch, camera được nâng cấp lên 8MP với bộ vi xử lý Apple A8, RAM 1GB. iPod touch thế hệ 6 này có 6 màu: Xanh dương, Hồng, Bạc, Vàng, Đen và Đỏ (PRODUCT) RED. iPod touch thế hệ 6 này có bản 16GB, 32GB, 64GB và 128GB.
iPod touch thế hệ 7 (28/5/2019)
iPod touch thế hệ 7 là sản phẩm sở hữu những thiết kế tương tự như iPod touch thế hệ 6 trước đó với màn hình 4 inch, camera là 8MP với bộ vi xử lý Apple A10 Fusion, RAM 2GB. iPod touch thế hệ 7 này có 6 màu: Xanh dương, Hồng, Bạc, Vàng, Đen và Đỏ (PRODUCT) RED. iPod touch thế hệ 7 này có bản 32GB, 128GB và 256GB.
Thời điểm phát hành
Tháng 10 năm 2001: iPod (scroll wheel), 5/10 GB
Tháng 7 năm 2002: iPod (touch wheel), 10/20 GB
Tháng 4 năm 2003: iPod (Dock Connector), 10/15/20/30/40 GB
Tháng 1 năm 2004: iPod Mini, 4 GB
Tháng 7 năm 2004: iPod (click wheel), 20/40 GB
Tháng 10 năm 2004: iPod U2 Special Edition, 20 GB - iPod Photo, 30/40/60 GB
Tháng 1 năm 2005: iPod Shuffle, 512 MB/1 GB
Tháng 2 năm 2005: iPod Mini (2. generation), 4/6 GB
Tháng 5 năm 2005: iPod (màn hình màu), 20/60 GB - iPod U2 Special Edition (màn hình màu), 20 GB
Tháng 9 năm 2005: iPod Nano, 1/2/4 GB
Tháng 10 năm 2005: iPod (5. generation), 30/60 GB
Tháng 10 năm 2006: iPod U2 Special Edition (5. generation), 30 GB
Tháng 9 năm 2006: iPod nano 2G,ipod shuffle 2G, iPod video 80 GB
Hình ảnh |
Đồng bào là một cách gọi của người Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản có ý coi nhau như con cháu của cùng tổ tiên sinh ra. Theo nghĩa đen, "đồng bào" (同胞) có nghĩa là "cùng một bọc" hay là "cùng một bào thai" và chỉ anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ. Từ này để gọi người Việt Nam với nhau ở trong nước nhưng đối với người Việt nhưng ở nước ngoài thì phải gọi là kiều bào hay thông dụng hơn là Việt kiều.
Sử dụng
Hiện nay trong văn nói cũng như văn viết tại Việt Nam, từ đồng bào được sử dụng rất rộng rãi và bao phủ hầu hết các đối tượng, có thể nói trong nhiều hoàn cảnh nó được dùng để thay thế từ nhân dân hay người dân Việt Nam.
Chú thích |
Internet Explorer (trước đây là Microsoft Internet Explorer; viết tắt là IE), là một dòng trình duyệt web giao diện đồ họa đã ngừng phát triển do Microsoft phát triển và là một thành phần của các hệ điều hành Microsoft Windows kể từ năm 1995. Đây là trình duyệt web có nhiều người sử dụng nhất từ năm 1999, đạt tới đỉnh cao là khoảng 95% thị phần trong năm 2002 và 2003 với IE5 và IE6. Kể từ đó thị phần của trình duyệt này đã từ từ giảm xuống với sự cạnh tranh đổi mới từ các trình duyệt web khác, với Mozilla Firefox là đối thủ đáng kể. Microsoft đã chi hơn 100 triệu đô la Mỹ mỗi năm vào IE vào cuối thập niên 1990, với hơn 1000 người tham gia phát triển vào năm 1999.
Phiên bản phát hành mới nhất là Internet Explorer 11, là một phần của hệ điều hành Windows 8.1 và Windows Sever 2012 có từ tháng 10 năm 2013. Hiện nay cũng có một phiên bản miễn phí cho hệ điều hành Windows 7 Service Pack 1, phiên bản này phát hành vào tháng 11 năm 2013.
Từ ngày 12 tháng 1 năm 2016, Microsoft chỉ hỗ trợ Internet Explorer 9 trên Windows Vista và Windows Server 2008. Internet Explorer 10 chỉ được hỗ trợ trên Windows Server 2012. Với Windows 10, Internet Explorer 11 tuy được thay thế bằng Microsoft Edge nhưng vẫn được cài đặt sẵn.
Từ ngày 15 tháng 6 năm 2022, Microsoft đã chính thức ngưng hỗ trợ hoàn toàn trình duyệt trên Windows 10, công ty hiện khuyến nghị người dùng chuyển từ Internet Explorer sang Microsoft Edge càng sớm càng tốt thay vì để trình duyệt này chuyển sang chế độ “ngoại tuyến” sau ngày 15/7. Trong quá trình chuyển đổi, người dùng có thể chuyển trực tiếp mật khẩu đã lưu, mục yêu thích và hơn thế nữa sang trình duyệt mới.
Trình duyệt sẽ bị vô hiệu hóa trên tất cả các phiên bản dành cho người tiêu dùng hiện tại của Windows 10 (20H2 trở lên) và Windows 10 IoT (20H2 trở lên). Trong Windows 11, ứng dụng IE 11 không còn có sẵn và trình duyệt mặc định cho Windows 11 là Microsoft Edge.
Nhằm giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng trình duyệt mới, Microsoft đã trang bị cho trình duyệt Edge của mình chế độ IE, và tính năng này sẽ được hỗ trợ đến tận năm 2029. Điều này sẽ cho phép các nhà phát triển web có thêm 8 năm để nâng cấp các ứng dụng cũ.
Cũng theo Microsoft, IE sẽ dần được thay thế bằng Microsoft Edge trong những tháng tới sau khi công ty kết thúc hỗ trợ vào ngày 15/6 trước khi vô hiệu hóa vĩnh viễn trình duyệt này trên Windows. Cũng cần lưu ý rằng người dùng không nên gỡ cài đặt hoàn toàn IE khỏi hệ thống của mình vì IE 11 là yêu cầu bắt buộc để chế độ IE hoạt động trên Microsoft Edge.
Tổng quan
Internet Explorer được phát hành lần đầu tiên với vai trò là một gói bổ sung Plus! for Windows 95 vào năm 1995. Các phiên bản sau đó cho phép tải về miễn phí, hoặc nằm trong các bản service pack, và kèm trong các bản phát hành dịch vụ OEM của Windows 95 và các phiên bản Windows sau đó.
Các phiên bản khác có mặt từ cuối thập niên 1990 bao gồm một phiên bản OEM nhúng có tên gọi Internet Explorer for Windows CE (IE CE) có trong các nền tảng trên WinCE và hiện dựa trên IE6. Internet Explorer dành cho Pocket PC, sau đó được đổi tên thành Internet Explorer Mobile dành cho Windows Mobile cũng đã được phát triển, và vẫn tiếp tục phát triển cùng với các phiên bản dành cho máy tính để bàn với nhiều chức năng hơn.
Lịch sử
Dự án Internet Explorer được bắt đầu vào mùa hè năm 1994 bởi Thomas Reardon và sau đó do Benjamin Slivka làm trưởng nhóm, lấy ý tưởng mã nguồn từ Spyglass, Inc. Mosaic, một trình duyệt web thương mại có mặt từ sớm với hình thức gắn liền với trình duyệt tiên phong Mosaic của NCSA. Vào cuối năm 1994, Microsoft đã xin được phép từ Spyglass Mosaic với sự hỗ trợ chi phí hàng quý cùng với một số phần trăm trong lợi nhuận thu được từ các sản phẩm không phải Windows của Microsoft để đổi lấy phần mềm. Mặc dù có tên tương tự như Mosaic của NCSA, Spyglass Mosaic dùng không nhiều mã nguồn của NCSA Mosaic.
Internet Explorer 1 ra mắt vào tháng 8 năm 1995. Nó là phiên bản chỉnh sửa của Spyglass Mosaic mà Microsoft đã có phép, giống như nhiều công ty khác bắt đầu việc phát triển trình duyệt cho riêng mình, từ Spyglass Inc. Nó đi kèm với Microsoft Plus! for Windows 95 và bản phát hành OEM của Windows 95. Phiên bản này được cài đặt thành một phần của Internet Jumpstart Kit trong Plus!. Nhóm Internet Explorer bắt đầu khoảng sáu người trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Internet Explorer 1.5 được phát hành vài tháng sau đó dành cho Windows NT và bổ sung tính năng hỗ trợ hiển thị bảng biểu cơ bản. Tuy nhiên, với việc đưa kèm miễn phí nó vào hệ điều hành, họ không phải trả tiền bản quyền cho Spyglass Inc., dẫn đến kiện cáo làm tiêu tốn hàng triệu đô la Mỹ.
Internet Explorer 2 được phát hành dành cho Windows 95, Windows NT 3.5, và NT 4.0 vào tháng 11 năm 1995 (sau bản 2.0 beta vào tháng 10). Nó hỗ trợ SSL, cookie, VRML, RSA, và nhóm tin Internet. Phiên bản 2 cũng là bản phát hành đầu tiên dành cho Windows 3.1 và Macintosh System 7.0.1 (PPC hay 68k), mặc dù phiên bản Mac không được phát hành cho đến tháng 1 năm 1996 dành cho PPC, và tháng 4 dành cho 68k. Phiên bản 2.1 dành cho Mac ra mắt vào tháng 8 năm 1996, mặc dù vào thời điểm đó Windows đã lên đến phiên bản 3.0. Phiên bản 2 được kèm trong Windows 95 OSR 1 và Internet Starter Kit for Windows 95 của Microsoft vào đầu năm 1996. Phần mềm phát hành với 12 ngôn ngữ trong đó có tiếng Anh nhưng nó mở rộng ra đến 24, 20, và 9 lần lượt cho các phiên bản dành cho Win 95, Win 3.1 và Mac vào tháng 4 năm 1996. Bản 2.0i hỗ trợ bộ ký tự byte kép.
Internet Explorer 3, phát hành vào tháng 8 năm 1996, và tiếp tục nổi tiếng hơn người tiền nhiệm. Nó được phát triển mà không dùng mã nguồn Spyglass, mặc dù vẫn ghi công cho "công nghệ" Spyglass trong tài liệu của chương trình. Internet Explorer 3 là trình duyệt lớn đầu tiên có hỗ trợ CSS, mặc dù còn hạn chế. Được phát hành vào ngày 13 tháng 8 năm 1996, nó cũng cho ra mắt tính năng hỗ trợ ActiveX controls, Java applet, đa phương tiện nhúng, và hệ thống PICS dành cho nội dung siêu dữ liệu (metadata). Phiên bản 3 cũng được đóng gói chung với Internet Mail and News, NetMeeting, và phiên bản đầu tiên của Windows Address Book, và nó cũng kèm trong Windows 95 OSR 2. Phiên bản 3 đã chứng tỏ mình là phiên bản nổi tiếng hơn của Internet Explorer, nhờ sự chăm chút kỹ lưỡng cho nó. Trong nhiều tháng sau khi ra mắt, một số lỗ hổng bảo mật và riêng tư được các nhà nghiên cứu và hacker tìm thấy. Phiên bản này của Internet Explorer là phiên bản đầu tiên có logo "chữ e màu xanh". Nhóm Internet Explorer bao gồm 100 người trong suốt quá trình 3 tháng phát triển. Lỗ hổng bảo mật IE lớn đầu tiên, Princeton Word Macro Virus Loophole, được khám phá vào ngày 22 tháng 8 năm 1996 trong IE3. Tính năng tương thích ngược xử lý bằng cách cho phép những người nào nâng cấp lên IE3 vẫn có thể sử dụng IE trước đó, vì quá trình cài đặt đã chuyển phiên bản trước vào thư mục riêng rẽ.
Internet Explorer 4, phát hành vào tháng 9 năm 1997 đào sâu hơn mức độ tích hợp giữa trình duyệt web và hệ điều hành phía dưới. Việc cài đặt phiên bản 4 trên máy Windows 95 và Windows NT 4 và chọn Windows Desktop Update có thể dẫn đến việc Windows Explorer truyền thống bị thay bằng một phiên bản trông giao diện như trình duyệt web, cũng như màn hình nền Windows cũng trở thành web được thông qua Active Desktop. Tuy nhiên, sự tích hợp với Windows là chủ đề của rất nhiều những chỉ trích về đóng gói (xem Hoa Kỳ kiện Microsoft). Tùy chọn này không còn tồn tại với các bản cài đặt dành cho các phiên bản sau của Internet Explorer nhưng vẫn không bỏ ra khỏi hệ thống được nếu đã cài đặt rồi. Internet Explorer 4 ra mắt sự hỗ trợ Group Policy, cho phép các công ty cấu hình và khóa nhiều chức năng cấu hình của trình duyệt. Internet Mail and News được thay bằng Outlook Express, và Microsoft Chat và một phiên bản NetMeeting cải tiến cũng được đính kèm. Phiên bản này cũng kèm trong Windows 98. Các tính năng mới được thêm vào cho phép người dùng lưu và truy xuất các nội dung đăng trong các mẫu bình luận mà đến nay vẫn không được sử dụng. Internet Explorer 4.5 có thêm các tính năng mới như mã hóa 128-bit dễ dàng hơn. Nó cũng có sự phát triển vượt bậc về độ ổn định so với các phiên bản trước, đặc biệt là phiên bản 68k hoàn toàn không bị treo.
Internet Explorer 5, phát hành vào ngày 18 tháng 3 năm 1999, và sau đó được kèm trong Windows 98 Second Edition và đóng gói chung với Office 2000, là một phiên bản nổi bật khác có hỗ trợ văn bản hai hướng, ký tự ruby, XML, XSLT và khả năng lưu trang web dưới định dạng MHTML. IE5 được đóng gói với Outlook Express 5. Ngoài ra, với việc phát hành Internet Explorer 5.0, Microsoft cũng phát hành phiên bản XMLHttpRequest đầu tiên, khai sinh ra Ajax (mặc dù thuật ngữ "Ajax" vẫn không xuất hiện cho đến vài năm sau). Nó là phiên bản cuối cùng ở dạng 16-bit. Internet Explorer 5.01, một phiên bản sửa lỗi, được phát hành vào tháng 12 năm 1999. Windows 2000 có phiên bản này. Internet Explorer 5.5 tiếp nối vào tháng 7 năm 2000, tăng cường khả năng xem thử trước khi in, hỗ trợ chuẩn CSS và HTML, và API cho lập trình viên; phiên bản này đi cùng với Windows Me. Phiên bản 5.5 cũng hỗ trợ mã hóa 128-bit. Tuy nhiên, phiên bản 5 là phiên bản cuối cùng dành cho Mac và UNIX. Phiên bản 5.5 là phiên bản cuối cùng có Chế độ Tương thích, cho phép Internet Explorer 4 có thể chạy song song với 5.x. Nhóm IE lúc nào đã lên đến hơn 1000 người vào năm 1999, tiêu tốn 100 triệu USD mỗi năm.
Internet Explorer 6 phát hành vào ngày 27 tháng 8 năm 2001, một vài tháng trước khi Windows XP ra mắt. Phiên bản này bao gồm cải tiến DHTML, các khung chứa nội dung, và hỗ trợ một phần CSS cấp 1, DOM cấp 1 và SMIL 2.0. Bộ máy MSXML cũng được cập nhật lên phiên bản 3.0. Các tính năng mới khác bao gồm một phiên bản mới của Internet Explorer Administration Kit (IEAK), thanh Trình diễn, tích hợp Windows Messenger, thu thập lỗi, tự thay đổi kích thước hình ảnh, P3P, và trải nghiệm giao diện mới giống như phong cách hình ảnh Luna của Windows XP, khi dùng trong Windows XP. Internet Explorer 6.0 SP1 có thêm những cải tiến bảo mật và phát hành cùng lúc với phiên bản vá XP SP1. Vào năm 2002, giao thức Gopher đã bị tắt và không còn được hỗ trợ trong Internet Explorer 7. Internet Explorer 6.0 SV1 phát hành vào ngày 6 tháng 8 năm 2004 dành cho Windows XP SP2 và đưa nhiều cải tiến bảo mật và các nút có màu mới trên giao diện. IE6 đã cập nhật biểu trưng "chữ e màu xanh" sang màu xanh nhạt hơn và có hình dáng 3 chiều hơn.
Internet Explorer 7 phát hành vào ngày 18 tháng 10 năm 2006. Nó gồm các sửa lỗi, cải tiến hỗ trợ các tiêu chuẩn web, duyệt theo thẻ với tính năng xem trước và quản lý thẻ, một hộp tìm kiếm tích hợp nhiều bộ máy, bộ đọc mẩu tin mạng, hỗ trợ Tên miền quốc tế hóa (IDN), và bộ lọc chống lừa đảo. Với IE7, Internet Explorer đã được tách ra khỏi Windows Shell - không như các phiên bản khác, Internet Explorer ActiveX control không còn đặt trên tiến trình của Windows Explorer, mà chạy trên một tính trình Internet Explorer riêng biệt. Nó được kèm trong Windows Vista và Windows Server 2008, và có thể tải về cho Windows XP Service Pack 2 trở về sau, và Windows Server 2003 Service Pack 1 trở về sau. Bản phát hành nguyên thủy của Internet Explorer 7 đòi hỏi máy tính phải vượt qua quy trình kiểm tra Windows Genuine Advantage trước khi cài đặt, nhưng vào ngày 5 tháng 10 năm 2007, Microsoft đã bỏ yêu cầu này. Theo như một số thống kê cho thấy, đến giữa năm 2008, Internet Explorer 7 đã vượt qua Internet Explorer 6 về số người sử dụng.
Internet Explorer 8 phát hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2009. Nó đã được phát triển trễ nhất là từ tháng 8 năm 2007. Vào ngày 5 tháng 3 năm 2008, bản beta công cộng đầu tiên (Beta 1) được phát hành cho công chúng. Vào ngày 27 tháng 8 năm 2008, bản beta công cộng thứ hai (Beta 2) được phát hành. Nó hỗ trợ Windows XP SP2 và SP3, Windows Server 2003 SP2, Windows Vista và Windows Server 2008 trên cả kiến trúc 32-bit lẫn 64-bit. Internet Explorer 8 (IE8) RC1 được phát hành vào ngày 26 tháng 1 năm 2009. Bảo mật, dễ dùng, và những cải tiến về RSS, CSS, và hỗ trợ Ajax là những ưu tiên của Microsoft dành cho IE8. Nó tương thích chặt hơn với các tiêu chuẩn web, gồm có tương thích đầy đủ với Cascading Style Sheets 2.1. Tất cả các thay đổi này cho phép Internet Explorer 8 vượt qua kiểm tra Acid2. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các vấn đề về tương thích, IE8 cũng kèm cả khả năng hiển thị kiểu IE7. Các trang không muốn chuyển đổi giao diện theo IE8 có thể tắt sự thay đổi này bằng cách thêm một thẻ vào phần HEAD của trang web. IE8 cũng kèm thêm nhiều cải tiến đối với JavaScript cũng như tăng cường hiệu năng, mặc dù nó vẫn chưa vượt qua được kiểm tra Acid3, với phiên bản 8.0 RC1 ghi được 20/100 điểm. Nó bao gồm sự hỗ trợ Accelerators - cho phép hỗ trợ ứng dụng web được kích hoạt mà không cần gọi tường minh - và WebSlices - cho phép các thành phần trang được đăng ký và theo dõi từ một Favorites Bar có sẵn. Các tính năng khác gồm có tính năng duyệt riêng tưInPrivate, và bộ lọc lừa đảo SmartScreen .
Internet Explorer 9 (viết tắt IE9) được phát hành chính thức vào ngày 14 tháng 3 năm 2011. Internet Explorer 9 hỗ trợ một vài đặc điểm CSS 3, hỗ trợ nhúng ICC v2 hoặc hỗ trợ cấu hình màu v4 thông qua Windows Color System, đồng thời đã cải thiện hiệu năng JavaScript. Nó cũng có tính năng tăng tốc quá trình kết xuất đồ họa bằng cách sử dụng Direct2D, tăng tốc kết xuất văn bản nhờ sử dụng DirectWrite, tăng tốc kết xuất video thông qua Media Foundation, hỗ trợ hình ảnh được cung cấp bởi Windows Imaging Component, và khả năng in ấn độ trung thực cao hỗ trợ bởi định dạng văn bản XPS. IE9 cũng hỗ trợ thành phần HTML5 video, đánh dấu audio và định dạng font cho các trang web (Web Open Font Format). Microsoft đã phát hành IE9 như là một phiên bản riêng (out-of-band) mà nó không gắn liền với lịch sử phát hành của các phiên bản hệ điều hành Windows đặc biệt như trước đây.
Hệ điều hành yêu cầu của IE9 là Windows 7, Windows Server 2008 R2, Windows Vista Service Pack 2 hay Windows Server 2008 SP2 với phiên bản update. IE9 không hoạt động trên Windows XP được. IE9 cũng được xây dựng cho cả hai nền tảng 32-bit và 64-bit.
Internet Explorer 10 là phiên bản chính thứ mười của Internet Explorer, được phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2012 cho Windows 7, Windows Server 2008 R2 và là trình duyệt web mặc định cho Windows 8 và Windows Server
Tính năng
Internet Explorer đã được thiết kế để xem được nhiều loại trang web khác nhau và cung cấp một số tính năng nhất định cùng với hệ điều hành, trong đó có Microsoft Update. Vào thời hoàng kim của cuộc chiến trình duyệt lúc trước, Internet Explorer đã chiến thắng Netscape chỉ khi nó bắt kịp với công nghệ để hỗ trợ những tính năng tiên tiến lúc bấy giờ.
Hỗ trợ các tiêu chuẩn
Internet Explorer, dùng bộ máy trình bày Trident:
hỗ trợ đầy đủ HTML 4.01, CSS Cấp 1, XML 1.0 và DOM Cấp 1, với một ít khác biệt hiện thực.
hỗ trợ đầy đủ XSLT 1.0 cũng như một biến thể của XSLT do Microsoft đưa ra (nay đã không còn tồn tại) có tên WD-xsl, dựa một phần trên Bản nháp XSL của W3C vào tháng 12 năm 1998. Hỗ trợ XSLT 2.0 tùy vào tương lai.
hỗ trợ một phần CSS Cấp 2 và DOM Cấp 2, với khoảng cách hiện thực lớn và các vấn đề tương thích lớn. Tương thích hoàn toàn với CSS 2.1 đã có trong bản Internet Explorer 8.
không hỗ trợ XHTML
không hỗ trợ SVG, cả bản 7.0 lẫn 8.0
Internet Explorer sử dụng DOCTYPE sniffing để lựa chọn giữa "chế độ thoái thác" (hiển thị tương tự như các phiên bản MSIE cũ hơn) và chế độ tiêu chuẩn (hiển thị gần với tài liệu W3C) đối với việc hiển thị HTML và CSS trên màn hình (Internet Explorer luôn dùng chế độ chuẩn khi in ấn). Nó cũng cung cấp một biến thể của ECMAScript có tên JScript.
Internet Explorer đã là chủ đề chỉ trích vì sự hỗ trợ hạn chế đối với các tiêu chuẩn web mở.
Bộ mở rộng cho các tiêu chuẩn
Internet Explorer đã giới thiệu một loạt các phần mở rộng thương mại vào nhiều tiêu chuẩn, trong đó có HTML, CSS và DOM. Điều này dẫn đến một số trang web chỉ có thể xem đúng nếu đùng Internet Explorer.
Internet Explorer cũng giới thiệu một số phần mở rộng cho JScript và đã được các trình duyệt khác đưa vào. Trong số các phần mở rộng có thuộc tính innerHTML, sẽ trả về chuỗi HTML trong một thành tố (element); đối tượng XMLHttpRequest, cho phép gửi yêu cầu HTTP và nhận về hồi đáp HTTP; và thuộc tính designMode của đối tượng contentDocument, cho phép soạn thảo nhiều chức năng đối với văn bản HTML. Một số các chức năng này không thể hoạt động được cho đến khi các phương thức W3C DOM ra mắt. Bộ mở rộng ký tự Ruby của nó vào HTML cũng được chấp nhận làm một module trong W3C XHTML 1.1, mặc dù không tìm thấy nó trong tất cả các phiên bản của W3C HTML.
Microsoft đã đề cử một số tính năng khác của IE để W3C xem xét chuẩn hóa. Trong số này có thuộc tính CSS 'hành vi', kết nối các thành tố HTML với các hành vi JScript (có tên HTML Components, HTC); hồ sơ HTML+TIME, thêm hỗ trợ đồng bộ hóa thời gian và phương tiện vào văn bản HTML (tương tự như W3C XHTML+SMIL); và định dạng tập tin đồ họa vector VML. Tuy nhiên, tất cả chúng đều bị từ chối, ít nhất là ở dạng nguyên bản. Tuy nhiên, VML sau đó đã được phối hợp với PGML (do Adobe và Sun đề xuất), để có được định dạng SVG mà W3C đã chứng nhận, hiện là một số ít các định dạng hình ảnh vector đang được sử dụng trên web, còn IE lại rất độc đáo khi vẫn không hỗ trợ định dạng này.
Các tiêu chuẩn thương mại khác bao gồm, hỗ trợ văn bản dọc, nhưng trong một cú pháp khác với lời khuyên ứng viên W3C CSS3. Hỗ trợ các hiệu ứng hình ảnh khác nhau và chuyển trang, không có trong W3C CSS. Hỗ trợ mã kịch bản hoang mang (obfuscated), mà cụ thể là JScript.Encode(). Hỗ trợ các phông chữ EOT nhúng trong trang web.
Favicon
Favicon (viết tắt cho "favorites icon", biểu tượng ưa thích) được Internet Explorer giới thiệu, hiện nay cũng đã được hỗ trợ và mở rộng trong các trình duyệt khác. Nó cho phép các trang web chỉ định một hình ảnh rộng 16x16 pixel trong mục đánh dấu trang. Nguyên thủy, nó chỉ hỗ trợ cho định dạng ICO gốc của Windows, tuy nhiên nó đã được mở rộng cho các loại hình ảnh khác như PNG và GIF.
Tính dễ dùng và dễ tiếp cận
Internet Explorer tận dụng nền tảng dễ tiếp cận (accessibility) trong Windows. Internet Explorer cũng là một giao diện người dùng cho FTP, với các tác vụ tương tự như Windows Explorer (mặc dù tính năng này cần phải dùng cửa sổ dòng lệnh để kích hoạt trong các phiên bản gần đây, chứ không nằm hẳn trong trình duyệt). Visual Basic for Applications (VBA) không được hỗ trợ, nhưng vẫn dùng được thông qua bộ mở rộng (iMacros). Các phiên bản gần đây có tính năng chặn pop-up và duyệt theo thẻ. Duyệt theo thẻ cũng có thể thêm vào các phiên bản cũ nếu cài MSN Search Toolbar của Microsoft hay Yahoo Toolbar của Yahoo.
Bộ đệm
Internet Explorer lưu vào bộ đệm các nội dung đã viếng thăm trong thư mục Temporary Internet Files để cho phép truy cập nhanh hơn (hoặc truy cập ngoại tuyến) vào các trang đã xem trước đó. Nội dung được đánh chỉ mục trong một tập tin cơ sở dữ liệu, có tên Index.dat. Nhiều tập tin Index.dat khác nhau tồn tại để đánh chỉ các nội dung khác nhau - nội dung đã xem, bản tin web, mục tự điền, URL đã xem, cookie, v.v.
Trước IE7, xóa bộ đệm sẽ xóa chỉ mục nhưng bản thân tập tin không bị xóa. Tính năng này có thể là nguy cơ bảo mật cho cả cá nhân lẫn công ty. Từ IE7 trở đi, cả chỉ mục lẫn tập tin đều bị xóa khi tẩy bộ đệm.
Group Policy
Internet Explorer hoàn toàn có thể cấu hình được bằng cách dùng Group Policy (chính sách nhóm). Những người quản trị miền Windows Server có thể áp dụng và bắt buộc một số các thiết lập có ảnh hưởng đến giao diện người dùng (như tắt các mục trên trình đơn và các tùy chọn cấu hình chho từng cá nhân), cũng như các tính năng bảo mật phía dưới như tải tập tin, cấu hình vùng (zone), thiết lập theo từng trang, hành vi ActiveX control, và nhiều thứ khác. Các thiết lập chính sách có thể được cấu hình cho mỗi người dùng và do mỗi máy tính. Internet Explorer cũng hỗ trợ Integrated Windows Authentication (Chứng nhận Windows Tích hợp).
Kiến trúc
Internet Explorer sử dụng kiến trúc phân rã thành phần được xây dựng xoay quanh công nghệ Mô hình Đối tượng Thành phần (Component Object Model - COM). Nó bao gồm năm thành phần chính, mỗi thành phần được chứa trong một thư viện .dll riêng rẽ và đưa ra một tập các interface COM cho phép được chứa trong tập tin thực thi chính của Internet Explorer, iexplore.exe:
WinInet.dll WinInet.dll là bộ xử lý giao thức dành cho HTTP và FTP. Nó xử lý tất cả các giao tiếp mạng thông qua các giao thức này.
URLMon.dll URLMon.dll chịu trách nhiệm xử lý kiểu MIME và việc tải về các nội dung web-type handling and download of web.
MSHTML.dll MSHTML.dll giữ bộ máy biểu diễn Trident được giới thiệu từ Internet Explorer 4, chịu trách nhiệm hiển thị trang lên màn hình và xử lý Mô hình Đối tượng Tài liệu (DOM) của trang web. MSHTML.dll sẽ phân tích các tập tin HTML/CSS và tạo ra dạng biểu diễn cây DOM cho nó. Nó cũng đưa ra một tập các API dành cho việc duyệt và điều chỉnh cây DOM trong khi đang chạy. Cây DOM được bộ máy trình bày xử lý kỹ hơn rồi sau đó được biểu diễn thành cách trình bày lên màn hình.
IEFrame.dll IEFrame.dll chứa giao diện người dùng và cửa sổ IE trong Internet Explorer 7 trở về trước.
ShDocVw.dll ShDocVw.dll cung cấp các tác vụ để duyệt web, lưu bộ đệm và lịch sử cho trình duyệt.
BrowseUI.dll BrowseUI.dll chịu trách nhiệm giao diện người dùng trình duyệt, bao gồm chrome của trình duyệt, tức là tất cả các trình đơn và thanh công cụ.
Internet Explorer không chứa bất kỳ chức năng tạo kịch bản nào bên trong nó. Mà chính MSHTML.dll sẽ đưa ra một tập API khác để cho phép các môi trường tạo kịch bản được nhúng vào và truy xuất cây DOM. Internet Explorer 8 có gắn sẵn bộ máy Active Scripting (là một phần của Microsoft Windows), cho phép bất cứ ngôn ngữ nào được hiện thực thành một module Active Scripting có thể được dùng để tạo kịch bản từ phía máy khách. Mặc định, chỉ có module JScript và VBScript là được cung cấp; các hiện thực từ bên thứ ba như ScreamingMonkey (để hỗ trợ ECMAScript 4) cũng có thể dùng được. Microsoft cũng đưa ra trình chạy Microsoft Silverlight để cho phép ngôn ngữ CLI, bao gồm các ngôn ngữ động dựa trên DLR như IronPython và IronRuby, dùng cho việc tạo kịch bản từ phía máy khách.
Internet Explorer 8 giới thiệu một vài thay đổi lớn, có tên là Loosely Coupled IE (LCIE). LCIE tách các tiến trình giao diện ra khỏi tiến trình chứa các ứng dụng web khác nhau tại các thẻ khác nhau (tiến trình thẻ). Một tiến trình giao diện có thể tạo ra nhiều tiến trình thẻ, mỗi tiến trình thẻ có thể có độ tích hợp khác nhau; mỗi tiến trình thẻ có thể chứa nhiều website và có bộ đệm cookie của riêng nó. Hai tiến trình sử dụng Liên lạc Liên Tiến trình (Inter-Process Communication) bất đồng bộ để tự đồng bộ chúng. Nói chung, sẽ có một tiến trình thẻ dành cho tất cả các web site. Tuy nhiên, trong Windows Vista nếu bật chế độ bảo vệ, nội dung ưu tiên đang được mở (như các trang HTML trong máy) sẽ tạo ra một tiến trình thẻ mới vì nó không bị ràng buộc bởi chế độ bảo vệ.
Khả năng mở rộng
Internet Explorer đưa ra một tập các interface Mô hình Đối tượng Thành phần (Component Object Model - COM) cho phép các thành phần khác mở rộng chức năng của trình duyệt. Khả năng mở rộng này được chia làm hai loại: Mở rộng trình duyệt và Mở rộng nội dung. Các interface mở rộng trình duyệt có thể dùng để nhúng các thành phần dùng để thêm các mục trình đơn, thanh công cụ, mục trong một trình đơn hay Đối tượng Trợ giúp Trình duyệt (Browser Helper Objects - BHO). Các BHO được dùng để mở rộng bộ tính năng của trình duyệt, trong khi các tùy chọn mở rộng khác dùng để đưa tính năng đó ra giao diện. Các interface mở rộng nội dung được các bộ xử lý kiểu nội dung khác nhau sử dụng để thêm hỗ trợ cho các định dạng nội dung không có sẵn. Các BHO không chỉ được truy cập không giới hạn vào DOM và mô hình sự kiện của Internet Explorer, mà chúng còn có thể truy cập hệ thống tập tin, registry và các thành phần hệ điều hành khác. Khả năng mở rộng nội dung có thể được gọi là Active Documents (Doc Objects) (ví dụ, SVG hay MathML) hoặc ActiveX controls. Các ActiveX control được dành cho các bộ xử lý nội dung trình bày nội dung được nhúng trong trang HTML (như Adobe Flash hay Microsoft Silverlight). Các đối tượng Doc được dùng khi kiểu nội dung không được nhúng trong HTML (như Microsoft Word, PDF hay XPS). Trên thực tế, bản thân bộ máy biểu diễn Trident cũng là một đối tượng Doc, do đó HTML tự nó cũng được xem là một Active Document.
Các thành phần bổ trợ (add-on) Interner Explorer chạy với cùng mức ưu tiên với trình duyệt, không giống như các đoạn mã kịch bản phía máy khách có ít quyền ưu tiên hơn. Thành phần bổ trợ có thể được cài đặt từ máy, hoặc trực tiếp từ website. Vì các thành phần bổ trợ có mức truy cập đến hệ thống cao hơn, các trình bổ trợ ác ý có thể và đã được dùng để xâm nhập vào sự bảo mật của hệ thống. Internet Explorer 6 Service Pack 2 trở về sau đã cung cấp các công cụ bảo vệ khỏi những thứ này, bao gồm một Trình quản lý Add-on Manager dùng để quản lý các ActiveX control và Đối tượng Trợ giúp Trình duyệt và một chế độ vận hành "Không có trình bổ sung" cũng như hạn chế hơn đối với việc cài đặt add-on từ website.
Bản thân Internet Explorer có thể được các trình ứng dụng khác lưu trữ thông qua một tập các interface COM. Nó có thể dùng để nhúng các chức năng trình duyệt vào bên trong một ứng dụng. Tương tự, ứng dụng lưu trữ có thể chọn chỉ chứa bộ máy biểu diễn MSHTML.dll chứ không cần phải chứa toàn bộ trình duyệt.
Bảo mật
Internet sử dụng nền tảng bảo mật dựa theo khu vực, nó sẽ nhóm các site lại dựa trên một số điều kiện cụ thể, như nó có phải là site trên Internet hay Intranet hoặc có nằm trong danh sách trắng do người dùng ghi nhận hay không. Các hạn chế bảo mật được áp dụng theo khu vực; tất cả các site trong một khu vực sẽ tuân theo cùng một hạn chế.
Internet Explorer 6 SP2 trở về sau sử dụng Dịch vụ Thực thi Đính kèm (Attachment Execution Service) của Microsoft Windows để đánh các tập tin thực thi được tải về từ Internet có thể không an toàn. Khi truy cập các tập tin được đánh dấu như vậy, trình duyệt sẽ nhắc người dùng phải có quyết định tin tưởng trước khi thực thi, vì các tập tin thực thi xuất phát từ Internet có thể có nhiều nguy cơ không an toàn. Cách làm này giúp ngăn ngừa việc cài đặt phần mềm độc hại một cách vô ý.
Internet Explorer 7 giới thiệu bộ lọc chống lừa đảo (phishing), hạn chế truy cập đến các site phishing trừ khi người dùng quyết định tiếp tục xem. Với phiên bản 8, trình duyệt còn khóa truy cập vào trang site được biết là đang lưu trữ phần mềm độc hại (malware). Việc tải về cũng được kiểm tra để xem chúng có từng được báo là nhiễm phần mềm độc hại hay không.
Trong Windows Vista, Internet Explorer mặc định chạy trong chế độ có tên là Chế độ Bảo vệ (Protected Mode), trong đó đặc quyền của chính trình duyệt bị hạn chế đáng kể - nó không thể thực hiện thay đổi hệ thống. Người dùng có thể tắt chế độ này nhưng không được khuyến khích. Nó cũng hạn chế hiệu quả đặc quyền của các trình bổ sung (add-on). Kết quả là thậm chí nếu trình duyệt hoặc trình bổ sung nào bị khống chế, những thiệt hại bảo mật vẫn rất hạn chế.
Các bản vá và bản cập nhật trình duyệt được phát hành định kỳ và có thể tải về thông qua dịch vụ Microsoft Update, cũng như thông qua Automatic Updates. Mặc dù các bản vá bảo mật tiếp tục được phát hành cho nhiều hệ điều hành, đa số các bổ sung tính năng hay cải tiến nền tảng bảo mật chỉ có mặt cho các hệ điều hành đang trong giai đoạn hỗ trợ chủ yếu của Microsoft.
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trend Micro khuyến cáo người dùng chuyển sang các trình duyệt đối thủ cho đến khi IE phát hành bản vá khẩn cấp để sửa một nguy cơ bảo mật có thể cho phép những kẻ bên ngoài tiếm quyền điều khiển máy tính và ăn cắp mật khẩu của bạn. Người đại diện của Microsoft phản đối đề nghị này, cho rằng chỉ có "0,02% người dùng Internet" bị ảnh hưởng bởi lỗi này. Vào ngày 17 tháng 12 năm 2008, Microsoft phát hành bản vá vấn đề bảo mật này trong bản Cập nhật Bảo mật dành cho Internet Explorer KB960714.
Dễ tổn thương về bảo mật
Internet Explorer luôn là chủ đề của nhiều lỗ hổng và lo ngại về bảo mật: Nhiều phần mềm gián điệp, phần mềm quảng cáo, và virus máy tính trên Internet đã khai thác các lỗi và lỗ hổng trong kiến trúc bảo mật của Internet Explorer, đôi khi không phá hoại trực tiếp ngoài việc khiến người dùng xem một trang web độc hại nào đó để tự cài chúng vào máy. Kiểu phá hoại này có tên "drive-by install". Cũng có loại phần mềm lừa người dùng cài đặt phần mềm độc hại bằng cách giới thiệu một cách giả mạo mục đích tốt đẹp của phần mềm trong phần miêu tả của một cảnh báo bảo mật ActiveX.
Một số lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến IE không phải xuất phát từ trình duyệt, mà từ các trình bổ sung ActiveX mà IE sử dụng. Vì những trình bổ sung này có cùng đặc quyền với IE, những lỗ hổng này cũng nguy hiểm như lỗ hổng từ trình duyệt. Do đó kiến trúc dựa trên ActiveX này đã bị chỉ trích rất nhiều. Gần đây, nhiều chuyên gia khác vẫn bảo lưu quan điểm rằng các nguy hiểm từ ActiveX đã bị phóng đại và vẫn có những cách bảo vệ đúng nơi đúng lúc. Các trình duyệt khác sử dụng NPAPI làm cơ chế mở rộng cũng đang gặp vấn đề y hệt. Trong cột ý kiến trong tờ tháng 4 năm 2005 của eWeek, Larry Seltzer cho rằng:
Trong khi đã có những lời cáo buộc thiếu chứng cứ rằng ActiveX thiếu an toàn, tiếp tục vẫn không ít lời xác nhận thiếu chứng cứ và tấn công rẻ tiền. Điều tôi ưa thích là vụ việc "Internet Explorer" trong đó Sun thực sự trả tiền cho người khác để viết một ActiveX control độc hại. Hệ thống kiểm thử đưa ra tất cả các hộp thoại cảnh báo về chương trình mà bạn vẫn thường hay thấy còn các nhân viên Sun thì thấy khó chịu khi cứ phải nhấn phím enter thật nhanh để họ có thể đóng hộp thoại đó càng nhanh càng tốt mà không đề cập đến các cảnh báo. Trong khi đó, họ cũng không đề cập đến việc một Java applet đã ký cũng có thể thực hiện các hành vi đặc quyền nguy hiểm và cũng đưa ra cùng kiểu cảnh báo như vậy. Đa số những người chỉ trích ActiveX đơn giản là do không hiểu rõ, nhưng ví dụ này thật là đạo đức giả và thiếu chân thật.
Tuy Internet Explorer vào năm 2008 có số lỗ hổng bảo mật tương tự với Safari và Opera, và ít hơn đáng kể cho với đối thủ cạnh tranh chính, Mozilla Firefox, sự phổ biến của nó đã dẫn đến có nhiều người bị ảnh hưởng hơn khi có một lỗ hổng bị phát hiện. Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu bảo mật Secunia, Microsoft đã không hồi đáp nhanh bằng các đối thủ cạnh tranh trong việc sửa các lỗ hổng bảo mật và đưa ra các bản vá. Công ty này cũng báo cáo rằng có 366 lỗ hổng tìm thấy trong các ActiveX control, tăng hơn so với năm trước.
Tỷ lệ sử dụng và thị phần người dùng
Tỷ lệ sử dụng Internet Explorer dường như liên hệ chặt chẽ với Microsoft Windows, vì nó là trình duyệt web mặc định của Windows. Từ khi tích hợp Internet Explorer 2.0 vào Windows 95 OSR một trong năm 1996, và đặc biệt là sau khi phát hành phiên bản 4.0, tỷ lệ sử dụng tăng lên rất nhanh: từ dưới 20% vào năm 1996 lên đến 40% vào năm 1998 và trên 80% vào năm 2000.
Một bài báo của CNN đã bình luận khi Internet Explorer 4 phát hành: "Internet Explorer của Microsoft đã đi đúng đường và ước tính nâng thị phần sử dụng trình duyệt lên 30 đến 35 phần trăm so với 10 phần trăm vào năm trước". Đến năm 2002, Internet Explorer đã hoàn toàn đánh bại đối thủ chính Netscape và chiếm lĩnh đến 95% thị phần.
Sau khi chiến đấu và giành chiến thắng cuộc chiến trình duyệt vào cuối thập niên 1990, Internet Explorer hầu như thống trị hoàn toàn thị trường trình duyệt. Đạt đến đỉnh 95% vào năm 2002 và 2003, thị phần của nó từ đó giảm đều đặn. Lý do chính là do việc sử dụng Mozilla Firefox, mà các con số thống kê cho thấy đó là đối thủ cạnh tranh đáng chú ý nhất hiện nay. Tuy nhiên, Internet Explorer vẫn là trình duyệt web thống trị, với thị phần toàn cầu là khoảng 66% (con số có thể thay đổi). Tỷ lệ sử dụng có cao hơn ở châu Á và thấp hơn ở châu Âu.
Firefox 1.0 đã vượt qua Internet Explorer 5 vào đầu năm 2005 với con số là xấp xỉ 8% thị phần.
Một bài báo đã ghi khi Internet Explorer 7 phát hành vào tháng 10 năm 2006 "IE6 có thị phần thống lĩnh với 77,22%. Internet Explorer 7 đã leo đến 3,18%, còn Firefox 2.0 là 0.69%".
Internet Explorer 7 được phát hành cùng thời gian với Firefox 2.0, và vượt qua Firefox 1.x vào tháng 11 năm 2006, với khoảng 9% thị phần. Firefox 2.0 vượt qua 1.x vào tháng 1 năm 2007, nhưng IE7 vẫn không qua mặt được IE6 cho đến tháng 12 năm 2007. Đến tháng 1 năm 2008, thị phần tương ứng của chúng là 43% đối với IE7, 32% cho IE6, 16% cho FF2, 4% cho Safari 3 và cả phiên bản FF1.x và IE5 là ít hơn nửa phần trăm.
Số người dùng xấp xỉ qua thời gian dựa trên số liệu thị phần người dùng khác nhau trong cả năm, hoặc dựa trên từng quý, hoặc trong tháng cuối của năm tùy thuộc vào nguồn tham khảo.
Sử dụng trong công nghiệp
Cơ chế mở rộng ActiveX được nhiều website và ứng dụng web công cộng sử dụng, trong đó có eBay. Tương tự, Đối tượng Trợ giúp Trình duyệt cũng được nhiều công ty cung cấp bộ máy tìm kiếm và các bên thứ 3 sử dụng để tạo ra các trình bổ sung để truy cập vào dịch vụ của họ, như thanh công cụ bộ máy tìm kiếm. Do việc sử dụng COM, hoàn toàn có thể nhúng chức năng duyệt web vào các ứng dụng của bên thứ ba. Do đó, hiện có một số Internet Explorer shell, và một số ứng dụng hướng nội dung như RealPlayer cũng sử dụng module duyệt web của Internet Explorer để xem trang web bên trong ứng dụng.
Tương thích với Hệ điều hành
Các phiên bản IE qua thời gian có nhiều độ tương thích hệ điều hành khác nhau, từ việc có mặt ở nhiều nền tảng hệ điều hành và vài phiên bản Windows cho đến chỉ một số ít phiên bản Windows. Nhiều phiên bản IE có hỗ trợ cho hệ điều hành cũ hơn nhưng dừng cập nhật. Lượng người dùng Internet tăng vọt vào thập niên 1990 và 2000 có nghĩa là các trình duyệt hiện nay có thị phần nhỏ vẫn có số lượng người dùng lớn hơn toàn bộ thị phần khi xưa. Ví dụ, 90% thị phần vào năm 1997 là khoảng 60 triệu người dùng, nhưng vào đầu năm 2007 90% thị phần tương đương với 900 triệu người dùng. Kết quả là các phiên bản sau của IE6 có tổng cộng nhiều người dùng hơn tất cả các phiên bản trước đó gộp lại.
Việc phát hành IE7 vào cuối năm 2006 đã dẫn đến sự sụp đổ về thị phần của IE6; đến tháng 2 năm 2007 các con số thống kê thị phần phiên bản cho thấy IE6 đạt khoảng 50% và IE7 khoảng 29%. Bất kể thị phần thực sự thế nào, phiên bản tương thích tốt nhất (qua nhiều hệ điều hành) của IE là 5.x, có mặt cho Mac OS 9 và Mac OS X, Unix, và hầu hết các hệ điều hành Windows và được hỗ trợ một thời gian ngắn vào cuối thập niên 1990 (mặc dù phiên bản 4.x có nền tảng mã nguồn thống nhất hơn qua các phiên bản). Đến năm 2007, IE có mức hỗ trợ hệ điều hành hẹp hơn, với phiên bản mới nhất chỉ hỗ trợ Windows XP Service Pack 2 trở lên. Internet Explorer 5.0, 5.5, 6.0, và 7.0 (thử nghiệm) cũng được chuyển không chính thức sang hệ điều hành Linux từ dự án "ies4linux" tại .
* Internet Explorer 6 SP2 chỉ có mặt dưới dạng thành phần của Windows XP SP2 hay Windows Server 2003 SP1 hay SP2.
** Phiên bản Internet Explorer kèm trong Windows 95 khác nhau tùy theo lần phát hành OSR; 2.0 kèm trong OSR1, 3.0 kèm trong OSR2, và 4.0 kèm trong OSR2.5.
*** Bản chất là không hỗ trợ, nhưng dùng được với bộ cài đặt "Đứng một mình" của bên thứ ba.
**** Phiên bản cuối cùng của Windows XP Service Pack 3 không kèm theo IE7. |
Erwin Johannes Eugen Rommel () (15/11/1891 - 14/10/1944) còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc, Wüstenfuchs ), là một trong những vị Thống chế lừng danh nhất của nước Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại về mưu mẹo trong chiến tranh, một vị tướng có lòng quả cảm, thượng võ nhất trong quân đội Đức Quốc xã, được cả đồng minh lẫn đối thủ kính trọng. Ông phục vụ cho Adolf Hitler, tuy là một chiến tướng xuất sắc của Đức Quốc xã, nhưng ông không phải đảng viên của Đảng Quốc xã. Vì tinh thần thượng võ cao đẹp, ngay cả người Anh cũng phải bái phục, dù ông đã giao tranh với họ trong nhiều trận đánh quan trọng tại Bắc Phi. Không những thế, cho đến nay người Mỹ vẫn coi ông là một lãnh đạo mẫu mực.
Là một sĩ quan nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Rommel gặp gỡ lãnh tụ Adolf Hitler lần đầu tiên vào năm 1934. Ông được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel nổi bật lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma trong cuộc tấn công Pháp năm 1940 của nước Đức Quốc xã. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý - Đức tại châu Phi, dù phải đối mặt với quân địch đông đảo hơn nhưng nhờ tài nghệ của mình ông đã gặt hái những chiến thắng vẻ vang. Ông đã thực hiện thành công vai trò thống lĩnh Quân đội phe Trục ở châu Phi, đến nỗi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận rộng rãi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc. Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.
Erwin Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn châu Phi (Afrikakorps) của ông hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do Thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy. Thế nên, trong Đức Quốc xã thì không người lính nào có tiếng tăm lừng lẫy như ông. Erwin Rommel trở thành một nhân vật trung tâm trong sử sách quân sự châu Âu hiện đại.
Ở cuối cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Điều này khiến người ta coi ông là một nạn nhân của chế độ Adolf Hitler, là hiện thân của một người Đức tốt. Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông mãi là một bí ẩn tới khi Tòa án Nürnberg được mở. Cho đến nay, cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn luôn là điểm thu hút các học giả quân sự.
Cuộc đời và sự nghiệp thuở ban đầu
Erwin Rommel sinh ra tại Heidenheim an der Brenz, huyện Heidenheim cách Ulm khoảng 50 km, thuộc bang Württemberg (nay là bang Baden-Württemberg), Đế chế Đức. Ông là người con thứ hai của giáo sư Erwin Rommel, hiệu trưởng một trường trung học phổ thông đến hết lớp 10 (???) (tiếng Đức: Progymnasium) theo đạo Tin Lành (Protestant) tại Aalen, với Helene von Luz, con gái của một người có chức sắc tại địa phương. Rommel có một anh trai chế́t sớm tên Manfred, hai em trai Karl và Gerhard, và người chị gái mà ông đặc biệt yêu quý là Helene. Theo lời chị gái kể, khi còn nhỏ, Erwin, một cậu bé tóc bạch kim ốm yếu da dẻ trắng xanh, không thích chơi cũng không thích học, chỉ thích ở gần thiên nhiên. Cậu nhút nhát, tính ngoan ngoãn hay mềm lòng với người nhà đặc biệt là mẹ, nhưng không sợ ai trên đời, khép kín và khó kết bạn (mãi đến già cũng như vậy) nhưng rất cởi mở thân thiện với những người thợ thuyền, lười học nhưng nếu đã thích cái gì thì rất tập trung làm và có kết quả ngay. Ở tuổi 14, Rommel và một người bạn của mình đã làm ra một chiếc tàu lượn có thể bay được, tuy không xa lắm. Lúc trẻ, ông có ý định trở thành một kỹ sư hàng không, thế nhưng cha mẹ ông lại đặt ông trước sự chọn lựa hoặc là trở thành nhà giáo hay là sĩ quan. Ban đầu ông chọn nghề giáo nhưng sau đó bỏ và gia nhập vào trung đoàn bộ binh số 124 của bang Württemberg với chức vụ thiếu sinh quân vào năm 1910 và không lâu sau đó, ông được gửi đến trường Thiếu Sinh Quân tại Danzig.
Trong lúc học tại Danzig, đầu năm 1911, Rommel đã gặp người vợ tương lai của mình là Lucie Maria Mollin. Ông tốt nghiệp vào tháng 11 năm 1911 và được phong chức trung úy vào tháng 1 năm 1912. Trước khi kết hôn, Rommel còn có một mối quan hệ khác với một phụ nữ tên Walburga Stemmer vào năm 1912 và mối tình đó đã đem đến cho hai người một người con gái tên Gertrud. Ông viết cho bà nhiều lá thư với giọng điệu lãng mạn, hơi nông nổi, sau này không còn bao giờ thấy trong thư từ sách vở của ông nữa. Gia đình Rommel phản đối gay gắt đặc biệt là mẹ Rommel vì bà cho rằng xuất thân thấp hèn của Stemmer sẽ làm khó cho việc thăng tiến của Rommel. Lúc ấy, Chiến tranh thế giới thứ nhất gần kề, nếu xuất ngũ để kết hôn với Walburga thì có thể bị coi là hèn nhát, các bạn đồng ngũ của Rommel cũng đều khuyên ông chọn sự nghiệp quân sự. Khi chiến tranh nổ ra, Rommel ra trận, dặn chị gái "Nếu em chết thì tất cả tiền bạc trao lại cho Walburg và Trudel tội nghiệp." Nhưng hết chiến tranh, tình yêu không còn nữa, và Rommel đến gặp Lucie thú thật mọi chuyện. Năm 1916, Rommel làm đám cưới với Lucie. Walburga và Gertrud chuyển về sống với hai vợ chồng và được giới thiệu là "em họ và cháu gái." Walburga biết Rommel hết sức yêu thương chiều chuộng Gertrud nên còn hy vọng và đã chờ ông suốt 12 năm, thế nhưng khi biết Lucie đã có mang thì bà tự tử. Tháng 12, năm 1928 con trai của Rommel ra đời và được đặt tên là Manfred – người con này về sau trở thành thị trưởng của Stuttgart từ 1974 đến 1996.
Thế chiến thứ I
Trong cuộc Thế chiến thứ I, Erwin Rommel phục vụ tại các mặt trận Pháp, Romania và Ý. Là một Sĩ quan trẻ tuổi, ông có hào khí tham chiến lúc cuộc đại chiến bùng nổ vào năm 1914. Ông miêu tả về Trung đoàn của ông như sau:
Tổng cộng, ông bị thương ba lần và được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt (Iron Cross) cả hạng I và hạng II. Rommel trở thành người trẻ tuổi nhất nhận được huân chương cao quý này của Đế chế Đức, Huân chương Pour le Mérite (huân chương này là một vinh dự có tính cách truyền thống chỉ dành cho các vị tướng). Ông nhận được nó sau các trận đánh tại các dãy núi phía đông bắc nước Ý. Phần thưởng này là kết quả từ trận đánh tại Longarone, và việc chiếm giữ được ngọn núi Matajur (ngọn núi này cao 1.650 mét, từ đây có thể quan sát được vùng biển Adriatic) cùng với 150 sĩ quan, 7.000 lính Ý và 81 cây đại bác (trong trận đánh này, Rommel cùng với 100 quân của mình chống lại lực lượng Ý hơn 7.000 người). Tiểu đoàn của Rommel sử dụng khí ga trong chuỗi trận chiến tại Isonzo và còn giữ vai trò chủ chốt trong chiến thắng quyết định của Liên minh Trung tâm trước quân Ý trong trận Caporetto (địa điểm trận đánh ngày nay là Kobarid thuộc Slovenia). Trong khi chiến đấu tại Isonzo, Rommel bị lực lượng Ý bắt giữ nhưng trốn thoát về lại Đức hai tuần sau đó.
Giữa hai thế chiến
Rommel là một trong những sĩ quan có khả năng được đưa lên vị trí cao hơn, Thế nhưng, ông tìm cách từ chối một vị trí trong Truppenamt (tổ chức thay thế cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức, tổ chức mà Đức không được có theo Hiệp ước Versailles)--con đường để vươn lên cấp chỉ huy cao hơn. Thay vào đó, ông lựa chọn để trở thành một sĩ quan ở tiền tuyến..
Sau Thế chiến thứ I, Rommel nắm giữ một chức chỉ huy cấp tiểu đoàn và là giảng viên tại trường bộ binh Dresden từ 1929 đến 1933, và tại Học viện Chiến tranh Potsdam từ 1935 đến 1937. Năm 1934, quyển "Gefechts-Aufgaben für Zug und Kompanie: Ein Handb. f. d. Offizierunterrich" (Bài tập dành cho Trung đội và Đại đội: Một sách hướng dẫn dành cho sĩ quan huấn luyện). Quyển sách này được in tới tận năm 1945 với năm bản in có điều chỉnh và thay đổi tựa. Từ năm 1935 tới 1938, Rommel làm một công việc chỉ huy tại Học viện Chiến tranh Potsdam. Các quyển nhật ký chiến tranh của Rommel, "Những cuộc Tấn công bằng Bộ binh" (tiếng Đức: Infanterie greift an), xuất bản năm 1937, đã trở thành cuốn sách giáo khoa quân sự được đánh giá cao, và cũng thu hút được sự chú ý của Adolf Hitler. Từ đó, Hitler đã lần lượt giao cho Rommel vị trí thuộc bộ Chiến tranh Đức, chủ yếu là các công việc có liên quan tới tổ chức Đoàn Thanh niên Hitler (tiếng Đức: Hitler Jugend); các vị trí đứng đầu lĩnh vực Thể thao Quân đội.
Năm 1937, Rommel tổ chức một loạt chuyến viếng thăm đến các cuộc mít-tinh và nơi đóng trại của Hitler Jugend. Nơi ông tổ chức các buổi giảng dạy quân sự, kiểm tra cơ sở hạ tầng và dự giờ các buổi giảng. Đồng thời, Rommel còn gây áp lực lên Baldur von Schirach, chỉ huy lúc đó của Hitler Jugend, để ông này chấp nhận sự có mặt nhiều hơn của quân đội trong việc huấn luyện Hitler Jugend. Schirach coi đó là một nỗ lực nhằm mục đích biến Hitler Jugend thành một lực lượng hậu cần cho quân đội Đức. Vì thế, Schirach từ chối mọi đề nghị của Rommel, đồng thời ông này còn trở nên không ưa Rommel, có vẻ là do sự ghen tỵ đối với ảnh hưởng của Rommel trong Hitler Jugend. Cuối cùng thì một thỏa thuận hợp tác giữa Hitler Jugend và quân đội Đức cũng hình thành, nhưng nội dung điều khoản thì chỉ cho phép quân đội tổ chức huấn luyện trong Trường dạy Bắn Súng của Hitler Jugend, ít hơn những gì Rommel mong muốn. Tới trước 1939, Hitler Jugend nhận được khoảng 20.000 sĩ quan huấn luyện bắn súng. Trong thời gian này, Rommel vẫn tiếp tục giảng dạy ở Potsdam, công việc đã mang lại cho ông nhiều phần thưởng của quân đội vì thành tích xuất sắc của mình.
Năm 1938, lúc này Rommel đã là đại tá, ông được chỉ định là chỉ huy của Học viện Chiến tranh tại Wiener Neustadt. Tại đây, Rommel bắt đầu viết cuốn sách có tựa đề "Xe Tăng trong các cuộc Tấn công" (tiếng Đức: Panzer greift an). Không lâu sau đó, Rommel lại được thuyên chuyển và giao quyền chỉ huy Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng (tiếng Đức: Führer-Begleitbattalion) để bảo vệ Hitler trong cuộc thăm viếng của ông này đến Nam Tư và vùng Mermel thuộc Litva. Thời gian này chính là thời gian ông đã gặp Joseph Goebbels, khi này là Bộ trưởng Bộ tuyên truyền Đức. Goebbels về sau trở nên hâm mộ Rommel một cách nhiệt thành và ông này giữ một vai trò quan trọng trong việc làm cho truyền thông Đức luôn đưa tin về các chiến công của Rommel.
Thế chiến thứ II
Ba Lan 1939
Vào mùa thu năm 1938, Hitler chọn Rommel chịu trách nhiệm đơn vị lính Đức bảo vệ ông ta trong các chuyến viếng thăm Tiệp Khắc sau khi đã xâm chiếm nước đó. Trước khi cuộc xâm lược Ba Lan xảy ra, ông được thăng hàm thiếu tướng và chỉ huy trưởng của Tiểu đoàn Bảo vệ Quốc trưởng, chịu trách nhiệm về sự an toàn cho các sở chỉ huy di động của Hitler trong suốt chiến dịch này.
Pháp 1940
Chỉ huy tăng thiết giáp
Sau chiến dịch tại Ba Lan, Rommel bắt đầu vận động hành lang để xin được làm chỉ huy của một trong mười sư đoàn tăng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Với những chiến tích trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất đều dựa trên tính bất ngờ và sự cơ động, rõ ràng Rommel trở nên rất phù hợp với các đơn vị panzer thế hệ mới. Ông được Hitler thăng lên hàm tướng, sớm hơn cả các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm khác. Ông cũng được giao quyền chỉ huy sư đoàn tăng thiết giáp như mong muốn, dù trước đó yêu cầu này bị khước từ bởi Sở chỉ huy Quân đội và ông chỉ được giao nhiệm chỉ huy một đơn vị tác chiến địa hình đồi núi. Theo Caddick-Adams, ông đã nhận được sự hậu thuẫn từ Hitler, chỉ huy đơn vị Quân chủng số 14 Wilhelm List và rất có thể là cả Guderian.
Sự thăng tiến vượt bậc đi ngược lại các quy định trong quân đội đã khiến Rommel bị đồn thổi rằng ông đang được Hitler ưu ái quá mức, tuy nhiên khả năng lãnh đạo phi thường của ông trong chiến dịch tại Pháp đã dập tắt hoàn toàn những tin đồn đó. Sư đoàn tăng thiết giáp số 7 lúc đó cũng mới chỉ được chuyển đổi thành một sư đoàn binh chủng thiết giáp hạng nặng bao gồm 218 xe tăng chia thành 3 tiểu đoàn, với hai trung đoàn súng trường, một tiểu đoàn xe máy, một tiểu đoàn kỹ sư, và một tiểu đoàn chống tăng. Sau khi nắm quyền chỉ huy vào ngày 10 tháng 2 năm 1940, dù không có kinh nghiệm trong việc chỉ huy tăng thiết giáp, Rommel đã nhanh chóng thích nghi để học hỏi và triển khai việc luyện tập chiến thuật tác chiến nhằm chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới.
Tấn công nước Pháp
Vào ngày 10/5/1940, một bộ phận của Quân đoàn 15 của quân đội Đức dưới sự chỉ huy của tướng Hermann Hoth tiến vào Bỉ để tiến lên vùng sông Meuse gần vùng đô thị Wallonia của Dinant. Ở bờ sông Meuse, Sư đoàn thiết giáp số 7 của Rommel bị giam chân bởi cầu đường bị phá hủy cũng như hỏa lực từ phía quân Bỉ phòng thủ. Quân Đức lúc này thiếu lựu đạn khói nên Rommel, lúc này là toàn quyền chỉ huy cuộc vượt sông, ra lệnh đốt một vài ngôi nhà ven sông để che mắt quân Bỉ. Các đơn vị Panzergrenadier sau đó vượt sông bằng thuyền cao su, và Rommel thì chỉ huy đợt thứ hai. Sư đoàn của Rommel tiến sâu hơn vào đất quân Bỉ và cách xa các đơn vị quân Đức khác.
Kiểu tiến quân của Rommel là liều lĩnh dùng một lực lượng cơ động mạnh (chủ yếu là lực lượng tăng thiết giáp) đánh thẳng vào một điểm trên phòng tuyến đối phương rồi tiến tới luôn, chấp nhận mạo hiểm khi để hai bên sườn hoàn toàn trống trải, cách tấn công này chủ yếu dựa trên việc đánh vào tinh thần của binh lính đối phương, khiến họ không dám tấn công và làm tan rã ý chí chiến đấu của họ. Khi gặp kháng cự, Rommel sẽ đơn giản là ra lệnh cho xe tăng nhắm vào một điểm mà tiến tới, ra lệnh cho toàn bộ hỏa lực triển khai, dựa chủ yếu vào tính bất ngờ của cuộc tấn công để làm cho tinh thần binh lính đối phương tan rã và sau đó họ đầu hàng. Kiểu đánh này bù đắp được điểm yếu của xe tăng Đức là có thiết giáp giới hạn và cỡ nòng pháo thấp, và nó còn thường làm cho một nhóm lớn tăng hạng nặng đối phương đang dàn quân ra phải đầu hàng. Thêm vào đó, nó sẽ giúp giảm số quân tử trận cho hai bên sườn của phe tiến công vì tránh được kiểu đánh dàn trải nhưng đồng thời cũng gây nhiều rủi ro. Có một lần sư đoàn của Rommel dựa theo cách đánh này, vội vã khai hỏa tối đa vào một đoàn xe vận chuyển của Pháp để rồi sau đó nhận ra rằng người Pháp dùng nhóm xe này để làm bẫy "chuông báo động" từ xa.
Trận Arras
Khoảng này 18 tháng 5, Quân đoàn quân Đức chính chiếm được Cambari nhưng từ đó thông tin về hướng tiến quân của Rommel được phát về một cách rất ít ỏi. Có lúc, Bộ Tham mưu của Đức ở mặt trận này, khi đó đang chỉ huy một phần quân đoàn đóng ở Bỉ, không nhận được bất cứ liên lạc vô tuyến nào từ Rommel, liền ghi lại rằng nhóm quân của Rommel đã bị tiêu diệt và dừng việc tiếp vận nhiên liệu cho nhóm quân này. Lệnh này về sau gây tranh cãi lớn; Rommel thì giận dữ và buộc tội một phần trong nhóm sĩ quan quân nhu của mình là bất cẩn còn Bộ Tham mưu của Đức thì chỉ trích Rommel vì tốc độ tiến quân của ông làm cho chỉ huy không bắt kịp.
Vào ngày 20 tháng 5, nhóm quân của Rommel tiến tới thành phố Arras. Ở đây ông muốn ngăn cách Lực lượng Viễn chinh Anh khỏi bờ biển và ông ra lệnh cho Hans von Luck, lúc này đang chỉ huy một tiểu đoàn trinh sát của sư đoàn, tìm cách mở đường vượt qua nhóm kênh La Bassée gần thành phố này. Được hỗ trợ bởi các máy bay tiêm kích ném bom Junkers Ju 87, nhóm quân của Hans von Luck mở được đường tiến qua sông. Quân Anh phản công (trận Arras) vào ngày 21 tháng 5 với xe tăng Matilda Mk I. Quân Đức nhận ra rằng súng 35 ly họ dùng vô dụng trước giáp tăng của quân Anh. Một khẩu đội súng 88 ly được đưa ra để chống xe tăng Anh và đích thân Rommel chỉ huy khẩu đội này. Kết quả là quân Anh-Pháp phải từ bỏ kế hoạch vượt sông.
Sau trận Arras, Hitler ra lệnh cho các đơn vị thiết giáp chuyển về trạng thái phòng thủ, cũng lúc đó thì người Anh, thực thi theo chiến dịch Dynamo, rút số quân của họ ra khỏi Dunkirk và Sư đoàn Thiết giáp số 7 của Rommel có được một khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi. Vào ngày 26 tháng 5, Sư đoàn Thiết giáp số 7 quân Đức tiếp tục tiến quân và nó tiến sát Lille trong ngày 27 tháng 5. Để tấn công thị trấn này, Rommel được giao thêm một sư đoàn tăng nữa, Sư đoàn Thiết giáp 5; việc này làm cho một tướng khác là Max von Hartlieb có cảm giác khó chịu. Cùng ngày, Rommel nhận được tin mình được tặng thưởng huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của chữ Thập Sắt; Rommel trở thành Sư trưởng đầu tiên được tặng thưởng trong chiến dịch này. Giải thưởng này đã giúp cho Rommel đảm bảo được vị trí của mình trước Hitler cũng như làm cho các sĩ quan đồng cấp khác chỉ trích là Hitler có quan hệ quá gần gũi với Rommel. Họ tin rằng đây là bằng chứng khác cho thấy Hitler có vẻ ưu tiên Rommel.
Vào ngày 28 tháng 5, khi đang tổng tiến quân vào Lille, và lại ở xa nhóm quân Đức gần nhất, sư đoàn thiết giáp số 7 đụng phải một trận pháo dữ dội của quân Pháp. Rommel thúc quân tiến lên, chiếm được Lille, vây được một nửa của Quân đoàn thứ Nhất (Ire Armée) của Pháp và không cho họ lùi về Dunkirk. Sau trận này quân của Rommel lại có thời gian nghỉ ngơi.
Bờ biển Manche
Quân của Rommel tiếp tục tiến quân vào ngày 6 tháng 6 với ý định chiếm vùng quanh sông Seine và đảm bảo an toàn cho các cây cầu gần thành phố Rouen. Nhóm quân này tiến hơn 100 km trong hai ngày nhưng đến nơi thì toàn bộ cầu đã bị phá hết. Ngày 10 tháng 6, Rommel đến được bờ biển gần Dieppe, gửi tin nhắn "Tôi đang ở bờ biển" về bộ chỉ huy.
Ngày 15 tháng 6, Sư đoàn Thiết giáp 7 bắt đầu tiến về Cherbourg. Tới ngày 17 thì tiến được 35 km và tới ngày 18 thì chiếm được thị xã này. Sau đó, Sư đoàn tiếp tục tiến về Bordeaux nhưng phải dừng lại khi một lệnh đình chiến ngắn được ký kết vào ngày 21 tháng 6. Vào tháng 7, Sư đoàn của Rommel được điều đến Paris nhằm chuẩn bị cho chiến dịch Sư tử biển, chiến dịch tấn công Anh quốc của phát xít Đức. Sự chuẩn bị này là nửa vời bởi vì quân Đức ngày càng nhận ra rằng họ không thể cân bằng về lực lượng không quân với quân đội Anh.
Sư đoàn Ma
Sư đoàn thiết giáp số 7, sau này được đổi tên thành Sư đoàn Ma (tiếng Đức: Gespenster-Division) do tốc độ và tính bất ngờ khi nó làm những nhiệm vụ được giao; thậm chí đến mức có lúc Bộ Chỉ huy Tối cao của quân Đức đã mất liên lạc với nó và không biết nó nằm ở đâu.
Rommel nhận được cả lời tán dương lẫn chỉ trích cho kiểu đánh của mình. Một số chỉ huy như tướng Georg Stumme, người trước đó chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp 7 thì ấn tượng mạnh bởi tốc độ và sự thành công của Rommel nhưng một số khác, một vài người vì ghen tị, thì nghĩ ngược lại và chỉ trích rằng chiến thuật Rommel ẩn chứa nhiều nguy cơ không cần thiết. Hermann Hoth, ngoài mặt thì ca ngợi Rommel nhưng sau lưng thì chỉ trích. Trong một báo cáo mật, Hoth ghi rằng không nên giao cho Rommel chỉ huy sư đoàn nào nữa cho tới khi Rommel có thêm nhiều kinh nghiệm và khả năng phán đoán. Hoth còn cáo buộc rằng Rommel không muốn thừa nhận đóng góp của người khác trong những chiến thắng của ông.
Chỉ huy Quân đoàn thứ tư của quân đội Đức, tướng Günther von Kluge, còn chỉ trích Rommel là tự nhận một cách sai trái toàn bộ vinh quang trong những chiến thắng của ông. Kluge cảm thấy rằng Rommel không thừa nhận đóng góp của Không quân Đức (Luftwaffe) và chiến ký của Rommel về thời gian ông ở Pháp thì ghi sai về hướng tiến quân của các đơn vị chiến đấu cũng để chiếm hết công về mình. Kluge còn dẫn ra lời phàn nàn của tướng Hartlieb là Rommel đã lạm dụng dụng cụ xây cầu của Sư đoàn Thiết giáp số 5 vào ngày 14 tháng 5 khi dụng cụ của Sư đoàn Thiết giáp số 7 đã hết; việc làm này khiến cho Sư đoàn Thiết giáp 5 vượt sông bị chậm nhiều giờ. Sau đó Rommel lại lặp lại điều này trong cuộc vượt sông Scarpe ngày 27 tháng 5.
Bắc Phi 1941-1943
Phần thưởng tiếp theo mà Rommel nhận được cho những thành công của mình là ông được thăng cấp và được chỉ định trở thành chỉ huy của Sư đoàn Tia chớp số 5 của quân đội Đức (về sau trở thành Sư đoàn Thiết giáp số 21, sư đoàn này cùng với Sư đoàn Thiết giáp số 15 tạo nên Quân đoàn châu Phi Deutsches Afrikakorps,()). Quân đoàn này được gửi đến Lybia đầu năm 1941 trong chiến dịch Sonnenblume để hộ trợ quân Ý đang mất tinh thần vì những thiệt hại do liên quân Thịnh Vượng chung gây ra trong chiến dịch Compass. Ở Châu phi, Rommel giành được danh tiếng cao nhất của mình trong lãnh vực quân sự.
Đợt tấn công thứ nhất của phe Trục
Vào ngày 6 tháng 2 năm 1941, Rommel được lệnh chỉ huy quân đoàn châu Phi tiến về Libya để giúp quân Ý đang đã bị đánh lui trong chiến dịch Compass của liên quân khối Thịnh Vượng chung dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Richard O'Connor vào khoảng tháng 11 năm 1940. Bộ Tổng chỉ huy phe Trục ban đầu thì ra lệnh nghi binh phòng thủ nhưng về sau lại tổ chức những đợt tấn công nhỏ trong tháng 5 vào Agedabia và Benghazi, và lên kế hoạch giữ vững phòng tuyến ở giữa các thành phố trên. Rommel phàn nàn rằng những kiểu tấn công nhỏ như thế sẽ vô dụng vì toàn bộ Cyrenaica sẽ bị chiếm nếu phe Trục phải phải tìm cách giữ tiền tuyến. Ngoài ra, lực lượng của phe Trục phải nhận thêm 7000 lính Ý vốn đã bị mất tinh thần do việc vào 3 tháng trước đó O'Connor's đã bắt giữ được 130.000 lính và 400 xe tăng của quân đoàn Ý ở Bắc Phi.
Vào 24 tháng 3 năm 1941, Rommel mở một đợt tấn công nhỏ với Sư đoàn Tia chớp số 5 và 2 sư đoàn bộ binh Ý hỗ trợ. Đợt tấn công này là một đợt nhỏ trước khi quân Rommel được tăng cường thêm bởi Sư đoàn Thiết giáp số 15 vào tháng 5. Quân Anh, vốn đã bị suy yếu vì phải chia quân gửi sang tham chiến tại mặt trận Hy Lạp, lùi về Mersa el Brega để bắt đầu xây dựng phòng tuyến. Rommel quyết định tiếp tục tấn công một lần nữa để ngăn chặn quân Anh củng cổ phòng tuyến này. Sau một ngày đụng độ quyết liệt, quân Đức chiếm ưu thế và Rommel tiếp tục tiến quân bất chấp lệnh phải hoãn tấn công vào Agedabia cho đến tháng 5. Tổng tư lệnh Anh ở Trung Đông, tướng Archibald Wavell, đánh giá quá cao sức mạnh của liên quân phe Trục và cộng thêm nỗi lo ngại về vấn đề thời tiết mùa đông, liền ra lệnh rút quân khỏi Benghazi để tránh việc bị đợt tấn công của Rommel chia cắt.
Rommel, thấy được sự miễn cưỡng của người Anh trong một trận đánh quyết định, liền đưa ra một quyến định liều lĩnh: chiếm đóng toàn bộ Cyrenaica chỉ với lực lượng được trang bị nhẹ. Ông ra lệnh cho Sư đoàn Thiết giáp Ariete của quân Ý truy đuổi số quân Anh đang rút đi, cùng lúc cho Sư đoàn Tia chớp số 5 của quân Đức liền tiến vào Benghazi. Chỉ huy Sư đoàn Tia chớp số 5, thiếu tướng Johannes Streich, phản đối lệnh với lý do rằng hình trạng trang thiết bị của Sư đoàn hiện tại không thích hợp để hành quân. Thế nhưng, Rommel bỏ ngoài tai lời phải đối này, ông nói "không thể để dịp may hiếm hoi trôi đi chỉ vì những chuyện vặt vãnh". Cùng lúc đó, Tổng Tư lệnh quân Ý là tướng Italo Gariboldi liên tục tìm cách hoãn cuộc tiến quân của Rommel nhưng ông này không thể liên lạc được với Rommel.
Sau khi chiếm được Benghazi, phe trục tiếp tục chiếm thêm khu vực Cyrenaica tới tận Gazala vào 8 tháng 4. Việc làm này của Rommel nhận được sự chỉ trích dữ dội từ phía Bộ Tổng chỉ huy quân Ý vì họ cảm thấy Rommel đã bất tuân thượng lệnh. Điều này càng đặc biệt khi mà Rommel đáng lẽ phải tuân theo lệnh của phía Ý. Sau đó, Rommel còn nhận được lệnh từ phía Bộ Chỉ huy Tối cao quân Đức rằng ông không được vượt qua khỏi Maradah, nhưng một lần nữa Rommel lại bỏ ngoài tai lệnh này cũng như mọi lời phản đối khác từ thuộc tướng của mình. Rommel tin rằng thời điểm đó là một cơ hội lớn lao để tiêu diệt một lượng lớn quân Đồng minh ở Bắc phi và chiếm giữ Ai Cập. Sau đó, Rommel quyết định tiếp tục gây sức ép lên quân Anh đang rút lui và mở một đợt tấn công cánh vào cảng Tobruk. Trong đợt tấn công này, quân của Rommel bắt được Tổng chỉ huy quân sự của quân Đồng Minh tại khu vực Cyrenaica là Trung tướng Philip Neame và cả Richard O'Connor, khi này là thuộc tướng của Neame.
Trong thời gian quân Ý đang tấn công dọc theo bờ biển, Rommel quyến định tiến lên phía bắc và tấn công khu cảng từ phía Đông Nam với Sư đoàn Tia chớp số 5 với mục tiêu rằng sẽ vây được số lớn quân Anh đang đóng tại đó. Đợt tấn công này thất bại vì các lý do về hậu cần cũng như quân Đức không đảm bảo được đường tiếp vận; đồng thời quân của Rommel cũng nhiều lần bị đột kích bởi số quân Anh đóng tại Tobruk. Ngày 11 tháng 4, vòng vây quanh Tobruk đã được thiết lập và liên quân phe Trục mở đợt tấn công đầu tiên vào thành phố. Còn các lực lượng còn lại của phe Trục tiếp tục đông tiến và đẩy lui toàn bộ quân Đồng minh ra khỏi Libya vào ngày 15 tháng 4.
Cuộc vây hãm Tobruk
Cảng quan trọng Tobruk, mặc dầu đã bị bao vây, vẫn nằm trong tay các lực lượng Đồng Minh dưới sự chỉ huy của viên tướng người Úc, Leslie Morshead. Phe phòng thủ bao gồm Sư đoàn số 9 của quân Úc và toàn bộ số lính Anh đã rút kịp về Tobruk, tổng cộng là 25.000 quân. Rommel vội vàng muốn có được chiến thắng một nhanh nhất, ông liên tiếp mở các đợt tấn công nhỏ vào cảng. Những đợt tấn công kiểu trên dễ dàng bị đánh bật. Rommel sau đó còn chỉ trích Bộ Chỉ huy Tối cao quân Ý là đã không thể cung cấp cho ông sơ đờ bố phòng của cảng (cảng này do người Ý xây dựng trước cuộc chiến). Điều này xảy ra là do quân của Rommel tiến quá nhanh so với dự kiến khiến cho quân Ý hầu như không có thời gian để đưa ra sơ đồ mà Rommel yêu cầu. Về giai đoạn này, tướng Heinrich Kirchheim, về sau là chỉ huy của Sư đoàn Tia chớp số 5 kể lại: "Một điều tôi không muốn nhớ lại là trong thời gian đó có quá nhiều máu đã đổ vô ích." Sau đó trong cuộc chiến, Kirchheim đã chống lại việc mở các tấn công khác vào Tobruk do thiệt hại ở các đợt đầu là quá cao.
Rommel vẫn giữ suy nghĩ rằng chiến thắng sắp xảy ra. Trong nhật ký của mình, ông ghi lại rằng ông đã nhận ra từ trước rằng phe địch (chỉ quân Đồng minh) chắc chắc là sẽ bỏ Tobruk, thế nhưng chính bản thân ông cũng nghi ngờ điều này. Trong một bức thư gửi vợ ngày 16 tháng 4 cùng năm, ông ghi rằng quân Đồng minh đang rút khỏi Tobruk bằng đường biển và ông tự tin rằng quân Đồng minh sẽ không cố giữ khu cảng cho đến hết tháng 4. Nhưng sự thật là các chuyến tàu đến cảng Tobruk không phải là để di tản mà là để tiếp vận quân nhu và cả viện binh. Một bức thư khác của Rommel, viết vào ngày 21 tháng 4, kể lại rằng Rommel bắt đầu nhận ra rằng thời gian chờ người Ý cung cấp sơ đồ bố phòng của Toburk lại càng làm cho binh sĩ giảm tinh thần thêm nữa. Nhưng dù như thế nào, Rommel vẫn tiếp tục tin rằng việc chiếm được Toburk chỉ là một sớm một chiều. Đồng thời, mối quan hệ giữ Rommel với các thuộc tướng cũng trở nên xấu chưa từng thấy. Đặc biệt là với Streich người đã công khai chỉ trích các quyết định của Rommel và sau đó ông này còn từ chối mọi trách nhiệm về các trận đánh. Rommel bắt đầu mở một loạt các phiên tòa quân đội, nhưng rốt cục ông hầu như không ký quyết định kết án nào cả. Tình trạng này làm cho đích thân Tổng tư lệnh Walther von Brauchitsch viết thư cho Rommel nói rằng ông thay vì tiếp tục đe dọa và đòi thay những sĩ quan "cho tới nay đã cống hiến xuất sắc trong các trận đánh", Rommel nên có "một cuộc tranh cãi bình tĩnh và có tính xây dựng" thì "kết quả đem lại" sẽ "tốt hơn". Rommel vẫn tiếp tục án binh bất động.
Đến lúc này, Rommel yêu cầu Bộ Tổng tư lệnh Tối cao quân Đức cho ông thêm quân để có thể mở thêm các đợt công kích. Thế nhưng, vì Đức có nhu cầu quân cho chiến dịch Barbarossa ở Đông Âu, yêu cầu của Rommel bị từ chối. Tham mưu trưởng quân đội Đức Franz Halder, trước khi ông này rời khỏi Phi châu, nói với Rommel rằng quân đội sẽ không thể lo về mặt hậu cần cho một số quân lớn thì Rommel trả lời lại "đó là chuyện của ông". Sau đó Halder mỉa mai nhận xét: "bây giờ thì hắn (Rommel) cũng phải miễn cưỡng mà tuyên bố rằng lực lượng của hắn chẳng mạnh đến nổi để mà ông ta có thể dùng chúng để mà tận dụng các 'cơ hội độc nhất' mà tình thế chung đem lại. Đó là cảm giác mà chúng ta có ở hầu hết thời gian mà chúng ta ở đây." Đồng thời, Halder vì nổi giận với Rommel do lệnh cấm vượt qua Maradah của mình bị Rommel bất tuân và thiệt hại của quân Đức quá lớn, nên ông này cử Friedrich Paulus để "chặn thằng lính hoàn toàn mất trí ấy".
Khi mới đến nơi vào ngày 27 tháng 4, Paulus lại bị thuyết phục để cho phép Rommel mở một đợt tấn công khác. Về sau khi ở thủ đô Berlin, Halder viết "theo quan điểm của tôi, điều đó là một sai lầm" nhưng ông này vẫn biện hộ cho Paulus. Đợt tấn công ngày 4 tháng 5 về sau bị Paublus bắt hoãn vì ông này cho rằng nó sẽ trở thành một thảm họa. Thêm vào đó, Paublus cấm Rommel dùng quân để tấn công thêm nữa và ra lệnh hoãn toàn bộ các đợt tấn công khác cho tới khi toàn bộ lực lượng được tái tổ chức và có chỉ đạo từ Bộ tổng tư lệnh tối cao quân Đức.
Tham mưu trưởng của quân Đồng Minh tại đây, tướng Archibald Wavell đã cố gắng thực hiện hai cuộc tấn công nhằm giải vây cho Tobruk, chiến dịch Brevity và Battleaxe, nhưng đều thất bại.
Sau thất bại đáng kể của chiến dịch Battleaxe, Wavell đã được thay thể bằng viên tổng tư lệnh gốc Ấn Độ, tướng Claude Auchinleck. Auchinleck đã mở một trận tấn công lớn để giải vây cho Tobruk, chiến dịch Crusader, và cuối cùng đã thành công. Đã có một lần Rommel đến một bệnh viện cho binh lính New Zealand – hãy còn trong vùng kiểm soát của Anh. "Ông đã hỏi thăm về nhu cầu của bệnh nhân, hứa sẽ cung cấp thuốc của Anh và ra đi không bị ngăn trở."
Chiến dịch Crusader là một thất bại cho Rommel. Vài tuần sau trận đánh, Rommel đã hạ lệnh rút lui tất cả các lực lượng của mình đang đóng tại các khu vực xung quanh Tobruk (7 tháng 12, 1941) và triệt thoái về El Agheila. Quân Anh đã đuổi theo, cố gắng tiêu diệt toán quân Đức đang rút lui như họ đã làm vào năm 1940, thế nhưng Rommel đã tung ra một đợt phản công vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 và giáng một đòn chí mạng vào quân Anh. Tập đoàn quân Bắc Phi tái chiếm Benghazi, quân Anh phải lui về khu vực Tobruk và bắt đầu xây dựng các vị trí phòng thủ.
Đầu mùa hè năm 1942 (24 tháng 5, 1942), đội quân của Rommel tấn công. Theo cách đánh chớp nhoáng (blitzkrieg) kinh điển, đội quân của ông đã thọc vào sườn quân Anh tại Gazala. Song, quân Pháp vẫn ngoan cố kháng cự lại các đợt tấn công của người Đức trong trận Bir Hakeim. Tuy nhiên, Rommel cùng các chiến sĩ của ông đã triệt hạ được Bir Hakeim, buộc quân thù phải lui binh khỏi điểm phòng ngự kiên cố này. Như vậy là dù có sai sót trong việc chỉ huy nhưng vị Thống chế đại tài cùng các binh sĩ tinh nhuệ đã lập nên những chiến công hiển hách, đẩy quân địch - dù đông đảo hơn quân của ông - vào thế yếu. Quân Đức thắng thế, buộc quân Anh rút lui một cách nhanh chóng, nên được gọi là "Cú phi nước đại Gazala", để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. Tobruk giờ đây bị cô lập và chỉ còn một mình, nằm giữa Tập đoàn quân Bắc Phi và Ai Cập. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1942, sau một trận tấn công phối hợp nhanh, mạnh mẽ và có tính kết hợp của quân Đức, thành phố đã bị bao vây cùng với 33.000 quân lính. Gần một năm sau thất bại tại Singapore, quân Anh và lực lượng trong Khối Thịnh vượng chung Anh mới bị tổn thất thê thảm như vậy. Các lực lượng Đồng Minh đã hoàn toàn bị đánh bại. Vài tuần sau đó, họ phải rút lui ra xa khỏi Ai Cập.
Cuộc tấn công của Rommel cuối cùng phải dừng lại tại đường ray của một thị trấn nhỏ ở El Alamein (Ai Cập), chỉ cách Alexandria 60 dặm. Trong trận chiến El Alamein lần thứ nhất, quân của Rommel thất bại do những vấn đề về nguồn tiếp tế vũ khí, lương thực do một chiến dịch nhằm cắt đứt các tuyến đường vận chuyển của quân Đức mang tên Ultra được Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh (Royal Air Force và Royal Navy) thực hiện và những chiến thuật được cải tiến của quân Anh. Người Anh rất gần với nguồn tiếp tế và có được những người lính mới, khỏe mạnh để tăng cường cho các vị trí đóng quân của họ. Chiến thuật của Auchinleck là tiếp tục tấn công vào các lực lượng Ý yếu kém để giành thế chủ động về phía mình. Rommel, một lần nữa cố gắng bẻ gãy phòng tuyến của quân Anh bằng trận đánh tại Alam Halfa. Ông đã hoàn toàn bị cầm chân lại bởi vị chỉ huy mới đến của quân Đồng Minh, Trung tướng Bernard Montgomery, một người luôn có được sự hỗ trợ tuyệt đối về lương thực và vũ khí.
Do các lực lượng Đồng Minh từ Malta ngăn chặn nguồn tiếp tế của Rommel ngay tại bờ biển, và cả một khu vực rất rộng lớn mà ông phải giữ lấy, Rommel không thể giữ El Alamein mãi được. Vì vậy mà sau trận chiến tại El Alemein lần thứ hai, quân của Rommel phải rút lui. Sau thất bại tại El Alamein, mặc dù các vị lãnh tụ Hitler và Mussolini nhiều lần thúc giục Rommel, các lực lượng của ông đã không thể đứng vững và chiến đấu lại được nữa cho đến khi họ tiến vào Tunisia. Sau đó, trận chiến đầu tiên của họ không phải đối đầu với lực lượng quân đội tám nước của người Anh nữa (British Eighth Army, gồm có Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan), mà là Quân đoàn số 2 của Mỹ. Thống chế Rommel xua quân tấn công quân Mỹ trong trận chiến tại đèo Kasserine, và giáng một đòn nặng nề vào quân địch. Lại một lần nữa, ông lại được vui với chiến thắng lừng lẫy nhờ có sự quyết đoán của ông, tài năng và sự mạnh mẽ của ông đã khiến cho quân thù phải nếm mùi đại bại.
Một lần nữa, khi đối mặt với các lực lượng Khối Thịnh vượng chung của người Anh tại vành đai phòng thủ ở vùng biên giới của Pháp tại Mareth, Rommel đã không thể tránh được sự trễ nải trong các cuộc tấn công do không có nguồn tiếp tế. Kế hoạch Ultra chính là một mắt xích quan trọng dẫn đến sự thất bại đối với các lực lượng của ông. Rommel phải rời khỏi Bắc Phi và nhiều người lính từng chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông trở thành tù binh chiến tranh.
Như một số mệnh được định sẵn với Đức Quốc xã, trong khi lực lượng của Rommel đã không thể chiến đấu một cách hiệu quả do luôn gặp phải tình trạng thiếu thốn về nguồn tiếp tế thì tại trận chiến Stalingrad ở mặt trận phía đông nước Nga, mặc dù được sự hỗ trợ tuyệt đối nhưng Đạo quân số 6 do Thống chế Friedrich Paulus chỉ huy đã bị tiêu diệt gần như hoàn toàn và thậm chí viên Thống chế này đã bị bắt làm tù binh.
Trong giai đoạn này, quân Anh đã cố gắng tổ chức một cuộc bắt sống Rommel ngay tại tổng hành dinh của ông, ở phía sau phòng tuyến quân Đức, nhưng ông không có mặt ở đó nên toán biệt kích không thành công, còn thiệt hại nặng. Khi biết được ông đã lấy làm vừa buồn cười vừa tức là họ nghĩ sẽ tìm thấy ông ở nơi cách phòng tuyến những 250 dặm, nhưng ông đã ra lệnh an táng trọng thể cho những người chết.
Pháp 1943–1944
Quay trở về Đức, Rommel có một khoảng thời gian vô công rỗi nghề. Tuy nhiên, khi quân đội phát xít Đức mất thể chủ động trên chiến trường, Hitler đã gửi Rommel đến bộ tham mưu của Tập đoàn quân B. Lúc này, Rommel đang rất bi quan, quan hệ với Hitler thì rất căng thẳng nên Hitler chủ yếu chỉ muốn dùng sự có mặt của ông để quân đội lên tinh thần. Ông đến nơi, rất ngạc nhiên nhận thấy tuyến phòng thủ dọc theo bờ biển Đại Tây Dương chỉ tồn tại trong tuyên truyền của Hitler, còn quân đội thì lơ là, chậm chạp. Trong khi đó Rundstedt và Blumentritt do không hiểu các vấn đề kỹ thuật nên đã giao lại công việc cho một viên tướng chuyên trách về kỹ thuật nhưng lại thiếu năng lực chỉ đạo bao quát. Chỉ giữ chức trách Thanh tra (thực chất là tham mưu), Rommel tự tập hợp các chỉ huy từ cấp trung đội trở lên, giải thích cho họ kế hoạch của bản thân, được ủng hộ nhiệt liệt, nhưng sự chống đối gần như công khai từ các kẻ thù chính trị của ông đang giữ các chức vụ cao cấp nhất xung quanh Hitler đã dẫn đến giằng co, gây chậm tiến độ hàng tháng trời. Cuối cùng Rundstedt can thiệp, ủng hộ cho Rommel được chuyển sang làm chỉ huy. Dưới sự trực tiếp chỉ đạo của ông, công việc diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc, hàng triệu bãi mìn, hàng ngàn ụ bê tông bảo vệ xe tăng và các chướng ngại vật đã được dựng lên trên các bãi biển và các vùng thôn quê. Tướng công binh Meise và nhiều chuyên gia kỹ thuật hiện đại nhận xét rằng Rommel không chỉ có năng lực quân sự mà còn là thiên tài kỹ thuật nữa.
Sau các trận chiến của mình tại châu Phi, ông đúc kết ra rằng không thể nào ngăn chặn được tốc độ tiến công dưới sự yểm trợ tối đa bằng đường không của quân Đồng Minh. Ông đã đưa ra quan điểm rằng các lực lượng xe tăng nên được tách ra thành các đơn vị nhỏ để củng cố vững chắc các điểm trọng yếu và nên được đặt gần chiến tuyến càng tốt bởi vì chúng không thể di chuyển được đi xa một khi cuộc tấn công nổ ra. Ông muốn cuộc tấn công của quân Đồng Minh phải được chặn đứng ngay từ các bãi biển bằng cách kết hợp hỏa lực của quân đội với hệ thống chướng ngại vật. Tuy nhiên, vị chỉ huy của ông, Thống chế Gerd von Rundstedt, lại cho rằng không có cách nào ngăn chặn được cuộc tấn công từ bờ biển vì hỏa lực quá mạnh của lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh. Ông ta lại nghĩ các lực lượng xe tăng nên được tổ chức lại thành các đơn vị lớn đóng sâu vào vùng đất liền gần Paris, nơi cho phép lực lượng Đồng Minh tiến sâu vào và sau đó sẽ tiêu diệt họ. Rundstedt bản tính hòa hoãn, không muốn căng thẳng với Rommel, nhưng Leo Geyr von Schweppenburg (vốn là người của Guderian cài vào ngay từ đầu - vốn không phải để chống Rommel mà để cạnh tranh với các lực lượng SS - và được sự ủng hộ ngầm và về sau là công khai của ông này) đã ủng hộ ý tưởng của Rundstedt và cãi nhau với Rommel. Cuối cùng vụ việc đến tai Hitler. Khi phải lựa chọn một kế hoạch cụ thể để tiến hành, Hitler tỏ ra do dự và đưa ra một giải pháp mang tính lưng chừng, giao cho Rommel 3 sư đoàn tăng và Rundstedt 4 sư đoàn, tự giữ lại 4 sư đoàn khác. Kết quả này khiến cả kế hoạch của Rommel lẫn Rundstedt đều không thể thực hiện.
Trong ngày D-Day (ngày mở màn cuộc đổ bộ vào Normandie), nhiều đơn vị xe tăng, nhất là Sư đoàn Panzer SS số 12 khi đó đang ở rất gần bờ biển và có đủ khả năng để gây ra một sự thiệt hại nghiêm trọng cho quân Đồng Minh. Cái rủi cho quân phát xít Đức lại là cái may cho quân Đồng Minh, Hitler đã từ chối tung ra các đơn vị tăng này vì ông ta tin rằng cuộc đổ bộ lên bờ biển chỉ là đòn nghi binh của đối phương. Nhờ có sự thành công của chiến dịch tung tin giả mạo mang tên Fortitude, Hitler và bộ chỉ huy tối cao của Đức đã mong chờ một cuộc tấn công lớn của quân Đồng Minh vào Pas de Calais. Đối mặt với các cuộc tấn công quy mô nhỏ của quân Đức, lực lượng Đồng Minh nhanh chóng chiếm được các vị trí đổ bộ.
Âm mưu chống lại Hitler
Ngày 17 tháng 7 năm 1944, Thống chế Rommel đang di chuyển trên xe hơi thì bị một chiếc máy bay Spitfire của Không lực Hoàng gia Canada (RCAF) oanh kích, ông đã được đưa vào bệnh viện với các vết thương ở vùng đầu. Cùng khoảng thời gian này, sau sự thất bại của âm mưu đảo chính chống lại Hitler vào ngày 20 tháng 7, một cuộc đàn áp thẳng tay đã được thực hiện trong khắp hệ thống quân đội Đức. Khi các cuộc điều tra được tiến hành, nhiều mối liên kết đã chỉ ra sự dính líu chặt chẽ của Rommel đối với âm mưu này, và cả những phụ tá thân tín nhất của ông cũng có liên quan tới. Khi đó, cũng có nhiều nhân viên đảng Quốc xã ở địa phương đã báo cáo rằng Rommel đã có những lời lẽ khinh miệt dành cho giới lãnh đạo đảng Quốc xã trong thời gian ông nằm tại bệnh viện.
Sau chiến tranh, vợ của Rommel quả quyết rằng ông đã chống lại việc ám sát (nhưng cần nói thêm rằng, ngay sau chiến tranh, nhiều người Đức vẫn trung thành với Hitler và tham gia ám sát có thể bị coi là phản bội). Người ta đã cho rằng vì không muốn đem các thế hệ người tương lai của người Đức rơi vào sự thất bại của cuộc chiến bởi thuyết Dolchstoßlegende vẫn thường được một số người Đức tin tưởng sau Thế chiến thứ I, mà thay vào đó, Rommel ủng hộ cuộc một cuộc đảo chính và Hitler sẽ được đem ra xét xử trước công chúng. Một mặt khác, Rommel cảm thấy ngày càng không thể ngồi yên để Hitler quyết định các vấn đề chính trị và chiến lược sau một cuộc trao đồi năm 1943, khi Hitler tuyên bố thẳng thắn là nếu không thể thắng lợi thì sẽ cho dân tộc Đức diệt vong luôn cho xứng với tinh thần của một dân tộc vĩ đại (một điều Hitler sau này đã thực sự thực hiện và chỉ bị chặn lại do Albert Speer và một số người khác ngầm không nghe lệnh). Sau đó tuy Rommel cố gắng nói thẳng nhiều lần với hy vọng Hitler bỏ các suy nghĩ tai hại còn Hitler thì cố lấy lòng Rommel cốt để quan hệ trở lại tốt đẹp như cũ, song cả hai bên đều không thành công. Các tài liệu mật của tình báo Anh mới được giải mã gần đây cho thấy, dường như Rommel cuối cùng đã thay đối ý định và ủng hộ việc tiêu diệt Hitler. Trước khi Rommel tự tử khoảng một tháng, phía Đồng minh đã biết việc Rommel can dự vào âm mưu chống lại Hitler. Trong một cuộc nói chuyện riêng tư, Tướng Heinrich Eberbach (khi đó đã là tù binh của quân Đồng minh và không biết căn phòng đã bị Tình báo Anh cài đặt máy ghi âm) nói rằng thượng cấp của ông là Thống chế Rommel đã nói thẳng rằng: "Hitler và những đồng minh thân cận nhất của ông ta cần phải bị giết." Eberbach là một trong những sĩ quan cao cấp (những người khác bao gồm cả Geyr von Schweppenburg người mới là đối thủ của ông về vấn để Normandie, và các tướng lĩnh SS ở mặt trận phía Tây mà trước đó ông đã có va chạm do ông thường chỉ trích các tội ác của họ như Bittrich, Hausser, Sepp Dietrich - một sĩ quan đã từng rất thân cận với Hitler và một người Quốc xã nhiệt thành) đã hứa với Rommel rằng sẽ phục tùng mệnh lệnh của Thống chế và ủng hộ ông trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh với các nước phương Tây. Cấp trên của Rommel là Thống chế Kluge cũng ủng hộ ông, dù không nhiệt tình (Thống chế Manstein cũng biết - trước đó hai người chưa từng quen biết nhưng Rommel vẫn đến xin ông giúp, và bị từ chối. Thống chế Rundstedt không đồng ý tham gia, tuy vậy ông giục Rommel "Cậu phải đứng ra làm đi. Cậu hẵng còn trẻ. Mọi người đèu biết cậu và yêu cậu."). Với sự đồng tình của Kluge, Rommel đã gửi một tối hậu thư cho Hitler ("Đây là cơ hội cuối cùng của ông ta, nếu ông ta không nghe thì chúng ta sẽ hành động!") yêu cầu đi đến "giải pháp chính trị" với các nước phương Tây thuộc phe Đồng minh. Thật không may, sau đó hai ngày Rommel bị thương nặng do một cuộc không kích của quân Đồng minh và không thể điều động các lực lượng ở mặt trận phía Tây cũng như hỗ trợ nhóm của Stauffenberg.
Hiện nay, việc Rommel đồng ý và tham gia vào vụ ám sát còn có những tranh cãi (tính riêng ở Đức, các nhà sử học đồng ý là ông đã ủng hộ cả vụ ám sát gồm có Cornelia Hecht, Maurice Remy, Peter Lieb, trong khi Reuth phản đối. Các nhà sử học Anh-Mỹ như Showalter, Fraser hay Butler thì có xu hướng lý luận rằng thật khó tin một con người trước đó chả quan tâm gì đến chính trị như Rommel lại tự nhiên đổi ý và dây dính vào một vụ ám sát), nhưng tuyệt đại đa số các nhà sử học xác nhận ông đã chủ trì kế hoạch hòa bình ở mặt trận phía Tây (ông hơi ngây thơ khi tin rằng phương Tây sẽ chấp nhận bắt tay với Đức để ngăn họa Cộng sản, và nhất là lại đi giục Hitler là người mà không một chính phủ nào còn tin tưởng được đi làm việc đàm phán đó - nhưng cũng có những nhà sử học như Pimlott cho rằng cũng có khả năng đàm phán thành công, nếu là chính ông đi đàm phán, Maurice Remy thì cho là ít ra cũng ngăn được hàng triệu người chết vô nghĩa, và đa phần sử gia công nhận vụ ông bị thương ngay trước cuộc ám sát là một vận rủi tệ hại ảnh hưởng đến kết quả kế hoạch và số phận nước Đức) Về cơ bản, với ý thức về khả năng nội chiến, và ý thức về nghĩa vụ của người sĩ quan lẫn tình cảm cá nhân với Hitler vẫn rất lớn, có lẽ ông đã không tham gia vào nhóm chuẩn bị và trực tiếp ám sát (những người vẫn sẽ tiến hành khi không có ông). Nhưng ông che chở cho họ, cố gắng tập hợp một lực lượng thống nhất và tìm kiếm một phương án chung có lợi cho nước Đức.. Quá trình tiến hành đã khiến ông đối mặt những "nguy hiểm chẳng kém gì với những người trực tiếp ám sát" (nhận định của Remy) trong vòng vây của bộ máy Quốc xã. Có lúc ông đã tính tới sơ tán vợ con sang Pháp nhưng nghĩ làm thế lại gây nghi ngờ nên thôi.
Rommel bị bức tử
Sau vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, năm người chủ mưu bị xử tử ngay trong ngày, còn Mật vụ Đức truy ra sự can dự của Thống chế Günther von Kluge, Tổng Tư lệnh Mặt trận miền Tây, tức cấp trên trực tiếp của Rommel. Sau khi bị thay thế bởi Thống chế Otto Moritz Walter Model, Thống chế Kluge tự tử. Thượng tướng von Stülpnagel (Thống đốc quân sự tại Pháp), sau khi tự tử không thành, lúc nửa mê nửa tỉnh đã thốt ra tên của Rommel. Sau đấy, khi bị Mật vụ tra tấn dã man, Đại tá Caesar von Hofacker (thuộc tổng hành dinh của Ban Quân quản Pháp tại Paris) và nhiều nguười khác khai ra vai trò của Rommel trong âm mưu. Hofacker khai Rommel đã trấn an ông: "Hãy nói với những người ở Berlin rằng họ có thể trông cậy nơi tôi." Đấy là câu nói ám ảnh đầu óc của Hitler khiến cho Lãnh tụ quyết định vị thống chế được ông yêu thích phải chết, dù ông biết đấy là người được ngưỡng mộ nhất trên nước Đức - Thực ra, ban đầu, dù hết sức tức giận và "tổn thương" (từ của Der Spiegel), nhưng Hitler định đợi đến lúc Rommel hết cơn hôn mê thì sẽ cho ông về hưu trong im lặng, nhưng không ngờ ông tỉnh dậy quá nhanh còn bằng chứng thì càng lúc càng nhiều. Hơn nữa, lúc này, các kẻ thù của Rommel, vốn đã chờ cơ hội này từ lâu, đã liên kết với nhau: Himmler, Bormann, Keitel, Jodl... đã vây quanh Hitler và xúi giục, thúc ép ông ta ra tay với kẻ phản bội.
Trong khi xương sọ, trán và xương má còn đang mang những vết nứt nặng, mắt bên trái còn bị thương nặng và cả đầu còn mang mảnh bom, Rommel được dời ra khỏi bệnh viện dã chiến để tránh bị quân Đồng minh bắt, rồi được đưa về nhà riêng ở Herrlingen gần Ulm. Ông nhận được dấu hiệu cảnh báo đầu tiên cho số phận của mình khi biết người cựu tham mưu trưởng của ông, Tướng Hans Speidel, bị bắt ngày 7/9, một ngày sau khi đến thăm ông ở Ulm.
Khi họ nói chuyện với nhau về Hitler, Rommel đã than thở với Tướng Speidel:
Cái tên lừa dối bệnh hoạn ấy đã hoàn toàn điên khùng. Hắn đang trút cơn bạo hành lên những người âm mưu ngày 20/7, và đấy chưa phải là hết!
Bây giờ, Rommel nhận thấy nhân viên SS đang rình rập quanh nhà ông. Khi ông đi tản bộ trong khu rừng gần nhà cùng với cậu con trai 15 tuổi, được đơn vị phòng không nơi cậu phục vụ cho phép về săn sóc cha, cả hai đều mang súng lục. Cùng lúc, tại tổng hành dinh ở Rastenburg Hitler nhận được báo cáo về lời khai của Hofacker đề cập đến Rommel. Theo lời Tướng Wilhelm Keitel (Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân lực) khai trước Tòa án Nürnberg, Lãnh tụ nhận ra
rằng đấy sẽ là một vụ xì-căng-đan kinh khủng nếu vị Thống chế có tiếng tăm này, người được yêu mến nhất, lại bị bắt và bị lôi ra trước Tòa án Nhân dân.
Thế là, vào buổi trưa ngày 14/10/1944, hai vị tướng là Burgdorf và Maisel từ tổng hành dinh của Hitler đi đến nhà của Rommel, bấy giờ bị binh sĩ SS bao vây cùng với 5 xe bọc thép. Họ đã báo trước cho Rommel hay rằng Hitler phái họ đến để thảo luận "công tác sắp tới" của Thống chế.
Sau này, Keitel khai trước Tòa án Nurnberg rằng ông ta đã viết một bức thư do Hitler đọc (gửi kèm lời khai của những người khác về sự tham gia của Rommel): Nếu Rommel vô tội, Hitler yêu cầu ông hãy đến gặp trực tiếp Hitler và giải thích , nếu ông không chọn như vậy thì tức là thú nhận đã phản bội và trong trường hợp đó, ông hãy tự cân nhắc các hậu quả. Hitler cử Burgdorf và Maisel đưa thư và mang thuốc độc đến.)
Sau khi Burgdorf và Maisel đến, mọi người thấy không phải để thảo luận công tác sắp tới của Rommel. Hai người yêu cầu được nói chuyện riêng với Thống chế, và ba người đi vào phòng đọc sách. Rommel đã không tận dụng cảm tình của Hitler để tìm đường sống (chọn lựa đến Berlin và giải thích). Ông thú nhận nhẹ nhàng, đến mức Maisel phải ngạc nhiên: "Ừ, tôi sẽ đối mặt với các hậu quả. Có lẽ tôi đã quên." Rồi ông đi lên đi xuống, trong khi hai người cứ chờ, cho đến khi ông dừng, và nói như xin lỗi, "Tôi từng yêu Lãnh tụ, đến bây giờ cũng vẫn yêu." "Sự đạo đức giả" này khiến Maisel, người một lòng trung thành với Hitler, cảm thấy "thật kinh tởm": làm sao một người đã nhận là mình muốn giết Hitler còn nói được câu đó? Nhưng Burgdorf và Maisel vẫn cư xử với vẻ tôn kính.
Sau khi chia tay với vợ con, mặc chiếc áo jacket cũ bằng da của Binh đoàn châu Phi và cầm cây gậy thống chế, Rommel bước vào chiếc xe cùng với hai người tướng. Xe chạy được khoảng 3 kilômét theo con đường ven một khu rừng, rồi Tướng Meisel và tài xế SS bước ra, để Rommel và Tướng Burgdorf ngồi lại phía sau. Một phút sau, hai người quay lại chiếc xe; Rommel đã chết. Mười lăm phút sau khi vĩnh biệt chồng, bà vợ của Rommel nhận được một cuộc gọi từ bệnh viện. Bác sĩ cho biết hai người tướng đã mang thi hài của Rommel đến, qua đời vì nghẽn mạnh máu não, hiển nhiên là do việc vỡ xương sọ lúc trước. Thật ra, Burgdorf đã cấm khám nghiệm tử thi. Ông bảo: "Không được đụng đến xác chết. Mọi việc đã được thu xếp ở Berlin." Tất cả những người nhìn thấy Rommel khi chết đều kinh ngạc vì cái nhếch mép nửa như cười nửa khinh bỉ trên gương mặt người chết, mà Lucie nghĩ rằng đó là dành cho Hitler. Họ chưa từng thấy ông có biểu cảm đó bao giờ.
Thống chế Model ra một nhật lệnh cho biết Rommel đã qua đời vì "những vết thương gây ra ngày 17/7" và tỏ ý thương tiếc sự mất mát "của một trong những vị tư lệnh vĩ đại nhất của đất nước."
Phần lớn các quan chức Quốc xã cao cấp, bao gồm cả Hitler, Himmler..., trừ Keitel và Jodl, gửi điện chia buồn.
Hitler ra lệnh tổ chức lễ quốc táng trong đó vị sĩ quan cao niên của Quân đội Đức, Thống chế Karl Rudolf Gerd von Rundstedt (cựu Tổng Tư lệnh Mặt trận miền Tây, cũng là cấp trên trực tiếp của Rommel, trước Kluge), đọc điếu văn khi đứng bên thi hài của Rommel phủ cờ chữ thập ngược: "Con tim của ông ấy thuộc về Lãnh tụ."
Công bằng mà nói, có lẽ Rundstedt không biết những tình tiết trong cái chết của Rommel, và hẳn chỉ biết được qua lời khai của Keitel tại Tòa án Nürnberg. Rundstedt khai: "Tôi không nghe được những lời đồn đại ấy, nếu không tôi đã từ chối đại diện cho Lãnh tụ ở lễ tang; đấy sẽ là điều ô nhục không lời nào diễn tả được." Tuy nhiên, tang quyến Rommel nhận thấy Rundstedt từ chối đến dự lễ hỏa thiêu sau lễ tang và đến chia buồn với quả phụ tại nhà của Rommel, trong khi phần lớn các tướng lĩnh khác đều đến.
Sau này, một bia tưởng niệm được dựng nơi chiếc xe dừng cho Rommel uống thuốc độc với dòng chữ:
Tại đây, Thống chế Erwin Rommel bị ép buộc phải tự tử vào ngày 14 tháng 10 năm 1944. Ông nhận một cốc thuốc độc và tự hy sinh, hầu cứu gia đình ông thoát khỏi tay sai của Hitler.
Gần đây, khi ở Đức lại dấy lên cuộc tranh luận về Rommel, tờ Der Spiegel có ra bài tổng hợp mang tên "Quỷ thuật", với lời bình luận về cuộc đời và cái chết của ông, đại ý: Câu chuyện về con người đầy mâu thuẫn này bắt đầu như trong các truyền thuyết kinh điển. Một người đàn ông đầy tham vọng bán linh hồn cho Quỷ... Chàng đã hoàn thiện nghệ thuật bắt mình không thấy những gì không nên thấy. Nước Đức có những nhà quân sự xuất sắc khác, nhưng không ai có ma lực nhân cách như anh chàng Swabia trán tròn. Chiến dịch châu Phi phải nói là một chiến dịch vớ vẩn về đại cục, nhưng kệ, hồi xưa Napoleon cũng thế, và hơn nữa, châu Phi là một nơi lãng mạn, với thiên nhiên hoang dã và những người Bedouin huyền bí. Với sự giúp đỡ của bộ máy tuyên truyền, huyền thoại về người hùng dũng mãnh, một nhà chiến lược thiên tài đã khơi gợi trí tưởng tượng của bao người. Hết chiến tranh, Rommel tiếp tục thực hiện bước nhảy chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, ngôi sao của ông chói sáng hơn bao giờ: "ái tướng của Hitler" trở thành người hùng của nước Cộng hòa non trẻ, trong khi tất cả những hình tượng người cha khác bị lịch sử vạch mặt. Nếu kết tội theo kiểu liên đới thì ông có tội (vì đã làm bạn với Quỷ), nhưng không có tội đến mức không ai muốn đặt niềm tin... (Quay trở lại câu chuyện) Và rồi Rommel, kẻ gan dạ không ai sánh kịp, nhận ra không còn có lý do để tiếp tục cuộc chiến nữa. Nhưng những viên tướng khác, 90 phần trăm là quý tộc, không mấy ai dám nói thẳng tình hình mặt trận với Hitler... Huyền thoại về người anh hùng của truyền thuyết dân gian đã trở nên mạnh mẽ đến nỗi, kẻ đã biến châu Âu thành một lò sát sinh cũng không sao kiểm soát được nữa. Người ta nói, trước lúc đi về thế giới bên kia đầy vinh quang, người hùng đã khóc. Lời Rommel nói, rằng "Tôi vẫn yêu Quốc trường," có lẽ là nói thật. Bị phản bội và tổn thương sâu sắc, Hitler không còn tâm hồn đâu đi đám tang, nhưng gửi điện chia buồn thì muốn tránh cũng không được, "Tên tuổi của Thống chế sẽ mãi gắn với các trận đánh anh hùng ở châu Phi." Và ở đây, nhà độc tài nói đúng.
Sau chiến tranh, quyển nhật ký chiến tranh của ông được xuất bản mang tên The Rommel Papers. Rommel là thành viên duy nhất của Đế chế thứ ba (Third Reich) có được bảo tàng ghi lại cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mộ của ông nằm ở Herrlingen, cách Ulm không xa.
Con người và ảnh hưởng chính trị
Dù hiện nay còn có tranh cãi, nhưng đa số (điều được công nhận cả bởi những nhà sử học xét lại như Proske) sử gia nhận định rằng Rommel không phạm tội ác nào, và tù binh hay nhân dân các nước đều được ông và quân lính của ông đối xử tử tế. Trong một cuộc họp Quốc hội, Churchill có nói: "Chúng ta có một đối thủ rất dũng cảm và tài giỏi, và tôi có thể nói (rõ hơn là) phía bên kia của cuộc chiến tàn phá này là, một vị tướng quân vĩ đại." Khi nghe tin về cái chết của Rommel, Churchill có nói: "Ông ta xứng đáng có được sự tôn trọng của chúng ta, bởi vì, mặc dầu là một người lính Đức trung thành, ông đã chán ghét Hitler và những việc làm của hắn, và đã tham gia vào âm mưu giải thoát nước Đức khỏi tay tên bạo chúa này. Vì điều đó mà ông ta đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Trong những cuộc chiến tranh cho nền dân chủ tân tiến, có rất ít chỗ cho tinh thần hiệp sĩ này.Các nhà sử học thậm chí còn không chắc rằng con người ngây thơ, đã nhiều lần chống lại, thậm chí đốt bỏ (là tội có thể xử bằng tử hình) các mệnh lệnh tội ác, giáo dục cả đối phương cư xử cho đúng luật lệ chiến tranh, can thiệp vào các cơ quan không dưới quyền mình (như lực lượng SS, Tổ chức Todt) để bênh vực dân thường và tù binh này có bao giờ thật sự nhận ra toàn bộ bộ mặt của chế độ mình đã phục vụ và giá trị của những việc mình đã làm cho nó hay không, hay là một lúc nào đó có biết nhưng đã cố gắng trốn tránh hiện thực. Nguyên nhân đến từ tính cách lạc quan hơi quá đáng, ít đọc sách báo gì ngoại trừ liên quan đến quân sự, lối sống khép kín, những hiểu lầm gây ra do ảo tưởng của ông về Hitler, thói quen luôn luôn có mặt nơi tiền tuyến (nhiều khi để các công việc hành chính lại cho người khác) và một thứ vận may (hoặc vận xui) kỳ lạ nó dẫn đến những trường hợp như: trước chiến tranh, ông tình cờ thoát khỏi việc bị điều động đi huấn luyện hoặc hợp tác với các đơn vị Freikorps nổi tiếng tàn nhẫn (vốn không ngại ngần bắn thằng vào nhân dân Đức); khi chiến tranh diễn ra, ông lại không có mặt ở mặt trận phía Đông nơi các tội ác chú yếu xảy ra; khi ở Ba Lan, ông có đi thăm người chú vợ là nhà lãnh đạo nổi tiếng Edmund Roszczynialski, được mấy hôm thì ông này bị giết trong một đợt thảm sát do Quốc xã tổ chức - Rommel, không biết gì về các việc xảy ra chung quanh, tiếp tục (làm theo lời vợ giục) liên tiếp gửi các bức thư cho các cấp dưới của Himmler nhờ hỏi tin tức và chiếu cố đến người họ hàng của mình (sau cả năm trời viện cớ khó khăn về thủ tục hành chính, các viên chức này thông báo cho ông là có vẻ như ông chú vợ của ông đã tử vong do thời tiết khắc nghiệt hoặc một tai nạn của chiến tranh); khi ở châu Phi, một nhóm SS do Walther Rauff được cử đến để cướp vàng bạc và thanh trừng người Do Thái nhưng Rommel thì đang ở cách đó 500km chỉ huy trận El Alamein, và nhóm này lặng lẽ về Đức khi tình hình xấu đi; các mệnh lệnh tội ác từ trên gửi xuống thì qua OKW (là những người Rommel vốn không có thiện cảm và cho là đã che mắt một lãnh đạo "đầy lý tưởng" như Hitler) và dùng ngôn ngữ mập mờ; năm 1943, ông lên hỏi Hitler là có lẽ nên thăng một người Do Thái lên làm Gauleiter để thế giới biết là các tin đồn mà Đồng minh tuyên truyền là sai; ở Italy, vào thời điểm một nhóm SS gây ra thảm sát (ở khu vực do Rommel cai quản vốn không có đổ máu lớn) thì Rommel đang ốm liệt nằm trong bệnh viện - Tuy nhiên sau ông biết được việc này do đào lên được xác người Do Thái trong cái hồ nước gần đó, và các phản ứng trơ trẽn lạnh lùng của các sĩ quan SS khi ông phàn nàn về tội ác của họ đã khiến ông kinh hoàng. Sau đó bạn ông là tướng Johannes Blaskowitz (một người có lương tâm và lòng dũng cảm, và cũng kết thúc bi kịch) ở phía Đông về đã nói cho ông biết rằng các "tin đồn" đáng sợ về mặt trận phía Đông là có thật. Theo như Desmond Young, ông lên gặp thẳng Hitler báo cáo các sự việc mình mới biết và yêu cầu xử lý ngay, tất nhiên là Hitler tỉnh bơ giải thích cho ông rằng các đề nghị của ông khó mà thực hiện được. Còn nhật ký của Đô đốc Ruge ghi lại rằng sau khi biết được cả tình hình đạo đức lẫn quân sự của đất nước, ông đã trầm cảm nặng, và có lúc ông tâm sự rằng "Công lý là nền tảng không thể nào thay thế được của quốc gia. Vậy mà mấy người trên đó lại không biết giữ mình sạch sẽ." Tuy vậy ông còn tình cảm với Hitler và đã không ngăn được niềm vui chỉ vì y đến thăm, nhưng khi ông ta về thì Rommel quay lại trạng thái trầm cảm như cũ khi nhớ lại hiện thực (dù khi bắt tay vào công việc ông vẫn tràn đầy năng lượng như thường). Tất nhiên Rommel có biết là quan điểm của chính quyền lúc ấy có yếu tố phân biệt chủng tộc, nhưng điều này lúc ấy phổ biến khắp thế giới phương Tây nên chỉ có vậy thì không đủ để ông tin là quốc gia của mình bất thường. Nhìn chung, các nhà sử học nhận định là không có bằng chứng nào cho thấy ông có biết các tội ác chủ yếu của chế độ cho đến trước thời điểm cuối 1943/đầu 1944, là thời điểm ông gia nhập phe chống chính quyền (có lẽ với nhiều lý do), còn nếu là sự việc đập vào mắt trực tiếp thì ông đã ngăn chặn, phản đối, và vì giá trị to lớn của ông với chế độ, Hitler và Đảng Quốc xã đánh chấp nhận.
Bản thân Rommel bất bình với các vấn đề xã hội trong trong nước, đặc biệt là chia rẽ vùng miền và giai cấp, nhưng ông không thích con đường chính trị, hay nghề nghiệp bàn giấy nhàm chán khác và không muốn thỏa hiệp với lý tưởng của mình (sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, dù rất khát vọng thăng tiến, nhưng ông lại cho là chấp nhận thăng tiến là góp phần ủng hộ "hệ thống bất công", nên đã từ chối cơ hội gia nhập hàng ngũ ưu tú và lên tướng). Mặc dù cổ vũ công bằng xã hội, ông lại nhiệt liệt ủng hộ đạo đức và các tinh hoa truyền thống của giai tầng hiệp sĩ -quý tộc xưa cũ. Là "hiện thân và linh hồn của chiến tranh", "ở ngoài mặt trận như thể trong mùa ái tình" vào thời chiến, nhưng thông thường ông thích giải quyết mọi chuyện bằng biện pháp ngoại giao (một điều thể hiện rõ ở Rommel trong nội loạn sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - ông lấy lại Thành phố Lindau và bảo vệ khu Thị chính Schwäbisch Gmünd từ làn sóng Cách mạng Cộng sản bằng đàm phán hòa bình, trong khi khắp nước Đức các đội quân chính quy và không chính quy đã đàn áp các cuộc nổi dậy trong bể máu và hỗn loạn. Hitler cũng tham gia các hoạt động dẹp loạn thời kỳ này), với mong muốn tận hưởng hòa bình bên người vợ yêu dấu. Với con người như vậy, nhiều nhà sử học cho rằng, nếu không có cuộc gặp định mệnh với Hitler thì thế giới không thể nào biết đến ông. Ông nhìn thấy ở Hitler, kẻ xuất thân bình dân như mình, hiện thân cho ý chí của nhân dân Đức, và ông sẽ cống hiến, được ghi nhận và tưởng thưởng bởi ý chí đó. Đó cũng là định mệnh với Hitler, người nhìn thấy ở Rommel một chiến binh huyền thoại đúng với lý tưởng của ông ta về người hùng của nhân dân, đồng thời là một công cụ chính trị hoàn hảo để giữ vững tinh thần chiến đấu cho quân dân (không chỉ quân lính mà cả tướng tá nữa) trong những thời khắc gay go nhất, để đổ gánh nặng hận thù từ các quan chức cấp cao sang đôi vai của ông. Y cũng không thể chọn ai khác, vì không ai khác có sức hấp dẫn cá nhân và cá tính mạnh mẽ của Rommel để làm điều đó (một điều thể hiện vào giai đoạn Rommel không còn niềm tin vào chiến thắng và cả Hitler lẫn bộ máy - Hitler và Goebbels đã nghĩ đến Manstein như một giải pháp thay thế để khôi phục khí thế lẫn "định hướng chính trị" cho các sĩ quan, nhưng không thành công). (Sau cuộc ám sát, hoảng hốt về hậu quả khi để cho một người từ đầu đã có tư tưởng dở dở ương ương, thậm chí cấm báo chí Quốc xã tuyên truyền ông là Đảng viên Quốc xã đóng vai trò hiệu triệu, Hitler và Goebbels đã ép Rundstedt và nhất là Guderian giúp phát-xít hóa quân đội) Mối quan hệ này được sử gia Maurice Remy gọi là "cuộc hôn nhân trong mơ", dù về sau, như nhà văn Ernst Juenger nhận xét, nó trở thành "tình yêu pha lẫn hận thù." Ngay từ năm 1941, Joseph Goebbels đã đưa cái tên "Rommel" trở thành biểu hiện của sự bất khả chiến bại của dân tộc Đức.
Hệ thống chiến tranh và mô hình lãnh đạo do Rommel lập ra phục vụ hoàn toàn cho các lý tưởng đó, với sự nhấn mạnh vào sự bình đẳng về hưởng thụ và hy sinh giữa tướng và lính, lãnh đạo bằng tấm gương, sự hào hiệp với kẻ yếu và người nước ngoài, sự đào tạo toàn diện và trọng dụng dành cho các sĩ quan trẻ, giảm thiểu quyền lực của tầng lớp chiến lược gia bàn giấy vốn toàn quý tộc. Có điều sự thiết kế này dựa trên những tính toán rõ ràng của một con người lạnh lùng, hãnh tiến, cao vọng như Hitler, nhưng có tầm nhìn, không phạm tội ác, tỉnh táo hơn cả Hitler vào lúc sống còn, như một số nhà chính trị học đề xuất, hay là cảm hứng nhất thời của một sĩ quan liều mạng nhưng nhân ái, thông minh nhưng ngây thơ, khắc kỷ mà lãng mạn, như nhiều sử gia miêu tả, thì đến nay vẫn còn tranh cãi. Có sử gia như Bruce Watson nhận định "Anh hùng, ác nhân, kẻ thao túng, một tướng quân chân thành... thế nào cũng đúng cả. Trừ có "thằng hèn" thì không phải thôi." Peter Lieb cho rằng "Ông ấy là con người huyền thoại … Còn nếu nói có nên coi ông ấy làm hình mẫu phấn đấu, thì bạn phải tự quyết lấy cho mình thôi." Nhiều sử gia khác đồng ý rằng dù ông là một trong những vĩ nhân tự ghi chép các hoạt động của mình cẩn thận nhất, nhưng đến nay ông thật sự là người thế nào thì rất khó lý giải (bởi vì các ghi chép đó, tuy văn phong mạch lạc, cụ thể ngày tháng lại kèm theo nhiều minh họa tự vẽ tự chụp, nhưng ngoại trừ hỏi thăm vợ con, còn thì có lần hiếm hoi mà ông bình luận sự kiện không dính líu quân sự, là nhận xét một buổi đi nhà hát mà người ép ông tham gia là "quá chán"). Một số hãng truyền thông như FOCUS thì đưa ra ý kiến rằng, có thể ông không phải người Quốc xã, nhưng ngây thơ lại liều mạng như vậy mà đến giờ còn được đem ra làm mẫu hình phấn đấu thì thật là tai hại. Cần nói là con người Rommel có khía cạnh tàn nhẫn: dù chống lại tận cùng mọi sự hy sinh vô nghĩa, nhưng nếu cảm thấy hy sinh binh sĩ hay kể cả cấp dưới thân cận là cần thiết thì ông không bao giờ tiếc, vả lại dù sao người cũ chết thì dọn chỗ trống cho các sĩ quan trẻ thuộc tầng lớp thấp đi lên, cũng vốn chính là ý đồ của ông. Các Tham mưu trưởng của ông, như Mellenthin có miêu tả "(Với ông ấy) Chết thì thay", hay theo Gause "Ông ấy khắc nghiệt, thiếu sự gần gũi cá nhân, chỉ xét đoán con người theo tài năng và đức tính. Ông ấy chả lấy lòng ai, cấp trên hay cấp dưới. Ngay cả với binh lính mà ông ấy rất chăm lo, ông ấy cũng chẳng thèm cố gắng để được họ yêu quý. Nhưng ông ấy có một thứ hào quang không miêu tả được." Nhiều sĩ quan tham mưu cho là bị phái đến làm việc với ông là hình phạt. Nhìn chung các binh lính và sĩ quan kính trọng tin tưởng, sợ hãi ông, có thể là tôn sùng, nhưng yêu quý thì không hẳn, mặc dù họ có cảm thấy, đằng sao lớp áo giáp lạnh lùng, sự khắc nghiệt thái quá, thái độ bất công không nhận thấy lỗi của mình mà chỉ thấy lỗi của người khác (nhưng cũng chóng nguội, dễ thông cảm, không tiếc lời khen với đối thủ hay đồng nghiệp như Guderian hay Manstein, và nhiệt tình giúp cấp dưới phát triển sự nghiệp) ở đâu đó có trái tim dịu dàng của một "chevalier sans peur et sans reproche" (kỵ sĩ vô khuyết). Điều đáng nói là không như với Walther Model là người có nhiều quan điểm về lãnh đạo gần gũi với ông (và là người có khi bị nguyên cả ban tham mưu bỏ rơi, còn sau chiến tranh thì bị kỳ thị và đổ tội hết lời, dù cũng rất dũng cảm và quan tâm cấp dưới), không chỉ binh lính mà cả các sĩ quan hay phàn nàn về ông nói trên đã hết lòng trung thành phục vụ ông, sẵn sàng lao vào chỗ chết nếu ông muốn, chăm sóc ông như chăm trẻ con (vì theo họ thì ông tự hành xác quá mức, không tự lo được cho bản thân). Thậm chí với những người Ý mà sự mâu thuẫn và các lời chế nhạo ông dành cho họ đã thành giai thoại, chính Jodl kẻ thù của ông, vào năm 1943, cũng phải nhìn nhận rằng "Người duy nhất có thể khiến cho nhiều sĩ quan và binh lính bên đó tự nguyện phục tùng thì chỉ có Rommel thôi." (Nhưng vì sự phản đối của phe chống Rọmmel nên cuối cùng Hitler giao cho Kesselring quyền chỉ huy chung ở Ý) Goebbels và ngành tuyên truyền nhận thấy khuyết điểm thiếu tình cảm này nên đã cố gắng tạo ra hình ảnh thân thiện hơn. Nhưng Rommel vẫn giữ thái độ như vậy, và trong quan hệ với giới thượng lưu lại vụng về: khi người ta tổ chức một bữa tiệc lớn để ông làm quen với giới này thì ông biến mất - hóa ra ông có đến, nhưng thấy đám đông thì ngượng nên ngồi trên gác cả buổi tối lắp tàu điện đồ chơi với con chủ nhà; hoặc bình thường thì thì quá khó gần, nhưng hứng lên thì ngồi kể chuyện Caporetto hoặc châu Phi cả buổi mà không cần biết đối phương muốn nghe hay không (Hitler cũng là "nạn nhân")
Nhiều người tham gia vào các âm mưu chống lại Hitler năm đó nhận thấy sự ngây thơ chính trị và lối suy nghĩ nghiêng về lý tướng hóa của Rommel, nhưng không đánh giá thấp ông về điều đó. Stauffenberg gọi ông là một "nhà lãnh đạo vĩ đại". Nhà văn, triết gia Đức Ernst Jünger (khi đó là một Đại úy dưới quyền Thượng tướng von Stülpnagel và cũng là người đã soạn thảo thông điệp hòa bình mà những người tham gia vụ Stauffenberg dự định phát hành sau khi hoàn thành kế hoạch) sau này nhận xét rằng: "Cú đòn xảy đến cho Rommel trên đường Livarot đã tước đoạt khỏi kế hoạch của chúng tôi con người duy nhất có khả năng chịu đựng sức nặng của cả cuộc chiến lẫn một cuộc nội chiến - con người duy nhất mà ngay sự ngây thơ của ông ta đủ để đương đầu với tính chất giản đơn kinh khủng của những kẻ cầm quyền."
Khi chiến tranh qua đi, tác dụng của ông vẫn to lớn cả bề nổi lẫn bề chìm. Các bên sử dụng hình ảnh của ông làm biểu tượng hòa giải ngoại giao, lấy cớ thành lập Bundeswehr và phát triển NATO. Vai trò của ông trong vụ ám sát Hitler cũng khiến ông trở thành biểu hiện cho một nước Đức tốt đẹp: ông là người lính chiến đấu vì vinh quang của dân tộc, theo cách đàng hoàng, chứ ông không phải là người Quốc xã - nhà sử học Thomas Vogel lý luận rằng không có khía cạnh phân biệt chủng tộc thì không thể coi một người là theo chủ nghĩa Quốc xã được. Nước Đức chỉ còn ông là biểu tượng đoàn kết cuối cùng, khi mọi kẻ khác đã bị vạch mặt và sụp đổ. Trong khi đó, theo một số nhà nghiên cứu gần đây mới khám phá ra, nội bộ tầng lớp cầm quyền lúc đó ở châu Âu, đặc biệt Anh và Đức, diễn ra sự chuyển giao giữa "tân chế" (New Regime) và "cựu chế" (Old Regime), dẫn đến xung đột giữa các phe quý tộc hoài cổ, tiểu tư sản trung thành với phát xít, tầng lớp lao động... Họ tận dụng khía cạnh gần gũi nhất của ông với mình để hòa giải (ví như những năm 60, hai phe quý tộc và tiểu tư sản trong Bundeswehr - lúc này mới thành lập - đã xung đột, cuối cùng hòa giải đạt được do cả hai phe đều hâm mộ Rommel) hoặc tuyên truyền cho lý tưởng cục bộ, vì ông là con người có thể lý giải thành anh hùng của tất cả các phe (trừ một nhóm duy nhất, mà với họ ông chưa bao giờ là một thành viên, và họ cảm thấy bị vinh quang của ông che mờ: Keitel, Jodl, Halder và các sĩ quan tham mưu cao cấp khác của Wehrmacht. Họ đã tích cực tô vẽ hình ảnh một Rommel thiếu tầm nhìn bao quát). Nhà lịch sử văn hóa Sandra Mass cho rằng, huyền thoại (Mythos, lưu ý là từ này được các nhà nghiên cứu Đức dùng để chỉ ánh hào quang, các hiện tượng và câu chuyện xoay quanh một nhân vật, mà không có hàm ý ám chỉ Mythos đó sai hay đúng với con người lịch sử) về Rommel là một sự tổng hợp nhiều huyền thoại, nhiều lý tưởng anh hùng cũ và mới như lý tưởng anh hùng vô sản vốn được đại diện bởi Carl Peters và lý tưởng anh hùng tư sản đại diện bởi Paul von Lettow-Vorbeck, kết nối mô hình chiến tranh kiểu kỵ sĩ cổ xưa với chiến tranh kiểu mới thời kỳ công nghiệp hóa... Trong khi đó, các nước thực dân mới và cũ, đặc biệt là Mỹ, cần một mô hình về cả kỹ năng quân sự lẫn đạo đức để xây dựng người lính kiểu mới, vừa ái quốc, có hiệu quả quân sự, vừa có năng lực ngoại giao và ảnh hưởng quốc tế... nên đã chọn Rommel, một thiên tài quân sự phi chính trị nhưng lại cũng có thể coi là một Chính khách-Người lính (Statesman-Soldier). Đến nay đây vẫn là quan điểm chính thức của Bundeswehr và NATO , dù một số sĩ quan như tướng Đức Klaus Naummann và tướng Mỹ Zabecki nghi ngờ không chỉ năng lực chiến lược mà cả hành vi "vô kỷ luật", "kiêu căng phù phiếm" của Rommel. Nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Bundeswehr Storbeck nhận xét rằng "Mô hình Rommel về cả phong cách lãnh đạo và tư duy tiến công tuy có khía cạnh mạo hiểm … nhưng thực tế thì ngày nay, cả chúng ta, các đồng minh NATO, các nước Khối Warszawa, thậm chí bên Israel, ai cũng đang sử dụng cả." Storbeck cũng chỉ trích một số phim tài liệu hiện đại là sử dụng những nhân chứng có ý kiến tiêu cực về Rommel quá nhiều (trong khi nhiều nhân chứng khác, những người có ý kiến ngược lại, không được hỏi đến), đưa ra những thông tin không có cơ sở và tự đặt những tiêu đề sai lệch như "Cuộc chiến tranh của Rommel"("Rommels Krieg").
Các danh tướng hiện đại như Schwarzkopf (và Gaddafi ở bên kia chiến tuyến, người tự nhận là kẻ thừa kế tinh thần của Rommel), Moshe Dayan và nhiều người khác đã coi Rommel làm mô hình của họ không chỉ về chuyên môn mà cả với tư cách một lãnh đạo, một biểu tượng nữa.
Có phương tiện truyền thông trách cứ ông vì chiếm dụng một căn biệt thự mà chính quyền cướp đoạt của người Do Thái. Thực ra, trong những tháng gần cuối đời, quả là sau khi nhà của Rommel bị bom đạn làm sập, Thị trưởng Stuttgart có liên hệ với chính quyền ở Ulm bố trí cho ông một căn biệt thự ở chỗ hẻo lánh làm chỗ ở, và quả 2 năm trước đó nó là của người Do Thái, nhưng gia đình Rommel chưa bao giờ nhận quyền sở hữu nó cả. Trong khi những viên tướng khác nhận được các món "quà" bất động sản (mỗi cơ ngơi hàng vài trăm héc ta) từ Hitler thì Rommel hoặc là không được gợi ý hoặc đã từ chối, cho dù hai người thân thiết như vậy. Đáng nói là trong đời thường, Rommel tính tằn tiện và khắc khổ quá mức, lại tháo vát (theo lời vợ ông thì nhà đỡ được tất cả các loại thợ do chồng có thể chế tạo hay sửa chữa được mọi thứ trong nhà) và quản lý tiền bạc khéo léo theo kiểu người Swabia (thậm chí còn tự lên kế hoạch tránh thuế hợp pháp rất tài tình khi thấy cuốn Infanterie greift an bán được đến không ngờ) nên không hề nghèo (dù ông hào phòng với vợ và cấp dưới) - lúc nghĩ mình sắp tử trận, trong thư tuyệt mệnh, ông vẫn hướng dẫn vợ làm sao đổi món tiền lương trả bằng lire mà ông mới dành dụm được.
Danh tiếng quân sự của Rommel
Thống chế Erwin Rommel là một bậc thầy trận mạc. Ngay cả khi biết liên quân Anh - Mỹ có quân số đông hơn Đức, ông vẫn tự tin sẵn sàng chiến đấu bằng tài chiến thuật siêu việt. Theo thời gian, tên tuổi của ông vẫn lôi cuốn hậu thế. Tướng lĩnh kiêm nhà sử học Anh David Fraser viết năm 1993 rằng, ông là một vị danh tướng lỗi lạc sánh vai với Napoléon Bonaparte và Robert Lee, dù có một sự thật là ông cũng như hai người này đều thua trận đánh cuối cùng trong sự nghiệp quân sự của mình.
Thiên tài quân sự của ông có ảnh hưởng lớn lao đến mức mà cả Thống chế Anh Bernard Montgomery và Đại tướng Hoa Kỳ George S. Patton đều coi cuộc chiến là một cuộc đọ sức cá nhân với vị Thống chế Đức lỗi lạc. Như Patton có nói: "Hai đoàn quân có thể xem. Tôi sẽ bắn Rommel. Ông ta sẽ bắn tôi. Nếu tôi giết được ông ta, tôi sẽ là vị cứu tinh, nước Mỹ sẽ chiến thắng cuộc chiến tranh". Montgomery và Patton cũng hết mực thán phục ông, đáp lại, Rommel cũng có lời bàn: "Montgomery chưa bao giờ làm nên một sai lầm chiến lược... [và] trong quân đội của Patton chúng ta nhận thấy thành tựu nổi bật nhất về chiến tranh cơ động". Các Sĩ quan và binh lính Anh trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng ngưỡng mộ "Cáo Sa mạc" đến mức mà họ thường nói "làm nên một Rommel" để chỉ sự làm việc một cách ngay thẳng và mạnh mẽ.
Theodor Werner, từng là một sĩ quan phục vụ dưới quyền Rommel trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã nói: Bất kỳ ai bị rơi vào sức thu hút mạnh mẽ của ông đều trở thành một người lính thực sự. Ông ta dường như biết được kẻ thù của mình ra sao và họ sẽ đánh trả lại như thế nào.. Rommel học rộng binh thư, và ông rất ngưỡng mộ vị Hoàng đế Pháp trứ danh Napoléon Bonaparte. Ngay từ khi là một Sĩ quan trẻ tuổi, ông đã mua một bản in cảnh Napoléon trên thuyền đến nơi an trí tại Helena. Ông thật sự thán phục tài nghệ lãnh đạo của Napoléon, và đặc biệt là câu nói nổi tiếng của vị Hoàng đế rằng các tướng lĩnh không thể chỉ huy Đại quân (Grand Armée) của ông từ cung điện Tuileries, trong khi đó ông không có mấy thiện cảm với Carl von Clausewitz, cho rằng ông này quá lý thuyết: Khi học viên của ông trích dẫn Clausewitz, Rommel sẽ bực mình trả lời "Mặc kệ Clausewitz nghĩ gì, hãy cho tôi biết, ANH nghĩ gì?"
Trong tiểu thuyết và phim ảnh
James Mason đã đóng vai của Rommel trong cuốn phim The Desert Fox năm 1951, và diễn viên Karl Michael Vogler cũng thủ vai của ông trong bộ phim Patton, do George C. Scott đóng vai chính. Năm 1988, Hardy Kruger đóng vai Rommel trong loạt phim nhiều tập War and Remembrance.
Trong cuốn truyện lịch sử giả tưởng The Man in the High Castle, tác giả Philip K. Dick có đề cập đến chi tiết Rommel được chính quyền Mỹ chỉ định làm chủ tích của đảng Quốc xã trong những năm đầu thập niên 1960.
Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Fox on the Rhin của hai tác giả Douglas Niles và Michael Dobson, Hitler bị giết trong âm mưu cho nổ bom vào ngày 20 tháng 7 năm 1944. Điều này dẫn tới việc Rommel tiếp tục sống và nhanh chóng mở ra một cuộc tấn công. Cuộc tấn công này bị đẩy lùi và cuốn sách kết thúc với việc Rommel đầu hàng người Anh và người Mỹ, vì ông tin rằng người dân Đức sẽ được sống tốt đẹp hơn dưới quyền lực của người phương Tây chứ không phải dưới tay chính quyền Xô Viết. Cuốn Fox on the Front là cuốn tiếp theo của Fox on the Rhine.
Tham khảo
Bị chú
Chú thích
Đọc thêm The Battle of Alamein: Turning Point, World War II, bởi Bierman and Smith (2002). ISBN 0-670-03040-6Rommel's Greatest Victory, bởi Samuel W. Mitcham, Samuel Mitcham. ISBN 0-89141-730-3Meeting the Fox: The Allied Invasion of Africa, from Operation Torch to Kasserine Pass to Victory in Tunisia, bởi Orr Kelly. ISBN 0-471-41429-8INSIDE THE AFRIKA KORPS: The Crusader Battles, 1941–1942. ISBN 1-85367-322-6Alamein, bởi Jon Latimer. ISBN 0-674-01016-7Tank Combat in North Africa: The Opening Rounds: Operations Sonnenblume, Brevity, Skorpion and Battleaxe tháng 2 năm 1941–tháng 6 năm 1941 (Schiffer Military History), bởi Thomas L. Jentz. ISBN 0-7643-0226-4Rommel's North Africa Campaign: tháng 9 năm 1940 – tháng 11 năm 1942, bởi Jack Greene. ISBN 1-58097-018-4Tobruk 1941: Rommel's Opening Move (Campaign, 80) bởi Jon Latimer. ISBN 1-84176-092-721st Panzer Division: Rommel's Africa Korps Spearhead (Spearhead Series), bởi Chris Ellis. ISBN 0-7110-2853-2Afrikakorps, 1941–1943: The Libya Egypt Campaign, bởi Francois De Lannoy. ISBN 2-84048-152-9With Rommel's Army in Libya bởi Almasy, Gabriel Francis Horchler, Janos Kubassek. ISBN 0-7596-1608-6
Knight's cross: a life of Field Marshal Erwin Rommel bởi David Fraser. HarperPerennial, 1994. ISBN 0-06-092597-3.
Rommel: the end of a legend bởi Ralf Georg Reuth. Haus Publishing, 2006. ISBN 1-904950-20-5.
Patton and Rommel: Men of War in the Twentieth Century bởi Dennis E. Showalter. Berkley Pub. Group, 2006. ISBN 0-425-20663-7.
Patton, Montgomery, Rommel: Masters of War bởi Tery Brighton. Crown Publishing Group, 2010. ISBN 0-307-46155-6.Generalfeldmarschall Rommel: opperbevelhebber van Heeresgruppe B bij de voorbereiding van de verdediging van West-Europa, 5 tháng 11 năm 1943 tot 6 juni 1944'' bởi Hans Sakkers (1993). ISBN 90-800900-2-6 [sách hình ảnh bằng tiếng Hà Lan nói về Rommel tại bức tường Đại Tây Dương 1943/44]
{{chú thích web | last=Fischer| first=Thomas | website=SWR | url = http://www.swr.de/rommel/rommel-und-hitler/hitlers-lieblingsgeneral/-/id=10224964/did=10210228/nid=10224964/tmdsxi/index.html| title = Rommel und Hitler | authorlink = | date = 2014 | access-date = ngày 30 tháng 5 năm 2016 | ref =
Thư mục
Addington, Larry H. (1967). “Operation Sunflower: Rommel Versus the General Staff”. Military Affairs 31 (3): 120–130. JSTOR 1984650. doi:10.2307/1984650.
Atkinson, Rick (2013). The Guns at Last Light (ấn bản 1). New York: Henry Holt and Company. ISBN 978-0-8050-6290-8.
Barr, Niall (2014). "Rommel in the Desert, 1941". Trong I.F.W. Beckett. Rommel Reconsidered. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
Beckett, Ian F.W. biên tập (2014). Rommel Reconsidered. Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
Ball, Simon (17 tháng 8 năm 2016). Alamein: Great Battles. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-150462-4.
Beevor, Antony (2009). D-Day: The Battle for Normandy. New York: Viking. ISBN 978-0-670-02119-2.
Benishay, Guitel (4 tháng 5 năm 2016). “Le journal de bord du chef SS en Tunisie découvert”. Création Bereshit Agency. LPH info - Création Bereshit Agency. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
Blumentritt, Günther (1952). Von Rundstedt: The Soldier and the Man. Odhams Press.Standing by Rommel, it could be observed with what animation Hitler and he conversed together. Đã bỏ qua tham số không rõ |url-access= (trợ giúp)
Brighton, Terry (2008). Patton, Montgomery, Rommel: Masters of War. New York: Crown. ISBN 978-0-307-46154-4.
Bradford, Ernie (2011). Siege Malta 1940–1943. Pen and Sword. tr. 66, 183. ISBN 978-1-84884-584-8.
Butler, Daniel Allen (2015). Field Marshal: The Life and Death of Erwin Rommel. Havertown, PA / Oxford: Casemate. ISBN 978-1-61200-297-2.
Butler, Rupert (3 tháng 3 năm 2016). SS Hitlerjugend: The History of the Twelfth SS Division, 1943–45. Amber Books Ltd. ISBN 978-1-78274-294-4.
Caddick-Adams, Peter (2012). Monty and Rommel: Parallel Lives. New York, NY: The Overlook Press. ISBN 978-1-59020-725-3.
Carver, Michael (1962). El Alamein. Ware, Hertfordshire: Wordsworth Editions. ISBN 978-1-84022-220-3.
Carver, Michael (2005). The Warlords. Pen and Sword. ISBN 9781473819740.
Churchill, Winston (1949). Their Finest Hour. The Second World War II. Boston; Toronto: Houghton Mifflin. OCLC 396145.
—— (1950). The Grand Alliance. The Second World War III. Boston; Toronto: Houghton Mifflin. OCLC 396147.
Citino, Robert (2012). “Rommel's Afrika Korps”. HistoryNet. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
Coggins, Jack (1980). The Campaign for North Africa. New York: Doubleday & Company. ISBN 0-385-04351-1. Đã bỏ qua tham số không rõ |url-access= (trợ giúp)
Cohen, Nir (17 tháng 4 năm 2015). “Inside the diary of SS officer known as gas chamber 'mastermind'”. Yedioth Internet. Ynetnews. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2017.
Connelly, Mark (2014). "Rommel as icon". Trong F.W. Beckett. Rommel Reconsidered. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
Douglas-Home, Charles (1973). Rommel. The Great Commanders. New York: Saturday Review Press. ISBN 0-8415-0255-2.
Evans, Richard J. (2009). The Third Reich at War. New York: Penguin. ISBN 978-0-14-101548-4.
Faltin, Thomas (2014). “Haus der Geschichte in Stuttgart - Erwin Rommel kannte wohl Pläne für Hitler-Attentat”. Stuttgarter Zeitung. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2016.
Finklestone, Joseph (2013). Anwar Sadat: Visionary Who Dared. Routledge. tr. 16. ISBN 978-1135195588. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2017.
Von Fleischhauer, Jan; Friedmann, Jan (2012). “Die Kraft des Bösen”. Der Spiegel (bằng tiếng Đức) (44). Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
Forty, George (1997). The Armies of Rommel. Arms and Armour. tr. 342. ISBN 978-1-85409-379-0.
Fraser, David (1993). Knight's Cross: A Life of Field Marshal Erwin Rommel. New York: HarperCollins. ISBN 978-0-06-018222-9.
Friedmann, Jan (23 tháng 5 năm 2007). “World War II: New Research Taints Image of Desert Fox Rommel”. Spiegel Online. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2016.
Green, Leslie C. (1993). The Contemporary Law of Armed Conflict. Manchester University Press. ISBN 978-0-7190-3540-1.
Hart, Russel A. (2014). "Rommel and the 20th July Bomb Plot". Trong Ian F.W. Beckett. Rommel Reconsidered. Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
Hoffmann, Karl (2004). Erwin Rommel, 1891–1944. Commanders in Focus. London: Brassey's. ISBN 1-85753-374-7.
Hoffmann, Peter (1996). History of the German Resistance, 1933–1945. McGill-Queen's Press - MQUP. ISBN 9780773515314.
Holderfield, Randy; Varhola, Michael (2009). D-day: The Invasion of Normandy, ngày 6 tháng 6 năm 1944. Da Capo Press. ISBN 978-0-7867-4680-4.
Holmes, Richard (2009). World War II: The Definitive Visual History. Penguin. tr. 129. ISBN 978-0-7566-5605-8.
House, J. M. (1985). Toward Combined Arms Warfare: A Survey of 20th-century Tactics, Doctrine, and Organization. DIANE Publishing. ISBN 9781428915831.
Kitchen, Martin (2009). Rommel's Desert War: Waging World War II in North Africa, 1941–1943. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-50971-8.
Krause, Michael D.; Phillips, R. Cody (2007). Historical Perspectives of the Operational Art. Center of Military History - US Army. ISBN 978-0-16-072564-7.
Latimer, Jon (2002). Alamein. Cambridge, MA: Harvard University Press. ISBN 978-0-674-01016-1.
Lewin, Ronald (1998) [1968]. Rommel As Military Commander. New York: B&N Books. ISBN 978-0-7607-0861-3.
Lieb, Peter (2013). "Ardenne Abbey Massacre". Trong Mikaberidze, Alexander. Atrocities, Massacres, and War Crimes: An Encyclopedia. Santa Barbara, Calif: ABC-CLIO. tr. 25–27. ISBN 978-1-59884-926-4.
—— (2014). "Rommel in Normandy". Trong I.F.W. Beckett. Rommel Reconsidered. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
von Luck, Hans (1989). Panzer Commander: The Memoirs of Colonel Hans von Luck. New York: Dell Publishing of Random House. ISBN 0-440-20802-5.
Luvaas, Jay (1990). “Liddell Hart and the Mearsheimer Critique: A "Pupil's" Retrospective” (PDF). Strategic Studies Institute. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2016.
Maier, Manfred (2013). "Vortrag Manfred Maier zu der Geschichte des Heidenheimer Rommeldenkmals". Trong Geschichtswerkstatt Heidenheim. Vorlage für die Arbeitsgruppe «Umgestaltung des Rommel-Denkmals». tr. 49.
Major, Patrick (2008). "'Our Friend Rommel': The Wehrmacht as 'Worthy Enemy' in Postwar British Popular Culture". German History (Oxford University Press) 26 (4): 520–535. doi:10.1093/gerhis/ghn049.
Mearsheimer, John (1988). Liddell Hart and the Weight of History. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press. ISBN 978-0-8014-2089-4.
Megargee, Geoffrey P. (2000). Inside Hitler's High Command. Lawrence, Kansas: Kansas University Press. ISBN 0-7006-1015-4.
von Mellenthin, Friedrich (1956). Panzer Battles: A Study of the Employment of Armor in the Second World War. London: Cassell. ISBN 978-0-345-32158-9.
Messenger, Charles (2009). Rommel: Leadership Lessons from the Desert Fox. Basingstoke, NY: Palgrave Macmillan. ISBN 978-0-230-60908-2.
Mitcham, Samuel (1997). The Desert Fox in Normandy: Rommel's Defense of Fortress Europe. tr. 198. ISBN 0-275-95484-6.
Mitcham, Samuel W. (2007). Rommel's Desert Commanders — The Men Who Served the Desert Fox, North Africa, 1941–42. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-3510-0.
—— (2008). The Rise of the Wehrmacht. Westport, Conn.: Praeger Security International. ISBN 978-0-275-99641-3.
Moorhouse, Roger (2007). Killing Hitler: The Third Reich and the Plots Against the Führer. London: Random House. ISBN 978-1-84413-322-2.
Murray, Williamson; Millett, Allan Reed (2009). A War To Be Won: fighting the Second World War. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-04130-1.
Naumann, Klaus (2009). "Afterword". Trong Charles Messenger. Rommel: Leadership Lessons from the Desert Fox. Basingstoke, NY: Palgrave Macmillan. ISBN 0-230-60908-2.
Neitzel, Sönke (2007). Tapping Hitler's Generals: Transcripts of Secret Conversations, 1942–1945. Frontline Books. ISBN 978-1-84415-705-1.
Perry, Marvin (22 tháng 2 năm 2012). World War II in Europe: A Concise History (bằng tiếng Anh). Cengage Learning. tr. 165. ISBN 978-1-285-40179-9.
Pimlott, John biên tập (1994). Rommel: In His Own Words. London: Greenhill Books. ISBN 978-1-85367-185-2.
—— (2003). Rommel and His Art of War. Greenhill Books. ISBN 978-1-85367-543-0.
Playfair, Major-General I. S. O.; with Flynn, Captain F. C. RN; Molony, Brigadier C. J. C. & Gleave, Group Captain T. P. (2004) [1960 HMSO]. Butler, Sir James, biên tập. The Mediterranean and Middle East: British Fortunes reach their Lowest Ebb (September 1941 to September 1942). History of the Second World War, United Kingdom Military Series III. Uckfield, UK: Naval & Military Press. ISBN 1-84574-067-X.
Porch, Douglas (2004). The Path to Victory: The Mediterranean Theater in World War II (ấn bản 1). New York: Farrar, Straus and Giroux. ISBN 978-0-374-20518-8.
Remy, Maurice Philip (2002). Mythos Rommel (bằng tiếng Đức). Munich: List Verlag. ISBN 3-471-78572-8.
Reuth, Ralf Georg (2005). Rommel: The End of a Legend. London: Haus Books. ISBN 978-1-904950-20-2.
Rice, Earle (2009). Erwin J. E. Rommel-Great Military Leaders of the 20th Century Series. Infobase.
Rommel, Erwin (1982) [1953]. Liddell Hart, B. H., biên tập. The Rommel Papers. New York: Da Capo Press. ISBN 978-0-306-80157-0.
Sadler, John (2016). El Alamein 1942: The Story of the Battle in the Words of the Soldiers. Bloomsbury Publishing. ISBN 978-1-4728-1490-6.
Scheck, Raffael (2010). “Mythos Rommel (Raffael Scheck)” . 19./20. Jahrhundert – Histoire Contemporaine.
Scherzer, Veit (2007). Die Ritterkreuzträger 1939–1945 Die Inhaber des Ritterkreuzes des Eisernen Kreuzes 1939 von Heer, Luftwaffe, Kriegsmarine, Waffen-SS, Volkssturm sowie mit Deutschland verbündeter Streitkräfte nach den Unterlagen des Bundesarchives [The Knight's Cross Bearers 1939–1945 The Holders of the Knight's Cross of the Iron Cross 1939 by Army, Air Force, Navy, Waffen-SS, Volkssturm and Allied Forces with Germany According to the Documents of the Federal Archives] (bằng tiếng German). Jena, Germany: Scherzers Militaer-Verlag. ISBN 978-3-938845-17-2. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
Scianna, Bastian Matteo (2018). "Rommel Almighty? Italian Assessments of the 'Desert Fox' During and After the Second World War". The Journal of Military History, Vol.82, Issue 1. tr. 125–145.
Searle, Alaric (2014). "Rommel and the rise of the Nazis". Trong Beckett, Ian F.W. Rommel Reconsidered. Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-1462-4.
Shirer, William L. (1960). The Rise and Fall of the Third Reich. New York: Simon and Schuster. ISBN 978-0-671-62420-0.
Showalter, Dennis (3 tháng 1 năm 2006). Patton And Rommel: Men of War in the Twentieth Century. Penguin. ISBN 978-1-4406-8468-5.
Speidel, Hans (1950). Invasion 1944: Rommel and the Normandy Campaign. Chicago: Henry Regnery.
Strawson, Major General John (2013). If By Chance: Military Turning Points that Changed History. Pan Macmillan. tr. 124. ISBN 978-1-4472-3553-8.
Watson, Bruce Allen (1999). Exit Rommel: The Tunisian Campaign, 1942–43. Westport, Conn.: Praeger Publishers. ISBN 978-0-275-95923-4.
Willmott, H.P. (1984). June, 1944. Poole: Blandford Press. ISBN 0-7137-1446-8.
Young, Desmond (1950). Rommel: The Desert Fox. New York: Harper & Row. OCLC 48067797.
Zabecki, David T. (2016). “Rethinking Rommel”. Military History (Herndon, Va.) 32 (5): 24–29.
—— (2016). “March 2016 Readers' Letters”. HistoryNet. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
Zaloga, Steven (2013). The Devil's Garden: Rommel's Desperate Defense of Omaha Beach. Stackpole Books. ISBN 978-0-8117-5277-0. |
Băng dính hay băng keo là một loại vật liệu có tính năng kết dính, thường bao gồm keo kết hợp với một vài vật liệu dai, mềm khác như màng nhựa BOPP, PVC, vải, giấy.
Băng dính sử dụng phần lớn trong nhu cầu đóng gói thành phẩm, bảo vệ sản phẩm. Ngoài ra Băng Dính còn có rất nhiều công dụng trong các ngành như điện tử, công nghiệp,...
Băng dính được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: theo chất keo, theo vật liệu quết keo, theo công dụng và theo kích cỡ, hình dạng. Loại Băng dính thông dụng nhất trên thị trường là băng dính OPP hay còn được gọi là băng dính đóng thùng. Ngoài ra còn có rất nhiều biến thể khác của băng dính như băng keo giấy kraft, băng keo giấy, băng keo vải, băng keo chống thấm,...
Băng Dính thường được quy đổi theo đơn vị yard (0.91 mét/1 yard) sẽ rất thiệt hại cho khách hàng nếu không hiểu đơn vị này vì phần lớn các đơn vị thương mại thường dùng đơn vị này để gian lận số mét trên cuộn thành phẩm để hạ giá thành.
Băng dính được phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau: theo chất keo, theo vật liệu quết keo, theo công dụng và theo kích cỡ, hình dạng. |
Erich von Manstein tên đầy đủ là Fritz Erich Georg Eduard von Lewinski (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế. Ông được thăng đến cấp hàm Thống chế trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo nhận định của B. H. Liddell Hart – một chiến lược gia quân sự có tên tuổi người Anh, Manstein là vị tướng giỏi nhất của Đức Quốc xã.
Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Phổ có truyền thống quân sự lâu đời, Manstein nhập ngũ từ sớm và tham chiến nhiều mặt trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918). Thế chiến 1 kết thúc, ông tích cực tham gia khôi phục các lực lượng vũ trang Đức và thăng cấp từ Đại úy lên Trung tướng. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 năm 1939, ông làm Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Nam, cùng Tư lệnh Gerd von Rundstedt đem quân vào chiếm Ba Lan. Ông còn là tác giả chính của kế hoạch chinh phục Pháp và Tây Âu năm 1940. Phán đoán rằng quân Đồng Minh sẽ phản ứng mạnh nếu Đức chọn Hà Lan làm hướng tấn công chính, Manstein đề xuất cho mũi chủ công xuyên qua Ardennes – nơi Đồng Minh coi là "bất khả xâm phạm" – rồi thọc sâu về eo biển Anh, cô lập quân chủ lực của Anh-Pháp tại Bỉ và Flanders. Được lên chức Thượng tướng Bộ binh sau chiến thắng Tây Âu, ông tham gia tiến công xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941 và vây hãm Sevastopol suốt 8 tháng. Sevastopol thất thủ, Manstein được trao gậy Thống chế ngày 1 tháng 7 năm 1942. Sau đó ông tham gia cuộc vây hãm Leningrad.
Vận mệnh nước Đức trở nên xấu đi từ cuối năm 1942, đặc biệt là trong trận thảm bại tại Stalingrad. Tháng 12 năm đó, Manstein dẫn một đạo quân đi cứu viện cho mặt trận Stalingrad nhưng không thành công. Khi quân đội Liên Xô thừa thắng phản kích, Manstein giáng một đòn "hồi mã thương" vào Kharkov, đánh tơi tả 52 sư đoàn Liên Xô và lấy lại một vùng đất rộng lớn vào tháng 2 – tháng 3 năm 1943. Tiếp sau đó, ông chỉ huy cánh quân phía nam đánh trận Vòng cung Kursk (tháng 7–tháng 8 năm 1943), một trong những trận chiến xe tăng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Những bất đồng giữa ông với Adolf Hitler đã dễn đến việc Manstein bị sa thải vào tháng 3 năm 1944. Vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, ông bị người Anh bắt làm tù binh vào tháng 8 năm 1945. Năm 1949, ông bị tuyên án 18 năm tù vì các tội ác nhằm vào tù binh và dân thường ở Đông Âu, nhưng được thả tự do chỉ sau 4 năm ngồi tù, một phần là vì lý do sức khỏe. Trong thập niên 1950, Manstein trở thành cố vấn cao cấp cho Cộng hòa Liên bang Đức và góp phần kiến thiết lực lượng vũ trang của nhà nước này.
Đầu đời
Tên khai sinh của Manstein là Fritz Erich Georg Eduard von Lewinski. Ông sinh ra tại Berlin trong một gia đình quý tộc Phổ, là con trai thứ 10 của Thượng tướng Pháo binh Eduard von Lewinski (1829-1906), và bà Helene von Sperling (1847-1910). Bà Hedwig von Sperling (1852-1925), em gái của bà Helen, cưới Trung tướng Georg von Manstein (1844-1913). Cặp vợ chồng Manstein không thể có con cho nên họ đã quyết định nhận Erich làm con nuôi, do đó mà ông mới mang họ là Manstein (von trong tiếng Đức dùng để chỉ những gia đình quý tộc, giống như van trong tiếng Hà Lan hay de trong tiếng Pháp). Trước đó, ông bà Manstein đã nhận nuôi chị họ của Erich là Martha, con gái người anh quá cố của Sperling và Helen. Khi Erich ra đời, gia đình Lewinski đã viết một bức điện tín cho gia đình Manstein với nội dung: "Hôm nay, chúng ta đã có được một đứa con trai khỏe mạnh. Mẹ con đều khỏe. Chúc mừng." (von Manstein, E.: Soldat im 20. Jahrhundert, 5th Ed., 2002, p. 10).
Các gia tộc Manstein và Lewinski đều mang truyền thống nhà binh từ thời Trung kỳ Trung đại. Thông qua hai họ, Erich có 16 tổ phụ là sĩ quan, tướng lĩnh trong quân đội Đức và Nga. Trong số đó, cha ruột, cha nuôi, ông ruột và ông nuôi của ông đều làm tướng Phổ. Ông nuôi Erich, Thượng tướng Bộ binh Albrecht Gustav von Manstein là Tư lệnh Quân đoàn IX – Binh đoàn Schleswig-Holstein trong Chiến tranh Pháp-Đức (1870-1871). Không những thế, dòng họ bên ngoại của ông cũng có truyền thống quân sự lâu đời, ông ngoại và cậu của Manstein đều là tướng Phổ. Dì ông, bà Gertrud đã thành hôn với Paul von Hindenburg, Thống chế Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và là Tổng thống cuối cùng của Cộng hòa Weimar. Vì vậy, cuộc đời binh nghiệp của ông đã được đảm bảo ngay từ lúc nhỏ. Bên cạnh đó, theo nhà sử học Pháp Benoit Lemay, một số tác giả nghi vấn rằng Manstein có tổ tiên là người Do Thái và họ Lewinski của ông có thể là một biến thể của Levi, tên một trong 12 chi tộc Israel.
Thiếu thời, Manstein học tại trường trung học Công giáo Lyzeum ở Strasbourg - nơi đã trở thành lãnh thổ của Đức sau khi Pháp bại trận năm 1870-71 - từ năm 1894 đến năm 1899. Sau đó, ông trải qua 6 năm tại các trường thiếu sinh quân từ năm 1900-1906 ở Plön và Groß-Lichterfelde. Manstein gia nhập vào Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 vào tháng 3 năm 1906 với quân hàm Chuẩn úy. Ông được thăng cấp lên Thiếu úy vào tháng 1 năm 1907. Vào tháng 10 năm 1913 ông đi tu nghiệp tại Học viện Quân sự ở Berlin.
Sự nghiệp buổi đầu
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Manstein tham chiến trên cả hai chiến trường Tây Âu và Đông Âu. Khi đại chiến bùng nổ, ông được thăng hàm Trung úy và tham gia tấn công Bỉ trong đội hình Trung đoàn Bộ binh Cận vệ Dự bị số 2 - Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 1. Tháng 8 năm 1914, ông cùng đồng đội đánh chiếm hệ thống pháo đài kiên cố của Bỉ tại Namur. Sang tháng 9, trung đoàn của Manstein được điều sang Đông Phổ và đứng chân trong Tập đoàn quân số 8 do tướng Hindenburg chỉ huy. Tại đây, ông tham gia tiêu diệt Tập đoàn quân số 2 (Nga) ở trận Tannenberg và đánh sụm Tập đoàn quân số 1 (Nga) ở trận hồ Masuren lần thứ nhất. Không bao lâu sau, trung đoàn ông được chuyển vào biên chế Tập đoàn quân số 9 của tướng August von Mackensen, và cùng các đơn vị bạn đánh thốc từ Thượng Schlesien tới Warszawa. Quân Đức áp sát được Warszawa, nhưng bị dàn mỏng và quân Nga phản công đánh bật họ về điểm xuất phát. Trên đường rút lui, Manstein bị thương ngày 16 tháng 11 khi ông tham gia một biệt đội tiêu diệt một chốt lính Nga. Ông trúng đạn vào bả vai trái và đùi trái, phải nằm viện suốt 6 tháng tại Beuthen và Wiesbaden mới hồi phục được.
Sau một thời gian nghỉ phép, Manstein được phân công làm Phó trưởng Phòng tác chiến Tập đoàn quân số 10 do tướng Max von Gallwitz làm tư lệnh. Thắng lợi của Tập đoàn quân số 10 trong các chiến dịch đánh Ba Lan, Litva, Montenegro, và Albania đã đem lại cho Manstein nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về việc tổ chức và phối hợp những cuộc tấn công cấp tập đoàn quân. Tháng 4 năm 1916, Manstein trở lại Mặt trận Tây Âu, phục vụ Bộ Tư lệnh "Tây Meuse" của Gallwitz trong Chiến dịch Verdun. Đến ngày 19 tháng 8, ông được cử làm Trưởng phòng Hậu cần Tập đoàn quân số 1 (tư lệnh: tướng Fritz von Below; tham mưu trưởng: đại tá Fritz von Lossberg) và tham gia đánh chặn Chiến dịch Somme (tháng 7 – tháng 11 năm 1916) của quân đồng minh Anh-Pháp. Chiến dịch này đã tiêu hao một bộ phận lớn quân Đức và buộc họ phải triệt thoái vào Cụm phòng tuyến Hindenburg giữa Verdun và Lens trong mùa đông. Manstein hoạt động ở Tập đoàn quân số 1 đến tháng 10 năm 1917, khi ông được đổi làm tham mưu trưởng Sư đoàn Kỵ binh số 4 đóng quân tại Riga (Nga). Sau khi cuộc chiến Đức-Nga chấm dứt bằng Hòa ước Brest-Litovsk tháng 3 năm 1918, Manstein được thuyên chuyển sang Sư đoàn Bộ binh số 213 gần Reims (Pháp). Trong Chiến dịch Mùa xuân 1918, Sư 213 cùng các đơn vị bạn giành một số thắng lợi lớn trên mạn tây Reims, nhưng thất bại chung cuộc của chiến dịch đã xoay chuyển hoàn toàn cục diện theo hướng có lợi cho Anh-Pháp. 2 ngày sau khi Đế quốc Đức sụp đổ, chính quyền mới ký hiệp định đầu hàng Đồng Minh ở Compiègne ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Những năm sau chiến tranh
Năm 1920, Manstein thành hôn với Jutta Sibylle von Loesch, con gái của một địa chủ vùng Schlesien. Ông cầu hôn với Jutta chỉ 3 ngày sau lần đầu tiên ông gặp bà. Mối quan hệ vợ chồng này tồn tại cho đến khi vợ ông mất năm 1966. Họ có ba người con: một người con gái tên Gisela; và hai người con trai: Gero (sinh 31 tháng 12 năm 1922) và Rüdiger. Gero sau này gia nhập lục quân Đức Quốc xã, được thăng tới cấp Trung úy và tử trận tại khu vực phía bắc của chiến trường Xô-Đức vào ngày 29 tháng 10 năm 1942. Gisela lập gia đình với Thiếu tá Edel-Heinrich Zachariae-Lingenthal – Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thiết giáp số 15 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, sau là Chuẩn tướng Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức.
Manstein tiếp tục theo đuổi binh nghiệp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tháng 2 năm 1919, ông tình nguyện tham gia bộ tham mưu Lực lượng Biên phòng Breslau (nay là Wroclaw - Ba Lan) và hoạt động tại đây đến mùa hè. Theo Hòa ước Versailles ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận ép Đức phải cắt giảm quân số lực lượng vũ trang xuống còn 4.000 sĩ quan và 96.000 hạ sĩ quan, binh lính. Manstein từ lâu đã được biết đến như một cán bộ tài trí, và được chọn tiếp tục phục vụ quân đội Cộng hòa Weimar. Sau khi được bổ nhiệm vào Bộ Tư lệnh II cai quản các sư đoàn trên mạn tây và nam Đức trong tháng 8 năm 1919, ông đã góp phần tái cấu trúc quân đội 50 vạn người của Đế quốc Đức cũ thành Lực lượng Phòng vệ Quốc gia với 10 vạn cán-binh. Ông được phong chức Đại đội trưởng Đại đội 6 Trung đoàn Bộ binh số 5 Phổ ngày 1 tháng 10 năm 1921 và trở lại làm cán bộ tham mưu vào tháng 10 năm 1923. Trong vòng 4 năm tới, ông giảng dạy lịch sử và chiến thuật quân sự ở các Quân khu II và IV. Năm 1927, ông được thăng cấp lên thiếu tá và được tiến cử vào Bộ Tổng tham mưu tại Berlin. Ông đã viếng thăm nhiều nước để học hỏi về trang thiết bị quân đội của họ và tham gia soạn thảo các kế hoạch động viên quân đội Đức. Tiếp theo đó, ông được gắn lon thượng tá ngày 1 tháng 4 năm 1932 và nhận chức tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn biệt kích thuộc Trung đoàn Bộ binh số 4 tại Kolberg ngày 1 tháng 10. Ngày 1 tháng 12 năm 1933, ông lên cấp hàm Đại tá. Cùng năm đó, thủ lĩnh Đảng Quốc xã Adolf Hitler lật đổ nền cộng hòa và thành lập chế độ độc tài chuyên chính. Một trong những mục tiêu chính trị hàng đầu của chính phủ mới lá xé bỏ bản Hòa ước Versailles và cho mở rộng, tái vũ trang quân đội với quy mô lớn.
Ngày 1 tháng 2 năm 1934, Manstein được triệu hồi về Berlin làm Tham mưu trưởng Quân khu III. Không lâu sau, ông lãnh chức Trưởng ban Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, cơ quan trực thuộc Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân (Oberkommando des Heeres - viết tắt OKH) ngày 1 tháng 7 năm 1937. Trong suốt nhiệm kỳ tại đây, Manstein cùng các đồng sự đã lập một kế hoạch phòng ngự mang mật danh Fall Rott (Kế hoạch Đỏ) đặng đề phòng sự xâm lược của Pháp. Ông cũng đề xuất phát triển dòng pháo tự hành chống tăng Sturmgeschütz nhằm tăng cường tính cơ động của pháo binh và yểm trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ đội bộ binh. Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ là lúc các loại pháo thuộc họ StuG được chứng minh là một trong những loại vũ khí thành công và hiệu quả nhất của quân đội Đức. Ngoài ra, Manstein ra sức che chở cho những người lính gốc Do Thái, những người bị loại khỏi quân đội do những điều luật mới về việc làm thanh khiết giống nòi Aryan của chế độ Quốc xã. Trong bức thư gửi Trung tướng Tổng tham mưu trưởng Ludwig Beck ngày 21 tháng 4 năm 1934, ông bày tỏ: "Nếu Nhà nước luôn chuẩn bị đòi hỏi người chiến sĩ phải hy sinh đời mình ở mọi giờ và qua hàng năm, thì thật không có lý do nào để phán rằng: 'Anh không còn là người Đức'. Một người đã vui lòng đầu quân, và qua đó sẵn sàng xả thân vì nhân dân Đức vào bất kỳ lúc nào, xứng đáng được trở thành người Đức thông qua thiện ý của anh. Anh đã khẳng định mình là một người Aryan, bất luận bà nội anh có phải người Aryan hay không". Từ đây, ông nhấn mạnh: "vinh dự của những chiến sĩ trẻ thời hậu chiến ấy cũng là vinh dự của toàn thể chúng ta". Bên cạnh đó, Manstein không quên cam đoan rằng ông luôn trung thành với nhà nước Đức Quốc xã.
Manstein lên cấp hàm Thiếu tướng ngày 1 tháng 10 năm 1936 và được phân công làm Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức 5 ngày sau đó. Ông tại nhiệm đến ngày 4 tháng 2 năm 1938 thì được thuyên chuyển làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh số 18 tại Liegnitz (Schlesien) với cấp bậc Trung tướng. Thượng tướng Pháo binh Franz Halder lên thay ông làm Phó Tổng tham mưu trưởng. Thay đổi này mang nghĩa là Halder - chứ không phải Manstein - được kế nhiệm Thượng tướng Pháo binh Ludwig Beck làm Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu vào tháng 8, sau khi Beck từ chức để phản đối ý đồ xâm lược Tiệp Khắc trong tháng 10 của Hitler. Điều đó đã đẩy đến sự thù hằn lâu dài giữa Manstein với Halder. Ngày 20 tháng 4 năm 1939, trong một bài diễn văn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50 của Hitler, Manstein ca ngợi Hitler là một lãnh tụ do Thiên Chúa phái xuống cứu nước Đức. Ông cũng cảnh báo "thế giới thù địch" sẽ hứng chịu một cuộc thế chiến mới nếu họ giở trò ngăn cản "con đường đi đến tương lai của dân tộc Đức".
Chiến tranh thế giới thứ hai
Cuộc tấn công Ba Lan
Ngày 18 tháng 8 năm 1939, khi quân đội đang chuẩn bị Chiến dịch chinh phục Ba Lan, Manstein được chỉ định làm Tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân Nam do Đại tướng Gerd von Rundstedt chỉ huy. Tại đây, ông cùng với Đại tá Trưởng phòng Tác chiến Günther Blumentritt đã thảo ra bản kế hoạch tác chiến mang tên Fall Weiss - tức Kế hoạch Trắng. Rundstedt chấp nhận kế hoạch của Manstein và ra lệnh tập trung một lượng lớn các đơn vị thiết giáp vào Tập đoàn quân số 10 của Thượng tướng Pháo binh Walther von Reichenau với mục tiêu chọc thủng được khu vực tập trung các lực lượng Ba Lan tại phía tây cỷa sông Vistula. Theo kế hoạch của Manstein, hai tập đoàn quân khác trong Cụm tập đoàn quân Nam (gồm Tập đoàn quân số 14 của Đại tướng Wilhelm List và Tập đoàn quân số 8 của Thượng tướng Bộ binh Johannes Blaskowitz) sẽ hỗ trợ cho hai bên mạn sườn của lực lượng thiết giáp do Reichenau chỉ huy tấn công trực diện vào Warszawa (thủ đô của Ba Lan). Bên cạnh đó, Manstein tỏ ra thờ ơ với chiến dịch sắp tới, vì theo ông Ba Lan nên tồn tại như một vùng đất đệm giữa Đức và Liên bang Xô Viết; ông cũng lo lắng về khả năng quân Đồng Minh tấn công phòng tuyến Trường thành phía Tây (West Wall) một khi chiến địch được bắt đầu, và khi đó, nước Đức sẽ phải đối đầu với cuộc chiến từ cả hai mặt trận.
Trong một hội thảo với Manstein và nhiều tướng lĩnh khác vào ngày 22 tháng 8 năm 1939, Hitler tuyên bố quốc gia Ba Lan phải bị hủy diệt bằng vũ lực. Sau chiến tranh, Manstein khẳng định trong hồi ký mình rằng, vào thời điểm diễn ra cuộc hội đàm này, ông không biết Hitler đang theo đuổi chính sách diệt chủng dân Ba Lan. Tuy nhiên, có một sự thật là sau khi chiến tranh bùng nổ, Manstein đã được nghe báo cáo về hoạt động tội ác của các Tổ Công tác thuộc Lực lượng Vũ trang SS ở Ba Lan. Lính SS theo chân quân chính quy vào Ba Lan để tàn sát trí thức và thường dân nước này. Họ cũng được Hitler giao nhiệm vụ lùng bắt người Do Thái đem về các khu biệt cư (ghetto) và trại tập trung Đức Quốc xã. 3 trong 11 cáo buộc tội ác chiến tranh nhằm vào Manstein sau năm 1945 liên quan tới việc không bảo toàn tính mạng cư dân trên địa bàn tác chiến của ông và ngược đãi tù binh Ba Lan.
Chiến dịch Ba Lan mở màn vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 và nhanh chóng thu được thắng lợi. Trên địa bàn tác chiến của Cụm Tập đoàn quân Nam, các Tập đoàn quân số 8, 10 và 14 đã truy đuổi cuộc rút lui của các đơn vị Ba Lan, không cho họ có thời gian thiết lập tuyến phòng thủ mới. Thực thi Kế hoạch Trắng, Tập đoàn quân số 8 tiến đánh Łódź trong khi các sư đoàn mô tô hóa của Tập đoàn quân số 10 hành quân cấp tốc theo hướng sông Wisla. Đồng thời, Tập đoàn quân số 14 hình thành thế vây bọc các khối quân Ba Lan trong khu vực Kraków. Từ ngày 8 đến 14 tháng 9, Tập đoàn quân số 10 hợp vây và đánh tan quân Ba Lan ở Radom. Trong khi đó, Tập đoàn quân số 8 bị 2 tập đoàn quân Ba Lan phản kích vào sườn phía bắc, nên các thành phần thuộc 3 Tập đoàn quân số 4, 8 và 10 phải đổi hướng tiến quân dưới sự yểm trợ của không quân, nhằm ngăn quân Ba Lan phá vây về Warszawa. Sự linh hoạt và nhanh nhẹn của quân Đức đã dẫn đến thảm bại của 9 sư đoàn bộ binh Ba Lan và một số đơn vị yểm trợ trong trận Bzura (8 – 19 tháng 9), trận đánh lớn nhất trên đất Ba Lan năm 1939. Chỉ sau 5 tuần chiến đấu, chiến dịch chấm dứt ngày 6 tháng 10 khi các ổ đề kháng cuối cùng của Ba Lan đầu hàng quân Đức.
Ngày 24 tháng 10 năm 1939, khi nước Đức đang khẩn trương chuẩn bị đánh Pháp và Tây Âu, Rundstedt và điều sang Tây Đức làm Thủ trưởng Cụm Tập đoàn quân A. Manstein tiếp tục giữ chức Tham mưu trưởng cho Rundstedt.
Chiến dịch Pháp
Ngày 19 tháng 10 năm 1939, Halder cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Walther von Brauchitsch trình bày phương án tác chiến đầu tiên của Fall Gelb (Kế hoạch Vàng), mật danh của kế hoạch tấn công Bắc Pháp và Vùng đất thấp, và cho đến đầu năm 1940 đã đưa ra thêm một số phiên bản khác. Ý đồ chung của các phương án này là tổ chức tấn công vỗ mặt trên chính diện rộng từ Hà Lan đến Bỉ, nhắm vào mục tiêu hạn chế là chiếm lấy bờ biển Flanders. Phương án này bị một số tướng lĩnh Đức phản đối, và một trong số những người đó là Manstein. Theo ông, kế hoạch quá lệ thuộc vào sức mạnh của cánh quân phía bắc, một cuộc tấn công theo hướng này sẽ không thể tạo yếu tố bất ngờ và biến quân Đức thành mồi ngon cho các đòn phản kích từ phía nam. Thêm vào đó, do địa hình nước Bỉ không phải là bàn đạp lý tưởng để đánh thọc vào Pháp, Manstein tin rằng cách đánh của Brauchitsch sẽ không thể triệt tiêu quân chủ lực địch, và chỉ giúp cho quân Đức đạt được thành công nửa vời trước khi sa lầy vào chiến tranh chiến hào như kiểu Chiến tranh thế giới thứ nhất. Được sự cổ vũ của Rundstedt, Manstein quyết định soạn một kế hoạch thay thế phản ánh được những nguyên tắc của Bewegungskrieg ("chiến tranh cơ động") cũng như chiến lược Trận đánh hủy diệt (Vernichtungsgedanke) – vốn đã trở thành kim chỉ nam kinh điển của quân sự Đức từ thế kỷ 19 – vào cuối tháng 10.
Được xây dựng với sự cộng tác của Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian – người "cha đẻ" của Binh chủng Tăng-Thiết giáp Đức, phương án của Manstein mang ý tưởng chính là biến mũi tấn công phía Bắc thành mồi nhử dụ chủ lực Đồng Minh tiến lên nghênh chiến, trong lúc đó mũi chủ công sẽ được mở ở chính diện trung tâm. Điểm đột phá được chọn là đoạn Dinant - Sedan – nơi có khả năng tạo bất ngờ chiến lược vì có 2 cản ngại tự nhiên cho hoạt động của xe tăng là rừng rậm Ardennes và sông Meuse. Tiếp theo đó, mũi chủ công gồm toàn bộ lực lượng thiết giáp sẽ độc lập tác chiến về eo biển Anh để cô lập chủ lực Đồng Minh ở Bỉ. Giai đoạn 2 này về sau được biết đến với tên gọi Sichelschnitt, tức "Đòn cắt lưỡi liềm". Ngoài ra, von Manstein cũng đề xuất giao một cánh quân tiến theo hướng Tây Nam chiếm Reims - Rethel nhằm ngăn cản đối phương lập tuyến phòng ngự liên tục từ Nam Sedan đến cửa sông Somme, tạo tiền đề cho giai đoạn 2 diễn tiến thuận lợi. Von Manstein viết bản đề xuất đại cương đầu tiên về kế hoạch của mình vào ngày 31 tháng 10. Thông qua Thủ trưởng Rundstedt, ông đệ trình kế hoạch này lên Bộ Tư lệnh Tối cao. Sáu bản đề xuất nữa sau đó, lần lượt vào các ngày 6, 21, 30 tháng 11; ngày 6, 18 tháng 12 năm 1939; và 12 tháng 1 năm 1940, từ từ được xây dựng hoàn thiện hơn về tổng thể. Thế nhưng tất cả đều bị Bộ Tư lệnh Tối cao bác bỏ và không nội dung nào trong đó đến được với Hitler.
Ngày 27 tháng 1, nhằm bóp chết ảnh hưởng của Manstein, Halder đã gây tác động khiến ông bị thuyên chuyển từ Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn Quân A sang làm chỉ huy Quân đoàn XXXVIII ở Phổ, bắt đầu nhiệm vụ mới ở Stettin ngày 9 tháng 2. Phẫn nộ trước thay đổi này, Bộ Tham mưu Cụm Tập đoàn quân A đã phản ánh và gây được sự chú ý của Hitler, ông ta bắt đầu biết được thông tin về kế hoạch Manstein vào ngày 2 tháng 2 năm 1940. Trước khi biết về bản kế hoạch này, Hitler cũng từng đề xuất một đòn đột kích vào Sedan, nhưng sau đó đã từ bỏ vì bị thuyết phục là nó quá mạo hiểm. Ngày 17 tháng 2, tại Berlin, Hitler triệu tập Manstein cùng một số cán bộ tham mưu đến thảo luận. Quốc trưởng ngồi yên và lắng nghe, khác với thói quen của ông ta là hay ngắt lời và chuyển sang độc thoại. Hitler đã rất có ấn tượng, và cuối cùng hoàn toàn chấp thuận chiến lược của Manstein. Ngày hôm sau, ông ta đã ra lệnh sửa đổi kế hoạch cho phù hợp với ý định của Manstein. Dựa trên ý tưởng đó, Halder đã vạch ra Phương án tác chiến N°4 - Kế hoạch Vàng (Aufmarschanweisung N°4 - Fall Gelb) sau khi cắt bỏ một số điểm quan trọng. Tuy nhiên, nhờ có sự linh hoạt của các chỉ huy thiết giáp như Guderian, Rommel... trong thực tế tác chiến mà ý đồ của Manstein đã được triển khai trọn vẹn, dẫn đến sự thất thủ mau chóng của nước Pháp năm 1940.
Manstein và quân đoàn của mình chỉ giữ một vai trò nhỏ trong suốt các chiến dịch tại Pháp, đứng chân trong Tập đoàn quân số 4 do Đại tướng Günther von Kluge chỉ huy. Tuy nhiên, quân đoàn của ông đã góp sức cho việc giành được trận thắng trong trận chọc thủng phòng tuyến đầu tiên của quân đối phương ở phía đông Amiens, và là đơn vị đầu tiên vượt qua sông Seine. Chiến dịch Pháp kết thúc với thắng lợi giòn dã của quân đội Đức; Manstein được thăng hàm Thượng tướng Bộ binh và phong tặng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.
Tấn công Liên Xô
Đầu năm 1941, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức ráo riết chuẩn bị chiến dịch tiến công Liên bang Xô viết. Manstein được phân công làm Tư lệnh Quân đoàn Thiết giáp LVI ngày 15 tháng 3, và là một trong 250 cán bộ cấp cao được nghe chỉ thị bí mật của Hitler về chiến dịch sắp tới vào cuối tháng đó. Ông lần đầu tiên tận mắt chứng kiến các kế hoạch chi tiết vào tháng 5. Quân đoàn ông nằm trong đội hình Cụm Thiết giáp số 4 (Tư lệnh: Đại tướng Erich Hoepner) – Cụm Tập đoàn quân Bắc (Tư lệnh: Thống chế Wilhelm Ritter von Leeb). Nhiệm vụ của cụm tập đoàn quân này là thôn tính các nước Baltic thuộc Liên Xô rồi tiến chiếm Leningrad. Manstein lên biên giới Xô-Đức chỉ 6 ngày trước lúc khởi binh. Cuộc hành quân Barbarossa mở màn ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi đại quân Đức ào ạt kéo vào lãnh thổ Liên Xô. Cùng với Quân đoàn Thiết giáp XLI do Thượng tướng Thiết giáp Georg-Hans Reinhardt chỉ huy, Quân đoàn Thiết giáp LVI tiến thần tốc về sông Dvina hòng chiếm giữ các ngọn cầu gần thị trấn Daugavpils. Chỉ trong vòng 100 giờ đồng hồ, quân đoàn Manstein đã thọc sâu 315 km vào phòng tuyến Liên Xô và tiếp cận sông Dvina. Tiếp theo đó, dù bị dàn mỏng và tách rời khỏi các đơn vị bạn trong Cụm Tập đoàn quân Bắc ở sau lưng, lực lượng của ông đã đập tan nhiều đợt phản kích dữ dội của Hồng quân Liên Xô. Không quân Liên Xô cũng ra sức bắn phá đội hình quân đoàn nhưng bị thiệt hại lớn do hỏa lực pháo phòng không Đức. Sau khi Quân đoàn Thiết giáp XLI áp sát sông Dvina, 2 quân đoàn Đức hình thành thế gọng kìm hợp vây các đơn vị Hồng quân quanh Luga.
Dưới sự dẫn dắt của Manstein, Quân đoàn Thiếp giáp LVI tiếp tục khoét sâu vào trận địa đối phương cho đến ngày 15 tháng 7, khi họ dính đòn phản công của Tập đoàn quân số 11 (Nga) do Thiếu tướng V. I. Morozov chỉ huy ở Soltsy. Hồng quân triển khai bao vây và đánh thiệt hại nặng các Sư đoàn Thiết giáp số 8 và Bộ binh Mô tô số 3 (Đức). Quân Đức mở được đường máu rút sang phía tây sau khi đẩy lùi chí ít "7 đợt tấn công liên tiếp" của Hồng quân. Dù cuối cùng cũng bị hủy bỏ ngày 18 tháng 7, trận phản kích Soltsy đã buộc Manstein tạm ngưng đánh Luga và chỉnh đốn binh lực tại Dno. Trong vài tuần kế tiếp, quân của ông đánh nhiều trận đẫm máu với các đơn vị Hồng quân chốt giữ con đường chính đi Luga và Leningrad. Bộ Tư lệnh Tối cao Đức rút Sư Thiết giáp số 8 khỏi biên chế Quân đoàn Thiết giáp LVI và "bù" cho Manstein Sư đoàn Hiến binh SS số 4. Thay đổi này khiến quân đoàn Manstein chỉ còn một đơn vị cơ động duy nhất là Sư Bộ binh Mô tô số 3. Bất bình với điều đó, Manstein yêu cầu các cấp trên hoàn trả Sư đoàn Thiết giáp số 8 cho ông hợp vây Luga, nhưng bị từ chối. Thủ trưởng Cụm Thiết giáp số 4 Hoepner hạ lệnh cho Manstein hoãn tấn công Luga tới ngày 10 tháng 8
Khi trận đánh ngày 10 tháng 8 còn chưa đến hồi ngã ngũ, Bộ Tư lệnh Tối cao chỉ thị cho Manstein phối hợp cùng Quân đoàn Thiết giáp XLI đánh lấy Leningrad. Nhưng vừa dời tổng hành dinh tới hồ Samro, ông lại được lệnh đưa quân tới Staraya Russa đặng giải nguy cho Quân đoàn X đang bị đe dọa vây bọc. Ngày 12 tháng 8, các Tập đoàn quân số 11, 34 của Liên Xô triển khai thế trận bao vây - chia cắt 3 sư đoàn trong Cụm Tập đoàn quân Bắc. Manstein quay trở về Dno và tổ chức phản công thắng lợi. Các đơn vị của ông vây diệt 5 sư đoàn Liên Xô, bắt giữ 12.000 tù binh cùng 141 xe tăng. Đây cũng là lần đầu tiên Quân đoàn Thiết giáp LVI nhận được sự yểm trợ từ không quân. Sau chiến thắng, Manstein xin phép các thủ trưởng cho cán-binh nghỉ dưỡng vì họ đã liên tục chiến đấu trên địa hình tồi tệ và trong điều thời tiết ngày càng xấu kể từ đầu chiến dịch. Bộ Tư lệnh Tối cao bác bỏ đề nghị này và phát lệnh cho Manstein quất sang Demyansk từ hướng tây. Ngày 12 tháng 9, khi Manstein đến gần sát thành phố, ông nhận lệnh thuyên chuyển sang Ukraina làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 11 - Cụm Tập đoàn quân Nam.
Chiến dịch Krym-Sevastopol
Tháng 9 năm 1941, Manstein đảm nhiệm chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 11 sau khi tư lệnh cũ là Đại tướng Eugen Ritter von Schobert chết do máy bay của ông đáp trúng một bãi mìn Liên Xô. Hitler ra lệnh cho Manstein chinh phục bán đảo Krym và thành phố cảng Sevastopol đặng ngăn ngừa Hồng quân tận dụng các căn cứ không quân ở đây, đồng thời chặt đứt đường tiếp vận dầu khí từ Kavkaz của Liên Xô.. Với lực lượng nòng cốt là bộ binh, Tập đoàn quân số 11 mau chóng đè bẹp các tuyến phòng thủ vững mạnh của quân đội Liên Xô. Sau ngày 26 tháng 9, khi các Tập đoàn quân số 9 và 18 (Liên Xô) liên tục phản kích vào Quân đoàn Sơn cước Romania, Manstein lập sở chỉ huy ở Nish Segorosi gần sát hỏa tuyến để động viên cán-binh giữ vững trận tuyến. Dưới sự chỉ huy sâu sát của ông, các đơn vị Đức-Romania thuộc Tập đoàn quân số 11 đã làm chủ được hầu hết eo đất Perekop – "chiếc cổ hẹp" của Krym trong nửa đầu tháng 10. Bộ Tư lệnh Tối cao sau đó đã giảm biên chế Tập đoàn quân số 11 xuống còn 6 sư đoàn Đức và Quân đoàn Cơ giới Romania.
Từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 10, Manstein thanh toán nốt các đơn vị Hồng quân còn sót trên eo đất Perekop. Quân Đức gặp nhiều khó khăn và tổn thất do Không quân Liên Xô khống chế khu vực. Tiếp theo đó, Manstein lập một đơn vị trinh sát cơ động đánh xuống phía nam bán đảo, cắt đôi con đường giữa Simferopol và Sevastopol ngày 31 tháng 10. Hôm sau, Simferopol rơi vào tay quân Đức. Đến ngày 16 tháng 11, Tập đoàn quân số 11 đã hoàn thành đánh chiếm bán đảo Krym — ngoại trừ Sevastopol. Trong khi ấy, Hồng quân Liên Xô đã sơ tán 30 vạn nhân sự khỏi thành phố theo đường biển. Từ đầu tháng 11 đến ngày 21, quân dân Xô viết đã đánh bại đợt tấn công đầu tiên của Manstein vào Sevastopol. Thấy lực lượng không đủ mạnh để chiếm ngay thành phố-pháo đài này, Manstein tiến hành bao vây phong tỏa Sevastopol. Ngày 17 tháng 12, ông mở một tấn công mới nhưng cũng khuất phục được Hồng quân. 9 ngày sau đó, Liên Xô đổ quân lên eo biển Kerch hòng giành lại bán đảo cùng tên. Họ lại tiến hành một cuộc đổ bộ nữa gần Feodosiya vào ngày 30 tháng 12. Phớt lờ mệnh lệnh của Manstein, Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn XLII Hans Graf von Sponeck hối hả rút Sư đoàn Bộ binh số 46O khỏi Kerch. Sư 460 mất phần lớn vũ khí hạng nặng trên đường rút, nhưng hành động của Sponeck đã cứu sư đoàn khỏi nguy cơ bị các Tập đoàn quân số 44 và 51 của Liên Xô hợp vây. Manstein hủy bỏ kế hoạch tấn công lần thứ ba và dồn quân thủ tiêu đầu cầu của Liên Xô. Với sự giúp sức của Quân đoàn XXX, Quân đoàn XLII đã ổn định được mặt trận Kerch dù chịu nhiều tổn hao.
Tháng 1 năm 1942, quân Đức phản công tái chiếm cảng Feodosiya, nhưng chưa đủ thực lực để triệt tiêu hai tập đoàn quân Liên Xô trên bán đảo Kerch. Được tăng cường thêm 9 sư đoàn bộ binh, Hồng quân tổ chức hàng loạt đợt phản kích trong các tháng 2, 3 và 4, nhưng đều bị Quân đoàn LIV (Đức) bẻ gãy với thương vong rất lớn. Hitler cũng điều Tập đoàn Không quân số 4 đến Krym đặng chế áp ưu thế của không quân Liên Xô trong khu vực. Ngày 8 tháng 5 năm 1942, Manstein phát động Chiến dịch Săn Đại bàng hòng dứt điểm Hồng quân trên bán đảo Kerch. Do Tập đoàn quân số 11 bị lép vế về quân số, Manstein cho một bộ phận đánh nghi binh lên mạn bắc trong khi quân chủ lực tiến công theo hướng nam. Các đơn vị Liên Xô nhanh chóng tan vỡ. Theo hồi ký của Manstein, 17 vạn tù binh, 1.133 đại bác và 258 xe tăng đã được thêm vào danh sách chiến lợi phẩm của Tập đoàn quân số 11. Vào thời điểm ngày 16 tháng 5, quân Đức đã chiếm trọn bán đảo Kerch.
Sau một tháng hoãn binh, Manstein một lần nữa tập trung lực lượng đánh Sevastopol. Ngày 21 tháng 5 năm 1942, pháo binh Đức đồng loạt bắn phá cấp tập vào thành phố-pháo đài này. Cùng với các khẩu pháo thông thường, quân Đức đã huy động pháo cối tự hành siêu nặng Karl-Gerät (cỡ nòng 60cm) và siêu pháo "Dora" (cỡ nòng 80 cm) trút bão lửa lên Sevastopol. Đây là hai trong số những loạt pháo lớn nhất của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 2 tháng 6, vượt qua hàng rào phòng không mềm mỏng của Liên Xô, toàn bộ lực lượng của Tập đoàn Không quân số 4 (Đức) do Đại tướng Wolfram von Richthofen chỉ huy được huy động để ném bom Sevastopol suốt 5 ngày nhằm dọn đường cho cuộc tiến công sắp tới. Đến ngày 7 tháng 6, lục quân Đức xung phong đánh chiếm các vị trí phòng ngự của Liên Xô. Sau 2 tuần chiến đấu ác liệt, Tập đoàn quân số 11 đã chọc thủng hàng phòng ngự vòng ngoài trên hướng bắc của Sevastopol và làm chủ phần lớn khu vực phía bắc vịnh Severnaya. Thiệt hại của đôi bên đều tăng nhanh trong suốt tháng 8. Hiểu được tầm quan trọng của việc thanh lý Sevastopol trước khi chiến dịch mùa hè năm 1942 làm phân tán nhân và tài lực Đức, ngày 29 tháng 6, Manstein điều quân bất ngờ vượt vịnh Severnaya và đánh bọc hậu tuyến phòng ngự thứ hai của Liên Xô trên dãy Sapun. Quân đội Liên Xô thất thế; ngày 1 tháng 7, quân Đức tràn vào nội đô và Hitler phong Manstein làm Thống chế. 3 ngày sau đó, Tập đoàn quân số 11 hoàn thành chinh phục Sevastopol.
Trong Chiến dịch Krym-Sevastopol, Manstein đã gián tiếp tiếp tay cho các tội ác của lính SS nhằm vào thường dân Liên Xô. Tổ Công tác D là một trong các đơn vị SS mang sứ mệnh xóa sổ người Do Thái khỏi châu Âu, đã theo bước Tập đoàn quân số 11 vào Krym và được Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân chi viện xe, nhiên liệu và tài xế. Quân cảnh Đức cũng lập chốt chặn quanh các nơi lính SS tổ chức hành quyết người Do Thái, đặng khóa chặt đường trốn chạy của "phạm nhân". Bị sốc khi chứng kiến Tổ Công tác D thảm sát một nhóm phụ nữ và trẻ em Do Thái, Đại úy Ulrich Gunzert đã yết kiến Manstein và thỉnh cầu ông ngăn chặn các hành động vô nhân đạo như như vậy. Theo như Gunzert sau này kể lại, Manstein bảo viên đại úy nên "quên đi những gì anh thấy" và dồn tâm sức vào việc đánh chiếm bán đảo. Gunzert về sau đã phê bình thái độ của Manstein là "một sự trốn tránh trách nhiệm, một sự suy đồi đạo đức". Tại phiên tòa xử tội ác của Manstein sau chiến tranh, ông đối diện với 7 cáo buộc liên quan đến các hành vi ngược đãi và tàn sát người Do Thái và tù binh ở Krym.
Trận bao vây Leningrad
Sau chiến thắng Sevastopol, Hitler tín nhiệm Manstein làm chỉ huy các binh đoàn Đức tại Leningrad, nơi đã bị vây hãm từ tháng 8 năm 1941. Ngày 27 tháng 8 năm 1942, Manstein lên mặt trận Leningrad, đem theo nhiều binh lực của Tập đoàn quân số 11 vừa đánh trận Sevastopol. Do chưa đủ quân số để công chiếm thành phố, Manstein dự định triển khai Chiến dịch Ánh sáng phương Bắc hòng triệt phá tuyến đường tiếp tế của Leningrad tại hồ Ladoga.
Nhưng đúng ngày Manstein tới Leningrad, các Tập đoàn quân xung kích số 2 và 8 (Liên Xô) mở Chiến dịch Sinyavino đánh vào phòng tuyến Tập đoàn quân số 18 (Tư lệnh: Thượng tướng Kỵ binh Georg Lindemann) ở phía tây hồ Ladoga. Quân Liên Xô chọc sâu vào đội hình địch và vòng vây Leningrad có nguy cơ bị phá tan. Trước tình hình nguy ngập, Hitler trực tiếp đánh điện Manstein và ra lệnh cho ông phát động phản kích. Sau hàng loạt trận đánh dữ dội, Manstein tổ chức phản công lớn vào ngày 21 tháng 9 và chẻ tập đoàn quân Liên Xô làm đôi. Giao tranh kéo dài cho đến tận ngày 10 tháng 10. Mặc dù Chiến dịch Sinyavino bị đập tan, thương vong ghê gớm của quân Đức đã buộc họ phải chuyển sang thế thủ và khai tử Chiến dịch Ánh sáng phương Bắc. Quân Liên Xô cuối cùng cũng giải phóng được Leningrad vào tháng 1 năm 1944.
Chiến cuộc 1942-1943
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu dầu mỏ của mình, quân đội Đức triển khai Chiến dịch Blau đặng cắt đứt và đánh chiếm vựa dầu quan trọng Kavkaz trong mùa hè năm 1942. Sau nhiều trận tập kích của không quân, Tập đoàn quân số 6 của Đại tướng Friedrich Paulus nhận lệnh đánh chiếm Stalingrad, một thành phố then chốt trên sông Volga. Được hỗ trợ bởi Tập đoàn Thiết giáp số 4, Tập đoàn quân số 6 đã xâm nhập Stalingrad vào ngày 12 tháng 9. Họ đánh giáp lá cà nảy lửa với quân trú phòng Liên Xô trên hè phố. Ngày 19 tháng 11, Hồng quân phát động một chiến dịch phản công quy mô lớn mang mật danh Sao Thiên Vương hòng bao vây cô lập các binh đoàn Đức trong thành phố. Mục tiêu này được hoàn thành vào ngày 23 tháng 11. Lo ngại không còn cơ hội tái chiếm Stalingrad nếu để mất nó trong lần này, Hitler chỉ định Manstein làm Thủ trưởng Cụm Tập đoàn quân sông Đông mới được thành lập. Ông nhận nhiệm vụ dùng Tập đoàn Thiết giáp số 4 và các đơn vị trợ chiến Romania mở chiến dịch Bão Mùa đông để giải vây cho Paulus. Theo nhận định ban đầu của Manstein vào ngày 24 tháng 11, Tập đoàn quân số 6 sẽ đứng vững nếu nhận được sự yểm trợ đầy đủ của không quân.
Chiến dịch Bão Mùa Đông vào bùng nổ ngày 12 tháng 12 và gây cho Hồng quân choáng váng. Phần lớn các đơn vị Liên Xô bị tấn công đã kiệt sức sau nhiều tuần chiến đấu và chưa được tiếp tế. Do đó, các Sư đoàn Thiết giáp số 6, 12 và 23 của Manstein nhanh chóng đột phá phòng tuyến Hồng quân và thọc sâu hơn 50 km ngay trong ngày đầu. Họ đè bẹp một số đơn vị pháo binh và đe dọa bao vây Tập đoàn quân số 51 (Liên Xô). Hôm sau, quân thiết giáp Đức bắt gặp và đánh thắng Tập đoàn Xe tăng số 5 (Liên Xô), nhưng bị một cuộc phản công của Hồng quân chặn đứng vào buổi tối. Trong suốt 3 ngày tới, hai bên chạm trán nảy lửa quanh làng Verkhne-Kumskiy và sông Alksay. Sư đoàn Thiết giáp số 6 (Đức) mất quá nửa số xe tăng của mình trong các trận giao chiến. Được không quân yểm hộ chặt chẽ, quân thiết giáp Đức cuối cùng đã bẻ gãy đòn phản kích của "bọn Nga" và tiếp tục tiến công vào ngày 15 tháng 12. Ba sư thiết giáp của Manstein cùng các đơn vị trợ chiến thuộc Quân đoàn Thiết giáp LVII chỉ còn cách thành phố 58 km vào ngày 20 tháng 12, khi họ bị xe tăng Liên Xô phản công mãnh liệt trên sông Myshkova dưới bão tuyết. Về cơ bản, Chiến dịch Bão Mùa đông đã bị phá sản vào ngày 23 tháng 12.
Ngày 18 tháng 12, Manstein đã van nài Tập đoàn quân số 6 hãy cố mở một con đường máu nhưng Paulus từ chối do Hitler đã thẳng thừng bác bỏ ý định này và ra lệnh cho binh đoàn này phải trụ lại trong thành phố. Các nỗ lực thuyết phục Hitler và Paulus của Manstein đều vô ích. Tình hình Tập đoàn quân số 6 ngày càng trở nên tồi tệ; binh lính phải lăn lộn với rận chấy, đói rét và thiếu hụt lương thực, đạn dược. Họ còn liên tục hứng chịu những đòn "tra tấn" cực mạnh của pháo phòng không và máy bay chiến đấu Liên Xô. Hồng quân đánh chiếm các căn cứ không quân trong và ngoài Stalingrad, làm suy yếu các nỗ lực tiếp tế bằng đường không của địch. Ngày 24 tháng 1 năm 1943, Manstein thuyết phục Hitler cho Paulus đầu hàng nhưng bị Quốc trưởng gạt phắt. Phớt lờ mệnh lệnh của Hitler, Paulus đem 91.000 tàn binh ra đầu hàng vào ngày 2 tháng 2 năm 1943, kết thúc trận Stalingrad với thắng lợi có tính bước ngoặt của Liên Xô.
Trong khi đó, Liên Xô phát động Chiến dịch Sao Thổ (12 tháng 12 năm 1942 – 18 tháng 2 năm 1943) trên phần lớn các khu vực phía nam của mặt trận, nhằm chiếm lấy Rostov và tiêu diệt Cụm Tập đoàn quân A đang trên đường rút khỏi Kavkaz. Manstein buộc phải chia quân ra để giải tỏa bớt áp lực cho Cụm Tập đoàn quân A khi họ triệt thoái tới Ukraina, và như thế, tránh được sự sụp đổ hoàn toàn của toàn bộ mặt trận. Cuộc tấn công của Hồng quân cũng đã ngăn không cho Quân đoàn Thiết giáp XLVIII (gồm có Sư đoàn Bộ binh số 336, Sư đoàn Không quân Dã chiến số 3, và Sư đoàn Thiết giáp số 11) dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Otto von Knobelsdorff liên kết với các đơn vị tham gia Chiến dịch Bão Mùa đông. Thay vào đó, Quân đoàn Thiết giáp XLVIII bị cầm chân tại bờ sông Chir và phải chống chọi với các đợt công kích liên tục của địch. Dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Hermann Balck, Sư đoàn Thiết giáp số 11 đã thực hiện nhiều cuộc phản kích vào các chỗ lồi của Hồng quân, gây ra không ít tổn thất cho đối phương. Quân đoàn Thiết giáp XLVIII cuối cùng đã buộc phải rút lui sau khi Tập đoàn quân số 8 (Ý) ở hai cánh sườn họ bị đập nát.
Thừa thắng, Hồng quân mở hàng loạt chiến dịch tấn công trong các tháng 1 – 2 năm 1943 nhằm đánh bại triệt để quân Đức và chư hầu ở miền Nam Nga. Sau khi tiêu diệt tàn quân Ý và Hungary trong Chiến dịch Ostrogozhsk–Rossosh, Liên Xô thực hiện Chiến dịch Ngôi Sao và Chiến dịch Bước Nhảy Vọt hòng chiếm lại Kharkov, Kursk và cô lập các khối quân Đức trên hướng đông Donetsk. Hồng quân đã đánh thủng phòng tuyến địch và uy hiếp toàn bộ mặt trận quân Đức ở phía nam. Để loại trừ mối đe dọa này, Cụm Tập đoàn quân sông Đông, Cụm Tập đoàn quân B và một số thành phần của Cụm Tập đoàn quân A được gộp thành Cụm Tập đoàn quân Nam (Heeresgruppe Süd) do Manstein thống lĩnh vào đầu tháng 2.
Chiến dịch Donets
Trong các cuộc tấn công vào tháng 2 năm 1943, Hồng quân Xô Viết đã xuyên thủng phòng tuyến quân Đức và đoạt lại Kursk ngày 9 tháng 2. Dù Hitler phát lệnh giữ Kharkov "bằng mọi giá" vào ngày 13 tháng 2, Đại tướng Tư lệnh Quân đoàn Thiết giáp II SS Paul Hausser thu quân khỏi thành phố 2 ngày sau đó. Ngày 17 tháng 2, Hitler đích thân ra tìền tuyến. Trong 3 ngày họp liên tục, Manstein đã thuyết phục Quốc trưởng cho phản công vào Kharkov hòng giành lại thế chủ động và cứu Cụm Tập đoàn quân Nam khỏi nguy cơ bị hợp vây. Manstein cũng gắng sức chấn chỉnh binh lực và nhận hàng loạt viện binh từ các tập đoàn quân lân cận. Ngày 20 tháng 2, Chiến dịch Donets mở màn khi Manstein huy động các Tập đoàn Thiết giáp số 1 (Tư lệnh: Đại tướng Eberhard von Mackensen) và 4 (Tư lệnh: Đại tướng Hermann Hoth) phản kích từ hướng nam vào sườn Hồng quân. Do tưởng quân Đức đang sắp sửa rút chạy nên phía Liên Xô hoàn toàn bị choáng ngợp. Trong một trận đánh trải dài từ Krasnoarmeiskaia đến phía bắc sông Donets, Quân đoàn Thiết giáp XL Tập đoàn Thiết giáp số 4 đã bao vây và tiêu diệt Cụm Tác chiến Popov gồm 4 quân đoàn thiết giáp thiếu quân. Ngày 22 tháng 2, Manstein và Hoth xua Quân đoàn Thiết giáp II SS cùng Quân đoàn Thiết giáp LVIII đánh thốc vào sườn Phương diện quân Tây Nam (Đại tướng Nikolai F. Vatutin chỉ huy), trong khi quân của Vatutin (Quân đoàn Xe tăng XXV) đang ở cách Zaporozhye 19 km. Do thiếu hụt nhiên liệu, các đơn vị phía sau của Vatutin phải buông bỏ khí giới và tháo chạy lên mạn bắc. Quân Đức tiêu diệt 23.000 binh sĩ Hồng quân và bắt sống 9.000 tù binh.
Ngày 1 tháng 3, trong lúc Hồng quân đang tấn kích Phân bộ quân Kempf (Tư lệnh: Thượng tướng Thiết giáp Werner Kempf), Manstein tiến quân về Kharkov hòng bọc hậu Hồng quân trên hướng tây thành phố. Tập đoàn Thiết giáp số 4 (Đức) quần thảo với Tập đoàn Xe tăng số 3 của Trung tướng Pavel S. Rybalko trong suốt 5 ngày trời. Đến ngày 5 tháng 3, quân Đức đã đè bẹp các khối quân của Tập đoàn Xe tăng số 3 trên sông Berestovaya phía tây-nam thành phố. Họ thu giữ 61 xe tăng, 225 cỗ pháo cùng 600 xe mô-tô trong một mấu lồi nhỏ hẹp ở Krasnogad. Tiếp theo đó, Manstein đánh thọc vào sườn Phương diện quân Voronezh (Đại tướng Filipp I. Golikov) ngày 7 tháng 3. Quân Đức nhanh chóng đục một lỗ thủng giữa các Tập đoàn Xe tăng số 3 và 69 của Liên Xô. Được rảnh tay từ ngày 5 tháng 3, Phân bộ quân Kempf cũng dồn đánh Phương diện quân Voronezh từ mạn tây. Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô phải điều Quân đoàn Xe tăng Cận vệ II sang cứu viện cho Golikov. Dù Manstein yêu cầu Quân đoàn Thiết giáp II SS hợp vây Kharkov từ phía Bắc, Hausser đã cố tình tung các Sư đoàn Thiết giáp số 1, 2 SS đột kích trực diện vào thành phố ngày 11 tháng 3. Hậu quả là họ phải trải qua bốn ngày đánh nhau đẫm máu giành giật từng căn nhà với lực lượng Hồng quân đồn trú. Quân Đức cuối cùng cũng hoàn tất đánh chiếm Kharkov vào ngày 15 tháng 3. Trong lúc đó, trên phía bắc Phân bộ quân Kempf, Sư đoàn Đại Đức tiến nhanh về Belgorod và đánh tan các đơn vị xe tăng Liên Xô ở Gaivoron. Sự thất thủ của Belgorod ngày 17 tháng 3 đã tạo nên một "mấu lồi" ăn sâu vào phòng tuyến quân Đức tại gần Kursk.
Chiến dịch Donets kết thúc với thắng lợi giòn giã của Cụm Tập đoàn quân Nam. Không chỉ cứu toàn bộ mặt trận khỏi nguy cơ tan vỡ, chiến dịch đã đánh sụm 52 sư đoàn Liên Xô và giành lại được một vùng lãnh thổ rộng lớn. Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề với khoảng 46.000 quân tử trận và 14.000 bị bắt làm tù binh. Quân Đức cũng lấy 600 xe tăng cùng 1.200 khẩu pháo làm chiến lợi phẩm. Vì chiến công này, Manstein được Hitler tưởng thưởng Lá sồi gắn vào Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ của ông. Tháng 4 năm 1943, Bộ Tư lệnh Tối cao Đức bắt tay vào việc chuẩn bị thanh toán các khối quân Liên Xô trong "chỗ lồi" Kursk.
Chiến dịch Thành Trì
Manstein đề nghị xử lý mấu lồi Kursk bằng một đòn tấn công gọng kìm ngay sau Chiến dịch Donets, nhưng Hitler e rằng hành động đó sẽ phân tán quân Đức khỏi lòng chảo Donets - một khu công nghiệp quan trọng trên chiến trường Liên Xô. Không những thế, mùa tuyết tan mở đầu ngày 23 tháng 2 đã biến địa hình Nga thành những bãi bùn lầy lội, khiến xe tăng Đức khó di chuyển. Bộ Tư lệnh Tối cao bác bỏ đề xuất của Manstein và quyết định tranh thủ chuẩn bị binh lực, đợi hết mùa băng tan mới tấn công. Họ lập kế hoạch mở Chiến dịch Thành Trì đặng hợp vây bằng Kursk: cánh phía Bắc gồm Tập đoàn quân số 9 do Đại tướng Walter Model chỉ huy và cánh phía Nam gồm Cụm Tập đoàn quân Nam do Manstein dẫn dắt. Thông qua các nhân viên tình báo và trinh sát, Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô đã nắm bắt được các kế hoạch tấn công của đối phương. Họ ra sức tăng cường lực lượng trong khu vực này.
Chiến dịch Thành Trì là chiến dịch tấn công chiến lược cuối cùng của Đức trên chiến trường Đông Âu, và là một trong những trận đánh lớn nhất trong lịch sử thế giới, với sự tham gia của 4 triệu quân nhân. Vào thời điểm quân Đức nổ súng tiến công (ngày 5 tháng 7 năm 1943), họ bị áp đảo về quân số với tỷ lệ 3 chọi 1. Ở hướng bắc, Model xua Tập đoàn quân số 9 tấn công trên một địa bàn hẹp (chỉ rộng 48 km), nhưng sau 7 ngày đánh nhau quyết liệt, họ chỉ chiếm được 12 km đất Nga. Ngày 12 tháng 7, Hồng quân phát động Chiến dịch Kutuzov đánh vào Orel, thu hút cánh quân của tướng Model khỏi Kursk. Quân Đức thành công hơn đôi chút ở phía nam, nơi Manstein dùng Tập đoàn Thiết giáp số 4 thọc sâu 32 km vào phòng tuyến Hồng quân trong các ngày 5 – 12 tháng 7 năm 1943. Thoạt tiên, Tập đoàn Thiết giáp số 4 đánh thủng các tuyến phòng thủ số 1 và 2 của Hồng quân trong những trận đánh dữ dội từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 7. Kế đến, quân Manstein phá vỡ tuyến phòng thủ số 3 của Hồng quân vào ngày 7 tháng 7, nhưng ngay sau đó họ vấp phải nhiều đòn phản kích mạnh từ 3 hướng đông bắc, bắc và tây. Các cuộc phản công này đã làm cho tiến độ hành quân của Manstein bị chậm lại rất nhiều. Nhưng đến ngày 11 tháng 7, Cụm Tập đoàn quân Nam đã đẩy quân Liên Xô về sát làng Prokhorovka. Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô huy động các lực lượng dự bị sung sức phản kích vào Prokhorovka, mở ra một trân đánh xe tăng dữ dội vào ngày 12 tháng 7. Sau một ngày kịch chiến, Hồng quân Xô Viết giữ vững Prokhorovka và loại 300 xe tăng của Manstein khỏi vòng chiến. Chiến dịch Thành Trì chấm dứt ngày 13 tháng 7 khi Hitler phát lệnh ngừng tấn công khu vực Kursk. Manstein phản đối và cho rằng ông còn nhiều quân dự bị chưa tham chiến, trong khi lực lượng dự bị Liên Xô đã khánh kiệt. Tuy nhiên, Hitler dứt khoát hủy bỏ cuộc tấn công. Mặc dù Hồng quân chịu thiệt hại nặng nề, các sử gia hiện đại đã bác bỏ khả năng quân Đức thắng lợi nếu chiến dịch được kéo dài sau ngày 13.
Từ Kursk đến sông Dnieper
Ở một mức độ nào đó, Manstein đánh giá trận Kursk là một thắng lợi của Đức, vì nó "vắt sức" Hồng quân đến mức họ khó thể đánh lớn trong phần còn lại của năm 1943. Nhưng ông đã sai lầm: quân đội Liên Xô hồi phục nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của ông. Manstein điều quân thiết giáp dự bị của mình tới sông Mius và hạ lưu sông Dnieper mà không nhận ra rằng hoạt động của Hồng quân ở đây chỉ là nghi binh. Ngày 3 tháng 8, Liên Xô mở Chiến dịch Nguyên soái Rumyantsev, gây áp lực lớn lên Cụm Tập đoàn quân Nam. Sau 2 ngày chiến đấu kịch liệt, Hồng quân đã đánh thủng phòng tuyến địch và chiếm lại Belgorod, khoét một lỗ hổng rộng 56 km vào giữa Tập đoàn Thiết giáp số 4 với Phân bộ quân Kempf trấn thủ Kharkov. Manstein gọi viện binh và Hitler chi viện cho ông Sư đoàn số 33 SS "Đầu lâu", Sư đoàn số 22 SS "Đế chế", Sư đoàn Thiết giáp số 7 cùng Sư đoàn Bộ binh Cơ giới "Đại Đức".
Trong lúc đó, Manstein cho xây dựng một hệ thống phòng tuyến dọc theo sông Dnieper, nhưng Hitler ngăn cấm Manstein triệt binh và ép ông phải giữ Kharkov. Được tăng cường lực lượng, Manstein xua quân thiết giáp mở hàng loạt đợt phản kích gần Bohodukhiv và Okhtyrka từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 8, nhưng bị đẩy lui với thương vong lớn. Ngày 20 tháng 8, ông báo cáo lên Bộ Tư lệnh Tối cao rằng các cụm quân Đức ven sông Donets đang bị kéo căng trên một mặt trận quá rộng, nên ông cần Hitler hoặc là gửi thêm tiếp viện cho ông, hoặc là chấp nhận rút quân về sông Dnieper. Các đòn tấn công dồn dập của Hồng quân cắt rời Cụm Tập đoàn quân Trung tâm trên mạn bắc khỏi Cụm Tập đoàn quân Nam và đe dọa nghiêm trọng sườn phía bắc của Manstein. Khi Liên Xô dốc hết hết quân chủ lực dự bị chiến lược cho trận tái chiếm Kharkov vào các ngày 21–22 tháng 8, Manstein chớp cơ hội này để trám lại lỗ thủng giữa Tập đoàn quân số 8 với Tập đoàn Thiết giáp số 4 và chấn chỉnh trận tuyến. Hitler cuối cùng cũng cho phép Manstein triệt thoái sang sông Dnieper vào ngày 15 tháng 9. Trên đường tháo chạy, Manstein ban bố chính sách tiêu thổ trong một khu vực cách sông khoảng 20 – 30 km. Đây chính là nguồn gốc của một số cáo buộc tội ác chiến tranh nhằm vào ông sau năm 1945. Trong hai tháng 7 – 8, Hồng quân bị thiệt hại tới hơn 1,6 triệu người, 1 vạn xe tăng và pháo tự hành, cùng với 4.200 phi cơ. Tổn thất của quân Đức có phần nhẹ hơn, nhưng tác hại rất lớn đến nỗ lực chiến tranh của họ, do Đức không còn đủ nhân lực và tài lực mà bù đắp. Trong 4 cuộc họp liên tiếp vào tháng 9 năm đó, Manstein cố sức thuyết phục Hitler cải tổ bộ tư lệnh tối cao và nới rộng quyền tự quyết của các tướng lĩnh, nhưng bị gạt phắt.
Chiến dịch Dnieper
Trong suốt tháng 9 năm 1943, Cụm Tập đoàn quân Nam hối hả rút chạy sang bờ tây sông Dnieper. Đến ngày 30 tháng 9, họ đã tập trung đầy đủ trên phòng tuyến Dnieper. Mặc dù nhiều đơn vị Đức trở nên nhốn nháo trên đường rút, Manstein khá hài lòng với cuộc triệt thoái, vì 20 vạn thương binh cùng 2.500 đoàn xe chở quân khí và lương thảo đã được di tản an toàn khỏi trận địa phía đông. Sau Chiến dịch Rumyantsev, Manstein phán đoán rằng "quân địch" sẽ mở một cuộc tấn công mới trên hướng Kiev; và thật vậy, Đại bản doanh Liên Xô dự kiến sử dụng Phương diện quân Ukraina 1 của tướng Vatutin tấn công Tập đoàn Thiết giáp số 4 gần Kiev. Nhưng Hồng quân đã che giấu được thời gian và địa điểm chính xác của chiến dịch sắp tới. Manstein cho tăng cường các hoạt động trinh sát nhưng không mấy hiệu quả. Ngày 24 tháng 9 năm 1943, sau khi Vatutin tập trung một lực lượng mạnh trước Velikii Bukrin, Quân đoàn Không vận 3 (Liên Xô) đổ xuống chiếm Bukrin làm bàn đạp cho đại quân tiến vào Kiev từ hướng nam. Họ bị quân Đức chặn đánh dữ dội và không thể bứt phá khỏi đầu cầu Bukrin.
Thất bại tại Bukrin không làm cho Vatutin nao núng. Trong tuyệt mật, ông nhanh chóng di chuyển Tập đoàn Xe tăng số 3 cùng nhiều đơn vị bộ binh và pháo binh từ khu vực Bukrin sang một đầu cầu nhỏ ở Liutech (phía bắc Kiev), nơi được Tập đoàn quân số 38 (Đức) trấn thủ. Vì Liutech có địa hình rất lầy lội, Manstein và các tướng Đức không bao giờ nghĩ đây sẽ là điểm xuất phát cho mũi chủ công của Hồng quân. Ngày 1 tháng 11 năm 1943, Vatutin dùng các Tập đoàn quân số 27 và 40 mở một đòn tấn công vào Bukrin. Tin rằng đây là mũi chủ công của Liên Xô, Manstein dốc Sư đoàn Das Reich (SS) và nhiều đơn vị dự bị cơ động khác ra chống giữ. Do vậy, quân Đức hoàn toàn choáng ngợp khi Tập đoàn Xe tăng số 3, có sự yểm trợ chặt chẽ của Tập đoàn Không quân số 2, phóng ra khỏi đầu cầu Bukrin và nghiền nát Tập đoàn quân số 38 vào ngày 3 tháng 11. Thừa thắng, Phương diện quân Ukraina 1 mở rộng đánh chiếm khu vực Dnieper và chặt đứt tuyến đường Kiev - Zhytomyr. Đêm ngày 5 tháng 11, Tập đoàn quân số 38 phải tháo chạy vào các vùng phụ cận phía bắc Kiev. Sáng hôm sau, Manstein ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi thành phố. Trong khi đó, Tập đoàn quân số 17 trên cánh bắc ủa ông đã bị Phương diện quân Ukraina 4 bao vây cô lập ở Krym từ ngày 28 tháng 10.
Sau chiến thắng Kiev, Tập đoàn Xe tăng số 3 (Liên Xô) nhanh chóng quét sạch quân Đức khỏi ba thành phố Korosten, Zhytomyr và Fastov. Manstein huy động 6 sư thiết giáp và 1 sư bộ binh của Quân đoàn Thiết giáp XXXXVIII phản công giành lại thủ phủ Ukraina. Dưới sự dẫn dắt của Thượng tướng Thiết giáp Hermann Balck, quân Đức tái chiếm được Zhytomyr và Korosten vào giữa tháng 11, nhưng không thể giành một thắng lợi mang tính quyết định nào. Quân hai bên đều bị thương vong lớn, nhưng Kiev vẫn nằm trong tay người Nga. Sau khi được tăng cường lực lượng, Vatutin phát động Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dnieper vào ngày 24 tháng 12 năm 1943 và thắng hết trận này đến trận khác. Manstein liên tục xin Hitler tăng viện binh nhưng bị ông ta từ chối. Trong cuộc yết kiến Hitler ngày 4 tháng 11 năm 1944, Manstein thưa rằng phòng tuyến Dnieper không thể trụ lâu và quân Đức cần rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời, ông một lần nữa đề nghị Hitler thay đổi cơ cấu chỉ huy tối cao hầu mở rộng quyền quyền điều hành tác chiến cho các tướng. Cả hai đề xuất này đều bị gạt phắt, vì Hitler luôn tin mình đủ sức một mình điều khiển chiến lược tổng thể của Đức trong chiến tranh.
Trước thế tấn công ồ ạt của Hồng quân Xô Viết, tàn binh Cụm Tập đoàn quân Nam phải rút sâu về phía tây vào tháng 1 năm 1944. Không cần đợi sự cho phép của Hitler, Manstein phát lệnh cho các Quân đoàn XI và XXXXII (gồm 6 sư đoàn với khoảng 56.000 quân) mở đường máu thoát khỏi vòng vây ở Korsun–Cherkassy trong đêm ngày 16 – 17 tháng 2. Một nhúm quân Đức đã sổng khỏi "nồi hơi Korsun", nhưng chỉ sau khi 6 sư đoàn của Manstein bị tiêu diệt hoàn toàn. Bước sang đầu tháng 3, quân đội Liên Xô đã hất quân Đức ra xa sông Dnieper. Ngày 19 tháng 3, Hitler ra chỉ thị yêu cầu kể từ lúc đó trở đi, quân tướng phải bám giữ mọi cứ mọi cứ điểm cho đến người cuối cùng. Sau khi Hồng quân hình thành bao vây Tập đoàn Thiết giáp số 1 vào ngày 21 tháng 3, Manstein vội bay tới tổng hình dinh của Hitler tại Lvov đặng thuyết phục ông ta thay đổi ý định. Hitler cuối cùng cũng chấp nhận rút lui, nhưng 9 ngày sau đó (30 tháng 3), ông ta huyền chức Manstein.
Chân dung Manstein xuất hiện trên bìa số ngày 10 tháng 1 năm 1944 của tạp chí Time, trên dòng chữ: "Rút lui có thể thật tuyệt vời, nhưng chiến thắng là ở phía bên kia".
Sa thải
Manstein được ban thưởng thanh bảo kiếm của Huân chương Thập tự Hiệp sĩ vào ngày 30 tháng 3 năm 1944 và bàn giao Cụm Tập đoàn quân Nam cho Thống chế Walter Model, một thành viên Quốc xã trung thành, trong một cuộc hội kiến ở Berghof vào ngày 2 tháng 4. Sau khi mất chức, Manstein vào một bệnh viện mắt tư nhân tại Breslau nằm gần Dresden để được chữa bệnh ở mắt phải. Kế đến, ông lui về tư gia ở Liegnitz và không bao giờ được trọng dụng nữa.
Mặc dù Manstein đã nhiều lần gặp gỡ 3 người chủ mưu chính là Claus von Stauffenberg, Henning von Tresckow, và Rudolf Christoph Freiherr von Gersdorff khi ông còn tại nhiệm, ông không tham gia âm mưu ám sát Hitler vào tháng 6 năm 1944. Ông luôn giữ vững lập trường: "Các thống chế Phổ không bao giờ làm binh biến" (tiếng Đức: Preussische Feldmarschälle meutern nicht) Dù vậy, nhà ông vẫn bị đặt dưới sự giám sát của lực lượng Gestapo. Tháng 10 năm 1944, Manstein mua một điền trang ở Đông Pommern, nhưng phải buông bỏ nó sau khi Hồng quân Xô viết tràn ngập khu vực này. Sau khi di tản khỏi Liegnitz vào ngày 22 tháng 1 năm 1945, Manstein đem gia quyến đến lánh nạn ở Berlin trong một thời gian ngắn. Họ tiếp tục sơ tán vào miền Tây Đức cho tới khi tiếng súng ngừng nổ ở châu Âu vào tháng 5. Manstein lại gặp biến chứng ở mắt phải và được điều trị ở Heiligenhafen, nơi ông bị lính Anh bắt sống và chuyển vào trại tù binh chiến tranh gần Lüneburg ngày 22 tháng 8.
Sau chiến tranh
Xét xử
Tháng 10 năm 1945, Manstein được di chuyển tới Nürnberg, nơi ông làm nhân chứng bào chữa cho Bộ Tư lệnh Tối cao và Bộ Tổng tham mưu trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh năm 1946. Tại Nürnberg, ông hợp tác với Thượng tướng Kỵ binh Siegfried Westphal biên soạn và trình bày một văn kiện dài 132 trang vào tháng 8. Cùng với hồi ký "Chiến thắng bị đánh mất" (Verlorene Siege) của Manstein về sau, văn kiện này đã sản sinh huyền thoại về một quân đội Đức "trong sạch", không nhúng tay vào những tội ác diệt chủng của đảng phát xít. Ông cũng đưa ra lời khai về hoạt động của các Tổ Công tác SS, về việc đối xử với tù binh. Về tính phục tùng của quân đội; đặc biệt là mối liên hệ giữa tinh thần này với Sắc lệnh Chính ủy do Hitler ban hành năm 1941, yêu cầu mọi chính ủy, chính trị viên Xô Viết phải bị bắn mà không qua xét xử. Manstein thừa nhận rằng ông đã nghe mệnh lệnh này, nhưng ông không thực thi nó. Các tài liệu từ năm 1941 được trình diện ở Nürnberg và phiên tòa xử Manstein về sau này đã phủ định tuyên bố của ông: trên thực tế, ông thường xuyên nhận báo cáo về hàng trăm vụ hành quyết chính ủy, chính trị viên trong suốt mùa hè năm 1941. Ông cũng cam đoan không hề hay biết về tội ác của các Tổ Công tác SS, và làm chứng là bộ đội của ông không dính líu vào các vụ tàn sát dân Do Thái. Tuy nhiên, trong lời khai của chính Manstein, Tổ trưởng Tổ Công tác D Otto Ohlendorf quả quyết rằng Manstein biết các hành vi tàn bạo trên và Tập đoàn quân số 11 đã tích cực tiếp tay cho chúng. Vào tháng 9 năm 1946, Bộ Tư lệnh Tối cao và Bộ Tổng tham mưu được xác nhận không phải là tổ chức tội ác chiến tranh.
Sau lời khai của Manstein ở Nürnberg, ông bị giam giữ trong Trại giam đặc biệt số 11 ở Bridgend, Wales. Ông thường trao đổi thư từ với sử gia quân sự nổi tiếng người Anh B. H. Liddell Hart, một người rất khâm phục Manstein và khen ông là nhà chỉ huy thiên tài. Hai người giữ liên lạc với nhau sau khi Manstein rời trại giam, sau này Liddell Hart đã giúp Manstein hoàn chỉnh phiên bản tiếng Anh của hồi ký Verlorene Siege năm 1958. Dưới sức ép từ Liên Xô, vào tháng 7 năm 1948, chính phủ Anh quyết định khởi tố Manstein vì các tội ác chiến tranh của ông. Phiên tòa xét xử ông được tổ chức ở Hamburg từ ngày 23 tháng 8 đến ngày 19 tháng 12 năm 1949. Manstein bị cáo buộc về 17 tội danh, bao gồm 3 tội ở Ba Lan và 14 tội ở Liên bang Xô Viết. Các buộc này xoay quay những hành vi ngược đãi tù binh, tiếp tay cho các Tổ Công tác SS thảm sát người Do Thái ở Ba Lan và Krym, làm khổ cư dân Liên Xô bằng chiến thuật "tiêu thổ" trên đường rút khỏi nước này. Kết thúc phiên tòa, Manstein bị khép vào 9 tội danh và bị tuyên án 18 năm tù.
Phán quyết này đã làm dấy lên những phản ứng gay gắt trong giới hâm mộ Manstein ở cả Anh lẫn Đức. Với sự cộng tác của Liddell Hart, đoàn bào chữa Manstein vận động dư luận Anh kêu gọi ân xá cho Manstein. Tại Đức, người ta coi bản án này là một động cơ chính trị. Mức án của Manstein được giảm xuống 12 năm tù vào tháng 2 năm 1950. Năm 1951, Luật sư Reginald Thomas Paget - Trưởng đoàn bào chữa cho Manstein - đã xuất bản một cuốn sách bán chạy nói về sự nghiệp và phiên tòa của Manstein, trong đó Manstein được khắc họa là một quân nhân chân chính, đã anh dũng chiến đấu chống kẻ thù có quân số áp đảo và bị xử án oan ức. Quyển sách đã góp phần làm tăng sự ngưỡng mộ dành cho Manstein ở Anh. Ông được phóng thích vào ngày 7 tháng 5 năm 1953, một phần vì lý do sức khỏe, nhưng một phần là do sức ép mạnh từ Thủ tướng Anh Winston Churchill, Thủ tướng Liên bang Đức Konrad Adenauer cùng Liddell Hart, Paget và nhiều cảm tình viên khác. Ngày nay, việc Manstein có biết các tội ác tày trời của đảng phát xít hay không, và nếu biết thì ông có đủ can đảm để chống đối hay không, vẫn còn là vấn đề tranh cãi.
Cuối đời
Vài tuần sau khi ra tù, Manstein nhận lời mời thăm chính thức tổng hành dinh Tập đoàn quân Rhine (Anh) ở Bad Oeynhausen trong một động thái nhằm hòa giải mối quan hệ Anh-Đức. Cùng với 10 cựu sĩ quan cấp cao khác, ông được Thủ tướng Adenauer vời làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Cộng hòa Liên bang Đức vào các năm 1955 – 1956. Trên cương vị này, ông đã có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang Liên bang Đức.
Quyền hồi ký về chiến tranh của ông, cuốn Verlorene Siege (tạm dịch: "Chiến thắng bị đánh mất"), được xuất bản tại Liên bang Đức năm 1955 và được dịch sang tiếng Anh năm 1958. Trong đó, Manstein đã đưa ra luận điểm rằng nếu các tướng lĩnh của Đức phụ trách về mặt chiến lược chứ không phải là Hitler, thì cuộc chiến tại Liên Xô đã có thể giành được chiến thắng. Vợ chồng Manstein đã thay đổi chỗ ở vài lần sau khi ông được trả tự do năm 1953. Họ sinh sống ở Essen và Bonn một thời gian rồi định cư hẳn ở München năm 1958. Cùng năm đó, ông phát hành tập 2 của hồi ký Verlorene Siege với nhan đề Aus einem Soldatenleben ("Đời lính"). Tập 2 này mô tả cuộc đời Manstein trong giai đoạn từ năm 1887 đến năm 1939. Vợ ông là Jutta Sibylle von Manstein qua đời năm 1966.
Erich von Manstein qua đời trong một cơn đột quỵ tại Irschenhausen, Bayern vào đêm ngày 9 tháng 6 năm 1973, hưởng thọ 85 tuổi. Tang lễ ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội, và hàng trăm quân nhân ở mọi cấp bậc đã tham dự lễ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Lời cáo phó của ông được đăng trên nhật báo Anh The Times ngày 13 tháng 6 năm 1973 như sau "Ảnh hưởng và tác động của ông đến từ sức mạnh của tâm thức và chiều sâu của tri thức, hơn là phát sinh từ khả năng tạo nên một luồng nhiệt điện trong quân đội hoặc gây ấn tượng về tính cách của mình." (His influence and effect came from powers of mind and depth of knowledge rather than by generating an electrifying current among the troops or "putting over" his personality.). Tạp chí Spiegel (Đức) cũng khen ngợi Manstein là "một trong những nhà chiến lược vĩ đại cuối cùng trong quân sử", nhưng phê phán ông vì "lòng trung thành mù quáng" mà "tiếp tay cho con đường đi đến thảm họa" của nước Đức.
Chú thích |
Mehmet Ali Ağca (sinh ngày 9 tháng 1 năm 1958) là một thành viên của nhóm Hồi giáo cực đoan "Sói bạc" ở Thổ Nhĩ Kỳ và là người đã ám sát Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 13 tháng 5 năm 1981.
Tiểu sử
Mehmet Ali Ağca sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng İsmailli, Hekimhan, tỉnh Malatya thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn trẻ, Ağca rất giàu trí tưởng tượng và có khả năng viết văn tuyệt vời. Ağca bị ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ từ rất sớm. Ağca có lần bị đưa về đồn cảnh sát vì làm những bài thơ chống lại Armenia. Ağca rơi vào tầm ngắm của một trong những nhóm cực đoan và được đưa đến Syria để huấn luyện các kỹ thuật khủng bố (Ağca đã tuyên bố rằng khoá huấn luyện này được chính phủ Bulgaria tài trợ). Sau đó, Ağca gia nhập tổ chức "Sói bạc".
Năm 19 tuổi, Ağca thực hiện vụ ám sát đầu tiên, nạn nhân là một giáo sư triết học. Ngày 1 tháng 2 năm 1979 tại Istabul, Ağca giết chết giám đốc tờ báo có khuynh hướng tự do, tờ Milliyet, là Abdi İpekçi theo lệnh từ "Sói bạc". Tháng 6 năm 1979, Ağca bị bắt nhưng 6 tháng sau, Ağca tẩu thoát rồi trốn sang Iran. Ağca lần lượt trốn sang nhiều nước châu Âu, trong đó có Bulgaria và Nam Tư.
Tháng 8 năm 1980, Ağca đến Ý liên lạc với đồng bọn để chuẩn bị cho việc ám sát giáo hoàng. Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Ağca bắn Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở Quảng trường ThánhPhê rô và bị bắt ngay sau đó. Phiên tòa xử Ağca bắt đầu từ ngày 20 tháng 7 năm 1981 và Ağca bị tuyên án chung thân vào ngày 22 tháng 7 cùng năm. Nhưng sau 24 năm bị giam ở Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, Ağca được trả tự do ngày 12 tháng 1 năm 2006.
Vụ ám sát Giáo hoàng Gioan Phaolô II
Kế hoạch ám sát
Đầu tháng 8 năm 1980, Ağca sử dụng tên và hộ chiếu giả đến Milano. Sau đó Ağca đến Roma và liên lạc với đồng bọn (gồm 1 người Thổ Nhĩ Kỳ và 2 người Bulgaria). Theo lời của Ağca, kế hoạch được chỉ huy bởi Zilo Vassilev, một mật vụ người Bulgaria ở Roma. Nhưng có một số nguồn tin lại cho rằng kế hoạch được tổ chức bởi Abdullah Çatlı theo hợp đồng 3 triệu marks của Bechir Celenk trả cho nhóm "Sói bạc".
Theo kế hoạch, Ağca và Oral Çelik, sẽ bắn Giáo hoàng rồi cho nổ một quả bom đã đặt sẵn. Trong cơn hỗn loạn, 2 người sẽ trốn vào đại sứ quán Bulgaria. Ngày 13 tháng 5, Ağca ngồi đợi xe Giáo hoàng chạy ngang. Khi xe vừa tới, Ağca bắn 2 phát vào Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhưng bị đám đông đè xuống ngay sau đó làm Ağca không thể bắn tiếp hay chạy trốn. Çelik thì lại quá sợ hãi nên không cho nổ bom hay bắn vào Giáo hoàng mà lẫn theo đám đông chạy trốn.
Bản án
Ağca bị tuyên án chung thân ở Ý vào năm 1981 nhưng được tổng thống Carlo Azeglio Ciampi ân xá vào tháng 6 năm 2000. Ağca ngay lập tức bị thuyên chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ, và tiếp tục chịu án vì tội giết Abdi İpekçi năm 1979 và 2 vụ cướp nhà băng trong thập niên 1970. Dù có đơn xin mãn hạn sớm, nhưng tòa phán quyết đơn của Ağca sẽ không được xem xét cho đến năm 2010. Dù vậy, Ağca vẫn được thả vào ngày 12 tháng 1 năm 2006.
Tuy nhiên, ngày 20 tháng 1 năm 2006, Tòa án Tối cao Thổ Nhĩ Kỳ đã phán quyết việc Ağca chịu án ở Ý sẽ không được tính vào bản án ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ağca lại bị bắt.
Mối quan hệ với giáo hoàng
Sau khi hồi phục, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố với mọi người rằng: "Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn vào tôi, người tôi đã chân thành tha thứ". Giáo hoàng đã viết thư định gửi cho Ağca: "Tại sao anh lại bắn tôi khi mà cả hai chúng ta đều chung đức tin vào Chúa?". Nhưng thay vì gửi bức thư đó, đã quyết định đến gặp Ağca. Năm 1983, Gioan Phaolô II đến thăm Ağca và tha thứ cho việc ám sát ông. Ông còn cầu khẩn nhà cầm quyền Ý ân xá cho Ağca. Giáo hoàng đã giữ liên lạc với gia đình của Ağca nhiều năm sau đó và đã thăm mẹ Ağca năm 1987.
Ngày 13 tháng 4 năm 2005, khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II qua đời, người anh trai của Ağca đã nói với Reuters rằng em trai ông rất đau buồn trước cái chết của vị Giáo hoàng. Ngày 5 tháng 4 năm 2005, CNN có tin rằng Ağca muốn được đặc cách đến dự lễ tang của Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 4, nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối yêu cầu của Ağca.
Sau khi ra tù
Vào ngày 2 tháng 5 năm 2008, Ağca nộp đơn xin quốc tịch Ba Lan vì ông muốn trải qua những năm cuối cùng của cuộc đời mình tại Ba Lan, quốc gia quê hương của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Ağca đã tuyên bố rằng khi được phóng thích, ông muốn thăm mộ của Giáo hoàng Gioan Phaolô II và cộng tác với Dan Brown để viết một cuốn sách.
Ağca đã đến viếng thăm ngôi mộ của Đức Gioan Phaolô II vào ngày 27 tháng 12 năm 2014 và đặt hoa hồng trắng trên ngôi mộ.
Agca cải đạo sang Công giáo và thể hiện mong muốn được trở thành một linh mục Công giáo vào năm 2016 và tới Fatima để kỷ niệm 100 năm các cuộc hiện ra của Đức Maria ở đó.
Phụ lục
Vụ ám sát Giáo hoàng của Ağca là sự kiện chính trong cuốn tiểu thuyết Red Rabbit (Thỏ đỏ) của Tom Clancy năm 2002, dù tên họ của các nhân vật có liên quan đã được thay đổi. Trong truyện còn nói đến sự dính líu của KGB trong vụ ám sát.
Từ số 17/2006 (4634), báo Tuổi trẻ có bài viết về vụ ám sát Giáo hoàng trong chuyên mục Hồ sơ. |
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Ngày tết truyền thống này xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới. Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay (ở Trung Quốc nấu chè trôi nước), nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên.
Điển tích Trung Quốc
Ở Việt Nam, ngày 3 tháng 3 âm lịch ăn tết Hàn thực "phỏng theo người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy". Hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc.
Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, gặp được một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo giúp. Về sau, Tấn Văn Công trở về làm vua, phong thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi không oán giận gì, về nhà đưa mẹ vào núi ở ẩn. Tấn Văn Công nhớ ra, cho người đi tìm. Vì Giới Tử Thôi không chịu ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng để ép ông phải ra; cuối cùng, hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm.
Tục lệ ở Việt Nam
Tục ăn bánh trôi, bánh chay
Ở Việt Nam hiện nay, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, và có ít liên hệ đến Giới Tử Thôi và những kiêng kỵ khác. Vào ngày này, người Việt thường "làm bánh trôi nước, bày cỗ bàn, cúng gia tiên", cho nên bánh trôi còn được gọi là bánh Hàn thực.
Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực ở Việt Nam nhiều khả năng được du nhập vào thời Lê, thịnh hành vào giai đoạn Lê Trung Hưng - Nguyễn. Năm 1773, Lê Quý Đôn cho biết: "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy. Người phương Bắc cũng có, gọi là Thủy đoàn". Theo giải thích của Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa (viết vào khoảng thế kỷ 16 thời Lê) giải thích: "Trôi nước có hiệu Thủy đoàn, trong đường ngoài bột nổi hòn lênh đênh".
Tục ăn bánh cuốn
Theo ghi chép của Lê Tắc, người thời Trần "tiết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau" . Qua bài thơ "Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh", làm năm 1291, Trần Nhân Tông viết: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái, đây là phong tục cũ của An Nam xưa nay." Theo Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, bánh Xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn. Sách này đồng thời cho biết: "Quyển bính (bánh cuốn) nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay" .
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết: Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái (thái: rau), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.
Tục lệ ở một số dân tộc thiểu số Việt Nan
Một số dân tộc thiểu số có dân số lớn tại Việt Nam như đồng bào dân tộc Tày, Nùng… Thường sinh sống ở các tỉnh phía bắc, một phần di cư vào nam, Tây Nguyên vẫn giữ phong tục tảo mộ. Vào ngày mồng 3/3 Tết Hàn Thực cũng là một ngày lễ lớn của các dân tộc này. Họ gọi đó là Tết Thanh Minh hay Lễ Tảo Mộ.
Hàng năm cứ đến ngày 3/3 Âm lịch, đồng bào các dân tộc này, mỗi hộ gia đình sẽ chuẩn bị lễ (gồm xôi, gà hoặc thịt…) để mang đến các phần mộ người thân cúng và tưởng nhớ người đã mất. Ngày này là một ngày lễ quan trọng đối với họ. Dù đi làm ở nơi xa họ vẫn sẽ cố gắng đến thăm phần mộ người thân. Cúng bái và dọn dẹp phần mộ sạch sẽ.
Tranh cãi
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ánh Hồng cho biết ngày tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa nên được lưu truyền cho đến ngày nay:
Tên gọi của Tết Hàn thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét về đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc - thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cũng cho biết trong "An Nam phong tục sách" có ghi tục này "phỏng theo người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy". |
Trong quang học, Giao thoa kế Fabry-Pérot (Fabry–Pérot interferometer — FPI) hoặc etalon là một khoang quang học bao gồm hai gương bán phản xạ có độ phản xạ cao (bình thường là khoảng 95% tùy vào ứng dụng cụ thể) đặt song song và hướng mặt phản xạ vào nhau. Chỉ khi các sóng quang học (cụ thể hơn là ánh sáng) đạt tần số cùng với không gian quang học, chúng mới có thể truyền qua khoang quang học được.Ánh sáng khi đi vào khoang quang học sẽ phản xạ đi phản xạ lại nhiều lần, tạo nên sự cộng hưởng và giao thoa đa sóng giữa các sóng phản xạ. FPI được đặt tên theo hai nhà khoa học Charles Fabry và Alfred Pérot đã phát triển công cụ này vào năm 1899. Etalon là một từ tiếng Pháp, étalon, có ý nghĩa là "công cụ đo lường" hoặc "tiêu chuẩn".
Các etalons được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng viễn thông, laser, và quang phổ phân tích để kiểm soát và đo đạc bước sóng của ánh sáng. Những tiến bộ gần đây trong kỹ thuật sản xuất và chế tạo cho phép tạo ra các giao thoa kế Fabry-Pérot có khả năng điều chỉnh với độ chính xác cao. Thiết bị này về mặt kỹ thuật được gọi là một giao thoa kế khi khoảng cách giữa hai bề mặt phản xạ (hoặc độ dài của khoang cộng hưởng) có thể thay đổi, và được gọi là một etalon khi khoảng cách này cố định. Tuy nhiên, trong thực tế thì hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau.
MÔ TẢ CƠ BẢN CỦA MỘT GIAO THOA KẾ FABRY-PÉROT
Bộ phận chính của giao thoa kế Fabry–Pérot là một cặp kính phẳng phản xạ một phần, được cách nhau từ vài micromet tới vài centimet, với các bề mặt phản xạ hướng về nhau. (Hoặc, một etalon Fabry–Pérot sử dụng một tấm mỏng với hai bề mặt phản xạ song song.) Các mặt phẳng phản xạ trong một thiết bị thường được chế tạo theo hình dạng cạnh nghiêng (với góc nghiêng nhỏ hơn 1 độ) để ngăn các mặt sau tạo ra các vân nhiễu xạ giao thoa; các mặt sau thường cũng có một lớp phủ chống phản xạ để hạn chế hiện tượng này.
Trong một hệ thống điển hình, ánh sáng chiếu được cung cấp bởi một nguồn khuếch tán được đặt tại mặt tiêu điểm của một thấu kính chuẩn trực. Một thấu kính hội tụ đặt sau cặp mặt phẳng sẽ tập trung tất cả ánh sáng phát ra từ một điểm trên nguồn thành một điểm duy nhất trên mặt ảnh của hệ thống.
Trong hình minh họa đi kèm, chỉ có đường truyển của một tia phát ra từ điểm A trên nguồn được mô tả. Khi một sóng ánh sáng đi vào khoang quang học của giao thoa kế Fabry-Pérot, nó được truyền qua một phần và phản xạ một phần tại mỗi bề mặt gương. Các sóng truyền qua và phản xạ sau đó lan truyền đi lại giữa các gương, giao thoa với nhau. Hiện tượng giao thoa xuất hiện từ sự ghép chồng của các sóng này, dẫn đến hiện tượng giao thoa tăng cường và triệt tiêu tại các bước sóng khác nhau. Sóng ánh sáng sau đó được tập trung bởi thấu kính hội tụ và đến điểm A' trên màn hình.
Mẫu giao thoa hoàn chỉnh có dạng một tập hợp các vòng tròn tâm đối xứng nếu xét một nguồn sáng có diện tích phát sáng lớn bao gồm điểm A. Những vòng tròn này tương ứng với các bước sóng cụ thể của ánh sáng thỏa mãn các điều kiện giao thoa tăng cường hoặc triệt tiêu trong máy quan sát. Vị trí và khoảng cách giữa các vết phụ thuộc vào các yếu tố như độ phản xạ của gương, khoảng cách giữa các gương và bước sóng của ánh sáng chiếu vào. Độ sắc nét của các vòng tròn phụ thuộc vào khả năng phản xạ của các mặt phẳng. Nếu khả năng phản xạ cao, ánh sáng một màu sẽ tạo ra một tập hợp các vòng tròn sáng hẹp trên nền tối. Một giao thoa kế Fabry–Pérot cho sự phân chia rõ rệt giữa vùng sáng và tối được xem là có độ phân giải cao, và được đánh giá qua hệ số chất lượng Q (Quality factor — Q).
CÁC ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN
Vô Tuyến Viễn Thông
Các mạng viễn thông sử dụng kỹ thuật phân chia sóng ghép đa kênh có đa mức cung cấp bổ sung với hệ thống các bộ etalon có kích thước thu nhỏ và được sản xuất chính xác bằng phuơng pháp đúc silica hay kim cương. Những chiếc etalon này có kích thước nhỏ khoảng 2 mm mỗi cạnh, có màu sắc lấp lánh, được gắn trên các khung nhỏ chính xác cao. Các vật liệu được chọn để duy trì khoảng cách giữa các gương ổn định và giữ tần số ổn định ngay cả khi nhiệt độ thay đổi. Kim cương là vật liệu được ưu tiên sử dụng vì nó có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn và vẫn có hệ số giãn nở thấp. Vào năm 2005, một số công ty thiết bị viễn thông bắt đầu sử dụng etalon dạng rắn ở hình dạng các sợi cáp quang học. Điều này loại bỏ hầu hết các khó khăn liên quan đến việc gắn kết giữa các chi tiết, căn chỉnh, và làm mát.
Dụng cụ quang học
Quang phổ phân tích
Máy quang phổ để phân tích phổ ánh sáng, có thể cho độ phân giải rất cao.
Thực hiện một bộ lọc tần số ánh sáng có tính chọn lọc cao.
Làm bộ cộng hưởng để phát tia laser.
Thiên văn học
LÝ THUYẾT
XEM THÊM
GHI CHÚ
THAM KHẢO
Giao thoa kế
Laser
Giao thoa |
Bài này nói về một phương tiện vận tải người hoặc hàng hóa có bánh xe. Với các nghĩa khác xem xe (định hướng)
Xe (còn gọi chung là xe cộ, tiếng Hán-Việt gọi là Xa (車) như trong từ "xa lộ") là phương tiện giao thông và vận chuyển bằng đường bộ. Xe thường có bánh để di động. Chúng có thể được đẩy hay kéo bởi một động cơ, súc vật, hay người.
Một vài loài xe cũng cò khả năng gây tai nạn cho người lưu thông đặc biệt là ba loại xe này: Xe tải, xe buýt và xe ôto (nói chung với xe hơi và taxi). Nó còn có thể gây ra ô nhiễm môi trường nặng.
Trong tiếng Việt, từ xe chỉ nói về loại phương tiện có bánh xe và đi trên cạn, trên mặt đất, còn từ phương tiện giao thông dùng để chỉ chung hơn, có thể chỉ đến các loại tàu biển, máy bay, tàu hỏa,...
Lịch sử
Xe phổ biến nhất
Có hơn 1 tỷ chiếc xe đạp được sử dụng trên toàn thế giới. Năm 2002 ước tính có khoảng 590 triệu xe hơi và 205 triệu xe máy phục vụ trên thế giới. Ít nhất 500 triệu người Trung Quốc đi xe đạp các công ty sản xuất xe có động cơ nổi tiếng là Honda Cub 50, 78,... đã qua 60 triệu xe vào năm 2008. Các mẫu xe nhất sản xuất là Toyota Corolla, với ít nhất 35 triệu xe đã sản xuất vào năm 2010.
Các loại xe
Thư viện ảnh |
FIDE (/ˈfiːdeɪ/, FEE-day, viết tắt từ tiếng Pháp Fédération internationale des échecs, tức là Liên đoàn Cờ vua Quốc tế) là tổ chức quốc tế liên kết các liên đoàn cờ vua quốc gia toàn thế giới.
Được thành lập tại Paris ngày 20 tháng 7 năm 1924, FIDE được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc thi đấu cờ vua trên phạm vi quốc tế. Khẩu hiệu của FIDE là Gens una sumus (có nghĩa: Chúng ta là một). Chủ tịch hiện tại của FIDE là Arkady Dvorkovich, người Nga.
Ngày nay, với sự gia nhập của 161 nước trên thế giới, FIDE là một trong những tổ chức thể thao năng động nhất trong việc thuyết phục và huy động hàng triệu kì thủ trên thế giới cùng phát triển các hoạt động của môn thể thao trí tuệ. Mục tiêu của FIDE là truyền bá và phát triển cờ vua trên tất cả các quốc gia, cũng như nâng cao văn hóa, sự hiểu biết về cờ vua dưới hình thức một môn thể thao và một môn khoa học thực sự.
Lịch sử
Các liên đoàn thành viên
Hiện giờ FIDE có 158 liên đoàn thành viên. Con số này có thể thay đổi vì có liên đoàn mới gia nhập, hoặc đôi khi có liên đoàn thành viên giải tán hoặc không trả được lệ phí.
Các chủ tịch liên đoàn |
Kenneth Arnold (29 tháng 3 năm 1915 - 16 tháng 1, 1984) - một phi công tư nhân ở Boise, Idaho, Mỹ, và công việc làm thêm là tìm kiếm cứu nạn hàng không - được coi là nhân chứng đầu tiên nhìn thấy UFO.
Ngày 24 tháng 6 năm 1947, Arnold báo cáo nhìn thấy 9 vật thể bay kỳ lạ xếp thành một chuỗi gần núi Rainier, Washington khi ông ta đang tìm kiếm một máy bay quân sự mất tích. Ông miêu tả các vật thể gần như sáng lờ mờ khi chúng phản xạ ánh sáng Mặt Trời, phi đội của họ thật là bất thường ("giống như đuôi một con diều Trung Quốc"), và bay với "vận tốc kinh khủng". Câu chuyện của Arnold đã được phổ biến rộng rãi và được công nhận như một đại diện tiêu biểu, thú vị cho chủ đề UFO hiện đại.
Không lâu sau sự kiện, Arnold đáp máy bay đến Yakima, Washington, nơi ông ta làm báo cáo thường nhật cho Cơ quan Hàng không Dân sự Hoa Kỳ (Civil Aeronautics Administration). Khi dừng chân trong chuyến bay trở về để tiếp thêm nhiên liệu, ông ta nhắc lại câu chuyện cho một nhóm người hiếu kỳ, trong đó có một phóng viên.
Nhiều năm sau, Arnold xác nhận là ông ta đã nói với các nhà báo rằng "chúng bay với một kiểu bất thường, giống như một cái đĩa nhảy vọt lên khỏi mặt nước" và từ đó, thuật ngữ "đĩa bay" ra đời.Trong tiếng Anh, một thuật ngữ thông dụng khác được sử dụng để miêu tả các vật thể xuất hiện như Arnold đã từng thấy là "flying disks" (hay "discs") bên cạnh "flying saucer".Arnold cảm thấy rằng ông ta đã trích dẫn nhầm.
Dù sao, sự thật về hình dáng Arnold miêu tả đã được phức tạp thêm: ngay sau sự kiện, ông ta đã miêu tả các vật thể mỏng và phẳng, thuôn tròn ở đầu nhưng vát ở phần đuôi tạo nên thành một điểm, tức là ít nhiều giống hình cái đĩa.Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn hai ngày sau đó, ông ta miêu tả "một cái gì đó giống như cái đĩa bánh bị cắt ở nửa giữa bởi, một loại hình tam giác lồi, phồng lên ở phía sau.Cũng ngày hôm đó ông ta còn nói " chúng có dạng đĩa và rất mỏng, tôi có thể thấy chúng rõ ràng".Trong báo Portland Oregon ngày sau đó, mô tả của Arnold được trích dẫn " chúng có dạng bán nguyệt, hình trái xoan ở phía trước và phồng lên ở phía sau...chúng trông giống một cái đĩa mỏng lớn ".
Trong một tuyên bố gửi lực lượng không quân ngày 12 tháng 7, Arnold đã nhiều lần ám chỉ các vật thể "giống dạng đĩa" và ở cuối báo cáo ông ta vẽ một bức tranh, có ghi chú:" chúng có vẻ dài hơn là rộng, bề dày của nó khoảng 1/20 bề rộng".
Câu chuyện trở nên phức tạp thêm khi một tháng sau sự kiện, trong cuộc gặp với hai sĩ quan AFF, Arnold cho biết một trong chín vật thể có sự khác biệt, to hơn và càng giống dạng lưỡi liềm, vát thành một điểm ở đằng sau.(Xem hình bên phải).
Dù thế, trong các tuần sau, hàng nghìn báo cáo tương tự tới tấp được gửi tới từ Mỹ và khắp nơi trên thế giới—hầu hết miêu tả các dạng đĩa. Một báo cáo của phi hành đoàn United Airlines: chín vật thể dạng đĩa trên bầu trời Idaho ngày 4 tháng 7 có lẽ thu hút báo chí hơn cả sự kiện Arnold và mở đường cho hàng loạt bài phóng sự sau đó.
Nhằm gán thêm mưu đồ vào câu chuyện của Arnold, không quân Mỹ bác bỏ rằng không có bất kỳ máy bay nào trong khu vực Mount Rainer lúc sự kiện của Arnold xảy ra.Song theo suy đoán của báo chí, các vật thể đã thấy rất giống các dạng đĩa bay quân sự, cả các máy bay thí nghiệm do quân đội Hoa Kỳ đang phát triển cùng thời gian đó (xem đĩa bay quân sự.Lực lượng quân đội trả lời rằng ngay cả máy bay cũng không thể là lời giải thích cho những quan sát đó.
Sự kiện UFO nổi tiếng trong suốt thời kỳ đó là sự kiện UFO ở Roswell được cho là một đĩa bay quân sự bị rơi, câu chuyện diễn ra ngày 8 tháng 7 năm 1947. Để trấn an dư luận, sự kiện đó và các sự kiện khác được quân đội giải thích là nhầm lẫn khi quan sát khí cầu khí tượng.
Bất chấp dư luận phanh phui, ngày 9 tháng 7, AFF đã bí mật bắt đầu nghiên cứu các báo cáo quan trọng nhất, với sự hỗ trợ của FBI.Báo cáo của Arnold cũng như phi hành đoàn United Airlines được đưa vào danh sách đó.Ba tuần sau họ đi tới kết luận rằng các báo cáo đĩa bay không phải là ảo giác hay có thể giải thích bằng các hiện tượng tự nhiên mà thực sự có cái gì đó đang bay và kêu gọi sự điều tra chính thức từ nhiều cơ quan chính phủ. |
Giáp Tý (chữ Hán: 甲子) là kết hợp thứ nhất trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Tý (chuột). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Sửu và sau Quý Hợi. Giáp Tý là các năm chia 60 dư 4.
GIáp Tý hay Hoa Giáp: con số này vừa vặn là 60.
Thời trước, trong ngôn ngữ cận đại, những người có học thường sử dụng GIáp Tý để biểu thị cho sự trường thọ. Trong Tử vi, tướng số thời cổ thường sử dụng một giáp tý để tính toán số mệnh. Vì vậy nhiều quyển sách tướng số chỉ có giá trị sử dụng trong 60 năm.
Các năm Giáp Tý
Năm dương lịch số 4 (sau Công nguyên) là năm Giáp Tý.
Giữa năm 1724 và 2224, những năm sau đây là năm Giáp Tý (Ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1744
1804
1864
1924 (05/02/1924 - 23/01/1925)
1984 (02/02/1984 - 20/01/1985)
2044 (30/01/2044 - 16/02/2045)
2104
2164
Sự kiện năm Giáp Tý
Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. |
Ất Sửu (chữ Hán: 乙丑) là kết hợp thứ nhì trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Sửu (bò/trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Dần và sau Giáp Tý. Ất Sửu là các năm chia 60 dư 5.
Các năm Ất Sửu
Giữa năm 1724 và 2224, những năm sau đây là năm Ất Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1745
1805
1865
1925 (24/01/1925 - 12/02/1926)
1985 (21/01/1985 - 08/02/1986)
2045 (17/02/2045 - 05/02/2046)
2105
2165
Sự kiện năm Ất Sửu
-1925:Lễ xây dựng Cầu Nhị Thiên Đường |
Bính Dần (chữ Hán: 丙寅) là kết hợp thứ ba trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Dần (hổ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Mão và sau Ất Sửu.
Các năm Bính Dần
Giữa năm 1724 và 2224, những năm sau đây là năm Bính Dần (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1746
1806
1866
1926 (13/02/1926 - 01/02/1927)
1986 (09/02/1986 - 28/01/1987)
2046 (06/02/2046 - 25/01/2047)
2106
2166
Sự kiện năm Bính Dần
1926 – Đại lễ khai Đạo Cao Đài tại Tây Ninh.
1986 – Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. |
Đinh Mão (chữ Hán: 丁卯) là kết hợp thứ tư trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Mão (thỏ/mèo). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Thìn và sau Bính Dần.
Các năm Đinh Mão
Giữa năm 1724 và 2224, những năm sau đây là năm Đinh Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1747
1807
1867
1927 (02/02/1927 - 22/01/1928)
1987 (29/01/1987 - 16/02/1988)
2047 (26/01/2047 - 13/02/2048)
2107
2167
Sự kiện năm Đinh Mão |
Mậu Thìn (chữ Hán: 戊辰) là kết hợp thứ năm trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Thìn (rồng). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Tỵ và sau Đinh Mão.
Các năm Mậu Thìn
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Mậu Thìn (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1748
1808
1868
1928 (23/01/1928 - 09/02/1929)
1988 (17/02/1988 - 05/02/1989)
2048 (14/02/2048 - 01/02/2049)
2108
2168
Sự kiện năm Mậu Thìn
Năm 248 (năm Mậu Thìn thứ tư), khởi nghĩa Bà Triệu
968 – Vạn Thắng Quân Đinh Bộ Lĩnh đánh tan 12 sứ quân, lên ngôi vua xưng hiệu Đinh Tiên Hoàng. Đổi tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).
1868 – Chiến tranh Boshin |
Kỷ Tỵ (chữ Hán: 己巳) là kết hợp thứ sáu trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Tỵ (rắn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Ngọ và sau Mậu Thìn.
Các năm Kỷ Tỵ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Tỵ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1749
1809
1869
1929 (10/02/1929 - 29/01/1930)
1989 (06/02/1989 - 26/01/1990)
2049 (02/02/2049 - 22/01/2050)
2109
2169
Sự kiện năm Kỷ Tỵ
Năm 1989 (năm Kỷ Tỵ thứ 33), Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.
Năm 111 TCN (năm Kỷ Tỵ thứ nhất trước Công nguyên), nhà Hán thôn tính nước ta.
Sự kiện tại quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc). http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_Thi%C3%AAn_An_M%C3%B4n |
Canh Ngọ (chữ Hán: 庚午) là kết hợp thứ bảy trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Ngọ (ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Mùi và sau Kỷ Tỵ.
Các năm Canh Ngọ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Canh Ngọ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1750
1810
1870
1930 (30/01/1930 - 16/02/1931)
1990 (27/01/1990 - 14/02/1991)
2050 (23/01/2050 - 10/02/2051)
2110
2170
Sự kiện năm Canh Ngọ
Năm 550 (năm Canh Ngọ thứ 9), Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. |
Tân Mùi (chữ Hán: 辛未) là kết hợp thứ tám trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Mùi (cừu/dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Thân và sau Canh Ngọ.
Các năm Tân Mùi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Tân Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1751
1811
1871
1931 (17/02/1931 - 05/02/1932)
1991 (15/02/1991 - 03/02/1992)
2051 (11/02/2051 - 31/01/2052)
2111
2171
Sự kiện năm Tân Mùi
Năm 1991, Liên Xô tan rã |
Nhâm Thân (chữ Hán: 壬申) là kết hợp thứ chín trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Thân (khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Dậu và sau Tân Mùi.
Các năm Nhâm Thân
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Nhâm Thân (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1752
1812
1872
1932 (06/02/1932 - 25/01/1933)
1992 (04/02/1992 - 22/01/1993)
2052 (01/02/2052 - 17/02/2053)
2112
2172
2232 |
Quý Dậu (chữ Hán: 癸酉) là kết hợp thứ mười trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Dậu (gà). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Tuất và sau Nhâm Thân.
Các năm Quý Dậu
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Quý Dậu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1753
1813
1873
1933 (26/01/1933 - 13/02/1934)
1993 (23/01/1993 - 09/02/1994)
2053 (18/02/2053 - 07/02/2054)
2113
2173
Sự kiện năm Quý Dậu
Năm Quý Dậu 1993, ngày 12 tháng 7, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ. Ngày 26 tháng 7, khai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Liên hiệp các tổ chức Hòa bình, Đoàn kết, Hữu nghị của Việt Nam. Cũng năm này, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước châu Phi và châu Mỹ. |
Giáp Tuất (chữ Hán: 甲戌) là kết hợp thứ 11 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Tuất (chó). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Hợi và sau Quý Dậu.
Các năm Giáp Tuất
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Giáp Tuất (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1754
1814
1874
1934 (14/02/1934 - 02/02/1935)
1994 (10/02/1994 - 30/01/1995)
2054 (08/02/2054 - 27/01/2055)
2114
2174
Sự kiện năm Giáp Tuất
- Năm 1874, mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
- Năm 1994, thành lập Trường Đại học Duy Tân - Trường Đại học tư thục Đầu tiên và Lớn nhất miền Trung Việt Nam |
Ất Hợi (chữ Hán: 乙亥) là kết hợp thứ 12 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Hợi (lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Tý và sau Giáp Tuất.
Các năm Ất Hợi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Ất Hợi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1755
1815
1875
1935 (03/02/1935 - 23/01/1936)
1995 (31/01/1995 - 18/02/1996)
2055 (28/01/2055 - 14/02/2056)
2115
2175 |
Bính Tý (chữ Hán: 丙子) là kết hợp thứ 13 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Tý (chuột). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Sửu và sau Ất Hợi.
Các năm Bính Tý
Giữa năm 1756 và 2176, những năm sau đây là năm Bính Tý (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1756
1816
1876
1936 (24/01/1936 - 10/02/1937)
1996 (19/02/1996 - 06/02/1997)
2056 (15/02/2056 - 03/02/2057)
2116
2176
Sự kiện năm Bính Tý |
Đinh Sửu (chữ Hán: 丁丑) là kết hợp thứ 14 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Sửu (bò/trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Dần và sau Bính Tý.
Các năm Đinh Sửu
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Đinh Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1757
1817
1877
1937 (11/02/1937 - 30/01/1938)
1997 (07/02/1997 - 27/01/1998)
2057 (04/02/2057 - 23/01/2058)
2117
2177
Sự kiện năm Đinh Sửu
Năm 1997 là năm rồng đổi màu ở Hồng Kông. |
Mậu Dần (chữ Hán: 戊寅) là kết hợp thứ 15 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Dần (hổ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Mão và sau Đinh Sửu.
Các năm Mậu Dần
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Mậu Dần (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1758
1818
1878
1938 (31/01/1938 - 18/02/1939)
1998 (28/01/1998 - 15/02/1999)
2058 (24/01/2058 - 11/02/2059)
2118
2178
Sự kiện năm Mậu Dần |
Kỷ Mão (chữ Hán: 己卯) là kết hợp thứ 16 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Mão (thỏ/mèo). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Thìn và sau Mậu Dần.
Các năm Kỷ Mão
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1759
1819
1879
1939 (19/02/1939 - 07/02/1940)
1999 (16/02/1999 - 04/02/2000)
2059 (12/02/2059 - 01/02/2060)
2119
2179
Sự kiện năm Kỷ Mão
Ngày đầu năm (1-1), đồng tiền uero đã chính thức được dùng trong thanh toán điện tử trên lãnh thổ 11 nước châu Âu. 13 đảng cánh tả ở châu Âu mở diễn đàn ở Paris (15-1); Hội nghị "toàn cầu hoá và vấn đề phát triển" họp ở Cuba (18-1); Diễn đàn Kinh tế thế giới tiếp tục họp ở Davos, Thụy Sĩ (21-1); Hội nghị toàn cầu hoá về khoa học cho thế kỷ 21 họp ở Hungary (26-6); Hội nghị cao cấp Mỹ Latinh - Caribê và EU lần đầu tổ chức ở Brasil (29-6); tiếp xúc lần đầu giữa 10 nước ASEAN và ba nước Đông Á: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật được tiến hành tại Philippines (28-11)... Hai đảo quốc Thái Bình Dương Kiribati và Nauru trở thành những thành viên cuối cùng của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ 20, nâng tổng số lên 187 quốc gia. Năm 1999 được thế giới bầu chọn là "năm người cao tuổi", năm 2000 sẽ là năm "văn hoá hoà bình" và năm 2001 sẽ là " năm đối thoại giữa các nền văm minh".
Trong xu thế đó nhiều mối quan hệ quốc tế cũng trở nên ổn định: Nguyên thủ Việt Nam và Trung Quốc ra tuyên bố chung xác lập quan hệ 16 chữ vàng: "láng giềng và hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" (27-2). Campuchia được chính thức kết nạp vào ASEAN (30-4). Sau bảy năm đàm phán, đường biên giới chung dài 4.700km đã được hai cường quốc Nga và Trung Quốc phân định (4-1999).
Sau thoả thuận giữa Indonesia và Bồ Đào Nha ký kết tại New York (5-5), Quốc hội Indonesia chấp nhận nền độc lập của Đông Timor (20-10) và một chính quyền quá độ do Liên Hợp Quốc điều hành được thiết lập (25-10).
Tại Nga, sau nhiều thay đổi người đứng đầu nội các, Tổng thống B.Yeltsin đã bất ngờ tuyên bố từ chức (31-12) và trao quyền cho thủ tướng Putin, 47 tuổi.
Tại Trung Đông, Israel và Palestine đã đạt được một thoả thuận quan trọng về lộ trình và thời gian rút quân (25-8). Cuộc nội chiến ở quốc gia châu Phi Sierra Leone cũng chấm dứt bằng một hiệp định đình chiến (7-7).
Bên cạnh xu thế hoà hoãn và ổn định, xung đột vẫn bùng nổ ở một số khu vực như đảo chính ở Pakitxtan, lật đổ thủ tướng dân sự, tổng tham mưu trưởng P.Musarab lên cầm quyền (12-10).
Mỹ và NATO tiến công liên bang Nam Tư (24-3) nhằm gây sức ép buộc Serbia phải trao Kosovo cho cộng đồng gốc Albania. Nam Tư đã chống trả quyết liệt, cắt đứt ngoại giao với Mỹ, Anh, Pháp và một số nước tham chiến khác. Cuộc tiến công chấm dứt sau 79 ngày (9-6), buộc Chính phủ Nam Tư phải chấp nhận để lực lượng KFOR của Liên Hợp Quốc tiến vào Kosovo (12-6), trên thực tế đã tạo ra một "Trung Đông" mới ở khu vực Balkan.
Một số sự kiện trong năm: sau 13 tháng điều tra tốn khoảng 50 triệu USD, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã trắng án trong vụ bê bối tình ái với cô thư ký Monica Lewinsky (12-2). Bầu cử ở Algérie (15-4) đã đưa ông B.Flica làm tổng thống với lời cam kết sẽ đàm phán với Mặt trận Hồi giáo để chấm dứt nội chiến đã kéo dài bảy năm.
Sau gần nửa thế kỷ, thi hài người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest (1953) đã được tìm thấy dưới những lớp băng (1-5). Bà M.Moscoso là Tổng thống nữ đầu tiên của Panama(2-5). Sau bệnh bò điên, vụ phát hiện gà nhiễm dioxin đã làm thị trường thực phẩm Tây Âu lo lăng và phải chi hàng chục triệu USD để tiêu huỷ (2-6). Tiếp đó là sự cố hạt nhân tại nhà máy chế biến Uranium cách thủ đô Nhật 125 km làm nhiềm người bị nhiễm xạ (30-9).
Thượng nghị viện Mỹ bác bỏ hiệp ước CTBT về cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (13-10), khiến mục tiêu chấm dứt loại vũ khí huỷ diệt này trong thế kỷ 20 bị bỏ ngỏ. Úc tổ chức trưng cầu dân ý, vẫn chấp nhận chế độ quân chủ (6-11). Sau gần bốn thập kỷ Mỹ cấm vận Cuba, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án và đòi chấm dứt chính sách bị coi là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế (9-11). Lần đầu tiên Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu, trở thành cường quốc không gian thứ ba sau Mỹ và Nga với 300 vệ tinh đã được phóng lên quỹ đạo. Sự phản đối dữ dội của dư luận đối với hội nghị Thương mại thế giới tổ chức ở Seattle, Mỹ (31-11) cho thấy quá trình toàn cầu hoá sẽ không dễ dàng. Cuối năm 1999, bão lụt tàn phá nhiều khu vực ở châu Á, riêng Ấn Độ 20.000 người chết và mất tích, còn các tỉnh miền trung Việt Nam có gần 600 người thiệt mạng.
Cùng với chuyến đi thăm Trung Quốc (2-2) và Campuchia (9-6) của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch Trần Đức Lương thăm Lào (21-6). Nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng chính thức được phát động (19-5). Hội nghị cấp cao ASEAN ra tuyên bố về Chương trình hành động Hà Nội. Tổng điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 1-4-1999 cho thấy dân số nước ta có 76.327.919 người. Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng dân số cho Việt Nam. Kể từ 2-10, thực hiện chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ. Học vị phó tiến sĩ được chuyển đổi thành tiến sĩ. Báo Nhân dân điện tử chính thức hoạt động (11-3). Pháp lệnh Du lịch và Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua. Công ty chứng khoán đầu tiên hoạt động. Khánh thành bảo tàng Hồ Chí Minh (14-4). Mộ Tổng bí thư Trần Phú được cải táng về quê hương Hà Tĩnh (12-1). Vụ án Epco - Minh Phụng được xét xử với sáu án tử hình.
Sau vịnh Hạ Long và Huế, di tích Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Hà Nội là thành phố duy nhất ở châu Á được công nhận là "thành phố vì hoà bình".
Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm kết thúc thế kỷ 20, nhưng Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vẫn tổ chức trọng thể giao thừa 1999-2000. |
Canh Thìn (chữ Hán: 庚辰) là kết hợp thứ 17 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Thìn (rồng). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Tỵ và sau Kỷ Mão.
Các năm Canh Thìn
Giữa năm 1700 và 2180, những năm sau đây là năm Canh Thìn (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1700
1760
1820
1880
1940 (08/02/1940 - 26/01/1941)
2000 (05/02/2000 - 23/01/2001)
2060 (02/02/2060 - 20/01/2061)
2120
2180
Sự kiện năm Canh Thìn
1460 – Lê Thánh Tông lên ngôi |
Tân Tỵ (chữ Hán: 辛巳) là kết hợp thứ 18 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Tỵ (Rắn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Ngọ và sau Canh Thìn.
Các năm Tân Tỵ
Giữa năm 1701 và 2181, những năm sau đây là năm Tân Tỵ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1701
1761
1821
1881
1941 (27/01/1941 - 14/02/1942)
2001 (24/01/2001 - 11/02/2002)
2061 (21/01/2061 - 08/02/2062)
2121
2181
Sự kiện năm Tân Tỵ
Năm 201 (năm Tân Tỵ thứ ba), tức đầu thế kỷ III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu.
Năm Tân Tỵ (981) diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất. Quân dân Đại Cồ Việt dưới sự lãnh đạo của vua Lê Đại Hành đã phá tan thủy quân giặc Tống xâm lược do Lưu Trừng cầm đầu ở sông Bạch Đằng, chém tướng giặc Hầu Nhân Bảo, phá tan giặc ở Tây Kết (Hà Bắc), đuổi tướng Trần Khâm Tộ về nước, bắt sống hai tướng Triệu Phụng Huân và Quách Quân Biện về giam tại kinh đô Hoa Lư. Nhà Tống hoảng sợ phải ra lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần thứ nhất hoàn toàn thắng lợi.
Ngày 28/01/1941 (Mùng 2 Tết Tân Tỵ), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) sau 30 năm bôn ba hải ngoại đã trở về tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi hoàn toàn với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
2001: Vụ khủng bố 11 tháng 9 làm thay đổi nước Mỹ. |
Nhâm Ngọ (chữ Hán: 壬午) là kết hợp thứ 19 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Ngọ (Ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Mùi và sau Tân Tỵ.
Các năm Nhâm Ngọ
Giữa năm 1702 và 2182, những năm sau đây là năm Nhâm Ngọ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1702
1762
1822
1882
1942 (15/02/1942 - 04/02/1943)
2002 (12/02/2002 - 31/01/2003)
2062 (09/02/2062 - 28/01/2063)
2122
2182
Sự kiện năm Nhâm Ngọ
Năm Nhâm Ngọ 1762, người đỗ đầu kỳ thi hương tại trường thi Nam Định là Trần Bỉnh Ngạn tự Đoan Nhã hiệu Chân Hiên tiên sinh, quê tại thôn Nội xã Thứ nhất huyện Nam Chân tổng Cổ Gia phủ Thiên Trường. Ông sinh năm 1735, đỗ Giải Nguyên năm 27 tuổi, mất năm 1766, thọ 32 tuổi. |
Quý Mùi (chữ Hán: 癸未) là kết hợp thứ 20 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Mùi (Dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Thân và sau Nhâm Ngọ.
Các năm Quý Mùi
Giữa năm 1703 và 2183, những năm sau đây là năm Quý Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1703
1763
1823
1883
1943 (05/02/1943 - 24/01/1944)
2003 (01/02/2003 - 21/01/2004)
2063 (29/01/2063 - 16/02/2064)
2123
2183
Sự kiện năm Quý Mùi
1883 – Hòa ước Quý Mùi, Đại Nam nhượng Nam Kỳ cho Pháp, chịu sự bảo hộ của Pháp.
Ngày rằm tháng giêng năm Quý Mùi 2003: Ngày thơ Việt Nam lần thứ nhất tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
2003 - Đêm 30 Tết Nguyên Đán Xuân Quý Mùi: Gặp nhau cuối năm - Táo quân lần đầu tiên công chiếu trên VTV, ban đầu dưới danh nghĩa là 1 trong 2 chương trình đặc biệt của Gặp nhau cuối tuần, sau khi Gặp nhau cuối tuần kết thúc, Táo quân từ đó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với nhân dân Việt Nam trong mỗi dịp Tết. Gala cười là chương trình đặc biệt còn lại của Gặp nhau cuối tuần, phát sóng từ ngày 30 tháng 8 năm 2003 đến ngày 30 tháng 12 năm 2006, ban đầu là để bình chọn công bố nhóm diễn hài bằng các tiểu phẩm đơn lẻ, sau đó chuyển lịch phát sóng sang mùng 2 Tết mỗi năm và từ đấy đem thêm tiếng cười bổ sung sau Gặp nhau cuối năm - Táo quân
2003 - Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 22) |
Giáp Thân (chữ Hán: 甲申) là kết hợp thứ 21 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Thân (Khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Dậu và sau Quý Mùi.
Các năm Giáp Thân
Giữa năm 1764 và 2124, những năm sau đây là năm Giáp Thân (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1764
1824
1884
1944 (25/01/1944 - 12/02/1945)
2004 (22/01/2004 - 08/02/2005)
2064 (17/02/2064 - 04/02/2065)
2124
Sự kiện năm Giáp Thân
1884 - Hòa ước Giáp Thân
1944 - Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Bóng bì làm từ bì (da) lợn, được sơ chế, chiên hoặc phơi khô giòn, trở thành nguyên liệu cho một số món ăn trong đó có món canh bóng.
Chế biến món ăn
Bóng bì khi chế biến thường được ngâm cho mềm, tẩy bằng rượu trắng và gừng cho hết mùi hôi, rửa sạch nhiều lần, trở nên mềm nhưng không nhũn và ngả màu vàng nhạt. Cắt miếng vừa ăn (mỗi chiều khoảng 2-3-4 cm tùy theo món). Một số nơi còn ngâm thêm với chút phèn chua để bóng giòn, không nát.
Bóng bì được chế biến thành nhiều món ăn, trong đó có thể kể đến bóng bì xào thịt bò, rau cần, ngồng tỏi. Bóng bì cuốn hải sản, với các miếng bóng cuốn cùng tôm và thịt cá quả chấm nước sốt chua ngọt. Bóng bì nhồi với các nguyên liệu như thịt, dăm bông, nấm mèo v.v.. Bóng bì làm nem chạo với các sợi bóng bì thái nhỏ, trộn thính gạo hoặc một số loại rau củ quả.
Bóng bì nấu thả thành món canh bóng với các nguyên liệu khác như giò sống làm từ thịt nạc thăn lợn, tôm nõn, nấm hương, cà rốt, xu hào, hoa lơ. Đây là món ăn thông dụng trong cỗ bàn của ẩm thực Hà Nội trước kia, là một trong bốn bát trên mâm bao gồm bóng, vây, măng, miến. Hiện món canh bóng rất phổ biến trong các bữa cỗ tại nhiều nơi.
Món cơm hến nổi tiếng xứ Huế có sử dụng chút bóng bì chiên giòn, xắt nhỏ rắc lên bát cơm.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Bóng bì tại Việt Nam hiện nay hầu hết được làm thủ công. Người thợ nhúng miếng bì khô vào chậu nước ngâm da lợn rồi cho vào lò để bóng nổ giòn. Sau đó, miếng bóng được lau sạch và cho vào túi nilon bán tại các chợ. Theo một làm bóng bì, do nước ngâm da lợn bẩn nên bì thường ngả màu, thâm đen. Trước khi bán, họ phải tẩy bì bằng hóa chất. Một muỗng nhỏ thuốc tẩy ngâm với 200 lít nước có thể tẩy trắng hàng tạ bì. Chất tẩy trắng bì không nhãn mác, chỉ có dòng chữ viết tay "bột tẩy trắng" trên vỏ bao.
Chú thích
Ẩm thực Việt Nam |
Ất Dậu (chữ Hán: 乙酉) là kết hợp thứ 22 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Dậu (Gà). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Tuất và sau Giáp Thân.
Các năm Ất Dậu
Giữa năm 1705 và 2125, những năm sau đây là năm Ất Dậu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1705
1765
1825
1885
1945 (13/02/1945 - 01/02/1946)
2005 (09/02/2005 - 28/01/2006)
2065 (05/02/2065 - 25/01/2066)
2125
Sự kiện năm Ất Dậu
1225 – Trần Cảnh thành lập nhà Trần
1285 – Trần Quang Khải sáng tác bài thơ Tòng Giá Hoàn Kinh
1945 – Nạn đói Ất Dậu
1945 – Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Minh, và Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
1945 – Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai
Người mất các năm Ất Dậu
1945 - Phạm Quỳnh (mất ngày 1 tháng 8 âm lịch), Thượng thư Triều vua Bảo Đại. |
Bính Tuất (chữ Hán: 丙戌) là kết hợp thứ 23 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Tuất (Chó). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Hợi và sau Ất Dậu.
Các năm Bính Tuất
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Bính Tuất (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1706
1766
1826
1886
1946 (02/02/1946 - 21/01/1947)
2006 (29/01/2006 - 16/02/2007)
2066 (26/01/2066 - 13/02/2067)
2126
2186
Sự kiện năm Bính Tuất
07/11/2006: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO |
Đinh Hợi (chữ Hán: 丁亥) là kết hợp thứ 24 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Hợi (Lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Tý và sau Bính Tuất.
Các năm Đinh Hợi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Đinh Hợi (lưu ý ngày đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1707
1767
1827
1887
1947 (22/01/1947 - 09/02/1948)
2007 (17/02/2007 - 06/02/2008)
2067 (14/02/2067 - 02/02/2068)
2127
2187
Sự kiện năm Đinh Hợi
Ngày 22 tháng Chạp âm lịch, năm Đinh Hợi thứ 23 (1407), Hồ Quý Ly chống không nổi khi giữ Đông Đô (Thăng Long), Trương Phụ sau đó cũng chiếm được Đông Đô. Tháng 4 năm 1407, Trương Phụ và Tôn Hy Quan (con trai Tôn Kiên) đã tấn công Tây Đô. Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh và bị bắt vào cuối tháng 6 năm 1407. Trần Ngỗi đã được Trần Triệu Cơ đưa lên làm minh chủ. Ở Yên Mô (Ninh Bình), Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Đế. |
Mậu Tý (chữ Hán: 戊子) là kết hợp thứ 25 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Tý (Chuột). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Sửu và sau Đinh Hợi.
Các năm Mậu Tý
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Mậu Tý (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, khác lịch sử dụng trước năm 1967):
1708
1768
1828
1888
1948 (10/02/1948 - 28/01/1949)
2008 (07/02/2008 - 25/01/2009)
2068 (03/02/2068 - 22/01/2069)
2128
2188
Sự kiện năm Mậu Tý
Mùa xuân năm Mậu Tý 1288, quân đội nhà Trần do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy đã đánh tan 30 vạn quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ ba, chấm dứt sự bành trướng Đại Việt của đế chế Nguyên Mông. |
Kỷ Sửu (chữ Hán: 己丑) là kết hợp thứ 26 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Sửu (Trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Dần và sau Mậu Tý.
Các năm Kỷ Sửu
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1709
1769
1829
1889
1949 (29/01/1949 - 16/02/1950)
2009 (26/01/2009 - 13/02/2010)
2069 (23/01/2069 - 10/02/2070)
2129
2189
Sự kiện năm Kỷ Sửu
Năm 1889, tháp Eiffel được khánh thành.
2009 (Năm Kỷ Sửu) – Kênh VCTV8 - BiBi (Truyền hình cáp Việt Nam) là kênh truyền hình đầu tiên của Việt Nam được thay đổi logo Tết, đánh dấu sự quay trở lại đối với logo Tết trên ngành truyền hình Việt Nam sau 6 năm không áp dụng. |
Canh Dần (chữ Hán: 庚寅) là kết hợp thứ 27 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Dần (Hổ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Mão và sau Kỷ Sửu.
Các năm Canh Dần
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Canh Dần (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1710
1770
1830
1890
1950 (17/02/1950 - 05/02/1951)
2010 (14/02/2010 - 02/02/2011)
2070 (11/02/2070 - 30/01/2071)
2130
2190
Sự kiện năm Canh Dần
Canh Dần 1890 - Bác Hồ sinh ra đời |
Tân Mão (chữ Hán: 辛卯) là kết hợp thứ 28 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Mão (Mèo). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Thìn và sau Canh Dần.
Các năm Tân Mão
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Tân Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1711
1771
1831
1891
1951 (06/02/1951 - 26/01/1952)
2011 (03/02/2011 - 22/01/2012)
2071 (31/01/2071 - 18/02/2072)
2131
2191
Sự kiện năm Tân Mão |
Nhâm Thìn (chữ Hán: 壬辰) là kết hợp thứ 29 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Thìn (Rồng). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Tỵ và sau Tân Mão.
Các năm Nhâm Thìn
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Nhâm Thìn (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1712
1772
1832
1892
1952 (27/01/1952 - 13/02/1953)
2012 (23/01/2012 - 09/02/2013)
2072 (19/02/2072 - 06/02/2073)
2132
2192
Sự kiện năm Nhâm Thìn |
Quý Tỵ (chữ Hán: 癸巳) là kết hợp thứ 30 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Tỵ (Rắn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Ngọ và sau Nhâm Thìn.
Các năm Quý Tỵ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Quý Tỵ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1713
1773
1833
1893
1953 (14/02/1953 - 02/02/1954)
2013 (10/02/2013 - 30/01/2014)
2073 (07/02/2073 - 26/01/2074)
2133
2193
Sự kiện năm Quý Tỵ
Năm 207 TCN, Thục Phán lên ngôi xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Ông dựng kinh đô ở Phong Khê.
Theo thần phả, Thái sư Lý Đạo Thành sinh vào năm Quý Tỵ (993/1053).
2013 (Năm Quý Tỵ): Các kênh VTV đổi logo Tết lần đầu tiên sau 10 năm.
28/11/2013: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp 2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. |
Giáp Ngọ (chữ Hán: 甲午) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (Ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Mùi và sau Quý Tỵ.
Các năm Giáp Ngọ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Giáp Ngọ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1714
1774
1834
1894
1954 (03/02/1954 - 23/01/1955)
2014 (31/01/2014 - 18/02/2015)
2074 (27/01/2074 - 14/02/2075)
2134
2194
Sự kiện năm Giáp Ngọ
1894 - Chiến tranh Giáp Ngọ
1954 - Chiến dịch Điện Biên Phủ |
Ất Mùi (chữ Hán: 乙未) là kết hợp thứ 32 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Mùi (Dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Thân và sau Giáp Ngọ.
Các năm Ất Mùi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Ất Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1715
1775
1835
1895
1955 (24/01/1955 - 11/02/1956)
2015 (19/02/2015 - 07/02/2016)
2075 (15/02/2075 - 04/02/2076)
2135
2195
Sự kiện năm Ất Mùi |
Bính Thân (chữ Hán: 丙申) là kết hợp thứ 33 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Thân (Khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Dậu và sau Ất Mùi.
Các năm Bính Thân
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Bính Thân (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1716
1776
1836
1896
1956 (12/02/1956 - 30/01/1957)
2016 (08/02/2016 - 27/01/2017)
2076 (05/02/2076 - 23/01/2077)
2136
2196
Sự kiện năm Bính Thân |
Đinh Dậu (chữ Hán: 丁酉) là kết hợp thứ 34 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Dậu (Gà). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Tuất và sau Bính Thân.
Các năm Đinh Dậu
Giữa năm 1777 và 2137, những năm sau đây là năm Đinh Dậu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1777
1837
1897
1957 (31/01/1957 - 17/02/1958)
2017 (28/01/2017 - 15/02/2018)
2077 (24/01/2077 - 11/02/2078)
2137
Sự kiện năm Đinh Dậu |
Mậu Tuất (chữ Hán: 戊戌) là kết hợp thứ 35 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Tuất (Chó). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Hợi và sau Đinh Dậu.
Các năm Mậu Tuất
Giữa năm 1718 và 2138, những năm sau đây là năm Mậu Tuất (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1718
1778
1838
1898
1958 (18/02/1958 - 07/02/1959)
2018 (16/02/2018 - 04/02/2019)
2078 (12/02/2078 - 01/02/2079)
2138.
Sự kiện năm Mậu Tuất
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của nước Việt, khôi phục lại quốc thống cho dân tộc.
Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Lý... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416), xưng là Bình Định vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước.
Năm 1898, tháng 4: Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ
Năm 1898, tháng 6: Mậu Tuất biến pháp (Bách nhật duy tân) |
Kỷ Hợi (chữ Hán: 己亥) là kết hợp thứ 36 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Hợi (Lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Tý và sau Mậu Tuất.
Các năm Kỷ Hợi
Giữa năm 1705 và 2205, những năm sau đây là năm Kỷ Hợi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1719
1779
1839
1899
1959 (08/02/1959 - 27/01/1960)
2019 (05/02/2019 - 24/01/2020)
2079 (02/02/2079 - 21/01/2080)
2139
2199
Sự kiện năm Kỷ Hợi
939 – Ngô Quyền đánh đuổi nhà Nam Hán, tạo ra nhà nước Việt Nam độc lập
1959 - Trung ương Đảng quyết định thành lập Đoàn 559, xây dựng tuyến chi viện chiến lược - đường Trường Sơn trên bộ và trên biển. |
Canh Tý (chữ Hán: 庚子) là kết hợp thứ 37 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Tý (Chuột). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Sửu và sau Kỷ Hợi.
Các năm Canh Tý
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Canh Tý (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1720
1780
1840
1900 (31/01/1900 - 18/02/1901)
1960 (28/01/1960 - 14/02/1961)
2020 (25/01/2020 - 11/02/2021)
2080 (22/01/2080 - 08/02/2081)
2140
2200
Sự kiện năm Canh Tý
40 – Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
1540 – Mạc Đăng Dung dâng đất ngũ động hàng nhà Minh.
1780 – Nguyễn Ánh xưng vương nối nghiệp chúa Nguyễn.
1840 – Chiến tranh Nha phiến lần thứ 1 bùng nổ.
1900 – Quốc nạn Canh Tý (庚子國難): Bát Quốc Liên Quân (八國聯軍) đóng chiếm Bắc Kinh.
1960 – Đại thảm họa động đất Valdivia 1960: trận động đất mạnh nhất trong lịch sử loài người, mạnh 9,5 độ làm hàng nghìn người thiệt mạng.
1960 — Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Đồng thời đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
2020 – Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. |
Tân Sửu (chữ Hán: 辛丑) là kết hợp thứ 38 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Sửu (Trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Dần và sau Canh Tý.
Các năm Tân Sửu
Giữa năm 1705 và 2201, những năm sau đây là năm Tân Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1721
1781
1841
1901 (19/02/1901 - 07/02/1902)
1961 (15/02/1961 - 04/02/1962)
2021 (12/02/2021 - 31/01/2022)
2081 (09/02/2081 - 28/01/2082)
2141
2201 |
Nhâm Dần (chữ Hán: 壬寅) là kết hợp thứ 39 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Dần (Hổ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Mão và sau Tân Sửu.
Các năm Nhâm Dần
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Nhâm Dần (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1722
1782
1842
1902 (08/02/1902 - 27/01/1903)
1962 (05/02/1962 - 24/01/1963)
2022 (01/02/2022 - 21/01/2023)
2082 (29/01/2082 - 16/02/2083)
2142 |
Quý Mão (chữ Hán: 癸卯) là kết hợp thứ 40 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Mão (Mèo), ở Trung Quốc là thỏ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Thìn và sau Nhâm Dần.
Các năm Quý Mão
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Quý Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1724
1783
1843
1903 (28/01/1903 - 15/02/1904)
1963 (25/01/1963 - 12/02/1964)
2023 (22/01/2023 - 09/02/2024)
2083 (17/02/2083 - 05/02/2084)
2143
Sự kiện năm Quý Mão |
Giáp Thìn (chữ Hán: 甲辰) là kết hợp thứ 41 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Thìn (Rồng). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Tỵ và sau Quý Mão.
Các năm Giáp Thìn
Giữa năm 1700 và 2300, những năm sau đây là năm Giáp Thìn (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1724
1784
1844
1904 (16/02/1904 - 03/02/1905)
1964 (13/02/1964 - 01/02/1965)
2024 (10/02/2024 - 28/01/2025)
2084 (06/02/2084 - 25/01/2085)
2144
2204
2264
Sự kiện năm Giáp Thìn |
Ất Tỵ (chữ Hán: 乙巳) là kết hợp thứ 42 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Tỵ (rắn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Ngọ và sau Giáp Thìn.
Các năm Ất Tỵ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Ất Tỵ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1725
1785
1845
1905 (04/02/1905 - 24/01/1906)
1965 (02/02/1965 - 20/01/1966)
2025 (29/01/2025 - 16/02/2026)
2085 (26/01/2085 - 13/02/2086)
2145
Sự kiện năm Ất Tỵ |
Bính Ngọ (chữ Hán: 丙午) là kết hợp thứ 43 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Ngọ (ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Mùi và sau Ất Tỵ.
Các năm Bính Ngọ
Giữa năm 1700 và 2300, những năm sau đây là năm Bính Ngọ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1726
1786
1846
1906 (25/01/1906 - 12/02/1907)
1966 (21/01/1966 - 08/02/1967)
2026 (17/02/2026 - 05/02/2027)
2086 (14/02/2086 - 02/02/2087)
2146
2206
2266
Sự kiện năm Bính Ngọ
Năm 1426, trong trận Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của các tướng Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí đã đánh bại quân đội nhà Minh đông gấp nhiều lần do Vương Thông chỉ huy. Trận Tốt Động - Chúc Động có ý nghĩa mang tầm chiến lược, buộc nhà Minh phải điều Liễu Thăng và Mộc Thạnh mang 12 vạn quân sang cứu nguy, để rồi cả hai đạo quân này đều bị đánh bại trong chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang nổi tiếng năm 1427, khiến Vương Thông không còn đường nào khác phải chấp nhận đầu hàng, kết thúc 10 năm kháng chiến gian khổ của nhân dân ta. |
Đinh Mùi (chữ Hán: 丁未) là kết hợp thứ 44 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Mùi (cừu/dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Thân và sau Bính Ngọ.
Các năm Đinh Mùi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Đinh Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1727
1787
1847
1907 (13/02/1907 - 01/02/1908)
1967 (09/02/1967 - 28/01/1968)
2027 (06/02/2027 - 25/01/2028)
2087 (03/02/2087 - 23/01/2088)
2147
2207
Sự kiện năm Đinh Mùi
Năm 1427, trong trận Chi Lăng - Xương Giang, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy đã đánh bại 15 vạn quân Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang là thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên chiến trường để kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành lại trọn vẹn non sông đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền, bảo tồn nền văn hóa riêng, làm thất bại hoàn toàn mưu đồ đồng hóa, hủy diệt của kẻ thù. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Hậu Lê trong 360 năm sau đó. |
Mậu Thân (chữ Hán: 戊申) là kết hợp thứ 45 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Thân (khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Dậu và sau Đinh Mùi.
Các năm Mậu Thân
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Mậu Thân (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1728
1788
1848
1908 (02/02/1908 - 21/01/1909)
1968 (29/01/1968 - 15/02/1969)
2028 (26/01/2028 - 12/02/2029)
2088 (24/01/2088 - 09/02/2089)
2148
Sự kiện năm Mậu Thân
1968 – Sự kiện Tết Mậu Thân |
Kỷ Dậu (chữ Hán: 己酉) là kết hợp thứ 46 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Dậu (gà). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Tuất và sau Mậu Thân.
Các năm Kỷ Dậu
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Dậu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1729
1789
1849
1909 (22/01/1909 - 09/02/1910)
1969 (16/02/1969 - 05/02/1970)
2029 (13/02/2029 - 01/02/2030)
2089 (10/02/2089 - 29/01/2090)
2149
Sự kiện năm Kỷ Dậu
Kỷ Dậu 1789 - Vua Quang Trung chiến thắng quân Thanh.
Kỷ Dậu 1789 - Cách mạng Pháp thành công.
Kỷ Dậu 1969 - Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. |
Canh Tuất (chữ Hán: 庚戌) là kết hợp thứ 47 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Tuất (chó). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Hợi và sau Kỷ Dậu.
Các năm Canh Tuất
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Canh Tuất (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1730
1790
1850
1910 (10/02/1910 - 29/01/1911)
1970 (06/02/1970 - 26/01/1971)
2030 (02/02/2030 - 22/01/2031)
2090 (30/01/2090 - 17/02/2091)
2150
Sự kiện năm Canh Tuất
Năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long. "Đó là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư của muôn đời..." (Chiếu dời đô).
Năm Canh Tuất (1370), vua Đại Định (Dương Nhật Lễ) bị Trần Phủ truất ngôi.
Năm Canh Tuất (1970), thành lập Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). |
Tân Hợi (chữ Hán: 辛亥) là kết hợp thứ 48 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Hợi (lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Tý và sau Canh Tuất.
Các năm Tân Hợi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Tân Hợi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1731
1791
1851
1911 (30/01/1911 - 17/02/1912)
1971 (27/01/1971 - 14/02/1972)
2031 (23/01/2031 - 10/02/2032)
2091 (18/02/2091 - 06/02/2092)
2151
Sự kiện năm Tân Hợi
1911 - Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
1911 - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
1971 - Thượng Sanh Cao Hoài Sang, chức sắc Hội thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh quy thiên hưởng thọ 71 tuổi. |
Nhâm Tý (chữ Hán: 壬子) là kết hợp thứ 49 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Tý (chuột). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Sửu và sau Tân Hợi.
Các năm Nhâm Tý
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Nhâm Tý (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1732
1792
1852
1912 (18/02/1912 - 05/02/1913)
1972 (15/02/1972 - 02/02/1973)
2032 (11/02/2032 - 30/01/2033)
2092 (07/02/2092 - 26/01/2093)
2152
2212
Sự kiện năm Nhâm Tý
1972 - Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. |
Quý Sửu (chữ Hán: 癸丑) là kết hợp thứ 50 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Sửu (bò/trâu). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Dần và sau Nhâm Tý.
Các năm Quý Sửu
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Quý Sửu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1733
1793
1853
1913 (06/02/1913 - 25/01/1914)
1973 (03/02/1973 - 22/01/1974)
2033 (31/01/2033 - 18/02/2034)
2093 (27/01/2093 - 14/02/2094)
2153
Sự kiện năm Quý Sửu
1973 - Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam |
Giáp Dần (chữ Hán: 甲寅) là kết hợp thứ 51 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Dần . Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Ất Mão và sau Quý Sửu. Giáp Dần là những năm có số dư là 54 khi chia cho 60.
Các năm Giáp Dần
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Giáp Dần (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1734
1794
1854
1914 (26/01/1914 - 13/02/1915)
1974 (23/01/1974 - 10/02/1975)
2034 (19/02/2034 - 07/02/2035)
2094 (15/02/2094 - 04/02/2095)
2154
Sự kiện năm Giáp Dần |
Ất Mão (chữ Hán: 乙卯) là kết hợp thứ 52 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Ất (Mộc âm) và địa chi Mão (thỏ/mèo). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Bính Thìn và sau Giáp Dần.
Các năm Ất Mão
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Ất Mão (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1735
1795
1855
1915 (14/02/1915 - 02/02/1916)
1975 (11/02/1975 - 30/01/1976)
2035 (08/02/2035 - 27/01/2036)
2095 (05/02/2095 - 24/01/2096)
2155
Sự kiện năm Ất Mão
1975 - Giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước |
Bính Thìn (chữ Hán: 丙辰) là kết hợp thứ 53 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Bính (Hỏa dương) và địa chi Thìn (rồng). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Đinh Tỵ và sau Ất Mão.
Các năm Bính Thìn
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Bính Thìn (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1736
1796
1856
1916 (03/02/1916 - 22/01/1917)
1976 (31/01/1976 - 17/02/1977)
2036 (28/01/2036 - 14/02/2037)
2096 (25/01/2096 - 11/02/2097)
2156 |
Đinh Tỵ (chữ Hán: 丁巳) là kết hợp thứ 54 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Đinh (Hỏa âm) và địa chi Tỵ (rắn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Mậu Ngọ và sau Bính Thìn.
Các năm Đinh Tỵ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Đinh Tỵ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1737
1797
1857
1917 (23/01/1917 - 10/02/1918)
1977 (18/02/1977 - 06/02/1978)
2037 (15/02/2037 - 03/02/2038)
2097 (12/02/2097 - 31/01/2098)
2157
Sự kiện năm Đinh Tỵ
Năm Đinh Tỵ 1077 - Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai
Nhà Tống rắp tâm báo thù nên đã cử đạo quân hùng hậu do tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Quân dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của tướng quân Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Như Nguyệt nhằm ngăn bước tiến của kẻ thù. Nơi đây đã vang lên bài thơ Nam quốc sơn hà, khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước Nam do Lý Thường Kiệt sáng tác. Đến tháng 3 âm lịch, do bị thiệt hại nặng nề mà không phá vỡ được phòng tuyến của ta, quân Tống chấp nhận điều đình và rút quân về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt đã kết thúc thắng lợi.
1917 - Cách mạng Tháng 10 Nga
1977 - Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc
Tục ngữ
Mỹ nhân tuổi Tỵ |
Mậu Ngọ (chữ Hán: 戊午) là kết hợp thứ 55 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Mậu (Thổ dương) và địa chi Ngọ (ngựa). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Kỷ Mùi và sau Đinh Tỵ.
Các năm Mậu Ngọ
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Mậu Ngọ (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1738
1798
1858
1918 (11/02/1918 - 31/01/1919)
1978 (07/02/1978 - 27/01/1979)
2038 (04/02/2038 - 23/01/2039)
2098 (01/02/2098 - 20/01/2099)
2158
Sự kiện năm Mậu Ngọ
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
Hoàng đế, vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông, thái tử Trần Khâm, con của Trần Thánh Tông, cháu của hoàng đế đầu tiên của triều Trần, Trần Thái Tông, Trần Cảnh. Sinh năm Mậu Ngọ (1258), từ bỏ ngai vàng về núi rừng Yên Tử tu hành đắc đạo, lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. |
Kỷ Mùi (chữ Hán: 己未) là kết hợp thứ 56 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Kỷ (Thổ âm) và địa chi Mùi (cừu/dê). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Canh Thân và sau Mậu Ngọ.
Các năm Kỷ Mùi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Kỷ Mùi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1739
1799
1859
1919 (01/02/1919 - 19/02/1920)
1979 (28/01/1979 - 15/02/1980)
2039 (24/01/2039 - 11/02/2040)
2099 (21/01/2099 - 08/02/2100)
2159
Sự kiện năm Kỷ Mùi |
Canh Thân (chữ Hán: 庚申) là kết hợp thứ 57 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Canh (Kim dương) và địa chi Thân (khỉ). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Tân Dậu và sau Kỷ Mùi.
Các năm Canh Thân
Năm dương lịch thứ nhất trước Công nguyên (TCN) là năm Canh Thân.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Canh Thân (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1740
1800
1860
1920 (20/02/1920 - 07/02/1921)
1980 (16/02/1980 - 04/02/1981)
2040 (12/02/2040 - 31/01/2041)
2100
2160 |
Tân Dậu (chữ Hán: 辛酉) là kết hợp thứ 58 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Tân (Kim âm) và địa chi Dậu (gà). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Nhâm Tuất và sau Canh Thân.
Các năm Tân Dậu
Năm dương lịch thứ nhất (sau Công nguyên) là năm Tân Dậu.
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Tân Dậu (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1741
1801
1861
1921 (08/02/1921 - 27/01/1922)
1981 (05/02/1981 - 24/01/1982)
2041 (01/02/2041 - 21/01/2042)
2101
2161
Sự kiện năm Tân Dậu |
Nhâm Tuất (chữ Hán: 壬戌) là kết hợp thứ 59 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Nhâm (Thủy dương) và địa chi Tuất (chó). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Quý Hợi và sau Tân Dậu.
Các năm Nhâm Tuất
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Nhâm Tuất (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1442
1502
1562
1622
1682
1742
1802
1862
1922 (28/01/1922 - 15/02/1923)
1982 (25/01/1982 - 12/02/1983)
2042 (22/01/2042 - 09/02/2043)
2102
2162
2222
2282
Sự kiện năm Nhâm Tuất
2879 TCN - Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ.
722 - Khởi nghĩa Mai Hắc Đế chống nhà Đường bị đàn áp.
1862 - Nhà Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trao 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho thực dân Pháp. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.