text
stringlengths 0
512k
|
---|
Quý Hợi (chữ Hán: 癸亥) là kết hợp thứ 60 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Quý (Thủy âm) và địa chi Hợi (lợn). Trong chu kỳ của lịch Trung Quốc, nó xuất hiện trước Giáp Tý và sau Nhâm Tuất.
Các năm Quý Hợi
Giữa năm 1700 và 2200, những năm sau đây là năm Quý Hợi (lưu ý ngày được đưa ra được tính theo lịch Việt Nam, chưa được sử dụng trước năm 1967):
1743
1803
1863
1923 (16/02/1923 - 04/02/1924)
1983 (13/02/1983 - 01/02/1984)
2043 (10/02/2043 - 29/01/2044)
2103
2163
2223
Sự kiện năm Quý Hợi |
King Kong có nghĩa là Vua Kông là một Kaiju với hình dáng một loài khỉ không đuôi (hoặc khỉ đột) khổng lồ đã xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng kể từ năm 1933. Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong phim điện ảnh King Kong vào năm 1933 và đã nhận được nhiều lời khen ngợi tích cực. Phim đã được làm lại vào năm 1976 và 2005. King Kong đã trở thành một trong những biểu tượng điện ảnh lớn nhất trên thế giới, tạo cảm hứng cho vô số các phần phim tiếp nối, phim làm lại, phim ăn theo, hoạt hình, tiểu thuyết, truyện tranh, nhạc kịch... Vai trò của King Kong khá đa dạng theo từng phim, đôi khi là một con quái điên, đôi khi lại là một nhân vật phản anh hùng.
Tổng quát
King Kong mang hình dạng một con Gorilla khổng lồ, sinh sống ở một hòn đảo hoang vu chưa từng được con người khám phá (Skull Island) và được các cư dân bản địa nơi đây tôn thờ như một vị thần bảo hộ cho hòn đảo, giúp họ chống lại các sinh vật nguy hiểm khác. Tổ tiên của King Kong có lẽ đã xuất hiện từ thời tiền sử.
Tuy là một quái vật nhưng King Kong rất thông minh. Nó là một Kaiju có tình cảm, sống nội tâm vô cùng sâu sắc. Nó không hề muốn làm hại con người mà chỉ nổi giận khi ngôi nhà thiên nhiên của nó bị tàn phá. Có lẽ, đặc biệt hơn cả những quái vật Kaiju kì dị khác, King Kong là một biểu tượng đại diện cho sức mạnh to lớn của thiên nhiên, thứ sức mạnh mà khi đứng trước nó, con người bỗng trở nên vô cùng nhỏ bé và yếu ớt. Cơn giận và cái chết của King Kong như một sự lên án đối với nhân loại vì những gì chúng ta đã làm đối với mẹ thiên nhiên.
Tuy to lớn nhưng King Kong rất nhanh nhẹn cùng giác quan nhạy bén. Nó sử dụng linh hoạt 2 cánh tay to khỏe, vũ khí chính của nó, giáng cho đối thủ những cú đấm cực mạnh hay vận dụng những chiêu xiết, bẻ cổ, vặn xương hiệu quả hay đơn giản là nhặt một tảng đá khổng lồ và ném thẳng mặt đối phương. Điểm yếu duy nhất của King Kong có lẽ là nó không hề có siêu năng lực đặc biệt gì như các Kaiju khác ngoài sức mạnh cơ bắp thuần túy, nhưng cho dù chỉ có thế, King Kong vẫn vô cùng "bá đạo", đại náo cả thành phố New York, là một trong số rất ít những sinh vật có thể solo với Godzilla huyền thoại.
Lịch sử
King Kong là một con quái vật điện ảnh khổng lồ, giống như một con khỉ đột khổng lồ, xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông từ năm 1933. Kong được mệnh danh là Kỳ quan thứ tám của thế giới, một cụm từ thường được sử dụng trong các bộ phim. Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trong bộ tiểu thuyết của bộ phim King Kong năm 1933 từ RKO Pictures, với bộ phim ra mắt ít hơn hai tháng sau đó. Bộ phim đã nhận được sự hoan nghênh của mọi người khi phát hành lần đầu và phát hành lại. Phần tiếp theo nhanh chóng diễn ra cùng năm đó với The Son of Kong, hợp tác với Little Kong. Vào những năm 1960, Toho đã sản xuất King Kong so với Godzilla (1962), đưa một Kong lớn hơn chống lại Godzilla của chính Toho và King Kong Escapes (1967), dựa trên The King Kong Show (1966, 1919) từ Rankin / Bass Productions. Năm 1976, Dino De Laurentiis đã sản xuất một phiên bản làm lại hiện đại của bộ phim gốc của đạo diễn John Guillermin. Phần tiếp theo, King Kong Lives, sau một thập kỷ sau đó có Lady Kong. Một phiên bản làm lại khác của bản gốc, lần này lấy bối cảnh năm 1933, được phát hành năm 2005 từ nhà làm phim Peter Jackson. Bộ phim gần đây nhất, Kong: Skull Island (2017), lấy bối cảnh năm 1973, là một phần của MonsterVerse của Legendary Entertainment, bắt đầu với phần khởi động lại Godzilla của Legendary vào năm 2014. Một phần tiếp theo của crossover, Godzilla vs. Kong, một lần nữa đưa các nhân vật chống lại một khác, hiện đang được lên kế hoạch cho năm 2020. Nhân vật của King Kong đã trở thành một trong những biểu tượng điện ảnh nổi tiếng nhất thế giới, đã truyền cảm hứng cho một số phần tiếp theo, làm lại, phụ bản, bắt chước, nhại lại, phim hoạt hình, sách, truyện tranh, trò chơi video, cưỡi công viên chủ đề, và một vở kịch sân khấu. Vai trò của anh ta trong các câu chuyện khác nhau khác nhau, từ một con quái vật hung hăng đến một kẻ phản diện bi thảm.
Danh sách phim
Bộ phim King Kong giành được danh hiệu "Phim xuất sắc" tại giải thưởng do người hâm mộ điện ảnh bình chọn Empire (Anh), vượt qua 4 đề cử khác "Crash", "Sin City", "Star Wars 3" và "War of the Worlds". |
Kurów là một thị xã ở miền Đông Nam của Ba Lan, nằm giữa Puławy và Lublin trên sông Kurówka. Nó là thủ phủ của một gmina riêng biệt trong tỉnh Lublin (województwo lubelskie) và có 2.811 người dân (theo năm 2005).
Từ năm 1431 đến năm 1442, thị xã được chính quyền tăng cấp thành thành phố dựa vào Luật Magdeburg. Vì là thị xã tư doanh, nó là trung tâm của nghề thực phẩm cho vùng xung quanh. Vài hãng sản xuất da lông và da thuộc cho quần áo cũng ở thị xã. Vào thế kỷ 16 nó là một trong những trung tâm của thuyết Calvin, do nhiều người thuộc Thầy dòng Ba Lan định cư ở đấy. Từ từ, đến khi năm 1660, phần nhiều của dân thị xã đổi theo đạo Arian. |
Bài này chỉ nói về những chi tiết của cuộc chiến tranh. Để biết thông tin tổng quát hơn, xem Chiến tranh Iraq.
Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, được thực hiện chủ yếu bởi quân đội Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; 98% lực lượng tham chiến đến từ hai nước này, tuy nhiên, nhiều quốc gia khác cũng tham gia vào cuộc chiến. Cuộc tấn công Iraq trở thành giai đoạn đầu của sự kiện thường được gọi là Chiến tranh Iraq. Theo lịch sử, nó có thể được gọi chính xác hơn là "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3", tính từ sau chiến tranh 8 năm giữa Iraq và Iran vào thập niên 1980. Lần này, Quân đội Iraq đã bại trận hoàn toàn, và thủ đô Bagdad bị chiếm đóng vào ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố là các chiến dịch quan trọng đã kết thúc, tức là giai đoạn cầm quyền của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã chấm dứt. Liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu cuối cùng đã bắt được Saddam Hussein vào ngày 13 tháng 12 năm 2003. Sau đó, thời kỳ quá độ chính thức bắt đầu. Trong lúc đó, tại Iraq, bạo lực xảy ra tràn lan do các lực lượng nổi dậy chủ yếu là người Sunni theo Hồi giáo, và cũng có cả các tay súng của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 là một phần của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khởi xướng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 .
Vào tháng 10 năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã ủy quyền cho Tổng thống Bush sử dụng lực lượng quân sự để chống lại Iraq . Chiến tranh Iraq chính thức bắt đầu vào ngày 19 tháng 3 năm 2003 , khi Hoa Kỳ, cùng với Anh và một số nước đồng minh, bắt đầu một chiến dịch ném bom phủ đầu. Quân đội Iraq đã nhanh chóng bị áp đảo khi liên quân do Hoa Kỳ lãnh đạo tiến vào lãnh thổ nước này. Cuộc tấn công đã dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein; Saddam đã bị bắt trong Chiến dịch Bình minh đỏ vào tháng 12 cùng năm và bị tử hình 3 năm sau đó.
Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iraq đã chuyển từ đồng minh sang thù địch kể từ khi Iraq thực hiện một cuộc tấn công vào Kuwait (một đồng minh của Hoa Kỳ) năm 1990, dẫn đến cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Trong vòng một thập kỷ sau đó, Hoa Kỳ cùng với Liên Hợp Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iraq, khiến kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng. Năm 2003, Quốc hội và chính phủ Hoa Kỳ đã đạt được sự đồng thuận về một cuộc tấn công Iraq. Chính quyền Bush viện dẫn lý do cho cuộc tấn công rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs) , và chính phủ Iraq đang đặt ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực . Một số quan chức Hoa Kỳ tin rằng Saddam đang chứa chấp và hỗ trợ al-Qaeda , bản thân Saddam Hussein cũng đã từng bày tỏ sự hả hê trên báo chí khi chứng kiến Hoa Kỳ bị khủng bố trong sự kiện ngày 11-9-2001 ). Nhìn chung đa số dư luận Hoa Kỳ đều ủng hộ một cuộc tấn công vào Iraq với mong muốn chấm dứt chế độ độc tài đàn áp và mang lại nền dân chủ cho nhân dân Iraq (76% người Mỹ ủng hộ hành động quân sự chống lại Iraq ).
Năm 2004, Ủy ban 11/9 của Hoa Kỳ kết luận không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa chế độ Saddam Hussein và al-Qaeda và không tìm thấy kho dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt nào đang hoạt động ở Iraq . Việc chính phủ Hoa Kỳ tin rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được chứng minh là do thông tin tình báo bị sai lệch hoặc do những chủ đích bất chấp việc thiếu chứng cứ xác thực
.
Sau khi cuộc tấn công diễn ra thành công và Saddam Hussein bị lật đổ, Iraq đã tổ chức các cuộc bầu cử đa đảng vào năm 2005. Nouri al-Maliki trở thành Thủ tướng năm 2006 và giữ chức vụ cho đến năm 2014. Khoảng trống quyền lực sau sự sụp đổ của chính phủ Saddam và sự quản lý sai lầm của chế độ cũ đã dẫn đến bạo lực giáo phái lan rộng giữa các nhóm Hồi giáo Shia và Sunni ở trong nước, cùng với đó là một cuộc nổi dậy kéo dài chống lại lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nhiều nhóm nổi dậy bạo lực ở Iraq đã được Iran và al-Qaeda tài trợ. Hoa Kỳ đã đáp trả bằng một đợt tăng cường quân số vào năm 2007 . Sự gia tăng quân số của Hoa Kỳ đã mang lại sự an toàn cao hơn cho chính phủ cũng như quân đội và người dân Iraq, được nhìn nhận là một thành công lớn khi đất nước Iraq dần đi vào ổn định . Sự can dự của Hoa Kỳ vào Iraq đã dần chấm dứt dưới thời Tổng thống Barack Obama. Hoa Kỳ chính thức rút tất cả quân đội chính quy khỏi Iraq vào tháng 12 năm 2011 . Vào mùa hè năm 2014, Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS) đã phát động một cuộc tấn công quân sự ở miền bắc Iraq và tuyên bố ý định thành lập một caliphate Hồi giáo trên toàn thế giới, dẫn tới một chiến dịch quân sự đặc biệt khác của Hoa Kỳ và các đồng minh được tiến hành tại Iraq để đối phó với mối đe dọa mới này.
Bối cảnh
Năm 1979, Saddam Hussein trở thành tổng thống Iraq, ông ta tiếp tục các cải cách xã hội và đàn áp các đối thủ chính trị của đảng Baath. Được Hoa Kỳ và cả Liên Xô cổ vũ, ông ta tiến hành chiến tranh chống Iran. Trong cuộc chiến này, quân đội Iraq đã rất nhiều lần thực hiện các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, trong đó có cả những vụ tấn công nhằm vào dân thường, chẳng hạn như ở thị trấn Sardasht . Hầu hết những cuộc tấn công này đều được tiến hành theo mệnh lệnh của Saddam.
Trong nước, Saddam Hussein thực hiện chiến dịch đàn áp phong trào đòi độc lập của người Kurd. Trong vụ thảm sát được tiến hành theo chỉ đạo của Saddam Hussein tại làng Halabija, khoảng 3.200 đến 5.000 người Kurd đã thiệt mạng , đây là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học lớn nhất nhằm vào thường dân trong lịch sử, cũng là vụ tấn công bằng vũ khí hóa học có quy mô lớn nhất trong lịch sử hiện đại . Trong chiến dịch quân sự ở Anfal (còn gọi là "Diệt chủng Anfal"), quân đội chính phủ Iraq đã giết chết khoảng 50.000-182.000 người Kurd . Ước tính chế độ Saddam Hussein đã gây ra cái chết của 250.000 người Iraq thông qua các chiến dịch thanh trừng và diệt chủng trong hơn 30 năm cầm quyền .
Sự phản đối mạnh mẽ của thế giới đối với chế độ độc tài của Saddam Hussein đã bắt đầu kể từ khi Iraq đem quân tấn công Kuwait năm 1990 . Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ cuộc tấn công này, và đến năm 1991, một liên minh quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo đã phát động Chiến tranh vùng Vịnh và thành công trong việc đánh đuổi quân đội Iraq ra khỏi lãnh thổ Kuwait.
Sau chiến tranh vùng Vịnh, Hoa Kỳ và các đồng minh đã thực hiện nhiều biện pháp để làm suy yếu chế độ Hussein. Những biện pháp này bao gồm các lệnh trừng phạt kinh tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khiến cho nền kinh tế Iraq rơi vào khủng hoảng; việc thực thi các khu vực cấm bay tại Iraq mà Hoa Kỳ và Anh tuyên bố là để bảo vệ cộng đồng người Kurd và người Hồi giáo Shia; cùng với đó là các cuộc thanh tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ của Iraq đối với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc liên quan đến kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq.
Các cuộc thanh tra này được tiến hành bởi Ủy ban Đặc biệt của Liên Hợp quốc (UNSCOM), hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, với mục đích đảm bảo rằng chính phủ Iraq sẽ tuân thủ nghị quyết của LHQ và phá hủy tất cả các kho dự trữ cũng như các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí sinh học hoặc vũ khí hạt nhân trên toàn lãnh thổ nước này . Trong khoảng một thập kỷ sau cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 16 nghị quyết kêu gọi Iraq loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nhiều quốc gia thành viên của LHQ cáo buộc rằng chính phủ Iraq đã liên tục cản trở công việc thanh tra của Ủy ban đặc biệt và không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giải giáp vũ khí hủy diệt hang loạt. Các quan chức chính phủ Iraq cũng đã nhiều lần quấy rối các thanh tra viên LHQ và không cho các thanh tra viên thực hiện công việc của mình . Đáp trả những cáo buộc này, vào tháng 8 năm 1998 Saddam Hussein đã đình chỉ hoàn toàn việc hợp tác với các thanh tra viên LHQ và trục xuất họ về nước, ông còn cáo buộc rằng những người thanh tra viên này là "gián điệp của Hoa Kỳ" .
Vào tháng 10 năm 1998, lật đổ chính quyền Saddam Hussein đã trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với việc ban hành Đạo luật Giải phóng Iraq. Đạo luật này đã cung cấp 97 triệu USD cho các "tổ chức dân chủ đối lập" ở Iraq để "thiết lập một chương trình hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ ở Iraq" . Đạo luật này trái ngược với các điều khoản được quy định trong Nghị quyết 687 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vốn chỉ tập trung vào chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq mà không đề cập gì đến việc thay đổi chế độ . Một tháng sau khi Đạo luật Giải phóng Iraq được thông qua, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã phát động một chiến dịch ném bom lãnh thổ Iraq có tên là "Chiến dịch Cáo sa mạc". Mục tiêu của chiến dịch này là cản trở khả năng sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí và hạt nhân của chính phủ Saddam Hussein, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng hy vọng nó cũng sẽ làm suy giảm sức mạnh của Saddam .
Sau khi George W. Bush giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, chính phủ Hoa Kỳ đã quyết tâm thực hiện một chính sách cứng rắn hơn đối với Iraq. Nền tảng chiến dịch của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2000 đã kêu gọi "thực hiện đầy đủ" Đạo Luật Giải phóng Iraq như một điểm khởi đầu trong kế hoạch tiêu diệt Saddam .
Các sự kiện trước cuộc chiến tranh
Sau vụ khủng bố ngày 11/9, đội an ninh quốc gia của chính quyền Bush đã thảo luận nghiêm túc về một cuộc tấn công Iraq. Tổng thống Bush đã bàn bạc với Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld vào ngày 21 Tháng 11 và đưa ra những chỉ đạo cho Rumsfield về việc tiến hành kế hoạch tấn công Iraq có mật danh "OPLAN 1003" .
Tổng thống Bush bắt đầu công khai ý định của ông về một cuộc can thiệp quân sự vào Iraq trong Bản Thông điệp Liên bang tháng 1 năm 2002, trong đó ông gọi Iraq là một trong ba thành viên của "Trục Ma quỷ" (cùng với Iran và Bắc Triều Tiên) và tuyên bố rằng "Hoa Kỳ sẽ không cho phép các chế độ nguy hiểm nhất thế giới này đe dọa chúng ta bằng thứ vũ khí nguy hiểm nhất thế giới" . Bush cũng thể hiện quyết tâm lật đổ chính quyền Saddam Hussein của Hoa Kỳ với cộng đồng quốc tế trong bài phát biểu ngày 12 tháng 9 năm 2002 trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc .
Vào tháng 10 năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua " Nghị quyết Iraq", cho phép Tổng thống "sử dụng mọi biện pháp cần thiết" để chống lại Iraq. Hầu hết người Mỹ tin rằng Saddam đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đến tháng 2 năm 2003, 64% người Mỹ ủng hộ tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm lật đổ Saddam Hussein .
Vào ngày 5 tháng 2 năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa ra bằng chứng cho thấy chính quyền Iraq đang che giấu việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, các thông tin mà Powell nêu ra hầu hết đều dựa trên tuyên bố của Rafid Ahmed Alwan al-Janabi, mang biệt danh "Curveball", là một người Iraq đang sống lưu vong ở Đức thời điểm đó. "Curveball" kể rằng anh ta từng là một kỹ sư hóa học làm việc tại một nhà máy sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt bí mật của Iraq, và CIA đã sử dụng lời khai của "Curveball" làm cơ sở để cáo buộc chính quyền Saddam vẫn chưa từ bỏ chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy vậy câu chuyện của Al-Janabi về sau đã được Nhóm điều tra về Iraq của chính phủ Hoa Kỳ xác nhận là không chính xác . Có thể thấy việc chính phủ Hoa Kỳ một mực khẳng định rằng Iraq "sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt" hoàn toàn là do thông tin tình báo bị sai lệch, và Hoa Kỳ không hề ngụy tạo bằng chứng để làm cớ cho việc tiến hành chiến tranh.
Vào tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh của họ là Vương quốc Anh, Ba Lan, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch và Ý đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công Iraq với một loạt các động thái quân sự, trong khi Pháp, Đức, Canada cùng với Nga đã phản đối kế hoạch này và kêu gọi một giải pháp ngoại giao. Trong một bài phát biểu trước toàn quốc vào ngày 17 tháng 3 năm 2003, Bush yêu cầu Saddam và hai con trai của ông ta là Uday và Qusay hãy đầu hàng và rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ .
Hạ viện Anh đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu để quyết định về việc nên hay không nên tiến hành chiến tranh vào ngày 18 tháng ba năm 2003, và kết quả là số nghị sĩ ủng hộ chiến tranh đã áp đảo với 412 phiếu . Có ba bộ trưởng thuộc chính phủ Anh đã từ chức để phản đối cuộc chiến là John Denham, Lord Hunt of Kings Heath, và lãnh đạo Hạ viện Robin Cook.
Đánh giá
Năm 2015, Thủ tướng Anh Tony Blair trong cuộc phỏng vấn với CNN đã thừa nhận các báo cáo về việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq là sai sự thật. Tuy nhiên ông cho rằng lật đổ Saddam là việc nên làm, bởi Saddam là một nhà độc tài tàn bạo, kẻ đã gây nên cái chết của khoảng hơn 250.000 người. George W. Bush cho biết mình cảm thấy "thất vọng" về thông tin tình báo bị sai lệch, nhưng ông cũng cho rằng việc lật đổ Saddam là điều cần thiết: "Tôi hoàn toàn nhận thức được rằng cơ quan tình báo CIA đã sai, và tôi cũng thất vọng như mọi người. Nhưng những điều không thể phủ nhận được là Saddam Hussein đã từng xâm lược một đất nước, ông ta đã từng sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, ông ta có khả năng sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt, ông ta bắn vào phi công của chúng ta. Ông ta là một nhà tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Tiêu diệt Saddam Hussein là điều đúng đắn để đảm bảo nền hòa bình thế giới và an ninh cho đất nước của chúng ta". Điều đó một lần nữa cho thấy bản chất dối trá của phương Tây, mà tiêu biểu là Hoa Kỳ và Anh nhằm vào những quốc gia hay lãnh đạo đi ngược lại lợi ích với họ.
Khi Hussein bị lật đổ, nhiều người dân Iraq đã đổ ra đường ăn mừng và còn cùng nhau kéo sập bức tượng khổng lồ của ông ta Khi Saddam Hussein bị treo cổ, nhiều kẻ thù của Saddam đã nổ súng chào mừng. Năm 2006, một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy 52% số người Iraq được hỏi tin rằng đất nước Iraq đang đi đúng hướng và 61% cho rằng việc lật đổ Saddam Hussein là một điều đúng đắn.
Hình ảnh
Chú thích |
Heinz Wilhelm Guderian (17 tháng 6 năm 1888 tại Tây Phổ – 14 tháng 5 năm 1954 tại Bayern) là Đại tướng Lục quân Đức thời Đệ tam Đế chế. Ông là một trong những người góp phần xây dựng và phát triển binh chủng Tăng-Thiết giáp Đức cùng học thuyết Blitzkrieg, tức Chiến tranh Chớp nhoáng – theo đó các binh đoàn thiết giáp-cơ giới được tập trung để xuyên phá phòng tuyến rồi vây, diệt đối phương dưới sự yểm trợ tối đa của không quân. Vận dụng học thuyết ấy vào thực tiễn, Guderian lần lượt chỉ huy Quân đoàn Thiết giáp XIX (1939-1940) và Tập đoàn Thiết giáp số 2 (1941) trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lập nên nhiều thắng lợi ngoạn mục trong các cuộc chinh phục Ba Lan (1939), Pháp (1940) và dồn ép Hồng quân Liên Xô về sát thủ đô Moskva trong chiến dịch xâm lược nước Nga (1941). Ông được thuộc cấp và binh lính đặt biệt hiệu là "Heinz Mau lẹ" (Schneller Heinz) vì khả năng tiến quân thần tốc của mình.
Sau khi quân Đức thua trận dưới chân thành Moskva (tháng 11 – 12 năm 1941), Guderian do làm trái lệnh Adolf Hitler nên bị miễn nhiệm và không được cất nhắc trong hơn 1 năm tới. Tháng 3 năm 1943, Hitler triệu hồi ông làm Tổng thanh tra Binh chủng Tăng-Thiết giáp để góp phần khôi phục, chấn chỉnh quân đội Đức sau hàng loạt thất bại trên chiến trường. Ông còn được kiêm nhiệm chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh Lục quân Đức từ tháng 7 năm 1944. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng Guderian vẫn không thể chuyển bại thành thắng cho quân đội mình. Ông cũng liên tục phản đối những quyết sách quân sự của Hitler và vì vậy, ông bị sa thải lần thứ hai (và cũng là lần cuối cùng) vào tháng 3 năm 1945. Sau khi chiến tranh kết thúc, Guderian bị quân Mỹ giam cầm từ năm 1945 đến năm 1948, rồi định cư tại Bayern (Tây Đức) cho tới khi mất. Hồi ký của ông - cuốn "Hồi ức của một quân nhân" (Erinnerungen eines Soldaten) đã đạt được tiếng vang tại Mỹ và nhiều nước châu Âu nửa sau thế kỷ 20.
Thân thế và sự nghiệp ban đầu
Heinz Guderian sinh ngày 17 tháng 6 năm 1888 trong một gia đình quý tộc địa chủ tại thị trấn Kulm (khi đó thuộc tỉnh Tây Phổ - Đế quốc Đức, ngày nay thuộc Ba Lan). Ông là con trai của viên sĩ quan bộ binh Friedrich Guderian và bà Clara Kirchoff. Từ thuở nhỏ, Heinz đã mong muốn theo đuổi nghiệp binh để nối chí cha mình. Trong các năm 1901 – 1907, ông học nhiều trường thiếu sinh quân tại Baden, Berlin và Metz. Tháng 2 năm 1907, ông gia nhập Tiểu đoàn Biệt kích số 10 Hannover (lúc bấy giờ do cha ông chỉ huy) với cấp bậc Chuẩn úy. Tháng 1 năm 1908, ông được lên cấp hàm Thiếu úy. Sau đó, ông được thuyên chuyển sang Tiểu đoàn Vô tuyến số 3 (Binh chủng Thông tin) đóng tại Koblenz vào năm 1912. Đến ngày 1 tháng 10 năm 1913, ông lập gia đình với bà Margarete Goerne - con gái của một sĩ quan quân y. Cuộc hôn nhân đã đem lại cho ông hai người con trai - đó là Heinz Günther (sinh ngày 23 tháng 8 năm 1914) và Kurt (sinh ngày 17 tháng 9 năm 1918).
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Năm 1914, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Guderian được phân công làm Tiểu đội trưởng Tiểu đội Truyền tin 3 thuộc Sư đoàn Kỵ binh 5 trên mặt trận Tây Âu. Cuối năm đó, ông đổi sang làm Tiểu đội trưởng Tiểu đội Truyền tin 14 (Tập đoàn quân số 4) và tại chức tới năm 1917. Guderian được phong quân hàm Thượng úy ngày 8 tháng 11 năm 1914, rồi lên lon Đại úy ngày 15 tháng 11 năm 1915. Tháng 4 năm 1917, ông đổi sang làm sĩ quan hậu cần trong Sư đoàn Bộ binh số 4 và vào tháng 8 cùng năm, ông nhận chức sĩ quan quân báo của Quân đoàn Dự bị X. Kế đến, ông tham gia một khóa đào tạo sĩ quan Bộ Tổng tham mưu tại Sedan từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1918, rồi vào công tác tại Bộ Tổng tham mưu từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 23 tháng 5 năm 1918. Tiếp theo đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức Trưởng ban hậu cần Quân đoàn Dự bị XXXVIII và Trưởng ban tác chiến Bộ Tư lệnh Lực lượng chiếm đóng Ý trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến. Sau khi Đức đầu hàng Đồng Minh (11 tháng 11 năm 1918), Guderian về nước tham gia lực lượng biên phòng trên biên giới phía đông của Đức trong các năm 1918-1919.
Giữa hai cuộc thế chiến
Ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước Đồng Minh ký Hòa ước Versailles ép Đức phải giảm quân số lực lượng vũ trang xuống 10 vạn người, đồng thời cấm Đức sở hữu xe tăng và các loại xe chiến đấu bọc thép khác. Guderian trở thành một trong 4.000 sĩ quan quân đội Đế quốc Đức cũ được giữ lại phục vụ lực lượng vũ trang Cộng hòa Weimar. Thoạt đầu, ông làm đại đội trưởng trong Tiểu đoàn Biệt kích 10 Hannover và đến năm 1922, ông được thuyên chuyển sang Cục Ô tô Vận tải trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là cơ quan phụ trách phát triển các đơn vị mô tô hóa nhằm tăng tính cơ động cho lục quân Đức. Guderian công tác ở Cục Ô tô Vận tải cho tới ngày 1 tháng 10 năm 1924, khi ông được cử làm giảng viên tại Bộ Tham mưu Sư đoàn 2 trên đất Berlin. Ông lên quân hàm Thiếu tá vào ngày 1 tháng 2 năm 1927. Ngày 1 tháng 10 năm đó, ông trở lại Bộ Quốc phòng và được phân công phụ trách nhóm nghiên cứu của Cục Tác chiến. Không lâu sau, cuối năm 1928, Bộ Quốc phòng điều ông làm giảng viên chiến thuật tại Trường Ô tô Vận tải Quân sự Berlin. Đến ngày 1 tháng 2 năm 1930, Guderian lãnh chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Ô tô Vận tải Quân sự 3 và được thăng cấp Thượng tá.
Trong thập niên 1920, Guderian trở nên đặc biệt quan tâm đến chiến tranh cơ giới-thiết giáp – một loại hình chiến tranh vẫn còn xa lạ với người Đức thời bấy giờ. Do chưa có kiến thức về xe tăng, ông đã tận dụng vốn tiếng Anh, Pháp thuần thục của mình để nghiên cứu tư duy cơ giới hóa quân đội của nhiều nhà lý luận quân sự Tây Âu (tiêu biểu là 3 sĩ quan Anh J. F. C Fuller, B. H. Liddell Hart và Giffard Le Quesne Martel), đồng thời dịch một số tác phẩm của họ trong tiếng Đức. Ít nhiều dựa trên những ý tưởng đầu vào này, ông đề ra những bài tập giả định tình huống, triển khai vào những buổi tập trận với đội hình xe tăng gỗ để phân tích và cuối cùng hình thành một ý tưởng của riêng mình. Từ các cuộc tập trận bí mật đó, năm 1929, Guderian kết luận rằng xe tăng không thể hoạt động đơn lẻ, cũng không nên đóng vai trò yểm trợ bộ binh vì tính năng cơ động sẽ bị hạn chế. Thay vào đó, ông đề xuất thành lập Binh chủng Tăng-Thiết giáp (tiếng Đức gọi là Panzerwaffe). Đơn vị cơ sở của binh chủng này là các sư đoàn cơ giới hoá hợp thành lấy xe tăng làm nòng cốt; các đơn vị bộ binh, công binh, pháo binh và các thành phần hỗ trợ khác của sư đoàn đều được cơ giới hoá (trang bị xe chiến đấu bọc thép) hoặc mô tô hoá (trang bị xe ô tô vận tải), tất cả đều phục vụ cho tác chiến của xe tăng. Cơ cấu hợp thành như vậy cho phép mỗi sư đoàn thiết giáp có khả năng tác chiến độc lập, không cần phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bộ binh và pháo binh truyền thống (vốn không được cơ giới hoá hoặc mô tô hoá). Bên cạnh đó, các sư đoàn thiết giáp này sẽ không có đơn vị không quân riêng, và phải kết hợp chặt chẽ với hỏa lực của binh chủng Không quân khi tấn công tiêu diệt địch. Ngoài ra, Guderian nhờ kinh nghiệm làm sĩ quan truyền tin nên hiểu rằng radio là phương tiện kỹ thuật thiết yếu để phối hợp tác chiến trong lúc vận động. Do vậy, ông yêu cầu mọi xe tăng phải được trang bị radio, và chính phát kiến này của ông đã giúp cho chỉ huy các đơn vị tăng của Đức tổ chức đội hình rất hiệu quả trong các trận đánh năm 1939-1941.
Các sáng kiến của Guderian đã gặp phải sự chống đối gay gắt từ giới tướng lĩnh bảo thủ cùng toàn bộ binh chủng kỵ binh. Nhưng Guderian quyết tâm không bỏ cuộc, và đã lôi kéo được sự ủng hộ của một bộ phận lớn quân đội Đức. Trong số những người này có Đại tá Oswald Lutz - Tham mưu trưởng Ban Thanh tra Lực lượng Ô tô Vận tải vào cuối thập niên 1920. Chính Lutz đã chỉ định Guderian làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Ô tô Vận tải Quân sự 3 năm 1930. Sau khi nhậm chức Thanh tra Lực lượng Ô tô Vận tải vào tháng 10 năm 1931, Lutz lập tức chọn Guderian làm tham mưu trưởng cho mình. Hai ông đã hợp tác chặt chẽ cùng nhau vượt qua sự đối kháng của phe bảo thủ, đồng thời từng bước bí mật xây dựng, phát triển lực lượng xe tăng - cơ giới hóa theo cách Guderian đề xuất. Tiến trình này đã được đẩy mạnh đáng kể sau khi thủ lĩnh Đảng Quốc xã Adolf Hitler lên nắm quyền năm 1933. Hitler hết mình ủng hộ phe Lutz-Guderian vì coi việc hình thành binh chủng thiết giáp là rất cần thiết cho chính sách tái vũ trang của ông ta. Năm 1935, chính phủ Quốc xã chính thức tuyên bố xé bỏ Hòa ước Versailles và Ban Thanh tra Lực lượng Ô tô Vận tải được mở rộng thành Ban Thanh tra Lực lượng Cơ động (gồm thiết giáp, cơ giới, mô tô, kỵ binh). Vào ngày 15 tháng 10 năm 1935, Hitler, Lutz cùng Guderian cho ra đời 3 sư đoàn thiết giáp đầu tiên của Đức. Guderian được phân công làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Thiết giáp số 2 ở Würzburg. Năm 1936, ông được thăng cấp hàm Thiếu tướng. Tiếp theo đó, ông thay Lutz giữ chức Thanh tra Lực lượng Cơ động và được thụ phong Trung tướng đầu năm 1938. Tháng 3 năm 1938, ông tham gia chỉ huy các đạo quân Đức tiến vào tiếp quản Áo và tới tháng 11 năm đó, ông lên quân hàm Thượng tướng Thiết giáp. Trong khi đó, binh chủng xe tăng Đức tiếp tục được mở rộng và các sư đoàn thiết giáp dần dần được sử dụng như những viên gạch lắp ghép thành Quân đoàn Thiết giáp (Panzerkorps), Cụm Thiết giáp (Panzergruppe) hoặc Tập đoàn Thiết giáp (Panzerarmee) đảm nhiệm vai trò của mũi tấn công cơ động cấp chiến dịch..
Với những cống hiến cho nền quân sự Đức thời kỳ 1919-1939, Guderian đã góp phần định hình học thuyết tác chiến nổi tiếng Blitzkrieg (Chiến tranh Chớp nhoáng) gắn liền với những thắng lợi nhanh chóng của quân đội Đức đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chiến tranh thế giới thứ hai
Cuộc tấn công Ba Lan
Ngày 26 tháng 8 năm 1939, khi nước Đức đang ráo riết chuẩn bị thôn tính Ba Lan, Bộ Tư lệnh Tối cao phân công Guderian làm Tư lệnh Quân đoàn Thiết giáp XIX (gồm Sư đoàn Thiết giáp số 3, các Sư đoàn Bộ binh Mô tô số 2, 20 cùng một số tiểu đoàn trinh sát và thiết giáp độc lập). Đại đơn vị này đứng chân trong Tập đoàn quân số 4 (tư lệnh là Thượng tướng Pháo binh Günther von Kluge), thuộc phiên chế Cụm Tập đoàn quân Bắc do Đại tướng Fedor von Bock chỉ huy. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, các đạo quân Đức đồng loạt kéo sang Ba Lan, đưa đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt chiến dịch chinh phục Ba Lan, Binh đoàn Thiết giáp XIX của Guderian luôn luôn đóng vai trò mũi nhọn xung kích dẫn đầu đội hình Tập đoàn quân số 4 và Cụm Tập đoàn quân Bắc.
Nhiệm vụ đầu tiên mà Guderian đảm nhận là đánh chiếm "Hành lang Ba Lan", một dải đất Ba Lan nằm chia cắt tỉnh Đông Phổ khỏi phần còn lại của nước Đức. Dưới sự chỉ huy sâu sát của ông, Quân đoàn Thiết giáp XIX đã nhanh chóng đập tan "Hành lang Ba Lan" trong trận rừng Tucholskich (1 – 5 tháng 9 năm 1939) và hàn gắn Đông Phổ vào bản thổ Đức. Để đổi lấy chiến thắng đó, quân đoàn chỉ chịu thiệt hại 150 cán bộ và 700 binh sĩ. Số liệu nhỏ nhoi này đã làm cho Hitler kinh ngạc khi ông ta đến thăm Guderian vào ngày 5 tháng 9, khi quân Đức vừa chiếm xong "Hành lang Ba Lan". Theo hồi ký "Hồi ức của một quân nhân" của Guderian, Hitler kể với ông rằng hồi Hitler làm lính Trung đoàn List trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, trung đoàn đó từng hao tổn 2000 quân binh chỉ trong ngày đầu của 1 trận đánh. Nghe xong Guderian khẳng định "sự hữu dụng của xe tăng ta" là nguyên nhân chính yếu khiến "quân ta chỉ bị thương vong thấp trong trận đánh với một kẻ thù kiên cường và dũng cảm như vậy", và "xe tăng là thứ khí tài giúp tiết kiệm sinh mạng chiến sĩ. Niềm tin của bộ đội vào trang bị thiết giáp của họ đã được nâng lên rất nhiều bởi chiến thắng trên tuyến Hành lang [Ba Lan]".
Sau thắng lợi mở màn ở rừng Tucholskich, Guderian thúc Quân đoàn Thiết giáp XIX truy kích vào nội địa Ba Lan, tiêu diệt cụm quân đối phương đóng chốt kiên cố tại Witzna trong các trận đánh dữ dội từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 9 năm 1939. Trong những ngày kế tiếp, ông dẫn quân đoàn thọc sâu tới Brześć Litewski đặng bọc sườn Warszawa từ hướng đông và chặt Ba Lan làm đôi. Quân Guderian đã bóp chết mọi đơn vị Ba Lan nằm ngáng bước tiến của mình. Ở một số nơi quân Ba Lan kháng cự rất dữ, nhưng cũng không thể kìm hãm đà tiến quân thần tốc của địch. Có lúc Guderian đã suýt nữa bắt sống được Bộ Tư lệnh Tối cao Ba Lan. Ngày 14 tháng 9 năm 1939, quân đoàn ông xuyên thủng các công sự địch ngoài Brześć Litewski và triển khai hợp vây thành phố. Brześć Litewski thất thủ chỉ 3 ngày sau đó. Đầu tháng 10 năm 1939, quân đội Đức hoàn tất chinh phục Ba Lan. Guderian về nước và trở thành một trong 25 cán bộ được trao thưởng Huân chương Thập tự Hiệp sĩ tại Dinh Thủ tướng Đế chế vào ngày 27 tháng 10 năm 1939. Phần thưởng này làm ông rất tâm đắc vì là "thành quả của cuộc đấu tranh để xây dựng binh chủng thiết giáp hiện đại của tôi".
Chiến dịch Tây Âu
Sau khi đánh bại Ba Lan, Hitler điều động các binh đoàn tăng-thiết giáp sang miền Tây Đức để sửa soạn tấn công Tây Âu. Tại đây Quân đoàn Thiết giáp XIX chuyển sang đội hình Cụm Thiết giáp Kleist do Đại tướng Ewald von Kleist chỉ huy, thuộc Cụm Tập đoàn quân A do Đại tướng Gerd von Rundstedt làm Tư lệnh, Trung tướng Erich von Manstein làm Tham mưu trưởng. Ấn tượng trước chiến thắng của Guderian và các đạo quân thiết giáp ở Ba Lan, Hitler phát triển 4 sư đoàn cơ giới hạng nhẹ của quân đội Đức thành sư đoàn thiết giáp, một trong số đó là Sư đoàn Thiết giáp số 7 do Thiếu tướng Erwin Rommel chỉ huy. Tổng số sư đoàn tăng-thiết giáp Đức được nâng từ 6 lên 10. Trước tình hình mới này, Guderian tiếp tục không ngừng cải tiến và hoàn thiện thực lực tác chiến của binh chủng tăng-thiết giáp. Hồi ký sau năm 1945 của cựu Đại tá Hans von Luck (từng là một đại đội trưởng Sư đoàn Thiết giáp số 7 giai đoạn 1939-1940) có đoạn:
Để tiến hành chiến dịch chinh phục Pháp và Tây Âu, Bộ Tổng tham mưu Đức lên kế hoạch dùng Cụm Tập đoàn quân B (Tư lệnh: tướng Fedor von Bock) làm mũi tấn công chủ lực đánh trực diện Pháp, Hà Lan và Bỉ dọc theo một chính diện lớn. Không đồng tình với ý tưởng này, Manstein soạn thảo một phương án giàu sáng tạo với ý tưởng chính là biến Cụm Tập đoàn quân B thành mũi phụ công đánh Hà Lan và Trung bộ Bỉ đặng thu hút quân chủ lực Anh-Pháp lên hướng bắc (theo kế hoạch Dyle - Breda), trong lúc Cụm Tập đoàn quân A tung mũi chủ công qua vùng Ardennes hòng phá vỡ chính diện quân Pháp đằng sau sông Meuse. Sau khi phá thủng phòng tuyến sông Meuse, Cụm Tập đoàn quân A sẽ vòng lên mạn tây bắc đặng hiệp lực cùng Cụm Tập đoàn quân B vây diệt quân đội Anh, Pháp bên eo biển Anh. Khi được Manstein hỏi ý về khả năng thiết giáp hoạt động ở rừng núi Ardennes, Guderian vận dụng hiểu biết của mình về vùng này để khẳng định kế hoạch của Manstein là rất khả thi. Ngày 17 tháng 2 năm 1940, Hitler quyết định chọn nội dung cốt lỗi của kế hoạch này làm phương án chính thức cho cuộc tấn công sắp tới. Cùng tháng đó, Quân đoàn Thiết giáp XIX của Guderian được tái tổ chức gồm các Sư đoàn Thiết giáp số 1, 2 và 10. Bộ Tư lệnh Tối cao giao cho Guderian trọng trách bẻ gãy đoạn phòng tuyến sông Meuse ở Sedan rồi khoét sâu ra eo biển.
Ngày 10 tháng 5 năm 1940, quân đội Đức tràn sang đánh Tây Âu. Thực thi triệt để chủ trương "Trong ba ngày đến sông Meuse, ngày thứ tư vượt sông Meuse" của Guderian, Binh đoàn Thiết giáp XIX đã vượt qua sự kháng cự của khinh binh Bỉ-Pháp tại Ardennes trong 3 ngày 10 – 12 tháng 5 năm 1940, tiếp theo đó áp sát sông Meuse và chiếm lĩnh pháo thành Sedan vào đêm ngày 12. Hôm sau (13 tháng 5), được sự yểm trợ chặt chẽ của không quân, binh đoàn ào sang sông Meuse và đập tan quân Pháp cố thủ trên bờ tây. Guderian đã qua sông trên một trong những chiếc thuyền đổ bộ đầu tiên trong đội hình vượt sông của quân đoàn ông. Sáng ngày 14 tháng 5, quân Pháp tiến hành phản kích vào đầu cầu Meuse nhưng bị bộ binh, xe tăng và pháo phòng không Đức đánh bại. Nhân đà thắng lợi, Guderian thúc quân chọc sâu vào vùng đồi núi Pháp đặng không cho đối phương có thời gian chỉnh đốn hàng ngũ. Binh đoàn ông đã đột phá ra đồng bằng và hội quân với Sư đoàn Thiết giáp số 6 (Thiếu tướng Werner Kempf) tại Montcornet ngày 16 tháng 5. Guderian và Kempf nhất trí tiếp tục truy kích theo hướng tây bắc, nhưng vào ngày 17 tháng 5, tướng Kleist ra lệnh cho Guderian tạm ngừng tiến quân. Guderian phản đối dữ dội. Sau một cuộc tranh cãi nảy lửa với Kleist, Guderian đệ đơn xin Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A cho ông từ chức. Rundstedt bác đơn này và Kleist buộc phải để Guderian tiếp tục tiến công.
Ngày 20 tháng 5 năm 1940, quân đoàn Guderian trở thành đạo quân Đức đầu tiên tiếp cận và uy hiếp eo biển Anh. Quân đoàn tham gia vây đánh Dunkerque trong một thời gian ngắn, sau đó được rút khỏi tiền tuyến để chỉnh đốn lực lượng chuẩn bị thực hiện giai đoạn 2 của cuộc chinh phục Pháp. Ngày 28 tháng 5 năm 1940, Bộ Tư lệnh Tối cao phát triển Quân đoàn Thiết giáp XIX thành Cụm Thiết giáp Guderian gồm 4 sư đoàn thiết giáp và 2 sư đoàn bộ binh mô tô. Ngày 9 tháng 6, Guderian dẫn đại quân đánh phá phòng tuyến Weygand dọc theo 2 sông Somme và Aisne. Bằng một cuộc hành binh thần tốc, cụm thiết giáp của ông đã thọc sâu qua miền Nam Pháp và trở thành đội quân Đức đầu tiên đến được biên giới Pháp-Thụy Sĩ vào ngày 17 tháng 9. Một người trước đó, ông cho 2 sư đoàn thiết giáp rẽ lên mạn đông bắc, đặng hiệp lực cùng Tập đoàn quân số 7 (Đức) bao vây đạo quân trấn thủ phòng tuyến Maginot và 3 tập đoàn quân Pháp khác. Trận hợp vây quy mô lớn này khép lại vào ngày 22 tháng 6, khi hơn 40 vạn quân Pháp (tính cả lực lượng chốt giữ phòng tuyến Maginot) buông súng đầu hàng và bị bắt sống. Sau thắng lợi toàn diện của Chiến dịch Tây Âu, Guderian thụ phong cấp hàm Đại tướng vào ngày 19 tháng 7 năm 1940.
Chiến dịch Barbarossa
Ngày 16 tháng 11 năm 1940, đạo quân của Guderian được cải biên thành Cụm Thiết giáp số 2, gồm 5 sư đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn bộ binh mô tô (trong đó có 1 sư đoàn Waffen-SS), 1 sư đoàn kỵ binh cùng một số đơn vị nhỏ trực thuộc quân đoàn (chẳng hạn như Trung đoàn Bộ Binh "Nước Đại Đức" và Trung đoàn Pháo phòng không "Hermann Göring"). Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Hitler bất ngờ phát động Chiến dịch Barbarossa xâm lược Liên bang Xô Viết. Cùng với Cụm Thiết giáp số 3 do Đại tướng Hermann Hoth chỉ huy, Cụm Thiết giáp số 2 đảm nhận vai trò mũi xung kích đi đầu của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (Thống chế Fedor von Bock), cánh quân có nhiệm vụ đánh chiếm thủ đô Moskva. Cùng với các đơn vị bạn, đoàn quân thiết giáp của Guderian đã lập nên thắng lợi lớn trong các trận hợp vây tại Białystok-Minsk (nơi quân Đức tuyên bố bắt được khoảng 290.000-324.000 tù binh, phá hủy hoặc thu giữ 3.332 xe tăng cùng 1.809 máy bay Liên Xô), Smolensk (nơi quân Đức bắt 310.000 tù binh, phát hủy hoặc thu giữ 3.205 xe tăng cùng 3.120 đại bác) và Gomel (nơi 84.000 quân Liên Xô bị bắt, 144 xe tăng và 848 khẩu pháo Liên Xô bị thu giữ hoặc phá hủy) vào tháng 6 – 8 năm 1941. Ngày 17 tháng 7, Guderian trở thành quân nhân thứ 24 của quân đội Đức được Hitler trao tặng Lá sồi đính kèm vào Huân chương Thập tự Hiệp sĩ.
Hạ tuần tháng 8 năm 1941, Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đã chiếm được hơn 805 km lãnh thổ Nga và chỉ còn cách Moskva 298 km. Trong lúc Guderian đang sẵn sàng đánh dứt điểm Moskva, Hitler dời trọng tâm chiến dịch sang hướng Leningrad và Ukraina. Ông ta phát lệnh cho Cụm Thiết giáp số 2 tiến xuống hướng nam vào các ngày 22 – 23 tháng 8 năm 1941, đặng hiệp lực cùng Cụm Thiết giáp số 1 - Cụm Tập đoàn quân Nam vây diệt một lực lượng lớn của Hồng quân Liên Xô quanh Kiev. Guderian cực lực phản đối quyết định này vì nó làm trì hoãn cuộc hành quân đánh Moskva và khiến quân Đức mất cơ hội chiếm thủ đô Nga trước mùa đông. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải chấp hành mệnh lệnh. Ngày 15 tháng 9 năm 1941, sau khi thọc sâu 320km về phía nam, quân tiên phong Cụm Thiết giáp 2 hội quân với Cụm Thiết giáp 1 và siết chặt "cái túi" bao vây 4 tập đoàn quân Xô Viết. Trận chiến Kiev kết thúc vào cuối tháng 9 năm 1941 với thắng lợi giòn dã của quân Đức, họ đã loại được khỏi vòng chiến 660.000 cán bộ, binh sĩ cùng 3.700 đại bác và 880 xe tăng Liên Xô. Sau khi lấy được Kiev, Hitler lệnh cho Guderian tiếp tục tấn công trên hướng Moskva. Ngày 30 tháng 9 năm 1941, Thống chế Bock phát động chiến dịch thôn tính Moskva, mật danh là "Bão táp" (Typhoon). Guderian được giao nhiệm vụ tiến chiếm thành phố Tula cách Moskva 161 km về hướng nam. Thoạt đầu Cụm Thiết giáp số 2 (được đổi tên thành Tập đoàn Thiết giáp số 2 vào ngày 5 tháng 10) cùng các đơn vị đạt được chiến thắng vang dội trong trận hợp vây 80 sư đoàn Liên Xô tại Vyazma-Bryansk, bắt được 663.000 lính Hồng quân cùng 1.242 xe tăng và 5.412 đại bác. Nhưng từ giữa tháng 10 năm 1941, sức tiến công của Tập đoàn Thiết giáp 2 dần dần suy yếu do bị thiếu hụt tiếp tế, cộng thêm sự kháng cự anh dũng của quân dân Liên Xô và điều kiện thời tiết thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông Nga. Quân tiên phong của Guderian đã áp sát vùng ngoại vi Tula ở cự ly 4km vào ngày 29 tháng 10, nhưng không thể đánh chiếm thành phố bằng một cuộc đột kích. Tập đoàn Thiết giáp số 2 phải đổi sang thế phòng ngự tạm thời xung quanh Tula, và chặn đứng nhiều đợt phản xung phong của đối phương.
Ngày 18 tháng 11, Guderian dồn hết lực lượng tiến công Tula một lần cuối. Quân Đức đi vòng qua hướng nam thành phố và đánh bật quân Liên Xô tới tận sông Đông. Ngày 2 tháng 12, Tập đoàn Thiết giáp 2 đã hình thành được thế bao vây Tula, nhưng sự thiếu hụt nhiên liệu, đạn dược, trang phục chống lạnh,… của họ cùng với thời tiết băng giá và các cuộc phản kích mãnh liệt của quân Liên Xô đã khiến vòng vây tan vỡ vào ngày 4 tháng 12. Thấy tướng sĩ sức tàn lực kiệt, Guderian chủ động cho Tập đoàn Thiết giáp số 2 chuyển hẳn sang thế thủ và rút dần quân khỏi các vị trí hiểm yếu quanh Tula trong các ngày 4 – 5 tháng 12. Không lâu sau đó, ngày 6 tháng 12, Hồng quân Liên Xô phát động phản công trên toàn mặt trận. Thực hiện chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, Guderian cho toàn bộ lực lượng vừa đánh vừa lui từ khu vực Tula về các sông Susha–Ola. Hitler không chấp nhận chiến thuật này và bắt Guderian "bắt họ không được nhượng một thước đất nào cho "bọn Nga". Ngày 17 tháng 12, Guderian bay đến tổng hành dinh của Hitler ở Rastenburg đặng thuyết phục Hitler cho triệt binh, nhưng bị gạt phắt. Guderian trở lại mặt trận và tiếp tục rút quân mà không cần đếm xỉa với mọi mệnh lệnh của cấp trên. Sau nhiều cuộc xung đột gay gắt giữa Guderian với Thống chế Günther von Kluge (tân Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Trung tâm), Hitler bãi nhiệm Guderian theo yêu cầu của Kluge vào ngày 26 tháng 12 năm 1941. Guderian nhường chức Tư lệnh Tập đoàn Thiết giáp 2 cho Thượng tướng Thiết giáp Rudolf Schmundt và lui về sống cùng vợ ở Reichsgau Wartheland (vùng đất đã bị Đức sáp nhập từ Ba Lan năm 1939).
Giai đoạn 1943-1945
Sau khi quân Đức thảm bại trong trận Stalingrad trên sông Volga, Guderian được triệu hồi làm Tổng thanh tra Binh chủng Tăng-Thiết giáp vào ngày 1 tháng 3 năm 1943. Ở vị trí này, ông đảm nhận trách nhiệm xây dựng chiến lược, chỉ đạo thiết kế, sản xuất xe tăng đồng thời tổ chức huấn luyện cho tất cả mọi đơn vị thiết giáp, mô tô và cơ giới Đức. Ông cất nhắc một chỉ huy thiết giáp có năng lực là Đại tá Wolfgang Thomale làm tham mưu trưởng cho cơ quan Tổng thanh tra Tăng-Thiết giáp. Được sự phối hợp chặt chẽ của Bộ trưởng Bộ Khí tài và Võ trang Albert Speer, Guderian đã nhanh chóng đẩy mạnh sản lượng sản xuất xe tăng, đồng thời khôi phục quân số, sĩ khí cũng như trình độ tác chiến của các binh đoàn cơ giới, thiết giáp sau những thất bại trước đó. Cuối xuân đầu hạ năm 1943, Hitler cùng Bộ Tư lệnh Tối cao lên kế hoạch huy động một lực lượng thiết giáp khổng lồ mở Chiến dịch "Thành Trì" (Zitadelle) đặng tiêu diệt quân Liên Xô ở Kursk. Guderian đến gặp Hitler và đề nghị dẹp ngay kế hoạch đó vì theo ông, quân thiết giáp Đức vẫn chưa đủ sức đánh lớn trên mặt trận Liên Xô. Khi Thống chế Wilhelm Keitel - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Tối cao Quân đội Đức - thuyết phục ông rằng cuộc tấn công này đem lại lợi ích về chính trị cho Đức, Guderian khẳng định Kursk là một nơi không mấy ai biết đến, và "Cả cái thế giới này chả cần quan tâm việc chúng ta có lấy được Kursk hay không." Hitler nghe vậy hồi đáp: "Tôi hiểu chứ. Hễ cứ nghĩ về điều này là tôi cảm thấy rất sốt ruột." Guderian kết luận: "Vậy là ngài đã hiểu ra vấn đề rồi đó. Hãy vứt bỏ ý định đấy đi!".
Bất chấp sự can gián của Guderian cùng nhiều tướng khác, Hitler huy động các Cụm Tập đoàn quân Nam (Thống chế Erich von Manstein) và Trung tâm (Thống chế Günther von Kluge) mở Chiến dịch Thành Trì đánh Kursk ngày 5 tháng 7 năm 1943. Quân thiết giáp Đức ban đầu đạt được một số thắng lợi, nhưng không thể chọc thủng trận địa của quân Nga Xô Viết. Chiến dịch Thành Trì cuối cùng đã bị phá sản vào ngày 20 tháng 7 năm 1943. Cùng với trận Stalingrad, thất bại của Chiến dịch Thành Trì đã buộc quân Đức phải chuyển hoàn toàn sang thế bị động chiến lược trong 2 năm cuối chiến tranh Xô-Đức.
Cùng với thiệt hại ghê gớm của quân Đức trong các trận đánh ở Nga mùa đông năm 1943, nguy cơ quân Đồng Minh phương Tây đổ bộ vào Pháp năm 1944 đã khiến Guderian phải nỗ lực rất nhiều để duy trì một lực lượng mạnh trên cả hai mặt trận Đông-Tây vào cuối 1943 – đầu 1944. Ông đã đưa được 10 sư đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới đến Tây Âu trước khi cuộc tiến công của phe Đồng Minh mở màn ngày 6 tháng 6 năm 1944. Ông cũng tham gia các cuộc tranh luận giữa Thống chế Gerd von Rundstedt (Tổng tư lệnh Mặt trận phía Tây), Đại tướng Leo Geyr von Schweppenburg (Tư lệnh Cụm Thiết giáp Tây Âu) với Thống chế Erwin Rommel (Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân B) về cách sử dụng thiết giáp đánh quân Đồng Minh đổ bộ lên Pháp. Dựa trên kinh nghiệm tác chiến ở Nga năm 1941-42 (khi Không quân Xô viết còn khá non yếu), Geyr và Rundstedt đề xuất một phương pháp mang tính truyền thống: bài trí các binh đoàn thiết giáp chủ lực trong nội địa Pháp, nhử quân Đồng Minh từ eo biển tiến sâu vào đất liền, rồi tổ chức bao vây tiêu diệt họ. Tuy nhiên, do đã nếm trải sức mạnh ghê gớm của không quân Anh-Mỹ-Pháp trong chiến dịch Bắc Phi, Rommel nghĩ rằng cách của Geyr, Rundstedt sẽ tạo thế cho không quân Đồng Minh nhanh chóng khống chế không phận và đập nát các đội hình thiết giáp Đức ngay tại điểm tập kết của chúng. Thay vào đó, Rommel đề nghị bài trí thiết giáp ở sát ven biển đặng ngăn không cho địch đặt chân lên đất liền. Guderian không đồng tình với Rommel, bởi ông cho rằng cách của vị thống chế sẽ buộc lực lượng thiết giáp Đức phải đánh những trận tiêu hao lớn trong điều kiện bất thuận lợi. Các tranh cãi này kết thúc khi Hitler đề ra một giải pháp trung gian, trong đó các đơn vị thiết giáp Đức được bố trí vừa không đủ xa biển theo ý Guderian, Rundstedt và Geyr, mà cũng vừa không đủ gần biển theo ý Rommel.
Ngày 6 tháng 6 năm 1944, phe Đồng Minh phát động Chiến dịch Overlord nhằm giải phóng Pháp và Tây Âu. Sau khi đổ bộ thành công lên eo biển Normandie (Bắc Pháp), các mũi tấn công của quân Anh- Mỹ-Pháp nhanh chóng phát triển mạnh vào nội địa Tây Âu trong 3 tháng 6, 7 và 8. Cùng lúc đó, quân đội Xô Viết đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của Đức và đẩy mạnh chiến tuyến sang hướng Tây trong Chiến dịch Bagration (23 tháng 6 – 29 tháng 8 năm 1944). Để vãn hồi tình hình mặt trận Xô-Đức, Hitler cử Guderian kiêm nhiệm chức Tham mưu trưởng Bộ Tổng tư lệnh Lục quân (tức OKH - cơ quan có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý lực lượng Đức trên chiến trường Xô-Đức, khác với Bộ Tư lệnh Tối cao Lực lượng Vũ trang Đức - OKW nắm quyền chỉ huy, chỉ đạo các mặt trận khác) vào ngày 21 tháng 7 năm 1944. Dù Guderian hiểu rằng nước ông không còn cơ hội chiến thắng, ông chấp nhận chức vụ này với hy vọng đạt được những thắng lợi phòng ngự đủ lớn nhằm ngăn chặn quân Nga tiến vào bản thổ Đức, đồng thời đặt nền tảng cho việc chấm dứt chiến tranh bằng một hòa ước tương đối có lợi cho Đức. Trong suốt thời gian làm Tham mưu trưởng, ông đã nhiều lần khuyên Hitler thực hiện kế bảo toàn lực lượng, rút binh khỏi các khu vực bị quân Liên Xô hợp vây; nhưng Hitler dứt khoát bắt quân Đức ở các nơi đó phải bám đất chống trả tới cùng. Vì việc này, hai người cãi vã kịch liệt đến mức có lần họ đã suýt đánh nhau nếu như Đại tá Thomale không kéo Guderian khỏi phòng họp (và dĩ nhiên, Hitler tiếp tục làm theo ý mình sau vụ xung đột đó). Guderian cũng đề nghị cầu Hitler để dành lực lượng dự bị Đức cho việc chặn đánh quân Liên Xô ở phía đông, song Hitler lại đem một lượng lớn quân dự bị phản kích vào lực lượng Anh-Mỹ ở Ardennes trong Chiến dịch "Wacht am Rhein" (16 tháng 12 năm 1944 – 25 tháng 1 năm 1945).
Ngày 20 tháng 1 năm 1945, các mũi xung kích của Liên Xô phát triển vào lãnh thổ Đức. Hitler kêu gọi quân dân Đức thực hiện chính sách tiêu thổ. Guderian liên kết với Speer phản đối đường lối này vì nó để lại nhiều hậu quả tiêu cực cho người dân Đức sau cuộc chiến. Hai ông đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế việc tàn phá cầu đường và hệ thống viễn thông. Guderian cũng thuyết phục Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop tiến hành đàm phán chấm dứt chiến tranh, nhưng không được nghe theo. Tháng 3 năm 1945, quân Liên Xô triển khai bao vây pháo đài Küstrin (Brandenburg), chỉ cách Berlin 80km. Guderian điều Tập đoàn quân số 9 (Tư lệnh: Thượng tướng Bộ binh Theodor von Busse) đánh giải vây cho Küstrin nhưng thất bại. Ngày 28 tháng 3, Hitler triệu Busse tới Berlin và quở trách viên tướng này là "đồ cẩu thả". Guderian nghe vậy giận dữ, ông đứng ra thanh minh cho Busse và lập luận rằng Busse đã cố gắng hết sức để giải vây Küstrin, nhưng chỉ do "bọn địch" quá mạnh nên mới không thành công. Sau một cuộc đấu khẩu quyết liệt với Hitler, Guderian bị buộc phải nghỉ phép trong vòng 6 tuần. Ông cùng vợ dời cư về Ebenhausen thuộc bang Bayern trên mạn tây Đức, do cả Kulm (quê ông) lẫn Reichsgau Wartheland đều đã bị quân Nga chiếm giữ. Tuy mang tiếng là nghỉ phép 6 tuần, Guderian thực ra không còn cơ hội nào để trở lại tham gia chỉ huy quân đội Đức: trước khi kỳ nghỉ phép của ông kết thúc, Hitler đã tự sát ở Berlin và Đệ tam Đế chế Đức sụp đổ. Ngày 10 tháng 5 năm 1945, Guderian bị quân đội Mỹ bắt làm tù binh.
Cuối đời
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, Guderian bị giam cầm trong các trại tù binh của Anh-Mỹ từ năm 1945 đến năm 1948. Ông mãn hạn tù vào ngày 17 tháng 6 năm 1948 (cũng chính là sinh nhật lần thứ 60 của ông). Sau đó ông trở về an cư ở Bayern và vào thập niên 1950, ông viết một số cuốn sách tư vấn cho chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về chính sách quốc phòng thời đại mới. Năm 1950, ông cho ra mắt lần đầu tiên tại Đức cuốn hồi ký mang nhan đề "Hồi ức của một quân nhân" (Erinnerungen eines Soldaten). Cuốn sách đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và phổ biến tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ý, Nam Tư, Ba Lan, Liên Xô, Trung Quốc, Argentina và Brasil. Do bị suy tim xung huyết, Guderian qua đời vào ngày 14 tháng 5 năm 1954 tại Schwangau (Bayern). Ông được mai táng tại Goslar (Hannover), nơi ông đã từng đóng quân cùng Tiểu đoàn Biệt kích 10 trong những năm đầu binh nghiệp của mình.
Con trưởng của Guderian là Heinz Günther Guderian (1914 – 2004) đã tham gia Binh chủng Tăng-Thiết giáp - Lục quân Cộng hòa Liên bang Đức và cũng từng làm tổng thanh tra binh chủng này. Ông Heinz Günther về hưu năm 1974 với quân hàm Thiếu tướng.
Chú thích |
Trần () là một họ người Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Họ Trần là họ phổ biến nhất tại miền Nam Trung Quốc. Tại Trung Hoa Dân Quốc , đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số. Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự Latinh là Chen. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (ở Malaysia), Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải). Họ Trần theo tiếng Hàn là Kim
Theo lối chiết tự, Trần còn được gọi ẩn dụ là Đông A (do chữ Trần 陳 được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần được gọi là "hào khí Đông A".
Lịch sử
Tại Trung Quốc
Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (媯, bính âm: Gūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã dành vùng đất Trần cho các con cháu vua Thuấn thành lập quốc gia riêng. Để thể hiện sự kính trọng tới vua Thuấn, tiểu quốc Trần được xem là một trong ba khách quốc của nhà Chu (tam khác, 三恪, bính âm: Sān Kè), nghĩa là quốc gia này không bị lệ thuộc mà chỉ là khách. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ V TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.
Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương cũng là nơi Vĩ Mãn (Quy Mãn), con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Tương công, Trần Thân công....
Tại Việt Nam
Họ Trần xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào chưa rõ nhưng trong lịch sử đã có nhiều người Việt Nam mang họ Trần từ trước khi những người mang họ Trần gốc Trung Quốc di cư sang. Tiêu biểu như Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà vào năm 40 sau công nguyên.
Những người họ Trần gốc Bách Việt ở Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa đầu tiên di cư sang Việt Nam vào khoảng năm 227TCN, Trần Tự Minh giúp An Dương Vương kháng Tần thành công sau đó lập võ đường cư trú tại Kinh Bắc. Đến đời Trần Tự Mai di xuống xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Về sau họ chuyển sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.
Người Việt Nam nổi tiếng
Trước thời Trần
Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà.
Trần Tự Viễn (582 - 637): một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu.
Trần Ứng Long, vị tướng nhà Đinh được hậu thế tôn vinh là ông tổ nghề đan thuyền
Trần Lãm (Trần Minh Công), một tướng trong thời loạn 12 sứ quân thế kỷ X.
Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam
Thời Trần-Hồ
Giai đoạn nhà Trần - Nhà Hồ có nhiều danh nhân, người nổi tiếng mang họ Trần, có thể kể đến như:
Các vị vua đời Trần bao gồm:
Mười hai đời vua trong triều đại nhà Trần ở Việt Nam, từ vua Trần Thái Tông đến vua Trần Thiếu Đế gồm:
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Trần Minh Tông
Trần Hiến Tông
Trần Dụ Tông
Trần Nghệ Tông
Trần Duệ Tông
Trần Phế Đế
Trần Thuận Tông
Trần Thiếu Đế
Hai vị vua nhà Hậu Trần là:
Trần Ngỗi (Giản Định Đế)
Trần Quý Khoáng (Trùng Quang Đế)
Một số nhân vật được phong làm vua nhưng thực chất chỉ là bù nhìn và là con bài chính trị như:
Trần Di Ái: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 2 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Ích Tắc: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 3 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Thiêm Bình (tên thật là Trần Tông, gia nô của Trần Khang, đã mạo xưng con của Trần Nghệ Tông) người được nhà Minh phong làm An Nam quốc vương. (thực chất cũng là con bài chính trị của nhà Minh)
Trần Cảo, được Lê Lợi tôn làm vua (lấy hiệu là Thiên Khánh) theo yêu cầu của nhà Minh (thực chất cũng là con bài chính trị của Lê Lợi)
Tổ tiên của các vua nhà Trần:
Trần Lý (thủy tổ của nhà Trần, con của Trần Hấp),
Trần Thừa (cha vua Thái Tông, được truy tôn là Trần Thái Tổ)
Các thế hệ tôn thất khai quốc:
Trần Tự Khánh
Trần Thị Dung (hoàng hậu nhà Lý), sau này là Linh Từ quốc mẫu
Trần Liễu cha của Trần Hưng Đạo,
Trần Thủ Độ, Thái sư nhà Trần (người có công kiến lập nhà Trần)
Các tôn thất nhà Trần có công lao cho đất nước:
Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo đại vương - Tiết chế Quốc công)
Trần Quang Khải Thượng tướng, Thái sư nhà Trần
Trần Nhật Duật
Trần Khánh Dư
Trần Quốc Toản
Trần Quốc Tảng (Con trai của Hưng Đạo Vương)
Trần Bình Trọng
Trần Khát Chân (dòng dõi Trần Bình Trọng, người có công giết được Chế Bồng Nga)
Tuệ Trung Thượng sĩ (Trần Quốc Tung): người cùng tham gia trong cả ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông và đặt nền móng cho trường phái Trúc Lâm Yên Tử
An Tư công chúa (người được gả cho Thoát Hoan để nghị hòa trong tình thế nguy kịch của nhà Trần)
Huyền Trân công chúa: người được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy châu Ô là châu Lý (Rí)
Trần Nguyên Đán, là người có công lật đổ Dương Nhật Lễ giành ngôi lại cho nhà Trần, có nhiều công trình thơ văn giá trị và là ông ngoại của Nguyễn Trãi
Các tôn thất nhà Trần khác:
Trần Quốc Khang (anh trai Trần Quốc Tuấn)
Trần Nhật Hiệu Thái úy, chỉ huy quân Tinh cương của nhà Trần
Trần Kiện
Trần Văn Lộng
Trần Thị Thiều (Hoàng hậu của Trần Thánh Tông)
Các văn thần, danh nhân:
Trần Chiêu Ngạn, thượng thư bộ Hình thời Trần
Trần Triệu Cơ, công thần gây dựng nhà Hậu Trần
Trần Quốc Lặc: Trạng nguyên khoa Bính Thìn
Trần Cố: Trạng nguyên khoa Bính Dần
Trần Thì Kiến (Trần Thời Kiên)
Trần Thế Pháp, tác giả của Lĩnh Nam chích quái
Trần Quang Triều, tác giả của Cúc đường di khảo (một tác phẩm văn học thời Trần)
Trần Quốc Toại, tác giả của Sầm Lâu tập (một tác phẩm văn học thời Trần)
Trần Đình Thám, thám hoa dưới triều vua Trần Duệ Tông
Trần Nguyên Hãng, Thiếu bảo thời vua Trần Nghệ Tông - là người hợp mưu với Trần Khát Chân trừ khử Hồ Quý Ly bất thành
Trần Nguyên Huyên và Trần Thái Bộc, tướng của nhà Hồ đã tử trận trong chiến tranh với nhà Minh
Trần Phong, tướng hợp tác với nhà Minh trong cuộc xâm lược Đại Việt
Thời Lê-Mạc
Trần Nguyên Hãn, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn
Trần Lựu, tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được Liễu Thăng lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
Trần Phong, quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời Lê Thánh Tông
Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
Uy Mục Trần Hoàng hậu Trần Thị Tùng, vợ của Lê Uy Mục.
Trần Cảo: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của Trần Thái Tông, tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là Thiên Ứng.
Trần Cung (Trần Thăng) là con của Trần Cảo, kế thừa sự nghiệp của cha, cũng xưng làm vua, lấy hiệu là Tuyên Hòa.
Trần Tuân: Tướng khởi nghĩa thời Lê Sơ
Trần Chân, là vị tướng giỏi thời Lê, đã có công đánh dẹp các lộ quân khởi nghĩa thời Lê sơ.
Trần Danh Lâm, quan triều Lê Trung Hưng
Trần Độc, nhà thầy thuốc Việt Nam, thầy của Lê Hữu Trác
Trần Cảnh, quan nhà Trịnh tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nhưng thất bại và bị cách chức
Trần Đăng Tuyển, quan nhà Lê Trung Hưng
Trần Sùng Dĩnh: Trạng nguyên khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông.
Trần Văn Bảo (1524 - 1610) đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông
Trần Bảo Tín
Trần Tất Văn: trạng nguyên thời Lê Cung Hoàng
Trần Công Xán (Trần Công Thức): Vị quan giỏi hùng biện thời Lê
Trần Danh Ninh: Hoàng Giáp khoa Tân hợi 1731, vị quan giỏi văn võ toàn tài..
Trần Danh Án: Hoàng giáp khoa cuối cùng nhà lê, Trung thần trụ cột của nhà lê mạt lúc bấy giờ
Thời Nguyễn - Pháp thuộc
Trần Thượng Xuyên- Đô đốc người khai phá đất Sài gòn Gia định
Trần Đại Định, võ tướng của chúa Nguyễn, người có nhiều công lao trong việc đánh dẹp loạn Sá Tốt, bảo vệ biên giới Việt Nam thời đó
Trần Hầu (hay Trần Cơ, Trần Đại Lực): Võ tướng của chúa Nguyễn đã có công đánh đuổi quân xâm lấn Xiêm La
Trần Quang Diệu: Võ tướng tài giỏi của quân Tây Sơn
Trần Văn Kỷ hay Trần Chánh Kỷ, danh sĩ, công thần dưới triều Tây Sơn
Trần Bích San: Đình nguyên thời nhà Nguyễn.
Trần Thị Đang, hoàng quý phi của Gia Long.
Trần Phát.
Trần Công Lại
Trần Hữu Thường.
Trần Tấn, thủ lĩnh nổi dậy chống Pháp.
Trần Xuân Hòa
Trần Xuân Soạn
Trần Xuân Sắc
Trần Tiễn Thành, đại thần nhà Nguyễn
Trần Quý Cáp, chí sĩ yêu nước, tham gia phong trào Duy Tân
Trần Cao Vân, chí sĩ yêu nước
Đội Cung (tên thật là Trần Văn Cung)
Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương hay Trần Duy Uyên là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ XIX
Trần Bá Lộc
Trần Đình Túc
Trần Văn Dư
Trần Văn Gia
Trần Văn Thành
Trần Trinh Trạch (hội đồng Trạch) một trong những Tứ đại Phú hộ người Việt Nam thời Pháp thuộc
Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy, người giàu có nổi tiếng ở Bạc Liên và còn được gọi là Hắc công tử, ông cũng được coi là một võ sĩ môn Muay Thái.
Gilbert Trần Chánh Chiếu, là nhà văn và là Tứ đại Phú hộ Việt Nam thời Pháp thuộc
Trần Ngọc Lầu, nữ sĩ Việt Nam
Chính trị, quân sự
Việt Nam Cộng hòa
Quan chức, chính khách
Trần Trọng Kim, nhà sử học, Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam.
Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu (em Ngô Đình Diệm).
Trần Văn Chương, cha của Trần Lệ Xuân.
Trần Văn Lắm, bộ trưởng ngoại giao Việt Nam cộng hòa.
Trần Văn Minh, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa.
Trần Kim Tuyến.
Trần Văn Hương.
Trần Văn Khắc.
Trần Văn Đỗ.
Trần Văn Tuyên.
Bảy Nhu tên thật là Trần Văn Nhu, giám ngục nổi tiếng khát máu nhà tù Phú Quốc.
Tướng lĩnh
Trần Văn Hữu.
Trần Thiện Khiêm.
Trần Văn Đôn, tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa.
Trần Văn Hai, chuẩn tướng, Tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh.
Trần Thanh Phong trung tướng.
Trần Văn Minh trung tướng.
Trần Văn Minh thiếu tướng.
Trần Đình Thọ, chuẩn tướng.
Trần Quang Khôi chuẩn tướng.
Thành phần khác
Trần Văn Nhơn (1912 - 1973) là nhạc sĩ nhạc tiền chiến, có bút hiệu là APNC (Antoine-Philippe-Nhơn-Cầu Kho).
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quan chức, chính khách
Trần Phú: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trần Văn Lan, Ủy viên ban chấp hành Trung ương khóa I (cùng khóa với Trần Phú.
Trần Văn Cung, bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam
Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Việt Nam
Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Việt Nam, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an
Trần Đăng Khoa (1907-1989) là một Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Giao thông Công chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.
Trần Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam
Trần Thị Trung Chiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam
Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng nội vụ
Trần Đình Hoan: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN
Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ
Trần Huy Liệu
Trần Quỳnh
Trần Hữu Dực
Trần Ngọc Tăng
Trần Quang Huy
Trần Hồng Quân: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trần Trọng Tân
Trần Duy Hưng: Bác sĩ, Chủ tịch Ủy ban hành chính đầu tiên và có thời gian tại nhiệm lâu nhất của thành phố Hà Nội
Trần Đình Đàn: Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Trần Đình Long, chính khách và là nhà thơ
Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
Trần Cẩm Tú, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trần Văn Sớ, Chủ tịch đầu tiên của tỉnh Quảng Bình, Thanh Hóa, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Angieri và một số nước Tây Á Phi Châu
Trần Văn Phác, Nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam
Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tướng lĩnh, chỉ huy quân sự, lực lượng vũ trang
Trần Nam Trung, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trần Đăng Ninh- Bí thư tổng quân ủy- Tổng cục trưởng đầu tiên tổng cục cung cấp.
Hoàng Sâm (tên thật là Trần Văn Kỳ) thiếu tướng Việt Nam
Trần Hanh: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Trần Công An, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Trần Kiên
Trần Văn Danh
Trần Văn Trân
Trần Văn Thanh, tướng công an, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an
Trần Sâm
Trần Đình Xu
Trần Văn Quang (Trần Thúc Kính)
Trần Anh Vinh tư lệnh Quân đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trần Đình, một trong 8 cận vệ của Hồ Chí Minh và được Hồ Chí Minh đặt tên là "Lợi" trong cụm từ "trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi" (8 người được đặt tên theo 8 chữ cái nêu trên)
Khác
Trần Văn Ơn
Trần Văn Thời
Trần Ngọc Ban (Trần Quốc Hương, hay Quốc Hương, hay Mười Hương)
Trần Lâm
Trần Văn Đang, chiến sĩ biệt động
Trần Ngọc Sương, anh hùng lao động
Trần Đình Long
Trần Đình Thanh
Trần Danh Tuyên
Trần Ngọc Hùng, kĩ sư xây dựng, chủ tịch tổng Hội xây dựng Việt Nam.
Hải ngoại
Trần Thái Văn
Trần Hữu Dũng
Trần Đình Trường
Trần Văn Đoàn, Giáo sư Triết học Đại học Quốc gia Đài Loan.
Trần Thanh Vân, Giáo sư Vật lý tại Pháp.
Bất đồng chính kiến
Hoàng Minh Chính, tên thật là Trần Ngọc Nghiêm
Trần Huỳnh Duy Thức
Trần Anh Kim, cựu Đại tá, nhân vật bất đồng chính kiến
Trần Khải Thanh Thủy nhân vật bất đồng chính kiến
Trần Quốc Hiền
Trần Văn Bá
Tôn giáo
Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ
Gioan Baotixita Trần Hữu Đức
Giuse Trần Văn Thiện
Phaolô Trần Đình Nhiên
Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm
Phêrô Trần Lục
Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp
Phêrô Trần Thanh Chung
Phêrô Trần Đình Tứ
Giuse Trần Xuân Tiếu
Thích Thanh Tứ (Trần Văn Long)
Thích Thanh Từ (Trần Hữu Phước)
Thích Nhật Từ (Trần Ngọc Thảo), kiêm nhà khoa học
Trần Quang Vinh, Phối Sư Cao Đài người đã hợp tác tích cực với Nhật, kêu gọi giáo dân Cao Đài xung phong đăng lính cho quân Nhật, trong giai đoạn Nhật Chiếm đóng Việt Nam (theo đó đã có 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho Nhật, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian).
Khoa học
Trần Văn Nhung, Giáo sư, Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trần Đức Viên, Giáo sư, Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trần Văn Chứ, Giáo sư, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
Trần Đình Hoà, Giáo sư, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi
Trần Đức Thảo, Giáo sư triết học của Việt Nam
Trần Văn Giàu, nhà sử học, giáo sư
Trần Quốc Vượng, giáo sư sử học
Trần Du lịch, tiến sĩ, viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội khóa XII
Trần Văn Giáp
Trần Đình Hượu, Phó giáo sư Văn học
Trần Hữu Nghị, giáo sư
Trần Kim Thạch, Giáo sư địa chất hàng đầu của Việt Nam
Trần Nghi, Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ ĐỊa chất
Trần Đình Long (giáo sư)
Trần Văn Thọ, giáo sư gốc Việt
Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam
Trần Hữu Tước, giáo sư khoa tai mũi họng Việt Nam
Trần Thị Băng Thanh, phó giáo sư, tiến sĩ văn học Việt Nam
Trần Nghĩa, phó giáo sư
Văn nghệ sĩ
Trần Ngọc Lầu
Khái Hưng (tên thật là Trần Khánh Giư)
Trần Tiêu: Thành viên nhóm Tự lực văn đoàn
Trần Văn Cẩn, họa sĩ, tác giả của bức tranh "em Thúy"
Trần Tuấn Khải, nhà thơ với hiệu là Á Nam
Nam Cao, tên thật là Trần Hữu Tri
Chính Hữu (tên thật là Trần Đình Đắc)
Tế Hanh, tên thật là Trần Tế Hanh
Trần Hữu Trang, nghệ sĩ cải lương
Trần Dần, nhóm Nhân văn Giai phẩm
Trần Đăng Khoa (s. 1958), là một nhà thơ, nhà báo, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Trần Phương (nghệ sĩ)
Trần Huyền Trân
Trần Ngọc Viện
Lê Vân
Lê Khanh
Trần Thanh Mại
Trần Bảng – Cha của Trần Lực
Nguyên Sa, tên thật là (Trần Bích Lan)
Trần Cao Lĩnh
Trần Vũ, nhà văn hải ngoại
Trần Mạnh Hảo
Trần Quốc Thực, nhà thơ
Mường Mán, (tên thật là Trần Văn Quảng), nhà thơ Việt Nam
Nhã Ca (tên thật là Trần Thị Thu Vân), nhà thơ Việt Nam
Trần Mai Ninh, nhà thơ Việt Nam
Trần Thu Trang, nhà văn Việt Nam
Trần Thị Trường, nhà văn Việt Nam
Trần Quốc Khánh, NSND, NSƯT được biết đến với vai Ngọc Hoàng trong Táo Quân.
Hữu Mai, tên thật là Trần Hữu Mai, tác giả tiểu thuyết Ông cố vấn: Hồ sơ một điệp viên
Băng Sơn (tên thật là Trần Quang Bốn), nhà văn Việt Nam
Thanh Tịnh (tên thật là Trần Văn Ninh), nhà văn Việt Nam
Trần Bạch Thu Hà, giáo sư, nghệ si nhân dân dương cầm Việt Nam
Trần Quốc Ẩn, nghệ sĩ thư pháp Việt Nam
Trần Phan Huy Khánh, Diễn viên
Âm nhạc, Điện ảnh và các lĩnh vực giải trí khác
Trần Long Ẩn, nhạc sĩ.
Trần Trịnh, nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với các bài hát bất hủ.
Trần Hiếu, nhạc sĩ.
Trần Thu Hà, ca sĩ, con gái của Trần Hiếu.
Trần Tiến, nhạc sĩ.
Trần Mạnh Tuấn, nghệ sĩ thổi kèn.
Trần Văn Khê, giáo sư âm nhạc dân tộc.
Trần Thiện Thanh, nhạc sĩ.
Tuấn Khanh, nhạc sĩ nhạc vàng, (tên thật là Trần Ngọc Trọng).
Hoàng Trang, tên thật là Trần Văn Phát, nhạc sĩ nhạc vàng.
Thủy Tiên (tên thật là Trần Thị Thủy Tiên) ca sĩ nhạc trẻ kiêm diễn viên.
Bảo Thy (tên thật là Trần Thị Thúy Loan) ca sĩ nhạc trẻ.
Minh Tuyết, tên thật là Trần Thị Minh Tuyết.
Cẩm Ly tên thật là Trần Thị Cẩm Ly, ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam.
Quốc Thiên (Trần Quốc Thiên), giải nhất cuộc thi thần tượng âm nhạc Việt Nam.
Quang Vinh (ca sĩ), tên thật là Trần Quang Vinh.
Thùy Chi, (Trần Thùy Chi), ca sĩ Việt Nam.
Trần Khánh.
Hùng Cường (nghệ sĩ) (tên thật là Trần Kim Cường).
Hương Lan (Trần Ngọc Ánh).
Ánh Tuyết (Trần Thị Tiếc).
Hà Thanh (Trần Thị Lục Hà).
Vân Khánh (Trần Thị Vân Khánh).
Thiên Kim (Trần Thiên Kim).
Trần Văn Trạch.
Trần Quang Lộc.
Trần Quang Huy (nhạc sĩ).
Trần Quế Sơn nhạc sĩ.
Trần Lê Quỳnh.
Trần Lực - Diễn viên - Đạo diễn (giám đốc hãng phim Đông A).
Trần Văn Thủy.
Trần Anh Hùng, đạo diễn gốc Việt.
Trần Nữ Yên Khê, diễn viên gốc Việt.
Trần Hàm.
Dịu Hương, tên thật là Trần Thị Dịu, nghệ sĩ chèo Việt Nam.
Hữu Nghĩa, tên thật là Trần Hữu nghĩa, nghệ sĩ kịch nói Việt Nam.
Trần Nguyễn Uyên Linh, ca sĩ trẻ Việt Nam.
Katsuni hay Céline Tran một diễn viên phim khiêu dâm người Pháp gốc Việt.
Tung Thanh Tran.
Trần Chung nhạc sĩ.
Trần Lập nhạc sĩ, trưởng nhóm nhạc Bức tường.
Trần Thị Thùy Dung, Hoa hậu Việt Nam 2008.
Trang Trần (Trần Thị Trang), cựu siêu mẫu, diễn viên Việt Nam
Trần Ngọc Lan Khuê, Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2015 (Miss World).
Trần Tiểu Vy, Hoa hậu Việt Nam 2018, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2018 (Miss World).
Trần Thị Hương Giang, Á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam Toàn cầu 2009, đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Thế giới 2009 (Miss World).
Trần Ngọc Trâm, Hoa hậu Văn hóa Thế giới 2017 (Miss Culture World).
Thùy Chi tên đầy đủ là Trần Thùy Chi, ca sĩ Việt Nam
Kiko Chan (Trần Thị Thu Trang), Á hậu 4 Hoa hậu Tỏa sáng Quốc tế Thế giới 2017
Khởi My, tên đầy đủ là Trần Khởi My, ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam.
Amee, tên thật Trần Huyền My, Ca Sĩ Nhạc Trẻ Việt Nam
Trần Thị Ban Mai, Miss Peace Vietnam 2022
Thể thao
Trần Tiến (võ sư) người sáng lập võ phái Thiếu Lâm nội gia võ thuật đạo Việt Nam, người huấn luyện võ thuật cho lực lượng đặc công Việt Nam.
Trần Triệu Quân, võ sư chủ tịch tổ chức Liên đoàn Taekwon-Do quốc tế (International Taekwon-Do Federation - ITF), nhiệm kỳ 2003-2011.
Trần Xil, võ sư huấn luyện cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Trần Hiếu Ngân, võ Taekwondo, vận động viên Việt Nam đầu tiên đạt huy chương tại Thế Vận Hội.
Trần Quang Hạ, võ Taekwondo, người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng môn này tại Á Vận hội.
Trần Oanh, xạ thủ, kiện tướng bắn súng Việt Nam.
Trần Công Minh, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
Trần Trường Giang, tuyển thủ bóng đá quốc gia Việt Nam.
Trần Duy Long, nguyên huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Trần Đức Cường, thủ môn đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.
Trần Khoa Điển, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Duy Quang, tuyển thủ quốc gia Việt Nam.
Trần Thị Duyên , nữ cầu thủ bóng đá
Trần Thị Thùy Trang, nữ cầu thủ bóng đá
Trần Thanh Tú, vận động viên cờ vua Việt Nam.
Trần Cảnh Được, vận động viên bóng bàn Việt Nam.
Trần Phi Sơn, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Hữu Đông Triều, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Đình Trọng, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Thị Kim Thanh, cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam.
Trần Nguyên Mạnh, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Bảo Toàn, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Danh Trung, cầu thủ bóng đá Việt Nam.
Trần Văn Vũ, cầu Thủ Futsal, đội trưởng đội tuyển Futsal Việt Nam.
Được mang họ Trần
Dưới đây là những người tuy không thuộc họ Trần nhưng đã được ban cho mang họ này (thời nhà Trần) hoặc có bí danh, bút danh phổ biến mang họ Trần
Trần Khắc Chung: Tên thật là Đỗ Khắc Chung được mang họ Trần do nhà Trần ban tặng vì đã có công lao to lớn)
Trần Đại Nghĩa: tên thật là Phạm Quang Lễ, tên Trần Đại Nghĩa được Hồ Chí Minh đặt tặng
Trần Văn Trà: tên thật là Nguyễn Chấn
Trần Tử Bình: tên thật là Phạm Văn Phu
Trần Quyết: tên thật là Phạm Văn Côn
Trần Độ: tên thật là Tạ Ngọc Phách
Trần Hoàn: tên thật là Nguyễn Tăng Hích
Trần Quốc Hoàn: tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh
Trần Phương: tên thật là Vũ Văn Dung
Trần Quý Hai: tên thật là Bùi Chấn
Trần Dân Tiên, bút danh của Hồ Chí Minh
Trần Phong bí danh của Nguyễn Minh Triết
Trần Quốc Thảo: tên thật là Hồ Xuân Lưu (liệt sĩ)
Trần Đăng tên thật là Đặng Trần Thi.
Trần Xuân Bách: tên thật là Vũ Thiện Tuấn
Trần Bạch Đằng: Tên thật là Trương Gia Kiều, nhà nghiên cứu
Trần Vàng Sao: Tên thật là Nguyễn Đính, nhà thơ
Trần Hiệu tên thật là Vũ Văn Địch
Người Trung Quốc nổi tiếng
Từ thời Hán trở về trước
Trần Thắng, lãnh tụ khởi nghĩa thời hậu Tần, tự xưng là Vương, đặt hiệu là Trương Sở.
Trần Dư
Trần Bình – Thừa tướng khai quốc nhà Tây Hán
Trần Thọ, tác giả Tam Quốc Chí
Trần Kiều, hoàng hậu nhà Hán
Trần Phồn, đại thần nhà Đông Hán
Trần Cung
Trần Đăng (mưu sĩ)
Trần Quần: mưu sĩ của Tào Tháo
Trần Thái, tướng nhà Tào Ngụy
Trần Lâm, mưu sĩ của Viên Thiệu
Thời nhà nhà Trần (Trung Quốc)
Gồm 05 vị Hoàng đế như:
Trần Vũ Đế (hay Trần Bá Tiên)
Trần Văn Đế
Trần Bá Tông
Trần Tuyên Đế
Trần Thúc Bảo
Thời nhà Lương đế nhà Đường
Trần Khánh Chi, tướng nhà Lương
Huyền Trang, tục danh Trần Huy, nhà sư thời Đường
Thời nhà Tống đến nhà Thanh
Trần Khâm Tộ, tướng nhà Tống chết trận ở Việt Nam
Trần Đoàn - Hy di tiên sinh: Người sáng lập khoa tử vi Trung Hoa
Trần Đạt, đầu lĩnh Lương Sơn Bạc
Trần Tự Minh, tự Lương Phủ, ngươi Lâm Xuyên (nay là Giang Tây) là chuyên gia trứ danh về phụ sản khoa đời Nam Tống.
Trần Thế Mỹ, phò mã nhà Tống, bị Bao Công xử trảm
Trần Phu, sứ giả nhà Nguyên đến Việt Nam
Trần Hữu Lượng, lãnh tụ khởi nghĩa thời hậu Nguyên, người từng mượn danh là con của Trần Ích Tắc, một cựu tôn thất nhà Trần
Trần Viên Viên, mỹ nữ nổi tiếng thời nhà Minh
Trần Trí, quan đô hộ của nhà Minh ở Việt Nam
Trần Hiệp, quan đô hộ của nhà Minh ở Việt Nam
Trần Tuần, trạng nguyên thời Minh
Trần Lâm, một vị chỉ huy quân đội nhà Minh trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản tại Triều Tiên
Thanh Cao Tông, Càn Long con của Trần Các Lão thuộc dòng họ Trần Ích Tắc hoàng tử Việt Nam.
Trần Cận Nam, thủ lĩnh Thiên Địa Hội
Trần Ngọc Thành, một tướng dưới quyền của Hồng Tú Toàn thời Thái Bình Thiên Quốc
Trần gia Thái cực quyền: Gia tộc về võ học tại Trung Quốc gồm các đại diện như: Trần Bốc; Trần Vương Đình; Trần Trường Hưng, Trần Thanh Bình; Trần Sở Nhạc, Trần Hữu Bản, Trần Hữu Hằng, Trần Chiếu Phi, Trần Phát Khoa, Trần Chiếu Khuê....
Trần Chân, đệ tử của Tinh Võ Môn
Chính trị, quân sự
Trần Quả Phu chỉ huy phiến quân thời Nội chiến Trung Quốc
Trần Lập Phu chỉ huy phiến quân thời Nội chiến Trung Quốc
Trần Nghị, một trong Thập đại nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trần Canh - Một trong mười đại tướng nổi tiếng của quân đội nhân dân Trung Quốc
Trần Độc Tú - Người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
Trần Thủy Biển, Tổng thống Đài Loan
Trần Lương Vũ- Bí thư Thành ủy Thượng Hải
Trần Bỉnh Đức- Thượng tướng, nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Trần Đức Minh, Bộ trưởng Bộ Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trần Phùng Phú Trân, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trần Thiệu Khoan, tư lệnh Hải quân Quốc Dân đảng dưới thời của Tưởng Giới Thạch
Trần Tế Đường, đại tướng Trung Hoa Dân Quốc
Điện ảnh - âm nhạc
Thành Long, tên thật Trần Cảng Sinh, diễn viên Hồng Kông
Trần Dịch Tấn, ca sĩ Hồng Kông
Trần Khải Ca, đạo diễn
Trần Gia Hoa, ca sĩ, diễn viên, MC Đài Loan
Trần Kiện Phong, nam diễn viên Hồng Kông
Trần Kiều Ân, nữ diễn viên Đài Loan
Trần Hồng, diễn viên
Trần Quán Hy, diễn viên
Trần Hảo, diễn viên
Trần Hạo Dân, diễn viên
Trần Khôn, diễn viên
Trần Tuệ Lâm, diễn viên
Trần Kiến Bân, diễn viên đóng vai Tào Tháo trong Tam Quốc 2010
Trần Dịch Lâm, diễn viên đóng vai Mã Siêu trong phim Tam Quốc 2010
Trần Sâm, diễn viên trẻ Hồng Kông
Trần Ngọc Liên
Trần Đạo Minh
Trần Pháp Dung
Trần Khả Tân
Trần Kiều Ân
Trần Kiến Châu (thường được gọi là Blackie), là diễn viên và chủ show truyền hình rất nổi tiếng tại Đài Loan
Trần Hiểu Húc, diễn viên
Trần Bảo Liên, nữ diễn viên
Trần Long, nam ca sĩ kiểm diễn viên của Trung Quốc
Trần Hách, nam diễn viên Trung Quốc
Trần Ngọc Kỳ, nữ diễn viên Trung Quốc
Trần Dao, nữ diễn viên Trung Quốc
Trần Hiểu, nam diễn viên Trung Quốc
Trần Nghiên Hy, nữ diễn viên Trung Quốc
Trần Tường, nam diễn viên Trung Quốc
Trần Lập Nông, ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc Nine Percent người Đài Loan
Trần Kha, nữ ca sĩ, thành viên nhóm GNZ48
Trần Phi Vũ, diễn viên
Lĩnh vực khác
Trần Cảnh Nhuận, nhà toán học Trung Quốc, được vinh danh khi họ của ông được đặt cho tên của một huy chương của Hiệp hội Toán học Quốc tế, huy chương Trần (huy chương Chern)
Trần Vân Phát, huấn luyện viên đội tuyển nữ Quốc gia Việt Nam
Trần Kim, tay vợt (cầu lông) vô địch thế giới
Lương Vũ Sinh, tên thật là Trần Văn Thống (陳文統, Chen Wentong) là một nhà văn tiểu thuyết võ hiệp được tôn làm "Võ hiệp ngũ đại gia" (cùng với Kim Dung, Cổ Long...
Những người họ Trần nổi tiếng ở các quốc gia khác
Jin Ji-hee, diễn viên Hàn Quốc trong bộ phim truyền hình "Gia đình là số một"
Jin-Soo Kwon, diễn viên Hàn Quốc trong bộ phim truyền hình "Mất tích" của Mỹ
Jin Sun-Yu, vận động viên trượt băng tốc độ người Hàn Quốc
Tan Kah Kee, thương gia Singapore
Trần Khánh Viêm, tổng thống thứ 7 chính quyền Singapore
Bruce Chen, vận động viên bóng chày của Panama
Edward Chen, kỹ sư của Nam Phi
Julie Chen, nhân viên của Công ty truyền thông CBS, Hoa Kỳ
Steve Chen, người đồng sáng lập ra You Tube
Tan Chong Hoe, huấn luyện viên bóng đá Malaysia
Vincent Tan, tỷ phú Malaysia, sáng lập tập đoàn Berjaya, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Cardiff City
Eddy Chen, youtuber, nghệ sĩ dương cầm
Chen Kenmin, đầu bếp người Nhật gốc Hoa. |
UEFA Champions League (viết tắt là UCL, còn được biết đến với tên gọi Cúp C1 châu Âu) là một giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ thường niên được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch quốc gia châu Âu. Đây là một trong những giải đấu bóng đá danh giá nhất trên thế giới và là giải đấu cấp câu lạc bộ danh giá nhất của bóng đá châu Âu, bao gồm các nhà vô địch của các giải vô địch quốc gia (đối với một số quốc gia còn có thêm một hoặc nhiều đội á quân) của các hiệp hội quốc gia.
Được giới thiệu vào năm 1955 với tên gọi European Champion Clubs' Cup, giải ban đầu được diễn ra theo thể thức loại trực tiếp và chỉ dành cho các câu lạc bộ vô địch của mỗi giải vô địch quốc gia. Giải đấu lấy tên gọi hiện tại vào năm 1992, bổ sung thêm một vòng bảng thi đấu vòng tròn hai lượt và cho phép nhiều câu lạc bộ từ cùng một quốc gia tham dự. Giải kể từ đó được mở rộng, và trong khi một số giải vô địch quốc gia của châu Âu vẫn chỉ có thể cho phép nhà vô địch của họ tham dự, những giải đấu hàng đầu giờ được phép cử đến bốn đội. Các câu lạc bộ xếp ngay sau ở giải vô địch quốc gia mà không lọt vào Champions League được phép tham dự giải hạng hai UEFA Europa League, và kể từ năm 2021, các đội không đủ điều kiện tham dự UEFA Europa League sẽ lọt vào giải hạng ba mới có tên gọi là UEFA Europa Conference League.
Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League được bắt đầu vào cuối tháng 6 với 1 vòng sơ loại, 3 vòng loại và 1 vòng play-off, tất cả đều được diễn ra theo thể thức hai lượt. 6 đội còn trụ lại tham dự vòng bảng cùng với 26 đội đã lọt vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia làm 8 bảng 4 đội và thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt. 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng tiến vào vòng đấu loại trực tiếp, đến khi chọn ra hai đội cuối cùng thi đấu trong trận chung kết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Đội vô địch Champions League sẽ lọt vào Champions League mùa giải sau, UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.
Đã có 23 câu lạc bộ vô địch giải đấu, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Các câu lạc bộ Tây Ban Nha có số lần vô địch nhiều nhất (19 lần), theo sau là Anh (15 lần) và Ý (12 lần). Anh có nhiều đội vô địch nhất, với 6 câu lạc bộ đã từng vô địch giải đấu. Real Madrid là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 14 lần vô địch. Bayern Munich vẫn là câu lạc bộ duy nhất giành chiến thắng tất cả các trận đấu trong một mùa giải trên con đường tiến đến chức vô địch giải đấu ở mùa giải 2019–20. Manchester City là nhà đương kim vô địch sau khi đánh bại Inter Milan 1–0 trong trận chung kết năm 2023.
Lịch sử
Giải đấu châu Âu đầu tiên là Challenge Cup, một cuộc thi giữa các câu lạc bộ ở Đế quốc Áo-Hung. Cúp Mitropa, một cuộc thi được mô phỏng theo Challenge Cup, được tạo ra vào năm 1927, một ý tưởng của Hugo Meisl người Áo và các câu lạc bộ Trung Âu đấu với nhau. Năm 1930, Coupe des Nations (), nỗ lực đầu tiên để tạo ra một chiếc cúp cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia châu Âu, tham gia và tổ chức bởi câu lạc bộ Thụy Sĩ Servette. Được tổ chức tại Geneva, nó tập hợp mười nhà vô địch từ khắp các châu lục. Đội chiến thắng là Újpest của Hungary. Các quốc gia châu Âu Latin đã cùng nhau thành lập Cúp Latin vào năm 1949. Sau khi nhận được báo cáo từ các nhà báo của mình về Campeonato Sudamericano de Campeones năm 1948, Gabriel Hanot, biên tập viên của L'Équipe, đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia. Sau khi Stan Cullis tuyên bố Wolverhampton Wanderers là "Nhà vô địch thế giới" sau một trận giao hữu thành công vào những năm 1950, đặc biệt là chiến thắng giao hữu 3-2 trước Budapest Honvéd, Hanot cuối cùng đã thuyết phục được UEFA tham gia một giải đấu như vậy. Nó được hình thành ở thành phố Paris của Pháp vào năm 1955 với tên là Cúp các câu lạc bộ vô địch châu Âu.
nhỏ|Alfredo Di Stéfano vào năm 1959. Ông đã dẫn dắt Real Madrid giành năm Cúp C1 châu Âu liên tiếp từ năm 1956 đến 1960
Cúp C1 châu Âu lần đầu diễn ra trong mùa giải 1955-56. Mười sáu đội tham gia: Milan (Ý), AGF Aarhus (Đan Mạch), Anderlecht (Bỉ), Djurgården (Thụy Điển), Gwardia Warszawa (Ba Lan), Hibernian (Scotland), Partizan (Nam Tư), PSV Eindhoven (Hà Lan), Rapid Wien (Áo), Real Madrid (Tây Ban Nha), Rot-Weiss Essen (Tây Đức), Saarbrücken (Saar), Servette (Thụy Sỹ), Sporting CP (Bồ Đào Nha), Stade de Reims (Pháp) và Vörös Lobogó (Hungary). Trận đấu Cúp C1 châu Âu đầu tiên diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1955 và kết thúc với tỷ số hòa 3-3 giữa Sporting CP và Partizan. Bàn thắng đầu tiên trong lịch sử Cúp C1 châu Âu được ghi bởi João Baptista Martins của Sporting CP. Trận chung kết đã diễn ra tại sân vận động Công viên các Hoàng tử giữa Stade de Reims và Real Madrid. Đội bóng của Tây Ban Nha đã lội ngược dòng giành chiến thắng 4-3 nhờ các bàn thắng của Alfredo Di Stéfano và Marquitos, cũng như cú đúp của Héctor Rial.
trái|nhỏ|Eusébio ăn mừng chiến thắng Cúp C1 châu Âu năm 1962 của Benfica
Real Madrid đã bảo vệ thành công chiếc cúp mùa tới trên sân nhà của họ, Santiago Bernabéu, khi đối đầu với Fiorentina. Sau hiệp một không biết mệt mỏi, Real Madrid đã ghi hai bàn sau sáu phút để đánh bại đội bóng Ý. Năm 1958, Milan đã không tận dụng thành công sau khi vượt lên dẫn trước hai lần, sau lại để Real Madrid cân bằng. Trận chung kết được tổ chức tại sân vận động Heysel đã đến hiệp phụ, nơi Francisco Gento ghi bàn thắng trận đấu để cho phép Real Madrid củng cố danh hiệu chức vô địch lần thứ ba liên tiếp. Trong trận tái đấu ở trận chung kết, Real Madrid đã phải đối mặt với Stade Reims tại trận đấu ở Neckarstadion cho trận chung kết mùa giải 1958-59, dễ dàng giành chiến thắng 2-0. Phía Tây Đức, Eintracht Frankfurt trở thành đội bóng không phải thuộc một nước latin đầu tiên lọt vào trận chung kết Cúp C1 châu Âu. Trận chung kết mùa giải 1959-60 vẫn giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được nhiều nhất, khi Real Madrid đánh bại Eintracht Frankfurt 7-3 ở Hampden Park, nhờ cú poker của Ferenc Puskás và cú hat-trick của Alfredo Di Stéfano. Đây là danh hiệu thứ năm liên tiếp của Real Madrid, một kỷ lục vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.
phải|nhỏ|Johan Cruyff ăn mừng Cúp C1 châu Âu tai Ajax Amsterdam sau chiến thắng năm 1972 của Ajax
Triều đại của Real Madrid kết thúc ở mùa giải 1960-61 khi kình địch Barcelona truất ngôi họ ở vòng đầu tiên. Tuy nhiên, chính Barcelona bị đánh bại trong trận chung kết bởi đội bóng Bồ Đào Nha là Benfica với tỷ số 3-2 tại Sân vận động Wankdorf. Được củng cố bởi Eusébio, Benfica đã đánh bại Real Madrid 5-3 tại sân vận động Olympic ở Amsterdam và giữ cúp cho mùa thứ hai liên tiếp. Benfica muốn lặp lại thành công của Real Madrid nhưng cú đúp từ cầu thủ người Brazil gốc Ý Jose Altafini tại sân vận động Wembley đã trao chiến lợi phẩm lại cho Milan, khiến chiếc cúp rời khỏi bán đảo Iberia lần đầu tiên. Internazionale đánh bại một lão tướng - Real Madrid 3-1 trong trận đấu ở Ernst-Happel-Stadion để giành chiến thắng trong mùa giải 1963-64. Danh hiệu ở lại thành phố Milan trong năm thứ ba liên tiếp sau khi Inter đánh bại Benfica 1-0 tại sân nhà của họ, San Siro.
Từ mùa bóng 1992-93, giải được đổi tên thành UEFA Champions League. Và đến mùa bóng 1997-98, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (số lượng đội của mỗi quốc gia dựa theo bảng xếp hạng các thành viên UEFA trong 5 năm gần nhất) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005-06 và 2006-07, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý (từ mùa bóng 2013-14, Ý chỉ còn 3 đội tham dự, vì Đức đã lấy mất một suất của Ý), được quyền cử 4 đội tham gia.
Nhạc hiệu
Nhạc hiệu UEFA Champions League, có tên chính thức là "Champions League", được viết bởi Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1685-1759) với âm hưởng chủ yếu theo bài Zadok the Priest (một trong những bài hát theo hướng đăng quang của ông). UEFA ủy nhiệm cho Britten vào năm 1992 để viết một bài nhạc hiệu và tác phẩm được trình diễn bởi Dàn nhạc Hoàng gia Philharmonic của London. Trang web chính thức của UEFA tuyên bố, hiện nay nhạc hiệu gần như mang tính biểu tượng như chiếc cúp."
trái|nhỏ|Nhạc nền Champions League được sử dụng trước khi bắt đầu mỗi trận đấu khi hai đội được xếp hàng trong khi logo Champions League căng ra ở vòng tròn trung tâm.
Điệp khúc chứa ba ngôn ngữ chính thức được UEFA sử dụng: tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp. Khoảnh khắc cao trào được đặt thành câu cảm thán ‘Die Meister! Die Besten! Les Grandes Équipes! The Champions!’. Điệp khúc của quốc ca được phát trước mỗi trận đấu của UEFA Champions League khi hai đội được xếp hàng, cũng như ở đầu và cuối chương trình phát sóng trên truyền hình về các trận đấu. Ngoài bài nhạc hiệu, còn có nhạc dẫn, trong đó có các phần của bài nhạc hiệu, được chơi khi các đội vào sân. Bài nhạc hiệu hoàn chỉnh dài khoảng ba phút và có hai câu thơ ngắn cùng điệp khúc.
Các lần hát đặc biệt được trình diễn trực tiếp tại Chung kết Champions League với lời bài hát bằng các ngôn ngữ khác, đổi sang ngôn ngữ của quốc gia chủ nhà cho phần điệp khúc. Các phiên bản này đã được thực hiện bởi Andrea Bocelli (Ý) (Rome 2009, Milan 2016 và Cardiff 2017), Juan Diego Flores (Tây Ban Nha) (Madrid 2010), All Angels (Wembley 2011), Jonas Kaufmann, David Garrett (Munich 2012) và Mariza (Lisbon 2014). Trong trận chung kết năm 2013 tại sân vận động Wembley, đoạn điệp khúc đã được chơi hai lần. Tại Kiev 2018, phiên bản nhạc cụ của hợp xướng đã được chơi bởi 2Cellos. Bài quốc ca đã được phát hành thương mại với phiên bản gốc trên iTunes và Spotify với tên Champions League Theme. Vào năm 2018, nhà soạn nhạc Hans Zimmer đã phối lại giai điệu với rapper Vince Staples cho trò chơi video FIFA 19 của EA Sports, FIFA và cũng như trong đoạn giới thiệu của trò chơi.
Giải thưởng
Chiếc cúp và huy chương
nhỏ|205x205px|Chiếc cúp UEFA Champions League
Cúp cao 74 cm, nặng 11 kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một bản sao của chiếc cúp với kích cỡ nhỏ hơn, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau.
Mỗi năm, đội chiến thắng được trao Cúp vô địch châu Âu, với phiên bản hiện tại được trao từ năm 1967. Từ mùa giải 1968–69 đến trước mùa 2008–09, nếu một đội đoạt chức vô địch 3 lần liên tiếp, hoặc trong 5 lần khác nhau, đội đó có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và UEFA sẽ phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt (UEFA luôn giữ lại bản gốc). 5 câu lạc bộ có được vinh dự này là Real Madrid (14 lần vô địch); A.C. Milan (7 lần); FC Bayern München (6 lần, trong đó 3 lần liên tiếp); Liverpool FC (6 lần); Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp). Kể từ năm 2009, UEFA sẽ giữ vĩnh viễn bản gốc của chiếc cúp, do vậy một câu lạc bộ nếu đạt đủ 5 danh hiệu vô địch, hoặc vô địch 3 lần liên tiếp sẽ nhận được một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của nhà vô địch được khắc trên đó, cùng với phù hiệu cho những người chiến thắng. Đó là một logo nhỏ hình elip, nền xám, phác thảo một phần của chiếc cúp với viền trắng, ở giữa là số danh hiệu vô địch C1 của câu lạc bộ. Năm câu lạc bộ kể trên, cùng với F.C. Barcelona với chức vô địch thứ 5 vào mùa giải 2014-15 sẽ được gắn phù hiệu cho những người chiến thắng trên tay trái của áo thi đấu mãi về sau, mỗi khi thi đấu tại UEFA Champions League.
Tính đến mùa giải 2012-13, 40 huy chương vàng được trao cho những đội vô địch Champions League và 40 huy chương bạc cho á quân.
Tiền thưởng
nhỏ|Các nguyên thủ G8 tạm nghỉ trong cuộc họp thượng đỉnh để theo dõi trận chung kết năm 2012 tại Trại David, Mỹ ngày 19 tháng 5 năm 2012.
Kể từ mùa giải 2021–22, số tiền thưởng cố định được trả cho các câu lạc bộ như sau:
Vòng play-off: 5.000.000 €
Tiền thưởng chung cho mỗi đội vòng bảng: 15.640.000 €
Đội thắng trong 1 trận vòng bảng: 2.800.000 €
Đội hòa trong 1 trận vòng bảng: 900.000 €
Vòng 16 đội: 9.600.000 €
Vòng tứ kết: 10.600.000 €
Bán kết: 12.500.000 €
Á quân: 15.500.000 €
Vô địch: 20.000.000 €
Điều này có nghĩa là một câu lạc bộ có thể kiếm được nhiều nhất 85.140.000 € tiền thưởng theo cấu trúc này, không tính tiền thưởng chung của các vòng đấu loại, vòng play-off hoặc nhóm thị trường.
Một phần lớn doanh thu phân phối từ UEFA Champions League được liên kết với "nhóm thị trường", phân phối được xác định bởi giá trị của thị trường truyền hình ở mỗi quốc gia. Đối với mùa giải 2014-15, Juventus, người đã là á quân, đã kiếm được gần 89,1 triệu euro, trong đó 30,9 triệu euro là tiền thưởng, so với 61,0 triệu euro kiếm được từ Barcelona, người đã giành chiến thắng và trong đó 36,4 triệu euro tiền thưởng.
Doanh thu và lợi nhuận của UEFA Champions League đến từ quảng cáo, vé trận đấu... cũng như bản quyền truyền hình tại mỗi quốc gia sẽ được dùng để chia thưởng cho các câu lạc bộ cũng như liên đoàn của các quốc gia có câu lạc bộ tham dự.
UEFA trong năm 2012 đã ước tính doanh thu từ UEFA Champions League và UEFA Super Cup là 1,34 tỷ €.
Quy định
Các đội tham dự và thể thức thi đấu
Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-97
Kể từ khi ra đời với tên gọi European Champion Clubs' Cup (tức Cúp C1), giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc gia tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.
Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cúp C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự cúp này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cúp C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.
Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.
Mùa bóng 1986-87, vòng 1 Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.
Ở mùa giải 1991-92, Cúp C1 vẫn mang tên là European Champion Clubs' Cup như trước đây, nhưng UEFA đã thử nghiệm một thể thức thi đấu mới. 8 đội lọt vào tứ kết được chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn một lượt (vẫn gồm 2 lượt trận sân nhà sân khách cho mỗi cặp đấu), chọn ra 2 đội đầu bảng vào thi đấu trận chung kết.
Mùa giải 1992-93, giải bóng đá này chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League - giải đấu của các nhà vô địch. Lúc này, vòng tứ kết vẫn gồm 8 đội nhưng lại có thêm vòng bán kết. Trận bán kết diễn ra giữa đội nhất bảng này gặp nhì bảng kia, nhưng chỉ thi đấu một trận duy nhất trên sân của những đội nhất bảng.
Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cúp C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch cúp này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-61, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở Sân vận động Santiago Bernabéu và thắng 2-1 ở Camp Nou. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cúp C1.
Từ mùa bóng 1997-98 đến mùa 2014-15
UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có bốn bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu bốn bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.
Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có cơ hội đoạt Cúp này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.
Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại tám bảng đấu.
Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.
Từ mùa giải 2015–16 đến mùa giải 2017–18
Bắt đầu từ mùa giải 2015–16, đương kim vô địch UEFA Europa League sẽ được phép tham dự UEFA Champions League, nhưng chỉ bắt đầu từ vòng play-off, nhằm đảm bảo khả năng tham gia vòng bảng của các đội bóng cạnh tranh khác. Đội vô địch UEFA Europa League sẽ được tham dự UEFA Champions League ngay từ vòng bảng với điều kiện đội vô địch UEFA Champions League đã giành vé từ đường quốc nội. Do đó, số lượng tối đa đội bóng đến từ cùng một quốc gia có thể tham gia Champions League cũng đã được tăng từ bốn lên năm đội.
Từ mùa giải 2018–19
Số đội đá play-off sẽ giảm từ 20 đội xuống còn 12 đội nghĩa là 4 đội xếp thứ 4 từ các giải vô địch quốc gia xếp hạng từ 1 đến 4 sẽ được vào thẳng vòng bảng.
Thay đổi người: Kể từ vòng knock-out, các HLV có thể thay cầu thủ thứ 4 trong trường hợp đội bóng của họ phải đá hiệp phụ.
Thời gian: Thay vì diễn ra vào 19h45 (giờ GMT) như trước đây, các trận đấu có thể bắt đầu vào 2 khung giờ mới là 17h55 (GMT) và 20h00 (GMT).
Số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận: UEFA cho phép các đội tăng số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận từ 18 lên thành 23. Như vậy sau khi bố trí đội hình xuất phát các HLV còn tới 12 sự lựa chọn để tung vào sân lúc cần.
Cầu thủ mới: Sau vòng bảng, các đội có thể đăng ký thêm 3 cầu thủ mới mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Vòng loại
nhỏ|432x432px|Bản đồ các quốc gia UEFA có các đội lọt vào vòng bảng UEFA Champions League
Kể từ mùa giải 2009-10, UEFA Champions League bắt đầu với vòng đấu bảng gồm 32 đội, trước đó là hai vòng loại 'luồng' cho các đội không được vào thẳng giải đấu. Hai luồng được phân chia giữa các đội đủ điều kiện nhờ vô địch giải đấu trong nước và những đội đủ điều kiện nhờ đứng từ hạng 2 đến hạng 4 trong bảng xếp hạng giải vô địch quốc gia trong nước của mỗi đội bóng.
Số lượng đội bóng mà mỗi hiệp hội được tham gia UEFA Champions League dựa trên các hệ số do UEFA đưa ra cho các hiệp hội. Các hệ số này được xét bởi kết quả của các câu lạc bộ đại diện cho mỗi hiệp hội trong mùa giải Champions League và UEFA Europa League/UEFA Cup trước đó. Hệ số của hiệp hội càng cao, càng có nhiều đội đại diện cho hiệp hội tham gia Champions League và được hưởng lợi vì có càng ít vòng đấu loại mà các đội của hiệp hội phải thi đấu.
Ngoài các tiêu chí trên, bất kỳ câu lạc bộ nào cũng phải được hiệp hội quốc gia của mình cấp phép tham gia Champions League. Để có được giấy phép này, câu lạc bộ phải đáp ứng một số yêu cầu về tiêu chuẩn sân vận động, cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính.
Mùa giải 2005–06, Liverpool và Artmedia Bratislava đã trở thành những đội đầu tiên lọt vào vòng bảng Champions League sau khi chơi ở cả ba vòng loại. Trong mùa 2008–09, cả BATE Borisov và Anorthosis Famagusta đều đạt được thành tích tương tự. Real Madrid đang giữ kỷ lục xuất hiện liên tiếp nhiều nhất ở vòng bảng, có đủ điều kiện 25 lần liên tiếp (1997–nay). Họ bị bám sát bởi Arsenal với 19 lần tham dự (1998-2016) và Manchester United là 18 lần (1996–2013).
Từ năm 2003 đến 2008, không có sự khác biệt nào được đưa ra giữa nhà vô địch và không vô địch trong vòng loại. 16 đội xếp hạng hàng đầu trải rộng trên các giải đấu lớn nhất trong nước đủ điều kiện trực tiếp cho vòng bảng giải đấu. Trước đó, ba vòng đấu loại trực tiếp sơ bộ để đánh bại các đội còn lại.
Một ngoại lệ đối với hệ thống vòng loại châu Âu thông thường đã xảy ra vào năm 2005, sau khi Liverpool vô địch Champions League năm trước, nhưng không hoàn thành vị trí vòng loại Champions League tại Premier League mùa đó. UEFA đã dành sự phân phối đặc biệt cho Liverpool để tham dự Champions League, mang lại cho Anh năm vị trí vòng loại. UEFA sau đó phán quyết rằng các nhà vô địch bảo vệ đủ điều kiện cho cuộc đua năm sau bất kể thứ hạng giải đấu trong nước của họ. Tuy nhiên, đối với những giải đấu có bốn đội tham dự Champions League, điều này có nghĩa là, nếu người chiến thắng Champions League nằm ngoài bốn đội hàng đầu của giải đấu trong nước, nó sẽ đủ điều kiện để trả giá cho đội xếp thứ tư trong giải đấu. Cho đến mùa 2015-16, không có hiệp hội nào có thể có nhiều hơn bốn đội tham gia Champions League. Vào tháng 5 năm 2012, Tottenham Hotspur đứng ở vị trí thứ tư tại Premier League mùa giải 2011-12, hơn 2 bậc so với Chelsea, nhưng không đủ điều kiện cho Champions League mùa 2012-13. Tottenham đã bị hạ bệ ở UEFA Europa League 2012-13.
Vào tháng 5 năm 2013, người ta đã quyết định rằng, bắt đầu từ mùa 2015-16 (và tiếp tục ít nhất là cho đến mùa giải 2017-18), những đội chiến thắng UEFA Europa League mùa trước sẽ đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League, tham gia từ vòng play-off và bước vào vòng bảng.
Vào năm 2007, Michel Platini, chủ tịch UEFA, đã đề xuất lấy một vị trí trong ba giải đấu với bốn đội tham gia và phân bổ nó cho người chiến thắng cúp quốc gia đó. Đề xuất này đã bị từ chối trong một cuộc bỏ phiếu tại cuộc họp của Hội đồng Chiến lược UEFA. Tuy nhiên, trong cùng một cuộc họp, người ta đã đồng ý rằng đội xếp thứ ba trong ba giải đấu hàng đầu sẽ nhận được vòng loại tự động cho vòng bảng, thay vì vào vòng loại thứ ba, trong khi đội hạng tư sẽ vào vòng chơi tắt vòng cho những đội không vô địch, đảm bảo một đối thủ từ một trong 15 giải đấu hàng đầu châu Âu. Đây là một phần trong kế hoạch của Platini nhằm tăng số lượng đội đủ điều kiện trực tiếp vào vòng bảng, đồng thời tăng số lượng đội từ các quốc gia xếp hạng thấp hơn ở vòng bảng.
Năm 2012, Arsène Wenger gọi việc đủ điều kiện tham gia Giải vô địch bằng cách hoàn thành bốn vị trí hàng đầu tại Giải Ngoại hạng Anh với tên gọi "Cúp thứ 4". Cụm từ được đặt ra sau một cuộc hội thảo trước trận đấu khi ông được hỏi về việc Arsenal không có cúp sau khi thua FA Cup. Ông ấy nói "Chiếc cúp đầu tiên là hoàn thành trong top bốn". Tại Đại hội cổ đông 2012 của Arsenal, Wenger cũng được trích dẫn: "Đối với tôi có năm danh hiệu mỗi mùa: Premier League, Champions League, thứ ba là đủ điều kiện cho Champions League..."
Vòng bảng và vòng đấu loại trực tiếp
Giải đấu bắt đầu với vòng bảng gồm 32 đội, được chia thành tám bảng. Hạt giống được sử dụng trong khi thực hiện bốc thăm cho giai đoạn này, trong khi các đội từ cùng một quốc gia có thể không nằm cùng một bảng đấu với nhau. Đội chiến thắng và á quân từ mỗi bảng sau đó tiến vào vòng tiếp theo. Đội đứng thứ ba bước vào UEFA Europa League.
Đối với giai đoạn này, đội chiến thắng từ một bảng thi đấu với đội á quân từ một bảng khác và các đội từ cùng một hiệp hội có thể không được đối đầu với nhau. Từ vòng tứ kết trở đi, việc bốc thăm là hoàn toàn ngẫu nhiên. Giải đấu sử dụng luật bàn thắng sân khách cho đến mùa giải 2020–21.
Vòng bảng được chơi từ tháng 9 đến tháng 12, trong khi vòng đấu loại trực tiếp bắt đầu vào tháng Hai. Các trận đấu loại trực tiếp được chơi ở sân khách và sân nhà, ngoại trừ trận chung kết. Trận chung kết thường được tổ chức vào hai tuần cuối tháng Năm hoặc vào những ngày đầu tháng Sáu, đã xảy ra trong ba năm số lẻ liên tiếp kể từ năm 2015.
Xếp hạng vòng bảng
Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn.
Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng.
Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng). Đội đứng thứ ba tại mỗi bảng sẽ chuyển xuống chơi vòng 32 đội tại UEFA Europa League.
Phân bổ
Sau đây là danh sách mặc định.
Các thay đổi sẽ được đưa vào danh sách truy cập ở trên nếu đương kim vô địch UEFA Champions League và/hoặc UEFA Europa League có đủ điều kiện tham gia giải đấu thông qua các giải đấu nội địa của họ.
Nếu các nhà vô địch UEFA Champions League đủ điều kiện tham dự vòng bảng qua giải đấu nội địa của họ, nhà vô địch của quốc gia xếp hạng 11 (Áo vào mùa 2019-20) sẽ bước vào vòng đấu bảng, và các nhà vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được thăng hạng.
Nếu đội vô địch UEFA Europa League đủ điều kiện tham gia vòng bảng qua giải đấu trong nước, đội bóng thứ ba của hiệp hội 5 (Pháp) sẽ bước vào vòng bảng, và những đội không phải là vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được sắp xếp cho phù hợp.
Nếu đội vô địch UEFA Champions League và/hoặc UEFA Europa League không đủ điều kiện tham dự vòng bảng thông qua giải đấu trong nước thì vị trí của họ trong vòng bảng sẽ được bỏ trống, và các đội của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước sẽ được thăng hạng.
Một hiệp hội có thể có tối đa năm đội trong giai đoạn vòng bảng. Do đó, nếu cả hai đội giữ danh hiệu Champions League và Europa League đều đến từ cùng một hiệp hội, đội đứng thứ tư của giải đấu trong nước sẽ không thi đấu ở Champions League và thay vào đó thi đấu tại Europa League (trường hợp này thuộc về Anh Quốc 2019-20).
Liechtenstein không có giải vô địch quốc gia chỉ có Cúp quốc gia nên chỉ được tham dự UEFA Europa League.
Trọng tài
Xếp hạng
Đơn vị trọng tài UEFA được chia thành năm loại dựa trên kinh nghiệm. Một trọng tài ban đầu được đưa vào Hạng 4 ngoại trừ các trọng tài đến từ Pháp, Đức, Anh, Ý hoặc Tây Ban Nha. Các trọng tài từ năm quốc gia này thường thoải mái với các trận đấu chuyên nghiệp hàng đầu và do đó được đặt trực tiếp vào Loại 3. Mỗi màn trình diễn của trọng tài được quan sát và đánh giá sau mỗi trận đấu; hạng mục của anh ấy có thể được sửa đổi hai lần mỗi mùa, nhưng trọng tài không thể được thăng hạng trực tiếp từ Hạng mục 3 lên Hạng mục Ưu tú.
Chỉ định
Phối hợp với Đơn vị trọng tài UEFA, Ủy ban trọng tài UEFA chịu trách nhiệm chỉ định trọng tài cho các trận đấu. Các trọng tài được bổ nhiệm dựa trên các trận đấu, màn trình diễn và mức độ thể lực trước đó. Để ngăn chặn sự thiên vị, Champions League có tính quốc tịch. Không trọng tài nào có thể có cùng quốc tịch với bất kỳ câu lạc bộ nào trong các bảng. Các chỉ định về trọng tài, được đề xuất bởi Đơn vị trọng tài UEFA, được gửi đến Ủy ban trọng tài UEFA để được thảo luận hoặc sửa đổi. Sau khi có sự đồng thuận, tên của trọng tài được chỉ định sẽ được giữ bí mật cho đến hai ngày trước trận đấu với mục đích giảm thiểu ảnh hưởng của công chúng.
Giới hạn
Kể từ năm 1990, một trọng tài quốc tế của UEFA không thể vượt quá 45 tuổi. Sau khi bước sang tuổi 45, một trọng tài phải từ chức vào cuối mùa giải. Giới hạn độ tuổi được thiết lập để đảm bảo mức độ thể dục. Ngày nay, các trọng tài UEFA Champions League được yêu cầu phải vượt qua bài kiểm tra thể lực thậm chí để được xem xét ở cấp độ quốc tế.
Tài trợ
nhỏ|Một lon Heineken có logo của Chung kết UEFA Champions League 2011
nhỏ|Quảng cáo cá cược bị cấm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2013, Real Madrid (có nhà tài trợ áo đấu là bwin lúc bấy giờ) được yêu cầu mặc áo không có nhà tài trợ khi thi đấu với Galatasaray ở Istanbul.
Giống như FIFA World Cup, UEFA Champions League được tài trợ bởi một nhóm các tập đoàn đa quốc gia, trái ngược với nhà tài trợ chính duy nhất thường thấy trong các giải đấu hàng đầu quốc gia. Khi Champions League được thành lập vào năm 1992, người ta đã quyết định tối đa tám công ty nên được phép tài trợ cho sự kiện này, với mỗi công ty được phân bổ bốn bảng quảng cáo xung quanh chu vi của sân, cũng như vị trí logo ở trước và sau phỏng vấn sau trận đấu và một số lượng vé nhất định cho mỗi trận đấu. Điều này, kết hợp với một thỏa thuận để đảm bảo các nhà tài trợ giải đấu được ưu tiên trên các quảng cáo truyền hình trong các trận đấu, đảm bảo rằng mỗi nhà tài trợ chính của giải đấu đều được tiếp xúc tối đa.
Từ giai đoạn đấu loại trực tiếp 2012-13, UEFA đã sử dụng quảng cáo LED được lắp đặt tại các sân vận động loại trực tiếp, bao gồm cả giai đoạn cuối. Từ mùa giải 2015-16 trở đi, UEFA đã sử dụng cách quảng cáo như vậy từ vòng play-off cho đến trận chung kết.
Các nhà tài trợ chính của giải đấu cho giai đoạn 2021–24 là:
Oppo
FedEx
Turkish Airlines
Heineken N.V.
Heineken (trừ Albania, Azerbaijan, Bosnia và Herzegovina, Kazakhstan, Kosovo, Pháp, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ)
Heineken Silver
Just Eat Takeaway
10bis (chỉ ở Israel)
Bistro (chỉ ở Slovakia)
Just Eat
Đan Mạch
Pháp
Cộng hòa Ireland
Ý
Tây Ban Nha
Thụy Sĩ
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Lieferando (chỉ ở Đức và Áo)
Pyszne (chỉ ở Ba Lan)
Grubhub và Seamless (chỉ ở Hoa Kỳ)
SkipTheDishes (chỉ ở Canada)
Takeaway (chỉ ở Bỉ, Bulgaria và Luxembourg)
Thuisbezorgd (chỉ ở Hà Lan)
Mastercard
PepsiCo
Pepsi
Pepsi Max
Lay's (chỉ ở Australasia, Balkan, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Ireland và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland)
Smith's (chỉ ở Australasia)
Walkers (chỉ ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland)
Ruffles (chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ)
Chipsy (chỉ ở Croatia, Albania, Serbia, Montenegro, Bosna và Hercegovina, Kosovo và Bắc Macedonia)
Rockstar (chỉ ở Việt Nam)
Sony
PlayStation 5
Socios.com (chỉ ở Hoa Kỳ)
Adidas là nhà tài trợ thứ cấp và cung cấp bóng trận đấu chính thức, Adidas Finale, còn đồng phục trọng tài được tài trợ bởi Macron. Hublot cũng là nhà tài trợ thứ cấp với tư cách là ban chính thức thứ tư của cuộc thi.
Câu lạc bộ cá nhân có thể mặc áo với quảng cáo. Tuy nhiên, chỉ có một tài trợ được phép cho mỗi áo ngoài của nhà sản xuất. Các ngoại lệ được thực hiện cho các tổ chức phi lợi nhuận, có thể xuất hiện ở mặt trước của áo, kết hợp với nhà tài trợ chính hoặc ở mặt sau, dưới số đội hình hoặc trên khu vực cổ áo.
Nếu các câu lạc bộ chơi một trận đấu trong một quốc gia nơi danh mục tài trợ có liên quan bị hạn chế (chẳng hạn như hạn chế quảng cáo rượu của Pháp), thì họ phải xóa logo đó khỏi áo của họ. Ví dụ, khi Rangers thi đấu bên phía Pháp với Auxerre và Strasbourg tại Champions League 1996-97 và UEFA Cup, các cầu thủ của Rangers đã đeo logo của Center Parcs thay vì McEwan's Lager (cả hai công ty lúc đó là công ty con của Scottish & Newcastle).
Truyền thông
Giải đấu thu hút đông đảo khán giả truyền hình, không chỉ ở châu Âu, mà trên toàn thế giới. Trận chung kết của giải đấu, trong những năm gần đây, là sự kiện thể thao thường niên được theo dõi nhiều nhất trên thế giới. Trận chung kết của giải đấu 2012-13 có xếp hạng truyền hình cao nhất cho đến nay, thu hút khoảng 360 triệu khán giả truyền hình.
Thống kê theo đội bóng
Thành tích theo câu lạc bộ
Thành tích theo quốc gia
Ghi chú
Thống kê theo cầu thủ
Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất
cho biết cầu thủ đến từ thời kỳ Cúp C1 Châu Âu. Các cầu thủ tham dự UEFA Champions League 2022–23 được đánh dấu bằng chữ in đậm.
Bảng dưới đây không bao gồm các bàn thắng ghi trong giai đoạn vòng loại.
Những cầu thủ ra sân nhiều nhất
cho biết cầu thủ đến từ thời kỳ Cúp C1 Châu Âu. Các cầu thủ tham dự UEFA Champions League 2022–23 được đánh dấu bằng chữ in đậm.
Bảng dưới đây không bao gồm việc ra sân trong giai đoạn vòng loại.
Ghi chú
Giải thưởng
Bắt đầu từ mùa giải 2021–22, UEFA đã giới thiệu giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải UEFA Champions League.
Ban giám khảo bao gồm các huấn luyện viên của các câu lạc bộ tham gia vòng bảng của cuộc thi, cũng như 55 nhà báo được lựa chọn bởi nhóm European Sports Media (ESM), một người từ mỗi hiệp hội thành viên UEFA.
Cùng mùa giải, UEFA cũng giới thiệu giải thưởng Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất mùa giải UEFA Champions League. |
Đường hoa Nguyễn Huệ có tên gọi của đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh khi được trang hoàng vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, dành cho khách đi bộ thưởng ng rỡ, thu hút rất nhiều khách viếng thăm, và trở thành một địa chỉ quen thuộc cho những vị khách du xuân. Nguyễn Huệ là một trong những con đường đẹp nhất của Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Bến Nghé, Quận 1, nằm trải oạn, bắt đầu từ tết Giáp Thân năm 2004, trước đó thường được gọi là Chợ hoa Nguyễn Huệ. Đường Nguyễn Huệ, với nhiều tòa nhà cao tầng và những trung tâm thương mại mua bán sầm uất, biến thành một đườễ hội Đường sách cùng thời gian và địa điểm trên, trưng bày các phương tiện sách, ấn phẩm, với sự tham gia của nhiều ng hoa rựcdài hơn 700 mét từ trước trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố và tượng đài Hồ Chí Minh đến Bến Bạch Đằng
Hiện nay, hàng năm triển lãm Đường hoa Nguyễn Huệ thường được tổ chức từ ngày 28 tháng chạp đến hết mùng 4 tháng Giêng âm lịch. Bên cạnh Đường hoa là Lnhà phát hành sách.
Ngoài Đường hoa Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh còn có các hội hoa Xuân triển lãm hàng năm, như tại Công viên Tao Đàn, công viên Gia Định, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng và phố Ông Đồ...
Lịch sử
Trước năm 1887 tại vị trí Đại lộ Nguyễn Huệ ngày nay chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner.
Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý (nay là trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) và đầu kia là bờ sông Sài Gòn (nay gọi lên đại lộ này.
Chợ hoa Nguyễn Huệ cùng chợ chim Huỳnh Thúc Kháng là một trong những điểm tham quan nổi tiếng thời đó.ở bến, và trên bờ, hoa trải dài trơng vị đặc trưng của chợ hoa Tết. Những tiếng cười nói, tiếng rao hàng, tiếng mặc cả, rồi cả tiếng leng keng của những thùng kem dạo đã trở thành âm thanh quen thuộc gắn bó với người dân thành phố. Được đi chơi chợ hoa Nguyễn Huệ, được cha mẹ mua cho một que kem hay một cái kẹo bông bằng đường, r
Cho đến cuối thế kỷ 20, cách đây khoảng vài chục năm, mỗi năm một lần, con đường này là chợ hoa xuân chính của người dân thành phố. Mỗi khi Tết đến thì đây là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh nên con đường này khi đó còn được gọi là Chợ Tết Nguyễn Huệ. Nhà vườn tập kết hoa ở bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Người ta đến đây không chỉ để mua hoa mà còn là ngắm, thưởng ngoạn và tận hưởng cái hưà Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ồi tung tăng trong không khí vui tươi, hớn hở đã là những kỷ niệm thơ ấu rất khó quên trong ký ức nhiều người.
Đường hoa
Sau năm 2003, thành phố quy hoạch lại chợ hoa xuân, đưa chợ hoa ra Công viên 23 tháng 9. Chợ hoa Nguyễn Huệ không còn nữa. Chợ hoa ở Công viên 23 tháng 9 vẫn n lối đi, nằm lọt giữa hai làn xe đông vui và hai dãy nhà cao tầng ở hai bên.
Từ Tết Giáp Thân năm 2004, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở lại nhưng với diện mạo mới. Không còn cảnh mua bán, chào mời, mặc cả, con đường với hoa là hoa nhưng được bày biện, sắp đặt công phu, chỉ dành cho việc thưởng ngoạn của khách du xuân. Và cũng từ năm này, cứ vào dịp Tết, đường Nguyễn Htấp nập đông vui, nhưng nhiều người vẫn tiếc nuối cái cảm giác dạo bước ở chợ hoa Nguyễn Huệ, nơi mà mỗi năm chỉ một lần được đi bộ ở làn xe giữa trên con đường 3 làn xe đẹp nhất thành phố này, nơi mà hoa trải dài hai bêuệ có một cái tên khác, đó là đường hoa Nguyễn Huệ.
Từ đó, mỗi năm, đường hoa Nguyễn Huệ lại mạnh những cảnh trang trí sáng tạo lại có những cảnh tái hiện văn hóa dân tộc xưa và nếp sống làng quê Việt, có ao sen với vó câu, dòng kênh với cầu khỉ chênh vênh, đường làng quê với xe thổ mộ và quán cóc bên đường, những gánh hàng hoa, những chiếc thuyền hoa, rồi cả những cần xé trái cây của một vùng đất Nam Bộ trù phú, màu mỡ... đem lại cho du khách cảm giác thích thú mà ấm áp, mới lạ mà thân quen, gần gũi.
Hoa trong đường hoa Nguyễn Huệ là một điều không thể thiếu. Ban tổ chức đã trưng bày rất nhiều loại hoa tươi, từ những loại hoa quen thuộc đến những loại hoa quý đến từ Đà Lạt hay xa hơnở ra đón khách, với mỗi năm mới là những chủ đề mới, những ý tưởng mới. Để có được một đường hoa đẹp nhất, ban tổ chức đã phải tổ chức cuộc thi sáng tạo để tìm những ý tưởng hay nhất cho việc trang trí đường hoa.
Tại đây, giữa lòng thành phố bên c như từ miền Bắc. Tất cả tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu giữa mùa xuân.
Đường hoa Nguyễn Huệ là một công trình văn hóa du lịch có ý nghĩa của thành phố, mang lại sự rực rỡ cho thành phố mỗi dịp Xuân về đồng thời cũng là địa chỉ vui chơi của không chỉ nhiều người dân thành phố mà còn của khách thập phương, của Việt kiều về nước và của cả nhiều du khách nước ngoài.
Chủ đề Đường hoa Nguyễn Huệ
Thập niên 2000
Thập niên 2010
Thập niên 2020 |
Elo hay là ELO có vài nghĩa:
Hệ số Elo là một hệ thống tính điểm để đánh giá trình độ của người chơi cờ vua.
Electric Light Orchestra, một ban nhạc rock. |
Hệ thống xếp hạng Elo là một phương pháp để tính toán một cách tương đối trình độ của người chơi trong các trò chơi có tổng bằng không (zero-sum game) như cờ vua. Elo thường được viết dưới dạng chữ in hoa, ELO, nhưng không phải là một chữ viết tắt. Đây là tên của người sáng lập Élő Árpád Imre, giáo sư vật lý người Mỹ gốc Hungary.
Hệ thống Elo ban đầu được tạo ra như một hệ thống đánh giá cờ vua được cải tiến từ hệ thống Harkness (Harkness system), một hệ thống xếp hạng cờ vua được sử dụng trước đó, nhưng cũng được sử dụng làm hệ thống xếp hạng cho những cuộc cạnh tranh nhiều người: trong một số video games (trò chơi điện tử), bóng đá, bóng bầu dục Mỹ (bóng đá Mỹ), bóng rổ, bóng chày MLB (Major League Baseball), bóng bàn, Scrabble, các trò chơi cờ bàn (board games) như ma sói và nhiều trò khác.
Sự khác biệt trong xếp hạng giữa hai người chơi đóng vai trò dự đoán kết quả của một trận đấu. Hai người chơi có xếp hạng ngang nhau nếu đối đầu nhau thì được dự đoán sẽ có số trận thắng bằng nhau. Một người chơi có xếp hạng 100 điểm cao hơn so với đối thủ của họ thì dự kiến sẽ đạt 64% tỉ lệ thắng; nếu chênh lệch là 200 điểm thì điểm số dự kiến cho người chơi mạnh hơn là 76% tỉ lệ thắng.
Hệ số xếp hạng Elo của một người chơi được đại diện bởi một con số tăng hoặc giảm tùy theo kết quả của các trận đấu giữa những người chơi được đánh giá. Sau mỗi trận đấu, người chơi chiến thắng sẽ lấy đi điểm từ người chơi thua cuộc. Sự khác biệt giữa các hệ số giữa người thắng và thua quyết định tổng điểm nhận được hay mất đi sau mỗi trận đấu. Trong một loạt trận giữa một người chơi được đánh giá cao và người chơi được đánh giá thấp, người chơi được đánh giá cao được dự đoán sẽ thắng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu người chơi được đánh giá thấp thắng một cách bất ngờ, rất nhiều điểm sẽ được chuyển đổi. Người chơi được đánh giá thấp cũng sẽ nhận được điểm trong trường hợp hòa với người chơi được đánh giá cao. Điều này có nghĩa là hệ thống xếp hạng Elo là hệ thống tự chỉnh sửa. Một người chơi có xếp hạng quá thấp nên về lâu dài làm tốt hơn hệ thống xếp hạng dự đoán và từ đó đạt được nhiều điểm xếp hạng cho đến khi hệ thống xếp hạng phản ánh thực lực đúng của họ.
Hiện nay, hệ số Elo quốc tế trong môn cờ vua được FIDE công nhận, thông qua thang điểm được định nghĩa trong Luật FIDE (FIDE handbook). Ngoài ra một số quốc gia tự đưa ra hệ thống tính điểm riêng để áp dụng trong nước.
Xếp hạng
Một người mới biết chơi có trình độ 1000 Elo khi người đó nắm được luật.
Khoảng 1200 Elo là các người chơi không thường xuyên.
1600 Elo ứng với người có trình độ trung bình trong một câu lạc bộ.
1800 Elo ứng với người có trình độ khá trong một câu lạc bộ.
2000 Elo ứng với người có trình độ cao trong một câu lạc bộ.
2200 Elo trở lên ứng với trình độ kiện tướng (Master).
2400 Elo trở lên ứng với trình độ kiện tướng quốc tế (International Master).
2600 Elo trở lên ứng với trình độ đại kiện tướng (Grand Master).
Trong lịch sử của FIDE, tính đến tháng 10 năm 2015, đã có 100 kỳ thủ từng đạt được Elo trên 2700. Họ được đặt một danh hiệu không chính thức là "Siêu đại kiện tướng". Người giữ kỉ lục cao nhất về Elo từng đạt được là Magnus Carlsen (2882).
Phương pháp tính Elo
Phương pháp tính điểm Elo được phát minh bởi tiến sĩ Arpad Elo, một nhà vật lý học người Mỹ gốc Hungary.
Ngày nay phương pháp Elo không những được dùng trong bộ môn cờ vua mà cả trong các bộ môn khác như cờ tướng và cờ vây.
Công thức toán học của phương pháp Elo & cách áp dụng chung cho toàn game cờ
Giả thiết, bàn cờ 2 đối thủ A & B thi đấu với nhau, trong đó:
- Kỳ thủ A có điểm số Elo: Ra
- Kỳ thủ B có điểm số Elo: Rb
Công thức áp dụng tính điểm:
- Công thức (1) – tính cho người chơi A: Ea=Qa/(Qa+Qb)
- Công thức (2) – tính cho người chơi B: Eb=Qb/(Qa+Qb)
trong đó:
- Qa=10^(Ra/400)
- Qb= 10^(Rb/400)
Chú ý: Ea + Eb = 1
Điểm trận đấu của kỳ thư:
Khi hết ván
+ Thắng: được 1 điểm
+ Hòa: được 0.5 điểm
+ Thua: được 0 điểm
Công thức điều chỉnh Elo được tính lại sau khi kết thúc mỗi ván đấu, như sau:
Người A: Ra’ = Ra + K(Aa – Ea)
Người B: Rb’ = Rb + K(Ab – Eb)
Trong đó Aa và Ab lần lượt là điểm trận đấu của hai kỳ thủ và K là một hệ số có tác dụng kiểm soát hiện tượng lạm phát và giảm phát.
- Hệ số K
+ K = 25 dành cho kỳ thủ mới có cường số dưới 1600
+ K = 20 dành cho kỳ thủ mới có cường số dưới 2000
+ K = 15 dành cho kỳ thủ có cường số dưới 2400.
+ K = 10 dành cho kỳ thủ có cường số trên 2400
Ví dụ
Giả sử số điểm của kỳ thủ A là 1613, của kỳ thủ B là 1609.
Áp dụng công thức (1) và (2), có:
- Ea = 0.506
- Eb = 0.494.
- Giả sử cả hai người đều có hệ số K là 20 và kỳ thủ A bị thua kỳ thủ B.
Điểm trận đấu của A là 0 còn của B là 1.
Số điểm mới của hai người sẽ là:
- Ra’ = 1613 + 20(0 – 0.506) = 1603
- Rb’ = 1609 + 20(1 – 0.494) = 1619
Một số gương mặt tiêu biểu
Trong bảng xếp hạng Elo của các kì thủ, có tất cả 13 kì thủ đã từng đạt Elo cao hơn 2800. Mức Elo đỉnh cao cá nhân của họ là:
Magnus Carlsen (2882, tháng 5 năm 2014)
Garry Kasparov (2851, tháng 1 năm 2000)
Fabiano Caruana (2844, tháng 10 năm 2014)
Levon Aronian (2830, tháng 3 năm 2014)
Wesley So (2822, tháng 2 năm 2017)
Shakhriyar Mamedyarov (2820, tháng 9 năm 2018)
Maxime Vachier-Lagrave (2819, tháng 8 năm 2016)
Vladimir Kramnik (2817, tháng 10 năm 2016)
Viswanathan Anand (2817, tháng 3 năm 2011)
Đinh Lập Nhân hay Liren Ding (2816, tháng 11 năm 2018)
Veselin Topalov (2816, tháng 7 năm 2015)
Hikaru Nakamura (2816, tháng 10 năm 2015)
Alexander Grischuk (2810, tháng 12 năm 2014)
Bảng xếp hạng tháng 9 năm 2015 lần đầu tiên trong lịch sử có đến 5 kỳ thủ trong bảng xếp hạng có mức Elo vượt 2800.
Chú thích |
Garry Kimovich Kasparov (tiếng Nga: Га́рри Ки́мович Каспа́ров; phát âm như kas-PA-rov với trọng âm ở âm tiết thứ hai) sinh ngày 13 tháng 4 năm 1963, là siêu đại kiện tướng cờ vua người Nga và được ví là kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử. Hệ số ELO 2851 của Kasparov vào tháng 7 năm 1999 trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Cờ vua Quốc tế (FIDE) được xếp hạng cao nhất trong khoảng 20 năm từ năm 1985 đến năm 2005, Kasparov đã từng là nhà vô địch cờ vua thế giới không thể đánh bại từ 1985 đến 1993. Năm 1993, khi Nigel Short người Anh lọt vào trận chung kết thế giới, trở thành người thách thức Kasparov, thì cả Short và Kasparov cùng quyết định ly khai khỏi FIDE để lập ra 1 tổ chức mới là Hiệp hội Cờ vua Chuyên nghiệp (PCA) và tổ chức riêng trận chung kết thế giới. Trong trận đấu này, Kasparov đã giành phần thắng và giữ ngôi vô địch. Trong khi đó, FIDE khai trừ Kasparov và Short ra khỏi tổ chức của mình và chỉ định Karpov và Timman (người Hà Lan) đấu trận chung kết (Karpov thắng trận này).
Trong nhiều năm, PCA và FIDE hoạt động song song nhau, Kasparov chỉ thi đấu trong khuôn khổ PCA nhưng vẫn được FIDE tính điểm và xếp hạng, hệ số ELO của Kasparov đứng vững ở vị trí số 1 thế giới nhiều năm liền. Năm 2000, đối thủ trong trận chung kết của Kasparov là Vladimir Kramnik (người Nga), Kasparov thua trận đấu này (gồm 16 ván) và để mất danh hiệu vô địch PCA vào tay Kramnik.
Kasparov đã 11 lần giành giải thưởng Oscar cờ vua trong các năm: 1982, 1983, 1985, 1986, 1987, 1988, 1995, 1996, 1999, 2001 và 2002. Kasparov tuyên bố ngừng thi đấu cờ vua chuyên nghiệp vào ngày 10 tháng 3 năm 2005 vì cảm thấy không có đối thủ ngang tầm.
Sau khi giải nghệ, ông tham gia các hoạt động chính trị. Ông chủ trương đường lối dân chủ, ủng hộ phe đối lập ở Nga và chống lại tổng thống Putin. Ông cũng dự định sẽ tranh cử tổng thống. Kasparov đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm phản đối chính quyền của Putin, điển hình là các cuộc biểu tình. Trong một cuộc biểu tình năm 2007, ông bị bắt và giam giữ trong vài ngày .
Năm 2014, Kasparov có quốc tịch Croatia. Ông sống ở thành phố New York và thường xuyên đi khắp nơi.
Tiểu sử
Cha, Kim Moiseevich Weinstein (gốc Do Thái), kỹ sư năng lượng, và mẹ, Klara Shagenovna Kasparian (gốc Armenia), kỹ sư chuyên gia tự động hóa và cơ khí truyền thông, đã dạy Garry chơi cờ. Garry bắt đầu học cờ vua thường xuyên ở Cung Đội viên Baku năm 7 tuổi (cũng là năm cha cậu mất vì ung thư bạch cầu), vài năm sau mẹ cậu đã lấy họ của mình đặt cho con.
Từ năm 10 tuổi, Kasparov đã học trong trường cờ vua của nhà cựu vô địch thế giới Mihail Botvinnik. Năm 15 tuổi, anh đã trở thành trợ lý của Botvinnik.
Năm 1975, trong buổi biểu diễn chơi cờ với nhiều người của nhà vô địch thế giới môn cờ vua Anatoly Karpov ở Cung Đội viên Leningrad, Kasparov đã hòa với Đại kiện tướng.
Năm 1976, Kasparov chiến thắng giải vô địch thiếu niên Liên Xô môn cờ vua.
Năm 1978, Kasparov thắng giải cờ vua tưởng nhớ Sokolsky ở Minsk và nhận danh hiệu Kiện tướng thể thao môn cờ vua.
Năm 1980, anh trở thành Đại kiện tướng trẻ nhất thế giới, đoạt chức vô địch thiếu niên thế giới môn cờ vua ở Dortmund và tốt nghiệp trung học với Huy chương vàng.
Năm 1981, vô địch Liên Xô môn cờ vua, trở thành nhà vô địch môn cờ vua trẻ nhất của Liên Xô.
Năm 1984, sau khi đã loại bỏ các đấu thủ khác, Kasparov trở thành người thách đấu với đương kim vô địch thế giới Anatoly Karpov. Trận chung kết giữa Karpov và Kasparov đã không thể kết thúc do không bên nào thắng trước được 6 ván theo quy định. Sau 48 ván, trận đấu tranh chức vô địch buộc phải bị hủy bỏ để đấu lại theo quy cách mới.
Năm 1985, trong trận đấu tranh chức vô địch theo các quy định mới của FIDE, Kasparov đã đoạt ngôi vua cờ thế giới từ tay Anatoly Karpov. Trận đấu kéo dài 24 ván, kết thúc với tỷ số 13-11 nghiêng về Kasparov.
Sự nghiệp cờ vua
Một vài ván cờ tiêu biểu
Kasparov - Karpov
Moskva, 1985. Vòng 1.
1.d4 Nf6 2.c4 e6 3.Nc3 Bb4 4.Nf3 c5
5.g3 Ne4 6.Qd3 Qa5 7.Qxe4 Bxc3+ 8.Bd2 Bxd2+
9.Nxd2 Qb6 10.dxc5 Qxb2 11.Rb1 Qc3 12.Qd3 Qxd3
13.exd3 Na6 14.d4 Rb8 15.Bg2 Ke7 16.Ke2 Rd8
17.Ne4 b6 18.Nd6 Nc7 19.Rb4 Ne8 20.Nxe8 Kxe8
21.Rhb1 Ba6 22.Ke3 d5 23.cxd6 Rbc8 24.Kd3 Rxd6
25.Ra4 b5 26.cxb5 Rb8 27.Rab4 Bb7 28.Bxb7 Rxb7
29.a4 Ke7 30.h4 h6 31.f3 Rd5 32.Rc1 Rbd7
33.a5 g5 34.hxg5 Rxg5 35.g4 h5 36.b6 axb6
37.axb6 Rb7 38.Rc5 f5 39.gxh5 Rxh5 40.Kc4 Rh8
41.Kb5 Ra8 42.Rbc4 1-0
Kasparov - Karpov
Moskva, 1985. Vòng 11.
1.d4 Nf6 2.c4 e6 3.Nc3 Bb4 4.Nf3 O-O
5.Bg5 c5 6.e3 cxd4 7.exd4 h6 8.Bh4 d5
9.Rc1 dxc4 10.Bxc4 Nc6 11.O-O Be7 12.Re1 b6
13.a3 Bb7 14.Bg3 Rc8 15.Ba2 Bd6 16.d5 Nxd5
17.Nxd5 Bxg3 18.hxg3 exd5 19.Bxd5 Qf6 20.Qa4 Rfd8
21.Rcd1 Rd7 22.Qg4 Rcd8 23.Qxd7 Rxd7 24.Re8+ Kh7
25.Be4+ 1-0
Karpov - Kasparov
Moskva, 1985. Vòng 24.
1.e4 c5 2.Nf3 d6 3.d4 cxd4 4.Nxd4 Nf6
5.Nc3 a6 6.Be2 e6 7.O-O Be7 8.f4 O-O
9.Kh1 Qc7 10.a4 Nc6 11.Be3 Re8 12.Bf3 Rb8
13.Qd2 Bd7 14.Nb3 b6 15.g4 Bc8 16.g5 Nd7
17.Qf2 Bf8 18.Bg2 Bb7 19.Rad1 g6 20.Bc1 Rbc8
21.Rd3 Nb4 22.Rh3 Bg7 23.Be3 Re7 24.Kg1 Rce8
25.Rd1 f5 26.gxf6 Nxf6 27.Rg3 Rf7 28.Bxb6 Qb8
29.Be3 Nh5 30.Rg4 Nf6 31.Rh4 g5 32.fxg5 Ng4
33.Qd2 Nxe3 34.Qxe3 Nxc2 35.Qb6 Ba8 36.Rxd6 Rb7
37.Qxa6 Rxb3 38.Rxe6 Rxb2 39.Qc4 Kh8 40.e5 Qa7+
41.Kh1 Bxg2+ 42.Kxg2 Nd4 0-1
Đánh với máy tính
Deep Thought, 1989
Trận đấu giữa Kasparov và máy tính Deep Thought của hãng IBM diễn ra trong 2 ván. Ván thứ nhất máy tính chơi quân Trắng, ván thứ hai máy tính chơi quân Đen. Cả hai ván cờ Deep Thought đều bị Kasparov đánh bại. Ván thứ nhất Kasparov từng bước dồn máy tính vào thế cờ thua cuộc. Ván thứ 2, Deep Thought mắc sai lầm trong khai cuộc và bị Kasprov tận dụng bắt Hậu, sau đó máy đã phải đầu hàng sớm.
Sau trận đấu này, Kasparov đánh giá trình độ của máy tương đương với một kiện tướng trung bình. Nhưng ông khẳng định máy tính sẽ không bao giờ có khả năng đạt trình độ chơi cờ của con người.
(Nguồn tham khảo: Tạp chí Cờ Vua 64 - Liên Xô 1989)
Deep Blue, 1996
2.1996, Deep Blue của IBM đã đánh bại Kasparov ván đầu sử dụng đồng hồ đếm thời gian bình thường. Tuy nhiên, sau đó Kasparov đã thắng nó với 3 ván thắng và 2 ván hòa, giành chiến thắng chung cuộc.
Deep Blue, 1997
Tháng 5 năm 1997, công ty IBM cùng với bản nâng cấp mới của Deep Blue quyết tâm đánh bại Kasparov một lần nữa. Họ tung ra phiên bản phần mềm mới đã được cải tiến nhiều cùng với hệ siêu phần cứng gồm nhiều bộ vi xử lý cùng chạy song song. Chuyên gia cờ vua người Mỹ Joel Benjamin là người phân tích và cố vấn các nước đi khai cuộc cho Deep Blue. Quyết tâm của IBM ở chỗ Deep Blue được thiết kế chuyên để "đấu với Kasparov", tất cả những nước đi khai cuộc mà Kasaprov đã từng sử dụng đều được cài trong từ điển của máy. Và lần này họ đã thành công, trong trận đấu 6 ván Deep Blue đã hạ Kasparov với tỷ số 3,5-2,5. Tại ván đấu cuối cùng, Deep Blue phát hiện sai lầm của Kasparov từ nước đi khai cuộc và quyết định thí quân phá vỡ thế trận của Kasparov ngay từ đầu ván cờ khiến chung cuộc Kasparov phải đầu hàng sớm.
Thành công của Deep Blue cũng là khởi đầu của thời đại máy tính thống trị cờ vua, con người khó có khả năng thi đấu cùng với máy tính.
X3D Fritz, 2003
11.2003, đánh 4 ván hòa cả bốn với X3D Fritz.
Kasparov hòa với X3D fritz với 2 ván hòa và 1 ván thắng cho mỗi bên |
Các phương trình Maxwell bao gồm bốn phương trình, đề ra bởi James Clerk Maxwell, dùng để mô tả trường điện từ cũng như những tương tác của chúng đối với vật chất.
Bốn phương trình Maxwell mô tả lần lượt:
Điện tích tạo ra điện trường như thế nào (định luật Gauss).
Sự không tồn tại của vật chất từ tích.
Dòng điện tạo ra từ trường như thế nào (định luật Ampere).
Và từ trường tạo ra điện trường như thế nào (định luật cảm ứng Faraday)
Đây cũng chính là nội dung của thuyết điện từ học Maxwell.
Lịch sử
Các công thức của Maxwell vào năm 1865 bao gồm 20 phương trình với 20 ẩn số, nhiều phương trình trong đó được coi là nguồn gốc của hệ phương trình Maxwell ngày nay. Các phương trình của Maxwell đã tổng quát hóa các định luật thực nghiệm được những người đi trước phát hiện ra: chỉnh sửa định luật Ampère (ba phương trình cho ba chiều (x, y, z)), định luật Gauss cho điện tích (một phương trình), mối quan hệ giữa dòng điện tổng và dòng điện dịch (ba phương trình (x, y, z)), mối quan hệ giữa từ trường và thế năng vectơ (ba phương trình (x, y, z), chỉ ra sự không tồn tại của từ tích), mối quan hệ giữa điện trường và thế năng vô hướng cũng như thế năng vectơ (ba phương trình (x, y, z), định luật Faraday), mối quan hệ giữa điện trường và trường dịch chuyển (ba phương trình (x, y, z)), định luật Ohm về mật độ dòng điện và điện trường (ba phương trình (x, y, z)), và phương trình cho tính liên tục (một phương trình).
Các phương trình nguyên bản của Maxwell được viết lại bởi Oliver Heaviside và Willard Gibbs vào năm 1884 dưới dạng các phương trình vectơ. Sự thay đổi này diễn tả được tính đối xứng của các trường trong cách biểu diễn toán học. Những công thức có tính đối xứng này là nguồn gốc hai bước nhảy lớn trong vật lý hiện đại đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử.
Thật vậy, các phương trình của Maxwell cho phép đoán trước được sự tồn tại của sóng điện từ, có nghĩa là khi có sự thay đổi của một trong các yếu tố như cường độ dòng điện, mật độ điện tích... sẽ sinh ra sóng điện từ truyền đi được trong không gian. Vận tốc của sóng điện từ là c, được tính bởi phương trình Maxwell, bằng với vận tốc ánh sáng được đo trước đó bằng thực nghiệm. Điều này cho phép kết luận rằng ánh sáng là sóng điện từ. Các nghiên cứu về ánh sáng và sóng điện từ, tiêu biểu là các nghiên cứu của Max Planck về vật đen và của Heinrich Hertz về hiện tượng quang điện đã cho ra đời lý thuyết lượng tử.
Sự không phụ thuộc của vận tốc ánh sáng vào chiều và hệ quy chiếu - những kết luận được rút ra từ phương trình Maxwell - là nền tảng của thuyết tương đối. Chú ý rằng khi ta thay đổi hệ quy chiếu, những biến đổi Galileo cổ điển không áp dụng được vào các phương trình Maxwell mà phải sử dụng một biến đổi mới, đó là biến đổi Lorentz. Einstein đã áp dụng biến đổi Lorentz vào cơ học cổ điển và cho ra đời thuyết tương đối hẹp.
Tóm tắt
Bảng sau đây tóm tắt các phương trình và khái niệm cho trường hợp tổng quát. Ký hiệu bằng chữ đậm là vectơ, trong khi đó những ký hiệu in nghiêng là vô hướng.
Bảng sau đây liệt kê khái niệm của các đại lượng trong hệ đo lường SI:
Các đại lượng D và B liên hệ với E và H bởi:
trong đó:
là hệ số cảm ứng điện của môi trường,
là hệ số cảm ứng từ của môi trường,
ε là hằng số điện môi của môi trường, và
μ là hằng số từ môi của môi trường.
Khi hai hằng số ε and μ phụ thuộc vào cường độ điện trường và từ trường, ta có hiện tượng phi tuyến; xem thêm trong các bài hiệu ứng Kerr và hiệu ứng Pockels.)
Trong môi trường tuyến tính
Trong môi trường tuyến tính, vectơ phân cực điện P (coulomb / mét vuông) và vectơ phân cực từ M (ampere / mét) cho bởi:
Trong môi trường không tán sắc (các hằng số không phụ thuộc vào tần số của sóng điện từ), và đẳng hướng (không biến đổi đối với phép quay), ε và μ không phụ thuộc vào thời gian, phương trình Maxwell trở thành:
Trong môi trường đồng đều (không biến đổi đối với phép tịnh tiến), ε và μ không đổi theo không gian, và có thể được đưa ra ngoài các phép đạo hàm theo không gian.
Trong trường hợp tổng quát, ε và μ có thể là tensor hạng 2 mô tả môi trường lưỡng chiết. Và trong các môi trường tán sắc ε và/hoặc μ phụ thuộc vào tần số ánh sáng (sóng điện từ), những sự phụ thuộc này tuân theo mối liên hệ Kramers-Kronig.
Trong chân không
Chân không là môi trường tuyến tính, đồng đẳng (không biến đổi theo phép quay và phép tịnh tiến), không tán sắc, với các hằng số ε0 và μ0 (hiện tượng phi tuyến trong chân không vẫn tồn tại nhưng chỉ quan sát được khi cường độ ánh sáng vượt qua một ngưỡng rất lớn so với giới hạn tuyến tính trong môi trường vật chất).
Đồng thời trong chân không không tồn tại điện tích cũng như dòng điện, phương trình Maxwell trở thành:
Những phương trình này có nghiệm đơn giản là các hàm sin và cos mô tả sự truyền sóng điện từ trong chân không, vận tốc truyền sóng là:
Cụ thể
Phương trình Maxwell-Gauss
Phương trình Maxwell-Gauss thừa hưởng từ định lý Gauss mô tả liên hệ giữa thông lượng điện trường qua một mặt kín và tổng điện tích chứa trong mặt kín đó:
Phương trình này nói lên rằng: mật độ điện tích là nguồn của điện trường. Nói cách khác, sự hiện diện của điện tích (vế phải) sẽ gây nên một điện trường có điện cảm D thể hiện ở vế trái. Ví dụ: một điện tích điểm q nằm ở gốc tọa độ O. Định luật Coulomb cho biết trường tĩnh điện sinh ra bởi điện tích điểm này tại một điểm M trong không gian. Ta có với là vectơ li tâm có độ lớn đơn vị:
Trường tĩnh điện này thỏa mãn phương trình Maxwell-Gauss với mật độ điện tích:
trong đó là hàm delta Dirac ba chiều.
Bảo toàn thông lượng
Thông lượng của từ trường qua một mặt kín S luôn luôn bằng không:
Điều này chỉ ra sự không tồn tại của đơn cực từ. Tương tự như điện tích điểm cho điện trường trong định luật Gauss, đơn cực từ là nguồn điểm của từ trường và nó luôn bằng không. Trong thực tế, nguồn của từ trường là các thanh nam châm. Một thanh nam châm là một lưỡng cực từ bao gồm cực nam và cực bắc. Khi ta cắt thanh nam châm ra làm hai, ta sẽ thu được hai lưỡng cực từ chứ không phải là hai cực nam và bắc riêng biệt.
Phương trình Maxwell-Faraday
Phương trình Maxwell-Faraday hay Định luật cảm ứng Faraday (còn gọi là Định luật Faraday-Lenz) cho biết mối liên hệ giữa biến thiên từ thông trong diện tích mặt cắt của một vòng kín và điện trường cảm ứng dọc theo vòng đó.
với E là điện trường cảm ứng, ds là một phần tử vô cùng bé của vòng kín và dΦB/dt là biến thiên từ thông.
Phương trình Maxwell-Ampere
.
Phương trình Maxwell-Ampere cho biết sự lan truyền từ trường trong mạch kín với dòng điện đi qua đoạn mạch:
trong đó:
là từ trường,
là thành phần vi phân của mạch kín ,
là dòng điện bao phủ bởi đường cong ,
là độ từ thẩm của môi trường,
là đường tích phân theo mạch kín .
Hệ đơn vị CGS
Các phương trình trên được cho trong hệ đo lường quốc tế (viết tắt là SI). Trong hệ CGS (hệ xentimét-gam-giây), các phương trình trên có dạng sau:
Trong chân không, các phương trình trên trở thành:
Phương trình truyền sóng
Phương trình truyền sóng hay còn gọi là phương trình d'Alembert mô tả sự truyền đi của sóng điện từ trong môi trường.
Điện trường
Bắt đầu từ phương trình:
Trong chân không (với mật độ điện tích bằng không), phương trình Maxwell - Gauss có dạng:
nên phương trình đầu tiên trở thành:
.
Quay sang phương trình Maxwell-Faraday:
Lấy rot hai vế, phương trình trên trở thành:
Theo định luật Schwartz ta có thể đổi thứ tự của đạo hàm theo không gian và đạo hàm theo thời gian (hai biến này hoàn toàn độc lập trong vật lý phi tương đối tính):
Cùng với mật độ điện tích, vectơ mật độ dòng điện trong chân không cũng bằng không , nên phương trình Maxwell-Ampère trở thành:
nên cuối cùng ta thu được một phương trình đạo hàm riêng cấp hai cho vecto cường độ điện trường với nghiệm có dạng dao động điều hòa:
Trong một số sách, ta có thể thấy phương trình này được viết dưới dạng:
với toán tử .
Đây là phương trình truyền sóng điện từ (thành phần điện trường) trong chân không. Trong dạng 4 chiều, phương trình này đặc biệt gọn:
.
Từ trường
Hoàn toàn tương tự như trên cho từ trường, ta có:
Trong chân không mật độ dòng điện bằng không, phương trình Maxwell-Ampère trở thành:
Phương trình trên trở thành:
Theo định luật Schwartz ta co thể đổi thứ tự của đạo hàm theo không gian và đạo hàm theo thời gian:
Theo định luật Maxwell-Faraday cho chân không ta có:
Thu được:
Đây là phương trình truyền sóng điện từ (thành phần từ trường) trong chân không. |
Loveland (IPA: , như "lấp-lân") là thành phố thuộc ba quận Hamilton, Clermont, và Warren ở vùng tây nam Ohio (Hoa Kỳ). Nó gần Xa lộ Liên tiểu bang 275 và là một ngoại ô của thành phố Cincinnati, cách biến giới thành phố vào khoảng 24 kilômét (hay 15 dặm). Nó giáp với ba xã Symmes, Miami, và Hamilton. Theo Thống kê Dân số năm 2000, thành phố có dân số 11.677.
Địa lý
Loveland tại vĩ độ (39,268759, −84,270397).
Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố này có tổng diện tích là 12,2 km² (4,7 mi²). Trong đó, 12,0 km² (4,7 mi²) là đất và 0,2 km² (0,1 mi²) là nước. Diện tích mặt nước chiếm 1,28% tổng diện tích. Thành phố này nằm 182 m (597 ft.) trên mực nước biển.
Không giống nhiều thành phố ở Ohio, Loveland thuộc về ba quận: Hamilton, Clermont, và Warren. Trung tâm Lịch sử Loveland và khu thương mại trung tâm nằm vào thung lũng nhỏ hai bên Sông Phong cảnh Miami Nhỏ, trong khi phần nhiều khu nhà ở của Loveland nằm trên những đồi chung quanh thung lũng.
Những khu này có những hàng xóm từ thời 1950 và sớm hơn, cùng với nhiều hàng xóm mới hơn được xây do sự bành trướng đô thị (cũng làm thành phố lân cận Mason mở mang dễ sợ). Khác với những ngoại ô gần các Xa lộ Liên tiểu bang 71 và 75, Loveland được coi là một "thị xã ngủ ban đêm", vì hình như các hàng xóm (và nhà thờ) đông hơn tiệm và mỗi sáng phần nhiều dân cư lái xe khoảng nửa giờ xuống phố Cincinnati tới cơ sở.
Thành phố thuộc về tổng đài Miami Nhỏ. Số ZIP 45140 và số vùng 513 bao gồm cả Loveland, và số FIPS55 45108 và mã LOCODE US XHT tương ứng với thành phố thật sự.
Lịch sử
Loveland được gia đình Đại tá Thomas Paxton vào ở năm 1795 và được đặt theo tên của James Loveland, ông chủ của chợ buôn bán và bưu điện gần đường xe lửa ở trung tâm của thành phố ngày nay. Nó được thành lập là làng ngày 12 tháng 5 năm 1878, và sau đó được chính quyền tăng cấp thành thành phố có hiến chương vào năm 1961.
Năm 1846, Hãng xe lửa Hillsboro và Cincinnati được quyền xây một đường xe lửa giữa Hillsboro và nhánh sông O'Bannon ở Loveland theo đường của Hãng xe lửa Miami Nhỏ. Năm 1850, hãng H&C đã làm xong cả 60 km (37 dặm) đường sắt tới Hillsboro, Ohio. Hãng H&C cho Hãng xe lửa Marietta và Cincinnati thuê đường này vĩnh viễn và cuối cùng trở thành đường chính của Hãng xe lửa Baltimore và Ohio. Vì Loveland nằm ở chỗ mà Đường xe lửa Miami Nhỏ (đã được đổi thành Đường xe đạp Loveland) và Đường xe lửa Marietta và Cincinnati gặp nhau, thành phố này phát triển nhanh chóng, mang "40 xe lửa chở khách mỗi ngày, và 12 xe lửa chở hàng theo lịch trình giữa Loveland và Cincinnati."
Vào cuối thập niên 1990, Loveland được chỉ định là Thành phố cây bởi Quỹ Hỗ trợ Ngày Trồng cây Mùa xuân Quốc gia, trong khi nó bắt đầu nhiều chương trình để làm đẹp và quảng cáo khu Trung tâm Lịch sử, một phần để kỷ niệm 200 năm sau Loveland được thành lập.
Dân tộc
Theo thống kê dân số năm 2000, có 11.677 người, 4.497 gia hộ, và 3.224 gia đình ở thành phố này. Mật độ dân số là 969,6 người/km² (2.513,5 người/mi²). Có 4.653 nhà ở, mật độ trung bình là 386,4 nhà/km² (1.001,6 nhà/mi²). Trong thành phố này, 95,66% là người da trắng, 1,56% là người da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,05% là người Mỹ da đỏ, 1,05% là người Á Châu, 0,00% là người dân đảo Thái Bình Dương, 0,42% là người thuộc một chủng tộc khác, và 1,26% là người hỗn hợp chủng tộc. 1,12% của dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào đó.
Có 4.497 gia hộ, trong đó 39,1% có trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi ở trong nhà, 57,6% là đôi vợ chồng ở với nhau, 11,1% có đàn bà làm chủ nhà nhưng chồng không trong nhà, và 28,3% không phải là gia đình. 25,1% của những gia hộ chỉ gồm có một người và 9,9% chỉ có người 65 tuổi trở lên ở một mình. Cỡ gia hộ trung bình là 2,58 người, còn cỡ gia đình trung bình là 3,11 người.
Trong thành phố, 29,1% của dân số chưa đến 18 tuổi, 6,9% từ 18 đến 24 tuổi, 30,3% từ 25 đến 44 tuổi, 22,7% từ 45 đến 64 tuổi, và 11,0% đã 65 tuổi trở lên. Người trung bình 36 tuổi. Cho mỗi 100 nữ có 91,0 nam. Cho mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, có 85,4 nam.
Thu nhập trung bình của gia hộ ở thành phố này là 52.738 đô la, và thu nhập trung bình của gia đình là 63.535 đô la. Những đàn ông được thu nhập trung bình là 49.653 đô la đối với 29.250 đô la cho những đàn bà. Thu nhập trên đầu người của thành phố là 25.920 đô la. 5,7% của các người và 5,7% của các gia đình dưới mức sống tối thiểu. Trong tất cả dân cư, 7,1% của những người chưa đến 18 tuổi và 4,6% của những người đã 65 tuổi trở lên đang dưới mức sống tối thiểu.
Dân số lịch sử
Thành phố này có 10.122 người năm 1990, 9.990 năm 1980, 9.106 năm 1970, 7.144 năm 1960, 2.149 năm 1950, 1.904 năm 1940, 1.954 năm 1930, 1.557 năm 1920, 1.421 năm 1910, và 1.260 năm 1900. Năm 1890, phía Tây Loveland có 392 dân cư bên Quận Hamilton, trong khi Loveland có 761 ở Quận Clermont và Quận Warren; và năm 1880 Làng Loveland bên Quận Clermont có 595 dân cư còn phía Tây Loveland bên Quận Hamilton có 197.
Nhân vật nổi tiếng
Danh sách này bao gồm những người nổi tiếng ở Loveland một hồi:
Chính trị và luật pháp
Salmon P. Chase – Chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ
Bill Schickel – Dân biểu Tiểu bang Iowa
Nghệ thuật
Wendy Barrie-Wilson – nữ diễn viên Broadway
Ann Donahue – người viết kịch TV
Thomas Hammons – ca sĩ opera
Quân sự
Thomas T. Heath – tướng Liên bang trong Nội chiến Hoa Kỳ
Thể thao
Matt Hamill – đồ vật đoạt Giải vô địch Quốc gia NCAA Cấp III ba lần
Becky Jasontek – vận động viên bơi nghệ thuật, đoạt huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa hè 2004
Joe Kelly – cầu thủ phòng ngự của đội bóng bầu dục chuyên nghiệp
April Kerley – vận động viên bơi lội (cấp S9) tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympics) 2008
Tacks Latimer – cầu thủ bắt bóng của đội bóng chày chuyên nghiệp và kẻ giết người
Jack Pfiester – cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp
Mike Sylvester – cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp đoạt huy chương bạc cho đội Ý tại Thế vận hội Mùa hè 1980
Chú thích |
Loveland là tên của vài nơi ở Hoa Kỳ:
Loveland, Colorado
Đèo Loveland
Loveland, Ohio
Loveland Park, Ohio
Vùng Ski Loveland
Nó cũng có thể chỉ đến Công viên Tỉnh bang Vịnh Loveland tại British Columbia, Canada, và giống tên Cầu Lovelandtown ở New Jersey (Hoa Kỳ). Những nơi này được đặt tên theo vài nhân vật, bao gồm:
William A.H. Loveland |
Tiếng Khách Gia hay tiếng Hẹ, (chữ Hán giản thể: 客家话, chữ Hán phồn thể: 客家話, âm tiếng Hakka: Hak-ka-fa/-va, bính âm: Kèjiāhuà, âm Hán-Việt: Khách Gia thoại) là ngôn ngữ giao tiếp của tộc người Khách Gia sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Trung Quốc và hậu duệ của họ sống rải rác khắp khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng như trên toàn thế giới.
Ngôn ngữ Khách Gia có nhiều thổ âm sử dụng ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quý Châu và các đảo Hải Nam và Đài Loan. Tiếng Khách Gia và hầu hết các tiếng (phương ngữ) khác cùng thuộc Hán ngữ như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân không thể hiểu lẫn nhau.
Trong số các thổ âm của tiếng Khách Gia thì thổ âm Moi-yen/Moi-yan (梅縣, âm tiếng Hán phổ thông: Méixìan, âm Hán-Việt: Mai huyện) ở vùng Mai huyện, đông bắc tỉnh Quảng Đông, thường được coi là dạng chuẩn của tiếng Khách Gia.
Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông năm 1960 đã tạo ra hệ chữ viết Latinh chính thức cho phương ngữ này, một trong 4 thứ tiếng đạt được quy chế này ở Quảng Đông.
Tên gọi
Tên gọi Khách Gia có nghĩa là "những người khách" (từ nơi khác đến). Bản thân người Khách Gia gọi ngôn ngữ của chính họ là Hak-ka-fa (-va) 客家語 (Khách Gia ngữ), Hak-fa (-va) (Khách ngữ), 客語, Tu-gong-dung-fa (-va) 土廣東話 (Thổ Quảng Đông thoại).
Nguồn gốc |
Chiến tranh giữa các vì sao (tựa gốc tiếng Anh: Star Wars) là loạt tác phẩm hư cấu sử thi không gian của Mỹ sáng tạo bởi George Lucas, tập trung chủ yếu vào một loạt các phim điện ảnh được công chiếu kể từ năm 1977. Loạt phim kể về những cuộc phiêu lưu của các nhân vật khác nhau tại một thiên hà xa xôi.
Phim đầu tiên trong nhượng quyền ban đầu được phát hành vào ngày 25 tháng 5, 1977 bởi hãng điện ảnh 20th Century Fox dưới tiêu đề Star Wars (sau đó được đổi thành Niềm hi vọng mới vào năm 1981) và đã trở thành một hiện tượng trong nền văn hoá đại chúng trên toàn thế giới. Phim được tiếp nối bởi hai phần tiếp theo, Đế chế phản công (1980) và Sự trở lại của Jedi (1983), tạo thành bộ ba phim gốc của Chiến tranh giữa các vì sao. Bộ ba phim tiền truyện được phát hành trong khoảng thời gian từ năm 1999 cho tới năm 2005. Bộ ba phần hậu truyện bắt đầu vào năm 2015 với việc công chiếu phim Star Wars: Thần lực thức tỉnh. Cả tám phim điện ảnh đầu đều được đề cử giải Academy (với hai phim đầu của bộ ba gốc thắng giải), và giành được nhiều thành công lớn về mặt thương mại, với tổng doanh thu là 8.5 tỉ USD. giúp Star Wars xếp thứ ba trong danh sách những loạt phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Các phim điện ảnh ngoại bộ sử thi bao gồm The Clone Wars (2008) và Rogue One: Star Wars ngoại truyện (2016) phần ngoài truyện đầu tiên của Star Wars, kế tiếp nó là bộ phim Solo: Star Wars ngoại truyện (2018).
Loạt phim đã chuyển hướng sang các thể loại truyền thông khác bao gồm sách, phim truyền hình, trò chơi điện tử, và truyện tranh. Những bổ sung này khiến cho bộ ba phim Chiến tranh giữa các vì sao ban đầu được mở rộng thành một vũ trụ hư cấu ngày càng phát triển. Star Wars cũng giữ Kỷ lục Guinness về "Thương hiệu thương mại thành công nhất". Vào năm 2015, toàn bộ giá trị của loạt phim lên đến 42 tỷ USD, tính cả doanh thu phòng vé và doanh thu trò chơi, DVD, điều này làm nó trở thành thương hiệu thương mại có doanh thu cao nhất thời đại, chỉ xếp sau thương hiệu thương mại Pokemon.
Năm 2012, The Walt Disney Company đã mua lại Lucasfilm với giá 4.06 tỉ USD và sở hữu quyền phân phối cho tất cả các phim điện ảnh Star Wars kể từ đó, bắt đầu từ Thần lực thức tỉnh năm 2015. Bên phân phối cũ là hãng phim 20th Century Fox vẫn giữ nguyên quyền được phân phối cho hai bộ ba phim gốc và tiền truyện cho tới năm 2020, trừ phim gốc Niềm hi vọng mới sẽ được hãng phim giữ quyền phân phối vô thời hạn. Walt Disney Studios có quyền phân phối kỹ thuật số cho tất cả các phim điện ảnh trong loạt Star Wars, không bao gồm phim gốc năm 1977.
Bối cảnh
Những sự kiện được mô tả trong phương tiện truyền thông của Chiến tranh giữa các vì sao diễn ra trong một thiên hà giả tưởng. Nhiều loài sinh vật ngoài hành tinh (thường mang hình người) được mô tả. Các con rô-bốt droid cũng được phổ biến và thường được chế tạo để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như quân sự hay dịch thuật. Du lịch không gian là rất phổ biến, và nhiều hành tinh trong thiên hà là các thành viên của Cộng Hòa thiên hà, sau đó được tổ chức lại như là Đế chế thiên hà. Sau này thì được giành lại và tổ chức lại một lần nữa thành Nền Cộng Hòa mới.
Một trong những yếu tố nổi bật của Chiến tranh giữa các vì sao là "Thần lực", một năng lượng có ở khắp nơi và có thể được khai thác bởi những người có khả năng đó. Nó được mô tả trong tập phim gốc bởi Obi-wan như là "một trường năng lượng được tạo ra bởi tất cả các sinh vật sống, bao quanh chúng ta, thâm nhập vào chúng ta, [và] liên kết các thiên hà với nhau." Thần lực cho phép người sử dụng thực hiện một loạt các khả năng siêu nhiên (như dịch chuyển đồ vật, thấu thị, sự biết trước, xuất hồn và kiểm soát tâm trí) và cũng có thể khuếch đại những đặc điểm thể chất nhất định, chẳng hạn như tốc độ và phản xạ; những khả năng khác nhau giữa các nhân vật và có thể được cải thiện thông qua đào tạo. Trong khi Thần lực có thể được sử dụng cho mục đích tốt, nó cũng có một mặt tối mà khi theo đuổi sẽ thấm đẫm người sử dụng với hận thù, hung hãn, và ác ý.
Phim
Bộ ba phần gốc
Năm 1971, Lucas ký hợp đồng với Universal Studios để đạo diễn hai bộ phim. Ông dự định một trong số đó là một bộ phim opera không gian; tuy nhiên, khi biết các hãng phim đang có hoài nghi về thể loại này, Lucas đã quyết định đề xuất ý tưởng khác của mình trước tiên, American Graffiti, một câu chuyện về sự trưởng thành được đặt bối cảnh vào những năm 1960. Năm 1973, Lucas bắt đầu làm việc với bản thảo kịch bản của bộ phim thứ hai The Journal of the Whills, một vở opera không gian kể về câu chuyện quá trình huấn luyện người học việc CJ Thorpe trở thành "Jedi-Bendu" của huyền thoại Mace Windu. Sau khi Universal từ chối bộ phim, 20th Century Fox quyết định đầu tư vào nó. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1973, Lucas cảm thấy thất vọng về câu chuyện của mình do nó quá khó hiểu, vì vậy anh bắt đầu viết một kịch bản mới dài 13 trang với những điểm tương đồng với bộ phim The Hidden Fortress của Akira Kurosawa; bản nháp này đã được đổi tên thành The Star Wars. Đến năm 1974, ông đã mở rộng kịch bản thành một kịch bản kịch bản thô, bổ sung thêm các yếu tố như Sith, Ngôi sao Chết, và một nhân vật chính có tên là Annikin Starkiller. Nhiều bản nháp tiếp theo phát triển thành kịch bản của bộ phim gốc.
Lucas nhấn mạnh rằng bộ phim sẽ là một phần của một bộ sử thi gồm 9 phần và đã đàm phán để giữ lại các bộ phim tiếp theo, đảm bảo tất cả các bộ phim sẽ được thực hiện. Tom Pollock, luật sư của Lucas viết: "Trong các cuộc đàm phán đang diễn ra, chúng tôi đã ký hợp đồng với người đứng đầu công việc kinh doanh của Fox, Bill Immerman, và tôi. Chúng tôi đã thỏa thuận rằng George sẽ giữ lại quyền hợp pháp cho các phần tiếp theo. Và Fox sẽ có cơ hội đầu tiên và quyền từ chối cuối cùng để làm bộ phim." Lucas được đề nghị 50.000 đô la để viết, 50.000 đô la để sản xuất, và 50.000 đô la để đạo diễn bộ phim. Sau này, kinh phí đề nghị được tăng lên. Thành viên trong dàn diễn viên của American Graffiti, Ford đã từ bỏ việc diễn xuất và trở thành một thợ mộc mà Lucas thuê để cải tạo nhà của mình, cho đến khi Lucas quyết định chọn anh ấy làm Han Solo trong bộ phim gôc.
Star Wars được phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 1977. Phim được tiếp nối bởi The Empire Strikes Back, phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 1980; phần tiếp theo được tiết lộ là "Tập V". Mặc dù bộ phim đầu tiên được đặt tên đơn giản là Star Wars, với bản tái phát hành năm 1981 nó có phụ đề Episode IV: A New Hope được thêm vào để phù hợp với phần tiếp theo của nó, và để thiết lập rằng nó là chương giữa của một câu chuyện sử thi. Return of the Jedi, bộ phim cuối cùng trong bộ ba gốc, được đánh số là "Tập VI", và phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 1983. Các phần tiếp theo được tự tài trợ bởi Lucasfilm, và thường được quảng cáo chỉ dưới phụ đề của họ. Cốt truyện của bộ ba gốc tập trung vào cuộc Nội chiến Thiên hà của Liên minh Nổi dậy cố gắng giải thoát thiên hà khỏi nanh vuốt của Đế chế Thiên hà, cũng như nhiệm vụ của chàng trai trẻ Luke Skywalker để trở thành một Jedi.
Niềm hi vọng mới
Trên quỹ đạo của hành tinh sa mạc Tatooine, một tàu của phe Nổi dậy bị chặn lại bởi Đế chế. Trên tàu, Darth Vader và stormtrooper của hắn bắt được Công chúa Leia Organa, một thành viên bí mật của cuộc nổi dậy. Trước khi bị bắt, Leia đảm bảo droid R2-D2, cùng với droid giao thức C-3PO, kịp trốn thoát với bản thiết kế trạm chiến đấu Ngôi sao Chết bị đánh cắp đang được lưu trữ bên trong R2 và một thông điệp ba chiều dành cho Hiệp sĩ Jedi Obi-Wan Kenobi, người đã sống lưu vong trên Tatooine. Các droid rơi vào tay Luke Skywalker, một cậu bé nông trại mồ côi được nuôi dưỡng bởi chú dượng và dì của mình. Luke giúp lũ droid xác định vị trí của Obi-Wan, bây giờ là một ẩn sĩ già đơn độc tự gọi mình là Ben Kenobi, người đã tiết lộ ông là người bạn của người cha đã mất của Luke, Hiệp sĩ Jedi Anakin Skywalker. Obi-Wan tâm sự với Luke rằng Anakin đã bị "phản bội và sát hại" bởi Vader (người từng là học trò Jedi của Obi-Wan) cách đây nhiều năm, và ông ấy cho Luke giữ chiếc gươm ánh sáng của cha mình. Sau khi xem tin nhắn của Leia, cả hai thuê tay buôn lậu Han Solo và đồng nghiệp Wookiee của anh, Chewbacca lên tàu chở hàng Millennium Falcon, giúp họ cung cấp các bản thiết kế bị đánh cắp bên trong R2-D2 cho Liên minh Nổi dậy với hy vọng tìm được điểm yếu của trạm vũ trụ hủy diệt hành tinh của Đế Chế: Ngôi sao Chết.
Đối với bản phác thảo thứ hai của Star Wars, Lucas đã đơn giản hóa rất nhiều thứ. Ông thêm vào một ý tưởng về năng lượng thần bí được gọi là "Thần lực" (The Force) và giới thiệu người anh hùng trẻ tuổi tên là Luke Starkiller. Annikin trở thành cha của Luke, một hiệp sĩ Jedi thông thái. Dự thảo thứ ba đã bỏ qua người cha Annikin, thay thế ông bằng Ben Kenobi. Sau đó, Lucas cảm thấy bộ phim sẽ không thực sự là bộ phim đầu tiên trong thương hiệu, nhưng là một bộ phim trong bộ ba thứ hai của bộ sử thi. Dự thảo chứa một cốt truyện phụ dẫn đến phần tiếp theo về "Công chúa Ondos", vào thời điểm đó một vài tháng sau, Lucas đã thương thảo một hợp đồng cho ông quyền làm hai phần tiếp theo. Không lâu sau, Lucas thuê tác giả Alan Dean Foster, người viết hai phần tiếp theo thành tiểu thuyết. Năm 1976, dự thảo thứ tư đã được chuẩn bị cho quay phim chính. Bộ phim có tựa đề là Cuộc phiêu lưu của Luke Starkiller, được trích từ nhật ký Whills, Sử thi I: Chiến tranh giữa các vì sao. Trong quá trình sản xuất, Lucas đổi tên Luke thành Skywalker và đổi tên phim thành The Star Wars và cuối cùng là Star Wars. Vào thời điểm đó, Lucas không mong đợi bộ phim có phần tiếp theo. Dự thảo thứ tư của kịch bản trải qua những thay đổi tinh tế, nó loại bỏ "công chúa Ondos", trở thành một bộ phim khép kín, kết thúc với sự hủy diệt của Đế chế Thiên hà bằng cách phá hủy Ngôi sao Chết. Tuy nhiên, trước đây Lucas đã hình thành bộ phim là bộ phim đầu tiên của loạt phim. Mục đích là nếu Star Wars thành công, Lucas có thể điều chỉnh tiểu thuyết của Dean Foster thành các phần tiếp theo với ngân sách thấp. Đến thời điểm đó, Lucas đã phát triển một câu chuyện phức tạp để hỗ trợ quá trình viết của mình.
Trước khi được phát hành, Lucas xem xét việc rời khỏi phần tiếp theo của Star Wars, do nghĩ rằng bộ phim sẽ là một thất bại. Tuy nhiên, bộ phim đã vượt quá mọi kỳ vọng. Thành công của bộ phim, cũng như doanh số bán hàng của nó, và Lucas mong muốn tạo ra một trung tâm làm phim độc lập. Cả hai lí do đó đã khiến Lucas biến Star Wars thành cơ sở của một vũ trụ phức tạp, và sử dụng lợi nhuận để tài trợ cho trung tâm làm phim của ông, Skywalker Ranch. Alan Dean Foster đã viết cuốn tiểu thuyết Splinter of the Mind's Eye, phát hành năm 1978. Nhưng Lucas quyết định không chuyển thể tác phẩm của Foster, vì biết rằng phần tiếp theo sẽ bị thu hẹp ngân sách. Lúc đầu, Lucas đã hình dung ra một loạt các bộ phim không có số lượng ở tiêu để, như loạt phim James Bond.
Đế chế phản công
Ba năm sau sự hủy diệt của Ngôi sao Chết, quân Nổi dậy buộc phải sơ tán căn cứ bí mật của họ trên hành tinh Hoth khi họ bị Đế chế săn đuổi. Theo lời của linh hồn Obi-Wan, Luke đi đến hành tinh đầm lầy Dagobah để tìm kiếm sư phụ Jedi lưu vong Yoda và bắt đầu khóa huấn luyện Jedi của mình. Tuy nhiên, việc huấn luyện của Luke bị gián đoạn bởi Vader, kẻ đã lôi anh vào bẫy bằng cách bắt giữ Han và Leia tại Thành phố Mây, do người bạn cũ của Han, Lando Calrissian cai quản. Trong một trận đấu ác liệt với Chúa tể Sith, Luke biết sự thật rằng Vader chính là cha của anh.
Sau thành công của bộ phim gốc, Lucas đã thuê tác giả khoa học viễn tưởng Leigh Brackett để viết Star Wars II với ông. Họ tổ chức các buổi hội thảo vào cuối tháng 11 năm 1977, Lucas đã sản xuất một bản viết tay tên là The Empire Strikes Back. Nó tương tự như bộ phim ra mắt, ngoại trừ Darth Vader không tiết lộ hắn là cha của Luke.
Brackett hoàn thành dự thảo đầu tiên vào đầu năm 1978; trong đó, cha của Luke xuất hiện như một hồn ma để hướng dẫn Luke. Lucas đã nói anh rất thất vọng với điều đó, nhưng trước khi anh có thể thảo luận với cô, cô đã mất do bệnh ung thư. Không có nhà văn nào khác, Lucas phải tự viết bản thảo tiếp theo của mình. Dự thảo này, trong đó Lucas lần đầu tiên sử dụng số "Tập" cho các bộ phim; Empire Strikes Back được liệt kê là Tập II. Như Michael Kaminski tranh luận trong Lịch sử bí mật của Star Wars, sự thất vọng với bản nháp đầu tiên có thể đã khiến Lucas xem xét những hướng đi khác nhau của câu chuyện. Ông đã sử dụng nút thắt: Darth Vader hé lộ rằng hắn là cha của Luke. Theo Lucas, ông thấy bản phác thảo này khá thú vị để viết, trái ngược với những cuộc đấu tranh kéo dài một năm viết bộ phim đầu tiên, và nhanh chóng viết thêm hai bản nháp, cả hai đều vào tháng 4 năm 1978. Câu chuyện mới này có chi tiết Darth Vader là cha của Luke mà sau này có ảnh hưởng cực kì lớn lên toàn bộ tác phẩm.. Sau khi viết hai bản nháp này, Lucas sửa đổi cốt truyện giữa Anakin Skywalker, Kenobi và Hoàng đế.
Sự trở lại của Jedi
Một năm sau tiết lộ gây sốc của Vader, Luke dẫn đầu một nỗ lực để giải cứu Han khỏi tên trùm gangster Jabba người Hutt. Sau thành công, Luke trở lại Dagobah để hoàn thành khóa huấn luyện Jedi của mình, chỉ để thấy sư phụ Yoda 900 tuổi trên giường bệnh. Với lời trăng trối của mình, Yoda xác nhận rằng Vader chính là cha của Luke, Anakin Skywalker, và Luke phải đối mặt với cha mình một lần nữa để hoàn thành khóa huấn luyện của cậu. Linh hồn của Obi-Wan tiết lộ với Luke rằng Leia chính là em gái song sinh của cậu. Khi quân nổi dậy dẫn đầu một cuộc tấn công vào Ngôi sao Chết II, Luke cố gắng đưa Vader trở lại mặt sáng trong cuộc đối đầu định mệnh với sự chứng kiến của Hoàng đế.
Trong thời gian Lucas bắt đầu viết Tập VI vào năm 1981 (lúc này mang tên Revenge of the Jedi), đã có nhiều thay đổi. Bản nháp thô của Lucas năm 1981 có Darth Vader cạnh tranh với Hoàng đế để có được Luke — và trong kịch bản thứ hai, "bản nháp thô đã được sửa lại", Vader trở thành một nhân vật có thông cảm hơn. Lawrence Kasdan được thuê để viết kịch bản một lần nữa và, trong những bản nháp cuối cùng này, Vader đã được cứu rỗi và cuối cùng được tháo bỏ mặt nạ. Sự thay đổi nhân vật này sẽ cung cấp một bàn đạp cho cốt truyện "Bi kịch của Darth Vader" mà đã làm nền tảng cho các phần trước.
Bộ ba phần tiền truyện
Sau khi mất nhiều gia tài trong cuộc giải quyết ly dị vào năm 1987, George Lucas không có mong muốn trở lại với Star Wars, và đã hủy bỏ chính thức bộ ba phần tiếp theo vào thời điểm Return of the Jedi ra mắt. Tại thời điểm đó, các phần tiền truyện vẫn chỉ là một loạt các ý tưởng cơ bản được rút ra từ các bản nháp gốc của "The Star Wars". Tuy nhiên, những tiến bộ kỹ thuật vào cuối những năm 1980 và 1990 vẫn tiếp tục mê hoặc Lucas, và ông nghĩ rằng họ có thể xem lại các tài liệu đã 20 tuổi của ông. Sự phổ biến của nhượng quyền thương mại đã được tái sinh bởi các câu chuyện trong vũ trụ mở rộng của Star Wars (được đặt tên là EU) được đặt sau các bộ ba phim gốc, chẳng hạn như bộ ba cuốn tiểu thuyết Thrawn của nhà văn Timothy Zahn và loạt truyện tranh Dark Empire xuất bản bởi Dark Horse Comics. Do sự phổ biến mới của Star Wars, Lucas thấy rằng vẫn còn một lượng lớn khán giả theo dõi. Con cái ông lớn hơn, và với sự bùng nổ của công nghệ CGI, ông đã đang xem xét việc quay trở lại ghế đạo diễn.
Bóng ma đe dọa
Khoảng 32 năm trước khi cuộc Nội chiến Thiên hà bắt đầu, Liên đoàn Thương mại tham nhũng đặt một chốt chặn xung quanh hành tinh Naboo. Chúa tể Sith Darth Sidious đã bí mật lên kế hoạch và thao túng nền Cộng hòa bằng thân phận giả của hắn, Thượng nghị sĩ Palpatine, nhằm lật đổ và thay thế Thủ tướng tối cao của Cộng hòa. Theo yêu cầu của Thủ tướng, Hiệp sĩ Jedi Qui-Gon Jinn và người học việc của mình, một chàng trai trẻ tên là Obi-Wan Kenobi, được gửi đến Naboo để thương lượng với Liên bang. Tuy nhiên, hai Jedi buộc phải giúp Nữ hoàng Naboo, Padmé Amidala, thoát khỏi chốt chặn và kêu gọi cứu giúp cuộc khủng hoảng tại hành tinh của cô trước Thượng viện Cộng hòa ở Coruscant. Khi tàu vũ trụ của họ bị hư hại trong quá trình trốn thoát, họ đáp xuống Tatooine để sửa chữa. Palpatine cử người học việc Sith đầu tiên của mình, Darth Maul, để săn lùng Nữ hoàng và những người bảo vệ Jedi của cô. Trong khi ở Tatooine, Qui-Gon phát hiện ra một nô lệ 9 tuổi tên là Anakin Skywalker. Qui-Gon giúp giải phóng cậu bé khỏi chế độ nô lệ, tin rằng Anakin là "Người được chọn" được tiên tri sẽ mang lại sự cân bằng cho Thần lực. Tuy nhiên, Hội đồng Jedi (do Yoda lãnh đạo) nghi ngờ cậu bé sở hữu quá nhiều nỗi sợ hãi và giận dữ trong mình.
Cuộc tấn công của người vô tính
Mười năm sau trận Naboo, cựu Nữ hoàng của Naboo, Padmé, hiện đang phục vụ với tư cách là Thượng nghị sĩ đại diện cho hành tinh Naboo, cho đến khi nhiệm vụ của cô bị gián đoạn bởi một vụ ám sát. Obi-Wan và người học việc Anakin được đoàn tụ lại với cô ấy khi hai người này được giao nhiệm vụ bảo vệ vị nghị sĩ; Obi-Wan thực hiện một nhiệm vụ lên đường để lần ra kẻ ám sát, trong khi Anakin cố gắng giấu và bảo vệ Padmé, người mà anh đã không gặp trong mười năm trời. Anakin và cô trong quá trình đã nảy sinh tình cảm, mặc dù là trong bí mật, do luật của Hội đồng Jedi cấm tình cảm gắn bó. Trong lúc đó, với kẻ thù lớn nhất trong cuộc chiến tranh đang chạy trốn, Palpatine chấp thuận để đưa toàn bộ thiên hà vào cuộc xung đột (cuộc chiến được gọi là Chiến tranh vô tính) giữa Quân đội Jedi dẫn đầu bởi nề Cộng hòa và Liên minh các hệ sao độc lập, dẫn đầu bởi cựu sư phụ của Qui-gon, Jedi sa ngã, cũng là người học việc mới của Palpatine, Bá tước Dooku.
Bản nháp đầu tiên của Tập II được hoàn thành chỉ vài tuần trước nhiếp chính, và Lucas đã thuê Jonathan Hales, một nhà văn sáng tác The Young Indiana Jones Chronicles, để đánh bóng nó. Không chắc chắn về tiêu đề phim, Lucas đã gọi đùa bộ phim là "Cuộc phiêu lưu vĩ đại của Jar Jar". Trong quá trình viết Empire Strikes Back, Lucas ban đầu quyết định rằng Lando Calrissian là một người vô tính và đến từ một hành tinh vô tính gây ra "Cuộc chiến vô tính" được đề cập bởi cả Luke Skywalker và Công chúa Leia trong A New Hope; sau đó ông đã đưa ra một khái niệm thay thế về một đội quân từ một hành tinh xa xôi tấn công Cộng hòa và bị đẩy lùi bởi Jedi. Các yếu tố cơ bản của cốt truyện đó đã trở thành nền tảng cốt truyện cho Tập II, với một nút thắt thêm vào là Palpatine đã bí mật dàn dựng cuộc khủng hoảng.
Sự trả thù của người Sith
Ba năm sau khi cuộc chiến vô tính bắt đầu, Anakin và Obi-Wan dẫn đầu một nhiệm vụ giải cứu thủ tướng bị bắt cóc, Palpatine, khỏi tay của Bá tước Dooku và chỉ huy trưởng của quân đoàn người máy, tướng Grievous. Trong lúc đó, Anakin bắt đầu có những hình ảnh về người vợ bí mật của mình, Padmé, chết trong khi sinh con. Palpatine, người đã bí mật gây ra cuộc chiến để tiêu diệt Hội đồng Jedi, thuyết phục Anakin rằng phe bóng tối của Thần lực nắm giữ nhiều sức mạnh có thể cứu mạng Padmé. Tuyệt vọng, Anakin đưa mình về phe Sith của Palpatine và được đổi tên thành Darth Vader. Trong khi Palpatine tái tổ chức Cộng hòa thành Đế chế tàn bạo, Vader tham gia vào việc tiêu diệt Hội Jedi; lên đến đỉnh điểm trong một cuộc đấu kiếm giữa anh và cựu sư phụ Obi-Wan trên hành tinh núi lửa, Mustafar.
Lucas bắt đầu làm việc với tập III trước khi Attack of the Clones được phát hành, cung cấp cho các họa sĩ ý tưởng rằng bộ phim sẽ mở ra với một loạt các trận chiến Vô tính. Tuy nhiên, khi xem xét cốt truyện vào mùa hè, ông nói ông đã tổ chức lại cốt truyện một cách triệt để. Michael Kaminski, trong cuốn Lịch sử bí mật của Star Wars, cung cấp bằng chứng cho thấy bi kịch Anakin rơi vào bóng tối khiến Lucas phải thay đổi câu chuyện lớn, trước tiên ông sửa lại trình tự mở đầu để Palpatine bị bắt cóc bởi người học việc của hắn, Bá tước Dooku, và sau đó bị Anakin giết hại, hành động đầu tiên trên con đường của anh đi về phía bóng tối. Sau khi nhiếp chính được hoàn thành vào năm 2003, Lucas đã thực hiện nhiều thay đổi lớn hơn ở nhân vật Anakin, viết lại toàn bộ con đường của anh về phía bóng tối; bây giờ, anh sẽ có một nhiệm vụ đi cứu mạng Padmé, chứ không như là phiên bản trước, lý do đó là một trong số lí do anh chọn Mặt tối, kể cả việc anh ta tin rằng Jedi là độc ác và có âm mưu chiếm lấy Cộng hòa. Việc viết lại cơ bản này được thực hiện thông qua chỉnh sửa các cảnh quay chính và cảnh quay mới và đồng thời sửa đổi được quay trong khoảng thời gian đến tận năm 2004.
The Clone Wars
Vào ngày 15 tháng 8 năm 2008, bộ phim hoạt hình Star Wars: The Clone Wars được phát hành tại các rạp phim với vai trò là tập mở đầu cho loạt phim hoạt hình cùng tên. Bộ phim hoạt hình và loạt phim đều được đặt giữa phần phim Attack of the Clones và Revenge of the Sith, mặc dù Lucas đã sử dụng bộ phim để sửa đổi phần lớn cốt truyện, tiết lộ rằng Anakin đã dạy dỗ một người nữ padawan, tên là Ahsoka Tano. Không giống như các phần khác của bộ phim Star Wars có cốt truyện được giải quyết đầy đủ trong loạt phim, bộ phim hoạt hình là cần thiết để giải thích sự vắng mặt của Ahsoka Tano trong các bộ phim khác. Nhân vật mới ban đầu bị chỉ trích bởi người hâm mộ, nhưng vào cuối loạt phim hoạt hình, nhân vật đã khiến fan yêu thích. Loạt phim gồm 6 mùa, được phát sóng trên Cartoon Network, ngoại trừ phần cuối cùng. Mùa cuối cùng đã bị cắt giảm sau khi Disney mua lại nhượng quyền thương mại. Ngoài ra còn có hai mùa nữa đã được phát triển, nhưng chúng cũng bị hủy bỏ.
Bộ ba phần hậu truyện
Qua nhiều năm tháng, Lucas thường phóng đại số lượng tài liệu ông đã viết cho loạt phim; phần lớn các cường điệu bắt nguồn từ giai đoạn sau năm 1978 khi loạt phim trở thành một hiện tượng. Michael Kaminski giải thích rằng các cường điệu là một biện pháp công khai và an ninh, hợp lý hơn nữa là vì cốt truyện của loạt phim thường được thay đổi hoàn toàn trong suốt nhiều năm, nên ông luôn có ý định thay đổi câu chuyện gốc bởi khán giả sẽ chỉ xem tài liệu từ quan điểm của ông ấy. Sự phóng đại tạo ra những tin đồn về Lucas có cốt truyện cho một bộ ba phần tiếp theo (Tập VII, VIII và IX), sẽ tiếp tục câu chuyện sau tập phim năm 1983 của Return of the Jedi. Lucasfilm và George Lucas đã từ chối kế hoạch cho bộ ba phần tiếp theo trong nhiều năm, nhấn mạnh rằng Chiến tranh giữa các vì sao là một loạt 6 phần, và không có thêm phim nào được phát hành sau khi kết thúc bộ ba tiền truyện năm 2005. Mặc dù Lucas đã thực hiện một ngoại lệ bằng cách phát hành bộ phim hoạt hình Star Wars: The Clone Wars trong năm 2008, trong khi quảng bá cho bộ phim, Lucas giữ nguyên ý nguyện của mình cho bộ ba phần tiếp theo: "Tôi thường được hỏi," Chuyện gì xảy ra sau Return of the Jedi? ", Và tôi thực sự không có câu trả lời cho câu hỏi đó. Loạt phim là câu chuyện về Anakin Skywalker và Luke Skywalker, và khi Luke cứu thiên hà và tái sinh cha mình, đó là nơi mà câu chuyện kết thúc."
Tháng 1 năm 2012, Lucas thông báo rằng ông sẽ rút khỏi các bộ phim bom tấn và thay vào đó là sản xuất những bộ phim nhỏ hơn. Khi được hỏi liệu những lời chỉ trích ông nhận được sau bộ ba phần tiền truyện và những thay đổi dành cho bộ ba gốc đã gây ảnh hưởng đến quyết định rút lưu của ông, Lucas nói: "Tại sao tôi phải làm bộ phim nào nữa nếu mọi người la hét với bạn mọi lúc và nói về việc bạn là một người khủng khiếp thế nào? " Mặc dù nhấn mạnh rằng bộ ba phần tiếp theo sẽ không bao giờ xảy ra, Lucas bắt đầu làm việc với bản thảo cho ba bộ phim Star Wars mới vào năm 2011. Vào tháng 10 năm 2012, Công ty Walt Disney đã đồng ý mua Lucasfilm và thông báo rằng Star Wars Episode VII sẽ được phát hành vào năm 2015. Sau đó, có tiết lộ rằng ba bộ phim sắp tới (tập VII-IX) sẽ dựa trên các câu chuyện đã được viết bởi George Lucas trước khi bán Lucasfilm.[ Đồng chủ tịch của Lucasfilm, Kathleen Kennedy, trở thành chủ tịch của công ty, báo cáo với chủ tịch Walt Disney Studios Alan Horn. Ngoài ra, Kennedy sẽ là nhà sản xuất điều hành cho các bộ phim mới của Star Wars, với người sáng tạo nhượng quyền thương mại và người sáng lập Lucasfilm Lucas làm tư vấn sáng tạo.
Thần lực thức tỉnh
Khoảng 30 năm sau sự hủy diệt của Ngôi sao Chết II, Luke Skywalker đã biến mất sau sự sụp đổ của Trật tự Jedi mới mà ông đang cố gắng gây dựng. Những tàn dư của Đế chế đã trở thành Tổ chức Thứ nhất, và tìm cách tiêu diệt Luke và nền Cộng hòa mới, trong khi quân kháng chiến phản đối, dẫn đầu bởi công chúa giờ là tướng Leia Organa và được Cộng hòa hậu thuẫn. Tại Jakku, phi công kháng chiến Poe Dameron tìm được bản đồ dẫn đến vị trí của Luke. Stormtroopers dưới sự chỉ huy của Kylo Ren, con trai của Leia và Han Solo, bắt được Poe. Droid BB-8 trốn thoát với bản đồ, và gặp một người nhặt phế liệu Rey. Kylo tra tấn Poe và biết về BB-8. Stormtrooper FN-2187 chạy trốn khỏi Tổ chức, và cứu Poe, người đã đặt tên cho anh là "Finn".Cả hai trốn thoát trong một chiếc chiến đấu cơ TIE và bị bắn hạ xuống Jakku, dường như đã giết Poe. Finn tìm thấy Rey và BB-8, nhưng Tổ chức đã bắt kịp; cả ha trốn thoát khỏi Jakku trên con tàu Millennium Falcon bị đánh cắp. Falcon được chiếm lại bởi Han và Chewbacca, quay lại với công việc buôn lậu sau khi từ bỏ nền Cộng hòa mới. Họ đồng ý giúp đưa bản đồ bên trong BB-8 cho quân kháng chiến.
Kịch bản cho Tập VII ban đầu được viết bởi Michael Arndt, nhưng vào tháng 10 năm 2013 thông báo rằng nhiệm vụ này sẽ được giao cho Lawrence Kasdan và J. J. Abrams. Vào ngày 25 tháng 1 năm 2013, The Walt Disney Studios và Lucasfilm đã chính thức công bố J. J. Abrams là đạo diễn và nhà sản xuất của Star Wars: Tập VII, cùng với Bryan Burk và Bad Robot Productions.
Jedi cuối cùng
Ngay sau khi căn cứ Starkiller bị phá hủy, Rey tìm thấy Luke Skywalker trên hành tinh Ahch-To và thuyết phục ông dạy cô về Jedi và tìm kiếm câu trả lời từ quá khứ của cô với sự giúp đỡ của Luke và Kylo Ren. Trong khi đó, Finn, Leia, Poe, BB-8, Rose Tico, và phần còn lại của quân kháng chiến đang trong tình thế nguy cấp và bị rượt đuổi bởi Tổ chức đến hành tinh muối Crait. Kylo Ren ám sát Thủ lĩnh tối cao Snoke và nắm quyền kiểm soát Tổ chức thứ nhất. Cuộc chiến lên đến đỉnh điểm trong một trận chiến trên Crait với quân kháng chiến.
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2012, The Hollywood Reporter báo cáo rằng Lawrence Kasdan và Simon Kinberg sẽ viết và sản xuất tập VIII và IX. Kasdan và Kinberg sau đó được xác nhận là cố vấn sáng tạo cho những bộ phim đó, ngoài việc viết những bộ phim độc lập. Ngoài ra, John Williams, người đã viết nhạc cho sáu tập trước, được thuê để soạn nhạc cho các tập VII, VIII và IX. Vào ngày 12 tháng 3 năm 2015, Lucasfilm thông báo rằng đạo diễn phim Looper Rian Johnson sẽ chỉ đạo tập VIII với Ram Bergman làm nhà sản xuất cho Ram Bergman Productions. Các báo cáo ban đầu tuyên bố rằng Johnson cũng sẽ chỉ đạo Tập IX, nhưng sau đó đã xác nhận rằng anh sẽ chỉ viết một câu chuyện. Johnson sau đó đã viết trên Twitter của mình rằng thông tin của anh ta viết một gợi ý cho Tập IX là cũ, và anh ấy không tham gia vào việc viết bộ phim đó. Khi được hỏi về Tập VIII trong một cuộc phỏng vấn tháng 8 năm 2014, Johnson nói "thật chán nản khi nói về bộ phim, bởi vì điều duy nhất tôi thực sự có thể nói là, tôi chỉ thấy hạnh phúc. Tôi không có cảm giác e ngại như tôi mong đợi, ít nhất là chưa cảm thấy. Tôi chắc chắn tôi sẽ cảm thấy nó ở một thời điểm nào đó." Nhiếp chính của Jedi cuối cùng bắt đầu vào tháng 2 năm 2016. Quay phim bổ sung diễn ra tại Dubrovnik từ ngày 9 đến 16 tháng 3 năm 2016, cũng như ở Ireland vào tháng 5 năm 2016. Nhiếp chính được đóng gói vào tháng 7 năm 2016. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2016, Carrie Fisher đã mất sau khi bà bị bệnh tim một vài ngày trước đó. Trước khi qua đời, Fisher đã hoàn thành vai diễn của mình với tư cách là Tướng Leia Organa trong phim. Bộ phim được phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2017.
Tập IX
Sản xuất được lên kế hoạch bắt đầu vào năm 2017. Variety và Reuters cho biết Carrie Fisher được dự kiến đóng một vai trò quan trọng trong Tập IX. Giờ đây, Lucasfilm, Disney và những người liên quan đến bộ phim đã bị buộc phải tìm cách giải quyết cái chết của bà trong bộ phim sắp tới và thay đổi vai trò của nhân vật. Vào tháng 1 năm 2017, Lucasfilm cho biết họ sẽ không tái tạo lại Fisher cho bộ phim này. Vào tháng 4 năm 2017, anh trai của Fisher, Todd và con gái Billie Lourd của Carrie đã cho phép Disney sử dụng hình ảnh của bà cho bộ phim, nhưng cuối tháng đó, Kennedy nói rằng Fisher sẽ không xuất hiện trong phim. Nhiếp chính của Star Wars: Tập IX được bắt đầu vào tháng 7 năm 2018.
Phim ngoại truyện
Trước khi bán Lucasfilm cho Disney vào năm 2012, và song song với việc phát triển bộ ba phần tiếp theo, George Lucas và biên kịch gốc của ông, Lawrence Kasdan bắt đầu phát triển một bộ phim về Han Solo trẻ. Vào ngày 5 tháng 2 năm 2013, Giám đốc điều hành của Disney Bob Iger đã công bố sự phát triển một bộ phim độc lập của Lawrence Kasdan, cùng với một bộ phim không được tiết lộ được viết bởi Simon Kinberg. Vào ngày 6 tháng 2, Entertainment Weekly báo cáo phim của Kasdan sẽ tập trung vào Han Solo, trong khi phim còn lại thì xoay quanh Boba Fett (thông tin về bộ phim sau này chưa được xác nhận). Disney CFO Jay Rasulo đã mô tả những bộ phim độc lập như những câu chuyện gốc. Kathleen Kennedy giải thích rằng các bộ phim độc lập sẽ không tiếp nối với các bộ phim của bộ ba phần tiếp theo, nêu rõ, George biết rất rõ về cách mà loạt phim hoạt động. Thứ tiêu chuẩn mà anh ấy đã tạo ra là bộ sử thi Chiến tranh giữa các vì sao gốc. Bây giờ thì Tập VII cũng thuộc vào một trong số đó. Các phim điện ảnh ăn theo, hoặc chúng tôi sẽ nghĩ ra một tên gọi nào đó để đặt cho chúng, cũng được xếp vào cái vũ trụ rộng lớn mà George đã tạo ra ấy. Không có kế hoạch nào để đưa những nhân vật bên ngoài, trong những phần phim riêng vào trong loạt phim gốc. Do đó, từ góc nhìn của nhà sáng lập, nó là một hướng đi mà George đã vạch ra rất rõ.
Vào tháng 4 năm 2015, Lucasfilm và Kennedy đã thông báo rằng các phim độc lập sẽ được gọi là phim Star Wars Anthology (mặc dù từ này chưa bao giờ được sử dụng trên bất kỳ tựa phim nào, thay vì chọn mang phụ đề "A Star Wars Story" hay "Star Wars ngoại truyện" bên dưới tiêu đề chính của bộ phim.) Rogue One: Star Wars ngoại truyện được phát hành vào ngày 16 tháng 12 năm 2016 là bộ phim đầu tiên trong loạt phim tuyển tập tách biệt với bộ sử thi. Bộ phim thứ hai Solo: Star Wars ngoại truyện, được phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2018. Phim vẫn chưa được hé lộ thứ ba có thể sẽ dựa trên Boba Fett và sẽ được phát hành vào năm 2020.
Rogue One
Câu chuyện kể về Rogue One, một nhóm phiến quân do Jyn Erso dẫn đầu, người đã đánh cắp bản kế hoạch Ngôi sao Chết. Bộ phim kết thúc vào ngay khoảnh khắc trước khi bắt đầu A New Hope.
Ý tưởng cho bộ phim đã được hình thành bởi John Knoll, người giám sát hiệu ứng hình ảnh cho bộ ba bộ phim tiền truyện. Vào tháng 5 năm 2014, Lucasfilm đã tuyên bố Gareth Edwards là đạo diễn của bộ phim ngoại truyện đầu tiên, với Gary Whitta viết bản nháp đầu tiên, lên lịch phát hành vào ngày 16 tháng 12 năm 2016. Vào ngày 12 tháng 3 năm 2015, tựa phim được tiết lộ là Rogue One, với Chris Weitz viết lại kịch bản, và với sự tham gia của Felicity Jones trong vai Jyn Erso, với Ben Mendelsohn, và Diego Luna đều đóng vai nhân vật chính trong phim, với vai trò chưa xác định của James Earl Jones lồng tiếng cho Darth Vader, và các nhân vật khác trước đó, bao gồm cả Bail Organa và Mon Mothma. Bộ phim là phim đầu tiên bao gồm một nhân vật xuất hiện trong loạt phim hoạt hình, Saw Gerrera của chương trình Clone Wars là người thầy cực đoan của Jyn Erso, và Chopper từ Star Wars: Rebels có một vai cameo. Vào tháng 4 năm 2015, trailer của phim được chiếu lần đầu tại Star Wars Celebration. Lucasfilm thông báo việc quay phim sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2015 và phát hành bản tóm tắt cốt truyện. Đạo diễn Edwards đã nói, "Bộ phim chỉ xoay quanh một nhóm người không có ma thuật kì bí mà chỉ dựa vào hy vọng để giải cứu thiên hà."; và mô tả phong cách của bộ phim tương tự như của một bộ phim chiến tranh: "Đó là thực tế của chiến tranh. Kẻ tốt là xấu. Kẻ xấu là tốt. Nó rất phức tạp, nhiều chiều, một kịch bản rất phong phú để thiết lập một bộ phim." Sau khi ra mắt, Rogue One nhận được nhiều đánh giá tích cực, với diễn xuất, cảnh hành động, nhạc nền, hiệu ứng hình ảnh và giai điệu được ca ngợi. Bộ phim thu về hơn 500 triệu USD trên toàn thế giới trong vòng một tuần kể từ ngày phát hành.
Solo
Solo là một bộ phim tập trung vào Han Solo thời trẻ và bắt đầu sự nghiệp của anh ấy như một kẻ buôn lậu, cũng như tình bạn của anh ấy với Wookiee Chewbacca. Lando Calrissian trẻ tuổi cũng xuất hiện với tư cách là chủ sở hữu của tàu Millenium Falcon. Bộ phim được thiết lập trước các sự kiện của Rogue One và Han xuất hiện trong A New Hope.
Trước khi bán Lucasfilm cho Disney, George Lucas bắt đầu phát triển một bộ phim về Han Solo trẻ. Lucas đã thuê nhà văn kì cựu Star Wars, Lawrence Kasdan, cùng con trai Jon Kasdan, để viết kịch bản. Bộ phim có sự tham gia của Alden Ehrenreich trong vai Han Solo, Joonas Suotamo trong vai Chewbacca (sau khi trở thành diễn viên đóng nhân vật trong The Force Awakens và The Last Jedi), Donald Glover trong vai Lando Calrissian, cùng với Emilia Clarke và Woody Harrelson. Đạo diễn Phil Lord và Christopher Miller bắt đầu quay cảnh chính cho phim, nhưng do sự khác biệt sáng tạo, cặp đôi đã rời dự án vào tháng 6 năm 2017 với ba tuần rưỡi còn lại cho nhiếp chính. Sự thay thế của họ là đạo diễn từng đoạt giải Oscar Ron Howard, người trước đây đã nói, "George, bạn nên làm điều đó!", Đã từng là một trong ba đạo diễn từ chối George Lucas đề nghị đạo diễn Tập I: The Phantom Menace. Trước đó, Howard đã hợp tác với Lucas trước cả khi có Star Wars, với tư cách là một diễn viên trong bộ phim George Lucas đạo diễn American Graffiti. Howard cũng chỉ đạo bộ phim Willow (1988) cho Lucasfilm, Warwick Davis, người đóng vai chính của Howard trong bộ phim đó, cũng sẽ xuất hiện trong Solo.
Phim khả thi trong tương lai
Vào tháng 8 năm 2016, Ewan McGregor, người đóng vai Obi-Wan Kenobi trẻ trong bộ ba phần tiền truyện, nói rằng nếu Lucasfilm tiếp cận anh, anh sẽ cởi mở để trở lại vai diễn trong một bộ phim xoay cuộc sống của nhân vật trong thời gian giữa Tập III và IV. Số lượng người hâm mộ quan tâm đã dẫn đến báo cáo rằng một bộ phim về Kenobi đã được thực hiện, trong khi Lucasfilm đã làm rõ rằng nó đã không được phát triển. Vào tháng 3 năm 2017, McGregor một lần nữa tuyên bố sự quan tâm của anh trong vai chính của bộ phim, nếu Lucasfilm muốn anh. Sau đó vào năm 2017, cảnh quay trong bộ phim Last Days in the Desert (đóng vai chính là McGregor), được chỉnh sửa thành một đoạn trailer fan chế cho bộ phim Obi-Wan. Video này sau đã được bình chọn là trailer chế được yêu thích nhất trong cuộc bình chọn của The Hollywood Reporter. Vào tháng 8 năm 2017, đã có thông báo rằng một bộ phim Obi-Wan Kenobi đã được phát triển, với Stephen Daldry đàm phán ban đầu để đồng biên kịch và chỉ đạo dự án. Liam Neeson bày tỏ sự quan tâm đến việc trở lại loạt phim, trở lại vai diễn Qui-Gon Jinn. Joel Edgerton, người đóng vai chú Owen của Luke Skywalker trong bộ ba tiền truyện, nói rằng anh muốn quay trơ lại vai diễn của mình trong một bộ phim độc lập về Obi-Wan, nếu nó được thực hiện. Tính đến năm 2018, McGregor đã tuyên bố rằng anh sẽ sẵn sàng đóng vai Obi-wan trên phim, trong khi các báo cáo cho biết bộ phim có thể được phát hành vào năm 2020.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.tmz.com/2018/05/17/obi-wan-kenobi-star-wars-story-movie-plot-director-production/|tiêu đề=STAR WARS Stand-Alone Obi-Wan Movie NEAR-IMMEDIATE NEW HOPE PREQUEL|ngày tháng=ngày 17 tháng 5 năm 2018|nhà xuất bản=TMZ|ngày truy cập=ngày 24 tháng 5 năm 2018}}</ref>
Alden Ehrenreich xác nhận hợp đồng của mình xuất hiện trong vai diễn Han Solo, mở rộng cho thêm hai bộ phim, trong trường hợp nếu studio làm phim tiếp nối cho Solo: Star Wars ngoại truyện, hoặc cho anh vào một bộ phim khác với vai phụ. Ehrenreich nói rằng anh muốn bất kỳ phần tiếp theo của phim sẽ khác biệt hẳn với bộ ba Star Wars trước đây một cách độc lập, giống như loạt phim Indiana Jones, chứ không phải là phần tiếp nối trực tiếp. Ron Howard nói rằng không có phần tiếp theo nào được phát triển, điều đó là do người hâm mộ quyết định. Các nhà phê bình lưu ý rằng bộ phim cố ý để một cái kết mở cho các phần tiếp theo. Biên kịch của phim Jon Kasdan nói rằng ông sẽ bao gồm thêm thợ săn tiền thưởng Bossk (kể xuất hiện trong Tập V: Đế Chế phản công và được đề cập bởi Val trong Solo) nếu ông có viết phần tiếp theo của bộ phim. Kathleen Kennedy cũng nói rằng một bộ phim xoay quanh Lando Calrissian có thể sẽ xảy ra, nhưng nó sẽ không phải là ưu tiên vào thời điểm đó. Donald Glover nói rằng anh sẽ hình dung bộ phim giống như Catch Me If You Can trong không gian.
Các báo cáo bổ sung cho biết Lucasfilm đang cân nhắc nhiều bộ phim khác nhau về các nhân vật khác nhau bao gồm cả các bộ phim tập trung vào Boba Fett, cũng như sư phụ Yoda. Vào năm 2015, đạo diễn Guillermo Del Toro đã đề xuất một ý tưởng cho Lucasfilm về một bộ phim về Jabba người Hutt, vào năm 2017, nhiều nguồn báo cáo rằng nó đang nằm trong số các dự án được hãng xem xét.
Samuel L. Jackson đã bày tỏ sự quan tâm đến việc trở lại vai Mace Windu, nhấn mạnh rằng nhân vật của anh có thể đã sống sót sau cái chết rõ ràng của anh. Ian McDiarmid cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc trở lại vai Hoàng đế Palpatine. Cũng có khả năng nhân vật Ahsoka Tano sẽ xuất hiện trong một bộ phim hành động, với Rosario Dawson thể hiện sự quan tâm để đóng vai nhân vật.
Tương lai
Vào tháng 11 năm 2017, Lucasfilm thông báo rằng Rian Johnson, nhà văn kiêm đạo diễn của The Last Jedi, sẽ làm việc trong một dự án phim bộ ba mới. Các bộ phim được báo cáo là khác với các bộ phim sử thi tập trung vào gia đình Skywalker mà thay vào đó xoay quanh các nhân vật hoàn toàn mới. Johnson được xác nhận sẽ biên kịch và đạo diễn bộ phim đầu tiên. Cùng ngày, Disney thông báo rằng một bộ phim truyền hình Star Wars người đóng đang được phát triển riêng cho dịch vụ phát trực tuyến sắp tới của Disney.
Vào tháng 2 năm 2018, David Benioff và D. B. Weiss đã viết và sản xuất một loạt các bộ phim của Star Wars không phải là những bộ phim tập trung vào Skywalker, tương tự nhưng tách biệt với những phần phim sắp tới của Rian Johnson.
Dòng thời gian hư cấu
Chủ đềChiến tranh giữa các vì sao minh họa các yếu tố như hiệp sĩ, phù thủy, và nàng công chúa có liên quan đến nguyên mẫu của thể loại fantasy . Thế giới Star Wars, không giống như phim khoa học viễn tưởng và phim tưởng tượng minh họa việc thiết lập kiểu dáng đẹp của tương lai thì được miêu tả là bẩn và cáu bẩn. Tầm nhìn của Lucas về một "tương lai được sử dụng" đã được tiếp tục phổ biến rộng rãi trong các bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị như Quái vật không gian (Alien) , được thiết lập trên một tàu chở hàng không gian bẩn; Max Điên Cuồng 2 hay Mad Max 2, được đặt trong một sa mạc hậu tận thế, và Tội Phạm Người Máy hay Blade Runner, được thiết lập trong một thành phố đổ nát dơ bẩn của tương lai. Lucas thực hiện một nỗ lực có ý thức về cảnh song song và đối thoại giữa các bộ phim, và đặc biệt là song song hành trình của Luke Skywalker với cha của mình khi thực hiện các phần trước .
Ảnh hưởng
Có thể thấy, Star Wars hay George Lucas đã chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều phim và truyện khác nhau.
Khác với nhiều bộ phim về đề tài vũ trụ như Du hành giữa các vì sao (Star Trek) hay Babylon 5, Chiến tranh giữa các vì sao đã tạo ấn tượng trong lòng khán giả không những vì cảnh chiến đấu trên vũ trụ thường thấy, mà còn ở vẻ hoang sơ kỳ lạ của những hành tinh như Tatooine trong phần IV. Câu truyện viễn tưởng Xứ Cát (Dune) của Frank Herbert cùng với những bộ phim Viễn Tây theo phong cách Sergio Leone đã tạo nên một quê nhà Tatooine cằn cỗi của Luke Skywalker.
Lucas thừa nhận, ông đã lấy cảm hứng từ nền văn hóa thời Samurai của Nhật Bản và nhiều bộ phim khác. Có thể thấy rõ nhất là từ bộ phim Nàng Công Chúa Cuối Cùng (隠し砦の三悪人) của Akira Kurosawa. Đồng thời, người xem có thể nhận ra những nét tương đồng giữa Kabuto với chiếc mặt nạ của Darth Vader. Các hiệp sĩ Jedi thì được lấy cảm hứng từ các samurai Nhật Bản, từ trang phục giống với kimono lẫn tinh thần chiến đấu trong danh dự của samurai.
Ngoài ra, bộ phim còn bị tác động bởi bối cảnh thời đó: Chiến tranh Việt Nam, Thế chiến thứ II. George Lucas nói: "Chiến tranh giữa các vì sao" có bối cảnh lịch sử rất rõ rệt. Đế quốc thiên hà chính là bản sao của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Những người Ewoks là những người lính cộng sản. Hoàng đế Palpatine, kẻ kế vị Valkorion và Vitiate chính là Tổng thống Hoa Kỳ Nixon, kế vị Tổng thống Kennedy và Tổng thống Johnson. Nhưng chẳng có ai nghĩ đến điều đó.
Thông tin kỹ thuật
Tất cả sáu bộ phim của Chiến tranh giữa các vì sao được chụp trong tỉ lệ là 2.40:1. Bộ 3 phim gốc được quay với ống kính dị hướng. Tập IV và V được quay trong Panavision (thị giác toàn cảnh), trong khi Tập VI được quay trong ống kính Camera Joe Dunton (JDC). Tập I được quay với ống kính dị hướng Hawk trên máy ảnh Arriflex, và Tập II và III được quay với máy ảnh kỹ thuật số độ nét cao Sony CineAlta .
Lucas thuê Ben Burtt để giám sát hiệu ứng âm thanh của Niềm Hi Vọng Mới. Burtt do đó dược Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Khoa học tặng một giải thưởng Thành tựu đặc biệt bởi vì nó không có giải thưởng tại thời điểm cho công việc mà ông đã làm . Lucasfilm phát triển âm thanh tiêu chuẩn THX cho Sự trở lại của Jedi . John Williams soạn nhạc cho tất cả sáu bộ phim. Lucas thiết kế cho Chiến tranh giữa các vì sao liên quan đến một nhạc âm thanh cỡ lớn, với leitmotifs cho nhân vật khác nhau và các khái niệm quan trọng. Nhạc nền Star Wars của Williams đã trở thành một trong những nhạc nền nổi tiếng nhất được biên soạn trong lịch sử âm nhạc hiện đại .
Biên đạo múa kỹ thuật kiếm ánh sáng cho bộ 3 phim gốc được phát triển bởi Bob Anderson. Anderson đào tạo diễn viên Mark Hamill (Luke Skywalker) và thực hiện tất cả các pha nguy hiểm như Darth Vader trong trận đấu tay đôi kiếm ánh sáng trong Đế chế phản công và Sự trở lại của Jedi, mặc trang phục của Vader. Vai trò của Anderson trong bộ ba Chiến tranh giữa các vì sao gốc đã được nhấn mạnh trong bộ phim Kháng Nghị Đao Kiếm (Reclaiming the Blade), nơi ông chia sẻ kinh nghiệm của mình như là biên đạo múa chiến đấu phát triển các kỹ thuật kiếm ánh sáng cho phim .
Các phương tiện truyền thông khác
Từ năm 1977 đến 2014, thuật ngữ Vũ trụ Mở rộng (Expanded Universe hoặc EU trong tiếng Anh) là một thuật ngữ chung cho phép chính thức các yếu tố kể chuyện Star Wars vượt ra bên ngoài các bộ phim, bao gồm tiểu thuyết, truyện tranh, trò chơi điện tử và truyền hình. Lucasfilm duy trì sự liên tục nội bộ giữa các bộ phim và nội dung truyền hình và các tài liệu của EU cho đến ngày 25 tháng 4 năm 2014, khi công ty tuyên bố tất cả các dự án của EU sẽ ngừng sản xuất. Các tác phẩm hiện tại lúc bấy giờ sẽ không còn được coi là chính thức (canon) với nhượng quyền thương mại và các bản tái bản của những sản phẩm này tiếp theo sẽ được đổi tên dưới nhãn Star Wars Legends, với DLC cho trò chơi trực tuyến Star Wars: The Old Republic vẫn được sản xuất tuy đã không còn coi là chính thức nữa. Các Star Wars canon sau đó đã được tái cơ cấu để chỉ bao gồm sáu bộ phim hiện có, bộ phim hoạt hình Star Wars: The Clone Wars (2008), và loạt phim hoạt hình đồng hành của nó Star Wars: The Clone Wars. Tất cả các dự án trong tương lai và phát triển sáng tạo trên tất cả các loại phương tiện truyền thông sẽ được giám sát và phối hợp bởi Nhóm cốt truyện, được công bố là một bộ phận của Lucasfilm và được tạo ra để duy trì tính liên tục và tầm nhìn gắn kết về cách kể chuyện của nhượng quyền thương mại. Lucasfilm thông báo rằng sự thay đổi đã được thực hiện "để cung cấp sự tự do sáng tạo tối đa cho các nhà làm phim và cũng bảo tồn các yếu tố bất ngờ và sự tìm tòi của khán giả." Loạt phim hoạt hình Star Wars Rebels là dự án đầu tiên được sản xuất sau khi công bố, nối tiếp bởi nhiều sê-ri truyện tranh từ Marvel, tiểu thuyết được xuất bản bởi Del Rey và bộ phim Star Wars: Thần lực thức tỉnh (2015).
Truyền hình
Những bộ phim hoạt hình và truyền hình đầu tiên
Trong bộ phim truyền hình 2 tiếng Star Wars Holiday Special được sản xuất cho đài CBS vào năm 1978, Chewbacca trở về hành tinh quê hương Kashyyyk của anh để kỷ niệm "Ngày Cuộc sống" với gia đình. Cùng với các ngôi sao của bộ phim gốc 1977, những nghệ sĩ nổi tiếng như Bea Arthur, Art Carney, Diahann Carroll và Jefferson Starship xuất hiện trong các vở nhạc kịch. Lucas ghê tởm đặc biệt bộ phim và cấm nó được phát sóng lần nữa sau khi phân phối, hoặc được tái hiện trên video gia đình. Một chuỗi hoạt hình dài 11 phút Holiday Special có sự xuất hiện đầu tiên của thợ săn tiền thưởng Boba Fett, được coi là lớp lót bạc duy nhất của sản xuất, với Lucas thậm chí bao gồm nhân vật này trong bản giới thiệu đặc biệt trên bản phát hành Blu-ray 2011 (làm nó là phần duy nhất của Holiday Special nhận được một bản phát hành truyền thông chính thức tại nhà). Phân khúc này là dự án hoạt hình Star Wars đầu tiên được thực hiện.
Bộ phim truyền hình Caravan of Courage: An Ewok Adventure phát sóng trên kênh ABC vào cuối tuần lễ Tạ Ơn vào năm 1984. Với cốt truyện của Lucas và kịch bản của Bob Carrau, phim xoay quanh Ewok Wicket từ Return of the Jedi khi anh giúp hai đứa bé giải cứu cha mẹ của chúng khỏi một người khổng lồ gọi là Gorax. Phần tiếp theo năm 1985, Ewoks: The Battle for Endor, dõi theo Wicket và bạn bè của anh trong nỗ lực nhằm bảo vệ ngôi làng của họ khỏi trước những kẻ xâm lược.
Hoạt hình
Nelvana, xưởng phim hoạt hình đã từng giúp dựa án Holiday Special trở thành hiện thực, được thuê để tạo ra hai bộ phim hoạt hình. Star Wars: Droids (1985–1986), phát sóng chỉ duy nhất một mùa trên ABC, theo chân những cuộc phiêu lưu của các droid C-3PO và R2-D2, 15 năm trước các sự kiện của bộ phim Star Wars năm 1977. Loạt phim hoạt hình chị em của Droids, Star Wars: Ewoks (1985–1987) xoay quanh các cuộc phiêu lưu của người Ewok trước sự kiện trong Return of the Jedi.
Sau khi phát hành Attack of the Clones, Cartoon Network phát sóng loạt phim Star Wars: Clone Wars từ năm 2003 đến vài tuần trước khi phát hành Revenge of the Sith (2005), diễn tả loạt sự kiện xảy ra giữa hai bộ phim. Phim đã giành được Giải Primetime Emmy cho Chương trình hoạt hình nổi bật năm 2004 và 2005.
Lucas quyết định đầu tư vào việc tạo ra công ty hoạt hình của riêng mình, Lucasfilm Animation và sử dụng nó để tạo ra bộ phim hoạt hình Star Wars CGI đầu tiên của mình. Star Wars: The Clone Wars (2008–2014) đã được giới thiệu thông qua một bộ phim hoạt hình cùng tên năm 2008, và được đặt trong cùng khoảng thời gian với loạt Clone Wars trước đó (mặc dù bỏ qua nó). Trong khi tất cả các tác phẩm truyền hình trước đó được đổi nhãn thành Legends vào năm 2014, Lucasfilm đã chấp nhận The Clone Wars và bộ phim gốc của nó, như là một phần của canon. Tất cả các series được phát hành sau cũng sẽ là một phần của canon. Trong năm 2014, Disney XD bắt đầu phát sóng Star Wars Rebels, sê-ri CGI hoạt hình tiếp theo. Nằm giữa Revenge of the Sith và A New Hope, loạt phim theo chân một nhóm nổi dậy khi họ chiến đấu với Đế chế Thiên hà và giúp đóng lại một số cốt truyện còn dang dở trong The Clone Wars. Bộ phim hoạt hình nhỏ Star Wars Forces of Destiny ra mắt vào năm 2017, tập trung vào các nhân vật nữ của loạt phim. Loạt phim hoạt hình Star Wars Resistance sẽ ra mắt vào mùa thu năm 2018, phim sẽ có phong cách anime, và tập trung vào phi công kháng chiến Kazuda Zioni vào thời điểm giữa Return of the Jedi và Thần lực thức tỉnh.
Sê-ri Star Wars chưa có tựa đề
Từ năm 2005, khi Lucas công bố kế hoạch cho một bộ phim truyền hình giữa bộ ba tiền truyện và bộ ba gốc, dự án truyền hình đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển tại Lucasfilm. Nhà sản xuất Rick McCallum tiết lộ tên của dự án là Star Wars: Underworld, vào năm 2012, và cho biết vào năm 2013, đã có 50 kịch bản được viết cho dự án. Ông gọi dự án là "Vật liệu khiêu khích nhất, táo bạo nhất mà chúng tôi từng làm". Dự án được đề xuất để khám phá các cuộc đấu tranh giành quyền lực của giới tội phạm ngầm trong nhiều thập kỷ trước A New Hope, vào tháng 12 năm 2015, sê-ri vẫn đang được phát triển tại Lucasfilm. Vào tháng 11 năm 2017, Bob Iger đã thảo luận về sự phát triển của một sê-ri Star Wars cho dịch vụ phát trực tuyến kỹ thuật số sắp tới của Disney, ra mắt vào năm 2019. Không rõ liệu bộ phim có dựa trên kịch bản Star Wars Underworld hay không hoặc loạt phim sẽ là một dự án hoàn toàn mới.
Vào tháng 2 năm 2018, thông báo cho rằng có nhiều sê-ri truyền hình Star Wars người đóng đang được phát triển, với nhiều tài năng "khá quan trọng" tham gia. Jon Favreau, người từng lồng tiếng cho Pre Vizsla trong bộ phim hoạt hình The Clone Wars, sẽ sản xuất và viết bộ phim truyền hình. Vào tháng 5 năm 2018, Favreau xác nhận bộ phim sẽ được thiết lập bảy năm sau các sự kiện trong Return of the Jedi (23 năm trước The Force Awakens) và bộ phim sẽ có các nhân vật CGI.
Văn học
Tiểu thuyết dựa trên Star Wars đã có mặt trước cả khi bộ phim đầu tiên phát hành, với tiểu thuyết chuyển thể Star Wars vào tháng 12 năm 1976, phụ đề là From the Adventures of Luke Skywalker. Được viết bởi Alan Dean Foster và đóng góp của Lucas. Câu chuyện vũ trụ mở rộng đầu tiên xuất hiện trong Star Wars # 7 của Marvel Comics vào tháng 1 năm 1978 (sáu tập đầu tiên của loạt phim là bộ phim chuyển thể), theo sau là cuốn tiểu thuyết Splinter of the Mind's Eye của Foster vào tháng sau.
Tiểu thuyếtStar Wars: From the Adventures of Luke Skywalker là cuốn tiểu thuyết năm 1976 chuyển thể của bộ phim gốc bởi Alan Dean Foster, tiếp nối với sách là phần tiếp theo Splinter of the Mind's Eye (1978), mà Lucas quyết định không quay thành phim. Tiểu thuyết chuyển thể của bộ phim The Empire Strikes Back (1980) được viết bởi Donald F. Glut và Return of the Jedi (1983) của James Kahn tiếp sau, cũng như bộ ba The Han Solo Adventures (1979–1980) của Brian Daley, và bộ ba Adventures of Lando Calrissian (1983) của L. Neil Smith.
Bộ ba tiểu thuyết Thrawn bán chạy nhất của Timothy Zahn (1991–1993) đã khiến nhiều người lại quan tâm đến nhượng quyền thương mại và giới thiệu các nhân vật nổi tiếng như Đại Đô đốc Thrawn, Mara Jade, Talon Karrde và Gilad Pellaeon. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên, phụ đề Heir to the Empire, vươn lên vị trí số 1 trong danh sách những sách bán chạy nhất của New York Times. Sê-ri dõi theo Luke, Leia và Han trong khi họ phải đối mặt với thiên tài quân sự Thrawn, kẻ đang âm mưu chiếm lại thiên hà cho Đế chế. Trong cuốn The Courtship of Princess Leia (1994) của Dave Wolverton, được đặt ngay trước bộ ba Thrawn, Leia xem xét một cuộc hôn nhân chính trị thuận lợi với Hoàng tử Isolder của hành tinh Hapes, nhưng cô và Han cuối cùng đã kết hôn. Tác phẩm Shadows of the Empire của Steve Perry (1996), được thiết lập trong khoảng thời gian chưa được khám phá giữa The Empire Strikes Back và Return of the Jedi, là một phần của chiến dịch quảng cáo đa phương tiện bao gồm cả một loạt truyện tranh và trò chơi điện tử cùng tên. Cuốn tiểu thuyết đã giới thiệu hoàng tử tội phạm Prince Xizor, một nhân vật nổi tiếng khác sẽ xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác. Ngoài ra, nhiều Sê-ri cũng đáng chú ý khác bao gồm bộ ba Jedi Academy (1994) của Kevin J. Anderson, 14 cuốn sách Young Jedi Knights sê-ri (1995–1998) của Anderson và Rebecca Moesta, và loạt X-wing (1996–2012) của Michael A. Stackpole và Aaron Allston.
Del Rey đã tiếp quản hoạt động xuất bản sách Star Wars vào năm 1999, phát hành những gì sẽ trở thành một loạt tiểu thuyết 19 phần được gọi là The New Jedi Order (1999–2003). Được viết bởi nhiều tác giả, cốt truyện được thiết lập từ 25 đến 30 năm sau các bộ phim gốc và giới thiệu Yuuzhan Vong, một chủng tộc ngoài hành tinh mạnh mẽ đến từ thiên hà khác cố gắng xâm ăng và chinh phục toàn bộ thiên hà Star Wars. Loạt truyện bán chạy nhất trong thời gian này Legacy of the Force (2006-2008) do nhiều tác giả đóng góp xoay quanh con trai của Han và Leia, Jacen Solo sa ngã về phe bóng tối của Thần lực; trong số những hành động xấu xa của mình, cậu ta giết chết vợ của Luke là Mara Jade như một sự hy sinh để gia nhập người Sith. Câu chuyện tương đương với con trai của Han và Leia trong canon là Ben Solo/Kylo Ren trong bộ phim The Force Awakens (2015). Ba loạt truyện đã được giới thiệu cho khán giả trẻ: 18 cuốn sách Jedi Apprentice (1999–2002) ghi lại những cuộc phiêu lưu của Obi-Wan Kenobi và sư phụ Qui-Gon Jinn của anh trong những năm trước The Phantom Menace; 11 cuốn sách Jedi Quest (2001-2004) xoay quanh Obi-Wan và người học việc của mình, Anakin Skywalker ở giữa The Phantom Menace và Attack of the Clones; và loạt The Last of the Jedi (2005–2008) gồm 10 cuốn, được đặt gần như ngay lập tức sau Revenge of the Sith, chỉ còn Obi-Wan và nhiều Jedi cuối cùng còn sót lại. Maul: Lockdown bởi Joe Schreiber, phát hành vào tháng 1 năm 2014, là cuốn tiểu thuyết Star Wars cuối cùng được xuất bản trước khi Lucasfilm công bố việc gắn nhãn Star Wars Legends vào tất cả các tác phẩm này.
Truyện tranh
Marvel Comics đã xuất bản một loạt truyện tranh Star Wars từ năm 1977 đến năm 1986. Loạt truyện Star Wars gốc được đăng trên tạp chí Marvel Pizzazz từ năm 1977 đến năm 1979. Bộ phim năm 1977 là câu chuyện Star Wars gốc đầu tiên không được chuyển thể trực tiếp từ phim xuất hiện dưới dạng in, vì sự kiện trong phần phim xảy ra trước bộ truyện tranh Star Wars. Từ năm 1985-1987, loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em, Ewoks và Droids lấy cảm hứng từ loạt truyện tranh của Marvel.
Vào cuối những năm 1980, Marvel đã vứt bỏ một bộ truyện tranh Star Wars mới mà họ đã phát triển, nhưng được nhăt lại bởi Dark Horse Comics và được xuất bản thành một chuỗi truyện tranh tên là Dark Empire (1991-1995). Dark Horse sau đó đã phát hành hàng loạt bộ truyện sau bộ ba phim gốc, bao gồm Tales of the Jedi (1993–1998), X-wing Rogue Squadron (1995–1998), Star Wars: Republic (1998–2006), Star Wars Tales (1999–2005), Star Wars: Empire (2002–2006), và Knights of the Old Republic (2006–2010).
Sau khi Disney mua lại Lucasfilm, họ công bố vào tháng 1 năm 2014 rằng giấy phép truyện tranh của Star Wars sẽ trở lại Marvel Comics, có công ty mẹ, Marvel Entertainment, Disney đã mua vào năm 2009. Ra mắt vào năm 2015, ba ấn phẩm đầu tiên có tựa đề Star Wars, Star Wars: Darth Vader và loạt truyện Star Wars: Princess Leia. Trong những năm tiếp theo, Marvel đã xuất bản nhiểu loạt truyện mini, one-shot, và nhiều sê-ri mới (Star Wars: Doctor Aphra, Star Wars: Darth Vader: Dark Lord of the Sith(2017-nay) và nhiều ấn phẩm khác).
Trò chơi
Trò chơi điện tử Star Wars được cấp phép chính thức đầu tiên là của hãng Kenner 1979, trò chơi bảng Star Wars Electronic Battle Command. Năm 1982, Parker Brothers xuất bản trò chơi video Star Wars được cấp phép đầu tiên, Star Wars: The Empire Strikes Back, cho Atari 2600. Nó được theo sau vào năm 1983 bởi game bắn súng đường sắt của Atari Star Wars, sử dụng đồ họa vector và dựa trên cảnh phim "Death Star trench run" từ bộ phim năm 1977. Trò chơi tiếp theo, Return of the Jedi (1984), sử dụng đồ họa raster truyền thống hơn, với trò chơi sau The Empire Strikes Back(1985) trở lại với đồ họa vector vào năm 1983, nhưng tái tạo lại cảnh "Battle of Hoth" thay vào đó.
Lucasfilm đã bắt đầu công ty trò chơi điện tử của riêng mình vào đầu những năm 1980, được biết đến với các trò chơi phiêu lưu và các trò chơi chiến đấu dựa trên Thế chiến II. Năm 1993, LucasArts phát hành Star Wars: X-Wing, trò chơi video Star Wars tự xuất bản đầu tiên và mô phỏng các chuyến bay không gian đầu tiên dựa trên nhượng quyền thương mại. X-Wing là một trong những game bán chạy nhất năm 1993, và đã thiết lập nên một loạt game riêng. Được phát hành vào năm 1995, Dark Forces là game Bắn súng góc nhìn người thứ nhất của Star Wars đầu tiên. Một trò chơi phiêu lưu kết hợp các câu đố và chiến lược, nó đặc trưng các tính năng gameplay mới và các yếu tố đồ họa độc nhất không phổ biến trong các trò chơi khác, được tạo nên bởi công cụ trò chơi được thiết kế riêng của LucasArts, được gọi là Jedi. Trò chơi được đón nhận và đánh giá tốt, và được tiếp nối bởi 4 phần tiếp theo. Dark Forces giới thiệu nhân vật nổi tiếng Kyle Katarn, nhân vật sau này sẽ xuất hiện trong nhiều trò chơi, tiểu thuyết và truyện tranh khác. Katarn là một cựu chiến binh Đế Chế đã tham gia cuộc nổi dậy và cuối cùng trở thành một Jedi.
Đài chính kịch
Các chuyển thể của bộ phim lên đài radio cũng được sản xuất. Lucas, một fan hâm mộ của đài phát thanh trường liên kết NPR của Đại học Nam California, đã cấp phép các quyền phát thanh Star Wars cho KUSC-FM với giá 1 USD. Sản phẩm sử dụng nhạc phim gốc của John Williams, cùng với hiệu ứng âm thanh của Ben Burtt.
Tác phẩm đầu tiên được viết bởi tác giả khoa học viễn tưởng Brian Daley và đạo diễn John Madden. Nó được phát sóng trên đài phát thanh công cộng quốc gia vào năm 1981, chuyển thể bộ phim 1977 ban đầu thành 13 tập. Mark Hamill và Anthony Daniels quay trở lại lồng tiếng cho các nhân vật.
Năm 1983, Buena Vista Records phát hành một bộ phim âm thanh Star Wars 30 phút nguyên bản mang tên Rebel Mission to Ord Mantell, được viết bởi Daley. Trong những năm 1990, Time Warner Audio Publishing đã điều chỉnh một số sê-ri Star Wars từ Dark Horse Comics thành phim truyền hình âm thanh như: loạt Dark Empire gồm ba phần, Tales of the Jedi, Dark Lords of Sith, bộ ba Dark Forces, và Crimson Empire (1998). Sự trở lại của Jedi đã được chuyển thể thành 6 tập phát thanh trong năm 1996, với sự xuất hiện của Daniels.
Công viên giải trí
Tác động văn hóa
Sử thi Star Wars đã có một tác động đáng kể đến nền văn hóa pop. Những câu nói nhắc về Star Wars bị nhúng sâu vào trong văn hóa đại chúng, Các cụm từ như "evil empire" và "May the Force be with you" (cầu mong Thần lực luôn ở bên bạn) đã trở thành một phần của từ điển đại chúng. Bộ phim Star Wars đầu tiên vào năm 1977 là một bộ phim thống nhất văn hóa, được nhiều người ưa chuộng. Bộ phim có thể được coi là thứ đã khiến sự bùng nổ của thể loại khoa học viễn tưởng vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, làm cho các bộ phim loại này trở thành một thể loại bom tấn hay chủ đạo. Tác động này đã làm cho nó trở thành mục tiêu chính cho các tác phẩm nhái lại và homages, với các ví dụ phổ biến bao gồm Spaceballs, Family Guy's Laugh It Up, Fuzzball, "Star Wars Episode I" của Robot Chicken, "Star Wars Episode II" và "Star Wars Episode III" và Cuộc chiến phần cứng của Ernie Fosselius.
Vào năm 1989, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chọn bộ phim Star Wars gốc để bảo tồn trong Viện lưu trữ phim quốc gia, như là một bộ phim có tính "văn hóa, lịch sử, hoặc có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ." Phần tiếp theo của nó, The Empire Strikes Back, được chọn vào năm 2010. Bất chấp những lời kêu gọi lưu trữ này, vẫn chưa rõ liệu các bản sao của các bản phim điện ảnh Star Wars và Empire năm 1977 và 1980 - hay bản sao của các phiên bản đặc biệt năm 1997 đã được NFR lưu trữ chưa, hay thực sự là bất kỳ bản sao nào được cung cấp bởi Lucasfilm và được Cơ quan đăng ký chấp nhận.
Nền công nghiệp
Bộ phim Star Wars ban đầu là một thành công lớn vang dội cho 20th Century Fox, và được ghi nhận là sẽ làm hồi sinh lại công ty. Trong vòng ba tuần sau khi bộ phim được phát hành, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp đôi lên mức cao kỷ lục. Trước năm 1977, lợi nhuận hàng năm lớn nhất của 20th Century Fox là 37 triệu đô la, trong khi vào năm 1977, công ty đã phá vỡ kỷ lục đó bằng cách tăng lợi nhuận lên 79 triệu đô la. Nhượng quyền thương mại đã giúp Fox thay đổi từ một công ty sản xuất gần như bị phá sản thành một tập đoàn truyền thông thịnh vượng.Star Wars về cơ bản đã thay đổi tính thẩm mỹ và tính tường thuật của các bộ phim Hollywood, chuyển sự chú ý của họ từ những câu chuyện sâu sắc, có ý nghĩa dựa trên những cuộc xung đột gay gắt, hay mỉa mai mà thay thế bằng những bộ phim bom tấn với hiệu ứng đặc biệt, cũng như thay đổi ngành điện ảnh Hollywood theo những cách thiết yếu. Trước Star Wars, hiệu ứng đặc biệt trong các bộ phim đã không được nâng cao đáng kể từ những năm 1950. Thành công thương mại của Star Wars đã tạo ra một sự bùng nổ trong công nghệ hiệu ứng đặc biệt hiện đại vào cuối những năm 1970. Cùng với phim Jaws, Star Wars bắt đầu tạo ra truyền thống của các bộ phim bom tấn mùa hè trong ngành công nghiệp giải trí, nơi các bộ phim mở trên nhiều màn hình cùng một lúc và nâng tầm giá trị của các phim nhượng quyền thương mại. Nó tạo ra mô hình phim theo kiểu bộ ba và cho thấy rằng doanh thu bán hàng từ sản phẩm có thể khiến một bộ phim thu lại nhiều hơn so với doanh thu bán vé của nó.
Fan làmStar Wars đã truyền cảm hứng cho nhiều người hâm mộ tạo ra nhiều vật liệu không chính thức của họ trong thiên hà Star Wars. Trong những năm gần đây, trào lưu này đã thay đổi từ viết tiểu thuyết fan-fic thành làm các bộ phim fan-fic. Năm 2002, Lucasfilm đã tài trợ giải thưởng The Official Star Wars Fan Film Awards, chính thức công nhận các nhà làm phim hâm mộ. Tuy nhiên, do lo ngại về các vấn đề bản quyền và thương hiệu tiềm năng, cuộc thi ban đầu chỉ được mở cho các bản nhại, mockumentaries và phim tài liệu. Các bộ phim giả tưởng của fan được đặt trong vũ trụ Star Wars ban đầu không đủ điều kiện, nhưng trong năm 2007, Lucasfilm đã thay đổi tiêu chuẩn gửi phim để cho phép các câu chuyện có thể ở trong vũ trụ. Lucasfilm, phần lớn, đã cho phép nhưng không ủng hộ việc tạo ra những tác phẩm giả tưởng của người hâm mộ phát sinh này, miễn là không có nỗ lực làm phim để kiếm lợi nhuận hoặc làm hoen ố thương hiệu Star Wars theo bất kỳ cách nào. Trong khi nhiều bộ phim của người hâm mộ đã sử dụng các yếu tố từ Vũ trụ mở rộng được cấp phép để kể câu chuyện của họ, những bộ phim này không được coi là một phần chính thức của Star Wars canon.
Học tập
Vì các nhân vật và cốt truyện của bộ ba nguyên gốc rất nổi tiếng, các nhà giáo dục đã ủng hộ việc sử dụng các bộ phim trong lớp học như một tài liệu học tập. Ví dụ, một dự án ở Tây Úc đã mài giũa kỹ năng kể chuyện của học sinh tiểu học bằng cách đóng vai hành động từ các bộ phim và sau đó tạo ra các đạo cụ và cảnh quan âm thanh/hình ảnh để nâng cao màn trình diễn của chúng. Nhiều người đã sử dụng các bộ phim để khuyến khích học sinh cấp hai tích hợp công nghệ trong lớp học khoa học bằng cách tạo ra các thanh kiếm ánh sáng nguyên mẫu. Tương tự như vậy, các nhà tâm thần học ở New Zealand và Mỹ đã ủng hộ việc sử dụng loạt phim trong lớp học đại học để giải thích các loại bệnh tâm thần khác nhau.
Hàng hóa
Sự thành công của các bộ phim Star Wars đã khiến loạt phim trở thành một trong những thương hiệu nhượng quyền thương mại bán chạy nhất trên thế giới. Năm 1977, trong khi quay bộ phim gốc, George Lucas đã quyết định cắt giảm 500.000 USD để trả lương cho riêng mình với tư cách là đạo diễn, đổi lấy việc sở hữu đầy đủ các quyền bán hàng của thương hiệu cho chính mình. Trong suốt chiều dài của thương hiệu, chi phí trao đổi như vậy của 20th Century Fox, khiến hãng có thêm doanh thu hơn 20 tỷ USD bán hàng. Disney mua lại quyền bán hàng như một phần của việc mua Lucasfilm.
Kenner là hãng đồ chơi sản xuất những mô hình đồ chới của Star Wars đầu tiên song song với ngày phát hành bộ phim, và ngày nay những mô hình sót lại từ những năm 80 được bán với giá cực cao trong các phiên đấu giá. Kể từ khi những năm 90, Hasbro nắm giữ quyền sản xuất và phân phối các nhân vật hành động dựa trên các bộ phim. Star Wars là thương hiệu sở hữu trí tuệ đầu tiên được cấp phép trong lịch sử của Lego Group, nhóm đã tạo ra Lego theo chủ đề Star Wars. Lego đã sản xuất các bộ phim ngắn nhại lại để quảng bá cho bộ phim của họ, trong đó có Revenge of the Brick (2005) và The Quest for R2-D2 (2009), các nhại lại của Revenge of the Sith, và bộ phim Clone Wars sau này. Do thành công của họ, LEGO đã tạo ra một loạt phim hoạt hình hài hước trong số đó có The Yoda Chronicles (2013-2014) và Droid Tales (2015) ban đầu phát sóng trên Cartoon Network, nhưng kể từ năm 2014 đã chuyển sang Disney XD.
Vào năm 1977, với trò chơi bảng Star Wars: Escape from the Death Star (không nhầm lẫn với một trò chơi bảng khác có cùng tên, được xuất bản vào năm 1990). Trò chơi bảng Rủi ro, đã được chuyển thể thành loạt trò chơi trong hai phiên bản của Hasbro: Star Wars Risk: The Clone Wars Edition (2005) và Risk: Star Wars Original Trilogy Edition (2006).
Ba trò chơi nhập vai chính thức khác nhau đã được phát triển cho vũ trụ Star Wars: một phiên bản của West End Games vào những năm 1980 và 1990, bởi Wizards of the Coast vào những năm 2000, và một bởi Fantasy Flight Games trong những năm 2010.
Thẻ bài trao đổi Star Wars đã được xuất bản từ kể từ sê-ri "blue" xuất bản đầu tiên, bởi Topps, vào năm 1977. Hàng chục sê-ri đã được sản xuất, với Topps là người sáng tạo được cấp phép tại Hoa Kỳ. Một số loại thẻ là ảnh tĩnh trong phim, trong khi một số khác là tranh vẽ gốc. Nhiều thẻ bài đã trở thành rất có giá trị với một số rất hiếm "promo", chẳng hạn như năm 1993 Galaxy Series II, thẻ "nổi Yoda" P3 thường được ra giá 1.000 USD hoặc nhiều hơn. Mặc dù hầu hết các bộ "base" hoặc "common card" đều dồi dào, nhiều thẻ "insert" hoặc "chase card"". Từ năm 1995 đến năm 2001, Công ty Decipher đã có giấy phép cho sản xuất một trò chơi thẻ sưu tập dựa trên Star Wars; Star Wars Collectible Card Game''(còn được gọi là SWCCG). |
Trung tâm Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Center, viết tắt WTC; cũng được gọi Tòa tháp đôi) là tên gọi ban đầu cho cả tổ hợp bảy tòa nhà trước đây nằm gần cực nam Hạ Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Đặt ngay Trung tâm quận Manhattan nổi bật với hai tòa tháp đôi 110 tầng, được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế và sau đó được ký kết cho thuê 99 năm với công ty Silverstein. Khởi công từ 1966 và khánh thành vào 4 tháng 4 năm 1973, nó vượt qua chiều cao của tòa Empire State lịch sử, trở thành tòa nhà cao nhất thế giới trong khoảng thời gian ngắn, trước khi tòa tháp Sears ở Chicago, Illinois hoàn tất. Hiện nay đã bị phá hủy bởi hai chiếc máy bay Boeing đâm vào, trong chuỗi sự kiện khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 nhằm vào nước Mỹ.
Sau khi xây dựng hoàn thành tháp đôi, những phần còn lại của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tiếp tục được xây dựng trong khoảng từ năm 1975 đến 1985, tiêu tốn khoảng 400 triệu USD (tương đương 2,27 tỉ USD theo thời giá 2018). Trước khi xảy ra vụ ngày 11 tháng 9, Trung tâm Thương mại Thế giới đã từng trải qua nhiều sự cố nghiêm trọng khác, đơn cử như vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 13 tháng 2 năm 1975, vụ đánh bom bằng xe tải dưới tầng hầm tháp Bắc ngày 26 tháng 2 năm 1993, và vụ cướp ngân hàng ngày 14 tháng 1 năm 1998. Vào những năm 1990, sau khi New York phải chịu hậu quả của sự sụp đổ của nền thị trường chứng khoán năm 1987, diện tích mặt bằng cho thuê tại cả hai tòa tháp bị bỏ trống ngày càng nhiều, trước tình hình đó, Cảng vụ New York và New Jersey đã quyết định tư hữu nó bằng cách cho thuê các tòa nhà cho một doanh nghiệp tư nhân để toàn quyền quản lý. Hợp đồng cho thuê được ký kết với công ty Silverstein Properties vào tháng 7 năm 2001.
Trong khoảng thời gian gần 30 năm tồn tại, Trung tâm Thương mại Thế giới đã trở thành một trong những biểu tượng chính của thành phố New York cũng như của nước Mỹ. Biểu tượng tòa tháp đôi đã đóng một vai trò lớn trong văn hóa đại chúng, theo một khảo sát thì có đến 472 bộ phim có sự xuất hiện của tháp đôi. Sau vụ 11 tháng 9, những bộ phim có bối cảnh tháp đôi đều đã bị thay đổi thành hình ảnh khác, hoặc thậm chí là bị xóa, đặc biệt là những bộ phim khoa học viễn tưởng có cảnh tháp đôi bị phá hủy do quái vật tấn công, máy bay hay thiên thạch đâm vào, sóng thần,...
Mặc dù gọi là tháp đôi, nhưng trên thực tế chiều cao của 2 tòa nhà không đồng đều. Trong khi tháp Bắc (WTC 1) cao 1.368 feet (417 m) chưa kể tính thêm phần cột ăng-ten thì tháp Nam (WTC 2) chỉ có 1.362 feet (415,1 m).
Trước khi Trung tâm Thương mại Thế giới ra đời
Vị trí
Diện tích Manhattan khởi nguyên bé hơn so với Manhattan ngày nay. Phần Tây của Hạ Manhattan, cụ thể khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới ngày nay, từ xưa nằm dưới sông Hudson. Khu vực bờ xưa kia chỉ giới hạn đến phía Tây phố Greenwich ngày nay. Cũng trên khu vực bờ sông này, gần ngã tư giữa phố Greenwich với phố Dey, tàu Tyger của nhà thám hiểm người Hà Lan Andriaen Block bị cháy vào tháng 11 năm 1613, khiến ông và thủy thủ đoàn bị mắc kẹt, buộc họ phải sống sót qua mùa đông khắc nghiệt trên đảo. Họ đã xây dựng những khu định cư đầu tiên của người Châu Âu trên mảnh đất Manhattan. Phần còn lại của tàu Tyger sau đó bị chôn vùi bởi hàng tấn đất đá trong quá trình lấp đất lấn sông mở rộng đảo năm 1797, sau này mới được phát hiện trong cuộc khai quật vào năm 1916. Xác của một con tàu khác có niên đại khoảng 300 năm được tìm thấy năm 2010 trong cuộc khai quật cũng tại khu vực này. Con tàu thứ 2 này được nhiều người tin rằng đây là một trong những chiếc thuyền sloop trên sông Hudson. Con tàu được tìm thấy cách chỗ đứng của tháp đôi về hướng Nam, sâu khoảng 20 feet (6.1 m) dưới mặt đất.
Một thời gian sau, khu vực trở thành khu Radio Row (tạm dịch: Phố Hàng đài) tại thành phố New York, tồn tại từ năm 1921 đến năm 1966. Trước phố Hàng đài, đây từng là một quận kho (warehouse district) cho khu Tribeca và Khu Tài chính. Năm 1921, Harry Schneck đã khai trương một cửa hàng điện tử trên đường Cortlandt mang tên City Radio. Sau đó, khu vực này dần phát triển trở thành vùng tập trung của nhiều cửa hàng điện tử lớn nhỏ với đường Cortlandt là tuyến đường trọng tâm chạy xuyên qua. Tại nơi đây, những chiếc radio đã qua sử dụng, những đồ dùng điện tử còn thừa sau chiến tranh (vd: radio ARC-5), đồ điện tử bỏ đi và những phần linh kiện khác được chất đống tại đây nhiều đến nỗi tràn ngập cả ra đường, thu hút nhiều nhà sưu tập cũng như người ăn xin. Đây cũng có thể được xem như là nguồn gốc của loại hình kinh doanh phân phối linh kiện điện tử.
Quá trình hình thành Trung tâm Thương mại Thế Giới (tòa nhà đôi của Mỹ)
Ý tưởng việc thành lập Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York lần đầu được đề xuất năm 1943. Cơ quan lập pháp bang New York đã thông qua dự luật ủy quyền cho Thống đốc New York bấy giờ là Thomas E. Dewey để bắt đầu phát triển kế hoạch dự án, nhưng kế hoạch đã bị hoãn lại năm 1949. Suốt những năm cuối 1940 đến 1950, sự phát triển kinh tế tại thành phố New York tập trung ở vùng Trung Manhattan. Nhằm kích thích quá trình đô thị hóa ở Hạ Manhattan đuổi kịp với Trung Manhattan, David Rockefeller đề nghị Cảng vụ nên xây dựng một Trung tâm Thương mại Thế giới tại Hạ Manhattan.
Cảng vụ có 2 lựa chọn: khu vực phía Đông Hạ Manhattan, gần hải cảng South Street hoặc khu vực phía Tây, gần trạm đường sắt Houston and Manhattan (H&M). Theo kế hoạch ban đầu công bố năm 1961, Cảng vụ xác định chọn khu vực dọc sông Đông dành để xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Nhưng do là cơ quan song bang, những dự án mới được Cảng vụ đề xuất đều cần phải có sự chấp thuận của Thống đốc cả 2 bang New York và New Jersey. Thống đốc bang New Jersey Robert B. Meyner đã phản đối dự án trị giá 335 triệu USD này của New York. Đến cuối năm 1961, những cuộc đàm phán với Thống đốc bang New Jersey dần đi vào bế tắc.
Vào thời điểm đó, số hành khách đi tàu trên tuyến đường sắt New Jersey's H&M đã sụt giảm đáng kể từ 113 triệu hành khách vào năm 1927 xuống còn 26 triệu vào năm 1958 sau khi người ta xây hầm chui và cầu bắc qua sông Hudson. Trong một cuộc gặp giữa giám đốc Cảng vụ Austin J. Tobin với Richard J. Hughes, tân thống đốc bang New Jersey, Cảng vụ đề nghị rằng họ sẽ tiếp nhận đường sắt H&M. Đồng thời Cảng vụ cũng quyết định sẽ dời dự án Trung tâm Thương mại Thế giới sang khu vực phía Tây đảo Manhattan thay vì phía Đông như dự định trước đó, cụ thể là ngay tại khu đất của tòa nhà Hudson Terminal, vị trí này tạo sự thuận tiện hơn cho người dân ở bên New Jersey đến làm việc hằng ngày. Như vậy, bằng việc mua lại tuyến đường sắt H&M, cũng như thỏa thuận về vị trí mới của Trung tâm Thương mại Thế giới, chính quyền New Jersey đã chấp thuận việc hỗ trợ cho dự án Trung tâm Thương mại Thế giới. Cũng theo thỏa thuận, Cảng vụ đã đổi tên tuyến đường sắt thành Port Authority Trans-Hudson, gọi tắt là PATH.
Việc trưng thu khu đất bao quanh bởi 4 tuyến Vesey, Church, Liberty, và West đã được lên kế hoạch từ năm 1961. Nhằm đền bù cho những chủ doanh nghiệp buộc phải di dời tại Phố Hàng đài, Cảng vụ bồi thường cho mỗi hộ kinh doanh 3,000 USD (tương đương 24,676 USD theo thời giá 2020) bất kể quy mô lớn nhỏ thế nào hay doanh nghiệp đó đã kinh doanh tại đó trong bao lâu, việc đền bù bắt đầu thực hiện từ tháng 3 năm 1965, đến tháng 3 năm 1966 thì Phố Hàng đài bắt đầu bị dỡ bỏ, việc dỡ bỏ hoàn thành vào cuối năm đó.
Những bất đồng về thuế đã xảy ra. Sự đồng thuận giữa Thị trưởng thành phố New York và Hội đồng Thành phố gặp nhiều trở ngại. Ngày 3 tháng 8 năm 1966, các bên đưa ra nhất trí, theo đó Cảng vụ sẽ phải đóng một khoản tiền hằng năm cho thành phố New York như là một khoản thuế khi cho những doanh nghiệp tư nhân thuê những phần trong Trung tâm Thương mại Thế giới.
Thiết kế, xây dựng và phê bình
Thiết kế
Ngày 20 tháng 9 năm 1962, Cảng vụ đưa ra thông báo về việc chọn Minoru Yamasaki làm kiến trúc sư trưởng, Emery Roth & Sons làm phó kiến trúc sư. Yamasaki nghĩ ra sáng kiến đây sẽ là một cặp công trình giống nhau, theo ý tưởng ban đầu, mỗi tháp cao 80 tầng, nhưng để đáp ứng yêu cầu từ Cảng vụ là cần 10,000,000 feet vuông (930,000 m²) văn phòng làm việc, mỗi tháp buộc phải cao 110 tầng.
Bản thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới của Yamasaki được công bố vào ngày 18 tháng 1 năm 1964, cho thấy đây là 2 tòa nhà có đáy hình vuông khuyết 4 góc, cạnh 208 feet (63 m), tòa nhà được thiết kế với những cửa sổ hẹp rộng 18 inch (46 cm) cách đều nhau, một minh chứng rõ ràng cho thấy Yamasaki sợ độ cao cũng như ông muốn tạo cảm giác an toàn cho những người thuê ở bên trong. Theo thiết kế, mặt ngoài tòa nhà được phủ lớp hợp kim nhôm. Trung tâm Thương mại Thế giới là một trong những biểu tượng tiêu biểu, hoàn thiện nhất của Hoa Kỳ thể hiện được chuẩn mực kiến trúc thường thấy ở Le Corbusier và phản ánh biểu hiện ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng Tân Gothic ở Yamasaki về sau. Ông cũng được truyền nguồn cảm hứng từ kiến trúc Ả Rập, một số yếu tố trong nền kiến trúc ấy được ông kết hợp, lồng ghép vào trong các bản thiết kế công trình của mình. Trước đó, năm 1961, ông có góp một phần vào giai đoạn cuối trong quá trình xây dựng sân bay quốc tế Dhahran.
Yếu tố chính giới hạn độ cao của những tòa nhà cao tầng đó chính là vấn đề thang máy. Công trình càng cao, thời gian di chuyển càng dài, lượng hành khách sử dụng thang máy càng lớn, cần càng nhiều thang máy để phục vụ, dẫn đến phần thang máy chiếm diện tích lớn… Yamasaki và các kỹ sư đã sử dụng giải pháp chia hệ thống vận chuyển của thang máy thành nhiều phần, cụ thể họ chia mỗi tòa nhà thành 3 phần, giữa mỗi phần sẽ có một sảnh chờ gọi là “sky lobby” (tạm dịch: thiên sảnh), hành khách muốn lên những tầng thuộc phần giữa hay trên của tòa nhà thì sẽ sử dụng thang máy siêu tốc (hay thang máy chính, loại thang máy chỉ lên duy nhất 1 tầng cố định và không dừng lại giữa các tầng như thang máy thường) để lên đến thiên sảnh, sau đó từ thiên sảnh dùng thang máy nội bộ (hay thang máy phụ) để lên tầng cao hơn. Hệ thống này được lấy cảm hứng từ hệ thống tàu điện ngầm của thành phố New York cũng với phương thức hoạt động tương tự. Với cách làm này, diện tích không gian sử dụng tại mỗi tầng được tăng lên từ 62% lên 75% nhờ giảm bớt lượng thang máy. Tổng cộng, mỗi tháp có 99 thang máy các loại.
Vốn là một cơ quan liên bang, Cảng vụ không bị ràng buộc bởi những quy định, luật pháp của bất cứ cơ quan hành chính địa phương nào (cụ thể là thành phố New York), kể cả các quy tắc về xây dựng. Tuy vậy, các kỹ sư của Trung tâm Thương mại Thế giới đã đi đến quyết định cuối cùng đó là thực hiện theo phiên bản dự thảo của bộ quy chuẩn xây dựng mới thành phố New York năm 1968.
Tháp được xây theo dạng kiến trúc khung ống, đề xuất bởi kỹ sư người Mỹ gốc Bangladesh Fazlur Rahman Khan. Đây là một giải pháp mới khi mà các cột đỡ được tập trung ở trọng tâm và 4 cạnh của tháp, giúp tăng diện tích không gian sử dụng, khác với phương pháp truyền thống là để các cột chịu tải nằm bên trong. Mỗi tháp có 236 cột thép, mỗi cạnh 59 cột, chịu lực tốt, độ bền cao, hoạt động theo nguyên tắc giàn Vierendeel. Các cột được đặt sát nhau tạo thành một cấu trúc tường vững chãi, giúp hỗ trợ phân tán đều lực tác động theo phương ngang gây ra bởi gió, cũng như hỗ trợ trọng lực tải cho các cột ở lõi. Từ tầng 7 trở xuống, xuống tận nền móng, số lượng cột ít hơn, khoảng cách cột thưa hơn để lắp cửa ra vào. Từ tầng 7 trở lên, mỗi cột chia thành 3 nhánh, tạo thành hình đinh ba, chạy lên suốt chiều cao tòa nhà. Để có được hình dáng như vậy, người ta dùng những tấm dầm thép đúc sẵn gọi là tấm Mô-đun rộng 10 feet (3 m), cao 36 feet (10.9 m). Mỗi tấm như vậy gồm 2 tầng hoàn chỉnh và 2 hai nửa tầng trên dưới. Ngăn cách giữa các tầng là tấm mắc spandrel bằng thép dày 52 inch (1.3 m).
Lõi tháp bao gồm các thang máy, đường dẫn dây cáp ống, nhà vệ sinh, 3 cầu thang bộ cùng nhiều phòng chức năng hỗ trợ khác. Lõi tháp hình chữ nhật cạnh 87 x 135 feet (27 x 41 m) với 47 cột chạy từ sâu dưới nền móng lên đỉnh tháp. Một mạng lưới các kèo chính và phụ hỗ trợ nâng đỡ các tầng. Giữa 2 tầng cách nhau bởi một lớp bê tông dày 4 inch (10.2 cm), các thanh kèo thép bên dưới sẽ hỗ trợ nâng lớp bê tông. Ở mặt trên cùng của kèo, có những móc nhỏ nhô ra 3 inch (7.6 cm) gọi là các đốt hay “knuckle” sẽ chìm trong bê tông khi bê tông được đổ vào. Phần móc nhô ra này tạo liên kết có chức năng như những chiếc mắc cố định, kết nối 2 phần lại với nhau, tạo ra 1 khối tổng hợp: lớp bê tông và các kèo thép sẽ dao động cùng nhau. Nếu không có các “knuckle” này, lớp bê tông và kèo sẽ dao động độc lập, so le với nhau gây ra sự nứt vỡ tháp. Dàn chính dài 18.3 m (60 ft) hoặc 10.7 m (35 ft), cách nhau 2 m (6.7 t). Các giàn cầu chèn vuông góc với các giàn chính, mỗi giàn cầu cách nhau 4 m (13.3 ft). Dầm sàn và giàn ống sắt đúc chung với nhau thành 1 tấm rộng 6.1 m (20 ft), nẹp vào giàn chính tạo thành cầu nối giữa các cột lõi với cột ngoài. Thanh biên dưới của giàn chính kết nối với tấm mắc của cột ngoài bằng bộ giảm chấn Viscoelastic. Khi có gió thổi, các giảm chấn này sẽ hấp thụ năng lượng, làm tháp giảm rung và lắc lư xuống mức an toàn.
Từ tầng 107 đến nóc mỗi tháp được trang bị bộ thanh giằng thép dày đặc, gọi là giàn mũ. Bộ thanh giằng này giúp hỗ trợ chiếc ăng-ten khổng lồ trên đỉnh mỗi tháp, dù rằng trên thục tế chỉ có tháp số 1 là có lắp ăng-ten vào năm 1978. Giàn mũ còn có chức năng tạo liên kết bổ sung giữa cột lõi và cột ngoài, nhằm phân chia tải trọng đều khắp tháp.
Với thiết kế dạng khung ống, sử dụng lõi thép cùng cột bao ngoài được phủ lớp vật liệu chống cháy, tất cả tạo nên 1 công trình tương đối nhẹ về mặt khối lượng, có độ linh hoạt trước thời tiết gió cao hơn so với những công trình trước đó, cụ thể là công trình Empire States, dù có lõi và khung từ thép nhưng lại được xây lớp tường gạch nặng nề bên ngoài để chống cháy lan, nhằm tránh ảnh hưởng nhiều đến kết cấu thép bên trong khi có hỏa hoạn xảy ra. Trong quá trình thiết kế, hệ thống ống thông gió đã hoàn tất việc thử nghiệm, sẵn sàng trang bị cho tháp đôi.
Xây dựng
Tháng 3 năm 1965, Cảng vụ bắt đầu giải tỏa khu đất để nhường chỗ cho Trung tâm Thương mại Thế giới. Việc tháo dỡ và giải tỏa diễn ra từ 21 tháng 3 năm 1966, 13 ô phố của khu Radio Row chính thức hoàn thành dỡ bỏ vào ngày 5 năm 8 năm 1966. Do được cấu thành từ nhiều ô phố nhỏ, nên để có được một superblock, những con đường phân cách các phố cũng bị giải tỏa nốt. Cụ thể, một phần các đường Fulton, Dey, Cortlandt, Greenwich được dẹp bỏ để nhường chỗ cho Trung tâm Thương mại Thế giới. Sau 11-9, những con đường này được khôi phục lại phần nào.
Khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới tọa lạc ở bên trên phần đất mở rộng có lớp nền tự nhiên cách mặt đất 65 feet (20 m). Trước khi xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới, người ta phải đặt “the bathtub” vào trước bằng cách xây dựng tường hào đất (slurry wall) tiếp giáp mặt tiền phố West để ngăn nước ngầm cũng như áp lực nước từ sông Hudson chảy vào công trình. Phương pháp được John M. Kyle Jr. đưa ra, cụ thể, công nhân sẽ đào một rãnh hẹp, rộng 3 feet (91 cm), dài và sâu xuống lớp nền tự nhiên, sau đó bơm vào đó hỗn hợp gồm betonite và nước để làm dung dịch giữ thành, đảm bảo ngăn chặn nước từ các khe nước ngầm, lấp các lỗ, khe nứt đồng thời giữ sự ổn định cho thành rãnh khoan. Sau đó người ta đặt lồng thép vào trong rãnh, rồi dùng phương pháp giống với công nghệ thi công cọc nhồi bê tông để bơm bê tông vào, đẩy hỗn hợp bentonite và nước ra. Mất 14 tháng để hoàn thành công đoạn xây dựng tường hào chống thấm này. 1,200,000 yard khối (920,000 m³) đất và vật liệu đào lên được trong quá trình thi công được dùng để mở rộng đảo ở vị trí phố West, tạo ra khu Battery Park City.
Tháng 1 năm 1967, Cảng vụ chi 74 triệu USD cho các hợp đồng cung cấp thép từ nhiều nhà thầu khác nhau. Tháp Bắc được xây dựng trước tiên vào tháng 8 năm 1968, sau đó đến tháp Nam vào tháng 1 năm 1969. Lễ cất nóc của WTC 1 diễn ra vào ngày 23 tháng 12 năm 1970, kế đến là WTC 2 vào 19 tháng 7 năm 1971. Việc đúc và lắp ghép sẵn phụ kiện xây dựng từ trước sau đó ghép vào giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng công trình, những người thuê bắt đầu dọn vào làm việc từ 15 năm 12 năm 1970, trong khi công trình vẫn còn trong giai đoạn xây dựng. Tháp Nam bắt đầu cho thuê từ tháng 1 năm 1972. Tại thời điểm Trung tâm Thương mại Thế giới được xây xong, Cảng vụ đã chi tổng cộng 900 triệu USD. Lễ cắt băng khánh thành được tổ chức ngày 4 tháng 4 năm 1973.
Ngoài tháp đôi, khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới còn bao gồm thêm 4 công trình thấp tầng khác (WTC 3, 4, 5, 6) bao xung quanh tháp đôi được xây dựng ngay sau khi tháp đôi vừa xong, nửa đầu thập niên 80 thì có thêm Trung tâm Thương mại Thế giới số 7. Nhìn tổng thể, tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới tạo thành một superblock rộng 16 acre (65,000 m²).
Phê bình
Dự án Trung tâm Thương mại Thế giới là một dự án gây nhiều tranh cãi. Khu vực này vốn dĩ là vị trí của Phố Hàng đài, là chỗ ở của hàng trăm hộ cư dân, những tiểu thương, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản,... Một số người nhất quyết không chịu di dời. Những tiểu thương có tiếng nói đã tìm kiếm những giải pháp như dùng luật để “thách thức” lại luật trưng thu của Cảng vụ. Vụ việc thậm chí được đưa lên Tòa án Tối cao để giải quyết nhưng bị Tòa án lại trả hồ sơ.
Các nhà phát triển bất động sản tư nhân và các thành viên của Hội đồng quản trị bất động sản New York, dẫn đầu bởi Lawrence Wien – chủ sở hữu Empire State bấy giờ – bày tỏ quan ngại rằng với một lượng lớn không gian văn phòng mở “trợ giá” được tung ra thị trường như vậy sẽ tạo ra cạnh tranh với các khu vực tư nhân, vốn dĩ đã quá dư thừa chỗ trống cho thuê văn phòng. Bản thân Trung tâm Thương mại Thế giới cũng không hoàn toàn kín chỗ cho thuê đến tận năm 1979, khi mà Cảng vụ hạ giá thuê mặt bằng xuống mức thấp hơn giá mặt bằng xung quanh. Một số khác đặt câu hỏi rằng liệu Cảng vụ đáng lẽ có nên thực hiện dự án “ưu tiên xã hội sai lầm” này hay không.
Tính thẩm mỹ của Trung tâm Thương mại Thế giới đã thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình từ Hiệp hội Kiến trúc Hoa Kỳ cùng các tổ chức khác. Lewis Mumford, tác giả cuốn The City in History cùng nhiều tác phẩm về quy hoạch đô thị khác, chỉ trích dự án này, ông miêu tả nó cũng như các tòa nhà chọc trời khác nhìn như “thứ tủ hồ sơ toàn làm bằng kính và sắt”. Tháp đôi được miêu tả trông như “hai cái hộp dùng để đựng Empire State Building và Chrysler Building”. Nhiều người không thích thiết kế cửa sổ văn phòng hẹp như vậy, khi mà chiều rộng chỉ có 26 inch (66 cm), thêm vào đó tầm nhìn ra bên ngoài cũng bị hạn chế do cột chắn giữa các cửa sổ vốn dĩ đã hẹp. Nhà hoạt động xã hội Jane Jacobs bày tỏ quyết liệt rằng góc nhìn ra bờ sông phải thật thông thoáng để người dân New York có thể ngắm cảnh.
Một bộ phận người chỉ trích cho rằng với thiết kế superblock như vậy, Trung tâm Thương mại Thế giới đã phá vỡ đi hình ảnh những khu phố quen thuộc vốn đã có từ lâu của Manhattan, cũng như phá vỡ đi sự phức tạp trong mạng lưới giao thông đặc biệt của Manhattan. Lấy ví dụ, trong quyển The Pentagon of power, Lewis Mumford tố cáo Trung tâm Thương mại Thế giới là “ví dụ điển hình cho sự rỗng tuếch của chủ nghĩa khổng lồ và sự phô trương trong công nghệ xây dựng đã lột bỏ đi những mô sống của thành phố”. Có thể nói rằng, theo họ, nếu ví một thành phố như một con người bằng xương bằng thịt, thì việc phô trương công nghệ (ở đây ám chỉ việc xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới) giống như biến người đó trở thành 1 Cyborg.
Tổ hợp
Tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là nơi làm việc của hơn 430 công ty, tham gia vào các hoạt động thương mại khác nhau. Ngày thường, ước tính có hơn 50,000 người làm việc trong khu phức hợp và 140,000 khách tham quan. Toàn bộ khu tổ hợp bao gồm 13,400,000 feet vuông (1,240,000 m²) không gian làm việc văn phòng, do không gian quá lớn, nó có hẳn 1 zip code riêng: 10048. Công trình cung cấp góc nhìn toàn cảnh Manhattan từ đài quan sát trong nhà ở tầng 107 tháp Bắc, từ đài quan sát ngoài trời ở đỉnh của tháp Nam và từ nhà hàng Windows on the World trên tầng 106, 107 ở tháp Bắc. Tháp đôi trở nên nổi tiếng toàn thế giới khi xuất hiện trên vô số các bộ phim và chương trình truyền hình, cũng như trên bưu thiếp và các mặt hàng khác. Cùng với Empire State Building, Chrysler Building và tượng Nữ thần Tự do, tháp đôi cũng trở thành biểu tượng của New York. Trung tâm Thương mại Thế giới được so sánh ngang với Rockerfeller Center, tổ hợp mà anh trai David Rockerfeller – Nelson Rockerfeller đã phát triển trước đó ở Trung Manhattan.
WTC 1 và WTC 2
WTC 1 và WTC 2, thường được gọi bằng tháp Bắc, hoặc tháp Nam, được thiết kế bởi Minoru Yamasaki theo kiến trúc khung ống, cung cấp cho người thuê các tầng không gian rộng rãi, không gián đoạn, hay gây cảm giác gò bó chật hẹp do cột và tường mang lại, là công trình chủ chốt của cả tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới. WTC 1 bắt đầu xây dựng từ tháng 8 năm 1968, WTC 2 bắt đầu vào tháng 1 năm 1969. Khi hoàn thành vào năm 1972, tháp Bắc trở thành tòa nhà cao nhất thế giới thời điểm đó trong suốt 2 năm, phá vỡ kỷ lục mà Empire State nắm giữ trước đó suốt 40 năm. Tháp Bắc cao 1,368 feet (417 m), cộng với chiếc ăng-ten cao 362 feet (110 m) dựng vào năm 1978, tổng cộng tháp Bắc có chiều cao 1,730 feet (530 m) tính đến điểm cao nhất của tòa nhà. Tháp Sears ở Chicago, Illinois, Mỹ, hoàn thành tháng 5 năm 1973 đã soán ngôi tháp Bắc khi đạt 1,450 feet (440 m) tính đến tầng thượng.
Khi hoàn thành năm 1973, tháp Nam trở thành tòa nhà cao thứ nhì thế giới với chiều cao 1,362 feet (415 m). Đài quan sát tầng thượng ngoài trời ở độ cao 1,362 feet (415 m) và đài quan sát trong nhà ở độ cao 1,310 feet (410 m). Cả 2 tháp chiếm diện tích khoảng 1 mẫu Anh (4,000 m²) trong tổng số 16 mẫu Anh (65,000 m²) diện tích toàn khu phức hợp. Trong một cuộc họp báo năm 1973, khi Yamasaki được hỏi “tại sao lại là 2 tòa nhà 110 tầng, mà không phải 1 tòa nhà 220 tầng?” ông tặc lưỡi đáp lại: “tôi không muốn đánh mất đi yếu tố human scale”.
Trong suốt thời gian tồn tại của mình, chưa có công trình nào có số tầng nhiều hơn tháp đôi, kể cả tháp Sears (110 tầng). Mãi sau này, khi xây dựng Burj Khalifa (2010) kỷ lục này mới bị vượt qua. Mỗi tháp có trọng lượng khoảng 500,000 tấn.
Quảng trường Austin J. Tobin
Nguyên mẫu Trung tâm Thương mại Thế giới có một quảng trường rộng 5 mẫu Anh được bao quanh bởi 6 công trình trong tổ hợp. Năm 1978, quảng trường này được đổi tên thành quảng trường Austin J. Tobin, theo tên của cố chủ tịch Cảng vụ New York và New Jersey vừa qua đời, người đã ủy quyền cho xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Vào mùa hè, Cảng vụ thường lắp đặt 1 sân khấu di động đặt quay lưng về phía tháp Bắc cho người biểu diễn. Các buổi trình diễn được bố trí lẻ tẻ do diện tích quảng trường bị giới hạn khi được sử dụng một phần để đặt các tượng điêu khắc, đài phun nước. Các buổi trình diễn chỉ có sức chứa khoảng 6,000 người. Trong nhiều năm, quảng trường có nhiều cơn gió giật do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Venturi do tháp đôi gây ra. Nhiều cơn gió mạnh đến mức có thể thổi bay cả người đi đường, phải dùng dây để hỗ trợ việc đi lại. Năm 1999, quảng trường mở cửa trở lại chào đón người dân tham quan sau khi trải qua quá trình nâng cấp, sửa chữa trị giá 12 triệu USD, bao gồm thay thế sàn cẩm thạch bằng sàn granite, lắp đặt thêm ghế đá, cây kiểng, nhà hàng, quầy kiốt thức ăn và quán ăn ngoài trời.
Đài quan sát Top of the World
Mặc dù hầu hết các khu vực của tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới thuộc diện “không phận sự miễn vào”, tháp Nam lại có khu dành cho mọi người được phép tham quan đó là 2 đài quan sát mang tên Top of the World. Sau khi mua vé tham quan, khách được yêu cầu phải kiểm tra an ninh (vốn được thêm vào sau sự kiện đánh bom Trung tâm Thương mại Thế giới năm 1993). Hành khách được đưa vào thang máy chính và chạy một mạch lên thẳng tầng 107. Các cửa sổ cách đều nhau 26 inch cho phép người từ bên trong quan sát khung cảnh bên ngoài. Năm 1995, Cảng vụ nâng cấp sửa chữa đài quan sát, sau đó cho Ogden Entertainment thuê để điều hành. Cảng vụ đã làm gia tăng tính hấp dẫn của quá trình tham quan, trong đó có việc cho chiếu một đoạn phim ngắn quay khung cảnh vòng quanh thành phố từ trực thăng. Khu ăn uống ở tầng 107 thiết kế theo chủ đề subway car (Toa tàu điện ngầm) mang đặc trưng của chuỗi cửa hàng hot dog Sbarro và Nathan's Famous. Nếu được cho phép, khách tham quan có thể leo lên thêm 2 tầng bộ để đến tầng thượng ở độ cao 1,377 ft (420 m). Vào những ngày trời quang mây tạnh, tầm nhìn có thể lên tới 50 dặm (80 km). Một hàng rào được đặt xung quanh để hạn chế người tìm đến tự tử. Sàn đài quan sát được lắp thụt vào trong và nâng cao lên, nên lớp hàng rào hầu như không thấy, chỉ thấy được lan can thường. Việc này khiến tầm nhìn không bị cản trở, không như đài quan sát của Empire State Building.
Nhà hàng Windows on the World
Windows on the World là nhà hàng trên tầng 106 & 107 của tháp Bắc, khai trương vào tháng 4 năm 1976. Được sáng lập bởi Joe Baum với chi phí 17 triệu USD. Cùng với nhà hàng chính, 2 chi nhánh khác cũng được mở ngay trên đây: Hors d'Oeuvrerie (phục vụ đồ ăn Đan Mạch vào buổi sáng và sushi vào buổi chiều), Cellar in the Sky (1 quán bar). Windows on the World đồng thời cũng có mở khóa đào tạo chuyên ngành rượu vang điều hành bởi Kevin Zraly.
Windows on the World bị đóng cửa sau vụ đánh bom năm 1993. Năm 1996, nhà hàng mở cửa trở lại, nhưng 2 chi nhánh cũ bị thay thế bằng 2 nhà hàng khác: the Greatest Bar on Earth và Wild Blue. Trong bản báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000, Windows on the World thu về 37 triệu USD, trở hành nhà hàng có tổng doanh thu cao nhất Hoa Kỳ. Nhà hàng The Sky Dive trên tầng 44 trên tháp Bắc cũng là 1 chi nhánh của Windows on the World.
Trong năm hoạt động cuối cùng, Windows of the World vẫn nhận được nhiều lời đánh giá, phê bình khác nhau. Nhà phê bình ẩm thực của The New York Times Ruth Reichl nhận xét “không một ai đến Windows of the World mà chỉ để ăn cả, đến cả những con người kén chọn nhất trong khoản ăn uống cũng cảm thấy hài lòng khi dùng bữa tại một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách khi đến thăm New York này”. Nhà hàng được cô đánh 2/4 sao, tức là mức “very good-rất tốt”. Trong quyển Appetite City: A Culinary History of New York xuất bản năm 2009, William Grimes viết: “Tại Windows, New York là món chính”.
Những tòa nhà khác
Năm tòa nhà nhỏ hơn nằm trong khu vực 16 arce (15.000 m²) của khu tổ hợp. Gồm một khách sạn 22 tầng nằm hướng Tây Nam hoạt động từ năm 1981 với tên gọi Khách sạn Vista, năm 1995 đổi tên thành Marriott World Trade Center (WTC 3). Ba công trình thấp tầng khác (WTC 4, WTC 5, WTC 6) đều là những văn phòng làm việc xây dựng theo kỹ thuật khung thép bao quanh quảng trường. WTC 6 ở góc Tây Bắc, là trụ sở của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ. WTC 5 ở góc Đông Bắc với trạm tàu điện ngầm chạy bên dưới, và WTC 4 ở góc Đông Nam là trụ sở của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York. Năm 1987 hoàn thành công trình WTC 7 cao 47 tầng, nằm ở phía Bắc của superblock. Bên dưới tổ hợp Trung tâm Thương mại Thế giới là trung tâm thương mại dưới lòng đất. Trung tâm thương mại được kết nối đến hàng loạt khu vực quan trọng khác trong đó có các tuyến tàu điện ngầm và PATH. Sâu dưới chân Trung tâm Thương mại Thế giới là hầm chứa vàng, thuộc quyền sở hữu của nhóm các ngân hàng thương mại khác nhau. Vụ nổ năm 1993 đã suýt ảnh hưởng đến hầm vàng. 7 tuần sau vụ tấn công 11/9, số kim loại quý trị giá 230 triệu USD được đem ra khỏi hầm ở WTC 4, trong đó bao gồm 3,800 thỏi vàng 100 Troy ounce 24K, 30,000 thỏi bạc 1,000 ounce.
Những sự kiện chính
Màn đi dây qua Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 7 tháng 8 năm 1974
Ngày 7 tháng 8 năm 1974, Philippe Petit đã trình diễn màn đi dây thăng bằng giữa đỉnh tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới. Khoảng cách giữa 2 tòa nhà là 42 m, cuộn cáp mà Petit sử dụng để bắc giữa 2 tòa nhà dài 61 m, nặng 440 lbs (200 kg). Ở độ cao hơn 400 m và không có đồ bảo hộ, Petit bắt đầu màn đi dây giữa 2 công trình cao nhất thế giới bấy giờ chỉ với một cây sào dài 9.1 m nặng 25 kg. Màn trình diễn của ông kéo dài 45 phút với 8 lần qua lại sợi cáp. Sau màn trình diễn, ngay sau khi rời khỏi dây, Petit ngay lập tức bị bắt. Mặc dù bị cáo buộc tội quấy rối trật tự, Chính quyền đã xử ông trắng án với điều kiện ông phải biểu diễn đi dây miễn phí tại Công viên Trung tâm cho trẻ em. Sự kiện sau này được chuyển thể thành phim Man on Wire năm 2008 và phim Bước đi thế kỷ năm 2015.
Vụ cháy ngày 13 tháng 2 năm 1975
Ngày 13 tháng 2 năm 1975, một vụ hỏa hoạn mức độ 3 bất chợt bùng lên ở tầng 11 của tháp Bắc, sợi cáp điện thoại bị bén lửa, cháy lan theo đường dẫn dây, cáp, ống chạy dọc giữa các tầng, khiến lửa bao phủ từ tầng 9 đến tầng 14. Những khu vực bị cháy lan được dập tắt ngay lập tức, còn ngọn lửa khởi phát ở tầng 11 chỉ được khống chế hoàn toàn vài giờ sau đó, thiệt hại chủ yếu tập trung ở tầng 11, các tủ đựng giấy và hồ sơ, cồn phục vụ cho việc in ấn, cùng các thiết bị khác trong văn phòng vô tình trở thành nhiên liệu khiến ngọn lửa cháy dữ dội hơn. Lớp chống cháy bảo vệ các cấu trúc thép nên ngọn lửa hầu như không gây tổn hại gì đến kết cấu của tháp. Một phần nước để dập lửa được lấy từ các tầng thấp hơn bên dưới. Vào thời điểm đó, Trung tâm Thương mại Thế giới chưa được lắp đặt hệ thống chữa cháy sprinkler.
Sự cố "Tiền 11/9"
Đêm ngày 20 tháng 2 năm 1981, là một buổi tối đầy sương mù cùng những cơn mưa nặng hạt, một chiếc Boeing 707 của hãng hàng không Aerolíneas Argentinas mang số hiệu 342 đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay JFK thì các nhân viên tại trạm kiểm soát không lưu phát hiện chiếc máy bay đã hạ độ cao quá sớm. Khi được phát hiện, máy bay ở độ cao chỉ 1,500 feet (457.2 m) so với mặt đất, nguy cơ đâm trúng ăng-ten tại tháp Bắc, hoặc tệ hơn là đâm trúng tháp Bắc, là rất cao. Kiểm soát viên không lưu Donald Zimmerman đã phát đi báo động đến chiếc Argentine 342, nhờ đó máy bay không bay trực diện vào tòa tháp.
Vụ đánh bom ngày 26 tháng 2 năm 1993
Vào lúc 12:17:37 trưa ngày 26 tháng 2 năm 1993, vụ tấn công khủng bố đầu tiên xảy ra. Một chiếc xe tải Ryder bên trong chứa 1,336 pound (606 kg) chất nổ do Ramzi Yousef sắp đặt, đã phát nổ ở gara dưới tầng hầm tháp Bắc. Vụ nổ tạo ra một hố sâu 100 feet (30 m) xuyên qua 5 tầng hầm, trong đó tầng B1 và B2 chịu thiệt hại nặng nhất, cấu trúc tầng B3 bị ảnh hưởng đáng kể, biến dạng. 6 người thiệt mạng, hơn 1,000 người bị thương, nhiều người trong số đó hít phải khí độc từ vụ nổ. Sheikh Omar Abdel Rahman cùng 4 cá nhân khác bị kết án do có nhúng tay tham gia vào vụ đánh bom, trong khi Yousef và Eyad Ismoil bị kết án vì nhận lệnh và thực hiện vụ đánh bom. Theo lời chủ tọa phiên tòa, mục đích chính của những kẻ chủ mưu tại thời điểm của cuộc tấn công đó là đánh sập một góc của tháp Bắc khiến tháp mất thăng bằng, sau đó đổ nhào vào tháp Nam, kéo theo cả 2 cùng đổ sập xuống.
Sau vụ đánh bom, nhiều tầng bị phá hủy buộc phải sửa chữa nhằm khôi phục lại kết cấu chịu lực của cột. Những bức tường hào chống thấm rơi vào tình trạng nguy hiểm khi mà bị mất đi tấm sàn hỗ trợ chống lại áp lực nước từ sông Hudson ở phía bên kia. Khu vực làm lạnh ở tầng B5, nơi điều hòa không khí cho toàn bộ khu phức hợp WTC, bị hư hỏng nặng. Sau vụ đánh bom, Cảng vụ đã lắp đặt đường phát quang trên dãy cầu thang bộ. Hệ thống báo cháy của toàn bộ khu phức hợp cần phải được thay thế do các thiết bị và dây điện bị phá hủy. Sau vụ khủng bố bằng bom, người ta cho xây dựng một hồ phản chiếu nhằm tưởng niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ nổ, tên các nạn nhân được khắc xung quanh hồ. Tuy nhiên, hồ nước đã bị phá hủy trong vụ 11/9, tên của 6 nạn nhân thiệt mạng trong vụ 1993 sau được khắc trên hồ Bắc tại Bảo tàng Tưởng niệm Quốc gia 11/9.
Tổ chức giải Vô địch cờ vua 1995
Giải vô địch cờ vua thế giới 1995 được tổ chức tại tầng 107 tháp Nam.
Vụ cướp ngân hàng ngày 14 tháng 1 năm 1998
Vào ngày 14 tháng 1 năm 1998, Ralph Guarino, một thành viên của tổ chức Mafia, đã lấy được thẻ ra vào tòa nhà rồi lập thành một đội 3 người để hành động. Nhóm của Ralph Guarino đã cướp đi 1.6 triệu đô-la tiền mặt khi công ty bảo vệ Brink’s đang vận chuyển số tiền lên tầng 11 tháp Bắc.
Hợp đồng cho thuê 99 năm
Năm 1998, Cảng vụ xác nhận thông tin muốn tư hữu Trung tâm Thương mại Thế giới. Cụ thể, Cảng vụ mở gói thầu cho thuê toàn khu Trung tâm Thương mại Thế giới trong thời hạn 99 năm. Năm 2001, Cảng vụ bắt đầu tìm kiếm những bên có ý muốn tham gia gói thầu. Những nhà đầu tư tham gia đấu thầu bao gồm công ty Vornado Realty Trust, liên danh Brookfield Properties và Boston Properties, liên danh Silverstein Properties và Westfield Group. Số tiền thu được từ việc tư hữu Trung tâm Thương mại Thế giới sẽ được đưa vào ngân sách thành phố, cung cấp vốn cho các dự án khác từ Cảng vụ. Ngày 15 năm 2 năm 2001, Cảng vụ thông báo công ty Vornado Realty Trust đã trúng gói thầu cho thuê 99 năm với mức giá 3.25 tỉ USD, cao hơn Silverstein 600 triệu USD và Brookfield 750 triệu USD, mặc dù sau đó bên Silverstein đã đẩy mức giá đề nghị lên 3.22 tỉ, Brookfield đẩy lên 3.1 tỉ, Vornado vẫn thắng. Vornado có 20 ngày để ký xác nhận vào bản hợp đồng kể từ ngày 22 tháng 2 năm 2001, quá thời hạn, Cảng vụ sẽ chuyển sang thương lượng với các đối tác còn lại. Tuy nhiên Vornado đã yêu cầu thay đổi thỏa thuận vào phút chót, trong đó bao gồm giảm thời gian thuê xuống còn 39 năm thay vì 99 năm, điều mà Cảng vụ cho là không thể thương lượng. Vornado sau đó rút lui, Silverstein dành được gói thầu.
Kiện cáo
Chưa đầy 4 tháng kể từ thương vụ cho thuê 99 năm, vụ 11/9 ập đến, toàn bộ khu phức hợp bị phá hủy. Trước đó, Silverstein đã có hợp đồng bảo hiểm trị giá 3.55 tỉ USD với hàng loạt các hãng bảo hiểm khác nhau. Theo bên Silverstein Properties, đây là 2 vụ việc độc lập nhau do 2 chiếc máy bay riêng biệt đâm vào 2 tòa nhà riêng biệt vào 2 thời điểm khác nhau, nên trên lý thuyết, số tiền đền bù ông được hưởng phải gấp đôi, tức 7.1 tỉ USD. Vụ kiện kéo dài trong 6 năm, kết thúc với mức bồi thường 4.577 tỉ USD. Tuy nhiên Silverstein không ôm hết số tiền đó mà chia với Cảng vụ. Đổi lại, Cảng vụ phải cùng hợp tác với Silverstein xây lại những tòa nhà.
Phá hủy
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhóm khủng bố Hồi giáo cướp chiếc máy bay 11 của American Airlines đâm trực diện vào mặt phía Bắc tháp Bắc vào lúc 8:46:40 sáng. Máy bay đâm vào phá hủy từ tầng 93 đến 99. Lúc 9:03:11, chiếc thứ hai, lần này là chiếc 175 của United Airlines đâm vào góc Nam của tháp Nam, phá hủy từ tầng 77 đến 85. Cú đâm từ chuyến 11 khiến toàn bộ cầu thang của tháp 1 bị phá hủy, 1.344 người hoàn toàn bị mắc kẹt bên trên vùng va chạm. Cú đâm từ chuyến 175 do đâm vào góc nên 1 cầu thang bộ vẫn còn sử dụng được, tuy nhiên, chỉ có rất ít người ở trên vùng va chạm thoát ra được bên ngoài trước khi tòa nhà sụp xuống. Mặc dù tháp Nam bị đâm ở vị trí thấp hơn tháp Bắc rất nhiều, nhưng số người thiệt mạng lại ít hơn, khoảng gần 700 người.
Lúc 9:59:00, tháp Nam sụp xuống sau khi bị cháy trong 56 phút. Lửa làm kết cấu thép, thứ vốn đã bị yếu đi nhiều bởi vụ va chạm, nay càng yếu hơn do nở vì nhiệt, khiến công trình đổ sập. Lúc 10:28:22, tháp Bắc chịu chung số phận sau khi cháy 102 phút. Lúc 17:20:27 chiều, phần penthouse phía Đông WTC 7 bắt đầu sụp xuống. Toàn bộ WTC 7 hoàn toàn đổ sập xuống lúc 17:21 chiều do không kiểm soát được ngọn lửa đám cháy, gây ra phá vỡ kết cấu. Không ai thiệt mạng khi WTC 7 đổ xuống.
Khách sạn Marriott World Trade Center bị phá hủy do mảnh vỡ từ 2 tòa tháp trước đó đổ lên. 3 tòa nhà còn sót lại trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới bị hư hỏng rất nặng nên người ta quyết định phá hủy nốt chúng. Quá trình dọn dẹp mất tám tháng. Tòa nhà Deutsche Bank trên đường Liberty, đối diện khu Trung tâm Thương mại Thế giới được đánh giá là không còn an toàn để ở, phải dỡ bỏ để xây mới. Quá trình dỡ bỏ hoàn tất năm 2011. Đại sảnh Fiterman của trường Cao đẳng Cộng đồng Quận Manhattan nằm tại số 30 West Broadway cũng trong tình trạng hư hỏng nặng không thể sử dụng, phải xây mới lại hoàn toàn.
Thống kê
Ngay sau cuộc tấn công, truyền thông dự đoán con số tử vong có thể lên đến hàng chục nghìn do thường ngày, số người ra vào đây không dưới 50,000. Viện Tiêu chuẩn và Kỹ thuật Quốc gia (NIST) dự đoán có khoảng 17,400 người đang ở trong tháp đôi khi vụ tấn công xảy ra. May thay con số thương vong thực tế thấp hơn dự đoán: 2,977 người thiệt mạng trong vụ tấn công (con số trên không bao gồm 19 tên không tặc), hơn 6,000 người bị thương. Trong đó, 2,606 người chết tại Trung tâm Thương mại Thế giới, 246 người trên 4 chiếc máy bay (không bao gồm 19 không tặc), 125 người ở Lầu Năm Góc. Trong số 2,606 người tại Trung tâm Thương mại Thế giới, 2,192 người là dân thường, 414 người là các cảnh sát, cứu hỏa,… đang làm nhiệm vụ. 2,507/2,977 người mang quốc tịch Mỹ, 470 nạn nhân còn lại đến từ 64 quốc gia khác nhau, chiếm 15.79%. Chỉ có 20 người sống sót được kéo ra từ đống đổ nát.
Trung tâm Thương mại Thế giới mới
Ngay trong năm sau, nhiều kế hoạch được đưa ra nhằm tái xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới. Cơ quan Phát triển Hạ Manhattan (Lower Manhattan Development Corporation, viết tắt LMDC) được thành lập tháng 11 năm 2001 để giám sát quá trình tái xây dựng cũng như tổ chức cuộc thi nhằm chọn ra ý tưởng thiết kế cho khu tưởng niệm. Bản Memory Foundation do Daniel Libeskind thiết kế được chọn làm ý tưởng chính, tuy nhiên thiết kế sau đó bị thay đổi nhiều chỗ so với ý tưởng ban đầu.
WTC 7 mọc lên đầu tiên, khánh thành ngày 23 năm 5 năm 2006, tiếp đến là phần tưởng niệm và phần bảo tàng của Khu Tưởng niệm và Bảo tàng Quốc gia 11/9 mở cửa lần lượt vào ngày 11 tháng 9 năm 2011 và 21 tháng 5 năm 2014, WTC 1 vào ngày 3 tháng 11 năm 2014, WTC 4 vào 13 tháng 11 năm 2013, WTC 3 vào 11 tháng 6 năm 2018. |
Biến cố Phật giáo 1963, còn được gọi là sự kiện đàn áp Phật giáo 1963, Pháp nạn Phật giáo Việt Nam 1963 hay gọi đơn giản là Phong trào Phật giáo 1963 là một sự kiện đỉnh điểm trong cao trào đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng tôn giáo của các tín đồ Phật giáo tại miền Nam Việt Nam vào năm 1963. Biến cố này dẫn tới khủng hoảng chính trị trầm trọng từ đó dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đây là một biến cố gây tiếng vang lớn tại Việt Nam và trên toàn thế giới, có ảnh hưởng to lớn trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng như trong lịch sử tôn giáo và lịch sử chính trị Việt Nam.
Biến cố Phật giáo năm 1963 kéo dài nửa năm lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, là xung đột giữa hai bên, một bên là Phật giáo tại Miền Nam Việt Nam và bên kia là Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đứng đầu bởi Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự kiện năm 1963 chỉ là giọt nước tràn ly của những vấn đề chính trị-xã hội tích tụ trước đó, có thể nói là ngay từ trước khi Ngô Đình Diệm thành lập Việt Nam Cộng hòa. Cuộc khủng hoảng này đã làm chính phủ Ngô Đình Diệm mất hết uy tín trong và ngoài nước.
Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963 là một phong trào dân sự có quy mô rộng lớn. Tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng thực ra đây là hành động phản đối của các tầng lớp nhân dân miền Nam trước các sự kiện liên quan đến Phật giáo diễn ra trước đó. Liền sau khi bùng nổ tại Huế, phong trào đã nhanh chóng lan vào Sài Gòn và lan rộng ra khắp miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, thu hút hàng triệu người không phân biệt xu hướng, chính kiến, từ các nhà tư sản dân tộc đến các trí thức, sinh viên, nhân dân lao động đến cả những tín đồ Thiên Chúa giáo cấp tiến. Ngay cả một số đông công chức, sĩ quan, binh sĩ trong bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm cũng tích cực tham gia đấu tranh. Báo cáo của các Ty, Sở An ninh quân đội cả khắp bốn quân khu gửi về đều nhấn mạnh đến tình trạng suy sụp tinh thần của quân nhân các cấp. Riêng Quân khu I, đa số sĩ quan đều trực tiếp hoặc gián tiếp yểm trợ cho phong trào đấu tranh của Phật giáo chống chính phủ. Sự tham gia rộng rãi của mọi tầng lớp nhân dân không chỉ vì ủng hộ Phật giáo mà còn vì ý thức chống chế độ độc tài, phi dân chủ.
Chính phủ Ngô Đình Diệm đã thành lập Ủy ban Liên bộ để giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo nhưng vẫn không thể ổn định nổi tình hình. Mỗi hành động của chính quyền đều bị lãnh đạo Phật giáo xem là một âm mưu chống lại tôn giáo của họ. Chính vì thế hai bên không tìm được tiếng nói chung để giải quyết cuộc khủng hoảng. Cuối cùng chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng giải pháp vũ lực bằng cách đem binh sĩ tấn công phong tỏa các chùa chiền, bắt các nhà sư, Phật tử và những người có liên quan đến phong trào đấu tranh của Phật giáo.
Các hành động này không chấm dứt được khủng hoảng mà dẫn đến sự phân hóa trong bộ máy chính quyền và cuộc đấu tranh của các tu sĩ, Phật tử lan rộng sang các tầng lớp xã hội khác như trí thức, công thương, học sinh - sinh viên. Chính quyền Ngô Đình Diệm không còn được chấp nhận trong con mắt của nhiều tầng lớp xã hội miền Nam Việt Nam, đánh mất sự ủng hộ của đồng minh Hoa Kỳ. Đứng trước tình hình đó một số tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, với sự đồng tình của đại sứ quán Hoa Kỳ, đã đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.
Bối cảnh
Sau khi nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm với sự hỗ trợ của Mỹ đã không chấp nhận hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Tuyên bố cuối cùng ngày 21 tháng 7 năm 1954 tại Hội nghị Genève. Đi liền với chính sách đó, chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chính sách đàn áp, khủng bố các thành phần chống đối bằng chính sách tố Cộng, diệt Cộng, Luật 10/59... Dư luận cho rằng từ khi mới lên cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã phân biệt đối xử giữa các tôn giáo cụ thể là giành cho Công giáo nhiều ưu đãi, trọng dụng những tín đồ Công giáo. Dưới sự lãnh đạo của ông, mâu thuẫn xã hội biểu hiện qua "lăng kính tôn giáo" rất đậm nét. Phật giáo là tôn giáo truyền thống tại Việt Nam, phần lớn người dân Việt Nam tin vào Phật và hay vào chùa lễ Phật, cũng cảm thấy phải chịu đựng sự bất công này. Điều này giải thích tại sao, Tăng Ni, Phật tử đã cùng với nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam liên tục tiến hành đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm, mà đỉnh cao là phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963.
Mâu thuẫn tôn giáo
Mỹ hậu thuẫn chế độ Ngô Đình Diệm nhằm duy trì một nhà nước chống Cộng tại miền Nam Việt Nam. Mặc chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên truyền về một chính quyền Cộng hòa trong đó có tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng dư luận cho rằng chế độ Ngô Đình Diệm thi hành chính sách ngầm ủng hộ Thiên Chúa giáo và phân biệt đối xử với các tôn giáo khác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963, trong đó có một nguyên nhân không thể không kể đến đó là mâu thuẫn tôn giáo.
Việt Minh cho rằng ngay từ những ngày đầu nắm chính quyền, Ngô Đình Diệm đã thực hiện ý định mà ông ta từng ấp ủ là thành lập một đảng chính trị đối lập với Đảng Lao động Việt Nam, được gọi là Đảng Cần lao Nhân vị (hay đảng Cần Lao). Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy không tuyên bố lấy Công giáo làm quốc giáo nhưng những gì diễn ra cho thấy đó là một chính quyền căn bản dựa trên Công giáo cả về hệ tư tưởng lẫn lực lượng chính trị. Trong khi đề cao Công giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm bị chỉ trích là kỳ thị các tôn giáo khác, chủ yếu là Phật giáo. Chỉ thị số 10 của Phủ Tổng thống (Diệm), lấy lại Đạo dụ của Quốc gia Việt Nam, quy định: "Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục chỉ có quyền chiếm hữu, tạo mãi, quản trị, đứng làm sở hữu chủ những bất động sản thật cần thiết để đạt mục đích của hội". Đạo dụ đặt Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội ra ngoài, các tôn giáo trong đó có Phật giáo bị xem là các hiệp hội. Đây bị xem là chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên trong báo cáo điều tra của Liên Hợp Quốc, thiếu tướng Trần Tử Oai cho rằng trong thời kỳ Ngô Đình Diệm làm tổng thống có 1275 chùa được xây mới và 1295 chùa được sửa chữa.
Một mặt Mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm, một tín đồ Công giáo, mặt khác Mỹ gấp rút chuẩn bị cơ sở vật chất, trong đó đáng kể là hỗ trợ cuộc di cư đưa người dân là tín đồ Công giáo miền Bắc vào miền Nam. Trong khi đó, số dân Công giáo ở miền Nam là khá nhỏ bé so với số dân Công giáo miền Bắc. Vì vậy Mỹ muốn lôi kéo giáo dân đặc biệt là tầng lớp giáo sĩ chống cộng từ miền Bắc di cư vào Nam càng nhiều càng tốt..
Nhiều nhân vật "người lương" muốn được tiến thân cũng phải cải đạo theo Công giáo. Trong thời kỳ này, Nguyễn Văn Thiệu người mà sau đó ít năm được làm Tổng thống của "nền đệ nhị cộng hòa" đã cải đạo theo Công giáo, vào đảng Cần lao nhằm mưu tính cho những nấc thang chính trị.
Ngoài Phật giáo, Công giáo, Tin Lành ở Nam Bộ còn là nơi phát tích của nhiều tôn giáo và các ông Đạo. Như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa đặc biệt là đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo. Thời chính quyền Ngô Đình Diệm, hai tôn giáo này đều có lực lượng vũ trang riêng, âm mưu biến vùng đất có tín đồ của họ thành khu tự trị.
Trước tình hình đó, để thống nhất lực lượng, xóa bỏ tình trạng quân phiệt cát cứ, Ngô Đình Diệm kêu gọi các giáo phái hợp nhất lực lượng vũ trang và sáp nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hòa. Khi biện pháp kêu gọi không được các giáo phái ủng hộ, Ngô Đình Diệm cắt những khoản tài trợ cho các giáo phái, đánh vào hoạt động kinh tế của họ, đưa người xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo giáo phái để mua chuộc, chia rẽ. Những bộ phận của từng giáo phái có hành động chống đối đều bị Ngô Đình Diệm huy động quân đội đàn áp, đánh dẹp.
Đối với đạo Cao Đài, một lực lượng gồm 5.000 người do Trung tướng Nguyễn Thành Phương đã ra hàng Ngô Đình Diệm. Một lực lượng khác của Phật giáo Hòa Hảo do thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ cũng ra hàng. Tuy nhiên Ngô Đình Diệm vẫn không kêu gọi được nhóm Phật giáo Hòa Hảo của đại tá Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt với một lực lượng vũ trang gồm 1.760 người.
Trước tình hình đó, chính phủ Sài Gòn ra lệnh giải tán quân đội Cao Đài, hủy bỏ các đặc quyền dành cho giáo phái. Cao Đài ở trong một tình trạng phân hóa đặc biệt, đa số các tướng lĩnh buộc phải đầu hàng chính phủ Sài Gòn.
Năm 1955, Nguyễn Thành Phương thành lập "ban Thanh trừng" để thanh lọc hàng ngũ Cao Đài. Trong số đạo hữu bị bắt có hai người con gái của Hộ pháp Phạm Công Tắc.
Ngày 19-2-1956, Phủ Tổng thống (chính phủ Sài Gòn) ra thông báo: Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc đã rời bỏ Tây Ninh, tình hình nơi đây rối ren nên chính phủ theo yêu cầu của các vị chức sắc Cao Đài và tướng Dương Thành Cao ra lệnh cho quân đội tới bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh. Thực ra, đó chỉ là cớ hợp thức hóa đánh dẹp lực lượng Cao Đài, chiếm Tòa thánh Tây Ninh, Thánh địa của đạo Cao Đài. Hộ pháp Phạm Công Tắc chạy sang Campuchia và chết tại đó năm 1959. Từ đó, sau những lần xung đột dữ dội giữa quân đội Sài Gòn với lực lượng vũ trang của các giáo phái, các lực lượng vũ trang của các giáo phái do không cân sức về thực lực nên dần dần tan rã. Hệ thống lãnh đạo của Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài bị đàn áp, nhiều cấp lãnh đạo bị tù đày, một số lãnh đạo bị thủ tiêu, một số phải tìm đường lánh nạn. Hoàn cảnh đó buộc Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo phải lui dần về vị trí tôn giáo, tín ngưỡng, với ý định "chờ thời". Trong việc đàn áp giáo phái, Diệm huy động cả giáo sĩ, tín đồ Công giáo. Những linh mục chống cộng khét tiếng như Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh... ở khu Công giáo tự trị Bùi Chu – Phát Diệm được tham gia cầm quân đi trấn áp. Như vậy trong đời sống chính trị miền Nam dần dần chỉ còn hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo.
Ngô Đình Diệm sử dụng Đạo dụ số 10 coi các tôn giáo là hiệp hội. Đạo dụ số 10 vốn do "cựu hoàng đế" Bảo Đại ký ngày 06-08-1950 nhưng Hòa thượng Trí Quang đã vận động bà Từ Cung, mẹ vua Bảo Đại khiến đạo dụ đã không thể thi hành. Dù Ngô Đình Diệm đã truất phế Bảo Đại, nhưng Đạo dụ số 10 vẫn được giữ lại. Đến thời Ngô Đình Diệm (1955-1963), trong bảng nghỉ lễ của các học đường vẫn không có lễ Phật đản là đương nhiên, nhưng lễ Noen lại được nghỉ. Ngày 9-1-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm ra Dụ số 4 hủy bỏ ngày lễ Phật đản trong danh sách cho các học đường, công chức và binh sĩ. Điều này gây nên sự công phẫn trong dư luận xã hội nói chung và Tăng Ni, Phật tử miền Nam nói riêng
Giữa chính quyền và Phật giáo còn một số mâu thuẫn khác điển hình là vụ ông Vĩnh Cơ, Hội trưởng Hội Phật giáo Nguyên thủy tại Đà Nẵng, một nhà buôn gạo bị tòa Đại hình sơ thẩm ngày 28-8-1956, kết án 10 năm khổ sai và tịch thu gia sản. Ngày 15/10, Ban Quản trị Phật giáo Nguyên thủy tại Đà Nẵng gửi thư tới Ngô Đình Diệm phản đối việc này và khẳng định "ông Vĩnh Cơ là một tín đồ Phật giáo rất chân thật, có công sáng lập Hội Phật giáo Nguyên thủy. Gia sản hiện hữu của ông do sự làm ăn buôn bán cần cù lâu năm mà có". Mỗi hành động của chính quyền đều bị lãnh đạo Phật giáo xem là một âm mưu chống lại tôn giáo của họ. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã dùng giải pháp vũ lực bằng cách: đem binh sĩ tấn công phong tỏa các chùa chiền, bắt bớ các nhà sư, Phật tử và những người có liên quan đến phong trào đấu tranh của Phật giáo..
Trên núi Thiên Bút, tỉnh Quảng Ngãi vốn có nền cũ của tự viện Phật giáo, chính quyền Ngô Đình Diệm tìm cách chiếm lấy để Công giáo xây nhà thờ. Tín đồ Phật giáo địa phương phản ứng quyết liệt. Cuộc đấu tranh giữ chùa trên núi Thiên Bút kéo dài cho đến năm 1963, chính quyền buộc phải hoãn việc xây nhà thờ Công giáo. Ngày 27-7-1961, tại Cà Mau, quân đội Ngô Đình Diệm bắn hàng loạt đạn cối vào chùa Cao Dân, xã Tân Lộc khi 200 người dân và sư sãi Khmer đang làm lễ nhập hạ, làm 20 người chết và bị thương.
Trong cuốn Phật giáo Việt Nam (từ khởi thủy đến 1981) của Bồ Đề Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng ghi lại: "Ngô Đình Diệm còn lợi dụng Công giáo, gắn chiêu bài và xúi giục người Công giáo chống cộng. Bắt người Lương và Phật tử phải theo đạo Thiên Chúa, nhận rửa tội và gia nhập đạo Công giáo sẽ được ra khỏi trại giam". Cùng vấn đề này, cuốn Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm viết: "Đối với dân gian từ năm 1954 đến năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm đã giết chết, bắt giam, tra tấn Phật giáo đồ; dụ dỗ cải đạo, cấm Phật tử đi lễ chùa".
Dụ số 10
Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, tại Việt Nam đã có quan niệm cho rằng các chính quyền bảo hộ Pháp, Quốc gia Việt Nam có chính sách thiên vị tôn giáo sau này được Việt Nam Cộng hoà kế tục. Điều này góp phần đẩy mâu thuẫn tôn giáo vốn có lên cao. Sự kiện Phật Đản năm 1963 chỉ là sự bùng nổ của các mâu thuẫn vì lý do tôn giáo tích tụ trong lòng xã hội, và đặc biệt bị đẩy lên mức độ cực đoan trong thời kỳ của chính phủ Ngô Đình Diệm, từ 1954 đến 1963.
Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn. Điều 1 định nghĩa Hội: "Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.". Như vậy tôn giáo được xem là một loại hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hiệp hội như sau:
Tổng trưởng Bộ Nội vụ, nếu hội hoạt động trong toàn quốc hoặc ngoài địa hạt một phần Việt Nam; hay Thủ Hiến, nếu hội chỉ hoạt động trong địa hạt một phần Việt Nam, có quyền bác khước không cho phép lập hội mà không cần phải nói lý do. Phép cho rồi có thể bãi đi vì trái điều lệ hay vì lẽ trị an. (Điều 7)
Không hội nào có quyền nhận tiền trợ cấp của Chính phủ, của các quỹ địa phương, quỹ hàng tỉnh và quỹ hàng xã, trừ những hội khoa học, mỹ nghệ, tiêu khiển, từ thiện, thanh niên và thể thao (Điều 14)
Các hội chỉ có quyền chiếm hữu, tạo mãi, quản trị, đứng làm sở hữu chủ những bất động sản thật cần thiết để đạt mục đích của hội (Điều 14)
Những người có liên quan và Công Tố viên có quyền xin toàn án hủy bỏ những việc tạo mãi bất động sản trái với điều này. Bất động sản ấy sẽ đem bán đấu giá và được bao nhiêu tiền sẽ sung vào quỹ hội (Điều 14)
Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định "Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau.", đặt các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này.
Điều 44 của Dụ số 10 được nhiều người hiểu là một chính sách thiên vị về tôn giáo của nhà cầm quyền Quốc gia Việt Nam. Nhưng theo điều trần của Thiếu tướng Trần Tử Oai với phái đoàn Liên Hợp Quốc điều tra tình hình tôn giáo tại Việt Nam thì "Trong thực tế, từ khi ban hành Dụ số 10, chính phủ chỉ áp dụng những điều khoản trong văn kiện ấy đối với những hội tôn giáo mà những hội tôn giáo có một tánh cách xã hội, như những hoạt động của "Phật giáo xã hội" chẳng hạn. Chính phủ chưa bao giờ dùng Dụ ấy để nhằm mục đích kỳ thị tôn giáo nào hết" và "Trong Điều 44 của Dụ ấy có nói đến một chế độ đặc biệt sẽ được quy định sau cho những phái đoàn truyền giáo Công giáo và Tin Lành cũng như cho những Lý-sự-hội Trung Hoa (nghĩa là những hội có tính cách tôn giáo hay không của ngoại quốc hay quốc tế). Có quy chế riêng cho các Hội truyền giáo Thiên Chúa giáo và Hoa Kiều Lý sự hội không có nghĩa là họ được hưởng đặc quyền. Trái lại lại có mục đích giới hạn sự thủ đắc những bất động sản của ngoại kiều và bảo tồn độc lập cho xứ sở." Vậy dụ số 10 của Quốc gia Việt Nam tạo ra những sự khác biệt trong quản lý hoạt động của các tôn giáo. Ngô Đình Diệm sau khi trở thành Tổng thống vẫn giữ nguyên đạo dụ số 10. Việc giữ dụ số 10 được một số người xem là một công cụ để đàn áp tôn giáo.
Dư luận tại Việt Nam cho rằng Thiên chúa giáo được ưu đãi so với các tôn giáo khác trong đó có Phật giáo. Hội truyền giáo Thiên Chúa giáo là tổ chức tôn giáo duy nhất tại Việt Nam có chế độ đặc biệt, trong khi đó các tôn giáo khác chỉ có tư cách của một hiệp hội tư nhân mặc dù các tu sĩ Phật giáo đã nhiều lần yêu cầu thay đổi. Toàn bộ viện trợ thực phẩm của Hoa Kỳ (Chương trình thực phẩm vì hòa bình) đã bị Tổ chức xã hội Thiên chúa giáo và các linh mục tại các thôn xã lợi dụng để vận động dân chúng theo đạo. Tổng giám mục Ngô Đình Thục muốn cải đạo một phần ba dân số Việt Nam để hy vọng sẽ được phong làm Hồng y. Phật giáo phải xin phép chính quyền mỗi khi muốn mở một bệnh viện hay trường học, muốn mua đất đai để xây chùa hay tổ chức các lễ hội rước tượng Phật trong khi Thiên chúa giáo không phải xin phép. Các đơn xin phép của Phật giáo chỉ được chấp nhận một cách khó khăn, thưa thớt và hay chậm trễ.
Phương thức đấu tranh bất bạo động
Bất bạo động (Satyagraha) là một phương pháp cốt lõi của Phật giáo được giới lãnh đạo Phật giáo miền Nam chọn làm phương pháp chỉ đạo cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo. Chọn "bất bạo động" làm phương pháp chỉ đạo cho cuộc đấu tranh chống lại chế độ bạo quyền Ngô Đình Diệm, Tăng Ni và Phật tử miền Nam biết trước là phải "chấp nhận một sự hy sinh đến cùng độ", nhưng họ vẫn tin tưởng rằng sự hy sinh ấy sẽ làm "rung động đến tận lòng người, chứ không chỉ rung động chính sách mà thôi"..
Giáo sư Trần Văn Giàu viết: "Kết tinh trong một vị chân tu những nỗi căm hờn đối với một chế độ độc tài cá nhân gia đình trị, vô nhân đạo và bạo ngược, hành động dũng cảm của Hoà thượng Thích Quảng Đức là một bản án không gì bôi được với chế độ bù nhìn của Mỹ ở Sài Gòn, đồng thời là một lời kêu gọi đồng bào Phật tử đấu tranh chống phát-xít, dù chết không chịu lùi bước. Thật không phải thường có những cái chết kích động nhân tâm sâu sắc và rộng rãi như cái chết của Hoà thượng Thích Quảng Đức".
"Bất bạo động" trong "Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963" đã trở thành sức mạnh góp phần cô lập cao độ chính quyền Ngô Đình Diệm, đẩy chính quyền này đi đến chỗ sụp đổ. Lần đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận một phương pháp đấu tranh mới – phương pháp bất bạo động - mà kết quả đem lại là việc chế độ Ngô Đình Diệm xây dựng trong 9 năm đã bị sụp đổ trong chớp mắt, dù Ngô Đình Diệm cứ đinh ninh rằng không một lực lượng nào dưới quyền thống trị của ông ta có thể làm được
Sự kiện Phật Đản 1963
Công điện số 5159 cấm treo cờ tôn giáo
Chính phủ Ngô Đình Diệm quy định cờ tôn giáo không được treo ngoài khuôn viên cơ sở tôn giáo (nhà thờ, chùa, thánh thất...) nhưng tất cả các tôn giáo đều không tuân thủ nghiêm túc quy định này. Trước khi xảy ra sự kiện Phật đản, chính phủ cũng không hề lưu tâm tới vấn đề các tôn giáo vi phạm quy định treo cờ.
Ngô Đình Thục muốn tổ chức đại lễ long trọng mừng Ngân khánh (25 năm tấn phong) nên các nơi treo cờ tòa thánh nhưng số lượng Ki-tô giáo hữu ít và ngay vào dịp Đại lễ Phật đản nên khắp thành phố Huế treo cờ Phật giáo, ông Thục phàn nàn ông Diệm.
Ngày 6/5/1963 (trước lễ Phật Đản 2 ngày), Phủ Tổng thống gửi Công điện số 5159 cho các tỉnh yêu cầu các địa phương bắt buộc các tôn giáo thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về việc treo cờ tôn giáo. Vì đây là thời điểm trước Phật Đản nên Tỉnh trưởng Thừa Thiên Nguyễn Văn Đăng đến xin ý kiến Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Ngô Đình Cẩn không kỳ thị Phật giáo, có mối quan hệ thân thiết với Thượng toạ Thích Trí Quang, hai người thường gặp nhau đàm đạo. Ông Cẩn vừa lệnh cho ông Đăng chuyển thông điệp đến Thích Trí Quang yêu cầu ban Tổ chức lễ Phật Đản chỉ cần thông báo cho toàn thể tín đồ Phật giáo đừng treo cờ Phật giáo trong ngày lễ, Phật tử nào đã treo cờ rồi thì cứ để cho treo hết lễ, đồng thời yêu cầu ông Đăng đánh điện về Phủ Tổng thống xin chỉ thị. Theo lệnh ông Cẩn, ông Đăng đến gặp Thượng tọa Thích Trí Quang truyền đạt ý của ông Cẩn, Sư trả lời không tán thành lời yêu cầu đó
Buổi tối, Thượng tọa Thích Trí Quang nhận được Công điện 5159 của Phủ Tổng thống về việc thực hiện quy định cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng. Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Miền Trung họp khẩn tại chùa Từ Đàm từ 21 giờ ngày 6/5/1963 đến 02 giờ sáng ngày 7/5/1963. Sau đó, Thượng tọa Thích Trí Quang soạn ba văn bản phản đối Công điện 5159 của Phủ Tổng thống để gửi cho Hội Phật giáo Thế giới, Chính quyền Ngô Đình Diệm, và Tổng hội Phật giáo Việt Nam ở Sài Gòn. Ngay hôm sau, chính quyền Tỉnh yêu cầu Phật giáo ở Huế không gửi ba văn bản trên và mời Thích Trí Quang đến họp tại tư dinh Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Trưa hôm đó (7/5), tại Huế, chính quyền cho cảnh sát đến từng nhà buộc dân chúng phải hạ cờ Phật giáo, vứt xuống đất, xé cờ và hăm dọa người phản kháng. Điều này gây bất bình cho các chức sắc và tín đồ Phật giáo.
Lãnh đạo Phật giáo Miền Trung và tỉnh Thừa Thiên (Hòa thượng Tịnh Khiết, cùng các Thượng tọa Thích Trí Quang, Mật Nguyện, Thiện Minh, Thiện Siêu, Mật Hiển, Thanh Trí) cùng nhiều tăng ni và khoảng 500 Phật tử đến Tòa Hành chính Tỉnh để phản đối hành động của chính quyền. Ông Đăng giải thích với phái đoàn là cảnh sát đã làm sai lệnh thương cấp và đồng ý cho Phật tử được treo cờ Phật giáo. rồi cho xe phóng thanh đi thông báo trong thành phố Huế chính quyền cho phép treo cờ Phật giáo trước 21 giờ theo đúng yêu cầu của Phật giáo.
Lễ Phật Đản ngày 8/5/1963
Lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Miền Trung nhận định: Chính quyền Ngô Đình Diệm không những không chịu từ bỏ chính sách kỳ thị Phật giáo, mà còn sẽ có những biện pháp khác để đàn áp, trả thù... trong thời gian tới và quyết định tiếp tục đấu tranh với chính quyền Ngô Đình Diệm vào ngày Phật Đản 8/5. Sách lược Đấu tranh với chính quyền bao gồm:
Bất bạo động.
Phản đối chính sách bất công về tôn giáo.
Không chống chính phủ.
Không chống đạo Thiên Chúa.
Tự do tín ngưỡng Phật giáo.
Bình đẳng tôn giáo.
Sáng ngày 8/5/1963 (ngày Phật Đản), lúc 06 giờ 30, Phật giáo biểu tình và rước Phật từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm một cách trật tự. Cảnh sát có mặt nhưng không ngăn cản hay đàn áp. Lễ Phật Đản diễn ra tại chùa Từ Đàm với bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang cáo trạng về chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Diệm - Nhu làm dấy động lên sự bất bình trước những chính sách đó của chính quyền. Tình báo CIA mô tả sư là một kẻ mị dân, cực kì chống Công giáo, một người theo chủ nghĩa quốc gia cuồng tín, và một kẻ vĩ cuồng với mục tiêu tối hậu là thành lập ở Miền Nam một chế độ thần quyền Phật giáo. Diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo, kỳ thị Phật giáo trong chín năm qua và đề cập chuyện cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo công khai cờ Vatican. Tiếp theo sau là phần nghi lễ diễn ra bình thường.
Biến cố ở đài phát thanh Huế
Buổi tối ngày 8/5/1963 đám đông Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn mừng ngày Phật đản của Thượng tọa Thích Trí Quang đã được thu âm như thường khi. Nhưng đài phát thanh từ chối phát bài diễn văn với lý do lỗi kỹ thuật nên không thể phát được đài chỉ cho phát các bài nhạc. Lúc 21 giờ số người tụ tập tại đài phát thanh Huế lên đến khoảng 6000 người. Sau đó, Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm đến đài phát thanh để hỏi lý do không phát thanh bài diễn văn. Tỉnh trưởng Thừa Thiên đến đài phát thanh để đối thoại với các chức sắc Phật giáo. Binh lính và xe bọc thép cũng được điều đến Đài phát thanh.
Trong khi lãnh đạo Phật giáo và tỉnh trưởng đang thảo luận, chính quyền dùng vòi rồng giải tán đám đông. Trong khuôn viên đài phát thanh xảy ra hai vụ nổ làm tình hình xấu đi bất ngờ. Các xe bọc thép và binh lính bắt đầu nổ súng.
Trật tự vãn hồi lúc 24h. Có tám người chết (trong đó có 7 trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi) cùng nhiều người khác bị thương nằm ở ngoài phòng Chương trình và trong khuôn viên đài phát thanh. Xe cứu thương đến chở người chết và bị thương đi bệnh viện. Chính quyền đến trước đài phát thanh loan báo: "Chính quyền được tin đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán".
Theo sự tiết lộ của Giáo sư Trần Hữu Thế, cựu bộ trưởng Giáo dục, chính Ngô Đình Thục đã ra lệnh cho Thiếu tá Đặng Sỹ phải "dẹp" đám đông Phật tử tại đài Phát thanh Huế tối 8/5/1963. Trích:
"Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô Đình Cẩn với sự hiện diện của Tổng giám mục Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.
Ngô Đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẽ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô Đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ăn bỗng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ: "Dẹp...!".
Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xảy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ
Mặt khác, một số nguồn khác thì cho rằng: chính Đặng đã ra lệnh nổ súng để ngầm giúp đỡ cho một đảng phái thứ ba có quyền lợi nếu chế độ Diệm sụp đổ. Nhà báo Arthur Dommen và Ellen Hammer thì suy đoán rằng một quân nhân Mỹ và một số ít nhân viên CIA đã dàn dựng toàn bộ vụ việc, bởi loại thuốc nổ dẻo được sử dụng khi đó là loại mới và chỉ có quân đội Mỹ sử dụng, trong khi quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam lẫn quân lực Việt Nam Cộng hòa đều chưa có loại chất nổ này.
Phản ứng của dân chúng và Chính phủ với biến cố ở đài phát thanh
Sau biến cố tại Đài phát thanh Huế, ngày 9/5/1963, Toà Hành chính Tỉnh Thừa Thiên ra Thông cáo "Trong lúc Đại diện Chính quyền và vị Thượng tọa Hội trưởng Hội Phật giáo Trung Phần đang thảo luận để tìm cách thỏa mãn lời yêu cầu của tín đồ Phật giáo thì đối phương đã len lỏi trong đám đông xâm nhập Đài Phát Thanh, đập phá các cửa, ném đá và chất nổ vào Đài Phát thanh làm sập trần, vỡ nhiều cửa kính gây thiệt mạng cho 7 đồng bào và gây thương tích cho 1 đồng bào với 5 binh sĩ có nhiệm vụ giữ trật tự tại Đài Phát Thanh.". Nhưng phía Phật giáo lại tin rằng chính quân đội chính phủ đã làm thiệt mạng 8 người có mặt tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963. Bác sĩ Erich Wulff chứng kiến sự việc tại đài phát thanh Huế và sau đó đến nhà xác quan sát các thi thể khẳng định có 5 trong 8 nạn nhân bị xe bọc thép bắn mất đầu. Thủ phạm gây ra cái chết của 8 người vẫn chưa được làm rõ nhưng đã gây bất mãn lên đến cực độ trong giới Phật tử và các tầng lớp xã hội khác. Cũng theo bác sĩ Erich Wulff, khi ông báo sự kiện này cho các chính trị gia đối lập với Ngô Đình Diệm như Bùi Diễm và Phan Huy Quát thì thái độ của Bùi Diễm là "chỉ nhìn thấy nơi những xác chết những con bài sáng giá có được một cách bất ngờ trong công cuộc vận động chống chế độ độc tài" còn Phan Huy Quát thì muốn "tạo một thế liên minh tức khắc với Phật giáo, trước khi người khác cùng có ý tưởng này. Sự việc đã có nhiều người chết chỉ là chuyện bên lề đối với ông ta".
Tại Sài Gòn, ngày 9/5/1963, Giám đốc Cảnh sát (Nguyễn Văn Thành) và Giám đốc Cảnh sát Đặc biệt (Dương Văn Hiếu) đến chùa Ấn Quang gặp lãnh đạo Phật giáo Nam Bộ nhờ trấn an dư luận.
Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và Bộ trưởng Công dân vụ Ngô Trọng Hiếu gặp Thượng tọa Thích Tâm Châu xin hoãn lễ Cầu siêu nạn nhân ở Đài Phát thanh Huế dự định tổ chức vào ngày 12/5/1963.
Sáng ngày 9/5/1963, tín đồ Phật giáo ở Huế biểu tình tố cáo chính quyền tàn sát tín đồ. Thượng tọa Thích Trí Quang và Tỉnh trưởng Thừa Thiên dùng xe phóng thanh kêu gọi Phật tử giải tán.
Cuộc đấu tranh của Phật giáo sau Lễ Phật Đản
Tuyên ngôn ngày 10/5/1963
Chiều ngày 9/5/1963, văn phòng Tổng Trị Sự Giáo hội Tăng Già Việt Nam nhận được báo cáo về việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963, do Phật giáo Trung ương chuyển tới. Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày và ra quyết định gửi kháng thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và đàn áp Phật giáo đêm 8/5/1963; tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế rồi rước bài vị từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi vào ngày 21/5/1963.
Ngày 10/5/1963, các vị lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm, hoạch định đường lối và phương pháp tranh đấu bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bằng xã hội. Một bản Tuyên ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo. Bản Tuyên ngôn này được gửi tới tổng thống Ngô Đình Diệm qua trung gian đại biểu chính phủ Trung Nguyên Trung Phần. Năm nguyện vọng bao gồm:
Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
Yêu cầu cho tăng ni Phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.
Bản Tuyên ngôn có chữ ký của Hòa thượng Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Mật Nguyện, đại diện Giáo hội Tăng Già Trung Phần, Hòa thượng Thích Trí Quang, đại diện hội Phật giáo Thừa Thiên và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên.
Cũng trong ngày 15/5/1963, phái đoàn Tổng Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với đại diện các tổ chức Phật giáo khác gặp tổng thống Ngô Đình Diệm để trao bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963, đồng thời giải thích năm nguyện vọng của Phật giáo. Sau 3 giờ thảo luận Tổng thống chỉ hứa hẹn mơ hồ và quy trách nhiệm gây ra biến cố đài phát thanh Huế cho những người cộng sản.
Ngày 16/5/1963, Phật giáo mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi, công bố bản Tuyên ngôn 10/5/1963 đồng thời tố cáo trước dư luận những vụ đàn áp, giam cầm và giết chóc mà Phật tử phải chịu đựng, vạch trần chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954-1963.
Phụ đính của Tuyên ngôn ngày 10/5/1963
Ngày 15/5/1963, tại chùa Từ Đàm, một Bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện vọng nói trên. Nội dung bản Phụ đính này gồm:
Phật giáo Việt Nam không chủ trương lật đổ chính phủ để đưa người của mình lên thay thế mà chỉ nhằm đến sự thay đổi chính sách của chính phủ.
Phật giáo Việt Nam không có kẻ thù, không xem ai là kẻ thù. Đối tượng của cuộc tranh đấu tuyệt đối không phải là Thiên chúa giáo mà là chính sách bất công tôn giáo.
Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ cho bình đẳng tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của lý tưởng công bằng xã hội.
Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ được thực hiện theo đường lối bất bạo động.
Phật giáo Việt Nam không chấp nhận sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội.
Bản Phụ đính cũng đề nghị chính quyền rút tất cả các tôn giáo ra khỏi phạm vi ràng buộc của Đạo dụ số 10, và ban hành một chế độ đặc biệt cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo và Gia Tô giáo.
Ngày 25/5/1963, Phụ trương của Bản Phụ đính được công bố. Mục đích của văn kiện này là nhắc lại vai trò lập quốc và xây dựng nền văn hóa quốc gia trong quá trình lịch sử dân tộc của Phật giáo và nói rõ lập trường tranh đấu của Phật giáo cho công bằng xã hội.
Lễ cầu siêu và rước linh vị các nạn nhân tại Huế
Ngày 17/5/1963, Phật giáo cho trưng bày hình ảnh biến cố đài phát thanh Huế trong đêm Phật Đản tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn).
Ngày 20/5/1963, Phật giáo gửi chính quyền một tài liệu 45 trang trong đó liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu.
Ngày 21/5/1963, khắp nơi trên toàn quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại Sài Gòn, khoảng 1000 tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang để hành lễ sau đó diễu hành rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi. Cùng lúc đó, một đoàn gồm 350 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi về trụ sở Quốc hội. Những cuộc diễu hành này diễn ra tốt đẹp.
Phật giáo thành lập Ủy ban Liên phái
Ngày 25/5/1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết triệu tập một cuộc gặp mặt tại chùa Xá Lợi 10 giáo phái, hội đoàn thuộc Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và đại diện các tổ chức và môn phái Phật giáo khác như Giáo hội Nguyên Thủy, Thiền Tịnh, Đạo Tràng, Giáo hội Theravada v.v... để thảo luận về kế hoạch tranh đấu. Một Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo được thành lập để chỉ đạo cho cuộc vận động Phật giáo do hòa thượng Thích Tâm Châu làm Chủ tịch dưới quyền lãnh đạo tối cao của hòa thượng Tịnh Khiết.
Đại diện các giáo phái có mặt tại chùa Xá Lợi ngày 25/5/1963 công bố một bản Tuyên ngôn mang chữ ký của các hòa thượng Thích Thiện Hoa, trị sự trưởng Giáo hội Tăng Già Nam Việt, là hòa thượng Thích Thiện Hòa, trị sự trưởng Giáo hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam, hòa thượng Bửu Chơn, tăng thống Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, hòa thượng Lâm Em, tăng thống Giáo hội Theravada (Thượng Tọa Bộ), hòa thượng Tâm Châu, phó hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu, hội trưởng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, cư sĩ Vũ Bảo Vinh, hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo (Bắc Việt, tại miền Nam), cư sĩ Sơn Thái Nguyên, đại diện phật tử Théraveda (người Việt gốc Miên) và cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật học Nam Việt. Tuyên ngôn "Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam" đã ghi trong bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963 và "Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy".
Biểu tình và tuyệt thực
Ngày 26/5/1963, một phái đoàn Phật giáo đến Phủ Tổng thống trình bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 và thông báo tăng ni toàn miền Nam sẽ tuyệt thực trong 48 giờ từ ngày 30/5/1963 theo chỉ thị của hòa thượng Tịnh Khiết để đòi chính quyền đáp ứng 5 nguyện vọng trong bản Phụ đính.
Sáng ngày 30/5/1963, 352 vị tăng ni đã tổ chức biểu tình, xuất phát từ chùa Ấn Quang, diễu hành tới trụ sở Quốc hội gặp các đại biểu Quốc hội và gửi tới chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ lá thư của hòa thượng Tâm Châu, Chủ tịch Ủy ban Liên Phái, yêu cầu Quốc hội xác định lập trường đối với những nguyện vọng của Phật giáo.
Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh viên Phật tử Huế công bố một lá thư kêu gọi sinh viên học sinh toàn quốc ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Tại Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử lập tức hưởng ứng lời kêu gọi.
Ngày 31/5/1963 sinh viên tất cả các phân khoa Viện Đại học Huế họp hội nghị tại chùa Từ Đàm, kiến nghị Tổng thống và Chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo, thực thi chính sách tự do, dân chủ và bình đẳng, chấm dứt dùng thủ đoạn với tín đồ Phật giáo. Cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật học Nam Việt gửi văn thư cho toàn thể phật tử trong hội Phật học Nam Việt kêu gọi mọi người tham gia đấu tranh. Các đơn vị tỉnh hội bắt đầu cộng tác với Giáo hội Tăng Già Nam Việt địa phương để tổ chức cuộc đấu tranh tại các tỉnh miền Nam.
Tại Huế, ngày 1/6/1963, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức.
Tại Sài Gòn và các tỉnh nhiều cuộc biểu tình và diễu hành được tổ chức, rất đông tăng ni và quần chúng tham gia tuyệt thực. Chùa Ấn Quang và chùa Xá Lợi là hai trung tâm tuyệt thực quan trọng nhất ở Sài Gòn với khoảng 800 người.
Ủy ban Liên Phái cho ấn hành những bản tin và bài báo các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, VOA, AFP... Dư luận và báo chí quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo càng làm tăng tinh thần đấu tranh của tăng ni, Phật tử.
Các biện pháp đối phó của chính quyền
Đối phó Phật giáo biểu tình, tuyệt thực
Tại Sài Gòn, ngày 30/5/1963 các lực lượng cảnh sát và mật vụ bao vây chùa Xá Lợi tại Sài Gòn và các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang tại Huế.
Ngày 01/6/1963, Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Nội an Đặng Sĩ bị triệu hồi về Bộ Nội vụ ở Sài Gòn đợi lệnh.
Tại Huế, ngày 3/6/1963, cảnh sát và quân đội có vũ trang chặn đường không cho đoàn biểu tình đến chùa. Quần chúng ngồi xuống đường, chắp tay hướng về chùa Từ Đàm cầu nguyện thì bị cảnh sát dùng lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ giải tán. Hòa thượng Thích Trí Thủ tới can thiệp để giải tán đoàn biểu tình. Mọi người về tới Bến Ngự thì bị một lực lượng cảnh sát khác tấn công bằng lựu đạn cay và lựu đạn khói.
Ngày 4/6/1963 cảnh sát phong toả các chùa Từ Đàm, Báo Quốc và Linh Quang. Quần chúng kéo lên chùa nhưng bị ngăn lại. Đám đông áp dụng chiến thuật ngồi xuống đường cầu nguyện. Lựu đạn cay, lựu đạn khói và chó nghiệp vụ được sử dụng để giải tán khiến 142 người bị thương, trong đó 49 người bị thương nặng.
Căn cứ chính của cuộc đấu tranh như các chùa Xá Lợi, Ấn Quang, Giác Minh, Từ Quang, Báo Quốc, Từ Đàm và Linh Quang hoàn toàn bị cô lập và bị cắt điện nước. Tại các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Ba Xuyên, những đoàn thể Phật giáo bị ép ký những kiến nghị ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm. Cảnh sát chặn bắt và đuổi về địa phương tất cả những tăng ni từ các tỉnh lên Sài Gòn và từ Sài Gòn về các tỉnh.
Các lực lượng chính phủ canh gác, xét hỏi các tăng ni và những người qua đường đồng thời chặn bắt, lục soát và tịch thu tất cả tài liệu kêu gọi đấu tranh. Các quán ăn và các tiệm cà phê ở Sài Gòn đều có mật vụ. Những người bị tình nghi là lãnh đạo cuộc đấu tranh bị theo dõi. Chính quyền còn bỏ tài liệu Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào các chùa rồi lục soát để vu cáo các hòa thượng và phật tử theo Cộng sản. Quân đội và cảnh sát được lệnh cấm trại.
Tại các tỉnh, các chùa trụ sở của giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Tăng Già đều bị phong tỏa.
Theo Đỗ Mậu (Giám đốc Nha an ninh quân đội), chính quyền đã có những hành động khiêu khích đánh vào lòng tự trọng của Phật giáo: cho lính cảnh sát, mật vụ cạo trọc đầu giả làm nhà sư đi ra đường trêu ghẹo phụ nữ, ăn uống tục tĩu, quỵt tiền và làm các việc bất minh để lấy cớ để phát động tuyên truyền bôi nhọ Phật giáo.
Thành lập Ủy ban Liên bộ
Ngày 4/6/1963, Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập Ủy ban Liên bộ để nghiên cứu giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo, do phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ đứng đầu. Thành phần Ủy ban Liên bộ gồm:
Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Lương
Bộ trưởng Phủ Tổng thống Nguyển Đình Thuần
Ủy ban Liên Phái chấp nhận cộng tác với Ủy ban Liên Bộ. Một phái đoàn hỗn hợp của hai bên được gửi ra Huế để giải tỏa các chùa Từ Đàm, Linh Quang, Báo Quốc, và Diệu Đế, đồng thời kêu gọi Phật tử trở về sinh hoạt bình thường, kiên nhẫn chờ đợi hành động của chính quyền.
Sự lắng dịu chỉ kéo dài chưa tới được một tuần lễ. Nhận thấy đối thoại với Ủy ban Liên bộ không đưa đến kết quả cụ thể trong khi chính quyền vẫn âm thầm xiết chặt những biện pháp kiểm soát, Ủy ban Liên Phái ra lệnh tiếp tục đấu tranh.
Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
Trong thời kỳ đấu tranh quyết liệt này, những tu sĩ Phật giáo đã chọn cách tự thiêu để phát động phong trào đấu tranh chống lại chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền. Theo tác phẩm Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang, ngày 27/5/1963, Thích Quảng Đức viết một lá thư cho Giáo hội Tăng già Toàn quốc tình nguyện tự thiêu để phản đối chính quyền. Ý định này của ông đã bị Giáo hội từ chối. Theo một nguồn khác, các chư tăng họp tại Chùa Ấn Quang đã quyết định để Hòa thượng Thích Quảng Đức lãnh sứ mệnh quan trọng này. Sáng ngày 11/6/1963, trước khi tự thiêu, ông đã viết lại một bức thư Lời Thỉnh Nguyện Tâm Huyết, nói rõ chủ định và nguyện vọng của ông.
Ngày 11/6/1963, tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng, đúng 10 giờ sáng, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trong tư thế kiết già trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử.
Hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực đã tạo ấn tượng mạnh gây xúc động lớn trong nước và trên thế giới.
Bà Trần Lệ Xuân vợ cố vấn Ngô Đình Nhu đã châm dầu vào lửa khi phát biểu của bà về việc tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức: Let them burn and we shall clap our hands.("Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay." - nhận xét về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu). What have the Buddhist leaders done comparatively ? The only thing they have done, they have barbecued one of their monks whom they have intoxicated, whom they have abused the confidence, and even that barbecuing was done not even with self-sufficient means because they used imported gasoline.("Những lãnh đạo Phật giáo đã hành động như thế nào ? Thứ duy nhất họ làm, họ đã nướng một trong những vị sư của họ người mà họ đã gây mê, người họ đã lạm dụng niềm tin, và ngay cả việc nướng người đó đã được thực hiện không phải một cách tự túc vì họ dùng xăng ngoại nhập." - trả lời phỏng vấn của PBS về vụ hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu)
Chiều 11/6/1963, chính quyền ra lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, nơi để di thể của hòa thượng Thích Quảng Đức. Bất chấp lực lượng cảnh sát, khoảng 15.000 người có mặt tại chùa Xá Lợi khiến chính quyền phải ra lệnh giải tán dân chúng tụ tập tại chùa Xá Lợi.
Trong nhiều ngày liên tiếp, quần chúng tới chùa Xá Lợi viếng di thể hòa thượng Thích Quảng Đức rất đông. Lễ rước di thể hòa thượng Quảng Đức được định vào ngày 16/6/1963. Giới lãnh đạo Phật giáo đã dự tính tổ chức vào dịp này một cuộc biểu dương đoàn kết lớn.
Thông cáo chung
Theo chỉ đạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm, chính quyền đề nghị Ủy ban Liên Phái và Ủy ban Liên Bộ đàm phán để giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo. Phái đoàn Ủy ban Liên Bộ do Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn và phái đoàn Ủy ban Liên Phái do hòa thượng Thiện Minh làm trưởng đoàn họp từ ngày 14/6/1963 đến 2 giờ sáng ngày 16/6/1963. Sau 30 giờ làm việc, hai phái đoàn ra bản Thông cáo chung với sự chấp thuận của Chủ tịch Tổng Hội Phật giáo Việt Nam hòa thượng Tịnh Khiết và Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Nội dung bản Thông cáo chung:
Về quy định thể thức treo cờ quốc gia và cờ Phật giáo: được phép treo cờ Phật giáo nơi công cộng nhưng phải kèm theo cờ quốc gia. Khi treo hai cờ chung với nhau, cờ Phật giáo phải treo bên trái và bằng 2/3 cờ quốc gia. Trong chùa và tư gia được phép chỉ treo cờ Phật giáo.
Về dụ số 10: sẽ tách các tôn giáo ra khỏi dụ số 10. các tôn giáo sẽ được điều chỉnh bởi một đạo luật do Quốc hội thông qua cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964. Trong khi chờ đạo luật này ban hành, chính quyền sẽ không áp dụng khắt khe dụ số 10, ngược lại Phật giáo cũng tránh vi phạm pháp luật.
Về việc bắt bớ và giam giữ tín đồ Phật giáo: Chính phủ thành lập Ban điều tra để xem xét tất cả các đơn khiếu nại của Phật giáo. Những ai liên quan đến cuộc đấu tranh của Phật giáo sẽ được phóng thích. Chính phủ sẽ ban hành lệnh sửa sai để các cấp thực hiện.
Về tự do truyền đạo và hành giáo: những sinh hoạt tôn giáo thuần túy và thường xuyên không diễn ra nơi công cộng không cần xin phép, các sinh hoạt nơi công cộng phải xin phép. Tạo điều kiện thuận lợi cho Phật giáo xây cất chùa.
Về trách nhiệm và trợ giúp của chính phủ: các cán bộ có trách nhiệm trong sự kiện Phật đản ngày 8/5/1963 sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu thật sự họ có lỗi. Các gia đình nạn nhân ở Huế đã được chính phủ trợ giúp kịp thời và có thể được trợ giúp thêm.
Những hành động của chính quyền
Ngày 18/6/1963, Văn phòng Tổng thống gửi mật điện số 1432/VP/TT cho các những người có trách nhiệm ra lệnh tạm thời nhượng bộ phong trào Phật giáo, chuẩn bị dư luận để phản công đồng thời thanh trừng những nhân viên nhà nước ủng hộ Phật giáo. Một bản sao của mật điện lọt vào tay của Ủy ban Liên Phái.
Chính quyền cũng hỗ trợ giáo phái Lục Hòa Tăng thành lập Tổng Hội Phật giáo Cổ Sơn Môn. Tổng Hội Phật giáo này gửi điện cho hội Phật giáo Tích Lan, tố cáo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam đang lợi dụng danh nghĩa của hội Phật giáo Tích Lan hoạt động chính trị và yêu cầu tổ chức này lên tiếng phản đối. Hội Phật giáo Tích Lan khẳng định Tổng Hội Phật giáo Việt Nam không phải là chi nhánh của tổ chức này và phản đối những hành động kỳ thị tôn giáo của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Thông cáo số 3 (phổ biến nội bộ) của Thanh niên Cộng hòa do Ngô Đình Nhu chỉ huy cho rằng nội dung cũng như hình thức Thông cáo chung không phù hợp với chủ trương của Thanh Niên Cộng Hòa và trái với luật lệ hiện hành đồng thời phủ nhận quyền của Tổng thống trong vấn đề thả những người bị bắt.
Ngày 26/6/1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm tố cáo các hành động kể trên là âm mưu chống Phật giáo, tố cáo chính quyền tiếp tục đàn áp Phật giáo, tố cáo Ngô Đình Nhu có ý định tổ chức cuộc biểu tình của Thanh Niên Cộng Hòa để yêu cầu chính phủ duyệt lại bản Thông cáo chung.
Ngày 7/7/1963, chính quyền đem những người tham gia đảo chính ngày 11/11/1960 ra xét xử trong đó có Nguyễn Tường Tam. Điều này được Phật giáo cho là muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi cuộc đấu tranh của Phật giáo.
Ngày 9/7/1963, bộ Nội vụ ban hành nghị định 358-BNV/KS ấn định thể thức treo cờ Phật giáo cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên phía Phật giáo lại kết luận chính phủ đang gây chia rẽ giữa Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và các phái Phật giáo khác.
Ngày 11/7/1963, Ủy ban Liên Bộ thông báo cho Ủy ban Liên Phái biết theo điều tra của Bộ Nội vụ thì vụ thảm sát ở Huế ngày 8/5/1963 do cộng sản gây ra. Phía Phật giáo buộc tội chính quyền bưng bít sự thật.
Phật giáo đấu tranh đòi thực hiện Thông cáo chung
Ủy ban Liên phái tố cáo chính quyền địa phương đang ngầm chống lại thực thi Thông cáo chung còn Ủy ban Liên bộ phủ nhận những cáo buộc này.
Ngày 14/7/1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Ngô Đình Diệm thông báo quyết định tiếp tục đấu tranh bất bạo động để đòi hỏi thực thi nghiêm chỉnh bản Thông cáo chung, đồng thời ra thông bạch kêu gọi tăng ni và tín đồ tiếp tục đấu tranh trên nguyên tắc bất bạo động.
Từ ngày 15/7/1963 tăng ni tại chùa Xá Lợi, và các thành viên Ủy ban Liên Phái bắt đầu tuyệt thực.
Ngày 16/7/1963 hơn 150 tăng ni biểu tình trước nhà riêng đại sứ Mỹ kêu gọi Mỹ và các nước đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa thuyết phục chính phủ Ngô Đình Diệm thi hành bản Thông cáo chung.
Ngày 17/7/1963, trên 1000 người do hòa thượng Thích Quảng Độ dẫn đầu diễu hành từ chùa Giác Minh nhưng bị chặn lại. Cảnh sát phong tỏa 2 chùa này khiến trên 600 người bị cô lập trong chùa hơn 2 ngày.
Cũng trong ngày 17/7/1963, khoảng 400 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi đến chợ Bến Thành để yêu cầu chính phủ thực thi bản Thông cáo chung. Sau khi tăng ni biểu tình, cảnh sát đồng ý dùng xe chở tất cả về chùa Xá Lợi. Thay vì về chùa Xá Lợi, xe rẽ về hướng miền Tây. Hai bên giằng co nên cảnh sát chở tất cả tăng ni đến chùa Hoa Nghiêm ở Phú Lâm và cô lập họ ở đây. Tại đây chính quyền lấy thông tin cá nhân của tăng ni và tổ chức họp báo. Chính quyền tố cáo tăng ni hành hung người thi hành công vụ còn phía tăng ni phủ nhận cáo buộc của chính quyền. Sau đó, Ủy ban Liên Phái đưa tất cả tăng ni về chùa Xá Lợi với sự hộ tống của xe cảnh sát. Trong cuộc biểu tình này có 50 tăng ni bị bắt.
Cuộc đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực của Phật giáo được dân chúng ủng hộ rất mạnh. Nhiều Phật tử tình nguyện đến chùa tham gia tuyệt thực với các sư sãi.
Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong sự kiện
Khi phong trào vừa kết thúc, Báo cáo về tôn giáo của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đại hội Mặt trận lần thứ II (1-1-1964) viết: "Trong phong trào chung của các tôn giáo chống chế độ độc tài phát-xít Mỹ-Diệm và đòi tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo, phong trào đấu tranh của đồng bào theo đạo Phật vừa qua đã ghi đậm nét trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam". Phong trào được xem như là "sự kiện mở đầu phong trào đô thị sau hơn 9 năm dưới chính quyền phát-xít Mỹ-Diệm.... được ghi nhận như là một sự kiện lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất".
Bàn về ý nghĩa của "Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963", Tổng Bí thư Lê Duẩn viết: "Cả trong thành thị cũng dấy lên những làn sóng cách mạng quyết liệt, làm rối loạn hậu phương của địch, làm lung lay tận gốc chế độ bù nhìn. Hoang mang trước sự lớn mạnh và thế tiến công cách mạng, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi tay sai, phế bỏ Ngô Đình Diệm hòng cải thiện tình hình chính trị và quân sự để cứu vãn thất bại. Song Mỹ đã phạm phải sai lầm. Sau sự sụp đổ của Diệm, chiến tranh cách mạng đã phát triển lên một bước mới".
Dư luận quốc tế
Sau khi xảy ra chết người tại đài phát thanh Huế, Đài Tiếng nói Việt Nam của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cơ quan thông tấn đầu tiên đưa tin về sự kiện biến cố Phật giáo 1963.
Cộng đồng Phật giáo đã sử dụng sức mạnh của các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước để tạo dư luận đồng thời liên lạc với toà đại sứ các nước để kêu gọi nước ngoài gây áp lực với chính phủ Ngô Đình Diệm, hỗ trợ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Các cơ quan truyền thông quốc tế đăng tải đầy đủ về cuộc đấu tranh của Phật giáo. Báo chí Mỹ đã tạo ra dư luận lớn ở Mỹ khiến chính phủ Mỹ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ Ngô Đình Diệm.
Báo New York Times đăng rất nhiều bài bất lợi cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Nhà báo David Halberstam viết: "...chính phủ Ngô Đình Diệm đã bị nhân dân ghét bỏ, và sớm muộn cũng sẽ bị đảo chính và sụp đổ..."
Báo Washington Post ngày 19/6/1963 viết: "Cuộc tranh chấp không còn là một biến động mang tính địa phương nữa. Vì chế độ Ngô Đình Diệm liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ nên có nguy cơ tín đồ Phật giáo khắp châu Á sẽ có cảm tưởng rằng Hoa Kỳ cũng dung túng sự kỳ thị tôn giáo. Tuy đó là một ý nghĩ sai lầm nhưng vì là đồng minh của một chế độ độc tài và áp bức cho nên Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng."
Việc một số nhà báo Mỹ khi tác nghiệp tại miền Nam Việt Nam bị cảnh sát hành hung được báo chí Mỹ đăng tải.
Thượng nghị sĩ Mỹ Wayne L. Morse tuyên bố ngày 19/7/1963 rằng ông không đồng ý cho Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.
Báo Le Monde ngày 10/6/1963 viết: "Biến cố ở Huế đã xảy ra do sự đàn áp tàn bạo của nhà cầm quyền, và đã là một cơ hội tốt để sự bất mãn của nhân dân bộc phát. Sự tranh chấp nầy đã lột trần sự cô lập và thất nhân tâm của một nhóm thiểu số Thiên Chúa Giáo được ưu đãi."
Trung Quốc in hàng triệu hình hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu phổ biến tại các nước Á Phi với hàng chữ lớn "Một tăng sĩ Phật giáo hy sinh thân mạng để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ-Diệm".
Thứ trưởng ngoại giao Nhật Shigenobu Shima tiếp xúc với Đại sứ Việt Nam Cộng hòa để bày tỏ quan ngại về biến cố Phật giáo Việt Nam.
Ngày 30/8/1963, Giáo hoàng Phaulo VI ra thông điệp: "Giáo hoàng đã biểu lộ sự chú tâm và đau đớn theo dõi các biến cố bi thảm đương dày vò nhân dân Việt Nam và sự lo âu của Giáo hoàng ngày càng thêm sâu sắc. Giáo hoàng cầu nguyện để cho tất cả mọi người, trong mối hợp tác khoan dung và trong sự tương kính các quyền tự do chân chính, đoàn kết với nhau để tái lập tương thân và tình huynh đệ."
Trên bình diện quốc tế, "Phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963" hầu như không bị cô lập đối với bất cứ ai. Khắp nơi trên thế giới, từ các cơ quan báo chí, các hãng thông tấn, các tổ chức chính trị,... đến các nguyên thủ quốc gia và cả Liên hiệp quốc, với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau đã vạch trần những tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm, đồng tình với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Tăng Ni và Phật tử miền Nam. Về vấn đề này, trong "The New Face of War", Malcoln W. Brown viết: "Vụ Phật giáo năm 1963 đã làm chấn động các quốc gia ngoài châu Á kể từ khi xảy ra vụ tự thiêu của Hoà thượng Thích Quảng Đức: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Thuỵ sĩ, Bỉ, Úc, Đức... Tấm hình tự thiêu của Hoà thượng đã được phổ biến khắp nơi thế giới từ trên bàn giấy của Tổng thống Hoa Kỳ tới văn phòng các lãnh tụ Trung Cộng và chính nước cộng sản này đã cho in ra hàng triệu tấm hình ấy để phân phát đi khắp Á Phi với lời ghi chú: "Một tăng sĩ Phật giáo Việt Nam tự thiêu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ-Diệm".
Chính nguồn tư liệu từ phía Việt Nam cộng hòa đã thú nhận điều này. Công văn số 43/DK/VP/M ngày 21-8-1963 của Toà đại sứ "Việt Nam cộng hoà" tại Tokyo gởi Bộ trưởng Ngoại giao chính quyền Ngô Đình Diệm tiết lộ "Dư luận Nhật Bản trở nên sôi nổi đối với vấn đề Phật giáo ở Việt Nam. Một số đoàn thể hoặc tư nhân có uy tín đã tiếp xúc thẳng với Thiểm toà để thăm dò tin tức và chất vấn về những biến cố đáng tiếc mới xảy ra; một số khác viết thư gởi điện tín đến Thiểm toà để phản kháng những hành động mà họ cho rằng có tính cách đàn áp Phật giáo ở Việt Nam".
Ở Thái Lan, theo báo cáo của Toà đại sứ "Việt Nam cộng hoà" ngày 2-9-1963 thì "hôm 31-8-1963, một Đại hội đồng Phật giáo đã được triệu tập tại Băngkok để thảo luận về vụ Phật giáo tại Việt Nam. Tham dự phiên họp này có 800 Phật giáo đồ, thuộc các giới cựu bộ trưởng, dân biểu, luật sư, ký giả, đại diện Phật giáo tại Bangkok và 63 trong số 73 tỉnh của Thái Lan, hội Phật giáo Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai, và cả Hồi giáo cùng Bà La môn (Brah-man) cũng gởi đại diện đến dự họp... Cuộc thảo luận đã diễn ra trong bầu không khí cực kỳ sôi nổi. Ngót hơn 5 tiếng đồng hồ, hơn 20 diễn giả luân phiên nhau lên diễn đàn bày tỏ quan điểm về vụ Phật giáo ở Việt Nam.... phần đông diễn giả đã dùng những lời lẽ chua cay để công kích chính phủ ta... Một số diễn giả, vì cảm tình với ta, đã lên tiếng bênh vực chánh phủ ta nhưng không không được cử toạ hoan nghênh".
Ngay ở Mỹ, nhiều tờ báo, nhiều chính khách công khai đả kich, lên án chính quyền Ngô Đình Diệm. Tờ San Francisco Chinese World cho rằng: "Đã đến lúc chính quyền Hoa Kỳ phải từ giả ông Ngô Đình Diệm. The Chinese World khẩn thành kêu gọi tất cả mọi người Mỹ lên án ông Diệm, một kẻ độc tài của Sài Gòn". Thượng Nghị sĩ Wayne L. Morse, bang Oregon, thì nói rằng "ông sẽ không đồng ý cho một đôla nào nữa để ủng hộ một chế độ độc ác tàn bạo của Tổng thống Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam". Dean Rusk, Ngoại trưởng Mỹ, trong cuộc họp báo ngày 16-6-1963, cho rằng Mỹ "không sung sướng gì trước những sự việc xảy ra ở miền Nam", rằng Mỹ "rất buồn phiền về những sự chia rẽ đang xảy ra ở miền Nam". Tờ New York Times (19-7-1963) dẫn lời Tổng thống Kennedy: "Sự động chạm giữa Tổng thống Ngô Đình Diệm với Phật giáo đồ rất có hại cho công cuộc chống Cộng tại Nam Việt Nam".
Đặc biệt, "Vụ Phật giáo" đã được đưa ra thảo luận tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, và Ông Uthan, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đã gửi đến Ngô Đình Diệm những lời lẽ đầy bức xúc trước chính sách đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm: "... Thúc dục bởi những ý tưởng nhân đạo mà toàn thể chúng tôi đều tôn trọng, nhân danh thành phần của đại gia đình nhân loại, tôi thấy có bổn phận gởi tới Ngài, cùng với những lời kêu gọi thiết tha của các nhân tôi". Ngày 24-10-1963, Liên hiệp quốc đã cử một phái đoàn đến miền Nam để điều tra "Vụ Phật giáo". Đây được xem như là điểm nút cuối cùng "buộc Mỹ gấp rút thủ tiêu bị cáo, tức chính quyền Ngô Đình Diệm, mà phải thủ tiêu trước lúc Liên hiệp quốc tái nhóm để xét về tờ trình của phái đoàn điều tra, khiến cho cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm nhanh chóng diễn ra". Tiến sĩ Robert Topmiller (Mỹ) viết: "Ngày nay, "ngọn đuốc sống" của Ngài vẫn được nhiều người Mỹ quan tâm nghiên cứu. Đó là một đề tài bất tận đối với khoa học phương Tây".
Tổng thống Ngô Đình Diệm kêu gọi hòa giải
Để ổn định tình hình, ngày 18/7/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra thông điệp được đài phát thanh phát lại nhiều lần với nội dung như sau:
"Để tỏ rõ chủ trương của chính phủ cương quyết thi hành đúng đắn và hữu hiệu Thông cáo chung và để đánh tan mọi hồ nghi hoặc mưu mô xuyên tạc chia rẽ, chiếu theo đề nghị của Hội đồng Liên Bộ, tôi vừa chấp thuận:
1. Chỉ thị của nghị định số 358 ngày 9 tháng 7 năm 1963 ấn đinh thể thức treo cờ Phật giáo. Thể thức này đã áp dụng riêng cho Tổng Hội Phật giáo sẽ áp dụng cho bất tất cả các môn phái nào tự ý công nhận Phật giáo kỳ.
2. Chỉ thị Ủy ban Liên Bộ hợp tác mật thiết với phái đoàn Phật giáo để cùng nghiên cứu điều tra giải quyết hoặc theo hồ sơ hoặc tại chỗ nếu cần những khiếu nại liên quan đến sự thực thi Thông cáo chung.
3. Chỉ thị các cấp quân dân chính mỗi người trong lĩnh vực của mình, trong lời nói cũng như trong việc làm, tích cực góp phần vào việc thực thi Thông cáo chung.
Tôi mong rằng quốc dân đồng bào ghi nhận ý chí hòa giải tột bực của chính phủ trong vấn đề Phật giáo và tôi yêu cầu quốc dân đồng bào từ nay sẽ khách quan phán quyết để có thái độ hành động, không để ai làm ngăn cản bước tiến của tân tộc trong nhiệm vụ diệt Cộng cứu quốc.".
Phật giáo tiếp tục đấu tranh đòi thực hiện thông cáo chung
Ủy ban Liên phái Phật giáo kêu gọi đẩy mạnh đấu tranh
Ngày 19/7/1963, hòa thượng Thích Tâm Châu gửi thư ghi nhận thông điệp của Tổng thống Ngô Đình Diệm và yêu cầu Tổng thống phóng thích tất cả những người bị chính quyền giam giữ, bồi thường cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế đồng thời chấm dứt phong tỏa chùa Ấn Quang và Giác Minh. Sau khi những điều này được thực hiện, Phật giáo mới chấp nhận hòa giải và hợp tác với chính quyền.
Ủy ban Liên phái nhiều lần từ chối lời đề nghị của Ủy ban Liên bộ thành lập Ủy ban hỗn hợp giải quyết những nguyện vọng của Phật giáo và tiếp tục công bố những tài liệu tố cáo chính quyền vi phạm Thông cáo chung.
Sáng ngày 23/7/1963, diễn ra một cuộc biểu tình của hơn 100 thương binh trước chùa Xá Lợi. Chiều hôm đó Nha Tổng Giám đốc Thông tin tổ chức họp báo cho biết những người tổ chức cuộc biểu tình đã bị cách chức và tạm giam 40 ngày.
Ngày 30/7/1963, chùa Xá Lợi tổ chức lễ chung thất (49 ngày) cho hòa thượng Thích Quảng Đức. Sau buổi lễ, Ủy ban Liên phái ra Tuyên ngôn kêu gọi dân chúng đẩy mạnh cuộc đấu tranh bất bạo động.
Ngày 1/8/1963, hòa thượng Tịnh Khiết gửi một điện văn cho tổng thống John F. Kennedy, phản đối việc đại sứ Hoa Kỳ Frederic Nolting tuyên bố với hãng thông tấn U.P.I rằng không có chuyện kỳ thị tôn giáo và ngược đãi Phật giáo tại Việt Nam.
Tăng ni, Phật tử tự thiêu và tự chặt tay
Ngày 4/8/1963, nhà sư Nguyên Hương 23 tuổi châm lửa tự thiêu không cho ai biết ở đài chiến sĩ tại Bình Thuận.
Ngày 6/8/1963, Ủy ban Liên phái được mật báo về kế hoạch của chính quyền phân hóa và cô lập Phật giáo, bao vây kinh tế, tạo chứng cứ giả để truy tố lãnh đạo Phật giáo nhằm tiêu diệt phong trào Phật giáo, gọi là "kế hoạch nước lũ". Ngày 7/8/1963, hòa thượng Tịnh Khiết gửi thư báo tin cho Tổng thống về kế hoạch này đồng thời lưu ý Tổng thống về những âm mưu thâm độc của những người dưới quyền.
Ngày 12/8/1963, nữ sinh Mai Tuyết An đến chùa Xá Lợi chặt bàn tay trái để phản đối chính quyền.
Ngày 13/8/1963, nhà sư Thanh Tuệ 18 tuổi ở chùa Phước Duyên ở quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tự thiêu. Quần chúng tụ tập lại chùa. Cảnh sát đến giải tán làm một số người bị thương. Cảnh sát không cho đưa thi thể Thanh Tuệ về chùa Từ Đàm mà mang đi.
Ngày 13/8/1963, Ủy ban Liên Bộ họp báo quy trách nhiệm cho Ủy ban Liên Phái không cộng tác để thành lập Ủy ban Hỗn hợp để thi hành Thông cáo chung.
Ngày 14/8/1963, Ủy ban Liên phái mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi để giải thích những lý do khiến Ủy ban Liên Phái không tham dự thành lập Ủy ban Hỗn hợp. Phía Phật giáo tố cáo chính quyền coi Thông Cáo Chung chỉ là biện pháp dẹp bỏ ngày tang lễ của hòa thượng Quảng Đức chứ không hề có ý định thi hành nó. Phật giáo kêu gọi ngừng phong tỏa các chùa, phóng thích tất cả những người bị bắt giữ và chấm dứt mọi hành động đàn áp, khủng bố, phỉ báng xuyên tạc, kêu gọi tăng ni, Phật tử ngừng tự thiêu.
Ngày 15/8/1963, khoảng 1.000 sinh viên - học sinh biểu tình tại Huế để phản đối vụ đàn áp trước chùa Phước Duyên và buộc chính quyền trả lại di thể hòa thượng Thanh Tuệ.
Cũng trong ngày 15/8/1963, Ni sư Diệu Quang 27 tuổi tự thiêu tại quận Ninh Hòa, Khánh Hòa. Thi hài ni sư Diệu Quang bị cảnh sát mang đi. Dân chúng biểu tình tại thị xã Nha Trang để phản đối cảnh sát. Hơn 200 người bị bắt và gần 30 người bị thương. Chùa Hội Quán và Phật học viện Hải Đức bị phong tỏa và cắt điện nước trong ba ngày đêm làm 300 tăng sĩ và Phật tử bị cô lập.
Ngày 16/8/1963, tại Huế, nhà sư Tiêu Diêu 71 tuổi tự thiêu tại chùa Từ Đàm. Khoảng 5000 người đến chùa Từ Đàm để bảo vệ thi hài hòa thượng Tiêu Diêu.
Cùng ngày 16/8/1963, Ủy ban Liên Phái gửi thông bạch tố cáo sự tàn nhẫn của chế độ trước dư luận trong và ngoài nước. hòa thượng Tịnh Khiết gửi thư cho Tổng thống Diệm tố cáo sự ngược đãi chưa từng có của chính quyền đối với Phật giáo. Trong thư có viết: "Chúng tôi đã đến nước không còn nghĩ đến sự kêu cầu nhân đạo và công lý; chúng tôi chỉ mong bao nhiêu tội ác của một chế độ xem dân như cỏ rác được thực hiện ngay để chúng tôi có dip chết an hơn là sống khổ và cũng để cho chân tướng nền Cộng Hòa Nhân Vị do nhà Chí Sĩ xây dựng được phơi bày trước mắt đồng bào và thế giới."
Ngày 18/8/1963, trên 30.000 người đến chùa Xá Lợi cầu siêu cho những người tự thiêu. Sau lễ cầu siêu, khoảng 10.000 tiếp tục tham gia tuyệt thực.
Quần chúng ủng hộ hưởng ứng cuộc đấu tranh của Phật giáo
Tại thừa thiên Huế, ngày 16/8/1963, tất cả chợ búa, trường học, công ty, xí nghiệp và công sở đều nhất loạt tổng đình công theo lời kêu gọi của giới lãnh đạo Phật giáo. Chính quyền thành phố ban hành lệnh giới nghiêm và thiết quân luật toàn diện. Tất cả các chùa lớn đều bị phong tỏa, hàng ngàn người bị cô lập trong các chùa Linh Quang, Từ Đàm và Diệu Đế.
Viện trưởng Đại học Huế, linh mục Cao Văn Luận, bị cách chức vì ủng hộ phong trào Phật giáo. Sau đó, các trưởng khoa (Y khoa, Luật khoa, Khoa học, Sư phạm, Văn khoa) và 30 giảng viên Viện Đại học Huế ra thông cáo từ chức. Toàn bộ giảng viên Viện Hán Học Huế cũng ra tuyên cáo phản đối chính quyền và tuyên bố từ chức.
Phong trào bất hợp tác tại Huế trở nên toàn diện và bắt đầu phát triển sang các địa phương khác. Ngoài lực lượng cảnh sát, lực lượng đặc biệt, công an và mật vụ, không còn ai theo lệnh chính quyền nữa. Quân đội được lệnh cấm trại.
Cũng trong ngày 16/8/1963, Ủy ban Liên phái gửi điện tín cho Tổng thư ký Liên Hiệp quốc và cho tổ chức Phật giáo các nước như Thái Lan, Nhật Bản, Đại Hàn, Singapore, Tích Lan, Miến Điện, Đài Loan và Ấn Độ về tình trạng của Phật giáo Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ: "Chúng tôi gửi đến Thế giới Tự Do, các tổ chức Phật giáo ngoại quốc lời kêu cứu thiết tha này và thành thật tri ân mọi sự can thiệp, nhân danh nhân quyền, để chấm dứt một sự ngược đãi đã trở thành dã man."
Chính quyền tiếp tục trấn áp Phật giáo
Ngày 20/8/1963, chính phủ huy động cảnh sát, quân đội và lực lượng đặc biệt đồng loạt tấn công các chùa trung tâm tại Sài Gòn và Huế là các chùa Ấn Quang, Xá Lợi, Từ Đàm, Diệu Đế, Linh Quang cùng các chùa lớn làm căn cứ cho cuộc tranh đấu của Phật giáo trên cả nước, bắn nát mặt tượng Phật, bắt giam 1.400 nhà sư cùng các lãnh đạo Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Uỷ ban Liên phái, dùng dây thép gai vây quanh các chùa không cho Phật tử ra vào.
Ở chùa Xá Lợi ngày 21/8/1963, hai vị lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Thượng tọa Thích Tâm Châu bị bắt. Ngay sau khi bị bắt, lãnh đạo Tổng Hội Phật giáo Việt Nam hòa thượng Tịnh Khiết được thả về chùa Ấn Quang. Tất cả các những người phụ tá cho ông vẫn bị giam giữ.
Tất cả thành viên Ban Chấp hành Đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn và Huế bị bắt tại nhà riêng. Nhiều trí thức, sinh viên ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo cũng bị bắt.
Sáng 21/8/1963 lệnh thiết quân luật được ban bố ở các thành phố lớn của miền Nam Việt Nam. Xe phóng thanh của chính quyền loan tin "chính phủ đã diệt xong bọn phản động". Chính quyền rải truyền đơn và hiệu triệu khắp nơi.
Sau khi trấn áp Phật giáo, chính quyền hỗ trợ thành lập Ủy ban Liên Hiệp Phật giáo Thuần Túy do hòa thượng Nhật Minh đứng đầu với mục đích tạo ra hình ảnh Phật giáo không chống đối chính quyền.
Ngày 22/8/1963, thống chế Sarit Thanarat, thủ tướng Thái Lan, đề nghị triệu tập một hội nghị sơ bộ gồm các nước Phật giáo trước lúc đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra Liên Hợp Quốc. Bốn ngày sau đó Đại tá Mutukhan, Phó giám đốc nha Tôn giáo thuộc bộ Giáo dục, đã khuyến cáo chính phủ Ngô Đình Diệm bằng những lời gay gắt và như một tiên tri:
"Vì đã đàn áp Phật tử Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ phải hứng chịu hết những tai hoạ dưới đủ mọi hình thức, hiểu theo giáo lý nhà Phật, kể cả diệt vong và đọa địa ngục..."
Chuyển biến chính trị các phe phái
Cuối tháng 7/1963, các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh đã có ý định đảo chính để chấm dứt khủng hoảng, lật đổ chính phủ bị nhiều người xem là độc tài, gia đình trị. Theo báo cáo của CIA, đồng thời có ít nhất mười nhóm âm mưu đảo chính cùng chung mục đích kể trên của các tướng tá trẻ. Chính các nhóm này gây áp lực khiến các tướng lĩnh cấp cao phải quyết định hành động để ổn định tình hình, ngăn ngừa xảy ra những cuộc đảo chính của các nhóm khác có thể đưa miền Nam vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Ngày 21/8/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm họp nội các để thông báo đã thiết quân luật trên toàn quốc đồng thời đánh chiếm các chùa và bắt giữ "bọn tăng ni làm loạn". Bộ trưởng Ngoại giao Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu phản đối hành động của chính quyền rồi rời cuộc họp. Sau đó ông cạo đầu và từ chức bộ trưởng bộ Ngoại giao. Vũ Văn Mẫu cùng một số giáo sư đại học thành lập Phong trào Trí thức Chống Độc Tài.
Để ngăn ngừa đảo chính, chính quyền thuyên chuyển tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng II về Vùng III. Tướng Huỳnh Văn Cao về Vùng IV. Tướng Nguyễn Khánh về Vùng II. Tướng Đỗ Cao Trí về Vùng I. Những tướng bị nghi ngờ được triệu về Sài Gòn giữ những chức vụ không có quân. Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh làm cố vấn quân sự Phủ Tổng thống. Chính quyền tăng cường phòng thủ tại Phủ Tổng thống để chống lại một cuộc đảo chính có thể diễn ra.
Ngày 23/8/1963 tướng Lê Văn Kim cho Rufus Phillips, Giám đốc Ủy ban Hoa Kỳ về Phát triển Nông thôn, biết có 1426 tu sĩ Phật giáo bị bắt. Tất cả chất nổ và vũ khí tìm thấy trong các chùa là được gài vào. Dân chúng tin rằng Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang giữ trách nhiệm đàn áp Phật tử và đang chuyển dư luận sang chống đối quân đội trong khi quân đội chỉ hành động như con rối trong tay Cố vấn Ngô Đình Nhu, người đã lừa gạt quân đội trong việc ban hành thiết quân luật. Các lãnh đạo quân đội như tướng Tôn Thất Đính và Trần Văn Đôn, không biết gì về các kế hoạch tấn công chùa Xá Lợi và các chùa khác. Chiến dịch đó thực hiện bởi Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung và cảnh sát dã chiến theo lệnh bí mật của ông Nhu. Ngô Đình Nhu hiện nắm quyền kiểm soát, và Tướng Đôn đang nhận lệnh trực tiếp từ ông ta. Nếu tình hình này không sửa chữa và nếu dân chúng không được biết sự thật, quân đội sẽ bị tê liệt một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến chống Cộng.
Phản ứng của dân chúng
Ngày 21/8/1963, sinh viên Trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ bãi khóa.
Ngày 22/8/1963 khoa trưởng Y Khoa Sài Gòn bác sĩ Phạm Biểu Tâm từ chức rồi bị bắt. Ngày hôm sau, sinh viên Y khoa vận động sinh viên các trường khác liên kết thành lập Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa. Uỷ ban này phát động sinh viên tất cả các trường đại học bãi khoá. Sau vài tuần lễ, phong trào bãi khóa lan tới tất cả các cấp trung học toàn quốc.
Ngày 24/8/1963 trên 3.000 sinh viên và học sinh tập hợp tại trường Luật Khoa Sài Gòn để tiếp Giáo sư Vũ Văn Mẫu. Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa được đổi tên thành Ban Chỉ Đạo Sinh viên Và Học Sinh ra tuyên ngôn yêu cầu chính quyền:
1- Thực sự tôn trọng và bảo vệ tự do tín ngưỡng.
2- Trả tự do cho tăng ni và tín đồ Phật giáo, sinh viên, học sinh và giáo sư hiện giam giữ.
3- Chấm dứt tình trạng khủng bố, bắt bớ hành hạ tín đồ Phật giáo.
4- Giải tỏa chùa chiền, ban bố tự do ngôn luận.
Sau ngày 24/8/1963, các phân khoa đại học và trường trung học lớn tại Sài Gòn đều bị cảnh sát phong toả. Sinh viên và học sinh bãi khóa và vận động các giáo sư từ chức. Học sinh các trường trung học công lập Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức meeting tại sân trường. Học sinh trường Chu Văn An xô xát với cảnh sát. Khoảng 2.000 học sinh trung học tại Sài Gòn bị bắt.
Ngày 25/8/1963, 300 sinh viên học sinh tổ chức biểu tình tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc chính quyền đang ban bố lệnh giới nghiêm. Cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình giết chết nữ sinh Quách Thị Trang. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Xác Quách Thị Trang bị cảnh sát mang đi. Chiều hôm đó chính quyền ra thông cáo các lực lượng an ninh được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp nơi công cộng mà không xin phép trước.
Trên đài phát thanh, chính quyền Ngô Đình Diệm kêu gọi phụ huynh học sinh kiểm soát con cái mình đừng cho chúng mắc mưu vào Cộng sản đồng thời họp báo đưa hai em thiếu niên 15 và 16 tuổi để hai em này tự nhận là cộng sản xúi dục bạn bè đi biểu tình.
Ngày 5/10/1963, nhà sư Quảng Hương 37 tuổi thuộc Tỉnh hội Phật giáo Ban Mê Thuột châm lửa tự thiêu trước tại chợ Bến Thành.
Ngày 27/10/1963, nhà sư Thiện Mỹ 23 tuổi tại chùa Vạn Thọ châm lửa tự thiêu trước nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.
Cuộc điều tra và kết luận gây tranh cãi của phái đoàn Liên Hợp Quốc
Ngày 4/9/1963, 14 nước bao gồm Afghanistan, Algeria, Campuchia, Ceylon, Guyana, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone, Somalia, Trinidad và Tobago đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc với nội dung cáo buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm các nguyên tắc của hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 4/10/1963, Việt Nam Cộng hoà gửi thư lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Cuối tháng 10, Liên Hợp Quốc cử phái đoàn gồm 16 thành viên đại diện 7 quốc gia Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brazil, Ceylon, Costa Rica, Dahomey, Morroco và Nepal sang Việt Nam Cộng Hòa điều tra tìm hiểu sự thật. Cuộc điều tra kết thúc khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết vào ngày 1-11-1963.
Phái đoàn Liên Hợp Quốc đã phỏng vấn nhiều người bao gồm các quan chức Việt Nam Cộng hòa, các lãnh đạo Phật giáo. Tuy nhiên, không có giáo sĩ Công giáo hoặc thường dân nào được mời tham gia trong việc điều tra.
Theo nhà báo Vũ Bằng, người sống ở miền Nam thời bấy giờ, là nhân viên tình báo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, vợ chồng Ngô Đình Nhu đã sử dụng nhiều mánh lới để "mua" phái đoàn điều tra về vụ Phật giáo do Liên Hợp Quốc cử sang, bao gồm cả việc chụp hình các thành viên của phái đoàn Liên Hợp Quốc đang mua dâm trong những ngày làm việc ở Sài Gòn, nhằm khiến đoàn điều tra đưa ra những kết luận có lợi cho chính phủ Ngô Đình Diệm.
Trong báo cáo điều tra của Liên Hợp Quốc, thiếu tướng Trần Tử Oai cho rằng:
{{cquote|Một cuộc điều tra sát các sự kiện bộc lộ rằng vấn đề Phật giáo chỉ có một khía cạnh tôn giáo giới hạn, và yếu tố chính trị là phần quan trọng hơn, đặc biệt trong giai đoạn cuối của sự phát triển của nó...
Ở Việt Nam, không người nào chối bỏ rằng từ khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nhậm chức, sự lan truyền niềm tin tôn giáo và thực hành thờ phụng tôn giáo đã luôn được thực hiện theo một kiểu hoàn toàn tự do ở thành thị cũng như ở nông thôn..."Trong việc thực thi quyền lực, chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã luôn tôn trọng tất cả mọi điều khoản hiến pháp, đặc biệt những điều liên quan đến nhân quyền, và một điều chắc chắn rằng không lúc nào có sự đàn áp Phật giáo hoặc kỳ thị tôn giáo...Trên thực tế, "Biến cố Phật giáo" chỉ là một cuộc khủng hoảng của sự phát triển Phật giáo, một cuộc khủng hoảng mà tất cả mọi kẻ thù của nhân dân đã cố gắng khai thác cho mục đích cuối cùng của họ. Nếu một người chăm chú theo dõi sự tiến hóa của Phật giáo ở Việt Nam, người đó phải công nhận rằng, trong những năm gần đây, tôn giáo này được biết đến với một sự phát triển nhanh chóng theo một con đường mà những tu sĩ Phật giáo có thẩm quyền cho thấy bản thân họ không thể thực hiện vai trò lãnh đạo, đặc biệt khi việc đào tạo tu sĩ và kiểm soát họ đáng lẽ ra phải được quan tâm.}}
Một số kết luận điều tra (rằng "không có ai chết vì súng bắn") đã bị phản bác bởi bác sĩ người Đức Erich Wulff, nhân chứng của vụ nổ súng ở Huế. Ông kể: "Chúng tôi nghe khoảng 10 phát súng nổ kêu vang và khô khan... Tôi có thể nhìn thấy rõ ràng đầu ngọn lửa phát ra từ họng súng của hai chiếc xe án ngự nơi bồn tròn nằm phía đầu cầu Tràng Tiền. Sau tiếng súng là một chập im lặng... Từng nhóm từ mười đến hai mươi người vung tay lên bày tỏ sự bất bình của mình. Đúng vào lúc đó một loạt súng trường bắt đầu nhả đạn. Một chiếc thiết giáp bắt đầu tìm cách phân tán những đám nhỏ này. Thiếu tá Sỹ lệnh cho chúng tôi phải rời đi, ông ta là một người Kitô quá khích và là người thân tín của Tổng giám mục Thục". Ông cho biết những nạn nhân có những vết thương nghiêm trọng do đạn bắn chứ không phải như Đặng Sỹ nói. Ông thuật lại: "Dưới ánh sáng yếu ớt của đèn bạch lạp, chúng tôi thấy có bảy thân người đầy máu me được đặt trên ba bàn khám nghiệm bằng đá. Từ chân đến ngực thân thể họ còn nguyên vẹn. Nhưng năm cái xác – tất cả là trẻ em - thì không còn đầu. Nơi một người phụ nữ thì có những vết đạn bắn vào cánh tay, vai và cổ. Các xe thiết giáp đã bắn nát đầu các em thiếu nhi, có lẽ vào lúc các em leo qua hàng rào của Đài phát thanh và nhô đầu ra trước". Những lời tường thuật đầu tiên này được ghi lại chỉ không đầy một giờ đồng hồ sau biến cố; đã được dùng làm bằng cớ vào tháng 9 năm 1963 trước Ủy ban Việt Nam của Liên Hiệp quốc, kèm theo với lời khai danh dự chứng thật nguyên bản của Giáo sư Krainick.
Xét xử
Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng bác bỏ các lời buộc tội. Tuy nhiên, năm 1964, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị đảo chính, tòa án quân sự đã bắt Mathew Đặng Sỹ (phó tỉnh trưởng Huế, người đã ra lệnh nổ súng trong vụ việc ở Huế) và kết án tử hình với các tội danh: bắn vào đám đông không vũ trang, dùng xe bọc thép cán người biểu tình, và sử dụng chất nổ nguy hiểm để kiểm soát đám đông... Đặng Sỹ bị buộc tội đã cung cấp lựu đạn cho binh lính và ra lệnh cho họ khai hỏa phía trên đám đông. Đặng Sỹ không thừa nhận trách nhiệm. Ông xác nhận rằng mình cung cấp lựu đạn cho binh sĩ để đe dọa người biểu tình nhưng không ra lệnh cho họ bắn. Nhân chứng Bùi Văn Lượng, cựu Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa, xác nhận rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử ông đến Huế điều tra vụ việc. Ông được các viên chức tại Huế báo cáo rằng vụ thảm sát tại đài phát thanh Huế là do Việt Cộng đặt chất nổ chứ không phải do binh lính của Đặng Sỹ quăng lựu đạn vào đám đông. Vài nhân chứng khác khai rằng binh lính của Đặng Sỹ đã ném lựu đạn vào đông, trong đó một nhân chứng khai đã thấy Đặng Sỹ ném 2 trái lựu đạn. Đối mặt với tình trạng bất ổn nội bộ, Nguyễn Khánh xá tội chết nhưng kết án Đặng Sỹ mức tù chung thân, lao động khổ sai,... cùng với các khoản bồi thường cho các gia đình nạn nhân.
Những sự kiện tiếp sau Biến cố Phật giáo, 1963
Đến lúc này thì tất cả các lực lượng bất mãn với chính phủ Ngô Đình Diệm đã đoàn kết thành một khối coi chính phủ Ngô Đình Diệm là độc tài, gia đình trị, phân biệt tôn giáo, không thể chấp nhận được cho miền Nam Việt Nam. Cuộc đấu tranh chính trị lan rộng sang cả khối học sinh, sinh viên, tiểu thương, trí thức và các lực lượng khác. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã mất hết đồng minh trong nước và quốc tế. Dư luận thế giới và cả Hoa Kỳ đều phản đối chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp Phật giáo.
Việc chính phủ Ngô Đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống Cộng sản, lại mất uy tín trong nước và đồng thời làm méo mó hình ảnh thế giới tự do trong chiến lược toàn cầu chống cộng sản của Hoa Kỳ tất yếu sẽ làm Hoa Kỳ phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963 chính phủ dùng vũ lực tấn công Phật giáo thì ngay hôm sau Hoa Kỳ cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn với chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Các lãnh đạo Quân lực Việt Nam Cộng hoà liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và các giới chính trị và tình báo Hoa Kỳ để tham khảo một giải pháp loại bỏ chế độ độc tài của anh em Diệm – Nhu – Cẩn.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã làm đảo chính thành công lật đổ chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm, giết chết Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu, sau đó mở phiên toà xử tử cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn. Cuộc đảo chính này chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng hoà của miền Nam Việt Nam.
Sau đảo chính, chính quyền Sài Gòn chẳng những không ổn định mà trái lại càng khủng hoảng trầm trọng: "Tình trạng Việt Nam cộng hoà còn tồi tệ hơn hồi chính quyền Diệm: Kinh tế suy sụp, vật giá leo thang, tiền sụt giá so với Mỹ kim, nạn thất nghiệp, đầu cơ trích trữ và tham nhũng gia tăng". Đảo chính và phản đảo chính diễn ra liên tục. Theo thú nhận của chính quyền Sài Gòn: "Trong vòng ba tháng sau đảo chính, Việt Cộng nổi dậy khắp nơi. Tỉnh Kiến Hoà phải rút đi 51 đồn bót, mất 15 xã. Ở miền Trung từ Phan Thiết trở ra trong vòng hai tháng sau đảo chính, 2200 ấp chiến lược trong tổng số 2700 ấp chiến lược hoàn toàn bị tan tác.
Tổng số 4248 ấp chiến lược ở miền Nam thì có 3915 ấp bị phá hẳn. Trong phúc trình gửi Tổng thống Johnson ngày 16-3-1964, Mc. Mamara đưa ra một bức tranh bi thảm, hậu quả của cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm: "Trong số đất đai của 22 tỉnh (trong 44 tỉnh), Việt Cộng kiểm soát tới 50% hoặc nhiều hơn thế. Phước Tuy, Việt Cộng kiểm soát 80%; Bình Dương 90%; Hậu Nghĩa 90%; Long An 90%; Định Tường 90%; Kiến Hoà 90%; An Xuyên (Cà Mau) 85%. Quận Mõ Cày và các xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp, "đỏ 100%"; trên 900 xã như trong trường hợp ba xã này... Sau đảo chính 1963, trong một thời gian ngắn, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một "xa lộ thênh thang", thực hiện chỉ thị của Đảng: "Lấy phương thức vận tải cơ giới làm chủ yếu, kết hợp với phương thức vận tải thô sơ, vận dụng linh hoạt phương châm "đánh, phòng, tránh". Trước đây, đoàn vận tải ô tô chỉ vào Khe Hó đổ hàng rồi từ đây dùng voi hay sức người chuyển vào Palin Thừa Thiên. Đầu năm 1964, các đoàn ô tô đã có thể đi tới điểm trạm ngã ba biên giới Kontum, số lượng vận tải tăng 40 lần so với năm trước, tỉ trọng vận tải cơ giới là 51%".
Ý nghĩa
Với phong trào Phật giáo miền Nam năm 1963, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, phương pháp "bất bạo động" đã được sử dụng trong cuộc đấu tranh chống lại một chế độ chính trị Trong thực tế, phong trào bước đầu làm phá sản chính sách can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, tạo đà cho phong trào cách mạng miền Nam phát triển Phong trào Phật giáo miền Nam (1963) đã để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam, đây là sự kiện lịch sử quan trọng góp phần vào thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam, đánh đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11/1963. |
Alexander Fleming (6 tháng 8 năm 1881 – 11 tháng 3 năm 1955) là một bác sĩ, nhà sinh học và đồng thời là một nhà dược lý học người Scotland. Ông được coi là người mở ra kỉ nguyên sử dụng kháng sinh trong y học.
Khám phá nổi tiếng nhất của ông là enzyme lysozyme vào năm 1923 và chất kháng sinh có hiệu quả rộng rãi đầu tiên trên thế giới benzylpenicillin (Penicillin G) từ nấm mốc Penicillium rubens vào năm 1928, nhờ đó ông đã được trao giải Nobel Sinh lý học hoặc Y học năm 1945 cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey. Ông đã viết nhiều bài báo về vi khuẩn học, miễn dịch học, và hóa trị.
Thời niên thiếu
Alexander Fleming sinh năm 1881 ở Lochfield, xứ Scotland, phía Bắc Vương Quốc Anh. Đây là một vùng công nghiệp phát triển nhưng vì sự kiểm soát không tốt, kèm theo khí hậu ẩm ướt nên môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Trong điều kiện như thế, nhiều loại bệnh đã xảy ra ở đây, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, bạch hầu, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết... Từ nhỏ, Fleming đã chứng kiến một số người thân của mình bị những căn bệnh ấy cướp đi mạng sống. Cũng chính vì thế, từ khi còn bé Fleming đã quyết tâm sẽ trở thành một bác sĩ để cứu giúp những người bệnh.
Từ những năm học trung học, Fleming đã có xu hướng học lệch về các môn sinh vật, hóa học. Khi nộp hồ sơ vào đại học, ông đã ghi danh vào khoa Y, Học viện Y học Saint Mary ở Luân Đôn.
Những thành công ban đầu
Fleming đã thi đậu vào nơi ông muốn học. Ông luôn dẫn đầu lớp trong các môn học, nhất là các môn về miễn dịch học. Khi vừa tốt nghiệp năm 1906, ông được nhận làm phụ tá cho Almroth Wright, một người đi tiên phong trong lãnh vực vắc-xin.
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Alexander Fleming buộc phải dừng công việc nghiên cứu, bị gọi nhập ngũ và phục vụ ở quân y viện ngoài chiến trường.
Trong vòng 4 năm phục vụ trong quân đội, Fleming đã chứng kiến nhiều binh sĩ không chết trên chiến trường mà lại chết trên giường điều trị của quân y viện, mà phần lớn những cái chết ấy là do vết thương bị nhiễm trùng. Điều ấy khiến ông rất buồn, và nhận ra cần phải tìm ra một chất kháng khuẩn đủ hiệu lực, để khống chế sự nhiễm trùng của các vết thương.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Fleming được giải ngũ, ông trở lại phòng thí nghiệm ngày xưa ở Học viện Saint Mary và tiếp tục công việc nghiên cứu bỏ dở của mình.
Năm 1922, sau nhiều năm nghiên cứu không thu được kết quả đáng kể nào, thì một lần tình cờ Fleming phát hiện một đĩa petri nuôi cấy vi khuẩn mà ông vô tình hắt hơi vào, sau 3 ngày được ủ trong tủ ấm, ở đĩa cấy đó khuẩn lạc không mọc được ở chỗ có dịch từ mũi ông rơi vào. Cho rằng trong các dịch của cơ thể người tiết ra có một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, Fleming cùng người trợ lý của mình đã lấy mẫu tiến hành thí nghiệm với nước mắt, nước mũi, nước bọt, dịch vị... của người. Kết quả đều giống nhau, chúng đều có tác dụng ức chế tương tự nhau.
Và sau đó không lâu, Alexander Fleming đã cho công bố về việc phát hiện ra một chất mà ông gọi là lysozyme, một chất do chính cơ thể con người tạo ra, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn, nhưng theo ông thì nó không thể diệt một số vi khuẩn có hại đặc biệt với loài người.
Lysozyme là phát hiện độc đáo, nhưng vai trò kháng khuẩn không rộng, không có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn gây hại. Nhưng cũng nhờ phát minh này, Fleming trở nên nổi tiếng, được giới y học Anh biết đến.
Tìm ra penicillin
Mặc dù được tạo điều kiện làm việc tốt ở Đại học Luân Đôn, nhưng Fleming và trợ lý của mình vẫn thực hiện những nghiên cứu của mình tại phòng thí nghiệm cũ của Học viện Saint Mary. Trong một thời gian dài, ông đã thực hiện các thí nghiệm nuôi cấy liên cầu khuẩn. Nhưng vì điều kiện dụng cụ, thiết bị lúc đó còn thô sơ nên việc tránh sự tạp nhiễm của các loại vi khuẩn, nấm mốc khác vào các hộp petri nuôi cấy là rất khó khăn.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1928, khi người phụ tá của Fleming mở một đĩa petri đã cấy vi khuẩn để lấy vi khuẩn đi nghiên cứu thì anh phát hiện thấy trong đĩa petri ấy xuất hiện một loại nấm màu xanh nhạt. Báo cáo với Fleming về điều này, sau đó anh đem đổ đĩa petri ấy vào một cái đĩa khác, lúc ấy trên đĩa petri cũ còn lưu lại những đường vân xanh của loại nấm màu xanh lam ấy. Fleming thấy vậy, ông nghĩ rằng đó là dấu vết lưu lại của những vi khuẩn đã chết, ông bèn lấy một giọt dịch của đĩa petri bỏ đi ấy đem quan sát dưới kính hiển vi, thật ngạc nhiên khi ông phát hiện rằng không hề có dấu vết của liên cầu khuẩn trong đó.
Điều này đã khiến Fleming cho rằng loại nấm xanh đó đã tiết ra một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vì thế ông đã chuyển sang nuôi cấy loại nấm đó. Sau đó ông cho sợi nấm vào các dung dịch chứa vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn lị, phế cầu khuẩn, não mô cầu... Kết quả cho thấy các loại vi khuẩn thương hàn, lị... vẫn phát triển mạnh bình thường, còn các loại cầu khuẩn kia lại chết hết toàn bộ. Lúc này, Alexander Fleming tin rằng phán đoán của mình là chính xác.
Giáo sư Fleming đã đem phát hiện của mình ra công bố vào năm 1929, đồng thời ông cũng nói rằng vào lúc đó ông chưa thể chiết tách được penicillin từ nấm Penicillium. Trong 10 năm sau đó, ông âm thầm làm các công việc khác trong khi vẫn tìm cách chiết tách penicillin, còn báo cáo của ông về penicillin dần rơi vào quên lãng khi giới y học lúc đó cho rằng nấm chỉ đem lại bệnh tật, chứ không thể chữa bệnh được.
Penicillin thuần khiết ra đời
Nhờ vào phát hiện tình cờ của của Fleming năm 1928, thuốc kháng sinh mới có thể được phát triển và sử dụng rộng rãi như ngày nay, và góp phần cứu tính mạng của hàng triệu con người . Cụ thể vào năm 1938, Fleming nhận được thư của hai nhà khoa học từ trường Đại học Oxford là Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey, với lời đề nghị được hợp tác với ông để tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu về penicillin. Và sự hợp tác đã mang lại thành công, tháng 8 năm 1940, báo cáo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tập san khoa học Lancet.
Năm 1941, nhóm đã chọn được loại nấm penicillin ưu việt nhất là chủng Penicillium chrysogenum, chế ra loại penicillin có hoạt tính cao hơn cả triệu lần penicillin do Fleming tìm thấy lần đầu năm 1928.
Vinh quang
Trong Thế chiến thứ hai, thương binh cần nhiều kháng sinh, lúc này penicillin trở nên cần thiết, và từ năm 1943 Anh và Mỹ đã sản xuất penicillin với quy mô công nghiệp, để chữa trị các bệnh nhiễm trùng trên phạm vi rộng.
Lúc này, phát minh của Fleming cùng với các đồng nghiệp đã được cả thế giới công nhận. Vì vậy, năm 1945, giáo sư Alexander Fleming được tặng giải thưởng Nobel về y học, cùng với Ernst Boris Chain và Howard Walter Florey nhờ vào việc thành công phân lập và sản xuất quy mô lớn penicillin. Mặc dù được vinh danh bằng một trong những giải thưởng cao quý nhất của giới khoa học, Fleming vẫn rất khiêm tốn và nói rằng: "Tôi không phát minh ra penicillin. Thiên nhiên đã làm điều đó. Tôi chỉ phát hiện ra nó một cách tình cờ" [I did not invent penicillin. Nature did that. I only discovered it by accident] .
Alexander Fleming còn là hội viên Hội Khoa học Hoàng gia Luân Đôn, là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Paris (Pháp), và từng làm Chủ tịch Hội Vi sinh vật Anh, làm hiệu trưởng trường Đại học Edinburgh từ năm 1951 đến năm 1954, là viện sĩ danh dự của nhiều viện hàn lâm khoa học trên thế giới, và ông được Hoàng gia Anh phong tước hiệp sĩ năm 1944.
Alexander Fleming qua đời năm 1955, khi ông 74 tuổi. Một lễ tang đơn giản đã được tiến hành tại nghĩa trang của nhà thờ Thánh Paul, Luân Đôn.
Chú thích |
Văn Lang (chữ Hán: 文郎) là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cai trị bởi các Vua Hùng, tương ứng với các thời kỳ văn hóa Đông Sơn, Phùng Nguyên, Gò Mun và Đồng Đậu. Lãnh thổ nhà nước Văn Lang gồm một phần Trung Quốc, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
Tên gọi
Theo GS. Trần Quốc Vượng trong truyền thống của người Mường, tổ tiên của họ là hai con chim Klang và Klao. Văn Lang, Gia Ninh, Mê Linh... là cách đọc tiếng Việt của Klang, Blang, Bling, Mling... đều chỉ loài chim lớn. Cách giải thích này phù hợp với hình tượng chim Lạc và người nhảy múa mặc bộ đồ bằng lông chim trên các trống đồng Việt Nam; hay cả các tên gọi chữ Hán về sau như: Bạch Hạc (chim hạc trắng), Chu Diên (diều hâu đỏ), Ô Diên (quạ đen), Hồng Bàng chỉ loài chim nước lớn thuộc họ Diệc...
Sử liệu
Sử ký Tác ẩn viết thời Đường: "Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc... người Lạc. Có các chức Lạc Vương, Lạc Hầu, các huyện tự đặt chức Lạc Tướng đeo ấn đồng dải xanh..."
Cựu Đường thư, bộ chính sử viết thời nhà Hậu Tấn: "Đất quận Giao Chỉ rất màu mỡ, xưa có quân trưởng là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu"
Trong đó chữ Hùng (雄) và Lạc (雒) viết gần giống nhau, dễ nhầm lẫn. Như vậy Hùng Vương cũng là Lạc Vương, Hùng Hầu là Lạc Hầu hay Hùng Điền (ruộng Hùng) cũng là Lạc Điền (ruộng Lạc).
Thái Bình Ngự Lãm , bộ sách địa lý viết thời nhà Tống: "Phong Châu tức quận Thừa Hóa. Xưa là nước Văn Lang, có sông Văn Lang."
Bộ sử Đại Việt sử lược viết thời Trần: Hùng Vương đầu tiên là người ở bộ Gia Ninh, dùng ảo thuật quy phục các bộ khác vào khoảng đời Chu Trang Vương (696 - 682 TCN). Quốc hiệu và kinh đô đều là Văn Lang, truyền 18 đời, mỗi đời trị vì khoảng 24 năm.
Đại Việt sử ký toàn thư viết thời Lê: Hùng Vương đầu tiên là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ, cháu Kinh Dương Vương (vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN). Quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Theo thuyết này thì mỗi đời tối thiểu 131 năm, do đó nên hiểu là 18 chi (nhánh) hay 18 vương triều.
Tóm lại, nước Văn Lang và các Vua Hùng được ghi chép sơ lược trong chính sử Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì chép chi tiết hơn và nặng tính truyền thuyết hơn. Tuy có một số điểm dị biệt nhưng tựu trung lại, các thư tịch cổ này đều khẳng định nhà nước Văn Lang thực sự có tồn tại. Viện khảo cổ học xác nhận thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử Việt Nam.
Nhà nước này tồn tại tới năm 258 TCN thì bị An Dương Vương sáp nhập vào nước Âu Lạc.
Địa lý
Nước Văn Lang có vị trí theo truyền thuyết : đông giáp biển Nam Hải (biển Đông), tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình và nam giáp nước Hồ Tôn. Các sách đều thống nhất có 15 bộ nhưng chép khác nhau, chủ yếu cóp nhặt từ tên các quận huyện thời Bắc thuộc và chỉ bao phủ phần Lưỡng Quảng của Trung Quốc. Việc chú giải các địa danh cổ theo bản đồ ngày nay vẫn còn tranh cãi.
Tổ chức
Một số quan điểm coi nhà nước Văn Lang là một tổ chức "siêu làng", mạnh về tính liên kết, yếu về tính giai cấp.
Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương (hoặc Lạc Vương), dưới có các quan Lạc Hầu (văn) và Lạc Tướng (võ) cai quản các bộ (15 bộ). Dưới nữa là các quan Bồ Chính cai quản từng khu vực nhỏ (làng). Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Tôi tớ nữ gọi là xảo, nam gọi là xứng, kẻ bề dưới gọi là hôn.
Kinh tế
Nhà nước Văn Lang đã có những sự chuyển biến về kinh tế được xác định qua khảo cổ học gồm:
Hoạt động khai thác (săn bắt lợn rừng, đánh cá...) đã lùi về thứ yếu
Nghề trồng lúa nước giữ vị thế chủ đạo
Nghề đúc đồng rất thành thạo
Nghề luyện sắt đã phát triển
Các nghề thủ công như đan, dệt, mộc, gốm đều có để đáp ứng nhu cầu cuộc sống.
Văn hóa
Ẩm thực
Bánh chưng và bánh giầy: phổ biến qua sự tích Lang Liêu , làm từ lá dong, gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Theo GS. Trần Quốc Vượng thì bánh chưng nguyên thủy giống bánh tét (bánh tày). Theo tín ngưỡng phồn thực của người Việt thì bánh chưng tượng trưng cho dương vật và bánh giầy là âm vật. Còn tư tưởng bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời là du nhập từ Trung Quốc.
Gói đất: là phong tục kết hôn trước khi có sự tích trầu cau, theo Chích quái: "việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân". Hiện nay ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc vẫn còn tục ăn đất. Đó là những miếng đá non màu trắng, được đào từ độ sâu 5-20 m. Ban đầu là những tảng xám nâu mùi bùn, sau đó chặt nhỏ, đem phơi khô và nướng rồi thưởng thức.
Rượu nếp và cơm lam: theo Chích quái "Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm" và "lấy cốt gạo làm rượu". Ngoài ra còn có các gia vị như: muối làm từ rễ gừng, mắm làm từ cá tôm...
Phong tục
Xăm mình: khi từ rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên người Việt có tục xăm những hình thủy quái trên cơ thể. Tục này tới đời vua Trần Anh Tông thì không còn bắt buộc nữa và sau đó thì mất dần.
Tính cộng đồng: theo Chích quái khi "trong nhà có người chết thì giã cối làm lệnh, để người lân cận nghe tiếng đến cứu giúp". Theo Lịch triều thì "vua tôi cùng đi cày, cha con tắm chung sông không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc" |
Đại Ngu (chữ Hán: 大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Khái niệm
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Chữ "Ngu" (虞) trong quốc hiệu "Đại Ngu" (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" (愚) mang nghĩa là "ngu ngốc". "Đại Ngu" có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.
Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ Công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. |
Đại Nam có thể là:
Đại Nam: Quốc hiệu của Việt Nam từ thời vua Minh Mạng đến thời vua Bảo Đại của nhà Nguyễn.
Đại Nam: Quốc hiệu do Nhân Huệ Đế Nùng Trí Cao đặt sau khi xưng đế lần thứ hai chống lại chính quyền nhà Tống và nhà Lý.
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến: khu du lịch tọa lạc tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Trường Đại học Đại Nam tại Hà Nội
Đại Nam: một địa danh ở Đài Loan nằm ở trang Tân Xã, quận Đông Thế, châu Đài Trung. |
Đại Cồ Việt (chữ Hán: 大瞿越, 968 – 1054) là quốc hiệu của Việt Nam dưới thời bảy vị vua trị vì thuộc ba triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và đầu thời nhà Lý với kinh đô ban đầu đặt tại Hoa Lư và từ tháng 7 âm lịch năm 1010 đặt tại Thăng Long.
Nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng châu thổ phía Bắc, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông, khi ông đổi quốc hiệu thành Đại Việt. Thời kỳ Đại Cồ Việt đánh dấu lần đầu tiên sau thời kỳ Bắc thuộc, người Việt có được một quốc gia độc lập, một nhà nước phong kiến tập quyền riêng và quân đội riêng.
Ý nghĩa tên gọi
Quốc hiệu Đại Cồ Việt do vua Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Đại Cồ Việt là quốc hiệu được dùng trong 8 đời vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86 năm (968 - 1054). Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 1 (1054), vua Lý Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt. Điều này có nghĩa là khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nước vẫn mang quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Ý nghĩa quốc hiệu Đại Cồ Việt:
"Đại" (大) theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" (瞿) là âm Hán-Việt cổ của từ Cự hay Cừ (巨) cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép hai chữ để khẳng định nước Việt là nước lớn.. Về sau, Cồ () được viết theo chữ Nôm là Đại ở trên và Cù (瞿) ở dưới.
Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư):
Cồ Việt quốc đương Tống Khai BảoHoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.Lê Văn Siêu trong Việt Nam văn minh sử cương giải thích:
"Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa"
Vai trò
Các nhà sử học trong các bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều lấy mốc ra đời của nước Đại Cồ Việt trở về trước là “Ngoại kỷ”, “Tiền biên”; trở về sau là “Bản kỷ”, “Chính biên”.
Trong ngàn năm Bắc thuộc từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên trấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh Hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng Vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên, nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại Thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập.<ref>Thiên Nam ngữ lục có câu:"Nước ta mở từ Đinh Tiên,Trải Lê, Trần, Lý dõi truyền đến nay".</ref>
Việc thành lập nhà nước Đại Cồ Việt là sự kiện hết sức trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chỉ tồn tại trong vòng 86 năm (968-1054) với hai triều đại là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và hai triều vua đầu thời Lý là Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông nhưng Nhà nước Đại Cồ Việt giữ một vai trò hết sức quan trọng:
Nhà nước Đại Cồ Việt là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, thừa kế và phát triển lên một bước so với nhà nước quân chủ của nhà Ngô trước đó chưa có quốc hiệu. Nhà nước Đại Cồ Việt là một quốc gia thống nhất, độc lập, có tổ chức quân đội riêng và làm chủ một giang sơn riêng. Đặc biệt đây là nhà nước quân chủ đầu tiên đúc tiền đồng Thái Bình hưng bảo trong lịch sử tiền tệ Việt Nam, là nhà nước quan tâm đến việc phát triển kinh tế và văn hóa…
Nhà nước Đại Cồ Việt cũng là nhà nước quân chủ đầu tiên đặt quan hệ bang giao với Trung Quốc, trong lịch sử bang giao của Việt Nam. Năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng sai sứ thần sang nhà Tống để kết hiếu giao hảo. Ông cũng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thi hành những biện pháp và nghi thức ngoại giao vừa mềm mỏng, vừa cứng rắn đối với đế chế Trung Hoa. Từ đó, để lại một bài học kinh nghiệm ngoại giao với đế chế khổng lồ phương Bắc là “ở trong xưng Đế, bên ngoài xưng Vương” cho các vương triều quân chủ Việt Nam sau này.
Nhà nước Đại Cồ Việt cũng ghi dấu ấn với việc thực thi các chính sách đúng đắn đối với dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các dân tộc chung sống hòa bình, cùng nhau đoàn kết chống lại kẻ thù chung; mở rộng lãnh thổ về phương Nam, tiến hành nhiều cuộc khai phá, di dân để các triều đại sau này tiếp tục hoàn thành trọn vẹn quá trình ấy.
Tại hội thảo quốc gia "Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam" diễn ra ngày 12/4/2018 tại Ninh Bình, GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng:
“Hơn 1.000 năm dưới ách cai trị hà khắc với chính sách đồng hóa ráo riết của phong kiến phương Bắc là một thử thách hiểm nghèo của nhân dân Âu Lạc. Sau chừng ấy thời gian mà người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng và giành lại độc lập là hiện tượng hy hữu tới mức có thể coi là duy nhất trong lịch sử thế giới. Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời thực sự là một dấu mốc lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Với việc đặt Quốc hiệu, niên hiệu, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất thông suốt, xác định cương thổ, phát hành tiền tệ… Đại Cồ Việt là quốc gia độc lập với đầy đủ tiêu chí sánh ngang với các quốc gia khác. Sự nghiệp “tái lập quốc” của dân tộc ta đến đây mới chính thức hoàn thành. Đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức to lớn” -
Khảo cổ học
Tuy nhiên một số phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy quốc hiệu thời kỳ này có lẽ là Đại Việt và tên gọi Đại Cồ Việt hiện đang gây tranh cãi.
Kết quả khảo cổ học ở 2 kinh đô Hoa Lư và Thăng Long cho thấy các viên gạch có niên đại từ thời Đinh đến đầu thời Lý được sử dụng lại khắc chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên" (Gạch xây thành nước Đại Việt). Sự xuất hiện những viên gạch này ở thời điểm trước khi Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành Đại Việt như ghi chép trong chính sử khiến có những luồng ý kiến cho rằng quốc hiệu từ thời Đinh đã là Đại Việt.
Về gạch xây thành nhà Đinh, Giáo sư Đỗ Văn Ninh đã nhận định qua bài viết "Tìm hiểu vài loại gạch cổ khai quật ở Ba Đình" như sau:
"Trong Hội thảo khoa học về đề tài "Từ Hoa Lư tới Thăng Long", tôi đã có dịp trình bày một ý kiến: "Chỉ có nước Đại Việt, không có nước Đại Cồ Việt, ý kiến đó dựa vào sự tồn tại khách quan của những viên gạch xây kinh đô có in quốc hiệu "Đại Việt". Không một người thợ làm gạch nào ở Hoa Lư cả gan dám đổi quốc hiệu thành "Đại Việt" nếu thời Đinh - Lê có quốc hiệu là "Đại Cồ Việt."
Lịch sử thời kỳ Đại Cồ Việt
Quân sự
Đây là thời kỳ khởi đầu để mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý và Trần, Hậu Lê sau này. Trong 86 năm quốc hiệu thì 42 năm kinh đô Đại Cồ Việt là Hoa Lư, còn lại kinh đô là Thăng Long tồn tại cả khi Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu sang Đại Việt.
Thời gian này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng bị chống trả quyết liệt. Tiêu biểu hơn cả là chiến thắng vang dội của Lê Hoàn đánh thắng quân nhà Tống xâm lược (981), giết chết tướng Hầu Nhân Bảo.
Năm sau (982), Lê Đại Hành mang quân đánh Chiêm Thành vì Chiêm Thành đã bắt giữ sứ giả của Đại Cồ Việt. Quân nhà Tiền Lê đại phá được quân Chiêm Thành, giết chết vua Chiêm là Bà Mỹ Thuế, đánh thẳng vào kinh đô Chiêm Thành, rồi mới rút về.
Sang thời nhà Lý, Lý Thái Tông cũng khởi binh đánh Chiêm Thành năm 1044 vì vua Chiêm lấn cướp ven biển và không chịu thông sứ. Nhà Lý bắt được hơn 5.000 người và 30 con voi. Tướng Chiêm thành là Quách Gia Di chém quốc vương là Sạ Đẩu đem đầu sang xin hàng. Lý Thái Tông mang tù binh người Chiêm về nước ban cho ruộng đất lập thành phường ấp để làm ăn.
Lịch sử Việt Nam, từ khi độc lập vào thế kỷ 10 mang dấu ấn của sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa.
Kinh tế
Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc. Các hoạt động sản xuất, thương mại hầu như chưa phát triển mặc dù vào thời nhà Lý đã có buôn bán với các vương quốc trong vùng tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
Văn hoá
Sau thời đại của văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Đại Cồ Việt - Đại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân.
Thế kỷ 10, khi đất nước Đại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt.
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" Phan Huy Chú nhận xét:
"Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước"
Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thủy nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này.
Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: "Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục". Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý "tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống" như lời Khuông Việt đại sư nói.
PGS. Bùi Duy Tân phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt tác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua "hỏi về vận nước ngắn dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: "Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách ". Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam.
Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn là đất tổ sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô này là đất tổ của nghệ thuật sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Các truyền thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.
Sang thời Lý, nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển hưng thịnh dưới thời vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông lên ngôi, đổi tên nước thành Đại Việt.
Hành chính
Thời Nhà Đinh, sử chép chia nước thành 10 đạo. Nhưng danh sách và diên cách mười đạo đó như thế nào, biên niên sử và hầu hết các thư tịch cổ không thấy nhắc đến. Đào Duy Anh nhận xét: Sử chép rằng Đinh Tiên Hoàng chia nước làm mười đạo hiện nay không rõ danh hiệu và vị trí các đạo là thế nào . Sách Đại Nam nhất thống chí và một số sách địa chí đời Nguyễn như Dư địa chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Phương Đình địa dư chí của Nguyễn Văn Siêu..., rải rác có nhắc đến đơn vị đạo đời Đinh, Tiền Lê. Cụ thể:
Tỉnh Hà Nội: Đại Nam nhất thống chí chép thời Đinh gọi là đạo.
Tỉnh Lạng Sơn: Đại Nam nhất thống chí chép thời Đinh chia làm đạo. Phương Đình địa dư chí cũng chép như vậy.
Tỉnh Bắc Ninh: Lịch triều hiến chương loại chí chép nhà Đinh đặt làm đạo Bắc Giang, Lê Đại Hành mới đem đổi làm phủ, châu, đầu đời Lý đổi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, cùng với Vũ Linh, Lạng Châu đều gọi là lộ cả. Đại Nam nhất thống chí chép tỉnh Bắc Ninh thời Tiền Lê là Bắc Giang. Phương Đình địa dư chí chép tỉnh Bắc Ninh thời Đinh gọi là đạo Bắc Giang.
Tỉnh Nam Định: Đại Nam nhất thống chí chép đời Thái Bình nhà Đinh đặt làm đạo.
Tỉnh Quảng Yên: Lịch triều hiến chương loại chí chép ba đời Đinh, Tiền Lê, Lý gọi là đạo Hải Đông.
Thời Tiền Lê, năm 1002, Lê Hoàn đổi mười đạo làm lộ, châu, phủ. Khâm định Việt sư thông giám cương mục chua: thay đổi và sắp xếp các lộ, châu, phủ thế nào không rõ. Đào Duy Anh cũng nhận xét: "Lê Hoàn cướp ngôi, nhà Lê đổi mười đạo làm lộ, phủ. châu. Hiện nay không rõ danh hiệu và vị trí các lộ phủ. châu ấy là thế nào".
Các sách địa chí đời Nguyễn có nhắc đến một số lộ đời Tiền Lê. Cụ thể:
Tỉnh Hà Nội: Đại Nam nhất thống chí chép đầu đời ứng Thiên nhà Tiền Lê gọi là lộ.
Tỉnh Nam Định: Đại Nam nhất thống chí chép đầu đời ứng Thiên nhà Tiền Lê đặt làm lộ.
Tỉnh Lạng Sơn: Đại Nam nhất thống chí chép nhà Tiền Lê, nhà Lý gọi là lộ. Phương Đình địa dư chí cũng chép tỉnh Lạng Sơn đời nhà Tiền Lê, nhà Lý gọi là lộ.
Tỉnh Sơn Tây: Đại Nam nhất thống chí chép các đời Đinh, Tiền Lê, Lý gọi là lộ.
Về đơn vị phủ, Đại Việt sử ký toàn thư chép năm 1005 Lê Long Đĩnh đổi Đằng Châu làm phủ Thái Bình, Phương Đình địa dư chí cũng chép lại như thế.
Có vẻ các sách địa chí thế kỷ XIX căn cứ vào việc nhà Đinh tổ chức đất nước thành mười đạo, nhà Tiền Lê đổi mười đạo làm phủ, lộ, châu mà sau này đoán định vậy. Trong hầu hết biên niên sử và thư tịch trước đó gần như không thấy nhắc đến các đơn vị này. Trong khi đó, đơn vị châu lại vẫn được dùng phổ biến.
Dưới đây là danh sách các châu thời Đinh, Tiền Lê được đề cập trên cơ sở ghi chép của biên niên sử và một số thư tịch cổ khác:
Ái Châu: Đại Việt sử ký toàn thư chép các sự kiện dưới hai triều Đinh. Tiền Lê gắn với Ái Châu: Lê Đại Hành người Ái Châu; Lê Hoàn đánh nhau với Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở Tây Đô. vì Lê Hoàn là người Ái Châu nên sau khi lên ngôi đóng đô ở Hoa Lư mới gọi Ái Châu là Tây Đô; năm 989 Dương Tiến Lộc làm phản ở Hoan Châu và Ái Châu; năm 1009 Lê Long Đĩnh cho đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chua: Ái Châu là đất Thanh Hoa. Đại Nam nhất thống chí chép: tỉnh Thanh Hoá, đời Vũ Đế nhà Lương lấy Cửu Chân làm Ái Châu tên Ái Châu có từ đây), đời Đường gọi là Ái Châu, các đời Đinh, Tiền Lê cũng gọi như vậy.
Ám Châu: Toàn thư chép năm 1003 Lê Hoàn đi Hoan Châu, vét kênh Đa Cái (vùng Hưng Nguyên, Nghệ An) thẳng đến trường Tư Củng thuộc Ám Châu. Không rõ cụ thể, nhưng theo ghi chép trên thì chắc Ám Châu cũng thuộc vùng Nghệ An.
Cổ Pháp châu: Toàn thư chép năm 995 Lê Hoàn phong cho hoàng tử thứ mười một là Đề (tức Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn châu Cổ Lãm, lại chép Lý Công Uẩn người hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp. Cương mục chua: châu Cổ Pháp, từ đời Đinh về trước là châu Cổ Lãm, nhà Tiền Lê đổi làm châu Cổ Pháp, nhà Lý đổi làm phủ Thiên Đức, nay là huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, tên châu Cổ Pháp mới có sau năm 995.
Đại Hoàng châu: Toàn thư chép Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng. Cương mục chua: Đại Hoàng là tên châu, nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chưa thấy tài liệu nào ghi cụ thể 10 đạo thời Đinh, căn cứ vào những ghi chép về thời Đinh, và thời Tiền Lê có thể suy đoán các tên các đạo của đất nước khi này như: Đạo Bắc Giang, Đạo Quốc Oai, Đạo Hải Đông, Đạo Hoan (Châu), Đạo Ái (Châu), Đạo Lâm Tây, Đạo Đại Hoàng, Đạo Đằng (Châu), Đạo Thái Nguyên, Đạo Phong (Châu).
Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại thời điểm điều chỉnh về hành chính của Lê Đại Hành vào tháng 3 năm 1002: ông đổi mười đạo, phủ, châu thời Đinh làm lộ, phủ, châu. Có thể suy đoán các tên các lộ của đất nước khi này như: lộ Bắc Giang, lộ Quốc Oai, lộ Hải Đông, lộ Hoan (Châu), lộ Ái (Châu), lộ Lâm Tây, lộ Đại Hoàng, lộ Đằng (Châu), lộ Thái Nguyên, lộ Phong (Châu). |
Âu Lạc (chữ Hán:甌貉/甌駱;) là nhà nước cổ của người Việt cổ được thành lập tại miền Bắc Việt Nam bởi một nhân vật có thật tên là Thục Phán (An Dương Vương) năm 257 TCN. Nhà nước này đã thống nhất 2 bộ tộc Âu Việt - Lạc Việt (Sử gọi là Văn Lang) lại với nhau và đã bảo vệ đất nước thành công trước cuộc xâm lược của nhà Tần, nhưng sau cùng, nhà nước sụp đổ do thất bại trước Nam Việt của Triệu Đà (một quan lại nhà Tần), tạo cơ sở cho nhà Hán xâm lược sau này.
Nhà nước này kế tục nhà nước mang tính truyền thuyết Văn Lang của các vua Hùng. Kinh đô của Âu Lạc đặt tại Cổ Loa, ngày nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Hình thành
Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào khoảng năm 208 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
Cựu Đường thư (Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí (viết thời Lưu Tống, 420 – 479) chép gần tương tự:
“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc".
Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên (quan nhà Hán) viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người tuấn kiệt là Thục Phán lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.
Cương vực
Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18, Thục Phán sáp nhập lãnh thổ Văn Lang của tộc Lạc Việt và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt)
Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh thổ cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.
Tổ chức nhà nước
Dựa trên các cơ sở của nhà nước Văn Lang, An Dương Vương cũng để nguyên cơ cấu các bộ tộc như dưới thời các vua Hùng, Quan lại giúp việc cho An Dương Vương cũng là các lạc hầu, lạc tướng.
Dấu tích của thời Âu Lạc để lại đến ngày nay là hệ thống thành Cổ Loa và hàng vạn mũi tên đồng được khai quật ở gần thành cổ. Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là "tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ".
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng căn cứ trên dấu tích hiện còn, các nhà khoa học nhận thấy thành có 3 vòng, trong đó vòng thành nội rất có thể được làm về sau, dưới thời Ngô Quyền. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km, diện tích trung tâm lên tới 2 km². Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4–5 m, có chỗ cao đến 8–12 m. Chân lũy rộng 20–30 m, mặt lũy rộng 6–12 m. Khối lượng đất đào đắp ước tính 2,2 triệu mét khối. Trên địa phận thành, các nhà khảo cổ đã từng khai quật được nhiều mộ cổ, hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh, khuôn đúc mũi tên, rìu lưỡi xéo bằng đồng, trống đồng và thậm chí cả ngói ống.
Từ năm 1959 ở Cổ Loa đã phát hiện được kho tên đồng hàng vạn mũi tại khu vực Cầu Vực. Cuộc khai quật Đền Thượng năm 2005 phát hiện di tích lò đúc mũi tên đồng cùng các khuôn đúc mũi tên ba cạnh, cho phép xác định rằng khu vực tây nam thành Trong xưa là một binh xưởng đúc mũi tên trang bị cho quân đội của An Dương Vương. Có hai chiếc lẫy nỏ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia được phát hiện ở Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay khoảng 2500 – 2000 năm
Kháng chiến chống quân Tần xâm lược
Theo Sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218 TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ.
Tượng Thục Phán bằng đồng được đặt bên trong đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên trong chính sử Việt Nam.
Sụp đổ
Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc kết thúc vào năm 208 TCN sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên quan nhà Tần ở Quảng Đông - Trung Quốc) đánh bại và sáp nhập.
Tuy nhiên theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên (quan nhà Hán) (thế kỷ 1 TCN) lại viết rằng Tây Âu Lạc (tức nước Âu Lạc phía Tây) bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi thái hậu nhà Hán là Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN. |
Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương từ năm 544 đến năm 602. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương, Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên thành, tại Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
Lịch sử Việt Nam thời Tiền Lý
V
Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam |
Đại Việt (chữ Hán: 大越) tức Đại Việt quốc (chữ Hán: 大越國) là quốc hiệu Việt Nam tồn tại trong 2 giai đoạn từ năm 1054 đến năm 1400 và từ năm 1428 đến năm 1804.
Lịch sử
Tên gọi này chính thức có từ thời trị vì của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072), vua thứ ba của nhà Lý. Trước đó, kể từ thời kỳ trị vì của Đinh Bộ Lĩnh, quốc hiệu là Đại Cồ Việt (大瞿越) gồm chữ Đại (大) nghĩa là lớn và chữ Cồ (𡚝) cũng cùng nghĩa là lớn.
Năm 1400, sau khi thay thế nhà Trần, Hồ Quý Ly, người sáng lập nhà Hồ, đã đổi quốc hiệu thành Đại Ngu (大虞). Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Ngu và cai trị cho đến năm 1427. Năm 1428, sau khi giành độc lập, Lê Lợi đã lấy lại tên Đại Việt đặt làm quốc hiệu.
Quốc hiệu Đại Việt tồn tại tổng cộng trong thời gian 723 năm, bắt đầu từ thời vua Lý Thánh Tông đến thời vua Gia Long (1054–1804), tên gọi Đại Việt được dùng làm quốc hiệu trong thời kỳ cai trị của các chính quyền nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn (1802 – 1804). Trong quá trình này tên gọi chính thức Đại Việt bị gián đoạn một lần ngắn ngủi 27 năm vào thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427).
Lịch sử Đại Việt đã xảy ra nhiều trận chiến chống ngoại xâm như: chống quân Tống năm 1076; chống quân Nguyên – Mông các năm 1258, 1285 và 1288; chống quân Minh từ năm 1418 – 1428, chống Thanh năm 1789. Cũng có những thời kì đất nước bị chia cắt lâu dài, như Nam – Bắc triều từ năm 1533 – 1592, phân tranh Trịnh – Nguyễn từ năm 1627 – 1786.
Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam và sau đó là Đại Nam, quốc hiệu Đại Việt không được sử dụng nữa. |
Claude Jade (tên sinh Claude Marcelle Jorré; 8 tháng 10 năm 1948 – 1 tháng 12 năm 2006) là nữ diễn viên Pháp. Con gái của hai vợ chồng giáo sư, bà học ở Trường Nghệ thuật Kịch Dijon, ở đấy bà được trao giải thưởng nữ diễn viên năm 1966. Claude Jade có xuất hiện trong ba phim của đạo diễn François Truffaut "Baisers volés" (1968), "Domicile conjugal" (1970), "L'amour en fuite" (1979).
Những phim nổi tiếng
1968 - Những nụ hôn bị đánh cắp (Baisers volés) của François Truffaut
1969 - Topaz của Alfred Hitchcock
1969 - Mon oncle Benjamin của Édouard Molinaro
1970 - Domicile conjugal của François Truffaut
1971 - Le bateau sur l'herbe của Gérard Brach
1972 - Les Feux de la Chandeleur của Serge Korber
1973 - Prêtres interdits của Denys de La Patellière
1974 - Trop c'est trop của Didier Kaminka
1974 - Le Malin Plaisir của Bernard Toublanc-Michel
1975 - Le Choix của Jacques Faber
1976 - Kita no misaki (北の岬) của Kei Kumai
1977 - Una spirale di nebbia của Eriprando Visconti
1978 - Le Pion của Christian Gion
1979 - L'amour en fuite của François Truffaut
1979 - L'île aux trente cercueils của Marcel Cravenne
1980 - Teheran 43 của Aleksandr Alov và Vladimir Naumov
1980 - Nous ne l'avons pas assez aimée của Patrick Antoine
1981 - Lenin v Parizhe của Sergei Yutkevich
1982 - L'Honneur d'un capitaine của Pierre Schoendoerffer
1982 - Lise et Laura của Henry Helman
1983 - Rendez-vous à Paris của Gabi Kubach
1984 - Une petite fille dans les tournesols của Bernard Férie
1987 - L'homme qui n'était pas là của René Féret
1992 - Tableau d'honneur của Charles Némès
1993 - Eugénie Grandet của Jean-Daniel Verhaeghe
1994 - Bonsoir của Jean-Pierre Mocky
1995 - Porté disparu của Charles Bitsch
1998 - Le Radeau de la Méduse của Iradj Azimi
2001 - Không gia đình (Sans Famille) của Jean-Daniel Verhaeghe
2003 - A San Rémo của Julien Donada
2005 - Groupe Flag Vrai ou faux của Dominique Guillo |
Lệ Giang (tiếng Trung Quốc: 丽江 Lìjiāng) là một địa cấp thị ở phía tây bắc của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nó có diện tích và dân số 1.244.769 người theo điều tra dân số năm 2010, trong đó có 211.151 người sống tại khu vực nội thị được tạo thành từ quận Cổ Thành. Lệ Giang nổi tiếng khi Thành cổ Lệ Giang được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Một tuyến đường sắt hạng nhẹ đang được tiến hành xây dựng để kết nối Lệ Giang với các thành phố gần đó.
Phân cấp hành chính
Thành phố Lệ Giang bao gồm một quận (hay khu đô thị cổ), 2 huyện và 2 huyện tự trị:
Quận Cổ Thành (古城区; Gǔchéng Qū)
Huyện Vĩnh Thắng (永胜县; Yǒngshèng Xiàn)
Huyện Hoa Bình (华坪县; Huápíng Xiàn)
Huyện tự trị dân tộc Nạp Tây Ngọc Long (玉龙纳西族自治县; Yùlóng Nàxīzú Zìzhìxiàn)
Huyện tự trị dân tộc Di Ninh Lạng (宁蒗彝族自治县; Nínglàng Yízú Zìzhìxiàn)
Khu vực nội thị Lệ Giang gồm khu đô thị mới, Đại Nghiên cổ trấn, Thúc Hà cổ trấn (束河古镇), Bạch Sa cổ trấn (白沙古镇).
Thành phố Lệ Giang cũng bao gồm một số phần của Hổ Khiêu hiệp (hẻm sông Hổ Nhảy).
Đô thị cổ Lệ Giang
Đô thị cổ Lệ Giang thường được biết đến dưới tên gọi Đại Nghiên cổ trấn (大研古镇). Đây là một thành phố cổ tuyệt đẹp cả về phong cảnh và lịch sử, nơi sinh sống của các dân tộc Bạch (Bai), Nạp Tây và Tạng. Thành cổ này nằm trên độ cao 2.400 m, trên cao nguyên Vân Quý, cách Côn Minh hơn 500 km và có diện tích 3,8 km².
Nó không có tường thành, với trung tâm là phố Bốn Phương. Nó nổi tiếng về hệ thống đường thủy và cầu cống, nên còn được gọi là"Venezia của phương Đông". Lệ Giang có 354 chiếc cầu (bình quân cứ 1 km² có 93 cầu) bắc trên hệ thống sông Ngọc Hà trong nội thành. Những cây cầu được nhắc đến nhiều: Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên, Nhân Thọ, được xây vào đời Minh và Thanh.
Hiện nay Lệ Giang có khoảng 30.000 dân với hơn 6200 hộ, chủ yếu là người Nạp Tây (hay Na-xi). 30% người dân vẫn làm nghề thủ công (đức đồng, chạm bạc, thuộc da và lông thú, dệt).
Đô thị cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời hơn 800 năm. Lệ Giang được xây vào cuối đời Tống, đầu đời Nguyên. Trước cửa các ngôi nhà người ta đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua.
Phủ họ Mộc vốn là nơi ở của thủ lĩnh thế tập Lệ Giang, được xây vào thời Nhà Nguyên. Sau khi được đại tu vào năm 1998, phủ họ Mộc trở thành Viện bảo tàng của đô thị cổ.
Tương truyền về lý do thành cổ Lệ Giang không có tường thành như sau: Thủ lĩnh họ Mộc cho rằng nếu xây thành có nghĩa là tự giam mình vì chữ mộc (木) nếu đóng khung xung quanh sẽ thành chữ khốn (困), nghĩa là bị vây hãm, trói buộc, nên đã không xây thành xung quanh để bảo vệ.
Một phần ba thành phố cổ đã bị phá hủy bởi một trận động đất vào tháng 2 năm 1996.
Đô thị cổ Lệ Giang (bao gồm cả Đại Nghiên, Thúc Hà và Bạch Sa) đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào ngày 4 tháng 12 năm 1997. Du lịch nơi đây hiện nay rất phát triển.
Giao thông
Quốc lộ 214
Công lộ Đại Lý - Hạc Khánh - Lệ Giang
Tỉnh lộ 308
Đường sắt Đại Lý - Lệ Giang, khai thông năm 2009.
Sân bay Lệ Giang |
Koruna là đơn vị tiền tệ của Cộng hòa Séc, viết tắt: Kč, được sử dụng từ năm 1993.
1 koruna = 100 haléř.
Tiền xu: 10 h (đã thu hồi), 20 h (đã thu hồi), 50 h(đã thu hồi), 1 Kč, 2 Kč, 5 Kč, 10 Kč, 20 Kč và 50 Kč.
Tiền giấy: 20 Kč (đã thu hồi), 50 Kč, 100 Kč, 200 Kč, 500 Kč, 1000 Kč, 2000 Kč và 5000 Kč. |
Đũa, một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, cỡ khoảng 15–25 cm, là dụng cụ ăn uống ở các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,...), còn được gọi là "các nước dùng đũa". Đũa thường làm bằng gỗ, tre, kim loại, xương, ngà voi, và ngày nay, cả bằng chất dẻo. Có thông tin cho biết đũa và đồ dùng ăn uống bằng bạc được dùng cho vua quan để phát hiện chất độc (oxide kim loại) trong thức ăn; nếu có chất độc, đũa sẽ có màu xỉn hay đen đi, do phản ứng thế. Đũa cũng là một đòn bẩy, tuy nhiên không đem lại lợi thế về "lực" mà đem lại lợi thế về "đường đi", đầu đũa có thể thu hẹp hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay.
Từ nguyên
Từ đũa trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 箸 (có nghĩa là đũa). William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 箸 là /*[d]<r>ak-s/. Chữ Hán 箸 có âm Hán Việt là trứ hoặc trợ.
Lịch sử
Nguồn gốc của đũa đến này vẫn còn đang trong quá trình khảo cổ. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của phương Tây, các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Đôi đũa được phát hiện sớm nhất là một cặp kim loại trong triều đại nhà Thương (khoảng năm 1600-1046 TCN) được khai quật tại địa điểm khảo cổ Ân Khư. Được phát minh vào khoảng thời gian cách đây từ 4000-5000 năm, đũa đã trở thành biểu tượng nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á. Đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc, đũa sau đó đã lan rộng sang các quốc gia Đông Á khác bao gồm Nhật Bản, Triều Tiên.
Khi các dân tộc Trung Quốc di cư đến, việc sử dụng đũa làm dụng cụ ăn uống cho một số món ăn dân tộc nhất định đã trở nên phổ biến ở các nước Nam Á và Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal, Myanmar, Singapore và Thái Lan. Ở Ấn Độ (chủ yếu ở khu vực Himalaya), Lào, Myanmar, Thái Lan và Nepal, đũa thường chỉ được sử dụng để ăn mì sợi. Tương tự, đũa đã trở nên được chấp nhận nhiều hơn trong mối quan hệ với các món ăn châu Á ở Hawaii, Crookwell, Bờ Tây Bắc Mỹ và các thành phố có cộng đồng người châu Á ở nước ngoài trên toàn cầu. Riêng tại Thái Lan, đũa chỉ dùng cho súp và mỳ sợi, do vua Thái Lan Rama V đã giới thiệu đồ dùng phương Tây từ thế kỷ 19.
Sử dụng
Trước khi cầm đũa, phải xếp hai đầu đũa cho đều nhau, lúc sử dụng chỉ động tới cạnh trên của đũa, dùng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng cầm đũa. Móng tay của ngón áp út đặt dưới mặt đũa, ngón cái và ngón trỏ kẹp chiếc đũa, cố định chúng lại, phần cuối đũa thừa ra khoảng 1 phân.
Trẻ con được dạy rằng, trước bữa ăn phải so đũa, chú ý đến đầu đũa có đúng hướng hay không, sau bữa ăn phải đặt đũa xuống một cách ngay ngắn, không nên để đũa bị so le hay xô lệch.
Không nên ngậm đũa và mút đũa vì đó là điều bất lịch sự trên bàn ăn; khi gắp thức ăn thì không được xới tung cả đĩa thức ăn để tìm thứ mình thích; hoặc khi trò chuyện trong bữa ăn không được vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói, vừa cầm đũa vừa hoa tay múa chân kể chuyện...
Khi chấm thức ăn thì cũng nên chú ý không để đũa chạm vào nước chấm, và cần chú ý không để nước chấm dây bẩn ra bàn, cũng không nên dùng đũa của mình để khuấy nước chấm hay khuấy vào bát canh. Những điều đó tuy nhỏ nhặt, nhưng nếu không để ý thì cũng khiến bạn xấu đi trong mắt người khác.
Trong văn hóa dân gian, người Việt Nam kiêng không gõ đũa vào nhau, không gõ đũa vào bát, cũng không nên tạo nên tiếng "động bát động đũa" ồn ào, càng không nên có tiếng nhai tóp tép...
Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời người khác. Trong suốt bữa ăn, khi muốn gắp cho ai món gì đó, thường theo phép lịch sự, người ta phải đảo đầu đũa để gắp bằng đầu còn lại.
Đũa không chỉ là một công cụ để ăn. Văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự khéo léo, quan tâm và tinh tế của một nền văn minh. |
Lotte Center Hà Nội (Hanoi City Complex) cao 272,3m là tòa nhà chọc trời cao thứ 3 tại Việt Nam và thứ 2 ở thành phố Hà Nội.
Hiện tại, cùng với Keangnam Hanoi Landmark Tower tại Hà Nội cao 336,7m và Landmark 81 tại Thành phố Hồ Chí Minh cao 461,2m, Lotte Center Hà Nội là 1 trong 3 toà nhà cao nhất Việt Nam và là toà nhà có diện tích mặt sàn lớn thứ 2 Việt Nam sau Keangnam Landmark 72. Tòa nhà bao gồm khu văn phòng, giải trí, trung tâm mua sắm và một trung tâm tổ chức hội nghị cao cấp.
Mô tả
Tòa nhà có 65 tầng với phong cách kiến trúc hiện đại lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống của người Việt Nam. Nhà thầu của công trình là công ty kiến trúc Callison đến từ Hoa Kỳ. Tòa nhà cao 272,3m, diện tích sàn hơn 247.000 mét vuông. Lotte Center từng là toà nhà cao thứ 2 Việt Nam từ năm 2014 chỉ sau Keangnam Hanoi Landmark Tower cho tới khi bị Landmark 81 vượt qua vào năm 2017.
Dự án được đầu tư với tổng vốn lên đến hơn 400 triệu đô la Mỹ, diện tích xây dựng 14.094 mét vuông, diện tích sàn 247.075 mét vuông, 5 tầng hầm, 65 tầng bên trên, cao 272,3 m. Từ tầng hầm 1 là siêu thị Lotte Mart. Từ tầng 1 đến tầng 6 là trung tâm thương mại Lotte. Tầng 7 đến tầng 31 là khu văn phòng hạng A cho thuê. Tầng 33 đến 64 là 233 phòng chung cư và khách sạn với 300 phòng cao cấp. Tầng 65 là đài quan sát và trải nghiệm cầu kính Sky Walk.
Tòa nhà được khai trương vào ngày 2 tháng 9 năm 2014.
Hình ảnh |
Bảo vệ dữ liệu cá nhân khởi đầu dùng để chỉ việc bảo vệ dữ liệu có liên quan đến cá nhân trước sự lạm dụng. Trong vùng nói tiếng Anh người ta gọi đó là privacy hay data privacy. Trong vùng theo luật lệ châu Âu khái niệm data protection được dùng trong luật lệ.
Ngày nay mục đích của việc bảo vệ dữ liệu được xem là để bảo vệ từng cá nhân không bị thiệt thòi trong quyền tự quyết định về thông tin của chính mình thông qua việc sử dụng dữ liệu liên quan đến cá nhân của họ. Bảo vệ dữ liệu cá nhân ủng hộ ý tưởng là về nguyên tắc mỗi người đều có thể tự quyết định là người nào, khi nào và dữ liệu cá nhân nào của mình được phép cho người khác xem. Bảo vệ dữ liệu cá nhân muốn ngăn ngừa cái gọi là "con người bằng kính".
Tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đã tăng liên tục từ lúc phát triển kỹ thuật số vì thu thập, lưu trữ, giao chuyển và phân tích dữ liệu ngày càng đơn giản đi. Các phát triển kỹ thuật như Internet, thư điện tử, điện thoại di động, giám sát bằng video và các phương pháp thanh toán điện tử tạo nên những khả năng mới để thu thập dữ liệu. Cả cơ quan quốc gia lẫn doanh nghiệp tư nhân đều quan tâm đến những thông tin có liên quan đến cá nhân. Cơ quan an ninh quốc gia muốn cải tiến việc đấu tranh chống tội phạm thí dụ như thông qua điều tra đặc tính cá nhân (tiếng Anh: racial profiling) và giám sát viễn thông, cơ quan tài chính quan tâm đến giao dịch ngân hàng để khám phá vi phạm về thuế. Doanh nghiệp hy vọng tăng năng suất từ việc giám sát nhân viên và hy vọng việc định hình khách hàng sẽ giúp đỡ tiếp thị. Đối diện với sự phát triển này là sự thời ơ của phần lớn dân chúng mà trong mắt của họ việc bảo vệ dữ liệu cá nhân không có hay chỉ có tầm quan trọng trên thực tế rất ít.
Quy định
Quy định quốc tế
Từ năm 1980, cùng với Guidelines on the Protection of Privacy and Transborder Data Flows of Personal Data của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tồn tại những quy định có giá trị quốc tế với mục đích làm hài hòa sâu rộng các quy định về bảo vệ dữ liệu của các nước thành viên, khuyến khích trao đổi thông tin tự do, tránh cản trở thương mại vô lý và để tránh chia cách, đặc biệt là giữa các phát triển ở châu Âu và ở Mỹ.
Năm 1981, với Hiệp ước Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu, Hội đồng châu Âu đã thông qua một trong những hiệp định quốc tế đầu tiên về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hiệp ước Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu có giá trị cho đến ngày nay nhưng chỉ có tính khuyên bảo. Ngược lại các chỉ thị bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu là bắt buộc đối với các quốc gia thành viên và phải được chuyển thành luật lệ quốc gia.
Liên minh châu Âu
Với Chỉ thị Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân châu Âu, Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đã ghi rõ các tiêu chuẩn tối thiểu cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên chỉ thị không có hiệu lực trong lãnh vực cộng tác tư pháp và cảnh sát. Việc chuyển giao dữ liệu có liên quan đến cá nhân sang quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu cũng được điều chỉnh: theo chương 25 thì việc chuyển giao chỉ được phép khi quốc gia đó bảo đảm một "mức độ bảo vệ thích hợp". Quyết định quốc gia nào bảo đảm được mức độ bảo vệ này là do Ủy ban đưa ra, được cố vấn bởi nhóm gọi là Nhóm bảo vệ cá nhân trong việc xử lý dữ liệu có liên quan đến cá nhân. Hiện nay (thời điểm 9/2004) theo quyết định của Ủy ban, mức độ bảo vệ thích hợp được bảo đảm từ những quốc gia sau đây: Thụy Sĩ, Canada, Argentina, Guernsey, đảo Man (Isle of Man) cũng như trong việc ứng dụng các nguyên tắc của "Bến an toàn" (safe harbor) do Bộ Thương mại Mỹ đề ra và trong việc chuyển giao dữ liệu của hành khách hàng không đến Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan Mỹ (CBP).
Đặc biệt là quyết định về việc cho phép chuyển giao dữ liệu của hành khách hàng không đến Cơ quan Hải quan Mỹ đã được tranh cãi nhiều. Quốc hội châu Âu đã khởi kiện quyết định này của Ủy ban và Hội đồng châu Âu vì theo quan điểm của Quốc hội châu Âu là đã không được tham gia đúng mức và thêm vào đó là từ phía Mỹ cũng không bảo đảm được một mức độ bảo vệ dữ liệu thích hợp.
Chỉ thị này được bổ sung bởi Chỉ thị 2002/58/EG về việc xử lý dữ liệu có liên quan đến cá nhân và việc bảo vệ riêng tư cá nhân trong thông tin điện tử. Sau khi thời hạn thực hiện chỉ thị kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, 9 quốc gia thành viên đã bị khởi kiện và sau khi chỉ có Thụy Điển do đó đã thực hiện hoàn toàn chỉ thị Bỉ, Đức, Hy Lạp, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Phần Lan đang bị đe dọa bởi một vụ kiện trước Tòa án châu Âu.
Trên bình diện châu Âu việc ghi nhớ dữ liệu bắt buộc của viễn thông và Internet được thông qua từ Quốc hội châu Âu với các phiếu của những người theo Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và Dân chủ Xã hội. Một thời hạn tối thiểu là 6 tháng (Internet) và 1 năm (điện thoại) được đề nghị từ phía của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu, thế nhưng các dữ liệu hiện nay được ghi nhớ cho đến 2 năm. Những người có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân quốc gia chỉ trích các quy định về việc ghi nhớ dữ liệu trong viễn thông và Internet này.
Áo
Cơ sở luật pháp cho việc bảo vệ dữ liệu ở Áo là Luật Bảo vệ Dữ liệu 2000. Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Áo kiểm soát việc thi hành đúng theo pháp luật.
Đức
Theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang bảo vệ dữ liệu là một quyền cơ bản (quyền tự quyết định về thông tin). Theo đó người có liên can về cơ bản có quyền tự quyết định là cho những ai biết những thông tin cá nhân nào của mình.
Trên bình diện liên bang Luật Bảo vệ Dữ liệu Liên bang quy định việc bảo vệ dữ liệu cho các cơ quan liên bang và lãnh vực cá nhân (có nghĩa là cho tất cả các doanh nghiệp kinh tế). Bên cạnh đó các Luật Bảo vệ Dữ liệu Tiểu bang của các tiểu bang quy định việc bảo vệ dữ liệu trong các cơ quan tiểu bang và địa phương.
Bên cạnh các luật bảo vệ dữ liệu chung còn có nhiều quy định bảo vệ dữ liệu cho từng lãnh vực. Thí dụ như các quy định đặc biệt về bảo vệ dữ liệu của Bộ luật Xã hội có giá trị cho các cơ quan về phúc lợi xã hội. Các quy định bảo vệ dữ liệu riêng biệt cho từng lãnh vực có hiệu lực trước các quy định chung của Luật bảo vệ dữ liệu. Các cơ quan của liên bang cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu điện và viễn thông có tính cách kinh doanh chịu sự giám sát của Ủy viên Liên bang về Bảo vệ Dữ liệu (Bundesbeauftragte für den Datenschutz). Doanh nghiệp tư nhân (ngoại trừ viễn thông và bưu điện) chịu sự giám sát của các cơ quan giám sát về bảo vệ dữ liệu cho khu vực phi công cộng thuộc dưới quyền của Ủy viên Tiểu bang về Bảo vệ Dữ liệu (Landesdatenschutzbeauftragte) hay cơ quan tiểu bang (thí dụ như Bộ Nội vụ). Ủy ban Liên minh châu Âu đã khởi kiện nước Cộng hòa Liên bang Đức về việc vi phạm hiệp định vì một số ủy viên về bảo vệ dữ liệu tiểu bang và tất cả các cơ quan của tiểu bang không hoạt động "hoàn toàn độc lập" mà chịu sự chỉ thị của chính phủ tiểu bang.
Thụy Sĩ
Tương tự như ở Đức, Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của liên bang quy định về việc bảo vệ dữ liệu cho các cơ quan liên bang và cho khu vực tư nhân, Luật Bảo vệ Dữ liệu Tiểu bang được áp dụng cho các cơ quan tiểu bang. Ủy viên Liên bang về Bảo vệ Dữ liệu (Eidgenössische Datenschutzbeauftragte) giám sát việc thi hành Luật Bảo vệ Dữ liệu. Giám sát việc thi hành các luật bảo vệ dữ liệu tiểu bang thuộc về thẩm quyền của tiểu bang, không trực thuộc dưới quyền của ủy viên về bảo vệ dữ liệu liên bang.
Phương pháp
Trong Hội nghị Bảo vệ Dữ liệu Quốc tế 2005 các ủy viên về bảo vệ dữ liệu đã nhắc nhở đến các nguyên tắc bảo vệ dữ liệu trong "Tuyên bố Montreux":
Nguyên tắc hợp pháp trong lúc thu thập và xử lý dữ liệu.
Nguyên tắc đúng đắn.
Nguyên tắc phù hợp với mục đích.
Nguyên tắc cân xứng.
Nguyên tắc minh bạch.
Nguyên tắc được cùng quyết định cho từng cá nhân và bảo đảm quyền truy cập cho người có liên quan.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Nguyên tắc an toàn.
Nguyên tắc có trách niệm trước pháp lý.
Nguyên tắc giám sát độc lập và hình phạt theo pháp luật.
Nguyên tắc mức bảo vệ tương ứng trong vận chuyển dữ liệu xuyên biên giới.
Phê bình
Những người phê phán thường hay nêu lý lẽ là việc bảo vệ dữ liệu quá mức hay bảo vệ dữ liệu không đúng chỗ có thể gây thiệt hại. Thí dụ hay được nêu ra là việc trao đổi dữ liệu được cho là không đầy đủ giữa những người điều trị trong y học. Một phê phán khác thường hay được ngành cảnh sát đưa ra là việc bảo vệ dữ liệu gây khó khăn cho việc chống tội phạm hình sự. |
Half-Life là một trò chơi điện tử chủ đề khoa học viễn tưởng thuộc thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) được phát triển bởi Valve Corporation và phát hành bởi Sierra Entertainment vào ngày 19/11/1998, với engine GoldSource được xây dựng dựa trên nền tảng engine Quake. Game đã được nhiều nhà phê bình game máy tính khen ngợi về cốt truyện hấp dẫn và sâu sắc, điều sẽ tác động lớn đến các nhà phát triển game FPS khác trong những năm sau này. Đây là một trong những trò chơi FPS trên PC bán chạy nhất mọi thời đại.
Cốt truyện
: Nội dung sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của game.Những sự kiện trong game xảy ra ở khu nghiên cứu Black Mesa sâu trong hoang mạc thuộc bang New Mexico - một khu phức hợp giả tưởng có nhiều điểm giống với Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Area 51 (Mỹ). Nhân vật chính là Gordon Freeman, một tiến sĩ vật lý sống sót sau một thí nghiệm thất bại tạo nên các làn sóng cộng hưởng với nhau làm thủng không gian, gần như phá hủy cả khu nghiên cứu, mở đường cho các sinh vật từ hành tinh Xen - một thế giới khác, xâm nhập vào Black Mesa.
Trong quá trình Freeman tìm đường thoát khỏi khu liên hợp đổ nát và giúp đỡ những người bị thương, anh sớm khám phá ra rằng mình đang bị truy lùng bởi hai thế lực: sinh vật ngoài hành tinh và lính của lực lượng HECU (Hazardous Environment Combat Unit) - một đội đặc nhiệm của chính phủ phái đến với nhiệm vụ tiêu diệt các sinh vật ngoài hành tinh, đồng thời diệt luôn mọi nhân chứng nhằm che giấu sự việc. Khi Gordon lên được mặt đất, nơi đây đã trở thành chiến trường giữa lực lượng HECU và các sinh vật ngoài hành tinh. Trước khi các đợt không kích của quân đội bắt đầu, Gordon trú ẩn tại khu phức hợp Lambda, nơi đầu tiên sử dụng công nghệ dịch chuyển tức thời và được biết có một sinh vật đang giữ cổng không gian cho phép các đơn vị quái vật Xen xâm nhập Black Mesa. Gordon tới hành tinh Xen qua cổng dịch chuyển và tiêu diệt "Nihilanth" - trùm cuối game, kết thúc cuộc xâm lăng của các sinh vật Xen.
Khi chết, Nihilanth gây ra một vụ nổ khiến Freeman bất tỉnh, sau đó anh được cứu bởi G-Man. Người này xuất hiện ít nhất mỗi chương một lần. Ông ta có vẻ như đang theo dõi Gordon và luôn biến mất mỗi khi Gordon tới được vị trí ông ta vừa đứng. Ông ta cho Gordon hai lựa chọn: trở thành nhân viên của ông ta hoặc từ chối và "hối tiếc". Game có hai cái kết dựa trên các lựa chọn này của người chơi.
Cốt truyện của game được viết bởi nhà văn Marc Laidlaw, tác giả của một số tác phẩm văn học kinh dị - khoa học viễn tưởng như The 37th Mandala, Dad's Nuke, Neon Lotus... Ngoài ra, game còn chịu ảnh hưởng từ các game FPS nổi tiếng của id Software như Doom, Quake.
Lối chơi
Khác với đa số game FPS phổ biến thời ấy chỉ tập trung vào yếu tố hành động Run and Gun - chạy và bắn, bên cạnh những cảnh chiến đấu, Half-Life còn bao gồm những đoạn giải đố kết hợp với việc nhảy nhót, leo trèo, tương tác với môi trường xung quanh... Toàn bộ sự kiện diễn ra trong game được người chơi chứng kiến thông qua con mắt của Gordon Freeman, và vì vậy nên game không có những đoạn cắt cảnh. Thay vào đó, người chơi sẽ được thấy những sự kiện được lập trình sẵn và được di chuyển tới gần hay đứng xa quan sát. Nhân vật chính Freeman không bao giờ nói trong game, chính điều này khiến mọi diễn biến trong game gần như được quan sát qua mắt của người chơi. Game không có những nhiệm vụ cụ thể, thay vào đó nó được chia ra thành các "chương". Mỗi khi bắt đầu một chương mới, tên chương sẽ hiện lên màn hình. Tiến trình chơi không gián đoạn, trừ những lúc game phải dừng lại để tải dữ liệu.
Kẻ thù trong game khá phong phú, gồm các sinh vật tới từ Xen như Headcrab, Bullsquid, Houndeye hoặc là con người như lính trong lực lượng HECU, biệt kích... Đa phần đều có thể bị tiêu diệt bằng cách đối đầu trực tiếp, đặc biệt những trùm cuối mỗi chương bắt buộc người chơi phải vận dụng các yếu tố môi trường mới có thể tiêu diệt được. Gần cuối game, người chơi nhận được "module nhảy xa" giúp họ hoàn thành các màn chơi tại hành tinh Xen - nơi có địa hình và trọng lực rất khác so với Trái Đất.
Người chơi thỉnh thoảng được hỗ trợ bởi các NPC. Các nhân vật này cũng thường xuyên được sử dụng để truyền đạt cốt truyện tới người chơi.
Vũ khí tiêu biểu trong game chính là thanh xà beng Freeman kiếm được ở đầu game. Người chơi có thể sử dụng nó để đánh cận chiến hoặc tương tác với môi trường xung quanh như phá các vật cản, mở rương, thùng gỗ....
Quá trình phát triển
Half-Life là sản phẩm đầu tiên của Valve Software, thành lập năm 1996 bởi hai cựu nhân viên Microsoft là Gabe Newell và Mike Harrington. Engine của game là một phiên bản đã qua nhiều sửa đổi của engine Quake. Theo nhà phát triển, họ đã phải viết lại hơn 70% engine này. Những thay đổi lớn nhất bao gồm việc hỗ trợ Direct3D và thêm vào chuyển động khung xương.
Trong quá trình phát triển, tên mã của dự án Half-life là Quiver, dựa theo tên căn cứ quân sự trong truyện The Mist của Stephen King. Theo Gabe Newell, cái tên Half-Life (Bước sóng) được chọn bởi nó nói lên chủ đề của game, không trùng lặp và một ký hiệu liên quan tới nó được sử dụng rất nhiều trong game: λ - Bước sóng (Đọc là Lambda). Half-life bị ảnh hưởng nhiều bởi Doom - một tựa game khác cùng thể loại. Theo Harry Teasley - một thành viên trong nhóm phát triển, thì họ muốn game "Làm bạn sợ như Doom đã làm".
Half-life xuất hiện lần đầu ở hội chợ giải trí điện tử E3 năm 1997. Trong sự kiện này, nhà phát triển chủ yếu biểu diễn hệ thống đồ họa và trí thông minh nhân tạo (AI) của game. Game dự định được cho ra mắt vào năm đó, tuy nhiên qua trình phát hành bị trì hoãn do Valve nhận thấy game cần nhiều sửa đổi. Việc này khiến việc phát hành game nhiều lần bị trì hoãn, phải đến tháng 11 cùng năm, game mới được phát hành. Tại E3 1998, game được trao giải thưởng dành cho "Game máy tính xuất sắc nhất" và "Game hành động xuất sắc nhất".
Có hai bản demo là Half-Life:Day one và sau đó là Half-Life: Uplink. Half-Life: Day one kéo dài khoảng 1/5 bản game chính thức còn Half-Life: Uplink là một phần của các màn chơi mà Valve đã bỏ đi trong quá trình phát triển game.
Tên gọi
Tên gọi của Half-Life và các bản mở rộng của nó đều có liên quan tới các khái niệm vật lý. "Half-Life" có nghĩa là Chu kỳ bán rã. Bản mở rộng đầu tiên của nó: Half-Life: Opposing Force (Phản lực) là một khái niệm được nhắc tới trong định luật 3 Newton. Bản mở rộng này tên là Opposing Force cũng bởi nhân vật chính thuộc lực lượng HECU - kẻ thù trong phần đầu. Bản mở rộng thứ hai Half-Life: Blue Shift được đặt tên theo Chu trình dịch chuyển xanh. Tên của bản Port lên PS2 Half-Life: Decay (Phóng xạ) cũng là một khái niệm vật lý. Khái niệm này liên quan trực tiếp tới biểu tượng của game: λ. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng λ được chọn làm biểu tượng của game bởi nó là hình ảnh giản lược của một cánh tay cầm thanh xà beng - vũ khí nổi tiếng của Half-life.
Các bản Port
Bản Port lên PS2 do Gearbox Software thực hiện được phát hành năm 2001. Bản Port này có rất nhiều cải tiến về đồ họa, model nhân vật và vũ khí... cũng như các màn chơi. Bản Port còn thêm vào phần chơi đối đầu và phối hợp được gọi là Half-Life: Decay. Một điểm đặc biệt là phiên bản này cho phép sử dụng chuột và bàn phím USB - điều trước đây không thể thực hiện được trên nền PS2.
Half-Life cũng được dự định port lên Mac OS và Dreamcast, tuy nhiên các phiên bản này chưa bao giờ được phát hành. Vì lý do này mà Half-Life: Blue Shift thay vì được phát hành độc quyền cho Dreamcast, lại được đưa lên Windows.
Các bản mở rộng, sửa đổi và phần sau
Half-life có hai bản mở rộng: Half-Life: Opposing Force và Half-Life: Blue Shift, đều được phát triển bởi Gearbox Software. Cả hai bản mở rộng này đều kể về các sự kiện trong phần đầu tuy nhiên dưới góc nhìn của các nhân vật khác: Adrien Shephard trong Opposing Force và Barney Calhoun trong Blue shift. Opposing Force mang tới cho Half-Life nhiều yếu tố mới, còn Blue Shift cải tiến đồ họa game bằng gói nâng cấp HD (High definition pack).
Half-Life 2 xuất hiện lần đầu tại E3 vào tháng 5 năm 2003. Game được phát hành vào ngày 16/11/2004 kèm theo Counter-Strike: Source và Half-Life: Source - bản remake một phần của Half-Life cho phép game chạy trên Source engine của Valve. Ngày 2/7/2005, Half-Life Deathmatch: Source - phiên bản chơi mạng của Half-Life 2 được phát hành. Ngày 1/6/2006, Valve phát hành Half-Life 2: Episode One - phần đầu tiên trong bộ ba bản nâng cấp tiếp nối Half-life 2. Half-Life 2: Episode Two được phát hành ngày 10/10/2007 cùng với Portal và Team Fortress.
Sau này, Crowbar Collective-một studio trò chơi độc lập từ năm 2005, đã hoàn thành việc phát triển tựa game Black Mesa, là phiên bản làm lại của phần game Half-life 1998 này. Cốt truyện của Black Mesa gần như giống với cốt truyện của Half-Life. Giống như trong trò chơi gốc, người chơi sẽ điều khiển Gordon Freeman, một nhà vật lý lý thuyết làm việc tại cơ sở Nghiên cứu Black Mesa
Từ lúc mới được phát hành năm 1998, Half-Life đã nhận được nhiều hỗ trợ từ phía người chơi và các nhà phát triển game độc lập (modder). Những người này sử dụng bộ công cụ phát triển SDK do Valve phát hành để phát triển game của riêng mình dựa trên nền Half-Life, chủ yếu là các game nhiều người chơi (Chơi mạng) như Counter-Strike, Team Fortress classic, Day of Defeat, Deathmatch classic, Action Half-life,.... Một số mod đặc biệt thành công đã trở thành sản phẩm thương mại độc lập. Nổi bật nhất là Counter-Strike với nhiều phiên bản cho máy tính, một phiên bản cho Xbox. Một số bản mod khác như Team Fortress Classic, Day of Defeat, Gunman Chronicles đã trở thành các sản phẩm thương mại.
Năm 2020, Valve đã phát hành một tựa game thực tế ảo Half-life mang tên Half-life: Alyx, trò chơi này lấy bối cảnh giữa các sự kiện của Half-Life(hoặc Black Mesa).
Xem thêm Black Mesa (trò chơi)
Xem thêm Half-life: Alyx
Ý kiến phê bình, thành quả
Half-Life nhận được lời khen từ gần như toàn bộ các nhà phê bình cũng như hơn 50 giải "Game of the Year"(tạm dịch: Trò chơi của năm). Nhà phê bình Jeff Green của Computer Gaming World nhận xét: "Đây là tựa game bạo lực,nó xứng đáng với cái tên gọi của nó. Half-Life đã trở thành một game kinh điển... Game bắn súng hay nhất kể từ khi có Doom. IGN cho rằng Half-Life là một trong số những game có ảnh hưởng nhất. Gamespot bầu Half-Life là "Video hay nhất mọi thời đại". Game cũng nhận được danh hiệu này trong các cuộc bình chọn của tạp chí PC Gamer trong các số tháng 11/1999, tháng 10/2001, tháng 4/2005. GamesRadar cũng đưa Half-Life vào danh sách "100 game hay nhất mọi thời đại".
Nhiều nhà phê bình nhận xét môi trường giàu tính tương tác và sức hấp dẫn của game mang tính cách mạng. Hot Games nhận xét: "Half-Life là một trải nghiệm vô cùng lôi cuốn khiến các game khác cùng thể loại trở nên kém cỏi và khiến họ cố gắng nhiều hơn".
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến phê bình như ý kiến của The Electric Playground nhận xét rằng: "Quả thật Half-Life mang tới một trải nghiệm rất hấp dẫn, nhưng rằng đó chỉ là nửa đầu game, trò chơi lên tới cao trào quá sớm."
Tới năm 2008, Half-Life đã bán được 9.3 triệu bản. Năm 2008, game được sách Kỷ lục Guinness công nhận là game bắn súng bán chạy nhất mọi thời đại.
Một bộ phim ngắn: Half-Life: Uplink được Cruise Control - một công ty quảng cáo của Anh phát hành vào 15/3/1999. Tuy nhiên, bộ phim đã bị Sierra khiếu nại do vấn đề bản quyền. Một bộ phim ngắn khác lấy cảm hứng từ series game Half-Life có tên Beyond Black Mesa cũng đã được phát hành trên mạng vào ngày 21/1/2011. |
Về ngôn ngữ hay phương ngữ, xem Tiếng Khách Gia.
Khách Gia, hay Hakka, còn gọi là người Hẹ (chữ Hán: 客家; bính âm: kèjiā; nghĩa đen là "nhà khách") là một tộc người Hán có tổ tiên được cho là gốc gác ở khu vực các tỉnh Hà Nam và Sơn Tây ở miền bắc Trung Quốc cách đây 2700 năm. Họ đã di cư xuống phía nam vì bất ổn, loạn lạc và sự xâm lấn ngoại bang từ thời nhà Tấn (265-420). Những cuộc di cư tiếp theo diễn ra vào cuối thời nhà Đường khi Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, vào giữa thời nhà Tống, rồi làn sóng người tị nạn tràn xuống phía nam khi người Nữ Chân chiếm được kinh đô Tống, sau đó là khi nhà Tống bị người Mông Cổ tiêu diệt, rồi khi nhà Minh bị sụp đổ bởi bàn tay người Mãn Châu, tộc người đã tạo lập nên nhà Thanh. Người Khách Gia đã tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.
Hiện nay người Khách Gia tập trung ở các vùng miền Nam Trung Quốc như tỉnh Quảng Đông, tây Phúc Kiến, Giang Tây, nam Hồ Nam, Quảng Tây, nam Quý Châu, đông nam Tứ Xuyên, các đảo Hải Nam và Đài Loan. Tuy có những khác biệt về ngôn ngữ với cư dân xung quanh nhưng người Khách Gia không được coi là một dân tộc riêng biệt mà chỉ được xem là một bộ phận của người Hán. Ban đầu, người dân địa phương tưởng họ không phải là người Hán nhưng những nghiên cứu về phả hệ đã cho thấy người Khách Gia cũng có tổ tiên chung với dân địa phương. Tại Việt Nam, người Khách Gia còn được gọi là người Hẹ hay người Ngái.
Nguồn gốc tên gọi
Dường như tên gọi "Khách Gia" mới chỉ xuất hiện trong vài thế kỉ gần đây. Thời vua Khang Hi, vùng ven biển phía Nam thường xuyên bất ổn vì sự quấy phá và gây hấn của những người thuộc phong trào "Phản Thanh phục Minh". Tới khi dẹp tan phong trào này, Khang Hi thi hành các chính sách khuyến khích người dân tại các vùng này tái định cư như cấp phát tiền bạc và một số hỗ trợ khác. Dân bản địa đương nhiên là bất bình với những làn sóng di dân dồn dập tới vùng đất của họ.Vùng ven biển Hoa Nam vốn không màu mỡ và rộng rãi như vùng đồng bằng Hoa Trung, nhưng điều đó không ngăn cản những cư dân bản địa chống đối mạnh mẽ và quyết liệt những nhóm dân mới tới. Những di dân này bị đẩy tới rìa của những vùng đất màu mỡ, thậm chí bị đẩy lên các vùng trung du và miền núi. Cái tên "Khách hộ" (客戶, kèhù) có thể được sử dụng như một lối gọi mang tính miệt thị, nhưng chủ yếu và rõ ràng hơn, nó mang tính chỉ định những di dân mới, kèm theo một "thông điệp" rõ ràng về quan hệ "người mới-người cũ", "chủ-khách".
Dần dà, với sự ổn định đời sống và chính trị trong suốt một thế kỉ từ đời Khang Hi cho tới đời Càn Long, quan niệm chống đối và phân biệt giữa những nhóm dân cư cũ-mới đã dịu đi nhiều. Bản thân những con cháu của những người di dân đã chấp nhận cái tên "Khách Gia" vốn được coi như một sự phân biệt để gọi mình. Cho tới thời điểm đó, người Khách Gia vẫn còn giữ được những điểm rất độc đáo và đặc sắc trong lối sống và văn hóa của họ. Thí dụ, một người Khách Gia khi nhổ cỏ cho lúa vẫn không nhoài người xuống đất, dẫu cho như vậy sẽ khiến họ làm việc dễ dàng hơn, vì theo quan niệm của họ, đã là một người Khách Gia có tự trọng thì không được quỳ trên đất của người Mãn Thanh.
Lịch sử
Người di cư ở Trung Quốc được gọi là Khách Gia (người từ nơi khác đến) và ban đầu không có người cụ thể nào được gọi là Khách Gia. Khu vực sông Hoàng Hà phía bắc là quê hương của người Khách Gia.
Thời Đông Chu, người Khách Gia đã phát triển và sinh sống ở nhiều địa phương thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Đến thế kỷ thứ 3 Công Nguyên, họ sinh sống tập trung ở hai tỉnh Sơn Tây và Hà Nam. Sau đó, do biến loạn, họ có 5 đợt di cư lớn, dần dần chuyển dịch xuống miền Trung và cuối cùng là sinh sống ở miền Nam Trung Quốc.
1. Vào niên hiệu Vĩnh Gia thứ 5 (năm 311) thời Tây Tấn, do tỵ nạn Ngũ Hồ chiến loạn (Hung Nô, Tiên Ti, Yết, Đê, Khương), người Khách gia bắt đầu di cư xuống miền Nam. Từ lưu vực sông Hoàng Hà, họ chuyển xuống sinh sống ở hai bên bờ Nam và Bắc Trường Giang. Tập trung nhiều nhất là ở hai tỉnh An Huy và Giang Tây. Tại Giang Tây, người Khách gia đã dung hợp nền văn hóa cổ của họ ở phương Bắc với văn hóa Mân Việt để hình thành một nét sinh hoạt và văn hóa đặc thù trong lòng dân tộc Hán.
2. Cuối thời nhà Đường, do cuộc nổi loạn của An Lộc Sơn, Sử Tư Minh và Hoàng Sào, người Khách gia lại tiếp tục di chuyển xuống miền Nam. Lúc này, những người Khách gia còn sinh sống ở Hà Nam cùng với những người Khách gia ở An Huy đã dời về miền Trung và Nam của tỉnh Giang Tây. Những người đang ở Giang Tây thì chuyển về ở tại vùng đất phía Tây tỉnh Phúc Kiến.
3. Đợt di cư thứ ba là vào thời Nam Tống. Do sự xâm nhập của quân Kim và Nguyên vào Trung nguyên, người Khách gia lại tràn xuống miền Nam tỉnh Phúc Kiến và cả vùng đất phía Bắc cũng như Đông Bắc tỉnh Quảng Đông. Một số ít tìm đến Quý Châu để sinh sống.
4. Lúc nhà Thanh vừa xâm chiếm Trung Quốc, người Khách gia lại có đợt di chuyển thứ tư. Một bộ phận người Khách gia trở ngược lên cư trú ở vùng Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên. Một số khác đang sinh sống ở vùng biển của tỉnh Phúc Kiến và Sán Đầu (thuộc tỉnh Quảng Đông), đã vượt biển đến phía Nam đảo Đài Loan. Sau đó họ dần dần phát triển lên miền Trung và miền Bắc của Đài Loan. Một số ít đã sang Việt Nam sinh sống. Ngoài ra, vào năm 1777, người Khách gia tên La Phương Bá đã đi đến miền Tây Nam Borneo để khai khẩn và xây dựng một địa phương tự trị theo thể chế cộng hòa. Hơn một trăm năm sau, miền đất này bị người Hà Lan thôn tính.
5. Đợt di cư thứ năm và cũng là cuối cùng của người Khách gia ở vào thời kỳ Đồng Trị nhà Thanh. Sau cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn (Thủ lĩnh Thái Bình Thiên Quốc) bị thất bại, nhiều người Khách gia đã chuyển đến đảo Hải Nam rồi lan ra cư trú khắp đảo.Một số lớn lại chọn phương thức viễn du Hải ngoại. Họ đi đến hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á rồi sang Ấn Độ (Calcutta, New Delhi và Darjeeling), Châu Phi (chủ yếu là ở Nam Phi). Một số khác lại theo thương thuyền đến cư trú ở các quần đảo thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tại Châu Âu, họ sinh sống chủ yếu ở nước Anh (Liverpool) và Hà Lan (Hague, Rotterdam). Cuối cùng, người Khách gia cũng có mặt ở Úc (Sydney và Melbourne) và Châu Mỹ (Canada, Mỹ và Honolulu, Cuba, México, Panama, Brasil, Argentina, Peru, Jamaica, Guyana). Đây là thời kỳ xuất dương lớn nhất của người Khách gia Trung Quốc.
Do hoàn cảnh lịch sử cộng với bản tính hiền lành, ghét chiến tranh, người Khách gia đã dần dần dịch chuyển từ miền Bắc Trung Quốc xuống tận miền Nam. Trên bước đường di cư, để phân biệt với người dân địa phương, họ đã khiêm xưng hoặc được người bản địa gọi là Khách gia. Qua hơn 4000 năm lịch sử, người Khách gia vẫn bảo tồn rất nhiều cổ âm phương Bắc trong ngôn ngữ của họ (Trong 8 phương ngôn được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, số người sử dụng ngôn ngữ Khách gia đứng hàng thứ năm, chiếm 4% dân số).
Ở Việt Nam, người Khách gia không rõ vì sao mà có tên gọi "người Hẹ". Có thể là những người đầu tiên đến cư trú ở Việt Nam, trong khi tiếp xúc với người bản địa, do cách giải thích không rõ ràng về nguồn gốc (không rành tiếng Việt) hoặc do người Việt nghe không hiểu và không rõ, đã lấy nguồn gốc hình thành từ thời nhà Hạ biến âm thành "Hẹ" (giống như "Xa" biến thành "Xe", "Trà" biến thành "Chè", "Ma" biến thành "Mè", mùa "Hạ" biến thành mùa "Hè"…). Cũng có thể là do cách phát âm chữ "Khách", trong "Khách gia", đọc theo giọng Quảng Đông và Hẹ đều là Hak (âm tiếng Việt đọc là Hat, giọng ngang không dấu) đã biến thành "Hẹ" (giống như người Triều Châu bị biến thành "Tiều").
Có một vấn đề quan trọng không kém. Sau khi nhà Nguyễn ban hành qui chế thành lập các Bang Hoa Kiều, người Hoa sinh sống ở Việt Nam có tất cả là 7 bang: Quảng Triệu (còn gọi là Bang Quảng Đông), Khách gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. Trụ sở của 7 Bang (giống như Văn phòng Đại diện) thường được gọi là "Thất Phủ công sở" hoặc "Thất Phủ hội quán". Sau khi thực dân Pháp chiếm và ổn định Nam kỳ, tháng 1 năm 1885, họ ra lệnh sáp nhập Bang Phước Châu vào trong Bang Phước Kiến; sáp nhập Bang Quỳnh Châu vào trong Bang Hải Nam. Vì vậy mà từ đó về sau, chúng ta chỉ còn nghe nói đến 5 Bang mà thôi.
Ngoài ra, riêng đối với Bang Khách gia ở Việt Nam thì không chỉ có người Hẹ. Theo lệnh của Thực dân Pháp, những người Trung Quốc sinh sống ở Việt Nam nhưng có nguyên quán (Tổ tịch) không thuộc 4 Bang kia, tất cả đều phải chịu sự quản lý của Bang Khách gia. Vì vậy mà trong Bang Khách gia Việt Nam có những người gốc Giang Tô, Thượng Hải, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam...
Người Khách Gia ở Phúc Kiến
Người Khách Gia ở Phúc Kiến có lối kiến trúc đặc sắc có tên là "thổ lâu" (土樓), theo nghĩa đen là "tòa nhà bằng đất". Bởi lẽ họ là người mới định cư, nên tại đây họ chủ yếu sinh sống trên những vùng bán sơn địa và thường bị trộm cắp quấy phá. Căn nhà của họ thể hiện rõ sự phòng bị trộm cắp này: các ngôi nhà ở nhưng được thiết kế rất chắc chắn và kín kẽ với duy nhất một lối ra vào và không có cửa sổ tại tầng trệt. Lần lượt từ thấp lên cao, các tầng thường có những nhiệm vụ là chỗ ở cho gia súc, gia cầm, chỗ đựng lương thực; từ tầng hai trở lên thì được dùng làm nơi ăn ở cho thành viên trong gia đình.
Người Khách Gia ở Quảng Đông
Ở Quảng Đông, người Khách Gia cư trú chủ yếu ở khu vực phía đông tỉnh này, nhất là ở vùng Hưng - Mai (Hưng Ninh - Mai Huyện). Cũng giống như bà con của họ ở Phúc Kiến, người Khách Gia ở vùng Hưng - Mai đã phát triển các phong cách kiến trúc riêng độc đáo, nổi tiếng nhất là "vi long ốc" (tiếng Hán: 圍龍屋 wéilóngwū) và "tứ giác lâu" (tiếng Hán: 四角樓 sìjǐaolóu).
Người Khách Gia ở bên ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Khách Gia là một trong những nhóm người "di động" nhất trong cộng đồng người Hoa. Họ cư trú ở khắp nơi trên thế giới, từ châu Á cho tới châu Âu, từ châu Phi cho tới châu Mĩ, thậm chí cả Mĩ La Tinh. Tại châu Phi, họ là một cộng đồng mạnh tại Nam Phi, Tahiti thuộc Pháp (còn được gọi là Pháp Đa Đảo), Maritius, ở Mĩ La Tinh, họ tập trung sinh sống và tạo ra cộng đồng mạnh nhất tại Jamaica. Phần lớn di dân Khách Gia tới Anh có quan hệ với Hồng Kông theo nhiều mức độ: phần nhiều họ sang Anh qua ngả Hồng Kông sau khi đã tới Hồng Kông làm việc và kiếm sống một thời gian hoặc ngắn hoặc dài; một phần khác đã chuyển tới Hồng Kông sinh sống ngay từ khi Hồng Kông bắt đầu trở thành đất của người Anh, nghĩa là bố mẹ của một số người Khách Gia di cư sang Anh đã được sinh ra và lớn lên, hay ít nhất là kiếm sống và trưởng thành trên chính Hồng Kông.
Giống như đa số di dân Trung Hoa khác, cộng đồng Khách Gia lớn nhất vẫn là tại Đông Nam Á, tại Mã Lai, Singapore, Indonesia, Tây Borneo, Thái Lan. Trong một số thời đoạn gần đây, chủ yếu là từ khi Indonesia xâm chiếm và biến Đông Timo thành tỉnh thứ 27 của mình, phần lớn người Khách Gia cũng như các cộng đồng Hoa kiều khác đã rời khỏi Đông Timo. Theo một số tài liệu thì sau khi rời khỏi Đông Timo, phần lớn những người này đã cố gắng tái định cư tại Úc bằng nhiều phương pháp, kể cả bằng việc nhập cư lậu.
Nhìn trên bình diện chung thì người Khách Gia hải ngoại không thành công bằng những người di dân Trung Hoa có gốc gác Phúc Kiến và một phần nào đó là những người có gốc Quảng Đông.
Tại đảo Đài Loan, người Khách Gia chiếm 15% trên tổng số 22,9 triệu dân (xem thêm Đài Loan nhân khẩu học). Trong những thời đoạn của thế kỉ 18, 19 đã có một số va chạm vũ lực giữa người Khách Gia và người Hoklo, phần là do mâu thuẫn kinh tế, phần là do mâu thuẫn chính trị. Sơ khởi của những mâu thuẫn này là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa hai cộng đồng. Tuy vậy, nhìn chung thì vẫn có những mối quan hệ cá nhân giữa hai nhóm người này. Điều này thể hiện ngay trong cách xưng hô của hai tộc người. Ví dụ như, trong tiếng Khách Gia, chữ "cô gái Hoklo", "ho-ló-mà", vừa mang nghĩa là "cô chủ", vừa mang nghĩa "cô em" hoặc bỡn cợt hơn, "cô ả, nhân tình". Còn trong tiếng Hoklo, chữ "keh-kia", chỉ một anh chàng Khách Gia có nghĩa là "anh chàng đối tác của chị em". Trong khi đó, người Khách Gia ở Việt Nam gọi là người Ngái.
Những người Khách Gia nổi tiếng
Người Khách Gia đã có một ảnh hưởng khác thường lên tiến trình lịch sử của Trung Quốc và của cộng đồng người Hoa hải ngoại, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo chính trị và cách mạng. Điều này vẫn tiếp tục đúng trong lịch sử hiện đại khi mà một vài nhà lãnh đạo tiếng tăm nhất là người Khách Gia.
Vào những năm 1980-1990, ba đất nước tại châu Á có đồng thời ba lãnh tụ hàng đầu là người Khách Gia: Đặng Tiểu Bình của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lý Đăng Huy của Trung Hoa Dân Quốc và Lý Quang Diệu của Singapore.
Tuy nhiên, Benjamin Yang, trong cuốn tiểu sử về Đặng Tiểu Bình xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997, bác bỏ nguồn gốc Khách gia của Đặng Tiểu Bình (Benjamin Yang, Deng - A political biopgraphy, M.E. Sharpe, New York 1997, p. 290, chú thích 2 của chương 2).
Các nhà cách mạng và các chính trị gia
Phùng Vân Sơn, Nam Vương
Dương Tú Thanh, Đông Vương
Thạch Đạt Khai (huyện Quý 貴縣, Quảng Tây), Dực Vương
Lý Tú Thành (huyện Đằng 藤縣, Quảng Tây), Trung Vương
Trần Ngọc Thành, Anh Vương
Hồng Nhân Can, Can Vương (Thừa tướng)
Gia tộc họ Tống
Ba chị em họ Tống
Tống Ái Linh (1890-1973; Thượng Hải), vợ Khổng Tường Hy
Tống Khánh Linh (1893-1981; Côn Sơn, Giang Tô), vợ Tôn Dật Tiên
Tống Mỹ Linh (1898-2003; Văn Xương, Hải Nam), vợ Tưởng Giới Thạch
Tống Tử Văn (1894-1971; Thượng Hải), thương gia và chính khách Trung Hoa Dân Quốc
Tống Gia Thụ (Hải Nam) doanh nhân và nhà cách mạng Trung Quốc
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Trương Quốc Đào (1897-1979; Bình Hương, Giang Tây), thành viên sáng lập, từng là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chu Đức (1896-1976; Nghi Lũng, Tứ Xuyên), Tổng tư lệnh, một trong những người sáng lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
Hồ Diệu Bang (1915-89; Hồ Nam), cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc
Diệp Kiếm Anh (1897-1986; Mai huyện, Quảng Đông), Nguyên soái Trung Quốc
Tăng Khánh Hồng (1939-, Cát An, Giang Tây), cựu Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Đặng Tiểu Bình (1904-1997; Quảng An, Tứ Xuyên), cố lãnh đạo tối cao của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
Diệp Tuyển Bình (Mai Huyện, Quảng Đông), cựu tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Trương Chấn (1914-2015; Bình Giang, Hồ Nam), cố phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc
Tạ Phi, cựu tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Hoàng Hoa Hoa, cựu tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
Quách Thanh Côn, bộ trưởng bộ Công An Trung Quốc
Phó Liên Chương (Trường Đinh, Phúc Kiến), bộ trưởng Bộ Y Tế
Hà Lập Phong (Hưng Ninh, Quảng Đông; sinh tại Vĩnh Định, Phúc Kiến), phó thủ tướng
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Lý Đăng Huy (1923-; huyện Vĩnh Định, Phúc Kiến; sinh tại Đài Loan), cựu Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Trần Thủy Biển (1950-; huyện Triều An, Phúc Kiến; sinh tại Đài Loan), cựu kim Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
Diệp Cúc Lan (1949-; sinh tại Đài Loan), đương kim Phó Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc
Hứa Tín Lương (1941-), lãnh đạo đối lập ở Đài Loan, nhà đồng sáng lập, cựu Chủ tịch của Đảng Tiến bộ Dân chủ Đài Loan
Thái Anh Văn (1956-; huyện Bình Đông, Đài Loan), tổng thống Trung Hoa Dân Quốc nhiệm kì 2016-2020
Hải ngoại
Lý Quang Diệu (1923-; Đại Bộ, Quảng Đông; sinh tại Singapore), sáng lập gia và lãnh tụ của Singapore hiện đại
Lý Hiển Long (1952-, Đại Bộ, Quảng Đông; sinh tại Singapore), đương kim Thủ tướng Singapore
Hồ Tứ Đạo (胡赐道) 1926-, huyện Vĩnh Định, Phúc Kiến; sinh tại Singapore), cựu Bộ trưởng Tài chính Singapore
Dương Bang Hiếu (Đại Bộ, Quảng Đông; sinh tại Malaysia), cựu Tổng trưởng Tư pháp Singapore
Ngũ Băng Chi (tên khai sinh 伍冰枝), cựu Toàn quyền Canada (sinh tại Hồng Kông)
Thaksin Shinawatra (丘達新), cựu Thủ tướng Thái Lan (sinh tại Thái Lan).
Abhisit Vejjajiva, cựu Thủ tướng Thái Lan sinh tại Newcastle (Anh), họ của ông là người Khách Gia đến Thái Lan từ Việt Nam, tên họ trong tiếng Việt là Viên.
Yingluck Shinawatra, em gái của Thaksin Shinawatra. Bà không chỉ là một doanh nhân nổi tiếng mà còn là vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Theo giới truyền thông Trung Quốc, tổ tiên của bà Yingluck Shinawatra phát tích từ huyện Phong Thuận thành phố Mai Châu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Văn sĩ
Quách Mạt Nhược (1892-1978; Lạc Sơn, Tứ Xuyên), văn sĩ Trung Hoa nổi tiếng, từng là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Hàn Tố Âm (1917-; Tín Dương, Hà Nam), tác giả đương đại của Trung Hoa
La Hương Lâm (羅香林) (Hưng Ninh, Quảng Đông), một trong những học giả lớn nhất về văn hóa và ngôn ngữ Khách Gia
Nghệ sĩ
Lâm Phong Miên (1900 - 1991; Mai Châu, Quảng Đông), tiếng Khách Gia gọi là Lim Foong Min, là họa sĩ kết hợp nhuần nhuyễn kỹ thuật hội họa phương Tây với hội họa Trung Quốc.
Lý Thoại Long (1941 -) Quảng Đông, là họa sĩ sơn dầu với kỹ thuật hội họa Pháp và thủy mặc hội họa Trung Quốc.
Doanh nhân
Dương Khôn, sáng lập viên của Hoàng gia Selangor, nhà sản xuất các sản phẩm từ thiếc lớn nhất thế giới
Hồ Văn Hổ (胡文虎) và Hồ Văn Báo (胡文豹) (huyện Vĩnh Định 永定縣, Phúc Kiến; sinh tại Myanmar)
Trương Bật Sĩ (張弼士) (1840-1916; huyện Đại Bộ 大埔縣, Quảng Đông), đại tài phiệt gốc Hoa ở Đông Nam Á, người được kính trọng và tôn vinh vì những đóng góp cho lợi ích của người Hoa hải ngoại trong suốt giai đoạn cuối triều nhà Thanh và đầu kỉ nguyên Cộng hòa
Tạ Ninh Niên (sinh trưởng tại Malaysia), chủ tịch sáng lập của tập đoàn The Sunway Group of Companies, Malaysia.
Khâu Đức Uy, chủ nhân và sáng lập viên của hệ thống nhà hàng Wagamama, cũng như các nhà hàng Hakkasan và Yauatcha, trong đó Hakkasan và Yauatcha là 2 nhà hàng Trung Hoa tại Anh duy nhất được trao tặng ngôi sao Michelin danh giá
Nghệ sĩ giải trí
Hồng Kông
Trương Quốc Vinh (Mai Huyện, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), ca sĩ và diễn viên Hồng Kông
Chu Nhuận Phát (1955-; Bảo An, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), diễn viên Hồng Kông và Hollywood
Lê Minh (1966-; Mai Huyện, Quảng Đông; sinh tại Bắc Kinh), ca sĩ
Vạn Tử Lương (Bảo An, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), diễn viên
Chung Sở Hồng, diễn viên
Trần Tiểu Xuân (陳小春) (Huệ Dương, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), diễn viên
Tằng Chí Vĩ (曾志偉) (Ngũ Hoa, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), diễn viên
Diệp Lệ Nghi (葉麗儀) (Huệ Dương, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), ca sĩ
Diệp Đức Nhàn (葉德嫻) (Huệ Dương, Quảng Đông; sinh tại Hồng Kông), ca sĩ và diễn viên
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Hầu Hiếu Hiền (1947-; Mai Huyện, Quảng Đông), đạo diễn điện ảnh
Lâm Phụng Kiều, diễn viên, vợ Thành Long
Diệp Thư Hoa, ca sĩ nhóm nhạc (G)I-dle
La Đại Hữu, ca sĩ
S.H.E, nhóm nhạc pop nữ Đài Loan
Điền Phức Chân
Trần Gia Hoa
Nhậm Gia Huyên, ca sĩ
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Hoàng Uyển Thu (Mai Huyện, Quảng Đông), diễn viên chính của bộ phim Trung Hoa kinh điển Chị Ba Lưu
Lưu Tích Quân (Mai Huyện, Quảng Đông, sinh ở Thâm Quyến), ca sĩ nổi tiếng, được biết đến với bài hát Em rất vui vẻ
Singapore
Phạm Văn Phương, diễn viên, ca sĩ và người mẫu
Lý Bỉnh Văn, nhạc sĩ
Bành Diệu Thuận, diễn viên
Trương Ngọc Hoa, diễn viên và ca sĩ
Malaysia
Vu Khởi Hiền, ca sĩ
Đới Bội Ni (Hải Phong, Sán Vĩ, Quảng Đông; sinh tại Malaysia), ca sĩ
Trương Trí Thành, ca sĩ
Vương quốc anh
Naomi campbell Siêu mẫu ,diễn viên |
Một chồng giao thức (tiếng Anh: protocol stack) là hình thức cài đặt phần mềm cho một bộ giao thức mạng máy tính (computer networking protocol suite). Hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn. Thực ra, bộ giao thức là định nghĩa của các giao thức còn chồng giao thức là một hình thức xử lý bộ giao thức bằng phần mềm.
Các giao thức trong một bộ thường được thiết kế cho một mục đích duy nhất. Việc phân module này làm cho nhiệm vụ thiết kế và đánh giá dễ dàng hơn. Do mỗi module giao thức thường giao tiếp với hai module khác, chúng thường được hình dung như các tầng trong một chồng các giao thức. Giao thức thấp nhất luôn làm việc với các tương tác vật lý "bậc thấp" với phần cứng. Mỗi tầng cao hơn lại bổ sung thêm tính năng mới. Các ứng dụng người dùng theo thói quen thường chỉ tương tác với các tầng trên cùng. (Xem thêm mô hình OSI.)
Trong cài đặt thực tế, các chồng giao thức thường được chia thành ba phần chính dành cho môi trường truyền dẫn, giao vận, và ứng dụng. Một hệ điều hành cụ thể thường có hai giao diện phần mềm được định nghĩa chặt chẽ, một nằm giữa các tầng môi trường và giao vận, và một nằm giữa các tầng giao vận và các ứng dụng.
Giao diện môi trường-giao vận định nghĩa cách phần mềm giao thức giao vận sử dụng các loại phần cứng và môi trường cụ thể. Ví dụ, giao diện này định nghĩa cách phần mềm giao vận TCP/IP liên lạc với phần cứng Ethernet. Ví dụ về các giao diện này bao gồm ODI và NDIS trong hệ điều hành Microsoft Windows và DOS.
Giao diện ứng dụng-giao vận định nghĩa cách các chương trình ứng dụng sử dụng các tầng giao vận. Ví dụ, giao diện này có thể định nghĩa các một trình duyệt Web nói chuyện với phần mềm giao vận TCP/IP. Ví dụ về các giao diện này bao gồm Berkeley socket và các dòng System V các hệ điều hành Unix, và Winsock các hệ điều hành của Microsoft.
Mô tả bộ giao thức tổng quát
T ~ ~ ~ T
[A] [B]_[C]
Tưởng tượng ba máy tính A, B, và C. A và B đều có thiết bị vô tuyến và có thể liên lạc bằng sóng điện từ theo một giao thức mạng thích hợp, chẳng hạn IEEE 802.11. B và C nối với nhau bằng cáp và trao đổi dữ liệu qua đó theo một giao thức, chẳng hạn Ethernet. Tuy nhiên, cả hai giao thức này đều không thể chuyển thông tin từ A đến C, do hai máy tính này thực chất nằm trên hai mạng khác nhau. Do đó, ta cần một giao thức liên mạng để "kết nối" chúng.
Ta có thể kết hợp hai giao thức để tạo thành giao thức thứ ba dành cho cả việc truyền dữ liệu qua cáp và bằng sóng vô tuyến, nhưng như vậy, ta sẽ cần một siêu-giao thức cho mỗi cặp giao thức có thể. Phướng án tốt hơn là giữ nguyên các giao thức cơ bản và thiết kế một giao thức có thể hoạt động bên trên một giao thức cơ bản bất kỳ. Giao thức IP (Internet Protocol - IP) là một ví dụ. Điều này tạo nên hai chồng, mỗi chồng gồm hai giao thức. Giao thức liên mạng sẽ liên lạc với từng giao thức cơ bản bằng ngôn ngữ đơn giản của giao thức đó. Các giao thức cơ bản không trực tiếp nói chuyện với nhau.
Tại máy tính A, một yêu cầu gửi một đoạn dữ liệu tới C sẽ được chấp nhận bởi giao thức phía trên. Nó (bằng cách nào đó) biết rằng có thể gửi tới C qua trung gian B. Do đó, nó lệnh cho giao thức không dây chuyền gói dữ liệu tới B. Tại B, tầng thấp hơn sẽ chuyển gói tin lên cho giao thức liên mạng. Khi nhận ra rằng B không phải là đích cuối cùng, giao thức liên mạng sẽ lại gọi các chức năng mức thấp. Lần này, giao thức cáp được sử dụng để gửi dữ liệu đến C. Tại đó, gói tin lại được chuyển lên cho giao thức phía trên. Do C là đích cuối cùng nên nó chuyển tiếp lên trên. Thông thường, một giao thức bậc cao hơn nằm trên giao thức liên mạng sẽ tiếp tục xử lý gói tin.
Dưới đây là một chồng giao thức thường dùng:
+- - - - - -+
| HTTP |
+- - - - - -+
| TCP |
+- - - - - -+
| IP |
+- - - - - -+
| Ethernet |
+- - - - - -+ |
Erich von Däniken (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1935 ở Zofingen, Thụy Sĩ) là một tác giả ưa thích tranh luận, nổi tiếng với các nghiên cứu về vấn đề các sinh vật ngoài Trái Đất đã có ảnh hưởng đến văn hóa loài người từ thời tiền sử. Ông cũng là một người quan trọng trong việc truyền bá giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa. Sách của ông được dịch ra 32 thứ tiếng và với tổng số lượng xuất bản là 62 triệu quyển sách được bán ông là một trong những tác giả thành công nhất trong lãnh vực khoa học giả tạo (pseudo-science) bên cạnh Charles Berlitz.
Tác phẩm
Tác phẩm được dịch ra tiếng Anh
Chariots of the Gods? (Erinnerungen an die Zukunft) (1968)
Gods from Outer Space (1970)
The Gold of the Gods (1972)
In Search of Ancient Gods (1973)
Miracles of the Gods (1974)
Signs of the Gods (1979)
Pathways to the Gods (1981)
The Eyes of the Sphinx (1996)
The Return of the Gods - Evidence of Extraterrestrial Visitations. (1997)
Odyssey of the Gods - An Alien History of Ancient Greece. (2000)
Nguyên bản tiếng Đức
Erinnerungen an die Zukunft, 1968, ISBN 3-404-60274-9
Zurück zu den Sternen, 1969. Econ, 1986, ISBN 3-430-11986-3
Aussaat und Kosmos, 1972, ISBN 3-426-03384-4
Meine Welt in Bildern, 1973, ISBN 3-426-03404-2
Erscheinungen, 1974, ISBN 3-453-04434-7
Beweise, 1977, ISBN 3-453-00907-X
Erich von Däniken im Kreuzverhör, 1978
Prophet der Vergangenheit, 1979, ISBN 3-453-05230-7
Reise nach Kiribati, 1981
Strategie der Götter, 1982
Der Tag an dem die Götter kamen, 1984
Habe ich mich geirrt?, 1985
Wir alle sind Kinder der Götter, 1987
Die Augen der Sphinx, 1989
Kosmische Spuren, 1989
Die Spuren der Außeridischen, 1990
Die Steinzeit war ganz anders, 1991
Außerirdische in Ägypten, 1991
Die Rätsel im alten Europa, 1991
Der Götter-Schock, 1992
Neue kosmische Spuren, 1992
Raumfahrt im Altertum, 1993
Das Erbe von Kukulkan, 1993
Auf den Spuren der Allmächtigen, 1993
Fremde aus dem All, Kosmische Spuren: neue Funde, Entdeckungen, Phänomene, 1995
Der jüngste Tag hat längst begonnen - die Messiaserwartung und die Außerirdischen, 1995
Botschaften und Zeichen aus dem Universum, 1996
Das Erbe der Götter, 1997
Zeichen für die Ewigkeit - das Rätsel Nazca, 1997
Im Namen von Zeus, 1999
Die Götter waren Astronauten, 2001, ISBN 3-570-00031-1
Jäger verlorenen Wissens, 2003, ISBN 3-9302-1969-7
Geheimnisse versunkener Welten, 2003 (Hörbuch Moderiert von Rainer Holbe) |
Hiệp hội địa lý Quốc gia hay Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: National Geographic Society, viết tắt NGS) là một hiệp hội tư nhân, được thành lập ngày 27 tháng 1 năm 1888, bởi 33 thành viên với mong muốn "thành lập một hiệp hội nhằm nâng cao và phổ biến kiến thức địa lý".
Tạp chí National Geographic
Tạp chí National Geographic, với ấn bản lần đầu tiên ra mắt chín tháng sau khi hội được thành lập. Tạp chí này đã trở thành một trong những tạp chí nổi trên tiếng giới. Thiết kế trình bày của tạp chí có khung viền vàng đặc trưng trên bìa ngoài. Ký hiệu khung vàng này đã được đăng ký là nhãn hiệu riêng cho National Geographic.
Tạp chí cho ra 12 ấn bản một năm (mỗi tháng một số) và ít nhất 4 phụ bản địa đồ. Ngoài ra tạp chí còn đôi có những đặc bản chuyên đề. Với nhiều chủ đề nổi tiếng về phong cảnh và lịch sử hầu hết mọi nơi xa gần trên thế giới, National Geographic có vị trí là tạp chí thượng đẳng về nhiếp ảnh cũng như bài vở. Vì đòi hỏi tiêu chuẩn cao, hình ảnh phóng sự của tạp chí này được sánh với những ấn phẩm cao nhất về nghệ thuật cũng như kỹ thuật trên thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ 20 khi kỹ thuật còn kém, National Geographic đã in hình màu.
Tạp chí còn được biết đến nhiều vì những phụ bản địa đồ chi tiết. Các tài liệu lưu trữ của hội thậm chí còn được chính phủ Mỹ sử dụng, khi mà khả năng vẽ bản đồ của chính phủ còn hạn chế. Năm 2001, Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ phát hành một bộ tám đĩa CD-ROM ghi chi tiết tất cả các tấm bản đồ từ năm 1888 tới năm 2000. Độc giả của tạp chí thường giữ lại các số báo cũ để cả gia đình cùng xem.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, tạp chí luôn cố gắng có mặt khắp nơi để phản ánh cục diện các quốc gia. Tạp chí có các bài về Berlin, Liên bang Xô Viết, và Trung Quốc Cộng sản, cố giữ vị trí trung lập chính trị và tập trung vào văn hóa. Trong phần tin về cuộc chạy đua khoa học vũ trụ, National Geographic tập trung vào các thành tựu khoa học.
National Geographic hiện có 32 phiên bản dùng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Tổng số phát hành hàng tháng là gần chín triệu số báo với hơn 50 triệu độc giả.
Kênh National Geographic
Ngoài ra, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ còn sản xuất hệ thống truyền hình phim tài liệu National Geographic Channel. |
Nguyễn Hải Thần (chữ Hán: 阮海臣; 1869 – 1959), người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.
Tiểu sử
Nguyễn Hải Thần có nguyên danh Võ Hải Thu (武海秋), bí danh Nguyễn Cẩm Giang, Nguyễn Bá Tú, sinh quán làng Đại Từ, thời Pháp thuộc là xã Đại Từ tổng Khương Đình huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông (trước thế kỷ 19 là thôn Đại từ xã Linh Đường tổng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (thời 1831-1883 nhà Nguyễn là tỉnh Hà Nội)) xứ Bắc Kỳ, (nay là khoảng phố Đại Từ phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Bắc Bộ). Thuở nhỏ ông học chữ Hán. Đỗ Tú tài (sách Khoa cử Việt Nam: Tú tài triều Nguyễn), ông tên thật là Nguyễn Cẩm Giang, tên khác là Vũ Hải Thu thường gọi "ông Tú Đại Từ” (sách Khoa cử Việt Nam: Tú tài triều Nguyễn). Hưởng ứng phong trào Đông du ông theo Phan Bội Châu sang Nhật Bản hoạt động chống Pháp, hoạt động trong Việt Nam Quang phục Hội (1912-1924). Ông đã học tại trường Chấn Vũ (Tokyo, Nhật Bản). Nguyễn Hải Thần được đưa vào Trường Võ bị Hoàng Phố và trở thành giảng viên môn chính trị tại trường này. Ông còn nổi tiếng với nghề thầy bói.
Khoảng năm 1912–1913, Nguyễn Hải Thần về nước mưu sát Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut nhưng không thành, ông quay trở lại Trung Quốc.
Ngày 13 tháng 3 năm 1915, Nguyễn Hải Thần cùng Hoàng Trọng Mậu và Phan Sào Nam mộ quân từ Quảng Tây (Trung Quốc) đánh đồn Tà Lùng, Cao Bằng. Sự việc cũng thất bại.
Năm 1927, Nguyễn Hải Thần lãnh đạo đảng "Việt Nam toàn quốc cách mạng" ở Quảng Đông (Trung Quốc).
Năm 1936, Nguyễn Hải Thần được Hồ Học Lãm, một nhà yêu nước đang làm võ quan trong quân đội Tưởng Giới Thạch, mời lên Nam Kinh tham gia thành lập Việt Nam Độc lập Vận động Đồng minh Hội, hay còn gọi là Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội.
Năm 1940, ông cộng tác với lực lượng Việt Nam Kiến quốc quân của Trần Trung Lập tấn công Pháp ở Đồng Đăng, Lạng Sơn gần biên giới Trung–Việt.
Khoảng năm 1940 ông cùng Lý Đông A lập Đảng Duy dân. Năm 1941, Nguyễn Hải Thần hoạt động ở Tĩnh Tây, (Quảng Tây, Trung Quốc).
Tháng 10 năm 1942 tại Liễu Châu (Trung Hoa), Nguyễn Hải Thần cùng với Nghiêm Kế Tổ, Vũ Hồng Khanh, Nông Kinh Du,... sáng lập Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, gọi tắt là Việt Cách.
Ngày 20/8/1945, Việt Cách về nước theo 200.000 quân Trung Hoa Dân quốc do tướng Lư Hán chỉ huy sang với danh nghĩa giải giới quân đội Nhật. Theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hải Thần cho người đi rải truyền đơn ở Hà Nội, dùng loa phóng thanh tuyên truyền Việt Minh là độc tài và ngồi trên xe ô tô con, trên nóc xe có hai lính gác nằm với khẩu trung liên, hai lính khác ngồi phía trước cầm tiểu liên đi thị uy trên đường phố Hà Nội.
Ngày 30/9/1945, Nguyễn Hải Thần dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Tiêu Văn để thảo luận về việc loại bỏ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đàn áp Đảng Cộng sản Đông Dương. Tiêu Văn tỏ ra không ủng hộ ý định của Nguyễn Hải Thần. Cuối tháng 10/1945, bảy đảng viên Việt Cách dưới quyền Nguyễn Hải Thần ký bản "Đoàn kết tinh thần" với Việt Minh theo đó Việt Cách sẽ liên kết với Việt Minh chống lại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ nền độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên sau đó nhiều người chối bỏ họ đã ký bản "Đoàn kết tinh thần". Nguyễn Hải Thần công khai bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Nam. Hàng loạt vụ đụng độ giữa Việt Minh và Việt Cách xảy ra khiến công chúng bị sốc và làm các chỉ huy quân đội Trung Hoa Dân quốc tại miền Bắc Việt Nam khó chịu. Tiêu Văn gây sức ép lên tất cả các bên để buộc họ thành lập chính phủ liên hiệp. Tại phiên họp ngày 27 tháng 9 năm 1945, Hội đồng Chính phủ đã bàn bạc và nhất trí để Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ. Ngày 23 tháng 10, Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần ký thỏa ước chấp nhận hai bên đoàn kết và hợp tác, nhưng sau đó ít ngày thỏa thuận trên bị bãi bỏ.
Ngày 23/12/1945, Tướng Tiêu Văn tổ chức một cuộc họp hòa giải các bên để thành lập chính phủ liên hiệp. Tại cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đề nghị Hồ Chí Minh hợp tác với Việt Quốc, Việt Cách thành lập một chính phủ bao gồm thành viên của Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh và các đảng phái nhỏ khác. Nguyễn Hải Thần sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh làm Phó Chủ tịch. Việt Quốc, Việt Cách, Việt Minh, mỗi đảng nắm giữ 1/4 số ghế Bộ trưởng trong Chính phủ; 1/4 còn lại do các đảng phái nhỏ nắm. Như vậy Việt Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ nhận được sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc chống lại cố gắng của Pháp tái chiếm Việt Nam. Điều làm Quốc dân Đảng Trung Hoa lo sợ nhất là Hồ Chí Minh từng là nhân viên của Quốc tế Cộng sản và Việt Minh có khuynh hướng cộng sản. Trước đó, Pháp cũng đã họp với Nguyễn Hải Thần và cho biết Pháp sẽ thực hiện Bản Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 và công nhận một chính phủ của người Việt Nam nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp với điều kiện chính phủ đó không do người cộng sản lãnh đạo. Cuối cùng các bên đạt được một thỏa thuận được tuyên bố là mang tính pháp lý (viết bằng chữ Hán) theo đó các ghế bộ trưởng trong chính phủ sẽ phân chia như sau: Việt Minh 2 bộ trưởng, Đảng Dân chủ Việt Nam (cũng tham gia Việt Minh) 2 bộ trưởng, Việt Quốc 2 bộ trưởng, Việt Cách 2 bộ trưởng, phi đảng phái 2 bộ trưởng. Thỏa thuận này không sử dụng tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì Việt Quốc không đồng ý với tên này. Cuộc bầu cử quốc hội được hoãn 2 tuần. Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần chấp nhận để Hồ Chí Minh tiếp tục làm chủ tịch nước lâm thời. Quốc hội sẽ quyết định quốc kỳ và quốc huy. Hai đảng này cũng không được tham gia vào cơ quan chỉ huy và tham mưu của quân đội. Việt Quốc sẽ được 50 ghế còn Việt Cách 20 ghế trong Quốc hội mà không phải tranh cử. Điều này khẳng định với nhiều người rằng 2 đảng phái này không có khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại địa phương.
Đầu năm 1946 Việt Cách tham gia Quốc hội Liên hiệp và Chính phủ Liên hiệp của Việt Minh. Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ tịch trong Chính phủ Liên hiệp này, đồng thời là đại biểu Quốc hội đặc cách không qua bầu cử của nhóm Việt Cách.
Tháng 7 năm 1946, khi tranh chấp giữa Việt Minh và các phe phái đối lập xảy ra, Việt Minh tấn công lực lượng của Việt Cách. Nguyễn Hải Thần phải sang Hồng Kông lưu vong. Năm 1947 ông cưới vợ thứ người Hoa tên Hao Hai Le.
Nguyễn Hải Thần mất năm 1959 tại Hồng Kông thuộc Anh, nay là Đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Trung Quốc. |
Trần Văn Trung có thể là một trong các nhân vật sau:
Thượng thư Trần Văn Trung, cha chồng của Thuận Chính Công chúa Thanh Đề
Phạm Xuân Ẩn, Thiếu tướng tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, bí danh Trần Văn Trung hoặc Hai Trung.
Trần Văn Trung, Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Phanxicô Trần Văn Trung (1825), Thánh tử đạo Việt Nam.
Trần Văn Trung, sinh năm 1961, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam |
Diễn viên là người nghệ sĩ biểu diễn, trình bày một vai diễn nhất định. Diễn viên có thể biểu diễn tại nhà hát, trong phim, trên tivi, đài phát thanh... Diễn viên trình bày vai diễn của mình (bằng cách sử dụng giọng nói, cử động và nét mặt... của mình) theo kịch bản đã được viết sẵn hoặc có thể ứng khẩu vai diễn của mình. Phương pháp diễn viên bày tỏ vai diễn của mình tùy thuộc vào thể loại, phong cách và hoàn cảnh của phim. Người diễn viên có thể được mời đi đóng phim, hay trúng tuyển qua những cuộc thi tuyển diễn viên.
Phân loại diễn viên
Diễn viên điện ảnh
Diễn viên truyền hình
Diễn viên kịch (ví dụ như diễn viên chèo, diễn viên cải lương...)
Diễn viên đóng thế
Diễn viên võ thuật
Diễn viên hài
Diễn viên lồng tiếng
Người kể chuyện
Diễn viên múa
Diễn viên xiếc
Diễn viên tạp kỹ
Danh sách các trường đào tạo diễn viên tại Việt Nam
Trường Đào tạo diễn viên Trần Hữu Trang
Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
Trường Cao đẳng Múa
Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh |
Trong tiếng Việt, ho hay Ho có những nghĩa sau:
Ho, sự bật hơi ra trong phổi hay cổ làm thành tiếng.
HO (đọc là Hắc-Ô), viết tắt cho Humanitarian Operation, một chương trình định cư các cựu tù nhân chính trị tại Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Ho là linh hồn trong thần thoại Tsimshian.
Tiếng Ho được nói bởi 1.077.000 người ở Ấn Độ.
Ho là thành phố nằm phía đông nam Ghana và là thủ phủ của vùng Volta.
Ho là thành phố của Đan Mạch.
Một cách viết họ Hồ bằng Latinh cải tiến từ tiếng Trung Quốc (胡). Những cách khác bao gồm He, Hu, Wu, và Woo.
Ho là một nguyên tố hóa học Holmi. |
Mạng không dây (tiếng Anh: wireless network) là mạng điện thoại hoặc mạng máy tính sử dụng sóng radio
làm sóng truyền dẫn hay tầng vật lý.
Một mạng không dây là một mạng máy tính sử dụng các kết nối dữ liệu không dây giữa các nút mạng. Mạng không dây được ưa thích bởi các hộ gia đình, các doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh vừa và lớn có nhu cầu kết nối internet nhưng không thông qua quá nhiều cáp chuyển đổi. Các mạng không dây được quản lý bởi hệ thống truyền thông vô tuyến của các nhà mạng. Những hệ thống này thường được đặt tập trung hoặc rời rạc tại những cơ sở lưu trữ của các nhà mạng. Cấu trúc mạng thường được sử dụng là cấu trúc OSI.
Những ví dụ điển hình về mạng không dây là: mạng wifi, mạng 3G, mạng điện thoại di động, mạng bluetooth, mạng nội bộ không dây (WLAN), mạng cảm biến không dây, mạng truyền thông vệ tinh và mạng sóng mặt đất.
Thuật ngữ
mạng MAN không dây (WMAN) - mạng đô thị không dây
mạng LAN không dây (WLAN) - mạng cục bộ không dây
mạng PAN không dây (WPAN) - mạng cá nhân không dây
GSM - Chuẩn toàn cầu cho truyền thông di động số, thông dụng tại hầu hết các nước ngoại trừ Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mạng di động tùy biến (Mobile ad-hoc network)
Wi-Fi - một tập các chuẩn tương thích sản phẩm dành cho các mạng WLAN dựa trên đặc tả IEEE 802.11
Warchalking
Wireless mesh network
Một số viện nghiên cứu
University of California, Berkeley
University of Pennsylvania
Massachusetts Institute of Technology
Helsinki University of Technology
Royal Institute of Technology (Stockholm, Sweden)
Stanford University
Một số hãng sản xuất nổi tiếng về các thiết bị mạng không dây
Thiết bị mạng, thiết bị cầm tay
Nokia
Apple
Samsung
Sony Ericsson
Motorola
Ericsson (chỉ có thiết bị mạng)
Siemens AG
Sony Ericsson (chỉ có thiết bị cầm tay)
Một số cộng đồng
NYCwireless
RedLibre
FreeNetworks
Personal Telco |
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, được thành lập từ năm 1985, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-con từ 1 tháng 1 năm 2006.
Đây là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, song sản xuất và buôn bán thuốc lá là ngành kinh doanh chủ yếu; các ngành kinh doanh khác là chế biến thực phẩm (bánh kẹo, nước tinh khiết, rượu, trà), tài chính-ngân hàng.
Vinataba có 10 công ty con (100% vốn của Vinataba). Tổng công ty còn là cổ đông chi phối của 7 doanh nghiệp khác trong đó có 4 công ty cổ phần, 1 công ty trách nhiệm hữu hạn và 2 công ty liên doanh có vốn nước ngoài. Đáng chú ý là có hai công ty trong số 7 doanh nghiệp này thuộc ngành chế biến bánh, kẹo. Tổng công ty cũng còn là cổ đông của 4 doanh nghiệp khác, trong đó có 1 doanh nghiệp trong ngành chế tạo bao bì (thùng cát tông, giấy nhôm), 1 doanh nghiệp thuộc ngành bảo hiểm và 1 doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng.
Sau đây là danh sách các đơn vị thành viên.
Công ty con
Công ty TNHH 1 thành viên Thuốc lá Sài Gòn
Công ty Thuốc lá Thăng Long
Công ty Thuốc lá Bắc Sơn
Công ty Thuốc lá Thanh Hóa
Công ty Thuốc lá Long An
Công ty Thuốc lá Cửu Long
Công ty Thuốc lá Đồng Tháp
Công ty Thuốc lá An Giang
Công ty Thuốc lá Bến Tre
Công ty TNHH MTV Viện Thuốc Lá
Công ty có phần vốn chi phối của Vinataba
Công ty Thuốc lá Đà Nẵng
Công ty Cổ phần Cát Lợi
Công ty Cổ phần Hòa Việt
Công ty Cổ phần Ngân Sơn
Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Công ty Liên doanh Hải Hà - Kotobuki
Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa
Đơn vị hạch toán phụ thuộc
Công ty Thương mại thuốc lá
Công ty xuất nhập khẩu thuốc lá
Các công ty có vốn hùn của Vinataba
Công ty Liên doanh BAT - Vinataba
Công ty Liên doanh Vina Toyo
Tổng công ty Bảo Minh
Ngân hàng Cổ phần Eximbank |
Brasil (phiên âm Bra-xin hoặc Bra-zin, - "Bra-ziu"), cũng được viết là Brazil theo tiếng Anh, tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil (), là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ. Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích và lớn thứ bảy về dân số với hơn 216 triệu người (số liệu 2023). Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.
Nước này tiếp giáp với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp về phía bắc, Colombia về phía tây bắc, Bolivia và Peru về phía tây, Argentina và Paraguay về phía tây nam và Uruguay về phía nam. Phía đông Brasil là một đường bờ biển dài 7.491 km tiếp giáp với Đại Tây Dương. Lãnh thổ Brasil bao gồm nhiều quần đảo như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz. Brasil tiếp giáp với tất cả các nước ở Nam Mỹ khác trừ Ecuador và Chile.
Brasil là thuộc địa của Bồ Đào Nha từ khi Pedro Álvares Cabral đặt chân đến năm 1500 cho đến năm 1815 khi nước này được nâng lên cho Vương quốc Liên hiệp Bồ Đào Nha, Brasil và Algarve. Liên kết thuộc địa tan vỡ năm 1808 khi thủ đô của Vương quốc Bồ Đào Nha được chuyển từ Lisboa đến Rio de Janeiro sau khi Napoléon xâm lược Bồ Đào Nha. Brasil giành được độc lập từ Bồ Đào Nha vào năm 1822. Đầu tiên là Đế quốc Brasil, sau đó trở thành một nền cộng hòa vào năm 1889 mặc dù cơ quan lập pháp lưỡng viện, bây giờ là Quốc hội, có từ năm 1824, khi hiến pháp đầu tiên được thông qua. Hiến pháp hiện nay xác lập Brasil là một nước cộng hòa liên bang. Liên bang được hình thành bởi liên hiệp của Quận liên bang, 26 bang và 5.564 khu tự quản.
Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ chín trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa và thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế. Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latinh, Tổ chức các bang Ibero–Mỹ, Mercosul, và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, và là một trong bốn nước BRIC. Brasil cũng là nơi có môi trường tự nhiên và hoang dã phong phú và nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn.
Lịch sử
Thời kỳ Tiền Colombo
Những hóa thạch được tìm thấy tại Brazil là bằng chứng về việc con người đã đến định cư tại vùng đất này ít nhất 8000 năm về trước. Tuy nhiên câu hỏi về việc ai là người đầu tiên đến Brazil vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhìn chung các nhà khảo cổ học cho rằng đó là những thợ săn người châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil. Tuy nhiên một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng những cư dân cổ hơn tại Brazil có nguồn gốc gần với người châu Úc và châu Phi bản địa.
Trong khi người da đỏ phía tây dãy núi Andes phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao, tiêu biểu như Đế chế Inca ở Peru thì người da đỏ ở Brazil lại sống theo hình thức bán du mục gồm săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt. Họ không có chữ viết hay xây dựng những công trình kiến trúc quy mô cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn, chủ yếu là qua đồ gốm. Khi người châu Âu tìm ra Brazil, mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ khoảng 1 triệu người. Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brzsil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon.
Thuộc địa Brasil
Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500.
Thời gian đầu, người Bồ Đào Nha không mấy mặn mà với Brasil mà tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Với nguồn tài nguyên và đất đai chưa khai phá hết sức lớn, nhiều nước châu Âu khác như Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha.
Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng đất này: cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ. Sang thế kỷ XVII, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia song thường không thành công.
Đế chế Brazil
Vào năm 1808, để chạy trốn khỏi quân đội Napoléon, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử. Năm 1815, vua João VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brazil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Từ đó, về mặt danh nghĩa thì Brazil không còn là một thuộc địa nữa nhưng quyền nhiếp chính thì vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha. Khi João VI trở về Bồ Đào Nha vào năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brazil. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, trước phong trào đấu tranh của người dân, Pedro đã tuyên bố Brasil ly khai khỏi Bồ Đào Nha ("Độc lập hay là Chết") và thành lập Đế chế Brasil độc lập. Vua Pedro tự phong danh hiệu Hoàng đế Pedro I của Brazil và thường được biết đến với tên gọi Dom Pedro.
Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brazil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, vua Pedro II đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.
Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)
Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brazil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brazil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là São Paulo và Minas Gerais.
Đến cuối thế kỷ XIX, cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho đường mía. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brazil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa.
Thời kỳ này, với tên gọi là "Nền Cộng hòa cũ" kết thúc vào năm 1930 do một cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getúlio Vargas lên chức tổng thống.
Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964)
Getúlio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Ông đã cai trị Brazil như một nhà độc tài với những thời kỳ dân chủ xen kẽ. Sau năm 1930, chính phủ Brasil vẫn tiếp tục thành công trong các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil.
Tổng thống Getúlio Vargas đã cai trị như một nhà độc tài trong hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Ông tiếp tục được bầu làm tổng thống Brazil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getúlio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới - chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brazil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954.
Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getúlio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brazil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasília.
Chế độ độc tài quân sự (1964-1985)
Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Sau cuộc đảo chính, một giai đoạn độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Nền kinh tế Brazil đã đạt được mức tăng trưởng thần kỳ trong giai đoạn cầm quyền của chính phủ quân sự từ năm 1968 đến 1980 (giai đoạn này được đề cập đến bằng cụm từ "Phép màu Brasil). Bộ mặt của đất nước thay đổi nhanh chóng (năm 1960 55% dân số Brasil vẫn còn sống ở nông thôn, đến năm 1980 đã có 67% dân số Brasil sống ở các thành thị ). Giai đoạn tăng trưởng này chỉ chấm dứt vào năm 1979 do tác động của cuộc khủng hoảng giá dầu.
Brazil từ năm 1985 đến nay
Năm 1985, Brazil bắt đầu quay trở lại tiến trình dân chủ. Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống José Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brazil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước.
Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brazil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ.
Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brazil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brazil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực. Năm 2010, Dilma Rousseff trở thành vị tổng thống nữ đầu tiên của Brazil. Tuy nhiên, do sự phẫn nộ và thất vọng tích lũy trong nhiều thập niên bởi tình trạng tham nhũng, sự tàn bạo của cảnh sát, sự thiếu hiệu quả của hệ thống chính trị và dịch vụ công cộng, nhiều cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đã nổ ra ở Brasil ngay từ giữa nhiệm kỳ đầu tiên của Dilma Rousseff Ngày 31 tháng 8 năm 2016, Thượng viện đã bỏ phiếu 61-20 buộc Rousseff về tội vi phạm luật ngân sách và phế truất Dilma Rousseff khỏi chức vụ tổng thống. Bà bị cáo buộc sử dụng trái phép ngân quỹ từ ngân hàng nhà nước để trám vào thâm hụt ngân sách liên bang trong một nỗ lực nhằm tăng cường tỉ lệ ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014..
Michel Temer trở thành Tổng thống Brasil vào ngày 31 tháng 8 năm 2016. Trong năm 2017, Tòa án Tối cao đã yêu cầu điều tra 71 nhà lập pháp Brasil và chín bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Michel Temer với cáo buộc có liên quan đến vụ bê bối tham nhũng Petrobras . Chính Tổng thống Temer cũng bị cáo buộc là có hành vi tham nhũng .
Chính trị
Chính phủ
Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Chính quyền Brasil được chia thành các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả bốn thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang.
Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là ông Jair Bolsonaro, đắc cử năm 2018. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang.
Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do - PFL).
Luật pháp
Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã - Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản (leis orgânicas).
Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.
Quan hệ ngoại giao và quân đội
Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên và trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Trong suốt giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên 1990, các chính phủ Brasil đều tìm cách mở rộng ảnh hưởng của nước này ra tầm quốc tế bằng cách tập trung phát triển kinh tế và có một chính sách ngoại giao độc lập. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác.
Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur)...
Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989.
Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinhh, với tổng quân số là 318.450 quân nhân vào năm 2014 . Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2017 ước tính đạt khoảng 1,4% GDP . Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp Quốc tại nước ngoài.
Phân chia hành chính
Các vùng
Lãnh thổ Brasil được chia thành năm vùng riêng biệt: Bắc, Đông Bắc, Trung Tây, Đông Nam và Nam.
Vùng Bắc chiếm 45,27% lãnh thổ Brasil nhưng lại là vùng có số lượng dân cư thấp nhất. Vùng Bắc có mức độ công nghiệp hóa và phát triển thấp (ngoại trừ Manaus, là nơi có một khu công nghiệp miễn thuế). Đây là nơi có nhiều rừng mưa nhiệt đới xanh tốt và nơi cư trú của một số lượng lớn người da đỏ.
Vùng Đông Bắc chiếm một phần ba dân số Brasil. Vùng này có nền văn hóa đa dạng, bao gồm những ảnh hưởng văn hóa thời thuộc địa Bồ Đào Nha, văn hóa châu Phi và văn hóa thổ dân da đỏ. Đây cũng là vùng nghèo nhất Brasil. Vùng Đông Bắc có mùa khô kéo dài và nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng.
Vùng Trung Tây là vùng có diện tích lớn thứ hai tại Brasil, nhưng mật độ dân số lại thấp. Thủ đô của Brasil - thành phố Brasília, thuộc vùng này. Đây là nơi có đầm lầy Pantanal lớn nhất thế giới và một phần của rừng mưa Amazon nằm ở phía tây bắc. Về khí hậu, vùng này có hai mùa riêng biệt: mùa mưa (từ tháng 10 tới tháng 4) và mùa khô (từ tháng 5 tới tháng 9). Đây cũng là vùng nông nghiệp quan trọng nhất đất nước. Thủ đô Brasília của Brasil nằm tại vùng này, các thành phố lớn khác gồm: Goiânia, Campo Grande và Cuiabá.
Vùng Đông Nam là vùng giàu có tài nguyên và đông dân nhất nước. Riêng dân số vùng này đã lớn hơn dân số của bất kỳ một nước Nam Mỹ nào khác. Đây là nơi có hai thành phố lớn nhất của Brasil: Rio de Janeiro và São Paulo. Cảnh quan vùng này khá đa dạng, với trung tâm thương mại chủ yếu của đất nước là São Paulo, thành phố lịch sử Minas Gerais và bãi biển Rio de Janeiro nổi tiếng.
Vùng Nam là vùng giàu có nhất tại Brasil (tính theo GDP bình quân đầu người), với tiêu chuẩn sống tốt nhất cả nước. Đây cũng là vùng lạnh nhất Brasil, thỉnh thoảng có thể xuất hiện băng giá và tuyết ở một số vùng cao. Vùng này có nhiều người nhập cư Châu Âu sinh sống, chủ yếu là con cháu người Đức, người Ý và người Slav, mang theo những ảnh hưởng rõ rệt về văn hóa quê hương cũ của họ. Các thành phố lớn nhất là Curitiba và Porto Alegre.
Các bang
Brasil được tổ chức theo hình thức liên bang. Các bang của Brasil (estado) có quyền tự tổ chức chính phủ, pháp luật, duy trì an ninh công cộng và thu thuế. Chính phủ bang do một thống đốc bang (governador) đứng đầu, được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Ngoài ra còn có một cơ quan lập pháp riêng của bang (assembléia legislativa).
Brasil gồm 26 bang và 1 quận liên bang (distrito federal), tổng cộng là 27 đơn vị liên bang. Quận liên bang của Brasil bao gồm thủ đô của nước này, Brasília.
Mỗi bang lại được chia thành nhiều hạt (municípios) với hội đồng lập pháp (câmara de vereadores) và một thị trưởng (prefeito) riêng. Các hạt này có quyền tự trị và về mặt hệ thống là độc lập với cả liên bang và chính phủ bang. Một hạt có thể gồm các thị trấn (distritos) khác bên cạnh khu vực, tuy nhiên các khu đô thị tự trị này không có chính phủ riêng biệt.
Tòa án được tổ chức ở mức liên bang và bang bên trong các quận được gọi là comarca. Một comarca có thể gồm nhiều khu đô thị tự trị.
Địa lý
Lãnh thổ và địa hình
Brasil là một quốc gia rộng lớn. Tổng diện tích của nước này là 8.514.876,599 km², chiếm tới một nửa diện tích lục địa Nam Mỹ. Lãnh thổ Brasil tiếp giáp với các quốc gia và vùng lãnh thổ là Argentina, Bolivia, Colombia, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay và Venezuela. Brasil có quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Lãnh thổ nước này trải dài trên 4 múi giờ khác nhau. Brasil còn có một đường bờ biển dài 7367 km tiếp giáp với Đại Tây Dương.
Về địa hình, Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước và đồng thời là con sông dài thứ hai trên thế giới. Lưu vực sông Amazon rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống sông Paraná và phụ lưu của nó, sông Iguaçu, nơi có thác nước Iguaçu nổi tiếng. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, São Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương cũng thuộc chủ quyền của Brasil.
Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên nhìn chung ta có thể chia địa hình của Brasil ra làm hai vùng chính. Phần lớn lãnh thổ ở phía bắc của Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Trong khi đó, phía nam của nước này có địa hình chủ yếu lại là đồi và những vùng núi thấp. Vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương có nhiều dãy núi cao, có độ cao so với mặt nước biển là 2900 m. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana.
Khí hậu
Phần lớn diện tích Brasil nằm trong khoảng từ xích đạo cho đến đường chí tuyến nam. Mặc dù 90% lãnh thổ Brasil nằm trong vùng nhiệt đới nhưng giữa vùng này với vùng khác trên đất nước vẫn có những sự khác biệt khá lớn về khí hậu. Từ bắc xuống nam, khí hậu Brasil chuyển dần từ khí hậu nhiệt đới (giữa chí tuyến nam và xích đạo) cho đến khí hậu cận nhiệt tương đối ôn hòa (nằm dưới chí tuyến nam). Brasil có tổng cộng năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới.
Nhiệt độ trung bình năm quanh đường xích đạo khá cao, trung bình đạt khoảng 25 °C. Tuy nhiên trong những ngày nóng bức nhất của mùa hạ, nhiệt độ tại một số vùng của Brasil có thể lên tới 40 °C. Miền nam Brasil có khí hậu tương đối cận nhiệt đới và có thể có sương giá về mùa đông. Tuyết rơi có thể xảy ra ở những vùng núi cao như Rio Grande do Sul hay Santa Catarina. Lượng mưa tại Brasil nhìn chung tương đối cao, khoảng 1000 đến 1500 mm mỗi năm. Mưa tập trung nhiều hơn tại vùng lòng chảo Amazon nóng ẩm ở phía bắc, nơi lượng mưa có thể lên đến 2000 mm mỗi năm hoặc thậm chí cao hơn. Tuy có một lượng mưa hàng năm lớn như vậy song khu vực này cũng có mùa khô, kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng tùy theo vĩ độ.
Do nằm tại Nam bán cầu nên thời gian các mùa trong năm tại Brasil ngược lại so với các nước Bắc bán cầu. Mùa hạ ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, còn mùa đông lại nằm trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Trên thực tế, ở những vùng nằm gần xích đạo, sự chênh lệch về mùa gần như không đáng kể với khí hậu nóng ẩm quanh năm, trong khi những vùng có khí hậu nhiệt đới thường chỉ có mùa mưa và mùa khô. Tại vùng có khí hậu cận nhiệt ở phía nam, thời tiết chia ra đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Brasil cũng thường phải hứng chịu những trận bão lớn từ Đại Tây Dương đổ vào.
Môi trường
Brasil là quốc gia có độ đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brasil.
Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda... và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này.
Tuy nhiên trong mấy thập kỉ trở lại đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Trước tình hình này, chính phủ Brasil đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Kinh tế
Sở hữu nền nông nghiệp, khai mỏ, gia công và lĩnh vực dịch vụ lớn ở mức độ phát triển cao, cũng như một lực lượng lao động dồi dào, GDP (theo sức mua tương đương) của Brasil vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác, và là nền kinh tế chủ chốt của khối Mercosur. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu chính gồm máy bay, cà phê, xe cộ, đậu nành, quặng sắt, nước cam, thép, dệt may, giày dép và thiết bị điện tử.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới năm 2017, Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám thế giới theo sức mua tương đương. GDP bình quân đầu người (PPP) của Brasil trong năm 2017 là 15,919 USD, xếp hạng thứ 77 trên thế giới. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình với mức độ phát triển rất khác nhau. Đa số các ngành công nghiệp lớn nằm ở phía nam và phía đông nam. Đông Bắc là vùng nghèo nhất Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.
Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinhh. Chiếm một phần ba GDP, các ngành công nghiệp đa dạng của Brasil từ sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Công nghiệp tập trung cao độ ở các thành phố São Paulo, Rio de Janeiro, Campinas, Porto Alegre và Belo Horizonte. Với nền kinh tế phát triển ổn định nhờ Kế hoạch Real, các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ.
Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, công nghiệp dịch vụ tài chính nước này đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ.
Theo bản báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, mức độ thuận lợi trong kinh doanh tại các thành phố nước này rất khác nhau. Thời gian và chi phí để đăng ký tài sản tại các thành phố ở Brasil ở mức tốt. Nhưng dù có những quy định như nhau trên toàn lãnh thổ, thời gian cần thiết để chuyển đổi tài sản vẫn khác biệt nhiều tại từng thành phố.
Dù nền kinh tế Brasil có kích thước và tầm quan trọng lớn trong khu vực, những vấn đề đang ngày càng phát triển như tham nhũng, nghèo đói và mù chữ vẫn là những cản trở lớn cho sự phát triển.
Các vấn đề hiện tại
Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Việc thông qua Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa phương và từ các chính phủ liên bang, dù vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ xã hội.
Trong thời cầm quyền của tổng thống Fernando Henrique Cardoso (1995-2002), chính phủ Brasil đã có nỗ lực nhằm thay thế nền kinh tế chỉ huy nhà nước bằng một nền kinh tế theo định hướng thị trường. Nghị viện đã thông qua nhiều sửa đổi mở đường cho sự tham gia lớn hơn của khu vực tư nhân, và khuyến khích lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. Tới cuối năm 2003, chương trình tư nhân hóa của Brasil, gồm cả việc tư nhân hóa các công ty thép, điện lực, viễn thông đã đạt giá trị hơn 90 tỷ dollar.
Tháng 1 năm 1999, Ngân hàng Trung ương Brasil thông báo rằng nước này sẽ không giữ ổn định tỷ giá đồng real với dollar Mỹ nữa, việc này khiến cho đồng tiền tệ nước này bị mất giá mạnh. Nền kinh tế Brasil tăng trưởng 4,4% năm 2000, giảm xuống còn 1,3% năm 2001.
Năm 2002, những dự đoán rằng ứng cử viên tổng thống nhiều triển vọng Luis Inácio Lula da Silva, sẽ từ chối thanh toán nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin sâu sắc khiến nền kinh tế giảm sút tăng trưởng. Tuy nhiên, khi đã trúng cử Lula tiếp tục theo đuổi các chính sách kinh tế của người tiền nhiệm. Năm 2003, Tổng thống Lula đưa ra một chương trình kinh tế kham khổ bằng cách kiểm soát lạm phát và tìm kiếm thặng dư nhằm đưa tình trạng nợ nần của Brasil về mức ổn định.
Năm 2007, kinh tế Brasil tăng trưởng ở mức 4,5%. Sau khi đạt mức tăng trưởng kinh tế kéo dài trong nhiều thập kỷ, đất nước đã bước vào một cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2014 trong bối cảnh một loạt các vụ bê bối tham nhũng của các chính trị gia bị phanh phui cũng như các cuộc biểu tình rầm rộ trên toàn quốc. Đến cuối năm 2016, nền kinh tế bắt đầu có sự hồi phục trở lại. Năm 2017, kinh tế Brasil tăng trưởng ở mức 1,9%
Nền kinh tế của Brasil vẫn đang phải đối đầu với những vấn đề lớn và cần những cải cách quan trọng được đưa ra. So với những nước đang phát triển khác, những vấn đề nghiêm trọng là cơ sở hạ tầng yếu kém, thu nhập phân bố không đều, chất lượng dịch vụ công thấp, tham nhũng, những xung đột xã hội và tình trạng quan liêu của chính phủ vẫn tồn tại và đe dọa sự tăng trưởng kinh tế.
Nợ công trong nước đã đạt tới kỷ lục từ trước tới nay và chi tiêu công cũng tăng thêm. Các loại thuế đã chiếm một phần lớn thu nhập quốc gia và là một gánh nặng với mọi tầng lớp xã hội, làm giảm các cơ hội đầu tư. Hơn nữa, việc thành lập doanh nghiệp cũng phải gánh chịu chi phí giấy tờ cao và các thủ tục hành chính phức tạp.
Mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Brasil thấp hơn các nước Mỹ Latinhh khác và hai cường quốc mới nổi Ấn Độ, Trung Quốc. Brasil đã tụt 11 bậc trong bảng Chỉ số Tăng trưởng Cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong giai đoạn 2003 - 2005
Năng lượng
Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinhh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, Brasil được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil.
Sau cuộc Khủng hoảng Dầu mỏ 1973, chỉnh phủ Brasil đã thiết lập chương trình Programa Nacional do Álcool được chính phủ cấp kinh phí nhằm thay thế các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ bằng năng lượng ethanol thân thiện hơn với môi trường. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil xuống chỉ còn 10 triệu, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu. Dầu diesel sinh học được kỳ vọng sẽ chiếm 2% tổng lượng dầu diesel trong năm 2008, rồi nâng lên 5% vào năm 2013.
Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Năm 2007, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Khoa học kỹ thuật
Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển. Tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng Brasil lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỷ XIX, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỷ XVI. Năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoléon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này.
Việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinhh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS. Urani cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinhh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lý, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống.
Brasil cũng có một số lượng lớn các nhân vật khoa học nổi bật. Trong số các nhà phát minh nổi tiếng nhất của Brasil có các linh mục Bartolomeu de Gusmão, Landell de Moura và Francisco João de Azevedo, bên cạnh Alberto Santos-Dumont, Evaristo Conrado Engelberg, Manuel Dias de Abreu, Andreas Pavel và Nélio José Nicolai. Khoa học Brasil gồm có những cái tên nổi bật như César Lattes, Mário Schenberg (được coi là nhà vật lý lý thuyết vĩ đại nhất của Brasil), José Leite Lopes (nhà vật lý người Brasil duy nhất nhận giải thưởng khoa học của UNESCO), Artur Ávila (người Mỹ gốc La tinh đầu tiên đoạt huy chương Fields) và Fritz Müller (tiên phong trong sự hỗ trợ thực tế lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin).
Nhân khẩu
Đa phần người Brasil ngày nay có tổ tiên là người Bồ Đào Nha từ thời nước này còn là thuộc địa của Đế chế Bồ Đào Nha (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII) và những người dân di cư Bồ Đào Nha (thế kỷ XIX và thế kỷ XX), và sau đó là người nhập cư Ý. Những khu định cư Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện tại Brasil sau năm 1532. Cho tới khi giành độc lập năm 1822, người Bồ Đào Nha vẫn là những người Châu Âu duy nhất thực hiện thành công chính sách thực dân ở nước này và nền văn hóa Brasil chủ yếu dựa trên văn hoá Bồ Đào Nha.
Các nước châu Âu khác cũng có một số sự hiện diện tại Brasil trong giai đoạn thuộc địa. Người Hà Lan và người Pháp đã tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ XVII, nhưng thời gian họ có mặt chỉ kéo dài vài thập kỷ.
Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Từ đầu thời kỳ thực dân hoá Brasil, những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ đã trở nên phổ biến. Ngày nay, Brasil có khoảng 700.000 dân bản xứ, chiếm chưa tới 1% dân số nước này.
Brasil cũng có một số lượng lớn người da đen, là con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XIX. Hơn 3 triệu người châu Phi đã bị bán và đem qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Chủ yếu họ bị bắt đi từ Angola, Nigeria, Bénin, Togo, Ghana, Côte d'Ivoire và São Tomé e Príncipe. Những người châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil.
Bắt đầu thế kỷ XIX, chính phủ Brasil đã khuyến khích những người Châu Âu nhập cư tới đây để thay thế nguồn nhân công của các nô lệ cũ. Những người nhập cư không phải là người Bồ Đào Nha đầu tiên tới định cư ở Brasil là người Đức vào năm 1824. Năm 1869 những người Ba Lan đầu tiên đặt chân tới Brasil. Tuy nhiên đợt di cư mạnh nhất của người châu Âu tới nước này chỉ bắt đầu sau năm 1875, khi những người nhập cư từ Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tới đây tăng mạnh. Trong giai đoạn 1870 - 1953, Brasil đã thu hút hơn 5,5 triệu người nhập cư, bao gồm gần 1.550.000 người Ý, 1.470.000 người Bồ Đào Nha, 650.000 người Tây Ban Nha, 210.000 người Đức, 190.000 người Nhật, 120.000 người Ba Lan và 650.000 từ nhiều quốc gia khác. Những con số này có thể còn kém xa thực tế, bởi những người vợ đi cùng không được tính vào, một số lượng lớn những người nhập cư bất hợp pháp, thay đổi tên họ để giấu quốc tịch, và những văn bản lưu trữ của Brasil cũng đã mất mát nhiều. Brasil là nước có số lượng người Ý ở nước ngoài lớn nhất thế giới, với tổng số 25 triệu người. Brasil cũng là nước có cộng đồng người Liban đông nhất thế giới, với khoảng 8 triệu người.
Bắt đầu từ thế kỷ XX, Brasil cũng đã tiếp nhận một số lượng lớn người châu Á: người Hàn Quốc, người Trung Quốc, người Đài Loan và người Nhật. Người Nhật là cộng đồng thiểu số Châu Á lớn nhất tại Brasil, và những người Nhật Bản-Brasil là cộng đồng người Nhật bên ngoài nước Nhật lớn nhất với 1,6 triệu người.
Dân số Brasil chủ yếu tập trung dọc bờ biển, trong nội địa mật độ dân số khá thấp. Dân chúng các bang miền nam chủ yếu là con cháu người Âu da trắng, trong khi đa số dân chúng miền bắc và đông bắc là người lai giữa các chủng tộc (người da đỏ châu Mỹ, người Phi, người Âu).
Các thành phố lớn nhất Brasil
Chủng tộc và nòi giống
Tổ tiên người Brasil hiện nay khá đa dạng, gồm người da đỏ châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và Guarani), người châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người châu Phi (chủ yếu là Bantu và Yorùbá), với một số cộng đồng thiểu số châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria.
Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ châu Mỹ lớn nhất nước.
Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ.
Hơn 90 triệu người Brasil có nguồn gốc từ các làn sóng di cư từ nước ngoài vào. Những nhóm người đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người România, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi.
Dân nhập cư Brasil có cơ cấu như sau:
79 triệu người Châu Phi và người đa chủng
13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải
1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản
Ngôn ngữ
Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này và rõ ràng nó là ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Hơn nữa, Brasil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất tại châu Mỹ nên nó đã biến ngôn ngữ này trở thành một trong những đặc trưng riêng của quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil đã phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ châu Âu, và đã trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ "Camões", vốn đã tồn tại ở thế kỷ XVI, tương tự như thứ ngôn ngữ Bồ Đào Nha ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải là thứ ngôn ngữ được dùng ở Bồ Đào Nha ngày nay. Tiếng Bồ Đào Nha Brasil có ảnh hưởng lớn tới các ngôn ngữ da đỏ châu Mỹ và ngôn ngữ châu Phi. Nói chung, những người nói bất kỳ một biến thể nào đều có thể hiểu được biến thể kia, nhưng họ, những phương ngữ Bồ Đào Nha có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả.
Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân, chủ yếu ở phía bắc Brasil. Dù nhiều trong số các cộng đồng đó tiếp xúc thường xuyên với người Bồ Đào Nha, hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Những ngôn ngữ khác được dùng nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Ý. Ở thành phố São Paulo, có thể gặp những cộng đồng sử dụng tiếng Nhật như tại Liberdade.
Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinhh.
Giáo dục và y tế
Hiến pháp Brasil và Luật Giáo dục Brasil ban hành năm 1990 xác định chính quyền liên bang, tiểu bang, quận liên bang và các đô thị tự trị tự quản lý và điều hành hệ thống giáo dục của mình. Mỗi hệ thống giáo dục tự chịu trách nhiệm về việc duy trì hoạt động, quản lý cơ cấu và các nguồn tài chính của mình. Hiến pháp mới của Brasil cũng quy định dành 25% tiền thuế tiểu bang và đô thị tự trị cũng như 18% tiền thuế của liên bang cho giáo dục. Hệ thống trường tư được thành lập tại Brasil để hoàn thiện những thiết sót của hệ thống trường công. Vào năm 2011, tỉ lệ người biết chữ ở Brasil đạt 90,4%, có nghĩa là 13 triệu người trong nước (9,6% dân số Brasil) vẫn còn mù chữ; mù chữ chức năng đạt mức 21,6% dân số . Tỷ lệ mù chữ cao nhất ở vùng Đông Bắc, 19,9% dân số của vùng này mù chữ . Theo UNESCO, nền giáo dục Brasil vẫn còn nhiều bất cập và chất lượng thấp, đặc biệt trong hệ thống trường công. Giáo dục bậc cao tại Brasil bao gồm các trường đại học và các trường hướng nghiệp.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe được điều hành và cung cấp bởi các cấp chính quyền, trong khi hệ thống y tế tư nhân cũng được thành lập thêm để hoàn chỉnh. Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Brasil chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những bang nghèo và vẫn còn nhiều bất cập. Những vấn đề chủ yếu của nền y tế Brasil là tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, trẻ em và người mẹ còn khá cao. Ví dụ như năm 2008, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tại Brasil là 26,67/1000 trẻ. Ngoài ra các nguyên nhân tử vong chủ yếu khác ở Brasil còn có các bệnh dịch truyền nhiễm và không truyền nhiễm, tai nạn giao thông, bạo lực và tự tử. Nạn HIV/AIDS cũng là một trong những bệnh dịch hàng đầu đe dọa sức khỏe của người dân Brasil.
Các vấn đề xã hội
Chênh lệch giàu nghèo
Dù là một nước lớn với những nguồn tài nguyên phong phú và một nền kinh tế khá mạnh, Brasil hiện vẫn có hơn 22 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Gộp cả những người sống trong tình trạng khá nghèo (có thu nhập không đủ cho những nhu cầu cơ bản), con số này có thể lên tới hơn 53 triệu người (khoảng 30% dân số). Đây là vấn đề đáng báo động, và nó góp phần vào sự bất bình đẳng kinh tế của đất nước, nước này được coi là đứng hàng đầu thế giới theo hệ số Gini.
Sự nghèo khổ tại Brasil được thể hiện bởi số lượng lớn các khu ổ chuột (favela), đa số chúng đều tồn tại ở những khu vực thành thị và ở những vùng xa xôi nơi ít có những phát triển kinh tế và xã hội. Vùng Đông Bắc gặp phải những vấn đề kinh niên vì khí hậu nửa khô cằn ở những vùng nội địa, những đợt hạn hán thường kỳ ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người.
Nỗ lực gần đây nhất nhằm giảm nhẹ tình trạng này được cựu tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva thử nghiệm. Ông đã đề xuất một chương trình loại trừ nạn đói (Fome Zero) và tăng ngân sách dành cho các chương trình phân phối công bằng từng được đưa ra trước đó, nhưng có nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của những chương trình này.
Trong vòng 12 năm qua, thuế suất của Brasil đã tăng đều hàng năm từ 28% GDP quốc gia lên tới 37%. Dù vậy, dưới con mắt của người dân những cải thiện trong các lĩnh vực công cộng do chính phủ liên bang và các bang hay các chính phủ địa phương là chưa đủ (trong một số trường hợp, chưa có một cải thiện nào cả) . Mọi người tin rằng hai nguyên nhân chính của tình trạng này là:
Lãi suất cao của những khoản nợ của chính phủ .
Tham nhũng tràn lan : Từ cuối thời kỳ nắm quyền của quân đội và tái lập tự do báo chí trong nước, những vụ scandal liên tục với sự dính líu của cả nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nạn hối lộ, tham ô, rửa tiền và ngân hàng nặc danh đã trở thành hệ thống.
Khoảng 13 triệu người dân Brasil chính thức được coi là mù chữ.
Tội phạm
Trong những thập kỷ qua, tình trạng tội phạm trên khắp Brasil đã trở thành một vấn nạn. Tỷ lệ giết người ở Brasil cao hơn bốn lần so với Mỹ, và đa số các vụ tội phạm không được khám phá. Theo hầu hết các nguồn tin, Brasil sở hữu tỷ lệ tội phạm bạo lực ở mức rất cao, chẳng hạn như số lượng các vụ giết người và cướp bóc; tỷ lệ giết người của Brasil là 20-30 vụ giết người trên 100.000 theo thống kê của UNODC , đặt Brasil vào top 20 quốc gia có tỷ lệ giết người cao nhất trên thế giới. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ giết người ở Brasil vẫn ổn định ở mức tương đối cao. Những vụ tội phạm đường phố là một vấn đề đau đầu cho các quan chức địa phương, đặc biệt vào buổi tối, trong khi ở những vùng nông thôn, những vụ cướp bóc dọc đường xảy ra thường xuyên.
Brasil là một nhà nhập khẩu cocaine lớn của thế giới, cũng như là một phần quan trọng của đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc tế. Vũ khí và cần sa được sử dụng bởi tội phạm chủ yếu được sản xuất trong nước.
Rio de Janeiro được coi là có tình trạng tội phạm tồi tệ nhất nước. Những vụ bắn nhau trong các khu nhà ổ chuột giữa cảnh sát và tội phạm hay giữa các băng nhóm tội phạm với nhau trở nên quá quen thuộc, tương tự như một cuộc chiến tranh du kích trong đô thị. Các quan chức thành phố hầu như không thể kiểm soát được khu vực bên trong các khu ổ chuột, khiến chúng trở thành hang ổ của những kẻ buôn bán ma tuý, thậm chí một số tên đã bị bỏ tù nhưng vẫn điều hành đường dây của chúng. Thậm chí có điều luật cho phép từ 10 giờ chiều tới 6 giờ sáng, các lái xe được phép không dừng khi có tín hiệu đèn giao thông bởi nguy cơ cao bị tấn công hay bắt cóc vào ban đêm.
Văn hoá
Những ảnh hưởng khác nhau
Văn hóa của Brasil chủ yếu dựa trên nền văn hóa của Bồ Đào Nha. Nước này đã từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong vòng ba thế kỉ và những người dân di cư Bồ Đào Nha đã mang đến cho Brasil những nền tảng quan trọng của nền văn hóa nước này là tiếng Bồ Đào Nha, đạo Công giáo và kiến trúc. Bên cạnh đó còn có những phong tục tập quán và lối sống đặc trưng của người dân Bồ Đào Nha.
Là một đất nước đa chủng tộc với nhiều màu sắc văn hóa, Brasil còn chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc khác nữa. Những người thổ dân châu Mỹ có ảnh hưởng đến vốn từ vựng và ẩm thực của Brasil, trong khi người da đen gốc châu Phi, vốn được mang đến Brasil để làm nô lệ trước kia, lại có ảnh hưởng quan trọng trong âm nhạc và các điệu nhảy của nước này. Vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX, những dòng người nhập cư đến từ Ý, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Đông đã đến Brasil và thiết lập nên những cộng đồng lớn sinh sống với nhau tại các thành phố, tạo nền những dấu ấn độc đáo khác nhau và tập trung chủ yếu tại miền nam Brasil.
Văn học
Một trong những văn bản đầu tiên viết về đất nước Brasil là lá thư của Pêro Vaz de Caminha gửi cho vua Manuel I của Bồ Đào Nha, người ghi chép trên tàu của Pedro Álvares Cabral, nhà thám hiểm đã khám phá ra đất nước Brasil. Tiếng Bồ Đào Nha có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với nền văn học của Brasil. Trong thời kỳ thuộc địa, những nhà văn tại Brasil đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học về sử thi, thơ và kịch phản ánh về cuộc sống và những sự kiện diễn ra trên đất nước này. Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thời kỳ này là cha António Vieira, một linh mục dòng Tên với những tác phẩm mang phong cách văn học Baroque. Năm 1822, Brasil giành được độc lập và sau đó là những chuyển biến mới trong nền văn học của nước này. Chủ nghĩa lãng mạn xuất hiện cùng với những tác phẩm văn học về những người thổ dân và người da đen, cũng như phản ánh và quan tâm hơn đến các vấn đề xã hội. Tiêu biểu là nhà văn Gonçalves Dias và José de Alencar đã viết nhiều tác phẩm về những người dân bản xứ Brasil, hay nhà văn Antônio Castro Alves đã viết về những nỗi khốn khổ của người nô lệ da đen.
Đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn dần thoái trào và nhường chỗ cho những tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực. Văn xuôi được sử dụng nhiều hơn. Với ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, các tác phẩm văn học thời kỳ này phản ánh nhiều phương diện và tầng lớp xã hội. Hai nhà văn lớn nhất thời kỳ này là Machado de Assis và Euclides da Cunha. Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn học Brasil với những tên tuổi như Mário de Andrade, Jorge Amado...
Kiến trúc
Nền kiến trúc của Brasil bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa Bồ Đào Nha, khi những pháo đài trung cổ đầu tiên được người Bồ Đào Nha thiết lập tại đây từ khoảng năm 1530. Trong thời kỳ thuộc địa, những công trình lớn chủ yếu được xây dựng là các nhà thờ và thánh đường mang đậm ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Baroque Bồ Đào Nha. Nhiều thị trấn và thành phố cổ ở Brasil được xây dựng với nhiều nét giống với các thành phố của châu Âu. Đầu thế kỷ XIX, tại Brasil bắt đầu xuất hiện trường phái kiến trúc tân cổ điển. Rồi đến giai đoạn cuối thể kỉ 19 - đầu thế kỷ XX, các tòa nhà ở Brasil lại chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh đó, những dòng người nhập cư khác cũng mang đến cho kiến trúc Brasil nhiều sắc thái khác nhau, ví dụ như kiến trúc kiểu Đức tại các bang miền nam Brasil.
Sang thế kỷ XX, kiến trúc hiện đại Brasil đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Oscar Niemeyer là một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất ở Brasil. Ông đã phụ trách rất nhiều công trình lớn tại thủ đô Brasília và thành phố này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Tôn giáo
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Nước này cũng là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, số lượng tín đồ theo đạo Tin lành cũng đang ngày càng tăng lên. Mặc dù Hồi giáo đầu tiên được những nô lệ da đen theo nhưng hiện nay cộng đồng người Hồi giáo đông nhất tại Brasil lại là những người Brasil gốc Ả Rập. Brasil cũng là nước có cộng đồng Phật giáo lớn nhất Mỹ Latinhh do nước này tập trung một lượng lớn cộng đồng người Nhật Bản tại nước ngoài. Bên cạnh đó ở Brasil còn có những tôn giáo truyền thống của người da đen gốc châu Phi.
Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE):
64,6% dân số theo Công giáo.
22,2% dân số theo Đạo Tin lành.
8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần.
2,0% dân số theo Thuyết thông linh.
2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ)
0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda.
0,1% không biết
Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống châu Phi.
Thể thao
Các môn thể thao phổ biến nhất tại Brasil là môn Futsal và bóng đá. Đồng thời, Brasil cũng được coi là cường quốc trong các môn thể thao này. Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil là đội tuyển thành công nhất trong tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia trên thế giới. Nước này đã 5 lần vô địch World Cup bóng đá 11 người lẫn futsal vào các năm 1958, 1962, 1970, 1994, 2002 (11 người) và 1989, 1992, 1996, 2008, 2012 (futsal) đồng thời là đội tuyển duy nhất tham dự đủ mọi kỳ World Cup. Sau khi vô địch World Cup lần thứ ba, đội tuyển Brasil đã được phép giữ vĩnh viễn chiếc Cúp vô địch. Brasil cũng có nhiều cầu thủ nổi tiếng thế giới như Pelé, Garrincha, Jairzinho, Rivelino, Carlos Alberto, Zico, Romário, Ronaldo, Rivaldo, Roberto Carlos, Ronaldinho, Kaká, Neymar, Marcelo Vieira và Falcão (cầu thủ futsal). Cơ quan đại diện cho bóng đá tại Brasil là Liên đoàn bóng đá Brasil. Bóng đá từ lâu đã trở thành một phần văn hóa Brasil. Đây là môn thể thao yêu thích của nhiều thanh niên và các kỳ World Cup tại đất nước này được coi là những sự kiện lớn và thu hút rất nhiều người dân theo dõi.
Bên cạnh đó, đội tuyển bóng đá nữ Brasil cũng thu được khá nhiều thành tích và nhiều lần vô địch Copa America nữ. Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007, họ đã giành vị trí á quân. Nữ cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất Brasil là Marta, người đoạt hai danh hiệu Quả bóng Vàng và Chiếc giày Vàng tại World Cup 2007 cũng như được FIFA bình chọn là nữ cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 5 năm liên tiếp (2006, 2007, 2008, 2009, 2010).
Brasil đã từng tổ chức hai kỳ World Cup đó là vào các năm 1950 và 2014. Đồng thời, thành phố Rio de Janeiro là thành phố đầu tiên của Nam Mỹ giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2016.
Không chỉ có bóng đá, Brasil cũng là nước có thế mạnh tại nhiều môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chuyền, tennis, bơi lội. Capoeira, một môn võ thuật có nguồn gốc châu Phi cũng được đông đảo người dân Brasil ưa chuộng. Nhu thuật Brasil được coi là một môn võ thuật có tính chiến đấu cao, thường xuyên xuất hiện trên các võ đài võ tự do. Ngoài ra, đất nước này còn sản sinh ra nhiều môn thể thao khác nữa. Có thể kể ra như môn bóng đá bãi biển, bắt nguồn trên những bãi biển của Rio de Janeiro hay biribol, một biến thể chơi dưới nước của bóng chuyền.
Lễ hội Carnaval
Carnaval là một lễ hội nổi tiếng của đất nước Brasil. Lễ hội diễn ra 40 ngày trước Lễ Phục sinh và là thời điểm để bắt đầu mùa ăn chay. Lễ hội Carnaval ở Brasil rất nổi tiếng, đặc biệt là tại Rio de Janeiro. Trong lễ hội, những đoàn diễu hành đầy màu sắc đi qua những con phố lớn với những chiếc xe được trang trí rực rỡ, những vũ công mặc trang phục nhiều màu sắc và âm nhạc rộn rã. Tại Rio de Janeiro có hẳn những trường lớp đào tạo vũ công samba cho dịp lễ hội này. Bên cạnh đó, lễ hội Carnaval còn được tổ chức tại nhiều nơi khác trên đất nước Brasil như tại các bang Bahia, Pernambuco hay Minas Gerais với một số điểm khác biệt riêng nhưng lễ hội Carnaval tại Rio de Janeiro là nổi tiếng nhất. Lễ hội này cũng là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch nước ngoài tới Brasil.
Du lịch
Du lịch hiện là một lĩnh vực hiện đang tăng trưởng mạnh tại Brasil. Đất nước Brasil có khá nhiều ưu thế về du lịch và mỗi vùng miền trên đất nước Brasil có những phong cảnh và nét độc đáo riêng biệt. Vùng Bắc của Brasil nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Amazon và có ưu thế trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Vùng Đông Bắc của Brasil có nhiều bãi biển đẹp. Địa điểm du lịch nổi tiếng nhất tại vùng Đông Bắc là thành phố Salvador, Bahia. Thành phố này hội tụ nhiều vẻ đẹp khác nhau của đất nước Brasil, từ những bãi biển đẹp bên bờ Đại Tây Dương đến Trung tâm Lịch sử Salvador, Bahia với nhiều tòa nhà và thánh đường cổ kính đã được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới. Bên cạnh đó cũng phải kể đến hai thành phố Recife và Fortaleza. Vùng Trung Tây, bao gồm cả thủ đô Brasília của Brasil nằm ở trung tâm đất nước lại có nhiều công viên quốc gia đẹp và hùng vĩ. Vùng Đông Nam là nơi tập trung đông dân nhất tại Brasil với hai thành phố lớn: Rio de Janeiro có những bãi biển đẹp, bức tượng Chúa Cứu Thế khổng lồ và lễ hội Carnaval tưng bừng náo nhiệt trong khi São Paulo là một khu đô thị sầm uất và giàu có. Những bang miền Nam Brasil với khí hậu mát mẻ thì mang đậm bản sắc châu Âu cổ kính với các kiến trúc Đức, Italia... của những dòng người nhập cư gốc Âu.
Trong năm 2015, Brasil thu hút 6,36 triệu khách du lịch, đứng thứ hai khu vực Mỹ Latinhh sau Mexico Brasil là địa điểm du lịch hấp dẫn thứ tư tại châu Mỹ với những du khách chủ yếu đến từ Argentina, Mỹ và Bồ Đào Nha. Doanh thu từ du lịch của Brasil mỗi năm ước tính đạt 4 tỉ real và góp phần tạo thêm khoảng 678.000 nghề nghiệp mới của người dân.
Xếp hạng quốc tế
Xếp thứ 5 trên thế giới về dân số (Xem Danh sách các nước theo số dân).
Xếp thứ 5 trên thế giới về diện tích (Xem Danh sách các nước theo diện tích).
Xếp thứ 70/177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (Xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người).
Xếp thứ 10 thế giới về GDP (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).
Xếp thứ 111/157 quốc gia về mức độ tự do kinh tế.
Xếp thứ 70/163 quốc gia về Chỉ số nhận thức tham nhũng.
Xếp thứ nhất quốc gia về Đa dạng sinh học.
Ngày lễ quốc gia
Hình ảnh về Brasil
Thiên nhiên
Văn hóa - xã hội |
Argentina (phiên âm tiếng Việt: Ác-hen-ti-na, ), tên gọi chính thức là Cộng hòa Argentina (tiếng Tây Ban Nha: República de Argentina) là quốc gia lớn thứ hai ở lục địa Nam Mỹ theo diện tích, chỉ sau Brasil. Quốc gia này theo thể chế liên bang, hình thành với 23 tỉnh và một thành phố tự trị là thủ đô Buenos Aires. Argentina có diện tích lớn thứ 8 trên thế giới và lớn nhất trong số các nước nói tiếng Tây Ban Nha, tuy nhiên, nếu xét về quy mô dân số thì México, Colombia và Tây Ban Nha đông dân hơn.
Lãnh thổ Argentina trải dài từ dãy núi Andes ở phía tây cho đến biển Đại Tây Dương ở phía đông. Quốc gia này giáp với Paraguay và Bolivia về phía bắc, với Brasil, Uruguay về phía đông bắc và Chile về phía tây và nam. Argentina tuyên bố chủ quyền ở Châu Nam Cực nhưng lãnh phận này hiện nay đang là khu vực gây ra sự tranh chấp với Chile và Vương quốc Liên hiệp Anh. Về mặt pháp lý quốc tế, Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực ký kết năm 1961 đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền của mọi quốc gia. Argentina cũng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Falkland (), Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich. Những nhóm đảo này hiện do Anh quản lý theo kiểu lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh.
Là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung được công nhận, Argentina là nền kinh tế lớn thứ 3 tại khu vực Mỹ Latinh, với một xếp hạng cao về chỉ số phát triển con người (HDI). Trong phạm vi Mỹ Latinh, Argentina có GDP danh nghĩa lớn thứ 5 và đứng số 1 về sức mua tương đương. Các nhà phân tích cho rằng nước này "có nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai với quy mô thị trường, mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ trọng khối lượng hàng hóa xuất khẩu công nghệ cao là những đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại", Argentina được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phân loại là một nền kinh tế công nghiệp mới nổi. Argentina là quốc gia tham gia sáng lập của các tổ chức quốc tế toàn cầu như: Liên Hợp Quốc, Mercosur, Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ, OEI, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức thương mại thế giới, một thành viên của Nhóm các nền kinh tế lớn G-20 và Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.
Tên gọi
Tên gọi Argentina được bắt nguồn từ tiếng Latinh argentum (có nghĩa là "Bạc"). Việc sử dụng lần đầu tiên từ nguyên "Argentina" có thể được tìm thấy vào năm 1602 trong bài thơ La Argentina y conquista del Río de la Plata () của Martín del Barco Centenera. Mặc dù tên này đã được dùng phổ biến để gọi Lưu vực sông La Plata vào thế kỷ thứ XVIII, nhưng tên chính thức của vùng đất này vốn được gọi là Phó vương quốc Río de la Plata từ năm 1776. Những chính phủ tự trị nổi lên từ cuộc cách mạng tháng 5 năm 1810 đã thay thế từ "Phó vương" bằng "Các tỉnh thống nhất".
Một trong số những lần đầu tiên sử dụng cái tên "Argentina" một cách nổi bật là trong quốc ca đầu tiên của Argentina vào năm 1812, bản quốc ca nói đến Cuộc chiến giành độc lập của Argentina đang diễn ra khi đó. Việc sử dụng một cách chính thức tên gọi này lần đầu tiên là trong hiến pháp năm 1826, nó đã sử dụng cả hai thuật ngữ "cộng hòa Argentina" và "quốc gia Argentina". Nhưng sau đó hiến pháp bị bãi bỏ, và các lãnh thổ được gọi thay thế là "Liên minh Argentina". Tên này được sử dụng trong hiến pháp năm 1853, rồi đổi thành "Quốc gia Argentina" năm 1859, rồi thành "Cộng hòa Argentina" theo một nghị quyết năm 1860, khi nước này được tổ chức như ngày nay. Tuy vậy, những cái tên gồm "Các tỉnh thống nhất Río de la Plata", "cộng hòa Argentina" và "liên minh Argentina " vẫn được công nhận là những tên hợp pháp của đất nước.
Địa lý
Các đặc điểm chính
Argentina có tổng diện tích 2.766.891 km² (bao gồm cả các vùng đất tranh chấp), với 2.736.691 km² đất và 30.200 km² (1,1%) mặt nước.
Argentina trải dài 3.900 km từ Bắc xuống Nam, và 1.400 km từ Đông sang Tây (chỗ rộng nhất). Bề mặt địa hình có thể được chia thành 4 phần: đồng bằng màu mỡ Pampa ở trung tâm đất nước, là vùng nông nghiệp chính yếu của Argentina; vùng cao nguyên từ bằng phẳng tới đồi bát úp giàu tài nguyên Patagonia trải dài từ nửa phía nam của đất nước tới Tierra del Fuego; các đồng bằng cận nhiệt Grand Chaco ở phía bắc và vùng núi cao Andes chạy dọc theo biên giới phía tây với Chile.
Điểm cao nhất nằm ở Mendoza. Cerro Aconcagua, với độ cao 6.962 m là đỉnh núi cao nhất ở châu Mỹ đồng thời là đỉnh cao nhất Nam Bán Cầu. Điểm có độ cao thấp nhất cả nước là Laguna del Carbón tại tỉnh Santa Cruz, với độ cao −105 m (−344 ft) dưới mực nước biển. Đây cũng là điểm thấp nhất ở lục địa Nam Mỹ. Tâm điểm địa lý của đất nước nằm ở vùng trung nam đất nước, tỉnh La Pampa.
Điểm cực đông nằm tại thành phố Bernardo de Irigoyen, Misiones (), điểm cực Tây nằm trên rặng Mariano Moreno của tỉnh Santa Cruz (). Điểm cực Bắc là nơi giao thủy của sông Grande de San Juan và sông Mojinete, Jujuy (), và điểm cực Nam nằm tại mũi San Pío tại tỉnh Tierra del Fuego ().
Argentina còn tranh cãi về chủ quyền trên Châu Nam Cực mặc dù không được các quốc gia khác công nhận.
Các vùng địa lý
Lãnh thổ Argentina được chia thành nhiều vùng địa lý với các đặc trưng riêng biệt của từng vùng:
Pampas Vùng đồng bằng phía tây và phía nam Buenos Aires được chia thành Humid Pampa với nền nhiệt cao và Dry Pampa có khí hậu khô hạn hơn. Humid Pampa chiếm phần lớn diện tích của Buenos Aires, tỉnh Córdoba, phần lớn tỉnh Santa Fe và tỉnh La Pampa. Phần phía tây của tỉnh La Pampa và tỉnh San Luis nằm trong vùng Dry Pampa. Đất đai ở đây thiếu nước cho trồng trọt, chủ yếu được sử dụng để chăn thả gia súc. Sierra de Córdoba nằm trong tỉnh cùng tên là kiểu địa hình quan trọng nhất của đồng bằng Pampa.
Gran Chaco Nằm ở phía bắc của đất nước có kiểu khí hậu khô ẩm theo mùa, đất đai chủ yếu được dùng để trồng bông và chăn thả đại gia súc. Kiểu địa hình này hiện diện ở tỉnh Chaco và Formosa. Thỉnh thoảng thấy có sự xuất hiện của các cánh rừng cận nhiệt, cây bụi và đất ngập nước, là quê hương của nhiều loài động thực vật. Tỉnh Santiago del Estero nằm trong đới khô hạn nhất của vùng Gran Chaco.
Mesopotamia là vùng đất nằm giữa sông Paraná và sông Uruguay. Đây là vùng đất của tỉnh Corrientes và tỉnh Entre Ríos. Vùng này có đất đai bằng phẳng thích hợp cho chăn nuôi đại gia súc và trột trọt. Tỉnh Misiones có kiểu khí hậu nhiệt đới nhiều hơn cả và là phần tiếp nối của cao nguyên Brazil. Tỉnh này có khí hậu cận nhiệt và thác Iguazú nổi tiếng.
Patagonia Nằm trong các tỉnh Neuquén, Río Negro, Chubut và Santa Cruz. Phần lớn vùng này có khí hậu bán hoang mạc phía bắc tới lạnh và hoang mạc phía nam nhưng thực vật phát triển ở vùng rìa phía tây và được tô điểm bởi rất nhiều hồ. Tierra del Fuego có khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, được điều hòa bởi sự tác động của biển.
Cuyo Trung Tây Argentina bởi dãy Andes. Về phía đông của vùng này là hoang mạc Cuyo. Băng tuyết từ các đỉnh núi cao là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các ốc đảo vùng thấp hơn. Đây là vùng trồng cây ăn trái nổi tiếng của Argentina. Xa hơn về phía bắc khí hậu trở nên khô và nóng hơn. Ranh giới phía bắc của vùng điểm xuyến bởi kiểu địa hình Sierras Pampeanas, là một dãy các núi thấp trải rộng từ Bắc xuống Nam trong phần phía Bác của tỉnh San Luis.
NOA hay Northwest là vùng có độ cao lớn nhất của cả nước. Các dãy núi song song với rất nhiều đỉnh cao hơn 6.000m thống lĩnh địa hình vùng này. Những dãy núi này phát triển rộng ra về phía bắc. Chúng chia cắt các thung lũng sông màu mỡ. Xa hơn về phía bắc gần biên giới Bolivia là cao nguyên Altiplano. Chí Tuyến Nam đi qua phần cực bắc của vùng này.
Tỉnh
Argentina được chia thành 23 tỉnh và một thành phố tự trị Buenos Aires:
Tỉnh Tierra del Fuego gồm cả các lãnh thổ Argentina tuyên bố chủ quyền trên Châu Nam Cực, Quần đảo Falkland, Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich.
Mặc dù được chọn làm thủ đô vào năm 1853 nhưng chỉ đến năm 1880, Buenos Aires mới thực sự trở thành thủ đô của Argentina. Chính phủ Argentina cũng đã dự định chuyển thủ đô hành chính tới một vị trí khác. Dưới thời tổng thống Raúl Alfonsín, một Luật về chuyển thủ đô từ Buenos Aires đến Viedma, một thành phố của tỉnh Patagonia được thông qua nhưng do những khó khăn về kinh tế, dự án này đã không được thực hiện.
Tỉnh được chia thành các đơn vị hành chính nhỏ hơn gọi là departamento. Cả nước có 376 departmento. Cấp dưới nữa là quận và huyện.
Phân cấp theo dân số, các thành phố lớn của Argentina gồm Buenos Aires, Córdoba, Rosario, Mendoza, Tucumán, La Plata, Mar del Plata, Salta, Santa Fe, San Juan, Resistencia và Neuquén.
Sông hồ
Các sông lớn ở Argentina bao gồm Pilcomayo, Paraguay, Bermejo, Colorado, Río Negro, Salado, Uruguay và sông lớn nhất Paraná. Sông Paraná và sông Uruguay hợp nhau lại trước khi đổ ra Đại Tây Dương ở cửa Río de la Plata. Các sông quan trọng khác gồm Atuel và Mendoza nằm trong tỉnh cùng tên, sông Chubut ở Patagonia, sông Río Grande ở Jujuy và sông San Francisco River ở Salta.
Argetina có rất nhiều hồ lớn, tập trung chủ yếu ở vùng Pantagonia. Đáng kể nhất gồm có Argentino và Viedma ở Santa Cruz, Nahuel Huapi ở Río Negro và Fagnano ở Tierra del Fuego và Colhué Huapi và Musters ở Chubut. Hồ Buenos Aires và O'Higgins/San Martín Lake nằm giữa Argentina và Chile. Mar Chiquita, Córdoba là hồ mặn lớn nhất nước. Có rất nhiều hồ nhân tạo được tạo thành từ các đập ngăn nước. Argentina còn có rất nhiều điểm phun nước nóng như Termas de Río Hondo có nhiệt độ nước khi phu lên đạt 65 °C và 89 °C.
Vùng biển và đới ven bờ
Argentina có 4.465 km đường bờ biển. Thềm lục địa nhìn chung rộng; vùng nước nông Đại Tây Dương được gọi là Mar Argentino. Bờ Đại Tây Dương là điểm dừng chân ưa thích hàng trăm năm nay của du khách. Vùng biển của Argentina giàu tài nguyên thủy sản và dầu khí. Địa hình đới bờ chủ yếu là các đụn cát và khe đá. Hải lưu chính tác động đến khí hậu Argentina là dòng Hải lưu nóng Brazil và dòng Hải lưu lạnh Falkland.
Khí hậu
Vì trải dài trên nhiều vĩ độ và chênh lệch độ cao lớn, Argentina có nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Ôn đới là kiểu khí hậu chi phối, kiểu khí hậu cận nhiệt hiện diện ở miền Bắc và kiểu khí hậu cận cực hiện diện ở miền Nam đất nước. Khí hậu miền Bắc có đặc điểm mùa hè nóng, ẩm ướt và mùa đông khô vừa, thỉnh thoảng gây hạn hán trong một thời gian. Miền Trung có mùa hè nóng với sấm chớp (miền Tây Argentina là nơi có mưa đá nhiều nhất thế giới) và mùa đông lạnh. Các vùng phía nam có mùa hè ấm áp, mùa đông lạnh với những trận mưa tuyết lớn, đặc biệt trong vùng núi. Càng lên cao, khí hậu càng lạnh giá.
Nhiệt độ tối cao và tối thấp được ghi nhật ở Mỹ Latin xảy ra tại Argentina. Nhiệt độ tối cao được ghi nhận là 49.1oC tại Villa de María, Córdoba, ngày 2 tháng 1 năm 1920. Nhiệt độ tối thấp là -39.0oC tại Valle de los Patos Superior, San Juan, ngày 17 tháng 1 năm 1972.
Các khối không khí chủ yếu hoạt động ở Argentina gồm khối không khí lạnh Pampero Winds hoạt động trên vùng Patagonia và Pampas. Khối không khí nóng thổi từ phía bắc lên mang lại kiểu thời tiết ấm áp hơn cho mùa đông. Hiệu ứng Foeln và Zonda tác động lên khí hậu vùng Trung Tây đất nước. Zonda là kiểu gió thổi từ vùng núi cao Andes xuống, do mất ẩm trong quá trình di chuyển cộng với tốc độ rất lớn (có khi lên đến 120 km/h) trong nhiều giờ liền, gió có thể gây cháy trên diện rộng.
Do nằm trong đới cận cực, vùng phía nam đất nước trải qua ngày rất dài vào mùa hè(19h từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau) và ngày rất ngắn vào mùa đông (từ tháng 5 đến tháng 8).
Lịch sử
Tiền Colombo
Vết tích cổ xưa nhất của con người tại Argentina có niên đại từ 11.000 TCN và được tìm thấy tại Patagonia (Piedra Museo, Santa Cruz). Những phát hiện này là của người Diaguita, Huarpe, và Sanavirone bản địa. Đế chế Inca, dưới thời "người Inca vĩ đại" Pachacutec, đã xâm chiếm và chinh phục vùng ngày nay là tây-bắc Argentina năm 1480, một chiến công thường được gán cho Túpac Inca Yupanqui. Các bộ lạc Omaguaca, Atacama, Huarpe và Diaguita bị đánh bại và hợp nhất vào trong vùng gọi là Collasuyu. Những bộ lạc khác, như Sanavirone, Lule-Tonocoté, và Comechingone, kháng cự lại người Inca và vẫn độc lập khỏi họ. Những người Guaraní phát triển văn hóa dựa trên việc trồng trọt Sắn, khoai lang, và chè yerba Paragoay. Những khu vực miền trung và nam (Pampas và Patagonia) bị thống trị bởi các bộ lạc trồng trọt du mục, đông dân nhất trong số đó là người Mapuche. Tại phía bắc Argentina, những cư dân bản địa Atacama cư trú ở Tastil có dân cư ước tính gồm 2.000 người, là khu vực có cư dân đông nhất trong thời kỳ tiền Colombo tại Argentina.
Những bộ lạc bản xứ tiến bộ nhất là người Charrúa và Guaraní- những người đã phát triển một số nghề canh tác nông nghiệp cơ bản và sử dụng đồ gốm. Tuy vậy, đa số sắc dân này được tìm thấy ở những vùng khác tại Nam Mỹ, và sự hiện diện của họ ở lãnh thổ Argentina ngày nay là rất ít khi so sánh với các nước khác.
Thuộc địa
Những nhà thám hiểm châu Âu đến năm 1516. Tây Ban Nha thành lập Phó vương Peru năm 1542, bao gồm toàn bộ thuộc địa đang nắm giữ của Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Nơi thực dân đầu tiên của họ tại Argentina hiện đại là Pháo đài Sancti Spiritu xây dựng năm 1527 gần Sông Paraná. Buenos Aires, một thuộc địa lâu dài, được xây dựng năm 1536 nhưng bị thổ dân phá hủy. Thành phố được xây dưng lại năm 1580 là một phần của Tỉnh thuộc Địa Río de la Plata.
Vùng đất bao trùm hầu hết lãnh thổ Argentina ngày nay phần lớn là lãnh thổ gồm di dân Tây Ban Nha và con cháu (được gọi là criollo), người lai, thổ dân, và con cháu của các nô lệ châu Phi. Trong một phần ba thời kỳ thực dân, dân di cư tập trung tại Buenos Aires và những thành phố khác, những nhóm di dân khác sống trên các thảo nguyên, ví dụ như gaucho. Người bản địa sống phần lớn ở vùng còn lại, hầu hết Patagonia và Gran Chaco vẫn nằm dưới sự kiểm soát của họ.
Buenos Aires trở thành thủ đô của Phó vương quốc Río de la Plata năm 1776, vùng được thành lập trên một số lãnh thổ cũ của Phó vương Peru. Vùng đất Phó vương quốc Río de la Plata buộc phải nhập khẩu hàng hóa bằng đường bộ qua Lima kể từ năm 1595, và sự phụ thuộc vào buôn lậu nổi lên. Tuy nhiên từ năm 1776, Buenos Aires khởi sắc như là một trung tâm thương mại. Năm 1806 và 1807 thành phố trở thành mục tiêu trong hai cuộc xâm lược thất bại của Anh. Cuộc kháng cự được chỉ huy cả hai lần bởi Sĩ quan người Pháp Santiago de Liniers, người trở thành Phó vương qua sự ủng hộ của người dân. Tin tức về việc lật đổ vua Tây Ban Nha Ferdinand VII trong Chiến tranh bán đảo với Napoleon đã tạo ra mối lo lắng lớn ở Phó vương quốc. Cách mạng tháng 5 năm 1810 bùng nổ ở Buenos Aires, loại bỏ Phó vương Cisneros khỏi chính quyền và thay thế bằng Primera Junta (hội đồng đệ nhất).
Xây dựng nhà nước-quốc gia
Trong một thập kỷ sau đó một cuộc chiến tranh độc lập đã diễn ra tại các Phó vương cũ, các lãnh thổ trong Phó vương bị chia rẽ giữa những người yêu nước và những người theo chủ nghĩa bảo hoàng (tức những người ủng hộ hoàng gia Tây Ban Nha). Trong khi những thành phố Argentina ngày nay lần lượt độc lập sau 1811, thì vào lúc đó những khu vực khác lại đi theo các con đường khác nhau: Paraguay ly khai, tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha năm 1811 và khỏi Argentina năm 1842. Còn Thượng Peru đã chiến tranh với phe bảo hoàng từ Phó vương Peru cho đến khi nó tuyên bố độc lập là Bolivia năm 1824. Vùng bờ phía đông sông Uruguay bị Đế chế Brazil-Bồ Đào Nha xâm lược năm 1817 và tuyên bố độc lập là Uruguay năm 1828 sau chiến tranh Argentina-Brazil.
Mâu thuẫn nội bộ đã dẫn đến bất ổn chính trị giữa những người theo chủ nghĩa yêu nước. Chỉ trong bốn năm Primera Junta bị thay thế bằng Junta Grande (Đại hội đồng), Chính phủ tam đầu chế thứ nhất và thứ hai, và Đốc chính tối cao thứ nhất. Năm 1813 một cuộc họp được triệu tập để tuyên bố độc lập nhưng điều đó không thể thực hiện được do các mâu thuẫn chính trị. Một cuộc nội chiến bùng nổ sau đó giữa những tỉnh gia nhập vào liên minh liên bang và Đốc chính tối cao.
Năm 1816, các tỉnh thống nhất Río de la Plata bị đặt dưới các mối đe dọa bên ngoài lẫn bên trong nghiêm trọng. Tháng 7 một quốc hội mới tuyên bố độc lập và bổ nhiệm Juan Martín de Pueyrredón làm đốc chính tối cao. Các chiến dịch quân sự được giao trách nhiệm cho José de San Martín, ông đã chỉ huy một đội quân vượt dãy Andes năm 1817 rồi đánh bại Phe bảo hoàng Chile. Với hải quân Chile dưới quyền mình, sau đó ông đã tiến hành cuộc chiến với thành trì của phe bảo hoàng ở Lima. Những chiến dịch quân sự của San Martín đã hỗ trợ các chiến dịch của Simón Bolívar chống lại phe bảo hoàng ở Đại Colombia và đem đến thắng lợi của những người ủng hộ độc lập trong Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ.
Trận Cepeda năm 1820, đánh nhau giữa những người ủng hộ chủ nghĩa tập quyền trung ương và chủ nghĩa liên bang, đưa đến sự chấm dứt kiểm soát của quyền lực trung ương tập quyền và hình thành một khoảng trống quyền lực. Trong chiến tranh với Brazil, một hiến pháp mới được ban hành năm 1826, khi Bernardino Rivadavia được bầu làm tổng thống Argentina đầu tiên. Nhưng hiến pháp này nhanh chóng bị các tỉnh loại bỏ, do xu hướng tập quyền trung ương của nó, và Rivadavia từ chức thời gian ngắn sau đó. Các tỉnh sau đó tổ chức lại thể chế thành Liên minh Argentina, một liên minh giữa các tỉnh lỏng lẻo mà không có người đứng đầu nhà nước chung. Họ muốn ủy nhiệm một số quyền hạn quan trọng cho thống đốc tỉnh Buenos Aires, như việc trả nợ hay việc quản lý các quan hệ quốc tế.
Thống đốc Juan Manuel de Rosas điều hành từ năm 1829 đến năm 1832, rồi từ năm 1835 đến năm 1852. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình ông đã triệu tập Hiệp ước liên bang (tiếng Tây Ban Nha: Pacto Federal) và đánh bại liên minh ủng hộ chủ nghĩa trung ương tập quyền. Sau 1835 ông được trao danh hiệu "Sum of public power". Ông đối mặt với tình trạng chiến tranh liên tục và sự kháng cự của những người ủng hộ chủ nghĩa trung ương, bao gồm cuộc vây hãm của Pháp từ năm 1838 đến năm 1840, chiến tranh liên minh ở phía bắc (cuộc chiến giữa Liên minh Peru-Bolivia với Argentina và Chile), cuộc vây hãm của Anh-Pháp từ 1845 đến 1850, và cuộc nổi dậy của tỉnh Corrientes. Rosas vẫn không bị đánh bại sau hàng loạt xung đột này và ngăn ngừa mất mát thêm lãnh thổ đất nước. Việc từ chối ban hành hiến pháp quốc gia của ông, chiếu theo hiệp ước liên bang mà ông đã nhóm họp, dẫn đến việc đòi lại các quyền hạn quan trọng đã ủy nhiệm cho thống đốc tỉnh Buenos Aires của thống đốc Justo José de Urquiza tỉnh Entre Ríos. Justo José de Urquiza đánh bại Rosas trong trận Caseros, buộc ông phải sống lưu vong. Hiệp định San Nicolás theo sau và năm 1853 hiến pháp Argentina được ban hành. Sau sự ly khai của tỉnh-bang Buenos Aires khỏi liên minh, và sự trở lại sau đó của nó, Bartolomé Mitre đã được bầu làm tổng thống của đất đước hợp nhất đầu tiên năm 1862. Sự thống nhất quốc gia được thúc đẩy thêm bởi cuộc Chiến tranh Tam Đồng minh, Cuộc chiến để lại hơn 300.000 người chết và tàn phá Paraguay.
Sau năm 1875 một làn sóng đầu tư nước ngoài và di dân từ Châu Âu đưa đến việc củng cố một quốc gia gắn kết, phát triển nông nghiệp hiện đại và gần như tái tạo kinh tế, xã hội Argentina. Luật pháp được củng cố, trong phạm vi rộng hơn, bộ luật thương mại 1860 và bộ luật dân sự 1869 của Dalmacio Vélez Sársfield đã đặt nền móng cho luật của Argentina. Chiến dịch quân sự của tướng Julio Argentino Roca (tổng thống Argentina từ 1898–1904) trong những năm 1870 đã xác lập sự thống trị của Argentina toàn bộ phía nam Pampas và Patagonia, chinh phục những người bản địa còn lại, và khiến 1.300 người bản địa chết. Trong hậu quả đàn áp những cuộc đột kích kiểu Malón của người Mapuche, một số nguồn hiện nay cho rằng "chinh phục hoang mạc" là một chiến dịch diệt chủng của chính phủ Argentina.
Lịch sử cận đại
Argentina gia tăng sự thịnh vượng và nổi bật giữa những năm 1880 và 1929, nổi lên như một trong mười nước giàu nhất trên thế giới, được lợi từ một nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu nông sản cũng như sự đầu tư của Anh và Pháp. Được thúc đẩy bởi nhập cư và giảm tỷ lệ tử vong, dân số Argentina đã tăng gấp 5 lần và nền kinh tế tăng gấp 15 lần. Các tầng lớp tinh hoa chính trị bảo thủ chi phối chính trị Argentine qua những biện pháp dân chủ trên danh nghĩa cho đến năm 1912, khi tổng thống Roque Sáenz Peña ban hành đạo luật quyền bầu cử cho toàn bộ nam giới và bỏ phiếu kín. Điều này cho phép những đối thủ truyền thống của họ là đảng trung dung Liên minh công dân cấp tiến, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tự do lần đầu tiên của đất nước năm 1916. Tổng thống Hipólito Yrigoyen ban hành các đạo luật cải cách kinh tế và xã hội và mở rộng trợ giúp cho các gia đình nông dân và công ty nhỏ. Tuy nhiên, Yrigoyen bị lật đổ bởi cuộc đảo chính năm 1930, dẫn đến thêm một thập niên cầm quyền của đảng bảo thủ. Chế độ Concordance tăng cường quan hệ với Đế quốc Anh và chính sách bầu cử của họ là một trong những "sự lừa gạt lòng yêu nước". Argentina trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ I và hầu hết Chiến tranh thế giới thứ II, trở thành một nơi cung cấp thực phẩm quan trọng cho các nước đồng minh.
Năm 1946 tướng Juan Perón được bầu làm tổng thống, tạo ra một phong trào dân túy được gọi là "Chủ nghĩa Peron". Eva vợ của ông trở nên nổi tiếng và đóng vai trò chính trị chính yếu cho đến cái chết của bà năm 1952, Chủ yếu nhờ Quỹ Eva Perón và Đảng phụ nữ Peron mà quyền bầu cử cho phụ nữ được chấp nhận năm 1947. Trong nhiệm kỳ của Perón tiền lương và điều kiện làm việc cải thiện đáng kể, tổ chức công đoàn được khuyến khích, các ngành công nghiệp chiến lược và dịch vụ được quốc hữu hóa, cũng như sự công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu và mở rộng đô thị dành ưu tiên cho lĩnh vực ruộng đất.
Tuy nhiên, giá cả ổn định và sự trao đổi tỷ giá cũ bị phá vỡ: đồng peso mất gần 70% giá trị của nó từ năm 1948 đến 1950, và lạm phát với đến con số 50% vào năm 1951. Chính sách đối ngoại trở nên biệt lập hơn, căng thẳng trong quan hệ Mỹ- Argentina. Perón đã tăng cường kiểm duyệt cũng như đàn áp: 110 tờ báo bị đóng cửa, cùng nhiều nhân vật đối lập bị cầm tù và tra tấn. Thúc đẩy sự sùng bái cá nhân. Perón giải thoát bản thân khỏi nhiều vấn đề quan trọng và các cố vấn giỏi trong khi lạm dụng quyền bổ nhiệm của mình. Vụ ném bom Plaza de Mayo xảy ra và được kế tiếp vài tháng sau đó bằng một cuộc đảo chính bạo lực đã lật đổ ông năm 1955. Juan Perón sau đó bỏ trốn đi lưu vong, cuối cùng định cư ở Tây Ban Nha.
Sau một nỗ lực loại trừ ảnh hưởng của Chủ nghĩa Peron và lệnh cấm những người theo chủ nghĩa Peron ra khỏi đời sống chính trị, thì cuộc bầu cử năm 1958 đưa Arturo Frondizi lên chức tổng thống. Frondizi có được một số sự ủng hộ từ những người theo Perón, và các chính sách khuyến khích đầu tư của ông giúp đất nước tự túc về năng lượng và công nghiệp, giúp đảo ngược mức thâm hụt thương mại tồi tệ cho Argentina. Tuy nhiên, quân đội thường xuyên can thiệp vì lợi ích của phe bảo thủ, các nhóm tư bản đất đai. Frondizi bị buộc phải từ chức năm 1962. Arturo Illia được bầu năm 1963 và ban hành những chính sách mở rộng kinh tế nhưng, dù thành công, những cố gắng của ông nhằm cho phép những người theo chủ nghĩa Peron tham gia vào quá trình chính trị dẫn đến phe quân đội giành lại quyền lực trong một cuộc đảo chính êm thấm năm 1966.
Dù hà khắc, chế độ mới này tiếp tục khuyến khích sự phát triển trong nước và lượng đầu tư kỷ lục vào các công trình công cộng. Kinh tế phát triển mạnh và thu nhập thấp giảm xuống còn 7% năm 1975. Tuy nhiên, một phần vì sự hà khắc của họ, bạo lực chính trị bắt đầu leo thang và Perón, vẫn còn lưu vong, khéo léo dựa vào những sự phản kháng của sinh viên và tầng lớp lao động, cuối cùng dẫn đến kêu gọi bầu cử tự do của chế độ quân sự năm 1973, và sự trở về của Perón từ Tây Ban Nha.
Đang nhậm chức năm đó thì Perón chết tháng 7 năm 1974 để lại người vợ thứ ba của ông Isabel, đang giữ chức phó tổng thống lúc đó, đã kế vị ông trở thành tổng thống. Bà Perón đã chọn một sự thỏa hiệp với các phe phái đang căm hận chủ nghĩa Peron, những người có thể đồng ý với không một ứng cử viên phó tổng thống nào khác; dù không tuyên bố, bà chịu ơn hầu hết các cố vấn phát xít của Perón. Do sự xung đột giữa những kẻ cực đoan cánh hữu và cánh tả, dẫn đến tình trạng hỗn loạn, chao đảo tài chính rồi một cuộc đảo chính tháng 3 năm 1976 đã loại bỏ bà khỏi chức tổng thống.
Chính phủ tự xưng là Tiến trình cải tổ quốc gia tăng cường mức độ chống lại các nhóm vũ trang cực tả (ủng hộ chủ nghĩa cộng sản), như quân đội cách mạng nhân dân và Montoneros những nhóm vũ trang này từ năm 1970 đã bắt cóc và giết người gần như hàng tuần. Cuộc trấn áp nhanh chóng mở rộng đến toàn bộ các đảng phái đối lập, trong "chiến tranh bẩn thỉu", hàng ngàn người chống đối đã "mất tích". Những hành động này được hỗ trợ và tiếp tay bởi CIA trong Chiến dịch kền kền với nhiều lãnh đạo quân sự đã tham gia vào các khóa đào tạo ở Viện Hợp tác An ninh Tây bán cầu tại Hoa Kỳ.
Chế độ độc tài mới này đem lại sự ổn định lúc đầu, cho xây dựng nhiều công trình công cộng quan trọng, nhưng sự hạn định giá cả và bãi bỏ quy định tài chính thường xuyên xảy ra dẫn đến nợ nước ngoài kỷ lục và sự giảm mạnh về mức sống.xu hướng giảm công nghiệp hóa, sự sụt giá của đồng Peso, và lãi suất thật hạ thấp, cũng như tham nhũng chưa từng thấy, sự khiếp sợ lan rộng đối với chiến tranh bẩn thỉu, và cuối cùng là sự bại trận năm 1982 trước Anh Quốc trong Chiến tranh Falkland, làm mất uy tín chế độ quân sự và dẫn đến bầu cử tự do năm 1983.
Lịch sử hiện đại
Chính phủ của Raúl Alfonsín đã áp dụng các biện pháp điều tra cho những sự mất tích, thiết lập sự hạn chế dân sự đối với các lực lượng vũ trang, và củng cố thể chế dân chủ. Các thành viên của ba hội đồng quân sự bị truy tố và kết án. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của chế độ trước đã để lại cho nền kinh tế Argentina gánh nặng bởi những điều kiện áp đặt lên nó do cả hai chủ nợ tư nhân và IMF, và ưu tiên trả lãi nợ nước ngoài trong chi tiêu các công trình công cộng và tín dụng trong nước. Sự thất bại của Alfonsín nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế đang tồi tệ đi làm ông mất lòng tin của công chúng. sau một cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1989 dẫn đến một sự tăng giá đột ngột 15 lần và tai hại, ông rời bỏ chức tổng thống sớm năm tháng.
Tổng thống mới đắc cử Carlos Menem bắt đầu theo đuổi sự tư nhân hóa và, sau một đợt siêu lạm phát thứ hai năm 1990, đã tìm đến nhà kinh tế học Domingo Cavallo, người đã áp đặt một tỷ giá hối đoái cố định giữa đồng peso và đô la Mỹ năm 1991 và thông qua những chính sách kinh tế thị trường sâu rộng, tháo gỡ hàng rào bảo hộ và các quy định thương mại, trong khi thúc đẩy sự tư nhân hóa. Những cải cách này góp phần làm tăng đáng kể về đầu tư và tăng trưởng với sự ổn định giá cả hầu hết suốt thập niên 90; nhưng giá trị cố định của đồng peso chỉ có thể được duy trì bằng sự tràn ngập thị trường với đồng đô la, dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài. Hơn nữa, vào khoảng năm 1998, một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sự đánh giá quá cao vào sự ổn định của đồng peso dẫn đến sự trượt dần vào khủng hoảng kinh tế. Chiều hướng ổn định và thịnh vượng đã thống trị trong thập niên 90 bị xói mòn nhánh chóng, vào cuối nhiệm kỳ của ông năm 1999, các vấn đề đang chồng chất và những báo cáo tham nhũng đã khiến Menem mất lòng dân chúng.
Tổng thống Fernando de la Rúa thừa kế khả năng cạnh tranh giảm sút trong xuất khẩu, cũng như mức thâm hụt ngân sách tồi tệ. Liên minh cầm quyền ngày càng rạn nứt, và việc bổ nhiệm trở lại nhà kinh tế học Cavallo vào bộ kinh tế được các nhà đầu cơ hiểu như là một động thái khủng hoảng. Quyết định backfired và Cavallo cuối cùng buộc phải thực hiện biện pháp ngăn chặn một làn sóng rút vốn đầu tư và ngăn cuộc khủng hoảng nợ sắp xảy ra (đỉnh điểm là việc đóng băng các tài khoản ngân hàng). Một bầu không khí bất mãn trong dân chúng xảy ra sau đó, vào 20-12-2001, Argentina lao vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ nhất kể từ sự sụp đổ tài chính Barings năm 1890. Diễn ra những cuộc biểu tình đường phố bạo lực, đụng độ với cảnh sát và dẫn đến một số trường hợp tử vong. Không khí hỗn loạn tăng lên, giữa các cuộc bạo loạn kèm theo những lời kêu gọi "tất cả họ nên ra đi", cuối cùng dẫn đến sự từ chức của tổng thống de la Rúa.
Tổng thống tiếp theo Adolfo Rodríguez Saá được bầu ra bởi Hội đồng lập pháp đã tại chức trong nhiệm kỳ chóng vánh 7 ngày trước khi từ chức. hai ngày sau, 2-1-2002 Hội đồng lập pháp bổ nhiệm tổng thống tạm thời Eduardo Duhalde kế nhiệm. Argentina vỡ nợ với khoản nợ quốc tế của mình, và sự cố định giá đồng peso với đô la mỹ trong 11 năm bị bãi bỏ, gây ra sự sụt giá nghiêm trọng của đồng peso và mức lạm phát tăng đột biến. Duhalde, một Peronist với quan điểm kinh tế khuynh tả, phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội và tài chính với tình trạng thất nghiệp cao tới 25% giữa năm 2002, và mức lương thực tế thấp nhất trong 60 năm. Cuộc khủng hoảng làm lộ ra sự ngờ vực của người dân với giới chính trị gia và thể chế. Sau một năm rung chuyển bởi biểu tình, kinh tế bắt đầu ổn định cuối năm 2002, và lệnh hạn chế rút tiền khỏi ngân hàng được dỡ bỏ tháng mười hai.
Được lợi từ một tỷ giá hối đoái giảm giá trị chính phủ Argentina đã thực thi những chính sách mới dựa trên tái công nghiệp hóa, thay thế nhập khẩu và tăng khối lượng hàng xuất khẩu, bắt đầu có dấu hiệu thặng dư thương mại và tài chính vẵng chắc. Thống đốc Néstor Kirchner, một Peronist cánh tả, được bầu làm tổng thống tháng 5-2003. Trong nhiệm kỳ của ông, Argentina cơ cấu lại nợ chưa trả với chiết khấu giảm (khoảng 66%) trên hầu hết các trái phiếu, trả hết nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế, thương lượng lại các hợp đồng Công trình hạ tầng kỹ thuật và quốc hữu hóa một số công ty tư nhân trước đây. Kirchner và các nhà kinh tế học của mình, đặc biệt là Roberto Lavagna, cũng theo đuổi một chính sách thu nhập và đầu tư các dự án công cộng mạnh mẽ.
Argentina từ lúc đó có được sự tăng trưởng kinh tế, dù với lạm phát cao. Néstor Kirchner hủy bỏ chiến dịch tranh cử năm 2007, để giúp vợ ông thượng nghị sĩ Cristina Fernández de Kirchner, người trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu làm Tổng thống Argentina. Bà đã chứng kiến kế hoạch gây tranh cãi về việc tăng thuế xuất khẩu nông sản bị thất bại do lá phiếu tie-breaking bất ngờ của phó tổng thống Julio Cobos tháng 7-2008, sau các đợt biểu tình ruộng đất và đóng cửa nhà máy của giới chủ quy mô lớn từ tháng 3 đến tháng 7. Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nhắc nhở bà Kirchner đẩy mạnh chính sách can thiệp của nhà nước vào những khu vực gặp khó khăn trong nền kinh tế của chồng bà. Vào ngày 15-7-2010, Argentina trở thành quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latin và quốc gia thứ hai tại nam bán cầu hợp pháp hóa Hôn nhân đồng giới.
Ngày 22 tháng 11 năm 2015, sau vòng đầu tiên không giành đủ số phiếu của cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25 tháng 10, Mauricio Macri trở thành Tổng thống Argentina, đánh bại ứng cử viên Mặt trận vì thắng lợi Daniel Scioli của chính phủ cầm quyền trong vòng nhì. Ông nhậm chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Chính trị
Argentina theo chế độ Cộng hoà Liên bang, chế độ lưỡng viện. Tổng thống được bầu qua tuyển cử, là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, nhiệm kỳ 4 năm và có thể tái cử một nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống bổ nhiệm một Chánh văn phòng nội các có chức năng tương đương chức vụ Thủ tướng.
Quốc hội bao gồm Thượng nghị viện có 72 Thượng nghị sĩ, do bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 6 năm, mỗi tỉnh và thành phố Buenos Aires được bầu 3, cứ 2 năm bầu lại 1/3 và Hạ nghị viện có 257 Hạ nghị sĩ, do bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm, cứ 2 năm bầu lại 1/2.
Hiện nay có 25 đảng chính trị hợp pháp, trong đó các đảng lớn là: Đảng Công lý (PJ - cầm quyền), Liên minh Nhân dân Cấp tiến (UCR), Mặt trận Đất nước Đoàn kết (FREPASO).
Toà án Tối cao là cơ quan cao nhất ngành Tư pháp. Tổng thống bổ nhiệm các thẩm phán, Thượng viện phê chuẩn.
Chính sách ngoại giao
Chính phủ Argentina dưới thời của Tổng thống Cristina Fernández de Kirchner tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng tại khu vực, đề cao liên kết và hợp tác khu vực, trong đó coi trọng và thúc đẩy quan hệ với Venezuela, củng cố quan hệ với Chile, Brasil và khối Mercosur. Với Mỹ, tuy có va chạm vào đầu nhiệm kỳ nhưng Chính phủ tiếp tục coi trọng phát triển quan hệ đồng minh với Mỹ trong khi vẫn duy trì quan hệ tốt với Cuba. Với Tây Âu, tiếp tục nỗ lực khôi phục niềm tin để tranh thủ vốn, mở rộng thị trường và giải quyết khoản nợ 6,3 tỉ USD với Câu lạc bộ Paris. Argentina có vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Malvinas với Anh và vùng đất đóng băng với Chile, tuy nhiên, Chính phủ của Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner chủ trương giải quyết các vấn đề này bằng giải pháp hóa bình.
Là nước lớn trong khu vực Mỹ Latinh, Argentina có vai trò quan trọng ở khu vực và quốc tế, có quan hệ ngoại giao với hơn 142 nước, là thành viên của Liên Hợp Quốc, WTO, Hiệp hội Liên kết Mỹ Latinh (ALADI), Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA), Hệ thống Kinh tế Mỹ Latinh (SELA), Nghị viện Mỹ Latinh (PARLATINO), Nhóm 77, Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Hội đồng Kinh tế Lòng chảo Thái Bình Dương (PBEC), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR, gia nhập tháng 5 năm 2008) và Cộng đồng các Nhà nước Mỹ Latinh và Caribe (tháng 2 năm 2010).
Kinh tế
Argentina hiện tại là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Mỹ Latinh (sau Brasil và México), có truyền thống sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc; công nghiệp tương đối phát triển, với các ngành mũi nhọn như chế biến thực phẩm, dầu khí, luyện kim, chế tạo ô tô, năng lượng nguyên tử, sinh học... Tính đến năm 2016, GDP của Argentina đạt 541.748 tỷ USD, đứng thứ 21 thế giới. GDP theo sức mua tương đương là 20,972 tỷ USD, đứng thứ 66 thế giới và đứng thứ 5 khu vực Mỹ Latin.
Được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số đông, nền công nghiệp đa dạng và một nền nông nghiệp định hướng xuất khẩu, nền kinh tế của Argentina đang là nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ sau Brazil. Quốc gia này xếp thứ hạng rất cao trên thế giới về chỉ số phát triển con người, cũng như là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao so với các nước khác trong khu vực. Argentina có một quy mô thị trường trong nước khá lớn và các ngành công nghệ cao ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế
Là một nền kinh tế mới nổi và là một trong những quốc gia đang phát triển hàng đầu thế giới, Argentina nằm trong số các thành viên của G-20. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, sự phát triển kinh tế của nước này rất không đồng đều, với sự tăng trưởng kinh tế cao xen kẽ với những cuộc suy thoái nghiêm trọng.
Trong thập niên 1980, kinh tế Argentina bị khủng hoảng như nhiều nước Mỹ Latinh khác, từ đầu thập niên 1990 dần được phục hồi, từ 1996 - 2001 quay lại chu kỳ suy thoái và 2002 rơi vào khủng hoảng trầm trọng (tăng trưởng GDP -10,9%, lạm phát 41%), đồng nội tệ bị phá giá, nợ nước ngoài lên đến mức kỷ lục (134 tỷ USD). Đến năm 2003 bắt đầu quá trình hồi phục mới, giai đoạn 2003-2008 kinh tế phát triển mạnh đạt mức tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm. Năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, kinh tế suy giảm mạnh, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,9% (tương đương 301 tỷ USD). Từ năm 2010, kinh tế được phục hồi và tăng trưởng trở lại tuy còn chưa ổn định, GDP 6 tháng đầu năm đạt 9,4%, dự kiến cả năm đạt trên 7%, trao đổi thương mại 8 tháng đầu đầu năm đạt gần 80 tỷ USD (so với gần 100 tỷ) của năm 2009), dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 51 tỷ USD (năm 2009 là 45 tỷ), tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 8,4% (2009) xuống còn 7,9%, lạm phát ở mức 11,2%.
Hàng xuất khẩu chủ yếu là ngũ cốc, thịt bò, da bò, dầu thực vật, hàng công nghiệp. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải, hoá chất. Các thị trường xuất nhập khẩu chính: NAFTA (Mỹ, Canada, México), Trung Quốc, EU, Mercosur.
Giao thông
Argentina có hệ thống đường sắt lớn nhất ở châu Mỹ Latinh, với 36.966 km (22.970 dặm) đường ray đi vào hoạt động trong năm 2008 . Hệ thống này liên kết tất cả 23 tỉnh với thành phố thủ đô Buenos Aires cũng như kết nối với tất cả các nước láng giềng.. Hệ thống này đã bị xuống cấp đáng kể kể từ những năm 1940: đến năm 1991 lượng vận chuyển hàng hóa của nó ít hơn 1.400 lần so với năm 1973. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hệ thống đường sắt đã nhận được sự đầu tư lớn hơn từ nhà nước . Vào tháng 4 năm 2015, đa số Thượng viện Argentina đã thông qua luật tái quốc hữu hóa đường sắt của đất nước, một động thái đã nhận được sự ủng hộ từ tất cả các đảng chính trị lớn .
Đến năm 2004 Buenos Aires, tất cả các thủ phủ của tỉnh trừ Ushuaia, và tất cả các thị trấn cỡ trung bình đều được nối với nhau bằng 69.412 km (43.131 dặm) đường trải nhựa, trong tổng số chiều dài mạng lưới đường bộ là 231.374 km (143.769 dặm) . Hầu hết các thành phố quan trọng đều được liên kết với một số tuyến đường cao tốc mà ngày càng tăng về số lượng, bao gồm Buenos Aires – La Plata, Rosario – Córdoba, Córdoba-Villa Carlos Paz, Villa Mercedes-Mendoza, Quốc lộ 14 General José Gervasio Artigas và Tỉnh lộ Juan Manuel Fangio 2. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng đường bộ vẫn còn nhiều bất cập, chưa thể đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển ngày càng tăng mạnh do sự suy giảm của hệ thống vận tải đường sắt .
Trong năm 2013 Argentina sở hữu 161 sân bay có đường băng trải nhựa trong tổng số hơn một nghìn sân bay trên toàn quốc . Sân bay quốc tế Ezeiza, cách trung tâm thành phố Buenos Aires khoảng 35 km (22 dặm), là sân bay lớn nhất trong cả nước, tiếp theo là Sân bay Cataratas del Iguazú ở Misiones, và Sân bay El Plumerillo ở Mendoza. Sân bay Aeroparque, tại thành phố Buenos Aires, là sân bay nội địa quan trọng nhất.
Du lịch
Argentina đón nhận 5,57 triệu du khách trong năm 2013, là điểm đến hàng đầu ở Nam Mỹ, và thứ hai ở châu Mỹ Latinh sau Mexico . Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đạt 4,41 tỷ USD trong năm 2013, giảm từ 4,89 tỷ USD năm 2012. Thủ đô của nước này, Buenos Aires, là thành phố được thăm nhiều nhất ở Nam Mỹ . Có 30 công viên quốc gia ở Argentina, bao gồm nhiều di sản thế giới.
Khoa học và kỹ thuật
Người Argentina có ba giải Nobel về Khoa học. Bernardo Houssay, người Mỹ Latinh đầu tiên nhận giải Nobel Khoa học, đã khám phá ra vai trò của các hormon tuyến yên trong việc điều hòa glucose ở động vật. César Milstein nhận được giải Nobel do những nghiên cứu sâu rộng về kháng thể. Luis Leloir đã khám phá ra cách các sinh vật tích trữ năng lượng chuyển hóa glucose thành glycogen và các hợp chất cơ bản trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nghiên cứu của các nhà khoa học Argentina đã mở ra những bước tiến lớn trong việc điều trị bệnh tim và một số dạng ung thư. Domingo Liotta đã thiết kế và phát triển trái tim nhân tạo đầu tiên được cấy ghép thành công vào một người vào năm 1969. René Favaloro đã phát triển các kỹ thuật và thực hiện ca phẫu thuật bắc cầu mạch vành đầu tiên trên thế giới.
Chương trình hạt nhân của Argentina đã rất thành công. Năm 1957 Argentina là quốc gia đầu tiên ở châu Mỹ Latinh thiết kế và xây dựng được một lò phản ứng nghiên cứu với công nghệ cây nhà lá vườn, RA-1 Enrico Fermi. Thành tựu này đạt được là nhờ vào sự phát triển tự lực của công nghệ hạt nhân trong nước, thay vì chỉ đơn giản là mua chúng ở nước ngoài, được thực hiện bởi Ủy ban Năng lượng nguyên tử Quốc gia (CNEA). Các cơ sở hạt nhân với công nghệ của Argentina đã được xây dựng ở Peru, Algérie, Úc và Ai Cập. Năm 1983, Argentina đã tuyên bố họ có khả năng sản xuất uranium cấp vũ khí, một bước tiến quan trọng cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân; tuy nhiên, kể từ đó, Argentina đã cam kết chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.
Nghiên cứu về vũ trụ cũng ngày càng phát triển ở Argentina. Argentina đã tự mình lắp đặt được các vệ tinh bao gồm LUSAT-1 (1990), Víctor-1 (1996), PEHUENSAT-1 (2007).
Nhân khẩu
Dân số
Viện Thống kê dân số quốc gia () cho thấy dân số Argentina đạt 39.538.000 người vào năm 2005, đứng thứ 3 ở Mỹ Latin, thứ 30 trên thế giới. Năm 2010, dân số đạt 40.091.359 người. Mật độ dân số là 14.49 người/km²,so với thế giới là 51 người/km² năm 2010. Dân số phân bố rất không đồng đều, thủ đô Buenos Aires có mật độ 14.000 người/km² trong khi tỉnh Santa Cruz thì thấp hơn 1 người/km². Argentina là nước duy nhất ở Mỹ Latin có tỷ lệ nhập cư cao hơn tỷ lệ xuất cư .
Từ năm 1857 đên năm 1950 Argentina là quốc gia có làn sóng nhập cư lớn thứ hai trên thế giới, với 6,6 triệu người, đứng thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ về số lượng người nhập cư (27 triệu) và xếp trên cả Canada, Brazil và Úc . Phần lớn những người nhập cư châu Âu đến từ Ý và Tây Ban Nha .
Từ những năm 1970, nhập cư chủ yếu đến từ Bolivia, Paraguay và Peru, với số lượng nhỏ hơn từ Cộng hòa Dominica, Ecuador và Romania. Chính phủ Argentina ước tính có 750.000 người thiếu tài liệu chính thức và đã đưa ra một chương trình nhằm khuyến khích người nhập cư bất hợp pháp tuyên bố tình trạng của họ để đổi lấy visa cư trú hai năm - cho đến nay hơn 670.000 đơn đã được xử lý theo chương trình.
Tôn giáo
Hiến pháp đảm bảo quyền tự do tôn giáo nhưng cũng yêu cầu chính phủ để hỗ trợ Giáo hội Công giáo Rôma về mặt tài chính. Chính sách ưu đãi Công giáo vẫn có ảnh hưởng trong chính phủ mặc dù đang hình thành một loạt các luật mới để tách Công giáo ra khỏi chính trị quốc gia.
Theo cơ sở dữ liệu của chính phủ Argentina: 92,1% dân số theo Kitô giáo (phần lớn là Công giáo), 3,1% bất khả tri, 1,9% Hồi giáo, 1,3% người Do Thái giáo, 0,9% người vô thần, và 0,9% Phật giáo và những người tôn giáo khác. Kitô hữu Argentina chủ yếu là Công giáo Rôma chiếm từ 70% đến 90% dân số (mặc dù có lẽ chỉ có 20% tham gia các nghi lễ thường xuyên). Argentina cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ 4 khu vực Mỹ Latin (sau Brasil, México và Colombia). Vào ngày 13 tháng 3 năm 2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio của Argentina được bầu làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma, trở thành Giáo hoàng người Mỹ La tinh đầu tiên trong lịch sử. Ông lấy tên hiệu là Giáo hoàng Phanxicô.
Argentina có cộng đồng dân tộc thiểu số Hồi giáo lớn nhất ở châu Mỹ Latinh. Mặc dù thống kê chính xác về các tôn giáo là không có sẵn (vì điều tra dân số quốc gia không yêu cầu dữ liệu tôn giáo) cho nên số lượng thực tế của cộng đồng Hồi giáo Argentina được ước tính khoảng 1% tổng dân số (400.000 đến 500.000 tín đồ) theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2010.
Ngôn ngữ
Tiếng Tây Ban Nha được nói bởi hầu hết người dân Argentina. Ngoài ra, còn một số ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi ở Argentina. Tiếng Anh được dạy từ bậc tiểu học, 42,3% người dân Argentina tuyên bố họ nói được Tiếng Anh, 15,4% tuyên bố họ thông hiểu ở mức độ cao. Tiếng Ý được nói bởi khoảng 1,5 triệu người. Tiếng Ả Rập xếp thứ ba, với khoảng 1 triệu người. Tiếng Đức được nói bởi 400.000 người.
Tiếng Do Thái có khoảng 200.000 người sử dụng. Argentina là nước có dân số Do Thái lớn nhất ở châu Mỹ Latin và thứ 7 trên thế giới .
Giáo dục
Argentina được xếp hạng cao trong bảng xếp hạng toàn cầu về tỉ lệ người dân biết đọc và viết, với tỷ lệ ngang bằng với các nước phát triển.
Hệ thống giáo dục Argentina bao gồm bốn cấp bậc:
Cấp bậc đầu tiên dành cho trẻ em từ 45 ngày đến 5 tuổi, trong đó đối với trẻ em từ 4-5 tuổi là mang tính bắt buộc.
Cấp bậc tiểu học, mang tính bắt buộc, thường kéo dài 6 hoặc 7 năm. Năm 2010 tỷ lệ biết chữ là 98,07%.
Cấp độ trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, mang tính bắt buộc, kéo dài 5 hoặc 6 năm.
Cấp độ cao nhất là giáo dục bậc cao, gồm cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong năm 2013 có 47 trường đại học công lập quốc gia trên toàn quốc, cũng như 46 trường đại học tư nhân . Trong năm 2010, 7,1% người trên 20 tuổi đã tốt nghiệp đại học . Các trường đại học công lập của Buenos Aires, Córdoba, La Plata, Rosario và Đại học Công nghệ Quốc gia là những trường quan trọng nhất.
Chính phủ Argentina đảm bảo giáo dục mang tính phổ cập, thế tục và miễn phí cho tất cả các cấp học
Văn hóa
Argentina là một quốc gia đa văn hóa chịu ảnh hưởng đáng kể của văn hóa châu Âu. Văn hóa Argentina hiện đại đã bị ảnh hưởng phần lớn bởi người Ý, Tây Ban Nha và những người nhập cư châu Âu khác tới từ Pháp, Anh, và Đức cùng với một số quốc gia khác. Các thành phố của Argentina chủ yếu được đặc trưng bởi sự phổ biến của những người gốc châu Âu, và sự bắt chước có ý thức phong cách của Mỹ và châu Âu trong thời trang, kiến trúc và thiết kế . Một ảnh hưởng lớn khác là văn hóa gauchos và lối sống truyền thống tự cung tự cấp ở vùng nông thôn . Cuối cùng, truyền thống bản địa của người Mỹ đã được hấp thu vào trong môi trường văn hóa nói chung.
Âm nhạc
Tango, một thể loại âm nhạc sông Plata có ảnh hưởng từ âm nhạc châu Âu và châu Phi , là một trong những biểu tượng văn hóa quốc tế của Argentina . Thời kỳ hoàng kim của Tango là vào khoảng những năm 1930 đến giữa những năm 1950. Sau năm 1955, bậc thầy Astor Piazzolla đã phổ biến Nuevo tango, một phong cách tinh vi hơn và trí tuệ hơn cho thể loại này . Tango được yêu thích và phổ biến trên toàn thế giới hiện nay với các nhóm như Gotan Project, Bajofondo và Tanghetto.
Thể thao
Pato là môn thể thao quốc gia, đây là một trò chơi trên lưng ngựa cổ đại tại địa phương có nguồn gốc từ những năm 1600 và tiền thân của môn cưỡi ngựa chơi bóng. Môn thể thao phổ biến nhất tại Argentina là bóng đá. Cùng với Brazil, Pháp và Đức, đội tuyển bóng đá nam của Argentina cũng là đội tuyển quốc gia đã giành chức vô địch ở cả ba giải đấu quốc tế quan trọng nhất: World Cup (3 lần vào năm 1978, 1986 và 2022), Confederations Cup (1992), và huy chương vàng Olympic (2004, 2008). Họ cũng đã 15 lần giành được chức vô địch Copa América, 6 huy chương vàng Pan American và nhiều danh hiệu khác. Alfredo Di Stéfano, Diego Maradona và Lionel Messi là những cầu thủ người Argentina nổi tiếng nhất, nằm trong số những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại. 2 câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất tại Argentina là Boca Junior và River Plate.
Argentina đã sản sinh một số nhà vô địch đáng gờm nhất trong môn quyền anh, bao gồm Carlos Monzón, tay đấm hạng trung xuất sắc nhất trong lịch sử; Pascual Pérez, một trong những võ sĩ hạng ruồi nhiều huy chương nhất của mọi thời đại; Víctor Galíndez, Nicolino Locche.
Tennis là khá phổ biến ở Argentina ở mọi lứa tuổi. Guillermo Vilas là tay vợt Mỹ Latinh vĩ đại nhất trong kỷ nguyên mở. Ngoài ra, Juan Martín del Potro cũng là một tay vợt nổi tiếng, đã từng đánh bại Roger Federer để giành chức vô địch US Open 2009. |
Gabriel José García Márquez (6 tháng 3 năm 1928 – 17 tháng 4 năm 2014) là một nhà văn người Colombia. Ông còn là nhà báo và là một nhà hoạt động chính trị. Nổi tiếng với các tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả, Mùa thu của vị trưởng lão (El otoño del patriarca), Tướng quân giữa mê hồn trận (El general en su laberinto) và hơn cả là Trăm năm cô đơn (Cien años de soledad), García Márquez là một đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latinh. Tên tuổi của ông gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. García Márquez được trao Giải Nobel Văn học năm 1982.
Đặc biệt, trong năm tài khóa 2015 – 2016, Ngân hàng Trung ương Colombia (BRC) phát hành tờ hiện kim mệnh giá 50.000 Peso Colombia (COP), tương đương 17,43 USD có in hình ảnh nhà văn Gabriel José García Márquez. Tờ hiện kim mới phát hành có gam màu tím sáng chủ đạo, với 2 hình ảnh của Gabriel José García Márquez cùng xuất hiện trên một mặt đồng tiền, gồm chân dung bao trùm rìa bên phải; ở chính giữa là cảnh đứng thẳng cố giơ tay bắt đàn bướm phía trên thể hiện chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mà Gabriel José García Márquez là đại diện tiêu biểu trong văn học”
Tiểu sử
Gabriel José García Márquez sinh tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia, trong một gia đình trung lưu 16 người con mà ông là con cả. Cha của Marquez là Gabriel Eligio Garcia, một nhân viên điện tín đào hoa có nhiều con ngoài giá thú cả trước và sau khi kết hôn. Mẹ của Marquez là bà Luisa Marquez. Gabriel García Márquez lớn lên, những năm tháng đầu tiên trong một đại gia đình, ông ngoại là Nicolas Marquez, một cựu đại tá theo phái tự do từng chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Một ngàn ngày, bà ngoại là Tranquilina, cùng nhiều bác, dì...
Sau thời gian tuổi thơ, ông cùng cha mẹ chuyển đến Sucre, nơi cha của ông có một hiệu thuốc và hành nghề chữa bệnh bằng liệu pháp vi lượng đồng căn. Năm 1936, Marquez được bố mẹ gửi đến Barranquilla và Zipaquirá học phổ thông. Tới năm 1947, García Márquez tới Bogota, thủ đô của Colombia theo học tại Đại học Quốc gia Colombia và bắt đầu tham gia viết báo cho tờ El Espectador và bắt đầu những tác phẩm văn học đầu tiên gồm 10 truyện ngắn nổi tiếng. Năm 1948, ông tham cùng các sinh viên thủ đô tham gia biểu tình phản đối vụ ám sát Jorge Eliecer Gaitan, một chính khách tiến bộ, ứng cử viên tổng thống Colombia.
Sau khi học được năm học kỳ, García Márquez quyết định bỏ học rồi chuyển về Barranquilla thực sự bước vào nghề báo và viết tiểu quyết đầu tay La hojarasca (Bão lá). Ông cũng tham gia vào "Nhóm Barranquilla", một nhóm gồm các nhà báo xuất sắc và, thông qua họ, García Márquez bắt đầu tiếp xúc với các tác giả về sau có ảnh hưởng mạnh mẽ tới ông: Franz Kafka, James Joyce, đặc biệt là William Faulkner, Virginia Woolf và Ernest Hemingway.
Năm 1954, Mutis, một người bạn, thuyết phục García Márquez trở lại Bogota tiếp tục làm báo và ông đã có một số phóng sự nổi tiếng. Năm 1955, García Márquez đến Thụy Sĩ làm đặc phái viên của tờ El Espectador. Sau đó ông tới Ý tham gia học tại Trung tâm thực nghiệm điện ảnh rồi sang Paris, nơi García Márquez nhận được tin tờ El Espectador bị đình bản và nhận được vé máy bay về nước. Nhưng García Márquez quyết định ở lại Paris và sống trong điều kiện vật chất rất khó khăn. Trong thời gian này ông viết cuốn tiểu thuyết La mala hora (Giờ xấu), đồng thời tách từ cuốn này viết nên El coronel no tiene quien le escriba (Ngài đại tá chờ thư). Cùng với người bạn thân Plinio Apuleyo Mendoza, García Márquez tới một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và viết nhiều thiên phóng sự về các quốc gia này.
Năm 1958, sau hai tháng ở London, García Márquez quyết định trở về châu Mỹ vì cảm thấy "những điều huyền thoại đang bị nguội lạnh" trong tâm trí. Ban đầu ông ở tại Caracas, thủ đô Venezuela, và làm cho báo Momentos cùng Plinio Apuleyo Mendoza. Chứng kiến vụ đảo chính chống nhà cầm quyền độc tài Perez Jimenez, García Márquez bắt đầu có ý định viết về các chế độ chuyên chế ở Mỹ Latinh. Trong một lần về thăm Barranquilla, García Márquez cưới Mercedes Barcha, người ông đã yêu từ trước khi sang châu Âu, sau đó họ có hai con trai: Rodrigo sinh năm 1959 và Gonzalo sinh năm 1960. Cũng ở Caracas, ông viết tập truyện ngắn Los funerales de la Mamá Grande (Đám tang bà mẹ vĩ đại).
Năm 1960, ngay sau khi Cách mạng Cuba thành công, García Márquez tới quốc gia này làm phóng viên cho hãng thông tấn Prensa Latina và làm bạn với Fidel Castro. Năm 1961, ông tới New York với tư cách phóng viên thường trú của hãng Prensa Latina của Cuba. Sau đó ông quyết định tới cư trú ở México và bắt đầu với điện ảnh bằng việc viết kịch bản phim. Trong khoảng thời gian từ 1961 tới 1965, với văn học, García Márquez không sáng tác một dòng nào, hậu quả của "tâm lý thất bại" với các tác phẩm trước đây.
Từ đầu năm 1965, García Márquez bắt đầu viết tác phẩm quan trọng nhất của mình: Cien años de soledad (Trăm năm cô đơn). Sau 18 tháng đóng cửa miệt mài viết, khi tác phẩm hoàn thành cũng là lúc tình trạng tài chính gia đình đặc biệt khó khăn. Để có tiền gửi bản thảo cho nhà xuất bản Nam Mỹ ở Argentina, García Márquez đã phải bán nốt những vật dụng giá trị trong nhà. Năm 1967, Trăm năm cô đơn được xuất bản và ngay lập tức giành được thành công lớn, được cả giới phê bình và độc giả mến mộ. Sau đó García Márquez tách từ Trăm năm cô đơn một sự kiện và viết thành tiểu thuyết ngắn La increíble y triste historia de la cándida Eréndira y de su abuela desalmada (Truyện buồn không thể tin được của Erendira và người bà bất lương).
Từ năm 1974, García Márquez sống ở México, Cuba, thành phố Cartagena của Colombia và Paris, tham gia các hoạt động chính trị với tư cách một nhà văn nổi tiếng. Năm 1975 ông viết El otoño del patriarca (Mùa thu của vị trưởng lão) và năm 1981 cho ra đời Crónica de una muerte anunciada (Ký sự về một cái chết được báo trước). Cũng năm 1981, ông bị chính phủ bảo thủ Colombia vu cáo là đã bí mật cung cấp tài chính cho phong trào du kích cánh tả M-19, García Márquez phải sang sống lưu vong tại Mexico trong tình trạng thường xuyên bị đe dọa ám sát.
Năm 1982, Viện hàn lâm Thụy Điển trao Giải Nobel Văn học cho García Márquez. Trước đó ông cũng được chính phủ Pháp tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh. Năm 1985, García Márquez xuất bản cuốn tiểu thuyết lớn tiếp theo của ông, Tình yêu thời thổ tả, lấy cảm hứng chính từ mối tình của cha mẹ ông. Năm 1986, García Márquez vận động thành lập Quỹ Điện ảnh mới của Mỹ Latinh và trực tiếp thành lập Trường điện ảnh San Antonio de los Banos ở Cuba, nơi hàng năm ông tới giảng dạy một khóa ngắn về viết kịch bản.
Năm 1989, García Márquez viết El general en su laberinto (Tướng quân giữa mê hồn trận), tiểu thuyết lịch sử về Simon Bolivar, một người đấu tranh giải phóng các nước Mỹ Latinh. Năm 1992, ông viết Doce cuentos peregrinos (Mười hai truyện phiêu dạt), một tập truyện ngắn dựa trên các sự kiện báo chí. Năm 1994, ông cho xuất bản tiểu thuyết Del amor y otros demonios (Tình yêu và những con quỷ khác), lấy bối cảnh là thành phố Cartagena và tình yêu giữa một thầy tu 30 tuổi và con chiên là một đứa trẻ mới 12 tuổi.
Cuối năm 1995, một nhóm bắt cóc đã thực hiện vụ bắt cóc Juan Carlos Gaviria, em trai cựu tổng thống với điều kiện là García Márquez phải lên làm tổng thống. Năm 1996, García Márquez hoàn thành cuốn Noticia de un secuestro (Tin tức một vụ bắt cóc), một thiên phóng sự được tiểu thuyết hóa về vụ những kẻ buôn lậu ma túy bắt cóc mười người, trong đó có tám nhà báo.
Năm 2002, mặc dù sức khỏe yếu, García Márquez đã hoàn thành cuốn hồi ký đầu tiên Vivir para contarla (Sống để kể lại) về 30 năm đầu của đời mình, trước khi tới châu Âu lần thứ nhất. Tháng 10 năm 2004, García Márquez xuất bản cuốn Memoria de mis putas tristes (Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi).
García Márquez qua đời ở tuổi 87 vào ngày 17 tháng 4 năm 2014 tại Thành phố México, México nơi ông đã sống hơn 30 năm.
Tác phẩm
Mặc dù là một trong những tác giả nước ngoài nổi tiếng và có nhiều đầu sách được dịch ra tiếng Việt, không một tác phẩm nào của Gabriel García Márquez được mua bản quyền hợp pháp để xuất bản.
{| class="wikitable"
! Năm!! Tác phẩm!! Bản dịch tiếng Việt
|-
|1954 || La Hojarasca || Bão lá, Bão lá úa
|-
|1961 || El coronel no tiene quien le escriba || Ngài đại tá chờ thư, Không có thư cho ngài đại tá
|-
|1962 || Los funerales de la Mamá Grande || Đám tang bà mẹ vĩ đại
|-
|1962||Ojos de perro azul || Đôi mắt chó xanh
|-
|1962||La mala hora || Giờ xấu
|-
|1967 || Cien años de soledad || Trăm năm cô đơn
|-
|1970 || Relato de un náufrago || Nhật ký người chìm tàu
|-
|1975 || El otoño del patriarca || Mùa thu của vị trưởng lão
|-
|1978 || La increíble y triste historia de la cándida Eréndira y de su abuela desalmada || Truyện buồn không thể tin được của Erendira và người bà bất lương
|-
|1981 || Crónica de una muerte anunciada || Ký sự về một cái chết được báo trước
|-
|1985 || El amor en los tiempos del cólera || Tình yêu thời thổ tả
|-
|1989 || El general en su laberinto || Tướng quân giữa mê hồn trận
|-
|1992 || Doce cuentos peregrinos || Mười hai truyện phiêu dạt
|-
|1994 || Del amor y otros demonios || Tình yêu và những con quỷ khác
|-
|1996 || Noticia de un secuestro || Tin tức về một vụ bắt cóc
|-
|2002 || Vivir para contarla || Sống để kể lại
|-
|2004 || Memoria de mis putas tristes || Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi
|}
Chú thích
Tham khảo
Sống và kể lại'' - Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh |
Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác động của ánh sáng với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình.
Thông thường, một ống kính được sử dụng để tập trung ánh sáng phản xạ hoặc phát ra từ các vật vào một hình ảnh thực sự trên các bề mặt nhạy sáng bên trong một máy ảnh trong quá trình phơi sáng trong một khoảng thời gian. Với một cảm biến hình ảnh điện tử, điều này tạo điện lượng tại mỗi điểm ảnh, được xử lý bằng điện tử và lưu trữ trong một tập tin hình ảnh kỹ thuật số để hiển thị hoặc xử lý tiếp theo. Kết quả với nhũ ảnh là một hình ảnh ẩn vô hình, đó là sau đó được rửa bằng hóa chất thành một hình ảnh có thể nhìn thấy, hình âm bản hoặc dương bản tùy thuộc vào mục đích của vật liệu nhiếp ảnh và phương pháp chế biến. Một hình ảnh âm bản trên phim theo trruyền thống được sử dụng để tạo ra một hình ảnh dương bản trên giấy, được biết đến như một bản in, hoặc bằng cách sử dụng một máy phóng hoặc bằng cách in tiếp xúc.
Nhiếp ảnh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học, sản xuất (ví dụ như trong quang khắc) và kinh doanh, cũng như sử dụng nhiều hơn trực tiếp của mình cho nghệ thuật, mục đích giải trí, sở thích, và thông tin đại chúng.
Nguyên gốc từ
Từ "nhiếp ảnh" xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp, cụ thể là (), là dạng sở hữu của (), có nghĩa là "ánh sáng", và () có nghĩa là "biểu đạt bằng cách vẽ đường" hoặc "vẽ",, khi kết hợp lại có nghĩa là "vẽ bằng ánh sáng".
Có thể có nhiều người đã đặt ra cùng một thuật ngữ mới này từ những nguồn gốc này độc lập. Hércules Florence, một họa sĩ và nhà phát minh người Pháp sống tại Campinas, Brazil, đã sử dụng phiên bản tiếng Pháp của từ này, , trong các ghi chú riêng mà một nhà sử học người Brazil tin là đã được viết vào năm 1834. Tuyên bố này được thông báo rộng rãi nhưng chưa được công nhận nhiều trên quy mô quốc tế. Việc sử dụng đầu tiên của từ này bởi Florence trở nên rộng rãi biết đến sau nghiên cứu của Boris Kossoy vào năm 1980.
Báo Đức ngày 25 tháng 2 năm 1839 chứa một bài viết có tiêu đề , thảo luận về một số tuyên bố về ưu tiên - đặc biệt là của Henry Fox Talbot - liên quan đến tuyên bố phát minh của Daguerre. Bài viết này là lần xuất hiện đầu tiên của từ này trên báo in công khai đã biết đến. Bài viết này được ký tên "J.M.", được cho là là nhà thiên văn học Berlin Johann von Maedler. Nhà thiên văn học John Herschel cũng được ghi nhận là đã đặt ra từ này, độc lập với Talbot, vào năm 1839.
Những người phát minh Nicéphore Niépce, Talbot, và Louis Daguerre dường như không biết hoặc không sử dụng từ "nhiếp ảnh", mà đã ám chỉ quá trình của họ là "Heliography" (Niépce), "Photogenic Drawing"/"Talbotype"/"Calotype" (Talbot), và "Daguerreotype" (Daguerre).
Lịch sử nhiếp ảnh
Các công nghệ tiền thân
Nhiếp ảnh là kết quả của việc kết hợp nhiều khám phá kỹ thuật. Rất lâu trước khi những bức ảnh đầu tiên đã được thực hiện, nhà triết học Trung Quốc Mặc Tử và nhà toán học Hy Lạp Aristotle và Euclid đã mô tả một máy ảnh pinhole trong thế kỷ 5 và thế kỷ 4 trước Công nguyên. Trong thế kỷ thứ 6, toán học Byzantine Anthemius của Tralles sử dụng một loại của camera obscura trong các thí nghiệm của mình, Ibn al-Haytham (Alhazen) (965–1040) đã nghiên cứu camera obscura và pinhole camera, Albertus Magnus (1193–1280) đã khám phá bạc nitrat, và Georg Fabricius (1516–71) khám phá ra bạc chloride. Các kỹ thuật được mô tả trong Book of Optics có khả năng tạo ra các bức ảnh sử dụng các vật liệu trung cổ.
Daniele Barbaro đã mô tả một diaphragm năm 1566. Wilhelm Homberg đã mô tả làm thế nào để ánh sáng làm tối một số hóa chất (hiệu ứng quang hóa) năm 1694. Sách hư cấu Giphantie, xuất bản năm 1760, bởi tác gia Pháp Tiphaigne de la Roche, mô tả nhiếp ảnh nghĩa là gì.
Việc phát hiện ra phòng tối tạo ra một hình ảnh của một cảnh có lịch sử từ thời Trung Quốc cổ đại. Leonardo da Vinci đề cập đến những hình ảnh tự nhiên được hình thành bởi những hang tối trên rìa của một thung lũng ngập tràn ánh nắng. Một lỗ trên tường hang động sẽ hoạt động như một ống kính máy ảnh và chiếu một hình ảnh lộn ngược về phía sau trên một mảnh giấy. Vì vậy, sự ra đời của nhiếp ảnh chủ yếu là có liên quan với phát minh ra phương tiện để nắm bắt và giữ hình ảnh được sản xuất bởi các buồng tối máy ảnh.
Các họa sĩ thời kỳ Phục hưng sử dụng buồng tối của máy ảnh, trong thực tế, mang lại sự kết xuất quang học màu sắc mà đã thống trị Nghệ thuật phương Tây. Các buồng tối máy ảnh là một cái hộp có lỗ trong đó cho phép ánh sáng đi qua và tạo ra một hình ảnh ngược trên mảnh giấy.
Phát minh ra nhiếp ảnh
nhỏ|396x396px|View from the Window at Le Gras, 1826, bức ảnh máy ảnh còn tồn tại sớm nhất từ thiên nhiên. Tấm gốc (bên trái) và phiên bản được tô màu (bên phải).
nhỏ|Tầm nhìn từ Predikherenlei và Predikherenbrug ở Ghent, tháng 10 năm 1839, bộ sưu tập STAM - Bảo tàng Thành phố Ghent
Bức ảnh khắc photoetching cố định đầu tiên được tạo ra vào năm 1822 bởi nhà phát minh người Pháp Nicéphore Niépce, nhưng bị phá hủy trong một lần sau khi cố gắng sao chép nó. Niépce đã thành công một lần nữa vào năm 1825. Trong năm 1826, ông chụp bức View from the Window at Le Gras, bức ảnh máy ảnh còn tồn tại sớm nhất chụp từ thiên nhiên (tức là hình ảnh của một cảnh thực tế, như được hình thành trong một camera obscura bởi một ống kính).
nhỏ|View of the Boulevard du Temple, một daguerreotype của Louis Daguerre chụp vào năm 1838, thường được công nhận là bức ảnh sớm nhất có người. Đây là tầm nhìn của một con phố đông đúc, nhưng do thời gian mở khẩu kéo dài trong vài phút nên không có dấu vết của phương tiện giao thông. Chỉ có hai người ở góc trái dưới cùng, có vẻ một người đang đánh giày cho người kia, đã ở một chỗ đủ lâu để có thể nhìn thấy.
Do ảnh máy ảnh của Niépce yêu cầu thời gian chụp rất dài (ít nhất là tám giờ và có lẽ là vài ngày), anh đã cố gắng cải thiện phương pháp bitumen hoặc thay thế nó bằng một phương pháp thực tiễn hơn. Hợp tác với Louis Daguerre, họ phát triển phương pháp xử lý sau chụp ảnh, tạo ra kết quả tốt hơn và thay thế bitumen bằng một hợp chất nhạy sáng hơn. Tuy nhiên, vẫn cần thời gian dài để chụp ảnh trong máy ảnh. Với ý định thương mại hóa, họ duyệt kín thông tin.
Ở Brazil, Hercules Florence đã bắt đầu phát triển phương pháp giấy dựa trên muối bạc vào năm 1832 và đặt tên nó là "Photographie".
Trong khi đó, tại Anh, William Fox Talbot đã tạo ra hình ảnh bạc trên giấy từ năm 1834 và sau đó cải thiện quy trình của mình. Vào năm 1840, Talbot phát triển quy trình calotype, giúp giảm thiểu thời gian chụp. Quy trình này tạo ra một ảnh phần trong suốt, có thể in nhiều bản sao dương, điều này đã định hình nhiều phần của nhiếp ảnh hóa học hiện đại.
Ở Pháp, Hippolyte Bayard phát minh quy trình riêng để sản xuất in ảnh trực tiếp lên giấy và tuyên bố phát minh nhiếp ảnh sớm hơn Daguerre và Talbot.
Nhà hóa học người Anh John Herschel có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ông phát minh quy trình cyanotype và là người đầu tiên sử dụng các thuật ngữ "nhiếp ảnh", "âm bản", và "dương bản". Ông đã cách đây vào năm 1819 phát hiện rằng sodium thiosulphate có thể làm tan halide bạc, và vào năm 1839, ông thông báo cho Talbot và Daguerre rằng nó có thể được sử dụng để làm cho ảnh dương trên halide bạc bền vững trước ánh sáng. Ông cũng là người tạo ra bức âm bản trên kính đầu tiên vào cuối năm 1839.
Trong tạp chí "The Chemist" số ra tháng 3 năm 1851, Frederick Scott Archer đã xuất bản quy trình collodion ướt của mình, trở thành phương tiện nhiếp ảnh phổ biến nhất cho đến khi hình ảnh gelatin khô, được giới thiệu vào những năm 1870, dần thay thế nó. Quy trình collodion bao gồm Ambrotype (âm bản trên kính), Ferrotype hoặc Tintype (âm bản trên kim loại), và âm bản trên kính, được sử dụng để tạo bản in dương trên albumen hoặc giấy muối.
Trong thế kỷ 19, đã có nhiều tiến bộ trong việc sử dụng bản mảng thủy tinh và in ảnh. Năm 1891, Gabriel Lippmann giới thiệu quy trình tạo ảnh màu tự nhiên dựa trên hiện tượng quang học của sự nhiễu sóng ánh sáng. Phát minh quan trọng này đã đem lại cho ông giải Nobel Vật lý vào năm 1908.
Bản mảng thủy tinh là phương tiện chính cho nhiếp ảnh máy ảnh gốc từ cuối những năm 1850 cho đến khi bộ film nhựa linh hoạt bắt đầu được sử dụng trong những năm 1890. Mặc dù bộ film làm cho nhiếp ảnh nghiệp dư phổ biến hơn, chúng ban đầu đắt hơn và chất lượng quang học kém hơn so với bản mảng thủy tinh. Cho đến những năm 1910, bộ film không có sẵn trong các kích thước lớn được ưa thích bởi nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nên bộ film không thể ngay lập tức hoặc hoàn toàn thay thế mảng thủy tinh. Do tính ổn định về kích thước của thủy tinh, việc sử dụng mảng thủy tinh tiếp tục trong một số ứng dụng khoa học, như astrophotography, cho đến những năm 1990 và trong lĩnh vực holography bằng laser, nó đã tồn tại vào thế kỷ 21.
Kỹ Thuật Số
nhỏ|201x201px|Máy ảnh Kodak DCS 100, dựa trên một chiếc máy ảnh Nikon F3 với Đơn vị Lưu trữ Kỹ thuật số
Năm 1981, Sony giới thiệu chiếc máy ảnh tiêu dùng đầu tiên sử dụng cảm biến CCD để chụp hình, loại bỏ cần sử dụng bộ phim: máy Sony Mavica. Mặc dù Mavica lưu ảnh vào đĩa mềm, ảnh được hiển thị trên truyền hình và máy ảnh không hoàn toàn kỹ thuật số.
Chiếc máy ảnh số đầu tiên có khả năng ghi và lưu ảnh dưới dạng số hóa là Fujix DS-1P, do Fujifilm tạo ra vào năm 1988.
Năm 1991, Kodak ra mắt DCS 100, máy ảnh đơn kính phản xạ số hóa thương mại đầu tiên. Mặc dù giá cao đã ngăn cản việc sử dụng trong nhiều lĩnh vực ngoài nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng nhiếp ảnh số thương mại đã ra đời.
Nhiếp ảnh số sử dụng cảm biến hình ảnh điện tử để ghi lại hình ảnh dưới dạng dữ liệu điện tử thay vì thay đổi hóa học trên bộ phim. Sự khác biệt quan trọng giữa nhiếp ảnh số và nhiếp ảnh hóa học là nhiếp ảnh hóa học chống lại chỉnh sửa ảnh do nó sử dụng bộ phim và giấy nhiếp ảnh, trong khi hình ảnh số hóa cho phép xử lý hình ảnh một cách linh hoạt. Điều này tạo điều kiện cho việc chỉnh sửa hình ảnh một cách dễ dàng, khó khăn hơn trong nhiếp ảnh dựa trên bộ phim, và cho phép các tiềm năng và ứng dụng giao tiếp khác nhau.
trái|nhỏ|Nhiếp ảnh trên điện thoại thông minh
Nhiếp ảnh kỹ thuật số thống trị thế kỷ 21. Hơn 99% số hình ảnh chụp trên toàn thế giới là thông qua máy ảnh kỹ thuật số, ngày càng thông qua điện thoại thông minh.
Loại hình
Nghiệp dư
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư chụp ảnh vì mục đích cá nhân, như một sở thích hoặc sự quan tâm cá nhân, chứ không phải vì mục tiêu kinh doanh hoặc nghề nghiệp. Chất lượng công việc của người nghiệp dư có thể sánh ngang với nhiều chuyên gia. Họ có thể điền vào khoảng trống về các đề tài mà không thể được chụp nếu chúng không có giá trị thương mại hoặc không bán được. Nhiếp ảnh nghiệp dư đã phát triển vào cuối thế kỷ 19 do sự phổ biến của máy ảnh cầm tay. Trong thế kỷ 21, mạng xã hội và điện thoại di động có máy ảnh đã làm cho việc chụp ảnh và quay video trở nên phổ biến hóa trong cuộc sống hàng ngày. Vào giữa thập kỷ 2010, các điện thoại thông minh đã thêm nhiều tính năng tự động như quản lý màu sắc, lấy nét tự động, phát hiện khuôn mặt và ổn định hình ảnh, giúp giảm đáng kể kỹ năng và công sức cần thiết để chụp ảnh chất lượng cao.
Thương mại
Nhiếp ảnh thương mại có thể định nghĩa đơn giản là nhiếp ảnh gia được trả tiền cho các bức ảnh, thay vì cho các tác phẩm nghệ thuật. Loại nhiếp ảnh này bao gồm:
Nhiếp ảnh quảng cáo: để minh họa và thường quảng cáo dịch vụ hoặc sản phẩm.
Nhiếp ảnh kiến trúc: tập trung vào các công trình xây dựng và kiến trúc.
Nhiếp ảnh sự kiện: chụp hình khách mời và các sự kiện xã hội.
Nhiếp ảnh thời trang và quyến rũ: thường quảng cáo thời trang và sản phẩm, bao gồm nhiếp ảnh quyến rũ.
Nhiếp ảnh sản phẩm 360 độ: hiển thị sản phẩm theo góc quay.
Nhiếp ảnh buổi hòa nhạc: tập trung vào nghệ sĩ và không gian biểu diễn.
Nhiếp ảnh hiện trường tội phạm: chụp hiện trường tội phạm.
Nhiếp ảnh cảnh vật: tập trung vào các địa điểm.
Nhiếp ảnh động vật hoang dã: thể hiện cuộc sống của động vật hoang dã.
Nghệ thuật
phải|nhỏ|Ảnh cổ điển của Alfred Stieglitz, The Steerage (1907) thể hiện vẻ đẹp độc đáo của ảnh đen trắng.
Trong thế kỷ 20, cả nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh tài liệu đã được thế giới nghệ thuật nói tiếng Anh và hệ thống galleries chấp nhận. Tại Hoa Kỳ, một số nhiếp ảnh gia như Alfred Stieglitz, Edward Steichen, John Szarkowski, F. Holland Day, và Edward Weston, đã dành cuộc đời họ để thúc đẩy nhiếp ảnh như một nghệ thuật đẹp.
Ban đầu, nhiếp ảnh nghệ thuật cố gắng bắt chước các phong cách hội họa, điều này được gọi là Pictorialism, thường sử dụng điểm nét mờ để tạo ra góc nhìn mơ màng, 'lãng mạn'. Để đáp ứng điều này, Weston, Ansel Adams, và những người khác đã thành lập Nhóm f/64 để ủng hộ 'nhiếp ảnh thẳng', coi nhiếp ảnh như một thứ (tập trung mạnh) trong chính nó, không phải là bản sao của thứ gì khác.
Thẩm mỹ của nhiếp ảnh vẫn luôn được thảo luận, đặc biệt trong các vòng nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ đã tranh luận rằng nhiếp ảnh chỉ là sự tái hiện cơ khí của một hình ảnh. Nếu nhiếp ảnh là nghệ thuật thực sự, thì nhiếp ảnh trong ngữ cảnh nghệ thuật cần được định nghĩa lại, xác định yếu tố nào trong bức ảnh làm cho nó trở nên đẹp với người xem. Cuộc tranh luận này đã bắt đầu từ những bức ảnh sớm nhất "được viết bằng ánh sáng"; Nicéphore Niépce, Louis Daguerre, và những người khác trong số những nhiếp ảnh gia sớm nhất đã được hoan nghênh, nhưng có người đặt câu hỏi liệu công việc của họ có đáp ứng định nghĩa và mục đích của nghệ thuật hay không.
Clive Bell trong bài luận về Nghệ thuật của ông cho biết chỉ có "hình thức đáng kể" mới có thể phân biệt nghệ thuật và những thứ không phải là nghệ thuật.Vào ngày 7 tháng 2 năm 2007, Sotheby's London đã bán bức ảnh 99 Cent II Diptychon năm 2001 với giá chưa từng thấy là 3.346.456 đô la cho một người mua không tiết lộ danh tính, khiến nó trở thành bức ảnh đắt đỏ nhất vào thời điểm đó.
Nhiếp ảnh khái niệm biến một khái niệm hoặc ý tưởng thành một bức ảnh. Dù những gì được miêu tả trong các bức ảnh là các đối tượng thực, chủ đề của chúng là hoàn toàn trừu tượng.
Song song với sự phát triển này, sự tách biệt gần như hoàn toàn giữa hội họa và nhiếp ảnh đã bị tiến lại vào nửa cuối của thế kỷ 20 với chemigram của Pierre Cordier và chemogram của Josef H. Neumann. Năm 1974, các chemogram của Josef H. Neumann đã kết hợp hoàn toàn lớp nền mang tính hội họa và lớp nhiếp ảnh bằng cách hiển thị các yếu tố hình ảnh trong một mối quan hệ duy nhất chưa từng tồn tại trước đây, như một sản phẩm duy nhất không thể nhầm lẫn, trong một quan điểm vừa hội họa và vừa thực tế của nhiếp ảnh, sử dụng ống kính, trong một lớp nhiếp ảnh, kết hợp về màu sắc và hình dạng. Chemogram này của Neumann từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 khác biệt so với đầu của các chemigram không cần máy ảnh trước đây của Pierre Cordier và photogram của Man Ray hoặc László Moholy-Nagy trong những thập kỷ trước đó. Những tác phẩm nghệ thuật này xuất hiện gần đồng thời với sự phát minh của nhiếp ảnh bởi các nghệ sĩ quan trọng khác nhau đã đặc trưng như Hippolyte Bayard, Thomas Wedgwood, William Henry Fox Talbot ở các giai đoạn đầu của họ, và sau đó là Man Ray và László Moholy-Nagy trong những năm hai mươi và bởi họa sĩ vào những năm ba mươi Edmund Kesting và Christian Schad bằng cách đặt các đối tượng trực tiếp lên giấy nhiếp ảnh đã được làm mềm mại một cách phù hợp và sử dụng nguồn sáng mà không cần máy ảnh.
Báo chí Ảnh
nhỏ|Quân nhân Quốc gia tại Washington D.C. năm 2021Báo chí Ảnh là một dạng đặc biệt của nhiếp ảnh (việc thu thập, biên tập và trình bày tư liệu tin tức để xuất bản hoặc phát sóng) sử dụng hình ảnh để kể câu chuyện tin tức. Nó thường ám chỉ hình ảnh tĩnh, nhưng cũng có thể bao gồm video sử dụng trong báo chí truyền hình. Điểm đặc biệt của báo chí ảnh so với các dạng nhiếp ảnh gần gũi khác (ví dụ, nhiếp ảnh tư liệu, nhiếp ảnh tư liệu xã hội, nhiếp ảnh đường phố hoặc nhiếp ảnh người nổi tiếng) là tuân thủ một khuôn khổ đạo đức nghiêm ngặt yêu cầu công việc phải trung thực và không thiên vị khi kể câu chuyện bằng cách tuân thủ các nguyên tắc báo chí. Báo chí ảnh tạo ra hình ảnh góp phần vào phương tiện truyền thông tin tức và giúp cộng đồng kết nối với nhau. Các nhiếp ảnh gia báo chí ảnh phải thông tin và am hiểu về các sự kiện xảy ra ngay trước mắt họ. Họ trình bày tin tức dưới dạng sáng tạo không chỉ cung cấp thông tin mà còn mang tính giải trí, bao gồm cả nhiếp ảnh thể thao.
Khoa học và Pháp y
trái|nhỏ|Sự sụp đổ của cây cầu Wootton vào năm 1861
Máy ảnh đã có lịch sử dài và danh tiếng trong việc ghi lại hiện tượng khoa học từ khi được sử dụng lần đầu bởi Daguerre và Fox-Talbot, chẳng hạn như các sự kiện thiên văn (như một ví dụ về Nhật thực), sinh vật nhỏ và cây cỏ khi máy ảnh được gắn vào ống kính của kính hiển vi (trong nhiếp ảnh kính hiển vi) và cho nhiếp ảnh phóng đại của các mẫu lớn hơn. Máy ảnh cũng đã chứng tỏ tính hữu ích trong việc ghi lại hiện trường tội phạm và hiện trường tai nạn, chẳng hạn như sự sụp đổ của cây cầu Wootton vào năm 1861. Phương pháp sử dụng để phân tích các bức ảnh để sử dụng trong các vụ án pháp lý được gọi chung là nhiếp ảnh pháp y. Thông thường, các hình ảnh hiện trường tội phạm thường được chụp từ ba góc độ: tổng quan, trung bình và cận cảnh.
Vào năm 1845, Francis Ronalds, Giám đốc danh dự của Kew Observatory, đã phát minh ra máy ảnh đầu tiên để ghi lại liên tục các tham số thiên văn học và địa từ học. Các máy ảnh khác nhau tạo ra các dấu vết ảnh nhiếp ảnh trong vòng 12 hoặc 24 giờ về biến đổi từng phút của áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, điện khí quyển và ba thành phần của lực từ địa cầu. Các máy ảnh này đã được cung cấp cho nhiều trạm quan sát trên toàn thế giới và một số máy vẫn được sử dụng cho đến đầu thế kỷ 20. Charles Brooke đã phát triển các công cụ tương tự cho Đài quan sát Greenwich một thời gian sau.
Khoa học thường sử dụng công nghệ hình ảnh dựa trên thiết kế của máy ảnh lỗ trống để tránh biến dạng có thể gây ra bởi ống kính. Máy X-quang có thiết kế tương tự với máy ảnh lỗ trống, đi kèm với bộ lọc chất lượng cao và tia laser. Nhiếp ảnh đã trở thành phổ biến trong việc ghi lại sự kiện và dữ liệu trong khoa học và kỹ thuật, cũng như tại các hiện trường tội phạm hoặc tai nạn. Phương pháp này đã được mở rộng nhiều bằng cách sử dụng bước sóng khác nhau, chẳng hạn như nhiếp ảnh hồng ngoại và nhiếp ảnh tử quang, cũng như phổ phân tích. Các phương pháp này đã được sử dụng lần đầu trong thời kỳ Victoria và đã được cải tiến rất nhiều kể từ đó.
Nguyên tử đầu tiên được chụp ảnh đã được phát hiện vào năm 2012 bởi các nhà vật lý tại Đại học Griffith, Úc. Họ đã sử dụng một trường điện để bắt giữ một "Iốt" của nguyên tố Ytterbium. Bức ảnh được ghi lại trên một cảm biến hình ảnh điện tử CCD.
Nhiếp ảnh Động vật Hoang Dã
Nhiếp ảnh Động vật Hoang Dã là việc chụp hình các loài động vật khác nhau trong tự nhiên. Khác với các dạng nhiếp ảnh khác như nhiếp ảnh sản phẩm hoặc thực phẩm, nhiếp ảnh Động vật Hoang Dã yêu cầu nhiếp ảnh gia phải chọn đúng địa điểm và thời điểm khi các loài động vật cụ thể xuất hiện và hoạt động. Điều này thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng lớn cùng với việc nắm vững trang thiết bị nhiếp ảnh thích hợp.
Tác động xã hội và văn hóa
Có nhiều câu hỏi liên quan đến các khía cạnh khác nhau của nhiếp ảnh. Trong cuốn sách On Photography (1977) của Susan Sontag, bà phê phán tính khách quan của nhiếp ảnh. Đây là một chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng nhiếp ảnh. Sontag lý luận, "Chụp ảnh là biện pháp chiếm đoạt thứ được chụp ảnh. Đó là cách đặt bản thân vào một mối quan hệ cụ thể với thế giới mà cảm nhận giống như kiến thức và do đó có sức mạnh." Những người nhiếp ảnh gia quyết định chụp ảnh cái gì, loại bỏ những yếu tố nào và góc độ nào để tạo nên bức ảnh, và những yếu tố này có thể phản ánh một ngữ cảnh xã hội và lịch sử cụ thể. Theo đường hướng này, có thể đặt ra rằng nhiếp ảnh là một hình thức biểu đạt có tính chủ quan.
Nhiếp ảnh hiện đại đã đặt ra nhiều vấn đề về tác động của nó đối với xã hội. Trong bộ phim Rear Window (1954) của Alfred Hitchcock, máy ảnh được thể hiện là khuyến khích sự tò mò. 'Mặc dù máy ảnh là một trạm quan sát, việc chụp ảnh không đơn thuần là việc quan sát passif.'Máy ảnh không gian hãm hiếp hay thậm chí chiếm hữu, tuy nhiên nó có thể giả định, xâm phạm, xâm nhập, biến tạo, lợi dụng và, ở mức tương phản xa nhất của phép ẩn dụ, ám sát – tất cả những hoạt động mà, khác với sự xô đẩy tình dục, có thể được thực hiện từ xa và với một số sự tách biệt.Hình ảnh số hóa đã đặt ra những vấn đề đạo đức do sự dễ dàng của việc chỉnh sửa ảnh số trong quá trình xử lý sau chụp. Nhiều nhiếp ảnh gia báo chí đã tuyên bố họ sẽ không cắt ảnh hoặc bị cấm kết hợp các yếu tố từ nhiều bức ảnh để tạo thành "photomontage" và đưa chúng ra trình diện như là ảnh "thực sự". Công nghệ hiện nay đã làm cho chỉnh sửa hình ảnh tương đối đơn giản cho ngay cả nhiếp ảnh gia mới tập. Tuy nhiên, sự thay đổi gần đây trong việc xử lý trong máy ảnh cho phép việc theo dấu vân tay kỹ thuật số của các bức ảnh để phát hiện sự can thiệp về mục đích nhiếp ảnh phân trí.
Nhiếp ảnh là một trong các hình thức phương tiện truyền thông mới có khả năng thay đổi cách nhìn và cách cấu trúc của xã hội. Sự lo lắng tiếp theo đã xuất phát từ việc sử dụng máy ảnh liên quan đến sự mất cảm giác. Lo ngại rằng hình ảnh đáng sợ hoặc rõ ràng có sẵn cho trẻ em và xã hội nói chung đã được đề cập. Đặc biệt, hình ảnh về chiến tranh và phim khiêu dâm đang gây sự chú ý. Sontag lo lắng rằng "chụp ảnh là biện pháp biến người thành đối tượng có thể biểu tượng hóa". Cuộc thảo luận về việc mất cảm giác luôn đi đôi với cuộc tranh luận về hình ảnh bị kiểm duyệt. Sontag viết về mối quan tâm của bà rằng khả năng kiểm duyệt hình ảnh có nghĩa là người nhiếp ảnh có khả năng xây dựng hiện thực.
Một trong những thực hành qua đó nhiếp ảnh xây dựng xã hội là du lịch. Du lịch và nhiếp ảnh kết hợp để tạo ra "gaze du khách" trong đó người dân địa phương được đặt vị trí và định nghĩa bởi ống kính máy ảnh. Tuy nhiên, cũng có quan điểm rằng tồn tại một "gaze nghịch" thông qua đó người chụp ảnh bản địa có thể đặt vị trí người nhiếp ảnh du lịch như một người tiêu dùng hời hợt của hình ảnh.
Luật
Chụp ảnh hiện đang được hạn chế và bảo vệ theo luật pháp tại nhiều khu vực khác nhau. Bảo vệ cho các bức ảnh thường được thực hiện thông qua việc cấp bản quyền hoặc quyền đạo đức cho người chụp ảnh. Ở Hoa Kỳ, chụp ảnh được bảo vệ như một quyền theo Amendment đầu tiên và ai cũng có quyền chụp ảnh bất cứ thứ gì thấy trong không gian công cộng miễn là nó ở tầm nhìn rõ ràng. Tại Vương quốc Anh, Luật Chống Khủng bố 2008 tăng cường quyền của cảnh sát để ngăn chặn người khỏi việc chụp ảnh ở nơi công cộng, bao gồm cả phóng viên báo chí. Tại Nam Phi, bất kỳ người nào cũng có thể chụp ảnh người khác trong không gian công cộng mà không cần sự cho phép của họ, với hạn chế duy nhất liên quan đến an ninh quốc gia. Luật pháp về chụp ảnh khác nhau tùy từng quốc gia. |
Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ xem mặt, đám nói (miền Nam)) là một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Lễ này nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.
Lễ chạm ngõ ngày nay là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.
Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột, ngang tắt, không có khởi đầu. Vì thế, tuy không phải là một lễ trọng nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ. Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau) mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý. Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền.
Thành phần tham gia
Nhà trai: Ba(bố), mẹ, chú rể tương lai, người mối (nếu có). Có thể có Ông bà nội, ngoại hoặc chú bác cậu dì bên nội, ngoại.
Nhà gái: Cả gia đình nhà gái(Cha, mẹ, cô dâu tương lai; ông bà nội, ngoại hoặc đại diện nội, ngoại).
Trang phục
Mọi người mặc trang phục lịch sự ăn nói nhẹ nhàng có văn hoá. Không nhất thiết mặc comple và áo dài (vì còn phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa và địa hình, khoảng cách nhà gái...)
Lễ vật của nhà trai
Trầu, cau, chè, thuốc, bánh kẹo, hoa quả (nếu có điều kiện), mỗi thứ đều phải tính chẵn. Lễ này đơn giản, không phải thủ tục rườm rà.
Nhà gái
Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp. Ăn mặc đẹp, trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở. Tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất). Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi chút. |
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.
Thành phần tham gia
Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình,bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ, 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.
Lễ vật
Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới v.v.
Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm - bánh phu thê tượng trưng cho Dương, bánh cốm tượng trưng cho Âm; hoặc bánh chưng và bánh dày - bánh chưng vuông là Âm, bánh dày tròn là Dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.
Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).
Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, "Con gái là con người ta". Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.
Thủ tục
Rước lễ vật
Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.
Tiếp khách
Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.
Cô dâu
Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.
Nhà gái
Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái "lại quả" (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.
Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.
Biếu trầu
Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,... Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.
Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.
Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp "báo hỷ" lại có thiếp mời tiệc cưới.
Trang phục
Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.
Chia lễ
Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng bốn năm năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày.
Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:
Cưới vợ thì cưới liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
Lễ ăn hỏi xong đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng.
Thư viện ảnh |
Cô Giang (1909–1930), tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng người Việt tham gia chống thực dân Pháp và là hôn thê của ông Nguyễn Thái Học - lãnh tụ của tổ chức chống Thực dân Pháp - Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tiểu sử
Nguyễn Thị Giang sinh năm 1909 tại thị xã Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang.
Bà là con của ông Nguyễn Văn Cao (? - 1925) và bà Nguyễn Thị Lưu (? - 1936) và là em ruột Nguyễn Thị Bắc, tức Cô Bắc.
Bà là con thứ hai trong một gia đình gồm bảy người con cả trai và gái, vốn quê ở một làng dệt thuộc tỉnh Hà Đông, vì thân phụ tham gia phong trào văn thân nên phải dời lên buôn bán tại số 2 phố Thọ Xương, thị xã Phủ Lạng Thương (nay là thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
Gia nhập đội ngũ chống Pháp
Sau khi học xong lớp nhất, Cô Giang cùng chị ruột là Cô Bắc (Nguyễn Thị Bắc) được Nguyễn Khắc Nhu (tức Xứ Nhu) dìu dắt rồi kết nạp vào tổ chức Việt Nam Dân Quốc
Ngày 25 tháng 12 năm 1927, nhóm trí thức trẻ trong Nam Đồng thư xã đứng ra thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau đó, đảng này sáp nhập với Việt Nam Quốc dân Đảng vì họ có cùng mục tiêu là "đánh đuổi người Pháp ra khỏi nước Nam, giành nước Nam lại cho người Nam".
Nhờ việc sáp nhập này, Chủ tịch Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thái Học có dịp làm quen với Cô Giang. Hợp lòng nhau, vào một buổi chiều từ Phú Thọ về xuôi, hai người ghé vào Đền Hùng, sau khi hội đàm với các đồng chí của mình, cả hai vào đền thờ Tổ để cùng thề hẹn... Theo một Ủy viên trong Việt Nam Quốc Dân Đảng là nhà văn Nhượng Tống, thì trong buổi ấy, Cô Giang đã cố xin Nguyễn Thái Học giao cho một khẩu súng lục, và hứa rằng "nếu Học chẳng may chết vì nước, thì Giang cũng xin lấy khí giới này mà chết theo chồng!"Đứng trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cô Giang được cử giữ chức Tổng thư ký của đảng. Sau, cô cùng chị mình là Cô Bắc được cử phụ trách việc truyên truyền, làm binh vận và liên lạc giữa các cơ sở đảng ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Yên Bái... Và bất cứ ở nơi đâu, hai chị em cô đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
Vào trung tuần tháng 5 năm 1929, Nguyễn Thái Học triệu tập đại hội đảng toàn quốc tại làng Đức Hiệp, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, quyết định chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Công việc chuẩn bị chưa hoàn tất, thì cuối năm 1929 tại Bắc Giang một cơ sở chế bom bị tai nạn phát nổ, và đầu năm 1930 người Pháp bắt giữ được nhiều đảng viên và khám phá được rất nhiều cơ sở chế tạo vũ khí. Trước tình hình bất lợi, Nguyễn Thái Học cho triệu tập hội nghị khẩn cấp, quyết định tiến hành khởi nghĩa tại các nhiều nơi vào đêm mồng 10, rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930.
Được phân công, chị em Cô Giang phụ trách chi bộ khu nữ vận chuyển vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng xe lửa. Họ giả làm người buôn bán gạo, cám, hoa quả... với những gồng gánh cồng kềnh nhưng phía dưới là mã tấu, lựu đạn và súng ống...
Khởi nghĩa thất bại
Cuộc khởi nghĩa đã nổ ra nhiều nơi (khi ấy Cô Giang được phân công chỉ huy mặt trận tỉnh Bắc Ninh), nhưng nhanh chóng bị thất bại. Bởi Thống sứ Bắc Kỳ đã cho lính đi trấn áp quyết liệt, sai cả máy bay trút bom dữ dội xuống làng Cổ Am (Hải Phòng) và nhiều làng mạc khác.
Lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng nhiều đồng chí nòng cốt của ông (trong số đó có cả Cô Bắc) đều bị đối phương bắt được.
Nghe tin vị hôn phu của mình bị bắt (ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cổ Vịt Chí Linh, Hải Dương). Cô Giang đã nghĩ đến kế hoạch táo bạo là tấn công nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) để giải thoát cho Nguyễn Thái Học và các người khác.
Kế hoạch chưa kịp thực hiện, thì ngày 16 tháng 6 năm 1930, Cô Giang nghe tin nhà cầm quyền Pháp đã đưa Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông từ Hà Nội lên Yên Bái, để xử chém vào ngày hôm sau (17 tháng 6).
Tức thì, Cô Giang cải trang, giấu khẩu súng lục trong người rồi đi tàu hỏa lên đó. Xem xử xong, cô lặng lẽ trở về phòng trọ viết hai bức thư tuyệt mệnh trên trang giấy khổ nhỏ, bằng bút chì xanh. Lá thư thứ nhất cô gửi cho cha mẹ anh Nguyễn Thái Học, còn lá thứ hai cô gửi cho người chồng nơi chín suối. Viết xong thư, Cô Giang ra chợ mua mấy vuông vải trắng, thắt ngang đầu để tang chồng, rồi đáp tàu hỏa về Vĩnh Yên (cụ thể là làng Thổ Tang, Tổng Lương Điền, Phủ Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Yên / nay là TT Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), quê Nguyễn Thái Học, ngay buổi chiều tối hôm đó.
Tự sát
Tờ mờ sáng ngày 18 tháng 6 năm 1930, cô về làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường (nay thuộc Vĩnh Phúc) để lạy tạ cha mẹ chồng (ông Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh), tháo chiếc đồng hồ có khắc chữ "G" tặng cho Nguyễn Văn Lâm, em trai Nguyễn Thái Học và từ giã mọi người.
Trên đường đi cô ghé quán trà bên gốc cây đề, thuộc Xóm Mới, xã Đồng Vệ giáp quốc lộ 2, cách làng Thổ Tang ước chừng một cây số. Sau khi uống bát nước trà xanh, từ biệt bà chủ quán, cô đến đứng dưới gốc cây đề, mắt nhìn về hướng làng Thổ Tang và tự kết liễu đời mình bằng khẩu súng lục mà Nguyễn Thái Học tặng cô ở đền Hùng ngày nào.
Hôm ấy là ngày 18 tháng 6 năm 1930, nhằm ngày 22 tháng 5 năm Canh Ngọ. Nghe tin Cô Giang tự sát, quân đội Pháp lập tức có mặt để nhận dạng. Biết đúng là cô, họ liền ra lệnh chôn, rồi đặt điếm canh để không ai được đến thắp hương. Tuy nhiên, theo Lê Minh Quốc, thì "trên mồ của người nữ cách mạng này bao giờ cũng có những bông hoa đỏ thắm".
Vinh danh
Tên tuổi của Nguyễn Thị Giang đã được ghi trong lịch sử Việt Nam. Tên của bà được dùng đặt tên một trường Trung học phổ thông ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra tên bà cũng được đặt cho một số con đường ở một số thành phố và phường Cô Giang ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chú thích
Nguồn tham khảo
Nguyễn Q. Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản KHXH, 1992.
Lê Minh Quốc, Các vị nữ danh nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 2009.
Cô Giang: nữ danh nhân đất Việt .
Nguyễn Thái Học (1902-1930), Nhượng Tống
Nguyễn Thị Giang
Anh thư dân tộc Việt Nam
Nhà cách mạng Việt Nam
Đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng
Nghĩa quân chống Pháp
Người tự sát
Khởi nghĩa Yên Bái
Nguyễn Thái Học
Người Bắc Giang |
Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).
Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường của người Việt hiện nay, thuật ngữ dương lịch nói chung chỉ là nói tới lịch Gregory mặc dù trên thực tế có nhiều loại lịch khác có cách thức tính toán ngày tháng như đã nói trên.
Dương lịch chí tuyến
Nếu như vị trí của Trái Đất (hay Mặt Trời) được tính toán liên quan tới điểm phân (điểm xuân phân hay điểm thu phân) thì ngày tháng chỉ ra mùa (và như thế nó đồng bộ với xích vĩ của Mặt Trời). Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch chí tuyến.
Một năm lịch trung bình của loại lich như thế là xấp xỉ bằng một vài dạng của năm chí tuyến (thông thường hoặc là năm chí tuyến trung bình hoặc là năm xuân phân).
Các loại lịch sau là dương lịch chí tuyến:
Lịch Gregory
Lịch Julius
Lịch Bahá'í
Lịch Alexandria
Lịch Iran (lịch Jalāli)
Lịch Malayalam
Lịch Tamil
Dương lịch Thái
Các loại lịch kể trên đều có một năm thường bằng 365 ngày, và đôi khi được mở rộng bằng cách bổ sung thêm 1 ngày dư để tạo thành năm nhuận.
Dương lịch thiên văn
Nếu như vị trí của Trái Đất được tính toán liên quan tới vị trí của các định tinh thì ngày tháng của nó chỉ ra chòm sao hoàng đạo mà Mặt Trời có thể được tìm thấy gần đó. Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch thiên văn.
Một năm lịch trung bình của những loại lịch này xấp xỉ năm thiên văn.
Lịch Hindu và lịch Bengal là dương lịch thiên văn. Chúng thông thường dài 365 ngày, nhưng hiện nay đã lấy thêm ngày dư để tạo ra năm nhuận.
Phi dương lịch
Các loại lịch có thể được gọi là phi dương lịch, như lịch Hồi giáo là một loại âm lịch thuần túy và các loại lịch được đồng bộ với chu kỳ giao hội của Sao Kim hoặc đồng bộ với các thời điểm mọc gần Mặt Trời của các ngôi sao.
Âm dương lịch
Các loại âm dương lịch cũng có thể được coi là 'dương lịch' ở một mức độ nhất định nào đó, mặc dù ngày tháng của chúng trên thực tế lại chỉ ra các pha của Mặt Trăng. Do một âm dương lịch điển hình có một năm bao gồm một số nguyên dương nhất định các tháng Mặt Trăng, nên ngày tháng của nó không chỉ ra được vị trí của Trái Đất trong chuyển động xung quanh Mặt Trời như ở trường hợp của dương lịch thuần túy. Lịch Trung Quốc là một loại âm dương lịch điển hình. |
Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi trai gái lấy nhau, người Việt gọi là đám cưới, lễ cưới hoặc gọn hơn là cưới, gọi theo tiếng Hán-Việt là giá thú. Đối với người Việt, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.
Phong tục và lễ nghi truyền thống
Quan niệm về hôn nhân
Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà còn cha mẹ khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Nếu con cái không bằng lòng với người vợ (hay chồng) mà cha mẹ chỉ định thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi. Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" điều đình để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn và tục phúc hôn.
Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn. Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Người vợ không những phải sinh con đẻ cái nối dõi tông đường mà còn phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng.
Chế độ "đa thê, đa thiếp" cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ lớn không sinh con hay chỉ sinh con gái. Nạp thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...) không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ lớn muốn đuổi khi nào cũng được.
Lễ nghi dân gian
Trước đây (và cả bây giờ) người Việt gọi lễ cưới là hôn lễ. Theo giải thích của Đào Duy Anh, chữ "hôn" nguyên nghĩa là chiều hôm, theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối.
Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm nhà..."
Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:
Lễ nạp tài: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Lễ cưới dân gian
Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu thường là rượu, trầu cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt .
Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng đạo" mới đi, thường là về chiều, có nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ già nhiều tuổi được dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.
Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo ám cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.
Cô dâu vào bái gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như cha mẹ chồng tặng cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.
Lễ tơ hồng được cử hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu.
Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà chồng ở cách xa quá, không về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là "Tứ hỷ".
Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ mặn về nhà để cúng gia tiên, để trình bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.
Pháp chế
Nhằm tránh xảy ra những điều đáng tiếc, nhà nước quân chủ Việt Nam cũng can thiệp vào việc giá thú của người dân bởi những điều lệ hay luật. Điều lệ hương đảng do vua Gia Long ban hành năm 1804, khoản về giá thú đã dẫn câu từ sách cổ: "Hôn lễ là mối đầu của đạo người", "Giá thú mà bàn của cải là thói quen mọi rợ" và quy định: "Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng qua cốt được cặp đôi mà thôi, còn lễ cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tuỳ nhà có hay không, chứ không được viết khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, người làng khác thì gấp đôi..." .
Năm 1864, vua Tự Đức cũng sai định rõ lại lễ cưới xin của dân gian: "Từ lúc vấn danh đến khi xin cưới, cho kỳ hạn là 6 tháng, đều theo tiết kiệm, không được quá xa xỉ" .
Lễ nghi cung đình
Lễ cưới trong giới quý tộc, quan lại ở các triều đại phong kiến nhìn chung giống với tục cưới gả của Trung Hoa là căn cứ vào sáu bước (lục lễ), có thể rút bớt hay kết hợp nhưng được sắp đặt cầu kỳ, tỷ mỉ, trang trọng và xa hoa hơn trong dân gian. Việc dựng vợ gả chồng hoàn toàn do cha mẹ chủ trương và theo lối "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Hoàng tử lấy vợ chính gọi là "nạp phi" và "nạp thiếp" khi lấy vợ thứ (khi về nhà chồng, cô dâu được gọi là phủ phi hay phủ thiếp), và công chúa lấy chồng gọi là "hạ giá" (chú rể được phong Phò mã Đô uý).
Hoàng tử nạp phi
Hoàng tử khi đến 15-18 tuổi sẽ được phong tước, cấp đất và tiền để lập phủ riêng, sau đó vua mới nghĩ đến việc cưới vợ cho con. Cô dâu do chính vua kén chọn qua việc dò hỏi các vị đại thần, ai muốn gả con gái đến tuổi cho hoàng tử. Khi có vị nhận lời, vua mới chuẩn bị hôn lễ. Theo "Nghị định" năm Gia Long thứ 7 (1808), hôn lễ được cử hành qua các bước:
Truyền mệnh: vua cử hai đại thần lãnh cờ tiết đến nhà gái thông báo, đúng ngày đã định, cha mẹ cô gái vào cung nhận mệnh, sau đó Khâm Thiên giám chọn ngày tốt để tiến hành hôn lễ.
Nạp thái: trước ngày nạp lễ, có một buổi thiết triều ở điện Cần Chánh để vua truyền cho biết ngày giờ hôn lễ và cử các quan vào trong ban phụ trách việc hôn lễ này. Hai quan đại thần và một số người khác vài mệnh phụ, quân lính bưng tráp thiếp và lễ vật đến nhà gái. Lễ vật được đặt sẵn trên các án sơn son thếp vàng bao gồm: vàng, bạc, gấm, lụa, nữ trang, trầu, cau, trâu, bò, lợn, rượu. Hòm thiếp đựng giấy ghi danh sách, số lượng vật phẩm và ngày giờ cử hành các lễ tiếp theo.
Nạp trưng: Theo ngày tốt đã chọn, nghi thức được tiến hành. Lần này, ngoài những vật phẩm như trên còn có mũ áo, xiêm, hài, kiệu, lọng và "tờ sách vàng" khắc bài dụ của vua. Một nữ quan đọc tờ sách, cô dâu ngồi vào ghế để nhận lạy mừng của mọi người. Lễ xong, một bữa tiệc được nhà gái bày ra để khoản đãi những người tham dự, sau đó rước cô dâu về phủ của hoàng tử. Hai đại thần về điện nạp cờ tiết phục mệnh. Hôm sau, cha mẹ của cô dâu phải vào cung để làm lễ tạ ơn (ông đến tiện điện và bà đến điện Khôn Đức).
Khác với dân gian, nếu hoàng tử muốn cưới nàng hầu thì nghi lễ cũng phải tiến hành tương tự.
Theo cuốn "Văn hóa Huế xưa", tác giả Lê Nguyễn Lưu, phần nói về đời sống văn hóa cung đình (tập 3), trang 285-286 viết: Hoàng tử lấy vợ gọi là nạp phi (đối với bà chính) và nạp thiếp (đối với bà thứ). Cô gái khi đã về làm dâu của vua (hoàng tức) được gọi là "phủ phi" hay "phủ thiếp".
Công chúa hạ giá
Khi công chúa hạ mình xuống để lấy chồng thì người chồng được gọi là "thượng giá" và trở thành phò mã. Tuy nhiên, việc chọn phò mã không hề đơn giản. Vua sai Bộ Lại, Bộ Binh lập danh sách 5 người là con cháu và chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên, những chàng trai này tất nhiên là không bị tàn tật, nhưng phải thông minh và đẹp. Một vị hoàng thân và một vị đại thần mà vợ chồng song toàn được cử làm chủ hôn và chiếu liệu (lo sắp đặt mọi chuyện). Họ hội ý với nhau để cử người xứng đáng nhất và hợp tuổi với hoàng nữ trong bản kê, tâu với vua, vua sẽ khuyên son (quyết định).
Trong lịch sử triều Nguyễn, có những vua như Minh Mạng hay Thiệu Trị, vì số hoàng nữ quá nhiều, con cháu công thần không đáp ứng đủ nên nhiều người phải tìm cách trốn tránh, chạy chọt để khỏi bị ghi danh vì sợ mình lấy phải công chúa nhiều tuổi hay kém nhan sắc, mà đã kết hôn với công chúa thì phải suốt đời "một vợ một chồng".
Sau khi vua chọn, phò mã tương lai được vua ban tiền để tậu phủ và sắm vật dụng, trang phục đúng nghi thức, trong đó có một chiếc thuyền bồng, đồng thời cha mẹ phải vào lạy tạ ơn trên.
Khâm Thiên giám làm nhiệm vụ chọn ngày để tiến hành lục bộ (sáu lễ), nhà trai phải liên hệ để biết mà chuẩn bị, cũng có thể kết hợp một ngày 2 đến ba lễ, cách quãng nhau.
Lễ nạp thái và vấn danh: gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung, cúng tổ tiên công chúa và được chủ hôn mở tiệc khoản đãi. Công chúa nhận vàng bạc và nữ trang.
Lễ nạp trưng và nạp cát: gia đình lại đưa lễ vật vào cung, sau đó hai bên tự tổ chức lễ cáo với tổ tiên mình về việc cưới hỏi.
Lễ điện nhạn và thân nghinh: trước đó, vua sai quan khâm mạng đến phủ đệ phò mã, bày giường thất bảo, màn tiên. Đúng ngày giờ đã định, gia đình phò mã lễ vật vào cung, trong đó có một cặp ngỗng. Vị đại thần làm chủ hôn lập một phái đoàn rước công chúa về phủ phò mã.
Phẩm vật cưới về số lượng mỗi khi mỗi khác và thường là khá nặng. Vào năm 1833, lễ nạp thái được ghi nhận gồm: 20 lạng vàng, 100 lạng bạc, 2 mâm trầu, 2 mâm cau; lễ vấn danh gồm: một con trâu, hai con lợn, 2 hũ rượu; lễ nạp cát gồm: 4 tấm gấm, 10 tấm lĩnh màu, 10 tấm sa màu; lễ nạp trưng gồm: 2 mâm trầu, 2 mâm cau, 2 hũ rượu; lễ thỉnh kỳ gồm: một con bò, hai con dê, 3 hũ rượu; lễ điện nhạn gồm: hai con chim nhạn (được thay bằng ngỗng), 1 hộp kim chỉ, 100 đồng tiền cổ, 20 lạng vàng, 100 lạng bạc... Có quan nghèo không lo nổi nên vào năm 1864, vua Thiệu Trị dụ rằng: "Đời xưa, vua Nghiêu gả hai con gái cho Ngu Thuấn ở Vĩ Nhuế, chả nghe nói lễ cưới sang trọng. Hơn nữa, đám cưới chỉ dùng 2 da hươu làm lễ, xưa kia vẫn nói thế. Nay gả hoàng nữ cho con các đại thần, mà các đại thần thanh thận trung cần, trẫm biết sẵn, vậy 6 lễ cưới, cho tuỳ theo cảnh nhà giàu nghèo mà sắm sửa, không nên ấn định lễ vật, chớ nên bày đặt quá nhiều. Vậy các quan chủ hôn cần biết rõ."
Phong tục và lễ nghi ngày nay
Nhà nước phong kiến Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn chấm dứt sau Cách mạng tháng Tám (1945), cùng với sự hình thành của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã có quy định như sau về hôn nhân:
Dần dần, những quy định trên được thể chế hóa thành luật .
Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ không phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào đó, "ma chê cưới trách" nhưng lại "ai chê đám cưới, ai cười đám ma". Một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là đám cưới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hóa bên ngoài, nhưng người chê thì lại nói rằng thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ.
Tuy vậy, chính quyền không cấm việc tổ chức cưới hỏi theo phong tập tập quán xưa, mà chỉ ban hành "quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi", theo đó, quy định rằng: "các thủ tục có tính phong tục, tập quán như chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản và gọn nhẹ" và "việc cưới cần được tổ chức trang trọng vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc".
Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam, có thể có những cách thức, tên gọi khác nhau, đa số có những điểm chung:
Đăng ký kết hôn: Lễ cưới ngày nay thường được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Chụp ảnh, quay phim: Cô dâu và chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ niệm. Ngoài ra, một quay phim sẽ được thuê để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ của lễ cưới như làm lễ gia tiên, đón dâu, đãi tiệc,...
Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng cưới, tiệc cưới, quần áo, xe hoa,...
Phải chọn một người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình. Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong ăn nói, thường được gọi là Chủ hôn.
Lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau, rượu, chè, bánh, kẹo, nước uống,... Phải có trầu cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ. Lễ vật được dâng lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó, nhà trai sẽ đem về phần lễ mà nhà gái đã lưu lại, được gọi là lại quả.
Lễ Ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một cái bánh cốm hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng, mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ, nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiệp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi, hai họ định luôn ngày cưới.
Lễ cưới - Thành hôn (diễn ra vào ngày rước dâu)
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu (như ở dưới sẽ nêu). Ý nghĩa của lễ nạp tài là nhà trai góp phần với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn (bố mẹ chồng sẽ trao lúc làm lễ ở nhà gái trước đông đủ quan viên được mời - nội ngoại nhà gái), cô có thể yên tâm xây dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu đã đến.
Tục chăng dây: ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước cửa nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái (tục này hiện nay đã mai một, không còn thấy xuất hiện ở nhiều địa phương).
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật (các quả hộp: trầu cau, rượu, bánh phu thê và nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì lễ vật sẽ thêm các món khác - ví như nem chả, bánh kem,...). Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Cha mẹ (nhà gái) cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai (như là các vị khách thông thường không có sự xuất hiện của các lễ nghi có sự tham gia của hai bên) cũng được mời vào cỗ với mục đích giới thiệu đôi bên rằng đây là nơi con gái họ làm dâu(ở Huế gọi đây là ngày Vu Quy tương đương Thành Hôn ở nhà trai, lễ Vu Quy này có thể diễn ra trước một ngày so với lễ Thành Hôn của nhà trai. Xin nói thêm là lễ Vu Quy là lễ cáo bái ở nhà gái để cô dâu ra đi lấy chồng, song đây là lễ mang tính chất nghi lễ cao không đòi hỏi cỗ bàn, nếu nhà gái có điều kiện thì tổ chức quy mô còn không thì thắp hương và từ biệt họ hàng nội ngoại). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng: khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
Trải giường chiếu: bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, khi cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà này sẽ trải đôi chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận,...
Lễ hợp cẩn: đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
Tiệc cưới: dù đám cưới lớn hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn, cho nên nhiều khi cái "tục" của sự ăn lấn át mất cái "thiêng" của lễ cưới. Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ. Tiệc cưới có thể tổ chức nhà gái (trước hôm cưới) và nhà trai (trong ngày cưới); nhưng cũng có thể hai nhà tổ chức chung thành một tiệc.
Lễ cheo: một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, nhân tố mới của làng.
Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ), sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lợn, cha mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Tóm lại: các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ như vậy, song ở các vùng miền khác nhau có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng mô hình chung không thể phá vỡ mô hình trên. Chỉ có các dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì văn hóa mẫu hệ (con mang họ mẹ) thì mới có hình thức ngược lại với trên, còn các dân tộc theo văn hóa phụ hệ (con theo họ cha) thì hầu như trong lễ cưới thì họ là người quyết định ngày giờ và cách thức cưới hỏi.
Những lễ cưới đặc biệt
Lễ cưới theo nghi thức tôn giáo:Phật giáo: Phật chưa hề khuyến khích chuyện lứa đôi; nhưng giáo lý Phật có dạy về bổn phận của vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, con cái đối với cha mẹ, cha mẹ đối với con cái. Nếu hai Phật tử là người đã quy y, hoặc chưa quy y, nhân ngày cưới, sắm sửa lễ vật nhang đèn, hoa quả đến chùa nhờ Thầy làm lễ chú nguyện cho hai Phật tử và có sự chứng kiến của hai họ. Quý Thầy sẽ tụng kinh, trì chú, đọc lời dạy của Đức Phật theo như trong tinh thần của "kinh Thiện Sanh". Sau đó hai người đọc lời phát nguyện trước Tam bảo và sau cùng là lễ trao nhẫn cho nhau. Sau phần tụng kinh lễ Phật, cô dâu chú rể đến lễ ông bà và cảm ơn những người tham dự cũng như đón nhận những lời chúc tụng hoặc quà cưới và cuối cùng là tiệc trà Đạo vị. Lễ cưới tổ chức theo kiểu này gọi là "Lễ Hằng Thuận". Người khởi xướng nghi lễ này là ông Đồ Nam Tử (1883-1940). Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật quê tỉnh Hải Dương. Lễ Hằng Thuận đầu tiên là Lễ cưới của ông Hoàng Văn Tâm và bà Lê Thị Hoành ở chùa Từ Đàm (Huế). Năm 1971, hoà thượng Thích Thiện Hoa chính thức dùng hai chữ "Hằng Thuận" để chỉ nghi lễ kết hôn trước cửa Phật.Công giáo: Lễ cưới được gọi là "Bí tích Hôn phối" và được cử hành trong nhà thờ nếu đôi nam nữ là đồng đạo Công giáo. Mọi nghi lễ đều do linh mục của nhà thờ lo liệu (thường thì có nhiều quy định trước khi tổ chức lễ cưới). Lễ cưới ở nhà thờ có nghi lễ tuyên hứa, làm phép và đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu (nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì khi đến nhà thờ, linh mục cũng lặp lại nghi thức đeo nhẫn). Lễ cưới ở nhà thờ luôn phải cử hành trước lễ gia tiên. Ở hải ngoại, nếu lễ cưới được cử hành ở nhà thờ thì nhà thờ đã thừa lệnh của chính quyền địa phương để làm giấy hôn thú cho chú rể cô dâu ngay tại nhà thờ trong khi làm lễ cưới. Nhưng ở Việt Nam, vì không có quy chế này nên cô dâu và chú rể bắt buộc phải có Giấy đăng ký kết hôn từ chính quyền thì mới được tổ chức lễ cưới..Cao Đài: Chiếu theo Tân Luật Cao Đài điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn hôn trong người đồng Đạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu. Tám ngày trước Lễ Sính hôn, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh thất sở tại cho trong bổn đạo hay biết, sau khỏi điều trắc trở. Làm Lễ Sính hôn, hai đàng trai và gái phải đến Thánh thất hoặc Đền Thánh mà cầu lễ Chứng Hôn (Lễ Hôn Phối). Tất cả người trong Đạo khi kết thành hôn nhơn cho con cháu, phải tuân hành theo Tân Luật như sau: Trước hết phải chọn hôn là người trong Đạo, như điều thứ sáu của Tân Luật. Trước ngày Sính hôn, phải đăng bát nhựt tại Thánh thất sở tại, như điều thứ 7 của Tân Luật. Khi làm lễ cưới, gả, hai đàng trai và gái phải xin phép lập lễ Hôn Phối tại Thánh thất hoặc Đền Thánh theo điều thứ 8 của Tân Luật. Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu thì đặng phép cưới hầu thiếp nhưng chính người chánh thê đứng cưới mới đặng (Điều thứ 9 Tân Luật). Cấm người trong Đạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiếu với công cô (Điều thứ 10 Tân Luật).
Cưới chạy tang: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định "Việc để tang không cản trở việc kết hôn" nhưng việc cưới chạy tang vẫn có thể xảy ra. Cưới chạy tang tức đám cưới cử hành trước đám tang. Trường hợp cha mẹ hay người thân (thuộc ngũ hạng tang) mất thình lình mà hai đứa trẻ đã hứa hôn hay đính hôn, nếu phải chờ cho mãn tang thì bất tiện nên hai nhà thu xếp để cho làm đám cưới trước và sau đó mới cử hành tang lễ. Lễ cưới cũng đủ các giai đoạn nhưng giản lược đi nhiều.
Đám cưới tập thể: là hình thức tuy một lễ cưới nhưng cho nhiều cặp cô dâu chú rể.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài: khi một người Việt Nam kết hôn với một người có quốc tịch không phải là Việt Nam. Sau khi kết hôn hai người có thể thay đổi sang quốc tịch của người kia hoặc có cả hai quốc tịch tuỳ vào luật pháp của mỗi quốc gia. Hôn nhân với những người thuộc các quốc gia phương Tây thường là lựa chọn được các cô gái Việt Nam yêu thích vì những người phương Tây như châu Âu, châu Mỹ có tiếng là có lối sống văn minh và tôn trọng phụ nữ. Nhưng nhiều khi cũng có mặt trái khi xuất hiện một trào lưu mới của một bộ phận phụ nữ, nhằm có điều kiện di cư hoặc cải thiện đời sống kinh tế gia đình. Yếu tố nước ngoài có thể là kết hôn với người nước ngoài da trắng, Việt Kiều hoặc về sau là người dân các nước quanh vùng như người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore. Một số vùng quê đồng bằng sông Cửu Long đã có hiện tượng bắt chước nhau cùng lấy chồng ngoại để giúp cha mẹ, phần lớn họ là những phụ nữ thiếu học vấn, không rành tiếng nước ngoài, phong tục nơi sắp đến và không biết cách kêu cứu khi bị ngược đãi. Thông qua các công ty mai mối hôn nhân một người đàn ông độc thân từ 20 đến 70 tuổi chỉ cần một cú điện thoại, một số tiền cọc 1.000 đô la Singapore là có thể lựa chọn trong một số đông phụ nữ trẻ Việt Nam được trưng bày trong các "bể cá". Đã có một số cô dâu vùng quê bị chồng hoặc gia đình chồng ngược đãi, hành hạ, đánh chết sau một thời gian ngắn kết hôn với người ngoại quốc xa lạ vừa mới được môi giới thông qua một đám cưới tập thể ở thành phố rồi bỏ nước ra đi làm dâu nơi xứ người.
Lễ Tuyên hôn: Hay còn gọi là Lễ Tuyên bố là lễ cưới không theo trình tự hỏi, cưới ở trên mà Lễ cưới và Ăn hỏi nhập chung lại thành một gọi là đám cưới một lễ. Trước đây hình thức này rất phổ biến trong quân đội.
Lễ Thú phạt: Có những đôi trai gái yêu nhau nhưng không được gia đình (một hoặc hai bên) tán thành. Hai người quyết định sống như vợ chồng với nhau. Khi mọi chuyện đã rồi, nhà trai tìm người kết nối nhà gái tổ chức một tiệc nhỏ để hợp thức hóa cho đôi trẻ.
Cưới hỏi trong thơ văn, âm nhạc
Bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
Trong bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, có đoạn viết về sắc áo cưới xưa của người Huế:[...] một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vân thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng.
Bài hát "Đám cưới trên đường quê"
Trong bài hát "Đám cưới trên đường quê" của Hoàng Thi Thơ:Ô! ô! sáng hôm nay trên quê hương tôi (...) Khăn màu son, áo màu vàng. Ơi, bà con đến xem mùa cưới! Chân hài cong, tay dù hồng. Lâu thật lâu mới thấy được một ngày vui! Ô! ô! sáng hôm nay quê tôi ra xem: Cô dâu con con y trang mỹ miều. Cô dâu non non dung nhan mặn mà. Chà! nhà ai có ông rể quý. Chà! nhà ai có cô dâu hiền. Ồ! ngộ thay có con lợn quay. Xôi đầy mâm, cau đầy buồng... Bài hát "Ngại ngùng"
Trong bài hát "Ngại ngùng" có câu hát nói đến đám rước dâu:Mơ thầm một sáng mùa vinh quang. Đám cưới dù không sang, nhưng lòng ai thấy đẹp niềm tinCó đàn em bé, đi theo chàng rể áo hoa tươi màu. Cô dâu đàng sau, đứng nhìn buồng cauEm ơi đi mau, nghe lòng thương mến, cớ sao em ngại ngùng Bài thơ "Màu tím hoa sim"
Trong bài thơ "Màu tím hoa sim" của nhà thơ Hữu Loan:Tôi người Vệ-Quốc-quânxa gia đìnhYêu nàngnhư tình yêu em gáiNgày hợp hônnàng không đòi may áo mớiTôi mặc đồ quân nhânđôi giày đinh bết bùn đất hành quânNàng cười xinh xinhbên anh chồng độc đáoTôi ở đơn vị vềcưới nhau xong là đi. Hình ảnh
Xem thêm
Hôn nhân
Lễ cưới
Dạm ngõ
Ăn hỏi
Xem ngày tốt (coi ngày hay ngày lành tháng tốt)
Phong tục cưới hỏi
Thuật ngữ cưới hỏi
Lễ cưới (người Khmer)
Lễ cưới (người Chăm)
Lễ cưới (người Mường)
Lễ cưới (người Tày)
Lễ cưới (người H'Mông)
Lễ cưới (người M'Nông)
Lễ cưới (người Êđê)
Lễ cưới (người Dao)
Lễ cưới (người Nùng)
Lễ cưới (người Co)
Lễ cưới (người Sán dìu)
Chú thích
không
Sách đọc thêm
Đời sống văn hóa gia tộc, tác giả Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2006.
Đời sống văn hóa cung đình, tác giả Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2006.
Việt Nam văn hóa sử cương'', tác giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, xuất bản 2006. |
New Zealand hay Tân Tây Lan (, phiên âm: "Niu Di-Lân"; ) là một đảo quốc nằm tại khu vực phía tây nam của Thái Bình Dương. Trên phương diện địa lý, New Zealand bao gồm hai vùng lãnh thổ chính là đảo Bắc và đảo Nam, cùng khoảng hơn 600 đảo nhỏ.
New Zealand nằm cách khoảng 2.000 km về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 km về phía nam của các đảo Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Vì vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những vùng đất cuối cùng có con người đến định cư trên Trái Đất. Trong thời gian cô lập kéo dài này, New Zealand duy trì một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài đặc hữu của các nhóm động vật, nấm và thực vật. Địa hình của New Zealand đa dạng với các đỉnh núi cao như dãy núi Nam Alps ở phía nam được hình thành từ quá trình kiến tạo núi tự nhiên và các vụ phun trào núi lửa. Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.
Người Polynesia bắt đầu định cư tại New Zealand vào khoảng năm 1250 tới 1300 và hình thành, phát triển nên nền văn hóa Māori đặc trưng. Năm 1642, nhà thám hiểm Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên tìm thấy New Zealand. Đến năm 1840, ông đại diện cho Vương thất Anh và người Māori ký kết Hiệp ước Waitangi, tuyên bố chủ quyền của Đế quốc Anh đối với toàn bộ hòn đảo. New Zealand trở thành một thuộc địa của Anh vào năm 1841 và sau này tiếp tục trở thành cộng đồng tự trị trong Đế quốc Anh vào năm 1907. New Zealand tuyên bố độc lập vào năm 1947, nhưng nguyên thủ quốc gia vẫn là quân chủ Anh. Ngày nay, phần lớn dân số 4,8 triệu người của New Zealand có huyết thống châu Âu, người Maori bản địa là dân tộc thiểu số đông dân cư nhất, tiếp đến là người nhập cư gốc Á và thổ dân trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Các ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Māori và ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ quốc gia.
Là một quốc gia công nghiệp phát triển với mức thu nhập cao, New Zealand duy trì xếp hạng cao trên thế giới về nhiều phương diện như chất lượng cuộc sống, y tế, giáo dục, các quyền tự do dân sự và tự do kinh tế. GDP bình quân đầu người của New Zealand năm 2019 vượt qua Anh, Pháp và Nhật Bản. New Zealand là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới trong năm 2019 (báo cáo của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế), được tổ chức The Legatum Institute gọi là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất trên toàn cầu trong nhiều năm liền, xếp thứ 2 trong số những quốc gia bình yên và an toàn nhất, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao, xếp hạng 13 trên toàn cầu năm 2019. Ngoài ra, chỉ số phát triển xã hội (SPI) của quốc gia này cũng xếp thứ 7 trên toàn cầu (2019) và đây là quốc gia thuận lợi nhất trên thế giới để kinh doanh năm 2020 (theo báo cáo của Doing Business 2020). Ngành xuất khẩu len từng chi phối nền kinh tế của New Zealand trong một khoảng thời gian dài, song hiện nay, việc xuất khẩu các sản phẩm chủ lực mới như bơ sữa, thịt, rượu vang, cùng với du lịch đã dần gia tăng tầm quan trọng. New Zealand là thành viên của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn, trong số đó nổi bật như Liên Hợp Quốc, Khối Thịnh vượng chung Anh, Khối Đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ, ANZUS, OECD, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương và APEC.
Tài nguyên
Tên tiếng Anh
Nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman trông thấy New Zealand vào năm 1642 và gọi nơi đây là Staten Landt, cho rằng nó liên thông với một đại lục cùng tên tại mũi phía nam của Nam Mỹ. Năm 1645, một nhà vẽ bản đồ người Hà Lan đổi tên lãnh thổ là Nova Zeelandia theo tên tỉnh Zeeland của Hà Lan. Nhà thám hiểm người Anh Quốc James Cook sau đó Anh hóa danh xưng thành New Zealand.
Tên tiếng Maori
Aotearoa (thường được dịch thành "miền đất của đám mây trắng dài") hiện là danh xưng của New Zealand trong tiếng Maori. Không rõ người Maori có một danh xưng cho toàn bộ quốc gia trước khi người châu Âu đến hay không, do Aotearoa nguyên bản chỉ ám chỉ đảo Bắc. người Maori có một số tên truyền thống cho hai đảo chính, trong đó có Te Ika-a-Māui (con cá của Māui) cho đảo Bắc và Te Waipounamu (nguồn nước của Pounamu) hoặc Te Waka o Aoraki (xuồng của Aoraki) cho đảo Nam. Những bản đồ ban đầu của người châu Âu thể hiện các đảo Bắc (đảo Bắc), Trung (đảo Nam) và Nam (Stewart). Năm 1830, các bản đồ bắt đầu sử dụng Bắc và Nam nhằm phân biệt hai đảo lớn nhất và đến năm 1907 thì điều này trở thành tiêu chuẩn được công nhận. Năm 2009, Ủy ban Địa lý New Zealand phát hiện rằng các danh xưng đảo Bắc và đảo Nam chưa từng được chính thức hóa, và các danh xưng cùng danh xưng thay thế được chính thức hóa vào năm 2013, chúng lần lượt được định danh là North Island hoặc Te Ika-a-Māui, và South Island hoặc Te Waipounamu.
Tên tiếng Việt
Một cái tên tiếng Việt cũ của New Zealand là Tân Tây Lan, bắt nguồn từ tiếng Trung, đọc là "Xīn Xī Lán" trong bính âm (chữ Hán: 新西蘭) với Tân là dịch nghĩa của từ new trong tiếng Anh hay nova trong tiếng La tinh có nghĩa là "mới", còn Tây Lan là âm Hán Việt của xī lán, tiếng Trung phiên âm cách đọc từ "zealand", tên này được sử dụng phổ biến vào giữa thế kỷ 20 và không còn được sử dụng hay sử dụng rất ít ở hiện nay. Chỉ còn một số người Việt hải ngoại ở Mỹ và Úc vẫn còn sử dụng từ này để gọi New Zealand.
Lịch sử
New Zealand là một trong các đại lục cuối cùng có người đến định cư. Theo phương pháp carbon phóng xạ, bằng chứng về phá rừng và DNA ti thể biến thiên trong cư dân Maori cho thấy nhóm người đầu tiên định cư tại New Zealand là người Đông Polynesia trong khoảng 1250-1300, kết thúc một loạt hành trình kéo dài qua các đảo tại Nam Thái Bình Dương. Trong các thế kỷ sau, những người định cư này phát triển một nền văn hóa riêng biệt mà nay gọi là Maori. Cư dân được chia thành iwi (bộ tộc) và hapū (thị tộc), các bộ tộc và thị tộc đôi khi hợp tác, đôi khi lại cạnh tranh hoặc chiến đấu với nhau. Trong một thời điểm, một nhóm người Maori di cư đến quần đảo Chatham rồi phát triển một văn hóa Moriori riêng biệt tại đó.
Người châu Âu đầu tiên được ghi nhận đã tiếp cận New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman cùng thủy thủ đoàn của ông vào năm 1642. Trong một đối đầu thù địch, bốn thành viên trong thủy thủ đoàn bị hạ sát và có ít nhất một người Maori bị trúng đạn. Người châu Âu không đến lại New Zealand cho đến năm 1769, khi nhà thám hiểm người Anh Quốc James Cook lập bản đồ hầu như toàn bộ đường bờ biển. Sau James Cook, một số tàu săn cá voi, săn hải cẩu, và giao dịch của người châu Âu và Bắc Mỹ đến New Zealand. Họ giao dịch thực phẩm, công cụ bằng kim loại, vũ khí và các hàng hóa khác để đổi lấy gỗ, thực phẩm, đồ tạo tác và nước. Việc du nhập khoai tây và súng hỏa mai đã cải biến nông nghiệp và chiến tranh của người Maori. Khoai tây giúp đảm bảo dư thừa lương thực, tạo điều kiện cho các chiến dịch quân sự kéo dài và liên tục hơn. Kết quả là các cuộc chiến tranh bằng súng hỏa mai giữa các bộ tộc, với trên 600 trận chiến từ năm 1801 đến 1840, làm thiệt mạng 30.000-40.000 người Maori. Kể từ đầu thế kỷ XIX, các nhà truyền giáo Cơ Đốc bắt đầu hoạt động tại New Zealand, cuối cùng cải biến tôn giáo của hầu hết cư dân Maori. Trong thế kỷ XIX, cư dân Maori suy giảm đến khoảng 40% so với mức trước khi có tiếp xúc với người châu Âu; các dịch bệnh đến cùng với người châu Âu là yếu tố chủ yếu.
Năm 1788, Arthur Phillip đảm nhiệm chức vụ Thống đốc New South Wales của Anh và yêu sách New Zealand là bộ phận của New South Wales. Năm 1832, Chính phủ Anh Quốc bổ nhiệm James Busby là Công sứ Anh Quốc đầu tiên tại New Zealand và đến năm 1835, sau một tuyên bố của Charles de Thierry về dự kiến người Pháp định cư, Liên hiệp các bộ tộc New Zealand gửi một Tuyên ngôn độc lập đến Quốc vương William IV của Anh Quốc để yêu cầu bảo hộ. Náo động không ngừng và tình trạng pháp lý mơ hồ của Tuyên ngôn độc lập thúc đẩy Bộ Thuộc địa Anh Quốc phái William Hobson đi tuyên bố chủ quyền của Anh Quốc và đàm phán một hiệp định với người Maori. Hiệp định Waitangi được ký kết lần đầu tiên tại Bay of Islands vào ngày 6 tháng 2 năm 1840. Nhằm phản ứng trước cuộc đua thương mại khi Công ty New Zealand nỗ lực thiết lập một khu định cư độc lập tại Wellington và những người Pháp định cư "mua" lãnh thổ tại Akaroa, Hobson tuyên bố chủ quyền của Anh Quốc đối với toàn bộ New Zealand vào ngày 21 tháng 5 năm 1840. Với việc ký kết Hiệp định Waitangi và tuyên bố chủ quyền, số người nhập cư bắt đầu gia tăng, đặc biệt là từ Anh Quốc.
New Zealand nguyên là bộ phận của thuộc địa New South Wales, song trở thành một thuộc địa riêng vào ngày 1 tháng 7 năm 1841. Thuộc địa có chính phủ đại diện vào năm 1852 và Nghị viện New Zealand khóa 1 họp vào năm 1854. Năm 1856, thuộc địa được tự quản một cách hữu hiệu, được chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các vấn đề nội bộ trừ chính sách thổ dân. (Quyền kiểm soát chính sách thổ dân được cấp vào giữa thập niên 1860.) Sau những lo ngại rằng đảo Nam có thể tạo thành một thuộc địa riêng biệt, Thủ tướng Alfred Domett đề nghị một giải pháp là dời đô từ Auckland đến một địa phương nằm gần eo biển Cook. Wellington được lựa chọn do nơi này có cảng và vị trí trung tâm, nghị viện chính thức họp lần đầu tại đây vào năm 1865. Do số lượng người nhập cư gia tăng, xung đột về lãnh địa dẫn đến các cuộc chiến tranh New Zealand trong thập niên 1860 và 1870, kết quả là người Maori bị tổn thất và sung công nhiều vùng đất. Năm 1893, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới trao quyền bầu cử cho toàn bộ nữ giới.
Năm 1907, theo thỉnh cầu của Nghị viện New Zealand, Quốc vương Edward VII tuyên bố New Zealand là một quốc gia tự trị trong Đế quốc Anh, phản ánh tình trạng tự quản tại đây. Năm 1947, New Zealand phê chuẩn Đạo luật Westminster, xác nhận rằng Quốc hội Anh Quốc không còn có thể ban hành luật cho New Zealand nếu không được New Zealand tán thành. New Zealand tham dự các vấn đề quốc tế, chiến đấu cho Đế quốc Anh trong Thế Chiến thứ nhất và thứ hai và chịu tổn thất trong Đại khủng hoảng. Sự đình trệ khiến cử tri bầu ra một chính phủ Lao động đầu tiên, và thiết lập một quốc gia phúc lợi toàn diện và một nền kinh tế bảo hộ. New Zealand trải qua phát triển thịnh vượng sau Chiến tranh thế giới thứ hai và người Maori bắt đầu rời bỏ sinh hoạt nông thôn truyền thống của họ để chuyển đến các thành thị nhằm tìm công việc. Hình thành một phong trào phản kháng của người Maori, trong đó chỉ trích chủ nghĩa châu Âu trung tâm và hoạt động nhằm giành công nhận lớn hơn cho văn hóa Maori và Hiệp định Waitangi. Năm 1975, một Tòa án Waitangi được thiết lập nhằm điều tra những cáo buộc về việc vi phạm Hiệp định, và tòa án này được cho phép điều tra các bất bình trong lịch sử.
Chính trị
Chính phủ
New Zealand là một quốc gia quân chủ lập hiến dân chủ đại nghị, song hiến pháp đảo quốc là bất thành văn. Charles III là quốc vương của New Zealand và là nguyên thủ quốc gia. Đại diện cho Quốc vương là Toàn quyền, ông bổ nhiệm toàn quyền theo khuyến nghị của thủ tướng. Toàn quyền có thể thi hành các quyền lực đặc quyền của quân chủ, như tái xét các vụ tố tụng bất công và tiến hành bộ nhiệm các bộ trưởng, đại sứ và các công chức quan trọng khác, và trong những tình huống hiếm hoi là quyền dự bị (như quyền giải tán Nghị viện hay từ chối ngự chuẩn một đạo luật thành luật). Quyền lực của Quốc vương và Toàn quyền bị hạn chế theo những ràng buộc hiến pháp và họ không thể thi hành một cách thông thường khi không có khuyến nghị của Nội các.
Nghị viện New Zealand nắm quyền lập pháp và gồm Quốc vương và Chúng nghị viện. Nghị viện từng có một thượng viện mang tên là Hội đồng Lập pháp, song cơ cấu này bị bãi bỏ vào năm 1950. Quyền lực tối cao của Nghị viện đối với Vương quốc và các cơ quan chính phủ khác được thiết lập tại Anh theo Đạo luật Quyền lợi 1689 và được phê chuẩn thành luật tại New Zealand. Chúng nghị viện được tuyển cử theo hình thức dân chủ và một chính phủ được tạo thành từ đảng hoặc liên minh chiếm đa số ghế. Nếu không thể thành lập chính phủ đa số, một chính phủ thiểu số có thể được lập nên nếu nhận được đủ số phiếu ủng hộ. Toàn quyền bổ nhiệm các bộ trưởng theo khuyến nghị của thủ tướng, thủ tướng theo tục lệ là thủ lĩnh nghị viện của đảng hoặc liên minh nắm quyền. Nội các gồm các bộ trưởng và do thủ tướng lãnh đạo, đây là cơ quan quyết định chính sách cao nhất trong chính phủ và chịu trách nhiệm quyết định các hành động quan trọng của chính phủ. Theo quy ước, các thành viên trong nội các bị ràng buộc với trách nhiệm tập thể đối với các quyết định của nội các.
Các thẩm phán và quan chức tư pháp được bổ nhiệm một cách phi chính trị và theo các quy định nghiêm ngặt về nhiệm kỳ nhằm giúp duy trì độc lập hiến pháp với chính phủ. Về mặt lý thuyết, điều này cho phép bộ máy tư pháp giải thích luật chỉ dựa theo pháp luật do Nghị viện ban hành mà không có các ảnh hưởng khác đối với quyết định của họ. Xu mật viện tại Luân Đôn là tòa thượng tố tối cao của quốc gia cho đến năm 2004, kể từ đó nó bị thay thế bằng Tòa Tối cao New Zealand được lập mới. Bộ máy tư pháp do Chánh án đứng đầu, gồm tòa án thượng tố, tòa cao đẳng, và các tòa cấp dưới.
Hầu như toàn bộ các tổng tuyển cử nghị viện tại New Zealand từ năm 1853 đến 1993 được tổ chức theo hệ thống đa số chế. Các cuộc bầu cử từ năm 1930 bị chi phối bởi hai chính đảng là Quốc gia và Công đảng. Kể từ tổng tuyển cử năm 1996, một hình thức đại diện tỷ lệ gọi là tỷ lệ thành viên hỗn hợp (MMP) được sử dụng. Theo hệ thống MMP, mỗi cử tri bỏ hai phiếu; một phiếu cho ghế tại khu tuyển cử (gồm một số khu dành cho người Maori), và phiếu còn lại bầu cho một đảng. Kể từ tổng tuyển cử năm 2014, có 71 khu vực bầu cử (gồm 8 khu vực bầu cử cho người Maori), và 49 ghế còn lại còn lại được phân dựa theo tỷ lệ phiếu của các đảng, song một đảng giành được một ghế khu tuyển cử hoặc 5% tổng số phiếu cho đảng mới có tư cách có những ghế này. Từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 8 năm 2006, New Zealand trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có nữ giới nắm giữ toàn bộ các chức vụ cao nhất (nguyên thủ quốc gia, toàn quyền, thủ tướng, chủ tịch nghị viện, và chánh án).
Quan hệ đối ngoại và quân sự
Thời kỳ đầu thuộc địa, New Zealand cho phép Chính phủ Anh Quốc quyết định về ngoại thương và chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại. Các hội nghị đế quốc năm 1923 và 1926 quyết định rằng New Zealand nên được phép đàm phán các hiệp ước chính trị của mình, và hiệp định thương mại đầu tiên được phê chuẩn vào năm 1928 với Nhật Bản. Ngày 3 tháng 9 năm 1939, New Zealand liên minh với Anh Quốc và tuyên chiến với Đức, Thủ tướng Michael Savage tuyên bố rằng: "Nơi nào họ đi, chúng ta đi; Nơi nào họ dừng chân, chúng ta dừng chân."
Năm 1951, Anh Quốc bắt đầu gia tăng tập trung vào các lợi ích của họ tại châu Âu, trong khi New Zealand cùng với Úc và Hoa Kỳ tham gia hiệp định an ninh ANZUS. Ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với New Zealand bị suy yếu sau các kháng nghị về Chiến tranh Việt Nam, việc Hoa Kỳ từ chối cảnh cáo Pháp sau vụ chìm tàu Rainbow Warrior, và bất đồng về các vấn đề môi trường và giao dịch nông nghiệp cùng chính sách phi hạt nhân của New Zealand. Mặc dù Hoa Kỳ đình chỉ các bổn phận ANZUS song hiệp định vẫn có hiệu lực giữa New Zealand và Úc- là quốc gia có xu hướng chính sách đối ngoại tương đồng trong lịch sử. Hai quốc gia có tiếp xúc chính trị mật thiết, với các hiệp định mậu dịch tự do và hiệp định vãng lai tự do, theo đó cho phép các công dân đến, sinh sống, và làm việc tại hai quốc gia mà không bị hạn chế. Năm 2013, có khoảng 650.000 công dân New Zealand sống tại Úc, tức tương đương khoảng 15% dân số của New Zealand.
New Zealand hiện diện mạnh mẽ tại các đảo quốc Thái Bình Dương. Một phần lớn viện trợ của New Zealand đến với các quốc gia này và nhiều người các đảo quốc Thái Bình Dương nhập cư đến New Zealand để tìm công việc. Di cư thường trú được quy định theo Kế hoạch hạn ngạch Samoa 1970 và Hạng mục Tiếp nhận Thái Bình Dương 2002, theo đó cho phép 1.100 công dân Samoa và 750 công dân các đảo quốc Thái Bình Dương khác trở thành thường trú nhân tại New Zealand mỗi năm. Một kế hoạch lao động thời vụ dành cho di cư tạm thời được thi hành vào năm 2007, và trong năm 2009 có khoảng 8.000 công dân các đảo quốc Thái Bình Dương được thuê theo kế hoạch này. New Zealand tham gia Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, APEC và Diễn đàn khu vực ASEAN (gồm cả Hội nghị cấp cao Đông Á). New Zealand cũng là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Thịnh vượng chung các Quốc gia, OECD
Lực lượng Phòng vệ New Zealand có ba nhánh: Hải quân Hoàng gia New Zealand, Lục quân New Zealand và Không quân Hoàng gia New Zealand. Nhu cầu quốc phòng của New Zealand ở mức khiêm tốn do ít có khả năng chịu tấn công trực tiếp,. New Zealand tham gia chiến đấu trong hai Thế Chiến, với các chiến dịch nổi bật là Gallipoli, Crete, El Alamein và Cassino. Chiến dịch Gallipoli đóng một phần quan trọng trong việc bồi dưỡng bản sắc quốc gia của New Zealand và củng cố truyền thống ANZAC với Úc.
Ngoài Chiến tranh Việt Nam và hai Thế Chiến, New Zealand còn tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Boer thứ hai, Tình trạng khẩn cấp Malaya, Chiến tranh Vùng Vịnh và Chiến tranh Afghanistan. Đảo quốc đóng góp quân cho một số sứ mệnh duy trì hòa bình khu vực và toàn cầu, như tại Síp, Somalia, Bosnia và Herzegovina, Sinai, Angola, Campuchia, biên giới Iran–Iraq, Bougainville, Đông Timor, và Quần đảo Solomon.
Chính phủ địa phương và lãnh thổ ngoại vi
Những người châu Âu định cư ban đầu phân chia New Zealand thành các tỉnh với mức độ tự trị nhất định. Do áp lực tài chính và mong muốn hợp nhất đường sắt, giáo dục, bán đất và các chính sách khác, chính phủ thi hành tập trung hóa và các tỉnh bị bãi bỏ vào năm 1876. Các tỉnh được ghi nhớ trong các ngày lễ công cộng cấp khu vực và thi đấu thể thao.
Kể từ năm 1876, các hội đồng khác nhau quản lý các khu vực địa phương theo luật định của chính phủ trung ương. Năm 1989, chính phủ tái tổ chức chính quyền địa phương thành cấu trúc hai tầng hiện tại với các hội đồng khu vực và cơ quan lãnh thổ. 249 khu tự quản tồn tại vào năm 1975 nay được hợp nhất thành 67 cơ quan lãnh thổ và 11 hội đồng khu vực. Vai trò của các hội đồng khu vực là nhằm chỉnh đốn "môi trường tự nhiên với tầm quan trọng đặc biệt là quản lý tài nguyên", trong khi các cơ quan lãnh thổ chịu trách nhiệm về xử lý nước thải, cung cấp nước, đường sắt địa phương, cấp phép xây dựng và các sự vụ địa phương khác. Năm trong số các hội đồng lãnh thổ là cơ quan nhất thể và cũng đóng vai trò hội đồng khu vực. Các cơ quan lãnh thổ gồm 13 hội đồng thành phố, 53 hội đồng huyện, và hội đồng Quần đảo Chatham. Về mặt chính thức, hội đồng Quần đảo Chatham không phải là một cơ quan nhất thể, song nó thực hiện nhiều chức năng của một hội đồng khu vực.
New Zealand là một trong 16 vương quốc trong Thịnh vượng chung. Vương quốc New Zealand là lãnh thổ bao gồm các khu vực mà Quốc vương New Zealand có chủ quyền và gồm có New Zealand, Tokelau, Lãnh thổ phụ thuộc Ross, Quần đảo Cook và Niue. Quần đảo Cook và Niue là những quốc gia tự quản có liên kết tự do với New Zealand. Nghị viện New Zealand không thể thông qua pháp luật cho các quốc gia này, mà chỉ có thể hành động nhân danh họ trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng với sự tán thành của họ. Tokelau là một lãnh thổ phi tự quản, sử dụng quốc kỳ và quốc huy của New Zealand, song được quản lý bởi một hội đồng gồm ba nguyên lão (đến từ mỗi rạn san hô vòng). Lãnh thổ phụ thuộc Ross là lãnh thổ mà New Zealand tuyên bố yêu sách tại châu Nam Cực, New Zealand vận hành trạm nghiên cứu Căn cứ Scott tại đây. Luật Công dân New Zealand đối đãi bình đẳng với toàn bộ vương quốc, do đó hầu hết người sinh tại New Zealand, Quần đảo Cook, Niue, Tokelau và Lãnh thổ phụ thuộc Ross trước năm 2006 là các công dân New Zealand. Có thêm các điều kiện áp dụng cho những người sinh từ năm 2006 trở đi.
Nhân khẩu
Tính đến tháng 6 năm 2016, dân số New Zealand ước tính đạt 4,69 triệu và gia tăng với tốc độ 2,1% mỗi năm. New Zealand là một quốc gia chủ yếu mang tính đô thị, với 72% cư dân sống tại 16 khu vực đô thị chính và 53% cư dân sống tại bốn thành phố lớn nhất: Auckland, Christchurch, Wellington, và Hamilton. Các thành phố của New Zealand thường được xếp hạng cao trong các đánh giá đáng sống quốc tế. Tuổi thọ dự tính của người New Zealand vào năm 2012 là 84 năm đối với nữ giới, và 80,2 năm đối với nam giới. Tuổi thọ dự tính khi sinh được dự báo tăng từ 80 năm đến 85 năm vào 2050 và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh được dự kiến giảm. Tỷ suất sinh của New Zealand là 2,1, tương đối cao so với một quốc gia phát triển, và sinh sản tự nhiên đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng dân số. Do đó, New Zealand có cơ cấu dân số trẻ so với hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa, với 20% cư dân New Zealand 14 tuổi hoặc trẻ hơn. Đến năm 2050, dân số được dự báo tăng đến 5,3 triệu, tuổi trung bình tăng từ 36 lên 43 và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên tăng từ 18% lên 29%.
Trong điều tra nhân khẩu năm 2013, 74,0% cư dân New Zealand được xác định là dân tộc Âu, và 14,9% là người Maori. Các dân tộc chính khác gồm người châu Á (11,8%) và người Thái Bình Dương (7,4%). Cư dân trở nên đa dạng hơn trong các thập niên gần đây: Điều tra nhân khẩu năm 1961 cho thấy rằng dân cư New Zealand gồm 92% là người châu Âu và 7% là người Maori, còn các dân tộc thiểu số châu Á và Thái Bình Dương chia sẻ 1% còn lại.
Công dân New Zealand thường được gọi không chính thức là "Kiwi" trong cả tầm quốc tế và địa phương. Từ mượn Pākehā từ tiếng Maori được sử dụng để chỉ những người New Zealand có huyết thống châu Âu, song những người khác bác bỏ tên gọi này. Ngày nay, từ Pākehā ngày càng được sử dụng nhiều để chỉ toàn bộ người New Zealand không có huyết thống Polynesia.
Người Maori là dân tộc đầu tiên đến New Zealand, tiếp theo họ là những người châu Âu định cư ban đầu. Sau khi thuộc địa hóa, những người nhập cư chủ yếu đến từ Anh Quốc, Ireland và Úc do các chính sách hạn chế tương tự như chính sách Úc da trắng. Cũng có một lượng đáng kể người Hà Lan, Dalmatia, Ý và Đức, cùng với những người châu Âu nhập cư gián tiếp từ Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Nam Phi. Sau Đại khủng hoảng, các chính sách được nới lỏng và người nhập cư tăng tính đa dạng. Năm 2009–10, Cơ quan nhập cư New Zealand phê chuẩn mục tiêu chấp thuận hàng năm 45.000–50.000 thường trú nhân, tức mỗi năm có một người nhập cư mới trên 100 người New Zealand. Trên 25% cư dân New Zealand sinh tại hải ngoại, với đa số (52%) sống tại khu vực Auckland. Vào cuối thập niên 2000, châu Á vượt qua Anh Quốc và Ireland trong tiêu chí nguồn nhập cư hải ngoại lớn nhất; theo điều tra nhân khẩu năm 2013, 31,6% cư dân New Zealand sinh tại hải ngoại là được sinh tại châu Á (chủ yếu là tại Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines và Hàn Quốc), trong khi 26,5% được sinh tại Anh Quốc và Ireland. Úc, các đảo Thái Bình Dương, và Nam Phi cũng là những nguồn nhập cư đáng kể.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế tại New Zealand, được 96,1% cư dân nói. Tiếng Anh New Zealand tương đồng với tiếng Anh Úc và nhiều người Anh ngữ đến từ Bắc Bán cầu gặp khó khăn với trọng âm. Khác biệt nổi bật nhất giữa tiếng Anh New Zealand và các phương ngôn tiếng Anh khác là các biến đổi trong tiền nguyên âm ngắn: âm "i"- ngắn (như trong "kit") tập trung hướng về âm schwa ("a" trong "comma" và "about"); âm "e" ngắn (như trong "dress") biến đổi hướng đến âm "i"- ngắn; và âm "a"- ngắn (như trong "trap") biến đổi thành âm "e"- ngắn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Maori gặp trở ngại trong việc nói ngôn ngữ của họ trong các trường học và công sở, và ngôn ngữ này chỉ còn là một ngôn ngữ cộng đồng tại vài khu vực hẻo lánh. Tiến Maori gần đây trải qua một quá trình phục hồi, và được tuyên bố là một ngôn ngữ chính thức của New Zealand vào năm 1987, và được khoảng 3,7% cư dân nói vào năm 2013. Cũng theo số liệu điều tra nhân khẩu vào năm 2013, tiếng Samoa là ngôn ngữ phi chính thức được nói nhiều nhất (2,2%), tiếp đến là tiếng Hindi (1,7%), "Bắc Trung Quốc" (bao gồm Quan thoại, 1,3%) và tiếng Pháp (1,2%). 20.235 người (0,5%) cho biết họ có khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, nó được công nhận là một trong các ngôn ngữ chính thức của quốc gia vào năm 2006..
Cơ Đốc giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại New Zealand, song xã hội đảo quốc này thuộc hàng thế tục nhất trên thế giới. Theo điều tra nhân khẩu năm 2013, 55,0% cư dân xác định tin theo một hoặc nhiều tôn giáo, trong đó có 49,0% tự xác định là tín đồ Cơ Đốc giáo. 41,9% cho biết họ không theo tôn giáo nào (người dân có thể chọn nhiều tôn giáo hoặc không trả lời) Các giáo phái Cơ Đốc chính theo số lượng tín đồ là Công giáo La Mã (12,6%), Anh giáo (11,8%), Trưởng Lão (8,5%) và "tín đồ Cơ Đốc không được phân loại tiếp" (5,5%). Các tôn giáo Ringatū và Rātana (1,4%) có cơ sở trong cộng đồng Maori song có nguồn gốc Cơ Đốc. Thay đổi về nhập cư và nhân khẩu trong các thập niên gần đây góp phần vào phát triển của các tôn giáo thiểu số, như Ấn Độ giáo (2,1%), Phật giáo (1,5%), Hồi giáo (1,2%) và Sikh giáo (0,5%). Vùng Auckland thể hiện tính đa dạng tôn giáo lớn nhất trong nước.
Giáo dục
Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc đối với thiếu niên từ 6 đến 16 tuổi, và đa số nhập học từ 5 tuổi. Có 13 năm học phổ thông và theo học tại trường công được miễn phí đối với các công dân và thường trú nhân New Zealand từ sinh nhật thứ 5 đến khi kết thúc năm sau sinh nhật thứ 19. New Zealand có tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 99%, và trên một nửa dân số từ 15 đến 29 tuổi có một trình độ đại học-cao đẳng. Có năm loại học viện bậc đại học-cao đẳng thuộc sở hữu chính phủ: đại học, đại học giáo dục, trường bách nghệ, đại học chuyên nghiệp, và wānanga, cùng với hệ thống giáo dục tư. Trong dân số thành niên, có 14,2% có bằng cử nhân hoặc cao hơn, 30,4% có trình độ cao nhất là một dạng bằng cấp trung học, và 22,4% không có bằng cấp chính thức. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD vào năm 2010 xếp hạng hệ thống giáo dục của New Zealand tốt thứ 7 trên thế giới, trong đó học sinh thể hiện đặc biệt tốt năng lực đọc, toán học, và khoa học.
Môi trường
Địa lý
New Zealand tọa lạc lân cận trung tâm của thủy bán cầu, gồm hai đảo chính và một số đảo nhỏ hơn. Hai đảo chính là đảo Bắc và đảo Nam tách biệt nhau qua eo biển Cook rộng 22 km tại điểm hẹp nhất. Trong số các đảo nhỏ, năm đảo lớn nhất có cư dân là đảo Stewart, Chatham, Great Barrier, d'Urville và Waiheke. Các đảo của New Zealand nằm giữa các vĩ độ 29° và 53°Nam, và các kinh độ 165° và 176°Đông.
New Zealand nằm dọc theo trục bắc-đông bắc dài trên 1600 km, với chiều rộng tối đa là 400 km, với đường bờ biển dài khoảng và tổng diện tích đất là 268.000 km² Do có các đảo nằm ở khu vực xa xôi và đường bờ biển dài, New Zealand có tài nguyên hải dương phong phú. Vùng đặc quyền kinh tế của đảo quốc đứng hàng đầu thế giới về diện tích, gấp hơn 15 lần diện tích đất.
Đảo Nam là đại lục lớn nhất của New Zealand và là đảo lớn thứ 12 trên thế giới. Dãy núi Nam Alps chạy dọc chiều dài của đảo. Có 18 đỉnh cao trên 3.000 m, cao nhất trong số này là Aoraki / núi Cook với độ cao 3.754 m. Các núi dốc và vịnh hẹp sâu tại Fiordland là dấu tích của thời kỳ bằng hà kéo dài tại góc tây nam của đảo. Đảo Bắc có diện tích lớn thứ 14 thế giới và có ít núi hơn song có dấu ấn là hiện tượng núi lửa. Vùng núi lửa Taupo hoạt động cao độ đã hình thành một cao nguyên núi lửa lớn, với dấu ấn là đỉnh cao nhất đảo Bắc mang tên núi Ruapehu (2.797 m). Cao nguyên cũng có hồ lớn nhất toàn quốc là hồ Taupo, trên miệng núi lửa của một trong các siêu núi lửa hoạt động nhất trên thế giới.
New Zealand có địa hình đa dạng, nằm trên ranh giới giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Ấn-Úc. New Zealand là một bộ phận của Zealandia, một vi lục địa có kích thướng gần bằng một nửa Úc, và dần bị chìm sau khi tách khỏi siêu lục địa Gondwana. Khoảng 25 triệu năm trước, một sự trượt nghiêng của các chuyển động kiến tạo mảng bắt đầu vặn xoắn và bóp khu vực. Sự kiện này này hiện có bằng chứng rõ rệt nhất trên dãy Nam Alps, được hình thành từ ép nén vỏ Trái Đất bên cạnh đứt gãy Alpine. Ở nơi khác, ranh giới mảng liên quan đến hút chìm của một mảng dưới mảng khác, tạo ra rãnh Puysegur về phía nam, rãnh Hikurangi về phía đông của đảo Bắc, và các rãnh Kermadec và Tonga xe về phía bắc.
New Zealand là bộ phận của Australasia, và cũng tạo thành cực tây nam của Polynesia. Thuật ngữ châu Đại Dương thường được sử dụng để chỉ khu vực bao gồm lục địa Úc, New Zealand và các đảo trên Thái Bình Dương, song không nằm trong mô hình bảy lục địa.
Khí hậu
New Zealand có khí hậu hải dương ôn hòa và ôn đới (Köppen: Cfb), với nhiệt độ trung bình năm dao động từ 10 °C ở phía nam đến 16 °C ở phía bắc. Nhiệt độ cao nhất trong lịch sử là 42,4 °C tại Rangiora, Canterbury và thấp nhất trong lịch sử là -25,6 °C tại Ranfurly, Otago. Điều kiện khác biệt rõ rệt, từ mưa rất nhiều tại West Coast của đảo Nam đến gần như bán khô hạn tại Trung Otago và bồn địa Mackenzie của nội lục Canterbury và bán nhiệt đới tại Northland. Trong số bảy thành thị lớn nhất, Christchurch là nơi khô hạn nhất, trung bình chỉ nhận được 640 mm mưa mỗi năm, còn Auckland là nơi mưa nhiều nhất với lượng mưa gần gấp đôi. Auckland, Wellington và Christchurch mỗi năm đều nhận được trung bình trên 2.000 giờ nắng. Các bộ phận miền nam và tây nam của đảo Nam có khí hậu mát hơn và nhiều mây hơn, với khoảng 1.400-1.600 giờ nắng; các bộ phận miền bắc và đông bắc của đảo Nam là khu vực có nắng nhiều nhất nước với 2.400-2.500 giờ. Mùa tuyết rơi nhìn chung là từ đàu tháng 6 đến đầu tháng 10, song các đợt rét đột ngột có thể xuất hiện ngoài mùa này. Tuyết rơi là điều phổ biến tại phần miền đông và miền nam của đảo Nam và trên các vùng núi khắp đất nước.
Đa dạng sinh học
Sự biệt lập về địa lý của New Zealand trong 80 triệu năm và yếu tố địa sinh học của đảo đã góp phần hình thành các loài động vật, thực vật và nấm đặc trưng của quốc gia này. Chúng hoặc là đã tiến hóa từ sự sống trong thời kỳ Gondwana hoặc một số ít sinh vật đã đến các bờ biển theo bằng cách bay đến, trôi dạt hoặc được mang đi qua biển. Có khoảng 82% thực vật có mạch bản địa của New Zealand là loài đặc hữu, với khoảng 1.944 loài, thuộc 65 chi và bao gồm một họ đặc hữu. Theo một ước tính có khoảng 2300 loài nấm gốc địa y ở New Zealand và 40% trong số đó là loài đặc hữu. Hai loại rừng chính gồm rừng chủ yếu là các cây lá rộng nổi bật bởi podocarp, hoặc rừng có đặc trưng là sồi miền nam thuộc khí hậu lạnh hơn. Các loại thực phủ còn lại bao gồm đồng cỏ, phần lớn là bụi.
Trước khi con người đến định cư, ước tính rừng che phủ 80% mặt đất, riêng chỉ có vùng núi cao, ẩm ướt, khu vực cằn cỗi và núi lửa là không có cây. Chặt phá rừng diễn ra mạnh mẽ sau khi con người đến định cư, với khoảng phân nửa lớp phủ thực vật bị mất đi do bị đốt sau khi người Polynesia định cư. Hầu hết rừng còn lại mất đi sau khi người châu Âu đến định cư, chúng bị chặt để làm nơi chăn nuôi gia súc, làm cho độ che phủ rừng chỉ còn 23%.
Trong các khu rừng lúc đó chủ yếu là chim, và thiếu các loài thú săn mồi khiến cho một số loài như kiwi, kakapo và takahē tiến hóa thành không thể bay được. Khi con người đến, các thay đổi liên quan đến môi trường sống, và viẹc du nhập các loài chuột, chồn và các loài động vật có vú khác khiến cho nhiều loài chim bị tuyệt chủng, như moa và đại bàng Haast.
Các loài động vật bản địa khác có mặt ở đây như bò sát (tuatara, thằn lằn bóng và tắc kè), ếch, nhện (katipo), côn trùng (weta) và ốc sên. Một số loài như wren và tuatara chỉ có mặt ở đây vì thế chúng được gọi là hóa thạch sống. Ba loài dơi (một đã tuyệt chủng) từng là dấu tích duy nhất về các loài thú trên cạn bản địa của New Zealand cho đến năm 2006 khi phát hiện bộ xương của một loài thú cạn độc nhất có kích thước như chuột với niên đại ít nhất 16 triệu năm. Tuy vậy, các loài thú biển cũng khá phong phú, chiếm gần phân nủa các loài cá voi trên thế giới (cá voi, cá heo, và porpoise) và một lượng lớn các loài hải cẩu được ghi nhận trong các vùng biển của New Zealand. Nhiều loài chim biển sinh sản ở New Zealand, 1/3 trong chúng là đặc trưng của quốc gia này. Chim cánh cụt được tìm thấy ở New Zealand nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Kể từ khi con người đến định cư, gần phân nửa các loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng, bao gồm ít nhất 51 loài chim, 3 loài ếch, 3 loài kỳ đà, 1 loài cá nước ngọt, và một loài dơi. Các loài khác đang bị đe dọa tuyệt chủng hoặc diện tích phân bố giảm mạnh. Tuy nhiên, các nhà bảo tồn New Zealand đã đi tiên phong khi áp dụng nhiều biện pháp để giúp các loài bị đe dọa tuyệt chủng này hồi phục, bao gồm các khu bảo tồn trên đảo, khống chế loài gây hại, chuyển khu vực sinh sống hoang dã, nuôi dưỡng, và phục hồi hệ sinh thái trên đảo và các khu vực được chọn bảo tồn khác. Theo chỉ số hoạt động môi trường năm 2012, New Zealand được xem là có những động thái mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường, xếp hạng thứ 14 trên tổng số 132 quốc gia được đánh giá.
Kinh tế
New Zealand có một kinh tế thị trường phát triển hiện đại và thịnh vượng. Đơn vị tiền tệ là dollar New Zealand, được gọi phi chính thức là "dollar Kiwi"; nó cũng được lưu thông tại quần đảo Cook, Niue, Tokelau, và quần đảo Pitcairn. New Zealand xếp hạng 6 theo Chỉ số phát triển con người 2013, xếp thứ tư theo Chỉ số tự do kinh tế 2012 của Quỹ Di sản, và xếp thứ 13 theo Chỉ số sáng tạo toàn cầu 2012 của INSEAD.
Trong lịch sử, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên đóng góp quan trọng cho kinh tế New Zealand, tùy từng thời điểm khác nhau mà tập trung vào đánh bắt hải cẩu, đánh bắt cá voi, lanh, vàng, gôm kauri, và gỗ bản địa. Cùng với sự phát triển của tàu đông lạnh trong thập niên 1880, các sản phẩm thịt và bơ sữa được xuất khẩu đến Anh Quốc, ngành này đặt cơ sở cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại New Zealand. Nhu cầu cao về nông sản từ Anh Quốc và Hoa Kỳ giúp người New Zealand đạt được tiêu chuẩn sinh hoạt cao hơn cả Úc và Tây Âu trong các thập niên 1950 và 1960. Năm 1973, thị trường xuất khẩu của New Zealand suy giảm khi Anh Quốc gia nhập Cộng đồng châu Âu và các yếu tố phức hợp khác như khủng hoảng dầu mỏ 1973 và khủng hoảng năng lượng 1979 dẫn đến một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Tiêu chuẩn sinh hoạt tại New Zealand xuống thấp hơn tại Úc và Tây Âu, và đến năm 1982 thì New Zealand có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong toàn bộ các quốc gia phát triển theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới. Từ năm 1984, các chính phủ nối tiếp nhau tiến hành tái cấu trúc kinh tế vĩ mô với quy mô lớn, chuyển biến nhanh chóng New Zealand từ một kinh tế bảo hộ cao độ sang một kinh tế mậu dịch tự do.
Tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh là trên 10% vào năm 1991 và 1992, sau Thứ Hai Đen 1987, song giảm xuống mức 3,4% vào năm 2007. Tuy nhiên, Khủng hoảng tài chính 2007–08 có tác động nghiêm trọng đến New Zealand, GDP giảm trong 5 quý liên tiếp, sự giảm sút kéo dài nhất trong hơn 30 năm, và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7% vào cuối năm 2009. New Zealand trải qua một loạt "chảy máu chất xám" từ thập niên 1970 và hiện tượng này vẫn tiếp diễn cho đến nay. Gần một phần tư số người lao động có kỹ năng cao chuyển tới sống tại hải ngoại, hầu hết là tại Úc và Anh Quốc, đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, "chảy máu chất xám" lại đưa đến New Zealand những người chuyên nghiệp có giáo dục từ châu Âu và các quốc gia kém phát triển hơn.
New Zealand phụ thuộc cao độ vào mậu dịch quốc tế, đặc biệt là nông sản. Xuất khẩu chiếm đến 24% sản xuất, khiến New Zealand dễ bị thiệt hại do giá hàng hóa quốc tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngành xuất khẩu chính của đảo quốc là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, và khai mỏ, chúng chiếm khoảng một nửa kim ngạch xuất khẩu. Các đối tác xuất khẩu chính của New Zealand là Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, và Anh Quốc. Dịch vụ là lĩnh vực lớn nhất trong kinh tế New Zealand, tiếp theo là chế tạo và xây dựng, rồi đến trang trại và khai thác nguyên liệu thô. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế New Zealand, đóng góp 15,0 tỷ $ cho tổng GDP quốc gia và đóng góp 9,6% tổng lực lượng lao động trong năm 2010.
Lông cừu là nông sản xuất khẩu chính của New Zealand vào cuối thế kỷ XIX. Thậm chí cho đến tận thập niên 1960, loại hàng hóa này vẫn chiếm hơn 1/3 thu nhập từ xuất khẩu, song kể từ đó giá trị của nó giảm tương đối so với các hàng hóa khác và lông cừu không còn sinh lợi đối với nhiều nông dân. Ngược lại, chăn nuôi bò sữa gia tăng, với số lượng bò sữa tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2007, trở thành nguồn xuất khẩu lớn nhất của New Zealand. Từ đầu năm đến tháng 6 năm 2009, các sản phẩm bơ sữa chiếm 21% (9,1 tỷ $) tổng kim ngạch xuất khẩu, và công ty lớn nhất toàn quốc là Fonterra kiểm soát gần 1/3 giao dịch bơ sữa quốc tế. Các nông sản xuất khẩu chính khác trong năm 2009 là thịt, lông cừu, quả và cá. Ngành công nghiệp rượu vang của New Zealand đi theo xu hướng tương tự như bơ sữa, số ruộng nho tăng gấp đôi trong cùng thời kỳ, lần đầu tiên vượt qua xuất khẩu lông cừu vào năm 2007.
Năm 2015, năng lượng tái tạo chiếm 40,1% tổng cung cấp năng lượng của New Zealand, chủ yếu là địa nhiệt và thủy điện. Riêng năng lượng địa nhiệt đóng góp 22% cung cấp năng lượng của New Zealand vào năm này.
Mạng lưới giao thông tại New Zealand gồm có 94.000 km đường bộ, với 199 km đường cao tốc theo số liệu năm 2017, và 4.128 km đường sắt. Các thành thị chính được liên kết bằng dịch vụ xe buýt, song ô tô cá nhân là phương thức giao thông chủ yếu. Hệ thống đường sắt được tư hữu hóa vào năm 1993, song chính phủ tái quốc hữu hóa chúng theo giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008. Doanh nghiệp quốc doanh KiwiRail hiện vận hành hệ thống đường sắt, ngoại trừ dịch vụ đường sắt đô thị Auckland do Transdev vận hành. Hệ thống đường sắt chạy dọc chiều dài quốc gia, song hầu hết các tuyến nay chuyên chở hàng thay vì chở khách. Hầu hết du khách quốc tế đến bằng đường hàng không và New Zealand có sáu cảng hàng không quốc tế, song chỉ có các sân bay Auckland và Christchurch có liên kết trực tiếp với các quốc gia ngoài Úc hay Fiji.
Bưu điện New Zealand được độc quyền trong lĩnh vực viễn thông cho đến năm 1989, tức khi Telecom New Zealand được thành lập, công ty này ban đầu là doanh nghiệp quốc doanh song được tư hữu hóa vào năm 1990. Telecom đổi tên thành Spark New Zealand vào năm 2014, Spark NZ vẫn sở hữu phần lớn hạ tầng viễn thông, song có gia tăng cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác. Liên minh Viễn thông Quốc tế xếp hạng New Zealand đứng thứ 18 trong phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông vào năm 2016.
Văn hóa
Người Maori ban đầu phỏng theo văn hóa Đông Polynesia nhiệt đới, phù hợp với các thách thức liên quan đến môi trường lớn hơn và đa dạng hơn, cuối cùng phát triển văn hóa đặc trưng của mình. Tổ chức xã hội phần lớn là cộng đồng cùng gia đình (whanau), thị tộc (hapu) và bộ tộc (iwi) do một tù trưởng (rangatira) cai trị và địa vị của nhân vật này do cộng đồng tán thành. Những người nhập cư Anh Quốc và Ireland đem các khía cạnh trong văn hóa của họ đến New Zealand và cũng ảnh hưởng đến văn hóa Maori, đặc biệt là du nhập Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, người Maori vẫn nhìn nhận lòng trung thành với các nhóm bộ tộc là một bộ phận quan trọng trong bản sắc của mình, và vai trò của quan hệ họ hàng đối với người Maori cũng tương tự như các dân tộc Polynesia khác. Gần đây, văn hóa Mỹ, Úc, châu Á và các văn hóa châu Âu khác cũng gây ảnh hưởng đến New Zealand. Văn hóa Polynesia phi Maori cũng hiện diện, lễ hội Polynesia lớn nhất thế giới là Pasifika nay là một sự kiện thường niên tại Auckland.
Sinh hoạt tại New Zealand chủ yếu mang tính nông thôn trong thời kỳ đầu, khiến người New Zealand bị hình dung là thô kệch, siêng năng. Sự khiêm tốn được mong đợi và được thúc đẩy thông qua hội chứng ghen tị. Từng có thời New Zealand không được nhìn nhận là một quốc gia tri thức. Từ đầu thế kỷ XX cho đến cuối thập niên 1960, văn hóa Maori bị đàn áp do nỗ lực đồng hóa người Maori với người New Zealand gốc Anh Quốc. Trong thập niên 1960, khi trình độ giáo dục được nâng lên và các thành thị được khoách trương văn hóa đô thị bắt đầu chiếm ưu thế. Thậm chí ngay cả khi đa số cư dân hiện sống trong các thành thị, phần lớn tác phẩm mỹ thuật, văn học, phim, hài kịch của New Zealand vẫn có chủ đề nông thôn.
Là một phần trong quá trình hồi sinh văn hóa Maori, các nghề thủ công truyền thống là khắc và dệt nay được tiến hành phổ biến hơn và các nghệ sĩ người Maori gia tăng về số lượng và ảnh hưởng. Hầu hết tác phẩm khắc của người Maori mô tả nhân vật, thường là với ba ngón tay với một cái đầu chi tiết giống với tự nhiên hoặc một cái đầu kỳ cục. Kiến trúc Maori trước khi tiếp xúc với người da trắng gồm các nhà hội họp được chạm khắc (wharenui), những nhà này ban đầu được thiết kế nhằm có thể xây dựng, cải biến lại liên tục nhằm đáp ứng các ý tưởng hoặc nhu cầu khác nhau.
Vị trí cô lập của đảo quốc trì hoãn ảnh hưởng của các xu hướng nghệ thuật châu Âu, cho phép các nghệ sĩ bản địa phát triển phong cách đặc trưng riêng theo chủ nghĩa khu vực. Trong các thập niên 1960 và 1970, nhiều nghệ sĩ kết hợp các kỹ thuật Maori và phương Tây, tạo nên các hình thức nghệ thuật độc nhất.
Áo choàng của người Maori được làm từ sợi lông mịn và được trang trí bằng hoa văn hình tam giác, hình thoi và các dạng hình học khác màu đen, đỏ, và trắng. Người châu Âu đưa nghi thức thời trang Anh đến New Zealand, và cho đến thập niên 1950 thì hầu hết mọi người mặc đồ chỉnh tề trong các dịp lễ hội. Tiêu chuẩn thời trang từ đó được nới lỏng và thời trang New Zealand có tiếng là tự nhiên, thực dụng và mờ nhạt. Tuy nhiên, công nghiệp thời trang địa phương phát triển đáng kể từ năm 2000, một số nhãn hiệu được công nhận ở tầm quốc tế.
Người Maori nhanh chóng tiếp nhận chữ viết làm phương tiện chia sẻ ý tưởng, và nhiều câu chuyện và bài thơ truyền khẩu của họ được chuyển sang hình thức văn bản. Hầu hết văn học tiếng Anh ban đầu nhập từ Anh Quốc và phải đến thập niên 1950, khi mà thị trường phát hành địa phương gia tăng thì văn học New Zealand mới bắt đầu được biết đến phổ biến. Mặc dù phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng từ các xu hướng và sự kiện toàn cầu, song các nhà văn trong thập niên 1930 bắt đầu phát triển các câu chuyện ngày càng tập trung vào trải nghiệm của họ tại New Zealand. Trong giai đoạn này, văn học biến hóa từ một hoạt động mang tính báo chí sang theo đuổi tính học thuật hơn. Sự kiện tham gia các Thế Chiến khiến một số nhà văn New Zealand có một nhãn quan mới về văn hóa New Zealand và văn học địa phương phát triển mạnh mẽ thời hậu chiến cùng với quá trìnhự mở rộng các đại học.
Truyền thông và giải trí
Âm nhạc New Zealand chịu ảnh hưởng từ các thể loại blues, jazz, country, rock and roll và hip hop, nhiều thể loại được hiểu một cách độc đáo tại New Zealand. người Maori phát triển các thánh ca và ca khúc truyền thống từ nguồn gốc Đông Nam Á cổ đại của họ, và sau nhiều thế kỷ cô lập đã tạo nên một âm điệu "đơn điệu" và "hiu quạnh" độc đáo. Sáo và kèn được sử dụng làm nhạc cụ hoặc làm công cụ báo hiệu trong chiến tranh hoặc những dịp đặc biệt. Những người định cư ban đầu đem đến âm nhạc dân tộc của họ, với các đội kèn đồng và hợp xướng trở nên phổ biến, các nhạc sĩ bắt đầu lưu diễn tại New Zealand trong thập niên 1860. Các đội kèn trống trở nên phổ biến trong đầu thế kỷ XX. Ngành công nghiệp thu âm New Zealand bắt đầu phát triển từ 1940 trở đi và nhiều nhạc sĩ New Zealand thu được thành công tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Một số nghệ sĩ người Maori phát hành các bài hát bằng tiếng Maori và hình thức nghệ thuật dựa trên truyền thống Maori mang tên kapa haka (ca vũ) được hồi sinh. Giải thưởng âm nhạc New Zealand được Recorded Music NZ tổ chức thường niên; giải thưởng được tổ chức lần đầu vào năm 1965.
Phát thanh lần đầu xuất hiện tại New Zealand vào năm 1922 và đối với truyền hình là năm 1960. Số lượng phim New Zealand gia tăng đáng kể trong thập niên 1970. Năm 1978, Ủy ban Điện ảnh New Zealand bắt đầu hỗ trợ các nhà làm phim địa phương và nhiều phim tiếp cận được với khán giả thế giới, một số nhận được công nhận quốc tế. Các phim New Zealand đoạt doanh thu cao nhất gồm: Boy, The World's Fastest Indian, Once Were Warriors, và Whale Rider. Việc bãi bỏ các quy định trong thập niên 1980 khiến số lượng đài phát thanh và truyền hình gia tăng đột biến. Truyền hình New Zealand chủ yếu phát sóng các chương trình của Hoa Kỳ và Anh Quốc, cùng với một số lượng lớn các chương trình của Úc và địa phương. Cảnh quan đa dạng và kích thước nhỏ của đảo quốc, cộng thêm khích lệ của chính phủ, giúp khuyến khích các nhà sản xuất quay các bộ phim có ngân sách lớn tại New Zealand. Ngành công nghiệp truyền thông New Zealand do một số công ty chi phối, hầu hết thuộc sở hữu ngoại quốc, song nhà nước duy trì quyền sở hữu đối với một số đài truyền hình và phát thanh. Từ năm 2003 đến 2008, Phóng viên không biên giới luôn xếp hạng tự do báo chí của New Zealand trong 20 vị trí đầu tiên. Năm 2011, New Zealand xếp hạng 13 toàn cầu về tự do báo chí theo đánh giá của Freedom House, đứng thứ hai tại châu Á-Thái Bình Dương.
Thể thao
Hầu hết các môn thể thao chủ yếu được chơi tại New Zealand có nguồn gốc Anh Quốc. Bóng bầu dục liên hiệp được nhìn nhận là môn thể thao quốc gia và thu hút hầu hết khán giả. Golf, bóng lưới, quần vợt và cricket đạt tỷ lệ người thành niên tham gia cao nhất, trong khi bóng đá là môn thể thao hàng đầu trong giới trẻ. Các trận du đấu bóng bầu dục thắng lợi đến Úc và Anh Quốc vào cuối thập niên 1880 và đầu thập niên 1900 đóng một vai trò ban đầu trong việc thấm nhuần một bản sắc dân tộc. Đua ngựa cũng là một môn thể thao đại chúng và trở thành bộ phận của văn hóa "bầu dục, đua và bia" trong thập niên 1960. Sự tham gia của người Maori trong các môn thể thao châu Âu đặc biệt rõ rệt trong bóng bầu dục và đội tuyển quốc gia trình diễn một hiệu lệnh truyền thống Maori mang tên haka trước các trận dấu quốc tế.
New Zealand có các đội tuyển thi đấu quốc tế trong các môn bóng bầu dục liên hiệp, bóng lưới, cricket, bóng bầu dục liên minh, và bóng mềm, và có truyền thống thi đấu tốt trong ba môn phối hợp, rowing, yachting và đua xe đạp. New Zealand tham dự Thế vận hội Mùa hè vào năm 1908 và 1912 trong một đội tuyển chung với Úc, và lần đầu tham dự độc lập vào năm 1920. Quốc gia này xếp hạng cao theo tỷ lệ huy chương trên dân số trong các kỳ Thế vận hội gần đây. Đội tuyển bóng bầu dục liên hiệp nam quốc gia New Zealand có thành tích tốt nhất trong lịch sử bóng bầu dục quốc tế New Zealand nổi tiếng với các môn thể thao mạo hiểm, du lịch mạo hiểm và truyền thống leo núi mạnh mẽ. Các môn thể thao ngoài trời khác như đua xe đạp, câu cá, bơi, chạy, đi bộ, chèo xuồng, săn, thể thao trên tuyết, và lướt sóng cũng phổ biến. Môn thể thao truyền thống Polynesia là đua chèo xuồng waka ama ngày càng phổ biến và hiện là một môn thể thao quốc tế với các đội tuyển từ khắp Thái Bình Dương.
Ẩm thực
Ẩm thực New Zealand kết hợp ẩm thực Maori bản địa và các truyền thống nấu nướng đa dạng do những người định cư và nhập cư đưa tới từ châu Âu, Polynesia và châu Á. Sản xuất nông nghiệp sinh lợi từ đất liền đến biển dần được những người định cư châu Âu thời đầu du nhập, hầu hết là trồng trọt và chăn nuôi như ngô, khoai tây và lợn. Các thành phần hoặc món ăn đặc biệt gồm có thịt cừu non, cá hồi, kōura (tôm hùm đất), các loài hàu vét, cá mồi trắng, pāua (bào ngư), trai, điệp, pipis và tuatua (đều là các loài sò ốc của New Zealand), khoai lang (kūmara), quả kiwi, tamarillo và pavlova (được cho là một món ăn quốc gia). Hāngi là một phương pháp nấu ăn của người Māori, sử dụng đá được nung nóng được chôn trong một lò ngầm. Sau khi người châu Âu thuộc địa hoá, người Maori bắt đầu nấu ăn với nồi và lò, khiến hāngi được sử dụng ít thường xuyên hơn, song nó vẫn được sử dụng trong các dịp nghi lễ như tangihanga.
Chú thích |
Ghana (tiếng Việt: Ga-na), tên chính thức là Cộng hòa Ghana (Republic of Ghana) là một quốc gia tại Tây Phi. Ghana có biên giới với Bờ Biển Ngà về phía tây, Burkina Faso về phía bắc, Togo về phía đông, còn về phía nam là vịnh Guinea. Thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Ghana là Accra.
Người dân Ghana cho rằng lịch sử của họ bắt nguồn từ Vương quốc Ghana cổ xưa tồn tại từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII tại phía tây châu Phi, nhưng đến khi vương quốc này sụp đổ thì cư dân của nó đã di cư xuống phía nam và lập nên những tiểu quốc Fante và đặc biệt là Vương quốc Ashante hùng mạnh. Những mối liên hệ về thương mại với người Bồ Đào Nha được thiết lập từ thế kỷ XV và đến năm 1874, Ghana trở thành một thuộc địa của Liên Hiệp Anh với tên gọi Bờ Biển Vàng (Gold Coast). Năm 1957, Ghana trở thành thuộc địa đầu tiên ở vùng Châu Phi hạ Sahara giành được độc lập.
Bờ Biển Vàng giành độc lập từ tay Vương quốc Anh vào năm 1957 và trở thành quốc gia độc lập đầu tiên ở khu vực hạ Sahara. Ghana được chọn làm tên mới cho quốc gia này để ghi nhớ Đế chế Ghana, đã từng trải dài khắp cả khu vực Tây Phi. Ghana là thành viên của Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương, Khối thịnh vượng chung, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Liên minh châu Phi và là thành viên liên kết của Cộng đồng Pháp ngữ. Ghana là nước có sản lượng cacao đứng thứ 2 thế giới. Hồ nhân tạo lớn nhất thế giới về diện tích bề mặt Volta nằm ở quốc gia này.
Từ nguyên học
Ghana có nghĩa là "chiến binh của nhà vua" (ngự lâm quân) gắn liền với những vị vua thời trung đại của đế chế Ghana Tây Phi. Trước khi quốc gia Bờ Biển Vàng (Gold Coast) sáp nhập với Togoland thuộc Anh (British Togoland) vào ngày 6 tháng 3 năm 1957, Ghana trở thành tên pháp lý của quốc gia này. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố hoàn toàn độc lập với vương quốc Anh, Ghana đã đổi tên thành Cộng hòa Ghana (Republic of Ghana).
Lịch sử
Ghana là một nước có lịch sử lâu đời. Từ thế kỷ IV, đã ra đời Vương quốc Sarakolle rộng lớn, chạy dài từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Niger. Thế kỷ XI, Vương quốc Ghana trở nên cực thịnh với nền nông nghiệp, thủ công, buôn bán phát triển.
Từ năm 1471, người Bồ Đào Nha thám hiểm và khám phá ra vùng bờ biển mà sau này có tên gọi là Gold Coast (Côte de l'Or, Bờ biển Vàng). Họ xây dựng pháo đài Elmina và giữ độc quyền buôn bán vàng trong khoảng một thế kỉ rưỡi. Sau khi loại trừ người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Anh và một số thương gia châu Âu phân chia quyền kiểm soát và biến vùng này thành trung tâm mua bán nô lệ.
Từ năm 1826, người Anh thực hiện một loạt các chiến dịch chống lại người bản xứ Ashanti ở sâu bên trong nội địa. Vùng duyên hải trở thành thuộc địa Anh (1874). Năm 1901, người Ashanti đầu hàng người Anh và lãnh thổ phía bắc trở thành xứ bảo hộ. Vùng Togoland lân cận, thuộc địa cũ của Đức, thuộc quyền ủy trị của Anh từ năm 1922.
Năm 1957, Gold Coast là thuộc địa đầu tiên ở châu Phi giành được độc lập và đổi tên thành Ghana. Nền cộng hòa ra đời sau khi hiến pháp được thông qua (năm 1960). Chủ nghĩa chuyên quyền của Tổng thống Kwame Nkrumah và sự suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến cuộc đảo chính quân sự năm 1966.
Từ đó, đất nước rơi vào tình trạng bất ổn chính trị cho đến khi Jerry J. Rawlings lên nắm quyền năm 1981. Rawlings tiến hành khôi phục kinh tế và dân chủ. Được bầu làm Tổng thống năm 1992, Rawlings công bố hiến pháp mới và chấm dứt chế độ quân sự. Ứng cử viên đối lập John Kufuor lên cầm quyền sau khi giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử chiếc ghế Tổng thống năm 2000.
Chính trị
Theo Bảng xếp hạng Chỉ số thất bại của nhà nước năm 2009, Ghana đứng ở vị trí thứ 124 trên thế giới và đứng áp chót trong số các nước châu Phi, trước Mauritius, dựa theo các số liệu từ năm 2006. Ghana cũng xếp thứ 7 trong số 48 nước vùng hạ Sahara vào năm 2008 theo chỉ số Ibrahim, phản ánh sự thành công của các chính sách chính phủ đối với dân chúng.
Chính phủ
Nền dân chủ nghị viện của Ghana được xác lập vào năm 1957, xen kẽ bởi các chính phủ quân sự và dân sự. Tháng 1 năm 1993, chính quyền quân đội đã dọn đường cho sự ra đời của nền cộng hòa thứ 4 sau cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống vào cuối năm 1992. Hiến pháp năm 1992 thiết lập cơ cấu quyền lực bao gồm tổng thống, nghị viện, nội các, hội đồng nhà nước và một hệ thống toà án độc lập. Chính phủ được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, tuy nhiên cơ quan lập pháp của Ghana được cơ cấu không theo tỉ lệ, một số tỉnh có dân số ít lại có số đại biểu nhiều hơn các tỉnh có dân số đồng hơn.<ref name=cs>"Government and Politics". A Country Study: Ghana (La Verle Berry, editor). Library of Congress Federal Research Division (tháng 11 năm 1994). This article incorporates text from this source, which is in the public domain. Lcweb2.loc.gov</ref>
Hệ thống tòa án
Hệ thống pháp luật dựa trên thông luật của Anh, tiền lệ án, và hiến pháp năm 1992. Hệ thống cấp bậc toà án bao gồm Toà án tối cao Ghana, Toà án cấp phúc thẩm, và Tòa án tư pháp. Các thiết chế tư pháp ngoài toà án là các Toà án công cộng. Từ khi giành độc lập cho đến nền cộng hòa thứ 4, các Toà án đã và đang duy trì được tính độc lập tương đối.
Chính trị
Các đảng phái chính trị được hoạt động hợp pháp từ giữa năm 1992 sau 10 năm bị gián đoạn. Nền cộng hòa thứ 4 xuất hiện rất nhiều đảng phái khác nhau, bao gồm Đảng Đại hội quốc gia dân chủ (đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện vào các năm 1992, 1996 và 2008) và Đảng Những người ái quốc mới, đảng đối lập đã giành chiến thắng trong các năm 2000 và 2004; Đảng Hội nghị quốc gia nhân dân và Đảng Hội nghị nhân dân, do Kwame Nkrumah sáng lập.
Ngoại giao
Từ khi giành độc lập, Ghana luôn ủng hộ xu hướng không liên kết và chủ nghĩa Pan-Africanism gắn liền với tên tuổi của vị tổng thống đầu tiên, TS. Kwame Nkrumah. Ghana ưu tiên các quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực về chính trị cũng như kinh tế, đồng thời cũng là một thành viên tích cực của Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi.
Ghana thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, coi trọng quan hệ với Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản để tranh thủ vốn, kỹ thuật. Ghana nhận được sự trợ giúp của Mỹ trong khuôn khổ chương trình "đào tạo các chuyên gia quân sự nước ngoài" (IMET), chương trình "trợ giúp trong việc huấn luyện tiến hành các hoạt động chống khủng bố tại châu Phi" (ACOTA).
Nhiều chính trị gia và nhà ngoại giao Ghana đang làm việc tại các tổ chức quốc tế, trong số đó phải kể đến cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, thẩm phán Tòa án hình sự quốc tế Akua Kuenyehia và cựu tổng thống Jerry Rawlings, đang là chủ tịch của Cộng đồng kinh tế Tây Phi.
Ghana hiện là thành viên tích cực của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: WTO, Phong trào không liên kết (NAM), Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS).
Kinh tế
Được thiên nhiên ưu đãi, Ghana có thu nhập đầu người cao gấp hai lần các quốc gia khác ở Tây Phi. Mặc dù vậy, Ghana vẫn có những lợi tức khác từ thương mại và hỗ trợ quốc tế như các hoạt động đầu tư của những người có gốc gác Ghana ở nước ngoài. Khoảng 28% dân số sống dưới mức nghèo với $1.25 đô la Mĩ/ngày. Phần lớn trong số đó là những phụ nữ Ghana bị ảnh hưởng bởi những lý do chính trị ở các khu vực nghèo đói phía bắc của Ghana. và theo Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân theo đầu người hầu như đã không tăng gấp đôi trong 45 năm qua.
Từ thời thuộc địa đến hiện tại, Ghana được biết đến là một trong những nước sản xuất vàng nhiều nhất thế giới. Những mặt hàng xuất khẩu khác như cacao, gỗ, điện, kim cương, bauxite, và mangan là những nguồn thu ngoại tệ chính của Ghana, được trực tiếp điều khiển và chỉ đạo bởi Bộ Nông nghiệp thuộc tổng thống, đứng đầu là bà Antoinette Efua-Addo (xem thêm thông tin tại www.Ghana-agricexport.com). Một mỏ dầu được cho là có khoảng dầu nhẹ đã được phát hiện vào năm 2007. Việc khai thác dầu mỏ vẫn đang diễn ra và số lượng dầu mỏ khai thác liên tục tăng lên. Điều này được kì vọng sẽ là một nguồn thu khổng lồ cho kinh tế Ghana kể từ quý IV năm 2010 khi nước này chính thức tăng sản lượng dầu mỏkinh doanh dầu mỏ.
Đập thủy điện Akosombo được xây dựng vào năm 1965 trên sông Volta cung cấp điện năng cho cả Ghana và các nước láng giềng.
Năm 2008, lực lượng lao động của Ghana có khoảng 11,5 triệu người. Kinh tế của Ghana chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, chiếm tới 37,3% GDP và cung cấp việc làm cho 56% số người lao động, phần lớn trong số đó là những người sản xuất nhỏ. Tỉ trọng công nghiệp của Ghana vào năm 2007 chiếm 7,9% GDP.
Những chính sách không mấy hiệu quả của chính quyền quân sự cũ và các cam kết giữ gìn hòa bình khu vực đã dẫn đến tình trạng lạm phát thâm hụt tài chính, sự sụt giá của đồng Cedi cũng như sự không hài lòng của công chúng với những biện pháp kém cỏi của chính phủ Ghana. Mặc dầu vậy, Ghana vẫn là một trong những quốc gia ổn định về kinh tế nhất châu lục Đen.
Tháng 7 năm 2007, Ngân hàng nhà nước Ghana quyết định thay đổi đồng tiền đang sử dụng Cedi (¢) sang đồng Ghana Cedi (GH¢) để tái kiểm soát tiền tệ trong nước. Tỷ giá của thu đổi là 1 Ghana Cedi cho 10,000 Cedi (cũ). Ngân hàng nhà nước Ghana đã tiến hành các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm thông báo cho người dân Ghana về chính sách này.
Đồng tiền mới, Ghana Cedi, đã dần đi vào ổn định và đến năm 2009 trung bình $1 USD =Gh¢ 1.4 . Thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng được áp dụng ở Ghana bắt đầu từ năm 1989 với một mức tỉ lệ áp dụng chung cho tất cả (các loại hàng hóa hoặc cá nhân). Bắt đầu từ tháng 9 năm 2007, chế độ thuế được chia thành nhiều mức tỉ lệ khác nhau.
Năm 1998, mức thuế VAT ở Ghana là 10% và được điều chỉnh thành 12.5% vào năm 2000. Tuy nhiên với việc thông qua luật 734 năm 2007, mô hình VAT 3% đối với khu vực bán lẻ bắt đầu được triển khai. Mô hình này chỉ cho phép người bán lẻ các mặt hàng chịu thuế (được quy định theo luật 546) tính thêm tối đa 3% giá trị của mặt hàng được bán so với kê khai. Mục đích của luật này nhằm đơn giản hóa hệ thống thuế và gia tăng sự ủng hộ của người dân.
Từ giữa tháng 12 năm 2010, ngành sản xuất dầu khí tại Ghana đã bắt đầu hoạt động và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (mỏ dầu ngoài khơi Jubilee có trữ lượng lên tới 3 tỷ thùng).
Vùng và khu hành chính
Ghana được phân chia thành 10 khu vực hành chính và 138 quận, huyện, mỗi huyện hội đồng riêng của mình. Dưới huyện là các loại hình hội đồng, bao gồm 58 thị xã, khu vực hội đồng, hội đồng khu, 108, và 626 hội đồng khu vực. Các khu vực hành chính bao gồm:
Dân số của các thành phố lớn
Địa lý
Ghana nằm trong khu vực Vịnh Ghana, rất gần với đường xích đạo nên có một khí hậu ấm áp. Diện tích của Ghana trải dài trên một khu vực rộng 238500 km2. phía đông giáp Togo, phía tây giáp Bờ Biển Ngà, phía bắc giáp Burkina Faso và còn phía nam giáp Vịnh Ghana (Đại Tây Dương). Kinh tuyến Greenwich chạy dọc theo quốc gia này, chính xác là ở thành phố công nghiệp Tema. Về mặt địa lý, Ghana là quốc gia gần với "trung tâm" của thế giới nhất. Mặc dù trên thực tế, điểm trung tâm thật sự (0°, 0°) nằm trên Vịnh Ghana (Đại Tây Dương), cách Accra của Ghana khoảng 614 km về phía nam.
Ghana được bao phủ bởi những đồng bằng, đồi núi thấp và một số sông ngòi. Ghana có thể được chia thành 5 khu vực địa hình khác nhau. Đường bờ biển thấp với các bãi cát xoay lưng về phía đồng bằng và những rừng cây nhỏ, đồng thời bị chia cắt bởi các sông và suối. Trong khi đó, phía bắc của Ghana nổi bật bởi các cao nguyên. Tây Nam và Nam Ghana có được núi rừng che phủ, trong đó có vùng núi Ashanti, cao nguyên Kwahu và Akuapim-Togo chạy dọc sườn đông của đất nước.
Lưu vực sông Volta chiếm một diện tích lớn khu vực trung tâm của Ghana. Điểm cao nhất của Ghana là đỉnh núi Afadjato.
Ghana có khí hậu nhiệt đới. Dải bờ biển phía đông ấm và khô; khu vực tây nam nóng và ẩm ướt, trong khi phía bắc lại nóng và khô. Hồ Volta, hồ nhân tạo lớn nhất thế giới, bao phủ một tỉ lệ không nhỏ phần đất phía đông của Ghana, là nguồn nước chính cho nhiều con sông khác như Oti hoặc Afram.
Khí hậu ở Ghana chia thành 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. phía bắc Ghana mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 cho đến tháng 11, trong khi ở phía nam, bao gồm cả thủ đô Accra, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 cho đến trung tuần tháng 11. phía nam của Ghana bao gồm những rừng cây nhiệt đới và rụng lá lớn. Ngoài ra khu vực này còn có những rừng cọ dầu và ngập mặn khác.
Dân cư
Dân số Ghana vào khoảng 24 triệu người bao gồm hơn 100 nhóm dân tộc khác nhau. Tuy vậy, ở Ghana không có những xung đột dân tộc gay gắt có thể dẫn đến nội chiến như ở nhiều nước châu Phi khác. Ngôn ngữ chính thức ở Ghana là tiếng Anh tuy nhiên hầu hết người dân Ghana đều biết ít nhất một thổ ngữ.
Nhóm dân tộc chính ở Ghana là người Akan, trong đó có người Fante, Akyem, Ashanti, Kwahu, Akuapem, Nzema, Bono, Akwamu, Ahanta and others) 49.3%, Mole-Dagbon 15.2%, Ewe 11.7%, Ga-Dangme (comprising of the Ga, Adangbe, Ada, Krobo and others) 7.3%, Guan 4%, Gurma 3.6%, Gurunsi 2.6%, Mande-Busanga 1%, other tribes 1.4%, other (Hausa, Zabarema, Fulani) 1.8% (2000 census).
Theo CIA World Factbook, các nhóm tôn giáo ở Ghana bao gồm: Thiên chúa giáo 68.8%, Hồi giáo 15.9%, tín ngưỡng truyền thống của người Phi 8.5%.
Ngôn ngữ
Ở Ghana có 47 thổ ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Ghana trong thương mại cũng như hành chính. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ tiêu chuẩn để giảng dạy ở các cấp giáo dục. Ngôn ngữ bản địa của Ghana được chia thành hai nhóm nhỏ thuộc nhóm ngôn ngữ Niger-Congo.
Văn hóa và con người
Ghana là một quốc gia đa dạng về thành phần dân tộc. Do đó, văn hóa của Ghana là sự pha trộn của tất cả các nền văn hóa của mọi nhóm dân tộc của quốc gia này: người Ashanti, người Fante, người Kwahu, người Ga, người Ewe, người Mamprusi, người Dagomba và các nhóm dân tộc thiểu số khác. Sự đa dạng văn hóa này thể hiện rất rõ trong cách ăn, cách mặc và nghệ thuật của người dân Ghana. Một số nghi lễ đặc trưng của văn hóa Ghana cho đến hiện tại vẫn còn rất phổ biến ở quốc gia này như lễ sinh con, lễ trưởng thành, kết hôn và ma chay.
Thể thao
Ở Ghana, bóng đá là môn thể thao phổ biến và được yêu thích nhất. Đội tuyển bóng đá quốc gia Ghana thường được gọi là "Những ngôi sao đen". Ngày 16 tháng 10 năm 2009, đội tuyển bóng đá U-20 Ghana đã trở thành đội tuyển quốc gia đầu tiên của châu Phi đoạt ngôi vô địch U-20 thế giới sau chiến thắng ở loạt sút luân lưu 11m với Brasil.
Ghana cũng là quốc gia đầu tiên của châu Phi giành chiến thắng ở vòng chung kết World Cup 2010 diễn ra tại chính châu lục này sau khi đánh bại Serbia với tỉ số 1-0. Ghana cũng chính là đội tuyển quốc gia châu Phi duy nhất lọt vòng vòng knock-out của giải đấu này và đội bóng thứ 3 châu Phi góp mặt tại vòng tứ kết World Cup (sau Cameroon 1990 và Senegal 2002).
Tôn giáo
Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất của đất nước, và chiếm ưu thế ở phía nam Ghana và các bộ phận của miền Bắc Ghana, trong khi Hồi giáo phổ biến rộng rãi hơn trong các bộ phận của khu vực phía Bắc. Kitô giáo được theo bởi 71.2% dân số, theo điều tra dân số năm 2010. Kitô giáo đã được giới thiệu bởi người châu Âu trên bờ biển của Ghana trong thế kỷ XIV, và dần dần người dân nước này đã tin theo tôn giáo mới.
Hồi giáo là đức tin của 17.6% dân số. Nó được truyền bá đến phía Bắc Ghana trong thế kỷ XV. Kitô giáo và Hồi giáo ở Ghana chung sống hòa bình với nhau.
Điều tra dân số năm 2010 cho biết 5.3% dân số Ghana tuyên bố không có tôn giáo, tôn giáo truyền thống được thực hiện bởi 5.2% dân số, theo điều tra dân số năm 2010. Ấn Độ giáo cũng có mặt ở quốc gia này với một Tu viện do giáo sĩ Swami Ghananand Saraswati điều hành. Đạo giáo và Phật giáo cũng đã xuất hiện ở Ghana do người Trung Quốc mang đến.
Giáo dục
Xếp hạng quốc tế
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Business Anti-Corruption Portal Ghana country profile
Chính phủ
Ghana official website
The Parliament of Ghana official site
National Commission on Culture official site
Chief of State and Cabinet Members
Thông tin chung
Country Profile from BBC News
Ghana from Encyclopaedia Britannica
Ghana from UCB Libraries GovPubs''
The African Activist Archive Project website has photographs of the All Africa People's Conference held in Accra, Ghana, 5–ngày 13 tháng 12 năm 1958 including Kwame Nkrumah, Prime Minister of Ghana, addressing the conference, the American Committee on Africa delegation meeting with Nkrumah, and of Patrick Duncan and Alfred Hutchinson of South Africa at the conference.
Key Development Forecasts for Ghana from International Futures
Thể thao
1st Online Ghana Sports Portal
Quốc gia thành viên Khối Thịnh vượng chung Anh
Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh
Quốc gia châu Phi
Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc
Khởi đầu năm 1957 ở Ghana
Cộng hòa Thịnh vượng chung
Quốc gia thành viên Liên minh châu Phi
Cộng đồng Kinh tế Tây Phi
Quốc gia Tây Phi |
Peru (, ), tên chính thức là Cộng hòa Peru (, ), là một quốc gia nằm ở phía Tây Nam Mỹ. Về phía bắc, Peru có biên giới với Ecuador và Colombia, về phía đông là Brasil, về phía đông nam là Bolivia, ở phía nam là Chile, phía tây Peru là Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại, trải dài từ văn minh Norte Chico – một trong các nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới, đến Đế quốc Inca – quốc gia lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo. Đế quốc Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI và thiết lập một phó vương quốc với thủ đô tại Lima. Sau khi giành được độc lập vào năm 1821, Peru trải qua các giai đoạn bất ổn định chính trị và khủng hoảng ngân sách, cũng như các giai đoạn ổn định và kinh tế tiến bộ.
Peru là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị, được chia thành 25 vùng. Địa lý Peru biến đổi từ các đồng bằng khô hạn ở vùng duyên hải Thái Bình Dương đến các đỉnh của dãy Andes và các khu rừng nhiệt đới ở bồn địa Amazon. Peru là một quốc gia đang phát triển, có chỉ số phát triển con người ở mức cao và mức nghèo là khoảng 25,8%. Các hoạt động kinh tế chính của quốc gia gồm có khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Peru là quốc gia đa sắc tộc, với dân số ước tính là 30,4 triệu, thành phần dân tộc bao gồm người da đỏ, người gốc Âu, người gốc Phi và người gốc Á. Ngôn ngữ chính được nói là tiếng Tây Ban Nha, song một lượng đáng kể người Peru nói tiếng Quechua hay các ngôn ngữ bản địa khác. Sự kết hợp của các truyền thống văn hóa khiến cho Peru có sự đa dạng lớn trên các lĩnh vực như nghệ thuật, ẩm thực, văn chương và âm nhạc.
Từ nguyên
Từ Peru có khởi nguyên trong các ngôn ngữ khác nhau ở nam bộ Pháp và tây bắc bộ Tây Ban Nha và cũng tìm thấy tại xứ Corse, tuy nhiên đối với người châu Âu, từ Peru là phù hợp nhất để thay thế tên gọi nguyên bản Birú, là tên của một quân chủ bản địa sống vào đầu thế kỷ XVI gần vịnh San Miguel thuộc Panama ngày nay. Khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến thăm lãnh thổ của ông vào năm 1522, đó là phần cực nam của Tân Thế giới mà người châu Âu biết đến. Do đó, khi Francisco Pizarro khám phá khu vực ở xa hơn về phía nam, chúng được đặt tên là Birú hay Peru.
Vương quốc Tây Ban Nha trao cho tên gọi này địa vị pháp lý trong Capitulación de Toledo năm 1529, theo đó gọi tên Đế quốc Inca là tỉnh Peru. Dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, quốc gia nhận tên gọi Phó vương quốc Peru, và trở thành nước Cộng hòa Peru sau chiến tranh giành độc lập.
Địa lý
Peru là một quốc gia trên bờ biển phía tây trung tâm của Nam Mỹ đối diện với Thái Bình Dương. Nó nằm hoàn toàn ở Nam bán cầu, cực bắc của nó đạt tới 1,8 phút vĩ độ hoặc khoảng 3,3 km (2,1 mi) về phía nam của đường xích đạo. Peru có chung biên giới đất liền với Ecuador, Colombia, Brasil, Bolivia và Chile, với biên giới đất liền dài nhất được chia sẻ với Brasil.
Peru có diện tích , nằm ở tây bộ Nam Mỹ. Quốc gia này có biên giới với Ecuador và Colombia ở phía bắc, Brasil ở phía đông, Bolivia ở phía đông nam, Chile ở phía nam, và phía tây là Thái Bính Dương. Dãy núi Andes chạy song song với Thái Bình Dương; dãy núi này phân quốc gia thành ba khu vực về mặt địa lý. costa (duyên hải) ở phía tây là một đồng bằng hẹp, phần lớn là khô hạn ngoại trừ các thung lũng hình thành từ các sông theo mùa. sierra (đất cao) là khu vực Andes; gồm có cao nguyên Altiplano và đỉnh cao nhất quốc gia là Huascarán với cao độ . Vùng thứ ba là selva (rừng rậm) với địa hình bằng phẳng trải rộng với các rừng mưa Amazon mở rộng về phía đông. Khoảng 60% diện tích quốc gia thuộc vùng thứ ba này.
Hầu hết sông tại Peru bắt nguồn từ các đỉnh của dãy Andes và chảy vào một trong ba lưu vực. Những sông đổ về Thái Bình Dương có đặc điểm là dốc và ngắn, dòng chảy không liên tục. Các chi lưu của sông Amazon có chiều dài lớn hơn, có dòng chảy lớn hơn nhiều, và có độ dốc nhỏ hơn khi ra khỏi khu vực sierra. Các sông đổ vào hồ Titicaca thường có chiều dài ngắn và có dòng chảy lớn. Các sông dài nhất chảy qua lãnh thổ Peru là Ucayali, Marañón, Putumayo, Yavarí, Huallaga, Urubamba, Mantaro, và Amazon.
Ảnh hưởng của dãy Andes và hải lưu Humboldt khiến quốc gia này có sự đa dạng rất lớn về khí hậu. Khu vực costa có nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa thấp, độ ẩm cao, trừ phần phía bắc ấm hơn và có lượng mưa lớn hơn. Khu vực sierra có mưa thường xuyên vào mùa hạ, nhiệt độ và ẩm độ giảm theo cao độ cho đến các đỉnh núi đóng băng của dãy Andes. Khu vực selva có đặc trưng là lượng mưa lớn và nhiệt độ cao, ngoại trừ phần cực nam- là nơi có mùa đông lạnh và có mưa theo mùa. Do địa hình và khí hậu đa dạng, Peru có đa dạng sinh học cao với 21.462 loài thực vật và động vật ghi nhận được tính đến năm 2003; 5.855 trong số đó là loài đặc hữu.
Lịch sử
Các bằng chứng sớm nhất về sự hiện diện của con người tại lãnh thổ Peru có niên đại khoảng 9.000 năm TCN. Xã hội phức tạp cổ nhất được biết đến tại Peru là văn minh Norte Chico, nền văn minh này hưng thịnh dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong khoảng từ 3.000 đến 1.800 TCN. Theo sau những phát triển ban đầu này là các nền văn hóa khảo cổ học như Cupisnique, Chavin, Paracas, Mochica, Nazca, Wari, và Chimú. Vào thế kỷ XV, người Inca nổi lên thành một quốc gia hùng mạnh, tạo thành đế quốc lớn nhất châu Mỹ thời kỳ tiền Colombo, Đế quốc Inca tồn tại gần một thế kỷ. Các xã hội Andes dựa vào nông nghiệp, sử dụng các kỹ thuật như thủy lợi và ruộng bậc thang; chăn nuôi lạc đà và ngư nghiệp cũng là hoạt động quan trọng. Tổ chức xã hội dựa trên sự hỗ thù và tái phân phối do các xã hội này không có khái niệm về thị trường hay tiền tệ.
Vào tháng 12 năm 1532, một toán conquistador dưới quyền chỉ huy của Francisco Pizarro đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca Atahualpa. Mười năm sau, Vương quốc Tây Ban Nha thiết lập Phó vương quốc Peru để quản lý hầu hết các thuộc địa tại Nam Mỹ của họ. Phó vương Francisco de Toledo tái tổ chức quốc gia trong thập niên 1570, hoạt động kinh tế chính là khai mỏ bạc và nguồn lao động chính là những lao động cưỡng bức người da đỏ.
Các thoi bạc của Peru cung cấp thu nhập cho Vương quốc Tây Ban Nha và thúc đẩy một mạng lưới mậu dịch phức tạp trải rộng đến tận châu Âu và Philippines. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, sản lượng bạc suy giảm và kinh tế đa dạng hóa khiến cho thu nhập của vương thất Tây Ban Nha giảm mạnh. Nhằm phản ứng, triều đình ban hành các cải cách Bourbon, với một loạt các chiếu chỉ nhằm tăng thuế và phân chia Phó vương quốc. Các luật mới kích động các cuộc nổi dậy như của Túpac Amaru II, song tất cả đều bị đàn áp.
Vào đầu thế kỷ XIX, trong khi hầu hết Nam Mỹ bị cuốn vào các cuộc chiến giành độc lập, thì Peru vẫn là một thành trì của những người bảo hoàng. Do giới tinh hoa dao động giữa giải phóng và trung thành với chế độ quân chủ Tây Ban Nha, Peru chỉ giành được độc lập sau khi bị chiếm đóng do chiến dịch quân sự của José de San Martín và Simón Bolívar. Trong những năm đầu cộng hòa, đấu tranh cục bộ nhằm giành quyền lực giữa các lãnh đạo quân sự khiến cho chính trị bất ổn định.
Đặc tính dân tộc Peru được rèn luyện trong giai đoạn này, khi mà các kế hoạch của Simón Bolívar nhằm thành lập một Liên minh Mỹ Latinh gặp khó khăn và một liên minh với Bolivia sớm tàn. Từ thập niên 1840 đến thập niên 1860, Peru trải qua một giai đoạn ổn định trong nhiệm kỳ tổng thống của Ramón Castilla nhờ thu nhập quốc gia tăng lên từ xuất khẩu phân chim. Tuy nhiên, đến thập niên 1870, tài nguyên này bị cạn kiệt, quốc gia lâm vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng, và đấu tranh chính trị lại nổi lên.
Peru chiến bại trước Chile trong Chiến tranh Thái Bình Dương 1879–1883, phải nhượng hai tỉnh Arica và Tarapacá theo các hiệp ước Ancón và Lima. Tiếp sau đấu tranh nội bộ hậu chiến là một giai đoạn ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng Bình dân, giai đoạn này kéo dài đến khi bắt đầu chế độ độc tài của Augusto B. Leguía. Đại khủng hoảng khiến Leguía bị hạ bệ, hồi phục rối loạn chính trị, và Đảng Nhân dân Cách mạng châu Mỹ (APRA) nổi lên. Trong ba thập niên sau đó, chính trị Peru có đặc điểm là tình trạng kình địch giữa tổ chức này và một liên minh của giới tinh hoa và quân sự.
Năm 1968, Lực lượng vũ trang Peru dưới sự chỉ huy của Tướng General Juan Velasco Alvarado tiến hành đảo chính chống Tổng thống Fernando Belaunde. Chế độ mới cam kết cải cách triệt để nhằm thúc đẩy phát triển, song không nhận được ủng hộ rộng rãi. Năm 1975, Tướng Francisco Morales Bermúdez thay thế Velasco, làm tệ liệt các cải cách, và giám thị việc tái lập chế độ dân chủ. Trong thập niên 1980, Peru phải đối mặt với nợ nước ngoài lớn, lạm phát ngày càng tăng, buôn bán ma túy nổi lên, và bạo lực chính trị quy mô lớn. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Alberto Fujimori (1990–2000), quốc gia bắt đầu phục hồi; tuy nhiên, các cáo buộc độc đoán, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền buộc Fujimori phải từ nhiệm sau cuộc bầu cử năm 2000 gây tranh cãi. Từ khi chế độ của Fujimori kết thúc, Peru cố gắng chống tham nhũng trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế.
Chính trị
Peru là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị tổng thống với một hệ thống đa đảng. Theo hiến pháp hiện nay, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và chính phủ; người này được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống chỉ định Thủ tướng, và cố vấn trong việc bổ nhiệm các thành viên khác của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị viện theo nhất viện chế với 130 thành viên được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm. Các dự luật có thể được nhánh hành pháp hoặc lập pháp đệ trình, chúng sẽ thành luật sau khi được Nghị viện thông qua và được Tổng thống ban hành. Bộ máy tư pháp độc lập trên danh nghĩa, song sự can thiệp của chính quyền đối với các vấn đề pháp luật đã phổ biến trong suốt lịch sử và được cho là vẫn tiếp tục đến nay.
Chính phủ Peru được bầu cử trực tiếp, và bầu cử là bắt buộc đối với tất cả công dân từ 18 đến 70 tuổi. Cuộc bầu cử tổ chức vào năm 2011 kết thúc với chiến thắng của ứng cử viên tổng thống Ollanta Humala thuộc liên minh Gana Perú trước Keiko Fujimori thuộc Fuerza 2011. Nghị viện hiện gồm có Gana Perú (47 ghế), Fuerza 2011 (37 ghế), Alianza Parlamentaria (20 ghế), Alianza por el Gran Cambio (12 ghế), Solidaridad Nacional (8 ghế) và Concertación Parlamentaria (6 ghế).
Các xung đột biên giới với các quốc gia láng giềng chi phối quan hệ đối ngoại của Peru, hầu hết chúng đều được giải quyết xong trong thế kỷ XX. Hiện nay, Peru có tranh chấp giới hạn hàng hải với Chile trên Thái Bình Dương. Peru là một thành viên tích cực của một số tổ chức khu vực và là một trong số các quốc gia sáng lập Cộng đồng các quốc gia Andes. Quốc gia này cũng tham gia các tổ chức quốc tế như Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Liên Hợp Quốc. Quân đội Peru gồm có lực lượng lục quân, hải quân và không quân; nhiệm vụ chính của quân đội Peru là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Các lực lượng vũ trang trực thuộc Bộ Quốc phòng và Tổng thống với vai trò là Tổng tư lệnh. Chế độ cưỡng bách tòng quân bị bãi bỏ vào năm 1999, thay thế là phục vụ quân sự tự nguyện.
Phân cấp hành chính
Peru được chia thành 25 vùng và tỉnh Lima. Mỗi vùng có một chính phủ được bầu gồm có Thống đốc và hội đồng, họ phục vụ theo các nhiệm kỳ 4 năm. Các chính phủ này đặt kế hoạch phát triển vùng, thực hiện các dự án đầu tư công, xúc tiến hoạt động kinh tế, và quản lý tài sản công. Tỉnh Lima được quản lý bởi một hội đồng thành phố. Mục tiêu của việc ủy thác quyền cho các chính phủ địa phương và thành phố, cùng với các hành động khác, là nhằm cải thiện sự tham gia của quần chúng. Các tổ chức phi chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tán quyền lực và vẫn có ảnh hưởng đến chính trị địa phương.
Vùng
Tỉnh
Lima
Kinh tế
Kinh tế Peru được Ngân hàng Thế giới phân loại là thu nhập trung bình cao và lớn thứ 52 thế giới và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latin. Năm 2011, Peru là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhờ bùng nổ kinh tế trong thập niên 2000. Peru có chỉ số phát triển con người 0,752 theo số liệu năm 2011. Về mặt lịch sử, kinh tế quốc gia gắn liền với xuất khẩu, thu về ngoại tệ mạnh để chi cho nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài. Mặc dù chúng đem đến thu nhập đáng kể, song tăng trưởng độc lập và phân bổ thu nhập công bằng hơn tỏ ra khó đạt được. Theo dữ liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số Peru là người nghèo.
Chính sách kinh tế của Peru thay đổi nhiều trong những thập niên qua. Chính phủ của Juan Velasco Alvarado (1968–1975) tiến hành các cải cách triệt để, trong đó có cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các công ty ngoại quốc, mở đầu hệ thống kinh tế kế hoạch, và thiết lập một khu vực quốc doanh lớn. Mục tiêu của các chính sách này là tái phân phối thu nhập và chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phát triển song kết quả là thất bại.
Bất chấp kết quả này, hầu hết các cải cách vẫn được thực hiện cho đến thập niên 1990, khi chính phủ tự do hóa của Alberto Fujimori chấm dứt việc kiểm soát giá, bảo hộ mậu dịch, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài, và hầu hết quyền sở hữu nhà nước trong các công ty. Các cải cách dẫn đến tăng trưởng kinh tế liên tục từ 1993, ngoại trừ một sự sụt giảm sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997.
Các ngành dịch vụ chiếm 53% tổng sản phẩm quốc nội của Peru, kế tiếp là ngành chế tạo (22,3%), công nghiệp khai khoáng (15%), và các loại thuế (9,7%). Tăng trưởng kinh tế gần đây được thúc đẩy thông qua ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện các điều kiện thương mại, tăng đầu tư và tiêu dùng. Mậu dịch dự kiến sẽ tăng hơn nữa sau khi thực hiện một thỏa thuận mậu dịch tự do với Hoa Kỳ được ký vào năm 2006. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Peru là đồng, vàng, thiếc, hàng dệt may, và bột cá; Các đối tác mậu dịch chính của Peru là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brasil và Chile.
Nhân khẩu
Peru là một quốc gia đa dân tộc, hình thành từ các nhóm dân tộc khác nhau trong năm thế kỷ. Người da đỏ sống ở lãnh thổ Peru ngày nay từ hàng thiên niên kỷ trước khi người Tây Ban Nha chinh phục khu vực vào thế kỷ XVI; theo sử gia Noble David Cook thì dân số của họ giảm từ khoảng 5–9 triệu vào thập niên 1520 xuống khoảng 600.000 vào năm 1620 với nguyên nhân chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm. Người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi đến với số lượng lớn trong thời thuộc địa, họ hỗn chủng trên quy mô lớn với nhau và với người bản địa. Những người Âu đến từ Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Anh Quốc, và Đức dần nhập cư đến Peru sau khi quốc gia này độc lập. Peru giải phóng nô lệ da đen vào năm 1854. Người Hoa đến vào thập niên 1850, họ thay thế các công nhân nô lệ, và từ đó có ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Peru.
Cuộc điều tra dân số năm 1940 là cuộc điều tra dân số cuối cùng tại Peru nỗ lực phân loại các cá nhân theo dân tộc, khi đó 53% dân số nhận là người da trắng hoặc mestizo (lai da trắng và da đỏ) và 46% nhận là người da đỏ. Theo CIA World Factbook, phần lớn dân cư Peru là người da đỏ, hầu hết là Quechua và Aymara, sau đó là người mestizo. Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2006 của Cơ quan quốc gia về Thống kê và Tin học (INEI), dân cư Peru phần lớn nhận là mestizo (59,5%), sau đó là Quechua (22,7%), Aymara (2,7%), Amazon (1,8%), đen/Mulatto (1,6%), trắng (4,9%), và "khác" (6,7%).
Với khoảng 29,5 triệu cư dân, Peru là quốc gia đông dân thứ 5 tại Nam Mỹ. Mức tăng trưởng dân số giảm từ 2,6% xuống 1,6% trong giai đoạn 1950 đến 2000; dân số Peru dự kiến đạt khoảng 42 triệu vào năm 2050. Năm 2007, 75,9% dân cư Peru sống tại các khu vực đô thị và 24,1% tại các khu vực nông thôn. Các thành phố chính là Lima, Arequipa, Trujillo, Chiclayo, Piura, Iquitos, Cusco, Chimbote, và Huancayo; các thành phố này đều có trên 250.000 cư dân theo điều tra dân số năm 2007. Có 15 bộ lạc da đỏ chưa tiếp xúc tại Peru.
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ thứ nhất của 83,9% người Peru 5 tuổi hoặc lớn hơn theo số liệu năm 2007. Tiếng Tây Ban Nha cùng tồn tại với một số ngôn ngữ bản địa, thông dụng nhất là tiếng Quechua được 12% dân số nói. Các ngôn ngữ bản địa và ngoại quốc khác được nói nhiều vào thời điểm đó lần lượt chiếm 2,7% và 0,1% dân số Peru.
Theo điều tra dân số năm 2007, 81,3% dân số trên 12 tuổi mô tả bản thân là tín hữu Công giáo, 12,5% là tín hữu Tin Lành, 3,3% theo các giáo phái khác, và 2,9% không tôn giáo. Tỷ lệ biết chữ ước tính là 92,9% trong năm 2007; mức này tại các khu vực nông thôn (80,3%) thấp hơn các khu vực thành thị (96,3%). Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc và các trường công miễn học phí.
Văn hóa
Văn hóa Peru chủ yếu bắt nguồn từ truyền thống của người da đỏ và người Tây Ban Nha, tuy nhiên nó cũng chịu ảnh hưởng từ các dân tộc Á, Phi, và Âu khác. Truyền thống nghệ thuật của Peru có truy nguyên từ những đồ gốm, đồ dệt may, trang sức, và công trình điêu khắc của văn hóa tiền Inca. Người Inca duy trì các nghề thủ công này và đạt được những thành tựu về kiến trúc như xây dựng Machu Picchu. Baroque chi phối nghệ thuật Peru thuộc địa, song cũng có cải biến theo truyền thống bản địa.
Trong giai đoạn thuộc địa, nghệ thuật hầu hết tập trung vào chủ đề tôn giáo; biểu hiện là số lượng nhà thờ đông đảo trong thời kỳ này và các bức họa của trường phái Cuzco. Nghệ thuật đình đốn sau khi độc lập, kéo dài cho đến khi ý thức hệ Indigenismo nổi lên vào đầu thế kỷ XX. Từ thập niên 1950, nghệ thuật Peru được chiết trung hóa và định hình bởi cả dòng chảy nghệ thuật ngoại quốc và địa phương.
Văn chương Peru bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu của các nền văn minh thời kỳ tiền Colombo. Người Tây Ban Nha đem đến chữ viết vào thế kỷ XVI; văn chương thuộc địa bao gồm các biên niên sử và văn chương tôn giáo. Sau khi độc lập, chủ nghĩa phong tục và chủ nghĩa lãng mạn trở thành những thể loại văn học phổ biến nhất, minh chứng qua các tác phẩm của Ricardo Palma. Phong trào Indigenismo vào đầu thế kỷ XX do các nhà văn như Ciro Alegría và José María Arguedas lãnh đạo. Văn chương Peru hiện đại được thừa nhận là nhờ vào các tác gia như Mario Vargas Llosa, ông là một thành viên quan trọng của phong trào Mỹ Latinh bùng nổ.
Ẩm thực Peru pha trộn giữa các món ăn da đỏ và Tây Ban Nha, với ảnh hưởng mạnh của cách nấu ăn kiểu Trung Hoa, châu Phi, Ả Rập, Ý, và Nhật Bản. Các món ăn phổ biến là anticuchos, ceviche, và pachamanca. Khí hậu đa dạng của Peru tạo diều kiện cho sự phát triển của các loại thực vật và động vật khác nhau, là một điều tốt cho ẩm thực.
Âm nhạc Peru có nguồn gốc Andes, Tây Ban Nha và châu Phi. Vào thời kỳ tiền Tây Ban Nha, biểu hiện âm nhạc có sự khác biệt lớn giữa các vùng; quena và tinya là hai nhạc cụ phổ biến. Người Tây Ban Nha đưa đến nhiều nhạc cụ mới, chẳng hạt như ghi-ta và hạc, kéo theo sự phát triển của các nhạc cụ tạp giao như charango. Đóng góp của người gốc Phi cho âm nhạc Peru gồm các nhịp điệu của họ và cajón, một nhạc cụ gõ. Vũ đạo dân gian Peru gồm có marinera, tondero, zamacueca, diablada và huayno. |
EMS (express mail service) là loại dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm hàng hoá (bưu gửi) theo chỉ tiêu thời gian được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam công bố trước.
Lịch sử hình thành
Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện - CTCP đã được thành lập vào ngày 24/01/2005 theo Quyết định phê duyệt Đề án số 29/QĐ-ĐABC-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nay là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) với 3 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2006, là đơn vị duy nhất được Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho phép quản lý, khai thác và kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong nước và quốc tế. EMS cũng là thương hiệu dịch vụ chuyển phát toàn cầu của liên minh bưu chính thế giới UPU, hiện đang được khai thác bởi bưu chính của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Tầm nhìn sứ mệnh
- Tầm nhìn: Là doanh nghiệp bưu chính chuyển phát uy tín, chuyên nghiệp số 1 tại Việt Nam, vươn tầm trở thành doanh nghiệp chuyển phát uy tín hàng đầu khu vực và trên thế giới
- Sứ mệnh: Là đơn vị tiên phong của Bưu điện Việt Nam, cung cấp các giải pháp tối ưu cho lĩnh vực chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, logistics, hậu cần cho thương mại điện tử,…. tạo ra ngày càng nhiều giá trị cho khách hàng và cộng đồng; gắn kết mọi người bằng dịch vụ chất lượng cao, thân thiện, hiện đại.
- Giá trị cốt lõi:
Vượt trên thách thức
Cam kết phục vụ
Hành động chính trực
Mạnh bạch trách nhiệm
Đề cao tôn trọng
Tôn vinh cốt cách
- Triết lý kinh doanh: Đổi mới để phát triển – Sáng tạo để dẫn đầu
Nhân sự
Với gần 2.300 CBCNV tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các nhân viên kinh doanh tại một số thị trường trọng điểm trên toàn mạng lưới, Tổng công ty đã xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, tinh thông nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết với nghề.
Tổng công ty luôn xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút lực lượng lao động chất lượng cao với các chính sách đãi ngộ phù hợp để khuyến khích và phát huy tối đa năng lực, tạo điều kiện để các cá nhân phát triển và yên tâm cống hiến.
Hệ thống mạng lưới
Ngoài hệ thống gần 50 bưu cục giao dịch trực thuộc Tổng công ty tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ chuyển phát nhanh EMS được cung cấp bởi 63 Bưu điện Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc, tới tận các huyện, xã, biên giới và hải đảo, bao gồm:
Hệ thống điểm phục vụ: hơn 13.000 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt hơn 7.100 người/điểm, trong đó:
64 bưu cục giao dịch cấp 1
760 bưu cục giao dịch cấp 2
1.793 bưu cục giao dịch cấp 3
8.184 Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX)
434 đại lý bưu điện
43 Kiốt
1.460 thùng thư công cộng độc lập
Mạng vận chuyển
Mạng đường thư cấp 1 hiện có 62 đường thư chuyên ngành và phụ trợ, hàng ngày tổ chức 120 chuyến thư với tổng số gần 41.000 km xe lăn bánh/ngày và 3 đường thư xã hội thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác vùng với các trung tâm khai thác tỉnh; 47 đường thư máy bay vận chuyển bưu gửi, 32 đường thư máy bay vận chuyển bưu gửi EMS, giao nhận với 14 sân bay trong nước.
Mạng đường thư cấp 2 thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác tỉnh và các huyện với 380 tuyến đường thư, tổng chiều dài 28.000 km, giao nhận với gần 1.600 bưu cục.
Mạng đường thư cấp 3: gần 3.600 tuyến đường thư, tổng chiều dài 72.000 km.
Mạng đường thư quốc tế gồm 122 đường bay trực tiếp trao đổi chuyến thu với 102 bưu chính các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hệ thống khai thác
Ngoài các Trung tâm phát hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, các bưu gửi EMS được phát tới người nhận thông qua hệ thống phát 63 Bưu điện tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Tại các Bưu điện trung tâm tỉnh, huyện, khu vực đã thành lập 655 Bưu cục phát và giao nhiệm vụ quản lý tuyến phát cho 817 Bưu cục giao dịch cấp 3 để tổ chức đi phát, thu gom tại địa chỉ khách hàng và quản lý khâu sau phát. Tại các địa bàn trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và các xã có gần 11.800 bưu tá thực hiện phát, thu gom bưu gửi và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện từ trung tâm huyện xuống các bưu cục 3, điểm BĐ-VHX với tổng số tuyến phát là 11.900 tuyến.
Chất lượng
Chỉ tiêu thời gian toàn trình của Bưu gửi EMS trong nước từ 24 – 48 giờ.
Chỉ tiêu thời gian toàn trình của bưu gửi EMS từ Việt Nam đi các nước từ 2 đến 10 ngày (Châu Á: Từ 2 đến 5 ngày, châu Âu: 4 đến 7 ngày, Châu Úc: 4 đến 7 ngày, Châu Mỹ: 7 đến 10 ngày, Châu Phi: 7 đến 10 ngày).
Chỉ tiêu thời gian trên không kể ngày nghỉ tết Nguyên đán (Đối với địa chỉ người nhận tại nhà riêng), không kể ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết (đối với địa chỉ người nhận là cơ quan). Đối với bưu gửi EMS quốc tế thời gian toàn trình không kể ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết. Nếu bưu gửi EMS quốc tế có nội dung là hàng hoá thời gian toàn trình phải cộng thêm thời gian kiểm hoá hải quan tại Bưu chính nước đến.
Phạm vi hoạt động
Hiện nay dịch vụ EMS đã được mở rộng phạm vi phục vụ đến bưu điện trung tâm của 63 tỉnh thành trong cả nước và 51 nước trên thế giới.
Trụ sở
Trụ sở chính
Tầng 4, tòa FLC Landmark Tower, ngõ 5 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
1900545433
[email protected]
Chi nhánh tại Hà Nội
số 1 Võ Văn Kiệt, Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội
1900545433
[email protected]
Chi nhánh tại Hồ Chí Minh
36 Bis Ba Vì, Phường 4, Tân Bình, TP.HCM
1900545433
[email protected]
Chi nhánh tại Đà Nẵng
868 Nguyễn Hữu Thọ, Cẩm Lệ, Đà Nẵng
1900545433
[email protected]
Trang chủ dịch vụ
https://ems.com.vn/ |
Vụ sát hại du học sinh Vũ Anh Tuấn (1984-2004), tai Nga là một vụ giết người này gây căm phẫn trong dư luận xã hội Nga và các nước có sinh viên theo học tại Nga.
Vụ án
Vào khoảng 11 giờ đêm ngày 13 tháng 10 năm 2004, Vũ Anh Tuấn trên đường trở về nhà sau khi dự sinh nhật bạn mình, đến bến tàu điện ngầm gần Quảng trường Lev Tolstoi thì bất ngờ bị một đám người từ 16 đến 18 tên, mặc quần áo đen, đuổi đánh và dùng dao đâm nhiều nhát làm Tuấn chết ngay tại chỗ. Vụ giết người này đã gây căm phẫn trong dư luận xã hội Nga và các nước có sinh viên theo học tại Nga.
Viện kiểm sát thành phố St. Peterburg đã khởi tố 17 bị can liên quan đến vụ án mạng. 14 tên trong số đó bị khởi tối với tội cố ý giết người vì kỳ thị chủng tộc.
Xử án
Ngày 17 tháng 10 năm 2006, tòa án thành phố St. Petersburg tuyên bố vô tội cho toàn bộ 17 nghi phạm trong vụ giết hại Vũ Anh Tuấn. Trong đó, 8 bị cáo được tuyên trắng án hoàn toàn và 9 người còn lại bị buộc tội liên quan đến các vụ tấn công khác nhằm vào người nước ngoài, trong đó có công dân Ghana, Azerbaijan, Palestine và Trung Quốc. Trong số 9 bị cáo kể trên, chỉ có hai người bị buộc tội hằn thù dân tộc, những tên còn lại bị buộc tội côn đồ và cướp của. Theo báo Tuổi trẻ , phán quyết này ngược với kết luận điều tra của cảnh sát St. Petersburg và bản cáo trạng của công tố nhà nước của Nga.
Phản ứng
Tối ngày 17-10, Viện Dumar quốc gia Nga đánh giá phán quyết của Hội đồng bồi thẩm là "quá nhẹ, đến mức không thể biện luận được".
Ngày 19-10, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại LB Nga, ông Nguyễn Văn Ngạnh, đã gặp đại diện Bộ Ngoại giao Nga để bày tỏ quan điểm của phía Việt Nam.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng ra tuyên bố:
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi thủ phạm sát hại sinh viên VN Vũ Anh Tuấn vẫn chưa được kết luận và trừng trị đích đáng. Việc sát hại dã man sinh viên Vũ Anh Tuấn ngày 13-10-2004 ở Saint Petersburg là một vụ án rất nghiêm trọng, gây xúc động trong dư luận VN và Liên bang Nga và đi ngược lại quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân VN và nhân dân Liên bang Nga."
Ông đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Saint Petersburg nói riêng và của Liên bang Nga nói chung nhanh chóng điều tra, tìm ra thủ phạm đã sát hại sinh viên Vũ Anh Tuấn. Bên cạnh đó, Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng của Liên bang Nga cần có những biện pháp cấp bách, hữu hiệu nhằm bảo đảm an ninh cho cộng đồng người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam đang theo học tại Liên bang Nga nói riêng.
Ngày 25-10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi Công hàm tới Đại sứ quán Liên bang Nga tại Hà Nội yêu cầu phía Nga thực hiện các biện pháp cần thiết, nhanh chóng điều tra tìm ra thủ phạm đã sát hại sinh viên Vũ Anh Tuấn, xét xử nghiêm minh và trừng trị thích đáng theo quy định của pháp luật. Công hàm còn nói rằng phán quyết của Tòa án thành phố Saint Petersburg có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm sâu đậm giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Nga.
Các sinh viên tại Nga kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình vào ngày 23-10-2006.
Chú thích |
Chiếc nón kỳ diệu là một trò chơi truyền hình được phát sóng trên kênh VTV3, do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Vietba Media thực hiện, dựa trên trò chơi Wheel of Fortune (tạm dịch: Vòng quay may mắn) phát sóng từ ngày 6 tháng 1 năm 1975 tại Mỹ. Chương trình được phát sóng vào mỗi ngày thứ 7 hàng tuần, từ ngày 12/5/2001 đến ngày 24/12/2016 với tổng cộng 811 tập đã được lên sóng.
Thể lệ
Thể lệ chung
Ba người chơi lần lượt quay trên một mặt phẳng hình tròn (chiếc nón) được chia làm các ô để giành quyền đoán chữ cái trong một cụm từ cho trước và ghi điểm, điểm số của từng người chơi sẽ quyết định phần thưởng bằng tiền mặt. Ở mỗi vòng, mỗi người chơi sẽ đoán chữ cái sau khi quay nón, quay vào ô bao nhiêu điểm thì số điểm đó sẽ được nhân với số chữ cái đoán đúng, nếu đoán sai chữ cái hoặc sau 5 giây không trả lời thì bị mất lượt và bị tính 1 lỗi. Nếu người chơi bị tính 3 lỗi liên tục thì sẽ bị loại khỏi vòng chơi và mất hết số điểm của vòng chơi đó. Nếu đoán đúng chữ cái thì số lỗi sẽ được xóa hết và trở về 0. Người chơi sau khi đoán đúng chữ cái có quyền quay tiếp hoặc giải luôn toàn bộ ô chữ (nếu tất cả các chữ cái đã được lật thì phải trả lời). Nếu giải sai ô chữ, người chơi sẽ bị loại. Nếu 1 người chơi bị loại thì người tiếp theo phải quay và đoán, cứ như vậy cho đến khi tất cả 3 người đều bị loại. Khi đó, một khán giả bất kỳ tại trường quay sẽ được MC lựa chọn để giải ô chữ. Một phần quà sẽ được dành cho khán giả đó nếu giải đúng ô chữ; trong trường hợp trả lời sai ô chữ hoặc khán giả không có câu trả lời, MC sẽ mời người mẫu lật mở ô chữ.
Đặc biệt, theo luật của chương trình, trong trường hợp một người chơi nào đó giải được ô chữ khi chưa ghi được điểm nào thì người chơi đó sẽ được một số điểm nhất định từ chương trình: 200 điểm (12/05/2001 - 16/05/2009), 300 điểm (23/05/2009 - 02/02/2013), 500 điểm (09/02/2013 - 24/12/2016).
Ở mỗi vòng, chỉ duy nhất người giải được ô chữ của vòng đó mới được nhận số tiền thưởng từ số điểm giành được của vòng chơi đó.
Thể lệ khác biệt từng giai đoạn
12 tháng 5, 2001 - 10 tháng 2, 2007: Người chơi đứng cạnh MC sẽ quay đầu tiên trong vòng 1 và không có vòng đoán nhanh.
17 tháng 2, 2007 - 16 tháng 5, 2009: Mỗi vòng có 3 chủ đề, người chơi đứng cạnh MC sẽ chọn chủ đề cho vòng 1. Ở các vòng sau, người kế tiếp sẽ được chọn chủ đề.
23 tháng 5, 2009 - 31 tháng 12, 2011 và 5 tháng 5, 2012 - 24 tháng 12, 2016: Trò chơi bắt đầu với hai vòng đoán nhanh, với mỗi vòng đoán nhanh, người chiến thắng sẽ được số điểm tích luỹ và đặc quyền như sau:
Trong 3 giai đoạn trên, có 3 vòng chơi. Sau 3 vòng chơi chính và 2 vòng đoán nhanh (nếu có), mỗi người chơi sẽ mang về số tiền được quy đổi từ tổng số điểm tích lũy được (1.000 đồng nhân với tổng số điểm) cùng các phần quà hiện vật (nếu có) và người có số điểm cao nhất sẽ lọt vào vòng đặc biệt. Trong trường hợp nếu có hai hoặc cả ba người chơi có số điểm bằng nhau, họ sẽ phải đoán ô chữ phụ (không tính điểm). Người đoán đúng ô chữ phụ sẽ được vào vòng đặc biệt.
7 tháng 1, 2012 - 28 tháng 4, 2012: Có 3 vòng loại, mỗi vòng có 3 người chơi. MC sẽ giới thiệu nhanh từng người chơi một. Sau đó, người chơi đứng cạnh MC sẽ quay đầu tiên. 3 người chơi chiến thắng trong 3 vòng loại sẽ lọt vào vòng chung kết của chương trình (tuy nhiên, nếu có một vòng loại mà không có người chơi nào chiến thắng thì vòng chung kết sẽ chỉ có hai người chơi). Người chiến thắng vòng chung kết sẽ lọt vào vòng đặc biệt. Nếu trong 3 vòng loại chỉ có một người chiến thắng thì người chơi đó được vào thẳng vòng đặc biệt. Nếu không có người chơi nào chiến thắng ở vòng loại hoặc vòng chung kết thì chương trình sẽ kết thúc sớm.
Cuối chương trình, người chơi sẽ nhận được số tiền là tổng số điểm ghi được của vòng loại và vòng chung kết nhân với 1.000 đồng.
Vòng đặc biệt
12 tháng 5, 2001 - 17 tháng 5, 2003: Người chơi có số điểm cao nhất được quyền quyết định có vào vòng đặc biệt hay không. Nếu tham gia vòng đặc biệt, người chơi sẽ có 30 giây để suy nghĩ, hết thời gian thì người chơi phải trả lời một đáp án duy nhất. Trước đó, người chơi được quyền đoán trước một số lượng chữ tùy vào số chữ cái trong ô chữ (cứ 5 chữ có trong ô chữ gốc sẽ nhận 1 chữ được chọn). Nếu đoán đúng ô chữ thì người chơi sẽ có được giải thưởng đã quay được trước đó, nếu không thì số điểm của người chơi sẽ bị chia đôi. Nếu không chơi vòng đặc biệt thì quyền quyết định sẽ qua người điểm cao tiếp theo. Nếu cả 3 người chơi đều không tham dự vòng đặc biệt thì chương trình sẽ kết thúc.
24 tháng 5, 2003 - 15 tháng 5, 2004: Người chơi có số điểm cao nhất được vào vòng đặc biệt luôn và luật chơi tương tự như vậy, tuy nhiên người chơi vẫn được giữ toàn bộ số điểm của mình nếu không đoán đúng ô chữ.
22 tháng 5, 2004 - 10 tháng 2, 2007: Người chơi sẽ có 30 giây suy nghĩ, sau đó có thêm 30 giây để trả lời và có thể thay đổi đáp án liên tục cho đến khi tìm được đáp án đúng hoặc hết giờ. Đúng ở phương án nào thì đồng hồ sẽ dừng lại và người chơi sẽ chiến thắng ngay lập tức.
17 tháng 2, 2007 - 31 tháng 12, 2011: Người chơi sẽ có 10 giây suy nghĩ, sau đó có thêm 10 giây để trả lời các đáp án. Chương trình sẽ ghi nhận tất cả các đáp án mà người chơi đưa ra, nếu trong các đáp án có đáp án đúng thì thắng cuộc. Trước đó, người chơi sẽ quay nón để tìm mức tiền thưởng nhận được nếu đoán đúng ô chữ. Phần thưởng được tính ở bên phải kim. Trước đây sẽ có các phong bì có chứa phần thưởng là sản phẩm điện máy (17/02/2007 - 29/12/2007) và phần thưởng bằng tiền mặt gồm: 10 triệu, 15 triệu, 20 triệu, 30 triệu, 40 triệu (05/01/2008 - 16/05/2009).
7 tháng 1 - 28 tháng 4, 2012: Luật chơi vẫn như trước đó, chỉ khác là người chơi sẽ có 30 giây suy nghĩ và 10 giây trả lời. Nếu đúng thì sẽ được mức tiền thưởng mà người chơi đã quay trước trong 4 mức tiền thưởng gồm: 5.000.000 đồng, 10.000.000 đồng, 20.000.000 đồng & 30.000.000 đồng. Mức tiền thưởng mà người chơi quay được sẽ được tính ở bên trái kim.
5 tháng 5, 2012 - 24 tháng 12, 2016: Luật chơi giống như trước, chỉ khác là người chơi có thể đoán ô chữ trước khi quay chiếc nón để tìm mức tiền thưởng mà người chơi có thể đạt được nếu đoán đúng ô chữ. Có 8 ô tiền thưởng gồm: 2 ô 5.000.000 đồng, 2 ô 10.000.000 đồng, 2 ô 20.000.000 đồng & 2 ô 30.000.000 đồng. Nếu chọn giải ô chữ trước và không giải đúng ô chữ, người chơi sẽ không được quyền quay nón.
Vòng chơi dành cho khán giả
Một khán giả trong trường quay sẽ được MC lựa chọn để giải một ô chữ cho sẵn. Nếu đoán đúng, khán giả đó sẽ nhận được quà của chương trình và kèm theo một phần quà gia dụng.
Vòng chơi này diễn ra trước vòng đặc biệt. Từ ngày 7 tháng 1, 2012 - 28 tháng 4, 2012, vòng khán giả diễn ra trước vòng chung kết (nếu có 2 hoặc 3 người) hoặc vòng đặc biệt (có 1 người) hoặc cuối chương trình (nếu không ai chiến thắng ở vòng loại).
Những thay đổi
Từ 3 tháng 1 năm 2004, chiếc nón của Chiếc nón kỳ diệu có nhận diện mới thay cho nhận diện cũ (áp dụng từ 12 tháng 5 năm 2001 đến 27 tháng 12 năm 2003), với các ô 100, 300 - 900 điểm, các ô đặc biệt trên sườn nón màu đỏ được giữ nguyên. Tuy nhiên, màu của tên các ô trên thay đổi, chúng được áp dụng cho đến 20 tháng 5 năm 2006 và cho cả format 27 tháng 5 năm 2006 - 10 tháng 2 năm 2007.
Từ 17 tháng 2 năm 2007, ô 200 điểm đã được thêm vào, đồng thời áp dụng thiết kế hoàn toàn mới của chiếc nón và nhạc khi quay nón, áp dụng cho đến 16 tháng 5 năm 2009. Sau đó, đến giai đoạn 23 tháng 5 năm 2009 - 31 tháng 12 năm 2011, phần chiếc nón tiếp tục được làm mới.
Kể từ năm 2012, ngoài phiên bản mới, Chiếc nón kỳ diệu còn có sân khấu mới, các nhạc hiệu của chương trình (bao gồm nhạc hiệu mở đầu, nhạc hiệu kết thúc, nhạc tính giờ, nhạc nền quay nón, âm thanh lật ô chữ,...) cũng được làm mới hoàn toàn (được sáng tác và biên soạn bởi nhạc sĩ Lưu Hà An) và được áp dụng cho đến khi chương trình kết thúc. Đồng thời, ô Gấp đôi đổi tên thành ô Nhân đôi, các ô 1000 và 2000 điểm được thêm vào để tạo cơ hội cho người chơi bứt phá số điểm hiện có, nhận diện tên các ô đặc biệt thay đổi hoàn toàn, đồng nhất với nhận diện tên các ô số điểm, các ô kéo dài vào trong cả tâm chiếc nón, đổi mới hoàn toàn chiếc nón (áp dụng cho đến hết năm 2014).
Kể từ tháng 5 năm 2014, dấu cách đã được thêm vào ô chữ. Trước đó thì ô chữ được viết liền (ngoại trừ trường hợp ô chữ xuống dòng).
Những ô chính trên chiếc nón
12 tháng 5, 2001 - 12 tháng 10, 2002
Có 17 ô số điểm gồm: 1 ô 100 điểm, 5 ô 300 điểm, 2 ô 400 điểm, 2 ô 500 điểm, 3 ô 600 điểm, 1 ô 700 điểm, 2 ô 800 điểm & 1 ô 900 điểm, cùng các ô đặc biệt như:
Ô Thêm lượt: Người chơi quay vào ô này sẽ được thêm 1 lượt nữa nếu đoán đúng một chữ cái. Lượt này chỉ có giá trị trong vòng chơi, và chỉ được sử dụng trong trường hợp đoán sai ô chữ. Ở phiên bản 2012, nếu 2 người chơi trước bị loại thì người chơi còn lại khi quay vào ô này sẽ không có tác dụng, tuy nhiên người chơi vẫn phải đoán đúng chữ cái để tránh bị tính 1 lỗi.
Ô Mất lượt: Người chơi quay vào ô này sẽ bị mất lượt chơi và chuyển sang người kế tiếp (nếu trước đó đã đoán đúng chữ cái khi quay vào ô Thêm lượt thì người chơi được quay tiếp). Ở phiên bản 2012, nếu 2 người chơi trước bị loại thì người chơi còn lại khi quay vào ô này sẽ không có tác dụng và vẫn được quay tiếp.
Ô Mất điểm: Người chơi quay vào ô này sẽ mất hết số điểm hiện có và mất lượt chơi. Nếu trước đó người chơi đoán đúng chữ cái khi quay vào ô Thêm lượt thì bị mất điểm nhưng được quay tiếp. Trong trường hợp quay vào ô này khi không có điểm, ô này có chức năng như ô Mất lượt. Ở phiên bản 2012, nếu 2 người chơi trước bị loại thì người chơi còn lại khi quay vào ô này sẽ mất hết số điểm hiện có và được quay tiếp.
Ô Gấp đôi: Số điểm hiện có sẽ được gấp đôi nếu như đoán đúng chữ cái. Ví dụ: Người chơi đang có số điểm là 500 điểm và đoán đúng chữ cái M thì người chơi sẽ được gấp đôi số điểm thành 1000 điểm. Nếu người chơi chưa có điểm thì ô này không có tác dụng, tuy nhiên người chơi vẫn phải đoán đúng chữ cái nếu không muốn bị mất lượt quay và bị tính 1 lỗi.
Ô Chia đôi: Người chơi bị chia đôi điểm số hiện có nhưng vẫn được đoán chữ cái. Nếu đoán đúng, người chơi sẽ được quay tiếp nhưng không được cộng thêm điểm. Ngược lại, nếu đoán sai, người chơi vẫn bị mất lượt quay và bị tính 1 lỗi như bình thường. Ví dụ: Người chơi đang có 800 điểm thì người chơi sẽ bị chia đôi điểm số thành 400 điểm và đoán đúng chữ cái N thì được quay tiếp. Nếu người chơi chưa có điểm thì ô này không có tác dụng.
Ô Phần thưởng: Sẽ có 1 phần thưởng duy nhất. Người chơi chọn 1 trong 2 chiếc hộp bất kì (trong đó có 1 hộp rỗng) mà người chơi nghĩ là có phần thưởng. Ô này sẽ tồn tại cho đến khi có người chọn đúng hộp có phần thưởng. Tuy nhiên, trong một số chương trình đặc biệt, ô này sẽ tồn tại trong suốt cả 3 vòng chơi, phần thưởng đã chọn sẽ được tráo để những người chơi khác có thể chọn.
Ô May mắn: Người chơi được quyền chọn ngẫu nhiên một trong số các ô chưa được lật. Ví dụ: |T|_| _|_|Ê|_|H_|_|H|V| I |Ê|T |_|A|M|. Người chơi chọn ô thứ 9 từ trái sang phải sẽ có: |T|_| _|_|Ê|_|H_|N|H|V| I |Ê|T |_|A|M|. Số điểm của người chơi sẽ không thay đổi.
Khi đoán đúng chữ cái thì được điểm tương ứng, bất kể số chữ cái xuất hiện.
19 tháng 10, 2002 - 15 tháng 5, 2004
Như giai đoạn từ 12 tháng 5 năm 2001 đến 12 tháng 10 năm 2002, chỉ khác là ô Phần thưởng sẽ tồn tại cho đến khi có người quay vào ô đó, sẽ có 7 phần thưởng ngẫu nhiên, tương ứng với 7 lá thăm để người chơi lựa chọn.
22 tháng 5, 2004 - 27 tháng 5, 2006
Như giai đoạn từ 19 tháng 10 năm 2002 đến 15 tháng 5 năm 2004, chỉ khác là số điểm người chơi quay được sẽ được nhân với số chữ cái tương đương, nếu chữ cái đó xuất hiện trên 2 lần. Số lượng món quà trong ô Phần thưởng giảm xuống còn 5.
3 tháng 6, 2006 - 10 tháng 2, 2007
Như giai đoạn từ 22 tháng 5 năm 2004 đến 20 tháng 5 năm 2006, chỉ khác là ô Phần thưởng sẽ tồn tại trong suốt cả ba vòng chơi cho đến khi các phần thưởng được lấy hết (luật này đã được thử nghiệm ở số phát sóng có chủ đề về người cao tuổi vào năm 2001).
17 tháng 2, 2007 - 16 tháng 5, 2009
Ở format này, ô Thêm lượt đã được loại bỏ. Thay vào đó là ô 200 điểm, ô Gấp đôi 500 điểm, trong đó có hai game phụ "Xúc xắc 1000 điểm", "Đường trượt 1000 điểm". Ô Phần thưởng sẽ tồn tại cho đến khi có người quay vào ô đó (trừ các số đặc biệt), sẽ có 3 phần thưởng ngẫu nhiên, tương ứng với 3 lá thăm để người chơi lựa chọn.
23 tháng 5, 2009 - 31 tháng 12, 2011
Như format trước đó, ô Thêm lượt đã được đưa trở lại chương trình, các trò chơi phụ được loại bỏ.
7 tháng 1, 2012 - 24 tháng 12, 2016
Có 18 ô số điểm gồm: 1 ô 100 điểm, 2 ô 200 điểm, 3 ô 300 điểm, 2 ô 400 điểm, 1 ô 500 điểm, 1 ô 600 điểm, 2 ô 700 điểm, 1 ô 800 điểm, 2 ô 900 điểm, 2 ô 1000 điểm & 1 ô 2000 điểm. Quay đúng ô số điểm nào và đoán đúng chữ cái, người chơi sẽ ghi được số điểm đó nhân với số chữ cái đoán được. Ví dụ: Người chơi quay chiếc nón vào ô 800 điểm và đoán đúng được 4 chữ cái C thì người chơi sẽ ghi được 3200 điểm, hoặc quay vào ô 2000 điểm và đoán đúng được 6 chữ cái N thì người chơi sẽ làm một cú bứt phá điểm số với 12000 điểm.
Ngoài ra còn có thêm 7 ô đặc biệt:
Ô Nhân đôi
Ô Chia đôi
Ô Thêm lượt
Ô Mất lượt
Ô Mất điểm
Ô May mắn
Ô Phần thưởng: Khi quay vào ô này, người chơi sẽ được bốc thăm một trong ba phần thưởng ngẫu nhiên, tương ứng với 3 lá thăm.
Từ 7 tháng 1 đến 28 tháng 4 năm 2012, ô này tồn tại ở vòng loại 1 cho đến khi có người quay vào ô đó.
Từ 5 tháng 5 năm 2012 đến 24 tháng 12 năm 2016, ô này tồn tại trong suốt vòng 1.
Các vòng phụ
Ô Bí mật
Ô này đã được thêm vào chương trình kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2012 đến khi chương trình kết thúc. Ô này sẽ được đặt đè lên các ô bất kỳ trên chiếc nón, trừ các ô 100, 500, 800, 2000 và các ô đặc biệt.
Từ 5 tháng 5, 2012 đến 24 tháng 1, 2015, ô Bí mật sẽ được đặt lên chiếc nón trước giờ ghi hình vòng 2.
Từ 31 tháng 1, 2015, người dẫn chương trình sẽ trực tiếp đặt các ô Bí mật lên chiếc nón trước sự chứng kiến của 3 người chơi và khán giả.
Ô Bí mật này gồm 2 ô, một ô Mất điểm và một ô 3.000.000 đồng. Giống như ô Thêm lượt, thí sinh sẽ chỉ được thực hành khi đoán đúng chữ cái, tuy nhiên người chơi chỉ được biết có bao nhiêu chữ cái đó trong ô chữ gốc sau khi quyết định có lật mở ô Bí mật hay không. Nếu không mở ô Bí mật, người chơi sẽ biết được số chữ cái đã đoán trước đó trong ô chữ gốc và số chữ cái đoán được nhân với 1000 điểm. Trong một số trường hợp, MC có thể cho người chơi đổi ô Bí mật đã chọn để lấy ô Bí mật còn lại.
Nếu ô Bí mật mà người chơi chọn là ô Mất điểm, người chơi sẽ bị mất toàn bộ số điểm hiện tại và mất lượt chơi, nếu trước đó đã quay vào ô Thêm lượt thì bị mất toàn bộ số điểm nhưng vẫn được quay tiếp.
Nếu ô Bí mật là 3.000.000 đồng, người chơi sẽ lập tức nhận được số tiền đó và được quay tiếp (số tiền này là cố định và được đảm bảo ngay cả khi người chơi quay vào ô Mất điểm hoặc ô Chia đôi ở những lượt quay tiếp theo).
Trong trường hợp còn 1 chữ cái mà quay vào ô Bí mật, nếu đoán đúng chữ cái đó và mở ô này, sẽ xảy ra 2 tình huống:
Ô Mất điểm, người chơi sẽ mất hết số điểm và chỉ được đọc ô chữ sau khi 2 người chơi còn lại đoán sai ô chữ đó hoặc tính 3 lỗi liên tục, khi đó nếu đoán đúng thì được cộng số điểm cụ thể theo thể lệ chung, nếu cũng đoán sai thì khán giả sẽ đoán ô chữ. Nếu trước đó đã quay vào ô Thêm lượt thì người chơi bị mất toàn bộ số điểm nhưng vẫn được đọc ô chữ.
Ô 3.000.000 đồng, người chơi sẽ được nhận thưởng 3.000.000 đồng (số tiền này được đảm bảo ngay cả khi người chơi đoán sai ô chữ ở vòng 2 và được nhận cùng tất cả số tiền quy đổi từ điểm số sau 3 vòng) và được đọc ô chữ.
Nếu người chơi không mở ô Bí mật, người chơi được cộng thêm 1000 điểm và được đọc ô chữ. Nhưng ô Bí mật sẽ không còn tồn tại nữa (vì các ô chữ đã được mở hết).
Ô Bí mật chỉ dành cho 1 người và chỉ tồn tại đến hết vòng 2 hoặc đến khi có người chơi quyết định mở ô Bí mật. Sau khi ô Bí mật được lật mở, ô này sẽ được lấy ra khỏi chiếc nón và không còn tồn tại trong vòng 2 nữa.
Đổi hay không đổi
Trò chơi này xuất hiện trong suốt vòng 3 và được thêm vào chương trình kể từ ngày 5 tháng 5 năm 2012. Ở lượt quay đầu tiên, nếu người chơi đoán đúng chữ cái trong ô chữ hoặc quay vào ô May mắn, người chơi có quyền dừng cuộc chơi để lấy phần quà hoặc quay tiếp. Nếu người chơi chọn không tham gia sau khi đoán đúng chữ cái ở lượt đầu tiên thì phải quay và mở hết ô chữ để đoán, nếu không sẽ bị xử thua. Nếu ngay lượt đầu tiên mà đoán sai chữ cái hoặc quay vào ô Mất điểm hay ô Mất lượt, người chơi sẽ không được tham gia vào phần chơi này nữa. Có 4 phần quà, trong đó 2 phần quà là tiền mặt (tổng số tiền trong 2 phần quà này lên đến 10.000.000 đồng) và hai phần quà là lưu vật kỷ niệm của chương trình (trong giai đoạn đầu thì chỉ có 1 phần quà tiền mặt). Trong một số chương trình, sẽ có một phần quà vô giá trị, đó là "1 tràng pháo tay của khán giả". Các phần quà người chơi đã chọn sẽ được đem về cùng tất cả số tiền quy đổi từ điểm số sau 3 vòng. Nếu cả 3 người chơi đều đổi lượt quay để lấy các phần quà thì khán giả sẽ đoán ô chữ.
Các trò chơi phụ trước đây
Gấp đôi 500 điểm (17 tháng 2, 2007 - 16 tháng 5, 2009)
Khi quay vào ô này và đoán đúng chữ cái, người chơi sẽ được 500 điểm nhân với số chữ cái đoán đúng. Sau đó người chơi sẽ trả lời câu hỏi phụ của chương trình. Nếu trả lời đúng câu hỏi phụ, người chơi được nhân đôi số điểm mình đang có.
Ngoài ra còn có các trò chơi phụ, nếu vượt qua sẽ được cộng 1000 điểm:
Xúc xắc 1000 điểm (17 tháng 2 - 14 tháng 7, 2007)
Có một hộp chứa 2 viên xí ngầu và 1 bàn. Người chơi sẽ lắc hộp (theo chiều ngang) sau đó mở nắp. Nếu 2 viên xúc xắc khác số thì phải cất vào hộp và lắc lại, ngược lại thì 1 chữ cái sẽ dừng lại từ bộ phận máy tính. Người chơi có tối thiểu 15 giây để tham gia trò chơi này. Tuy nhiên, người chơi có thể kéo dài thời gian chơi bằng cách trả lời các câu hỏi phụ. Mỗi câu trả lời đúng sẽ cộng thêm 15 giây vào tổng thời gian chơi. Có 3 câu hỏi phụ, nên thời gian tối đa để tham gia trò chơi là 1 phút. Trò chơi kết thúc khi hệ thống chọn ra đủ 3 chữ cái (3 lần ra 2 số giống nhau) hoặc khi hết giờ. Sau khi trò chơi kết thúc, người chơi cần cho biết có sử dụng các chữ cái đó trong ô chữ gốc hay không.
Nếu không sử dụng các chữ cái thu được hoặc hết giờ mà không thu được chữ cái nào, người chơi sẽ đoán chữ cái mới và nhận 500 điểm nhân với số chữ cái nếu đoán đúng. Nếu đoán sai, người chơi sẽ mất lượt chơi.
Nếu sử dụng các chữ cái thu được trong ô chữ gốc:
Nếu có ít nhất 1 chữ cái xuất hiện ô chữ gốc thì điểm thưởng bằng tổng số các chữ cái đó nhân với 1000 điểm.
Nếu như không có chữ cái nào thì người chơi bị mất lượt chơi.
Ô này sẽ tồn tại cho tới khi có người quay vào và tham gia trò chơi đó.
Trong trường hợp còn 1 chữ cái mà quay vào ô này, người chơi vẫn có quyền tham gia trò chơi. Nếu 1 trong số những chữ cái thu được xuất hiện trong ô chữ gốc, người tham gia trò chơi này phải đoán đúng ô chữ gốc, nếu như đoán sai thì người tiếp theo sẽ phải đoán ô chữ gốc, nếu vẫn đoán sai thì người cuối cùng phải đoán ô chữ gốc. Nếu cả ba người chơi đều đoán sai thì khán giả đoán đúng ô chữ gốc sẽ nhận được một phần quà của chương trình.
Nếu không tham gia trò chơi này, người chơi phải đoán chữ cái, nếu đoán đúng sẽ được 1000 điểm nhân với số chữ cái đoán đúng.
Đường trượt 1000 điểm (21 tháng 7 - 29 tháng 12, 2007)
Có 2 quả bóng và 1 bàn xoay. MC sẽ quay bàn xoay, còn người chơi sẽ thả 2 quả bóng từ đường ống xuống bàn xoay. Nếu rơi đúng vào lỗ thì 1 chữ cái sẽ dừng lại từ bộ phận máy tính. Người chơi có tối thiểu 15 giây để tham gia trò chơi này. Tuy nhiên, người chơi có thể kéo dài thời gian chơi bằng cách trả lời các câu hỏi phụ. Mỗi câu trả lời đúng sẽ cộng thêm 15 giây vào tổng thời gian chơi. Có 3 câu hỏi phụ, nên thời gian tối đa để tham gia trò chơi là 1 phút. Trò chơi kết thúc khi hệ thống chọn ra đủ 3 chữ cái (bóng được thả rơi đúng vào lỗ 3 lần) hoặc khi hết giờ. Sau khi trò chơi kết thúc, người chơi cần cho biết có sử dụng các chữ cái đó trong ô chữ gốc hay không.
Nếu không sử dụng các chữ cái thu được hoặc hết giờ mà không thu được chữ cái nào, người chơi sẽ đoán chữ cái mới và nhận 500 điểm nhân với số chữ cái nếu đoán đúng. Nếu đoán sai, người chơi sẽ mất lượt chơi.
Nếu sử dụng các chữ cái thu được trong ô chữ gốc:
Nếu có ít nhất 1 chữ cái xuất hiện ô chữ gốc thì được 1000 điểm nhân với số chữ cái tương đương.
Nếu như không có chữ cái nào thì người chơi bị mất lượt chơi.
Ô này sẽ tồn tại cho tới khi có người quay vào và tham gia trò chơi đó.
Trong trường hợp còn 1 chữ cái mà quay vào ô này, người chơi vẫn có quyền tham gia trò chơi. Nếu 1 trong số những chữ cái thu được xuất hiện trong ô chữ gốc, người tham gia trò chơi này phải đoán đúng ô chữ gốc, nếu như đoán sai thì người tiếp theo sẽ phải đoán ô chữ gốc, nếu vẫn đoán sai thì người cuối cùng phải đoán ô chữ gốc. Nếu cả ba người chơi đều đoán sai thì khán giả đoán đúng ô chữ gốc sẽ nhận được một phần quà của chương trình.
Nếu không tham gia trò chơi này, người chơi phải đoán chữ cái, nếu đoán đúng sẽ được 1000 điểm nhân với số chữ cái đoán đúng.
Phát sóng
Phát chính
12:00 thứ 7 (12/5/2001 - 25/10/2014) trên VTV3
10:00 thứ 7 (1/11/2014 - 24/12/2016) trên VTV3
Phát lại
Trên VTV3:
22:00 thứ 2 (14 tháng 5, 2001 - 31 tháng 12, 2001)
21:20 thứ 3 (15 tháng 5, 2001 - 30 tháng 12, 2003)
23:00 thứ 4 (16 tháng 5, 2001 - 30 tháng 8, 2006)
08:00 thứ 2 (7 tháng 1, 2002 - 29 tháng 12, 2008)
09:00 thứ 6 (9 tháng 1, 2009 - 30 tháng 12, 2011)
04:30 chủ nhật (4 tháng 6, 2006 - 26 tháng 12, 2010)
16:00 thứ 3 (3 tháng 1, 2012 - 27 tháng 12, 2016)
Trên VTV4 và 1 số đài địa phương khác: CVTV1,...
Trên các nền tảng số của VTV.
Ngoài ra kênh THBT (Bến Tre) còn tiếp sóng VTV3 vào thời điểm chương trình phát sóng.
Tạm ngừng phát sóng
Trong suốt thời gian phát sóng, Chiếc nón kỳ diệu đã có một số lần phải tạm ngừng phát sóng theo kế hoạch do trùng với thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt và đã phát sóng trở lại vào 7 ngày sau đó. Cụ thể:
2 tháng 6 năm 2001, chỉ sau khi phát sóng được 3 số đầu tiên.
14 tháng 6 năm 2008, do trùng với lễ Quốc tang Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
12 tháng 10 năm 2013, do trùng với lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người dẫn chương trình và phụ trách ô chữ
Người dẫn chương trình
Lại Văn Sâm (12/5/2001 - 14/7/2001, 14/5/2011)
Long Vũ (21/7/2001 - 27/5/2006)
Tuấn Tú (3/6/2006 - 7/5/2011, 21/5/2011 - 2/2/2013, 2/3/2013 - 25/1/2014)
Lưu Minh Vũ (9/2/2013 - 23/2/2013)
Danh Tùng (1/2/2014 - 26/12/2015)
Đức Bảo (2/1/2016 - 24/12/2016)
Phụ trách ô chữ
Phạm Thu Hằng (12/5/2001 - 12/10/2002)
Mai Hương (19/10/2002 - 17/5/2003)
Hương Giang (24/5/2003 - 18/12/2004, 1/1/2005 - 17/12/2005, 31/12/2005 - 10/2/2007)
Ông già Noel (25/12/2004, 24/12/2005)
Người máy Maika (17/2/2007 - 16/5/2009)
Siêu mẫu Hồng Nhung (23/5/2009 - 2/10/2010, 16/10/2010 - 19/1/2013, 9/2/2013 - 24/12/2016)
Phương Thảo (9/10/2010)
Trang Nhung (26/1/2013 - 2/2/2013)
Nhà tài trợ
12/5/2001 - 29/7/2006: Unilever
5/8/2006 - 24/12/2016: Không có nhà tài trợ
Kết thúc sứ mệnh
Chương trình lên sóng số cuối cùng vào ngày 24/12/2016, qua đó chính thức nói lời chia tay khán giả sau 15 năm phát sóng. Những người chơi cuối cùng của chương trình gồm: ca sĩ Hoàng Tôn, diễn viên - người mẫu Sella Trương và nghệ sĩ hài Anh Vũ. Thay thế cho khung giờ 10:00 thứ 7 là chương trình Bản thiết kế cuộc sống, từ ngày 7/1/2017. |
Nhân mã hay Kentauros (, ) là một sinh vật trong thần thoại Hy Lạp có nửa thân trên của con người và toàn bộ phần dưới là của con ngựa. Trong thần thoại Hy Lạp, loài nhân mã cùng tồn tại với con người, các anh hùng và các thần nhưng sống tại vùng núi của Thessalía. Theo thần thoại Hy Lạp, một vị vua tên là Ixion dám tán tỉnh Hera, vợ thần Zeus. Thần Zeus tức giận bèn lừa Ixion bằng cách tạo ra một cụm mây giống hình dạng Hera mà đây là thần Nephele. Ixion lấy Nephele, sinh ra một quái vật tên là Kentauros (nửa trên là người, nửa dưới là ngựa). Kentauros cùng với những con ngựa trên vùng núi Thessalía sinh ra dòng giống nhân mã. Cũng có nguồn cho rằng Kentauros là con của thần Apollo và tiên nữ Stilbe.
Đặc điểm
Đa số nhân mã là những sinh vật cộc cằn, thô lỗ và có ác cảm với con người. Tuy nhiên, có một nhân mã tên là Cheiron có tính cách tử tế, đàng hoàng và có trí tuệ. Cheiron không phải là con cháu của Nephele như các nhân mã khác và là bạn của các anh hùng Peleus và Heracles. Peleus đã đưa con trai của mình là anh hùng Achilles cho Cheiron nuôi dưỡng. Cheiron chết vì mũi tên độc của Heracles do bị bắn lầm. Khi ông chết, được đặt cùng những chòm sao trên trời. Ngày nay, từ Nam Bán Cầu có thể nhìn thấy chòm sao Nhân Mã mang hình dáng một nhân mã cầm kiếm, cách Trái Đất 4,5 năm ánh sáng tức là khoảng 425.736.000 km (nếu lấy vận tốc ánh sáng là 300.000 km/s). |
Phán xét của Paris là phán xét nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp, về việc lựa chọn vị nữ thần đẹp nhất trên đỉnh Olympus, mà kết quả là đã gây ra Chiến tranh thành Troia.
Theo sử thi Illiad, do bất mãn vì không được mời dự hôn lễ của nữ thần biển Thetis - con gái lão thần biển Nere và chàng Peleus - con trai thần Zeus, nữ thần Bất hoà Eris đã lấy một quả táo vàng trong vườn của các nàng Hesperite, ghi lên đó dòng chữ "Tặng vị nữ thần đẹp nhất" rồi ném nó vào bàn tiệc. Cuộc tranh cãi giữa 3 vị nữ thần, Hera - vợ thần Zeus, Athena - nữ thần trí tuệ và Aphrodite - nữ thần tình yêu, để giành quả táo diễn ra quyết liệt. Cuối cùng, họ phải nhờ đến người phân xử là hoàng tử Paris, con vua Priam của thành Troia|Troy. Ba vị nữ thần đưa ra điều kiện như sau: Athena sẽ giúp chàng trở thành chiến binh bất khả chiến bại, Hera sẽ giúp chàng có được quyền lực, còn Aphrodite sẽ giúp chàng có được một người vợ xinh đẹp nhất thế gian. Cuối cùng, Paris đã chọn Aphrodite. Thua cuộc, Hera và Athena thề sẽ tiêu diệt thành Troy, nơi cha của Paris đang trị vì. Aphrodite thực hiện lời hứa bằng cách đánh cắp Helen - vợ vua Menelaus xứ Sparta. Và Chiến tranh thành Troy bắt đầu từ đó. |
Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 927 km (có tài liệu ghi 983 km hoặc 910 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.
Trong một số tiếng châu Âu, tên sông Đà được dịch là "sông Đen" (tiếng Pháp: rivière Noire; tiếng Anh: Black River). Tên này không có nguồn gốc tiếng Việt, mà là do hồi giữa thế kỷ 19 khi người Pháp vẽ bản đồ Bắc Kỳ, ví dụ "Bản đồ Bắc Kỳ năm 1879" của Jean Dupuis, khi thấy "sông Hồng" gọi là "fleuve Rouge" (sông Đỏ) thì đã dùng "rivière Noire" ghi cho sông Đà, "rivière Claire" (sông Sáng) cho sông Lô.
Ở Trung Quốc
Đoạn thượng nguồn sông Đà ở Trung Quốc, được gọi là Lý Tiên Giang (Lixian Jiang, 李仙江), do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Đoạn này dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo (巍寶山) ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.
Các phụ lưu của Lý Tiên Giang gồm:
Tiểu Hắc Giang (小黒江) bắt nguồn từ Trung Quốc, làm thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc rồi hợp lưu với Lý Tiên Giang ngay biên giới ở xã Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu. Phụ lục này lại có hai phụ lưu nhỏ hợp lưu tại Lục Xuân là:
Mãnh Mạn (Mengman) bắt nguồn từ Lục Xuân
Tra Ma (渣嗎河) bắt nguồn từ Lục Xuân
A Mặc Giang mà đoạn thượng lưu có nhiều tên gọi địa phương khác bắt nguồn từ Cảnh Đông
Tứ Nam hợp lưu với A Mặc Giang ở huyện Mặc Giang
Hoa Kiều hợp lưu với A Mặc Giang ở Tân Bình, Ngọc Khê
Bả Biên Giang có đoạn thượng nguồn gọi là Xuyên Hà bắt nguồn từ huyện tự trị dân tộc Di Nam Giản
Mengye bắt nguồn từ Giang Thành, Phổ Nhĩ chảy vòng vèo từ bắc xuống nam rồi từ đông sang tây rồi lại từ nam lên bắc, hợp lưu với Bả Biên Giang ngay trong Giang Thành
Nanjian hợp lưu với Xuyên Hà ở huyện tự trị dân tộc Di Cảnh Đông.
Đại Bá Hà (大壩河) mà phần thượng nguồn gọi là Wenbu cũng hợp lưu với Xuyên Hà ở Cảnh Đông.
Ngõa Vĩ Hà (瓦偉河) hợp lưu với Xuyên Hà cũng ở Cảnh Đông
Ở Việt Nam
Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mức (ở hữu ngạn).
Lê Quý Đôn viết về sông Đà như sau:"... Sông Đà ở về bên trái sông Mã, phát nguyên từ châu Ninh Viễn tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy đến bên phải chỗ ngã ba thuộc huyện Kiến Thủy,... (Đoạn này Quý Đôn nói về sông Mê Kông và nhầm 2 sông thông với nhau) ..., về đường chính có một chi chảy xuống làm thành sông Hắc Thủy, chảy qua Tuy Phụ (Mường Tè), Hoàng Nham (Mường Tông), Khiêm Châu đến Mường Lễ thuộc Lai Châu nước ta. Về bên trái là sông Na, từ sông Kim Tử (Kim Thủy Hà (金水河)) châu Quảng Lăng (Mãnh Lạp (勐拉, Meng La)) chảy đến hội tụ, đấy là sông Đà, nước sông trong suốt, chảy xuống các động Phù Tây, Hảo Tế thuộc châu Quỳnh Nhai, về bên trái hợp lưu với Tề Giang chảy qua các xứ Vạn Mỏ thuộc châu Thuận, Vạn châu, Vạn Lộc thuộc châu Mai Sơn, Vạn Thụy, Vạn Giang, Hinh Miêng thuộc châu Mộc đều về bên phải. Đường sông thác ghềnh hiểm trở, gồm 83 thác có tiếng (tên), mà Vạn Bờ là thác nguy hiểm thứ nhất, bờ bên phải là Thượng Động, Hạ Động thuộc châu Mai, bờ bên trái là các động Tân An, Hào Tráng, Hiền Lương, Dĩ Lý thuộc châu Mộc. Hạ lưu, về bên trái chảy qua Vĩnh Điều, Thái Hòa, Vô Song, Sơn Bạn, Tu Vũ, Phượng Mao, Lăng Sương, Đồng Luận, Đoan Thượng, Đoan Hạ, Bảo Khang, Thượng Lạc, Đồng Lâm, La Phù, Hoa Thôn, Thạch Uyển, Quang Bị, Hạ Bì, La Thượng, La Hạ thuộc huyện Bất Bạt, đến Hoàng Cương, Hạ Nông và xứ Gót Nung thuộc huyện Tam Nông hợp lưu với sông Thao."
Dòng chính sông Đà vào Việt Nam ở Mù Cả, Mường Tè. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè chạy dọc theo biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cá, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam ở xã Ka Lăng, Mường Tè, chảy dọc theo biên giới về phía tây và hợp lưu với dòng chính sông Đà ở Mù Cả.
Sông chảy qua Mường Tè sang Nậm Nhùn và thị xã Mường Lay. Đoạn ở Mường Tè và Nậm Nhùn, sông Đà chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi Pu Si Lung và Pu Đen Đinh. Đoạn qua thị xã Mường Lay, sông chảy trong thung lũng kẹp giữa hai dãy núi Hoàng Liên Sơn và Su Xung Chảo Chai. Sông chảy dọc theo ranh giới giữa Sìn Hồ (phía bắc, tả ngạn) và Tủa Chùa (phía nam, hữu ngạn). Sông chảy tiếp sang địa phận Sơn La ở Quỳnh Nhai, rồi chạy dọc theo ranh giới Quỳnh Nhai, Mường La (phía bắc, tả ngạn) và Thuận Châu (phía nam, hữu ngạn). Sông Đà chảy vào sâu Mường La, tại đây nhận thêm nước từ các phụ lưu Nâm Ma và Nậm Chang. Sông chạy dọc theo ranh giới Bắc Yên (phía bắc) và Mai Sơn (phía nam), vào sâu Mai Sơn rồi lại dọc theo ranh giới Phù Yên, Đà Bắc (phía bắc) và Mộc Châu (phía nam). Sông chảy sâu vào Đà Bắc (Hòa Bình) rồi lại dọc theo ranh giới Đà Bắc (phía bắc) với Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong (phía nam). Sông trở lại Đà Bắc rồi chuyển hướng nam lên bắc chảy qua giữa thành phố Hòa Bình, dọc theo ranh giới giữa thành phố Hòa Bình, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông (phía tây) và Kỳ Sơn, Ba Vì ở (phía đông). Sông Đà đổ vào sông Hồng ở ngã ba giữa Hồng Đà (Tam Nông), Vĩnh Lại (Lâm Thao) và Phong Vân (Ba Vì), cách chỗ sông Lô hợp lưu với sông Hồng khoảng 12 km.
Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Đang xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu 1.200 M. Khởi công năm 2011, hoàn thành tháng 12 năm 2016 ở thượng nguồn con sông này.
Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao.
Các cây cầu bắc qua sông Đà
Ở địa phận Việt Nam hiện có các cầu sau bắc qua dòng chính sông Đà:
Cầu treo đầu nguồn sông Đà (cầu treo Kẻng Mỏ)
Cầu Pắc Ma
Cầu Nậm Khao
Cầu công trình thủy điện Lai Châu
Cầu Hang Tôm mới (nối huyện Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu và thị xã Mường Lay của Điện Biên)
Cầu Pá Uôn (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La)
Cầu công trình thủy điện Sơn La
Cầu Vạn Bú (Mường La), huyện Mường La, Sơn La
Cầu Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La)
Cầu Hòa Bình (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình)
Cầu Hòa Bình 2 (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình)
Cầu Hòa Bình 3 (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình)
Cầu Đồng Quang nối huyện Thanh Thủy, Phú Thọ và huyện Ba Vì, Hà Nội
Cầu Trung Hà nối huyện Tam Nông, Phú Thọ và huyện Ba Vì, Hà Nội
Thủy điện
Sông Đà chảy qua vùng núi cao, có tiềm năng thủy điện lớn.
Trên địa phận Trung Quốc, Trung Quốc đã hoàn thành sáu công trình thủy điện và đang có kế hoạch xây một công trình nữa, tất cả đều trên dòng chính của sông Đà. Sáu công trình đã hoàn thành bao gồm Nhai Dương Sơn (Yayangshan), Thạch Môn Khảm (Shimenkan), Long Mã (Longma), Cư Phủ Độ (Jufudu), Qua Lan Than (Gelantan), và Thổ Ca Hà (Tukahe). Công trình đang trong kế hoạch là Tân Bình Trại (Xinpingzhai). Tổng công suất của sáu công trình đã hoàn thành là khoảng 1,300 megawatts.
Đến năm 2019 trên dòng chính sông Đà thuộc địa phận Việt Nam có các nhà máy thủy điện nêu trong bảng dưới đây, trong đó PLM là công suất lắp máy, tọa độ và vị trí hành chính lấy đại diện ở đập chính.
Nước sạch Sông Đà
"Nước sạch Sông Đà" là dự án lấy nước sông Đà cấp về thành phố Hà Nội, nhằm khắc phục những khó khăn trong việc cấp nước sạch từ các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt ở vùng thành phố. Dự án do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, xây dựng từ năm 2004, được nghiệm thu đưa vào sử dụng năm 2009. Dự án thực hiện nâng mức chứa của hồ Đồng Bãi (một số văn liệu viết thành hồ Đồng Bài) ở sườn phía nam núi Ba Vì trong vùng đất xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, đào kênh dẫn nước sông và bơm lên hồ, và dẫn nước từ hồ tới Nhà máy Nước sạch Sông Đà Viwasupco rồi chuyển nước theo "đường ống nước sạch sông Đà" về cung cấp khoảng 320.000 m³ mỗi ngày đêm cho khoảng 250.000 hộ dân khu vực tây nam Hà Nội, cỡ 28% nhu cầu nước của thành phố.
Hồ Đồng Bãi là hồ thủy lợi nhỏ được xây dựng từ giữa thế kỷ 20, chặn dòng hợp lưu suối Cũn và các suối nhỏ, với lưu vực cỡ gần 20 km² . Nước sạch Sông Đà coi lưu vực này là "suối đầu nguồn sông Đà". Song nếu xem vị trí hồ Đồng Bãi trên Google Maps thì thấy hồ tiếp nhận nước và cả chất thải của cư dân và các cơ sở công nông nghiệp ở đó, trong số đó có trang trại lợn xây dựng bề thế trên đầu nguồn. Thông thường xả thải hữu cơ diễn ra kéo dài và được pha loãng, thì các quá trình sinh học tự nhiên trong nước hồ xử lý làm giảm bớt các chất thải này, còn trong hệ thống xử lý nước có tiến hành sục clo, đảm bảo an toàn sử dụng. Những người dùng mẫn cảm clo có thể nhận biết các đợt nhà máy tăng cường sục clo khi nước hồ ô nhiễm hơn bình thường.
Tuy nhiên tối 8/10/2019 xảy ra vụ xả dầu thải vào suối đầu nguồn ở nhánh suối Trầm. Hệ thống xử lý đã để lại mùi clo và dầu cao và kéo dài, gây bức xúc trong dư luận .
Những sự cố này cho thấy hệ thống hồ được thiết kế chưa đủ đảm bảo an toàn nước sạch cho người dùng. Mặt khác trong vụ nhiễm dầu thải thì việc khắc phục sự cố và trả lời công luận của công ty cấp nước thì được coi là "rất bị động, chậm trễ". Trong thực tế khi xảy ra sự cố thì Công ty Viwasupco đã huy động lực lượng và biện pháp xử lý, giữ được tạp chất trong nước ở mức thấp. Sự lúng túng là do hiện chưa có quy trình nào xác định cách thức xử lý những sự cố môi trường thuộc dạng như vậy, trong đó những công ty như Viwasupco chỉ có thể báo cáo mà không có quyền huy động lực lượng xã hội cho việc xử lý sự cố.
Đến ngày 17/10 Công an Hòa Bình đã khởi tố vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại điều 235, Bộ luật hình sự. Những thông tin điều tra ban đầu cho thấy đây là hành vi phá hoại cố ý, với điều khác lạ là dầu thải là dầu thủy lực lấy từ Công ty gốm sứ Thanh Hà tại thị xã Phú Thọ và những người thực hiện là người ở tỉnh khác không có quan hệ gì tới nước sạch Sông Đà .
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình thì cho rằng Công ty Viwasupco đã "lạm dụng hồ Đồng Bãi làm hồ chứa để sản xuất nước sạch cho người dân Hà Nội", mà "không có đóng góp cho kinh tế địa phương", nên đã yêu cầu "làm đường ống kín để lấy nước" và "quyết định thu hồi hồ Đồng Bài". Tình thế như vậy cho thấy lưu vực hồ Đồng Bãi được dành cho phát triển thả cá nuôi lợn đằm trâu, và để có hồ nước sạch thật sự thì Công ty Viwasupco nên chuyển về sử dụng hồ trên đất Hà Nội. |
Leone Battista Alberti (thường được viết là Leon Battista Alberti trong tiếng Ý; 14 tháng 2 năm 1404 tại Genova – 25 tháng 4 năm 1472 tại Roma) là con trai của một gia đình quý tộc tại Firenze bị trục xuất khỏi quê hương từ năm 1358. Alberti được coi là một trong những người tạo dựng nên thời kì Phục hưng nói chung và kiến trúc Phục hưng nói riêng. Ông được coi là con người toàn diện nhất của thời kì tiền Phục Hưng (The Universal Man of the Early Renaissance).
Tiểu sử
Battista Alberti thuộc con cháu của dòng họ Catenaia, là lãnh chúa phong kiến tại vùng Valdarno. Một trong số họ sau đó chuyển đến sinh sống tại Firenze, được bổ nhiệm làm thẩm phán (il Giudice) vào năm 1203. Sau đó, họ đổi tên và họ Alberti hình thành khoảng cuối thế kỉ 14. Dòng họ này đã nhanh chóng trở nên giàu có và có quyền lực bậc nhất tại thành Firenze. Trong số đó có thể kể tên như Niccolaio degli Alberti, cụ nội của Leone Battista Alberti, được xưng tụng như "người giàu có nhất trong vòng 200 năm" ở Firenze hoặc Bendetto Accolti Alberti, ông nội của Leone Battista Alberti, từng giữ các chức vụ quan trọng của thành Firenze như đại sứ khâm mệnh toàn quyền của công quốc Firenze tại Volterra, Bologne và Roma. Tuy nhiên, cùng với sự thăng tiến về quyền lực, dòng họ Alberti cũng tự tạo ra cho mình những kẻ thù không khoan nhượng. Một trong số đó là Maso degli Albizzi, thủ lĩnh một cánh đối lập tại Firenze. Năm 1379, dưới sự ủy nhiệm của Salvestro de' Medici, Bendetto Alberti, đã tuyên án tử hình Piero degli Albizzi, chú của Maso degli Albizzi, vì âm mưu lật đổ chính quyền. Từ năm 1382, ảnh hưởng về quyền lực chính trị của Maso không ngừng tăng lên và ông ta theo đuổi một kế hoạch báo thù. Năm 1387, dựa vào việc Benedetto Accolti Alberti đơn phương xin từ nhiệm, dưới ảnh hưởng của Maso, chính quyền đã ra lệnh cấm Benedetto tham dự vào các hoạt động chính trị cũng như bị lưu đày khỏi thành Firenze. Trong các năm tiếp theo 1393, 1399, 1401, lần lượt các thành viên của dòng họ Alberti kết tội có âm mưu lật đổ nền cộng hòa, ủng hộ những phái cách mạng Ciompi, bị tịch thu tài sản và trục xuất khỏi thành Fizenre. Cuộc sống lưu đày của dòng họ Alberti bắt đầu từ đây.
Bị phân tán vì lệnh lưu đày, nhưng gia tộc Alberti vẫn biết cách bảo vệ tài sản của mình. Tại hầu hết các thành phố lớn của miền bắc nước Ý và thậm chí ở bên ngoài Ý, họ vẫn sở hữu những lượng tài sản lớn mà sắc lệnh tịch không không thể thực hiện được. Trong số đó có Lorenzo Alberti, con trai thứ của Benedetoo, cùng em trai của mình làm chủ hệ thống nhà băng cũng như cơ sở thương mại khác ở Bologne và Venezia, có chi nhánh ở nhiều nước châu Âu khác, thậm chí London. Năm 1428, lệnh ân xá cho gia tộc Alberti được công bố, tuy nhiên chỉ đến khi công tước Cosimo de Médici lên cầm quyền, gia tộc Alberti mới được hưởng đầy đủ các quyền lợi về mặt chính trị.
Cậu bé Battista Alberti là con trai thứ của Lorenzo Alberti và một góa phụ thành Bolgone, sinh ra tại Gênes năm 1404, cho đến năm 4 tuổi cùng gia đình chuyển đến sinh sông tại thành Venezia. Từ năm 1414 đến 1419, Alberti theo học tại một trường học nổi tiếng của học phái Cicero, trường trung học Gasparino Barzizza. Tại đây, ông chịu ảnh hưởng nhiều các tư tưởng của Cicero, cũng như dần hình thành khuynh hướng nhân bản có ảnh hưởng lớn đến giai đoạn Phục hưng sau này. Cùng khóa với Alberti tại đây có Francesco Babaro, Francesco Filelfo, Panormita và Vittorino da Feltre, những người sau này trở trở thành những nhà tư tưởng và học thuật hàng đầu của thời kì Phục hưng Ý.
Khi Alberti quay lại Bologne ông chuyển sang nghiên cứu luật tôn giáo và luật dân sự tại trường Đại học Bologne. Cùng thời điểm đó, ông bắt đầu tự nghiên cứu về triết học, toán học và hấp thụ các môn khoa học khác của thời đại. Ông thường xuyên trao đổi thư từ với nhà toán học vũ trụ Dal Pozzo Toscanelli (1397-1482), nhà toán học Luca Pacioli (1445–1514 hoặc 1517).
Tuy nhiên vào năm 1421, gia đình Alberti đã gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính khi Lorenzo Alberti qua đời ngay khí Alberti đang học năm thứ nhất. Chỉ vài tháng sau, người chú ruột của ông cũng qua đời. Tranh chấp tài sản đã nổ ra, và hai anh em Carlo Alberti và Battista Alberti bị tước quyền thừa kế vì họ là con ngoài giá thú của Lorenzo Alberti. Bị sốc về mặt tinh thần, khánh kiêt về vật chất, Alberti tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành của mình tại Đại học Bologne. Ông tin tưởng vào quan điểm của Stoic rằng những hoàn cảnh khốn cùng không thể khuất phục được tinh thần của con người. Theo ông, "Chỉ có kẻ điên mới tin tưởng rằng sức mạnh của số phận có thể vượt qua được sức mạnh con người. Gông xiềng của số mệnh chỉ áp đặt lên những kẻ chấp nhận nó" (Bàn về gia đình - I primi tre libri della famiglia). Ông rèn luyện mình, làm quen với cuộc sống khổ hạnh để theo đuổi việc học hành. Sự kiên trì nhẫn nại đã mang lại cho ông danh tiếng. Những quan điểm của ông về cuộc sống và số mệnh con người trong thời gian này đã góp phần quan trọng trong việc hình thành tư tưởng nhân bản (humanitas). Ông hoàn thành luận án tiến sĩ luật học của mình tại Đại học Bologne vào năm 1428. Vào thời gian này, ông cũng cho ra đời các tác phẩm như Amator (khoảng năm 1429), Ecatonfilea (khoảng năm 1429) và Deiphira (viết khoảng năm 1429-1434), đề cập đến tình yêu, tình bạn, đạo đức của con người.
Vào đầu những năm 1430, Alberti làm việc tại văn phòng quản trị của Giáo hoàng tại Roma. Ông bắt đầu sử dụng tài năng văn chương của mình cho công việc. Ông là người chấp bút, sơ thảo các chiếu chỉ của giáo hoàng và các nhân vật tầm cỡ khác trong hội đồng giáo sĩ, cũng như viết về cuộc đời của các vị thánh tử vì đạo bằng tiếng Latin. Nhờ vào bổng lộc của công việc cùng với hoa lợi của một bất động sản, Alberti bắt đầu tự chu cấp tài chính được cho bản thân. Sau khi lệnh lưu đày cho gia tộc Alberti được bãi bỏ, ông quay về Firenze cùng với giáo hoàng Eugenius IV, người vốn bị các cuộc biểu tình của quần chúng tại thành Roma lật đổ. Lập tức, ông được bổ nhiệm vào chức vụ luật tôn giáo của nhà thờ Firenze.
Các tác phẩm nổi tiếng
Alberti là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng về triết học, khoa học, văn học, luật học, ngôn ngữ học và nghệ thuật như De Familia (Bàn về gia đình), De pictura (Bàn về Nghệ thuật hội họa), De scupltura (Bàn về Nghệ thuật điêu khắc) và De re aedificatoria (Mười cuốn sách về nghệ thuật xây dựng)... được viết bằng tiếng Latinh. Ông là người phát minh là luật phối cảnh được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và kiến trúc.
Tác phẩm De re aedificatoria được xem như nền tảng cơ bản của lý thuyết kiến trúc thời kì Phục hưng. Đó là cuốn sách thứ hai trong lịch sử kiến trúc châu Âu viết về lý thuyết kiến trúc, sau cuốn De architectura (Mười cuốn sách về kiến trúc) của Vitruvius.
Tác phẩm của Alberti
Lý thuyết
De re aedificatoria qua các bản dịch
Alberti, On the arts of building in ten books, MIT Press, 1991 (Bản dịch của Rykwert, Tavernor and Leach)
Alberti, L'art d'édifier, Édition du Seuil, 2004 (Bản dịch của Choay, Caye)
Công trình xây dựng
S. Andrea, Mantua, Ý
Sta. Maria Novella, Firenze, Ý |
Marcus Vitruvius Pollio (80-70 TCN - 15 TCN)(*) là một kiến trúc sư, kĩ sư công binh người La Mã, phục vụ trong quân đội La Mã tại Tây Ban Nha và xứ Gaule dưới thời của độc tài La Mã Julius Caesar. Ông cũng tham gia cuộc tiến công vào xứ Gaul.Trong chiến tranh ông phục vụ trong quân đoàn VI (Legio VI ferrata) (1). Lúc đầu ông làm việc dưới quyền kĩ sư trưởng Lucius Cornelius Balbus. Sau đó,chính ông là người thiết kế các cỗ máy bắn đá từ năm 52 đến năm 51(năm kết thúc cuộc chiến),trong đó có cỗ máy đã hạ gục đội quân của Vercingetorix (2). Người ta biết rất ít về cuộc đời của ông. Thậm chí hai tên của ông là Marcus và Pollio cũng không được khẳng định chắc chắn. Đó chỉ là phỏng đoán được nhắc đến bởi Cetius Faventinus.
Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng De architectura (Mười cuốn sách về kiến trúc). Hiện nay, tác phẩm này được coi là tác phẩm lý thuyết kiến trúc cổ nhất được biết của loài người. Trong đó ông đưa ra ba quan điểm nền tảng của kiến trúc là Firmitas-Ultilitas-Venustas (Bền vững-Thích dụng-Đẹp), còn được gọi là "tam giác Vitruvius". Lý thuyết kiến trúc của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của lịch sử kiến trúc sau này. |
Antonio Averlino (thường được biết dưới tên Filarete, có nghĩa là "Người yêu đạo đức" trong tiếng Hy Lạp; 1400–1469) là một kiến trúc sư, nhà điêu khắc và nhà lý thuyết kiến trúc người Ý của thời kì Phục hưng.
Tiểu sử
Ông sinh ra ở Firenze, phục vụ dưới trướng của Giáo hoàng Eugenius IV. Tác phẩm "Luận về kiến trúc" (tiếng Ý: Trattato di architettura) của ông gồm 25 cuốn nhỏ, được sắp xếp rời rạc dưới dạng văn kể chuyện. Ông là người đầu tiên sử dụng thổ ngữ để viết tác phẩm về lý thuyết kiến trúc thay vì tiếng Latinh.
Tiếp nối Vitruvius và Leone Battista Alberti, Filarete cho rằng kiến trúc hình thành từ nhu cầu sử dụng và, do vậy, túp lều nguyên thủy chính là cội nguồn của kiến trúc. Ông lấy cơ thể con người làm hệ so sánh cơ bản trong kiến trúc. Theo ông, sự hình thành của thức cột cổ điển xuất phát từ túp lều nguyên thủy, mà tỉ lệ của nó chính là tỉ lệ của cơ thể con người. Ông đi sâu phân tích nhân trắc học cơ thể con người dựa trên đồ hình của Vitruvius. Từ đó, thành phố cũng chính là cơ thể con người, ông đưa ra một mô hình đô thị mới hình sao tám cạnh, chống lại mô hình bất hợp lý thời Trung cổ. Từ quan điểm nhân trắc học trong kiến trúc, Filarete đã có phần chuyển sang quan điểm về phỏng sinh học. Theo ông, kiến trúc là một sản phẩm xuất phát từ cơ thể con người, cũng bị bệnh và chết như con người. Thực tế quan điểm này của ông không vượt qua được quan điểm của Alberti trình bày trong cuốn mười của tác phẩm "Nghệ thuật xây dựng trong mười cuốn sách" (De re aedificatoria). Filarete là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của bản vẽ trong diễn giải lý thuyết kiến trúc. Chính ông là người đầu tiên sử dụng bản vẽ để minh họa lý thuyết của mình. |
Francesco Di Giorgio Martini (23 tháng 9 1439 - 29 tháng 11, 1501) tại Siena, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà thiết kế người Ý trong thời kì tiền Phục hưng.
Là con trai của một thủ thư, ông theo học điêu khắc với Lorenzo Di Pietro vào khoảng năm 1460. Cũng vào thời điểm này, Giorgio phục vụ dưới triều đại của Giáo hoàng Pius II Ông đã tham gia thiết kế cung Poccolomini nhưng bị loại khỏi cuộc thi. Ông là tác giả của hầu hết các bàn thờ của các nhà thờ xung quanh Bologna.
Ông là tác giả của "Khảo luận về kiến trúc" (Trattato di architettura). Tác phẩm này gồm 7 cuốn sách
Điều kiện ban đầu cho xây dựng
Xây dựng nhà ở và lâu đài
Pháo đài và quy hoạch đô thị
Đền đài và các công trình tôn giáo
Thành trì
Cầu cảng
Máy móc xây dựng
Đặc điểm quan trọng nhất trong lý thuyết kiến trúc của Giorgio Martini là nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỉ lệ con người và công trình kiến trúc. Dựa trên triết học của Platon, Aristotle và Vitruvius, ông coi ngôi nhà, con người và vũ trụ phải tương đồng với nhau và tỉ lệ của cơ thể con người chính là tỉ lệ chuẩn cho cấu trúc của đô thị. Tỉ lệ nhân trắc học được Martini nâng cao hơn các người tiền nhiệm bằng cách lấy đầu người làm đơn vị modul của hệ dầm. Tuy nhiên điểm khác biệt của Martini nằm ở chỗ ông xuất phát từ một hệ modul phù hợp với cơ thể con người chứ không phải lấy cơ thể con người làm hệ modul. Có thể nói, ông là người đi trước Le Corbusier hàng trăm năm ở ý tưởng về modul. |
Alberti là họ của một gia đình nổi tiếng tại Firenze, tương đương với họ Medici và Albizzi.
Alberto di Giovanni Alberti (1525-1599), kiến trúc sư Ý
Antonio degli Alberti (khoảng 1360-1415), nhà thơ Ý
Domenico Alberti (khoảng 1710-1740), nhà soạn nhạc và ca sĩ Ý
Friedrich August von Alberti (1795-1878), nhà cổ sinh vật học
Gasparo Alberti (khoảng 1480-1560), nhà soạn nhạc Ý
Giuseppe Matteo Alberti (1685-1751), nhà soạn nhạc Ý
Innocentio Alberti (khoảng 1535-1615), nhà soạn nhạc Ý
Johann Friedrich Alberti (1642-1710), nhà soạn nhạc Đức
Leone Battista Alberti (1404-1472), kiến trúc sư, nghệ sĩ, nổi tiếng trong nhiều lãnh vực
P.A. Alberti (1851-1932), chính khách Đan Mạch
Pietro Alberti (16??–17??); nhà soạn nhạc Ý, nghệ sĩ đàn ống và nghệ sĩ vĩ cầm sống ở Bắc Âu.
Rafael Alberti (1902–1999); nhà thơ Tây Ban Nha.
Willy Alberti nghệ sĩ Hà Lan thế kỷ 20. Cha của Willeke Alberti.
Willeke Alberti ca sĩ Hà Lan. Con gái của Willy Alberti.
Họ người Ý |
Le Corbusier (6 tháng 10 năm 1887 – 27 tháng 8 năm 1965) là một kiến trúc sư người Thụy Sĩ và Pháp nổi tiếng thế giới. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20, cùng với Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius và Theo van Doesburg. Ông là tác giả của hệ thống Modulor nổi tiếng. Ông còn là nhà quy hoạch đô thị, họa sĩ, nhà văn và thiết kế đồ nội thất. Để kỷ niệm, hình ông in lên tờ 10 franc của Thụy Sĩ và tên ông được đặt tên đường ở nhiều quốc gia.
Tiểu sử
Le Corbusier có tên trên khai sinh là Charles-Edouard Jeanneret, sinh tại một thị trấn nhỏ tại Neuchâtel ở vùng phía bắc của Thụy Sĩ, giáp giới với nước Pháp. Thời trẻ, Le Corbusier theo học tại trường thủ công mỹ nghệ tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của Charles L'Éplattenier người đã từng du học tại Budapest và Paris, các trung tâm nghệ thuật thời bấy giờ. Thời điểm đó, Le Corbusier đã bộc lộ rõ hứng thú nghiên cứu về cấu trúc hình học của các đối tượng cũng như việc ứng dụng kĩ thuật vào nghệ thuật.
Công trình đầu tiên của ông là biệt thự Fallet, biệt thự Schowb, biệt thự Jeanneret ở vùng núi La Chaux de Fonds đã thể hiện những giải pháp sáng tạo ở việc xử lý các chi tiết kỹ thuật. Những công trình đã sử dụng tài tình những ngôn ngữ của kiến trúc bản địa vùng núi Alps. Các công trình này dần dần đã thể hiện bước tiến trong tư duy về không gian kiến trúc với việc đơn giản hóa hình khối của trong kiến trúc.
Ham muốn khám phá đã thúc đẩy Le Corbusier rời quê nhà đi du lịch vòng quanh châu Âu. Năm 1907, Le Corbusier đến Paris và làm việc cho kiến trúc sư Auguste Perret, bậc thầy về sử dụng bê tông của kiến trúc Pháp giai đoạn đó. Từ tháng 10 năm 1910 đến tháng 3 năm 1911, Le Corbusier làm việc cho văn phòng của kiến trúc sư Peter Behrens, nhà tiên phong của kiến trúc hiện đại ở Đức ở Berlin. Tại đây ông đã gặp kiến trúc sư trẻ Ludwig Mies van der Rohe. Những sự kiện này đã có ảnh hưởng rõ rệt trong sự nghiệp của ông sau này. Vào cuối năm 1911, Le Corbusier đi du lịch các nước vùng Balkans, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký họa rất nhiều những gì ông nhìn thấy trong chuyến du lịch của mình, bao gồm những công trình nổi tiếng như đền Parthenon ở khu Acropolis (Athena, Hy Lạp). Những công trình mà sau này ông tán dương trong tác phẩm "Hướng về một nền kiến trúc" (Vers une architecture) viết năm 1923.
Khởi đầu sự nghiệp
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Le Corbusier giảng dạy tại trường học cũ của ông tại La-Chaux-de-Fonds. Trong thời kì này, ông tiến hành các nghiên cứu về lý thuyết kiến trúc với kỹ thuật hiện đại. Một trong số đó là hệ thống nhà Dom-ino trong giai đoạn 1914-1915 với hy vọng đáp ứng cho việc xây dựng công nghiệp sau chiến tranh. Đồ án này đề xuất một hệ thống sàn bê tông lắp ghép với các cột xung quanh, với các nút giao thông đứng được bố trí bên cạnh. Đây là một hệ thống không gian mở và linh hoạt. Đồ án này trở thành nền tảng cho hầu hết các công trình của ông trong vòng 10 năm sau đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông quay lại Paris, cộng tác với người em họ là Pierre Jeanneret (1896-1967) mở một hãng thiết kế hoạt động đến năm 1940.
Một số công trình nổi tiếng
1905 - Biệt thự Fallet, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ
1912 - Biệt thự Jeanneret, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ
1916 - Biệt thự Schwob, La Chaux-de-Fonds, Thụy Sĩ
1923 - Biệt thự LaRoche/Biệt thự Jeanneret, Paris, Pháp
1924 - Gian triển lãm Tư tưởng mới (Pavillon de L'Esprit Nouveau) tại Triển lãm Thế giới, Paris, Pháp (đã bị phá hủy)
1924 - Quận Modernes Frugès, Pessac, Pháp
1926 - Biệt thự Cook, Boulogne-sur-Seine, Pháp
1927 - Biệt thự Weissenhof Siedlung, Stuttgart, Đức
1928 - Biệt thự Savoye, Poissy-sur-Seine, Pháp
1929 - Nhà chúa Cứu thế (Armée du Salut) khu tị nạn, Paris, Pháp
1930 - Tòa nhà Thụy Sĩ, Thành phố đại học, Paris, Pháp
1933 - Tòa nhà chính phủ Tsentrosoyuz, Moskva, Liên Xô
1938 - Nhà chọc trời "Cartesian"
1947 - 1952 - Đơn vị ở lớn Marseille (Unité d'Habitation), Marseille, Pháp
1949 - Nhà máy Claude và Duval, Saint-Dié-des-Vosges, Pháp
1950 - 1955 - Nhà thờ Notre Dame du Haut, Ronchamp, Pháp
1951 - Nhà nghỉ Le Corbusier, Roquebrune-Cap-Martin
1951 - Tòa nhà Jaoul, Neuilly-sur-Seine, Pháp
1952 - 1959 - Khu nhà chính phủ ở Chandigarh, Ấn Độ
1952 - Toà án tối cao
1952 - Bảo tàng nghệ thuật
1953 - Văn phòng tổng trưởng
1953 - Câu lạc bộ Hải dương
1955 - Quốc hội
1959 - Trường nghệ thuật
1953 - Toàn nhà Bresil, Thành phố Đại học, Paris, Pháp
1956 - Đơn vị ở lớn Briey và Forêt, Briey en Forêt, Pháp
1957 - 1960 - Sainte Marie de La Tourette, gần Lyon, Pháp
1957 - Đơn vị ở lớn ở Berlin-Charlottenburg, Heilsbergen Dreieck 143, Berlin, Đức
1958 - Pavillon Philips, Brussels, Bỉ (đã bị phá hủy)
1960 - Unité d'Habitation de Firminy, Firminy, Pháp
1961 - Trung tâm Nghệ thuật Thị giác, Đại học Harvard, Cambridge, Massachusetts, Mỹ
Ý tưởng
Năm nguyên tắc thiết kế
Biệt thự Savoye đã tập hợp năm nguyên tắc thiết kế kiến trúc mà ông nêu ra trông tạp chí L'Esprit Nouveau và cuốn sách Vers une architecture:
Nhà trên cột, giải phóng không gian tầng một
Vườn trên mái
Mặt bằng tự do
Cửa sổ băng ngang
Mặt đứng tự do
Hệ Modulor
Đây là một hệ tỉ lệ trong kiến trúc được Le Corbusier giới thiệu lần đầu vào năm 1948 và ứng dụng lần đầu tiên trong Đơn vị ở lớn Marseille. Hệ tỉ lệ này, được xây dựng trên tỉ lệ vàng truyền thống của kiến trúc châu Âu cổ đại được Le Corbusier kết hợp với các số đo của nhân trắc học con người nhằm mục đích phù hợp với các thiết kế kiến trúc cũng như đạt được vẻ đẹp hài hòa với tự nhiên. Theo Le Corbusier:
"Tự nhiên là toán học, tất cả các tuyệt tác của nghệ thuật đều hài hòa với tự nhiên, những tác phẩm đó thể hiện những quy luật của tự nhiên và phục vụ những quy luật đó".
Hệ Modulor có hai chỉ bậc là dãy xanh và dãy đỏ theo quy luật của Dãy Fibonacci dựa trên các số đo hình thể. Dãy đỏ bắt đầu với đơn vị chuẩn là 1,13 m bằng 1M và dãy xanh với đơn vị chuẩn là 2,26 m tức 2M.
Quy hoạch đô thị
Le Courbusier ngoài việc xây dựng một nền kiến trúc mới chống lại phái hàn lâm kinh viện, đã coi quy hoạch đô thị là một công việc có tầm quan trọng chiến lược, sống còn đối với văn minh nhân loại. Ông coi "quy hoạch đô thị là chìa khoá" để giải quyết mọi vấn đề kiến trúc xây dựng. Le Courbusier là tác giả của các phương án thành phố ba triệu dân, phương án cải tạo trung tâm Paris và nhiều phương án quy hoạch các đô thị nhiều nước trên thế giới.
Mô hình thành phố ba triệu dân được Le Courbusier đưa ra vào năm 1922. Ông phê phán kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy luật, có trật tự, chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hoá. Mô hình này được thử nghiệm tại Paris, áp dụng khái niệm về mối quạn hệ giữa công trình và môi trường. Mô hình chú trọng đến quan hệ hợp lý giữa giao thông với khu sản xuất, khu nhà ở.
Mô hình Thành phố ba triệu dân có dạng một hình chữ nhật lớn, có những trục giao thông chính và phụ đan nhau 90° hoặc 45°. Ở giữa trung tâm thành phố rộng lớn 350 ha là khu vực làm việc, dịch vụ với 24 nhà chọc trời cao 66 tầng, mỗi nhà cho 3000 dân, đặt cách nhau 150 mét. Mật độ cư trú là 300 người/ha, mật độ xây dựng 5%. Bao quanh khu nhà này là khu ở đầy cây xanh dành cho 400-600 nghìn người với các nhà cao tầng kiểu. Ngoài cùng là khu ở kiểu sân vườn với hai triệu dân. Các khu công nghiệp, các thị trấn-vườn được đặt ở ngoại vi. Giao thông được phân cấp, tách rời giữa đường đi bộ và đường cho xe cơ giới., có bảy loại đường giao thông để giảm khoảng cách đi lại tối thiểu. Thành phố có hai trục giao thông chính thẳng góc với nhau tạo thành hai trục quy hoạch cắt nhau ở trung tâm đô thị, mỗi trục rộng 180 mét. Nhà ga chính đặt ở trung tâm với hệ thống giao thông cả trên và dưới mặt đất.
Thiết kế đồ gia dụng
Le Corbusier bắt đầu thiết kế đồ nội thất từ năm 1928 sau khi mời kiến trúc sư Charlotte Perriand tham dự vào xưởng thiết kế của ông. Người anh em họ của ông là Jeanneret cũng cộng tác trong nhiều thiết kế.
Ảnh hưởng của Le Corbusier
Tư tưởng về kiến trúc của Le Corbusier có ảnh hưởng đến nhiều kiến trúc sư Hiện đại sau này như Richard Meier, Ando Tadao, Mario Botta...
Trích dẫn
Kiến trúc là trò chơi thông minh và tuyệt diệu của tập hợp các hình khối trong ánh sáng (Le Corbusier, Hướng về một nền kiến trúc, 1927)
Nghệ thuật là cách xếp đặt mọi thứ vào đúng trật tự, vị trí và kích thước của chúng |
Ludwig Mies van der Rohe (27 tháng 3 năm 1886 – 19 tháng 8 năm 1969) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Đức. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 và được xem như cha đẻ của phong cách Kiến trúc tối thiểu (Minimalism).
Thời gian tại Đức
Ông sinh ra tại Aachen, Đức, với tên là Maria Ludwig Michael Mies, là con trai của một người thợ đá thủ công, điều này đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm thực hành trong kiến trúc của ông sau này. Sau đó ông chuyển tới Berlin làm việc ở văn phòng thiết kế của Brono Paul, và từ 1908 đến 1912 làm việc tại xưởng thiết kế của Peter Behrens, một trong những người tiên phong của kiến trúc Đức thời bấy giờ. Mies đã học được rất nhiều về lý thuyết thiết kế cũng như sự phát triển của văn hóa Đức thời bấy giờ. Cũng tại xưởng thiết kế của Behrens, Mies đã gặp gỡ và làm việc cùng với Le Corbusier và Walter Gropius.
Với dáng vóc vạm vỡ, tính tình cẩn thận và là một con người trầm lặng, ít nói, người thanh niên tài năng Ludwig Mies tự đổi tên, lột xác từ con trai một người thợ tỉnh lẻ trở thành một kiến trúc sư làm việc với giới thượng lưu ở Berlin thời bấy giờ, bằng cách thêm ba chữ "van der Rohe" như một tên hiệu quý tộc. Ông bắt đầu sự nghiệp độc lập của mình bằng cách thiết kế một số công trình nhà ở theo phong cách kiến trúc truyền thống của Đức. Mies ưa thích những tỉ lệ lớn, những hình khối không gian của kiến trúc sư Tân Cổ điển nước Phổ thế kỉ 19 là Karl Friedrich Schinkel, trong khi bỏ qua những xu hướng cổ điển chiết trung và hỗn độn của buổi giao thời.
Sau Thế chiến thứ nhất, Mies bắt đầu từ bỏ phong cách truyền thống và gia nhập hàng ngũ những người tiên phong trên con đường đi tìm một phong cách mới trong thời đại mới. Phong cách cổ điển từ lâu đã bị các nhà phê bình nghệ thuật chỉ trích từ giữa thế kỉ 19, chủ yếu do sự lạm dụng các chi tiết trang trí bề mặt, không tương xứng với sự phát triển của các kết cấu xây dựng bên trong công trình. Sự chỉ trích tấn công vào truyền thống cổ điển càng thắng thế, nhất là với sự sụp đổ của các đế chế vương quyền châu Âu, sau Thế chiến thứ nhất. Kiến trúc truyền thống giờ đây bị xem như tàn tích của quá khứ, của một chế độ chính trị không hợp thời. Mặt khác, dưới sự bùng nổ phát triển của nền sản xuất công nghiệp hóa châu Âu thời bấy giờ đòi hỏi một tư duy mới về kỹ thuật đã thúc đẩy quá trình tìm kiếm một phong cách mới cho nghệ thuật.
Trong bối cảnh đó, Mies đã thực hiện một bước ngoặt ngoạn mục với đồ án nhà kính chọc trời ở Berlin năm 1921. Công trình này có mặt bằng không chuẩn tắc, được loại bỏ các chi tiết trang trí của công trình. Về mặt kết cấu, công trình sử dụng hệ kết cấu thép, được bọc kính hoàn toàn, chan hòa ánh sáng đến tất cả các không gian nội thất, đã thể hiện một quan điểm hiện đại về tổ chức không gian ở. Với tư duy về kết cấu và kiến trúc, đồ án này của Mies có thể sánh với những công trình sau này của ông trên đất Mỹ vào thập niên 1950. Năm 1929, Mies cho ra đời công trình nổi tiếng nhất mình, được xem như đỉnh cao của kiến trúc Đức thời bấy giờ, gian triển lãm của Đức tại triển lãm Barcelona, Tây Ban Nha năm 1929. (Công trình này hiện nay đã được phục chế lại.) Năm 1930, biệt thự Tugendhat ở Brno, Cộng hòa Séc, được xây dựng với dáng vẻ thanh nhã và hiện đại. Cả hai công trình đã thể hiện xuất sắc ý tưởng về "mặt bằng liên hoàn" của Mies.
Tháng 7 năm 1923, Mies cộng tác với tạp chí cấp tiến G. Năm 1925, ông tham gia sang lập nhóm "Zehnerring" chống lại chủ nghĩa hình thức thuần túy. Ông nổi bật một cách xuất chúng như người lãnh đạo của phong trào Werkbund. Năm 1926, Mies được đề cử làm phó chủ tịch Werkbund, một phong trào cấp tiến thời bấy giờ do Hermann Muthesius sáng lập. Chính ông đã thiết kế quy hoạch chung cũng như thiết kế nhà ở tại dự án Weissenhof nổi tiếng của Werkbund, ở Stuttgart năm 1927. Về quan điểm thẩm mỹ, Mies bị ảnh hưởng mạnh của trường phái Kết cấu Nga và nhóm De Stijl của Hà Lan cũng như phong cách nhà ở thảo nguyên của kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Năm 1928, ông bắt đầu tham gia giảng dạy kiến trúc tại trường Bauhaus. Ông cũng thiết kế một số mẫu nội thất nổi tiếng, ví dụ như bàn ghế Barcelona và ghế Brno.
Sau sự ra đi của Hannes Meyer, trước đề nghị của Walter Gropius, Mies chấp nhận lên làm hiệu trưởng đời thứ ba của trường Bauhaus, lúc này đang trong giai đoạn suy tàn. Ông đã tiếp tục một chương trình đầy tham vọng với trường Bauhaus, tuy nhiên do sự suy thoái kinh tế của cũng như áp lực của chính quyền phát xít thời đó đã không cho phép ông tiếp tục. Chính quyền phát xít đã ép Mies phải đóng cửa trường Bauhaus do có sự liên quan đến phong trào xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cộng sản và các ý thức hệ khác. Trong giai đoạn này, Mies không xây dựng một công trình nổi bật nào, công trình lớn nhất của ông thời đó lại là căn hộ của Philip Johnson ở Thành phố New York. Mặt khác, phong cách kiến trúc của Mies bị nhà cầm quyền tẩy chay với lý do đi ngược lại truyền thống, không mang phong cách của Đức. Cuối cùng, khi cảm thấy mọi cơ hội phát triển cho tương lai của mình bị tiêu tan, Mies miễn cưỡng rời Đức vào năm 1937 sang Mỹ, nhận lời thiết kế một công trình nhà ở tại tiểu bang Wyoming.
Thời gian tại Hoa Kỳ
Rời Đức sau 30 năm hành nghề kiến trúc, Mies đã tạo được danh tiếng lẫy lừng, được xem như một trong những người tiên phong của Phong cách Quốc tế. Sau khi định cư ở Chicago, ông được đề nghị làm hiệu trưởng của trường Kiến trúc thuộc Học viện Kỹ thuật Thiết giáp (Armour Institute of Technology) ở Chicago, sau này đổi tên thành Học viện Kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology - IIT). Một trong những điều kiện mà Mies đặt ra với đề nghị này là phải để ông thiết kế một số tòa nhà mới của khu đại học. Một trong những tòa nhà đó còn tồn tại đến hiện nay, bao gồm giảng đường Crown, trụ sở trường Kiến trúc của IIT. Năm 1944, Mies nhập tịch Mỹ, hoàn toàn cắt đứt nguồn gốc Đức của mình.
Trong suốt thời gian 30 năm hành nghề kiến trúc tại Mỹ, Mies luôn kiên trì khẳng định tư tưởng và đường lối của mình nhằm hoàn thiện một nền kiến trúc mới của thế kỷ 20. Ông tập trung các nỗ lực của mình cho ý tưởng của một không gian tổng thể lớn, với trật tự kết cấu rõ ràng, được làm nổi bật bằng các thanh thép hình tiền chế, "chèn" bằng gạch và kính. Những công trình đầu tiên của Mies ở đây là khu học xá của IIT và một số công trình cho Herb Greenwald đã thức tỉnh người Mỹ về một phong cách được xem như sự tiếp nối tự nhiên, một âm hưởng văn hóa của trường phái Chicago cuối thế kỉ 19. Góc tường với việc sử dụng thép hình của tòa nhà Hải quân (Naval Building) ở IIT được ca ngợi coi đó như hình thức kinh điển của chủ nghĩa hiện đại hay đó là "cây cột Ionic của kiến trúc thế kỉ 20". Do điều luật của sở cứu hỏa thành phố Chicago sau vụ đại hỏa hoạn năm 1871 yêu cầu phải bọc vật liệu chống cháy ra ngoài kết cấu chịu lực bằng kim loạt đối với công trình có hơn 1 tầng buộc Mies phải giấu dầm thép chữ I vào trong tường gạch. Mặt khác Mies muốn bộc lộ kết cấu của công trình, cuối cùng ông đã chọn giải pháp áp các dầm thép chữ I vào hai bên cạnh tường. Các dầm này không có giá trị về mặt chịu lực mà chỉ dùng để trưng bày kết cấu chịu lực chính. Ở phía đáy dưới là một bản thép phẳng, ở trên đầu là một viên gạch mỏng. Tất cả các chi tiết bằng kim loại được sơn đen tạo thành một đối tượng thống nhất với tỉ lệ hoàn hảo chuyển tiếp từ một cạnh tường này sang tường bên kia. Giải pháp này được xem như một biểu tượng của kiến trúc mới và bức ảnh về góc tường này xuất hiện trong tất cả các cuốn sách về lịch sử kiến trúc hiện đại.
Từ năm 1946 đến năm 1951, Mies thiết kế và xây dựng công trình nổi tiếng: Nhà kính Farnsworth. Đây là một công trình nhà nghỉ cuối tuần ở ngoại vi của Chicago cho nữ giáo sư tiến sĩ Edith Farnsworth. Tuyệt tác kiến trúc này đã chứng minh cho mọi người thấy kết cấu thép và kính là những vật liệu có khả năng tạo nên một công trình kiến trúc hoàn hảo. Tòa nhà kính mọc lên từ địa hình phẳng, bên cạnh sông Fox. Công trình phô trương những dầm thép hình chữ H được đặt thành từng hàng song song. Treo giữa các cột là ba phiến thép mỏng: sàn, mái và hiên nhà. Toàn bộ kết cấu màu trắng tinh xác định một không gian giới hạn với bốn mặt kính chạy suốt chiều cao, cho phép ánh sáng tự nhiên thâm nhập vào không gian nội thất. Một "lõi" bằng gỗ chứa các bộ phận kỹ thuật của công trình, bếp, lò sửa và khu vệ sinh được đặt bên trong không gian mở xác định các không gian khách, làm việc, ăn, ngủ mà hoàn toàn không cần đến một sự phân chia vật lý nào. Cũng không hề có một dấu vết của sự phân chia không gian nội thất nào đụng chạm tới bề mặt ngoài của công trình. Các tấm rèm treo suốt chiều cao được chạy vòng quanh chu vi công trình cho sẽ che chắn ánh sáng cũng như tạo ra không gian riêng tư khi cần thiết. Toàn bộ công trình thể hiện một sự tinh tế về thẩm mỹ, tạo cảm nhận dường như tòa nhà nhẹ nhàng bay khỏi mặt đất, là một vần thơ và một tuyệt phẩm nghệ thuật. Công trình này đã biểu lộ quan điểm của Mies về trật tự, trong sáng và đơn giản của kiến trúc. Năm 2004, tòa nhà kính Farnsworth cùng với khu rừng 60 mẫu xung quanh được một nhóm bảo tồn mua lại với giá là 7,5 triệu đô la. Ngày nay, quần thể này nằm dưới sự quản lý của Hội đồng Bảo tồn các Di tích của Illionois như một bảo tàng. Công trình này ảnh hưởng xuống hàng chục các tòa nhà hiện đại khác, nổi bật nhất trong số đó là tòa nhà kính (Glass House) của Phillip Johnson, được xây dựng ở gần New Canaan.
Từ năm 1951 đến năm 1952, Mies thiết kế nhà nghỉ mùa hè McCormich, nằm ở Elmhurst, Illinois, cho điền chủ Robert Hall McCormick Jr. Ý tưởng chính dựa trên mặt bằng điển hình của công trình nổi tiếng của ông: khu ở đường Lake Shore Drive. Sau đó công trình này trở thành mẫu thiết kế điển hình cho một loạt công trình nhà lô sẽ được xây dựng ở Melrose Park, Illinois, mặc dù cuối cùng không được xây dựng. Tòa nhà McCormich hiện nay là một phần của Viện Bảo tàng Nghệ thuật Elmhurst.
Năm 1958, Mies thiết kế công trình được xem như đỉnh cao của nhà cao tầng trong kiến trúc hiện đại. Đó là tòa nhà Seagram ở thành phố New York. Mies được lựa chọn bởi bà Phyllis Bronfman Lambert, con gái của khách hàng, người sau này cũng sẽ trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng. Tòa nhà Seagram trở thành một biểu tượng của một nền kiến trúc mới của thế kỉ 20. Ngược lại so với lệ thường, Mies quyết định đặt công trình phía sau một quảng trường lớn và vòi phun nước tạo ra một khoảng không gian mở lớn phía trước đại lộ Park (Park Avenue). Mies phải tranh cãi rất nhiều với những chủ đầu tư về khai thác hoàn toàn khả năng của địa điểm công trình. Một điểm không bình thường nữa là một loạt dầm thép chữ I được đưa ra phía ngoài mặt đứng, đính lên trên mặt kính công trình. Những dầm thép này hoàn toàn không có giá trị gì về mặt kết cấu, nhưng nhờ đó đã biểu hiện được đặc điểm kết cấu công trình. Qua đó đã dập tắt mọi cuộc tranh cãi xem liệu Mies có phải là người ủng hộ quan điểm "trang trí là tội ác" của kiến trúc hiện đại không. Phillip Johnson cũng có một vai trò quan trọng trong thiết kế quảng trường và nhà hàng Bốn mùa trong công trình. Tòa nhà Seagram cũng được xem là công trình đầu tiên thuộc thể loại công trình xây dựng "siêu tốc" khi mà thiết kế và thi công làm đồng thời. Về sau Mies cũng cho ra đời một bản sao của công trình Seagram đó là Westmount Plaza ở Montréal, Canada.
Mies tiếp tục thiết kế và xây dựng rất nhiều nhà cao tầng ở trung tâm thành phố Chicago và lân cận. Một số công trình nổi tiếng của ông có khu ở đường Lake Shore Drive (1948 - 1952), tòa nhà Liên bang (1959), IBM plaza (1966). Công trình khu ở Lake Shore là công trình đầu tiên sử dụng hoàn toàn kính và tường treo trong kết cấu, một trong những dấu mốc của nhà chọc trời hiện đại. Tuy nhiên, bản thân Mies lại sống trong một ngôi nhà xây dựng từ trước Thế chiến thứ hai ở trung tâm Chicago. Hai đồ án nổi tiếng khác là Trung tâm Ngân hàng Toronto Dominion ở Toronto, Canada, đây là công trình nhà chọc trời đầu tiên của thành phố này, và Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia (Neue Nationalgalerie) ở thủ đô Berlin của Đức.
Ông đã cống hiến rất nhiều thời gian và nỗ lực dẫn dắt trường Kiến trúc ở IIT, ông tin tưởng rằng các ý tưởng kiến trúc của ông có thể được truyền đạt qua giáo dục. Các đồ án thường liên quan đến các công trình thực tế của ông bên ngoài. Ông làm việc cật lực với các mẫu thiết kế, sau đó cho phép các sinh viên của mình tạo ra các biến thể cho các công trình đặc biệt dưới sự hướng dẫn của ông. Nhưng mỗi khi không sinh viên nào đạt được như ông mong muốn, Mies thường tự dày vò mình. Trong số các học trò của Mies có Gene Summers, David Haid, Myron Goldsmith, Jaques Brownsom, Helmut Jahn cũng như một loạt các kiến trúc sư khác của Murphy/Jahn và Skidmore, Owings & Merrill.
Với câu châm ngôn nổi tiếng "Ít là nhiều" (Less is More) và "Chúa ngự trị ở chi tiết" (God is in the detail), ông tìm kiếm những không gian trong sạch, đơn giản và trật tự qua việc trình bày những đặc điểm nội tại của vật liệu và sự thể hiện của cấu trúc kết cấu. Trong vòng hai mươi năm cuối đời, Mies đã thành công trong việc hình thành tư tưởng "da và xương" của kiến trúc biểu tượng cho thời kì hiện đại. Mặc dù các công trình của Mies đã có một ảnh hưởng to lớn và một sự công nhận toàn cầu nhưng trường phái Kiến trúc Hiện đại mà ông tạo ra đã không duy trì được sức sáng tạo sao cái chết của ông và bị lu mờ bởi làn sóng Kiến trúc Hậu Hiện đại vào thập kỉ 1980. Mies từ mơ ước về một vẻ đẹp một phong cách kiến trúc có tính toàn cầu nhưng điều đó không thể hoàn thành được. Thay vào đó, những người kế tục của ông dần dần đi vào ngõ cụt với sự lặp lại và buồn tẻ của sáng tạo cũng như như khô cứng về hình thức.
Mies từ trần ngày 19 tháng 8 tại Chicago, ông được chôn cất tại nghĩa trang Graceland. Năm 1983, quỹ Mies Van der Rohe quyết định lập ra giải thưởng kiến trúc Mies Van der Rohe của Cộng đồng chung châu Âu để trao tặng cho những kiến trúc sư có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của kiến trúc đương đại châu Âu.
Các công trình chính
1907 – Nhà Riehl, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1911 – Nhà Perls, Berlin-Zehlendorf, Đức
1913 – Nhà trên đường Heer, Berlin, Đức
1914 – Nhà Urbin, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1919 – Nhà tập thể, Berlin, Đức
1921 – Nhà Kempner, Berlin, Đức
1924 – Nhà Mosler, Berlin-Neubabelsberg, Đức
1925–1926 – Nhà Wolf, Guben, Đức
1926 – Đài tưởng niệm Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg, Berlin, Đức
1926–1927 – Dự án phát triển nhà ở cho thành phố, Afrikanische, Berlin, Đức
1927 – Triển lãm Werkbund, Khu ở Weissenhof, Stuttgart, Đức
1927 – Căn hộ ở Weissenhof, Stuttgart, Đức
1927 – Triển lãm lụa, Triển lãm thời trang, Berlin, Đức
1928 – Mở rộng công trình Fuchs (Perls House), Berlin-Zehlendorf, Đức
1928 – Nhà Hermann Lange, Krefeld, Đức
1928 – Nhà Esters, Krefeld, Đức
1928–1929 – Gian triển lãm Đức, Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha
1928 – Triển lãm điện Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha (đã bị phá hủy)
1928–1929 – Triển lãm công nghiệp, Triển lãm quốc tế Barcelona, Tây Ban Nha
1928–1930 – Biệt thự Tugendhat, Brno, Cộng hòa Séc
1930 – Nội thất căn hộ, New York, New York, Mỹ
1931 – Nhà tại triển lãm nhà ở Berlin, Berlin, Đức
1931 – Khu căn hộ cho người độc thân, triển lãm nhà ở Berlin, Berlin, Đức (đã bị phá hủy)
1932 – Nhà Lemcke, Berlin, Đức
1933 – Khu nhà máy và khu năng lượng cho khu công nghiệp lụa, Vereinigte Seidenweberein AG, Krefeld, Đức
1939 – Phác thảo mặt bằng tổng thể, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1940–1941 – Mặt bằng tổng thể, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1942–1943 – Trung tâm nghiên cứu kim loại của quỹ nghiên cứu thiết giáp, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Alumni Memorial Hall, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Giảng đườnng Peristein (Khu kỹ sư kim loại và hóa học), Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1946 – Giảng đường Wishnick, khoa Hóa, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1945–1950 – Nhà kính Farnsworth, Plano, Illinois, Mỹ
1945–1950 – Boiler Plant, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1946–1949 – Khu căn hộ Promontory Apartments, Chicago, Illinois, Mỹ
1947 – Central Vault, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1947–1950 – Học viện kỹ thuật Gas, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1948–1950 – Khu quản trị của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Illinois, Mỹ
1948–1951 – Khu căn hộ 860 và 880, đường Lake Shore Drive, Chicago, Illinois, Mỹ
1948–1953 – Khu nghiên cứu kim loại của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1949–1952 – Nhà nguyện, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1950–1956 – Giảng đường Crown, khoa Kiến trúc và quy hoạch đô thị, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1950–1952 – Tòa nhà nghiên cứu kỹ thuật kim loại số 1, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1951–1952 – Nhà McCormick, Elmhurst, Illinois
1951–1953 – Tòa nhà Commons Building, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois
1952–1955 – Tòa nhà Cunningham Hall, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois
1953–1956 – Khu căn hộ Commonwealt Promenade, Chicago, Illinois
1954 – Quy hoạch chung cho bảo tàng nghệ thuật, Houston, Texas, Mỹ
1954–1958 – Tòa nhà Seagram, 375 Đại lộ Park, New York, Mỹ
1954–1958 – Tòa nhà Cullinam, bảo tàng nghệ thuật Houston, Texas, Mỹ
1955–1956 – Quy hoạch chung cho công viên Lafayette, dự án nhà ở, Detroit, Michigan, Mỹ
1955–1957 – Khu thí nghiệm của hiệp hội đường sắt Mỹ, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1955–1957 – Khu nghiên cứu Vật lý điện tử, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1956–1958 – Trung tâm nghiên cứu kim loại, Học viện kỹ thuật Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1957–1961 – Nhà làm việc Bacardi, Thành phố Mexico, México
1958 – Khu căn hộ, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1958 – Nhà Town, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1958–1960 – Khu căn hộ, công viên Colonnade, Newark, New Jersey, Mỹ
1959–1964 – Trung tâm công quyền Chicago, Toà thượng thẩm và tòa nhà Liên bang, nhà làm việc của bưu điện Liên bang, Chicago, Illinois, Mỹ
1960–1963 – Quỹ tiết kiệm và vay nợ liên bang Des Moines, Des Moines, Iowa, Mỹ
1960–1963 – Nhà làm việc trung tâm One Charler, Baltimore, Maryland, Mỹ
1962–1965 – Khu quản lý dịch vụ xã hội, Đại học hicago, Chicago, Illinois, Mỹ
1962–1965 – Nhà tưởng niệm, Đại học Drake, Des Moines, Iowa, Mỹ
1962–1968 – Nhà trưng bày nghệ thuật quốc gia, Berlin, Đức
1963 – Tháp Lafayette Towers, Công viên Lafayette, Detroit, Michigan, Mỹ
1963–1965 – Khu căn hộ Highfield, Baltimore, Maryland, Mỹ
1963–1969 – Trung tâm Toronto-Dominion Toronto, Ontario, Canada
1965–1968 – Westmount Square, Montréal, Québec, Canada
1966 – Thư viện công cộng quận Columbia, Washington, D.C., Mỹ
1967–1969 – Khu căn hộ cao tầng số 1, Nun's Island, Montréal, Quebec, Canada
1967–1968 – Trung tâm phục vụ Esso, Nun's Island, Montréal, Quebec, Canada
1967–1970 – 111 đường East Wacher, Trung tâm phát triển không gian Illinois, Chicago, Illinois, Mỹ
1967 – Dự án nhà ở Mansion, Luân Đôn, Anh
1967 – Trụ sở làm việc IBM, Chicago, Illinois
1968–1969 – Khu căn hộ cao tầng số 2 và 3, Nun's Island, Montréal, Quebec, Canada
Giải thưởng
Huy chương vàng của Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh RIBA, (1959)
Huy chương Vàng của Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ AIA, (1960)
Huy chương Văn hóa Berlin, (1961)
Giải thưởng của Tổng thống Mỹ về Tự do, (1963)
Huy chương Vàng của Cộng hòa Liên bang Đức, (1966) |
Walter Adolph Gropius (18 tháng 5 năm 1883 tại Berlin – 5 tháng 7 năm 1969 tại Boston) là một kiến trúc sư người Đức và là người sáng lập ra trường phái Bauhaus nổi tiếng trong lịch sử.
Thời gian tại Đức
Walter Gropius sinh tại Berlin, là con thứ ba của một kiến trúc sư. Ông có cùng tên với cha, còn mẹ ông là Manon Auguste Pauline Scharnweber (1855–1933).
Sau khi học tại các đại học kỹ thuật tại Berlin và München, năm 1907, Gropius đến làm việc cho kiến trúc sư Peter Behrens. Năm 1911, với tư cách là trợ thủ của Behrens, Gropius được nhận thiết kế công trình Nhà máy giày Fargus. Đây là một công trình đã có mặt bằng hoàn tất, Gropius chỉ thiết kế lại lớp vỏ bọc bên ngoài công trình. Chính từ lớp vỏ bọc này, một vẻ đẹp của kiến trúc công nghiệp hiện đại ra đời và đã có ảnh hưởng lên kiến trúc hiện đại hàng thập kỉ sau này.
Năm 1913, Gropius viết bài "Sự phát triển của nền kiến trúc công nghiệp hiện đại" trên tờ Jahnrbuchs của Hiệp hội Công trình Đức (Deutsche Werkbund) báo hiệu sự ra đời của một xu hướng kiến trúc trong thời đại mới. Theo ông, những tính biểu tượng của các công trình to lớn như các silo công nghiệp ở Bắc Mỹ có thể sánh với các kim tự tháp của Ai Cập cổ đại. Ông nhấn mạnh việc kiến trúc châu Âu phải từ bỏ sự tán dương và trung thành với truyền thống cổ điển (nostalgia).
Năm 1914, Gropius thiết gian công nghiệp tại triển lãm ý tưởng của Werkbund, Köln, Đức. Công trình đánh dấu một bước mới của thẩm mỹ kiến trúc công nghiệp của Gropius với hai khối kính trong suốt và cầu thang tròn mềm mại bên trong tương phản với một mặt đứng đặc chắc, cộng với phần sân thượng mái nhẹ phảng phất đường nét của Frank Lloyd Wright, đã đem lại một vẻ đẹp thanh lịch và khỏe mạnh cho công trình.
Năm 1915, Gropius kết hôn với Alma Schindler sau khi người chồng trước của bà, nhà soạn nhạc Gustav Mahler, chết. Họ có một người con gái tên là Manon nhưng Manon chết trước 20 tuổi (1916-1935). Trong khi đó, cuộc hôn nhân giữa Walter và Almar đã chấm dứt khi họ ly dị vào năm 1920.
Năm 1919, ông được Henry van de Veldes đề nghị nối tiếp chức vụ của mình tại trường Đại học Nghệ thuật tạo hình Đại công quốc Sachsen (Großherzoglich-Sächsischen Hochschule für Bildende Kunst) tại Weimar. Gropius đã kết hợp với Trường Mỹ thuật và Thủ công (Grossherzogliche Kunstgewerbeschule), vốn đóng cửa từ năm 1915, và đổi tên thành trường Bauhaus Quốc gia tại Weimar (Staatliches Bauhaus in Weimar). Cộng sự của ông có Bruno Taut, Johannes Itten, Wassily Kandinsky, Paul Klee... Trường được chính thức thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1919 với một đường hướng và tôn chỉ đào tạo hoàn toàn mới.
Một tháng sau đó Gropius công bố Tuyên ngôn Bauhaus với lời kêu gọi cải tổ quá trình đào tạo nghệ thuật, đúng hơn là một phong cách mới. Ông tuyên bố rằng nghệ thuật nên quay lại với cội nguồn của nó và điều kiện đầu tiên là người thợ thủ công, nơi mà người ta có khả năng học tập cách làm việc với các loại vật liệu.
Năm 1923 trường chuyển về Dessau, tại đây Gropius đã thiết kế một ngôi trường mới: Trường Bauhaus ở Dessau. Đây là tác phẩm mang tính tuyên ngôn cho trường phái Bauhaus thể hiện nguyên tắc kiến trúc mà Walter Gropius và các đồng nghiệp đề xướng. Công trình có mặt bằng phi đối xứng với sự kết hợp linh hoạt của các khối xưởng thiết kế, nhà học khu hiệu bộ và ký túc xá sinh viên. Công trình thể hiện hoàn toàn 3 đặc điểm của Phong cách Quốc tế (International Style).
Thời gian tại Hoa Kỳ
Do có quan điểm chính trị khác với chính quyền phát xít thời đó, Gropius rời Đức để sang làm việc tại Anh vào năm 1934. Năm 1937 ông di cư sang Cambridge, Massachusetts (Hoa Kỳ), nơi ông làm việc trong Trường thiết kế (Graduate School of Design) thuộc Đại học Havard như là giáo sư về kiến trúc. Một trong những học trò của Gropius tại Harvard là Sigfried Giedion một lý thuyết gia nổi tiếng về kiến trúc.
Năm 1946 Gropius thành lập hãng thiết kế The Architects Collaborative (TAC) là tập hợp của những kiến trúc sư trẻ tuổi, đối với ông đây cũng là một tuyên ngôn cho niềm tin của ông vào hợp tác tập thể (teamwork). Một công trình của hãng này là Trung tâm Cao học (Graduate Center) của Đại học Song sắt tại Cambridge (1949/1950).
Những năm cuối đời
Trong những năm cuối đời Gropius lại làm việc nhiều tại Berlin, nơi mà ngoài những công trình khác ông đã tạo dựng một khu nhà ở 9 tầng trong khu phố Berlin-Hansaviertel năm 1957 trong khuôn khổ của chương trình Interbau. Năm 1961 ông được trao Giải Goethe và năm 1963 ông được trường Đại học Tự do Berlin (Freie Universität Berlin) trao tặng học vị tiến sĩ danh dự (doctor honoris causa).
Vài công trình kiến trúc nổi tiếng
Nhà máy giày Fagus, 1910 - 1911, Alfeld, Đức
Trường Bauhaus, 1919–1925, Dessau, Đức
Khu nhà ở Siemenstadt (1929), Berlin, Đức
Nhà Gropius, 1937, Lincoln, Massachusetts
Khu chung cư Aluminum City Terrace, (1942-1944), New Kensington, Pennsylvania
Trung tâm Cao học Harvard (1949–1950), Cambridge, Massachusetts
Đại học Baghdad (1957–1960)
Tòa nhà Liên bang John F. Kennedy (1963–1966)
Trường Trung học Attleboro (1948)
Pan Am Building (Metlife Building), (1958–1963), New York, New York, cùng với Pietro Belluschi và Emery Roth & các con
Interbau Apartment blocks (1957), Hansaviertel Berlin, Đức, với TAC và Wils Ebert
Trường Trung học Wayland (1961) |
Peter Behrens (14 tháng 4 năm 1868 – 27 tháng 1 năm 1940) là một kiến trúc sư và nhà thiết kế đồ họa người Đức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của kiến trúc hiện đại Đức. Các kiến trúc sư hàng đầu của Kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 như Le Corbusier, Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius đều làm việc ở xưởng thiết kế của ông.
Công trình nổi tiếng
Nhà máy tua bin AEG |
Theo van Doesburg (30 tháng 8 năm 1883 – 7 tháng 3 năm 1931) là một người Hà Lan hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật như hội họa, văn học, thơ ca và kiến trúc. Ông là người sáng lập và thủ lĩnh của phong trào nghệ thuật De Stijl (Phong cách). Các tác phẩm của Theo có ảnh hưởng mạnh xuống trường phái Bauhaus cũng như trào lưu kiến trúc quốc tế sau này.
Tiểu sử |
Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigismund Schlomo Freud; 6 tháng 5 năm 1856 – 23 tháng 9 năm 1939) là một bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo. Ông là người đặt nền móng và phát triển học thuyết phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ông là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20.
Thời niên thiếu
Cách Praha, thủ đô nước Cộng hòa Séc khoảng 130 dặm về phía đông là thành phố Freiberg (sau đổi tên là Pribor), một thành phố nhỏ thuộc vùng Moravia nằm gần biên giới Ba Lan. Sigmund Freud đã ra đời vào ngày 6 tháng 5 năm 1856 trong một gia đình Do Thái chính thống. Theo phong tục, cậu bé được đặt một tên Do Thái là Schlomo, theo tên vua Solomon và cũng là tên người ông của cậu. Mẹ ông, một phụ nữ người Viên, là vợ thứ ba của Jacob, cha ông, và khi sinh Sigmund bà chỉ mới 21 tuổi. Cha của Freud là một nhà buôn len bình thường, tính tình hòa nhã, hơn người vợ ba của mình đến 20 tuổi.
Hai con trai với người vợ đầu của Jacob sống gần đó, tuổi gần bằng tuổi mẹ của cậu bé Sigmund, còn các con của những người cậu của Sigmund thì là những bạn chơi thời thơ ấu của Sigmund.
Những năm tháng sống ở Freiberg là những năm tháng rất đẹp trong thời thơ ấu của cậu bé Freud. Nhưng tại đây, ông cũng có những kỷ niệm buồn khi người em trai ngay sau ông, người mà ông luôn ghen tị khi thấy em mình được dành nhiều sự quan tâm của bố mẹ hơn lúc mới ra đời, đã mất khi chỉ mới 7 tháng tuổi. Cái chết của em làm Freud có cảm giác tội lỗi sâu sắc. Chính những ký ức về thời gian tại nơi này đã là chủ đề của nhiều bài viết sau này của ông.
Từ nhỏ, Freud đã sớm bộc lộ là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Ở trường, Freud là một học sinh giỏi, cậu được vào trung học sớm một năm, và liên tục đứng đầu lớp trong những năm trung học. Freud là một cậu bé đọc rộng, nắm vững tiếng Latinh, Hy Lạp, Pháp, Anh và Ý.
Tài năng và thành công trong học tập của Freud được gia đình trân trọng. Tuy điều kiện gia đình khó khăn về tài chính nhưng cậu bé luôn được cha tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học của mình. Vào nửa sau thế kỷ 19, với sự phát triển của tư sản Tiệp, đe dọa đến cuộc sống của các thương nhân Do Thái. Cha của Freud nhận thấy cuộc sống tại Freiberg không còn đảm bảo nữa, năm 1860, ông quyết định chuyển gia đình lên sinh sống tại Wien. Trong thời gian này, cậu bé lại có thêm những người em nữa. Đó là những năm khó khăn, gia đình đông người nhưng sống trong một căn nhà nhỏ. Tuy nhiên, cậu bé Freud vẫn được ưu ái dành riêng cho một căn phòng, có cửa sổ, giá sách, ghế và bàn viết, và được dùng đèn dầu, trong khi cả nhà phải dùng nến.
Lúc còn nhỏ, Freud đối với em mình lại là một ông anh khó tính, hống hách. Cậu giúp các em học, nhưng kiểm tra sách các em đọc, cấm các em đọc Balzac và Dumas, lại hay thuyết giảng...
Những năm thanh thiếu niên của ông, Wien, dù vẫn còn chủ nghĩa bài Do Thái, nhưng là một nơi của chủ nghĩa tự do chính trị. Nguyên tắc bình quyền giữa các tôn giáo được chính quyền tán thành. Thanh niên Do Thái lúc bấy giờ có đầy đủ các quyền công dân và quyền gia nhập các đoàn thể. Freud cũng không ngoại lệ. Ông mong muốn theo học ngành luật, nhưng mùa thu năm 1873, Freud lại vào khoa y trường Đại học Wien.
Con đường đến với khoa học
Trong thời gian học y khoa, ông tỏ rất rõ quan tâm của mình đến sinh lý y khoa và sớm có những công trình nghiên cứu về sinh lý rất quan trọng, mặc dù ông còn rất trẻ. Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện sinh lý nổi tiếng của Ernst Brücke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần kinh.
Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa. Nhưng bản thân Freud, ông chưa bao giờ cho mình là thầy thuốc thực hành, và trong giai đoạn này, Freud luôn tìm kiếm cho mình một hướng đi sâu hơn về sinh lý học y khoa, và ông vẫn tiếp tục công việc của mình tại viện sinh lý cho đến khi ông đính hôn.
Năm 1882, Freud gặp và yêu, rồi đính hôn với Martha Bernay, một cô gái nhỏ bé, thông minh, xuất thân từ một gia đình có truyền thống trí thức và văn hóa Do Thái. Điều kiện làm việc tại viện sinh lý không cho phép Freud có thể lo lắng cho cả một gia đình dù đó là một gia đình nhỏ. Nếu muốn cưới vợ, ông phải có thu nhập thêm, vì vậy ông quyết định bỏ việc tại viện sinh lý, và đến làm việc tại bệnh viện đa khoa Wien.
Những thất bại
Lúc này, Freud, một chàng trai trẻ tuổi, khát khao có được thành công trong khoa học, vì vậy, ông luôn muốn có được một khám phá mà ông hi vọng rằng có thể đem đến công danh cũng như tiền bạc. Điều đó ông đã lỡ mất chỉ trong gang tấc.
Năm 1884, Freud đọc được một tài liệu viết về một bác sĩ quân y Đức sử dụng thành công cocain để tăng cường năng lực và sự chịu đựng cho binh sĩ. Ông đã quyết định dùng chính mình để thử, và nhận thấy mình trở nên khỏe khoắn, khả năng làm việc tăng lên. Lập tức ông khuyên một số đồng nghiệp của mình dùng thử, trong đó có Ernst von Fleischl-Marxow, một bác sĩ tài giỏi nhưng nghiện morphin. Freud cho rằng cocain có thể chữa được chứng nghiện morphin, vì thế Ernst von Fleischl-Marxow hăm hở dùng, và nhanh chóng đạt đến liều cao.
Trong số đồng nghiệp của Freud được giới thiệu về cocain, có Carl Koller, một bác sĩ nhãn khoa. Koller đã nhận thấy cocain có thể làm thuốc gây tê tại chỗ trong phẫu thuật mắt, ông đã nhanh chóng nghiên cứu và đã thành công. Ông đã nhanh chóng công bố phát hiện của mình, và gây được tiếng vang, được giới khoa học công nhận.
Thực ra Freud cũng biết đến tác dụng này của cocain, nhưng đáng tiếc là ông không lưu tâm đến điều này, không đi sâu tìm hiểu. Freud đã bỏ lỡ cơ hội. Không những thế, Fleischl-Marxow, người bạn của ông đã trở thành kẻ nghiện không chỉ morphin mà cả cocain. Fleischl-Marxow nhanh chóng suy sụp, lâm vào trạng thái thần kinh lẫn lộn, bị kích động, lo lắng và ảo giác, và chết sau đó vài năm.
Trong khi đó trên thế giới bắt đầu có nhiều báo cáo về ngộ độc cocain, còn Freud bị chỉ trích nặng nề vì biện hộ cho cocain. Sự chỉ trích này có thể coi là vết nhơ trong cuộc đời ông, và nó cũng là một lý do khiến những ý tưởng sau này của ông không được quan tâm đánh giá đúng mức.
Lúc thuyết Phân tâm học mới ra đời, thì cả nó lẫn tác giả của nó đều không được ủng hộ. Người ta không bán bánh mì cho Sigmund Freud nên ông phải che mặt nếu muốn mua được bánh mì.
Và những khám phá trong phân tâm học
Tuy câu chuyện buồn về Fleischl-Marxow là một thất bại ảnh hưởng đến uy tín của ông Freud lúc đó nhưng Brücke và một số giáo sư ở Đại học Wien tin tưởng. Cũng vì sự ủng hộ của những giáo sư này mà năm 1885, ông được đề bạt làm giảng viên danh dự tại đại học này, một vị trí rất được trọng nể.
Lúc này, tâm bệnh học bắt đầu có những bước phát triển tại châu Âu, nhất là tại Pháp. Tại đây, hysteria và thuật thôi miên là những đề tài y học nghiêm túc, được nghiên cứu, chú ý và gây nhiều tranh cãi trong giới y khoa. Đi tiên phong trong lãnh vực này là Jean Martin Charcot - một nhà thần kinh học lớn. Bệnh viện Salpêtrière của Charcot đã trở thành thánh địa cho các nhà thần kinh học đến thăm.
Tuy nhiên, tại Đức và Áo, hysteria bị khinh thị, giới y học ở đây cho rằng đó là chứng bệnh của đàn bà, với những triệu chứng không tìm được nguyên nhân. Những bệnh nhân bị bệnh tâm thần kinh thì bị coi thường, tại các bệnh viện, họ được điều trị bằng kích thích điện và những thứ thuốc không hiệu quả.
Freud, cũng như những nhà thần kinh học khác, đã tìm đến bệnh viện của Charcot. Chính tài năng, tri thức cùng uy tín của Charcot đã mang lại nhiệt tình cho Freud. Trong một lá thư ông gửi cho Martha - người vợ chưa cưới của mình, ông viết: "Không có người nào từng tác động nhiều đến anh như vậy". Ông đã dịch các bài viết của Charcot sang tiếng Đức. Và chính Charcot đã làm Freud quan tâm đặc biệt đến bệnh học tâm lý. Ông cũng treo bức tranh khắc của André Brouillet "Bài học lâm sàng của bác sĩ Charcot" tại phòng khám của mình ở số 19 phố Berggasse, người con trai đầu lòng chào đời năm 1889 cũng được ông đặt tên là Jean Martin để tôn vinh người thầy của mình. Trong suốt cuộc đời làm việc về sau, Freud vẫn hay trích dẫn câu nói của Charcot: "Lý thuyết thì tốt, nhưng không ngăn được thực tiễn tồn tại", để chỉ trích thái độ chỉ biết chấp nhận những kiến thức thu được mà không hề phê phán.
Freud đã được trao Giải Goethe năm 1930.
Di sản
Di sản của Freud, mặc dù gây tranh cãi, được Stephen Frosh mô tả là "một trong những ảnh hưởng mạnh nhất đến tư tưởng thế kỷ 20, tác động của nó chỉ có thể so sánh với Học thuyết Darwin và chủ nghĩa Marx." [185] Henri Ellenberger nói rằng phạm vi ảnh hưởng của nó thấm đẫm "tất cả các lĩnh vực văn hóa... đến mức làm thay đổi cách sống và quan niệm của chúng ta về con người." [186]
Tâm lý trị liệu
Mặc dù không phải là phương pháp đầu tiên trong thực hành trị liệu tâm lý bằng lời nói cá nhân, [187] Hệ thống phân tâm học của Freud đã thống trị lĩnh vực này từ đầu thế kỷ XX, tạo thành nền tảng cho nhiều biến thể sau này. Mặc dù các hệ thống này đã áp dụng các lý thuyết và kỹ thuật khác nhau, tất cả đã theo Freud bằng cách cố gắng đạt được sự thay đổi tâm lý và hành vi thông qua việc bệnh nhân nói về những khó khăn của họ. [4] Phân tâm học không có ảnh hưởng như trước đây ở Châu Âu và Hoa Kỳ, mặc dù ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là Châu Mỹ Latinh, ảnh hưởng của nó trong thế kỷ 20 sau đó đã mở rộng đáng kể. Phân tâm học cũng vẫn có ảnh hưởng trong nhiều trường trị liệu tâm lý đương đại và đã dẫn đến công việc trị liệu sáng tạo trong trường học và với các gia đình và các nhóm. [188] Có một nghiên cứu đáng kể chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp phân tích lâm sàng và các liệu pháp quá trình tâm thần liên quan trong điều trị một loạt các rối loạn tâm lý.
Những người theo thuyết Freud mới gồm có Alfred Adler, Otto Rank, Karen Horney, Harry Stack Sullivan và Erich Fromm đã bác bỏ lý thuyết về sự thúc đẩy bản năng của Freud, nhấn mạnh mối quan hệ giữa các cá nhân và sự tự quyết và sửa đổi thực tiễn trị liệu. Adler bắt nguồn từ cách tiếp cận, mặc dù ảnh hưởng của ông là gián tiếp do ông không thể xây dựng một cách có hệ thống các ý tưởng của mình. Phân tích theo thuyết Freud mới chú trọng nhiều hơn vào mối quan hệ của bệnh nhân với nhà phân tích và ít khám phá về vô thức.
Carl Jung tin rằng vô thức tập thể mà vốn phản ánh trật tự vũ trụ và lịch sử của loài người là phần quan trọng nhất của tâm trí. Nó chứa các nguyên mẫu, được biểu hiện trong các biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ, trạng thái tâm trí bị xáo trộn và các sản phẩm văn hóa khác nhau. Người theo trường phái Jung ít quan tâm đến sự phát triển của trẻ sơ sinh và xung đột tâm lý giữa mong muốn và các tác động khiến chúng nản lòng hơn là sự hòa nhập giữa các bộ phận khác nhau của con người. Đối tượng của liệu pháp trường phái Jung là sửa chữa những chia tách như vậy. Jung đặc biệt tập trung vào các vấn đề của cuộc sống giữa và sau này. Mục tiêu của ông là cho phép mọi người trải nghiệm các khía cạnh tách rời của bản thân, chẳng hạn như anima (bản thân phụ nữ bị đàn áp của đàn ông), animus (bản thân đàn ông bị đàn áp của phụ nữ), hoặc mặt tối (hình ảnh bản thân thấp kém) và nhờ đó đạt được trí tuệ.
Jacques Lacan tiếp cận phân tâm học thông qua ngôn ngữ học và văn học. Lacan tin rằng công việc thiết yếu của Freud đã được thực hiện trước năm 1905 và liên quan đến việc giải thích giấc mơ, triệu chứng thần kinh và trượt chân, dựa trên cách hiểu ngôn ngữ mang tính cách mạng và mối quan hệ của nó với kinh nghiệm và tính chủ quan, và tâm lý học bản ngã và các học thuyết về quan hệ đối tượng dựa trên sự hiểu sai về công trình của Freud. Đối với Lacan, khía cạnh quyết định của trải nghiệm con người không phải là bản thân (như trong tâm lý học bản ngã) cũng không phải là quan hệ với người khác (như trong lý thuyết quan hệ đối tượng) mà là ngôn ngữ. Lacan thấy mong muốn quan trọng hơn nhu cầu và coi đó là điều không thể chấp nhận được.
Wilhelm Reich đã phát triển những ý tưởng mà Freud đã phát triển khi bắt đầu cuộc điều tra phân tâm học của mình nhưng sau đó bị thay thế nhưng cuối cùng không bao giờ bị loại bỏ. Đây là những khái niệm về Actualneurosis và một lý thuyết về sự lo lắng dựa trên ý tưởng về ham muốn tình dục. Theo quan điểm ban đầu của Freud, những gì thực sự xảy ra với một người ("thực tế") đã xác định kết quả xử lý thần kinh. Freud áp dụng ý tưởng đó cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. Trong trường hợp trước đây, sự quyến rũ đã được tìm kiếm là nguyên nhân của các chứng thần kinh sau này và trong sự giải phóng tình dục không hoàn chỉnh sau đó. Khác với Freud, Reich giữ lại ý tưởng rằng trải nghiệm thực tế, đặc biệt là trải nghiệm tình dục có ý nghĩa quan trọng. Đến thập niên 1920, Reich đã "đưa những ý tưởng ban đầu của Freud về việc giải phóng tình dục đến mức chỉ định cực khoái là tiêu chí của chức năng lành mạnh." Reich cũng "phát triển ý tưởng của mình về nhân vật thành một dạng mà sau này sẽ thành hình, đầu tiên là" áo giáp cơ ", và cuối cùng là một bộ chuyển đổi năng lượng sinh học phổ quát," cực khoái "."
Fritz Perls, người đã giúp phát triển liệu pháp cấu trúc hình thức đã bị ảnh hưởng của Reich, Jung và Freud. Ý tưởng chính của trị liệu bằng cấu trúc hình thức là Freud đã bỏ qua cấu trúc của nhận thức, "một quá trình tích cực hướng tới việc xây dựng các toàn thể có ý nghĩa có tổ chức... giữa một sinh vật và môi trường của nó." Những toàn thể này, được gọi là cấu trúc hình thức, là "mô hình liên quan đến tất cả các lớp chức năng sinh vật - suy nghĩ, cảm giác và hoạt động." Chứng loạn thần kinh chức năng được coi là sự phân chia trong sự hình thành các cấu trúc hình thức và sự lo lắng khi sinh vật cảm nhận được "cuộc đấu tranh hướng tới sự thống nhất sáng tạo của nó." Liệu pháp cấu trúc hình thức cố gắng chữa bệnh cho bệnh nhân thông qua việc đặt họ tiếp xúc với "nhu cầu sinh vật tức thời". Perls từ chối cách tiếp cận bằng lời nói của phân tâm học cổ điển; nói chuyện trong liệu pháp cấu trúc hình thức phục vụ mục đích tự thể hiện hơn là đạt được sự hiểu biết về bản thân. Liệu pháp cấu trúc hình thức thường diễn ra theo nhóm và trong các "hội thảo" tập trung thay vì được trải ra trong một thời gian dài; nó đã được mở rộng thành các hình thức sinh hoạt chung mới.
Liệu pháp cơ bản của Arthur Janov, vốn là một liệu pháp tâm lý hậu Freud có ảnh hưởng giống như trị liệu phân tâm học, nhấn mạnh vào trải nghiệm thời thơ ấu nhưng cũng có những khác biệt với nó. Mặc dù lý thuyết của Janov gần giống với ý tưởng ban đầu của Freud về Actualneurosis, anh ta không có tâm lý năng động mà là một tâm lý tự nhiên như Reich hoặc Perls, trong đó nhu cầu là chính yếu trong khi mong muốn là phái sinh và có thể phân tán khi cần. Mặc dù có bề ngoài tương tự như ý tưởng của Freud nhưng lý thuyết của Janov thiếu một báo cáo tâm lý chặt chẽ về vô thức và niềm tin vào tình dục trẻ sơ sinh. Mặc dù đối với Freud có một hệ thống các tình huống nguy hiểm nhưng đối với Janov, sự kiện quan trọng trong cuộc đời của trẻ là nhận thức rằng cha mẹ không yêu thích nó. [191] Janov viết trong The Primal Scream (1970) rằng liệu pháp nguyên thủy theo một số cách đã trở lại với những ý tưởng và kỹ thuật ban đầu của Freud. Janov writes in The Primal Scream (1970) that primal therapy has in some ways returned to Freud's early ideas and techniques.
Ellen Bass và Laura Davis, đồng tác giả của The Courage to Heal (1988), được mô tả là "nhà vô địch của quyền kiêm hưởng" bởi Frederick Crews. Họ coi Freud là người có ảnh hưởng quan trọng đến họ. Mặc dù theo quan điểm của ông, họ không những mắc nợ phân tâm học cổ điển mà còn mắc nợ với "Freud của tiền phân tâm học... người được cho là thương hại cho những bệnh nhân cuồng loạn của mình, thấy rằng tất cả họ đều chứa chấp những ký ức về lạm dụng thời thơ ấu... và chữa khỏi cho họ bằng cách không biết đến sự đàn áp của họ." Crews thấy Freud đã dự đoán hoạt động ký ức ức chế bằng cách nhấn mạnh "mối quan hệ nhân quả cơ học giữa triệu chứng học và sự kích thích sớm của vùng cơ thể này hay vùng cơ thể khác" và với tiên phong là "kỹ thuật của nó phù hợp với triệu chứng của bệnh nhân với một "ký ức" đối xứng tình dục. "Crews tin rằng sự tự tin của Freud trong việc hồi tưởng chính xác những ký ức ban đầu dự đoán các lý thuyết về các nhà trị liệu ức chế ký ức như Lenore Terr, theo quan điểm của ông đã dẫn đến việc mọi người bị cầm tù hoặc tham gia kiện tụng.
Khoa học
Các dự án nghiên cứu được thiết kế để kiểm tra lý thuyết của Freud theo kinh nghiệm đã dẫn đến một tài liệu rộng lớn về chủ đề này. Các nhà tâm lý học người Mỹ bắt đầu cố gắng nghiên cứu sự đàn áp trong phòng thí nghiệm thực nghiệm vào khoảng năm 1930. Năm 1934, khi nhà tâm lý học Saul Rosenzweig gửi lại sách tái bản của Freud về nỗ lực nghiên cứu sự đàn áp của mình, Freud đã trả lời bằng một lá thư từ chối nói rằng "sự phong phú của những quan sát đáng tin cậy" vào các xác nhận phân tâm học được dựa trên việc thực hiện chúng mà "không phụ thuộc vào xác minh thực nghiệm". Seymour Fisher và Roger P. Greenberg kết luận vào năm 1977 rằng một số khái niệm của Freud được hỗ trợ bởi bằng chứng thực nghiệm. Phân tích tài liệu nghiên cứu của họ ủng hộ các khái niệm của Freud về các tập hợp tính cách miệng và hậu môn, một báo cáo của ông về vai trò của các yếu tố Oedipal trong các khía cạnh nhất định của hoạt động tính cách nam giới, các công thức của ông về mối quan tâm tương đối lớn hơn về mất tình yêu ở phụ nữ so với cơ cấu nhân cách nam giới và quan điểm của ông về tác động xúi giục của những lo lắng đồng tính luyến ái đối với sự hình thành ảo tưởng hoang tưởng. Họ cũng tìm thấy sự hỗ trợ hạn chế và không rõ ràng cho các lý thuyết của Freud về sự phát triển của đồng tính luyến ái. Họ phát hiện ra rằng một số lý thuyết khác của Freud bao gồm miêu tả giấc mơ của ông chủ yếu là những bí mật, những ước muốn vô thức, cũng như một số quan điểm của ông về tâm lý học phụ nữ, không được hỗ trợ hoặc mâu thuẫn bởi nghiên cứu. Xem xét lại các vấn đề một lần nữa vào năm 1996, họ kết luận rằng có nhiều dữ liệu thực nghiệm liên quan đến công trình nghiên cứu của Freud và hỗ trợ một số ý tưởng và lý thuyết chính của ông.
Các quan điểm khác bao gồm những quan điểm của Hans Eysenck, tác giả của Decline and Fall of the Freudian Empire (1985) rằng Freud đã thiết lập lại nghiên cứu về tâm lý học và tâm thần học "bằng một thứ gì đó như năm mươi năm trở lên", và Malcolm Macmillan, người kết luận trong Freud Evaluated (1991) rằng "Phương pháp của Freud không có khả năng mang lại dữ liệu khách quan về các quá trình tinh thần". Morris Eagle tuyên bố rằng nó đã được "chứng minh khá thuyết phục rằng do tình trạng ô nhiễm nhận thức của dữ liệu lâm sàng xuất phát từ tình huống lâm sàng, những dữ liệu này có giá trị bằng chứng đáng ngờ trong việc kiểm tra các giả thuyết phân tâm học". Richard Webster, trong Why Freud Was Wrong (1995), đã mô tả phân tâm học có lẽ là giả khoa học phức tạp và thành công nhất trong lịch sử. Crews tin rằng phân tâm học không có giá trị khoa học hoặc trị liệu.
I.B. Cohen coi Giải thích giấc mơ của Freud là một tác phẩm khoa học mang tính cách mạng, tác phẩm cuối cùng được xuất bản dưới dạng sách. Ngược lại, Allan Hobson tin rằng Freud, bằng cách hùng biện làm mất uy tín các nhà điều tra giấc mơ thế kỷ 19 như Alfred Maury và Hầu tước de Hervey de Saint-Denis tại thời điểm nghiên cứu về sinh lý học của não chỉ mới bắt đầu, làm gián đoạn sự phát triển của lý thuyết giấc mơ có tính khoa học trong nửa thế kỷ. Nhà nghiên cứu giấc mơ G. William Domhoff đã tranh luận về những tuyên bố về lý thuyết giấc mơ của Freud được xác nhận..
Nhà triết học Karl Popper, người lập luận rằng tất cả các lý thuyết khoa học thích hợp phải có khả năng sai, cho rằng các lý thuyết phân tâm học của Freud được trình bày dưới dạng không thể xác định được, có nghĩa là không có thí nghiệm nào có thể bác bỏ chúng. Nhà triết học Adolf Grünbaum lập luận trong The Foundations of Psychoanalysis (1984) rằng Popper đã nhầm lẫn và nhiều lý thuyết của Freud có thể kiểm chứng bằng thực nghiệm, một vị trí mà những người khác như Eysenck đồng ý. Nhà triết học Roger Scruton, viết trong Ham muốn tình dục (1986), cũng bác bỏ lập luận của Popper, chỉ ra lý thuyết đàn áp là một ví dụ về lý thuyết của Freud có những kết quả có thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, Scruton kết luận rằng phân tâm học không thực sự khoa học, với lý do nó liên quan đến sự phụ thuộc không thể chấp nhận được vào phép ẩn dụ. Nhà triết học Donald Levy đồng ý với Grünbaum rằng các lý thuyết của Freud là sai lệch nhưng tranh chấp về sự tranh chấp của Grünbaum rằng thành công về mặt trị liệu chỉ là cơ sở dựa trên kinh nghiệm mà họ có thể chứng minh được bằng chứng lâm sàng được tính đến.
Trong một nghiên cứu về phân tâm học tại Hoa Kỳ, Nathan Hale đã báo cáo về "sự suy tàn của phân tâm học trong tâm thần học" trong những năm 1965-1985. Sự tiếp diễn của xu hướng này đã được Alan Stone lưu ý: "Khi tâm lý học học thuật trở nên 'khoa học' hơn và tâm thần học trở nên sinh học hơn, phân tâm học đang bị gạt sang một bên." Paul Stepansky, trong khi lưu ý rằng phân tâm học vẫn có ảnh hưởng trong nhân văn, đã ghi nhận "một số lượng nhỏ sinh viên ngành tâm thần chọn theo đuổi đào tạo phân tâm học" và "nền tảng phi phân tâm học của các chủ tịch khoa tâm thần tại các trường đại học lớn" là một trong số các bằng chứng mà ông trích dẫn cho kết luận của mình rằng "Những xu hướng lịch sử như vậy chứng thực cho việc bị gạt ra của phân tâm học trong tâm thần học Mỹ". Tuy nhiên Freud được xếp hạng là nhà tâm lý học được trích dẫn nhiều thứ ba trong thế kỷ 20 theo một đánh giá về khảo sát Tâm lý học Đại cương của các nhà tâm lý học và tâm thần học Mỹ, xuất bản năm 2002. Người ta cũng tuyên bố rằng trong việc vượt ra khỏi "Một cách chính thống mà nói, trong quá khứ không xa... những ý tưởng mới và nghiên cứu mới đã dẫn đến một sự hứng khởi mãnh liệt trong phân tâm học từ các ngành liên quan, từ nhân văn đến khoa học thần kinh và bao gồm cả phương pháp trị liệu phân tâm học".
Nghiên cứu trong lĩnh vực phân tâm học thần kinh gần đây, được thành lập bởi nhà thần kinh học và nhà phân tâm học Mark Solms, đã gây tranh cãi với một số nhà phân tâm học chỉ trích chính khái niệm này. Solms và các đồng nghiệp của ông đã lập luận rằng các phát hiện khoa học thần kinh là "nhất quán rộng rãi" với các lý thuyết của Freud chỉ ra các cấu trúc não liên quan đến các khái niệm của Freud như dục tình, ham muốn, vô thức và sự ức chế. Các nhà thần kinh học đã chứng thực công trình của Freud bao gồm David Eagleman, người tin rằng Freud "biến đổi tâm thần" bằng cách cung cấp "khám phá đầu tiên về cách mà các trạng thái ẩn của bộ não tham gia vào suy nghĩ và hành vi" và Eric Kandel, người đoạt giải Nobel rằng "phân tâm học vẫn đại diện cho quan điểm mạch lạc và trí tuệ nhất của tâm trí."
Triết học
Phân tâm học đã được giải thích là vừa cấp tiến vừa bảo thủ. Vào những năm 1940, nó đã được coi là bảo thủ bởi cộng đồng trí thức châu Âu và Mỹ. Các nhà phê bình bên ngoài phong trào phân tâm học, cho dù ở cánh tả hay cánh hữu đều coi Freud là một người bảo thủ. Fromm đã lập luận rằng một số khía cạnh của lý thuyết phân tâm học phục vụ lợi ích của phản ứng chính trị trong cuốn The Fear of Freedom (1942) của ông, một đánh giá được xác nhận bởi các nhà văn thông cảm ở cánh hữu. Trong Freud: The Mind of the Moralist (1959), Philip Rieff miêu tả Freud là một người thúc giục con người làm điều tốt nhất cho số phận bất hạnh không thể tránh khỏi và đáng được ngưỡng mộ vì lý do đó. Vào những năm 1950, Herbert Marcuse đã thách thức cách giải thích phổ biến lúc đó cho rằng Freud là một người bảo thủ trong Eros và Civilization (1955), cũng như Lionel Trilling trong Freud và Cuộc khủng hoảng văn hóa của chúng ta và Norman O. Brown trong Cuộc sống chống lại cái chết (1959). Eros và Civilization đã giúp đưa ra ý tưởng rằng Freud và Karl Marx đang giải quyết các câu hỏi tương tự từ các quan điểm khác nhau đáng tin cậy ở cánh tả. Marcuse chỉ trích chủ nghĩa xét lại tân Freud vì đã loại bỏ những lý thuyết có vẻ bi quan như bản năng chết, cho rằng chúng có thể bị biến thành một hướng không tưởng. Các lý thuyết của Freud cũng ảnh hưởng đến toàn bộ trường phái Frankfurt và lý thuyết phê phán.
Freud đã được so sánh với Marx bởi Reich, người đã thấy tầm quan trọng của Freud đối với tâm thần học song song với Marx đối với kinh tế học, và bởi Paul Robinson, người coi Freud là một nhà cách mạng có những đóng góp cho tư tưởng thế kỷ XX có thể so sánh với Marx những đóng góp cho tư tưởng thế kỷ XIX. Fromm gọi Freud, Marx và Einstein là "kiến trúc sư của thời hiện đại", nhưng bác bỏ ý kiến cho rằng Marx và Freud đều có ý nghĩa như nhau, cho rằng Marx vừa quan trọng hơn về mặt lịch sử vừa là một nhà tư tưởng tốt hơn. Tuy nhiên Fromm tin rằng Freud thay đổi vĩnh viễn cách hiểu bản chất con người. Gilles Deleuze và Félix Guattari viết trong Anti-Oedipus (1972) rằng phân tâm học giống như Cách mạng Nga ở chỗ nó đã bị hỏng gần như ngay từ đầu. Họ tin rằng điều này bắt đầu với sự phát triển của Freud về lý thuyết về phức hợp Oedipus mà họ coi là người duy tâm.
Jean-Paul Sartre phê bình lý thuyết của Freud về vô thức trong Bản thể và hư vô (1943), cho rằng ý thức về bản chất là tự ý thức. Sartre cũng cố gắng điều chỉnh một số ý tưởng của Freud vào tác phẩm của mình về cuộc sống con người, và do đó phát triển một "phân tâm học hiện sinh" trong đó các phạm trù nhân quả được thay thế bằng các phạm trù mục đích. Maurice Merleau-Ponty coi Freud là một trong những người dự đoán hiện tượng học, trong khi Theodor W. Adorno coi Edmund Husserl, người sáng lập hiện tượng học là đối nghịch triết học của Freud, viết rằng chính sách chống lại tâm lý học của Husserl có thể chống lại tâm lý học của Husserl. Paul Ricœur coi Freud là một trong ba "bậc thầy của sự nghi ngờ", cùng với Marx và Nietzsche, vì họ đã vạch trần 'sự dối trá và ảo tưởng của ý thức'. Ricœur và Jürgen Habermas đã giúp tạo ra một "phiên bản thông diễn của Freud", một trong đó "tuyên bố ông là người tiên phong quan trọng nhất của sự thay đổi từ một sự hiểu biết, chủ nghĩa kinh nghiệm của cõi người sang một chủ quan và giải thích căng thẳng." Louis Althusser đã rút ra khái niệm về sự xác định lại của Freud cho việc diễn giải lại tác phẩm Tư bản luận của Marx. Jean-François Lyotard đã phát triển một lý thuyết về vô thức đảo ngược tác phẩm của Freud về công trình mơ ước: đối với Lyotard, vô thức là một lực có cường độ được biểu hiện thông qua sự biến dạng chứ không phải ngưng tụ. Jacques Derrida nhận thấy Freud là một nhân vật quá cố trong lịch sử siêu hình học phương Tây và với Nietzsche và Heidegger, tiền thân của mặt cấp tiến của chính ông.
Một số học giả coi Freud tương đồng với Plato, cho rằng họ nắm giữ gần như cùng một lý thuyết về giấc mơ và có những lý thuyết tương tự về cấu trúc ba bên của tâm hồn hay tính cách con người ngay cả khi thứ bậc giữa các phần của linh hồn gần như bị đảo ngược. Ernest Gellner cho rằng các lý thuyết của Freud là một sự đảo ngược của Plato. Trong khi Plato nhìn thấy một hệ thống phân cấp vốn có trong bản chất của thực tế và dựa vào đó để xác nhận các quy tắc, Freud là một nhà tự nhiên học không thể theo cách tiếp cận như vậy. Lý thuyết của cả hai đã tạo ra sự song song giữa cấu trúc của tâm trí con người và xã hội nhưng trong khi Plato muốn củng cố siêu ngã, tương ứng với tầng lớp quý tộc, Freud muốn củng cố bản ngã, tương ứng với tầng lớp trung lưu. Paul Vitz so sánh phân tâm học của Freud với Triết lý của Thánh Thomas, lưu ý đến niềm tin của Thánh Thomas về sự tồn tại của một "ý thức vô thức" và "việc sử dụng thường xuyên từ và khái niệm 'libido' - đôi khi theo nghĩa cụ thể hơn Freud, nhưng luôn theo một cách cụ thể hơn đồng ý với việc sử dụng Freud. " Vitz cho rằng Freud có thể đã không biết lý thuyết về vô thức của mình gợi nhớ đến Aquinas.
Phê bình văn học và văn học
Nữ quyền |
Hendrik Petrus Berlage (12 tháng 1 năm 1856 – 12 tháng 8 năm 1934) là một kiến trúc sư người Hà Lan có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của kiến trúc châu Âu đầu thế kỷ 20.
Ông là học trò của Gottfried Semper ở Học viện Kỹ thuật Zurich, Thụy Sĩ. Trong thập niên 1870 Berlage du lịch khắp châu Âu. Trong khoảng thập niên 1880, ông lập ra một văn phòng thiết kế ở Hà Lan cùng với Theodore Sanders. Những đồ án của họ thường pha trộn giữa tính thực hành và tính viễn tưởng. Berlage có đóng góp quan trọng trong việc hình thành một tư duy mới về mối liên hệ giữa không gian kiến trúc, kỹ thuật và sự trang trí. Các công trình của ông thể hiện một mối liên hệ chặt chẽ về mặt hình học, đôi khi đến mức cực đoan. Điều này làm ông có những điểm tương đồng với Kiến trúc sư người Áo Adolf Loos.
Công trình Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam là một minh chứng rõ ràng nhất cho tư duy không gian - kỹ thuật của ông. Với sự phát triển của đồ án qua 3 giai đoạn, từ 1886 đến 1905, Berlage nhấn mạnh xuống các khối kiến trúc tổng thể thô mộc, không gian nội thất đơn giản và việc giản lược các chi tiết trang trí mặt đứng và phụ trợ. Với ông, kỹ thuật sẽ định hình vẻ đẹp của kiến trúc.
Sau khi đi du lịch Mỹ vào năm 1911, ông bị ảnh hưởng mạnh bởi ý tưởng về kiến trúc hữu cơ của Henry Hobson Richardson, Louis Sullivan, và Frank Lloyd Wright.
Ông được xem như "Người cha của kiến trúc hiện đại" Hà Lan và là người bắc cầu giữa phong cách Truyền thống và phong cách Hiện đại. Là người sáng lập ra trường phái Amsterdam trong lịch sử kiến trúc, tư tưởng và lý thuyết của ông có ảnh hưởng mạnh xuống trường phái "De Stijl" ở Hà Lan và trường phái "Khách quan mới" (Neue Sachlichkeit). Ông đã nhận được Huy chương Vàng của Hoàng gia Anh năm 1932 và là thành viên của Hiệp hội Quốc tế Kiến trúc Hiện đại (Congrès International d'Architecture Moderne, CIAM).
Ông mất ở Den Haag năm 1934. |
Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20.
Trường phái kiến trúc này, xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970.
Hiện nay mặc dù một định nghĩa chuẩn xác về khái niệm kiến trúc hiện đại vẫn còn đang được tranh luận, nhưng người ta thống nhất rằng trào lưu kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đã được thay thế bằng trào lưu kiến trúc Hậu Hiện đại (Postmodernism).
Trong số những phong trào quan trọng nhất trong lịch sử kiến trúc, ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc và quy hoạch đô thị của thế kỷ 20, được nhớ đến như những bậc thầy của phong trào Le Corbusier , Ludwig Mies van der Rohe, Walter Gropius, Frank Lloyd Wright, Alvar Aalto, mà cả người Ý Giovanni Michelucci, Gio Ponti , Gualtiero Galmanini, Franco Albini.
Lịch sử kiến trúc Hiện đại thế kỷ 20
Khởi nguồn
Kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển không còn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong quá khứ, không phản ảnh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố tranh trí diêm dúa và vô nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Hiện đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ.
Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Hiện đại của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của công trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Công trình đáng dấu một bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ công nghiệp hóa.
Bên cạnh đó là các kiến trúc sư của "Phong trào Nghệ thuật Thủ công" (Arts and Crafts movement) ở Anh do William Morris khởi xướng đã thúc đẩy sự đa dạng của kiến trúc. Đó là việc sử dụng vật liệu đa dạng, tính địa phương của kiến trúc, quay về với các khối hình học cơ bản. Tiêu biểu cho thời kì này có Philip Webb với công trình Biệt thự Gạch đỏ (The Red House) hay Charles Rennie Mackintosh ở Scotland với trường Nghệ thuật Glasgow. Ấn tượng trước Phong trào Nghệ thuật Thủ công, tùy viên văn hóa Đức tại Anh lúc đó Herman Muthesius đã viết tác phẩm "Văn hóa trang trí" (Dekorative Kunst) ca ngợi những ngôi nhà của Morris, Webb và các cộng sự.
Ở Áo có Otto Wagner và Adolf Loos. Về phần mình, Wagner tìm tòi vẻ đẹp tạo hình khối kiến trúc qua các yếu tố kỹ thuật và kết cấu. Tiêu biểu cho cách công trình của ông có Quỹ tiết kiệm bưu điện Wien và một loạt các ga tàu điện ở Viên. Các công trình và tư tưởng của Wagner đã có ảnh hưởng mạnh lên kiến trúc sư Antonio Sant'Elia. Sau này, trong số các học trò của Wagner có Joseph Maria Olbrich, một trong số những người sáng lập ra trường phái Ly khai Wien (Wiener Secession). Năm 1899, Olbrich tham dự Công xã Darmstadt (Darmstädter Künstlerkolonie) ở Đức cùng với Peter Behrens, Herman Muthesius. Công xã Darmstadt chính là tiền thân của Hiệp hội Công trình Đức (Deutscher Werkbund) sau này.
Sự thống trị của kiến trúc Hiện đại
Vào thập kỉ 20 của thế kỉ 20, những gương mặt chính của kiến trúc Hiện đại đã xác định được danh tiếng cũng như vị trí của họ. Ở châu Âu, ba khuôn mặt nổi tiếng nhất là Le Corbusier ở Pháp, Ludwig Mies van der Rohe và Walter Gropius ở Đức. Gropius là người sáng lập ra trường Bauhaus, và Mies là hiệu trưởng cuối cùng của trường Bauhaus trước khi bị giải thể.
Đặc điểm
Ưu điểm
Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý.
Tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu.
Không trang trí phù phiếm.
Áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật.
Giao thoa cùng với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước)
Tính thẩm mỹ gắn liền với sự hài hòa, hợp lý trong ngôn ngữ kiến trúc
Các kiến trúc sư tiêu biểu
Le Corbusier
Ludwig Mies van der Rohe
Walter Gropius
Tange Kenzo
Richard Meier
Maki Fumihiko
Adolf Loos |
{{Thông tin chiến tranh
|conflict=Chiến tranh Iraq
|partof= Chiến tranh chống khủng bố
|image=
|caption=Theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ ảnh phía trên bên trái: lính liên quân tuần phòng tại Samarra; kéo đổ tượng Saddam Hussein tại Quảng trường Firdos; một người lính quân đội Iraq nạp lại đạn trong một cuộc tấn công; một quả bom nổ tại Nam Baghdad.
|date=20 tháng 3 năm 2003 – 18 tháng 12 năm 2011()
|place=Iraq
|casus=War justifications:
Rationale for the Iraq invasion.
Governments' pre-war positions
War on Terrorism
|result= Lực lượng Đa Quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu chiến thắng.
Chế độ độc tài Saddam Hussein bị lật đổ.
Hoa Kỳ rút quân vào ngày 26 tháng 12 năm 2011.
Phiên tòa xét xử tội ác chống lại loài người của chế độ Saddam Hussein được thành lập.
Tiếp tục xung đột giữa các bè phái Iraq.
|combatant1 = Giai đoạn đầu (2003)
Peshmerga
Hỗ trợ:
|combatant2 = Giai đoạn đầu (2003) Ba'athist Iraq
Ansar al-Islam
|combatant1a = Giai đoạn sau(2003–11)
Chính phủ mới của Iraq
Quân đội Iraq
Những người con của Iraq (Awakening Council)Hỗ trợ: Iran
Peshmerga
|combatant2a = Giai đoạn sau (2003–11) Trung thành quân Ba'athHỗ trợ:https://www.albawaba.com/news/report-former-vice-president-iraq-under-syrian-army-protection
Quân phiến loạn dòng Sunni
Al-Qaeda (2004–06)
Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (from 2006)
Quân Hồi giáo Iraq
Ansar al-Sunnah (2003–07)Hỗ trợ:https://www.theguardian.com/world/2005/jun/08/iraq-al-qaida
Quân phiến loạn dòng Shia
Quân Mahdi
Special Groups
Asa'ib Ahl al-HaqHỗ trợ: Quds Force
|commander1= Jalal Talabani
Ibrahim al-Jaafari
Nouri al-Maliki
Massoud Barzani
Masrour Barzani
Abdul Sattar Abu Risha
Ahmad Abu Risha
Barack Obama
George W. Bush
Ray Odierno
David Petraeus
George W. Casey, Jr.
Ricardo Sanchez
Tommy Franks
|commander2= Saddam Hussein
Qusay Hussein Uday Hussein
Tariq Aziz
Izzat Ibrahim ad-Douri
Abu Omar al-Baghdadi
Abu Musab al-Zarqawi
Abu Ayyub al-Masri
Muqtada al-Sadr
Abu Deraa
Ishmael Jubouri
Abu Abdullah al-Shafi'i
|strength1=Lực lượng Iraq650,000 (Quân đội: 273,000, Cảnh sát: 227,000, FPS: 150,000)USF-ILực lượng Hoa Kỳ50,000 (current) Peshmerga50,000 invasion~375,000 currentLực lượng Đa quốc gia - Iraq (2003-2004)~300,000Liên quân (2004-2010)176,000 at peak Awakening militias~103,000 (2008)Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ: ~3,000–10,000
Tổng: ~365,000 (invasion)Tổng: 1.347.970–1.354.970+ (current)|strength2=Quân Iraq: 375,000 (thời Saddam Hussein)Phiến quân~70,000 (vào 9/07)Quân Mahdi~60,000 al-Qaeda/others1,300+
PKK: ~4,000–8,000.
|casualties1=Iraqi Security Forces (post-Saddam): 11,900 killed94 MIA/POW
Total: 375,000+ (invasion)Total: 135,300–139,300+ (current)Coalition ForcesKilled: 4,735 (4,417 U.S., 179 U.K., 139 other)Missing or captured (U.S.): 1Wounded: 31,716 U.S., 315 U.K."Casualties in Iraq"."Defence Internet Fact Sheets Operations in Iraq: British Casualties" . U.K. Ministry of Defense. Latest combined casualty and fatality tables .Injured/diseased/other medical:** 47,541 U.S., 3,598 U.K.ContractorsKilled: 1,323"Iraq Coalition Casualties: Contractor Deaths – A Partial List" . icasualties.org (U.S. 244)Missing or captured: 16 (U.S. 5)Wounded & injured: 10,569Awakening CouncilsKilled:760+
Turkish Armed Forces:27 killed Total killed: 18,795|casualties2=Iraqi combatant dead (invasion period): 13,500–45,000 Insurgents (post-Saddam): ~55,000 Detainees: 8,300 (U.S.-held)24,200 (Iraqi-held)
PKK: 537 killed (Turkish claim), 9 killed (PKK claim), 230 (official army figures claim)
|casualties3=Documented "unnecessary" violent civilian deaths, Iraq Body Count – tháng 1 năm 2009: 95,158–103,819 Total excess deaths, (Lancet) – tháng 12 năm 2009: 1.366.350***. By Gilbert Burnham, Shannon Doocy, Elizabeth Dzeng, Riyadh Lafta, and Les Roberts. A supplement to the second Lancet study. (highest estimate)For more information see: Casualties of the Iraq War
|notes=*Contractors (U.S. government) perform "highly dangerous duties almost identical to those performed by many U.S. troops."** "injured, diseased, or other medical" – required medical air transport. U.K. number includes "aeromed evacuations"***Total deaths include all additional deaths due to increased lawlessness, degraded infrastructure, poorer healthcare, etc.}}Chiến tranh Iraq hay Chiến dịch Giải phóng Iraq theo cách gọi của Chính phủ Hoa Kỳ là một cuộc chiến tranh diễn ra tại Iraq từ ngày 20 tháng 3 năm 2003Kevin Baker "The Quietest War: We've Kept Fallujah, but Have We Lost Our Souls?" American Heritage, Oct. 2006. đến ngày 18 tháng 12 năm 2011, giữa một bên là Lực lượng Đa Quốc gia do Hoa Kỳ dẫn đầu với một bên là chính quyền Saddam Hussein (ban đầu) và các lực lượng nổi dậy (về sau). Lực lượng Đa Quốc gia đã lật đổ được chính quyền của Saddam Hussein. Tuy nhiên, các lực lượng nổi dậy vẫn chưa được trấn áp hoàn toàn, dẫn đến việc mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ đã tuyên bố rút hết quân chính quân và kết thúc chiến tranh nhưng vẫn phải để lại gần 50 vạn nhân viên quân sự dưới tư cách cố vấn quân sự cho chính quyền Iraq mới.http://news.bbc.co.uk/2/shared/bsp/hi/pdfs/19_03_07_iraqpollnew.pdf Iraq Poll
Chú thích và tham khảo
Cuộc xung đột này cũng được gọi là Chiến tranh vùng Vịnh thứ 2''' để phân biệt nó với Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Ngày nay, các thuật ngữ này được sử dụng ít hơn "Chiến tranh Iraq" hay "Chiến tranh của Bush năm 2003" (tên thứ hai được sử dụng nhất là bởi các nhà hoạt động chống chiến tranh.
Thuật ngữ "đa quốc gia" trong Lực lượng đa quốc gia ở Iraq đã bị chỉ trích vì nhiều nước chỉ đóng góp vào lực lượng nhỏ, còn 98% của quân đội khi tấn công Iraq là lính của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. |
Anthony Charles Lynton Blair (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1953) là Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ ngày 2 tháng 5 năm 1997 tới ngày 27 tháng 6 năm 2007 và là lãnh đạo Công Đảng Anh từ ngày 21 tháng 7 năm 1997 đến năm ngày 2 tháng 5 năm 2007. Ông cũng đã từng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngân khố và Bộ trưởng Dân chính của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Tony Blair trở thành chủ tịch Đảng Lao động từ tháng 7 năm 1994 sau khi người tiền nhiệm John Smith qua đời vào tháng 5 năm đó. Ông trở thành thủ tướng Anh sau khi đảng Lao động thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử năm 1997, thay thủ tướng John Major và kết thúc giai đoạn 18 năm cầm quyền của đảng Bảo thủ. Cho đến nay ông là thủ tướng lâu năm nhất của đảng Lao động và là người duy nhất dẫn dắt đảng này chiến thắng ba cuộc tổng tuyển cử kề nhau. Ông từ chức vào ngày 27 tháng 6 năm 2007 và người kế nhiệm ông là Gordon Brown.
Ông từng là bạn học chung với diễn viên nổi tiếng người Anh Rowan Atkinson.
Tác phẩm
Socialism (1994)
What Price a Safe Society? (1994)
Let Us Face the Future (1995)
New Britain: My Vision of a Young Country (1997)
Leading the Way: New Vision for Local Government (1998)
The Third Way: New Politics for the New Century (1998)
Superpower: Not Superstate? (2000)
The Courage of Our Convictions (2002)
A Journey (Hành trình chính trị của tôi, 2010), tự truyện |
Khái quát thiết kế Hậu hiện đại (Postmodernism) được xem như sự tiếp tục của lối thiết kế hiện đại trong kiến trúc. So với trường phái thiết kế Hiện đại chỉ gồm những đường thẳng, trường phái Hậu hiện đại xuất hiện thêm đường tròn và đường parabol, có thể hiểu trường phái Hậu hiện đại là sự kết hợp giữa lối thiết kế Cổ điển và Hiện đại nhưng lấy lối thiết kế Hiện đại làm trọng tâm. Xuất hiện lần đầu tiên từ cuối thập niên 1950, kéo dài đến thời điểm hiện tại.
Mở đầu cuốn sách "Ngôn ngữ của kiến trúc Hậu hiện đại", tác giả Charles Jencks đã thông báo "Kiến trúc Hiện đại đã chết ở Saint Louis, Missouri ngày 15 tháng 7 năm 1972 vào hồi 15h32". Kèm theo đó là bức ảnh chụp một ngôi nhà nhiều tầng đang bị nổ tung. Đó là một trong những khối của quần thể lớn nhà ở do kiến trúc sư Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế. Cuốn sách này đã gây tiếng vang lớn trong giới kiến trúc và được tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó báo hiệu một trào lưu kiến trúc mới ra đời: Kiến trúc Hậu hiện đại.
Các nguyên lý của kiến trúc Hậu hiện đại
Theo Robert Stern, một kiến trúc sư người Mỹ, kiến trúc Hậu hiện đại được chia thành ba dạng nguyên lý sau:
Bối cảnh
Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào.
Ẩn dụ
Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang tính tượng trưng.
Trang trí
Tính chất trang trí cổ điển của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì mà kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội".
Xu hướng kiến trúc Hậu hiện đại
Xu hướng "Lịch sử"
Xu hướng quay về với cổ điển được ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố.
Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt"
Ở xu hướng này có hai cách sau:
Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ.
Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ.
Ví dụ cho xu hướng này là đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế vào năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ. Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật Bản Mozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã dùng phong cách nhại lại cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghiêm túc.
Xu hướng "Tân bản xứ"
Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố:
Mái dốc,
Có chi tiết nào đó dạng vuông vức,
Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch.
Công trình tiêu biểu cho xu hướng này là Trung tâm Hillingdon Civic, xây trong khoảng 1974-1977.
Xu hướng "Thích hợp"
Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị.
Một công trình điển hình cho xu hướng này là quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư Pháp Ralf Erskine làm năm 1974.
Xu hướng "Ẩn dụ và trừu tượng"
Kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng thì biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh con người, động vật và thực vật. Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới v.v... Ngôi nhà Daisy House xây dựng trong thời gian 1976-1977 ở bang Indiana, do kiến trúc sư người Mỹ Stanley Tigerman thiết kế, có mặt bằng và mặt đứng tương tự như hình ảnh một số bộ phận thân thể phụ nữ và nam giới. Kiến trúc sư người Nhật Bản Yamashita Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto.
Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"
Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau... Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Viên của Áo thuộc xu hướng này. Công trình này do kiến trúc sư Hans Hollein làm năm 1975.
Xu hướng "Chiết trung triệt để"
Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.
Những thủ pháp của kiến trúc Hậu hiện đại
Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã
Các kiến trúc sư Hậu hiện đại có các tác phẩm rất đa dạng, phong phú, nhưng Chủ nghĩa Hậu hiện đại đã làm họ gần nhau hơn, các tác phẩm của họ luôn thể hiện sự trung thành với truyền thống. Robert Venturi đã bắt chước theo ngôi đền Dori ở trong thiết kế ngôi nhà Electic House, nhại lại thức cột Ionic trong Bảo tàng Nghệ thuật Pop Art ở bang Ohio. Lối vào quảng trường Italia, ở bang Missisipi, xây dựng khoảng 1978-1979, giống Khải hoàn môn La Mã nhưng hiện đại hơn. Trong công trình này cũng có các cột Ionic mà cuốn đầu cột là thép mạ vàng, thân cột bằng các ống đèn huỳnh quang.
Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình
Trong kiến trúc này, người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của công trình.
Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ
Thủ pháp này vận dụng khi thiết kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí thường thấy. Mô típ hình bán nguyệt có chuôi ở nhà thờ Santa Maria Della Pace ở Roma do Pretroda Cortona xây dựng năm 1656-1657 đã được kiến trúc sư Isozaki Arata vận dụng làm cửa sổ trong các ngôi nhà Kj House và H. House. Còn trong ngôi nhà Sun-Tumori, kiến trúc sư Watanabe Toykazu đã làm một mái nhà có sống mái dốc ngược lên tạo một phối cảnh kỳ dị. Kiến trúc sư Aida Takefumi năm 1979 cũng làm một ngôi nhà có hai cái mái hình tam giác cân. Cái mái này lại được đỡ bằng một cột ở giữa theo truyền thống nhà ở Nhật Bản.
Thủ pháp đề cao tính trật tự
Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng những hình hình học sơ cấp, là những hình đơn giản nhất. Trong ngôi nhà Matematician House của Reichlin và Rainhardt, người ta thấy nhiều quan niệm cổ điển như: "tâm nhà", hình chữ thập của Leone Battista Alberti và Palladio, v.v... Kiến trúc sư Isozaki Arata lại sử dụng chủ yếu hình vuông và khối lập phương để diễn đạt ý tưởng cho công trình. Năm 1972-1974 ông thiết kế bảo tàng Kitakyushu và toà nhà Shu Sha, cả hai công trình đều là những hình vuông và khối lập phương hết sức đơn giản. Nhà hát nổi Teatro del Mondo ở Venezia của Aldo Rossi làm năm 1979 cũng là một công trình hết sức độc đáo.
Các kiến trúc sư Hậu hiện đại
Robert Venturi
Aldo Rossi
Léon Krier
Michael Graves
Watanabe Toyokazu
Isozaki Arata
Hans Hollein
Robert Stern
Lý Tổ Nguyên
Hình ảnh |
Nguyễn Cao Luyện (1907 – 1987) là kiến trúc sư, nhà báo, và cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt I (1996).
Tiểu sử
Ông sinh năm 1907 tại Nam Định, trong một gia đình nhà nho nghèo. Lớn lên, khi đang học Trường Thành chung Nam Định, do hăng hái hoạt động trong tổ chức học sinh yêu nước và tham gia bãi khoá trong phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh (24 tháng 3 năm 1926), nên ông bị đuổi học.
Học ngành kiến trúc
Năm 20 tuổi, ông thi đỗ vào khóa III Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Sau một năm học khoa mỹ thuật, ông chuyển sang học khoa kiến trúc, cùng học với Hoàng Như Tiếp. Năm 1933, ông đỗ đầu khóa và được gửi sang Pháp tu nghiệp một năm tại Xưởng thiết kế của Le Corbusier và Auguste Perret.
Là một kiến trúc sư bậc thầy trong sử dụng bê tông, các công trình của Auguste Perret đã để lại dấu ấn sâu sắc trong quan điểm sáng tạo của Nguyễn Cao Luyện.
Sau khi về nước, ông mở phòng kiến trúc tư ở 42 Tràng Thi – Hà Nội, đây là văn phòng kiến trúc đầu tiên của kiến trúc sư người Việt ở Việt Nam. Những công trình đầu tay của ông ở Hà Nội là như Bệnh viện 167 Phùng Hưng, Trường tư thục Thăng Long ở Ngõ Trạm, các biệt thự 77 Nguyễn Thái Học, 65 Lý Thường Kiệt (nay là Đại sứ quán Cộng hòa Cuba)... Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện còn tham gia giảng dạy ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một trong số các học trò của ông là kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát.
Cuối năm 1935, cùng kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp từ Huế ra, hai ông đã thực hiện kiểu "Nhà ánh sáng" khá giản dị, thiết kế toàn từ những vật liệu rẻ tiền, nhưng tạo nên nơi ăn chốn ở văn minh, hợp vệ sinh cho nhiều người dân nghèo ở bãi Phúc Xá, Hà Nội.
Năm 1939, hai ông cùng với kiến trúc sư Nguyễn Gia Đức thành lập Văn phòng Kiến trúc Luyện - Tiếp - Đức. Bộ ba Luyện - Tiếp - Đức chính là những người tiên phong khởi xướng ra các ý tưởng về không gian và hình dáng của kiến trúc Việt Nam, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa và kiến trúc Pháp, đồng thời khai thác nét văn hóa truyền thống của dân tộc, đã để lại hàng chục công trình có giá trị thẩm mỹ cao, ghi dấu ấn trong nền kiến trúc Việt Nam trước Cách mạng tháng 8. Những công trình đáng chú ý như toà nhà tại đường Nguyễn Thái Học (nay là trụ sở Liên hiệp Hợp tác xã Việt Nam), biệt thự số 7 Thiền Quang (nay là trụ sở Cảnh sát Hình sự PC45 Hà Nội), 215 Đội Cấn và 38 Bà Triệu (Nhà in Tạp chí Cộng sản).
Tham gia kháng chiến
Ngày 22 tháng 7 năm 1946, ông được bầu làm Ủy viên Trung ương khóa I Đảng Xã hội Việt Nam mới thành lập.
Kháng chiến bùng nổ, ông cùng Hoàng Như Tiếp đi kháng chiến ở Phúc Yên thuộc Liên khu 1, chiến khu Việt Bắc. Trong thời gian này, ông đã góp sức tập hợp các kiến trúc sư theo kháng chiến, tổ chức các phòng kiến trúc ở Liên khu 1, Liên khu 10, Liên khu 3, Liên khu 4.
Ngày 27/4 năm 1948, ông được bầu vào Ban chấp hành Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam tức Hội Kiến trúc sư Việt Nam sau này.
Tháng 4 năm 1950, ông cùng Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh được cử phụ trách Vụ Kiến trúc (ông Ninh làm Giám đốc, ông làm Phó Giám đốc) thuộc Bộ Giao thông Công chính đóng tại Đại Từ (Thái Nguyên), rồi chuyển sang Yên Bình (Tuyên Quang). Trong kháng chiến, Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện đã hào hứng đi vào sáng tác các kiểu nhà có nội dung sử dụng mới, hình thức phù hợp với thời chiến như nhà triển lãm, chòi phát thanh, trụ sở Ủy ban Kháng chiến Hành chính. Nhiều mẫu nhà được vẽ bằng mực tím trên đất sét hoặc thạch in trên giấy giang để phổ biến trong chiến khu. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu, tìm hiểu kiến trúc dân gian của các dân tộc miền núi.
Hoạt động quản lý
Sau năm 1954, ông Nguyễn Cao Luyện tiếp tục đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong Chính phủ đương thời như đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV, ủy viên thường vụ Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam và Viện trưởng Viện Kiến trúc, Bộ Kiến trúc - Thủy lợi, Thứ trưởng Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng), Ủy viên Thường vụ Ủy ban Trung ương Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam trong nhiều khóa. Ông là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và tham gia giảng dạy ở các trường đại học khác.
Ông là tác giả của các công trình Trụ sở Quốc hội ở 35 Ngô Quyền, Hội trường Ba Đình (đồng tác giả với kiến trúc sư Trần Hữu Tiềm), khu biệt thự Trung ương ở Hồ Tây và nhà triển lãm 25 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Bạch Mai, trụ sở UBND tỉnh Nghĩa Lộ, Bảo tàng Cổ vật Nam Định (1975). Ông là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng viết về lịch sử kiến trúc Việt Nam, đó là Từ những mái nhà tranh cổ truyền (1977), và Chùa Tây Phương - một công trình kiến trúc cổ độc đáo (1987). Ông nghỉ hưu năm 65 tuổi.
Ông mất ngày 10 tháng 10 năm 1987 ở Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.
Vinh danh
Với những đóng góp cho nền kiến trúc, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
Tên của ông được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đặt cho một con đường tại phường Giang Biên, quận Long Biên. Đường Nguyễn Cao Luyện nối từ đường Ngô Gia Tự, chạy xuyên qua Khu đô thị Việt Hưng, là một trong những con đường thuận tiện để đi từ Cầu Đuống ra đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5).
Tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng cũng có đường Nguyễn Cao Luyện.
Gia đình
Con trai của ông là kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện từng giữ chức chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Cháu nội của ông là kiến trúc sư Nguyễn Trí Thành |
Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh (1920-2003) là một kiến trúc sư Việt Nam thời hiện đại. Ông chính là người chịu trách nhiệm thiết kết và giám sát thi công Lễ đài Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ngoài ra, ông còn là một nhà giáo, được nhà nước Việt Nam phong hàm Giáo sư, chuyên giảng dạy về ngành xây dựng và kiến trúc.
Xuất thân
Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1920, người phủ Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (nay thuộc phường Phùng Chí Kiên, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).
Năm 1938, tốt nghiệp trung học ông thi đỗ vào Khoa Kiến trúc, Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, một trường nổi tiếng thời bấy giờ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn là sinh viên năm thứ ba, ông đã thiết kế và hướng dẫn xây dựng nhiều công trình nhà ở, biệt thự tại các phố Nguyễn Du, Cao Đạt (Hà Nội), ở Nam Định, Đình Bảng (Bắc Ninh)... Các công trình của ông, cùng các cộng sự như Nguyễn Gia Đức đã thể hiện rõ phong cách kiến trúc Á Đông và văn hóa Việt.
Hoạt động cách mạng
Cũng trong thời gian theo học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã có những tiếp xúc với các nhà hoạt động cách mạng như Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Trần Đình Long... và chịu ảnh hưởng của họ về đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 1941, ông tham gia viết bài trên báo Sinh viên, phê phán quan điểm nghệ thuật tư sản của một số văn nghệ sĩ đương thời và bày tỏ quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh, vì nền văn hóa dân tộc, cổ động sinh viên trí thức trở về với bản sắc truyền thống.
Năm 1943, sau khi tốt nghiệp, trở thành kiến trúc sư, ông chính thức tham gia Việt Minh và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn hóa cứu quốc. Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia lập chính quyền cách mạng tại thành phố Nam Định. Ngày 1 tháng 9 năm 1945, ông trực tiếp thiết kế và chỉ đạo lắp đặt Lễ đài Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Công trình này được hoàn chỉnh trong vòng 1 ngày. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương cũng vào tháng 10 cùng năm.
Cây đại thụ của ngành kiến trúc miền Bắc
Sau khi Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông cùng các cộng sự lên Chiến khu Việt Bắc, tham gia công tác xây dựng cơ bản để biến Việt Bắc trở thành thủ đô kháng chiến. Năm 1947, ông cùng với các kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Trần Hữu Tiềm, Hoàng Như Tiếp, tham gia thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay.
Năm 1951, ông được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử đi học tại Liên Xô. Năm 1955, ông về nước và làm việc tại Bộ Kiến trúc, trực tiếp chủ trì lập đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Tiểu khu nhà ở Kim Liên do ông thiết kế, lần đầu được xây dựng tại thủ đô, có thể coi là cái mốc khởi đầu trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng nhà ở của ngành xây dựng Việt Nam.
Năm 1961, ông được cử làm Trưởng đoàn chuyên gia Việt Nam sang giúp Chính phủ Lào thiết kế, quy hoạch và chỉ đạo xây dựng thành phố Khăng Khay (nay thuộc tỉnh Xiêng Khoảng).
Sau khi về nước, ông tiếp tục đảm nhiệm những chức vụ quan trọng của ngành kiến trúc và xây dựng như Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Vụ trưởng Quy hoạch đô thị - nông thôn, Cố vấn Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước. Ông còn là Ủy viên thường vụ, Bí thư Đảng đoàn Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc và tham gia giảng dạy tại các trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng. Ông cũng đã tham gia chỉ đạo thiết kế nhiều công trình lớn tiêu biểu như Quy hoạch Khu trung tâm Hà Nội, Trụ sở Quốc hội và có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận kiến trúc như tính dân tộc trong kiến trúc, về thiết kế và quản lý đô thị nông thôn.
Ông cũng tham gia giảng dạy tại các trường đại học. Năm 1984, ông được Nhà nước Việt Nam phong hàm Giáo sư.
Là một trong số ít các tác giả đi sâu nghiên cứu về lịch sử kiến trúc Việt Nam, ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm về lý luận kiến trúc Việt Nam, đặc biệt là tác phẩm Lịch sử kiến trúc Việt Nam, được giới khoa học xã hội và kiến trúc đánh giá cao, là cuốn sách gối đầu giường của sinh viên các trường kiến trúc. Với tác phẩm này, ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Ông mất vào ngày 6/6/2003 tại Hà Nội, không lâu sau sinh nhật 83 tuổi.
Hiện nay, tên của ông được đặt cho một tuyến phố ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội, nằm trong khu đô thị Việt Hưng.
Gia đình
Chú thích |
Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 1997) là một luật sư, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Năm 23 tuổi (1932) ông đỗ liên tiếp hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, được khen ngợi là một tài năng hiếm có.
Thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội, nhưng quê quán ông lại là làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà nội. Cha ông là Nguyễn Căn Cát, công chức.
Đi học, đỗ hai bằng Tiến sĩ ở Pháp
Ông học tiếng Pháp từ nhỏ, trước học trường Paul Bert, sau học Trường Albert Sarraut, Hà Nội.
Năm 1926, ông đỗ Tú tài triết học (16 tuổi), hạng ưu, được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Trường đại học Tổng hợp Montpellier (1927). Năm 1929, ông đỗ Cử nhân văn chương, và năm sau đỗ Cử nhân Luật (1930).
Tiếp theo, ông dự định thi tuyển Thạc sĩ (concours d'Agrégé) để dạy học, nhưng vì quốc tịch Việt Nam nên không được thi. Sau đó, ông sửa soạn làm luận án Tiến sĩ quốc gia (doctorat d'état). Trong thời gian làm luận án, ông thực tập luật sư tại toà Phúc thẩm Montpellier.
Tháng 5 năm 1932, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, với luận án chính: L'Individu dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ) và luận án bổ túc: Essai de synthèse sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê). Tháng 6 năm 1932, ông bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d'Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc: L'Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières.
Ca ngợi thành tựu kiệt xuất này, ngày 29 tháng 5 năm 1932, nhật báo Le petit Meridional xuất bản ở thành phố Montpellier đã đăng bài diễn văn của Chủ tịch Hội đồng giám khảo trường Đại học của thành phố, nhận xét về luận án của một nghiên cứu sinh Việt Nam, trong đó có câu mang tính ngoại lệ: "Luận văn của Ngài quả là một tác phẩm pháp lý, hơn nữa còn là một tác phẩm pháp lý và văn học. Nền tảng của tác phẩm thật là vững vàng và không hề có một lời chỉ trích nào. Cả hình thức cũng thật xán lạn... Công trình nghiên cứu của Ngài thực sự là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh"....
Sau này, trong Từ điển văn học (bộ mới), GS. Nguyễn Huệ Chi cũng đã viết rằng: "Việc ông đỗ hai bằng Tiến sĩ trong cùng một năm được báo chí Pháp lúc bấy giờ rất ca ngợi, vì ngay đến người Pháp kể từ khi có học vị này cũng chưa một ai mới ở tuổi 23 đã giật được "lưỡng khoa Tiến sĩ".
Tháng 9 năm 1932, ông về nước nhưng không nhận một chức vụ gì của chính quyền thuộc địa, vì vậy nên họ tìm cách gây khó khăn cho ông.
Ở nhà được khoảng ba tháng, ông trở lại Pháp. Mấy năm sau đó, ông đi du lịch và nghiên cứu các nước châu Âu: Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,...Trong khoảng thời gian này ông viết được bốn cuốn sách bằng tiếng Pháp.
Về nước, hoạt động
Từ 1936 đến 1954
Năm 1936, về nước, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn chương Pháp ở trường Bảo hộ (Lycée du Prétectorat, tức trường Bưởi, sau này là Chu Văn An) và trường Cao đẳng Công Chánh ((École Supérieure des Travaux Publics). Theo lời ông kể thì đây "là quãng một thời gian hạnh phúc của đời tôi". Ngoài ra, theo Thụy Khuê, trong khoảng thời gian này, ông học thêm chữ nho và văn chương cổ điển Việt, tham gia phác họa cuốn Việt Nam Văn Phạm (với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim), hợp tác làm Việt Nam tự điển (với nhóm Khai Trí Tiến Đức), và còn làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội.
Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Trường Đại học Văn Khoa được thành lập, ông được cử dạy Khoa Văn chương Phương Tây.
Tháng 4 năm 1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt. Kết thúc Hội nghị, trở lại Hà Nội, bỗng râm ran tin đồn là ông "phản bội". Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể:
"Sau Hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: "Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc". Hoàng Xuân Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt."
Năm 1946, ông đang biện hộ cho thân chủ ở Hải Phòng thì toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Sau đó, ông lên Việt khu Việt Bắc, rồi vào Liên khu III và IV, được cử làm Luật sư tại các Tòa án quân sự, Tòa án đại hình và là thành viên Ban Giám đốc Trường dự bị đại học.
Năm 1951 ông tham gia Đảng Xã hội Việt Nam.
Năm 1952, ông được cử đi dự Hội nghị bảo vệ Hòa Bình châu Á – Thái Bình Dương ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Ba tháng sau đi dự Đại hội Hòa Bình Thế giới ở Vienne (Áo).
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, ông về lại Hà Nội, tiếp quản trường Đại học Luật và Đại học Sư phạm, rồi được cử làm Giám đốc Đại học Luật, Phó Giám đốc Đại học Sư Phạm, và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Luật sư Hà Nội. Cũng trong khoảng thời gian này, ông được phong Giáo sư, và tham gia giảng dạy tại các Trường đại học Văn khoa, Sư phạm, Tổng hợp Hà Nội....
Từ 1954 đến khi mất
Vào những năm 1953-1956, miền Bắc Việt Nam tiến hành Cải cách ruộng đất. Theo ông, kể từ "1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi". Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể:
"Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự."Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn (của Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm). Tôi như thành một người "phạm pháp quả tang", bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn Lý luận giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được"....
Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, ông được chuyển sang làm chuyên viên nghiên cứu văn học nước ngoài tại Viện nghiên cứu phương pháp và chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục, và là cộng tác viên của nhà xuất bản Giáo dục.
Năm 1989, ông được phép sang Pháp, và lưu lại ở đó 4 tháng. Tại đây, ông cho xuất bản cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp Un Excommunié (Một người bị rút phép thông công) viết về những điều trải nghiệm trong những năm ông đã sống và viết kể từ sau 1945 .
Ngày 13 tháng 6 năm 1997, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường qua đời vì tuổi già tại nhà số 34 phố Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thọ 88 tuổi.
Quan điểm
Trong hồi ký của mình “Kẻ bị mất phép thông công” xuất bản tại Pháp năm 1992, Nguyễn Mạnh Tường đã viết về giai đoạn ông tham gia chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh sau năm 1954:
Tác phẩm
Theo thống kê chưa đầy đủ, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã để lại một số tác phẩm sau:
Tiếng Pháp
Trừ bản dịch Orestia'', số còn lại đều do ông soạn (4 tác phẩm đầu là Luận án Tiến sĩ):
L'Individu dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội Việt Nam thời cổ). Essai de synthèse sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê).
Essai sur la valeur dramatique du théâtre d'Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset).
L'Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong văn chương Pháp, tác phẩm của Jules Boissières).
Sourires et larmes d'une jeunesse (Nụ cười và nước mắt tuổi trẻ), Revue Indochinoise, Hà Nội, 1937.
Construction de l'Orient-Pierres de France (Xây dựng Đông phương-Nền tảng Pháp), Revue Indochinoise, 1937.
Construction de l'Orient - Apprentissage de la Méditerranée (Xây dựng Đông phương-Kinh nghiệm Địa Trung Hải), Collection Tendances, Hà Nội, 1939.
Le voyage et le sentiment (Du hành và cảm xúc), kịch ba màn, Collection Tendances, Hà Nội, 1943.
Một cuộc hành trình, Minh Đức, Hà Nội, 1954.
Un princesse née dans une chaumière (Nàng công chúa sinh ra trong túp lều tranh), tiểu thuyết, 1978, chưa in.
Larmes et sourires d'une vieillesse (Nụ cười và nước mắt tuổi già), tự truyện, ba cuốn, chưa in.
Triptyque (Bức họa ba tấm), chưa in.
Un excommunié (Kẻ bị khai trừ, hay là Một người bị rút phép thông công), Quê Mẹ, Paris, 1992.
Malgré lui, malgré elle (Mặc hắn, mặc nàng), chưa in.
Partir, est ce mourir? (Đi là chết?), chưa in.
Une voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm), tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990, chưa in.
Palinodies (Phủ nhận), chưa in.
Lý luận giáo dục của châu Âu từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà nội, 1994, Nhà xuất bản Giáo dục tái bản, 1995),...
Tiếng Việt
Lý luận giáo dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ Erasme tới Rousseau (tên Pháp: Doctrines pédagogiques de l'Europe du XVI au XVIIIe siècle, d'Erasme à Rousseau), Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1994.
Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp (tên Pháp: Eschyle et la tragédie grecque), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.
Oresteia, bộ ba vở kịch cổ đại Hy Lạp (dịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997).
Virgile và anh hùng ca La tinh (tên Pháp: Virgile et l'épopée latine), Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, 1996...
Gia đình
Năm 1937, luật sư Nguyễn Mạnh Tường kết hôn với bà Tống Lệ Dung, và sau đó có ba con (một trai, hai gái): Nguyễn Tường Hưng, Nguyễn Dung Nghi và Nguyễn Dung Trang.
Chú thích |
Trường phái kiến trúc được hình thành dựa trên sự phân loại về công trình kiến trúc bằng các đặc điểm hình thái học ở hình thức, kĩ thuật xây dựng, vật liệu sử dụng trong lịch sử kiến trúc.
Các trường phái hoặc khuynh hướng kiến trúc trong lịch sử |
Archigram là một nhóm các kiến trúc sư tiên phong trong thập niên 1960, đóng trụ sở tại London và cũng là tên của tờ báo mà nhóm xuất bản. Chữ Archigram xuất phát từ 2 chữ Architecture (kiến trúc) và Telegram (điện báo) Đây là một nhóm các kiến trúc sư theo chủ nghĩa tương lai, và ủng hộ tiêu thụ, với các bản vẽ được gợi cảm hứng từ kĩ thuật và văn hóa đại chúng (Pop-culture) với tham vọng tạo ra một hình ảnh về xã hội mới. Tuy nhiên các đồ án của họ chỉ dừng lại ở mức các đề xuất lý thuyết. Phong cách kiến trúc của nhóm chịu ảnh hưởng của Antonio Sant'Elia; Buckminster Fuller cũng là người có dấu ấn quan trọng cho nhóm.
Các thành viên trụ cột của nhóm gồm có Peter Cook, Warren Chalk, Ron Herron, Dennis Crompton, Michael Webb và David Greene.
Tuyên ngôn của nhóm được David Greene chấp bút năm 1961 có đoạn:
"Một thế hệ mới của kiến trúc phải khởi phát từ hình thức và không gian những yếu tố sẽ lật đổ những quy tắc giáo điều của chủ nghĩa Hiện đại, mặc dù vẫn lưu giữ những quy tắc đó. Chúng tôi đã chọn cách vượt qua những hình ảnh cũ nát của Bauhaus, một sự châm chọc của những người theo chủ nghĩa công năng. Bạn có thể dát mỏng thép, với bất kì chiều dài nào, bạn có thể thổi một quả bóng bay, với bất kì kích cỡ nào. Bạn có thể đúc tạo hình, bất kì hình dạng nào" và gọi đó là "thông điệp của sự giao tiếp trừu tượng"
Xuất bản lần đầu năm 1961 trên báo khổ to với loại giấy rẻ tiền nhất, kín đặc các vần thơ của Greene, các bản vẽ về các đồ án của Cook, Michael ‘Spider’ Webb và bạn bè, các thành viên của nhóm thể hiện sự thất vọng của mình trước sự bảo thủ về tri thức của kiến trúc Anh lúc bấy giờ. Đó là một thời điểm sôi động trong lịch sử thế kỉ 20 với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội. Từ việc nhà du hành vũ trụ Liên Xô là Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ cho đến việc Mỹ phóng thành công vệ tinh dự báo thời tiết ở mũi Canaveral: từ việc phát minh ra máy photocopy, việc sử dụng tia laze trong kỹ thuật đến phát minh ra thuốc tránh thai hoặc ám ảnh về một cuộc đại chiến thế giới lần 3 giữa hai ý thức hệ chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư bản trong chiến tranh lạnh... một giai đoạn đầy sôi động của xã hội loài người. Tuy nhiên, nền kiến trúc Anh, với phong cách ngạo nghễ và lạnh lùng vốn dĩ, lại đứng ngoài cuộc chơi.
Các mốc thời gian
1961 - Peter Cooke, David Greene và Michael Webb ra mắt tờ Archigram coi đó như một phương tiện "giao tiếp tức thời"
1962 - Họ mời các kiến trúc sư có chung ý tưởng tham dự số báo thứ 2, trong số đó có Warren Chalk, Dennis Crompton và Ron Herron, cả ba cùng làm việc ở Hội đồng thành phố London.
1963 - Nhóm được mời tham dự tổ chức triển lãm "Thành phố Sống" (Living City) ở Học viện nghệ thuật đương đại (Institute of Contemporary Arts) London
1964 - Đồ án "Thành phố Sống" được xuất bản trên số thứ ba của tạp chí Archigram, đồ án Thành phố Cài cắm (Plug-in-City) của Peter Cook trong số thứ 4, và đồ án Thành phố Đi bộ (Walking City) của Ron Herron trong số thứ 5.
1965 - Peter Cook phát triển phương án Đại học Cài-cắm (Plugin University) như một phần mở rộng của Thành phố Cài cắm. Đồng thời nhóm thí nghiệm phương án "Vỏ nhộng cho quá trình sống" của Ron Herron và "Nhà đệm" của Warren Chalk.
1966 - David Greene thiết kế "Bầu sống" (the Living Pod) cho Vỏ nhộng và phương án "Nền tảng nhà bếp di cộng" (the Cushicle mobile environment) của Michael Webb.
1967 - Tờ Tin tức hàng ngày (The Daily Telegraph) mời Archigram tham dự cuộc thi "Nhà ở cho những năm 1990" sẽ được trưng bày ở Harrods. Đồ án bao gồm tường, sàn và trần di động, và các đồ gia dụng như bàn ghế giường bơm hơi. Michael Webb thiết kế bộ đồ án "Nhà có thể mặc"(the Suitaloon wearable ‘house’).
1968 - Đồ án "Thành phố trong Khoảnh khắc" (The Instant City) được quỹ Gaham, thành phố Chicago tài trợ, phát triển thành ý tưởng khí cầu "thành phố Du lịch" (travelling city airship) cho các nguồn giáo dục và giải trí của một đô thị lớn.
1969 - Archigram chiến thắng trong cuộc thi thiết kế trung tâm giải trí ở Monte-Carlo và mở một xưởng thực hành.
1972 - Dennis Crompton và Ron Herron thiết kế bể bơi cho ca sĩ Rod Stewart và một sân chơi cho trẻ em ở Milton Keynes.
1973 - Crompton and Herron thiết kế triển lãm "Malaysia trong khoảnh khắc" ở Học viện Cộng đồng thịnh vượng chung (Commonwealth Institute), London.
1974 - Văn phòng Archigram đóng cửa
Các đồ án điển hình
Thành phố Sống (Living City)
Đồ án Thành phố Cài cắm (Plug-in-City)
Đây là một đồ án siêu cấu trúc không bao gồm một công trình nào cả mà đó là một hệ khung để chèn các căn hộ hoặc các bộ phận được tiêu chuẩn hóa. Hệ giao thông hoàn toàn được xử lý bằng các thang máy nối giữa các nút. Đây được xem như một bộ máy mà con người là các "nguyên liệu thô" được xử lý.
Đồ án Thành phố Đi bộ (Walking-City) |
Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky (tiếng Nga: Михаи́л Никола́евич Тухаче́вский) (16 tháng 2, 1893 – 12 tháng 6, 1937) là một chỉ huy Hồng quân, Tổng Tham mưu trưởng Hồng quân giai đoạn 1925-1928, Nguyên soái Liên Xô từ năm 1935. Ông có công lớn trong việc chuyển đổi Hồng quân từ một đội quân bán chính quy sau cuộc Nội chiến Nga thành một quân đội hiện đại ở thời gian giữa thập kỷ 1930.
Là một nhà lý luận quân sự, Tukhachevsky đã đưa ra lập luận biện chứng Vũ khí mới quyết định hình thức mới của chiến tranh làm cơ sở tiên đoán bức tranh chiến trường, từ đó khai sinh học thuyết quân sự "Tác chiến chiều sâu" và giới thiệu khái niệm nghệ thuật chiến dịch bắc cầu giữa hai cấp độ chiến lược và chiến thuật. Qua thực tiễn ứng dụng trong chiến tranh ở các quân đội lớn trên thế giới, khái niệm này đã được xem là một đóng góp quan trọng cho nền khoa học quân sự hiện đại.
Trong cuộc Đại thanh trừng trong nội bộ Hồng quân do Stalin đứng đầu thời kỳ 1937-1941, ông là một trong những phạm nhân có chức vụ cao nhất. Năm 1957, sau cái chết của Stalin, vụ án của ông được lật lại điều tra và được kết luận là không đủ chứng cứ buộc tội. Tukhachevsky được phục hồi danh dự.
Xuất thân và bắt đầu binh nghiệp
Xuất thân và giáo dục
Mikhail Nikolayevich Tukhachevsky sinh ngày 16 tháng 2 năm 1893 tại điền trang Alexandrovskoye nay thuộc tỉnh Smolensk trong một gia đình quý tộc gồm 9 chị em. Bà nội của ông vốn lớn lên trong nền giáo dục Pháp đảm nhận việc dạy dỗ các cháu, nên các chị em ông lớn lên đều nói hai thứ tiếng. Từ lúc nhỏ, ngoài năng khiếu văn học và âm nhạc, Tukhachevsky còn đam mê lịch sử quân sự và chịu ảnh hưởng của Napoléon Bonaparte. Do ảnh hưởng này, nên ở trường Tukhachevsky được nhận xét là "người thích tự do, dám coi thường Đức Chúa", mặc dù luôn xuất sắc trong các môn thể thao.
Năm 1909, gia đình ông dời đến Moskva và hai năm sau Tukhachevsky đã tốt nghiệp trung học hạng ưu ở đây. Do gia đình không đủ tiền chu cấp cho việc học đại học, nên ông lựa chọn binh nghiệp ở Trường Thiếu sinh quân Moskva số 1. Năm 1912, với giấy chứng nhận Thiếu sinh quân, ông được nhận vào Trường Võ bị Aleksandrovskoye vốn dành cho con em quý tộc. Trong thời gian học ở đây, một thầy dạy gần gũi của ông, vốn là một cựu binh của chiến tranh Nga - Nhật, đã gieo vào ông tình cảm tổn thương của Quân đội Nga thất trận. Đây là một động lực quan trọng khiến ông đạt kết quả tốt nghiệp xuất sắc nhất trong lịch sử của trường 2 năm sau.
Bắt đầu binh nghiệp
Với kết quả đó, Tukhachevsky lựa chọn gia nhập Trung đoàn Cận vệ Semyenovsky, vốn là một đơn vị danh dự của Sa hoàng. Hai tuần sau, trung đoàn của ông được đưa đến mặt trận Đông Phổ. Chỉ trong thời gian vài tháng ở mặt trận, ông đã được thưởng huân chương 8 lần, trong đó có cả những huân chương danh giá như Huân chương Thánh Vladimir, Huân chương Thánh Anne và Huân chương Thánh Stanislaus. Ở một trận đánh vào tháng 2 năm 1915, ông bị thương và trở thành tù binh của Quân đội Đức. Sau 5 lần vượt ngục bất thành, ông bị coi là tù binh "ngoan cố", bị chuyển đến một trại giam ở pháo đài Ingolstadt. Ông kể lại với bạn bè về thời gian này rằng khi đọc được tin Cách mạng (dân chủ tư sản) đến và Quân đội sụp đổ qua báo Đức, tôi đã vào toilet, xé nhỏ tờ báo và khóc..... Một người bạn của ông cũng thuật lại suy nghĩ của ông lúc đó "nếu Lenin có thể cứu nước Nga... phá vỡ định kiến cũ, biến nước Nga thành một nước tự do, hùng mạnh, thì tôi chọn Lenin".
Khoảng tháng 10 năm 1917, M. N. Tukhachevsky trở lại Nga. Tuy nhiên, lúc này thì không còn Quân đội Đế quốc Nga để ông phục vụ nữa.
Nhà chỉ huy Hồng quân
Giai đoạn Nội chiến
Sau khoảng nửa năm ở nhà, ông tìm gặp Trotsky lúc này là Dân uỷ Quốc phòng và quyết định gia nhập Đảng Bolshevik. Ngay trong thời gian đầu tham gia Nội chiến, ông đã thể hiện năng lực tổ chức khi hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ Moskva. Không lâu sau đó, khi được tín nhiệm cử đến Phương diện quân Đông đang thất bại trước quân Bạch vệ của Đô đốc Aleksandr Kolchak, ông đã gom các nhóm tàn quân lại thành Tập đoàn quân Cách mạng số 1 và ổn định mặt trận, từ đó, ông được cử nắm Tập đoàn quân số 5 - một đơn vị mạnh dưới quyền của Mikhail V. Frunze - một chỉ huy được kính trọng của Hồng quân.
Trong thời gian chưa đầy 1 năm ở cấp Tư lệnh Tập đoàn quân, ông đã được gọi là "Bornapate Đỏ" khi các cuộc tấn công của ông luôn mang ý đồ đe doạ thọc sườn uy hiếp bao vây đối phương, được chỉ huy với phong cách "dứt khoát và nhanh nhạy trong hành động, chính xác trong lựa chọn hướng tấn công, khôn khéo trong điều chuyển và tập trung quân chiếm ưu thế ở hướng chính". Tháng 8 năm 1919, sau những chiến dịch thành công ở Siberia, ông được trao Huân chương Cờ đỏ - Huân chương cao nhất của Hồng quân lúc đó.
Tháng 2 năm 1920, Tukhachevsky được bổ nhiệm Tư lệnh Phương diện quân Kavkaz chống lại quân đội của tướng Anton Denikin. Ở đây, ông phát triển chiến thuật sử dụng lực lượng xung kích mở cửa đột phá để tung kỵ binh qua cửa mở phát huy chiến quả. Với những chiến dịch táo bạo mà được biết đến nhiều nhất là Kuban-Novorossiisk, ông đã đánh bại đội quân tình nguyện của Denikin, giải phóng khu vực Bắc Kavkaz.
Giai đoạn chiến tranh Nga - Ba Lan
Nhờ thành tích ở cuộc Nội chiến, vào tháng 5 năm 1920 Tukhachevsky được tín nhiệm đề bạt làm Tư lệnh Phương diện quân Tây ở hướng chiến lược chống lại Quân đội Ba Lan. Lúc này, Quân đội Ba Lan dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Józef Piłsudski đang nắm một phần lớn Byelorussia ở phía Bắc và đã chiếm được Kiev - thủ đô của Ukraina ở phía Nam. Cuối tháng 5, Phương diện quân Tây của Tukhachevsky và Phương diện quân Tây Nam phản công chặn đứng đà tiến của Quân đội Ba Lan và chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công.
Đầu tháng 7, Tukhachevsky tung ra cuộc tấn công theo cách đặc trưng của mình: Một cánh quân kỵ binh vòng phía Bắc sát biên giới Latvia, qua Đông Phổ cắt vào sườn đối phương, còn các Tập đoàn quân bộ binh tập trung vào chính diện dọc trục Smolensk–Brest-Litov. Chiến dịch mở màn thành công khi Quân đội Ba Lan sụp đổ và bị bức rút trên toàn mặt trận. Với kết quả vượt mong đợi, Tukhachevsky thúc quân vượt sông Wisla phát huy chiến quả bất chấp lực lượng mỏi mệt và đường hậu cần đã bị kéo căng.
Để thực hiện cuộc tấn công vào Warszawa, Tukhachevsky yêu cầu Phương diện quân Tây Nam tấn công Lublin để che sườn trái cho Phương diện quân Tây, rồi phát triển đến Nam Warszawa hợp vây với Phương diện quân Tây từ phía Bắc thành phố. Lev Kamenev, Chủ tịch Hội đồng Quân uỷ - chấp thuận, ra lệnh điều chuyển Tập đoàn quân Kỵ binh số 1 của Budyonny sang cho Phương diện quân Tây. Tuy nhiên, với sự đồng ý của Stalin - lúc này là Chính uỷ của Phương diện quân Tây Nam, Budyonny kháng lệnh, tiếp tục tiến đánh L'vov.
Ngày 14 tháng 8, Józef Piłsudski tung ra cuộc phản công: cánh phía Bắc từ pháo đài Modlin, cánh chủ công phía Nam Warszawa đi vào kẽ hở giữa 2 PQD Hồng quân hướng lên phía Bắc thọc vào sườn trái của Phương diện quân Tây. Chỉ sau 3 ngày, Quân đội Ba Lan đã hợp vây thành công, tiêu diệt chủ lực của PQD Tây trước khi Tukhachevsky kịp lui quân.
Chiến dịch thất bại này đã trở thành một cột mốc đặc biệt trong cuộc đời của Tukhachevky: nó vừa được rút tỉa để khởi đầu cho những tư tưởng mới về chiến tranh của ông, lại vừa là nguồn gốc của những mâu thuẫn có quan hệ đến cái chết của ông về sau.
Trấn áp các cuộc nổi dậy
Trong năm 1921, Phương diện quân Tây của Tukhachevsky tiếp tục được giao nhiệm vụ trấn áp các cuộc nổi dậy, mà trong đó nổi bật là cuộc binh biến Kronstadt vào tháng 3 và cuộc nổi dậy của nông dân Tambov vào tháng 5.
Điểm chung trong cả hai cuộc trấn áp này là những biện pháp không khoan nhượng để chống lại các thủy thủ, công nhân và nông dân. Đặc biệt, ở cuộc trấn áp Tambov, Quân lệnh ngày 12 tháng 6 năm 1921 do Tukhachevsky và V. Antonov-Ovseenko ký có đoạn:
Nhà lý luận quân sự và cải cách quân đội
Cá tính và khả năng gây ảnh hưởng
Tukhachevky là một người lịch lãm. Ông thích nhạc Beethoven, sành rượu vang, chơi đàn và biết làm đàn violin. Trong số các văn nghệ sĩ, ông giao du thân mật với nhạc sĩ Dmitri Shostakovich và nhà văn Boris L. Pasternak, người được đề nghị trao giải thưởng Nobel Văn học 1958. Tuy nhiên, con người nghệ sĩ của ông thường được coi là mâu thuẫn với con người nghề nghiệp, khi ông sử dụng hơi độc để trấn áp cuộc nổi dậy Tambov, hay khi ông tấn công lý luận của A. Svechin khi ông này đang ở trong trại cưỡng bức lao động.
Tác giả Shimon Naveh viết rằng một số đồng nghiệp mô tả ông là "một trí thức có sức lôi cuốn, có khiếu thẩm mỹ và nhạy cảm, một người có một đầu óc thông tuệ và sáng tạo, đam mê văn minh phương Tây", trong khi vài người khác nói về ông như là "một hoàng tử bóng tối chịu ảnh hưởng của Bonaparte, chống Chúa, bài Do Thái, cảm tình Quốc xã, lạnh lùng, một người Cộng sản thực dụng, một chiến binh Mông Cổ lãng mạn hiện thân của Thành Cát Tư Hãn". Cách nhìn này cũng được tác giả Richard Simpkin khẳng định "có người coi ông là một người thông minh theo chủ nghĩa lý tưởng, đạo đức tới mức nguyên tắc, nhưng cũng có người coi ông là một kẻ cơ hội, nhiều tham vọng, biết cách khôn khéo khai thác ý tưởng, con người lẫn sự kiện".
Nhưng dù ông có được nhìn nhận mâu thuẫn thế nào đi nữa, thì có một điều được thừa nhận: cả trên khía cạnh con người lẫn tư tưởng, sức hút của ông đã khơi dậy tinh thần sáng tạo của cả một thế hệ sĩ quan - tướng lĩnh Hồng quân cùng thời.
Các tác phẩm lý luận quân sự
Năm 1921, Tukhachevky được giao nhiệm vụ Giám đốc Học viện Quân sự Bộ Tổng tham mưu, ông đã tập hợp một số tài năng quân sự vào Học viện để gây dựng bộ môn khoa học quân sự Xô Viết. Từ thời gian này trở đi, đặc biệt là lúc kế nhiệm Frunze ở chức vụ Tổng tham mưu trưởng trong giai đoạn 1925-1928, ông đã có trên 120 bài viết, tham luận và bài giảng. Trong số đó, có 12 tác phẩm thường được khảo cứu, bao gồm Chiến lược quốc gia và giai cấp (1920),Trận đánh sông Bugs (1924), Các vấn đề về chỉ huy cấp cao (1924), Các vấn đề về chiến lược đương thời (1925), Chiến thuật và chiến lược (1926), Chiến tranh với hình thức đấu tranh vũ trang (1928), Tác chiến và chiến dịch (1929), Giới thiệu ý tưởng cải cách tác chiến của J.F.C. Fuller (1931), Sự phát triển của vũ khí và hình thức tác chiến (1931), Những vấn đề mới của chiến tranh (1931-32), Sự phát triển các hình thức kiểm soát và chỉ huy mới (1934) và Điều lệ tác chiến mới của Hồng quân (1936).
Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt trong các tác phẩm của ông là lập luận về quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù: trình độ kinh tế - bản chất của chiến tranh, bản chất chiến tranh - hình thức chiến tranh, hình thức chiến tranh - trình độ kỹ thuật của vũ khí, trình độ kỹ thuật của vũ khí - chiến thuật tác chiến. Những phạm trù này bao phủ cả ba cấp độ của khoa học quân sự, từ chiến lược, nghệ thuật chiến dịch cho đến chiến thuật, đồng thời mối quan hệ biện chứng giữa chúng cho phép tiên đoán một cách thuyết phục bức tranh cụ thể của chiến trường tương lai. Dựa trên bức tranh đó, ông phát triển các ý tưởng về vai trò của công nghệ, cách tiến hành các chiến dịch bằng lực lượng hợp thành, vai trò của kiểm soát và chỉ huy và thậm chí đến kỹ năng và tinh thần của mỗi người lính.
Khai sinh "Tác chiến chiều sâu"
Với tư cách là một bức tranh chiến thuật cụ thể trong đó "sử dụng mọi hỏa lực công kích đồng thời suốt chiều sâu mặt trận để cô lập, chia cắt và làm tê liệt đối phương trước khi đột phá, thực hành vận động sâu để bao vây tiêu diệt", thì học thuyết "Tác chiến chiều sâu" xuất hiện với hình hài đầy đủ vào năm 1929 dưới ngòi bút của V. Triandafillov. Tuy nhiên, với tư cách là một hạt giống tư tưởng, thì ý tưởng "công kích từ tung thâm" thay cho "bóc vỏ từng lớp" xuất hiện lần đầu trong tác phẩm "Những vấn đề về chỉ huy cấp cao" của ông vào năm 1924. Vì thế, Tukhachevsky thường được một số tác giả gán theo cách đơn giản là tác giả chính của học thuyết, mặc dù thực tế xảy ra hơi khác.
Trong số lượng lớn các tác phẩm của mình, "Tác chiến chiều sâu" chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn hơn nhiều - Hình thức chiến tranh mới - như là một hệ quả tất yếu của sự phát triển của quy mô kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật. Chính luận điểm này của ông là khởi nguồn của "nghệ thuật chiến dịch" cũng như các chiến thuật mới. Với sức gây ảnh hưởng của ông, thì đây chính là hạt giống gieo thành một học thuyết hoàn chỉnh qua cảm hứng sáng tạo của cả một thế hệ các sĩ quan Hồng quân tài năng đương thời.
Công cuộc hiện đại hoá Hồng quân
Trong thời gian đầu sau Nội chiến, quan điểm phổ biến khi đó xem Hồng quân là quân đội của giai cấp công nông và cần duy trì dưới hình thức dân quân. Cho nên trong khoảng thời gian từ 1925 đến 1928, ở vị trí Tổng tham mưu trưởng, một mặt Tukhachevsky phải đấu tranh cho chủ trương chính quy hóa Hồng quân, một mặt phải nỗ lực vượt bậc để thực hiện công cuộc đó.
Từ góc độ một nhà lý luận, Tukhachevsky nhìn nhận rằng cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật và vũ khí, cuộc chiến tranh tương lai sẽ có bản chất và hình thức khác trước. Với xu thế tất yếu lúc bấy giờ, ông cho rằng Hồng quân không thể chỉ dừng lại ở chính quy hóa, mà còn phải được cơ giới hóa.
Ở thời kỳ trước năm 1930, quan điểm này của ông bị các tướng kỵ binh cũ như Voroshilov và Budyonny phản đối, phần nào là nguyên nhân khiến đề xuất tái vũ trang Hồng quân ở quy mô lớn của ông bị bác bỏ vào năm 1928, bản thân ông bị huyền chức Tổng tham mưu trưởng sau đó. Nhưng ông không bị thụ động hoá: Ở vị trí Tư lệnh Quân khu Leningrad, ông tiếp tục tổ chức các đơn vị nhảy dù, dành thời gian cho các buổi tập trận cơ giới ở trường Karzan để hoàn chỉnh chiến thuật tác chiến cho 2 binh chủng này.
Năm 1931, khi mối đe dọa đối với Liên Xô trở nên rõ ràng hơn, Stalin chấp thuận đề xuất của ông và bổ nhiệm ông vào vị trí Phó Dân ủy Quốc phòng kiêm Cục trưởng Cục Vũ khí và Trang bị. Ở vị trí này, theo lời tác giả Shimon Naveh thì "trí tưởng tượng của ông có thể được cảm thấy trong mọi ý tưởng kỹ thuật, từ phát triển cho đến sản xuất và sử dụng". Trong khoảng thời gian 1934-1935, các đơn vị cơ giới hóa của Hồng quân được trang bị các loại vũ khí và xe chiến đấu hiện đại nhất, cả về số lượng lẫn chất lượng, Không quân có các loại máy bay tiêm kích và ném bom tốt nhất, còn bộ binh hợp thành có pháo tự hành đầu tiên trên thế giới.
Những thành quả đó khiến cho ảnh hưởng của ông ngày càng lớn trong Hồng quân, còn đối với các nước Phương Tây, ông trở thành một tâm điểm chú ý đặc biệt. Uy tín đó được thừa nhận khi ông trở thành người trẻ nhất (42 tuổi) trong số 5 vị tướng đầu tiên của Hồng quân được phong hàm Nguyên soái Liên bang Xô viết vào ngày 20 tháng 11 năm 1935.
Tuy nhiên, những điều đó không giúp ông trở thành người tin cậy đối với Stalin.
Vụ án Tukhachevsky
Quan hệ với Stalin và Voroshilov
Chiến dịch Wisla 1920 luôn là đầu mối bất hoà giữa Tukhachevsky và các tướng lĩnh thuộc Phương diện quân Tây Nam. Được nhuộm màu chính trị, cho đến cuối thập kỷ 20, quan điểm quy lỗi cho Tukhachevsky dần trở thành chính thống kể cả trong giới nghiên cứu ở Học viện Frunze. Thế nhưng Tukhachevsky không chịu để uy tín cầm quân của mình bị tổn hại, khiến chủ đề Wisla lan rộng trong các cuộc tranh luận và bị diễn dịch thành nguy cơ cho uy tín cá nhân của Stalin.
Quan hệ giữa Tukhachevsky và Voroshilov không hề êm đẹp. Do Voroshilov là Chính uỷ Tập đoàn quân Kỵ binh số một trong thời gian chiến dịch Wisla, lại thiếu kiến thức căn bản về quân sự nên Tukhachevsky không hề né tránh khi vạch ra những sai sót của Voroshilov mỗi khi liên quan đến công việc. Còn về phía Voroshilov, theo lời của Zhukov là "rất ghét Tukhachevsky". Đây là lý do mà Voroshilov "không hề nhúc nhích ngón tay" khi Tukhachevsky bị bắt.
Vụ án Tukhachevsky
Lễ duyệt binh ngày 1 tháng 5 năm 1937 là lần cuối cùng Tukhachevsky xuất hiện trước quân đội. Trong cùng ngày, Tukhachevsky được thông báo là ông bị thay thế trong vai trò đại diện cho Chính phủ Liên Xô tham dự lễ tấn phong của Vua Anh George VI. Không lâu sau đó, ông bị miễn nhiệm ở vị trí Phó Dân ủy Quốc phòng và được điều tới chỉ huy Quân khu Volga. Ngày 22 tháng 5 năm 1937, ông bị bắt ở Saratov và bí mật chuyển về Moskva bằng xe tù. Ngày 2 tháng 6, trong một cuộc họp của 116 tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân, Stalin lên tiếng về vụ bắt giữ là "không nghi ngờ gì nữa, một âm mưu quân sự - chính trị do bè lũ phát - xít Đức kích động và tài trợ chống lại Nhà nước Liên Xô đã xảy ra".
Trong 3 tuần bị giam, theo các tài liệu được công bố trên tờ Pravda năm 1988, ông đã bị tra tấn, buộc phải nhận tội làm gián điệp cho Đức Quốc xã. Bản nhận tội của ông - được đăng trên cùng số báo - còn dính lấm tấm những vết máu có hình dạng bất thường, được xác minh là rơi ra từ một thân thể đang chuyển động, tức là ông đang cố gượng dậy khi bị đánh vào đầu vào thời điểm "thú tội". Bằng bản cung ép buộc đó, Tukhachevsky bị kết án tử hình cùng với 7 nhà lãnh đạo khác của Hồng quân trong phiên xử kín được biết dưới tên "Vụ án bè lũ phản cách mạng Trotskyist trong Hồng quân" vào ngày 11 tháng 6. Ông bị xử bắn ngay sau khi án được tuyên.
Sau khi ông bị tử hình, con gái ông - Svetlana, lúc đó mới 12 tuổi - bị bắt đưa về trại mồ côi dành cho con em "kẻ thù của nhân dân" và đến 17 tuổi thì bị đưa vào trại GuLag. Vợ ông lẫn người vợ đã ly hôn trước đó đều bị bắt, bị kết án đày ở Siberia và sau đó đều bị bắn. Mẹ ông và các anh chị em ông đều bị bắt đi đày rồi chết trong thời gian bị đày hoặc bị xử tử trong khoảng vài năm sau đó.
Tuy nhiên, Tukhachevsky chỉ là sự khởi đầu, vì trong 4 năm sau đó, 3/5 Nguyên soái, 14/16 Tư lệnh Tập đoàn quân, 60/87 Quân đoàn trưởng, 136/199 Sư đoàn trưởng, tổng cộng 40.000 sĩ quan Hồng quân lần lượt trở thành "kẻ thù của nhân dân" trong cuộc đại thanh trừng.
Nguyên nhân của vụ án
Trong thời gian Chiến tranh lạnh, một số nhà sử học đặt nghi vấn rằng các điệp viên Đức, dưới sự chỉ đạo của Heinrich Himmler và Reinhard Heydrich đã phát tán các tài liệu giả về mối quan hệ giữa M. N. Tukhachevsky với Bộ Tổng tham mưu Quân đội Đức Quốc xã để gieo rắc nghi ngờ ở Stalin, qua đó làm Hồng quân suy yếu. Theo giả thiết này, các tài liệu giả được chuyển cho tổng thống Tiệp Khắc Edvard Beneš, ông này tin tưởng vào giá trị của chúng và đã trao nó cho Stalin.
Tuy nhiên, các tài liệu lưu trữ được công bố sau khi Liên Xô sụp đổ cho thấy rằng chính NKVD (НКВД СССР) đã đứng đằng sau kế hoạch này khi thông qua một điệp viên của mình chuyển thông tin giả cho Reinhard Heydrich, còn Reinhard Heydrich thì chớp cơ hội bịa ra những tài liệu đáng tin cậy hơn và chuyển trở lại cho các nguồn trung gian. Cũng theo nguồn tài liệu lưu trữ này được phân tích bởi sử gia Mỹ J. Arch Getty, thì Tukhachevsky được Stalin nhận định là không thuộc nhóm "Đảng trước, Quân đội sau" như Voroshilov và Budenny, trong khi chính sách của Stalin trong nửa sau năm 1937, là "tiêu diệt bất kỳ ai nghi ngờ có biểu hiện hoặc có tiềm năng là không trung thành với nhóm Stalin". Thái độ này của Stalin cũng được sử gia Otto Preston Chaney xác nhận khi cho rằng "một số nhân chứng trong cuộc khẳng định rằng kế hoạch buộc tội Tukhachevsky do NKVD chuẩn bị và thực hiện không thể không được Stalin thông qua".
Phục hồi danh dự 20 năm sau
Trong bản hồi ký tái bản năm 1991, Zhukov viết về bản án của Tukhachevsky là "sự lãng phí to lớn nhất của quân đội chúng ta và của cả chính quyền Xô Viết". Vì thế, sau khi Stalin mất và Khrushchev lên kế nhiệm, mở đầu cho phong trào bài trừ ảnh hưởng của Stalin thì cũng là lúc Zhukov và nhiều tướng lĩnh lên tiếng đòi phục hồi cho Tukhachevsky và các nạn nhân khác.
Năm 1956, Viện Kiểm sát Quân sự Tối cao Liên Xô và Ủy ban An ninh Nhà nước trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã điều tra lại vụ án Tukhachevsky và các chỉ huy khác. Trong bản kết luận điều tra, Tổng Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Tối cao Liên Xô đã xác định: các lời khai và các bút lục tại Tòa án Tối cao Liên Xô ngày 11 tháng 6 năm 1937 đối với Tukhachevsky và các bị cáo khác trong vụ án là hoàn toàn không có cơ sở xác định hành vi phạm tội. Thông báo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô "Về việc xác minh những vụ án oan sai năm 1937 bởi các cơ quan tư pháp đối với Nikolayevich Tukhachevsky và các nhà lãnh đạo quân sự khác bị buộc tội phản quốc, khủng bố và âm mưu đảo chính quân sự", nêu rõ:
Căn cứ vào đề xuất của Viện, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã ra quyết nghị bác bỏ tội chống Đảng, phục hồi Đảng tịch cũng như mọi quyền lợi khác cho tất cả các bị cáo. Trong thập kỷ 1960-1970, các tác phẩm của ông lần lượt được tái bản, tên ông được đưa vào Bách khoa Toàn thư Xô viết ấn bản 1973. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông được nhắc đến như là một Anh hùng thời Nội chiến và nhà cải cách Hồng quân. Ở thời kỳ thập kỷ 1970 trở đi, ở mỗi thành phố lớn đều có một con đường mang tên Tukhachevsky. Ông dần được trả về một vị trí xứng đáng trong lịch sử Xô Viết.
Tuy nhiên, vị trí của ông trong sách giáo khoa của các trường quân sự trên thế giới thì không cần đến quyết định phục hồi.
Di sản và đóng góp
Đóng góp cho Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Sau khi ông bị xử tử, các tác phẩm của ông bị cấm, còn những ý tưởng tác chiến của ông và các tác giả khác trong "Tác chiến chiều sâu" bị rơi vào bóng tối. Cuộc xâm lược bất ngờ của Đức Quốc xã tháng 6/1941 đặt Hồng quân trước nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Dưới áp lực sinh tồn, Hồng quân phải tự tổ chức lại, và con đường đó không có gì khác hơn là từng bước quay trở lại với ý tưởng trước đó, mặc dù ông không hề được nhắc tên trong một văn bản chính thức nào.
Bắt đầu từ cuối năm 1942, với các lực lượng xung kích, xe tăng thiết giáp được tổ chức lại, được chỉ huy bởi lớp tướng lĩnh thấm nhuần tư tưởng của ông đã thực hiện những chiến dịch thành công, xoay chuyển tình thế chiến tranh. Bắt đầu từ trận Stalingrad, rồi trận Kursk, Bagration, Wisla-Oder, học thuyết đã đóng vai trò như một la bàn đưa Hồng quân đến chiến thắng cuối cùng ở Berlin.. Và như lời của một học giả Phương Tây, thì "vòng vây Stalingrad, đai phòng ngự Kursk hay trận mưa đạn pháo ở Berlin đều là những trang sách xé ra từ các tác phẩm của ông".
Đóng góp cho khoa học quân sự hiện đại
Suốt 200 năm, Quân đội Hoa Kỳ chiến đấu với các khái niệm "chiến thuật" và "chiến lược" đã định hình: chiến thuật để thắng một trận đánh, chiến lược để thắng cuộc chiến tranh. Thất bại trong chiến tranh Việt Nam là một cú sốc lớn với họ khi mà "Quân đội Hoa Kỳ thắng trong tất cả các trận đánh, nhưng thua cuộc chiến tranh". Với một khoảng trống lớn ở giữa "chiến thuật" và "chiến lược", sự công nhận đối với Nghệ thuật chiến dịch - với tư cách là một phương pháp gom nhóm mục tiêu của các trận đánh riêng lẻ thành từng chiến dịch và kết hợp mục tiêu của các chiến dịch vào trong mục tiêu cuối cùng - đến như là một sự tất yếu trong giai đoạn 1976-1982.
Cùng với sự công nhận giá trị của nghệ thuật chiến dịch ở giới lãnh đạo Quân đội Hoa Kỳ, thì các tác phẩm của Tukhachevsky được đào sâu nghiên cứu ở các trường quân sự của mọi quân đội lớn khác trên thế giới. Và trong thời kỳ phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ khí, thì lập luận của Tukhachevsky "vũ khí mới quyết định hình thức chiến tranh mới" trở thành một quy tắc nền tảng để phát triển các bài bản chiến thuật mới. Những đóng góp này của Tukhachevsky chính là nguyên do mà một số nhà lý luận quân sự Phương Tây coi ông là nhà lý luận quân sự nổi bật nhất của thế kỷ 20.
Chú thích
Ghi chú
Nguồn dẫn |
Cốc Ly là một chợ vùng cao ở xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Chợ Cốc Ly được họp vào mỗi thứ 3 hàng tuần. Tuy không phải là một chợ lớn nhưng Cốc Ly rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc ở phía tây Bắc Hà. Đây là nơi họp mặt, trao đổi, mua bán của người Mông Hoa, người Dao khuyển (Dao Đen) và người Nùng. Hàng hóa bày bán ở chợ là các sản vật địa phương và đồ dùng được mang từ miền xuôi lên hoặc nhập từ Trung Quốc về.
Nằm ngay cạnh cầu treo bắc qua sông Chảy, Cốc Ly còn là một điểm du lịch hấp dẫn. Du khách tới Cốc Ly sau khi thăm chợ có thế đi thuyền dọc sông, ghé thăm các bản người dân tộc hai bên bờ sông.
Hình ảnh |
Lyndon Baines Johnson hay còn gọi là LBJ (phát âm tiếng Anh: ; 27 tháng 8 năm 1908 – 22 tháng 1 năm 1973) là một chính trị gia người Mỹ. Ông là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 36, tại vị trong giai đoạn 1963–1969. Trước đó, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thống Hoa Kỳ thứ 37 trong giai đoạn 1961–1963. Ông là một trong bốn người duy nhất đắc cử bốn chức vụ liên bang: hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ, phó tổng thống, và tổng thống.
Lyndon B. Johnson là một Đảng viên Đảng Dân chủ đến từ Texas, ông đảm nhiệm chức vụ Hạ nghị sĩ từ năm 1937 đến năm 1949, đảm nhiệm chức vụ Thượng nghị sĩ từ năm 1949 đến năm 1961, trong đó có sáu năm làm lãnh tụ phe đa số trong Thượng nghị viện, hai năm làm lãnh tụ phe thiểu số trong Thượng nghị viện và hai năm làm phó lãnh tụ phe đa số trong Thượng nghị viện. Sau khi thất bại trong chiến dịch giành quyền được Đảng Dân chủ đề cử tranh cử Tổng thống năm 1960, Lyndon B. Johnson được John F. Kennedy yêu cầu làm người đồng tranh cử trong bầu cử tổng thống 1960. Sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson kế vị chức vụ tổng thống. Ông hoàn thành nhiệm kỳ của John F. Kennedy, và đại thắng trước Barry Goldwater trong bầu cử tổng thống năm 1964.
Johnson được Đảng Dân chủ hết sức ủng hộ, và trên cương vị là tổng thống, ông chịu trách nhiệm về việc phác thảo pháp chế "Đại xã hội", trong đó có các luật ủng hộ dân quyền, truyền thông công cộng, Medicare, Medicaid, bảo vệ môi trường, tài trợ cho giáo dục, tài trợ cho nghệ thuật, phát triển đô thị và nông thông, và "Đấu tranh với bần cùng" của ông. Được hỗ trợ một phần nhờ tăng trưởng kinh tế, Đấu tranh với bần cùng giúp cho hàng triệu người Mỹ vượt lên trên ngưỡng nghèo trong nhiệm kỳ tổng thống của Johnson. Johnson ký các dự luật dân quyền mà theo đó cấm chỉ kỳ thị chủng tộc, và một đạo luật trao quyền đàu phiếu đầy đủ cho công dân thuộc mọi chủng tộc. Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965 cải cách hệ thống nhập cư quốc gia và bãi bỏ mọi hạn ngạch về nguồn gốc quốc gia.
Trong khi đó, Johnson tăng cường can dự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam. Năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, Johnson có quyền sử dụng vũ lực ở mức độ bất kỳ tại Đông Nam Á mà không cần phải yêu cầu về tuyên chiến chính thức. Số nhân viên quân sự Hoa Kỳ tại Việt Namtăng vọt, từ 16.000 cố vấn trong những vai trò phi chiến đấu vào năm 1963, lên đến 550.000 với nhiều người có vai trò chiến đấu vào đầu năm 1968. Bất chấp số quân nhân Hoa Kỳ ngày càng tăng và các chiến dịch ném bom được duy trì liên tục, chiến tranh không có dấu hiệu kết thúc và công chúng bắt đầu nghi ngờ các tuyên bố lạc quan của chính phủ rằng chiến thắng đang ở gần. Bất an càng càng lớn với chiến tranh kích thích một phong trào phản chiến có cơ sở đặc biệt là tại các khu trường sở đại học tại Hoa Kỳ và ngoại quốc.
Các cuộc bạo động mùa hè bùng phát tại hầu hết các thành thị lớn tại Hoa Kỳ sau năm 1965, và tỷ lệ tội phạm tăng vọt, các đối thủ của ông gia tăng yêu cầu về những chính sách "pháp luật và trật tự". Mặc dù có được tán thành rộng khắp vào đầu nhiệm kỳ tổng thống, song sự ủng hộ cho Johnson suy giảm do công chúng phiền não với chiến tranh và bạo lực gia tăng tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ bị phân thành nhiều phe phái tranh đấu, và sau khi Johnson giành được kết quả tồi trong bầu cử sơ bộ New Hampshire 1968, ông kết thúc việc ứng cử để tái tranh cử. Johnson từ trần bốn năm sau khi rời nhiệm sở. Các sử gia cho rằng nhiệm kỳ tổng thống của Johnson đánh dấu đỉnh cao của chủ nghĩa tự do hiện đại tại Hoa Kỳ sau thời kỳ Kinh tế mới.
Thời thơ ấu
Lyndon Baines Johnson sinh ngày 27 tháng 8 năm 1908 tại Stonewall, Texas, trong một trang trại nhỏ trên sông Pedernales. Ông là người con lớn nhất trong số năm người con được sinh ra bởi Samuel Ealy Johnson Jr. và Rebekah Baines. Johnson có một em trai, Sam Houston Johnson và ba em gái, Rebekah, Josefa và Lucia. Thị trấn nhỏ gần đó của thành phố Johnson, Texas, được đặt theo tên của anh em họ của cha Johnson, James Polk Johnson, có tổ tiên đã di chuyển về phía tây từ Georgia. Johnson có tổ tiên là người Anh, người Đức và người Ulster Scots. Ông là hậu duệ của dòng dõi giáo sĩ Baptist tiên phong George Washington Baines, người đã giám sát tám nhà thờ ở Texas, cũng như những người khác ở Arkansas và Louisiana. Baines, ông ngoại của Johnson, cũng là chủ tịch của Đại học Baylor trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Ông nội của Johnson, Samuel Ealy Johnson Sr., được nuôi dưỡng như một người Baptist và trong một thời gian là thành viên của Giáo hội Kitô giáo (Disciples of Christ). Trong những năm cuối đời, ông nội trở thành Kitô hữu; cha của Johnson cũng gia nhập Giáo hội Christadelphian đến cuối đời. Sau đó, với tư cách là một chính trị gia, Johnson bị ảnh hưởng trong thái độ tích cực của ông đối với người Do Thái bởi niềm tin tôn giáo mà gia đình ông, đặc biệt là ông của Johnson, đã chia sẻ với ông. Câu Kinh Thánh yêu thích của Johnson đến từ Phiên bản King James của Ê-sai 1:18. "Hãy đến ngay bây giờ và để chúng ta cùng nhau lý luận..."
Ở trường, Johnson là một cậu học sinh vụng về, hay nói chuyện trong lớp và được bầu làm lớp trưởng khi còn học lớp 11. Ông tốt nghiệp năm 1924 tại trường trung học thành phố Johnson, nơi ông tham gia nói chuyện trước công chúng, tranh luận và chơi bóng chày. Ở tuổi 15, Johnson là thành viên trẻ nhất trong lớp. Bị áp lực bởi cha mẹ để theo học đại học, ông đăng ký vào một "trường con" của Đại học Sư phạm Tây Nam Texas (SWTSTC) vào mùa hè năm 1924, nơi học sinh từ các trường trung học không có bằng cấp có thể tham gia các khóa học lớp 12 cần thiết để được nhận vào đại học. ông rời trường chỉ vài tuần sau khi đến và quyết định chuyển đến miền nam California. Ông làm việc tại cơ sở hành nghề pháp lý của anh em họ và làm nhiều công việc lặt vặt trước khi trở về Texas, nơi ông làm việc như một người lao động ban ngày.
Năm 1926, Johnson quản lý để ghi danh tại SWTSTC (nay là Đại học bang Texas). ông đã làm việc theo cách của mình thông qua trường học, tham gia vào cuộc tranh luận và chính trị trong khuôn viên trường, và chỉnh sửa tờ báo của trường, The College Star. Những năm đại học trau chuốt thêm kỹ năng thuyết phục và tổ chức chính trị của ông. Trong chín tháng từ 1928-1929, Johnson phải dừng lại việc học của mình để dạy trẻ em Mexico-Mỹ tại trường Welhausen, khoảng 90 dặm (140 km) về phía nam của San Antonio tại La Salle County. Công việc giúp ông tiết kiệm tiền để hoàn thành việc học của mình và ông tốt nghiệp vào năm 1930. Johnson đã giảng dạy trong thời gian ngắn tại trường trung học Pearsall trước khi đảm nhiệm vị trí giáo viên nói trước công chúng tại trường trung học Sam Houston ở Houston.
Tham gia chính trị
Sau khi Richard M. Kleberg giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm 1931 để đại diện cho Texas tại Hạ viện Hoa Kỳ, ông đã bổ nhiệm Johnson làm thư ký lập pháp của mình. Johnson có được vị trí theo lời giới thiệu của chính cha mình và của Thượng nghị sĩ bang Texas Welly Hopkins, người mà Johnson đã vận động vào năm 1930. Kleberg ít quan tâm đến việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày của một Dân biểu, thay vào đó ủy thác chúng cho Johnson. Sau khi Franklin D. Roosevelt giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, Johnson trở thành người ủng hộ trung thành của Thỏa thuận mới của Roosevelt. Johnson được bầu làm diễn giả của "Đại hội nhỏ", một nhóm các trợ lý của Quốc hội, nơi ông đã đào tạo các nghị sĩ, nhà báo và nhà vận động. Bạn bè của Johnson bao gồm các trợ lý cho Tổng thống Roosevelt cũng như những người Texas như Phó Tổng thống John Nance Garner và Dân biểu Sam Rayburn.
Johnson kết hôn với Claudia Alta Taylor, còn được gọi là "Lady Bird", ở Karnack, Texas vào ngày 17 tháng 11 năm 1934, sau khi ông theo học tại Trung tâm Luật của Đại học Georgetown trong vài tháng. Đám cưới được tổ chức bởi mục sư Arthur R. McKinstry tại Nhà thờ Tân giáo St. Mark ở San Antonio. Họ có hai cô con gái, Lynda Bird, sinh năm 1944 và Luci Baines, sinh năm 1947. Johnson đặt tên cho con của mình bằng tên viết tắt LBJ dựa trên tên chú chó nuôi của ông là Little Beagle Johnson. Trong cuộc hôn nhân của mình, Lyndon Johnson đã ngoại tình với nhiều phụ nữ, đặc biệt là Alice Marsh (nhũ danh Glass), người đã giúp đỡ ông về mặt chính trị.
Năm 1935, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu Cơ quan Thanh niên Quốc gia Texas, cho phép ông sử dụng chính phủ để tạo ra cơ hội giáo dục và việc làm cho những người trẻ tuổi. Ông đã từ chức hai năm sau đó để tranh cử vào Quốc hội. Johnson, một ông chủ khét tiếng khét tiếng trong suốt sự nghiệp, thường đòi hỏi những ngày làm việc dài và làm việc vào cuối tuần. Ông được bạn bè, các chính trị gia và nhà sử học mô tả như được thúc đẩy bởi một ham muốn đặc biệt đối với quyền lực và sự kiểm soát. Như người viết tiểu sử của Johnson, Robert Caro nhận xét, "Tham vọng của Johnson là không phổ biến ở mức độ mà nó không bị ảnh hưởng bởi ngay cả những điều nhỏ nhất của ý thức hệ, về triết học, về nguyên tắc, niềm tin.
Sự nghiệp tại Hạ viện Hoa Kỳ (1937-1949)
Vào năm 1937, sau cái chết của Nghị sĩ James P. Buchanan, Johnson đã vận động thành công trong một cuộc bầu cử đặc biệt cho khu vực quốc hội thứ 10 của Texas, bao gồm Austin và các địa phương khác xung quanh. Ông phục vụ trong Hạ viện từ ngày 10 tháng 4 năm 1937 đến ngày 3 tháng 1 năm 1949. Tổng thống Franklin D. Roosevelt nhận thấy Johnson là một đồng minh đáng tin cậy, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chính trị nội bộ ở Texas (Chiến dịch Texas) và mưu mô của Phó Tổng thống John Nance Garner và Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn. Johnson ngay lập tức được bổ nhiệm vào Ủy ban Hải quân. Ông đã làm việc cho điện khí hóa nông thôn và các cải tiến khác cho hạt của mình. Johnson đã chỉ đạo các dự án đối với các nhà thầu mà cá nhân ông biết, như Herman và George Brown, người sẽ tài trợ cho phần lớn sự nghiệp trong tương lai của Johnson. Năm 1941, ông chạy đua vào đảng Dân chủ đề cử tại thượng viện trong một cuộc bầu cử đặc biệt, ông thất bại trước Thống đốc bang Texas, doanh nhân và nhân vật truyền hình W. Lee O'Daniel. O'Daniel đã nhận được 175.590 phiếu bầu (30,49 phần trăm) so với 174,279 (30,26 phần trăm) của Johnson.
Nghĩa vụ quân sự (1941-1942)
Johnson được bổ nhiệm làm Trung úy tại Khu bảo tồn Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 6 năm 1940. Trong khi làm Đại diện Hoa Kỳ, ông được cử đi làm nhiệm vụ ba ngày sau cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941. Lệnh của ông là báo cáo cho Chánh văn phòng hoạt động hải quân ở Washington, D.C. để được hướng dẫn và huấn luyện. Sau khi được huấn luyện, ông đã yêu cầu Hải quân James Forrestal giao nhiệm vụ chiến đấu. Thay vào đó, ông được cử đi kiểm tra các cơ sở đóng tàu ở Texas và Bờ Tây. Vào mùa xuân năm 1942, Tổng thống Roosevelt quyết định ông cần thông tin tốt hơn về các điều kiện ở Tây Nam Thái Bình Dương và gửi một đồng minh chính trị rất đáng tin cậy để có được nó. từ một gợi ý của Forrestal, Roosevelt đã giao Johnson cho một nhóm khảo sát gồm ba người ở Tây Nam Thái Bình Dương.
Johnson đã báo cáo với Tướng Douglas MacArthur ở Úc. Johnson và hai sĩ quan quân đội khác đã đến căn cứ của Tập đoàn Bom 22, được giao nhiệm vụ có nguy cơ cao ném bom căn cứ không quân Nhật Bản tại Lae ở New Guinea. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1942, Johnson tình nguyện làm người quan sát cho một cuộc không kích vào New Guinea của máy bay ném bom B-26. Báo cáo khác nhau về những gì đã xảy ra với máy bay chở Johnson trong nhiệm vụ đó. Người viết tiểu sử của Johnson, John Robert Caro chấp nhận tài khoản của Johnson và hỗ trợ nó với lời khai từ máy bay liên quan: máy bay đã bị tấn công, vô hiệu hóa một động cơ và nó quay trở lại trước khi tiếp cận mục tiêu, mặc dù vẫn bị hỏa hoạn. những người khác cho rằng nó quay trở lại vì sự cố máy phát điện trước khi tiếp cận mục tiêu và trước khi gặp máy bay địch và không bao giờ bị bắn cháy; điều này được hỗ trợ bởi hồ sơ chuyến bay chính thức. Các máy bay khác tiếp tục nhắm mục tiêu bị bắn gần mục tiêu vào cùng thời điểm máy bay của Johnson được ghi nhận là đã hạ cánh xuống căn cứ không quân ban đầu. MacArthur trao tặng cho Johnson Ngôi sao bạc hành động dũng cảm: thành viên duy nhất của phi hành đoàn nhận được huân chương này.
Johnson, người đã sử dụng máy quay phim để ghi lại các dữ kiện, đã báo cáo lên Roosevelt, các nhà lãnh đạo Hải quân và trước Quốc hội rằng các điều kiện đó thật đáng trách và không thể chấp nhận được: một số nhà sử học cho rằng đây là để đổi lấy khuyến nghị của MacArthur để trao giải Ngôi Sao bạc. Ông cho rằng Tây Nam Thái Bình Dương rất cần một ưu tiên cao hơn và một phần lớn hơn các nguồn cung cấp chiến tranh. Các máy bay chiến đấu được gửi tới đó, chẳng hạn, "thua kém nhiều" so với máy bay Nhật Bản; và tinh thần là xấu. ông nói với Forrestal rằng Hạm đội Thái Bình Dương có nhu cầu "quan trọng" đối với 6.800 người đàn ông có kinh nghiệm bổ sung. Johnson đã chuẩn bị một chương trình mười hai điểm để nâng cấp nỗ lực trong khu vực, nhấn mạnh "sự hợp tác và phối hợp lớn hơn trong các mệnh lệnh khác nhau và giữa các hạm đội chiến tranh khác nhau". Đại hội đã phản ứng lại bằng cách ra lệnh cho Johnson một nhiệm vụ tương tự như của Ủy ban Truman tại Thượng viện. Ông đã thăm dò sự thiếu hiệu quả "kinh doanh như bình thường" trong thời bình đã thấm vào cuộc chiến hải quân và yêu cầu các đô đốc hoàn thành công việc. Johnson đã đi quá xa khi ông đề xuất một dự luật sẽ đàn áp dự thảo miễn trừ cho công nhân đóng tàu nếu họ vắng mặt quá thường xuyên; tổ chức lao động chặn hóa đơn và tố cáo ông. Người viết tiểu sử của Johnson, Robert Dallek kết luận: "Nhiệm vụ là một sự phơi bày tạm thời với nguy hiểm được tính toán để đáp ứng mong muốn chính trị và cá nhân của Johnson, nhưng nó cũng thể hiện nỗ lực thực sự của ông ta, tuy nhiên đã đặt nhầm chỗ, để cải thiện rất nhiều người lính chiến đấu của nước Mỹ."
Ngoài Ngôi sao bạc, Johnson còn nhận được Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ, Huy chương Chiến dịch Châu Á - Thái Bình Dương và Huân chương Chiến thắng Thế chiến II. Ông được thả ra khỏi nhiệm vụ hoạt động vào ngày 17 tháng 7 năm 1942 và ở lại trong Khu bảo tồn Hải quân, sau đó được thăng chức Tư lệnh vào ngày 19 tháng 10 năm 1949 (có hiệu lực từ ngày 2 tháng 6 năm 1948). Ông đã từ chức tại Cục Dự trữ Hải quân và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 1 năm 1964.
Cuộc bầu cử năm 1948
Trong cuộc bầu cử năm 1948, Johnson một lần nữa tranh cử vào Thượng viện và giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ gây tranh cãi trước cựu thống đốc nổi tiếng Coke Stevenson. Johnson đã thu hút rất đông người đến các hội chợ với chiếc trực thăng thuê của ông có tên là "Cối xay gió thành phố Johnson". ông đã quyên góp tiền để quáng bá các thông tư chiến dịch và giành chiến thắng trước những người bảo thủ bằng cách đặt ra những nghi ngờ về sự ủng hộ của Stevenson đối với Đạo luật Taft-Hartley (kiềm chế quyền lực của liên minh). Stevenson đứng đầu trong chính nhưng thiếu đa số, vì vậy một cuộc bầu cử tranh cử đã được tổ chức; Johnson vận động mạnh mẽ hơn, trong khi những nỗ lực của Stevenson sụt giảm do thiếu vốn.
Việc kiểm phiếu được xử lý bởi Ủy ban Trung ương Nhà nước Dân chủ, mất một tuần. Johnson đã được công bố người chiến thắng với 87 phiếu trong số 988.295, một tỷ lệ cực kỳ nhỏ của chiến thắng tuy nhiên, chiến thắng của Johnson dựa trên 200 "phiếu bầu gian lận một cách rõ ràng": 608 phiếu bầu được báo cáo sáu ngày sau cuộc bầu cử từ Hộp 13 tại Hạt Jim Wells, trong một khu vực do ông trùm chính trị George Parr thống trị. Các tên được thêm vào theo thứ tự bảng chữ cái và được viết bằng cùng một cây bút và chữ viết tay, ở cuối danh sách cử tri. Một số người trong phần này của danh sách khẳng định rằng họ đã không bỏ phiếu ngày hôm đó. Thẩm phán bầu cử Luis Salas nói vào năm 1977 rằng ông đã chứng nhận 202 phiếu bầu gian lận cho Johnson. Robert Caro đã đưa ra trường hợp trong cuốn sách năm 1990 của mình rằng Johnson đã gian lận ở cuộc bầu cử ở Hạt Jim Wells, và cũng có hàng ngàn phiếu bầu gian lận ở các quận khác, bao gồm 10.000 phiếu được chuyển từ San Antonio. Ủy ban Trung ương Nhà nước Dân chủ đã bỏ phiếu xác nhận đề cử của Johnson bởi đa số mọi người (29–28), với phiếu bầu cuối cùng được thay mặt cho Johnson bởi Temple, Texas. Các hội nghị dân chủ nhà nước duy trì Johnson. Stevenson đã ra tòa, cuối cùng đưa vụ kiện của mình ra trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nhưng với sự giúp đỡ kịp thời từ bạn của ông và Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tương lai Abe Fortas, Johnson đã thắng thế dựa trên cơ sở quyền tài phán về việc đề cử một ứng cử viên, không phải là chính quyền liên bang. Johnson đã đánh bại Nghị sĩ đảng Cộng hòa Jack Porter trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 và tới Washington, được mệnh danh là "Landslide Lyndon". Johnson bác bỏ những lời chỉ trích của mình, vui vẻ nhận lấy biệt danh này.
Sự nghiệp tại Thượng viện Hoa Kỳ (1949-1961)
Khi còn ở Thượng viện, Johnson được các đồng nghiệp biết đến nhờ "sự tán tỉnh" rất thành công của các thượng nghị sĩ lớn tuổi, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Richard Russell của Đảng Dân chủ từ Georgia, lãnh đạo của liên minh Bảo thủ và được cho là người đàn ông quyền lực nhất tại Thượng viện. Johnson đã tiến hành để có được sự ủng hộ của Russell giống như cách mà ông đã "tán tỉnh" người phát ngôn Sam Rayburn và có được sự ủng hộ quan trọng của ông trong Nhà Trắng.
Johnson được bổ nhiệm vào Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện và năm 1950, ông đã giúp tạo ra Tiểu ban Điều tra Chuẩn bị. Johnson trở thành chủ tịch của nó và tiến hành điều tra về chi phí và hiệu quả quốc phòng. Các cuộc điều tra này cho thấy các cuộc điều tra cũ và yêu cầu các hành động đã được Cơ quan Truman thực hiện một phần, mặc dù có thể nói rằng các cuộc điều tra của ủy ban đã củng cố nhu cầu thay đổi. Johnson đã đạt được các chỉ tiêu và sự chú ý của quốc gia thông qua việc ông xử lý thông tin báo chí, hiệu quả mà ủy ban của ông đưa ra các báo cáo mới và thực tế là ông đảm bảo rằng mọi báo cáo đều được ủy ban nhất trí thông qua. Johnson đã tận dụng ảnh hưởng chính trị của mình tại Thượng viện để nhận giấy phép phát sóng từ Ủy ban Truyền thông Liên bang dưới tên của vợ. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1950, Johnson được chọn làm Thượng nghị sĩ trong Thượng viện vào năm 1951 dưới quyền lãnh đạo mới, Ernest McFarland ở Arizona, và phục vụ từ năm 1951 đến 1953.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1952, đảng Cộng hòa đã giành được đa số ở cả Hạ viện và Thượng viện. Trong số những người Dân chủ bị đánh bại năm đó có McFarland, người đã thua cuộc trước Barry Goldwater. Vào tháng 1 năm 1953, Johnson được các nghị sĩ Dân chủ của mình chọn làm lãnh đạo thiểu số; ông trở thành Thượng nghị sĩ cơ sở nhất từng được bầu vào vị trí này. Một trong những hành động đầu tiên của ông là loại bỏ hệ thống thâm niên trong việc bổ nhiệm các ủy ban, trong khi vẫn giữ chức chủ tịch. Trong cuộc bầu cử năm 1954, Johnson đã được bầu lại vào Thượng viện và vì đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện, sau đó trở thành lãnh đạo đa số. Cựu lãnh đạo đa số William Knowland trở thành lãnh đạo thiểu số. Nhiệm vụ của Johnson là lên lịch trình cho pháp luật và giúp thông qua các biện pháp được ủng hộ bởi đảng Dân chủ. Johnson, Rayburn và Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã phối hợp tốt với nhau trong việc thông qua chương trình nghị sự trong và ngoài nước của Eisenhower.
Trong cuộc khủng hoảng Suez, Johnson đã cố gắng ngăn chính phủ Hoa Kỳ chỉ trích cuộc xâm lược của Israel vào bán đảo Sinai. Cùng với phần còn lại của đất nước, Johnson đã kinh hoàng trước mối đe dọa trước sự thống trị của Liên Xô đối với chuyến bay vào vũ trụ ngụ ý khi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 và sử dụng ảnh hưởng của mình để đảm bảo thông qua Đạo luật Hàng không và Vũ trụ Quốc gia năm 1958, mà thành lập cơ quan vũ trụ dân sự NASA.
Các nhà sử học Caro và Dallek coi Lyndon Johnson là nhà lãnh đạo Thượng viện hiệu quả nhất trong lịch sử. Một người viết tiểu sử cho rằng ông là "người thu thập thông tin vĩ đại nhất mà Washington từng biết", khám phá chính xác nơi mọi Thượng nghị sĩ đứng trước các vấn đề, triết lý và định kiến của ông, điểm mạnh và điểm yếu của ông và những gì cần có để bỏ phiếu. Robert Baker tuyên bố rằng thỉnh thoảng Johnson sẽ gửi một số thượng nghị sĩ trong các chuyến đi của NATO để tránh những phiếu bầu không đồng tình của họ.
Là một người nghiện hút thuốc lá, Johnson bị một cơn đau tim suýt chết vào ngày 2 tháng 7 năm 1955. Ông đột ngột từ bỏ thuốc lá và chỉ có một vài ngoại lệ, đã không tiếp tục thói quen này cho đến khi ông rời khỏi Nhà Trắng vào ngày 20 tháng 1 năm 1969. Johnson tuyên bố ông sẽ vẫn là lãnh đạo đảng của ông tại Thượng viện vào đêm giao thừa năm 1955, các bác sĩ của ông báo cáo rằng ông đã "hồi phục rất nhanh chóng" kể từ khi bị đau tim năm tháng trước đó.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ (1961-1963)
Tại hội nghị Dân chủ năm 1960, Johnson để thua trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, John F. Kennedy, 809 phiếu bầu của Kennedy so với 409 phiếu bầu của Johnson. Sau đó, ông làm nhiều người ngạc nhiên cả trong và ngoài đảng khi ông chấp nhận lời mời của Kennedy làm Phó Tổng thống. Vượt qua nỗi thất vọng khi không đứng đầu cuộc bỏ phiếu, ông vận động mạnh mẽ và nhiều nhà quan sát cảm thấy rằng nếu không có sự hiện diện của ông, Kennedy không thể có phiếu đại cử tri ở các bang Texas, Louisiana và Carolina, điều cần thiết cho chiến thắng của ông trước ứng cử viên đảng Cộng hòa, Richard Nixon.
Johnson thường không thoải mái trong vai trò Phó Tổng thống. Kiến thức chính trị về Quốc hội của ông hầu như không được sử dụng, mặc dù Kennedy không thể vượt qua chương trình lập pháp của riêng mình. Mặc dù ông phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia và được bổ nhiệm làm chủ tịch của một số ủy ban quan trọng như Hội đồng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia, Hội đồng Tư vấn Quân đoàn Hòa bình và Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng của Tổng thống, Johnson coi hầu hết các nhiệm vụ của mình là công việc bận rộn, và ông đã bị thuyết phục rằng tổng thống đã phớt lờ ông. Nỗi thất vọng của ông được thể hiện bởi sự khinh bỉ rõ ràng của một số thành viên nổi tiếng trong chính quyền Kennedy. Em trai của Tổng thống, Tổng Chưởng lý Robert F. Kennedy, người sau này đánh giá LBJ là một người bỉ ổi và thô thiển từ Texas.
Tổng thống Hoa Kỳ (1963-1969)
Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963, trong một chuyến công du chính trị, Tổng thống Kennedy đã bị ám sát. Vào lúc 2:38 chiều ngày hôm đó, Johnson đã tuyên thệ nhậm chức trên máy bay của tổng thống, Air Force One, khi nó đứng trên đường băng tại Love Field, Dallas, chờ đợi đưa thi hài Kennedy trở về Washington, D.C.. Trong một buổi chiều, Johnson đã bị đẩy vào vai trò khó khăn nhất - và được đánh giá cao nhất - trong sự nghiệp chính trị lâu dài của mình. Một trong những hành động đầu tiên của tổng thống mới là chỉ định một Ủy ban điều tra vụ ám sát Kennedy và vụ bắn chết Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát được cho là đã bị giết hai ngày sau đó. Được chủ trì bởi Earl Warren, chánh án của Hoa Kỳ, Ủy ban Warren đã kết luận vào tháng 9 năm 1964 rằng không có âm mưu nào trong cái chết của Kennedy và vụ giết Lee Harvey Oswald, kẻ ám sát được cho là hai ngày sau đó. Ngay sau đó, chánh án của Hoa Kỳ, Ủy ban Warren đã kết luận vào tháng 9 năm 1964 rằng không có âm mưu nào liên quan trong cái chết của Kennedy.
Trong những ngày căng thẳng sau vụ ám sát, Johnson đã giúp làm dịu sự hiềm khích quốc gia và đảm bảo sự liên tục trong nhiệm kỳ tổng thống. Vào ngày 27 tháng 11, ông đã đề cập đến một phiên họp chung của Quốc hội và gợi lại ký ức về vị tổng thống tử vì đạo, thúc giục việc thông qua chương trình nghị sự lập pháp của Kennedy, đã bị đình trệ trong các ủy ban của Quốc hội. Ông đặt tầm quan trọng lớn nhất vào dự luật dân quyền của Kennedy, nơi trở thành tâm điểm của những nỗ lực của ông trong những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Càng không có tài liệu tưởng niệm hay điếu văn nào có thể tôn vinh một cách hùng hồn về Tổng thống Kennedy, ông nói về việc thông qua dự luật dân quyền sớm nhất có thể. Dự luật này hiệu lực hơn dự luật mà Kennedy đã đề xuất, và biện pháp cuối cùng đã được Thượng viện thông qua vào tháng 6, sau một cuộc "làm phim dài" 83 ngày của các đối thủ miền Nam.
Đạo luật Dân quyền, mà Johnson đã ký ban thành luật vào ngày 2 tháng 7 năm 1964, là đạo luật toàn diện và sâu rộng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong số các điều khoản của nó là cấm phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử ở những nơi ở công cộng, cấm phân biệt đối xử theo chủng tộc hoặc giới tính trong việc làm và tư cách thành viên công đoàn, và đảm bảo mới về quyền bầu cử bình đẳng. Luật cũng ủy quyền cho Bộ Tư pháp đưa vụ kiện chống lại hội đồng trường địa phương để chấm dứt các hành vi bị cho là phân biệt đối xử, do đó đẩy nhanh sự phân chia trường học. Tính hợp hiến của đạo luật này ngay lập tức bị thách thức nhưng được Tòa án tối cao duy trì vào năm 1964.
Cơ quan việc làm cho người thất nghiệp và chương trình Head Start cho trẻ mẫu giáo; luật dân quyền mới, chẳng hạn như Đạo luật về quyền bỏ phiếu (năm 1965), ngoài vòng pháp luật về kiểm tra xóa mù chữ và các thiết bị khác được sử dụng để ngăn người Mỹ gốc Phi bỏ phiếu; và trợ cấp y tế, cung cấp các lợi ích sức khỏe cho người già và người nghèo. Những điều khác giải quyết các vấn đề trong giáo dục, phát triển nhà ở và đô thị, giao thông, bảo tồn môi trường và nhập cư. Johnson đã xem các biện pháp này khi xây dựng và hoàn thành tầm nhìn New Deal của Franklin D. Roosevelt; với sự chấp nhận của họ, Hoa Kỳ đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia phúc lợi ở Tây Âu và Scandinavia. Tuy nhiên, hiệu quả của các chủ trương này đã sớm được tuyên bố bằng cách tăng cường sự tham gia của quân đội Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam, bắt đầu từ thời chính quyền Eisenhower và được Tổng thống Kennedy đẩy nhanh tiến độ.
Chiến tranh Việt Nam
Tổng thống Johnson tăng cường tập trung vào cố gắng của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Ông tin chắc chắn rằng chính sách Kiềm chế đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự cố gắng đáng kể trong việc chặn đứng sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Vào lúc Kennedy qua đời, có khoảng 16.000 cố vấn Hoa Kỳ ở Việt Nam. Johnson đã tăng cường số lượng đó và mở rộng vai trò của họ sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (khoảng 3 tuần sau khi Hội nghị của Đảng Cộng hòa năm 1964 đề cử Barry Goldwater tranh cử Tổng thống).
Ông đã gia tăng nỗ lực chiến tranh liên tục từ 1964 đến 1968. Số lượng tử trận của binh sĩ Hoa Kỳ cũng tăng lên. Trong hai tuần tháng 5 năm 1968, số lượng đó là 1.800 với tổng cộng thương vong là 18.000. Viện dẫn thuyết Domino ông nói: "Nếu chúng ta cho phép Việt Nam thất thủ, ngày mai chúng ta sẽ chiến đấu ở Hawaii, tuần tới ở San Francisco."
Johnson sợ rằng quá nhiều tập trung vào Việt Nam sẽ làm ông mất chú ý các chính sách Xã hội Lớn (Great Society) của ông. Nhưng sau Sự kiện Tết Mậu Thân, nhiệm kì Tổng thống của ông đã bị chiếm hết bởi Chiến tranh Việt Nam hơn lúc nào hết. Vì có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ tử trận, sự tín nhiệm của Johnson xuống dốc. Sinh viên đại học và những người khác tổ chức phản đối, đốt thẻ quân dịch và hô lên những khẩu hiệu như là, "Hey, hey, LBJ, bao nhiêu đứa trẻ đã bị ông giết trong ngày hôm nay?" Vào năm cuối của nhiệm kì, Johnson không thể đi đến bất cứ một nơi nào mà không bị phản đối.
Sau đó trong một bài diễn văn cuối tháng 3, ông chấn động cả nước khi tuyên bố sẽ không tái tranh cử: "Tôi sẽ không tìm cách, và sẽ không chấp nhận sự đề cử của Đảng tôi cho nhiệm kì Tổng thống kế tiếp", chỉ vài ngày sau khi trưng cầu dân ý cho thấy chỉ có 29% dân Mỹ ủng hộ chiến tranh. Cũng trong cái gọi là sự ngạc nhiên tháng 10, Johnson tuyên bố với nước Mỹ rằng vào ngày 31 tháng 10 năm 1968 rằng ông đã ra lệnh hoàn toàn ngừng các cuộc oanh tạc trên không, trên biển và đại pháo vào Bắc Việt Nam, hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 nếu chính quyền Hà Nội sẵn sàng thương lượng và dẫn chứng những tiến bộ trong quá trình đàm phán hòa bình ở Paris.
Johnson đã không bị loại trừ cho việc tranh cử cho nhiệm kì thứ hai dưới điều khoản của Tu chính án 22 vì ông phục vụ ít hơn 24 tháng trong nhiệm kì của Kennedy. Nếu như ông ở lại tranh cử và thắng năm 1968, ông có lẽ đã là Tổng thống phục vụ lâu nhất kể từ sau Franklin D. Roosevelt.
Qua đời
Johnson đã ghi hình một cuộc phỏng vấn trên truyền hình dài gần một tiếng với phóng viên Walter Cronkite tại trang trại của ông vào ngày 12 tháng 1 năm 1973, trong đó ông đã nói về những di sản của mình, đặc biệt là liên quan đến phong trào dân quyền. Lúc đó ông vẫn hút thuốc rất nhiều và nói với Cronkite rằng thà rằng trái tim ông "hút thuốc còn hơn là lo lắng".
Mười ngày sau, vào khoảng 3:39 chiều (giờ địa phương). Ngày 22 tháng 1 năm 1973, Johnson bị một cơn đau tim dữ dội trong phòng ngủ. Ông quản lý để gọi điện thoại cho các nhân viên Mật vụ tại trang trại, mọi người thấy ông vẫn cầm điện thoại, bất tỉnh và ngưng thở. Johnson được đưa lên một trong những chiếc máy bay riêng của mình tới San Antonio và được đưa đến Trung tâm y tế quân đội Brooke, nơi bác sĩ tim mạch và đại tá quân đội Tiến sĩ George McGranahan tuyên bố ông đã qua đời khi đến nơi, hưởng thọ 66 tuổi.
Ngay sau cái chết của Johnson, thư ký báo chí Tom Johnson đã gọi điện cho Walter Cronkite tại CBS; Cronkite đang phát sóng trực tiếp với CBS News News vào thời điểm đó, và một báo cáo về Việt Nam đã bị cắt đột ngột trong khi Cronkite vẫn đang trên đường truyền, vì vậy ông có thể phá vỡ tin tức. Cái chết của Johnson xảy ra hai ngày sau lễ nhậm chức lần thứ hai của Richard Nixon, sau 1 năm chiến thắng của Nixon trong cuộc bầu cử năm 1972. |
Nucleotide (nu-clê-ô-tit) là một hợp chất hóa học gồm có 3 phần chính: một nhóm heterocyclic, nhóm đường, và một hay nhiều nhóm phosphate. Các nucleotide phổ biến nhất là dẫn xuất của purine hoặc pyrimidine, và đường ở dạng pentose (đường chứa 5 cacbon) deoxyribose hay ribose. Các Nucleotide là monomers của nucleic acids, chúng liên kết với nhau để tạo thành nucleic acid.
Các nucleotide là đơn vị cấu trúc của RNA, DNA, và nhiều yếu tố khác - CoA, flavin adenine dinucleotide, flavin mononucleotide, adenosine triphosphate và nicotinamide adenine dinucleotide phosphate. Trong tế bào, chúng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất (metabolism) và phát tín hiệu.
Nucleotide
Deoxynucleotides
Chú ý: Đối với ribose, có sự hiện hữu của đường deoxyribose thì tiền tố "deoxy" có thể được thêm vào trước tên của nucleoside trong mọi trường hợp ngoại trừ đối với thymidine. Tổng hợp Tổng hợp tái sử dụng'' là quá trình sử dụng lại các phần của nucleotide trong quá trình tổng hợp ra nucleotide mới.
Trong tự nhiên
Purine ribonucleotides
Pyrimidine ribonucleotides
Dùng hóa bảo trợ |
Học thuộc lòng hay học vẹt là cách ghi nhớ nội dung từng câu từng chữ qua đọc to, thuần thục tới mức có thể đọc lại diễn cảm trước đám đông mà không cần nhìn vào chữ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học thuộc lòng
Yếu tố chủ quan
Yếu tố tâm lý
Ảnh hưởng tích cực
Cảm giác vui vẻ: Cảm giác vui vẻ giúp gạt bỏ những vướng bận tâm lý ngoài xã hội, khiến bạn tập trung vào bài học. Thông tin thu thập được trong một quá trình học tập tập trung không những nhiều (tức là đảm bảo về số lượng) mà còn tồn tại lâu (tức là đảm bảo về chất lượng)
Lòng đam mê học hỏi: Lòng đam mê học hỏi giúp người học thuộc lòng cảm thấy hứng thú với kiến thức, khiến quá trình học nhanh hơn.
Việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng: Xác định mục tiêu học tập rõ ràng giúp người học thuộc lòng nhận thức rõ ý nghĩa việc học của mình. Không chỉ riêng học thuộc lòng mà bất kì công việc gì cũng cần có mục tiêu rõ ràng.
Ảnh hưởng tiêu cực
Stress: Khi chịu áp lực lớn, việc học thuộc lòng hầu như không đạt hiệu quả.
Không có mục đích học (không thấy được ý nghĩa của việc học): Hậu quả của hiện tượng này là kiến thức học được chỉ bằng hoặc ít hơn và không chính xác so với nguồn kiến thức. Kiến thức học được ấy cũng thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.
Yếu tố tư duy
Ảnh hưởng tích cực: Những người có tư duy tốt có khả năng nhận ra những đặc điểm của thông tin cần học và mối liên hệ của thông tin với những thông tin khác, nên nhanh chóng ghi nhận được thông tin.
Ảnh hưởng tiêu cực: Tư duy yếu khiến thông tin có thể không được đặt vào một chuỗi gắn kết chặt chẽ. Không tư duy khiến thông tin đứng cô lập và dễ lung lay, dễ đổ. Điển hình cho việc học thuộc lòng thiếu yếu tố tư duy là việc học vẹt (rote learning).
Phương pháp học thuộc lòng
Học thuộc lòng thực chất là một quá trình vận động trí não (diễn ra bên trong con người), gồm nhận dạng đặc điểm, tạo mối liên hệ và nhập thông tin vào não. Các phương pháp sau chỉ là quá trình hoạt động bên ngoài:
Nhắc lại thông tin nhiều lần
Viết lại thông tin nhiều lần
Vừa viết vừa nhắc lại thông tin nhiều lần
Tập trung vào việc học thuộc lòng, loại bỏ điện thoại, máy tính sang một bên
Nếu siêng hơn thì hãy thức dậy vào 5h sáng và ngồi học, ta có thể nhanh thuộc hơn.
Học vào những lúc cảm thấy tỉnh táo và dễ tập trung nhất
Tuỳ vào từng dạng thông tin mà sử dụng phương pháp. Nếu thông tin khó nhớ thì nên dùng phương pháp cuối cùng.
Kết thúc quá trình học thuộc lòng là quá trình vận dụng kiến thức. Nếu kiến thức không được vận dụng thường xuyên, theo thuyết đào thải, nó sẽ mất đi.
Yếu tố khách quan
Phương tiện học thuộc lòng đối với những kiến thức khó
Các kiến thức khó như số liệu, từ vựng,... cần được áp dụng những phương tiện học tập sau:
Sổ: Ghi chép lại những công thức của các môn quan trọng
Thẻ nhớ: là những mẩu giấy có màu hoặc không có màu cỡ nhỏ
Cách sử dụng: ghi chép kiến thức lên mặt giấy, luôn đem theo bên mình, xem lại bất cứ khi nào rảnh rỗi. Việc nhắc lại kiến thức một cách liên tục sẽ giúp bạn nhớ được lâu hơn một chút.
Soạn ra 1 lịch học học nhất định với tất cả các môn, 1 môn có thời gian học là 45'
Mua những sách nâng cao về làm theo đề bài trong sách, không được mua sách giải sẵn
Những đối tượng thông tin
Toán: công thức, định lý, chứng minh định lý
Lý: công thức vật lý, ký hiệu, đơn vị
Hoá: tính chất hoá học các nguyên tố, các phản ứng đặc biệt, điều kiện của phản ứng
Văn: tiểu sử tác giả, thơ, từ Tiếng Việt, dàn ý tập làm văn
Anh: từ vựng, ngữ pháp
Sinh: Đặc điểm, chủng loài
Sử: mốc thời gian, diễn biến
Địa: số liệu, tài liệu
Các môn khoa học khác
Thí nghiệm, tìm hiểu
Rút ra kết luận |
Hans Christian Andersen (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875; tiếng Việt thường viết là Han-xơ Crít-xtian An-đéc-xen) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi. Trong tiếng Đan Mạch, tên ông thường được viết là H.C.Andersen.
Cha của Andersen luôn tin rằng ông có thể có mối quan hệ với dòng dõi quý tộc và theo như một nhà thông thái ở Hans Christian Andersen Center, bà nội của ông từng nói rằng gia đình của họ từng là thuộc giai cấp trên trong xã hội Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu chứng tỏ rằng những câu chuyện trên là vô căn cứ. Gia đình ông có những mối liên hệ với quý tộc Đan Mạch, nhưng đó chỉ là quan hệ về công việc. Tuy nhiên, có thuyết cho rằng Andersen là một đứa con bất hợp pháp của người trong hoàng tộc còn lại ở Đan Mạch., một sự thật ủng hộ cho thuyết này là vua Đan Mạch đã ưu ái Andersen khi ông còn trẻ tuổi và đã trả các khoản tiền học phí cho ông. Nhà văn Rolf Dorset khẳng định rằng điều đó cũng không chứng minh được đó là khoản thừa kế của Andersen.
Andersen đã biểu lộ trí thông minh và óc tưởng tượng tuyệt vời của mình khi còn là một cậu bé, tính cách đó được nuôi dưỡng bởi sự nuông chiều của cha mẹ và sự mê tín của mẹ ông. Ông thường tự làm cho mình các món đồ chơi, may áo cho các con rối và đọc tất cả các vở kịch, hầu hết là những vở kịch của William Shakespeare và của Ludvig Holberg. Trong suốt thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ. Ông cũng có hứng thú với nghệ thuật nói đùa, và hỗ trợ trong việc đề xướng ra hội những người thích đùa giữa những người bạn của ông.
Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá. Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen (tiếng Đan Mạch: København) tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.
May mắn, ông đã vô tình gặp được vua Frederik VI của Đan Mạch. Nhà vua rất thích cậu bé kỳ lạ này và đã gửi ông vào một trường học La tinh ở Slagelse.. Trước khi được nhận vào trường học, Andersen đã thành công trong việc xuất bản câu chuyện đầu tiên của ông – The Ghost at Palnatoke's Grave (Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke) vào năm 1822. Mặc dù là một học sinh chậm tiến (có lẽ là không học được) và không thích thú với việc học, Andersen học ở cả Slagelse và ở một trường ở Helsingør cho tới năm 1827. Andersen sau này đã tả những năm tại Slagelse và Helsingør là những năm đen tối nhất trong cuộc đời vì bị hành hạ khi sống trọ tạị nhà người thầy và vì ở cùng các bạn cùng lớp lớn tuổi hơn.
Sự nghiệp văn học
Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Ông đã đi chu du khắp châu Âu, qua Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Ý... nhưng vẫn giữ được niềm đam mê văn học trong suốt cuộc đời mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành. Khi đi chu du, Andersen đã gặp được rất nhiều người nổi tiếng đương thời như Victor Hugo, Heinrich Heine, Honoré de Balzac, Alexandre Dumas cha và cả nhà văn Charles Dickens.
Cảm giác khác biệt, thường kết thúc trong nỗi đau, là một chủ đề quán xuyến thường tái diễn trong công việc của ông. Chuyện này được cho là do cuộc sống nghèo khổ trước kia, tính giản dị và đặc biệt là trong sự thiếu thốn về đời sống tình yêu và sự lãng mạn. Giới tính của ông gây ít nhiều tranh cãi và được bao gồm trong phần sau.
Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới của hoàng đế", "Chú vịt con xấu xí"...
Đời sống tình ái
Trong nhật ký của mình, Andersen ghi lại là trong thời kỳ mới lớn, ông đã không có quan hệ tình dục với một phụ nữ nàoRecorded using "special Greek symbols"..
Andersen thường rơi vào tình yêu đơn phương với một số phụ nữ mà không được đền đáp
Tại một thời điểm, ông đã viết trong nhật ký của mình: "Lạy Thiên Chúa Toàn Năng, con chỉ có Chúa mà thôi; Chúa quyết định số phận của con, con phó thác thân con cho Chúa. Xin Chúa hãy ban cho con một sinh kế! Hãy cho con một cô dâu! Máu và trái tim con đều ước ao tình yêu."
Một cô gái tên Riborg Voigt là đối tượng yêu đơn phương của Andersen thời trai trẻ. Khi Andersen qua đời, người ta đã tìm thấy một túi nhỏ chứa một lá thư dài của Riborg trên ngực của Andersen. Ngoài Riborg Voigt, Andersen cũng đã đơn phương yêu Sophie Ørsted, con gái của nhà vật lý Hans Christian Ørsted, và Louise Collin, con gái út của Jonas Collin, ân nhân của ông.
Truyện Chim họa mi là một biểu hiện bằng văn viết về niềm đam mê của Andersen đối với nữ ca sĩ opera Jenny Lind của Thụy Điển, và đã trở thành nguồn cảm hứng cho biệt danh "Chim họa mi Thụy Điển" của cô. Andersen thường nhút nhát khi tiếp xúc với các phụ nữ nên đã khó ngỏ lời với Jenny Lind. Khi Jenny Lind lên một tàu hỏa để tới dự một buổi hòa nhạc opera, Andersen đã trao cho cô một lá thư tỏ tình; tuy nhiên cô không đáp lại tình yêu của Andersen, mà chỉ coi ông như một người anh kết nghĩa, và năm 1844 cô đã viết cho ông: "... Xin Chúa chúc lành và bảo vệ anh trai của em là mong muốn chân thành của người em gái thân yêu của anh. Jenny. "
Do những quan hệ tình cảm của Andersen với vài người nam - như Edvard Collin và Harald Scharff - một vài nhà nghiên cứu về tiểu sử Andersen cho rằng ông là một người đồng tính luyến ái. Ông đã từng viết cho Edvard Collin: "Tôi héo hon vì anh y như một thiếu phụ người xứ Calabria... tình cảm của tôi dành cho anh là tình cảm của một phụ nữ. Nữ tính trong bản chất của tôi và tình bạn của chúng ta phải vẫn là một bí ẩn". Collin, người thích yêu phụ nữ, đã viết trong hồi ký của mình: "Tôi thấy mình không thể đáp lại tình yêu đó, và điều này đã mang lại cho anh ta nhiều đau khổ."
Tương tự như vậy, niềm say mê của Andersen đối với nam vũ công Harald Scharff của Đan Mạch và Carl Alexander, công tước trẻ nối ngôi của vùng Saxe-Weimar-Eisenach, đã không mang lại mối quan hệ nào.
Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng không có bằng chứng nào về các quan hệ đồng giới như vậy của Andersen, và điều đó cũng hoàn toàn trái với ý tưởng đạo đức và tôn giáo của ông. Các mối quan hệ của ông với những người đàn ông khác chỉ là bạn bè, và những đoạn mùi mẫn trong các bức thư nói trên của Andersen có lẽ chỉ là lối nói so sánh ẩn dụ hoa mỹ vốn thường gặp ở các nhà văn đương thời.
Từ trần
Mùa xuân năm 1872, Andersen bị ngã té từ trên giường nằm và bị thương nặng, không thể hồi phục. Ngay sau đó ông bắt đầu tỏ ra có dấu hiệu của bệnh ung thư gan, và qua đời vào ngày 04.8. 1875, trong ngôi nhà mang tên "Rolighed" (Sự Yên Tĩnh) gần Copenhagen của vợ chồng người bạn thân Moritz Melchior, chủ một ngân hàng. Ngay trước khi qua đời, ông đã nhờ một nhà soạn nhạc viết bài hành khúc đưa tang cho đám tang của mình, và nói: "Phần lớn những người đi sau quan tài của tôi sẽ là những đứa trẻ, vì vậy hãy dùng nhịp điệu với những bước nhỏ".
Andersen được mai táng trong Nghĩa trang Assistens ở quận "Nørrebro" của Copenhagen.
Vào thời điểm từ trần, Andersen đã nổi tiếng ở trong nước và khắp thế giới. Ngay trước khi ông qua đời, đã tiến hành các bước đầu trong việc dựng một bức tượng lớn để vinh danh ông do nhà điêu khắc August Saabye thực hiện. Bức tượng này ngày nay được đặt trong "Vườn của Nhà Vua" (Kongens Have) ở Copenhagen.
Di sản của tác giả Andersen để lại
Giải Hans Christian Andersen do "Ban Quốc tế về Sách cho giới trẻ" thiết lập, được trao 2 năm một lần cho tác giả và họa sĩ minh họa của các tác phẩm văn học thiếu nhi xuất sắc.
Giải Văn học Hans Christian Andersen, một giải thưởng dành cho các nhà văn quốc tế,được thành lập từ năm 2010
Những truyện của Andersen đã đặt nền tảng cho các truyện thiếu nhi kinh điển khác, chẳng hạn như Wind in the Willows của Kenneth Grahame và Winnie the Pooh của A.A. Milne.
Kỹ thuật chế tạo vật bất động - chẳng hạn như đồ chơi - trở thành sống động (ví dụ các hoa của Little Ida) sau này đã được Lewis Carroll và Beatrix Potter sử dụng.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm - ngày sinh của Andersen - là Ngày Sách Thiếu nhi Quốc tế.
Năm 2005 - kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Andersen - được Đan Mạch gọi là "Năm Andersen" , và được nhiều nước trên thế giới tưởng niệm. Ở Đan Mạch, một show "Một lần trong cuộc đời" (Once in a lifetime) được tổ chức tại Sân vận động Parken của Copenhagen để tưởng niệm nhà văn Andersen và các tác phẩm của ông.
Một công viên giải trí ở Thượng Hải (Trung Quốc) trị giá 13 triệu dollar Mỹ, có các trò chơi dựa trên các truyện của Andersen đã được khai trương vào cuối năm 2006. Các khách trẻ tới thăm công viên này có thể chơi và thi đấu các trò chơi liên quan tới các truyện thần kỳ của Andersen.
Thành phố Funabashi của Nhật Bản cũng có một công viên giải trí dành cho thiếu nhi mang tên Andersen.
Tại Hoa Kỳ có các tượng Andersen ở Công viên Trung tâm của thành phố New York, ở Công viên Lincoln của thành phố Chicago và ở Solvang, California - một thành phố do các người Đan Mạch lập nên.
Phân ban sưu tập Sách hiếm của Thư viện Quốc hội Mỹ có bộ sưu tập các tác phẩm của Andersen do diễn viên người Mỹ gốc Đan Mạch Jean Hersholt hiến tặng, trong đó có một quyển scrapbook do Andersen và Adolf Ludvig Drewsen (1803-1885) làm cho chàng trai trẻ Jonas Drewsen.
Phim
Vai Andersen trong phim Chim họa mi Thụy Điển (1941) (Die schwedische Nachtigall) của Đức do nam diễn viên Joachim Gottschalk diễn xuất, mô tả mối quan hệ giữa Andersen với nữ ca sĩ opera Jenny Lind của Thụy Điển.
Bộ phim Hans Christian Andersen (1952) của Mỹ, mặc dù lấy cảm hứng từ cuộc sống và di sản văn học của Andersen, được cho là không đúng với tiểu sử của Andersen cũng như bối cảnh lịch sử; bộ phim này bắt đầu bằng cách nói rằng "Đây không phải là câu chuyện về cuộc sống của Andersen, nhưng là một câu chuyện thần kỳ về người sáng tạo vĩ đại ra những chuyện thần kỳ".
Phim Hans Christian Andersen: My Life as a Fairytale năm 2003 của đạo diễn người Anh Philip Saville tương đối sát với tiểu sử của Andersen hơn.
Andersen là một nhân vật quan trọng trong tập "Metal Fish" ở loạt phim truyền hình hoạt họa The Little Mermaid (Nàng tiên cá) của Cty truyền hình "Walt Disney".
Năm 1966, hãng Rankin/Bass Productions sản xuất một phim tưởng tượng gọi là The Daydreamer (Người mơ mộng hão huyền), mô tả chàng trai trẻ Hans Christian Andersen hình dung ra trong trí những chuyện mà chàng sẽ viết sau này.
Tác phẩm
H.C. Andersen xuất bản tác phẩm đầu tiên Ungdoms-Forsøg (Sự thử cố gắng của Tuổi trẻ) vào năm 1822 khi lên 17 tuổi. Sách này được xuất bản dưới bút danh William Christian Walter. Bút danh này được ghép từ chữ William theo tên văn hào William Shakespeare, Christian là tên của ông và Walter theo tên nhà văn Walter Scott. này được tái bản năm 1827 dưới tên "Gjenfærdet ved Palnatokes Grav" (Bóng ma ở ngôi mộ của Palnatoke).
Kịch
Mulatten (Người lai giữa da trắng và da đen), kịch lãng mạn gồm 5 hồi (1840) info Maurerpigen (Cô gái người maurer), Bi kịch 5 hồi (1840) info Truyện thần kỳ
"ABC-Bogen" (Sách ABC) info
"Alferne paa Heden" (Các nàng tiên trên vùng truông trảng) info
"Alt paa sin rette Plads" (Mọi vật đều đúng chỗ của chúng) info
"Anne Lisbeth" (Anne Lisbeth) info
"Barnet i Graven" (Đứa bé trong nấm mộ) info
"Bedstemoder" (Bà nội) info
"Bispen paa Børglum og hans Frænde" (Giám mục ở Børglum và bà con của ông) info
"Boghveden" (Lúa kiều mạch) info
"Børnesnak" (Cuộc chuyện trò của các trẻ em) info
"Dandse, dandse Dukke min!" (Hãy nhảy múa, búp bê của tôi!) info
"Danske Folkesagn" (Truyện dân gian Đan Mạch) info
"De blaae Bjerge" (Những ngọn núi xanh) info
"De røde Skoe" (Đôi giầy màu đỏ) info
"De smaa Grønne" (Những cây xanh nhỏ) info
"De vilde Svaner" (Những con thiên nga hoang) info
"De Vises Steen" (Niềm tin vào cái gì có thể tạo ra điều kỳ diệu) info
"Deilig!" (Thật Tốt Đẹp!) info
"Den fattige Kone og den lille Canariefugl" (Người phụ nữ nghèo và con chim hoàng yến) info
"Den flyvende kuffert (Chiếc va-li bay) | info
"Den gamle Gadeløgte" (Ngọn đèn đường phố cũ) info
"Den gamle Gravsteen" (Tấm mộ bia cũ) info
"Den gamle Gud lever endnu" (Chúa cũ vẫn sống) info
"Den gamle Kirkeklokke" (Chuông nhà thờ cũ) info
"Den grimme Ælling" (Chú vịt con xấu xí)info
"Den lille Havfrue" (Nàng tiên cá) info
"Den lille Idas Blomster" (Cây hoa của bé Ida) info
"Den lille Pige med Svovlstikkerne" (Cô bé bán diêm) info
"Den lykkelige Familie" (Gia đình hạnh phúc) info
"Den onde Fyrste" (Ông hoàng độc ác) info
"Den sidste Perle" (Viên ngọc cuối cùng) info
"Den standhaftige Tinsoldat" (Chú lính chì dũng cảm) info
"Den store Søslange" (Con thủy quái lớn) info
"Den stumme Bog" (Quyển sách câm) info
"Den uartige Dreng" (Cậu bé không ngoan ngoãn) info
"Det er Dig, Fabelen sigter til!" (Chuyện ngụ ngôn này nhắm vào anh đấy!) info
"Der er Forskjel!" (Có sự khác biệt!) info
"Det er ganske vist!" (Rất đúng!) info
"Det gamle Egetræes sidste Drøm" (Ước mơ cuối cùng của cây sồi già) info
"Det gamle Huus" (Ngôi nhà cũ) info
"Det nye Aarhundredes Musa" (Nữ thần nghệ thuật mới của thế kỷ) info
"Det sjunkne Kloster (Tu viện bị chìm) info
"Det Utroligste" (Điều khó tin nhất) info
"Dryaden" (Nữ thần Dryad) info
"Dykker-Klokken" (Chuông của thợ lặn) info
"Dynd-Kongens Datter" (Con gái của Vua vùng đầm lầy) info
"Dødningen" (Xác chết hiện về) info
"Een og tredivte Aften (Buổi tối ngày 31) info
"Elverhøi" (Gò đất có yêu quái) info
"En Historie (Một câu chuyện) info
"En Historie fra Klitterne" (Một câu chuyện từ những đụn cát) info
"En Rose fra Homers Grav" (Một cây hồng từ mộ của Homer) info
"Engelen (Thiên thần) info
"Et Billede fra Castelsvolden" (Một hình ảnh từ bờ lũy của Lâu pháo đài) info
"Et Blad fra Himlen" (Một lá cây rơi từ trên trời) info
"Et Børneeventyr" (Một chuyện thần kỳ của trẻ em) info
"Et godt Humeur" (Tâm trạng vui) info
"Et Stykke Perlesnor" (Một xâu chuỗi ngọc) info
"Fem fra en Ærtebælg" (Năm hạt đậu từ trái đậu) info
"Flaskehalsen" (Cái cổ chai) info
"Flipperne" (Cổ áo sơ-mi)info
"Flyttedagen" (Ngày chuyển nơi cư ngụ) info
"Folkesangens Fugl" (Chim dân ca) info
"Fra et Vindue i Vartou" (Cảnh nhìn từ cửa sổ ở Vartou) info
"Fugl Phønix" (Chim phượng hoàng) info
"Fyrtøiet" (Cái đèn bật)info
"Gaardhanen og Veirhanen" (Con gà trống ở nông trại và con gà trống trên chong chóng gió) info
"Gartneren og Herskabet" (Người trồng vườn và gia chủ) info
"Gjemt er ikke glemt" (Giấu đi là không quên) info
"Grantræet" (Cây vân sam) info
"Gudfaders Billedbog" (Quyển sách ảnh của cha đỡ đầu) info
"Guldskat" (Kho vàng) info
"Gaaseurten" (Cây cúc cam) info "Herrebladene" (Những lá bài K, Q, J) info
"Historien om en Moder" (Chuyện về một người mẹ) info
"Hjertesorg" (Sự đau lòng) info
"Holger Danske" (Holger Danske) info
"Hun duede ikke" (Cô ấy không đủ khả năng) info
"Hurtigløberne" (Những kẻ chạy nhanh) info
"Hvad Fatter gjør, det er altid det Rigtige" (Điều mà người cha và chủ gia đình làm thì luôn luôn đúng) info
"Hvad gamle Johanne fortalte" (Điều mà bà già Johanne nói) info
"Hvad hele Familien sagde" (Điều mà cả gia đình đều nói) info
"Hvad man kan hitte paa" (Điều mà người ta có thể nghĩ ra) info
"Hvad Tidselen opleved" (Sự việc mà cây Kế gai trải qua) info
"Hvem var den Lykkeligste?" (Ai là người hạnh phúc nhất?) info
"Hyldemoer" (Mẹ cây cơm cháy) info
"Hyrdinden og Skorsteensfeieren" (Cô mục đồng và người quét ống khói) info
"Hønse-Grethes Familie" (Gia đình Gà Grethes) info
"Hørren" (Cây lanh) info
"I Andegaarden" (Ở sân nuôi vịt) info
"I Børnestuen" (Trong phòng trẻ em) info
"Ib og lille Christine" (Ib và bé Christine) info
"Iisjomfruen" (Cô Băng đồng trinh) info
"Jødepigen" (Cô gái Do Thái) info
"Kartoflerne" (Những củ khoai tây) info
"Keiserens nye Klæder" (Bộ quần áo mới của hoàng đế) info
"Kjærestefolkene" (Những cặp tình nhân) info
"Klods-Hans" (Chàng Hans vụng về) info
"Klokkedybet" (Đáy chuông) info
"Klokken" (Cái chuông) info
"Kometen" (Sao chổi) info
"Krøblingen" (Người què quặt) info
"Laserne" (Những giẻ rách) info
"Lille Claus og store Claus" (Claus nhỏ và Claus lớn) info
"Lille Tuk" (Bé Tuk) info
"Loppen og Professoren" (Con bọ chét và ông giáo sư) info
"Lygtemændene ere i Byen, sagde Mosekonen" (Bà già ở vùng đầm lầy nói rằng Ma trơi đang ở trong thành phố) info
"Lykken kan ligge i en Pind" (Vận may có thể nằm ở một cái que) info
"Lykkens Kalosker" (Đôi giầy cao su mang lại hạnh phúc) info
"Lysene" (Những cây nến) info
"Man siger" (Người ta nói rằng) info
"Marionetspilleren" (Người diễn trò búp bê múa rối) info
"Metalsvinet" (Con heo bằng kim loại) info
"Moster" (Người Dì) info
"Nabofamilierne" (Các gia đình hàng xóm) info
"Nattergalen" (Chim họa mi (truyện thần kỳ)|Chim họa mi) info
"Nissen hos Spekhøkeren" (Thần tí hon ở tiệm bán thức ăn nguội chế biến sẵn) in
"Nissen og Madamen" (Thần tí hon và bà vợ người làm vườn) info "Noget (Một cái gì đó) info
"Oldefa'er" (Cụ ông) info
"Ole Lukøie" (Ông ba bị) info
"Om Aartusinder" (Một thiên niên kỷ nữa) info
"Paradisets Have" (Vườn địa đàng) info
"Pebersvendens Nathue" (Chiếc mũ ban đêm của người đàn ông lớn tuổi độc thân) info
"Peiter, Peter og Peer" (Peiter, Peter và Peer) info
"Pen og Blækhuus" (Cái bút và lọ mực) info
"Pengegrisen" (Con heo đất đựng tiền tiết kiệm) info
"Pigen, som traadte paa Brødet" (Cô gái giẫm lên ổ bánh mì) info
"Portnerens Søn" (Con trai của người gác cổng) info
"Portnøglen" (Chìa khóa cổng) info
"Prindsessen paa Ærten" (Nàng công chúa nằm trên hạt đậu) info
"Psychen" (Tâm trạng) info
"Paa den yderste Dag" (Vào ngày phán xét cuối cùng) info
"Qvæk" (Tiếng quạc quạc) info
"Reisekammeraten" (Người bạn đồng hành) info
"Rosen-Alfen" (Vị tiên nhỏ trên cây hoa hồng) info
"Skarnbassen" (Con bọ xít) info
"Skriveren" (Người viết chữ) info
"Skrubtudsen" (Con cóc tía) info
"Skyggen (eventyr)|Skyggen (Chiếc bóng) info
"Sneedronningen" (Bà chúa Tuyết) info
"Sneemanden" (Người tuyết) info
"Sneglen og Rosenhækken" (Con sên và hàng cây hoa hồng) info
"Solskins-Historier" (Những câu chuyện của tia nắng) info
"Sommerfuglen" (Con bướm) info
"Sommergjækken" (Cuộc trêu ngươi mùa hè) info
"Springfyrene" (Những con vật biết nhảy) info
"Spørg Amagermo'er" (Hãy hỏi bà mẹ Amager) info
"Stoppenaalen (Kim để vá quần áo) info
"Storkene" (Những con cò) info
"Stormen flytter Skilt" (Trận bão di chuyển tấm biển hiệu) info
"Suppe paa en Pølsepind" (Chuyện bé xé ra to) info
"Svanereden" (Tổ chim thiên nga) info
"Svinedrengen (Cậu bé chăn heo) info
"Svinene" (Những con heo) info
"Sølvskillingen" (Đồng xu bằng bạc) info
"Talismanen" (Lá bùa) info
"Tante Tandpine" (Người thím đau răng) info
"Temperamenterne" (Những loại tính khí) info
"Theepotten" (Bình nước trà) info
"To Brødre" (Hai anh em) info
"To Jomfruer" (Hai cô gái đồng trinh) info
"Tolv med Posten" (Mười hai người đưa thư lúc 12 giờ) info
"Tommelise" (Tommelise) info
"Taarnvægteren Ole" (Ole, người canh gác tháp) info
"Tællelyset" (Ngọn nến làm bằng mỡ bò) info
"Ugedagene" (Các ngày trong tuần) info
"Under Piletræet" (Dưới cây liễu) info
"Urbanus" (Urbanus) info
"Vanddraaben" (Giọt nước) info
"Ved det yderste Hav" (Ở vùng biển cực xa) info
"Veirmøllen" (Cối xay gió) info
"Venskabs-Pagten" (Hiệp ước hữu nghị) info
"Verdens deiligste Rose" (Cây hoa hồng đẹp nhất thế giới) info
"Vinden fortæller om Valdemar Daae og hans Døttre" (Gió nói về Valdemar Daae và cô con gái của ông) info
"Vor gamle Skolemester" (Thầy giáo cũ của chúng tôi) info
"Vænø og Glænø" (Đảo Vænø và đảo Glænø) info
"Æblet" (Trái táo) info
"Ærens Tornevei" (Con đường chông gai của danh vọng) info
"Aarets Historie (Chuyện của năm) info
Tiểu thuyết
"At være eller ikke være" (Hiện hữu hay không hiện hữu) info
"De to Baronesser" (Hai bà nam tước) info
"Improvisatoren" (Người ứng tác) info
Kun en Spillemand (Chỉ một người chơi) info
"Lykke-Peer" (Peer hạnh phúc) info
"O. T." (viết tắt của tên Otto Thostrups, nhân vật chính và "Odense Tugthus" = nhà trừng giới Odense) info
Ký sự du hành
"En Digters Bazar" (Tiệm tạp hóa của nhà thơ) info
"Et Besøg i Portugal 1866" (Cuộc viếng thăm Bồ Đào Nha năm 1866) info
"I Spanien" (Ở Tây Ban Nha) info
"I Sverrig" (Ở Thụy Điển) info
"Skyggebilleder af en Reise til Harzen, det sachsiske Schweitz etc. etc., i Sommeren 1831" (Những hình bóng của chuyến đi tới vùng Harz (Đức), một Thụy Sĩ của vùng Sachsen vv...) info
Tự truyện
Das Märchen meines Lebens ohne Dichtung, tháng Giêng và tháng 2 năm 1847 (tiếng Đức)
Mit Livs Eventyr (Cuộc phiêu lưu của đời tôi), Nhà xuất bản. C.A. Reitzels, Copenhagen, 19.7.1855
The Story of My Life, 1871 (tiếng Anh)
Levnedsbog (Sách về lối sống), 1929
Thơ
Barn Jesus i en Krybbe laae (Chúa Giêsu Hài Đồng nằm trong máng cỏ) info
Danmark mit fædreland (Đan Mạch, tổ quốc của tôi) info
Det døende Barn (Đứa bé nằm chờ chết) info
"Hvor Skoven dog er frisk og stor" (Rừng này lớn và xanh tươi biết bao) info
Jeg har en Angst som aldrig før (Tôi có nỗi sợ chưa từng có) info
Jylland — Jylland mellem tvende Have (Jylland — Jylland giữa hai biển) info
Konen med Æggene (Bà vợ và những trái trứng) info
Moderen med Barnet (Mẹ với con) info
"Rolighed" (Sự Yên tĩnh) tekst
Đánh giá
Ông được sánh ngang với những bậc danh nhân văn hóa của nhân loại. Tác phẩm của ông được dịch ra 90 thứ tiếng, xuất bản gần 500 lần với hơn 70000000 bản . Đó là những cuốn sách bán chạy nhất hành tinh.
Sau đây là lời nhận định của các nhà nghiên cứu Việt Nam về Anđécxen: "Bằng sức mạnh của ngôn từ hiếm có, trí tưởng tượng nhiệm màu mà trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có duyên, pha lẫn giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, tác phẩm của Anđécxen đã đạt đến sự hoàn hảo của một nghệ sĩ "độc nhất vô nhị, trước và sau ông chưa hề có". "
Nhà văn Nga Konstantin Georgiyevich Paustovsky nhận định: " Trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con của Anđécxen còn có một truyện cổ tích khác mà người lớn mới có thể hiểu hết ý nghĩa của nó". |
Lễ cưới (hay hôn lễ, đám cưới) là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận và/hoặc sự chứng kiến của gia đình, xã hội hay tôn giáo về cuộc hôn nhân của một cặp đôi. Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn.
Việt Nam
Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới, hôn lễ. Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự.
Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:
Lễ dạm ngõ
Lễ ăn hỏi
Lễ rước dâu
Tiệc cưới
Lại mặt
Lễ cưới của người Việt thường phải xem ngày tốt để tiến hành các thủ tục như ngày tổ chức, ngày rước dâu về nhà chồng. Đây là một sự tin tưởng chuyện vui được cử hành ngày lành tháng tốt thì sẽ mang đến hạnh phúc và bình an cho cô dâu, chú rể. Họ nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật (như là bánh phu thê, rượu, trầu cau, trái cây,...) và sang họ nhà gái đúng ngày giờ đã xem. Các thủ tục như cha mẹ chú rể sẽ nói lời để xin con dâu với họ nhà gái, cô dâu - chú rể lạy bàn thờ tổ tiên, mời rượu cha mẹ hai bên và cha mẹ, họ hàng, anh chị em thân thiết có thể tặng quà mừng cho đôi vợ chồng mới cưới vào lúc này,...sẽ được tiến hành trước khi rước dâu về nhà chồng. Lễ cưới cũng có thể được tổ chức tại nhà thờ (dành cho những gia đình theo đạo Công giáo Rôma) hay tại chùa (cho những gia đình Phật giáo).
Cũng đã có những nỗ lực nhằm sáng tạo một biểu trưng cưới hỏi ở Việt Nam như đôi chim bồ câu, quả cau lá trầu, song biểu trưng thường gặp, cô đúc nhất về ngữ nghĩa trong lễ cưới ở Việt Nam xưa nay vẫn là chữ song hỷ. Đây là biểu trưng xuất xứ từ phong tục cưới hỏi Trung Quốc, với ý nghĩa trước kia thể hiện hai niềm vui lớn: đại đăng khoa (thi đỗ làm quan) và tiểu đăng khoa (cưới vợ), nay song hỷ biểu thị niềm vui chung của hai họ. Nhiều người Việt không hiểu chữ Hán nhưng khi nhìn vào chữ này cũng biết những nơi dán biểu trưng này đang có đám cưới. Cũng co 1 thể dùng chữ Lễ Tân hôn cho nhà trai hay Lễ Vu quy cho nhà gái.
Trong lễ cưới Việt Nam, thông thường sẽ có một bữa tiệc được tổ chức ở nhà hàng hoặc tại gia để mời bạn bè đến chung vui. Những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới hoặc tiền mừng. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều, tiền có thể được bỏ vào bì thư đỏ. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân của chú rể hay cô dâu) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều đôi dâu rể còn thường chụp ảnh kỷ niệm trước lễ cưới tại các ảnh viện hoặc chụp ngoại cảnh. Trong đám cưới thì thường chụp ảnh và quay phim. Và sau lễ cưới thì đôi vợ chồng trẻ có thể đi hưởng tuần trăng mật (đây là một hình thức được du nhập từ các nước phương Tây).
Người Hoa
Lễ cưới người Hoa cũng phức tạp và nhiều nghi Lễ. Theo nghi thức truyền thống thì cô dâu va chú rể sẽ che mặt bằng khăn màu đỏ, đeo bông. Được mang kiệu rước đi, sau đó làm lễ bái đường để chính thức trở thành vợ chồng. Nghi lễ gồm: Nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê giao bái. Và cuối cùng là đưa vào động phòng, chú rể sẽ mở khăn che mặt của cô dâu ra và động phòng.
Phương Tây
Đám cưới truyền thống của phương Tây thông thường tổ chức tại nhà thờ có sự chứng kiến của người thân, bạn bè và một linh mục. Thông thường những cặp cô dâu, chú rể lần đầu làm đám cưới thì sẽ theo nghi thức này (vì do lời thề chung sống trọn đời, nên những người tái hôn sẽ không làm lễ ở nhà thờ nữa). Theo nghi lễ, chú rể và cô dâu (thường cầm theo bó hoa) sẽ dắt tay nhau vào nhà thờ và thề trước người cha xứ. Người cha xứ sẽ tuần tự hỏi từng người: Con có đồng ý lấy anh ấy/cô ấy không? có trọn đời yêu thương, chung thủy với anh ấy/cô ấy không?. Sau khi hai người trả lời "Con đồng ý" thì người cha tuyên bố từ nay hai người là vợ chồng. Sau đó chú rể trao nhẫn cưới và cả hai trao nhau nụ hôn trước tràng vỗ tay của mọi người. Ngoài ra khi kết thúc việc tổ chức đám cưới thường cô dâu chú rể sẽ tung hoa cưới cho bạn bè hoặc anh em trong nhà.
Âm nhạc
Có lời
Cười lên đi em (Only C)
Cưới nhau đi (Châu Đăng Khoa)
Em mơ làm cô dâu (Long Họ Huỳnh)
Mãi mãi bên nhau (Đỗ Hiếu)
Mùa xuân cưới em (Mặc Thế Nhân)
Nắm lấy tay anh (Tú Dưa)
Xin Mẹ (Ngọc Kôn)
Không lời
Wedding day at Troldhaugen (Edvard Grieg)
Wedding march (Hành khúc đám cưới) (Felix Mendelssohn) |
Lịch sử kiến trúc nghiên cứu sự phát triển và lịch sử của nền kiến trúc thế giới thông qua việc nghiên cứu các ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau như nghệ thuật, văn hoá, chính trị kinh tế và kĩ thuật.
Nhìn chung, nhiệm vụ của lịch sử kiến trúc là phải xây dựng được mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu cảm vô hình của công trình kiến trúc (ngữ nghĩa, chức năng, biểu tượng...) với sự thể hiện hữu hình của các đối tượng kiến trúc (kích thước, vật liệu, thành phần của kiến trúc...) và đặt vào trong một nghiên cứu tổng thể của thời điểm lịch sử.
Lịch sử kiến trúc, cũng như bất kì một ngành nghiên cứu lịch sử có nguyên tắc nghiên cứu về sự giới hạn và sự tiềm ẩn của lịch sử. Điều đó có nghĩa là dưới một cùng một sự kiện chúng ta có thể có nhiều cách nhìn nhận và suy diễn khác nhau, phụ thuộc vào hoàn cảnh quan sát. Từ đó cho phép nảy sinh ra một số lượng lớn các quan điểm nghiên cứu về lịch sử kiến trúc, đặc biệt ở phương Tây
Vào thế kỉ 19, kiến trúc Cổ điển được nhìn nhận từ góc độ hình thức, nhất mạnh xuống đặc điểm hình thái của hình thức, kĩ thuật và vật liệu. Thời kì này cũng chứng kiến sự xuất hiện các kiến trúc sư riêng lẻ, sự pha trộn của các luồng tư tưởng mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật. Trên những bình diện đó, lịch sử kiến trúc là một nhánh phân ngành của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển tiến hóa của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình và thiết kế đô thị.
Dưới ảnh hưởng của sự đa nguyên Hậu Hiện đại, các nhà lý thuyết gần đây cố gắng mở rộng kiến trúc ra những diễn dịch mới đa dạng hơn. Những lý thuyết ngôn ngữ (linguistic) thịnh hành trong giữa thập niên 1990 cố gắng nhìn nhận các thành tố kiến trúc nhưng một ngôn ngữ độc lập, đóng góp và sự phát triển của Lý luận Phê bình (Critical Theory). Các nghiên cứu về Chú giải Ngôn ngữ (Hermeneutics) đóng góp những khía cạnh khác cho lịch sử kiến trúc và các bản tính trọng điểm của kiến trúc được xem như những hiện tượng. Tất cả đều tìm cách tiếp cận và xác định kiến trúc như một dạng của ngôn ngữ. Hai cách nhìn nhận đó khác nhau ở các khái niệm tham khảo, trong khi Lý thuyết Phê bình chủ yếu mang tính tự tham chiếu các đặc điểm cá nhân (seft-referential), còn Chú giải ngôn ngữ nặng về nghiên cứu bối cảnh tình huống (contextual).
Xu thế chung của thời đại có thể xem như một phản ứng với các quan điểm siêu hình, nặng tính lý thuyết trước đó, cũng những ưu thế của những biểu hiện siêu hiện đại trong quá trình toàn cầu hóa, hậu tư bản (late capitalism) và dân chủ tự do mới (neo-liberal democracy). Sự gia tăng nhận thức dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thuộc địa cũng thúc đẩy quá trình xem xét lại về kiến trúc ở các quốc gia thuộc địa hóa và tìm kiếm sự giải phóng khỏi những quan điểm lý thuyết và thực hành không phù hợp của phương Tây.
Dưới ảnh hưởng của quá trình thuộc địa và sự ưu thế của văn hóa phương Tây, vấn đề lại càng trở nên phức tạp hơn. Các nhà viết sử Hậu Hiện đại đang cố gắng xác định cốt lõi của vấn đề. Tuy nhiên do tầm vóc quá lớn, người ta vẫn chưa tìm thấy được một sự đồng thuận của các nhà viết sử, thậm chí quan điểm của cá nhân đôi khi cũng không thống nhất, biến đổi theo thời gian. Nhưng có thể nói rằng, lịch sử kiến trúc phản ánh sự phát triển chung của lịch sử nhân loại.
Thời kì đồ đá
Xem bài chính:Kiến trúc thời kì đồ đá
Ở Tây Nam Á, thời kì đồ đá trong lịch sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng 10000 năm trước Công nguyên ở vùng Cận Đông (levant), từ thời kì Tiền đồ sứ Đồ đá mới A và Tiền đồ sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng ra hướng đông và hướng tây. Thời kì văn minh Đồ đá mới ở Đông nam Anatolia, Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên. Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000 năm trước Công nguyên ở Đông Nam châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm trước Công nguyên. Ở châu Mỹ và châu Đại dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kì đồ đá cho đến khi người châu Âu khám phá ra họ.
Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyên Lưỡng Hà và Trung Á là những nhà xây dựng vĩ đại. Họ đã biết sử dụng gạch-bùn để xây nhà ở và các ngôi làng. Ở Çatalhöyük, người ta đã biết trang trí nhà cửa với những tranh vẽ tạo hình người và thú vật. Ở Trung Âu, các căn nhà dài bằng phên liếp đã được xây dựng. Các khu mộ tỉ mỉ cũng được cũng xây dựng. Đặc biệt, ngày nay vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ như vậy ở Ireland. Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nấm mồ và phòng mộ cho mình và các trại tường đất đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments).
Kiến trúc Cổ đại
Kiến trúc Ai Cập cổ đại
Xem bài chính:Kiến trúc Ai Cập cổ đại
Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nil vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại. Những người Ai Cập cổ đại đã để lại cho hậu thế một di sản kiến trúc đồ sộ, trong số đó như tượng Nhân sư Spinx và các Kim tự tháp là những công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng trên toàn thế giới.
Kiến trúc Ai Cập cổ đại chủ yếu là các đền đài tôn giáo với các cấu trúc khổng lồ và sự thần bí của không gian, được xác định bởi các bờ tường dày và dốc với ít lỗ mở. Đây có thể là ảnh hưởng từ phương pháp xây dựng cũ để tạo độ ổn định của tường bằng bùn. Tương tự như vậy, các vệt khắc chạm trên bề mặt và các chi tiết trang trí bề mặt tường công trình bằng đá có thể xuất phát từ cách trang trí cho tường bùn đất. Mặc dù, kết cấu vòm được phát triển trong triều đại thứ tư, tất cả các công trình khổng lồ đều sử dụng kết cấu lanhtô và cột trụ, với mái bằng xây dựng từ các tảng đá khổng lồ đỡ bằng tường ngoài và các cột xếp gần sát nhau.
Kiến trúc Lưỡng Hà
Xem bài chính:Kiến trúc Lưỡng Hà
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Xem bài chính:Kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.
Kiến trúc La Mã cổ đại
Xem bài chính:Kiến trúc La Mã cổ đại
Kiến trúc Byzantine
Xem bài chính:Kiến trúc Byzantine
Là một phong cách kiến trúc xuất phát từ Constantinopolis, thủ đô của đế chế La mã phương Đông (330-1453).
Kiến trúc Ba Tư
xem bài:Kiến trúc Iran
Kiến trúc Á Đông
Kiến trúc truyền thống Á Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc của Trung Hoa, nền văn minh lâu đời nhất ở Đông Á. Các công trình kiến trúc Á Đông truyền thống thường sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn. Tại từng quốc gia và từng thời kỳ mà phong cách kiến trúc có sự thay đổi nhất định. Trong thời kỳ hiện đại, kiến trúc Á Đông đã ít sử dụng gỗ hơn và du nhập nhiều ảnh hưởng từ kiến trúc phương Tây cũng như phong cách kiến trúc hiện đại trên toàn thế giới để dùng trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên các quốc gia như Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bảo lưu được rất nhiều những công trình kiến trúc đặc sặc mang phong cách truyền thống Á Đông.
Lịch sử kiến trúc châu Âu
Kiến trúc thời Trung cổ
Các kiến trúc thế tục còn tồn tại chủ yếu là liên quan đến quốc phòng, chủ yếu là các lâu đài.
Kiến trúc tiền La Mã
Kiến trúc La Mã
Kiến trúc La Mã là thời kỳ kiến trúc phổ biến tại châu Âu vào thế kỷ 11 và 12
Kiến trúc Gothic
Kiến trúc thời Phục Hưng
Kiến trúc Baroque
Kiến trúc Rococo
Kiến trúc Tân cổ điển
Kiến trúc Hiện đại
Kiến trúc Biểu hiện
Kiến trúc Quốc tế
Kiến trúc Hậu Hiện đại
Phi kiến trúc
Chú thích |
Antonio Sant'Elia (30 tháng 4 năm 1888 – 10 tháng 10 năm 1916), sinh ra tại Como, Lombardy, là một kiến trúc sư người Ý.
Elia mở văn phòng thiết kế tại Milano năm 1912 và gia nhập Chủ nghĩa vị lai. Từ năm 1912 đến 1914, Elia bị ảnh hưởng của Otto Wagner và Adolf Loos cũng như các thành phố công nghiệp của Mỹ, ông bắt đầu một loạt các thiết kế cho đồ án "Thành phố mới" (Città Nouva) được coi như một biểu tượng của tương lai.
Rất nhiều bản vẽ đã được ra mắt lần đầu và cũng là lần duy nhất tại triển lãm vào tháng 5 và 6 năm 1914 của nhóm Khuynh hướng mới (Nouve Tendenze) mà Elia là thành viên. Ngày nay, các bản vẽ được trưng bày tại Villa Olmo, gần Como.
Elia được cho là tác giả của Bản tuyên ngôn của kiến trúc vị lai, xuất bản tháng 8 năm 1914. Đây là một chủ đề tranh cãi vào giai đoạn đó. Trong đó, tác giả viết "Giá trị trang trí của kiến trúc tương lai phụ thuộc duy nhất vào việc sử dụng và bố cục của các loại vật liệu màu sắc mạnh mẽ, nguyên thủy và trần trụi".
Tương tự bản tuyên ngôn, đặc điểm kiến trúc của Elia là sự mạnh mẽ của tập hợp khối, các diện tấm lớn tạo ra phong cách biểu cảm oai hùng mang tính công nghiệp. Quan điểm của ông là một sự công nghiệp hóa cao độ của thành phố tương lai. Đó không chỉ là một tập hợp số lượng lớn của nhiều đơn vị nhà ở các thể độc lập, mà đó là một cấu trúc khổng lồ đa tầng, các đô thị liên kết tương tác, tích hợp thành một chuỗi đô thị, xem như "sinh lực" của đô thị. Các thiết kế của ông biểu lộ rõ đặc trưng của các nhà chọc trời với hình khối lớn, thô ráp, với các sân thượng, cầu và hành lang giao thông trên cao, biểu lộ sự khởi phát cuồng nhiệt của kiến trúc và kỹ thuật hiện đại.
Ông vừa là một người theo chủ nghĩa xã hội vừa là một người theo chủ nghĩa phục quốc, Sant'Elia gia nhập quân đội Ý trong Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1915 và bị giết tại Monfalcone năm 1916. Hầu hết các thiết kế của ông không được xây dựng, nhưng quan điểm và cách nhìn của ông có ảnh hưởng đến các thế hệ kiến trúc sư sau này. Một trong số đó là nhóm Archigram.
Tác phẩm
La Citta Nuova (Thành phố mới), 1914 |
(4 tháng 9 năm 1913 – 22 tháng 3 năm 2005) là một kiến trúc sư người Nhật. Ông được coi là một trong số những người làm nên bộ mặt của kiến trúc thế kỉ 20.
Tange sinh ra tại một làng quê nhỏ tại Imabari, đảo Shikoku, Nhật Bản. Bị quyến rũ bởi những bản vẽ của Le Corbusier, ông theo học khoa kiến trúc, Đại học Tokyo. Năm 1946, Tange trở thành trợ lý giáo sư tại Đại học Tokyo và thành lập xưởng thực nghiệm Tange. Trong số những sinh viên của ông có Maki Fumihiko, Kamiya Koji, Isozaki Arata, Kurokawa Kisho và Taneo Oki. Năm 1951, Tange thắng cuộc thi tái thiết thành phố Hiroshima. Công trình công viên Hòa bình và Trung tâm là biểu tượng cho sự hòa bình lâu dài của thành phố. Năm 1959, ông hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài "Cấu trúc không gian một đô thị lớn", một diễn giải cho cấu trúc đô thị dựa trên nền tảng của lộ trình giao hoán của con người từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại.
Dự án Vịnh Tokyo 1960 của nhóm Tange là một câu trả lời hợp lý cho các vấn đề trên, thông qua việc xem xét bản chất tự nhiên của cấu trúc đô thị, từ đó cho phép phát triển và thay đổi. Đồ án này nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới, với những ý tưởng mới về việc phát triển đô thị trên mặt vịnh Tokyo, cùng với việc sử dụng các cầu, các đảo nhân tạo, các bãi đỗ xe nổi... Tất cả được tích hợp trong một cấu trúc hạ tầng khổng lồ với các đối tượng là các modun cài cắm (plug-in). Đồ án "Vịnh Tokyo 1960" được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết Siêu cấu trúc giai đoạn đó (Megastructure) và được coi là đồ án kinh điển của chủ nghĩa không tưởng.
Năm 1961, Tange Kenzo thắng giải trong cuộc thi thiết kế sân vận động Quốc gia Yoyogi cho Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo. Công trình này được coi là một trong số những công trình đẹp nhất thế kỉ 20.
Phong cách kiến trúc của ông là sự pha trộn hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và kiến trúc cổ truyền Nhật Bản. Ông là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học Âu - Mỹ như Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology), Đại học Yale, Đại học Princeton, Đại học Harvard, Học viện kỹ thuật Illinois (Illinois Institute of Technology), Đại học California tại Berkeley, Đại học Alabama, Đại học Toronto...
Với những cống hiến của mình, ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker vào năm 1987.
Công trình nổi tiếng
Công viên tưởng niệm Hòa bình, Hiroshima
Nhà thờ St. Mary, Tokyo
Tòa thị chính siêu đô thị Tokyo
Quần thể Cung thể thao Olympic, Tokyo
Tổng mặt bằng Expo '70, Suita, Osaka
Hanae Mori, Aoyama, Tokyo
Hãng truyền hình Fuji, Odaiba, Tokyo
Vòm Tokyo
Đại học kĩ thuật Nam Dương, Singapore
Trung học Hoa Kiều quốc tế, Singapore
Sân vận động Quốc gia Yoyogi, Tokyo |
Richard Meier (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1934), tại New Jersey, Hoa Kỳ, là một trong số các kiến trúc sư nổi tiếng và có ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Ông là một thành viên của nhóm New York Five gồm có 5 kiến trúc theo chủ nghĩa Hiện đại với việc sử dụng các yếu tố thuần khiết (hình khối, màu sắc) của kiến trúc. Không gian kiến trúc của ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Le Corbusier.
Vào năm 1963, Meier mở văn phòng kiến trúc trong căn hộ của mình tại New York, New York. Công trình đầu tiên của ông là nhà của bố mẹ ông tại Essex Fells, New Jersey.
Từ 1962 đến 1973, song song với hoạt động thiết kế bên ngoài, Richard Meier còn tham gia giảng dạy tại Trường Khoa học và nghệ thuật cao cấp (Cooper Union for the Advancement Science and Art), tại Đại học Yale (1975-1977) và Đại học Harvard (1980-1991).
Ông được tặng thưởng giải thưởng Pritzker năm 1984.
Hiện nay, ông đang điều hành hãng Richard Meier và cộng sự, có văn phòng tại New York và Los Angeles.
Công trình thiết kế
Tháp ECM, Praha, Cộng hòa Séc, 2004-2007
Toà nhà Life Sciences Technology, Ithaca, New York, dự kiến hoàn thành năm 2007
Bảo tàng Frieder Burda Museum, Baden Baden, Đức, 2004
Tòa án Sandra Day O'Connor, Phoenix, Arizona, 2000
Getty Center, Los Angeles, California, 1997
Bảo tàng Vô tuyến và Radio, Beverly Hills, California, 1996
Bảo tàng nghệ thuật đương đại Barcelona, Barcelona, Tây Ban Nha, 1995
Toà thị chính và thư viện trung tâm Hague, Hà Lan, 1995
Trụ sở hãng truyền hình Canal+, Paris, Pháp
Phần trưng bày nghệ thuật hiện đại Trung tâm nghệ thuật Des Moines, Des Moines, Iowa, 1984
Bảo tàng nghệ thuật High, Atlanta, Georgia, 1983
Bảo tàng Atheneum, New Harmony, Indiana, 1979
Trung tâm Bronx, Bronx, New York, 1976
Biệt thự Douglas, Harbor Springs, Michigan, 1973
Biệt thự Smith, Darien, Connecticut, 1965-1967 |
DNA tái tổ hợp(viết tắt là rDNA) là phân tử DNA được tạo thành từ hai hay nhiều trình tự DNA của các loài sinh vật khác nhau. Trong kỹ thuật di truyền, DNA tái tổ hợp thường là được tạo thành từ việc gắn những đoạn DNA có nguồn gốc khác nhau vào trong vectơ tách dòng. Những vectơ tách dòng mang DNA tái tổ hợp này có thể biểu hiện thành các protein tái tổ hợp trong các sinh vật. Ví dụ một số dược phẩm là hormone peptide được tạo ra từ công nghệ DNA tái tổ hợp là insulin, hormone tăng trưởng, và oxytocin. Những vắc-xin cũng có thể được sản phẩm bằng phương thức này. Sinh vật chủ được sử dụng phổ biến nhất trong công nghệ DNA này là Escherichia coli.
DNA tái tổ hợp là tên chung cho một đoạn DNA đã được tạo ra bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều đoạn từ các nguồn khác nhau. Việc hình thành DNA tái tổ hợp là có thể vì các phân tử DNA từ tất cả các sinh vật có chung cấu trúc hóa học, chỉ khác nhau về trình tự nucleotide. Các phân tử DNA tái tổ hợp đôi khi được gọi là DNA khảm vì chúng có thể được tạo thành từ vật liệu từ hai loài khác nhau như chimera trong thần thoại. Công nghệ rDNA sử dụng trình tự palindromic và dẫn đến việc tạo ra sticky and blunt ends.
Các trình tự DNA được sử dụng trong việc xây dựng các phân tử DNA tái tổ hợp có thể bắt nguồn từ bất kỳ loài nào. Ví dụ, DNA của thực vật có thể nối với DNA của vi khuẩn hoặc DNA của con người có thể nối với DNA của nấm. Ngoài ra, các trình tự DNA không xuất hiện ở bất kỳ đâu trong tự nhiên có thể được tạo ra bằng tổng hợp hóa học của DNA và đưa vào các phân tử DNA tái tổ hợp. Bằng cách sử dụng công nghệ DNA tái tổ hợp và DNA tổng hợp, bất kỳ trình tự DNA nào cũng có thể được tạo ra và đưa vào cơ thể sống.
Protein có thể là kết quả của sự biểu hiện của DNA tái tổ hợp trong các tế bào sống được gọi là protein tái tổ hợp. Khi ADN tái tổ hợp mã hóa protein được đưa vào cơ thể vật chủ, protein tái tổ hợp không nhất thiết được tạo ra. Sự biểu hiện của các protein ngoại lai đòi hỏi phải sử dụng các vectơ biểu hiện chuyên biệt và thường đòi hỏi phải tái cấu trúc đáng kể bằng cách
trình tự mã hóa nước ngoài.
DNA tái tổ hợp khác với tái tổ hợp di truyền ở chỗ tái tổ hợp là kết quả của các phương pháp nhân tạo trong khi tái tổ hợp là một quá trình sinh học bình thường dẫn đến việc trộn lại các chuỗi DNA hiện có trong tất cả các sinh vật.
Tạo DNA
nhỏ|618x618px
Nhân bản phân tử là quá trình tạo ra DNA tái tổ hợp trong phòng thí nghiệm.
Đây là một trong hai phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất, cùng với phản ứng chuỗi polymerase (PCR), được sử dụng để định hướng sao chép bất kỳ trình tự DNA cụ thể nào do nhà thực nghiệm chọn. Có hai sự khác biệt cơ bản giữa các phương pháp. Một là nhân bản phân tử liên quan đến việc sao chép DNA trong một tế bào sống, trong khi PCR sao chép DNA trong ống nghiệm, không có tế bào sống. Sự khác biệt nữa là nhân bản liên quan đến việc cắt và dán các chuỗi DNA, trong khi PCR khuếch đại bằng cách sao chép một chuỗi hiện có.
Biểu thức DNA
Sau khi cấy ghép vào sinh vật chủ, DNA ngoại lai có trong cấu trúc DNA tái tổ hợp có thể hoặc không biểu hiện. Nghĩa là, DNA có thể được sao chép đơn giản mà không biểu hiện, hoặc có thể phiên mã và dịch mã và protein tái tổ hợp được tạo ra. Nói chung, sự biểu hiện của một gen ngoại lai đòi hỏi phải tái cấu trúc gen để bao gồm các trình tự cần thiết để tạo ra một phân tử mRNA có thể được sử dụng bởi bộ máy dịch mã của vật chủ (ví dụ: promoter, tín hiệu bắt đầu dịch mã, và điểm kết thúc phiên mã). Những thay đổi cụ thể đối với sinh vật chủ có thể được thực hiện để cải thiện biểu hiện của gen ngoài tử cung. Ngoài ra, những thay đổi cũng có thể cần thiết đối với trình tự mã hóa, để tối ưu hóa quá trình dịch mã, làm cho protein hòa tan, hướng protein tái tổ hợp đến vị trí thích hợp trong tế bào hoặc ngoại bào và ổn định protein khỏi sự thoái hóa.
Lịch sử
Ý tưởng về DNA tái tổ hợp lần đầu tiên được đề xuất bởi Peter Lobban, một sinh viên tốt nghiệp của Giáo sư Dale Kaiser tại Khoa Hóa sinh tại Trường Y Đại học Stanford. Các ấn phẩm đầu tiên mô tả quá trình sản xuất thành công và sao chép nội bào của DNA tái tổ hợp xuất hiện vào năm 1972 và 1973, từ Stanford và UCSF. Năm 1980 Paul Berg, giáo sư Khoa Hóa sinh tại Stanford và là tác giả của một trong những bài báo đầu tiên , đã được trao giải Nobel Hóa học cho công trình của ông về axit nucleic "đặc biệt liên quan đến DNA tái tổ hợp". Werner Arber, Hamilton Smith, và Daniel Nathans đã chia sẻ Giải thưởng Nobel Sinh lý học và Y học năm 1978 cho việc khám phá Endonuclease hạn chế đã nâng cao các kỹ thuật của công nghệ rDNA.
Đại học Stanford đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ về DNA tái tổ hợp vào năm 1974, liệt kê các nhà phát minh là Herbert W. Boyer (giáo sư tại Đại học California, San Francisco) và Stanley N. Cohen (giáo sư tại Đại học Stanford); bằng sáng chế này đã được trao vào năm 1980. Loại thuốc nhận giấy phép đầu tiên được tạo ra bằng công nghệ DNA tái tổ hợp là insulin nhân học, do Genentech phát triển và Eli Lilly and Company cấp phép.
Tranh cãi
Các nhà khoa học liên quan đến sự phát triển ban đầu của các phương pháp DNA tái tổ hợp đã nhận ra rằng tiềm năng tồn tại đối với các sinh vật chứa DNA tái tổ hợp có các đặc tính không mong muốn hoặc nguy hiểm. Tại Hội nghị Asilomar về DNA tái tổ hợp năm 1975, những lo ngại này đã được thảo luận và một lệnh cấm tự nguyện đối với nghiên cứu DNA tái tổ hợp đã được bắt đầu đối với các thí nghiệm được coi là đặc biệt rủi ro. Lệnh cấm này đã được tuân thủ rộng rãi cho đến khi Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) phát triển và ban hành các hướng dẫn chính thức cho công việc của rDNA. Ngày nay, các phân tử DNA tái tổ hợp và protein tái tổ hợp thường không được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về một số sinh vật biểu hiện DNA tái tổ hợp, đặc biệt là khi chúng rời khỏi phòng thí nghiệm và được đưa vào môi trường hoặc chuỗi thức ăn. Những lo ngại này được thảo luận trong các bài báo về sinh vật biến đổi gen và tranh cãi về thực phẩm biến đổi gen. Hơn nữa, có những lo ngại về các sản phẩm phụ trong sản xuất dược phẩm sinh học, trong đó DNA tái tổ hợp tạo ra các sản phẩm protein cụ thể. Sản phẩm phụ chính, được gọi là protein tế bào chủ, xuất phát từ hệ thống biểu hiện của vật chủ và gây ra mối đe dọa đối với sức khỏe của bệnh nhân và môi trường tổng thể. |
Abbé Marc-Antoine Laugier (1711–1769), là một lý thuyết gia kiến trúc người Pháp. Ông nguyên là một thầy tu đạo Cơ Đốc và là một trong số các lý thuyết gia thuộc trường phái Vitruvius. Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng "Luận về Kiến trúc" (Essai sur l'architecture).
Trong tác phẩm "Luận về Kiến trúc", ông xây dựng các nguyên tắc cơ bản cho kiến trúc. Theo ông, tất cả các sách vở đã có đều bị quá lệ thuộc vào Vitruvius. Ông cho rằng bản chất cái đẹp tuyệt đối không phụ thuộc vào thói quen và quy ước. Đó chính là bản chất của cái đẹp tự nhiên, còn vẻ đẹp trong kiến trúc chỉ đơn thuần là sự mô phỏng ngẫu nhiên những gì tồn tại trong tự nhiên. Từ đó, Laugier khẳng định rằng, kiến trúc phải xuất phát từ những quy luật trong tự nhiên. Laugier đã dựa trên sự diễn giải của mình về bí ẩn của túp lều nguyên thủy bằng gỗ để dẫn dến kết luận rằng các thức cột cổ điển Hy Lạp có nguồn gốc từ thân cây gỗ. Đó là hình ảnh đầu tiên của kiến trúc. Đối với ông, đó là sự hợp lý và thuận theo lẽ tự nhiên của công năng. Từ đó, Laugier tin rằng chân lý của kiến trúc thuộc về logic công năng và tất cả những gì còn lại thuộc về phạm trù đạo đức. Đó là một quan điểm tương đối hiện đại của thời kì đó. Chính ông là người đã khởi xướng cuộc tranh luận kéo dài trong suốt hai thế kỉ 19 vào 20 về vai trò của công năng trong kiến trúc. Laugier là một người nhiệt thành với kiến trúc Gothic vì tính duy lý, cách lấy ánh sáng độc đáo và sự phong phú của không gian. Tuy nhiên, quan điểm của ông có phần cực đoan khi cho rằng chỉ có những quy luật của ông là chân lý và ông không chấp nhận bất cứ sự chệch hướng nào. |
MIDI (Musical Instrument Digital Interface - Giao diện kỹ thuật số dành cho nhạc cụ) là chuẩn công nghiệp về nghi thức giao thông điện tử định rõ các nốt âm nhạc trong nhạc cụ điện tử như là bộ tổng hợp chính xác và ngắn gọn, để nhạc cụ điện tử và máy tính trao đổi dữ liệu, hoặc "nói", với nhau. MIDI không truyền âm thanh – nó chỉ truyền thông tin điện tử về một bản nhạc. MIDI có thế được sử dụng cho các mục đích khác, nhưng mục tiêu ban đầu cho việc phát minh MIDI vẫn là phục vụ cho âm nhạc. Chuẩn MIDI bao gồm 3 thành phần: Giao thức (protocol), Phương tiện kết nối (connector) và Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn (standard MIDI file).
Giao thức
Đàn synthesizer
Đây là chính là "ngôn ngữ" của MIDI, cũng như con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Các thiết bị kỹ thuật số đề cập ở trên cũng vậy, để chúng "hiểu" nhau, bạn phải cho chúng "nói" cùng một ngôn ngữ. Đại diện tiêu biểu cho các thiết bị này là các nhạc cụ điện tử như keyboard, synthesizer và máy vi tính PC.
Các phương tiện kết nối
Các thiết bị MIDI phải có ngõ vào/ra để kết nối với nhau. Chuẩn MIDI 1.0 quy định connector (dây cáp có đầu cắm) là 5-pin DIN. Hiện nay, các thế hệ đàn synthesizer mới nhất đã sử dụng chuẩn USB của PC làm phương tiện kết nối.
Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn
MIDI ra đời từ những năm đầu của thập niên 80. Các hãng sản xuất nhạc cụ điện tử của Nhật và Mỹ muốn đề xuất ra một chuẩn cho phép các loại nhạc cụ "nói chuyện" được với nhau, nâng cao khả năng mở rộng giúp cho việc sáng tác, biểu diễn và ghi âm được thuận lợi hơn. Sự thật là từ khi ra đời, MIDI đã tạo nên những thay đổi rất quan trọng trong công nghệ ghi âm. Năm 1991, để tăng cường hơn nữa tính tương thích giữa các nhạc cụ, chuẩn General MIDI 1 ra đời. Đến năm 1999, General MIDI 2 được công bố, mở rộng bộ tiếng và khả năng chỉnh sửa dữ liệu MIDI. Và một điều lý thú: để thay thế âm thanh nghe như "tiếng dế gáy" của chiếc ĐTDĐ, chuẩn General MIDI Lite được khai sinh vào năm 2001 để ứng dụng cho các thiết bị di động.
Hoạt động
Ba cổng và một dây cắm MIDI
Như đã nêu trong phần định nghĩa, MIDI dùng để trao đổi thông tin biểu diễn nhạc giữa các nhạc cụ điện tử hoặc giữa nhạc cụ điện tử với máy vi tính. Tín hiệu trao đổi được mã hóa dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1 và được gọi là message (thông điệp). Một message sẽ chứa các thông tin như là: nốt nhạc nào, âm thanh phát ra sẽ lớn hay nhỏ, sử dụng nhạc cụ gì.
Nói cho đơn giản dễ hiểu, file MIDI là bản nhạc, còn các thiết bị như là đàn điện tử hay ĐTDĐ chính là các dàn nhạc tấu lại bản nhạc đó và nói như hiểu biết của đa số người sử dụng, nhạc MIDI là nhạc hòa tấu. Chính vì chỉ ghi lại bản nhạc mà file MIDI có dung lượng rất nhỏ. Để tạo ra âm thanh, MIDI phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị phát lại. Trên các thiết bị này có một thành phần gọi là synthesizer. Trên ĐTDĐ và soundcard máy vi tính đều có tích hợp một synthesizer đơn giản. Synthesizer có thể là phần cứng - chip nhớ ROM hoặc phần mềm - SoftSynth.
Ngày nay nhạc MIDI được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống bởi kích thước file nhạc nhỏ và âm thanh của nó cũng dễ nghe. Ngoài điện thoại di động, MIDI còn được ứng dụng rộng rãi trong các nhạc cụ điện tử như Keyboard, guitar điện, kèn saxophone... Ngoài ra MIDI còn có một số ứng dụng khác như điều khiển ánh đèn sân khấu dành cho MIDI Show Control. Trong các phòng thu âm, MIDI Machine Control làm nhiệm vụ đồng bộ hoá các thiết bị ghi âm. |
Christian de Portzamparc (sinh 5 tháng 5 năm 1944) là một kiến trúc sư và một nhà thiết kế đô thị người Pháp. Ông sinh ra tại Casablanca, Maroc. Ông học tại trường nghệ thuật hàn lâm từ 1962 đến 1969. Tại đây, bị hấp dẫn bởi các phác thảo kiến trúc của Le Corbusier, Christian de Portzamparc quyết định đi theo con đường kiến trúc.
Năm 1994, ông là người đầu tiên và là người Pháp duy nhất tính đến thời điểm hiện nay (2006) nhận được giải thưởng Pritzker. Năm 2004 ông còn nhận được Giải thưởng lớn về đô thị của chính phủ Pháp. Vợ của ông là bà Élizabeth de Portzamparc là một nhà thiết kế nội thất nổi tiếng.
Công trình nổi tiếng
1971-1979: Tháp nước Marne-la-Vallée
1979: Khu nhà tập thể Hautes-Formes, gồm 209 căn hộ, Paris XIII
1987: Trường múa của Nhà hát quốc gia Paris, Nanterre
1988-1992: Mở rộng bảo tàng Bourdelle, Paris
1989-1992: Nội thất nhà ở, Nexus Workd, Fukuoka (Nhật)
1990: Nhà ở Paul Riquet, Nanterre
1991-1994: Nội thất căn hộ, ZAC Bercy
1994: Nhà ở Parc Nord (còn gọi là MH51), Nanterre
1995: Thành phố âm nhạc, Paris XIX
1995: Tháp Crédit Lyonnais trong quần thể Euralille, Lille
1999: Mở rộng cung hội nghị, Paris XVII
1999: Tháp LVMH, Thành phố New York
2000: Tòa án Grasse
2000: Văn phòng và các trường quay của đài truyền hình, Boulogne-Billancourt
1996-2003: Phòng biểu diễn giao hưởng. Luxembourg
2000: Cuộc thi Thư viện quốc gia Quebec, Montréal, Canada
2002: Sứ quán Pháp ở Berlin
2002: Tháp Granite cho cộng đồng, Paris La Défense
2002-2007: Thành cổ âm nhạc (Cidade da musica), Rio de Janeiro (Brasil)
2004: Tòa báo ''Le Monde, Paris XIII
2006: Khu phòng đọc tự do, thư viện sách, đa phương tiện về vũ trụ, Rennes |
Gordon Bunshaft (9 tháng 5 năm 1909 – 6 tháng 8 năm 1990) tốt nghiệp bằng thạc sĩ kiến trúc tại Học viện kĩ thuật Massachusetts (MIT). Ông gia nhập hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (SOM) từ năm 1949 và sau đó giữ chức vụ kiến trúc sư trưởng của hãng này. Ông là một kiến trúc sư theo chủ nghĩa Hiện đại, chịu ảnh hưởng bởi Ludwig Mies van der Rohe và Le Corbusier.
Công trình nổi tiếng nhất của ông tòa nhà Level trên Đại lộ Park (Công viên) ở Thành phố New York. Công trình này xây dựng từ năm 1951 đến 1952, làm trụ sở hãng xà phòng Lever Brothers. Công trình này được so sánh với tòa nhà Seagram của Mies. Trong những năm 1950, ông được Văn phòng Xây dựng tại nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đặt hàng thiết kế một loạt các lãnh sự quán Mỹ tại Đức.
Với những cống hiến của mình, ông được tặng giải thưởng Pritzker về kiến trúc năm 1988.
Công trình
1951 – Lever House – New York, New York
1953 – Ngân hàng Chi nhánh Tín dụng Công nghiệp Hanover – New York, New York
1962 – Nhà trưng bày Albright-Knox Art – Buffalo, New York
1963 – Nhà Travertine – Hamptons
1963 – Thư viện Beinecke – Đại học Yale, New Haven, Connecticut
1965 – Banque Lambert – Brussel
1967 – Tòa Marine Midland – New York, New York
1971 – Thư viện và Bảo tàng Lyndon Baines Johnson – Austin, Texas
1974 – Tòa Solow – số 9 Tây Đường 57, New York, New York
1974 – Bảo tàng và Vườn Điêu khắc Hirshhorn – Washington, D.C.
1983 – Ngân hàng Thương mại Quốc gia – Jeddah, Ả Rập Xê Út |
Huyền Trân Công chúa (chữ Hán: 玄珍公主; sinh năm 1287, mất ngày 9 tháng 1 năm 1340), là công chúa đời nhà Trần, Hòa thân công chúa, là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông, vợ thứ 3 của vua Chế Mân. Năm 1306, Huyền Trân công chúa được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung đưa về. Câu chuyện về Huyền Trân công chúa được truyền tụng trong dân gian, không chỉ vì lý do chính trị mà còn về khía cạnh văn hóa thơ, ca nhạc cũng như nghệ thuật sân khấu.
Cuộc đời
Công chúa không rõ tên thật, theo dã sử Đền thờ Huyền Trân công chúa tại Huế, bà được cho là hạ sinh vào năm 1289, mẹ công chúa có thể là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu - trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên, cũng có khả năng bà là con gái của Tuyên Từ hoàng hậu, em gái của Khâm Từ hoàng hậu. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có 2 người vợ là Vương Hậu Bhaskaradevi (nguyên phối) và Vương hậu Tapasi, người Java (Indonesia ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Năm Bính Ngọ, Hưng Long năm thứ 14 (1306), tháng 6, Chúa Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 3 với phong hiệu là Paramecvari . Năm Đinh Mùi (1307), vào tháng 5, quốc vương Chế Mân chết. Nghĩa là chỉ một năm sau khi cuộc liên hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành diễn ra. Thế tử Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng và có thể cũng để báo tang sự việc này.
Theo Đại Việt sử ký chép lại, Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Trần Anh Tông liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm. Trong cuộc hành trình trở về, công chúa còn đi theo Thế tử Đa Da, vì vậy về sau không ít người cho rằng Thế tử là con của công chúa. Tuy nhiên xét theo hành trạng có thể cử sứ thần sang báo tang, Thế tử rất có thể chẳng phải là con của Huyền Trân công chúa, và việc đi cùng với công chúa về là do lý do chính trị nào đó mà thôi. Về sau, Đại Việt sử ký không còn bất kỳ ghi chép nào về hành trạng của công chúa.
Cuối đời
Theo dã sử và thần tích tại đền thờ của bà, sau khi bà trở về Thăng Long thì theo di mệnh của Thái Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh). Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng (香幢). Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Hổ Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự.
Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Hổ Sơn. Ngày công chúa mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế. Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc. Nhà Nguyễn ban chiếu ghi nhận công lao của công chúa Huyền Trân "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" .
Nhận định
Một số người đời sau cho rằng câu chuyện Huyền Trân lên giàn thiêu có phần thêu dệt, chuyện nêu lý do công chúa phải lên giàn hỏa chỉ là cớ do sách Việt sau này viết thêm. Theo tiến sĩ Po Dharma, Huyền Trân công chúa không thể hội đủ điều kiện để xin lên giàn hỏa thiêu vì nếu theo truyền thống Champa xưa, đây là một vinh dự và chỉ có Vương hậu chính thức mới được phép hoả thiêu trên giàn hỏa thiêu với chồng của mình. Trong kinh điển theo đạo Bà La Môn đều không nhắc đến tục lệ này của người Champa, chưa chắc đã có tục lệ như thế. Cho dù có tục lệ đó đi nữa, thì việc hỏa táng phải tổ chức trong vòng 7 ngày sau khi chết, vì khí hậu nhiệt đới không cho phép bảo quản thi hài được lâu hơn, đến khi tin đưa về Đại Việt và dù Trần Khắc Chung có lên tàu sang ngay cũng không thể nào kịp, trong điều kiện giao thông thời đó. Chuyện Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân có thể là vì bị gièm pha, đồn thổi vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn và Trần Khắc Chung được tiếng đạo đức, trên tàu còn rất nhiều người khác cùng đi, như là An Phủ Sứ Đặng Vân (Đặng Thiệu), không dễ dàng hành động.
Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này:
Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tường mà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu
Theo Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư: Duy việc Trần Khắc Chung lập mưu đưa Huyền Trân trở về nước sau khi Chiêm Vương qua đời, dù muốn sao ta cũng phải nhận là một việc bất tín đối với Chiêm Thành. Thì phản ứng của nước Chiêm là lẽ dĩ nhiên và chính đáng. Còn người Việt đã thắng một canh bạc không lương thiện lắm lại còn ra bộ não nùng xót xa.
Trích lưu bút của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lưu tại điện thờ Huyền Trân Công Chúa, Huế: Có những vấn đề của phụ nữ phải được giải quyết từ Quốc gia, có những vấn đề của Quốc gia phải giải quyết từ người phụ nữ.
Trong thơ ca nghệ thuật
Câu chuyện về Huyền Trân đã trở thành một đề tài trong thi ca, nghệ thuật.
Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chăm là dân tộc thấp kém nên đã có câu:Tiếc thay cây quế giữa rừngĐể cho thằng Mán thằng Mường nó leoTương truyền là bài "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, có người cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm:Nước non ngàn dặm ra đi...Mối tình chi!Mượn màu son phấnĐền nợ Ô, Lý.Xót thay vì,Đương độ xuân thì.Số lao đao hay là nợ duyên gì?...Nhạc sĩ Phạm Duy cũng dùng những chữ đầu trong bài này để viết thành ca khúc "Nước non ngàn dặm ra đi", nói về tâm sự của Huyền Trân công chúa khi sang Chiêm Quốc:Nước non ngàn dặm ra đi...Dù đường thiên lý xa vờiDù tình cố lý chơi vơiCũng không dài bằng lòng thương mến người...Một số tác phẩm có nói đến Huyền Trân như:
Âm nhạc
Trường ca Con đường Cái Quan của Phạm DuyNăm tê trong lúc sang XuânTôi theo Công chúa Huyền Trân tôi lên đườngĐường máu xương đã lắm oán thươngĐổi sắc hương lấy cõi giang sanTôi đi theo bước ái tìnhĐi cho trăm họ được hòa bình ấm noĐèo núi cao nghe gió vi vuThổi phấn son bay tới kinh đô.... Tiễn biệt Huyền Trân của Phạm Duy phổ thơ Đào Tiến Luyện
Nước non ngàn dặm ra đi của Phạm Duy
Huyền Trân Công chúa của nhạc sĩ Nguyễn Hiền
Nhớ của nhạc sĩ Châu Kỳ
Tình sử Huyền Trân của Nam Lộc
Sương gió Chiêm Thanh - cổ nhạc
Thơ
Công chúa Huyền Trân của Hoàng Cao Khải (?)Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười,Vốn đà không mất lại thêm lời,Hai châu Ô Lý vuông ngàn dặm,Một gái Huyền Trân của mấy mươi... !
Tiễn biệt Huyền Trân của Đào Tiến Luyện
Tiểu thuyết lịch sử
Bộ "Bão táp triều Trần" của Hoàng Quốc Hải gồm 4 tập: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân Công chúa, Vương triều sụp đổ'', được xuất bản lần đầu cả bộ năm 2003. Dịch giả Chapuis Gérard đã hoàn thành bản dịch Huyền Trân Công Chúa/Requiem pour une Princesse sang tiếng Pháp cuối năm 2009 và dự kiến phát hành năm 2012 . |
An Tư công chúa (chữ Hán: 安姿公主), 1267-1285, Việt sử tiêu án chép Thiên Tư công chúa (天姿公主), công chúa nhà Trần, Hòa thân công chúa, là một trong hai vị công chúa nổi tiếng nhất lịch sử nhà Trần vì các cuộc hôn nhân mang tính trọng đại, cùng với Huyền Trân công chúa.
Bà nổi tiếng trong việc kết hôn với Trấn Nam vương Thoát Hoan, giữ cho quân Trần rút lui an toàn trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 vào năm 1285. Kết cục của bà đến bây giờ vẫn là đề tài bàn luận của các sử gia.
Thân thế
Trước khi được gả cho người Nguyên, cuộc đời của An Tư công chúa không được ghi lại cụ thể theo bất kỳ hồ sơ nào. Theo ghi nhận của Đại Việt sử ký toàn thư, An Tư công chúa là em gái út của Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông, cho nên suy ra bà là con gái út của Trần Thái Tông, nhưng không rõ mẹ bà là ai.
Về xưng hô, sách Toàn thư đặc biệt gọi bà là 「Thánh Tông Quý muội; 聖宗季妹」, tức "Quý muội của Thánh Tông", trong đó chữ Hán "Quý" (季) có nghĩa là út hoặc nhỏ tuổi nhất trong thứ tự gia đình, vì lẽ đó bà cũng có thể được gọi là Hoàng quý muội (皇季妹). Sách An Nam chí lược ghi bà là Quốc muội (國妹), trong đó chữ "Quốc" được dùng tương tự chữ "Hoàng", biểu thị vai vế người thuộc dòng dõi Quân chủ một quốc gia.
Cống cho nhà Nguyên
Đầu năm 1285, quân đội nhà Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thánh Tông Thái thượng hoàng và Đương kim Nhân Tông hoàng đế đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng đối phương. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9 tháng 3 cùng năm, thủy quân Nguyên đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được Thượng hoàng và Hoàng đế. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế mạnh của đối phương, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng, kể cả hoàng thân Trần Ích Tắc đều quy hàng. Về sau Đỗ Khắc Chung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của Nguyên, nhưng không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu, bởi vậy, Thượng hoàng Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến mỹ nhân kế, tức sai người dâng em gái út của mình cho tướng Thoát Hoan để tạm cầu hòa.
Cuộc đời của bà chỉ ghi nhận qua sự kiện bà thành hôn với Thoát Hoan. Có 3 cuốn sách sử tại Việt Nam nói về chuyện này. Theo cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, đã ghi lại sự việc sớm nhất:
「Năm Ất Dậu, Chí Nguyên (1285)... Ngày Kỷ Dậu (mồng 6), Giảo Kỳ suất bọn Chương Hiến hầu đánh phá quân của người em Thế tử (có lẽ nói Trần Thánh Tông) là Thái úy Trần Quang Khải tại bến đò Phú Tân, chém ngàn người, Thanh Hoá và Nghệ An đều đầu hàng. Vua Trần sợ, khiến người trong họ là Trung Hiến hầu Trần Dương xin hoà. Lại sai kẻ Cận thị là Đào Kiên đưa bà chúa em vua cho Trấn Nam vương xin hoà giải. Nhà Nguyên khiến Ngại Thiên Hộ qua tuyên lời dụ nói:"Nếu đã muốn xin hoà, sao không thân hành tới mà bàn luận". Thế tử không nghe」.
Sau đó, sự việc của An Tư công chúa được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên thời Lê Sơ, và Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ thời Lê Trung hưng. Các cuốn sử về sau, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Việt Nam sử lược lại không ghi dòng nào về sự kiện này.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi:「"Tháng 2 (Ất Dậu)... Sai người đưa công chúa An Tư (em gái út của Thánh Tông) đến cho Thoát Hoan, là muốn làm thư giãn loạn nước vậy"」.
Việt sử tiêu án ghi:「"Thoát Hoan lên sông Nhĩ Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông; quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được; ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Thiên Tư công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước"」.
Sau khi quân Trần bắt đầu phản công, quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan, con trai của Hốt Tất Liệt đã phải chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy để về. Chiến thắng, hoàng tộc Trần làm lễ tế lăng miếu, khen thưởng công thần, nhưng không ai nói đến An Tư công chúa. Không rõ công chúa còn hay mất, được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân, và điều này về sau được đem ra bàn tán và nhận định về công lao của bà không được triều Trần ghi nhận.
Có một số ghi nhận Thoát Hoan sau đó 「"Cưới người con gái họ Trần và sinh được hai con"」 và người con gái họ Trần này được nhiều người cho là An Tư công chúa. Nhưng trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc, mục "Các vương hầu nội phụ", phần "Trần Tú Viên" (con của Trần Di Ái) có ghi rõ thân thế của người con gái họ Trần này như sau:「"... Năm sau (1336), trở về Hán Dương. Trấn Nam vương (ý chỉ Thoát Hoan) cưới người em gái làm Thứ phi, sinh được hai con"」. Theo cách ghi này, "người con gái họ Trần" là con gái Trần Di Ái, em của Tú Viên chứ không phải An Tư công chúa.
Nhận định
Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ "An Tư":
GS. Phạm Đức Dương, Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á ở Việt Nam, viết:
{{cquote|Nhà Trần trở thành triều đại vinh quang nhất trong lịch sử Đại Việt vì đã ba lần chiến thắng quân Nguyên, một đội quân đã từng làm mưa làm gió khắp Á – Âu. Trong chiến công chung đó người ta ghi nhận sự đóng góp, sự hy sinh thầm lặng của những người phụ nữ, trong số ấy có công chúa An Tư.
Người con gái "lá ngọc cành vàng" ấy vì nợ nước đã ra đi không trở lại. Nhưng trớ trêu thay, sau chiến thắng quân Nguyên, tháng 7 năm 1285, vua trở về kinh thành hân hoan khen thưởng những người có công, nhưng không ai nhắc tới công chúa An Tư.}}
Và trên website Vietsciences trong một bài viết, không ghi tên tác giả, cũng có đoạn:
Trong văn hóa đại chúng
Khoảng năm 1943, câu chuyện về người công chúa này đã được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết thành cuốn tiểu thuyết lịch sử có tên gọi An Tư. Tiểu thuyết này được viết xong ngày 18 tháng 12 năm 1943. Sau đó được đăng báo Tri tân từ 15 tháng 6 năm 1944 đến 12 tháng 7 năm 1945.
Theo nội dung truyện, công chúa An Tư có người yêu là một nhân vật hư cấu tên Chiêu Thành vương Trần Thông, con cả của Thái úy Khâm Thiên Đại vương Trần Nhật Hiệu. Thân phận con của Trần Nhật Hiệu là hư cấu, nhưng sử sách đời Trần chính xác có ghi nhận có một "Chiêu Thành vương" và một người tên "Trần Thông", điểm đặc biệt là cả hai người này đùng được ghi là cùng ra quân với Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, nên có lẽ tác giả Nguyễn Huy Tưởng đã dựa vào đó để đồng nhất thành một người. Và sau khi "người chồng" là Thoát Hoan trốn chạy, Nguyễn Huy Tưởng viết về kết cục của nhân vật: 「"Nàng xuống ngựa thắp hương, rồi dập đầu trên nấm đất (ngôi mộ của Trần Thông) mà khóc rũ rượi... Ánh trăng bàng bạc, nàng mê man như ngày ruổi ngựa cùng chàng vào Thanh. Nàng đã đến bên bờ sông Cái, và không ngần ngại văng mình xuống nước..."」Tiểu thuyết An Tư - Nguyễn Huy Tưởng, bản điện tử.
Bàn về nhân vật này, PGS.TS. Nguyễn Bích Thu viết: Trong tiểu thuyết...An Tư tượng trưng cho cái đẹp biết dấn thân, mang một ý nghĩa lớn lao có thể lay chuyển hàng binh thế trận...Nguyễn Huy Tưởng bằng tình cảm và lòng ngưỡng mộ của mình đã ghi nhận và tôn vinh sự hi sinh thầm lặng nhưng quyết liệt của An Tư, một nữ trung hào kiệt trong tiểu thuyết như một chiến công sánh ngang với Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng và trường hợp của nàng đáng được lưu danh như tên tuổi các bậc tiền nhân nhà Trần.Ngày nay, hình tượng An Tư công chúa luôn được thể hiện rất xinh đẹp và cao cả, hầu như người hiện đại hình dung kết cục của An Tư công chúa rất "tang thương" đúng như Chí lược, Toàn thư và Tiêu án ghi lại:「"An Tư qua trại Thoát Hoan và không rõ kết cục ra sao"」. Trong chương trình phim tài liệu Thăng Long Nhân Kiệt dài 100 tập được phát sóng nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trên đài VTV, An Tư công chúa được liệt vào thứ 18 trong 100 vị vĩ nhân mà chương trình gọi là 「"Nàng công chúa nhỏ bé lá ngọc cành vàng, trở thành vật hi sinh cho nền độc lập dân tộc"」. Độ tuổi của An Tư công chúa, do hình tượng xinh đẹp và quan niệm về độ tuổi cưới gả khi ấy, mà luôn được hình dung ở khoảng từ 16 đến 18 tuổi, độ tuổi được cho là "hợp lý" để cưới gả, mặc dù không có sách sử nào chứng minh điều này.
Bên cạnh đó, có không ít giả thuyết cho rằng An Tư là người khác ngoài hoàng tộc họ Trần, được phong làm công chúa để phục vụ mục đích khác trong việc gả cho người Nguyên. Giả thuyết này xuất phát ở việc trong khi đề nghị hòa thân, các triều đại nhà Hán, nhà Đường thường lấy người trong họ, thậm chí là dân nữ, để phong công chúa rồi gả cho nhân vật cần liên hôn, chứ ít khi là Hoàng nữ thật sự (như Vương Chiêu Quân, Văn Thành công chúa và Nghi Phương công chúa). Bộ truyện tranh tên Long thần tướng'' đã dựa vào suy luận này mà tạo nên tình huống nhân vật Lê Nhật Lan, được cướp về từ hôn lễ không mong muốn của mình, sau được chỉ thị từ Hưng Đạo vương mà được giáo dục trở thành công chúa gả cho Thoát Hoan trong tương lai.
Ngoài ra, An Tư Công Chúa cũng được thể hiện qua vai diễn của diễn viên Lâm Thanh Mỹ qua bộ phim Hoàng Quý Muội được khởi chiếu ngày 3 tháng 12 năm 2020. Bộ phim xoay quanh mối tình xuyên không gian từ năm 1285 đến năm 2020 của An Tư và Chiêu Thành Vương. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.