text
stringlengths 0
512k
|
---|
Trong điện từ học, độ điện thẩm tương đối hay hằng số điện môi của một vật liệu là tỉ số của độ điện thẩm tuyệt đối của nó với độ điện thẩm chân không.
Lực tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong một môi trường phụ thuộc vào hằng số điện môi của môi trường đó. Cụ thể hơn, lực Coulomb giữa hai điện tích đặt trong điện môi đồng chất nhỏ hơn lực tác dụng giữa chúng trong chân không một số lần; hệ số tỉ lệ đó chính là độ điện thẩm tương đối. Tương tự, độ điện thẩm tương đối của một vật liệu là tỉ số giữa điện dung của một tụ điện dùng vật liệu đó làm điện môi, với điện dụng của một tụ điện tương tự sử dụng chân không làm điện môi.
Cụm từ "hằng số điện môi" vẫn thường được sử dụng, nhưng đã bị các tổ chức chuẩn hóa trong kỹ thuật và hóa học ngưng sử dụng.
Định nghĩa
Độ điện thẩm tương đối thường được ký hiệu là (đôi khi là , chữ kappa) và được định nghĩa bằng
trong đó là độ điện thẩm phức phụ thuộc vào tần số của vật liệu, còn là độ điện thẩm chân không.
Độ điện thẩm tương đối là một đại lượng không thứ nguyên, với giá trị phức trong trường hợp tổng quát; phần thực và phần ảo của nó thường được ký hiệu là:
Độ điện thẩm tương đối liên quan đến độ cảm điện của môi trường đó, , theo hệ thức .
Trong những môi trường dị hướng (như tinh thể không lập phương), độ điện thẩm tương đối là một tenxơ hạng hai.
Độ điện thẩm tương đối của một vật liệu trong trường hợp tần số bằng không được gọi là độ điện thẩm tương đối tĩnh.
Thuật ngữ
Cụm từ vốn hay được dùng để chỉ độ điện thẩm tương đối là hằng số điện môi, và hiện vẫn đang được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, thuật ngữ đó đã bị các tổ chức chuẩn hóa như IEEE và IUPAC ngưng sử dụng, bởi nó hay bị nhầm với độ điện thẩm tuyệt đối . Trong ngành, cụm từ độ điện thẩm tương đối có thể dùng để chỉ tính chất không đổi, hoặc một tính chất phụ thuộc vào tần số. Đôi khi thuật ngữ này cũng chỉ tới phần thực của đại lượng giá trị phức ở trên.
Vật lý
Độ điện thẩm tương đối là một đại lượng số phức, với phần ảo tương ứng với sự lệch pha của phân cực so với điện trường và dẫn đến sự suy yếu sóng điện từ truyền qua môi trường. Theo định nghĩa, hằng số điện môi của chân không bằng 1, tức , mặc dù có thể có những hiệu ứng lượng tử phi tuyến tính trong chân không trở nên đáng kể với điện trường mạnh.
Bảng sau liệt kê hằng số điện môi của một số dung môi quen thuộc
Đo đạc
Độ điện thẩm tương đối có thể được đo bằng điện trường tĩnh như sau: đầu tiên điện dung của một tụ điện với chân không ở giữa hai bản tụ, , được đo đạc. Sau đó, cũng với tụ điện đó, điện dung với một điện môi giữa hai bản tụ được đo đạ. Độ điện thẩm tương đối khi đó bằng
Trong trường hợp trường điên từ thay đổi theo thời gian, đại lượng này sẽ phụ thuộc vào tần số. Một phương pháp gián tiếp để tính là chuyển đổi kết quả đo tham số S tần số radio. Ngoài ra, còn có thể sử dụng hiệu ứng cộng hưởng ở những tần số cố định. |
Skidmore, Owings & Merrill (viết tắt là SOM) là một hãng kiến trúc và xây dựng lớn của Mỹ. Được Louis Skidmore và Nathaniel Owings thành lập năm 1936 tại thành phố Chicago, sau đó John Merrill gia nhập vào năm 1936.
SOM là một trong những công ty kiến trúc lớn nhất thế giới. Chuyên môn chính của họ là trong các tòa nhà thương mại cao cấp, do SOM đã dẫn đầu việc sử dụng rộng rãi của phong cách quốc tế hiện đại hay nhà chọc trời "hộp kính". Họ đã thiết kế một số các tòa nhà cao nhất thế giới, bao gồm cả Trung tâm John Hancock (1969, tòa nhà cao thứ nhì thế giới khi được xây dựng), tháp Willis (năm 1973, cao nhất thế giới trong hơn hai mươi năm), và Burj Khalifa (2010, tòa nhà cao nhất hiện nay trên thế giới). Lĩnh vực hoạt động của hãng gồm: Kiến trúc, Dịch vụ xây dựng/kỹ thuật MEP, đồ họa, thiết kế nội thất, kỹ thuật kiến trúc, xây dựng dân dụng, thiết kế bền vững và quy hoạch & thiết kế đô thị
Hãng đã thực hiện hơn 10.000 dự án thiết kế lớn nhỏ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Một số kiến trúc sư nổi tiếng của hãng này gồm có: Edward Charles Bassett, Natalie de Blois, Gordon Bunshaft, David Childs, Myron Goldsmith, Bruce Graham, Gertrude Kerbis, Fazlur Rahman Khan. Lucien Lagrange, Walter Netsch, Larry Oltmanns, Brigitte Peterhans, Adrian Smith, và Marilyn Jordan Taylor
Các công trình nổi tiếng
Các công trình và quy hoạch thị trấn Oak Ridge, Tennessee, 1942
Lever House, Thành phố New York, 1952
Một loạt các công trình của Học viện Kỹ thuật Illinois, Chicago, 1950-1970
Học viện Không quân Mỹ, Colorado Springs, Colorado, 1958
Thư viện Tài liệu và Bản thảo quý hiếm Beinecke, Đại học Yale, New Haven, Connecticut, 1963
"Circle Campus" của trường Đại học Illinois tại Chicago, 1965
Thư viện Louis Jefferson Long ở Wells College, 1968
Bank of America Center, San Francisco, California, 1969
Trung tâm John Hancock, Chicago, Illinois, 1969
Trụ sở Weyerhaeuser, Tacoma, Washington, 1971
Sân bay Haj, Jeddah, Ả Rập Xê Út, 1972
Willis Tower, Chicago, Illinois, 1973
Trung tâm Carlton, Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi, 1973
Trụ sở ngân hàng US, Milwaukee, Wisconsin, 1973
First Wisconsin Plaza, Madison, Wisconsin, 1974
Enerplex, North Building, Princeton, New Jersey, 1982
Vòm Hubert H. Humphrey, Minneapolis, 1982
Trung tâm Wachovia Financial, Miami, Florida, 1984
Tháp Kim Mậu, Thượng Hải, 1998
Đại sứ quán Mỹ tại Ottawa, Canada, 1999
7 South Dearborn đồ án không xây dựng, Chicago, 2000
Công trình trong quá trình xây dựng
Freedom Tower, New York
Số 7 World Trade Center, New York
Burj Dubai, Dubai
Khách sạn và tháp quốc tế Trump, Chicago
Nhà ga số 3, sân bay quốc tế Ninoy Aquino, Manila, Philippines |
Kohn Pedersen Fox (hay KPF) là một hãng thiết kế kiến trúc và xây dựng lớn của Mỹ. Hãng được Eugene Kohn, William Pedersen và Sheldon Fox thành lập năm 1976. Hãng nổi tiếng qua các công trình nhà cao tầng trên toàn thế giới với một phong cách đặc biệt.
Triết lý thiết kế của Kohn Pedersen Fox xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, địa điểm xây dựng và kế hoạch tổng thể (program). Sự cân bằng giữa các yếu tốt đó là mục đích chính của KPF trong quá trình giải quyết. Để đạt được mục đích đó, Kohn Pedersen Fox giả quyết đồng thời cả hai quá trình, từ "trong ra" (đề xuất của kiến trúc sư với khách hàng) và từ "ngoài vào" vào để đạt được một tác phẩm kiến trúc hoàn chỉnh, tích hợp được giữa địa điểm xây dựng và kế hoạch tổng thể. Sự đáp ứng và thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của khách hàng được coi là chìa khóa thành công của hãng. |
Xe tăng (Tiếng Anh: Tank) thường được gọi tắt là tăng, là loại xe chiến đấu bọc thép, được trang bị pháo lớn, di chuyển bằng bánh xích được thiết kế cho tấn công và phòng thủ độc lập hoặc cùng các đơn vị chiến đấu khác. Hỏa lực này thường được cung cấp bởi 1 pháo chính cỡ nòng lớn với súng máy trong 1 tháp pháo quay, có giáp hạng nặng và có khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình nhằm cung cấp sự bảo vệ cho xe tăng và tổ lái, cho phép thực hiện tất cả các nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường.
Thiết kế
Do đặc trưng chức năng chiến đấu nên xe tăng được đánh giá qua rất nhiều các thông số kỹ thuật – chiến thuật mà chúng nằm trong các nhóm tính năng chính như sau:
Hoả lực: là số lượng, chất lượng, cỡ nòng của vũ khí gắn trên xe. Bao gồm nhiều thông số như tốc độ bắn nhanh, độ chính xác, tầm bắn xa nhất, tầm bắn gần nhất, sức công phá của đạn... Các xe tăng hiện đại thường trang bị 1 pháo bắn thẳng nòng trơn hoặc có khương tuyến cỡ nòng từ 100 đến 125mm (Trong Thế chiến II cỡ nòng thông dụng từ 75–100mm) 1–2 khe súng máy đằng mũi 1 đại liên nằm trên tháp pháo. Đạn có nhiều loại đạn nổ, xuyên thép, đạn chống tăng, và tên lửa có điều khiển bắn qua nòng pháo
Vỏ thép: đây là thông số về tính được bảo vệ của xe gồm các yếu tố về số lượng, chất lượng, độ dày, vật liệu, hình dáng và vị trí bố trí của các lớp vật liệu vỏ thép để bảo vệ xe... Các xe tăng hiện đại ngoài nhiều lớp vỏ thép và các vật liệu tổng hợp còn các lớp treo bảo vệ bằng thuốc nổ (còn gọi là giáp phản ứng nổ, viết tắt là ERA) và các lớp vật liệu chống phóng xạ cho trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra và hệ thống tuần hoàn và lọc khí chống vũ khí hoá học, sinh học.
Tính cơ động: Là tính năng rất quan trọng quyết định hiệu quả chiến đấu của xe tăng, bao gồm các thông số như tốc độ tối đa, tốc độ chiến đấu trên các địa hình, khả năng vượt vật cản, khả năng vượt dốc, khả năng vượt sông, tầm hoạt động xa nhất, tính việt dã...
Hiện nay, các loại xe tăng nổi tiếng được sản xuất tại một số nước là các cường quốc quân sự và kinh tế trên thế giới và cũng là các nước có truyền thống sử dụng xe tăng trong chiến tranh như Nga (Liên Xô), Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Israel, và gần đây là Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... Mỗi quốc gia tùy quan điểm, kinh nghiệm và điều kiện của mình chế tạo xe theo ưu tiên riêng cho các tính năng của xe tăng.
Các điểm mạnh, yếu và chiến thuật sử dụng xe tăng
Điểm mạnh
Xe tăng có các điểm mạnh thể hiện ở 3 chức năng chiến thuật: chức năng tấn công thọc sâu, chức năng chống tăng và chức năng trợ chiến bộ binh.
Chức năng tấn công thọc sâu: Xe tăng là xe vũ trang mạnh di chuyển bằng xích, thực tế là loại xe việt dã chạy mọi địa hình không cần đường sá, xe có thể vượt các chướng ngại vật và các địa hình, địa chất phức tạp với vận tốc khá cao, có hoả lực mạnh, độ bảo vệ tốt và tương đối độc lập trong hoạt động do đó xe tăng là loại vũ khí tấn công thọc sâu cơ động tiện dụng, phổ biến nhất của lục quân: bên tấn công tung các đơn vị xe tăng đánh vào khoảng không gian chiến thuật phía sau tuyến phòng thủ của đối phương, thọc sâu chia cắt các đơn vị của địch phá vỡ hậu tuyến phòng ngự và các cơ cấu liên lạc, hậu cần, chỉ huy của đối phương làm đối phương tan vỡ hoảng loạn hoặc bị rơi vào vòng vây, nhất là khi quân tấn công dùng nhiều mũi xe tăng kết hợp bộ binh cơ giới đánh chia cắt và hợp vây quân phòng thủ. Đây chính là các kịch bản của chiến tranh chớp nhoáng của quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới lần thứ hai với các đơn vị xe tăng thiết giáp tập trung cấp sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng đánh thọc sâu chia cắt đã tạo các chiến thắng vang dội nhanh chóng, hiệu quả rất lớn trong giai đoạn đầu của chiến tranh trên bộ tại chiến trường châu Âu.
Chức năng chống tăng: Cũng chính vì khả năng thọc sâu cơ động cực kỳ nguy hiểm trong tấn công của xe tăng nên để đối phó lại, quân phòng ngự cũng phải duy trì một lực lượng xe tăng thiết giáp hùng hậu, tập trung tại hậu tuyến phòng ngự của quân mình làm lực lượng dự bị để cơ động phản công chống lại và hoá giải các mũi thọc sâu của xe tăng đối phương. Đây chính là kịch bản của trận Vòng cung Kursk nơi có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Như vậy sức mạnh chủ yếu của xe tăng là sức mạnh tiến công cơ động và nhờ sức tiến công cơ động đó xe tăng cũng được dùng làm phương tiện chủ yếu để phòng thủ tích cực phản công chống lại sức tấn công cơ động của đối phương.
Chức năng trợ chiến cho bộ binh: Xe tăng cũng có thể được sử dụng như các ụ pháo di động để trợ chiến cho bộ binh trong việc đánh quân địch phòng ngự trong công sự và trận địa kiên cố liên hoàn. Nhưng chỉ nên dùng chức năng này khi thật cần thiết không nên lạm dụng vì có thể gây tổn thất lớn cho lực lượng xe tăng vì không phát huy được các điểm mạnh mà còn dễ bị quân phòng ngự khai thác các điểm yếu của mình.
Điểm yếu
Điểm yếu rất quan trọng của xe tăng là tầm quan sát của kíp chiến đấu kém. Vũ khí đánh gần của xe tăng khá kém do xạ giới bị hạn chế bởi các vỏ bọc thép ở tháp pháo, sự cơ động bị chậm do phụ thuộc vào tốc độ quay của tháp pháo. Những xe tăng kiểu cũ có lớp vỏ giáp trên đỉnh tháp pháo mỏng, không được trang bị vũ khí phòng không (súng máy, tên lửa đất đối không tầm ngắn) đều bất lực trước máy bay cường kích và trực thăng chống tăng của đối phương.
Xe tăng gần như bất lực trước máy bay, trực thăng của đối phương vì tầm quan sát rất kém và vũ khí của xe tăng không phải là thứ chuyên dụng để chống lại mục tiêu trên không. Do đó để tránh thương vong cho xe tăng, khi tác chiến phải có lực lượng không quân yểm trợ hữu hiệu hoặc lực lượng phòng không đủ mạnh để bảo vệ khoảng không cho xe tăng tác chiến, lực lượng phòng không này vừa phải chống máy bay hiệu quả vừa phải có sức cơ động cao đi kèm xe tăng, do đó tại các cường quốc quân sự thế giới đã chế tạo các loại xe tăng phòng không trang bị radar và tên lửa, pháo phòng không để đi kèm trong đội hình tấn công của xe tăng-cơ giới, ví dụ như Flugabwehrkanonenpanzer Gepard của Đức, 9K22 Tunguska, Buk M2 của Nga hay Type 95 SPAAA của Trung Quốc.
Xe tăng kém hiệu quả tác chiến ở nơi rừng núi và thành phố: Tại nơi có rừng, núi, thành phố, pháo của xe tăng sẽ khó xoay trở vì vướng địa hình. Điển hình là trong thành phố, khi bộ binh đối phương ở trên nhà cao tầng thì pháo chính không bắn tới được (góc nâng pháo của xe tăng chỉ đạt đến 30 độ).
Yếu kém trong đánh gần: vì tầm quan sát yếu và vũ khí xe tăng không hiệu quả khi bị bộ binh địch áp sát, nhất là ngày nay khi bộ binh được trang bị các vũ khí chống tăng vác vai rất hiệu quả là súng phóng lựu chống tăng hay các loại tên lửa chống tăng dẫn đường (tên lửa ATGM) . Điển hình như RPG-2 (B40), RPG-7 (B41), RPG-29, 9M133 Kornet, FGM-148 Javelin... Xe tăng nếu không có bộ binh đi cùng thì sẽ dễ bị bộ binh địch ẩn nấp dễ dàng tiếp cận tiêu diệt bằng vũ khí chống tăng vác vai bắn vào các điểm yếu: nóc chỉ huy, hông, mông, ...
Xe tăng là vũ khí đắt tiền và nặng nề, cần nhiều chi phí để mua sắm và bảo trì. Nếu xe tăng bị hư hại trên chiến trường thì khó mà sửa chữa tại chỗ mà phải tìm cách kéo về xưởng.
Chiến thuật sử dụng xe tăng
Vì các điểm mạnh yếu nêu trên cho nên cần phải sử dụng xe tăng hợp lý theo đúng chiến thuật:
.
Dùng lực lượng xe tăng tập trung theo các nhiệm vụ tác chiến độc lập và đúng chức năng là lực lượng tấn công cơ động thọc sâu, hạn chế dùng đơn lẻ phân tán làm các nhiệm vụ phụ trợ cho bộ binh.
Xe tăng nên tấn công trong đội hình có bộ binh, bộ binh cơ giới và vũ khí phòng không đi kèm để khắc phục tầm quan sát kém và có bảo vệ từ trên không.
Không nên sử dụng xe tăng trong việc đánh các mục tiêu trong thành phố, rừng núi, vì sẽ dễ dàng bị bộ binh địch áp sát và tấn công (Quân đội Nga phải chịu tổn thất lớn về thiết giáp khi sử dụng xe tăng trong Chiến tranh Chesnia lần thứ nhất, 1994–1996), tránh dùng xe tăng đánh các tuyến phòng thủ kiên cố của địch vì xe tăng không phát huy được tính cơ động của mình vì các hệ thống vật cản và mìn chống tăng địch giăng sẵn và là nơi tập trung các lực lượng chống tăng của địch.
Tốt nhất chỉ nên sử dụng xe tăng vào chức năng thọc sâu và chống tăng: Theo kinh nghiệm của chiến tranh hiện đại nhất là trong thế chiến thứ hai thì nhiệm vụ đánh chọc thủng các vỏ cứng của tuyến phòng thủ kiên cố của đối phương nên được thực hiện bởi bộ binh kết hợp với xe tăng, yểm trợ bởi mật độ bắn phá cao của pháo binh cùng với sự giúp đỡ của không quân. Sau khi đã chọc thủng được tuyến phòng thủ, đã mở ra khoảng không gian chiến thuật thì lúc đó mới giao nhiệm vụ phát triển tấn công đánh cơ động thọc sâu cho các lực lượng xe tăng - thiết giáp có sự yểm trợ từ trên không của không quân và có bộ binh cơ giới đi kèm.
Lịch sử phát triển của xe tăng
Ra đời trong thế chiến I
Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh trận địa điển hình hay còn gọi là chiến tranh chiến hào là loại chiến tranh mà "dễ phòng thủ, khó tấn công".
Quân đội hai bên cố thủ trong hệ thống chiến hào nhiều tầng lớp, dày đặc dây thép gai và bãi mìn. Lúc đó chưa có phương tiện cơ giới để yểm trợ bộ binh tiến công. Để đánh chiếm một đoạn tuyến phòng thủ của đối phương, quân tấn công phải chịu thương vong rất lớn và cũng không thể phát triển tấn công nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại quân phòng ngự có thể nhanh chóng tái lập phòng tuyến mới phía sau chiến tuyến của mình. Chiến tranh có hình thức giằng co hai bên ép dần chiến tuyến của nhau, chiến tuyến thay đổi chậm chạp, ổn định. Đánh nhau rất ác liệt, thương vong lớn nhưng ít có các trận đánh quyết định thắng bại dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của xã hội các nước đối kháng đối với gánh nặng của chiến tranh...
Năm 1916, người Anh nghĩ ra loại xe tấn công đầu tiên mà để giữ bí mật khi sản xuất và vận chuyển vũ khí mới họ gọi là "tank" (cái thùng sắt) đó là xe tăng Mark I, Mark II, Mark III, Mark IV mỗi loại xe được sản xuất theo 2 phương án: "xe đực" có pháo (nòng pháo nhô ra nên gọi là "đực"), và "xe cái" không có pháo chỉ có lỗ châu mai để bắn súng máy nên gọi là "cái". Xe tăng đầu tiên lấy động cơ từ các động cơ ô tô đương thời nhưng chuyển động bằng bánh xích, cho phép xe đi được trên các địa hình phức tạp nhưng chậm hơn người đi bộ, vỏ thép thì dùng đinh tán. Các mẫu xe đầu tiên có hình dạng kết cấu rất khác xa so với xe tăng bây giờ: Xe đực Mark I đến Mark IV chưa có tháp pháo, pháo lắp 2 bên sườn xe với khung xích hình quả trám rất cao để bò qua các vật cản cao. Điều thú vị là tuy xe tăng là vũ khí lục quân nhưng việc nghiên cứu phát triển xe tăng đầu tiên lại do Bộ Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành với sự chỉ đạo của Bộ trưởng Winston Churchill.
Lần đầu tiên người Anh đem xe tăng ra chiến trường là tại trận sông Somme tại miền Bắc nước Pháp ngày 15 tháng 9 năm 1916. Do xe tăng đầu tiên còn quá thiếu độ tin cậy nên trong số 49 xe để chiến đấu 17 chiếc trục trặc không thể xuất phát, trong số còn lại 5 chiếc bị sa xuống bùn, 9 chiếc trục trặc kỹ thuật trước khi tấn công, tổng cộng chỉ còn 18 chiếc thực sự tấn công. Nhưng chúng đã thành công lớn, gây hoảng loạn cho quân Đức phòng thủ, cuộc tấn công trong ngày hôm đó đã tiến lên chiếm được 5km chiều sâu chiến tuyến với số thương vong cho binh sĩ thấp hơn mức trung bình tới 20 lần. Tuy Trận sông Somme năm 1916 vì nhiều lý do khác nhau mà cũng lại có kết cục không dứt khoát, nhưng xe tăng đã trở thành vũ khí tiến công rất có triển vọng.
Ngay sau đó người Đức cũng học theo và chế tạo được loại xe tăng A7V. Người Pháp cũng chế tạo xe tăng và năm 1917 họ đã sản xuất ra xe tăng hạng nhẹ Renault FT-17, đây là xe tăng có kết cấu hoàn chỉnh đầu tiên, đến mức nó còn được quân đội Pháp và Ba Lan dùng cho đến đầu thế chiến thứ II. Xe Renault FT17 đã có bố trí cấu tạo về cơ bản rất giống với xe tăng ngày nay với tháp pháo có thể quay nhanh và pháo có thể nâng hạ góc bắn, xe có tốc độ cao, tính cơ động tốt, khả năng việt dã tốt với các thông số như sau: Hoả lực là súng máy Hotchkiss hoặc pháo 37mm. Động cơ xăng Renault tốc độ 6–7km/giờ leo dốc đến 35 độ, vượt hào rộng 1,8 m. Vỏ thép 6–22mm. Kích thước xe: dài × rộng × cao: 5 × 1,74 × 2,14 m.
Trước và trong thế chiến II
Trước và đặc biệt trong thế chiến II, xe tăng có những bước phát triển rất nhanh, mạnh trong cả kỹ thuật chế tạo xe và chiến thuật sử dụng chúng. Trước chiến tranh các cường quốc thế giới đã nhận thức được vai trò của xe tăng trong chiến tranh và ra sức xây dựng một lực lượng xe tăng mạnh.
Về kỹ thuật: Trong thời gian này nhà kỹ thuật người Mỹ George Christie đã ứng dụng hệ thống treo cho xe tăng đã nâng cao độ tin cậy tác chiến của xe tăng: tháp pháo nhờ hệ thống này vẫn giữ nguyên vị trí khi xe chuyển động cho phép xe tăng có thể ngắm bắn khi đang chuyển động. Các loại xe tăng của Liên Xô ngay trước thế chiến II lần đầu tiên trên thế giới được lắp động cơ Diesel. Các xe tăng được trang bị liên lạc radio, hỏa lực được nâng cao (cỡ nòng từ 30–40mm của thế chiến I nâng lên 70–80mm đầu thế chiến II và cuối thế chiến II có loại mang pháo 122mm). Vỏ thép được gia cường rất nhiều để chống lại các loại vũ khí chống tăng của đối thủ. Các loại xe tăng tốt nhất của thời kỳ này là của hai cường quốc lục quân Liên Xô và Đức Quốc xã, kết quả của các đối chọi của quân đội hai nước này trên chiến trường.
Nhưng trong thời kỳ này có sự đánh giá rất khác nhau (ở các nước và trong một nước) trong quan niệm về vai trò của xe tăng trong chiến tranh dẫn đến sự phát triển xe tăng theo các hướng và phát sinh nhiều hạng xe tăng khác nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau mà sau chiến tranh thế giới thứ 2 đã loại bỏ tất cả các loại xe không thích hợp, chỉ còn một vài loại được khẳng định qua chiến tranh. Do coi trọng chức năng trợ chiến cho bộ binh, một số loại xe của Pháp và Liên Xô được chế tạo với vỏ thép rất nặng, hỏa lực rất mạnh, cơ động rất kém, thậm chí có vài tháp pháo cho nhiều loại pháo, đây là loại xe thực sự là "ụ pháo biết đi" để yểm trợ hỏa lực cho bộ binh và chống xe tăng địch. Ví dụ, xe tăng T-35 của Liên Xô có số lượng rất ít ỏi (năm 1933-1939 Liên Xô sản xuất 61 chiếc), là một thử nghiệm của xe bọc thép hỗ trợ bộ binh với 5 tháp pháo rất nặng nề; hoặc loại xe tăng nặng đến 70 tấn Char 2C của Pháp. Các loại xe này trong thực tế chiến đấu tỏ ra khá vô dụng và nhanh chóng chết yểu.
Thời gian này có sự chạy đua giữa hỏa lực và vỏ thép trong chế tạo xe tăng. Các cường quốc chạy đua bằng việc gia tăng cỡ pháo, tăng độ dày của vỏ thép và tăng sức cơ động. Sự chạy đua của các tính năng mâu thuẫn lẫn nhau này làm cho xuất hiện rất nhiều phân hạng xe tăng:
Xe tăng hạng nhẹ: xe nhẹ, vỏ thép yếu, thường dưới 40mm, cơ động tốt nhưng hỏa lực pháo khá yếu (dưới 50mm), rất điển hình là xe tăng BТ-7, T-26 của Liên Xô, Panzer II của Đức. Trong chiến tranh, loại xe này tỏ rõ tính không hiệu quả khi đấu tăng, nhưng lợi thế của chúng là tốc độ và độ cơ động cao, nên được dùng chủ yếu để trinh sát.
Xe tăng hạng trung (theo tiếng Anh "Medium tank"): là kết hợp hợp lý của vỏ thép 40–70mm, hỏa lực pháo 70–90mm, tính cơ động tốt đây là hạng xe tăng tối ưu được thực tế chiến tranh khẳng định mà các mẫu xe tốt nhất là của Đức và Liên Xô, điển hình là loại xe tăng Panzer IV của Đức và T-34 của Liên Xô, trong đó có phiên bản T-34-85 là thành công nhất. Một thành công trong thiết kế của loại T-34 là vỏ thép không thật dày nhưng bố trí hình dạng vát nghiêng đã tăng hiệu quả chống đạn lên rất nhiều, kinh nghiệm này sẽ có mặt trong các thiết kế xe tăng sau này. Sau chiến tranh, xe hạng trung sẽ xóa nhòa các hạng khác và phát triển thành xe tăng chiến đấu chủ lực (tiếng Nga: Основной боевой танк, viết tắt ОБТ; tiếng Anh: main battle tank, viết tắt MBT).
Xe tăng hạng nặng (tiếng Anh còn gọi là heavy tank): vỏ thép rất nặng, dày từ 80 đến trên 100mm, hỏa lực mạnh đến 85–122mm, chi phí đắt đỏ. Loại xe này trong thực tế thích hợp để chống tăng và diệt lô cốt (giống chức năng của pháo tự hành) hơn là tấn công đột phá nhanh do xe chậm chạp nặng nề, tầm hoạt động ngắn và bộ phận truyền động dễ bị hư hỏng. Ví dụ tiêu biểu là các loại Tiger (con cọp) và King Tiger ( Tiger II, vua cọp) của Đức và Xe tăng Kliment Voroshilov, xe tăng Iosif Stalin (ИС-2, ИС-3) của Liên Xô.
Về chiến thuật: Đây là thời kỳ của những tư tưởng táo bạo của chiến thuật sử dụng xe tăng mà các tướng lĩnh Đức Quốc Xã đã đi đầu và tạo nên cuộc cách mạng trong nghệ thuật chiến tranh. Các chiến thắng vũ bão của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường trên bộ đánh tan nhanh chóng quân đội các cường quốc địch thủ tại châu Âu trong chiến lược chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) là nhờ các sáng tạo chiến thuật chứ không phải là nhờ chất lượng hơn hẳn của xe tăng Đức. Tuy trước chiến tranh tại nhiều nước đã có các trường phái lý luận quân sự đặt nền móng cho chiến thuật chiến tranh cơ động như Hobart tại Anh, Guderian tại Đức, tăng Chaffee tại Hoa Kỳ, De Gaulle tại Pháp, và Tukhachevsky tại Liên Xô, các nhà tư tưởng quân sự này đã cùng đi đến một kết luận như nhau về kịch bản của chiến tranh hiện đại, nhưng chỉ dừng lại ở ý tưởng lý thuyết. Chỉ có tại Đức các lý luận này được cấp lãnh đạo cao nhất của quốc gia là Adolf Hitler thực sự tin tưởng và ủng hộ và với quyết tâm cao đưa vào thực tế xây dựng quân đội. Quân đội Đức thay vì sử dụng xe tăng một cách xé lẻ biên chế vào các đơn vị bộ binh như các phương tiện hỗ trợ chiến đấu như ở các nước khác, đã tập trung lại thành các sư đoàn, tập đoàn quân xe tăng xung kích, phát triển một loại bộ binh mới là bộ binh cơ giới có chức năng đi kèm xe tăng cho các hành động chiến đấu cơ động tấn công, Phát triển các ngón đòn liên hoàn cho chiến thuật kết hợp mũi nhọn xe tăng cùng không quân. Tất cả đều lấy xe tăng làm vai trò trung tâm của chiến thuật tấn công theo sơ đồ các mũi nhọn thiết giáp thọc sâu, chia cắt, hợp vây và tiêu diệt các khối lớn các đạo quân phòng thủ của địch. Sau này chiến thuật tương tự được phía Liên Xô phát triển được gọi là chiến thuật chiến dịch tiến công chiều sâu. Các chiến thuật tiến công này đã đưa chức năng tấn công thọc sâu cơ động của xe tăng lên làm chức năng số một gây nên sự thay đổi lớn trong hình thức tác chiến của chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong quan điểm chế tạo xe tăng trong các giai đoạn kế tiếp sau này.
Thời chiến tranh lạnh và hiện đại
Sau thế chiến II có thể phân ra 3 giai đoạn phát triển xe tăng:
Giai đoạn thứ nhất là ngay sau chiến tranh và trong thập niên 1950: việc thiết kế, sản xuất xe tăng trong giai đoạn này vẫn theo các tiêu chuẩn của chiến tranh thông thường, theo xu hướng tăng cỡ nòng hoả lực và tăng vỏ thép. Sau chiến tranh loại xe tăng hạng nặng không còn chỗ đứng và tuyệt chủng, xe tăng hạng nhẹ vẫn còn vai trò hạn chế trong trinh sát vì nó nhẹ thuận tiện cho vận chuyển đổ bộ đường không nhưng rồi cũng hết vai trò và nhanh chóng tuyệt chủng. Các loại xe tăng hạng trung được nâng cao tính năng và biến đổi thành xe tăng chiến đấu cơ bản. Cơ cấu pháo về cơ bản ít thay đổi nhưng có thay đổi nhiều về đạn dược, hệ thống máy móc động cơ có nhiều hoàn thiện lên: động cơ Diesel thay thế hoàn toàn động cơ xăng tuy vẫn nhỏ gọn nhưng công suất mạnh hơn rất nhiều, hệ thống treo được hoàn thiện... Các xe tăng tiêu biểu của giai đoạn này là T-54, T-55, T-62 của Liên Xô, M-46, M48 Patton của Mỹ, AMX của Pháp, xe tăng Centurion của AnhỞ thời kỳ này, để đáp ứng nhu cầu chở bộ binh cơ giới tấn công cùng xe tăng các cường quốc quân sự thế giới phát triển một loại xe đặc biệt là xe bọc thép có một số đặc điểm như xe tăng: xe bọc thép cũng chạy bằng xích, có tính năng cơ động rất tốt nhưng hỏa lực và vỏ thép yếu, có thể có hoặc không có tháp pháo. Vũ khí có thể là loại pháo cỡ nhỏ (dưới 40mm) nhưng chủ yếu là súng máy, các xe bọc thép hiện đại thường có trang bị thêm tên lửa chống tăng (Tên lửa ATGM). Vỏ thép yếu thường chỉ chống được đạn súng máy, không chống được trái phá, có loại có vỏ rất nhẹ bằng hợp kim nhôm. Tiêu biểu là các loại xe bọc thép lội nước M-113 của Hoa Kỳ, xe BTR-60, xe tăng PT-76 của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng đặc trưng cơ bản phải có của xe bọc thép là có khoang rộng để chở bộ binh cơ giới, thường một xe cho một tiểu đội trên dưới 10 người. Thông thường trong tấn công hành tiến bộ binh cơ giới ngồi trong xe bọc thép trong đội hình đi kèm xe tăng, khi gặp tuyến cố thủ của bộ binh địch thì bộ binh cơ giới triển khai ra bên ngoài chạy cùng xe tăng tấn công để khắc phục nhược điểm tầm quan sát kém và khả năng đánh gần kém của xe tăng. Và khoang xe bọc thép còn có thể được sử dụng để bố trí các loại hỏa lực phụ trợ đi kèm rất lợi hại của bộ binh như súng cối, súng phun lửa, hoặc súng máy phòng không...
Giai đoạn thứ hai là những năm 1960–1970: Xe tăng chủ lực xuất hiện. Đây là giai đoạn mà xe tăng tuy về kết cấu cơ bản không thay đổi nhiều nhưng tính năng được hoàn thiện cao chủ yếu nhờ vào công nghệ mới: độ bảo vệ của xe không phải do tăng độ dày của vỏ thép mà nhờ áp dụng các vật liệu mới siêu nhẹ, siêu bền vì với sự phát triển của đầu đạn lõm xuyên thép thì chạy đua bằng cách tăng mãi độ dày của vỏ thép trở nên vô nghĩa, do đó vỏ thép, trọng lượng không tăng lên mấy nhưng có thể chống lại mọi loại trái phá chống tăng thời đại chiến. Tính cơ động của xe tốt lên rất nhiều, xe có tốc độ rất lớn nên được gọi là xe tăng bay (xe Leopard – con báo của Đức, xe T-64 của Liên Xô). Đặc biệt xe tăng thời kỳ này được thiết kế để chiến đấu trong điều kiện chiến tranh có vũ khí huỷ diệt hàng loạt: vỏ xe bảo vệ được kíp chiến đấu khỏi bức xạ hạt nhân và xe được bảo đảm kín hoàn toàn với hệ thống tuần hoàn và lọc khí để bảo vệ khỏi bụi phóng xạ, vũ khí hoá học, vũ khí vi trùng. Thời kỳ này các loại vũ khí chống tăng phát triển mạnh nên xe tăng cũng phải thích nghi và chạy đua theo, xe tăng được trang bị các loại thiết bị điện tử và công nghệ cao: Về hoả lực độ chính xác rất cao nhờ máy tính đường đạn, máy đo xa bằng laze, máy nạp đạn tự động giúp tăng tốc độ bắn nhanh và giảm được 1 pháo thủ nạp đạn. Để chống lại các loại đầu đạn xuyên phá và tên lửa chống tăng của đối phương và các vũ khí dẫn đường chính xác, các xe tăng thời kỳ này (bắt đầu bằng loại xe T-55 của Liên Xô) đã trang bị hệ thống bảo vệ tích cực là các ống phóng lựu kết hợp cùng radar bảo vệ cục bộ chuyên dụng: Khi radar phát hiện có mục tiêu đang nhắm đến xe sẽ điều khiển hệ thống phóng lựu bắn lên các đầu đạn nổ mảnh tạo nên 1 đám mây mảnh kim loại khả dĩ phá huỷ vũ khí của đối phương hoặc làm nhiễu loạn độ chính xác của vũ khí địch, hệ thống này cũng dùng để bắn tạo màn khói ngăn cản các thiết bị ngắm bắn của đối phương, hệ thống bảo vệ tích cực này làm tăng sức sống của xe lên nhiều lần. Các xe tăng nổi tiếng và tiêu biểu của thời kỳ này là T-64, T-72 của Liên Xô, M60 Patton của Hoa Kỳ, xe tăng Chieftain của Anh, Leopard 1 của Đức.
Giai đoạn thứ 3 là thời kỳ những năm 1980 và tiếp diễn đến 2014: là giai đoạn mà các tính năng "cổ điển" của xe (như tính cơ động, hoả lực, vỏ thép) đã không còn là các yếu tố duy nhất để đánh giá sức mạnh, mà các tính năng công nghệ cao giờ đây có vai trò rất quan trọng: như mức độ hiệu quả trong đấu tranh điện tử, độ bí mật về tiếng ồn và hồng ngoại (tia nhiệt), trong thời kỳ này xuất hiện xe tăng có động cơ tuốc bin khí (của Liên Xô – Nga và của Hoa Kỳ) làm xe có công suất máy cực mạnh, động cơ xe tăng thời kỳ này đều là đa nhiên liệu. Hệ thống bảo vệ của xe được cải tiến nhiều nhất và được coi là ưu tiên hàng đầu: trong thiết kế xe tăng hệ thống bảo vệ thụ động (vỏ xe) cũng vẫn được quan tâm hoàn thiện có loại xe được nhồi bằng vật liệu mật độ lớn như uranium nghèo của Mỹ để tăng độ chống xuyên phá của đầu đạn lõm của vũ khí chống tăng, một hướng khác lại dùng những vật liệu chất dẻo đặc biệt có cốt sợi đặc biệt siêu nhẹ, siêu bền để chế tạo xe tăng siêu nhẹ dùng cho đổ bộ đường không cho các lực lượng phản ứng nhanh. Hệ thống bảo vệ tích cực ra đời và được trang bị trên các xe tăng của Liên Xô - Nga, xe được sơn phủ bằng các lớp sơn và vật liêu hấp thụ sóng điện từ và chống hồng ngoại giúp xe khó bị máy bay và trực thăng địch phát hiện, hệ thống gây nhiễu dẫn đường vũ khí. Xuất hiện hệ thống bảo vệ bằng phản lực hay giáp phản ứng nổ, ví dụ như xe tăng T-72 cải tiến của Nga trên bề mặt có thể thấy các mảnh thuốc nổ Dynamit hình chữ nhật được dán trên vỏ xe. Nguyên tắc của hệ thống này là: Khi trái phá (nhất là tên lửa chống tăng) của địch bắn vào vỏ xe trước tiên nó gặp lớp thuốc nổ Dynamit và kích nổ lớp thuốc nổ này trước khi đầu đạn trái phá hoặc tên lửa tự nổ. Sức nổ của Dynamit sẽ tạo phản lực đẩy vào đầu đạn theo chiều ngược lại và hoặc là sẽ phá huỷ đầu đạn hoặc cân bằng với xung lực của đầu đạn làm giảm sức xuyên phá của nó, chí ít thì cũng hạn chế, triệt tiêu hiệu ứng đầu đạn lõm. Hệ thống bảo vệ này rất hiệu quả theo thử nghiệm trên thao trường nó làm giảm xác suất bị tiêu diệt xuống 2 lần. Về hoả lực, các loại đạn trên xe rất phong phú tinh xảo, các xe T-80, T-90 của Nga và Merkava của Israel có hệ thống pháo – tên lửa tích hợp (có thể phóng tên lửa qua nòng pháo). Các xe tăng tiêu biểu thời kỳ này là T-72B3 cải tiến, T-80, T-90 của Nga, M1 Abrams của Hoa Kỳ, Leopard 2 của Đức.
Giai đoạn thứ 4, bắt đầu từ năm 2014: là giai đoạn mà xe tăng trở nên tự động hóa ngày càng cao, mở đầu là xe tăng T-14 Armata của Nga có tháp pháo hoàn toàn tự động. Trong tương lai, dự đoán rằng mức tự động hóa sẽ tiếp tục tăng lên, biến xe tăng trở thành cỗ máy chiến đấu không người lái. Xe tăng tương lai còn có thể điều khiển máy bay không người lái để tự trinh sát mục tiêu, và trang bị các loại tên lửa tầm xa có thể tấn công mục tiêu từ tầm xa hàng chục km theo sự chỉ dẫn của máy bay không người lái.
Phân loại xe tăng
Theo thời gian cũng như sự phát triển của lý thuyết quân sự, của khoa học và công nghệ, sự hiện hóa của vũ khí và các phương tiện chiến tranh, sự phân loại xe tăng từng thời kỳ cũng có những biến đổi:
Trước năm 1920
Có bốn loại xe tăng, được phân loại theo trọng lượng:
Xe tăng siêu nhẹ: Trọng lượng toàn bộ từ 2 đến 3 tấn
Xe tăng hạng nhẹ: Trọng lượng từ 3 đến 15 tấn
Xe tăng hạng trung: Trọng lượng từ 15 tấn đến 40 tấn
Xe tăng hạng nặng: Trọng lượng trên 40 tấn
Trước năm 1960
Khối Warszawa
Có ba loại xe tăng, được phân loại theo trọng lượng:
Xe tăng hạng nhẹ: Trọng lượng dưới 20 tấn
Xe tăng hạng trung: Trọng lượng từ 20 tấn đến 40 tấn
Xe tăng hạng nặng: Trọng lượng trên 40 tấn
Khối NATO
Có ba loại xe tăng, được phân loại theo trọng lượng và kích cỡ của pháo tăng:
Xe tăng hạng nhẹ: Trọng lượng dưới 25 tấn, pháo tăng có cỡ nòng đến 85mm
Xe tăng hạng trung: Trọng lượng từ 25 tấn đến 50 tấn, pháo tăng có cỡ nòng đến 105mm
Xe tăng hạng nặng: Trọng lượng trên 50 tấn, pháo tăng có cỡ nòng lớn hơn 105mm
Từ năm 1960
Xe tăng được phân loại không chỉ theo trọng lượng, kích cỡ pháo tăng mà còn được phân loại theo công dụng, tính năng. Theo cách phân loại này, xe tăng có các chủng loại sau:
Xe tăng chủ lực: Kết hợp các tính năng của xe tăng hạng nặng và xe tăng hạng trung, được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích chiến đấu khác nhau, có thể sử dụng trong nhiều môi trường tác chiến khác nhau, kể cả tác chiến mặt đất, tác chiến phòng không và đổ bộ đường biển.
Xe tăng đặc chủng: Còn gọi là xe tăng chuyên biệt. Loại xe này có những thiết bị đặc biệt chuyên dùng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn riêng như diệt tăng, trinh sát, phun lửa, phá công sự kiên cố, rà phá mìn, bắc cầu, đổ bộ từ tàu biển, đổ bộ từ trên không...
Từ năm 1960, xe tăng hiện đại trang bị nhiều loại vũ khí như pháo, tên lửa chống tăng( tên lửa ATGM), tên lửa phòng không tầm ngắn và trung bình.
Hiện nay. ở những nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, phần lớn các loại xe tăng hạng nhẹ trước đây không được mở rộng sản xuất. Họ chuyển sang chế tạo xe thiết giáp chiến đấu của bộ binh dùng bánh xích có tính năng giống với xe tăng hạng nhẹ nhưng đa năng hơn, (BMP, BMD, M2 Bradley); xe thiết giáp trinh sát (BRDM), hay xe chiến đấu hỗ trợ tăng dựa trên khung thân xe tăng, có thể chiến đấu độc lập hoặc phối hợp với xe tăng trong thực hiện nhiệm vụ đột kích tốc độ cao của lục quân hiện đại.
Các xu hướng phát triển trong chiến tranh hiện đại
Trong thời đại ngày nay nhất là sau khi nguy cơ chiến tranh thế giới tổng lực không còn và với sự lên ngôi vai trò của không quân thì tương lai sử dụng xe tăng vẫn chưa rõ ràng:
Một mặt với sự xuất hiện ngày càng nhiều và tích cực của máy bay cường kích và trực thăng thì xe tăng mất độc quyền trong việc tiến công cơ động: tốc độ cơ động và các khả năng cơ động với mọi địa hình, tính bất ngờ của máy bay trực thăng mang quân đổ bộ thì xe tăng không thể so sánh được. Ngày nay xe tăng khi tiến công rất dễ trở thành mồi săn cho các loại máy bay và trực thăng: để chống lại các mũi tiến công của xe tăng bên phòng thủ không cần phải duy trì một lực lượng thiết giáp mạnh để phản công mà hiệu quả hơn là dùng các đội trực thăng vũ trang chống tăng hoặc các loại máy bay yểm trợ mặt đất như máy bay A-10 Thunderbolt của Hoa Kỳ, máy bay Su-25 của Liên Xô/Nga là điển hình của tính hiệu quả. Máy bay và trực thăng chống tăng có thể bao phủ một khoảng rất rộng chiến trường hiệu quả diệt tăng rất cao, do đó chỉ cần duy trì một lượng máy bay tương đối nhỏ là có thể thay thế cho một lực lượng xe tăng rất lớn trong phòng thủ, và bộ binh ngày nay cũng được trang bị các loại vũ khí chống tăng hữu hiệu nên bộ binh không còn quá yếu thế trước các lực lượng xe tăng đối phương. Do đó vai trò chủ lực của xe tăng như trong thế chiến II đã không còn và vai trò của xe tăng sẽ ngày càng suy giảm trong chiến tranh hiện đại. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất và chiến tranh vùng vịnh thứ hai, lực lượng xe tăng với số lượng khá hùng hậu của Iraq được trang bị chủ yếu bằng các loại xe tăng T-55 và Sư tử Babylon - một biến thể do Iraq sản xuất từ T-72, đã tỏ ra bất lực vô vọng trước ưu thế trên không của quân đội Mỹ cùng chư hầu, và thực tế bị vô hiệu hoá nhanh chóng. Đó là khía cạnh suy giảm vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại.
Mặt khác trong chiến tranh trong tương lai gần cũng có nhiều đặc điểm làm tăng khả năng sử dụng của xe tăng: Trong điều kiện ngày nay không còn các chiến tuyến phòng thủ chiều sâu chạy dài theo phân cách quân hai phía như trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai mà việc phòng ngự được tổ chức theo các trung tâm phòng thủ. Giữa các trung tâm đó là khoảng không gian lớn rất tiện dụng cho các hoạt động của xe tăng. Hơn nữa các cuộc chiến tranh và xung đột thường nổ ra giữa các nước không phải là các cường quốc vũ trang với lực lượng không quân hùng hậu mà là các quốc gia vũ trang trung bình hoặc yếu kém về không quân và khi đó xe tăng vẫn là một lực lượng xung kích hàng đầu. Với giá rẻ tương đối của loại vũ khí tấn công này nếu so với không quân làm cho xe tăng vẫn là vũ khí tấn công được ưu tiên.
Do các yếu tố trên nên một mặt lục quân của các cường quốc quân sự thế giới không đặt ưu tiên hàng đầu cho lực lượng tiến công vào lực lượng xe tăng thiết giáp nữa mà chọn các loại khác như bộ binh trực thăng vận. Nhưng đồng thời các quốc gia dẫn đầu về chế tạo xe tăng vẫn tăng cường nghiên cứu và chế tạo các loại xe tăng ngày càng hiện đại cho quân đội của mình và bán cho các nước khác. Trong điều kiện hiện nay vẫn chưa thấy có xu hướng rời bỏ xe tăng, ngay như quân đội Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về các loại máy bay chiến đấu và trực thăng vẫn duy trì lực lượng xe tăng mạnh cho lục quân của họ.
Cấu tạo
Xe tăng hiện nay thường gồm 1 thân xe được làm thấp đến nỗi người lái phải nằm gần như lái xe công thức 1 để giảm độ cao nhằm tránh phát hiện và trúng đạn. Thân xe thường được bọc thép chủ yếu phía trước để đối đầu trong các cuộc đấu tăng, các loại xe hiện đại như T-90, Leopard 2... có giáp trước tương đương 600mm đến 900mm thép chống đạn xuyên giáp động năng và hơn 1m chống đầu đạn xuyên thuốc nổ. Tại gầm xe, hai bên hông thì giáp mỏng hơn rất nhiều.
Thân xe đặt trên hệ thống bánh xích, với 6 hoặc 7 bánh chịu lực và đảm bảo độ ổn định, 1 bánh truyền động từ động cơ ra xích, 1 bánh định hướng đặt cao hơn so với mặt đất để tạo moment lớn khi vượt chướng ngại vật. Áp suất xe xuống mặt đường thường xấp xỉ 1 kg/cm2 và nhỏ hơn áp suất của người đứng bằng chân trần, điều đó giúp xe chạy được trên nền đất yếu. Động cơ xe tăng thường từ 1000 hp đến 1500 hp (sức ngựa), rất khỏe để có thể đảm bảo độ cơ động cho khối lượng xe từ 40 tấn đến 70 tấn, và tốc độ tối đa như M1 của Hoa Kỳ lên đến 70 km/h (bị giới hạn bởi máy điều tốc).
Hai bên thân xe, phía ngoài xích thường có gắn các tấm giáp thép hoặc lưới thép chủ yếu để kích nổ các đầu đạn từ ngoài giáp chính hoặc cũng có thể chỉ là tấm cao su. Đối với yêu cầu tác chiến thành phố, các tấm giáp hai bên thường được đặc chế để chống lại đầu đạn CE dùng sức xuyên hóa học.
Trên thân xe đặt tháp pháo, nhằm nâng và xoay một khẩu pháo chính thường là nòng trơn (không có rãnh, trừ Challenger II của Anh) cỡ nòng chung khối Nato (Mĩ, Tây Âu) là 120mm và phương Đông là 125mm (Nga, Trung Quốc). Góc xoay quanh không bị hạn chế, góc nâng hạ nòng súng từ -10 đến 20 độ (phương Tây). Trên tháp pháo có gắn rất nhiều thiết bị điện tử như kính hồng ngoại, các đơn vị thu thập tín hiệu, lọc khí,.. và chứa toàn bộ thành viên tổ điều khiển trừ lái xe.
Đối với các xe tăng phương Tây, tháp pháo cũng chỉ được bọc giáp chủ yếu ở phía trước như một tấm khiên, độ bảo vệ tương đương phía trước thân xe, còn bên hông rất mỏng và thậm chí nóc tháp pháo chỉ tương đương 20mm thép.
Một tổ điều khiển thường có ba người (xe tăng Nga, Trung Quốc, Pháp) với một tổ trưởng, lái xe và pháo thủ, với pháo được nạp đạn tự động bằng máy. Trong khi đó các nước Mĩ, Anh, Đức, Nhật, Israel... sử dụng tổ lái 4 người với thêm một người nạp đạn, họ cho rằng một người nạp đạn được huấn luyện tốt sẽ nhanh hơn máy và giúp bố trí đạn thuận tiện hơn. Tuy nhiên kết cấu 4 người khiến kích thước xe lớn hơn, nặng nề hơn, cần nhiều giáp hơn, và trong các xu hướng phát triển thì việc nạp đạn thủ công sớm muộn sẽ bị thay bởi máy vì các loại đạn tương lai ngày càng nặng và lớn (dài tổng cộng 1,5 mét/viên và nặng hàng chục kg) thì người nạp đạn không thể mang vác nhanh được. Khoang đạn thường được bố trí sau tháp pháo, khiến cho tháp pháo trở nên to nặng, rất dễ trúng đạn, làm cho kích thước tổng thể của xe to nặng hơn, việc chế tạo sẽ trở nên tốn kém hơn.
Xe tăng Nga thường gắn thêm giáp phản ứng nổ ERA. Vì thiết kế ban đầu của xe tăng Nga chỉ có kíp lái 3 người, hệ thống nạp đạn tự động, khoang đạn được đưa xuống gầm xe, nơi được bảo vệ tốt nhất, do đó thể tích trong xe nhỏ đi, có thể làm giáp dày lên ngay cả bên hông xe. Do đó xe tăng Nga khá nhẹ, ngay cả khi đã mang ERA. Yêu cầu đối với tất cả các xe tăng trong quân đội Nga hiện nay phải được lắp ERA đầy đủ.
Vai trò
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, xe tăng vẫn có chỗ đứng quan trọng nhất trong các binh chủng đột kích của lục quân. Khác với chiến tranh thế giới thứ hai và các cuộc chiến tranh 1956, 1967 và 1973 ở Trung Đông thường chuyên dùng xe tăng để thực hiện các trận "đấu tăng" trên chiến trường, xu hướng sử dụng xe tăng phối hợp với các loại xe thiết giáp của bộ binh (những biến thể của xe tăng hạng nhẹ trước đây) được trang bị nhiều loại vũ khí mặt đất và phòng không hiện đại, được tin học hoá, tự động hóa ở cấp độ cao và phối hợp với trực thăng chiến đấu trở tổ chức quân binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hiệu suất đột kích lớn.
Điển hình cho việc sử dụng các đơn vị quân - binh chủng hợp thành này là quân đội Hoa Kỳ và liên quân trong hai cuộc chiến tranh vùng vịnh 1991 và 2003. Do sự phối hợp quân binh chủng đó, vai trò của xe tăng có thể mờ nhạt nếu nhìn về hình thức. Các hình ảnh thường thấy trên truyền thông là các loại tên lửa nhỏ từ bộ binh, trực thăng dễ dàng tiêu diệt xe tăng, hình ảnh cuộc chiến Iraq với sự áp đảo về không quân dẫn đến câu hỏi: phải chăng xe tăng đã lỗi thời? Thế nhưng thực tế phát triển xe tăng từ năm 1990 đến nay đã cho câu trả lời ngược lại. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu các xe thiết giáp nhẹ với hỏa lực mạnh nhằm vận chuyển bằng máy bay để sử dụng trong cuộc chiến nhỏ, các nước vẫn liên tục nghên cứu, chế tạo các mẫu xe tăng mới. Sau M1A1, Hoa Kỳ cho ra đời loại M1A2 tiện dụng hơn. Nga nâng cấp xe tăng T-72 lên T-72B3 và T-90, đồng thời đang đưa vào sản xuất loại tăng mới T-14 với nhiều thiết kế mới dựa trên khung gầm Armata đã xuất hiện trong lễ duyệt binh chiến thắng phát xít vào ngày 9-5-2015. Trung Quốc phát triển xe tăng chủ lực Type-99, Nước Đức liên tục nâng cấp xe tăng chủ lực Leopard 2, Anh vẫn tiếp tục sản xuất xe tăng chủ lực Challenger, Pháp vẫn cho ra đời xe tăng chủ lực Leclerc; tất cả đều là xe tăng hạng nặng. Nếu tính đến chiến tranh tổng lực giữa các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh, trực thăng tấn công không thể đáp ứng được vai trò so với một đội hình chiến đấu gồm xe tăng và các phương tiện phòng không đi cùng. Hơn nữa nhu cầu về các loại chiến xa để chịu đựng hỏa lực và đối phó với xe thiết giáp nhẹ của đối phương sẽ lại dẫn tới nhu cầu về xe tăng.
Một số đặc điểm ưu tiên khi chế tạo xe tăng của các quốc gia
Các quốc gia đầu bảng trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo xe tăng là Hoa Kỳ, Liên Xô – Nga, Anh, Pháp, Đức, Israel. Mỗi quốc gia khi chế tạo xe tăng đều có hướng ưu tiên trong cách lựa chọn các giải pháp nhiều khi mâu thuẫn nhau. Điều đó tạo ra "trường phái" của các nước này.
Trường phái Liên Xô-Nga
Quân đội Liên Xô cũ và Nga trước đây đi theo hướng nghĩa vụ quân sự, chuẩn bị cho chiến tranh tổng lực với quân số đông nhưng đã có sự xuất hiện của những binh sĩ chuyên nghiệp, theo phương châm bên trong giới quân sự Nga là chất lượng phải song hành cùng số lượng. Dòng tăng Liên Xô-Nga đi đầu trong nhiều đột phá công nghệ như đạn liều rời, pháo nòng trơn, giáp bằng vật liệu tổng hợp, máy nạp đạn tự động, tên lửa bắn qua nòng pháo. Xe tăng T-14 sử dụng khung gầm Armata còn có tháp pháo không người lái điều khiển hoàn toàn bằng điện tử.
Xe tăng Xô-Nga đặc trưng với kích thước nhỏ gọn, diện tích bề mặt giảm thiểu, nên giảm khả năng bị bắn trúng, và vỏ giáp được làm rất dầy mà tổng khối lượng vẫn rất nhẹ (trừ BM Oplot của Ukraina thì không có xe tăng Nga-Xô nào vượt quá 50 tấn). Ngoài vỏ giáp dầy cứng, các phiên bản gần đây của xe tăng Xô-Nga cũng được trang bị giáp phản ứng nổ, hệ thống gây nhiễu quang-điện tử (như Shtora), hệ thống đánh chặn (như Drozd, ARENA và Afghanit).
Đạn dược của xe tăng T-64 trở về sau để trong băng nạp đạn đứng (T-64, T-80) hay băng nằm (T-72, T-90), đặt ở dưới tháp pháo, trung tâm thân xe nơi được che chắn kỹ. Phần đạn còn lại đặt trong khoang của binh sĩ, cách đặt này bị phê phán là thiếu an toàn do kíp lái bị ảnh hưởng bởi sức nổ của khối đạn dược (nếu chẳng may bị kích nổ) nên gần đây phần đạn dược "thêm" này được chuyển sang đặt trong khoang sau tháp pháo như T-90AM hay T-14 Armata.
Trừ các phiên bản đầu của T-80 dùng động cơ tuabin khí, xe tăng Xô-Nga đều dùng động cơ diesel. T-72 dùng dòng động cơ V 4 thì sản xuất bởi nhà máy ở Nga, trong khi T-64 và T-80 dùng động cơ 2 thì nhỏ gọn và công suất cao hơn (nhưng tốn nhiên liệu hơn), sản xuất ở nhà máy Malyshev tại Ukraina. Sau khi Liên Xô tan rã, xe tăng Nga tiếp tục dùng động cơ dòng V yếu hơn do mất nguồn cung từ Ukraina, nhưng Nga đã nỗ lực cải tiến để khắc phục và đã tăng công suất động cơ dòng V lên 1.000-1.250 mã lực. Động cơ mới dùng trong khung gầm Armata có công suất đến 1.500 mã lực.
Các xe tăng Liên Xô-Nga hiện nay đều dùng pháo nòng trơn 125mm bắt đầu từ T-64. Loại xe mới như T-90 và T-14 Armata đã được thử nghiệm để trang bị pháo nòng trơn 135mm và 152mm (cỡ nòng pháo tăng lớn nhất thế giới), nhưng do sự đối đầu thời Chiến tranh Lạnh đã qua nên chưa áp dụng rộng rãi để tiết kiệm chi phí.
Trường phái Âu-Mỹ
Thời điểm hiện tại, xe tăng trường phái Âu-Mỹ lấy thiết kế của Leopard 2 của Đức (ra đời năm 1978) làm nền tảng. Xe tăng trường phái Âu-Mỹ thường to và rất nặng (trừ Type-10 của Nhật Bản nặng 48 tấn, còn lại hầu như nặng trên 50-60 tấn), tháp pháo hình chữ nhật to dài do khoang đạn đặt phía sau tháp pháo. Đạn liều liền, nạp bằng tay (Leopard 2, M1 Abrams, Challenger II,...) hay nạp máy bằng băng xích. Pháo 120mm nòng trơn nền tảng do Đức thiết kế, trừ Challenger 2 của Anh vẫn dùng 120mm nòng xoắn. Leopard 2 của Đức sử dụng các giáp hộp rất to và rất nghiêng, có tác dụng kích nổ đạn xuyên nổ ngoài giáp chính hay đẩy nghiêng đạn xuyên động năng, giúp giảm đi nhiều lần sức xuyên của đạn; động cơ cũng rất khỏe (1.500 mã lực). M1 Abrams bớt xén các giáp hộp, thay bằng giáp chính cứng tăng cường bởi các lớp urani nghèo, thay động cơ diesel bằng động cơ tuabin khí khỏe nhưng rất tốn nhiên liệu khi chạy ở tốc độ thấp. Xe tăng Merkava của Israel đặt động cơ ra trước và bố trí cửa ở sau xe, xem động cơ như một lớp bảo vệ phụ che chắn cho binh sĩ, chấp nhận việc xe dễ hỏng hơn để bảo vệ binh sĩ trong xe tốt hơn.
Vũ khí chống tăng
Cũng như xe tăng, vũ khí chống tăng cũng ngày càng được cải tiến để chống lại loại xe này. Tuỳ theo thời kỳ mà tỷ lệ xe tăng thiệt hại bởi các loại vũ khí là khác nhau.
Trong thế chiến 2, số xe tăng hạng nặng của Đức bị Liên Xô tiêu diệt với tỷ lệ đóng góp như sau: từ pháo binh và pháo xe tăng là 88-91%; từ mìn 4-8%; từ bom và pháo của máy bay 4-5%.
Thập niên 1960, tên lửa chống tăng dần phổ biến, thay thế vai trò của pháo chống tăng. Trong chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, tên lửa chống tăng chiếm tới 50% tổng số xe tăng bị mất, 28% là do máy bay, pháo binh, súng phóng lựu cá nhân và mìn, 22% còn lại là do xe tăng địch.
Ảnh
Chú thích |
Belarus (phiên âm: "Bê-la-rút", ; , tr. , , tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya,) tên chính thức là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь), là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, với Latvia và Litva ở phía Tây Bắc. 40% diện tích 207.595 km² (80.200 dặm vuông) là rừng, và các ngành kinh tế nổi trội của đất nước là nông nghiệp và công nghiệp chế tạo.
Đến thế kỷ XX, vùng đất của Belarus hiện nay từng thuộc về một vài nước, gồm Đại công quốc Lietuva, Liên bang Ba Lan-Litva và Đế quốc Nga. Sau cuộc cách mạng Nga (1917), Belarus trở thành 1 trong 15 nước cộng hòa của Liên bang Xô viết và đổi tên thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia (Беларуская Савецкая Сацыялістычная Рэспубліка). Đến năm 1991, Belarus tách ra khỏi Liên Xô và tuyên bố độc lập nhưng vẫn giữ mối quan hệ về chính trị bị cho là "gần gũi" với Nga. Ngày 8 tháng 12 năm 1999, Belarus và Nga ký một thỏa thuận song phương nhằm phát triển hơn nữa các mối quan hệ chính trị và kinh tế.
Tên gọi cũ của quốc gia là Belorussia (Белоруссия) và vẫn còn được sử dụng, chủ yếu trong các hoàn cảnh liên quan đến lịch sử. Một bộ phận dân cư người Belarus có thể cảm thấy bị xúc phạm khi gặp phải việc sử dụng tên gọi "người Belorussia" vì theo họ nó gợi nên những hồi ức về thời gian bị Nga hóa. Tên gọi này bị dịch sai thành "Bạch Nga" trong khi thực ra nó chỉ là một vùng đất.
Belarus là một thành viên của Cộng đồng các Quốc gia độc lập (là СНГ trong tiếng Nga hay CIS trong tiếng Anh) cùng với Azerbaijan, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan và Uzbekistan.
Tên gọi
Về mặt lịch sử, nước này được gọi theo tiếng Anh là "Bạch Nga" tức "Nga Trắng" (White Russia), dù đây là sự phiên dịch sai. Nghĩa dịch đúng là "White Rus'", vừa miêu tả vùng Đông Âu nơi người Slav sinh sống hay nhiều quốc gia khác nhau hiện diện trong vùng. Tuy vậy việc sử dụng thuật ngữ 'Nga Trắng' vẫn tiếp diễn tới tận năm 2007 trong các ngôn ngữ: "Weißrussland" trong tiếng Đức, "Beyaz Rusya" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hay "Λευκορωσία" (Levkorosía) trong tiếng Hy Lạp (xem tại đây để có danh sách đầy đủ).
Lần đầu thuật ngữ "Nga Trắng" được dùng để chỉ Belarus là bởi Sir Jerome Horsey người Anh hồi cuối thế kỷ mười sáu. Ông dùng nó để miêu tả các vùng đất của Đế chế Ivan Hung bạo. Trong thế kỷ mười bảy, các Sa hoàng Nga đã dùng "White Rus'", xác nhận rằng họ đang tìm cách chiếm lại di sản từ Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva.
Belarus được đặt tên "Byelorussia" thời Đế quốc Nga, và các Sa hoàng Nga thường được gọi là "Sa hoàng của tất cả nước Nga — Đại Nga, Tiểu Nga, và Bạch Nga". Điều này kéo dài tới tận thời kỳ Xô viết, khi nước này lấy tên chính thức là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia". Một số người Belarus coi cái tên "Byelorussia", là cách tưởng nhớ đến thời kỳ Liên bang Xô viết còn thống nhất. Theo chính thức, tên đầy đủ của quốc gia này là Cộng hoà Belarus (Республика Беларусь, Respublika Belarus').
Năm 2002, một cuộc điều tra không chính thức do Web site pravapis.org tiến hành để xem tên gọi nào được dùng phổ biến nhất trên các trang web. Khi sử dụng Google, Pravapis.org thấy rằng "Belarus", tên chính thức rút gọn, được dùng trên 93% Web site đã được kiểm tra. Cách đánh vần khác sử dụng "Belorussia", "Bielorussia" và "Byelorussia," chỉ được dùng trong 1%–2% trường hợp.
Lịch sử
Giữa thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ mười hai, nước Belarus hiện đại ngày nay là nơi sinh sống của người Slav, hiện họ vẫn chiếm đa số trong nước. Người Slav thời kỳ đầu (Early East Slavs) dần tiếp xúc với người Varangians và được họ tổ chức dưới nhà nước Kievan Rus'.
Ở thế kỷ XIII, nhiều công quốc Ruthenian riêng biệt bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc xâm lược từ phía Đế chế Mông Cổ. Sau này, nhiều phần của Rus bị sáp nhập vào Đại Lãnh địa Công tước Litva. Đa số dân cư là người thuộc sắc tộc Slavơ. Những vùng đất slavơ được hưởng quyền tự trị hạn chế bên trong nhà nước Litva. Tuy thỉnh thoảng có ý kiến không chính xác rằng tiếng Belarus là ngôn ngữ chính thức quốc gia, tiếng La tinh, tiếng Nga cổ (Ruthenian), và tiếng Ba Lan được đồng thời sử dụng trong công việc nhà nước. Tiếng Belarusia phát sinh vào giữa thế kỷ XIX khi những người nói tiếng Nga ở lãnh thổ Belarus hiện đại ngày nay chịu ảnh hưởng văn hoá mạnh từ Ba Lan.
Đầu thế kỷ XVII, tiếng Nga cổ bị từ bỏ tại Litva và được thay thế bằng tiếng Ba Lan, ngôn ngữ đã giành địa vị thống trị trong nhiều thế kỷ. Việc sử dụng tiếng Nga cổ (tiếng Slavonic-Ruthenian cổ) được cho phép tại các lãnh địa Ruthenian tự trị (công quốc). Các vùng đất Belarusia nhanh chóng bị sáp nhập vào Lãnh địa Công tước trong hai trăm năm sau đó, vì sức mạnh của Litva và mối đe doạ từ phía người Mông Cổ trên những vùng đất là Belarus ngày nay. Trong thời gian đó, Lãnh địa Công tước đã tham gia vào các trận đánh giữa nhiều lực lượng khác nhau. Một trong những trận đánh lớn là Trận Grunwald giữa Lãnh địa Công tước và Các hiệp sĩ Giéc manh năm 1410. Lãnh địa Công tước thắng trận và chiến thắng cho phép họ kiểm soát các biên giới phía tây bắc của Đông Âu. Các trận đánh khác diễn ra giữa Lãnh địa Công tước và người Mông Cổ và người Turk, và đều là những chiến thắng cho Lãnh địa Công tước. Tới thế kỷ mười lăm, Đại Lãnh địa Công tước Litva trải dài hầu hết vùng Đông Âu, từ Biển Baltic tới Biển Đen.
Ngày 2 tháng 2 năm 1386, Đại vương công Lietuva Jogaila lên ngôi Vua Ba Lan, và liên minh Đại Lãnh địa Công tước với Vương quốc Ba Lan trở thành một liên minh cá nhân. Liên minh hình thành sau cuộc hôn nhân giữa Jogaila và con gái Vua Luis Ba Lan, Jadwiga. Hành động này được người Ba Lan coi là sự chấm dứt liên minh với Hungary. Liên minh cá nhân này cuối cùng dẫn đến Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, một liên bang được thành lập năm 1569. Những người Muscovites, dưới sự lãnh đạo của Sa hoàng Ivan III, bắt đầu các chiến dịch chinh phục quân sự năm 1486 nhằm giành lấy những vùng đất Kievan Rus', chính xác là Belarus và Ukraina. Liên minh giữa Ba Lan và Litva chấm dứt năm 1795, với việc khối thịnh vượng chung bị phân chia và sáp nhập bởi Đế quốc Nga, Phổ, và Áo. Các lãnh thổ Belarusia vẫn tiếp tục là một phần của Đế chế Nga tới khi bị Đức chiếm trong Thế Chiến thứ I.
Belarus lần đầu tuyên bố độc lập ngày 25 tháng 3 năm 1918, hình thành nên nhà nước Cộng hoà Nhân dân Belarusia. Tuy nhiên, nhà nước cộng hoà tồn tại ngắn ngủi và chế độ này bị lật đổ ngay sau khi quân Đức rút lui. Năm 1919, Belarus trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia (BSSR). Sau khi Nga tái chiếm phần phía đông và phía bắc Litva, chúng được gộp với nhau để hình thành nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva - Byelorussia. Sau khi Chiến tranh Ba Lan-Xô viết chấm dứt năm 1921, các vùng đất Byelorussia bị chia cắt, phần phía Tây rơi vào tay Ba Lan, và nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Byelorussia mới tái thành lập và trở thành một thành viên của Liên bang các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922.
Tháng 9 năm 1939, theo Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Liên Xô tấn công Ba Lan và tái sáp nhập những vùng đất phía đông nước này, gồm cả đa phần lãnh thổ Byelorussia do Ba Lan kiểm soát. Năm 1941, Phát xít Đức tiến hành xâm lược Liên bang Xô viết. Byelorussia bị chiếm ngay sau đó và tiếp tục nằm trong tay quân Đức cho tới năm 1944. Hơn một triệu ngôi nhà đã bị phá huỷ và hơn hai triệu người Belarusia thiệt mạng. Người Do Thái tại Byelorussia đã bị tàn sát trong Cuộc tàn sát người Do Thái. Dân số Belarus chỉ đạt mức trước chiến tranh vào năm 1971. Tuy nhiên, số lượng người Do Thái không bao giờ khôi phục lại được như cũ. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Belorussia là một trong năm mốt nước ký kết Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945. Sau chiến tranh, Belarus bắt đầu một chương trình tái thiết, với sự trợ giúp của Mátxcơva. Trong thời gian này, Belarus trở thành một trung tâm sản xuất chính ở vùng phía tây Liên bang Xô viết. Sự gia tăng việc làm đã mang lại một làn sóng di cư lớn từ Nga Xô viết.
Dưới sự kiểm soát của Joseph Stalin, một chính sách Xô viết hoá được khởi động để "bảo vệ" nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia khỏi những ảnh hưởng từ phương Tây. Chính sách này dẫn tới việc gửi hàng nghìn người Nga từ nhiều vùng khác nhau tại Xô viết được cử tới giữ các vị trí quan trọng trong chính phủ Byelorussia. Việc sử dụng chính thức tiếng Belarus và các khía cạnh văn hoá khác bị hạn chế bởi Mátxcơva. Sau cái chết của Stalin năm 1953, người kế tục ông, Nikita Khrushchev, tiếp tục chương trình này, phát biểu, "Ngày tất cả chúng ta cùng nói tiếng Nga đến càng sớm, chúng ta càng nhanh chóng xây dựng chủ nghĩa cộng sản." Khi người đứng đầu Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt đầu đưa ra kế hoạch cải tổ, người dân Byelarussia đã gửi đơn thỉnh cầu tới ông vào tháng 12 năm 1956 để giải thích sự mất mát văn hoá của họ. Sự kiện này được các nhà sử học coi là vụ "Chernobyl văn hoá". (Sau đó, năm 1986, Belarus bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina láng giềng.) Tháng 6 năm 1988, những ngôi mộ tập thể được nhà khảo cổ học Zyanon Paznyak phát hiện tại Kurapaty. Một số người sử dụng khám phá này để tuyên truyền rằng chính phủ Xô viết đã tìm cách xoá sổ dân tộc Belarus, và dẫn tới một số nỗ lực tìm cách khôi phục độc lập.
Hai năm sau, tháng 3 năm 1990, những cuộc bầu cử Xô viết Tối cao Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Byelorussia diễn ra. Tuy Mặt trận Nhân dân Belarusia chỉ chiếm 10% số ghế, nhân dân tỏ ra hài lòng với kết quả này. Belarus tuyên bố chủ quyền ngày 27 tháng 7 năm 1990, bằng việc ra Tuyên bố Chủ quyền Quốc gia Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Byelorussia. Với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản, tên nước được thay đổi thành Cộng hoà Belarus ngày 25 tháng 8 năm 1991. Chủ tịch Xô viết Tối cao Belarus Stanislav Shushkevich, cùng với Boris Yeltsin tại nước Nga và Leonid Kravchuk của Ukraina, gặp gỡ ngày 8 tháng 12 năm 1991, tại Belavezhskaya Pushcha chính thức tuyên bố giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. Năm 1993, một thoả thuận trong Xô viết tối cao chấp nhận giảm thời hạn hoạt động một năm, mở đường cho việc tổ chức bầu cử năm 1994. Tháng 3 năm 1994, một hiến pháp quốc gia được thông qua, thay thế chức thủ tướng bằng chức tổng thống. Những cuộc bầu cử tổng thống dẫn tới chiến thắng của một nhân vật chính trị còn chưa được biết tới nhiều Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka với hơn 80% số phiếu. Từ cuộc bầu cử này, Lukashenka đã luôn giữ chức vụ tổng thống, được bầu lại vào các năm 2001, 2006 và 2015.
Chính trị
Ba đảng chính trị hiện có ghế trong Hạ viện: Đảng Cộng sản Belarus (tám ghế), Đảng Ruộng đất Belarus (ba ghế), và Đảng Dân chủ Tự do Belarus (một ghế). Các đảng chính trị ủng hộ tổng thống Lukashenko, Đảng Xã hội chủ nghĩa Thể thao Belarus và Đảng Lao động và Công bằng cộng hoà, và các đảng đối lập, như Mặt trận Nhân dân Belarus (BPF) và Đảng Dân sự Thống nhất Belarus (UCPB) không giành được ghế nào trong cuộc bầu cử năm 2004. UCPB và BPF là hai đảng gồm Liên minh 5+ nhân dân, một nhóm các đảng chính trị phản đối Lukashenko. Nhiều tổ chức, gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã tuyên bố cuộc bầu cử là "không tự do" vì các đảng chính trị đối lập giành được kết quả âm và sự thiên vị của truyền thông Belarus giành ưu ái cho chính phủ. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất diễn ra ngày 19 tháng 3 năm 2006. Đối thủ của Lukashenka lần này là Alaksandar Uładzimieravič Milinkievič, một ứng cử viên đại diện cho liên minh các đảng đối lập và Alaksandar Vladislavovich Kazulin đại diện cho phe Xã hội Dân chủ. Kazulin đã bị cảnh sát đánh đập và giam giữ trong những cuộc tuần hành phản đối quanh Quốc hội của mọi người dân Belarus. Tuy Lukashenka đạt 80% số phiếu bầu, OSCE và các tổ chức khác cho rằng cuộc bầu cử không công bằng.
Lukashenka được trích dẫn là đã phát biểu rằng ông có "kiểu cầm quyền độc tài" để nắm quyền trong nước. Hội đồng châu Âu đã ngăn cản Belarus trở thành thành viên từ năm 1997 vì sự bỏ phiếu không dân chủ và những gian lận bầu cử trong cuộc trưng cầu dân ý theo hiến pháp tháng 11 năm 1996 và cuộc bầu cử bổ sung nghị viện. Chính phủ Belarus cũng bị chỉ trích vì những vi phạm nhân quyền trong những hành động chống lại các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo độc lập, các cộng đồng thiểu số, và các chính trị gia đối lập. Belarus là quốc gia duy nhất tại châu Âu còn duy trì hình phạt tử hình cho một số tội trong thời gian chiến tranh và hoà bình. Để làm chứng trước Uỷ ban quan hệ nước ngoài Thượng viện Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã nêu tên Belarus, cùng sáu quốc gia khác, như một phần trong danh sách "quốc gia độc tài". Bộ ngoại giao Belarus đã thông báo rằng những lời tuyên bố của Ngoại trưởng Rice "là nền tảng tồi" để xây dựng liên minh Belarus-Hoa Kỳ.
Quan hệ ngoại giao
Trong lĩnh vực ngoại giao, Belarus và Nga có mối quan hệ liên minh thân cận từ khi Liên bang Xô viết tan rã. Nga cung cấp cho Belarus không chỉ nguyên liệu thô, mà còn yêu cầu cộng đồng quốc tế nhìn nhận Belarus với quan điểm tốt hơn, làm việc với Belarus về hội nhập kinh tế từ năm 1996. Những quan hệ giữa Belarus và Cộng đồng các quốc gia độc lập đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng màu diễn ra tại Gruzia, Ukraina và Kyrgyzstan. Dù Liên minh châu Âu đã ra lệnh cấm đi lại với Lukashenka và các quan chức quan trọng trong chính phủ, Belarus có các thoả thuận thương mại với nhiều quốc gia thành viên EU. Các quốc gia láng giềng như Litva và Ba Lan cùng nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ Latvia cũng có thoả thuận thương mại với Belarus. Trước năm 1997 quan hệ song phương với Hoa Kỳ diễn ra bình thường, khi Bộ ngoại giao Mỹ bắt đầu cung cấp các khoản trợ cấp cho các tổ chức phi chính phủ có định hướng thị trường tự do và chính phủ Belarus cũng đưa ra các biện pháp nhằm khiến các tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ khó hoạt động hơn. Năm 2004, Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật gọi là Luật Dân chủ Belarus, cho phép Hoa Kỳ cung cấp tài chính cho các nhóm đối lập với Lukashenka và những nỗ lực làm mất ổn định tình hình nước này; không cần biết tới việc hai quốc gia đang hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề buôn người, tội ác kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các thảm hoạ tự nhiên cũng như do con người gây ra. Belarus đã phát triển hợp tác với các quốc gia châu Phi, Trung Đông và châu Á. Trung Quốc và Belarus đã xây dựng các mối quan hệ thân thiện với nhau, được tăng cường thêm bởi chuyến thăm của Tổng thống Lukashenka tới Trung Quốc tháng 10 năm 2005. Ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập, Belarus còn là thành viên của các tổ chức cấp vùng như Cộng đồng Kinh tế Âu Á và Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Trong các tổ chức quốc tế, Belarus là thành viên của Phong trào không liên kết từ năm 1998 và Belarus từng là một trong những thành viên sáng lập Liên hiệp quốc năm 1945.
Quân đội
Trung tướng Viktor Khrenin đứng đầu Bộ Quốc phòng, và Alexander Lukashenko (tổng thống) làm Tổng tư lệnh. Các lực lượng vũ trang được thành lập năm 1992 sử dụng các bộ phận của các lực lượng vũ trang cũ của Liên Xô trên lãnh thổ của nước cộng hòa mới. Việc chuyển đổi các lực lượng cũ của Liên Xô thành các lực lượng vũ trang của Belarus, được hoàn thành vào năm 1997, đã giảm số lượng binh sĩ xuống còn 30.000 và tái cấu trúc các lãnh đạo và quân đội.
Hầu hết quân đội Belarus là lính nghĩa vụ, phục vụ trong vòng 12 tháng nếu họ học đại học hoặc 18 tháng nếu họ không. Giảm quân số Belarus trong độ tuổi tham gia đã tăng tầm quan trọng của những người lính hợp đồng, số người lên tới 12.000 người vào năm 2001. Năm 2005, khoảng 1,4% tổng sản phẩm quốc nội của Belarus được dành cho chi tiêu quân sự
.
Belarus không bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng đã tham gia vào Chương trình Đối tác Cá nhân từ năm 1997, và Belarus cung cấp hỗ trợ tiếp nhiên liệu và không phận cho sứ mệnh ISAF ở Afghanistan. Belarus bắt đầu hợp tác với NATO khi ký văn bản tham gia vào quan hệ đối tác của họ đối với Chương trình Hòa bình vào năm 1995. Tuy nhiên, Belarus không thể tham gia NATO bởi vì nó là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Căng thẳng giữa NATO và Belarus đạt đỉnh điểm sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 3 năm 2006 tại Belarus.
Tử hình
Belarus là nước châu Âu duy nhất vẫn còn áp dụng án tử hình. Hoa Kỳ và Belarus là hai trong số 56 nước thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã thi hành trong năm 2011.
Hành chính
Belarus được chia thành sáu voblast (tỉnh), được đặt tên theo các thành phố thủ phủ. Thành phố Minsk nằm tại voblast Minsk, nhưng có vị thế đặc biệt trực thuộc quốc gia, bởi nó không bị gộp vào trong bất kỳ một voblast nào. Phân chia hành chính thành các voblasts là di sản từ thời Xô Viết.
Các voblast được chia nhỏ tiếp thành các raion (thường được dịch thành "quận" hay "huyện"). Các cơ quan lập pháp địa phương (raisovet, "hội đồng quận") do người dân sống tại đó bầu ra. Các cơ quan hành pháp địa phương (hành chính quận) được chỉ định bởi các cơ quan hành pháp cấp cao hơn. Tương tự, mỗi voblast có cơ quan lập pháp của riêng mình (oblsovet), do người dân bầu ra, và một cơ quan hành pháp (voblast administration), lãnh đạo cơ quan này do Tổng thống chỉ định.
Địa lý
Belarus là Quốc gia không giáp biển, khá phẳng và có những dải đất đầm lầy rộng. Những con sông và hồ chằng chịt trong nước. Đầm lầy lớn nhất là Polesie, đây cũng là một trong những đầm lầy lớn nhất châu Âu. Có 11.000 hồ tại Belarus, nhưng đa số hồ nhỏ hơn 0.5 kilômét vuông (124 acre). Ba sông chính chảy xuyên đất nước; Sông Neman, Sông Pripyat, và Sông Dnepr. Điểm cao nhất tại Belarus là Dzyarzhynskaya Hara (Đồi Dzyarzhynsk), 345 mét (1.132 ft), và điểm thấp nhất nằm trên sông Neman, 90 mét (295 ft). Belarus cùng với Ba Lan là quê hương của Belavegskaya Pushcha (Белавежская пушча) hay, theo tiếng Ba Lan là Rừng Białowieża, vùng rừng rộng lớn duy nhất còn lại của khu rừng từng một thời che phủ Đồng bằng châu Âu.
Khí hậu thay đổi từ khắc nghiệt trong mùa đông (trung bình nhiệt độ tháng một trong khoảng −8 °C(18 °F) tới −2 °C (28 °F)) tới mát và ẩm trong mùa hè (nhiệt độ trung bình 15 °C (59 °F) tới 20 °C(68 °F)). Trung bình, 15 tới 30 centimét tuyết rơi trong nước, chủ yếu ở phía đông bắc. Belarus có lượng mưa khoảng 600 tới 700 milimét với hơn 70% lượng mưa rơi trong giai đoạn nóng trong năm. Vì các mô hình thời tiết, các thảm họa tự nhiên như hạn hán và lũ lụt thỉnh thoảng xảy ra tại Belarus. Trong giai đoạn 1881 tới 2005, nhiệt độ trung bình tại Belarus đã tăng 1 độ Celsius, nhiệt độ tăng đáng kể trong các tháng mùa đông và mùa xuân. Từng có ý kiến rằng Belarus sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng từ 3 đến 4 độ vào cuối thế kỷ XXI.
Rừng che phủ khoảng 34% tổng diện tích, khiến các sản phẩm lâm nghiệp trở thành một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất tại Belarus. Các nguồn tài nguyên tự nhiên khác tại Belarus gồm than bùn, một lượng nhỏ dầu mỏ và khí tự nhiên, đá granite, khoáng chất dolomite (đá vôi), marl, chalk, cát, sỏi, và đất sét. Khoảng một phần năm lãnh thổ, chủ yếu tại các tỉnh phía đông nam Homyel và Mahilyow, tiếp tục bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ thảm họa nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl, Ukraina năm 1986. Tuy lượng phóng xạ đã giảm từ sau thảm hoạ, đa phần diện tích này vẫn được coi là không thể ở được. Xấp xỉ 70% tổng lượng phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện Chernobyl đã rơi xuống lãnh thổ Belarus.
Belarus giáp biên giới với các nước: Latvia (phía bắc), Litva (tây bắc), Ba Lan (tây), Nga (bắc và đông) và Ukraina (nam). Từ khi rút khỏi Liên bang Xô viết, Belarus đã ký hiệp ước với Latvia và Litva phân chia ranh giới lãnh thổ giữa ba nước. Ukraina đã ký một hiệp ước tương tự với Belarus, dù việc phê chuẩn bên phía Belarus còn chưa được tiến hành. Tới năm 2006, Belarus và Litva đã bắt đầu phân định biên giới.
Kinh tế
Kinh tế Belarus chủ yếu vẫn thuộc nhà nước kiểm soát như thời Xô viết. Hơn một nửa doanh nghiệp thuộc kiểm soát nhà nước và công ty thuộc sở hữu nước ngoài chỉ chiếm dưới 4%. Nước này có nền kinh tế khá ổn định, nhưng phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung nguyên liệu, như dầu mỏ, từ đồng minh thân cận là Nga. Công nghiệp và nông nghiệp chủ yếu vẫn là thủ công. Nông nghiệp phần lớn là các hợp tác xã, và những sản phẩm mũi nhọn là khoai tây và chăn nuôi gia súc.
Các ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong lịch sử gồm dệt may và chế biến gỗ. Sau năm 1965, các ngành công nghiệp nặng mới xuất hiện và cơ khí máy (máy cày, tủ lạnh,...) đã tăng cường đáng kể sự phát triển của đất nước. Bên trong Liên bang Xô viết, Belarus từng là một trong những nước cộng hòa có nền công nghiệp phát triển nhất. Về kinh tế, Belarus là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Cộng đồng kinh tế Âu Á, và Liên minh với Nga. Ngay sau năm 1990, sản xuất công nghiệp đã rơi vào tình trạng giảm sút vì những kế hoạch tái cơ cấu theo hướng thị trường tự do tại Liên Xô cũ. Tăng trưởng kinh tế đã quay trở lại năm 1996, vào năm 2001 Belarus là nước cộng hòa đầu tiên trong Cộng đồng các quốc gia độc lập quay trở lại mức sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thời Liên Xô. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005 đạt $79.13 tỷ (ước tính), hay khoảng $7.700 trên đầu người. Năm 2005, tổng sản phẩm quốc nội tăng khoảng 8-9%, với tỷ lệ lạm phát trung bình khoảng 8%. Theo Liên hiệp quốc, mức thu nhập trung bình hàng tháng đã tăng từ US$20 lên US$225 trong mười năm qua.
Hơn bốn triệu người đang ở độ tuổi lao động tại Belarus, phụ nữ hơi chiếm đa số hơn nam giới. Năm 2005, gần một phần tư dân số làm việc trong các nhà máy công nghiệp. Số lượng nhân công trong nông nghiệp, bán hàng sản xuất, hàng thương mại và giáo dục cũng khá cao. Theo các con số thống kê của chính phủ Belarus, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 1.5% năm 2005. Tổng số người thất nghiệp là 679.000, với khoảng hai phần ba là phụ nữ. Tỷ lệ thất nghiệp đã liên tục giảm từ năm 2003, và về tổng thể nó cũng giảm so với những con số thống kê từ năm 1995.
Đồng tiền tệ Belarus là đồng Rúp Belarus (BYR). Đồng tiền này được đưa vào sử dụng tháng 5 năm 1992, thay thế đồng ruble Xô viết. Đồng ruble được tái đưa ra thị trường với giá trị mới năm 2000 và đã được sử dụng từ thời điểm đó. Như một phần trong kế hoạch Liên minh Nga-Belarus, đã có những cuộc thảo luận giữa hai quốc gia về một đồng tiền tệ chung tương tự đồng Euro. Theo ITAR-TASS kế hoạch này đã khiến có đề xuất ngừng sử dụng đồng ruble Belarus thay bằng đồng ruble Nga (RUB), bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Hệ thống ngân hàng Belarus gồm ba mươi ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và một ngân hàng tư nhân.
Kinh tế Belarus từng bị tác động bởi tình hình chính trị bên trong nhà nước cộng hoà. Sự tác động chủ yếu diễn ra dưới hình thức những lệnh trừng phạt chống lại giới lãnh đạo Belarus. Ví dụ, Liên minh châu Âu đã thông qua Quy định Hội đồng (EC) Số 765/2006 ngày 18 tháng 5 năm 2006. Quy định buộc đóng băng các khoản tiền của Tổng thống Lukashenka cùng 30 tới 35 viên chức cao cấp Belarus. Lệnh trừng phạt cũng ngăn cản sự đi lại của các vị lãnh đạo đó. Lệnh này được EU đưa ra sau khi họ tuyên bố cuộc bầu cử ngày 19 tháng 3 năm 2006 không công bằng và có sự đàn áp phe đối lập.
Tính đến năm 2016, GDP của Belarus đạt 48.126 USD, đứng thứ 83 trên thế giới và đứng thứ 28 châu Âu.
Nhân khẩu
Đa phần dân số Belarus là người Belarus bản xứ, chiếm 81.2% tổng số dân 10.293.011 người. Người Nga là nhóm sắc tộc lớn thứ hai, chiếm 11.4% dân số. Người Ba Lan và Người Ukraina chiếm 3.9% và 2.4% dân số. Các ngôn ngữ chính thức và thường được dùng tại Belarus là tiếng Nga và tiếng Belarus. Tuy nhiên hiện nay có 72% dân số nước này nói tiếng Nga tại gia đình trong khi chỉ 11,9% sử dụng tiếng Belarus tại gia đình. Có 29,4% người Belarus có thể đọc hoặc nói hay viết tiếng Belarus, và 52,5% có thể viết và đọc ngôn ngữ này.. Đây được cho là hậu quả của việc hạn chế sử dụng tiếng Belarus từ thời kỳ Liên Xô cũ, người dân Belarus thời đó cho rằng sử dụng ngôn ngữ của mình là "vô văn hóa" hay "ngôn ngữ quê mùa của kẻ nhà quê"
Mật độ dân số khoảng 50 người trên kilômét vuông (127/dặm vuông) và 71.7% tổng dân số sống tại các khu vực đô thị. Trong số dân thành thị, 24% sống tại Minsk, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước. Tổng số dân tại Minsk xấp xỉ 1.741.400 người. Homel, với 481.000 người, là thành phố lớn thứ hai tại Belarus và là thủ phủ của Homel Oblast. Các thành phố lớn khác là Mogilev (365.100), Vitebsk (342.400), Hrodna (314.800) và Brest (298.300).
Đa phần dân số, 69.7%, ở giữa độ tuổi 14 và 64. 16% dân số dưới 14 tuổi, trong khi 14.6% trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình của dân cư là 37. Tuổi thọ trung bình của người dân Belarus là 68.72; nam giới là 63.03 và nữ là 74.96. Tỷ lệ biết chữ tại Belarus (số lượng người từ 15 trở lên biết đọc, viết) là 99%, nam giới là 99.8% và phụ nữ là 99.3%. Tỷ lệ nam trên nữ năm 2005 được ước tính là 0.88.
Đa phần các chỉ số dân cư Belarus tương tự như các quốc gia châu Âu, đáng chú ý nhất là cả tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên của người bản xứ. Tăng trưởng dân số hiện tại ở mức −0.06% năm 2005, với tỷ lệ sinh là 1.43. Dân số đang ngày càng già đi, và tới năm 2050, đa số dân sẽ trên 50 tuổi. Tỷ lệ di dân là +2.3 trên mỗi 1.000 người dân Belarus.
Theo tổ chức báo cáo của Tổ chức Cứu giúp Trẻ em quốc tế (so sánh 167 quốc gia), Belarus có tỷ lệ chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em tốt nhất trong mọi nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Belarus xếp hạng 16 về chất lượng cuộc sống bà mẹ, 14 về chất lượng cuộc sống phụ nữ, và 20 về chất lượng cuộc sống trẻ em. Nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ có chất lượng xếp sau là Estonia (18 cho phụ nữ), Ukraina (21/31/26) và Nga (27/34/64).
Tôn giáo
Theo nguồn tin chính phủ, tính đến tháng 11 năm 2011, Chính Thống giáo Đông có số tín hữu chiếm khoảng 82% dân số, với gần 1.000 nhà thờ. Mặc dù Giáo hội Chính Thống đã bị tàn phá trong Thế Chiến II và tiếp tục suy giảm cho đến đầu những năm 1980 bởi các chính sách của chính phủ cộng sản và đã trải qua một sự hồi sinh nhỏ với sự khởi đầu của công cuộc cải tổ vào ngày lễ kỷ niệm của 1.000 Kitô giáo ở Liên Xô trong năm 1988. Năm 1990, Belarus Giáo hội Chính Thống Belarus được tái lập trực thuộc Tòa Thượng phụ Moskva. Trong những năm 1990, 60% dân số tự nhận mình là tín đồ Chính Thống giáo. Giáo hội Chính Thống Belarus có một chủng viện, ba dòng tu, và một học viện thần học đã được mở ra vào năm 1995.
Ngày nay có 1.402.605 người Công giáo trong nước, khoảng 15% tổng dân số. Trong năm 1989, 05 giáo phận Công giáo chính thức, vốn đã mất kể từ Thế Chiến II và đã không có một giám mục, đã được tổ chức lại vào bao gồm 455 giáo xứ và hai Tổng giáo phận Minsk và Mahilyow. Trong những năm 1990, số liệu cho thấy dân Công giáo tại Belarus dao động từ 8 phần trăm đến 20 phần trăm; một ước tính xác định 25 phần trăm của những người Công giáo thuộc sắc tộc Ba Lan. Giáo hội Công giáo Belarus có một chủng viện và gần 400 nhà thờ ở Belarus.
Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng tín đồ Tin Lành tại Belarus là khá thấp so với các cộng đồng Kitô hữu khác, nhưng họ đã cho thấy sự tăng trưởng đáng chú ý kể từ sau Thế Chiến II. Năm 1990, đã có hơn 350 cộng đồng Tin Lành trong nước. Bao gồm: Giáo hôi Luther, Mặc Môn, Baptists và thần học Calvin.
Người Hồi giáo tại Belarus được đại diện bởi các cộng đồng nhỏ sắc tộc Tatar. Một số cộng đồng Tatar là hậu duệ của người di dân và tù nhân chiến tranh định cư ở Belarus, từ vùng Volga, sau thế kỷ XI. Năm 1997, có 23 cộng đồng Hồi giáo, trong đó có 19 cộng đồng nằm ở khu vực Tây của Belarus. Hiện Hội giáo có 9 thánh đường tại nước này.
Văn hoá
Trang phục truyền thống Belarus xuất phát từ giai đoạn Kievan Rus. Vì đặc điểm khí hậu, trang phục tại đây giữ ấm cho mọi người. Trang phục tại Belarus được chế tạo từ hoặc sợi lanh hay len và được trang trí các mô hình tùy theo thời kỳ, và đã gây ảnh hưởng tới các nền văn hóa lân cận: Ba Lan, Litva, Latvia, Nga và các quốc gia châu Âu khác. Mỗi vùng trong Belarus đều có kiểu thiết kế và trang trí riêng. Một kiểu trang trí thường thấy trên các loại trang phục thời kỳ đầu hiện đang được dùng trên lá cờ quốc gia Belarus.
Ẩm thực Belarus chủ yếu gồm rau, thịt và bánh mì. Thực phẩm thường được coi là những món ăn chính tại Belarus gồm thịt lợn, cải bắp, khoai tây và bánh mì. Vì các phong cách nấu ăn truyền thống thời tiền Xô viết, thực phẩm thường được nấu chín từ từ hoặc hầm. Kiểu ăn uống thông thường nhất tại Belarus gồm bữa sáng nhẹ, hai bữa chính, và bữa tối là bữa ăn chủ yếu nhất trong ngày. Bột mì và bánh mì lúa mạch đều là món ăn thường thấy tại Belarus, nhưng lúa mạch xuất hiện nhiều hơn vì khí hậu ở đây không thích hợp lắm cho cây lúa mì. Khi đón khách, một chiếc bánh mì với muối thường được mời để tỏ lòng hiếu khách. Các đồ uống cũng thường gặp tại các gia đình Belarus, chủ yếu là rượu vodka Nga nấu bằng lúa mạch và nước kvass. Kvass là kiểu nước giải khát được làm từ bánh mì xám hay bột lúa mạch ủ. Kvass cũng có thể dùng kèm với rau thái lát tạo thành món súp gọi là okroshka.
Trong lịch sử, Belarus từng là quốc gia theo Nhà thờ chính thống Nga với một thiểu số nhỏ tín đồ Cơ đốc giáo, Do thái giáo và các tôn giáo khác. Người Belarus đã cải theo Nhà thờ chính thống nga sau khi Belarus bị tách khỏi Ba Lan sau sự phân chia Ba Lan. Thiểu số Cơ đốc giáo La Mã Belarus, chiếm khoảng 10% dân số sống tập trung ở vùng phía tây đất nước, đặc biệt xung quanh Hrodna, là nhóm người pha tạp giữa người Ba Lan và người Litva. Một thiểu số nhỏ (khoảng 1%) thuộc Nhà thờ Thiên chúa Hy Lạp Belarus. Người Do Thái từng chiếm 10% dân số Belarus cho tới Thế Chiến II, là một trung tâm Do thái lớn tại châu Âu, nhưng trong cuộc chiến số lượng người Do Thái đã giảm sút nhiều, vì nạn đói, nạn diệt chủng, hiện chỉ còn 1% hoặc ít hơn. Tình trạng di cư từ Belarus cũng là nguyên nhân làm giảm số người Do Thái. Trong Điều 16 Hiến pháp Belarus, không có tôn giáo chính thức tại nước này. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng được đảm bảo theo cùng điều trên, các tôn giáo làm gây ảnh hưởng không tốt tới chính phủ hay trật tự xã hội quốc gia có thể bị cấm.
Tổ chức Đoàn kết Thiên chúa giáo Quốc tế đã báo cáo rằng một số giáo đoàn đang bị quấy rầy.
Về âm nhạc, bản nhạc lớn đầu tiên do một công dân Belarus sáng tác là vở opera Faust của Radzivill cùng một số tác phẩm khác. Trong thế kỷ XVII, nhà soạn nhạc Ba Lan Stanislau Maniushka sống tại Belarus, đã sáng tác một số vở opera và thính phòng tại Minsk. Trong thời gian sống tại đây, ông đã làm việc cùng nhà thơ Belarus Vincent Dunin-Marcinkevich và sáng tác vở opera Sialianka (Người phụ nữ nông dân). Cuối thế kỷ XIX, các thành phố lớn tại Belarus đã hình thành nên các đội opera và ballet của riêng mình. Trong thời kỳ Xô viết, có tác phẩm ballet Nightingale của M. Kroshner. Sau Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, âm nhạc chủ yếu tập trung miêu tả sự gian khổ của người dân Belarus hay những người Belarus đã đứng lên cầm vũ khí bảo vệ quê hương. Đây cũng là giai đoạn A. Bogatyryov, tác giả vở opera "In Polesye Virgin Forest," là "người giám hộ" của những nhà soạn nhạc Belarus. Sau khi giành lại độc lập, ballet vẫn đóng một vai trò văn hóa quan trọng tại Belarus. Nhà hát Hàn lân Quốc gia Ballet, tại Minsk, đã được trao giải Benois de la Dance Prize năm 1996 với tư cách nhóm ballet hàng đầu thế giới. Âm nhạc hiện đại đã trở nên quen thuộc trong dân chúng Belarus. Các nhóm nhạc rock nổi tiếng trong nước gồm NRM, Neurodubel, Ulis, Nowaje Nieba, và Krama. Nhiều nhóm nhạc Belarus đã biểu diễn tại Ba Lan và Litva, nơi số dân nói tiếng Belarus khá đông. Ba Lan cũng là nơi tổ chức festival âm nhạc Basowiszcza của Belarus. Từ 2004, Belarus đã gửi các ca sĩ đến cuộc thi Eurovision Song Contest.
Chính phủ Belarus tài trợ nhiều cho festival văn hóa hàng năm: "Slavianski Bazaar in Vitebsk", "Minsk Spring", "Slavonic Theatrical Meetings", International Jazz Festival, National Harvesting Festival, "Arts for Children and Youth", the Competition of Youth Variety Show Arts, "Muses of Niesvizh", "Mir Castle", và National Festival of the Belarusian Song and Poetry. Những sự kiện này là nơi các ca sĩ, nghệ sĩ, nhà soạn nhạc, diễn viên nổi tiếng Belarus thể hiện mình. Các festival kết thúc với những buổi lễ trong đó những giải thưởng được trao để vinh danh những nhà soạn nhạc nổi tiếng Belarus. Nhiều ngày lễ quốc gia, như Ngày độc lập hay Ngày chiến thắng tập trung những đám khán giả to lớn và nhiều sự kiện trình diễn như pháo hoa và duyệt binh. Đa số các festival được tổ chức tại Vitebsk hay Minsk.
Belarus có bốn Địa điểm Di sản Thế giới, hai trong số đó thuộc sở hữu chung của Belarus và nước láng giềng. Bốn địa điểm đó là Tổ hợp Lâu đài Mir; Lâu đài Niasvizh; Belovezhskaya Pushcha (chung với Ba Lan); và Struve Geodetic Arc (chung với Estonia, Phần Lan, Latvia, Litva, Na Uy, Moldova, Nga, Thụy Điển và Ukraina).
Viễn thông
Nhà độc quyền viễn thông nhà nước, Beltelecom, nắm giữ kết nối độc quyền với các nhà cung cấp dịch vụ Internet bên ngoài Belarus. Beltelecom sở hữu tất cả các kênh trục chính liên kết với Lattelecom, TEO LT, Tata Communications (trước đây là Teleglobe), Synterra, Rostelecom, Transtelekom và MTS ISP. Beltelecom là nhà khai thác duy nhất được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP thương mại tại Belarus. |
Acid hữu cơ là những hợp chất hữu cơ có tính acid. Các acid hữu cơ phổ biến nhất là các acid carboxylic. Các acid sulfonic, có chứa nhóm –SO2OH, là những acid tương đối mạnh hơn so với acid carboxylic. Alcohol, với –OH, có thể hoạt động như acid nhưng chúng thường rất yếu. Độ ổn định tương đối của base liên hợp của acid quyết định độ acid của nó.
Có một số nhóm chức có thể tạo ra tính acid yếu: hydroxyl (), enol, phenol,... |
Hoạn quan (chữ Nho: 宦官) hay quan hoạn là người đàn ông do khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục nên không thể có gia đình riêng, được đưa vào cung kín vua chúa để hầu hạ những việc cẩn mật.
Có nhiều tên gọi để chỉ hoạn quan: thái giám (太監), công công (公公), tự nhân (寺人), yêm nhân (閹人), nội thị (內侍), thị nhân, yêm hoạn, hoạn giả, trung quan, nội quan, nội thân, nội giám...
Hoạn quan Trung Quốc
Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tử nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Được tuyển dụng để làm một số công việc cung đình: truyền lệnh của nhà vua đến các quan, canh gác hậu cung, quét dọn phòng ốc, liên lạc giữa nhà vua với các cung phi... Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung. Thời Chiến Quốc nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời Tây Hán, các hoạn quan được gọi là thường thị có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh. Đến nhà Đường đổi là trung quan.
Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội. Đến đời nhà Minh, đặt ra Thập nhị giám, Tứ ty, Bát cục gọi là Nhị thập tứ nha môn, trông coi về việc phục dịch trong cung đình, mỗi cơ cấu có thái giám trông coi. Đến đời nhà Thanh có Tổng quản thái giám, người đứng đầu thái giám, trực thuộc Nội vụ phủ.
Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế. Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.
Chữ Hán, có hơn ba mươi từ ngữ dùng để chỉ hoạn quan, nên thường giải thích hoạn quan là thái giám. Nhưng kỳ thực, khái niệm về hai từ ngữ này có chỗ khác biệt. Mới đầu hoạn quan không nhất thiết phải là người bị thiến. Trong lịch sử Trung Quốc cổ xưa đã có hoạn quan. "Hoạn quan" chỉ là danh xưng chỉ chung những quan viên phục dịch, hầu hạ hoàng đế và gia tộc trong hoàng cung. Cho đến đầu đời nhà Đông Hán, khi Lưu Tú quang phục lại Hán thất, mới ban lệnh hoạn quan tất yếu phải là người đàn ông bị thiến. Trước đó, thời Hán Võ Đế, năm 99 trước Công nguyên, khi Lý Lăng thua trận đầu hàng Hung Nô, Tư Mã Thiên vì bênh vực Lý Lăng mà bị thiến và tuy là người bị thiến nhưng Tư Mã Thiên không phải là hoạn quan.
Từ ngữ "thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông Lý Trị năm Long Sóc nhị niên, tức năm 662, khi đem thay đổi danh xưng "Điện trung tỉnh", cơ cấu chuyên lo việc xa giá, y phục trong hoàng cung thành "Trung ngự phủ", và cải "Giám thành trung ngự" thành "thái giám" và "thiếu giám".
Đến đầu đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan. Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.
Đến đời nhà Thanh, xét thấy sự chuyên hoành và tệ hại của thái giám mới đặt ra chức "Tổng quản Thái giám" làm thủ lĩnh, lệ thuộc vào "Nội vụ phủ" và giới hạn tước vị đến "tứ phẩm" để nhằm làm giảm quyền lực của thái giám.
Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí.
Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.
Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.
Một số phương pháp yêm cát
Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình". Việc yêm cát như thế nào, sử sách ghi chép bất nhất. Theo Nam tinh thái giám khốc hình thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai:
Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn
Chỉ cắt bỏ dịch hoàn
Đè cho vỡ nát dịch hoàn
Cắt bỏ ống dẫn tinh
Theo sách Mạt đại thái giám bí văn còn liệt kê một phương pháp thiến nữa là "thằng hệ pháp", tức dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé, lâu dần thực khí mất công năng, bị chết đi. Hoặc cho đứa trẻ uống một thứ thuốc tê gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích hoài vào dịch hoàn đứa trẻ khiến cho sinh thực khí không còn công năng nữa.
Carter Stent miêu tả về việc cát thể ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:
Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.
Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì cuộc giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết...
Thế nhưng việc tĩnh thân để thành thái giám không phải chỉ trong việc cắt bỏ bộ phận sinh dục mà thôi. Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành "ái nam, con gái"
Năm 1996, Tôn Diệu Đình (孫耀庭 Sun Yaoting), vị hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa qua đời, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.
Hoạn quan Việt Nam
Mặc dù văn hóa Việt Nam và văn hoá Trung Hoa có rất nhiều tương đồng, tương cận nhưng tại Việt Nam hầu như ít có những thái giám khuynh loát triều chính như ở Trung Hoa, trái lại có khá nhiều danh thần xuất thân từ hàng yêm hoạn.
Người hoạn quan thứ nhất cũng rất tiếng tăm là Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông, đã cùng Phạm Đình Trọng dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào Phú Xuân, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hóa, chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam – Bắc kéo dài hơn 200 năm.
Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt khai quốc công thần triều Nguyễn mà nay mộ của ông tại Bà Chiểu, Gia Định vẫn là một đền thờ được dân chúng chiêm bái gọi là Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người liên giới tính chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc.
Ở Việt Nam, hoạn quan được ghi nhận là có từ thời nhà Lý, đến triều Nguyễn, hoạn quan được chia làm năm trật:
Quản vụ Thái giám và Điển sự Thái giám.
Kiểm sự Thái giám và Phụng nghi Thái giám.
Thừa vụ và Điển nô Thái giám.
Cung sự và Hộ nô Thái giám.
Cung phụng và Thừa biện Thái giám.
Việc kén chọn hoạn quan ưu tiên tuyển những trẻ em "ái nam con gái" do lệnh của triều đình. Người dân nào sinh con có khuyết tật đó được quan sở tại tới khám xét rồi làm sớ tâu lên. Cha mẹ đứa bé sẽ nuôi con đến lúc 13 tuổi, sau đó Bộ Lễ sẽ đưa vào cung tập sự hoạn quan. Làng nào có hoạn quan tiến cử được miễn binh lính, phu phen tạp dịch và cả sưu thuế. Nếu không có đủ số trẻ ái nam con gái, thanh niên nào tự nguyện thiến bộ phận sinh dục sẽ được tuyển chọn. Tuy nhiên, thái giám Việt Nam chỉ là một số nhỏ không được trọng vọng lại chỉ được làm những việc lặt vặt chưa thành hẳn một tầng lớp có ảnh hưởng như Trung Hoa. Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, thái giám không được dự vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung mà thôi, cũng có thể nhà vua không muốn xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền như Trung Hoa hay vì đố kỵ với Tả quân Lê Văn Duyệt trong vụ nổi loạn thành Phiên An. Tấm bia khắc là toàn văn bản dụ này nay vẫn còn trong Văn Miếu, Huế. Thái giám cũng có riêng một nghĩa trang trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, cách Huế khoảng 1 km theo hướng tây nam và vì thế chùa này còn được gọi là chùa Thái Giám.
Trong một số thời kỳ, nước Việt phải đem cống sang Tàu một số người tài giỏi, sau đó bị trở thành hoạn quan. Theo Hoàng Minh thông ký, một hoạn quan người Việt là Nguyễn An đã vẽ kiểu tu tạo thành Bắc Kinh bao gồm 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn 6 bộ và các trường xưởng nhà trạm. Ông làm quan trải năm đời vua triều Minh là: Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông, và Cảnh Tông, tính tình liêm khiết rất đáng kính trọng.
Thái giám dưới thời Lê - Trịnh
Thời Hoàng hậu nguyên bùi, niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729), trong hàng quan lại, ngoài Văn ban và Võ ban, chúa Trịnh còn đặt ra một ban thứ ba là Giám ban với các chức:
Tổng thái giám (hàm Chánh tam phẩm)
Đô thái giám (Tòng tam phẩm)
Thái giám (Chánh tứ phẩm)
Thiếu thái giám (Tòng tứ phẩm)
Đồng trị giám sự (Chánh ngũ phẩm)
Tả hữu thiếu giám (Tòng ngũ phẩm)...
Trong thời kỳ này, hoạn quan được trực tiếp tham gia chính sự, viên chức đứng đầu Giám ban chỉ kém vế hơn Thượng thư (Tòng nhị phẩm) một bậc, còn chức danh Thiếu giám (Tòng ngũ phẩm), một loại quan nhỏ trong Giám ban còn to hơn cả quan Tri phủ tại địa phương (Tòng lục phẩm) đến hai bật.
Theo ký sự của R.P Koffler, một người Pháp đã đến Đại Việt thời kỳ này, có ba viên quan đứng đầu Giám ban giữ những nhiệm vụ hết sức quan trọng: một người quản lý ngân khố triều đình, thu thuế, thanh toán mọi chi tiêu trong cung đình; còn hai người kia phụ trách việc thương mại với người nước ngoài và chỉ có họ mới được phép bán vàng, sắt, ngà voi... cho thương nhân Châu Âu. Điều này chứng tỏ các chúa Trịnh luôn có ý dùng Giám quan làm một lực lượng hậu thuẫn riêng cho mình. Hậu quả của tình trạng đó là sự lộng quyền của nhiều hoạn quan trong triều, điển hình là trường hợp Hoàng Công Phụ, một hoạn quan được phong đến tước Hiệp quận công, đã thao túng việc triều chính, lấn át cả chúa Trịnh Giang khiến một số quan lại ở phủ liêu phải đứng lên truất Trịnh Giang lập em là Trịnh Doanh lên thay và triệt hạ phe cánh Hoàng Công Phụ. Cũng từ đó Giám ban bị bãi bỏ hẳn.
Thái giám dưới thời Nguyễn
Dưới thời Gia Long, vị vua này không có những sửa đổi nào đáng kể trong quy chế hoạn quan. Phải đợi đến ngày 1.2 năm Minh Mạng thứ 17 (17.3.1836), nhà vua mới ban hành một chỉ dụ quan trọng nhằm hạn chế quyền hạn của hàng hoạn quan trong triều đình. Theo chỉ dụ này, hoạn quan phải trở lại với những công việc cố hữu là phục dịch trong cung. Họ không còn được xếp trong ngạch chung của các quan lại mà xếp riêng làm 5 hạng:
Hạng nhất (Thủ đẳng) gồm Quảng vụ và Điểm sự thái giám.
Hạng nhì (Thứ đẳng) gồm Kiểm sự và Phụng nghi thái giám.
Hạng ba (Trung đẳng) gồm Thừa vụ và Điển thắng thái giám.
Hạng tư (Ái đẳng) gồm Cung sự và Hộ thắng thái giám.
Hạng năm (Hạ đẳng) gồm Cung phụng và Thừa biện thái giám.
Chỉ dụ được ban ra không đầy nữa năm sau khi dẹp xong vụ khởi loạn của Lê Văn Khôi cùng binh lính ở Gia Định thành và truy xét tội của Tả quân Lê Văn Duyệt, nguyên là một thái giám trong phủ chúa Nguyễn Phúc Ánh (thập niên 1780). Điều này cho thấy vua Minh Mạng đã để những ấn tượng về biến cố Gia Định thành chi phối quyết định của mình. Để chỉ dụ được phỉ biến rộng rãi, nhà vua cho khắc vào một bia đá đặt ngay trước Quốc Tử Giám để các giám sinh xem và truyền đạt lại đời sau. Đến cuối thập niên 1910, người ta vẫn còn thấy tấm bia này. Các đời Đồng Khánh (1887), Thành Thái (1895), có những thay đổi nhỏ trong quy chế thái giám, chủ yếu là về lương bổng hàng năm. Riêng đời Thành Thái (1889 - 1907) trong cung có 15 thái giám: 5 người phụ coi lăng tẩm của tiên đế, 2 người phục dịch Hoàng thái hậu, còn 2 giúp các việc trong cung cấm. Đến thời Duy Tân (1914), triều đình tuy không quyết định bãi bỏ hẳn lớp hoạn quan, những vẫn giữ lại những người đương chức và từ đó về sau không tuyển mới nữa.
Hoạn quan Triều Tiên
Các quốc gia khác
Trung Quốc là nước đã định chế hóa vai trò của thái giám nhưng tập tục này đã hiện diện trong nhiều quốc gia, nhiều bộ lạc và xã hội có tục đa thê. Người ta thường sử dụng những người bị yêm hoạn làm kẻ hầu người hạ, canh giữ các tì thiếp của vua chúa hay phú gia. Ngày nay, việc giải phẫu cắt bỏ sinh thực khí của mình vì bệnh tật, vì tôn giáo hay vì một quan điểm tính dục nào đó vẫn còn công khai hay lén lút tại một vài nơi trên thế giới.
Theo truyền thuyết, việc cắt bỏ bộ phận sinh dục phái nam đã có rất lâu như một nỗ lực mà người đàn ông muốn trở thành nữ nhân để mong có được khả năng truyền chủng như phụ nữ (womanlike fertility). Tại Trung Đông và một số quốc gia châu Phi có tục cắt da qui đầu vào tuổi dậy thì để đánh dấu sự thành niên của con trai cũng là nhằm bắt chước việc hành kinh của đàn bà và mảnh da đó dùng như một tế phẩm để dâng lên thượng đế (offerings to Yahweh). Người Trung Đông còn quan niệm rằng nếu giữ mình trong sạch thì sẽ dễ được lên thiên đàng và chính vì thế nhiều nam nhân đã tự nguyện được thiến để thành yêm hoạn ngõ hầu được sống đời đời sau khi chết.
Dưới thời Đế quốc La Mã, những thanh niên khỏe mạnh được tuyển chọn để đem thiến đi làm hoạn quan. Ví dụ Bagoas là hoạn thần được Alexander Đại đế sủng ái, còn vua Nero thì có hoạn quan tên là Sporus.
Người Ấn Độ chia người yêm hoạn ra thành ba loại: loại bẩm sinh lúc đẻ ra có dương vật nhưng không có dịch hoàn, loại không có cả dương vật lẫn dịch hoàn và loại trở thành yêm hoạn sau khi giải phẫu. Ở Ấn Độ trước đây có những người đi rong từ vùng này sang vùng khác thiến người khác để kiếm ăn (traveling eunuch-makers). Phương pháp của họ rất giản dị là buộc chặt bộ phận sinh dục bằng một mảnh băng (ligature) rồi cắt xoẹt đi bằng một con dao thật sắc.
Trong thời Trung cổ, một số quốc gia thuộc châu Âu cũng có tục lệ thiến những kẻ bị kết án đa dâm (excessive cupidity) và nhiều giáo sĩ muốn giữ mình trong sạch cũng tự cắt bỏ bộ phận sinh dục để khỏi vướng mắc vào đường tình ái. Những người này được gọi dưới cái tên hesychasti có nghĩa là "kẻ mãi mãi trong sạch".
Nước Ý có thời điểm có đến 4000 người yêm hoạn, nhiều nhất là các tu sĩ Thiên Chúa giáo và chính Giáo hoàng Clement 14 đã phải ra lệnh cấm thi hành hủ tục này. Còn tại Pháp, những người nào tự hủy mình sẽ bị trừng phạt theo hình luật.
Ở Ai Cập và Ba Tư, những ai phạm tội hiếp dâm cũng bị thiến để trừng trị.
Tại một số di tích ở Ai Cập, người ta đã phát hiện được những hình ảnh về những người nô lệ bị hoạn nhằm phục vụ cho những phu nhân của các gia đình giàu có. Những dấu tích đó cho thấy hoạn quan đã từng tồn tại ở Ai Cập cách đây khoảng 4.000 năm. Theo hình luật của Vương quốc Assyrie – khu vực Lưỡng Hà (1450–1250 TCN), nếu người chồng bắt được vợ mình đang ngoại tình với kẻ khác, anh ta có thể trừng phạt kẻ tình địch bằng cách thiến, biến thành hoạn quan.
Một số quốc gia khác thì có tập tục thiến những ca sinh có giọng cao (tenor) trong những ca đoàn tôn giáo để giữ cho những người này khỏi vỡ tiếng khi dậy thì. Những ca sinh đó gọi là castrati được tịnh thân từ khi còn nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho Thiên Chúa vừa lòng hơn những ca sinh con gái, và vì thế trong thời Trung cổ phụ nữ không được gia nhập các ca đoàn này.
Tại Nga, giáo phái tên là Bồ Câu Trắng (White Dove), hay còn gọi là giáo phái Skoptzy do Ssaliwanow sáng lập vào thế kỷ 18, đã khuyến khích giáo đồ tự nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục, coi đó như là một hành vi dâng hiến cho Thiên Chúa. Phương pháp này áp dụng cho cả nam lẫn nữ tín đồ. Nam nhân có thể bị cắt cả sinh thực khí lẫn dịch hoàn hay chỉ một trong hai, còn đàn bà thì cắt bỏ tử cung, ngoại âm thần, nhũ hoa tùy theo mức độ trong sạch mà họ muốn. Những người cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục được mang nhãn hiệu "người mang dấu ấn của Vương triều" (Bearer of the Imperial Seal)...
Nhiệm vụ và đời sống hoạn quan
Nhiệm vụ
Dưới các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng như Việt Nam, triều đình có hệ thống quan lại để tham gia làm việc nước, chia làm hai ban văn - võ, từ lớn đến nhỏ gồm cửu phẩm, mỗi phẩm lại phân biệt chánh và tòng, cuối cùng là hạng vị nhập lưu (chưa được liệt vào hạng nào cả). Ngoài ra, trong cấm cung, hoàng gia đông đúc cũng cần người phục vụ công việc hàng ngày và chầu hầu từ nhà vua đến tam cung lục viện. Họ phần lớn thuộc phái yếu gọi là nữ quan, có nhan sắc, được tuyển chọn hàng năm trong dân gian, ai may mắn được lọt vào mắt xanh của nhà vua, được sủng ái và sinh hạ hoàng nam, hoàng nữ thì được cất nhắc dần lên địa vị lục tần, tam phi còn lại đều thuộc hạng thị tỳ và làm việc ở các cơ sở nội đình như nhà kho (cung nô), nhà bếp (cung trù), hay quét tước, coi sóc các cung điện...
Trong cấm thành còn có bao nhiêu công việc mà phái yếu không làm nổi, phải cậy đến phái mạnh. Nhưng một kẻ phái mạnh chính tông mà ở giữa đám phái yếu xinh như hoa, đẹp như mộng thì quá nguy hiểm. Để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, nhà vua phải cần đến những người đàn ông không còn là đàn ông nữa. Đó là hoạn quan. Tuy nhiên, mặc dù hoạn quan bị mất khả năng sinh dục, họ vẫn có những thèm khát và đòi hỏi, nhất là những người bị thiến sau khi đã đến tuổi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, chính họ là nạn nhân của những cung phi bị dồn nén, nhất là những thái giám còn nhỏ tuổi. Trong một vài triều đại, họ còn được phép ngủ chung với đàn bà trong cung để cho các phi tần có chút khí dương ngõ hầu ít bệnh tật. Đối với những hoạn quan chỉ bị cắt dịch hoàn rất có thể họ vẫn cương cứng được và chính vì thế nhiều lời đồn đãi rằng họ vẫn có thể phục vụ cung nhân...
Những tiểu thái giám xinh đẹp chừng mười mấy tuổi được tĩnh thân để tiến cung gọi là "đồng giám" hay "hài giám" thường được hoàng hậu, quý phi, quý nhân yêu thích. Những đứa trẻ này vì đã tĩnh thân từ khi còn rất nhỏ nên được coi là rất trong sạch chưa vương vấn một ý niệm tính dục nào và thường được cung nhân, phi tần nuôi như như người ta nuôi một con vật yêu thích. Chúng cũng được tự do hơn nghĩa là được vào phục vụ các cung nhân trong khuê phòng hay trong buồng tắm ở những khung cảnh kín đáo nhất. Tuy nhiên khi đã lớn, họ vẫn bị thay thế bằng những thái giám nhỏ tuổi hơn và được điều động ra làm công việc ở bên ngoài khu vực phụ nữ sinh sống.
Nhiệm vụ của hoạn quan là làm đủ thứ việc trong nội cung, như trà nước, xe kiệu, chợ búa, hầu hạ hoàng đế, thái hậu, phi tần, truyền mệnh lệnh vua, liên lạc thông tin và canh phòng, bảo vệ an ninh các cung điện. Thái giám hầu cận bên vua bao giờ cũng được tuyển chọn rất kỹ, còn lại là cung dám làm các việc vặt như quét tước nhà cửa, chăm sóc cây cối, cất giữ hóa phẩm... Như vậy, thái giám là một hệ thống nội quan chỉ phục vụ công việc hàng ngày trong cấm cung, không liên quan gì đến triều đình.
Thế nhưng trong lịch sử, không ít trường hợp ngoại lệ xảy ra, có những người tài năng, nhờ được vua yêu mà lập nên sự nghiệp lẫy lừng, lưu danh muôn thuở; trái lại, cũng có những người dựa thế vua mà khuynh loát cả triều đình, tạo nên cái thế rối loạn, suy sụp. Hoạn quan mỗi khi lấn quyền triều đình thì gây nhiều tai họa, vua Minh Mạng đã cảnh báo trong bài dụ hiện còn ở Văn Miếu, Huế, trong đó có đoạn:
Đời sau dần dần không noi phép cổ, để bọn điêu đang tham chính nắm quyền, không khác cho chúng nắm gươm đằng chuôi, như bọn thập thường thị đời Hán, bọn trung quan đời Đường, bọn tứ hung đời Minh, cho đến lũ Hoàng Công Phụ đời Lê ở nước An Nam; cái thế của chúng nổi lên như lửa, những điều họa hại theo nhau đổ đến. Nguyên do là bởi ông vua đương thời làm đầu têu, thấy chúng dễ sai bảo nên yêu thích, rồi hết sức tin cậy, rốt cuộc quyền thế của chúng đã thành, không thề đè nén được. Dẫm sương biết sẽ có tuyết, gương đã rõ ràng...
Đời sống hoạn quan
Họ sống rất đầy đủ, sung sướng về mặt vật chất, nhưng lại thiếu thốn, đau khổ về mặt tinh thần. Người xưa vốn rất coi trọng nhiệm vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng, bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường), vì thế, họ bị người đời coi thường, khinh rẻ. Sống với mặc cảm ấy, nên họ luôn bị dằn vặt làm cho đau khổ, nhất là đối với những người bất đắc dĩ vướng vào cái nghiệp oan trái này. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa. Vì vậy, họ níu vào chùa để nương nhờ hương khói mai sau và đã có những thời, thái giám trở thành một tầng lớp cách biệt.
Sau khi đã cắt bỏ bộ phận sinh dục, âm nang, âm hành của họ được gọi dưới cái tên bảo cụ sẽ được dùng những kỹ thuật riêng để bảo tồn và coi như một món đồ quý, giữ gìn rất cẩn thận. Trước hết bảo cụ được tẩm vôi bột để cho khỏi thối và hút hết những máu mủ còn trong đó để cho được khô ráo, sau đó dùng vải hay giấy bản lau sạch rồi mới đem ướp trong hương liệu để cho dầu thấm vào, đặt trong bao bằng lụa, cất trong hộp gỗ rồi hàn kín lại. Người ta chọn ngày lành tháng tốt cung kính đưa chiếc hộp đó đến từ đường họ người bị thiến, cung kính treo chiếc hộp đó trên xà nhà. Sau đó mỗi năm, họ lại rút cái hộp đó lên cao thêm một chút, ý chúc tụng cho người bị yêm hoạn phục vụ trong triều đình được thăng quan tiến chức.
Việc gìn giữ "bảo cụ" có hai lý do. Thứ nhất, mỗi khi được thăng thưởng thái giám phục vụ trong cung đình đều phải trình cho thượng quan xem của quý để chứng minh rằng quả thực mình đã được tĩnh thân (nghiệm bảo). Lý do thứ hai, là khi người đó chết đi, lúc tẩm liệm người ta sẽ hạ phần thân thể bị cắt ra còn đang treo trên xà nhà xuống may cho dính lại chỗ cũ, còn tờ tự nguyện yêm cát thư (đơn tình nguyện xin cắt bỏ bộ phận sinh dục) sẽ được đốt trước linh sàng để người chết được khôi phục nguyên trạng ngõ hầu dưới cửu tuyền còn mặt mũi mà nhìn lại cha mẹ tổ tiên và nếu có đầu thai thì kiếp sau cũng được toàn vẹn thân thể.
Chính thủ tục này cũng gây nên nhiều chuyện trớ trêu, hoặc đao tử tượng giữ bảo cụ làm của riêng để sau này bán lại hoặc cho thuê những ai muốn thăng quan nhưng lại không giữ được món đồ của mình vì bị thất lạc hay bị kẻ gian ăn cắp mất. Mỗi khi có biến loạn ở kinh thành, nhiều thái giám đã hoảng hốt chạy đi tìm cái bảo cụ của mình, có khi tranh cướp nhau để mong được chết toàn thây.
Mặc dù bị thiến vẫn có những hoạn quan vẫn hoang tưởng rằng họ có thể "mọc" lại được. Chính vì niềm tin đó, đời Thanh đã có luật lệ rằng tiểu thái giám nhập cung rồi sau ba năm sẽ phải qua một kỳ "tiểu tu", năm năm qua một kỳ "đại tu" để những thái giám chuyên môn xét lại xem ngọc hành có "trùng sinh" hay không. Theo sách Thần Viên Tạp Thức, thái giám thường thích ăn các loại thức ăn tráng dương và dùng những toa thuốc như Mẫu Cẩu Cảnh Tán, Thiên Khẩu Nhất Bôi Ẩm, Ngọc Cảnh Trùng Sinh Phương... để mong trở lại bình thường.
Về phần ngoại mạo, người đã bị yêm cát thay đổi rất nhiều, trở nên có nhiều nữ tính, không mọc râu, không lộ hầu, ngực nhô lên, mông nở, giọng nói the thé, hành động yểu điệu, da dẻ cũng nhẵn nhụi hơn trông chẳng khác gì đàn bà giả đàn ông. Vì hạ thể nở nang (đùi và chân to ra) nên thái giám thường đi chân chữ bát, bước ngắn mà nhanh. Thái giám cũng dễ trở nên phì nộn, mặc dầu da thịt thường nhão nhoẹt nhưng đến già lại teo đi nên những người có tuổi da dẻ lại nhăn nheo hơn bình thường khiến thái giám bốn mươi tuổi trông già như người già tám mươi.
Thái giám thường là đề tài để cho người ta diễu cợt, châm chọc lắm khi rất tàn nhẫn. Ở Bắc Kinh có một khu vực tên là "Thiên Kiều" là nơi có trình diễn những nghệ thuật dân gian, trong đó có một loại hí kịch gọi là "tướng thanh" bao gồm hai người, kẻ xướng người đáp trong đó thái giám thường bị lôi ra làm trò cười.
Người bị thiến ngoài những thay đổi thể chất, tinh thần cũng ảnh hưởng nặng nề và chính vì thế họ trở nên độc ác, nhỏ nhen, tàn nhẫn khác với người thường. Ngoài ra, thái giám vì bị khiếm khuyết các cơ ở hạ bộ nên thường hay bị són nước tiểu ra quần, thành thử nặng mùi nên cũng hay bị chế giễu. Trong một xã hội còn kém văn minh, những người bất hạnh vì cơ thể bị khuyết tật không được xã hội ưu đãi mà thường bị ngược đãi. Hiện tượng đó vẫn còn xảy ra ở một vài nơi trên thế giới...
Một số hoạn quan nổi tiếng
Việt Nam
Đỗ Thích, hoạn quan thời nhà Đinh, người đã ám sát vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn
Lý Thường Kiệt, thời nhà Lý
Dương Chấp Nhất, thời nhà Mạc, người đã đầu độc tướng Nguyễn Kim
Hoàng Ngũ Phúc đời vua Lê Hiển Tông.
Lê Văn Duyệt, Tả quân khai quốc công thần triều Nguyễn, nguyên là một thái giám trong phủ chúa Nguyễn Phúc Ánh
Trung Quốc
Triệu Cao nhà Tần
Tào Đằng cuối thời Đông Hán, hoạn quan duy nhất có tước hiệu hoàng đế (truy tôn)..
Thập Thường thị thời Tam Quốc (Trương Nhượng, Kiển Thạc...)
Ngụy Trung Hiền thời nhà Minh
Nguyễn An, kiến trúc sư người Việt sống vào thế ky 15 tại Trung Quốc. Ông là tổng công trình sư và cùng với Sái Tín là kiến trúc sư trưởng xây dựng Tử Cấm Thành Bắc Kinh, Trung Quốc thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1403 - 1424).
Lý Liên Anh, thời Thanh |
Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc (sinh năm 1932), là một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Ông còn được xem là một nhà văn quân đội, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, từng được phong hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam. Về sau, ông trở thành một nhà hoạt động xã hội với quan điểm không chính thống (người bất đồng chính kiến) và đã tuyên bố rút khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thân thế
Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 quê ở xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình có 5 anh chị em. Ông là con của một viên chức bưu điện. Thuở nhỏ ông sống tại Hội An. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông) tại Trường Phổ thông Lê Khiết (Quảng Ngãi), ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông chuyển sang làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.
Văn nghiệp
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc và viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người Ba Na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Núp. Tác phẩm khi xuất bản được nhiều người yêu thích và hâm mộ. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim.
Theo công kích của nhà báo Hoàng Hải Vân (Huỳnh Kim Sánh) đang trên facebook ngày 7 tháng 9 năm 2022, trong thời gian ở miền bắc, ông tham gia tích cực vào việc công kích phản bác nhóm Nhân Văn Giai phẩm. Nhà khoa học Dương Tú và nhà thơ Thái Hạo sau đó cho rằng nhà báo Hoàng Hải Vân sử dụng thủ pháp thao túng tâm lý trong bài viết của mình nhằm bôi nhọ nhà văn Nguyên Ngọc.
Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy bí danh Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng tác truyện Rừng xà nu.
Sau chiến tranh, ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ. Trong thời kỳ Đổi mới và phong trào Cởi Mở, ông đã có những đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người có công phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Ông cũng dành nhiều tình cảm trân trọng đối với các nhà văn khác như Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải.
Tuy nhiên, khoảng đầu thập niên 1990, báo Văn nghệ và một số lãnh đạo đảng Cộng sản chính thức phê phán ông là "chệch hướng". Sau đó, Nguyên Ngọc đã từ chức Tổng biên tập và nghỉ hưu. Người kế nhiệm ông là nhà báo Hữu Thỉnh.
Hoạt động xã hội
Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông đã dịch một số tác phẩm lý luận văn học như Độ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera), tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Jacques Dournes...
Được xem là một chuyên gia về Tây Nguyên, trong buổi hội thảo vào tháng 4 năm 2009 về vấn đề khai thác bauxite ở Việt Nam, ông cho biết ý kiến chưa đồng tình với chính sách của chính phủ.
Ông cũng từng tham gia phong trào quần chúng biểu tình phản đối việc gây hấn, xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2011 trong bối cảnh có sự ngăn cấm. Ngày 22 tháng 8 năm 2011, Đài Truyền hình Hà Nội có làm một chương trình về sự việc này, trong đó có đoạn phát thanh viên nói "một số phần tử phản động tham gia biểu tình", đồng thời khung hình đang quay cảnh Nguyên Ngọc và hai trí thức khác là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải. Sự việc này làm ông bất bình và đã gửi thư phản đối lên Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Gần đây, ông đã xin rút tên khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011, một giải thưởng cao quý của Việt Nam, một động thái được nhiều người cho rằng nhằm phản đối quy trình bầu chọn bất hợp lý của hội đồng giải thưởng.
Bút ký Các bạn tôi ở trên ấy viết về Tây Nguyên của ông được giải thường văn xuôi năm 2013 của Hội Nhà văn Hà Nội.
Tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam
Ngày 12 tháng 5 năm 2015, trong một tuyên bố được đăng tải trên mạng xã hội, nhà văn Nguyên Ngọc cùng 19 nhà văn, nhà thơ khác tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ ngày 11 tháng 5 năm 2015.
Bị đề nghị rút toàn bộ tác phẩm ra khỏi sách giáo khoa
Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương ra công văn yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia Tổ chức ‘Văn Đoàn Độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa.
Tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày 26 tháng 10 năm 2018, ông tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam nhân sự kiện Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật. Trong tuyên bố, nhà văn Nguyên Ngọc cho biết đã định ra khỏi Đảng từ lâu, nhưng không có ý định gây ồn ào. Nay sau việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng kỷ luật Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hảo, ông muốn tỏ rõ thái độ đối với thông báo của Đảng.
Những tác phẩm chính
Đất nước đứng lên (tiểu thuyết, 1955)
Mạch nước ngầm (truyện vừa, 1959)
Rẻo cao (tập truyện ngắn, 1962)
Rừng xà nu (truyện ngắn, 1965)
Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (tập truyện và ký, 1969)
Đất Quảng (tiểu thuyết 2 tập, 1971 - 1974)
Tháng Ninh Nông (tập truyện và ký, 1999)
Tản mạn nhớ và quên (tập ký, 2004)
Nghĩ dọc đường (2005)
Lắng nghe cuộc sống (2006)
Bằng đôi chân trần (2008)
Các bạn tôi ở trên ấy (tập bút ký, 2013)
Đường chúng ta đi
Có một đường mòn trên biển Đông
Cát cháy |
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA) là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, có quyền đề nghị Đại Hội đồng kết nạp nước mới vào Liên Hợp Quốc, phê chuẩn các điều sửa đổi, bổ sung Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định các biện pháp giữ gìn hòa bình, trừng phạt, quân sự. Các nước thành viên LHQ có nghĩa vụ thi hành các nghị quyết của HĐBA.
HĐBA họp lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 1 năm 1946. Vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, HĐBA bị tê liệt do tranh chấp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô nhưng có nghị quyết về các xung đột ở Triều Tiên, Congo, Síp, Tây New Guinea và Bán đảo Sinai. Sau khi Liên Xô tan rã, HĐBA đẩy mạnh hoạt động giữ gìn hòa bình, có nghị quyết về Kuwait, Namibia, Campuchia, Bosnia và Herzegovina, Rwanda, Somalia, Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo.
HĐBA gồm 15 ủy viên, có năm ủy viên thường trực là Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc thuộc khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Ủy viên thường trực có quyền phủ quyết nghị quyết của HĐBA. Mười ủy viên không thường trực được bầu ra theo khu vực, có nhiệm kỳ là hai năm. Các ủy viên luân phiên giữ chức Chủ tịch HĐBA.
Lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ chịu trách nhiệm thi hành các nghị quyết của HĐBA. Tháng 11 năm 2021, trên thế giới có 12 nhiệm vụ giữ gìn hòa bình có 121 nước tham gia, 87.000 binh lính và ngân sách 6,3 tỷ đô la Mỹ.
Lịch sử
Sáng lập
Trước khi LHQ ra đời đã có nhiều tổ chức và hội nghị được thành lập để điều hòa xung đột giữa các nước như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và các Công ước Den Haag năm 1899 và năm 1907. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc Liên được thành lập để giữ gìn an ninh quốc tế. Hội Quốc Liên có một số thành công nhất định trong việc hòa giải các tranh chấp lãnh thổ nhưng không ngăn được Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, Ý xâm lược Ethiopia và các hành vi bành trướng của Đức Quốc Xã. Ngoài ra, Hội Quốc Liên không có đại diện của các thuộc địa trên thế giới và sự tham gia tích cực của một số cường quốc như Mỹ, Liên Xô, Đức và Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế do Hội Quốc Liên thành lập về sau được Liên Hợp Quốc tiếp quản.
Ngày 1 tháng 1 năm 1942, Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc ký bản Tuyên ngôn chung Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên dùng từ Liên Hợp Quốc để chỉ khối Đồng Minh. Tổng cộng 47 nước ký bản Tuyên ngôn chung LHQ. Bốn nước Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc được gọi là "Bốn cảnh sát".
Ngày 21 tháng 8 năm 1944, Anh, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc họp Washington, D.C. để thảo luận về sự tổ chức của Liên Hợp Quốc. Vấn đề thành phần của HĐBA được đưa ra. Bốn nước đồng ý tự chọn mình làm ủy viên thường trực. Mỹ đề nghị thêm Brasil làm ủy viên thường trực nhưng bị Anh và Liên Xô phản đối. Vấn đề nóng hổi nhất là quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực. Liên Xô chủ trương rằng mỗi ủy viên thường trực nên có quyền phủ quyết đối với nghị quyết của HĐBA và thậm chí việc thảo luận nghị quyết đó. Anh phản bác rằng ủy viên thường trực được phủ quyết nghị quyết liên quan đến mình là không hợp lý. Ở Hội nghị Yalta, Anh, Mỹ và Liên Xô đồng ý rằng mỗi ủy viên thường trực được phủ quyết nghị quyết của HĐBA nhưng không được ngăn việc thảo luận nghị quyết đó.
Ngày 25 tháng 4 năm 1945, Hội nghị San Francisco khai mạc để soạn thảo Hiến chương Liên Hợp Quốc, có 50 nước thuộc khối Đồng Minh tham gia. Úc vận động những nước khác hạn chế quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực nhưng không tranh thủ được đủ phiếu bởi vì những nước khác sợ các cường quốc sẽ không chịu tham gia Liên Hợp Quốc nếu không có quyền phủ quyết. Đề nghị của phái đoàn Úc bị bác bỏ 10 phiếu thuận 20 phiếu chống.
Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Hiến chương LHQ được phê chuẩn. Ngày 17 tháng 1 năm 1946, HĐBA họp lần đầu tiên ở Church House, Westminster tại Luân Đôn, Anh.
Chiến tranh Lạnh
Vào thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh, HĐBA bị tê liệt do tranh chấp giữa Mỹ và Liên Xô. HĐBA chỉ can thiệp vào những xung đột không có Mỹ và Liên Xô dính líu tới; một ngoại lệ là HĐBA cho phép liên quân Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950 nhưng Liên Xô vắng mặt ở cuộc biểu quyết. Năm 1956, HĐBA lần đầu tiên thành lập lực lượng giữ gìn hòa bình để giải quyết Khủng hoảng Kênh đào Suez. Ủy ban tham mưu quân sự thuộc HĐBA cũng bị tê liệt tuy có nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng quân sự của LHQ. Ủy ban tham mưu quân sự ngừng hoạt động từ giữa thập niên 1950.
HĐBA tập trung vào các xung đột nhỏ, không ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ và Liên Xô. Năm 1960, HĐBA điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến giải quyết Khủng hoảng Congo, một trong những nhiệm vụ giữ gìn hòa bình lớn nhất trong lịch sử của LHQ. Năm 1962, LHQ tiếp quản Tây New Guinea thay Hà Lan trong thời kỳ chuyển tiếp chủ quyền đến Indonesia. Năm 1964, HĐBA điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến Síp để phòng ngừa xung đột giữa bên Hy Lạp và bên Thổ Nhĩ Kỳ, hiện tại là một trong những nhiệm vụ giữ gìn hòa bình lâu nhất của LHQ.
Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Đại Hội đồng LHQ thông qua nghị quyết công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nhà nước đại diện chính đáng của Trung Quốc. Trung Hoa Dân quốc bị khai trừ khỏi LHQ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp quản quyền đại diện Trung Quốc ở LHQ. Kết quả biểu quyết đánh dấu sự suy yếu của thế lực Mỹ ở LHQ. Từ thập niên 1970, LHQ chuyển hướng sang phát triển kinh tế và trao đổi văn hóa sau khi HĐBA giải hòa xung đột thất bại ở Trung Đông, Việt Nam và Kashmir. Ngân sách phát triển kinh tế, xã hội tăng mạnh hơn ngân sách giữ gìn hòa bình.
Sau Chiến tranh Lạnh
Sau Chiến tranh Lạnh, LHQ đẩy mạnh hoạt động giữ gìn hòa bình, chỉ trong mười năm có nhiều nhiệm vụ hơn bốn thập kỷ trước. Từ năm 1988 đến năm 2000, HĐBA thông qua gấp đôi số nghị quyết, ngân sách giữ gìn hòa bình tăng gấp mười lần. Năm 1989, HĐBA điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến Namibia. Năm 1991, HĐBA thông qua nghị quyết lên án Iraq xâm lược Kuwait và về sau cho phép liên quân Mỹ tham chiến đẩy lùi quân Iraq. Năm 1992, LHQ tổ chức đàm phán chấm dứt Nội chiến El Salvador. Năm 1993, LHQ tổ chức bầu cử tự do và công bằng ở Campuchia. LHQ giám sát cuộc bầu cử ở Nam Phi sau khi chế độ apartheid bị thủ tiêu. Tuy nhiên, Thứ Tổng Thư ký LHQ Brian Urquhart gọi những thành công này là "sự phục hưng giả" do những thất bại về sau của LHQ.
Đầu thập niên 90, LHQ đối mặt với một loạt các cuộc khủng hoảng trong nước ở những nước như Haiti, Mozambique và Nam Tư cũ mà Hiến chương LHQ không dự liệu cho HĐBA giải quyết. Lực lượng giữ gìn hòa bình LHQ ở Bosnia bị chỉ trích vì không ngăn chặn nạn thanh lọc sắc tộc ở đó. Năm 1994, lực lượng LHQ không can thiệp vào nạn diệt chủng Rwanda do HĐBA bế tắc.
Cuối thập niên 90, HĐBA quyết nghị nhiều hình thức can thiệp vào các xung đột quốc tế. HĐBA điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến chấm dứt Nội chiến Sierra Leone, có lính thủy đánh bộ Anh yểm trợ. Năm 2001, HĐBA cho phép liên quân Mỹ dưới quyền NATO đánh Taliban sau vụ khủng bố 9/11. Năm 2003, Mỹ xâm lược Iraq mặc dù không được HĐBA cho phép, dấy lên nghi vấn về quyền lực của HĐBA. Ngoài ra, HĐBA quyết nghị can thiệp vào Chiến tranh Darfur ở Sudan và xung đột Kivu ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Năm 2013, Tổng Thư ký LHQ kết luận rằng LHQ đã rút lực lượng quá sớm trong giai đoạn cuối của Nội chiến Sri Lanka, gián tiếp dẫn tới thương vong thường dân.
Vai trò
HĐBA là cơ quan chính của LHQ để giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. HĐBA có quyền điều tra các nguy cơ đe dọa nền hòa bình quốc tế, sắp xếp giải hòa các xung đột và yêu cầu các nước thành viên LHQ thi hành lệnh trừng phạt kinh tế, ngoại giao, quân sự. HĐBA tiến cử Tổng Thư ký cho Đại Hội đồng bầu ra và kiến nghị Đại Hội đồng kết nạp nước mới vào LHQ.
Chương VI Hiến chương LHQ quy định HĐBA có quyền điều tra các tranh chấp hoặc tình thế có thể gây ra sự bất hòa quốc tế hoặc tranh chấp quốc tế. HĐBA đề nghị các biện pháp cần thiết phòng khi có tranh chấp đe dọa nền hòa bình và an ninh quốc tế nhưng thường không có cơ chế để thi hành các biện pháp này.
Chương VII Hiến chương LHQ quy định HĐBA quyết định các biện pháp phòng khi có "sự đe dọa nền hòa bình, phá hoại nền hòa bình hoặc hành vi xâm lược". HĐBA có quyền điều lực lượng quân sự để "duy trì hoặc khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế". Nghị quyết của HĐBA căn cứ chương VII có hiệu lực ràng buộc các nước thành viên LHQ.
Quy chế Roma về Tòa án Hình sự Quốc tế (TAHSQT) quy định HĐBA có quyền giao cho TAHSQT những vụ việc mà thường là ngoài thẩm quyển của TAHSQT. Tháng 3 năm 2005, HĐBA lần đầu tiên giao cho TAHSQT xem xét tình hình ở Darfur. Tháng 2 năm 2011, HĐBA lần thứ hai giao cho TAHSQT xem xét hành vi trấn áp của chính phủ Libya đối với phong trào biểu tình trong nước và gián tiếp gây ra Chiến Tranh libya.
Ngày 28 tháng 4 năm 2006, HĐBA thông qua nghị quyết khẳng định lại rằng các nước đều có nghĩa vụ phòng chống nạn diệt chủng, nạn thanh lọc sắc tộc, tội chiến tranh và tội chống loài người.
Thành viên
Ủy viên thường trực
HĐBA có năm ủy viên thường trực có quyền phủ quyết các nghị quyết của HĐBA nhưng không được ngăn HĐBA thảo luận về nghị quyết đó.
Năm ủy viên thường trực HĐBA ban đầu là Anh, Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp, Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc. Đã có hai lần đổi ghế ủy viên thường trực. Năm 1971, Đại Hội đồng LHQ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nhà nước đại diện chính đáng của Trung Quốc và khai trừ Trung Hoa Dân quốc khỏi LHQ. Năm 1991, Liên Xô tan rã, Liên bang Nga được công nhận là nước thừa kế các quyền lợi và nghĩa vụ của Liên Xô. Ngoài ra, Pháp thành lập nền Đệ ngũ Cộng hòa vào năm 1958 dưới sự lãnh đạo của Charles de Gaulle nhưng được giữ ghế ủy viên thường trực do được quốc tế công nhận.
Năm ủy viên thường trực HĐBA là những nước lãnh đạo khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Họ có những quân đội mạnh nhất trên thế giới: năm 2013, năm nước này tổng cộng chi hơn một tỷ đô la Mỹ cho quân đội, chiếm hơn 55% tổng chi quân sự trên thế giới (chỉ Mỹ thôi đã chiếm hơn 35%). Họ là những nước xuất khẩu nhiều vũ khí nhất trên thế giới và những nước duy nhất được phép có vũ khí hạt nhân.
Quyền phủ quyết
Điều 27 Hiến chương LHQ quy định nghị quyết HĐBA được thông qua khi có ít nhất chín ủy viên biểu quyết tán thành, trừ phi một ủy viên thường trực phủ quyết. Biểu quyết trắng không phải là phủ quyết. Tất cả năm ủy viên thường trực đều phải biểu quyết về việc sửa đổi, bổ sung Hiến chương LHQ và đề nghị kết nạp nước mới vào LHQ. Ủy viên thường trực không được phủ quyết việc thảo luận về nghị quyết HĐBA. Ủy viên thường trực phần lớn thực hiện quyền phủ quyết đối với việc tiến cử Tổng Thư ký LHQ và việc kết nạp nước mới vào LHQ.
Ở Hội nghị San Francisco, các nước nhỏ phản đối quyền phủ quyết nhưng bị các cường quốc dọa là sẽ không tham gia LHQ nếu không có quyền phủ quyết.
Từ năm 1945 đến năm 2013, quyền phủ quyết nghị quyết HĐBA đã được thực hiện 269 lần: Trung Quốc phủ quyết 9 lần, Pháp 18 lần, Liên Xô rồi Nga 128 lần, Anh 32 lần, Mỹ 89 lần. Hai phần ba tổng số lần phủ quyết của Liên Xô và Mỹ được thực hiện trong thập kỷ đầu sau khi LHQ được thành lập.
Ủy viên không thường trực
HĐBA có các ủy viên không thường trực đại diện cho các khu vực. Ban đầu HĐBA có sáu ủy viên không thường trực; sáu ủy viên không thường trực đầu tiên là Ai Cập, Ba Lan, Brasil, Hà Lan, Mexico và Úc. Năm 1965, số ủy viên không thường trực được tăng lên mười.
Ủy viên không thường trực do Đại Hội đồng bầu ra, nhiệm kỳ là hai năm, mỗi năm bầu lại năm ủy viên. Phải có ít nhất hai phần ba biểu quyết tán thành thì nước đó mới được bầu vào HĐBA. Năm 1979, Cuba và Colombia thỏa hiệp nhường ghế ủy viên không thường trực cho Mexico sau khi tranh cử ba tháng, 154 cuộc biểu quyết thất bại. Ủy viên không thường trực không được giữ chức hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Châu Phi có ba ủy viên không thường trực, Mỹ Latin và Caribe có hai ủy viên, châu Á Thái Bình Dương có hai ủy viên, Tây Âu có hai ủy viên, Đông Âu có một ủy viên. Lệ thường là nhóm khu vực châu Á Thái Bình Dương và châu Phi luân phiên bầu ra một nước Ả Rập. Nhiệm kỳ năm số chẵn gồm hai ủy viên châu Phi, một ủy viên Đông Âu, một ủy viên châu Á Thái Bình Dương, một ủy viên Mỹ Latinh và Caribe. Nhiệm kỳ năm số lẻ gồm hai ủy viên Tây Âu, một ủy viên châu Á Thái Bình Dương, một ủy viên châu Phi, một ủy viên Mỹ Latinh và Caribe. Ủy viên Ả Rập được bầu ra vào nhiệm kỳ năm số chẵn.
Bên dưới là các ủy viên không thường trực nhiệm kỳ 2021-2022 và 2022-2023:
Chủ tịch
Chủ tịch HĐBA chủ tọa phiên họp HĐBA và sắp đặt chương trình nghị sự. Các ủy viên HĐBA luân phiên giữ chức chủ tịch HĐBA mỗi tháng theo thứ tự tên các nước ủy viên trong tiếng Anh.
Bên dưới là danh sách các nước giữ chức Chủ tịch HĐBA vào năm 2022:
Hội trường
Mỗi ủy viên HĐBA phải có một đại diện thường trực ở trụ sở LHQ phòng khi HĐBA phải họp khẩn cấp.
Phòng họp chính của HĐBA ở Trụ sở LHQ tại New York, là quà tặng của Na Uy, do kiến trúc sư người Na Uy Arnstein Arneberg thiết kế. Trong phòng họp có bức tranh tường của họa sĩ người Na Uy Per Krohg, vẽ cảnh con phượng hoàng sống lại, tượng trưng cho thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
HĐBA đã họp ở những thành phố khác như Nairobi, Addis Ababa, Thành phố Panama và Genève. Từ tháng 3 năm 2010 đến ngày 16 tháng 4 năm 2013, phòng họp của HĐBA được sửa sang lại, do Na Uy tài trợ tổng kinh phí 5 triệu đô la Mỹ. Ở giữa phòng họp là chiếc bàn hình móng ngựa. Chủ tịch HĐBA ngồi ở chính giữa, bên phải là Thư ký, bên trái là Phó Thư ký. Các ủy viên ngồi quanh chủ tịch theo thứ tự tên các nước ủy viên trong tiếng Anh, chừa hai ghế ở cuối bàn cho khách mời. Thứ tự ghế ngồi thay đổi mỗi tháng.
"Hiệp thương ngoài lề"
HĐBA thường xuyên "hiệp thương ngoài lề" để giải quyết các vấn đề trước khi họp công khai.
Năm 1978, một phòng họp phụ được xây bên cạnh phòng họp chính của HĐBA, do Tây Đức tài trợ. Phòng họp đó trở thành địa điểm "hiệp thương ngoài lề" của HĐBA. Năm 1994, đại sứ Pháp ở LHQ phản ánh với Tổng Thư ký rằng "hiệp thương ngoài lề đã trở thành tác phong chính của HĐBA còn họp công khai thì ngày càng hiếm, hóa vô nghĩa bởi mọi việc đã được quyết trước". Năm 2013, đại sứ Nga ở LHQ gọi phòng hiệp thương là "địa điểm thú vị nhất trong toàn thể giới ngoại giao".
Chỉ các ủy viên HĐBA được vào phòng hiệp thương, báo chí và các nước thành viên LHQ khác không được tham dự. Không có biên bản về các phiên hiệp thương ngoài lề nên các ủy viên có thể giao tiếp thân mật; trong một phiên hiệp thương ngoài lề, đại diện của một nước cộng sản bắt đầu công kích Mỹ nhưng bị đại diện của Liên Xô trách: "ở đây không được ăn nói như vậy".
Trước khi được đưa ra thảo luận công khai thì nghị quyết HĐBA đã được quyết định ở các phiên hiệp thương ngoài lề. Ví dụ: Nghị quyết HĐBA 1373 được thông qua trong năm phút mà không có thảo luận. Thường thì nghị quyết không được đưa ra nếu đã bị ủy viên thường trực HĐBA phản đối ở phiên hiệp thương ngoài lề, trừ phi có ủy viên muốn ép ủy viên thường trực công khai phủ quyết.
Năm 2012, HĐBA họp hiệp thương ngoài lề 160 lần, họp kín 16 lần, họp công khai 9 lần. Năm 2016, HĐBA họp hiệp thương ngoài lề 150 lần, họp kín 19 lần, họp công khai 68 lần.
Cơ quan giúp việc
Điều 29 Hiến chương LHQ quy định HĐBA có quyền thành lập các cơ quan giúp việc như Ủy ban tham mưu kết nạp nước thành viên LHQ, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, Tòa án Hình sự Quốc tế về Rwanda và các Ủy ban Trừng phạt.
Lực lượng giữ gìn hòa bình LHQ
HĐBA quyết định điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến các vùng mới ngừng chiến để thi hành hiệp định hòa bình và ngăn các bên gây chiến lại. Quân số lực lượng giữ gìn hòa bình do các nước thành viên LHQ cung cấp, được gọi là "lính mũ nồi xanh". Năm 1988, lực lượng giữ gìn hòa bình LHQ được trao Giải Nobel Hòa bình.
Tháng 9 năm 2013, LHQ có 116.837 binh lính tham gia giữ gìn hòa bình ở 15 địa điểm. Lực lượng lớn nhất ở Cộng hòa Dân chủ Congo, gồm 20.688 binh lính. Lực lượng nhỏ nhất ở Kashmir, gồm 42 binh lính có nhiệm vụ giám sát ngừng bắn. Nhiệm vụ giữ gìn hòa bình lâu nhất hiện ở Trung Đông, hoạt động từ năm 1948 đến nay.
Binh lính lực lượng giữ gìn hòa bình LHQ đã bị cáo buộc hiếp dâm trẻ em, mua dâm và thực hiện các hành vi ngược đãi tình dục khác ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Haiti, Liberia, Sudan, Nam Sudan, Burundi, và Bờ Biển Ngà. Sau trận động đất Haiti năm 2010, giới khoa học kết luận binh lính LHQ gây ra dịch tả làm chết hơn 8.000 người Haiti.
Ngân sách giữ gìn hòa bình được tính riêng với ngân sách chính của LHQ. Các nước thành viên LHQ nộp tiền vào ngân sách theo khả năng nhưng LHQ phụ thu đối với năm ủy viên thường trực HĐBA để bù khoản thu chiết khấu của các nước kém phát triển. Năm 2020, 10 nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách giữ gìn hòa bình LHQ là Mỹ (27,89%), Trung Quốc (15,21%), Nhật Bản (8,56%), Đức (6,09%), Anh (5,79%), Pháp (5,61%), Ý (3,30%), Nga (3,04%), Canada (2,73%) và Hàn Quốc (2,26%). |
Methyl là một nhóm chức hữu cơ, phần còn lại của methan sau khi đã mất đi một nguyên tử hydro, công thức cấu tạo là –CH3, và nhiều khi được viết tắt là –Me. Methyl là một nhóm đẩy electron, có mặt trong rất nhiều hợp chất hữu cơ.
Methyl cation, anion, và gốc tự do
Methyl cation
Các methylium cation (CH3 +) tồn tại trong giai đoạn khí, nhưng nếu không gặp phải. Một số hợp chất được coi là nguồn cation CH3 +, và sự đơn giản hóa này được sử dụng phổ biến trong hóa học hữu cơ. Chẳng hạn, protonation methanol cung cấp cho một electrophilic methylating phản ứng mạnh:
CH3OH + H+ → CH3+ + H2O
Tương tự, iodomethan và methyl triflate được xem như tương đương với cation methyl vì chúng dễ dàng trải qua phản ứng SN2 bởi các nucleophiles yếu.
Anion methyl
Anion methanide (CH3−) chỉ tồn tại trong pha khí hiếm hoặc trong điều kiện kỳ lạ. Nó có thể được sản xuất bằng cách xả điện trong ketene ở áp suất thấp (ít hơn một torr) và enthalpy của phản ứng được xác định khoảng 252,2±3.3 kJ/mol.
Trong thảo luận các cơ chế của các phản ứng hữu cơ, methyl lithium và các thuốc thử Grignard liên quan thường được coi là muối của "CH3−"; Và mặc dù mô hình có thể hữu ích cho mô tả và phân tích, nó chỉ là một tiểu thuyết hữu ích. Các thuốc thử này thường được điều chế từ các methyl halide:
2 M + CH3X → MCH3 + MXTrong đó M là một kim loại kiềm.
Gốc methyl
Các gốc methyl có công thức CH3. Nó tồn tại trong các loại khí pha loãng, nhưng ở dạng tập trung hơn nó dễ dàng dimerizes để ethane. Nó có thể được tạo ra bởi sự phân hủy nhiệt của các hợp chất nhất định, đặc biệt là các hợp chất có liên kết-N = N.
Phản ứng
Phản ứng của một nhóm methyl phụ thuộc vào các nhóm thế kế tiếp. Các nhóm methyl có thể khá không phản ứng. Ví dụ, trong các hợp chất hữu cơ, nhóm methyl chống lại các cuộc tấn công bởi ngay cả các acid mạnh nhất.
Oxy hóa
Sự oxy hóa của một nhóm methyl xảy ra rộng rãi trong tự nhiên và công nghiệp. Các sản phẩm oxy hóa có nguồn gốc từ methyl là CH 2OH, CHO, và CO2H. Ví dụ, permanganat thường chuyển một nhóm methyl thành nhóm carboxyl (-COOH), ví dụ: Sự chuyển đổi toluene sang acid benzoic. Cuối cùng quá trình oxy hóa các nhóm methyl mang lại proton và carbon dioxide, như đã thấy trong quá trình đốt cháy.
Methyl hóa
Demethyl hóa (chuyển methyl nhóm sang hợp chất khác) là một quá trình thông thường, và các chất thử trải qua phản ứng này được gọi là chất methyl hóa. Các tác nhân methyl hoá thông thường là dimethyl sulfat, iodide methyl và methyl triflate. Methanogenesis, nguồn khí tự nhiên, phát sinh thông qua một phản ứng demethyl hóa.
Deproton hóa
Một số nhóm methyl có thể được deproton. Ví dụ, tính acid của các nhóm methyl trong aceton ((CH3)2CO) khoảng khoảng 1020 khí chua hơn methan. Các carbanions kết quả là chìa khóa trung gian trong nhiều phản ứng trong tổng hợp hữu cơ và tổng hợp. Acid béo được tạo ra theo cách này.
Phản ứng gốc tự do
Khi đặt trong các vị trí benzyl hoặc allylic, sức mạnh của liên kết C-H sẽ giảm, và độ phản ứng của nhóm methyl tăng lên. Một biểu hiện của phản ứng tăng cường này là chlorua quang hóa của nhóm methyl trong toluene để cung cấp cho benzyl chloride. |
Trong hóa học, hợp chất là 1 chất được cấu tạo bởi từ 2 nguyên tố khác loại trở lên, với tỷ lệ thành phần cố định và trật tự nhất định. Thành phần của hợp chất khác với hỗn hợp, ở chỗ không thể tách các nguyên tố hóa học ra khỏi hợp chất bằng phương pháp vật lý. Ví dụ, nước (H2O) là hợp chất gồm 1 nguyên tử H cho mỗi nguyên tử O. Trái ngược với hợp chất là đơn chất.
Nói chung, tỷ lệ cố định này phải tuân theo những định luật vật lý, hơn là theo sự lựa chọn chủ quan của con người. Đó là lý do vì sao những vật liệu như đồng thau, chất siêu dẫn như YBCO, chất bán dẫn như nhôm gali arsen hoặc sô-cô-la được xem là hỗn hợp hoặc hợp kim hơn là hợp chất.
Một công thức hóa học xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử hợp chất, sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn cho các nguyên tố hóa học và số kí hiệu. Ví dụ, một phân tử nước có công thức H2O chỉ ra hai nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử oxy. Nhiều hợp chất hóa học có số nhận dạng số CAS duy nhất được chỉ định bởi Dịch vụ tóm tắt hóa học. Trên toàn cầu, hơn 350.000 hợp chất hóa học (bao gồm cả hỗn hợp hóa chất) đã được đăng ký để sản xuất và sử dụng.
Một hợp chất có thể được chuyển đổi thành một thành phần hóa học khác nhau bằng cách tương tác với một hợp chất hóa học thứ hai thông qua một phản ứng hóa học. Trong quá trình này, liên kết giữa các nguyên tử bị phá vỡ trong cả hai hợp chất tương tác và liên kết mới được hình thành.
Đến nay con người đã biết trên 10 triệu hợp chất khác nhau, trong số đó phần rất lớn là những hợp chất hữu cơ.
Định nghĩa
Bất kỳ chất nào bao gồm hai hoặc nhiều loại nguyên tử (nguyên tố hóa học) khác nhau theo tỷ lệ cân bằng hóa học cố định đều có thể được gọi là hợp chất hóa học; khái niệm này dễ hiểu nhất khi xem xét các chất hóa học tinh khiết. Nó xuất phát từ việc chúng bao gồm các tỷ lệ cố định của hai hoặc nhiều loại nguyên tử mà các hợp chất hóa học có thể được chuyển đổi, thông qua phản ứng hóa học, thành các hợp chất hoặc các chất mà mỗi nguyên tử có ít nguyên tử hơn. Tỷ lệ của mỗi nguyên tố trong hợp chất được thể hiện bằng tỷ lệ trong công thức hóa học của nó. Một công thức hóa học là một cách để thể hiện thông tin về tỷ lệ của các nguyên tử tạo thành một hợp chất hóa học đặc biệt, sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn cho các nguyên tố hóa học, và kí hiệu để chỉ số nguyên tử có liên quan. Ví dụ, nước bao gồm hai nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử oxy: công thức hóa học là H 2 O. Trong trường hợp của các hợp chất không cân bằng hóa học, tỷ lệ có thể biến thiên liên quan đến việc điều chế của chúng với, và đưa ra tỷ lệ cố định của các yếu tố thành phần của chúng, nhưng tỷ lệ mà có thể nằm trong một phạm vi [ví dụ, đối với palladium hydride, PDH x (0,02 <x <0,58)].
Các hợp chất hóa học có cấu trúc hóa học độc nhất và xác định được tổ chức với nhau theo cách sắp xếp không gian xác định bằng các liên kết hóa học. Các hợp chất hóa học có thể là các hợp chất phân tử được giữ với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, muối hay axit được liên kết với nhau bằng liên kết ion, hợp chất intermetallic được giữ với nhau bằng liên kết kim loại hoặc tập hợp các phức hợp hóa học được liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Các nguyên tố hóa học tinh khiết thường không được coi là hợp chất hóa học, không đáp ứng yêu cầu hai nguyên tử trở lên, mặc dù chúng thường bao gồm các phân tử gồm nhiều nguyên tử (như trong phân tử diatomic H 2, hoặc phân tử polyatomic S 8, v.v.). Nhiều hợp chất hóa học có số nhận dạng số duy nhất được chỉ định bởi Dịch vụ tóm tắt hóa học (CAS): số CAS của nó.
Có các chất khác biệt danh pháp khác nhau và đôi khi không nhất quán, bao gồm các ví dụ thực sự không cân bằng hóa học, từ các hợp chất hóa học, đòi hỏi các tỷ lệ cố định. Nhiều chất hóa học rắn, ví dụ như nhiều khoáng vật silicat là các chất hóa học, nhưng không có công thức đơn giản phản ánh liên kết hóa học của các nguyên tố với nhau theo tỷ lệ cố định; mặc dù vậy, các chất kết tinh này thường được gọi là "các hợp chất không cân bằng hóa học". Có thể lập luận rằng chúng có liên quan đến, chứ không phải là các hợp chất hóa học, trong trường hợp sự biến đổi trong thành phần của chúng thường là do sự có mặt của các nguyên tố lạ bị mắc kẹt trong cấu trúc tinh thể của một hợp chất hóa học thực sự khác, hoặc do nhiễu loạn trong cấu trúc liên quan đến hợp chất đã biết phát sinh do sự thiếu hụt của các yếu tố cấu thành tại các vị trí trong cấu trúc của nó; các chất không cân bằng hóa học này (cùng các loại có trong nhiều khoáng vật khác) tạo thành hầu hết lớp vỏ và lớp phủ của Trái Đất. Các hợp chất khác được coi là giống hệt nhau về mặt hóa học có thể có tỉ lệ đồng vị nặng hoặc nhẹ khác nhau của các nguyên tố cấu thành, làm thay đổi tỷ lệ các nguyên tố theo khối lượng một chút.
Phân loại
Hợp chất trong hóa học được phân làm nhiều loại:
Hợp chất vô cơ
Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.
Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxide, acid, base, muối.
Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:
- Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.
VD: SO2, CO2,...
- Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 base tương ứng.
VD: CaO, Fe3O4,...
- Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 base tương ứng.
VD: Al2O3, ZnO,...
- Oxide trung tính: Là những oxide không có acid hay base nào tương ứng (còn gọi là oxide không tạo muối).
VD: CO, NO,...
Acid là các hợp chất hóa học cấu tạo từ các phi kim hoặc oxide acid và có thể hòa tan trong nước (trừ H2SiO3), phân ra:
- Acid dựa theo độ mạnh, yếu:
+ Acid mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HSbF6, ...
+ Acid yếu: HClO, H2SO3, H2CO3, ...
Base là các hợp chất hóa học được cấu tạo từ các kim loại (đôi khi nó được tạo thành từ các oxide base), phân ra:
- Base tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2, N(CH3)4OH, NH3(aq) (NH4OH), ...
- Base không tan trong nước: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Be(OH)2, C6H5NH2, ...
Hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ là 1 lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa C, ngoại trừ các carbide, cacbonat, cacbon oxide (mônoxide và dioxide), xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như prôtêin, chất béo, và cacbohydrat (đường), là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.
VD: rượu, acid axetic,...
Liên kết và các lực
Các hợp chất được tổ chức với nhau thông qua nhiều loại liên kết và lực khác nhau. Sự khác biệt về các loại liên kết trong các hợp chất khác nhau dựa trên các loại nguyên tố có trong hợp chất.
Lực phân tán London là lực yếu nhất trong tất cả các lực liên phân tử. Chúng là các lực hấp dẫn tạm thời hình thành khi các electron trong hai nguyên tử liền kề được định vị sao cho chúng tạo ra một lưỡng cực tạm thời. Ngoài ra, các lực phân tán London chịu trách nhiệm ngưng tụ các chất không phân cực thành chất lỏng và tiếp tục đóng băng đến trạng thái rắn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường thấp như thế nào.
Một liên kết cộng hóa trị, còn được gọi là liên kết phân tử, liên quan đến việc chia sẻ các electron giữa hai nguyên tử. Về cơ bản, loại liên kết này xảy ra giữa các nguyên tố gần nhau trên bảng tuần hoàn các nguyên tố, tuy nhiên nó được quan sát giữa một số kim loại và phi kim. Điều này là do cơ chế của loại trái phiếu này. Các nguyên tố nằm gần nhau trên bảng tuần hoàn có xu hướng có độ âm điện tương tự nhau, có nghĩa là chúng có ái lực tương tự với các điện tử. Do cả hai phần tử đều không có ái lực mạnh hơn để tặng hoặc thu được electron, nó khiến các phần tử chia sẻ electron để cả hai phần tử có octet ổn định hơn.
Liên kết ion xảy ra khi các electron hóa trị được chuyển hoàn toàn giữa các nguyên tố. Đối lập với liên kết cộng hóa trị, liên kết hóa học này tạo ra hai ion tích điện trái dấu. Các kim loại trong liên kết ion thường mất các electron hóa trị của chúng, trở thành một cation tích điện dương. Phi kim sẽ thu được các electron từ kim loại, làm cho phi kim trở thành một anion tích điện âm. Như đã phác thảo, liên kết ion xảy ra giữa một người cho điện tử, thường là kim loại và chất nhận điện tử, có xu hướng là một phi kim.
Liên kết hydro xảy ra khi một nguyên tử hydro liên kết với một nguyên tử có độ âm điện tạo thành một kết nối tĩnh điện với một nguyên tử có độ âm điện khác thông qua các lưỡng cực hoặc điện tích tương tác.
Phản ứng
Một hợp chất có thể được chuyển đổi thành một thành phần hóa học khác nhau bằng cách tương tác với một hợp chất hóa học thứ hai thông qua một phản ứng hóa học. Trong quá trình này, liên kết giữa các nguyên tử bị phá vỡ trong cả hai hợp chất tương tác, và sau đó liên kết được cải tổ để các liên kết mới được tạo ra giữa các nguyên tử. Theo sơ đồ, phản ứng này có thể được mô tả là , trong đó A, B, C và D là mỗi nguyên tử duy nhất; và AB, AD, CD và CB là mỗi hợp chất duy nhất. |
như sú
Trong hóa học, đơn chất là chất được tạo từ 1 hay nhiều nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học.
Một số loại đơn chất
Đơn chất kim loại
Cấu tạo từ nguyên tử, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có ánh kim, dễ uốn nắn...
- Lithi (Li), Natri (Na), Kali (K)...
- Beryli (Be), Magnesi (Mg) Calci (Ca), Bari (Ba)...
- Nhôm (Al), Mangan (Mn), Kẽm (Zn), Chromi (Cr), Sắt (Fe), Cobalt (Co), Nickel (Ni), Thiếc (Sn), Chì (Pb)...
- Đồng (Cu), Thủy ngân (Hg), Bạc (Ag), Platin (Pt), Vàng (Au)...
Tính chất hóa học:
- (trừ Au, Pt) Tác dụng với oxy ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tạo thành oxide (thường là oxide base).
- (trừ Au, Pt) Tác dụng với phi kim khác ở nhiệt độ cao tạo thành muối.
- (Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Co, Ni, Sn, Pb) tác dụng với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng) tạo thành muối và H2.
- Kim loại hoạt động mạnh (trừ nhóm I và Ca, Ba...) đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.
Đơn chất phi kim
Cấu tạo từ nguyên tử hoặc phân tử, dẫn nhiệt, dẫn điện kém (trừ than chì)... Tồn tại ở cả ba trạng thái:
- Trạng thái rắn: than chì và kim cương (C), Bo (B), Silic (Si), Phosphor (P), Lưu huỳnh (S)...
- Trạng thái lỏng: Brom (Br2)...
- Trạng thái khí: Hydro (H2), Heli (He), Nitơ (N2), Oxy (O2), Ozon (O3), Fluor (F2), Neon (Ne), Chlor (Cl2), Argon (Ar)...
Tính chất hóa học:
- Tác dụng với oxy tạo thành oxide (thường là oxide acid).
- Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành muối hoặc oxide.
- Tác dụng với hydro tạo thành hợp chất khí.
Đặc điểm cấu tạo
- Trong đơn chất kim loại, các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự nhất định.
- Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử thường liên kết với nhau theo một số nhất định và thường là 2.
Liên kết hóa học của đơn chất
Trong những đơn chất gồm nhiều nguyên tử, liên kết hóa học giữa các nguyên tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực. |
Quốc ca Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Дзяржаўны гімн Рэспублікі Беларусь), thường được gọi My Biełarusy (Мы, беларусы – nghĩa là Chúng ta, người Belarus) là quốc ca của Cộng hòa Belarus.
Bài Quốc ca này được Tổng thống Aliaksandr Ryhoravich Lukashenka chính thức phê chuẩn Quốc ca vào ngày 2 tháng 7 năm 2002. Nhạc của bài quốc ca này cũng chính là nhạc của Quốc ca Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Byelorussia, nhưng lời bài hát đã được thay thế bằng lời do Klimkovich và Uładzimir Karyzny sáng tác.
Lời bài hát
Lời: Michaś Klimkovič và Uładzimir Karyzna
Nhạc: Nieścier Sakałowski
Lời tiếng Belarus
Lời tiếng Nga
Tạm dịch
Chúng ta, những người dân Belarus, những con người yêu hòa bình,
Với trái tim luôn được hiến dâng cho Tổ quốc.
Chúng ta là những người bạn thủy chung,
Cùng sống và lớn lên trong một gia đình cần lao và tự chủ.
Điệp khúc
Vinh quang thay, tên gọi thiêng liêng của Tổ quốc ta
Vinh quang thay, tình đoàn kết và tình anh em bền chặt của nhân dân ta !
Trường tồn và phồn vinh,
Mẹ Tổ quốc thân yêu của chúng ta, Belarus!
Hàng thế kỷ nay, cùng với những người anh em
Chúng ta đã anh dũng bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Trong cuộc chiến vì tự do và vận mệnh của chúng ta,
Chúng ta đã giành được ngọn cờ chiến thắng!
Điệp khúc
Vinh quang thay, tên gọi thiêng liêng của Tổ quốc ta
Vinh quang thay, tình đoàn kết và tình anh em bền chặt của nhân dân ta !
Trường tồn và phồn vinh,
Mẹ Tổ quốc thân yêu của chúng ta, Belarus!
Tình hữu nghị giữa các dân tộc là sức mạnh của nhân dân,
Tỏa ánh nắng trên con đường thiêng liêng của chúng ta.
Huy hoàng, rực rỡ trên bầu trời trong sáng,
Là ngọn cờ chiến thắng, ngọn quốc kỳ niềm tin!
Điệp khúc
Vinh quang thay, tên gọi thiêng liêng của Tổ quốc ta
Vinh quang thay, tình đoàn kết và tình anh em bền chặt của nhân dân ta !
Trường tồn và phồn vinh,
Mẹ Tổ quốc thân yêu của chúng ta, Belarus!
Âm thanh
Bản nhạc
Chú thích |
Nguyễn Mạnh Cầm (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929) là một nhà ngoại giao Việt Nam, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tiểu sử
Nguyễn Mạnh Cầm thuộc dòng họ Nguyễn Khắc, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1929 trong một gia đình công nhân ở làng Yên Dũng Thượng nay thuộc phường Hưng Dũng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 1945, ông tham gia công tác cách mạng tại quê nhà và năm sau gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Ông được cử sang Bắc Kinh, Trung Quốc học tiếng Nga rồi bước vào ngành ngoại giao năm 1952, làm phiên dịch viên tiếng Nga cùng ông Tạ Hữu Canh tại Đại sứ quán Việt Nam dưới thời Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên Xô Nguyễn Lương Bằng. Sau này ông tiếp tục làm việc ở Vụ Liên Xô và Đông Âu thuộc Văn phòng Bộ Ngoại giao, Vụ theo dõi hội đàm Paris và thực hiện Hiệp định Paris về Việt Nam. Ông đã làm Đại sứ tại Hungary (1973-1976), kiêm nhiệm Đại sứ tại Áo và Iran, sau đó là Đại sứ tại Cộng hòa Liên bang Đức kiêm nhiệm tại Áo, Iran và Thụy Sĩ.
Năm 1981, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, rồi đến năm 1987 quay lại Bộ Ngoại giao trên cương vị Đại sứ tại Liên Xô.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8 năm 1991), ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau đó là Phó Thủ tướng (cho đến năm 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (cho đến đầu năm 2000). Đây là thời kỳ Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, ký Hiệp định khung về quan hệ với EU và gia nhập khối ASEAN (cả ba sự kiện đều diễn ra vào năm 1995).
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI, VII, VIII (1986-2001), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng (từ tháng 1 năm 1994 đến năm 2001).
Tháng 12 năm 2005, ông được bầu làm Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam thay ông Vũ Oanh.
Ngoài ra, từ sau Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2005, ông là thành viên nhóm những nhân vật có uy tín của ASEAN (gồm 10 người, là các cựu nguyên thủ hoặc cựu Bộ trưởng Ngoại giao) có nhiệm vụ phác thảo xây dựng Hiến chương ASEAN.
Tặng thưởng
Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng
Danh hiệu Tôn vinh
Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh vào ngày 22 tháng 11 năm 2005,
Giải thưởng Nhân dân ASEAN 2015
Gia đình
Con trai ông là Nguyễn Cẩm Tú - từng là Thứ trưởng Bộ Công Thương và về hưu năm 2016. |
Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 (hay còn gọi là EURO 2008) là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 13 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Giải đấu này được diễn ra trên các sân vận động của Áo và Thụy Sĩ từ ngày 7 và kết thúc với trận chung kết trên Sân vận động Ernst Happel tại Viên vào ngày 29 tháng 6 năm 2008. Đây là kỳ Euro lần thứ 2 có hai quốc gia đồng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu. Lần trước vào kỳ Euro 2000 do Bỉ và Hà Lan cùng đăng cai.
Giải có 50 đội tham gia vòng loại, trong đó 16 đội giành quyền tham dự vòng chung kết. Đội tuyển Tây Ban Nha đã giành chức vô địch Euro lần thứ hai trong lịch sử sau khi đánh bại đội tuyển Đức với tỉ số 1–0 bằng bàn thắng duy nhất của Fernando Torres ở phút thứ 33 của hiệp 1 và trở thành đội thứ ba có hai lần đăng quang, còn Hy Lạp trở thành đội đương kim vô địch thứ 4 bị loại ngay từ vòng bảng (sau Đức 1984, 2000 và Đan Mạch 1996).
Cuộc đua giành quyền đăng cai
UEFA nhận được tổng cộng 7 hồ sơ xin đăng cai Euro 2008: Áo/Thụy Sĩ, Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ, Scotland/Ireland, Nga, Hungary, Croatia/Bosna và Hercegovina và đơn xin đăng cai chung của 4 nước Bắc Âu: Na Uy/Thụy Điển/Đan Mạch/Phần Lan. Đây là lần thứ hai liên tiếp Áo xin đăng cai chung một kỳ Euro. Năm 2004, họ cùng Hungary đã bị Bồ Đào Nha đánh bại. Ở vòng bỏ phiếu cuối cùng, chỉ còn hồ sơ của Áo/Thụy Sĩ cùng với hồ sơ Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary được giữ lại. Sau hai vòng bỏ phiếu, lần lượt Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary bị loại, nhường quyền đăng cai Euro 2008 cho hai quốc gia nhỏ vùng Tây-Trung Âu.
Các sân vận động
Linh vật giải đấu
Hai linh vật chính thức của Euro 2008, có tên sau cuộc bầu chọn của công chúng hai nước chủ nhà. Tên đưa ra lựa chọn gồm:
Zagi và Zigi
Flitz và Bitz
Trix và Flix
Với 36,3% số phiếu, Trix và Flix được chọn.
Vòng loại
50 đội tuyển bóng đá quốc gia châu Âu được xếp vào 7 bảng để chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng cùng với hai đội bóng của hai nước chủ nhà Áo và Thụy Sĩ.
Dưới đây là danh sách 16 đội bóng tham dự vòng chung kết tại giải lần này:
1 Với tư cách là đội
2 Với tư cách là đội
3 Với tư cách là đội
4 Với tư cách là đội
Năm in đậm là năm mà đội giành chức vô địch.
Có hai đội lần đầu tham dự vòng chung kết một kỳ Euro là Áo và Ba Lan. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1984, bốn đội bóng thuộc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đều không vượt qua vòng loại. Các đội bóng đáng chú ý vắng mặt tại vòng chung kết lần này gồm: Anh, Scotland, Đan Mạch, Bulgaria, Serbia, Ukraina và Cộng hòa Ireland.
Danh sách cầu thủ
Trọng tài
Dưới đây là danh sách 12 trọng tài cùng 24 trợ lý được lựa chọn cho giải đấu:
Ngoài ra, còn có 8 trọng tài khác được lựa chọn vào vị trí trọng tài bàn ở giải
Phân nhóm và bốc thăm chia bảng
Phân nhóm
Lễ bốc thăm được tiến hành vào ngày 2 tháng 12 năm 2007. Theo thể thức từ các giải Euro 1992 và Euro 1996, các trận đấu của mỗi bảng được tổ chức trên hai sân vận động, với đội hạt giống được đá trên một sân trong cả ba trận. Cũng như vòng chung kết năm 2000 và 2004, các đội tham dự được chia vào 4 nhóm bốc thăm, dựa trên điểm trung bình trên mỗi trận đấu ở vòng loại World Cup 2006 và Euro 2008, 4 đội trong mỗi bảng từ 4 nhóm khác nhau. Thụy Sĩ và Áo, hai nước đồng chủ nhà, cùng Hy Lạp - đương kim vô địch, mặc nhiên được xếp vào nhóm 1 (nhóm hạt giống). Hà Lan là hạt giống thứ tư dựa trên điểm hệ số UEFA.
Pháp với nhiều trận hòa tại vòng loại World Cup 2006, cùng với hai trận thua Scotland tại vòng loại Euro 2008 nên bị xếp vào nhóm 4 (chú ý rằng không tính thành tích tại vòng chung kết World Cup). Điều đó có thể tạo ra bảng tử thần gồm Hà Lan, Ý, Pháp và một trong 3 đội Đức, Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha.
Bốc thăm chia bảng
Lễ bốc thăm diễn ra tại Trung tâm Văn hoá và Hội nghị ở Lucerne, với sự điều khiển chính của Gianni Infantino, giám đốc điều hành UEFA và 8 đội trưởng vô địch các kỳ Euro từ năm 1968 cho đến năm 2004 (Riêng Michel Platini, đội trưởng đội tuyển Pháp vô địch Euro 1984 không điều hành lễ bốc thăm do đang nắm giữ chức chủ tịch UEFA).
Gianni Infantino, điều khiển chính
Vô địch Euro 1992, Peter Schmeichel, phụ trách bốc thăm Nhóm 1.
Vô địch Euro 1996, Jürgen Klinsmann, phụ trách bốc thăm Nhóm 2.
Vô địch Euro 2000, Didier Deschamps, phụ trách bốc thăm Nhóm 3.
Vô địch Euro 2004, Theodoros Zagorakis, phụ trách bốc thăm Nhóm 4.
Vô địch Euro 1980, Bernard Dietz, phụ trách bốc thăm Bảng A.
Vô địch Euro 1976, Anton Ondrus, phụ trách bốc thăm Bảng B.
Vô địch Euro 1972, Franz Beckenbauer, phụ trách bốc thăm Bảng C.
Vô địch Euro 1968, Dino Zoff, phụ trách bốc thăm Bảng D.
Kết quả bốc thăm như sau
Vòng chung kết
Vòng bảng
Giờ thi đấu tính theo giờ địa phương (GMT +2)
Bảng A
|}
<noinclude>
Bảng B
|}
Bảng C
|}
Bảng D
|}
Vòng đấu loại trực tiếp
Vòng đấu loại trực tiếp Euro 2008 có thể thức hơi khác so với các vòng chung kết trước đó. Các đội của bảng A và B sẽ không gặp các đội của bảng C và D cho đến tận trận chung kết.
Sơ đồ tóm tắt
Tứ kết
Bán kết
Chung kết
Vô địch
Thống kê
Cầu thủ ghi bàn
4 bàn
David Villa
3 bàn
Lukas Podolski
Roman Pavlyuchenko
Hakan Yakin
Semih Şentürk
2 bàn
Ivan Klasnić
Michael Ballack
Bastian Schweinsteiger
Miroslav Klose
Ruud van Nistelrooy
Robin van Persie
Wesley Sneijder
Andrei Arshavin
Dani Güiza
Fernando Torres
Zlatan Ibrahimović
Arda Turan
Nihat Kahveci
1 bàn
Ivica Vastić
Luka Modrić
Ivica Olić
Darijo Srna
Jan Koller
Jaroslav Plašil
Libor Sionko
Václav Svěrkoš
Thierry Henry
Philipp Lahm
Angelos Charisteas
Daniele De Rossi
Christian Panucci
Andrea Pirlo
Giovanni van Bronckhorst
Klaas-Jan Huntelaar
Dirk Kuyt
Arjen Robben
1 bàn (tiếp)
Roger Guerreiro
Deco
Raul Meireles
Nuno Gomes
Pepe
Hélder Postiga
Ricardo Quaresma
Cristiano Ronaldo
Adrian Mutu
Dmitri Torbinski
Konstantin Zyrianov
Rubén de la Red
Cesc Fàbregas
Xavi
David Silva
Petter Hansson
Uğur Boral
Giải thưởng
Đội hình tiêu biểu của UEFA
Nhóm kỹ thuật của UEFA được giao nhiệm vụ đặt tên cho một đội bao gồm 23 cầu thủ xuất sắc nhất trong suốt giải đấu. Nhóm chín nhà phân tích đã theo dõi mọi trận đấu tại giải đấu trước khi đưa ra quyết định sau trận chung kết. Chín cầu thủ của đội Tây Ban Nha chiến thắng được điền tên vào đội của giải đấu, trong khi không có cầu thủ nào bị loại ở vòng bảng. Bốn cầu thủ từ Nga lọt vào bán kết cũng được đưa vào, lần đầu tiên có cầu thủ Nga trong Đội hình tiêu biểu của giải đấu sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Cầu thủ xuất sắc nhất giải
Nhóm kỹ thuật của UEFA cũng phải chọn Cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu, có tính đến phiếu bầu của người hâm mộ. Cầu thủ được chọn là tiền vệ người Tây Ban Nha Xavi.
Xavi
Chiếc giày vàng
Chiếc giày vàng đã được trao cho một cầu thủ người Tây Ban Nha khác, David Villa, người đã ghi bốn bàn, ba trong số đó đến trong chiến thắng 4–1 của đội anh trước Nga (cú hat-trick duy nhất của giải đấu).
David Villa (4 bàn)
Tiền thưởng
Bảng xếp hạng giải đấu
Chú thích |
Hellmuth, Obata & Kassabaum (viết tắt là HOK) là một hãng kiến trúc lớn trên thế giới. Được George Hellmuth, Gyo Obata và George Kassabaum thành lập năm 1955 tại Saint Louis, Missouri, Hoa Kỳ. Công trình đầu tiên của hãng là một trường học ở Saint Louis, Missouri. Vào thập niên 1960 HOK bắt đầu mở rộng sau khi trúng thầu một loại các công trình trên toàn nước Mỹ. Văn phòng thiết kế thứ hai được khai trương tại San Francisco vào năm 1966. Vào thập niên 1970, hãng đã tạo dựng được danh tiếng trên toàn thế giới. Vào năm 1975, HOK được chỉ định thiết kế trường Đại học Vua Saud ở Ả Rập Xê Út với tổng trị giá 3.5 tỉ đô la Mỹ, công trình đắt giá nhất thế giới vào thời điểm đó.
Vào năm 1983, HOK thành lập chi nhánh chuyên thiết kế các công trình thể thao (HOK sport). Chi nhánh HOK sport nhanh chóng trở nên dẫn đầu trong thể loại công trình thể thao. Năm 2000, theo xếp hạng của Tạp chí Kiến trúc thế giới (World architecture), HOK là hãng thiết kế lớn nhất thế giới với trên 1600 kiến trúc sư hoạt động trên toàn thế giới trong hầu hết mọi thể loại công trình kiến trúc. Đặc biệt hãng rất quan tâm đến kiến trúc bền vững.
Các công trình kiến trúc |
Ethan là một hợp chất hóa học có công thức hóa học C2H6. Nó là một alkan, nghĩa là một hydrocarbon no không tạo vòng. Ở áp suất và nhiệt độ bình thường thì ethan là một khí không màu, không mùi.
Nó là hydrocarbon bão hòa đơn giản nhất có chứa nhiều hơn 1 nguyên tử carbon. Ethan là một hợp chất có tầm quan trọng công nghiệp do có thể chuyển hóa thành etylen nhờ cracking.
Ở mức độ công nghiệp thì ethan được sản xuất từ khí thiên nhiên và từ chưng cất dầu mỏ. Trong phòng thí nghiệm nó có thể được tổng hợp hóa học bằng điện phân Kolbe.
Tính chất hóa học
Với nhiệt độ 500 °C dưới tác dụng xúc tác ethan ra ethylen: C2H6 -> C2H4 +H2
Tác dụng với halogen:
VD:
C2H6+Br2->C2H5Br+HBr
Tác dụng với HNO3: C2H6 + HNO3 (40-60 °C)-> C2H5O2N+H2O
Điều chế
2CH3Cl + 2Na → C2H6 + 2NaCl
Phương trình tổng quát:
2RCl + 2Na → R + 2NaCl
3CH3Cl + 3 C2H5Cl + 6Na → C2H6 + C4H10 + C3H8 + 6NaCl
C2H4 + H2 → C2H6
Phương trình tổng quát:
CnH2n + H2 → CnH2n+2
C4H10 → C2H6 + C2H4
C2H5COONa + NaOH → C2H6 + Na2CO3
Phương trình tổng quát:
RCOONa + NaOH → RH + Na2CO3
C2H2 + 2H2 → C2H6
Phương trình tổng quát:
CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2
Ứng dụng
Ethan là nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp hóa dầu và là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất của kinh tế thế giới.
Các nguyên liệu ban đầu cho gia công chế biến là khí thiên nhiên và dầu thô. Dầu thô được tách ra tại các nhà máy lọc dầu bằng cách chưng cất phân đoạn và sau đó được chế biến thành các sản phẩm khác nhau, ví dụ xăng. Sự "phân đoạn" khác nhau của dầu thô có các điểm sôi khác nhau và có thể cô lập và tách bóc rất dễ dàng: với các phân đoạn khác nhau thì các chất có điểm sôi gần nhau sẽ bay hơi cùng với nhau.
Sử dụng chủ yếu của một alkan nào đó có thể xác định hoàn toàn phù hợp với số nguyên tử carbon trong nó, mặc dù sự phân chia ranh giới dưới đây là đã lý tưởng hóa và chưa thực sự hoàn hảo. Bốn alkan đầu tiên được sử dụng chủ yếu để cung cấp nhiệt cho các mục đích sưởi ấm và nấu ăn, và trong một số quốc gia còn để chạy máy phát điện. Methan và ethan là các thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên; chúng thông thường được lưu trữ như là khí nén. Tuy nhiên, rất dễ dàng chuyển chúng sang dạng lỏng: điều này đòi hỏi đồng thời việc nén và làm lạnh khí.
Propan và butan có thể hóa lỏng ở áp suất tương đối thấp, và chúng được biết dưới tên gọi khí hóa lỏng (viết tắt trong tiếng Anh là LPG). Ví dụ, prôpan được sử dụng trong các lò nung khí propan còn butan thì trong các bật lửa sử dụng một lần (ở đây áp suất chỉ khoảng 2 barơ). Cả hai alkan này được sử dụng làm tác nhân đẩy trong các bình xịt.
Từ pentan tới octan thì alkan là các chất lỏng dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm nhiên liệu trong các động cơ đốt trong, do chúng dễ hóa hơi khi đi vào trong khoang đốt mà không tạo ra các giọt nhỏ có thể làm hư hại tính đồng nhất của sự cháy. Các alkan mạch nhánh được ưa chuộng hơn, do chúng có sự bắt cháy muộn hơn so với các alkan mạch thẳng tương ứng (sự bắt cháy sớm là nguyên nhân sinh ra các tiếng nổ lọc xọc trong động cơ và dễ làm hư hại động cơ). Xu hướng bắt cháy sớm được đo bằng chỉ số octan của nhiên liệu, trong đó 2,2,4-trimethylpentan (isooctan) có giá trị quy định ngẫu hứng là 100 còn heptan có giá trị bằng 0. Bên cạnh việc sử dụng như là nguồn nhiên liệu thì các alkan này còn là dung môi tốt cho các chất không phân cực.
Các alkan từ nonan tới ví dụ là hexadecan (alkan với mạch chứa 16 nguyên tử carbon) là các chất lỏng có độ nhớt cao, ít phù hợp cho mục đích sử dụng như là xăng. Ngược lại, chúng tạo ra thành phần chủ yếu của dầu diesel (điêzen) và nhiên liệu hàng không. Các nhiên liệu điêzen được đánh giá theo chỉ số cethan (cethan là tên gọi cũ của hexadecan). Tuy nhiên, điểm nóng chảy cao của các alkan này có thể sinh ra các vấn đề ở nhiệt độ thấp và tại các vùng gần cực Trái Đất, khi đó nhiên liệu trở nên đặc quánh hơn và sự truyền dẫn của chúng không được đảm bảo chuẩn xác.
Các alkan từ hexadecan trở lên tạo ra thành phần quan trọng nhất của các loại chất đốt trong các lò đốt và dầu bôi trơn. Ở chức năng sau thì chúng làm việc như là các chất chống gỉ do bản chất không ưa nước của chúng làm cho nước không thể tiếp xúc với bề mặt kim loại. Nhiều alkan rắn được sử dụng như là parafin, ví dụ trong các loại nến. Không nên nhầm lẫn parafin với sáp thực sự (ví dụ sáp ong) chủ yếu là hỗn hợp của các ester.
Các alkan với độ dài mạch carbon khoảng từ 35 trở lên được tìm thấy trong bitum, được sử dụng chủ yếu trong nhựa đường để rải đường. Tuy nhiên, các alkan có mạch carbon lớn có ít giá trị thương mại và thông thường hay được tách ra thành các alkan mạch ngắn hơn thông qua phương pháp cracking. |
Picasa là một tiện ích trưng bày và quản lý hình ảnh kỹ thuật số trên máy tính hiện đã ngừng hỗ trợ. Nó được cung cấp bởi Google sau khi công ty này mua Picasa, Inc. từ Idealab.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 2016, Google thông báo đã ngừng hỗ trợ Picasa Desktop và Anbom Web, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2016 và tập trung vào Google Photos dựa trên đám mây làm người kế nhiệm. Anbum Web Picasa, một dịch vụ đồng hành, đã bị đóng vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.
Chức năng
Picasa được xem là dễ sử dụng, có nhiều dụng cụ để sửa đổi hình ảnh như cải tiến màu, khử mắt đỏ, sắp xếp hình thành album, v.v.
Bên cạnh đó, nó còn có một số tính năng nổi bật như nhận diện khuôn mặt, đồng bộ dữ liệu với album trực tuyến, đánh dấu vị trí ảnh trên bản đồ (sử dụng dịch vụ Google Maps). Picasa hỗ trợ 40 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.
Để sử dụng được dịch vụ dịch vụ Picasa, người dùng phải đăng ký một tài khoản Gmail (hay còn gọi là Google Mail). |
Frank Owen Gehry (tên khai sinh là Frank Owen Goldenberg; sinh 28 tháng 2 năm 1929) là một kiến trúc sư nổi tiếng, thuộc kiến trúc Giải toả kết cấu hay còn gọi trường phái phá cân đối (deconstructivism) của kiến trúc Hiện đại, hành nghề tại California, Mỹ. Các công trình của ông nổi tiếng bằng các đường cong tròn trịa, thường bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ.
Tiểu sử
Frank Owen Gehry sinh ra tại Toronto, Canada, hiện đang sinh sống và hành nghề tại Mỹ. Gehry sinh ra trong một gia đình người Do Thái gốc Ba Lan. Bố ông làm nghề buôn bán vật liệu, mẹ là một người yêu âm nhạc. Những đặc điểm gia đình đó sẽ góp phần tạo dựng nên sự nghiệp của ông sau này. Thời trẻ, Gehry được các bạn cùng trường gọi là "Cá Vàng" (Goldenberg) , sau đó Frank Owen Goldenberg đổi tên thành Frank Owen Gehry vào năm 1954. Hiện nay, ông mang quốc tịch Mỹ.
Từ 1949 đến 1951, ông theo học tại trường Đại học Nam California (University of Southern California) và trường Đại học Los Angeles (1949-1951) và học thiết kế đô thị tại trường Đại học Harvard từ 1956 đến 1957.
Ông nhận giải thưởng Pritzker năm 1989.
Các công trình kiến trúc
Bảo tàng Guggenheim Bilbao, Bilbao, Tây Ban Nha (1997)
Tháp Gehry, Hanover, CHLB Đức (2001)
Trung tâm hoà nhạc Walt Disney Los Angeles, Bang California, Hoa Kỳ (2003)
Rạp Pritzker, Công viên Thiên niên kỷ, Chicago, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ (2004)
...
Các giải thưởng
Giải thưởng Arnold W. Brunner về Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ, 1977
Giải thưởng Pritzker, 1989
Giải thưởng Wolf về Kiến trúc của Quỹ Wolf, 1992
Giải thưởng Hoàng gia về kiến trúc, Hiệp hội Nghệ thuật Nhật Bản, 1992
Giải thưởng Dorothy và Lillian Gish, 1994
Huy chương Quốc gia về Nghệ thuật, (1998)
Giải thưởng Friedrich Kiesler, 1998
Huy chương vàng AIA, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ (AIA), 1999
Huy chương vàng, Hiệp hội Kiến trúc sư Hoàng gia Anh (RIBA), 2000
Huy chương vàng Kiến trúc, Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Văn chương Mỹ, 2002
Huân chương Canada (Order of Canada), 2002
Tiến sĩ danh dự tại các Đại học
Nghệ thuật Thị giác: Học viện Nghệ thuật California, 1987
Mỹ thuật: Trường Thiết kế Rhode Island, 1987; Học viện Nghệ thuật Otis, 1989
Kỹ thuật: Đại học Kỹ thuật Nova Scotia 1989
Nhân chủng học: Học viện phương Tây (Occidental College), 1993
Học viện Whittier, 1995
Kiến trúc: Học viện Kiến trúc Nam California, 1997
Luật: Đại học Toronto, 1998
Đại học Edinburgh, 2000
Đại học Nam California, 2000
Đại học Yale, 2000
Đại học Harvard, 2000 |
Renzo Piano (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1937 tại Genova, Ý) là một trong số những kiến trúc sư nổi tiếng làm nên bộ mặt kiến trúc thế kỷ 20. Ông theo học tại trường Kỹ thuật Milano. Từ 1965 đến 1970, Piano làm việc cùng với Louis Kahn và Makowsky. Ông cộng tác với Richard Rogers từ 1971 đến 1977. Họ đã cho ra đời công trình nổi tiếng Trung tâm văn hóa Georges Pompidou hay còn gọi là Trung tâm Beaubourg ở thủ đô Paris của Pháp vào năm 1977. Công trình biểu hiện vẻ đẹp của công nghệ mới, bộc lộ các loại cấu trúc, thang máy, đường ống ra ngoài, tạo nên một vẻ đẹp khỏe khoắn. Một điểm lý thú của công trình này ba màu của quốc kì Pháp được ẩn sau lớp khung thép và ống của công trình. Công trình này được xem như sự thể hiện các ước mơ của nhóm Archigram.
Công trình sân bay quốc tế Kansai trên một hòn đảo nhân tạo, gần Osaka, Nhật Bản được xem như một trong những kì quan của kỹ thuật thế kỷ 20. Ông còn là tác giả của một số các bảo tàng như Bảo tàng Menil (Menil Collection) ở Houston, Mỹ năm 1986, được xem như một tác phẩm mỹ nghệ kỹ thuật cao với giải pháp tinh tế để lọc ánh sáng qua mái xuống gian trưng bày. Các bảo tàng khác như Bảo tàng Paul Klee ở Bern, Thụy Sĩ, bảo tàng của Quỹ Beyeler ở Basel, Thụy Sĩ và phần mở rộng Bảo tàng nghệ thuật Hight ở Atlanta (High Museum of Art), Mỹ, năm 2005.
Năm 2002, một tuyệt tác của ông được hoàn thành là Phòng biểu diễn nhạc thính phòng (Auditorium-Parco della Musica) ở Roma. Công trình này với 3 phòng biểu diễn có sức chứa 2800, 1200 và 700 khán giả, cùng với một nhà hát ngoài trời và một công viên. Đây là công trình biểu diễn nghệ thuật lớn nhất châu Âu. Năm 2003, công trình nhà thờ Padre Pio Pilgrimage được hoàn thành. Đây là công trình có sức chứa tới 6500 người bên trong và 30000 người bên ngoài. Ông còn là tác giả của nhiều cầu, sân vận động và xa lộ.
Với những cống hiến của mình, ông được nhận giải thưởng Pritzker năm 1998 và là Đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Hiện giờ, trụ sở chính hãng thiết kế kiến trúc Renzo Piano và cộng sự đặt tại Genova, Ý.
Các dự án chính
IRCAM, Paris, Pháp
Trung tâm văn hóa Jean-Marie Tjibaou, Noumea, Nouvelle-Calédonie
Bảo tàng Beyeler, Basel, Thụy Sĩ
Gian Triển lãm Di động IBM
Quy hoạch khu trung tâm mới của Berlin, Đức
Mở rộng Học viện Nghệ thuật Chicago
Cảng hàng không quốc tế Kansai, Osaka, Nhật Bản |
Muhammad (tiếng Ả Rập: ; sống vào khoảng 570 – 632) hay Mohamed, là một nhà lãnh đạo tôn giáo, xã hội và chính trị người Ả Rập và là người sáng lập ra Hồi giáo. Học thuyết Hồi giáo xem ông là một ngôn sứ mà Thượng Đế cử đi rao giảng và xác nhận những giáo lý độc thần của Adam, Ibrahim, Musa, Isa cũng như các nhà tiên tri đi trước. Trong tất cả giáo phái chính của đạo Hồi, Muhammad được xem là vị ngôn sứ cuối cùng của Thượng Đế, dù một số giáo phái hiện đại khác không chia sẻ cùng quan điểm này. Muhammad thống nhất toàn cõi Ả Rập thành một chính thể Hồi giáo thống nhất, sử dụng Qur’an và những tập tục và giáo lý của ông làm nền tảng của đức tin này.
Sinh ra vào khoảng năm 570 (Năm Con voi) tại thành Mecca trên bán đảo Ả Rập, Muhammad mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 6 tuổi. Ông lần lượt được ông nội Abd al-Muttalib (tiếng Ả Rập: عبد المطلب) và chú là Abu Talib (tiếng Ả Rập:ابو طالب) nuôi dưỡng. Trong những năm tiếp đó, ông thường bế quan cầu nguyện nhiều đêm trong một hang núi tên là Hira. Năm 40 tuổi, Muhammad tuyên bố được Thiên sứ Jibreel ghé thăm trong hang động và được truyền lời mặc khải đầu tiên từ Chúa. Năm 613, Muhammad bắt đầu cuộc hành trình rao giảng những điều mặc khải này một cách công khai. Những lời giảng dạy của ông bao gồm tính "duy nhất" của Thượng Đế, sự "phục tùng" hoàn toàn (islām) trước Ngài là lối sống đúng đắn (dīn). Tương tự như các nhà tiên tri khác của Hồi giáo, Muhammad xem ông là một nhà tiên tri và ngôn sứ được Thượng Đế cử xuống dẫn dắt nhân loại.
Các cách gọi và câu chúc tụng
Tín đồ Islam trên khắp thế giới thường gọi ông bằng các danh từ tiếng Ả Rập như:
Nabi (al-nabi,) có nghĩa là "sứ giả (của Thượng đế)".
Rasul-Allah () có nghĩa là "khâm sai của Thượng đế".
hoặc ngắn gọn là Rasul.
Danh từ thông dụng trong Anh/Pháp gọi là ông là Prophet/Prophète, với định nghĩa là "Sứ giả của Thiên Chúa" như một số các vị trưởng phụ trong kinh Cựu Ước. Một số từ điển lớn như Merriem-Webster online tiếng Anh hoặc Lexilogos tiếng Pháp biên thêm một định nghĩa cho chữ Prophet/Prophète là "Muhammad, người lập ra đạo Islam". Trong tiếng Việt danh từ Prophet/Prophète được dịch một cách thông dụng là 'nhà tiên tri' hay 'ngôn sứ'. Một số tài liệu tiếng Việt của người ngoài Islam cũng gọi ông bằng 'giáo chủ Muhammad'.
Trong các sách vở, bài báo, trang web của cộng đồng tín đồ Islam nói tiếng Việt, danh từ thông dụng nhất hiện nay để chỉ định ông là Thiên Sứ (nhưng dùng trong ý nghĩa một người xác phàm được mặc khải và ban cho một vài phép lạ, khác với danh từ Thiên Sứ của tín đồ Cơ Đốc giáo chỉ định chữ angel tiếng Anh). Một số tài liệu khác cũng dùng danh từ Thánh để chỉ định ông.
Trong bản dịch các tác phẩm văn học (tiêu biểu là truyện Nghìn lẻ một đêm) sang tiếng Việt, và trên báo chí, ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng không theo Hồi giáo, ông được gọi là Đấng tiên tri, Đại tiên tri, Giáo chủ Mô-ha-met.
Những tín đồ sùng đạo khi nhắc đến tên của ông thường kèm theo câu chúc tụng "Sall- Allahu alayhi wa salam" (Cầu xin Allah ban ân phước và sự bình an cho ngài), viết tắt là "(saw)" hay "(saas)". Câu này cũng thường được dịch sang tiếnq Anh là "Peace and Benediction Upon Him", viết tắt là PBUH, hoặc tiếng Pháp là "Paix et Bénédiction Sur Lui", viết tắt là PBSL.
Tài liệu gốc
Những tài liệu căn bản về cuộc đời ông gồm có kinh Koran, các lời Hadith và các câu truyện Sunnah, các quyển tiểu sử đầu tiên của ông viết bởi các tín đồ Islam, và một vài bút ký của người ở các xứ lân cận một thời gian sau khi ông qua đời.
Koran
Kinh Koran là những lời mặc khải từ Thượng đế được mang đến cho ông qua trung gian thiên thần Gabriel đối với tín đồ Islam. Một số câu trong Koran phản ánh những biến cố, những tình huống trong đời ông. Mặc dù các câu không theo thứ tự thời gian, và không có ghi rõ năm, nhưng kinh Koran được coi là tài liệu tham khảo quan trọng nhất bởi là tài liệu xưa nhất và được người trong đạo tôn trọng nhất. Mặt khác, ngày nay trên khắp thế giới các ấn bản để trì tụng của Koran đều giống y nhau từng chữ, nên Koran cũng được các học giả trong và ngoài đạo coi là tài liệu ít bị sai lệch so với nguyên bản nhất.
Hadith
Lúc sinh tiền, Thiên Sứ Muhammad (saw) ngăn cản không cho tín đồ chép lại lời nói của ông, mà chỉ khuyến khích mọi người dồn cố gắng học thuộc kinh Koran. Nhưng sau khi ông qua đời, một số người vận dụng trí nhớ để chép lại lời ông nói, một cách trực tiếp nếu đã từng gặp ông, hoặc một cách gián tiếp khi nghe những người thân cận ông nhắc lại việc xưa. Những lời đó được gọi là lời Hadith. Chưa đầy 200 năm sau khi ông từ trần, những lời được cho là 'lời Hadith' nhiều đến khoảng 700.000. Một số học giả đi gom góp, gạn lọc và xuất bản lại một số ít những lời đó. Chẳng hạn Ahmed Ibn Hanbal (780 - 855), chép lại khoảng 40.000 lời hadith trong bộ sách "Musnad" của ông, sau khi đã gạn bỏ bớt phần lớn của 700.000 "lời hadith" mà ông được biết. Ít lâu sau, học giả al-Bukhary (810 - 870) đã sưu tầm được 750.000 "hadith" và chỉ chấp nhận 7.275 lời coi là "Sahih" (xác thực) trong bộ sách "Sahih Bukhary" của ông. Phần lớn các "lời Hadith" ngày nay được coi là công trình sưu tầm và tuyển lọc của khoảng mười nhà sưu tầm, trong đó có Ahmed Ibn Hanbal, al-Bukhary và năm người đồ đệ của ông.
Sunnah
Sunnah tiếng Ả Rập có nghĩa là "truyền thống". Đó là những mẫu truyện về những gì Thánh Muhammad đã làm. Những mẫu truyện này thường nằm trong các sách 'Hadith', kể lại vì lý do gì, trong tình huống nào ông đã nói những lời nào. Những mẫu truyện này cũng nằm trong các quyển tiểu sử do các tín đồ viết về ông.
Tiểu sử viết bởi các tín đồ
Nhà viết tiểu sử xưa nhất về Thiên Sứ Muhammad được biết đến là Ibn Ishaq, qua đời năm 768. Một mảnh của tác phẩm của ông còn giữ được đến ngày nay. Tuy nhiên, hai quyển sách của ông được ông Ibn Hisham (qua đời năm 854) sắp xếp thành một quyển "Sirat Rasul Allah", được nhiều lần tái bản. Đồng thời với Ibn Hisham có ông Ibn Sa'd (cũng mất năm 854) soạn một quyển tự điển tiểu sử "Tabaqat" viết về cuộc đời của Thánh Muhammad và hàng trăm 'sahabah' (bạn đồng hành) của ông. Cũng khoảng thời gian đó, cuộc đời của ông cũng được nói đến trong các quyển sử Ả Rập của Ibn al-Kalbi (? - 819), al-Baladhuri (? - 892) hoặc sử thế giới của al-Tabari (838-923), al-Masudi (871-957), v.v...
Các sách của người ngoại giáo
Các nhà khảo cứu vẫn chưa tìm được bút ký nào của người Copt ở Ai Cập, người Ba Tư, người Ấn hoặc người Hoa thời xưa nói về ông. Riêng người Đông La Mã (Byzantine) thì có Theophanus và Joannes Zonaras. Theophanus (khoảng 760 - 818) là một giáo sĩ Cơ Đốc giáo. Trong quyển 'Chronographia', ông có một đoạn nói về đạo Islam và Thiên Sứ Muhammad, trên quan điểm chống đối. Joannes Zonaras là sử gia sống vào thế kỷ XII. Ông soạn bộ sử 'Historical Epitome' nói về lịch sử thế giới từ khởi thủy đến năm 1118.
Bối cảnh lịch sử và thân thế
Bán đảo Ả Rập
Vào khoảng năm 570, bán đảo Ả Rập được bao quanh bởi đế quốc Đông La Mã, đế quốc Ba Tư và đế quốc Abyssinia. Lãnh thổ Đông La Mã có Ai Cập, Jordan, Palestine, Syria là các vùng gần Ả Rập nhất. Ba Tư thì gồm các đất Iraq, Iran ngày nay, và có lúc kiêm luôn dải đất miền đông và miền nam của bán đảo Ả Rập. Xứ Abyssinia ở phía nam của Ai Cập, và có lúc kiêm cả đất Yemen ở miền nam bán đảo Ả Rập.
Phía bắc bán đảo Ả Rập có các vương quốc Cơ Đốc giáo, thường là chư hầu của Đông La Mã hoặc Ba Tư.
Phần lớn nhất của bán đảo, với sa mạc Ả Rập, gồm có những thành bang ('city-state'), những bộ lạc tự trị, cách biệt nhau bởi những vùng đất rộng lớn không thuộc quyền kiểm soát của bang tộc nào. Miền trung tây, gọi là miền Hijaz có mấy thành bang lớn là Mecca, Ta'if và Jeddah. Các thành bang này hoặc có vua, hoặc được cai trị bởi một hội đồng quý tộc như ở Cổ Hy Lạp.
Thành phố Mecca
Mặc dù mỗi nơi tự cai trị lấy, nhưng thành Mecca lại có một địa vị đặc biệt là trung tâm tôn giáo của phần lớn bán đảo Ả Rập, nhờ ở đền Al-Haram (đền "Cấm") và toà nhà vuông Ka'aba. Tương truyền Ka'aba là một ngôi đền do thiên sứ Abraham và con là thiên sứ Ishmael dựng lên để thờ Thiên Chúa (Vinh Danh Tối cao). Với thời gian, người ta đem các tượng thần đặt xung quanh đền Ka'aba để thờ thêm, và dựng thành đền Al-Haram. Mỗi ngày trong năm đều trở thành ngày cúng vía của một hoặc vài vị thần nào đó. Và ngày nào cũng có một hoặc vài bộ lạc từ đâu đó trên bán đảo Ả Rập đến Mecca hành hương, và luôn tiện đem các sản vật của họ đến bán, rồi mua sản vật của các nơi khác. Do đó Mecca là một trung tâm thương mại rất thịnh vượng.
Tộc Qureysh
Mecca được cai trị bởi một nhóm quý tộc thuộc dòng Qureysh. Người Ả Rập thời đó không có họ mà chỉ tính dòng dõi. Tinh thần thị tộc rất cao, nên thường mỗi người đều thuộc gia phả của mình cho đến nhiều đời về trước. Dòng Qureysh sau tộc trưởng Abdul-Manaf (ông sơ của thánh Muhammad) thì chia làm mười chi, trong đó dòng Hashim trách nhiệm về mặt tế tự và quản lý đền thờ. Thánh Muhammad là cháu cố của tộc trưởng Hashim, vì vậy có khi tên ông được viết một cách trang trọng là Abu l-Qasim Muhammad ibn ‘Abd Allāh al-Hashimi al-Qurashi .
Trước khi truyền đạo
Chào đời
Thánh Muhammad (saw) chào đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập. Mỗi năm, ngày này là ngày nghỉ lễ tại các xứ Islam. Ngay cả tại Trung Quốc, ở các vùng đông tín đồ Islam như Tân Cương, Cam Túc và Ninh Hạ Hồi, tín đồ Islam cũng được nghỉ lễ ngày này.
Người Ả Rập cổ đại cũng có ghi lại một số sự kiện lịch sử, tính năm theo một vài kỷ nguyên xưa. Nhưng tại Mecca công việc này bị lơ là nên người ta chỉ nhớ là thánh Muhammad sinh vào năm "Con Voi". Năm ấy thống đốc vùng Yemen của xứ Abyssinia là Abraha vào chiếm Mecca, trong đoàn quân có con voi chiến rất to, nên người ta gọi nôm na là năm Con Voi. Ông nội của thánh Muhammad lúc bấy giờ là người quản lý đền Al Haram đứng ra điều đình với thống đốc Abraha và thuyết phục được Abraha rút quân về. Năm Con Voi theo các sử gia ngày nay là năm 569, 570 hoặc 571. Số đông coi là năm 570.
Thánh Muhammad là con đầu lòng của đức ông Abd-Allah (cũng thường viết là Abdullah) và đức bà Aminah. Người Trung Đông và Ấn-Âu vốn không có tục kiêng húy, ngược lại còn có truyền thống lấy tên những người mình quý mến đặt cho con, nên tên thánh Muhammad và tên các thân nhân của ông đều thông dụng ngày nay.
Thời thơ ấu
Muhammad (saw) không được biết mặt cha. Cha ông, trên một chuyến đi buôn xa, lâm bệnh và từ trần vài tuần trước khi ông ra đời. Mẹ con ông từ đó được ông nội ông cấp dưỡng.
Mẹ ông là người có học vấn và có sáng tác một số bài thơ, vẫn còn giữ được đến ngày nay. Tiếc thay, bà qua đời một cách đột ngột lúc ông lên sáu. Ông được ông nội rước về nuôi. Ông nội ông tuổi cũng đã cao, nên ông cũng chỉ ở được với ông hai năm. Kế đó, ông được nuôi nấng và dạy dỗ bởi người bác là Abu Talib. Ông Abu Talib cũng là người thừa kế chức quản lý đền Al Haram.
Tuổi thanh niên
Lớn lên, thánh Muhammad (saw) có tiếng là người đẹp trai và hào hiệp. Ông gia nhập một nhóm hiệp sĩ ở Mecca là nhóm Hilf al Fudul, nhiều lần bênh vực những người cô quả bị cường hào ác bá ức hiếp. Là người rất tôn trọng lời nói, ông được mọi người tặng cho ngoại hiệu là Al-Amin ("người đáng tin cậy").
Như nhiều người dân Mecca, thánh Muhammad theo nghề buôn bán. Và cũng như phần đông người Mecca thời bấy giờ, ông không biết đọc và viết.
Lập gia đình
Gặp năm đói kém, kinh tế thành Mecca bị suy thoái. Bác ông, ông Abu Talib mới đề nghị ông làm việc cho một goá phụ giàu có là bà Khadija, để quản lý cho bà các chuyến buôn hàng đường xa.
Sau một thời gian làm việc cho bà Khadija, ông thành hôn với bà năm ông được 25 tuổi. Phần nhiều các tài liệu nói rằng lúc ấy bà Khadija tuổi đã 40, nhưng theo sách của Baladhuri thì lúc ấy bà chỉ mới 28. Tất cả tài liệu đều nói rằng sau đó hai người sống với nhau hạnh phúc đến lúc bà Khadija qua đời, khoảng 24 năm sau.
Trong khoảng 10 năm tiếp theo, bà Khadija sinh cho ông 7 người con, 3 trai 4 gái. Đầu tiên là một bé trai, tên là Qasim, nhưng chỉ nuôi được đến lúc vừa mới biết đi. Chỉ những người con gái mới nuôi được đến lúc trưởng thành, nổi tiếng nhất là người con gái út, tên là Fatima.
Thời kỳ truyền đạo ở Mecca
Thiên thần Gabriel
Tuổi gần 40, với cuộc sống tạm an ổn, ông thường có vẻ trầm tư mặc tưởng, và hay đi đến núi Nur (núi "Ánh Sáng") ở ngoại ô Mecca, vào động Hira tham thiền nhập định theo lối tu khổ hạnh . Có khi ông ở đấy hằng mấy ngày liền, bà Khadija phải cho người mang thức ăn nước uống cho ông.
Ông kể lại rằng, năm ông được 40 tuổi, vào một đêm cuối tháng 9 âm lịch Ả Rập (tháng Ramadan), tại động Hira, một tạo vật bằng ánh sáng hiện ra và nói đại ý rằng:
Ta là thiên thần Gabriel, được Thiên Chúa phái đến đây để báo cho anh được biết, anh được chọn làm sứ giả của Ngài.
Thiên thần dạy ông tẩy rửa theo nghi thức, và sau đó đưa một tấm lụa dài có thêu chữ bảo ông đọc. Ông trả lời rằng:
Tôi không biết đọc.
Thiên thần mới ôm siết lấy ông và nói:
Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi, Đấng đã tạo ngươi từ một hòn máu đặc....
Ông đọc theo sau đó.
Sau nhiều tháng hoang mang tự hỏi sức khỏe và tâm trí mình có bình thường, hoặc mình có bị tà ma ám ảnh không, và kiểm điểm điều đó với những người thân cận nhất, thánh Muhammad dần dần tin rằng mình được Thiên Chúa (Vinh Danh Tối cao) trao sứ mệnh để cứu độ một phần của nhân loại. Ông thấy thiên thần Gabriel tiếp tục đến với ông với những điềm lành, và tiếp tục mang đến thêm những lời kinh bảo ông học thuộc. Những lời kinh ấy được gọi là kinh Qur'an (Koran), mà thứ tự trình bày hoàn toàn khác với thứ tự thời gian của thiên thần Gabriel mang đến. Câu đầu tiên của Koran, "Hãy đọc, nhân danh Chúa của ngươi..." sau trở thành câu 1 của chương 96.
Những tín đồ đầu tiên
Và thánh Muhammad bắt đầu truyền đạo Islam. Những giáo điều căn bản của Islam trong buổi ban đầu gồm có: hãy noi gương các vị thánh đời trước (Adam, Noah, Abraham, Moses, David, Jesus, v.v...) chỉ thờ phụng một Đấng Thượng đế, và tránh xa việc cúng lạy các pho tượng, là tác phẩm của bàn tay con người; hãy giúp đỡ người nghèo khó, cô quả và tránh tích lũy tài sản, tránh cho vay nặng lãi; hãy kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ; đừng giết con thơ, nhất là con gái vì lo rằng không đủ sức nuôi; hãy chăm lo làm điều thiện và giữ mình tránh tạo tội ác vì mọi hành động của mỗi cá nhân đều được thiên thần ghi chép, đến Ngày Phán Xét Cuối Cùng sẽ được tổng kết, ai phần phước nhiều hơn phần tội sẽ được lên Thiên Đàng, và trái lại sẽ bị đọa Địa Ngục.
Người tín đồ đầu tiên là bà Khadija, vợ ông. Kế đến là người nô lệ vừa được ông trả tự do tên là Zaid. Rồi ông làm một buổi tiệc mời thân bằng quyến thuộc đến nhà, và giới thiệu về Islam. Sau buổi tiệc đó, có anh họ của ông là Ali, (con của ông Abu Talib) lúc ấy mới 12 tuổi, tuyên bố theo đạo. Kế đến là người bạn chí thân của ông, ông Abu Bakar, một doanh nhân giàu có. Ông Abu Bakar (cũng thường viết là Abu Bakr) vừa theo đạo liền trả tự do cho 8 người nô lệ của ông. Ông cũng truyền đạo rất tích cực và ngay cả rể của thánh Muhammad là ông Othman cũng theo đạo qua sự thuyết phục của ông.
Buổi giảng trên đồi Safa
Khoảng năm 613, một hôm, theo tập quán cổ truyền khi có việc hệ trọng, ông kêu gọi mọi người quy tụ trên đồi Safa, trong phạm vi Mecca. Ông bắt đầu bằng câu hỏi:
Mọi người có tin không nếu tôi nói rằng phía sau ngọn đồi này đang có một đoàn quân đang hạ trại để chuẩn bị tấn công chúng ta ?.
Người ta trả lời rằng:
Ông chưa hề nói dối, dĩ nhiên ông nói gì ai cũng sẽ tin.
Ông mới bắt đầu rằng:
Thiên Chúa đã sai phái tôi đến cảnh cáo mọi người, và ai không nghe tôi hãy coi chừng cơn thịnh nộ của Ngài.
Từ đó, ông thường xuyên ra giảng đạo trước công chúng.
Sự phản kháng và bức hại của phe bảo thủ
Thấy giáo điều Islam đi ngược lại với tín ngưỡng cha ông họ, và lợi tức kinh tế của thành Mecca do các bộ lạc đến dâng hương cúng các tượng thần, nên một số người của dòng Qureysh bắt đầu có phản ứng mạnh để ngăn chống sự phát triển của Islam. Hai người chống đối mạnh nhất là hai người bác của thánh Muhammad: ông Abu Jahl và ông Abu Lahab.
Theo chế độ thị tộc cổ Ả Rập, khi một người bị giết thì cả họ - những người chung đầu ông cố - có bổn phận phải báo thù, nên trong thời gian đầu nhóm đối lập không dám giết ông, và không dám giết những tín đồ thuộc dòng Qureysh ở Mecca. Họ thương lượng với bác của ông là ông Abu Talib, người quản lý đền Al Haram và tìm nhiều biện pháp mềm mỏng để ông chấm dứt truyền đạo. Nhưng ông Abu Talib nhất quyết bảo vệ giọt máu của người em trai quá cố, còn ông nhất quyết tiếp tục sứ mạng, nên các giải pháp thương lượng không đạt được kết quả mong muốn của phe chống đối.
Khi ông giảng đạo, họ châm biếm, chế nhạo, chửi rủa và ném đá. Họ đứng đón các bộ lạc từ xa đến hành hương và dặn đừng đến nghe ông. Điều này gợi sự tò mò nên có kết quả trái lại. Một vài người ở xa theo Islam và về bộ lạc họ truyền đạo, nên tín đồ vùng xa ngày càng đông. Tuy nhiên, có lúc thiên sứ Muhammad không thể ra giảng trước công chúng được nữa vì sự chế nhạo, ném đá và các cách tương tự. Nhưng sau khi có vài người dũng kiện thuộc dòng Qureysh theo đạo và ra đứng bảo vệ thì ông lại tiếp tục.
Đối với những người từ xa đến Mecca làm việc, tứ cố vô thân, thường là nô lệ thì họ dùng những cực hình dã man để bức bách bỏ đạo. Một số không chịu nổi nên giả xưng bỏ đạo, hoặc có bỏ đạo thật. Một số khác bị giết hoặc bị chết trong lúc hành hạ, và được ghi nhớ là những người tử vì đạo. Một số khác kiên trì giữ đạo và sống sót sau nhiều cực hình.
Đợt tị nạn đến Abyssinia
Do sự bách hại đó, năm 615, khoảng 101 tín đồ Islam, trong đó có 18 phụ nữ, dẫn đầu bởi ông Othman là rể của thánh Muhammad đã trốn khỏi Mecca và đi đến xin tị nạn ở Abyssinia. Ông Othman vào yết kiến vị 'negus' (hoàng đế) xứ này và được chấp thuận tị nạn. Phe bảo thủ Mecca cho người đến Abyssinia đòi, nhưng 'negus' Abyssinia khước từ.
Năm buồn
Ông Abu Talib, người đã nuôi nấng thánh Muhammad từ lúc còn thơ, và người đã cương quyết bảo vệ ông trước phe bảo thủ, qua đời năm 619, lúc ông đã hơn 80 tuổi. Vài hôm sau lại đến lượt bà Khadija từ trần. Các nhà viết tiểu sử gọi năm này là "năm buồn" trong đời ông. Năm này công cuộc truyền đạo cũng gặp nhiều khó khăn. Lúc bấy giờ quyền quản lý đền Al Haram được về tay ông Abu Lahab, một trong hai người chống đối quan trọng nhất của ông, nhưng ông Abu Lahab lại tỏ vẻ hòa hoãn hơn.
Đêm Miraj
Vào năm 620, một hôm, thánh Muhammad kể lại với tín đồ và công chúng rằng đêm qua thiên thần Gabriel đã rước ông đi Jerusalem. Tại Jerusalem ông đã cầu nguyện nơi ngôi đền mà xưa kia thánh vương Solomon đã dựng lên lần đầu tiên. Sau đó ông cưỡi con thiên mã Al Buraq lên các tầng trời, được gặp các thánh đời trước như tổ Adam, Chúa Giê-Su, thánh Moses và thánh Abraham rồi được vào bái kiến Thiên Chúa (Vinh Danh Tối cao). Dịp này, ông đã nhận được lệnh là các tín đồ Islam phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Tín đồ lắm người hoang mang ngờ vực, không biết còn nên tiếp tục tin ở ông hay không. Nhưng kế đó ông cho biết là trên đường về có thấy một đoàn khách thương từ Syria trở về, ông kể cho biết chi tiết của vài sự kiện nhỏ đã xảy ra cho đoàn khách thương đó, và ai đã nói câu gì. Những điều này được xác nhận khi đoàn khách thương này về đến Mecca.
Từ đó sự cầu nguyện mỗi ngày 5 lần trở thành giáo điều căn bản của Islam. Ngày nay, tại các xứ Islam, mỗi năm ngày 27 tháng 7 âm lịch Ả Rập là ngày nghỉ lễ kỷ niệm chuyến đi lên thượng giới của ông, gọi là chuyến đi Miraj. Tại các nhà thờ, người ta cầu nguyện suốt đêm.
Hai lời thề ở Aqaba
Thành phố Yathrib nằm cách Mecca khoảng 450 km về phía bắc. Khoảng năm 620 có vài người Yathrib theo đạo, trở về truyền giảng được thành công lớn. Năm 621, tại đồi Aqaba ở Mecca, thánh Muhammad lần lượt gặp hai phái đoàn người Yathrib. Tại đây, hai nhóm người này đã thề trung thành với đạo và với ông. Họ cũng sẵn sàng đón tiếp những người bị bách hại ở Mecca và mời ông sang thành phố họ cư trú.
Cuộc thoát ly đi Yathrib
Sau hai cuộc hội thề này, nhiều tín đồ Islam ở Mecca dần dần trốn sang Yathrib. Thấy đây là một đe dọa cho kinh tế và tín ngưỡng của họ, phe bảo thủ của tộc Qureysh lại nhóm họp và tìm ra một ý kiến mới: mỗi chi của tộc Qureysh sẽ cử ra một thanh niên, đứng canh trước nhà thánh Muhammad, chờ ông bước ra thì đồng xông đến hạ sát, và như vậy những ai muốn báo thù cho ông sẽ, vì luân lý, không thể nào hướng sự trả thù đến tất cả các chi trong bộ tộc.
Thánh Muhammad thoát được cạm bẫy này. Ông cùng ông Abu Bakar trốn ra khỏi Mecca, và sau mấy tháng vừa đi vừa ẩn trú, họ đến được Yathrib.
Thời kỳ ở Medina (Yathrib)
Tổ chức cộng đồng tôn giáo và quốc gia
Đến Yathrib, ông được các tín đồ cũ mới đón tiếp nồng nhiệt. Ông được dành cho mọi danh dự và phút chốc trở thành lãnh tụ của đa số dân thành phố này, thành phố mà một thời gian sau được đổi tên thành "Madina-t-ul-Nabi" (« Thành phố của vị Sứ Giả ») gọi tắt là Medina.
Việc đầu tiên ông làm ở đây là khởi công xây một thánh đường đơn sơ, và giảng đạo trước công chúng mỗi tuần vào buổi trưa thứ sáu. Ông cũng quy định khi cầu nguyện, nếu phân biệt được phương hướng thì hãy hướng mặt về Ngôi Đền Thiêng ở Jerusalem. Nhưng không đầy hai năm sau, có câu kinh Koran được mặc khải đưa lệnh khi cầu nguyện hãy hướng về đền Ka'aba ở Mecca.
Những người rời bỏ Mecca được gọi là những người 'Muhajirin' ("di cư"). Mỗi gia đình người "di cư" được một gia đình gốc Medina, gọi là người 'Ansar' (« tiếp trợ ») cho tá túc và giúp tìm kế sinh nhai. Cuộc thống kê đầu tiên cho biết có 186 gia đình "di cư" và khoảng 1500 tín đồ tổng cộng.
Medina lúc bấy giờ có hai bộ lạc Ả Rập chiếm đa số dân là bộ lạc Aus và bộ lạc Khajraz, và một thiểu số Do Thái với ba bộ lạc chính. Mỗi bộ lạc có một hoặc vài lâu đài, đồn lũy và đất cát cứ riêng. Các bộ lạc này vừa trải qua mấy năm chiến tranh với nhau. Thánh Muhammad họp các bộ lạc ấy lại, soạn một bản hiến pháp, và định quy chế thành bang cho Medina. Bản hiến pháp này gồm có 47 điều khoản, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng châu Âu.
Thánh Muhammad di cư từ Mecca đến Medina cùng với Abu Bakr năm 622. Năm này về sau (vào năm 638) được Umar lấy làm năm khởi đầu kỷ nguyên của cộng đồng Islam, gọi là kỷ nguyên Hijri (viết tắt là AH, Hijri nghĩa là Cuộc Di Cư), hay chính là năm đầu tiên của lịch Hồi giáo. Ngày đầu tiên của kỷ nguyên Hijri, tức là ngày 1 tháng Muharram 1 AH, tương ứng với ngày 16 tháng 7 năm 622. Ngày nay kỷ nguyên này được dùng làm kỷ nguyên chính thức tại nhiều nước Islam, song song với kỷ nguyên Công giáo của Dương lịch. Năm 2008, Công Nguyên tương đương với năm 1429 lịch Hijri, cũng thường gọi là Hồi lịch (âm lịch Ả Rập mỗi năm chỉ có khoảng 355 ngày).
Sau đó một thời gian, luật nhịn chay tháng Ramadan được ban ra, và được coi là một sự giảm nhẹ so với luật ban xuống thời trước (Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nguyên thủy phải nhịn 40 ngày, thay vì 30 ngày). Luật Zakat (đóng góp an sinh xã hội, lấy từ 2,5% lợi tức đã trừ những chi tiêu căn bản), phân biệt với sự khuyến khích bố thí đã có từ trước, cũng được ban ra khoảng thời gian này.
Đương đầu với phe bảo thủ Mecca
Phe bảo thủ Mecca gởi thư,có cả mềm mỏng lẫn hăm dọa tàn sát, để thuyết phục người Medina tuyệt giao với thánh Muhammad và các tín đồ đến từ Mecca. Họ cũng liên lạc, bí mật hoặc công khai với các bộ lạc ở Medina và các vùng lân cận, để cấm vận kinh tế hay để có nội ứng cho cuộc tấn công về sau.
Tín đồ Islam từ Mecca vẫn tiếp tục rải rác trốn đi Medina. Có lần phe bảo thủ cho người trà trộn trong những người này để hành thích ông. Nhưng khi thích khách đến gần thì ông nói cho biết là thích khách và người chủ mưu ám sát ông đã nói riêng những lời gì với nhau, khiến thích khách hoảng sợ, thú nhận mưu định và thật sự theo đạo.
Trận Badr
Trận chiến đầu tiên giữa cộng đồng Islam ở Medina và phe bảo thủ Mecca xảy ra năm 624. Địa điểm ở cách Medina khoảng 100 km về phía nam. Quân Mecca đông hơn 900, quân Islam chỉ được 313 người, nhưng thắng trận. Phe Mecca tử trận khoảng 70 người, trong đó có ông Abu Jahl, một trong hai người chống đối quan trọng nhất. Ông Abu Lahab không đi đánh, nhưng hay tin bại trận thì tức tối thành bệnh mà chết một tuần sau.
Đa số tù binh được đối xử tử tế, và được trả tự do đổi lấy tiền chuộc. Ai biết chữ thì phải dạy đọc dạy viết cho hai đứa trẻ ở Medina. Ai nghèo quá thì cũng được trả tự do mà không có điều kiện gì cả.
Trận núi Uhud
Cộng đồng Islam tiếp tục tăng trưởng. Năm 626, khi phe bảo thủ Mecca phái đến 3000 quân thì thánh Muhammad cũng có đến 1000 quân để ứng chiến. Trận này quân Mecca thắng, nhưng quân Medina giữ được các vị trí quan trọng, nên người Mecca phải rút về. Trận này cũng tăng uy tín cho thánh Muhammad vì quân Islam đã chiếm được thượng phong, nhưng một toán quân cung thủ quên lệnh của ông, bỏ vị trí lo giành chiến lợi phẩm, nên phe Mecca chuyển bại thành thắng.
Trận Chiến Hào
Năm 627, phe bảo thủ Mecca chuẩn bị trở lại với một đoàn quân đông hơn nữa. Tùy tài liệu, đoàn quân này đông 10.000, 12.000 hoặc 24.000, với một số lớn quân thuê từ các bộ lạc khác. Lúc này, quân Islam đã được 3.000. Theo lời cố vấn của ông Salman, người Ba Tư, thánh Muhammad cho đào chiến hào để ngăn địch. Ông tham gia công tác đào hào như tất cả mọi người.
Quân Mecca đến nơi, không qua được hào. Sau một thời gian bao vây, lều trại họ bị thiệt hại nặng trong một đêm mưa to gió lớn, nên phải rút lui. Trận đánh huy động nhiều quân nhất của hai bên, nhờ có chiến hào, trở thành trận đánh ít tổn thất nhân mạng nhất: 6 người ở Medina, 8 người phe Mecca vì những mũi tên bắn qua hào.
Hòa ước Hudaybiya
Năm 628, một thủ lĩnh lớn của miền đông - vựa lúa mì của bán đảo Ả Rập - là Thumamah bin Uthal theo Islam và cấm bán thực phẩm đi Mecca. Kinh tế của Mecca cũng gần kiệt quệ vì phí tổn tổ chức trận Chiến Hào, nên Mecca bị nạn đói đe dọa. Thánh Muhammad bèn ra lệnh xuất công quỹ giúp đỡ một số người nghèo túng ở Mecca, bán thực phẩm cho Mecca, và để cho người của phe bảo thủ Mecca tự do đi ngang qua vùng kiểm soát của Medina để buôn bán với Syria và Palestine.
Sau một số cử chỉ tỏ thiện ý muốn hòa bình với Mecca, thánh Muhammad cùng 1.400 người đi về Mecca với ý định hành hương, và không mang theo vũ khí. Phe bảo thủ Mecca dàn quân sẵn, và cử đại diện đến gặp ông tại đồi Hudaybiya. Họ ra điều kiện như sau:
1) Các tín đồ Islam không được viếng Mecca năm nay, mà chỉ được viếng năm tới, trong thời hạn tối đa 3 ngày.
2) Người nào từ Medina chạy đến Mecca, chính quyền Medina không được đòi lại. Ngược lại, người nào từ Mecca chạy đến Medina, chính quyền Medina phải giao trả nếu có cha hay chủ nhân ở Mecca đòi.
3) Hai bên đình chiến 10 năm. Không được đánh nhau trực tiếp, và cũng không được đánh nhau gián tiếp qua các đồng minh. Trong thời gian đó, mỗi bên có quyền đi ngang lãnh thổ của nhau.
Thánh Muhammad chấp thuận các điều kiện đó và ký kết hòa ước. Rồi ông trở về Medina.
Năm sau, cuộc hành hương của ông và những người đồng hành đến Mecca diễn ra tốt đẹp. Hai bên đều theo đúng điều đã giao kết tại Hudaybiya.
Trận Mouta
Khi dân thành Yathrib theo Islam hàng loạt năm 621 thì tại đấy có một số người chỉ làm theo số đông, nhưng không thật tâm theo đạo. Rồi thánh Muhammad ở phương xa đến cầm quyền, mang lại nhiều thay đổi, họ cảm thấy bị mất quyền lợi, mất địa vị. Do đó, ngay từ đầu, họ đã ngầm liên lạc với phe bảo thủ Mecca để làm nội ứng. Họ cũng tích cực khuyến khích một số bộ lạc xa gần chống lại chính quyền Islam.
Khi Mecca suy yếu từ sau trận Chiến Hào, họ tìm cách kéo các thế lực xa hơn, mạnh hơn vào thực hiện ý định của họ. Hoàng đế xứ Abyssinia vẫn luôn thân thiện với cộng đồng tín đồ Islam, nên nhất định không đánh Medina. Hai đế quốc Ba Tư và Đông La Mã thì trong tình trạng chiến tranh với nhau từ năm 603, nhưng lúc này Đông La Mã thắng thế, đã lần lượt thu hồi các đất Syria, Palestine và Ai Cập. Hoàng đế Đông La Mã là Heraclius đang có mặt trong vùng, nhận thấy có thể đưa một ít lực lượng đi chiếm thêm đất, hoặc ít ra đánh cho suy yếu một kình địch tương lai.
Được tin Đông La Mã tập trung lực lượng khá đông gần cửa ải vào bán đảo, thánh Muhammad phái một đội quân 3.000 người đi ngăn địch. Quân hai bên giao chiến tại Mouta. Theo At-Tabari, quân Medina bại trận, nhưng cũng cầm cự được 3 ngày. Đông La Mã thấy muốn thắng Ả Rập cũng phải tổn thất nhiều, và họ còn cần giữ lực lượng để phòng Ba Tư phản công, nên không tiến quân vào bán đảo.
Tiếp quản Mecca
Năm 630 có bộ lạc Banu Bakr đồng minh của Mecca đánh nhau với bộ lạc Khuza'ah đồng minh của Medina. Phe bảo thủ Mecca giúp bộ lạc Banu Bakr. Thánh Muhammad coi là họ đã xé bỏ hòa ước Hudaibiya qua hành động đó, nên chuẩn bị hưng binh, nhưng giữ bí mật không nói là sắp đi đâu. Thủ lĩnh phe bảo thủ Mecca là ông Abu Sufyan lo ngại, đích thân đến Medina điều đình, nhưng bị giữ lại không cho về.
Thánh Muhammad đem 10.000 quân đến Mecca. Phe bảo thủ Mecca hoang mang vì năm trước hai tướng giỏi nhất của họ là Khalid bin Walid và Amr bin Al Ass đã bỏ đi Medina theo Islam. Nay lại không có thủ lĩnh Abu Sufyan quyết định, nên đa số ngồi im không kháng cự.
Thánh Muhammad đã dặn quân sĩ không được hại mạng ai, ngoại trừ 20 người có thành tích bách hại tàn bạo nhất trước nay. Nhưng khi vào thành, ông được mặc khải lệnh tha thứ và hấp tấp truyền lệnh này. Lúc ấy có ba người trong danh sách đã bị giết. Tướng Khalid về đến khu phố nhà thì gặp tướng Ikrimah - chỉ huy phó kỵ binh Mecca - với một toán quân nhỏ nghênh chiến. Một số người chết. Tướng Ikrimah trốn thoát được nhưng vài ngày sau đã trở về khi hay tin được ân xá.
Thánh Muhammad vào đền Al-Haram, cho dẹp đi các tượng thần, và bảo sơn lấp đi các hình ảnh của tín ngưỡng đa thần giáo. Kế đến ông ra tiếp công chúng tụ tập trước đền, phủ dụ chiêu an. Ngày hôm sau, có vụ án mạng do người từ Medina về trả thù riêng, ông khiển trách thủ phạm nặng nề, và sai đem 100 con lạc đà bồi thường gia đình nạn nhân, theo đúng phong tục.
Attab bin Asid, một nhân vật quan trọng của phe bảo thủ, nay theo Islam, được ông đặt làm thống đốc Mecca, và quy định lương bổng theo cơ chế chính quyền Medina. Khi vào xem kho tàng của đền Ka'aba từ nhiều năm được khách thập phương dâng cúng, người ta kiểm kê được hơn 55.000 lạng vàng . Thánh Muhammad không chạm đến tiền này.
Sau khi ở lại Mecca vài tuần sắp xếp các công việc, ông trở về Medina.
Quốc gia Islam
Năm thứ 9 của kỷ nguyên Hijri (tương đương với năm 631) được các sử gia Islam gọi là Năm của Các Phái Đoàn. Năm ấy có rất nhiều phái đoàn đến từ khắp nơi trên bán đảo Ả Rập tuyên bố bộ lạc họ theo Islam và xin nội thuộc vào lãnh thổ Medina. Thánh Muhammad dành nhiều thời gian để tổ chức hệ thống hành chính, thuế khóa cho các vùng mới gia nhập. Ông nghiêm cấm gia đình và người trong họ lấy tiền công quỹ chi tiêu riêng.
Năm thứ 10 Hijri rất nhiều trường học được lập ra trong khắp lãnh thổ, và đặc biệt là ở Yemen phía nam bán đảo.
Chiến dịch Tabuk
Ba Tư ngày càng suy yếu, trong 3 năm ngôi hoàng đế qua tay ít nhất 5 người. Năm 631 Đông La Mã nhận thấy có thể yên tâm làm một cuộc viễn chinh vào Ả Rập. Được quân tế tác cho biết Đông La Mã chuẩn bị binh sĩ, thánh Muhammad bèn kêu gọi thánh chiến. Ông quy tụ được một đạo quân đông 30.000 người.
Thánh Muhammad và quân sĩ ra đến ải Tabuk, cách Medina khoảng 800 km về phía bắc. Đông La Mã thấy quân đối phương hùng hậu và kỷ luật, ngại nhiều tổn thất, nên không đến tấn công. Thánh Muhammad ở lại Tabuk ít lâu nhận định tình thế, rồi rút quân về.
Bài giảng ở Arafat
Năm 632 thánh Muhammad về Mecca hành hương lần cuối. Ngày 9 tháng 12 âm lịch Ả Rập, theo nghi thức hành hương, các tín đồ quy tụ ở đất Arafat, ngoại ô Mecca, để cầu nguyện. Tùy tài liệu, số tín đồ có mặt đông 90.000, 100.000 hoặc 140.000 người . Thánh Muhammad đứng trên một đỉnh núi con là núi Từ Bi ('Ar-Rahman'). Mỗi khoảng cách xa xa có một người khỏe giọng lặp truyền lại từng câu ông nói để mọi người đều nghe rõ.
Ông nhắc lại những tín điều quan trọng, dặn dò mọi người hãy cố gắng theo lời truyền dạy của kinh Koran, và tuyên bố là sứ mạng truyền đạo Islam của ông nay đã hoàn tất.
Những ngày cuối cùng
Mặc dù là lãnh tụ của một quốc gia rộng lớn, nhưng thánh Muhammad vẫn sống giản dị, ở nhà cửa sơ sài. Ông không đòi hỏi sự phục dịch, tự tay xách nước giếng khi cần tắm rửa. Ông thường nhịn chay, và tránh trong một bữa ăn hai thứ thịt. Trong thời gian bà Khadija còn sinh tiền, ông chỉ một vợ một chồng. Sau khi bà Khadija qua đời khoảng một năm thì ông tục huyền với một góa phụ, và sau đó thành hôn với mấy người nữa, đều là góa phụ hay đã ly dị chồng, ngoại trừ cô Aisha con ông Abu Bakar, trong những tình huống đặc biệt.
Đầu năm 11 Hijri, sức khỏe ông kém hẳn. Vài lần thấy mình không đủ sức dẫn lễ cầu nguyện ngày 5 lần ở thánh đường, nên ông nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ thay. Ông kiểm lại tài sản, có chút ít đất đai thì ông để lấy hoa lợi cho gia đình, còn 7 đồng dinar thì bố thí cho người nghèo. Ông cũng còn thanh gươm trị giá mấy đồng tiền vàng gởi cho người rể út là Ali, và một chiếc áo giáp nằm ở một hiệu cầm đồ người Do Thái ở Medina.
Ông qua đời ngày 12 tháng 3 âm lịch Ả Rập, cũng là sinh nhật của ông. Đã có nhiều người có khuynh hướng thờ phụng ông như một vị thần linh khi ông còn sinh tiền, nên ông Abu Bakar mới tuyên bố:
Hỡi dân chúng ! Nếu ai tôn thờ Muhammad thì hãy biết rằng Muhammad đã chết. Còn ai tôn thờ Allah thì Allah vẫn hằng sống và không bao giờ chết !
Thi hài ông được an táng trong khuôn viên thánh đường gần nhà, nay gọi là thánh đường Al-Nabawi (« Thánh Đường Thiên Sứ »). Sau thánh đường mở rộng, phần mộ ông nay nằm trong toà đại điện.
Những người tiếp nối
Căn cứ vào việc thánh Muhammad đã nhờ ông Abu Bakar dẫn lễ cầu nguyện trong những ngày cuối cùng, ông Omar đề nghị ông Abu Bakar làm lãnh tụ. Đề nghị này được đa số chấp thuận.
Thánh Muhammad không thu nhận đồ đệ, không xưng hô thầy trò, nên những người tín đồ từng gặp qua ông, từng nghe giảng đều được gọi là Sahaba ("bạn đồng hành" hay "bạn đường").
Chân dung
Thánh Muhammad không cho họa chân dung của ông, sợ rằng nhiều tín đồ Islam đời sau hướng về đó mà thờ phụng, trái với sứ mạng của ông. Theo Al-Tabari, ông Ali, rể ông tả rằng:
Gia đình và dòng dõi
Vợ con
Bà Khadija sinh cho ông 3 người con trai là Qasim, Tahir và Tayeb. Theo Al-Tabari, có thêm một người con trai nữa là Abdullah. Những người này đều chết lúc còn thơ ấu. Bốn người con gái là Roqayya, Um-Kulsum, Zainab và Fatima. Cô Roqayya sau là vợ ông Othman, vị khalip thứ ba của quốc gia Islam. Hai cô Um-Kulsum và Zainab gả cho hai con trai của ông Abu Lahab, bác của thánh Muhammad, cũng là người đối đầu quan trọng của ông. Vì vậy đã ly dị. Cô Fatima gả cho ông Ali, con của ông Abu Talib, cũng là bác của ông. Cô sinh được hai trai là Hassan và Hussein, là hai vị lãnh tụ rất được tôn sùng trong hệ phái Shia. Mộ của cô Fatima ở thành phố Qum, Iran nay là một thánh địa quan trọng của hệ phái này.
Những người vợ được nhiều tài liệu nhắc tới, nhưng không loại trừ xác suất tài liệu ngụy tạo là:
Bà Sawda, một người đã theo chồng đi Abyssinia lánh nạn bách hại, khi về đến Mecca năm 620 thì chồng bà là ông Sukran qua đời, bà không còn nơi nương tựa.
Bà Aisha, con ông Abu Bakar, gả cho ông lúc tuổi mới dậy thì. Bà nổi tiếng về kiến thức y học, và ngày nay nhiều người Bắc Phi thờ bàn tay của bà.
Bà Hafsah, góa phụ, con ông Omar.
Bà Um Habiba, một người đã đi lánh nạn ở Abyssinia và trở thành góa phụ, nhưng cũng là con ông Abu Sufyan lãnh tụ phe bảo thủ Mecca.
Bà Maimun, góa phụ, cô ruột tướng Khalid.
Sau bà Khadija, thánh Muhammad không có con với ai, ngoại trừ một người tiểu thiếp tên là Maria do thống đốc Ai Cập gởi tặng. Người này sinh cho ông một bé trai tên là Ibrahim, nhưng chỉ nuôi được đến hai tuổi.
Các học giả như Al-Tabari và Muhammad Hamidullah thường liệt kê nhiều dị bản về các vợ con của thánh Muhammad, với các thông tin khác biệt, mâu thuẫn nhau.
Người vợ thứ ba của Muhammad là Aisha chỉ mới sáu tuổi khi hai người hứa hôn và chín tuổi khi hai người chuyển đến sống cùng nhau , do đó những người chỉ trích Hồi giáo chẳng hạn như mục sư Jerry Vines và lãnh đạo Đảng Tự do Hà Lan Geert Wilders đã viện dẫn tuổi của Aisha để tố cáo Muhammad đã có quan hệ tình dục với một đứa trẻ chín tuổi, từ đó họ kết luận rằng Muhammad là một kẻ ấu dâm.
Những hậu duệ là lãnh tụ tôn giáo
Bài chi tiết: Các chi nhánh của Islam
Bài chi tiết: Hệ phái Shia của Islam
Những hậu duệ là lãnh tụ quốc gia
Nhà Fatimid (909 - 1171) ở Bắc Phi và Tây Á
Nhà Sayyid (1414 - 1451) ở Ấn Độ
Nhà Alaouite (1666 -) hiện trị vì tại Maroc
Những hậu duệ là thường dân
Theo bách khoa tự điển Quid 1990 của đài RTL (Radio Télévision Luxembourgeoise) xuất bản năm 1989, tại Iran có 600.000 người 'sayyid' (hậu duệ của thánh Muhammad theo phụ hệ) và 500.000 người 'sharif' (mẹ thuộc dòng dõi thánh Muhammad) (trang 979).
Hậu duệ của ông cũng khá đông đảo tại Ả Rập Xê Út, Iraq, Syria, Jordan, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algérie, Maroc, Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan và Bangladesh.
Chú thích |
Paris Whitney Hilton (sinh ngày 17/2/1981) là ngôi sao chương trình thực tế, doanh nhân, người mẫu, và là ca sĩ người Mỹ. Cô là cháu cố của Conrad Hilton, người sáng lập tập đoàn khách sạn Hilton. Được sinh ra ở New York và lớn lên ở Beverly Hills, California, Paris bắt đầu làm người mẫu khi còn ở độ tuổi teen và đã kí hợp đồng với công ty quản lý người mẫu của Donald Trump. Phong cách sống của cô cùng với những mối tình ngắn hạn làm cô luôn xuất hiện trên mặt báo cùng với những bài tin tức phóng đại khiến cô trở thành "Cô nàng nổi tiếng nhất New York" vào năm 2001. Năm 2003, một băng sex của Paris quay cùng với bạn trai thời lúc đó là Rick Salomon, bị phát tán với tựa đề "Một đêm ở Paris". Băng sex của Paris trở thành cú sốc với mọi người nhất là khi nó bị phát tán chỉ 3 tuần trước khi series truyền hình thực tế "The Simple Life" đóng cặp cùng với bạn thân lâu năm của Paris, là Nicole Richie sắp được ra mắt.
Năm 2004, Paris phát hành cuốn tự truyện "Confessions of an Heiress" (Thú tội của nhà thừa kế), cuốn tự truyện đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất của New York Times. Sau đó Paris có đóng một vai phụ trong phim "House of Wax" (Ngôi nhà sáp) (2005). Năm 2005, Paris kí hợp đồng với Warner Bros để trở thành ca sĩ và hợp tác với các nhà sản xuất như Scott Storch, Tom Whalley, J.R Rotem, Dr. Luke, Fernando Garibay và Kara DioGuardi để ra mắt một album nhạc pop. Đĩa đơn đầu tiên "Stars Are Blind" được ra mắt toàn thế giới vào tháng 6 năm 2006 và nhanh chóng trở thành hit lớn bao gồm vị trí số một ở Scotland. Ở Mỹ, "Stars Are Blind" là một trong những đĩa đơn ra mắt có thành tích cao nhất trong năm 2006, leo lên vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 nhờ vào thành tích bán đĩa cao cùng với được phát trên hơn 125 đài phát thành ở Mỹ chỉ trong hai năm 2006 và 2007. Album mang tên chính mình, Paris, được ra mắt chính thức vào ngày 22/8/2006. Album đạt thứ hạng thứ 6 trên bảng xếp hạng Billboard 200 và bán được được hơn 600,000 bản copy toàn cầu.
Cô trở lại với sự nghiệp ngôi sao chương trình truyền hình thực tế vào năm 2008 với series "Người bạn thân của Paris Hilton" cùng với hai bản ăn theo là "Người bạn thân người Anh của Paris Hilton" (2009) và "Người bạn thân Dubai của Paris Hilton" (2009), năm 2011, cô ra mắt chương trình "Thế giới theo góc nhìn của Paris". Paris còn tham gia diễn xuất trong các phim Bottoms Up, Nationals Lampoon's Pledge This! (2006), The Hottie and the Nottie (2008), Repo! The Genetic Opeara (2008) và bộ phim của Sofia Coppola là The Bling Ring (2013). Năm 2012, Paris quyết định trở thành DJ và trình diễn lần đầu tiên là Sự kiện âm nhạc Sao PauloPop. Mặc dù bị chỉ trích, cô lại trở thành một trong những DJ được trả lương cao nhất và trình diễn thường xuyên ở những hộp đêm toàn thế giới. Cùng năm, cô cũng quay lại với dự án âm nhạc của mình và kí hợp đồng với hãng thu âm Cash Money của rapper Lil Wayne và Birdman.
Nhiều người nói rằng cô chỉ nổi tiếng bởi vì cô "nổi tiếng", không có tài năng gì nổi trội nhưng lại được chú ý vì phong cách sống giàu có xa hoa của mình. Paris đã sử dụng danh tiếng của mình để đầu tư cho việc bán nước hoa và dòng thời trang riêng của mình; dòng nước hoa của cô thu về lợi nhuận 1,5 tỉ dollar. Hiện tại, cô sở hữu 3 khu phức hợp chung cư cùng với 44 cửa hàng mang tên Paris Hilton toàn thế giới, với các sản phẩm bao gồm nước hoa, túi xách, đồng hồ và giày dép. Cô thu về hơn 10 triệu dollar Mỹ mỗi năm cho công việc kinh doang hãng mang tên của mình. Chỉ tính riêng mỗi sản phẩm nước hoa, Paris đã thu về hơn 2,5 tỉ dollar Mỹ, được xếp hạng là nhãn hiệu nước hoa người nổi tiếng bán chạy thứ nhì chỉ sau dòng nước hoa của minh tinh Liz Taylor, vào năm 2005, Paris được trả 300,000 dollar Mỹ cho mỗi lần xuất hiện của mình.
Tiểu sử
1981-2001: Thời thơ ấu và sự nghiệp
Paris được sinh ra ở New York. Mẹ của cô là bà Kathy Hilton (nhũ danh Kathleen Elizabeth Avanzino) là cựu diễn viên; ba của cô là Richard Howard "Rick" Hilton là doanh nhân. Cô là người Cơ Đốc Giáo. Cô là chị cả và có 1 em gái là Nicholai Olivia "Nicky" Hilton (sinh năm 1983) và hai em trai: Barron Nicholas Hilton đệ nhị (sinh năm 1989) và Conrad Hughes Hilton đệ tam (sinh năm 1994). Ông cố ruột của cô là Conrad Hilton, người sáng lập tập đoàn khách sạn Hilton. Paris lai dòng máu Na Uy, Đức, Ý, Anh, người Ireland và người Scotland. Cô thường xuyên di chuyển tới lui suốt thời niên thiếu của mình, và thường sinh sống ở tầng thượng của Khách sạn Waldorf-Astoria ở Manhattan, khu Beverly Hills và khu The Hamptons. Khi còn bé, cô là bạn với những người có tiếng khác như Ivanka Trump, Nicole Richie và Kim Kardashian.
Lớn lên ở Los Angeles, Paris theo học ở Trường Buckley và Trường St. Paul the Apostle, cô hoàn thành cấp 1 vào năm 1995. Cô học năm đầu trung học ở Trường Marywood-Palm Valley ở Rancho Mirage, California. Năm 1996, cô cùng gia đình rời khỏi California và chuyển tới bờ Đông nước Mỹ. Paris theo học ở Trường Provo Canyon - trường chuyên dành cho học sinh có vấn đề tâm lý vào lúc năm 16. Sau đó cô theo học Trường Canterbury ở New Milford, Connecticut từ mùa thu năm 1998 tới tháng 2/1999, tại đó cô là thành viên của đội hockey sân băng. Tháng 2/1999, cô bị đuổi khỏi trường do vi phạm nội quy trường học, sau đó theo học ở Trường Dwight và bỏ học một vài tháng sau đó. Cô nhận được chứng chỉ GED.
Paris bắt đầu theo nghề người mẫu từ lúc nhỏ, thường biểu diễn ở các sự kiện từ thiện. Khi cô 19 tuổi, cô kí hợp đồng người mẫu với công ty quản lý người mẫu của Donald Trump tên T Management. Cô nói rằng cô "muốn trở thành người mẫu" còn Trump thì muốn cô kí hợp đồng với mình, Paris nói rằng cô rất yêu thích nghề người mẫu. Trong khi theo đuổi sự nghiệp người mẫu, cô trở thành gương mặt thường xuyên xuất hiện trên các trang báo vì thói quen tiệc tùng của mình; theo Cisco Adler (nhà sản xuất của Sweetie Pie mà Paris cũng tham gia diễn xuất) của Tạp chí Vanity Fair, Paris "là cô gái trẻ ưa thích tiệc tùng ở LA và lớn quá nhanh". Năm 2001, cô bắt đầu sự nghiệp ngôi sao thực tế của mình khi được phong danh hiệu "It Girl của New York", lúc này danh tiếng của cô vươn xa và vượt qua những lời bàn tán lá cải ở New York. Tầm khoảng thời gian đó, cô cũng đóng một vai cameo trong phim Zoolander cũng như xuất hiện trên trang bìa một số tạp chí, bao gồm Tạp chí Tatler của Anh, Giola của Ý và Vanity Fair của Mỹ cùng với Tạp chí FHM. Paris cũng xuất hiện trong video ca nhạc "Honey Bunny" của Vincent Gallo. Năm 2002, cô đóng vai chính trong phim kinh dị Nine Lives. Theo trang web beyondhollywood.com, "sự xuất hiện của Paris Hilton trong dàn diễn viên là mưu đồ quảng bá, vốn dĩ quá dễ thấy vì cô ấy đóng vai chính trên các poster phim và tên cô ấy là cái tên duy nhất mà mọi người biết trong dàn diễn viên". Trang web cũng nhận xét rằng vai diễn của Paris Hilton thực chất chỉ là bê nguyên xi hình mẫu của chính mình lên phim, "Hilton đóng vai, gì nhỉ? Một ngôi sao truyền hình thực tế người Mỹ đi shopping vòng quanh thế giới chỉ trong 1 ngày. Sườn phim còn lộ liễu hơn nữa khi bóc nhặt một số chi tiết từ cuộc sống thật của Paris đem lên phim, thậm chí còn nói về việc cô ấy xuất hiện vài lần trên vài tạp chí tàn tàn của cô ấy". Cùng năm đó, cô đính hôn với người mẫu nam Jason Shaw nhưng hai người chia tay vào năm 2003 sau đó.
2003-2005: The Simple Life và đột phá
Vai diễn đột phá của Paris là vào năm 2003, khi cô hợp tác với ngôi sao thực tế khác là Nicole Richie trong chương trình truyền hình thực tế của Fox tên The Simple Life. Series được lên sóng vào ngày 2/12/2003, chỉ một thời gian ngắn sau khi băng sex của Paris bị phát tán. The Simple Life có tỉ lệ người xem tốt; tập đầu tiên thu hút tới 13 triệu lượt xem, làm cho mục phim dành cho đối tượng từ 18 tới 49 tuổi tăng lên tới 79%. Cô được biết tới với tính cách hơi ngu ngơ tóc vàng hoe của mình trên màn ảnh, sau khi series kết thúc, cô thú nhận rằng cô đóng vai một người khác không phải là mình trong series The Simple Life. Năm 2003, cô hẹn hò với Nick Carter và kéo dài tới thêm 1 năm sau đó.
Paris giới thiệu dòng sản phẩm của mình vào năm 2004, cô tham gia thiết kế dòng túi xách cho thương hiệu Nhật Bản mang tên Samantha Thavasa. Dòng trang sức được thiết kế bởi chính Paris được bán trên trang Amazon; cô nói rằng cô "muốn sản xuất một dòng sản phẩm thật đẹp và có chất lượng tốt, đồng thời giá phải chăng và ai cũng có thể mua được". Dòng trang sức được làm dựa trên chính phong cách của Paris - nữ tính, ve vãn và rạng rỡ - cùng với các hình trái tim, ngôi sao và hình dấu chéo. Mùa thu năm 2004, Paris phát hành cuốn tự truyện viết cùng với Merle Ginsberg mang tên "Lời thú tội của nhà thừa kế" có nhiều sách ảnh và các lời khuyên từ chính bản thân cô. Cuốn sách xếp hạng thứ 7 trên danh sách Những quyển sách bán chạy nhất của New York Times. Lời khuyên của cô "Lúc nào cũng ăn mặc đẹp đẽ, cuộc sống quá ngắn để chìm lỉm giữa mọi người khác", được đưa vào từ điển Oxford những câu nói hay vào tháng 9/2009.Paris tiếp tục hợp tác ra mắt dòng nước hoa tên Parlux, tuy được dự định chỉ ra mắt một số lượng ít, tuy nhiên do nhu cầu tăng mà cô đã quyết định sản xuất thêm vào tháng 12/2009. Theo sau đó là lợi nhuận tăng thêm 47% của nước hoa Parlux. Sau sự thành công của Parlux, cô cho ra mắt theo nhiều hương nước hoa mang tên mình, cùng với một số mùi hương dành cho nam. Paris còn cho ra mắt quyển sách thứ hai của mình tên Your Heiress Dairy: Confess it All to Me vào năm 2005; sau đó cô cho ra mắt dòng nước hoa mới tên Just Me.
Sau khi dẫn chương trình Saturday Night Live của đài NBC vào tháng 2/2005 cùng với Keane, cô nhận vai diễn chính thống đầu tiên của mình, cùng với Elisha Cuthbert và Chad Michael Murray trong bộ phim kinh dị "Ngôi nhà sáp" (House of Wax). Bộ phim được trình chiếu đầu tiên tại Liên hoan phim Tribeca vào tháng 5/2005 và nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Matthew Turner của View London nói rằng Paris "làm tốt hơn những gì bạn có thể nghĩ". Mặc dù MTV cũng cho rằng Paris diễn "khá tốt", TV Guide lại bảo rằng Paris "bất tài". Vai diễn Paige Edward đem về cho cô giải "Tiếng hét xuất sắc nhất" ở giải Teen Choice và đồng thời cũng được đề cử cho "Màn trình diễn đột phá" dành cho nữ; vai diễn cũng đem về cho cô giải "Diễn viên nữ phụ tệ nhất" năm 2005 thuộc giải Mâm Xôi Vàng. Cô cũng nhận được đề cử cho "Màn trình diễn bị kích động hay nhất" ở giải MTV Movie Awards năm 2006. Ngôi nhà sáp có doanh thu hơn 70 triệu dollar Mỹ.
Tháng 5 tới tháng 10/2005, cô đính hôn với nhà thừa kế người Hy Lạp tên Paris Latsis. The Simple Life bị hủy sau 3 mùa trình chiếu vào năm 2005 do có những tranh cãi giữa cô và Nicole Richie. Paris nói "ai cũng biết là tôi với Nicole không còn chơi với nhau nữa. Nicole biết mình đã làm gì và đó là tất cả những gì tôi muốn nói". Cả Nicole và Paris đều không lên tiếng về những tranh cãi của mình, mặc dù có tin đồn cho rằng Nicole đã cho một nhóm bạn của mình xem băng sex của Paris. Họ tái hợp với nhau vào tháng 10/2006.
2006-2007: Paris, phim ảnh và những lần bị tạm giam
Sau khi series The Simple Life bị hủy bởi kênh Fox vào năm 2005, những kênh truyền hình khác bao gồm NBC, The WB, VH1 và MTV lại khá hứng thú và muốn làm mùa tiếp theo của series. Ngày 28/11/2005, kênh E! thông báo rằng họ đã sở hữu quyền phát sóng series, bao gồm việc sản xuất cho mùa thứ 4 và quyền phát sóng lại 3 mùa trước đó. Mùa thứ 4 được bắt đầu quay vào ngày 27/2/2006. Mùa mới có tỉ suất người xem cao, tận 1,3 triệu lượt xem. Paris cho ra mắt album ca nhạc đầu tay mang tên của mình là Paris vào ngày 22/8/2006. Nó đã đạt thứ hạng thứ sáu trên bảng xếp hạng Billboard 200, và bán hơn 600,000 bản copy toàn thế giới. Đĩa đơn đầu tay mang tên "Stars Are Blind" được phát trên hơn 125 đài phát thanh ở Mỹ. Bài hát được xem là một bảng hit và có mặt trên top 10 của hơn 17 quốc gia. Mặc dù The Guardian cho rằng giọng hát của Paris "nghe vừa chán vừa cứng", AllMusic lại cho rằng album này "thú vị hơn mấy album của Britney Spears hay Jessica Simpson". Tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.
Tháng 9/2006, Paris bị bắt giam và bị cáo buộc với tội danh say xỉn khi lái xe với nồng độ cồn trong máu khoảng 0.08%. Việc này đã gây rắc rối tới việc quay hình của mùa thứ năm của The Simple Life. Bằng lái xe của cô bị treo vào tháng 11/2006, Paris bị buộc tội lái xe ẩu. Bản án dành cho cô là 36 tháng tù treo cùng với tiền phạt 1,500 dollar Mỹ. Phim chiếu bản DVD Bottoms Up được phát hành vào cuối năm 2006. Bộ phim nhận được nhiều ý kiến và nhận xét tiêu cưc; Australia's Urban Cinefile cho rằng Paris trong vai chính, "dành hầu hết thời gian trong phim diễn cảnh cô nàng hất tóc trong khi đọc những lời thoại như là "sách là những gì bạn cần đọc". Tháng 12/2006, phim National Lampoon's Pledge This! do Paris sản xuất và tham gia diễn xuất, được ra mắt giới hạn trước khi được chuyển thẳng thành bản DVD. Paris đã bỏ lỡ lễ ra mắt bộ phim ở Liên hoan phim Cannes như một hành động chống đối vì bộ phim có nhiều cảnh khỏa thân. "Tôi đã rất bực mình tới độ bỏ luôn buổi ra mắt phim của chính mình". Tháng 8/2008, Worldwide Entertainment Group kiện Paris ở Tòa án quận Miami buộc tội cô đã không thực hiện nghĩa vụ quảng bá tuyên truyền cho bộ phim như trên hợp đồng đã thỏa thuận. Catse của Paris cho bộ phim này là 1 triệu dollar Mỹ.
Ngày 10/1/2007, Paris ra mắt sản phấm tóc nối mang tên DreamCatchers hợp tác với Hair Tech International. Ngày 22/1/2007, thông tin cũng cuộc sống riêng tư của Paris bị tiết lộ trên trang web ParisExposed.com, website chứa nhiều hình ảnh, tài liệu, video riêng tư và nhiều tài liệu khác được cho là đã được lấy từ một locker lưu trữ dữ liệu mà Paris từng thuê, được bán đấu giá với giá 208 dollar Mỹ. Trang web tính phí cho mỗi lượt xem trên website thu hút hơn 1,2 triệu lượt người xem chỉ trong vòng 40 tiếng đồng hồ. Ngoài ra còn có nhiều tranh ảnh, nhật kí, hợp đồng và thư tình cùng với một video được quay bởi diễn viên Joe Francis của phim Girls Gone Wild.
Paris sau đó đã đóng cửa trang web. Tháng 1/2007, Paris không được phép lái xe vì đã treo bằng lái, cô còn phải kí một bản thỏa thuận là mình không được phép lái xe. Tháng sau đó, cô bị bắt gặp đã lái xe với vận tốc 70 km/h trên làn đường chỉ cho phép 35 km/h mà không có đèn chiếu sáng cùng với một bằng lái treo. Công tố viên ở Sở luật Los Angeles đã buộc tội rằng những vi phạm này cùng với việc Paris không thực hiện nghĩa vụ đầy đủ trong chương trình giáo dục sử dụng phương tiện làm cho việc tù treo của Paris trở nên rắc rối. Ngày 4/5, Thẩm phán Michael T Sauer buộc tội Paris với 45 ngày tù giam vì vi phạm. Paris đã nhờ Thống đốc bang California lúc bấy giờ là Arnold Schwarzengger cho án tha bổng. Tuy nhiên sau đó Paris đổi luật sư và từ bỏ việc tìm cách thoát án.
Paris bắt đầu án phạt của mình vào ngày 5/6 ở nhà tù nữ ở Lynwood, California sau khi tham gia Giải MTV Movie Awards vào ngày 3/6 trước đó. Ngày 7/6, Cảnh sát trưởng Hạt Los Angeles là Lee Baca đã kí bản án cho Paris hưởng tù treo quản thúc tại gia trong vòng 40 ngày cùng với một thiết bị theo dõi đeo ở cổ chân do Paris có bệnh sử nên cô không thể thực hiện án phạt của mình trong tù. Bace nói "tôi nghĩ rằng những ai không thích người nổi tiếng cho rằng người nổi tiếng nên bị phạt nặng hơn người thường, việc đó rất vô lý và không công bằng". Thấm phán Micheal Sauer cũng ra lệnh triệu hồi Paris tới tòa ngày 8/6 cho bản kháng án của mình bao gồm "không làm việc công ích và không đeo thiết bị theo dõi". Sau khi nghe điều này, thẩm phán Sauer từ chối bản kháng án và Paris vẫn sẽ phải thực hiện án phạt là 45 ngày trong tù. Sau khi nghe phán quyết, Paris đã hét lớn và đòi gặp mẹ của mình. Cô được đưa tới phòng y tế và quay trở lại tù sau đó ở Lynwood vào ngày 13/6. Paris được thả tự do vao ngày 26/6/2007.
Trong tù, mục sư Marty Angelo đã khai sáng cho Paris nhiều điêu, bao gồm việc "một khởi đầu mới" trong một bài phỏng vấn với Larry King trong talk show vào ngày 28/6/2007 (2 ngày sau khi được thả tự do) và trích nhiều câu nói khác từ hồi kí của Angelo. Ngày 9/6, Angelo thất bại trong việc kiến nghị với thẩm phán Sauer rằng mình sẽ ở tù giúp Paris nếu như tòa cho phép Paris rời khỏi nhà tù để tiện cho việc chữa trị bệnh. Paris nói với Larry King rằng từ bé cô đã phải dùng thuốc Adderall cho chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Vì điều này mà series The Simple Life dừng lại hoàn toàn sau mùa thứ 5 vào tháng 7/2007. Đầu tháng 8, Paris kí bản hợp đồng thỏa thuận với Antebi để cho ra mắt dòng giày dép mang tên Paris Hilton bao gồm cao gót, giày đế thấp, giày đế xuồng và giày thể thao, được dự định sẽ cho ra mắt vào năm 2008. Giữa tháng 8, cô giới thiệu dòng sản phẩm bao gồm áo quần, đầm váy, áo khoác và quần jeans ở Kitson Boutique ở Los Angeles. Paris cho rằng đây là "giấc mơ thành hiện thật", mô tả dòng sản phẩm của mình "rất vui tươi, tươi sáng và hào nhoáng". Vào tháng 12/2007, cô chụp ảnh khỏa thân (đã được phủ với sơn vàng) để quảng cáo cho rượu "Rich Prosecco" phiên bản đóng lon, đồng thời cũng bay tới Đức để thực hiện quảng cáo cho nhãn hiệu này.
Cùng lúc đó, ông nội của cô là Barron Hilton đã quyên góp 97% tài sản của mình cho quỹ từ thiện được thành lập bởi ông cố Conrad N. Hilton: quỹ Conrad N. Hilton. Vì thế, quyền thừa kế cho các cháu bao gồm Paris bị giảm đi. Năm 2007, Paris làm mẫu cho 2 B Free và ra mắt dòng nước hoa thứ tư của mình mang tên Can Can.
2008-2009: Tập trung diễn xuất và chương trình My new BFF
Tình yêu đối với chó đã khiến Paris ra mắt dòng sản phẩm dành riêng cho thú cưng tên Little Lilly by Paris Hilton, một phần lợi nhuận sẽ được quyên cho quỹ cứu trợ động vật. "Tôi có 17 chú chó và tôi rất thích diện đồ cho bọn chúng, vì thế tôi bắt đầu thiết kế dòng sản phẩm cho thú cưng, nó thật sự rất dễ thương như đầm và quần jeans - những thứ mà chỉ con người có thể mặc được, nhưng lại dành cho những chú chó cưng", Paris trả lời phỏng vấn trong lúc diễn ra giải Super Bowl. Tháng 4/2008, cô xuất hiện trong một tập phim từ show "Tên tôi là Earl" tên "Tôi sẽ không chết chỉ với một sự giúp đỡ từ bạn bè". Ngày 6/8/2008, Paris xuất hiện trong một đoạn phim trên mạng tên "Paris trả lời đoạn quảng cáo của McCain" được đạo diễn bởi Adam McKay, video được đăng trên trang web Funny or Die. Trong đoạn video, Paris đóng vai nhại lại một quảng cáo mang tên "Celeb" thuộc chiến dịch tranh cử tổng thống của John McCain năm 2008. Trong "Celeb", McCain so sánh Barack Obama giống như người nổi tiếng cỡ Paris Hilton và Britney Spears, nêu lên tranh cãi về việc liệu Obama có đủ khả năng và chỉ trích năng lực chính trị của Obama. Tờ Washington nói rằng đây "có thể là vai diễn hay nhất của cô ấy", Paris mặc một bộ đồ bơi in hình da báo trong video. Thu hút 7 triệu lượt xem chỉ trong 2 ngày và nhận được vô số nhận xét từ khắp mọi nơi. Trong tháng 10 sau đó, cô cũng xuất hiện trong parody mang tên Funny or Die, tên "Paris Hilton đối thoại về tổng thống với Martin Sheen", cùng với Martin Sheen, con trai của diễn viên Charlie Sheen. Paris mặc một chiếc váy ngủ màu xanh lá và make up đậm, bàn luận về những vấn đề chính trị với Martin Sheen đóng vai cánh hữu.
Một bộ phim tài liệu về cô tên Paris, Not France được lên sóng ở Liên hoan phim quốc tế Toronto năm 2008. Trong phim tài liệu, Paris nói về việc hình ảnh của cô trong mắt công chúng và truyền thông, "Tôi bị đánh giá mọi lúc mọi nơi, còn họ thì chỉ mặc sức tự vẽ lên hình ảnh một con người hoàn toàn khác với bản thân tôi, tôi không thể làm được gì". Tại buổi công chiếu bộ phim, đạo diễn Adria nói rằng "làm nên một bộ phim như thế này sẽ không tốt cho cô ấy trong thời điểm quá khứ, nhưng bây giờ ai cũng biết cô ấy và để thấy được một mặt khác của con người cô ấy là một điều thú vị". Bộ phim được chiếu trên đài MTV vào tháng 7/2009.
Paris đóng vai chính trong show truyền hình "Paris Hilton's My New BFF", chương trình chủ yếu về việc Paris tìm người bạn thân mới; series được ra mắt vào ngày 30/9/2008. Cùng ngày Paris cũng phát hành ca khúc "My BFF" (bài hát chủ đề của show) trên KIIS FM cùng với Ryan Seacrest dẫn chương trình. Series thu hút hơn 1,2 triệu lượt người xem ở tập đầu tiên và đạt 1.6 tỉ suất người xem lứa tuổi 12 tới 34 tuổi được lên sóng vào tối thứ ba lúc 10 giờ tối. Kế hoạch tiếp theo của Paris chương trình nhạc kịch Gothic Rock tên Repo! The genetic opera. Cô đóng vai Amber Sweet, cô con gái nghiện chất kích thích của một nhà công nghệ sinh học. Horror.com nói rằng "đây có lẽ là vai diễn tốt nhất Paris tới thời điểm này". Tuy nhiên Jam! Movies lại cho rằng cô chỉ bất tài. Paris phản bác lại "được giao một vai diễn như thế này thật sự là 1 điều mới mẻ vì đó giờ tôi chỉ được giao những vai diễn chính mình trên phim". Paris được để cử cho giải Nữ diễn viên phụ tệ nhất của Giải Mâm xôi vàng nâm 2009. Bộ phim được ra mắt tại hội chợ Comic-Con quốc tế và chỉ được chiếu một thời gian ngắn ở Mỹ và Canada vào ngày /11/2008. Repo! có doanh thu mở màn tốt trong tuần đầu tiên công chiếu, thu về 51,600 dollar Mỹ ở 8 rạp chiếu phim. Tầm thời điểm đó, Paris cũng cho ra mắt dòng nước hoa thứ năm của mình tên Fairy Dust, đồng thời cũng chia tay với tay chơi guitar Benji Madden của nhóm nhạc Good Charlotte sau gần 1 năm hẹn hò.
Sau phiên bản Mỹ có thành công nhất định, phiên bản show truyền hình "Paris's My New BFF" phiên bản Anh được lên sóng trên kênh ITV2 ở Anh vào ngày 29/1/2009. Trước đó, show đã được ghi hình vào tháng 10/2008. Mặc dù series được xem là thành công nhưng nó chỉ có 428,000 lượt người xem ở tập đầu tiên và 605,000 lượt xem cho tập cuối. Mùa thứ hai của chương trình được phát hành vào ngày 2/6/2009. Á quân của phiên bản Anh là Kat McKenzie, mất vào ngày 3/7/2009 do bị nghi sốc chất kích thích. Vào tháng 6, Paris quay chương trình ở Dubai, và được chiếu vào năm 2011. Cô cũng xuất hiện trong tập 5 của phim truyền hình Supernatural mùa thứ 5. Tháng 7/2009, dòng nước hoa thứ sáu của cô là Siren được giới thiệu và thậm chí còn thắng giải Nước hoa người nổi tiếng nữ của năm tại giải Fifi năm 2009. Cô cũng tham gia thiết kế kính mát cho Gripping Eyewear. Cô giới thiệu dòng kính mát của mình vào ngày 7/10/2009 và chính thức lên kệ vào tháng 3/2010 sau đó. Tháng kế tiếp, cô ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc bao gồm dầu gội, dầu xả và vitamin dành cho tóc. Cùng năm, Paris bắt đầu hẹn hò ngôi sao The Hills là Doug Reinhardt tuy nhiên hai người chia tay vào tháng 4/2010 sau khi Paris e ngại rằng Doug chỉ hẹn hò với cô để làm bàn đạp cho sự nghiệp.
2010-2012: Vấn đề pháp lý, quay trở lại làm ngôi sao truyền hình thực tế và sự nghiệp DJ.
Tháng 2/2010, cô tham gia một quảng cáo cho hãng bia đến từ Brazil mang tên Devassa Bem Loura, slogan của hãng được dịch thẳng ra tiếng Anh là "con ả tóc vàng hoa". Là một phần của chiến dịch quảng bá, cô cưỡi trên một bóng hơi hình thùng đựng bia ở lễ hội Carnival Rio. Ngày 2/7, Paris bị bắt gặp hút cần sa trong lúc diễn ra trận đấu giữa Brazil và Hà Lan thuộc khuôn khổ World Cup 2010. Mặc dù đã bị dẫn ra khỏi sân vận động bởi cảnh sát địa phương, vụ việc chìm xuồng không lâu sau đó. Người phát ngôn của cô là Dawn Miller lên tiếng rằng "sự việc chỉ là hiểu lầm thật ra là do có người trong nhóm đã hút cần sa chứ không phải Paris". Hai tuần sau, Paris bị bắt và thả ngay sau đó sau khi bị phát hiện có chứa cần sa tại sân bay Figari Sud-Corse ở Corsica.
Ngày 10/8/2010, Paris ra mắt dòng nước hoa thứ 10 mang tên Tease, được lấy cảm hứng từ Marilyn Monroe. Ngày 19/8, cô ra mắt dòng thời trang giày ở Las Vegas, trong bài phỏng vấn về dòng sản phẩm có giá từ 60 tới 160 dollar Mỹ, cô nói rằng cô "đã lựa thiết kế, chất liệu và màu sắc cũng như làm sao để nó có thể thoải mái nhất cho người dùng". Cùng tháng đó, cô cũng bị giam giữ bì tình nghi hút ma túy ở Las Vegas cùng với bạn trai lúc bấy giờ là Cy Waits, bị buộc tội lái xe trong lúc phê chất kích thích. Luật sư của Paris nói rằng chiếc túi xách đựng 800gr ma túy không phải của cô, "chiếc túi đến từ thương hiệu cao cấp nhưng không có nghĩa là nó thuộc về Paris". Sau đó Paris thừa nhận rằng tiền mặt và thẻ tín dụng từ chiếc túi xách là của mình, gián tiếp thừa nhận rằng ma túy cũng là của cô. Paris bị buộc tội với 2 tội danh vào ngày 17/9/2010. Paris hưởng 1 năm tù treo, 200 giờ hoạt động công ích xã hội và án phạt 2,000 dollar Mỹ cũng như phải hoàn thành lớp giáo huấn về chất kích thích. Luật sư David Rogers cho rằng "Nếu như cô ấy bị giam giữ vì tội vi phạm luật giao thông nhỏ thôi cũng đủ cho cô ấy vô tù ngồi trong 1 năm. Sẽ không có bàn tới bàn lui gì cả". Ngày 21/9/2010, trên đường tới Tokyo quảng bá cho dòng thời trang và nước hoa, Paris cùng em gái là Nicky Hilton bị nhân viên xuất nhập cảnh giữ lại tại sân bay Narita do những cáo buộc sử dụng chất kích thích trước đó. Do luật cấm chất kích thích hà khắc ở Nhật, những ai có liên quan tới sử dụng chất kích thích sẽ bị cấm nhập cảnh vào Nhật. Nhân viên sân bay điều tra cả hai "hàng tiếng đồng hồ", dẫn tới việc cả hai phải qua đêm ở khách sạn trong sân bay. Ngày 22/9, Nhật Bản cấm Paris nhập cảnh vào Nhật, sau đó Paris bay về Mỹ bằng máy bay riêng. Những điểm dừng khác trong chương trình quảng bá như Indonesia và Malaysia cũng bị hủy bỏ do luật cấm chất kích thích. Cuốn phim tài liệu tên Teenage Paparazzo có Paris xuất hiện được lên sóng trên kênh HBO ngày 27/9.
Cô lồng tiếng cho nhân vật Bella trong bộ phim đài ABC tên "Chú chó cứu lấy kì nghỉ Giáng Sinh", đây là vai lồng tiếng đầu tiên của cô, Paris phát biểu: "Tôi nghĩ đây là một bộ phim rất đáng yêu" và "Tôi rất thích những bộ phim về động vật, cũng như phim chủ đề Giáng Sinh, bà của tôi mất vài năm về trước vì căn bệnh ung thư vú, cũng có một chú chó lông xù tên Paris như thế. Khi xem bộ phim này tôi có cảm giác như đang xem chú cún của bà mình vậy". Bộ phim được lên sóng vào ngày 28 tháng 11 năm 2010 và nhận được nhiều phản hồi tích cực với 2,611 triệu lượt xem. Tháng 12 năm 2010, cô ra mắt đội xe đua của mình trong khi một trong những tài xế của cô là Maverick Vinales thắng giải đấu và đạt thứ hạng thứ 3 trong giải đua 125cc phân khối vào tháng 11 sau đó. Paris làm mẫu lần thứ 2 cho Tuần lễ thời trang Brazil năm 2011 (lần đầu tiên là vào đầu năm 2010). Tháng 2, cô giới thiệu dòng nước hoa mới mang tên The Passport Collection, được lấy cảm hứng từ những thành phố lớn như Paris, South Beach, Florida và Tokyo. Tháng tiếp theo, cô giới thiệu dòng sản phẩm giày dép ở Mexico. Vào khoảng thời gian đó, cô cũng ra mắt ứng dụng di động tương thích với iPhone và iPod Touch.
Ngày 12 tháng 5 năm 2011, cô mở cửa hàng thứ 3 ở Philippines. Cửa hàng tọa lạc ở trung tâm thương mại Abreeza ở thành phố Davao, bày bán các mặt hàng bao gồm túi xách, hoa tai, ví, dây thắt lưng và nước hoa. Vào ngày 1/6, cô trở lại tham gia chương trình thực tế mang tên "Oxygen's The World According to Paris". Chương trình theo sát những sự kiện thực tế trong cuộc sống hàng ngày của Paris, thu hút 409 ngàn lượt xem. Đây không phải là số người xem quá cao, khiến cho nhiều người nghĩ rằng danh tiếng của Paris không còn như xưa. Tờ New York Times nói rằng cô "là một người phụ nữ hấp dẫn với tài năng đã được kiểm chứng cho việc tự quảng bá bản thân cũng như tự marketing, mặc dù là một ngôi sao truyền hình thực tế không còn nổi danh như xưa, giống như Sony Walkman trong thời đại iPod, hay Friendster trong thời đại của Facebook" kèm theo "Paris có nhiều bạn trai, cũ cũng như mới. Paparazzi vẫn săn đón cô nhưng bây giờ Paris không còn thu hút một lượng lớn khán giả như xưa nữa - ngay cả việc lên sóng trực tiếp về những buổi công chiếu phim trên Facebook cũng vô tác dụng". Cô xuất hiện cùng với bạn trai của mình là một chủ nightclub, tên Cy Waits, chia tay vào tháng 6 cùng năm. Cô được phong danh hiệu "Doanh nhân triệu đô" bởi tạp chí Variety và được lên trang bìa cho ấn bảng cùng tháng. Paris khai trương cửa hàng thứ 4 ở Philippines vào ngày 18 tháng 8 năm 2011. Vào tháng 9, cô giới thiệu dòng sản phẩm giày dép ở Istanbul; một cửa hàng nữa được mở ở Ấn Độ, là tiền đề cho 8 cửa hàng tiếp theo. Cô cũng làm mẫu cho nhà thiết kế Andre Tan trong Tuần lễ thời trang Ukraine vào tháng 10 năm 2011.
Đầu năm 2012, Paris ra mắt dòng sản phẩm kính mát ở Thượng Hải, và tự gọi "đây là một thành công lớn". Sau đó cô bắt đầu sự nghiệp làm DJ của mình ở một chương trình nhạc hội ở Brazil, giới thiệu đĩa đơn "Last night" (được sản xuất bởi Afrojack). Mặc dù nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ DJ Deadmau5, Samantha Ronson và Afrojack sau khi màn trình diễn của cô được đăng trên Youtube, DJ Poet, người hâm mộ và khán giả có mặt tại sự kiện lại khen ngợi cô. Sau màn trình diễn đó, cô trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất trên Twitter. "Last night" sau đó được đưa lại cho Pitbull và xuất hiện trong album Global Warming hợp tác Havanna Brown là ca sĩ hát chính. Dòng sản phẩm giày dép của Paris được vinh danh là dòng sản phẩm người nổi tiếng tốt nhất tại Lễ trao giải trao thưởng quốc tế năm 2012, cô cũng cho ra mắt dòng nước hoa thứ 15 của mình tên Dazzle. Cô xuất hiện trong video ca nhạc của ca sĩ người Hàn Quốc Kim Jang Hoon, video được quay tại bãi biển Malibu trong 2 ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2012. Người đại diện của Kim Jang Hoon phát biểu rằng có nhiều sao nữ đã được nhắm cho vai diễn này bao gồm Jessica Alba và Scarlett Johansson. Paris được chọn bởi vì sau một cuộc khảo sát, người Hàn biết cô ấy nhiều hơn những người còn lại. Có tin cho rằng cô đã được trả thù lao 1 triệu đôla, video được ra mắt dưới định dạng 3D vào tháng 10 năm 2012.
Ngày 20 tháng 9 năm 2012, một đoạn băng thoại trong đó có giọng của Paris mỉa mai người đồng tính xuất hiện trên Internet. Sau khi bị chỉ trích dữ dội, cô lên tiếng xin lỗi thông qua GLAAD và nói rằng mình luôn ủn hộ cộng đồng đồng tính và nói rằng những người đồng tính là những người mạnh mẽ và truyền cảm hứng nhất mà mình từng biết. Vì sự kiện này mà đài Logo TV đã hủy bỏ kế hoạch lên sóng phim tài liệu về Paris. Cùng tháng đó, Paris bắt đầu hẹn hò với người mẫu nam Tây Ban Nha River Viiperi và khai trương một cửa hàng ở Mecca vào đầu tháng 11. Được xem là "thánh đường của người Hồi Giáo" và Ả Rập Xê Út là đất nước khá bảo thủ, những vấn đề về đời tư của Paris bắt đầu lan truyền trên Twitter. Đầu tháng 12, cô làm mẫu cho nhà thiết kế Shane và Falguni Peacock ở Tuần lễ Thời trang Ấn Độ, cũng như đảm nhận vai trò DJ. Giống như buổi diễn ra mắt của mình, nhiều khán giả có mặt tại chương trình rất yêu thích và ủng hộ, trong khi người xem trên Youtube lại chỉ trích nặng nề.
2013-hiện tại: Quay trở lại sự nghiệp âm nhạc và những kế hoạch khác
Tháng 1 năm 2013, Paris xuất hiện trong 4 tập của chương trình Paradise Hotel phiên bản Đan Mạch, và được trả thù lao $300,000. Cô cũng xuất hiện trong 2 tập của "The Real Housewives of Beverly Hills", có dì của cô là Kyle và Kim Richards thủ vai. Vào tháng 4, cô mở cửa hàng thứ 44 ở Botoga, Colombia. Tháng 5, video ca nhạc của Rich Gang là "Tapout", cô xuất hiện cùng với Lil Wayne, Christina Milian và Nicki Minaj được ra mắt. Cùng tháng, có tin rằng Paris kí hợp đồng với hãng thu âm Cash Money và lên kế hoạch ra mắt album thứ hai hợp tác với RedOne, Snoop Dogg và Flo Rida. Cô nói với tạp chí Rolling Stone "Tôi đang làm việc với những người thật tuyệt vời vài tài năng cho album của mình và rất mong muốn được chia sẻ với khán giả và người hâm mộ", miêu tả album sắp tới "rất đa dạng". Tháng tiếp theo đó, Paris xuất hiện trong bộ phim The Bling Ring của đạo diễn Sofia Coppola, nói về một băng trộm tuổi teen đã đột nhập các căn hộ của nhiều người nổi tiếng bao gồm Paris, Lindsay Lohan và Orlando Bloom. Paris cho Coppola mượn nhà của mình để quay phim trong 2 tuần. Trong một bài phỏng vấn với The Hollywood Reporter, cô nói rằng Sofia rất thích nhà của cô khi Sofia tới dự tiệc sinh nhật của Paris. Đạo diễn Coppola nói "Tôi rất muốn được quay phim ở căn nhà của cô ấy, nó rất khác biệt. Vì thế sẽ rất khó để tái dựng lại ngôi nhà to lớn như vậy của Paris"
Suốt tháng 8 năm đó, Paris làm DJ ở tuần lễ lệ hội Amnesia ở Ibiza. Nhận được sự ủng hộ từ khán giả và nhà phê bình âm nhạc giúp cô được gia hạn hợp đồng vào năm 2014. Vào tháng 10, cô phát hành đĩa đơn đầu tiên từ album phòng thu thứ hai của mình mang tên "Good Time" hợp tác với rapper Lil Wayne. Đĩa đơn đạt thứ hạn 18 trên bảng xếp hạng nhạc dance và nhạc điện tử. Đĩa đơn thứ hai "Come alive" được ra mắt vào tháng 7 năm 2014. Vào tháng 4 năm 2015, cún cưng của Paris từng xuất hiện trong The Simple Life đã qua đời ở tuổi 14. Đĩa đơn thứ 3 "High Off My Love" được phát hành và đạt thứ hạng thứ 3 trên bảng xếp hạng Billboard nhạc dance Mỹ. Tháng 1 năm 2016, bài hát "Crazy" hợp tác với DJ Poet được ra mắt.
Paris đính hôn với người mẫu và diễn viên Chris Zylka vào tháng 1 năm 2018. Cô cũng phát hành bài hát "I need you" vào lễ Valentine năm 2018 và gửi tặng tới vị hôn phu của mình.
Danh sách phim và giải thưởng |
"Shche ne vmerla Ukraina" (tiếng Ukraina: Ще не вмерла Україна tức là "Ukraina bất diệt") là quốc ca của Ukraina. Nhạc sĩ Mikhailo Verbytsky, một người theo đạo Thiên chúa và là cha cố, đã sáng tác phần nhạc từ năm 1863 để đi kèm phần lời do Pavlo Chubynsky viết.
Năm 1917, nó trở thành quốc ca của Nước Cộng hòa Nhân dân Ukraina dù nước này tồn tại trong thời gian ngắn.
"Shche ne vmerla Ukraina" được cất lên như là Quốc ca trong lễ nhậm chức của Tổng thống đầu tiên của Ukraina, Leonid Kravchuk, và ngày 5 tháng 12 năm 1991.
Hiến pháp năm 1996 lấy nhạc của Verbytsky làm chủ đề cho Quốc ca, còn phần lời được 2/3 Thượng viện lựa chọn. Ngày 6 tháng 3 năm 2003, Quốc hội Ukraina đã chọn phần lời sau khi sửa đổi chút ít nguyên bản của Chubynsky.
Lịch sử
Sáng tác quốc ca Ukraina bắt đầu vào mùa thu năm 1862 trong một bữa tiệc của Pavlo Chubynsky. Một số nghiên cứu tin rằng Quốc ca Ba Lan - "Jeszcze Polska nie zginęła" (Ba Lan bất diệt), sau này trở thành quốc ca của nước này, nhưng đã có từ năm 1797 và Ba Lan, cũng có ảnh hưởng đến lời bài hát của Chubynsky. Vào thời điểm đó, quốc ca Ba Lan đã rất phổ biến trong các quốc gia Đông Âu của cựu Thịnh vượng chung Ba Lan, khi họ bắt đầu những cuộc đấu tranh giành độc lập: một vài tháng sau khi Chubynsky đã viết lời bài hát của mình, khởi nghĩa tháng Giêng bắt đầu. Tương tự như vậy, chịu ảnh hưởng từ quốc ca Ba Lan, nhà thơ Slovak Samo Tomášik đã viết bài hát "Hej, Slováci" (Này! người Slav), mà sau này trở thành bài quốc ca của Nam Tư từ năm 1944 đến năm 2003.
Việc sử dụng rộng rãi lời bài hát của Chubynsky trong những người Ukrainophiles (những người có cảm tình với Ukraina) rất nhanh. Vào ngày 20 cùng năm đó Chubynsky đã viết lời bài hát, người đứng đầu cảnh binh - Hoàng tử Vasily Dolgorukov ra lệnh trục xuất Chubynsky với tội danh "gây ảnh hưởng nguy hiểm trong suy nghĩ của dân thường" và ông sống lưu vong tại tỉnh Arkhangelsk.
Bài thơ của Chubynsky lần đầu tiên được công bố chính thức vào năm 1863 khi nó xuất hiện trong ấn bản thứ tư tạp chí Meta của Lviv. Ngay sau khi bài thơ trở nên phổ biến ở miền Tây Ukraine, nó đã được nhận thấy bởi các giáo sĩ Ukraina. Lấy cảm hứng từ bài thơ của Pavlo Chubynsky, linh mục Mykhailo Verbytsky của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina, một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Ukraina, đã quyết định viết nhạc cho nó. Năm 1865, bài thơ của Chubynsky được xuất bản lần đầu cùng với bản nhạc của Verbytsky. Lần đầu được hợp xướng vào năm 1864 tại Nhà hát Ukraine ở Kiev.
Bản thu âm đầu tiên của "Shche ne vmerla Ukrayiny ni slava ni volya" ("Szcze ne wmerla Ukrainy ni slava ni volya") bằng tiếng Ukraina được phát hành trên một bản ghi vinyl của Công ty thu âm Columbia vào năm 1916. Là một bài hát dân gian được thực hiện bởi một người di cư người Ukraine từ Lviv và cư dân New York Mychajlo Zazulak vào năm 1915.
Tuy nhiên, bài thơ của Chubynsky đã không được sử dụng như một bài quốc ca cho đến năm 1917, khi nó được thông qua bởi Cộng hòa Nhân dân Ukraina. Tuy nhiên, ngay cả trong năm 1917–21, "Shche ne vmerla Ukrayina" đã không được chấp nhận theo luật định là một bài quốc ca chính thức như những bài quốc ca khác cũng được sử dụng vào thời điểm đó.
Trong khoảng thời gian từ năm 1918 đến năm 1919, bài thơ của Chubynsky cũng được sử dụng như một bài quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina.
Năm 1939, "Shche ne vmerla Ukrayiny i slava i volya" đã được thông qua như là bài ca chính thức của khu tự trị Carpatho-Ukraina bên trong Tiệp Khắc.
Thời kỳ Xô Viết
Khi Ukraina ký Hiệp ước về việc thành lập Liên Xô với Nga, Ngoại Kavkaz và Byelorussian vào năm 1922, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập, quốc ca đã bị chế độ Xô viết cấm ngay lập tức. Vào buổi đầu tiên của Liên Xô, khi quyết định rằng mỗi nước cộng hòa Xô viết nên có bài quốc ca riêng, bài thơ "Shche ne vmerla Ukrayina" đã bị từ chối để ngăn chặn chủ nghĩa ly khai ở Ukraina. Các nhà cầm quyền Liên Xô tuyên bố rằng Ukraina là một quốc gia nằm trong Liên Xô, đó là "bình đẳng giữa những người bình đẳng, tự do trong số những người tự do" và nó nhất thiết phải đề cập đến chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi Pavlo Tychyna, phiên bản của "Zhyvy, Ukrayino, prekrasna i syl'na" (Quốc ca Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina) là bài hát chính thức của Ukraina từ 1949 đến 1991. Anton Lebedynez đã viết nhạc cho nó. Ca khúc này không bao giờ trở nên phổ biến tại Ukraina và thời Xô Viết, quốc ca Liên Xô được trình diễn trong hầu hết các sự kiện chính thức ở Ukraina.
Lời
"Shche ne vmerla Ukrainy ni slava ni voly" được hát như là bài quốc ca trên thực tế tại lễ nhậm chức của Tổng thống đầu tiên Leonid Kravchuk vào ngày 5 tháng 12 năm 1991, nhưng đến tận ngày 6 tháng 3 năm 2003, bài thơ của Chubynsky chính thức trở thành một phần của Quốc ca Ukraina.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2003, Verkhovna Rada đã chấp nhận lời bài hát chính thức của ca, chọn sử dụng câu đầu tiên và điệp khúc từ bài thơ của Chubynsky, trong khi sửa đổi một chút đoạn đầu tiên của nó. Thay vì nói "Ukraina vẫn chưa chết, không phải sự vinh quang của Người, cũng không phải tự do của Người" (tiếng Ukraina: Ukrainianе не вмерла Україна, ні слава, ні воля), khái niệm về Ukraina "đã chết" như một quốc gia đã bị xóa sổ: "Vinh quang của Ukraina vẫn chưa tắt, cũng không phải tự do của Người" (tiếng Ukraina: Ukrainianе не вмерла України, і слава, і воля).
Điều 20 Hiến pháp của Ukraina (ngày 28 tháng 6 năm 1996) chỉ định âm nhạc của Verbytsky cho bài quốc ca:
Quốc ca của Ukraina là quốc ca được đặt theo âm nhạc của M. Verbytsky, với những từ được xác nhận bởi luật được thông qua bởi không ít hơn hai phần ba thành phần hiến pháp của Verkhovna Rada của Ukraina.
Lời chính thức
Lời chính thức từ năm 2003
Lời gốc của Chubynsky
Khổ thơ đầu trong bài thơ gốc của Chubynsky tương tự như khổ thơ đầu của quốc ca các nước Ba Lan, Nam Tư, và Israel.
Bản gốc xuất bản năm 1863:
Bản gốc tiếng Ukraine
Ще не вмерла України,
і слава, і воля!
Ще нам браття-Українці,
Усміхнеться доля!
Згинуть наші вороженьки,
Як роса на сонці;
Запануємъ, браття й ми
У своїй сторонці.
Душу й тіло ми положим
За нашу свободу
І покажем, що ми браття
Козацького роду.
Гей-гей, браття миле,
Нумо братися за діло!
Гей-гей пора встати,
Пора волю добувати!
Наливайко, Залізнякъ
И Тарас Трясило
Кличуть насъ изъ-за могилъ
На святеє діло.
Изгадаймо славну смерть
Лицарства-козацтва,
Щобъ не втратить марне намъ
Своєго юнацтва.
Душу, тіло...
Ой Богдане, Богдане
Славний нашъ гетьмане!
На-що віддавъ Україну
Москалям поганимъ?!
Щобъ вернути іі честь,
Ляжемъ головами,
Назовемся України
Вірними синами!
Душу, тіло...
Наші браття Славяне
Вже за зброю взялись;
Не діжде ніхто, щобъ ми
По-заду зістались.
Поєднаймось разомъ всі,
Братчики-Славяне:
Нехай гинуть вороги,
Най воля настане!
Душу, тіло...
Chuyển ngữ tiếng Latin
Šče ne vmerla Ukrajiny,
i slava, i volja
Šče nam, brattja-Ukrajinci,
Usmichnetjsja dolja!
Zhynutj naši voroženjky,
Jak rosa na sonci;
Zapanujem, brattja j my
U svojij storonci.
Dušu, tilo, my pložym
Za našu svobodu
I pokažem, ščo my brattja
Kozacjkoho rodu.
Hej-hej, brattja myle,
Numo bratysja za dilo!
Hej-hej, pora vstaty,
Pora volju dobuvaty!
Nalyvajko, Zaliznjak
Y Taras Trjasylo
Klyčutj nas yz-za mohyl
Na svjateje dilo
Yzhadajmo slavnu smertj
Lycarctva-kozactva,
Ščob ne vtratytj marne nam
Svojeho junactva.
Dušu, tilo...
Oj Bohdane, Bohdane
Slavnyj naš hetjmane!
Na-ščo viddav Ukrajinu
Moskaljam pohanym?!
Ščob vernuty ii čestj
Ljažem holovamy
Nazovemsja Ukrajiny
Virnymy synamy!
Dušu, tilo...
Naši brattja Slavjane
Vže za zbroju vzjalysj;
Ne dižde nichto, ščob my
Po-zadu zistalysj.
Pojednajmosj razom vsi,
Bratčyky-Slavjane:
Nechaj hynutj vorohy,
Naj volja nastane!
Dušu, tilo...
Bản dịch
Ukraina vinh quang và tự do,
Vẫn chưa gục ngã!
Hỡi những người Ukraina dũng cảm,
Số phận sẽ mỉm cười!
Kẻ thù của chúng ta rồi sẽ chết
Như sương sớm phải ánh mặt trời;
Chúng ta sẽ cai trị
Trong đất nước chúng ta.
Linh hồn và cơ thể chúng ta ngã xuống
Cho tự do của chúng ta
Và để thiên hạ ngưỡng mộ anh em ta
Dòng giống Kazakh ngàn năm,
Này, những người anh em thân yêu
Hãy trở lại chiến đấu
Này, này thời gian tăng dần
Thời gian để đạt được tự do!
Nalyvaiko, Zalizniak
And Taras Triasylo
Call us from beyond the grave
To the holy battle.
Recall the famous death of
Chivalrous Cossacks
Not to lose vainly
Our youth.
Soul and body...
Oh Bohdan, Bohdan
Our great hetman
What for did you give Ukraine
To wretched muscovites?!
To return her honor,
We lay our heads
We shall call ourselves Ukraine's
Faithful sons!
Soul and body...
Our Slavic brothers
Already took up arms
No one shall see
That we should stay behind.
Unite together all,
Brothers Slavs:
So that enemies perish,
And freedom comes!
Soul and body...
Bản sao chép
Được sử dụng trước năm 2003
Ukrainian original
Ще не вмерла України ні слава, ні воля.
Ще нам, браття-українці, усміхнеться доля.
Згинуть наші вороженьки, як роса на сонці,
Запануєм і ми, браття, у своїй сторонці.
Приспів (×2)
Душу й тіло ми положим за нашу свободу,
І покажем, що ми, браття, козацького роду!
Станем браття, в бій кривавий, від Сяну до Дону
В ріднім краю панувати не дамо нікому.
Чорне море ще всміхнеться, дід Дніпро зрадіє,
Ще на нашій Україні доленька наспіє.
Приспів (×2)
А завзяття, праця щира свого ще докаже,
Ще ся волі в Україні піснь гучна розляже.
За Карпати відіб'ється, згомонить степами,
України слава стане поміж народами.
Приспів (×2)
Roman transliteration
Šče ne vmerla Ukrajiny, ni slava, ni volja,
Šče nam, brattja ukrajinci, usmichnetjsja dolja.
Zhynutj naši voroženjky, jak rosa na sonci,
Zapanujem j my, brattja, u svojij storonci.
Refrain (×2)
Dušu y tilo my položym za našu svobodu,
I pokažem, ščo my, brattja, kozacjkoho rodu!
Stanem brattja, v bij kryvavyj, vid Sjanu do Donu
V ridnim kraju panuvaty ne damo nikomu.
Čorne more šče vsmichnetjsja, did Dnipro zradije,
Šče u našij Ukrajini dolenjka naspije.
Refrain (×2)
A zavzjattja pracja ščyra svoho šče dokaže,
Šče sja voli v Ukrajini pisnj hučna rozljaže.
Za Karpaty vidib'jetjsja zhomonytj stepamy,
Ukrajiny slava stane pomiž narodamy.
Refrain (×2)
English translation
Ukraina bất diệt, nor her glory, nor her freedom,
Khi chúng ta, những người Ukraina, số phận rồi sẽ lại mĩm cười.
Kẻ thù của ta rồi sẽ chết, như sương sớm phải ánh mặt trời,
Và anh em hỡi, chúng ta sẽ cai trị trong vùng đất tự do của chúng ta.
Điệp khúc (×2)
Linh hồn và cơ thể chúng ta sẽ nằm xuống, tất cả vì sự tự do của chúng ta,
Để thiên hạ ngưỡng mộ anh em chúng ta, dòng giống Kakazh ngàn năm.
Anh em hỡi, hãy đứng lên, trong những trận chiến đẫm máu từ Syan đến Don,
Chúng ta không cho phép kẻ thù cai trị đất của chúng ta.
Biển Đen sẽ mỉm cười, và Dnepr sẽ vui mừng,
Vì may mắn của Ukraina sẽ bùng cháy lần nữa.
Refrain (×2)
Our persistence and our sincere toils will be rewarded,
And freedom's song will throughout all of Ukraine resound.
Echoing off the Carpathians, and across the steppes rumbling,
Ukraine's fame and glory will be known among all nations.
Refrain (×2)
Ghi âm |
RealPlayer (có lúc khi được gọi là RealOne) là trình đa phương tiện do RealNetworks cung cấp, nó chơi nhiều định dạng phương tiện bao gồm MP3, MPEG-4, và QuickTime, cùng với nhiều thế hệ codec RealAudio và RealVideo.
Chức năng
Chơi những
Hồ Sơ nhạc có dạng đuôi: RM, RAM, RA,
Danh Sách nhạc có dạng đuôi:
Tải Về Máy
Real Player, Địa chỉ Tải về Máy
Nhúng WMP trong trang mạng
<object width="320" height="240"
classid="clsid:CFCDAA03-8BE4-11cf-B84B-0020AFBBCCFA">
<param name="controls" value="ImageWindow" />
<param name="autostart" value="true" />
<param name="src" value="male.ram" />
</object>
<EMBED type="audio/x-pn-realaudio-plugin" SRC="STREAMURL"
CONTROLS="ControlPanel,StatusBar"
HEIGHT=60 WIDTH=236 AUTOSTART=false>
</embed> |
Richard Clayderman (tên thật là Philippe Pagès, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1953 tại Pháp) là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Ông đã phát hành nhiều album nhạc, trong đó có các nhạc phẩm của Beethoven, Liszt, Chopin và Mozart, nhưng chủ yếu là của Paul de Senneville và Olivier Toussiant. Richard Clayderman cũng được biết đến bởi khả năng diễn xuất tuyệt vời những bản nhạc được nhiều người ưa chuộng như "Yesterday", "The Sound of Silence" và "Memory".
Mặc dù được đào tạo để trở thành nghệ sĩ piano cổ điển, song hầu hết các đĩa nhạc của ông tập trung vào âm nhạc phổ thông với những tình khúc đương thời.
Sự nghiệp
Thời trẻ
Clayderman học chơi piano từ cha của mình, một giáo viên piano.
Khi 12 tuổi, ông được nhận vào nhạc viện Paris, nơi ông được đánh giá cao vào cuối tuổi thanh niên. Những khó khăn về tài chính đã ngăn cản ông theo đuổi sự nghiệp đầy triển vọng là trở thành nghệ sĩ piano. Thay vào đó, để kiếm sống, Richard đã làm nhân viên ngân hàng và người đệm nhạc cho những ban nhạc đương thời. Ông từng đệm nhạc cho các ca sĩ như Johnny Hallyday, Thierry Le Luron và Michel Sardou.
Thành công và phê bình
Clayderman đã thu âm hơn 1.300 giai điệu, và đã tạo nên một phong cách riêng cho mình. Ông đã dành nhiều thời gian thực hiện các buổi hòa nhạc. Đến năm 2006, con số kỷ lục bán đĩa của ông vào khoảng 150 triệu USD, và có 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim để tín dụng của mình. Ông đã nổi tiếng tại châu Á và được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness là "nghệ sĩ piano thành công nhất trên thế giới".
Clayderman rất nổi tiếng ở các nước thế giới thứ ba, nhiều nhà phê bình cho rằng nhạc của ông là "nhạc thang máy", bởi vì các tác phẩm của ông được chơi ở những nơi không gian rộng rãi, chuyển tiếp như thang máy, khu buôn bán...
Một vài giáo viên âm nhạc Trung Quốc đã góp phần phổ biến nhạc của ông vào Trung Quốc đại lục nhằm làm tăng số lượng sinh viên học đàn piano kể từ thập niên 1980. Theo sách Last Chance to See của Douglas Adams xuất bản năm 1990 thì Clayderman là nghệ sĩ chơi piano nổi tiếng nhất tại Trung Quốc kể từ đó.
Danh sách đĩa nhạc |
Tập đoàn Khách sạn Hilton là một tập đoàn khách sạn Mỹ được sáng lập bởi Conrad Hilton vào đầu thế kỷ 20.
Vào năm 1919, Conrad Hilton mua khách sạn đầu tiên ở Cisco, Texas. Khách sạn mang tên Hilton đầu tiên được xây dựng ở Dallas năm 1925. Từ năm 1943, Hilton trở thành một hệ thống khách sạn ở Mỹ. Năm 1949, tập đoàn mở khách sạn đầu tiên bên ngoài biên giới Mỹ ở San Juan, Puerto Rico. Cũng trong năm đó, Hilton mua lại khách sạn Waldorf Astoria ở thành phố New York. Năm 1946, tập đoàn niêm yết cổ phiếu ở New York.
Trong những khách sạn sang trọng của tập đoàn, có thể kể đến Beverly Hilton, Cavalieri Hilton ở Roma, Hilton Athens, Hilton San Francisco, Hilton New York, Hilton Hawaiian Village, Hilton Waikoloa Village, Paris Hilton...
Đến năm 2004, tập đoàn Hilton sở hữu:
Hilton
Conrad Hotels
Doubletree, Doubletree Guest Suites et Doubletree Club Hotel
Embassy Suites Hotels
Hampton Inn, Hampton Inn & Suites
Hilton Garden Inn
Hilton Grand Vacations Company
Homewood Suites by Hilton
Ngày nay, Hilton là tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới với 2.800 khách sạn, hơn 475.000 phòng trên hơn 80 quốc gia. |
Hồ Thiệu Trị là một kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam, ông sinh năm 1945 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Ông tốt nghiệp trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn năm 1973. Sau đó ông chuyển sang Pháp và nhập quốc tịch ở đó. Năm 1995, Hồ Thiệu Trị trở lại Việt Nam theo lời mời của kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính. Đồ án tu bổ Nhà hát lớn Hà Nội của ông được thông qua. Từ năm 1995 đến năm 1997, ông tham gia giám sát công trình. Sau công trình này, ông đã được nhận Giải thưởng Kiến trúc Việt Nam do Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao tặng.
Các công trình
2000: Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Láng Hạ, Hà Nội)
2001: Khu biệt thự cao cấp Hồ Tây (Đặng Thai Mai, Tây Hồ, Hà Nội)
2001: Cao ốc Văn phòng 21 tầng Bitexco (Q1, Tp. Hồ Chí Minh)
2002: Trung tâm Ngôn ngữ Văn minh Pháp L'Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội)
2002: Khách sạn 5 sao Tân Hoàng Cung (Huế)
2002: Resort Mỹ Cảnh – Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình)
2003: Trung tâm Tổ chức Hội nghị tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long, Quảng Ninh)
2003: Khu du lịch sinh thái Giang Điền 30 ha (Đồng Nai)
2004: Nhà hỗn hợp cao tầng ở & làm việc 21 tầng Lilama (124 Minh Khai, HN)
2004: Khách sạn Zephir (4-6 Bà Triệu, Hà Nội)
2004: Nhà câu lạc bộ Sân gôn Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nam thị xã Vĩnh Yên 1300 ha (Vĩnh Phúc)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Đại Phước 464 ha (Đồng Nai)
2004: Quy hoạch Khu đô thị mới Nhơn Phước 201 ha (Đồng Nai)
2004: Trụ sở làm việc Tỉnh uỷ Kiên Giang
2004: Trung tâm Kinh doanh đồng bộ 3 chức năng Toyota Mỹ Đình (Mỹ Đình)
2004: Cao ốc văn phòng 10 tầng (63 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1, Tp. HCM)
2004: Cao ốc văn phòng 15 tầng (10 Công trường Quốc tế, Q1, Tp. HCM)
2007: Cao ốc văn phòng FPT 27 tầng nổi, 5 tầng hầm (89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) |
Thái giám (chữ Hán: 太監) có thể là:
Một chức võ quan của Nhật Bản, nhà Triều Tiên, nhà Lê sơ, nhà Mạc, nhà Lê trung hưng.
Một chức hoạn quan, là chức quan phục vụ cho hoàng tộc trong cung đình ở một số nước phong kiến thời xưa. |
James Clerk Maxwell (13 tháng 6 năm 1831 – 5 tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland. Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, mà đã lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là "lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý" sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.
Với bài báo Một lý thuyết động lực học của trường điện từ công bố năm 1865, Maxwell đã chứng tỏ được rằng lực tĩnh điện và từ trường lan truyền trong không gian như là các sóng chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng. Maxwell cho rằng ánh sáng là một dạng dao động sóng trong cùng một môi trường mà là nguyên nhân gây các các hiện tượng điện và từ. Sự thống nhất của ánh sáng với các hiện tượng điện đã đưa đến tiên đoán tồn tại sóng vô tuyến.
Maxwell đóng vai trò trong việc phát triển phân phối Maxwell–Boltzmann, một phương pháp thống kê miêu tả các đặc điểm của thuyết động học chất khí. Ông là người đầu tiên đưa ra phương pháp tạo ra ảnh màu bền lâu vào năm 1861 và ông có những công trình nền tảng trong lý thuyết phân tích độ cứng của hệ khung liên kết bởi các nút và thanh (khung giàn) như ở kết cấu cầu.
Các khám phá của ông đã mở ra lối đi cho vật lý hiện đại, đặt cơ sở cho các lĩnh vực như thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. Nhiều nhà vật lý coi Maxwell là nhà khoa học thế kỷ 19 có ảnh hưởng lớn nhất đến vật lý thế kỷ 20. Đóng góp của ông đối với khoa học được sánh ngang với các nhà khoa học Isaac Newton và Albert Einstein. Trong một cuộc khảo sát bỏ phiếu chọn ra 100 nhà vật lý có tầm ảnh hưởng nhất trong 1000 năm qua—Maxwell được đánh giá xếp thứ ba, chỉ xếp sau Newton và Einstein. Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Maxwell, Einstein đã miêu tả các công trình của Maxwell "có tầm sâu sắc nhất và là mảnh đất màu mỡ nhất mà vật lý có được kể từ thời của Newton".
Cuộc đời
Thời trẻ, 1831–39
James Clerk Maxwell sinh ngày 13 tháng 6 năm 1831 tại nhà số 14 đường India, Edinburgh, con của ông John Clerk-Maxwell của Middlebie, một người biện hộ, và Frances Cay con của Robert Hodshon Cay và chị của John Cay. Bố ông là một người có địa vị và giàu có của dòng họ Clerk ở Penicuik, những người giữ tước tòng nam (baronetcy) Clerk của Penicuik. Bác của ông là tòng nam tước thứ 6. Tên khai sinh của bố ông là "John Clerk", cộng thêm tên đệm Maxwell sau khi ông thừa hưởng (lúc thơ ấu năm 1793) đất đai xứ Middlebie gần Corsock, Kirkcudbrightshire, từ mối liên hệ với dòng họ Maxwell, cũng là một tầng lớp quý tộc. James Clerk Maxwell cũng là anh em họ của họa sĩ Jemima Blackburn và của (con trai của cậu) kỹ sư xây dựng William Dyce Cay. Họ là những người bạn thân và Cay là phù rể trong lễ cưới của Maxwell.
Bố mẹ của Maxwell gặp nhau và làm đám cưới khi họ đã ngoài 30 tuổi; khi ông sinh ra thì mẹ ông đã gần 40 tuổi. Họ đã từng có một đứa con gái trước đó, tên là Elizabeth, tuy vậy đã chết yểu.
Gia đình Maxwell chuyển đến ngôi nhà Glenlair khi ông còn trẻ, mà bố mẹ ông đã xây dựng trên khu đất Middlebie hơn . Mọi chứng cứ gợi ý rằng Maxwell đã có tính tò mò không ngừng ngay từ hồi nhỏ. Cho đến lúc ba tuổi, mọi thứ chuyển động, phát sáng hay gây ra tiếng ồn đều khiến cậu đưa ra câu hỏi: "cái gì khiến nó như thế?" Trong một lá thư của bố ông đến mợ Jane Cay vào năm 1834, mẹ ông đã miêu tả tính hay tò mò này của ông:
Giáo dục, 1839–47
Nhận ra khả năng tiềm tàng của cậu bé, mẹ của Maxwell bà Frances đã có trách nhiệm trong việc giáo dục James từ lúc còn nhỏ, cũng do đây là một công chủ yếu của người phụ nữ trong gia đình ở thời kỳ Victoria. Lúc 8 tuổi ông có thể đọc thuộc lòng các đoạn thơ dài của John Milton và toàn bộ bài thánh Vịnh thứ 119 (176 câu thơ). Quả thực ông hiểu biết rất chi tiết về kinh thánh; ông có thể nói ra chương và câu thơ đối với hầu hết đoạn trích nào từ thánh Vịnh. Mẹ ông có sức khỏe yếu dần do ung thư dạ dày, sau một lần phẫu thuật không thành công, bà qua đời vào tháng 12 năm 1839. Việc giáo dục của James lúc đó do bố ông và dì Jane giám sát, mà cả hai người này đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời ông. Việc đi học chính thức của ông khởi đầu không thành công dưới sự hướng dẫn của một học sinh 16 tuổi ở lớp trên. Thông tin về thanh niên này được John thuê về để dạy con trai ông không có nhiều, ngoại trừ anh ta khắt khe với cậu bé, chê mắng cậu vì tính chậm chạp và ương ngạnh. John đuổi gia sư này vào tháng 11 năm 1841, và suy nghĩ cẩn thận, ông gửi James tới trường học Edinburgh Academy danh giá. Ông ở tại nhà của dì Isabella trong thời gian học ở đây. Thời gian này ông trở lên hứng thú với hội họa bởi ảnh hưởng từ chú Jemima lớn tuổi hơn ông.
Cậu bé Maxwell 10 tuổi, được nuôi nấng tách biệt trong khu đất nông thôn của bố ông, đã không hợp lắm với trường học. Học xong năm đầu tiên, ông tiếp tục được vào học cùng với các anh lớn tuổi trong năm thứ hai. Phong cách và giọng nói vùng Galloway của ông tác động vào các chàng trai khác một cách mộc mạc. Ngày đầu tiên đến trường ông đi đôi giày và mặc áo dài thắt ngang lưng của nhà làm, và người ta đặt cho cậu biệt danh là "Daftie" (gàn dở). Có vẻ ông chưa bao giờ bực bội với biệt danh này, và chẳng phàn nàn gì về nó trong nhiều năm. Cách sống biệt lập tại trường Academy kết thúc khi ông gặp Lewis Campbell và Peter Guthrie Tait, hai chàng trai cùng lứa tuổi và sau này trở thành những học giả có tiếng. Họ đã trở thành những người thân hữu lâu năm.
Maxwell đã thích thú hình học ngay từ khi còn bé, cậu khám phá lại các khối đa diện đều trước khi bắt được đi học chính thức. Mặc dù chiến thắng trong cuộc thi tìm hiểu về kinh thánh ở năm học thứ hai, các công trình hàn lâm của ông vẫn không được chú ý tới cho đến khi, lúc ông 13 tuổi, ông giành được huy chương toán học của trường và giải nhất về văn học Anh và thơ ca.
Những quan tâm của Maxwell vượt ra ngoài phạm vi chương trình dạy ở trường và ông cũng không quá tập trung vào các kỳ thi kiểm tra. Ông viết bài báo khoa học đầu tiên lúc 14 tuổi. Nội dung bài báo miêu tả cách vẽ bằng cơ học của các đường cong toán học với sợi dây cuộn, và các tính chất của elíp, oval Descartes, và các đường cong liên quan có nhiều hơn hai tiêu điểm. Nghiên cứu của ông về các đường cong oval được trình bày tại Hội Hoàng gia Edinburgh bởi James Forbes, một giáo sư triết học tự nhiên ở đại học Edinburgh, bởi Maxwell quá trẻ để có thể trình bày công trình. Nghiên cứu này hoàn toàn không phải là nghiên cứu gốc, do René Descartes cũng đã kiểm tra các tính chất của elíp đa tiêu điểm trong thế kỷ 17, nhưng Maxwell đã chỉ ra cách dựng hình đơn giản hơn.
Đại học Edinburgh, 1847–50
Maxwell rời trường Academy vào năm 1847 lúc 16 tuổi và bắt đầu tham dự các lớp của đại học Edinburgh. Ông đã có cơ học để học tại đại học Cambridge, nhưng sau một học kỳ đầu tiên ông đã quyết định học một chương trình đại học hoàn toàn ở đại học Edinburgh. Các giảng viên ở trường Edinburgh khi ấy bao gồm một số tên tuổi lớn như thầy dạy năm thứ nhất của ông là tòng nam tước Sir William Hamilton, người dạy ông môn logic và siêu hình học, Philip Kelland dạy về toán học, và James David Forbes dạy về triết học tự nhiên. Chương trình dạy ở Edinburgh không quá yêu cầu nặng nề đối với ông, vì vậy ông có thể tự thực hiện nghiên cứu trong thời gian rãnh rỗi khi ở trường và đặc biệt khi quay về thăm nhà ở Glenlair. Ông có thể làm thí nghiệm với các hóa chất tùy biến, dòng điện và các thiết bị từ, nhưng ông có sự quan tâm chủ yếu vào tính chất của ánh sáng bị phân cực. Ông tạo ra các khối gelatin, cho chúng chịu dưới nhiều ứng suất khác nhau, và với một cặp lăng trụ phân cực do William Nicol làm cho ông, ông đã quan sát thấy các vân giao thoa tương tự như ở các con sứa. Nhờ thí nghiệm này mà ông đã khám phá ra phương pháp quang đàn hồi học, cho phép xác định sự phân bố ứng suất bên trong cấu trúc vật liệu và kết cấu.
Ở tuổi 18, Maxwell đã viết hai bài báo cho Tạp chí Triết học của Hội hoàng gia Edinburgh. Một bài báo với tiêu đề On the Equilibrium of Elastic Solids (Về sự cân bằng của vật rắn đàn hồi), đã đặt cơ sở cho khám phá quan trọng về sau của ông, đó là lưỡng chiết tạm thời hình thành trong chất lỏng có độ nhớt dưới tác dụng của ứng suất cắt. Bài báo kia có tiêu đề Rolling Curves (Các đường cong tạo từ sự lăn không trượt) và, giống như bài báo Oval Curves mà ông đã viết tại trường Edinburgh Academy, một lần nữa ông bị xem là quá trẻ để có thể đứng trước bục thuyết trình. Bài báo này sau đó do người thầy Kelland của ông trình bày trước Hội hoàng gia.
Đại học Cambridge, 1850–56
Tháng 10 năm 1850, lúc này ông đã trở thành một nhà toán học, Maxwell rời Scotland chuyển đến đại học Cambridge. Lúc đầu ông đăng ký vào Peterhouse, nhưng trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất ông chuyển tới Trinity, nơi ông tin nhận được học bổng dễ dàng hơn. Ở Trinity, ông được bầu chọn vào một hội bí mật quan trọng là Những người cải cách Cambridge (Cambridge Apostles). Tri thức hiểu biết của Maxwell về đức tin Cơ đốc và khoa học phát triển nhanh chóng trong những năm ông ở Cambridge. Ông gia nhập "Hội những người cải cách", một hội quy tụ những tri thức lớn khi đó, nơi nhờ các bài luận của ông mà ông có thể nắm bắt dần kiến thức về thế giới quan.
Vào mùa hè năm thứ ba, Maxwell đã có thời gian ở nhà của Charles Benjamin Tayler tại Otley thuộc hạt Suffolk, chú của người bạn cùng lớp G.W.H. Tayler. Tình yêu đối với chúa của gia đình đã gây ấn tượng với Maxwell, đặc biệt sau khi ông được chăm sóc trong lúc ốm bởi ông bộ trưởng và vợ của ông.
Tháng 11 năm 1851, Maxwell học thầy William Hopkins, người đã dạy nhiều thiên tài toán học mà được mọi người đặt cho biệt danh "người đào tạo những sinh viên giỏi" (senior wrangler-maker).
Năm 1854, Maxwell tốt nghiệp trường Trinity với bằng cử nhân toán học. Ông xếp thứ hai trong kỳ thi tốt nghiệp, xếp sau Edward Routh và được trao danh hiệu sinh viên giỏi. Về sau ông đạt đồng giải nhất với Routh trong kỳ thi của Giải Smith. Ngay sau khi tốt nghiệp, Maxwell đã đọc bài báo On the Transformation of Surfaces by Bending trước Hội Triết học Cambridge. Đây là một trong số ít bài báo thuần túy toán học do ông viết, chứng tỏ sự tiến triển trong tầm vóc của Maxwell như là một nhà toán học. Maxwell quyết định ở lại Trinity sau khi tốt nghiệp và nộp hồ sơ để làm thành viên của trường, một quá trình mà ông nghĩ có thể mất hai năm. Nhờ sự thành công khi còn là sinh viên nghiên cứu, ông có thể tự do khỏi trách nhiệm giảng dạy và coi thi, để theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa học theo ý ông muốn.
Bản chất và sự cảm nhận màu sắc là một trong những quan tâm của ông khi ông học ở Đại học Edinburgh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Forbes. Với con quay nhiều màu sắc do Forbes sáng chế ra, Maxwell có thể chứng minh được ánh sáng trắng là tổ hợp của ánh sáng màu đỏ, lục và lam. Bài báo Experiments on Colour của ông đặt cơ sở cho các nguyên lý kết hợp màu sắc và được trình bày trước Hội Hoàng gia Edinburgh vào tháng 3 năm 1855. Thời điểm này Maxwell đã có thể tự trình bày các bài báo của mình trước hội đồng các nhà khoa học.
Maxwell chính thức trở thành thành viên của trường Trinity ngày 10 tháng 10 năm 1855, sớm hơn so với thông thường, và được yêu cầu chuẩn bị các bài giảng về thủy tĩnh học và quang học cũng như các câu hỏi kiểm tra. Tháng 2 năm sau thầy Forbes hối thúc ông đảm nhiệm vị trí mới là Chủ tịch phân viện Triết học tự nhiên tại Marischal College, Aberdeen. Bố ông đã hỗ trợ ông chuẩn bị những thứ cần thiết, nhưng ông đã qua đời vào ngày 2 tháng 4 tại Glenlair trước khi biết kết quả của việc ứng cử của Maxwell. Maxwell được nhận làm giáo sư ở Aberdeen, và ông rời Cambridge tháng 11 năm 1856.
Trường Marischal College, Aberdeen, 1856–60
Chàng thanh niên Maxwell 25 tuổi trẻ hơn 15 tuổi so với bất kỳ giáo sư nào khác ở Marischal. Ông đảm trách vị trí trưởng khoa, đưa ra đề cương và chuẩn bị các bài giảng. Ông tự cam kết sẽ tham gia giảng dạy khoảng 15 tiếng một tuần, bao gồm bài giảng cuối tuần miễn phí (pro bono) tại một trường đào tạo công nhân ở địa phương. Ông sống ở Aberdeen trong thời gian sáu tháng của năm học và dành thời gian của mùa hè ở trại Glenlair, nơi ông được thừa kế từ bố ông.
Ông tập trung chú trọng vào một vấn đề làm đau đầu các nhà khoa học trong suốt 200 năm: đó là bản chất của vành đai Sao Thổ. Trước đó, người ta không biết được tại sao nó vẫn ổn định mà không bị vỡ tan ra, bay ra khỏi hoặc rơi trở lại Sao Thổ. Vấn đề này còn thu hút sự chú ý đặc biệt vào lúc đó bởi trường St John's College, Cambridge đã chọn nó làm chủ đề cho giải Adams vào năm 1857. Maxwell đã dành 2 năm để nghiên cứu vấn đề này, ông chứng minh rằng một vành đai đặc rắn sẽ không thể ổn định, trong khi một vành chất lỏng sẽ bị tác động bởi lực thủy triều và xé nhỏ thành các mảnh nhỏ. Vì chi tiết cấu tạo vành đai chưa từng được quan sát kỹ, Maxwell kết luận rằng các vành đai phải là tổ hợp của nhiều hạt nhỏ mà ông gọi là những viên gạch vỡ ("brick-bats"), từng hạt quay độc lập quanh Sao Thổ. Maxwell được trao giả Adams trị giá £130 vào năm 1859 cho bài luận của ông On the stability of the motion of Saturn's rings; ông là người duy nhất đã viết về vấn đề này. Công trình rất chi tiết đầy thuyết phục của ông được George Biddell Airy bình luận khi ông đọc nó là "Đây là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của toán học đối với vật lý mà tôi từng xem." Vấn đề này được chứng thực cho tới tận khi tàu Voyager bay qua Sao Thổ vào thập niên 1980 và xác nhận tiên đoán của Maxwell.
Năm 1857 Maxwell trở thành bạn với Reverend Daniel Dewar, lúc đó là hiệu trưởng của trường Marischal. Thông qua đó mà Maxwell đã gặp con gái của Dewar, Katherine Mary Dewar. Họ đính hôn vào tháng 2 năm 1858 và làm lễ cưới ở Aberdeen vào ngày 2 tháng 6 năm 1858. Ở giấy đăng ký kết hôn, Maxwell được ghi là giáo sư Triết học tự nhiên ở Marischal College, Aberdeen. Thông tin về Katherine ít được biết đến, người ta chủ yếu biết rằng bà đã trợ giúp ông trong văn phòng của mình và làm các nghiên cứu thực nghiệm tính nhớt của chất lỏng. Người bạn và người viết về tiểu sử Maxwell - Lewis Campbell, người viết về Katherine như một người trầm lặng, thông qua miêu tả cuộc sống hôn nhân của họ như là "một trong những sự cống hiến chưa từng có".
Năm 1860, Marischal College sáp nhập với trường King's College để thành lập lên Đại học Aberdeen. Không có phòng cho hai giáo sư về Triết học tự nhiên, do vậy Maxwell - mặc dù ông với danh tiếng khoa học, ông phải tự mình chuyển đi. Ông đăng ký không thành công vào vị trí mà giáo sư Forbes gần đây đã bỏ trống tại Edinburgh, do vị trí này được trao cho nhà vật lý Tait. Thay vào đó, Maxwell được chọn làm chủ tịch khoa Triết học tự nhiên ở King's College, London. Sau khi bình phục từ một lần bị đậu mùa thập tử nhất sinh vào năm 1860, Maxwell chuyển tới London cùng với vợ ông.
King's College, London, 1860–65
Thời gian Maxwell ở trường King's là những năm hoàng kim của ông. Ông được trao huy chương Rumford của Hội Hoàng gia Luân Đôn năm 1860 cho nghiên cứu của ông về màu sắc và sau đó ông được bầu làm thành viên của Hội vào 1861. Giai đoạn cuộc đời này chứng kiến ông trình bày máy chụp ảnh màu chớp sáng đầu tiên trên thế giới, các ý tưởng phát triển về độ nhớt của khí, và đề xuất hệ thống xác định các đại lượng vật lý—mà ngày nay gọi là phân tích thứ nguyên. Maxwell thường tham dự các bài giảng của Viện Hoàng gia (Royal Institution), nơi ông thường gặp Michael Faraday. Mối quan hệ giữa hai người không thể miêu tả là thân thiết, bởi Faraday hơn Maxwell 40 tuổi và đã có dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Họ chưa từng thể hiện sự kính trọng cao đối với tài năng của mỗi người.
Thời gian này đặc biệt đáng nhớ đối với sự nghiệp của Maxwell trong nghiên cứu về điện trường và từ trường. Ông xem xét bản chất của cả từ trường và điện trường trong bài báo hai phần On Physical Lines of Force, công bố năm 1861. Trong bài báo này ông đưa ra mô hình tưởng tượng về hiện tượng cảm ứng điện từ, chứa những lý thuyết xoắn phân tử mô tả cho từ thông. Thêm hai phần nữa được đưa thêm vào và công bố trong cùng bài báo vào đầu năm 1862. Trong phần viết thêm thứ nhất, ông thảo luận về bản chất của tĩnh điện học và dòng điện dịch chuyển. Trong phần viết thêm thứ hai, ông nghiên cứu về sự quay mặt phẳng của phân cực ánh sáng trong trường điện từ, một hiện tượng do Faraday khám phá và ngày nay được gọi là hiệu ứng Faraday.
Những năm cuối đời, 1865–1879
Năm 1865 Maxwell thôi vị trí trưởng khoa tại King's College, London, và trở về Glenlair cùng với Katherine. Trong bài báo On reciprocal figures, frames and diagrams of forces (1864, 1870) ông đã miêu tả phương pháp xác định biểu đồ lực đối với kết cấu giàn mà ngày nay được biết đến như là phương pháp Cremona-Maxwell trong cơ học kết cấu. Ông viết cuốn sách Theory of Heat (1871) và chuyên luận Matter and Motion (1876). Maxwell cũng lần đầu tiên sử dụng phương pháp phân tích thứ nguyên vào năm 1871.
Năm 1871 ông trở thành giáo sư Cavendish về Vật lý đầu tiên ở Cambridge. Maxwell được giao nhiệm vụ phát triển Phòng thí nghiệm Cavendish, giám sát từng bước trong quá trình xây dựng và mua các trang thiết bị thí nghiệm. Một trong những đóng góp lớn cuối cùng của Maxwell đối với khoa học đó là tham gia soạn thảo (với những ghi chú gốc) các nghiên cứu của Henry Cavendish, mà từ đó phát hiện ra các nghiên cứu của Cavendish, mà một trong số đó là vấn đề về khối lượng riêng của Trái Đất và thành phần của nước.
Maxwell qua đời ở Cambridge do ung thư dạ dày vào ngày 5 tháng 11 năm 1879 ở tuổi 48. Mẹ ông cũng mất với cùng độ tuổi và cùng căn bệnh ung thư.
Maxwell được chôn cất tại Parton Kirk, gần thị trấn Castle Douglas ở Galloway gần nơi ông lớn lên. Cuốn tiểu sử The Life of James Clerk Maxwell, viết bởi người bạn lâu năm là giáo sư Lewis Campbell, được xuất bản năm 1882. Tuyển tập các công trình của ông được in thành hai tập bởi Nhà xuất bản Đại học Cambridge năm 1890.
Cá nhân
Là một người yêu thơ Scotland, Maxwell ghi nhớ về chúng và cũng tự mình làm thơ. Bài thơ nổi bật nhất là Rigid Body Sings, dựa trên bài "Comin' Through the Rye" của Robert Burns, mà ông thường dùng nó để hát khi chơi guitar. Các đoạn đầu của bài thơ là
Tập hợp các bài thơ của ông được người bạn Lewis Campbell công bố vào năm 1882.
Sự nghiệp khoa học
Điện từ học
Maxwell bắt đầu nghiên cứu và phê bình về điện và từ học vào năm 1855 khi bài báo của ông On Faraday's lines of force được đọc tại Hội Triết học Cambridge. Bài báo trình bày một mô hình đơn giản về nghiên cứu của Faraday và hai hiện tượng liên hệ với nhau như thế nào. Ông thu gọn mọi hiểu biết thời đó vào trong hệ 20 phương trình vi phân có 20 biến. Công trình này sau này được công bố trong bài báo On Physical Lines of Force vào tháng 3 năm 1861.
Khoảng năm 1862, khi đang giảng dạy tại King's College, Maxwell đã tính ra tốc độ lan truyền của một trường điện từ xấp xỉ bằng tốc độ ánh sáng. Ông coi kết quả này không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi viết, "Chúng ta khó tránh khỏi kết luận rằng ánh sáng chứa những dao động theo phương ngang của cùng một môi trường mà gây ra các hiện tượng điện và từ."
Nghiên cứu vấn đề xa hơn, Maxwell chứng tỏ rằng các phương trình dự đoán sự tồn tại các sóng dao động của từ trường và điện trường truyền qua chân không với một tốc độ có thể tiên đoán được từ thí nghiệm điện đơn giản; sử dụng dữ liệu có được lúc đó, Maxwell thu được vận tốc của sóng bằng . Trong bài báo năm 1864 Một lý thuyết động lực học của trường điện từ - A Dynamical Theory of the Electromagnetic Field, Maxwell viết, "Các kết quả khớp nhau dường như cho thấy ánh sáng và từ học là những ảnh hưởng của cùng một thứ, và rằng ánh sáng là một dao động điện từ lan truyền qua trường tuân theo các định luật của điện từ học".
Phương trình nổi tiếng của ông, trong dạng hiện đại chứa bốn phương trình đạo hàm riêng, xuất hiện đầy đủ lần đầu tiên trong cuốn sách của ông A Treatise on Electricity and Magnetism xuất bản năm 1873. Maxwell thực hiện phần lớn công trình này ở Glenlair trong thời gian ông giữ vị trí ở London và đảm nhiệm chức danh giáo sư Cavendish. Maxwell biểu diễn thuyết điện từ trong dạng đại số của các quaternion và sử dụng thế điện từ làm đối tượng trung tâm của lý thuyết. Năm 1881, Oliver Heaviside thay đại lượng thế điện từ của Maxwell bằng 'trường lực' trở thành trung tâm của lý thuyết. Heaviside đã giảm thiểu tính phức tạp của lý thuyết Maxwell xuống còn bốn phương trình vi phân, mà ngày nay biết tới như là các định luật Maxwell hay phương trình Maxwell. Theo Heaviside, trường thế điện từ là tùy ý và cần phải "loại bỏ". Cách sử dụng thế vô hướng và vectơ ngày nay trở thành mẫu mực trong trình bày nghiệm của phương trình Maxwell.
Một vài năm sau đã có cuộc tranh luận giữa Heaviside và Peter Guthrie Tait về vai trò của giải tích vectơ và quaternion. Kết quả là các nhà vật lý nhận ra rằng không cần có ý nghĩa vật lý đem lại bởi quaternion nếu lý thuyết là định xứ thuần túy, và giải tích vectơ trở lên phổ biến. Maxwell đã được chứng minh là đúng, và mối liên hệ định lượng của ông giữa ánh sáng và điện từ học được coi là một trong những thành tựu vĩ đại của vật lý toán trong thế kỷ 19.
Maxwell cũng giới thiệu ra khái niệm trường điện từ khi so sánh với các đường sức mà Faraday miêu tả. Bằng cách hiểu sự lan truyền của điện từ như là một trường phát ra các hạt, Maxwell có thể tiến bước trong lý thuyết của ông về ánh sáng. Lúc đó, Maxwell tin rằng sự lan truyền của ánh sáng đòi hòi môi trường cho các sóng, mà ông đặt là ête siêu sáng (luminiferous aether). Về sau, sự tồn tại của một môi trường như thế, thấm vào toàn bộ không gian và không phát hiện được bằng bất kỳ cơ chế nào, được chứng minh là không tương hợp với kết quả một số thí nghiệm như thí nghiệm Michelson–Morley. Hơn nữa, nó dường như đòi hỏi một hệ quy chiếu tuyệt đối mà trong đó các phương trình vẫn còn đúng, nhưng dạng của phương trình bị thay đổi một cách khó chịu khi viết trong hệ quy chiếu của một người đang chuyển động. Những khó khăn này đã thúc đẩy Albert Einstein thiết lập ra thuyết tương đối hẹp; trong đó Einstein đã bác bỏ sự cần thiết có một môi trường ê te siêu sáng.
Thị giác màu sắc
Như các nhà vật lý thời đó, Maxwell rất quan tâm tới tâm lý học. Ông đặc biệt chú ý tới, theo các hướng của Isaac Newton và Thomas Young, nghiên cứu thị giác màu sắc (colour vision). Từ 1855 đến 1872, ông công bố một loạt đều đặn các bài báo khảo cứu về cảm nhận màu sắc, rối loạn sắc giác, và lý thuyết màu sắc, và được trao Huy chương Rumford về bài báo On the Theory of Colour Vision.
Isaac Newton đã chứng minh, sử dụng lăng kính, rằng ánh sáng trắng, như ánh nắng Mặt Trời, là tổ hợp của một số ánh sáng đơn sắc mà có thể kết hợp thành ánh sáng trắng. Newton cũng chỉ ra rằng một màu sơn vàng cam làm từ màu đỏ và vàng nhìn y hệt như ánh sáng đơn sắc vàng cam, mặc dù là tổ hợp của hai ánh sáng đơn sắc đỏ và vàng. Từ đây xuất hiện nghịch lý thách thức các nhà vật lý thời đó: hai ánh sáng phức hợp (là tổ hợp của hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc) có thể nhìn giống nhau nhưng khác nhau về mặt vật lý, gọi là hiện tượng phân dị (metamerism). Thomas Young về sau đề xuất cách lý giải nghịch lý này bởi cảm nhận màu sắc thông qua một số giới hạn các kênh trong mắt, mà ông đề xuất lý thuyết ba màu đơn sắc, hay lý thuyết Young–Helmholtz. Maxwell sử dụng công cụ đại số tuyến tính phát triển gần đây để chứng minh lý thuyết Young. Bất kỳ ánh sáng đơn sắc nào kích thích ba thụ thể có thể được kích thích bằng nhau bởi ba ánh sáng đơn sắc khác nhau (thực tế, bởi bất kỳ ba ánh sáng khác nhau). Ông chứng minh đó là trường hợp, phát minh ra thí nghiệm làm phù hợp màu và so khớp màu (colorimetry).
Maxwell cũng thích thú áp dụng lý thuyết của ông đến cảm nhận màu sắc, hay chụp ảnh màu. Xuất phát trực tiếp từ nghiên cứu tâm lý học của ông về cảm nhận màu sắc: nếu tổng của bất lỳ ba ánh sáng màu nào có thể tái tạo bất kỳ màu được cảm nhận nào, thì có thể tạo ra các bức ảnh màu thông qua bộ lọc ba màu sắc. Trong nội dung bài báo năm 1855, Maxwell đề xuất là, nếu ba bức ảnh màu đen trắng về một cảnh được chụp thông qua bộ lọc ba màu đỏ, lục và lam và các phim trong suốt của các bức ảnh này được chiếu lên một màn sử dụng ba máy chiếu trang bị các bộ lọc tương tự, thì khi ghép chồng trên màn ảnh sẽ cho cảm nhận của mắt người như một bức ảnh đầy đủ về màu sắc.
Trong một bài giảng về màu sắc tại Viện Hoàng gia vào năm 1861 về lý thuyết màu sắc, Maxwell trình bày bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới dựa theo nguyên lý phân tích và tổng hợp ba màu này. Nhiếp ảnh gia Thomas Sutton, người sáng chế ra máy ảnh phản xạ ống kính đơn, đã chụp bức ảnh này. Ông chụp một dải ruy băng ba lần, thông qua các bộ lọc đỏ, lục và lam, đồng thời chụp một bức ảnh thứ tư thông qua bộ lọc vàng, mặc dù theo như Maxwell, đã không được sử dụng trong bức ảnh tổng hợp. Bởi vì tấm kính ảnh (photographic plate) của Sutton không đủ nhạy với màu đỏ và chỉ hơi nhạy với màu lục, bức ảnh tổng hợp tiên phong này còn khá xa so với mục đích mong muốn. Trong bài giảng ông viết rằng "nếu ảnh màu đỏ và lục được chụp đầy đủ như ảnh màu lục," nó "sẽ trở thành một bức ảnh ruy bông màu thực sự. Bằng cách tìm các vật liệu chụp ảnh có độ nhạy hơn với các tia ít khúc xạ hơn, độ biểu diễn màu sắc của vật thể có thể được nâng cao nhiều lên." Các nhà nghiên cứu vào năm 1961 kết luận rằng chất lượng ảnh thấp do ảnh hưởng tự bộ lọc màu đo là vì ánh sáng tử ngoại, nó bị phản xạ mạnh bởi một số thuốc nhuộm màu đỏ, và không hoàn toàn bị chặn bởi bộ lọc màu đỏ này, và trong phạm vi nhạy của quá trình nhúng ướt mà Sutton đã áp dụng.
Thuyết động học chất khí và nhiệt động lực học
Maxwell cũng quan tâm nghiên cứu thuyết động học của chất khí. Bắt đầu từ Daniel Bernoulli, lý thuyết này phát triển bởi các nghiên cứu của John Herapath, John James Waterston, James Joule, và đặc biệt là của Rudolf Clausius, đạt đến mức độ chính xác của nó nói chung vượt ra khỏi sự nghi ngờ; lý thuyết cũng nhận nhiều sự đóng góp lớn từ Maxwell, người trong lĩnh vực này như là một nhà thực nghiệm (về các định luật ma sát chất khí) cũng như một nhà toán học.
Giữa các năm 1859 và 1866, ông phát triển lý thuyết phân bố vận tốc của hạt trong một chất khí, mà công trình này về sau được Ludwig Boltzmann tổng quát hóa lên. Công thức phân phối Maxwell–Boltzmann cho tỷ lệ các phân tử khí chuyển động ở một vận tốc cho trước tại một nhiệt độ bất kỳ. Trong thuyết động học chất khí, nhiệt độ và nhiệt lượng đóng góp chỉ bởi chuyển động của phân tử. Cách tiếp cận này tổng quát các định luật nhiệt động lực học thiết lập trước đó theo cách tốt hơn phương pháp áp dụng trước đây. Công trình của Maxwell về nhiệt động lực học đưa ông đi đến thí nghiệm tưởng tượng mà ngày nay gọi là con quỷ Maxwell, nơi định luật hai nhiệt động lực học bị vi phạm bằng tưởng tượng có một cách sắp xếp lại phân bố của các hạt phân tử theo năng lượng.
Năm 1871 ông thiết lập liên hệ nhiệt động lực học Maxwell, phát biểu về sự bằng nhau giữa đạo hàm bậc hai của thế nhiệt động lực với từng biến nhiệt động lực khác nhau. Năm 1874, ông làm một mặt nhiệt động lực bằng thạch cao khi nghiên cứu về sự chuyển pha, dựa trên các bài báo về nhiệt động lực học bằng đồ thị của nhà vật lý người Mỹ Josiah Willard Gibbs.
Lý thuyết điều khiển
Maxwell viết một bài báo tiêu đề On governors trong Proceedings of Royal Society, tập 16 (1867–1868). Bài báo này chứa đựng nội dung trung tâm của lý thuyết điều khiển tự động trong những ngày đầu. Ở đây "governors" nói tới bộ điều tốc hoặc bộ điều tốc ly tâm sử dụng trong động cơ hơi nước.
Vinh danh
Maxwell đã được vinh danh bởi:
Đơn vị maxwell (Mx), một đơn vị dẫn xuất trong hệ CGS đo từ thông
Giải thưởng Maxell của IEEE
Dãy núi Maxwell, một dãy núi trên Sao Kim
Khoảng trống Maxwell trong vành đai Sao Thổ
Kính thiên văn James Clerk Maxwell, một kính thiên văn bước sóng dưới milimét, có đường kính 15 m.
Tòa nhà James Clerk Maxwell của Đại học Edinburgh, nơi đặt khoa toán, vật lý và khí tượng học.
Tòa nhà James Clerk Maxwell tại khu Waterloo của trường King's College London, một chức danh trong khoa vật lý, và hội các sinh viên vật lý được mang tên ông tại đại học này.
Trung tâm James Clerk Maxwell tại trường Edinburgh Academy.
Trung tâm Maxwell tại Đại học Cambridge, dành cho hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà khoa học trong lĩnh vực Công nghệ và khoa học Vật lý.
Một bức tượng được dựng ở đường George, Edinburgh.
Nhà sản xuất GPU Nvidia đã đặt tên của ông cho kiến trúc của dòng chip xử lý đồ họa GeForce 900.
Phần mềm ANSYS dành cho phân tích điện từ, mang tên Maxwell.
Công bố khoa học
Three of Maxwell's contributions to Encyclopædia Britannica appeared in the Ninth Edition (1878): Atom, Attraction,, and Ether; and three in the Eleventh Edition (1911): Capillary Action, Diagram, and Faraday, Michael. |
Ả Rập Xê Út (, "thuộc về Nhà Saud"), cũng được viết là Arab Saudi, tên gọi chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út ( (🔊 nghe) , "Vương quốc Ả Rập của Nhà Saud", ) là một quốc gia có chủ quyền tại khu vực Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có diện tích đất liền vào khoảng 2,15 triệu km², là quốc gia rộng lớn thứ 5 tại châu Á và rộng lớn thứ nhì trong thế giới Ả Rập (chỉ xếp sau Algérie). Ả Rập Xê Út có biên giới với Jordan và Iraq về phía bắc; Kuwait về phía đông bắc; Qatar, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) về phía đông; Oman về phía đông nam và Yemen về phía nam. Ả Rập Xê Út tách biệt với Israel và Ai Cập qua vịnh Aqaba. Đây là quốc gia duy nhất có bờ biển tiếp giáp với cả biển Đỏ cùng vịnh Ba Tư. Hầu hết địa hình của Ả Rập Xê Út là các hoang mạc khô hạn hoặc địa mạo cằn cỗi.
Lãnh thổ Ả Rập Xê Út ngày nay khi xưa là 4 khu vực riêng biệt: Hejaz, Najd, một bộ phận của Đông Ả Rập (Al-Ahsa) và Nam Ả Rập ('Asir). Vương quốc Ả Rập Xê Út được Ibn Saud thành lập vào năm 1932, "Saud" (Xê Út) trong quốc hiệu bắt nguồn từ hoàng tộc Saud, thể hiện quan điểm quốc gia là tài sản cá nhân của hoàng tộc. Ibn Saud thống nhất bốn khu vực thành một quốc gia thống nhất thông qua một loạt các cuộc chinh phạt bắt đầu từ năm 1902. Ả Rập Xê Út từ đó trở thành một quốc gia quân chủ chuyên chế, thực chất là một chế độ độc tài thế tập do các Hoàng tộc theo các dòng Hồi giáo cai trị. Ngày nay, Phong trào tôn giáo Wahhabi (Wahhabism) theo thiên hướng bảo thủ thuộc phái Hồi giáo Sunni được gọi là "đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ả Rập Xê Út", phong trào này được truyền bá mạnh mẽ trên toàn cầu nhờ vào tiền tài trợ từ mậu dịch dầu khí. Ả Rập Xê Út đôi khi còn được gọi là "Vùng đất Hai Thánh đường" - để ám chỉ Al-Masjid al-Haram (tại Mecca), và Al-Masjid an-Nabawi (tại Medina), đó là hai địa điểm linh thiêng nhất trong Thế giới Hồi giáo. Ả Rập Xê Út có tổng dân số là 33 triệu người vào năm 2017, trong đó có hàng triệu người là ngoại kiều. Ngôn ngữ quốc gia chính thức là tiếng Ả Rập.
Dầu mỏ lần đầu tiên được phát hiện tại quốc gia này vào ngày 3 tháng 3 năm 1938, sau đó là hàng loạt phát hiện lớn khác tại vùng Đông. Ả Rập Xê Út từ đó trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất trên thế giới, với trữ lượng dầu mỏ lớn thứ nhì và trữ lượng khí đốt lớn thứ 6 toàn cầu. Quốc gia này được Ngân hàng Thế giới phân loại là một nền kinh tế có thu nhập rất cao với chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức rất cao và là quốc gia Ả Rập duy nhất góp mặt trong G-20.
Tuy nhiên, quốc gia này đã bị chỉ trích vì nhiều lý do bao gồm vai trò của nó trong Nội chiến Yemen, bị cáo buộc tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đi kèm với hồ sơ nhân quyền tồi tệ, đặc trưng qua việc sử dụng hình phạt tử hình quá mức và thường xuyên, thất bại trong việc chống lại nạn buôn người, phân biệt đối xử do nhà nước bảo trợ chống lại các nhóm thiểu số tôn giáo lẫn người vô thần, và chủ nghĩa bài Do Thái cũng như cách giải thích nghiêm ngặt luật Shari'a. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út gần đây đã đưa ra những cải cách mới theo lệnh của Mohammed bin Salman, bao gồm cải thiện quyền của phụ nữ ở Ả Rập Xê Út, cấm tảo hôn, xóa bỏ những đoạn văn bài Do Thái và quan niệm sai lầm trong giáo dục trường học, thúc đẩy việc luật hóa hệ thống pháp luật, giảm việc sử dụng hình phạt tử hình, cũng như các biện pháp bảo vệ mới được thực thi đối với người lao động nhập cư để ngăn chặn tình trạng ngược đãi. Tuy nhiên, nhiều tổ chức nhân quyền chỉ ra rằng Ả Rập Xê Út phải tiếp tục đưa ra các cải cách mới để được coi là đủ hướng tới việc cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Vương quốc này chi 8% GDP cho quân sự (cao nhất trên thế giới sau Oman), khiến Ả Rập Xê Út là quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ ba thế giới sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới từ Từ 2015 đến 2019, nhận một nửa tổng số vũ khí của Mỹ xuất khẩu sang Trung Đông. Theo BICC, Ả Rập Xê Út là quốc gia quân sự hóa thứ 28 trên thế giới và có chất lượng trang thiết bị quân sự tốt nhất trong khu vực, sau Israel. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, liên tục có những lời kêu gọi ngừng bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út, chủ yếu do các cáo buộc tội ác chiến tranh ở Yemen và đặc biệt là sau vụ ám sát Jamal Khashoggi.
Ả Rập Xê Út được coi là cả một cường quốc và nước trung gian thương lượng trong khu vực. Nền kinh tế Ả Rập Xê Út là nền kinh tế lớn nhất ở Trung Đông và lớn thứ 19 trên thế giới. Ả Rập Xê Út cũng là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới, với khoảng 50% dân số 34,2 triệu người dưới 25 tuổi. Ngoài là thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Ả Rập Xê Út còn là thành viên tích cực và sáng lập của Liên hợp quốc, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, Liên đoàn Ả Rập và OPEC.
Lịch sử
Có bằng chứng cho thấy loài người cư trú tại bán đảo Ả Rập từ khoảng 125.000 năm trước. Trong thời cổ đại, bán đảo Ả Rập đóng vai trò là một hành lang mậu dịch và biểu lộ một số nền văn minh. Tôn giáo của cư dân bán đảo Ả Rập thời kỳ tiền Hồi giáo gồm có các đức tin đa thần bản địa, Cơ Đốc giáo Ả Rập, Cảnh giáo, Do Thái giáo và Hỏa giáo. Văn minh Al-Magar thời tiền sử hình thành tại trung tâm của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là tại Najd. Al-Magar là nơi đầu tiên diễn ra thuần hóa động vật trong thời kỳ đồ đá mới, đặc biệt là ngựa. Dilmun là một trong các nền văn minh cổ đại tại Trung Đông và tại bán đảo Ả Rập. Đây là một trung tâm mậu dịch lớn, và vào lúc tối thịnh nó kiểm soát các tuyến mậu dịch qua vịnh Ba Tư. Văn minh Dilmun bao phủ phần phía đông của bán đảo Ả Rập, đặc biệt là Vùng Đông của Ả Rập Xê Út. Một trong số các câu khắc sớm nhất ghi tên Dilmun là của Quốc vương Ur-Nanshe xứ Lagash (khoảng 2300 TCN)
Văn minh Thamud tại Hejaz được cho là kéo dài từ thiên niên kỷ thứ nhất TCN đến gần thời kỳ Muhammad. Ghi nhận được trên 9.000 câu khắc Thamud tại tây nam Ả Rập Xê Út. Vương quốc Lihyan (لحيان) hay Dedan là một quốc gia Bắc Ả Rập cổ đại, nằm tại tây bắc của lãnh thổ Ả Rập Xê Út ngày nay, có các câu khắc cổ đại có niên đại từ khoảng thế kỷ VI đến IV TCN. Kindah là một vương quốc bộ lạc được thành lập tại khu vực Najd, các quốc vương nước này có ảnh hưởng đến một số bộ lạc liên kết song dựa trên thanh thế cá nhân hơn là quyền uy giải quyết cưỡng chế. Thủ đô đầu tiên của Kindah là Qaryat Dhāt Kāhil, nay gọi là Qaryat al-Fāw.
Thời kỳ Hồi giáo
Thời kỳ tiền Hồi giáo, bên cạnh một số ít các khu định cư mậu dịch đô thị (như Mecca và Medina), hầu hết Ả Rập Xê Út ngày nay có cư dân thuộc các xã hội bộ lạc du mục trong hoang mạc khắc nghiệt. Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad sinh tại Mecca vào khoảng năm 571. Đến đầu thế kỷ VII, Muhammad thống nhất các bộ lạc khác nhau trên bán đảo và lập nên một chính thể tôn giáo Hồi giáo duy nhất.
Sau khi Muhammad từ trần vào năm 632, các môn đồ của ông nhanh chóng bành trướng lãnh thổ Hồi giáo ra ngoài bán đảo Ả Rập, chinh phục được lãnh thổ rộng lớn (từ bán đảo Iberia ở phía tây đến Pakistan ngày nay ở phía đông) trong khoảng vài thập niên. Kết quả là bán đảo Ả Rập nhanh chóng trở thành một khu vực ngoại biên về chính trị của thế giới Hồi giáo do trọng tâm được chuyển đến các vùng đất bị chinh phục song phát triển hơn. Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX, Mecca và Medina nằm dưới quyền kiểm soát của một quân chủ Ả Rập bản địa mang hiệu là Sharif của Mecca, tuy nhiên Sharif trong hầu hết giai đoạn này đều trung thành với một đế quốc Hồi giáo lớn đặt tại Baghdad, Cairo hoặc Istanbul. Hầu hết phần còn lại của Ả Rập Xê Út ngày nay quay lại quyền cai trị bộ lạc truyền thống.
Trong hầu hết thế kỷ X, giáo phái Qarmat thuộc hệ Shia Isma'il là thế lực quyền lực nhất tại vịnh Ba Tư. Năm 930, giáo phái Qarmat cướp phá Mecca, xúc phạm thế giới Hồi giáo, đặc biệt là khi họ trộm Đá Đen.
Trong thế kỷ XVI, Đế quốc Ottoman sáp nhập khu vực duyên hải biển Đỏ và vịnh Ba Tư (Hejaz, Asir và Al-Ahsa) và yêu sách quyền bá chủ đối với khu vực nội lục. Một nguyên nhân là nhằm ngăn cản nỗ lực của Bồ Đào Nha nhằm tấn công biển Đỏ và Ấn Độ Dương. Mức độ kiểm soát của Ottoman đối với các vùng đất này thay đổi trong bốn trăm năm sau đó cùng với biến động mạnh yếu của quyền lực trung ương đế quốc.
Thành lập triều đại Saudi
Hoàng tộc Al Saud hiện nay khởi nguồn tại Nejd thuộc trung tâm bán đảo Ả Rập vào năm 1744, khi người sáng lập triều đại là Muhammad bin Saud hội quân với người sáng lập phong trào Wahhabi là Muhammad ibn Abd al-Wahhab, Wahhabi là một hình thức đạo đức khắt khe thuộc hệ Hồi giáo Sunni. Liên minh này hình thành trong thế kỷ XVIII giúp cung cấp động lực tư tưởng để gia tộc Saud bành trướng và vẫn là cơ sở của quyền lực triều đại Ả Rập Xê Út ngày nay.
Quốc gia đầu tiên của gia tộc Saud được thành lập vào năm 1744 tại khu vực quanh Riyadh, quốc gia này bành trướng nhanh chóng và trong thời gian ngắn từng kiểm soát hầu hết lãnh thổ hiện nay của Ả Rập Xê Út, song đến năm 1818 thì bị Phó vương Ai Cập của Ottoman là Mohammed Ali Pasha tiêu diệt. Quốc gia thứ nhì của gia tộc Saud có quy mô nhỏ hơn nhiều được thành lập vào năm 1824 và chủ yếu nằm tại Nejd. Trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ XIX, gia tộc Saud tranh giành quyền kiểm soát khu vực nội lục của Ả Rập Xê Út ngày nay với một gia tộc thống trị Ả Rập khác là Rashid. Đến năm 1891, gia tộc Rashid giành thắng lợi và gia tộc Saud bị đẩy đi lưu vong tại Kuwait.
Vào lúc khởi đầu thế kỷ XX, Đế quốc Ottoman tiếp tục kiểm soát hoặc có quyền bá chủ đối với hầu hết bán đảo. Dưới quyền bá chủ này, bán đảo Ả Rập nằm dưới quyền cai trị của nhiều người thống trị bộ lạc, trong đó Sharif của Mecca có ưu thế và cai trị Hejaz. Năm 1902, Abdul Aziz – sau này gọi là Ibn Saud – tái chiếm Riyadh khiến gia tộc Saud trở về Nejd. Ibn Saud giành được ủng hộ của Ikhwan, một đội quân bộ lạc lấy cảm hứng từ giáo phái Wahhabi và do Faisal Al-Dawish lãnh đạo, đội quân này phát triển nhanh chóng sau khi thành lập vào năm 1912. Với giúp đỡ từ Ikhwan, Ibn Saud chiếm được Al-Ahsa (Đông Ả Rập) từ Ottoman vào năm 1913.
Năm 1916, được Anh khuyến khích và hỗ trợ (Anh giao tranh với Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ nhất), Sharif của Mecca là Hussein bin Ali lãnh đạo một khởi nghĩa liên Ả Rập chống lại Đế quốc Ottoman nhằm lập nên một quốc gia Ả Rập thống nhất. Mặc dù khởi nghĩa Ả Rập 1916-1918 thất bại về mục tiêu, song thắng lợi của Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất dẫn đến kết thúc quyền bá chủ và kiểm soát của Ottoman tại bán đảo Ả Rập.
Ibn Saud tránh can dự vào khởi nghĩa Ả Rập, thay vào đó ông tiếp tục đấu tranh với gia tộc Rashid. Sau chiến thắng cuối cùng trước gia tộc này, ông lấy hiệu là Sultan của Nejd vào năm 1921. Nhờ giúp đỡ từ Ikhwan, ông chinh phục Hejaz vào năm 1924–25 và vào ngày 10 tháng 1 năm 1926, Ibn Saud tự xưng là Quốc vương Hejaz. Một năm sau, ông lấy thêm hiệu là Quốc vương Nejd. Trong 5 năm sau đó, ông cai trị hai bộ phận này với vị thế là các thực thể riêng biệt.
Sau khi chinh phục Hejaz, mục tiêu của giới lãnh đạo Ikhwan chuyển sang bành trướng lãnh địa Wahhabi đến các xứ bảo hộ của Anh là Ngoại Jordan, Iraq và Kuwait, và họ bắt đầu tấn công các lãnh thổ này. Tuy nhiên, Ibn Saud phản đối việc này do nhận thức được nguy hiểm từ một cuộc xung đột trực tiếp với Anh. Trong khi đó, Ikhwan trở nên vỡ mộng trước các chính sách đối nội của Ibn Saud mà theo đó ủng hộ hiện đại hóa và tăng số lượng người ngoại quốc phi Hồi giáo trong nước. Do đó, họ quay sang chống lại Ibn Saud, và sau 2 năm giao tranh, họ thất bại trong trận Sabilla vào năm 1929. Năm 1932, hai vương quốc Hejaz và Nejd thống nhất thành Vương quốc Ả Rập Xê Út.
Hậu thống nhất
Vương quốc khi thành lập là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, dựa vào thu nhập hạn chế từ nông nghiệp và hành hương. Năm 1938, phát hiện trữ lượng dầu mỏ lớn tại khu vực Al-Ahsa dọc duyên hải vịnh Ba Tư, và việc phát triển toàn diện các mỏ dầu bắt đầu vào năm 1941 dưới quyền Công ty Aramco do Hoa Kỳ kiểm soát. Dầu mỏ mang lại cho Ả Rập Xê Út sự thịnh vượng về kinh tế và đòn bẩy chính trị đáng kể trên trường quốc tế.
Sinh hoạt văn hóa phát triển nhanh chóng, chủ yếu là tại Hejaz, nơi đây là trung tâm của báo chí và đài phát thanh. Tuy nhiên, dòng chảy lớn các công nhân ngoại quốc tại Ả Rập Xê Út trong ngành công nghiệp dầu khí làm gia tăng xu hướng bài ngoại vốn tồn tại từ trước đó. Đồng thời, chính phủ trở nên lãng phí và xa xỉ. Đến thập niên 1950, điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ lớn và vay nợ nước ngoài quá mức.
Năm 1953, Saud kế vị cha làm quốc vương, song đến năm 1964 ông bị phế truất và hoàng vị về tay người em khác mẹ của ông là Faisal sau một cuộc kình địch khốc liệt, được thúc đẩy từ nghi ngờ trong hoàng tộc về năng lực của Saud. Năm 1972, Ả Rập Xê Út giành được 20% quyền kiểm soát tại Aramco, làm giảm đi kiểm soát của Hoa Kỳ đối với dầu mỏ quốc gia.
Năm 1973, Ả Rập Xê Út lãnh đạo một cuộc tẩy chay bằng dầu mỏ chống lại các quốc gia Phương Tây ủng hộ Israel trong chiến tranh Yom Kippur. Giá dầu tăng gấp bốn lần. Năm 1975, Faisal bị một cháu trai tên là Faisal bin Musaid ám sát và người kế vị ông là em trai khác mẹ Khalid.
Đến năm 1976, Ả Rập Xê Út trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới. Trong thời gian Khalid cai trị, Ả Rập Xê Út trải qua phát triển cực kỳ nhanh chóng về kinh tế và xã hội, biến đổi hệ thống hạ tầng và giáo dục của quốc gia; về chính sách đối ngoại, quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ được phát triển. Năm 1979, có hai sự kiện khiến chính phủ lo ngại rất nhiều, và có ảnh hưởng lâu dài đến chính sách đối ngoại và đối nội của Ả Rập Xê Út. Thứ nhất là Cách mạng Hồi giáo Iran, chính phủ lo ngại rằng cộng đồng Shia thiểu số tại Vùng Đông (nơi có các mỏ dầu) có thể nổi loạn do ảnh hưởng từ các đạo hữu Iran của họ. Thực tế đã diễn ra một số cuộc khởi nghĩa chống chính phủ trong khu vực như khởi nghĩa Qatif 1979. Sự kiện thứ nhì là các phần tử quá khích Hồi giáo chiếm giữ Đại Thánh đường tại Mecca. Các chiến binh tham gia một phần là do tức giận trước điều mà họ cho là bản chất tham nhũng và phi Hồi giáo của chính phủ Ả Rập Xê Út. Chính phủ giành lại quyền kiểm soát thánh đường sau mười ngày. Hoàng gia Ả Rập Xê Út phản ứng bằng việc thực thi nghiêm ngặt hơn các quy tắc tôn giáo và xã hội truyền thống và trao cho Ulema (học giả Hồi giáo) vai trò lớn hơn trong chính phủ. Tuy nhiên, chủ nghĩa Hồi giáo tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Năm 1980, Ả Rập Xê Út mua lại cổ phần của Hoa Kỳ trong Aramco. Quốc vương Khalid từ trần vào năm 1982, người kế vị là em trai ông Fahd. Fahd tiếp tục phát triển quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ và tăng cường mua thiết bị quân sự của Hoa Kỳ và Anh.
Lượng của cải lớn bắt nguồn từ thu nhập dầu mỏ bắt đầu có tác động lớn hơn lên xã hội Ả Rập Xê Út. Nó dẫn đến hiện đại hóa kỹ thuật, đô thị hóa, giáo dục đại chúng và tạo ra các phương tiện truyền thông mới một cách nhanh chóng. Điều này cộng với việc lượng lớn công nhân ngoại quốc hiện diện ngày càng tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến quy tắc và giá trị Ả Rập Xê Út truyền thống. Mặc dù có thay đổi lớn trong sinh hoạt xã hội và kinh tế trong nước, song quyền lực vẫn do hoàng gia nắm độc quyền dẫn đến bất mãn trong nhiều công dân và họ bắt đầu tìm cách tham gia rộng rãi hơn trong chính phủ.
Trong thập niên 1980, Ả Rập Xê Út đã chi 25 tỷ USD để hỗ trợ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran–Iraq. Tuy nhiên, Ả Rập Xê Út lên án Iraq xâm lược Kuwait vào năm 1990 và yêu cầu Hoa Kỳ can thiệp. Quốc vương Fahd cho phép binh sĩ Hoa Kỳ và liên quân được đồn trú tại Ả Rập Xê Út. Ông mời chính phủ Kuwait và nhiều công dân nước này đến sống tại Ả Rập Xê Út, song trục xuất các công dân Yemen và Jordan do chính phủ hai nước đó ủng hộ Iraq. Năm 1991, quân đội Ả Rập Xê Út tham gia oanh tạc Iraq cũng như tiến công trên bộ nhằm giúp giải phóng Kuwait.
Quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Phương Tây bắt đầu gây lo ngại ngày càng lớn cho một số ulema và người nghiên cứu luật sharia, và là một trong các vấn đề dẫn đến gia tăng các hoạt động khủng bố Hồi giáo tại Ả Rập Xê Út, cũng như các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo tại Phương Tây của công dân Ả Rập Xê Út. Osama bin Laden là một công dân Ả Rập Xê Út (cho đến khi bị tước quốc tịch vào năm 1994); 15 trong số 19 phần tử khủng bố tham gia các cuộc tấn công 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ là công dân Ả Rập Xê Út.
Chủ nghĩa Hồi giáo không phải là nguồn gốc thù địch duy nhất đối với chính phủ. Mặc dù vương quốc cực kỳ giàu có, song kinh tế quốc gia gần như đình đốn. Thuế cao và gia tăng thất nghiệp góp phần vào bất mãn, thể hiện trong gia tăng bất ổn dân sự, và bất mãn với hoàng tộc. Để đối phó, Quốc vương Fahd khởi xướng một số "cải cách" hạn chế. Trong tháng 3 năm 1992, ông cho thi hành "Luật Cơ bản", trong đó nhấn mạnh các nghĩa vụ và trách nhiệm của một quân chủ. Trong tháng 12 năm 1993, Hội đồng Cố vấn được thành lập, song thành viên đều do Quốc vương lựa chọn. Fahd làm rõ rằng tâm trí mình không có dân chủ: "Một hệ thống dựa trên tuyển cử không phù hợp với tín ngưỡng Hồi giáo của chúng ta."
Năm 1995, Fahd bị đột quỵ, Thái tử Abdullah đảm nhiệm vai trò nhiếp chính trên thực tế. Tuy nhiên, quyền lực của ông bị cản trở do xung đột với các em trai cùng mẹ của Fahd. Từ thập niên 1990, các dấu hiệu bất mãn tiếp tục, bao gồm một loạt cuộc đánh bom và xung đột vũ trang tại Riyadh, Jeddah, Yanbu và Khobar năm 2003-2004. Năm 2005, các cuộc bầu cử cấp đô thị toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức, song nữ giới không được phép tham gia.
Năm 2005, Fahd từ trần và Abdullah kế vị, ông tiếp tục chính sách cải cách tối thiểu và kiểm soát chặt chẽ các phản đối. Quốc vương thi hành một số cải cách kinh tế nhằm khiến quốc gia giảm phụ thuộc vào thu nhập từ dầu mỏ: bãi bỏ quy định ở quy mô hạn chế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, và tư hữu hóa. Năm 2009, Abdullah công bố một loạt thay đổi cấp chính phủ về tư pháp, lực lượng vũ trang, và nhiều bộ nhằm hiện đại hóa các thể chế này.
Ngày 29 tháng 1 năm 2011, hàng trăm người biểu tình tụ tập tại thành phố Jeddah trong một cuộc biểu dương hiếm hoi nhằm chỉ trích cơ sở hạ tầng yếu kém tại thành phố sau khi các trận lụt quét qua thành phố làm 11 người chết. Cảnh sát ngưng cuộc tuần hành và bắt giữ nhiều người tham gia. Kể từ năm 2011, Ả Rập Xê Út chịu ảnh hưởng từ làn sóng "Mùa xuân Ả Rập". Nhằm đối phó, vào ngày 22 tháng 2 năm 2011, Abdullah tuyên bố một loạt quyền lợi cho công dân trị giá 36 tỷ USD, trong đó 10,7 tỷ USD dành cho nhà ở. Ngày 18 tháng 3 cùng năm, Abdullah tuyên bố một gói trị giá 93 tỷ USD, bao gồm 500.000 căn nhà mới với chi phí 67 tỷ USD, và tạo thêm 60.000 công việc an ninh mới. Abdullah cho phép nữ giới bầu cử và ứng cử trong bầu cử cấp đô thị năm 2015, và nữ giới cũng được đề cử vào Hội đồng Cố vấn. Ngày 23 tháng 1 năm 2015, Abdullah từ trần, người kế vị là em trai khác mẹ Salman.
Chính trị
Ả Rập Xê Út là một quốc gia quân chủ chuyên chế. Tuy nhiên, theo Luật Cơ bản được phê chuẩn vào năm 1992, quốc vương cần phải tuân theo luật Sharia và kinh Quran, trong khi Quran và Sunnah (lời dạy của Muhammad) được tuyên bố là hiến pháp của quốc gia. Không có các chính đảng, và không có bầu cử cấp quốc gia tại Ả Rập Xê Út. Các nhà phê bình xem đây là một chế độ độc tài chuyên chế. The Economist xếp hạng chính phủ Ả Rập Xê Út là chính phủ chuyên chế đứng thứ 5/167 trong Chỉ số dân chủ 2012 của họ, còn Freedom House xếp hạng vương quốc này là không tự do", với điểm số thấp nhất vào năm 2013.
Chính trị tại Ả Rập Xê Út diễn ra trên hai đấu trường riêng biệt: nội bộ hoàng tộc Saud, và giữa hoàng tộc với phần còn lại trong xã hội quốc gia. Ngoài hoàng tộc Saud, quyền tham gia tiến trình chính trị bị hạn chế trong một nhóm tương đối nhỏ dân chúng và dưới hình thức cố vấn cho hoàng tộc trong các quyết định trọng đại, bao gồm ulema, các sheikh (tù trưởng) bộ lạc và thành viên của các gia đình thương nghiệp quan trọng.
Theo tục lệ, toàn bộ nam giới đến tuổi thành niên có quyền kiến nghị trực tiếp đến quốc vương thông qua hội nghị bộ lạc truyền thống được gọi là majlis. Trên nhiều mặt, cách tiếp cận với chính phủ ít khác biệt với hệ thống cai trị bộ lạc truyền thống. Bản sắc bộ lạc vẫn còn mạnh, và ngoài hoàng tộc thì ảnh hưởng chính trị thường được xác định theo liên hệ bộ lạc, theo đó sheikh của các bộ lạc duy trì mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với các sự kiện địa phương và quốc gia. Trong thời gian gần đây, chính phủ có các bước đi hạn chế nhằm mở rộng quyền tham gia chính trị, chẳng hạn như lập Hội đồng Cố vấn vào đầu thập niên 1990 và lập Diễn đàn Đối thoại Quốc gia vào năm 2003.
Quyền cai trị của gia tộc Saud đối diện với phản đối chính trị từ bốn nhóm: các nhà hoạt động theo chủ nghĩa Hồi giáo Sunni; các nhà phê bình theo chủ nghĩa tự do; cộng đồng thiểu số Hồi giáo Shia—đặc biệt là tại Vùng Đông; các đối thủ trường kỳ đặc thù có tính bộ lạc và theo chủ nghĩa địa phương (chẳng hạn tại Hejaz). Trong đó, các nhà hoạt động theo chủ nghĩa Hồi giáo là mối đe doạ đáng chú ý nhất và trong thời gian gần đây đã gây ra một số hành động bạo lực hoặc khủng bố tại Ả Rập Xê Út.
Chế độ quân chủ và hoàng tộc
Quốc vương nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và chiếu chỉ tạo thành cơ sở cho pháp luật quốc gia. Quốc vương đồng thời là thủ tướng, và chủ trì Hội đồng Bộ trưởng (Majlis al-Wuzarāʾ).
Hoàng tộc chi phối hệ thống chính trị. Do hoàng tộc có số lượng thành viên đông đảo nên họ có thể kiểm soát hầu hết các chức vụ quan trọng của quốc gia, tham gia và hiện diện trong mọi cấp độ chính phủ. Số lượng thân vương ước tính lên tới 7.000 (khoảng năm 2010), trong đó có quyền lực và ảnh hưởng nhất là các hậu duệ nam giới của quốc vương khai quốc Ibn Saud. Các chức vụ bộ trưởng quan trọng thường được dành cho hoàng tộc, cũng như là 13 chức vụ thống đốc vùng.
Các chức vụ chính trị và chính phủ dài hạn dẫn đến hình thành "các đất phong quyền lực" cho các thân vương cấp cao, như Quốc vương Abdullah từng là Tư lệnh Vệ binh Quốc gia từ năm 1963 (cho đến năm 2010, khi ông bổ nhiệm con trai mình thay thế), Quốc vương Salman giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Hàng không giai đoạn 2011-2015, và giữ chức Thống đốc tỉnh Riyadh từ năm 1962 đến năm 2011. Con trai Quốc vương Salman là Mohammad bin Salman kế nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Hoàng tộc trên phương diện chính trị bị phân thành các phái hệ dựa trên lòng trung thành theo dòng dõi, tham vọng cá nhân và tư tưởng, do đó hay xảy ra nạn tham nhũng. Phái hệ dòng dõi có quyền lực nhất được gọi là 'Sudairi Bảy', gồm các anh em cùng cha cùng mẹ với Quốc vương Fahd và các hậu duệ của họ. Phân chia tư tưởng bao gồm các vấn đề về tốc độ và phương hướng cải cách, và vai trò của ulema nên được tăng lên hay giảm xuống. Tồn tại phân tranh trong hoàng tộc về vấn đề người kế vị. Trong nhiều năm, chính phủ Ả Rập Xê Út và hoàng tộc thường xuyên bị cáo buộc tham nhũng. Tại một quốc gia được cho là "thuộc về" hoàng tộc và quốc hiệu đặt theo họ của hoàng tộc, ranh giới giữa tài sản quốc gia và của cải cá nhân của các thân vương cấp cao là điều mập mờ.
Al ash-Sheikh và vai trò của ulema
Ả Rập Xê Út hầu như là quốc gia duy nhất trao cho Ulema (thể chế gồm các thủ lĩnh tôn giáo và luật gia Hồi giáo) vai trò trực tiếp trong chính phủ, quốc gia duy nhất tương tự là Iran. Ulema có ảnh hưởng then chốt trong các quyết định trọng đại của chính phủ, như áp đặt cấm vận dầu mỏ vào năm 1973 và mời binh sĩ ngoại quốc đến Ả Rập Xê Út vào năm 1990. Ngoài ra, họ có vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp và giáo dục và có độc quyền về quyền lực trong phạm vi đạo đức tôn giáo và xã hội.
Cho đến thập niên 1970, do thịnh vượng từ dầu mỏ và quốc gia được hiện đại hóa, xã hội Ả Rập Xê Út diễn ra các biến chuyển quan trọng và quyền lực của Ulema bị suy thoái. Tuy nhiên, tình hình thay đổi sau khi các phần tử Hồi giáo cấp tiến chiếm giữ Đại Thánh đường tại Mecca vào năm 1979. Chính phủ phản ứng bằng cách củng cố quyền lực của Ulema và gia tăng hỗ trợ tài chính cho họ: họ được trao quyền kiểm soát lớn hơn đối với hệ thống giáo dục và được phép thực thi nghiêm khắc hơn các quy tắc Wahhabi về đạo đức và hành vi xã hội. Sau khi đăng cơ vào năm 2005, Quốc vương Abdullah thực hiện các bước đi nhằm giảm quyền lực của Ulema, chẳng hạn chuyển quyền kiểm soát giáo dục trẻ em gái sang Bộ Giáo dục.
Ulema có truyền thống do gia tộc Al ash-Sheikh lãnh đạo, đây là gia tộc tôn giáo đứng đầu quốc gia. Thành viên gia tộc Al ash-Sheikh là hậu duệ của Muhammad ibn Abd al-Wahhab (1703 – 1792), là người sáng lập giáo phái Wahhabi thuộc hệ Hồi giáo Sunni, giáo phái này hiện chi phối Ả Rập Xê Út. Gia tộc này có thanh thế chỉ đứng sau hoàng tộc hai gia tộc hình thành một "hiệp ước tương hỗ" và dàn xếp chia sẻ quyền lực trong gần 300 năm qua. Hiệp ước vẫn còn cho đến nay, được dựa trên việc hoàng tộc duy trì quyền lực của gia tộc Al ash-Sheikh trong các vấn đề tôn giáo, ủng hộ và truyền bá thuyết Wahhabi. Đổi lại, gia tộc Al ash-Sheikh ủng hộ quyền lực chính trị của hoàng tộc do đó sử dụng quyền lực tôn giáo-đạo đức của họ để hợp pháp hóa quyền cai trị của hoàng tộc. Mặc dù thế chi phối của gia tộc Al ash-Sheikh trong Ulema bị giảm bớt trong các thập niên qua, song họ vẫn giữ các chức vụ tôn giáo quan trọng nhất và liên kết mật thiết với hoàng tộc thông qua liên hôn ở mức độ lớn.
Hệ thống tư pháp
Nguồn chủ yếu của pháp luật Ả Rập Xê Út là Sharia bắt nguồn từ lời giáo huấn trong Qur'an và Sunnah (lời dạy của Muhammed). Ả Rập Xê Út là quốc gia Hồi giáo hiện đại duy nhất không hệ thống hóa Sharia và không có hệ thống án lệ pháp lý, trao cho thẩm phán quyền sử dụng lập luận pháp luật độc lập để phán quyết. Các thẩm phán Ả Rập Xê Út có xu hướng theo các nguyên tắc của trường phái luật học Hanbali (hay fiqh) thường thấy trong các văn bản tiền hiện đại và được chú ý do diễn giải theo nghĩa đen Qur'an và hadith.
Thẩm phán có quyền bỏ qua phán quyết trước đó (của bản thân hoặc thẩm phán khác) và có thể áp dụng cách diễn giải cá nhân của mình đối với Sharia trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào, do đó có các bản án khác nhau cho dù các vụ án có vẻ giống nhau, nên khó khăn trong việc dự đoán diễn giải pháp lý. Hệ thống tòa án Sharia là bộ máy tư pháp cơ bản của Ả Rập Xê Út, các thẩm phán (qadi) và luật sư thuộc Ulema.
Chiếu chỉ là nguồn pháp luật chủ yếu khác; song được gọi là điều lệnh thay vì luật do phụ thuộc Sharia. Các chiếu chỉ bổ sung cho Sharia trong các lĩnh vực như lao động, thương nghiệp và công ty. Ngoài ra, luật bộ lạc truyền thống và phong tục vẫn còn quan trọng. Các tòa án chính phủ ngoài Sharia thường giải quyết tranh chấp liên quan đến các chiếu chỉ cụ thể. Quyền kháng cáo cuối cùng từ tòa án Sharia và tòa án chính phủ thuộc về Quốc vương, và toàn bộ các tòa án theo các quy tắc Sharia về chứng cứ và thủ tục.
Hệ thống tư pháp Ả Rập Xê Út bị chỉ trích vì "các thẩm phán theo chủ nghĩa đạo đức cực đoan", họ thường khắc nghiệt trong việc tuyên án, song cũng đôi khi khoan dung và trì hoãn quá độ, như nhiều phụ nữ không thể ly hôn. Năm 2007, Quốc vương Abdullah ban chiếu chỉ cải cách hệ thống tư pháp và tạo ra một hệ thống tòa án mới, và đến năm 2009, ông tiến hành một số cải biến đáng kể đối với nhân sự ở cấp cao nhất khi bổ nhiệm một thế hệ trẻ tuổi.
Các tòa án Ả Rập Xê Út có thể tuyên án tử hình và trừng phạt thân thể, như chặt đầu, ném đá (đến chết), cắt cụt chi, đóng đinh, đánh roi, số lượng tuyệt đối các vụ hành quyết bị chỉ trích mạnh. Tử hình có thể được tuyên cho nhiều tội như giết người, hiếp dâm, cướp có vũ trang, sử dụng ma túy nhiều lần, bội giáo, thông gian, yêu thuật và ma thuật. Hành vi tình dục đồng giới bị trừng phạt bằng cách đánh roi hoặc tử hình. Gia đình nạn nhân bị giết có thể lựa chọn yêu cầu tử hình thủ phạm, hoặc quyết định khoan hồng để đổi lấy một khoản tiền diyya (tiền máu).
Ngoại giao
Ả Rập Xê Út gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1945 và là một thành viên sáng lập của Liên đoàn Ả Rập, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (nay là Tổ chức Hợp tác Hồi giáo). Quốc gia này giữ một vai trò nổi bật trong Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2005. Ả Rập Xê Út ủng hộ hình thành Liên minh Thuế quan Ả Rập vào năm 2015 và một thị trường chung Ả Rập vào năm 2020. Kể từ năm 1960, với vị thế là thành viên sáng lập của OPEC, chính sách giá dầu mỏ của Ả Rập Xê Út về tổng thể là giúp ổn định thị trường dầu mỏ thế giới và nỗ lực điều chỉnh biến động giá mạnh nhằm không gây hại cho các nền kinh tế phương Tây.
Từ giữa thập niên 1970 đến năm 2002, Ả Rập Xê Út đã chi ra trên 70 tỷ USD "viện trợ phát triển hải ngoại" (ODA). Tuy nhiên, có bằng chứng rằng đại đa số chúng trên thực tế được dành cho truyền bá và khuếch trương giáo phái Wahhabi, điều này gây bất lợi cho các giáo phái Hồi giáo khác. Tồn tại tranh luận mãnh liệt về việc liệu viện trợ của Ả Rập Xê Út và giáo phái Wahhabi đã kích động chủ nghĩa cực đoan tại các quốc gia tiếp nhận hay không. Hai luận điệu chính là về bản chất giáo phái Wahhabi khuyến khích tính không khoan dung và xúc tiến chủ nghĩa khủng bố. Chỉ tính tại các quốc gia có đa số cư dân không theo Hồi giáo, trong bốn thập niên sau khi Faisal đăng cơ, Ả Rập Xê Út đã trả tiền xây dựng 1.359 thánh đường, 210 trung tâm Hồi giáo.
Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ là các đồng minh chiến lược, và từ khi Barack Obama nhậm chức vào năm 2009 đến tháng 8 năm 2016, Hoa Kỳ đã bán lượng vũ khí trị giá 110 tỷ USD cho Ả Rập Xê Út. Quan hệ giữa hai quốc gia trở nên căng thẳng sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ. Các chính trị gia và truyền thông Hoa Kỳ cáo buộc chính phủ Ả Rập Xê Út ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và dung thứ văn hoá jihad (thánh chiến). Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng cho rằng Ả Rập Xê Út ủng hộ tài chính cho al-Qaida, Taliban, LeT và các tổ chức khủng bố khác. Chính phủ Ả Rập bác bỏ các cáo buộc này, cùng các cáo buộc rằng họ xuất khẩu chủ nghĩa cực đoan tôn giáo hoặc văn hoá.
Trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo, Ả Rập Xê Út được nhìn nhận là quốc gia thân phương Tây và thân Mỹ, và họ dĩ nhiên là một đồng minh trường kỳ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, điều này và vai trò của Ả Rập Xê Út trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, đặc biệt là cho phép binh sĩ Hoa Kỳ đồn trú trên lãnh thổ Ả Rập Xê Út từ năm 1991, xúc tiến chủ nghĩa Hồi giáo thù địch phát triển trong nước. Do đó, Ả Rập Xê Út trong một chừng mực nhất định đã tự tách mình khỏi Hoa Kỳ, chẳng hạn như từ chối ủng hộ hoặc tham gia cuộc xâm lược Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo vào năm 2003.
Hậu quả của cuộc xâm lược năm 2003 và Mùa xuân Ả Rập khiến chế độ quân chủ Ả Rập Xê Út gia tăng báo động về ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Các lo ngại này được phản ánh qua lời của Quốc vương Abdullah, ông từng bí mật thuyết phục Hoa Kỳ tấn công Iran và "cắt cổ con rắn". Nhằm bảo vệ hoàng tộc Khalifa của Bahrain, Ả Rập Xê Út phái quân xâm nhập Bahrain để đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân Bahrain vào ngày 14 tháng 3 năm 2011. Chính phủ Ả Rập Xê Út nhìn nhận cuộc khởi nghĩa là một "mối đe doạ an ninh" do người Shia vốn chiếm đa số cư dân Bahrain đặt ra. Ngày 25 tháng 3 năm 2015, Ả Rập Xê Út, dẫn đầu một liên minh các quốc gia Hồi giáo Sunni, khởi đầu can thiệp quân sự tại Yemen chống lại phái Houthi thuộc hệ Hồi giáo Shia và lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh.
Ả Rập Xê Út được nhìn nhận là có ảnh hưởng ôn hoà trong xung đột Ả Rập-Israel, định kỳ đưa ra kế hoạch hoà bình giữa Israel và người Palestine, và lên án Hezbollah. Trong Mùa xuân Ả Rập, Ả Rập Xê Út cấp quyền tị nạn cho Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia và Quốc vương Abdullah điện đàm với Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập (trước khi bị phế truất) để đề nghị giúp đỡ. Năm 2014, quan hệ giữa Ả Rập Xê Út và Qatar trở nên căng thẳng do Qatar ủng hộ Anh em Hồi giáo. Ả Rập Xê Út từng công khai ủng hộ Đội quân Chinh phục, một nhóm thuộc lực lượng chống chính phủ trong Nội chiến Syria mà theo báo cáo bao gồm cả Mặt trận al-Nusra có liên kết với al-Qaeda.
Quân sự
Ả Rập Xê Út là một trong các quốc gia có tỷ lệ chi tiêu quân sự cao nhất thế giới, 10% GDP của quốc gia này được dành cho quân sự. Quân đội Ả Rập Xê Út gồm có lục quân, không quân, hải quân, phòng không, vệ binh quốc gia (SANG), và các lực lượng dân quân, tổng cộng có gần 200.000 nhân viên tại ngũ. Năm 2005, nhân viên lực lượng vũ trang: lục quân có 75.000; không quân có 18.000; phòng không có 16.000; hải quân có 15.500 (bao gồm 3.000 thủy quân lục chiến); và SANG có 75.000 binh sĩ tại ngũ và 25.000 dân quân bộ lạc. Ngoài ra, còn có cơ quan tình báo quân sự Al Mukhabarat Al A'amah.
Ả Rập Xê Út có quan hệ quân sự lâu năm với Pakistan, và từ lâu có suy đoán rằng Ả Rập Xê Út bí mật tài trợ cho chương trình bom nguyên tử của Pakistan và tìm cách mua vũ khí nguyên tử từ Pakistan. Vệ binh Quốc gia Ả Rập Xê Út không phải lực lượng dự bị mà là một lực lượng tiền tuyến hoạt động đầy đủ, và bắt nguồn từ lực lượng quân sự-tôn giáo bộ lạc của Ibn Saud là Ikhwan. Vệ binh Quốc gia Ả Rập Xê Út dưới dạng hiện nay bắt nguồn từ đội quân cá nhân của Abdullah từ thập niên 1960. Vệ binh Quốc gia Ả Rập Xê Út từng là một đối trọng với phái Sudairi trong hoàng tộc.
Thiết bị quân sự của Ả Rập Xê Út chủ yếu do Hoa Kỳ, Pháp và Anh cung cấp. Hoa Kỳ bán trên 80 tỷ USD phần cứng quân sự cho quân đội Ả Rập Xê Út trong giai đoạn 1951-2006. Năm 2013, chi tiêu quân sự của Ả Rập Xê Út tăng lên 67 tỷ USD, vượt qua Anh, Pháp và Nhật Bản để chiếm vị trí thứ tư toàn cầu. Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong giai đoạn 2010–14 Ả Rập Xê Út trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều thứ nhì trên thế giới, tiếp nhận gấp bốn lần so với giai đoạn 2005–2009. Ả Rập Xê Út chiếm 41% xuất khẩu vũ khí của Anh trong giai đoạn 2010–14. Pháp cho phép bán 18 tỷ USD vũ khí cho Ả Rập Xê Út chỉ trong năm 2015. Thương vụ vũ khí trị giá 15 tỷ USD với Ả Rập Xê Út vào năm 2016 được cho là thương vụ vũ khí lớn nhất trong lịch sử Canada. Năm 2017, Ả Rập Xê Út và Hoa Kỳ đạt được một thoả thuận vũ khí trị giá 110 tỉ USD.
Đơn vị hành chính
Ả Rập Xê Út được phân thành 13 vùng (; manatiq idāriyya, số ít منطقة إدارية; mintaqah idariyya). Các vùng được chia tiếp thành 118 tỉnh (; muhafazat, số ít محافظة; muhafazah). Con số này bao gồm 13 thủ phủ vùng, có vị thế khác biệt là đô thị (; amanah) do thị trưởng (; amin) quản lý. Các tỉnh được chia tiếp thành huyện (; marakiz, số ít مركز; markaz).
Các thành phố lớn
Địa lý
Ả Rập Xê Út chiếm khoảng 80% bán đảo Ả Rập (bán đảo lớn nhất thế giới), nằm giữa vĩ tuyến 16° Bắc và 33° Bắc, giữa kinh tuyến 34° Đông và 56° Đông. Do biên giới phía nam của quốc gia với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman không được phân giới chính xác, kích thước thực tế của vương quốc này chưa được xác định. CIA World Factbook ước tính diện tích Ả Rập Xê Út là và xếp hạng là quốc gia rộng thứ 13 thế giới. Về phương diện địa lý, đây là quốc gia lớn nhất trên mảng Ả Rập.
Hoang mạc Ả Rập cùng các bán hoang mạc và vùng cây bụi có liên hệ với nó chi phối địa lý Ả Rập Xê Út. Thực tế, hoang mạc mạc Ả Rập là một số sa mạc liên kết với nhau và bao gồm 647.500 km² Rub' al Khali ("miền hoang vu") tại phần phía nam của vương quốc, là sa mạc với các đụn cát liền kề lớn nhất thế giới. Hầu như không có sông hồ tại Ả Rập Xê Út, song có một số wadi (thung lũng sông thường xuyên khô hạn). Một vài khu vực phì nhiêu hình thành nhờ bồi tích tại các wadi, bồn địa, và ốc đảo. Đặc điểm địa hình chính là cao nguyên trung tâm, cao lên đột ngột từ biển Đỏ và dần thấp xuống Nejd và hướng ra vịnh Ba Tư. Tại duyên hải biển Đỏ, có một đồng bằng duyên hải hẹp gọi là Tihamah. Vùng Asir thuộc miền tây nam có địa hình núi non, tại đó có núi Sawda cao 3.133 m, là đỉnh cao nhất toàn quốc.
Ngoại trừ vùng Asir, phần còn lại của Ả Rập Xê Út có khí hậu hoang mạc nóng với nhiệt độ ban ngày cực kỳ cao và giảm đột ngột vào ban đêm. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 45 °C, song có thể lên đến 54 °C. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể lạnh, nhưng hiếm khi xuống dưới 0 °C. Vào mùa xuân và mùa thu, sức nóng dịu đi với nhiệt độ trung bình khoảng 29 °C. Lượng mưa hàng năm cực kỳ thấp, riêng vùng Asir chịu ảnh hưởng từ gió mùa Ấn Độ Dương thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3. Lượng mưa trung bình của vùng trong giai đoạn này là 300 mm, chiếm khoảng 60% lượng mưa hàng năm.
Dù có địa hình và khí hậu khô cằn, Ả Rập Xê Út lại sở hũu một hệ sinh thái đa dạng, với hầu hết các sinh vật đều thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt vùng hoang mạc. Các loài động vật đặc hữu bao gồm các loài như chó sói Ả Rập, linh cẩu vằn, cầy Mangut, khỉ đầu chó, thỏ sa mạc, chuột cát, chuột nhảy. Các loài động vật lớn như linh dương Gazelle, linh dương sừng kiếm, và báo hoa mai có số lượng tương đối nhiều cho đến thập niên 1950, song săn bắn bằng ô tô làm giảm số lượng các loài này đến mức gần tuyệt chủng. Các loài chim bao gồm chim cắt (bị bắt và huấn luyện để săn bắt), đại bàng, diều hâu, kền kền, gà gô cát và chào mào. Ả Rập Xê Út có một số loài rắn trong đó nhiều loài có độc, và một số loài thằn lằn. Hệ sinh vật biển tại vịnh Ba Tư cũng rất đa dạng. Các động vật được thuần hoá gồm lạc đà một bướu, dê, cừu, lừa và gà. Do có điều kiện sa mạc, hệ thực vật Ả Rập Xê Út hầu hết là các cây thân thảo và cây bụi nhỏ cần ít nước. Cũng có một số khu vực đồng cỏ và cây với quy mô nhỏ tại miền nam Asir. Chà là là loài cây phổ biến.
Kinh tế
Ả Rập Xê Út có nền kinh tế chỉ huy, dựa trên dầu mỏ với khoảng 75% thu ngân sách và 90% thu nhập xuất khẩu đến từ công nghiệp dầu mỏ. Quốc gia này phụ thuộc nhiều vào công nhân ngoại quốc, khoảng 80% người lao động trong khu vực tư nhân không phải là công dân Ả Rập Xê Út. Một số thách thức đối với kinh tế Ả Rập Xê Út là ngăn chặn hoặc đảo nghịch việc suy giảm thu nhập bình quân, cải thiện giáo dục để chuẩn bị cho thanh niên trở thành lực lượng lao động và cung cấp cho họ việc làm, đa dạng hoá kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân và xây dựng nhà ở, giảm bớt tham nhũng và bất bình đẳng.
Ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa của Ả Rập Xê Út, trong khi khu vực tư nhân chiếm 40%. Ả Rập Xê Út theo số liệu chính thức có trữ lượng dầu mỏ , chiếm khoảng 20% trữ lượng dầu mỏ được kiểm chứng của thế giới. Trong thập niên 1990, thu nhập từ dầu mỏ của Ả Rập Xê Út bị tụt giảm đáng kể, kết hợp với tỷ lệ gia tăng dân số cao khiến thu nhập bình quân giảm từ mức 11.700 USD vào đỉnh điểm bùng nổ dầu mỏ trong năm 1981 xuống còn 6.300 USD trong năm 1998. Giá dầu mỏ sau đó tăng lên khiến GDP bình quân tăng lên, đạt 17.000 USD vào năm 2007 (khoảng 7.400 USD điều chỉnh theo lạm phát), song giảm xuống do giá dầu mỏ giảm từ giữa năm 2014.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) hạn chế sản lượng dầu mỏ của các thành viên dựa trên "trữ lượng được chứng minh" của họ. Trữ lượng công bố của Ả Rập Xê Út có ít biến động kể từ năm 1980, ngoại lệ chính là lần tăng khoảng giai đoạn 1987-1988.
Trong giai đoạn 2003–2013, một số dịch vụ trọng yếu được tư hữu hoá: cung cấp nước đô thị, điện lực, viễn thông; và một phần hệ thống giáo dục và y tế, kiểm soát giao thông và tường trình tai nạn ô tô cũng được tư hữu hoá. Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại về hoạt động của các thực thể được tư hữu hoá này. Tháng 11 năm 2005, Ả Rập Xê Út được phê chuẩn trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Ả Rập Xê Út duy trì việc cấm đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực, song chính phủ có kế hoạch mở cửa một số lĩnh vực như viễn thông, bảo hiểm, truyền tải điện. Chính phủ cũng tiến hành nỗ lực nhằm bản địa hoá kinh tế, tức thay thế công nhân ngoại quốc bằng công dân Ả Rập Xê Út song chỉ có thành công hạn chế.
Ả Rập có các kế hoạch phát triển 5 năm kể từ năm 1970. Trong số các kế hoạch này có triển khai "các thành phố kinh tế" (như King Abdullah Economic City) được hoàn thành cho đến năm 2020, nhằm đa dạng hoá kinh tế và cung cấp việc làm. có bốn thành phố được lập kế hoạch. Quốc vương tuyên bố rằng thu nhập bình quân sẽ tăng lên đến 33.500 USD vào năm 2020. Các thành phố phân bố khắp Ả Rập Xê Út nhằm xúc tiến đa dạng hoá tại mỗi khu vực.
Ngoài dầu mỏ và khí đốt, Ả Rập Xê Út còn có ngành khai thác vàng quy mô nhỏ tại khu vực Mahd adh Dhahab và các ngành khai khoáng khác, lĩnh vực nông nghiệp (đặc biệt là tại tây nam) dựa vào chà là và gia súc, và một số công việc tạm thời được tạo ra trong mỗi dịp hành hương hajj. Ả Rập Xê Út khuyến khích nông nghiệp sa mạc bằng cách cung cấp trợ cấp đáng kể cũng như tiêu tốn 300 tỷ m³ nước mà hầu hết là nguồn nước không tái tạo để trồng cỏ linh lăng, ngũ cốc, thịt và sữa tại hoang mạc Ả Rập. Ước tính việc tiêu thụ nguồn nước ngầm không tái tạo khiến cho 4/5 trữ lượng nước ngầm biến mất cho đến năm 2012.
Ả Rập Xê Út đầu tư đáng kể vào việc khử muối nước biển, cung cấp nước, hệ thống thoát nước và xử lý nước, làm tăng đáng kể tỷ lệ dân chúng được tiếp cận nước uống và cải thiện điều kiện vệ sinh trong các thập niên qua. Khoảng 50% nước uống có nguồn gốc từ nước khử muối, 40% đến từ khai thác nước ngầm và 10% đến từ nước bề mặt (đặc biệt tại vùng núi non tây nam). Thủ đô Riyard được cung cấp nước khử muối bơm từ vịnh Ba Tư với khoảng cách 467 km. Nhờ thu nhập từ dầu mỏ, nước được cung cấp gần như miễn phí. Mặc dù chất lượng dịch vụ được cải thiện song vẫn còn thấp, chẳng hạn tại Riyadh chỉ có nước một lần trong mỗi 2,5 ngày vào năm 2011, còn tại Jeddah chỉ có nước 9 ngày một lần.
Nhân khẩu
Dân số Ả Rập Xê Út vào tháng 7 năm 2016 được ước tính là 28,1 triệu, trong đó có 30% (khoảng hơn 8 triệu) đến 10 triệu người nhập cư không có quyền công dân, tuy nhiên giới lãnh đạo quốc gia này có lịch sử nâng khống số liệu nhân khẩu.
Dân số Ả Rập Xê Út tăng trưởng nhanh từ khoảng năm 1950 với dân số 3 triệu, và trong nhiều năm đây là một trong các quốc gia có tỷ suất sinh cao nhất trên thế giới với khoảng 3% một năm. Tuy nhiên, tổng tỷ suất sinh năm 2016 giảm xuống còn 2,11 trẻ em trên mỗi phụ nữ.
Thành phần dân tộc của công dân Ả Rập Xê Út có 90% là người Ả Rập và 10% là người lai Á-Phi. Hầu hết người Ả Rập Xê Út sống tại Hejaz (35%), Najd (28%), và Vùng Đông (15%).
Cho đến khoảng năm 1970, hầu hết người Ả Rập Xê Út sống tại nông thôn, song trong nửa sau của thế kỷ XX vương quốc trải qua đô thị hoá nhanh chóng. khoảng 80% người Ả Rập Xê Út sống tại các khu vực đô thị lớn, đặc biệt là Riyadh, Jeddah hay Dammam.
Dân số Ả Rập Xê Út khá trẻ với trên một nửa dưới 25 tuổi (2012). Một phần lớn dân số là mang quốc tịch nước ngoài. (The CIA Factbook ước tính rằng người nước ngoài sống tại Ả Rập Xê Út chiếm khoảng 21% dân số. Cục Thống kê và Thông tin Trung ương Ả Rập Xê Út ước tính số người nước ngoài vào cuối năm 2014 chiếm 33% dân số (10,1 triệu). Trong đó, người Ấn Độ có 1,3 triệu, người Pakistan có 1,5 triệu (2012), người Ai Cập: 900.000, người Yemen: 800.000, người Bangladesh: 500.000, người Philippines: 500.000, người Jordan/Palestine: 260.000, người Indonesia: 250.000, người Sri Lanka: 350.000, người Sudan: 250.000, người Syria: 100.000 và người Thổ Nhĩ Kỳ: 100.000.
Người Hồi giáo nước ngoài sống tại vương quốc đủ 10 năm có thể xin quyền công dân Ả Rập Xê Út (ưu tiên cho người có trình độ khoa học, và ngoại lệ là người Palestine trừ khi họ kết hôn với một công dân Ả Rập Xê Út.) Ả Rập Xê Út không ký kết Công ước người Tị nạn Liên Hợp Quốc 1951. Do dân số Ả Rập Xê Út tăng trưởng và thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ đình trệ, khiến gia tăng áp lực trong việc thay thế công nhân nước ngoài bằng công dân, và chính phủ Ả Rập Xê Út hy vọng giảm số người nước ngoài tại đây.
Cho đến đầu thập niên 1960, số nô lệ tại Ả Rập Xê Út ước tính là 300.000. Chế độ nô lệ chính thức bị bãi bỏ vào năm 1962.
Ngôn ngữ chính thức của Ả Rập Xê Út là tiếng Ả Rập. Ba phương ngữ chủ yếu của người Ả Rập Xê Út là tiếng Ả Rập Hejaz (khoảng 6 triệu người nói), tiếng Ả Rập Najd (khoảng 8 triệu người nói), và tiếng Ả Rập Vùng Vịnh (khoảng 0,2 triệu người nói). Ngôn ngữ ký hiệu Ả Rập Xê Út là ngôn ngữ chủ yếu của cộng đồng khiếm thính. Các cộng đồng ngoại kiều lớn cũng nói ngôn ngữ của họ, đông đảo nhất là tiếng Tagalog, tiếng Rohingya, tiếng Urdu, tiếng Ả Rập Ai Cập. Có nhiều người nói tiếng Anh tại Ả Rập Xê Út vì Công ty Dầu mỏ Ả Rập-Mỹ (SAMCO) chi phối kinh tế Ả Rập Xê Út. Mặc dù tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất, song nhiều khi tiếng Anh được ghi song song với tiếng Ả Rập.
Hồi giáo là quốc giáo của Ả Rập Xê Út và pháp luật vương quốc yêu cầu rằng toàn bộ công dân là tín đồ Hồi giáo., và gần như toàn bộ cư dân Ả Rập Xê Út là người Hồi giáo. Khu vực Hejaz có các thành phố Mecca và Medina là cái nôi của Hồi giáo, là điểm đến trong cuộc hành hương hajj, là hai thánh địa của Hồi giáo. Theo ước tính số lượng tín đồ hệ Hồi giáo Sunni tại Ả Rập Xê Út là từ 75% đến 90%, 10–25% còn lại thuộc hệ Hồi giáo Shia. Thể thức chính thức và chi phối của hệ Hồi giáo Sunni tại Ả Rập Xê Út thường được gọi là Wahhabi (những người đề xướng chuộng tên gọi tư tưởng Salafi, nhìn nhận Wahhabi là xúc phạm) và thường được các nhà quan sát mô tả là 'chủ nghĩa đạo đức', 'không khoan dung', hay 'cực bảo thủ', còn các tín đồ xem đây là Hồi giáo "đích thực". Phái này do Muhammad ibn Abd al-Wahhab thành lập trong thế kỷ XVIII tại bán đảo Ả Rập. Các phái khác như Hồi giáo Shia thiểu số bị đàn áp có hệ thống. do tư tưởng Wahabbi lên án đức tin Shia.
Theo ước tính có khoảng 1,5 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo tại Ả Rập Xê Út, gần như toàn bộ là công nhân nước ngoài. Ả Rập Xê Út cho phép người Cơ Đốc giáo nhập cảnh với tư cách công nhân nước ngoài để làm việc tạm thời, song không cho phép họ hành lễ công khai. Tỷ lệ công dân Ả Rập Xê Út theo Cơ Đốc giáo về chính thức là không có, do công dân bị cấm cải đạo khỏi Hồi giáo và nếu vi phạm sẽ bị tử hình. Bất chấp điều đó, một nghiên cứu vào năm 2015 ước tính rằng có 60.000 người Hồi giáo cải sang Cơ Đốc giáo tại Ả Rập Xê Út. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew thì có 390.000 tín đồ Ấn Độ giáo tại Ả Rập Xê Út, gần như toàn bộ là công nhân nước ngoài. Theo pháp lý từ năm 2014, Người vô thần sẽ bị xác định là phần tử khủng bố.
Văn hoá
Ả Rập Xê Út có các quan điểm và truyền thống từ nhiều thế kỷ, thường bắt nguồn từ văn minh Ả Rập. Văn hoá này chịu ảnh hưởng mạnh từ phái Hồi giáo gia bảo Wahhabi có tính đạo đức khắc nghiệt. Hồi giáo Wahhabi được cho là "đặc điểm chi phối văn hoá Ả Rập Xê Út."
Tôn giáo trong xã hội
Ả Rập Xê Út là một trong số rất ít quốc gia có cảnh sát tôn giáo (gọi là Haia hoặc Mutaween), họ tuần tra trên đường phố "chỉ thị điều thiện và trừng trị điều ác" bằng cách buộc tuân thủ luật về trang phục, phân tách nghiêm ngặt nam giới và nữ giới, tham dự cầu nguyện (salat) 5 lần mỗi ngày, và cấm chỉ đồ uống có cồn, và các khía cạnh khác của gia bảo
Trước năm 2016, Ả Rập Xê Út sử dụng lịch Hồi giáo theo chu kỳ Mặt Trăng, song vào năm 2016 vương quốc tuyên bố đổi sang lịch Gregorius quốc tế đối với các mục đích dân sự.
Sinh hoạt thường nhật bị chi phối bởi việc hành lễ Hồi giáo. Các cơ sở kinh doanh đóng cửa ba hoặc bốn lần mỗi ngày trong giờ làm việc để người lao động và khách hàng cầu nguyện. Cuối tuần là thứ 6 và thứ 7 do thứ 6 là ngày thánh của người Hồi giáo. Trong nhiều năm, chỉ hai ngày lễ tôn giáo được công nhận công khai là Eid al-Fitr và Eid al-Adha. (Eid al-Fitr là ngày lễ "lớn nhất", có thời hạn ba ngày với các bữa tiệc hay tặng quà.)
khoảng một nửa thời gian phát sóng của truyền hình nhà nước Ả Rập Xê Út dành cho các vấn đề tôn giáo. 90% số sách xuất bản tại vương quốc là về chủ đề tôn giáo, và hầu hết bằng tiến sĩ do các đại học trao là về nghiên cứu Hồi giáo. Trong hệ thống trường công, khoảng một nửa số tài liệu giảng dạy là về tôn giáo. Trong khi đó, phần dành cho lịch sử, văn học, và văn hoá của thế giới phi Hồi giáo trong 12 năm học có tổng cộng khoảng 40 trang.
Sự ủng hộ của quần chúng đối với cấu trúc chính trị/tôn giáo truyền thống mạnh tới mức một nhà nghiên cứu nhận thấy hầu như không có ủng hộ đối với các cải cách để thế tục hoá nhà nước.
Do các hạn chế tôn giáo, văn hoá Ả Rập Xê Út thiếu đa dạng về biểu lộ tôn giáo, các toà nhà, lễ hội và sự kiện công cộng thường niên. Việc kỷ niệm các ngày lễ Hồi giáo (phi-Wahhabi) như sinh nhật Muhammad và ngày Ashura, (một ngày lễ quan trọng đối với 10–25% dân số theo Hồi giáo Shia), chỉ được khoan dung khi có quy mô nhỏ tại địa phương. Tín đồ Shia cũng phải đối diện với kỳ thị có hệ thống trong công việc, giáo dục, tư pháp theo đánh giá của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Các lễ hội phi Hồi giáo như Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh hoàn toàn không được dung thứ. Không được phép lập các điểm thờ phụng phi Hồi giáo tại Ả Rập Xê Út. Trong các vụ kiện bồi thường pháp lý (Diyya) người phi Hồi giáo nhận được ít hơn người Hồi giáo.
Giáo phái Wahhabi chống đối bất kỳ sự sùng kính nào với các địa điểm lịch sử và tôn giáo quan trọng vì lo ngại có thể dẫn đến thần thánh hoá, và các di tích lịch sử Hồi giáo quan trọng nhất (tại Mecca và Medina) nằm tại khu vực Hejaz. Kết quả là, dưới quyền cai trị của gia tộc Saud, khoảng 95% toà nhà lịch sử của Mecca đã bị phá huỷ vì lý do tôn giáo dù hầu hết chúng có niên đại trên một nghìn năm. Các nhà chỉ trích cho rằng trong 50 năm, 300 di tích lịch sử có liên kết với Muhammad, gia đình và bằng hữu của ông đã biến mất, chỉ còn ít hơn 20 cấu trúc còn lại tại Mecca có niên đại từ thời kỳ Muhammad.
Trang phục
Trang phục của người Ả Rập Xê Út tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hijab (nguyên tắc Hồi giáo về khiêm tốn, đặc biệt trong trang phục). Quần áo phần lớn rộng và rủ tự nhiên song che phủ toàn thân, phù hợp với khí hậu hoang mạc của Ả Rập Xê Út. Theo truyền thống, nam giới thường mặc một áo choàng dài đến mắt cá chân dệt từ vải len hoặc bông (gọi là thawb), cùng một keffiyeh (khăn kẻ ô vuông làm bằng bông được giữ bằng một đai agal) hoặc một ghutra (một khăn trắng tuyền bằng vải bông mịn, cũng giữ bằng một agal) trùm lên đầu. Trong những ngày lạnh giá hiếm thấy, nam giới Ả Rập Xê Út mặc một áo choàng bằng lông lạc đà (bisht). Tại nơi công cộng, nữ giới được yêu cầu mặc abaya màu đen hoặc trang phục màu đen khác bao phủ mọi phần trên cơ thể bên dưới cổ ngoại trừ bàn chân và bàn tay, song hầu hết nữ giới che đầu để thể hiện tôn kính tôn giáo của mình. Yêu cầu này cũng áp dụng cho nữ giới phi Hồi giáo, và nếu không tuân thủ có thể khiến cảnh sát hành động, đặc biệt là tại các khu vực bảo thủ hơn trong nước. Trang phục của nữ giới thường được trang trí với hoạ tiết bộ lạc, tiền xu, sequin, sợi kim loại và miếng đính. Một số nữ giới lựa chọn che mặt bằng niqāb còn một số thì không. Một số áo choàng abaya bao phủ cả phần đầu.
Nghệ thuật và giải trí
Trong thập niên 1970, có nhiều rạp chiếu phim tại Ả Rập Xê Út mặc dù chúng được nhìn nhận là trái với quy tắc Wahhabi. Trong phong trào Phục hưng Hồi giáo vào thập niên 1980, và để phản ứng chính trị trước sự gia tăng của hoạt động chủ nghĩa Hồi giáo, chính phủ cho đóng cửa toàn bộ các rạp chiếu phim và nhà hát. Từ đầu những năm 1980, rạp chiếu phim bị cấm do các sức ép liên quan đến đạo Hồi. Năm 2017, Ả Rập Xê Út cho phép các rạp chiếu phim mở cửa trở lại. Những rạp chiếu phim thương mại đầu tiên theo kế hoạch khai trương vào tháng 3 năm 2018. Hai bộ phim đầu tiên được công chiếu là hai phim hoạt hình The Emoji Movie - Đội quân cảm xúc và Captain Underpants: The First Epic Movie - Siêu nhân quần chip. Dự kiến trong vòng 12 năm tới sẽ có khoảng 2.000 rạp chiếu phim hoạt động tại Ả Rập Xê Út. Đối với ngành công nghiệp điện ảnh, việc mở cửa lại rạp chiếu phim công cộng sau hơn 3 thập niên được kỳ vọng sẽ sự "cởi trói" cho hoạt động giải trí này.
Kể từ thế kỷ XVIII trở đi, trào lưu chính thống Wahhabi làm thoái chí các bước phát triển nghệ thuật nếu như chúng mâu thuẫn với giáo lý của giáo phái này. Ngoài ra, việc Hồi giáo Sunni cấm chỉ tạo ra tượng trưng cho người làm hạn chế nghệ thuật thị giác, vốn có xu hướng chịu chi phối bởi hình học, hoa văn, phác hoạ trừu tượng và thư pháp. Nhờ thu nhập từ dầu mỏ trong thế kỷ XX, đã xuất hiện các ảnh hưởng từ bên ngoài như phong cách nhà ở, nội thất và trang phục phương Tây. Âm nhạc và vũ đạo luôn là bộ phận của sinh hoạt xã hội Ả Rập Xê Út, âm nhạc truyền thống thường gắn với thơ và được hát tập thể. Các nhạc cụ gồm có rabābah (giống vĩ cầm 3 dây), các loại nhạc cụ gõ như ṭabl (trống) và ṭār (tambourine). Trong các vũ điệu địa phương, nổi tiếng nhất là điệu theo kiểu thượng võ ʿarḍah, gồm các hàng nam giới thường mang theo gươm hoặc súng, nhảy theo tiếng trống. Thơ Bedouin (người Ả Rập du cư), gọi là nabaṭī, vẫn rất phổ biến.
Kiểm duyệt làm hạn chế phát triển của văn học Ả Rập Xê Út, song một số tiểu thuyết gia và thi nhân Ả Rập Xê Út được hoan nghênh trong thế giới Ả Rập dù gây ra thái độ thù địch chính thức tại quê hương. Họ gồm có Ghazi Algosaibi, Abdelrahman Munif, Turki al-Hamad và Rajaa al-Sanea.
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao quốc gia tại Ả Rập Xê Út. Đội tuyển bóng đá Ả Rập Xê Út được xem là một trong những đội tuyển bóng đá thành công nhất châu Á với sáu lần lọt vào chung kết Cúp bóng đá châu Á, trong đó có ba lần vô địch. Ngoài ra đội cũng từng có năm lần tham dự World Cup với thành tích tốt nhất là lọt vào vòng 16 đội năm 1994.
Lặn biển, lướt ván buồm, thuyền buồm và bóng rổ cũng phổ biến, được cả nam giới và nữ giới chơi, và đội tuyển bóng rổ quốc gia Ả Rập Xê Út từng giành huy chương đồng tại giải vô địch châu Á năm 1999. Các môn thể thao truyền thống hơn như đua lạc đà trở nên phổ biến hơn trong thập niên 1970. Một sân vận động tại Riyadh tổ chức các cuộc đua lạc đà trong mùa đông. Giải đua lạc đà Quốc vương được tổ chức thường niên từ năm 1974, là một trong các cuộc thi quan trọng nhất và thu hút động vật và tay đua từ khắp khu vực. Việc đi săn bằng chim ưng cũng là một việc truyền thống và vẫn được thực hiện.
Ẩm thực
Ẩm thực Ả Rập Xê Út tương tự như các quốc gia xung quanh trên bán đảo Ả Rập, và chịu ảnh hưởng từ đồ ăn Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ba Tư và châu Phi. Luật chế độ ăn uống Hồi giáo được thi hành, theo đó thịt lợn là bất hợp pháp và các loại động vật khác phải được giết mổ phù hợp với halal. Một món ăn gồm thịt cừu non mang tên khūzī là món ăn dân tộc truyền thống. Các món Kebab được phổ biến, như shāwarmā (shawarma), một món thịt ướp nướng gồm thịt cừu hoặc thịt gà. Giống như tại các quốc gia khác trên bán đảo Ả Rập, một món cơm với cá hoặc tôm gọi là machbūs (kabsa) được phổ biến. Bánh mì dẹt, không men là thành phần chủ yếu của gần như mọi bữa ăn, giống như chà là và nước hoa quả. Cà phê theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ là loại đồ uống truyền thống.
Các vấn đề xã hội
Mục tiêu của xã hội Ả Rập Xê Út là trở thành một quốc gia Hồi giáo sùng đạo, song cùng với các khó khăn kinh tế đã gây ra một số vấn đề và xung đột. Một cuộc khảo sát ý kiến độc lập hiếm có được công bố vào năm 2010 cho thấy rằng các quan tâm xã hội chủ yếu của người Ả Rập Xê Út là thất nghiệp (10% vào năm 2010), tham nhũng và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tội phạm không phải là một vấn đề đáng kể. Song mặt khác, trẻ vị thành niên phạm pháp dưới dạng đua xe bất hợp pháp, sử dụng ma tuý và sử dụng đồ uống có cồn quá mức đang gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp cao và một thế hệ nam thanh niên khinh thường hoàng tộc là một mối đe doạ đáng kể đối với ổn định xã hội. Một số người Ả Rập Xê Út cảm thấy họ có quyền có các công việc được trả lương tốt trong chính quyền, và việc chính phủ không làm thoả mãn được cảm tưởng này đã dẫn đến bất mãn đáng kể. Ước tính số người Ả Rập Xê Út sống dưới mức nghèo (theo chuẩn trong nước) là từ 12,7% (2013) đến 25% (2013).
Theo một nghiên cứu công bố năm 2010, một trong bốn trẻ em tại Ả Rập Xê Út bị lạm dụng. Hội Nhân quyền Quốc gia Ả Rập Xê Út báo cáo rằng gần 45% trẻ em trong nước đối diện với một số kiểu lạm dụng và bạo lực gia đình. Năm 2013, chính phủ thông qua một luật để hình sự hoá bạo lực gia đình chống lại trẻ em. Có ý kiến cho rằng buôn bán phụ nữ là một vấn đề đặc biệt tại Ả Rập Xê Út do nước này có lượng lớn nữ giúp việc gia đình người nước ngoài, và các lỗ hổng trong hệ thống khiến nhiều người trở thành nạn nhân bị lạm dụng và tra tấn.
Giống như nhiều quốc gia Hồi giáo tại Trung Đông, Ả Rập Xê Út có tăng trưởng dân số và tỷ lệ dân số dưới 30 tuổi ở mức cao, và nhìn thấy trước thay đổi đáng kể trong văn hoá Ả Rập Xê Út khi thế hệ này lớn hơn. Một số yếu tố cho thấy rằng sinh hoạt và mức độ thoả mãn của thanh niên sẽ khác biệt với thế hệ trước họ:
Trong khi vài thập niên qua người Ả Rập Xê Út có thể được cho là dễ thoả mãn, song số lượng các công việc chính phủ được trả lương tốt và thu nhập từ dầu mỏ không đi cùng với tăng trưởng dân số làm tăng thất nghiệp, và nền giáo dục kém làm hạn chế cơ hội việc làm trong khu vực tư nhân. Thanh niên không hiểu rõ tiêu chuẩn sinh hoạt đã được cải thiện ra sao kể từ giữa thế kỷ XX. Tuổi của quốc vương và thái tử ở mức cao, khiến họ lớn tuổi hơn nửa thế kỷ so với hầu hết dân chúng.
Tiếp xúc với phong cách sinh hoạt của thanh niên thế giới bên ngoài gây xung đột với văn hoá bản địa có tính phục tùng và tuân thủ tôn giáo nghiêm ngặt.
Xu hướng cha mẹ để con cho người giúp việc nước ngoài nuôi dạy họ không thể truyền lại các giá trị và truyền thống Hồi giáo cốt lõi tạo nên nền tảng xã hội Ả Rập Xê Út.
Theo một khảo sát vào năm 2011, 31% thanh niên Ả Rập Xê Út đồng ý với phát biểu `các giá trị truyền thống đã lỗi thời và... Tôi quan tâm nắm bắt các giá trị và đức tin hiện đại`—là tỷ lệ cao nhất trong mười quốc gia Ả Rập được khảo sát.
Kết hôn giữa anh em họ chung ông bà hoặc chung cụ tại Ả Rập Xê Út ở mức cao hàng đầu thế giới. Xã hội theo truyền thống nhìn nhận đây là một cách thức "đảm bảo quan hệ giữa các bộ lạc và bảo tồn tài sản gia đình". Thực tế này được cho là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ cao mắc các bệnh di truyền nghiêm trọng như xơ nang, hay tan máu bẩm sinh, tiểu đường, tăng huyết áp, hồng cầu hình liềm, teo cơ tuỷ, câm điếc.
Tại Ả Rập Xê Út, nữ giới không có quyền lợi bình đẳng với nam giới. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định kỳ thị của chính phủ Ả Rập Xê Út với nữ giới là một "vấn đề nghiêm trọng" tại nước này và lưu ý rằng nữ giới có ít quyền lợi chính trị do chính sách kỳ thị của chính phủ. Theo pháp luật, mọi nữ giới thành niên cần phải có một nam giới thân thuộc làm "người giám hộ", cần phải được người này cho phép thì nữ giới mới được ra ngoài, học tập hay làm việc. Nữ giới phải đối diện với kỳ thị trong tòa án, tại đó lời làm chứng của một nam giới bằng lời làm chứng của hai nữ giới trong các vụ án về gia đình và thừa kế. Nam giới Ả Rập Xê Út được phép có đa thê, và nam giới có quyền đơn phương ly hôn vợ mà không cần bất kỳ biện minh pháp lý nào. Nữ giới chỉ có thể được ly hôn nếu chồng chấp thuận hoặc về phương diện pháp luật nếu bị chồng làm hại. Trong thực tế, nữ giới Ả Rập Xê Út rất khó được ly hôn theo pháp lý.
Ngày 25 tháng 9 năm 2011, Quốc vương Abdulla tuyên bố rằng nữ giới sẽ có quyền ứng cử và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử cấp đô thị kỳ sau và tham gia hội đồng Shura với vị thế thành viên đầy đủ. Tháng 9 năm 2017, Quốc vương Salman ký một sắc lệnh cho phép nữ giới Ả Rập Xê Út lái xe ô tô, được thực hiện từ tháng 6 năm 2018, sẽ kết thúc tình trạng là quốc gia duy nhất không cho nữ giới lái xe.
Giáo dục
Giáo dục tại Ả Rập Xê Út được miễn phí trong mọi cấp học. Hệ thống trường học bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một phần lớn chương trình giảng dạy trong mọi cấp học được dành cho Hồi giáo, và tại cấp trung học cơ sở học sinh có thể theo hướng tôn giáo hoặc kỹ thuật. Tỷ lệ biết chữ đạt 97% đối với nam giới và khoảng 91,1% đối với nữ giới (2015). Các lớp học được phân theo giới tính. Giáo dục bậc đại học được mở rộng nhanh chóng, có nhiều đại học và cao đẳng được thành lập đặc biệt là từ năm 2000. Các thể chế giáo dục bậc đại học bao gồm Đại học Quốc vương Saud được thành lập vào năm 1957, Đại học Hồi giáo tại Medina được thành lập vào năm 1961, và Đại học Quốc vương Abdulaziz tại Jeddah được thành lập vào năm 1967. Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc vương Abdullah, viết tắt là KAUST, được thành lập vào năm 2009. Các đại học và cao đẳng khác nhấn mạnh chương trình vào khoa học và kỹ thuật, nghiên cứu quân sự, tôn giáo và y tế. Các thể chế dành cho nghiên cứu Hồi giáo có số lượng đặc biệt đông đảo. Nữ giới thường tiếp nhận giáo dục tại các thể chế riêng. Bảng xếp hạng chất lượng đại học thế giới xếp hạng 4 thể chế của Ả Rập Xê Út vào danh sách 980 đại học hàng đầu thế giới năm 2016-2017. Còn Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds xếp hạng 19 đại học của Ả Rập Xê Út trong 100 thể chế đại học hàng đầu thế giới Ả Rập năm 2016.
Học thuộc lòng phần lớn kinh Qur'an, giải thích và am hiểu cũng như áp dụng truyền thống Hồi giáo trong sinh hoạt hàng ngày là cốt lõi của chương trình giảng dạy. Giảng dạy tôn giáo theo cách này cũng là một môn bắt buộc đối với toàn bộ sinh viên đại học. Do đó, thanh niên Ả Rập Xê Út "thường thiếu các kỹ năng giáo dục và kỹ thuật mà khu vực tư nhân cần đến" theo đánh giá của CIA. Theo một báo cáo của Freedom House năm 2006, chương trình giảng dạy tôn giáo quốc gia của Ả Rập Xê Út truyền bá tư tưởng thù hận nhằm vào "những người không tin theo", bao gồm tín đồ Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, cũng như tín đồ Hồi giáo không theo thuyết Wahhabi, và các tín ngưỡng khác. Chương trình giảng dạy nghiên cứu tôn giáo của Ả Rập Xê Út được dạy bên ngoài vương quốc thông qua madrasah, trường học và câu lạc bộ có liên hệ với chính phủ nước này trên toàn cầu.
Các tiếp cận trong hệ thống giáo dục Ả Rập Xê Út bị cáo buộc là khuyến khích chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, dẫn đến các nỗ lực cải cách. Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính phủ đặt mục tiêu giải quyết hai vấn đề là khuyến khích chủ nghĩa cực đoan và giáo dục đại học không tương thích với kinh tế hiện đại, bằng cách hiện đại hoá với tốc độ châm hệ thống giáo dục thông qua chương trình cải cách "Tatweer". Chương trình Tatweer được tường thuật là có ngân sách khoảng 2 tỷ USD và tập trung vào việc chuyển đổi việc giảng dạy ra khỏi phương thức truyền thống là học thuộc lòng và học vẹt để hướng đến khuyến khích sinh viên phân tích và giải quyết vấn đề. Nó cũng đặt mục tiêu lập ra một hệ thống giáo dục cung cấp đào tạo có nền tảng thế tục và nghề nghiệp hơn.
Ghi chú |
Piano hay dương cầm là một nhạc cụ có bàn phím dây trong đó các dây được gõ bởi các búa gỗ được bao phủ bởi một vật liệu mềm hơn (các búa gỗ hiện đại được phủ bởi len dầy, một số đàn piano thời kì đầu dùng lông). Người ta chơi dương cầm thông qua một bàn phím, trong đó các phím được sắp thành hàng ngang (các đòn bẩy nhỏ), khi đó người chơi đàn nhấn xuống hoặc đánh với lực của các ngón của cả hai tay để làm cho các búa đập vào các dây đàn. Đàn piano được phát minh tại Ý bởi Bartolomeo Cristofori khoảng năm 1700.
Tên gọi và từ nguyên
Ngày trước, Việt Nam dùng từ "Tây Dương" - ý nghĩa "biển phía Tây" để chỉ các nước Tây Âu. Khi Piano du nhập từ phương Tây vào Việt Nam nên ban đầu được gọi là "Tây Dương cầm", sau rút gọn thành "dương cầm".
"Cương cầm" (phồn thể: 鋼琴 / giản thể: 钢琴 / bính âm: gāng qín) - tên gọi piano ở Trung Quốc. Ngoài ra, một từ Hán Việt cũng được đọc là Dương cầm nhưng nó ám chỉ đến đàn tam thập lục của Trung Quốc, và loại đàn này không liên quan gì tới piano.
Mô tả
Lịch sử
Những chiếc dương cầm cổ điển hay còn gọi thông thường là piano cổ điển ngày nay được xây dựng trực tiếp từ những chiếc đàn clavico clavecin (harpsichord) từ khoảng thế kỷ 16 và 17. Khoảng năm 1700, Bartolomeo Cristofori đã thử tạo ra một chiếc đàn harpsichord mà có thể biểu hiện âm nhạc một cách truyền cảm hơn, và đã tạo ra một bộ máy mà các búa gõ vào các dây, khác với đàn harpsichord là dùng quill (dụng cụ gảy đàn bằng ống lông) để gảy. Một đặc trưng lớn khác ở đàn piano thời đầu của ông là cơ cấu búa thoát, nó khiến cho búa tách rời khỏi phím một khi các nốt được đánh lên, và rồi chơi lại ở một vận tốc khác hẳn, làm thay đổi hẳn sự biểu cảm của chính các nốt phím đó. Những chiếc piano đầu tiên của Critofori vẫn còn chứa đựng rất nhiều nét giống với thiết kế của một cây đàn clavecin, còn âm thanh thì phần nhiều vẫn như thế, ngoại trừ việc là người chơi bấy giờ có thể chơi nhạc bằng việc nhấn vào bàn phím.
Các thiết kế của Cristofori không được biết đến mãi cho đến những năm cuối của 1700, khi các bản thiết kế piano của ông được xuất bản. Các nhà sản xuất như Gottfried Silbermann người Đức và học trò của ông là Christian Friederici và Johannes Zumpe bắt đầu phát triển piano với vai trò là một nhạc cụ độc lập với clavecin. Mặc dù lúc đầu không được ấn tượng cho lắm nhưng được J.S.Bach ủng hộ năm 1747. Âm nhạc bắt đầu được viết riêng cho piano từ năm 1732 và kỷ nguyên của nó với vai trò một nhạc cụ dành cho biểu diễn bắt đầu.
Sự phát triển của piano cổ điển sau năm 1750 diễn ra theo hai hướng cơ bản. Ở Anh, đàn piano được thiết kế nặng hơn và phức tạp hơn. Ở Đức, một loại khác nhẹ hơn và cấu trúc đơn giản hơn được biết đến như một cây đàn xứ Viên, được nhà sản xuất Johann Andreas Stein xây dựng, đó chính là những cây đàn mà Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên đó.
Khi piano cổ điển ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dày hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn. Bộ khung của đàn piano thông thường được làm bằng gỗ, trở nên dày hơn và nặng hơn và thanh chằng chéo giúp nó kiên cố hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ. Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành, một nét đặc trưng của các piano cánh ngày nay. Một sự phát triển đáng chú ý khác là việc chằng các dây, được phát triển bởi Henri Pape vào năm 1828 và Steinway cấp bằng sáng chế năm 1859, ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.
Piano cổ điển được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào những năm 1800, cùng với sự thành lập của các công ty lớn chuyên sản xuất đàn Piano cổ điển, những công ty này hoàn toàn phát triển từ nền tảng của mẫu đàn cánh đó tới năm 1821.
Đặc điểm và cấu tạo
Đàn dương cầm cổ điển tạo ra âm thanh bằng cách gõ vào các sợi dây thép bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay tức thì để cho dây đàn piano tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng (soundboard), bộ phận khuếch đại chúng.
Ứng dụng
Đàn dương cầm có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại.
Nhạc jazz
Jazz là một thể loại âm nhạc bắt nguồn từ cộng đồng người châu Phi ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Jazz nổi lên ở nhiều nơi trên nước Mỹ với phong cách âm nhạc độc lập phổ biến vào thời đó; liên kết bằng kết nối chung giữa âm nhạc Mỹ gốc châu Âu và âm nhạc Mỹ gốc Phi với một xu hướng thiên về biểu diễn
Piano được dùng phổ biến trong nhạc jazz, nó thường chơi solo như một nhạc cụ độc lập trên nền nhạc, hoặc cũng có thể đệm cho các nhạc cụ khác hoặc cho người hát.
Nhạc cổ điển
Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ XI đến thời điểm hiện tại.
Có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho đàn dương cầm: sonata cho piano, concerto cho piano và dàn nhạc, mazurka, polonaise, rondo, nocturne...
Các thể loại nhạc khác
Piano được dùng phổ biến trong tất cả các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát, hoặc là nhạc cụ độc tấu các bản nhạc không lời được chuyển soạn cho piano.
Tiền thân
Harpsichord
Harpsichord là một nhạc cụ xuất hiện từ thế kỉ 15. Đó là một nhạc cụ có phím và dây, trong đó dây được gẩy bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Harpsichord có nhiều kiểu hình dáng và có thể có dạng giống như một chiếc dương cầm lớn. Mặc dù harpsichord rất phổ biến trong vài thế kỉ và được nhiều nhà soạn nhạc lừng danh như J. S. Bach sử dụng, nó có một nhược điểm lớn: không có khả năng phát tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi bấm của người chơi.
Clavichord
Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây. Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng và ở Đức cho đến đầu thế kỉ 19, nhưng chỉ được coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độ và trường độ của âm thanh.
Pianoforte
Năm 1709, người thợ chế tạo harpsichord người Ý Bartolomeo Cristofori chế tạo chiếc dương cầm đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (nhẹ và mạnh). Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850, từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18, dương cầm không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn.
Dương cầm vuông
Vào khoảng 1760, Johannes Zumpe chế tạo chiếc dương cầm vuông kiểu Anh lần đầu tiên tại London (sau được biết đến với cái tên "piano vuông lớn"). Sau đó không lâu, Broadwood ở London và Erard ở Pháp cũng chế tạo ra những chiếc tương tự. Johann Behrend ở Philadelphia trưng bày chiếc đàn vuông của ông vào năm 1775. Những chiếc đàn vuông này có tiếng hơi yếu yếu và không thể so sánh được với chiếc pianoforte lớn (kiểu có nắp rộng bản). Thêm vào đó, những chiếc dương cầm vuông không có cơ cấu nhấc và búa của chúng không thể gõ vào dây một cách liên tục. Ngoài ra, búa đàn, làm bằng những mảnh gỗ nhỏ với một lớp da mỏng, đều cùng một kích thước dù chúng phải gõ lên những dây bass lớn nhất. Rất nhiều công ty sản xuất dương cầm hàng đầu của Mĩ chế tạo những chiếc dương cầm vuông lớn được đẽo nhằm mục đích trang trí trong suốt thập niên 1800, bao gồm Chickering, Knabe, Steinway và Mathushek. Mặc dù trong suốt 75 năm sau đã có một số thay đổi về chế tạo đàn dương cầm, chiếc dương cầm vuông tiếp tục thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở Mĩ.
Một sự tụt hậu trong những nhạc cụ phím đầu tiên, bao gồm cả những chiếc dương cầm vuông đầu tiên, chính là sự yếu ớt trong âm thanh. Yêu cầu phải có những âm thanh mạnh mẽ hơn chỉ có thể được thỏa mãn với việc sử dụng những dây nặng hơn và một khung âm lớn hơn. Cách giải quyết này rất hạn chế bởi khung gỗ không thể chịu đựng nổi sức căng của những dây nặng đó. Vào khoảng năm 1825, Alpheus Babcock đã chế tạo một khung sắt hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phải đến 1837 Jonas Chickering mới hoàn chỉnh cấu tạo và nhận được bằng sáng chế không lâu sau đó. Mặc dù vẫn có những tranh cãi rằng khung sắt ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng âm thanh, cuối cùng khung sắt vẫn được ủng hộ. Vào năm 1855, Steinway trưng bày chiếc dương cầm vuông theo kiểu dây đan tại hội chợ thế giới ở Thành phố New York và chứng minh rằng nó là một đối thủ đáng gờm của về chế tạo dương cầm của Chickering. Thiết kế mới về cách mắc dây này đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự nghiên cứu chế tạo dương cầm trong tương lai.
Các kiểu đàn hiện tại
Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu đàn dương cầm: dương cầm lớn, dương cầm đứng và kiểu lai giữa hai loại trên.
Những chiếc đàn đứng, dù chất lượng có cao đến mấy, không được những người chơi piano coi là nhạc cụ có chất lượng thuộc hàng chuyên nghiệp. Nhiều yếu tố dù đã được nghiên cứu hay chỉ là do sở thích là lý do cho sự đánh giá này. Một mục tiêu của các hãng sản xuất đàn đứng là mang lại chất lượng âm thanh giống như của đàn lớn cho những chiếc đàn đứng.
Hình dáng của chiếc đàn đứng, ban đầu được chế tạo để dùng trong nhà, tạo ra một cảm giác thiếu dễ chịu theo một hướng. Đồng thời cũng rất khó để người chơi đàn quan sát nhạc công, để khán giả nhìn thấy người chơi và để âm thanh tỏa ra một cách truyền cảm cho khán giả.
Những chiếc đàn lớn có một hệ thống phím tận dụng trọng lượng của phím khiến cho phím trở về vị trí ban đầu. Đàn đứng lại sử dụng lò xo. Hệ thống phím là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh từ đàn piano và ảnh hưởng đến đánh giá của người chơi đàn về chất lượng âm thanh.
Những tấm chặn của đàn piano lớn có hiệu quả cao hơn bởi chúng chặn dây ở ngay chỗ búa gõ. Trong đàn đứng, những tấm chặn chặn ở bên dây và vì thế không đạt được hiệu quả như của đàn piano lớn. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình chặn dây, một yếu tố rất quan trọng trong chất lượng âm thanh, lại chưa được nghiên cứu.
Hình dáng của đàn lớn thích hợp hơn đàn đứng. Đối với đàn lớn, cả hai bên hộp cộng hưởng đều được mở ra khiến cho âm thanh phát ra mà không bị cản trở. Đối với đàn đứng, hộp cộng hưởng của đàn bị ngăn cách với phòng bởi vỏ đàn và thường ở rất gần tường. Kết quả là âm thanh của đàn đứng mềm và đục hơn của đàn lớn.
Hai chiếc đàn với cùng một hình dáng có thể có âm thanh hoàn toàn khác biệt bởi sự tinh xảo về cấu tạo. Đàn lớn tạo nên cảm giác phím chuẩn hơn, âm thanh tốt hơn, có những nguyên liệu tốt hơn và nhiều thứ khác. Những khác biệt do kĩ thuật chế tạo này có thể nghe thấy, và những người thợ sửa đàn có thể phân biệt được điều này.
Nhiều sự vượt trội về âm thanh của cây đàn lớn là do kích cỡ của nó so với cây đàn đứng hiện tại. Những ưu điểm khác là do vị trí nằm ngang của dây và hộp cộng hưởng tạo điều kiện tốt hơn cho âm thanh tỏa ra.
Dương cầm lai có ưu điểm của cả hai loại trên: dây và hộp cộng hưởng nằm ngang, kích cỡ nhỏ có thể chứa trong phòng ở. Tuy nhiên, nó vẫn to hơn đàn đứng và chất lượng âm thanh, dù hơn đàn đứng, vẫn thua xa một cây đàn lớn đúng nghĩa.
Kết cấu và các thành phần
Bàn phím
Bàn đạp
Cơ học dương cầm
Bảo quản
Mỗi cây đàn piano đều được các nhà sản xuất piano luôn chú trọng đến độ ẩm. Đặc biệt đối với mỗi cây đàn Piano, nhà sản xuất sẽ khuyến nghị độ ẩm khác nhau. Với mỗi cây đàn Piano, đặc biệt là Grand Piano (Piano Thùng). Mỗi hãng sẽ khuyến nghị độ ẩm để bảo quản cây đàn piano giúp cho người chơi một cách tốt nhất. 'Trong một số mẫu của cây đàn piano, thì độ ẩm lý tưởng là từ 30% - 70%. Còn các hãng khác như là Steinway and Sons, thì độ ẩm lý tưởng là từ 45%-70%.
Chơi đàn và các kĩ thuật
Vai trò
Piano đã làm đẹp không gian ở rất nhiều ngôi nhà, và cũng là một nhạc cụ thiết yếu ở trong các phòng hòa nhạc lớn và nhỏ. Thông thường, đối với nhà có phòng khách nhỏ, thì đàn Piano dạng tủ (Upright) được để ở trong phòng khách. Đối với nhà có phòng khách rộng, thì một cây Grand Piano có thể đặt được ở không gian này. Đối với mẫu Concert Grand 2.7 mét, sẽ được đặt ở trong phòng hòa nhạc, và phòng khách có kích thức bự. |
Sir Alfred Joseph Hitchcock (13 tháng 8 năm 1899 – 29 tháng 4 năm 1980) là một đạo diễn, nhà biên kịch và nhà sản xuất phim người Anh. Ông là một trong những nhà làm phim có ảnh hưởng và được nghiên cứu nhiều nhất lịch sử điện ảnh. Với biệt hiệu "Bậc thầy dòng phim hồi hộp", ông đã đạo diễn hơn 50 bộ phim điện ảnh trong sự nghiệp trải dài 6 thập kỷ, trở nên nổi tiếng không kém bất cứ diễn viên nào nhờ tham gia nhiều buổi phỏng vấn, các vai khách mời trong hầu hết phim của mình, và chủ trì kiêm sản xuất chương trình truyền hình tuyển tập Alfred Hitchcock Presents (1955–65). Các bộ phim của ông đã thu về 46 đề cử giải Oscar cùng 6 chiến thắng, song ông chưa bao giờ giành giải Đạo diễn xuất sắc mặc cho có tới 5 đề cử. Năm 1955, Hitchcock trở thành công dân Hoa Kỳ.
Sinh ra ở Leytonstone, Luân Đôn, Hitchcock bước vào ngành công nghiệp điện ảnh vào năm 1919 dưới công việc thiết kế bảng nội đề sau khi được đào tạo làm thư ký kĩ thuật và người viết quảng cáo cho một công ty điện báo cáp. Ông có tác phẩm đạo diễn đầu tay với bộ phim câm The Pleasure Garden (1925) của Anh–Đức. Bộ phim thành công đầu tiên của ông, The Lodger: A Story of the London Fog (1927) đã giúp định hình thể loại giật gân, còn bộ phim công chiếu năm 1929 của ông, Blackmail là "phim có tiếng" đầu tiên của Anh. Hai trong số những tác phẩm giật gân của ông ở thập niên 1930, The 39 Steps (1935) và The Lady Vanishes (1938) nằm trong danh sách những phim Anh xuất sắc nhất của thế kỉ 20.
Đến năm 1939, Hitchcock đã là một nhà làm phim có tiếng nói quốc tế, để rồi nhà sản xuất điện ảnh David O. Selznick thuyết phục ông chuyển tới Hollywood. Từ đây hàng loạt bộ phim thành công của ông đã ra đời như Rebecca (1940), Foreign Correspondent (1940), Suspicion (1941), Shadow of a Doubt (1943) và Notorious (1946). Rebecca đã thắng giải Oscar cho phim hay nhất, song bản thân Hitchcock chỉ được đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất; ông còn được đề cử cho các phim Lifeboat (1944) và Spellbound (1945).
Phong cách làm phim của Hitchcock gồm có sử dụng chuyển động của máy quay để bắt chước ánh nhìn của một người, từ đó biến khán giả thành những thị dâm, và chỉnh khung hình để đạt cảnh giới lo lắng và sợ hãi tột độ. Nhà phê bình điện ảnh Robin Wood viết rằng ý nghĩa đằng sau một bộ phim của Hitchcock "là nằm ở phương pháp, phát triển từ góc máy này sang góc máy kia. Một phim của Hitchcock là một tổ chức, toàn bộ ngụ ý nằm trong từng chi tiết và mỗi chi tiết lại liên quan đến tổng thể." Hitchcock làm nhiều bộ phim với một số ngôi sao điện ảnh lớn nhất Hollywood, trong đó có 4 phim với Cary Grant ở các thập niên 1940 và 50, ba phim với Ingrid Bergman ở nửa sau thập niên 1940, 4 phim với James Stewart trong hơn 10 năm bắt đầu từ năm 1948, và ba phim với Grace Kelly ở giữa thập niên 1950.
Sau một thời gian ngắn tạm lắng thành công thương mại ở cuối thập niên 1940, Hitchcock lấy lại phong độ với Strangers on a Train (1951) và Dial M For Murder (1954). Từ năm 1954 đến 1960, Hitchcock đã đạo diễn 4 bộ phim thường được xếp vào hàng ngũ hay nhất mọi thời đại: Rear Window (1954), Vertigo (1958), North by Northwest (1959) và Psycho (1960) - phim cuối cùng đem về cho ông đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất. Năm 2012, tác phẩm giật gân Vertigo của ông với sự góp mặt của Stewart, đã soán ngôi Công dân Kane (1941) của Orson Welles để trở thành phim điện ảnh hay nhất mọi thời đại của Viện phim Anh, dựa trên cuộc bầu chọn của hàng trăm nhà phê bình điện ảnh khắp thế giới. Tính đến năm 2018, 8 phim của ông đã được lựa chọn bảo tồn tại Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ, trong đó gồm The Birds (1963) và tác phẩm yêu thích của ông là Shadow of a Doubt (1943). Ông nhận giải BAFTA Fellowship năm 1971, giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ năm 1979 và được phong tước Hiệp sĩ vào tháng 12 cùng năm, ở thời điểm 4 tháng trước khi ông mất.
Cuộc đời
Những năm tháng đầu đời: 1899–1919
Tuổi thơ và giáo dục
Alfred Joseph Hitchcock sinh ngày 13 tháng 8 năm 1899 trong căn hộ phía trên cửa hàng bán rau quả của gia đình ông, số 517 High Road, Leytonstone, vùng ngoại ô Đông Luân Đôn (lúc ấy còn là một phần của Essex); ông là con út trong số ba người con của Emma Jane (; 1863–1942) và William Edgar Hitchcock (1862–1914), ông có một người anh trai, William Daniel (1890–1943), và một người chị gái, Ellen Kathleen ("Nellie") (1892–1979). Cha mẹ ông đều là tín đồ Công giáo La Mã, có một phần gốc gác từ Ireland. Người anh trai William theo cha làm nghề bán rau quả.
Ngoài ra ông còn có một đại gia đình lớn, trong đó người chú John Hitchcock sở hữu căn nhà Victoria 5 giường ngủ ở Đường Campion, Putney, cùng sự phục vụ của người giúp việc, đầu bếp, tài xế riêng và thợ làm vườn. Mỗi mùa hè John thuê cho gia đình một căn nhà bên bờ biển ở Cliftonville, Kent. Hitchcock cho biết ông lần đầu nhận thức về gia cấp tại đây, nhìn rõ những khác biệt giữa khách du lịch và người dân địa phương.
Hitchcock tự miêu tả mình là một cậu nhóc ngoan ngoãn (cha ông còn đặt biệt danh cho con mình là "chú cừu nhỏ không có lấy một vết nhơ"). Ông nói rằng bản thân không thể nhớ nổi một người bạn thuở bé. Một trong những câu chuyện yêu thích mỗi dịp ông được phỏng vấn là chuyện cha gửi ông tới đồn cảnh sát với một mẩu giấy khi ông 5 tuổi; cảnh sát đọc mẩu giấy và nhốt ông trong xà lim trong ít phút, họ nói với ông: "Đây là những gì bọn chú làm với những cậu nhóc hư." Trải nghiệm ấy đã để lại cho ông nỗi sợ thường trực với cảnh sát; năm 1973 ông nói với Tom Snyder rằng ông "sợ bất cứ điều gì... dính dáng đến luật pháp" và thậm chí sẽ không lái xe trong trường hợp bị dính vé phạt.
Năm lên 6 tuổi, gia đình ông chuyển đến quận Limehouse và thuê cửa hàng ở số 130 đường Salmon Lane để bán món cá và khoai tây chiên và cửa hàng số 175 đường Salmon Lane để bán cá; họ sống trong lầu trên căn số 130. Hitchcock tới trường học đầu tiên, Tu viện Howrah ở Poplar, nơi ông nhập học vào năm 1907, tức lúc 7 tuổi. Theo cây viết tiểu sử Patrick McGilligan, ông ở Nhà Howrah trong hai năm. Ông còn theo học một trường tu viện nữa là Trường phố Wode "dành cho con gái của các quý ông và những cậu bé", do viện Cơ đốc giáo Faithful Companions of Jesus điều hành. TIếp đó ông theo học một trường tiểu học gần nhà và đi học nội trú ở Cao đẳng Salesian tại Battersea trong một thời gian ngắn.
trái|nhỏ|Trạm xăng tại địa chỉ số 517 High Road, Leytonstone, nơi Hitchcock chào đời; tranh tường kỷ niệm nằm ở số 527–533 (phải)
Gia đình lại chuyển đi năm ông 11 tuổi, lần này là đến Stepney, và vào ngày 5 tháng 10 năm 1910, Hitchcock được gửi nhập học trường Cao đẳng St Ignatius ở Stamford Hill, Tottenham (sáp nhập vào khu tự quản Haringey mới của Luân Đôn), một ngôi trường dạy ngữ pháp theo đạo Dòng Tên nổi tiếng về kỷ luật. Để trừng phạt thân thể học trò, các linh mục đã sử dụng một công cụ/vũ khí phẳng và cứng (có lò xo làm bằng cây gutta-percha và được gọi là "ferula") để đánh vào cả lòng bàn tay; hình phạt luôn diễn ra vào cuối ngày, vì vậy các cậu nam sinh phải ngồi trong lớp dự đoán hình phạt nếu chúng bị điểm tên vì tội đó. Sau này ông kể rằng đây là nơi mình phát triển cảm giác sợ hãi. Sổ đăng ký của trường ghi năm sinh của ông là 1900 chứ không phải 1899; cây viết tiểu sử Donald Spoto cho biết Hitchcok cố tình ghi danh năm 10 tuổi vì ông đi học chậm một năm.
Trong khi cây viết tiểu sử Gene Adair ghi chép rằng Hitchcock là "học sinh ở mức trung bình hoặc trên trung bình một chút", Hitchcock lại kể rằng ông "thường nằm trong 4 hoặc 5 bạn đứng đầu lớp"; vào cuối năm học đầu tiên, việc học tập tiếng Latin, tiếng Anh, tiếng Pháp và giáo dục tín ngưỡng của ông đã được ghi nhận. Ông kể với Peter Bogdanovich: "Các tu sĩ Dòng Tên đã dạy tôi tổ chức, kiểm soát và ở mức độ nào đấy là phân tích."
Môn học yêu thích của Hitchcock là môn địa lý; ông bắt đầu quan tâm đến bản đồ, lịch trình xe lửa, xe điện và xe buýt; theo John Russell Taylor, ông có thể thuộc lòng tất cả các điểm dừng trên tàu tốc hành Phương Đông. Ông còn đặc biệt quan tâm đến xe điện ở Luân Đôn. Phần lớn các bộ phim của ông có các cảnh xe lửa hoặc xe điện, đặc biệt là The Lady Vanishes, Strangers on a Train và Numberteen. Một tấm chập ghi số cảnh và số lần quay, và Hitchcock thường lấy hai con số trên tấm chập và thì thầm tên các tuyến xe điện ở London. Ví dụ: nếu tấm chập ghi Cảnh 23; Lượt 3; Hitchcock sẽ thì thầm "Woodford, Hampstead" – Woodford là ga cuối của tuyến xe điện 23, và Hampstead là điểm cuối của tuyến 3.
Henley's
Hitchcock nói với cha mẹ rằng ông muốn làm kỹ sư, rồi ngày 25 tháng 7 năm 1913, ông rời St Ignatius và theo học các lớp học đêm của Trường kĩ thuật và hàng hải thuộc Hội đồng quận Luân Đôn ở Poplar. Trong một cuộc phỏng vấn dài qua sách vào năm 1962, ông kể với François Truffaut rằng ông theo học các ngành "cơ học, điện, âm học và hàng hải". Ngày 12 tháng 12 năm 1914, cha ông vốn là người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh thận, đã từ trần ở tuổi 52. Nhằm trang trải cho bản thân và mẹ (lúc bấy giờ anh chị của ông đã rời nhà), Hitchcock nhận công việc thư ký kĩ thuật với mức lương 15 shillings một tuần (£ vào năm 2017), tại Công ty cáp và điện báo Henley ở Phố Blomfield gần Bức tường Luân Đôn. Ông tiếp tục theo đi các lớp học đêm, lần này là theo chuyên ngành lịch sử nghệ thuật, hội họa, kinh tế và khoa học chính trị. Anh trai ông là người điều hành các cửa hàng của gia đình, còn ông và mẹ thì tiếp tục sống tại Salmon Lane.
Hitchcock quá nhỏ để nhập ngũ khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu vào tháng 7 năm 1914; cho đến lúc ông tròn 18 tuổi vào năm 1917, ông nhận được một tấm bằng phân loại C3 ("không mắc bệnh cơ quan nghiên trọng, có thể chấp hành các điều kiện dịch vụ đồn trú tại gia... chỉ phù hợp với công việc ngồi một chỗ"). Ông gia nhập trung đoàn học viên của lớp huấn luyện quân sự Royal Engineers và tham gia các buổi hướng dẫn chiến thuật, tập trận và thực hành cuối tuần. John Russell Taylor viết rằng, trong một buổi thực hành ở Hyde Park, Hitchcock bị bắt phải đeo xà cạp. Ông không thể quần chúng thành thạo quanh chân mình, và chúng liên tục rớt xuống mắt cá chân của ông.
Sau chiến tranh, Hitchcock hứng thú với nghề viết lách sáng tạo. Tháng 6 năm 1919 ông trở thành cây viết sáng lập và giám đốc kinh doanh chi nhánh ấn phẩm nội bộ của Henley là The Henley Telegraph (sáu xu cho một bản), ông đã nộp nhiều truyện ngắn cho ấn phẩm này. Henley's đã thăng chức cho ông vào bộ phận quảng cáo, nơi ông viết đề tài và vẽ minh họa cho các quảng cáo điện cáp. Ông rất yêu công việc và nán lại muộn tại văn phòng để kiểm tra các bằng chứng; ông nói với Truffaut rằng đây là "bước tiến đầu tiên vào điện ảnh của mình". Ông rất thích xem phim, đặc biệt là điện ảnh Mỹ, từ năm 16 tuổi ông đã đọc tạp chí thương mại; ông xem các tác phẩm của Charlie Chaplin, D. W. Griffith và Buster Keaton, đặc biệt thích phim Der müde Tod (1921) của Fritz Lang.
Sự nghiệp giữa hai cuộc Thế chiến: 1919–1939
Famous Players-Lasky
Từ lúc còn ở Henley's, ông đã đọc tạp chí trên một tạp chí thương mại rằng Famous Players-Lasky, chi nhánh sản xuất của Paramount Pictures đang mở một xưởng phim ở Luân Đôn. Họ đang lên kế hoạch ghi hình phim The Sorrows of Satan của Marie Corelli, sthế nên ông đã vẽ một vài bức họa cho bảng nội đề và gửi chúng tới xưởng phim. Họ đồng ý nhận thuê ông và vào năm 1919, ông bắt đầu làm việc cho Islington Studios ở Phố Poole, Hoxton dưới vai trò nhà thiết kế bảng nội đề.
Donald Spoto viết rằng phần lớn đội ngũ là người Mỹ với những đặc tính công việc khắt khe, nhưng những nhân công người Anh lại được khuyến khích thử sức bất kì thứ gì, tức là Hitchcock đã tích lũy kinh nghiệm ở các vai trò đồng biên kịch, chỉ đạo nghệ thuật và quản lý sản xuất trong ít nhất 18 phim câm. Tháng 2 năm 1922, The Times viết một bài về "bộ phận làm bảng nội đề nghệ thuật đặc biệt dưới quyền giám sát của Ngài A. J. Hitchcock" của xưởng phim. Những tác phẩm của ông gồm có Number 13 (1922), còn có tựa là Mrs. Peabody; phim đã bị ngừng chiếu bởi các vấn đề tài chính—một ít cảnh đã quay xong lại bị mất—và Always Tell Your Wife (1923) – phim mà ông và Seymour Hicks hoàn thành cùng nhau khi mà Hicks có ý định bỏ dở giữa chừng. Sau này Hicks ghi chép về việc được giúp đỡ bởi "một cậu thanh niên mập đang phụ trách quản lý phòng tài sản ... [k]hông một ai ngoài Alfred Hitchcock".
Gainsborough Pictures và làm việc ở Đức
Khi Paramount rút khỏi Luân Đôn vào năm 1922, Hitchcock được một công ty thuê làm trợ lý giám đốc tại chính địa bàn này bởi Michael Balcon, sau này còn có tên là Gainsborough Pictures. Hitchcock làm việc trong phim Woman to Woman (1923) cùng đạo diễn Graham Cutts, ông thiết kế hiện trường, viết kịch bản và sản xuất. Ông cho biết: "Đây là phim đầu tiên mà tôi thật sự phải nhúng tay vào." Người dựng phim kiêm "nữ biên kịch" của Woman to Woman là Alma Reville, vợ tương lai của ông. Ông còn làm trợ lý cho Cutts trong các phim The White Shadow (1924), The Passionate Adventure (1924), The Blackguard (1925) và The Prude's Fall (1925). The Blackguard được sản xuất tại Babelsberg Studios ở Potsdam, nơi Hitchcock theo dõi một bộ phận quá trình làm phim The Last Laugh (1924) của F. W. Murnau. Ông rất ấn tượng với cách làm phim của Murnau và sau này sử dụng kĩ thuật Murnau trong khâu thiết kế hiện trường ở những tác phẩm của mình.
Mùa hè 1925, Balcon đề nghị Hitchcock làm đạo diễn The Pleasure Garden (1925), với sự tham gia diễn xuất của Virginia Valli; đây là thành phẩm hợp tác giữa Gainsborough và công ty Emelka của Đức tại Geiselgasteig studio gần Munich. Hôn thê của Hitchcok lúc ấy, bà Reville là trợ lý đạo diễn kiêm nhà dựng phim. Mặc dù phim thất bại về mặt thương mại, Balcon lại thích tác phẩm của Hitchcock; một dòng tít trên tờ Daily Express ví ông là "Thanh niên trẻ sở hữu một trí óc bậc thầy". Quá trình sản xuất phim The Pleasure Garden gặp nhiều trục trực, làm cho Hitchcock phải rút ra bài học về sau: trên đường đến Brenner Pass, ông không khai báo thước phim cho hải quan và nó bị tịch thu; một nữ diễn viên không thể xuống nước để diễn vì cô đang đến kì; kinh phí bội lên làm ông phải vay tiền từ các diễn viên. Hitchcock còn cần một phiên dịch để hướng dẫn cho dàn diễn viên và đoàn làm phim.
Tại Đức, Hitchcock quan sát những sắc thái trong lối làm phim và điện ảnh Đức – chúng có tác động lớn đến ông. Khi rảnh không làm việc, ông ghé thăm các phòng trưng bày nghệ thuật, buổi hòa nhạc và bảo tàng của Berlin. Ông còn gặp gỡ các diễn viên, nhà văn và nhà sản xuất để xây dựng quan hệ. Balcon mời ông đạo diễn phim thứ hai ở Munich là The Mountain Eagle (1926), dựa trên nguyên tác có nhan đề Fear o' God. Bộ phim bị thất lạc và Hitchcock gọi tác phẩm là "một bộ phim cực kỳ tệ". Một năm sau, Hitchcock viết kịch bản kiêm đạo diễn phim The Ring; mặc dù kịch bản ghi công mỗi tên ông, Elliot Stannard là người đã hỗ trợ ông trong lúc xây dựng kịch bản. The Ring thu được những nhận xét tích cực; tạp chí phê bình Bioscope gọi đây là "phim Anh tráng lệ nhất từng được làm ra".
Khi trở về Anh, Hitchcock là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội điện ảnh Luân Đôn, mới được thành lập năm 1925. Nhờ có Hiệp hội, ông bị cuốn hút bởi tác phẩm của những nhà làm phim Liên Xô: Dziga Vertov, Lev Kuleshov, Sergei Eisenstein và Vsevolod Pudovkin. Ông còn giao lưu với các nhà làm phim đồng nghiệp người Anh Ivor Montagu, Adrian Brunel và Walter C. Mycroft.
Hitchcock thành danh trong vai trò đạo diễn với bộ phim kinh dị đầu tiên của mình là The Lodger: A Story of the London Fog (1927). Bộ phim kể về cuộc săn lùng sát nhân hàng loạt kiểu Jack the Ripper mặc áo choàng đen và đeo một cái túi đen, y là hung thủ sát hại phụ nữ trẻ tóc vàng ở London và chỉ vào các ngày Thứ Ba. Một bà chủ trọ nghi ngờ rằng người thuê trọ của mình là tên sát nhân, song hoá ra anh ta vô tội. Để truyền tải ấn tượng cho người xem thấy rằng tiếng bước chân được nghe thấy từ tầng trên, Hitchcock đã thiết kế một sàn kính để khán giả có thể nhìn thấy người thuê trọ đi lại trong phòng của anh ta phía trên bà chủ trọ. Hitchcock từng muốn nam chính phải chịu tội, hoặc ít nhất là bộ phim kết thúc một cách mơ hồ, nhưng ngôi sao của tác phẩm lại là Ivor Novello, một thần tượng nhạc kịch và thuộc "hệ thống ngôi sao", tức Novello không thể là nhân vật phản diện. Hitchcock kể với Truffaut: "Bạn phải đánh vần rõ bằng chữ cái lớn: 'Anh ta vô tội'." (Nhiều năm sau, ông cũng gặp vấn đề tương tự với Cary Grant trong phim Suspicion vào năm 1941). Ra rạp vào tháng 1 năm 1927, The Lodger gặt hái thành công về mặt thương mại lẫn phê bình ở Anh. Sau khi phim chiếu rạp, tạp chí thương mại Bioscope đã viết: "Có thể bộ phim này là tác phẩm hay nhất của Anh từng được thực hiện". Hitchcock kể với Truffaut rằng đây là bộ phim đầu tiên của ông chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa biểu hiện Đức: "Thực tế, bạn gần như có thể nói rằng The Lodger là tác phẩm đầu tiên của tôi." Ông đóng vai khách mời đầu tiên trong phim với nhân vật ngồi trong tòa soạn.
Hôn nhân
nhỏ|Nhà Hitchcock trong ngày tổ chức đám cưới ở Brompton Oratory, 2 tháng 12 năm 1926.
Ngày 2 tháng 12 năm 1926, Hitchcock kết hôn với nhà biên kịch người Anh-Mỹ Alma Reville (1899–1982) tại Nhà thờ Brompton ở Nam Kensington. Cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật ở Paris, Hồ Como và St. Moritz, trước khi trở về Luân Đôn sống chung trong hai tầng trên cùng của căn hộ cho thuê ở số 153 Đường Cromwell, Kensington. Reville sinh ra chỉ ít giờ sau Hitchcock, và đã cải đạo Tin Lành sang Công giáo, dường như là do mẹ Hitchcock nài nỉ; bà được rửa tội vào ngày 31 tháng 5 năm 1927 và làm lễ tại Nhà thờ lớn Westminster bởi Hồng y Francis Bourne vào ngày 5 tháng 6.
Năm 1928, khi biết tin Reville mang bầu, nhà Hitchcock đã mua một trang trại Tudor đặt tên là "Winter's Grace" rộng 11 mẫu Anh trên Hẻm Stroud, Shamley Green, Surrey với giá 2.500 bảng Anh. Đứa con gái và con độc của họ, Patricia Alma Hitchcock, chào đời vào ngày 7 tháng 7 năm đó. Patricia mất vào ngày 9 tháng 8 năm 2021, thọ 93 tuổi.
Reville trở thành người cộng sự thân thiết nhất của chồng mình; Charles Champlin từng viết vào năm 1982: "Xúc giác của Hitchcock có 4 cái thì hai cái là của Alma." Khi Hitchcock nhận giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ vào năm 1979, ông phát biểu rằng muốn nhắc đến "4 người đã dành cho tôi tình cảm, sự trân trọng và động viên nhất cùng sự hợp tác vững bền. Người đầu tiên trong 4 người là nhà dựng phim, người thứ hai là biên kịch, người thứ ba là mẹ của con gái tôi tên Pat, và người thứ tư là đầu bếp từng thể hiện những phép màu trong căn bếp của gia đình. Và tên của 4 người họ là Alma Reville." Reville là người chắp bút hoặc đồng chắp bút kịch bản trong nhiều phim của Hitchcock, chẳng hạn như Shadow of a Doubt, Suspicion và The 39 Steps.
Những bộ phim có tiếng đầu tiên
Hitchcock bắt đầu thực hiện dự án phim thứ 10 là Blackmail (1929), khi công ty sản xuất phim là British International Pictures (BIP) chuyển hoạt động từ xưởng phim Elstree sang làm phim có tiếng. Đây là bộ "phim có tiếng" đầu tiên của Anh; từ đó làm phát triển mạnh việc ra đời các bộ phim có tiếng ở Mỹ, từ sử dụng những đoạn âm thanh ngắn trong The Jazz Singer (1927) cho tới bộ phim dài đầu tiên nói từ đầu tới cuối The Lights of New York (1928). Blackmail mở đầu cho thói quen sử dụng các địa danh nổi tiếng làm bối cảnh cho những phân cảnh hồi hộp của Hitchcock, với đoạn cao trào diễn ra trên mái vòm Bảo tàng Anh. Phim còn có một trong những lần xuất hiện khách mời lâu nhất của ông, cụ thể trong phim ông bị một cậu bé con làm phiền khi đang đọc sách trên tàu điện ngầm Luân Đôn. Trong chương trình The Men Who Made The Movies của PBS, Hitchcock giải thích cách ông sử dụng bản thu tiếng đầu tiên làm chất liệu đặc biệt của phim, nhấn mạnh từ "con dao" trong cuộc đối thoại với người phụ nữ bị tình nghi là sát nhân. Trong thời gian này, Hitchcock chỉ đạo các đoạn thuộc vở kịch thời sự Elstree Calling (1930) của BIP và đạo diễn phim ngắn An Elastic Affair (1930) có sự tham gia của hai quán quân học bổng Film Weekly. An Elastic Affair là một trong những tác phẩm bị thất lạc.
Năm 1933, Hitchcock ký hợp đồng làm nhiều phim với Gaumont-British và một lần nữa làm việc dưới trướng Michael Balcon. Bộ phim đầu tiên của ông cho công ty mới là The Man Who Knew Too Much (1934) đã gặt hái thành công; phim thứ hai The 39 Steps (1935) được khen ngợi ở Anh và giúp ông được công nhận ở Mỹ. Phim còn cho ra đời "nàng tóc vàng của Hitchcock" (Madeleine Carroll) tinh hoa của người Anh – hình mẫu cho sự kế thừa những cô nàng vừa lạnh lùng vừa thanh lịch của ông. Nhà biên kịch Robert Towne nhận xét: "Không quá lời khi nói rằng tất cả sự giải trí thoát ly thực tế đương đại khởi đầu bằng The 39 Steps". Phim này là một trong những tác phẩm đầu tiên giới thiệu chi tiết dẫn dắt cốt truyện "MacGuffin", thuật ngữ do nhà biên kịch người Anh Angus MacPhail đặt ra. MacGuffin là một món đồ hoặc mục tiêu mà nhân vật chính theo đuổi, mặc khác nó không hề có giá trị dẫn truyện; trong The 39 Steps, MacGuffin là tập hợp các bản thiết kế bị đánh cắp.
nhỏ|Alma Reville, Joan Harrison, Hitchcock và Patricia Hitchcock vào ngày 24 tháng 8 năm 1937
Hitchcock phát hành hai tựa phim giật gân gián điệp vào năm 1936. Phim Sabotage dựa trên tiểu thuyết của Joseph Conrad, phim The Secret Agent (1907) kể về một người phụ nữ phát hiện ra rằng chồng mình là một tên khủng bố, và Secret Agent dựa trên hai mẩu chuyện trong Ashenden: Or the British Agent (1928) của W. Somerset Maugham.
Lúc bấy giờ, Hitchcock còn khét tiếng với những trò chơi khăm dàn diễn viên và đoàn làm phim. Những trò đùa này trải dài từ đơn giản và vô tư đến điên rồ. Chẳng hạn, ông tổ chức một bữa tiệc tối, nơi ông nhuộm tất cả thức ăn thành màu xanh lam vì vị đạo diễn cho rằng không có đủ thức ăn màu xanh lam. Ông còn gửi một con ngựa đến phòng thay đồ của bạn mình là nam diễn viên Gerald du Maurier.
Kế đến Hitchcock cho ra mắt Young and Innocent vào năm 1937, một bộ phim giật gân hình sự dựa trên cuốn tiểu thuyết A Shilling for Candles của Josephine Tey. Với sự tham gia diễn xuất của Nova Pilbeam và Derrick De Marney, bộ phim tương đối thú vị đối với dàn diễn viên và đoàn làm phim. Để đáp ứng mục đích phân phối ở Mỹ, thời lượng phim đã bị cắt, kể cả loại bỏ một trong những cảnh yêu thích của Hitchcock: một bữa tiệc trà thiếu nhi trở thành mối đe dọa đối với các nhân vật chính.
Dự án thành công lớn tiếp theo của Hitchcock là The Lady Vanishes (1938), "một trong những bộ phim đề tài xe lửa hay nhất từ kỷ nguyên vàng của dòng phim", theo nhận định của Philip French, trong đó Miss Froy (May Whitty), một điệp viên người Anh giả làm gia sư bỗng biến mất trên một cuộc chuyến đi xe lửa qua đất nước Bandrika hư cấu ở châu Âu. Tác phẩm chứng kiến Hitchcock giành giải Hội phê bình phim New York năm 1938 cho Đạo diễn xuất sắc nhất. Benjamin Crisler của tờ New York Times viết vào tháng 6 năm 1938: "Ba thứ nổi danh độc đáo và giá trị mà người Anh có còn chúng tôi ở Mỹ không có: Đại Hiến chương, Cầu Tháp và Alfred Hitchcock, đạo diễn phim tâm lý tình cảm xuất sắc nhất thế giới." Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết The Wheel Spins (1936) do Ethel Lina White sáng tác.
Đến năm 1938, Hitchcock biết rằng mình đã đạt đỉnh cao sự nghiệp ở Anh. Ông nhận được rất nhiều lời mời từ các nhà sản xuất ở Hoa Kỳ, song ông từ chối tất cả vì không thích các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc cho rằng các dự án là phản cảm. Tuy nhiên, nhà sản xuất David O. Selznick đưa ra một đề xuất cụ thể là mời làm một bộ phim dựa trên vụ chìm tàu (dự án sau cùng bị xếp xó), nhưng Selznick đã thuyết phục thành công Hitchcock đến Hollywood. Tháng 7 năm 1938, Hitchcock bay đến New York và nhận ra rằng mình đã là một nhân vật nổi tiếng; ông có mặt trên các tạp chí và trả lời phỏng vấn cho các đài phát thanh. Tại Hollywood, Hitchcock gặp Selznick lần đầu tiên. Selznick đề nghị ông một bản hợp đồng làm 4 phim, khoảng 40.000 đô la Mỹ cho mỗi tác phẩm ().
Những năm đầu ở Hollywood: 1939–1945
Hợp đồng của Selznick
Selznick đã ký với Hitchcock bản hợp đồng có thời hạn 7 năm bắt đầu vào tháng 4 năm 1939, rồi nhà Hitchcock chuyển đến Hollywood. Nhà Hitchcock sống trong một căn hộ rộng lớn nằm trên Đại lộ Wilshire và dần dấn thích nghi với cuộc sống ở Los Angeles. Ông cùng vợ Alma đều kín tiếng và không hào hứng với việc tham dự các bữa tiệc hoặc trở thành người nổi tiếng. Hitchcock đã khám phá sở thích những món ăn hảo hạng ở Tây Hollywood, nhưng vẫn duy trì lối sống của mình từ Anh. Ông ấn tượng với văn hóa làm phim, kinh phí khổng lồ và năng suất của Hollywood, đem so sánh chúng với những hạn chế mà ông thường phải đối mặt ở Anh. Tháng 6 năm ấy, tạp chí Life ví ông là "bậc thầy kịch tâm lý xuất sắc nhất trong lịch sử màn ảnh".
Mặc dù Hitchcock và Selznick dành sự tôn trọng lẫn nhau, nhưng các khâu sắp xếp công việc của họ đôi khi gặp trục trặc. Selznick liên tục dính phải những vấn đề tài chính, còn Hitchcock thường không vui khi Selznick kiểm soát và can thiệp sáng tạo trong những bộ phim của ông. Selznick cũng không hài lòng với phương pháp ghi hình chỉ những gì có trong kịch bản của Hitchcock mà không còn gì khác, tức là bộ phim không thể bị cắt và tái dựng theo cách khác về sau. Giống như lời phàn nàn về cách "cắt ghép hình chết tiệt" của Hitchcock, cá tính của hai người tỏ ra không hòa hợp: Hitchcock dè dặt còn Selznick thì lại khoa trương. Sau cùng, Selznick hào phóng cho Hitchcock đi vay các xưởng phim lớn hơn. Selznick chỉ làm một ít him mỗi năm, giống như nhà sản xuất phim độc lập đồng hương Samuel Goldwyn, vì thế không phải lúc nào ông cũng nắm trong tay các dự án để Hitchcock làm đạo diễn. Goldwyn cũng thỏa thuận với Hitchcock về một bản hợp đồng tiềm năng, chỉ để Selznick đưa ra cái giá hấp dẫn hơn để giữ Hitchcock. Trong một buổi phỏng vấn sau này, Hitchcock chia sẻ: "[Selznick] là một nhà sản xuất lớn... Nhà sản xuất là vua. Lời tâng bốc nhất mà Ngài Selznick từng nói về tôi—và nó cho bạn thấy ổng nắm quyền kiểm soát ra sao—ổng nói rằng tôi là 'đạo diễn duy nhất' mà ông ấy 'tin tưởng với một bộ phim'."
Hitchcock tiến cận với nền điện ảnh Mỹ một cách thận trọng; bộ phim Mỹ đầu tiên của ông lấy bối cảnh ở Anh, trong đó "chất Mỹ" của các nhân vật là ngẫu nhiên: Rebecca (1940) lấy bối cảnh tại Cornwall – một phiên bản của Hollywood tại Anh và dựa trên một cuốn tiểu thuyết của tiểu thuyết gia người Anh Daphne du Maurier. Selznick nhất quyết muốn chuyển thể trung thành với tựa sách và không đồng ý với cách sử dụng yếu tố hài hước của Hitchcock. Với sự tham gia diễn xuất của Laurence Olivier và Joan Fontaine nói về một cô gái trẻ ngây thơ vô danh cưới một vị quý tộc góa vợ. Cô sống trong một căn biệt thự ở miền nông thôn nước Anh của chồng, và phải đấu tranh với danh tiếng còn sót lại của Rebecca – người vợ đầu thanh lịch và trần tục của ông, sau khi cô mất một cách bí ẩn. Tác phẩm đã giành Phim hay nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 13; tượng vàng được trao cho nhà sản xuất Selznick. Hitchcock thì nhận được đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất đầu tiên, một trong số 5 đề cử của ông sau này.
Dự án phim Mỹ thứ hai của Hitchcock là phim giật gân Foreign Correspondent (1940), lấy bối cảnh ở Châu Âu, dựa trên cuốn sách Personal History (1935) của Vincent Sheean và do Walter Wanger làm nhà sản xuất. Tác phẩm đã giành đề cử Oscar cho Phim xuất sắc nhất năm ấy. Hitchcock cảm thấy không thoải mái khi sống và làm việc ở Hollywood trong lúc nước Anh đang có chiến tranh; mối quan tâm của ông đã cho ra đời một bộ phim công khai ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Anh. Được ghi hình vào năm 1939, bộ phim lấy cảm hứng từ những sự kiện đang thay đổi nhanh chóng ở châu Âu, do một phóng viên tin tức người Mỹ (Joel McCrea) đưa tin. Bằng cách kết hợp những thước phim về các cảnh ở châu Âu với các cảnh được ghi hình trên phim trường ngoài trời của Hollywood, bộ phim tránh nhắc trực tiếp đến chủ nghĩa Quốc Xã, Đức Quốc Xã và người Đức để tuân thủ Bộ luật sản xuất điện ảnh vào thời điểm đó.
Những năm đầu thời chiến
Tháng 9 năm 1940, nhà Hitchcock mua lại Trang trại Cornwall rộng gần Thung lũng Scotts, California, nằm trong dãy núi Santa Cruz. Chỗ ở chính của họ là một căn nhà thiết kế theo kiểu Anh tại Bel Air, được mua vào năm 1942. Những bộ phim của Hitchcock trong thời kỳ này rất đa dạng, từ tác phẩm hài lãng mạn Mr. & Mrs. Smith (1941) cho tới phim noir lạnh lẽo Shadow of a Doubt (1943).
Suspicion (1941) đánh dấu bộ phim đầu tiên của Hitchcock làm nhà sản xuất kiêm đạo diễn. Phim lấy bối cảnh ở Anh; Hitchcock đã chọn bờ biển phía bắc của Santa Cruz để ghi hình cảnh phim bờ biển của Anh. Đây là tác phẩm đầu tiên trong 4 phim mà Cary Grant được Hitchcock tuyển vai và là một trong những dịp hiếm hoi mà Grant hóa thân làm một nhân vật độc ác. Grant thủ vai Johnnie Aysgarth, một tên lừa bịp người Anh có những hành động làm người vợ bẽn lẽn của y, Lina McLaidlaw (Joan Fontaine) cảm thấy nghi ngờ và lo lắng. Trong một cảnh phim, Hitchcock đặt ngọn đèn bên một ly sữa (có lẽ đã bị bỏ độc) mà Grant đem đến cho vợ mình; ánh đèn như đảm bảo sự chú ý của khán giả vào ly sữa. Nhân vật của Grant thực chất là một tên sát nhân như đã viết trong cuốn sách nguyên tác Before the Fact của Francis Iles, song hãng phim thấy hình ảnh của Grant có thể vì thế mà bị hoen ố. Do đó Hitchcock đã chỉnh đoạn cuối phim thành một cảnh kết mơ hồ, dù ông muốn kết thúc phim bằng vụ sát hại người vợ. Fontaine đã thắng giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất nhờ màn thể hiện của cô trong phim.
Saboteur (1942) là tác phẩm đầu tiên trong số hai phim mà Hitchcock làm cho hãng Universal Studios trong thập niên 40. Hitchcock bị Universal ép phải sử dụng hai diễn viên mà Universal đã ký hợp đồng là Robert Cummings và Priscilla Lane (một người hành nghề tự do ký hợp đồng đóng một phim với Universal), cả hai được biết tới với những tác phẩm hài và chính kịch nhẹ. Truyện phim miêu tả cuộc đối đầu giữa một nghi phạm phá hoại (Cummings) và kẻ phá hoại thực sự (Norman Lloyd) trên đỉnh Tượng Nữ thần Tự do. Hitchcock mất ba ngày đi quanh thành phố New York để tìm các địa điểm ghi hình cho Saboteur. Ông còn đạo diễn Have You Heard? (1942), một tác phẩm kịch dưới dạng hình ảnh cho tạp chí Life nói về mối nguy của những tin đồn trong thời chiến. Năm 1943, ông viết một câu chuyện ly kỳ cho tạp chí Look mang tên "Vụ ám sát Monty Woolley" – một chuỗi các bức ảnh có chú thích mời độc giả tìm kiếm những manh mối đến danh tính của tên sát nhân; Hitchcock đã tuyển các diễn viên vào vai chính họ như Woolley, Doris Merrick và người hóa trang Guy Pearce.
nhỏ|Trailer bộ phim Shadow of a Doubt (1943) với Joseph Cotten và Teresa Wright.
Trở lại nước Anh, mẹ của Hitchcock là bà Emma bị ốm nặng; bà từ trần vào ngày 26 tháng 9 năm 1942, thọ 79 tuổi. Hitchcock chưa bao giờ phát ngôn công khai về mẹ mình, nhưng người trợ lý của ông cho biết ông rất ngưỡng mộ bà. 4 tháng sau, tức vào ngày 4 tháng 1 năm 1943, người anh William của ông tử vong vì sốc thuốc ở tuổi 52. Hitchcock không quá thân thiết với William, nhưng cái chết của người anh làm Hitchcock ý thức về thói quen ăn uống của ông. Ông bị thừa cân và mắc chứng đau lưng. Ông hạ quyết tâm vào dịp Năm mới 1943 sẽ thực hiện nghiêm tức chế độ ăn với sự giúp đỡ của một bác sĩ. Tháng 1 năm ấy, Shadow of a Doubt đã công chiếu, gợi lại cho Hitchcock những kỷ niệm đẹp khi làm phim. Trong phim, Charlotte "Charlie" Newton (Teresa Wright) nghi ngờ người chú yêu quý Charlie Oakley (Joseph Cotten) của mình là một tên sát nhân hàng loạt. Hitchcock đã bấm máy ghi hình ở rất nhiều nơi, lần này là ở thành phố Santa Rosa phía Bắc California.
Tại 20th Century Fox, Hitchcock tiến cận John Steinbeck để bàn về ý tưởng làm một bộ phim ghi lại trải nghiệm của những người sống sót sau vụ tấn công bằng tàu U-boat của Đức. Steinbeck bắt đầu viết kịch bản cho dự án phim Lifeboat (1944) về sau. Tuy nhiên, Steinbeck không hài lòng với bộ phim và yêu cầu xóa tên ông khỏi phần danh đề, song chẳng ích gì. Ý tưởng này được Harry Sylvester viết lại thành một truyện ngắn và xuất bản trên tạp chí Collier's vào năm 1943. Những phân cảnh hành động được ghi hình trên một chiếc thuyền nhỏ trong bể nước của phim trường. Phim trường làm nảy sinh vấn đề vai khách mời truyền thống của Hitchcock; vấn đề được giải quyết bằng cách để hình ảnh của Hitchcock xuất hiện trên một tờ báo mà William Bendix đang đọc trên thuyền, in hình vị đạo diễn trong một quảng cáo trước và sau "Reduco-Obesity Slayer". Ông kể với Truffaut vào năm 1962:Bữa tối điển hình của Hitchcock trước khi giảm cân là gà nướng, giăm bông luộc, khoai tây, bánh mì, rau, gia vị, salad, món tráng miệng, một chai rượu vang và chút rượu mạnh. Để giảm cân, chế độ ăn kiêng của ông gồm cà phê đen cho bữa sáng và bữa trưa, bít tết và salad cho bữa tối, nhưng thật khó để duy trì; Donald Spoto ghi chép rằng cân nặng của ông dao động đáng kể trong hơn 40 năm tới. Cuối năm 1943, mặc dù đã giảm cân, Công ty Bảo hiểm Occidental của Los Angeles từ chối đơn xin bảo hiểm nhân thọ của ông.
Những phim phi hư cấu thời hậu chiến
Hitchcock trở lại Anh trong một chuyến thăm kéo dài từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1944. Trong lúc ấy ông làm hai bộ phim ngắn tuyên truyền là Bon Voyage (1944) và Aventure Malgache (1944) cho Bộ Thông tin. Vào tháng 6 và tháng 7 năm 1945, Hitchcock làm "cố vấn nghiên cứu" cho bộ phim tài liệu về Holocaust sử dụng những trích đoạn của Khối Đồng Minh về công cuộc giải phóng những trại tập trung của Đức Quốc xã. Bộ phim được thực hiện ở Luân Đôn và sản xuất bởi Sidney Bernstein của Bộ Thông tin (ông là bạn của Hitchcock và đã đưa vị đạo diễn lên tàu). Lúc đầu phim được dự kiến chiếu cho người Đức xem, nhưng chính phủ Anh lại thấy quá đau thương khi chiếu phim cho một người dân bị sốc hậu chiến. Thay vào đó, năm 1952 tác phẩm được chuyển từ kho lưu trữ phim của Văn phòng chiến tranh Anh sang Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc của Luân Đôn và vẫn chưa được phát hành cho đến năm 1985, khi một bản dựng phim được phát sóng thành một tập trong chương trình Frontline của Mỹ dưới nhan đề mà Bảo tàng chiến tranh Đế quốc đặt là: Memory of the Camps. Phiên bản dài đấy đủ của bộ phim là German Concentration Camps Factual Survey đã được phục chế bởi các học giả của Bảo tàng chiến tranh Đế quốc vào năm 2014.
Những năm hậu chiến ở Hollywood: 1945–1953
Những bộ phim cuối của Selznick
Hitchcock hợp tác cùng David Selznick một lần nữa trong tác phẩm Spellbound (1945) mà ông làm đạo diễn; phim khám phá đề tài phân tâm học và có một chuỗi cảnh giấc mơ do Salvador Dalí thiết kế. Chuỗi cảnh giấc mơ xuất hiện trong ngắn hơn 10 phút so với hình dung ban đầu; Selznick đã biên tập chuỗi cảnh này để giúp nó "phát huy" hiệu quả hơn. Gregory Peck thủ vai Tiến sĩ Anthony Edwardes bị mất trí nhớ phải tìm đến sự điều trị của Tiến sĩ phân tích Peterson (Ingrid Bergman), rồi cô phải lòng anh trong lúc cố tìm hiểu về quá khứ bị kìm nén của anh. Hai cảnh quay theo góc nhìn thứ nhất được thực hiện bằng cách xây dựng một cánh tay gỗ lớn (vật này dường như thuộc về nhân vật mà góc máy đặt điểm nhìn) và cầm những đạo cụ ngoại cỡ: một ly sữa to bằng chiếc xô và một khẩu súng gỗ lớn. Nhằm tăng thêm tác động mới lạ, cảnh bắn súng cao trào được tô màu đỏ thủ công trên vài bản sao của bộ phim đen trắng. Phần nhạc nền do Miklós Rózsa sáng tác có sử dụng nhạc cụ theremin, một vài đoạn nhạc sau đó được tác giả chuyển thể thành bản nhạc Piano Concerto Op. 31 (1967) của Rozsa chơi trên piano và dàn nhạc.
Bộ phim đề tài gián điệp Notorious là tác phẩm kế tiếp công chiếu vào năm 1946. Hitchcock bảo François Truffaut rằng Selznick đã bán ông, Ingrid Bergman, Cary Grant và kịch bản của Ben Hecht cho hãng RKO Radio Pictures dưới dạng "trọn gói" với giá 500.000 đô la Mỹ () do kinh phí làm phim Duel in the Sun (1946) của Selznick bị đội lên. Notorious có sự tham gia diễn xuất của Bergman và Grant (cả hai người hợp tác lâu năm với Hitchcock) và có cốt truyện nói về Đức Quốc Xã, urani và Nam Mỹ. Hành động sử dụng urani làm chi tiết dẫn dắt cốt truyện đã làm ông bị đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Cục Điều tra Liên bang trong thời gian ngắn. Theo lời Patrick McGilligan, đâu đó vào khoảng tháng 3 năm 1945, Hitchcock và Hecht đã tham vấn Robert Millikan của Viện Công nghệ California về việc phát triển một quả bom urani. Selznick phàn nàn rằng khái niệm làm phim là "khoa học viễn tưởng", chỉ để đối sánh với tin tức về vụ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki tại Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945.
Transatlantic Pictures
Hitchcock đã lập nên công ty sản xuất phim độc lập mang tên Transatlantic Pictures cùng với người bạn Sidney Bernstein. Ông làm hai bộ phim với Transatlantic, một trong số đó là tác phẩm phim màu đầu tiên của ông. Với Rope (1948), Hitchcock đã được trải nghiệm dẫn dắt sự hồi hộp trong một môi trường hạn chế, giống như ông từng làm với Lifeboat trước kia. Phim có số lượng cảnh quay liên tục rất hạn chế, nhưng tác phẩm thực sự được ghi hình trong 10 cảnh (thời lượng từ 4- đến 10 phút mỗi cảnh); thời lượng 10 phút của phim là thời lượng dài nhất mà vỏ cuộn ghi hình phim có thể chứa lúc bấy giờ. Một vài đoạn chuyển cảnh giữa các cuộn phim bị ẩn mất do một vật thể tối che mất toàn bộ khung hình trong chốc lát. Hitchcock đã sử dụng những điểm ấy để giấu đi đoạn cắt và bắt đầu quay cảnh kế tiếp với máy quay đặt cùng vị trí. Phim có sự tham gia diễn xuất của James Stewart trong vai chính và là bộ đầu tiên trong 4 phim mà Stewart làm với Hitchcock. Phim được lấy cảm hứng từ vụ án Leopold và Loeb ở thập niên 1920. Các đánh giá từ giới phê bình dành cho bộ phim lúc ấy là trái chiều.
Under Capricorn (1949), lấy bối cảnh nước Úc thế kỉ 19, cũng sử dụng những cú máy ghi hình dài trong ngắn hạn, nhưng ở tần suất hạn chế hơn. Ông một lần nữa dùng màu trong tác phẩm này, rồi quay trở về với màu đen-trắng trong nhiều năm. Transatlantic Pictures ngừng hoạt động sau khi làm hai bộ phim cuối. Hitchcock đã quay phim Stage Fright (1950) tại xưởng phim Elstree ở Anh, nơi ông từng làm việc theo hợp đồng cho British International Pictures nhiều năm trước. Ông đã ghép đôi Jane Wyman (một trong những minh tinh nổi tiếng nhất của Warner Bros. lúc ấy) với nữ diễn viên biệt xứ người Đức Marlene Dietrich và sử dụng nhiều diễn viên Anh tên tuổi như Michael Wilding, Richard Todd và Alastair Sim. Đây là tác phẩm đúng nghĩa đầu tien mà Hitchcock làm cho Warner Bros. – đơn vị từng nắm quyền phân phối Rope và Under Capricorn, bởi Transatlantic Pictures đang gặp khó khăn về tài chính.
Tác phẩm giật gân Strangers on a Train (1951) của ông dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Patricia Highsmith. Hitchcock đã kết hợp nhiều yếu tố từ những bộ phim trước của ông. Ông đã mời Dashiell Hammett viết thoại, nhưng Raymond Chandler nhận việc này rồi rời đi do bất đồng với vị đạo diễn. Trong phim, hai người đàn ông tình cờ gặp nhau, một người trong số họ đoán ra phương thức giết người hết sức rõ ràng; anh đề xuất rằng hai người (mỗi bên đều muốn kết liễu kẻ còn lại) nên thực hiện phương thực giết người của người kia. Farley Granger vào vai nạn nhân vô tội của âm mưu, còn Robert Walker (trước đây nổi tiếng với các vai "cậu bé hàng xóm") là người thủ vai phản diện. Phim I Confess (1953) lấy bối cảnh tại Quebec với Montgomery Clift hóa thân làm một linh mục Cơ đốc giáo.
Những năm hoàng kim: 1954–1964
Dial M for Murder và Rear Window
Kế tiếp I Confess là ba tác phẩm phim màu có sự tham gia của Grace Kelly: Dial M for Murder (1954), Rear Window (1954) và To Catch a Thief (1955). Trong Dial M for Murder, Ray Milland thủ vai phản diện cố ám sát người vợ không chung thủy của mình (Kelly) nhằm chiếm đoạt tiền của cô. Cô giết tên thích khách thuê trong lúc tự vệ, vì thế Milland thao túng bằng chứng để làm vụ việc giống như giết người. Tình nhân của cô, Mark Halliday (Robert Cummings) và Thanh tra cảnh sát Hubbard (John Williams) là những người cứu cô khỏi bị hành quyết. Hitchcock đã thử nghiệm kỹ thuật ghi hình 3D với Dial M for Murder.
Hitchcock chuyển tới Paramount Pictures và bấm máy thu hình Rear Window (1954), một lần nữa có sự góp mặt của James Stewart và Grace Kelly, cũng như Thelma Ritter và Raymond Burr. Nhân vật của Stewart là một nhiếp ảnh gia tên Jeff (dựa trên Robert Capa) tạm thời phải dùng xe lăn. Vì buồn chán, anh bắt đầu quan sát hàng xóm của mình qua sân trong, rồi đinh ninh rằng một trong số họ (Raymond Burr) là người sát hại vợ anh. Sau cùng Jeff cố thuyết phục ông bạn thân cảnh sát (Wendell Corey) và cô bạn gái (Kelly). Giống như với Lifeboat và Rope, các nhân vật chính được miêu tả trong những góc nhà hẹp hoặc chật chội, trong trường hợp này là căn hộ phòng thu của Stewart. Hitchcock sử dụng góc máy quay cận cảnh mặt của Stewart để thẻ hiện những phản ứng của nhân vật mà anh đóng, "từ thói nhìn trộm kỳ cục hướng vào hàng xóm của mình cho đến nỗi khiếp đảm bất lực khi nhìn Kelly và Burr trong căn hộ của phản diện".
Alfred Hitchcock Presents
Từ năm 1955 đến 1965, Hitchcock là người dẫn chương trinh truyền hình Alfred Hitchcock Presents. Với cách nói kỳ quặc, khiếu hài hước và hình ảnh biểu tượng của vị đạo diễn, chương trình đã biến Hitchcock thành nhân vật nổi tiếng. Chuỗi tiêu đề của chương trình là một bức hình biếm họa vẽ tối giản lược sử của ông (do chính tay ông vẽ; gồm chỉ 9 nét vẽ), rồi cái bóng thật của ông in đè lên. Nhạc hiệu của chương trình là bài Funeral March of a Marionette của nhà soạn nhạc người Pháp Charles Gounod (1818–1893).
Những phần giới thiệu của ông luôn mang nét hài hước gượng, chẳng hạn như miêu tả một vụ hành quyết nhiều người gần đây bị cản trở bởi chỉ có một chiếc ghế điện, trong khi hai chiếc ghế kia ghi ký hiệu "Hai ghế—không chờ đợi!" Ông đã đạo diễn 18 tập của sê-ri, được phát sóng từ 1955 đến 1965. Chương trình trở thành The Alfred Hitchcock Hour vào năm 1962, và NBC là đơn vị phát sóng tập cuối vào ngày 10 tháng 5 năm 1965. Ở thập niên 1980, một phiên bản mơi của Alfred Hitchcock Presents đã được sản xuất để chiếu trên màn ảnh nhỏ, sử dụng những phần giới thiệu gốc của Hitchcock dưới dạng có màu.
Thành công của Hitchcock trên mảng truyền hình là nguyên nhân ra đời hàng loạt tuyển tập truyện ngắn mang tên ông; trong số này có Alfred Hitchcock's Anthology, Stories They Wouldn't Let Me Do on TV và Tales My Mother Never Told Me. Năm 1956, HSD Publications còn cấp phép dùng tên vị đạo diễn để sáng tạo ra Alfred Hitchcock's Mystery Magazine, một cuốn tập san phát hành hàng tháng chuyên về hình sự và trinh thám hư cấu. Chương trình truyền hình của Hitchcock rất ăn khách, còn các bản sách nước ngoài của ông mang về lợi nhuận lên tới 100.000 đô la Mỹ/năm ().
Từ To Catch a Thief đến Vertigo
Năm 1955, Hitchcock trở thành công dân Hoa Kỳ. Cùng năm ấy, bộ phim thứ ba của ông với Grace Kelly, To Catch a Thief được công chiếu; phim lấy bối cảnh ở Côte d’Azur với sự tham gia diễn xuất của Kelly và Cary Grant. Grant thủ vai tên trộm đã giải nghệ John Robie; anh trở thành nghi phạm chính của hàng loại vụ cướp tại Côte d’Azur. Một cô gái sở hữu quyền thừa kế và ưa những tình huống ly kỳ (do Kelly thủ vai) phỏng đoán danh tiếng thật của anh và cố quyến rũ anh. "Mặc cho chênh lệch tuổi tác rõ ràng giữa Grant và Kelly cùng một cốt truyện nhẹ nhàng, kịch bản dí dỏm (chứa nhiều hàm ý kép) và diễn xuất ôn hậu đã giúp phim gặt hái thành công về mặt thương mại." Đây là phim cuối của Hitchcock với Kelly; cô kết hôn với Công tuóc Rainier của Monaco vào năm 1956 và chấm dứt sự nghiệp điện ảnh của mình sau đó. Tiếp đó Hitchcock làm lại bộ phim của chính mình năm 1934 The Man Who Knew Too Much với bản phim năm 1956. Lần này tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của James Stewart và Doris Day – người thể hiện bài hát chủ đề "Que Sera, Sera"; ca khúc đã thắng giải Oscar cho ca khúc trong phim hay nhất và trở thành một bài hit lớn. Họ hóa thân vai một cặp đôi có con trai bị bắt cóc nhằm ngăn họ can thiệp vào một vụ ám sát. Giống như bản phim năm 1934, đoạn cao trào diễn ra tại Royal Albert Hall.
The Wrong Man (1956) – phim cuối của Hitchcock với Warner Bros. là một tác phẩm đen–trắng không quá sôi nổi dựa trên một trường hợp nhầm lẫn danh tính có thật từng được đưa tin trên tạp chí Life vào năm 1953. Đây là bộ phim duy nhất của Hitchcock có sự tham gia của Henry Fonda, anh thủ vai một nhạc sĩ của câu lạc bộ Stork Club bị nhận nhầm với một tên trộm rượu, rồi bị bắt và xét xử vì tội cướp, còn vợ anh (Vera Miles) suy sụp tinh thần vì quá căng thẳng. Hitchcock nói với Truffaut rằng nỗi sợ hãi cảnh sát cả đời ông đã thu hút ông với đề tài này và vị đạo diễn còn lồng ghép nỗi sợ ấy vào nhiều cảnh phim.
Trong lúc chỉ đạo các tập phim của Alfred Hitchcock Presents ở mùa hè năm 1957, Hitchcock phải nhập viện vì bị thoát vị và sỏi mật, nên buộc phải cắt bỏ túi mật. Sau ca phẫu thuật thành công, ông ngay lập tức trở lại làm việc để chuẩn bị cho dự án kế tiếp. Vertigo (1958) một lần nữa có sự tham gia của James Stewart, bên cạnh Kim Novak và Barbara Bel Geddes. Vị đạo diễn từng muốn Vera Miles nhận vai chính song cô lại đang mang bầu. Ông chia sẻ với Oriana Fallaci: "Tôi đã mời cô ấy một vai lớn, cơ hội trở thành một quý cô tóc vàng xinh đẹp thông minh, một nữ diễn viên thực thụ. Chúng tôi đã chi hàng đồng đô-la cho vai ấy, và thật tệ là cô ấy lại mang bầu. Tôi ghét phụ nữ bầu bí, bởi sau đó họ có con nhỏ."
Trong phim Vertigo, Stewart thủ vai Scottie, một cựu thanh tra cảnh sát bị mắc chứng sợ độ cao, trở nên ám ảnh với một người phụ nữ mà anh được thuê để theo dõi (Novak). Nỗi ám ảnh của Scottie dẫn tới bi kịch, và lần này Hitchcock không lựa chọn cái kết có hậu. Một vài nhà phê bình, trong đó có Donald Spoto và Roger Ebert nhất trí rằng Vertigo là bộ phim riêng tư và mang tính khám phá nhất của vị đạo diễn, đối phó với những nỗi ám ảnh kiểu Pygmalion của một người đàn ông về việc biến một phụ nữ thành người mà anh ta thèm khát. Vertigo khám phá trần trụi hơn và sâu sắc hơn mối quan tâm của ông về liên hệ giữa tình dục và cái chết, hơn bất kì tác phẩm nào khác trong sự nghiệp của ông.
Vertigo có sử dụng kĩ thuật ghi hình do Irmin Roberts phát triển (thường được gọi là dolly zoom), về sau được nhiều nhà làm phim sao chép. Bộ phim có buổi chiếu ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế San Sebastián, và Hitchcock giật giải Silver Seashell. Vertigo được xem là một tác phẩm điện ảnh kinh điển, song phim lại thu về những đánh giá trái chiều và doanh thu bán vé nghèo nàn lúc bấy giờ; nhà phê bình từ tạp chí Variety nhận định rằng phim "quá chậm và quá dài". Bosley Crowther của tờ New York Times thì thấy phim "rất chi là gượng gạo", nhưng dành lời khen cho khâu diễn xuất và phần chỉ đạo của Hitchcock. Tác phẩm còn đánh dấu lần hợp tác cuối giữa Stewart và Hitchcock. Trong cuộc bầu chọn của Sight & Sound năm 2002, phim chỉ xếp sau Citizen Kane (1941); 10 năm sau, cũng chính bởi ấn phẩm này, các nhà phê bình đã lựa chọn tác phẩm là bộ phim điện ảnh hay nhất từng được làm ra.
North by Northwest và Psycho
Sau Vertigo, phần còn lại của năm 1958 là một năm khó nhằn với Hitchcock. Trong giai đoạn tiền sản xuất của North by Northwest (1959) — vốn diễn ra "chậm" và "gian nan", vợ ông Alma bị chẩn đoán mắc ung thư. Trong khi bà ở trong bệnh viện, Hitchcock bận rộn với lịch làm việc trên truyền hình song vẫn ghé thăm bà hàng ngày. Alma trải qua ca phẫu thuật và bình phục hoàn toàn, song sự việc làm cho Hitchcock lần đầu tưởng tượng ra cuộc sống nếu thiếu bà.
Kế đó Hitchcock làm ra ba bộ phim thành công nữa và đều được công nhận trong hàng ngũ những tác phẩm hay nhất của ông: North by Northwest, Psycho (1960) và The Birds (1963). Trong phim North by Northwest, Cary Grant thủ vai Roger Thornhill, một giám đốc quảng cáo ở Madison Avenue bị nhầm là một mật vụ của chính phủ. Anh bị các đặc vụ kẻ thù truy đuổi khắp nước Mỹ, trong đó có Eve Kendall (Eva Marie Saint). Thoạt đầu, Thornhill tin rằng Kendall đang giúp đỡ mình, nhưng rồi nhận ra cô là đặc vụ đối địch; sau đó anh biết được cô đang làm đặc vụ ngầm cho CIA. Trong hai tuần chiếu mở màn tại Radio City Music Hall, bộ phim thu về 404.056 đô la Mỹ (), thiết lập kỷ lục doanh thu cho một bộ phim không chiếu vào kì nghỉ tại rạp đó. Tạp chí Time ví bộ phim là "thể hiện ổn và hết sức giải trí".
Psycho (1960) có thể xem là bộ phim nổi tiếng nhất của Hitchcock. Dựa trên cuốn tiểu thuyết Psycho ra mắt năm 1959 của Robert Bloch (lấy cảm hứng từ vụ án Ed Gein), phim được sản xuất với kinh phí eo hẹp là 800.000 đô la Mỹ () và ghi hình màu đen-trắng trên một phim trường sơ sài sử dụng tổ ê-kíp từ Alfred Hitchcock Presents. Cảnh bạo lực trong nhà tắm chưa từng có, cái chết sớm của nhân vật nữ chính, và những sinh mạng vô tội bị tước đoạt bởi một tên sát nhân lúng túng đã trở thành những tiêu chuẩn của một dòng phim kinh dị mới. Tác phẩm rất được khán giả yêu thích, với hàng dài người xếp hàng ngoài rạp để chờ đọi buổi chiếu kế tiếp. Tác phẩm phá các kỷ lục phòng vé tại Liên hiệp Anh, Pháp, Nam Mỹ, Hoa Kỳ và Canada, đồng thời gặt hái thành công nhất định ở Úc trong một thời gian ngắn.
Psycho là phim ăn khách nhất trong sự nghiệp của Hitchcock, và cá nhân ông đã bỏ túi tới 15 triệu đô la Mỹ (tương đương $ triệu năm ). Sau đó ông sử dụng bản quyền với Psycho và chương trình truyền hình tuyển tập của mình để đổi lấy 150.000 cổ phiếu của MCA, biến ông trở thành cổ đông lớn thứ ba và ông chủ của chính mình tại Universal (ít nhất về mặt lý thuyết), dù cho không ngăn được hãng phim can thiệp. Sau phần phim đầu tiên, Psycho trở thành một loạt tác phẩm phim kinh dị của Mỹ: Psycho II, Psycho III, Bates Motel, Psycho IV: The Beginning và bản làm lại bản gốc năm 1998 có màu.
Phỏng vấn của Truffaut
Ngày 13 tháng 8 năm 1962, nhân dịp Hitchcock mừng sinh nhật tuổi 63, đạo diễn người Pháp François Truffaut đã khởi động một buổi phỏng vấn dài 50 giờ với Hitchcock, thu hình trong hơn 8 ngày tại Universal Studios, trong đó Hitchcock đồng ý trả lời 500 câu hỏi. Phải mất tới 4 năm để ghi cuộc phỏng vấn thành các tệp băng và sắp xếp hình ảnh; cuộc phỏng vấn được xuất bản thành sách vào năm 1967, được Truffaut đặt biệt hiệu là "Hitchbook". Các băng audio được dùng làm chất liệu cho một bộ phim tài liệu công chiếu năm 2015. Truffaut bán buổi phỏng vấn vì đối với ông, Hitchcock rõ ràng không đơn giản là một đối tượng giải trí sản xuất đại trà mà giới truyền thống Mỹ muốn biến ông trở thành. Truffaut ghi chép rằng hiển nhiên từ những bộ phim của Hitchcock, vị đạo diễn đã "chú tâm nhiều đến tiềm năng nghệ thuật của bản thân hơn bất cứ đồng nghiệp nào khác của ông". Ông ví buổi phỏng vấn là "Oedipus' thảo luận với nhà tiên tri".
The Birds
Nhà học giả điện ảnh Peter William Evans viết rằng The Birds (1963) và Marnie (1964) được xem là những "tuyệt tác không thể phủ nhận". Hitchcock từng định ghi hình Marnie trước, và vào tháng 3 năm 1962 có tin đồn rằng Grace Kelly (Công nương Grace của Monaco từ năm 1956) sẽ đổi ý giải nghệ để quay lại đóng phim. Khi Kelly yêu cầu Hitchcock hoãn Marnie đến năm 1963 hoặc 1964, ông đã tuyển Evan Hunter (tác giả cuốn The Blackboard Jungle năm 1954) để phát triển kịch bản dựa trên truyện ngắn "The Birds" (1952) của Daphne du Maurier, được Hitchcock tái xuất bản trong cuốn My Favorites in Suspense (1959) của mình. Ông thuê Tippi Hedren thủ vai chính. Đây là vai diễn đầu tiên của cô; nữ diễn viên từng làm người mẫu ở New York thì Hitchcock nhìn thấy cô vào tháng 10 năm 1961 trong một đoạn quảng cáo Sego (một loại đồ uống ăn kiêng) trên kênh truyền hình NBC: "Tôi ký kết với cô ấy bởi cổ là một mỹ nhân kiểu cổ điển. Phim ảnh không còn có hợ nữa. Grace Kelly là người cuối cùng." Không cần giải thích, ông khẳng định rằng họ của cô được viết trong dấu ngoặc kép duy nhất: 'Tippi'.
Trong phim The Birds, một cô gái trẻ hoạt giao tên Melanie Daniels gặp gỡ luật sư Mitch Brenner (Rod Taylor) trong một cửa hàng bán chim cảnh; Jessica Tandy thủ vai người mẹ có tính chiếm hữu của anh. Hedren ghé thăm anh ở Bodega Bay (nơi ghi hình The Birds) mang theo một cặp chim tình yêu làm quà. Đột nhiên đàn chim bắt đầu tập hợp, theo dõi và tấn công. Câu hỏi: "What do the birds want?" ("Những chú chim muốn gì) để nghỏ không lời giải. Hitchcock đã làm phim với thiết bị từ Revue Studio (nơi làm chương trình Alfred Hitchcock Presents). Ông cho biết đây là bộ phim thử thách ông về mặt kĩ thuật cao nhất, sử dụng kết hợp các chú chim máy và được huấn luyện với bối cảnh một đàn chim hoang dã. Mọi góc máy được phác thảo từ trước.
Một bộ phim điện ảnh truyền hình của HBO/BBC mang tên The Girl (2012) đã miêu tả những trải nghiệm của Hedren trên phim trường; nữ diễn viên chia sẻ Hitchcock trở nên ám ảnh với cô và quấy rối tình dục cô. Vị đạo diễn được cho là đã cô lập cô khỏi những thành viên còn lại của đoàn làm phim, theo dõi cô, thì thầm những lời tục tĩu với cô, phân tích chữ viết tay của cô và cho xây dựng một bờ dốc nối từ văn phòng riêng của ông vào thẳng trailer của cô. Bạn diễn của Hedren trong phim Marnie là Diane Baker kể lại: "Đối với tôi thì chẳng có gì kinh khủng hơn việc đến phim trường đó và thấy cô ấy từng bị đối xử ra sao." Trong lúc ghi hình cảnh tấn công trên gác mái (mất tới một tuần ghi hình), cô bị đặt ở một căn phòng trong lồng, cùng lúc đó hai người đàn ông đeo găng tay bảo vệ dài đến khuỷu tay ném những chú chim sống vào cô. Cho đến cuối tuần, nhằm ngăn đàn chim bay khỏi cô quá sớm, chân của mỗi con bị buộc sợi nylon nối đến các sợi dây thun may bên trong quần áo cô. Nữ diễn viên suy sụp sau khi một chú chim cắt mất mí mắt dưới của cô, và công đoạn ghi hình bị tạm dừng theo chỉ định của các bác sĩ.
Marnie
Tháng 6 năm 1962, Grace Kelly thông báo cô đã quyết định từ chối xuất hiện trong phim Marnie (1964). Hedren đã ký một bản hợp đồng độc quyền dài 7 năm, kèm mức đãi ngộ 500 đô la/tuần với Hitchcock vào tháng 10 năm 1961, và vị đạo diễn quyết định tuyển cô vào vai chính đóng cặp cùng Sean Connery. Năm 2016, không chỉ miêu tả diễn xuất của Hedren là "một trong những [màn thể hiện] xuất sắc nhất lịch sử điện ảnh", Richard Brody gọi bộ phim là một "câu chuyện về bạo hành tình dục" gây tổn thương cho nhân vật mà Hedren diễn: "Đơn giản thì bộ phim thật bệnh hoạn, và sỡ dĩ là vì Hitchcock cũng bệnh hoạn. Ông ấy đã chịu khổ sở cả cuộc đời mình vì ham muốn tình dục mãnh liệt, chịu khổ vì thiếu thỏa mãn nó, chịu khổ vì không thể biến khả năng tưởng tượng thành hiện thực, rồi bắt đầu và hiện thực hóa nó bằng con đường nghệ thuật của mình." Một bài đánh giá của tờ New York Times nhận xét tác phẩm là "phim đáng thất vọng nhất [của Hitchcock] trong nhiều năm", chỉ ra Hedren và Connery thiếu kinh nghiệm diễn xuất, một kịch bản nghiệp dư và "những tấm màn bối cảnh bằng bìa các-tông giả quá rõ".
Trong phim, Marnie Edgar (Hedren) trộm mất 10.000 đô la Mỹ từ chủ của mình và bỏ trốn. Cô nộp đơn xin việc tại công ty của Mark Rutland (Connery) ở in Philadelphia và cũng trộm đồ từ nơi đó. Trong quá khứ, cô bị hoảng loạn trong một cuộc tấn công khi trời giông bão và mắc chứng sợ màu đỏ. Mark theo dõi cô và hăm dạo tống tiền để ép cô cưới anh. Cô giải thích rằng mình không muốn bị động chạm, song trong một "chuyến trăng mật", Mark nổi cơn thú tính cưỡng hiếp cô. Marnie và Mark phát hiện rằng mẹ của Marnie từng là điếm lúc Marnie còn bé; một ngày nọ trong lúc bà đang xô xát với một khách hàng giữa lúc trời giông bão—bà mẹ tin rằng vị khách đã cố gạ gẫm Marnie—và thế là Marnie sát hại vị khách đó để cứu mẹ mình. Cô chữa khỏi nỗi sợ hãi sau khi nhớ lại những chuyện đã xảy ra, rồi quyết định ở cùng Mark.
nhỏ|Nhà Hitchcock gặp gỡ Đệ nhất phu nhân Pat Nixon và cô con gái đầu Julie Nixon Eisenhower vào năm 1969
Hitchcock đã nhắc nhà quay phim Robert Burks rằng máy ghi hình phải được đặt gần Hedren nhất có thể khi anh quay cận mặt nữ diễn viên. Evan Hunter (nhà biên kịch của The Birds và cũng chắp bút viết kịch bản Marnie) giải thích với Hitchcock rằng nếu Mark yêu Marnie thì anh sẽ an ủi cô chứ không phải cưỡng hiếp. Song Hitchcock đáp lại: "Evan, khi anh quan hệ tình dục với cô ta, tôi muốn cái máy quay ấy dí vào mặt cổ!" Khi Hunter nộp hai bản kịch bản (trong đó một cái không có cảnh cưỡng hiếp) Hitchcock liền thay thế anh bằng Jay Presson Allen.
Những năm cuối đời: 1966–1980
Những bộ phim cuối
Sức khỏe suy yếu làm cho năng suất làm phim của Hitchcock tụt giảm trong hai thập kỷ cuối đời ông. Cây viết tiểu sử Stephen Rebello cho biết hãng Universal đã ép vị đạo diễn làm hai phim là Torn Curtain (1966) và Topaz (1969), trong đó Topaz dựa trên một cuốn tiểu thuyết của Leon Uris, lấy bối cảnh một phần ở Cuba. Cả hai phim đều thuộc thể loại gián điệp giật gân với đề tài liên quan tới Chiến tranh Lạnh. Torn Curtain (với sự góp mặt của Paul Newman và Julie Andrews) đã sớm chấm dứt quan hệ 12 năm hợp tác giữa Hitchcock và Bernard Herrmann theo cách đầy chua xót. Hitchcock không hài lòng với phần nhạc nền của Herrmann và thay thế ông bằng John Addison, Jay Livingston và Ray Evans. Sau khi phát hành, Torn Curtain thất bại ở thị trường phòng vé, còn Topaz bị giới phê bình lẫn hãng phim ghét bỏ.
Hitchcock trở lại Liên hiệp Anh để làm bộ phim áp chót của sự nghiệp mang tên Frenzy (1972), dựa trên tiểu thuyết Goodbye Piccadilly, Farewell Leicester Square (1966). Sau hai phim hoạt động gián điệp, cốt truyện của phim đánh dấu màn trở lại với dòng phim sát nhân-giật gân. Richard Blaney (Jon Finch), một tay phục vụ quán rượu hoạt bát với tiến sử bộc phát nỗi giận dữ, trở thành nghi phạm chính trong vụ điều tra "Những sát nhân bằng ca vát", thực sự là do bạn của anh là Bob Rusk (Barry Foster). Lần này, Hitchcock làm cho nạn nhân và phản diện tương đồng nhau, thay vì đối địch như trong phim Strangers on a Train.
Trong phim Frenzy, Hitchcock cho phép khỏa thân lần đầu tiên. Hai cảnh phim chiếu những người phụ nữ khỏa thân, một trong số họ bị cưỡng hiếp và bóp cổ; Donald Spoto cho rằng bóp cổ là "một trong những ví dụ gây khó chịu nhất về vụ giết người chi tiết trong lịch sử điện ảnh". Cả hai diễn viên là Barbara Leigh-Hunt và Anna Massey từ chối đóng trong những cảnh đó, vì thế những người mẫu được sử dụng thay thế. Những cây viết tiểu sử lưu ý rằng Hitchcock đã luôn thúc đấy những hạn chế về kiểm duyệt phim, thường cố đánh lừa Joseph Breen (giám đốc của Motion Picture Production Code). Hitchcock sẽ đưa những lời bóng gió bất lịch sự bị cấm kiểm duyệt cho đến giữa những năm 1960. Tuy nhiên Patrick McGilligan ghi chép rằng Breen và những người khác thường nhận ra cài cắm những chi tiết như vậy và thực sự thấy thích thú, cũng như bị phấn khích tột độ bởi "những kết luận không tránh khỏi được" của Hitchcock".
Family Plot (1976) là phim cuối của Hitchcock. Tác phẩm xoay quanh những cuộc đào tẩu của nhà tâm linh lừa đảo "Madam" Blanche Tyler (đóng bởi Barbara Harris) và tình nhân kiêm tài xế taxi của cô Bruce Dern, họ kiếm sống bằng năng lực giả tạo của cô. Dù Family Plot dựa trên cuốn tiểu thuyết The Rainbird Pattern (1972) của Victor Canning, màu sắc của nguyên tác lại có phần nham hiểm hơn. Nhà biên kịch Ernest Lehman lúc đầu là người viết kịch bản phim dưới tiêu đề sản xuất là Deception, với một màu sắc đen tối song bị Hitchcock ép phải chuyển sang màu sắc vừa nhẹ nhàng, vừa hài hước hơn, rồi cuối cùng tựa phim được chọn là Family Plot.
Phong tước hiệp sĩ và từ trần
Cho đến cuối đời, Hitchcock đang thực hiện kịch bản cho tác phẩm giật gân gián điệp mang tên The Short Night, hợp tác với James Costigan, Ernest Lehman và David Freeman. Mặc cho đã đi vào công đoạn sản xuất sơ bộ, song phim chưa bao giờ được ghi hình. Sức khỏe Hitchcock tụt giảm và ông lo lắng cho vợ mình vì thấy bà bị đột quỵ. Kịch bản phim sau cùng được xuất bản trong cuốn sách The Last Days of Alfred Hitchcock (1999) của Freeman.
Dẫu từng từ chối tước CBE vào năm 1962, Hitchcock đã được phong làm Hiệp sĩ Đế chế Anh (KBE) trong lễ Phong tước năm mới 1980. Do quá yếu để đi tới Luân Đôn (ông đã đeo một chiếc máy điều hòa nhịp tim và được chích cortisone để chữa bệnh viêm khớp), nên vào ngày 3 tháng 1 năm 1980, tổng lãnh sự Liên hiệp Anh đã trao tặng ông văn bằng phong tước tại Universal Studios. Khi được một phỏng viên hỏi sau lễ nhận danh hiệu rằng vì sao lại làm Nữ hoàng mất nhiều thời gian như thế, Hitchcock hóm hỉnh trả lời, "Tôi đoán là do bất cẩn thôi." Cary Grant, Janet Leigh và nhiều người khác đã tham dự một bữa tiệc trưa ngay sau đó.
Hitchcock xuất hiện lần cuối trước công chúng vào ngày 16 tháng 3 năm 1980, khi ông giới thiếu người chiến thắng giải Viện phim Mỹ vào năm kế tiếp. Một tháng sau, ông mất vì suy thận vào ngày 29 tháng 4 tại nhà riêng ở Bel Air. Donald Spoto (một trong những người viết tiểu sử về Hitchcock) ghi chép rằng Hitchcock từng từ chối gặp một vị linh mục, nhưng theo linh mục Dòng Tên Mark Henninger, ông và một linh mục khác là Tom Sullivan đã cử hành lễ thánh tại nhà riêng của nhà làm phim, và Sullivan nghe thấy lời sám hối của Hitchcock. Hitchcock để lại vợ mình và con gái. Đám tang của ông được tổ chức tại Nhà thờ Công giáo Good Shepherd ở Beverly Hills vào ngày 30 tháng 4 năm, sau khi thi hài ông được hỏa táng. Tro cốt của ông được đem rải khắp Thái Bình Dương vào ngày 10 tháng 5 năm 1980.
Phong cách làm phim
Phong cách và đề tài
Sự nghiệp làm phim của Hitchcock phát triển từ phim câm quy mô nhỏ sang phim có tiếng quan trọng về mặt tài chính. Hitchcock nhận xét rằng ông chịu ảnh hưởng bởi các nhà làm phim đầu tiên như George Méliès, DW Griffith và Alice Guy-Blaché. Phim câm của ông từ năm 1925 đến năm 1929 thuộc thể loại hình sự và hồi hộp, nhưng cũng có cả tâm lý tình cảm và hài kịch. Trong khi lối kể chuyện bằng hình ảnh phù hợp trong thời kỳ phim câm, ngay cả sau khi phim có tiếng xuất hiện, Hitchcock vẫn dựa vào thị giác trong điện ảnh; ông ví trọng tâm vào cách kể chuyện bằng hình ảnh này là "điện ảnh thuần túy". Ở Anh, ông trau dồi kỹ năng để khi chuyển đến Hollywood, vị đạo diễn đã hoàn thiện phong cách và kỹ thuật quay phim của mình. Sau này Hitchcock kể rằng tác phẩm ở Anh của ông là "có cảm xúc của điện ảnh", trong khi giai đoạn ở Mỹ là khi "ý tưởng của ông được thai nghén". Học giả Robin Wood viết rằng hai bộ phim đầu tiên của đạo diễn là The Pleasure Garden và The Mountain Eagle chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa biểu hiện Đức. Sau đó, ông khám phá ra điện ảnh Liên Xô, và các thuyết dựng phim của Sergei Eisenstein và Vsevolod Pudovkin. Phim The Lodger năm 1926 lấy cảm hứng từ tính thẩm mỹ của cả Đức và Liên Xô, những phong cách ấy đã định hình phần còn lại trong sự nghiệp của ông. Mặc dù tác phẩm của Hitchcock ở thập niên 1920 đạt thành công nhất định, một số nhà phê bình người Anh chỉ trích phim của Hitchcock là không nguyên bản và kiêu ngạo. Raymond Durgnat cho rằng phim của Hitchcock được xây dựng cẩn thận và thông minh, nhưng nhận xét chúng có thể hời hợt và hiếm khi thể hiện một "thế giới quan mạch lạc".
Với danh hiệu "Bậc thầy dòng phim hồi hộp", vị đạo diễn đã thử nghiệm nhiều cách để tạo căng thẳng trong tác phẩm của mình. Ông chia sẻ: "Tác phẩm hồi hộp của tôi xuất phát từ việc tạo ra ác mộng cho khán giả. Và tôi chơi với khán giả. Tôi khiến họ há hốc mồm, làm họ ngạc nhiên và sốc. Khi bạn gặp ác mộng, sẽ cực kỳ sống động nếu bạn nằm mơ thấy mình bị dẫn lên ghế điện. Sau đó, bạn cảm thấy hạnh phúc nhất có thể khi thức dậy vì cảm thấy nhẹ nhõm." Trong quá trình ghi hình North by Northwest, Hitchcock giải thích lý do khi tái dựng bối cảnh Núi Rushmore: "Khán giả phản ứng tương đương với mức độ chân thực mà bạn thực hiện. Một trong những lý do ấn tượng cho kiểu ghi hình này là làm cho nó trông tự nhiên đến mức khán giả bị thu hút và tin rằng lúc này chuyện gì đang diễn ra trên màn ảnh." Trong một cuộc phỏng vấn năm 1963 với nhà báo người Ý Oriana Fallaci, Hitchcock được hỏi làm thế nào mặc cho vẻ ngoài là một người đàn ông vui vẻ và vô vị, nhưng ông lại có vẻ thích làm những bộ phim liên quan đến hồi hộp và hình kinh hoàng. Ông trả lời:Những bộ phim của Hitchcock (từ thời kỳ phim câm đến phim có tiếng) có một số đề tài lặp đi lặp lại làm ông nổi tiếng. Các bộ phim của ông khám phá khán giả dưới dạng một thị dâm, đặc biệt là trong Rear Window, Marnie và Psycho. Ông hiểu rằng con người thích các hoạt động thị dâm và làm khán giả tham gia vào hoạt động ấy thông qua hành động của nhân vật. Trong số 53 phim của ông, 11 phim xoay quanh những câu chuyện về nhầm lẫn danh tính, trong đó một nhân vật chính vô can bị buộc tội và bị cảnh sát truy đuổi. Ở hầu hết các trường hợp, đó là một người bình thường thấy bản thân mình rơi vào một tình huống nguy hiểm. Hitchcock chia sẻ với Truffaut: "Tôi cảm thấy đó là vì đề tài người đàn ông vô can bị buộc tội mang đến cho khán giả cảm giác nguy hiểm lớn hơn. Họ dễ đồng cảm với anh ta hơn là với một kẻ có tội đang chạy trốn." Một trong những đề tài thường trực của ông là cuộc đấu tranh của nhân cách bị giằng xé giữa "trật tự và hỗn loạn"; được gọi là khái niệm "kép", tức là so sánh hoặc tương phản giữa hai nhân vật hoặc đối tượng: kép đại diện cho mặt tối hoặc ác.
Spoto đề xuất rằng tuổi thơ kìm nén tình dục của Hitchcock có thể đã góp phần vào việc ông khám phá ra sự lệch lạc của mình. Ở thập niên 1950, Bộ luật sản xuất điện ảnh cấm nhắc trực tiếp đến đồng tính luyến ái nhưng vị đạo diễn được biết đến với những chi tiết tế nhị, và vượt qua ranh giới của các nhà kiểm duyệt. Ngoài ra, Shadow of a Doubt có đề tài loạn luân kép xuyên suốt mạch truyện, được thể hiện ẩn ý qua hình ảnh. Tác giả Jane Sloan nhận định rằng Hitchcock bị thu hút bởi cả biểu hiện tình dục thông thường lẫn bất thường trong tác phẩm của ông, và đề tài hôn nhân thường được trình bày một cách "ảm đạm và hoài nghi". Mãi cho đến sau khi mẹ ông mất năm 1942, Hitchcock mới miêu tả những hình tượng người mẹ là "các bà mẹ quái vật khét tiếng". Bối cảnh gián điệp và những vụ giết người do các nhân vật có khuynh hướng biến thái nhân cách thực hiện cũng là những đề tài thông dụng. Trong phần miêu tả những kẻ phản diện và sát nhân của Hitchcock, chúng thường rất cuốn hút và thân thiện, buộc người xem phải đồng cảm với chúng. Tuổi thơ nghiêm ngặt và nền giáo dục đạo Dòng Tên của vị đạo diễn có thể đã làm ông không tin tưởng những nhân vật độc đoán như cảnh sát và chính trị gia; đề tài mà ông khám phá ra. Ngoài ra, ông sử dụng "MacGuffin"—tứcc sử dụng một đồ vật, nhân vật hoặc sự kiện để giữ cho cốt truyện tiếp tục diễn ra ngay cả khi nó không cần thiết cho câu chuyện. Một số ví dụ bao gồm vi phim trong North by Northwest và 40.000 đô la bị đánh cắp trong phim Psycho.
Hitchcock xuất hiện thoáng qua trong hầu hết các bộ phim của chính mình. Ví dụ, khán giả thấy ông đang vật lộn để đưa một cây đại vĩ cầm lên tàu hỏa (Strangers on a Train), dắt chó ra khỏi cửa hàng thú cưng (The Birds), sửa đồng hồ cho hàng xóm (Rear Window), dạng một cái bóng (Family Plot), ngồi ở bàn trong một bức ảnh (Dial M for Murder) và đi xe buýt (North by Northwest, To Catch a Thief).
Miêu tả phụ nữ
Chân dung phụ nữ của Hitchcock là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận học thuật. Bidisha viết trên The Guardian năm 2010: "Có ma cà rồng, kẻ lang thang, kẻ chỉ điểm, phù thủy, kẻ lừa đảo, kẻ hai mặt và tuyệt nhất là mẹ quỷ dữ. Đừng lo, cuối cùng tất cả chúng đều bị trừng phạt." Trong một bài luận được nhiều người trích dẫn vào năm 1975, Laura Mulvey trình bày ý tưởng về nhãn quan nam giới; cô luận định rằng góc của khán giả trong phim của Hitchcock là góc nhìn của nhân vật nam chính dị tính. "Các nhân vật nữ trong phim của ông lặp đi lặp lại những đặc điểm giống nhau", Roger Ebert viết vào năm 1996: "Họ tóc vàng. Họ lãnh đạm và cách biệt. Họ bị cầm tù trong những bộ trang phục kết hợp tinh vi thời trang với sùng bái. Họ mê hoặc những người đàn ông thường bị khuyết tật về thể chất hoặc tâm lý. Sớm hay muộn, mọi phụ nữ của Hitchcock đều bị lăng nhục."
trái|nhỏ|Kim Novak và James Stewart trong phim Vertigo (1958)
Những nạn nhân trong The Lodger đều là các cô gái tóc vàng. Trong The 39 Steps, Madeleine Carroll bị còng tay. Ingrid Bergman, người mà Hitchcock chỉ đạo ba lần (Spellbound, Notorious và Under Capricorn) có màu tóc vàng sẫm. Trong Rear Window, Lisa (Grace Kelly) liều mạng đột nhập vào căn hộ của Lars Thorwald. Trong To Catch a Thief, Francie (cũng do Kelly đóng) đề nghị giúp đỡ một người đàn ông mà cô tin là một tên trộm. Lần lượt trong Vertigo và North by Northwest , Kim Novak và Eva Marie Saint đóng vai những nữ chính tóc vàng. Trong Psycho, nhân vật của Janet Leigh ăn trộm 40.000 đô la Mỹ và bị Norman Bates, một kẻ tâm thần sống ẩn dật sát hại. Tippi Hedren (một cô gái tóc vàng) dường như là tâm điểm của những vụ tấn công trong The Birds. Trong Marnie, nhân vật chính (vẫn do Hedren thủ vai) là một tên trộm. Trong Topaz, nữ diễn viên người Pháp Dany Robin trong vai vợ của Stafford và Claude Jade trong vai con gái của Stafford là những nữ chính tóc vàng, còn tình nhân do Karin Dor tóc nâu thủ vai. Nữ chính tóc vàng cuối cùng của Hitchcock là Barbara Harris vào vai một nhà ngoại cảm giả trở thành thám tử nghiệp dư trong Family Plot (1976), bộ phim cuối cùng của ông. Trong cùng phim ấy, tay buôn lậu kim cương do Karen Black thủ vai đội một bộ tóc giả dài màu vàng trong một số cảnh.
Những phim của ông thường có các nhân vật đấu tranh trong quan hệ với mẹ của họ, chẳng hạn như Norman Bates trong Psycho. Trong North by Northwest, Roger Thornhill (Cary Grant) là một người đàn ông vô can bị mẹ chế nhạo vì nhất mực cho rằng những tên sát nhân trong bóng tối đang theo đuổi anh ta. Trong The Birds, nhân vật Rod Taylor (một người đàn ông vô tội) thấy thế giới của mình những con chim hung ác tấn công và đấu tranh để giải thoát mình khỏi người mẹ đeo bám (Jessica Tandy). Sát nhân trong Frenzy ghê tởm phụ nữ nhưng lại thần tượng mẹ mình. Nhân vật phản diện Bruno trong Strangers on a Train ghét cha mình nhưng lại có mối quan hệ vô cùng thân thiết với mẹ (do Marion Lorne thủ vai). Sebastian (Claude Rains) trong Notorious có mối quan hệ mâu thuẫn rõ ràng với mẹ anh, bà nghi ngờ (chính xác) cô dâu mới của anh là Alicia Huberman (Ingrid Bergman).
Mối quan hệ với diễn viên
Hitchcock nổi danh với nhận xét rằng "nên đối xử diễn viên như gia súc". Trong lúc ghi hình Mr. & Mrs. Smith (1941), Carole Lombard mang ba con bò đến phim trường đeo bảng tên của Lombard, Robert Montgomery và Gene Raymond (những ngôi sao của bộ phim) để làm ông bất ngờ. Trong một tập của The Dick Cavett Show phát sóng lần đầu vào ngày 8 tháng 6 năm 1972, Dick Cavett chia sẻ rằng Hitchcock từng gọi các diễn viên là gia súc. Hitchcock đáp lại rằng, ông từng bị cáo buộc gọi các diễn viên là gia súc. "Tôi đã nói rằng tôi sẽ chẳng bao giờ nói những thứ vô cảm, thô lỗ về các diễn viên như vậy. Điều tôi có lẽ đã nói là tất cả diễn viên nên được đối xử như gia súc... Tất nhiên là theo một cách đẹp." Kế đến ông mô tả trò đùa của Carole Lombard bằng một nụ cười.
Hitchcock tin rằng các diễn viên nên tập trung vào diễn xuất của họ và để công việc viết kịch bản và nhân vật cho đạo diễn và biên kịch. Ông kể với Bryan Forbes vào năm 1967: "Tôi nhớ mình đã thảo luận với một diễn viên diễn nhập tâm về cách anh ta được dạy... Anh kể, 'Chúng tôi được dạy sử dụng ứng tác. Chúng tôi được trao một ý tưởng và sau đó chúng tôi được thả lỏng để phát triển theo bất kỳ cách nào chúng tôi muốn.' Tôi đáp, 'Đó không phải là diễn xuất. Đó là viết kịch bản.'"
Nhớ lại những trải nghiệm về phim Lifeboat với Charles Chandler (tác giả của It's Only a Movie: Alfred Hitchcock A Personal Biography), Walter Slezak cho rằng Hitchcock "biết cách giúp đỡ một diễn viên nhiều hơn bất kỳ đạo diễn nào tôi từng làm việc cùng", còn Hume Cronyn gạt bỏ quan điểm đó, cho rằng việc Hitchcock không quan tâm đến các diễn viên của mình là "hoàn toàn ngụy biện", miêu tả rất dài quá trình diễn tập và ghi hình phim Lifeboat.
Các nhà phê bình nhận xét rằng, mặc dù nổi tiếng là người không thích diễn viên, nhưng những diễn viên từng làm việc với ông thường có màn thể hiện xuất sắc. Ông sử dụng chung các diễn viên trong nhiều bộ phim của mình; Cary Grant và James Stewart đều làm việc với Hitchcock 4 lần, còn Ingrid Bergman và Grace Kelly thì ba lần. James Mason kể rằng Hitchcock coi các diễn viên là "đạo cụ diễn hoạt". Đối với Hitchcock, diễn viên là một phần trong bối cảnh của bộ phim. Ông kể với François Truffaut: "Điều kiện tiên quyết đối với một diễn viên là khả năng làm tốt mọi việc, điều ấy chẳng hề dễ dàng như người ta tưởng. Anh ta nên sẵn sàng để đạo diễn và máy quay sử dụng và nhập tâm hoàn toàn vào tác phẩm. Anh phải cho phép máy quay xác định điểm nhấn thích hợp và những điểm nhấn ấn tượng hiệu quả nhất."
Biên kịch, kịch bản phân cảnh và sản xuất
Hitchcock định lên chi tiết các kịch bản với đội biên kịch của mình. Trong Writing with Hitchcock (2001), Steven DeRosa lưu ý rằng Hitchcock giám sát họ qua từng bản nháp, yêu cầu họ kể câu chuyện thật trực quan. Hitchcock kể với Roger Ebert vào năm 1969:Những bộ phim của Hitchcock được xây dựng phân cảnh rộng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Ông được cho là thậm chí không bao giờ thèm nhìn qua kính ngắm vì không cần thiết, mặc dù trong các bức ảnh quảng cáo thể hiện ông đã làm vậy. Ông còn sử dụng điều này như một cái cớ để không bao giờ phải thay đổi các bộ phim của mình so với tầm nhìn gốc của mình. Nếu hãng phim yêu cầu ông thay đổi một bộ phim, ông sẽ tuyên bố rằng nó đã ghi hình theo một cách duy nhất và không có phương án thay thế nào để xem xét.
thế= Image of Hitchcock pictured under Mount Rushmore during the filming of North by Northwest|trái|nhỏ|Hitchcock tại Núi Rushmore để ghi hình phim North by Northwest (1959)
Quan điểm về Hitchcock với tư cách đạo diễn dựa nhiều vào khâu tiền kỳ hơn là sản xuất thực tế, bị Bill Krohn (phóng viên người Mỹ của tạp chí điện ảnh Pháp Cahiers du Cinéma) lên tiếng thách thức trong cuốn sách Hitchcock at Work. Sau khi điều tra những sửa đổi kịch bản, ghi chú cho đội sản xuất khác do Hitchcock viết hoặc của Hitchcock và các chất liệu sản xuất khác, Krohn nhận thấy rằng tác phẩm của Hitchcock thường sai lệch so với cách viết kịch bản hoặc lối hình dung gốc của bộ phim. Ông lưu ý rằng giai thoại về kịch bản phân cảnh liên quan đến Hitchcock (thường được nhiều thế hệ bình luận viên các bộ phim của ông nhắc lại) ở mức độ lớn là do chính Hitchcock hoặc bộ phận quảng cáo của hãng phim duy trì. Ví dụ, cảnh phun thuốc nổi tiếng trong phim North by Northwest hoàn toàn không có trong kịch bản phân cảnh. Sau khi ghi hình cảnh đó, bộ phận quảng cáo yêu cầu Hitchcock làm kịch bản phân cảnh để quảng bá bộ phim, rồi đến lượt Hitchcock thuê một nghệ sĩ để ghép chi tiết các cảnh.
Ngay cả khi kịch bản phân cảnh được dựng, những cảnh được ghi hình khác chúng đáng kể. Krohn phân tích về khâu sản xuất các tác phẩm kinh điển của Hitchcock như Notorious, tiết lộ rằng Hitchcock đủ linh hoạt để thay đổi khái niệm của bộ phim trong quá trình sản xuất. Một ví dụ khác mà Krohn lưu ý là bản làm lại phim The Man Who Knew Too Much của Mỹ có lịch quay bắt đầu mà không có kịch bản hoàn chỉnh và hơn nữa còn trễ quá lịch trình; đấy là điều mà như Krohn lưu ý không phải là hiếm gặp trên nhiều bộ phim của Hitchcock, kể cả Strangers on a Train và Topaz. Mặc dù Hitchcock chuẩn bị chi tiết cho mọi phim của mình, song ông hoàn toàn nhận thức được rằng quá trình làm phim thực tế thường đi chệch khỏi kế hoạch đã định và linh hoạt để thích ứng với những thay đổi và nhu cầu sản xuất vì phim của ông không tránh khỏi việc đối mặt với những rắc rối thông thường và những thói quen phổ biến được sử dụng trong khâu sản xuất phim khác.
thế= Close-up of Hitchcock for a media clip of a 1966 interview|nhỏ|Phỏng vấn Hitchcock vào khoảng năm 1966
Tác phẩm của Krohn còn làm sáng tỏ thông lệ quay phim nói chung theo trật tự thời gian của Hitchcock, trong đó lưu ý rằng nhiều bộ phim đã dội quá kinh phí và quá lịch trình, và quan trọng là khác biệt với quy trình vận hành tiêu chuẩn của Hollywood trong kỷ nguyên xưởng phim. Điều quan trọng không kém là xu hướng quay những lượt cảnh thay thế của Hitchcock. Do đó khác với việc đưa tin ở chỗ những bộ phim không nhất thiết phải được quay từ nhiều góc độ khác nhau để cung cấp cho nhà dựng phim lựa chọn định hình bộ phim theo cách mà họ chọn (thường dưới sự bảo trợ của nhà sản xuất).
Theo Krohn, điều này và rất nhiều thông tin khác được tiết lộ thông qua nghiên cứu của anh về các giấy tờ cá nhân của Hitchcock, các lần sửa kịch bản và những thứ tương tự bác bỏ quan điểm cho rằng Hitchcock là một đạo diễn luôn kiểm soát các bộ phim của mình, người sở hữu tầm nhìn các bộ phim không thay đổi trong quá trình sản xuất (cái mà Krohn lưu ý vẫn là giai thoại trung tâm lâu đời của Alfred Hitchcock). Cả sự khó tính và chú ý đến từng chi tiết của ông còn được đưa vào từng áp phích các bộ phim của vị đạo diễn. Hitchcock thích làm việc với những tài năng giỏi nhất thời bấy giờ—những nhà thiết kế áp phích phim như Bill Gold và Saul Bass —họ sẽ cho ra những tấm áp phích thể hiện chính xác các bộ phim của ông.
Di sản
Giải thưởng và tôn vinh
Hitchcock được ghi danh vào Đại lộ Danh vọng Hollywood vào ngày 8 tháng 2 năm 1960 với hai ngôi sao: một ngôi sao cho mảng truyền hình và một ngôi sao cho mảng điện ảnh. Năm 1978, John Russell Taylor miêu tả cố đạo diễn là "nhân vật dễ nhận diện nhiều nhất thế giới" và "một quý ông người Anh thẳng thắn thuộc tầng lớp trung lưu tình cờ trở thành một thiên tài nghệ thuật". Năm 2002, ấn phẩm MovieMaker vinh danh ông là đạo diễn giàu ảnh hưởng nhất mọi thời đại, và vào năm 2007, một cuộc bầu chọn của giới phê bình do The Daily Telegraph tổ chức đã liệt ông là đạo diễn vĩ đại nhất nước Anh. David Gritten (nhà phê bình điện ảnh của tờ báo) viết: "[Hitchcock] chắc chắn là nhà làm phim vĩ đại nhất xuất thân từ quần đảo này, Hitchcock đã định hình nền điện ảnh hiện đại hơn bất cứ đạo diễn nào, và [nền điện ảnh ấy] sẽ hoàn toàn khác nếu thiếu ông. Tài nghệ của ông nằm ở lối kể chuyện, giữ lại thông tin quan trọng một cách tàn nhẫn (khỏi các nhân vật của ông và khỏi chúng ta) và lôi cuốn cảm xúc của khán giả chẳng giống bất kì ai." Năm 1992, cuộc bầu chọn phê bình của Sight & Sound liệt Hitchcock ở hạng 4 trong danh sách "Top 10 đạo diễn hay nhất" mọi thời đại. Năm 2002, Hitchcock xếp ở vị trí số 2 trong cuộc bầu chọn top 10 của giới phê bình và hạng 5 trong cuộc bầu chọn top 10 đạo diễn giỏi nhất nằm trong danh sách Những đạo diễn xuất sắc nhất mọi thời đại do tạp chí Sight & Sound biên tập. Hitchcock được bầu là "Đạo diễn vĩ đại nhất thế kỉ 20" trong một cuộc bình chọn do tạp chí Nhật Bản kinema Junpo tổ chức. Năm 1996, Entertainment Weekly xếp Hitchcock ở vị trí số 1 trong danh sách "50 đạo diễn vĩ đại nhất" của ấn phẩm. Hitchcock có tên ở hạng 2 trong danh sách "Top 40 đạo diễn xuất sắc nhất mọi thời đại" của tạp chí Empire vào năm 2005. Năm 2007, tạp chí Total Film ghi danh ông ở hạng 1 trong danh sách "100 đạo diễn phim điện ảnh vĩ đại nhất từ trước đến nay".
Hitchcock đã giành chiến thắng hai Quả cầu vàng, 8 giải Laurel và 5 giải thưởng thành tựu trọn đời, trong đó có giải BAFTA Academy Fellowship đầu tiên và một giải Thành tựu trọn đời của Viện phim Mỹ vào năm 1979. Ông sở hữu 5 đề cử giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, nhưng chưa bao giờ đoạt giải. Rebecca (đề cử 11 Oscar, giật giải Phim hay nhất năm 1940; một phim nữa của Hitchcock là Foreign Correspondent cũng nhận được đề cử năm ấy. Đến năm 2018, 8 bộ phim của ông đã được Viện lưu trữ phim quốc gia Hoa Kỳ lựa chọn để bảo tồn: Rebecca (1940; đưa vào năm 2018), Shadow of a Doubt (1943; đưa vào năm 1991), Notorious (1946; đưa vào năm 2006), Rear Window (1954; đưa vào năm 1997), Vertigo (1958; đưa vào năm 1989), North by Northwest (1959; đưa vào năm 1995), Psycho (1960; đưa vào năm 1992), and The Birds (1963; đưa vào năm 2016).
Năm 2012, nghệ sĩ Sir Peter Blake (tác giả bìa album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của The Beatles) đã lựa chọn Hitchcock vẽ trong một phiên bản mới của tấm bìa, bên cạnh những nhân vật văn hóa khác của Anh; cùng năm ấy ông có mặt trong loạt chương trình The New Elizabethans của đài BBC Radio 4, được cho là "người có những hành động ghi một dấu ấn đáng kể lên đời sống của quần đảo này trong thời gian Nữ hoàng Elizabeth II trị vì và đem đến tuổi thọ cho nhân vật". Tháng 6 năm 2013, 9 bản phục chế những bộ phim câm đầu tiên của Hitchcock, trong đó có The Pleasure Garden (1925), đã được trình chiếu tại Nhà hát Harvey của Nhạc viện Brooklyn; những thước phim tri ân có tên là "The Hitchcock 9" được tổ chức bởi Viện phim Anh.
Lưu trữ
Bộ sưu tập Alfred Hitchcock nằm ở Viện lưu trữ điện ảnh tại Hollywood, California. Bộ sưu tập gồm các bộ phim gia đình, phim 16mm ghi hình trên phim trường Blackmail (1929) và Frenzy (1972), và thước phim màu ra đời sớm nhất của Hitchcock. Viện lưu trứ điện ảnh đã bảo tồn nhiều bộ phim gia đình của ông. Báo in Alfred Hitchcock nằm tại Thư viện Margaret Herrick của Viện. Các bộ sưu tập của David O. Selznick và Ernest Lehman nằm tại Trung tâm nhân văn Harry Ransom ở Austin, Texas, chứa tài liệu liên quan đến tác phẩm do Hitchcock sản xuất như The Paradine Case, Rebecca, Spellbound, North by Northwest và Family Plot.
Hóa thân đóng Hitchcock
Anthony Hopkins trong Hitchcock (2012)
Toby Jones trong The Girl (2012)
Roger Ashton-Griffiths trong Grace of Monaco (2014)
Danh sách phim
Điện ảnh
Phim câm
Phim nói |
François Truffaut (6 tháng 2 năm 1932 - 21 tháng 10 năm 1984) là một trong các nhà làm phim đã tạo ra phong trào Làn sóng mới của Pháp. Với bộ phim truyện đầu tay The 400 Blows (Les Quatre Cent Coups) vào năm 1959 Truffaut đã đề cử giải Cành Cọ Vàng (Palme d'or) tại Liên hoan phim Cannes.
Tiểu sử
Phim
1955 - Une visite
1957 - Les Mistons
1958 - Une histoire d'eau, cùng với Jean-Luc Godard
1959 - Les Quatre Cent Coups
1960 - Tirez sur le pianiste
1961 - Tire au flanc
1962 - Jules et Jim
1962 - L'Amour à vingt ans: Antoine et Colette
1964 - La Peau douce
1966 - Fahrenheit 451
1968 - La Mariée était en noir
1968 - Những nụ hôn bị đánh cắp (Baisers volés)
1969 - La Sirène du Mississippi
1969 - L'Enfant sauvage
1970 - Domicile conjugal (Tổ ấm gia đình)
1971 - Les Deux Anglaises et le continent
1972 - Une belle fille comme moi
1973 - La Nuit américaine
1975 - L'Histoire d'Adèle H.
1976 - L'Argent de poche
1977 - L'Homme qui aimait les femmes
1978 - La Chambre verte
1979 - L'Amour en fuite (Tình Yêu Trốn Chạy)
1980 - Le Dernier Métro, đoạt giải César cho phim và đạo diễn hay nhất năm
1981 - La Femme d'à côté
1983 - Vivement dimanche! |
Baisers volés (Những nụ hôn bị đánh cắp) là một phim của François Truffaut thực hiện năm 1968, với sự tham gia diễn xuất của Jean-Pierre Léaud và Claude Jade.
Cốt truyện
Antoine Doinel (Jean-Pierre Léaud): Giải ngũ từ quân đội vì chứng bất ổn tính cách, anh chàng muốn nối lại quan hệ với Christine Darbon (Claude Jade). Trong một cuộc điều tra, lĩnh trách nhiệm theo dõi người làm của một cửa hiệu bán giày, anh yêu điên cuồng vợ của ông chủ, bà Tabard. Anh ta thích tỏ tình nồng cháy từ xa, bằng cách viết thư, điều cho phép anh ta kiểm soát tình thế được tốt hơn. Và ngay cả với Christine, cuối cùng anh ta cũng tỏ tình bằng cách viết chứ không phải nói. Dù phim đầy chất khôi hài và độc đáo, sự nặng nề là không hề xa xôi (nhân vật bí ẩn mặc áo mưa theo đuổi Christine xuất hiện đi xuất hiện lại, đại diện cho một cảm giác bất an ngầm ẩn).
Diễn viên-phân vai
Jean-Pierre Léaud: Antoine Doinel
Claude Jade: Christine Darbon
Daniel Ceccaldi: Lucien Darbon, cha của Chistine
Claire Duhamel: Madame Darbon, mẹ của Christine
Delphine Seyrig: Fabienne Tabard
Michael Lonsdale: Georges Tabard
Serge Rousseau: một người lạ
Harry Max: Monsieur Henri
André Falcon: Monsieur Blady
Catherine Lutz: Catherine
Paul Pavel: Julien
Martine Ferrière: Mme Turgan
Marie-France Pisier: Colette Tazzi
Jean-François Adam: Albert Tazzi
François Darbon: Adjudant Picard
Đạo diễn: François Truffaut
Kịch bản: François Truffaut, Claude de Givray và Bernard Revon
Nhạc: Antoine Duhamel
Sản xuất: Les Films du Carosse et Artistes Associés
Dài 87 phút |
Cúp bóng đá châu Á () là giải đấu bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nam quốc gia do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức, với chu kỳ bốn năm một lần. Đây là giải bóng đá lớn nhất của châu Á và là giải vô địch bóng đá cấp châu lục lâu đời thứ hai trên thế giới sau Cúp bóng đá Nam Mỹ. Đội vô địch trở thành nhà vô địch châu Á và đến năm 2015, đại diện châu Á tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục.
Cúp bóng đá châu Á được tổ chức với chu kỳ bốn năm kể từ lần tổ chức năm 1956 tại Hồng Kông cho đến giải đấu năm 2004 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vì Thế vận hội Mùa hè và Giải vô địch bóng đá châu Âu cũng được lên lịch vào cùng năm với Asian Cup nên AFC đã quyết định dời giải vô địch của họ sang một chu kỳ ít đông đúc hơn. Sau năm 2004, giải tiếp theo được tổ chức vào năm 2007, với sự đồng đăng cai của bốn quốc gia ở Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Sau đó, giải đấu tiếp tục được tổ chức bốn năm một lần.
Cúp bóng đá châu Á thường được thống trị bởi một số ít các đội hàng đầu. Các đội thành công ban đầu bao gồm Hàn Quốc (hai lần) và Iran (ba lần). Kể từ năm 1984, Nhật Bản (bốn lần) và Ả Rập Xê Út (ba lần) là những đội thành công nhất, cùng nhau giành bảy chức vô địch trong số mười trận chung kết gần nhất. Các đội khác đã gặt hái thành công là Qatar (đương kim vô địch 2019), Úc (2015), Iraq (2007) và Kuwait (1980). Israel vô địch năm 1964 nhưng sau đó đã bị trục xuất và kể từ đó đã gia nhập UEFA.
Úc gia nhập liên đoàn châu Á năm 2007 và đăng cai vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á năm 2015, giành chiến thắng trong trận chung kết trước Hàn Quốc. Giải đấu năm 2019 đã được mở rộng từ 16 đội lên 24 đội, với quy trình vòng loại tăng gấp đôi như một phần của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2018.
Lịch sử
Khởi đầu
Một giải đấu toàn châu Á lần đầu tiên được đề xuất sau khi Thế chiến II kết thúc, nhưng nó không được thực hiện cho đến những năm 1950. Hai năm sau khi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) ra đời vào năm 1954, AFC Asian Cup lần đầu tiên được tổ chức tại Hồng Kông với bảy trong số mười hai thành viên sáng lập tham gia, khiến giải đấu trở thành giải đấu lâu đời thứ hai trên thế giới. Quá trình vòng loại có sự tham gia của đội chủ nhà cộng với những người chiến thắng ở các khu vực khác nhau (Miền Trung, Miền Đông và Miền Tây). Đó chỉ là một giải đấu bốn đội, một thể thức cũng tồn tại trong các năm 1960 và 1964. Mỗi liên đoàn con đã tổ chức giải vô địch hai năm một lần của riêng họ, mỗi giải có mức độ quan tâm khác nhau.
Thời gian đầu, các đội tuyển quốc gia mạnh không mấy mặn mà với giải mà tập trung chủ yếu cho đấu trường Olympics và Asiad. Tình trạng các đội bỏ dở thi đấu hoặc không tham gia ngay từ vòng loại thường xuyên diễn ra.
Hàn Quốc đã thể hiện sự vượt trội của mình trong những năm đầu của giải đấu khi nước này chinh phục các năm 1956 và 1960; đây vẫn là thành tích tốt nhất của Hàn Quốc trong giải đấu.
Sự thống trị của Tây Á (1964–1988)
Sau khi Hồng Kông và Hàn Quốc đăng cai tổ chức hai kỳ đầu tiên, Israel được chọn làm chủ nhà của Cúp bóng đá châu Á 1964. Sử dụng cùng một thể thức của hai phiên bản trước, giải đấu này chỉ có bốn đội và thi đấu trong một nhóm duy nhất để xác định nhà vô địch. Israel cuối cùng đã đứng đầu giải đấu trước Ấn Độ với ba trận thắng. Thể thức được cập nhật thành năm đội vào năm 1968 trước khi được mở rộng thành sáu đội vào năm 1972 và 1976.
Giải đấu trở thành sân chơi dành riêng cho Iran, đội đã vô địch ba giải đấu liên tiếp vào các năm 1968, 1972 và 1976, với việc Iran đăng cai tổ chức giải trước và giải sau. Iran vẫn là đội tuyển quốc gia duy nhất ở châu Á vô địch ba kỳ Asian Cup liên tiếp. Trận chung kết năm 1972 rất đáng chú ý vì đây là Giải vô địch bóng đá châu Á đầu tiên sử dụng thể thức loại trực tiếp vòng bảng, thể thức này được diễn ra trong các giải đấu tiếp theo với một số thay đổi. Tuy nhiên, giải đấu được đánh dấu bằng một nốt đen khi Israel bị trục xuất khỏi AFC vào năm 1972 do xung đột Ả Rập-Israel.
Từ 1980 đến 1988, số đội tham gia tăng lên 10 đội, nhưng các quốc gia Tây Á tiếp tục thống trị trong những năm 1980 với việc Kuwait trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên giành chức vô địch vào năm 1980 được tổ chức trên sân nhà, đánh bại Hàn Quốc 3–0 trong trận chung kết. Ả Rập Xê Út sau khởi đầu không mấy suôn sẻ đã bắt đầu nổi lên với tư cách là quốc gia vượt qua vòng loại, sau đó giành hai chức vô địch châu Á liên tiếp vào các năm 1984 và 1988, vượt qua cả Trung Quốc và Hàn Quốc. Cả hai giải đấu đều là trận ra mắt của Ả Rập Xê Út trong bất kỳ giải đấu lớn nào.
Sự trỗi dậy của Nhật Bản và sự chuyên nghiệp hóa của Asian Cup (1992–2011)
Cho đến những năm 1990, AFC Asian Cup chủ yếu được tổ chức ở cấp độ nghiệp dư hơn, bất chấp nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với việc châu Á được trao nhiều suất hơn cho Giải vô địch bóng đá thế giới, các nỗ lực chuyên nghiệp hóa giải đấu cũng bắt đầu. Cuối những năm 1990, giải bắt đầu được chuyên nghiệp hóa.
Nhật Bản cho đến những năm 1990 hầu như chỉ là một tên tuổi nhỏ của bóng đá châu Á, và quốc gia này chỉ đủ điều kiện tham dự giải đấu năm 1988, lần đầu tiên Nhật Bản tham dự một giải đấu bóng đá châu lục. Tuy nhiên, khi Nhật Bản bắt đầu có những bước chuyển cụ thể sang bóng đá chuyên nghiệp, vận may của đất nước này đã tăng lên. Nhật Bản đăng cai Cúp bóng đá châu Á 1992, giải đấu được chia thành tám đội và hai bảng, nơi họ giành chiến thắng sau khi đánh bại Ả Rập Xê Út, đương kim vô địch, 1–0, để giành danh hiệu quốc tế lớn đầu tiên của đất nước.
Cúp bóng đá châu Á 1996 chứng kiến giải đấu được mở rộng thành 12 đội trong quá trình chuyên nghiệp hóa. Được tổ chức bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đội chủ nhà lần đầu tiên lọt vào trận chung kết nhưng không thể giành cúp sau khi để thua Ả Rập Xê Út, đội đã lọt vào vòng chung kết châu Á lần thứ tư liên tiếp của quốc gia này, trên chấm phạt đền. Đó là danh hiệu châu Á thứ ba của Ả Rập Xê Út.
AFC Asian Cup 2000 chứng kiến Lebanon tham dự giải đấu châu Á đầu tiên và Ả Rập Xê Út một lần nữa lọt vào trận chung kết, nhưng lần này, Nhật Bản đã chiến thắng Ả Rập Xê Út với tỷ số 1–0 trong một trận chung kết được đa số người Ả Rập Xê Út cổ vũ. Nhật Bản sẽ tiếp tục giành được chiếc cúp châu Á của họ 4 năm sau đó, mặc dù thi đấu với phong cách chật vật hơn và một trận chung kết rất nóng bỏng, đầy tính chính trị trước chủ nhà Trung Quốc. Giải đấu năm 2004 rất đáng chú ý khi nó mở rộng tới 16 đội và lần đầu tiên Ả Rập Xê Út vắng mặt ở một trận chung kết Cúp bóng đá châu Á.
Cúp bóng đá châu Á 2007 đã trở nên đáng chú ý với sự ra mắt của Úc, đội đã rời khỏi Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương vào năm 2006 (tình cờ là đội đầu tiên vượt qua vòng loại của giải đấu), cũng như là giải đấu bóng đá đầu tiên trên thế giới được tổ chức bởi nhiều hơn hai quốc gia, với bốn quốc gia ở Đông Nam Á (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) đăng cai. Tại giải đấu này, Iraq đăng quang với tư cách là nhà vô địch châu Á bất chấp Chiến tranh Iraq tàn khốc và căng thẳng giáo phái, áp đảo các đối thủ như Úc, Hàn Quốc và Ả Rập Xê Út trong quá trình này.
Úc (gia nhập AFC năm 2006), sau màn ra mắt kém cỏi vào năm 2007, đã phục hồi để lọt vào trận chung kết của Cúp bóng đá châu Á 2011 tại Qatar, nhưng để thua Nhật Bản sau hiệp phụ; chiến thắng cho Nhật Bản đồng nghĩa với việc họ trở thành đội bóng giàu thành tích nhất châu Á với bốn danh hiệu. Tuy nhiên, giải đấu đáng chú ý do Cúp bóng đá châu Á đầu tiên sử dụng thứ tự số áo từ 1 đến 23, trước đây không được thực hiện trong các giải đấu trước đó.
Mở rộng Cúp bóng đá châu Á (2015–nay)
Sau thành công của Úc tại Cúp bóng đá châu Á 2011, AFC đã phê duyệt quốc gia này đăng cai Cúp bóng đá châu Á 2015. Tại giải đấu, Úc đã hạ gục mọi đối thủ chỉ với một trận thua, trước khi vào trận chung kết gặp Hàn Quốc, đội bóng mà Úc phục thù chung cuộc 2–1 sau hiệp phụ; chiến thắng chính thức đánh dấu chức vô địch châu Á đầu tiên của Đông Nam Á khi Úc tham gia AFF vào năm 2013.
Tại Asian Cup 2019, công nghệ trợ lý trọng tài video lần đầu tiên được sử dụng trong giải đấu, cũng như mở rộng lên 24 đội. Ngoài ra, quyền thay người thứ tư được cho phép trong thời gian bù giờ. Giải đấu do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đăng cai lần thứ hai, chứng kiến sự trỗi dậy của Qatar, đội đã lần đầu tiên giành danh hiệu châu Á sau khi đánh bại Nhật Bản 3–1 trong trận chung kết. Giải đấu bị hủy hoại bởi cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, do lệnh cấm nhập cảnh của UAE đối với cổ động viên Qatar, cũng như hành vi ném giày trong trận bán kết của hai đội.
Kết quả
Vị trí chung cuộc
<div id="0">* Chủ nhà
<div id="2"># Israel bị khai trừ khỏi AFC trong những năm 1970 và cuối cùng trở thành một thành viên của UEFA.
<div id="2">
Kết quả của các nước chủ nhà
Kết quả của đương kim vô địch
Vô địch theo từng khu vực
Israel ngày nay chuyển sang trực thuộc UEFA.
Giải thưởng
Cúp
Đã có hai phiên bản Cúp châu Á; chiếc cúp đầu tiên được sử dụng từ năm 1956 đến 2015 và chiếc thứ hai được sử dụng kể từ năm 2019.
Chiếc cúp đầu tiên có dạng một cái bát có đế hình tròn. Nó cao 42 cm và nặng 15 kg. Cho đến giải đấu năm 2000, phần đế màu đen có các bảng khắc tên của mọi quốc gia chiến thắng, cũng như ấn bản đã giành chiến thắng. Chiếc cúp được thiết kế lại, thêm nhiều bạc hơn và giảm phần đế màu đen xuống chỉ còn một lớp mỏng. Căn cứ này không có biển báo và tên của các quốc gia chiến thắng được khắc xung quanh đế.
Trong lễ bốc thăm vòng bảng 2019 vào ngày 4 tháng 5 năm 2018 tại Burj Khalifa ở Dubai, một chiếc cúp hoàn toàn mới do Thomas Lyte chế tạo đã được công bố. Nó cao 78 cm, rộng 42 cm và nặng 15 kg bạc. Chiếc cúp được mô phỏng theo hoa sen , một loài thực vật thủy sinh quan trọng mang tính biểu tượng của châu Á. Năm cánh hoa sen tượng trưng cho năm tiểu liên đoàn trực thuộc AFC. Tên của các quốc gia chiến thắng được khắc xung quanh đế cúp, có thể tách rời khỏi thân chính của cúp. Chiếc cúp này có một tay cầm ở mỗi bên, không giống như chiếc cúp tiền nhiệm của nó.
Cầu thủ xuất sắc nhất giải
Vua phá lưới
Các đội tham dự
Chú thích
– Vô địch
– Á quân
– Hạng ba
– Hạng tư
– Bán kết
TK – Tứ kết
V2 – Vòng 16 đội
VB – Vòng bảng
Q – Vượt qua vòng loại cho giải đấu sắp tới
—Bỏ cuộc
— Không vượt qua vòng loại
— Không tham dự
— Chủ nhà
Các đội chưa từng tham dự Asian Cup , , , , , , , , , , ,
Lần đầu tham dự
Dưới đây là thống kê giải đấu đầu tiên mà các đội tuyển có mặt tại một vòng chung kết Asian Cup.
Thống kê tổng thể
(tính đến giải đấu năm 2019)
Israel từ năm 1991 chuyển sang trực thuộc UEFA.
Các huấn luyện viên vô địch
Chú thích |
Watt hay còn gọi là oát (ký hiệu là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt.
Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.
Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t), với U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.
Các lũy thừa cơ số 10 thường dùng của Watt:
1 miliwatt (mW) = 0,001 W
1 kilowatt (kW) = 1 000 W
1 megawatt (MW) = 1 000 000 W
1 gigawatt (GW) = 1 000 000 000 W
Các tiền tố kết hợp với đơn vị watt
Bảng chuyển đổi giá trị giữa các ước số-bội số khác nhau |
Mega ở đây có thể là:
Mêga (viết tắt M) là một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ bội số lớn gấp 106 hay 1.000.000 lần.
Mega (gọi cách điệu là MEGA) là một lưu trữ đám mây, một ứng dụng lưu trữ tập tin do Mega Limited phát triển. |
Pico có thể là:
Picô, tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế
Pico, Frosinone, một đô thị thuộc tỉnh Frosinone của Ý |
Nano có thể chỉ đến một trong những khái niệm sau:
Khoa học kĩ thuật
Nano đi kèm với các đơn vị đo để biểu thị ước số 10−9 của đơn vị gốc.
Vật liệu nano
Công nghệ nano và công nghệ nano DNA
Tin học
Nano là một trình soạn thảo văn bản đơn giản trong hệ điều hành kiểu Unix.
Khác
Tata Nano, một loại ô tô của Ấn Độ
iPod Nano
Microsoft Nano Server, tùy chọn cài đặt cho Windows Server 2016 |
Jean Baptiste Joseph Fourier (21 tháng 3 năm 1768 – 16 tháng 5 năm 1830) là một nhà toán học và nhà vật lý người Pháp. Ông được biết đến với việc thiết lập chuỗi Fourier và những ứng dụng trong nhiệt học. Sau đó, biến đổi Fourier cũng được đặt tên để tưởng nhớ tới những đóng góp của ông. Về lĩnh vực Vật lý đóng góp quan trong lớn nhất của ông là phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính vào năm 1824. Đó chính là vấn đề then chốt của Biến đổi khí hậu. Chính nhờ phát hiện ra Hiệu ứng nhà kính giúp nhân loai chủ động hơn trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu
Tiểu sử
Sinh ra trong một gia đình thợ may ở Auxerre, (Pháp), và sớm trở nên mồ côi khi lên 8, ông được gửi vào nhà thờ ở Auxerre. Ở đó, Fourier được dạy dỗ bởi các tu sĩ dòng Benedict trong tu viện St. Mark. Sau đó Fourier nhận làm trợ giảng môn toán trong quân đội, nhưng không đủ tư cách vào hội đồng khoa học vì nơi đó chỉ dành cho những người trong gia đình danh giá. Trong một kì thăng nhiệm, Fourier đã thể hiện sự vượt trội của mình và được bổ nhiệm vào École Normale Supérieure năm 1795, ngay sau đó là một vị trí tại Trường Bách khoa Paris (École Polytechnique).
Những đóng góp khoa học |
Grace Kelly (12 tháng 11 năm 1929 – 14 tháng 9 năm 1982) hay Thân vương phi Grace là nữ minh tinh điện ảnh người Mỹ. Sau này bà trở thành Thân vương phi của Monaco sau khi kết hôn với Thân vương Rainier III của Monaco vào tháng 4 năm 1956.
Bắt đầu sự nghiệp diễn xuất vào năm 1950, ở tuổi 20, Kelly trong các tác phẩm kịch nghệ tại New York và hơn 40 tập trong các bộ phim truyền hình trực tiếp phát sóng trong "Thời đại vàng của truyền hình" vào đầu thập niên 50. Tháng 10 năm 1953, bà đã trở thành ngôi sao của bộ phim Mogambo, đã giúp Kelly giành được 1 giải Quả Cầu Vàng và đề cử cho giải Oscar năm 1954. Tiếp đó, Kellly vào vai chính trong 5 phim điện ảnh có The Country Girl (1954), sự thể hiện diễn xuất được tán dương đã giúp Kelly nhận một Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Các phim khác là High Noon (1952) đóng cùng Gary Cooper, Dial M for Murder (1954) với Ray Milland, Rear Window (1954) với James Stewart, To Catch a Thief (1955) với Cary Grant và High Society (1956) cùng Frank Sinatra và Bing Crosby.
Kelly từ bỏ sự nghiệp diễn xuất ở tuổi 26 khi nhận lời cầu hôn của Thân vương Rainier và trở thành Thân vương phi Monaco. Cặp đôi có ba con: Caroline, Vương phi xứ Hannover, Thân vương Albert II và Stéphanie. Kelly giữ gốc gác là người Mỹ và duy trì quyền công dân song tịch Hoa Kỳ và Monaco. Bà qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1982 do đột quỵ khi đang lái xe dẫn đến tai nạn lật xe trước đó một ngày.
Năm 1999, Grace Kelly được Viện phim Mỹ (AFI) xếp thứ 13 trong số những nữ minh tinh huyền thoại màn bạc Hollywood vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tiểu sử
Grace Patricia Kelly sinh ra tại Bệnh viện Đại học Hahnemann ở Philadelphia, Pennsylvania, là con thứ 3 trong gia đình giàu có và có sức ảnh hưởng.
Cha là John B. Kelly Sr. (1889–1960), người gốc Ireland từng đạt 3 huy chương vàng Olympic môn đua thuyền và sở hữu một công ty thầu cung ứng gạch xây dựng, làm ăn phát đạt có tiếng ở bờ Đông nước Mỹ. Là một thành viên của Đảng Dân chủ, ông được đề cử tranh chức thị trưởng của Philadelphia trong cuộc bầu cử năm 1935 nhưng thua đối thủ với tỉ lệ phiếu bầu sít sao nhất trong lịch sử thành phố. Trong những năm sau này, ông làm việc tại Ủy ban Fairmount Park và trong thời Thế chiến thứ hai được Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Thể dục thể thao Quốc gia. Hai người anh em của ông cũng được chú ý: Walter C. Kelly (1873–1939) là một ngôi sao nhạc kịch từng làm phim với Metro-Goldwyn-Mayer và Paramount Pictures, còn George Kelly (1887–1974) là đạo diễn, biên kịch từng thắng một giải biên kịch xuất sắc Pulitzer.
Mẹ là Margaret Katherine Majer (1898–1990); thuộc gia đình người Đức định cư ở Pennsylvania. Bà Margaret giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất tại Đại học Pennsylvania, người phụ nữ đầu tiên tham gia huấn luyện môn điền kinh nữ tại ngôi trường này. Bà được biết đến vì vẻ đẹp thời trẻ và đã có một thời gian làm người mẫu. Sau khi kết hôn với người đàn ông giàu có John B. Kelly năm 1924, Margaret tập trung chăm sóc các con cho đến tuổi đi học, sau đó bà bắt đầu hoạt động tích cực tại các tổ chức dân sự. Cuối đời, bà từng đột quỵ tại viện dưỡng lão, sau đó được nơi này thừa nhận đã qua đời vì viêm phổi ở tuổi 91.
Kelly có hai anh chị là Margaret (1925–1991) và John B. Kelly Jr. (1927–1985) cùng em gái là Elizabeth (1933–2009). Những đứa trẻ trong gia đình được nuôi dạy theo đức tin Công giáo La Mã.
Thời niên thiếu
Grace Kelly theo học tại Học viện nữ sinh Công giáo Ravenhill đến năm 15 tuổi. Bên cạnh đó còn tham gia trình diễn thời trang trong các sự kiện ở địa phương cùng với mẹ và các chị em gái. Năm 1942, khi lên 13, Kelly diễn vai chính trong vở kịch Don't Feed the Animals được chỉ đạo bởi East Falls Old Academy Players. Trước khi tốt nghiệp trường trung học Stevens School vào tháng 5 năm 1947, một trường tư nổi bật với những hoạt động xã hội ở Walnut Lane, phía tây bắc Philadelphia gần Germantown, Kelly đã tham gia diễn xuất và khiêu vũ.
Trong cuốn kỷ yếu thời trung học, Kelly có liệt kê ra nữ diễn viên và nam diễn viên yêu thích là Ingrid Bergman và Joseph Cotten. Cuốn kỷ yếu này còn có mục "Tiên đoán của Steven" viết rằng: "Quý cô Grace P. Kelly – một ngôi sao nổi tiếng trên màn bạc và sân khấu." Do điểm môn toán thấp nên Kelly bị từ chối nhận vào Bennington College tháng 7 năm 1947.
Sự nghiệp
Thời gian đầu
Dù ban đầu không được sự ủng hộ của bố mẹ, Kelly vẫn quyết định theo đuổi giấc mơ thành diễn viên. Cha Kelly đặc biệt không hài lòng với lựa chọn của cô vì ông coi diễn xuất là "một vết cắt mỏng trên mặt gái điếm." Để tìm cơ hội cho mình, Kelly đi thử giọng ở Học viện Kịch nghệ Hoa Kỳ (American Academy of Dramatic Arts) tại New York, diễn một cảnh trong phim The Torch-Bearers (1923) của người bác là George Kelly. Lúc đó ngôi trường này đã đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh trong học kỳ nhưng dưới tác động của người bác George, Kelly vẫn được nhận vào học sau một buổi phỏng vấn với cán bộ tuyển sinh là Emile Diestel. Cô bắt đầu học kỳ đầu tiên vào tháng 10 tiếp sau.
Trong thời gian theo học, cô sống trong Barbizon Hotel cho nữ giới tại Manhattan, một địa điểm uy tín cấm đàn ông bước vào sau 10 giờ tối, Kelly còn làm người mẫu để hỗ trợ việc học tập của mình. Cô đã làm việc hết mình và thực hành khả năng nói bằng việc sử dụng máy ghi âm. Nỗ lực theo đuổi diễn xuất ban đầu đã đưa cô đến sân khấu kịch, đáng chú ý nhất lần trình diễn trên Broadway đầu tiên bằng vở The Father của Strindberg bên cạnh Raymond Massey. Ở tuổi 19, Kelly có màn trình diễn tốt nghiệp với vai Tracy Lord trong vở The Philadelphia Story.
Nhà sản xuất truyền hình Delbert Mann tuyển chọn Kelly vào vai Bethel Merriday, một phiên bản cùng tên chuyển thể từ tiểu thuyết Sinclair Lewis; đây là vai đầu tay trong số gần 60 chương trình truyền hình trực tiếp của cô. Thành công trên truyền hình cuối cùng giúp chạm đến một phim chiếu bóng quan trọng. Kelly xuất hiện lần đầu trong phim điện ảnh năm 1951 Fourteen Hours.
Kelly gây được chú ý trong lần ghé thăm cảnh quay của Gary Cooper, sau này đã đóng vai chính cùng cô trong High Noon (1951). Anh bị quyến rũ và nói rằng "cô khác rất nhiều với tất cả các nữ diễn viên chúng tôi từng thấy". Tuy nhiên, sự thể hiện của Kelly trong Fourteen Hours không được giới phê bình để mắt và dẫn đến việc không có vai diễn nào khác trên màn ảnh rộng. Cô tiếp tục công việc trong rạp hát và truyền hình dù thiếu hụt "mã lực về thanh âm" và có thể không có một sự nghiệp sân khấu dài lâu.
Kelly có một số vai trên các chương trình truyền hình được sản xuất bởi NBC và CBS. Khi đang trình diễn trong nhà hát Elitch Theatre, Denver thì Kelly nhận được điện tín từ nhà sản xuất Hollywood Stanley Kramer mời cô đóng vai chính cùng Gary Cooper trong High Noon (1951).
Thân vương phi Monaco
Grace Kelly dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên hoan phim Cannes vào tháng 4 năm 1955. Khi ở đó, cô được mời tham gia một buổi chụp ảnh với Thân vương Rainier III, người kế vị của Công quốc Monaco, tại Cung điện Thân vương, cách Cannes khoảng 55 km. Sau hàng loạt sự chậm trễ và quy tắc phức tạp, nữ diễn viên đã gặp ông hoàng tại Cung điện Thân vương Monaco vào ngày 6 tháng 5 năm 1955. Vào thời điểm cuộc gặp đầu tiên của Grace với Rainier, cô đang hẹn hò với nam diễn viên người Pháp Jean-Pierre Aumont.
Sau những lần gặp gỡ hẹn hò kéo dài một năm được mô tả là có "rất nhiều đánh giá hợp lý cho cả hai bên", Thân vương Rainier và Kelly kết hôn năm 1956. Bộ luật Napoléon của Monaco và luật của Giáo hội Công giáo yêu cầu hai nghi lễ - cả nghi lễ dân sự và lễ cưới tôn giáo. Buổi lễ dân sự kéo dài 16 phút diễn ra trong Phòng ngai vàng của Cung điện Monaco vào ngày 18 tháng 4 năm 1956, và một buổi tiếp tân sau đó trong ngày có sự tham dự của 3.000 công dân Monaco. Để bắt đầu buổi lễ, 142 danh hiệu chính thức mà Grace có được trong liên minh (tương tự như danh hiệu của chồng cô) đã được chính thức đọc lại. Ngày hôm sau, buổi lễ nhà thờ diễn ra tại Nhà thờ Saint Nicholas của Monaco, trước Giám mục Gilles Barthe.
Đám cưới ước tính đã thu hút được hơn 30 triệu khán giả theo dõi trực tiếp qua truyền hình và được nhà viết tiểu sử Robert Lacey mô tả là "sự kiện hiện đại đầu tiên tạo ra sự quá mức cần thiết của truyền thông". Váy cưới của Grace, được thiết kế bởi Helen Rose, nhà thiết kế của hãng phim MGM từng nhận giải Oscar, cùng với ba mươi sáu người thợ may thực hiện trong 6 tuần. Váy dài của phù dâu được thiết kế bởi Joe Allen Hong tại Neiman Marcus.
Bên phía nhà gái có em gái của cô dâu, Margaret (Peggy) Kelly Davis, với tư cách phù dâu chính, và Judy Balaban và Rita Gam là các phù dâu. Phù rể có Bá tước Charles de Polignac, Trung tá Ardant, và anh trai của cô dâu, John (Kell) Kelly. Các phù dâu và phù rể nhí là Meg và Mary Lee (cháu gái của cô dâu); các cháu gái và cháu trai của chú rể (con của Công chúa Antoinette) Christian, Christine, và Elisabeth; và em họ của chú rể Sebastian Von Furstenberg.
700 khách mời bao gồm một số người nổi tiếng, bao gồm Aristotle Onassis, Cary Grant, David Niven và vợ là Hjördis, Gloria Swanson, Ava Gardner, Aga Khan III, Gloria Guinness, và nhiều người khác. Frank Sinatra đã được mời nhưng không tham dự. Kelly và Rainier rời đi vào đêm đó cho chuyến du lịch trăng mật ở Địa Trung Hải kéo dài bảy tuần trên du thuyền của Thân vương, Deo Juvante II.
Cặp đôi có ba người con:
Thân vương nữ Caroline, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1957
Thân vương tử Albert, sinh ngày 14 tháng 3 năm 1958, Thân vương hiện tại của Monaco
Thân vương nữ Stéphanie, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1965
Qua đời
Ngày 13 tháng 9 năm 1982, Kelly đang lái xe quay về Monaco từ tư gia thuộc vùng nông thôn ở Mont Agel thì lên cơn đột quỵ. Kết quả là Thân vương phi Grace mất lái trên chiếc xe Rover P6 3500 1971 của mình và văng khỏi con đường dốc quanh co, rơi xuống sườn núi cao .
Con gái bà, Thân vương nữ Stéphanie đang ngồi ở ghế phụ đã cố gắng lấy lại tay lái nhưng không thành. Khi các nhân viên ý tế đến hiện trường tai nạn,(), Kelly còn sống nhưng bất tỉnh và trong tình trạng nguy kịch. Bà và con gái Stéphanie được chuyển đến bệnh viện Monaco (sau đổi tên thành Princess Grace Hospital Centre).
Tại bệnh viện, các bác sĩ đã cố gắng hồi sức cho Grace nhưng vì mức độ chấn thương não, tổn thương ngực và xương đùi bị gãy, vương phi không còn hy vọng cứu sống. Các bác sĩ tin rằng bà gặp phải một cơn đột quỵ thứ phát nên đã mất tay lái gây ra tai nạn. Bà qua đời đêm kế tiếp lúc 10:55 đêm, ở tuổi 52, sau khi chồng bà, Rainier lựa chọn ngắt máy thở của vợ.
Chẩn đoán ban đầu cho Thân vương nữ Stéphanie là nhẹ, thâm tím nhỏ và chấn thương nhỏ. Tuy nhiên, sau khi nhận được các kết quả chụp X-quang, cô được phát hiện có vết nứt đường chân tóc ở đốt sống cổ thứ 7. Thân vương nữ không thể có mặt trong đám tang của mẹ do các thương tích.
Tang lễ
Đám tang nữ minh tinh một thời Kelly được tổ chức tại nhà thờ Thánh Nicolas, Monaco vào 18 tháng 9 năm 1982. Sau một Thánh lễ an táng (Requiem Mass), bà được chôn cất trong hầm mộ của gia tộc Grimaldi. Hơn 400 người tham dự lễ tang trong đó có Cary Grant, Nancy Reagan và Diana, Vương phi xứ Wales. Tại buổi lễ tưởng niệm sau này ở Beverly Hills, James Stewart đã đọc diễn văn ca ngợi như sau:
Chồng của Kellly, Rainier không tái hôn, được chôn cạnh vợ sau khi qua đời năm 2005.
Hình ảnh
Danh sách phim
Danh sách đĩa hát
"True Love" (trong phim High Society, song ca với Bing Crosby, 1956)
L'Oiseau du Nord et L'Oiseau du Soleil, bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (1978)
Birds, Beasts & Flowers: A Programme of Poetry, Prose and Music (1980) |
Francesco Toldo (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1971 tại Padua) là một cựu thủ môn bóng đá người Ý.
Câu lạc bộ
Toldo bắt đầu sự nghiệp tại A.C. Milan; tuy nhiên, anh chưa được chơi trận nào ở câu lạc bộ này. Thay vào đó, câu lạc bộ lớn tại Ý này đem anh cho mượn tại Trento và Ravenna từ năm 1991 đến 1993. Toldo sau đó gia nhập Fiorentina, và trở thành cầu thủ thường xuyên trong đội hình xuất phát trong tám năm, hai lần giành được Coppa Italia, và đã chơi tại UEFA Champions League cho Màu tím. Một năm trước khi Fiorentina đối mặt với nguy cơ phá sản, anh chuyển đến F.C. Internazionale Milano vào năm 2001, nơi anh là vị trí số một cho đến mùa hè năm 2005, khi thủ môn người Brasil Júlio César đẩy Toldo ra băng ghế dự bị bắt đầu từ khi Tolder không được đá chính trong chuyến du đấy mùa hè của Inter tại Anh. Anh lấy lại được vị trí thủ môn số một vào tháng 2 năm 2006 sau khi gia hạn hợp đồng, cùng với sự sa sút phong độ của César. Bản gia hạn sẽ giữ anh lại Inter cho đến hết năm 2009. Anh đã ghi một bàn trong trận đấu với Juventus trong chiến dịch Serie A vào phút bù giờ để gỡ hòa 1-1 cho đội bóng.
Tuyển quốc gia
Đến cuối năm 2004, Toldo đã thi đấu 28 trận cho Ý. Mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những thủ môn hàng đầu như Gianluca Pagliuca, Angelo Peruzzi, và Gianluigi Buffon, Toldo đã được chọn trong đội hình xuất quân trong Euro 2000 vì Buffon bị gãy tay trong một trấn giao hữu với Na Uy chỉ tám ngày trước khi giải khởi tranh. Toldo đã giúp quốc gia của anh hoàn thành giải ở vị trí thứ hai sau Pháp. Trong suốt trận bán kết với đội chủ nhà Hà Lan, Toldo đã cứu được một quả penalty trong trận đấu và hai quả trong loạt luân lưu. Tuy nhiên trong trận chung kết anh đã không thể đỡ được cú sút quyết định của Sylvain Wiltord khi trận đấu gần kết thúc với tỷ số có lợi một bàn cho Ý. Pháp đã chiến thắng trong phút bù giờ với bàn thắng của David Trézéguet.
Anh có mặt trong đội tuyển Ý tham dự Euro 1996, World Cup 1998, World Cup 2002 và Euro 2004, nhưng không được ra sân. |
Bài này viết về Vương quốc Israel phía Bắc trong thời kì phân chia, về vương quốc thống nhất ban đầu, xin xem Vương quốc Israel (thống nhất).
Vương quốc Israel (tiếng Hebrew: מַלְכוּת יִשְׂרָאֵל Malḫut Yisraʼel; phát âm Tiberias: Malḵûṯ Yiśrāʼēl) là vương quốc phía Bắc tách ra từ Vương quốc Thống nhất đã tồn tại trước đó. Vương quốc phía Bắc này tồn tại trong khoảng từ thập niên 930 TCN cho tới thập niên 720 TCN, khi nó bị quân Assyria tàn phá. Các kinh thành của vương quốc theo thứ tự thời gian là: Sechem, Penuel, Tirza và Samaria.
Nhiều sử gia gọi đây là Vương quốc phía Bắc hay Vương quốc Samaria để phân biệt với Vương quốc Judah ở phía Nam. Lãnh thổ của vương quốc này bao gồm các vùng đất của 9 chi tộc: Reuben, Issachar, Zebulun, Dan, Naphtali, Gad, Asher, Ephraim và Manasseh. Chi tộc Simeon, dù tọa lạc ở giữa vùng đất của chi tộc Judah, cũng theo liên minh phía Bắc này.
Các vua của Vương quốc Israel
Jeroboam I: 930 - 910 TCN
Nadab: 910 - 909 TCN, bị ám sát
Baasha: 909 - 886 TCN
Elah: 886 - 885 TCN, bị người kế nhiệm giết trong lúc say rượu
Zimri: 885 TCN (7 ngày), tự sát trong cung điện sau khi người kế nhiệm là Omri được quân đội đưa lên ngôi.
Tibni: 885 - 880 TCN, lên ngôi sau khi người tiền nhiệm tự sát, cai trị được 4 năm. Ông và anh trai là Joram bị người kế nhiệm là Omri giết chết trong bữa tiệc.
Omri: 885 - 873 TCN
Ah'av: 873 - 854 TCN, chết trong cuộc chiến với Vương quốc Judah
Ahaziah: 854 - 852 TCN, chết do mái nhà cung điện rơi trúng khi cố thoát ra khỏi cung điện bị sụp đổ.
Yehoram: 852 - 841 TCN, chết trong cuộc nổi loạn do Jehu phát động.
Jehu: 842 - 815 TCN
Jehoahaz: 814 - 798 TCN.
Jehoash: 798 - 782 TCN
Jeroboam II: 782 - 753 TCN.
Zachariah: 753 - 752 TCN, bị Shallum giết để cướp ngôi
Shallum: 752 TCN (1 tháng), bị tướng Menahem giết để cướp ngôi
Menachem: 752 - 742 TCN
Pekahiah: 742 - 740 TCN, bị Pekah, con trai của Remaliah cùng 50 tên thủ hạ lọt vào cung ám sát.
Pekah: 740 - 732 TCN, bị ám sát bởi Hoshea, con của Elah
Hoshea: 732-722 TCN, bị vua Assyria Sargon II bắt cầm tù. Vương quốc Israel kết thúc |
Vương quốc Judah (tiếng Do Thái מַלְכוּת יְהוּדָה; chuyển tự: Malḫut Yəhuda; phát âm Tiberias: Malḵûṯ Yəhûḏāh) là một trong hai vương quốc được thành lập khi Vương quốc Israel Thống nhất phân chia, nó cũng được gọi là Vương quốc phía Nam để phân biệt với Vương quốc còn lại ở phía Bắc. Theo Kinh Thánh, Vương quốc Thống nhất tan rã theo sau sự kiện các chi tộc phương Bắc từ chối công nhận Rehoboam, thuộc nhà David của chi tộc Judah ở phương Nam, làm vua. Các chi tộc này hình thành nên một vương quốc tiếp tục lấy tên là Israel, còn được gọi là Vương quốc Samaria. Chỉ còn hai chi tộc Judah và Benjamin vẫn trung thành với Nhà David và tạo thành Vương quốc Judah. Hai vương quốc phía Bắc và phía Nam cùng tồn tại cách không hòa thuận cho tới khi Vương quốc phía Bắc bị người Assyria phá hủy khoảng năm 722/721 TCN. Vương quốc phía Nam tiếp tục tồn tại cho tới khi dần lệ thuộc vào Đế quốc Tân Babylon và biến mất khi trở thành một tỉnh của Đế quốc này vào năm 586 TCN.
Các vua của Judah:
Rehoboam: 931 - 913 TCN, con trai của Salomon
Abijah: 913 - 911 TCN, con trai của Rehoboam
'Āsā': 911 - 870 TCN, con trai của Abijah
Yehoshafat: 870 - 849 TCN, con trai của Asa
Jehoram: 849 - 842 TCN
Ahaziah: 842 - 841 TCN, con trai của Jehoram
Nữ hoàng Athaliah: 841 – 836 TCN
Jehoash: 836 – 796 TCN, cháu trai của Nữ hoàng
Amaziah: 796 – 767 TCN
Uzziah: 767 - 750 TCN
Yotam: 750 – 732 TCN
Ahaz: 732 – 716 TCN
Hezekiah: 716 – 687 TCN, bị con trai là Manasseh đánh bại và phế truất
Manasseh: 697 – 643 TCN
Amon: 643 – 641 TCN, bị cận thần ám sát
Josiah: 640 - 609 TCN, bị quân Ai Cập đánh bại và sát hại
Jehoahaz: 609 TCN (3 tháng), bị Pharaoh Ai Cập là Necho II phế truất
Jehoiakim: 609 – 598 TCN, anh trai của Jehoahaz
Jeconiah, 598 - 597 TCN (4 tháng), bị vua Nebuchadnezzar II của Tân Babylon phế truất
Zedekiah: 597–586 TCN, chú của Jeconiah. Năm 586 TCN, Judah bị Tân Babylon đánh bại, vua bị giam cầm và các con trai đều bị quân Tân Babylon sát hại. Viên chỉ huy Tân Babylon là Gedaliah làm Toàn quyền, nhưng đến năm 582 TCN ông ta bị những người dân Judah do Ismael khởi nghĩa ám sát thành công. |
Michael Faraday, FRS (ngày 22 tháng 9 năm 1791 – ngày 25 tháng 8 năm 1867) là một nhà hóa học và vật lý học người Anh (hoặc là nhà triết học tự nhiên, theo thuật ngữ của thời đó) đã có công đóng góp cho lĩnh vực Điện từ học và Điện hóa học.
Faraday nghiên cứu về trường điện từ xung quanh một dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua. Khi nghiên cứu những vấn đề này, Faraday đã thành lập khái niệm cơ bản về trường điện từ trong vật lý, rồi sau đó được phát triển bởi James Maxwell. Ông ta cũng khám phá ra cảm ứng điện, nghịch từ, và định luật điện phân. Ông chứng minh rằng từ học có thể tác động lên các tia của ánh sáng. Những sáng chế của ông về những thiết bị có điện trường quay đã đặt nền móng cho công nghệ động cơ điện, và ông có công lớn khi làm cho điện có thể sử dụng trong ngành công nghệ.
Về mặt hóa học, Michael Faraday phát hiện ra benzene, nghiên cứu về clathrate hydrate, sáng chế ra hình dạng đầu tiên của đèn Bunsen và hệ thống chỉ số oxy hóa, và công bố các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion.
Mặc dù Faraday được đào tạo ở trường rất ít và biết ít về toán cao cấp, như phép giải tích, nhưng ông là một trong những nhà khoa học có uy tín trong lịch sử. Các nhà nghiên cứu về lịch sử của khoa học cho rằng ông là người chủ nghĩa thực nghiệm tốt nhất trong lịch sử khoa học. Đơn vị SI của tụ điện, farad, được đặt theo tên của ông, cũng như hằng số Faraday, điện tích trong một đơn vị mole của electron (khoảng 96,485 coulomb). Định luật cảm ứng Faraday nói rằng luồng điện từ thay đổi trong thời gian nhất định tạo ra một lực điện động tỷ lệ.
Faraday là vị giáo sư hóa học Fullerian đầu tiên và lỗi lạc nhất của Viện Hoàng Gia Anh Quốc, đã giữ vị trí trong suốt cuộc đời.
Albert Einstein đã dán tấm hình của Faraday lên phòng học của mình cùng với những tấm hình của Isaac Newton và James Clerk Maxwell.
Những năm đầu
Faraday được sinh ra ở Newington Butts, bây giờ là một phần của khu phố Southwark ở Luân Đôn; nhưng sau đó là phần ngoại ô của Surrey, một dặm về phía nam của cầu Luân Đôn. Gia đình ông không được sung túc. Bố của ông, James, là thành viên của giáo phái cơ đốc Glassite. James Faraday chuyển vợ và hai con rời khỏi Outhgill, Westmorland (nơi ông đã học việc ở làng rèn) đến Luân Đôn trong suốt mùa đông của năm 1790-1791. Michael được sinh ra trong mùa thu năm đó. Cậu nhóc Michael Faraday, là người con thứ ba trong bốn người con, chỉ có được những kiến thức cơ bản nhất từ nhà trường, phải tự nỗ lực giáo dục mình. Lúc 14 tuổi, ông học việc ở cửa hiệu đóng sách và bán sách George Riebau ở Blandford St và, trong suốt 7 năm học việc, ông đã đọc được rất nhiều sách, trong đó có sách của Isaac Watts, quyển Mở mang trí tuệ, và ông say mê tiến hành các nguyên lý và quan điểm trong quyển sách. Ông đã biểu lộ niềm đam mê với khoa học, nhất là lĩnh vực điện năng. Đặc biệt, ông được truyềnn cảm hứng bởi quyển sách Đàm thoại với Hóa Học viết bởi Jane Marcet.
Ở tuổi 20, vào năm 1812, khi kết thúc học việc, Faraday đã tham dự các buổi thuyết giảng của nhà hoá học nổi tiếng người Anh Humphry Davy của Học viện Hoàng Gia và Hội hoàng gia Luân Đôn, và của John Tatum, người sáng lập Hội triết học Thành phố. Các vé của những buổi thuyết giảng này được trao cho Faraday bởi William Dance (một trong những người sáng lập Hội yêu nhạc của Hoàng Gia). Sau đó, Faraday gửi cho Davy một quyển sách dày 300 trang mà ông đã ghi chép những điều trong buổi thuyết giảng. Davy trả lời ngay lập tức, một cách ân cần và hào hứng. Khi Davy bị giảm thị lực trong tai nạn với nitrogen trichloride, ông quyết định thuê Faraday làm thư ký. Khi John Payne, một trong những phụ tá trong Học viện Hoàng Gia, bị sa thải, Sir Humphry Davy được yêu cầu tìm người thay thế. Ông đã chỉ định Faraday làm người phụ tá hóa học tại Học viện Hoàng Gia vào ngày 1 tháng 3 năm 1813.
Trong tầng lớp người Anh thời đó, Faraday không được xem thuộc giới thượng lưu. Khi Davy đi thuyết giảng ở toàn châu lục trong các năm 1813–15, người giúp việc của ông không muốn đi cùng. Faraday được gọi làm phụ tá khoa học cho Davy, và được yêu cầu làm công việc như người giúp việc của Davy cho tới khi vị trí này có thể được tìm thấy ở Paris. Faraday buộc phải làm tròn bổn phận là người giúp việc cũng như phụ tá trong suốt hành trình. Vợ của Davy, Jane Apreece, từ chối đối xử với Faraday như tầng lớp ngang hàng (đưa ông đi cùng ra ngoài bãi biển, ăn với các người hầu, v.v..) và nói chung làm cho Faraday cảm thấy quá khổ sở đến nỗi ông lẳng lặng bỏ về Anh Quốc một mình và từ bỏ tất cả khoa học. Dù sao, chuyến đi đã cho ông đường đến với khoa học ưu tú của Âu Châu và làm chủ nguồn cảm hứng sáng tạo.
Faraday là một người sùng đạo Cơ đốc giáo. Chi nhánh Sandemanian của ông là một chi nhánh của hệ thống nhà thờ Scotland. Sau khi kết hôn, ông ta phụng sự nhà thờ trong nhà hội nghị. Nhà thờ của ông nằm ở Paul's Alley tại Barbican. Nhà hội nghị này lại chuyển đến Barnsbury Grove, Islington vào năm 1862. Chỗ Bắc Luân Đôn này là nơi mà Faraday phụng sự 2 năm cuối cùng của mình trước khi xin trao lại chức vụ.
Faraday cưới Sarah Barnard (1800–1879) vào ngày 12 tháng 6 năm 1821, Họ không có con. Họ gặp toàn thể gia đình tại nhà thờ Sandemanian. Ông đã xưng tội với giáo đoàn Sandemanian một tháng sau khi kết hôn.
Thành tựu khoa học
Hóa học
Công việc hóa học đầu tiên của Faraday là làm phụ tá cho Humphry Davy. Faraday nghiên cứu riêng biệt về clo, ông đã phát hiện ra hai chloride của cacbon. Ông cũng làm thí nghiệm gian khổ đầu tiên về sự khuếch tán khí, một hiện tượng đã được biết đến bởi John Dalton, tầm quan trọng của hiện tượng vật lý này đã được Thomas Graham và Joseph Loschmidt đưa ra ngoài ánh sáng. Ông đã thành công trong việc hóa lỏng một vài loại khí; nghiên cứu về hợp chất của thép, và tạo ra những loại thủy tinh mới dùng cho mục đích quang học. Một mẫu vật trong những miếng thủy tinh nặng nề này sau đó đã làm nên lịch sử khi mà Faraday đã phát hiện ra hiện tượng xoay mặt phẳng ánh sáng phân cực khi đưa miếng thủy tinh này vào trường điện từ, và nó cũng là vật liệu đầu tiên bị đẩy bởi các cực của từ trường.
Ông đã sáng chế ra thứ mà sau này gọi là đèn Bunsen, loại đèn này đã được sử dụng hầu hết trong các phòng thí nghiệm vì tính tiện lợi của nguồn nhiệt.
Faraday nghiên cứu bao trùm trong lĩnh vực hóa học, khám phá ra các chất hóa học như benzene, và hóa lỏng các khí ví dụ như clo. Sự hóa lỏng khí chứng minh rằng khí chỉ là dạng hơi của chất lỏng có điểm sôi rất thấp, và đưa ra quan điểm chắc chắn về sự kết hợp phân tử. Vào năm 1820 Faraday công bố hợp chất tổng hợp đầu tiên làm từ cacbon và clo, C2Cl6 và C2Cl4, và xuất bản các kết quả nghiên cứu trong các năm tiếp theo. Faraday cũng xác định được cấu tạo của chlorine clathrate hydrate, chất đã được khám phá bởi Humphry Davy vào năm 1810.
Faraday cũng đã khám phá ra các định luật điện phân và đưa ra công chúng các thuật ngữ như anode, cathode, electrode, và ion, các thuật ngữ này phần lớn xuất phát bởi William Whewell.
Faraday là người đầu tiên công bố cái mà sau này được gọi là metallic nanoparticles. Vào năm 1847 ông khám phá ra rằng quang tính của nước vàng (gold colloid) khác với quang tính của các kim loại thông thường khác. Đây có thể là xuất bản đầu tiên về sự khảo sát tác động ở mức lượng tử, và có thể được xem là đã khai sinh ra ngành công nghệ nano.
Điện và Từ
Faraday được biết đến nhiều nhất vì những thành quả trong lĩnh vực Điện và Từ học. Thí nghiệm được ghi chép đầu tiên của ông là làm nên pin volta bằng 7 đồng xu, xếp chồng lên 7 tấm kẽm và 7 miếng giấy được tẩm nước muối. Với loại pin này, ông đã phân tích hợp chất Magnesi sulphat.
Vào năm 1821, ngay sau khi nhà hóa học, vật lý học người Đan Mạch, Hans Christian Ørsted khám phá ra hiện tượng điện từ trường, Davy và một nhà khoa học người Anh William Hyde Wollaston cố gắng làm ra một động cơ điện nhưng bất thành. Faraday, đã thảo luận vấn đề động cơ điện với hai ông này, tiến hành chế tạo hai thiết bị phát ra điện từ trường xoay: chuyển động xoay liên tục xuất phát từ lực từ xoay xung quanh dây điện và dây điện được nhúng vào cốc nước thủy ngân có thỏi nam châm bên trong sẽ xoay xung quanh thỏi nam châm nếu được cấp dòng điện từ nguồn pin hóa học. Thiết bị sau này được biết đến với cái tên homopolar motor. Những thí nghiệm và phát minh này hình thành ra nền tảng của công nghệ điện từ hiện đại. Quá hứng thú, Faraday đã công bố các kết quả này mà không đề cập đến phần việc làm với Wollaston và Davy. Từ đó dẫn đến cuộc tranh cãi trong Hội hoàng gia Luân Đôn, nó làm căng thẳng mối quan hệ thâm niên của ông với Davy và có thể đã góp phần bổ nhiệm ông sang lĩnh vực khác, vì thế ông đã bị đưa ra khỏi hoạt động nghiên cứu điện từ trường trong vài năm.
Từ phát hiện đầu tiên về điện từ vào năm 1821, Faraday tiếp tục công việc ở phòng thí nghiệm để khám phá tính chất của vật liệu và tiến hành các thí nghiệm cần thiết. Vào năm 1824, Faraday làm một mạch điện để tìm hiểu liệu một từ trường có thể tác động lên dòng điện của dây điện đặt gần nhau, nhưng không tìm ra kết quả nào. Ông theo đuổi các nghiên cứu với ánh sáng và điện từ trong ba năm mà không có kết quả nào mới. Trong suốt bảy năm tiếp theo, Faraday dành phần lớn thời gian vào việc hoàn thiện công thức cho chất lượng kính quang học, hợp chất chì boro-silicate, thứ mà ông đã sử dụng cho nghiên cứu sau này về việc kết hợp giữa ánh sáng và điện từ. Trong khi nhàn rỗi, Faraday tiếp tục xuất bản các kết quả thí nghiệm (một số liên quan tới điện từ) và đã trao đổi thư từ với các nhà khoa học nước ngoài (cũng làm việc với điện từ) mà ông đã gặp trước đây ở các chuyến đi châu Âu với Davy. Sau khi Davy mất được 2 năm, vào năm 1831, ông bắt đầu công bố một loạt các thí nghiệm mà ông đã khám phá về cảm ứng điện từ. Joseph Henry dường như đã khám phá ra hiện tượng tự cảm ứng sớm hơn vài tháng và kết quả của cả hai muộn hơn của Francesco Zantedeschi ở Ý đã được công bố vào năm 1829 và 1830.
Thành quả lớn nhất của Faraday đến khi ông quấn hai cuộn dây cách điện xung quanh một vòng kim loại, và phát hiện rằng, mỗi khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây này thì lập tức có một dòng điện được sinh trong cuộn dây kia. Hiện tượng này được gọi là hỗ cảm. Dụng cụ cuộn dây - vòng kim loại này vẫn còn được trưng bày tại Học viện Hoàng Gia. Trong các thí nghiệm tiếp theo, ông thấy rằng, nếu ông di chuyển thanh nam châm qua cuộn dây, một dòng điện sẽ chạy trong cuộn dây. Dòng điện cũng sẽ xuất hiện nếu cuộn dây di chuyển qua thanh nam châm đứng yên. Thí nghiệm của ông cho thấy rằng sự thay đổi từ trường tạo ra dòng điện. Mối quan hệ này được toán học hóa bởi James Clerk Maxwell với tên Định luật cảm ứng Faraday, một trong bốn Phương trình Maxwell. Những phương trình này ngày nay được biết đến với tên gọi lý thuyết trường.
Sau này Faraday sử dụng nguyên lý này để tạo ra dynamo, nguồn gốc của máy phát điện ngày nay.
Vào năm 1839, ông hoàn thành loạt sách về các thí nghiệm nghiên cứu bản chất cơ bản của điện học. Faraday đã sử dụng tĩnh điện, pin, và điện sinh học để tạo ra lực hút tĩnh điện, điện phân, điện từ trường, v.v.. Ông kết luận rằng, trái ngược với quan điểm khoa học thời đó, ranh giới giữa "các loại" điện là hư cấu. Faraday thay vì kết luận rằng chỉ có một loại điện tồn tại, thì ông nói sự thay đổi về số lượng và cường độ (dòng và thế) sẽ tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau.
Khi gần kết thúc sự nghiệp của mình, Faraday cho rằng lực điện từ trường tồn tại ở khoảng không gian trống xung quanh cuộn dây. Ý tưởng này đã bị phản đối bởi những nhà khoa học sau ông, và Faraday đã không sống đến lúc nhìn thấy ý tưởng được chứng minh là đúng. Những khái niệm của Faraday về đường từ phát ra từ nam châm đã chỉ ra cách quan sát dòng điện và từ trường. Kiến thức này đã góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển thành công của các thiết bị điện cơ mà nó đã chiếm lĩnh trong lĩnh vực công nghệ và công nghiệp trong những năm còn lại thế kỷ 19.
Nghịch từ
Vào năm 1845, Faraday khám phá ra rằng nhiều vật liệu tồn tại một lực đẩy nhỏ bởi từ trường, một hiện tượng ông gọi là nghịch từ.
Faraday cũng phát hiện ra rằng mặt phân cực của ánh sáng phân cực tuyến tính có thể bị đảo bởi một từ trường ngoài tác động lên đường đi của ánh sáng. Ngày nay cái này được biết đến với thuật ngữ Hiệu ứng Faraday. Ông viết rằng, "I have at last succeeded in illuminating a magnetic curve or line of force and in magnetising a ray of light". ("Cuối cùng tôi đã thành công trong việc chiếu sáng đường cong của điện từ hoặc đường lực và trong việc từ hóa các tia sáng")
Lúc cuối đời (năm 1862), Faraday sử dụng kính quang phổ để tìm sự biến đổi khác nhau của ánh sáng, sự thay đổi quang phổ ánh sáng vì từ trường. Tuy nhiên, những thiết bị ông dùng không đủ tốt để phát hiện ra sự thay đổi quang phổ. Pieter Zeeman sau này đã sử dụng thiết bị cải tiến hơn để nghiên cứu hiện tượng này, công bố kết quả vào năm 1897 và nhận giải Nobel vật lý vào năm 1902 vì thành công này. Trong cả bản nghiên cứu năm 1897 và bản thuyết trình nhận giải Nobel, Zeeman đều đề cập tới thí nghiệm của Faraday.
Lồng Faraday
Thư mục
Faraday's books, with the exception of Chemical Manipulation, were collections of scientific papers or transcriptions of lectures. Since his death, Faraday's diary has been published, as have several large volumes of his letters and Faraday's journal from his travels with Davy in 1813–1815.
2nd ed. 1830, 3rd ed. 1842
; vol. iii. Richard Taylor and William Francis, 1855
- published in eight volumes; see also the 2009 publication of Faraday's diary
- volume 2, 1993; volume 3, 1996; volume 4, 1999
Course of six lectures on the various forces of matter, and their relations to each other London; Glasgow: R. Griffin, 1860.
The liquefaction of gases Edinburgh: W. F. Clay, 1896.
The letters of Faraday and Schoenbein 1836-1862. With notes, comments and references to contemporary letters London: Williams & Norgate 1899. |
Andersen là một họ có gốc từ vùng Scandinavia (một họ thường thấy ở Đan Mạch và Na Uy). Nó có nghĩa là Con trai của Anders (bắt nguồn từ cái tên Hy Lạp Andreas, có nghĩa là đàn ông hay nam tính). Các dạng khác của họ này là Anderson và Andersson.
Người mang họ Andersen
Anja Andersen, huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng ném Đan Mạch
Hjalmar Andersen, vận động viên trượt băng Na Uy
Elmer L. Andersen, cựu Thống đốc tiểu bang Minnesota
Hans Christian Andersen, nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng Đan Mạch
Jim Ronny Andersen, vận động viên cầu lông Na Uy
Bjørnar Andersen, vận động viên đua xe chó kéo Na Uy
Anders Andersen (Na Uy), cựu lãnh tụ Đảng Lao động (Na Uy)
Anders Andersen (Đan Mạch), cựu bộ trưởng Bộ Tài chánh Đan Mạch
Felicity Andersen, diễn viên Úc
Stephan Andersen, thủ môn bóng đá Đan Mạch
Chris Andersen, cựu cầu thủ bóng rổ
Morten Andersen, cầu thủ bóng bầu dục Đan Mạch
Ib Andersen, nghệ sĩ Đan Mạch
Lale Andersen, ca sĩ Đức
Dorothy Hansine Andersen, bác sĩ đã tìm ra Cystic fibrosis |
Giải thưởng Viện Hàn lâm (tiếng Anh: Academy Awards), thường được biết đến với tên Giải Oscar (tiếng Anh: Oscars) là giải thưởng điện ảnh hằng năm của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (tiếng Anh: Academy of Motion Picture Arts and Sciences, viết tắt là AMPAS) (Hoa Kỳ) với 74 giải thưởng dành cho các diễn viên và kỹ thuật hình ảnh trong ngành điện ảnh Hoa Kỳ. Kể từ năm 1929, giải Oscar được trao hàng năm tại thành phố Los Angeles để ghi nhận những thành tựu xuất sắc của điện ảnh trong năm của các đạo diễn, diễn viên, kịch bản và nhiều lĩnh vực khác qua cuộc bỏ phiếu kín của các thành viên Viện Hàn lâm.
Giải Oscar lần đầu được phát thanh trên radio vào năm 1930 và phát hình lần đầu năm 1953. Hiện nay, giải thưởng được phát sóng trực tiếp trên 200 quốc gia và phát trực tiếp trên mạng. Giải Oscar là lễ trao giải lâu đời nhất thế giới trong ngành nghệ thuật.
Chịu trách nhiệm bầu chọn và trao giải Oscar là AMPAS, một tổ chức nghề nghiệp danh dự của những người làm điện ảnh Hoa Kỳ. Cho đến năm 2007, số người đủ tiêu chuẩn tham gia bầu chọn là 5830 người, trong đó có 1311 diễn viên (tỷ lệ cao nhất, chiếm 22%). Tính cho đến năm 2007, đã 72 năm quá trình bầu chọn này được thống kê bởi công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers và công ty tiền nhiệm của nó là Price Waterhouse. Đến nay đã có 3140 tượng vàng đã được trao trong suốt 94 năm tồn tại.
Lễ trao giải Oscar gần đây nhất, giải Oscar lần thứ 94, đã được trao vào năm 2022, tôn vinh các bộ phim hay nhất năm 2021, được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 2022 tại nhà hát Dolby, Los Angeles, California. Người dẫn chương trình tại buổi lễ lần này là Regina Hall, Amy Schumer và Wanda Sykes, và được trực tiếp trên đài ABC của Mỹ.
Lịch sử
Giải thưởng Viện Hàn lâm đầu tiên được trao vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, trong một buổi dạ tiệc chiều tại Khách sạn Roosevelt Hollywood với 280 khách mời. Giá trị tấm vé vào thời đó là 5 USD (tương đương 71 USD ngày nay). 15 bức tượng vàng đã được trao cho các diễn viên, đạo diễn và tổ làm phim cho các bộ phim từ năm 1927-1928 và lễ trao giải kéo dài chỉ trong 15 phút. Người chiến thắng lúc ấy được báo trước 3 tháng để chuẩn bị. Nhưng sau đó, dịp trao giải năm 1941 về sau, kết quả được giữ kín trong phong bì và không một ai biết được kết quả ngoại trừ giám đốc và phó giám đốc công ty sản xuất Tượng vàng Oscar R. S Owen.
Tổ chức
Diễn viên xuất sắc nhất lần đầu tiên của giải là Emil Jannings trong bộ phim The Last Command và The Way of All Fresh. Vì anh phải trở về châu Âu trước lễ trao giải và do đó Viện Hàn lâm đồng ý trao giải thưởng trước cho anh.
Vào lễ trao giải lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 27 tháng 3 năm 1957, giải Oscar dành cho phim nước ngoài hay nhất được công bố. Tại lễ trao giải lần thứ 74 vào năm 2002, giải Oscar dành cho phim hoạt hình hay nhất được trao thưởng. Từ năm 1973, tất cả lễ trao giải đều kết thúc với giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất.
Điều kiện đề cử và quá trình bầu chọn
Từ năm 2004, kết quả đề cử được Viện Hàn lâm công bố cho cộng đồng vào cuối tháng Giêng. Trước đó, kết quả đề cử được công bố vào đầu tháng 2.
Điều kiện đề cử
Ngày nay, theo điều số hai và số ba trong quy định chính thức của giải Oscar, một phim muốn đủ điều kiện tranh giải phải được trình chiếu trong năm trước đó, tức là từ nửa đêm ngày 1 tháng 1 đến nửa đêm ngày 31 tháng 12, tại quận Los Angeles, California. Điều số hai còn nói rõ các bộ phim nộp dự giải phải là phim dài (feature-length), tức là có độ dài ít nhất 40 phút, trừ các phim tham gia hạng mục phim ngắn, và phải sử dụng phim 35 mm hoặc phim 70 mm, tốc độ 24 hoặc 48 hình trên giây, độ phân giải không được thấp hơn 1280x720.
Quá trình bầu chọn
Thành viên bầu chọn
Tất cả các thành viên của AMPAS đều phải có lời mời chính thức mới được tham gia quá trình lựa chọn đề cử và bầu ra người thắng giải. Các lời mời được đưa ra bởi Hội đồng quản trị (Board of Governors) thay mặt cho các Ủy ban nhánh của Viện Hàn lâm (Academy Branch Executive Committee). Những người được mời được lựa chọn cũng qua một quá trình đề cử hoặc được xét dựa trên sự cống hiến của họ cho ngành công nghiệp điện ảnh. Tuy rằng những người từng được trao giải Oscar thường là được mời tham gia bầu chọn vào các năm sau đó, nhưng điều này không nằm trong quy định của Hội đồng.
Việc đề cử các thành viên mới cho việc tuyển chọn được tiến hành hàng năm. Tuy rằng AMPAS không chính thức công bố danh tính những người được tham gia bầu chọn, nhưng báo chí vẫn đưa ra tên tuổi của những người này, theo đó năm 2012 có 5783 người được mời tham gia quá trình xét giải. Những người này nằm trong 15 nhánh của Viện Hàn lâm, việc phân chia dựa vào các quá trình và bộ phận khác nhau của việc làm phim. Những người không nằm trong nhánh nào được xếp vào nhóm Thành viên chung (Members At Large).
Các thành viên thuộc các nhánh khác nhau sẽ bầu chọn ứng cử viên cho các hạng mục thuộc nhánh mình, riêng hạng mục Phim hay nhất (Best Picture) thì tất cả đều có quyền tham gia đề cử. Những người thắng giải sẽ được lựa chọn bằng vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó mọi thành viên đều được phép bầu cho hầu hết các hạng mục, kể cả hạng mục Phim hay nhất.
Vào năm 2012, theo kết quả điều tra của tờ thời báo Los Angeles, số lượng thành viên bầu chọn của AMPAS chiếm 88%, trong đó 94% là người Caucasia, 77% là đàn ông, 54% còn lại là các thành viên bầu chọn là hơn 60 tuổi.
Giải thưởng
Tượng vàng Oscar
Phần thưởng của giải Oscar là một bức tượng nhỏ có tên chính thức là Giải thưởng của Viện Hàn lâm cho đóng góp xuất sắc (tiếng Anh: Academy Award of Merit) hay thông thường được biết đến là Tượng vàng Oscar. Bức tượng bao gồm phần gốc bằng kim loại đen được mạ vàng và britannium, cao 34.3 cm và nặng 3,856 kg có hình dáng của một hiệp sĩ được điêu khắc theo phong cách Art Deco, người hiệp sĩ này cầm gươm và đứng trên một cuộn phim có năm cánh. Năm cánh này tượng trưng cho các nhánh gốc của Viện Hàn lâm bao gồm diễn viên, biên kịch, đạo diễn, nhà sản xuất và kỹ thuật viên.
Hình mẫu bức tượng lấy cảm hứng từ diễn viên người México Emilio "El Endio" Fernández Người nghĩ ra ý tưởng cho bức tượng Oscar là chỉ đạo nghệ thuật của hãng MGM, Cedric Gibbons, một trong các thành viên đầu tiên của Viện Hàn lâm. Những người cụ thể hóa ý tưởng của Gibbons là nhà điêu khắc George Stanley, người đã tạo ra một bản tượng bằng đất sét trước khi Alex Smith chế ra bản tượng bằng thiếc và đồng được mạ vàng 24 karat với tỉ lệ 92,5 phần trăm thiếc và 7,5 phần trăm đồng. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 40 bức tượng Oscar được sản xuất bởi công ty R.S. Owens với sự kiểm soát chất lượng rất nghiêm ngặt, các bản tượng lỗi trong quá trình sản xuất lập tức được cắt đôi và nung chảy. Tuy nhiên từ năm 1943 đến năm 1945, do lượng kim loại bị thiếu hụt cho sản xuất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, bức tượng khi ấy bắt buộc phải dùng thạch cao thay cho và sau khi chiến tranh kết thúc thì tượng Oscar trở về chất liệu truyền thống.
Tên gọi
Nguồn gốc cái tên "Oscar" hiện vẫn còn gây tranh cãi. Trong cuốn tự truyện của mình, Bette Davis cho rằng chính mình là người nghĩ ra cái tên này, cô đặt nó theo tên người chồng đầu tiên, chỉ huy dàn nhạc Harmon Oscar Nelson. Một người khác được coi là người khai sinh ra cái tên Oscar, đó là Margaret Herrick, một thư ký của Viện Hàn lâm, khi lần đầu tiên nhìn thấy bức tượng năm 1931, cô đã nói rằng bức tượng này trông giống "ông chú Oscar" (tên bí danh của ông là Oscar Piere), nhà bình luận báo Sidney Skolsky cũng có mặt ở đó đã lập tức chộp lấy cái tên đó để làm tựa đề cho bài báo của ông có tên: "Một nhân viên đã yêu mến đặt tên cho bức tượng nổi tiếng là 'Oscar'". Ngày nay cả hai cái tên Oscar và Giải thưởng Viện Hàn lâm (Academy Award) đều được AMPAS đăng ký tên thương mại để tránh các vụ kiện tụng hoặc tranh chấp có thể xảy ra.
Tính cho đến Giải Oscar lần thứ 79 tổ chức vào năm 2007, đã có tổng cộng 2671 bức tượng Oscar được trao. Có 290 diễn viên khác nhau đã được trao giải Oscar về diễn xuất (bao gồm cả các giải Oscar danh dự và giải Oscar cho trẻ em), trong số này 144 người vẫn còn sống cho đến năm 2007.
Người sở hữu tượng vàng Oscar
Kể từ năm 1950, AMPAS đã ra quy định về việc chủ nhân của các bức tượng Oscar và người thừa kế của họ không được phép bán bức tượng, trừ trường hợp bán lại cho chính Viện Hàn lâm với giá 1 USD. Nếu người được chọn trao giải từ chối vinh dự này, Viện Hàn lâm sẽ giữ lại bức tượng. Quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi, vì nó đồng nghĩa với việc người được trao tượng vàng Oscar lại không được sở hữu hoàn toàn giải thưởng của mình. Đã có trường hợp cháu trai của nhà sản xuất phim Michael Todd đã cố bán bức tượng Oscar của ông mình cho một nhà sưu tập, AMPAS đã ngăn cản được việc này bằng một lệnh của toà án. Vào tháng 12 năm 2011, Orson Welles giành được giải Oscar dành cho kịch bản gốc xuất sắc nhất cho bộ phim Citizen Kane, người thừa kế ông có được quyết định của tòa án năm 2004 cho phép bán đấu giá bức tượng này trên mạng với giá 861542 USD.
Vào năm 1992, Harold Russell cần tiền cho các chi phí y tế cho vợ ông. Trong một quyết định gây tranh cãi, ông đã đồng ý bán lại cho diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 1946 là Herman Darvick Autograph Auctions cho bộ phim The Best Years of Our Lives và vào ngày 6 tháng 8 năm 1992 tại thành phố New York, giải Oscar được bán lại cho nhà sưu tập với giá 60500 USD. Russell đã bảo vệ quyết định của mình và nói rằng: "Tôi không biết lí do vì sao mọi người đều chỉ trích tôi. Sức khỏe của vợ tôi quan trọng hơn rất nhiều so với giải thưởng này. Bộ phim sẽ vẫn còn mãi, thậm chí là cả giải Oscar
Lễ trao giải
Địa điểm tổ chức
Lễ trao giải đầu tiên của AMPAS diễn ra tại khách sạn Roosevelt ở Hollywood. Trong thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, các buổi lễ được tổ chức tại khách sạn The Ambassador Hotel hoặc Millennium Biltmore Hotel ở Los Angeles.
Từ năm 1944 đến năm 1946, Nhà hát Trung Hoa Grauman ở Hollywood là nơi tổ chức lễ trao giải trước khi nó dời về thính phòng Shrine Auditorium cho đến năm 1948. Lễ trao giải lần thứ 21 năm 1949 diễn ra tại Nhà hát Giải thưởng Viện Hàn lâm mà sau này là trụ sở chính của AMPAS trên đại lộ Melrose ở Hollywood.
Từ năm 1950 đến năm 1960, địa điểm được lựa chọn là Nhà hát Pantages. Từ năm 1961, đến lượt thính phòng Santa Monica Civic Auditorium ở Santa Monica, California được tổ chức lễ trao giải Oscar. Năm 1968, một lần nữa lễ trao giải trở về Los Angeles, lần này là tại rạp Dorothy Chandler Pavilion nằm trong Trung tâm Âm nhạc Los Angeles. Rạp The Dorothy Chandler Pavilion là nơi tổ chức 20 đêm trao giải liên tiếp cho đến tận năm 1988, sau đó giải Oscar lại được trao luân phiên ở Trung tâm Âm nhạc và thính phòng Shrine Auditorium. Kể từ năm 2002, Nhà hát Kodak (từ năm 2012 đổi tên là Trung tâm Hollywood và Highland, sau đó là Nhà hát Dolby) của Hollywood trở thành địa điểm tổ chức lâu dài đầu tiên của giải thưởng.
Truyền hình
Tại Hoa Kỳ, lễ trao giải Oscar được truyền hình trực tiếp ở hầu hết lãnh thổ Hoa Kỳ (ngoại trừ Alaska và Hawaii), Vương quốc Anh cùng hàng triệu khán giả khắp thế giới trong khi đó lễ trao giải Emmy, Quả cầu vàng và Giải Grammy chỉ được truyền trực tiếp ở Bờ Đông và phát trễ hơn ở Bờ Tây.
Lễ trao giải Oscar lần đầu được ghi hình năm 1953 bởi hãng NBC. Đến năm 1960 thì quyền truyền hình rơi vào tay hãng ABC (trong đó có buổi truyền hình trực tiếp có màu lần đầu năm 1966) cho đến năm 1970. Năm 1970, NBC giành lại quyền phát sóng trong 5 năm nhưng rồi từ năm 1976, chỉ có ABC được ghi hình buổi lễ này, hợp đồng của ABC với AMPAS hiện kéo dài đến năm 2028. Lễ trao giải lần đầu phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới vào năm 1970 qua vệ tinh nhưng chỉ có 2 quốc gia Nam Mỹ là Chile và Brazil mua được bản quyền phát sóng. Sau đó, bản quyền phát sóng được bán cho 50 quốc gia. Một thập kỷ sau, bản quyền đã được bán cho 60 quốc gia và tiếp tục tăng, đến năm 1984, bản quyền giải Oscar được cấp phép ở 76 quốc gia. Trong buổi phát sóng trực tiếp, các hãng phim bị nghiêm cấm phát quảng cáo.
Các hạng mục chính của giải Oscar sẽ được trao trong một buổi lễ trang trọng được truyền hình trực tiếp. Sáu tuần sau khi các ứng cử viên được công bố, buổi lễ được tổ chức rất hào nhoáng theo phong cách Hollywood khi các khách mời bước trên tấm thảm đỏ với những bộ đồ thời trang nhất. Trong vài năm trở lại đây, Viện Hàn lâm thường tuyên bố lễ trao giải của họ có tới hàng tỉ người xem trực tiếp, tuy nhiên thông tin này chưa hề được kiểm chứng bởi các nguồn độc lập và bản thân AMPAS cũng không đưa ra lý do tại sao số người xem lại có thể đạt tới con số lớn như vậy.
Giải Oscar phát lần đầu năm 1953 bởi đài NBC đến năm 1960 và sau đó được phát ABC thay thế. NBC giành lại quyền trực tiếp trong 5 năm (1971-1975), và ABC lại phát sóng trở lại vào năm 1976 và sẽ tiếp tục trực tiếp hằng năm cho đến năm 2028 sau khi hết hợp đồng với Viện Hàn lâm.
Sau hơn 60 năm được tổ chức vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4, kể từ năm 2004, buổi trao giải được dịch sớm lên cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 để rút ngắn quá trình vận động hành lang và quảng cáo. Việc tổ chức sớm hơn cũng đem lại thuận lợi cho hãng ABC vì tháng 2 là tháng có lượng người xem lớn và dễ đem lại lợi nhuận hơn. Một lí do khác là do sự tăng trưởng về lượt xem giải bóng rổ NCAA làm ảnh hưởng đến khán giả Viện Hàn lâm. Và việc chuyển ngày phát sóng từ thứ Ba sang thứ Hai đem lại nhiều lợi ích cho đài ABC vì đem lại tiền lãi nhiều. Một vài năm, lễ trao giải được dời thành ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Ba để tránh gây xung đột với Thế vận hội Mùa đông. Ngoài ra một lý do khác nữa là vì để tránh lễ trao giải quá gần với ngày lễ tôn giáo là lễ Passover và lễ Phục sinh, mà trong nhiều thập kỉ bị phản đối bởi các thành viên và công chúng. Tuy nhiên, việc dời ngày trao giải làm giảm số lượng quảng cáo. Vào năm 2010, Viện Hàn lâm còn muốn chuyển buổi lễ qua cả tháng Giêng. Tuy nhiên nếu kế hoạch tổ chức sớm như vậy thì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian bỏ phiếu bị rút ngắn, làm cho chất lượng đề cử giảm đi đáng kể, đồng thời, việc tổ chức sớm sẽ trùng với giải Bóng bầu dục quốc gia.
Sau nhiều năm tổ chức vào ngày thứ Hai lúc 9 giờ tối (bờ Đông), từ năm 1999, nó được chuyển sang ngày Chủ Nhật lúc 8 giờ 30 (bờ Đông). Nguyên nhân là do nó tránh được việc kẹt xe vào giờ cao điểm ở Los Angeles và giúp cho khán giả bờ Đông có thể ngủ sớm. Trong nhiều năm, nhiều hãng phim phản đối việc phát sóng vào ngày Chủ Nhật bởi vì họ phải cắt đi giờ phim cuối tuần (thường đem lại cho họ rất nhiều lợi nhuận).
Vào lễ trao giải lần thứ 40, buổi lễ phải tạm hoãn trong 2 ngày nguyên nhân là do Martin Luther King bị ám sát. Ngày 30 tháng 3 năm 1981, buổi lễ trao giải đã bị lùi lại một ngày sau sự kiện tổng thống Ronald Reagan bị ám sát hụt.
Về chiều dài phát sóng, buổi lễ thường kéo dài ba tiếng rưỡi. Giải Oscar đầu tiên vào năm 1929 kéo dài 15 phút. Vào buổi lễ năm 2002 kéo dài 4 giờ 23 phút. Trong năm 2010, các nhà tổ chức Giải thưởng Viện hàn lâm đã công bố những bài phát biểu tạm chấp nhận của người đoạt giải thưởng không được vượt quá 45 giây. Điều này, theo nhà tổ chức Bill Mechanic, là để đảm bảo loại bỏ những gì ông gọi là "điều ghét nhất trong chương trình". Trong lễ trao giải năm 2018, dẫn chương trình Jimmy Kimmel đã thông báo rằng anh sẽ tặng một chiếc cano nước hoàn toàn mới và hiện đại nhất cho những người có bài phát biểu ngắn nhất của đêm (một phần thưởng mà Mark Bridges nhận được khi giành giải Oscar dành cho Thiết kế trang phục xuất sắc nhất của anh trong phim Phantom Thread).
Số lượng người xem
Về mặt lịch sử, giải Oscar đã thu hút được một số lượng lớn người xem khi các bom tấn của phòng vé được ưa chuộng để tranh danh hiệu Giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất. Hơn 57,25 triệu người xem đã theo dõi chương trình truyền hình cho Giải thưởng Học viện 70 năm 1998, năm Titanic thu được gần 600 triệu đô la Mỹ tại các phòng vé trước giải Oscar ở Bắc Mỹ. Lễ trao giải Academy Awards lần thứ 76, trong đó The Lord of the Rings: Sự trở lại của nhà vua (thu được 368 triệu đô la Mỹ) nhận được 11 giải thưởng bao gồm giải cho phim xuất sắc nhất đã thu hút được 43.56 triệu người xem. Tuy nhiên, lễ trao giải được đánh giá cao nhất dựa trên xếp hạng của Nielsen cho đến nay là giải thưởng của Viện Hàn lâm lần thứ 42 với rating 43,4% vào ngày 7 tháng 4 năm 1970.
Ngược lại, các buổi lễ tôn vinh các bộ phim không đạt được nhiều thành công tại các phòng vé có xu hướng tỉ lệ người xem thấp hơn. Giải thưởng Viện Hàn lâm lần thứ 78, phim Crash (với tổng doanh thu trước giải Oscar là 53,4 triệu USD) với 38,64 triệu khán giả, tỉ lệ ấy tương đương 22,91%, thấp hơn so với giải Oscar 2 năm trước đó. Trong năm 2008, giải thưởng Giải thưởng Viện hàn lâm lần thứ 80 được theo dõi bởi 31,76 triệu người xem với tỷ suất người xem 18,66%, được đánh giá là lễ trao giải được xem là tỉ lệ thấp nhất cho đến nay, mặc dù đây là buổi lễ 80 năm giải thưởng của Học viện.
Mặc dù vẫn chiếm ưu thế trong xếp hạng, lượng người xem của giải đã giảm dần qua từng năm. Sau buổi trình chiếu, Variety khuyến khích ABC đàm phán mở rộng hợp đồng với AMPAS để tìm kiếm ra sự sáng tạo hơn đối với chương trình. Hiện tại, AMPAS chịu trách nhiệm về hầu hết các phần của chương trình, bao gồm cả việc lựa chọn nhân viên sản xuất và ABC được phép có một số ý kiến về quyết định của họ. [65] Vào tháng 8 năm 2016, AMPAS mở rộng hợp đồng với ABC đến năm 2028: hợp đồng không có bất kỳ thay đổi đáng chú ý nào, cũng như không cho ABC bất kỳ sự sáng tạo nào đối với buổi lễ.
Danh sách giải thưởng
Giải thưởng cho đóng góp xuất sắc
Các hạng mục hiện hành
Phim hay nhất (Best Picture)
Đạo diễn xuất sắc nhất (Best Director)
Kịch bản gốc xuất sắc nhất (Best Original Screenplay)
Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất (Best Adapted Screenplay)
Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actor)
Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Best Actress)
Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actor)
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Best Supporting Actress)
Quay phim xuất sắc nhất (Best Cinematography)
Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất (Best Production Design) (được đổi tên từ Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất - Best Art Direction)
Nhạc phim hay nhất (Best Original Score)
Ca khúc trong phim hay nhất (Best Original Song)
Thiết kế trang phục đẹp nhất (Best Costume Design)
Dựng phim xuất sắc nhất (Best Film Editing)
Hóa trang xuất sắc nhất (Best Makeup and Hairstyling)
Hòa âm hay nhất (Best Sound)
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất (Best Visual Effects)
Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (Best Foreign Language Film)
Phim hoạt hình hay nhất (Best Animated Feature Film) (giải Oscar mới nhất, chỉ mới được trao từ năm 2001)
Phim hoạt hình ngắn hay nhất (Best Animated Short Film)
Phim tài liệu hay nhất (Best Documentary Features)
Phim tài liệu ngắn hay nhất (Best Documentary Short Subject)
Phim ngắn hay nhất (Best Live Action Short Film)
Hạng mục đã ngừng trao
Trợ lý đạo diễn xuất sắc nhất (Best Assistant Director): trao từ năm 1932 đến năm 1937
Đạo diễn phim hài kịch xuất sắc nhất (Best Director, Comedy Picture): 1927, 1928
Đạo diễn phim chính kịch xuất sắc nhất (Best Director, Dramatic Picture): 1927, 1928
Chỉ đạo múa xuất sắc nhất (Best Dance Direction): trao từ 1935 đến 1937
Hiệu ứng kỹ thuật (Best Engineering Effects): chỉ trao năm 1928
Âm thanh trong phim ca nhạc hoặc hài kịch xuất sắc nhất (Best Original Musical or Comedy Score): trao từ 1995 đến 1999
Phim ca nhạc xuất sắc nhất (Best Original Musical): 1984
Phim màu ngắn hay nhất (Best Short Film - Color): trao từ 1936 đến 1937
Phim ngắn dài hai cuộn xuất sắc nhất (Best Short Film - Live Action - 2 Reels): trao từ 1936 đến 1956
Phim ngắn mới lạ (Short Film—Novelty): trao từ 1932 đến 1935
Truyện gốc hay nhất (Best Original Story): trao từ 1928 đến 1956
Chất lượng nghệ thuật độc đáo nhất (Best Unique and Artistic Quality of Production): chỉ trao năm 1928
Biên tập âm thanh xuất sắc nhất (Best Sound Editing): trao từ 1963 đến 2019
Trong năm đầu tiên, giải Oscar đạo diễn xuất sắc nhất được chia thành hai thể loại phim chính kịch và phim hài kịch. Trong một thời gian dài, giải Oscar âm thanh cũng được chia làm hai thể loại chính kịch và hài kịch phim ca nhạc. Hiện nay chỉ có duy nhất một giải Oscar cho âm thanh. Từ thập niên 1930 đến thập niên 1960, các giải Oscar về quay phim, chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục được chia thành hai thể loại cho phim trắng đen và phim màu.
Hạng mục được đề nghị
Hàng năm Hội đồng quản trị của AMPAS đều họp lại để xem xét các đề nghị về hạng mục giải Oscar mới. Cho đến nay những hạng mục sau vẫn bị từ chối đưa vào danh sách giải thưởng chính thức:
Tuyển chọn diễn viên tốt nhất (Best Casting): từ chối năm 1999
Đóng thế xuất sắc nhất (Best Stunt Coordination): từ chối mỗi năm từ 1991 đến 2012
Tên phim hay nhất (Best Title Design): từ chối năm 1999
Giải thưởng đặc biệt
Các giải này được bầu chọn bởi những ủy ban đặc biệt chứ không phải toàn bộ thành viên Viện Hàn lâm. Họ luôn luôn không được giới thiệu trong lễ trao giải
Hạng mục hiện hành
Giải danh dự (Academy Honorary Award): từ năm 1929
Cống hiến đặc biệt (Academy Special Achievement Award): từ năm 1972 đến năm 1995 và năm 2017
Giải khoa học kỹ thuật (Academy Award, Scientific or Technical): từ năm 1931
Giải Tưởng niệm Irving G. Thalberg: từ năm 1938
Giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt: từ năm 1957
Giải Gordon E. Sawyer: từ năm 1981
Hạng mục đã ngừng trao
Giải cho thiếu nhi (Academy Juvenile Award): trao từ 1934 đến 1960
Quà tặng
Đây đã trở thành một truyền thống, những món quà được tặng cho các diễn giả và người biểu diễn tại Oscar sau buổi lễ. Trong những năm gần đây, những món quà này cũng đã được mở rộng để trao cho những ứng cử viên và người chiến thắng. Giá trị của mỗi túi quà tặng này có thể lên đến hàng chục nghìn đô la. Vào năm 2014, giá trị được báo cáo lên đến 80.000 USD. Giá trị món quà đã tăng lên đến mức Dịch vụ Doanh thu Nội địa Hoa Kỳ đã ban hành một điều luật về quà tặng và khả năng đánh thuế họ. Các món quà tặng của Oscar bao gồm gói du lịch đến Hawaii, Mexico và Nhật Bản, bữa tiệc riêng cho người được nhận và bạn bè tại nhà hàng, điện thoại video, bốn đêm ở khách sạn sang trọng, đồng hồ, vòng tay, spa, rượu vodka, và kẹo giảm cân.
Lượng người theo dõi và tiền quảng cáo
Từ năm 2006 trở đi, thông tin về lượng người xem và tiền quảng cáo sẽ được cập nhật.
Thống kê
Phim xếp theo số đề cử
14 đề cử
All about Eve, 20th Century Fox, 1950 (đoạt 6 giải)
Titanic, 20th Century Fox và Paramount Pictures, 1997 (đoạt 11 giải)
La La Land, 2017 (đoạt 6 giải)
13 đề cử
Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (đoạt 8 giải, thêm 1 giải đặc biệt và 1 giải kỹ thuật)
From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (đoạt 8 giải)
Mary Poppins, Buena Vista Distribution Company, 1964 (đoạt 5 giải)
Who's Afraid of Virginia Woolf?, Warner Bros., 1966 (đoạt 5 giải)
Forrest Gump, Paramount Pictures, 1994 (đoạt 6 giải)
Shakespeare đang yêu, Miramax Films, 1998 (đoạt 7 giải)
Chúa tể của những chiếc nhẫn: Hiệp hội Nhẫn thần, New Line, 2001 (đoạt 4 giải)
Chicago, Miramax Films, 2002 (đoạt 6 giải)
12 đề cử
Mrs. Miniver, Metro-Goldwyn-Mayer, 1942 (đoạt 6 giải)
The Song of Bernadette, 20th Century Fox, 1943 (đoạt 4 giải)
Johnny Belinda, Warner Bros., 1948 (đoạt 1 giải)
Chuyến tàu mang tên dục vọng, Warner Bros., 1951 (đoạt 4 giải)
On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (đoạt 8 giải)
Ben-Hur (phim 1959), Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (đoạt 11 giải)
Becket, Paramount Pictures, 1964 (đoạt 1 giải)
My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (đoạt 8 giải)
Reds, Paramount Pictures, 1981 (đoạt 3 giải)
Khiêu vũ với bầy sói, Orion Pictures, 1990 (đoạt 7 giải)
Bản danh sách của Schindler, Universal Studios, 1993 (đoạt 7 giải)
Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (đoạt 9 giải)
Võ sĩ giác đấu, DreamWorks và Universal Studios, 2000 (đoạt 5 giải)
11 đề cử
Mr. Smith Goes to Washington, Columbia Pictures, 1939 (đoạt 1 giải)
Rebecca, United Artists, 1940 (đoạt 2 giải)
Sergeant York, Warner Bros., 1941 (đoạt 2 giải)
The Pride of the Yankees, RKO Radio, 1942 (đoạt 1 giải)
Sunset Boulevard, Paramount Pictures, 1950 (đoạt 3 giải)
Judgment at Nuremberg, United Artists, 1961 (đoạt 2 giải)
Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (đoạt 10 giải)
Oliver!, Columbia Pictures, 1968 (đoạt 5 giải, thêm 1 giải danh dự)
Chinatown, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 1 giải)
Bố già phần II, Paramount Pictures, 1974 (đoạt 6 giải)
Julia, 20th Century Fox, 1977 (đoạt 3 giải)
The Turning Point, 20th Century Fox, 1977 (không đoạt giải nào)
Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (đoạt 8 giải)
Terms of Endearment, Paramount Pictures, 1983 (đoạt 5 giải)
Amadeus, Orion Pictures, 1984 (đoạt 8 giải)
A Passage to India, Columbia Pictures, 1984 (đoạt 2 giải)
The Color Purple, Warner Bros., 1985 (không đoạt giải nào)
Out of Africa, Universal Studios, 1985 (đoạt 7 giải)
Giải cứu binh nhì Ryan, DreamWorks/Paramount Pictures, 1998 (đoạt 5 giải)
Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (đoạt 11 giải)
The Aviator, Miramax Films, Initial Entertainment Group và Warner Bros., 2004 (đoạt 5 giải)
Phim xếp theo số giải giành được
11 giải
Ben-Hur (phim 1959), Metro-Goldwyn-Mayer, 1959 (12 đề cử)
Titanic, 20th Century Fox và Paramount, 1997 (14 đề cử)
Chúa tể của những chiếc nhẫn: Sự trở lại của nhà vua, New Line, 2003 (11 đề cử)
10 giải
Câu chuyện phía tây, United Artists, 1961 (11 đề cử)
9 giải
Cuốn theo chiều gió, Metro-Goldwyn-Mayer, 1939 (13 đề cử)
Hoàng đế cuối cùng, 1987 (9 đề cử)
Bệnh nhân người Anh, Miramax Films, 1996 (12 đề cử)
Gigi, Metro-Goldwyn-Mayer, 1958 (9 đề cử)
8 giải
From Here to Eternity, Columbia Pictures, 1953 (13 đề cử)
On the Waterfront, Columbia Pictures, 1954 (12 đề cử)
My Fair Lady, Warner Bros., 1964 (12 đề cử)
Cabaret, Metro-Goldwyn-Mayer, 1972 (10 đề cử)
Gandhi, Columbia Pictures, 1982 (11 đề cử)
Amadeus, Orion Pictures và Warner Bros., 1984 (11 đề cử)
Slumdog Millionaire, Fox Searchlight Pictures, 2008 (10 đề cử)
Phim đoạt 5 giải quan trọng
It Happened One Night, 1934
Đạo diễn: Frank Capra
Nam diễn viên chính: Clark Gable
Nữ diễn viên chính: Claudette Colbert
Kịch bản: Robert Riskin
Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew over the Cuckoo's Nest), 1975
Đạo diễn: Milos Forman
Nam diễn viên chính: Jack Nicholson
Nữ diễn viên chính: Louise Fletcher
Kịch bản: Lawrence Hauben và Bo Goldman
Sự im lặng của bầy cừu (The Silence of the Lambs), 1991
Đạo diễn: Jonathan Demme
Nam diễn viên chính: Anthony Hopkins
Nữ diễn viên chính: Jodie Foster
Kịch bản: Ted Tally
Chỉ trích
Các bộ phim
Cũng như nhiều giải thưởng danh giá khác, giải Oscar thường xuyên gặp phải chỉ trích. Những người chỉ trích cho rằng có nhiều bộ phim giành giải Phim hay nhất trong quá khứ không còn nhiều giá trị theo thời gian. Một số phim như 80 ngày vòng quanh Thế giới, Grand Hotel hay The Greatest Show on Earth thường được coi là có tuổi thọ ngắn ngủi và ít có ảnh hưởng trong lần trình chiếu ra mắt. Trong khi đó một số phim khác được coi là rất xứng đáng để trao giải thì lại chưa bao giờ vươn tới được danh hiệu Phim hay nhất. Ví dụ tiêu biểu nhất phải kể tới bộ phim kinh điển Công dân Kane vốn được giới phê bình ủng hộ nhiệt liệt, được đề cử tới 9 giải Oscar nhưng chỉ mang về duy nhất một giải cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất. Sau này Công dân Kane được coi là một trong những bộ phim xuất sắc nhất trong lịch sử Điện ảnh Hoa Kỳ. Một bộ phim xuất sắc khác là The Shawshank Redemption được đề cử 7 giải Oscar nhưng thậm chí còn không giành được giải nào, mặc dù nó vẫn luôn được xếp vào hàng những bộ phim hay nhất của mọi thời đại trên trang web uy tín IMDb. Để cạnh tranh trong hạng mục danh giá nhất này, các hãng phim cũng tiến hành rất nhiều cuộc vận động hành lang, và nhiều người cho rằng đôi khi những đề cử cho hạng mục Phim hay nhất lại là kết quả của những cuộc vận động hành lang hơn là chất lượng thực sự của những bộ phim đó.
Nhiều chỉ trích còn nhằm vào một sự thật là các đề cử hầu như chỉ dành cho các bộ phim nói tiếng Anh, trừ đề cử cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cho đến năm 2013, mới chỉ có 9 bộ phim nói tiếng nước ngoài được đề cử cho hạng mục Phim hay nhất, đó là các phim Grand Illusion (tiếng Pháp, 1938), Z (tiếng Pháp, 1969), The Emigrants (tiếng Thụy Điển, 1972), Cries and Whispers (tiếng Thụy Điển, 1973), Il Postino (tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha, 1995), Cuộc sống tươi đẹp (tiếng Ý, 1998), Ngọa hổ tàng long (tiếng Quan thoại, 2000), Letters from Iwo Jima (tiếng Nhật Bản, 2006) và Amour (tiếng Pháp, 2012). Cho đến thời điểm hiện tại, Ký sinh trùng là bộ phim nước ngoài duy nhất đạt giải thưởng này.
Trong số ít các phim sản xuất tại nước ngoài giành giải Phim hay nhất, gần đây nhất có Slumdog Millionaire (Anh và Ấn Độ, 2008), The King's Speech (Anh, 2010) và The Artist (Pháp, 2011).
Quảng cáo thương mại
Sau khi nhận được đề cử các bộ phim, các xưởng phim dành hàng triệu USD và thuê chuyên gia quảng cáo đặc biệt để giới thiệu cho bộ phim của mình trong thời gian được gọi là "mùa giải Oscar". Điều này đã gây ra cáo buộc Viện Hàn lâm bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi tiếp thị nhiều hơn là chất lượng phim. William Friedkin, đạo diễn bộ phim từng đoạt giải Oscar và là cựu nhà sản xuất của buổi lễ, đã phát biểu tại một hội nghị ở New York vào năm 2009, mô tả nó như là "kế hoạch quảng bá lớn nhất mà bất kỳ ngành công nghiệp nào đã từng thực hiện".
Sự thiên vị
Những lời chỉ trích điển hình của Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, những người đoạt giải và đề cử có sự thiên vị trong ban bầu chọn.
Phân biệt chủng tộc
Viện Hàn lâm đã nhận được nhiều lời chỉ trích về việc phân biệt chủng tộc trong số những người được đề cử. Lễ trao giải lần thứ 88 đã trở thành đỉnh điểm của một cuộc tẩy chay, dựa trên việc bầu chọn của các nhà phê bình rằng danh sách các ứng cử viên toàn là người da trắng. Đáp lại, Viện Hàn lâm đã khởi xướng những thay đổi trong lịch sử "có tính lịch sử" vào năm 2020.
Từ chối giải thưởng
Một số người chiến thắng của Giải Oscar đã tẩy chay các buổi lễ và do đó từ chối nhận giải Oscar của họ.
Người đầu tiên làm như vậy là nhà biên kịch Dudley Nichols (cho giải Oscar dành cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất năm 1935 của phim The Informer). Nichols tẩy chay lễ trao giải Academy Awards lần thứ 8 vì cuộc xung đột giữa Học viện và Hiệp hội Nhà văn [89] Nichols cuối cùng đã chấp nhận giải thưởng năm 1935 ba năm sau đó, tại lễ 1938. Nichols đã được đề cử ba giải Academy Awards khác trong sự nghiệp của mình.
George C. Scott đã trở thành người thứ hai từ chối nhận giải cho Nam diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1970 trong phim Patton) tại lễ trao giải lần thứ 43.
Người thứ ba từ chối nhận giải là Marlon Brando cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim Bố già năm 1972), ông nói rằng có sự phân biệt đối xử và ngược đãi của người Mỹ bản địa trong ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ. Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 45 đó, Brando đã gửi một nữ diễn viên và nhà hoạt động vì quyền công dân Sacheen Littlefeather đọc bài phát biểu gồm 15 trang chỉ rõ những lời chỉ trích của ông.
Thương hiệu
Thuật ngữ "Oscar" là một nhãn hiệu đã đăng kí tên thương mại bởi AMPAS; tuy nhiênvới tiếng Ý, nó được sử dụng rộng rãi để tham khảo bất kỳ giải thưởng hoặc lễ trao giải, bất kể trường hợp nào. |
Antoine Doinel là nhân vật do François Truffaut sáng tạo, và do diễn viên Jean–Pierre Léaud thủ vai. Truffaut đã để nhân vật này sống qua nhiều bộ phim: Les Quatre Cent Coups (400 Cú Đấm, 1959), Baisers volés (Những nụ hôn bị đánh cắp, 1968, cùng với Claude Jade, Delphine Seyrig...), Domicile conjugal (Tổ ấm gia đình, 1970, cùng với Claude Jade, Hiroko Berghauer...), L'Amour en fuite (Tình yêu trốn chạy, 1978, cùng với Claude Jade, Marie-France Pisier...). |
Lucky Luke là một chàng cao bồi, và cũng là nhân vật chính trong bộ truyện tranh cùng tên do họa sĩ người Bỉ Morris sáng tác từ năm 1946. Những truyện Lucky Luke đầu tiên được in trên báo Spirou và tiếp đó là trên Pilote, trước khi được phát hành dưới dạng tập truyện tranh. Tập truyện tranh này thành công rực rỡ trong khoảng 1957 đến 1977 với sự tham gia của René Goscinny với vai trò là biên kịch viên.
Tuy rất nổi tiếng tại châu Âu, tập truyện tranh này ít được in tại các nước sử dụng tiếng Anh. Lucky Luke đã phát hành 270 triệu bản với 31 thứ tiếng. Lucky Luke đã có ấn bản tiếng Việt và được nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Lịch sử
Vào Giáng sinh năm 1946, tác giả Morris, khi đó là họa sĩ cho loạt truyện hài Le Moustique, lần đầu tiên cho ra mắt nhân vật Lucky Luke trong tạp chí truyện tranh Spirou với Câu truyện Arizona 1880. Từ năm 1948, tuy chuyển sang Mỹ sinh sống, nhưng Morris vẫn tiếp tục với nhân vật Lucky Luke và gửi các bản thảo của mình cho ban biên tập của Spirou. Cũng chính trong thời gian ở Mỹ, Morris đã gặp gỡ và làm quen với René Goscinny, tác giả kịch bản chính của nhiều tập truyện Lucky Luke sau này.
Năm 1949, nhà xuất bản Dupuis của Bỉ cho xuất bản tập truyện tranh Lucky Luke đầu tiên Mỏ vàng của Dig Digger. Trong những năm sau đó, Morris lần lượt cho xuất bản 8 tập tiếp theo mà ông vừa là họa sĩ, vừa là tác giả kịch bản. Năm 1957, từ tập truyện thứ 9, Morris hợp tác cùng với René Goscinny - trừ tập 10 ông vẫn là tác giả duy nhất.
Từ năm 1968 tới 1987, các tập Lucky Luke được nhà xuất bản Dargaud của Pháp tiếp tục phát hành. Sau khi René Goscinny mất, Morris hợp tác với nhiều biên kịch viên khác như Xavier Fauche, Bob de Groot, Jean Léturgie, Hartog van Banda, Vicq, Guy Vidal... Từ tập 60 vào năm 1991 cho tới tập 67 vào năm 1998, Lucky Luke được xuất bản bởi Lucky Productions. Sau đó, từ tập 68 vào năm 2000 được tiếp tục với nhà xuất bản Lucky Comics.
Sau khi Morris mất vào năm 2001, nhà xuất bản Lucky Comics phát hành serie Những cuộc phiêu lưu của Lucky Luke (Les aventures de Lucky Luke) với nét vẽ của họa sĩ Achdé.
Bối cảnh và cốt truyện
Bổi cảnh chính của Lucky Luke là miền Tây nước Mỹ cuối thế kỷ 19. Cũng có khi xuất hiện những cảnh ở bờ Đông và cả bên ngoài nước Mỹ như Canada và México. Giống như các bộ phim cao bồi hình ảnh thường thấy trong Lucky Luke là những đồng cỏ, các thị trấn, quán rượu, các chuyến xe lửa... và nhà tù, nơi thường xuyên giam giữ anh em nhà Dalton.
Trong Lucky Luke, các thị trấn thường giới thiệu chính nó bằng một biển gỗ với những câu đe dọa hài hước. Trong thị trấn luôn có quán rượu, nhà băng, đồn cảnh sát... Những quán rượu, với các vũ nữ mập mạp nhảy múa trên sân khấu, cây đàn piano, các bàn cờ bạc... là nơi thường xuyên xảy ra ẩu đả và kết thúc với một kẻ bay ra ngoài rơi vào máng nước của ngựa. Còn trong nhà tù liên bang, các tù nhân luôn làm một việc là đập đá. Các chuyến xe lửa thì thường bị trễ giờ vì bị cướp chặn.
Nhiều cốt truyện của Lucky Luke được dựa theo các sự kiện có thật trong lịch sử miền Tây nước Mỹ. Tập Dây kẽm gai trên đồng cỏ nói tới cuộc tranh chấp của các chủ trại. Cuộc đổ xô tới Oklahoma nói tới sự kiện ngày 22 tháng 4 năm 1889 khi hơn 100 000 boomer (vai trò này trong tiếng Việt được gọi là "tay bùm", cái tên này dựa trên âm thanh của những khẩu cà-nông, thứ được sử dụng để phát tín hiệu xuất phát cuộc đua giành đất tại Oklahoma, như đã được giải thích trong tập truyện) tham gia vào cuộc đổ xô tới Oklahoma để giành đất. Trang trại O.K. Corral nói về cuộc đấu súng huyền thoại của miền Tây tại O.K. Corral. Đoàn ngựa con tốc hành nói về công ty Pony Express với việc cố gắng rút ngắn thời gian vận chuyển thư từ giữa miền Tây và miền Đông. Sợi dây biết hát nói về việc xây dựng điện báo tại Hoa Kỳ...
Tuy nói về miền Tây, nhưng Lucky Luke có rất ít chi tiết bạo lực. Các sự kiện được thể hiện một cách hài hước theo kiểu truyện tranh. Ví dụ như kết thúc cuộc đấu súng O.K Corral mà không có ai chết hay bị thương. Tên cướp Billy the Kid cũng chỉ bị Lucky Luke phạt bằng cách đánh vào mông và tiếp tục xuất hiện trong những tập khác. Trong toàn bộ các tập truyện, Lucky Luke chỉ một lần duy nhất bắn hạ Mad Jim trong tập Mỏ vàng của Dick Digger và một lần khác bắn thương "Nhện chân dài" Phil Defer - cả hai tập đều do Morris tự viết kịch bản.
Các cuộc chiến với người da đỏ cũng thường xuyên được đề cập nhưng luôn kết thúc êm đẹp với sự kiện hai bên cùng ngồi hút "tẩu thuốc hòa bình".
Hình ảnh không đổi cuối mỗi tập truyện là Lucky Luke cưỡi chú ngựa Jolly Jumper đi về phía cuối chân trời và hát bài "Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc, rong ruổi trên đường dài xa quê hương, mà đường về nhà còn xa..." (câu cuối của bài hát hiếm khi được thay đổi để phù hợp nội dung của một vài tập truyện) bằng tiếng Anh:
«I'm a poor lonesome cow-boy
And a long far way from home...»
Nhân vật
Nhân vật chính Lucky Luke là một anh chàng cao bồi nghèo đơn độc của miền Tây nước Mỹ cuối thế kỷ 19. Với biệt danh là "kẻ bắn nhanh hơn cái bóng của mình", Lucky Luke lang thang khắp miền Tây bảo vệ cho công lý và lẽ phải.
Trong những tập đầu tiên, diện mạo và tính cách của Lucky Luke chưa thực sự định hình. Những tập truyện về sau, hai tác giả Morris và René Goscinny xây dựng hình ảnh Lucky Luke như một anh chàng cao bồi vui tính, độc thân, bề ngoài thường với chiếc mũ trắng, áo gi-lê đen, sơ mi vàng và cổ đeo chiếc khăn màu đỏ. Ban đầu, Lucky Luke luôn xuất hiện với điếu thuốc lá trên môi, nhưng về sau để tránh hình ảnh người hùng nghiện thuốc lá, Morris cho thay thế bằng một cọng cỏ. Xử lý các tình huống một cách hài hước thông minh, cộng với tài bắn súng và sự may mắn, Lucky Luke luôn thành công ở cuối mỗi tập truyện.
Đồng hành với Lucky Luke là Jolly Jumper, chú ngựa chạy nhanh nhất miền Tây. Là con ngựa đặc biệt, Jolly Jumper biết đi trên dây, thông minh tới mức cùng chơi cờ với Lucky Luke và khi nói chuyện có thể trích dẫn cả văn học. Jolly Jumper nhiều lần cứu Lucky Luke thoát khỏi các tình huống khó khăn nhưng hai nhân vật này thường xuyên trêu chọc nhau. Như trong tập Nàng Sarah Bernhardt, Jolly Jumper chê bai vì Lucky Luke soi gương trước khi đi gặp Sarah Bernhardt, còn Lucky Luke trêu rằng Jolly Jumper không mặc gì khi chú ngựa này không đeo yên. Đặc biệt Jolly Jumper rất ghét con chó Rantanplan.
Nhân vật phản diện thường xuyên nhất trong tập truyện tranh là anh em nhà Dalton. Từ mẫu những nhân vật có thật trong lịch sử miền Tây, Morris đã xây dựng nên bốn tên cướp Dalton nhưng lại cho chúng chết ngay khi vừa xuất hiện. Về sau, Morris và René Goscinny đã cho chúng "sống lại" bằng cách thay thế của chúng bằng các em họ của chúng. Băng cướp Dalton thứ hai, để thay thế băng cướp Dalton trước bao gồm: Joe, Jack, William và Averell. Trong đó Joe là anh cả, lùn nhất nhưng cũng hung hãn nhất, chỉ huy của cả nhóm. Sau đó tới Jack, William, dần cao hơn nhưng cũng bớt hung hãn hơn. Cuối cùng là Averell, em út, cao nhất và cũng ngốc nhất nhà. Các tập truyện thường bắt đầu bằng việc anh em Dalton trốn khỏi nhà tù, và kết thúc khi chúng bị Lucky Luke bắt trở lại.
Một nhân vật thường xuất hiện trong Lucky Luke nữa là Rantanplan, mệnh danh là "con vật ngu ngốc nhất miền Tây" hay "chú chó ngốc hơn cả cái bóng của mình". Rantanplan là chú chó của trại giam và được các nhân viên giao cho nhiệm vụ canh giữ bọn Dalton. Morris đã xây dựng nhân vật Rantanplan dựa trên một nguyên mẫu có thực là Rin Tin Tin, một con chó thông minh, dũng cảm thường xuất hiện trên các bộ phim của hãng Warner Bros vào những năm 1920. Nhưng ngược lại với Rin Tin Tin, Rantanplan là chú chó ngu ngốc, nhát chết, tham ăn, và có cái mũi bị điếc. Trong thực tế, chú chó Rin Tin Tin là một diễn viên ngôi sao, với cát xê cao, đi xe hơi và nhiều người phục vụ... và tác giả Morris đã đưa những chi tiết này vào tập Gia tài của Rantanplan.
Một số nhân vật khác thường lặp lại trong Lucky Luke như những tay nhà đòn với bộ lễ phục đen và nước da mai mái, luôn tìm cách trục lợi từ các vụ giết người hoặc treo cổ. Các cô vũ nữ thường mập mạp và hút thuốc. Nhân vật cụ cố ngồi trên xe lăn, tai điếc, cắm chiếc loa kèn vào tai và thường xuyên hỏi lại. Những người Mexico với cái mũ rộng vành ngủ ngay cạnh đường ray. Những người Hoa với mãi tóc đuôi sam làm đầu bếp hoặc nghề giặt ủi...
Nhiều nhân vật có thật ở miền Tây cũng được tác giả đưa vào tập truyện. Billy the Kid trở thành một tên cướp trẻ con liều lĩnh. Calamity Jane thành một người bạn của Lucky Luke, mạnh mẽ nhưng hay chửi tục và nhai thuốc lá. Nghệ sĩ nổi tiếng Sarah Bernhardt sang Mỹ biểu diễn và cũng được Lucky Luke hộ tống... Các tổng thống Mỹ cũng nhiều lần xuất hiện trong truyện.
Ngược lại, một số nhân vật hư cấu trong truyện lại được Morris vẽ theo nguyên mẫu nổi tiếng. Như một phù thủy da đỏ có gương mặt của ca sĩ Elton John, nhân vật kẻ săn tiền thường có vẻ bề ngoài của diễn viên Lee Van Cleef hay một tên cướp giống với diễn viên Louis de Funès, diễn viên Jack Palance trở thành Nhện chân dài...
Những nhân vật có thật
Điện ảnh và truyền hình
Tập truyện này còn được đưa lên điện ảnh và truyền hình. Để tránh đụng chạm công chúng Mỹ, cũng như trong truyện tranh, chàng cao bồi thay điếu thuốc trên môi bằng một cọng cỏ. Cũng lý do đó, một số tiếng lóng được lược bỏ, như "thợ giặt Trung Hoa" (chinois blanchisseurs) hay "tên Mễ ngủ ngày" (mexicains faisant la sieste).
Phim hoạt hình:
Daisy Town (1971), kịch bản: Morris, Goscinny và Pierre Tchernia.
La Ballade des Dalton (1978).
Les Dalton en cavale (1982).
Truyền hình:
Lucky Luke (1983), bởi hãng phim Hanna Barbera (hiện nay là Cartoon Network Studios).
Lucky Luke (1985).
Lucky Luke (1990).
Lucky Luke (1993), với Terence Hill làm đạo diễn và thủ vai Lucky Luke.
Lucky Luke (2001), với Olivier Jean Marie làm đạo diễn.
Điện ảnh:
Lucky Luke (1991), với Terence Hill làm đạo diễn và thủ vai Lucky Luke. Phim tiếng Anh.
Les Dalton (2004), đạo diễn Philippe Haïm, Til Schweiger trong vai Lucky Luke. Phim tiếng Pháp.
Lucky Luke cũng trở thành nhân vật của một số trò chơi điện tử, trong đó được biết nhiều hơn cả là của hai công ty Infogrames và The Mighty Troglodytes.
Danh sách những tập truyện Lucky Luke
Khi tập truyện tranh này được xuất bản bằng tiếng Việt, nhà xuất bản Trẻ không phát hành theo thứ tự của nguyên bản tiếng Pháp.
Những câu truyện được vẽ và biên kịch bởi Morris
Những câu truyện biên kịch bởi René Goscinny
Kịch bản của các tác giả khác
Những câu truyện được minh họa bởi Achdé
Sau khi Morris mất, nhà xuất bản Lucky Comics phát hành series Những cuộc phiêu lưu của Lucky Luke (Les aventures de Lucky Luke) với nét vẽ của họa sĩ Achdé.
Những chi tiết thú vị
Theo tiết lộ của Morris thì một phần nguyên mẫu của Lucky Luke là Gary Cooper trong High Noon (1952) với dáng người cao gầy và khuôn mặt hơi dài.
Bác sĩ Trần Bồng Sơn với bút danh Anh Rô đã viết nhiều bài cho Câu lạc bộ Lucky Luke khi tập truyện này xuất hiện tại Việt Nam. |
Mạch thần kinh (hay còn gọi là mạch nơ-ron) là một quần thể/tập hợp các nơron kết nối với nhau bởi xynap để thực hiện một chức năng cụ thể khi được kích hoạt. Các mạch thần kinh kết nối với nhau để tạo thành các mạng lưới não bộ quy mô lớn (large-scale brain networks). Mạng thần kinh sinh học đã truyền cảm hứng cho thiết kế của các mạng thần kinh nhân tạo, nhưng mạng thần kinh nhân tạo thường không phải là bản sao chính xác nhất của các bản thể sinh học.
Đặc điểm
Thông thường, một mạch thần kinh bao gồm một hoặc nhiều nhóm các nơron được kết nối vật lý với nhau hoặc có liên quan với nhau về chức năng. Một nơron đơn có thể được nối với nhiều nơron khác và tổng số nơron và kết nối trong một mạng có thể là một giá trị cực kỳ lớn. Các kết nối, gọi là các khớp thần kinh (synapses), thường nối từ các axon tới các tế bào tua gai thần kinh (dendrite), tuy có thể có các vi mạch dendrodentritic [Arbib, tr.666] và các kết nối khác. Ngoài tín hiệu điện, còn có các dạng tín hiệu khác phát sinh từ việc khuếch tán các chất dẫn truyền xung động thần kinh (neurotransmitter). Chúng có ảnh hưởng đối với tín hiệu điện. Do vậy, cũng như các mạng sinh học khác, mạng neural vô cùng phức tạp. Trong khi hiện nay, dù chưa đạt được một mô tả chi tiết nào về hệ thần kinh, người ta vẫn ngày càng hiểu rõ hơn về các cơ chế cơ bản.
Bộ não, mạch thần kinh và máy tính
Trong lịch sử, bộ não đã từng được xem là một dạng máy tính, và ngược lại. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng theo nghĩa rộng nhất. Máy tính không phải là mô hình của bộ não (mặc dù có thể mô tả một quá trình suy luận logic như là một chương trình máy tính, hoặc có thể kích thích não bằng một cái máy tính) do chúng đã không được chế tạo với mục đích này.
Tuy nhiên, từ xưa, các mạch thần kinh dùng trong trí tuệ nhân tạo đã được xem là các mô hình đơn giản của hoạt động thần kinh trong não. Một chủ đề của các nghiên cứu hiện nay trong ngành thần kinh học lý thuyết là câu hỏi: mạch thần kinh cần phức tạp đến đâu và cần có những tính chất gì để có thể tái tạo cái gì đó giống như trí thông minh động vật.
Mạch neural và ngành thần kinh học
Thần kinh học lý thuyết và tính toán quan tâm đến các phân tích lý thuyết và mô hình tính toán của các hệ thần kinh sinh học.
Do các hệ thần kinh có liên quan mật thiết tới các quá trình nhận thức và ứng xử, ngành này còn liên quan chặt chẽ tới mô hình hóa hành vi và nhận thức.
Mục tiêu của ngành là xây dựng mô hình của các hệ thần kinh sinh học để tìm hiểu cơ chế hoạt động của các hệ thống sinh học. Để đạt được hiểu biết này, các nhà thần kinh học cố gắng xây dựng một mối liên hệ giữa dữ liệu về các quá trình sinh học quan sát được, các cơ chế sinh học cho xử lý thần kinh với việc học (các mô hình mạng neural sinh học) và lý thuyết (lý thuyết học bằng thống kê và lý thuyết thông tin).
Các loại mô hình
Ngành thần kinh học sử dụng nhiều mô hình tại nhiều mức độ trừu tượng khác nhau và mô hình các khía cạnh khác nhau của các hệ thần kinh. Từ các mô hình hành vi ngắn hạn của từng nơron, qua các mô hình phát sinh động lực cho các mạch nơron từ tương tác giữa các nơron cá thể, tới các mô hình phát sinh ứng xử từ các mô đun thần kinh trừu tượng đại diện cho các hệ thống con hoàn chỉnh. Các mô hình này còn bao gồm các mô hình về độ dẻo (plasticity) ngắn hạn và dài hạn của các hệ thần kinh và mối liên quan của nó tới việc học và ghi nhớ, từ mức một nơron tới mức hệ thống.
Các nghiên cứu hiện nay
Trong khi hầu hết các nghiên cứu ban đầu quan tâm đến các tính chất về điện của các neural, một phần đặc biệt quan trọng trong các nghiên cứu gần đây là sự tìm hiểu vai trò của các neuromodulators chẳng hạn dopamine, acetylcholine, và serotonin đối với hành vi và học tập. |
Aldo Rossi (3 tháng 3 năm 1931 - 4 tháng 9 năm 1997 tại Milano) là một kiến trúc sư người Ý nổi tiếng. Ông đã tạo dựng được một danh tiếng quốc tế trong cả ba lĩnh vực: lý thuyết kiến trúc, đồ họa và kiến trúc. Các tác phẩm thời kì đầu của ông chủ yếu là lý thuyết kiến trúc, thể hiện ảnh hưởng đồng thời các ảnh hưởng của kiến trúc Ý vào thập niên 1920 như Giuseppe Terragni, chủ nghĩa cổ điển của Adolf Loos và ảnh hưởng của họa sĩ Giorgio De Chirico. Ông trở nên đặc biệt có ảnh hưởng vào giai đoạn cuối của thập niên 1970 đến thập niên 1980 khi các công trình của ông trở nên phổ biến và với sự xuất hiện các tác phẩm lý thuyết của ông như "Kiến trúc của thành phố" (The Architecture of the City) xuất bản năm 1966 và "Một tự truyện khoa học" (A Scientific Autobiography) xuất bản năm 1981.
Ông được nhận giải thưởng Pritzker năm 1990. |
Rem Koolhaas (sinh 17 tháng 11 năm 1944) sinh ra ở Rotterdam, Hà Lan, nguyên là một phóng viên và nhà biên kịch, đã từng theo học kiến trúc tại Trường Kiến trúc London. Ông là một thành viên chính của hãng thiết kế kiến trúc Office for Metropolitan Architecture, hay OMA, và bộ phận nghiên cứu AMO của hãng. Ông cũng là giáo sư hướng dẫn thực hành về kiến trúc và thiết kế đô thị tại Đại học Harvard.
Ông đã được nhận giải thưởng Pritzker năm 2000. |
Thom Mayne (sinh 19 tháng 1 năm 1944 ở Waterbury, Connecticut, Hoa Kỳ) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới. Ông theo học kiến trúc tại Đại học Nam California (USC) và Đại học Harvard. Ông là một trong số những người lập nên Học viện Kiến trúc Nam California (SCI-ARC) năm 1972. Từ đó đến nay, ông giảng dạy tại hai nơi: Học viện Kiến trúc Nam California (SCI-ARC) và Đại học Califorina tại Los Angeles (UCLA). Hãng kiến trúc Morphosis của ông có trụ sở đặt tại Santa Monica, California.
Ông nhận được giải thưởng Pritzker năm 2005.
Sự nghiệp
Thom Mayne cùng với Michael Rotondi lập ra hãng thiết kế Morphosis năm 1972 với tham vọng phát triển một trường phái kiến trúc vượt ra khỏi giới hạn của hình khối truyền thống. Khởi đầu như một sự cộng tác đơn giản, họ theo đuổi các đồ án tạo hình không kiến trúc, hợp đồng đầu tiên một trường học ở Pasadena, (nơi mà con trai Mayne lúc đó đang theo học). Danh tiếng từ công trình này đã đem lại cho học một số hợp đồng nhà ở bao gồm khu ở Lawrence. Từ đó Morphosis phát triển trở thành một trong những hãng thiết kế có tiềm năng nhất ở Mỹ với các đồ án trên toàn thế giới. Các đồ án gần đây có Trụ sở Sinh viên Cao học tại Đại học Toronto, tòa nhà chính phủ ở San Francisco, trung tâm đón tiếp sinh viên tại Đại học Cincinnati, trung tâm khoa học tại Los Angeles, Trường trung học Diamond Ranch ở Pomona, California và tòa án Wayne L. Morse ở Eugene, Oregon. Năm 1991, Michaek Rotondi rời Morphosis, lập hãng kiến trúc RoTo Architects.
Triết lý thiết kế
Quan điểm thiết kế của Morphosis bắt nguồn từ sự lưu tâm tới ý nghĩa của các đồ án mà có thể cảm nhận được bằng các hấp thụ nền văn hóa nơi mà đồ án được sản sinh và phục vụ. Điều đó trái ngược lại nhiều triết lý kiến trúc mà xác lập một ngữ nghĩa toàn thể, không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
Tên của hãng Morphosis xuất phát từ chữ Metamorphosis (siêu biến hình) với ý nghĩa sự thay đổi trong hình thức hoặc sự chuyển đổi. Với Morphosis, điều đó phản ảnh một quá trình thiết kế ghi dấu bằng trực giác trong một xã hội phát triển không có nền tảng. Điển hình là sự biến đổi cảnh quan của thành phố Los Angeles. Phương pháp làm việc của Morphosis là đánh giá các sự đối lập, các mâu thuẫn và sự biến đổi và thấu hiểu mỗi đồ án như một thực thể động (dynamic entity).
Các công trình của Morphosis chứa đựng với sự đối nghịch lẫn nhau trong một hệ thống tổ chức đa tầng. Người ta tìm thấy trong đo một sự biểu cảm thống nhất trong khi đóng góp một mối quan hệ nội tại tổng thể. Về phương diện thị giác, kiến trúc của Morphosis mang hình dáng điêu khắc, thường xuất hiện mọc lên mạnh mẽ từ cảnh quan thiên nhiên. Trong những năm gần đây, dựa trên sự phát triển của các phương pháp Trợ giúp thiết kế bằng máy tính (CAD), các công trình được đơn giản hóa cấu trúc trong các tổ hợp hình dáng.
Giải thưởng
Giải thưởng Pritzker, 2005
Giải thưởng thiết kế Chrysler, 2001
Huy chương vàng Los Angeles, Hiệp hội Kiến trúc sư Mỹ AIA, 2000
Cựu sinh viên nổi bật của năm, Đại học Nam California, 1995
Giải thưởng kiến trúc Brunner, Viện Hàn lâm về Nghệ thuật và Văn chương Mỹ, 1992
Thành viên nổi bật, Viện Hàn lâm Thiết kế Mỹ, 1992
Thành viên hội đồng Eliel Saarinen, Đại học Yale, 1991
Thành viên hội đồng Elliot Noyes, Đại học Harvard, 1988
Giải thưởng hữu nghị Roma, Viện Hàn lâm Mỹ tại Roma, Ý, 1987
Một số công trình
Đang xây dựng
Khu nhà học viện mới, Hiệp hội Cooper về Khoa học và Nghệ thuật, New York, New York, 2008
Trung tâm tiếp đón sinh viên Đại học Cincinnati, Cincinnati, Ohio, 2006
Tòa nhà quản lý khí quyển đại dương quốc gia, Trung tâm Điều hành Vệ tinh, Suitland, MD, 2007
Tòa nhà chính phủ, San Francisco, California, 2006
Tòa án Wayne L. Morse, Eugene, Oregon, 2006
Đã xây dựng
Trung tâm khoa học Los Angeles, California, 2004
Trụ sở Caltrans, quận 7, Los Angeles, California, 2004
Trung tâm Hypo Alpe-Adria, Klagenfurt, Áo, 2002
Trường trung học Diamond Ranch, Pomona, California, 1999
Tháp Mặt Trời, Seoul, Hàn Quốc, 1997
Khu ở Blades, Santa Barbara, California, 1995
Nhà làm việc khu chăm sóc sức khỏe Salick, Los Angeles, CA, 1991
Khu ở Crawford, Montecito, CA, 1990
Trung tâm Chẩn đoán Ung thư Cedar Sinai, Los Angeles, CA, 1988
Khu ở đường số 6, Santa Monica, CA, 1988
Kate Mantilini, Beverly Hills, CA, 1986 |
Norman Robert Foster (sinh 1 tháng 6 năm 1935) là một kiến trúc sư người Anh. Ông được phong tặng tước hiệu Nam tước của bờ sông Thames, tước Hiệp sĩ và được tặng thưởng Huân chương danh dự (Anh). Phong cách kiến trúc của ông nguyên gốc đặc sắc và thời trang, ảnh hưởng máy móc của phong cách High-tech, nhưng dần dần ông đã chuyển sang một phong cách tinh tế và hiện đại, sắc nét hơn.
Norman Foster sinh tại ngoại ô Manchester và theo học kiến trúc tại Đại học Manchester và Đại học Yale. Ông đã làm việc với kiến trúc sư nổi tiếng Buckminster Fuller, năm 1967 ông lập Nhóm 4 cùng với Richard Roger và thành lập hãng kiến trúc riêng Foster và cộng sự năm 1967.
Norman Foster bắt đầu thu hút sự chú ý của công chúng từ năm 1971 khi thiết kế công trình nhà làm việc của hãng IBM tại Cosham. Vào năm 1975, kiến trúc hiện đại của Foster nổi tiếng toàn thế giới với công trình trụ sở làm việc của Willis Faber & Dumas tại Ipswish. Công trình 3 tầng, hoàn toàn bọc kính này nằm trên một khu phố có cấu hình không chuẩn tắc, là một tấm gương phản ánh toàn bộ các hoạt động của khu vực vào ban ngày nhưng lại hoàn toàn trong suốt vào ban đêm, bộc lộ không gian nội thất gồm hai tầng trên làm văn phòng và một bể bơi ở tầng dưới. Đồ án này được xem như một hình mẫu cho sự đáp ứng xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi sinh.
Trong vòng hai năm, Foster chứng minh tài năng của mình bằng những giải pháp sáng tạo cả về thiết kế không gian lẫn sử dụng vật liệu tại Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Sainsbury tại Đại học Đông Anglia, Norwich. Năm 1979, ông thắng cuộc thi thiết kế quốc tế cho trụ sở Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải ở Hồng Kông, cao 180 mét, gồm 47 tầng lầu và 4 tầng ngầm. Toàn bộ các tầng lầu được treo trên các hệ kết cấu vượt một khoảng không là 38,4 m, dựa trên 8 nhóm cột thép cao thấp khác nhau. Công trình này hoàn thành năm 1985. Tòa nhà này là một ví dụ tiêu biểu của kiến trúc High-Tech trong những năm 1980-1990.
Ông nhận giải thưởng Pritzker năm 1999. Ông là người Anh thứ hai đoạt giải thưởng Stirling hai lần. Một lần cho công trình Nhà chứa máy bay Mỹ (American Hangar) ở Viện Bảo tàng Chiến tranh Đế quốc (Imperial War Museum Duxford) ở Duxford năm 1998, và lần thứ hai cho toà nhà Swiss Re số 30 đường Mary Axe năm 2004. Công trình này bị một số người gọi là chỉ trích vì giống một biểu tượng gợi dục.
Gần đây, một trong những trợ thủ chính của Norman Foster là kiến trúc sư Ken Shuttleworth, người đã vạch những nét phác thảo đầu tiên của tòa nhà "Quả dưa chuột" ở số 30 đường Mary Axe đã rời hãng Foster và cộng sự, thành lập hãng thiết kế kiến trúc MAKE. Có người cho rằng Ken Shuttleworth sẽ là đối thủ tiềm tàng của Foster trong tương lai. Ông cũng bị báo chí Anh đặt cho biệt hiệu "Nam tước lắc lư" sau sự cố trục trặc của Cầu Thiên niên kỷ ở London. Ngoài ra, toà nhà của hãng thiết kế và nhà riêng của Foster cũng bị chỉ trích vì có tác động xấu lên Bộ Sưu tập Nghệ thuật Từ thiện Couper (Couper Collection), tuy nhiên Foster từ chối điều này.
Norman Foster đã có 3 đời vợ. Người vợ đầu của ông là đối tác làm việc lâu năm, qua đời năm 1989 vì bị ung thư. Người vợ thứ hai gốc Ấn Độ chỉ sống với Foster một thời gian ngắn và ly dị năm 1998. Vợ hiện nay của ông là Elena Foster, từng là phóng viên và đã giảng dạy tại ĐH Cambridge. Ông có tổng cộng 6 người con (5 trai và 1 gái).
Công trình thiết kế
IBM Pilot Head Office, Portsmouth, Anh (1970 – 1971)
Trụ sở Willis Faber & Dumas, Ipswich (1970 – 1974)
Trung tâm Nghệ thuật Thị giác Sainsbury, Đại học Đông Anglia, Norwich
Tháp ngân hàng Commerzbank, Frankfurt am Main
HSBC headquarters building và sân bay quốc tế Hong Kong, Hong Kong
Nhà ga hành khách tại sân bay quốc tế Stansted London
Metro của Bilbao, Tây Ban Nha
Cải tạo thư viện Lionel Robbins, Trường Kinh tế London, Anh
Tháp Collserola, Barcelona, Tây Ban Nha, (1992)
Carré d'Art, Nîmes, Pháp (1993)
Redevelopment of the Great Court of the British Museum (1999)
Cầu thiên niên kỷ, London (1999)
Cải tạo mái vòm nhà Quốc hội Đức, Berlin (1999)
Trụ sở Electronic Arts châu Âu, Thụy Sĩ, 2000
Tòa Thị chính London (2000)
Ga Expo MRT, Singapore (2001)
Ga tàu điện ngầm La Poterie metro, Rennes, Pháp (2001)
Trụ sở J Sainsbury, Holborn Circus, London (2001)
30 St Mary Axe — Trụ sở Swiss Re (2003)
Cổng Sage Gateshead (2004)
Cầu Millau — Pháp (2004)
Đài Tưởng niệm Cảnh sát Quốc gia — The Mall, London (2005)
Thư viện khoa triết, Đại học Tự do Berlin, Đức (2005)
Khoa dược, Đại học Toronto, Canada
Tháp Hearst, New York, New York (2006)
Sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc (2007)
Quảng trường Spinningfield, Manchester (2005 - 2010)
40 căn hộ cao cấp, Saint Moritz, Thụy Sĩ (2005)
Trung tâm Nghệ thuật Trình diễn Dallas, Dallas, Texas |
Herzog & de Meuron là một hãng kiến trúc được thành lập vào năm 1978 bởi hai kiến trúc sư người Thụy Sĩ là Jacques Herzog (sinh 19 tháng 4 năm 1950 tại Basel) và Pierre de Meuron (sinh 8 tháng 5 năm 1950).
Hai ông cùng được chung giải thưởng Pritzker năm 2001.
Các công trình kiến trúc
Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh cho Thế vận hội Mùa hè 2008
Bảo tàng Kỷ niệm M. H. de Young, San Francisco, 2005
Mở rộng Trung tâm Nghệ thuật Walker, Minneapolis, 2005
Forum Building, Barcelona, 2004
Trung tâm Khiêu vũ Laban, London, 2003
Vận động trường St. Jakob, Basel, Thụy Sĩ, 2001
Bảo tàng nghệ thuật Tate Modern, London, 1995–2000
Main railway switchtower, Basel, 1994–1997
Allianz Arena, München, 2005
Trung tâm sản xuất rượu Dominus, Napa Valley, California, 1999 |
Dịch hạch (tiếng Pháp: La peste) là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Albert Camus xuất bản năm 1947. Một vài nhân vật của Dịch hạch đã xuất hiện trong cuốn sổ tay của Camus viết ở Alger năm 1938. Nhưng hơn cả là ở Oran, Algérie từ cuối năm 1940 đến mùa xuân năm 1942, rồi ở Pháp, Camus đã soạn thảo lại cuốn tiểu thuyết của mình.
Nhân vật
Nhân vật chính
Bác sĩ Bernard Rieux: nhân vật trung tâm của Dịch hạch. Ông cùng với bạn bè và đồng nghiệp lao vào cuộc chiến đấu với bệnh dịch để cứu thành phố Oran. Rieux có suy nghĩ đơn giản, rõ ràng nhưng quyết liệt: "nếu không điên thì cũng mù, không mù thì cũng hèn nhát mới cam chịu buông tay trước dịch hạch", "sức lực tôi đến đâu thì tôi bảo vệ họ đến đó...". Những lời nói và hành động của Rieux đã thuyết phục được nhiều người, như nhà báo Rambert hay linh mục Paneloux. Bản thân Rieux, chính trong thời gian dịch hạch vợ ông ốm đau phải đi điều dưỡng và khi bà chết Rieux cũng không được gặp.
Jean Tarrou: anh là một trí thức xuất thân danh giá, nhưng chán ghét cuộc sống của chính mình. Tarrou giã từ cuộc đời nhung lụa sau một lần chứng kiến cha mình - một chưởng lý - buộc tội hành hình một bị cáo. Anh lưu lạc qua nhiều nước, tham gia vào nhiều cuộc chiến đấu. Tarrou xuất hiện ở Oran một cách bí ẩn, luôn ghi chép những sự kiện của thành phố vào cuốn sổ tay của mình. Là người đáng lẽ đứng ngoài cuộc, nhưng anh đã tình nguyện cùng Rieux chống lại bệnh dịch.
Raymond Rambert: phóng viên của một tờ báo ở Paris đến Oran điều tra về cuộc sống ở đây. Dịch hạch làm anh kẹt lại thành phố, không thể trở về với người yêu. Ban đầu Rambert luôn cho mình là kẻ ngoài cuộc, anh tìm mọi cách để thoát khỏi Oran. Nhưng chính khi có cơ hội thì anh quyết định ở lại. Những hành động của Rieux và Tarrou đã thuyết phục Rambert.
Cha Paneloux: ban đầu ông coi bệnh dịch là sự trừng phạt của Chúa, và những con chiên phải yên lòng đón nhận. Nhưng cuối cùng ông đã bị thuyết phục bởi Rieux, và nhất là sau khi chứng kiến cái chết của con trai ngài dự thẩm Othon. Trong buổi cầu kinh thứ hai, cha Paneloux đã kêu gọi: "Hỡi những người anh em, chúng ta phải là những người ở lại." Bản thân ông cũng tự nguyện tham gia vào đội cứu chữa.
Joseph Grand: một nhân viên ở tòa thị chính. Anh ta có mơ ước trở thành nhà văn, thường sửa đi sửa lại một câu văn của mình. Grand cũng tham gia vào đội tình nguyện.
Cottard: Một kẻ cơ hội, tìm cách kiếm lợi nhờ dịch hạch.
Những nhân vật khác
Brakeley
Castel
Bà Rieux
Ngài dự thẩm Othon và gia đình
Ông già chuyên nhổ nước bọt xuống lũ mèo
Asthma
Gonzalas
Richard
Prefect
Marcel và Louis
Cốt truyện
Oran là thành phố biển xấu xí của Pháp nằm ở phía Bắc Algerie. Sáng ngày 16 tháng 4 của một năm trong thập niên 1940, bác sĩ Rieux từ trong phòng ra ngoài cầu thang thì đá phải một xác con chuột chết; ngay chiều hôm đó đi về thì gặp một con chuột khác cũng đang giãy chết. Lúc đầu người ta tưởng đó là trò nghịch ngợm của bọn trẻ, nhưng số lượng chuột chết mỗi ngày cứ tăng dần, dân cư thành phố lo sợ. Các bệnh nhân đầu tiên được đưa vào bệnh viện rồi xuất hiện những người chết đầu tiên. Bệnh dịch hạch bắt đầu lan tràn Qua nhiều cuộc tranh cãi, cuối cùng chính quyền công nhận thành phố bị dịch hạch và quyết định đóng cửa thành phố để bệnh khỏi lây lan, gây nên nhiều xáo trộn cuộc sống với nhiều gia đình ly tán. Song dân chúng Oran cũng dần quen với thảm họa sau những hốt hoảng đầu tiên. Nhịp sống dần trở lại bình thường mặc những cảnh chết chóc, đốt xác chết, chôn người chết diễn ra hết sức phổ biến và ghê rợn.
Nổi lên trong tác phẩm là một số nhân vật không nề hà nguy hiểm giúp đỡ bệnh nhân hoặc nghiên cứu điều chế vắc xin trị bệnh. Đó là Grand, một viên chức bình thường ở tòa thị chính; là nhà báo Rambert có người yêu ở Pari nhưng không nỡ rời thành phố chết chóc này để tìm hạnh phúc riêng tư; là cha Panelou, vị linh mục vừa tin bệnh dịch hạch là sự trừng phạt của chúa, vừa mong muốn làm giảm nỗi đau cho con người; là nhà trí thức Tarrou; đặc biệt là bác sĩ Rieux, người làm việc ngày đêm không mệt mỏi để cố tìm cách đẩy lùi bệnh dịch.
Sau nhiều ngày tháng Oran lâm vào cảnh chết chóc tang thương, bệnh dịch hạch dần chững lại và đến 25 tháng giêng bệnh coi như chấm dứt sau khi đã giết chết không biết bao nhiêu sinh mạng.
Đặc điểm
Tác phẩm được kể ở ngôi thứ ba tuy thi thoảng lóe lên những nội dung cho biết người kể chuyện hoàn toàn không phải đứng ngoài cuộc vì chắc chắn cũng là dân của thành phố Oran. Gần cuối tác phẩm xuất hiện câu: "Chuyện đến đây là kết thúc, đã đến lúc Bernard Rieux thú nhận chính ông là tác giả. Nhưng trước khi thuật lại những sự kiện cuối cùng, ít ra ông cũng muốn biện bạch cho sự can thiệp của mình và để cho mọi người hiểu rằng ông cố ý lấy giọng của một người chứng kiến khách quan". Tác phẩm bỗng như mang một dáng vẻ mới: cùng với nhân vật người kể chuyện đóng hai vai, nghe rõ hai giọng phân biệt hòa vào nhau là giọng của người kể chuyện không tên ít nhiều đồng nhất với nhà văn và giọng của bác sĩ Rieux.
Dịch hạch là cuốn tiểu thuyết nhưng mang dáng dấp ký sự. Bản thân ý nghĩa của khái niệm "dịch hạch" cũng cho thấy tính chất biểu tượng của nó. Tác phẩm ra đời ngay sau đại chiến thế giới thứ 2, nên thảm họa miêu tả trong đó có thể khiến người ta liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng có thể nó ám chỉ bất cứ hình thức bạo lực nào đang đe dọa cuộc sống loài người và có thể còn đè nặng lên nhân loại trong tương lai. Dù có những con người cố gắng nhập cuộc với tất cả sức lực, con tim và trí óc nhưng cũng không đi đến đâu vì bệnh tự đến và tự lui chưa biết bao giờ lại xuất hiện, điều đó phần nào toát lên tư tưởng bi quan của tác giả.
Bản dịch tiếng Việt
Dịch hạch, Hoàng Văn Đức dịch, Nhà xuất bản Thời Mới, 1966.
Dịch hạch, Võ Văn Dung dịch, Nhà xuất bản Dịch Giả, 1971 (Nhà xuất bản Dân trí, 2020).
Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch, Nhà xuất bản Văn học, 1989 |
Ở Huế có hai con đường được gọi là đường Phượng bay:
Đoạn từ cầu Trường Tiền đến Bạch Hổ, người cao niên ở Huế vẫn quen gọi là đường Phượng Bay. Nhà thơ Anh Phan đã minh chứng cho điều này từ năm 1966, qua bài thơ Con đường Phượng Bay, có đoạn:
"Con đường Phượng Bay nằm dọc bờ bắc sông Hương,
Từ cầu Trường Tiền lên cầu Bạch Hổ.
Đi trên con đường Phượng Bay nắng hoa vàng rơi lỗ chỗ..."
"Đường Đoàn Thị Điểm, là đoạn nối dài từ đường Hai Ba Tháng Tám đến đường Tịnh Tâm
Đường được hình thành từ đầu thế kỷ 19, cùng thời với việc xây dựng Kinh Thành. Là con đường quan trọng của Hoàng Thành và có tên rất sớm. Từ 1945 trở về trước là đường Hiển Nhơn. Sau 1956 đổi tên là đường Đoàn Thị Điểm cho đến ngày nay. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi là đường Phượng Bay, hiện người Huế vẫn hay gọi như thế..."
Đường Phượng bay là tên gọi khác của đường Lê Duẩn, chạy ngang qua Phu Văn Lâu, điều này đã được chính NS. Trịnh Công Sơn xác nhận. Link:http://baothuathienhue.vn/?gd=5&cn=136&newsid=18-0-8089
Nằm bên cạnh khu vực hoàng thành, sự trầm mặc của dấu tích, nét thâm trầm đặc trưng của cố đô khiến cho con đường trở nên vô cùng thơ mộng. Con đường ngắn, ít dân cư sinh sống nhưng màu xanh mướt cây cối rất phù hợp với lối sống nhàn tản, thích đi bộ, tư lự, trầm ngâm của người dân xứ Huế. Mùa đông ấm áp, mùa hè rực rỡ không chỉ riêng có màu đỏ của sắc phượng bay mà còn vàng dịu nhẹ của hoa điệp, màu tím thanh tao của những bông hoa bằng lăng...
Đường Phượng bay là một trong những con đường đẹp ở Huế, gợi nhiều cảm hứng cho thi ca, âm nhạc, hội họa... |
Trong hóa học, ester là một hợp chất hóa học được sinh ra từ một acid (hữu cơ hoặc vô cơ), trong đó, ít nhất một nhóm LIPOH (hydroxyl) được thay bằng nhóm alkyl (kiềm). Thông thường, ester được cấu tạo từ acid carboxylic và alcohol. Glyceride, ester acid béo của glycerol, là loại ester rất quan trọng trong sinh học. Glyceride cũng là một loại lipid phổ biến và có mặt trong chất béo động vật và dầu thực vật. Ester có trọng lượng phân tử thấp và thường được sử dụng làm nước hoa. Ngoài ra, ester cũng được tìm thấy trong các loại tinh dầu và pheromone. Phosphoester tạo nên mạch khung của phân tử DNA. Các ester nitrat, chẳng hạn như nitroglycerin, là thành phần của thuốc nổ. Polyester lại là những chất dẻo quan trọng; trong polyester, các đơn phân được liên kết bởi các gốc ester. Ester thường có mùi thơm và được coi là dung môi tốt cho rất nhiều các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài. Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.
Tên gọi
Tên gốc hydrocarbon của alcohol (yl) + Tên gốc acid (at)
Nếu rượu có tên riêng thì không cần biến đổi đuôi.
Phân loại
Có bốn loại ester:
Ester của acid đơn chức và alcohol đơn chức.
Ester của acid đa chức và alcohol đơn chức. Loại này lại có thể chia thành các nhóm là ester trung hòa và ester acid.
Ester của acid đơn chức và alcohol đa chức.
Ester của acid đa chức và alcohol đa chức (ít gặp).
Tính chất vật lý
Ester của các loại rượu đơn chức và acid đơn chức (với số nguyên tử carbon không lớn lắm) thường là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau.
Nhiệt độ sôi của ester so với acid có cùng công thức phân tử thấp hơn rất nhiều vì không có sự tạo thành liên kết hydro.
Tính tan của ester: tan ít trong nước.
Tính chất hoá học
Các ester có một số tính chất chung như:
Thủy phân trong môi trường acid (phản ứng thuận nghịch):
RCOOR′ + H2O (H+) ↔ RCOOH + R′OH
Thủy phân trong môi trường kiềm hay còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Một số tính chất riêng:
Ester của acid formic: HCOOR có tính chất của một aldehyde.
Ester của phenol bị thủy phân trong môi trường kiềm không tạo ra rượu. Ví dụ:
CH3COOC6H5 + 2 NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Ester của các rượu có liên kết pi khi thủy phân có thể tạo ra aldehyde hoặc keton. Ví dụ:
CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO
Ester không no có phản ứng cộng và trùng hợp như hydrocarbon không no. Ví dụ phản ứng điều chế thủy tinh hữu cơ:
nCH2=C(CH3)–COOCH3 → (CH2=C(CH3)–COOCH3) (plexiglass)
Đây là phản ứng trùng hợp với điều kiện về nhiệt độ, xúc tác thích hợp cùng áp suất cao.
Ester có thể bị khử bằng hydro:
RCOOR’ + H2 -> R’-H + R-H + CO/CO2/H2O (Mo-Ni/Co-Mo trên nền alumina, to,p)
Đây là bản chất của quá trình tái chế dầu ăn/mỡ động vật thành nhiên liệu.
Phương pháp điều chế
Có thể điều chế ester bằng phản ứng giữa rượu đơn chức hoặc đa chức với acid hữu cơ đơn chức hoặc đa chức. Phản ứng này được gọi là phản ứng ester hóa. Ngoài ra còn có thể dùng acid tác dụng với alkyn hoặc cũng có thể cho phenol cộng với anhydrit acid.
Công thức tổng quát phản ứng ester hoá giữa rượu và acid carboxylic (Phản ứng thuận nghịch, điều kiện: H2SO4 đặc, to)
R(COOH)x + xR'OH <=> R(COOR')x + xH2O
yR(COOH)x + xR'(OH)y <=> Ry(COO)xyR'x + xyH2O
xRCOOH + R'(OH)x <=> R'(OOCR)x + xH2O
Ví dụ:
C2H5OH + CH3COOH <=> CH3COOC2H5 + H2O
Mùi của một số ester thông dụng
Isoamyl acetat có mùi chuối chín.
Amyl format có mùi mận.
Methyl salicylat có mùi dầu gió.
Ethyl isovalerat có mùi táo.
Ethyl butyrat và ethyl propionat có mùi dứa.
Geranyl acetat có mùi hoa hồng.
Methyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.
Benzyl acetat có mùi thơm hoa nhài. |
Acid vô cơ là những hợp chất vô cơ có tính acid.
Phân loại
Các axit vô cơ được phân thành:
Axit chứa oxi (axit oxo) và axit không chứa oxi (hydroxaxit).
Axit đơn (chỉ có khả năng cho 1 proton) và axit đa (có khả năng cho nhiều proton).
Axit mạnh, yếu, trung bình.
Tên
Đối với axit không chứa oxi thì tên axit luôn có đuôi hiđric, trước đó là tên phi kim tương ứng.
Đối với axit chứa oxi có hai loại đuôi: Đuôi ơ ứng với axit trong đó phi kim có số oxy hóa thấp hơn, đuôi ic ứng với số oxy hóa cao hơn (đối với các phi kim có nhiều số oxy hóa).
Nếu số oxy hóa của phi kim trong hai axit như nhau thì axit nào ít oxi hơn thì thêm tiền tố meta, còn nhiều oxi hơn thì dùng tiền tố octo.
Tính chất hóa học
Làm quỳ tím hóa đỏ
Phản ứng với kim loại tạo ra muối và giải phóng khí hydro (chú ý: ở điều kiện thường, chỉ duy nhất HNO3 phản ứng với đồng, bạc tạo ra muối nitrat, khí NO2 và hơi nước hoặc H2SO4 đặc nóng tạo ra muối sunfat, khí SO2 và hơi nước).
Ví dụ: 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Phản ứng với base tạo thành muối và nước
Ví dụ: Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
Phản ứng với muối tạo thành muối mới axit mới
Ví dụ: H2SO4 + 2NaCl → Na2SO4 + 2HCl
Phản ứng với oxit base tạo thành muối và nước
Ví dụ: H2SO4 + CuO → CuSO4 + 2H2O
Phương pháp điều chế |
Hạt hạ nguyên tử X1835 là hạt hạ nguyên tử mới được các nhà khoa học tại Viện Vật lý năng lượng cao (IHEP), Hàn lâm viện khoa học Trung Quốc và Đại học Hawaii phát hiện ra, trong một thí nghiệm tại máy bắn Positron Electron ở Bắc Kinh.
Tuổi thọ X1835: 10−23 giây
Theo VnExpress thì khối lượng của X1385 (1835 MeV) nặng gần gấp 2 lần proton, còn tại trang Tuổi trẻ thì lại khẳng định nhẹ gần gấp hai lần proton. |
, ban đầu có tên gọi là Number Place là một trò chơi câu đố sắp xếp chữ số dựa trên logic theo tổ hợp. Mục tiêu của trò chơi là điền các chữ số vào một lưới 9×9 sao cho mỗi cột, mỗi hàng, và mỗi phần trong số chín lưới con 3×3 cấu tạo nên lưới chính (cũng gọi là "hộp", "khối", hoặc "vùng") đều chứa tất cả các chữ số từ 1 tới 9. Câu đố đã được hoàn thành một phần, người chơi phải giải tiếp bằng việc điền số. Mỗi câu đố được thiết lập tốt có một cách làm duy nhất.
Những bảng trò chơi đã được hoàn chỉnh luôn tạo thành một loại ma trận hình vuông Latinh với một điều kiện hạn chế được bổ sung về nội dung của từng khu vực lưới con. Ví dụ, mỗi số nguyên duy nhất sẽ có thể không xuất hiện hai lần trong cùng một hàng, cột hoặc bất kỳ một trong chín tiểu khu/lưới con 3×3 nào của bảng trò chơi 9x9.
Các tờ báo của Pháp đã mô tả các biến thể của những câu đố này trong thế kỷ 19, và loại câu đố này đã xuất hiện từ năm 1979 trong sách câu đố dưới cái tên Number Place. Tuy nhiên, Sudoku hiện đại chỉ bắt đầu trở thành xu hướng chủ đạo vào năm 1986 bởi công ty phát hành trò chơi câu đố Nikoli, dưới cái tên Sudoku, nghĩa là "con số độc nhất". Trò chơi này xuất hiện lần đầu tiên trên một tờ báo của Hoa Kỳ, sau đó xuất hiện trên tờ The Times (Vương quốc Anh) vào năm 2004, từ những nỗ lực của Wayne Gould, người đã lập ra một chương trình máy tính để có thể nhanh chóng tạo ra những câu đố khác nhau.
Lịch sử
Khởi đầu
Sudoku (Số Độc) là một danh từ tiếng Nhật, có nghĩa là "con số độc nhất". Mặc dù trò chơi đã có ở Mỹ từ trước với tên Number Place, nghĩa là "đặt con số vào vị trí đúng", cái tên Sudoku do Kaji Maki (鍜治 真起) đặt và trở thành tên phổ biến toàn cầu. ở Anh, trong vòng có vài tháng, từ chỗ không mấy người biết đến, nó đã tạo nên một cơn lốc, khiến cho khách đi tàu phải lỡ ga còn học sinh thì quên làm bài tập.
Người mang trò chơi này đến Anh là một vị thẩm phán về hưu từng làm việc ở Hong Kong tên là Wayne Gould. Ông tìm thấy một tạp chí Sudoku trong chuyến nghỉ hè ở Nhật. Mặc dù không biết tiếng Nhật, song ông rất tò mò về trò chơi. Gould mày mò ra cách chơi khi so sánh câu đố với lời giải được in ở cuối quyển tạp chí. Sau đó, ông say mê nó đến mức dùng khả năng lập trình máy tính để viết chương trình và tạo ra vô số các câu đố khác nhau.
"Tôi có hai mục tiêu. Một là làm cho người ta biết nhiều hơn đến trò chơi này. Thật là đáng kinh ngạc khi Sudoku là loại hình giải trí phổ thông ở Nhật đến thế, trong khi những nước trên thế giới hình như không biết gì đến nó. Hai là tôi muốn chứng minh một ông thẩm phán cũng có khả năng lập nên một chương trình phần mềm và kiếm ra tiền từ việc đó."
Mục tiêu đầu tiên mà Gould nhằm tới là tờ báo nổi tiếng Times của Anh, nhưng ông biết việc này không dễ dàng gì: "Nếu bạn gọi điện cho một ai đó ở tờ Times và nói, này tôi có câu đố cho các anh xem, hẳn bạn sẽ nghe từ bên kia những tiếng thở dài não nuột", ông tâm sự. Nhưng tôi chuẩn bị rất kỹ về chuyện trông câu đố sẽ như thế nào trên mặt báo. Vì vậy vị biên tập viên khi nghe tôi phát biểu hiểu ngay tôi muốn nói gì.
Trào lưu
Tờ Times bắt đầu đăng tải trò chơi trên số báo ngày 12/11/2002. Và cuộc chạy đua bắt đầu. Ba ngày sau, tờ Mail tung ra bản Sudoku của riêng mình, và chả bao lâu sau tất cả các nhật báo phát hành trên toàn nước Anh đã kịp ăn theo, ngoại trừ tờ chuyên về tài chính Financial Times. Ai nấy đều khẳng định câu đố của họ mới là hay nhất. Chẳng hạn, tờ Guardian có lần chạy một câu đố Sudoku trên mỗi trang của phần phụ san và tuyên bố họ là tờ báo duy nhất có các câu đố được viết tay trên núi Phú Sĩ.
Sukodu có sẵn trên Internet và có thể download xuống điện thoại di động. Một số tờ báo còn mở các cuộc thi trên toàn quốc, và mốt chơi Sudoku đang lan từ Anh tới Australia, Nam Phi và Mỹ. Một số báo dùng chương trình của Gould, số khác tự tạo ra các câu đố của riêng mình, thuê các công ty hay mua lại chúng từ các nhà xuất bản Nhật.
Nguồn gốc
Tim Preston, giám đốc Puzzler Media - nhà xuất bản các tạp chí và sách câu đố lớn nhất của Anh, cho rằng Sudoku thực ra là phát minh của nhà toán học thế kỷ 18 Leonhard Euler. Là người gốc Basel (Thuỵ Sĩ), nhưng phần lớn cuộc đời mình, ông phục vụ hoàng gia Nga ở Sankt-Peterburg. Euler có thú vui là đưa ra các câu đố. Trong số các trò chơi ông nghĩ ra có Hình vuông Latinh. Đó là sự sắp xếp các con số sao cho chúng không trùng lặp theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Euler thông minh đến mức ông có thể thực hiện những phép tính phức tạp và xây dựng các công thức hoàn toàn bằng trí nhớ, sau khi ông đã bị mù.
Trong nhiều năm, chỉ có giới toán học biết đến Hình vuông Latinh. Đến thập kỷ 1970, nhà xuất bản Dell của Mỹ đưa nó vào những tập sách đố, và đặt tên cho nó là Vị trí con số.
Với một cái tên chán ngắt như thế, chả mấy chốc nó đã rơi vào lãng quên, Preston bình luận. Nhưng may mắn là trò chơi được đưa tới Nhật và một nhà xuất bản có tên là Nikoli đổi tên nó thành Sudoku.
Ở Nhật, tất cả các câu đố Sudoku đều được viết tay. Preston cho đó là một điều lạ lùng: Họ có rất nhiều tác giả. Ai mà có câu đố được đăng trên một trong các tạp chí của Nikoli coi đó một vinh dự lớn. Bạn có thể nghĩ rằng một nước công nghệ cao như Nhật phải nghĩ ra những chương trình máy tính để làm những câu đố này... Nhưng họ khẳng định các câu đố viết tay hay hơn nhiều.
Puzzler Media trước đây từng mua các Sudoku của Nikoli và in chúng trong các quyển sách đố, nhưng chỉ đến khi Gould tung nó lên trên mặt báo, Sudoku mới trở thành trào lưu.
Các biến thể
Kích thước
Ngoài khuôn dạng chuẩn có kích thước 9x9 ô, chia làm 3x3 vùng, còn có rất nhiều biến thể khác. Một số biến thể phổ biến như:
Kích thước 4x4 ô chia làm 2x2 vùng.
Kích thước 6x6 ô chia làm 2x3 vùng.
Kích thước 5x5 ô chia vùng theo Pentomino (được phát hành với tên gọi Logi-5).
Kích thước 7x7 ô chia vùng theo Heptomino.
Kích thước 8x8 ô chia vùng theo quy tắc (4x2):(4x2). Đây là cách chia thành 4 vùng chính, mỗi vùng 16 ô. Trong mỗi vùng chính lại chia thành 2 vùng 8x8 dựa vào màu nền của từng ô. Tuy theo cách bố trí các ô khác màu này, sẽ phát sinh thêm một biến thể con khác. Cách bố trí đơn giản nhất là các ô khác màu nằm xen kẽ nhau – trông rất giống bàn cờ quốc tế.
Biến thể với kích thước lớn cũng khá phổ biến:
Kích thước 16x16 ô (Monster SuDoku).
Kích thước 12x12 ô chia làm 4x3 vùng (Dodeka Sudoku).
Kích thước 25x25 ô (Giant Sudoku).
Biến thể có kích thước lớn nhất được phổ biến là 100x100 ô.
Quy mô
Ngoài dạng bình thường ra, còn có Sudoku với quy mô 5 bảng gọi là Samurai Sudoku. Nó gồm 5 bảng, góc của 4 bảng ngoài cũng là một góc của bảng trung tâm. Luật chơi của phiên bản này cũng áp dụng quy tắc chơi Sudoku như bình thường nhưng đòi hỏi phải nhanh nhạy hơn vì sai từ ngoài sẽ sai hết.
Người đạt thành tích giải Sudoku nhanh nhất
Thomas Snyder người Hoa Kỳ đạt thành tích giải Sudoku nhanh nhất năm 2006, trong vòng 2 phút 8 giây. Nhưng năm 2008 em Lucus Yeo, 11 tuổi ở Castle Hill (NSW) Úc qua mặt, giải bài trong vòng 1 phút 38 giây. |
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam () là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, phục chế hiện vật và tư liệu về các dân tộc; tổ chức trưng bày, trình diễn và những hình thức hoạt động khác nhằm giới thiệu, phổ biến và giáo dục về các giá trị lịch sử, văn hoá của các dân tộc trong và ngoài nước; cung cấp tư liệu nghiên cứu về các dân tộc cho các ngành; đào tạo cán bộ nghiên cứu, nghiệp vụ, quản lý về nhân học bảo tàng. Bảo tàng tọa lạc tại đường Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, cạnh đường Nguyễn Khánh Toàn và đối diện công viên Nghĩa Đô.
Kiến trúc
Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư Véronique Dollfus (người Pháp). Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính:
Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng của toàn nhà với sự bố trí nội dung tham quan rất logic. Ví dụ: Tầng 01: Khách tham quan sẽ được tìm hiểu về 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua hình ảnh, vùng cư trú của họ. Sau đó, họ sẽ tiếp tục được đi vào chi tiết các dân tộc như: người Việt, người Mường,...; 2 không gian dành cho các trưng bày nhất thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày. Ví dụ: Năm 2006, trưng bày "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986). Năm 2013, trưng bày một góc cuộc sống của sinh viên sống xa nhà học tập ở các thành phố lớn. Năm 2014 và 2015, trưng bày các tác phẩm ảnh về đời sống và con người dân tộc Tây Nguyên trong những năm 50 của nhiếp ảnh người Pháp tên Jean-Marie Duchage. Ngoài ra, tại tầng hai của toà nhà Trống Đồng, du khách còn được tham quan tìm hiểu về các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái, Hmông, Dao,...dưới sự bố trí rất khoa học theo kiểu xuyên dọc theo đất nước. Ví dụ: Miền Bắc (ngay từ lối lên), miền Trung và Tây Nguyên (nằm ở giữa tầng hai về phía lối ra) và miền Nam (trước khi xuống tầng một).
Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau.
Khu trưng bày Đông Nam Á (do Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Thu và Doãn Thế Trung thiết kế): Khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào ngày 30/11/2013 sau 6 năm xây dựng với diện tích khoảng 500 ha. Đây là nơi giúp khách tham quan hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các hiện vật trưng bày. Tháng 12 năm 2014, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương phòng trưng bày về Tranh kính của Indonesia. Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương hai phòng trưng bày thường xuyên về "Một thoáng châu Á" và "Vòng quanh thế giới" ở tầng 2 tòa nhà Đông Nam Á. Với việc khai trương những trưng bày mới này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp tục thu hút khách tham quan mong muốn tìm hiểu về các nền văn mình trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra là khu vực cơ quan: cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật...
Nội dung
Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam gồm 15.000 hiện vật, 42.000 phim (kèm ảnh màu), 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm các cuộc phỏng vấn, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom (tính đến năm 2000). Các hiện vật này được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: dân tộc, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác.
Khu trưng bày thường xuyên trong toà Trống Đồng giới thiệu tất cả 54 dân tộc ở Việt Nam. Ở đây có nhiều hiện vật thông dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đặc biệt phong phú là đồ vải của các dân tộc, như khố, váy, khăn... được trang trí bằng các kỹ thuật truyền thống khác nhau; đồ đan, nhất là các loại gùi, giỏ, mâm; những nhạc cụ bằng tre, vỏ bầu khô; các hiện vật nghi lễ... Cùng với hiện vật, trong các phòng trưng bày còn có ảnh và phim tư liệu, phản ánh mọi khía cạnh văn hoá vật thể, phi vật thể, những nét tiêu biểu trong đời sống và sự sáng tạo của các tộc người.
Để phục vụ đầy đủ khách tham quan, tất cả các thông tin trong trưng bày, các bài viết cũng như các chú thích, đều được thực hiện bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp. Bảo tàng còn soạn thảo nhiều tờ gập giới thiệu những nội dung chính, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nhật..., phát miễn phí cho du khách.
Trong khu ngoài trời, có 10 công trình kiến trúc dân gian như: nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Êđê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Trong khu vườn đầy cây xanh này còn có ghe ngo của người Khơme và cối giã gạo bằng sức nước của người Dao. Trước nhà Việt, vào các thứ Bảy và Chủ nhật có biểu diễn rối nước của các phường rối dân gian đến từ các làng khác nhau.
Lãnh đạo
Giám đốc đầu tiên (từ năm 1995 đến tháng 12 năm 2006): PGS.TS Nguyễn Văn Huy, con trai út của cố học giả, cố Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên.
Giám đốc từ tháng 12/2006 đến tháng 1/2019: PGS.TS. Võ Quang Trọng
Giám đốc từ 1/2019 đến 11/2019: PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng Khoá XII, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Bảo tàng
Giám đốc từ 11/2019 đến nay: TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiêm Giám đốc Bảo tàng
Các Phó Giám đốc:
- TS. Bùi Ngọc Quang
- PGS.TS. Trần Hồng Hạnh
Giải thưởng
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2006). Chính phủ tặng Bằng khen (năm 2010), tặng Cờ thi đua năm 2011 và năm 2013, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tặng Cờ thi đua, Bằng khen nhiều năm liền.
Năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất ghi nhận sự lao động bền bỉ, năng động, sáng tạo và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chú thích |
Giải vô địch bóng đá châu Âu (UEFA European Championship, tên thường gọi: UEFA Euro hay Euro) là giải bóng đá quốc tế dành cho các đội tuyển quốc gia nam của các thành viên Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA), nhằm xác định nhà vô địch châu lục của châu Âu. Giải đấu thường được tổ chức bốn năm một lần kể từ năm 1960, ngoại trừ giải năm 2020 được tổ chức vào năm 2021 do đại dịch COVID-19 đang diễn ra ở châu Âu. Được lên lịch vào các năm chẵn giữa các giải đấu World Cup, ban đầu nó được gọi là Cúp các quốc gia châu Âu, và được đổi thành tên hiện tại vào năm 1968. Bắt đầu từ giải đấu năm 1996, các chức vô địch cụ thể thường được gọi là " UEFA Euro"; thể thức này kể từ đó đã được áp dụng trở lại cho các giải đấu trước 1996.
Trước khi tham gia giải đấu, tất cả các đội không phải quốc gia đăng cai (tự động đủ điều kiện) sẽ thi đấu trong giai đoạn vòng loại. Cho đến năm 2016, những đội giành chức vô địch có thể thi đấu (hoặc không) ở Cúp liên đoàn các châu lục.
Sau 16 lần tổ chức, giải vô địch châu Âu đã có 10 đội vô địch: Đức và Tây Ban Nha mỗi đội vô địch 3 lần, Pháp và Ý có 2 lần vô địch, và các đội Liên Xô, Tiệp Khắc, Hà Lan, Đan Mạch, Hy Lạp và Bồ Đào Nha mỗi đội đều 1 lần lên ngôi. Cho đến nay, Tây Ban Nha là đội duy nhất trong lịch sử đã vô địch 2 lần liên tiếp, vào các năm 2008 và 2012. Đây là giải đấu bóng đá được theo dõi nhiều thứ hai trên thế giới sau FIFA World Cup. Trận chung kết Euro 2012 đã được khoảng 300 triệu khán giả toàn cầu theo dõi.
Đương kim vô địch của giải đấu là đội tuyển Ý sau khi vượt qua đội tuyển Anh bằng loạt đá luân lưu tại Euro 2020.
Lịch sử
Ý tưởng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu được tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Pháp Henri Delaunay đề xuất từ năm 1927 nhưng mãi đến năm 1958 (3 năm sau khi Henri Delaunay qua đời) giải đấu mới được tổ chức. Chiếc cúp vô địch được đặt tên Henri Delaunay để tưởng nhớ đến công lao khai sinh giải đấu của ông.
Euro 1960 tại Pháp là giải vô địch bóng đá châu Âu đầu tiên được UEFA tổ chức. Đội vô địch là Liên Xô, sau khi đánh bại Nam Tư 2–1 trong trận chung kết tại Paris. Giải đấu được tổ chức theo hình thức loại trực tiếp với 17 đội tham dự. Có nhiều sự vắng mặt đáng chú ý khi các đội mạnh như Tây Đức, Ý hay Anh từ chối tham dự giải. Các đội đá hai lượt đi và về theo thể thức sân nhà – sân khách cho tới vòng bán kết. 4 đội mạnh nhất sẽ tham dự vòng chung kết được tổ chức ở 1 trong 4 nước giành quyền vào bán kết. Ở tứ kết, Tây Ban Nha từ chối đến Liên Xô và rút khỏi giải đấu, vì vậy lọt vào bán kết có 3 đại diện Đông Âu: Liên Xô, Nam Tư và Tiệp Khắc, cùng đội chủ nhà Pháp. Ở bán kết, Liên Xô dễ dàng vượt qua Tiệp Khắc tại Marseille với tỉ số 3–0. Trận bán kết còn lại có tới 9 bàn thắng và kết thúc với tỉ số 5–4 nghiêng về Nam Tư. Nam Tư đã hai lần bị đối phương dẫn trước với khoảng cách hai bàn, nhưng đã lật ngược tình thế thành công. Tiệp Khắc đánh bại Pháp 2–0 để giành vị trí thứ 3. Trong trận chung kết, Nam Tư ghi bàn trước, nhưng Liên Xô, có trong đội hình thủ môn huyền thoại Lev Yashin, gỡ hòa ở phút 49. Sau 90 phút, tỷ số là 1–1 và Viktor Ponedelnik ghi bàn khi hiệp phụ thứ hai còn 7 phút nữa là kết thúc, để mang chiếc cúp vô địch châu Âu đầu tiên về cho Liên Xô.
Euro 1964 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ hai do UEFA tổ chức theo chu kỳ 4 năm 1 lần. Vòng chung kết diễn ra tại Tây Ban Nha và chức vô địch sau đó đã thuộc về nước chủ nhà sau khi họ vượt qua đương kim vô địch Liên Xô 2–1 trong trận chung kết. Giải đấu lần này vẫn theo thể thức loại trực tiếp như giải lần đầu tiên với 29 đội bóng tham dự. Chỉ có Hy Lạp bỏ cuộc sau trận hòa với Albania. Do số đội lẻ nên đương kim vô địch Liên Xô cùng hai đội Áo và Luxembourg qua bốc thăm không phải tham dự vòng loại đầu tiên. Các cặp đấu tiến hành đấu loại trực tiếp theo thể thức sân nhà – sân khách cho tới bán kết. Bốn đội cuối cùng sẽ thi đấu vòng chung kết được tổ chức tại một trong bốn nước có đội bóng tham dự. Ở giải này, Luxembourg trở thành khắc tinh của các đội bóng lớn khi hạ Hà Lan 3-2 sau hai lượt, và thủ hòa với Đan Mạch 3–3 và 2–2, trước khi thất bại 0–1 ở trận tái đấu. Đan Mạch gây bất ngờ nhất khi lọt vào tới vòng chung kết, cùng với Liên Xô, Tây Ban Nha và Hungary. Tại bán kết, Liên Xô đánh bại Đan Mạch 3–0 tại Barcelona và Tây Ban Nha hạ Hungary 2–1 sau hai hiệp phụ ở Madrid với bàn thắng quyết định của Amancio. Tây Ban Nha đã bỏ cuộc khỏi giải đấu trước năm 1960 khi từ chối thi đấu với Liên Xô, nhưng lần này nhà độc tài Franco đã cho phép đội nhà thi đấu với những người Xô viết. Trước hơn 79.000 khán giả tại sân Santiago Bernabéu ở Madrid, chủ nhà thắng 2–1 nhờ bàn thắng muộn của Marcelino.
Euro 1968 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 3 diễn ra tại Ý từ ngày 5 cho đến 10 tháng 6 năm 1968. So với các giải đấu trước, vòng loại kỳ Euro lần này có thay đổi khi lần đầu tiên áp dụng thể thức các đội được chia bảng, đấu vòng tròn tính điểm. Đây cũng là kỳ Euro duy nhất có hai trận chung kết. Đội tuyển chủ nhà Ý phải đợi đến trận đấu lại mới vượt qua được Nam Tư để giành chức vô địch châu Âu đầu tiên trong lịch sử của mình. Đây cũng là lần thứ hai đội bóng vùng Balkan thất bại trong trận đấu cuối cùng của giải, sau chức á quân giành được vào năm 1960. Đây cũng là lần đầu tiên trận chung kết giũa Ý và Nam Tư phải đá lại để phân định thắng thua.
Euro 1972 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 4 diễn ra tại Bỉ từ ngày 14 cho đến ngày 18 tháng 6 năm 1972. Tại giải, đội tuyển Tây Đức giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Với việc giành thêm chức vô địch thế giới hai năm sau đó tại World Cup 1974, đội Tây Đức trở thành tuyển quốc gia đầu tiên đồng thời giữ hai danh hiệu Đương kim vô địch châu Âu và vô địch thế giới.
Euro 1976 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 5 diễn ra tại Nam Tư, từ ngày 16 cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1976. Tại giải, đội tuyển Tiệp Khắc giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Đây là giải đấu cuối cùng, vòng chung kết chỉ quy tụ bốn đội bóng và nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết phải thi đấu vòng loại. Kể từ giải lần sau, vòng chung kết sẽ được mở rộng cho 8 đội tham gia, bao gồm 7 đội vượt qua vòng loại và quốc gia được chọn đăng cai vòng chung kết. Một điều đáng lưu ý nữa ở giải là tất cả các trận đấu đều buộc phải thi đấu hiệp phụ để phân định thắng thua. Trận chung kết giữa Tiệp Khắc và Tây Đức là trận đấu đầu tiên có áp dụng hình thức sút luân lưu sau hai hiệp phụ để phân thắng bại.
Euro 1980 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 6 diễn ra tại Ý từ ngày 11 cho đến ngày 22 tháng 6 năm 1980. Tại giải, đội tuyển Tây Đức giành chức vô địch châu Âu thứ hai của mình, và trở thành đội đầu tiên hai lần vô địch giải. Đây cũng là kỳ Euro cuối cùng kết thúc trận đấu tranh hạng 3.
Euro 1984 là Giải vô địch quốc gia châu Âu lần thứ 7 diễn ra từ ngày 12 đến 27/6 năm 1984 tại Pháp. Đây là kỳ Euro lần thứ 2 Pháp đăng cái giải đấu này (lần trước là kỳ Euro vào năm 1960). Vào thời điểm này, chỉ có 8 đội tham dự VCK, bao gồm 7 đội phải vượt qua vòng loại và nước chủ nhà. Dưới sự dẫn dắt của Michel Platini, Pháp đã xuất sắc giành chức vô địch trên sân nhà và đây cũng là danh hiệu lớn đầu tiên của họ. Đây cũng là kỳ Euro đầu tiên không có tranh hạng 3, thay vào đó xác định đội bóng vào trận chung kết.
Euro 1988 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ tám diễn ra tại Tây Đức từ ngày mùng 10 cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1988. Tại giải, đội tuyển Hà Lan dưới sự dẫn dắt của bộ ba người "Hà Lan bay" (Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard) giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình.
Euro 1992 được tổ chức ở Thụy Điển từ ngày 10 đến 26 tháng 6 năm 1992. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 9, được tổ chức bởi UEFA. Đan Mạch, đội đến Thụy Điển để thay thế cho Nam Tư (đã vượt qua vòng loại nhưng không tham gia được do có nội chiến xảy ra), đã tạo ra bất ngờ lớn khi giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình. Một đội tuyển khác "chính thức" không thi đấu vòng loại mà vẫn có mặt tại vòng chung kết Euro 1992 là đội tuyển SNG (tên tắt của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập mới được tách ra từ Liên Xô). Năm 1991 Liên Xô tan vỡ và bị tách thành 15 nước độc lập, SNG được thành lập từ 12 nước trong 15 nước đó gồm Nga, Ukraina, Belarus, Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Armenia, Moldova và Tajikistan. Liên Xô đã vượt qua vòng loại được thay thế bằng đội tuyển SNG. Tại Euro 1992 có một điều đáng chú ý nữa là lần đầu tiên tại một vòng chung kết một giải đấu bóng đá lớn, tên riêng của mỗi cầu thủ được in sau lưng áo đấu của mình.
Euro 1996 được tổ chức ở Anh từ ngày mùng 8 đến ngày 30 tháng 6 năm 1996. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 10, được tổ chức bởi UEFA. Đức trở thành đội đầu tiên ba lần đoạt chức vô địch châu Âu khi giành ngôi quán quân của giải. Đây là kỳ Euro đầu tiên có 16 đội tham dự vòng chung kết. UEFA đưa ra quyết định này khi ở trong thập kỷ 1980 và đầu thập kỷ 1990, đối với các đội bóng châu Âu, vượt qua vòng loại World Cup còn dễ hơn vượt qua vòng loại của giải vô địch châu lục mình; 14 trên tổng số 24 đội tham dự World Cup 1982, 1986 và 1990 là các đội bóng thuộc Cựu lục địa, trong khi vòng chung kết Euro vẫn giữ nguyên thể thức 8 đội. Bắt đầu từ giải đấu này sẽ có thêm vòng tứ kết.
Euro 2000 là giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 11 được đồng tổ chức bởi Bỉ và Hà Lan (lần đầu tiên trong lịch sử Euro) từ 10 tháng 6 đến hai tháng 7 năm 2000. Giải đấu có sự tham gia của 16 đội tuyển quốc gia. Trong đó trừ hai nước chủ nhà Bỉ và Hà Lan, 14 đội còn lại phải vượt qua được vòng loại để tới vòng chung kết. Pháp là đội vô địch giải đấu này, sau chiến thắng 2-1 trước Italia trong trận chung kết, bằng bàn thắng vàng. Đây là lần thứ 3 trận chung kết giũa đội tuyển Pháp và đội tuyển Italia phải bước vào hiệp phụ vì hai đội hoà nhau với tỉ số 1-1 sau hai hiệp thi đấu chính thức 90 phút.
Euro 2004 được tổ chức ở Bồ Đào Nha từ ngày 12 tháng 6 cho đến ngày mùng 4 tháng 7 năm 2004. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 12, được tổ chức bởi UEFA. Đội tuyển Hy Lạp gây bất ngờ lớn khi đoạt chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình, dù không được đánh giá cao trước khi giải diễn ra.
Euro 2008 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 13 do Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) tổ chức. Giải đấu được diễn ra trên các sân vận động của Áo và Thụy Sĩ từ ngày mùng 7 và kết thúc với trận chung kết trên sân vận động Ernst Happel Stadion vào ngày 29 tháng 6 năm 2008. Đây là kỳ Euro lần thứ 2 trong lịch sử có hai quốc gia đồng tổ chức giải vô địch bóng đá châu Âu. Lần trước vào kỳ Euro 2000 do Bỉ và Hà Lan cùng đăng cai. Ở giải đấu này, Tây Ban Nha đã lần thứ hai vô địch Euro sau khi đánh bại Đức 1-0 ở trận chung kết nhờ pha lập công duy nhất của Fernando Torres.
Euro 2012 là giải vô địch bóng đá châu Âu thứ 14 được đăng cai tại hai quốc gia là Ba Lan và Ukraina. Đây là kỳ Euro lần thứ 3 trong lịch sử tiếp tục có 2 quốc gia đồng tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu (lần trước là vào năm 2008 do Áo và Thụy Sỹ cùng đăng cai). Giải bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng 6 đến ngày mùng 2 tháng 7 năm 2012. Có tổng cộng 16 đội bóng tham dự chia thành 4 bảng A, B, C và D. Đây là giải đấu khẳng định sự thống trị của bóng đá Tây Ban Nha khi họ là đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch Euro sau khi đánh bại Ý với tỷ số đậm 4–0 ở trận chung kết (đây là tỷ số đậm nhất trong một trận chung kết Euro). Qua đó kéo dài kỷ nguyên vinh quang khi họ có trong tay 3 chức vô địch của 3 giải đấu lớn liên tiếp là Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012 (trong quá khứ đội tuyển Tây Đức không bảo vệ được chức vô địch Euro 1976 dù đã vào tới trận chung kết). Đây cũng là kỳ Euro cuối cùng có 16 đội tham dự.
Euro 2016 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 15 và là lần thứ 3 tổ chức tại Pháp. Giải đấu được bắt đầu tổ chức vào ngày 10 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2016. Đây là kỳ Euro lần thứ 3, Pháp đăng cai giải đấu này (Lần trước là vào các năm 1960 và 1984). Đây là giải đấu đầu tiên có sự góp mặt của 24 đội bóng tham dự. Bắt đầu từ giải đấu này có thêm vòng 16 đội cùng với 4 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất. Ở giải đấu này, đội tuyển Bồ Đào Nha đã giành chức vô địch Euro lần đầu tiên sau khi đánh bại chủ nhà Pháp 1-0 ở trận chung kết nhờ pha lập công duy nhất của Éder. Đây cũng là lần đầu tiên đội tuyển Pháp nhận ngôi á quân của giải sau toàn thắng 2 lần trong 2 lần lọt vào trận chung kết của EURO năm đó. Đây là lần thứ 4 trận chung kết giũa đội tuyển Pháp và đội tuyển Bồ Đào Nha phải bước vào hiệp phụ vì hai đội hoà nhau với tỉ số 0-0 ở hai hiệp thi đấu chính thức 90 phút.
Euro 2020 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 16 và được tổ chức ở 11 thành phố trên khắp châu Âu (ban đầu diễn ra tại 13 thành phố nhưng đến gần khai mạc thì thủ đô Brussels của Bỉ bị loại khỏi danh sách vì việc xây dựng sân bóng mới bị trì hoãn và thủ đô Dublin của Cộng hòa Ireland cũng bị loại khỏi danh sách vì không đáp ứng được yêu cầu số lượng khán giả vào sân). Đây cũng là sự kiện kỉ niệm 60 năm ngày giải đấu đầu tiên được tổ chức. Đây cũng là kỳ Euro phải lùi lại 1 năm vì do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên ban tổ chức giải đấu quyết định giữ nguyên tên cũ: UEFA EURO 2020. Sân vận động Wembley sẽ là sân ưu tiên diễn ra 2 trận bán kết và 1 trận chung kết. Ở giải đấu này, đội tuyển Ý đã giành chức vô địch lần thứ hai sau khi đánh bại đội tuyển Anh trên chấm 11m sau khi hai đội hòa nhau 1–1 sau 120 phút thi đấu chính thức. Đây là trận chung kết lần thứ 3 trong lịch sử 2 đội bước vào loạt sút luân lưu để phân định thắng thua. Còn đội tuyển Bồ Đào Nha trở thành cựu vô địch sau khi thất bại trước đội tuyển Bỉ với tỉ số 0–1 ở vòng 1/8.
Euro 2024 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 17 và là lần thứ 2 tổ chức tại Đức.
Euro 2028 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 18 được tổ chức tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. Đây là lần thứ tư giải được tổ chức ở hai quốc gia.
Euro 2032 là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 19 được tổ chức tại Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là lần thứ năm giải được tổ chức ở hai quốc gia.
Chiếc cúp
Chiếc cúp hiện tại cao 60 cm và nặng 8 kg làm từ bạc, được thiết kế lại kể từ mùa giải 2008 để không bị lu mờ trước những chiếc cúp khác của UEFA. Nó cao hơn 18 cm và nặng hơn 0.5 kg so với phiên bản cũ.
Đồng thời, đế cúp cũng được thiết kế mở rộng hơn để đứng vững. Tên các đội vô địch thay vì được khắc trên chiếc cột đá cẩm thạch thì nay sẽ được khắc trên mặt sau của chiếc cúp.
Các trận chung kết và tranh hạng ba
Bắt đầu từ kỳ Euro 1984, không có trận tranh hạng 3. Do đó, không có vị trí thứ 3 và vị trí thứ 4 được trao giải thưởng. Thay vào đó, vòng bán kết được liệt kê theo thứ tự chữ cái.
(1) Trận đấu kết thúc sau hai hiệp phụ.
(2) Trận đấu kết thúc theo luật bàn thắng vàng hay "luân lưu".
Đội vô địch và á quân
*: đội chủ nhà
1: với tư cách là Tây Đức
2: với tư cách là Liên Xô
3: với tư cách là Tiệp Khắc
4: với tư cách là Nam Tư
Kết quả của các nước chủ nhà
Kết quả của đương kim vô địch
Giải thưởng
Cầu thủ xuất sắc nhất
Vua phá lưới
Các đội tham dự giải
Ghi chú
H1 – Vô địch
H2 – Á quân
H3 – Hạng ba (từ năm 1960 đến năm 1980)
H4 – Hạng tư (từ năm 1960 đến năm 1980)
BK – Bán kết (kể từ năm 1984)
TK – Tứ kết (kể từ năm 1996)
V16 – Vòng 16 đội (kể từ năm 2016)
VB – Vòng bảng (kể từ năm 1980)
Q — Đã vượt qua vòng loại của giải đấu sắp tới
• — Không vượt qua vòng loại
× — Không tham dự / Bị cấm tham dự
</span> — Đội chủ nhà
Số đội tham dự vòng chung kết của mỗi giải đấu được viết trong ngoặc.
1: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Tây Đức
2: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Liên Xô và một lần với tư cách là Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
3: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Tiệp Khắc
4: Tính cả các lần tham dự với tư cách là Nam Tư
*: Lùi lại 1 năm do đại dịch COVID-19
Các đội chưa từng tham dự vòng chung kết Euro , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .
Lần đầu tham dự
Dưới đây là thống kê giải đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền vào chơi một vòng chung kết Euro.
Xếp hạng theo số trận thắng
(tính đến mùa giải 2020)
Cập nhật lần cuối: 12/7/2020.
Các huấn luyện viên vô địch |
Song Hye-kyo (sinh ngày 22 tháng 11 năm 1981) là nữ diễn viên người Hàn Quốc. Cô nổi tiếng thông qua những vai chính Trái tim mùa thu (2000), Một cho tất cả (2003), Ngôi nhà hạnh phúc (2004), Gió đông năm ấy (2013), Hậu duệ mặt trời (2016), Gặp gỡ (2018) và The Glory (Vinh quang trong thù hận) (2022).
Năm 2017, cô đứng thứ 7 trong danh sách những người nổi tiếng quyền lực nhất Hàn Quốc do tạp chí Forbes bình chọn và đứng thứ 6 năm 2018. Cô được gọi là một trong "The Troika" cùng với Kim Tae-hee và Jun Ji-hyun, được gọi chung bằng từ viết tắt "Tae-Hye-Ji". Thành công của các bộ phim truyền hình của Song Hye-kyo trên quốc tế đã đưa cô trở thành một ngôi sao Hallyu hàng đầu.
Tiểu sử
Khi mới sinh ra, cô bị bệnh nặng đến mức bố mẹ và bác sĩ nghĩ rằng cô sẽ không qua khỏi. Sau khi hồi phục, bố mẹ của Song Hye-kyo đã đăng ký khai sinh cho cô vào ngày 26 tháng 2 năm 1982 (thay vì ngày sinh thực của cô là ngày 22 tháng 11 năm 1981).
Bố mẹ của Song Hye-kyo đã ly hôn khi cô còn nhỏ, sau đó cô được mẹ nuôi dưỡng. Họ chuyển từ nơi sinh của cô ở Daegu đến quận Gangnam ở Seoul, nơi cô được đào tạo như một vận động viên trượt băng nghệ thuật ở trường tiểu học nhưng bỏ dở khi cô học lớp 8. Song Hye-kyo tự nhận mình là người nhút nhát và sống nội tâm, nhưng khi theo học tại Trường Trung học Nữ sinh Ewha, cô được giáo viên trung học mô tả là có "tính cách vui vẻ, hòa đồng với bạn bè và luôn có tâm trạng vui vẻ." Song Hye-kyo theo học Đại học Sejong, nơi cô theo học chuyên ngành Nghệ thuật Điện ảnh, cho đến học kỳ I năm 1 và xin bảo lưu kết quả. Sau đó, cô không thể sắp xếp thời gian và chính thức thôi học năm 2002.
Sự nghiệp
1996–2004: Ra mắt, đột phá và danh tiếng quốc tế
Năm 1996, 14 tuổi, Song Hye-kyo đang là học sinh trung học cơ sở năm thứ ba, cô đã giành chiến thắng trong Cuộc thi SunKyung Smart Model, và cô đã xuất hiện trong ngành giải trí với vai trò người mẫu cho công ty đồng phục trường học. Điều này đã dẫn đến việc cô được đóng một vai nhỏ trong bộ phim truyền hình đầu tiên, Mối tình đầu. Cô tiếp tục xuất hiện trong một loạt các bộ phim truyền hình và sitcom, đặc biệt là bộ phim Soonpoong Clinic. Nhưng đến bộ phim truyền hình Trái tim mùa thu vào năm 2000 với Song Seung-heon và Won Bin, cô mới bắt đầu nổi tiếng ở Hàn Quốc và khắp châu Á. Bộ phim đạt được thành công nhất định, là tiên phong trong xu hướng âm nhạc Hàn Quốc cũng như làn sóng Hàn Quốc và đưa Song Hye-kyo trở thành ngôi sao Hallyu.
Năm 2003, mức độ nổi tiếng của cô tiếp tục được gia tăng. Cô đóng vai chính cùng với Lee Byung-hun trong bộ phim truyền hình Một cho tất cả, thu hút một lượng người xem lớn trên toàn quốc. Bộ phim đạt được tỷ lệ người xem cao nhất lúc bấy giờ là 47,7%. Năm tiếp theo, cô đã tham gia cùng với nam ca sĩ Rain trong bộ phim hài Ngôi nhà hạnh phúc. Bộ phim đã đạt được thành công nhanh chóng và giúp Song Hye-kyo trở thành một trong những nữ diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng nhất ở châu Á.
2005–2012: Phim điện ảnh đầu tay và các dự án ở nước ngoài
Đầu năm 2005, Song Hye-kyo đến San Francisco để học tiếng Anh, sau đó đến Seattle. Cô dành thời gian cho bản thân lại sau khi hoàn thành bộ phim Ngôi nhà hạnh phúc. "Tôi đã có một khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt, đó là cơ hội để tôi suy nghĩ về bản thân mình", Song Hye-kyo chia sẻ. Cô trở lại Hàn Quốc vào ngày 5 tháng 3 năm 2005. Cùng năm, cô đã lần đầu xuất hiện trên màn ảnh rộng trong tác phẩm My Girl and I (làm lại từ bộ phim Crying Out Love) cùng với nam diễn viên Cha Tae-hyun. Cô chứng minh được bản thân khi đảm nhận nhiều vai trò khác nhau.
nhỏ|Song Hye-kyo vào tháng 10 năm 2008.
Cô trở lại màn ảnh rộng vào năm 2007, với bộ phim chuyển thể Hoàng Chân Y. Mặc dù Jun Ji-hyun và Soo Ae là những lựa chọn ban đầu cho vai diễn này. Một năm sau, cô xuất hiện lần đầu ở Mỹ trong bộ phim Make Yourself at Home (tên cũ là Fetish), một bộ phim kinh dị tâm lý về cô gái được sinh ra từ một bà mẹ là người của giáo phái Saman, cô trốn tránh sức mạnh của một pháp sư trong mình bằng cách trở thành một cô dâu nhập cư ở Mỹ.
Cô tái xuất màn ảnh nhỏ vào cuối năm 2008 với Thế giới họ đang sống, một bộ phim được lấy bối cảnh tại một đài truyền hình, trong đó cô và Hyun Bin đóng vai những nhà sản xuất làm việc cùng nhau và yêu nhau.
Trong năm 2010, cô đóng vai chính trong Camellia, phim bao gồm ba bộ phim ngắn do các đạo diễn châu Á đạo diễn. Mỗi tập được đặt trong bối cảnh quá khứ, hiện tại và tương lai của thành phố Busan. Trong đoạn cuối cùng của bộ phim Love for Sale, Song Hye-kyo và Kang Dong-won là hai diễn viên chính.
Song Hye-kyo được coi là một trong những phụ nữ đẹp nhất Hàn Quốc
Vào đầu năm 2011, Song Hye-kyo đã phát hành sách ảnh Moment, Song Hye-kyo được chụp bởi những nhiếp ảnh gia hàng đầu ở nhiều quốc gia trên thế giới: Atlanta, New York, Buenos Aires, Patagonia, Paris, Hà Lan và Brazil. Lợi nhuận thu được từ việc bán sách ảnh đã được quyên góp cho các trẻ em đang gặp khó khăn.
Cùng năm, Song Hye-kyo đóng vai một nhà làm phim tài liệu trong Lẽ sống. Cô là một fan hâm mộ lớn của đạo diễn Lee Jeong-hyang, muốn tham gia diễn xuất trong bộ phim mặc dù cô đã gặp khó khăn để trở thành nhân vật mong muốn, Song Hye-kyo nói rằng cô yêu thích kịch bản và cảm thấy diễn xuất của mình đã trưởng thành. Cô coi bộ phim là "bước ngoặt" trong cuộc đời cô.
Năm 2011, cô trở thành nữ diễn viên châu Á đầu tiên ký hợp đồng với hãng Effigies của Pháp, mở đường cho việc cô có thể thâm nhập vào thị trường châu Âu.
Cô đã phát hành một quyển tự truyện ảnh mang tên It's Time for Hye-kyo vào năm 2012. Tác phẩm nhanh chóng lọt Top 10 cuốn sách bán chạy nhất Hàn Quốc sau ngày ra mắt chỉ hơn một tuần.
Song Hye-kyo đóng một vai phụ trong Nhất đại tông sư, bộ phim của đạo diễn Vương Gia Vệ về Lý Tiểu Long, lúc đó cô đã học được tiếng Quảng Đông.
2013–nay: Tiếp tục phát triển sự nghiệp
Song Hye-kyo hợp tác với nhà biên kịch và đạo diễn của Thế giới ta đang sống trong tác phẩm Gió đông năm ấy (dựa theo bộ phim Ai Nante Irane Yo, Natsu vào năm 2003). Cô là một cô gái mắc phải chứng suy giảm thị lực, mắt cô gần như không thể thấy gì, trong phim cô diễn xuất cùng với Jo In-sung. Bộ phim lan tỏa sức hút lớn ra toàn châu Á. Song Hye-kyo đã đoạt giải Daesang tại lễ trao giải APAN lần thứ 2 nhờ vai diễn Oh Young.
Năm 2014, Song Hye-kyo tái hợp với Kang Dong-won trong Những tháng năm rực rỡ, một bộ phim chuyển thể của E J-yong từ cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Aerial: My Palpitating Life.
Năm 2013, The crossing là bộ phim Trung Quốc thứ hai của cô được phát hành và được đạo diễn bởi John Woo.
Cô tiếp tục tham gia một bộ phim Trung Quốc khác vào năm 2015, Tôi là nữ vương, một bộ phim hài lãng mạn hiện đại về ba phụ nữ. Cùng tham gia với cô là Trần Kiều Ân và Y Năng Tịnh, dưới sự chỉ đạo của nữ diễn viên Y Năng Tịnh.
Năm 2016, Song Hye-kyo đóng vai chính trong bộ phim Hậu duệ mặt trời, bộ phim về chuyện tình giữa một Đại úy quân đội (do Song Joong-ki đóng) và một bác sĩ phẫu thuật (do Song Hye-kyo đóng) yêu nhau sau khi trải qua nhiều lần xông pha vào chốn hiểm nguy. Bộ phim cực kỳ thành công với tập cuối cùng đã thu được rating trên 38,8%, gây sốt trên đất nước Hàn Quốc, nhiều nước ở châu Á và trên thế giới. Bộ phim đã giúp Hàn Quốc quảng bá nền văn hóa ra thế giới, Song Hye-kyo một lần nữa khẳng định vị trí ngôi sao Hallyu và thường xuyên đứng đầu các cuộc thăm dò dư luận ở châu Á trong năm 2016. Cuối năm, Song Hye-kyo đã đoạt giải Daesang, giải thưởng cao nhất tại KBS Drama Awards cùng với nam diễn viên Song Joong-ki.
Sau hai năm gián đoạn, cô trở lại màn ảnh nhỏ với bộ phim tình cảm lãng mạn Gặp gỡ của tvN cùng với Park Bo-gum.
Đời tư
Kết hôn
Vào ngày 5 tháng 7 năm 2017, Song Hye-kyo và bạn diễn Song Joong-ki trong bộ phim truyền hình Hậu duệ mặt trời tuyên bố thông qua công ty quản lý của cả hai rằng họ đã đính hôn. Họ kết hôn trong một buổi hôn lễ riêng tư vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 tại Youngbingwan, khách sạn Shilla ở Seoul, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông trên khắp châu Á. Hôn lễ có sự tham gia của gia đình và bạn bè thân thiết nhất của cặp đôi, bao gồm diễn viên Lee Kwang-soo, Yoo Ah-in và Park Bo-gum, người đã chơi piano trong tiệc cưới.
Vào ngày 27 tháng 6 năm 2019, Song Joong-ki tiết lộ rằng anh đã đệ đơn ly hôn với Song Hye-kyo vào ngày hôm trước. Thủ tục ly hôn được hoàn tất vào ngày 22 tháng 7 năm 2019.
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2019, Song Hye-kyo đã đệ đơn kiện 15 cư dân mạng trực tuyến về tội "lan truyền thông tin sai lệch, bôi nhọ và xúc phạm danh dự". Mặc dù lý do ly hôn đã được công ty quản lý nói rõ là do sự khác biệt về tính cách, nhưng những tin đồn thất thiệt xung quanh vụ ly hôn vẫn tiếp tục được lan truyền, bao gồm lời tuyên bố rằng Song Hye-kyo đã thực hiện một cuộc hôn nhân giả nhằm mục đích nâng cao hình ảnh nổi tiếng của cô. Cáo buộc này đã tạo được độ tin cậy nhất định, vì có thông tin cho rằng nữ diễn viên hiếm khi tham dự các sự kiện của gia đình chồng, và cặp đôi đã mua một ngôi nhà trị giá 12 triệu USD ở Seoul mà chưa bao giờ sống tại đây. Tháng 8 năm 2014, đại diện của Song Hye-kyo đã đưa ra lời xin lỗi chính thức tới công chúng đối với nghi án trốn thuế, bằng lập luận rằng các kế toán đã hiểu sai công việc giấy tờ mà cô không hay biết về số tiền thuế thu nhập nộp thiếu từ năm 2009 đến năm 2011 tổng cộng là 2,56 tỷ KRW. Nữ diễn viên cho biết sau khi nhận được thông báo từ Cơ quan thuế Quốc gia, cô đã nộp đầy đủ số tiền phạt bổ sung lên tới 3,8 tỷ KRW (3,7 triệu USD) vào tháng 10 năm 2012.
Hoạt động khác
Song Hye-kyo đã dành thời gian để giúp động vật từ năm 2007. Trong năm 2012, hình ảnh cô bí mật tham gia vào hoạt động tình nguyện xuất hiện trên mạng. Những hình ảnh cho thấy Song Hye-kyo làm hoạt động tình nguyện vào một ngày mưa ở nơi trú ẩn động vật hoang dã ở Cheonan. Vào năm 2013, Kara đã đăng ảnh của cô và người bạn diễn Im Se-mi của Gió đông năm ấy làm việc tại một nhà lưu trú chó ở Yeoju. Cho đến nay, Song Hye-kyo vẫn tham gia vào các hoạt động liên quan.
Cộng tác với Giáo sư Seo Kyung-duk
Một đại diện từ công ty quản lý của Song Hye-kyo cho biết, "Vì Song Hye-kyo đã đi công tác nhiều, cô ấy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc khách du lịch có thể đọc được thông tin bằng ngôn ngữ của họ." Song Hye-kyo hợp tác với giáo sư Seo Kyung-duk của Đại học nữ sinh Sungshin, đã quyết định tặng tài liệu hoặc thông tin bằng tiếng Hàn cho nhiều địa điểm lịch sử, phòng trưng bày nghệ thuật và các viện bảo tàng khác nhau trên thế giới. Giáo sư Seo ca ngợi Song Hye-kyo, người đã ủng hộ đất nước của cô một cách lặng lẽ.
Vào tháng 1 năm 2012, tài trợ xuất bản cuốn sách hướng dẫn MoMA tại thành phố New York.
Tháng 4 năm 2012, Song Hye-kyo cũng chi cho việc sản xuất cuốn sách mới của Hàn Quốc cho Tượng đài Yun Bong Gil tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm 2012, đặt một hộp video quảng cáo về Hàn Quốc tại Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston.
Song Hye-kyo nhận thức sâu sắc về những khó khăn mà những người khiếm thị gặp phải khi đóng trong Gió Mùa Đông Năm Ấy. Vì vậy, Tháng 3 năm 2013, Song Hye-kyo quyết định tài trợ cho việc xuất bản sách hướng dẫn cho người khiếm thị tại Hội trường Độc lập Hàn Quốc ở Cheonan.
Vào tháng 8 năm 2013, Song Hye-kyo và Seo Kyung-duk tài trợ cho việc khắc tranh trên đồng để đóng góp cho bảo tàng Yi Jun Peace ở Hague, Hà Lan.
Vào tháng 10 năm 2013, tặng sách hướng dẫn về Hàn Quốc tại Nhà Tưởng niệm An Jung-geun ở Harbin, Trung Quốc.
Vào tháng 11 năm 2013, fan hâm mộ của Song Hye-kyo đã thông báo rằng họ đã tặng sách hướng dẫn Hàn Quốc cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Uzbekistan
Tháng 4 năm 2014, tặng 10.000 tờ thông tin Hàn Quốc cho tòa nhà Chính phủ Hàn Quốc ở Hangzhou, Trung Quốc.
Vào tháng 4 năm 2015, Song Hye-kyo tặng tiền để in các tài liệu quảng cáo tại nhà thờ ở thành phố New York.
Tháng 4 năm 2016, cô đã tặng tài liệu quảng cáo tiếng Hàn cho Tượng Nữ thần Tự do ở thành phố New York.
Vào tháng 8 năm 2016, để kỷ niệm Ngày Giải phóng Dân tộc Hàn Quốc vào ngày 15 tháng 8, Song Hye-kyo đã hợp tác với giáo sư Seo đã tặng 10.000 tờ bướm cho làng Utoro ở Nhật Bản.
Vào tháng 12 năm 2016, cô và giáo sư Seo đã tặng 10.000 bản sao cuốn sách hướng dẫn của Hàn Quốc tới Nhà Tưởng niệm Yun Bong Gil tại Thượng Hải để tưởng niệm ngày mất của ông.
Tháng 3 năm 2017, Song Hye-kyo tổ chức hiến tặng 10.000 bản sao cuốn sách hướng dẫn của Hàn Quốc tới các địa điểm lịch sử của Hàn Quốc ở Tokyo.
Vào tháng 5 năm 2017, cô và giáo sư Seo đã cung cấp sách hướng dẫn tiếng Hàn cho Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto.
Vào tháng 8 năm 2017, cô và giáo sư Seo đã tặng sách hướng dẫn về các di tích lịch sử của Hàn Quốc nằm ở Kyoto.
Danh sách phim
Phim truyền hình
Phim điện ảnh
Radio và chương trình giải trí
Âm nhạc
Video âm nhạc
Đĩa đơn
Sách
Giải thưởng và đề cử |
Tiếng Tây Ban Nha (), cũng được gọi là tiếng Castilla () hay tiếng Y Pha Nho theo lối nói cũ, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman, và là tiếng phổ biến thứ 4 trên thế giới theo một số nguồn, trong khi có nguồn khác liệt kê nó là ngôn ngữ phổ biến thứ 2 hay thứ 3. Nó là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người, và được dùng bởi 417 triệu người khi tính thêm các người dùng nó như tiếng phụ (theo ước lượng năm 1999). Có người khẳng định rằng có thể nghĩ đến tiếng Tây Ban Nha là tiếng quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh, có thể quan trọng hơn cả tiếng Pháp, do càng ngày nó càng được sử dụng nhiều hơn ở Hoa Kỳ, do tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, do sự mở mang của các kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, do sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu, do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha và do nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng phần lớn ở Tây Ban Nha, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Guinea Xích Đạo.
Nhóm ngôn ngữ và các ngôn ngữ liên hệ
Tiếng Tây Ban Nha có quan hệ rất gần gũi với các ngôn ngữ ở Đông Iberia như: tiếng Asturias (asturianu), tiếng Ladino (Djudeo-espanyol, sefardí), tiếng Catalunya (català) và tiếng Bồ Đào Nha (português). Tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có ngữ pháp và từ vựng rất giống nhau; số lượng từ vựng tương tự nhau của hai ngôn ngữ này lên đến 89%.
So sánh các từ vựng
Hệ chữ viết
Tiếng Tây Ban Nha được viết sử dụng ký tự Latin, với một chữ cái được thêm vào là "ñ" (eñe), được đọc là /ɲ/ ("nh" trong tiếng Việt) và được xem là xuất phát từ chữ "n", cho dù là được viết là một chữ "n" với một dấu ngã (~) bên trên. Những chữ ghép "ch" (che) và "ll" (elle) được xem như là những chữ cái đơn, có tên riêng và là một chữ cái trên bảng chữ cái, vì mỗi chữ đại diện cho một âm tiết khác nhau (/tʃ/ and /ʎ/) tương ứng. Tuy nhiên, chữ ghép "rr" (erre doble, chữ "r" đúp, hoặc chỉ là "erre" thay vì "ere"), cũng đại diện cho một âm đơn /r/, không được xem là một chữ đơn. Vì thế bảng chữ cái tiếng Tây Ban Nha có 28 chữ (sẽ là 29 nếu tính chữ "w", nhưng nó chỉ được sử dụng trong tên tiếng nước ngoài và từ mượn): a, b, c, ch, d, e, f, g, h, i, j, k, l, ll, m, n, ñ, o, p, q, r, s, t, u, v, (w), x, y, z. ó
Từ năm 1994, hai chữ ghép trên bị tách ra thành hai chữ cái riêng biệt để sắp xếp. Những từ có chữ "ch" bây giờ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái giữa "ce" và "ci", thay vì ở giữa "cz" như trước đây, và chữ "ll" cũng thế. Tuy nhiên, những chữ "che" (ch), và "elle" (ll) vẫn còn được sử dụng như thông tục.
Trừ những từ địa phương như ở México, việc phát âm có thể được định rõ khi đánh vần. Một từ tiếng Tây Ban Nha tiêu biểu được nhấn giọng ở âm áp chót nếu như nó tận cùng bằng một nguyên âm (không phải "y") hoặc nếu như tận cùng bằng phụ âm "n" và "s"; trong các trường hợp khác thì nhấn giọng ở âm cuối cùng. Những trường hợp ngoại lệ được biểu thị bằng một dấu sắc trên nguyên âm. Khi đó thì nguyên âm có dấu sắc sẽ được nhấn giọng.
Dấu sắc còn được sử dụng để phân biệt những từ đồng âm, nhất là khi một trong số chúng là những từ có nhấn giọng và cái còn lại thì không. So sánh "el" (mạo từ xác định giống đực số ít) với "él" (đại từ "anh ấy" hoặc "nó"); hoặc "te" ("bạn", bổ ngữ đại từ), de (giới từ "của" hoặc "từ") và "se" (đại từ phản thân) với "té" ("trà"), dé ("cho") và sé ("Tôi biết", hoặc mệnh lệnh cách của động từ "ser"), ta thấy được sự khác nhau.
Những đại từ nghi vấn (qué, cuál, dónde, quién, v.v.) cũng có dấu sắc ở những câu hỏi gián tiếp hay trực tiếp, và một số đại từ chỉ định (ése, éste, aquél, v.v.) có thể có dấu khi được sử dụng như những đại từ. Liên từ "o" ("hoặc") được thêm vào một dấu huyền khi được viết ở giữa các số với nhau để không bị lẫn với số 0 (zero): Ví dụ, "10 ò 20" phải được đọc là diez o veinte ("mười hay hai mươi") thay vì diez mil veinte ("10 020 - mười ngàn không trăm hai mươi"). Những dấu này thường được bỏ đi khi viết hoa (thói quen trước đây khi khi sử dụng máy tính vì chỉ có những chữ viết thường mới có dấu được), cho dù Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha phản đối.
Trong trường hợp hiếm, "u" được viết với một dấu tách âm ("ü") khi nó được viết giữa chữ "g" và một nguyên âm lưỡi trước ("e" hoặc "i"), để báo hiệu là nó phải được đọc thay vì câm như thường lệ. Ví dụ, cigüeña (con cò), được đọc là /θ̟iˈɰweɲa/; nếu như nó được viết là cigueña, nó sẽ được đọc là /θ̟iˈɰeɲa/.
Những mệnh đề nghi vấn và cảm thán được bắt đầu bằng dấu chấm hỏi ngược (¿) và dấu chấm than ngược (¡).
Phân phối địa lý của tiếng Tây Ban Nha
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ cơ bản của 20 quốc gia trên thế giới. Người ta ước tính tổng số người nói tiếng Tây Ban Nha là khoảng 470 đến 500 triệu, làm nó trở thành ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai trên thế giới theo số lượng người bản ngữ.
Tiếng Tây ban Nha là tiếng được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới (sau tiếng Trung Quốc và tiếng Anh). Thống kê ngôn ngữ sử dụng trên Internet năm 2007 tiếng Tây Ban Nha cũng là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên Internet, sau tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Số người nói tiếng Tây Ban Nha theo quốc gia
Bảng sau thể hiện số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha ở 79 quốc gia.
Ngữ pháp
Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ có nhiều biến tố, có hai giống cho danh từ (giống đực và giống cái) và khoảng 50 hình thái chia động từ cho một động từ, nhưng ít biến tố hơn cho danh từ, tính từ và từ hạn định.
Tiếng Tây Ban Nha có sử dụng giới từ, và thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì tính từ đứng sau danh từ. Cấu trúc câu là SVO (Subject Verb Object), tức là Chủ ngữ - Động từ - Bổ ngữ, cho dù những sự biến đổi thì cũng khá phổ biến. Có thể lược bỏ chủ ngữ đi khi ngữ cảnh trong câu đã rõ ràng. Động từ diễn tả hướng đi mà không cần phải có giới từ. |
George Hellmuth (1907–1999) là kiến trúc sư người Mỹ. Ông sinh ra tại St. Louis, Missouri và tốt nghiệp Đại học Washington. Ông làm việc tại thành phố St. Louis từ năm 1932 chuyên thiết kế các sở cứu hỏa và chỗ chứa xe bus. Năm 1949, ông mở hãng thiết kế riêng mình và thành lập hãng Hellmuth, Yamasaki và Leinweber, nhưng giải thể vào năm 1954. Sau đó ông cùng với Gyo Obata và George Kassabaum thành lập nên Hellmuth, Obata & Kassabaum (HOK). |
Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas) là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới. Là một đại lễ mừng trọng tâm của năm phụng vụ Kitô giáo, nó kết thúc mùa Mùa Vọng và bắt đầu mùa Giáng Sinh, theo lịch sử ở phương Tây kéo dài mười hai ngày cho tới Đêm thứ mười hai (đêm trước Lễ Hiển Linh). Ngày Giáng sinh là một ngày nghỉ lễ ở nhiều quốc gia trên thế giới, được tổ chức tôn giáo theo đa số Kitô hữu, và cũng được tổ chức như lễ hội văn hóa của nhiều người ngoài Kitô giáo, và tạo thành một phần không thể thiếu của kỳ nghỉ lễ tập trung xung quanh ngày này.
Câu chuyện truyền thống về Giáng sinh, sự giáng sinh của Giêsu, được mô tả trong Tân Ước nói rằng Giê-su được sinh ra ở Bethlehem, phù hợp với những lời tiên tri về đấng thiên sai. Khi Giuse và Maria đến thành phố, nhà trọ không còn chỗ trống và vì vậy họ phải ngủ cạnh máng cỏ nuôi gia súc, nơi Chúa Hài Đồng được sinh ra sau đó, với các thiên thần loan báo tin này cho những người chăn cừu, sau đó họ đã lan rộng thông tin này.
Mặc dù không rõ tháng và ngày sinh của Giêsu, nhưng giáo hội vào đầu thế kỷ thứ tư đã ấn định ngày sinh của Người là 25 tháng 12. Điều này tương ứng với ngày Đông chí trên lịch La Mã. Hầu hết các tín đồ Kitô giáo ăn mừng vào ngày 25 tháng 12 theo lịch Gregory, lịch này đã được áp dụng gần như phổ biến trong lịch dân sự ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, một số giáo hội Kitô giáo Đông phương tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 của lịch Julius cũ hơn, hiện tương ứng với ngày 7 tháng 1 trong lịch Gregorius. Đối với Kitô hữu, niềm tin rằng Thiên Chúa đến thế gian trong hình hài của con người để cứu chuộc cho tội lỗi của nhân loại, chứ không cần phải biết ngày tháng năm sinh chính xác của Giêsu, được coi là mục đích chính trong kỷ niệm ngày Giáng sinh.
Các phong tục ăn mừng liên quan đến lễ Giáng sinh ở các quốc gia khác nhau có sự pha trộn giữa các chủ đề và nguồn gốc tiền Kitô giáo, Kitô giáo và thế tục. Phong tục hiện đại phổ biến của ngày lễ bao gồm tặng quà; hoàn thành lịch Mùa Vọng hoặc vòng hoa Mùa Vọng; Nhạc Giáng sinh và hát mừng; xem vở kịch Chúa giáng sinh; trao đổi thiệp Giáng sinh; lễ thờ phượng; một bữa ăn đặc biệt; và trưng bày các đồ trang trí Giáng sinh khác nhau, bao gồm cây Giáng Sinh, đèn Giáng sinh, Hoạt cảnh giáng sinh, vòng hoa, vòng hoa, cây tầm gửi và nhựa ruồi. Ngoài ra, một số nhân vật có liên quan chặt chẽ và thường thay thế cho nhau, được gọi là Ông già Noel, Cha Giáng sinh, Thánh Nicôla và Christkind, có liên quan đến việc mang quà cho trẻ em trong mùa Giáng sinh và có truyền thống và truyền thuyết riêng của họ. Bởi vì việc tặng quà và nhiều khía cạnh khác của lễ hội Giáng sinh liên quan đến hoạt động kinh tế gia tăng, nên ngày lễ đã trở thành một sự kiện quan trọng và là thời điểm bán hàng quan trọng cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Tác động kinh tế của Giáng sinh đã phát triển đều đặn trong vài thế kỷ qua ở nhiều khu vực trên thế giới.
Tên gọi
Noel (phiên âm tiếng Việt: Nô-en hoặc No-en), từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là "(ngày) sinh". Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", được chép trong sách Phúc âm Matthêu.
Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas, theo nghĩa chiết tự là "(ngày) lễ của Đức Kitô". Chữ Mass nghĩa là thánh lễ. Chữ Christ là tước hiệu của Giêsu, được viết trong tiếng Hy Lạp là (Khristós, phiên âm Việt là "Ki-tô" hoặc "Cơ-đốc", có nghĩa là Đấng được xức dầu), mở đầu bằng chữ cái "Χ" (Chi) nên Christmas còn được viết tắt là Xmas.
Sự giáng sinh của Chúa Giê-su
Theo Phúc âm của Luca (Luke) và Mát-thêu (Matthew) thì Giê-su được Maria, một phụ nữ đồng trinh và là vợ bác thợ mộc Giuse, sinh ra ở Bethlehem xứ Judea. Theo Luke, thì Giê-su được sinh ra và đặt nằm trong một máng cỏ vì bà Maria và ông Giuse không tìm được chỗ trọ qua đêm khi đang cùng đoàn người du hành đến Bethlehem. Các thiên sứ loan tin rằng người này sẽ là Đấng cứu thế, và các mục đồng đến chiêm bái. Theo Phúc âm Matthew thì các nhà thông thái đã theo hướng một ngôi sao để đến Bethlehem và dâng tặng những phẩm vật lên Chúa hài đồng, vì họ tin rằng người sinh ra để làm vua của người Do Thái. Herod Đại đế biết được liền tàn sát tất cả các trẻ em trai mới sinh ở Bethlehem để giết Giêsu, nhưng gia đình Giêsu đã kịp chạy trốn đến Ai Cập và sau đó định cư tại Nazareth.
Lịch sử
Ngày tháng
Ngay từ thời kỳ Kitô giáo sơ khởi, dù ban đầu Giáo hội chưa cử hành lễ mừng kính sự giáng sinh của Đức Giêsu nhưng ngày 25 tháng 12 đã được coi là sinh nhật Đức Giêsu bởi Irenaeus, Hippolytus thành Roma và Sextus Julius Africanus. Bên cạnh đó có các suy đoán khác, Clemens thành Alexandria đề cập đến một số ngày được người ta đưa ra như 20 tháng 5.
Trong nhiều thế kỷ, những sử gia Kitô giáo chấp nhận ngày 25 tháng 12 này. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XVIII, các học giả bắt đầu đề xuất các cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày Đông chí - mà theo lịch thời đó rơi vào ngày 25 tháng 12 - bởi vì với các Kitô hữu, Đức Giêsu chính là "Mặt trời công chính" đã được tiên tri trong Malachi 4:2. Năm 1743, một người Đức theo Kháng Cách, Paul Ernst Jablonski cho rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày 25 tháng 12 là để tương ứng với lễ hội tôn vinh mặt trời Dies Natalis Solis Invicti của người La Mã, ông xem việc này là một sự "ngoại giáo" hóa đã làm tha hóa Giáo hội đích thực. Tuy nhiên có quan điểm ngược lại cho rằng chính lễ hội Dies Natalis Solis Invicti được Hoàng đế Aurelianus thiết lập vào năm 274 hầu như là một nỗ lực nhằm tạo ra một ngày lễ ngoại giáo thay thế cho một ngày vốn đã có ý nghĩa với các Kitô hữu ở Rôma. Năm 1889, học giả Pháp Louis Duchesne cho rằng thời điểm được chọn là ngày Giáng sinh được tính bằng 9 tháng sau sự kiện Truyền tin, ngày Đức Giêsu được hoài thai; truyền thống có từ rất sớm trong Giáo hội liên kết sự chết và sự nhập thể của Đức Giêsu với nhau, theo đó hai sự kiện này rơi vào cùng một ngày trong niên lịch: 25 tháng 3 theo cách tính của Tây phương hoặc 6 tháng 4 theo cách tính của Đông phương. Do vậy, việc ấn định 25 tháng 12 là ngày Giáng sinh không chịu ảnh hưởng từ ngoại giáo, đến khi Hoàng đế Aurelianus muốn biến ngày này thành ngoại giáo thì tới lượt các Kitô hữu tái thích ứng ngày này thành ngày lễ cử hành mừng sinh nhật Đấng Kitô.
Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa
Vòng lá mùa Vọng
Vòng lá mùa Vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy, trong 4 tuần Mùa Vọng. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday). Hoặc 4 cây nến đỏ, cứ mỗi tuần mùa Vọng đốt 1 cây nến.
Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Lutheran ở Đức vào năm 1839 với 24 cây nến gồm 20 nến đỏ và 4 nến trắng, cứ mỗi ngày gần Giáng sinh được đốt thêm một cây nến.
Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách sự sống vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hy vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người.
Lịch mùa Vọng
Ngoài ra, tại phương Tây, thường có một lịch mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng Sinh.
Hang đá và máng cỏ
phải|nhỏ|Hang đá và máng cỏ
Vào mùa Giáng sinh, một máng cỏ được đặt trong hang đá (có thể làm bằng gỗ, giấy), được dựng lên trong nhà hay ngoài trời, với các hình tượng Giê-su, Maria, Thánh Giu-se, xung quanh là các thiên sứ, mục đồng cùng các gia súc như bò, lừa để kể lại sự tích Chúa ra đời trong máng cỏ. Bên trên thường có gắn một ngôi sao, biểu trưng cho ngôi sao đã dẫn đường cho các nhà chiêm tinh đến diện kiến Chúa Giáng sinh.
Cây Giáng sinh
Cây Giáng Sinh là cây xanh thường là cây thông được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Kitô giáo.
Thiệp Giáng sinh
Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole (1808 - 1882), một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ John Callcott Horsley (1817 - 1903), một họa sĩ ở Luân Đôn, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kỳ người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.
Quà Giáng sinh
Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bè bạn. Đối với một số người, những món quà Giáng Sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
Khi Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba nhà thông thái (hay nhà chiêm tinh, theo truyền thống cũng là ba vị vua) từ phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, nhũ hương và mộc dược. Vàng có ý nói Giêsu là vua, nhũ hương để tuyên xưng Giêsu là Thiên Chúa và mộc dược tiên báo cuộc khổ nạn và sự chết của Giêsu để cứu chuộc nhân loại.
Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giêsu hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.
Theo truyền thuyết xưa, Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông Giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc bít tất (vớ).
Ngoài ra, ngày nay ở Việt Nam thì Giáng sinh cũng là dịp để các bạn trẻ có cơ hội gửi cho nhau những món quà, những bó hoa tươi và lời chúc tốt đẹp đến người thân và bạn bè.
Chợ Giáng sinh
Chợ Giáng sinh là một chợ đường phố kiểu truyền thống được tổ chức vào dịp Giáng sinh (thường bắt đầu khoảng 1 tháng trước Lễ Giáng sinh) có nguồn gốc tại vùng đất ngày nay là nước Đức và Đông Bắc nước Pháp. Bắt đầu xuất hiện từ cuối thời Thời kỳ Trung Cổ (khoảng thế kỷ XIV), cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Đức, Áo và Đông bắc Pháp trong dịp Giáng sinh cũng như được phổ biến đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Lễ Giáng Sinh ở các nước
Châu Âu
Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, ngày lễ Giáng Sinh vào hai ngày 25 và 26 tháng 12 là ngày nghỉ lễ chính thức có trả lương cho tất cả người lao động. Đối với người châu Âu, theo truyền thống Giáng sinh trước hết là một dịp đoàn tụ gia đình, để mỗi người nói lên tình yêu và tỏ sự quan tâm tới những người thân trong gia đình, họ hàng và với bạn bè, hàng xóm, khi những người con đi làm xa về thăm lại gia đình. Sau buổi thánh lễ vào chiều ngày 24 tháng 12, thường được nối tiếp là một bữa ăn tối chung trong gia đình và trao quà vào lúc nửa đêm; từ buổi chiều là ngoài đường gần như không còn người qua lại. Sáng ngày 25 tháng 12, thường là cả gia đình cùng đi nhà thờ dự thánh lễ.
Tại Đức, các chiều ngày 24 (nửa ngày), ngày 25 và 26 tháng 12 là ngày nghỉ quốc gia có trả lương và không được phép mở cửa tiệm buôn bán (ngoại trừ tại nhà ga xe lửa hoặc sân bay). Chiều tối và đêm 24 tháng 12 là nằm trong danh sách luật "những ngày lễ yên lặng" (Stille Tage), có những luật cấm tùy theo các bang như cấm tổ chức khiêu vũ, cấm làm ồn, cấm tổ chức tất cả các sự kiện giải trí bên ngoài nhà....
Tại Anh và các quốc gia Thịnh vượng chung Anh có truyền thống trao quà vào Ngày tặng quà 26 tháng 12.
Hà Lan
Cũng như các quốc gia Tây Âu khác, tại Hà Lan không khí lễ hội bắt đầu từ mùa Vọng, đặc biệt là từ đêm 6 tháng 12, đêm thánh Nicolas. Món quà của thánh Nicolas tặng cho ba chị em nghèo khổ qua chiếc ống khói và phong tục treo tất ở ống khói có thể được bắt nguồn từ câu chuyện này. Theo truyền thuyết, mỗi năm vị Thánh bổn mạng ở Amsterdam này đi thuyền tới thành phố với người cộng sự của mình là Black Peter ăn mặc như một người Moor. Họ được đón chào nồng nhiệt. Mọi người trao đổi quà với nhau và họ náo nức chuẩn bị cho mùa Giáng sinh.
Hoa Kỳ
Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất ở Hoa Kỳ, tương tự với Tết Nguyên Đán ở Việt Nam, đều nhấn mạnh đến ý nghĩa sum họp gia đình. Sau lễ Tạ ơn vào Thứ Năm cuối cùng của tháng 11, dân chúng lẫn những nơi buôn bán bắt đầu chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh.
Hungary
Theo truyền thống, các gia đình Hungary vẫn ăn chay cho đến hết ngày 24 tháng 12 và bữa chay tối chung ngày 24 tháng 12 của cả gia đình được chuẩn bị chu đáo với các món táo, hạnh nhân, mật ong và tỏi, các loại ngũ cốc, kèm xúp đậu nấu với bơ, sau này khi tục lệ ăn chay được nới lỏng, họ có thể thêm món súp cá hoặc bắp cải nhồi thịt. Cũng theo phong tục, bà chủ nhà không được rời bàn tiệc trong suốt buổi ăn và mọi người đứng ăn, và rơm được đặt dưới bàn để tưởng nhớ sự tích Chúa Giêsu ra đời trong máng cỏ.
Nga
Với Chính thống giáo Nga, cũng như Chính thống giáo tại các nước Đông Âu và Đất thánh Jerusalem, Giáng sinh rơi vào ngày 7 tháng 1 bởi họ dùng lịch Julius chứ không dùng lịch Gregorius có từ thế kỷ XVI. Ông già Tuyết trong ngày Giáng sinh theo Chính thống giáo Nga có vẻ ngoài tương tự như "đồng nghiệp" ở phương Tây nhưng mặc áo màu xanh và có một người cháu đi theo trợ giúp là Công chúa Tuyết. Công chúa là người trao quà cho trẻ em. Với nhiều người Nga, lý do chính để ăn mừng Giáng sinh không phải bản thân ngày lễ này, mà đây là dịp để nghỉ ngơi.
Nhật Bản
Nhật Bản không có ngày nghỉ lễ Giáng Sinh chính thức. Giáng Sinh ở Nhật Bản không mang nhiều màu sắc tôn giáo. Từ đầu tháng 12, phố xá đã bắt đầu treo đèn trang trí. Các trung tâm lớn ở Tokyo như ga Tokyo, Ikebukuro, Shinjuk, Shibuya, Rokpongi, Ginza v.v. đều treo đèn rất đẹp. Đặc biệt nổi tiếng có lẽ là hành lang đèn có tên "Tokyo Millenario" do đạo diễn mỹ thuật người Ý tên là Valerio Festi thiết kế chạy dài 800 m tại Marunouchi gần ga Tokyo. Người Nhật thường gọi Ông già Noel là Santa-san (サンタさん) nhằm tăng thêm sự dễ thương và kính mến cho ông vốn đã là một phần văn hóa của họ.
Gần đến ngày Giáng Sinh tại các quảng trường đều có đặt cây thông. Các siêu thị bán nhiều mặt hàng cho lễ Giáng Sinh như giày ủng đỏ đựng đầy bánh kẹo bên trong, các vòng lá thông gắn băng lụa đỏ và chuông mạ vàng, có cả bánh ngọt mùa Giáng Sinh của châu Âu như panettone có xuất xứ từ Italia. Một số nhân viên bán hàng hóa trang thành ông già Noel khi phục vụ khách hàng. Các cửa hàng bách hóa lớn mở cửa đến 11 giờ đêm, làm việc cả 31 tháng 12 và 1 tháng 1. Trai gái thường lấy mùa Giáng Sinh để tỏ tình, tặng quà nhau mang ý nghĩa đặc biệt nhưng các chủ yếu toàn yêu cho có rồi mai lại như "người dưng nước lã" không còn quan tâm đến nhau nữa. Vào đêm Giáng Sinh các gia đình Nhật thường ăn bánh ngọt mùa Giáng Sinh do họ tự làm hoặc mua ở hiệu, nhưng chủ yếu vẫn là rủ đi ăn KFC và gọi Colonel Sanders là "Santa-san thời hiện đại".
Việt Nam
Giống như Nhật Bản, dù không phải là ngày nghỉ chính thức tại Việt Nam nhưng Giáng sinh vẫn được coi như một ngày lễ chung, được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Một số công ty, tổ chức tư nhân có thể cho nhân viên nghỉ trong ngày Giáng sinh. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba lá hoặc thông đuôi ngựa, trong khi ở các nước phương tây dùng đa dạng các loài thông, vân sam, lãnh sam. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Và cũng giống như Nhật Bản, trong đêm Giáng Sinh là dịp để, những đôi "tình nhân" âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn cùng nhau mở tiệc vui lễ (ở Mỹ khi cặp đôi đứng cạnh nhau sẽ trao cho nhau một nụ hôn)
Đặc biệt là những người Công giáo thì chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình.
Hoạt cảnh giáng sinh
Bài chi tiết: Hoạt cảnh giáng sinh
Theo truyền thống Cơ đốc giáo, cảnh Chúa giáng sinh (còn được gọi là cảnh máng cỏ, cũi, crèche (/ krɛʃ / hoặc / kreɪʃ /), hoặc trong tiếng Ý presepio hoặc presepe, hoặc Bethlehem) là một loại triển lãm đặc biệt trong mùa Giáng sinh, sự trang trí này nhằm đại diện cho sự ra đời của Chúa Giê-su. Mặc dù thuật ngữ "cảnh giáng sinh" có thể được sử dụng cho bất kỳ hình ảnh đại diện nào về chủ đề rất phổ biến là Lễ giáng sinh của Chúa Giê-su trong nghệ thuật, nó có ý nghĩa chuyên biệt hơn đề cập đến các màn trình diễn theo mùa, hoặc sử dụng các nhân vật mô hình trong bối cảnh hoặc tái hiện được gọi là "sự giáng sinh sống động cảnh "(hoạt cảnh) trong đó con người và động vật thực tham gia. Các cảnh giáng sinh trưng bày các nhân vật đại diện cho sự giáng sinh của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và Thánh Giuse.
Đối kháng
Việc tổ chức lễ Giáng sinh từng bị chống đối trong một số trường hợp. Người Thanh giáo khi lên nắm quyền tại Anh và Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ 17 đã cấm mừng lễ Giáng sinh, cũng như Nghị viện Scotland do người Trưởng lão phái nắm giữ đã ra luật cấm lễ Giáng sinh từ 1637 tới 1690.
Gerry Bowler trong cuốn sách năm 2016 Christmas in the Crosshairs: Two Thousand Years of Denouncing and Defending the World's Most Celebrated Holiday (Giáng Sinh trong tầm ngắm: Hai nghìn năm bài trừ và bảo vệ dịp lễ trọng thể nhất thế giới) viết rằng từng có những 'cuộc chiến' chống lễ Giáng Sinh qua nhiều thế kỷ, và các chế độ toàn trị đều bài xích hoặc cố biến lễ Giáng Sinh thành một thứ lễ hội phục vụ chính trị: Cụ thể là Gerry Bowler cho hay khi những người Bolshevik lên nắm quyền tại Nga, Lenin đã ra lệnh cho công an mật bắn chết ai dám bỏ ngày đi làm để ở nhà mừng lễ Giáng Sinh. Sau đó, hình ảnh Stalin được xây dựng tương tự ông già Giáng Sinh: một cụ già đôn hậu, đem quà cho trẻ con. Chế độ phát-xít Đức tuy không cấm hẳn Giáng Sinh nhưng thay đổi lời bài hát về lễ này để ca ngợi Hitler.
Các nhà nước vô thần như Liên Xô, Trung Quốc, và một số nước đa số theo Hồi giáo như Somalia, Tajikistan và Brunei cũng cấm lễ Giáng sinh. |
Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An, Trường Bưởi, Trường Chu hay trước đây là Trường PTTH Chuyên ban Chu Văn An) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội. Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông được cho là lâu đời và giàu truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Được người Pháp thành lập với tên chính thức Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ) thường được gọi với tên tiếng Việt là Trường Bưởi. Năm 1945, trường được đổi tên thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An dưới thời Chính phủ Trần Trọng Kim (tháng 4 năm 1945) và giữ cái tên này từ đó cho tới nay. Cơ sở của trường ban đầu được đặt tại làng Thụy Khuê (nay là phường Thụy Khuê) bên cạnh hồ Tây, sau một thời gian phải sơ tán đi nhiều nơi do hoàn cảnh chiến tranh, trường chuyển về địa điểm cũ từ năm 1955 và cố định ở đó đến hiện tại.
Lịch sử
Giai đoạn 1908 - 1945
Ngày 9 tháng 12 năm 1908, Toàn quyền Đông Dương Klobukowski ra quyết định thành lập Collège du Protectorat (Trường Thành chung Bảo hộ - tương đương trường cấp II hiện nay) trên cơ sở sáp nhập Trường Thông ngôn Bờ sông, Trường trung học Jules Ferry Nam Định và lớp Sư phạm (Cours normal) phố Pottier (nay là phố Bảo Khánh). Năm 1931, trường được nâng cấp thành một lycée (tương đương cấp trung học phổ thông hiện nay) - Lycée du Protectorat (Trường Trung học Bảo hộ). Tuy nhiên do trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê (thời Hậu Lê là nơi đặt điện Thụy Chương) ở vùng Kẻ Bưởi, ven hồ Tây nên người dân vẫn gọi là trường Bưởi. Trường Bưởi được cho là cái tên mà các học sinh có tinh thần phản kháng lại người Pháp dùng khi đề cập đến trường nhằm không gọi cái tên chính thức người Pháp đặt.
Cuối năm 1943 do Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng, trường phải sơ tán một phần về Tu chủng viện Phúc Nhạc (Ninh Bình) và phần còn lại vào Thanh Hóa, mãi đến giữa năm 1945 mới quay lại Hà Nội. Tuy vậy số lượng học sinh của trường vẫn tăng đều trong khoảng thời gian từ 1937 (190 học sinh) đến 1944 (424 học sinh). Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 6 năm 1945, Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại ra quyết định đổi tên trường thành Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An - lấy theo tên vị danh sư Chu Văn An dưới thời nhà Trần và cử giáo sư Nguyễn Gia Tường làm hiệu trưởng, đây là hiệu trưởng người Việt đầu tiên của trường Bưởi - Chu Văn An. Tên Trường Chu Văn An được giữ từ ngày đó đến nay, dù có lúc phải sơ tán, phải chia đôi trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Sau khi ra lệnh đóng cửa trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907, người Pháp mở trường Trung học Bảo hộ theo mô hình giáo dục Pháp với mục đích đào tạo công chức trung-cao cấp người Việt cho bộ máy cai trị, nhưng cả Bắc Kỳ khi đó chỉ có trường Bưởi là lycée dành cho học sinh người Việt vì lycée Albert Sarraut là của học sinh Pháp, họ lấy rất ít học sinh Việt (đây cũng là đối thủ chính của trường Bưởi trong thời gian này cả về thành tích học tập lẫn thể thao,) và mãi sau mới thêm mấy trường trung học nữa ở Hải Phòng, Nam Định,... Vì vậy nơi đây đã là cái nôi của lớp trí thức trẻ người Việt, một năm trường tuyển ở cả Bắc Kỳ đúng 120 chỉ tiêu (và tỉ lệ học sinh của toàn Bắc Kỳ khi đó cũng thấp nhất nước, khoảng 1 học sinh/10.000 người dân,) đậu vào trường Bưởi trong thời gian này được gọi là cả một tự hào lớn lao, học trò ra trường đi vào khắp các ngành kinh tế - văn hóa, những người đại diện phần đông là xuất sắc. Không chỉ có học sinh người Việt, trường Bưởi còn là nơi học tập của một số học sinh Lào và Campuchia trong đó phải kể tới Souphanouvong và Kaysone Phomvihane. Học phí thời gian này chừng 4 đồng Đông Dương một tháng, nên vấn đề giành học bổng để học tập là một vấn đề rất quan trọng.
Tuy nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ không đề ra mục tiêu giáo dục tinh thần dân tộc, các học sinh trong trường đã thông qua những hành động cụ thể đi ngược lại chủ trương ban đầu đó. Họ tổ chức bãi khóa đòi ân xá nhà yêu nước Phan Bội Châu hay để tang Phan Chu Trinh, hưởng ứng phong trào Việt Minh, tham gia vào các nhóm luyện võ cổ truyền và truyền nhau các lời chào hỏi yêu nước học được từ thầy dạy võ của mình, cũng như xung đột với các cộng tác viên trường Albert Sarraut vốn học dành cho tầng lớp thượng lưu... Một số học sinh đã sớm tham gia các phong trào độc lập dân tộc như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng.
Giai đoạn 1945 - 1954
Sau Cách mạng tháng Tám trường phải học tạm ở thị xã Hà Đông vì trường phải dùng làm nơi đóng quân của quân đội Tưởng Giới Thạch. Đến đầu năm 1946, trường chuyển về Việt Nam Học xá (tức Đông Dương Học xá trước đó, nay là Đại học Bách khoa Hà Nội). Sau kỳ nghỉ hè 1946, trường lại chuyển về một trường trung học nữ Pháp (bây giờ là Tòa nhà Bộ Tư pháp).
Khi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ, trường Chu Văn An được chia làm hai phân hiệu, một phân hiệu chuyển về vùng kháng chiến Đào Giã - Phú Thọ do thầy giáo Trần Văn Khang làm hiệu trưởng, phân hiệu thứ hai ở lại Hà Nội. Trong những năm Hà Nội bị tạm chiến, nhà trường bị binh đoàn xe tăng Pháp chiếm đóng, nên thầy và trò phải tạm trú tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương) ở phố Hàng Bài, sau lên Cửa Bắc chung với trường Sư phạm Đỗ Hữu Vị cũ (nay là trường Phan Đình Phùng). Sau ngày giải phóng Thủ đô tháng 10 năm 1954, trường Chu Văn An mới lại trở về địa điểm ban đầu cạnh hồ Tây.
Trong 9 năm chiến tranh, rất nhiều học sinh Chu Văn An đã gia nhập tự vệ và bộ đội Việt Minh. Nhiều người sau đó trở thành cán bộ cao cấp của chính quyền như Nguyễn Xiển, Phan Anh,... Một số sau này trở thành tướng lĩnh như Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Thiếu tướng Nguyễn Đôn Tự...
Giai đoạn 1954 - 1986
Vào thập niên 1950 vì thiếu giảng viên, do sau Hiệp định Genève 1954, một số các giáo viên học sinh di cư vào miền Nam Việt Nam, chính phủ có yêu cầu Pháp cung cấp một số giáo sư như ông bà Gérard Tongas sang thỉnh giáo ở trường Chu Văn An.
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, vì Không quân Mỹ đánh phá Hà Nội, trường lại phải sơ tán đi nơi khác một lần nữa, lần này là về Khoái Châu (Hưng Yên). Rất nhiều con em cán bộ tập kết miền Nam cũng đã học tập tại trường.
Nhiều học sinh Chu Văn An sau đó đã cầm súng chiến đấu ở chiến trường miền Nam, nhiều người đã trở thành liệt sĩ và được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, liệt sĩ Nguyễn Văn Chư (học sinh miền Nam, được truy tặng danh hiệu Anh hùng). Nhiều học sinh và cả giáo viên của trường đã tham gia chiến đấu trong các binh chủng không quân, phòng không chống lại các cuộc không kích của Không quân Hoa Kỳ, trong đó có những người được phong anh hùng như Nguyễn Tiến Sâm, Vũ Xuân Thiều.
Cho đến trước năm 1986, trường Chu Văn An là trường có lớp chuyên Toán duy nhất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nơi đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh chuyên Toán giành thành tích cao trong các cuộc thi Học sinh giỏi Quốc gia, các kì thi Olympic Toán Quốc tế và sau đó đã thành công trên nhiều lĩnh vực, tiêu biểu như GS-TSKH Nguyễn Hữu Việt Hưng, chủ nhiệm bộ môn Đại số tuyến tính trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS-TS Trương Gia Bình, tổng giám đốc công ty FPT, PGS-TS Đào Tiến Khoa, giám đốc Trung tâm tính toán cơ bản, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân.
Từ năm 1986 đến nay
Từ năm 1986, các giáo viên và học sinh nòng cốt của trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cử sang xây dựng trường chuyên mới của Hà Nội, trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam. Do đó, Chu Văn An mất vị trí dẫn đầu về chất lượng giáo dục ở Hà Nội. Từ năm 1970 đến năm 1993, trường cấp III Chu Văn An chia sẻ cơ sở vật chất với trường cấp III Ba Đình theo hình thức một trường buổi sáng, một trường buổi chiều, hai trường hợp nhất làm một từ tháng 1 năm 1993.
Ngày 17 tháng 2 năm 1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ra quyết định xây dựng trường Chu Văn An trở thành một trong 3 trường trung học phổ thông trọng điểm quốc gia của Việt Nam. Cùng với trường Quốc học Huế và trường chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí Minh, trường Chu Văn An bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn đầu tư cơ sở mạnh mẽ cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, tiến tới kỉ niệm 100 năm ngày thành lập.
Ngày 6 tháng 11 năm 2004, trường Chu Văn An đã được nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Việt Nam. Lễ kỉ niệm 100 thành lập trường được tổ chức vào hai ngày 16 và 17 tháng 5 năm 2008.
Danh sách hiệu trưởng
Đào tạo
Cơ cấu tổ chức
Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với hiệu trưởng là Nguyễn Thị Nhiếp và 2 hiệu phó là cô Trần Thị Tuyến và thầy Lê Đại Hải (được bổ nhiệm từ năm học 2020-2021). Công tác giáo dục được phân chia thành 15 bộ môn riêng biệt: Công nghệ, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Hóa học, Lịch sử, Văn học, Sinh học, Thể dục, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tin học, Toán học, Vật lí, Địa lí và khối Song bằng. Ngoài ra còn các phòng ban thực hiện công tác phục vụ vận hành trường gồm: Văn thư, Thí nghiệm, Thư viện, Bảo vệ, Quản trị, Lao công và Y tế.
Hệ thống lớp học
Tính cho đến niên khóa 2007 - 2010 Chu Văn An có khoảng trên 2.000 học sinh thuộc 3 khối 10, 11 và 12. Hệ thống lớp học của trường Chu Văn An bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, Sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng. Học sinh của các lớp chuyên hàng năm có thể tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp trường và thành phố. Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp (F): đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt. Đôi khi lớp này được chia đôi sĩ số thành hai lớp F1 và F2. Ngoài các lớp chuyên trên, trường Chu Văn An còn có 7 lớp đào tạo chất lượng cao (từ A1 đến A7). Các lớp hệ B đã được bãi bỏ.
Từ niên khóa 2007 - 2010 Chu Văn An là trường trung học phổ thông đầu tiên tại Hà Nội mở lớp tiếng Nhật, đây là đề án hợp tác của Bộ Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Trong thời gian Bộ Giáo dục còn sử dụng hệ thống giáo dục phân ban (ban Tự nhiên - ban Xã hội) thì hệ thống lớp không chuyên của Chu Văn An được chia thành các lớp A (ban Tự nhiên - ban A) và các lớp C (ban Xã hội - ban C).
Trong niên khóa 2009 - 2012, nhà trường bắt đầu triển khai hệ thống lớp học mới, chia các lớp thành hai nhóm lớp chuyên và không chuyên. Nhóm lớp chuyên có các lớp: Toán, Tin, Nhật, Anh, Văn, Sử, Địa, Pháp 1, Pháp 2 (tăng cường), Lý (từ khóa 2011 - 2014), Hóa (từ khóa 2011 - 2014), Sinh (từ khóa 2011 - 2014). Nhóm lớp không chuyên có các lớp: A1, A2 theo định hướng khối A và D1, D2, D3 theo định hướng khối D.
Từ niên khóa 2017 - 2018, trường THPT Chu Văn An là trường công lập đầu tiên thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài.
Kết quả đào tạo
Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh thường xấp xỉ 100%, tỷ lệ đỗ đại học trên 70%, trường Chu Văn An được coi là cơ sở đào tạo cấp phổ thông trung học có chất lượng cao ở Hà Nội và Việt Nam. Cụ thể niên khóa 2006 - 2007 học sinh Chu Văn An có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,1% (40,59% đỗ loại khá giỏi), tỷ lệ đỗ đại học đạt 78% với điểm thi trung bình 18,77 (xếp thứ 24 toàn quốc).
Trước năm 1986 do là trường duy nhất có lớp chuyên Toán của thành phố Hà Nội nên học sinh Chu Văn An luôn có thành tích tốt trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Trong các kì thi Olympic Toán Quốc tế, học sinh Chu Văn An đã đạt được 6 huy chương, trong đó có 2 huy chương bạc và 4 huy chương đồng. Từ năm 1986, với việc Sở Giáo dục Hà Nội rút đội ngũ giáo viên và học sinh nòng cốt để thành lập trường chuyên mới Hà Nội - Amsterdam, trường Chu Văn An không còn là trường dẫn đầu về thành tích đào tạo ở Hà Nội.
Vinh danh
Do thành tích dạy và học, trường đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng:
Huân chương Lao động hạng ba (năm 1964)
Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1992)
Huân chương Độc lập hạng nhất (năm 1998)
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (năm 2013)
Cơ sở vật chất
Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ. Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Phục vụ cho công tác thực hành thực nghiệm, trường có một nhà học thực nghiệm (nhà T) gồm phòng đa phương tiện (multimedia), phòng đựng giáo cụ trực quan và đồ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, một nhà Hội đồng sư phạm (nhà S) gồm phòng Hội đồng các phòng học tiếng và tin học. Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện , phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời, một sân bóng đá, một sân bóng rổ, và vườn trường. Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin: hai căng tin mới ở nhà K (ký túc xá) và căng tin cũ cạnh nhà I (nhà tập). Sân vận động của trường từ 3 sân đất đã được tu sửa trở thành 3 sân cỏ nhân tạo và 1 sân quần vợt, 1 sân bóng rổ. Sân cỏ sau nhà A cũng được xây thành sân bê tông dành cho môn bóng rổ.
Toà nhà cổ kính và đẹp nhất của trường là khu thư viện hay được gọi với cái tên Nhà Bát Giác, được xây dựng từ năm 1898. Ban đầu tòa nhà có tên Biệt thự Schneider (La villa Schneider) lấy theo tên người chủ căn biệt thự, một ông chủ xưởng giấy người Pháp tên là Henri Schneider. Sau đó tòa nhà được dùng làm nơi ở của Hiệu trưởng người Pháp của trường Trung học Bảo hộ. Năm 1999, với sự giúp đỡ tài chính của vùng Île-de-France (Pháp), tòa nhà đã được tu sửa và hiện được dùng làm thư viện của trường. Ngày nay phòng đọc đã được di chuyển xuống tầng hầm, các tầng còn lại được sử dụng làm phòng hiệu trưởng, phòng học đàn và phòng vi tính. Phòng truyền thống của trường vốn ở nhà Bát Giác đã được chuyển tới tòa nhà nằm sau khu Hội trường Thăng Long. Đây nguyên là nơi ở của ông hiệu phó trường trung học bảo hộ mới được xây dựng lại năm 2006.
Ngày 19 tháng 1 năm 2007, trường đã khánh thành bức tượng Danh sư Chu Văn An, một trong các công trình chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 100 năm trường Bưởi - Chu Văn An.
Ngày 5 tháng 9 năm 2019, trong khuôn khổ lễ khai giảng năm học 2019-2020, trường đã khánh thành bức tượng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Trong văn hóa đại chúng
Với khung cảnh cổ kính nên thơ, trường Chu Văn An đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim 12A và 4H của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Nguyên một lớp học đã được chọn làm diễn viên phụ cho bộ phim.
Ngôi trường cũng là bối cảnh cho mối tình tuổi học trò của hai nhân vật chính Kiên và Phương trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng
Với truyền thống lâu đời của mình, trường Bưởi – Chu Văn An đã là nơi học tập và giảng dạy của rất nhiều danh nhân trên mọi lĩnh vực của Việt Nam. Dưới đây là một số giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi – Chu Văn An.
Giáo viên
Nguyễn Lân, nhà giáo nhân dân
Nguyễn Phan Chánh, họa sĩ tranh lụa nổi tiếng.
Dương Quảng Hàm (từ năm 1920 đến năm 1946), nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục nổi tiếng.
Hoàng Xuân Hãn (học sinh khóa 1926, giảng dạy từ năm 1936 đến năm 1939), học giả, người soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông đầu tiên của nước Việt Nam dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim
Nguyễn Văn Huyên (1935 – 1938), nhà nghiên cứu văn hóa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 29 năm.
Nguỵ Như Kon Tum, (1941 – 1945) nhà vật lý, hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Tường, luật sư, người Việt Nam đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp.
Nguyễn Xiển, (học sinh khóa 1925, giảng dạy từ năm 1935 đến năm 1937) nhà khí tượng học, Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
Học sinh
Chính trị - quân sự
Phan Anh, luật sư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Vương Văn Bắc, luật sư, Tổng trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
Nguyễn Văn Cừ (khóa 1928), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trịnh Đình Cửu, một trong những người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ, bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
Phạm Văn Đồng, (khóa 1924), Thủ tướng Việt Nam trong 32 năm.
Dương Đức Hiền, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Dân chủ Việt Nam.
Đặng Vũ Hiệp (khóa 1941), thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nguyễn Cao Kỳ (khóa 1949 – 1950), Thủ tướng và Phó Tổng thống của Việt Nam Cộng hòa
Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Souphanouvong, hoàng thân, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Lê Trọng Tấn, đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vũ Xuân Thiều, liệt sĩ – phi công Không quân Nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Tiến Sâm, phi công Không quân Nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải.
Ngô Gia Tự (khóa 1922), bí thư lâm thời của Xứ ủy Nam Kỳ.
Lê Văn Luơng, trưởng ban tổ chức trung uơng, bí thư thành ủy Hà Nội.
Khoa học – giáo dục
Tạ Quang Bửu (khóa 1926), nhà toán học, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
GS, NGND Nguyễn Văn Chiển (khóa 1934), nhà địa chất học, tổng biên tập Tập bản đồ (Atlas) Việt Nam.
Bùi Huy Đáp (khóa 1931), nhà nông học, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Đỗ Xuân Hợp, nhà giải phẫu học, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Nguyễn Đình Ngọc, thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam, nhà tình báo, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam.
Dương Trung Quốc, nhà sử học, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội.
Trần Đức Thảo, nhà triết học, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II.
Lê Văn Lan, giáo sư Sử học, đồng sáng lập Viện Lịch sử Việt Nam.
Lê Văn Thiêm (khóa 1936), nhà toán học, viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học.
Tôn Thất Tùng, nhà giải phẫu học, giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn.
Nguyễn Khắc Viện (khóa 1932), bác sĩ, nhà văn hóa.
Văn học - Nghệ thuật
Bùi Văn Bảo (khóa 1940), nhà giáo, soạn giả.
Ngô Xuân Diệu (Xuân Diệu) (khóa 1933), nhà thơ, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ) (khóa 1915), nhà thơ, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II.
Nguyễn Công Hoan (khóa 1920), nhà văn, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Nam Trân (khóa 1924) nhà thơ, dịch giả
Vũ Khắc Khoan nhà văn, nhà viết kịch
Nguyễn Hiến Lê (khóa 1926), soạn giả, dịch giả.
Dương Bích Liên, họa sĩ, một trong bộ tứ Sáng - Nghiêm - Liên - Phái.
Vũ Đình Liên (khóa 1930), nhà thơ, tác giả bài thơ Ông đồ, nhà giáo nhân dân.
Vương Trí Nhàn (khóa 1958), nhà phê bình văn học, soạn giả.
Võ An Ninh, nhiếp ảnh gia, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Hoàng Ngọc Phách (khóa 1914), nhà văn, tác giả tiểu thuyết Tố tâm.
Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), nhà văn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nguyễn Đình Thi (khóa 1941), nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Trần Tiến, nghệ sĩ kịch nói, nghệ sĩ nhân dân.
Thanh Tùng, nhạc sĩ.
Tô Ngọc Vân, họa sĩ, một trong bộ tứ Trí – Vân – Lân – Cẩn.
Hoài Thanh, nhà phê bình văn học, tác giả của Thi nhân Việt Nam.
Lĩnh vực khác
Trương Gia Bình (khóa 1971), sáng lập viên, chủ tịch hội đồng quản trị công ty FPT.
Bùi Quang Ngọc (khóa 1970), sáng lập viên, Tổng Giám đốc công ty FPT.
Hoàng Đạo Thuý, lãnh tụ phong trào Hướng đạo Việt Nam.
Đặng Thuỳ Trâm (khóa 1958), bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tác giả Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
Chú thích |
Helmut Jahn (sinh 4 tháng 1 năm 1940, tại Nürnberg, Đức) là một kiến trúc sư theo trường phái Kiến trúc-Công nghệ (Archi-neering). Ông tác giả của hàng chục công trình lớn trên thế giới. Trong số các tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể đến như Trung tâm Sony ở Berlin, Trung tâm James R. Thompson ở Chicago, Illinois.
Ông theo học kiến trúc tại Đại học Kỹ thuật München từ năm 1960 đến 1965, sau đó ông làm việc với Peter C. von Seidlein trong thời gian 1 năm. Năm 1966 ông di cư tới Chicago để tiếp tục theo học cao hơn tại Học viện Kỹ thuật Illinois. Tại đây, ông là học trò của Ludwig Mies van der Rohe qua đó ông đã học được ngôn ngữ và thủ pháp của Kiến trúc Hiện đại. Năm 1967, ông gia nhập hãng thiết kế Murphy và cộng sự. Năm 1973 ông trở thành Phó giám đốc và Kiến trúc sư trưởng phụ trách thiết kế và quy hoạch của hãng. Năm 1981, hãng được đổi tên thành Murphy/Jahn mặc dù Charles Murphy mất năm 1985.
Hiện nay Jahn điều hành hãng thiết kế Murphy/Jahn và cộng sự.
Các công trình
Đấu trường Kemper - 1974
Khu điền kinh trường trung học Saint Mary - 1977 (hình ảnh)
State of Illinois Center - Xây dựng từ 1979 đến 1985; tổng trị giá 173 triệu đô la, (hình ảnh )
Trung tâm First Source (hình ảnh)
Sân ga số 1, phòng chờ B và C tại Sân bay quốc tê O'Hare - xây dựng từ năm 1985 đến 1988 (có nguồn tin nói rằng công trình được hoàn thành năm 1992), tổng trị giá 200 đô la Mỹ
Trung tâm Sony, Berlin - 2000. Gồm 7 tòa nhà, sử dụng phức hợp, trị giá 800 triệu đô la Mỹ
Làng State Street tại Học viện Kỹ thuật Illinois (IIT), Chicago - 2003. Ký túc xá cho sinh viên tại Học viện Kỹ thuật Illinois, dựa trên bản quy hoạch tổng thể nổi tiếng của Ludwig Mies van der Rohe
Bayer-Headquarters Leverkusen, Germany 2000 - 2002
Giải thưởng
1991 - "Một trong mười kiến trúc sư còn sống ảnh hưởng nhất của nước Mỹ" của Hiệp hội kiến trúc sư Mỹ
1993 - "Thành tựu nổi bật" giải thưởng cho kiến trúc của Học viện Nghệ thuật Illinois
1994 - "Bundesverdienstkreuz Erster Klasse" của chính phủ Đức
2002 - Giải thưởng danh dự của Hiệp hội kiến trúc sư Mỹ cho Trung tâm Sony ở thủ đô Berlin |
Santiago Calatrava (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1951) là một kiến trúc sư người Tây Ban Nha nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất thơ, vẻ đẹp hữu cơ giàu tính điêu khắc của kết cấu kiến trúc. Ông đã nhận được Huy chương vàng AIA. |
Frederick William Herschel, KH, FRS, (tiếng Đức: Friedrich Wilhelm Herschel; 15 tháng 11 năm 1738 – 25 tháng 8 năm 1822) là nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, chuyên gia về kỹ thuật, và nhà soạn nhạc. Sinh ở Hanover, Wilhelm theo cha gia nhập vào quân đội của Hannover, nhưng sau đó nhập cư vào Anh ở tuổi 19. Herschel nổi tiếng nhờ phát hiện ra hành tinh Thiên Vương Tinh cùng hai vệ tinh lớn của nó, Titania và Oberon. Ông cũng phát hiện ra hai vệ tinh của Sao Thổ và bức xạ hồng ngoại. Ngoài sở thích thiên văn học, Herschel cũng thích âm nhạc với khoảng 24 bản giao hưởng do ông sáng tác nhưng ít được biết đến.
Cuộc đời
W.Herschel sinh tại Hannover, nước Đức. Bố ông là Issak Herschel (1707 - 1767) là nhạc sĩ của trung đoàn Lính Cận vệ phục vụ Tuyển hầu tước xứ Hannover, mẹ ông là Anna Ilse. W. Herchel từng là nhạc công trong bạn nhạc của bố, ông thích chơi kèn Ô-boa. Cuối năm 1759, ông đến Anh. Sau một thời gian học nhạc ở đây, ông trở thành nhạc công chơi đàn Halifax vào năm 1769 và trở thành người chỉ huy một dàn nhạc ở Bath vào năm 1766.
Vào năm 1772, W.Herschel đã đưa gia đình mình đến sóng tại Bath. Vào tháng 5 năm 1773, ông mua được cuốn sách Astronomy của Ferguson. Nhờ cuốn sách này ông cảm thấy hứng thú với khoa học và đặc biệt là thiên văn. Từ năm 1774, ông đã có đầy đủ kỹ năng để chế tạo các loại kính thiên văn với các thấu kích xạ tuyệt hảo hơn bất kì cái nào được sản xuất trước đó. Cũng kể từ đây ông bắt đầu quan sát các thiên thể trên bầu trời.
Sự nghiệp
Phát hiện Thiên Vương Tinh
Ngày 13 tháng 3 năm 1781, trên kính viễn vọng nhỏ của mình W.Herschel phát hiện một thiên thế lạ chuyển động ngược chiều với các vật thể khác, ban đầu ông nghĩ nó là sao chổi, nhưng sau khi tính toán và xem xét kĩ ông mới xác định đó là một hành tinh mới - Thiên Vương tinh. Kể từ đây hành tinh ngoài cùng hệ Mặt Trời không còn là Thổ Tinh nữa mà là Thiên Vương tinh. Nhờ đó ông được bầu là thành viên của Hội Hoàng Gia Anh và được nhận giải thưởng hằng năm của Vua nước Anh và ông còn được vua George III phong là nhà Thiên văn của triều đình.
Quan sát các tinh vân và quần sao
Từ tháng 8 năm 1782, ông bắt đầu quan sát các tinh vân và vì sao trên kính viễn vọng phản xạ có độ dài tiêu cự là 20 phút của mình. Ngày 28 tháng 10 năm 1783, ông phát hiện một thiên hà nhỏ dễ phân biệt trong chòm sao Bảo Bình (Aquarius) có cấp sao là 11,2 và được ký hiệu là NGC 7184. Năm 1802, W.Herschel lập xong một danh mục sao với hơn 2500 tinh vân và các quần sao mới.
Cuối năm 1783, ông công bố các kết quả nghiên cứu của mình về sự chuyển động riêng của hệ Mặt Trời. Theo ông hệ Mặt Trời đang di chuyển giữa bầu trời sao về phía ngôi sao Lambda của chòm sao Vũ Tiên (Herculis), ông gọi hướng đó là điểm Apex. |
Cờ vây là một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng cho hai người chơi, trong đó mục tiêu là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ. Trò chơi được phát minh ở Trung Hoa thời cổ đại vào hơn 2.500 năm trước, và được coi là trò chơi bảng lâu đời nhất còn được tiếp tục chơi cho đến ngày hôm nay. Tính đến giữa năm 2008, có khoảng trên 40 triệu người chơi cờ vây trên toàn thế giới, một phần rất lớn người chơi sống tại khu vực Đông Á. , Liên đoàn cờ vây quốc tế đã có tổng cộng 75 quốc gia thành viên và bốn tổ chức hiệp hội thành viên ở các quốc gia khác nhau.
Mặc dù các quy tắc chơi tương đối đơn giản, nhưng về mặt chiến thuật, cờ vây lại thiên biến vạn hóa vô cùng phức tạp, thậm chí độ phức tạp còn cao hơn cả cờ vua. Theo tính toán của các nhà khoa học, số ván cờ có thể có của cờ vua là nhiều hơn so với số nguyên tử trong phần vũ trụ quan sát được, và ở cờ vây thì nó thậm chí còn nhiều hơn. Cờ vây có cả một bàn cờ lớn hơn với nhiều phạm vi để chơi hơn và các ván đấu kéo dài hơn, và, tính trung bình, có rất nhiều lựa chọn thay thế để xem xét trong mỗi nước đi. Giới hạn dưới về số lượng vị trí nước đi hợp lệ trên bàn cờ trong cờ vây được ước tính là 2 x 10170.
Cờ vây được coi là một trong tứ nghệ - bốn loại hình nghệ thuật thiết yếu của giai cấp quý tộc tri thức Trung Hoa được nuôi dạy trong thời cổ đại. Tài liệu ghi chép sớm nhất có nhắc đến trò chơi được công nhận nói chung là biên niên sử Tả truyện (khoảng thế kỷ IV TCN).
Luật đơn giản
Các quân cờ trong cờ vây có tên gọi khác là "quân cờ đá" (stone). Một kì thủ - người chơi cờ - cầm quân cờ trắng và người còn lại cầm quân cờ đen. Các kì thủ lần lượt đặt các quân cờ trên các nút giao còn trống ("nút" hay "điểm nút" - point) của một bàn cờ với một lưới các dòng kẻ kích thước 19×19 (mỗi bề là 18 ô vuông và 19 giao điểm - nút). Người mới chơi thường chơi với các bàn cờ kích thước nhỏ hơn như 9×9 và 13×13, và các bằng chứng khảo cổ học cho thấy trò chơi đã được chơi trong những thế kỷ trước trên bàn cờ có lưới 17×17. Tuy nhiên, bàn cờ lưới 19×19 đã trở thành tiêu chuẩn vào thời gian nó du nhập vào Triều Tiên vào thế kỷ V sau Công nguyên và sau đó là Nhật Bản vào thế kỷ VII của Công Nguyên.
Mục tiêu của cờ vây—như nghĩa tên gọi của nó—là bao vây một tổng diện tích lớn hơn so với đối thủ.
Sau khi được đặt trên bàn, quân cờ không thể di chuyển, nhưng một quân cờ sẽ được loại bỏ khỏi bàn cờ khi "bị bắt". Việc bắt quân xảy ra khi một hoặc một nhóm quân cờ bị bao vây bởi những quân cờ của đối thủ ở tất cả các điểm lân cận gần kề. Trò chơi sẽ diễn tiến cho đến khi cả hai người chơi đều không muốn thực hiện tiếp nước đi nào nữa; trò chơi không có điều kiện kết thúc nào khác ngoài điều này. Khi một ván đấu kết thúc, lãnh thổ được tính cùng với những quân cờ bị bắt và komi (số điểm thêm vào tổng điểm của người chơi cầm quân trắng để tạo một lợi thế bù đắp cho việc bắt đầu ván cờ sau người còn lại - cầm quân đen) để xác định người chiến thắng. Ván đấu cũng có thể được kết thúc ngay lập tức khi một bên chịu nhận thua.
Từ nguyên
Tên gọi "cờ vây" trong tiếng Việt, cũng như tên tiếng Nhật có nguồn gốc từ tên Trung Quốc vi kỳ (), được phỏng dịch là "trò chơi bàn cờ bao vây". Trong tiếng Anh, từ để chỉ "cờ vây" là "go", được mượn trực tiếp từ tên tiếng Nhật "igo", và để phân biệt từ chỉ trò chơi này với động từ to go - một động từ phổ biến trong tiếng Anh, tên trò chơi thường được viết hoa, hoặc, trong các sự kiện được tài trợ bởi Ing Foundation, được đọc là "goe".
Từ 'baduk' () trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ từ tiếng Triều Tiên Trung thế 'Badok', nguồn gốc của nó còn gây tranh cãi; những từ nguyên có tính hợp lý hơn bao gồm hậu tố '-ok' thêm vào 'Bad' tạo nên nghĩa 'bàn cờ phẳng và rộng', hoặc là ghép cụm 'Bad', nghĩa là 'vùng đất', và 'Dok', nghĩa là 'quân cờ bằng đá'. Những từ nguyên ít mang tính hợp lý hơn bao gồm từ gốc 'Badukdok', ám chỉ đến những quân cờ trong ván cờ, hoặc một từ gốc có nguồn gốc Trung Quốc là (bài tử), nghĩa là 'sắp xếp các quân cờ'.
Tổng quan
Cờ vây là một trò chơi đối đầu với mục tiêu bao vây một khu vực tổng quát lớn hơn trên bàn của một đấu thủ bằng các quân cờ so với đối phương. Khi trò chơi diễn tiến, các đấu thủ đặt các quần cờ trên bàn để định hình thế cờ và các lãnh thổ tiềm năng. Các giao tranh giữa các thế cờ đối địch thường cực kì phức tạp và có thể dẫn đến việc mở rộng, thu gọn hoặc bắt quân hàng loạt và tổn thất các quân cờ trong thế cờ.
Một nguyên tắc cơ bản của cờ vây là một nhóm quân cờ phải có ít nhất một "điểm tự do" để được ở lại trên bàn cờ. Một "điểm tự do" (hay còn gọi là "khí") là một "điểm" (giao lộ) mang tính mở (không có quân cờ được đặt ở đó), nằm giáp với nhóm quân. Một (hoặc nhiều) điểm tự do được bao quanh bởi các quân cờ được gọi là một "điểm mắt", và một nhóm quân cờ có hai hoặc nhiều điểm mắt được quy ước một cách vô điều kiện là "sống" (không bị bắt quân). Những nhóm quân như vậy không thể bị bắt, ngay cả khi bị bao vây. Một nhóm quân chỉ có một điểm mắt hoặc không có điểm mắt nào được gọi là đã "chết" và không thể chống lại việc bắt quân cuối cùng.
Chiến lược tổng quát của trò chơi là mở rộng lãnh thổ của một đấu thủ, tấn công các nhóm quân yếu của đối phương (các nhóm có thể bị giết), và luôn lưu tâm đến "trạng thái sống" của các nhóm quân của bản thân mình. Các điểm tự do của các nhóm đều có thể đếm được. Các tình huống mà các nhóm quân đối địch phải bắt lẫn nhau hoặc phải chết được gọi là các cuộc "đua khí", hoặc semeai. Trong một cuộc đua khí, nhóm có nhiều điểm tự do hơn (và/hoặc có "hình cờ tốt hơn") cuối cùng sẽ có thể bắt được các quân cờ của đối phương. Những cuộc đua khí và các yếu tố sống và chết là những thách thức chính của cờ vây.
Một người chơi có thể bỏ lượt dựa trên việc xác định rằng ván cờ này không còn có cơ hội đi được nước cờ nào để giành lợi thế về bản thân. Ván cờ kết thúc khi cả hai người chơi đều bỏ lượt, và sau đó được tính điểm. Đối với mỗi người chơi, số lượng quân cờ bị bắt được trừ vào số điểm kiểm soát (bao quanh) được trong các "điểm tự do" hoặc "điểm mắt" và người chơi có điểm số cao hơn sẽ thắng trận đấu. Các ván cờ cũng có thể thắng bằng việc một đấu thủ nhận thua.
Những nét nổi bật
Trong giai đoạn bố cục (bắt đầu ván đấu), người chơi thường thiết lập các vị trí (hoặc "điểm cơ sở") ở các góc và xung quanh các cạnh của bàn cờ. Những điểm cơ sở này giúp phát triển nhanh chóng các hình cờ mạnh mẽ, có nhiều lựa chọn cho khả năng sống (khả năng tự tồn tại của một nhóm quân cờ nhằm ngăn chặn việc bắt giữ) và hình thành thế trận cho các lãnh thổ tiềm năng. Người chơi thường bắt đầu ở các góc, vì việc thiết lập lãnh thổ ở đó dễ dàng hơn, với sự trợ giúp của hai cạnh của bàn cờ. Các trình tự khai cuộc được tạo lập ở góc được gọi là "joseki" và thường được nghiên cứu một cách độc lập.
"Dame" là các điểm nằm giữa phần cờ ranh giới giữa quân đen và quân trắng, và như vậy được coi là không có giá trị cho cả hai bên. "Seki" là các cặp nhóm quân cờ đen và trắng còn sống mà không có hai điểm mắt. Một điểm "ko" ("kiếp", tiếng Trung và tiếng Nhật: ) là vị trí hình cờ bị lặp lại có thể gây tranh chấp bằng cách buộc phải đi nước ở vị trí khác. Sau khi nước đi bắt buộc được thực hiện, điểm "ko" có thể được "lặp lại" và trở về vị trí ban đầu của nó. Một số cuộc "đấu kiếp" ("đấu ko") có thể rất quan trọng và quyết định trạng thái sống của một nhóm quân lớn, trong khi những nhóm khác có thể chỉ có giá trị bằng một hoặc hai điểm. Một số cuộc đấu kiếp được gọi là "đấu kiếp dã ngoại" ("picnic ko") khi chỉ một trong hai bên chịu thiệt hại nặng hơn hẳn người còn lại. Người Nhật gọi nó là một "hanami ko" ("hanami" là "ngắm hoa").
Việc đấu với những người khác thường đòi hỏi một lượng kiến thức về sức mạnh của mỗi người chơi, được chỉ định bởi thứ hạng của người chơi (tăng từ 30 kyu lên 1 kyu, sau đó 1 dan đến 6 dan, sau đó là 1 dan chuyên nghiệp lên 9 dan chuyên nghiệp). Khác biệt về thứ hạng có thể được đền bù bởi điểm chấp - quân đen được phép đặt hai hoặc nhiều quân cờ lên bàn cờ để bù đắp cho sức mạnh lớn hơn của quân trắng. Có các quy tắc khác nhau (của Nhật Bản, Trung Quốc, AGA, vân vân), gần như hoàn toàn tương đương, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt nhất định.
Bên cạnh thứ tự đi quân (các nước đi xen kẽ nhau, quân đen đi trước hoặc đặt quân được chấp) và các luật tính điểm, về cơ bản chỉ có hai quy tắc trong cờ vây:
Luật thứ nhất (luật về điểm tự do) nói rằng mọi quân cờ còn tồn tại trên bàn cờ phải có ít nhất một "điểm" (một giao điểm, được gọi là "điểm tự do") ở trạng thái mở nằm giao cắt trực tiếp liền kề (trên, dưới, trái, hoặc phải), hoặc phải là một phần của một nhóm quân liên kết với nhau có ít nhất một điểm mở ("điểm tự do") như vậy nằm bên cạnh chúng. Quân cờ hoặc nhóm quân cờ bị mất điểm tự do cuối cùng còn lại thì bị loại bỏ khỏi bàn cờ.
Luật thứ hai ("luật đấu kiếp") nói rằng các quân cờ trên bàn không bao giờ được lặp lại một vị trí của quân cờ đã có ngay trước đó. Các nước đi tạo ra kết quả như vậy bị cấm, và do đó chỉ các nước đi ở vị trí khác trên bàn cờ được cho phép trong lượt đi đó.
Hầu như tất cả các thông tin khác về cách mà ván cờ diễn ra là điều được chiêm nghiệm ra, có nghĩa là nó được suy ra từ việc nghiên cứu những thông tin về cách mà ván cờ diễn ra, chứ không phải là một quy tắc hay luật. Các quy tắc khác là đặc thù, khi chúng xuất hiện thông qua các bộ quy tắc khác nhau, nhưng hai quy tắc trên bao quát gần như trong tất cả các ván cờ đã được chơi.
Mặc dù có một số khác biệt nhỏ giữa các bộ quy tắc được sử dụng ở các quốc gia khác nhau, đáng chú ý nhất là trong quy tắc chấm điểm Trung Quốc và Nhật Bản, những khác biệt này không ảnh hưởng lớn đến các chiến thuật và chiến lược của ván cờ.
Trừ khi được lưu ý, các quy tắc cơ bản được trình bày ở đây là hợp lệ độc lập với các quy tắc chấm điểm được sử dụng. Các quy tắc chấm điểm được giải thích riêng biệt. Các thuật ngữ trong cờ vây mà không có từ tương đương sẵn có trong tiếng Anh thường được gọi bằng tên tiếng Nhật của chúng.
Lịch sử
Cờ vây là loại cờ cổ, được chơi cách đây khoảng hơn 4000 năm. Khởi thủy của môn cờ bắt đầu từ giấc mơ của vua Nghiêu về việc xem chơi cờ giữa Hoàng Đế (người mở đầu thời Ngũ Đế) với vị tiên Dung Thành. Nhà vua đang thấy tiên Dung Thành chơi một loại cờ gồm một bàn cờ và các quân trắng đen bèn thỉnh cầu tiên dạy cờ cho mình. Đang chơi cờ hay bỗng vua Nghiêu tỉnh lại. Nhà vua ngẫm ra thấy hay quá bèn tìm cách nhớ lại và bổ khuyết thêm các quy tắc, luật lệ và sáng tạo ra môn cờ vây, vì mục đích của nó là vây chiếm lãnh thổ, đất đai. Sau đó, cờ vây được thái tử Đan Chu, con của vua Nghiêu truyền bá khắp thiên hạ. Trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Quan Công đã chơi cờ vây với thuộc hạ trong khi để cho Hoa Đà nạo xương cánh tay chữa vết thương. Vây kỳ ngày xưa gọi là "dịch" (弈), được viết với bộ "củng". Trong những sách cổ của Trung Hoa như Tả Truyện, Luận Ngữ, Mạnh Tử đã nhắc nhiều đến "dịch" nhưng từ đời nhà Hán trở đi, thì cái tên vây kỳ ngày càng thông dụng. Hứa Thuận trong Thuyết Văn Giải Tự có chép "dịch, vây kỳ dã".
Cờ vây hiện nay rất phổ biến ở vùng Đông Á. Nhật Bản hiện nay là nước có số người chơi cờ rất cao. Cờ vây đã tới Nhật vào thế kỷ VII và tới đầu thế kỷ XIII, nó đã được chơi rộng rãi khắp mọi nơi trên đất nước này. Sự phát triển của Internet cũng đã làm cho nó phổ biến hơn trên khắp thế giới và đến nay đã có 36 triệu người yêu thích môn cờ này (thống kê của Hiệp hội cờ Vây nghiệp dư thế giới năm 1999).
Môn cờ vây cũng đã được người Việt Nam biết tới từ lâu, nhưng qua thời gian, chiến tranh nên đã hầu như không còn ai biết cách chơi. Nó được phổ biến lại tại Việt Nam vào năm 1993 nhân dịp có một giảng viên không chuyên từ Trung Quốc sang giảng dạy giúp cho ngành Thể dục thể thao Hà Nội.
Cờ vây có từ xa xưa, nhưng luật của nó lại không hề bị biến đổi theo thời gian như những trò chơi cổ khác. Lý do là luật chơi của cờ vây hết sức đơn giản, người nào cũng có thể chơi được, không cần đến trí thông minh ưu việt. Trong cờ vây, quân nào cũng như quân nào, giá trị y hệt nhau, không quân nào có tên tuổi, không có vua, có tướng. Tướng, vua được biết như chính người chơi cờ vậy. Cờ vây, như đã biết, muốn biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặc. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thổ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi.
Nguyên tắc chơi
Luật chơi cờ vây rất đơn giản, điều chủ chốt chỉ cần nắm vững là ai chiếm được nhiều đất thì người đó thắng.
Khí
Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "đả cật" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.
Những chấm trắng và đen ở hình bên là "khí" của quân trắng và quân đen. "Khí" có thể cùng được chia sẻ giữa hai loại quân. Nếu quân trắng được đặt vào nơi có "khí" chung của hai nhóm quân, hai nhóm quân trắng sẽ được nối với nhau thành một. Quân của đối phương sẽ bị bắt khi nó không còn "khí".
Nếu một người chơi đoạt nốt "khí" cuối cùng của một quân hay nhóm quân của đối phương, anh ta sẽ nhấc quân đó ra khỏi bàn cờ và những quân cờ đó dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.
Hình bên chỉ ra một đám quân đen và đám quân trắng. Nếu đang ở trong tình huống này, mà quân trắng được đặt vào điểm A, toàn bộ quân đen sẽ bị bắt và bị đưa ra khỏi bàn cờ. Phần đất có được lúc này thuộc về quân trắng.
Tự tử: Trong luật chơi cũng không cho phép việc chiếm nốt "khí" cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ phi việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương. Những quân chắc chắn đã chết, chạy đến đâu cũng không thoát gọi là quân "chết kỹ thuật" và được bỏ ra lúc hết ván.
Quy tắc Kiếp: Nếu bạn bắt một quân, sẽ có thể xảy ra một trường hợp: bên đen có thể chơi ở điểm b và bắt bên trắng điểm a. Tiếp theo, đến lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng lại có thể đặt quân tại điểm a và bắt bên đen, điều này có thể dẫn đến việc quay trở lại như tình huống ban đầu. Trường hợp này được gọi là "kiếp" (劫, コウ, kō). Để tránh việc này xảy ra lặp đi lặp lại, người ta đã đặt ra một quy tắc là "kiếp". Quy tắc này nói rằng, không được phép lặp lại một trạng thái(vị trí quân và lượt đi) đã có trước đây ở bàn cờ, trừ trường hợp 2 người cùng nhường lượt đi. Nếu bên đen bắt bên trắng ở a, bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở nơi nào đó khác. Điều này sẽ dẫn tới khả năng là bên đen sẽ đặt tiếp quân tại b để tránh bị bên trắng bắt. Nếu bên đen không đi nước nào khác, bên trắng có thể bắt lại quân đen, bởi vì bây giờ, vị trí trên bàn cờ đã thay đổi, không giống như trước.
Đe dọa kiếp: Đây là một phương thức hay khi bị "kiếp" trong những tình thế quan trọng, liên quan đến sự sống chết của một đám quân lớn. Nếu bị "kiếp" như vậy, hãy đặt quân của bạn vào những ô có thể "đả cật" (chẹt) các đám quân lớn quân đối phương mà thực tế quân của bạn sẽ chết. Đối phương sẽ phải chọn một trong hai trường hợp: Hoặc ăn đám lớn của bạn và bạn ăn đám lớn mà bạn vừa chẹt, hoặc ăn quân mà bạn vừa chẹt để cứu đám quân của mình.
Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ.
Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
Phân hạng người chơi
Đẳng cấp của cờ vây phân biệt trên 2 hệ thống riêng biệt. Đó là hệ thống đẳng cấp nghiệp dư và đẳng cấp chuyên nghiệp:
Nghiệp dư
Cấp (級, kyu): Từ người mới bắt đầu chơi đến người chơi trung bình được chia thành nhiều cấp. Cấp mạnh nhất thường là cấp 1, càng yếu, số cấp càng cao. Chữ "cấp" thường được viết tắt là k.
Ví dụ: Nếu thang nghiệp dư có 30 cấp từ 1 đến 30 thì cấp yếu nhất là 30k, cấp mạnh nhất là 1k.
Đoạn (段, dan): Ký hiệu là d; chỉ những người có sức cờ mạnh, phát triển các kĩ năng ở mức độ cao, sử dụng các thao tác nhuần nhuyễn. Trái với kyu, khi càng mạnh số đẳng càng cao. Ví dụ: 2d thì mạnh hơn 1d và 4d mạnh hơn 2d.
Để phân biệt với đoạn chuyên nghiệp, ta gọi đây là đoạn nghiệp dư.
Thực chất sự ra đời của dan không chuyên nhằm phân hóa rõ ràng hơn khoảng cách chênh lệch giữa các trình độ. Không phải nước nào cũng công nhận kì thủ cờ vây chuyên nghiệp nên việc ra đời hệ thống không chuyên trên đáp ứng thực tế là có những kì thủ không chuyên rất mạnh thắng được những tay chuyên nghiệp.
Chênh lệch trình độ của mỗi bậc trong đoạn nghiệp dư là 1 quân chấp, hay còn gọi là Handicap, chênh lệch càng nhiều thì số quân chấp càng nhiều, tuy nhiên tối đa số quân chấp của một trận đấu là 9. Trong cờ vây người cầm quân đen được đánh trước vì vậy để công bằng người cầm quân trắng được cộng tầm 5,5 đến 6,5 điểm tùy theo cách tính theo luật Trung Quốc hay Nhật Bản. Điểm cộng đó gọi là komi.
Chuyên nghiệp
Cấp: có lẽ chỉ có từ 5k đến 1k (1 là cao nhất). Hệ thống cấp của chuyên nghiệp nhằm chỉ đến những người sắp sửa bước vào thế giới chuyên nghiệp của cờ vây, có thể họ đang rèn luỵện, học tập trong các trường dạy cờ nổi tiếng.
Đoạn: Để phân biệt với đoạn không chuyên, người ta thường ký hiệu là p. Kì thủ được gọi là chuyên nghiệp khi được hiệp hội cờ vây của nước sở tại cấp chứng chỉ khẳng định trình độ chuyên môn.
So sánh
Ở trình độ không chuyên, sức cờ thể hiện rõ ràng qua con số. Đối với chuyên nghiệp, thứ hạng lại không thể hiện điều đó. Tuy nhiên không có nghĩa là tay cờ vây không chuyên hạng 30k không thể thắng các tay cờ vây 5p. Các kì thủ không chuyên giỏi nhất có thể thắng các kì thủ chuyên nghiệp có cấp hạng cao. Điều này là bình thường, đơn giản: cờ vây cũng là một môn thể thao. Và trong thể thao, không thể nói trước điều gì.
Các giai đoạn của một ván cờ
Sự mềm dẻo, khôn ngoan, nhẫn nại, biết bỏ cái nhỏ để giành cái lớn, biết hy sinh tiểu tiết để giành đại cục nhằm dẫn tới thắng lợi, được đối phương "tâm phục khẩu phục" được xem là cốt lõi của cờ vây.
Ván cờ vây được chia thành 3 giai đoạn, gọi là: Bố cục, Trung bàn (còn gọi là Trung bàn chiến - vì ở giai đoạn này thường xảy ra chiến đấu kịch liệt), và Quan tử.
Bố cục (布局)
Đây là giai đoạn ra quân trong cờ vây. Đây là giai đoạn quyết định cả bộ mặt của ván cờ sau này. Phần lớn trong khai cuộc, người ta tìm cách "án ngữ" chỉ vùng đất lớn trên bàn cờ bằng 1 đến hai con; sau đó sẽ phát triển dần. Thông thường, các kì thủ bắt đầu bằng việc chiếm góc mà phần lớn là vào sao.
Khai cuộc cực kì khó, đơn giản vì bàn cờ vây có rất nhiều điểm để đặt quân. Để hỗ trợ cho các kì thủ nghiệp dư, nhiều cao thủ chuyên nghiệp đã nghiên cứu, sáng tác ra các thế khai cuộc gọi là định cục. Định cục liên tục phát triển và đổi mới.
Trung bàn chiến
Ở phần này, chủ yếu hai bên tập trung vào việc tranh giành đất đai, bắt đầu tính tới các vùng tranh chấp, tìm cách đặt quân như thế nào để hạn chế sự bành trướng của đối phương, chuẩn bị vây bắt quân đối phương. Những quân bị đối phương vây sẽ bị tiêu diệt nếu không tạo được hai mắt. Nếu quân đã bị bao vây, cần phải tìm cách dàn quân bên trong để tạo ra các "mắt".
Trung bàn là nơi thể hiện rõ nhất tinh hoa của trí sáng tạo, trí khôn ngoan và sức cờ dẻo dai. Có những người thậm chí có thể dự đoán được sự quan trọng của quân đến 60 nước cờ. Do kết quả cờ vây được quyết định bởi điểm số mục nên các kì thủ sử dụng nhiều cách thức: hoặc nhảy phá đất đối phương, tiêu diệt quân, hoặc vây chắc đất... để giành phần thắng. Ở trung bàn, nhiều cuộc đuổi bắt lớn tới mức chỉ cần thất bại, người chơi tự chịu thua mà không cần đến giai đoạn Quan tử.
Hầu hết các ván cờ nổi tiếng đều nhờ kĩ năng điêu luyện của các kì thủ thể hiện trong giai đoạn Trung bàn này
Thu quan (Quan tử)
Sau khi qua trung cuộc, các vùng lãnh thổ của cả hai đấu thủ tạm thời xác định, ít có khả năng tạo ra những thay đổi lớn về tương quan thế lực của 2 bên, việc hoàn chỉnh lãnh thổ chỉ còn là những việc nhỏ chi tiết, đó chính là giai đoạn tàn cuộc gọi là thâu quan. Các quân cờ thường được sắp xếp lại để tạo thành những hình đơn giản, thuận tiện cho việc xác định lãnh thổ và tính điểm.
Note (Lý do phải thêm chữ Quan tử ở phần tiêu đề "Thu quan"): Có thể gọi giai đoạn này bằng 3 tên là Thu quan, quan tử hoặc thâu quan theo cách gọi chính thức. Sở dĩ phải chỉnh sửa như vậy vì sợ người đọc nhầm lẫn giữa các khái niệm nhiều tên (cùng một khái niệm nhưng có nhiều tên gọi), và các khái niệm tương đương (hai khái niệm khác nhau nhưng với người chưa am hiểu thì gần giống nhau, trong một số trường hợp thì không thể phân biệt)
Máy tính với cờ vây
Do cờ vây có nhiều quân hơn và nhiều ô đi hơn, độ phức tạp của cờ vây vượt xa cờ vua/cờ tướng và chương trình máy tính rất khó để chơi tốt. Sau khi Deep Blue đánh bại nhà vô địch thế giới cờ vua Garry Kasparov, đích tiếp theo của trí tuệ nhân tạo là chương trình cờ vây có thể thắng nhà vô địch.
Tháng 10 năm 2015, chương trình cờ vây DeepMind của Google đã đánh bại Phiền Huy, người từng 3 lần vô địch môn cờ vây khu vực châu Âu.
Ngày 9/3/2016 hệ thống trí tuệ nhân tạo AlphaGo của Google đã thách thức kỳ thủ cờ vây người Hàn Quốc Lee Sedol trong một trận đấu 5 ván. Kết quả bất ngờ, trí tuệ nhân tạo đã giành chiến thắng sau khi thắng cả ba ván đầu tiên. Kì thủ đã vô cùng sốc vì trước đó đã rất tự tin rằng có thể giành chiến thắng mang về giải thưởng 1 triệu USD. Lee gỡ lại ván thứ 4, ván đấu AlphaGo cầm quân đen. Bước sang ván thứ 5, Lee Sedol lại tiếp tục tạo ra bất ngờ khi quyết định cầm quân đen, do anh nhận thấy AlphaGo chơi không tốt khi phải cầm quân đen ở ván thứ 4. Tuy có chiếm được đôi chút lợi thế ở khu phía Nam bàn cờ, nhưng cuối cùng Lee Sedol vẫn phải chịu thất bại chung cuộc 4-1, khi AlphaGo hoàn toàn làm chủ thế trận. Có đôi luồng thông tin về việc AlphaGo thua ở ván thứ 4 do mắc phải lỗi giống con người - Quá tự tin - nhưng thông tin này chưa được kiểm chứng và chưa có nguồn tin chính thức từ đội ngũ thiết kế.
Một số loại cờ khác gần giống cờ vây
Cờ Othello: cờ này có hình dáng quân cờ cũng tương tự như cờ vây, các quân cờ hình tròn dẹt giống hệt nhau, mỗi quân có màu đen và trắng ở mỗi mặt. Các quân cờ được đặt vào những ô cờ, chứ không phải đặt vào những điểm giao nhau như trong cờ vây. Tuy nhiên, cờ này có luật chơi đơn giản hơn và mục đích là biến các quân cờ đối thủ thành quân cờ của mình, càng nhiều càng tốt. Khi bắt được quân cờ của bên kia, quân cờ đó sẽ được lật mặt và trở thành quân cờ bên này.
Gomoku, Pente và Renju (Renju còn gọi là 連珠五子棋, Liên Châu Ngũ Tử Kỳ, Five in a Row...): Những cờ này có hình dáng quân cờ cũng tương tự như cờ vây, có các quân cờ màu trắng và quân cờ màu đen, bàn cờ chia lưới 19x19 hoặc 15x15. Trong những trò chơi này, mục đích là tạo thành một dãy có 5 quân cờ cùng màu, đứng liên tiếp cạnh nhau (tương tự cờ Caro của Việt Nam). Những trò chơi này không có nhiều chiến thuật bằng cờ vây.
Connect6: giống ba trò chơi vừa nêu ở trên, nhưng mục đích có khác, thay vì tạo 5 quân sẽ là tạo được 6 quân liên tục trên cùng một hàng.
Thành ngữ trong cờ vây
Góc vàng, biên bạc, giữa cỏ khô
Vi kì dị học nan tinh (cờ vây dễ học mà khó giỏi)
Các danh thủ cờ vây
Quốc tế
Lee Sedol, Hàn Quốc. Anh từng bị AlphaGo đánh bại với tỷ số 4 - 1.
Lee Changho
Kitani Minoru, Nhật Bản
Takemiya Masaki
Ngô Thanh Nguyên (Go Seigen ), Nhật Bản
Ki Young Kim, Hàn Quốc. Ông Kim chỉ là kỳ thủ nghiệp dư bình thường ở Hàn Quốc, nhưng đã đến Việt Nam mở 1 hội quán cờ vây từ năm 1995-1998, địa chỉ 16 Lê Thị Riêng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Xem danh sách các danh thủ cờ vây.
Việt Nam
Nam kỳ thủ
Trần Quang Tuệ, Thành phố Hồ Chí Minh, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2019.
Lê Mai Duy, Thành phố Hồ Chí Minh, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002, 2004, 2006, 2011.
Đỗ Khánh Bình, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2010, 2012, 2018.
Phạm Đức Anh, Hà Nội, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2013.
Bùi Lê Khánh Lâm, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2009, 2015.
Nguyễn Mạnh Linh, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2016, 2017.
Phạm Nguyễn Hữu Lộc, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2014.
Trần Trung Tín, Thành phố Hồ Chí Minh, huy chương đồng, giải Vô địch Quốc gia năm 1999, 2003.
Đoàn Vũ Chung, Hà Nội, nhận được chứng chỉ 2d từ Nihon Kiin năm 1998
Vũ Thiện Bảo, Hà Nội, nhận được chứng chỉ 1d từ Nihon Kiin năm 1998
Nữ kỳ thủ
Ngô Thị Thanh Thủy, Tp Hồ Chí Minh, vô địch giải Vô địch Quốc gia năm 2001.
Nguyễn Thị Hương, Hà Nội, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2001.
Nguyễn Thị Hương, Hà Nội, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002
Nguyễn Thị Hồng Anh, Kiên Giang, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2002, 2006.
Nguyễn Thị Hồng Anh, Kiên Giang, quán quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003, 2004, 2005.
Ngô Thị Thanh Thủy, Tp Hồ Chí Minh, á quân giải Vô địch Quốc gia năm 2003.
Trần Thanh Mai, Hà Nội, quán quân giải vô địch quốc gia năm 2006
Triết lý và giai thoại trong cờ vây
Âu Dương Tu đời nhà Tống có viết trong Tân Ngũ Đại Sử:
Việc trị nước cũng không khác gì đánh cờ vây, biết cách dùng, biết cách đặt cho đúng chỗ thì thắng, không biết cách dùng, cách đặt thì thua.
Lục Cửu Uyên, một lý học gia người Trung Hoa, treo bàn cờ trên tường và trầm tư suy nghĩ, sau hai ngày có thốt ra một câu:
Cờ vây so với hà đồ cũng chẳng có khác gì nhau.
Vào đời nhà Tấn, ở núi Tín An, quận Thạch Thất, có một tiều phu tên là Vương Chất. Khi đi vào rừng đốn củi như mọi hôm, ông thấy có hai đứa bé ngồi đánh cờ. Ông được đưa cho một vật nhỏ như hạt táo, ăn vào để không cảm thấy đói. Hai đứa bé thì đánh cờ, còn Vương Chất ngồi chống búa xem. Sau thời gian khá lâu, một đứa bé chỉ vào ông và nói rằng, cán búa của ngươi mục rồi kìa. Sau khi hết ván cờ, Vương Chất trở về quê cũ thì mọi thứ đã thay đổi khác, do lúc này ông đã 100 tuổi. (Lạn Kha tiên khách)
Cờ vây trong lĩnh vực khác
Trong thơ
...Khi hương sớm lúc trà trưa
Bàn Vây điểm nước, đường tơ họa đàn
Khi chén rượu, khi cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên....
Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
...Tìm nơi tịch mịch, chốn vườn thơm
Xem cuộc cờ vây nơi ngõ ẩn...
Trích thơ của Ngô Thì Nhậm
Vi kỳ nhàn đắc địa,
Đối tửu tuý vi hương.
(Chơi cờ vây, nhàn là nơi đắc địa,
Uống rượu với bạn, say là quê nhà.)
Trích thơ "Thôn quê" - Nguyễn Xưởng - thời nhà Trần
Trong ca dao, tục ngữ
Nỗi về nỗi ở chưa xong
Bối rối trong lòng như đánh cờ vây.
Trong văn xuôi
Danh thủ cờ vây của Kawabata Yasunari
Thiếu nữ đánh cờ vây của Sơn Táp (Shan Sa), một nữ nhà văn người Pháp gốc Trung Quốc.
Thiên Long bát bộ, truyện của Kim Dung.
Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
Trong điện ảnh
Tể tướng Lưu gù, phim truyền hình Trung Quốc nhiều tập
Anh hùng (Hero), đạo diễn Trương Nghệ Mưu, Trung Quốc.
A Beautiful Mind, đạo diễn Ron Howard.
Hikaru no Go, phim hoạt hình của Nhật Bản.
Mikan no taikyoku, (1982) của Trung Quốc hợp tác với Nhật Bản.
The Go Master, (2006) của Trung Quốc - về cuộc đời của Go Seigen.
Hồi đáp 1988 (2015), phim truyền hình Hàn Quốc về nhân vật kỳ thủ cờ vây Choi Teak.
Kỳ hồn (2020) phim truyền hình Trung Quốc chuyển thể từ phim hoạt hình Hikaru no Go của Nhật Bản.
[Thiếu niên cờ vây_ Giang Liêu Nhi]...phim hoạt hình Trung Quốc |
Gốm sứ thời Minh là bài viết về những sản phẩm gốm sứ làm ra tại thời nhà Minh, Trung Quốc, trong khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 tại trấn Cảnh Đức. Đây là những sản phẩm gốm nổi tiếng trên thế giới.
Sơ lược về việc sản xuất gốm sứ thời Minh
Về lịch sử nhà Minh xem bài chi tiết hơn trong bài Lịch sử Trung Quốc.
Năm 1368 Chu Nguyên Chương nổi dậy lật đổ đế chế ngoại tộc Nguyên, lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Hồng Vũ, đổi quốc hiệu là Minh, đóng đô ở Nam Kinh. Sau khi nhà Minh đóng đô ở Nam Kinh thì lò Ngự (lò chế đồ cho nhà vua) cùng được xây dựng ở trấn Cảnh Đức. So với các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vẫn tiếp tục sản xuất đồ gốm như trước thì trấn Cảnh Đức là trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất Trung Hoa thời bấy giờ với những kỹ thuật tinh xảo.
Đồ gốm thời Minh phát triển trên cơ sở kế thừa kỹ thuật sản xuất Tống - Nguyên và đổi mới rất nhanh trên nhiều phương diện. So với giai đoạn Tống - Nguyên, đồ gốm sứ Trung Quốc thời Minh phong phú, đa dạng hơn nhiều cả về loại hình, các loại men và đề tài trang trí.
Đây là thời kỳ đăng quang của gốm sứ hoa lam vì người Trung Quốc đã mua được nguyên liệu côban từ Ả Rập để vẽ lên gốm sứ tạo ra những sản phẩm gốm hoa lam (thanh hoa) tuyệt đẹp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu và được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Dưới thời Minh, người làm gốm cũng chế ra men nhiều màu (tam thái, ngũ thái) với kỹ thuật và nghệ thuật tô, vẽ màu phong phú đầy sáng tạo. Thời kỳ này đồ sứ hoa lam và đồ sứ vẽ nhiều màu trên men chiếm số lượng lớn nhất. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ mang tính chất sử dụng mà còn là những tác phẩm nghệ thuật sống động.
Loại hình, hoa văn
So với những giai đoạn trước, xương gốm thời Minh mỏng đều hơn, độ kết tinh của xương mịn, chắc, men trắng và dày.
Loại hình
Dựa vào kết quả các cuộc khai quật và một số sản phẩm hiện còn trong các viện bảo tàng, các nhà nghiên cứu thống kê có ít nhất 14 loại hình được sản xuất trong thời kỳ này. Đó là: âu, bát, bình, chậu, chén, choé, chum, đĩa, hộp, hũ, kendy, lọ, nậm, tượng trong đó chiếm số lượng lớn nhất là bát và đĩa.
Âu có nắp và chia ra 2 kiểu: kiểu miệng rộng hơi cúp, thành cong khum, đế thấp, lõm; và kiểu miệng đứng, thành hơi cong, đế thấp, lõm.
Bát có 5 kiểu. 1- Bát có miệng loe, thành cong, lòng sâu, đế thấp, lõm chiếm đa số; 2- Bát có miệng loe rộng, gờ miệng cắt khấc, thành vát, đế nhỏ, thấp lõm; 3- Miệng loe bẻ, thành cong, đế thấp và lõm; 4- Miệng loe, thành hơi cong, lòng cạn, đế thấp; 5- Miệng đứng, thành cong, lòng sâu, đế hơi cao, lõm.
Bình có 3 chiếc chia 3 kiểu. 1- Miệng nhỏ và đứng, cổ hình trụ, vai gù, thân trên phình to, thuôn dần xuống đế, đế lõm; 2- Miệng nhỏ và loe, gờ miệng vê tròn, cổ eo, vai phình rộng, thân dáng chóe, đế loe, lõm; 3- Miệng đứng, cổ cao hình trụ, thân hình cầu, đế thấp, lõm.
Chậu miệng loe xiên, thành cong, lòng sâu, giữa hơi lồi, đế lõm không chân.
Chén có 3 kiểu. 1- miệng loe, thành cong ưỡn, đế thấp, lõm; 2- Miệng đứng, thành hơi cong, đế thấp, nắp hình chỏm cầu, núp nắp cao có tán tròn dẹt; 3- Miệng loe, thành đứng, đế cao, loe và rỗng.
Chóe có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân thuôn, đế bằng, có nắp.
Chum có miệng rộng và đứng, cổ ngắn, vai phình, thân trên to, thu nhỏ vè đế, đế lõm.
Đĩa có 6 kiểu. 1- Miệng loe, thành cong, đế thấp, lõm; 2- Miệng loe xiên, thành cong gãy, lòng nông, đế thấp, lõm; 3- Miệng loe rộng, thành vát, đế rộng, thấp, lõm; 4- Dáng chậu, miệng hoe xiên, thành cong ưỡn, lòng sâu, đế thấp, lõm; 5- Đĩa nhỏ hình vuông uốn góc, thành vát, bòng nông, đế thấp, lõm; 6- Bộ đĩa gồm 1 đĩa bát giác ở giữa và 8 đĩa ngũ giác xung quanh.
Hộp có 7 kiểu. 1- Hình chữ nhật uốn góc gồm 2 phần ghép lại; 2- Hình tròn dẹt gồm 2 phần ghép lại. Thân hộp hình đĩa, đế thấp, lõm, nắp cong khum; 3- Hình tròn dẹt gờm 2 phần ghép lại, tạo hình quả bí đỏ hoặc thân và nắp trang trí in nổi hoa lá, con vật; 4- Hộp tròn, nắp hình chỏm càu, mặt nắp in nổi rùa, rắn, tôm, cua; 5- Hộp tròn, nắp hình bán cau gồm 2 tầng, tầng trên hình chỏm cầu in nổi băng cánh cúc, đỉnh có núm đi động được; 6- Hộp hình bát giác. Mặt nắp chia 8 ô hình thang, trong mời ô in nổi một bông hoa. Núm nắp tròn hoặc tạo hình con cóc; 7- Hộp tạo hình con thú nằm gồm 2 phần: thân hộp là phần chân và bụng thú, nắp 1à phần đầu và lưng thú.
Hũ có 2 kiểu. 1- Miệng rộng, gờ miệng vê tròn, cổ ngắn, vai xuôi có 4 tai nam ngang, thân hình trũng thuôn dần về hai đầu, đế hơi lõm giữa, không phủ men. Quanh thân trang trí nổi bằng răng cưa hoặc khắc chìm 3 đường chỉ và 4 khóm địa lan; 2- Miệng nhỏ, gờ miệng vê tròn, cồ ngắn, vai xuôi, thân trên phình rất to, thu nhỏ về đế, đế hơi lòm giữa và để mộc.
Kendy (bình rượu có vòi hình bầu vú) có miệng đứng, cổ cao hình trụ, đoạn gần miệng có gờ rộng, vai xuôi, bụng phình tròn đều, vòi hình bầu vú, đế thấp, lõm.
Lọ có 6 kiểu. 1- Miệng nhỏ và loe, cổ thắt, thân hình cầu (hoặc cầu dẹt), đế lõm (hoặc bằng); 2- Miệng đứng hoặc hơi 1oe, vai phình, thân dáng chuông, đế bằng (hoặc lõm) để mộc; 3- Miệng khoét tròn (rộng hoặc hẹp), thân hình cầu dẹt, đế lõm không chân; 4- Miệng khoét tròn, thân tròn dẹt chia nhiều múi nổi tạo hình quả bí đỏ, nắp hình bông hoa 6 cánh hoặc hình tròn dẹt trang trí in nổi; 5- Miệng 1oe xiên, cổ hơi cao, thân tạo hình quả bí đỏ, đế lõm không chân; 6- Miệng 1oe, cổ cao hình trụ, vai hơi ngang, thân dáng chuông thấp, đế rộng, thấp lõm không phủ men.
Nậm có 2 kiểu dáng khác nhau. 1- Nậm hoa lam có miệng loe, cổ cao, vai phình trang, bụng hình cầu, đế thấp lõm; 2- Nậm chiều màu có dáng củ tỏi, miệng đứng, cổ cao. Phần cổ gần miệng hơi phình, vai xuôi, bụng dưới phình to, đế thấp bằng, đế mộc.
Tượng. Nhóm tượng có nhiều loại, trong đó đặc sắc là tượng gốm men nhiều màu tạo hình em bé ôm bình hoa sen đứng trên bệ hình vuông, trên đầu kết nơ, miệng nở nụ cười tươi, mình mặc quần áo và yếm yếm hoa.
Hoa văn
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghệ thuật đồ họa Trung Quốc đã để lại hệ thống đồ án hoa văn trang trí trên gốm sứ vô cùng phong phú. Kế thừa và phát huy, đồ gốm sứ thời Minh có hoa văn trang trí bao gồm từ những băng hoa văn hình học làm đường diềm cho đến những bức tranh phong cảnh sơn thủy, lâu đài, nhân vật, phản ánh nhũng điển tích và sinh hoạt; từ động vật sống trên cạn, các loài côn trùng đến nhưng loài thủy sinh... tất cả đều được diễn tả sinh động qua đề tài, bố cục, đường nét, hình trang trí có ngụ ý, biểu tượng, mang nội dung cụ thể.
Hoa văn nhân vật: Theo các học giả nghiên cứu về gốm sứ Trung Quốc thì từ thời nhà Tống đề tài người mới được trang trí trên đồ gốm sứ. Những hình người được vẽ trong các tư thế sinh hoạt với lối y phục đời thường như hình người trong tư thế đứng, mình mặc áo choàng dài, người bắn cung và thiếu nữ, người chơi đàn và một người cầm quạt đứng trước lư hương đang tỏa khói. Thời Minh đạo Lão thịnh hành và đề tài này cũng được thể hiện cả trên đồ gốm sứ, đó là bộ 8 đĩa, mỗi đĩa vẽ một vị tiên trong Bát tiên đạo Lão hoặc một vị thần trong truyền thuyết của Trung Quốc: Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Hà Trên Cô, Tào Quốc Cựu, Lam Thái Hòa...
Hoa văn động vật: Gốm thời Minh vẽ nhiều loại cầm, thú, thủy sinh, côn trùng, bò sát.
Nhóm thú: Rồng là linh thú được vẽ nhiều nhất. Hai rồng có cánh đuổi nhau được vẽ trên bát hoa lam, rồng năm móng vờn ngọc giữa sóng biển và mây trên bình, rồng năm móng được vẽ trong ô tròn thành ngoài chum sứ men trắng vẽ nhiều màu cùng với sóng nước. Thành ngoài bát hoa lam thường vẽ đôi rồng và phượng đuổi nhau. Kỳ lân cũng là linh thú hay được vẽ trên gốm. Theo quan niệm của người Trung Quốc, lân biểu hiện cho điềm lành vì nó chỉ xuất hiện vào thời thái bình. Sư tử được coi là đồng loại của kỳ lân. Sư tử được vẽ giữa hoa lá trên thành ngoài choé nhiều màu hoặc vẽ trong tư thế đang đùa với quả cầu (sư tử hí cầu). Nai được vẽ trên lọ hoa lam với tư thế đứng trong ô hoặc kết hợp với cây tùng trong đồ án tùng - lộc trên các đĩa hoa lam. Nai còn đứng trong đồ án tam hữu trên thành ngoài bát hoa lam cùng khỉ và vẹt. Ngoài ra, còn có 2 hoặc ba con ngựa được vẽ trong tư thế phi nước đại trên thành lọ hoa lam, đàn sóc giữa những chùm nho trên choé hoa lam và nhiều màu...
Nhóm lông vũ: Gồm có phượng, hạc, cò, vịt, công, vẹt, gà, thiên nga. Phượng là giống chim thiêng đem bại điềm lành, báo hiệu thời thái bình thịnh trị và biểu trưng cho phú quý. Hình tượng con cò được vẽ cùng hoa sen. Vịt được vẽ cùng hoa sen trong đồ án liên - áp ở thành ngoài bát hoa lam và có đĩa hoa lam vẽ bốn con thiên nga trong hồ sen. Gà được vẽ trên nắp hộp sứ trắng vé nhiều màu bên hoa mẫu đơn thường là vẽ đôi gà giữa đám cỏ cây, hoa lá. Ngoài ra còn có chim công được vẽ trên bát hoa lam, vẹt ở thành ngoài bát, hạc ở thành trong đĩa hoa lam...
Nhóm côn trùng: thành ngoài mai bình sứ trắng cùng hoa cúc trong đề tài cúc - điệp thì chuồn chuồn được vẽ ở thành ngoài đĩa hoa lam.
Nhóm thủy sinh và lưỡng cư: Đề tài cá nhảy trên sóng nước được vè ở giữa lòng bát, cá ngoi đầu trên mặt nước ở đĩa. Cá còn được in nổi trên nắp hộp men nâu đen cùng sóng nước, mặt nắp hộp men nâu in nổi rùa, rắn, tôm, cua... và tạo hình con cóc trên núm nắp hộp gốm men xanh...
Hoa văn thực vật: Những đồ án trang trí lấy trong thiên nhiên như hoa quả, cây cỏ được sử dụng nhiều nhất. Hoa sen được vẽ thành nhiều khóm trong hồ nước, hoa sen được vẽ cùng các chùm quả đào, cựu, nho, sen còn được dùng kết hợp trong đề tài trang trí sen - vịt ở bát hoa lam, sen còn được trang trí cùng chữ Phạn ở thành ngoài bát hoặc in nổi trên nắp hộp gốm men xanh lục. Hoa cúc được vẽ trên bình sứ nhiều màu cùng hoa mẫu đơn cùng tùng và trúc. Hoa cúc còn được in nổi trên mai bình sứ trắng cùng con bướm. Hoa mai kết hợp với cành tùng trong đồ án "triền chi" quanh thành ngoài bát hoa lam, hoa mai còn được in nổi trên nắp hộp gốm men xanh lục trong đồ án mai - điểu. Hoa mẫu đơn ngoài trang trí cùng các loài hoa khác trên choé sứ nhiều màu, ngoài ra còn được vẽ cùng các loài cầm thú như sư tử trên chóe. Ngoài ra còn có các loại hoa dây, địa oan... được vẽ trên bát, đĩa, bình... Bên cạnh các loài hoa còn có nhiều loài quả được sử dụng làm đồ án trang trí như chùm nho, chùm lựu trong bòng bát hoa 1am. Có chiếc đĩa men vàng vẽ có mặt cả ba chùm lựu (phúc), nho (lộc), đào (thọ) trong đề tài tam đa. Nho còn được vẽ trên thành ngoài chóe cùng với bầy sóc. Đề tài tứ quý còn có mặt tùng, trúc, sen, đào kết hợp với nhau...
Hoa văn đường diềm thường chia băng, chia ô quanh phần miệng, vai hay phần chân đồ gốm. Băng cánh hoa sen là một trong những hoa văn được sử dụng 1àm đường diềm nhiều nhất. Loại này bao gồm cánh sen đầu vuông trên bát hoa lam, cánh sen đầu nhọn trên vai các lọ hoa lam, cánh sen nghiêng trên bát hoa lam. Băng hoa bốn cánh trong hình thoi được vẽ trên miệng bát hoa lam hay trên miệng bình men trắng vê nhiều màu. Trên các thành miệng trong và ngoài bát men trắng vẽ nhiều màu (N 86, 87) hoặc quanh cổ các bình vẽ nhiều màu thường thể hiện các dải hoa lá hoặc các cành hoa. Các loại 1á cây cũng được sử dụng thành băng trang trí. Băng tàu lá chuối được vẽ trên vai và giáp đế chum sứ men trắng, băng hoa văn sóng nước được vẽ khâu nhiều quanh chân đế chum nhiều màu... Ngoài ra còn có các kiểu trang trí đường diềm khác như băng chữ T ở thành miệng trong bát hoa lam, băng dải xoan ở thành ngoài miệng bát, băng vạch chéo trong tam giác ở gờ nắp chóe, chữ S gấp khúc trên gờ miệng bát, băng liên hoàn sơn thủy, đình, liễu trên bát hoa lam...
Các loại men và minh văn
Các loại men
Men lam: Gốm thời Minh sử dụng vẽ lam dưới men trắng khá điển hình như bát, đĩa, lọ, nậm, chén, kendi. Men lam được dùng vẽ hoa lá dưới nền men vàng. Men lam vẽ dưới men trắng trong lấn nung thứ nhất kết hợp vẽ nhiều màu qua lần nung thứ hai ở nậm nhiều màu. Men lam được dùng viết minh văn trên miệng bình nhiều màu, dưới đế đĩa đỏ nâu hay trên chén sứ men trắng.
Men nhiều màu: Ngoài men lam nặng lửa ở bần nung thứ nhất, gồm thời Minh còn dùng men nhiều màu ở lần nung thứ hai, gồm màu xanh xám, đỏ, vàng thường vẽ ở choé và nậm.
Men vàng: được sử dụng với sắc độ đậm ở mảnh đế lọ, đĩa, chum. Với sắc độ nhạt hơn ở choé có nắp, tượng,...
Men đỏ: Men đỏ được vẽ trên bát, choé và nậm. Men đỏ nâu sận được phu trên đĩa, sắc nhạt hơn được vẽ trên bình nhiều màu. Việc sử dụng men đỏ là một sự chứng tỏ kỹ thuật men sứ đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử gốm sứ Trung Hoa.
Men xanh lục: Men xanh lục sần vẽ trên chum hay phủ ngoài 1ọ, hộp. Men xanh lục còn được vẽ trên bát và choé.
Men ngọc: thường phủ cả thành trong và ngoài đĩa.
Men trắng: phủ trên chén, lọ, mai bình, bát, đĩa và chậu.
Men xám: được phủ trên đĩa vè nhiều màu
Men nâu: được phủ ngoài hộp có nắp...
Minh văn
Đặc biệt thời Minh đã bắt đầu phổ biến việc dùng minh văn, thể hiện dấu niên hiệu trên đồ gốm sứ và được thể hiện bằng cách viết hoặc khắc chìm. Có bát hoa 1am trong lòng viết chữ Hỷ, thành ngoài viết 4 chữ Phương truyền vạn cổ (芳傳萬古) hoặc Vạn cổ trường xuân (萬古長春). Niên hiệu vua thường được dùng 4 chữ như Tuyên Đức niên tạo (宣德年造), Thành Hóa niên chế (成化年製) hoặc 6 chữ Đại Minh Gia Tĩnh niên chế (大明嘉靖年製), Đại Minh Vạn Lịch niên chế (大明萬曆年製). Nhưng cá biệt có sản phẩm chỉ viết 2 chữ Đại Minh. Minh văn thể hiện bằng khắc chìm chỉ có dòng chữ Đại Minh Thành Hóa niên chế (大明成化年製) thường khắc dưới đế theo kiêu chữ chân và chưa thấy trường hợp nào viết chữ triện.
Chùm ảnh sản phẩm |
Thanh Hiên thi tập (清軒詩集, Tập thơ Thanh Hiên) là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du (阮攸; 1765–1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên).
Theo Văn học 11 tập I thì thi tập này được ông viết vào những năm trước 1802, để nói lên tình cảnh, tâm sự của mình trong hoàn cảnh lênh đênh, lưu lạc hoặc trong thời gian ẩn náu ở quê nhà, lúc gia đình đã sa sút theo đà sụp đổ của chế độ Lê - Trịnh.
Tiểu dẫn
Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho biết tập thơ hiện chỉ còn 78 bài và các bài được chép không theo một thứ tự nào. Do đó, nhóm biên soạn do GS. Lê Thước & GS. Trương Chính chủ biên đã phải dựa vào đời sống & tâm sự của nhà thơ để sắp xếp, phân chia chúng vào ba giai đoạn:
Mười năm gió bụi: (1786 - khoảng cuối 1795 đầu năm 1796): tức năm Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh,
Dưới chân núi Hồng (1796-1802): quãng thời gian ông về ẩn tại quê nhà (Hà Tĩnh).
Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804): quãng thời gian ông bắt đầu ra làm quan cho nhà Nguyễn.
Vài ý chính
Trích trong các sách:
Thơ chữ Hán Nguyễn Du:
Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh tan hai mươi vạn quân Thanh, đã làm nhiều người có tư tưởng chống Tây Sơn phải chùng bước, trong số đó có Nguyễn Du. Cho nên, trong bấy nhiêu bài thơ làm Thanh Hiên thi tập, toàn là một điệu cảm thương của người tuyệt vọng...
Văn học 11 tập I:
Thanh Hiên thi tập chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, có khi ốm đau mà chẳng thuốc thang gì, có lúc đói rét phải nhờ cậy vào lòng thương của người khác. Tâm sự của tác giả trong thời kỳ này là một tâm sự buồn rầu, có khi chán nản, uất ức…
Từ điển Văn học (bộ mới):
Thanh Hiên thi tập chính là tâm tình của Nguyễn Du trong những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình (quê vợ), cũng như ở Tiên Điền (quê nhà).
Những bài thơ làm ở Thái Bình hay than thở về cuộc sống, nay đây mai đó, hết ở nhờ nhà người này lại ở nhờ nhà người khác, "thân thế trăm năm phó mặc cho gió bụi" (Mạn hứng), "mới rét mà đã thấy khổ vì thiếu áo" (Thu Dạ) và lúc nào cũng "ở đất khách, giả vụn để phòng thói tục, gặp thời loạn vì muốn giữ toàn mạng nên luôn sợ người ta" (U cư)...
Trong những bài làm trong thời gian về Tiên Điền (Hà Tĩnh), nhà thơ cũng có một tâm lý chán chường như thế. Có lúc, Nguyễn Du muốn đi ở ẩn, muốn trốn vào tôn giáo, rồi có lúc ông lại muốn hành lạc (Hành lạc từ). Nói vậy, nhưng không thể làm vậy, cho nên ông lại tiếp tục với nỗi buồn của mình và than thở cho cuộc đời nghèo túng.Những bài thơ Nguyễn Du viết khi ra làm quan cũng chẳng vui gì hơn. Mới ra làm, ông đã than thở mình "sinh ra vốn không mang sẵn tướng công hầu, chưa chết thì có ngày sẽ làm bạn với hươu nai" (Ký hữu)...
Nhìn chung, tất cả những điều ông viết dường như chỉ là một lớp váng nổi trên bề mặt, còn thực chất tâm sự của nhà thơ là gì, ông không nói ra cụ thể và hình như ông cũng chưa nhận thức cụ thể. Sau này, trong Nam trung tạp ngâm, vẫn là tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó; và ở đó ông cũng vẫn chưa nói rõ cái tâm sự thật của mình.
Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam:Nhà thơ đau khổ, dằn vặt mình rất nhiều, thậm chí suốt đời mang một tâm hồn u ám. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, nếu những mặt bế tắc trong tư tưởng Nguyễn Du muốn dắt ông đến buông xuôi theo định mệnh, thì những mặt lành mạnh trong tình cảm của nhà nghệ sĩ lại kéo ông về với cuộc sống, giúp ông phát hiện ra cái đẹp của tạo vật và con người, cũng như làm cho ông thao thức không nguôi trước mọi nỗi thống khổ của quần chúng....
Bảng lược đồ Văn học Việt Nam, xuất bản ở Sài Gòn trước 1975, cũng đã nêu hơn mười khía cạnh phức tạp của nhà thơ, trích một đoạn:Bởi bị chìm đắm, bao bọc trong cõi cô liêu vô biên, cho nên Nguyễn Du luôn triền miên mang tâm thức cô đơn và hoảng sợ...Muốn san sẻ, nhưng không có lối thoát. Cho nên trong bài "My trung mạn hứng", ông nói ông có mang "một tâm sự mà chẳng biết tỏ cùng ai...và ông đã tự khóc cho thân thế của mình (Độc Tiểu Thanh ký)...
Sau khi phân tích, người soạn kết luận:
Dựa vào mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta thấy ông được dựng nên bằng sự nhào nặn thuần nhất bởi những chất liệu: già, tóc bạc, bệnh hoạn, điêu tàn, dang dở, hốt hoảng, xao xuyến, băn khoăn... .
Trích thi tập
Chú thích |
Bắc hành tạp lục (北行雜錄, Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc) là tập thơ bao gồm 131 bài thơ chữ Hán do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông dẫn đầu đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Trung Quốc từ đầu năm Quý Dậu 1813 đến đầu năm Giáp Tuất 1814 <ref>Chép theo Từ điển văn học]] (bộ mới, tr. 103). Website Thi viện cho biết chi tiết: "Nguyễn Du cùng phái đoàn đi sứ rời ải Nam Quan ngày 6 tháng 4 năm Quý Dậu (1813), lên tới Bắc Kinh, lưu du phần lớn bằng thuyền, rồi trở về nước tới ải Nam Quan ngày 29 tháng 3 năm Giáp Tuất (1814).</ref>. Đây là một tập thơ nói lên lòng thương cảm sâu xa những người trung nghĩa bị hãm hại, những người tài hoa bị vùi dập, những người lao động cùng khổ bị đói rét cùng nỗi khinh ghét giới thống trị kiêu căng & tàn bạo, được Nguyễn Du nói lên bằng những vần thơ hết sức sâu sắc .
Giới thiệu
Theo mục lục in trong Thơ chữ hán Nguyễn Du, thì bài thơ mở đầu tác phẩm Bắc hành tạp lục là bài Long thành cầm giả ca (龍城琴者歌, Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) được viết khi ông trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc, và bài cuối là Chu phát (舟發, Thuyền ra đi) được làm khi đoàn sứ bộ về đến Vũ Xương (Hồ Bắc, Trung Quốc). Kể từ đó không thấy Nguyễn Du sáng tác hay ghi chép gì thêm.
Đa phần thơ trong Bắc hành thi tập là thơ luật, gồm 76 bài thất ngôn bát cú, 11 bài ngũ ngôn bát cú, 18 bài thất ngôn tứ tuyệt; chỉ có 8 bài thất ngôn cổ phong, ngũ ngôn cổ phong (thuộc thể thơ cổ phong) và 18 bài trường thiên (thất ngôn, ngũ ngôn hoặc trường đoản cú) theo thể ca và hành.
Phần đầu tập thơ là 9 bài mô tả cảnh vật từ Thăng Long đến ải Nam Quan, theo đánh giá của Từ điển văn học (bộ mới) thì trong số đó có 4 bài viết về cố đô Thăng Long đều là những kiệt tác, nhất là bài Long Thành cầm giả ca. Số còn lại (122 bài) sáng tác trên đất Trung Quốc và lấy đề tài trên đất nước này, có thể chia làm hai nhóm:
Đề tài "lộ trình" gồm khoảng 70 bài, ghi lại những cảm hứng nảy sinh, những điều tai nghe mắt thấy trên từng chặng đường đi, rồi qua đó nhà thơ giãi bày tâm trạng, như Minh Giang chu phát (Đi thuyền trên sông Minh Giang), Thái Bình thành hạ văn xuy địch (Bên thành Thái Bình nghe tiếng sáo thổi), Sơn Đường dạ bạc (Đêm đậu thuyền ở sông Sơn Đường), v.v...Trong số ấy có bài Trở binh hành (Bài hành về việc binh đao làm nghẽn đường), Thái Bình mại ca giả (Người hát rong ở thành Thái Bình), Sở kiến hành (Những điều trông thấy) đều rất xuất sắc và sâu sắc.
Đề tài "vịnh sử" gồm khoảng 50 tác phẩm, trình bày cảm xúc và suy nghĩ về một loạt nhân vật lịch sử Trung Quốc, nhân đi qua các di tích của họ, như Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu (Qua Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu), Dự Nhượng chùy thủ hành (Bài hành về cái dao găm của Dự Nhượng), Sở Bá vương mộ (Mộ Sở Bá vương), Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm hầu tác (Qua sông Hoài, cảm nhớ Hoài Âm hầu) v.v...Ở nhóm thơ này có khá nhiều bài hay và nổi trội hơn cả là bài thơ Phản chiêu hồn.
Theo Từ điển văn học (bộ mới) thì cũng chính từ các nhân vật lịch sử này, mà Nguyễn Du có cớ để bày tỏ "thái độ dứt khoát về lập trường dân tộc đối với các nhân vật đã trở thành điểm đen trong giai thoại & sử sách Việt Nam, như Triệu Đà, Mã Viện, Minh Thành Tổ...đồng thời nhà thơ có cái nhìn đồng cảm, liên tài đối với những nhân vật biểu trưng cho nền văn hóa Trung Quốc, ở các bài nói về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Kinh Kha, Kê Khang, Lưu Linh, Dương Quý Phi v.v"...
Điều đặc biệt là mặc dù làm Chánh sứ với biết bao nhiêu công việc ngoại giao phiền toái, Nguyễn Du vẫn viết rất khỏe. Bởi khối lượng tác phẩm trong Bắc hành tạp lục được viết trong khoảng hai năm đi sứ, đã trội hơn toàn bộ sáng tác thơ chữ Hán của ông trong suốt mười mấy năm trước cộng lại.
Giải thích điều này, Từ điển văn học (bộ mới) có đoạn:
Sáng tác được nhiều, một phần vì những vấn đề xã hội trước đây Nguyễn Du mới cảm biết một cách lờ mờ, thỉ bây giờ cuộc sống giúp nhà thơ nhận thấy rõ nét. Phần nữa, nhờ đi ra nước ngoài, nhà thơ có thể mượn nhiều đề tài lấy từ lịch sử và hiện tại của nước người để nói những điều Nguyễn Du muốn nói về nước mình, tránh được sự công kích của các thế lực phong kiến lúc ấy.
Điều đặc biệt khác, Bắc hành tạp lục là một tập thơ sứ trình, vậy mà thơ "thù phụng" (thơ đối đáp, ca ngợi) tuyệt đối không có. Chỉ có, theo GS. Nguyễn Huệ Chi, "con người chủ thể đối thoại với lịch sử. Và lịch sử cũng chỉ được mượn tên để ký thác những hình ảnh, tâm sự, vấn đề thời đại của Nguyễn Du. Tính chất vịnh sử vì thế rất mờ nhạt, trái lại, cá tính sáng tạo của tác giả biểu hiện rất rõ và sâu. Có thể nói Nguyễn Du đã sử dụng vốn sống nhiều mặt, tích lũy được trong thời đại bão táp của mình, để tái hiện diện mạo của lịch sử và văn hóa Á Đông truyền thống, thông qua cảm hứng của cái "tôi" trí tuệ và trữ tình".
Nhận xétBắc hành tạp lục là một tập thơ có trên trăm bài, cho nên chỉ có thể trích lại một số nhận xét có tính cách khái quát như sau:
Nói về mảng thơ chữ Hán, trong đó có Bắc hành tạp lục, sách Ngữ văn 10 (Tập 2) có đoạn:
"Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả.
Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi"...
Nhà thơ Xuân Diệu nêu cảm nghĩ:Bắc hành tạp lục là một tập bút ký ghi cảm tưởng dọc đường. Nhân nhìn thấy được một di tích lịch sử nào đó ở Trung Quốc, gợi nhớ đến việc trong nước, nhớ đến những người ông tiếp xúc trong chốn quan trường, thì ông hết lời xỉ mắng, là phường xu danh trục lợi chỉ "cốt cầu phú quý để vênh vang với vợ con" (Tô Tần đình), là giới quan lại "ra ngoài ngựa ngựa, xe xe". "bàn bàn tán tán, như ông Cao, ông Quỳ" cốt che đậy "nanh vuốt, nọc độc" để "nhai xé thịt người ngọt xớt như đường", trong khi đó thì nhân dân "chỉ là những gầy gò, không ai béo tốt" (Phản chiêu hồn)...
Tuy vậy, nhìn chung thơ trong Bắc hành tạp lục, đa phần để lại cảm giác chung của một buổi chiều thu tê tái. Buổi chiều đó là xã hội phong kiến ở Việt Nam, ở Trung Quốc, phản ảnh trong tâm hồn Nguyễn Du. Trên con đường đi sứ, nhà thơ được thấy nhiều cảnh xưa nổi danh và đây là những dịp tức cảnh, đề vịnh, cảm hoài.
Trong thơ đi sứ, phần nhiều là điếu cổ, mượn cái cổ mà nói cái kim, một cách như rút những quy luật của lịch sử làm kinh nghiệm, làm bài học. Do trên đường dài thay đổi, do ôn lại một khoảng lịch sử Trung Quốc dài mấy nghìn năm, những thơ khi đi sứ bớt cái vẻ đơn điệu của thơ ở trong nước, tuy vậy, vẫn còn một không khí trầm trầm.
Nhưng Nguyễn Du là một tâm hồn nghệ sĩ lớn, nên có những cái vượt bậc đột ngột, có những cái lượng biến thành chất kỳ diệu, nghĩa là trong cái buổi chiều thu tê tái trên bỗng nhiên có sấm chớp mưa gió bão bùng, có bài Phản Chiêu hồn, căm giận trên đầu tóc dựng...
Và ở bài viết của GS. Nguyễn Huệ Chi về tập thơ này, có đôi điều đáng chú ý sau:
Mọi ba động đầy kịch tính của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19 đã ập vào Nguyễn Du một cách khá đồn dập. làm cho ông choáng váng về tư tưởng, và không phải đã dễ dàng tìm ngay được một lẽ sống, một chỗ đứng nào vững vàng ổn định. Có hiểu như thế thì mới hiểu nổi vì sao trên đường đi sứ, nhà thơ mới đề cao Dự Nhượng hết lòng với chủ, vừa mới bài bác Giả Nghị không hiểu được tấm lòng cô trung "liệt nữ không thờ hai chồng" của Khuất Nguyên, thì liền sau đó ông lại đã chê trách cái thái độ thiếu sáng suốt của Phạm tăng, chỉ biết giữ lòng trung với nước Sở mà không chịu hiểu rằng " mệnh trời" đã thuộc về nhà Hán.
Không nên lấy gì làm lạ khi thấy trong những bài thơ nói về quần chúng, sau khi đặt cái "tôi" trữ tình ra ngoài cuộc để dễ miêu tả, Nguyễn Du thường nhập chúng trở lại rồi liên hệ với bản thân mình. Như trong Thái Bình mại ca giả, dù ở cương vị một ông Chánh sứ, Nguyễn Du vẫn không ngại vạch đôi chỗ trái ngược giữa cuộc sống của ông già mù với những kẻ như mình, được tiếp đãi long trọng. Như trong bài Sở Kiến hành, trước "nỗi cực nhọc ngồi chờ chết" của mấy mẹ con người nông dân nọ, Nguyễn Du lại vẽ ra cái hình ảnh "no nê thừa mứa" của đoàn sứ bộ...
Các hình tượng nhân vật đối lập cứ xuất hiện theo thế song song tương phản, thành từng cặp không rời. Như hình ảnh Khuất Nguyên ôm "tấm lòng cô trung" chìm xuống đáy sông đi liền với hình ảnh một bọn người "ngựa xe vênh váo"; như cái chết oan uổng của ba nhân vật hào hiệp là Kinh Kha, Điền Quang, Phàn Ô Kỳ được đặt bên khung ảnh "vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi" nơi kinh đô Hàm Dương; như bên cạnh tượng Nhạc Phi có tượng Tần Cối; và nỗi oan không được cởi của nàng Dương Quý Phi bên cái hình ảnh "phỗng đứng" của cả một triều đình nhà Đường.
Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói, bài thơ Phản Chiêu hồn trong Bắc hành tạp ngâm'', là một tiếng kêu của Nguyễn Du đột ngột bật lên giữa cả một chuỗi suy nghĩ trầm trầm trong thơ chữ Hán. Đây quả là cao độ của một tiếng nấc, của một bế tắc, của một bi kịch và chưa ở đâu sự bi phẫn và đau thương dồn lên cao vút như ở bài Phản chiêu hồn.
Chú thích |
Tiếng chim hót trong bụi mận gai (nguyên bản: The Thorn Birds, còn được gọi theo bản dịch tiếng Pháp là Những con chim ẩn mình chờ chết/Les oiseaux se cachent pour mourir) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCullough, được xuất bản năm 1977.
Hoàn cảnh sáng tác
Tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" của nữ văn sĩ Colleen McCullough, ngay khi vừa xuất bản (1977) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển "Cuốn theo chiều gió". Nhưng ít ai biết được rằng, thời điểm tác phẩm ra đời, viết văn chỉ là nghề tay trái của Colleen McCollough, nhân viên y tế là nghề chính của bà.
Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi cuốn tiểu thuyết "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" đem lại vinh quang cho tác giả thì Colleen McCullough chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ra và lớn lên ở bang New South Wales (Úc) trong gia đình một công nhân xây dựng. Thuở nhỏ, Colleen mơ ước trở thành bác sĩ nhưng không có điều kiện để theo học trường đại học y. Bà đã thử làm một số nghề như thư viện, làm báo, công tác thư viện, dạy dỗ để tìm kiếm cơ hội trở lại nghề y.
Năm 1974, bà viết tiểu thuyết đầu tay nhưng không có tiếng tăm. "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" được thai nghén trong ngót 4 năm, rồi đầu mùa hè năm 1975, bà bắt tay vào viết một mạch trong 10 tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.
Nội dung tóm tắt
Ngày 8/12/1915 là ngày sinh nhật lần thứ tư của Meghann Cleary (Meggie), một cô bé mắt xám, tóc hung (không nâu không vàng). Mẹ của Meggie, Fiona, tặng cho cô bé con búp bê Agnès, nhưng rồi lại bị 2 anh trai Jack và Hughie làm hư. Anh cả là Frank cùng với bà Fiona phải sửa lại búp bê. Padraic Cleary (sinh 1867), tức Pađy, chuyên nghề chăn nuôi, cắt lông cừu và làm thời vụ. Ông là người Ireland (Ái Nhĩ Lan) di cư đến New Zealand (Tân Tây Lan). Pađy có vợ là Fiona (sinh 1880) và các con Frank (gần 16 tuổi), Bob (11 tuổi), Jack (10 tuổi), Hughie (9 tuổi), Stuart (5 tuổi) và Meggie.
Sáng đầu tiên đi học cùng các anh, Meggie bị căng thẳng đến nỗi bị nôn mửa, làm cho tất cả bị trễ học và bị sơ Agatha đánh roi vào tay. Buổi chiều, do nói chuyện trong lớp nên Meggie lại bị đánh. Cô bé đã nôn lên chiếc áo dài của sơ Agatha và bị đuổi về nhà. Meggie thuận tay trái, sơ Agatha tập cô bé viết bằng tay phải bằng cách cột tay trái ra phía sau trong những giờ đến trường. Hai ngày trước Noel năm 1917, Frank đã 17 tuổi muốn ghi tên vào quân đội nhưng Pađy không cho. Frank trốn đi khỏi nhà, nhưng ba hôm sau, cảnh sát đã mang Frank trở về.
Linh mục Ralph de Bricassart (sinh năm 1893), tóc đen, mắt xanh, sinh tại Cộng hòa Ireland, là cha xứ giáo khu Gillanbone (Gilly), Tây Bắc New South Wales, Úc từ tháng 6/1920. Ông được bà Mary Carson, 65 tuổi (sinh 1856), một góa phụ giàu có, chủ trang trại Drogheda, giúp đỡ về mặt tài chính. Bà Mary góa chồng đã 30 năm và đứa con duy nhất, con trai, đã chết lúc tuổi còn nhỏ. Bà có người em trai là Padraic Cleary và muốn gia đình Padraic sang Úc để quản lý trang trại cũng như tài sản của mình.
Fiona sinh thêm một bé trai (tên Hal) đầu tháng 12/1920 sau 2 lần sẩy thai. Đại gia đình Cleary đến Gillanbone, Úc vào tháng 8/1921, được cha Ralph đón về Drogheda. Họ ở điền trang Drogheda trong một nhà sàn cách tòa nhà chính của Mary khoảng 1,5 km. Đầu tháng 2/1922, Meggie và Stuart được gởi đi học nội trú ở tu viện Saint Croix, Gillanbone.
Tại ngày hội hàng năm của Gillanbone, Frank đánh ngã ba võ sĩ giỏi và đứng vững trước một nhà vô địch hạng nhẹ của đoàn võ sĩ Jimmy Sharman nên lãnh được 20 bảng. Tại nhà xứ, có mặt cha Ralph và Meggie, Frank và Pađy gây gổ với nhau. Pađy buộc miệng nói rằng Frank không phải là con của mình. Frank bỏ nhà ra đi theo đoàn võ sĩ Jimmy Sharman. Pađy kể lại với cha Ralph rằng Fiona là con gái duy nhất của một gia đình danh giá ở New Zealand. Cô kết hôn với ông khi đã có con trai 18 tháng là Frank.
Meggie phải trở về nhà, rồi Stuart cũng vậy. Fiona sinh đôi hai bé trai là Jimes và Pasty năm 1923. Hal chết trẻ do sức khỏe yếu. Vài hôm trước sinh nhật lần thứ 15, Meggie lần đầu tiên có kinh nguyệt nhưng cô bé lại nghĩ rằng mình giặt đồ không sạch. Sau vài lần thì cô lại nghĩ mình bị ung thư. Một lần cô bé đã khóc trong nghĩa trang và được cha Ralph chỉ bảo.
Cha Ralph tập Meggie cỡi ngựa. Mary Carson tổ chức sinh nhật lần thứ 72 vào tháng 11/1928. Tại buổi lễ, Mary đã giao cho cha Ralph tờ di chúc của mình, trong đó toàn bộ tài sản của bà được tặng cho Tòa thánh La Mã, dưới quyền quản lý của cha Ralph. Mary Carson chết ngay sau ngày sinh nhật. Cha Ralph tạm biệt Meggie và trở thành thư ký riêng của Tổng giám mục Chiny Dark. Đại gia đình Cleary vào ở trong ngôi nhà lớn của Mary. Fiona đọc báo và biết được Frank bị kết án chung thân vì tội sát nhân năm 1925.
Cha Ralph trở thành thư ký riêng của Tổng giám mục Di Contini Verchese, Khâm mạng Giáo hoàng tại Úc. Năm 1930, Drogheda trải qua cơn khủng hoảng, nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước Úc. Tháng 8/1932, Pađy bị chết cháy trong một cơn giông, sét đánh làm cháy rừng. Lúc tìm được xác cha thì Stuart bị một con heo rừng húc và đè chết. Ralph có đến làm lễ cho 2 người, trước khi ra đi được Meggie tặng một bông hồng màu tro nhạt. Sau đó Ralph được lên chức Giám mục.
Bob thuê một người chăn nuôi cừu là Luke O'Neill, 30 tuổi. Luke làm việc tích cực, giỏi và có ngoại hình hơi giống cha Ralph. Anh rất hà tiện, đang để dành tiền để mua một trang trại ở vùng tây Queensland, Úc. Sau vài tháng quen biết, Meggie kết hôn với Luke vào tháng 8/1934. Sau lễ cưới cả hai lên đường đi bắc Queensland. Tuần trăng mật không tốt đẹp, Meggie luôn vùng vẫy, la hét trong đêm tân hôn. Rồi Meggie trở thành người giúp việc cho gia đình Mueller tại Himmelhoch còn Luke đi chặt mía cho Arne Swenson ở một nơi khác. Nàng chỉ gặp được Luke tất cả 6 lần trong 18 tháng. Hằng tháng Meggie gửi thư về nhà và được Bob kể lại là cha Ralph rất tức giận về việc không ai cho ông biết chuyện Luke và Meggie.
Cha Ralph trở thành Tổng giám mục và được bổ nhiệm làm Khâm mạng Tòa thánh tại Úc. Trong một dịp nghỉ hè, Luke chở Meggie đi chơi xa một thời gian. Meggie lừa Luke không đeo bao cao su lúc quan hệ để có thai. Khi hay tin Luke rất giận dữ. Đầu năm 1936, Meggie sinh ra bé gái tên là Justine. Cha Ralph thăm Meggie vào đúng lúc cô sinh nở. Đầu tháng giêng năm 1937, Meggie đi nghỉ mát một mình ở đảo Matlock trong 2 tháng. Hai ngày sau khi Meggie đi, Luke có ghé Himmelhoch thăm con gái. Hôm sau cha Ralph cũng đến tìm Meggie và được Anne Mueller cho biết địa chỉ. Cha Ralph sống cùng Meggie trong nhiều tuần tại đảo Matlock. Sau đó ông về Sydney rồi sang làm việc ở La Mã vào tháng 4. Còn Meggie có thai, về Himmelhoch rồi đi tìm Luke, ngủ với anh ta một đêm rồi trở về Drogheda cùng với con gái Justine. Ngày 1/10/1937, con trai của Meggie chào đời với tên Dane O'Neill.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Jims và Patsy đăng lính năm 1940, được gởi đến chiến trường Ai Cập đầu năm 1941 trong sư đoàn 9 Úc. Cuối năm 1942, sư đoàn 9 được gọi về Úc, đến tháng 9/1943 đổ bộ lên đảo New Guinea để đối đầu với Nhật Bản. Patsy bị trọng thương, mất khả năng có con, phải đưa về Úc trị thương rồi về Drogheda.
Năm 1945, chiến tranh kết thúc. Trong một lần tâm sự, Fiona nói với Meggie rằng bà đã biết Dane là con của Ralph chứ không phải của Luke. Meggie cũng nói là đã biết Frank là con riêng của Fiona. Năm Dane lên 10 và Justine 11, cả hai được gởi đi học nội trú ở Sydney, Úc.
Tháng 8 năm 1952 Ralph de Bricassart, phụ tá Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại giao Tòa thánh La Mã, được phong là Hồng y. Ông về thăm Drogheda vào tháng 12/1952 và thông báo Frank đã thi hành xong án tù 30 năm. Bà Fiona đón Frank về Drogheda, cho ở riêng 1 ngôi nhà nhỏ.
Justine quyết định chọn nghề diễn viên kịch ở Sydney, còn Dane thì tốt nghiệp thủ khoa, 17 tuổi, cao 1m85. Sau đó Dane nói với mẹ là muốn trở thành linh mục, Meggie cho Dane qua sống ở Vatican với Hồng y Ralph năm 1956, 2 tháng sau Justine cũng đi Anh. Trong một lần sang Roma thăm em, Justine quen biết với Rainer Hartheim, người quen của cha Ralph, một thành viên của chính phủ Tây Đức, xấu trai. Hai người có tình cảm với nhau.
Năm 1964 các ông cậu của hai chị em sang La Mã du lịch và chứng kiến lễ thụ phong linh mục cho Dane. Rainer, sau 7 năm quen nhau, đã tỏ tình với Justine nhưng vẫn bị Justine từ chối, vì cô nghĩ rằng tình yêu là sự tước đoạt và gia đình là sự chấm dứt tự do. Rainer về Bonn, Justine về Luân Đôn để gặp lại Rainer chứ không đi Hy Lạp du lịch với Dane. Dane đi nghỉ một mình tại đảo Crete, Hy Lạp. Tại đây, sau khi cứu 2 cô gái Đức khỏi chết đuối, Dane bị một cơn đau tim hành hạ và bị chết đuối. Justine nhận được tin rồi báo cho Meggie; Dane được chôn ở Crete. Meggie muốn đem con về chôn tại Drogheda nên đã qua La Mã nhờ cha Ralph. Tại đây Meggie tiết lộ với Ralph rằng Dane là con trai của ông. Ralph cùng Meggie và Justine đem Dane về Úc.
Sau đám tang của Dane thì cha Ralph cũng qua đời, ông để tài sản lại cho Rainer. Justine quyết định chia tay Rainer, mặc cảm vì nghĩ cái chết của em trai là do mình không đi theo. Hai năm sau, 1966, Rainer ghé Drogheda thăm Meggie, mong Meggie nói với Justine rằng nên chọn sống với ông. Nửa năm sau, 1967, Rainer gặp Justine tại Luân Đôn, rồi Meggie cũng gởi thư cho con khuyên giải về cái chết của Dane, cũng như suy nghĩ về việc sinh sống ở Drogheda. Rồi Justine chấp nhận tình yêu của Rainer.
Nhận xét
Xuyên suốt tiểu thuyết là câu chuyện tình giữa Meggie và vị cha xứ Ralph. Meggie cố quên đi tình cảm của mình bằng cách kết hôn với Luke O'Neill - một công nhân trong trang trại, nhưng chẳng bao lâu sau cô và cha Ralph lại đoàn tụ, và cuộc tình của họ đã gây ra nhiều bi kịch.
Chuyện tình của Meggie với cha Ralph chỉ có thể diễn tả trong bốn chữ "nỗi đau tuyệt vời" và để có được sự tuyệt vời đó, họ đã phải trả giá cả cuộc đời, như trong lời đề tựa của tiểu thuyết:
"Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Ít ra thì truyền thuyết nói như vậy".
Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp-xã hội. Các nhân vật tuy chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật: Fiona, Meggie và cha đạo Ralph. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều đề tài, nhiều mối tình, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính, mối tình lớn lao, trong sáng của Meggie và cha Ralph.
Tính hiện thực và tính lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến nếp sống hàng ngày... Lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỉ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn, tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét.
Bản dịch tiếng Việt
Những con chim ẩn mình chờ chết, Trung Dũng (Lý Quí Chung) dịch từ bản tiếng Pháp Les oiseaux se cachent pour mourir, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ, 1988.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản tiếng Nga, Nhà xuất bản Phụ nữ.
Phim
The Thorn Birds, serie phim truyền hình 6 tập, sản xuất năm 1983
Nhà sản xuất David L. Wolper
Đạo diễn Daryl Duke
Richard Chamberlain, vai cha Ralph de Bricassart
Rachel Ward, vai Meggie
Barbara Stanwyck, vai Mary Carson
Christopher Plumme
Jean Simmons, vai Fiona Cleary
Richard Kiley
Ken Howard
Piper Laurie
Earl Holliman
Mare Winningham
Phim đoạt 3 giải Emmy. Năm 1988, phim đã được chiếu rạp ở Việt Nam (dùng băng video) với nhan đề Những con chim ẩn mình chờ chết. |
Trần Khắc Chung (, 1247 – 1330), biểu tự Văn Tiết (文節), là một nhân vật chính trị, quan viên cao cấp đời nhà Trần. Ông trải qua các triều Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông, thăng đến Thiếu bảo, hàm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, tức Tể tướng đương quyền.
Trong lịch sử nhà Trần, ông bị đánh giá là kẻ tham tài, bị cha vợ của Anh Tông là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng lớn tiếng chửi mắng. Trong sự việc Huyền Trân công chúa, ông là một trong hai người duy nhất ủng hộ việc gả công chúa cho Chiêm Thành, về sau lại dính tiếng cùng công chúa gian dâm, tiếng xấu không dứt.
Cuộc đời
Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Trần Khắc Chung tên thật là Đỗ Khắc Chung (杜克終), người ở Giáp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương), cùng quê với mẹ của Trần Hiến Tông và Trần Nghệ Tông, tức Minh Từ hoàng thái phi Lê thị, là cô của Lê Quý Ly. Em trai Trần Khắc Chung là Đỗ Thiên Hư, cũng là một người nổi tiếng đương thời, từng được cử làm Sứ thần sang nhà Nguyên năm 1288.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét Trần Khắc Chung là người hay tỏ vẻ, làm chuyện khác thường để gây sự chú ý từ các chị em công chúa, hoàng phi. Ông có vợ tên Ngọc Mỹ (寳環), có một con trai tên Trung Đế (公綽).
Đi sứ sang Nguyên
Trong cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ hai (năm 1285), Trần Khắc Chung khi đó là Chi hậu cục thủ, khi Trần Thánh Tông hỏi ai có thể sang trại Nguyên làm sứ giả, ông bèn xin đi, sang thương thuyết với Ô Mã Nhi.
Ô Mã Nhi hỏi:"Quốc Vương ngươi vô lễ, sai người thích chữ "Sát Thát", khinh nhờn thiên binh, lỗi ấy to lắm".
Khắc Chung đáp:"Chó nhà cắn người lạ không phải tại chủ nó. Vì lòng trung phẫn mà họ tự thích chữ thôi, Quốc Vương tôi không biết việc đó. Tôi là cận thần, tại sao lại không có?". Nói rồi giơ cánh tay cho xem.
Ô Mã Nhi nói:"Đại quân từ xa tới, nước ngươi sao không quay giáo đến hội kiến, lại còn chống lệnh. Càng bọ ngựa cản bánh xe liệu sẽ ra sao?".
Khắc Chung nói:"Hiền tướng không theo cái phương sách Hàn Tín bình nước Yên, đóng quân ở đầu biên giới, đưa thư tin trước, nếu không thông hiếu thì mới là có lỗi. Nay lại bức nhau, người ta nói thú cùng thì chống lại, chim cùng thì mổ lại, huống chi là người".
Ô Mã Nhi nói:"Đại quân mượn đường để đi đánh Chiêm Thành, Quốc Vương ngươi nếu đến hội kiến thì trong cõi yên ổn, không bị xâm phạm mảy may. Nếu cứ chấp nê thì trong khoảnh khắc núi sông sẽ thành đất bằng, vua tôi sẽ thành cỏ nát".
Khắc Chung về rồi, Ô Mã Nhi bảo các tướng rằng:"Người này ở vào lúc bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ nó xuống là Chích, không nịnh ta lên là Nghiêu, mà chỉ nói "Chó nhà cắn người"; giỏi ứng đối. Có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được".
Ô Mã Nhi bèn sai người đuổi theo Khắc Chung nhưng không kịp. Nhờ công lớn trong cuộc kháng chiến đó, khi khao thưởng công thần vào năm Trùng Hưng thứ 5 (1289), ông được Nhân Tông ban quốc tính, nên đổi là Trần Khắc Chung, lại được nhận chức Đại hành khiển, sau thăng Ngự sử đại phu.
Quan lộ
Năm Hưng Long thứ 6 (1298), đời Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung được phong làm Đại an phủ Kinh sư, kiêm hàm Thượng thư tả bộc xạ.
Năm thứ 11 (1301), thăng làm Nhập nội đại hành khiển. Chức hành khiển mà có thêm 2 chữ "Nhập nội" là theo triều Lý, chuyên dùng hoạn quan làm chức ấy. Thời Thánh Tông, Thượng tướng Trần Quang Khải khi mới được phong làm Nhập nội Thái úy, kiêm làm Hành khiển còn có 2 chữ "Nhập nội", liền tâu rằng: "Thần từ bên ngoài vào, cho nên thêm hai chữ "nhập nội", còn các hành khiển khác đều là hoạn quan, sao lại thêm chữ "nhập nội", xin bỏ chữ "nhập nội", Thánh Tông nghe theo. Từ đó, hàm Hành khiển chỉ gọi là Nội hành khiển.
Đến đây, Thượng hoàng Trần Nhân Tông mới lấy Khắc Chung làm Hành khiển, lại thêm 2 chữ "nhập nội" như xưa và dùng cả sĩ phu làm Hành khiển.
Năm Hưng Long thứ 21 (1313), Tháng 12, tấn thăng làm Tả phụ, tước Quan Phục hầu.
Năm Đại Khánh thứ 2 (1315), ban tước Á Quan nội hầu. Năm thứ 8 (1321), ban tước Quan nội hầu.
Năm Khai Thái thứ 3 (1326), lấy làm Thiếu bảo, hành Thánh Từ cung Tả ty sự, ban tên tự là Văn Tiết, hàm Đồng trung thư môn hạ bình chương sự.
Buổi quốc sơ, theo quy chế cũ của nhà Lý, hàm Hành khiển có thêm các chữ "Trung thư môn hạ bình chương sự". Từ khi thượng tướng Quang Khải ở ngôi Tể tướng, chê chức Hành khiển và chức Tể tướng ngang hàng nhau, mới tâu xin đổi thành "Trung thư môn hạ công sự" để cho có phân biệt. Đến đây, Trần Minh Tông cho Khắc Chung thăng chức Thiếu bảo, nhưng vẫn làm việc Hành khiển để ưu đãi, nên đặc cách thêm các chữ "Trung thư môn hạ bình chương sự", là theo quy chế cũ.
Tư thông với Huyền Trân
Năm 1305, Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm người dâng hiến vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn. Trong triều không ai tán đồng, duy chỉ có ông cùng Văn Túc vương Trần Đạo Tái chủ chương tán thành. Thế là, Huyền Trân công chúa được định gả cho vua Chiêm Thành Chế Mân.
Năm 1307, Chế Mân qua đời. Tháng 10 mùa đông, theo lệnh Trần Anh Tông, Trần Khắc Chung cùng An phủ Đặng Văn vào Chiêm Thành, cứu được Huyền Trân đưa về Thăng Long.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong khoảng thời gian đưa Huyền Trân công chúa về, Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa. Nguyên văn:
Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về, rồi tư thông với công chúa, đi đường biển loanh quanh chậm chạp, lâu ngày mới về đến kinh đô.
Hưng Nhượng đại vương (Trần Quốc Tảng) ghét lắm, mỗi khi thấy Khắc Chung thì mắng phủ đầu: "Thằng này là điểm chẳng lành đối với nhà nước. Họ tên nó là Trần Khắc Chung thì nhà Trần rồi mất về nó chăng?". Khắc Chung thường sợ hãi né tránh.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Thói gian tà của Trần Khắc Chung thực quá quắt lắm! Không những hắn giở trò chó lợn ở đây mà sau này còn vào hùa với Văn Hiến vu hãm Quốc phụ thượng tể (Trần Quốc Chẩn) vào tội phản nghịch, làm chết oan đến hơn trăm người. Thế mà hắn được trọn đời phú quý. Khổng tử nói: Kẻ gian tà được sống sót là may mà thoát tội chăng?".
Xung khắc với quan ngự sử
Vào năm Đại Khánh thứ 2 (1315), vào tháng 6, có hạn hán. Bấy giờ Trần Khắc Chung làm Hành khiển. Quan ngự sử dâng sớ nói:"Chức vụ tể tướng, trước hết phải điều hoà âm dương. Nay Khắc Chung ở ngôi Tể tướng, không biết phối hợp đất trời cho khí tiết điều hòa, để đến nỗi mưa nắng trái thời, thế là làm quan không được công trạng gì".
Khắc Chung nói:"Tôi lạm giữ chức Tể tướng, chỉ biết có sức làm những việc mà chức vụ phải làm, còn như hạn hán thì hỏi ở Long Vương. Khắc Chung đâu phải là Long Vương mà đổ tội được?".
Sau nước sông lên to, vua đích thân đi xem đắp đê. Quan ngự sử tâu:"Bệ hạ nên chăm sửa đức chính, xem làm gì việc đắp đê nhỏ nhặt".
Khắc Chung nói:"Khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn việc đó, cần gì phải ngồi thinh, tư lự rồi bảo là "sửa đức chính?".
Có người bàn rằng: "Khắc Chung đổ lỗi cho Long Vương, đài quan chê đắp đê là việc nhỏ nhặt, [hai bên] đều sai cả".
Hãm hại Quốc phụ
Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn là chú ruột của Trần Minh Tông, đồng thời là cha vợ chính thức của vua, tức Lệ Thánh hoàng hậu. Đương thời, ông được gọi là Thái tể Quốc thượng phụ, đứng vào hàng đầu bá quan, quyền uy rất lớn, vì Trần Anh Tông khi lâm chung từng kí thác Minh Tông cho ông.
Khi Trần Minh Tông đã muốn lập con trai cả Trần Vượng làm Thái tử, Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn phản đối vì đó là con trai của Minh Từ hoàng thái phi Lê thị, sủng phi của Minh Tông, còn Lệ Thánh hoàng hậu vẫn chưa có con. Ông chủ trương đợi Hoàng hậu sinh hoàng tử thì sẽ lập, vì từ trước đến nay dòng đích trưởng vẫn là người giữ ngôi. Tuy nhiên, Cương Đông Văn Hiến hầu muốn lật đổ Hoàng hậu, đã đút lót 100 lạng vàng mua chuộc Trần Phẫu là gia thần của Trần Quốc Chẩn, bảo Trần Phẫu vu cho Trần Quốc Chẩn có ý mưu phản.
Trần Minh Tông tin là thực, giam Quốc Chẩn ở chùa Tư Phúc rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến, lại cùng đồng hương với mẹ của Trần Vượng, đều là người Giáp Sơn và đã từng làm thầy dạy Vượng, liền trả lời: "Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó". Nghe thế, Minh Tông mới cấm tuyệt không cho Quốc Chẩn ăn uống, bắt phải tự tử.
Việc này Ngô Sĩ Liên đã mắng thẳng Khắc Chung rất dữ dội:"Còn như Trần Khắc Chung cũng là nhân vật của một thời, vua trao cho hắn chức vị Sư bảo, và đem việc nước hỏi hắn, đáng lẽ phải hết lòng trung khuyên can, để cho vua mình trở thành Nghiêu Thuấn mới phải. Thế mà lại vào hùa với kẻ quyền quý, làm hại người ngay thẳng, đi theo bọn gian tà, đẩy người lành tới nỗi oan khiên, hãm đức vua vào việc làm tội lỗi. Việc ấy mà nhẫn tâm làm được, thì còn việc gì mà không nhẫn tâm làm nữa? Sau lại xui vua cầu công đi đánh Chiêm Thành, thì cái thói nịnh hót lại lộ ra nữa. Cho nên, bậc làm vua khi dùng người hiền, phải xét kỹ họ, là bởi sợ rằng có đứa tiểu nhân như bọn Khắc Chung có thể lọt vào trong đó vậy".
Nhìn nhận
Khai Hựu năm thứ 2 (1330), Trần Khắc Chung qua đời, tặng làm Thiếu sư, đưa về chôn ở Giáp Sơn, bị gia nô của Thiệu Vũ (con của Trần Quốc Chẩn) đào lên mà băm xác.
Đánh giá về ông, Toàn thư phê bình: |
Robert Venturi (sinh năm 1925) là một kiến trúc sư Hậu Hiện đại, một trong những nhà lý thuyết kiến trúc có ảnh hưởng nhất của nửa cuối thế kỉ 20.
Tiểu sử
Robert Venturi sinh ngày 25 tháng 7 năm 1925 tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Ông tốt nghiệp kiến trúc năm 1947, và lấy bằng thạc sĩ về nghệ thuật năm 1950 tại Đại học Princeton. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho một vài hãng kiến trúc, trong số đó có văn phòng của Oscar Stonorov, Eero Saarinen, và Louis Kahn.
Từ năm 1954 đến 1956 ông giành được học bổng hữu nghị để theo học tại của Viện hàn lâm Mỹ tại Roma (American Academy in Rome). Từ năm 1964 ông cộng tác với John Rauch mở văn phòng kiến trúc riêng.
Công trình đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên của Venturi là biệt thự của bà Vanna Venturi, mẹ đẻ của ông, hoàn thành vào năm 1964 tại đồi Chestnut, Pennsylvania và nhà dưỡng lão Guild ở bắc Philadelphia. Đó là những công trình dí dỏm, gây nhiều tranh cãi, có hình thức kiến trúc đơn giản nhưng phức tạp trong mặt bằng và biểu thị sự đa dạng của ngôn ngữ kiến trúc. Công trình Nhà dưỡng lão Guild với vẻ ngoài không khác gì so với những nhà ở thông thường khác, nhưng những ý tưởng của Venturi lại được thể hiện rất tinh tế. Toàn bộ phần phía trên được tách ra khỏi mặt tường để nhấn mạnh vai trò của mặt đứng như một bộ mặt giao tiếp với công cộng. Biển báo "Guild" là một cách điệu hình tượng của nghệ thuật đại chúng (Pop-art), và cột ăngten giả mạ vàng trên đỉnh nhà là một sự giễu cợt hài ước về vai trò và vị trí của những người già trong xã hội công nghiệp.
Đây là một sự tương phản với chú trọng vào công năng của kiến trúc Hiện đại đang thịnh hành thời bấy giờ. Venturi đã diễn giải quan điểm của mình trong cuốn sách "Sự đa dạng và mâu thuẫn trong Kiến trúc" (Complexity and contradiction in architecture) xuất bản năm 1966, được xem như tuyên ngôn đầu tiên của kiến trúc Hậu Hiện đại, mở đầu cho cuộc tranh luận về hình thức và ngữ nghĩa trong kiến trúc. Theo ông, kiến trúc phải là kết quả song song cùng tồn tại của các mâu thuẫn theo tiêu chí "Cũng-Như", đối ngược lại tiêu chí của Kiến trúc Hiện đại đương thời "Hoặc-Là" vốn chỉ chấp nhận sự tồn tại duy nhất, hoặc có hoặc không. Ông mỉa mai câu châm ngôn nổi tiếng của Ludwig Mies van der Rohe "Ít là nhiều" (Less is more) thành "Ít là buồn" (Less is bore).
Năm 1967, trong khi giảng dạy tại Đại học Pennsylvania, Venturi gặp vợ ông Denise Scott Brown, một nhà thiết kế đô thị và kiến trúc sư. Họ cùng nhau cộng tác trong giảng dạy, nghiên cứu và thực hành kiến trúc và là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng "Học tập từ Las Vegas" (Learning From Las Vegas) với kiến trúc sư Steven Izenour vào năm 1972. Trong đó các tác giả cho rằng những dấu hiệu không chính thống của văn hóa bình dân (Pop culture), các biển quảng cáo mang tính địa phương, các kiến trúc nhỏ lẻ, dọc xa lộ là nguồn cho cảm hứng kiến trúc nghiêm chỉnh.
Với những cống hiến của mình, Robert Venturi được tặng giải thưởng Pritzker năm 1991. Hiện ông điều hành hãng kiến trúc Venturi, Scott Brown và cộng sự có trụ sở đặt tại Philadelphia, Mỹ.
Công trình điển hình
Mở rộng Bảo tàng Allen Art, Oberlin, Ohio, từ năm 1973 đến năm 1976.
Nhà Brant, Greenwich, Connecticut, 1973.
Hội trường Gordon Wu, Đại học Princeton, New Jersey, 1983.
Nhà ở thị trấn Tuckers, Bermuda, 1975.
Nhà Trubek, đảo Nantucket, Massachusetts, 1972.
Nhà Tucker, núi Kisco, New York, 1975.
Nhà của bà Vanna Venturi, đồi Chestnut, Philadelphia, Pennsylvania, 1962.
Trụ sở các cơ quan công quyền Haute-Garonne, Toulouse, Pháp, 2005.
Tác phẩm
Venturi, Complexity and Contradiction in Architecture, The Museum of Modern Art Press, New York 1966.
Venturi, Brown và Izenour, Learning from Las Vegas, Cambridge MA, 1972, tái bản và sử đổi 1977.
Venturi, Iconography and Electronics upon a Generic Architecture: A View from the Drafting Room, MIT Press, 1998.
Venturi và Brown, Architecture as Signs and Systems, Harvard University Press, 2004. |
Louis Isadore Kahn (20 tháng 2 năm 1901 hoặc 1902–– 17 tháng 3 năm 1974) là một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, hành nghề tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. Ông còn là giáo sư giảng dạy kiến trúc tại Đại học Pennsylvania và Đại học Yale.
Kahn là người Do Thái, sinh ra tại Kuressaare, thuộc quần đảo Saaremaa của Estonia. Vào năm 1905, gia đình ông di cư đến Mỹ do cha ông lo sợ sẽ bị tái ngũ trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật. Ông lớn lên ở Philadelphia và nhập quốc tịch Mỹ vào ngày 15 tháng 3 năm 1914.
Thời trẻ, ông được đào tạo theo một truyền thống cổ điển chặt chẽ với sự nhấn mạnh học tập, sao chép vào các tác phẩm truyền thống tại Đại học Pennsylvania (Penn U.). Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ năm 1924, Kahn làm một chuyến du lịch sang châu Âu, thay vì dừng lại ở trung tâm nghệ thuật cổ điển hoặc hiện đại nào, ông lại chọn thành cổ Carcassonne ở Pháp, được xây dựng từ thời Trung cổ. Từ 1925 đến 1926, Kahn làm việc như kiến trúc sư trưởng của Hội chợ triển lãm thế giới tại Philadelphia. Từ 1947 ông giảng dạy tại Đại học Yale và tạo được một ảnh hưởng lớn tại đây trước khi chuyển đến Đại học Pennsylvania. Trong số các học trò xuất chúng của ông sau này có Moshe Safdie và Robert Venturi.
Kiến trúc của Louis Kahn đã truyền tải vào chủ nghĩa quốc tế một phong cách tinh tế, giàu chất thơ, ghi đậm dấu ấn cá nhân trong từng tác phẩm. Ông là bậc thầy về sử dụng ánh sáng trong kiến trúc. Theo nhà điêu khắc Isamu Noguchi, Louis Kahn là một nhà triết học trong số các kiến trúc sư.
Sau một chuyến du lịch từ Ấn Độ trở về, Kahn mất đột ngột vì một cơn đau tim tại phòng tắm nhà ga Pennsylvania ở Thành phố New York, người ta chỉ có thể xác định được danh tính của ông sau 3 ngày vì ông đã xóa địa chỉ của bản thân trên hộ chiếu.
Các công trình kiến trúc
Tất cả các năm sau đây là năm bắt đầu xây dựng
1951 - University Art Center
1954 - Trenton Bath House
1957 - Richards Medical Center - Trung tâm nghiên cứu Y học Richards thuộc trường Đại học Tổng hợp Pensylvanie, Philadelphie, Mỹ.
1959 - Salk Institute
1959 - Esherick House
1959 - First Unitarian Church of Rochester
1960 - Erdman Hall Dormitories
1960 - Norman Fisher House
1963 - Institute of Public Administration
1962 - National Assembly Building, Dhaka, Bangladesh
1967 - Exeter Library
1967 - Kimbell Art Museum
1969 - Yale Center for British Art |
Joseph Paxton (3 tháng 8 năm 1803 – 8 tháng 6 năm 1865) sinh ra tại Milton Bryan, Anh, là con thứ 7 của một gia đình nông dân. Ông trở thành thợ làm vườn vào năm 17 tuổi ở Battlesden. Năm 1823, ông được bổ nhiệm một chức vụ tại Hội làm vườn Chiswick, dinh thực của Công tước Devonshire ở Chiswick. Trong một lần gặp gỡ, ngài công tước đã có ấn tượng mạnh với chàng thanh niên trẻ và chỉ định Paxton đứng đầu hội những người làm vườn tại Chatsworth.
Vào năm 1832, Paxton được bổ nhiệm làm quản gia đất đai cho công tước Devonshire. Ông đã cho tạo ra các hồ nhân tạo, nhà vườn trên các vùng đất của công tước.
Từ 1836 đến 1840, ông thiết kế và xây dựng một nhà kính khổng lồ tại Chatsworth. Đó là kính lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Tuy nhiên, do giá thành quá đắt về sưởi ấm, công trình đó đã bị phá hủy vào năm 1923. Vào năm 1844, ông xây dựng vòi phun nước Đế chế, cao nhất châu Âu thời đó với độ cao là 280 feet (khoảng 85 mét) Ông cũng xây dựng nhà kính lớn thứ nhì thế giới cho Nữ hoàng Victoria.
Những công trình đó chính là những thử nghiệm đầu tiên cho các kĩ thuật về kết cấu kính và thép tiền chế mà Paxton là người tiên phong. Đây sẽ là những kĩ thuật mà ông sẽ sử dụng sau này ở Cung điện Thủy tinh (The Crystal Palace) tại triển lãm thế giới năm 1851. Những kĩ thuật đó được phát triển bằng những tiến bộ dựa trên việc sản xuất kính và thép cũng như tác dụng tích cực của việc giảm thuế kính.
Năm 1850, Paxton được ủy quyền bởi Nam tước Mayer de Rothschild để thiết kế tháp Mentmore ở Buckinghamshire. Đó là một trong những công trình lớn nhất được xây dựng dưới triều đại Nữ hoàng Victoria. Sau khi công trình này hoàn thành, Paxton được một người anh em họ của Nam tước Rothschild ủy quyền xây dựng Lâu đài Ferrières (Château de Ferrières) tại Ferrières-en-Brie, gần Paris. Công trình này lớn gấp đôi kích cỡ của Mentmore, cả hai vẫn còn tồn tại đến thời điểm hiện nay, năm 2006. Paxton còn xây dựng một phiên thu nhỏ khác của Mentmore tại Battlesden, gần Woburn ở Bedfordshire. Trái lại với hai công trình trên, căn nhà này được Công tước của Bedford mua rồi phá đi vì ông ta không muốn thấy một ngôi nhà lớn khác gần nhà của mình.
Thủy tinh cung
Vào năm 1851, nước Anh dẫn đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp. Triển lãm thế giới năm 1851 được xem như một biểu tượng cho khả năng công nghiệp, quân sự và kinh tế của một siêu cường quốc. Qua đó, người Anh muốn chứng tỏ những kì công của mình với toàn thế giới.
Xuất phát từ ý tưởng của Hoàng thân Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria, triển lãm được tổ chức tại công viên Hyde ở London trong một công trình có kết cấu đặc biệt. Đó là Thủy tinh cung. Công trình này được thiết kế bởi Joseph Paxton trong vẻn vẹn có 10 ngày với một số lượng khổng lồ kính và thép. Công trình tạo ra các không gian triển lãm thoả mãn cho việc trưng bày các sản phẩm khổng lồ của cuộc Cách mạng công nghiệp.
Chính từ công trình này, hình thành một vẻ đẹp mới của kiến trúc, một vẻ đẹp của thời kì công nghiệp với vật liệu mới, kết cấu mới và không gian mới. |
.ac là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) dành cho đảo Ascension. Nó được quản lý bởi NIC.AC , công ty phụ của Cục Máy tính Internet ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Bất cứ ai có thể đăng ký với tên miền này. Cơ quan đăng ký chấp nhận đăng ký tên miền quốc tế hóa.
.ac cũng là tên miền ở cấp 2 cho những học viện, như là trường đại học, ở nhiều nước, ví dụ ở Anh và Bắc Ireland (.ac.uk), Nhật Bản (.ac.jp), và Áo (.ac.at). Nhiều nước khác sử dụng .edu cùng mục đích, ví dụ .edu.au ở Úc và .edu.my ở Malaysia. Cũng có nhiều nước (Pháp, Thụy Sĩ, v.v.) mà không có tên miền ở cấp 2 dành riêng cho học viện. Thay vì đó, mọi học viện có tên miền riêng ở cấp 2, ví dụ sorbonne.fr của Sorbonne, hoặc tum.de của Đại học Kỹ thuật München. |
.ad là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Andorra. Nó được quản lý bởi Andorra Telcom
Bởi vì .ad cũng là viết tắt của từ quảng cáo, .ad cũng đã được sử dụng theo cách độc đáo như một cuộc tấn công tên miền bởi một số phương tiện quảng cáo, cũng như trong cách sử dụng năm 20XX.ad. |
.ae là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Nó được quản lý bởi Etisalat.
Đăng ký tên miền cấp 2 và cấp 3
Có thể đăng ký trực tiếp tên miền cấp 2 hoặc cấp 3 dưới những tên khác nhau. Trước đây, .co.ae được dùng cho các đơn vị thương mại, nhưng nó đã không còn được dùng do việc ủng hộ đăng ký tên miền cấp 2; tuy nhiên, việc đăng ký .co.ae vẫn được phép nếu người đăng ký muốn.
.ae — Công ty, tổ chức hoặc cá nhân
.net.ae — Cung cấp dịch vụ mạng
.gov.ae — Chính phủ
.ac.ae — Trường đại học, cao đẳng hoặc viện nghiên cứu
.sch.ae — Trường công lập hoặc tư nhân
.org.ae — Tổ chức phi lợi nhuận
.mil.ae — Tổ chức quân sự
.pro.ae — Chuyên gia
.name.ae — Cá nhân |
.af là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Afghanistan. Nó được quản lý bởi AFGNIC, phục vụ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Chính phủ Hồi giáo Chuyển tiếp Afghanistan. Tính đến ngày 26 tháng 8 năm 2020, .af đã được 5960 miền sử dụng.
Đăng ký được thực hiện trực tiếp nếu đăng ký tên miền cấp độ hai hoặc cấp thứ ba dưới các miền phụ được phân loại khác nhau ở cấp hai. Miền cấp ba có các hạn chế dựa trên miền cấp hai mà chúng được đăng ký. Đăng ký ở cấp hai là không hạn chế, nhưng đắt hơn. Tất cả các khoản phí đều cao hơn đối với người đăng ký quốc tế.
Miền .af được giao cho Abdul Razeeq vào năm 1997, một năm sau khi các chiến binh Taliban chiếm được Kabul và thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan. NetNames of London ban đầu duy trì miền sau một thỏa thuận với IANA. Razeeq sau đó biến mất, tạm dừng một số dịch vụ. Miền được mở lại vào ngày 10 tháng 3 năm 2003 như một chương trình hợp tác giữa UNDP và Bộ Truyền thông Afghanistan.
Tên miền cấp 2
.gov.af
.com.af
.org.af
.net.af
.edu.af
.tv.af
.media.af |
.ag là tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD) dành cho Antigua và Barbuda. Nó được quản lý bởi Trường sở Y khoa của Đại học Khoa học Sức khỏe Antigua. |
.ai là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Anguilla. Nó được quản lý bởi chính phủ Anguilla. |
.al là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Albania. Nó được quản lý bởi Ủy quyền Điều chỉnh Viễn thông Albania. |
.am là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Armenia, cộng hòa thuộc Liên Xô ngày xưa. Trừ ra các tên miền dành riêng, như là.com.am,.net.am và.org.am, bất cứ ai có thể đăng ký tên miền dưới.am miễn là trả tiền.
Luật Armenia cấm sử dụng tên miền dưới.am để hoạt động website sử dụng để spam, hay hoạt động khủng bố, hoặc với mục đích xấu...
Sở quản lý tên miền.am là ISOC-AM, hội địa phương của Internet Society.
Vào năm 2014,.am vượt qua.հայ trở thành tên miền được sử dụng phổ biến nhất tại Armenia. |
.an là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho quần đảo Antilles Hà Lan. Nó được quản lý bởi Đại học Antilles Hà Lan. |
.ao là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Angola. Nó được quản lý bởi Trường sở Kỹ sư của Đại học Agostinho Neto. |
.ar là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Argentina. Nó được quản lý bởi Bộ Ngoại giao Argentina. |
.as là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho quần đảo Samoa thuộc Mỹ. Nó được quản lý bởi AS Domain Registry. |
Bài này nói về tên miền quốc gia. Để đọc về định dạng âm thanh, xem .au (định dạng tập tin).
.au là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Úc. Nó được quản lý bởi Chính quyền Tên miền.au. |
.aw là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Aruba. Nó được quản lý bởi SETAR. Có thể đăng ký tên miền dưới.aw ở cấp 2, và cũng có tiểu tên miền .com.aw dành cho những website thương mại. |
.az là tên miền Internet quốc gia cao cấp (ccTLD) dành cho Azerbaijan. Nó được Azerbaijan Communications quản lý. |
.ba là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bosna và Hercegovina. Nó được quản lý bởi Trung tâm Thông tin từ xa Đại học. |
.bb là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Barbados. Nó được quản lý bởi Cable & Wireless (Barbados) Limited. |
.Bd là tên miền Internet quốc gia (ccTLD) dành cho Bangladesh. Nó được quản lý bởi Bộ Bưu điện & Viễn thông Bangladesh. Phải đăng ký ở cấp 3 dưới vài tên miền cấp 2 (.com.bd, .edu.bd, .net.bd, .gov.bd, .org.bd, và .mil.bd), theo các gTLD đầu tiên; có thể đăng ký dưới bất kỳ tên miền nào trừ.gov.bd và.mil.bd, hai tên miền đó dành cho các tổ chức trong chính phủ và quân đội Bangladesh. |
.be là tên miền Internet Quốc gia (ccTLD) dành cho Bỉ. Tên miền này bắt đầu hoạt động vào năm 1989 và được quản lý bởi Pierre Verbaeten của Đại học Công giáo xứ Leuven (Katholieke Universiteit Leuven). Năm 2000, quyền hành của tên miền này được đổi tay cho DNS Belgium. Theo cuối năm 2005, hơn 480.000 tên miền đã được đăng ký dưới.be. |
Cincinnati (được phát âm như "Xin-xin-na-ti") là thành phố ở miền tây nam Ohio, Hoa Kỳ nằm bên cạnh sông Ohio và vùng Bắc Kentucky. Nó là quận lỵ của quận Hamilton. Theo Thống kê Dân số năm 2000, Cincinnati có dân số 331.285, có nghĩa Cincinnati là thành phố lớn thứ ba của Ohio.
Cincinnati được coi là "boomtown" đầu tiên của Mỹ, từ đầu thế kỷ 19, khi nó mở mang rất nhanh ở trung tâm quốc gia để cạnh tranh các thành phô lớn ở vùng biển về dân số và giàu có. Là thành phố nội địa lớn đầu tiên trong nước, đôi khi nó được gọi là thành phố hoàn toàn Mỹ đầu tiên, không có ảnh hưởng châu Âu mạnh như ở vùng biển đông, nhưng vẫn giữ nhiều đặc tính của những thành phố cũ ở Âu Châu do các nhập cư, phần lớn là người gốc Đức. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ, Cincinnati đã hết mở mang nhanh chóng, và nó bị nhiều thành phố nội địa khác vượt qua theo dân số, nhất là Chicago.
Tên gọi
Thành phố này cũng được gọi tên hiệu "The Queen City" (Thành phố Nữ vương), "The Blue Chip City", "Cincinnata", "The Big Onion" (Củ hành Lớn), và "Zinzinnati" (chỉ đến gốc Đức của thành phố). Tên nó cũng được gọi tắt là "Cincy", "Cinci", "Cinti", hay "the 'Nati".
Cincinnati cũng được gọi City of Seven Hills (Thành phố Bảy Đồi), nhưng tên này không còn miêu tả thành phố. Thật vậy, tại vì có nhiều hơn bảy đồi ở Cincinnati ngày nay. Ngày xưa, khi thành phố nhỏ hơn, số tháng 6 năm 1853 của West American Review miêu tả và liệt kê bảy đồi rõ ràng trong bài "Article III -- Cincinnati: Its Relations to the West and South". Các đồi này làm thành hình lưỡi liềm chung quanh thành phố: núi Adams, Walnut Hills, núi Auburn, đồi Đường Vine, Fairmont (nay là Fairmount), núi Harrison, và đồi College.
Tên hiệu Porkopolis được đặt cho thành phố vào khoảng 1835, khi Cincinnati là vùng nuôi heo lớn của nước Mỹ. Được gọi Queen of the West (Nữ vương miền Tây) bởi Henry Wadsworth Longfellow (tuy tên này được sử dụng lần đầu tiên trong tờ báo địa phương năm 1819), Cincinnati là đoạn quan trọng trên trong hệ thống Đường Sắt Ngầm (Underground Railroad), hệ thống này giúp những người nô lệ trốn khỏi miền Nam vào thời trước Nội chiến Hoa Kỳ.
Địa lý và khí hậu
Cincinnati nằm thuộc miền tây nam Ohio, tại tọa độ (39,136160, −84,503088). Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích là 206,1 km² (79,6 dặm vuông). Trong đó, 201,9 km² (78,0 dặm vuông) là đất và 4,1 km² (1,6 dặm vuông hay 2,01%) là nước.
Cincinnati toạ lạc tại bờ Bắc của Sông Ohio, gần đoạn sông này hợp lưu với các sông Miami, Miami nhỏ, và Licking. Trung tâm của thành phố được xây trên một lưu vực với các khu dân cư trải lên tận các ngọn đồi phía trên. Độ cao trung bình là 147 m (482 foot). Thành phố có khí hậu lục địa chịu ảnh hưởng bởi các luồn không khí lạnh từ phía Bắc và không khí ấm từ Vịnh Mexico, tạo ra thời tiết hay thay đổi. Nhiệt độ trung bình cao vào tháng Giêng là 3 °C (37 °F) và trung bình thấp là −7 °C (20 °F); trung bình cao vào tháng 7 là 30 °C (86 °F) và trung bình thấp là 18 °C (65 °F). Lượng mưa trung bình mỗi năm là 1.050 mm (41 inch) với lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 7 nhiều hơn các tháng khác.
Lịch sử
Cincinnati được thành lập năm 1788 bởi John Cleves Symmes và Đại tá Robert Patterson. Thanh tra viên John Filson (cũng là tác giả của The Adventures of Colonel Daniel Boone) đặt tên thành phố là Losantiville bắt nguồn từ bốn từ, mỗi cái trong ngôn ngữ khác, có nghĩa là "Thành phố đối diện với cửa sông Licking". "Ville" là tiếng Pháp của "thành phố", "anti" là tiếng Hy Lạp của "đối diện", "os" là tiếng Latinh của "miệng" (tức là "cửa sông"), và chữ "L" là phần duy nhất của "sông Licking" được bao gồm.
Vào năm 1790, Arthur St. Clair, thống đốc của Lãnh thổ Tây Bắc, đổi tên của vùng thành "Cincinnati" để kỷ niệm Hội Cincinnati, tổ chức có ông là tổng thống. Hội đó kỷ niệm Tướng George Washington, được coi như Cincinnatus ngày nay – Cincinnatus là tướng La Mã bảo vệ thành phố ông và sau đó bỏ chính trị và trở về nhà trại ông. Ngày nay, Cincinnati nói riêng, và Ohio nói chung, có rất nhiều con cháu của lính Cách mạng được chính phủ cho đất ở tiểu bang này.
Vào năm 1802, Cincinnati được chính quyền tăng cấp thành làng dựa theo hiến chương, và thị trưởng đầu tiên là David Ziegler (1748–1811), một chiến sĩ Nội chiến sinh ở Heidelberg, Đức. Năm 1819, nó được trở thành thành phố. Do tàu hơi nước bắt đầu qua lại trên sông Ohio năm 1811 và Kênh Miami và Erie được xây xong giúp thành phố mở mang, có 115.000 dân cư vào năm 1850.
Kênh Miami và Erie được bắt đầu xây ngày 21 tháng 7 năm 1825, và nước được trệch qua lòng kênh vào năm 1827. Mới đầu nó được gọi là Kênh Miami, chỉ đến nguồn ở sông Miami nhỏ. Kênh này mới đầu nối Cincinnati với Middleton năm 1827, và vào năm 1840 nó tới Toledo.
Đường sắt cũng tới Cincinnati vào thời đó. Năm 1880, Cincinnati trở thành thành phố đầu tiên xây và làm chủ một đường sắt lớn, Đường sắt Cincinnati, New Orleans, và Texas Pacific. Năm 1836, Công ty Đường sắt Miami nhỏ được quyền mở cửa. Họ bắt đầu xây đường sát ngay sau đó, có mục đích nối Cincinnati với Đường sắt Sông Mad và Hồ Erie, để nối thành phố này với cảng ở vịnh Sandusky.
Ngày 1 tháng 4 năm 1853, Sở cứu hỏa Cincinnati trở thành sở cứu hỏa đầu tiên thuê người chữa cháy cả ngày, và sở đầu tiên sử dụng xe hơi chữa cháy.
Sau năm sau, vào năm 1859, Cincinnati xây sáu đường xe điện để cho dân thành phố có thể chạy đi chạy lại tiện hơn. Năm 1866, Cầu treo John A. Roebling được xây qua sông Ohio. Hồi đó nó là cầu treo dài nhất trên thế giới; John A. Roebling sử dụng thiết kê của nó để xây Cầu Brooklyn 17 năm sau. Vào năm 1872, người Cincinnati có thể chạy bằng xe điện ở trong thành phố rồi đi xe lửa tới những thị trấn trung quanh ở trên đồi. Công ty Mặt nghiêng Cincinnati (Cincinnati Inclined Plane Company) bắt đầu chở khách đến trên núi Auburn năm đó.
Đội Cincinnati Red Stockings ("Vớ đỏ Cincinnati"), sau đó được gọi Cincinnati Reds, cũng bắt đầu vào thế kỷ 19. Năm 1868, có hội họp ở phòng luật sư Tilden, Sherman, và Moulton để làm đội bóng chày của Cincinnati trở thành đội chuyên nghiệp; nó trở thành đội chuyên nghiệp đầu tiên trong nước khi được tổ chức chính thức năm sau.
Năm 1879, Procter & Gamble, một trong những hãng xà bông lớn nhất ở Cincinnati, bắt đầu bán xà bông Ivory Soap. Nhiều người thích nó vì nó nổi trên nước. Sau khi nhà máy đầu tiên bị cháy, Procter & Gamble qua nhà máy mới dọc nhánh sông Mill Creek và bắt đầu sản xuất xà bông lại; từ từ, vùng đó lấy tên Ivorydale.
Năm 1902, nhà chọc trời bằng bê tông cốt thép đầu tiên trên thế giới, Tòa nhà Ingalls, được xây dựng ở Cincinnati. Năm 1905, "Các con trai của Daniel Boone" (The Sons of Daniel Boone) được thành lập ở Cincinnati; nó sẽ trở thành một phần đầu tiên của tổ chức hướng đạo sinh Boy Scouts of America.
Procter & Gamble tạo ra loại chương trình "soap opera" (kịch xà bông) khi họ giúp sản xuất chương trình radio Ma Perkins (Bà Perkins) năm 1933. Cho đến 1939, đài radio AM của Cincinnati, WLW, thí nghiệm về phát thanh; trong thời đó, nó trở thành đài đầu tiên phát thanh với điện lực tới 500.000 watt. Năm 1943, hãng thâu King Records và công ty phụ Queen Records được thành lập và thâu những ca sĩ mà tương lai có ảnh hưởng đến nhạc country, R&B, và rock. WCET-TV là đài truyền hình công cộng đầu tiên được quyền truyền hình, sau khi nó được thành lập năm 1954.
Vào tháng 5 năm 2001, Cincinnati bị náo loạn chủng tộc vài ngày sau khi cảnh sát người da trắng theo đuổi một người da đen 19 tuổi về những tội nhẹ và bắn anh chết. Thị trưởng Charlie Luken phải ra lệnh giới nghiêm toàn thành phố, lần đầu tiên sau những năm 1960. Tuy cuộc náo loạn chỉ kéo dài vài ngày, sau đó nhiều tổ chức tẩy chay các việc thương mại tại thành phố, làm Cincinnati mất hơn 10 triệu đô la.
Dân số
Theo Thống kê Dan số năm 2000, Cincinnati có dân số 331.285, có nghĩa Cincinnati là thành phố lớn thứ ba của Ohio, đằng sau Columbus và Cleveland. Tuy nhiên, nó có khu vực đô thị lớn hơn nhiều, bao gồm phần của Ohio, Kentucky, và Indiana. Khu vực thống kê tổng hợp Cincinnati-Middletown-Wilmington có dân số là 2.050.175 người và là khu vực thống kê tổng hợp lớn thứ 18 trong nước. Đại Cincinnati (Greater Cincinnati) là khu vực đô thị lớn thứ hai ở Ohio, chỉ thua Cleveland. Dân số miền Cincinnati đã lên 4,7% từ năm 2000, và sẽ vượt qua khu vực đô thị Cleveland vào năm 2007, theo Thống kê Dân số.
Dân số lịch sử
* Dân số ước lượng năm 2005.
Nguồn: Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ
Kinh tế
Cincinnati có nhiều công ty nổi tiếng như là Procter & Gamble, Kroger, GE Infrastructure, Federated Department Stores (chủ Macy's, Bloomingdale's, và Lord & Taylor), Chiquita Brands International, Công ty Bảo hiểm Great American, Công ty E. W. Scripps, Công ty U.S. Playing Card, và Fifth Third Bank.
Xã hội
Chính phủ và chính trị
Chính phủ được quản lý bởi hội đồng thành phố có chín hội viên được bầu toàn thành phố (at-large). Trước năm 1924, hội đồng được bầu theo hệ thống khu vực bầu cử (ward). Hệ thống này hay bị tham nhũng, và Cincinnati bị cai trị bởi bộ máy chính trị Cộng hòa của Ông trùm Cox (Boss Cox) từ thập kỷ 1880 cho đến thập kỷ 1920, chỉ có vài lúc nghỉ. Phong trào cải cách bắt đầu vào năm 1923, được hương dẫn bởi một người Cộng hòa khác, Murray Seasongood. Seasongood cuối cùng thành lập Ủy ban Hiến chương, nay là đảng Hiến chương, nó sử dụng cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1924 để xóa bỏ hệ thống ward và thay nó bằng hệ thống bầu cử toàn thành phố hiện có; nó cũng bắt đầu mô hình chính phủ quản đốc (city manager). Từ 1924 đến 1957, hội đồng được chọn theo mô hình tiêu biểu cân đối. Bắt đầu từ năm 1957, mỗi ứng củ viên vận động cho một bầu cử và chín người được nhiều lá phiếu nhất được bầu ("hệ thống 9-X"). Thị trưởng được chọn bởi hội đồng. Năm 1977, Jerry Springer được làm thị trưởng một năm. (Sau đó, ông nổi tiếng vì dẫn chương trình thảo luận hay gây tranh luận.) Bắt đầu từ năm 1987, người được nhiều lá phiếu nhất tự động được làm thị trưởng. Từ năm 1999, thị trưởng được chọn trong cuộc bầu cử riêng và vai trò của quản đốc thành phố bị giảm; những cải cách này được gọi là hệ thống "thị trưởng mạnh". Chính trị ở Cincinnati bao gồm đảng Hiến chương, đảng có lịch sử thắng cử địa phương dài thứ ba trong nước.
Quan hệ chủng tộc
Ngày xưa, Cincinnati nằm trên biên giới giữa các tiêu bang nhận hệ thống nô lệ, như là Kentucky, và các tiểu bang "tự do" trước và trong Nội chiến. Vào những năm trước Nội chiến, Cincinnati và các vùng chung quanh có vai trò lớn trong Phong trào Bãi nô. Vùng này là một phần của Tuyến hỏa xa ngầm (Underground Railroad) và là nơi ở của nhà văn Harriet Beecher Stowe. Các nhân vật trong cuốn sách Túp lều bác Tôm phỏng theo những nô lệ trốn ở vùng này. Levi Coffin làm vùng Cincinnati là trung tâm của những vận động bãi nô vào năm 1847. Ngày nay, viện bảo tàng Trung tâm Tự do Tuyến hỏa xa ngầm Quốc gia (National Underground Railroad Freedom Center) kỷ niệm thời này. Cincinnati bị nhiều vụ bạo lực do chủng tộc, cả trước và sau Nội chiến; vụ lớn nhất là cuộc náo loạn năm 2001.
Thể thao
Thành phố này có vài đội thể thao thuộc liên đoàn quốc gia, bao gồm đội bóng chày Reds và đội bóng bầu dục Bengals, và cũng đăng cai cuộc đấu quần vợt quốc tế Cincinnati Masters & Women's Open.
Thành phố thân hữu
Cincinnati có 9 thành phố thân hữu.
Chú thích |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.