text
stringlengths 0
512k
|
---|
Bộ Đào kim nương hay bộ Sim (theo tên gọi của chi Rhodomyrtus), còn gọi là bộ Hương đào (theo chi Myrtus) (danh pháp khoa học: Myrtales) là một bộ trong thực vật có hoa lớp hai lá mầm và nhánh hoa Hồng.
Bộ Myrtales chiếm khoảng 6% sự đa dạng trong thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi. Các hóa thạch được coi là của bộ này có niên đại khoảng 65 triệu năm trước (Crepet và ctv., 2004). Các loài sâu bướm Lycaenidae được tìm thấy rất phổ biến trên các thành viên của bộ này (đặc biệt là các họ Lythraceae, Myrtaceae, Combretaceae).
Vị trí của bộ Myrtales trong nhánh Hoa hồng là không ổn định trong các phân tích rbcL gần đây của thực vật hạt kín (Hilu và ctv., 2003). Quan hệ trong bộ cũng đã được nghiên cứu khá chi tiết trong các công trình của Conti và ctv. (1996, 1998, 1999, 2002), Sytsma và ctv. (1998, 2004), Clausing và Renner (2001: Melastomataceae), Schönenberger và Conti (2001, 2003: chủ yếu là Oliniaceae) hay Wilson và ctv. (2005: Myrtaceae nghĩa rộng) và cây phát sinh chủng loài đưa ra tại đây là dựa theo các ấn phẩm đó.
Vị trí của họ Combretaceae dường như vẫn chưa rõ ràng. Berger & Sytsma (2010), Bell et al. (2010) và Soltis et al. (2011) phát hiện một vài mức độ hỗ trợ cho vị trí chị-em với [Onagraceae + Lythraceae]. Giải phẫu (các hốc lõm che phủ), một vài đặc trưng hình thái (kiểu lá chung và cách dính) và các dữ liệu phân tử tất cả đều gợi ý mạnh mẽ rằng Vochysiaceae nên được gộp trong Myrtales, nhưng thoạt nhìn thì các hoa có cựa đơn dối xứng khác biệt của họ này là hoàn toàn không giống như hoa của các họ khác trong bộ này.
Phân loại
Theo APG II thì bộ này chứa 11 họ với 380 chi và trên 11.000 loài. APG III công nhận 9 họ. Các họ sau là điển hình trong các phân loại mới nhất:
Họ Alzateaceae
Họ Combretaceae
Họ Crypteroniaceae
Họ Lythraceae (họ bằng lăng, thiên khuất)
Họ Melastomataceae (Họ Mua)
Họ Memecylaceae (APG III coi là một phần của họ Melastomataceae)
Họ Myrtaceae (họ sim - đào kim nương, hương đào)
Họ Heteropyxidaceae (APG II và APG III coi là một phần của Myrtaceae)
Họ Psiloxylaceae (APG II và APG III coi là một phần của Myrtaceae)
Họ Onagraceae (họ anh thảo chiều)
Họ Penaeaceae
Họ Rhynchocalycaceae (APG III coi là một phần của Penaeaceae)
Họ Oliniaceae (APG III coi là một phần của Penaeaceae)
Họ Vochysiaceae
Trong hệ thống phân loại Cronquist gần như về cơ bản có sự phân loại giống như trên, ngoại trừ họ Vochysiaceae nằm trong bộ Polygalales và họ Thymelaeaceae được đưa vào đây. Các họ Sonneratiaceae, Trapaceae và Punicaceae được loại ra khỏi họ Bằng lăng (Lythraceae), trong khi các họ Psioxylaceae và Heteropyxidaceae được cho vào họ Đào kim nương (Myrtaceae), và họ Memecyclaceae nằm trong họ Mua (Melastomataceae).
Phát sinh chủng loài
Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009), với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.
Phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Đào kim nương như hình dưới đây.
Nguồn gốc
Myrtales có niên đại khoảng 89-99 Ma tại Australasia. Tuy nhiên, có một vài tranh luận về niên đại này, cái thu được khi sử dụng DNA hạt nhân. Khi xem xét DNA lục lạp thì dường như tổ tiên của bộ Myrtales đã tiến hóa vào giữa kỷ Creta (~ 100 Ma) tại đông nam châu Phi chứ không phải Australasia Mặc dù hệ thống APG phân loại Myrtales trong phạm vi nhánh eurosids, nhưng bộ gen công bố gần đây của Eucalyptus grandis lại đặt Myrtales như là nhóm chị-em với eurosids chứ không phải bên trong nó. Khác biệt này được cho là đã phát sinh do khác biệt khi sử dụng một lượng lớn các đơn vị phân loại thay vì sử dụng một lượng lớn gen để xây dựng cây phát sinh chủng loài. |
Sân bay Quốc tế Nội Bài (), tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, là cảng hàng không Quốc tế lớn nhất của miền Bắc Việt Nam, phục vụ chính cho Thủ đô Hà Nội và vùng lân cận, thay thế cho sân bay Gia Lâm cũ. Sân bay Nội Bài là trung tâm hoạt động chính cho Vietnam Airlines, VietJet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways và trước kia có Indochina Airlines, Air Mekong.
Sân bay Quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 35km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc. Khoảng cách này đã được rút ngắn còn 27km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài được hoàn thành trong năm 2015, ngoài ra còn có thể đi theo Quốc lộ 3 dẫn từ cầu Chương Dương đến ngã 3 giao cắt với Quốc lộ 2 để vào sân bay.Sân bay Quốc tế Nội Bài còn nằm gần các thành phố thuộc các tỉnh lân cận như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh.
Nhà ga hành khách T1 do chính các kiến trúc sư Việt Nam thiết kế, mang đậm bản sắc dân tộc, như một cổng trời chào đón khách thập phương đến với Thủ đô và được đánh giá cao về mặt thẩm mĩ, từng đạt giải nhất kiến trúc Việt Nam, tuy trong thực tế xây dựng chỉ thực hiện được một phần của dự án. Nhà ga hành khách T2 do Nhật Bản thiết kế và thi công, với nguồn vốn xây dựng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản, được khánh thành vào đầu năm 2015. Sân bay có 2 tháp chỉ huy, trong đó có 1 tháp cao 90 mét. Đây là tháp chỉ huy không lưu cao nhất Đông Dương. Hiện tại đây là Sân bay lưu có lượng hành khách lớn thứ hai Việt Nam, chỉ sau sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay do Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), một cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải, quản lý.
Lịch sử
Sân bay Quốc tế Nội Bài, nguyên là một căn cứ không quân của Không quân Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam còn gọi là sân bay Đa Phúc, đã được cải tạo để phục vụ cả mục đích dân sự và quân sự.
Ngày 28 tháng 2 năm 1977, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay Quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngày 2 tháng 1 nǎm 1978, sân bay chính thức mở cửa hoạt động và đón chuyến bay Quốc tế đầu tiên hạ cánh.
Tên sân bay được đặt theo tên của làng Nội Bài, một làng thuộc tổng Ninh Bắc, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên trước kia, do phần lớn đất sân bay nằm trên địa phận làng này.
Năm 1995 nhà ga hành khách T1 được xây dựng và tới tháng 10 năm 2001 thì khánh thành.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, nhà ga T1 hoàn tất xây dựng thêm sảnh E và mở cửa, nối liền với sảnh A, giúp sân bay giảm tải lưu lượng hành khách.
Ngày 25 tháng 12 năm 2014, nhà khách VIP và nhà ga T2 được khánh thành. Nhà ga T2 chính thức trở thành nhà ga phục vụ các chuyến bay Quốc tế và nhà ga T1 cũ được chuyển đổi chuyên phục vụ các chuyến bay nội địa.
Ngày 4 tháng 1 năm 2015, nhà ga Quốc tế T2 được khánh thành cùng thời điểm với cầu Nhật Tân.
Hạ tầng kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật
Ngày 15 tháng 9 năm 2005, sân bay Quốc tế Nội Bài đã được tổ chức TÜV NORD CERT (Đức) trao chứng chỉ ISO 9001:2000.
Năng lực
Đường cất hạ cánh
Sân bay có hai đường băng để cất cánh và hạ cánh cách nhau 250 m và tàu bay không thể cất hạ cánh cùng một thời điểm trên cả hai đường băng: đường 1A dài 3.200 m, đường 1B dài 3.800 m. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tên viết tắt bằng tiếng Anh là ICAO), công suất tối đa của đường hạ - cất cánh sân bay Nội Bài hiện tại chỉ đạt 10 triệu hành khách/năm.
Nhà ga T1
Khu vực nhà ga T1 có 3 sân đỗ máy bay A1, A2, A3 với tổng diện tích 165.224 m², nhà ga gồm 4 tầng và 1 tầng hầm với tổng diện tích 90.000 m² và công suất khoảng 6 triệu hành khách/năm, được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ hàng không và phi hàng không.
Sân đỗ bao gồm 17 cầu hành khách. Cầu 1, 2, 4, 5, 6, 7, 9, 11, 12 được trang bị ống lồng, còn lại cầu 3, 8, 10, 13, 14, 15, 16, 17 là cầu cứng.
Ngày 29 tháng 12 năm 2013, sân bay Nội Bài chính thức khai trương mở cửa sảnh E nhà ga T1. Nó được kết nối với sảnh A thông qua một hành lang kín kéo dài, giúp giảm tải phần nào cho sân bay. Công trình có 5 cổng đi và 2 cổng đến, diện tích sàn tổng cộng là 23.000 m², với 3 tầng và 1 tầng lửng. Tầng 1 là tầng dành cho khách nội địa đi và đến, là khu vực đảo trả hành lý, cũng là nơi chuyển hành lý đi. Tầng 2 là khu nội địa, check-in, dịch vụ, phòng khách VIP. Tầng 3 là khu văn phòng kỹ thuật. Sảnh E trang bị 38 quầy làm thủ tục cho khách và có hệ thống an ninh kiểm soát. Pacific Airlines là hãng đầu tiên khai thác với 18 chuyến/ngày. Trong tương lai, sảnh E sẽ được kết nối với nhà ga T2.
Trong 3 năm gần đây, nhà ga T1 bị dột khi trời mưa to. Chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền về nguyên nhân dột là do khâu thiết kế, thi công hay sử dụng.
Nhà ga T2
Ngày 4 tháng 1 năm 2015, Bộ Giao thông vận tải đã khánh thành Nhà ga hành khách T2 – Cảng HKQT Nội Bài. Nhà ga T2 gồm 4 tầng với diện tích mặt bằng khoảng 139.000 m², với tổng mức đầu tư gần 18.000 tỷ đồng (sau 3 năm xây dựng 04/12/2011–04/01/2015). Vốn vay ODA của Nhật Bản, công suất phục vụ 10 triệu hành khách mỗi năm. Ngày cao điểm sẽ phục vụ tới 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh. Nhà ga được thiết kế theo mô hình dạng cánh, hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để tiết kiệm năng lượng, sẽ được đầu tư theo hướng hiện đại với trang thiết bị hoàn toàn đủ tiêu chuẩn Quốc tế.
Lưu lượng hành khách
Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách và dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025.
Năm 2010, Nội Bài đã phục vụ 9,5 triệu lượt hành khách, trung bình mỗi ngày có 230 lượt chuyến cất hạ cánh, so với mức 370 lượt chuyến mỗi ngày của sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, đến năm 2016, sân bay Nội Bài đã phục vụ 20 triệu lượt hành khách, và sẽ quá tải trong ba năm nữa.
Kế hoạch mở rộng
Cùng với đó, Chính phủ cũng đang lên kế hoạch mở rộng nhà ga T1 và T2 trước năm 2020, đồng thời xem xét để xây dựng thêm nhà ga T3 và T4 sau năm 2020, đưa Nội Bài trở thành một trong những trạm trung chuyển hàng không lớn nhất Đông Nam Á.
Theo quy hoạch chung đến năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay Quốc tế Nội Bài đạt công suất 16-25 triệu hành khách năm, (thực tế năm 2016 đã đạt 20 triệu lượt khách); có sân bay dự bị là Sân bay Quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, sau năm 2050 là 100 triệu lượt khách mỗi năm, trở thành một trong những cửa ngõ trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Hoạt động
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không Quốc tế đang có đường bay đến sân bay Quốc tế Nội Bài, và nhiều hãng hàng không Quốc tế cũng đang xem xét mở mạng bay đến đây như Czech Airlines, Jet Airway, Finnair cuối cùng là Air Astana.
Phí sân bay cho các chuyến bay Quốc tế là 16 USD. Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng hướng 11L/29R dài 3.200 m rộng 45m, đường băng 11R/29R dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay, thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747, Boeing 777-200/300, Airbus A340-300/500/600, Airbus A330-200/300, Boeing 767, McDonnell Douglas MD-11 và máy bay chở khách lớn nhất thế giới là Airbus A380 cho đến những phi cơ tầm trung như Airbus A318/319/320/321, ATR-72, Boeing 787 Dreamliner.
Các hãng hàng không và điểm đến
Vận chuyển hành khách
Vận chuyển hàng hóa
Thống kê sản lượng hành khách và tấn suất các chuyến bay
Quy hoạch đường cất hạ cánh số 3
Theo Quyết định số 590/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài-thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng sau năm 2020 ngày 20 tháng 8 năm 2008, ngoài các hạng mục quy hoạch tầm nhìn tới 2020 mà hiện nay cơ bản đã hoàn thành như bổ sung đường cất hạ cánh thứ 2 (đường băng 1B) dài 3800 m, hệ thống đường lăn, nhà khách VIP, nhà ga Quốc tế T2, còn có những hạng mục khác nhằm đáp ứng tiêu chuẩn sân bay cấp 4F theo phân cấp của ICAO. Đặc biệt trong đó là việc xây dựng mới đường cất hạ cánh thứ 3 (đường băng số 2A) kích thước 4000 x 60 m; và các nhà ga hành khách T3, T4.
Ngày 14 tháng 7 năm 2015 Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về phương án xây dựng đường cất, hạ cánh thứ 3 tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh, việc xây dựng thêm đường cất hạ cánh số 3 này nhằm để đảm bảo tổng công suất thông qua cảng sau năm 2020 đạt 50 triệu hành khách/năm theo đúng quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 590 của Thủ tướng Chính phủ. Trong báo cáo này, Cục Hàng không Việt Nam đưa ra ba phương án:
Phương án 1 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 cùng các công trình kỹ thuật như nhà ga hành khách, sân đỗ, đường lăn và các công trình phụ trợ về phía Nam của cảng hiện nay, cách đường cất hạ cánh số 1A là 1.700m, cách đường cất hạ cánh 1B là 1.950m, đảm bảo phương án hai đường hoạt động song song độc lập là 1A với đường số 3 (hoặc 1B với đường số 3). Ước tính tổng mức đầu tư 75.987 tỷ đồng, trong đó công tác giải phóng mặt bằng lên tới gần 40.800 tỷ đồng. Đây là phương án phù hợp nhất với quyết định số 590/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Phương án 2 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc và khu vực nhà ga, sân đỗ tàu bay đồng bộ phía Tây của Cảng Nội Bài, cách đường số 1B (11R-29L) 1.035m, cách đường cất hạ cánh 1A 785m, thuộc địa phận các xã Quang Tiến, Mai Đình, Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội (đảm bảo hoạt động song song, độc lập với đường số 1B). Sân bay Nội Bài sẽ có 2 đường băng cho phép cất hạ cánh đồng thời, còn đường cất hạ cánh 1A được chuyển thành đường lăn. Tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng 38.802 tỷ đồng.
Phương án 3 xây dựng đường cất hạ cánh số 3 về phía Bắc có vị trí tương tự như phương án 2, nhưng cấu hình khu bay được xác định gồm ba đường cất hạ cánh, trong đó có hai đường cất hạ cánh hoạt động song song độc lập là 1B với đường thứ 3. Đường 1A hoạt động song song phụ thuộc với hai đường còn lại. Ở phương án này, khu vực nhà ga hành khách sẽ được xây dựng ở vị trí tiếp giáp phía Bắc đường Võ Văn Kiệt, phía Đông của cảng Nội Bài. Hệ thống sảnh chờ bố trí giữa đường cất hạ cánh 1A và đường thứ 3. Tổng kinh phí 41.800 tỷ đồng.
Trong ba phương án nói trên, Cục Hàng không xác định phương án 2 là tối ưu.
Đánh giá
Sân bay Quốc tế của Hà Nội được Skytrax xếp hạng trong nhóm 100 những sân bay tốt nhất thế giới vào vị trí 86/100. Có được những thành công như vậy là nhờ vào sự cải tiến dịch vụ của cảng hàng không Quốc tế Nội Bài. Cụ thể hơn, hành khách đi máy bay sẽ được sử dung hàng loạt dịch vụ tiện ích tại các nhà ga hành khách như cây nước uống miễn phí, kiosk Internet, xe shuttle bus miễn phí phục vụ khách nối chuyến, xe điện miễn phí phục vụ hành khách khuyết tật, các điểm sạc pin điện thoại miễn phí... Trong đó nổi bật nhất là việc khai thác nhà ga T2 vào năm 2015 và được coi là "nhà ga lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam, đã cải thiện cơ bản về hạ tầng với CHK Quốc tế Nội Bài".
Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại sân bay
Ngày 21/1/2020, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Y tế dự phòng làm trưởng đoàn và lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài.
Sân bay có 4 máy kiểm tra thân nhiệt, trong đó 2 máy ở khu vực Quốc tế đến và 2 máy ở khu vực Quốc tế đi. Đồng thời, 2 máy kiểm tra thân nhiệt dự phòng để thay thế khi các máy trục trặc.
Từ 5/2/2020, nhà ga T1 Nội Bài sẽ lắp đặt thêm máy đo thân nhiệt, hoạt động 24/7, để kiểm soát hành khách đi trên các chặng bay nội địa, đảm bảo không lọt hành khách nào có dấu hiệu sốt; bố phòng cách ly để sử dụng khi cần thiết.
Theo Phó giám đốc cảng hàng không Quốc tế Nội Bài Nguyễn Huy Dương, mặc dù trong tình hình dịch bệnh song lượng hành khách qua cảng vẫn khá cao với gần 100.000 hành khách, hơn 600 chuyến bay cất hạ cánh mỗi ngày. Hiện các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc đại lục đã tạm dừng hoạt động, song việc kiểm soát dịch bệnh tiêm phổi vẫn được tăng cường.
Toàn bộ nhân viên sân bay Nội Bài đều đeo khẩu trang trong thời gian làm việc, một số bộ phận bắt buộc đeo găng tay bảo hộ. Khoảng 70 - 80% hành khách đến sân bay sử dụng khẩu trang.
Các đơn vị sân bay và Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã xây dựng quy chế phối hợp, xử lý tình huống hành khách có dấu hiệu bị sốt trên máy bay, từ khâu đón khách, kiểm tra và cách ly; thu thập thông tin, yêu cầu khai báo y tế và phun thuốc khử trùng máy bay.
Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài bố trí một số điểm cấp phát miễn phí khẩu trang y tế dành cho hành khách (2 điểm cạnh thang máy - khu vực công cộng, khu C, nhà ga T1; 1 điểm tại khu A, Quốc tế đến Nhà ga T2).
Từ ngày 10/7/2021, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cung cấp dịch vụ test nhanh Covid-19 tại sân bay Nội Bài. Hành khách có thể đến đăng kí làm xét nghiệm từ 7h đến 17h mỗi ngày bắt đầu từ ngày 10/7/2021 tại khu vực trước quầy từ A28-A32 nhà ga Quốc nội sân bay Nội Bài. Chi phí cho dịch vụ test nhanh Covid-19 tại sân bay Nội Bài được niêm yết theo mức công bố của Bộ Y tế là 238,000 đồng/lần, có kết quả sau 30 phút.
Sân bay Nội Bài hạn chế người nhà đưa tiễn và khuyến cáo hành khách tự làm thủ tục
Để không bị nhỡ chuyến bay, Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài khuyến cáo hành khách đi các chuyến bay Quốc tế nên đến sân bay trước 3 tiếng, khách đi chuyến bay trong nước nên đến trước 2 tiếng để chủ động làm thủ tục hàng không; đồng thời, khuyến khích hành khách không có hành lý ký gửi làm thủ tục chuyến bay online hoặc tại hệ thống ki ốt làm thủ tục tự động đặt tại các khu vực công cộng của nhà ga, để tránh ùn tắc tại các khu vực quầy thủ tục.
Với khu vực làm thủ tục chuyến bay tại Nhà ga T2 (phục vụ các chuyến bay Quốc tế), Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài hạn chế người nhà đưa tiễn vào các khung giờ cao điểm trong ngày từ 8 đến 11h và từ 19 đến 23h, nhằm tránh ùn tắc tại các khu vực công cộng của nhà ga, tạo luồng di chuyển thông thoáng cho hành khách đi máy bay.
Cảng sẽ bố trí lực lượng an ninh để kiểm soát, phân tách hành khách và người đưa tiễn ngay tại 2 cửa D1 và D2 ra vào khu vực làm thủ tục. Như vậy, chỉ có hành khách đi máy bay, nhân viên nội bộ và các đối tượng được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền mới được vào khu vực làm thủ tục hàng không; người nhà đi tiễn hành khách không được vào khu vực này.
Tình trạng ùn tắc cục bộ tại các khu vực cửa ra vào, gây khó khăn cho hành khách trong quá trình di chuyển, khó tiếp cận khu vực làm thủ tục lên máy bay, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn bay, tăng nguy cơ làm chậm chuyến bay, hạn chế năng lực khai thác của Cảng, ảnh hưởng trực tiếp đến hành khách. Vì vậy sẽ dần tạo thói quen cho hành khách thực hiện các quy định an toàn hàng không.
Hình ảnh |
Bài này là để phân loại các loại khí cụ bay. Xem thêm máy bay.
Khí cụ bay là bất cứ cỗ máy hay phương tiện nhân tạo nào có thể tự duy trì quỹ đạo bay được trong khí quyển hoặc trong vũ trụ. Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cả quân sự lẫn dân sự, cũng như nghiên cứu khoa học. Có nhiều vật thể nhân tạo có thể "bay" nhưng khí cụ bay phải là vật thể có thể "tự duy trì" khả năng bay: ví dụ một đầu đạn bắn ra từ nòng súng cũng đang bay nhưng nó chỉ bay theo quán tính chứ không có khả năng duy trì bay nên không được liệt vào khí cụ bay. Người ta phân loại khí cụ bay chủ yếu theo các tiêu chuẩn phân loại sau: bản chất lực nâng duy trì sự bay, cơ cấu duy trì lực nâng, có động cơ hay không động cơ, bản chất động cơ. Và có thể phân loại các khí cụ bay như sau:
Phân loại "khí cụ bay"
Khí cụ bay phân làm hai loại chính nhẹ hơn không khí và nặng hơn không khí:
Nhẹ hơn không khí: Sự bay lên được nhờ lực đẩy Archimedes vì trọng lượng riêng của khí cụ bay nhẹ hơn không khí. Có thể tổng kết đây là các loại khí cầu (tiếng Anh: Aerostat). Khí cầu có thể là loại khí cầu kín hoặc khí cầu hở. Loại khí cầu kín là một quả cầu đóng kín chứa khí nhẹ (như Heli hoặc Hydro) khi muốn nâng hạ độ cao thì tăng thêm hoặc xả bớt khí nhẹ. Loại áp đảo về số lượng là loại khí cầu hở: thường là một quả cầu hở bên dưới dùng không khí bình thường nhưng bị gia nhiệt để nhẹ hơn không khí bên ngoài khí cầu, loại này khi muốn tăng giảm độ cao thì gia giảm sự đốt nóng không khí. Nếu xét về khía cạnh động lực chuyển động ngang thì khí cầu phân làm hai loại:
Khí cầu máy còn gọi là khí cầu lái hoặc khí cầu có điều khiển là loại có động cơ tạo lực đẩy ngang (thường là cánh quạt) để chuyển động ngang (tiếng Anh: airship).
Khí cầu thường hay khí cầu không có điều khiển: Không có động cơ: di chuyển ngang theo các dòng gió. (Tiếng Anh: Aerostat)
Nặng hơn không khí: các khí cụ bay nặng hơn không khí phải có phương tiện tạo ra lực nâng thắng trọng lực thì mới bay được. Dựa vào bản chất của lực nâng, loại nặng hơn không khí có thể chia là hai loại chính:
Lực nâng khí động học: (gọi theo tiếng Anh là: Aerodyne). Loại này bay được nhờ lực nâng khí động học hay còn gọi là loại có cánh nâng. Là các loại khí cụ bay có cánh nâng để tạo lực nâng khí động học: Lực nâng khí động học có được khi có sự chuyển động tương đối giữa cánh nâng và không khí, khi đó tại mặt trên và mặt dưới của cánh nâng có sự chênh lệch áp suất tạo lực nâng khí động học. Đó là nguyên tắc lực nâng của tất cả các loại máy bay (cánh nâng cố định), máy bay trực thăng (cánh nâng là cánh quạt ngang), tàu lượn (cánh nâng là cánh tàu lượn), diều... Trong loại này theo cơ chế cánh nâng và động cơ lại có thể phân ra ba loại như sau:
Loại không động cơ: đó là các loại tàu lượn, diều, muốn bay được phải có thiết bị phóng, hoặc có lực kéo ban đầu từ bên ngoài. Sau đó khi đã có vận tốc để tạo lực nâng thì di chuyển ngang bằng cách lựa chọn các luồng không khí chuyển động ngang.
Loại có động cơ và cánh nâng cố định: (máy bay) Trong loại máy bay này có thể phân làm hai loại:
Cánh nâng cố định hoàn toàn: là loại có cánh nâng gắn cố định không cử động được. Lực nâng chỉ có khi có chuyển động ngang tương đối (do động cơ) của máy bay với không khí. Loại này không bay đứng được. Đây là loại máy bay thông thường. (Tiếng Anh: fixed-wing aircraft hoặc airplane)
Cánh nâng có thể quay một góc: hay còn gọi là trực thăng - máy bay. Đây là một loại máy bay cánh quạt cất cánh thẳng đứng: Động cơ cánh quạt gắn cứng vào cánh máy bay như máy bay thường để tạo lực đẩy ngang. Nhưng cánh không cố định hoàn toàn: khi cất cánh và hạ cánh nó có thể quay đi một góc 90 độ sao cho hướng khí thổi của cánh quạt hướng xuống phía dưới làm máy bay cất cánh (hạ cánh) thẳng đứng. Khi đã lên được độ cao thì cánh lại quay lại vị trí bình thường thì động cơ lại thổi theo phương ngang máy bay lại hoạt động như một máy bay cánh cố định bình thường. Loại này là kết hợp trung gian giữa máy bay và trực thăng. Loại này ngày nay có ứng dụng rất ít (Tiếng Anh: tiltrotor aircraft).
Có động cơ, cánh nâng là cánh quạt quay: cánh nâng là cánh quạt mặt phẳng ngang quay xung quanh trục tạo chuyển động tương đối với không khí và tạo lực nâng. Trong loại này lại phân làm hai loại:
Trực thăng, còn gọi là máy bay lên thẳng: là loại cánh nâng được lai bằng động cơ. Đây là các loại máy bay trực thăng thông thường. Động cơ quay cánh quạt ngang làm nó chuyển động tương đối với không khí và làm phát sinh lực nâng khí động học làm trực thăng bay lên. Loại này có thể bay đứng một chỗ. Chuyển động ngang nhờ mặt phẳng cánh quạt ngang (cánh nâng) có thể nghiêng đi một góc nhỏ so với mặt phẳng nằm ngang tạo vector lực theo phương nằm ngang (helicopter).
Cánh quạt nâng tự do: hay máy bay cánh quạt nâng tự do. Loại này có cánh quạt ngang tạo lực nâng nhưng nó tự do không nối với động cơ, mà động cơ để lai cánh quạt đứng để tạo chuyển động ngang. Khi có chuyển động ngang dòng khí chuyển động ngang làm quay cánh quạt ngang tự do và làm phát sinh lực nâng khí động học. Loại này không thể bay đứng một chỗ (tính chất của máy bay) nhưng có tính chất của trực thăng là có cánh quạt ngang để tạo lực nâng nên cần đường băng rất ngắn, vận tốc cần để bay lên rất thấp. Đây là loại đứng trung gian giữa trực thăng và máy bay. Loại này ra đời trước trực thăng trước đây cũng đã từng có thiết bị vận tải rất to loại này, nhưng nay chỉ có trong thể thao, giải trí ít có ứng dụng thương mại vì từ khi trực thăng ra đời nó bị trực thăng chèn ép. Loại này có ưu điểm là khi bị tai nạn trên không, khi thiết bị bay bị rơi cánh quạt nâng sẽ quay tự do và có tác dụng như một cái dù làm thiết bị tiếp đất chậm chạp an toàn. (Tiếng Anh: Autogyro, gyroplane, gyrocopter, rotaplane)
Lực nâng bằng phản lực trực tiếp của động cơ: Loại này không có các cánh nâng'' cho lực nâng khí động học mà lực nâng do phản lực phụt trực tiếp từ động cơ: Đây là các loại tên lửa, hoả tiễn hoạt động nhờ động cơ phản lực. Trong loại này phân ra hai loại:
Động cơ không sử dụng không khí của môi trường: Đây là các loại tên lửa có chất cháy (nhiên liệu) và chất duy trì sự cháy (chất chứa oxy) chứa sẵn trong động cơ, do đó loại này có thể bay vào vũ trụ. Đây là các loại tên lửa vũ trụ điển hình.
Động cơ có sử dụng không khí của môi trường: để đốt trong động cơ cần oxy của môi trường. Loại này thì không thể bay ra ngoài vũ trụ được. Đây là các loại các đầu đạn hoả tiễn, rốc két, bom bay. |
Joanne Rowling ( ; sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965), thường được biết đến với bút danh J. K. Rowling, là một nhà văn, nhà từ thiện, nhà sản xuất phim và truyền hình, nhà biên kịch người Anh. Bà nổi tiếng là tác giả của bộ truyện giả tưởng Harry Potter từng đoạt nhiều giải thưởng và bán được hơn 500 triệu bản, trở thành bộ sách bán chạy nhất trong lịch sử. Bộ sách đã được chuyển thể thành một loạt phim ăn khách mà chính bà đã phê duyệt kịch bản và cũng là nhà sản xuất của hai phần cuối. Bà cũng viết tiểu thuyết trinh thám hình sự dưới bút danh Robert Galbraith.
Xuất thân từ Yate, Gloucestershire, Rowling nảy sinh ra ý tưởng cho bộ truyện Harry Potter vào năm 1990 khi bà còn làm việc nghiên cứu và thư ký song ngữ cho tổ chức Ân xá Quốc tế, trên một chuyến tàu bị hoãn từ Manchester đến Luân Đôn. Trong thời kỳ bảy năm sau đó, cuộc đời bà có nhiều biến động: mẹ bà qua đời, đứa con đầu lòng ra đời, bà ly hôn với chồng thứ nhất. Bà sống trong cảnh túng quẫn cho đến khi tiểu thuyết đầu tay là Harry Potter và Hòn đá Phù thủy ra mắt vào năm 1997. Sau khi hoàn thành quyển đầu tiên này, bà đã lần lượt xuất bản sáu quyển tiếp theo trong 10 năm sau đó — với quyển cuối cùng ra mắt vào năm 2007. Sau thời điểm đó, bà viết thêm vài tác phẩm cho độc giả người lớn: The Casual Vacancy (2012) và loạt truyện trinh thám hình sự Cormoran Strike (dưới bút danh Robert Galbraith). Năm 2020, bà viết tác phẩm "cổ tích chính trị" dành cho thiếu nhi, The Ickabog, ra mắt nhiều kỳ bằng phiên bản trực tuyến.
Cuộc đời của Rowling được miêu tả là "từ nghèo đến giàu" — lúc mới vào nghề bà còn phải nhận trợ cấp từ chính phủ, cho đến khi thành công nhờ bộ truyện thì bà trở thành nhà văn tỷ phú đầu tiên trên thế giới, theo tạp chí Forbes. Rowling phản bác tuyên bố này và cho rằng mình không phải là tỷ phú. Forbes báo cáo rằng bà không còn là tỷ phú vì đã hiến tặng phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức thiện. Tổng doanh thu của bà tính riêng tại Anh đã vượt con số 238 triệu bảng Anh, khiến bà đứng đầu danh sách tác giả còn sống ở đất nước này. Danh sách người giàu có nhất Anh năm 2021 của tờ Sunday Times ước tính tài sản của bà có trị giá 820 triệu bảng Anh, đưa bà vào vị trí người giàu có thứ 196. Tạp chí Time nêu danh bà như một trong những người được cân nhắc để trở thành Nhân vật của năm cho năm 2007, ghi nhận những cảm hứng xã hội, đạo đức, và chính trị mà bà đã truyền đến những người hâm mộ. Rowling được trao Huân chương Danh dự (CH) trong lần trao năm 2017 do những cống hiến đến nền văn học và từ thiện. Tháng 10 năm 2010, bà được các chủ bút tạp chí hàng đầu vinh danh là "Phụ nữ có ảnh hưởng nhất nước Anh". Rowling ủng hộ nhiều tổ chức từ thiện, trong đó có Comic Relief, One Parent Families, và Hội Đa xơ cứng Anh; bà cũng là người khởi xướng tổ chức từ thiện Lumos. Kể từ cuối năm 2019, bà công khai quan điểm của mình về quyền của người chuyển giới và đã gây ra nhiều tranh cãi.
Tên
Mặc dù bà dùng bút danh J. K. Rowling nhưng tên của bà trước khi tái hôn chỉ đơn giản là Joanne Rowling. Vì lo ngại các đối tượng độc giả nam trẻ tuổi có thể sẽ không thích một tác phẩm của phụ nữ, nên nhà xuất bản đề nghị dùng tên viết tắt của bà. Vì không có tên đệm, bà đã chọn chữ K (viết tắt từ 'Kathleen', tên bà nội bà) làm ký tự thứ hai trong bút danh. Bà tự gọi mình là Jo. Sau khi tái hôn, có một số lần bà sử dụng tên Joanne Murray cho vấn đề cá nhân. Trong vụ thẩm vấn Leveson, bà làm nhân chứng dưới tên Joanne Kathleen Rowling; mục tiểu sử về bà trong quyển dữ liệu Who's Who cũng liệt kê tên bà là Joanne Kathleen Rowling.
Cuộc đời và sự nghiệp
Xuất thân và gia đình
thế=A sign reading "Platform 9¾" with half of a luggage trolley installed beneath, at the interior of King's Cross railway station.|trái|nhỏ|Cha mẹ Rowling gặp mặt trên một chuyến tàu đi từ Nhà ga Ngã tư Vua. Sau khi bà sử dụng địa điểm này như một địa điểm để đến Thế giới Phù thủy, nó trở thành một điểm du lịch.
Joanne Rowling sinh ngày 31 tháng 7 năm 1965 tại Yate, Gloucestershire,; mẹ bà là Anne (nhũ danh Volant), một kỹ thuật gia khoa học, còn cha bà là Peter James Rowling, một kỹ sư máy bay của Rolls-Royce. Bố mẹ bà gặp nhau lần đầu tại sân ga Ngã tư Vua để đi tới Arbroath vào năm 1964. Họ cưới nhau vào ngày 14 tháng 3 năm 1965. Ông cố ngoại của bà là Dugald Campbell, một người Scotland, sinh ra ở Lamlash. Ông nội của mẹ bà, Louis Volant, là người Pháp, được trao tặng giải thưởng Croix de Guerre vì lòng can đảm cho việc bảo vệ ngôi làng Courcelles-le-Comte trong Thế chiến thứ nhất. Lúc đầu, Rowling tưởng ông được trao huân chương Bắc Đẩu Bội tinh trong chiến tranh: bà nói vậy khi chính mình được nhận huân chương này năm 2009. Đến khi xuất hiện trong một tập của chương trình phả hệ Who Do You Think You Are?, bà mới biết Louis Volant được trao huy chương không phải là ông cố Volant của bà, và chính thức đính chính. Khi được nghe kể về câu chuyện dũng cảm của ông cố, bà vỡ lẽ ra rằng giải Croix de guerre là dành cho những người lính "bình thường" như ông cố của bà - một nhân viên phục vụ bàn - và nói, với bà, giải Croix de guerre "tốt hơn" là Bắc Đẩu Bội tinh.
Thời thơ ấu
phải|nhỏ|Ngôi nhà thời thơ ấu của Rowling, Church Cottage, Tutshill, Gloucestershire
Khi Rowling 23 tháng tuổi, Dianne em gái bà chào đời. Năm bà 4 tuổi, gia đình bà phải chuyển tới Winterbourne - một ngôi làng gần đó. Khi còn nhỏ, bà thường viết truyện kỳ ảo và thường đọc cho em gái nghe. Khi lên 9, Rowling lại dọn đến ngôi nhà Church Cottage ở làng Tutshill, Gloucestershire, gần Chepstow, Wales. Khi đến tuổi thiếu niên, bà dì của Rowling tặng cho bà cuốn Hons and Rebels - tự truyện của Jessica Mitford. Rowling coi tác giả Mitford là thần tượng của mình, và đọc hết sách của Mitford.
Rowling nói rằng thời thiếu niên của mình không được vui. Cuộc sống gia đình bà phức tạp hơn từ khi mẹ bà bị chẩn đoán mắc chứng đa xơ cứng và có quan hệ căng thẳng với người cha mà đến nay bà vẫn còn không liên lạc. Bà cho biết bà tạo ra nhân vật Hermione Granger dựa trên chính mình năm 11 tuổi. Sean Harris, bạn thân của bà từ lớp Upper Sixth (tương đương lớp 12), có một chiếc Ford Anglia màu ngọc lam; chiếc xe này chính là hình mẫu của chiếc xe bay trong Harry Potter và Phòng chứa bí mật. Như các thiếu niên khác thời đó, Rowling nghe nhạc của các ban nhạc The Smiths, The Clash và Siouxsie Sioux. Bà thường ăn vận theo phong cách của ban nhạc Siouxsie Sioux, chải tóc ra sau và kẻ mắt màu đen cho đến khi bắt đầu vào đại học.
Giáo dục
Rowling theo học trường tiểu học St Michael's do nhà bãi nô William Wilberforce và nhà cải cách giáo dục Hannah More thành lập. Alfred Dunn, hiệu trưởng khi đó, được cho là hình mẫu của nhân vật Albus Dumbledore. Bà học sơ trung ở Wyedean School and College, nơi mẹ bà làm việc (ban khoa học). Steve Eddy, giáo viên dạy bà môn Anh văn ở đó, nhận xét bà khi đó "không đặc biệt", nhưng là "một trong các nữ sinh thông minh và giỏi môn Anh văn". Bà nhận chứng chỉ A-level trong các môn Anh văn, tiếng Pháp, tiếng Đức, với hai điểm A và một điểm B; và là nữ sinh đại diện trường (head girl).
Năm 1982, Rowling dự kỳ thi tuyển vào Đại học Oxford nhưng bị trượt, nên theo học Đại học Exeter rồi nhận bằng cử nhân tiếng Pháp và ngôn ngữ cổ điển ở đó. Martin Sorrell, một giáo sư môn tiếng Pháp ở Exeter, nói Rowling là một sinh viên "giỏi thầm lặng trong chiếc áo khoác denim và bộ tóc đen, và, nói theo kiểu hàn lâm là, có phong thái làm được những gì cần làm". Theo như Rowling kể lại, bà học rất ít, và thích đọc truyện của Dickens và Tolkien hơn. Năm 1986, sau một năm học ở Paris, Rowling tốt nghiệp Exeter. Hai năm sau, bà viết một bài luận ngắn về thời gian học môn Ngôn ngữ cổ có tiêu đề "Tên thần nữ đó là gì?, hay là Nhớ lại các môn tiếng Hy Lạp và Latin"; bài này được đăng trên tập san Pegasus của trường đại học Exeter.
Nguồn cảm hứng và cái chết của người mẹ
Ở London, Rowling trở thành nghiên cứu sinh và thư ký song ngữ cho tổ chức Ân xá Quốc tế, nhưng rồi quyết định chuyển đến Manchester với bạn trai và làm việc tại phòng thương mại. Năm 1990, khi đang ngồi trên chuyến tàu khởi hành trễ 4 tiếng từ Manchester tới London, bà bỗng "hoàn toàn hình thành" ý tưởng về một cậu bé đi học trường pháp thuật, và đặt bút viết câu chuyện ngay khi về đến căn hộ của mình tại Clapham Junction.
Tháng 12 năm đó, bà Anne, mẹ của Rowling, qua đời sau 10 năm chống chọi với bệnh đa xơ cứng. Khi đó, Rowling đang viết Harry Potter, nhưng chưa từng nói với mẹ. Cái chết của mẹ có tác động rất lớn tới tác phẩm của Rowling. Bà xoa dịu nỗi đau mất mát bằng cách viết nhiều và chi tiết hơn về nỗi buồn của Harry trong tập 1.
Hôn nhân, ly dị và bà mẹ đơn thân
thế=A panned out image of city buildings.|trái|nhỏ|Rowling dọn đến Porto để dạy. Năm 1993, bà trở về Anh với con gái và ba chương của quyển Harry Potter sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ.
Sau khi đọc được một mục quảng cáo trên tờ The Guardian, Rowling đã quyết định đến Porto, Bồ Đào Nha để dạy tiếng Anh cho người bản xứ. Bà dạy ban đêm và viết ban ngày, khi nghe bản Concerto cho violin của Tchaikovsky. Sau 18 tháng ở đây, bà gặp Jorge Arantes - một phóng viên truyền hình người Bồ Đào Nha - trong một quán bar; hai người nói chuyện và phát hiện sở thích chung là nữ văn sĩ Jane Austen. Ngày 16 tháng 10 năm 1992, bà kết hôn với Arantes và hạ sinh bé Jessica Isabel Rowling Arantes (đặt tên theo Jessica Mitford) tại Bồ Đào Nha vào ngày 27 tháng 7. Trước đó, bà từng bị sảy thai. Khi Jessica gần 4 tháng tuổi, ngày 17 tháng 11, hai người ly thân. Những người viết tiểu sử cho rằng Rowling đã bị bạo hành gia đình; về sau, điều này được bà xác nhận. Tháng 6 năm 2020, trong một bài báo trên tờ The Sun, Arantes cho biết ông đã tát vào mặt Rowling và không hề cảm thấy hối hận. Nicole Jacobs, Ủy viên về bạo hành gia đình cho Vương quốc Anh, nói việc The Sun "lặp lại và phóng đại phát ngôn của một người công khai bạo hành bạn tình" là không thể chấp nhận được. Tháng 12 năm 1993, Rowling và con gái, cùng ba chương của Harry Potter trong va li, chuyển đến Edinburgh, Scotland, gần nơi em gái bà sống.
Bảy năm sau khi tốt nghiệp đại học, Rowling cảm thấy bản thân mình thật thất bại. Tuy hôn nhân tan vỡ, bị thất nghiệp, có một đứa con phải phụ thuộc vào mình, nhưng bà lại nói sự thất bại đó đã "giải phóng" bà, cho phép bà tập trung hơn vào việc viết sách. Trong khoảng thời gian này, Rowling bị trầm cảm và từng có ý định tự tử. Căn bệnh này đã trở thành cảm hứng cho các Giám ngục Azkaban - những sinh vật hút linh hồn xuất hiện lần đầu trong tập sách thứ ba. Bà đăng ký hưởng phúc lợi xã hội, và nói tình trạng kinh tế lúc đó là "nghèo hết mức trong xã hội nước Anh hiện đại, nhưng chưa bị vô gia cư."
Rowling sống trong tuyệt vọng sau khi Arantes tới Scotland tìm bà và con gái. Bà xin tòa cho lệnh quản thúc, và chỉ khi bà đệ đơn ly dị tháng 8 năm 1994, Arantes mới về Bồ Đào Nha. Tháng 8 năm 1995, sau khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay trong thời kỳ sống bằng nguồn trợ cấp chính phủ, bà bắt đầu học khóa đào tạo giáo viên ở Moray House School of Education tại Đại học Edinburgh. Bà viết truyện ở nhiều quán cà phê, đặc biệt là quán Nicolson's Café của em rể bà và quán Elephant House - bất cứ chỗ nào bé Jessica ngủ được. Trong một cuộc phỏng vấn cho BBC năm 2001, bà phủ nhận tin đồn bà đến quán vì muốn thoát khỏi căn hộ lạnh lẽo. Bà cho biết căn hộ của bà có đồ sưởi ấm, nhưng thích viết ở quán hơn, vì quán có sẵn cà phê, do đó bà không phải gián đoạn việc viết lách, và việc đi dạo giúp Jessica dễ ngủ.
Xuất bản Harry Potter
nhỏ|The Elephant House, một trong những quán cà phê tại Edinburgh mà Rowling đã dùng khi sáng tác quyển Harry Potter đầu tiên
Vào năm 1995, Rowling hoàn tất bản thảo cho quyển Harry Potter và Hòn đá Phù thủy mà bà đã đánh máy trên máy đánh chữ thủ công. Sau khi nhận được lời khen nhiệt tình từ Bryony Evens, một độc giả được giao nhiệm vụ đánh giá ba chương đầu của quyển sách, Cơ quan Đại diện Văn chương Christopher Little có trụ sở ở Fulham đồng ý đại diện bà để tìm một nhà xuất bản. Quyển sách được đệ trình cho 12 nhà xuất bản nhưng không nơi nào chịu nhận bản thảo. Một năm sau, bà nhận sự chấp nhận (và khoản tiền tạm ứng là 1.500 bảng Anh) của Barry Cunningham từ Bloomsbury, một nhà xuất bản ở Luân Đôn. Quyết định xuất bản quyển sách của Rowling phần lớn là nhờ vào Alice Newton, cô con gái 8 tuổi của chủ tịch Bloomsbury, người được cha cô đưa chương đầu để đọc và đánh giá và đã ngay lập tức đòi lấy đọc chương tiếp theo. Dù Bloomsbury đã đồng ý xuất bản cuốn sách, Cunningham cho biết ông đã khuyên Rowling nên tìm nghề chính, vì công việc viết sách thiếu nhi khó làm ra tiền. Không lâu sau, trong năm 1997, Rowling nhận được một khoản trợ cấp 8.000 bảng Anh từ Hội đồng Nghệ thuật Scotland để có thể tiếp tục viết lách.
Tháng 6 năm 1997, Bloomsbury xuất bản quyển Hòn đá Phù thủy (dưới tựa đề nguyên gốc là Harry Potter and the Philosopher's Stone) với số lượng 1.000 bản trong lần in đầu, trong đó 500 được phân phối đến các thư viện. Ngày nay, những phiên bản này trị giá từ 16.000 đến 25.000 bảng Anh. Năm tháng sau, quyển sách giành được giải thưởng đầu tiên, Giải sách Nestlé Smarties. Tháng 2 năm 1998, tiểu thuyết giành Giải Sách Anh ở hạng mục Sách Thiếu nhi của Năm, và sau đó nhận Giải Sách Thiếu nhi. Đầu năm 1998, một cuộc đấu giá được tổ chức ở Hoa Kỳ để mua lại quyền xuất bản quyến sách, và Scholastic Inc. thắng cuộc với giá 105.000 USD. Rowling cho biết bà đã "mừng gần chết" khi nghe tin. Vào tháng 10 năm 1998, Scholastic xuất bản quyển Hòn đá Phù thủy dưới tựa đề là Harry Potter and the Sorcerer's Stone. Sau này Rowling nói rằng bà cảm thấy thấy hối tiếc và nếu có địa vị mạnh hơn vào lúc đó thì bà đã không đồng ý với cái tên mới này. Với số tiền nhận được từ Scholastic trong cuộc đấu giá, Rowling dọn ra khỏi căn hộ của mình và đến số 19 Hazelbank Terrace ở Edinburgh.
trái|nhỏ|Rowling tại US National Press Club, 1999
Phần tiếp theo, Harry Potter và Phòng chứa Bí mật, xuất bản vào tháng 7 năm 1998 và một lần nữa đem lại cho Rowling Giải Smarties. Tháng 12 năm 1999, tiểu thuyết thứ ba là Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban lại thắng Giải Smarties, khiến Rowling trở thành người đầu tiên thắng giải này ba năm liên tiếp. Sau đó bà rút quyển tiểu thuyết Harry Potter thứ tư ra khỏi danh sách ứng cử để công bằng hơn cho các quyển khác. Tháng 1 năm 2000, Tên tù nhân ngục Azkaban giành Giải Sách Thiếu nhi của năm Whitbread trong năm đầu tiên, tuy nhiên quyển sách không giành được giải Sách của năm, được trao cho bản dịch tác phẩm Beowulf của Seamus Heaney.
Quyển thứ tư, Harry Potter và Chiếc cốc lửa, ra mắt cùng ngày tại Anh và Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 7 năm 2000 và đã đạt kỷ lục bán chạy ở cả hai nước với 372.775 quyển được bán vào ngày đầu tiên tại Anh, gần bằng con số mà Tên tù nhân ngục Azkaban bán được trong năm đầu. Tại Hoa Kỳ, tiểu thuyết bán được 3 triệu quyển trong vòng 48 tiếng đầu tiên, vượt qua mọi kỷ lục trước đó. Rowling cho biết bà đã gặp khủng hoảng trong lúc sáng tác tiểu thuyết và phải viết đi viết lại một chương nhiều lần để sửa một lỗi trong cốt truyện. Rowling được vinh danh là Tác giả của Năm tại Giải Sách Anh năm 2000.
Sau khi Chiếc cốc lửa xuất bản, độc giả phải đợi ba năm để đọc được quyển Harry Potter thứ năm là Harry Potter và Hội Phượng Hoàng. Khoảng cách thời gian này đã khiến báo chí suy đoán rằng Rowling đã mắc phải chứng writer's block (một khái niệm khi tác giả mất ý tưởng sáng tác trong viết lách); bà đã phủ nhận các suy đoán này. Rowling sau này nói rằng việc sáng tác quyển sách là một công việc phải làm, lẽ ra nói nên ngắn hơn, và bà đã hết thời gian và nghị lực khi cố gắng hoàn tất quyển sách.
Quyển thứ sáu, Harry Potter và Hoàng tử lai, ra mắt vào ngày 16 tháng 7 năm 2005. Tiểu thuyết cũng vượt qua tất cả kỷ lục bán chạy trước đó, bán được 9 triệu bản trong vòng 24 tiếng sau khi xuất bản. Năm 2006, Hoàng tử lai giành Giải Sách Anh ở hạng mục Sách của Năm.
Tựa của quyển Harry Potter thứ bảy và cũng là cuối cùng được công bố vào ngày 21 tháng 12 năm 2006 là Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Vào tháng 2 năm 2007, báo chí đăng tin rằng Rowling đã viết trên một bức tượng bán thân trong phòng khách sạn của mình ở Khách sạn Balmoral ở Edinburgh rằng bà đã hoàn tất quyển thứ bày trong phòng đó vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Harry Potter và Bảo bối Tử thần ra mắt vào ngày 21 tháng 7 năm 2007 (0:01 BST) và vượt qua kỷ lục của quyển trước, trở thành quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại. Tiểu thuyết bán được 11 triệu quyển trong ngày đầu tiên phát hành tại Anh và Hoa Kỳ. Chương cuối của quyển sách là một trong những đoạn đầu tiên mà bà đã viết trong toàn bộ loạt sách.
nhỏ|Khách hàng xếp hàng để mua sách Harry Potter
Harry Potter hiện nay là một thương hiệu toàn cầu trị giá khoảng 15 tỷ USD, và bốn quyển Harry Potter cuối cùng đã lần lượt lập kỷ lục sách bán chạy nhất mọi thời đại. Toàn bộ loạt sách, với tổng cộng 4.195 trang, đã được dịch toàn bộ hay một phần ra 65 ngôn ngữ khác nhau.
Những tiểu thuyết Harry Potter cũng đã được công nhận trong việc khiến giới trẻ quan tâm đến việc đọc sách trong thời điểm mà người ta tưởng rằng trẻ em đang bỏ sách để chơi máy tính, xem truyền hình hay chơi các trò chơi video, dù cũng có báo cáo rằng tuy những quyển sách này nhận nhiều độc giả, giới thanh thiếu niên vẫn tiếp tục giảm đọc sách.
Loạt phim Harry Potter
Tháng 10 năm 1998, hãng Warner Bros. trả hàng triệu đô la để mua quyền sản xuất phim cho hai quyển đầu. Bộ phim chuyển thể đầu tiên, Harry Potter và Hòn đá Phù thủy ra mắt vào ngày 16 tháng 11 năm 2001, và phim thứ hai là Harry Potter và Phòng chứa Bí mật ra mắt ngày 15 tháng 11 năm 2002. Cả hai phim đều do Chris Columbus đạo diễn. Bộ phim chuyển thể thứ ba, Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban, ra mắt vào ngày 4 tháng 6 năm, do Alfonso Cuarón đạo diễn. Bộ phim thứ tư là Harry Potter và Chiếc cốc lửa, do Mike Newell đạo diễn, ra mắt vào ngày 18 tháng 11 năm 2005. Tập năm là Harry Potter và Hội Phượng hoàng được phát hành vào ngày 11 tháng 7 năm 2007. David Yates đạo diễn và Michael Goldenberg viết kịch bản sau khi thay thế Steve Kloves. Harry Potter và Hoàng tử lai được phát hành vào ngày 15 tháng 7 năm 2009. David Yates một lần nữa đạo diễn, trong khi Kloves trở lại với vai trò biên kịch. Warner Bros. chia phần cuối của loạt phim, tức Harry Potter và Bảo bối Tử thần, thành hai phần; phần một ra mắt vào ngày 19 tháng 11 năm 2010 trong khi phần hai ra mắt vào ngày 15 tháng 7 năm 2011. Yates đảm nhận công việc đạo diễn cả hai phim.
Khi soạn thảo hợp đồng với Rowling, Warner Bros. rất lưu ý đến ý muốn của bà. Một trong những điều kiện chính của Rowling là loạt phim phải được quay tại Anh với tất cả diễn viên đều phải là người Anh; việc này đã được thực hiện phần lớn. Rowling cũng yêu cầu Coca-Cola, công ty thắng cuộc trong cuộc đua quảng cáo các sản phẩm của mình chung với loạt phim, quyên góp 18 triệu USD cho tổ chức từ thiện khuyến đọc Reading Is Fundamental, cũng như một số chương trình từ thiện cộng đồng.
Steve Kloves viết kịch bản cho hầu hết các bộ phim trừ tập năm; Rowling cũng góp phần vào việc viết kịch bản để bảo đảm kịch bản không mâu thuẫn với những tình tiết trong những tập sách chưa xuất bản. Bà tiết lộ với Alan Rickman (vai Severus Snape) và Robbie Coltrane (vai Hagrid) một số bí mật về nhân vật mà họ thủ vai trước khi được công bố trong tiểu thuyết. Daniel Radcliffe (vai Harry Potter) từng hỏi bà rằng liệu Harry có lần nào chết trong loạt truyện không; Rowling trả lởi rằng, "Cháu sẽ có một cảnh chết", do đó không trực tiếp trả lời câu hỏi. Đạo diễn Steven Spielberg ban đầu cũng được thương lượng để đạo diễn phim đầu, nhưng đã rút khỏi. Báo chí nhiều lần cho rằng Rowling là lý do mà ông đã rút khỏi, nhưng bà nói rằng mình không có quyền can dự vào quyết định ai sẽ là đạo diễn và bà nếu Spielberg được chọn bà cũng sẽ không phản đối. Người mà Rowling lựa chọn ban đầu để đạo diễn là Terry Gilliam, thành viên của nhóm Monty Python, nhưng Warner Bros. muốn có một bộ phim phù hợp cho cả gia đình nên đã chọn Columbus.
Rowling có một số quyền quản lý liên quan đến sự sáng tạo của phim, và đã phê chuẩn tất cả các kịch bản cũng như đóng vai trò nhà sản xuất trong hai bộ phim cuối cùng là Bảo bối tử Thần.
Rowling, nhà sản xuất David Heyman và David Barron, cùng với các đạo diễn David Yates, Mike Newell và Alfonso Cuarón đã nhận Giải Michael Balcon cho Cống hiến Nổi bật Anh cho Điện ảnh tại Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh Quốc năm 2011 nhằm vinh danh loạt phim Harry Potter.
Vào tháng 9 năm 2013, Warner Bros. công bố một "hợp tác sáng tạo mở rộng" với Rowling, dựa vào một loạt phim mới về nhân vật Newt Scamander, tác giả hư cấu của quyển Những sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng trong Harry Potter. Bộ phim đầu tiên được phát hành vào tháng 11 năm 2016 và lấy bối cảnh khoảng 70 năm trước các sự kiện của loạt phim chính. Năm 2016, hãng phim cho biết loạt phim sẽ gồm năm tập. Tội ác của Grindelwald, ra mắt vào tháng 11 năm 2018. Những bí mật của Dumbledore được phát hành vào tháng 4 năm 2022.
Thành đạt
Vào năm 2004, Forbes nêu danh Rowling là người đầu tiên trở thành tỷ phú đô la Mỹ nhờ viết sách, người phụ nữ trong ngành giải trí giàu thứ nhì, và người giàu thứ 1.062 trên thế giới. Rowling tranh cãi các số liệu này và cho rằng mình dù có nhiều tiền nhưng chưa phải là tỷ phú. Danh sách Sunday Times Rich List năm 2021 ước lượng tài sản của Rowling ở mức 820 triệu bảng Anh, đưa bà vào vị trí thứ 196 trong danh sách người giàu nhất nước Anh. Sau tám năm đứng tên trong danh sách, vào năm 2012 Forbes đã rút tên bà khỏi danh sách với lý do số tiền quyên góp từ thiện 160 triệu USD và mức thuế cao ở Anh có nghĩa rằng bà không còn là tỷ phú. Vào tháng 2 năm 2013, bà được chương trình Woman's Hour trên đài BBC Radio 4 đánh giá là người phụ nữ quyền hạn đứng thứ 13 ở Anh.
Năm 2001, sau khi bà mua ngôi nhà lịch sử Killiechassie House và khuôn viên xung quanh nằm ở bờ sông Tay, gần Aberfeldy ở Perth and Kinross, bà nhận được tước hiệu Laird (tương đương Lãnh chúa) của Killiechassie. Bà cũng sở hữu một ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc George trị giá 4,5 triệu bảng Anh ở Kensington, phía Tây Luân Đôn, trên con đường có bảo vệ 24 tiếng mỗi ngày.
Rowling liên tục được đưa vào danh sách các tác giả có doanh thu cao nhất. Bà đứng đầu danh sách tác giả được trả nhiều tiền nhất trong năm 2017 và 2019 do Forbes công bố với tổng doanh thu lần lượt là 72 triệu bảng (95 triệu USD) và 92 triệu USD.
Tái hôn và gia đình
Ngày 26 tháng 11 năm 2001, Rowling kết hôn với Neil Murray (sinh ngày 30 tháng 6 năm 1971), một bác sĩ người Scotland, trong một lễ cưới tại nhà riêng là Killiechassie House ở Scotland. Con trai của họ là David Gordon Rowling Murray, sinh ra vào ngày 24 tháng 3 năm 2003. Không lâu sau khi Rowling bắt đầu viết Harry Potter và Hoàng tử lai, bà phải ngưng công việc viết lách để chăm sóc David khi còn sơ sinh.
Rowling là bạn của Sarah Brown, phu nhân của cựu thủ tướng Gordon Brown; hai người quen nhau khi hợp tác trong một dự án từ thiện. Khi con trai của Sarah Brown là Fraser sinh ra vào năm 2003, Rowling là một trong những người đầu tiên đến bệnh viện viếng thăm. Con gái út của Rowling là Mackenzie Jean Rowling Murray, người được bà đề tặng cuốn Harry Potter và Hoàng tử lai, sinh ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2005.
Vào tháng 10 năm 2012, một bài viết trên tạp chí The New Yorker cho biết gia đình Rowling sống trong một ngôi nhà ở Edinburgh được xây dựng từ thế kỷ 17, phía trước có hàng rào bằng cây thông cao che đậy. Trước tháng 10 năm 2012, Rowling sống gần tác giả Ian Rankin, người sau này cho biết bà có vẻ trầm lặng và nội tâm, và thoải mái hơn với trẻ con. , gia đình bà sinh sống ở Scotland.
The Casual Vacancy
Tháng 7 năm 2011, Rowling rời bỏ cơ quan đại diện của mình là Christopher Little và chuyển đến một cơ quan mới do một cựu nhân viên của Christopher Little là Neil Blair thành lập. Ngày 23 tháng 2 năm 2012, cơ quan của ông, Blair Partnership, tuyên bố trên trang web rằng Rowling đang chuẩn bị xuất bản một quyển sách mới cho đối tượng là người lớn. Trong một thông cáo báo chí, Rowling cho biết tác phẩm mới của mình sẽ rất khác biệt so với Harry Potter. Tháng 4 năm 2012, nhà xuất bản Little, Brown and Company tuyên bố quyển sách có tựa đề The Casual Vacancy và sẽ được xuât bản vào ngày 27 tháng 9 cùng năm. Rowling đã trả lời phỏng vấn và xuất hiện trước công chúng để quảng cáo quyển The Casual Vacancy, trong đó có các lần tại Southbank Centre ở Luân Đôn, Liên hoan văn học Cheltenham, chương trình truyền hình Charlie Rose và Liên hoan sách Lennoxlove. Trong ba tuần đầu sau khi xuất bản, The Casual Vacancy đã bán được hơn 1 triệu quyển trên toàn thế giới.
Vào ngày 3 tháng 12 năm 2012, đài BBC cho biết sẽ chuyển thể quyển The Casual Vacancy thành một loạt phim truyền hình chính kịch. Nhà đại diện của Rowling là Neil Blair đóng vai trò nhà sản xuất qua công ty sản xuất độc lập của mình, trong khi Rick Senat đảm nhiệm vai trò giám đốc sản xuất. Rowling cũng đã hợp tác trong bộ phim chuyển thể, đóng vai trò giám đốc sản xuất. Bộ phim được trình chiếu trong ba phần, từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 2015.
Cormoran Strike
Năm 2007, tại Liên hoan sách Edinburgh, tác giả Ian Rankin cho biết vợ ông đã nhìn thấy Rowling viết một tác phẩm trinh thám tại một quán cà phê. Sau đó Rankin rút lại tuyên bố này và cho rằng đó chỉ là một trò đùa, nhưng lời đồn vẫn tiếp diễn; năm 2012 một bài viết trên tờ The Guardian phỏng đoán rằng tác phẩm kế tiếp của Rowling sẽ là mọt tiểu thuyết trinh thám hình sự. Trong một cuộc phỏng vấn với Stephen Fry năm 2005, Rowling cho biết bà muốn xuất bản những quyển sách sau này dưới một bút danh, nhưng trước đó cũng đã thừa nhận với Jeremy Paxman trong năm 2003 rằng nếu bà làm vậy, báo chí sẽ phanh phui ra "trong giây phút".
Tháng 4 năm 2013, Little Brown cho xuất bản quyển The Cuckoo's Calling, được cho là tiểu thuyết đầu tay của tác giả Robert Galbraith, được nhà xuất bản miêu tả là "một cựu điều tra viên chìm của Sở Cảnh sát Quân sự Hoàng gia, người đã rời bỏ công việc năm 2003 để hoạt động trong ngành an ninh dân sự". Tiểu thuyết là một câu chuyện trinh thám, trong đó thảm tử tư Cormoran Strike phanh phui vụ án về cái chết của một siêu mẫu, bán được 1.500 quyển bìa cứng (dù vụ việc chưa kết thúc ; những báo cáo sau này cho biết con số này là số bản trong lần in đầu, trong khi con số quyển bán được là khoảng 500) và nhận được nhiều khen ngợi từ các nhà văn trinh thám hình sự khác cũng như giới phê bình. Một bài phê bình của Publishers Weekly miêu tả quyển sách là "tác phẩm đầu tay xuất sắc", trong khi mục trinh thám của tạp chí chuyên ngành Library Journal miêu tả tiểu thuyết là "tác phẩm đầu tay của tháng".
Tiểu thuyết gia kiêm nhà phụ trách mục báo tờ The Sunday Times là India Knight vào ngày 9 tháng 7 năm 2017 viết một lời tweet rằng bà đang đọc quyển The Cuckoo's Calling và cho rằng nó là một tiểu thuyết đầu tay tốt. Một tweeter tên Jude Callegari đáp lời rằng tác giả là Rowling. Knight gặng hỏi về việc này nhưng không được trả lời. Knight thông báo cho Richard Brooks, chủ bút chuyên mục nghệ thuật cho tờ The Sunday Times và ông bắt đầu cuộc điều tra riêng. Sau khi khám phá rằng Rowling và Galbraith có cùng nhà đại diện cũng như nhà biên soạn, ông đã gửi những tác phẩm để phân tích về văn phong; cuộc phân tích đã tìm ra nhiều điểm tương đồng, và ông đã liên lạc với nhà đại diện của Rowling và nhận lời xác nhận rằng đây chính là bút danh của Rowling. Chỉ trong vài ngày sau khi Rowling được xác định là tác giả, quyển sách tăng vọt số lượng bán lên 4.000%, và Little Brown in thêm 140.000 bản để có đủ để bán. , một quyển phiên bản đầu có chữ ký được bán với giá 4.453 USD (2.950 GBP), trong khi một quyển không có chữ ký được bày bán với giá 6.188 USD (3.950 GBP).
Rowling cho biết bà thích thú việc viết dưới một bút danh. Trên trang web Robert Galbraith, Rowling giải thích rằng bà đã lấy tên từ một trong những thần tượng của mình là Robert F. Kennedy, cùng với một tên hư cấu bà tự đặt cho chính mình từ lúc thiếu thời là Ella Galbraith. Bình luận về tên gọi trong một cuộc phỏng vấn với Graham Norton, bà nói rằng, "khi tôi bị lột mặt – khi thân thế bị lộ diện – người ta phân tích rằng tên "Robert có nghĩa là danh tiếng chói lọi còn Galbraith có nghĩa là người lạ" trong khi tôi lại nghĩ rằng "thật vậy ư? Tôi chưa biết điều đó!" Như, bạn biết đó, đôi khi mọi việc bị phân tích quá đáng."
Sau khi vụ việc được sáng tỏ, Brooks đặt nghi vấn rằng liệu Jude Callegari có phải chính là Rowling không và toàn bộ vụ việc có phải là một chiêu quảng cáo. Một số người nhận thấy một số nhà văn khen ngợi tiểu thuyết lúc ban đầu, như Alex Gray hoặc Val McDermid, là những người quen biết với Rowling; cả hai đều khăng khăng phủ nhận họ biết trước về việc Rowling là tác giả. Judith "Jude" Callegari là bạn thân của vợ Chris Gossage, một thành viên trong tổ hợp luật sư đại diện cho Rowling là Russells Solicitors. Rowling đưa ra thông cáo cho rằng bà cảm thấy thất vọng và tức giận; Russells xin lỗi về rò rĩ này, xác nhận rằng đây không phải là một chiêu tiếp thị và ông chỉ "tiết lộ riêng tư cho một người mà ông tuyệt đối tin tưởng". Russells quyên một khoản tiền cho tổ chức từ thiện Soldiers' Charity dưới tên Rowling và hoàn trả chi phí pháp lý cho bà. Ngày 26 tháng 11 năm 2013, Cơ quan Quy định Cố vấn pháp luật (Solicitors Regulation Authority, SRA) lập biên bản khiển trách Gossage và phạt ông 1.000 bảng Anh vì vi phạm luật lệ về quyền riêng tư.
Ngày 17 tháng 2 năm 2014, Rowling tuyên bố tiểu thuyết Cormoran Strike thứ hai, với tựa đề The Silkworm, sẽ ra mắt vào tháng 6 cùng năm. Trong đó, Strike sẽ điều tra vụ mất tích của một nhà văn mà đã làm phật lòng nhiều bạn bè vì đã nói xấu họ trong quyển tiểu thuyết mới của mình.
Năm 2015, Rowling cho biết trên trang web của Galbraith rằng tiểu thuyết Cormoran Strike thứ ba sẽ có "kế hoạch cặn kẽ, đây là điều tôi làm nhiều nhất trong tất cả những tác phẩm của mình từ trước đến nay. Tôi có một bảng tính chia theo màu để có thể ghi nhớ lại những [tình tiết] mà mình sẽ viết đến." Vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, Rowling tuyên bố đã hoàn tất công việc sáng tác quyển thứ ba. Dưới từa đề là Career of Evil, tiểu thuyết ra mắt vào ngày 20 tháng 10 cùng năm tại Hoa Kỳ, và ngày 22 tháng 10 tại Anh.
Năm 2017, đài BBC trình chiếu loạt phim truyền hình Cormoran Strike, với Tom Burke trong vai Cormoran Strike, tại Hoa Kỳ và Canada nó được HBO phân phối.
Tháng 3 năm 2017, Rowling công bố tựa tiểu thuyết thứ tư trên Twitter trong một trò chơi "Hangman" cho người hâm mộ. Sau nhiều lần thất bại, những người hâm mộ đã cuối cùng đoán trúng tựa tác phẩm. Rowling xác nhận tựa tác phẩm là Lethal White. Tuy dự kiến xuất bản năm 2017, Rowling đã tweet rằng quyển sách đang tiến triển chậm hơn dự kiến và sẽ là quyển dài nhất trong loạt truyện. Quyển sách ra mắt vào ngày 18 tháng 9 năm sau. Quyển thứ năm trong loạt truyện, với tựa là Troubled Blood, ra mắt vào tháng 9 năm 2020. Vào tháng 5 năm 2021, Troubled Blood Giải Sách Anh ở hạng mục Sách Hình sự và Trinh thám của Năm.
Những ấn phẩm Harry Potter sau này
nhỏ|Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa tại Palace Theatre ở West End
Rowling cho biết ít có khả năng bà sẽ viết tiếp truyện Harry Potter. Vào tháng 10 năm 2007, bà cho biết các tác phẩm tương lai của mình cũng chắc không nằm trong thể loại kỳ ảo. Vào ngày 1 tháng 10 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn với Oprah Winfrey, Rowling cho biết một quyển sách mới trong loạt truyện có thể sẽ xảy ra.
Trong năm 2007, Rowling cho biết bà đang dự tính viết một bách khoa toàn thư về thế giới phù thủy trong Harry Potter bao gồm những tài liệu và ghi chép chưa xuất bản. Mọi lợi nhuận từ quyển sách này bà sẽ quyên cho các tổ chức từ thiện. Tại một cuộc họp báo tại Kodak Theatre ở Hollywood năm 2007, khi được hỏi về tiến triển của quyển bách khoa, Rowling cho biết, "Nó chưa có đâu, và tôi cũng chưa bắt đầu viết. Tôi chưa bao giờ nói rằng nó là điều kế tiếp mình sẽ làm." Cuối năm 2007, Rowling cho biết quyển bách khoa toàn thư có thể sẽ tốn đến 10 năm để hoàn tất.
Tháng 6 năm 2011, Rowling tuyên bố các dự án Harry Potter trong tương lai, cũng như các tài liệu điện tử, đều sẽ nằm trên một website mới thành lập, tên là Pottermore. Trang web chứa đựng khoảng 18.000 từ bao gồm thông tin về các nhân vật, địa điểm, và vật chất trong thế giới Harry Potter.
Vào tháng 10 năm 2016, Rowling tuyên bố trên Pottermore rằng một vở kịch hai phần mà bà viết cùng hai nhà soạn kịch Jack Thorne và John Tiffany, Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa, là "câu chuyện Harry Potter thứ tám" và sẽ tập trung vào cuộc đời của cậu con út của Harry Potter là Albus sau phần kết trong Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Vào ngày 28 tháng 10 năm 2015, lượt vé đầu tiên đã bán sạch trong vòng vài tiếng đầu.
The Ickabog
Kể từ ngày 26 tháng 5 cho đến ngày 10 tháng 7 năm 2020, Rowling đã cho xuất bản một câu chuyện thiếu nhi trên mạng. The Ickabog ban đầu được nhắc đến như một "truyện cổ tích chính trị" cho thiếu nhi trong một cuộc phỏng vấn năm 2007 trên tạp chí Time. Rowling đã bỏ kế hoạch nhưng quyết định xuất bản cho thiếu nhi để phản ứng với Đại dịch COVID-19. Một phiên bản in được xuất bản vào ngày 10 tháng 11 năm 2020 và bao gồm hình ảnh minh họa được chọn trong cuộc thi diễn ra cùng lúc khi xuất bản trực tuyến. Rowling cho biết tất cả thù lao từ quyển sách sẽ được quyên tặng đến các tổ chức từ thiện giúp đỡ những người bị COVID-19 ảnh hưởng.
The Christmas Pig
Vào ngày 13 tháng 4 năm 2021, quyển tiểu thuyết thiếu nhi với tựa đề The Christmas Pig được tuyên bố sẽ xuất bản vào tháng 10 năm 2021. Câu chuyện này sẽ không liên quan gì đến tất cả các tác phẩm trước của Rowling.
Hoạt động từ thiện
Năm 2000, Rowling thành lập Quỹ Từ tiện Volant, với ngân sách hàng năm là 5,1 triệu bảng Anh được dùng cho mục đích xóa đói giảm nghèo và chống lại bất bình đẳng xã hội. Quỹ cũng trợ cấp các tổ chức hỗ trợ trẻ em, gia đình cha mẹ đơn thân, và nghiên cứu đa xơ cứng.
Chống đói nghèo và phúc lợi trẻ em
Rowling, từng là một bà bẹ đơn thân, hiện nay là chủ tịch tổ chức từ thiện Gingerbread (trước kia có tên One Parent Families), trước đó bà là Sứ giả đầu tiên của tổ chức vào năm 2000. Rowling cộng tác với Sarah Brown để viết một quyển truyện thiếu nhi để hỗ trợ One Parent Families.
Năm 2001, tổ chức quyên góp chống đói nghèo Comic Relief đã thỉnh cầu ba tác giả ăn khách nhất nước Anh — đó là nhà văn dạy nấu ăn và người dẫn chương trình truyền hình Delia Smith, tác giả bộ truyện Bridget Jones Helen Fielding, và Rowling — viết những quyển sách ngắn liên quan đến tác phẩm nổi tiếng nhất của mình để xuất bản. Hai quyển sách của Rowling, Những sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng và Quidditch qua các thời đại, được đưa ra như những bản copy của những quyển sách được tìm thấy trong thư viện của Hogwarts. Từ khi xuất bản vào tháng 3 năm 2001, hai quyển đã đem lại 15,7 triệu bảng Anh cho quỹ. Thêm vào đó, hai quyển cũng đã đem lại 10,8 triệu bảng ở ngoài nước Anh và khoản tiền này được đưa vào Quỹ Quốc tế Cho Thiếu nhi và Thanh niên trong Khủng hoảng mới được thành lập. Vào năm 2002, Rowling cũng đã viết lời mở đầu cho quyển Magic, một tuyển tập truyện hư cấu do Bloomsbury xuât bản, góp phần gây quỹ cho Hội đông Quốc gia cho Gia đình Cha mẹ Đơn thân.
Năm 2005, Rowling và Thành viên Nghị viện Châu Âu Emma Nicholson thành lập Children's High Level Group (nay là Lumos). Vào tháng 1 năm 2006, bà đến Bucharest để gây chú ý đến việc sử dụng giường chuồng trong các bệnh viện tâm thần cho trẻ em. Để tiếp tục hỗ trợ CHLG, Rowling cho đấu giá một trong bảy quyển Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong do chính bà viết tay và vẽ minh họa, một loạt truyện cổ tích được nhắt đến trong quyển Harry Potter và Bảo bối Tử thần. Công ty bán sách trực tuyến Amazon.com đã mua lại quyển sách với giá 1,95 triệu bảng Anh vào ngày 13 tháng 12 năm 2007, trở thành quyển sách hiện đại đắt tiền nhất trong một cuộc đấu giá. Sáu quyển còn lại bà đã cho những người có quan hệ mật thiết đến bộ sách Harry Potter. Năm 2008, Rowling đồng ý cho xuất bản quyển sách, với lợi nhuận được quyên góp cho Lumos. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2010 (Ngày Quốc tế Thiếu nhi), Lumos khởi xướng một sự kiện hàng năm—Hãy Thắp Nến Sinh nhật cho Lumos. Vào tháng 11 năm 2013, Rowling đã quyên góp toàn bộ lợi nhuận từ Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong, trị giá gần 19 triệu bảng Anh.
Vào tháng 7 năm 2012, Rowling xuất hiện tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn, trong đó bà đã đọc một đoạn văn từ tác phẩm Peter Pan của J. M. Barrie để tri ân Bệnh viện Nhi đồng Great Osmond Street. Trong lúc bà đọc có sự hiện diện của những quả bóng tượng trưng cho Chúa tể Voldemort và một số nhân vật từ văn học thiếu nhi khác.
Đa xơ cứng
Rowling đã quyên góp tiền và hỗ trợ nỗ lực nghiên cứu và điều trị đa xơ cứng, chứng bệnh mà mẹ bà mắc phải trước khi qua đời năm 1990. Trong năm 2006, Rowling đã quyên góp một khoản tiền đang kể để thành lập một Trung tâm Thuốc Hồi sinh tại Đại học Edinburgh, sau này được đặt tên theo mẹ bà là Anne Rowling Regenerative Neurology Clinic. Năm 2010, bà quyên góp thêm 10 triệu bảng Anh cho trung tâm, và sau đó là 15 triệu nữa vào năm 2019. Vì lý do nào đó chưa xác định được, Scotland, nơi Rowling sinh sống có tỷ lệ đa xơ cứng cao nhất thế giới. Vào năm 2003, Rowling tham gia chiến dịch thành lập tiêu chuẩn chăm sóc người mắc chứng đa xơ cứng. Vào tháng 4 năm 2009, bà tuyên bố ngừng hỗ trợ tổ chức Hội Đa xơ cứng Scotland, do tranh chấp giữa các chi nhánh phía Bắc và Nam đã làm suy sụp chí khí và dẫn đến một số người từ chức.
COVID-19
Vào tháng 5 năm 2020, Rowling tuyên bố xuất bản tiểu thuyết thiếu nhi The Ickabog, với toàn bộ tiền thù lao tác giả được quyên tặng cho các tổ chức hỗ trợ những người bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng. Qua Quỹ Từ thiện Volant, Rowling đã quyên tặng hàng trăm nghìn bảng Anh cho cả hai tổ chức Khalsa Aid và British Asian Trust để hỗ trợ công việc cứu trợ COVID tại Ấn Độ, vào tháng 5 năm 2021.
Các hoạt động từ thiện khác
Vào tháng 5 năm 2008, cửa hành sách Waterstones đã thỉnh cầu Rowling và 12 nhà văn khác (Lisa Appignanesi, Margaret Atwood, Lauren Child, Sebastian Faulks, Richard Ford, Neil Gaiman, Nick Hornby, Doris Lessing, Michael Rosen, Axel Scheffler, Tom Stoppard và Irvine Welsh) sáng tác một tác phẩm tự chọn trên một tờ giấy khổ A5, để đưa bán đấu giá nhằm gây quỹ cho hai tổ chức từ thiện Dyslexia Action và English PEN. Cống hiến của Rowling là một đoạn văn gồm 800 chữ lấy bối cảnh trước Harry Potter nói về cha của Harry Potter là James Potter, cùng người cha đỡ đầu là Sirius Black, diễn ra 3 năm trước khi Harry sinh ra. Những tờ giấy này được gom lại và sắp xếp thứ tự rồi bán để gây quỹ dưới hình thức sách vào tháng 8 năm 2008.
Vào ngày 1 và 2 tháng 8 năm 2006, bà đã đọc cùng với Stephen King và John Irving tại Radio City Music Hall ở Thành phố New York. Thu nhập từ sự kiện này được quyên góp cho Quỹ Haven, một tổ chức từ thiện hỗ trợ các nghệ sĩ và nhà biểu diễn không có bảo hiểm và không hoạt động được, và tổ chức y tế phi chính phủ Bác sĩ không biên giới. Vào tháng 5 năm 2007, Rowling hứa sẽ đóng góp hơn 250.000 bảng Anh vào một quỹ tiền thưởng do tờ báo lá cải News of the World thành lập nhằm trả về cô bé người Anh Madeleine McCann vốn đã mất tích tại Bồ Đào Nha. Rowling, cùng với Nelson Mandela, Al Gore, và Alan Greenspan, đã viết phần mở đầu cho một bộ tuyển tập các bài diễn văn của Gordon Brown, và lợi nhuận được quyên góp cho Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Jennifer Brown. Sau khi bị lộ mặt là tác giả quyển The Cuckoo's Calling khiến doanh thu tác phẩm tăng vọt, Rowling tuyên bố sẽ quyên tặng toàn bộ tiền thù lao cho Army Benevolent Fund, và nói rằng mình luôn có ý định này nhưng không ngờ rằng quyển sách trở thành một tác phẩm bán chạy.
Rowling là thành viên của cả hai tổ chức English PEN và Scottish PEN. Bà là một trong 50 tác giả đóng góp vào First Editions, Second Thoughts, một cuộc đấu giá từ thiện cho English PEN. Mỗi tác giả viết tay vào một phiên bản in lần đầu của một tác phẩm của mình, trong trường hợp của Rowling là quyển Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Quyển sách là vật đấu giá cao nhất trong sự kiện, đem lại 150.000 bảng Anh (228.600 USD).
Rowling cũng hỗ trợ Quỹ Shannon, nhà điều hành các dự án Toe by Toe Reading Plan và Shannon Reading Plan trong các nhà tù khắp nước Anh, giúp đỡ và dạy kèm các tù nhân mù chữ.
Ảnh hưởng
Rowling đã nêu danh nhà hoạt động dân quyền Jessica Mitford là người ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc đời mình. Bà cho biết "Jessica Mitford là anh hùng của tôi từ khi tôi 14 tuổi, khi tôi nghe được bà họ đáng nể kể về việc Mitford bỏ nhà ở tuổi 19 để theo phe Cộng sản trong Nội chiến Tây Ban Nha", và nói rằng điều truyền cảm hứng về Mitford là cô ta "nổi loạn một cách bất trị và có bản năng, can đảm, mạo hiểm, vui nhộn và bất kính, cô không thích gì hơn là một cuộc chiến đấu tốt đẹp, tốt hơn là với một đối thủ tự cao tự đại và đạo đức giả". Rowling từng miêu tả Jane Austen là tác giả bà yêu thích nhất, nêu danh Emma là quyển sách yêu thích nhất của mình trong tạp chí O, The Oprah Magazine. Lúc còn nhỏ, Rowling cho biết những ảnh hưởng đầu đời gồm các tác phẩm Sư tử, Phù thủy và cái Tủ áo của C. S. Lewis, The Little White Horse của Elizabeth Goudge, và Manxmouse của Paul Gallico.
Các quan điểm
Chính trị
Đối với nhiều người, Rowling được biết qua quan điểm chính trị trung tả. Vào tháng 9 năm 2008, trước thềm Hội nghị Công đảng, Rowling tuyên bố bà đã quyên góp 1 triệu bảng Anh cho Công đảng, và đã công khai tuyên bố ủng hộ Thủ tướng Công đảng Gordon Brown thay vì đối thủ là đảng viên Bảo thủ David Cameron, trong lúc đề cao các chính sách của Công đảng về tệ nạn nghèo đói ở trẻ em. Rowling là bạn thân với Sarah Brown, phu nhân của Gordon Brown; hai người quen biết nhau khi họ hợp tác trong một dự án từ thiện cho tổ chức One Parent Families.
Rowling cũng đã bình luận về chính trị Hoa Kỳ khi bàn luận về cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 với tờ báo Tây Ban Nha El País vào tháng 2 năm 2008, nói rằng cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới ngoài nước Mỹ. Bà cũng nói rằng Barack Obama và Hillary Clinton sẽ "xuất chúng" trong Nhà Trắng. Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Rowling cho biết Robert F. Kennedy là anh hùng của mình.
Vào tháng 4 năm 2010, một bài Rowling viết được đăng trên tờ The Times, trong đó bà chỉ trích kế hoạch khuyến khích những cặp đôi đã kết hôn ở chung với nhau bằng cách cho khoản khấu trừ thuế 150 bảng Anh hàng năm của thủ tướng Bảo thủ đương nhiệm là David Cameron: "Không ai từng trải qua hoàn cảnh nghèo đói có thể nói rằng 'đó không phải là vì tiền, mà là vì thông điệp'. Khi căn hộ của bạn đã bị đột nhập, và bạn không có tiền để trả thợ khóa, đó là vì tiền. Khi bạn còn thiếu hai pence để mua một hộp đậu nướng, và đứa con của bạn đang đói, nó là vì tiền. Khi bạn có ý tưởng muốn ăn cắp tã, đó là vì tiền."
Do sinh sống tại Scotland, Rowling có quyền bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý độc lập năm 2014; bà đã vận động cho phe chống trong thời gian trước cuộc bỏ phiếu. Bà đã quyên góp 1 triệu bảng Anh cho chiến dịch chống độc lập Better Together do Alistair Darling, từng là hàng xóm của bà, điều hành; đây là khoản tiền quyên góp nhiều nhất tổ chức nhận được tính đến thời điểm đó. Trong một bài blog, Rowling giải thích một bức thư ngỏ từ các chuyên gia y tế Scotland đã nêu ra các vấn đề trong kế hoạch của Thủ hiến Thứ nhất Alex Salmond về việc tài trợ chung cho các nghiên cứu. Rowling ví một số người ủng hộ độc lập Scotland với Tử thần Thực tử, những nhân vật trong Harry Potter có quan điểm khinh bỉ những người không có dòng máu thuần chủng.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 2015, một bức thư với chữ ký của Rowling (cùng 150 nhân vật khác trong các lĩnh vực nghệ thuật và chính trị) được đăng trên tờ The Guardian, phản đối nỗ lực tẩy chay văn hóa nhắm đến Israel, và tuyên bố thành lập một mạng lưới đối thoại với tên gọi Văn hóa Chung sống (Culture for Coexistence). Giải thích chi tiết hơn về quan điểm của mình, Rowling nói rằng dù bà phản đối hầu hết mọi hành động của Benjamin Netanyahu, bà không tin rằng việc tẩy chay văn hóa sẽ khiến ông mất vị trí lãnh đạo hay sẽ cải tiến tình hình ở Israel và Palestine.
Vào tháng 6 năm 2016, Rowling vận động kêu gọi Anh ở lại trong Liên minh Châu Âu trước cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh năm 2016; bà viết trên website của mình rằng, "Tôi là kết quả tạp chủng của châu Âu này và tôi là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Tôi được dạy dỗ bởi một người mẹ yêu Pháp, với gia đình hãnh diện vì di sản một phần lai Pháp... Những giá trị của tôi không nằm trong hay bị cấm đoán bới các đường biên giới. Việc không cần thị thực khi vượt qua kênh đào có ý nghĩa tượng trưng đối với tôi. Dù tôi không có ở nhà, nhưng tôi vẫn ở quê hương mình." Rowling nêu lo ngại của mình về việc những "kẻ phân biệt chủng tộc và tin mù quáng" đang điều hành chiến dịch rời bỏ.
Tôn giáo
Một số nhân vật và tổ chức tôn giáo từng phản đối và chỉ trích những tác phẩm của Rowling vì họ cho rằng nó đã đề cao thuật phù thủy. Nhiều sự phản đối đặc biệt đến từ những Kitô hữu, dù chính Rowling cũng tự nhận là một Kitô hữu, tuyên bố rằng "Tôi tin tưởng vào Thượng đế, không phải phép thuật." Lúc ban đầu khi viết loạt truyện Harry Potter và để đáp lại những chỉ trích, Rowling không tiết lộ nhiều về đức tin của mình; bà tin tưởng rằng nếu độc giả biết được quan điểm tôn giáo của mình, họ sẽ đoán trước được những tình tiết sẽ xảy ra đối với các nhân vật trong câu chuyện.
Trong năm 2007, Rowling cho biết bà là người duy nhất trong gia đình thường xuyên đi lễ nhà thờ, và bà theo Giáo hội Anh. Khi còn là học sinh, bà từng cảm thấy phiền lòng đối với "thói tự mãn của những người theo tôn giáo" nên ít tham gia hơn. Sau này, bà bắt đầu gia nhập một giáo đoàn thuộc Giáo hội Scotland cùng lúc khi bà viết Harry Potter. Con gái cả của bà là Jessica được rửa tội tại đó.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006 với tạp chíTatler, Rowling cho biết rằng, "như Graham Greene, đức tin của tôi đôi khi xoay quanh vấn đề đức tin có trở lại hay không. Nó là điều quan trọng đối với tôi." Bà cho biết bà từng phải đối đầu với ngờ vực, và bà tin tưởng vào thế giới bên kia, và đức tin của bà đóng vai trò trong những tác phẩm của mình. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, Rowling cho biết bà là thành viên của Giáo hội Giám nhiệm Scotland, một giáo tỉnh thuộc Khối Hiệp thông Anh giáo.
Trong năm 2015, sau khi cuộc trưng cầu dân ý về hôn nhân đồng giới ở Ireland, Rowling nói đùa rằng nếu Ireland hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Dumbledore và Gandalf có thể kết hôn tại đó. Tổ chức thù hận Westboro Baptist Church, trả lời rằng nếu hai người kết hôn, họ sẽ biểu tình phản đối. Rowling đáp lời rằng, "Chao ôi, một sự hợp nhất vĩ đại như thế này ở một địa điểm như thế sẽ làm vỡ tan những bộ óc nhỏ bé tin mù quáng ra khỏi sọ dày của chúng mày."
Báo chí
Rowling cho biết bà có mối quan hệ khó khăn với báo chí, thừa nhận rằng có lần bà "da mỏng" và không thích thú bản chất luôn thay đổi của ngành này, nhưng bà tranh cãi miêu tả rằng mình là một người sống ẩn dật không ưa phỏng vấn. Đến năm 2011, Rowling đã có hơn 50 hành động khiếu nại đối với báo chí. Vào năm 2001, Ủy ban Khiếu nại Báo chí xác nhận đơn khiếu nại của bà về một loạt ảnh chụp bà và cô con gái tại Mauritius được xuất bản trên tạp chí OK! mà không có sự chấp thuận của bà. Đến năm 2007, cậu con trai của Rowling là David, được Rowling và chồng bà nâng đỡ, đã thua kiện trong nỗ lực cấm xuất bản một bức ảnh của David. Bức ảnh do một nhiếp ảnh gia chụp với thấu kính tầm xa sau đó đã được xuất bản trên một bài báo trong tạp chí Sunday Express viết về cuộc sống gia đình của Rowling. Phán quyết này đã bị lật ngược, thiên về phía David, vào tháng 5 năm 2008.
Đặc biệt, Rowling đã tỏ ý căm ghét Daily Mail, tờ báo lá cải đã nhiều lần phỏng vấn chồng cũ của bà. Theo như lời của một nhà báo, "Ông dượng Vernon của Harry là một kẻ ít học lố bịch với xu hướng hung bạo và đầu óc thật nhỏ bé. Thật là dễ đoán ra Rowling đã cho ông đọc tờ báo nào [trong quyển Chiếc cốc lửa]." Vào năm 2014, bà đã kiện thành công tờ Mail vì tội phỉ báng sau khi tờ báo đăng một bài viết về quãng thời gian bà còn là một bà mẹ đơn thân. Một số người phỏng đoán rằng mối quan hệ đầy khó khăn với báo chí là nguồn cảm hứng cho nhân vật Rita Skeeter, một nhà báo nổi tiếng xuất hiện lần đầu trong cuốn Chiếc cốc lửa, nhưng Rowling trong năm 2000 cho biết bà đã phát triển nhân vật từ trước khi mình trở nên nổi tiếng.
Tháng 9 năm 2011, Rowling được nêu danh là một "người tham gia chính" trong vụ thẩm vấn Leveson về văn hóa, hoạt động, và đạo đức của ngành báo chí Anh, với tư cách là một trong những người nổi tiếng trở thành nạn nhân trong các vụ xâm nhập vào điện thoại. Vào ngày 24 tháng 11 năm 2011, Rowling làm nhân chứng cho vụ thẩm vấn; tuy bà không bị nghi ngờ là nạn nhân, lời khai của bà bao gồm việc bị các nhiếp ảnh gia đứng chờ ngay trước cửa nhà, vị hôn phu bị lừa gạt để tiết lộ địa chỉ nhà riêng cho phòng viên đang giả làm nhân viên từ sở thuế, việc bà phải rượt đuổi một phóng viên chỉ một tuần sau khi sinh con, một phóng viên để lại một bức thư ngắn trong cặp sách của cô con gái năm tuổi, và nỗ lực "tống tiền" của tờ The Sun để chụp ảnh bà để đổi lấy lại một bản thảo bị đánh cắp. Rowling cho biết bà phải bỏ căn nhà cũ ở Merchiston vì bị báo chí quấy rầy. Vào tháng 11 năm 2012, Rowling viết một bài xã luận trên tờ The Guardian để phản ứng việc David Cameron quyết định không thực thi tất cả những đề nghị của kết quả vụ thẩm vấn, và nói rằng mình cảm thấy "bị lừa dối và tức giận".
Năm 2014, Rowling khẳng định bà ủng hộ "Hacked Off", một chiến dịch đòi hỏi báo chí tự chỉnh đốn bằng cách cùng những người nổi tiếng Anh khác ký tên vào một tuyên bố "[bảo vệ] báo chí từ các can thiệp chính trị trong khi đồng thời đưa bảo trợ thiết yếu cho đối tượng dễ bị tổn thương".
Người chuyển giới
Vào tháng 12 năm 2019, Rowling đăng một lời tweet ủng hộ Maya Forstater, một phụ nữ Anh bị thua vụ kiện đối với nhà tuyển dụng Center for Global Development sau khi hợp đồng làm việc không được gia hạn vì những lời nói của bà về người chuyển giới (vụ Maya Forstater v Centre for Global Development).
Vào ngày 6 tháng 6 năm 2020, Rowling tweet lời chỉ trích cụm từ "người có kinh nguyệt" (people who menstruate), và viết rằng "Nếu giới tính không có thật, thì cái thực tế mà phụ nữ toàn cầu đang sống sẽ bị xóa bỏ. Tôi quen biết và yêu thương người chuyển giới, nhưng việc xóa bỏ khái niệm giới tính tước đi khả năng của nhiều người để nói về cuộc sống của họ một cách có ý nghĩa." Lời tweet của Rowling bị tổ chức theo dõi truyền thông ủng hộ người LGBT là GLAAD chỉ trích và miêu tả là "độc ác" và "chống người chuyển giới". Một số diễn viên trong loạt phim Harry Potter cũng chỉ trích quan điểm của Rowling hoặc lên tiếng ủng hộ quyền của người chuyển giới, trong đó có Daniel Radcliffe, Emma Watson, Rupert Grint, Bonnie Wright, và Katie Leung, cũng như diễn viên chính trong loạt phim Những sinh vật huyền bí là Eddie Redmayne và các trang web của người hâm mộ MuggleNet và The Leaky Cauldron. Diễn viên Noma Dumezweni (thủ vai Hermione Granger trong vở kịch Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa) ban đầu ủng hộ Rowling nhưng sau đó thoái lui sau khi nhận nhiều phản ứng trái chiều.
Ngày 10 tháng 6 năm 2020, Rowling đăng một bài luận dài 3.600 chữ trên website của mình để đáp lại những ý kiến chỉ trích. Một lần nữa, bà viết rằng nhiều phụ nữ cảm thấy những cụm từ như "người có kinh nguyệt" có ý nghĩa hạ thấp. Bà viết rằng mình là một người từng trải bạo hành gia đình và tấn công tình dục, và "Khi bạn mở cửa phòng vệ sinh và phòng thay đồ để cho bất cứ người đàn ông nào mà tin tưởng hay cảm thấy mình là phụ nữ đều vào được... thì bạn mở cửa cho tất cả người đàn ông nào muốn vào", đồng thời phát biểu rằng hầu hết người chuyển giới là người dễ bị tổn thương và đáng được bảo vệ. Trong một bài viết phản ứng đến phát biểu về việc ai là người có nguy cơ tại phòng vệ sinh phụ nữ, hãng thông tấn Reuters cho biết phụ nữ chuyển giới mới là người có nguy cơ nhiều hơn, và trong 200 địa phương cho phép người chuyển giới sử dụng các trung tâm bảo vệ phụ nữ không nơi nào báo cáo tăng tỷ lệ bạo lực. Bài luận của bà bị nhiều cá nhân và tổ chức chỉ trích, trong đó có tổ chức từ thiện Mermaids (hỗ trợ trẻ em chuyển giới và không theo giới tính và cha mẹ của họ) cũng như nhà lý thuyết giới theo chủ nghĩa nữ quyền Judith Butler. Rowling nhiều lần bị miêu tả là một người theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến loại trừ người chuyển giới (trans-exclusionary radical feminist, TERF), dù bà không đồng ý bị dán nhãn này. Rowling nhận ủng hộ từ các diễn viên Robbie Coltrane và Brian Cox, và một số người theo chủ nghĩa nữ quyền như nhà hoạt động Ayaan Hirsi Ali và nhà hoạt động nữ quyền cấp tiến Julie Bindel. Đài BBC đề cử bài luận văn của bà cho Giải Russell thường niên về những viết lách tốt nhất.
Vào tháng 8 năm 2020, Rowling trả lại Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy mà bà đã được trao tặng sau khi Kerry Kennedy đưa tuyên bố "thất vọng sâu sắc" về những "hành động tấn công đến cộng đồng chuyển giới" của Rowling, mà Kennedy miêu tả là "mâu thuẫn với những ý tưởng và giá trị căn bản của tổ chức Nhân quyền RFK và là... một sự từ bỏ những mơ tưởng của cha tôi". Rowling nói rằng bà "buồn sâu sắc" vì lời nói của Kennedy, nhưng cho rằng không một giải thưởng nào mà khuyến khích mình "từ bỏ quyền đi theo" tiếng gọi lương tâm.
Tranh chấp pháp lý
Rowling cùng những nhà xuất bản và Time Warner, đơn vị sở hữu quyền cho loạt phim Harry Potter đã thực hiện nhiều hành động pháp lý nhằm bảo vệ quyển tác giả của tác phẩm. Do sự nổi tiếng của bộ sách trên toàn cầu, có nhiều phiên bản, phần tiếp theo, hay sản phẩm hùa theo đã được xuất bản mà chưa nhận sự cho phép của tác giả hay đơn vị giữ bản quyền, dẫn đến nỗ lực để cấm hay ngăn chận chúng.
Một lĩnh vực tranh chấp pháp lý liên quan đến các lệnh tòa theo yêu cầu của Rowling và các nhà xuất bẩn cấm bất cứ ai đọc sách của bà trước ngày chính thức xuất bản. Những lệnh cấm này gặp chỉ trích từ những người hoạt động dân quyền và tự do ngôn luận và đã dẫn đến những cuộc tranh luận về "quyền được đọc".
Giải thưởng
phải|nhỏ|Rowling, sau khi nhận một bằng danh dự từ Đại học Aberdeen
Rowling nhận nhiều bằng danh dự từ Đại học St Andrews, Đại học Edinburgh, Đại học Edinburgh Napier, Đại học Exeter (mà bà đã theo học), the Đại học Aberdeen, và Đại học Harvard, nơi bà phát biểu tại lễ phát bằng. Năm 2009, Rowling được Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trao cấp bậc Hiệp sĩ Bắc Đẩu Bội tinh (Chevalier de la Légion d'honneur). Năm 2002, Rowling trở thành một Hội viên Danh dự của Hội Hoàng gia Edinburgh (HonFRSE) và Hội viên Hội Văn học Hoàng gia (FRSL). Bà cũng được vinh danh thành Hội viên Đoàn thể Bác sĩ Hoàng gia Edinburgh (FRCPE) vào năm 2011 cho những cống hiến trong lĩnh vực Văn học và Từ thiện.
Những giải thưởng khác bà đã nhận gồm có:
1997: Giải sách Nestlé Smarties, Huy chương Vàng cho Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
1998: Giải sách Nestlé Smarties, Huy chương Vàng cho Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
1998: British Children's Book of the Year, Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
1999: Giải sách Nestlé Smarties, Huy chương Vàng cho Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban
1999: National Book Awards Children's Book of the Year, Harry Potter và Phòng chứa bí mật
1999: Whitbread Children's Book of the Year, Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban
2000: Giải sách Anh, Tác giả của năm
2000: Huân chương Đế quốc Anh (OBE), cho những cống hiến vào Văn học Thiếu nhi
2000: Giải Locus, Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban
2001: Giải Hugo cho Tiểu thuyết hay nhất, Harry Potter và Chiếc cốc lửa
2003: Premio Príncipe de Asturias, Concord
2003: Giải Bram Stoker cho Best Work for Young Readers, Harry Potter và Hội Phượng hoàng
2006: Giải Sách Anh, Sách của Năm, Harry Potter và Hoàng tử lai
2007: Blue Peter Badge, Huy chương vàng
2007: Được Barbara Walters chọn làm Nhân vật Gây chú ý nhất trong năm
2008: Giải Sách Anh, Thành tích xuất sắc
2008: Giải Edinburgh
2010: Giải Văn học Hans Christian Andersen, người thắng giải đầu tiên.
2011: Giải thưởng Điện ảnh Viện Hàn lâm Anh Quốc, Cống hiến xuất sắc Anh cho điện ảnh, cho loạt phim Harry Potter, chia sẻ với David Heyman, cùng đoàn làm phim.
2012: Freedom of the City of London
2012: Rowling là một trong những biểu tượng văn hóa Anh được họa sĩ Peter Blake chọn đưa vào một phiên bản mới của tác phẩm nổi tiếng nhất của ông— hình bìa album Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band của The Beatles—để vinh danh những nhân vật văn hóa trong cuộc đời ông.
2017: Huân chương Danh dự (CH) năm 2017 cho những cống hiến vào văn học và từ thiện.
2018: Giải Tony cho vở kịch hay nhất cho Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa, với tư cách thành viên của đoàn sản xuất kịch Harry Potter.
2019: Trong trận đấu đầu tiên vào tháng 3 năm 2019, mỗi thành viên trong Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Hoa Kỳ đều mang chiếc áo với tên một phụ nữ mà họ vinh danh ở phía sau; cầu thủ Rose Lavelle chọn tên Rowling.
2021: Giải Sách Anh hạng mục Sách hình sự và Trinh thám, cho Troubled Blood.
Sách báo
Trẻ em
The Ickabog (10 tháng 11 năm 2020)
The Christmas Pig (12 tháng 10 năm 2021)
Tuổi mới lớn
Bộ truyện Harry Potter
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy (Harry Potter and the Philosopher's Stone, 26 tháng 6 năm 1997)
Harry Potter và Phòng chứa Bí mật (Harry Potter and the Chamber of Secrets, 2 tháng 7 năm 1998)
Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban (Harry Potter and the Prisoner of Azkaban, 8 tháng 7 năm 1999)
Harry Potter và Chiếc cốc lửa (Harry Potter and the Goblet of Fire, 8 tháng 7 năm 2000)
Harry Potter và Hội Phượng Hoàng (Harry Potter and the Order of the Phoenix, 21 tháng 6 năm 2003)
Harry Potter và Hoàng tử lai (Harry Potter and the Half-Blood Prince, 16 tháng 7 năm 2005)
Harry Potter và Bảo bối Tử thần (Harry Potter and the Deathly Hallows, 21 tháng 7 năm 2007)
Các tác phẩm liên quan
Những sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng (Fantastic Beasts and Where to Find Them, 1 tháng 3 năm 2001), bổ sung
Quidditch qua các thời đại (Quidditch Through the Ages, 1 tháng 3 năm 2001), bổ sung
Những chuyện kể của Beedle Người Hát Rong (The Tales of Beedle the Bard, 4 tháng 12 năm 2008), bổ sung
Harry Potter và đứa trẻ bị nguyền rủa (Harry Potter and the Cursed Child, 31 tháng 7 năm 2016), kịch 2 phần
Short Stories from Hogwarts of Power, Politics and Pesky Poltergeists (6 tháng 9 năm 2016), tập truyện, ebook
Short Stories from Hogwarts of Heroism, Hardship and Dangerous Hobbies (6 tháng 9 năm 2016), tập truyện, ebook
Hogwarts: An Incomplete and Unreliable Guide (6 tháng 9 năm 2016), tập truyện, ebook
Fantastic Beasts and Where to Find Them: The Original Screenplay (Sinh vật huyền bí và nơi tìm ra chúng, 19 tháng 11 năm 2016), kịch bản phim
Fantastic Beasts: The Crimes of Grindelwald – The Original Screenplay (Sinh vật huyền bí: Tội ác của Grindelwald,16 tháng 11 năm 2018), kịch bản phim
Harry Potter: A History of Magic (Harry Potter: Lịch sử pháp thuật, 2018)
Harry Potter: Hành trình xuyên lịch sử pháp thuật (Harry Potter: A Journey Through a History of Magic, 2018)
Người lớn
The Casual Vacancy (27 tháng 9 năm 2012)
Bộ truyện Thám tử Cormoran Strike (bút danh Robert Galbraith
The Cuckoo's Calling (18 tháng 4 năm 2013)
The Silkworm (19 tháng 6 năm 2014)
Career of Evil (20 tháng 10 năm 2015)
Lethal White (18 tháng 9 năm 2018)
Troubled Blood (15 tháng 9 năm 2020)
Sách khác
McNeil, Gil và Brown, Sarah, biên tập (2002). Lời mở đầu cho tuyển tập Magic. Bloomsbury.
Brown, Gordon (2006). Lời mở đầu cho "Ending Child Poverty" trong Moving Britain Forward. Selected Speeches 1997–2006. Bloomsbury.
Sussman, Peter Y., biên tập (26 tháng 7 năm 2006). "The First It Girl: J. K. Rowling reviews Decca: the Letters by Jessica Mitford". The Daily Telegraph.
Anelli, Melissa (2008). Lời mở đầu cho Harry, A History. Pocket Books.
Rowling, J. K. (5 tháng 6 năm 2008). "The Fringe Benefits of Failure, and the Importance of Imagination". Harvard Magazine.
J. K. Rowling, Very Good Lives: The Fringe Benefits of Failure and Importance of Imagination, Joel Holland minh họa, Sphere, 14 tháng 4 năm 2015, 80 trang ().
Rowling, J. K. (30 tháng 4 năm 2009). "Gordon Brown – The 2009 Time 100". Tạp chí Time.
Rowling, J. K. (14 tháng 4 năm 2010). "The Single Mother's Manifesto". The Times.
Rowling, J. K. (30 tháng 11 năm 2012). "I feel duped and angry at David Cameron's reaction to Leveson". The Guardian.
Rowling, J. K. (17 tháng 12 năm 2014). Isn't it time we left orphanages to fairytales? The Guardian.
Rowling, J. K. (guest editor) (28 tháng 4 năm 2014). "Woman's Hour Takeover". Woman's Hour, BBC Radio 4.
Rowling J.K. (cộng tác) (31 tháng 10 năm 2019) A Love Letter to Europe.
Phim ảnh
Chú thích |
Mẹ Têrêsa (còn được gọi là Thánh Têrêsa thành Kolkata; tên khai sinh tiếng Albania: ; ; 26 tháng 8 năm 1910 – 5 tháng 9 năm 1997) là một nữ tu và nhà truyền giáo Công giáo Rôma người Ấn Độ gốc Albania.
Bà sinh tại Skopje (thủ đô Cộng hòa Bắc Macedonia ngày nay), khi đó thuộc Đế quốc Ottoman. Sau khi sống ở Macedonia trong 18 năm, bà tới Ireland rồi Ấn Độ, nơi bà sống trong phần lớn cuộc đời còn lại. Bà sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái tại Kolkata (Calcutta), Ấn Độ năm 1950. Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.
Năm 1970, Mẹ Têrêsa trở thành một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần là nhờ một quyển sách và cuốn phim tư liệu tựa đề Something Beautiful for God của Malcome Muggeridge. Bà được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà.
Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Têrêsa tiếp tục phát triển, đến thời điểm bà từ trần, tổ chức từ thiện này đang điều hành 610 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia, trong đó có các nhà trọ và nhà tình thương có người mắc bệnh HIV/AIDS, cũng như bệnh nhân phong và lao, các bếp ăn từ thiện, các chương trình tư vấn cho gia đình và trẻ em, các trại mồ côi, và trường học.
Mặc dù Teresa được tôn vinh bởi nhiều cá nhân, chính quyền và các tổ chức, bà cũng là mục tiêu của không ít chỉ trích từ những người như Christopher Hitchens, Aroup Chatterjee, và Vishva Hindu Parishad. Thường thì những phê phán này nhắm vào nỗ lực cải đạo không tự nguyện trong công tác từ thiện bao gồm việc rửa tội cho những người sắp chết, lập trường cứng rắn chống phá thai và việc cho rằng sự nghèo khó có thể tạo điều kiện cho những lợi ích tâm linh.
Sau khi mất, bà được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước. Chủ nhật ngày 4 tháng 9 năm 2016, Giáo hoàng Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tuyên thánh cho bà tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican với khoảng 120.000 người tham dự.
Thiếu thời
Anjezë Gonxhe Bojaxhiu (trong tiếng Albania, "Anjezë" là Anê; "Gonxhe" nghĩa là "nụ hồng") chào đời ngày 26 tháng 8 năm 1910 tại Skopje, lúc đó là thủ phủ của tỉnh Kossovo Vilayet thuộc Đế quốc Ottoman; nay là thủ đô Cộng hòa Macedonia. là con út của một gia đình đến từ Shkodër, Albania, cha mẹ của cô là Nikola và Dranafile (tiếng Albania nghĩa là "hoa hồng") Bojaxhiu. Nikola có hoạt động chính trị tại Albania. Năm 1919, sau một cuộc hội họp ông ngã bệnh và qua đời khi Agnes mới lên tám. Sau khi cha mất, mẹ nuôi dưỡng cô trong đức tin Công giáo Rôma. Theo người viết tiểu sử Teresa, Joan Graff Clucas, từ khi còn thơ ấu, Agnes đã ham thích đọc các câu chuyện về cuộc đời các thừa sai và hoạt động của họ, đến tuổi 12 cô tin rằng nên hiến mình cho đời sống tôn giáo. Năm 18 tuổi, cô gia nhập Dòng Nữ tu Loreto, từ đó cô không bao giờ gặp lại mẹ và chị.
Trước tiên, Agnes đến Tu viện Loreto ở Rathfarnham, Ái Nhĩ Lan để học tiếng Anh, ngôn ngữ dòng Loreto dùng để dạy học tại Ấn Độ. Cô đến Ấn Độ năm 1929, và bắt đầu cuộc đời nữ tu tập sinh tại Darjeeling, gần dãy Himalaya. Ngày 24 tháng 5 năm 1931, cô làm lễ tiên khấn để trở thành nữ tu. Cô chọn tên Teresa theo tên Thérèse de Lisieux, thánh bổn mệnh của các thừa sai. Ngày 14 tháng 5 năm 1937, Teresa khấn trọn đời, khi ấy cô đang dạy học tại trường Loreto ở phía đông Calcutta.
Mặc dù bận rộn với nhiệm vụ giảng dạy tại trường, Teresa ngày càng quan tâm đến cuộc sống nghèo khổ nhan nhản chung quanh cô tại Calcutta. Nạn đói năm 1943 mang nhiều điều bất hạnh và chết chóc đến thành phố; rồi các cuộc bạo động giữa người Hindu và người Hồi giáo trong tháng 8 năm 1946 nhấn chìm thành phố này trong nỗi kinh hoàng và sự tuyệt vọng.
Dòng Thừa sai Bác ái
Ngày 10 tháng 9 năm 1946, Teresa trải nghiệm điều mà cô miêu tả là "ơn gọi trong ơn gọi" khi cô đang trên đường đến Tu viện Loreto ở Darjeering cho thời kỳ tĩnh tâm hằng năm. "Tôi phải rời tu viện để giúp đỡ người nghèo và sống chung với họ. Đó là mệnh lệnh. Không chịu tuân theo có nghĩa là đánh đổ đức tin." Năm 1948, Teresa khởi đầu công tác thừa sai giữa người nghèo, cô thay bộ áo truyền thống của dòng Loreto bằng trang phục chira giản dị bằng vải cotton viền màu lam. Cô nhập tịch Ấn, và đi vào các khu nhà ổ chuột. Trước tiên, Teresa mở một trường học ở Motjhil, rồi bắt đầu chăm sóc những người bần cùng đói khát.
Teresa viết trong nhật ký rằng năm đầu tiên cô gặp vô số khó khăn. Vì không có nguồn cung ứng tài chính, cô phải phụ thuộc vào hoạt động quyên góp thực phẩm và nhu yếu phẩm. Trong những tháng đầu, cô phải đấu tranh với sự hoài nghi, đơn độc và sự cám dỗ quay trở lại cuộc sống tiện nghi trong tu viện. Teresa ghi lại trong nhật ký: Chúa chúng ta muốn tôi phải là một nữ tu tự do ẩn mình dưới sự nghèo khó của thập tự giá. Hôm nay tôi học được một bài học hay. Sự nghèo khổ của người nghèo thật là nghiệt ngã. Trong khi tìm kiếm một ngôi nhà, tay chân tôi đau nhức vì đi bộ. Tôi suy nghĩ, người nghèo còn chịu đựng sự nhức nhối bội phần hơn trong thể xác và linh hồn khi tìm kiếm một chỗ trú thân, thức ăn và sức khỏe. Khi ấy, cuộc sống tiện nghi tại Loreto xuất hiện đầy quyến rũ. ‘Chỉ cần nói một lời, tất cả sẽ trở lại với cô,’ Kẻ cám dỗ cứ tiếp tục nói…. Chúa ôi, đây là sự tự nguyện, vì con yêu Chúa, con muốn ở lại và làm bất cứ điều gì theo Thánh Ý. Con không khóc đâu, dù chỉ một giọt lệ.
Ngày 7 tháng 10 năm 1950, Vatican chấp thuận cho Teresa khởi đầu một dòng tu sau này trở thành Dòng Thừa sai Bác ái. Sứ mạng của dòng là chăm sóc, theo lời Teresa, "người đói khát, trần truồng, kẻ không nhà, người tàn tật, người mù, bệnh nhân phong, bất cứ ai đang cảm thấy thừa thãi, bị căm ghét, ruồng bỏ trong xã hội, những người đang là gánh nặng của xã hội và bị mọi người xa lánh." Tiên khởi chỉ là một dòng tu nhỏ với 13 tập sinh ở Calcutta; ngày nay có hơn 4 000 nữ tu điều hành các cô nhi viện, trại điều dưỡng AIDS, và các trung tâm từ thiện trên khắp thế giới. Dòng tu cũng chăm sóc người tị nạn, người khuyết tật, già lão, nghiện rươu, người nghèo và người vô gia cư, nạn nhân lũ lụt, dịch bệnh, và nạn đói.
Năm 1952, Mẹ Teresa mở ngôi nhà đầu tiên chăm sóc người sắp chết. Với sự hỗ trợ từ các viên chức Ấn, bà cho sửa một ngôi đền Ấn giáo hoang phế thành Nhà Kalighat cho người Hấp hối, một trại điều dưỡng miễn phí cho người nghèo. Sau này bà đổi tên thành Kalighat, Nhà Thanh Tâm (Nirmal Hriday). Những người được mang đến đây được chăm sóc y tế và được chết trong nhân phẩm, được chôn cất theo niềm tin tôn giáo của họ; người Hồi giáo được đọc kinh Quran, người Hindu được tẩy rửa bằng nước sông Hằng, và người Công giáo được làm lễ xức dầu thánh. "Một cái chết đẹp", bà nói, cho những người từng sống kiếp thấp hèn như những con vật, nhưng chết như những thiên thần – được yêu thương và được trọng vọng." Không lâu sau đó, bà mở một ngôi nhà cho những người mắc bệnh Hansen (phong cùi), đặt tên là Shanti Nagar (Thành phố Hòa bình). Dòng Thừa sai Bác ái cũng thành lập một số cơ sở y tế mở rộng trên khắp Calcutta, cung cấp thuốc men, thực phẩm.
Năm 1955, Teresa mở Nirmala Shishu Bhavan, Nhà Trái tim Vô nhiễm đón tiếp trẻ mồ côi và thanh thiếu niên vô gia cư.
Dòng tu ngày càng thu hút nhiều tập sinh và nhận nhiều đóng góp từ thiện. Đến thập niên 1960, Dòng Thừa sai Bác ái thành lập các nhà điều dưỡng, trại mồ côi, và trại phong trên khắp Ấn Độ, rồi phát triển trên khắp thế giới. Ngôi nhà đầu tiên ngoài Ấn Độ được thành lập ở Venezuela năm 1965 với năm nữ tu. Năm 1968, đến La Mã, Tanzania, và Áo. Trong thập niên 1970, dòng tu thiết lập các ngôi nhà và tổ chức trong hơn mười quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Âu, và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, triết lý hành động của bà gặp phải một số chỉ trích. Trong khi nhìn nhận rằng không có nhiều chứng cứ được đưa ra để chống lại Teresa, David Scott nhận xét rằng bà tự giới hạn mình trong phạm vi hoạt động nhằm cứu sống người khác thay vì nỗ lực giải quyết nạn nghèo đói. Quan điểm của Teresa về sự đau khổ cũng bị phê phán bởi một bài viết đăng trên tuần báo Alberta Report của Canada, vì bà cho rằng sự đau khổ sẽ đem con người đến gần Chúa Giê-xu hơn. Các tạp chí y khoa, nhất là The Lancet và British Medical Journal, tỏ ra quan ngại về cách chăm sóc bệnh nhân thời kỳ cuối tại những nhà dành cho người hấp hối, ghi nhận việc tái sử dụng kim tiêm dưới da, điều kiện sống tồi tệ, trong đó có việc tắm lạnh tất cả người bệnh, và không áp dụng phương pháp chẩn đoán phối hợp.
Nhà báo Christopher Hitchens là một trong số những người phê phán Teresa mạnh mẽ nhất. Ông được giao viết kịch bản và thuyết minh cuốn phim tài liệu Hell’s Angel của Kênh 4 Anh Quốc về Teresa sau khi Aroup Chatterjee khuyến khích thực hiện chương trình này, mặc dù Chatterjee cũng không hài lòng với "các tiếp cận đầy cảm xúc" của cuốn phim. Trong cuốn "The Missionary Position" (1995) của ông, Hitchens chỉ trích Teresa nặng nề hơn.
Chatterjee viết rằng sinh thời Mẹ Teresa và những người viết tiểu sử chính thức của bà từ chối hợp tác với ông trong cuộc điều tra, và bà không thể tự biện hộ trước những phê phán trên báo chí phương Tây. Ông dẫn một bài viết từ tờ The Guardian của Anh đưa ra những "chi tiết phê phán về điều kiện sống tại những trại mồ côi của bà….những cáo buộc về sự vô tâm cũng như những lạm dụng thể xác và tình cảm", cũng có một phim tài liệu khác, Mother Teresa: Time for Change? phát sóng tại vài nước châu Âu. Trong số những người chỉ trích Teresa còn có Tariq Ali, một thành viên của ban biên tập của tờ New Left Review ở Anh, và một nhà báo điều tra sinh trưởng ở Ái Nhĩ Lan Donald MacIntyre. Do lập trường của mình, cả Chatterjee và Hitchens cũng trở thành những đối tượng bị chỉ trích.
Vào dịp kỷ niệm năm thứ nhất ngày mất của Mẹ Teresa, Tạp chí Stern của Đức cho đăng một bài viết về những cáo buộc liên quan đến các vấn đề tài chính, và việc sử dụng các khoản quyên góp. Các tạp chí y học cũng đưa ra những chỉ trích làm dấy lên các quan điểm khác nhau về những ưu tiên đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
Christopher Hitchens, nhân chứng duy nhất được Vatican đề nghị trình bày chứng cứ chống lại việc phong chân phước và phong thánh cho Teresa, lập luận rằng, "bà không có ý định giúp đỡ người khác", ông cũng cáo buộc bà đã nói dối những người hiến tặng về việc sử dụng những khoản đóng góp của họ. "Nhờ nói chuyện với bà, tôi phát hiện ra rằng bà không làm việc để xóa nghèo," lời của Hitchens, "Bà làm việc để gia tăng số giáo dân Công giáo. Bà nói, ‘Tôi không phải là nhân viên công tác xã hội. Tôi làm việc không phải vì mục tiêu này. Tôi làm thế là cho Chúa Ki-tô. Tôi làm thế là cho giáo hội.’"
Quốc tế
Năm 1982, khi cuộc bao vây Beirut lên đến đỉnh điểm, Mẹ Teresa đã thành công trong nỗ lực giải cứu 37 trẻ em mắc kẹt trong một bệnh viện giữa mặt trận bằng cách đàm phán cho một cuộc ngừng bắn giữa quân đội Israel và du kích Palestine. Được các nhân viên Hồng Thập Tự hộ tống, bà băng qua trận địa để đến ngôi bệnh viện đổ nát và giải cứu các bệnh nhi
Khi Đông Âu bắt đầu mở cửa vào cuối thập niên 1980, Teresa cho tiến hành hàng chục đề án tại các quốc gia trong vùng. Không hề nao núng khi bị chỉ trích về lập trường cứng rắn của bà về việc chống phá thai và li dị, bà chỉ nói, "Người ta nói gì cũng mặc, bạn chỉ cần cười và tiếp tục công việc của mình."
Mẹ Teresa đã đến Ethiopia cứu giúp những người bị nạn đói, đến Chernobyl giúp người nạn nhân phóng xạ, và đến với nạn nhân động đất ở Armenia. Năm 1991, lần đầu tiên bà trở lại quê hương và mở ngôi nhà Dòng Thừa sai Bác ái tại Tirana, Albnia.
Năm 1966, bà điều hành 517 cơ sở từ thiện trên hơn 100 quốc gia. Trải qua nhiều năm, Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa từ thành phần nhân sự chỉ 12 người đã phát triển đến hàng ngàn người phục vụ "những người nghèo nhất của dân nghèo" tại 450 trung tâm trên khắp thế giới.
Cuối đời
Mẹ Teresa bị cơn đau tim khi đến Rôma năm 1983 trong chuyến viếng thăm Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Sau cơn đau tim thứ hai năm 1989, bà được đặt máy tạo nhịp tim nhân tạo. Năm 1991, sau khi mắc bệnh cúm lúc đang ở México, bệnh tim trở nặng. Bà muốn từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo Dòng Thừa sai Bác ái, nhưng các nữ tu, trong một cuộc bỏ phiếu kín, yêu cầu bà ở lại. Mẹ Teresa đồng ý tiếp tục công việc lãnh đạo dòng tu.
Tháng 4 năm 1996, bà bị té ngã gãy xương đòn, rồi phải qua lần phẫu thuật tim, sức khỏe bà suy giảm rõ. Ngày 13 tháng 3 năm 1997, Mẹ Teresa từ chức lãnh đạo dòng tu, và từ trần ngày 5 tháng 9 năm 1997.
Tổng Giám mục Calcutta, Henry Sebastian D’Souza, thuật lại rằng ông cho một linh mục đến làm phép đuổi quỷ cho Teresa với sự cho phép của bà trong lần đầu bà vào bệnh viện khi bị đau tim, vì bà nghĩ rằng bà đang bị ma quỷ tấn công.
Vào thời điểm Mẹ Teresa từ trần, dòng tu của bà có hơn 4 000 nữ tu, với sự hỗ trợ của 300 tu sĩ, và hơn 100 000 người tình nguyện. Họ điều hành 610 cơ sở từ thiện tại 123 nước, trong đó có các nhà tế bần, những ngôi nhà mở cho người mắc bệnh HIV/AIDS, người phong cùi, lao, các nhà bếp cung cấp thức ăn, các chương trình tư vấn gia đình và trẻ em, trại mồ côi, và trường học.
Vinh danh
Ấn Độ
Mẹ Teresa được quàng ở Nhà thờ St Thomas, Kolkata trong một tuần trước khi được an táng vào tháng 9 năm 1997. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố quốc tang để vinh danh con người từng cứu giúp nhiều người nghèo khổ thuộc các tôn giáo khác nhau trên đất nước Ấn. Trước đó năm 1962, bà được chính phủ Ấn trao giải Padma Shri. Trong những thập niên kế tiếp bà được trao tặng các giải thưởng lớn như Giải Jawaharlal Nehru cho sự Hiểu biết Quốc tế (năm 1972), và năm 1980 là giải thưởng dân sự cao quý nhất Ấn Độ, Bharat Ratna
Tuy nhiên, tại Ấn Độ, cũng có những nhận định khác về Teresa. Aroup Chatterjee, một bác sĩ sinh trưởng ở Calcutta nhưng sống ở Luân Đôn và từng làm việc cho Dòng Thừa sai Bác ái, cho rằng Teresa đã quảng bá một hình ảnh tiêu cực về thành phố này.. Đảng Bharatiya Janata (BJP) từng bất đồng với Teresa về những người thuộc đảng cấp Dalit (hạ tiện) theo Cơ Đốc giáo, nhưng khi bà mất, họ đã lên tiếng ca tụng và cử đại diện đến dự tang lễ. Gần đây hơn, nhật báo The Telegraph của Ấn Độ từng gọi Mẹ Teresa là "vị thánh của những người khốn cùng", lại kêu gọi "Rôma nên điều tra xem có phải bà không chịu làm gì để thay đổi điều kiện sống tồi tệ của người nghèo, mà chỉ lo chăm sóc người bệnh và người hấp hối, và sử dụng họ cho mục tiêu khơi gợi xúc cảm đạo đức."
Thế giới
Năm 1962, Mẹ Teresa được trao giải Ramon Magsaysay về sự Hiểu biết Quốc tế cho những hoạt động của bà ở Đông và Nam Á, "Ban Quản trị nhìn nhận sự nhận thức sâu sắc và đầy thương cảm của bà dành cho những người nghèo khó ở một xứ sở xa lạ." Đến đầu thập niên 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật nổi tiếng thế giới, phần lớn là do cuốn phim tài liệu Something Beautiful for God do Malcom Muggeridge sản xuất năm 1969, cũng như quyển sách cùng tên của ông xuất bản năm 1971. Khi thực hiện cuốn phim, có những đoạn phim phải quay trong điều kiện ánh sáng không tốt, nhất là tại Nhà dành cho người Hấp hối, đoàn làm phim nghĩ rằng sẽ không thể sử dụng những thước phim này. Tuy nhiên, khi trở về từ Ấn Độ, chúng lại có ánh sáng rất tốt. Muggeridge cho đó là phép lạ do "ánh sáng thần thượng" từ Mẹ Teresa. Những người khác trong đoàn làm phim thì nghĩ rằng đó là nhờ loại phim cực nhạy của Kodak. Về sau, Muggeridge chấp nhận đức tin Công giáo.
Cùng lúc, thế giới Công giáo khởi sự tôn vinh Mẹ Teresa. Năm 1971, Giáo hoàng Phaolô VI trao tặng bà Giải Hòa bình Giáo hoàng Gioan XXIII lần thứ nhất, khen ngợi bà về những gì đã làm cho người nghèo, thể hiện lòng nhân ái Kitô và nỗ lực đấu tranh cho hòa bình. Năm 1976, bà được trao Giải Pacem in Terris. Sau khi mất, giáo hội đẩy mạnh quy trình phong thánh cho Mẹ Teresa, hiện bà đã được phong hiển thánh.
Các chính phủ và những tổ chức dân sự cũng tìm đến tôn vinh Mẹ Teresa. Vương quốc Anh và Hoa Kỳ nhiều lần trao tặng bà giải thưởng các loại, cao quý nhất là Order of Merit của Anh Quốc năm 1983, và công dân danh dự của Mỹ ngày 16 tháng 11 năm 1996. Quê hương Albania của Mẹ Teresa cũng dành cho bà Huân chương Vàng Nhà nước năm 1994.
Năm 1979, Mẹ Teresa được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho "những hoạt động diễn ra trong sự đấu tranh vượt qua sự nghèo khó và cùng quẫn, là những điều đe dọa hòa bình." Bà từ chối bữa tiệc mừng truyền thống và yêu cầu gởi số tiền 192 000 USD cho người nghèo ở Ấn Độ, nói rằng những phần thưởng trên thế gian chỉ có giá trị chỉ nào chúng giúp ích những người thiếu thốn trên thế giới. Khi nhận giải thưởng, bà đặt câu hỏi, "Chúng ta có thể làm gì để thăng tiến nền hòa bình thế giới?", và đưa ra câu trả lời, "Hãy về nhà và yêu chính gia đình mình." Bài đáp từ của Mẹ Teresa cũng dựa trên chủ đề này, "Khắp nơi trên thế giới, không chỉ ở những nước nghèo, tôi thấy xóa nghèo ở phương Tây còn khó khăn hơn. Khi tôi nhặt một người ngoài đường phố, đang đói khát, tôi cho người ấy một đĩa cơm, một miếng bánh, tôi cảm thấy hài lòng vì đã cứu đói cho người ấy. Nhưng khi một người bị gạt bỏ, cảm thấy mình sống thừa thãi, không được yêu thương, sống trong kinh hãi, con người đang bị gạt ra bên lề xã hội – sự nghèo khổ ấy là khốn khổ hơn, tôi thấy rất khó mà cứu giúp." Bà cũng chỉ ra rằng phá thai "là kẻ hủy diệt nguy hiểm nhất cho nền hòa bình thế giới"<ref>Mother Teresa (11 tháng 12 năm 1979). "Nobel Prize Lecture". NobelPrize.org. Truy cập 25 tháng 5 năm 2007.</ref>
Các cộng đồng tôn giáo và thế tục đều thương tiếc Mẹ Teresa khi bà tạ thế. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif nói rằng bà là "một cá nhân độc đáo và hiếm có, đã cống hiến đời mình cho những mục đích cao đẹp. Cuộc đời lâu dài của bà được dành để chăm sóc người nghèo, người bệnh, người bất hạnh đã trở thành một trong những hình mẫu cao quý nhất về lòng tận tụy phục vụ nhân loại. Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Javier Pérez de Cuéllar nhận xét: "Bà là Liên Hợp Quốc. Bà là hòa bình của thế giới."
Đời sống Tâm linh
Khi phân tích các hoạt động và thành quả của bà, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đặt câu hỏi: "Từ đâu mà Mẹ Teresa tìm được sức mạnh và lòng kiên định hầu có thể hoàn toàn hiến mình cho việc phục vụ người khác? Bà tìm thấy nó trong sự cầu nguyện và trong sự tĩnh tâm suy nghiệm hướng về Chúa Giê-su, và Thánh Tâm của Ngài." Trong cuộc sống riêng tư, Mẹ Teresa trải qua một thời gian dài chịu đựng sự khô héo, cằn cỗi trong tâm linh, sự tinh luyện và thử nghiệm đức tin trong "đêm tối của linh hồn" kéo dài gần năm mươi năm cho đến cuối đời, suốt thời gian ấy "bà không hề cảm nhận gì hết về sự hiện diện của Thiên Chúa", - "trong lòng cũng như khi tham dự Bí tích Thánh thể" - theo lời của Linh mục Brian Kolodiejchuk, người chịu trách nhiệm trình bày thỉnh cầu và thu thập chứng cứ cho quy trình phong thánh cho Teresa. Bộc lộ những hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa, và nỗi đau dằn xé tâm linh vì thiếu vắng đức tin, bà viết,
Theo Brian Kolodiejchuk, có thể có một số người giải thích sai điều Teresa muốn nói, đức tin của bà đối với Thiên Chúa không hề sút giảm, trong khi Teresa đánh mất cảm giác kề cận Thiên Chúa, bà không hề tra vấn về sự hiện hữu của ngài. Nhiều vị thánh khác cũng có những trải nghiệm tương tự như trường hợp của Thánh Teresa Lisieux.
Mẹ Teresa yêu tất cả mọi người, vì vậy bà muốn điều tốt nhất cho tất cả những người mà bà gặp - và đó là để đưa mọi người đến gần Chúa. Theo sự hiểu biết và niềm tin của bà, niềm tin vào Thiên Chúa là vốn quý nhất cho mỗi người, nhưng bà không bao giờ can thiệp vào đời sống tâm linh của người khác. Bà nói:
Dòng thời gian
1910 - Ngày 26 tháng 8, Agnes Bojaxhui cô con gái út của Nicola và Drana sinh ra và lớn lên tại Skopje, thủ phủ của Cộng Hòa Albania thuộc Macedonia.
Ngày 27 tháng 8, Agnes được chịu phép Thánh Tẩy tại nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giê-su và được nhận thánh hiệu A-nê (Gonxha - A-nê).
1918 – Cha của Agnes, ông Nicola qua đời đột ngột. Ông chết vì bị đầu độc sau một cuộc họp chính trị.
1924 – Lazan, anh trai của Agnes lại rời nhà đến học tại một học viện quân sự Úc.
1925 – Linh mục Jambrenkoic trở thành cha xứ.
Agnes tham gia hội tương tế Thành Nữ Đồng Trinh Maria của cha xứ thành lập.
1928 – Agnes cùng mẹ và chị ruột Aga hành hương đến Letnice. Tại đây, cô nhận thấy đã đến lúc đi theo thiên hướng của mình. Tháng 9, cô được dòng Loreto chấp thuận.
1929 – Tháng Giêng, Agnes đến Calcutta, sau đó đi tiếp đến Darjeeling, nơi cô bắt đầu cuộc sống một nữ tu tập sinh.
1931 – Ngày 24 Tháng năm, Agnes làm lế Tiên Khấn (Đây là nghi thức khấn dâng trọn đời cho Chúa tạm thời, với thời hạn kéo dài sáu năm. Trước khi chính thức Khấn Trọn Đời.)'' và trở thành Xơ Teresa.
1937 – Ngày 24Tháng Năm, Xơ Teresa Khấn Trọn Đời. Sau đó Xơ trở về Entally. Một quận phía đông Calcutta.
1946 – Ngày 10 Tháng Chín, Nhận được ơn gọi cách riêng của Chúa, Xơ Teresa rời bỏ cuộc sống tu viện và đi đến làm việc và sống với người nghèo trong các khu ổ chuột.
1948 – Tháng Tám, Tòa Thánh chấp thuận cho phép Soeur Teresa tách khỏi dòng Loreto nhưng vẫn là Nữ Tu.
Xơ Teresa chọn bộ áo Sari trắng viền xanh với mong muốn trở nên người phụ nữ nghèo khó nhất tại Ấn Độ, và cũng nói lên khát vọng noi gương Mẹ Maria Đồng Trinh.Sau đó, Xơ tìm đến Petna, nơi Hội Nữ Tu Truyền giáo giúp hướng dẫn cho bà một số kỹ năng y tế cơ bản. Bốn tháng sau, Xơ về Calcutta và đến với Nhà Dưỡng Lão của Hội Nữ Tu Bạn Người Nghèo.
1949 – Tháng Hai, Xơ chuyển đến Creek Lane.
Tháng Ba, một học trò cũ của Xơ, cô Subashini Das, đến cộng tác, và trở thành người môn đệ đầu tiên. Không lâu sau đó các học trò cũ khác cùng đến tham gia.
1950 – Ngày 07 Tháng Mười, một Thánh Lễ được cữ hành để Kỷ Niệm ngày thành lập Dòng Thừa Sai Bác Ái. Mười Chí Nguyện sinh được nhập tập viện với thời gian kéo dài hai năm.
1953 – Tháng Hai, ngôi nhà số 54a Lower Circular được mở rộng và trở thành Nhà Mẹ của Dòng Thừa Sai Bác Ái. Xơ Teresa trở thành Mẹ Teresa.
Mẹ tiếp tục công việc với lớp người nghèo khổ, người bệnh và tầng lớp người cùng đinh. Mẹ Teresa lien hệ với cảnh sát trưởng và văn phòng y tế Calcutta, xin được một nhà trọ hành hương cũ, và Mẹ đã biến nơi đó thành Nirmal Hriday.
1957 – Tháng Chín, Phòng khám chữa bệnh phong hủi lưu động bắt đầu hoạt động.
1960 – Một trung tâm đầu tiên bên ngoài Calcutta đưa vào hoạt động tại Ranchi.
1962 – Mẹ Teresa là người đầu tiên không phải người Ấn Độ được nhận giải thưởng uy tín Padma Shri.
1963 – Hội Anh Em Thừa Sai Bác Ái được thành lập.
1965 – Trung tâm đầu tiên không nằm trên đất Ấn Độ được thành lập tại Venezuela.
Nhân dịp Giáo hoàng Paul VI thăm Bombay, Đức Giáo hoàng tặng Mẹ Teresa chiếc xe Cadillac, và Mẹ đã cho bán đấu giá để lấy tiền cho Hội.
1969 – Chính phủ tặng một khoảnh đất rộng 36 arcre cho Hội và Mẹ đã cho xây cất nhà dành cho người bệnh phong. Đến cuối thập niên 60, tống cộng 25 trung tâm như thế đã được thành lập.
1979 – Mẹ Teresa được trao tặng giải Nobel Hòa Bình.
1980 – Thái tử Charles Anh Quốc thực hiện chuyến viếng thăm đặc biệt Hội Thừa Sai Bác Ái tại Calcutta.
1990 – Bất chấp mong muốn được rút lui của Mẹ, các nữ tu vẫn nhất trí tôn Mẹ Teresa là Mẹ Bề Trên.
1992 – Công nương Diana của Anh Quốc đến thăm Mẹ đang dưỡng bệnh tại Rome.
1994 – Ngày 01 tháng 4 Mẹ Teresa đến Việt Nam, đây là quốc gia thứ 111 có sự hoạt động của Dòng Thừa Sai Bác Ái (Nữ Tử Bác Ái). Hai nhà tại Việt Nam là nhà thứ 501 và 502 của dòng.
1996 – Mẹ Teresa bị các cơn đau tim nặng.
1997 – Mẹ Teresa qua đời ngày 05 tháng 9. Ấn Độ tổ chức lễ Quốc Tang vào ngày 13 tháng 9.
2003 – Ngày 19 tháng Mười, Giáo hội Công giáo cử hành thánh lễ phong chân phước cho Mẹ Teresa. Nhân đó, Hội đồng Giám mục Ấn Độ, với sự ủng hộ rất đông người trong nước, đã chính thức đề nghị Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ là ông Vajpayee tuyên bố ngày 19 tháng 10 năm 2003 là ngày lễ nghỉ của quốc gia.
2016 - Giáo hoàng Phanxicô cử hành các nghi thức tuyên thánh cho Mẹ Teresa
Giải thưởng và vinh danh
1962 - Giải thưởng Ramon Magsaysay
1962 - Padma Shri của Ấn Độ
1973 - Giải thưởng Templeton
1978 - Giải thưởng Balzan
1979 - Giải thưởng Nobel Hòa bình
1979 - Giải Pacem in Terris
1980 - Bharat Ratna, giải dân sự cao nhất của Ấn Độ
1983 - Order of Merit của Anh
1984 - Giải thưởng Damien-Dutton
1985 - Huân chương Tự do Tổng thống ("The Presidential Medal of Freedom"), danh dự dân sự cao nhất tại Mỹ
1992 - Giải thưởng UNESCO cho Hòa bình Giáo dục
1996 - Công dân danh dự của Hoa Kỳ
1997 - Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ
2003 - Phong chân phước
2016 - Tuyên thánh
Một số câu nói
Chú thích |
Lindsay Dee Lohan (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1986) là nữ diễn viên người Mỹ. Cô cũng đồng thời là người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn kiêm nhà sản xuất.
Tiểu sử
Lindsay Lohan lớn lên tại Merrick và Cold Spring Harbor ở Long Island, New York. Cô là con gái đầu lòng của bà Dina Lohan và ông Michael Lohan. Lindsay mang hai dòng máu Ý và Ai-len và là tín đồ Công giáo. Tổ tiên bên ngoại của cô được biết đến là những tín đồ tích cực của Công giáo Ai-len. Cụ cố của Lindsay là John L. Sullivan là người đồng sáng lập ra Đảng Pro-life ở Long Island.
Cha cô từng là nhà đầu tư ở Wall Street và đã từng nhiều lần gặp rắc rối với pháp luật trong khi mẹ cô là cựu ca sĩ kiêm người mẫu. Lohan có ba người em đều là người mẫu và diễn viên: Michael Lohan Jr, cũng từng tham gia phim The Parent Trap, Aliana Lohan thường gọi "Ali," và Dakota "Cody" Lohan.
Cô theo học trường trung học Cold Spring Harbor High School và Sanford H. Calhoun High School, tại đây cô học rất giỏi toán và khoa học. Đến năm lớp 11, do quá bận rộn nên cô đã phải nghỉ học và tự học tại nhà. Lohan có mái tóc màu đỏ tự nhiên.
Cha mẹ của Lindsay có mối quan hệ đầy biến động. Hai người kết hôn năm 1985, ly thân khi Lindsay lên 3 và sau đó lại tái hợp. Họ lại ly thân năm 2005 và chính thức hoàn tất thủ tục ly hôn năm 2007.
Sự nghiệp
Năm 3 tuổi, ngôi sao nhí bắt đầu "vào nghề" làm người mẫu cho hãng Ford và xuất hiện trong khoảng hơn 60 phim quảng cáo trên truyền hình như quảng cáo cho hãng The Gap, Jello, Pizza Hut và Wendy's. LiLo đã bắt đầu nghiệp diễn trong bộ phim truyền hình Another world năm 1996. Ngay sau đó, cô nàng đã ký hợp đồng đóng 3 bộ phim tiếp theo với hãng Walt Disney Pictures.
Ngay trong bộ phim đầu tiên của mình, LiLo đã thành công rực rỡ khi vào vai hai chị em song sinh Hallie Parker & Annie James quậy tưng bừng trong phim The Parent Trap. Bộ phim này đã thành công về doanh thu và đem đến cho cô giải Nữ diễn viên chính xuất sắc thể loại phim truyện của giải Nghệ sĩ trẻ.
LiLo nằm trong số hiếm những diễn viên dám thẳng thừng thừa nhận mặt trái cuộc sống của mình: "Đừng mộng tưởng rằng thế giới Hollywood là viên ngọc không tì vết. Hãy thử nhảy vào vị trí của tôi xem áp lực lớn thế nào. Chẳng dễ dàng gì khi bị so sánh với cả danh sách những cô gái cùng tuổi, đã có tăm tiếng. Để làm gì cơ chứ, chỉ làm người khác ganh tị với mình, hoặc chính mình ganh tị với người khác".
LiLo không bị ảo tưởng về thế giới Hollywood, cô nhận thức rõ rằng danh tiếng không hề đảm bảo một tương lai hạnh phúc. Chỉ có điều, cô hiểu rằng, mình có rất nhiều cơ hội và bỏ lỡ chúng là tội lỗi và kém cỏi. Theo LiLo, Hollywood cũng giống như ngôi trường, nơi cô học hỏi được nhiều thứ. Và cô sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn bè, phần lớn cô quen biết từ thời học cấp 1. Cô cho rằng, mối giao tiếp của mình với bạn bè chính là cách để không tự thổi mình bay lên tầng cao của sự phù phiếm.
LiLo đã giành chiến thắng trong danh hiệu Diễn viên hài xuất sắc, Diễn viên có hình thể tuyệt vời nhất trong Mean Girls, Gương mặt biểu cảm nhất trong Confessions of a Teenage Drama Queen. Không chỉ thế, Lohan còn "sưu tầm" thêm giải Ngôi sao có bước đột phá lớn nhất trong Freaky Friday và Mean Girls.
Mặc dù đóng phim khá nhiều nhöng việc học của LiLo khá tốt, cô là sinh viên hạng A trong trường, đặc biệt giỏi toán và các môn khoa học. Thông minh, xinh đẹp, hẳn là LiLo đã có bạn trai, thế nhưng, cô nàng lại phủ nhận: "Tôi chẳng hẹn hò với ai trong thời gian dài. Và tôi có suy nghĩ thế này, cứ để tình yêu tự đến, nếu mình đi tìm nó, mình sẽ chẳng bao giờ thấy nó cả".
Đời sống riêng tư
Vai chính trong phim Confessions of a Teenage Drama Queen đã góp phần đưa Lindsay Lohan trở thành một trong những diễn viên tuổi "mực tím" được yêu thích nhất tại Mỹ. Có lẽ, đây là vai diễn mà Lohan được "sống" rất thật với mình, vì ngoài đời cô cũng là một... "nữ hoàng rắc rối".
Trong phim, Lindsay Lohan thủ vai cô nhóc Lola "cạnh tranh quyết liệt" với cô bạn học, người được cả trường mới cưng chiều, gây ra bao nhiêu chuyện rắc rối. Vai Lola mới đầu được các nhà sản xuất phim nhắm đến cô ca sĩ trẻ đang lên Hilary Duff (mà khán giả Việt Nam đã biết đến qua các phim The Lizzie McGuire Movie và Agent Cody Banks). Nhưng sau đó, kế hoạch thay đổi, Hilary lại bận đóng phim khác nên Walt Disney quyết định chọn Lindsay Lohan thay thế. Sự thành công của bộ phim chỉ khiến cho cuộc chiến giữa hai "cục cưng" của làng giải trí Mỹ đã âm ỉ từ lâu trở nên ồn ào.
Đều là những diễn viên trẻ đang lên, đều là các ca sĩ mới đang được chú ý (về phần ca nhạc thì tên tuổi của Hilary Duff có nhỉnh hơn một chút), Lohan và Hilary từ lâu đã coi nhau như đối thủ. Không chỉ kình địch nhau trong công việc, họ còn là... tình địch của nhau. Trước đây, Lohan và chàng ca sĩ trẻ nổi tiếng Aaron Carter đã từng có thời gian đầy hạnh phúc. Họ là một cặp tình nhân lý tưởng trong mắt giới trẻ Mỹ. Có người đã từng bảo rằng, Aaron tuy còn trẻ nhưng thành tích chinh phục phái đẹp của anh ta không hề kém cỏi chút nào. Song, Lohan không để tâm đến chuyện đó. Cô yêu và hãnh diện với mối tình của mình. Đùng một cái, Lohan phát hiện ra sau lưng cô, anh ta tán tỉnh... Hilary Duff! Cô cay đắng chia tay với anh chàng có "trái tim nhiều ngăn", chấp nhận bàn thua Hilary Duff trong tình cảm và tập trung cho công việc chính: đóng phim và ca hát. Không chịu thua kém Hilary, cô cũng ra album và hát ca khúc trong phim Freaky Friday.
Thế nhưng, trong lúc Lohan muốn lãng quên chuyện cũ thì Aaron tỏ ý muốn nối lại tình xưa. Ai cũng thấy rằng, dạo này Aaron không còn dung dăng dung dẻ cùng Hilary Duff nữa. Người đại diện của Hilary giải thích: "Anh ấy sống ở Floria, còn cô ấy ở Los Angeles, cả hai đều bận rộn". Thật ra, Aaron không quá bận bịu vì công việc đến mức đó. Anh chàng này thường xuyên gọi điện cho Lohan và dành thời gian ở Toronto, Canada cùng Lohan khi cô kết thúc phần quay phim Confessions of a Teenage Drama Queen. Trái tim Lohan cũng không phải sắt đá, dẫu đã bị tổn thương. Cô tuyên bố rằng, vẫn dành một "góc nhỏ dịu dàng" trong lòng cô cho anh.
Có người cho rằng, việc giành lại Aaron chỉ là một kiểu "trả thù ngọt ngào" của Lohan đối với Hilary, nhưng nay thì Lohan cũng đã hiểu rằng, Aaron như chú ngựa bất kham không dễ gì quên đường cũ. Bằng chứng là, mới đây Aaron và hoa hậu tuổi "tím" Hoa Kỳ Tami Farrell còn chụp ảnh chung, đi ăn tối và xem phim cùng nhau. Chuyện này lập tức lên báo với những tình tiết ly kỳ hơn, rằng sau khi đi chơi với Aaron về, cô hoa hậu này có gửi một tin nhắn vào điện thoại di động của Aaron. Sau đó, cô nhận được một cú điện thoại từ một cô gái xưng tên là Natalie. "Natalie" lồng lộn quát: "Sao cô dám gọi bạn thân nhất của tôi là bạn trai hả?". Hoa hậu quật lại: "Chuyện trẻ con!" và cúp máy. Lúc đó, Aaron cũng có mặt. Anh khẳng định, đó chính là giọng Lohan. Tuy nhiên, người đại diện của Lohan phủ nhận chuyện này: "Lohan có còn quan tâm đến Aaron nữa đâu mà gọi điện". Không chỉ gỡ hòa, Lohan cũng đã ghi được một bàn thắng vào "lưới" Hilary. Sau khi cô đã được chọn vào vai chính trong Mean Girls, mẹ - đồng thời là "bà bầu" - của Hilary vẫn còn gọi điện tới ban tuyển chọn kèo nèo cho Hilary được thử vai.
Vốn có cá tính mạnh, Lohan ít khi nhận được những nhận xét thiện cảm. Những người bạn học của Lohan cho biết, ngay từ thời còn cắp sách, cô đã là một cô bé kiêu kỳ đối với bạn bè cùng lớp. Một thành viên trong đoàn phim Mean Girls mỉa mai: "Cô ta là một kẻ hợm hĩnh. Cô ta cứ tưởng mình nổi tiếng như Britney Spears cơ đấy. Cô ta đối xử với những người trong đoàn cứ như là với đầy tớ riêng của cô ấy". Còn một nhà thiết kế thời trang từng làm việc với Lohan thì than phiền trên tờ Star rằng, ý thức về vị trí ngôi sao đã len lỏi vào tâm trí cô nhóc Lohan. "Cô ta chọn bừa các quần áo trên giá, nếu cô ấy không thích thì cô ấy vứt chúng xuống sàn. Cô ấy là một trong những ngôi sao khó chiều nhất mà tôi từng gặp".
Tuy nhiên, chính bản tính nghịch ngợm tự nhiên của Lohan cũng đã giúp cô giành được chiến thắng trong nghề nghiệp. Biên kịch của bộ phim Mean Girls muốn có một ngôi sao kiểu như Drew Barrymore vào vai chính trong phim này, Lohan đã giành được vai diễn ngay từ lúc tới thử vai lần đầu tiên. "Tất cả mọi người đều nhận thấy rằng cô ấy chính là người thích hợp nhất". Lohan đã thẳng thắn phát biểu về quan niệm sống của mình với AP: "Tôi không thích thay đổi mình để được người khác chấp nhận. Thời học sinh là một thời kỳ đầy khó khăn với tất cả mọi người, trong đó người ta thường có xu hướng trở thành một người bình thường để được người khác quý mến. Những rốt cuộc cũng chẳng thể nào làm vừa lòng tất cả".
Vào những năm gần đây, Lohan thường dùng ma túy và có những buổi tiệc uống rượu thâu đêm làm mất nhiều lòng fan hâm mộ. Cách đây không lâu, tạp chí Newsweek có đăng tải nguyên văn phát biểu của một phụ huynh: "Con gái tôi mê Lindsay Lohan như điếu đổ. Nó xem đi xem lại bộ phim The Parent Trap không biết bao nhiêu lần, còn dán poster Lilo khắp phòng và mua rất nhiều sách báo, tạp chí về cô ta. Một hôm nó chìa cho tôi xem một bức ảnh khá sốc về Lilo và bảo: Mẹ nhìn đi, thần tượng của con đấy. Nhưng tại sao cô ấy lại trở nên quái đản như thế này nhỉ?". Và tôi đã phải khó khăn như thế nào khi phải giải thích cho nó hiểu: "Người nổi tiếng đôi khi vẫn vậy: tiệc tùng ngập trời, lái xe trong tình trạng say xỉn, ăn mặc phản cảm chẳng giống ai..."
Danh sách phim
Điện ảnh
Truyền hình
Sân khấu kịch
Các giải thưởng điện ảnh
Chiến thắng
Teen Choice Award: Actress in a Comedy - Mean Girls (2004)
Teen Choice Award: Breakout actress - Freaky Friday và Confessions of a teenage Drama Queen (2004)
Teen Choice Award: Best movie Hissy Fit - Freaky Friday (2004)
Teen Choice Award: Best movie Blush - Mean Girls (2004)
MTV Movie Award: Best Breakthrough female Actress - Freaky Friday (2004)
TRL Awards: Quit your day job (Favorite TRL Guest Presenter) (2004)
Young Artist Awards: Best Performance in a Feature Film - Leading Young Actress - The Parent Trap (1998)
Đề cử
Teen Choice Award: Best Movie Comedy - Freaky Friday (2004)
Teen Choice Award: Best Movie Comedy - Mean Girls (2004)
Teen Choice Award: Best movie Action Sequence - Mean Girls (2004)
Teen Choice Award: Best movie Chemistry (với Johanthon Bennet) - Mean Girls (2004)
Teen Choice Award: Best movie Liar - Mean Girls (2004)
Young Artist Awards: Best Performance in a Feature Film - Leading Young Actress - Freaky Friday (2004)
TRL Awards: Fake ID: Best star under 21 (2004)
Young Star Award: Best Performance by a Young Actress in a Comedy Film - The Parent Trap (1998)
Blockbuster Entertainment Awards: Favorite Female Newcomer - The Parent Trap (1998) |
Britney Jean Spears (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1981) là nữ ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công và diễn viên người Mỹ được mệnh danh là "công chúa nhạc pop". Cô chính là người đã hồi sinh dòng nhạc teen pop trong giai đoạn cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Spears đã tẩu tán 150 triệu bản thuần trên toàn thế giới, trở thành một trong những ca sĩ bán chạy nhất thế giới. Cô đã gặt hái vô số giải thưởng và danh hiệu, gồm có một giải Grammy, 15 kỷ lục Guinness thế giới, sáu giải MTV Video Music Awards, bảy giải Billboard Music Awards (gồm giải Thiên niên kỷ), giải thưởng biểu tượng đài Radio Disney, và một ngôi sao tuyên dương tại đại lộ danh vọng Hollywood. Những video ca nhạc được dàn dựng công phu đã giúp cô giành được giải thưởng Michael Jackson Video Vanguard Award.
Sau khi xuất hiện trên màn trình diễn sân khấu loạt phim truyền hình, Spears ký hợp đồng với hãng thu Jive Records vào năm 1997 ở độ tuổi mười lăm. Hai album đầu tiên của cô là ...Baby One More Time (1999) và Oops!... I Did It Again (2000) là hai album bán chạy nhất mọi thời đại, giúp cho cô trở thành nghệ sĩ tuổi thiếu niên bán chạy nhất mọi thời đại. Nhờ vào doanh số tuần đầu đạt hơn 1,3 triệu bản thuần, Oops!... I Did It Again nắm giữ kỷ lục album bán chạy nhanh nhất của một nghệ sĩ nữ tại Hoa Kỳ trong vòng mười lăm năm liền. Spears đổi mới phong cách sang hình tượng trưởng thành và gợi dục hơn trong các album Britney (2001) và In the Zone (2003), và góp mặt trong bộ phim năm 2002 Crossroads. Cô là nhà sản xuất điều hành cho album phòng thu thứ năm Blackout (2007), đây cũng chính là tác phẩm tái xuất được cho là hay nhất của cô. Sau một loạt vấn đề cá nhân được lan truyền chóng mặt, việc quảng bá cho album bị hạn chế và Spears bị đưa vào quyền bảo hộ.
Tiếp đến, Spears cho ra mắt hai album đạt ngôi đầu bảng Circus (2008) và Femme Fatale (2011). Đây là hai kỷ nguyên thành công nhất của cô trên bảng xếp hạng Hoa Kỳ. Với "3" (2009) và "Hold It Against Me" (2011), Spears trở thành nghệ sĩ thứ hai sau Mariah Carey có hai hoặc nhiều bài hát ra mắt tại vị trí quán quân trong lịch sử bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Về sau, Spears tổ chức chuyến lưu diễn định cư Britney: Piece of Me kéo dài bốn năm tại Planet Hollywood Resort & Casino ở Las Vegas để quảng bá hai album tiếp theo Britney Jean (2013) và Glory (2016). Vào năm 2019, cuộc đấu tranh chống lại quyền bảo hộ của Spears ngày càng gay gắt và dẫn đến phong trào vận động #FreeBritney. Vào năm 2021, quyền bảo hộ chấm dứt sau lời khai công khai của Spears, trong đó cô cáo buộc đội ngũ quản lý của mình và gia đình lạm dụng.
Tại Hoa Kỳ, Spears là nữ nghệ sĩ có album bán chạy thứ tư trong kỷ nguyên Nielsen SoundScan, đồng thời là nữ nghệ sĩ có album bán chạy nhất những năm 2000. Cô được tạp chí Billboard xếp nghệ sĩ lớn thứ tám thập niên 2000. Nữ ca sĩ đã tích lũy được sáu album quán quân trên Billboard 200 và năm đĩa đơn quán quân tại Billboard Hot 100: "...Baby One More Time", "Womanizer", "3", "Hold It Against Me", và "S&M" (remix với Rihanna). Các bản hit toàn thế giới khác có thể kể đến bao gồm "Oops!... I Did It Again", "I'm a Slave 4 U", và "Toxic". "...Baby One More Time" được mệnh danh là đĩa đơn đầu tay hay nhất mọi thời đại bởi Rolling Stone vào năm 2020. Năm 2004, Spears cho ra mắt thương hiệu nước hoa cùng với Elizabeth Arden, Inc.; đạt doanh thu lên đến 1,5 tỷ đô la Mỹ . Forbes đã công bố Spears là nữ nhạc sĩ có thu nhập cao nhất năm 2001 và 2012. Đến năm 2012, cô đã đứng đầu danh sách những người nổi tiếng được tìm kiếm nhiều nhất của Yahoo! bảy lần trong mười hai năm. Tạp chí Time ghi tên Spears là một trong số 100 người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới vào năm 2021, cùng với Spears đứng đầu trong cuộc bình chọn độc giả của tạp chí.
Cuộc đời và sự nghiệp
1981–1997: Thời thơ ấu và khởi đầu sự nghiệp
Spears được sinh ra tại McComb, Mississippi, là con thứ hai của Lynne Irene Bridges và James Parnell Spears. Những anh chị em của cô trong gia đình gồm có Bryan James và Jamie Lynn. Vào năm 3 tuổi, cô bắt đầu tham dự các lớp học nhảy tại quê nhà của mình, và xuyên suốt thời thơ ấu, cô cũng tham dự các lớp thể dục và luyện thanh. Spears đã giành chiến thắng tại nhiều cuộc thi cấp Nhà nước và những chương trình tài năng cho trẻ em lúc bấy giờ. Cô có màn trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên tại địa phương của mình lúc 5 tuổi, trình diễn "What Child Is This?" tại buỗi lễ tốt nghiệp mẫu giáo của cô. Cô cũng đề cập đến tham vọng của mình khi còn là một đứa trẻ, "Tôi thực sự đã ở trong thế giới của riêng mình, [...] Tôi phát hiện ra những gì tôi phải làm trong những năm đầu đời."
Năm 8 tuổi, Spears và mẹ cô Lynne đã đến Atlanta, Georgia để tham gia một buổi thử giọng cho phiên bản tái sinh vào những năm 1990 của The Mickey Mouse Club. Giám đốc casting Matt Casella đã từ chối cô vì quá nhỏ để tham gia chương trình vào thời điểm đó, nhưng giới thiệu cô với Nancy Carson, một nhà tìm kiếm tài năng của thành phố New York. Carson đã rất ấn tượng với giọng hát của Spears và đề nghị cô ghi danh tại trường nghệ thuật Professional Performing Arts; ngay sau đó, Lynne và con gái của cô chuyển đến sinh sống tại một căn hộ thuê lại ở New York. Spears bắt đầu diễn xuất chuyên nghiệp lần đầu tiên với vai trò diễn viên đóng thế cho vai chính của Tina Denmark trong vở nhạc kịch bán chuyên nghiệp Ruthless!. Cô cũng xuất hiện trên chương trình truyền hình nổi tiếng Star Search dưới vai trò thí sinh và được chọn tham gia vào một số quảng cáo. Trong tháng 12 năm 1992, cô cuối cùng đã trúng tuyển vào đội hình chính thức của The Mickey Mouse Club cùng Christina Aguilera, Justin Timberlake, Ryan Gosling, và Keri Russell, nhưng trở về Kentwood ngay sau khi chương trình kết thúc vào năm 1996. Cô theo học tại Parklane Academy tại McComb, Mississippi. Mặc dù đã kết thân với nhiều bạn bè cùng lớp, cô so sánh ngôi trường với "cảnh mở đầu trong Clueless với tất cả các bè phái. [...] Tôi đã thấy rất buồn chán. Tôi là hậu vệ phối bóng của đội bóng rổ. Tôi có một người bạn trai, và tôi được trở về quê hương và tận hưởng Giáng sinh. Nhưng tôi mong muốn nhiều hơn thế nữa."
Trong tháng 6 năm 1997, Spears đàm phán với nhà quản lý Lou Pearlman để tham gia vào nhóm nhạc pop nữ Innosense. Lynne cũng nhờ đến sự giúp đỡ từ người bạn của gia đình và là luật sư giải trí Larry Rudolph để tham khảo ý kiến và gửi một đoạn ghi âm Spears hát karaoke một bài hát của Whitney Houston cùng một số hình ảnh. Rudolph quyết định rằng ông muốn gửi chúng đến các hãng thu âm, vì vậy cô cần có một bản thu nháp chuyên nghiệp. Ông đã gửi Spears một bài hát không được sử dụng của Toni Braxton; cô đã luyện tập trong một tuần và thu âm lại giọng hát của mình trong một phòng thu với một kỹ sư âm thanh. Spears chuyển đến New York với những bản thu nháp và gặp gỡ giám đốc điều hành của bốn hãng đĩa, và trở về Kentwood trong cùng ngày. Ba trong số những hãng này đã từ chối cô, cho rằng khán giả muốn những ban nhạc pop như Backstreet Boys và Spice Girls, và "sẽ không có thêm bất kỳ một Madonna, Debbie Gibson, hoặc Tiffany nào nữa."
Hai tuần sau đó, giám đốc điều hành của Jive Records gọi lại cho Rudolph. Phó chủ tịch cấp cao của A&R Jeff Fenster nói về buổi thử giọng của Spears rằng "thật hiếm hoi để có thể nghe được một giọng ca ở lứa tuổi này vừa truyền đạt nội dung ca từ tốt lẫn đáp ứng yếu tố thương mại. [...] Đối với bất kỳ một nghệ sĩ nào, động cơ thúc đẩy—'đôi mắt của hổ'—là cực kỳ quan trọng. Và Britney có điều đó." Sau đó, cô hát "I Have Nothing" (1992) của Houston trước các giám đốc điều hành của Jive, và được ký kết hợp đồng ghi âm với hãng. Họ bổ nhiệm nhà sản xuất Eric Foster White để làm việc với cô trong một tháng, người đã miêu tả chất giọng của cô "theo cách rất đặc trưng, không lẫn vào đâu được của Britney." Sau khi nghe lại những tác phẩm thu âm đã hoàn thiện, chủ tịch Clive Calder đã quyết định thực hiện một album đầy đủ. Phong cách âm nhạc của Spears ban đầu được định hình như "âm nhạc của Sheryl Crow, nhưng trẻ trung hơn và hợp thời đại hơn" nhưng sau khi cảm thấy hài lòng với những nhà sản xuất mà hãng đã sắp xếp, cô cảm thấy rằng "nó sẽ khả quan hơn nếu quyết định theo đuổi nhạc pop, vì tôi có thể nhảy, và nó cũng hợp với tôi hơn." Cô đã bay tới Cheiron Studios ở Stockholm, Thụy Điển, nơi một nửa album được thu âm từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1998, với các nhà sản xuất Max Martin, Denniz Pop, Rami Yacoub và nhiều người khác.
1998–2000: ...Baby One More Time và Oops!... I Did It Again
Sau khi trở về Hoa Kỳ, Spears bắt tay triển khai một chuyến lưu diễn vòng quanh những trung tâm thương mại để quảng bá cho album đầu tay của cô. Buổi diễn bao gồm danh sách trình diễn với 4 bài hát và cô được hỗ trợ trên sân khấu bởi hai vũ công nhảy nền. Sau đó, cô tham gia lưu diễn như là nghệ sĩ hát mở màn cho *NSYNC. Album phòng thu đầu tay của Spears, ...Baby One More Time, được phát hành vào ngày 12 tháng 1 năm 1999. Nó đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard 200 và được chứng nhận hai lần đĩa Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ sau một tháng. Trên thị trường quốc tế, album đứng đầu các bảng xếp hạng thuộc 15 quốc gia và bán được hơn 10 triệu bản trong năm đầu phát hành. Nó đã trở thành album bán chạy nhất từ trước đến nay bởi một nghệ sĩ hát đơn tuổi thanh thiếu niên.
Bài hát chủ đề được phát hành như là đĩa đơn đầu tiên cho album. Ban đầu, Jive Records muốn thực hiện một video ca nhạc dưới hình thức hoạt hình cho nó; Tuy nhiên, Spears đã từ chối ý kiến, và đề xuất ý tưởng về hình tượng một nữ sinh Công giáo. Đĩa đơn bán được 500.000 bản trong ngày đầu phát hành, và đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong hai tuần liên tiếp. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 10 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. "...Baby One More Time" sau đó đã nhận được một đề cử giải Grammy cho Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất. Bài hát cũng đứng đầu bảng xếp hạng tại Vương quốc Anh, và trở thành đĩa đơn tiêu thụ nhanh nhất trong lịch sử bởi một nữ nghệ sĩ, với hơn 460.000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu. Nó sau đó đã trở thành bài hát thành công thứ thứ 25 trong lịch sử bảng xếp hạng Anh quốc. Spears cũng là nữ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất có một đĩa đơn đạt doanh thu triệu bản tại đây. "(You Drive Me) Crazy" được phát hành như là đĩa đơn thứ ba từ album, và trở thành một hit top 10 trên toàn cầu cũng như thúc đẩy doanh số tiêu thụ của ...Baby One More Time. Tính đến nay, album đã bán được 30 triệu bản trên toàn thế giới, và là một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại.
Với thành công của ...Baby One More Time, Spears được ghi nhận là người có ảnh hưởng đến sự hồi sinh của dòng nhạc teen pop vào cuối thập niên 1990. Thành công của Spears cũng đã thúc đẩy một làn sóng những ca sĩ nữ trẻ đẹp đáng chú ý sau này như Christina Aguilera, Jessica Simpson và Mandy Moore. Tuy nhiên, tại lễ trao giải Grammy năm 2000, Britney đã để vuột mất giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất vào tay Christina Aguilera. Vào ngày 28 tháng 6 năm 1999, Spears bắt tay thực hiện chuyến lưu diễn hát chính đầu tiên trong sự nghiệp ...Baby One More Time Tour ở Bắc Mỹ, và nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình, dù vấp phải một số tranh cãi về phần trang phục. Một phiên bản mở rộng của chuyến lưu diễn, mang tên Crazy 2k, diễn ra vào tháng 3 năm 2000. Spears đã trình diễn những bài hát mới từ album thứ hai sắp phát hành của cô trong buổi diễn.
Oops!... I Did It Again, album phòng thu thứ hai của cô, được phát hành vào tháng 5 năm 2000. Nó ra mắt ở vị trí số một tại Hoa Kỳ, bán được 1.3 triệu bản, và phá vỡ kỷ lục của SoundScan về doanh thu tuần đầu cao nhất từ trước đến nay của một nghệ sĩ nữ. Album đã bán được hơn 25 triệu bản trên toàn thế giới tính đến nay, trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại. Đĩa đơn chủ đạo của album, "Oops!... I Did It Again", đạt vị trí quán quân ở Úc, New Zealand, Vương quốc Anh và nhiều quốc gia châu Âu khác. Album cũng như bài hát chủ đề lần lượt nhận được những đề cử Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất và Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất.
Cũng trong năm này, Spears bắt tay thực hiện Oops!... I Did It Again Tour, thu về 40,5 triệu đô-la; Cô cũng cho ra mắt cuốn sách đầu tiên của mình, Britney Spears' Heart to Heart, được đồng chắp bút bởi mẹ của cô. Ngày 7 tháng 9 năm 2000, Spears biểu diễn tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2000. Giữa màn trình diễn, cô cởi bỏ bộ suit đen và để lộ một bộ bodysuit màu da, trước khi thể hiện một loạt vũ đạo phức tạp. Nó được ghi nhận bởi nhiều nhà phê bình như là khoảnh khắc đánh dấu sự thay đổi của Spears sang hình tượng gợi cảm và khiêu khích hơn. Trước sự hoài nghi của giới truyền thông, Spears đã xác nhận rằng cô đang hẹn hò với thành viên của NSYNC Justin Timberlake.
2001–02: Britney và Crossroad
Trong tháng 2 năm 2001, Spears ký kết một hợp đồng quảng cáo thương mại trị giá 7-8 triệu đô-la với hãng nước ngọt Pepsi, và phát hành một cuốn sách hồi kí đồng chắp bút với mẹ cô, mang tên A Mother’s Gift. Album phòng thu thứ ba mang chính tên của nữ ca sĩ, Britney, được phát hành vào tháng 11 năm 2001. Trong khoảng thời gian lưu diễn, cô cảm thấy được truyền cảm hứng bởi những nghệ sĩ hip hop như Jay-Z và The Neptunes và mong muốn tạo ra một album với âm thanh phấn khởi hơn. Album ra mắt ở vị trí số một trên Billboard 200 và lọt vào top 5 ở Úc, Vương quốc Anh và châu Âu và đã bán được hơn 12 triệu bản trên toàn thế giới. Album nhận được 2 đề cử giải Grammy—Album giọng pop xuất sắc nhất và Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất cho "Overprotected"— và lọt vào danh sách "100 Album xuất sắc nhất trong 25 năm qua" của tạp chí Entertainment Weekly năm 2008. Đĩa đơn đầu tiên từ album, "I'm a Slave 4 U", trở thành một đĩa đơn top 10 trên toàn cầu.
Màn trình diễn đĩa đơn này của Spears tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2001 với một con hổ trong lồng và một con trăn được đặt trên vai cô, đã vấp phải những phản hồi gay gắt từ tổ chức vì quyền động vật PETA. Để quảng bá cho album, Spears tổ chức chuyến lưu diễn Dream Within a Dream Tour. Chuyến lưu diễn được giới phê bình giành nhiều lời ca ngợi bởi những ý tưởng về dàn dựng kỹ thuật trong buổi diễn. Chuyến lưu diễn thu về 43.7 triệu đô-la, trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao thứ hai trong năm 2002 bởi một nữ nghệ sĩ, sau Farewell Tour của Cher. Những thành công trong sự nghiệp của cô đã được ghi nhận bởi tạp chí Forbes năm 2002, với việc Spears được xếp hạng là ngôi sao quyền lực nhất thế giới. Spears cũng đánh dấu vai diễn chính đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất với Crossroads, phát hành vào tháng 2 năm 2002. Mặc dù bộ phim phần lớn chịu nhiều sự chỉ trích, các nhà phê bình giành những lời khen ngợi cho diễn xuất của Spears và bộ phim là một thành công về mặt doanh thu. Crossroads, với kinh phí 12 triệu đô-la, đã thu về hơn 61.1 triệu đô-la trên toàn thế giới. Trong tháng 7 năm 2002, Spears tuyên bố cô sẽ tạm gác lại sự nghiệp trong 6 tháng; Tuy nhiên, cô đã trở lại phòng thu vào tháng 11 để thu âm cho album mới. Mối quan hệ tình cảm giữa Spears và Timberlake cũng đi đến kết thúc sau 3 năm.
2003–05: In the Zone và những cuộc hôn nhân
Năm 2003, Spears mở màn lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2003 với Christina Aguilera, trình diễn "Like a Virgin", trước khi Madonna tham gia vào màn trình diễn, và họ đã có một nụ hôn trên sân khấu. Sự việc đã trở thành một đề tài được quan tâm và bàn tán một thời gian dài sau đó. Spears phát hành album phòng thu thứ tư của cô, In the Zone, vào tháng 10 năm 2003. Trong bản thu âm, cô nắm quyền kiểm soát sự sáng tạo nhiều hơn với việc tham gia viết lời và đồng sản xuất trong hầu hết những bài hát. Vibe gọi nó là "Một tác phẩm dance không những vô cùng tự tin mà còn cho thấy khả năng phát triển của Spears như là một nhạc sĩ." NPR đã liệt kê album vào danh sách "50 Bản thu quan trọng nhất của thập kỷ." In the Zone bán được hơn 609.000 bản tại Hoa Kỳ và ra mắt ở vị trí quán quân, giúp Spears trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên trong kỷ nguyên SoundScan có bốn album phòng thu đầu tiên ra mắt tại vị trí số một. Nó cũng đứng đầu bảng xếp hạng ở Pháp và vuơn đến top 10 ở Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan. In the Zone đã bán được hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới, và sản sinh nhiều đĩa đơn thành công: "Me Against the Music", hợp tác với Madonna; "Toxic"—giúp Spears giành giải Grammy cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất; "Everytime" và "Outrageous".
Trong tháng 1 năm 2004, Spears kết hôn với người bạn thời thơ ấu Jason Allen Alexander tại Nhà thờ The Little White Wedding ở Las Vegas, Nevada. Cuộc hôn nhân đã bị hủy bỏ 55 giờ sau đó, sau một đơn kiến nghị lên tòa án rằng Spears "thiếu nhận thức về hành động của mình". Trong tháng 3 năm 2004, cô bắt đầu thực hiện chuyến lưu diễn The Onyx Hotel Tour để quảng bá cho In the Zone. Trong tháng 6 năm 2004, Spears gặp một chấn thương đầu gối trái khi đang thực hiện video ca nhạc cho "Outrageous", và trải qua một cuộc phẫu thuật nội soi khớp. Sau đó, cô đã buộc phải hủy bỏ phần còn lại của The Onyx Hotel Tour.
Trong tháng 7 năm 2004, Spears đính hôn với vũ công người Mỹ Kevin Federline, người mà cô đã gặp gỡ 3 tháng trước. Mối quan hệ này đã nhận được nhiều sự chú ý từ giới truyền thông, sau khi Federline quyết định chia tay nữ diễn viên Shar Jackson, người đang mang thai đứa con thứ hai của họ vào thời điểm đó. Những giai đoạn phát triển tình cảm trong mối quan hệ của họ đã được lưu giữ trong chương trình truyền hình thực tế đầu tiên của Spears Britney & Kevin: Chaotic. Họ đã tổ chức một lễ cưới vào ngày 18 tháng 9 năm 2004, nhưng không được chấp thuận một cách hợp pháp cho đến 3 tuần sau đó, vào ngày 6 tháng 10 do sự chậm trễ trong việc hoàn thành hôn ước của vợ chồng. Một thời gian ngắn sau, cô phát hành nhãn hiệu nước hoa đầu tiên của cô với Elizabeth Arden, Curious, và phá vỡ kỷ lục về doanh thu trong tuần đầu của công ty. Trong tháng 10 năm 2004, Spears tạm gác lại sự nghiệp để bắt đầu xây dựng gia đình của mình. Greatest Hits: My Prerogative, album tuyển tập hit đầu tiên của cô, được phát hành vào tháng 10 năm 2004. Bản hát lại "My Prerogative" từ Bobby Brown của Spears đã được phát hành như là đĩa đơn đầu tiên từ album, và đứng đầu các bảng xếp hạng ở Phần Lan, Ireland, Ý, Na Uy. Đĩa đơn thứ hai, "Do Somethin'", lọt vào top 10 ở Úc, Anh và nhiều nước châu Âu khác. Tuyển tập đã bán được hơn 5 triệu bản trên toàn thế giới. Trong tháng 8 năm 2005, Spears phát hành "Someday (I Will Understand)", được xem là một món quà mà cô gửi đến đứa con đầu lòng của mình, một bé trai, người được sinh ra vào tháng sau. Trong tháng 11 năm 2005, cô phát hành album phối lại đầu tiên, B in the Mix: The Remixes, bao gồm 11 bản phối lại. Nó đã bán được hơn 1 triệu bản trên toàn thế giới.
2006–07: Vấn đề đời tư và Blackout
Trong tháng 2 năm 2006, hình ảnh Spears đang lái xe với con trai Sean được đặt trên đùi thay vì ở ghế ngồi được đăng tải rộng rãi. Những người ủng hộ trẻ em đã thể hiện thái độ búc xúc trước những bức ảnh vừa lái xe bằng một tay và giữ Sean bằng một tay của cô. Spears tuyên bố rằng tình hình đó xảy ra khi cô đang gặp rắc rối với những tay săn ảnh, nhưng đó cũng là một phần lỗi của cô. Trong tháng sau, cô xuất hiện trong tập phim "Buy, Buy Baby" của Will & Grace dưới vai trò khách mời. Hai tháng sau đó, Spears chụp ảnh khỏa thân nghệ thuật cho trang bìa của Harper's Bazaar. Bức ảnh nhận được nhiều sự so sánh với hình ảnh của Demi Moore chụp cho trang bìa của Vanity Fair tháng 8 năm 1991. Trong tháng 9 năm 2006, cô hạ sinh đứa con thứ hai, một bé trai. Trong tháng 11 năm 2006, Spears đã đệ đơn xin ly dị với Federline, vì những sự khác biệt không thể hòa giải. Vụ việc được kết thúc vào tháng 7 năm 2007, khi hai vợ chồng đạt được thỏa thuận chung và đồng ý chia sẻ quyền giám hộ hai đứa con của họ.
Trong tháng 2 năm 2007, Spears ở lại một trại cai nghiện ma túy ở Antigua trong gần một ngày. Đêm hôm sau, cô cạo trọc đầu với một tông đơ điện tại một tiệm tóc ở Tarzana, Los Angeles. Cô thừa nhận mình phải đến những trung tâm điều trị trong những tuần tiếp theo. Trong tháng 5 năm 2007, cô thực hiện một loạt các buổi diễn tại những địa điểm của House of Blues, mang tên The M+M's Tour. Trong tháng 10 năm 2007, Spears mất quyền giám hộ hai đứa con của cô. Những phán quyết của tòa án không được tiết lộ cho công chúng.
Trong tháng 10 năm 2007, Spears phát hành album phòng thu thứ năm của cô, Blackout. Nó đạt vị trí số một ở Canada và Ireland, thứ hai ở Pháp, Nhật Bản, México, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, và top 10 ở Úc, Hàn Quốc, New Zealand và nhiều nước châu Âu. Tại Hoa Kỳ, Spears trở thành nữ nghệ sĩ duy nhất có 5 album phòng thu đầu tay đều ra mắt trên top 2 của bảng xếp hạng. Album nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và đã bán được hơn 3 triệu bản trên toàn thế giới. Blackout giành giải Album của năm tại Giải Âm nhạc châu Âu của MTV năm 2008 và được liệt kê ở vị trí thứ 5 trong danh sách Album Pop xuất sắc nhất của thập kỷ bởi The Times. Spears biểu diễn đĩa đơn "Gimme More" tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2007. Màn trình diễn đã bị chỉ trích gay gắt bởi nhiều nhà phê bình. Mặc cho những phản ứng dữ dội, đĩa đơn vẫn gặt hái nhiều thành công trên toàn thế giới, đạt vị trí quán quân ở Canada và top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xếp hạng. Đĩa đơn thứ hai, "Piece of Me" đạt vị trí số một ở Ireland và lọt vào top 5 ở Úc, Canada, Đan Mạch, New Zealand và Vương quốc Anh. Đĩa đơn thứ ba, "Break the Ice" được phát hành vào năm sau và gặt hái những thành công tương đối dù không được quảng bá rộng rãi.
2008–10: Circus
Trong tháng 1 năm 2008, Spears phủ nhận việc từ bỏ quyền nuôi con trai của mình cho Federline. Cô đã phải nhập viện khẩn cấp tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai sau khi cảnh sát đến nhà cô và phát hiện cô đang bị ảnh hưởng do sử dụng chất cấm. Ngày hôm sau, quyền bảo hộ của Spears đã bị đình chỉ tại một phiên tòa khẩn cấp, và Federline được trao quyền nuôi con dưới tư cách là người bảo hộ pháp lý duy nhất của bọn trẻ. Tòa án đã đưa ra phán quyết tạm thời, và sau đó, vĩnh viễn rằng Spears sẽ phải chịu dưới sự kiểm soát từ cha cô, James Spears và luật sư Andrew Wallet, bao gồm việc kiểm soát toàn bộ tài sản của cô.
Trong tháng sau, Spears làm khách mời trong tập phim "Ten Sessions" của How I Met Your Mother với vai tiếp tân Abby. Cô nhận được những đánh giá tích cực cho diễn xuất của mình, cũng như mang lại cho loạt phim truyền hình dài tập này lượng người xem cao nhất từ trước tới nay. Trong tháng 7 năm 2008, Spears đã giành lại quyền thăm con sau một thỏa thuận với Federline và luật sư của anh. Trong tháng 9 cùng năm, Spears mở màn Giải Video âm nhạc của MTV với một tiểu phẩm hài được ghi hình trước với Jonah Hill và có bài phát biểu khai mạc lễ trao giải. Cô đã chiến thắng giải Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ, Video Pop xuất sắc nhất và Video của năm cho "Piece of Me". Một bộ phim tài liệu dài 60 phút, Britney: For the Record, được sản xuất để ghi lại quá trình trở lại ngành công nghiệp ghi âm của Spears. Được đạo diễn bởi Phil Griffin, For the Record được ghi hình ở Beverly Hills, Hollywood, và thành phố New York trong quý III năm 2008. Bộ phim tài liệu được phát sóng trên MTV với 5.6 triệu người xem cho hai lượt phát sóng vào đêm công chiếu. Đây là chương trình có lượng người xem cao nhất trong số những chương trình phát sóng cùng khung giờ với nó vào đêm chủ nhật và trong lịch sử của kênh.
Trong tháng 12 năm 2008, album phòng thu thứ sáu của Spears Circus được phát hành. Nó nhận được những đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và đạt vị trí quán quân ở Canada, Cộng hòa Séc và Hoa Kỳ, cũng như lọt vào top 10 tại nhiều quốc gia châu Âu. Tại Hoa Kỳ, Spears trở thành nữ nghệ sĩ trẻ tuổi nhất có 5 album phòng thu ra mắt ở vị trí số một, được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness. Cô cũng trở thành nghệ sĩ duy nhất trong kỷ nguyên Soundscan có 4 album phòng thu bán được từ 500,000 bản trở lên trong tuần đầu. Đây là một trong những album bán chạy nhất trong năm, và đã bán được 4 triệu bản trên toàn thế giới. Đĩa đơn đầu tiên của nó, "Womanizer", trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của Spears trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 kể từ "...Baby One More Time". Nó đạt vị trí số một ở Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Na Uy và Thụy Điển. Bài hát còn nhận được một đề cử giải Grammy cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất. Spears bắt tay thực hiện chuyến lưu diễn The Circus Starring Britney Spears vào tháng 3 năm 2009. Với doanh thu 131.8 triệu đô-la, nó trở thành chuyến lưu diễn có doanh thu cao thứ 5 trong năm.
Trong tháng 11 năm 2009, Spears phát hành album tuyển tập hit thứ hai của cô, The Singles Collection. Đĩa đơn chủ đạo và duy nhất của album, "3" trở thành đĩa đơn quán quân thứ ba của Spears tại Hoa Kỳ. Trong tháng 5 năm 2010, đại diện của Spears xác nhận rằng cô đang hẹn hò với quản lý của cô, Jason Trawick, và họ mong muốn kết thúc mối quan hệ nghề nghiệp của họ để tập trung vào mối quan hệ cá nhân. Spears thiết kế một dòng thời trang phiên bản giới hạn cho Candie's, và được bày bán ở tất cả các cửa hàng vào tháng 7 năm 2010. Trong tháng 9 năm 2010, Spears có vai diễn khách mời trong một tập phim tri ân âm nhạc của chính cô thuộc loạt phim truyền hình Mỹ Glee, mang tên "Britney/Brittany". Đó là tập phim có lượng người xem cao nhất tính đến thời điểm đó của Glee.
2011–12: Femme Fatale và The X Factor
Trong tháng 3 năm 2011, Spears phát hành album phòng thu thứ bảy Femme Fatale. Album đạt vị trí quán quân ở Úc, Canada, và Hoa Kỳ, và lọt vào top 10 ở hầu hết các bảng xếp hạng khác. Thứ hạng của nó tại Hoa Kỳ đã giúp cô cân bằng kỷ lục với Mariah Carey và Janet Jackson ở vị trí thứ 3 trong danh sách những nữ nghệ sĩ có nhiều album quán quân nhất. Album quán quân thứ 6 này đã bán được 1 triệu bản ở Hoa Kỳ và 2.2 triệu bản trên toàn thế giới, và được chứng nhận bạch kim bởi RIAA.
Đĩa đơn đầu tiên của album "Hold It Against Me" ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ tư của Spears trên bảng xếp hạng và giúp cô trở thành nghệ sĩ thứ hai trong lịch sử có hai đĩa đơn đạt vị trí số một ngay trong tuần đầu, sau Mariah Carey. Đĩa đơn thứ hai "Till the World Ends" đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trong khi đĩa đơn thứ ba "I Wanna Go" đạt vị trí thứ 7. Thành tích này đã giúp Femme Fatale trở thành album đầu tiên trong sự nghiệp của Spears có 3 đĩa đơn lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng này. Đĩa đơn thứ tư và cuối cùng từ album "Criminal" được phát hành vào tháng 9 năm 2011. Video ca nhạc của nó đã gây nên nhiều tranh cãi khi các chính trị gia tại Anh chỉ trích việc Spears dùng súng lục trong quá trình quay phim tại Luân Đôn, một trong những khu vực bị ảnh hưởng xấu bởi cuộc nổi dậy năm 2011 tại đây. Sau đó, quản lý của Spears đã trả lời ngắn gọn, rằng "Video này là một câu chuyện tưởng tượng với bạn trai của Britney, Jason Trawick, mà theo nghĩa đen là xuất phát từ lời bài hát đã được viết từ 3 năm trước, khi những cuộc bạo động chưa xảy ra." Tháng 4 năm 2011, Spears góp giọng trong phiên bản phối lại của bài hát của Rihanna "S&M". Nó đứng ở vị trí số một tại Hoa Kỳ vào cuối tháng, đem về cho Spears đĩa đơn quán quân thứ 5 trên bảng xếp hạng. Trong danh sách cuối năm 2011 của Billboard, Spears đứng vị trí thứ 14 trong danh sách Nghệ sĩ của năm, thứ 32 trong Top nghệ sĩ Billboard 200 và thứ 10 trong Top nghệ sĩ Billboard Hot 100.
Tháng 6 năm 2011, Spears bắt tay vào chuyến lưu diễn Femme Fatale Tour. Trong 10 ngày đầu tiên của chuyến lưu diễn, nó đã thu về 6.2 triệu đô-la, hạ cánh ở vị trí 50 trong danh sách 100 tour diễn hàng đầu Bắc Mỹ của Pollstar vào giữa năm. Chuyến lưu diễn kết thúc vào ngày 10 tháng 12 năm 2011 tại Puerto Rico sau 79 buổi diễn. Một DVD của chuyến lưu diễn đã được phát hành vào tháng 11 năm 2011. Trong tháng 8 năm 2011, Spears đã giành giải thưởng Thành tựu Video của MTV tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2011. Trong tháng sau, cô phát hành album phối lại thứ hai của mình, B in the Mix: The Remixes Vol. 2. Trong tháng 12 cùng năm, Spears đã đính hôn với bạn trai lâu năm Jason Trawick, người trước đây từng làm trợ lý của cô. Trawick đồng thời trở thành người bảo trợ hợp pháp của Spears, cùng với cha cô, vào tháng 4 năm 2012. Tuy nhiên, Spears và Trawick đã hủy bỏ hôn ước của họ vào tháng 1 năm 2013. Trawick cũng không còn là người bảo hộ của Spears, và cha cô tiếp tục là người bảo hộ duy nhất của cô.
Trong tháng 5 năm 2012, Spears được mời để thay thế Nicole Scherzinger cho vị trí giám khảo mùa thứ hai của cuộc thi The X Factor phiên bản tại Mỹ, Nicole Scherzinger, cùng với Simon Cowell, L.A. Reid và giám khảo mới Demi Lovato, người thay thế Paula Abdul. Với mức thù lao 15 triêu đô-la, Spears đã trở thành giám khảo được trả lương cao nhất trong lịch sử những cuộc thi hát trên truyền hình. Trong cuộc thi, cô hướng dẫn nhóm Teens và thành viên cuối cùng trong đội của cô, Carly Rose Sonenclar, đã đạt ngôi vị Á quân của mùa giải. Spears đã không trở lại vào mùa thứ ba của cuộc thi và vị trí của cô được thay thế bởi Kelly Rowland. Spears góp giọng trong bài hát "Scream & Shout" của will.i.am, đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn trích từ album phòng thu thứ tư của anh, #willpower (2013). Nó sau đó đã trở thành đĩa đơn quán quân thứ sáu của cô trên bảng xếp hạng UK Singles Chart và đứng vị trí thứ 3 trên Billboard Hot 100 tại Hoa Kỳ. "Scream & Shout" là một trong những đĩa đơn bán chạy nhất trong năm 2012 và 2013 với 8.1 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới. Trong tháng 12, Spears đứng thứ nhất trong danh sách những nghệ sĩ nữ có thu nhập cao nhất trong năm 2012 bởi tạp chí Forbes, với thu nhập ước tính là 58 triệu đô-la.
2013–15: Britney Jean và Britney: Piece of Me
Spears bắt đầu thực hiện album phòng thu thứ 8 của mình, Britney Jean, trong tháng 12 năm 2012, và mời will.i.am làm giám đốc điều hành vào tháng 5 năm 2013. Ngày 17 tháng 9 năm 2013, cô xuất hiện trên Good Morning America để công bố chương trình biểu diễn cư trú hai năm của cô tại Planet Hollywood Resort & Casino ở Las Vegas, mang tên Britney: Piece of Me. Nó bắt đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2013, và bao gồm tổng cộng 100 chương trình xuyên suốt năm 2014 và 2015. Bên cạnh đó, Spears cũng thông báo rằng Britney Jean sẽ được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 12 năm 2013. Nó sẽ được phát hành thông qua hãng đĩa RCA Records do sự tan rã của Jive Records vào năm 2011. Britney Jean trở thành dự án cuối cùng của Spears theo hợp đồng ghi âm ban đầu của cô với RCA, đảm bảo việc phát hành 8 album phòng thu. Bản thu âm không có bất kỳ hoạt động quảng bá hoặc tác động thương mại cụ thể nào, được cho là vì điều khoản trong hợp đồng show diễn Britney: Piece of Me. Sau khi phát hành, album ra mắt và đạt vị trí thứ 4 trên Billboard 200 với 107.000 bản, trở thành album có thứ hạng và doanh số tiêu thụ thấp nhất của cô tại Hoa Kỳ. Điều này cũng diễn ra tương tự tại thị trường Vương quốc Anh, khi Britney Jean chỉ đạt vị trí thứ 34 trên UK Albums Chart.
"Work Bitch" được chọn làm đĩa đơn đầu tiên cho Britney Jean vào ngày 16 tháng 9 năm 2013, một ngày sớm hơn dự kiến do bị rò rỉ trực tuyến. Nó ra mắt và đạt vị trí thứ 12 trên Billboard Hot 100, đánh dấu bài hát thứ 31 của Spears lọt vào bảng xếp hạng và ra mắt ở thứ hạng cao thứ 5 trong sự nghiệp của cô, cũng như là đĩa đơn top 20 thứ 7 của nữ ca sĩ làm được điều này. Đây cũng là đĩa đơn top 20 thứ 19 và đĩa đơn top 40 thứ 23 của Spears. Trên bảng xếp hạng Pop Songs, nó ra mắt ở vị trí thứ 25, trở thành bài hát thứ 31 của cô có mặt trên bảng xếp hạng, vượt qua thành tích của Mariah Carey (30) cho cương vị Nghệ sĩ có nhiều bài hát lọt vào bảng xếp hạng Pop thứ 2 trong lịch sử. Bài hát cũng đạt thành tích tốt ở một số quốc gia khác, đạt đến top 10 ở Brazil, Canada, Pháp, Ý, México, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Vương quốc Anh.
Đĩa đơn thứ hai, "Perfume" ra mắt vào ngày 3 tháng 11 năm 2013, hai ngày sớm hơn so với thông báo ban đầu. Nó ra mắt và đạt vị trí thứ 76 trên Billboard Hot 100 và 22 trên Pop Songs. Trong khoảng thời gian sản xuất Britney Jean, Spears thu âm bài hát "Ooh La La" cho nhạc phim của Xì Trum 2 vào đầu năm 2013. Trong tháng 10 năm 2013, cô tham gia góp giọng cho bài hát của Miley Cyrus "SMS (Bangerz)", nằm trong album phòng thu thứ tư của Cyrus, Bangerz (2013). Ngày 8 tháng 1 năm 2014, Spears thắng giải Nghệ sĩ Pop được yêu thích tại Giải thưởng People Choice lần thứ 40. Vào tháng 8 năm 2014, Spears xác nhận cô đã gia hạn hợp đồng ghi âm của cô với RCA, qua đó cũng tiết lộ việc đang sáng tác và thu âm những nhạc phẩm mới cho album tiếp theo của mình. Spears công bố thông qua tài khoản Twitter của mình vào tháng 8 năm 2014 rằng cô sẽ cho ra mắt dòng sản phẩm nội y mang tên "The Intimate Britney Spears". Tính đến nay, nó đã được xuất khẩu sang hơn 200 quốc gia trên toàn cầu. Ngày 25 tháng 9 năm 2014, Spears khẳng định trên Good Morning Britain rằng cô đã gia hạn hợp đồng với The AXIS and Planet Hollywood Resort & Casino, để tiếp tục thực hiện Britney: Piece Of Me trong hai năm nữa.
Vào tháng 3 năm 2015, tin tức về Spears sẽ phát hành đĩa đơn "Pretty Girls", với Iggy Azalea, vào ngày 4 tháng 5 năm 2015 được xác nhận trên tạp chí People. Bài hát ra mắt và đạt vị trí thứ 29 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 và gặt hái những thành công tương đối trên thị trường quốc tế. Spears và Azalea đã biểu diễn ca khúc trực tiếp tại Giải thưởng âm nhạc Billboard năm 2015 từ The AXIS, nơi biểu diễn cư trú của Spears, và nhận được những phản hồi tích cực. Entertainment Weekly ca ngợi rằng "Spears đã cho thấy một trong những màn trình diễn truyền hình mạnh mẽ nhất của cô trong nhiều năm". Ngày 16 tháng 6 năm 2015, Giorgio Moroder phát hành album của mình, Deja Vu, bao gồm sự góp giọng của Spears trong bài hát "Tom's Diner". Trong một cuộc phỏng vấn, Moroder ca ngợi giọng hát của Spears và nói rằng cô ấy đã làm một "công việc tốt" cho bài hát. Moroder cũng công nhận "nó rất tuyệt đến nỗi bạn sẽ khó nhận ra cô ấy". Tại Giải Sự lựa chọn của Giới trẻ năm 2015, Spears nhận giải Biểu tượng Phong cách của Candie. Trong tháng 11, Spears xuất hiện trong vai phỏng tác từ chính mình, dưới tư cách khách mời, trên loạt phim truyền hình Jane the Virgin và nhảy "Toxic" cùng với nhân vật của Gina Rodriguez.
2016-2018: Glory và tiếp tục chương trình cố định tại Vegas
Trong năm 2016, Spears xác nhận rằng cô đã bắt đầu thu âm album phòng thu thứ 9 của mình thông qua mạng xã hội. Ngày 1 tháng 3 năm 2016, tạp chí V công bố rằng Spears sẽ xuất hiện trên bìa ấn phẩm thứ 100 của họ, xuất bản ngày 08 tháng 3 năm 2016, với 3 phiên bản bìa khác nhau do nhiếp ảnh gia Mario Testino thực hiện. Tổng biên tập của tạp chí, Stephen Gan, tiết lộ rằng việc lựa chọn Spears cho "V100" là vì Spears là một biểu tượng trong ngành công nghiệp âm nhạc, và nói "Ai trong thế hệ chúng tôi lớn lên mà không nghe nhạc của cô ấy?". Vào tháng 5 năm 2016, Spears hợp tác với Glu Mobile để cho ra mắt một ứng dụng trò chơi nhập vai mang tên Britney Spears: American Dream. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Spears trình diễn một liên khúc những bài hát cũ của cô tại Giải thưởng âm nhạc Billboard năm 2016. Ngoài nhiệm vụ mở màn lễ trao giải, Spears còn được vinh danh với giải thưởng Giải thưởng Billboard Thiên niên kỷ.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 2016, Britney phát hành đĩa đơn đầu tiên, "Make Me...", trích từ album phòng thu thứ 9 của cô, với sự tham gia góp giọng của rapper người Mỹ G-Eazy. Ngày 3 Tháng 8 năm 2016, Spears thông báo rằng album mới của cô, Glory sẽ được phát hành vào ngày 26 tháng 8 năm 2016. Ngày 16 tháng 8 năm 2016, MTV và Spears thông báo rằng cô sẽ biểu diễn tại lễ trao giải Giải Video âm nhạc của MTV năm 2016. Đây là lần đầu tiên Spears trở lại sân khấu của lễ trao giải kể từ năm 2007 với màn trình diễn "Gimme More". Cùng với "Make Me...", Spears và G-Eazy còn trình diễn bản hit "Me, Myself & I" của G-Eazy.. Spears xuất hiện trên trang bìa của Marie Claire Anh quốc vào tháng 10 năm 2016. Trong ấn phẩm này, Spears đã tiết lộ rằng cô đã phải trải qua nhiều căng thẳng tồi tệ trong quá khứ, và việc làm mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cô vượt qua những khó khăn đó. "Những đứa con của tôi không quan tâm nếu mọi thứ không hoàn hảo và chúng không phán xét tôi," Spears nói.
Vào tháng 11 năm 2016, trong một cuộc phỏng vấn với Las Vegas Blog, Spears xác nhận rằng cô đã bắt đầu làm việc cho album phòng thu tiếp theo, nói rằng: "Tôi không chắc mình muốn album tiếp theo sẽ như thế nào [...] Tôi chỉ biết rằng tôi rất vui mừng khi trở lại phòng thu một lần nữa và thực sự đã quay trở lại."
Vào tháng 1 năm 2017, Spears nhận được 4 đề cử tại Giải thưởng People Choice lần thứ 43, và chiến thắng tất cả, bao gồm Nghệ sĩ Pop, Nghệ sĩ nữ, Người nổi tiếng trên mạng xã hội được yêu thích, cũng như Màn hợp tác hài hước cho một chuyên mục với Ellen DeGeneres trên The Ellen DeGeneres Show.
Vào tháng 1 năm 2018, Spears cho ra mắt bộ nước hoa thứ 24 của cô cùng với Elizabeth Arden, Sunset Fantasy, và công bố tour lưu diễn Piece of Me Tour vào tháng 7 năm 2018 tại Bắc Mỹ và châu Âu. Chỉ trong vòng vài phút mở bán tại các thành phố lớn, lượng vé bán ra cháy sạch trong khi nhu cầu tham gia của người hâm mộ còn rất cao, nhà tổ chức đành phải bổ sung thêm lịch trình theo đó. Nam rapper gốc Latin Pitbull tham gia hỗ trợ phần trình diễn tại các tiết mục bên châu Âu. Tour lưu diễn xếp hạng thứ 86 và 30 lần lượt ở Top 100 Cả năm của Pollstar năm 2018 tại Bắc Mỹ và thế giới. Tour lưu diễn đem lợi nhuận về cho Spears tổng cộng là 54.3 triệu đô la Mỹ từ 260.531 chiếc vé được bán ra, nằm thứ sáu trong các tour lưu diễn bán chạy nhất của nghệ sĩ nữ năm 2018, đứng thứ nhìn tour bán chạy nghệ sĩ nữ ở riêng Vương Quốc Anh vào năm 2018.
Vào 20 tháng 3 năm 2018, Spears công bố tham gia dự án trang phục hạng sang nước Pháp thương hiệu Kenzo. Mục tiêu là để khuynh đảo thế giới thời trang cùng với dự án 'La Collection Memento No. 2' của Spears. Vào ngày 12 tháng 4 năm 2018, Spears được trao giải thưởng GLAAD Vanguard Award năm 2018 ở mục "tuyên truyền cổ vũ cộng đồng LGBTQ+". Vào ngày 27 tháng 4 năm 2018, Epic Rights kí hợp đồng với Spears để cho ra mắt hãng thời trang của bản thân cô vào năm 2019, bao gồm y phục, áo thể thao, phụ kiện và đồ điện tử.
Vào tháng 7 năm 2018, Spears cho ra mắt nước hoa unisex Prerogative. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2018, Spears công bố ra mắt tour lưu diễn tại Las Vegas, Britney: Domination, dự định sẽ khai màn tại nhà Park MGM vào ngày 13 tháng 2 năm 2019. Spears kiếm được trung bình 507,000 đô la Mỹ, là con số tiền cao nhất từ trước tới nay của cô tại Las Vegas Strip. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2018, Spears biểu diễn tại Formula One Grand Prix ở Austin, đây cũng là buổi biểu diễn cuối cùng của cô trong Piece of Me Tour.
2019–2021: Bãi bỏ quyền bảo hộ, phong trào #FreeBritney, cáo buộc lạm dụng
Vào ngày 4 tháng 1 năm 2019, Spears tuyên bố tạm dừng vô thời hạn và huỷ bỏ chuyến biểu diễn nơi cư trú tại Las Vegas sau khi người cha Jamie của cô bị vỡ ruột kết trong tình trạng nguy kịch. Vào tháng 3 năm 2019, Andrew Wallet xin từ chức người đồng bảo quản tài sản của Spears sau 11 năm vì xin tăng lương không thành công và Jamie đã trở thành người duy nhất giữ quyền quản lý cả đời tư và tài sản của con gái. Spears vào viện tâm thần trong bối cảnh căng thẳng vì căn bệnh của cha cô cùng tháng đó. Tháng sau, một podcast dành cho người hâm mộ tên là Britney's Gram, đã tiết lộ một đoạn thư thoại từ một nguồn tự nhận là cựu thành viên nhóm pháp lý của Spears. Họ cáo buộc ông Jamie đã tự huỷ bỏ chuyến lưu diễn thời gian cư trú do Spears từ chối uống thuốc, và ông đã giam giữ con gái mình tại một cơ sở trái với ý muốn của cô kể từ tháng 1 năm 2019 sau khi cô vi phạm quy tắc cấm lái xe và quyền bảo hộ của cô lẽ ra đã chấm dứt vào năm 2009. Cùng giai đoạn này, phong trào #FreeBritney đòi chấm dứt quyền bảo hộ trả tự do cho Britney Spears bùng nổ trên mạng xã hội, và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía nghệ sĩ gồm có Cher, Paris Hilton, và Miley Cyrus, và tổ chức phi lợi nhuận American Civil Liberties Union. Vào ngày 22 tháng 4 năm 2019, người hâm mộ đã biểu tình bên ngoài Toà thị chính Tây Hollywood và yêu cầu thả Spears. Spears cho biết "tất cả đều ổn" hai ngày sau đó và rời cơ sở vào cuối tháng đó.
Trong phiên điều trần vào tháng 5 năm 2019, Thẩm phán Brenda Penny đã ra lệnh đánh giá chuyên môn về quyền bảo hộ. Vào tháng 9, chồng cũ của Spears là vũ công Federline đã nhận được lệnh cấm đối với người cha Jamie của Britney, sau một cuộc xô xát được cho là giữa ông Jamie và một trong những con trai của cô. Người quản lý chăm sóc lâu năm của Spears, Jodi Montgomery được cho là đã tạm thời thay thế ông Jamie làm người bảo hộ cho cô cùng tháng đó, nhưng qua một cuộc điều tra thì hoàn toàn không có quyết định nào sự sắp xếp nào kể trên cả. Một bảo tàng hâm mộ dành riêng cho Spears được gọi là "The Zone", đã khai trương tại Los Angeles vào tháng 2 năm 2020 và sau đó bị ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19. Spears phát hành đĩa đơn bổ sung độc quyền "Mood Ring" tại thị trường Nhật Bản của album Glory và cho ra mắt phiên bản album có ảnh bìa mới lên trên toàn bộ nền tảng phát trực tuyến và mua kỹ thuật số khắp thế giới vào tháng 5 năm 2020. Vào tháng 8, Jamie gọi phong trào #FreeBritney là "một trò đùa" và những người tổ chức phong trào này là "những nhà lý thuyết âm mưu".
Vào ngày 17 tháng 8 năm 2020, luật sư do toà chỉ định của Spears là Samuel D. Ingham III, đã nộp hồ sơ toà án ghi lại mong muốn của Spears về việc thay đổi quyền bảo hộ theo nguyện vọng cũng như lối sống của cô, và chỉ định Montgomery làm người bảo hộ lâu dài của cô, và thay thế ông Jamie bằng một người được ủy thác làm người bảo quản tài sản của cô. Bốn ngày sau, Penny gia hạn thỏa thuận đã được thiết lập cho đến tháng 2 năm 2021. Vào tháng 11 năm 2020, Penny đã chấp thuận Bessemer Trust làm người đồng bảo quản tài sản của Spears cùng với Jamie. Tháng sau, Spears phát hành phiên bản cao cấp mới của Glory, bao gồm "Mood Ring" và các bài hát mới "Swimming in the Stars" và "Matches".
Vào tháng 2 năm 2021, một bộ phim tài liệu mang tựa đề Framing Britney Spears nói về sự nghiệp và quyền bảo hộ của Spears được chiếu trên đài FX. Spears sau đó đã tiết lộ cô đã xem một phần của bộ phim tài liệu và cô cảm thấy bị bẽ mặt vì nhận thức của cô đã được công chiếu rộng rãi và cô đã "khóc suốt hai tuần" sau buổi phát sóng đầu tiên. Tháng sau, Ingham đệ đơn yêu cầu thay thế vĩnh viễn ông Jamie bằng Montgomery làm người giám hộ cho Spears, trích dẫn lệnh năm 2014 cho rằng Spears không có đủ năng lực đồng ý điều trị y tế dưới bất kỳ hình thức nào.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 2021, ngay trước khi Spears chuẩn bị phát biểu trước toà, The New York Times đã có được các tài liệu mật của toà án kể lại Spears đã nỗ lực trong nhiều năm để chấm dứt quyền bảo hộ của mình. Spears đã phát biểu trước toà vào ngày 23 tháng 6, gọi quyền bảo hộ là "sự bóc lột". Cô nói rằng cô đã nói dối bằng việc "cho cả thế giới biết rằng tôi vẫn ổn và tôi hạnh phúc", nhưng thực sự ra cô đã bị tổn thương và tức giận. Tuyên bố của toà án đã nhận được sự đưa tin rộng rãi của các phương tiện truyền thông và tạo ra hơn 1 triệu lượt chia sẻ trên Twitter, hơn 500.000 lượt tweet sử dụng thẻ #FreeBritney và hơn 150.000 lượt tweet có hashtag mới đề cập đến phiên toà, #BritneySpeaks.
Vào ngày 1 tháng 7, Bessemer Trust đã yêu cầu thẩm phán cho phép họ rút khỏi quyền bảo hộ, cho rằng họ đã bị lừa và đã tham gia vào một thoả thuận với nhấn kiến cho rằng quyền bảo hộ là tự nguyện. Cùng ngày hôm đó, các thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bob Casey Jr. kêu gọi các cơ quan liên bang tăng cường giám sát hệ thống bảo hộ của đất nước. Người quản lý của Spears trong 25 năm, Larry Rudolph, đã từ chức vào ngày 6 tháng 7 vì "có ý định chính thức nghỉ hưu" và cùng ngày hôm đó, có thông tin cho rằng Ingham đã lên kế hoạch nộp hồ sơ lên toà án yêu cầu được bãi nhiệm. Trong phiên điều trần ngày 14 tháng 7, Thẩm phán Penny đã chấp thuận đơn từ chức của Bessemer Trust và Ingham. Toà án cũng chấp thuận yêu cầu của Spears về việc thuê luật sư Mathew S. Rosengart để đại diện cho cô. Rosengart đã thông báo với toà rằng ông sẽ làm việc để chấm dứt quyền bảo hộ. Cuối ngày hôm đó, Spears lần đầu tiên công khai ủng hộ phong trào #FreeBritney, sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trong chú thích trên một bài đăng trên Instagram. Cô đề cập đến cảm giác "may mắn" sau khi nhận được "đại diện thực sự", ám chỉ quyết định của Thẩm phán Penny cho phép cô được tự lựa chọn luật sư cho riêng mình.
Vào ngày 26 tháng 7, Rosengart đã đệ đơn yêu cầu loại bỏ ông Jamie khỏi vị trí người bảo quản tài sản của Spears và thay thế ông bằng Jason Rubin, Kế toán viên công chứng (CPA) tại Certified Strategies Inc. ở Woodland Hills, California. Vào ngày 12 tháng 8, ông Jamie đồng ý từ chức người bảo hộ vào một ngày nào đó trong tương lai, và các luật sư của ông kể lại rằng ông muốn "một sự chuyển đổi có trật tự sang một người bảo hộ mới". Vào ngày 7 tháng 9, ông Jamie đã nộp đơn yêu cầu chấm dứt quyền bảo hộ. Năm ngày sau, Spears tuyên bố đính hôn với bạn trai lâu năm của mình, Sam Asghari, thông qua một bài đăng trên Instagram. Vào ngày 29 tháng 9, Thẩm phán Penny đã đình chỉ ông Jamie làm người bảo quản tài sản của Spears, và kế toán John Zabel sẽ tạm thời thay thế ông. Vào ngày 12 tháng 11, Thẩm phán Penny chấm dứt quyền bảo hộ.
2022–nay: Cuộc hôn nhân lần thứ ba, hợp tác trong âm nhạc, và The Woman in Me
Vào tháng 4 năm 2022, cô thông báo mang thai cùng với Asghari, nhưng đã bị sảy vào tháng kế tiếp. Cặp đôi kết hôn vào ngày 9 tháng 6 tại nhà riêng của Spears ở Thousand Oaks, Los Angeles. Không ai nằm trong gia đình trực hệ của Spears (kể cả bố mẹ, em gái và anh trai cô) được mời; hai con trai của cô không tham dự. Người chồng đầu tiên của Spears là Jason Alexander đã cố phá đám cưới bằng cách trang bị dao, đột nhập vào nhà cô nhưng đã bị bắt giữ. Spears nhận được lệnh cấm ba năm đối với anh ta. Vào ngày 26 tháng 8, Spears và nhạc sĩ người Anh Elton John phát hành bài song ca "Hold Me Closer", đây là một phiên bản làm lại của đĩa đơn năm 1972 "Tiny Dancer" của John và đó cũng chính là lần phát hành sản phẩm âm nhạc đầu tiên của Spears sau khi kết thúc quyền bảo hộ. "Hold Me Closer" ra mắt ở vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 Hoa Kỳ, đem về cho Spears ca khúc top 10 thứ 14 và là ca khúc đạt thứ hạng cao nhất của cô tính từ "Scream & Shout" (2012). Nó còn được ra mắt ở vị trí thứ ba tại bảng xếp hạng UK Singles Chart, mang về cho Spears ca khúc top 10 thứ 24.
Kể từ khi chấm dứt quyền bảo hộ, cuộc sống cá nhân, sự hiện diện trên mạng xã hội và sức khoẻ tổng thể của Spears đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm mới của giới truyền thông và người hâm mộ, làm nảy sinh các thuyết âm mưu. Vào ngày 24 tháng 1 năm 2023, các đại biểu của văn phòng Cảnh sát trưởng quận Ventura đã thực hiện kiểm tra phúc lợi tại nơi ở của Spears sau khi nhận được nhiều cuộc gọi từ những người hâm mộ lo ngại khi chứng kiến Spears xoá tài khoản Instagram của chính mình. Người phát ngôn của cảnh sát tuyên bố Spears "đã an toàn và không gặp nguy hiểm." Spears đã lên tiếng về vấn đề này trên tài khoản Twitter, yêu cầu người hâm mộ tôn trọng quyền riêng tư của cô.
Spears và rapper will.i.am cho ra mắt đĩa đơn "Mind Your Business" vào ngày 21 tháng 7 năm 2023. Vào ngày 16 tháng 8, Spears và Asghari đã ly thân sau 14 tháng chung sống. Vào tháng 9 năm 2023, một cuộc kiểm tra phúc lợi bổ sung đã được tiến hành sau khi Spears đăng tải một video lên Instagram quay cảnh cô nhảy múa với dao. Đội an ninh của Spears đã báo với cảnh sát điều tra rằng không hề có mối đe dọa trực tiếp nào đến sự an toàn của cô và các cảnh sát đã rời đi. Spears cũng làm rõ rằng những con dao này không phải là hàng thật.
Vào tháng 2 năm 2022, Spears đã ký một hợp đồng xuất bản cuốn hồi ký trị giá 15 triệu đô la, và đây là một trong những hợp đồng bán sách lớn nhất mọi thời đại. Quyển hồi ký The Woman in Me của Spears được phát hành vào ngày 24 tháng 10 năm 2023. Nội dung bên trong kể về hành trình trở thành người nổi tiếng của Spears, cùng với sự kiện truyền thông đại chúng, quyền bảo hộ và sự tự do mới tìm được của cô.
Nghệ thuật
Cảm hứng
Spears đã từng công khai ba nữ nghệ sĩ Madonna, Janet Jackson và Whitney Houston là niềm cảm hứng lớn của cô. Họ chính là những nghệ sĩ yêu thích nhất của cô khi còn nhỏ, và Spears sẵn sàng "hát theo bài hát của họ cả ngày lẫn đêm trong phòng khách [của cô]". Bài hát "I Have Nothing" của Houston là bài mà cô đã dùng để thử giọng, giúp cô nhận được bản hợp đồng thu âm với hãng đĩa Jive Records. Spears cũng nêu tên Mariah Carey là "một trong những lý do chính mà tôi bắt đầu đi theo con đường ca hát". Xuyên suốt sự nghiệp, Spears thường hay so sánh giữa Madonna và Jackson về mặt giọng ca, vũ đạo và trình diễn sân khấu. Theo như lời kể của Spears: "Tôi biết khi tôi còn nhỏ, tôi đã tôn thờ những người mà bạn biết đấy, chính là Janet Jackson và Madonna. Họ là niềm cảm hứng lớn của tôi, nhưng tôi cũng có bản sắc riêng và tôi biết mình là ai."
Trong quyển sách năm 2002 Madonnastyle của Carol Clerk có trích dẫn lời thoại của Spears: "Tôi luôn là fan lớn của Madonna từ khi còn nhỏ đến giờ. Cô ấy là người mà tôi thực sự rất tôn sùng. Tôi thực sự, thực sự rất thích được trở thành một huyền thoại như Madonna." Spears lấy dẫn chứng bài hát "That's the Way Love Goes" là cảm hứng cho bài "Touch of My Hand" nằm trong album In the Zone của cô, đồng thời nói rằng "Tôi thích so sánh nó với 'That's the Way Love Goes,' kiểu như một thứ gì đó của Janet Jackson." Cô cũng bảo rằng "Just Luv Me" nằm trong album Glory đã gợi nhắc cho cô đến "That's the Way Love Goes".
Lúc gặp gỡ Spears tận mặt, Janet Jackson thừa nhận: "Cô bé ấy nói chuyện với tôi, 'chị ơi, em là fan hâm mộ lớn của chị và em thực sự rất ngưỡng mộ chị.' Quả thực là một câu nói rất tâng bốc. Mọi người đều nhận cảm hứng từ một số nơi. Và thật tuyệt vời khi được thấy một người khác bước tới vừa nhảy múa vừa ca hát, và chứng kiến tất cả những đứa trẻ này có mối liên hệ với cô ấy như thế nào. Rất nhiều người chê bai điều đó nhưng những gì cô ấy làm chính là điều tích cực." Madonna cũng bàn về Spears trong tài liệu Britney: For the Record: "Tôi ngưỡng mộ tài năng của cô gái ấy khi làm nghệ sĩ... Có những khía cạnh về cô bé đã khiến tôi nhớ đến bản thân tôi khi mới bắt đầu sự nghiệp.". Spears cũng đã từng đề cập đến Michael Jackson, Mariah Carey, Sheryl Crow, Otis Redding, Shania Twain, Brandy, Beyoncé, Natalie Imbruglia, Cher, và Prince, cũng như những nghệ sĩ trẻ hơn chẳng hạn như Selena Gomez và Ariana Grande làm cảm hứng của chính mình.
Phong cách âm nhạc
Spears là một nghệ sĩ nhạc pop chuyên về nhánh thể loại nhạc Ngay sau khi vừa mới ra mắt trước công chúng thì cô đã được ghi công là người hồi sinh cho nền nhạc teen pop vào cuối thập niên 1990. Cây bút Rob Sheffield của tờ tạp chí Rolling Stone có viết: "Spears vừa mang nguyên mẫu cổ điển của nữ hoàng nhạc rock & roll tuổi teen, búp bê dungaree, em bé thiên thần vừa phải tạo một cảnh diễn." Trong bài đánh giá của ...Baby One More Time, Stephen Thomas Erlewine của tờ báo AllMusic mô tả âm nhạc của Spears là một "sự hoà trộn giữa dance-pop mang hơi hướng rap và ballad mượt mà truyền cảm." Thông qua Oops!... I Did It Again, Spears có làm việc với một số nhà sản xuất thể loại R&B để tạo ra "một sự kết hợp giữa thể loại bubblegum, soul đô thị, và raga". Album phòng thu thứ ba của cô Britney bắt nguồn từ thể loại teen pop "nhịp điệu và du dương", nhưng được mô tả là "sắc nét hơn, cứng rắn hơn những gì trước đây", kết hợp các thể loại như R&B, disco và funk.
Spears còn khai thác và kết hợp chặt chẽ giữa các thể loại electropop và nhạc dance xuyên suốt các bản thu của cô, thậm chí tận dụng chất liệu urban đô thị và hip hop trong các album In the Zone và Blackout. In the Zone cũng được lấy tiên phong thử nghiệm với dòng nhạc Euro trance, reggae, và nhạc Trung Đông. Femme Fatale và Britney Jean thì nặng về thể loại nhạc điện tử. Còn album phòng thu thứ chín của Spears Glory thì lại mang tính chiết trung và mang tính thử nghiệm hơn so với tác phẩm đã phát hành trước đó của cô. Spears bình luận rằng "đã mất rất nhiều thời gian... thực sự khác biệt... có tới khoảng hai hoặc ba bài hát đi theo hướng thành thị hơn mà tôi đã muốn làm từ lâu rồi, nhưng tôi vẫn chưa thực sự làm xong được."
...Baby One More Time và Oops!... I Did It Again đi vào các chủ đề như tình yêu và các mối quan hệ theo quan điểm của thanh thiếu niên và được sự hưởng ứng nhiệt tình từ người đón nhận âm nhạc của Spears. Sau thành công vang dội về mặt thương mại của hai album phòng thu đầu tiên, nhóm của Spears và các nhà sản xuất từ đó muốn duy trì công thức đã đưa cô đứng đầu bảng xếp hạng. Tuy nhiên, Spears thì không hài lòng với chất âm và bối cảnh do hãng thu của cô đặt ra. Cô đồng sáng tác năm bài hát và chọn nhà sản xuất cho mỗi bài trong album phòng thu thứ ba Britney của cô, với lời bài hát thiên về trưởng thành, tình dục và khám phá khía cạnh bản thân. Yếu tố tình dục, khiêu vũ, tự do và tình yêu tiếp tục là chủ đề âm nhạc chính của Spears trong các album tiếp theo của cô. Album phòng thu thứ năm Blackout của cô chuyển sang bộc bạch về danh tiếng và sự giám sát của giới truyền thông, nằm gọn trong một bài hát "Piece of Me".
Người ta biết đến nhạc của Spears nhờ vào giai điệu bắt tai, dễ thuộc dễ nhớ. Phần mở đầu của đĩa đơn ra mắt sự nghiệp "...Baby One More Time" của cô là chuỗi lặp lại "Oh, baby baby", đã trở thành câu hát cửa miệng đầy biểu tượng của riêng Spears và từng bị đem ra làm chủ đề châm biếm trên truyền thông bởi nhiều nghệ sĩ như Nicole Scherzinger và Ariana Grande. Câu hát ấy đã được biến tấu dưới nhiều hình thức khác nhau trong suốt âm nhạc của cô, chẳng hạn như đơn giản là "baby" và "oh baby", cũng như tựa đề ca khúc Blackout, "Ooh Ooh Baby". Ở giai đoạn đầu sản xuất "...Baby One More Time", Barry Weiss có nhắc đến việc Spears bắt đầu câu cửa miệng từ cách nói ứng khẩu kỳ lạ của cô trong quá trình thu âm bài hát. Ông bình luận thêm: "Lúc đầu, chúng tôi nghe thực sự kỳ lạ. Thật kỳ lạ. Đó không phải là cách mà Max viết ra bài hát đó. Nhưng rất hiệu quả! Chúng tôi nghĩ đây có thể là một màn mở đầu thực sự tốt cho cô ấy." Câu mở đầu trong bài "Gimme More", "It's Britney, bitch" cũng đã trở thành cụm từ mở miệng thương hiệu khác của Spears. Ở bài đánh giá thoạt đầu của album Blackout cho rằng câu nói trên "chỉ đơn thuần là để buồn cười". Amy Roberts của tờ Bustle gọi đó là "một bước ngoặt văn hoá không thể xoá nhoà, biến khoảnh khắc điên cuồng và bối rối trong sự nghiệp của một siêu sao trở thành sức mạnh và quyền lực".
Giọng hát
Spears là ca sĩ mang giọng soprano. Một số nguồn tin khác thì cho rằng cô có quãng giọng contralto. Trước khi đạt được thành công đột phá, người ta kể lại rằng Spears từng có giọng hát "trầm sâu hơn nhiều so với chất giọng đặc trưng rất dễ nhận biết của cô ngày nay." Eric Foster White khi ấy là người vừa làm việc với Spears trong album đầu tay ...Baby One More Time của cô, vừa được cho là đã "[định hình] giọng hát của cô trong suốt một tháng" một khi Spears đã ký hợp đồng với hãng thu Jive Records, dẫn đến "Britney độc lạ đến ngày nay, không thể nhầm lẫn đi đâu được". Rami Yacoub là người đồng sản xuất album đầu tay của Spears cùng với nhạc sĩ lời bài hát Max Martin từng nhận xét: "Tôi biết từ thời Denniz Pop và các sản xuất trước đó của Max, khi bọn tôi cùng làm các bài hát thì sẽ có một thứ liên quan đến giọng mũi. Đối với N' Sync và Backstreet Boys, chúng tôi đành phải đẩy giọng mũi giữa lên. Khi Britney làm chuyện đó, con bé có được chất giọng nghe cáu kỉnh lại còn quyến rũ."
Guy Blackman của tờ The Age viết rằng "Tuy nhiên, vấn đề ở Spears là những bài hát lớn nhất của cô ấy, cho dù được cứng nhắc tạo ra hay trau chuốt đến mức nào, vẫn luôn có sức thuyết phục nhờ sự truyền tải, sự cam kết và sự hiện diện của cô ấy. .... Spears đã thể hiện một cách hoàn hảo những thôi thúc trái ngược nhau của tuổi thiếu niên, sự căng thẳng giữa khiết tịnh và trải nghiệm tình dục, giữa chủ nghĩa khoái lạc và trách nhiệm, giữa sự tự tin và sự dễ bị tổn thương." Nhà sản xuất William Orbit từng làm việc cùng Spears trong album Britney Jean cho hay về giọng của cô: "[Britney] không nổi tiếng chỉ vì [cô ấy] trình diễn những buổi ca hát tuyệt vời; [cô ấy] trở nên như vậy bởi vì [giọng của cô ấy] rất độc đáo: bạn chỉ cần nghe hai từ thôi là bạn sẽ biết ai đang hát liền".
Spears luôn bị chỉ trích vì có sử dụng chỉnh giọng Auto-Tune và giọng ca của cô bị cho là "xử lý quá đà" trong các bài hát. Erlewine đã chỉ trích khả năng ca hát của Spears trong bài đánh giá về album Blackout của cô, cho rằng: "[Spears] chưa bao giờ là giọng ca vĩ đại nhất, giọng hát gầy gò của cô ấy đáng lý có thể đã bị loại bỏ ngay từ đầu trong sự nghiệp khi còn là một thiếu niên đang học đàn, nhưng gần một thập kỷ sau, giọng hát của cô ấy vẫn không khá khẩm hơn chút nào, ngay cả khi có các công cụ phòng thu để che giấu điểm yếu mà cô ấy có." Joan Anderman của tờ The Boston Globe công nhận "Spears nghe có vẻ như người máy, gần như không phải con người qua các bản thu của mình, do giọng của cô ấy được xử lý bằng bộ tổng hợp và bộ chuyển cao độ kỹ thuật số quá nhiều."
Kayla Upadhyaya của tờ The Michigan Daily cung cấp một luận điểm khác, bảo rằng: "Nhờ giọng ca auto-tune và bị chỉnh quá đà đó mà định hình được giọng ca của Spears khi làm ca sĩ, và trong âm nhạc của cô, auto-tune không phải là một mánh lới quảng cáo vì nó là một công cụ được sử dụng để làm nổi bật, bóp méo và đưa ra tiếng nói." Adam Markovitz của Entertainment Weekly khẳng định rằng "Spears không phải là một ca sĩ có kỹ thuật, điều đó là chắc chắn. Nhưng cô ấy được hỗ trợ bởi bức tường pound của Martin và Dr. Luke, giọng hát của cô ấy hoà quyện thành một sự kết hợp giữa tiếng thủ thỉ babytalk và tiếng coital thở hổn hển, theo cách đã được xử lý quá mức của riêng nó, cũng mang tính biểu tượng và hấp dẫn như tiếng yips của Michael Jackson hay tiếng gầm gừ của Eminem."
Biểu diễn trên sân khấu và phim ảnh
Spears nổi tiếng trước công chúng nhờ vào màn trình diễn hấp dẫn trên sân khấu của cô, đặc biệt là các động tác khiêu vũ phức tạp của Spears kết hợp "múa bụng và các động tác gợi tình nóng nảy" được cho là có ảnh hưởng từ "những màn khiêu vũ nặng nề" như Danity Kane và the Pussycat Dolls. Độc giả Rolling Stone đã bình chọn Spears là nhạc sĩ khiêu vũ được yêu thích thứ hai của họ. Ngoài ra, Spears còn được cho là nhút nhát hơn nhiều so với tính cách trên sân khấu của cô. Cô từng bảo rằng biểu diễn là "một sự tăng cường cho sự tự tin trong cô. Nó giống như một kiểu thay đổi bản ngã. Có thứ gì đó bật ra được, rồi tôi bước đi và biến thành một con người khác. Tôi nghĩ đó là một món quà [cho tôi] để có thể làm được điều đó." Màn trình diễn tại MTV Video Music Awards năm 2000, 2001 và 2003 của cô đã được ca ngợi, trong khi buổi biểu diễn vào năm 2007 thì bị nhà phê bình chỉ trích rộng rãi do cô "nhảy múa nhạt nhoà và miệng chỉ mấp máy vài chữ đôi lúc".Billboard gọi màn trình diễn "trở lại" năm 2016 của cô tại chương trình là "một nỗ lực hiệu quả nhưng không hoàn toàn huy hoàng để lấy lại vị thế siêu sao nhạc pop".
Sau chấn thương đầu gối và các vấn đề cá nhân, "kỹ năng trình diễn" và khả năng vũ đạo của Spears đã bị vấp phải chê bai. Serge F. Kovaleski của The New York Times đã đến xem chuyến lưu diễn cư trú ở Las Vegas vào 2016, tuyên bố: "Từng là một vũ công uyển chuyển tự nhiên thì ngày nay cô Spears có thể trông cứng đờ, thậm chí giống người máy, chỉ biết dựa vào những cánh tay khua khoắng và những bộ đồ hào nhoáng." Robin Leach của Las Vegas Sun dường như ấn tượng trước sự cố gắng của Spears trong buổi hoà nhạc và cho rằng cô đã mang đến một "màn trình diễn hoàn hảo" trong đêm khai mạc chương trình lưu trú.
Một vấn đề tranh cãi khác ở Spears đã diễn ra suốt nhiều năm liền, đó chính là Spears hay bị bắt gặp hát nhép gần như xuyên suốt các buổi biểu diễn trực tiếp, và cô thường phải nhận chỉ trích từ các nhà phê bình âm nhạc và người đi dự buổi hoà nhạc. Một số người khác thì cho rằng mặc dù Spears "nhận được nhiều hỗ trợ âm thanh bên cánh gà" nhưng cô "không hề thực sự hát nhép" trong các buổi trực tiếp. Vào năm 2016, Sabrina Weiss của Refinery29 bảo rằng chuyện Spears hát nhép đã là một "chuyện xưa rồi và chẳng còn xa lạ gì nữa." Càng về sau thì sự phổ biến của hát nhép ngày càng lớn, Los Angeles Daily News đặt vấn đề: "Trong bối cảnh buổi hoà nhạc của Britney Spears, điều đó có thực sự quan trọng không?... bạn [chỉ] xem cảnh tượng có phần lố bịch trong đó". Bản thân Spears đã từng lên tiếng về chủ đề này, cô phân trần: "Tôi rất vui vì bạn nhấn mạnh tới câu hỏi này. Thực sự rất khôi hài. Nhiều người nghĩ rằng tôi không hát live. Bởi vì tôi phải nhảy rất nhiều nên tôi có thu âm trước một ít nhưng trên sân khấu có cả giọng thật tôi hát lẫn giọng thu âm. Bạn có biết là tôi rất bực mình bởi cùng một lúc tôi phải nhảy hết sức và phải hát mà không ai thừa nhận sự vất vả đó của tôi cả". Người quản lý tour diễn của Britney Spears, Adam Leber cũng từng lên tiếng bênh vực cho Spears trên tờ Medium: "Để hoàn thiện một chương trình, việc hát toàn bộ thời gian là rất khó. Về cơ bản thì cô ấy vẫn hát được tất cả các bài nếu như chỉ đứng hát. Nhưng liệu bạn có thể nhảy trong suốt 90 phút và hát trọn vẹn thời gian đó hay không".
Năm 2012, VH1 xếp Spears là Người phụ nữ vĩ đại thứ tư của Kỷ nguyên Video, trong khi Billboard đã xếp cô là tám Nghệ sĩ video âm nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại vào năm 2020 với lý giải: "Cốt truyện, điệu nhảy, trang phục. Ngay từ đầu, công chúa nhạc pop đã khẳng định chiều dài sáng tạo của mình bằng một số video đáng nhớ nhất trong ba thập kỷ qua." Spears đã được ghi nhận là người tiên phong cho công việc quay phim thời kỳ đầu trong sự nghiệp của mình. Cô đã lên ý tưởng về "mô típ nữ sinh Công giáo mang tính biểu tượng và hoạt náo viên" trong video "...Baby One More Time" và từ chối ý tưởng video hoạt hình. Spears cũng đã ghi hình video "Oops!... I Did It Again" và "lấy vũ đạo làm trung tâm thay vì tập trung vào không gian như nhà sản xuất của cô đề xuất". Cô cũng sử dụng trực giác của vũ công để giúp chọn nhịp cho mỗi bản nhạc.
Hình tượng công chúng
Sau khi bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với ca khúc ...Baby One More Time, Spears được gắn mác là một thần tượng teen, và Rolling Stone từng mô tả cô là "hình mẫu mới nhất của một sản phẩm cổ điển: ngôi sao nhạc pop không có dây thần kinh thực hiện nhiệm vụ của mình với sự quyến rũ của người mẫu tạp kỹ và người phát ngôn." Trang bìa tạp chí Rolling Stone in vào tháng 4 năm 1999 có giới thiệu hình ảnh Spears nằm trên giường, mặc áo hở ngực để lộ áo lót và quần đùi trong khi tay thì đang ôm một con Teletubby. Hiệp hội Gia đình Mỹ (AFA) bày tỏ bất bình, ví bức chụp ảnh ấy là "sự kết hợp đáng lo ngại giữa sự ngây thơ thời thơ ấu và tình dục người lớn" và kêu gọi "Những người Mỹ yêu Chúa xin hãy tẩy chay các cửa hàng bán album của Britney." Spears phản bác: "Có chuyện gì mà phải ồn ào dữ vậy? Tôi còn có đạo đức tốt kia mà. ... Tôi sẽ làm lại thêm nữa. Tôi nghĩ những bức ảnh vẫn ổn. Và tôi cảm thấy mệt mỏi khi bị đem ra so sánh với Debbie Gibson và tất cả những thứ kẹo cao su thổi bong bóng này miết." Cách đó không lâu, Spears đã tuyên bố công khai rằng cô sẽ kiêng cữ cho đến khi kết hôn.
Những lời chỉ trích thoạt đầu đối với Spears đều theo chiều hướng cho rằng cô là một ngôi sao nhạc pop được sản xuất, là một sản phẩm của một nhà máy sáng tác nhạc người Thụy Điển không liên quan thực sự đến âm nhạc hay tính cách của cô. Biên tập viên Constance Grady của Vox đánh giá những sự việc ấy là đã tồn tại từ từ lúc Spears ra mắt với công chúng vào cuối những năm 1990 khi âm nhạc vẫn còn bị thống trị bởi chủ nghĩa rock, và giải thưởng thì vẫn đang còn mang "cái gọi là tính chân thực và sự gai góc của nhạc rock hơn tất cả". Chính thứ nhạc pop mượt mà và hấp dẫn của Spears là sự xúc phạm đến sự nhạy cảm của những người theo chủ nghĩa nhạc rock và việc phỉ báng Spears giả tạo là một cách dễ dàng để loại bỏ cô. Ron Levy của Rolling Stone lên tiếng: "Tôi phải nói cho mọi người biết, nếu công ty thu âm có thể tạo ra nhiều hơn một Britney Spears thì họ đã làm và họ đã cố gắng từ lâu rồi!"
Billboard cho rằng vào thời điểm Spears phát hành album thứ hai Oops!... I Did It Again, "Có một sự thay đổi xảy ra trong cả âm nhạc và hình ảnh trước công chúng của cô ấy: Cô ấy sắc sảo hơn, quyến rũ hơn và ca từ mang phong cách trưởng thành hơn, tạo tiền đề cho Britney năm 2001 để lột bỏ làn da ngây thơ và đưa cô ấy bước vào tuổi trưởng thành." Đĩa đơn chủ đạo và video âm nhạc "I'm a Slave 4 U" của Britney cũng được cho là đã khiến Spears xa rời hình ảnh "ngôi sao kẹo cao su lành mạnh" trước đây. Stephen Thomas Erlewine của AllMusic nhấn mạnh, "Nếu như album Britney năm 2021 là một album chuyển tiếp tại thời điểm Spears không phải là một cô bé và chưa phải là một người phụ nữ thì album kế tiếp vào năm 2003 In the Zone chính là lúc cô ấy cuối cùng cũng đã hoàn tất cuộc hành trình và hoá thành Britney, một người phụ nữ trưởng thành." Erlewine ví Spears với ca sĩ đồng nghiệp Christina Aguilera, giải thích rằng cả hai đều đánh đồng "sự trưởng thành với tình dục rõ ràng và âm thanh đập thình thịch của hộp đêm". Brittany Spanos của tờ LA Weekly nói rằng Spears "đặt tiêu chuẩn cho quá trình chuyển đổi 'tuổi trưởng thành' mà các ngôi sao nhạc pop tuổi teen thường phải vật lộn lấy".
Trong giai đoạn giữa năm 2006 và năm 2008, hành vi thất thường và các vấn đề cá nhân của Spears đã được công bố rộng rãi, ảnh hưởng nặng nề đến cả sự nghiệp và hình tượng trong mắt công chúng của Spears. Erlewine đã suy ngẫm về giai đoạn này của cuộc đời Spears, nói rằng "mỗi thảm hoạ mới [đã] loại bỏ mọi vẻ gợi cảm còn sót lại trong hình ảnh trước công chúng của cô ấy". Trong bài viết năm 2008 của tờ Rolling Stone, Vanessa Grigoriadis mô tả các vấn đề cá nhân được công bố rộng rãi của Spears là "sự sụp đổ công khai nhất so với bất kỳ ngôi sao nào trong lịch sử". Spears sau đó đã nhận được sự chú ý của giới truyền thông; Billboard cho rằng màn tái xuất của cô tại MTV Video Music Awards 2008 "là một hình ảnh về sự chuyên nghiệp và đĩnh đạc" sau màn trình diễn "thảm hoạ" năm ngoái, trong khi Business Insider đã đăng một bài báo về việc cô đã "mất kiểm soát cuộc sống của mình;... và sau đó đã trở lại sự nghiệp một cách đáng kinh ngạc". Spears sau đó đã suy ngẫm về giai đoạn thăng trầm này: "Tôi nghĩ tôi phải cho bản thân mình có nhiều bước đột phá hơn trong sự nghiệp và chịu trách nhiệm về sức khoẻ tinh thần của mình... Tôi biết tôi đã lạc lối và không biết phải làm gì với chính mình. Tôi đang cố gắng làm hài lòng mọi người xung quanh vì đó chính là con người sâu thẳm bên trong tôi. Có những lúc tôi nhìn lại và nghĩ: 'Mình đã nghĩ cái quái gì thế này?'"
Vào tháng 9 năm 2002, Spears được xếp ở vị trí thứ tám trong danh sách 100 nghệ sĩ quyến rũ nhất của VH1. Cô được xếp ở vị trí số một trong danh sách 100 phụ nữ quyến rũ nhất thế giới của "FHM" năm 2004. và vào tháng 12 năm 2012, Complex xếp cô thứ 12 trong danh sách 100 nữ ca sĩ nóng bỏng nhất mọi thời đại. Spears thẳng thắn nhận xét về hình ảnh được coi là biểu tượng tình dục của mình, cô nói: "Khi tôi ở trên sân khấu, đó là lúc tôi làm việc của mình và đến đó và trở thành như vậy và nó rất vui. Thật phấn khởi khi trở thành một thứ gì đó không phải là bạn. Và mọi người có xu hướng tin vào điều đó." Vào năm 2003, People tạp chí đã vinh danh cô là một trong 50 người đẹp nhất.
Spears được phong là biểu tượng của đồng tính nam và được trao tặng giải thưởng GLAAD Vanguard Award năm 2018 tại buổi lễ GLAAD Media Awards nhờ vào vai trò của cô trong việc "thúc đẩy sự chấp nhận của cộng đồng LGBTQ". Spears nhắc đến "lòng trung thành không lay chuyển" và "không phán xét" của những người hâm mộ LGBTQ của cô trong Những bức thư tình gửi cộng đồng LGBTQ của "Billboard" qua bài phát biểu: "Những câu chuyện của bạn là nguồn cảm hứng cho tôi, mang lại cho tôi niềm vui và khiến tôi và các con trai tôi cố gắng trở thành những người tốt hơn". Manuel Betancourt của tạp chí Vice đã viết về "sự tôn thờ đồng tính", đặc biệt là những người đồng tính nam với Spears, và nói rằng, "Trong khi các biểu tượng đồng tính khác thể hiện sự tự chủ, khả năng phục hồi mong manh của Spears đã khiến cô ấy trở thành một hình mẫu thậm chí còn hấp dẫn hơn, gần gũi với Judy Garland hơn cả Lady Gaga... cô ấy là một quả cầu gương lấp lánh, một hình ảnh phản chiếu đứt gãy của những người đàn ông trên sàn nhảy trở lại chính họ." Ben Appel của tờ HuffPost cho rằng, "vị thế biểu tượng đồng tính của Spears là nhờ sự gợi cảm giống Monroe "hơi quá/không đến nỗi ngây thơ của cô", bản chất ngọt ngào gần như nhân hậu của Spears, những bài hát pop cơ bản nhưng gây nghiện, những bước nhảy của cô cùng với sự trở lại như phượng hoàng tắt lửa của cô sau một loạt các cuộc khủng hoảng về sức khoẻ tâm thần và sự dịu dàng không thể nhầm lẫn của cô. Britney là một người mang phong cách camp, cô là một tấm thời trang, một con búp bê và là một drag queen."
Kể từ những năm đầu xuất hiện trước công chúng, Spears đã trở thành gương mặt thường xuyên của các tờ báo lá cải và là mục tiêu của các tay săn ảnh. Steve Huey của AllMusic nhận xét rằng "trong số các nữ ca sĩ dưới thời đại [của Spears]... sức mạnh ngôi sao nổi tiếng của cô chỉ có thể sánh ngang với Jennifer Lopez." 'Britney Spears' là cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất trên Yahoo! từ năm 2005 đến năm 2008 và đã tồn tại tổng cộng bảy năm khác nhau. Spears được vinh danh là Người được tìm kiếm nhiều nhất trong sách Kỷ lục Guinness thế giới ấn bản năm 2007 và 2009. Sau đó cô được mệnh danh là người được tìm kiếm nhiều nhất trong thập kỷ 2000–2009.
Spears là người của công chúng "chưa bao giờ nổi tiếng với người hâm mộ nhờ vào việc trở thành một người nghệ sĩ giải trí tích cực, tận tâm hoặc thậm chí có nhận thức về chính trị." Trong một cuộc phỏng vấn năm 2003 với Tucker Carlson, cô bình luận về tổng thống Mỹ George W. Bush và vụ chiến tranh Iraq, nói rằng "chúng ta chỉ nên tin tưởng vào tổng thống của mình trong mọi quyết định mà ông ấy đưa ra... và trung thành với những gì xảy ra". Michael Moore đã đưa đoạn phim về câu trả lời của Spears vào bộ phim tài liệu "chống Bush" Fahrenheit 9/11 của anh. Theo như James Frazier của tờ The Washington Times đã giới thiệu cô "là một ví dụ về một người Mỹ ngây thơ tin tưởng một cách mù quáng vào một tổng tư lệnh không trung thực" và thúc đẩy "huyền thoại đô thị" về một Spears "bảo thủ". Frazier cũng nói rằng "một số quan điểm mà cô đảm nhận khó có thể được coi là bảo thủ", chẳng hạn như ủng hộ hôn nhân đồng giới. Năm 2016, Spears đăng ảnh cuộc gặp với Hillary Clinton trên mạng xã hội. Cô mô tả Clinton là "nguồn cảm hứng và tiếng nói tuyệt vời cho phụ nữ trên toàn thế giới".
Vào tháng 12 năm 2017, Spears đã công khai ủng hộ đạo luật DREAM sau thông báo Donald Trump sẽ chấm dứt chính sách DACA, vốn trước đây cho cấp những người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ đến với đất nước này khi còn là trẻ vị thành niên một thời gian gia hạn hai năm hoãn bị trục xuất. Cô đã đăng một bức ảnh của mình lên mạng xã hội mặc một chiếc áo phông đen có dòng chữ "We Are All Dreamers" bằng chữ màu trắng. Chú thích của bài đăng là "Hãy yêu cầu Quốc hội thông qua #DreamAct".
Năm 2020, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19, Spears đã đăng một hình ảnh lên Instagram và viết: "Trong thời gian bị cô lập... Chúng ta sẽ nuôi sống lẫn nhau, phân phối lại của cải và đình công. Chúng ta sẽ hiểu tầm quan trọng của chính mình từ những nơi chúng ta phải ở", cùng với ba biểu tượng emoji bông hồng "thường được sử dụng bởi các nhà xã hội dân chủ Hoa Kỳ". Sau đó, cô lên tiếng ủng hộ phong trào Black Lives Matter và các cuộc biểu tình vụ sát hại George Floyd, chia sẻ: "Trái tim tôi tan vỡ vì những người bạn của tôi trong cộng đồng da đen... và vì mọi thứ đang diễn ra ở đất nước chúng ta. Ngay bây giờ, tôi nghĩ tất cả chúng ta nên làm những gì có thể để lắng nghe, học hỏi, làm tốt hơn và sử dụng tiếng nói của mình cho mục đích tốt."
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2021, Spears được vinh danh là một trong số 100 người ảnh hưởng nhất của năm 2021 bởi tạp chí Time. Vài ngày trước khi danh sách biên tập viên được công bố, Spears được độc giả xếp đầu danh sách bình chọn những nhân vật nào nên được đưa vào danh sách 100 Time hàng năm. Chính vì Spears được coi là biểu tượng của năm 2021 nên các biên tập viên đã nhấn mạnh tác động của cuộc chiến chống lại quyền bảo hộ của cô cũng như của phong trào #FreeBritney. Vào tháng 10 năm 2021, Spears cảm ơn người hâm mộ của cô và phong trào #FreeBritney vì đã giải thoát cô khỏi quyền bảo hộ.
Di sản
Spears đã trở thành một biểu tượng văn hóa pop quốc tế ngay sau khi bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình. Tạp chí Rolling Stone đã miêu tả Spears như là "Một trong những giọng ca nữ gây nhiều tranh cãi và thành công nhất của thế kỷ XXI," và cô "đã thúc đẩy sự hồi sinh của dòng nhạc teen pop."
Spears được biết đến với những màn trình diễn và những video ca nhạc mang tính biểu tượng. Video ca nhạc cho đĩa đơn đầu tay của cô, "...Baby One More Time", đã được xếp hạng nhất trong chương trình Final Countdown của Total Request Live như là video ca nhạc mang tính biểu tượng nhất. Tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2000, trước khi trình diễn "Oops!... I Did It Again", nữ ca sĩ xuất hiện phía sau màn hình lớn, và bước xuống cầu thang xoắn ốc và bắt đầu trình diễn "(I Can't Get No) Satisfaction", mặc một bộ tuxedo. Sau khi thực hiện một đoạn ngắn của bài hát, cô đã xé bỏ bộ tuxedo, để lộ bộ trang phục màu da gợi cảm. Năm tiếp theo, Spears biểu diễn đĩa đơn "I'm a Slave 4 U". Jocelyn Vena của MTV đã tổng kết màn trình diễn, nói rằng, "mang trên mình một con trăn trắng và trườn quanh một khu vườn ẩm ướt - được bao quanh bởi các vũ công trong trang phục ngựa vằn và hổ - Spears đã tạo ra một trong những hình ảnh ấn tượng nhất trong lịch sử 27 năm của lễ trao giải."
Cô cũng song ca "The Way You Make Me Feel" với ca sĩ nhạc pop Michael Jackson trong buổi hòa nhạc kỷ niệm 30 năm ca hát của ông vài ngày trước đó. Tại buổi lễ khai mạc của Giải Video âm nhạc của MTV năm 2003 vào ngày 28 tháng 8 năm 2003, Spears tham gia trình diễn một tiết mục với Madonna, Christina Aguilera và Missy Elliott. Trong màn trình diễn, Madonna đã hôn môi Spears và Aguilera trên sân khấu. Nụ hôn giữa Spears và Madonna đã tạo nên những phản ứng mạnh mẽ từ giới truyền thông. Màn trình diễn này được liệt kê bởi tạp chí Blender như là một trong 25 khoảnh khắc âm nhạc gợi cảm nhất trong lịch sử truyền hình. MTV đã liệt kê nó như là khoảnh khắc mở màn số một trong lịch sử Giải Video âm nhạc của MTV.
Barbara Ellen của The Observer đã viết: "Spears là một trong những ngôi sao nhạc thiếu niên 'già nhất' đã từng sản sinh, khi cô gần như lão làng nếu chỉ bàn về đam mê và khả năng làm chủ sân khấu. Nhiều người 19 tuổi thậm chí còn chưa bắt đầu làm việc, trong khi Britney, cựu thành viên của Mickey Mouse, là một cô gái có sức lan tỏa nhất trong các hiện tượng Mỹ - một đứa trẻ có nghề nghiệp toàn thời gian. Trong khi các cô gái khác đang treo poster lên tường, Britney đã trở thành tấm poster trên tường. Trong khi những đứa trẻ khác phát triển theo tốc độ riêng của họ, Britney đã phát triển với tốc độ của ngành công nghiệp giải trí cạnh tranh khốc liệt tại Mỹ."
Spears đã được trích dẫn như là nguồn cảm hứng âm nhạc bởi nhiều nghệ sĩ đương đại. Nhân vật của Gwyneth Paltrow trong bộ phim năm 2010 Country Strong được lấy cảm hứng từ quá trình khủng hoảng trong cuộc sống của nữ ca sĩ. Theo đạo diễn của bộ phim Shana Fest, "đó là nơi bộ phim này bắt đầu, tôi đã nhìn thấy những gì đang diễn ra trên các phương tiện truyền thông liên quan tới Britney Spears. Tôi nghĩ rằng thật bi thảm khi chúng ta đối xử với những người đã cho chúng ta rất nhiều, và chúng ta rất thích xem họ gục ngã để gầy dựng lại họ, và rồi khiến họ gục ngã một lần nữa." Nicki Minaj đã trích dẫn Spears như là nguồn cảm hứng chính cho sự nghiệp của cô, và bình luận, "thực tế là sự trở lại cô ấy với đầy sự nhiệt huyết đã tạo nên rất nhiều cảm hứng cho tôi, và nó truyền cảm hứng cho những phụ nữ trẻ và mọi người trên toàn thế giới. Rất nhiều người hâm mộ của tôi cảm thấy rằng họ là những người yếu thế và chưa bao giờ được xã hội chấp nhận chính con người họ, hoặc bị chê cười hay trêu chọc. Nhưng chỉ cần bạn là chính mình dù là bất cứ chuyện gì, mọi người có thể không thích bạn, mọi người không thể yêu bạn, nhưng họ sẽ phải tôn trọng bạn vào cuối ngày và sự tôn trọng đó là tất cả của vấn đề."
Lana Del Rey nói: "Tôi không thực sự quan tâm đến hàng tá những nghệ sĩ nữ, nhưng có điều gì đó ở Britney đã thu hút tôi - cách cô ấy hát và cách cô ấy nhìn." Del Rey cũng tiết lộ rằng video ca nhạc cho "Toxic" đã truyền nên cảm hứng cho cô. Tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2011, Lady Gaga nói rằng Spears "đã dạy chúng tôi làm thế nào để không sợ hãi, và ngành công nghiệp sẽ không như thế này nếu không có cô ấy." Gaga cũng trích dẫn Spears như là một nguồn cảm hứng, và gọi cô là "nghệ sĩ khiêu khích nhất trong thời đại của tôi". Miley Cyrus đã liệt kê Spears như là nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất với cô, và đề cập tên nữ ca sĩ trong bản hit của cô "Party in the U.S.A." (2009). Những khủng hoảng trong đời sống cá nhân của Spears cũng được trích dẫn như là nguồn cảm hứng cho album 15 Minutes của Barry Manilow.
Spears cũng đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ đương đại khác, bao gồm Katy Perry, Meghan Trainor, Demi Lovato, Kelly Key, Kristinia DeBarge, Little Boots, Charli XCX, Marina and the Diamonds, Tegan and Sara, Pixie Lott, Grimes, Selena Gomez, Hailee Steinfeld, Tinashe, Victoria Justice, Cassie, và The Saturdays. Fergie của The Black Eyed Peas tiết lộ với The Hollywood Reporter rằng cô cảm thấy vui với sự trở lại của Spears trong ngành công nghiệp âm nhạc và tiếp tục, "Thật là tuyệt vời, trong nhiều năm hoạt động, và với mọi thứ cô ấy đã trải qua, thật tuyệt vời khi thấy cô ấy thực hiện một sự trở lại khổng lồ này. Thực sự, đó là một điều tuyệt vời." Simon Cowell giải thích rằng anh "bị cuốn hút bởi [Britney]. Thực tế cô là một trong những người được bàn luận nhiều nhất - không chỉ các ngôi sao nhạc pop - mà còn cả thế giới hiện nay, có nghĩa là bạn đã có được ngôi sao quyền lực này. [...] Cô ấy vẫn nổi tiếng, cô ấy vẫn đạt được những thành tích và cô ấy vẫn còn tranh cãi, và có một lý do cho điều đó." Jessica Jung và Hyoyeon của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Girls' Generation cũng được so sánh với Spears, do mái tóc vàng của họ và khả năng của Hyoyeon như là một vũ công.
Marina and the Diamonds đã gọi Spears là nguồn cảm hứng chính cho album của cô Electra Heart, nói rằng "Tôi nghĩ rằng mọi người đang nghĩ tôi đã đùa về việc này trong một thời gian dài. Nhưng khi tôi còn là thiếu niên, có một mối liên hệ thực sự với cô gái ngọt ngào này, người cũng có khía cạnh về tình dục mà mọi người không thực sự muốn chấp nhận [...] Britney thực sự rất thông minh." Diamandis cũng tiết lộ rằng Spears là người có ảnh hưởng chính đến cô khi nói đến nền văn hoá đại chúng và Spears là một trong những người cô mong ước được trở thành khi lớn lên.
Spears đã có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến những tác phẩm của ca sĩ Porcelain Black sau khi âm nhạc của Spears tác động đến cô khi còn nhỏ. Black mô tả âm nhạc của cô như là "một đứa trẻ xuất phát từ mối tình" giữa Marilyn Manson và Spears. Bebo Norman đã viết một bài hát về Spears, được gọi là "Britney", được phát hành dưới dạng đĩa đơn. Ban nhạc nam Busted cũng đã viết một bài hát về Spears mang tên "Britney", nằm trong album đầu tay của họ. Nữ ca sĩ Hàn Quốc, BoA cũng đã thể hiện tình yêu và tầm ảnh hưởng của Spears đối với cô. Họ gặp gỡ nhau lần đầu tiên vào năm 2003, khi Spears đang quảng bá cho In The Zone, và Spears đã viết lời cho bài hát "Look Who's Talking" trích từ album tiếng Anh đầu tay mang chính tên của BoA. Phiên bản được trình bày bởi Spears đã bị rò rỉ vào năm 2012. Spears cũng thường xuyên tham gia vào Ngày tinh thần để chống lại việc bắt nạt giới trẻ LGBTQ và nạn bắt nạt.
Tạp chí People và MTV thông tin rằng vào ngày 1 tháng 10 năm 2008, Trường trung học John Philip Sousa của Bronx, đã đặt tên phòng thu âm nhạc của họ để tôn vinh Britney Spears. Bản thân Spears cũng đã góp mặt trong buổi lễ và giành tặng 10.000 đô-la cho chương trình âm nhạc của trường.
Thành tựu
Cô được liệt kê bởi Sách Kỷ lục Guinness với việc sở hữu "Album bán chạy nhất của một nghệ sĩ hát đơn tuổi vị thành niên" khi album đầu tay của cô ...Baby One More Time đã bán được hơn 13 triệu bản tại Hoa Kỳ. Melissa Ruggieri của Richmond Times-Dispatch đã phát biểu: "Cô được ghi nhận là nghệ sĩ tuổi thiếu niên bán chạy nhất. Trước khi cô ấy tròn 20 tuổi vào năm 2001, Spears đã bán được hơn 37 triệu album trên toàn thế giới." 'Britney Spears' là thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất trên Yahoo! từ năm 2005 đến năm 2008, và đã đạt được vị trí này trong tổng cộng 7 năm khác nhau. Cô đã được liệt kê là Người được tìm kiếm nhiều nhất trong Sách kỷ lục Guinness phiên bản năm 2007 và 2009. Cô sau này được phong tặng là người được tìm kiếm nhiều nhất trong thập kỷ 2000-2009.
Tính đến năm 2011, cô đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới, giúp cô trở thành một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất mọi thời đại nếu chỉ dựa trên doanh số bán album. Cô cũng xếp thứ 4 trong danh sách "50 Phụ nữ vĩ đại nhất của kỷ nguyên Video" của VH1, vượt qua hầu hết những nghệ sĩ đương thời và chỉ đứng sau những cái tên kỳ cựu như Madonna, Janet Jackson, và Whitney Houston. Spears cũng được công nhận là nghệ sĩ nữ bán chạy nhất trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, cũng như xếp thứ 5 nếu xét tổng thể. Tháng 12 năm 2009, tạp chí Billboard đã xếp Spears ở vị trí thứ 8 trong danh sách Nghệ sĩ của thập niên 2000 tại Hoa Kỳ.
Các dự án khác
Sản phẩm và Quảng cáo
Từ thiện
Danh sách đĩa nhạc
...Baby One More Time (1999)
Oops!... I Did It Again (2000)
Britney (2001)
In the Zone (2003)
Blackout (2007)
Circus (2008)
Femme Fatale (2011)
Britney Jean (2013)
Glory (2016)
Sự nghiệp điện ảnh
Longshot (2001)
Crossroads (2002)
Austin Powers in Goldmember (2002)
Pauly Shore Is Dead (2003)
Fahrenheit 9/11 (2004)
Corporate Animals (2019)
Biểu diễn và hòa nhạc
Chuyến lưu diễn
...Baby One More Time Tour (1999–2000)
Oops!... I Did It Again Tour (2000–2001)
Dream Within a Dream Tour (2001–2002)
The Onyx Hotel Tour (2004)
The M+M's Tour (2007)
The Circus Starring Britney Spears (2009)
Femme Fatale Tour (2011)
Britney: Live in Concert (2017)
Piece of Me Tour (2018)
Biểu diễn cư trú
Britney: Piece Of Me (2013-2017)
Tác phẩm xuất bản
Heart to Heart (đồng sáng tác cùng Lynne Spears) (2000)
A Mother's Gift (đồng sáng tác cùng Lynne Spears) (2001)
Crossroads Diary (đồng sáng tác cùng Felicia Culotta) (2002)
The Woman in Me (2023)
Đọc thêm
Danh sách nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất |
Cho đến giữa thế kỉ 20, danh sách những công trình và kết cấu cao nhất thế giới được xác định tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, kể từ đó, đã có nhiều cuộc tranh luận và sự nhầm lẫn về những tiêu chuẩn và định nghĩa liên quan. Với khái niệm chiều cao tuyệt đối, hầu hết những công trình cao nhất thế giới là các tháp phát thanh và vô truyến truyền hình, có khoảng chừng 12 cái, với chiều cao khoảng 600 mét, tương đương 2000 feet.
Tranh cãi về chiều cao
Các cuộc tranh cãi về chiều cao của công trình thường xoay quanh các chủ đề:
Liệu các kết cấu tháp dùng hệ thống cáp căng trợ lực có đủ điều kiện để xếp hạng?
Liệu có nên chỉ tính những công trình cao tầng có thể ở hoặc làm việc được không nếu như vậy.
Liệu sàn quan sát trên đỉnh các tháp viễn thông có được xếp vào dạng trên không?
Chiều cao ăngten trên đỉnh công trình có thể tính vào chiều cao chung của kết cấu được không? Cuộc tranh luận về điểm này đặc biệt nhấn mạnh ở điểm các bộ phận cấu trúc như các đỉnh tháp cao vừa có thể xem như cột ăngten, vừa là một chi tiết kiến trúc.
Có nên tính cả các công trình đang trong quá trình xây dựng không?
Có tính chiều cao xuống đến chân đế mặt nước của các công trình nổi hay không?
Hình ảnh
Các kết cấu cao nhất
Hiện nay, kết cấu cao nhất thế giới, bao gồm cả những kết cấu có phần nằm phía dưới mặt nước là giàn khoan Mars ở vịnh Mexico với độ cao 990,6 m tương đương 3250 ft. Đó là một hệ giàn chân căng, hệ này là một loại kết cấu gồm một sàn công tác nằm ở trên đỉnh của hệ thống giàn kết nối với một hệ thống phao chìm nằm ở dưới mặt nước, hệ thống này cung cấp lực đẩy cho phần kết cấu phía trên mặt nước. Toàn bộ cấu trúc này được nối với hệ thống chân đế dưới đáy biển bằng một hệ thống cáp căng vững chắc, tương tự như hệ kết cấu cáp căng trợ lực ở các tháp cao. Do hệ thống các giàn khoan dầu ngoài biển được nâng bằng lực đẩy của các phao chìm dưới mặt nước nên nhiều ý kiến cho rằng hệ thống dây cáp trợ lực dưới mặt biển không được phép tính. Theo đó, tương tự như độ cao của phần chìm dưới mặt đất của một tòa không được phép tính.
Giàn khoan Mars, trong khi phần lớn là đứng bất động trên mặt biển, hiện nay đang không hoạt động được do tác hại của cơn bão Katrina vào cuối tháng 8 năm 2005. Mặt sàn công tác của giàn khoan được thiết kế chống lại đồng thời sóng có độ cao 22 m (72 ft) và gió với tốc độ 225 km/h. Tuy nhiên vận tốc gió trong cơn bão Katrina được ước lượng trong khoảng từ 265 km/h đến 280 km/h.
Kết cấu cao nhất trên đất liền hiện này là Tháp vô tuyến KVLY gần Mayville, bang Bắc Dakota, Mỹ với độ cao 629 m (2063 ft). Đây là một ăngten phát sóng, bao gồm một cấu trúc thép sử dụng kết cấu cáp căng trợ lực. Tháp phát sóng radio ở Gabin-Konstantynow gần Warszawa, Ba Lan có độ cao 645 m (2115 ft) nhưng đã bị sụp đổ tháng 8 năm 1991. Những cấu trúc tương tự như vậy thường không được coi là các công trình cao, chủ yếu bởi vì các kết cấu đó không tự bảo đảm được độ vững chắc bản thân, mà phải sử dụng đến hệ thống cáp trợ lực.
Giàn khoan Petronius với độ cao 610 m (2001 ft) hiện nay là kết cấu độc lập cao nhất trên thế giới. Tháp truyền hình CN ở thành phố Toronto, Canada với độ cao 553,33 m (1815 ft) là kết cấu độc lập cao nhất trên đất liền.
Tháp cao nhất sử dụng hệ thống lưới mắt cáo thép là tháp truyền hình Kiev với độ cao là 386 m. Tháp radio Mühlacker ở Đức được xây dựng năm 1934 và bị phá hủy năm 1945 là tháp bằng gỗ cao nhất thế giới từng được xây dựng với độ cao 190 m. Hiện nay, tháp bằng gỗ cao nhất thế giới là tháp radio Gliwice ở Ba Lan với độ cao 118 m.
Phương pháp so sánh
Hiện nay, có 2 cách so sánh. Phương pháp của Ủy ban về các công trình cao và cư trú đô thị (tiếng Anh: Council on Tall buildings and Urban Habitat, viết tắt là CTBUH) và tiêu chuẩn của Tất cả về nhà chọc trời (tiếng Anh: All about Skyscrapers, viết tắt là AASkyscrapers) phân loại cấu trúc vào 7 danh mục khác nhau.
Toà nhà cao nhất
Cho đến tận năm 1998, việc xác nhận công trình cao nhất đa phần không bàn cãi. Việc xác địch công trình cao nhất được dựa trên số tầng cao, Trung tâm Thương mại Thế giới ở Thành phố New York là công trình cao nhất thế giới với tháp ăngten, Tháp Sears ở thành phố Chicago, Illinois là công trình cao nhất không tính tháp ăngten. Khi Tháp đôi Petronas ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia được xây dựng, một vài ý kiến đã cho rằng phần chỏm tháp của công trình, vốn cao hơn tháp Sears đến 9 m, chỉ đơn thuần được thêm vào để "ăn gian" chiều cao, giành vị trí số 1 của công trình. Do vậy, trước khi Tháp đôi Petronas được hoàn thành, tiêu chuẩn của Ủy ban về các công trình cao và cư trú đô thị xác định 4 danh mục để công trình cao nhất thế giới có thể kiểm định.
Chiều cao của kết cấu hoặc của điểm cao nhất của kiến trúc (Bao gồm tháp và đỉnh chóp nhọn, những không tính ăngten, cọc hoặc cột cờ)
Chiều cao tính đến sàn sử dụng cao nhất
Chiều cao tính đến đỉnh mái
Chiều cao tính đến đỉnh ăngten
Chiều cao được tính toán từ mặt phẳng ở mặt lối vào chính của công trình. Trong tất cả các danh mục xếp hạng, Tháp Sears giữ vị trí số 1. Sau khi Tháp Petronas được xây dựng, Tháp Sears chỉ lùi xuống ở vị trí thứ 2 trong danh mục thứ 1.
Ngày 20 tháng 4 năm 2004, Tháp Đài Bắc 101 ở Đài Bắc được hoàn thành và được giữ vị trí số 1 ở danh mục đầu tiên.
Hiện nay, Tháp Đài Bắc 101 dẫn đầu ở cả ba danh mục. Ở danh mục đầu tiên với chiều cao 508 m, ở danh mục thứ 2 với chiều cao 438 m (1437 ft), ở danh mục thứ 3 với chiều cao là 448 m (1470 ft). Trước đó, đứng đầu ở danh mục số một là Tháp đôi Petronas với chiều cao 452 m (1483 ft), sau đó là Tháp Sears với chiều cao 443 m (1448 ft). Danh mục thứ 2 là Tháp Sears với chiều cao là 435 m (1431 ft); danh mục thứ 3 cũng là Tháp Sears với chiều cao là 442 m (1442 ft).
Tuy nhiên, Tháp Sears vẫn dẫn đầu ở danh mục thứ 4 với chiều cao 527 m (1730 ft), trước đó là Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) cho đến khi Tháp Sears cải tiến gắn thêm tháp ăngten viễn thông phía tây vào năm 2000, một năm trước khi Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá hủy trong vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tính tổng cộng cả chiều cao ăngten, Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới có chiều cao 526 m (1972 ft). Tính đến thời điểm này, Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới cũng đứng số một trong danh mục những tòa nhà cao nhất thế giới bị phát hủy. Thực tế, khu đất quanh Trung tâm Thương mại Thế giới đã đi vào sách kỉ lục thế giới lần thứ 2 ở danh mục này. Trước đó, là Tháp Singer, chỉ đứng cách Trung tâm Thương mại Thế giới một lô đất.
Tháp Ostankino và Tháp CN không được tính trong những danh mục đó bởi vì đó không phải là những công trình có thể cư trú được. Những công trình có thể cư trú được là loại công trình bao gồm hệ khung kết cấu gồm sàn và tường đan xen.
Các công trình cao nhất trong lịch sử
Các công trình cao nhất thế giới hiện nay
Chiều cao tính đến điểm cao nhất của kiến trúc
Lưu ý: Ngoại trừ một số trường hợp, bảng so sánh này được giới hạn ở một số hữu hạn các dạng kết cấu, và được phân loại theo các thể loại đặc biệt của chiều cao đo đạc. Hầu hết các công trình cao nhất trên thế giới là các tháp viễn thông. Các cấu trúc trong bảng này không được sắp xếp theo chiều cao tuyệt đối của tòa nhà, dựa vào bản chất của công trình chọc trời.
<small>1 Chiều cao của các tòa nhà cư trú được không bao gồm chiều cao của ăngten.
2 Công trình cao nhất ở Nam bán cầu.
Nguồn: Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị
Các tháp radio cao hơn 600 m
Các đề xuất phá kỷ lục trong tương lai
Năm 1956, kiến trúc sư nổi tiếng Frank Lloyd Wright đã đề xuất một công trình mang tên Illinois có độ cao 1609 m (khoảng 1 mile). Công trình này được xem như vừa không khả thi về mặt kỹ thuật vừa không cần thiết cho nhu cầu lúc bấy giờ. Kể từ đó đến nay, có vài công trình có độ cao 1220 m (khoảng 4000 ft) được đề xuất cũng như dưới áp lực của nhu cầu con người cho các cấu trúc có độ cao tương tự, nhưng chưa một công trình nào có độ cao tương ứng với tháp Illinois.
Hãng kiến trúc Eric Kuhne và cộng sự, trụ sở đặt tại London, trong các cuộc hội đàm nghiêm túc và bí mất với chính phủ Kuwait đã đề xuất một tòa nhà chọc trời với chiều cao 1001 m trong thành phần dự án phát triển Madinat al-Hareer trị giá 150 tỷ đô la Mỹ. Dự án này bao gồm cả một thành phố Olympic và một sân vận động.
Trong loại công trình ống khói mặt trời thì dự án Tháp mặt trời Buronga ở Buronga, New South Wales, Úc sẽ có độ cao 1000 m (khoảng 3281 ft). Các điều kiện về mặt kỹ thuật đã chứng minh cho tính khả thi của dự án này và công trình chỉ còn phụ thuộc vào yếu tố tài chính.
Tháp Trung tâm Tài chính Thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc có chiều cao 492 m (khoảng 1614 ft) dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2007, tuy nhiên đã bị chậm tiến do việc phải đánh giá tính ổn định của cơ đất. Một dự án khác cạnh tranh trong cuộc đua công trình cao nhất thế giới là khu Liên hợp thống nhất, giai đoạn 7, có chiều cao 490 m (1608 ft) ở Hồng Kông. Công trình này dự kiến hoàn thành vào năm 2007 và có thể sẽ giữ vị trí tòa nhà cao nhất thế giới trong danh mục số 2 và 3 theo phân loại của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị.
Tháp Tự do thay thế Tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York sẽ đạt chiều cao 541,3 m (1776 ft) ở toàn bộ tháp và khoảng 1368 ft (416,9 m) đến phần mái, dự kiến sẽ hoàn thành năm 2010. Công trình này sẽ là quán quân về độ cao trong danh mục số 1 và 4 của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị, trong trường hợp nếu như đến khí đó không xuất có một đối thủ cạnh tranh khác phá vỡ kỷ lục. Công trình Tháp Tự do đã khởi công ngày 4 tháng 7 năm 2004.
Tháp Al Burj và Tháp Burj Dubai là hai công trình hiện đang xây dựng ở Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chiều cao của cả hai công trình hiện nay chưa được rõ, tuy nhiên, cả hai đều có chiều cao ít nhất khoảng 700 m (khoảng 2296 ft). Tháp Burj Dubai dự kiến hoàn thành năm 2008 và sẽ dự vị trí quán quân trong tất cả các danh mục phân loại của Ủy ban về công trình cao và cư trú trong đô thị, cũng như là cấu trúc cao nhất thế giới mà con người đã tạo ra trong lịch sử. Tháp Vô tuyến truyền hình Quảng Châu, Trung Quốc có lẽ cũng sẽ là một trong những kết cấu cao nhất thế giới.
Một công trình khác được dự kiến khởi công trong năm 2006 là cầu qua eo biển Messina ở Ý. Khi hoàn thành, công trình này sẽ có chiều cao 382,6 m, cao hơn kỷ lục thế giới hiện nay là cầu Millau ở Pháp với độ cao 341 m.
Ngoài các công trình đã được xây dựng kể trên, hiện nay, có một vài dự án được đề xuất như tháp vô tuyến độc lập với độ cao 609,6 m ở Bayonne, New Jersey. Hoặc tháp Trung tâm Nghiên cứu kinh Vệ đà Quốc tế (World Centre of Vedic Learning) được giới thiệu vào năm 1998 ở Ấn Độ với độ cao 677 m (tuy nhiên dự án này chỉ nằm trên giấy tờ). Hoặc phương án dự thi Trung tâm Thương mại Thế giới mang tên Tháp đôi 2 có chiều cao 541 m hoặc ý tưởng về thành phố Vô hạn (Urbis Interminatus) với độ cao 1610 m (5284 ft).
Một số các ý tưởng và thiết kế nghiêm túc đã đề xuất về một kết cấu được mang tên Thang máy không gian xuất phát từ trái đất đến độ cao của quỹ đạo địa tĩnh, chiều cao khoảng 100 km, cao gấp 200 kỷ lục hiện tại, mặc dù đỉnh cao của khả năng kỹ thuật hiện tại chưa cho phép thực hiện điều này. |
Nam Bộ hoặc là miền Nam là một trong 3 miền địa lý của Việt Nam (gồm Nam Bộ, Trung Bộ, và Bắc Bộ). Phần lớn địa hình Nam Bộ là đồng bằng phù sa thuộc hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long, Nam Bộ được chia làm hai vùng là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây). Từ thế kỷ 17, Nam Bộ là phần lãnh thổ mới nhất của Việt Nam trong quá trình Nam tiến, và từng được gọi là Gia Định rồi Nam Kỳ (1832–1945).
Thời Pháp thuộc, Nam Bộ là một xứ thuộc địa với tên gọi Nam Kỳ, vốn xuất hiện từ thời vua Minh Mạng của Nhà Nguyễn. Tên gọi Nam Bộ ra đời từ thời Đế quốc Việt Nam năm 1945. Nam Bộ còn được gọi là Nam Phần từ 1948 tới 1975 thời Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa.
Địa lý
Vị trí, địa hình
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và phía đông bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (miền Trung, Trung Bộ).
Đông Nam Bộ có độ cao từ 0–986m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực miền tây tỉnh An Giang, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ m3 và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734km². Cho đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5m. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m – nóc nhà của miền Đông và Nam Bộ... Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (An Giang) với núi Cấm cao 716m – nóc nhà của miền Tây và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80–82% . Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Lượng mưa hàng năm dao động từ 966–1325mm và góp trên 70–82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía Tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng. Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi
Lịch sử
Trước kia đây là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp nhưng dân cư rất thưa thớt.
Năm 1623, chúa Nguyễn chính thức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Prey Nokor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế và mở một dinh điền ở Mô Xoài. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này. Vào thời điểm đó, cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành), mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ.
Vua Gia Long (nhà Nguyễn) gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Định Tường và Hà Tiên.
Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ (xem lịch sử Nam Kỳ)
Tháng 12 năm 1845, ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Cao Miên (Campuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm sau, triều Nguyễn và Xiêm lại ký một Hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây là Hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia. Như vậy muộn nhất là đến năm 1845, các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có cả Campuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.
Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam.
Năm 1862, ngày 13 tháng 4, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp.
Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp.
Hiệp ước Quý Mùi (25 tháng 8 năm 1883) nhập thêm tỉnh Bình Thuận vào Nam Kỳ (thuộc địa Pháp) coi như trừ số tiền bồi thường chiến phí còn lại mà triều đình Huế chưa trả hết, nhưng năm sau, Hiệp ước Giáp Thân (6 tháng 6 năm 1884) lại trả tỉnh Bình Thuận về cho Trung Kỳ.
Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Năm 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp.
Tháng 3 năm 1945 Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ.
Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đã ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc.
Năm 1946, trước khi sang Pháp tìm kiếm một giải pháp hòa bình, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đồng bào Nam Bộ, ông khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!"
Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dùng "giải pháp Bảo Đại", thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam thuộc Pháp. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Quốc gia Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam.
Các tỉnh Nam Bộ qua các thời kỳ
Thời nhà Nguyễn
Dưới thời vua Minh Mạng năm 1832 vùng này chia thành 6 tỉnh (do đó có tên gọi Nam Kỳ Lục tỉnh hay Lục tỉnh). Đó là các tỉnh: Phiên An, năm 1836 đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông; Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Thời Pháp thuộc
Sau khi chiếm được Nam Kỳ mà họ gọi là Cochinchine, thực dân Pháp xóa bỏ cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều Nguyễn. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực lại được chia nhỏ thành "hạt" (arrondissement) còn gọi là "địa hạt", "hạt tham biện" hay "tiểu khu" do tham biện cai trị:
Khu vực Sài Gòn có 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định
Khu vực Mỹ Tho có 4 tiểu khu: Mỹ Tho, Gò Công, Tân An và Chợ Lớn
Khu vực Vĩnh Long có 4 tiểu khu: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc
Khu vực Bát Xắc (Ba Thắc) có 6 tiểu khu: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ và Sóc Trăng
Sau khi đổi tên gọi "hạt" (arrondissement) thành "tỉnh" (province), từ 1/1/1900, Nam Kỳ có tất cả 20 tỉnh, phân bố như sau:
Miền Đông có 4 tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Bà Rịa.
Miền Trung có 9 tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc.
Miền Tây có 7 tỉnh: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Ngoài ra còn có 3 thành phố Sài Gòn (cấp 1), Chợ Lớn (cấp 2), thành phố tự trị Cap Saint Jacques và Côn Đảo không thuộc tỉnh nào. Năm 1905, xóa bỏ thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), chuyển thành địa lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945–1975
Đối với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kể từ năm 1946 thì Nam Bộ bao gồm 21 tỉnh thành trong tổng số 72 tỉnh thành của cả nước, gồm 20 tỉnh: Chợ Lớn, Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Rạch Giá, Bạc Liêu và thành phố Sài Gòn.
Ngày 12/10/1951, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) chia Liên khu Nam Bộ thành 2 phân liên khu:
Phân liên khu Miền Đông gồm 5 tỉnh: Gia Định Ninh (Gia Định + Tây Ninh), Thủ Biên (Thủ Dầu Một + Biên Hòa), Bà Rịa - Chợ Lớn, Mỹ Tho và Long Châu Sa.
Phân liên khu Miền Tây gồm 6 tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Trà (Vĩnh Long + Trà Vinh), Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Châu Hà.
Quốc gia Việt Nam và VNCH 1949–1975
Trong khi đó với sự hình thành của Việt Nam Cộng hòa, theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 dưới nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Đó là các tỉnh Phước Long, Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định, Long An, Tây Ninh, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Trà Vinh (năm 1957 đổi tên là Vĩnh Bình), Vĩnh Long, An Giang, Phong Dinh, Kiên Giang, Ba Xuyên, An Xuyên và Côn Sơn.
Sau này lập thêm các tỉnh Phước Thành (1959-1965), Chương Thiện (1961), Gò Công (1963), Hậu Nghĩa (1963), Châu Đốc (1964), Bạc Liêu (1964), Sa Đéc (1966), bỏ tỉnh Côn Sơn (1965). Như vậy năm 1962, Nam phần có 24 tỉnh rồi tăng lên thành 27 tỉnh vào thời kỳ 1966-1975: Phước Long, Bình Long, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, Bình Tuy, Phước Tuy, Gia Định và Biệt khu Thủ đô (Sài Gòn), Hậu Nghĩa, Long An, Tây Ninh, Gò Công, Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, Sa Đéc, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Vĩnh Long, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Xuyên. Tỉnh Bình Tuy sau này nhập vào tỉnh Thuận Hải, nay là một phần tỉnh Bình Thuận thuộc Trung Bộ.
Các tỉnh Nam phần của Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân khu III và IV.
Sau năm 1975
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 toàn Nam Bộ được chia thành 13 tỉnh thành trong tổng số 38 tỉnh thành của cả nước: Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải.
Năm 1979, thành lập Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh. Do đó thời kỳ 1979–1991, Nam Bộ có 13 tỉnh thành và 1 Đặc khu trong tổng số 39 tỉnh thành và 1 Đặc khu của cả nước.
Từ năm 1991, với việc tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh và Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trở thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì Nam Bộ có 15 tỉnh thành trong tổng số 53 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 1997, với việc tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau thì Nam Bộ có 18 tỉnh thành trong tổng số 61 tỉnh thành của cả nước.
Từ năm 2004, tỉnh Cần Thơ tách ra thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang nên Nam Bộ có 19 tỉnh thành trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nước.
Các đơn vị hành chính
Nam Bộ có 19 tỉnh và thành phố được chia làm 2 tiểu vùng:
Đông Nam Bộ (còn gọi là Miền Đông) gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố
Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Tây Nam Bộ hay Miền Tây) gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố
Các tỉnh sau đây đôi khi cũng thuộc khu vực Nam bộ:
Bình Thuận
Ninh Thuận
Lâm Đồng
Danh sách các tỉnh thành thuộc Nam Bộ
Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia của các tỉnh thành Việt Nam.
{|class= "wikitable"
|-
!width= "1%" |STT
!width= "16%" |Tỉnh thành
!width= "18%" |Thủ phủ
!width= "5%" |Thành phố
!width= "5%" |Thị xã
!width= "5%" |Quận
!width= "4%" |Huyện
!width= "8%" |Dân số(người)
!width= "8%" |Diện tích(km²)
!width= "8%" |Mật độ(km²)
!width= "5%" |Biển số xe
!width= "5%" |Mã vùng ĐT
|-
| colspan="12" |<center> Đông Nam Bộ
|-
|<center> 1
|<center> Hồ Chí Minh
|<center> Quận 1
|<Center> 1
|
|<center> 16
|<center> 5
|<center> 8.993.082
|<center> 2.061,2
|<center> 4.363
|<center> 41, 50–59
|<center> 28
|-
|<center> 2
|<center> Bà Rịa – Vũng Tàu
|<center> Bà Rịa
|<center> 2
|<center> 1
| rowspan="3" |
|<center> 5
|<center> 1.148.313
|<center> 1.980,8
|<center> 580
|<center> 72
|<center> 254
|-
|<center> 3
|<center> Bình Dương
|<center> Thủ Dầu Một
|<center> 4
|<center> 1
| 4
|<center> 2.627.195
|<center> 2.694,7
|<center> 975
|<center> 61
|<center> 274
|-
|<center> 4
|<center> Bình Phước
|<center> Đồng Xoài
|<center> 1
|<center> 2
|<center> 8
|<center> 1.011.100
|<center> 6.880,6
|<center> 147
|<center> 93
|<center> 271
|-
|<center> 5
|<center> Đồng Nai
|<center> Biên Hòa
|<center> 2
| colspan="2" |
|<center> 9
|<center> 3.097.107
|<center> 5.905,7
|<center> 524
|<center> 39, 60
|<center> 251
|-
|<center> 6
|<center> Tây Ninh
|<center> Tây Ninh
|<center> 1
|<center> 2
|
|<center> 6
|<center> 1.178.320
|<center> 4.041,4
|<center> 292
|<center> 70
|<center> 276
|-
| colspan="12" |<center>Đồng bằng sông Cửu Long
|-
|<center> 1
|<center> Cần Thơ
|<center> Ninh Kiều
| colspan="2" |
|<center> 5
|<center> 4
|<center> 1.250.792
|<center> 1.438,96
|<center> 869
|<center> 65
|<center> 292
|-
|<center> 2
|<center> An Giang
|<center> Long Xuyên
|<center> 2
|<center> 2
| rowspan="2" |
|<center> 7
|<center>1.904.532
|<center> 3.536,93
|<center> 539
|<center> 67
|<center> 296
|-
|<center> 3
|<center> Bạc Liêu
|<center> Bạc Liêu
|<center> 1
|<center> 1
|<center> 5
|<center> 918.207
|<center> 2.669
|<center> 344
|<center> 94
|<center> 291
|-
|<center> 4
|<center> Bến Tre
|<center> Bến Tre
|<center> 1
| colspan="2" |
|<center> 8
|<center> 1.288.463
|<center> 2.394
|<center> 538
|<center> 71
|<center> 275
|-
|<center> 5
|<center> Long An
|<center> Tân An
|<center> 1
|<center> 1
|
|<center> 13
|<center> 1.763.754
|<center> 4.494,93
|<center> 392
|<center> 62
|<center> 272
|-
|<center> 6
|<center> Cà Mau
|<center> Cà Mau
|<center> 1
| colspan="2" |
|<center> 8
|<center> 1.193.894
|<center> 5.221.19
|<center> 228
|<center> 69
|<center> 290
|-
|<center> 7
|<center> Sóc Trăng
|<center> Sóc Trăng
|<center> 1
|<center> 2
| rowspan="3" |
|<center> 8
|<center> 1.195.741
|<center> 3.311,87
|<center> 361
|<center> 83
|<center> 299
|-
|<center> 8
|<center> Hậu Giang
|<center> Vị Thanh
|<center> 2
|<center> 1
|<center> 5
|<center> 726.792
|<center> 1.621,7
|<center> 448
|<center> 95
|<center> 293
|-
|<center> 9
|<center> Trà Vinh
|<center> Trà Vinh
|<center> 1
|<center> 1
|<center> 7
|<center> 1.009.168
|<center> 2.358,2
|<center> 428
|<center> 84
|<center> 294
|-
|<center> 10
|<center> Đồng Tháp
|<center> Tp. Cao Lãnh
|<center> 3
| colspan="2" |
|<center> 9
|<center> 1.693.300
|<center> 3.383,8
|<center> 500
|<center> 66
|<center> 277
|-
|<center> 11
|<center> Vĩnh Long
|<center> Vĩnh Long
|<center> 1
|<center> 1
|
|<center> 6
|<center> 1.022.791
|<center> 1.525,6
|<center> 670
|<center> 64
|<center> 270
|-
|<center> 12
|<center> Kiên Giang
|<center> Rạch Giá
|<center> 3
| colspan="2" |
|<center> 12
|<center> 2.109.000
|<center> 6.348,53
|<center> 332
|<center> 68
|<center> 297
|-
|<center> 13
|<center> Tiền Giang
|<center> Mỹ Tho
|<center> 1
|<center> 2
|
|<center> 8
|<center> 1.772.785
|<center> 2.510,6
|<center> 706
|<center> 63
|<center> 273
|-
!<center> Tổng cộng
!<center> 19 tỉnh thành
!<center> –
!<center> 28
!<center> 17
!<center> 21
!<center> 138
!<center> 36.714.336
!<center> 64.682,71
!<center> 567,606
!<center> –
!<center> –
|}
Văn hoá
Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào. Cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà – Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay.
Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt,... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn, rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công xây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng vùng. Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêm nền văn minh hiện đại.
Kinh tế
Từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính và kinh tế trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.
Dưới thời nhà nước Phù Nam, cư dân của quốc gia có truyền thống hàng hải và thương mại phát triển, Vương quốc Phù Nam có hải cảng giao thương với nước ngoài ở Óc Eo (gần núi Ba Thê – An giang ngày nay). Phù Nam có quan hệ buôn thương với nhiều khu vực lân cận, mở rộng đến cả Trung Hoa, Ấn Độ và Địa Trung Hải. Những hiện vật phát hiện được rất nhiều từ thế kỉ thứ XIX đến nay ở các địa phương Miền Tây Nam Bộ đã chứng tỏ truyền thống hàng hải và thương mại của Phù Nam phát triển rất mạnh mẽ. Về phía biên giới Tây-Nam, Triều Nguyễn tiếp tục thực hiện bằng chính sách của Nguyễn Ánh nửa sau thế kỷ 18. Luồng buôn bán, giao thương qua hai đường chính là cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Trong thế kỷ 18 và 19, Châu Đốc là vùng biên thuỳ quan trọng ở tuyến biên giới Tây – Nam, nơi đây từng được coi là "phong vũ biểu" không chỉ trong mối quan hệ bang giao giữa Đàng Trong với Chân Lạp, mà nó còn là "hàn thử biểu" của mối giao thương Gia Định – Nam Vang. Do đó, con đường buôn bán Gia Định- Nam Vang không chỉ có tác động đến sự phát triển kinh tế của vùng đất này, mà còn ảnh hưởng đến tình hình chính trị, xã hội, giao lưu văn hoá của các cộng đồng cư dân trong khu vực.
Hiện nay bộ mặt kinh tế của Nam Bộ Việt Nam đã hoàn toàn khác xưa. Trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6%/năm, chiếm 60% sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 % của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40% của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là 31,4 triệu VNĐ/năm.
Danh lam thắng cảnh
Chợ Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh): Nằm ở trung tâm thành phố. Khởi công xây dựng từ năm 1912 và khánh thành năm 1914. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 cho chỉnh trang, sửa chữa lớn. Hiện nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh trong chợ. Hình ảnh chợ Bến Thành được dùng làm biểu tượng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Chợ Lớn (Thành phố Hồ Chí Minh): Khu mua bán sầm uất nhất thành phố, với rất đông người gốc Hoa sinh sống.
Địa đạo Củ Chi: Thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc. Địa đạo này là một kỳ quan rộng lớn và dài 250km. Đường hầm sâu dưới đất từ 3–8m. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, tầng 2 cách mặt đất 5m, tầng 3 cách mặt đất 8–10m.
Vũng Tàu: Là một trung tâm du lịch lớn. Bao gồm sự kết hợp hài hoà giữa quần thể thiên nhiên biển, núi và kiến trúc đô thị cùng các công trình như tượng đài, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất...
Khu sinh thái Bình Châu – Hồ Cốc: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 150km. Bình Châu cùng với rừng ngập mặn Vàm Sát đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là hai trong 65 "Khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới".
Toà Thánh Tây Ninh: Được xây dựng vào năm 1935, thuộc địa bàn phường Long Hoa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Có diện tích 12km2. Được xem là một trong những Thánh địa tôn giáo lớn nhất thế giới. Là nơi đặt trung ương giáo hội của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước: Nằm giữa sông Tiền, gồm 4 xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh, Đồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, khu vực này có nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng...
Làng Hoa Sa Đéc: Làng hoa Sa Đéc có vị trí nằm bên bờ sông Tiền thuộc tỉnh Đồng Tháp, khởi nguyên ban đầu là một Làng hoa Tân Quy Đông, một làng nghề truyền thống hơn 100 năm tuổi.
Chùa Kiến An Cung: hay còn gọi là chùa Ông Quách, tọa lạc ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, có niên đại trên trăm năm tuổi, là một công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hoá Trung Hoa và là một trong những điểm du lịch Đồng Tháp thu hút đông đảo khách đến tham quan. Công trình này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990.
Chợ nổi Ngã Bảy: Thuộc thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, là một chợ trên sông nổi tiếng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản.
Vườn Quốc gia Tràm Chim: Thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, có diện tích khoảng 7.588ha. Với hệ sinh vật phong phú đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới.
Chùa Tây An: Thuộc xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, do một vị quan triều Nguyễn đời Thiệu Trị (1847) là Tổng đốc Doãn Uẩn chỉ đạo xây dựng. Ngôi chùa có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, vẻ đẹp lộng lẫy.
Hà Tiên: Là một thành phố biên giới, tỉnh Kiên Giang. Hà Tiên được hình thành cách đây gần 300 năm có tên tuổi gắn liền với dòng họ Mạc. Là nơi hội tụ của nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ.
Côn Đảo: Thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 180 km. Bao gồm 14 đảo lớn, nhỏ, có địa thế hùng vĩ, có nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp cùng với di tích nhà tù nổi tiếng.
Đảo Phú Quốc: Nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 573km², dài 50km, nơi rộng nhất 25km. Ngoài đồi núi, đảo còn có đồng bằng, rừng tự nhiên.
Một số hình ảnh
<center> |
Thế vận hội Mùa đông 2002, hay Thế vận hội Mùa đông XIX, được tổ chức tại Thành phố Salt Lake, Utah (Hoa Kỳ) từ 8 tháng 2 đến 24 tháng 2 năm 2002. Tất cả có 76 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Sau đây là danh sách 76 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông 2002.
Môn thi đấu
Đã có 78 sự kiện tranh tài trong 7 môn thể thao (15 phân môn).
Trượt tuyết Alpine
Biathlon
Xe trượt băng (bobsleigh)
Trượt tuyết việt dã (cross-country skiing)
Bi đá trên băng (curling)
Trượt băng nghệ thuật (figure skating)
Trượt tuyết tự do (freestyle skiing)
Khúc côn cầu (hockey)
Luge
Trượt tuyết Nordic
Trượt băng vòng ngắn (short track speed skating)
Skeleton
Nhảy ski
Snowboarding
Trượt băng (speed skating)
Bảng tổng sắp huy chương |
Thế vận hội Mùa đông 1998, hay Thế vận hội Mùa đông XVIII, được tổ chức từ 7 tháng 2 đến 22 tháng 2 năm 1998 tại Nagano, Nhật Bản. Tất cả có 73 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Sau đây là danh sách 73 quốc gia tham dự Thế vận hội Mùa đông 1998.
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Hồ Tấn Quyền (1927-1963), nguyên là một sĩ quan Hải Quân cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Hải quân Đại tá. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Hải quân do Chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp quản và thành lập từ cơ sở Hải quân của Pháp chuyển giao cho Hải quân Việt Nam đặt tại một tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung Việt Nam. Ông là vị Tư lệnh thứ ba của Quân chủng Hải Quân từ tháng 8 năm 1959 cho đến khi bị sát hại vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.
Tiểu sử và binh nghiệp
Ông sinh ngày 1 tháng 11 năm 1927 tại Hải Châu, Đà Nẵng, trong một gia đình Nho học. Nguyên quán ông ở Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại trường Quốc học Khải Định Huế với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Tháng 8 cùng năm, ông thi vào trường Hàng hải Thương thuyền. Tháng 12 năm 1948, ông tốt nghiệp sĩ quan Thuyền trưởng Hàng hải, phục vụ ở ngành này cho đến khi gia nhập quân đội.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Cuối năm 1951, ông và một số sĩ quan Hàng hải được tuyển chọn gia nhập Hải quân Quân đội Quốc gia thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp. Theo học khóa 1 tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, khai giảng ngày 1 tháng 1 năm 1952. Với tổng số 9 khóa sinh, tất cả đều được đưa xuống Hàng không Mẫu hạm Arromanches để huấn luyện chuyên nghiệp, sau đó luân chuyển qua các Chiến hạm Viễn Đông của Hải quân Pháp (vì Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang đang trong thời kỳ xây dựng). Đến tháng 7, cả khóa trở lại Nha Trang tiếp tục thụ huấn. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy. Ra trường, ông được điều động phục vụ trong Giang đoàn Xung phong. Ngày 1 tháng 10 năm 1953, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy giữ chức Chỉ huy phó Giang đoàn Xung phong. Tháng 7 năm 1954, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy, nhận lãnh và làm Hạm trưởng đầu tiên Giang hạm HQ-535 do Hải quân Pháp chuyển giao cho Hải quân Việt Nam.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1956, sau một năm từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Hải khu Đà Nẵng. Thời điểm này ông cùng với Đại tá Linh Quang Viên là quan sát viên cuộc thao diễn Hải quân Liên phòng Đông Nam Á trên Hàng không Mẫu hạm Enterprise trong 15 ngày từ Singapore đến vịnh Subic Philippines. Đến giữa năm 1957, ông được cử làm Tham mưu trưởng trong Bộ Tư lệnh Hải quân do Thiếu tá Trần Văn Chơn làm Tư lệnh.
Thượng tuần tháng 8 năm 1959, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân thay thế Thiếu tá Trần Văn Chơn được cử đi du học trường Cao đẳng Hải chiến tại Hoa Kỳ. Ngày Quốc khánh tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá tại nhiệm. Ông được đánh giá là người có lòng nhiệt thành, tầm nhìn xa rộng và có công lao lớn trong việc xây dựng Quân chủng Hải quân. Đặc biệt ông rất trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Giữa năm 1960, ông có sáng kiến thành lập Lực lượng Hải thuyền để ngăn chận sự xâm nhập người và vũ khí của Quân đội Bắc Việt.
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, bộ đôi sĩ quan gồm: Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đích thân đem quân vào Dinh Độc Lập cứu nguy, khiến cho cuộc đảo chính vừa nổ ra đã bị thất bại. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, khi hai phi công Trung úy Nguyễn Văn Cử và Trung úy Phạm Phú Quốc dùng máy bay dội bom Dinh Độc Lập, ông chỉ đạo các Chiến hạm Hải quân, bắn đạn bay đan kín vùng trời, bảo vệ Tổng thống. Ngay sau đó ông được thăng cấp Hải quân Đại tá tại nhiệm. Ngày 3 tháng 1 năm 1963, ông được cử làm Chỉ huy trưởng cuộc hành quân "Sóng tình thương", bình định và an dân tại Năm Căn, Cà Mau.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, một số sĩ quan cao cấp trong quân đội đã tổ chức thành công cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông là một trong số rất ít sĩ quan chỉ huy thật sự trung thành với Ngô Đình Diệm.
Vào lúc 9 giờ 45 sáng ngày 1 tháng 11 đúng vào ngày sinh nhật của ông, ông bị sát hại dã man trên xa lộ Biên Hòa hướng đi lên Thủ Đức, chỉ vì ông không đồng thuận với nhóm tướng tá cầm đầu cuộc đảo chính. Cùng đi trên xe với ông có hai sĩ quan Hải quân dưới quyền là Thiếu tá Trương Học Lực, Chỉ huy trưởng Vùng 3 Sông ngòi và Đại úy Nguyễn Kim Hương Giang, Chỉ huy trưởng Giang đoàn 24 Xung phong kiêm Chỉ huy trưởng Đoàn Giang vận. Hai sĩ quan này được lệnh của các tướng cầm đầu cuộc đảo chính loại bỏ ông ra khỏi chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân nên đã lừa ông ra Thủ Đức và hạ sát ông tại rừng cao su. Vì nếu ông còn là Tư lệnh, ông sẽ chỉ huy Hải quân ứng cứu Tổng thống Diệm, với lòng trung thành của ông cộng với Lực lượng Hải quân lúc bấy giờ, có thể cuộc đảo chính sẽ đi đến chỗ thất bại. Ông bị sát hại khi mới 36 tuổi.
Ngay sau đó, Hội đồng Quân nhân Cách mạng do tướng Dương Văn Minh làm Chủ tịch liền bổ nhiệm Đại tá Chung Tấn Cang vào chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải Quân.
Gia đình
Phu nhân: Bà Lê Thị Bích Tùng
Ông bà có bảy người con gồm 1 trai, 6 gái:Hồ Tấn Bích Thủy (Trưởng nữ. Giáo sư Pháp văn), Hồ Tấn Bích Tiên, Hồ Tấn Bích Trà, Hồ Tấn Bích Thư, Hồ Tấn Bích Tuyền, Hồ Tấn Bích Trang, Hồ Tấn Phú Quốc.
Chú thích |
Họ Thiến thảo, (lấy từ chữ Hán: 茜草; danh pháp khoa học: Rubiaceae Juss. 1789) - có tài liệu phiên là thiên thảo, là một họ của thực vật có hoa, còn có thể gọi là họ cà phê, cỏ ngỗng. Trong một số sách giáo khoa tiếng Việt gọi là họ Cà phê, nhưng có thể gọi là họ Thiến thảo, lý do là tên gọi Rubiceae là dẫn xuất từ chi Rubia (thiến /thiên thảo) mà không là dẫn xuất từ chi Coffea (cà phê). Các loại cây phổ biến trong họ này bao gồm canh ki na, cây cà phê, câu đằng (Uncaria tonkinensis) và nhàu. Một số họ trước đây được chấp nhận (như Dialypetalanthaceae, Henriqueziaceae, Naucleaceae và Theligonaceae) hiện nay được đưa vào họ Rubiaceae theo các nghiên cứu di truyền học gần đây do Angiosperm Phylogeny Group tiến hành. Theo các định nghĩa hiện nay, có khoảng 611 chi và khoảng 13.150 loài thuộc về họ Rubiaceae.
Đặc điểm
Các loài thuộc họ này là loại cây gỗ, cây bụi hoặc nửa bụi, đôi khi là cây thân thảo hay dây leo. Lá mọc đối, luôn có lá kèm với nhiều hình dạng khác nhau. Hoa thường tập hợp thành cụm hình xim, đôi khi hình đầu, mẫu 5 hoặc 4. Đài và tràng đều hợp, tràng có tiền khai hoa thường vặn, đôi khi van hay lợp. Trong một vài trường hợp số thùy của tràng có thể lên tới 8-10. Số nhị thường bằng với số thùy tràng và nằm xen kẽ giữa các thùy, dính vào ống tràng hoặc họng tràng. Bộ nhụy gồm hai lá noãn dính nhau thành bầu dưới, hai buồng. Một vòi nhụy mảnh, đầu nhụy hình đầu hay chia hai. Mỗi buồng của bầu chứa một đến nhiều noãn đảo hay thẳng. Quả mọng, hạch hay quả khô (quả mở hoặc quả phân thành những hạch nhỏ). Hạt thường có phôi thẳng có nội nhũ hoặc đôi khi không có.
Phân bổ
Họ Thiến thảo (họ Cà phê) là một họ lớn (chỉ sau họ Cúc), phân bổ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít khi gặp ở vùng ôn đới. Tại Việt Nam hiện biết 90 chi với khoảng trên 400 loài, thường gặp nhiều trong rừng, tạo nên thành phần chủ yếu của tầng cây thấp.
Phân loại học
Theo The Plant List, họ Thiến thảo hay còn gọi là họ Cà-fê, gồm 617 chi và 13548 loài
Các chi được phân bổ trong các tông, và các tông này được đặt vào một trong ba phân họ đã được thừa nhận:
Phân họ Rubioideae
Anthospermeae
Argostemmateae
Coussareeae
Craterispermeae
Danaideae
Gaertnereae
Lasiantheae
Morindeae
Ophiorrhizeae
Paederieae
Perameae
Psychotrieae
Rubieae
Sabiceeae
Schradereae
Spermacoceae
Theligoneae
Urophylleae
Virectarieae
Phân họ Cinchonoideae
Calycophylleae
Catesbaeeae
Naucleeae
Chiococceae
Cinchoneae
Condamineeae
Coptosapelteae
Guettardeae
Hamelieae
Hillieae
Isertieae
Mussaendeae
Rondeletieae
Simireae
Exostema group
Phân họ Ixoroideae
Alberteae
Coffeeae
Cremisporeae
Gardenieae
Hippotideae
Ixoreae
Octotropideae
Pavetteae
Retiniphylleae
Sipaneeae
Vanguerieae |
Diếp cá hay giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo, tập thái (danh pháp khoa học: Houttuynia cordata) là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.
Phân bố
Loài của lục địa châu Á, phân bố từ Ấn Độ qua Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, diếp cá mọc hoang ở chỗ ẩm ướt.
Đặc điểm
Là một loại cỏ nhỏ, mọc quanh năm (evergreen), ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây thảo cao 15–50 cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn. Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.
Ngữ học
Theo Cương mục bản thảo của Lý Thời Trân, cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Từ chữ trấp, người Việt đã đọc trại đi thành giấp như luật biến âm tr thành gi (ví dụ như trời = giời, tro = gio).
Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).
Trong sách Xích cước y sanh thủ nêu những tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thoả (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).
Dân thợ mộc trong Nam xưa hay cữ ăn giấp cá vì họ cho rằng nếu không lúc cưa cây, cưa gỗ giấp vô mắt cá bị thương.
Tên tiếng Anh của nó là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn).
Thành phần hoá học
Tính theo g% như sau: Nước 91,5; protid 2,9; glucid 2,7, lipid 0,5, cellulose 1,8, dẫn xuất không protein 2,2, khoáng toàn phần 1,1
Tính theo mg%: calcium 0,3, kali 0,1, caroten 1,26, vitamin C 30.
Theo Đỗ Tất Lợi, trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu mà thành phần chủ yếu là methylnonylketon, decanonylacetaldehyde, chất myrcen và một ít alcaloid là cordalin, một hợp chất sterol v.v... Trong lá có quercitrin (0,2%); trong hoa và quả có isoquercitrin. Độ tro trung bình là 11,4%, tro không tan trong HCl là 2,7%.
Thu hoạch
Thu hoạch quanh năm. Ở Trung Quốc, người ta nhổ cây giấp cá vào mùa hè và thu hoạch rửa sạch rồi phơi khô.
Nông nghiệp
Lá giấp cá sắc nước rẩy để cây bông vải, lúa kiều mạch khỏi bị dòn úa (Trung Quốc thổ nông dược chí).
Ẩm thực
Giấp cá từ lâu đã được trồng lấy lá làm rau ăn. Tại tây nam Trung Quốc, chẳng hạn các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên, các rễ phụ cũng được dùng như là rau. Ở Việt Nam, giấp cá được dùng nhiều ở các tỉnh phía nam, thường dùng ăn lá sống kèm với nhiều món như thịt nướng, chả giò bún, gỏi cuốn...
Nhật đã có các công nghệ chế biến rau giấp cá thành các loại thực phẩm như trà rượu.
Trong ca dao
"Trầu vàng nhỏ lá, rau giấp cá nhai giòn
Khéo khen phụ mẫu sinh em mặt tròn dễ thương."
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè các rau.
Thứ ở hỗn hào,
Là rau ngành ngạnh.
Trong lòng không chánh,
Vốn thiệt rau lang...
...Ăn hơi tanh tanh,
Là rau dấp cá...
(Vè các loại rau) |
Họ Giấp cá (danh pháp khoa học: Saururaceae) là một họ thực vật thuộc bộ Hồ tiêu có 4 chi là Anemopsis, Gymnotheca, Houttuynia và Saururus (đồng nghĩa: Neobiondia), bao gồm 6 loài, có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, Nam Á và Bắc Mỹ.
Phân bố
Bắc Mỹ:
Anemopsis californica (Nutt.) Hook. & Arn.
Saururus cernuus L.
châu Á:
Saururus chinensis (Loureiro) Baillon
Houttuynia cordata Thunberg
Gymnotheca chinensis Decaisne
Gymnotheca involucrata S. J. Pei
Hình ảnh |
Athletic Bilbao (còn được biết đến với tên Athletic Club) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha, có trụ sở ở thành phố Bilbao, tỉnh Biscay và được thành lập vào năm 1898. Athletic Bilbao đang tham dự giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha (La Liga). Athlectic Bilbao là câu lạc bộ giàu truyền thống thứ ba tại Tây Ban Nha sau Real Madrid CF và F.C. Barcelona với 8 lần vô địch La Liga và Cúp Nhà vua Tây Ban Nha 23 lần. Cùng với Barcelona và Real Madrid, Athletic Bilbao chưa bao giờ xuống hạng. Sân nhà của Athletic Bilbao là sân vận động San Mamés với sức chứa 53.289 người.
Câu lạc bộ bóng đá nữ Athletic Bilbao cũng đồng thời giành được 4 chức vô địch giải bóng đá nữ chuyên nghiệp Tây Ban Nha (Primera División Femenina).
Athletic Bilbao là đối thủ "không đội trời chung" với Real Sociedad và Real Madrid CF. Trong đó, trận Derby xứ Basque giữa Athletic Bilbao và Real Sociedad là một trong những trận derby lâu đời nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Lịch sử
Bilbao FC, Athletic Club và Câu lạc bộ Bizcaya
Bóng đá đến với thành phố Bilbao bởi hai con đường riêng biệt, cả hai đều gắn liền đến nước Anh. Công nhân nhà máy Thép, nhà máy đóng tàu Anh và sinh viên Basque trở về từ trường học ở Anh đã đem bóng đá tới Bilbao. Vào cuối thế kỷ 19, Bilbao là một thành phố cảng hàng đầu của khu vực công nghiệp quan trọng với các mỏ sắt và nhà máy đóng tàu. Đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế Tây Ban Nha và kết quả là thu hút nhiều lao động nhập cư. Trong số đó có thợ mỏ từ phía Đông Bắc nước Anh, và công nhân nhà máy đóng tàu từ Southampton, Portsmouth và Sunderland. Các công nhân Anh đã mang bóng đá tới Tây Ban Nha theo họ. Trong những năm 1890 những công nhân này thành lập Câu lạc bộ Bilbao (Bilbao Football Club).
Trong khi đó, các sinh viên Basque qua lớp đào tạo đã thực hiện cuộc hành trình ngược lại. Họ đến Anh để nghiên cứu công trình dân dụng và thương mại. Trong thời gian ở Vương quốc Anh, các sinh viên nắm bắt và bắt đầu quan tâm đến bóng đá, sau đó, trên đường trở về Bilbao, họ sắp xếp một trận đấu với nhóm công nhân người Anh. Năm 1898, sinh viên thuộc Gymnasium Zamacois thành lập Athletic Club, tên đội sử dụng ngôn ngữ Anh. Năm 1901 một cuộc họp đã được tổ chức tại Cafe Garcia, nhiều quy tắc và quy định chính thức được thông qua. Năm 1902 hai CLB Bilbao đã thành lập một câu lạc bộ liên kết hai câu lạc bộ với nhau, được gọi là Bizcaya, trong lần đầu tiên xuất hiện tại Copa del Rey. Họ trở về với chiếc cúp sau khi đánh bại FC Barcelona trong trận chung kết. Điều này dẫn đến việc sáp nhập của hai câu lạc bộ, trở thành một Athletic Club thống nhất vào năm 1903. Cũng trong thời gian đó, sinh viên Basque cũng thành lập Athletic Club Madrid. Câu lạc bộ này sau đó phát triển thành Atlético Madrid. Ngày thành lập của câu lạc bộ là một chủ đề gây tranh cãi của giới chuyên môn. Câu lạc bộ tuyên bố năm thành lập là năm 1898, nhưng những người khác cho rằng năm 1901 hay 1903 mới là năm thành lập của câu lạc bộ.
Lần đầu tham dự La Liga
Athletic Bilbao không phải đội bóng Basque duy nhất đại diện cho xứ Basque năm 1920. Các câu lạc bộ khác như Real Unión, Arenas Club de Getxo và Real Sociedad cũng tham gia La Liga. Bốn câu lạc bộ là thành viên tham gia La Liga vào năm 1928 và tới năm 1930 CD Alaves gia nhập La Liga, trở thành câu lạc bộ thứ năm. Điều này có nghĩa là năm trong số mười câu lạc bộ ở Primera División - giải đấu quốc gia Tây Ban Nha đến từ xứ Basque. Câu nói "Con cantera y afición, no hace falta importación", dịch là "Với những đội bóng quê hương và người hâm mộ, không cần thiết phải nhập khẩu thêm gì nữa".
Kỉ nguyên Fred Pentland
Mùa giải 1930-31, Athletic Bilbao vô địch La Liga.
Năm 1921, một huấn luyện viên mới đến với câu lạc bộ là Fred Pentland, từ Racing de Santander. Năm 1923, ông đã dẫn dắt câu lạc bộ giành chiến thắng tại Copa del Rey. Ông đã cách mạng hóa cách chơi, bằng cách sử dụng lối chơi chuyền ngắn. Năm 1927, ông rời Athletic và dẫn dắt Athletico Madrid, Real Oviedo và tuyển quốc gia Tây Ban Nha. Năm 1929, ông trở lại Athletic và sau đó ông đã dẫn dắt Athletic vô địch La Liga / Copa del Rey hai lần liên tiếp vào các năm 1930 và 1931. Câu lạc bộ giành Copa del Rey bốn lần liên tiếp từ 1930 đến 1933, và họ cũng là Á quân La Liga trong năm 1932 và 1933. Năm 1931, Athletic Bilbao hủy diệt FC Barcelona 12-1, thất bại tồi tệ nhất trong lịch sử FC Barcelona.
Atlético Bilbao
Năm 1941, câu lạc bộ đổi tên thành Atlético Bilbao, sau một nghị định ban hành bởi Franco, cấm sử dụng tên ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ Tây Ban Nha và tháo dỡ các chính sách cũng như chỉ cho phép cầu thủ gốc Basque trong đội. Cùng năm đó, Telmo Zarra ra mắt lần đầu tiên. Trong 13 mùa giải tiếp theo, ông đã ghi 294 bàn thắng trong trên mọi mặt trận cho Atlético, thêm 20 bàn cho tuyển quốc gia Tây Ban Nha trong nhiều trận đấu. 38 bàn thắng trong mùa giải 1950-51 là một kỷ lục trong vòng 60 năm trước khi bị phá vỡ bởi Lionel Messi. Một cầu thủ vĩ đại khác thời đại này là José Luis Panizo. Năm 1943, câu lạc bộ giành cú đúp danh hiệu Liga / Copa del Generalísimo và sau đó họ vẫn giữ được danh hiệu vô địch Copa del Rey trong cả hai năm 1944 và 1945. Trong những năm đầu thập niên 1950, câu lạc bộ là một bức tranh bao gồm các huyền thoại Zarra, Panizo, Rafa Iriondo, Venancio, và Agustín Gaínza. Họ đã giúp câu lạc bộ giành chiến thắng tại Copa del Generalísimo vào năm 1950. Sự xuất hiện của HLV Ferdinand Daučík càng cải thiện sức mạnh của câu lạc bộ. Ông đã giúp đội bóng giành cú đúp khác trong năm 1956 và hơn nữa là giành hai Copa del Generalísimo vào năm 1955 và 1958. Năm 1956, câu lạc bộ cũng đã lần đầu tiên xuất hiện ở Cup châu Âu, nhưng bị Manchester United đánh bại.
Điều giúp câu lạc bộ thành công trong những năm 1930, năm 1940 và 1950 là những quy định nghiêm ngặt đối với cầu thủ nước ngoài. Trong hầu hết các trường hợp câu lạc bộ chỉ có thể có ba cầu thủ nước ngoài trong đội hình của mình, có nghĩa là ít nhất tám cầu thủ địa phương chơi trong mọi trận đấu. Trong khi Real Madrid và FC Barcelona phá vỡ những quy tắc này bằng cách sử dụng các cầu thủ công dân kép (có hai quốc tịch) như Alfredo Di Stéfano, Ferenc Puskás, José Santamaria và Ladislao Kubala, Athletic tuân thủ nghiêm ngặt chính sách Cantera của họ, mặc dù vậy chính sách lộ rõ sự thiếu linh hoạt. Những năm 1960, Real Madrid quá mạnh và chiếm ưu thế ở Tây Ban Nha, Atletico Bilbao chỉ có duy nhất một Copa del Rey giành được vào năm 1969. Giống như các đội bóng quốc tế khác, câu lạc bộ đã sử dụng quy tắc "Thế hệ trong gia đình", cho phép tuyển một số cầu thủ gốc Basque. Điều này cho phép Armando Merodio - người sinh ở Barcelona có cha mẹ gốc Basque, chơi cho câu lạc bộ. Trong những năm 1960, các cầu thủ khác như Jesús María Pereda, Miguel Jones, và José Eulogio Gárate đã bị bỏ qua. Mặc dù không ai trong số họ gốc Basque, cả ba chỉ lớn lên ở Basque nhưng được phân loại là cầu thủ gốc Basque; Gárate thậm chí có cha mẹ gốc Basque.
Năm 1960 chứng kiến sự xuất hiện của một huyền - thoại Athletic José Ángel Iribar. Những năm 1970, thành tích của câu lạc bộ không tốt hơn là bao với chỉ duy nhất một Copa del Rey giành được trong năm 1973. Trong tháng 12 năm 1976, trước một trận đấu với Real Sociedad, Iribar và đội trưởng Inaxio Kortabarria của Sociedad, mang Ikurriña - cờ xứ Basque cờ và đặt nó để thực hiện nghi thức tại vòng tròn giữa sân. Đây là lần đầu tiên lá cờ này được công khai kể từ cái chết của Francisco Franco. Năm 1977, câu lạc bộ đạt vào chung kết UEFA Cup, chỉ thua trên sân khách trước Juventus. Đến nay, câu lạc bộ sử dụng tên Athletic Bilbao.
Thời đại Bielsa
Trước khi bắt đầu mùa giải 2011-12, các thành viên của Câu lạc bộ Athletic Bilbao tổ chức cuộc bầu cử chủ tịch, chủ tịch đương nhiệm Fernando García Macua bị đánh bại bởi cựu cầu thủ phục vụ lâu dài cho câu lạc bộ trước kia Josu Urrutia. Một trong những cam kết mà Urrutia đã thực hiện là mang lại cựu Argentina và Chile - HLV trưởng Marcelo Bielsa dẫn dắt câu lạc bộ. Joaquín Caparrós rời câu lạc bộ với hợp đồng đã hết hiệu lực, ông đã cải thiện đáng kể tầm vóc của Athletic Bilbao. Bielsa gia nhập đã mang đến danh tiếng của việc sử dụng đội hình và chiến thuật độc đáo, và thiết lập thay đổi sao cho phù hợp với câu lạc bộ. Một số cầu thủ đã bắt đầu chơi ở vị trí không quen thuộc, bao gồm cả nhà vô địch World Cup - tiền vệ Javi Martínez, những người được sử dụng như một trung vệ và Óscar de Marcos, người dù đã được biết đến như một tiền vệ đã được sử dụng hậu vệ cánh trái. Kết quả bước đầu không được tốt và bản hợp đồng mới Ander Herrera bị chấn thương. Các cầu thủ bắt đầu điều chỉnh để thay đổi. Sau một chiến thắng trên sân của Real Sociedad, Athletic Bilbao có một quãng thời gian thăng hoa vào mùa thu trong đó bao gồm các chiến thắng trước Paris Saint-Germain, CA Osasuna và Sevilla FC cũng như hòa Valencia CF và FC Barcelona. Câu lạc bộ cũng vượt qua vòng bảng Europa League và đánh bại Lokomotiv Moskva ở vòng 32 đội.
Athletic sau đó làm nên chiến thắng 3-2 trước Manchester United trong trận lượt đi tại Old Trafford, họ tiếp tục đánh bạn đội bóng 3 lần vô địch châu Âu và loại họ khỏi giải đấu với một chiến thắng ấn tượng 2-1 trên sân nhà. Fernando Llorente và Oscar de Marcos ghi bàn trong cả hai lượt trận. Trong trận tứ kết lượt đi, họ đụng độ FC Schalke 04 của Đức và chiến thắng trận lượt đi 4-2, mặc dù bị dẫn 2-1 tới phút 72 khi Raul lập cú đúp. Athletic tiếp tục hòa trận lượt về gặp Schalke 2-2, để vào bán kết Europa League đối mặt với Sporting Lisbon. Athletic thua trận lượt đi ở Bồ Đào Nha 2-1 sau khi vượt lên dẫn trước, nhưng họ đã đánh bại Sporting 3-1 trên sân nhà bằng bàn thắng của Markel Susaeta,Ibai Gómez và Fernando Llorente ở phút 89 khiến khán giả nhà bùng nổ. Họ hiên ngang vào chung kết, 4-3 chung cuộc.
Trong trận chung kết cúp châu Âu chính thức đầu tiên của họ từ năm 1977, Athletic không thể duy trì mạch chiến thắng cũng như dành danh hiệu Cúp châu Âu sau 28 năm chờ đợi khi họ thua Atletico Madrid 3-0 nhờ sự tỏa sáng của Radamel Falcao. Trận chung kết diễn ra vào ngày 09 tháng 5 năm 2012 tại Arena Naţională ở Bucharest, Romania.
Mặc dù suy sụp bởi thất bại này, vẫn còn có một cơ hội khác cho Athletic Club để đòi vinh quang với một lối chơi tích cực và kết quả của mùa giải đầu tiên không thể nói trước được điều gì. Sau khi đạt Copa del Rey 2012, đánh bại CD Mirandés, Athletic phải đối mặt với gã khổng lồ FC Barcelona, đội bóng tỏ ra vượt trội về đẳng cấp so với Athletic và kết quả là 3-0 nghiêng về phía Barcelona. Tuy nhiên, việc trở thành Á quân Copa de Rey có nghĩa là Athletic đủ điều kiện tham dự UEFA Europa League, mặc dù họ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 10.
Trước khi bắt đầu mùa giải 2012-13, Athletic đã trải qua một khoảng thời gian với một số xáo trộn. Sau khi gây ấn tượng tại Europa League, rất nhiều cầu thủ hàng đầu (theo truyền thông đồn) đã được các câu lạc bộ ở Anh, Ý và Đức nhòm ngó, và họ có thể cung cấp mức lương cao hơn và còn có thể được thi đấu ở Champions League. Trong đó, tiền đạo Fernando Llorente, người có hợp đồng đã gần kết thúc, không đồng ý một bản hợp đồng mới mới do nhu cầu tăng lương của mình (bị cáo buộc cao hơn nhiều so với mức trung ở câu lạc bộ, nhưng ít hơn so với một số tiền đạo hàng đầu khác ở những giải đấu khác). Và khi vị trí của mình bị lung lay, Javi Martínez muốn ra đi. Với tình hình tài chính của câu lạc bộ tương đối tốt và với một số trường hợp, nếu có, họ có những thay thế có sẵn dựa theo chính sách Basque của họ, Athletic có lập trường cứng rắn về vấn đề này, bất kỳ cầu thủ muốn rời khỏi sẽ phải đáp ứng điều khoản hợp đồng mua đứt. Martinez đã làm như vậy, gia nhập Bayern Munich trước thời hạn chuyển giao sau khi cầu thủ và đội bóng Đức đã đồng ý một thỏa thuận để tài trợ cho các khoản giá trị €40m, bất chấp sự từ chối của Athletic. Llorente thất bại trong việc đảm bảo một thỏa thuận như vậy và vẫn là một cầu thủ Athletic vào lúc đóng cửa của thị trường chuyển nhượng, mâu thuẫn vốn đã phát triển giữa anh và quản lý câu lạc bộ. Martínez và Llorente - được cho là hai cầu thủ quan trọng nhất trong 5 mùa trước - phải đối mặt với tình trạng phản bội người hâm mộ khi họ tìm đường ra đi, mà không đồng ý cải thiện để hòa hợp.
Tình hình là phức tạp hơn nữa khi Marcelo Bielsa có một bất đồng lớn với các nhà thầu thực hiện việc cải thiện sân tập CLB Lezama. ông cảm thấy họ không phù hợp, chi phí lại đắt đỏ và chậm tiến độ, do đó hủy chuyến chuẩn bị trước mùa giải của ông với đội. Các tranh chấp trở thành một cuộc ẩu đả, tiếp theo Bielsa tuyên bố chỉ trích công việc - mà hệ thống phân cấp câu lạc bộ có phần tách mình ra. Đã có giai đoạn, huấn luyện viên người Argentina dường như đã rời vị trí của mình, và mặc dù vấn đề này cuối cùng đã được giải quyết,nó không phải là bầu không khí tích cực của câu lạc bộ mong muốn khi mùa giải tiếp mới sắp bắt đầu. Tiền đạo giàu kinh nghiệm Aritz Aduriz trở về từ Valencia CF và Ismael López là bản hợp đồng mới khác. Cùng với việc bán Javi Martinez, lão hóa đội hình bởi Koikili, Igor Gabilondo và Aitor Ocio vào cuối mùa giải, họ theo dõi cầu thủ chạy cánh David López và hậu vệ Ustaritz vào ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng.
Với bối cảnh không chắc chắn này, cùng với chấn thương của một số cầu thủ trong đội hình có lẽ không ngạc nhiên khi Athletic bắt đầu mùa giải của họ với một số kết quả nghèo nàn. Không có sự hiện diện của Llorente, mặc dù Aduriz có khả năng, các chiến thuật sử dụng các cầu thủ được coi là tiền vệ phòng thủ để tăng cấp độ kỹ thuật chung của đội bóng được xem là phản tác dụng phần nào khi đối thủ tạo ra cơ hội một cách dễ dàng đến mức báo động. Trong 8 trận đấu đầu tiên của họ (4 ở La Liga và 4 ở vòng sơ loại Europa League), Athletic ghi được 21 bàn thắng nhưng thủng lưới tới 18. Tiền vệ triển vọng Iñigo Ruiz de Galarreta cũng kết thúc mùa giải sớm với một chấn thương dây chằng trước.
Mặc dù Athletic tham gia vòng bảng Europa League, họ đã có nguy cơ bị loại khi chỉ giành một điểm duy nhất trong bốn trận đầu tiên. Tại Copa del Rey, Athletic bối rối ở sân nhà khi họ bị đánh bại trong trận mở màn bởi SD Eibar - câu lạc bộ như là công ty con Athletic Bilbao. Bilbao bị loại một cách không thể ngẩng đầu lên được bởi một đội bóng yếu hơn của xứ Basque. Trớ trêu thay, một cựu cầu thủ Athletic Bilbao, Mikel Arruabarrena, ghi bàn thắng loại câu lạc bộ cũ của mình. Một tuần trước đó, tại trận đấu cuối cùng ở Cúp châu Âu,trên sân vận động của Sparta Prague họ có một trận hòa 0-0.
Mặc dù chỉ còn lại một giải đấu để tập trung vào,Athletic vẫn bất thường. Họ vẫn tiếp tục chiếm ưu thế kiểm soát bóng và tạo cơ hội, vấn đề công làm thủ phá bởi gây ra sự mệt mỏi khiến thủng lưới và nhiều và hơn nữa số điểm họ giành được giảm. Tại San Mames, họ chiến thắng Atlético Madrid sau thất bại trước Zaragoza và Rayo và tiếp theo là khủng hoảng sâu hơn nữa khi để Espanyol đánh bại (0-4) và thua Real Sociedad, và chiến thắng Osasuna, Valencia và Granada trong tháng ba, do đó giảm lo ngại về nguy cơ xuống hạng. Với hậu vệ Fernando Amorebieta bị chấn thương, sau đó ra khỏi đội hình chính thức và rời khỏi câu lạc bộ, Bielsa đôn hậu vệ trẻ người Pháp Aymeric Laporte lên như một sự thay thế tiềm năng. Sự thiếu kinh nghiệm khiến cho anh này dẫn đến một số sai lầm (và hai thẻ đỏ) mặc dù tốc độ và kỹ năng của anh này có tiềm năng trong tương lai. Laporte đã ký một hợp đồng dài hạn với câu lạc bộ.
Athletic bất bại trong tháng Tư và đầu tháng Năm (bao gồm cả trận hòa với Barcelona), và do kết quả kém từ các đối thủ, họ có khả năng đủ điều kiện tham dự cúp châu Âu một lần nữa bất chấp tất cả những khó khăn của mùa giải. Tuy nhiên niềm tin dập tắt trong thất bại 0-1 đến một UD Levante, và trận đấu đó là tổng kết mùa giải: tiềm năng đáng kể và mang niềm hy vọng của sự thành công với bối cảnh của niềm tự hào truyền thống trong một đấu trường mang tính biểu tượng đó sẽ sớm được phát triển, nhưng cuối cùng kết thúc với một kết quả đáng thất vọng không đạt kì vọng, được sự phấn khích của các mùa giải trước và sự đồng thuận của cả câu lạc bộ và và người hâm mộ có thể nhìn ra đây là một đội hình các cầu thủ và huấn luyện viên đã có thể thực hiện tốt hơn.
Những điểm sáng trong chiến dịch áp đảo thuộc về Athletic Bilbao, mà cầu thủ trẻ thực hiện tốt trong suốt mùa giải và thăng hạng Liga Adelante, nuôi hy vọng một số đội hình có thể cung cấp nhiều hơn cầu thủ dự phòng khẩn cấp cho đội bóng sau mùa giải. Các một điều chắc chắn sẽ là Athletic sẽ được chơi trong một sân vận động mới, San Mames Barria, mặc dù trong một trạng thái chưa hoàn thành một phần.
Fernando Llorente rời câu lạc bộ tới Juventus sau khi hội đồng quản trị Athletic liên tục bác bỏ các lựa chọn của bất kỳ bản hợp đồng nào liên quan đến một khoản phí trong kỳ chuyển nhượng mùa đông, ngôi sao này ngồi trên ghế dự bị ở Athletic và mất phong độ. Amorebieta, người cũng không đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch sau này, chuyển tới Fulham.
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 8
1929–30, 1930–31, 1933–34, 1935–36, 1942–43, 1955–56, 1982–83, 1983–84
Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 23
1903, 1904, 1909, 1911, 1914, 1915, 1916, 1921, 1923, 1930
1931, 1932, 1933, 1943, 1944, 1944–45, 1449–50, 1955, 1956, 1958
1969, 1972–73, 1983–84
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 4
1950, 1984, 2015, 2020
Cúp UEFA:
Á quân (2): 1976–1977, 2011–2012
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Đội dự bị
Cho mượn
Trang phục áo đấu
Nhà tài trợ
Chú thích |
Club Atlético de Madrid (; nghĩa là "Câu lạc bộ thể thao của Madrid") thường được biết đến với cái tên Atlético Madrid, hay đơn giản là Atlético, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha có trụ sở tại Madrid, hiện đang thi đấu tại La Liga. Câu lạc bộ tổ chức các trận đấu sân nhà tại Metropolitano, có sức chứa 68.456 chỗ ngồi.
Về mặt số lần vô địch giải đấu, Atlético Madrid là câu lạc bộ thành công thứ ba trong bóng đá Tây Ban Nha - sau Real Madrid và Barcelona. Atlético đã giành chức vô địch La Liga mười một lần, bao gồm cú đúp giải đấu và cúp năm 1996; giành Copa del Rey mười lần; hai Supercopas de España, một Copa Presidente FEF và một Copa Eva Duarte; tại châu Âu, họ đã giành European Cup Winners' Cup năm 1962, là á quân vào các năm 1963 và 1986, là á quân UEFA Champions League vào các năm 1974, 2014 và 2016, đã giành chức vô địch Europa League vào các năm 2010, 2012 và 2018, và giành chức vô địch UEFA Super Cup vào các năm 2010, 2012 và 2018 cũng như 1974 Intercontinental Cup.
Trong suốt lịch sử, câu lạc bộ đã được biết đến bằng một số biệt danh, bao gồm Los Colchoneros ("Những người làm đệm"), do các dải màu của đội hình đầu tiên cùng màu với những chiếc đệm truyền thống. Trong những năm 1970, họ được biết đến với tên Los Indios, một số người cho rằng điều này là do câu lạc bộ ký hợp đồng với một số cầu thủ Nam Mỹ sau khi hạn chế về việc ký hợp đồng với cầu thủ nước ngoài được gỡ bỏ. Tuy nhiên, cũng có một số lý thuyết khác cho rằng họ được đặt tên như vậy bởi vì sân vận động của họ được "cắm trại" trên bờ sông, hoặc bởi vì Los Indios (Người Ấn Độ) là kẻ thù truyền thống của Los Blancos (Những người Trắng), đó là biệt danh của đối thủ cùng thành phố, Real Madrid. Felipe VI, vua của Tây Ban Nha, đã là chủ tịch danh dự của câu lạc bộ kể từ năm 2003.
Lịch sử
Nền tảng và năm đầu tiên (1903-1939)
Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 26 tháng 4 năm 1903 như Athletic Club de Madrid bởi ba học sinh Basque sống ở Madrid. Những người sáng lập đã nhìn thấy câu lạc bộ mới như là một chi nhánh thanh niên của đội thời thơ ấu của họ, Athletic Bilbao. Năm 1904, họ được các thành viên bất đồng chính kiến của Real Madrid tham gia. Họ bắt đầu chơi màu xanh và trắng, tương tự như Athletic Bilbao, nhưng đến năm 1911, Athletic đã chơi với màu đỏ và sọc trắng hiện tại. Nhiều người tin rằng sự thay đổi này đã bị ảnh hưởng bởi vì những chiếc sọc đỏ và trắng là các sọc rẻ nhất, vì sự kết hợp giống nhau đã được sử dụng để làm nệm giường, và vải không dùng được dễ dàng chuyển thành áo sơ mi bóng đá. Phát hiện ra một lựa chọn rẻ hơn có thể thuyết phục họ thay đổi và ảnh hưởng đến câu lạc bộ Madrid được gọi là biệt danh Los Colchoneros. Một lý do hợp lý khác để thay đổi màu sắc là cả Athletic Bilbao và Athletic Madrid đều mua các bộ dụng cụ màu trắng và trắng của Blackburn Rovers ở Anh. Một lần vào năm 1911, Juanito Elorduy, cựu cầu thủ và thành viên ban giám đốc Athletic Madrid, đã sang Anh để mua bộ dụng cụ cho cả hai đội. Khi anh ta thất bại trong việc tìm mua các bộ dụng cụ của Blackburn Rovers, anh ấy đã mua những chiếc áo đỏ và trắng của Southampton. Athletic Madrid đã thông qua chiếc áo đỏ và trắng nhưng đã chọn để giữ những chiếc quần short màu xanh của Blackburn Rovers, dẫn tới họ cũng được biết đến với cái tên Los Rojiblancos.
Căn cứ đầu tiên của Atlético, Ronda de Vallecas, nằm trong khu vực tầng lớp lao động cùng tên ở phía nam thành phố. Vào năm 1919, Compañía Urbanizadora Metropolitana - công ty điều hành hệ thống thông tin liên lạc ngầm ở Madrid - đã có được một số đất, gần Đại học Ciudad. Và vào năm 1921, Athletic Madrid đã trở thành độc lập của câu lạc bộ phụ huynh Athletic Bilbao. Là một phần của dự án này, công ty đã xây dựng một sân vận động thể thao mang tên sân vận động Metropolitano de Madrid, và Athletic đã có một ngôi nhà mới với sức chứa 35.800 chỗ. Metropolitano đã được sử dụng cho đến năm 1966, khi họ chuyển tới Vicente Calderón mới.
Trong những năm 1920, Athletic đã giành Campeonato del Centro ba lần và là Copa del Rey chạy vào năm 1921; Trớ trêu thay, trận chung kết này đã khiến họ phải đối mặt với CLB bóng đá Athletic Bilbao, cũng như vào cuối năm 1926. Dựa vào kỷ lục này, họ được mời tham dự Primera División của La Liga lần đầu tiên vào năm 1928. Trong mùa La Liga ra mắt của họ, câu lạc bộ được quản lý bởi Fred Pentland, nhưng sau hai mùa giải ở Primera División, họ lại xuống hạng Segunda División. Họ quay trở lại La Liga một thời gian ngắn vào năm 1934 nhưng sau đó lại xuống hạng vào năm 1936 sau khi Josep Samitier tiếp tục vào giữa mùa giải từ Pentland. May mắn thay cho Los Colchoneros, Cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha đã làm cho câu lạc bộ phải nghỉ ngơi, vì Real Oviedo đã không thể chơi được do sự phá hủy sân vận động của họ trong các vụ đánh bom. Như vậy, cả La Liga và Athletic đều bị trì hoãn, sau đó là chiến thắng trong trận play-off với Osasuna, nhà vô địch của giải Segunda División.
Athletic Aviación de Madrid (1939-1947)
Đến năm 1939, khi La Liga tiếp tục, Athletic đã sáp nhập với Aviación Nacional của Zaragoza để trở thành Athletic Aviación de Madrid. Aviación Nacional được thành lập vào năm 1939 bởi các thành viên của Không quân Tây Ban Nha. Họ đã được hứa hẹn một nơi trong Primera División cho mùa giải 1939-40, chỉ để bị từ chối bởi RFEF. Như một sự thỏa hiệp, câu lạc bộ này sáp nhập với Athletic, đội đã mất 8 cầu thủ trong suốt cuộc nội chiến. Nhóm nghiên cứu đã được trao một chỗ trong 1939-1940 chiến dịch La Liga chỉ như là một thay thế cho Real Oviedo. Với huyền thoại Ricardo Zamora là người quản lý, câu lạc bộ sau đó đã giành danh hiệu La Liga đầu tiên của mùa giải đó và giữ lại chức vô địch năm 1941. Cầu thủ có ảnh hưởng nhất trong những năm này là đội trưởng Germán Gómez, người đã được ký kết từ Racing de Santander năm 1939. Anh chơi tám mùa liên tiếp cho Rojiblancos cho đến chiến dịch 1947-48. Từ vị trí tiền vệ trung tâm của mình, anh đã lập một tiền vệ huyền thoại cùng với Machín và Ramón Gabilondo. Năm 1941, một nghị định do Francisco Franco cấm đội từ việc sử dụng tên nước ngoài và câu lạc bộ trở thành Atlético de Aviacion Madrid. Năm 1947, câu lạc bộ quyết định từ bỏ tên của hiệp hội quân đội và đặt căn cứ vào tên hiện tại của CLB Atlético de Madrid. Cùng năm đó, Atlético đã đánh bại Real Madrid 5-0 tại Metropolitano, chiến thắng lớn nhất của họ trước đối thủ này.
Thời kỳ hoàng kim (1947-1965)
Dưới thời Helenio Herrera và với sự giúp đỡ của Larbi Benbarek, Atlético lại vô địch La Liga vào các năm 1950 và 1951. Với sự ra đi của Herrera vào năm 1953, câu lạc bộ bắt đầu tụt lại phía sau Real Madrid và Barcelona và trong khoảng thời gian còn lại của những năm 1950, họ phải cạnh tranh với Athletic Bilbao để giành danh hiệu đội thứ ba ở Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, trong những năm 1960 và 1970, Atlético Madrid đã thách thức Barcelona cho vị trí thứ hai. Mùa giải 1957-58 chứng kiến Ferdinand Daučík dẫn dắt Atlético, nơi anh dẫn họ tới vị trí thứ hai tại La Liga. Điều này dẫn đến việc Atlético đủ điều kiện tham dự Cúp C1 châu Âu 1958-1959, vì đội vô địch La Liga, Real Madrid, là đương kim vô địch châu Âu. Được truyền cảm hứng từ tiền đạo trung tâm người Brazil Vavá và Enrique Collar, Atlético đã lọt vào bán kết sau khi đánh bại Drumcondra, CSKA Sofia và Schalke 04. Ở bán kết, họ đã gặp Real Madrid, đội đã thắng trận lượt đi với tỷ số 2-1 tại sân nhà Santiago Bernabéu trong khi Atlético thắng 1-0 tại Metropolitano. Trận đấu được đá lại và Real thắng 2-1 tại Zaragoza.
Tuy nhiên, Atlético đã phục thù được khi dưới sự dẫn dắt của cựu huấn luyện viên Real José Villalonga, họ đã đánh bại Real trong hai trận chung kết Copa del Rey liên tiếp vào năm 1960 và 1961. Năm 1962, họ giành chức vô địch Cúp Cúp Châu Âu, đánh bại Fiorentina 3-0 sau khi phát lại. Thành tích này có ý nghĩa quan trọng đối với câu lạc bộ, vì Cup Winners 'Cup là chiếc cúp châu Âu duy nhất mà Real Madrid không bao giờ giành được. Một năm sau đó câu lạc bộ đạt đến 1963 cuối cùng, nhưng thua English phía Tottenham Hotspur 5-1. Enrique Collar, người tiếp tục là một cầu thủ có ảnh hưởng trong thời đại này, bây giờ đã có sự tham gia của những tiền vệ như Miguel Jones và tiền vệ trung tâm Adelardo.
Các năm tốt nhất của Atlético trùng hợp với các đội Real Madrid thống trị. Giữa năm 1961 và 1980, Real Madrid đã thống trị La Liga, giành chiến thắng trong cuộc thi 14 lần. Trong thời kỳ này, chỉ có Atlético đã đưa ra bất kỳ thách thức nghiêm trọng nào cho Real, giành chức vô địch La Liga vào những năm 1966, 1970, 1973 và 1977 và kết thúc giải đấu năm 1961, 1963 và 1965. Câu lạc bộ đã thành công hơn nữa khi giành Copa del Rey vào ba lần vào năm 1965, 1972 và 1976. Năm 1965, khi họ kết thúc khi La Liga chạy đến Real sau một trận đấu dữ dội cho danh hiệu, Atlético đã trở thành đội đầu tiên đánh bại Real ở Bernabéu trong tám năm.
Chung kết Cúp Châu Âu (1965-1974)
Các tay vợt nổi tiếng từ thời này bao gồm Adelardo và các cầu thủ thường xuyên Luis Aragonés, Javier Irureta và José Eulogio Gárate, đội Pichichi ba lần vào năm 1969, 1970 và 1971. Trong những năm 1970, Atlético cũng tuyển mộ một số nhân viên Argentina, Rubén Ayala, Panadero Díaz và Ramón "Cacho" Heredia cũng như HLV Juan Carlos Lorenzo. Lorenzo tin tưởng vào kỷ luật, thận trọng và phá vỡ lối chơi của đối phương, và mặc dù gây nhiều tranh cãi, phương pháp của anh đã thành công - sau khi chiến thắng La Liga năm 1973, câu lạc bộ đã vươn tới Chung kết Cúp Châu Âu 1974. Trên đường đến trận chung kết, Atlético đã đánh bại Galatasaray, Dinamo Bucureşti, Red Star Belgrade và Celtic. Trong trận lượt đi của bán kết gặp Celtic, Atlético có Ayala, Díaz, và thay Quique tất cả bị đuổi khỏi sân trong một cuộc gặp gỡ cứng đã chiến đấu trong những gì đã được báo cáo là một trong những trường hợp tồi tệ nhất của hoài nghi hà giải đấu đã chứng kiến. Do chủ nghĩa hoài nghi này, họ đã có một trận hòa 0-0, tiếp theo là chiến thắng 2-0 trong trận lượt về với các bàn thắng của Gárate và Adelardo. Tuy nhiên, trận chung kết tại sân vận động Heysel là một sự mất mát cho Atlético. Đối đầu với đội Bayern Munich bao gồm Franz Beckenbauer, Sepp Maier, Paul Breitner, Uli Hoeneß và Gerd Müller, Atlético đã thi đấu trên chính họ. Mặc dù thiếu Ayala, Díaz và Quique thông qua đình chỉ, họ đã đi trước trong thêm thời gian chỉ còn lại bảy phút. Aragonés ghi bàn bằng một cú đá miễn phí, trông như người chiến thắng, nhưng ở phút cuối cùng của trận đấu, hậu vệ Georg Schwarzenbeck của Bayern cân bằng với một cú sút xa 25 yard mà thủ môn Miguel Reina của Atlético bất động. Trong một phát lại tại Heysel hai ngày sau đó, Bayern giành chiến thắng 4-0 thuyết phục, với hai bàn thắng của Hoeneß và Müller.
Những năm Aragonés (1974-1987)
Không lâu sau khi thất bại tại Cúp Châu Âu, Atlético đã bổ nhiệm cầu thủ kỳ cựu Luis Aragonés làm huấn luyện viên. Aragonés sau đó đã từng là huấn luyện viên trong bốn dịp riêng biệt, từ năm 1974 đến năm 1980, từ năm 1982 đến năm 1987 một lần nữa năm 1991 cho đến năm 1993 và cuối cùng từ 2002 đến 2003. Thành công đầu tiên của ông đã nhanh chóng như Bayern Munich đã từ chối tham gia vì tắc nghẽn cố định Trong Cúp Intercontinental và khi họ giành chức vô địch Cúp Châu Âu, Atlético đã được mời thay thế. Các đối thủ của họ là Independiente của Argentina, và sau khi thua 1-0, họ đã giành chiến thắng 2-0 với bàn thắng của Javier Irureta và Rubén Ayala.
Trong suốt nhiệm vụ thứ hai của mình, Aragonés dẫn đầu câu lạc bộ tới La Liga và giành huy chương tại Copa del Rey, cả năm 1985. Anh đã nhận được sự trợ giúp đáng kể từ Hugo Sánchez, người đã ghi được 19 bàn thắng ở giải đấu và giành chiến thắng Pichichi. Sánchez cũng ghi hai bàn trong trận chung kết cúp như Atlético đánh bại Athletic Bilbao 2-1. Tuy nhiên, Sánchez chỉ ở lại câu lạc bộ trong một mùa giải trước khi anh chuyển tới Real Madrid. Mặc dù mất Sánchez, Aragones tiếp tục dẫn dắt câu lạc bộ để thành công trong Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha trong năm 1985 và sau đó hướng dẫn họ đến Cúp European Cup Winners' cuối cùng trong năm 1986. Atlético, tuy nhiên, đã thua trận chung kết thứ ba liên tiếp ở châu Âu, Lần này 3-0 cho Dynamo Kyiv.
Các Jesús Gil năm (1987-2003)
Năm 1987, chính trị gia gây tranh cãi và doanh nhân Jesús Gil trở thành chủ tịch câu lạc bộ, điều hành câu lạc bộ cho đến khi ông từ chức vào tháng 5 năm 2003.
Atlético đã không giành được La Liga trong mười năm và đã tuyệt vọng cho sự thành công của giải đấu. Ngay sau đó, Gil đã dành rất nhiều thời gian, mang về một số hợp đồng đắt giá, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh người Bồ Đào Nha Paulo Futre, người vừa đoạt cúp châu Âu với Porto. Tuy nhiên, tất cả chi tiêu này chỉ mang lại hai danh hiệu Copa del Rey trong năm 1991 và 1992 khi danh hiệu giải đấu tỏ ra khó nắm bắt. Các Atlético gần nhất đến giải La Liga là mùa giải 1990-91 khi họ kết thúc chạy bằng mười điểm cho Johan Cruyff của Barcelona. Trong quá trình, Gil đã phát triển một danh tiếng tàn nhẫn do cách thức mà ông điều hành câu lạc bộ. Để theo đuổi thành công của giải đấu, anh đã thuê và sa thải một số huấn luyện viên nổi tiếng như César Luis Menotti, Ron Atkinson, Javier Clemente, Tomislav Ivić, Francisco Maturana, Alfio Basile cũng như huyền thoại của đội bóng Luis Aragonés.
Gil cũng đóng cửa học viện trẻ của Atlético vào năm 1992, một hành động sẽ chứng minh quan trọng thành viên học viện do 15 tuổi Raúl người, kết quả là, đã đi khắp thành phố để sau đó đạt được sự nổi tiếng trên toàn thế giới với các đối thủ Real Madrid. Động thái này được đưa ra như là một phần của kế hoạch tái cấu trúc kinh doanh của Gil được khởi xướng bởi câu lạc bộ; Atlético đã trở thành một Sociedad Anonima Deportiva, một cơ cấu công ty được hưởng lợi từ tình trạng pháp lý đặc biệt được đưa ra gần đây theo luật doanh nghiệp của Tây Ban Nha, cho phép các cá nhân mua và bán cổ phiếu của câu lạc bộ.
Trong chiến dịch giải đấu 1994-95, Atlético chỉ tránh được xuống hạng nhờ trận hòa vào ngày cuối cùng của mùa giải. Điều này đã thúc đẩy một sự thay đổi quản lý khác cùng với việc giải phóng mặt bằng bán buôn trong suốt mùa hè năm 1995. Một phần bất ngờ, trong mùa giải 1995-1996, Radomir Antić mới đến, với một đội gồm các cổ động viên: Toni, Roberto Solozábal, Delfi Geli, Juan Vizcaíno, José Luis Caminero, Diego Simeone và Kiko, cũng như các vụ mua lại mới Milinko Pantić, Luboslav Penev, Santi Denia và José Francisco Molina cuối cùng cũng đã giành được nhiều danh hiệu vô địch sau khi Atlético giành được chiến thắng của La Liga / Copa del Rey.
Mùa giải tiếp theo, 1996-97, lần đầu tiên câu lạc bộ tham gia Champions League. Với sự mong đợi và tham vọng, các hợp đồng chuyển nhượng mùa hè đáng chú ý nhất là tiền đạo Juan Esnáider từ Real Madrid và Radek Bejbl, người đã có một màn trình diễn tuyệt vời cho Cộng hòa Séc tại Euro 1996. Chơi trên hai mặt trận, Atlético rơi ra khỏi danh hiệu vô địch ngay từ đầu, trong khi ở Champions League, họ đã bị Ajax đánh bại trong một thời gian dài ở vòng tứ kết. Trước mùa giải 1997-98, chi tiêu nặng nề tiếp tục với các bản hợp đồng của Christian Vieri và Juninho. Tuy nhiên, tất cả thành công đều tạo ra sự thay đổi nhỏ trong chiến lược của Gil, Và mặc dù Antić sống sót qua ba mùa liên tiếp phụ trách, anh đã được thay thế vào mùa hè năm 1998 với Arrigo Sacchi, người chỉ còn lại vị trí quản lý trong vòng chưa đầy sáu tháng. Antić sau đó trở lại một thời gian ngắn vào đầu năm 1999 chỉ để được thay thế bởi Claudio Ranieri vào cuối mùa giải. Mùa 1999-2000 chứng tỏ là tai hại cho Atlético. Vào tháng 12 năm 1999, Gil và ban giám đốc của ông đã bị đình chỉ trong khi điều tra về việc sử dụng sai của các quỹ của câu lạc bộ, với quản lý do chính phủ José Manuel Rubí điều hành các hoạt động hàng ngày của Atlético. Với việc bãi nhiệm chủ tịch câu lạc bộ Jesús Gil và ban lãnh đạo của anh, các cầu thủ đã thi đấu tồi tệ và câu lạc bộ lúng túng. Ranieri đã từ chức với câu lạc bộ ngồi thứ 17 trên 20 trong bảng xếp hạng và hướng về phía xuống hạng. Antić, trở lại với đợt tập huấn thứ ba, đã không thể ngăn cản điều không tránh khỏi. Mặc dù đạt được Copa del Rey cuối cùng, Atlético đã được xuống hạng.
Atlético đã trải qua hai mùa giải ở Segunda División, sau đó giành chức vô địch Segunda División vào năm 2002. Luis Aragonés là lần thứ tư và cũng là huấn luyện viên của Atlético, người đã đưa họ trở lại Primera División. Anh cũng huấn luyện đội bóng trong mùa giải tới, và cho Fernando Torres của anh ra mắt tại La Liga.
Thời kỳ Aguirre (2006-2009)
Năm 2006, Atlético đã ký các tiền vệ Bồ Đào Nha Costinha và Maniche, cũng như tiền đạo người Argentina Sergio Agüero. Vào tháng 7 năm 2007, Fernando Torres đã rời câu lạc bộ Liverpool với giá 26,5 triệu bảng, trong khi Luis García đã chuyển hướng ngược lại vào cùng thời điểm trong một vụ chuyển nhượng không liên quan. Câu lạc bộ cũng đã mua Uruguay quốc tế và tiền thân của European Golden Boot / Pichichi chiến thắng Diego Forlán cho khoảng 21.000.000 € từ Villarreal. Các bổ sung khác bao gồm cầu thủ chạy cánh người Bồ Đào Nha Simão từ Benfica và cầu thủ chạy cánh José Antonio Reyes với giá 12 triệu Euro.
Vào tháng 7 năm 2007, hội đồng Atlético đã đạt được một thỏa thuận với Thành phố Madrid để bán đất nơi sân vận động của họ nằm và di chuyển câu lạc bộ đến sân vận động Olympic của thành phố. Tuy nhiên, sân vận động mới sẽ thay đổi tay vào năm 2016 và thuộc sở hữu của câu lạc bộ. Madrid đã đăng ký tổ chức Thế vận hội 2016, thua lỗ tại Rio de Janeiro.
Các mùa giải 2007-08 chứng minh là mùa thành công nhất cho câu lạc bộ trong thập kỷ qua. Đội đã vươn tới vị trí 32 trong cúp UEFA, nơi họ bị Bolton Wanderers đánh bại. Họ cũng vươn tới vòng tứ kết Copa del Rey, nơi họ bị Valencia đánh bại. Đáng kể hơn, đội đã kết thúc mùa giải Liga ở vị trí thứ tư, đủ điều kiện cho Champions League lần đầu tiên kể từ mùa giải 1996-97.
Diego Forlán ghi được 32 bàn thắng cho Atlético của La Liga trong năm 2008-09, khiến anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu ở Tây Ban Nha và châu Âu
Vào ngày 3 tháng 2 năm 2009, Javier Aguirre bị loại khỏi chức vụ quản lý của anh sau một lần khởi đầu thất vọng vào mùa giải, và không có chiến thắng trong sáu trận đấu. Ông sau đó tuyên bố rằng điều này là không chính xác, và rằng ông đã để lại bởi chấm dứt lẫn nhau hơn là thông qua việc sa thải. Có một thái độ oán giận công khai sau khi sa thải, nhiều người tin rằng ông không phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề của Atlético, đó là cầu thủ Diego Forlán. Ông đã ủng hộ cựu huấn luyện viên của ông và nói rằng, "Huỷ bỏ Javier là cách dễ dàng, nhưng ông không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề của chúng tôi. Các cầu thủ là do lỗi vì chúng tôi đã không chơi tốt và chúng tôi đã có nhiều sai sót. " Điều này đã dẫn tới việc bổ nhiệm Abel Resino làm giám đốc mới của Atlético.
Thành công của Atlético tiếp tục ở nửa sau của mùa giải khi họ xếp thứ tư một lần nữa trong bảng xếp hạng, giành được vị trí trong vòng playoff của UEFA Champions League. Tiền đạo Diego Forlán được trao tặng chiếc cúp Pichichi và cũng giành được chiếc giày vàng Châu Âu sau khi ghi được 32 bàn thắng cho Atlético mùa giải đó. Atlético thấy thành công trong nước này như một cơ hội để củng cố đội hình của họ cho mùa giải Champions League sắp tới. Họ thay thế thủ môn kỳ cựu Leo Franco cùng David de Gea từ các đội trẻ và ký hợp đồng với cầu thủ trẻ Sergio Asenjo từ Real Valladolid. Atlético cũng mua Real Betis hậu vệ và Juanito Tây Ban Nha trên một chuyển nhượng tự do. Mặc dù áp lực từ các câu lạc bộ lớn để bán cầu thủ ngôi sao Agüero và Forlán, Atlético vẫn cam kết duy trì được cơ sở tấn công mạnh mẽ của mình với hy vọng cho một mùa giải thành công mới.
Các Atlético mùa giải 2009-10, tuy nhiên, bắt đầu kém với nhiều thất bại và bàn thua. Vào ngày 21 tháng 10, Atletico đã bị búa 4-0 bởi câu lạc bộ Chelsea Anh ở vòng bảng Champions League. Sự thất bại này đã khiến ban quản lý Atletico thông báo rằng người quản lý Abel Resino đã phải rời đi. Sau khi thất bại trong việc ký hợp đồng với cựu vô địch bóng đá Michael Laudrup của Đan Mạch, Atlético Madrid đã tuyên bố chính thức rằng huấn luyện viên mới cho phần còn lại của mùa giải là Quique Sánchez Flores.
La Liga và những thành công của châu Âu (2009-)
Với sự xuất hiện của Quique Sánchez Flores là huấn luyện viên vào tháng 10 năm 2009, Atlético đã chứng kiến sự thay đổi lớn lao của vận may. Mặc dù họ vẫn tiếp tục tụt hậu ở La Liga trong mùa giải 2009-10, kết thúc ở vị trí thứ chín, họ đã giành vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng của UEFA Champions League 2009-10 và sau đó gia nhập đội hình Europa League mùa giải năm sau, Tiếp tục giành chiến thắng ở Europa League, đánh bại đội Anh Liverpool trong trận bán kết và cuối cùng là Fulham trong trận chung kết tại HSH Nordbank Arena ở Hamburg vào ngày 12 tháng 5 năm 2010. Diego Forlán ghi hai bàn, Thứ hai là một người chiến thắng thêm vào phút thứ 116, khi Atlético Madrid thắng 2-1.
Đây là lần đầu tiên kể từ Cúp Châu Âu 1961-62 mà Atlético đã giành danh hiệu châu Âu. Họ cũng đã đến trận chung kết Copa del Rey vào ngày 19 tháng 5 năm 2010, nơi họ phải đối mặt với Sevilla, nhưng đã thua 2-0 tại Camp Nou ở Barcelona. Bằng cách chiến thắng Europa League, họ đã đủ điều kiện cho Super Cup 2010 vào lưới Internazionale, người chiến thắng của UEFA Champions League 2009-10, thi đấu ở Monaco vào ngày 27 tháng 8 năm 2010. Atlético giành chiến thắng 2-0 với bàn thắng của José Antonio Reyes và Sergio Agüero, chiến thắng đầu tiên của Atlético trong suốt giải đấu Siêu cúp.
Atlético đã có một mùa giải đáng thất vọng năm 2010-11, kết thúc chỉ có thứ bảy trong League và đã bị loại tại vòng tứ kết Copa del Rey và vòng bảng của Europa League. Điều này dẫn đến sự ra đi của huấn luyện viên Sánchez Flores trước khi kết thúc mùa giải, người được thay thế bởi cựu huấn luyện viên Sevilla, Gregorio Manzano, và người đã giành được vị trí cuối cùng của Europa League cho Atlético. Chính Manzano đã được thay thế bởi Diego Simeone vào tháng 12 năm 2011 sau khi một lối chơi nghèo nàn ở La Liga.
Simeone dẫn Atlético giành chiến thắng Europa League thứ hai trong ba năm kể từ khi thành lập, khi họ đánh bại Athletic Bilbao 3-0 trong trận chung kết vào ngày 9 tháng 5 năm 2012 tại Bucharest với Radamel Falcao (2 bàn) và Diego là những người ghi bàn. Một lần nữa, với chiến thắng tại Europa League, họ đã đủ điều kiện dự Super Cup 2012 với Chelsea, nhà vô địch của Champions League mùa trước, thi đấu ở Monaco vào ngày 31 tháng 8 năm 2012. Atlético đã thắng 4-1, bao gồm một hat-trick của Falcao trong hiệp một. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2013, Atlético đánh bại Real Madrid 2-1 trong trận chung kết Copa del Rey trong một trận đấu căng thẳng, nơi cả hai đội kết thúc với 10 người. Điều này đã kết thúc một vệt vô địch 14 năm và 25 trận đấu ở trận derby Madrid. Mùa giải 2012-13 đã kết thúc câu lạc bộ với ba danh hiệu trong hơn một năm.
Vào ngày 17 tháng 5 năm 2014, trận hòa 1-1 tại Camp Nou chống lại Barcelona đã đảm bảo danh hiệu La Liga cho Atlético, lần đầu tiên kể từ năm 1996, và danh hiệu đầu tiên kể từ năm 2003-2004 không giành được bởi Barcelona hay Real Madrid. Một tuần sau đó, Atlético đối mặt với đối thủ thành phố Real Madrid trong trận chung kết Champions League đầu tiên của họ kể từ năm 1974, và lần đầu tiên được chơi giữa hai bên từ cùng một thành phố. Họ đã dẫn trước một nửa trước Diego Godin và dẫn đến phút thứ ba khi chấn thương, khi Sergio Ramos ghi bàn gỡ hòa từ một góc; Trận đấu đã đi đến thời gian thêm, và Real cuối cùng đã giành chiến thắng 4-1. Atlético đã có trận chung kết Champions League thứ hai trong ba mùa giải năm 2015-16, một lần nữa đối mặt với Real Madrid, và bị mất điểm sau trận hòa 1-1.
Vào 2018, họ đã giành được danh hiệu Europa League thứ ba trong chín năm bằng cách đánh bại Marseille 3–0 trong chung kết tại Stade de Lyon ở Lyon, nhờ cú đúp của Antoine Griezmann và bàn thắng của đội trưởng câu lạc bộ Gabi trong trận đấu cuối cùng của anh ấy cho câu lạc bộ. Atlético also won another UEFA Super Cup after beating Real Madrid 4–2 at the outset of the following season at the Lilleküla Arena in Tallinn.
Vào ngày 22 tháng 5 năm 2021, chiến thắng 2-1 tại sân vận động José Zorrilla trước Valladolid đã bảo đảm danh hiệu La Liga cho Atlético , bảy năm sau chiến thắng cuối cùng của họ.
Derby Madrid
Real Madrid và Atlético Madrid là những câu lạc bộ có tính chất tương phản và số phận khác nhau. Trong khi Sân vận động Santiago Bernabéu của Real Madrid tự hào mọc trên đại lộ Paseo de la Castellana tại khu phố giàu có Chamartín ở miền bắc Madrid, thì Sân vận động Vicente Calderón ít quyến rũ của Atlético đứng ở phía nam của Madrid, trong tầng lớp lao động barrio của Arganzuela. Về mặt lịch sử, Real Madrid từ lâu đã được coi là thành lập câu lạc bộ. Ở phía bên kia, Rojiblancos luôn được đặc trưng bởi một sentimiento de rebeldía, một cảm giác nổi loạn. Mặc dù trong những năm đầu của chế độ Francisco Franco, Atlético là đội được ưa chuộng của chế độ dù đã bị cưỡng ép.[ Cần dẫn nguồn ] Họ liên quan đến lực lượng không quân (đổi tên là Atlético Aviación), cho đến khi những ưu tiên của chế độ chuyển sang Real Madrid vào những năm 1950.
Chắc chắn, nhà nước độc tài đã cố gắng để lấy vốn chính trị ra khỏi cúp Châu Âu của Real Madrid vào thời điểm Tây Ban Nha bị cô lập quốc tế; Bộ trưởng Ngoại giao Franco Maria de Castiella nói: "Real Madrid là đại sứ quán tốt nhất mà chúng tôi từng có". Các nhận thức như vậy đã có một tác động quan trọng đối với bản sắc bóng đá của thành phố, khai thác vào ý thức tập thể. Theo mạch này, các fan Atlético có lẽ là khởi tạo, và là ca sĩ thường xuyên nhất, của bài hát, hát theo giai điệu của Real Madrid, "Hala Madrid, hala Madrid, el EQUIPO del Gobierno, la vergüenza del Pais" , "Go Madrid, đi Madrid, đội của chính phủ, xấu hổ của đất nước."
Cho đến gần đây, Atlético Madrid đã phải vật lộn trong trận derby, mang một vệt vô địch 14 năm vào mùa giải 2012-13. Tuy nhiên, phép thuật này kết thúc vào ngày 17 tháng 5 năm 2013 sau khi Atlético đánh bại đối thủ thành phố của họ 2-1 tại Santiago Bernabéu trong trận chung kết Copa del Rey và tiếp tục vào ngày 29 tháng 9 năm 2013 khi họ giành chiến thắng 1-0, tại Bernabéu. Không thể đánh bại Real Madrid trong trận derby giải đấu kể từ năm 1999, Atletico cuối cùng đã thắng lợi vào năm 2013, bắt đầu 6 trận bất bại trong các trận derby.
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 11
1939-40, 1940–41, 1949–50, 1950–51, 1965-66, 1969–70, 1972–73, 1976-77, 1995–96, 2013-14, 2020–21
Cúp Nhà vua Tây Ban Nha (Copa del Rey): 10
1960, 1961, 1965, 1972, 1976, 1985, 1991, 1992, 1996, 2013
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 3
1951, 1985, 2014
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 1962
UEFA Europa League/Cúp C3: 3 2010, 2012, 2018
UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 3 2010, 2012, 2018
Intercontinental Cup: 1 1974
Các mùa giải gần đây
Thống kê từ thập kỷ trước. Để xem lịch sử đầy đủ, xem; Danh sách các mùa giải của Atlético Madrid
Số mùa giải tham gia Cấp độ 1 của hệ thống giải đấu bóng đá Tây Ban Nha (La Liga): 87Số mùa giải tham gia Cấp độ 2 của hệ thống giải đấu bóng đá Tây Ban Nha (Segunda División): 6'Đội hình
Các đội Tây Ban Nha được giới hạn ở ba cầu thủ không có quốc tịch EU. Danh sách đội chỉ bao gồm quốc tịch chính của mỗi cầu thủ; một số cầu thủ không phải người châu Âu trong đội có hai quốc tịch với một quốc gia EU. Ngoài ra, người chơi từ các quốc gia ACP ở Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương là các bên ký kết Thỏa thuận Cotonou không được tính vào hạn ngạch ngoài EU do phán quyết Kolpak.
Đội hình hiện tại
Đội dự bị
Các cầu thủ khác theo hợp đồng
Cho mượn
Điều hành
Ban huấn luyện
Huấn luyện viên
Chủ tịch
1. Enrique Allende (1903) 2. Eduardo de Acha (1903–07) 3. Ricardo de Gondra (1907–09) 4. Ramón de Cárdenas (1909–12) 5. Julián Ruete (1912–19) 6. Álvaro de Aguilar (1919–20) 7. Julián Ruete (1920–23) 8. Juan de Estefanía (1923–26) 9. Luciano Urquijo (1926–31) 10. Rafael González (1931–35) 11. José L. del Valle (1935–36) 12. José María Fernández (1936–39) 13. Francisco Vives (1939) 14. Luis Navarro (1939–41) 15. Manuel Gallego (1941–45) 16. Juan Touzón (1946–47) 17. Cesáreo Galindez (1947–52) 18. Marqués de la Florida (1952–55) 19. Jesús Suevos (1955) 20. Javier Barroso (1963–64) 21. Vicente Calderón (1964–80) 22. Ricardo Irezábal (1980) 23. Alfonso Cabeza (1980–82) 24. Antonio del Hoyo (1982) 25. Agustín Cotorruelo (1982) 26. Vicente Calderón (1982–87) 27. Francisco Castedo (1987) 28. Jesús Gil (1987–2003) 29. Enrique Cerezo (2003–)'' |
Real Club Deportivo Mallorca() là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha, có trụ sở ở thành phố Palma, đảo Mallorca. Được thành lập vào năm 1916, RCD Mallorca đang tham dự giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha (La Liga). Sân nhà của RCD Mallorca là ONO với sức chứa 23.142 người.
Đội hình
Current squad
Lịch sử
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 0
Thành tích tốt nhất: hạng 3 - mùa bóng 1998-1999
Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 1
2003
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 1
1998
Cúp C2:
Chung kết mùa bóng 1998-1999
Champion League
2003–04 UEFA Champions League |
Real Zaragoza là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha, có trụ sở ở thành phố Zaragoza, xứ Aragón. Được thành lập vào năm 1919, Real Zaragoza đang tham dự giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha (La Liga). Sân nhà của Real Zaragoza là La Romareda với 34.596 chỗ ngồi.
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 0
Thành tích tốt nhất: thứ 2 ở mùa bóng 1974-1975
Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 6
1964, 1966, 1986, 1994, 2001 & 2004
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 1
2004
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 1995
Cúp Inter-Cities Fairs/Cúp C3: 1' 1964
Đội hình
(Đội trưởng)''
Cho mượn |
Valencia Club de Fútbol (, ), thường được gọi là Valencia CF hoặc đơn giản là Valencia, là một câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Valencia. Họ chơi tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Tây Ban Nha (La Liga). Valencia đã giành được 6 chức vô địch La Liga, 8 chức vô địch Cúp Nhà vua Tây Ban Nha và 2 Siêu cúp Tây Ban Nha. Ở đấu trường châu Âu, họ giành được 2 danh hiệu Inter-Cities Fairs Cup (tiền thân của Cúp UEFA), 1 Cúp UEFA, 1 UEFA Cup Winners' Cup, 2 Siêu cúp châu Âu và 1 UEFA Intertoto Cup. Họ cũng vào đến 2 trận chung kết UEFA Champions League liên tiếp, thua trước kình địch La Liga Real Madrid vào năm 2000 và câu lạc bộ Đức Bayern Munich trên loạt sút luân lưu sau khi hòa 1–1 vào năm 2001.
Valencia được thành lập vào năm 1919 và họ chơi các trận đấu sân nhà tại sân vận động Mestalla 49.500 chỗ ngồi kể từ năm 1923.
Lịch sử
Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1919, với vị chủ tịch đầu tiên là Octavio Augusto Milego Díaz. Người được chọn một cách ngẫu nhiên bằng cách tung đồng xu. Câu lạc bộ chơi trận đấu chính thức đầu tiên trên sân khách vào ngày 21 tháng 3 năm 1919, và họ đã để thua đối thủ Valencia Gimnástico với tỉ số 0-1.
Valencia CF chuyển đến sân vận động Mestalla vào năm 1923. Trước đấy họ chơi trên khu đất Algirós. Valencia CF chơi trận đấu đầu tiên trên sân Mestalla gặp đối thủ Castellón Castalia. Kết thúc trận đấu, 2 đội hòa nhau 0-0. Trong trận đấu lại vào ngày hôm sau, Valencia giành chiến thắng với tỉ số 1-0. Valencia CF đoạt chức vô địch vùng vào năm 1923, và giành quyền tham dự cúp Nhà vua lần đầu tiên trong lịch sử.
Thành công đầu tiên
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) đã ngăn cản bước tiến của Valencia. Phải cho tới năm 1941, đội bóng mới giành được danh hiệu đầu tiên là chức vô địch cúp Nhà vua sau khi đánh bại RCD Espanyol trong trận chung kết. Trong mùa giải 1941-1942, Valencia CF đã giành chức vô địch Tây Ban Nha lần đầu tiên. Mặc dù khi đó chiến thắng ở cúp Nhà vua danh tiếng hơn La Liga nhưng câu lạc bộ vẫn giữ vững sự ổn định để giành thêm chức vô địch La Liga vào các mùa giải 1943-1944, cũng như 1946-1947.
Trong thập niên 50, Valencia thất bại trong việc đạt được những danh hiệu lớn như thập niên trước. Mặc dù câu lạc bộ vẫn tiếp tục trưởng thành. Sự cơ cấu lại câu lạc bộ dẫn đến việc sân vận động Mestalla được mở rộng thành 45.000 chỗ ngồi. Trong đội hình của câu lạc bộ khi đó cũng có một số ngôi sao người Tây Ban Nha và người nước ngoài. Nổi bật trong đó là cầu thủ quốc tế người Tây Ban Nha Antonio Puchades và tiền đạo người Hà Lan Faas Wilkes. Trong mùa giải 1952-1953, Valencia CF kết thúc ở vị trí thứ 2 tại La Liga, và ở mùa giải tiếp theo câu lạc bộ giành chiến thắng ở Cúp Nhà vua.
Thành công ở châu Âu
Ở những năm đầu thập niên 60, trong khi thi đấu khá xoàng xĩnh tại giải trong nước trong nước, thì Valencia CF lại giành được cúp UEFA. Trong mùa giải 1961-1962, Valencia đánh bại một đội bóng khác của Tây Ban Nha là FC Barcelona trong trận chung kết với tổng tỉ số sau 2 lượt trận đi và về là 7-3. Ở mùa giải tiếp theo 1962-1963, Valencia gặp một đội bóng của Croatia là Dinamo Zagreb, và họ lại giành chiến thắng với tổng tỉ số 4-1. Valencia lần thứ 3 liên tiếp có mặt trong trận chung kết cúp C2 ở mùa giải 1963-1964, nhưng lần này họ đã bị đánh bại bởi đội bóng đồng hương là Real Zaragoza với tỉ số 1-2.
Cựu cầu thủ từng 2 lần giành danh hiệu quả bóng vàng châu Âu Alfredo Di Stéfano được đưa về làm
trưởng của câu lạc bộ vào năm 1970, ngay lập ông thổi một luồng gió mới vào câu lạc bộ bằng chức vô địch Tây Ban Nha lần thứ 4. Danh hiệu này giúp Valencia lần đầu tiên được tham dự cúp C1, giải đấu dành cho những câu lạc bộ vô địch các giải quốc gia châu Âu. Valencia vào đến vòng 3 ở giải đấu này năm 1971-1972, trước khi thua đội đương kim vô địch Hungary là Újpest TE. Những cầu thủ nổi tiếng nhất của câu lạc bộ vào những năm 70 có thể kể đến tiền vệ người Áo Kurt Jara, tiền đạo Johnny Rep của Hà Lan và đặc biệt là tiền đạo Mario Kempes, người đã đoạt gianh hiệu vua phá lưới La Liga 2 mùa liên tiếp vào các năm 1976-1977 và 1977-1978. Valencia thêm một lần nữa giành được gianh hiệu cúp nhà vua vào mùa giải 1978-1979. Ở mùa giải sau đó 1979-1980 họ đoạt được chiếc cúp C2 đầu tiên sau khi đánh bại một đội bóng Anh là Arsenal FC trong trận chung kết. Kempes chính là người có công đầu của Valencia trong thành công đó.
Xuống hạng và lên hạng
Năm 1982, câu lạc bộ chỉ định Miljan Miljanic là huấn luyện viên trưởng. Sau một mùa giải đáng thất vọng, Valencia đứng thứ 17 và phải đối mặt với khả năng xuống hạng khi giải đấu chỉ còn 7 vòng đấu nữa là kết thúc. Koldo Aguirre thay thế Miljanic làm huấn luyện viên trưởng, và Valencia đã may mắn đoạt được vừa đủ số điểm để trụ hạng năm đó. Trong 2 mùa giải tiếp theo 1983-1984 và 1984-1985, câu lạc bộ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Cuối cùng Valencia CF đứng ở vị trí cuối bảng và xuống hạng khi mùa giải 1985-1986 kết thúc. Khi đó đội bóng tan nát vì những vấn đề nội bộ như việc không trả đủ lương cho cầu thủ và ban huấn luyện, cũng như tinh thần rệu rã của toàn đội. Valencia xuống hạng lần đầu tiên sau 55 năm chơi bóng ở giải đấu hàng đầu Tây Ban Nha.
Arturo Tuzón trở thành vị tân chủ tịch của câu lạc bộ, và ông đã giúp cho Valencia CF trở lại với La Liga. Alfredo Di Stéfano trở lại làm huấn luyện viên vào năm 1986, ngay ở mùa giải đó Valencia giành quyền lên hạng. Di Stéfano giữ chức huấn luyện viên đến mùa giải 1987-1988, mùa giải mà Valencia kết thúc ở vị trí thứ 14 ở La Liga. Tiền đạo người Bulgari Luboslav Penev gia nhập câu lạc bộ vào năm 1989, với tham vọng giúp câu lạc bộ giành được vị trí vững chắc ở La Liga. Guus Hiddink được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng vào mùa giải 1991-1992, và câu lạc bộ kết thúc ở vị trí thứ 4 đồng thời vào đến vòng tứ kết của cúp nhà vua. Trong năm 1992, Valencia CF chính thức trở thành một công ty cổ phần thể thao, và giữ Hiddink là huấn luyện viên đến năm 1993.
Huấn luyện viên người Brazil Carlos Alberto Parreira, ngay sau chức vô địch thế giới cùng đội tuyển Brasil ở World Cup 1994, trở thành huấn luyện viên ở sân Mestalla vào năm 1994. Parreira ngay lập tức ký hợp đồng với thủ môn của đội tuyển Tây Ban Nha Adoni Zubizarreta và tiền đạo người Nga Oleg Salenko, cùng với Predrag Mijatovic. Nhưng những kết quả nghèo nàn của câu lạc bộ đã dẫn đến việc Parreira bị thay thế bởi huấn luyện viên José Manuel Rielo. Thế nhưng những thành công trước đây vẫn tiếp tục lảng tránh câu lạc bộ. Mặc dù được dẫn dắt bởi không ít các huấn luyện viên hàng đầu như Luis Aragonés hay Jorge Valdano; cũng như không ít các ngôi sao người nước ngoài như các tiền đạo người Brazil Romário, hay Claudio López và Ariel Ortega từ Argentina.
Trở lại đấu trường châu Âu
Huấn luyện viên người Italia Claudio Ranieri là người chấm dứt quãng thời gian 19 năm khát danh hiệu, bằng việc dẫn dắt câu lạc bộ giành chiến thắng ở cúp Nhà vua năm 1999. Sau đó ông được thay thế bởi Héctor Cúper, và ngay lập tức Valencia lọt vào trận chung kết cúp C1 đầu tiên trong mùa giải 1999-2000. Mặc dù vậy họ đã thua với tỉ số 0-3 trước kỳ phùng địch thủ Real Madrid CF. Ở mùa giải sau Valencia lần thứ 2 liên tiếp lọt vào trận chung kết cúp C1, lần này họ lại để thua trước Bayern Munich sau loạt sút penalty đầy may rủi.
Héctor Cúper rời câu lạc bộ vào năm 2001, và Rafael Benítez được đưa lên làm huấn luyện viên trưởng. Ngay mùa giải đầu tiên của mình 2001-2002, Benítez đã dẫn dắt câu lạc bộ đến chức vô địch La Liga đầu tiên sau 31 năm. Hai mùa giải sau, Valencia đoạt cú đúp khi Benítez giúp câu lạc bộ giành chiến thắng thứ 2 ở La Liga trong 3 năm đồng thời vô địch cúp UEFA thứ 3 trong lịch sử của câu lạc bộ
Các đời chủ tịch
1919-1922: Jorge
1922: Francisco Vidal Muñoz
1922-1924: Ramón Leonarte Ribera
1924-1925: Pablo Verdeguer Comes
1925-1929: Facundo Pascual Quilis
1929-1932: Juan Giménez Cánovas
1932-1933: Manuel García del Moral
1933-1935: Adolfo Royo Soriano
1935-1936: Francisco Almenar Quinzá
1939-1940: Alfredo Giménez Buesa
1940-1959: Luis Casanova Giner
1959-1961: Vicente Iborra Gil
1961-1973: Julio de Miguel y Martínez de Bujanda
1973-1975: Francisco Ros Casares
1976-1983: José Ramos Costa
1983-1986: Vicente Tormo Alfonso
1986-1993: Arturo Tuzón Gil
1993-1994: Melchor Hoyos Pérez
1994-1997: Francisco Roig Alfonso
1997-2001: Pedro Cortés García
2001-2004: Jaime Ortí Ruiz
2004-2007: Juan Bautista Soler
2007-2008: Agustin Moreira
2008: Juan Villalonga
2009-nay: Manuel Llorente
Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 6
1942, 1944, 1947, 1971, 2002, 2004
Cúp Nhà vua Tây Ban Nha (Copa del Rey): 8
1941, 1949, 1954, 1967, 1979, 1999, 2008, 2019
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 2
1949, 1999
UEFA Champions League/Cúp C1
Á quân: 2000, 2001
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 1980
Cúp Inter-Cities Fairs/UEFA Cup/Cúp C3: 3 1962, 1963, 2004
UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 2 1980, 2004
Cúp Intertoto: 1'''
1998
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Đội dự bị
Cho mượn
Đội ngũ huấn luyện
{| class="wikitable" style="text-align:center"
! colspan=18 | Đội ngũ kỹ thuật hiện tại
|-
|-
! Chức vụ
! Nhân viên
|-
|Giám đốc kỹ thuật ||style="text-align:left;"| Miguel Ángel Corona
|-
|HLV trưởng ||style="text-align:left;"| Rubén Baraja
|-
|Trợ lý HLV trưởng ||style="text-align:left;"| Toni Seligrat
|-
|HLV kỹ thuật ||style="text-align:left;"| Carlos Marchena
|-
|Nhà phân tích hiệu suất ||style="text-align:left;"| Fran Lapiedra
|-
|Huấn luyện viên thủ môn ||style="text-align:left;"| José Manuel Ochotorena
|-
|Nhà vật lý trị liệu ||style="text-align:left;"| Carlos Horacio González González José Luis Estellés Mario Jarque Álex Castillo Pascual Castell
|-
|Physical readapter ||style="text-align:left;"| Jordi Sorlí
|-
|Nhà phân tích tuyển dụng ||style="text-align:left;"| Juan Monar
|-
|Trưởng dịch vụ y tế ||style="text-align:left;"| Pedro López Mateu
|-
|Bác sĩ câu lạc bộ ||style="text-align:left;"| Pascual Casany Juan Aliaga Antonio Maestro
|-
|Đại diện ||style="text-align:left;"| Paco Camarasa
|- |
Trong lý thuyết độ phức tạp tính toán (Computational complexity theory), Đồ thị con đẳng cấu là một bài toán quyết định (decision problem) thuộc loại NP-đầy đủ (NP-complete).
Phát biểu của bài toán quyết định như sau:
Đẳng cấu đồ thị con(G1, G2)
Đầu vào: hai đồ thị G1 và G2.
Câu hỏi: G1 có đẳng cấu với một đồ thị con của G2 hay không?
Đôi khi bài toán này còn nhấn mạnh vào việc tìm đồ thị con đẳng cấu, thay vì chỉ xác định xem có tồn tại đồ thị con đó hay không (như trường hợp bài toán quyết định cơ bản).
Đồ thị con đẳng cấu là suy rộng của một bài toán có thể dễ hơn: bài toán đồ thị đẳng cấu; nếu bài toán này thuộc loại NP-đầy đủ thì polynomial hierarchy (cây phả hệ đa thức???) sẽ sụp đổ. Vậy có lẽ không phải như vậy. |
Trong lý thuyết đồ thị, một đồ thị hai phía đầy đủ (tiếng Anh: Complete bipartite graph hoặc biclique) là một dạng đồ thị hai phía đặc biệt, trong đó mỗi đỉnh của tập thứ nhất nối với mọi đỉnh thuộc tập thứ hai và ngược lại.
Định nghĩa
Cho là một đồ thị vô hướng lưỡng phân với hai tập và phân hoạch ( Ø và = Ø). Khi đó được gọi là lưỡng phân đầy đủ nếu:
* Với mọi cặp đỉnh(i,j) mà i và j thì có đúng một cạnh của G nối i và j.
Mối tương quan giữa đồ thị đầy đủ và đồ thị hai phía đầy đủ:
* Đồ thị đầy đủ có: n đỉnh, cạnh
* Đồ thị hai phía đầy đủ có: m + n đỉnh, m.n cạnh
Ví dụ
Với mọi k, ta có đồ thị hình sao.
Hay với đồ thị ta có đồ thị hình vuốt, hoặc một cây
với m khác n.
với m = n.
Tính chất
Định lý Kuratowski liên quan giữa tính phẳng của đồ thị và : Điều kiện cần và đủ một đồ thị liên thông G có tính phẳng là G không chứa bất kỳ đồ thị con nào đồng phôi với hay . Đồ thị là đồ thị không phẳng có ít cạnh nhất.
Một đồ thị hai phía đầy đủ có số phủ đỉnh (Vertex covering number) bằng và số phủ cạnh (Edge covering number) bằng
Đồ thị hai phía đầy đủ là một Cayley Graph.
Một đồ thị đủ có thể được tách thành 4 đồ thị con, mỗi đồ thị con là một đồ thị hai phía đầy đủ, , , ,... , sao cho
Đồ thị hai phía đầy đủ là k-choosable khi và chỉ khi
Một đồ thị hai phía đầy đủ có cặp ghép hoàn hảo (Perfect matching) kích thước
Một đồ thị hai phía đầy đủ hay là một đồ thị Turán.
Một đồ thị hai phía đầy đủ có mn−1 nm−1 cây bao trùm
Ma trận Laplace của đồ thị hai phía đầy đủ có các vectơ n+m, n, m, 0; với các vectơ tương thích 1, m-1, n-1, 1.
Một đồ thị hai phía đầy đủ có một cách tô màu cạnh (Edge coloring) đúng đắn, n_Edge = n_color.
Sắc số của đồ thị là 2 .
Số màu cần thiết để tô màu các cạnh của là max{m.n} để không có 2 cạnh nào cùng màu mà lại có chung đỉnh.
Đường kính của đồ thị hai phía đầy đủ: là 1, còn tất cả các khác đều có đường kính là 2. |
Ronald Bilius Weasley là một nhân vật hư cấu trong bộ truyện Harry Potter của nữ nhà văn J. K. Rowling. Là một trong các nhân vật chính của loạt truyện này, cậu xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và hòn đá phù thủy, là một trong 2 người bạn thân nhất của Harry Potter.
Trong loạt phim phỏng theo bộ truyện này, diễn viên Rupert Grint thủ vai Ronald Weasley.
Thần Hộ Mệnh của Ron có hình con chó Jack Russell Terier
Thông tin chung
Gia đình
Ron sinh ngày 1 tháng 3 năm 1980, là con của Arthur Weasley và Molly (Prewett) Weasley, những thành viên của đại gia đình phù thủy thuần chủng lâu đời và nổi tiếng Weasley. Ron là đứa con thứ sáu trong bảy anh em và là đứa con trai ít tuổi nhất. Ron lớn lên tại The Burrow (trang trại Hang Chồn), cạnh làng quê Ottery St. Catchpole của Devon. Ron có năm người anh, Bill, Charlie, Percy, anh em sinh đôi Fred và George và một em gái Ginny. Ron kết hôn với người bạn gái thân nhất của mình Hermione Jean Granger và có 2 đứa con, Rose và Hugo.
Thành tích
Trở thành Huynh trưởng nhà Gryffindor cùng với Hermione (năm thứ 5 và thứ 6)
Đạt 7 chứng chỉ pháp thuật (nhưng không có môn nào đạt Xuất Sắc)
Trở thành thủ môn của đội Quidditch nhà Gryffindor từ năm thứ 5 và góp phần mang đến chức vô địch cúp Quidditch cho nhà.
Tiến trình phát triển của nhân vật
Theo J.K.Rowling, Ron là một trong những nhân vật bà tạo ra ngay từ đầu, lấy cảm hứng từ người bạn tốt nhất của bà, Sean Harris (người mà tập thứ hai của bộ truyện được đề tặng), nhưng sau này bà nói rõ rằng không hề có ý miêu tả Sean trong nhân vật Ron. Ron đối với Harry Potter có vai trò giống như Sean đối với Rowling vậy, Ron "luôn có mặt" khi Harry cần cậu.
Ron là hình mẫu chính xác một người bạn nối khố của Harry Potter, thường xuyên là người an ủi, luôn luôn trung thành với nhân vật anh hùng trung tâm, và thiếu hầu hết những tài năng mà Harry Potter sở hữu, ít ra là về mặt phép thuật. Tuy nhiên, không như một vài nhân vật tương tự, Ron không hèn nhát, nhiều lần thể hiện lòng can đàm, nhất là trong ván cờ phép thuật ở tập đầu tiên của bộ truyện, và cùng với Harry Potter vào Rừng cấm trong tập 2 bất chấp chứng sợ nhện của mình. Cái tên “Ronald” được Anh hóa từ tiếng Old Norse (một ngôn ngữ sử dụng ở miền Bắc nước Đức) "Rögnvaldr," nghĩa là “quân sư”. Nói cách khác, tên của Ron phần nào đó cho thấy vai trò của anh trong bộ truyện – phụ tá đắc lực cho “nhà vua” Harry.
Một số đặc điểm của Ron có vẻ như là làm nền cho nhân vật chính Harry Potter. Trong khi Harry là một đứa trẻ mồ côi sở hữu nhiều tiền hơn cần thiết, Ron lại xuất thân từ một gia đình lớn đầy tình yêu thương, nhưng rất nghèo. Hầu hết đồ dùng của Ron là đồ "gia truyền" từ các anh của mình, kể cả vật nuôi là con chuột Scabbers từ người anh trai Percy. Harry rất nổi tiếng nhưng thường muốn tránh trở thành tâm điểm; trái lại, Ron thường bị xem là một kẻ ăn theo, thỉnh thoảng có chút ghen tị với danh tiếng của Harry. Cuối cùng, Ron luôn là người tầm thường nhất trong các anh em ruột của mình, cả về thể thao, học tập, lẫn việc không phải là con gái như mẹ cậu mong muốn. Những điều đó đã tạo nên sự bấp bênh trong tâm lý, mặc cảm tự ti và nhu cầu được thể hiện như là một người đáng được tôn trọng, là những điểm quan trọng nhất trong sự phát triển của nhân vật này.
Vai trò trong bộ truyện
Harry Potter và Hòn đá Phù thủy
Ron lần đầu tiên xuất hiện trong chi tiết Harry đến ngã tư Vua chuẩn bị nhập học trường Hogwarts. Harry không tìm được đường và nhà Weasley đã giúp cậu vượt qua bức tường đến ga 9 3/4 để lên được tàu. Ron và Harry ngồi cùng một toa, và từ đây bắt đầu tình bạn của họ: Ron chú ý tới Harry vì cậu nổi tiếng, còn Harry cảm thấy thích thú được làm quen với người bạn phù thủy thuần chủng. Họ cũng gặp gỡ cô bạn Hermione Granger, người mà lúc đầu cả hai đều không thích, nhưng rồi họ đã trở thành bạn thân sau khi cứu nhau khỏi con quỷ khổng lồ (mountain troll). Ron và Harry cùng học chung hầu hết các lớp học suốt bộ truyện, và có hầu hết thành tích cũng như khó khăn trong học hành tương tự nhau. Ron đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ Hòn đá phù thủy ở tập đầu tiên. Chiến thuật của cậu bé tại Bàn cờ Phù thủy khổng lồ đã giúp Harry và Hermione qua được an toàn bàn cờ vua sống có kích cỡ người thật. Ron đã phải cho quân cờ của mình hi sinh và bị đánh bất tỉnh. Với thành tích ấy, trong buổi lễ cuối năm, Ron đã được thầy hiệu trưởng trường Hogwarts Albus Dumbledore thưởng 50 điểm cho nhà Gryffindor, nhờ đó góp phần giúp nhà giành được Cúp.
Harry Potter và Phòng chứa Bí mật
Vào đêm ngày sinh nhật thứ 12 của Harry Potter (31/07), khi cậu bé bị nhốt trong phòng ngủ đến mức bị lả vì đói, đúng lúc đó Ron cùng với 2 người anh em sinh đôi lái chiếc xe bay Ford Anglia đến đón Harry và đưa cậu tới Trang trại Hang Sóc. Harry đã trải qua những ngày hè vui vẻ tại đây. Ngày 1/9 đến, khi Harry và Ron chuẩn bị lên tàu đến trường thì bỗng nhiên cổng nhà ga Chín Ba phần Tư đóng lại. Vậy là hai cậu bé phải đi đến trường bằng chiếc xe bay. Khi đến trường một tai nạn đã xảy ra: Chiếc xe đâm vào cây Liễu Roi và bị cái cây quất cho tơi tả khiến cho cây đũa phép của Ron gần như bị gãy. Vụ việc này xôn xao trong trường khiến cho Harry, Ron bị cấm túc đồng thời cũng khiến cho bố Ron, ông Weasley gặp rắc rối. Vì việc đó mà sang hôm sau, mẹ cậu - bà Molly Weasley đã gửi cho cậu một bức thư sấm chứa đầy sự tức giận. Vào một hôm khi buổi tập Quidditch của đội nhà bị gián đoạn và cô bạn thân Hermione của cậu bị Draco Malfoy gọi là Mudblood (máu bùn), Ron đã định làm phép ói ra ốc sên để trừng phạt Malfoy nhưng không may, cây đũa phép của cậu đã phản lại khiến cho Ron trúng đòn nôn ra ốc sên. Khi Harry Potter bị nghi ngờ là Người kế vị Slytherin khiến cho cậu bé rất buồn và bực mình, Ron vẫn luôn ở bên cạnh cậu. Ron và Harry đã uống thuốc Đa dịch do Hermione chế biến để biến thành Goyle và Crabbe - bạn thân của Draco để dò hỏi xem Draco biết những gì về Người kế vị Slytherin. Ron cũng là người đầu tiên tìm thấy đầu mối thông tin về Tom Marvolo Riddle trong chiếc mề đay "Phục vụ đặc biệt cho nhà trường" bởi vì đêm bị cấm túc Ron đã vô tình ói ốc sên ra chiếc mề đay trong phòng Truyền thống và cậu đã phải đánh bóng lại nó 50 lần. Sau đó, Ron đã phải đối mặt trực diện với nỗi sợ hãi lớn nhất của mình khi cùng Harry đến khu rừng Cấm để gặp con nhện khổng lồ Aragog (mặc dù cậu vô cùng sợ nhện), cả hai đã suýt bị lũ nhện ăn thịt nhưng được chiếc xe Ford Anglia cứu thoát. Với đầu mối của Hermione để lại trước khi bị hóa đá, Harry và Ron đã tìm ra lối vào Căn phòng bí mật. Ron đi cùng Harry vào Phòng chứa Bí mật để tìm con Tử xà. Tuy nhiên vai trò của cậu trong việc này kết thúc khi một phần hang đá bị sụp, và Harry buộc phải đi tiếp một mình. Cả hai đã được ghi nhận vì "Phục vụ đặc biệt cho trường" và được thưởng mỗi người 200 điểm cho Nhà Gryffindor.
Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban
Trong tập truyện này, vai trò của Ron khá giống với phần trước, trong khi Hermione thì trở nên quan trọng hơn.
Khi Scabbers, con chuột của Ron mất tích, Ron đã quy kết cho con mèo của Hermione tên là Crookshanks. Tuy nhiên sau đó vì sự suy sụp của Hermione bởi chương trình học quá nặng và việc tìm bằng chứng cãi tội cho con Bằng mã Buckbeak sau khi gây ra thương tích cho Draco Malfoy. Họ lao vào để tìm bằng chứng cùng với Harry và Hermione giúp Rubeus Hagrid vụ con Bằng Mã. Bộ ba tìm thấy con chuột Scabbers của Ron ở nhà Hagrid, nhưng nó bỏ chạy khỏi tay Ron. Ron đuổi theo con chuột đến cây Liễu-đập, nơi mà cậu bị một con chó đen lớn tóm được, lôi vào trong Lều Hét thông qua đường hầm dưới cây Liễu. Con chuột của Ron bấy lâu nay chính là một Phù thủy Hóa Thú tên là Peter Pettigrew, kẻ được cho là đã bị Sirius Black giết chết. Ron cũng góp phần làm sáng tỏ cho nỗi oan của Sirius Black.
Harry Potter và Chiếc cốc Lửa
Trước khi bắt đầu năm học thứ tư của bộ ba ở trường Hogwarts, nhà Weasley mời Harry và Hermione đi xem trận chung kết giải Quidditch thế giới giữa đội Hungary và Ireland. Ron tôn thờ Tầm thủ của đội Hungary, Viktor Krum. Ron rất kinh ngạc khi Viktor Krum là học sinh của trường pháp thuật Durmstrang đến tham dự cuộc thi Tam Pháp Thuật tại trường Hogwarts. Tuy nhiên, khi Harry trở thành người thứ 4 được chọn vào cuộc thi một cách bí ẩn, Ron đã trở thành một trong những người phản đối, nghi ngờ rằng Harry đã gian lận để có tư cách tham gia. Như Hermione nhận xét, là do Ron cảm thấy bị lấn át bởi vầng hào quang dành cho Harry và các anh của mình. Hai người đã gần như không nói chuyện trong gần một tháng. Tuy nhiên sau khi Harry vượt qua được phần thi đầu tiên, đối mặt với con rồng đuôi gai Hungary thì Ron mới hiểu ra cuộc thi này nguy hiểm đến mức nào và tin rằng Harry đã không hề chủ đích tham dự cuộc thi và làm với cậu.
Sau phần thi thứ nhất, trường Hogwarts mở vũ hội (The Yule Ball). Ron và Harry phải đối mặt với hoàn cảnh không hề có bạn gái đi cùng để dự lễ. Ron đã cố gắng mời Hermione bằng những lời khá non nớt, tuy nhiên Hermione đã được Viktor Krum mời trước nên cô không thể nhận lời. Lúc vũ hội sắp diễn ra, Harry cứu cả hai khi mời được chị em sinh đôi nhà Patil (Ron đi với Padma Patil). Tuy nhiên, cô bé rất chán nản với thái độ thờ ơ của Ron lẫn bộ quần áo lỗi mốt cậu mặc. Ron cũng không hề để ý đến Padma mà chỉ chú ý đến Hermione đang đi với Viktor Krum. Khi Hermione đến nói chuyện với Harry và Ron, cậu đã mất bình tĩnh và nói cô là "giao du với kẻ địch" và giúp Krum trong cuộc thi. Cuối buổi tối hôm đó, Hermione nói với Ron rằng tốt nhất là cậu hãy mời cô trước Krum, đừng có hy vọng rằng cô tự mời mình. Sau chuyện này, Ron vẫn không hiểu gì cả, vừa chối bỏ lẫn quên mất tình cảm ngày càng lớn hơn của 2 người dành cho nhau. Ron ghen tức với Krum cũng y hệt như Hermione không thích Fleur Delacour (quán quân trường phép thuật Beauxbatons), người mà Ron gần như bị mê hoặc.
Trong phần thi thứ 2, Ron là người được chon để Harry cứu, vì Ron là người mà Harry sẽ "cảm thấy nhớ nhất". Sau cuộc thi, Ron đã chế nhạo Harry rằng thật quá ngây thơ khi nghĩ các con tin sẽ gặp nguy hiểm thật sự trong phần thi.
Harry Potter và Hội Phượng Hoàng
Trong năm học thứ 5, Ron đã được chọn làm Huynh Trưởng của nhà Gryffindor, gây ngạc nhiên cho nhiều người, đặc biệt là Hermione, cũng trở thành Huynh trưởng. Anh trai Percy Weasley của cậu, người đã trở nên xa cách với gia đình vì ham mê quyền lực, đã gửi thư chúc mừng, khuyên cậu nên tránh xa Harry Potter, và nên thiết lập quan hệ với Dolores Umbridge, là giáo sư mới được chỉ định của môn Phòng chống nghệ thuật Hắc Ám vốn là một viên chức của Bộ Pháp Thuật. Ron luôn thể hiện tình bạn và sự chân thành với Harry khi những người khác cho là cậu đã nói dối về sự trở lại của Voldemort, cậu thường bắt người khác phải im lặng bằng quyền Huynh trưởng khi bàn tán về Harry. Dù thường xuyên cãi nhau vặt, Ron và Hermione đều hết lòng ủng hộ Harry. Ron đã ủng hộ Hermione đề nghị Harry dạy mọi người thực hành môn Phòng chống nghệ thuật Hắc Ám (thành lập Quân đoàn Dumbledore), điều mà giáo sư mới Umbridge đã cấm đoán, để tước dần quyền lực của thầy Dumbledore ở trường Hogwarts. Ron cũng tham gia đội Quidditch, nhưng cậu gặp vấn đề lớn về thần kinh và khả năng bình tĩnh, đến mức nhà Slytherin đã sáng tác 1 bài hát về chuyện Ron sẽ giúp nhà Slytherin giành cúp. Tuy nhiên ở trận chung kết, cậu đã chơi tốt và góp phần giúp nhà Gryffindor giành cúp.
Suốt cả năm học này Harry luôn bị đau ở cái sẹo, Ron luôn ở bên cạnh.Ở đoạn đỉnh điểm của phần này, cậu cũng cùng với Harry và những người bạn của cậu, Harry Potter, Hermione Granger, Ginny Weasley, Neville Longbottom và Luna Lovegood chiến đấu giành lại lời Tiên tri ở Bộ Pháp Thuật, suýt bị mấy bộ não quấn chết.
Harry Potter và Hoàng tử Lai
Trong tập này, Ron đã trở nên cao hơn sau kì nghỉ hè, và được cô bạn Lavender Brown để ý. Là đội trưởng đội Quidditch, Harry đã chọn Ron làm Thủ Môn cho đội nhà Gryffindor, chứ không phải là Cormac McLaggen, một người cũng ngang cơ Ron nhưng không có tinh thần đồng đội và ít nghe sự chỉ đạo của Harry. Khi biết Hermione đã từng hôn Viktor Krum, Ron đã chơi Quidditch khá tệ, từ bỏ thần tượng một thời của cậu và cư xử tồi với Hermione. Lòng tự trọng của cậu lại càng bị tổn thương sau khi bị Ginny, cô em gái mà cậu đã nổi nóng khi nhìn thấy cô hôn Dean Thomas, nói rằng Ron là kẻ duy nhất chưa được ai hôn. Để khích lệ tinh thần Ron, Harry đã giả vờ cho cậu uống Felix Felicis (Phúc Lạc Dược), khiến Ron chơi rất tuyệt và giúp nhà Gryffindor thắng nhà Slytherin. Nhưng điều đó đã kiến Hermione tức giận khi nhìn Ron ôm hôn Lavender và chỉ trích Harry gian lận. Trong cơn ghen, để trả đũa Hermione đã mời Cormac McLaggen đến dự buổi tiệc Giáng sinh của thầy Horace Slughorn, nhưng cậu ta tỏ ra là một kẻ cực kì ích kỉ. Sau buổi tiệc, Hermione tiếp tục lờ Ron đi, nhìn cậu bằng ánh mắt khinh thường và thi thoảng cạnh khóe, còn Ron càng ngày càng tỏ ra bất mãn trong cuộc tình với Lavender Brown.
Vào sinh nhật của mình tháng 3, Ron đã vô tình uống phải Tình Dược vốn dành cho Harry. Sau khi uống một chén rượu mật ong của thầy Slughorn, cậu bị trúng độc và suýt chết nếu không có sự giải cứu của Harry. Quá lo lắng và sợ hãi, Hermione đã bỏ đi mọi giận dỗi trước đây. Khi ở trong ttình huống khó khăn nhất, cậu đã gọi tên "Hermione". Điều đó có nghĩa là Ron đã luôn yêu thương và quan tâm Hermione rất nhiều.
Ron thường giả ngủ mỗi khi Lavender đến thăm. Lúc bình phục trở lại, Ron đã làm lành với Hermione và chia tay với Lavender. Rowling nói cô "thực sự rất thích câu chuyện của Ron và Lavender, bởi vì khi so sánh với 2 người còn lại trong nhóm, Ron có vẻ ít trưởng thành hơn nhiều, và chuyện đó đã khiến cậu xứng đáng hơn với Hermione... Cậu đã trưởng thành hơn về tình cảm và tiến được một bước dài."
Ban đầu, Ron không ủng hộ suy đoán của Harry Potter rằng Draco Malfoy là Tử thần Thực tử, nhưng sau đó đã đồng ý. Trong cuộc chiến Hogwarts, Ron, cũng như những người khác trong Đội Quân của Dumbledore, hưởng may mắn từ Felix Felicis, nên không bị thương tích gì. Trong lễ tang của thầy Dumbledore, Ron đã an ủi Hermione và Harry. Hai người thề sẽ giúp Harry tìm ra các Trường sinh linh Giá và tiêu diệt Voldemort, dù phải rời khỏi trường.
Harry Potter và Bảo bối Tử thần
Ron đồng ý đi cùng với Harry và Hermione thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các Trường Sinh Linh Giá. Lo rằng Bộ Pháp Thuật, giờ đây bị Voldemort chiếm hữu, biết cậu đi cùng với Harry, Ron đã hóa trang cho một con quỷ lùn bị bệnh đậu nấm mặc đồ ngủ thành thế thân của mình.
Trong chuyến đột nhập Bộ, Ron hóa trang thành Reginald Cattermole. Vì muốn chiếc Trường Sinh Linh Giá đầu tiên không bị mất, Harry quyết định rằng từng người sẽ luân phiên giữ nó trong suốt chuyến đi. Ron bị tác động nhiều bởi tà thuật của chiếc vòng cổ hơn Harry và Hermione. Đến khi không chịu nổi vì sống khổ sở và sự mất phương hướng của nhóm, cậu đã rời nhóm. Ngay lập tức sau đó, cậu đã hối hận, nhưng bị một nhóm Mẹ mìn tóm được, không thể quay lại vì những câu thần chú tránh Tử thần Thực Tử của Hermione. Một thời gian sau, nhờ chiếc Tắt sáng của thầy Dumbledore để lại, Ron đã đến được chỗ 2 người, cứu được Harry khỏi bị chết đuối và ngạt thở dưới hồ băng, đồng thời lấy thanh gươm của Gryffindor. Với lòng tin bất ngờ vào số mệnh, Harry đã tha thứ cho cậu và thuyết phục cậu tiêu diệt chiếc vòng bằng thanh gươm. Dù bị ma thuật của chiếc vòng biến thành những hình hài động chạm vào những nỗi lòng sâu kín nhất, đau đớn nhất, cậu vẫn xuống tay tiêu diệt chiếc vòng. Ron run lên vì bị kích động, cho đến khi Harry nói rằng Hermione chỉ là một người bạn và một người chị gái không hơn.
Sau đó, ba người đã bị nhóm Tử thần Thực tử bắt được, Hermione bị tra tấn bởi Bellatrix Lestrange, Ron đã gào thét đau đớn. Sau đó họ được gia tinh Dobby cứu thoát, dù Dobby sau đó đã bị chết bởi tay Bellatrix Lestrange. Khi cả ba quay lại trường Hogwart để tìm một Trường Sinh Linh Giá, vì Harry đã mất thanh gươm Gryffindor vào tay của yêu tinh Griphook, Ron đã nảy ra ý dùng nọc độc Tử Xà để tiêu diệt Trường Sinh Linh Giá. Cậu đã bắt chước được Xà Ngữ để mở cửa vào Phòng chứa Bí Mật. Trong trận chiến Hogwart, cậu đã phải chứng kiến cái chết của Fred-anh trai cậu. Cậu cùng với Neville đánh bại Fenrir Greyback.
19 năm sau
19 năm sau sự sụp đổ của Vodermort, Ron kết hôn với Hermione Granger và có hai con: con gái lớn Rose Weasley đang theo học năm nhất tại trường Hogwart và cậu con trai nhỏ Hugo Weasley. Ron đã thi đỗ bằng lái xe trong thế giới Muggle, mặc dù Hermione một mực tin rằng Ron không thể đỗ nếu như không ếm bùa Lú Lẫn lên vị giám khảo. Dù sao, Ron cũng đã bí mật tiết lộ với Harry rằng thực tế cậu đã dùng bùa Lú Lẫn cho giám khảo chấm thi. Cậu và Harry cùng làm Thần Sáng trong Bộ Pháp thuật, và cùng với Hermione, họ đã giúp sửa sang lại Bộ, khác xa so với trước đây.
Những tên gọi khác của Ronald Weasley
Những thành viên nhà Gryffindor và những người bạn tốt khác gọi cậu là "Ron".
Luna Lovegood gọi cậu bằng tên đầy đủ.
Lavender Brown gọi cậu bằng tên ngắn gọn "Won-Won" khi hai người đang hẹn hò với nhau.
Hai anh Fred và George đùa cậu bằng tên "Ickle Ronniekins" (Dịch là "Ronnie mũi thò lò") (trong phần một)
Draco Malfoy và những học sinh không thân thiện từ những nhà Hogwarts khác gọi cậu là "Weasley" hay Tóc đỏ "Red hair" hay "Weasel"(con chồn)
Một lần Dobby gọi cậu là "Wheezy"
Các thầy cô trong trường gọi cậu là "Mr.Weasley"
Một lần cậu dùng bút Lông ngỗng Sửa lỗi Chính tả của Weasleys' Wizard Wheezes' để làm bài luận môn Phòng chống Nghệ thuật Hắc ám, cây bút hết tác dụng và tên của Ron bị sửa thành Roonil Wazlib.
Chỉ có Hermione gọi cậu là "Ronald".
Chú thích
Nhân vật trong Harry Potter
Nhân vật giả tưởng dùng phép thuật
de:Figuren der Harry-Potter-Romane#Ron Weasley |
Mary-Kate Olsen và Ashley Olsen (sinh ngày 13 tháng 6 năm 1986, biệt danh: Cặp song sinh Olsen) là hai diễn viên và nhà thiết kế thời trang người Mỹ. Năm 1987, khi được 1 tuổi, hai chị em nhà Olsen bắt đầu nghiệp diễn với vai Michelle Tanner trong sê-ri phim truyền hình Full House. Từ lúc sáu tuổi cho đến hết quãng thời gian niên thiếu, hai người được công chúng trên toàn thế giới biết tới qua các phim truyền hình, điện ảnh. Không những thế, ở vào tuổi đời còn rất trẻ, hai cái tên Mary-Kate Olsen và Ashley Olsen đã nhanh chóng được liệt kê vào danh sách những người phụ nữ giàu có nhất khi sở hữu cho mình một công ty riêng hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí (công ty Dualstar). |
Ngôi nhà hạnh phúc (tiếng Hàn: 풀하우스) là bộ phim truyền hình Hàn Quốc dài 16 tập được sản xuất bởi KBS năm 2004.
Nội dung phim
Câu chuyện kể về một cô gái tên là Han Ji Eun giàu có nhưng mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô phải sống một mình đơn độc trong ngôi nhà do chính cha cô thiết kế và xây dựng. Một ngày kia, hai người bạn thân của cô chưa làm đám cưới nhưng họ đã có thai với nhau, nhà cô gái vốn khá giả không kém Ji Eun nhưng vì chuyện đó mà cô đã bị đuổi ra khỏi nhà. Bọn họ trở nên rất khó khăn và họ đã tìm cách để bán ngôi nhà của Ji Eun. Họ đưa cô một tấm vé đi du lịch Hồng Kông và bảo là tấm vé miễn phí nhưng thực ra Ji Eun sẽ phải tự chi tất cả. Nhân lúc Ji Eun không có nhà, họ bán nhà của cô cho diễn viên điện ảnh nổi tiếng Lee Young Jae.
Han Ji Eun gặp Lee Young Jae trên máy bay và họ đã ở cùng một khách sạn. Do không có tiền, Ji Eun đã phải vay Young Jae. Lúc về nhà, Ji Eun đã không thấy đồ đạc đâu và cô phải làm giúp việc cho Young Jae. Sau một thời gian, họ quyết định lấy nhau theo hợp đồng để Ji Eun lấy lại được ngôi nhà của mình, và nhiều câu chuyện hài hước cũng như tình cảm của hai người bắt đầu nảy nở. Liệu hai người có đến được với nhau khi có sự xuất hiện của Min Hyok - một anh chàng đẹp trai và là bạn của Young Jae - cũng như nhà thiết kế thời trang trẻ đẹp - người mà Young Jae đã đem lòng yêu mến suốt 20 năm qua?
Diễn viên
Han Ji Eun - Song Hye Kyo, nhân vật nữ chính
Lee Young Jae - Bi (Rain), nhân vật nam chính
Kang Hye Won - Han Eun Jung
Luigi Yoo - Kim Sung Soo
Nhạc nền trong phim
"Full House (Nhạc hoà tấu)"
"Oon myung" - Why
"Forever (Nhạc hoà tấu)"
"I Think I love"- Byul
"Shi (Nhạc hoà tấu)"
"Chin goo ran mal" - Noel
"Oon myung (Nhạc hoà tấu)"
"Blue Hills (Nhạc hoà tấu)"
"Neut ge pin sarang (Too Late)" - G-soul
"Forever" - Why
"Love At The Gate (Instrumental)"
"Go ma wuh hal ge yo" - Byul
"Amazing Love (Nhạc hoà tấu)"
"Paradiso (Nhạc hoà tấu)"
Đánh giá
Giải thưởng
2004 KBS Acting Awards Giải Diễn xuất xuất sắc (Song Hye Kyo)
2004 KBS Acting Awards Giải Diễn xuất xuất sắc (Bi (Rain))
2004 KBS Acting Awards Giải Vai diễn được ưa thích (Song Hye Kyo)
2004 KBS Acting Awards Giải Vai diễn được ưa thích (Bi (Rain))
2004 KBS Acting Awards Giải Cặp đôi xuất sắc nhất (Song Hye Kyo và Bi (Rain))
Các phiên bản làm lại
Phiên bản Việt Nam
Ngôi nhà hạnh phúc đã được chuyển thể kịch bản thành bộ phim Việt Nam cùng tên bởi đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và đã được trình chiếu trên kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam.
Phiên bản Việt với sự góp mặt của các diễn viên như: Lương Mạnh Hải (Vương Hoàng (Nguyễn Đức Thịnh lồng tiếng giọng Nam cho nhân vật), Minh Hằng (Minh Minh), ( Vy Minh lồng tiếng),Lam Trường ( Mai Hoàng Chung lồng tiếng) (Đình Phong), Thủy Tiên (Bảo Yến),
(Thái Minh Châu lồng tiếng) Hiếu Hiền (Bá Thông), Tường Vi (Kiều Nhi), cố nghệ sĩ Kim Ngọc... và một số diễn viên khác. Bộ phim được chuyển thể dài 26 tập. Tuy bộ phim có nhiều vấn đề trái chiều về diễn xuất của các diễn viên, nhưng bù lại các ca khúc nhạc phim luôn nằm trong các bảng xếp hạng trên Zing... Các ca khúc đều do Thủy Tiên sáng tác và nằm trong album Vol. 4 lấy phim cùng tên như: Ngôi nhà hạnh phúc, Chợt là nỗi đau, Chàng trai tháng 12 (viết về Công Vinh), Quay về đi (song ca cùng Noo Phước Thịnh).... 8 trong số 9 bài hát trong album của Thủy Tiên được đề cử bài hát vàng của tháng 4. Album có lượng tải nhạc chuông chờ cao nhất Việt Nam, và những ca khúc được đề cử của những giải thưởng uy tín.
Phiên bản Thái Lan
Năm 2014, phiên bản Thái ra mắt các diễn đàn cộng đồng mạng, tạo nên 1 cơn sốt không thua kém so với phiên bản cũ 10 năm trước trong đó có Việt Nam, Hàn và Trung Quốc. Trong phim, Mike Pirath Nitipaisankul đã có sự kết hợp thú vị khi đóng cặp với "viên kẹo ngọt ngào" Aom Sushar, tạo nên một đôi đũa lệch đáng yêu khi chàng cao 1m8, còn nàng chỉ 1m54. Theo thông tin từ báo chí Thái Lan, sau khi đóng chung, 2 ngôi sao trẻ này giữ mối quan hệ khá đặc biệt khiến nhiều fan nghi ngờ họ "phim giả tình thật". Khi phiên bản Thái sang Trung Quốc, Mike D.Angelo đã gây chấn động, khiến các fan điên đảo trên mạng xã hội. Sự kiện này được đưa lên trang chủ nhiều web giải trí nổi tiếng ở Trung Quốc.
Sau hơn 6 tuần phát sóng, Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Thái hút hơn 20.000 lượt xem mỗi tập trên Youtube, trở thành phim chuyển thể ăn khách nhất xứ Chùa vàng hiện nay tại Việt Nam. Dàn diễn viên trẻ đẹp, kịch bản chuyển thể linh hoạt, diễn xuất tự nhiên của cặp đôi Mike D.Angelo và Aom Sushar chính là điểm nhấn tạo nên sức hút riêng cho Ngôi nhà hạnh phúc phiên bản Thái. Bộ phim công chiếu đài truyền hình Việt trên kênh SCTV11. Năm 2015, cả hai tái ngộ với khán giả qua phim Nụ hôn định mệnh, chuyển thể từ bộ phim ăn khách xứ Đài 2006 Thơ Ngây.
Phiên bản Hàn Quốc 2
Ngôi nhà hạnh phúc 2 là dự án do 3 nước Hàn, Nhật, Trung bắt tay sản xuất và thu hút nhiều sự chú ý của mọi người bởi lần hợp tác này. Bộ phim lên kế hoạch thực hiện trong 2 năm, nội dung cốt truyện cũng như các cảnh quay được ghi hình luân phiên tại 3 quốc gia, biến bộ phim trở thành tác phẩm được dàn dựng quy mô.
Nhiều người cho biết, bộ phim đem lại cảm giác mới mẻ cho dòng phim lãng mạn hài hước, có vẻ như với chất lượng đầu tư tốt, Ngôi nhà hạnh phúc 2 đã để lại ấn tượng tốt với người xem. Vì có nhiều tin đồn xung quanh bộ phim, cũng như mức độ yêu thích cuồng nhiệt của các diễn viên tại xứ sở hoa anh đào, đội ngũ sản xuất hy vọng rằng bộ phim sẽ càn quét khắp 3 quốc gia. |
Full House có thể là:
Ngôi nhà hạnh phúc: bộ phim Hàn Quốc
Full House: chương trình truyền hình hài Hoa Kỳ |
Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (tiếng Anh: Arsenal Football Club, viết tắt: Arsenal F.C.) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Holloway, Luân Đôn, hiện đang thi đấu tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống bóng đá Anh. Arsenal đã giành được 13 chức vô địch quốc gia, 14 Cúp FA (kỷ lục), 2 Cúp Liên đoàn Anh, 1 Cúp Liên đoàn Thế kỷ, 16 Siêu cúp Anh, 1 Cúp UEFA và 1 Cúp Inter-Cities Fairs. Arsenal là câu lạc bộ có số trận thắng ở cấp cao nhất nhiều thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh, và cũng là đội bóng Anh duy nhất cho đến nay vô địch quốc gia với thành tích bất bại qua 38 vòng đấu, nhận biệt danh The Invincibles (tiếng Việt: Đội bóng bất bại) và giành Cúp vàng Ngoại hạng Anh.
Arsenal trở thành câu lạc bộ đầu tiên ở miền Nam nước Anh tham gia The Football League vào năm 1893, trước khi bắt đầu thi đấu ở Giải Hạng nhất Anh năm 1904. Họ chỉ xuống hạng một lần năm 1913, và cho đến nay là đội bóng góp mặt ở giải đấu cấp cao nhất Anh trong khoảng thời gian dài nhất. Vào thập niên 1930, Arsenal đã giành 5 chức vô địch quốc gia Anh và 2 Cúp FA; sau Chiến tranh Thế giới II, họ giành thêm 2 chức vô địch quốc gia Anh và 1 Cúp FA. Mùa giải 1970–71, họ giành cú đúp vô địch quốc gia Anh và Cúp FA. Trong giai đoạn 1989–2005, họ giành thêm 5 chức vô địch quốc gia Anh và 5 Cúp FA, trong đó có hai cú đúp. Họ kết thúc thế kỷ XX với thứ hạng trung bình cao nhất.
Herbert Chapman là người đưa Arsenal đến với những danh hiệu quốc gia đầu tiên, nhưng không may qua đời sớm. Ông là người phát minh sơ đồ chiến thuật WM, phát kiến chơi bóng dưới ánh đèn cao áp, số áo thi đấu, chọn màu trắng cho tay áo và đỏ cho trang phục thi đấu của Arsenal. Arsène Wenger là huấn luyện viên tại vị lâu nhất và dẫn dắt câu lạc bộ giành được nhiều danh hiệu nhất. Ông giữ kỷ lục giành 7 Cúp FA, chuỗi trận thắng dài nhất trong lịch sử bóng đá Anh cùng chuỗi trận bất bại dài nhất với câu lạc bộ.
Năm 1886, một nhóm công nhân làm việc tại nhà máy sản xuất đạn dược Woolwich đã thành lập đội bóng với tên gọi Dial Square. Năm 1913, đội chuyển đến Highbury và trở thành hàng xóm với Tottenham Hotspur, từ đó tạo nên những trận Derby Bắc Luân Đôn. Năm 2006, đội chuyển sang thi đấu tại sân Emirates. Arsenal là câu lạc bộ có doanh thu cao thứ sáu thế giới với 487,6 triệu Bảng trong mùa giải 2016–17. Dựa theo báo cáo về hoạt động truyền thông đại chúng từ mùa giải 2014–15, Arsenal có lượng cổ động viên nhiều thứ năm thế giới. Theo báo cáo của hãng kiểm toán KPMG năm 2018, Arsenal được định giá 2,102 tỷ EUR, xếp thứ ba trong danh sách các câu lạc bộ giá trị nhất nước Anh.
Lịch sử
1886–1919: Đổi tên
Vào ngày 1 tháng 12 năm 1886, một nhóm công nhân ở Woolwich, nay thuộc Đông Nam thủ đô Luân Đôn đã thành lập ra một đội bóng đá lấy tên là Dial Square; ngay sau đó được đổi tên thành Royal Arsenal và chọn David Danskin làm đội trưởng. Câu lạc bộ đã giành được hai danh hiệu đầu tiên vào năm 1890 và 1891; đây cũng là những danh hiệu duy nhất mà Arsenal đạt được khi còn thi đấu ở Đông Nam thủ đô Luân Đôn.
Năm 1893, đội bóng đổi tên thành Woolwich Arsenal sau khi trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng năm này, Woolwich Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên ở khu vực phía Nam tham dự The Football League, bắt đầu từ Giải Hạng nhì Anh, rồi lên hạng nhất lần đầu năm 1904. Do vị trí địa lý không phù hợp, đội bóng có rất ít khán giả so với các câu lạc bộ khác. Vì thế, năm 1910, công ty sở hữu câu lạc bộ lâm vào khó khăn và phá sản, nhưng đó cũng là lúc mà tỷ phú Henry Norris và doanh nhân William Hall đến với câu lạc bộ. Ông bắt đầu tìm cách di chuyển vị trí và trụ sở đội bóng.
Năm 1913, sau khi bị rớt xuống hạng hai, đội bóng vượt sông Thames di chuyển lên phía Bắc Luân Đôn, lấy sân vận động Highbury làm sân nhà, chính thức lấy tên câu lạc bộ là The Arsenal. Năm 1919, The Football League tổ chức bỏ phiếu, qua đó đưa The Arsenal lên hạng nhất mùa kế tiếp, thay cho đội bóng cùng thành phố Tottenham, mặc dù đội chỉ xếp thứ sáu Giải Hạng nhì Anh mùa giải tiền chiến 1914–15. Một số sách cho rằng kết quả cuộc bầu cử chia lại suất chơi hạng nhất này không rõ ràng. Năm kế tiếp, câu lạc bộ bỏ mạo từ "The" trong "The Arsenal" trong các văn kiện chính thức, cũng là tên gọi được sử dụng cho tới ngày nay.
1919–1953: Câu lạc bộ thuộc Ngân hàng Anh
Sau khi được thăng hạng, ngân sách của câu lạc bộ đã tăng trưởng nhanh và lượng người hâm mộ cũng theo đó gia tăng. Năm 1925, Arsenal bổ nhiệm Herbert Chapman làm huấn luyện viên trưởng. Sau khi dẫn dắt Huddersfield Town giành chức vô địch quốc gia mùa giải 1923–24 và 1924–25, Chapman đã đưa Arsenal bước vào giai đoạn đầu tiên của những thành công lớn. Với phương thức huấn luyện đúng đắn cùng với những bản hợp đồng với các cầu thủ ngôi sao như Alex James và Cliff Bastin, ông đã đặt nền tảng cho sự thống trị của Arsenal trong nền bóng đá Anh vào những năm 1930. Dưới sự dẫn dắt của Chapman, Arsenal đã giành được chức vô địch giải đấu lớn đầu tiên - chiếc Cúp FA năm 1930; và sau đó là hai chức vô địch quốc gia vào mùa giải 1930–31 và 1932–33. Nhờ ông, năm 1932, nhà ga tàu điện ngầm Gillespie Road được đổi tên thành Arsenal, đây là trường hợp đặc biệt khi một nhà ga mang tên một câu lạc bộ bóng đá.
Chapman bị chứng viêm phổi và đột ngột qua đời năm 1934. Sau đó, Joe Shaw và George Allison tiếp tục công việc của Chapman rất thành công. Dưới sự huấn luyện của họ, Arsenal đã giành được thêm ba chức vô địch quốc gia, 1933–34, 1934–35 và 1937–38; và chiếc Cúp FA 1936, trong khi họ cũng được biết đến như là "Chảo lửa của các câu lạc bộ Anh". Về cuối thập kỷ, một loạt cầu thủ chủ chốt bắt đầu dừng thi đấu do ảnh hưởng từ cuộc Chiến tranh Thế giới II, và tiếng tăm của Arsenal phần nào bị lu mờ do bóng đá Anh nghỉ thi đấu. Sau chiến tranh, Arsenal có khoảng thời gian thành công thứ hai cùng với huấn luyện viên Tom Whittaker khi giành hai chức vô địch quốc gia 1947–48 và 1952–53 cùng một Cúp FA mùa giải 1949–50.
1953–1986: Thời kỳ đi xuống, Mee và Neill
Sau năm 1953, Arsenal bắt đầu thi đấu sa sút và không còn thu hút cầu thủ như những năm 1930. Câu lạc bộ chỉ là một đội bóng hạng trung trong hai thập kỷ 1950 và 1960. Ngay cả cựu đội trưởng tuyển Anh Billy Wright không thể mang lại cho câu lạc bộ có được danh hiệu nào với chức danh huấn luyện viên trưởng, trong thời gian từ năm 1962 đến năm 1966.
Năm 1966, Arsenal bổ nhiệm Bertie Mee làm huấn luyện viên trưởng. Sau khi thua hai trận chung kết Cúp Liên đoàn Anh, người đàn ông từng là một nhà vật lý trị liệu này đã giúp Arsenal giành chiếc cúp châu Âu đầu tiên, Inter-Cities Fairs Cup vào mùa giải 1969–70. Mùa giải kế tiếp, Arsenal đã giành cú đúp danh hiệu đầu tiên trong lịch sử: Giành chức vô địch quốc gia và FA Cup. Đây đánh dấu một mốc son chói lọi của Arsenal trong đầu thập kỷ; mùa giải sau đó, Arsenal chỉ về nhì ở FA Cup và đứng thứ hai ở giải vô địch quốc gia vào năm 1973.
Sau mùa giải 1975–76, Bertie Mee từ chức. Terry Neill được ban lãnh đạo Arsenal bổ nhiệm vào vị trí huấn luyện viên trưởng vào ngày 9 tháng 7 năm 1976 khi mới 34 tuổi, và trở thành huấn luyện viên trẻ nhất trong lịch sử Arsenal cho đến nay. Với các bản hợp đồng ký với các cầu thủ Malcolm Macdonald và Pat Jennings, và các tài năng trẻ như Liam Brady và Frank Stapleton, đội bóng lại đi đến những thành công kể từ năm 1971. Họ liên tiếp lọt vào các trận chung kết FA Cup vào các năm 1978, 1979 và 1980; trong đó họ giành được một chức vô địch FA sau trận chung kết kịch tính thắng Manchester United 3–2 năm 1979. Mùa giải tiếp theo, họ giành vị trí á quân European Cup Winners' Cup, sau khi để thua sau loạt sút luân lưu.
1986–2018: Graham và Wenger
Sự trở lại của cựu cầu thủ George Graham trên cương vị huấn luyện viên vào năm 1986 đã đem đến giai đoạn phục hưng thứ ba cho câu lạc bộ. Arsenal đoạt Cúp Liên đoàn Anh vào năm 1987, mùa giải đầu tiên mà Graham dẫn dắt đội bóng. Mùa giải 1988–89, Arsenal giành chức vô địch quốc gia sau trận thắng một cách nghẹt thở trước Liverpool với bàn thắng ở phút cuối cùng. Với duy nhất một trận thua, họ đã bảo vệ thành công chức vô địch quốc gia mùa giải sau đó. Arsenal cũng đã giành cú đúp danh hiệu FA Cup và Cúp Liên đoàn Anh vào mùa giải 1992–93. Họ đã giành chiếc cúp thứ hai trên đấu trường châu Âu vào năm 1994, với danh hiệu UEFA Cup Winner's Cup, khi thắng Parma F.C. trong trận chung kết với bàn thắng duy nhất của Alan Martin Smith. Uy tín của Graham đã bị lu mờ khi dính vào một số bê bối trong chuyển nhượng cầu thủ. Graham bị sa thải năm 1995, mặc dù đem đến nhiều thành công cho câu lạc bộ. Người kế tiếp Graham, Bruce Rioch, chỉ huấn luyện một mùa, rời câu lạc bộ sau một bất đồng với ban lãnh đạo.
Vào những năm cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Arsenal đã có những thành công lớn mà một phần bởi quyết định ký hợp đồng với huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ, Arsène Wenger từ ban lãnh đạo Arsenal vào ngày 30 tháng 9 năm 1996. Wenger đã có những thay đổi táo bạo trong chiến thuật, chế độ ăn uống, cách huấn luyện và chính sách chuyển nhượng. Ông đã đưa một số cầu thủ nước ngoài vào thi đấu cũng như đào tạo các cầu thủ trẻ người Anh. Arsenal đoạt cú đúp Ngoại hạng Anh và Cúp FA mùa giải 1997–98; cùng với cú đúp mùa giải 2001–02. Ngoài ra, câu lạc bộ lọt đến trận chung kết của UEFA Cup 1999–2000 (thua sau loạt đá luân lưu 11m trước Galatasaray) và đoạt Cúp FA vào các năm 2003, 2005. Đặc biệt là chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2003–04 với trọn vẹn 38 trận bất bại (26 trận thắng, 12 trận hòa); từ đó các cổ động viên đặt cho họ biệt danh The Invincibles. Đó là một phần trong chuỗi 49 trận bất bại của Arsenal tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2003 đến ngày 24 tháng 10 năm 2004, một kỷ lục của bóng đá Anh.
Arsenal đã giành được vị trí thứ nhất hoặc thứ nhì trong 11 mùa giải đầu tiên do Wenger dẫn dắt, tuy nhiên ở các mùa giải tiếp theo họ đã không thể hoàn thành được điều này. Tính đến tháng 7 năm 2013, họ là một trong năm đội, cùng với các đội khác là Manchester United, Blackburn Rovers, Chelsea và Manchester City, vô địch Ngoại hạng Anh kể từ khi thành lập vào năm 1992. Arsenal chưa bao giờ tiến xa hơn vòng tứ kết của UEFA Champions League cho đến mùa giải 2005–06; mùa giải mà họ trở thành đội bóng đầu tiên đến từ Luân Đôn trong lịch sử năm mươi năm của giải đấu lọt đến trận chung kết, và thua 1–2 trước Barcelona. Vào tháng 7 năm 2006, họ chuyển đến sân Emirates, sau 93 năm thi đấu trên sân Highbury.
Họ vào đến hai trận chung kết Cúp Liên đoàn Anh năm 2007 và 2011, nhưng đều thua với cùng tỷ số 1–2 trước Chelsea và Birmingham. Arsenal trải qua chuỗi 9 năm không có danh hiệu kể từ năm 2005 cho đến ngày 17 tháng 5 năm 2014, khi đánh bại Hull City trong trận chung kết Cúp FA, trận đấu họ bị dẫn 0–2 để rồi lội ngược dòng đánh bại Hull với tỷ số 3–2. Ngày 10 tháng 8 năm 2014, Arsenal đánh bại Manchester City 3–0 trong trận Siêu cúp Anh 2014. 9 tháng sau khi giành Siêu cúp Anh 2014, Arsenal đã xuất hiện trong trận chung kết FA Cup năm thứ hai liên tiếp, và họ đã bảo vệ thành công chức vô địch khi đánh bại Aston Villa 4–0 trong trận chung kết vào ngày 30 tháng 5 năm 2015 và trở thành câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 12 danh hiệu, kỷ lục mà Manchester United sẽ cân bằng ở mùa bóng kế tiếp. Ngày 2 tháng 8 năm 2015, Arsenal đánh bại Chelsea 1–0 trên sân vận động Wembley để giành Siêu cúp Anh 2015, danh hiệu siêu cúp thứ 14 trong lịch sử của họ. Mùa giải 2015–16, Arsenal chỉ giành á quân giải Ngoại hạng Anh khi kém Leicester City 10 điểm. Sau đó Arsenal tiếp tục vô địch Cúp FA lần thứ 13 khi đánh bại Chelsea trong trận chung kết năm 2017 và một lần nữa trở thành kỷ lục gia về số danh hiệu Cúp FA. Chiến thắng cũng giúp Wenger trở thành huấn luyện viên đầu tiên của bóng đá Anh giành tới 7 danh hiệu Cúp FA. Tuy nhiên, cũng ở mùa giải đó, Pháo Thủ chỉ kết thúc mùa giải Ngoại hạng Anh ở vị trí thứ 5 chung cuộc, và là lần đầu tiên họ nằm ngoài Top 4 kể từ khi Wenger đến câu lạc bộ năm 1996. Sau một mùa giải không thành công ở mùa bóng kế tiếp, Wenger đã tuyên bố chia tay đội bóng vào ngày 20 tháng 4 năm 2018, sau 22 năm tại vị. Quyết định của ông đã nhận được nhiều sự hoan nghênh từ nhiều chuyên gia và các cựu cầu thủ ở Anh cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là những cựu cầu thủ đã cảm ơn ông vì đã giúp phát triển họ. Trận đấu trên sân nhà cuối cùng của ông trên băng ghế chỉ đạo là trận thắng 5–0 trước Burnley, nơi ông nhận được sự chào đón nhiệt liệt từ các cổ động viên. Trận cuối cùng dưới triều đại Wenger là trận thắng 1–0 trên sân của câu lạc bộ Huddersfield.
2018–nay: Thời hậu Wenger
Sau khi tiến hành sửa đổi mô hình hoạt động của đội bóng để phù hợp với sự ra đi của Wenger, chiến lược gia người Tây Ban Nha Unai Emery đã được chọn làm tân huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ vào ngày 23 tháng 5 năm 2018. Ông trở thành huấn luyện viên trưởng trưởng đầu tiên của đội bóng, đồng thời là huấn luyện viên thứ 2 có xuất thân ngoài Vương quốc Anh. Trận đấu đầu tiên ông dẫn dắt Arsenal là trận thắng giao hữu 8–0 trước Boreham Wood. Mùa bóng đầu tiên, Emery không thể giúp Arsenal trở lại Champions League khi chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 5 và thất bại 1–4 trong trận Chung kết UEFA Europa League 2019 trước Chelsea.
Lượt đi mùa giải 2019–20, dù được tăng cường lực lượng với các bản hợp đồng như Kieran Tierney, Nicolas Pépe, nhưng sau hai vòng đầu toàn thắng, Arsenal dần sa sút. Sau trận thắng Vitória 3–2 ở Europa League, đội bóng trải qua chuỗi 7 trận không thắng liên tiếp trên mọi đấu trường, cách vị trí thứ 4 tới 8 điểm trong khi Ngoại hạng Anh mới trải qua 13 vòng đấu. Ngày 29 tháng 11 năm 2019, Emery bị sa thải sau khi Arsenal thất thủ 1–2 ngay trên sân nhà trước Frankfurt trong lượt trận cuối vòng bảng Europa League. Cựu cầu thủ, đồng thời là trợ lý huấn luyện viên trưởng Freddie Ljungberg được chỉ định làm huấn luyện viên tạm quyền. Ngày 20 tháng 12 năm 2019, Arsenal bổ nhiệm cựu tiền vệ đội trưởng Mikel Arteta (khi đó giữ vai trò trợ lý cho Pep Guardiola ở Manchester City) làm huấn luyện viên trưởng bằng bản hợp đồng có thời hạn hơn 3 năm. Arteta đưa Arsenal kết thúc ở vị trí thứ 8 tại Ngoại hạng Anh và giành được chức vô địch cúp FA lần thứ 14 nhờ chiến thắng 2–1 trước Chelsea tại Wembley. Ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng sau khi mùa giải kết thúc, và góp công giúp đội bóng đoạt Siêu cúp Anh 2020 khi hòa Liverpool 1–1 cả trận và thắng 5-4 trong loạt luân lưu. Arsenal một lần nữa kết thúc mùa giải 2020–21 ở vị trí thứ 8, qua đó thất bại trong việc giành vé dự cúp châu Âu lần đầu tiên sau 25 năm.
Biểu tượng
Vào năm 1888, chỉ sau hai năm thành lập câu lạc bộ, Arsenal khi đó với cái tên là Royal Arsenal đã chọn cho mình biểu tượng, gồm 3 cột tượng trưng cho những khẩu pháo thần công hướng về phía Bắc, tương tự như các huy hiệu của Khu Metropolitan vùng Woolwich (ngày nay, nó trở thành các huy hiệu của khu Greenwich của Luân Đôn). Đôi khi, biểu tượng có thể bị nhầm lẫn với những ống khói, nhưng với hình ảnh đầu một con sư tử được chạm khắc, và với một cascabel được đặt trên đó để trở thành biểu tượng của đội bóng. Nó đã được bỏ bớt sau khi chuyển tới sân Highbury vào năm 1913 và được khôi phục năm 1922, khi câu lạc bộ chọn biểu tượng gồm 1 một khẩu thần công hướng về phía Đông, kèm theo biệt danh của câu lạc bộ, The Gunners (tiếng Việt: Pháo Thủ), được đính vào đó. Biểu tượng này chỉ được sử dụng đến năm 1925, khi Arsenal đổi biểu tượng thành hình với khẩu pháo nhỏ hơn, hướng về phía Tây với dòng chữ The Gunners được khắc bên cạnh.
Năm 1949, câu lạc bộ đã đóng một biểu tượng mới, với khẩu pháo được đặt ở dưới tên câu lạc bộ, viền màu đen, trên biểu tượng của Khu Metropolitan của Islington, ở dưới vẽ một dải băng viết theo tiếng Latin: Victoria Concordia Crescit (tiếng Việt: Chiến thắng đến từ sự hài hoà). Nó được thiết kế bởi một biên tập viên của đội bóng, Harry Homer. Lần đầu tiên, biểu tượng được kết hợp bởi màu sắc, sau đó có thay đổi chút ít do hoàn cảnh lúc đó, rồi rút gọn chỉ còn ba màu: đỏ, vàng, xanh lá cây. Vì có nhiều phiên bản khác của biểu tượng, Arsenal đã bất lực trong việc mua bản quyền của nó. Mặc dù đội bóng đã đăng ký biểu tượng như một nhãn hiệu, nhưng họ phải cạnh tranh (cuối cùng thắng) trong một cuộc chiến pháp lý về vấn đề bản quyền với một hãng buôn đường phố ở địa phương, và là nơi "không chính thức" bán các mặt hàng từ Arsenal, từ đó thì Arsenal mới thành công trong việc bảo hộ bản quyền pháp lý của biểu tượng. Do đó, năm 2002, Arsenal đã giới thiệu một biểu tượng mới, với các đường cong đẹp và hiện đại hơn nhưng với một phong cách đơn giản, được bảo hộ bản quyền. Khẩu pháo hướng về phía Đông, tên của đội bóng được viết bằng kiểu chữ sans-serif ở phía trên của khẩu pháo. Màu xanh lá cây đã được thay thế bằng màu xanh đậm. Biểu tượng mới đã bị một số người hâm mộ chỉ trích. Hội cổ động viên của Arsenal đã lên tiếng rằng, câu lạc bộ đã bỏ qua nhiều các thiết kế về lịch sử và truyền thống câu lạc bộ, thay bằng một thiết kế mới mẻ và hiện đại, tuy nhiên chưa tham khảo ý kiến người hâm mộ.
Đến thập niên 60 của thế kỷ XX, hình vẽ biểu tượng câu lạc bộ được gắn trên áo đấu để tham dự các trận đấu lớn như chung kết Cúp FA, thường là hình thức lồng tên câu lạc bộ với màu đỏ trên nền trắng.
Các kiểu chữ viết lồng nhau được viết theo phong cách Art-Deco, các chữ A và C trên hình vẽ biểu tượng được bố trí theo kiểu cách bóng đá hơn chữ F, tất cả được đặt trong một bộ khung hình lục giác. Ví dụ, đầu tiên đây là một logo của một tổ chức, sau đó được giới thiệu như một phần trong thương hiệu trước đây của Herbert Chapman tại câu lạc bộ vào những năm 1930, mặc dù chưa được sử dụng trên áo đấu trong trận chung kết Cúp FA nhưng lại là một chi tiết trong thiết kế sân Highbury, bao gồm các lối vào chính và trong việc ốp lát nền các tầng. Từ năm 1967, trên áo đấu thường xuyên xuất hiện hình vẽ khảu pháo trắng, cho đến khi được thay thế bởi biểu tượng câu lạc bộ, đôi khi có thêm biệt danh "The Gunners", trong những năm 1990.
Mùa giải 2011–12, Arsenal kỷ niệm 125 năm thành lập câu lạc bộ. Nhân dịp này, đội bóng cho thiết kế một biểu tượng mới, được đính kèm trên áo đấu của họ để thi đấu trong suốt cả mùa giải. Biểu tượng hầu hết có màu trắng, xung quanh bao gồm 15 lá cây sồi ở bên phải và 15 lá nguyệt quế ở bên trái. Những chiếc lá sồi biểu thị cho 15 thành viên cũ được tìm thấy của câu lạc bộ đã gặp nhau ở quán rượu Royal Oak. Còn 15 lá nguyệt quế tượng trưng cho các chi tiết được thiết kế trên 6 đồng xu bởi những người thành lập đội bóng. Các lá nguyệt quế còn thể hiện cho sức mạnh đội bóng. Để hoàn thành được biểu tượng này, các lá sồi và nguyệt quế được biểu diễn ở hai bên của khẩu hiệu "Forward" (tiếng Việt: Tiến lên) ở phía dưới cùng của biểu tượng.
Màu áo truyền thống
Trong phần lớn lịch sử của Arsenal, màu áo thi đấu trên sân nhà của họ thường là áo sơ mi màu đỏ tươi, tay áo và quần đều có màu trắng, mặc dù không phải lúc nào cũng mặc như thế. Việc lựa chọn màu đỏ là để ghi nhận những hỗ trợ và đóng góp từ Nottingham Forest sau khi Arsenal thành lập năm 1886. Hai trong số các thành viên sáng lập ra Dial Square, Fred Beardsley và Morris Bates, là cựu cầu thủ của Forest đã chuyển tới Woolwich để thi đấu. Vì họ cùng nhau đưa đội một vào khu vực không thể tìm thấy áo đấu, nên Beardsley và Bates đã viết thư về nhà cầu xin sự giúp đỡ, và họ nhận được một bộ đồ và một quả bóng. Chiếc áo có màu đỏ, một màu đỏ đậm, đi cùng với nó là chiếc quần màu trắng, và tất màu xanh và trắng.
Năm 1933, Herbert Chapman muốn các cầu thủ của mình được mặc những bộ quần áo sáng màu hơn, nên đã thay thế và nâng cấp bộ áo đấu, thêm phần tay áo màu trắng và đổi màu nền trên thân áo thành một màu đỏ khác sáng hơn. Có hai giả thiết nói về nguồn gốc từ việc thêm các tay áo màu trắng. Thứ nhất, có một mẩu chuyện viết rằng, Chapman nhìn thấy một cổ động viên trên khán đài mặc chiếc áo len không có tay, màu đỏ và mặc trên một chiếc áo sơ mi trắng. Giả thiết thứ hai là ông đã lấy cảm hứng từ một bộ trang phục tương tự được mặc bởi họa sĩ biếm Tom Webster, một người chơi golf cùng với Chapman. Có thể một trong hai câu chuyện này là sự thật, nhưng những bộ áo đấu màu đỏ và trắng đã trở thành màu áo đấu truyền thống của Arsenal. Đội bóng đã mặc những bộ áo đấu như thế trong suốt những năm từ 1933 đến nay, ngoại trừ hai mùa giải: mùa thứ nhất là 1966–67 khi Arsenal mặc những bộ đồ toàn màu đỏ, nhưng các cổ động viên không ưa chuộng và phải trở lại những chiếc áo có cánh tay trắng vào mùa giải kế tiếp; mùa thứ hai là 2005–06, mùa cuối cùng mà Arsenal thi đấu trên sân vận động Highbury, đội bóng đã mặc những chiếc áo đỏ sẫm, tương tự những bộ đồ mà đội bóng mặc trong năm 1913; và câu lạc bộ đã trở về với bộ đồ đỏ trắng vào mùa giải sau đó. Trong mùa giải 2008–09, Arsenal thay thế tay áo toàn màu trắng truyền thống bằng tay áo màu đỏ với một sọc ngang màu trắng.
Màu áo sân nhà Arsenal trở thành nguồn cảm hứng cho ít nhất ba câu lạc bộ khác. Năm 1909, Sparta Prague đã cho ra mắt một bộ áo đấu màu đỏ sẫm, bộ đồ thi đấu Arsenal đã mặc vào thời điểm đó; sau đó vào năm 1938, Hibernian cũng cho ra mắt thiết kế tay áo giống với chiếc áo của Arsenal với các đường nét màu xanh lá cây và màu trắng. Năm 1920, Sporting Clube de Braga, sau khi trở về từ một trận bóng tại Highbury, đã thay đổi bộ áo đấu màu xanh của câu lạc bộ đến một bộ đồ có những điểm giống với Arsenal: áo màu đỏ, tay áo màu trắng và quần soóc, từ đó mà họ có biệt danh "Os Arsenalist". Đội bóng đã mặc bộ đồ đó cho đến nay.
Trong nhiều năm, quần áo sân khách của Arsenal là chiếc áo màu trắng và quần soóc màu đen hoặc trắng. Đến mùa giải 1969–70, Arsenal giới thiệu bộ áo đấu sân khách, với chiếc áo màu vàng và quần soóc màu xanh. Bộ đồ này đã được Arsenal mặc trong chung kết Cúp FA 1971, trận đấu mà Arsenal đã đánh bại Liverpool để giành cú đúp danh hiệu đầu tiên trong lịch sử. Arsenal lọt vào chung kết Cúp FA lần tiếp theo vào năm sau, mặc bộ đồ sân nhà màu trắng và màu đỏ, nhưng bị thua cuộc trước Leeds United. Cuối thập niên 1970, các Pháo Thủ thi đấu ba trận chung kết Cúp FA liên tiếp từ năm 1978 đến 1980 và họ mặc bộ đồ "may mắn" có màu vàng và màu xanh, sau đó đội bóng vẫn tiếp tục lấy nó làm bộ đồ sân khách của câu lạc bộ cho đến khi giới thiệu một bộ đồ màu xanh lá cây và màu áo hải quân để làm bộ đồ sân khách trong mùa giải 1982–83. Mùa giải tiếp theo, Arsenal trở lại bộ quần áo sân khách màu vàng và màu xanh, mặc dù với một màu xanh đậm hơn trước.
Khi Nike thay Adidas làm nhà sản xuất quần áo thi đấu cho Arsenal vào năm 1994, màu áo sân khách của Arsenal đã được đổi lại thành áo sơ mi và quần soóc màu xanh với hai tông màu. Kể từ khi mà thị trường bán áo đấu bắt đầu xuất hiện, các bộ đồ sân khách của Arsenal thay đổi thường xuyên, và Arsenal thường cho giới thiệu bộ đồ sân khách và bộ đồ thứ ba. Trong thời gian này, các mẫu thiết kế quần áo sân khách của Arsenal thường là màu xanh, hoặc một vài thay đổi nhỏ từ bộ đồ sân khách truyền thống với màu vàng và màu xanh, chẳng hạn màu vàng, màu áo hải quân và màu kim loại được sử dụng trong mùa giải 2001–02, màu xám vàng và đen được sử dụng trong các năm từ 2005 đến 2007, màu vàng và màu nâu sẫm từ 2010 đến 2013. Từ năm 2009, bộ đồ sân khách được thay đổi theo từng mùa, và các bộ đồ thi đấu trên sân khách sẽ có ba lựa chọn nếu như bộ áo đấu sân nhà được thiết kế mới theo từng năm. Khi Puma trở thành nhà tài trợ trang phục cho Arsenal vào năm 2014, các bộ áo đấu mới (gồm sân nhà, sân khách và bộ áo đấu thứ ba) của Arsenal đều được ra mắt theo từng mùa.
Nhà cung cấp và nhà tài trợ trang phục thi đấu
Sân vận động
Trong phần lớn thời gian đội bóng có trụ sở tại Đông Nam Luân Đôn, Arsenal lấy sân Manor Ground tại Plumstead làm sân nhà, ngoại trừ ba năm thi đấu tại sân Invicta Ground trong các năm từ 1890 đến 1893. Sân Manor Ground ban đầu chỉ là một bãi đất trống, cho đến khi câu lạc bộ nâng cấp sân bằng việc cải tạo, đắp đất và trồng cỏ để tham dự Football League vào năm 1893. Đội bóng đã lấy đây làm sân nhà trong suốt hai mươi năm cho đến khi chuyển lên Bắc Luân Đôn vào năm 1913.
Tháng 9 năm 1913, Arsenal chuyển lên Bắc Luân Đôn và lấy Sân vận động Highbury làm sân nhà; và Arsenal đã sử dụng nó cho đến ngày 7 tháng 5 năm 2006. Sân vận động lúc đầu được thiết kế bởi kiến trúc sư bóng đá nổi tiếng thời đó, Archibald Leitch. Ông đã có một thiết kế chung cho các sân bóng của các câu lạc bộ Anh vào thời điểm ấy, với một kiến trúc đơn giản và ba khán đài hướng ra ngoài trời của sân bóng. Toàn bộ sân vận động đã được trùng tu và nâng cấp trong những năm 1930. Được xây dựng theo phong cách Art-Deco, các khán đài Tây và Đông lần lượt được mở cửa vào các năm 1932 và 1936. Một mái che đã được lắp vào khán đài Bắc của sân bóng, tuy nhiên nó đã bị đánh bom trong cuộc Chiến tranh Thế giới II và không được khôi phục, trùng tu lại cho đến năm 1954.
Highbury có thể chứa được 60 nghìn khán giả ở mức cao nhất, và sân bóng này có sức chứa khoảng 57 nghìn chỗ ngồi cho đến đầu những năm 1990. Tờ Taylor Report cũng như ban tổ chức Premier League yêu cầu Arsenal rời sân Higubury và tìm một sân bóng khác có sức chứa lớn hơn cho mùa giải 1993–94, do đó mà Highbury phải giảm còn 38.419 chỗ. Khi ban tổ chức UEFA Champions League quy định gắn các biển quảng cáo ở đường biên, số lượng chỗ ngồi tiếp tục giảm xuống và vì thế, Arsenal phải thi đấu Champions League trên sân Wembley và đăng ký làm sân nhà để thi đấu ở giải đấu trên, sân bóng này có sức chứa 70 nghìn khán giả.
Việc mở rộng sân vận động Highbury bị hạn chế vì khán đài Đông của sân bóng được thông báo là sẽ đập bỏ để xây một công trình cấp hai và ba khán đài còn lại nhiều khả năng sẽ bị phá để làm khu dân cư. Những sự hạn chế này đã đưa câu lạc bộ vào thế khó trong việc bán vé các trận đấu trong suốt thập niên 1990 và lan sang cả nửa thập niên đầu của thế kỷ XXI, vì thế họ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau về doanh thu trong sự phát triển của bóng đá ở thời điểm đó. Sau khi tham khảo và xem xét các đề xuất, đến năm 2000, Arsenal công bố đề án xây dựng một sân vận động mới với sức chứa 60.361 chỗ ngồi tại khu vực Ashburton Grove, lấy tên sân vận động là Emirates, và nó khoảng 500 mét về phía Tây Nam của sân Highbury. Dự án ban đầu bị trì hoãn do dải băng đỏ và chi phí cao, nhưng cuối cùng sân bóng đã xây xong vào tháng 7 năm 2006, thời điểm bắt đầu mùa giải 2006–07. Sân bóng được đặt tên theo tên nhà tài trợ, hãng hàng không Emirates, đối tác mà câu lạc bộ đã ký một hợp đồng tài trợ lớn nhất trong lịch sử bóng đá Anh, trị giá khoảng 100 triệu Bảng; nhưng một số người hâm mộ đã gọi sân bóng với các tên gọi như Ashburton Grove hoặc nói một cách ngắn gọn Grove, vì họ không ủng hộ việc lấy tên một doanh nghiệp làm tên sân vận động. Sân vận động sẽ có được cái tên Emirates cho đến ít nhất là năm 2028, và hãng là nhà tài trợ áo đấu của câu lạc bộ cho đến cuối mùa giải 2018–19. Từ đầu mùa giải 2010–11, các khán đài của sân vận động được biết đến với những cái tên như khán đài Bắc, khán đài Đông, khán đài Tây và khán đài Sau (đồng hồ hiển thị thời gian thi đấu).
Các cầu thủ của Arsenal được đào tạo và tập luyện ở Trung tâm đào tạo bóng đá Shenley ở Hertfordshire, một trung tâm bóng đá được khánh thành vào năm 1999. Trước đó, câu lạc bộ mượn một khu đất thuộc quyền sở hữu của Trường Đại học Luân Đôn, và đến năm 1961 thì họ tập trực tiếp trên sân Highbury. Đội U18 của học viện bóng đá Arsenal thi đấu sân nhà tại Shenley, và họ cũng có một sân bóng dự bị là Meadow Park; và đây cũng là sân nhà của Boreham Wood.
Cổ động viên
Các cổ động viên của Arsenal luôn gọi chính họ dưới cái tên "Gooners", cái tên mà bắt nguồn từ biệt danh của đội bóng, "The Gunners" (tiếng Việt: Pháo Thủ). Lượng người hâm mộ của đội bóng đông và hầu như đều trung thành với đội bóng. Hầu hết tất cả các trận đấu trên sân nhà của Arsenal trong mùa giải 2007–08 có số lượng cổ động viên trung bình cho một trận đấu tại giải vô địch quốc gia cao thứ hai trong các câu lạc bộ Anh với 60.070 khán giả/trận, chiếm 99,5% tổng số chỗ ngồi trên sân Emirates. Còn đối với năm 2006 thì số cổ động viên trung bình đứng thứ tư. Arsenal có số cổ động viên trung bình cho một trận đấu cao thứ bảy trong số các câu lạc bộ ở châu Âu, đứng sau Borussia Dortmund, FC Barcelona, Manchester United, Real Madrid, Bayern München, và Schalke. Vị trí của câu lạc bộ nằm liền kề với những khu vực có đông tầng lớp xã hội như Islington, Holloway, Highbury và khu Camden tại Luân Đôn, có những khu vực có đông người lao động như Finsbury Park hay Stoke Newington. Điều đó cho thấy người hâm mộ Arsenal đến từ nhiều tầng lớp xã hội.
Cũng như các câu lạc bộ bóng đá lớn khác tại nước Anh, Arsenal có một nhóm cổ động viên đã hợp tác chặt chẽ với Hiệp hội các cổ động viên độc lập Arsenal, nhưng đã lập ra một hội độc lập khác. Hiệp hội ủng hộ lòng tin Arsenal (viết tắt: AST) luôn thúc đẩy sự tích cực tham gia ủng hộ câu lạc bộ từ người hâm mộ. Các cổ động viên của câu lạc bộ cũng đã cho xuất bản các tờ báo cổ động chẳng hạn như: The Gooner, Gunflash và loạt báo châm biếm Up The Arse!. Ngoài các bài hát về bóng đá Anh, các cổ động viên còn hát "One-Nil to the Arsenal" (theo giai điệu của bài hát "Go West"), "Boring, Boring Arsenal", bài hát này đã từng là một bài hát mang tính chê bai Arsenal từ cổ động viên, nhưng trớ trêu thay, về sau này các cổ động viên lại hát bài này khi đội nhà chơi tốt.
Cũng có rất nhiều cổ động viên của Arsenal ngoài khu vực Luân Đôn. Kể từ khi truyền hình vệ tinh ra đời, các cổ động viên bóng đá đã không còn phụ thuộc nhiều về vị trí địa lý. Do đó, Arsenal cũng có một số lượng đáng kể cổ động viên ở ngoài Luân Đôn và khắp nơi trên thế giới. Thống kê vào năm 2007, số hội cổ động viên Arsenal như sau: 24% ở Anh, 37% ở Ireland, 49% ở nước ngoài và các khu vực khác đã liên kết với câu lạc bộ. Một báo cáo năm 2005 của Granada Ventures, lúc đó họ đang sở hữu 9,9% cổ phần của đội bóng, ước tính Arsenal có khoảng 27 triệu người hâm mộ trên thế giới. Mùa giải 2014–15, hoạt động quảng bá hình ảnh của câu lạc bộ đến với công chúng được đánh giá là lớn thứ 5 trên thế giới.
Arsenal có lịch sử đối đầu và cũng là đại kình địch đối với đội bóng hàng xóm Tottenham Hotspur, trận đấu giữa hai đội được xem là trận Derby phía Bắc Luân Đôn. Những đội bóng kình địch khác từ Luân Đôn là Chelsea, Fulham và West Ham. Ngoài ra, Arsenal cũng có những cuộc đối đầu khốc liệt với Manchester United kể từ thập niên 1980, và mạnh mẽ nhất là trong những năm gần đây khi Manchester United và Arsenal đều cạnh tranh cho chức vô địch Ngoại hạng Anh. Trong một cuộc thăm dò trực tuyến năm 2003, Manchester United là đối thủ lớn nhất của Arsenal, tiếp đến là Tottenham và Chelsea. Một cuộc thăm dò năm 2008 cho thấy Tottenham mới là đối thủ lớn nhất.
Chủ sở hữu và cơ cấu tài chính
Doanh nghiệp chủ sở hữu của đội bóng, Arsenal Holdings plc, hoạt động như một công ty đại chúng trách nhiệm hữu hạn chưa được niêm yết rộng rãi, do đó mà có quyền sở hữu khác nhau lớn so với các câu lạc bộ bóng đá khác. Chỉ có 62.217 cổ phần của Arsenal được phát hành; họ không được tham gia giao dịch trong các trao đổi công cộng chẳng hạn như Thị trường Tập đoàn FTSE hoặc Thị trường Đầu tư Lựa chọn Luân Đôn; và họ tương đối ít khi tham gia giao dịch tại hệ thống sàn chứng khoán ICAP và Thị trường Trao đổi Chứng khoán Phái sinh, một thị trường chuyên biệt. Ngày 6 tháng 11 năm 2014, một cổ phần đơn của Arsenal có giá trung bình ở vào khoảng 14.500 Bảng; và giá trị vốn hóa thị trường của câu lạc bộ là vào khoảng 902,2 triệu Bảng. Câu lạc bộ có lợi nhuận kinh doanh trước thuế (không tính đến việc chuyển nhượng cầu thủ) là 62,7 triệu Bảng tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2009, trong khoản doanh thu 313,3 triệu Bảng.
Cổ đông lớn nhất của Arsenal là một ông bầu thể thao Hoa Kỳ, Stan Kroenke, người đã khởi đầu cho việc đấu thầu câu lạc bộ trong năm 2007, và trong năm 2009 đã nắm giữ 18.594 cổ phần câu lạc bộ (chiếm 29,9%).
Đối thủ cùng tham gia đấu thầu với Kroenke là một người đến từ hệ thống sàn chứng khoán Red & White; một hệ thống do tỷ phú người Nga Alisher Usmanov và một chuyên gia tài chính người Iran tại Luân Đôn, Farhad Moshiri làm đồng chủ sở hữu. Năm 2016, Usmanov đã mua cổ phần của Moshiri. Red & White đã bắt đầu tham gia đấu thầu vào tháng 8 năm 2007, được mua cổ phần từ số cổ phần mà cựu phó chủ tịch Arsenal David Dein nắm giữ, và tính đến tháng 10 năm 2013 thì họ sở hữu 18.671 cổ phần của câu lạc bộ (chiếm 30% tổng số). Điều này đã kích hoạt một sự đầu cơ tích trữ trong một cuộc chiến giữa hai nhà thầu Kroenke và Usmanov. Kroenke đồng ý không mua hơn 29,9% cổ phần của đội bóng cho đến ít nhất là tháng 9 năm 2009, trong khi phần dự trữ còn lại từ ban quản trị đội bóng được chào giá lần đầu trên các cổ phần khác cho đến tháng 10 năm 2012.
Đến tháng 10 năm 2011, Kroenke sở hữu 41.574 cổ phần (chiếm 66,82%) và hệ thống sàn chứng khoán Red & White nắm giữ 18.261 cổ phần (chiếm 29,35%). Những đơn vị dưới công ty luật Kroenke, cổ đông lớn nhất của câu lạc bộ, đều phải thực hiện các nghĩa vụ đặt ra lời đề nghị về các cổ phần còn lại trong câu lạc bộ.
Ivan Gazidis trở thành Giám đốc điều hành của câu lạc bộ kể từ năm 2009. Mùa giải 2014–15, Arsenal thu về khoản lợi nhuận 344,5 triệu Bảng, với lợi nhuận trước thuế 24,7 triệu Bảng. Trong đó các doanh nghiệp đã đổ vào đội bóng 329,3 triệu Bảng. Tờ Deloitte Football Money League là đối tác của đội bóng, tổng hợp doanh thu đội bóng. Ấn phẩm này tổng hợp doanh thu 331,3 triệu Bảng và đứng thứ 7 trên thế giới. Arsenal và Deloitte đã tổng hợp doanh thu từ các trận đấu trên sân Emirates là 100,4 triệu Bảng.
Trong văn hóa đại chúng
Arsenal được biết đến trong các phương tiện thông tin và truyền thông đầu tiên. Ngày 22 tháng 1 năm 1927, trận đấu trên sân vận động Highbury với đội Sheffield United là trận đấu bóng đá Anh đầu tiên được phát thanh trực tiếp trên vô tuyến truyền thanh. Một thập kỷ sau, ngày 16 tháng 9 năm 1937, trận đấu giữa đội một của Arsenal và đội dự bị của Arsenal đã trở thành trận bóng đá đầu tiên trên thế giới được truyền hình trực tiếp. Arsenal cũng xuất hiện trong lần đầu tiên lên sóng của chương trình Match of the Day của kênh BBC, khi chương trình đã chiếu những nét nổi bật của trận gặp Liverpool tại Anfield vào ngày 22 tháng 8 năm 1964. Trận đấu giữa Arsenal và Manchester United được phát sóng trên kênh truyền hình trả tiền BSkyB vào tháng 1 năm 2010 là lần đầu tiên phát sóng công khai một sự kiện thể thao dưới dạng truyền hình 3D.
Là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất ở nước Anh, Arsenal thường có những nét đặc biệt khi bóng đá được miêu tả trong nền mỹ thuật nước Anh. Họ đã hình thành nên nền tảng của một trong những bộ phim sớm nhất về bóng đá, "Bí ẩn sân vận động Arsenal" (1939). Bộ phim nói về một trận đấu giao hữu giữa Arsenal với một đội bóng nghiệp dư, mà một trong các cầu thủ của họ bị ngộ độc khi tham dự trận đấu. Nhiều cầu thủ Arsenal xuất hiện trong bộ mặt của chính họ và huấn luyện viên George Allison đã có một phần phát biểu. Gần đây, cuốn sách Fever Pitch được viết bởi Nick Hornby là một cuốn tự truyện viết về cuộc sống của Hornby và mối liên hệ với bóng đá và Arsenal nói riêng. Được xuất bản vào năm 1992, cuốn sách đã ra đời trong bối cảnh mà bóng đá đang dần phục hưng và xây dựng lại vị thế trong xã hội Anh vào những năm đầu thập niên 1990. Cuốn sách này đã hai lần được chuyển thể thành phim. Năm 1997, một bộ phim nói về mùa giải 1988–89 mà Arsenal vô địch quốc gia; và một bộ phim ở Hoa Kỳ vào năm 2005 với một cổ động viên của đội bóng chày Boston Red Sox.
Arsenal thường có một lối chơi phòng thủ có những nét ấn tượng, nhưng có khía cạnh "nhàm chán", đặc biệt là vào những năm 1970 và 1980. Có nhiều diễn viên hài, chẳng hạn như Eric Morecambe, đã gây cười với các thông tin về kinh phí của câu lạc bộ. Chủ đề này đã được nhắc lại trong một bộ phim của năm 1997, The Full Monty, trong cảnh mà diễn viên chính di chuyển dọc đường biên và giơ tay, cố ý bắt chước trọng tài căng cờ báo bẫy việt vị do hàng phòng ngự Arsenal tạo ra; trong nỗ lực để diễn cho giống với những gì mà Arsenal đã thường làm. Trong một bộ phim tài liệu khác, chiến thuật phòng thủ của câu lạc bộ được nhắc đến trong bộ phim Plunkett & Macleane, trong đó có hai nhân vật có tên Dixon và Winterburn, tên của hai hậu vệ quan trọng một thời của câu lạc bộ, Lee Dixon và Nigel Winterburn.
Một chương trình hài kịch truyền hình ngắn năm 1991 đã mô tả lại những nét nổi bật từ bản phác họa lại với nhân vật Mr Cholmondly-Warner và Grayson nói về trụ sở của Arsenal năm 1933. Họ đã phóng đại những nét giống của các cầu thủ nghiệp dư của Liverpool vào năm 1991 (mặc dù chỉ là bản hư cấu lại).
Trong cộng đồng
Năm 1985, Arsenal thành lập một tổ chức cộng đồng mang tên "Arsenal in the Community" (tiếng Việt: Arsenal với cộng đồng), trong đó họ tổ chức các dự án thể thao, hòa nhập xã hội, phát triển giáo dục và từ thiện. Câu lạc bộ còn trực tiếp tham gia vào một số hoạt động từ thiện khác, và đến năm 1992 thành lập "The Arsenal Charitable Trust" (tiếng Việt: Quỹ Từ thiện Arsenal). Năm 2006, tổ chức này đã quyên góp được hơn 2 triệu Bảng cho quỹ từ thiện địa phương. Các cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đã từng thi đấu cho câu lạc bộ cũng gây quỹ bằng cách tham dự các trận đấu từ thiện. Mùa giải 2009–10, Arsenal thông báo đã gây quỹ với số tiền kỷ lục 818.897 Bảng cho tổ chức từ thiện dành cho trẻ em ở bệnh viện Great Ormond Street. Mức quỹ dự tính trước đó là 500 nghìn Bảng.
Save The Children trở thành đối tác từ thiện toàn cầu của Arsenal từ năm 2011 và hai bên đã cùng nhau thực hiện nhiều dự án nhằm cải thiện an sinh và phúc lợi cho trẻ em bị tổn thương ở Luân Đôn và ngoài lãnh thổ nước Anh. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, "The Arsenal Foundation" (tiếng Việt: Quỹ Arsenal) đã quyên góp 1 triệu Bảng, thu được từ trận đấu từ thiện với Milan Glorie trên sân vận động Emirates để xây dựng sân bóng cho trẻ em ở Luân Đôn, Indonesia, Iraq, Jordan và Somalia. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2018, Arsenal sẽ có trận đấu với Real Madrid trong khuôn khổ 2018 Corazon Classic Match tại sân vận động Bernabeu, trong đó số tiền thu được từ trận đấu sẽ được sử dụng trong các dự án quyên trợ các trẻ em bị tổn thương do quỹ Real Madrid thực hiện. Hai đội gặp nhau trong trận lượt về trên sân vận động Emirates ngày 8 tháng 9 năm 2018, trong đó số tiền thu được sẽ được chuyển vào quỹ Arsenal.
Thống kê và kỷ lục
Arsenal giành tổng cộng 13 chức vô địch quốc gia, đứng thứ ba chỉ sau Manchester United (với 20 chức vô địch) và Liverpool (18 chức vô địch). Họ là đội bóng giành được nhiều chiếc Cúp FA nhất trong lịch sử với 13 chiếc trong phòng truyền thống. Arsenal đã từng đoạt được ba cú đúp danh hiệu vô địch quốc gia và FA Cup (vào các năm 1971, 1998, 2002), thành tích này ngang bằng với Manchester United (vào các năm 1994, 1996, 1999), và họ cũng là đội bóng đầu tiên giành được cú đúp Cúp FA và Cúp Liên đoàn Anh (vào năm 1993). Arsenal cũng là câu lạc bộ Luân Đôn đầu tiên lọt đến một trận chung kết Champions League, vào năm 2006, lúc đó họ thua 1–2 trước Barcelona.
Arsenal là một trong những câu lạc bộ có một vị trí tốt nhất ở giải vô địch quốc gia trong lịch sử, với việc chỉ 7 lần kết thúc mùa giải ở vị trí từ 15 trở xuống. Họ là đội bóng có thứ hạng trung bình sau khi kết thúc mùa giải cao nhất thế kỷ XX, với thứ hạng trung bình là 8,5. Ngoài ra, họ là một trong sáu câu lạc bộ đoạt Cúp FA 2 lần liên tiếp, vào các năm 2002 và 2003; 2014 và 2015. Arsenal cũng giữ kỷ lục về số trận bất bại dài nhất trong khuôn khổ Giải bóng đá Ngoại hạng Anh với 49 trận, và là đội bóng duy nhất cho đến nay có một mùa giải bất bại ở giải đấu này (mùa giải 2003-04).
David O'Leary hiện đang nắm giữ kỷ lục số trận ra sân nhiều nhất cho Arsenal, với 722 trận đấu trong những năm 1975-1993. Người đồng đội, trung vệ và cũng là cựu đội trưởng của Arsenal, Tony Adams đứng thứ hai, với 669 lần ra sân. Thủ môn ra sân nhiều nhất cho Arsenal là David Seaman, với 564 lần.
Thierry Henry là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho câu lạc bộ, với 228 bàn thắng từ năm 1999 đến 2007 và đầu năm 2012, vượt qua kỷ lục của Ian Wright với 185 bàn thắng lập được vào tháng 10 năm 2005. Kỷ lục của Wright đứng vững từ tháng 9 năm 1997 khi cầu thủ này vượt qua mốc 178 bàn của cầu thủ chạy cánh Cliff Bastin lập được vào năm 1939. Henry cũng là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất tại giải vô địch quốc gia cho câu lạc bộ với 175 bàn, một kỷ lục mà Bastin đã lập và đứng vững tới tháng 2 năm 2006.
Kỷ lục về số cổ động viên dự một trận đấu trên sân nhà của Arsenal là 73.707 khán giả, trong trận cúp C1 châu Âu với RC Lens vào ngày 25 tháng 11 năm 1998, trên sân vận động Wembley, nơi mà trước đây đội bóng chơi các trận đấu tại cúp châu Âu vì những vướng mắc về sân vận động Highbury. Kỷ lục về số cổ động viên dự một trận đấu tại Highbury là 73.295 người, trong trận hòa 0–0 với Sunderland ngày 9 tháng 3 năm 1935. Còn đối với kỷ lục về số cổ động viên trên sân Emirates thì con số là 60.161 người, trong trận hòa 2–2 với Manchester United vào ngày 3 tháng 11 năm 2007.
Arsenal cũng đã làm nên kỷ lục của bóng đá Anh, khi trở thành đội bóng có nhiều mùa giải nhất tại giải vô địch quốc gia trong lịch sử (88 mùa giải tính đến 2014–15) và có chuỗi trận bất bại dài nhất tại giải vô địch quốc gia (với 49 trận từ ngày 7 tháng 5 năm 2003 đến 24 tháng 10 năm 2004). Chuỗi trận bất bại này bao gồm cả 38 trận đấu của mùa giải 2003–04, giúp Arsenal trở thành đội bóng thứ hai sau Preston North End (cách mùa giải đó 115 năm) có một mùa giải bất bại.
Arsenal cũng đã lập kỷ lục giữ sạch lưới tại cúp C1 châu Âu 2005–06 với 10 trận không để đối phương chọc thủng lưới. Họ đã có tổng cộng 995 phút không để thủng lưới, và kết thúc bởi bàn thắng của cầu thủ Barcelona, Samuel Eto'o ở phút thứ 76 trong trận chung kết.
Cầu thủ
Đội hình chính
Cho mượn
Đội dự bị
Cầu thủ xuất sắc nhất năm
Tính từ năm 2006 đến nay.
Đội ngũ kỹ thuật
Ban lãnh đạo
Tính đến tháng 11 năm 2020.
Ban huấn luyện
Tính đến tháng 8 năm 2020.
Huấn luyện viên trưởng
Có 20 huấn luyện viên chính thức và 6 huấn luyện viên tạm quyền trong lịch sử câu lạc bộ, kể từ khi họ bổ nhiệm Thomas Mitchell vào năm 1897. Huấn luyện viên có nhiệm kỳ dài nhất và có nhiều trận đấu nhất cùng câu lạc bộ là Arsène Wenger; ông cũng là huấn luyện viên có quốc tịch không phải Vương quốc Anh đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ. Hai vị chiến lược gia qua đời trong thời gian đương nhiệm là Herbert Chapman và Tom Whittaker.
Danh hiệu
Quốc nội
Cúp Vô địch Quốc gia (bao gồm Giải Hạng nhất trước 1992 và Giải Ngoại hạng Anh từ 1992)
Vô địch (13): 1930–31, 1932–33, 1933–34, 1934–35, 1937–38, 1947–48, 1952–53, 1970–71, 1988–89, 1990–91, 1997–98, 2001–02, 2003–04
Cúp FA
Vô địch (14): 1929–30, 1935–36, 1949–50, 1970–71, 1978–79, 1992–93, 1997–98, 2001–02, 2002–03, 2004–05, 2013–14, 2014–15, 2016–17, 2019–20 (kỷ lục)
Cúp Liên đoàn Anh
Vô địch (2): 1986–87, 1992–93
Siêu cúp Anh
Vô địch (17): 1930, 1931, 1933, 1934, 1938, 1948, 1953, 1991 (chia sẻ danh hiệu), 1998, 1999, 2002, 2004, 2014, 2015, 2017, 2020, 2023
Cúp Liên đoàn Thế kỷ
Vô địch (1): 1988–89 (kỷ lục)
Cúp giao hữu Luân Đôn
Vô địch (10): 1921–22, 1923–24, 1930–31, 1933–34, 1935–36, 1953–54, 1957–58, 1961–62, 1962–63, 1969–70 (kỷ lục)
Giải bóng đá khu vực Luân Đôn
Vô địch (4): 1931, 1933, 1965, 1966 (kỷ lục)
Giải bóng đá các câu lạc bộ phía Nam
Vô địch (1): 1958–59
London Senior Cup
Vô địch (1): 1890–91
Cúp bóng đá Luân Đôn
Vô địch (1): 1890
Kent Senior Cup
Vô địch (1): 1890
Premier League Asia Trophy
Vô địch (1): 2015
Châu Âu
UEFA Cup Winners' Cup
Vô địch (1): 1993–94
Inter-Cities Fairs Cup
Vô địch (1): 1969–70
Cú đúp
Arsenal đã giành được bốn cú đúp, bao gồm:
Cú đúp vô địch quốc gia và Cúp FA: 1970–71, 1997–98, 2001–02
Cú đúp vô địch Cúp FA và Cúp Liên đoàn Anh: 1992–93
Đội nữ Arsenal
Đội nữ Arsenal là câu lạc bộ bóng đá nữ tại Anh liên kết với câu lạc bộ Arsenal. Được thành lập năm 1987 bởi Vic Akers, đội nữ Arsenal trở thành câu lạc bộ bán chuyên nghiệp vào năm 2002, hiện đang thi đấu dưới sự dẫn dắt của Joe Montemurro.
Đội nữ Arsenal là đội bóng thành công nhất trong hệ thống bóng đá nữ của nước Anh. Mùa giải 2008–09, các cô gái Arsenal đã giành cú ăn ba danh hiệu ở nước Anh: FA Women's Premier League, FA Women's Cup và FA Women's Premier League Cup. Họ là câu lạc bộ nữ duy nhất của nước Anh cho đến nay giành được UEFA Women's Champions League (mùa giải 2006–07). Mặc dù đội bóng nam và đội bóng nữ Arsenal hoạt động độc lập với nhau nhưng cả hai vẫn có mối liên quan chặt chẽ. Đội nữ Arsenal được chơi bóng tại sân Emirates một lần mỗi mùa, còn lại họ chơi các trận sân nhà ở Boreham Wood. Tính đến thời điểm hiện tại, đội nữ Arsenal đã giành 46 danh hiệu trong ba mươi năm lịch sử câu lạc bộ. |
Câu lạc bộ bóng đá Aston Villa () là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Anh có trụ sở ở Birmingham. Câu lạc bộ thi đấu ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, hạng đấu cao nhất của hệ thống giải bóng đá Anh. Được thành lập vào năm 1874, họ thi đấu các trận đấu sân nhà của họ tại Villa Park kể từ năm 1897. Aston Villa là thành viên sáng lập của Football League vào năm 1888 đồng thời là thành viên sáng lập của Giải bóng đá Ngoại hạng Anh vào năm 1992. Villa là một trong 5 câu lạc bộ của Anh vô địch Cúp C1 châu Âu, vào mùa giải 1981-82. Họ cũng vô địch Football League First Division 7 lần, Cúp FA 7 lần, Cúp Liên đoàn 5 lần và Siêu cúp bóng đá châu Âu 1 lần.
Đối thủ truyền thống của Aston Villa là câu lạc bộ Birmingham City. Trận đấu được biết đến như trận derby vùng Birmingham hay còn có một cái tên khác là Second City Derby và được diễn ra kể từ năm 1879. Màu áo trang phục truyền thống của câu lạc bộ là màu rượu đỏ và màu xanh của bầu trời.
Lịch sử đội bóng
Câu lạc bộ bóng đá Aston Villa được thành lập vào tháng 3 năm 1874 bởi thành viên của nhà thờ Weyslayan thuộc khu vực Aston, nay là một phần của thành phố Birmingham. Bốn thành viên sáng lập của câu lạc bộ bao gồm Jack Hughes, Frederick Matthews, Walter Price và William Scattergood. Trận đấu chính thức đầu tiên là với một đội Rugby địa phương Aston Brook St Mary's. Điều kiện để trận đấu được diễn ra là Aston Villa phải chơi hiệp đấu đầu tiên theo luật của môn Rugby và hiệp thứ hai theo luật bóng đá. Villa nhanh chóng trở thành một trong những đội bóng xuất sắc nhất của vùng Midlands, giành được chiếc cúp đầu tiên, Birmingham Senior Cup, vào năm 1880.
Aston Villa giành FA Cup đầu tiên trong lịch sử của mình vào năm 1887 với đội trưởng Archie Hunter và trở thành đội bóng đầu tiên đoạt danh hiệu này.
Thành tích
Châu âu
UEFA Champions League/Cúp C1: 1 (1982)
UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1 (1982)
Cúp Intertoto: 2 (2001, 2008)
Trong nước
Vô địch quốc gia
Giải vô địch quốc gia: 7
1894, 1896, 1897, 1899, 1900, 1910, 1981
Giải hạng nhì quốc gia Anh: 2
1938, 1960
Giải hạng ba quốc gia Anh: 1
1972
Cúp
Cúp FA: 7
1887, 1895, 1897, 1905, 1913, 1920, 1957
Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 5
1961, 1975, 1977, 1994, 1996
FA Charity Shield: 1
1981
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Đội một
,
Cho mượn
U-21s và Học viện
Ban huấn luyện
Ban huấn luyện hiện tại
Các thế hệ huấn luyện viên
Các huấn luyện viên cập nhật đến 16.3.2013 (chỉ tính các trận chính thức) |
Câu lạc bộ bóng đá Everton (tiếng Anh: Everton Football Club) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại thành phố Liverpool, Anh; hiện đang chơi tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, giải đấu hàng đầu trong hệ thống bóng đá Anh. Everton đã tham gia vào giải đấu hàng đầu với kỷ lục 117 mùa giải và giành chức vô địch Ngoại hạng Anh 9 lần, và FA Cup năm lần.
Thành lập năm 1878, Everton là thành viên sáng lập của The Football League năm 1888 và đã giành chức vô địch đầu tiên của họ hai mùa sau đó. Sau 4 lần vô địch giải Ngoại hạng và hai trận thắng FA Cup, Everton đã trải qua giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai ngay sau khi hồi phục những năm 1960, khi mà câu lạc bộ giành hai chức vô địch giải đấu và một FA Cup. Giữa những năm 1980 là thời kỳ thành công bền vững gần đây nhất của họ, với hai Giải vô địch Liên đoàn, FA Cup, và Cúp Châu Âu năm 1985. Cúp FA gần đây nhất của câu lạc bộ là FA Cup năm 1995.
Những người ủng hộ của câu lạc bộ được biết đến với cái tên Everton. Everton có một sự ganh đua quyết liệt với hàng xóm của mình là Liverpool, và cả hai bên đều thi đấu trận Derby Merseyside. Câu lạc bộ này đã được đặt tại Goodison Park ở Walton, Liverpool, từ năm 1892, sau khi chuyển từ Anfield sang một hàng trong số tiền thuê. Màu sắc nhà của câu lạc bộ là áo sơ mi màu xanh hoàng gia với quần short trắng và vớ.
Lịch sử
Everton được thành lập dưới cái tên St Domingo FC vào năm 1878 để các thành viên của nhà thờ St Domingo Methodist New Connexion Chapel ở Breckfield Road North, Everton có thể chơi môn cricket chơi môn thể thao năm này vào mùa hè. Ở trận đấu đầu tiên, câu lạc bộ đã giành chiến thắng 1-0 trước Everton Church Club. Câu lạc bộ được đổi tên thành Everton vào tháng 11 năm 1879 khi những người bên ngoài hội muốn tham gia.
Câu lạc bộ là thành viên sáng lập của Liên đoàn Bóng đá năm 1888-89 và đã giành chức vô địch giải vô địch đầu tiên trong mùa giải 1890-91. Everton đã giành cúp FA lần đầu tiên vào năm 1906 và League Championship một lần nữa vào năm 1914-15. Sự bùng nổ của Thế chiến thứ nhất vào năm 1914 đã làm gián đoạn chương trình bóng đá trong khi Everton là vô địch, đó là điều mà sẽ lại xảy ra vào năm 1939.
Mãi cho đến năm 1927, thời kỳ thành công đầu tiên của Everton bắt đầu. Năm 1925, câu lạc bộ đã ký Dixie Dean từ Tranmere Rovers. Trong những năm 1927-1928, Dean lập kỷ lục ghi bàn cho các mục tiêu của giải đấu hàng đầu trong một mùa giải với 60 bàn thắng trong 39 trận đấu, đó là một kỷ lục vẫn còn. Anh đã giúp Everton giành chức vô địch giải Ngoại hạng Thứ 3 trong mùa giải đó. Tuy nhiên, Everton đã được chuyển tới Sư đoàn 2 năm sau đó trong lúc hỗn loạn nội bộ tại câu lạc bộ. Câu lạc bộ nhanh chóng hồi phục và đã được thăng cấp lần đầu tiên, trong khi ghi được một số kỷ lục của các bàn thắng trong Sư đoàn thứ hai. Trở lại chuyến bay hàng đầu năm 1931-32, Everton đã không còn thời gian để khẳng định lại vị trí của họ và giành chức vô địch League One thứ tư ngay từ cơ hội đầu tiên. Everton cũng giành chức vô địch FA Cup lần thứ hai vào năm 1933 với chiến thắng 3-0 trước Manchester City trong trận chung kết. Kỷ nguyên kết thúc vào năm 1938-39 với giải vô địch League thứ năm.
Sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai lại chứng kiến sự đình trệ của giải đấu, và khi cuộc thi chính thức bắt đầu vào năm 1946, đội Everton đã bị chia rẽ và đánh bại so với đội trước chiến tranh. Everton đã xuống hạng lần thứ hai vào năm 1950-51 và đã không được thăng hạng cho đến năm 1953-54, khi họ kết thúc ở vị trí thứ 3 trong mùa thứ ba của họ ở League Two. Câu lạc bộ đã có mặt trên thị trường kể từ đó.
Ban huấn luyện
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Cho mượn
Cầu thủ xuất sắc nhất năm
2005-06 Mikel Arteta
2006-07 Mikel Arteta
2007-08 Joleon Lescott
2008-09 Phil Jagielka
2009-10 Steven Pienaar
2010-11 Leighton Baines
2011-12 John Heitinga
2012-13 Leighton Baines
2013-14 Seamus Coleman
2014-15 Phil Jagielka
2015-16 Gareth Barry
2016-17 Romelu Lukaku
2017-18 Jordan Pickford
2018-19 Lucas Digne
2019–20 Richarlison
2020–21 Dominic Calvert-Lewin
2021-22 Jordan Pickford
2022-23 Jordan Pickford
Đội hình xuất sắc nhất mọi thời đại
Neville Southall (1981–97)
Gary Stevens (1982–89)
Brian Labone (1958–71)
Kevin Ratcliffe (1980–91)
Ray Wilson (1964–69)
Trevor Steven (1983–90)
Alan Ball (1966–71)
Peter Reid (1982–89)
Kevin Sheedy (1982–92)
Dixie Dean (1925–37)
Graeme Sharp (1980–91)
Thành tích
Trong nước:
Giải vô địch bóng đá Ngoại Hạng Anh: 9
Vô địch: 1891, 1915, 1928, 1932, 1939, 1963, 1970, 1985, 1987
Giải hạng nhất Anh: 1
Vô địch: 1931
Cúp FA: 5
Vô địch: 1906, 1933, 1966, 1984, 1995
Cúp Liên đoàn Anh: 0
Á quân: 1977, 1984
Siêu cúp bóng đá Anh: 9
Vô địch: 1928, 1932, 1963, 1970, 1984, 1985, 1986*, 1987, 1995 (* đồng đoạt cúp)
Châu lục:
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1
Vô địch: 1985
Giao hữu:
Full Members Cup: 0
Á quân: 1989, 1991
Phòng danh vọng
Dixie Dean (2002 inductee)
Paul Gascoigne (2002 inductee)
Alan Ball (2003 inductee)
Pat Jennings (2003 inductee)
Tommy Lawton (2003 inductee)
Gary Lineker (2003 inductee)
Howard Kendall (2005 inductee)
Peter Beardsley (2007 inductee)
Mark Hughes (2007 inductee)
Neville Southall (2008 inductee)
Ray Wilson (2008 inductee)
Joe Mercer (2009 inductee)
Harry Catterick (2010 inductee)
Peter Reid (2014 inductee)
Gary Speed (2017 inductee) |
Trong Lý thuyết đồ thị, đồ thị hai phía (đồ thị lưỡng phân hay đồ thị hai phần) (tiếng Anh: bipartite graph) là một đồ thị đặc biệt, trong đó tập các đỉnh có thể được chia thành hai tập không giao nhau thỏa mãn điều kiện không có cạnh nối hai đỉnh bất kỳ thuộc cùng một tập.
Những tính chất của đồ thị hai phía được đề cập đến đầu tiên bởi Dénes Kőnig(1916) . Dénes Kőnig cũng là người viết cuốn sách đầu tiên Theorie der endlichen und unendlichen Graphen 1936 về Lý thuyết đồ thị.
Đồ thị hai phía xuất hiện trong các bài toán dùng đồ thị biểu diễn quan hệ hai ngôi giữa hai tập A và tập B không giao nhau. Một ví dụ cho quan hệ này là quan hệ hôn nhân giữa hai tập hợp người nam và nữ.
Định nghĩa
Một đồ thị đơn vô hướng được gọi là hai phía mà tập đỉnh của nó có thể chia thành hai tập con và rời nhau sao cho bất kì cạnh nào của đồ thị cũng nối một đỉnh của với một đỉnh thuộc . Khi đó người ta còn ký hiệu là:
và gọi một tập (chẳng hạn ) là tập các đỉnh trái và tập còn lại (chẳng hạn ) là tập các đỉnh phải của đồ thị hai phía ..
Nếu thì được gọi là đồ thị hai phía cân bằng.
Ví dụ
không phải là đồ thị lưỡng phân vì nếu ta chia các đỉnh của nó thành 2 phần rời nhau thì một trong 2 phần này phải chứa 2 đỉnh. Nếu đồ thị là lưỡng phân thì các đỉnh này không thể nối với nhau bằng một cạnh. Nhưng trong K3 mỗi đỉnh được nối với đỉnh khác bằng một cạnh.
Một vài ví dụ trừu tượng:
Mỗi cây là đồ thị hai phía.
Biểu đồ chu kỳ với một số chẵn các đỉnh là đồ thị hai phía.
Biểu đồ Hypercube, các hình khối từng phần, và đồ thị trung bình là đồ thị hai phía.
Thuật toán kiểm tra một đồ thị liên thông là đồ thị hai phía
Để kiểm tra một đồ thị liên thông có phải là đồ thị hai phía hay không, ta có thể áp dụng thuật toán sau:
Với một đỉnh bất kì:
X:= {v}; Y:=;
repeat
Y:= Y Kề(X);
X:= X Kề(Y);
until (X Y ) or (X và Y là tối đại - không bổ sung được nữa);
if X Y then
(Không phải đồ thị hai phía)
else
(Đây là đồ thị hai phía
X là tập các đỉnh trái: các đỉnh đến được từ v qua một số chẵn cạnh
Y là tập các đỉnh cạnh phải: các đỉnh đến được từ v qua một số lẻ cạnh);
Định lý
Một đồ thị A là hai phần khi và chỉ khi G không có chu trình lẻ.
Chứng minh
Chứng minh theo chiều thuận
G là hai phần và có 1 chu trình đi qua u ∈ U khi đó số lần đi vào u bằng số lần đi
ra khỏi u và tổng số cạnh của chu trình là số cạnh kề với tập đỉnh thuộc một trong
hai tập U hoặc V thuộc chu trình đó,nên ta có 1 chu trình độ dài chẵn.
Ta có hình vẽ minh hoạ như sau:
Chứng minh theo chiều nghịch
Không mất tính tổng quát ta giả sử G liên thông,chọn một đỉnh u bất kì,với mỗi
đỉnh v ∈ V(G) do tính liên thông của G sẽ tồn tại một đường đi từ u đến v nếu độ
dài đường đi này là chẵn thì cho v vào tập U,ngược lại thì cho v vào V.
Ta sẽ chứng minh:
1. Cách xây dựng này là không mâu thuẫn.
2. Không có cạnh nào trong U.
3. Không có cạnh nào trong V.
Từ ba điều trên thì đồ thị đã cho là đồ thị hai phần.
Ta đi chứng minh 3 ý trên.
1. Giả sử phản chứng tồn tại hai đường đi chẵn,lẻ từ u đến v thì sẽ tồn tại một chu trình lẻ suy ra mâu thuẫn với giả thiết.
2. Giả sử tồn tại cạnh (x,y) ∈ U khi đó tồn tại đường đi độ dài chẵn từ u đến x và từ v đến y nên sẽ có 1 chu trình lẻ.
3. Tương tự như trường hợp 2.
Định lý được chứng minh
Tính chất
Kích thước của phủ đỉnh nhỏ nhất bằng kích thước của cặp ghép lớn nhất
Kích thước của tập độc lập lớn nhất cộng kích thước của cặp ghép lớn nhất bằng số đỉnh.
Trong đồ thị hai phía liên thông, kích thước của phủ cạnh nhỏ nhất bằng kích thước tập độc lập lớn nhất
Trong đồ thị hai phía liên thông, kích thước của phủ cạnh nhỏ nhất cộng kích thước của phủ đỉnh nhỏ nhất bằng số đỉnh.
Một đồ thị là hai phía khi và chỉ khi có thể tô màu nó bằng hai màu.
Quang phổ của một đồ thị là đối xứng khi và chỉ khi nó là một đồ thị hai phía.
Ứng dụng
Đồ thị hai phía thường được dùng để mô hình các bài toán ghép cặp (matching problem), quan hệ hôn nhân giữa tập những người đàn ông và tập những người đàn bà, sinh viên chọn trường, thầy giáo chon tiết dạy trong thời khóa biểu v.v...
Một ví dụ bài toán phân công công việc. Giả sử ta có một nhóm người P và một tập công việc J, trong đó không phải ai cũng hợp với mọi công việc. Ta có thể mô hình bài toán bằng một đồ thị với tập đỉnh là P + J. Nếu người có thể làm công việc , đồ thị sẽ có một cạnh nối giữa và . Định lý hôn nhân cung cấp một đặc điểm của đồ thị hai phía: tồn tại cặp ghép hoàn hảo (perfect matching).
Đồ thị hai phía được sử dụng trong lý thuyết mã hóa (coding theory) hiện đại, đặc biệt khi giải mã các codeword nhận được từ kênh. Đồ thị nhân tử (factor graph) và đồ thị Tanner là các ví dụ.
Đồ thị Levi là một dạng của đồ thị hai phía sử dụng để mô hình tỷ lệ mắc giữa điểm và đường trong một cấu hình. |
Tiếng Ho (IPA: /hoː ʤʌgʌr/) là một ngôn ngữ Munda của ngữ hệ Nam Á và được sử dụng chủ yếu ở Ấn Độ. Hiện nay tiếng Ho đang được nói bởi khoảng 1.421.000 người, đa số tại Bengal và Bangladesh.
'Kherwar' (Khanwar, Kharar, Kharoal, Kharwar) là tên cho nhóm ngôn ngữ bao gồm tiếng Ho, tiếng Munda, và tiếng Santal (ba ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ với nhau), cùng một số ngôn ngữ hoặc phương ngữ khác ít người nói hơn. Hầu hết phương ngữ có 85% số từ vựng tương đồng nhau, ngoại trừ ba phương ngữ ở phía Nam và phía Đông. Tiếng Oriya, tiếng Santal và tiếng Hindi được sử dụng trong khu vực nói tiếng Ho. Tiếng Ho là ngôn ngữ dùng cả ở nhà và ở công cộng trên hầu khắp vùng. Tỷ lệ biết chữ ở người bản ngữ là 1% đến 5%, còn ở nhóm người nói như ngôn ngữ thứ hai là 25% đến 50%. Tiếng Ho là một ngôn ngữ bộ lạc. Nó được nói trong cộng đồng các bộ lạc Ho, Munda, Kolha và Kol ở Odisha, Jharkhand, Bihar, Chhattisgarh, West Bengal, Assam và được viết bằng chữ Warang Citi. Đôi khi chữ Devanagari, Latinh, Odia, Telugu và Bengal cũng được sử dụng, dù người bản ngữ ưa dùng chữ Ho (Warang Citi) hơn. Ott Guru Kol Lako Bodra là người có công sáng tạo nên chữ Warang Citi.
Tên "Ho" có nguồn gốc từ từ "𑣙𑣉𑣉" (IPA: /hoː/) có nghĩa là "Con người"
Tiếng Ho gần với phương ngữ Mayurbhanj của tiếng Mundar hơn là phương ngữ được nói ở Jharkhand. Tiếng Ho và tiếng Munda gần gũi về mặt dân tộc và ngôn ngữ nhưng bản sắc khu vực của họ là khác biệt. Một số nhà nghiên cứu và học giả cho rằng tiếng Ho và tiếng Munda là hai ngôn ngữ chị em. |
Trong lý thuyết đồ thị, ma trận bậc (tiếng Anh: degree matrix) là một ma trận đường chéo (diagonal matrix) chứa thông tin về bậc của mỗi đỉnh.
Định nghĩa
Cho một đồ thị với , ma trận bậc của đồ thị mà một ma trận vuông được định nghĩa như sau
với giá trị bậc của một đỉnh là số các cạnh kết thúc ở đỉnh đó. Trong một đồ thị vô hướng, điều này có nghĩa là mỗi vòng lặp (cạnh xuất phát và kết thúc cùng một đỉnh) sẽ có giá trị bậc là 2. Trong một đồ thị có hướng, thuật ngữ bậc có thể là bậc vào (indegree, số cạnh đến ở mỗi đỉnh) hoặc bậc ra (outdegree, số cạnh đi ra từ mỗi đỉnh).
Ví dụ
Trong đó, đỉnh số 1 có giá trị bậc là 4 (do có một vòng lặp nên tính là 2), đỉnh số 2 có giá trị bậc là 3 (kết nối với 3 cạnh) và các giá trị khác trên đường chéo ma trận tương ứng với số cạnh được kết nối ở mỗi đỉnh.
Tính chất
Ma trận bậc của đồ thị chính quy bậc k có một đường chéo chứa toàn các hằng số . |
Bài này viết về thuật ngữ "bậc" dùng trong lý thuyết đồ thị. Mời xem các bài bậc (toán học) hoặc bậc để đọc về các nghĩa khác.
Trong Lý thuyết đồ thị, bậc của một đỉnh v là số cạnh liên thuộc với v (trong đó, khuyên được tính hai lần). Bậc của v được ký hiệu là .
Trong một đồ thị có hướng, bậc trong của đỉnh v là số cung kết thúc tại v, còn bậc ngoài là số cung xuất phát từ v. Bậc trong và bậc ngoài của v được ký hiệu là và .
Do đó, .
Đỉnh với được gọi là đỉnh cô lập. Đỉnh có được gọi là lá. Nếu mỗi đỉnh của đồ thị đều có bậc bằng nhau và bằng k thì đồ thị được gọi là đồ thị chính quy bậc k và đồ thị được coi là có bậc bằng k.
Đỉnh có được gọi là đỉnh phát, đỉnh có là đỉnh thu.
Một số định lý
Cho đồ thị G=(V,E),
Do mỗi cạnh liên thuộc với hai đỉnh nên số đỉnh bậc lẻ trong đồ thị là số chẵn. |
Trong lý thuyết đồ thị, một đồ thị chính quy, còn gọi là đồ thị đều (tiếng Anh: regular graph) là một đồ thị trong đó mỗi đỉnh có số láng giềng bằng nhau, nghĩa là các đỉnh có bậc bằng nhau. Một đồ thị chính quy với các đỉnh có bậc bằng k được gọi là đồ thị chính quy bậc k.
Các đồ thị chính quy có bậc không lớn hơn 2 rất dễ nhận: đồ thị chính quy bậc 0 bao gồm các đỉnh cô lập, đồ thị chính quy bậc 1 bao gồm các cạnh không nối với nhau, và đồ thị chính quy bậc 2 bao gồm các chu trình không nối với nhau.
Đồ thị chính quy bậc 3 còn được gọi là đồ thị bậc ba (cubic graph).
Đồ thị chính quy mạnh là đồ thị chính quy mà mọi cặp đỉnh kề nhau đều có số láng giềng chung bằng nhau và mọi cặp đỉnh không kề đều có số láng giềng chung bằng nhau. Các đồ thị nhỏ nhất là đồ thị chính quy nhưng không chính quy mạnh là các đồ thị vòng (cycle graph) và đồ thị tròn (circulant graph) 6 đỉnh.
Đồ thị đầy đủ là đồ thị chính quy mạnh với mọi .
Các tính chất đại số
Cho A là ma trận kề của đồ thị. Đồ thị là đồ thị chính quy khi và chỉ khi là vectơ riêng của A. Khi nó là một vectơ riêng, giá trị riêng sẽ là hằng bậc của đồ thị. |
Thế vận hội Mùa đông 1994, hay Thế vận hội Mùa đông XVII, được tổ chức từ 12 tháng 2 đến 27 tháng 2 năm 1994 tại Lillehammer, Na Uy. Tất cả có 67 quốc gia tham dự. Đây là lần đầu tiên một Thế vận hội được tổ chức 2 năm sau kỳ trước, thay vì mỗi 4 năm, và từ đó Thế vận hội Mùa đông và Thế vận hội Mùa hè không được tổ chức cùng một năm.
Các quốc gia tham dự
|}
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Thế vận hội Mùa đông 1992, hay Thế vận hội Mùa đông XVI, được tổ chức từ 8 tháng 2 đến 23 tháng 2 năm 1992 tại Albertville, Pháp. Tất cả có 64 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
² Bộ môn biểu diễn tại Thế vận hội này.
Bảng tổng sắp huy chương
¹ Đại diện cho Cộng đồng các Quốc gia Độc lập và chỉ tham dự độc nhất lần này. |
Bảng cửu chương, là một bản ghi lại nội dung phép nhân của các số từ 1 đến n, với n thường là 9, 12 hoặc 20. Nó là một phần bắt buộc học thuộc của học sinh tại nhiều nơi trên thế giới để có thể tính nhẩm nhanh các bài toán nhân đơn giản, cũng như có thể tính toán (không cần máy tính trợ giúp) các phép nhân phức tạp.
Ở một số nước, "bảng cửu chương" không dừng lại ở 9 mà nó gồm 12 hàng và cột.
Do thế giới dùng hệ đếm cơ số 10, nhiều nhà giáo dục cho rằng học sinh cần học thuộc bảng cửu chương 9 × 9.
Nội dung
Sau đây là bảng nhân các số từ 1 đến 12 được trình bày dưới dạng bảng Pythagoras. Để biết kết quả phép tính nhân hai số, cần tìm số ở giao điểm của hàng mang thừa số thứ nhất và cột mang thừa số thứ hai (hoặc cột của thừa số thứ nhất và hàng của thừa số thứ hai).
Ví dụ: Phép tính 4 × 5: Tìm số ở giao điểm hàng 4, cột 5 (hoặc cột 4, hàng 5). Ta thấy số 20, vậy 4 × 5 = 20. |
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: Nuclear Non-Proliferation Treaty – NPT hoặc NNPT) là một hiệp ước quốc tế được thiết lập nhằm mục đích hạn chế việc sở hữu các loại vũ khí hạt nhân. Ngày 1 tháng 6 năm 1968 được chọn là ngày khởi đầu tiến trình tham gia ký kết hiệp ước này.
Đại đa số các quốc gia có chủ quyền (187 nước) đều tham gia hiệp ước. Tuy nhiên, hai trong số bảy cường quốc hạt nhân và một vài quốc gia có thể đang có vũ khí hạt nhân không chịu phê chuẩn hiệp ước. Ireland là quốc gia soạn thảo hiệp ước, còn Phần Lan là quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước. Ngày 11 tháng 5 năm 1995, tại thành phố New York, hơn 170 quốc gia quyết định mở rộng hiệp ước không giới hạn và không điều kiện.
Hiệp ước thường được tóm tắt thành ba nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến, Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.
Ba Nguyên tắc trụ cột
Thứ nhất: Không phổ biến
Chiếu theo hiệp ước, có 5 quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân: Pháp (ký năm 1992), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992), Liên Xô (1968; nghĩa vụ và quyền lợi nay được chuyển cho Liên bang Nga), Anh (1968) và Hoa Kỳ (1968). Đây là các nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm hiệp ước được ký kết, cũng là các quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. 5 nước này thoả thuận không chuyển giao kỹ thuật hạt nhân cho các nước khác, và các quốc gia không có vũ khí hạt nhân cũng đồng ý không mưu cầu có vũ khí hạt nhân.
5 quốc gia có vũ khí hạt nhân cam kết không sử dụng chúng để chống lại các nước không có vũ khí hạt nhân trừ khi phải đánh trả cuộc tấn công hạt nhân hoặc cuộc tấn công quy ước có liên minh với quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tuy vậy, những cam kết này không được chính thức đưa vào hiệp ước, trong khi các chi tiết chính xác lại thường thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng ra chỉ dấu rằng nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả cuộc tấn công phi quy ước bởi các "nước lưu manh" (rogue state). Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Geoff Hoon, công khai nói đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm đáp trả các cuộc tấn công không quy ước bởi các "nước lưu manh". Tháng 1 năm 2006, Tổng thống Pháp Jacques Chirac ngụ ý rằng các cuộc tấn công khủng bố được những quốc gia khác bảo trợ, nếu xảy ra trên đất Pháp, có thể dẫn đến những cuộc tấn công trả đũa bằng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ nhắm vào những trung tâm của các "nước lưu manh".
Thứ hai: Giải trừ quân bị
Điều VI và lời nói đầu chỉ ra rằng các nước có vũ khí hạt nhân theo đuổi mục tiêu cắt giảm và loại bỏ kho vũ khí của họ; điều khoản này của hiệp ước cũng kêu gọi tiến đến "... một hiệp ước giải giới toàn diện được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế nghiêm ngặt và hiệu quả". Trong Điều I, các nước có vũ khí hạt nhân tuyên bố không "xúi giục các nước không có VKNH tìm cách sở hữu loại vũ khí này". Chủ thuyết tấn công để ngăn chặn và các động thái đe doạ khác có thể được hiểu bởi các nước không có vũ khí hạt nhân là hành động xúi giục. Điều X công bố rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể rút khỏi hiệp ước nếu họ cảm thấy có những "biến động bất thường", thí dụ như một sự đe doạ hiển nhiên, buộc họ phải đi đến quyết định ấy.
Thứ ba: Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình
Vì chỉ có rất ít quốc gia đang sử dụng lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng tự nguyện hoàn toàn từ bỏ nhiên liệu hạt nhân, nên trọng tâm thứ ba của hiệp ước là cung ứng cho các quốc gia khác khả năng sản xuất năng lượng hạt nhân, với điều kiện không sử dụng kỹ thuật này để phát triển vũ khí hạt nhân.
Song đối với một vài quốc gia, nguyên tắc này của hiệp ước, cho phép làm giàu urani để sản xuất năng lượng, xem ra là một kẽ hở lớn. Mặc dù hiệp ước dành cho mọi quốc gia quyền sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hoà bình, và khi trên thị trường đang có những thiết kế cho nhà máy năng lượng hạt nhân dùng lò phản ứng nước nhẹ sử dụng nhiên liệu urani làm giàu, các quốc gia này cần phải được cấp phép để làm giàu urani hoặc để mua loại hàng hoá này trên thị trường quốc tế. Kiểm soát tiến trình làm giàu urani có thể được xem như là một phần trong biện pháp ngăn cản sự phát triển đầu đạn hạt nhân để nếu nước nào muốn làm điều này thì phải rút lui khỏi hiệp ước. Không quốc gia nào có thể bí mật chế tạo vũ khí hạt nhân trong khi còn bị ràng buộc chịu sự thanh tra của hiệp ước.
Các quốc gia ký kết và hiện duy trì hiệp ước đều có thành tích tốt trong việc tuân thủ hiệp ước. Trong một số khu vực, yếu tố tất cả quốc gia trong vùng đều không có vũ khí hạt nhân giúp mỗi quốc gia đơn lẻ không cảm thấy có nhu cầu phải chế tạo vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những mong đợi khi hiệp ước được thiết lập.
Mohamed ElBaradei, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), một cơ quan của Liên Hợp Quốc, nói rằng có đến 40 quốc gia có thể phát triển bom hạt nhân nếu họ muốn.
Lịch sử
Hiệp ước được đề xuất bởi Ireland, bắt đầu được ký kết năm 1968, và Phần Lan là quốc gia đầu tiên thực hiện việc ký kết. Năm 1992, cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân đều tham gia ký hiệp ước. Hiệp ước được canh tân năm 1995, bổ sung với Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Toàn diện năm 1996. Một vài quốc gia ký kết hiệp ước đã loại bỏ vũ khí hạt nhân hoặc từ bỏ các chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Cộng hòa Nam Phi đã xúc tiến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, được cho là với sự trợ giúp của Israel, và có thể đã tiến hành thử nghiệm trên Đại Tây Dương, nhưng đã từ bỏ chương trình hạt nhân và tham gia ký hiệp ước năm 1991 sau khi phá huỷ kho hạt nhân của mình. Ukraina và một vài nước khác thuộc Liên Xô cũ cũng đã phá huỷ hoặc chuyển giao cho Nga các loại vũ khí hạt nhân mà họ thừa hưởng từ Liên Xô.
Chia sẻ vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và NATO
Vào lúc đang thương thảo về hiệp ước, NATO đã có thoả thuận theo đó Hoa Kỳ cung cấp vũ khí hạt nhân để các quốc gia thành viên của NATO phát triển và tồn trữ chúng. Điều này xem ra đang vi phạm Điều I và II của hiệp ước. Các quốc gia NATO lập luận rằng Hoa Kỳ đang kiểm soát kho vũ khí và không hề có sự chuyển giao vũ khí hoặc quyền kiểm soát cho họ "trừ khi và cho đến khi xảy ra chiến tranh, mà khi ấy thì hiệp ước không còn có giá trị nữa". Tóm lại, không có sự vi phạm hiệp ước ở đây. Mặc dù thoả thuận giữa các nước thuộc NATO được tiết lộ cho một vài quốc gia, kể cả Liên Xô, khi đang thương thảo về hiệp ước, hầu hết các nước ký vào năm 1968 không biết gì về thoả thuận này cùng cung cách giải thích vào thời điểm ấy.
Đến năm 2005, Hoa Kỳ cung cấp khoảng 180 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 cho Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ chiếu theo thoả thuận này của NATO. Nhiều quốc gia, cùng với Phong trào không liên kết, cho rằng điều này vi phạm Điều I và II của hiệp ước, và đang gia tăng áp lực nhằm chấm dứt thoả thuận này. Họ chỉ ra rằng phi công và nhân viên của các quốc gia NATO "phi hạt nhân" đang thực hành điều khiển và chuyển giao bom hạt nhân của Hoa Kỳ, và máy bay chiến đấu không phải của Hoa Kỳ cũng được chỉnh sửa để chuyển vận bom hạt nhân Mỹ, tức là đã có chuyển giao một số thông tin kỹ thuật vũ khí hạt nhân.
Ngay cả trong trường hợp thoả thuận của NATO là hợp pháp thì trong thời bình những động thái như thế là mâu thuẫn với tinh thần và mục tiêu của Hiệp ước. NATO tin rằng "lực lượng hạt nhân của NATO sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn chiến tranh, nhưng vai trò hiện nay của lực lượng này đang phục vụ những mục tiêu chính trị".
Ấn Độ, Pakistan, Israel
Ba nước này - Ấn Độ, Pakistan, Israel - từ chối tham gia Hiệp ước. Ấn Độ và Pakistan đã được xác nhận là cường quốc hạt nhân, trong khi nhiều người tin rằng Israel đã có vũ khí hạt nhân, dù chưa có xác nhận nước này đã tiến hành các vụ thử hạt nhân (xem Danh sách các quốc gia có vũ khí hạt nhân). Ba quốc gia này lập luận rằng Hiệp ước đã dựng lên một câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân, để phân biệt với một nhóm đông hơn, gồm nhiều các quốc gia không có vũ khí hạt nhân, nhằm mục đích hạn chế quyền sở hữu hợp pháp vũ khí hạt nhân dành riêng cho các nước đã có các cuộc thử nghiệm trước năm 1967, nhưng Hiệp ước chưa bao giờ giải thích trên nền tảng đạo đức nào để chứng minh sự phân biệt ấy là đúng đắn.
Ấn Độ và Pakistan đã công khai tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân cũng như đã cho kích nổ chúng trong các cuộc thử nghiệm, Ấn Độ tiến hành thử nghiệm lần đầu năm 1974 và Pakistan năm 1998. Ước tính Ấn Độ tồn trữ nguyên liệu đủ để chế tạo 100–150 đầu đạn, còn Pakistan đủ cho 60–100 đầu đạn. Israel vẫn đang phát triển vũ khí hạt nhân tại căn cứ Dimona trong sa mạc Negev kể từ năm 1958. Người ta tin rằng nước này đang tồn trữ 100–200 đầu đạn hạt nhân. Chính phủ Israel từ chối xác nhận hoặc bác bỏ nguồn tin này, mặc dù điều này được xem là một sự bí mật mà ai cũng biết sau khi được kỹ thuật gia hạt nhân của Israel, Mordechai Vanunu, tiết lộ trên tờ Sunday Times của Anh năm 1986.
Bắc Triều Tiên
Bắc Triều Tiên đã phê chuẩn Hiệp ước, nhưng lại rút khỏi hiệp ước ngày 10 tháng 1 năm 2003, sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng Bắc Triều Tiên đã khởi động chương trình làm giàu urani; khi ấy Hoa Kỳ đình chỉ việc vận chuyển dầu nhiên liệu đến Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ Khung Thoả thuận năm 1994 nhằm giải quyết các vấn đề vũ khí plutoni. Ngày 10 tháng 2 năm 2005, Bắc Triều Tiên công bố sở hữu vũ khí hạt nhân và tuyên bố rút khỏi những cuộc đàm phán sáu bên do Trung Quốc đứng ra tổ chức nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề. "Chúng tôi đã rút khỏi Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân và đã chế tạo vũ khí hạt nhân cho mục đích phòng vệ để đối phó với chính sách trắng trợn của chính phủ Bush nhằm cô lập và bóp nghẹt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", lời của một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên. Những cuộc đàm phán sáu bên được tái tục vào tháng 7 năm 2005, nhưng lại ngưng vào ngày 7 tháng 8 mà không có tiến bộ nào. Các bên đã lại gặp nhau ngày 29 tháng 8.
Ngày 19 tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên tuyên bố chấp nhận thoả ước sơ bộ, theo đó nước này sẽ huỷ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện có cũng như các cơ sở sản xuất, tái gia nhập hiệp ước và tái chấp nhận đoàn thanh tra của IAEA. Vấn đề cung cấp lò phản ứng nước nhẹ để thay thế chương trình nhà máy điện hạt nhân của Bắc Triều Tiên, theo Khung Thoả thuận năm 1994, sẽ được giải quyết sau. Nhưng ngày hôm sau Bắc Triều Tiên lặp lại quan điểm cũ của mình rằng chỉ khi nào nước này được cung cấp lò phản ứng nước nhẹ thì mới huỷ bỏ kho hạt nhân và gia nhập hiệp ước.
Iran
Iran đã tham gia Hiệp ước, nhưng từ năm 2004 bị Hoa Kỳ nghi ngờ vi phạm hiệp ước vì xúc tiến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế tiến hành điều tra. Iran cho biết chỉ muốn phát triển năng lượng hạt nhân. Đến năm 2006, một vài nước Âu châu như Anh, Pháp và Đức cũng chia sẻ với Hoa Kỳ mối nghi ngờ về chủ đích của Iran, nhất là sau một loạt những động thái cứng rắn của tổng thống tân cử, Mahmoud Ahmadinejad, tuyên bố rằng Israel nên bị "xoá khỏi bản đồ".
Ngày 9 tháng 8 năm 2005, Ayatollah Ali Khamenei đã ban hành một giáo lệnh (fatwa) cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân. Toàn văn giáo lệnh đã được công bố trong một tuyên bố chính thức tại một buổi họp ở trụ sở của IAEA tại Viên.
Rút khỏi hiệp ước
Điều X cho phép một quốc gia rời bỏ hiệp ước khi có "những biến cố bất thường, liên quan đến hiệp ước, gây thiệt hại cho những quyền lợi tối thượng của quốc gia này", sau khi thông báo trong vòng ba tháng. Trong thông báo cần ghi rõ lý do rời bỏ hiệp ước.
Các nước thuộc NATO lập luận rằng khi một quốc gia quyết định tiến hành chiến tranh thì hiệp ước sẽ không còn có giá trị; trong thực tế nước này sẽ rời bỏ hiệp ước mà không cần thông báo. Lập luận này là cần thiết nhằm chống đỡ chính sách chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO, nhưng lại gây hại cho tính chính đáng của hiệp ước.
Tương lai
Vấn đề năng lượng hạt nhân dân dụng, khi được đem vào Thoả ước Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương vì Khí hậu và Phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership for Clean Development and Climate) vào tháng 7 năm 2005, đã trở nên một vấn đề chính trị nhạy cảm khi Ấn Độ, tiến hành thử nghiệm bom nguyên tử lần đầu năm 1974, từ chối ký Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Trước đó, ngày 18 tháng 7 năm 2005, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, sau khi gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, tuyên bố sẽ vận động sửa đổi luật lệ Hoa Kỳ và quốc tế nhằm cho phép Hoa Kỳ bán kỹ thuật hạt nhân dân dụng cho Ấn Độ. Nhiều người e ngại rằng trong khi đó Hoa Kỳ vẫn từ chối bán kỹ thuật hạt nhân dân dụng cho Iran (có tham gia hiệp ước), sẽ có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho hiệp ước.
Hội nghị Thẩm định Hiệp ước được triệu tập 5 năm một lần. Vào Hội nghị lần thứ bảy tổ chức vào tháng 5 năm 2005, xuất hiện những dị biệt gay gắt giữa một bên là Hoa Kỳ, muốn hội nghị tập chú vào việc phổ biến vũ khí hạt nhân đặc biệt là những cáo buộc chống Iran, và phía bên kia gồm hầu hết các quốc gia còn lại, muốn nhấn mạnh vào thái độ thiếu thiện chí của các cường quốc hạt nhân trong tiến trình giải giới kho vũ khí hạt nhân của họ. Các quốc gia phi liên kết tái khẳng định lập trường của họ cho rằng thoả thuận chia sẻ hạt nhân của NATO là vi phạm hiệp ước.
Danh sách quốc gia tham gia Hiệp ước Cấm Phổ biến Vũ khí Hạt nhân
Ghi chú:
Đài Loan là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết hiệp ước, nhưng sau đó, năm 1971, bị trục xuất khỏi Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Đài Loan tuyên bố nước này vẫn tiếp tục tuân thủ hiệp ước.
kế thừa Liên Xô.
kế thừa Nam Tư.
kế thừa Cộng hoà Ả Rập Yemen và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen. |
Thế vận hội Mùa đông 1988, hay Thế vận hội Mùa đông XV, được tổ chức từ 13 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 1988 tại Calgary, Alberta, Canada. Tất cả có 57 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
|}
Môn thi đấu
¹ Bộ môn biểu diễn tại Thế vận hội này.
Thành tích
Bảng huy chương |
Nokia Corporation (pronunciation ) (, , ) là tập đoàn viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, Phần Lan. Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, với 129.746 nhân viên chính thức làm việc và bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 41 tỷ euro với lợi tức 1,2 tỷ vào năm 2009. Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu sản phẩm này chiếm khoảng 40% trong quý 2 năm 2008, tăng so với mức 38% quý 2 năm 2007 và tăng từ tỷ lệ 39% liên tục.
Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Nokia công bố sẽ bán lại bộ phận Thiết bị và Dịch vụ cho Microsoft với giá 5,4 tỷ Euro (7.17 tỷ USD). Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Liên minh châu Âu đã chính thức ký vào bản chấp thuận thương vụ mua lại này của Microsoft. Sau khi đồng ý bán Nokia về Microsoft, CEO Stephen Elop của Nokia đã nộp đơn từ chức và quay trở lại làm việc cho Microsoft với nhiệm vụ dẫn đắt bộ phận thiết bị di động. Ngày 25 tháng 4 năm 2014, Nokia tuyên bố chính thức hoàn tất thương vụ bán bộ phận sản xuất thiết bị cầm tay cho Microsoft. Tuy nhiên 2 nhà máy tại Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ nằm ngoài thỏa thuận này. Ngoài ra do một "khúc mắc trong vấn đề thuế" với chính quyền Ấn Độ, Nokia sẽ vận hành nhà máy sản xuất Chennai tại đây là như một đơn vị sản xuất hợp đồng cho Microsoft. Bên cạnh đó nhà sản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa một nhà máy với 200 nhân công ở Masan, Hàn Quốc.
Lịch sử
Thời kì tiền viễn thông
Tiền thân của Nokia ngày nay là công ty Nokia (Nokia Aktiebolag), công ty cao su Phần Lan Finnish Rubber Works Ltd (Suomen Gummitehdas Oy) và công ty cáp Phần Lan Finnish Cable Works Ltd (Suomen Kaapelitehdas Oy).
Lịch sử của Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi kĩ sư người Phần Lan Fredrik Idestam cho xây dựng một nhà máy chế biến gỗ giấy công nghiệp bên bờ thác ghềnh Tammerkoski chảy qua thị trấn Tampere miền tây nam Phần Lan thuộc Đế quốc Nga và bắt đầu sản xuất giấy. Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng thủy năng từ con sông nơi đây. Vào năm 1871, với sự giúp đỡ của người bạn thân Leo Mechelin, ông đã đổi tên và điều chỉnh lại cơ cấu công ti, qua đó cái tên Nokia được thành lập và tồn tại cho đến tận ngày nay.
Đến cuối thế kỉ 19, Michelin mong muốn được mở rộng công ty sang kinh doanh điện tử, nhưng ý kiến đó bị Idestam phản đối. Tuy vậy, vào năm 1896, Idestam nghỉ hưu và điều đó làm Michelin trở thành chủ tịch của công ty (từ năm 1896 đến 1914). Năm 1902, Michelin đã bổ sung thêm lĩnh vực sản xuất điện năng cho hoạt động kinh doanh của công ti.
Kết hợp
Vào năm 1898, Eduard Polón thành lập Công ty sản phẩm cao su Phần Lan, chuyên sản sản xuất giày cao su và các sản phẩm cao su khác, dần dần đã trở thành đối tác kinh doanh của Nokia. Nguồn lợi thủy điện của dòng sông bên bờ thị trấn Nokia sau đó đã thu hút công ty và công ty này mở một nhà máy gần thị trấn khởi nghiệp của Nokia và họ bắt đầu sử dụng thương hiệu Nokia trên các sản phẩm của mình. Năm 1912, Arvid Wickström thành lập Công ty sản phẩm cáp Phần Lan, sản xuất điện thoại, cáp điện. Vào cuối thập niên 1910 thế kỉ 20, Nokia đang ở bờ vực phá sản. Để tiếp tục quá trình sản xuất điện, công ty sản phẩm cáp Phần Lan giành quyền kinh doanh của Nokia Company, lúc này đã vỡ nợ, không thể một mình kinh doanh được nữa. Đến năm 1922, công ty sản phẩm cao su Phần Lan lại mua lại công ty sản phẩm cáp Phần Lan. Năm 1937, Verner Weckman, vận động viên vật và là người Phần Lan đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trở thành chủ tịch của Finnish Cable Works, sau 16 năm làm giám đốc kĩ thuật. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Finnish Cable Works cung cấp cáp và dây điện cho phía Liên Xô như là một điều khoản bồi thường chiến tranh. Điều này đã cho công ty một vị trí tốt hơn trên thương trường sau này.
Ba công ty trên, về nguyên tắc đã được hợp nhất từ năm 1922, đã chính thức kết hợp các ngành công nghiệp lại vào năm 1967 với tên gọi Tập đoàn Nokia (Nokia Corporation), mở đường cho Nokia trở thành tập đoàn đa quốc gia như ngày nay.. Công ty mới được phép kinh doanh trong nhiều ngành công nghiệp như như: sản xuất xe hơi, lốp xe đạp, giày dép (bao gồm cả ủng cao su), cáp thông tin, truyền hình máy tính cá nhân, thông tin liên lạc, nhựa, nhôm, hóa chất, tụ điện, công nghệ người máy và thậm chí là sản xuất thiết bị quân sự cho quân đội Phần Lan (như thiết bị SANLA M/90 và mặt nạ chống độc M61). Mỗi ngành đều có giám đốc riêng và mỗi giám đốc đều phải báo cáo lại cho chủ tịch đầu tiên của tập đoàn, ông Björn Westerlund. Trước đó với tư cách là chủ tịch Finnish Cable Works, ông là người có trách nhiệm trong việc xây dựng bộ phận điện tử đầu tiên của công ti, gieo mầm cho Nokia trở thành bá chủ truyền thông trong tương lai.
Cuối cùng, công ty quyết định từ bỏ các lĩnh vực điện tử vào đầu những năm 90 và chỉ tập trung toàn bộ sức lực trong ngành viễn thông đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nokian Tyres, nhà sản xuất lốp xe, tách ra khỏi Tập đoàn Nokia vào năm 1988, và hai năm sau Nokian Footwear chuyên sản xuất giày cao su cũng được tách ra khỏi tập đoàn. Trong quãng thời gian còn lại của thập niên 90, Nokia gạt bỏ hết những ngành, lĩnh vực không thuộc về viễn thông.
Thời kì viễn thông
Hạt giống của sự thăng hoa của Nokia ngày nay được gieo trồng khi hãng sản xuất bộ phận điện tử (electronics section) của truyền hình cáp vào năm 1960 và hai năm sau, họ sản xuất thiết bị điện tử đầu tiên, một xung phân tích trong nhà máy điện nguyên tử. Năm 1967, phần này được tách riêng ra và bắt đầu sản xuất thiết bị viễn thông. CEO chủ chốt của công ty, Björn "Nalle" Westerlund (1912–2009), người đã thành lập bộ phận điện tử và bán rất chạy hàng trong suốt 15 năm.
Thiết bị mạng
Trong những năm 1970, Nokia tham gia nhiều hơn vào ngành công nghiệp viễn thông với sản phẩm DX Nokia 200 - một chuyển mạch (switch) điện tử cho điện thoại. DX Nokia 200 dần trở nên thông dụng do sự linh hoạt và đa dụng. Tính linh hoạt trong cấu trúc của nó cho phép Nokia sản xuất nhiều hơn những mặt hàng switch điện tử. Năm 1984, bắt đầu công cuộc xây dựng phiên bản dành cho mạng điện thoại di động Bắc Âu Nordic Mobile Telephony. Nordic Mobile Telephony là mạng di động đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, mở ra nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng cho ngành công nghiệp di động sau đó.
Trong những thập niên 70 và 80 của thế kỉ 20, Nokia còn phát triển Sanomalaitejärjestelmä, một hệ thống truyền tin nhắn, dựa trên văn bản kỹ thuật số được mã hóa dành cho Bộ Quốc phòng Phần Lan. Thiết bị hiện tại được Bộ Quốc phòng Phần Lan đang sử dụng là chiếc Sanomalaite M/90.
Điện thoại đầu tiên
Ban đầu, Nokia sản xuất điện thoại mang chuẩn tiền di động "0G". Trong giai đoạn này, Nokia sản xuất một loạt thiết bị di động nhưng nó giống radio hơn là điện thoại. Từ năm 1964, Nokia sản xuất radio, cùng thời điểm với Solora Oy. 1966, Nokia và Solora Oy phát triển chuẩn ARP (viết tắt của Autoradiopuhelin, trong tiếng Anh là car radio phone ), một hệ thống radio nền dành cho xe hơi và là mạng điện thoại mở cửa cho công chúng nhằm mục đích thương mại đầu tiên của Phần Lan. Nó lên sóng vào năm 1971 và phủ sóng toàn quốc vào năm 1978. Nokia sản xuất rất nhiều sản phẩm cho từng phân đoạn thị trường và protocol bao gồm GSM, CDMA và W-CDMA (UMTS). Nokia cũng sở hữu những dịch vụ Internet cho phép người dùng có thể truy cập vào để tải âm nhạc, bản đồ, tin nhắn và trò chơi cùng nhiều tiện ích khác. Công ty con của Nokia là Nokia Siemens Network sản xuất các thiết bị kết nối mạng, giải pháp và dịch vụ. Nokia hoạt động ở các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất và thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Tháng 12/2008 Nokia đã mở văn phòng đại diện ở 16 nước với 39,350 người nghiên cứu và phát triển khoảng 31% tổng số nhân công. Trung tâm nghiên cứu Nokia thành lập năm 1986 là một đơn vị nghiên cứu công nghiệp gồm 500 người nghiên cứu, kỹ sư và nhà khoa học. Nó có cơ sở ở 7 nước: Phần Lan; Trung Quốc; Ấn Độ; Kenya; Thụy Sĩ; Anh và Mỹ. Ngoài trung tâm nghiên cứu đó năm 2001 Nokia đã thành lập (và làm chủ) INdT - Viện công nghệ Nokia có cơ sở ở Brasil. Nokia có 15 khoa sản xuất nằm ở Espoo, Oulu và Salo, Phần Lan; Manaus, Brasil; Bắc Kinh, Dongguan và Suzhou, Trung Quốc; Farnborough, Anh; Komárom, Hungary; Chennai, Ấn Độ; Reynosa, Mexico; Jucu, Romania and Masan, Hàn Quốc. Ban thiết kế của Nokia nằm ở Salo, Phần Lan
Vụ mua lại của Microsoft
Ngày 25/4/2014 Microsoft đã chính thức xác nhận đã mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia và toàn bộ các nhân viên liên quan về tập đoàn Microsoft trong 1 thương vụ trị giá 7.2 tỷ USD. Đồng thời, Microsoft cũng đã đổi tên bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia thành một cái tên hoàn toàn khác: Microsoft Devices. Microsoft cũng sẽ đổi tên dòng điện thoại Nokia Lumia thành Microsoft Lumia.
Sự nghiệp hồi sinh
Ngày 18/5/2016, Microsoft Mobile công bố thương vụ chuyển giao mảng kinh doanh điện thoại phổ thông cho FIH Mobile, mô tả điều này như một 'điều khoản thêm vào không mong đợi'. Cùng thời điểm, công ty này bán lại cho HMD Global, gồm quyền thiết kế và quyền sử dụng thương hiệu "Nokia" cho tất cả các loại điện thoại di dộng và máy tính bảng trên toàn thế giới cho tới năm 2024. Trong năm 2017, Nokia (HMD Global) đã cho ra mắt Nokia 3310 (2017), Nokia 105 (2017) cùng với các smartphone Nokia 2, Nokia 3, Nokia 5, Nokia 6, Nokia 8. Đến năm 2018, HMD Global tiếp tục sự hồi sinh của Nokia với việc hồi sinh chiếc Nokia 8110 4G cùng với các smartphone Nokia 1 (thiết bị chạy Android Go đầu tiên), Nokia 2.1, Nokia 3.1, Nokia 5.1, Nokia 6.1, Nokia 7 Plus, Nokia 8 Sirocco, Nokia 5.1 Plus, Nokia 6.1 Plus và Nokia 8.1 để đánh dấu sự trở lại của Nokia ở thị trường quốc tế.
Tập đoàn
Tập đoàn Nokia được phân chia thành 4 bộ phận kinh doanh chính:
Điện thoại di động
Giải trí đa phương tiện
Giải pháp mạng
Giải pháp cho doanh nghiệp
Biểu trưng của Nokia |
Thế vận hội Mùa đông 1984, hay Thế vận hội Mùa đông XIV, được tổ chức từ 8 tháng 2 đến 19 tháng 2 năm 1984 tại Sarajevo, Nam Tư (nay thuộc Bosnia và Herzegovina). Tất cả có 49 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Xe máy (còn gọi là mô tô hay xe hai bánh, xe gắn máy, phiên âm từ tiếng Pháp: Motocyclette) là loại xe có hai bánh theo chiều trước-sau và chuyển động nhờ động cơ gắn trên nó. Xe ổn định khi chuyển động nhờ lực hồi chuyển con quay khi chạy. Thông thường, người lái xe điều khiển xe bằng tay lái nối liền với trục bánh trước. Chiếc Daimler Reitwagen được chế tạo bởi Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach tại Đức vào năm 1885, là chiếc xe máy chạy bằng nhiên liệu xăng dầu đầu tiên. Sau đó, vào năm 1894, Hildebrand & Wolfmüller trở thành hãng sản xuất mô tô hàng loạt đầu tiên..
Có nhiều loại xe: xe chạy mọi địa hình (off-road), xe chạy trên đường thường (streetbike), xe đa dụng... Một vài loại xe có gắn thùng bên cạnh để chở người hoặc hàng và có 3 bánh gọi là xe ba bánh hay xe sidecar. Tại Việt Nam, để điều khiển xe máy nói riêng và xe cơ giới nói chung người điều khiển cần phải có giấy phép lái xe, ngoài ra tại Việt Nam, xe máy còn được gọi lóng là ngựa sắt.
Trên toàn thế giới, xe mô tô được xem là phương tiện di chuyển phổ biến tương đương với ô tô. Năm 2021, khoảng 58,6 triệu chiếc xe mô tô mới được bán trên toàn cầu, ít hơn số lượng 66,7 triệu chiếc ô tô được bán trong cùng thời kỳ.
Năm 2022, bốn nhà sản xuất xe mô tô hàng đầu về số lượng và loại xe là Honda, Yamaha, Kawasaki và Suzuki. Ở các nước đang phát triển, xe mô tô được coi là phương tiện tiện dụng do giá cả thấp hơn và nhiều khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Trong tổng số xe mô tô trên thế giới, 58% nằm ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực Nam và Đông Á, ngoại trừ Nhật Bản nơi ô tô chiếm ưu thế.
Theo Bộ Giao thông Hoa Kỳ (US Department of Transportation), số lượng người thiệt mạng trên mỗi dặm đi xe là 37 lần cao hơn đối với xe mô tô so với ô tô.
Lịch sử
Thử nghiệm và sáng chế
Vào năm 1885, hai nhà phát minh người Đức, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach, đã thiết kế và chế tạo chiếc xe máy đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong và sử dụng dầu mỏ. Chiếc xe này có tên gọi là "Reitwagen" và nó ra đời tại Bad Cannstatt, Đức. Khác với cả xe đạp an toàn và xe đạp "boneshaker" thời đại đó, chiếc xe này không có góc nghiêng trục lái và không có lệch phía trước, do đó nó không sử dụng các nguyên tắc động học của xe đạp và mô tô đã được phát triển từ trước đó tới gần 70 năm. Thay vào đó, nó dựa vào hai bánh ngoại vi để giữ thăng bằng khi lái xe.
Nhà phát minh đã đặt tên cho sáng chế của họ là "Reitwagen" (tạm dịch là "xe chạy"). Nó được thiết kế như một bộ khung thử nghiệm tạm thời cho động cơ mới của họ, thay vì là một mẫu xe thực tế.
Thiết kế thương mại đầu tiên cho một chiếc xe đạp tự động là một mẫu thiết kế ba bánh được gọi là Butler Petrol Cycle. Nó được sáng tạo bởi Edward Butler tại Anh vào năm 1884.Ông đã trưng bày kế hoạch cho chiếc xe này tại Triển lãm Xe đạp Stanley ở Luân Đôn vào năm 1884. Chiếc xe cuối cùng được xây dựng bởi công ty Merryweather Fire Engine ở Greenwich, Anh vào năm 1888.
Chiếc xe Butler Petrol Cycle là một phương tiện ba bánh, với bánh sau được truyền động trực tiếp bởi một động cơ hai xy-lanh nằm ngang có công suất 5/8 hp (0,47 kW), dung tích 40 cc (2,4 in khối), và khoảng cách giữa hai mặt trống xi-lanh là 2+1/4 in × 5 in (57 mm × 127 mm). Động cơ này được trang bị van xoay và bộ chế hòa khí dạng nổi (đây là công nghệ tiên tiến hơn so với Maybach vào thời điểm đó), cùng với hệ thống lái Ackermann, tất cả đều là công nghệ tiên tiến nhất trong thời kỳ đó. Khởi động được thực hiện bằng hơi nén. Động cơ được làm mát bằng chất lỏng và có bộ tản nhiệt phía trên bánh lái sau. Tốc độ được điều chỉnh thông qua cần gạt van ga. Xe không có hệ thống phanh; thay vào đó, nó dừng bằng cách nâng và hạ bánh lái sau bằng một cần gạt điều khiển bằng chân, và trọng lượng của xe sau đó được chịu bởi hai bánh xe nhỏ. Người lái ngồi ở giữa hai bánh trước. Tuy nhiên, dù có tiềm năng, xe không thành công do Butler không tìm được đủ nguồn tài chính để phát triển.
Có nhiều chuyên gia đã loại trừ các loại xe hai bánh chạy bằng hơi nước, xe máy điện hoặc diesel khỏi định nghĩa của "xe máy", và công nhận "Reitwagen" của Daimler là chiếc xe máy đầu tiên trên thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của việc sử dụng xe máy điện trên toàn cầu,, việc định nghĩa xe máy chỉ dựa trên những chiếc xe hai bánh chạy bằng động cơ đốt trong đang trở nên ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, những chiếc xe máy đầu tiên chạy bằng động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu dầu mỏ), như "Reitwagen" của Đức, cũng được xem là những chiếc xe máy thực tế đầu tiên.
Nếu một phương tiện hai bánh với động cơ hơi nước được xem là xe máy, thì có thể coi chiếc Michaux-Perreaux steam velocipede của Pháp là một trong những chiếc xe máy đầu tiên. Nó được đăng ký sáng chế vào tháng 12 năm 1868 và được xây dựng cùng thời điểm với chiếc Roper steam velocipede của Mỹ, màSylvester H. Roper từ Roxbury, Massachusetts đã trình diễn tại các hội chợ và rạp xiếc ở phía đông nước Mỹ từ năm 1867. Sylvester H. Roper đã xây dựng khoảng 10 chiếc ôtô và xe máy chạy bằng động cơ hơi nước từ những năm 1860 cho đến khi ông qua đời vào năm 1896.
Tóm tắt về những phát minh ban đầu
Các công ty mô tô đầu tiên
Năm 1894, Hildebrand & Wolfmüller trở thành chiếc mô tô được sản xuất hàng loạt đầu tiên và cũng là chiếc được gọi là mô tô đầu tiên (Motorrad) Công ty Excelsior Motor, ban đầu là một công ty sản xuất xe đạp có trụ sở tại Coventry - Anh quốc, bắt đầu sản xuất mô hình mô tô đầu tiên của họ vào năm 1896.
Chiếc mô tô đầu tiên được sản xuất ở Mỹ là Orient-Aster, do Charles Metz xây dựng vào năm 1898 tại nhà máy của ông ở Waltham, Massachusetts.
Trong giai đoạn đầu của lịch sử mô tô, nhiều nhà sản xuất xe đạp đã điều chỉnh thiết kế của họ để phù hợp với động cơ đốt trong mới. Khi động cơ trở nên mạnh mẽ hơn và thiết kế không còn phụ thuộc vào xe đạp, số lượng nhà sản xuất mô tô tăng lên. Nhiều nhà phát minh thế kỷ 19, người đã làm việc trên những chiếc mô tô đầu tiên, thường chuyển sang phát minh khác. Ví dụ, Daimler và Roper đều đã tiếp tục phát triển ô tô.
Vào cuối thế kỷ 19, những công ty sản xuất hàng loạt lớn đầu tiên đã được thành lập. Năm 1898, Triumph Motorcycles ở Anh bắt đầu sản xuất xe máy, và đến năm 1903, hãng đã sản xuất hơn 500 chiếc xe. Các công ty Anh khác bao gồm Royal Enfield, Norton, Douglas Motorcycles và Birmingham Small Arms Company đã bắt đầu sản xuất xe máy vào các năm 1899, 1902, 1907 và 1910, tương ứng. Indian bắt đầu sản xuất vào năm 1901 và Harley-Davidson được thành lập hai năm sau. Đến khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới là Indian,
sản xuất hơn 20.000 xe mỗi năm.
Thế chiến thứ nhất
Trong Thế chiến thứ nhất, sự sản xuất xe máy đã tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu trong cuộc chiến và cung cấp phương tiện liên lạc hiệu quả cho các đơn vị tại tiền tuyến. Xe máy đã thay thế ngựa trong việc truyền tin, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và làm việc như cảnh sát quân sự. Công ty Mỹ Harley-Davidson đã dành hơn 50% sản lượng của nhà máy cho hợp đồng quân sự vào cuối cuộc chiến. Công ty Anh Triumph Motorcycles đã bán hơn 30.000 chiếc mô hình Triumph Type H cho lực lượng đồng minh trong cuộc chiến. Chiếc xe Triumph Type H được trang bị động cơ bốn thì, đơn xi-lanh làm mát bằng không khí, dung tích 499cc, và bánh sau được dẫn động bằng dây curoa. Đây cũng là mô hình Triumph đầu tiên không có pedal.
Model H cụ thể, được nhiều người coi là "xe máy hiện đại" đầu tiên. Triumph Type H, được giới thiệu vào năm 1915, có động cơ bốn thì, xi-lanh nằm bên và dung tích 550cc. Nó được trang bị hộp số ba tốc độ và sử dụng truyền động bằng dây curoa. Mẫu xe này rất được ưa chuộng và nổi tiếng đến mức được gọi là "Trusty Triumph" (Triumph đáng tin cậy) bởi người sử dụng.
Sau chiến tranh
Vào năm 1920, Harley-Davidson trở thành nhà sản xuất lớn nhất, với xe máy của họ được bán bởi các đại lý ở 67 quốc gia.
Trong số nhiều nhà sản xuất xe máy ở Anh, Chater-Lea đã nổi bật với các mẫu xe có động cơ xi-lanh đôi, và sau đó là những chiếc xe đơn lớn trong những năm 1920. Ban đầu, họ sử dụng động cơ ohv Blackburne do Woodman thiết kế, và sau đó chuyển sang sử dụng động cơ 350cc đầu tiên vượt qua tốc độ 100 dặm/giờ (160 km/h). Vào tháng 4 năm 1924, một chiếc xe của Chater-Lea đã đạt tốc độ 100,81 dặm/giờ (162,24 km/h) trong một dặm bay, lập kỷ lục mới. Sau đó, Chater-Lea cũng lập kỷ lục thế giới về dặm bay cho các xe máy dung tích 350cc và 500cc, với tốc độ 102,9 dặm/giờ (165,6 km/h). Công ty đã sản xuất các biến thể của những mẫu xe thể thao này và trở nên nổi tiếng trong cộng đồng tay đua tại Isle of Man TT. Ngày nay, Chater-Lea được biết đến nhiều nhất thông qua hợp đồng dài hạn để sản xuất và cung cấp xe máy và xe thùng cho AA Patrol.
Vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930, DKW của Đức đã trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất.
Vào những năm 1950, công nghệ streamline đã trở nên ngày càng quan trọng trong phát triển xe đua máy và "bộ quây bụi" đã mở ra những khả năng thay đổi đáng kể về thiết kế xe máy. Cả NSU và Moto Guzzi đã đứng đầu trong việc phát triển này, cả hai công ty đều sản xuất những thiết kế đột phá và tiên tiến vượt thời đại của mình. Trong số hai hãng, NSU đã tạo ra những thiết kế tiên tiến nhất. Tuy nhiên, sau cái chết của bốn tay đua NSU trong các mùa giải đua xe từ 1954 đến 1956, họ đã quyết định dừng phát triển và rút khỏi đua xe Grand Prix.
Moto Guzzi sản xuất những chiếc xe đua cạnh tranh và cho đến cuối năm 1957 đã liên tục giành chiến thắng. Năm tiếp theo, 1958, bộ quây đầy đủ bị cấm thi đấu bởi FIM do những lo ngại về an toàn.
Từ những năm 1960 đến 1990, các mô tô hai thì nhỏ phổ biến trên toàn thế giới, một phần là kết quả của công việc động cơ của người Đức Đông Đức Walter Kaaden vào những năm 1950.
Ngày nay
Trong thế kỷ 21, ngành công nghiệp xe máy chủ yếu được thống trị bởi các công ty xe máy từ Ấn Độ và Nhật Bản. Ngoài các loại xe máy dung tích lớn, còn có một thị trường lớn cho xe máy dung tích nhỏ hơn (dưới 300cc), tập trung chủ yếu ở các nước châu Á và châu Phi, và được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Một ví dụ điển hình là Honda Super Cub năm 1958 của Nhật Bản, đã trở thành phương tiện bán chạy nhất mọi thời đại, với 60 triệu chiếc được sản xuất đến tháng 4 năm 2008.
Trong thời đại hiện đại, lĩnh vực xe máy chủ yếu được các công ty Ấn Độ thống trị, với Hero MotoCorp trở thành nhà sản xuất xe hai bánh lớn nhất thế giới. Hero MotoCorp đã bán được hơn 8,5 triệu xe cho đến nay, đánh dấu sự thành công nổi bật của họ trong ngành này. Các nhà sản xuất lớn khác trong lĩnh vực này Bajaj và TVS Motors.
Phân loại
Xe máy có thể được phân loại theo kiểu hộp số (hộp số tay và hộp số tự động), mục đích sử dụng (đa năng, đường trường, địa hình...), hình dáng (sườn cao và sườn thấp).
Xe sườn thấp: hay còn gọi là Mô tô sườn đầm hoặc xe nữ, có đặc điểm là sườn giữa được làm thấp xuống, bình xăng nhiên liệu được đưa xuống dưới yên. Loại xe này phù hợp với nữ giới để tiện bước lên xuống xe và có phân khối nhỏ từ 49 đến dưới 170 phân khối. Được định nghĩa theo giấy tờ đăng ký tại một số quốc gia như Việt Nam là xe nữ - underbone.
Xe sườn cao: hay còn gọi là Mô-tô, có đặc điểm là sườn xe cao ngang với yên hoặc cao hơn, sườn giữa thường là nơi chứa nhiên liệu. Lạo xe này thường có thiết kế hầm hố và có dung tích xi lanh lớn nhằm phù hợp với khích thước và trọng lượng của xe, ngoài ra còn do thị hiếu về dòng xe phân khối lớn của nam giới. Loại xe này rất phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Cannada và các nước châu Âu. Tại các nước đang phát triển thì đã có sự phát triển rõ rệt vì thị hiếu và do thu nhập người dân tăng lên đáng kế. Cũng cần phải biết là loại xe sườn cao này thường là có giá bán khá cao. Chiếc moto có dung tích xi lanh và tốc độ lớn nhất hiện này là chiếc Dodge Tomahawk với dung tích xi lanh là 8,7 lít, sức mạnh đạt 500 mã lực có khả năng tăng tốc 0–100 km/h chỉ trong 2,3 giây và đạt vận tốc tối đa lên tới 560 km/h
Xe số tay: Một biến thể của xe nữ có kiểu dáng giống như xe tay ga, với phần yếm xe rất thấp hoặc không có, lòng xe rộng. Chuyên chạy trong đô thị với kiểu dáng đẹp, tiện lợi, ưu tiên hình thức và không quan trọng động cơ. Việc chuyển số được thực hiện bằng tay số (thường nối với hộp số bằng dây cáp), không phải bằng chân như các loại xe máy động cơ nhiệt khác, vì vậy dưới chân chỉ có cần đạp phanh chứ không có cần số.
Xe tay ga: loại động cơ đặc biệt sử dụng hộp số vô cấp, không cần chuyển số, chỉ cần tay ga là có thể hoạt động được. Có thể tiêu thụ nhiên liệu nhiệt hoặc điện.
Xe máy điện:xe chạy bằng điện từ cục pin gắn kèm với xe!
Tuy nhiên, kiểu phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất, cấu tạo và công dụng của chiếc xe. Chúng ta có xe máy thông dụng thường thấy ở Việt Nam là kiểu xe Underbone và Scooter. Trong đó, Underbone là dòng xe số, như Wave, Future, Sirius, Exciter... Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng.
Phân loại theo pháp lý
Tại Việt Nam
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ năm 2016, gọi tắt là quy chuẩn 41, điều 3 giải thích từ ngữ, mục 3.39 và 3.40 ghi rõ:
:3.39. Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.
: 3.40. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định: Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam, muốn lái xe gắn máy bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Tùy theo dòng xe máy mà người lái phải thi giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 sao cho phù hợp. Việc sở hữu giấy phép lái xe hợp lệ không chỉ giúp đảm bảo an toàn giao thông mà còn giúp người lái tránh được những hậu quả pháp lý không mong muốn. Ngoài ra, việc nắm vững các quy định liên quan đến việc sử dụng xe máy cũng là điều cần thiết để giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.
Tính an toàn
Xe máy có tỷ lệ tai nạn gây tử vong cao hơn so với ô tô hoặc xe tải và xe buýt. Dữ liệu từ Hệ thống Báo cáo Phân tích Tử vong của Bộ Giao thông Hoa Kỳ cho năm 2005 cho thấy đối với ô tô, có 18,62 vụ tai nạn gây tử vong xảy ra trên mỗi 100.000 phương tiện được đăng ký. Đối với xe máy, con số này cao hơn là 75,19 trên mỗi 100.000 phương tiện được đăng ký gấp bốn lần so với ô tô.
Cùng dữ liệu đó cho thấy có 1,56 người tử vong trên mỗi 100 triệu dặm xe di chuyển đối với ô tô, trong khi con số tương ứng cho xe máy là 43,47, tức là cao gấp 28 lần so với ô tô (37 lần nhiều vụ tử vong trên mỗi dặm di chuyển vào năm 2007).
Hơn nữa, tỷ lệ tai nạn xe máy đã tăng đáng kể kể từ cuối những năm 1990, trong khi tỷ lệ tai nạn đã giảm đối với ô tô.
Ở Hoa Kỳ, một trong những kiểu tai nạn mô tô phổ biến nhất là khi người điều khiển ô tô không chú ý và tấp vào lề đường hoặc rẽ trước một người đi mô tô, vi phạm quyền ưu tiên của người đi mô tô. Có khi người ta gọi hiện tượng này là "SMIDSY", viết tắt của cụm từ "Sorry Mate, I Didn't See You" (Xin lỗi bạn, tôi không thấy bạn). Đây là cách mô tả phản ứng thông thường của tài xế khi họ không nhận ra sự hiện diện của người đi mô tô và cảm thấy xin lỗi về điều này. Người điều khiển xe máy có thể đưa ra dự đoán và tránh một số tai nạn bằng cách nhận được đào tạo đúng cách, tăng cường khả năng hiển thị cho các phương tiện khác, tuân thủ giới hạn tốc độ và không sử dụng chất gây nghiện như rượu hoặc các chất gây nghiện khác trước khi lái xe.
Ở Vương quốc Anh, có một số tổ chức chuyên về việc cải thiện sự an toàn của xe máy bằng cách cung cấp chương trình đào tạo người lái vượt qua mức độ cơ bản yêu cầu cho bài kiểm tra giấy phép lái xe máy. Hai trong số đó là Viện Người lái xe Nâng cao (IAM) và Hiệp hội Phòng ngừa Tai nạn Hoàng gia (RoSPA). Bên cạnh việc nâng cao mức độ an toàn cá nhân, những tay lái được đào tạo cao này còn có thể được hưởng lợi từ việc giảm chi phí bảo hiểm.
Ở Nam Phi, chiến dịch Think Bike đã được thành lập với mục tiêu nâng cao mức độ an toàn và nhận thức về xe máy trên các con đường của quốc gia. Chiến dịch này có sự hiện diện mạnh mẽ nhất ở tỉnh Gauteng, và cũng có đại diện tại Western Cape, KwaZulu Natal và Free State. Để đạt được mục tiêu này, nhiều cảnh sát đã được đào tạo để tham gia vào các sự kiện như cuộc đua xe đạp và tham gia tích cực vào các dự án khác như Cuộc chạy Đồ chơi Xe máy hàng năm.
Trên khắp Hoa Kỳ, việc giáo dục về an toàn xe máy được cung cấp bởi nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tập đoàn. Hầu hết các tiểu bang sử dụng các khóa học được thiết kế bởi Tổ chức An toàn Xe máy (MSF), trong khi Oregon và Idaho đã phát triển khóa học riêng của họ. Tất cả các chương trình đào tạo bao gồm Khóa học lái xe cơ bản, Khóa học lái xe trung cấp và Khóa học lái xe nâng cao.
Ở Ireland, từ năm 2010, ở Vương quốc Anh và một số khu vực của Úc như Victoria, New South Wales,
Vùng lãnh thổ Australian Capital Territory, Tasmania
và Northern Territory, bắt buộc hoàn thành một khóa đào tạo lái xe cơ bản trước khi được cấp Giấy phép Học viên, sau đó họ có thể lái xe trên đường công cộng.
Ở Canada, việc đào tạo lái xe mô tô chỉ bắt buộc ở Quebec và Manitoba, tuy nhiên, tất cả các tỉnh và vùng lãnh thổ đều có các chương trình cấp bằng tốt nghiệp và hạn chế đối với những người mới lái xe cho đến khi họ có đủ kinh nghiệm. Điều kiện để có được bằng lái mô tô đầy đủ hoặc xác nhận hoàn thành khóa học An toàn mô tô khác nhau tùy thuộc vào từng tỉnh. Trong trường hợp không có Khóa Học An Toàn Xe Máy, khả năng nhận được bảo hiểm xe máy là rất thấp. Hội đồng An toàn Canada, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về an toàn, cung cấp chương trình Chuẩn bị trên toàn quốc và được Hội đồng Công nghiệp Mô tô và Mô tô công nhận. Học viên tốt nghiệp khóa đào tạo có thể đủ điều kiện để được giảm phí bảo hiểm.
Tác động đến môi trường
Hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu thấp của xe máy và xe tay ga đã thu hút sự quan tâm từ phía những người quan tâm đến môi trường và cả những người bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá nhiên liệu.
Piaggio Group Americas đã giới thiệu một trang web và nền tảng mới có tên là "Vespanomics". Họ khẳng định rằng mỗi dặm đi xe máy Vespa chỉ tạo ra 0,4 pound khí thải carbon (tương đương 113 gram/km), thấp hơn 65% so với xe ô tô trung bình. Điều này không chỉ giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, khí thải từ ống xả của xe máy có thể chứa 10-20 lần nhiều hơn các oxit nitơ (NOx), carbon monoxit và hydrocacbon chưa đốt so với khí thải từ một ô tô hoặc SUV cùng năm. Điều này xảy ra vì nhiều xe máy thiếu bộ chuyển đổi xúc tác và tiêu chuẩn khí thải cho xe máy được cho phép lỏng lẻo hơn so với các loại phương tiện khác. Trong khi các bộ chuyển đổi xúc tác đã được lắp đặt trên hầu hết các ô tô và xe tải chạy bằng xăng kể từ năm 1975 tại Hoa Kỳ, chúng có thể gây khó khăn về lắp đặt và nhiệt độ trong trường hợp của xe máy.
Báo cáo kết quả chứng nhận năm 2007 của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ về tất cả các phương tiện so với xe máy trên đường (bao gồm cả xe tay ga), mức chứng nhận trung bình của khí thải cho 12.327 phương tiện đã được kiểm tra là 0,734. Mức "Khí thải Nox+Co khi hết tuổi thọ sử dụng" trung bình cho 3.863 xe máy đã được kiểm tra là 0,8531. 54% trong số các xe máy kiểm tra mẫu 2007 được trang bị bộ chuyển đổi xúc tác.
Giới hạn khí thải tại Hoa Kỳ
Bảng dưới đây cho thấy mức tối đa cho phép về khí thải hợp pháp của sự kết hợp giữa hydrocacbon, oxit nitơ và carbon monoxit cho các xe máy mới được bán tại Hoa Kỳ có dung tích xi lanh 280 cc trở lên.
Mức tối đa cho phép về khí thải hợp pháp của hydrocacbon và carbon monoxit cho các xe mô tô lớp I và II mới (tương ứng với dung tích xi lanh từ 50 cc đến 169 cc và từ 170 cc đến 279 cc) được bán tại Hoa Kỳ như sau:
Châu Âu
Các tiêu chuẩn khí thải châu Âu cho xe máy tương tự như tiêu chuẩn cho ô tô. Xe máy mới phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5, trong khi ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn Euro 6D-temp. Các biện pháp kiểm soát khí thải xe máy đang được cập nhật và đã được đề xuất cập nhật lên tiêu chuẩn Euro 5+ vào năm 2024.
Kỷ lục
Kỷ lục thế giới về cú nhảy xe máy xa nhất được thiết lập vào năm 2008 bởi Robbie Maddison với khoảng cách .
Từ cuối năm 2010, đội Ack Attack đã giữ kỷ lục tốc độ đạt được trên mặt đất của xe máy với . |
Thế vận hội Mùa đông 1980, hay Thế vận hội Mùa đông XIII, được tổ chức từ 13 tháng 2 đến 24 tháng 2 năm 1980 tại Lake Placid, New York (Hoa Kỳ). Tất cả có 37 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Thế vận hội Mùa đông 1976, hay Thế vận hội Mùa đông XII, được tổ chức từ 4 tháng 2 đến 15 tháng 2 năm 1976 tại Innsbruck (Áo). Đây là lần thứ hai, thành phố Innsbruck đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông, lần trước vào năm 1964. Tất cả có 37 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Thế vận hội Mùa đông 1972, hay Thế vận hội Mùa đông XI, được tổ chức từ 3 tháng 2 đến 13 tháng 2 năm 1972 tại Sapporo (Nhật Bản). Tất cả có 35 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Giấy in phun là loại giấy có tráng phủ lên mặt một lớp hợp chất vô cơ, chủ yếu để ngăn mực in phun loang ra trong giấy, giúp bản in có được màu sắc chính xác, trong trẻo, sắc sảo, nét và tuổi thọ lâu.
Giấy in phun được thiết kế đặc biệt cho các máy in phun, thường có thể nhận biết thông qua định lượng, độ sáng, độ mịn và độ đục của tờ giấy.
In phun chuẩn đòi hỏi giấy in phải có độ hút nước vừa đủ để bắt mực nhưng lại phải tránh độ loang của dung môi mực (và do đó, mực in phun) trên bề mặt và trong lòng tờ giấy.
Các loại giấy văn phòng thông dụng (định lượng 80-100gsm) đều có thể dùng để in phun được, tuy nhiên, đạt kết quả in tốt nếu chỉ in chữ hoặc hình vẽ đồ họa không đòi hỏi độ chính xác về màu sắc cao. Những bản in có vùng in (phần tử in) lớn, ví dụ trong các bản in hình ảnh hoặc hình vẽ đồ họa có mảng màu rộng có thể làm co giãn dẫn tới cong giấy, đặc biệt là khi in phun lên hai mặt giấy; khi đó, giấy không chuyên dụng sẽ bị hút, ngấm mực từ cả hai phía vào dẫn tới màu in có thể nhìn xuyên qua tờ giấy từ mặt này qua mặt kia. Các loại giấy văn phòng thông thường này không được khuyến khích sử dụng để in phun hình ảnh còn vì tông màu nghèo nàn, tạo nên bản in xám xịt, không sống động.
Dù dùng giấy nào thì trong khi in, nên điều chỉnh lựa chọn loại giấy trong cửa sổ in của chương trình để đạt kết quả in tốt nhất.
Phân loại
Theo mục đích, theo kích cỡ, theo thương hiệu, xuất xứ
Dùng cho văn phòng
Thường có khổ A4, A3, letter, A4+, A3+
Giấy in phun màu thông dụng
Giấy in phun màu chất lượng như in ảnh
Giấy in phun màu có mặt mờ
Giấy in phun màu có mặt bóng
Giấy in phun màu cả hai mặt
Giấy in phun màu để in lên vải (khi in, thường là phải in lật ngược). Xem hướng dẫn in tại đây
Dùng cho công nghiệp
Thường có khổ cuộn với chiều rộng 61 cm, 65 cm, 85 cm, 125 cm và 153 cm.
Loại treo trong nhà
Loại treo ngoài trời
Khổ giấy
Xem thêm bài về khổ giấy |
KSEG là một phần mềm tương tác hình học miễn phí cho việc tìm hiểu hình học Ơclit. Được viết bởi Ilya Baran. KSEG chạy trên nền tảng Unix, KSEG có thể biên dịch trên Mac OS X và bất kỳ nền tảng nào hỗ trợ Qt, KSEG cũng có thể đem sang Microsoft Windows để sử dụng.
KSEG là công cụ thiết kế để dễ dàng cho người dùng hình dung các đặc tính động của phép dựng hình bằng thước-và-compa và cho phép tìm hiểu hình học nhanh nhất và đơn giản nhất có thể. KSEG lấy cảm hứng từ chương trình Geometer's Sketchpad, nhưng lại vượt xa những chức năng mà Sketchpad cung cấp. KSEG có thể sử dụng trong lớp học, cho cá nhân tìm hiểu về hình học, hoặc để tạo các hình chất lượng cao cho LaTeX. |
Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines (Pacific Airlines Joint Stock Aviation Company), trước đây hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với tiêu chí hoạt động là cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày, hiện Pacific Airlines điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến nội địa của Việt Nam bằng đội bay Airbus A320 - 180 ghế. Hãng có cổ đông chính là Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines chiếm 98% cổ phần sau khi cổ đông cũ Qantas thoái vốn.
Ngày 31/7/2020, Pacific Airlines chính thức ra mắt đồng phục tiếp viên và bộ nhận diện thương hiệu mới sau khi đổi tên và hệ thống đặt chỗ, bán vé theo thỏa thuận ngừng hợp đồng nhượng quyền thương hiệu và sử dụng hệ thống chung với Jetstar Group.
Việc đổi mới này đã được hai cổ đông chính là Vietnam Airlines và Tập đoàn Qantas (Úc) thông qua nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của Pacific Airlines, góp phần thúc đẩy quy mô và sức mạnh thương hiệu của Vietnam Airlines Group tại thị trường nội địa và trong khu vực.
Theo đó, toàn bộ tiếp viên của Pacific Airlines đã xuất hiện trong bộ đồng phục mới được thiết kế theo phong cách trẻ trung, hiện đại nhưng vẫn giữ nét thanh lịch của văn hóa Á Đông. Tông màu chủ đạo của đồng phục tiếp viên và bộ nhận diện thương hiệu mới được Hãng lấy cảm hứng từ màu sắc của Vietnam Airlines nhằm tạo sự kết nối trong hệ sinh thái hàng không của Vietnam Airlines Group. Trong đó, màu xanh mang đến cảm giác an toàn, bền vững và màu cam đại diện cho tinh thần trẻ trung, tràn đầy năng lượng.
Biểu tượng của Pacific Airlines được cách điệu từ ba cánh đuôi máy bay có bố cục sắp xếp theo kích thước lớn dần, ẩn dụ cho nỗ lực phát triển không ngừng của Hãng trên nền tảng khai thác an toàn trong gần 30 năm qua. Với thông điệp “Niềm vui cất cánh”, Pacific Airlines hứa hẹn mỗi chuyến bay là một niềm vui ngay từ bước đầu tiên của hành trình, khi máy bay vút lên bầu trời.
Lịch sử hoạt động
Hãng được thành lập và đi vào hoạt động theo các Quyết định số 116/CT ngày 13 tháng 4 năm 1991 và số 188/CT ngày 15 tháng 6 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định số 2355 QĐ/TCCB-LĐ ngày 12 tháng 12 năm 1990 và Quyết định số 2016 QĐ/TCCB-LĐ ngày 20 tháng 9 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.
Đây là hãng hàng không không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không trong nước. Các cổ đông ban đầu gồm 7 doanh nghiệp nhà nước với số vốn 40 tỷ đồng, trong đó Cục hàng không dân dụng Việt Nam (Vietnam Civil Aviation) và 4 doanh nghiệp thành viên đã chiếm 86,49% cổ phần. Hai cổ đông còn lại là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist, 13,06%) và Công ty Thương mại Đầu tư Phát triển Giao thông Vận tải (Tradevico, 0,45%).
Năm 1993, Cục hàng không dân dụng Việt Nam tái cấu trúc bộ phận khai thác thành trở thành Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Các cổ phần của Cục hàng không dân dụng chuyển sang cho Vietnam Airlines (VNA). Năm 1995, Pacific Airlines trở thành đơn vị thành viên của Vietnam Airlines và từ năm 1996, là thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines Corporation). Các cổ phần của VNA và các doanh nghiệp thành viên chuyển lại thống nhất cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam quản lý. Số cổ đông của PA chỉ còn 3 cổ đông.
Ngày 21 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 64/2005/QĐ-TTg chuyển toàn bộ 86,49% cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam cho Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước quản lý và tái cơ cấu. PA phải cắt bớt đường bay không hiệu quả (tuyến Đà Nẵng – Hồng Kông, TP. Hồ Chí Minh - Đài Bắc, TP.Hồ Chí Minh - Cao Hùng) và đàm phán lại để giảm chi phí thuê máy bay. Nhờ đó hãng đã phần nào giảm được các khoản lỗ.
Tháng 8 năm 2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được thành lập trực thuộc Bộ Tài chính, cổ phần của nhà nước do Bộ Tài chính nắm giữ được chuyển sang cho SCIC điều hành.
Ngày 26 tháng 4 năm 2007, tập đoàn Qantas (Úc) đã ký kết Hợp đồng đầu tư với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược vì họ muốn hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways có địa điểm đặt chân vào châu Á. Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của PA, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà PA có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines. Số lượng cổ đông cũng như tỷ lệ cổ phần cũng thay đổi như sau: SCIC (75,78%), Qantas Airways (18%), Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%). Ngày 23 tháng 5 năm 2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines.
Đến cuối năm 2011, Jestar Pacific chiếm khoảng 17% thị phần hàng không nội địa tại Việt Nam và đa số cổ phiếu do 3 tập đoàn nắm là Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) với 70%, Qantas Airways (Úc) với 27% cổ phần, và Saigon Tourist với 3% . Do hậu quả của nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng phải tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động .
Ngày 21 tháng 2 năm 2012, một lần nữa VNA trở thành cổ đông lớn nhất của Jestar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với 70% cổ phần.
Từ ngày1 tháng 1 năm 2013, Jetstar Pacific chuyển sang khai thác hoàn toàn bằng đội bay mới Airbus A320 - 180 ghế đồng hạng phổ thông. Các cổ đông của Jetstar Pacific cũng công bố kế hoạch phát triển đội máy bay lên 15 chiếc trong những năm tiếp theo.
Năm 2015, được đánh giá là năm phát triển nhanh trong lịch sử hoạt động của Jetstar Pacific. Hãng mở thêm 14 đường bay nội địa, nâng tổng số đường bay khai thác lên 34 đường bay nội địa và quốc tế.
Ngày 28-29/10/2015, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tập đoàn hàng không Qantas Group (Úc) và Jetstar Group – Công ty con của Qantas Group - đã có cuộc làm việc cấp cao ba bên tại thành phố Sydney (Úc). Các bên đánh giá kế hoạch tái cơ cấu tích cực Jetstar Pacific, bắt đầu kinh doanh có lãi và các cổ đông tiếp tục thống nhất kế hoạch tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn của Jetstar Pacific, bao gồm kế hoạch tăng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 đến măm 2020.
Ngày 6/9/2016, Jetstar Pacific lần đầu tiên chính thức ký hợp đồng mua 10 máy bay thế hệ mới Airbus A320ceo với Tập đoàn Airbus, bàn bàn giao trong năm 2017 để mở rộng mạng bay nội địa và quốc tế. Hợp đồng được ký trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande.
Sau quá trình tài cơ cấu của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific từng bước giảm lỗ và bắt đầu có lợi nhuận 2 năm liên tiếp 2018 và 2019.
Đầu năm 2020, Jetstar Pacific và tất cả ngành hàng không toàn cầu đối diện khó khăn nặng nề do đại dịch Covid-19, khiến cho hầu hết đội bay phải ngừng hoạt động.
Tập đoàn Qantas muốn rút khỏi hãng hàng không Jetstar Pacific
Ngày cuối tháng 3/2020, JPA thực hiện chuyến bay cuối giữa Hà Nội - TPHCM trước khi tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam về hạn chế các chuyến bay nội địa để phòng, chống dịch Covid-19.
Theo phân bổ của Cục Hàng không Việt Nam, từ ngày 1/4, các hãng hàng không sẽ chỉ được phép khai thác trên 3 đường bay (khứ hồi) là Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng. Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP.HCM (và ngược lại) mỗi ngày sẽ có 2 chuyến bay; ngày lẻ do Bamboo Airways và Jetstar Pacific khai thác và ngày chẵn do Vietnam Airlines và Vietjet Air đảm nhận. Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng sẽ do Vietnam Airlines và Vietjet khai thác đan xen.
Sau nhiều cuộc họp bàn cho đợt tái cơ cấu lần 3 của Jetstar Pacific Airlines kể từ khi thành lập, hai cổ đông lớn nhất là Vietnam Airlines (chiếm 68,85% vốn) và Qantas Asia Investment Company của Singapore (chiếm 30% vốn) ngày 15 tháng 6 năm 2020 tuyên bố thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với hãng hàng không Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này. Theo đó, Vietnam Airlines sẽ tiếp nhận 30% cổ phần của hãng hàng không Jetstar Pacific từ Tập đoàn Qantas để nắm giữ 98% của Jetstar Pacific. Tuy nhiên, việc Vietnam Airlines đàm phán mua lại 30% cổ phần mà Qantas nắm giữ tại Jetstar Pacific vẫn còn có các thủ tục cần Chính phủ giải quyết nên chưa xác định thời điểm hoàn thành. Sau khi Vietnam Airlines nắm 98% cổ phần Jetstar Pacific, Jetstar Pacific sẽ là một công ty độc lập hoàn toàn nhưng sẽ được Vietnam Airlines hỗ trợ để thành một phần không thể thiếu được trong chuỗi sản xuất kinh doanh của mình.
Đội bay
Hiện tại
Đội bay tính đến tháng 2 năm 2023:
Tuổi thọ trung bình của đội bay tính đến tháng 9/2022 là 8,7 năm.
Đã ngừng hoạt động
Trước ngày 31 tháng 12 năm 2012, Jetstar Pacific Airlines đang khai thác dòng máy bay chủ yếu là Boeing 737-400, có 168 ghế hạng phổ thông (economy class). Cùng với sự phát triển của Jetstar Pacific, hãng này đưa vào khai thác thêm dòng máy bay Airbus A320 với biểu tượng mới, và bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 Jetstar Pacific thay đổi toàn bộ máy bay, chuyển sang khai thác hoàn toàn bằng máy bay Airbus A320.
Điểm đến
Tên tỉnh thành để sử dụng trong trường hợp các điểm đến của Việt Nam do tại quốc gia này thường nói điểm đến là các thành phố trực thuộc tỉnh.
Hình ảnh |
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha và Ai Cập.
Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại
Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường, các hành lang cột và các loại đền đài.
Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được xây dựng trên những khu đồi cao). Diện tích các agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοπολη), ở Asoss và Knid.
Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc bậc ở các khu vực chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.
Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại
Đền thờ Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:
Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.
Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina (Ελεύσινα).
Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên (Prostyle); ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς).
Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại hàng cột cả hai đầu (Amphi-Prostyle) (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai phía").
Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là nhà tròn có hàng cột bao quanh (Tholos); ví dụ Tholos ở Epidaurus (Ἐπίδαυρος).
Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là loại đền có các hàng cột giả bao quanh hay bổ trụ bao quanh (Pseudo-Peripteral); ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia (Ολυμπία).
Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, gọi là loại đền có các hàng cột bao quanh (Peripteral); ví dụ đền Hephaestos (hay Theseio - Θησείο) và đền Parthenon (Παρθενώνας) ở Athena (Αθήνα, Athína), đền Paestum...
Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral; ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos (Μίλητος)...
Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos (gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu sảnh).
Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột.
Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột
Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.
Thức cột Doric:
Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.
Thức cột Ionic:
Thức cột Ionic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon ở Athena.
Thức cột Corinth:
Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu sự trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết cực kì hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.
Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.
Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này
Acropolis (Ακρόπολη) ở Athena
Propylaia (Προπυλαια) - Sơn môn
Đền Athena Nike (Đền thờ thần Athena Chiến thắng)
Đền Parthenon
Đền Erecteyon
Những loại hình kiến trúc khác trong thế giới Hy Lạp cổ đại
Hội trường và kịch trường ở Megalopolis (Μεγαλοπολη, Megalopoli) và ở Epidaurus.
Điện thờ ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos).
Lăng mộ ở Halicarnassus (Ἁλικαρνασσός).
Agora ở Assos và ở Miletos (Μίλητος).
Các phố và nhà ở Olynthus (Ολυνθος). |
Trong Lý thuyết đồ thị, phép đồng cấu đồ thị (tiếng Anh: graph homomorphism) là ánh xạ giữa hai đồ thị trong khi tôn trọng cấu trúc của chúng. Cụ thể hơn, nó ánh xạ các đỉnh kề nhau với các đỉnh kề nhau.
Định nghĩa
Một phép đồng cấu đồ thị từ đồ thị đến đồ thị , ký hiệu , là một ánh xạ
từ tập các đỉnh của đến tập các đỉnh của sao cho nếu .
Định nghĩa trên mở rộng được cho đồ thị có hướng. Khi đó, với phép đồng cấu , là một cung của nếu là một cung của .
Nếu tồn tại một phép đồng cấu , ta sẽ viết rằng . Nếu không có, ta viết . Nếu , được coi là đồng cấu với hay -colourable (tô màu được thành H).
Hợp của các phép đồng cấu cũng là phép đồng cấu. Nếu phép đồng cấu là một song ánh (bijection), thì hàm nghịch đảo của nó cũng là một phép đồng cấu, và là phép đẳng cấu đồ thị. Việc xác định xem có tồn tại hay không một phép đồng cấu từ đồ thị này đến đồ thị khác là một bài toán quan trọng trong lý thuyết độ phức tạp tính toán; xem thêm bài toán đồ thị đẳng cấu.
Hai đồ thị và là tương đương đồng cấu (homomorphically equivalent) nếu
và .
Đồ thị con của đồ thị được gọi là một rút gọn của nếu tồn tại một phép đồng cấu , gọi là sự co rút với cho mỗi đỉnh của .
Đồ thị nhân là một đồ thị không co rút về một đồ thị con nhỏ hơn. Mỗi đồ thị bất kỳ đều tương đương đồng cấu với một nhân duy nhất.
Ghi chú
Trong thuật ngữ của tô màu đồ thị (graph coloring), các k-colouring của đồ thị chính là các phép đồng cấu . Do đó, nếu , sắc số (chromatic number) của không lớn hơn sắc số của : .
Phép đồng cấu đồ thị bảo toàn tính liên thông của đồ thị. |
Phép đẳng cấu đồ thị (tiếng Anh: graph isomorphism) là một song ánh giữa các tập đỉnh của hai đồ thị và :
với tính chất rằng cặp đỉnh và bất kỳ của kề nhau khi và chỉ khi hai đỉnh và kề nhau trong đồ thị .
Nếu có thể xây dựng một phép đẳng cấu giữa hai đồ thị, ta nói rằng hai đồ thị này đẳng cấu với nhau.
Bài toán đồ thị đẳng cấu xác định xem hai đồ thị có đẳng cấu với nhau hay không.
Ví dụ
Xét hai đồ thị:
Tuy trông rất khác nhau, chúng là hai đồ thị đồng cấu. Dưới đây là một phép đẳng cấu giữa chúng |
Tập đoàn Samsung hay Samsung (Tiếng Hàn: 삼성, Romaja: Samseong, Hanja: 三星; Hán-Việt: Tam Tinh - 3 ngôi sao) là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có trụ sở chính đặt tại Samsung Town, Seocho, Seoul. Tập đoàn sở hữu rất nhiều công ty con, chuỗi hệ thống bán hàng cùng các văn phòng đại diện trên toàn cầu hoạt động dưới tên thương hiệu mẹ. Đây là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất thế giới.
Samsung được sáng lập bởi doanh nhân Lee Byung-chul vào năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Sau hơn 3 thập kỷ phát triển, Samsung dần đa dạng hóa các ngành nghề, bắt đầu tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập niên 1960, xây dựng nhà máy đóng tàu vào giữa thập niên 70. Sau khi Lee Byung-chul mất, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn nhỏ, bao gồm: Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập niên 1990, Samsung mở rộng hoạt động trên quy mô toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và điện tử tiêu dùng. Những công ty con tiêu biểu của Samsung bao gồm: Samsung Electronics, Samsung Heavy Industries, Samsung Engineering, Samsung C&T, Samsung Life Insurance, Samsung Everland, Samsung Techwin và Cheil Worldwide.
Năm 2019, Samsung có giá trị thương hiệu lớn nhất châu Á, hạng 5 thế giới. Năm 2020, Samsung đứng đầu bảng xếp hạng 1.000 thương hiệu được yêu thích nhất tại châu Á. Tháng 10 năm 2020, Samsung vượt qua Toyota để trở thành thương hiệu đắt giá nhất châu Á, xếp hạng 5 toàn cầu sau Google, Microsoft, Amazon và Apple. Tháng 11 năm 2020, Samsung vượt qua Apple để dẫn đầu thị trường smartphone tại Mỹ. Cũng trong năm 2020, giá trị thương hiệu Samsung được định giá xấp xỉ 95 tỷ USD - đứng số 1 châu Á cũng như thứ 5 thế giới. Năm 2021, con số trên tăng lên mức 102,6 tỷ USD và Samsung vẫn giữ hạng 5 toàn cầu. Ngoài ra, Samsung còn là 1 trong 16 công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng của Boston Consulting Group.
Tại Việt Nam, 4 nhà máy sản xuất của Samsung đạt doanh thu hơn 70 tỷ USD vào năm 2022, chiếm gần 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Lợi nhuận của các cơ sở này khoảng 4,6 tỷ USD, tương đương 1,15% GDP của toàn Việt Nam.
Lịch sử
1938 - 1970
Năm 1938, vào thời kỳ Bán đảo Triều Tiên còn đang nằm dưới sự quản lý, chiếm đóng của chính phủ và quân đội Đế quốc Nhật Bản, Lee Byung-chul (1910-1987), người xuất thân trong một gia tộc địa chủ tư sản ở vùng Uiryeong đã cùng gia đình chuyển tới sinh sống gần thành phố Daegu và sáng lập ra Samsung Sanghoe (삼성상회, 三星商會), một công ty nhỏ với chỉ vỏn vẹn 40 công nhân cùng chuỗi cửa hàng chuyên bán gạo, cá khô, đồ tạp hóa và mì sợi ở Su-dong (ngày nay là Ingyo-dong). Khi công ty bắt đầu làm ăn phát đạt và có lợi nhuận, ông đã chuyển văn phòng công ty tới thành phố Seoul vào năm 1947. Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, gia đình Lee Byung-chul buộc phải rời Seoul và sau đó thì mở một nhà máy tinh chế đường ở Busan mang tên là Cheil Jedang. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1954, ông quay trở lại công việc kinh doanh, tiếp tục sáng lập ra Cheil Mojik và xây dựng nhà máy ở Chimsan-dong, Daegu. Đó là nhà máy sản xuất len sợi lớn chưa từng có của đất nước.
Trong những năm kế tiếp, Samsung ngày càng đa dạng hóa trong nhiều lĩnh vực và chủ tịch Lee Byung-chul là nhân tố chính, người đã giúp Samsung trở thành công ty đi đầu trong nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, chứng khoán, bán lẻ. Kết hợp với sự thuận lợi trong tình hình kinh tế, chính trị tại Hàn Quốc khi đó, chính quyền của Tổng thống Park Chung-Hee đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công nghiệp hóa, đồng thời, chính phủ tiến hành tập trung vào chiến lược phát triển kinh tế xoay quanh các tập đoàn lớn như Samsung, bảo hộ cạnh tranh và hỗ trợ tài chính ở mức độ tối đa.
Năm 1947, Cho Hong-jai (người sau này sáng lập tập đoàn Hyosung), hợp tác với Samsung thành lập công ty Samsung Mulsan Gongsa (삼성물산공사), hay còn gọi là Công ty Thương mại Samsung (Samsung Trading Corporation). Công ty này sau đó phát triển và trở thành công ty Samsung C&T ngày nay. Sau vài năm hợp tác, Cho và Lee quyết định đường ai nấy đi vì sự khác biệt trong cách điều hành nhưng Cho Hong-jai muốn lấy 30% cổ phần từ công ty. Sau khi thỏa thuận được ký kết, Samsung chia tách thành các tập đoàn Samsung, tập đoàn Hyosung, Hankook Tire và một số công ty con khác.
Vào cuối thập kỉ 60, Samsung bắt đầu thay đổi chiến lược kinh doanh, tham gia vào ngành công nghiệp điện tử với sự trợ giúp chuyên môn đắc lực từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tập đoàn thành lập một loạt các công ty con chuyên về lĩnh vực công nghệ - điện tử như Samsung Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning, Samsung Semiconductor & Telecommunication, đặt các cơ sở nghiên cứu và nhà máy chế tạo sản phẩm tại thành phố Suwon. Sản phẩm đầu tiên của công ty là TV đen trắng.
1970 - 1990
Năm 1980, Samsung mua lại công ty Hanguk Jeonja Tongsin và tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phần cứng viễn thông. Sản phẩm đầu tiên là bộ chuyển mạch. Đó là nền tảng cho hệ thống nhà máy điện thoại bàn và máy Fax của Samsung, sau này là nhà máy điện thoại di động Samsung, nơi đã sản xuất 800 triệu sản phẩm điện thoại di động cho đến thời điểm hiện tại. Công ty sáp nhập các công ty con về điện tử, trở thành Công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics Co., Ltd) trong những năm 1980.
Sau khi nhà sáng lập Lee Byung-chul mất năm 1987, tập đoàn Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Shinsegae (kinh doanh cửa hàng giảm giá, bách hóa) ban đầu là một phần của Samsung, tách ra vào thập kỉ 90 cùng với tập đoàn CJ (kinh doanh thực phẩm, hóa chất, giải trí, Logistic) và tập đoàn Hansol (kinh doanh giấy, viễn thông). Ngày nay 3 tập đoàn trên hoạt động độc lập, không còn là một phần hay liên hệ với Samsung. Một đại diện của Tập đoàn Hansol cho biết: "Chỉ có những người không biết gì về luật pháp quản lý thế giới kinh doanh mới có thể tin vào điều gì đó vô lý". Khi Hansol tách khỏi Tập đoàn Samsung vào năm 1991, họ cắt đứt tất cả các khoản đảm bảo thanh toán và giữ cổ phần với các chi nhánh của Samsung. Một nguồn tin từ Tập đoàn Hansol khẳng định: "Hansol, Shinsegae, và CJ đã được quản lý độc lập kể từ khi tách biệt tương ứng với tập đoàn Samsung". Một giám đốc điều hành cửa hàng bách hóa Shinsegae cho biết: "Shinsegae không có bảo đảm thanh toán liên quan đến tập đoàn Samsung".
Vào những năm 80, Công ty Điện Tử Samsung đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển. Đây là chìa khóa then chốt đã đưa Samsung trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử trên thế giới. Năm 1982, Samsung xây dựng nhà máy lắp ráp TV ở Bồ Đào Nha; năm 1984, nhà máy ở New York; năm 1985, nhà máy ở Tokyo; năm 1987, trụ sở ở Anh; và trụ sở ở Austin, Texas năm 1996. Đến năm 2012, Samsung đã đầu tư hơn 13 tỷ đô la Mỹ vào trụ sở ở Austin, hoạt động dưới tên gọi Samsung Austin Semiconductor LLC. Đầu tư vào Austin của Samsung trở thành dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở bang Texas và là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở nước Mỹ.
1990 - 2000
Samsung bắt đầu vươn lên trở thành tập đoàn quốc tế vào thập kỉ 90. Công ty Xây dựng Samsung (Samsung's construction) là nhà thầu xây dựng tháp đôi Petronas ở Malaysia, Taipei 101 ở Đài Loan, Burj Khalifa ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Năm 1993, Lee Kun-hee bán 10 công ty con của tập đoàn, cắt giảm nhân sự, sáp nhập các lĩnh vực hoạt động khác để tập trung vào 3 lĩnh vực chính: điện tử, xây dựng và hóa chất. Năm 1996, tập đoàn Samsung mua lại Đại học Sungkyunkwan.
Samsung trở thành nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992 và là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ 2 thế giới sau Intel. Năm 1995, Samsung sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên. 10 năm sau, Samsung phát triển thành nhà sản xuất màn hình hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới. Sony không đầu tư vào dạng màn hình lớn TFT-LCDs, đã cùng hợp tác với Samsung thành lập công ty S-LCD để cung cấp màn hình LCD cho 2 tập đoàn vào năm 2006. S-LCD nắm giữ bởi Samsung (50% + 1 cổ phiếu) và Sony (50% - 1 cổ phiếu), trụ sở và nhà máy nằm tại Tangjung, Hàn Quốc. Ngày 26/12/2011, Samsung thông báo tập đoàn đã mua lại cổ phần của Sony tại S-LCD.
So sánh với các tập đoàn lớn khác của Hàn Quốc, Samsung sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 mà hầu như không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên Samsung phải chấp nhận bán lỗ mảng xe hơi (Samsung Motor) cho nhà sản xuất xe hơi Pháp Renault. Năm 2010, Renault nắm giữ 80.1% và Samsung nắm giữ 19.9% trong công ty Renault Samsung. Samsung tham gia sản xuất máy bay vào thập kỉ 80. Công ty được thành lập vào năm 1999 dưới tên gọi Korea Aerospace Industries (KAI). Đây là kết quả hợp tác giữa 3 công ty chuyên về không gian của Samsung, Daewoo Heavy Industries, Hyundai Space và Aircraft Company. Samsung cũng tham gia sản xuất động cơ máy bay và gas tua-bin.
2000 - 2015
Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy tính tại Warszawa, Ba Lan. Khởi đầu bằng công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ thuật số và điện thoại thông minh. Đến năm 2011, trụ sở Samsung tại Warsaw là trung tâm nghiên cứu và phát triển quan trọng nhất ở châu Âu, tuyển dụng khoảng 400 nhân viên hàng năm.
Năm 2001, Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp mô-đun buồng đốt duy nhất cho Rolls-Royce Trent 900, được sử dụng cho máy bay lớn nhất thế giới Airbus A380. Samsung Techwin cũng là cổ đông trong chương trình động cơ GEnx của Boeing 787 Dreamliner.
Năm 2010, Samsung công bố chiến lược phát triển 10 năm tập trung vào 5 ngành nghề chính. Một trong số đó là công nghệ dược, sinh học, tập đoàn cam kết đầu tư 2.1 nghìn tỷ Won (2 tỷ USD).
Tháng 12/2011, công ty Điện Tử Samsung (Samsung Electronics) bán mảng ổ đĩa cứng (HDD) cho Seagate.
Trong quý đầu tiên của năm 2012, Samsung Electronics đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới theo số lượng đơn hàng, vượt qua Nokia, hãng đã dẫn đầu thị trường từ năm 1998. Trong ấn bản của tờ Austin American-Statesman được phát hành vào ngày 21 tháng 8 năm 2012, Samsung đã xác nhận kế hoạch chi 3 đến 4 tỷ đô la để chuyển đổi một nửa nhà máy sản xuất vi mạch trong nhà máy ở Austin thành một vi mạch sinh hóa có lợi hơn cho môi trường và mang nhiều lợi nhuận hơn. Việc chuyển đổi sẽ bắt đầu vào đầu năm 2013, với dây chuyền sản xuất sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013. Vào ngày 14 tháng 3 năm 2013, Samsung đã công bố Galaxy S4.
Năm 2012, Samsung Electronics, công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để xây dựng nhà máy chế tạo thẻ bộ nhớ (chip) đầu tiên của mình tại Trung Quốc.
Ngày 24/08/2012, 9 bồi thẩm viên tòa án Mỹ phán quyết Samsung phải bồi thường 1.05 tỷ đô la Mỹ cho công ty Apple, vì xâm phạm 6 sáng chế công nghệ điện thoại thông minh. Mức phạt vẫn thấp hơn yêu cầu 2.5 tỷ đô la Mỹ của Apple. Phán quyết cũng chỉ rõ Apple không xâm phạm 5 sáng chế của Samsung. Samsung chỉ trích phán quyết trên đã làm tổn hại đến sự phát triển của mảng di động. Tòa án ở Hàn Quốc phán quyết cả hai công ty đều vi phạm sở hữu trí tuệ. Sau khi phán quyết có hiệu lực, cổ phiếu Samsung giảm 7.7% trên sàn Kospi index, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 24/10/2008. Apple sau đó kiến nghị cấm bán 8 sản phẩm điện thoại của Samsung ở Mỹ bao gồm (Galaxy S 4G, Galaxy S2 AT&T, Galaxy S2 Skyrocket, Galaxy S2 T-Mobile, Galaxy S2 Epic 4G, Galaxy S Showcase, Droid Charge and Galaxy Prevail), tuy nhiên tòa án đã bác bỏ kiến nghị của Apple.
Ngày 04/09/2012, Samsung tuyên bố sẽ điều tra tất cả các nhà cung cấp Trung Quốc, vì có lo ngại xâm phạm luật lao động. 250 công ty Trung Quốc sẽ bị điều tra nếu có sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi trong nhà máy.
Tháng 3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) chi 2 tỷ USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10, Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1.2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây. Tiếp đến cuối 2014 SamSung Display chính thức đi vào hoạt động tại tổ hợp công nghệ KCN Yên Phong - Bắc Ninh. Công ty điện tử Samsung đang đưa dần các nhà máy sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam để bảo toàn lợi nhuận. Samsung Electronics được hưởng ưu đãi cao nhất như là một doanh nghiệp công nghệ cao khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên đó không phải là lý do duy nhất thu hút Samsung, mà còn là vị trí địa lý, Indonesia và Ấn Độ có mức thuế ngang bằng, thậm chí còn tốt hơn mức của Việt Nam, nhưng do Việt Nam gần hơn cả với khu công nghiệp đã sẵn có của Samsung ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nên đây là một điểm mạnh.
Vào năm 2013, một cửa hàng ở New Zealand đã báo cáo một số máy giặt Samsung bốc cháy một cách kỳ lạ. Tập đoàn Samsung dành 14 tỷ đô la Mỹ (nhiều hơn cả GDP của Iceland) cho các hoạt động quảng cáo thông qua TV, rạp phim, biển hiệu, thể thao và nghệ thuật. Với 5.4% lợi nhuận hàng năm chi cho quảng bá, đây là tỷ lệ lớn nhất trong số 20 công ty hàng đầu thế giới (Apple dành 0.6%, General Motors dành 3.5%). Tháng 11/2013, tập đoàn có giá trị vốn hóa 227 tỷ đô la Mỹ.
Vào tháng 5 năm 2014, Samsung thông báo sẽ tắt dịch vụ phát trực tuyến vào ngày 1 tháng 7 năm 2014, đồng nghĩa với việc kết thúc ứng dụng Samsung Music Hub thường được cài đặt trên điện thoại Android của họ.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 2014, Samsung đã công bố Gear VR, một thiết bị thực tế ảo hợp tác với Oculus VR và được phát triển cho Galaxy Note 4.
Vào tháng 10 năm 2014, Samsung đã công bố khoản đầu tư 14,7 tỷ đô la để xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch ở Hàn Quốc. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào năm tới với việc bắt đầu sản xuất vào năm 2017. Công ty vẫn chưa quyết định loại vi mạch được sản xuất vào thời điểm đó.
Samsung lên kế hoạch triển khai một loạt dịch vụ mới bắt đầu từ đầu năm 2015. Mục tiêu của bộ dịch vụ kinh doanh mới này, được gọi là Samsung 360 Services, là trở thành công cụ trợ giúp cho các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin. Các dịch vụ có thể tùy chỉnh từ hỗ trợ kỹ thuật cho đến các giải pháp bảo mật trong việc sử dụng của khách hàng với tư cách là người quản lý hỗ trợ hoặc tư vấn công nghệ tại chỗ.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 2014, Samsung đã thông báo sẽ bán Fiber Optics cho nhà sản xuất kính của Mỹ Corning Inc.
Samsung Electronics Inc. đang mở rộng tại Thung lũng Silicon với cơ sở trị giá 300 triệu đô la ở San Jose, California. Khu phức hợp gồm 10 tầng sẽ bao gồm 102.193 mét vuông, một phòng sạch cho các chất bán dẫn và một trung tâm thể dục thể thao trên tầng thượng. Cơ sở này sẽ được phân chia giữa nghiên cứu và phát triển bán dẫn và các chức năng bán hàng và tiếp thị khác. Nơi đây sẽ phục vụ như là trụ sở Samsung khu vực Bắc Mỹ cho các hoạt động nghiên cứu chất bán dẫn.
Tháng 1 năm 2015, Samsung lên kế hoạch cắt giảm nhân sự nhằm giảm thiểu chi phí điều hành và vực lại mảng kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn. 1000 nhân công thuộc bộ phận smartphone tại các chi nhánh của Samsung tại Anh, Thuỵ Điển và Trung Quốc sẽ thuộc diện nguy cơ, giảm con số nhân lực tại mảng này xuống còn 5000 người.
Cũng trong năm 2015, Samsung đã được cấp nhiều bằng sáng chế ở Hoa Kỳ hơn bất kỳ công ty nào khác - bao gồm IBM, Google, Sony, Microsoft và Apple. Công ty đã nhận được 7679 bằng sáng chế tính cho đến ngày 11 tháng 12.
2016 - nay
Vào tháng 1/2016, Samsung tuyên bố sẽ hợp tác với Microsoft để phát triển các thiết bị IoT trên Windows 10, nơi các công ty sẽ làm việc cùng nhau để phát triển các sản phẩm chạy trên nền tảng này, cũng như tích hợp với các công ty khác phát triển phần cứng và dịch vụ trên các hệ điều hành của Microsoft.
Samsung đã phát hành một chiếc đồng hồ thông minh tập thể dục được gọi là Gear Fit 2 và một thương hiệu tai nghe không dây có tên Gear Icon X.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2016, Samsung ra mắt điện thoại thông minh Galaxy Note7, được bán vào ngày 19 tháng 8 năm 2016. Tuy nhiên, vào đầu tháng 9 năm 2016, Samsung đã ngừng bán điện thoại và thông báo thu hồi vô điều kiện. Điều này xảy ra sau khi một số điện thoại mà pin của thiết bị với một khiếm khuyết là việc tản nhiệt quá mức, dẫn đến cháy và nổ. Samsung đã thay thế dòng điện thoại này bằng một phiên bản mới. Tuy nhiên, sau đó họ lại phát hiện ra rằng phiên bản mới của Galaxy Note 7 cũng có lỗi về pin. Samsung quyết định thu hồi tất cả điện thoại thông minh Galaxy Note7 trên toàn thế giới vào ngày 10 tháng 10 năm 2016 và đồng thời kết thúc luôn vĩnh viễn việc sản xuất dòng điện thoại này vào ngày hôm sau.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2016, Samsung đã công bố đồng hồ thông minh Gear S3, được phát hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2016.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 2017, Samsung đã giới thiệu điện thoại thông minh mới là Samsung Galaxy S8 và S8+. Vào ngày 29 tháng 8 năm 2017, Samsung đã công bố điện thoại thông minh hàng đầu là Samsung Galaxy Note8. Những chiếc điện thoại này cũng được bổ sung bởi một số điện thoại tầm thấp và tầm trung, cũng như điện thoại thông minh Samsung Galaxy S8 Active, vào năm 2017.
Vào ngày 25 tháng 2 năm 2018, Samsung giới thiệu chiếc điện thoại Samsung Galaxy S9 và S9+ tại một triển lãm về công nghệ tổ chức tại Barcelona, Tây Ban Nha. Cũng trong năm 2018, vào ngày 9 tháng 8, Samsung công bố mẫu điện thoại mới nhất là Samsung Galaxy Note9 với màn hình lớn nhất từ trước đến nay.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2019, Samsung ra mắt dòng Galaxy M với thiết kế giọt nước. Galaxy M20 là thiết bị đầu tiên của dòng M. Vào ngày 20 tháng 2 năm 2019 Samsung đã giới thiệu S10 và S10+, với màn hình đục lỗ độc đáo. Gần đây nhất là vào ngày 7 (ngày 8 theo giờ Việt Nam) tháng 8 năm 2019 samsung cho ra mắt bộ đôi samsung galaxy note 10 và note 10+ với thiết kế camera selfie "nốt ruồi " chính giữa màn hình. Cũng trong năm 2019. Samsung đã cho ra mắt nhiều thiết bị thuộc dòng Galaxy A như A10, A20, A30, A50, A70, A80 và A90 5G.
Ngày 19 tháng 2 năm 2020, Samsung đã giới thiệu dòng S20 Series với camera đục giữa màn hình. Dòng S20 Series sẽ có 3 phiên bản gồm S20, S20+, S20 Ultra. Tháng 3 năm 2020, Samsung ra mắt hàng loạt sản phẩm kế nhiệm của dòng Galaxy A với M năm trước. Ngày 5 tháng 8 năm 2020, Samsung ra mắt dòng Note 20 Series với thiết kế Camera vuông. Note 20 Series sẽ có 3 phiên bản gồm Note 20, Note 20+ và Note 20 Ultra. Ngày 8 tháng 10 năm 2020, Samsung ra mắt dòng thiết bị độc quyền tại Ấn Độ đó là Galaxy F, thiết bị đầu tiên thuộc dòng F là Galaxy F41.
Ngày 14 tháng 1 năm 2021, Samsung giới thiệu dòng S21 Series, dòng S21 Series sẽ có 3 phiên bản gồm S21, S21+ và S21 Ultra. Cũng trong năm 2021, Samsung cũng đều ra mắt sản phẩm kế nhiệm của dòng Galaxy A, M và F năm trước.
Ngày 9 tháng 2 năm 2022, Samsung ra mắt dòng S22 Series với chế độ chụp đêm Nightography. Dòng S22 Series sẽ có 3 phiên bản gồm S22, S22+ và S22 Ultra. Thiết kế của dòng S22 và S22+ sẽ giống như S21 và S21+. Tuy nhiên S22 Ultra sẽ có thiết kế lấy cảm hứng từ dòng Note với màn hình vuông toàn viền, đồng thời đây sẽ là thiết bị đàu tiên của dòng S được trang bị bút S Pen với độ trễ 2.9ms.
Thị trường
Samsung có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế Hàn Quốc, là hạt nhân chính góp phần vào sự thành công của Kỳ tích sông Hán. Doanh thu của Samsung năm 2019 là 305 tỷ đô la, năm 2020 là 107 tỷ đô la + tỷ đô la và năm 2021 là 236 tỷ đô la.
Theo 2 tạp chí Interbrand và BusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ 43 trong số các tập đoàn toàn cầu (5,2 tỷ USD) năm 2000, thứ 42 (6,4 tỷ USD) năm 2001, thứ 34 (8, 3 tỷ USD) năm 2002, thứ 25 (10,8 tỷ USD) năm 2003, thứ 21 (12,5 tỷ USD) năm 2004, và thứ 20 (14,9 tỷ USD) năm 2005.
Lượng xuất khẩu sản phẩm của tập đoàn Samsung đã đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế Hàn Quốc, chỉ tính riêng Samsung đã vượt 18,1% so với tổng lượng xuất khẩu toàn quốc, đạt 31,2 tỷ USD năm 2000, và vượt 20,7% với 52,7 tỷ USD năm 2004. Thêm nữa, khoản tiền thuế mà tập đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2003 là 6,5 ngàn tỷ Won, hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.
Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ won, bằng 10,3% toàn thị trường Hàn Quốc, nhưng hình ảnh này đã được mở rộng vào năm 2004, khi tổng giá trị là 90,8 ngàn tỷ won, bằng 22,4%.
Thêm vào đó, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8 ngàn tỷ won năm 2001, 11,7 ngàn tỷ won năm 2002, 7,4 ngàn tỷ won năm 2003, và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.
Nhằm nâng cao môi trường làm việc, để xây dựng một tổ chức vững mạnh và đáng tin cậy, ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo thành lập một "Chương trình nơi làm việc tuyệt vời" từ năm 1998. Năm 2003, chương trình đã được truyền đi thông qua toàn thể tập đoàn Samsung, cả công ty Bảo hiểm sinh mạng và Hoả hoạn Samsung, Samsung SDI, Samsung Everland, Samsung Corporation, Cheil Industries, Samsung Networks và nhiều nhánh khác. Năm 2006, 9 công ty dưới vốn của Hãng điện tử Samsung, 80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước ngoài được thông báo chính thức được ứng dụng chương trình này.
Hoạt động
Samsung bao gồm khoảng hơn 100 công ty con. Tập đoàn này hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực bao gồm xây dựng, điện tử tiêu dùng, dịch vụ tài chính, đóng tàu và dịch vụ y tế.
Trong năm tài chính 2009, Samsung báo cáo doanh thu tổng cộng là 220 nghìn tỷ KRW (172,5 tỷ USD). Trong năm tài chính 2010, Samsung báo cáo doanh thu 280 nghìn tỷ KRW (258 tỷ USD) và lợi nhuận 30 nghìn tỷ KRW (27,6 tỷ USD) (dựa trên tỷ giá hối đoái KRW-USD là 1.084,5 KRW/USD, tỷ giá giao ngay ngày 19 tháng 8 năm 2011). Số tiền này không bao gồm doanh thu từ tất cả các công ty con của Samsung có trụ sở ở bên ngoài Hàn Quốc.
Công ty con
Tính đến tháng 4 năm 2011, Samsung bao gồm 59 công ty chưa niêm yết và 19 công ty niêm yết, tất cả đều có niêm yết chính trên Sàn giao dịch Hàn Quốc (Korea Exchange).
Ace Digitech được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 036550).
Cheil Industries được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 001300).
Cheil Worldwide được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 030000).
Credu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 067280).
Imarket Korea được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 122900).
Samsung Card được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 029780).
Samsung SDS là một công ty dịch vụ CNTT đa quốc gia có trụ sở tại Seoul. Công ty được thành lập vào tháng 3 năm 1985. Hoạt động chính là cung cấp hệ thống CNTT (ERP, cơ sở hạ tầng CNTT, tư vấn CNTT, gia công phần mềm CNTT và trung tâm dữ liệu). Samsung SDS là công ty dịch vụ CNTT lớn nhất Hàn Quốc, đạt tổng doanh thu 6.106 tỷ won (5,71 tỷ USD) trong năm 2012.
Samsung C&T Corporation được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 000830).
Samsung Electro-Mechanics, được thành lập năm 1973 với tư cách là nhà sản xuất linh kiện điện tử chính, có trụ sở chính tại Suwon, Gyeonggi-do, Hàn Quốc, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 009150).
Samsung Electronics
Samsung Electronics là một công ty công nghệ thông tin và điện tử đa quốc gia có trụ sở tại Suwon và công ty hàng đầu của tập đoàn Samsung. Các sản phẩm bao gồm máy điều hòa, máy tính, TV kỹ thuật số, màn hình tinh thể lỏng (bao gồm bóng bán dẫn màng mỏng (TFT) và điod phát quang hữu cơ (AMOLED)), điện thoại di động, màn hình, máy in, tủ lạnh, chất bán dẫn và thiết bị mạng viễn thông. Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới theo số lượng đơn hàng trong quý đầu tiên của năm 2012, với thị phần toàn cầu là 25,4%. Đây cũng là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn thứ hai thế giới vào năm 2011 (sau Intel).
Samsung Electronics được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 005930).
Samsung Engineering
Samsung Engineering là một công ty xây dựng đa quốc gia có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 1 năm 1969. Hoạt động chính là xây dựng các nhà máy lọc dầu; các cơ sở dầu khí thượng lưu; nhà máy hóa dầu và nhà máy khí; nhà máy luyện thép; nhà máy điện; các cơ sở xử lý nước; và cơ sở hạ tầng khác. Công ty đạt tổng doanh thu 9,298,2 tỷ won (8,06 tỷ USD) vào năm 2011.
Samsung Engineering được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 02803450).
Samsung Everland
Samsung Everland bao gồm ba lĩnh vực chính của môi trường & tài sản, văn hóa ẩm thực và khu nghỉ mát.
Samsung Fine Chemicals
Samsung Fine Chemicals được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 004000).
Samsung Fire & Marine Insurance
Samsung Fire & Marine Insurance là một công ty bảo hiểm đa quốc gia có trụ sở tại Seoul. Công ty được thành lập vào tháng 1 năm 1952 với tên gọi Anbo Fire and Marine Insurance của Hàn Quốc và được đổi tên thành Samsung Fire & Marine Insurance vào tháng 12 năm 1993. Samsung Fire & Marine Insurance cung cấp các dịch vụ bao gồm bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm hàng hải, lương hưu và cho vay cá nhân. Tính đến tháng 3 năm 2011, công ty đã hoạt động ở 10 quốc gia và 6,5 triệu khách hàng. Samsung Fire & Marine Insurance có tổng doanh thu phí bảo hiểm là 11,7 tỷ đô la trong năm 2011 và tổng tài sản là 28,81 tỷ đô la vào ngày 31 tháng 3 năm 2011. Đây là nhà cung cấp bảo hiểm chung lớn nhất ở Hàn Quốc. Samsung Fire đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc kể từ năm 1975 (số 000810).
Samsung Heavy Industries
Samsung Heavy Industries là một công ty đóng tàu có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 8 năm 1974. Các sản phẩm chính của hãng là tàu chở hàng rời, tàu container, tàu chở dầu thô, tàu tuần dương, phà chở khách, thiết bị xử lý vật liệu thép và cầu. Công ty đã đạt tổng doanh thu 13.358,6 tỷ won trong năm 2011 và là doanh thu hàng đầu thế giới nhà đóng tàu lớn nhất theo doanh thu (sau Hyundai Heavy Industries).
Samsung Heavy Industries được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 010140).
Samsung Life Insurance
Samsung Life Insurance Co, Ltd là một công ty bảo hiểm nhân thọ đa quốc gia có trụ sở tại Seoul, được thành lập vào tháng 3 năm 1957 với tên gọi Bảo hiểm nhân thọ Dongbang (Dongbang Life Insurance) và trở thành công ty con của Samsung vào tháng 7 năm 1963. Hoạt động chính của Samsung Life cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cá nhân. Tính đến tháng 12 năm 2011, công ty đã hoạt động ở 7 quốc gia, 8,08 triệu khách hàng và 5.975 nhân viên. Samsung Life có tổng doanh thu của 22.717 tỷ won vào năm 2011 và tổng tài sản 161.072 tỷ won vào ngày 31 tháng 12 năm 2011. Đây là nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Hàn Quốc.
Bảo hiểm nhân thọ Samsung được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 032830).
Samsung Machine Tools
Samsung Machine Tools of America là nhà phân phối máy móc đặt tại Hoa Kỳ. Samsung GM Machine Tools có trụ sở chính tại Trung Quốc, là một công ty hợp nhất của SMEC.
Samsung Medical Center
Samsung Medical Center được thành lập ngày 9 tháng 11 năm 1994, theo triết lý "góp phần cải thiện sức khỏe quốc gia thông qua dịch vụ y tế tốt nhất, nghiên cứu y học tiên tiến và nhân viên y tế xuất sắc". Trung tâm Y tế Samsung bao gồm bệnh viện và trung tâm nghiên cứu ung thư. Bệnh viện nằm trong một tòa nhà thông minh với diện tích sàn hơn 200.000 mét vuông và 20 tầng trên mặt đất và 5 tầng ngầm, có 40 phòng ban, 10 trung tâm chuyên khoa, 120 phòng khám đặc biệt và 1.306 giường.
Trung tâm Ung thư với 655 giường có 11 tầng trên mặt đất và 8 tầng hầm, với không gian sàn trên 100.000 mét vuông. SMC là một bệnh viện đại học có khoảng 7.400 nhân viên, trong đó có hơn 1.200 bác sĩ và 2.300 y tá. Kể từ khi thành lập đến nay, Trung tâm y tế Samsung đã kết hợp thành công và phát triển một mô hình tiên tiến với phương châm trở thành một "bệnh viện lấy bệnh nhân làm trung tâm", một khái niệm mới tại Hàn Quốc.
Samsung SDI
Samsung SDI được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 006400). Vào ngày 5 tháng 12 năm 2012, cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu đã phạt Samsung SDI và một số công ty lớn khác do chữa giá của các ống tia catôt TV trong hai cartels kéo dài gần một thập kỷ. SSDI cũng chế tạo pin lithium-ion cho xe điện như BMW i3 và mua lại nhà máy pin Magna Steyr gần Graz vào năm 2015. SSDI bắt đầu sử dụng định dạng ô "21700" vào tháng 8 năm 2015. Samsung có kế hoạch chuyển đổi nhà máy của mình tại Göd, Hungary để cung cấp 50.000 xe mỗi năm.
Năm 2016, hàng loạt điện thoại Galaxy Note 7 phát nổ với nghi ngờ do chất lượng Pin khiến Samsung quyết định không dùng pin do SamsungSDI sản xuất.
Samsung Securities
Samsung Securities được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 016360).
Samtron
Samtron là một công ty con của Samsung cho đến năm 1999 khi nó độc lập. Sau đó, công ty tiếp tục làm cho màn hình máy tính và màn hình Plasma cho đến năm 2003, Samtron trở thành Samsung khi Samtron là một thương hiệu. Năm 2003, trang web được chuyển hướng đến Samsung.
Khách sạn và khu nghỉ mát Shilla
Khách sạn Shilla (còn được gọi là "The Shilla") khai trương vào tháng 3 năm 1979, theo ý định của Lee Byung-chul, người sáng lập Samsung. Là điểm đến của nhiều chuyến thăm nhà nước và các sự kiện quốc tế, khách sạn đóng vai trò đầu máy cho ngành dịch vụ ở Hàn Quốc với niềm tự hào và trách nhiệm là "gương mặt đại diện cho tập đoàn Samsung" và "khách sạn đại diện cho Hàn Quốc". Khách sạn Shilla duy trì sự sang trọng và truyền thống giành được trái tim của khách với mục đích trở thành "công ty khách sạn tốt nhất". Bằng cách tham gia LHW, khách sạn được đánh giá ngang bằng với các khách sạn sang trọng nhất trên thế giới. Trong khi đó, khách sạn đã thêm các yếu tố thiết kế hiện đại trên đỉnh mái gọi là truyền thống, do đó đi qua những thay đổi để làm cho chính nó một không gian sống cao cấp. Ngoài ra, với bí quyết của khách sạn như là một công ty dịch vụ, khách sạn bắt đầu mở một cửa hàng kinh doanh miễn thuế và đã xây dựng hình ảnh của mình như là công ty phân phối toàn cầu tốt nhất. Ngoài ra, khách sạn đang mở rộng kinh doanh của mình vào quản lý ủy quyền của các cơ sở thể dục với các khách sạn năm sao ở Hàn Quốc và ở nước ngoài cũng như vào kinh doanh nhà hàng. Khách sạn Shilla hứa hẹn sẽ trở thành một công ty khách sạn uy tín trên toàn cầu mang lại doanh thu bằng cách tạo ra những đổi mới sáng tạo và không ngừng nỗ lực.
Khách sạn và khu nghỉ mát Shilla được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 008770).
Tổng công ty S-1
S-1 là doanh nghiệp chuyên về dịch vụ an ninh đầu tiên của Hàn Quốc vào năm 1997 và đã duy trì vị thế của mình ở vị trí hàng đầu trong ngành với sự sẵn sàng nhất quán để đảm nhận những thách thức mới, S1 được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (số 012750).
Liên doanh
State-run Korea Agro-Fisheries Trade Corp. thành lập liên doanh, Grain Co. tại Chicago, với ba công ty Hàn Quốc khác, Korea Agro-Fisheries sở hữu 55% Grain, trong khi Samsung C&T Corp, Hanjin Transportation Co. và STX Corporation nắm giữ 15%.
Công ty TNHH Brooks Automation Asia là công ty liên doanh giữa Brooks Automation (70%) và Samsung (30%) được thành lập vào năm 1999. Liên doanh sản xuất và cấu hình các nền tảng xử lý wafer chân không, sản xuất và cấu hình hệ thống tải khí quyển cho màn hình phẳng.
Công ty POSS - SLPC s.r.o. được thành lập năm 2007 với tư cách là công ty con của Tập đoàn Samsung C&T, Samsung C&T Deutschland và công ty POSCO.
Samsung Air China Life Insurance là một liên doanh 50:50 giữa Bảo hiểm nhân thọ Samsung và China National Aviation Holding, được thành lập tại Bắc Kinh vào tháng 7 năm 2005.
Samsung Biologics sẽ được cùng sở hữu. Samsung Electronics Co. và Samsung Everland Inc. sẽ sở hữu 40% cổ phần trong liên doanh, với Samsung C&T Corp. và Durham, Quintiles có trụ sở tại Bắc Carolina, mỗi công ty nắm giữ 10%. Công ty này sẽ hợp đồng sản xuất thuốc từ tế bào sống và Tập đoàn Samsung có kế hoạch mở rộng sản xuất các bản sao sinh học bao gồm Rituxan, bệnh bạch cầu và điều trị u lympho được bán bởi Roche Holding AG và Biogen Idec Inc.
Samsung Bioepis là liên doanh giữa Samsung Biologics (85%) và Biogen Idec có trụ sở tại Hoa Kỳ (15%). Năm 2014, Biogen Idec đã đồng ý thương mại hóa các sản phẩm sinh học chống TNF tương lai ở châu Âu thông qua Samsung Bioepis.
Samsung BP Chemicals, có trụ sở tại Ulsan, là liên doanh 49:51 giữa Samsung và BP có trụ sở tại Vương quốc Anh, được thành lập năm 1989 để sản xuất và cung cấp các sản phẩm hóa chất có giá trị gia tăng cao. Các sản phẩm của nó được sử dụng trong pin sạc và màn hình tinh thể lỏng.
Samsung Corning Precision Glass là một liên doanh giữa Samsung và Corning, được thành lập vào năm 1973 để sản xuất và tiếp thị kính ống tia catôt cho tivi đen trắng. Cơ sở sản xuất kính màn hình LCD đầu tiên của công ty đã mở tại Gumi, Hàn Quốc vào năm 1996.
Samsung Sumitomo LED Materials là một liên doanh có trụ sở tại Hàn Quốc giữa Samsung LED Co., Ltd., một nhà sản xuất đèn LED có trụ sở tại Suwon, Hàn Quốc và Sumitomo Chemical có trụ sở tại Nhật Bản. Liên doanh sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển, sản xuất và bán các chất nền sapphire cho đèn LED.
SB LiMotive là một công ty liên doanh 50:50 của Robert Bosch GmbH (thường được gọi là Bosch) và Samsung SDI được thành lập vào tháng 6 năm 2008. Liên doanh phát triển và sản xuất pin lithium-ion để sử dụng trong xe hybrid, plug-in hybrid và phương tiện chạy điện.
SD Flex Co., Ltd. được thành lập vào tháng 10 năm 2004 với tư cách là một công ty liên doanh của Samsung và DuPont, một trong những công ty hóa chất lớn nhất thế giới.
Sermatech Korea sở hữu 51% cổ phần của mình, trong khi Samsung sở hữu 49% còn lại. Công ty Sermatech International của Mỹ, cho một doanh nghiệp chuyên về các quy trình xây dựng máy bay như hàn và hàn cứng.
Siam Samsung Life Insurance: Samsung Life Insurance nắm giữ 37% cổ phần trong khi Saha Group cũng có 37,5% cổ phần trong liên doanh, với 25% còn lại thuộc sở hữu của Ngân hàng Thanachart.
Siltronic Samsung Wafer Pte. Ltd, liên doanh của Samsung và hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty con Wacker Chemie Siltronic, đã chính thức khai trương tại Singapore vào tháng 6 năm 2008.
SMP Ltd. là một liên doanh giữa Samsung Fine Chemicals và MEMC. MEMC Electronic Materials Inc. và một chi nhánh của tập đoàn Samsung Hàn Quốc đang hình thành một liên doanh để xây dựng một nhà máy polysilicon.
Steco là liên doanh được thành lập giữa Samsung Electronics và Toray Industries của Nhật Bản vào năm 1995.
Stemco là một liên doanh được thành lập giữa Samsung Electro-Mechanics và Toray Industries vào năm 1995.
Toshiba Samsung Storage Technology Corporation (TSST) là liên doanh giữa Samsung Electronics và Toshiba của Nhật Bản chuyên sản xuất ổ đĩa quang. TSST được thành lập năm 2004 và Toshiba sở hữu 51% cổ phần, trong khi Samsung sở hữu 49% còn lại.
Ngừng hoạt động
Năm 1998, Samsung đã thành lập một liên doanh của Mỹ với Compaq - được gọi là Alpha Processor Inc. (API) - để giúp họ tham gia vào thị trường bộ xử lý cao cấp. Liên doanh cũng nhằm mục đích mở rộng kinh doanh vi mạch không nhớ của Samsung bằng cách chế tạo bộ xử lý Alpha. Vào thời điểm đó, Samsung và Compaq đã đầu tư 500 triệu đô la vào bộ xử lý Alpha.
GE Samsung Lighting là một liên doanh giữa Samsung và công ty con GE Lighting của General Electric. Liên doanh được thành lập vào năm 1998 và được chia ra năm 2009.
Global Steel Exchange là liên doanh được thành lập vào năm 2000 giữa Samsung, Cargill có trụ sở tại Hoa Kỳ, Tập đoàn Duferco có trụ sở tại Thụy Sĩ và Tradearbed có trụ sở tại Luxembourg (nay là một phần của ArcelorMittal), để xử lý việc mua và bán trực tuyến thép của họ.
S-LCD Corporation là liên doanh giữa Samsung Electronics (50% + 1 cổ phần) và Sony Corporation (50% - 1 cổ phần) được thành lập vào tháng 4 năm 2004. Ngày 26 tháng 12 năm 2011, Samsung Electronics thông báo sẽ có được tất cả cổ phần của Sony trong liên doanh.
Các công ty thuộc sở hữu một phần
Samsung Heavy Industries sở hữu 10% nhà đóng tàu Atlântico Sul của Brazil, nhà máy đóng tàu Atlântico Sul của Mỹ là nhà máy đóng tàu lớn nhất ở khu vực Nam Mỹ. Joao Candido, con tàu lớn nhất của Brazil, được xây dựng bởi Atlântico Sul với công nghệ được cấp phép bởi Samsung Heavy Industries. Các công ty có thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật qua đó thiết kế công nghiệp, kỹ thuật tàu và các bí quyết khác đang được chuyển giao cho Atlântico Sul.
Samsung Life Insurance hiện nắm giữ 7,4% cổ phần trong công ty ngân hàng Tập đoàn tài chính DGB của Hàn Quốc, trở thành cổ đông lớn nhất.
Samsung mua lại 7,4% nhà sản xuất Gorilla Glass Corning, ký hợp đồng cung cấp dài hạn.
Samsung Heavy Industries hiện nắm giữ 14,1% cổ phần của Doosan Engine, trở thành cổ đông lớn thứ hai.
Samsung Techwin hiện đang nắm giữ 10% cổ phần của Korea Aerospace Industries (KAI). Các cổ đông lớn khác bao gồm công ty nhà nước Korea Finance Corporation (26,75%), Hyundai Motor (10%) và Doosan (10%).
MEMC KOREA: Liên doanh của MEMC với Công ty Samsung Electronics, Năm 1990, MEMC đã ký một thỏa thuận liên doanh để xây dựng một nhà máy silicon tại Hàn Quốc.
Samsung mua 10% cổ phần trong nhà sản xuất điện thoại đối thủ Pantech.
Samsung hiện sở hữu 4,19% của Rambus Incorporated.
Samsung hiện đang sở hữu 19,9% nhà sản xuất ô tô Renault Samsung Motors.
Samsung hiện sở hữu 9,6% Seagate Technology, trở thành cổ đông lớn thứ hai. Theo thỏa thuận cổ đông, Samsung có quyền đề cử một giám đốc điều hành cho Ban Giám đốc của Seagate.
Samsung sở hữu 3% cổ phần của Sharp Corporation, một công ty đối thủ.
Samsung Engineering nắm giữ 10% cổ phần của Sungjin Geotec, một công ty khoan dầu ngoài khơi, là công ty con của POSCO.
Taylor Energy là một công ty dầu mỏ độc lập của Hoa Kỳ, tập trung tại vịnh Mexico, có trụ sở tại New Orleans, Louisiana. Samsung Oil & Gas USA Corp., các công ty con của Samsung, hiện sở hữu 20% Taylor Energy.
Samsung sở hữu 5% Wacom.
Khách hàng chính
Các khách hàng lớn của Samsung bao gồm:
Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Một consortium của các công ty Hàn Quốc, bao gồm Samsung, Korea Electric Power Corporation và Hyundai, đã giành được một thỏa thuận trị giá 40 tỷ đô la để xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở UAE.
Chính quyền Ontario
Chính quyền tỉnh Ontario của Canada đã ký một trong những dự án năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, ký một thỏa thuận trị giá 6,6 tỷ đô la cho thêm 2.500 MW năng lượng gió và mặt trời mới. Theo thỏa thuận, một tập đoàn do Samsung và Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc đứng đầu sẽ quản lý việc phát triển 2.000 trang trại gió mới và 500 MW công suất mặt trời, đồng thời xây dựng một chuỗi cung ứng sản xuất trong tỉnh.
Royal Dutch Shell
Samsung Heavy Industries sẽ là nhà cung cấp duy nhất các cơ sở lưu trữ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 50 tỷ USD cho Royal Dutch Shell trong 15 năm tới.
Shell công bố kế hoạch xây dựng nền tảng khí tự nhiên hóa lỏng nổi (FLNG) đầu tiên trên thế giới. Vào tháng 10 năm 2012 tại xưởng đóng tàu Samsung Heavy Industries trên đảo Geoje ở Hàn Quốc, công việc bắt đầu trên một "con tàu", khi hoàn thành và được nạp đầy, sẽ nặng 600.000 tấn, "con tàu" lớn nhất thế giới. Nó gấp sáu lần tàu sân bay lớn nhất của Mỹ.
Logo và phông chữ
Màu cơ bản trong logo là màu xanh, mà Samsung đã sử dụng trong nhiều năm, được cho là tượng trưng cho sự ổn định, độ tin cậy và trách nhiệm xã hội của công ty.
Logo âm thanh
Samsung có biểu tượng âm thanh, bao gồm E♭, A♭, D♭, E♭; sau giai điệu E ban đầu, nó tăng lên một phần tư tạo A♭, giảm một phần năm thành D♭, sau đó tăng một giây để trở về giai điệu E ban đầu. Logo âm thanh được sản xuất bởi Musikvergnuegen và được viết bởi Walter Werzowa. Tuy nhiên, biểu tượng âm thanh này chính thức khai tử vào năm 2015.
Phông chữ
Vào tháng 7 năm 2016, Samsung đã công bố phông chữ SamsungOne, một kiểu chữ hy vọng sẽ mang đến một bản sắc hình ảnh nhất quán và phổ quát cho nhiều sản phẩm của Samsung. SamsungOne được thiết kế để sử dụng trên danh mục thiết bị đa dạng của Samsung, tập trung vào tính dễ đọc cho mọi thứ từ các thiết bị nhỏ hơn như điện thoại thông minh đến TV hoặc tủ lạnh, cũng như tiếp thị và quảng cáo của Samsung. Phông chữ hỗ trợ 400 ngôn ngữ khác nhau thông qua hơn 25.000 ký tự.
Các loại mặt hàng
Samsung Medical Center
Samsung tặng khoảng 100 triệu USD mỗi năm cho Samsung Medical Center, một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1994. Samsung Medical Center hợp tác cùng Bệnh viện Samsung Seoul, Bệnh viện Samsung Kangbuk, Bệnh viện Samsung Changwon, Trung tâm Ung thư Samsung và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Đời sống Samsung. Trung tâm Ung thư Samsung, nằm ở Seoul, là trung tâm ung thư lớn nhất ở châu Á.
Samsung Medical Center và công ty dược phẩm đa quốc gia Pfizer đã đồng ý hợp tác nghiên cứu để xác định các cơ chế di truyền chịu trách nhiệm cho các kết cục lâm sàng trong ung thư biểu mô tế bào gan.
Tài trợ
Samsung Electronics đã chi khoảng 14 tỷ đô la Mỹ để quảng cáo và tiếp thị vào năm 2013. Với 5,4% doanh thu hàng năm, đây là tỷ lệ lớn hơn bất kỳ doanh nghiệp nào trong số 20 công ty hàng đầu thế giới (Apple đã chi 0,6% và General Motors chi 3,5%). Samsung đã trở thành nhà quảng cáo lớn nhất thế giới trong năm 2012, chi tiêu 4,3 tỷ đô la, so với 1 tỷ đô la của Apple. Giá trị thương hiệu toàn cầu của Samsung năm 2013 là gần 40 tỷ USD.
Thể thao
Samsung là nhà tài trợ cho câu lạc bộ Bayern Munich ở giải Bundesliga. Samsung đã đánh dấu vào lịch sử giải Bóng đá Ngoại hạng Anh khi trở thành nhà tài trợ bóng đá lớn nhất cho câu lạc bộ Chelsea F.C., ước tính trị giá hơn 50 triệu bảng Anh cho 5 năm tài trợ. Tập đoàn cũng là nhà tài trợ cho 2 câu lạc bộ bóng đá ở giải hạng nhất ở Anh - Swindon Town và Leyton Orient.
Tập đoàn cũng tài trợ cho đội Sydney Roosters tại Giải vô địch bóng bầu dục Australia (NRL) từ 1995-1997 và từ 2004 đến nay. Họ cũng tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá Melbourne Victory trong giải quốc gia Australia A-League.
Samsung cũng là nhà đồng tài trợ, cùng với hãng Radio Shack, tài trợ đường đua Samsung/Radio Shack 500 NASCAR.
Samsung là nhà tài trợ cho thế vận hội Olympic ở Seoul năm 1988, và đối tác toàn cầu của Olympic kể từ Thế vận hội mùa đông năm 1998.
Samsung tham gia điều hành nhiều câu lạc bộ thể thao như Suwon Samsung Bluewings, clb bóng chày Samsung Lions, clb bóng rổ Seoul Samsung Thunders, clb bóng chuyền Daejeon Samsung Fire Bluefangs,...
Samsung cũng là nhà tài trợ cho giải đấu thể thao điện tử Starcraft Brood War cùng đội tuyển Samsung Khan ở bộ môn Starcraft II.
Thừa kế hợp pháp nhưng bằng cách thiết thực
Tháng 10 năm 1996, Samsung Everland, khu giải trí lớn nhất Hàn Quốc, đã phát hành 1,28 triệu bản khế ước thay đổi (CB), mỗi cái có giá trị 7.700 Won – có thể coi là rẻ hơn so với giá cổ phiếu của công ty lúc đó là 100.000 won. Không phải cổ đông nào cũng có quyền mua những bản khế ước này, ngoại trừ con trai và con gái của chủ tịch Lee Kun-hee. Trong một thời gian ngắn, những đứa con của ông đã biến khế ước thành cổ phiếu, và từ đó trở thành những cổ đông chính. Chỉ một quá trình đơn giản vậy đã góp vào lợi nhuận 120 tỷ won (khoảng 120 triệu USD). Ngày 24 tháng 3 năm 1997, Hãng điện tử Samsung cũng đã dùng cách tương tự, phát hành những khế ước trị giá 60 tỷ won để sinh ra 45 tỷ won khác (khoảng 45 triệu USD) vào lợi nhuận của gia đình. Ngày 26 tháng 2 năm 1999, thay vì dùng khế ước thay đổi, Samsung SDS phát hành Khế ước chứng thực (BW) với giá trị thấp hơn, chỉ 7.150 Won.
Cách thức trên đã cho phép những đứa con của Lee Kun-hee trở thành những người giàu nhất Hàn Quốc, và cũng như việc điều hành thành công của toàn thể tập đoàn Samsung.
Tranh cãi
Các vụ bê bối tài chính
Năm 2007, cựu giám đốc luật sư của Samsung, ông Kim Yong Chul, tuyên bố rằng ông đã tham gia hối lộ và ngụy tạo bằng chứng để chạy tội cho chủ tịch tập đoàn Lee Kun-hee và công ty. Kim nói rằng các luật sư của Samsung đã huấn luyện các giám đốc điều hành để phục vụ như là những vật tế thần theo một "kịch bản" để bảo vệ Lee, mặc dù những người điều hành đó không tham gia. Kim cũng nói với giới truyền thông rằng anh đã bị Samsung từ bỏ sau khi từ chối trả khoản hối lộ 3,3 triệu USD cho thẩm phán Tòa án liên bang Hoa Kỳ, trong đó hai giám đốc điều hành của họ bị kết tội vì tội kê khống giá vi mạch. Kim tiết lộ rằng công ty đã huy động một lượng lớn quỹ bí mật thông qua các tài khoản ngân hàng được mở bất hợp pháp dưới tên của tối đa 1.000 giám đốc điều hành Samsung - dưới tên của chính mình, bốn tài khoản đã được mở để quản lý 5 tỷ Won.
Vị thế độc quyền
"Bạn thậm chí có thể nói rằng chủ tịch Samsung mạnh hơn Tổng thống Hàn Quốc. Người Hàn Quốc đã nghĩ đến Samsung là bất khả chiến bại và cao hơn pháp luật", Woo Suk-hoon, chủ nhà của một podcast kinh tế nổi tiếng đã nói tại một bài viết trên tờ Washington Post đã được công bố vào ngày 9/12/2012. Các nhà phê bình cho rằng Samsung đã loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ hơn, hạn chế lựa chọn cho người tiêu dùng Hàn Quốc và đôi khi thông đồng với những tập đoàn khổng lồ khác để thao túng giá. Lee Jung-hee, một ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc, cho biết trong một cuộc tranh luận, "Samsung nắm chính phủ trong tay của mình. Samsung quản lý thế giới, báo chí, các viện nghiên cứu và giới quan chức".
Tiếp thị lan truyền
Ủy ban Thương mại Công bằng Đài Loan đang điều tra Samsung và đại lý quảng cáo tại Đài Loan để quảng cáo sai sự thật. Vụ kiện được bắt đầu sau khi Ủy ban nhận được khiếu nại cho biết cơ quan đã thuê sinh viên tấn công các đối thủ cạnh tranh của Samsung Electronics trong các diễn đàn trực tuyến. Samsung Đài Loan đã đưa ra thông báo trên trang Facebook của mình, trong đó tuyên bố rằng họ không can thiệp vào bất kỳ báo cáo đánh giá nào và đã ngừng các chiến dịch tiếp thị trực tuyến cấu thành việc đăng hoặc trả lời nội dung trong các diễn đàn trực tuyến.
Lạm dụng lao động
Samsung là chủ đề của một số khiếu nại về lao động trẻ em trong chuỗi từ năm 2012 đến năm 2015.
Vào tháng 7 năm 2014, Samsung đã cắt hợp đồng với Shinyang Electronics sau khi nhận được khiếu nại về công ty vi phạm luật lao động trẻ em. Samsung nói rằng cuộc điều tra của họ đã đưa ra bằng chứng của Shinyang sử dụng lao động chưa đủ tuổi và họ đã cắt đứt quan hệ ngay lập tức theo chính sách "không khoan nhượng" đối với các vi phạm lao động trẻ em.
Một trong những nhà máy cung cấp Trung Quốc của Samsung, HEG, đã bị chỉ trích vì sử dụng lao động chưa đủ tuổi của China Labor Watch (CLW) vào tháng 7 năm 2014. HEG đã từ chối các cáo buộc và đã kiện China Labor Watch.
CLW đã đưa ra một tuyên bố vào tháng 8 năm 2014 cho rằng HEG đã thuê hơn 10 trẻ em dưới 16 tuổi tại một nhà máy ở Huệ Châu, Quảng Đông. Nhóm cho biết đứa trẻ nhỏ nhất được xác định là 14 tuổi. Samsung cho biết họ đã tiến hành một cuộc điều tra tại chỗ về dây chuyền sản xuất bao gồm các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhưng không tìm thấy bằng chứng về lao động trẻ em đang được sử dụng. CLW đã trả lời rằng HEG đã bác bỏ những công nhân được yêu cầu nói dối trong tuyên bố của mình trước khi các nhà điều tra của Samsung đến.
CLW cũng tuyên bố rằng HEG đã vi phạm các quy tắc làm thêm giờ cho công nhân người lớn. CLW cho biết một sinh viên đại học nữ chỉ trả lương tiêu chuẩn mặc dù làm việc thêm bốn tiếng mỗi ngày mặc dù luật pháp Trung Quốc đòi hỏi phải trả lương gấp 1,5 đến 2,0 lần lương tiêu chuẩn.
Sửa giá
Vào ngày 19 tháng 10 năm 2011, các công ty Samsung bị phạt 145.727.000 Euro vì là một phần của một cartel giá của mười công ty cho DRAM kéo dài từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 đến ngày 15 tháng 6 năm 2002.
Tại Canada, trong năm 1999, một số nhà sản xuất vi mạch DRAM đã âm mưu sửa chữa giá, trong số các bị cáo có Samsung. Việc sửa chữa giá đã được điều tra vào năm 2002. Một cuộc suy thoái bắt đầu xảy ra trong năm đó, và việc sửa chữa giá kết thúc; tuy nhiên, trong năm 2014, chính phủ Canada đã mở lại vụ án và điều tra âm thầm. Đã tìm thấy và trình bày đủ bằng chứng cho Samsung và hai nhà sản xuất khác trong một buổi điều trần vụ kiện tập thể. Các công ty đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 120 triệu đô la, với 40 triệu đô la tiền phạt và 80 triệu đô la để trả lại cho người Canada mua máy tính, máy in, máy nghe nhạc MP3, bảng điều khiển trò chơi hoặc máy ảnh từ tháng 4 năm 1999 đến tháng 6 năm 2002.
Lỗi đánh nhầm của Samsung 2018
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2018 trong lỗi đánh máy nhầm của Samsung năm 2018, công ty đã nhầm lẫn cấp một khoản tiền khổng lồ cho nhân viên trong một kế hoạch sở hữu cổ phiếu. Lỗi này đã làm gián đoạn thị trường tài chính Hàn Quốc.
Kiện tụng
Theo các bảng báo cáo, năm 2006 Samsung đã bị kiện bởi các công ty 20th Century Fox, Paramount Pictures, Time Warner, Walt Disney và Universal Studios. Năm hãng phim lớn nhất Hoa Kỳ này cho rằng một trong các sản phẩm đầu DVD của Samsung đã không sử dụng công nghệ mã hóa.
Người phát ngôn của Samsung nói "đoán chắc rằng những nhà làm phim đó đã tung ra sản phẩm DVD-HD841 mà Samsung bán ở Mỹ từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2004. Nếu vậy, chúng tôi không hiểu tại sao những hãng phim đó lại phàn nàn về sản phẩm. Chúng tôi đã ngừng sản xuất đời DVD đó sau khi quyền bảo vệ sao chép của nó có thể bị phá huỷ bởi những người sử dụng rắc rối".
Tại Việt Nam
Samsung đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt Nam. Samsung Electronics Vietnam hiện nay đã và đang không chỉ là doanh nghiệp FDI có quy mô sản xuất lớn nhất, có quy trình tuyển dụng nhân sự khắt khe bậc nhất, lọt top những nơi làm việc tốt nhất, mà còn là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở quốc gia này.
Năm 2021, Samsung dẫn đầu danh sách các thương hiệu tốt nhất Việt Nam.
Năm 2022, Samsung Electronics Vietnam hợp tác với nền tảng chuẩn bị đám cưới WEDDINGBOOK để tổ chức triển lãm cưới nhằm tăng cường sự hiện diện các thiết bị gia dụng thông minh tới các cặp đôi mới cưới tại Việt Nam. Trong khi đó tại Hàn Quốc, Samsung Electronics cùng với WEDDINGBOOK trụ sở chính tại Cheongdam-dong Hàn Quốc đã cùng tổ chức các cửa hàng pop-up và các sự kiện hòa nhạc, nơi các cặp đôi mới cưới chuẩn bị kết hôn có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm khác nhau. |
Câu lạc bộ bóng đá Middlesbrough (tên thường gọi là Boro) là một câu lạc bộ bóng đá Anh đặt trụ sở tại thành phố Middlesbrough hiện đang chơi ở Giải bóng đá Hạng nhất Anh (xuống hạng mùa bóng 2016-17). Thành lập vào năm 1876, sân nhà của họ là Riverside với sức chứa khoảng 35.100 khán giả. Họ là một trong những thành viên sáng lập của Premier League vào năm 1992. Đối thủ chính của câu lạc bộ là Sunderland và Newcastle United.
Lịch sử
Middlesbrough được thành lập năm 1876 bởi các thành viên của câu lạc bộ cricket ở địa phương. Đến năm 1899, câu lạc bộ chính thức chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp.
Middlesbrough lên hạng nhất bóng đá Anh (nay là giải ngoại hạng) năm 1974 sau khi vô địch giải hạng 2 (nay là giải hạng nhất). Các năm 1982 và 1986, câu lạc bộ lần lượt xuống hạng 2 rồi 3 và đến năm 1992 mới trở lại giải bóng đá cao nhất của nước Anh.
Năm 1997 là năm buồn bã với Middlesbrough. Đầu tiên, câu lạc bộ thua Leicester City trong trận chung kết cúp Liên đoàn. Tiếp theo, câu lạc bộ phải xuống hạng nhất (xếp thứ 19/20) do bị trừ 3 điểm vì đã hủy bỏ một trận đấu với Blackburn Rovers. Và cuối cùng là thua Chelsea trong trận chung kết cúp FA.
Một năm sau đó, câu lạc bộ quay trở lại giải Ngoại hạng. Mùa bóng 2004-05 trở thành mùa bóng thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ sau khi thắng Bolton Wanderers ở chung kết cúp Liên đoàn và giành quyền tham dự cúp UEFA mùa bóng sau.
Năm 2006, Middlesbrough đã vào tới trận chung kết cúp UEFA và bán kết cúp FA. Nhưng câu lạc bộ chỉ xếp ở nửa dưới bảng xếp hạng giải Ngoại hạng.
Năm 2007, Middlesbrough nhận vé xuống hạng ở giải Ngoại hạng và từ đó chưa bao giờ quay trở lại giải đấu này. Năm 2015, Middlesbrough thất bại trước Norwich City trong trận Play-off quyết định suất thứ 3 lên chơi tại giải Ngoại hạng.
Năm 2016, Middlesbrough trở lại Premier League sau trận hòa Brighton & Hove Albion 1 -1 và bằng điểm số với chính đội bóng đó nhưng hơn về hiệu số.
Thành tích
Giải vô địch quốc gia:
chưa vô địch lần nào
Cúp FA:
vào chung kết năm 1997
Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 1
2004 (chung kết các năm 1997 và 1998)
Cúp UEFA:
vào chung kết năm 2006
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Cho mượn
Chú thích |
Câu lạc bộ bóng đá Newcastle United là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Anh đặt trụ sở tại thành phố Newcastle ở miền Đông Bắc nước Anh. Sân nhà của câu lạc bộ là St James' Park với sức chứa 52.387 khán giả. Biệt danh của câu lạc bộ là The Magpies (Chích Chòe), còn cổ động viên được gọi là Toon Army. Các đối thủ truyền thống của Newcastle United là 2 câu lạc bộ Sunderland, tạo nên trận derby Tyne-Wear và Middlesbrough, tạo nên trận derby Tyne-Tees.
Câu lạc bộ chỉ vắng mặt ở giải Ngoại hạng Anh trong vòng 3 mùa giải, và dành tới 88 mùa giải trong lịch sử của đội để thi đấu ở hạng đấu cao nhất. Họ cũng chưa từng phải xuống chơi ở giải đấu hạng thứ 3 của bóng đá Anh kể từ khi gia nhập Football League vào năm 1893. Đồng thời, Newcastle United cũng là câu lạc bộ thành công thứ 9 của nước Anh khi tính về tổng số lượng danh hiệu giành được, trong đó có 4 chức vô địch quốc gia và 6 chiếc Cúp FA, cũng như chiếc cúp Intertoto vào năm 2006.
Lịch sử hình thành
1881–1903: Tiền thân và những năm đầu tiên
Trận đấu bóng đá đầu tiên được ghi nhận tại vùng Tyneside được tổ chức tại Elswich Rugby Club vào ngày 3/3/1877. Sau đó chỉ một năm, câu lạc bộ bóng đá đầu tiên được thành lập, mang tên Tyneside Association. Tuy nhiên, sự thành lập của Newcastle United đến từ sự hợp nhất của hai đội bóng tiền thân là Newcastle West End F.C và Newcastle East End F.C.
Tiền thân đầu tiên của Newcastle United chính là câu lạc bộ cricket Stanley ở Byker, thành lập tháng 11 năm 1881. Đội bóng này sau đó được đổi tên thành Newcastle East End F.C vào tháng 10 năm 1882 để phân biệt với đội cricket ở Stanley, hạt Durham. Một đội bóng địa phương khác ở Byker là Rosewood F.C cũng hợp nhất với Newcastle East End một thời gian ngắn sau đó, trước khi câu lạc bộ chuyển bản doanh từ Byker đến Heaton vào năm 1886.
Trong khi đó, Newcastle West End F.C được thành lập trên cơ sở của đội cricket West End, và đây chính là đội bóng đầu tiên chuyển đến St James' Park, sân nhà của Newcastle United hiện nay, vào tháng 5 năm 1886.
Vào thời điểm đó, cả hai câu lạc bộ mang tên Newcastle đều thi đấu tại Northern League, và là những đối trọng của nhau. Năm 1889, đội East End tiến lên chuyên nghiệp và thành lập cho mình một công ty vào tháng 3 năm 1890. Ngược lại, về phía West End, đội bóng này gặp phải khó khăn tài chính lớn, và đã phải đề nghị với kình địch East End về một vụ sáp nhập. Kết quả là West End sau đó phải giải tán, và một số thành viên cũ của đội bóng, bao gồm cầu thủ và các thành viên ban huấn luyện, đã chuyển sang đầu quân cho East End, và đội bóng này cũng chính thức tiếp quản sân bóng St James' Park. Hai đội bóng mang tên Newcastle chính thức sáp nhập làm một vào tháng 5 năm 1892.
Sau khi hai câu lạc bộ trong vùng hợp nhất, sự quan tâm dành cho bóng đá tại Newcastle gia tăng đáng kể. Đội bóng bị từ chối khi xin tham dự hạng đấu cao nhất của The Football League vào mùa 1892-1893, nhưng sau đó, được mời tham dự giải đấu hạng hai. Tuy nhiên, vì không có nhiều tên tuổi lớn tham dự giải đấu này vào thời điểm đó, Newcastle United từ chối lời mời của Football League và ở lại tham dự giải Northern League. Để gia tăng mức độ ảnh hưởng và danh tiếng của đội, Newcastle East End đã nghĩ đến việc thay đổi tên gọi của đội bóng. Một số những đề xuất như Newcastle F.C, Newcastle Rangers, Newcastle City và City of Newcastle dã được đưa ra, nhưng cuối cùng, cái tên Newcastle United đã được chọn vào ngày 9/12/1892. Cái tên này sau đó được Football League chấp thuận vào ngày 22/12 cùng năm. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của câu lạc bộ Newcastle United. Đội bóng sau đó tiến lên chuyên nghiệp và thành lập công ty Newcastle United Football Club Co. Ltd. vào ngày 6/9/1895.
Sau khi bị từ chối ở mùa giải 1892-1893, Newcastle United tiếp tục nỗ lực xin tham dự giải đấu hạng nhất vào mùa sau. Lần này, nỗ lực vẫn tiếp tục thất bại, tuy nhiên, đội bóng đã đồng ý tham gia giải đấu hạng hai, cùng thời điểm với hai đội khác là Liverpool và Woolwick Arsenal. Trận đấu chính thức đầu tiên của Newcastle United tại giải hạng hai đã diễn ra vào tháng 9 năm 1893, khi họ có tỉ số hòa 2-2 trước Woolwick Arsenal. Vào những mùa giải đầu tiên, vẫn chưa có quá nhiều khán giả đến theo dõi Newcastle United thi đấu, tuy nhiên, tình hình đã được cải thiện vào mùa 1895-1896, khi đã có 14.000 khán giả dự khán trận đấu giữa họ với Bury F.C. Cũng trong mùa giải này, Frank Watt trở thành thư ký của đội bóng, và đã đóng vai trò then chốt đưa câu lạc bộ thăng hạng lên giải hạng nhất vào mùa 1898-1899. Tuy nhiên, Newcastle United đã nhận thất bại 2-4 trên sân nhà trước Wolverhampton Wanderer trong trận đầu tiên ở giải hạng nhất và kết thúc mùa giải năm đó ở vị trí thứ 13.
1903–1937: Những thành công đầu tiên và thời chiến
Kể từ mùa giải 1903–04, Newcastle United đã xây dựng cho mình một đội hình gồm toàn những hảo thủ, mà sau đó đã thống trị giải hạng nhất Anh trong vòng khoảng một thập niên, một đội hình được miêu tả với những mĩ từ như "lối chơi đầy nghệ thuật, sự pha trộn giữa tính đồng đội và lối chơi nhanh, bóng ngắn". Peter McWilliams, một hậu vệ trong đội hình thuở ấy của Newcastle United sau này kể lại: "Đội hình Newcastle thập niên 1900 đủ khả năng khiến bất cứ một đội bóng hiện đại nào nhận hai bàn thua chóng vánh và đánh bại họ, thậm chí nghiền nát đối phương". Đội hình đó đã đem về cho Newcastle ba chức vô địch quốc gia vào các mùa 1904-1905, 1906-1907 và 1908-1909. Thậm chí, họ còn suýt lập cú đúp quốc nội, nhưng đã bị đánh bại trong trận chung kết cúp FA bởi Aston Villa năm 1905. Họ cũng đã thêm ba lần thất bại trong trận chung kết cúp FA vào các năm 1906 trước Everton, năm 1908 trước Wolverhampton Wanderer và năm 1911 trước Bradford City. Tuy vậy, họ đã thành công nâng cao chiếc cúp này vào năm 1910 bằng việc đánh bại Barnsley.
Sau giai đoạn vàng son đó, mãi đến năm 1924, Newcastle mới một lần nữa vào đến chung kết cúp FA. Đây cũng là năm đánh dấu chiếc cúp FA thứ hai trong lịch sử câu lạc bộ, khi bại tướng của họ là Aston Villa. Hughie Gallacher, một trong những thủ quân và chân sút huyền thoại của đội bóng, đã dẫn dắt toàn đội đến với danh hiệu vô địch quốc gia lần thứ tư, và cũng là lần gần nhất cho đến tận ngày nay, vào năm 1927. Thời điểm đó, đội còn sở hữu các ngôi sao như Neil Harris, Stan Seymour và Frank Hudspeth. Đội bóng bắt đầu thoái trào vào cuối thập niên 1920, đầu 1930 khi vào cuối mùa 1929-1930, Newcastle đã ngấp nghé bờ vực xuống hạng và thủ quân Hughie Gallacher cũng rời câu lạc bộ để đầu quân cho Chelsea. Đó cũng là thời điểm Andy Cunningham trở thành huấn luyện viên trưởng của đội. Thành công cuối cùng trong giai đoạn này đến vào mùa 1931-1932, khi Newcastle United giành được chiếc cúp FA thứ ba trong lịch sử đội bóng. Cuối mùa 1933-1934, câu lạc bộ đã phải xuống chơi ở giải hạng hai, sau 35 năm chơi ở hạng đấu cao nhất, đồng thời Tom Mather thay thế Andy Cunningham trở thành thuyền trưởng mới của đội.
1937–1969: Thành công thời hậu chiến
Sau khi rớt hạng, Newcastle đã thi đấu rất chật vật, thậm chí suýt phải rơi xuống giải hạng ba, khi họ chỉ trụ hạng bằng hơn hiệu số bàn thắng vào cuối mùa 1937-1938. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939, và câu lạc bộ đã cải tổ lực lượng trong giai đoạn này, khi đem về những cái tên như Jakie Milburn, Tommy Walker và Bobby Cowell, giúp họ trở lại hạng đấu cao nhất vào cuối mùa 1947-1948. Trong thập niên 1950, Newcastle gặt hái khá nhiều thành công, khi chỉ trong 5 năm, họ giành tới 3 chiếc cúp FA, vào các năm 1951 (trước Blackpool), 1952 (trước Arsenal) và 1955 (trước Manchester City). Giai đoạn thành công ngắn ngủi nhanh chóng kết thúc, khi họ tiếp tục xuống hạng cuối mùa 1960-1961 dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Charlie Mitten. Mitten dẫn dắt Newcastle thêm một mùa ở giải hạng hai, trước khi đội được tiếp quản bởi một cựu cầu thủ, Joe Harvey. Harvey dẫn dắt đội bóng đến chức vô địch giải hạng hai cuối mùa 1964-1965 và giành quyền quay trở lại giải hạng nhất. Ông cũng đưa Newcastle lần đầu tiên bước ra đấu trường châu Âu vào cuối mùa 1967-1968 và thậm chí vô địch cúp Inter-Cities Fairs năm 1969 khi đánh bại đại diện Hungary, Újpest với tỉ số đậm đà 6-2.
1969–1992: Lên và xuống hạng
Huấn luyện viên Joe Harvey thực hiện vụ chuyển nhượng tiền đạo Malcolm Macdonald vào mùa hè năm 1971, với mức giá kỷ lục của câu lạc bộ lúc bấy giờ là 180.000 bảng Anh. Macdonald là chân sút cự phách, đã dẫn dắt hàng công của Newcastle vào tới trận chung kết cúp FA năm 1974, nơi mà họ chịu thất bại trước Liverpool. Đồng thời, đội bóng cũng giành hai chức vô địch liên tiếp tại đấu trường Texaco Cup vào các năm 1974 và 1975. Harvey rời đội năm 1975, và Gordon Lee là người thay thế. Lee cùng Newcastle vào trận chung kết Cúp liên đoàn Anh vào năm 1976 đối đầu với Manchester City, nhưng đã không thể đưa chiếc cúp này về Tyneside. Tuy nhiên, chân sút chủ lực Malcolm Macdonald đã bị Gordon Lee bán cho Arsenal vào cuối mùa giải đó. Sau này, tiền đạo người Anh đã chia sẻ: "Tôi từng yêu Newcastle, cho đến khi Gorden Lee đến". Sau cùng, Lee cũng rời Newcastle vào năm 1977 để đến Everton, và Richard Dinnis là huấn luyện viên mới của đội bóng.
Nhiệm kỳ của Dinnis là một thảm họa, khi để Newcastle rơi xuống giải hạng hai vào cuối mùa 1977-1978. Hai đời huấn luyện viên liên tiếp tiếp quản câu lạc bộ: Bill McGarry và Arthur Cox, cho đến khi Cox đưa Newcastle trở lại giải hạng nhất cuối mùa giải 1983-1984. Lúc này, đội bóng sở hữu những ngôi sao, như Peter Beardsley, Chris Waddle và cựu đội trưởng tuyển Anh Kevin Keegan. Thời gian tiếp theo cũng không quá suôn sẻ với Newcastle, khi Cox rời đội chuyển sang dẫn dắt Derby County, và Kevin Keegan giải nghệ. Đội bóng cũng có thể trụ lại giải hạng nhất trong hầu hết thập niên 80 với những huấn luyện viên Jack Charlton và sau đó là Willie McFaul, cho đến khi những trụ cột như Waddle, Beardsley và Paul Gascoigne bị bán đi. Cuối cùng, Newcastle lại rớt hạng một lần nữa năm 1989. McFaul bị sa thải, rồi bị thay thế bởi Jim Smith cho đến đầu mùa 1991-1992, Osvaldo Ardiles trở thành tân thuyền trưởng.
Sir John Hall trở thành chủ tịch đội bóng vào năm 1992, bổ nhiệm Keegan vào sa bàn thay cho Ardiles, và Keegan đã giúp Newcastle trụ lại giải hạng hai. Ông cũng được cung cấp ngân quỹ để chiêu mộ những cầu thủ chất lượng, như Rob Lee, Paul Bracewell và Barry Venison, những người đã giúp Newcastle vô địch giải hạng nhất cuối mùa 1992-1993 và thăng hạng lên giải đấu mới thành lập Premier League.
1993–2007: Premier League
Vào cuối năm đầu tiên của họ, mùa giải 1993–94, khi trở lại giải đấu hàng đầu, họ đã về đích ở vị trí thứ ba, thành tích cao nhất của họ kể từ năm 1927. Triết lý tấn công của Keegan đã khiến đội được gọi là "The Entertainers" bởi Sky Sports.
Keegan đã đưa Newcastle đến hai lần liên tiếp về nhì trong giải đấu vào các năm 1995–96 và 1996–97, tiến rất gần đến chức vô địch ở mùa giải trước, bao gồm trận thua 4–3 trước Liverpool tại Anfield – thường được coi là trận đấu hay nhất trong lịch sử Premier League – đã kết thúc với một hình ảnh xác định của Premier League với việc Keegan sa sút vì tích trữ quảng cáo. Thành công của đội một phần nhờ vào tài năng tấn công của những cầu thủ như David Ginola, Les Ferdinand và Alan Shearer, những người được ký hợp đồng vào ngày 30 tháng 7 năm 1996 với mức phí kỷ lục thế giới lúc bấy giờ là 15 triệu bảng.
Keegan rời Newcastle vào tháng 1 năm 1997 và được thay thế bởi Kenny Dalglish, tuy nhiên câu lạc bộ đã trải qua một mùa giải không thành công với vị trí thứ 13 tại FA Premier League 1997–98, không thể vượt qua vòng bảng của Giải vô địch UEFA 1997–98 League mặc dù đã đánh bại Barcelona và đội đầu bảng Dynamo Kyiv tại St James' Park cũng như bị dẫn trước 2–0 để hòa 2–2 với đội của Valery Lobanovsky tại Ukraine và thất bại trong trận Chung kết Cúp FA 1998. Dalglish được thay thế vị trí huấn luyện viên vào đầu mùa giải tiếp theo bởi Ruud Gullit. Câu lạc bộ một lần nữa đứng thứ 13 trong giải đấu và thua trận Chung kết Cúp FA 1999. Gullit bất đồng với đội và chủ tịch Freddy Shepherd, và rời câu lạc bộ bốn trận trong mùa giải 1999–2000 với đội cuối bảng được thay thế bởi Bobby Robson.
Một thách thức về danh hiệu đã xuất hiện trong mùa giải 2001–02, và vị trí thứ tư của Newcastle đã giúp họ đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League. Mùa giải tiếp theo, Robson hướng dẫn đội đến một thử thách danh hiệu khác và đứng thứ ba tại Liên đoàn, và thứ hai ở vòng bảng Champions League, sau khi là đội đầu tiên vượt qua vòng bảng đầu tiên sau khi thua ba trận đầu tiên. Trò chơi. Newcastle đứng thứ 5 trong giải đấu vào cuối mùa giải 2003–04 và bị loại khỏi Champions League ở vòng loại, nhưng bất chấp điều này, Robson đã bị sa thải vào tháng 8 năm 2004 sau một loạt bất đồng với câu lạc bộ.
Graeme Souness được đưa về quản lý vào đầu mùa giải 2004–05. Trong thời gian cầm quân, ông đã phá kỷ lục chuyển nhượng của câu lạc bộ khi ký hợp đồng với Michael Owen với giá 16,8 triệu bảng. Souness cũng đưa Newcastle vào tứ kết UEFA Cup 2004–05 với Alan Shearer cũng giành được chiếc giày vàng của giải đấu. Tuy nhiên, anh ấy đã bị sa thải vào tháng 2 năm 2006 sau một khởi đầu tồi tệ trong mùa giải 2005–06 của câu lạc bộ. Glenn Roeder tiếp quản, ban đầu là tạm thời, trước khi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên chính thức vào cuối mùa giải. Shearer giải nghệ vào cuối mùa giải 2005–06 với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại của câu lạc bộ, với 206 bàn thắng.
Mặc dù kết thúc mùa giải 2005–06 ở vị trí thứ bảy, nhưng vận may của Roeder đã thay đổi trong mùa giải 2006–07, với một chấn thương nặng xảy ra với đội cấp cao, và anh ấy rời câu lạc bộ theo sự đồng ý của cả hai vào ngày 6 tháng 5 năm 2007. Sau mùa giải 2006–07, và trong kỷ nguyên Premier League, Newcastle United hiện là câu lạc bộ Premiership thành công thứ năm về số điểm kiếm được.
Sam Allardyce được bổ nhiệm làm huấn luyện viên thay thế Roeder vào ngày 15 tháng 5 năm 2007.
2007–2021: Kỷ nguyên Mike Ashley
2021–nay: Kỷ nguyên PIF
lần đầu tiên Newcastle vào UEFA Champions League sau năm 2003
Thành tích
Giải vô địch quốc gia: 4
1905, 1907, 1909, 1927
Cúp FA: 6
1910, 1924, 1932, 1951, 1952, 1955
Siêu cúp Anh: 1
1909
Siêu cúp Sheriff London: 1
1907
Cúp Inter-Cities Fairs/Cúp C3: 1
1969
Cúp Intertoto: 1
2006
Giải hạng nhất Anh: 4
1965, 1993, 2010, 2017
Các kỷ lục
Trận thắng đậm nhất: 13-0 (thắng Newport County, giải hạng 2, 5 tháng 10 năm 1946)
Trận thắng đậm nhất ở giải Ngoại hạng: 8-0 (thắng Sheffield Wednesday (tháng 9 năm 1999)
Trận thua đậm nhất: 0-9 v Burton Wanderers, Division 2, 15 tháng 4, 1895)
Trận thua đậm nhất giải Ngoại hạng: 0-5 v Chelsea, (2004)
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất: Jimmy Lawrence - 496 trận
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất ở giải vô địch quốc gia: Jimmy Lawrence - 432 trận
Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất ở các cúp châu Âu: Shay Given - 54 trận
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất: Alan Shearer - 203 bàn
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở giải vô địch quốc gia: Jackie Milburn - 177 bàn
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở các cúp châu Âu: Alan Shearer - 30 bàn
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong 1 mùa bóng: Andy Cole - 41 bàn (1993/1994)
Tổng số khán giả đông nhất: 68.386 (với Chelsea, hạng nhất, 3 tháng 9 năm 1930)
Tổng số khán giả đông nhất ở giải Ngoại hạng: 52.327 (với Manchester United, 28 tháng 8 năm 2005)
Cầu thủ trẻ nhất: Steve Watson - 16 tuổi 223 ngày (10 tháng 11 năm 1990)
Cầu thủ già nhất: Billy Hampson - 42 tuổi 225 ngày (09 tháng 4 năm 1927)
Cầu thủ thi đấu lâu nhất: Frank Hudspeth - 19 năm (1910 - 1929)
Bán cầu thủ: Andy Carroll - 35 triệu bảng (cho Liverpool)
Mua cầu thủ: Michael Owen - 17 triệu bảng (từ Real Madrid)
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Cầu thủ của năm
Nguồn: Newcastle United F.C.
Chủ sở hữu
Ban lãnh đạo
Đội một
Đội dự bị và học viện
Ghi chú |
Sunderland Association Football Club là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Anh đặt trụ sở tại thành phố Sunderland ở miền Đông Bắc nước Anh. Sân nhà của câu lạc bộ là sân vận động Ánh sáng (Stadium of Light) từ khi chuyển từ sân Roker Park vào năm 1997. Các đối thủ truyền thống của Sunderland là hai câu lạc bộ Newcastle United và Middlesbrough. Hiện nay, câu lạc bộ đang thi đấu tại giải vô địch bóng đá Anh. Trong lịch sử của mình, Sunderland đã từng giành được chức vô địch quốc gia Anh tổng cộng 6 lần, vào các năm 1892, 1893, 1895, 1902, 1913 và 1936. Họ cũng giành được hai chiếc cúp FA vào các năm 1937 và 1973. Sunderland đã giành được chiếc cúp FA đầu tiên vào năm 1937 khi chiến thắng North Preston End 3-1 trong trận chung kết. Họ thi đấu liên tục 68 mùa giải ở giải đấu cao nhất nước Anh, cho đến khi bị xuống hạng hai lần đầu tiên vào năm 1958. Danh hiệu duy nhất mà Sunderland giành được sau Chiến tranh thế giới thứ 2 là chiếc cúp FA vào năm 1973 khi thắng Leeds United 1-0 trong trận chung kết. Mặc dù bị xuống hạng nhưng ở giải đấu hạng nhì, họ vẫn giành được 5 chức vô địch vào các mùa 1975-76, 1995-96, 1998-99, 2004-05 và 2006-07. Sunderland cũng đã có thời kì xuống chơi ở giải hạng Ba nhưng đã giành được chức vô địch giải đấu này vào mùa 1987-88 và sau đó lên trở lại các giải đấu cấp cao hơn.
Lịch sử
Những năm đầu thành lập
Sunderland thành lập năm 1879 với tên gọi là "Sunderland and District Teachers Association Football Club" bởi James Allan. Sunderland bắt đầu thi đấu ở giải The Football League vào mùa 1890-91 và thay thế cho Stoke City – đội bóng đã bị mất suất thi đấu ở The Football League, trở thành đội bóng đầu tiên thi đấu ở giải này kể từ khi giải được thành lập vào năm 1888 ngoài các thành viên sáng lập. Những năm cuối thế kỉ 19, Sunderland được gọi là "đội bóng của tất cả những tài năng" (Team of all talents) sau chiến thắng 7–1 trước Aston Villa. Họ giành chức vô địch ngay mùa 1891-92, chỉ một mùa giải sau khi thi đấu ở The Football League. Sunderland tiếp tục giành được chức vô địch mùa giải sau đó. Họ đã trở thành đội bóng đầu tiên thiết lập kỉ lục 100 bàn thắng trong một mùa giải cho tới mùa bóng 1919-20 thì mới bị West Bromwich Albion phá vỡ. Mùa bóng 1893-94, họ chỉ về nhì sau Aston Villa, nhưng sang mùa 1894-95, họ lại giành được chức vô địch với vị trí dẫn đầu cách biệt 5 điểm so với đội xếp thứ nhì là Everton. Sunderland sau khi giành chức vô địch Anh đã so tài với đội vô địch Scotland là Heart of Midlothian và họ giành chiến thắng 5–3. Mùa 1897-98, họ lại về nhì sau Sheffield United. Đó cũng là mùa giải cuối cùng họ chơi ở sân Newcastle Road khi dời về sân Roker Park mùa giải sau đó. Mùa 1900-01, họ lại về nhì nhưng mùa 1901-02, họ giành chức vô địch lần thứ tư trong lịch sử khi giành được ngôi đầu với cách biệt 3 điểm so với đội nhì bảng Everton. quay lại ngoại hạng Anh lần đầu ở mùa 1995/96 và sau đó rớt hạng ở mùa 1996/97 và chơi ngoại hạng nhất Anh mùa 1997/2002 và thăng hạng ngoại hạng Anh ở mùa 2002/03. Mùa 2002/03 Sunderland xuống hạng thành tích rất tệ khi chỉ giành 19 điểm sau 38 vòng đấu chơi ngoại hạng nhất Anh từ 2003/2005 và thăng hạng lên chơi ngoại hạng Anh. Mùa bóng 2005-06, Sunderland trở thành đội bóng tệ hại nhất trong lịch sử giải bóng đá ngoại hạng Anh vì chỉ giành được 15 điểm sau 38 trận, xếp cuối bảng xếp hạng và phải xuống hạng nhất. Kỉ lục này sau đó đã bị Derby County phá vào năm 2009 với chỉ 11 điểm sau 38 vòng đấu.
Đầu mùa bóng 2006-07, Sunderland thi đấu khá tệ và huấn luyện viên trưởng (đồng thời là Chủ tịch) Niall Quinn từ chức và trao quyền chỉ đạo cho cựu cầu thủ Manchester United, Roy Keane (và là đồng đội của Quinn trong đội tuyển bóng đá quốc gia Ireland trước đây). Với sự dẫn dắt của Keane, chỉ một năm sau xuống hạng, câu lạc bộ đã đoạt chức vô địch giải hạng nhất và giành quyền trở lại giải ngoại hạng mùa bóng sau.
Danh sách cầu thủ
Thành tích
Giải vô địch quốc gia: 6
1892, 1893, 1895, 1902, 1913 & 1936
(hạng nhì: 1894, 1898, 1901, 1923, 1935)
Cúp FA: 2
1937, 1973
(chung kết: 1913, 1992)
Siêu cúp Anh: 1
1936
Giải hạng nhất Anh: 2
2005 & 2007 |
Câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur (), thường được gọi là Tottenham Hotspur, Tottenham () hoặc Spurs, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Anh có trụ sở tại Luân Đôn, thủ đô Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Sân nhà của họ kể từ tháng 4 năm 2019 là Sân vận động Tottenham Hotspur thay thế cho White Hart Lane đã bị phá dỡ trước đó. Khu sân tập của họ nằm tại Bulls Cross, thuộc Khu Enfield của Luân Đôn. Tập đoàn ENIC là chủ sở hữu câu lạc bộ. Tottenham chọn màu áo trắng với quần xanh lam kể từ mùa giải 1898–99. Biểu tượng của đội bóng là hình chú gà trống đứng trên hình quả bóng, đi kèm với khẩu hiệu tiếng Latinh Audere est Facere (Dám nghĩ dám làm).
Tottenham được thành lập vào năm 1882. Họ giành danh hiệu đầu tiên là FA Cup vào năm 1901, trở thành câu lạc bộ đầu tiên dưới hạng vô địch quốc gia làm được điều này kể từ khi Football League được thành lập vào năm 1888. Tottenham cũng là câu lạc bộ đầu tiên trong thế kỷ 20 giành cú đúp Cúp Liên đoàn và FA Cup vào mùa giải 1960–61. Sau khi bảo vệ thành công FA Cup vào năm 1962, họ trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Anh giành danh hiệu châu lục khi vô địch UEFA Cup Winners' Cup vào năm 1963. Spurs cũng giành chức vô địch mùa giải đầu tiên UEFA Cup vào năm 1972, trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Anh giành được hai cúp vô địch châu Âu khác nhau. Từ năm 1950 tới hết thập niên 2000, đội bóng luôn giành được ít nhất một danh hiệu mỗi thập kỷ, ngang bằng kỷ lục với Manchester United. Tổng cộng, Tottenham giành được 2 chức vô địch quốc gia, 8 FA Cup, 4 Cúp Liên đoàn, 7 Siêu cúp Anh, 1 UEFA Cup Winners' Cup và 2 UEFA Cup. Họ cũng là á quân của UEFA Champions League 2018–19. Spurs có lịch sử đối đầu lâu năm với đội bóng cùng thành phố Arsenal, và trận đấu giữa hai đội được đặt tên riêng là Derby Bắc Luân Đôn.
Lịch sử
Những năm đầu (1882–1908)
Câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur Football Club được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1882 bởi một nhóm học sinh do Bobby Buckle làm đội trưởng. Họ vốn là thành viên của đội cricket có tên Hotspur, và được tập trung nhằm duy trì hoạt động thể thao vào mùa đông. Hơn một năm sau, nhóm học sinh được quản lý bởi thầy giáo dạy Kinh thánh là John Ripsher, người được coi là chủ tịch và thủ quỹ đầu tiên trong lịch sử đội bóng. Ripsher hỗ trợ kinh phí cho đội bóng trong nhiều năm sau đó, giúp họ tổ chức và có cả tài trợ. Tới tháng 4 năm 1884, họ quyết định đổi tên thành "Tottenham Hotspur Football Club" nhầm tránh nhầm lẫn với đội bóng khác cùng tên Hotspur ở Luân Đôn. Họ cũng bổ sung ngay lập tức hai biệt danh của đội là "Spurs" và "The Lilywhites" (Hoa loa kèn).
Ban đầu, câu lạc bộ chủ yếu luyện tập với nhau và thỉnh thoảng chơi vài trận giao hữu với các đội bóng địa phương. Trận đấu đầu tiên được ghi nhận là vào ngày 30 tháng 9 năm 1882, và Tottenham thua 0-2 trước đội Radicals. Giải đấu chính thức đầu tiên mà họ tham gia là London Association Cup. Họ giành chiến thắng 5-2 ngay trận đấu đầu tiên trước đội St Albans vào ngày 17 tháng 10 năm 1885. Hoạt động của họ thu hút nhiều người dân quan tâm, đặc biệt các trận đấu trên sân nhà. Tới năm 1892, lần đầu tiên họ đăng ký tham gia một giải vô địch bóng đá phong trào có tên Southern Alliance.
Tottenham chính thức trở thành câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp vào ngày 20 tháng 12 năm 1895, và tới mùa hè năm 1896, họ được thi đấu tại hạng Division One của Southern Football League. Ngày 2 tháng 3 năm 1898, đội bóng trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn Tottenham Hotspur Football and Athletic Company. Không lâu sau, Frank Brettell trở thành huấn luyện viên trưởng đầu tiên của Spurs. Ông ký hợp đồng với cầu thủ chạy cánh trái John Cameron, người sau này trở thành cầu thủ kiêm huấn luyện viên sau khi Brettell rời đi chỉ 1 năm sau đó. Cameron có vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp giúp đội bóng đăng quang danh hiệu đầu tiên đó là chức vô địch Southern League vào mùa giải 1899–1900. Chỉ đúng 1 năm sau, họ giành chức vô địch FA Cup mùa giải 1900–01, đánh bại Sheffield United 3-1 trong trận chung kết lượt về sau khi hòa 2-2 lượt đi. Tottenham trở thành câu lạc bộ đầu tiên dưới hạng vô địch quốc gia đạt được thành tích này kể từ khi Football League được thành lập vào năm 1888.
Thời kỳ đầu tiên tham gia Football League (1908–1958)
Năm 1908, Tottenham Hotspur được thăng lên giải hạng nhì Football League Second Division. Ở mùa giải đầu tiên 1908–09, họ kết thúc ở vị trí thứ hai và lập tức được lên giải đấu vô địch quốc gia Football League First Division. Năm 1912, Peter McWilliam trở thành huấn luyện viên trưởng đội bóng, nhưng Tottenham kết thúc mùa giải 1914–15 ở vị trí bét bảng. Họ xuống hạng Second Division sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nhưng cũng nhanh chóng quay trở lại hạng vô địch quốc gia sau khi đăng quang mùa giải 1919–20.
Ngày 23 tháng 4 năm 1921, McWilliam dẫn dắt đội bóng vô địch FA Cup lần thứ 2 sau khi đánh bại Wolverhampton Wanderers 1-0 ở trận chung kết. Họ giành ngôi á quân quốc gia sau Liverpool ở mùa giải 1921–22, nhưng sau đó chỉ thuộc nhóm giữa bảng xếp hạng trong 5 mùa giải tiếp theo. Sau khi McWilliam chia tay câu lạc bộ, họ ngay lập tức xuống hạng mùa giải 1927–28. Trong hầu hết thập niên 1930 và 1940, Spurs ngụp lặn ở giải hạng nhì, ngoại trừ hai lần được thăng hạng vào các mùa giải 1933–34 và 1934–35.
Cựu cầu thủ của Tottenham Arthur Rowe quản lý đội vào năm 1949. Ông thiết lập nên phong cách thương hiệu của đội bóng "push and run", giúp đội bóng ngay lập tức có thành công. Họ giành ngôi quán quân giải hạng nhì mùa giải 1949–50. Ở mùa giải tiếp theo, họ lập nên kỳ tích lần đầu tiên đăng quang chức vô địch quốc gia, mùa giải 1950–51. Rowe từ chức vào năm 1955 do áp lực công việc và sức khỏe giảm sút. Tuy nhiên, trước khi chia tay, ông đã kịp mang về một trong những ngôi sao lừng lẫy nhất lịch sử câu lạc bộ đó là Danny Blanchflower, người sau này 2 lần giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất của FWA trong màu áo Tottenham.
Vinh quang cùng Bill Nicholson (1958–1974)
Bill Nicholson trở thành huấn luyện viên trưởng của Tottenham vào tháng 10 năm 1958. Ông trở thành huấn luyện viên thành công nhất lịch sử câu lạc bộ, khi giúp họ giành được nhiều danh hiệu lớn trong 3 mùa giải liên tiếp: cú đúp quốc nội năm 1961, FA Cup năm 1962, và UEFA Cup Winners' Cup vào năm 1963. Nicholson mang về bộ đôi Dave Mackay và John White là trụ cột cho cú đúp năm 1961, rồi Jimmy Greaves vào năm 1961, sau này trở thành một trong những chân sút vĩ đại nhất lịch sử giải vô địch bóng đá Anh.
Mùa giải 1960–61 của Spurs bắt đầu với chuỗi 11 trận thắng liên tiếp, kế tiếp là 1 trận hòa rồi chuỗi 4 trận thắng liên tiếp. Đây vẫn là kỷ lục của nền bóng đá Anh tới tận ngày nay. Họ đăng quang ngôi vô địch trước 3 vòng đấu vào ngày 17 tháng 4 sau khi đánh bại trực tiếp đội á quân Sheffield Wednesday với tỉ số 2-1 trên sân nhà. Họ hoàn tất cú đúp với chiến thắng 2-0 trước Leicester City ở trận chung kết FA Cup không lâu sau đó. Đây chính là cú đúp quốc nội đầu tiên của bóng đá Anh trong thế kỷ 20, kể từ khi Aston Villa làm được vào năm 1897. Spurs bảo vệ thành công chức vô địch FA Cup sau khi đánh bại Burnley ở trận chung kết FA Cup 1961–62.
Ngày 15 tháng 5 năm 1963, Tottenham trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Vương quốc Anh đăng quang một chức vô địch châu lục, sau khi đè bẹp Atlético Madrid 5-1 ở trận chung kết UEFA Cup Winners' Cup. Gần 10 năm sau, họ tiếp tục trở thành câu lạc bộ đầu tiên của Anh giành 2 chức vô địch Châu Âu khác nhau, sau khi đăng quang tại mùa giải đầu tiên của UEFA Cup năm 1972 với đội hình các ngôi sao Martin Chivers, Pat Jennings và Steve Perryman. Họ còn vô địch FA Cup vào năm 1967, 2 lần vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh (1971 và 1973). Tổng cộng, Nicholson mang về 8 danh hiệu lớn cho câu lạc bộ trong 16 năm làm huấn luyện viên trưởng của Tottenham.
Burkingshaw và Venables (1974–1992)
Spurs bắt đầu rơi vào khủng hoảng vào cuối thập niên 1970, đặc biệt sau khi Nicholson từ chức với khởi đầu tồi tệ mùa giải 1974–75. Họ xuống hạng ở mùa giải 1976–77 với Keith Burkinshaw làm huấn luyện viên trưởng. Burkingshaw lập tức gây dựng lại đội bóng với hạt nhân là ngôi sao Glenn Hoddle cùng hai hảo thủ người Argentina là Osvaldo Ardiles và Ricardo Villa – những bản hợp đồng gây bất ngờ cho nền bóng đá Anh vốn quen dùng cầu thủ nội địa. Đội hình của Tottenham dưới bàn tay của Burkingshaw đạt đỉnh vinh quang với hai chức vô địch FA Cup liên tiếp các năm 1981 và 1982, nối tiếp là chức vô địch UEFA Cup 1984.
Thập niên 1980 đánh dấu nhiều xáo trộn trong hoạt động của đội bóng, với việc nâng cấp toàn diện White Hart Lane và thay đổi ban lãnh đạo đội bóng. Irving Scholar trở thành chủ tịch và chuyển hướng hoạt động của Spurs sang thương mại, đánh dấu thời kỳ doanh nghiệp hóa các câu lạc bộ tại Anh. Khoản nợ lớn buộc đội bóng phải đổi chủ, và Terry Venables cùng doanh nhân Alan Sugar tiếp quản công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng Tottenham Hotspur vào tháng 7 năm 1991. Venables làm huấn luyện viên trưởng đội bóng vào năm 1987 và chiêu mộ hai ngôi sao lớn nhất của bóng đá Anh vào thời điểm đó là Paul Gascoigne và Gary Lineker. Họ vô địch FA Cup vào năm 1991, trở thành câu lạc bộ đầu tiên 8 lần đăng quang giải đấu này.
Thời kỳ Ngoại hạng Anh (1992–nay)
Tottenham là một trong năm câu lạc bộ có công khai sinh ra Giải bóng đá Ngoại hạng Anh với sự đồng ý từ Hiệp hội bóng đá Anh, nhằm thay thế Football League First Division để trở thành giải đấu bóng đá cấp cao nhất Xứ sương mù. Cho dù thay đổi nhiều huấn luyện viên tài năng cũng như sở hữu nhiều cầu thủ nổi tiếng thế giới như Teddy Sheringham, Jürgen Klinsmann, Sol Campbell hay David Ginola, cho tới tận cuối thập niên 2000, họ vẫn chỉ luôn kết thúc mùa bóng ở vị trí giữa bảng xếp hạng với vài danh hiệu nhỏ. Họ cùng huấn luyện viên George Graham vô địch Cúp Liên đoàn vào năm 1999, và một lần nữa vô địch Cúp Liên đoàn cùng huấn luyện viên Juande Ramos vào năm 2008. Kết quả của họ có chút cải thiện dưới bàn tay của huấn luyện viên Harry Redknapp với những siêu sao như Gareth Bale hay Luka Modrić, và trong những năm đầu thập niên 2010, họ thường xuyên nằm trong top 5 Ngoại hạng Anh.
Tháng 2 năm 2001, Alan Sugar bán số cổ phần của mình cho tập đoàn ENIC của Joe Lewis và Daniel Levy. Bộ đôi nắm giữ hơn 85% cổ phần với Lewy trở thành người trực tiếp điều hành đội bóng. Cựu danh thủ và huấn luyện viên của Southampton Mauricio Pochettino được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng vào tháng 5 năm 2014. Họ kết thúc mùa giải 2016–17 ở vị trí á quân – vị trí cao nhất kể từ mùa giải 1962–63. Với nhiều ngôi sao lớn như Harry Kane, Hugo Lloris, Jan Vertonghen, Son Heung Min và Christian Eriksen, lần đầu tiên họ giành quyền chơi trận chung kết UEFA Champions League sau khi đánh bại Ajax ở trận bán kết mùa giải 2018–19. Tuy nhiên, Spurs thất bại 0-2 trước đội bóng đồng hương Liverpool ở trận chung kết trên sân vận động Wanda Metropolitano ở thành phố Madrid.
Ngày 20 tháng 11 năm 2019, Pochettino bị sa thải sau chuỗi trận kém cỏi cùng Tottenham. Chỉ 11 giờ sau, câu lạc bộ bổ nhiệm José Mourinho là huấn luyện viên mới. Tuy nhiên, triều đại của Mourinho chỉ kéo dài 17 tháng nhờ chuỗi thành tích nghèo nàn. Thành tích tốt nhất mà Mourinho làm được trong thời gian này chỉ là trận đại thắng 6 - 1 với Manchester United F.C. Ông bị sa thải vào tháng 4 năm 2021 và huấn luyện viên đội trẻ Ryan Mason tiếp quản cho tới hết mùa giải. Ngày 30 tháng 6, Nuno Espírito Santo được chọn làm huấn luyện viên mới của Tottenham, tuy nhiên ông cũng chỉ trụ lại được 4 tháng trước khi bị thay thế bởi Antonio Conte.
Sân vận động
Thời kỳ đầu
Khi mới thành lập, những cầu thủ của Tottenham thường chơi bóng tại khu đất Tottenham Marshes cuối đường Park Lane. Họ tự kẻ vạch vôi và dựng gôn. Đôi lúc xảy ra tranh chấp với những đội bóng khác trong việc sử dụng khu đất công cộng này. Trận đấu đầu tiên được nhắc tới tại Tottenham Marshes này là vào ngày 6 tháng 10 năm 1883 khi Spurs thắng đội Brownlow Rovers với tỉ số 9-0. Cũng tại địa điểm này vào năm 1887, lần đầu tiên họ thi đấu với đối thủ lớn nhất trong tương lai, câu lạc bộ Arsenal (khi đó có tên Royal Arsenal). Trận đấu kết thúc sớm khi tỉ số đang là 2-1 nghiêng về phía Tottenham khi điều kiện ánh sáng không còn đảm bảo do các cầu thủ Arsenal trước đó đã tới muộn.
Do chơi tại khu đất công cộng nên câu lạc bộ không phải trả bất cứ khoản phí nào. Tuy nhiên, khi số lượng người hâm mộ đã lên tới hàng ngàn người, khu đất này trở nên quá tải. Năm 1888, Tottenham thuê khu đất Asplins Farm, Northumberland Park với giá 17 bảng/năm. Mỗi khán giả phải trả 3 pence/trận bình thường và 6 pence/trận đấu cúp. Trận đấu đầu tiên trên sân đấu này diễn ra vào ngày 13 tháng 10 năm 1888 với giá đặc biệt 17 shilling. Khán đài chỉ có 100 chỗ đứng, và khu thay đồ được xây với giá 60 bảng vào mùa giải 1894–95. Tuy nhiên, khu khán đài đã buộc phải xây lại không lâu sau đó do chất lượng kém.
Tháng 4 năm 1898, hơn 14.000 người đã tới xem trận đấu giữa Spurs và Woolwich Arsenal. Khán giả đã trèo qua khu rào chắn để tiến sát hơn khu khán đài nhằm theo dõi trận đấu dễ dàng hơn. Khán đài đã đổ sập khiến nhiều người bị thương. Nhận thấy Northumberland Park không còn phù hợp để phục vụ số lượng người hâm mộ ngày một tăng, ban lãnh đạo đội bóng quyết định rời tới White Hart Lane vào năm 1899.
White Hart Lane
Sân vận động này được xây bởi công ty bia Charringtons, nằm phía sau quán pub có tên White Hart trên đường Tottenham. Toàn bộ khu khán đài từ công viên Northumberland được chuyển về đây, đáp ứng nhu cầu của khoảng 2.500 khán giả. Notts County là câu lạc bộ đầu tiên thi đấu trên sân White Hart Lane trong khuôn khổ một trận đấu giao hữu trước sự chứng kiến của 5.000 khán giả với tổng số tiền vé thu về là 115 bảng. Spurs giành chiến thắng 4-1. Trận đấu chính thức đầu tiên của câu lạc bộ là với Queens Park Rangers, và Tottenham thắng 1-0. Năm 1905, Tottenham quyên góp đủ tiền để mua lại quyền sở hữu miếng đất và cả phần cuối đường Paxton.
Sau khi được thăng hạng chuyên nghiệp, Archibald Leitch lên kế hoạch xây mới sân vận động nhằm đảm bảo khả năng hữu dụng trong vòng hơn 25 năm. Khán đài Tây được hoàn thiện vào năm 1909, còn khán đài Đông 2 năm sau đó. Toàn bộ tiền thưởng chức vô địch FA Cup năm 1921 được họ đầu tư xây dựng phía đường Paxton và cuối đường Park Lane với tổng giá trị khoảng 3.000 bảng. Sân vận động mới có sức chứa lên tới 58.000 người, trong đó khu vực có mái che phủ được hơn 40.000 người. Sau khi khu phía Đông được hoàn tất vào năm 1934 (phía Đại lộ Worcester) với tổng tiền đầu tư lên tới 60.000, sức chứa sân đã đạt gần 80.000 người.
Trong những năm 1980, White Hart Lane tiếp tục những đợt cải tạo lớn. Khán đài Đông được nâng cấp vào năm 1982, còn khán đài Tây vào năm 1988. Năm 1992, sau khi Taylor Report yêu cầu loại bỏ những khán đài đứng tại các sân vận động chuyên nghiệp trên toàn nước Anh, Tottenham lập tức lắp đặt ghế ngồi, và ngay mùa giải tiếp theo khán đài phía Bắc đã phủ kín ghế. Khán đài phía Nam hoàn tất vào tháng 3 năm 1995 với việc lắp thêm màn hình Sony Jumbotron. Tới mùa giải 1997–98, khán đài phía đường Paxton cũng được trang bị màn hình Jumbotron. Những nâng cấp nhỏ được thực hiện cho tới tận năm 2006, giúp sân vận động có tổng cộng 36.310 chỗ ngồi.
Sang thiên niên kỷ mới, sức chứa của White Hart Lane kém xa hầu hết các sân vận động khác tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Rất nhiều dự án nâng cấp sân vận động được đề cập, trong đó có việc xây mới hoàn toàn, hoặc rời sang sử dụng ngay lập tức Sân vận động Olympic ở Stratford. Ban lãnh đạo câu lạc bộ đồng ý với dự án Northumberland Development Project khi xây dựng sân vận động mới trực tiếp trên nền đất cũ. Năm 2016, khu phía Đông-Bắc của White Hart Lane bị dỡ bỏ để bắt đầu giai đoạn đầu tiên của dự án. Việc này giảm đáng kể sức chứa của sân xuống dưới mức cho phép của UEFA, buộc họ phải thi đấu UEFA Champions League 2016–17 trên Sân vận động Wembley. Spurs tiếp tục chơi toàn bộ mùa giải 2016–17 tại White Hart Lane, và sân bóng ngay lập tức bị đập bỏ sau vòng đấu cuối cùng của mùa giải. Tới cuối tháng 7 năm 2017, toàn bộ sân White Hart Lane cũ đã không còn tồn tại.
Sân vận động Tottenham Hotspur
Tháng 10 năm 2008, câu lạc bộ công bố dự án xây sân vận động mới bắt đầu từ phía Bắc của White Hart Lane. Khu khán đài Nam của sân vận động mới sẽ nằm trên khu khán đài phía Bắc của sân bóng cũ. Dự án này mang tên Northumberland Development Project. Ban lãnh đạo dự định khởi công dự án vào tháng 10 năm 2009 nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Họ buộc cho hoãn dự án nhằm nghiên cứu lại, và cuối cùng, bản điều chỉnh được Hội đồng khu Haringey thông qua vào tháng 9 năm 2010 và dự án Northumberland Development Project chính thức được ký duyệt vào ngày 20 tháng 9 năm 2011.
Dự án bị đình trệ nhiều năm do trục trặc trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng khu phía Bắc, cũng như những vấn đề về thủ tục pháp lý liên quan. Tới đầu năm 2015, bản thiết kế mới được trình lên Hội đồng khu Haringey và được thông qua vào ngày 17 tháng 12 cùng năm. Việc xây dựng được bắt đầu vào năm 2016, và sân vận động mới dự kiến sẽ phục vụ đội bóng vào giữa mùa giải 2018–19. Trong thời gian xây dựng, Spurs chơi toàn bộ mùa giải 2016–17 và hầu hết mùa giải 2018–19 trên Sân vận động Wembley. Sau hai lần tổng kiểm tra thành công, họ chính thức chuyển về Sân vận động Tottenham Hotspur vào ngày 3 tháng 4 năm 2019, với chiến thắng 2-0 trước Crystal Palace. Không có bất cứ ràng buộc tài trợ nào liên quan tới việc đặt tên sân vận động mới này.
Sân tập
Sân tập đầu tiên của Tottenham nằm tại cuối đường Brookfield, Cheshunt, Hertfordshire. Sau đó, họ mua lại sân tập rộng 11 mẫu Anh của đội bóng Cheshunt F.C. vào năm 1952 với giá 35.000 bảng. Sân tập này bao gồm 3 sân cỏ, trong đó có một sân bóng nhỏ có khán đài dành cho các đội trẻ thi đấu. Câu lạc bộ sau đó bán khu đất này với giá hơn 4 triệu bảng, và họ chuyển sang trung tâm Spurs Lodge, đường Luxborough, Chigwell, Essex vào tháng 9 năm 1996, do Tony Blair trực tiếp cắt băng khánh thành. Khu sân tập này cùng trung tâm báo chí Chigwell vẫn được câu lạc bộ sử dụng cho tới tận năm 2014.
Năm 2007, Tottenham mua khu đất tại Bulls Cross, thuộc Enfield, chỉ cách khu Cheshunt cũ vài dặm. Khu sân tập mới được xây dựng với tổng vốn lên tới 12 triệu bảng, và khánh thành vào năm 2012. Toàn bộ khu hỗn hợp thể thao này rộng tới 77 mẫu Anh bao gồm 15 sân cỏ, bên cạnh một vài sân cỏ nhân tạo. Khu tổ hợp chính còn có khu thủy trị liệu, bể bơi, phòng tập chức năng, trung tâm y tế, khu vực ăn nghỉ cho các cầu thủ cùng các lớp đào tạo văn hóa cho các cầu thủ nhí. Năm 2018, khu 45 phòng nghỉ cho các cầu thủ bao gồm đầy đủ các dịch vụ, trị liệu, nghỉ ngơi và hồi sức được xây dựng tại Myddleton Farm ngay kế bên. Khu hỗn hợp thể thao này chủ yếu được dành cho đội bóng đầu tiên của Tottenham và các học viên trẻ, tuy nhiên đôi lúc cũng phục vụ các đội tuyển quốc gia, tiêu biểu là Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil trong giai đoạn chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2018.
Biểu tượng
Hình biểu tượng chú gà chọi đi liền với Tottenham kể từ sau trận chung kết FA Cup năm 1921. Ngài Harry Hotspur, người được đội bóng đặt tên theo, từng kể lại rằng ông thường dùng đinh thúc để khiến ngựa chiến của mình đi nhanh hơn, và chỉ có móng của gà chọi là phù hợp nhất để làm đinh thúc. Ban đầu, câu lạc bộ chọn hình chiếc đinh thúc để làm biểu tượng nhưng tới năm 1900, họ bắt đầu sử dụng hình chú gà chọi. Cựu cầu thủ William James Scott tự tay đúc một bức tượng đồng hình chú gà trống đứng trên quả bóng với giá 35 bảng, cao gần 3 m, và được đội bóng đặt trang trọng ở lối vào khán đài phía Tây của White Hart Lane kể từ mùa giải 1909–10. Kể từ đó tới nay, hình ảnh này đã trở thành biểu tượng của Tottenham.
Trong giai đoạn 1956 tới 2006, biểu tượng của câu lạc bộ là một tấm khiên với hình lâu đài Bruce cách sân vận động 400 dặm và cây cối trong khu Seven Sisters ở Luân Đôn. Dải băng-rôn phía dưới là khẩu hiệu tiếng Latinh Audere Est Facere (Dám nghĩ dám làm).
Năm 1983, để tránh những phiền toái liên quan tới bản quyền kinh doanh, biểu tượng tấm khiên đã bị thay thế bằng một biểu tượng mới. Họ chỉ giữ lại hình 2 chú sư tử đỏ (được lấy từ huy hiệu gia đình Northumberland xuất thân của Ngài Hotspur), trong khi câu khẩu hiệu được trải rộng hơn. Hình biểu tượng cũ còn được sử dụng trên trang phục của đội bóng trong 3 mùa giải từ 1996 tới 1999.
Năm 2006, nhằm hiện đại hóa và đơn giản hóa hình ảnh câu lạc bộ, toàn bộ biểu tượng được thiết kế lại hướng chuyên nghiệp hơn. Hình ảnh logo là chú gà trống được cách điệu gọn gàng và đứng trên một quả bóng đá cũ từ thời xa xưa. Hình biểu tượng này có tên đầy đủ của Tottenham Hotspur ở phía dưới, tuy nhiên bị lược bỏ chỉ còn logo trong trang phục thi đấu và sản phẩm thương mại. Tháng 11 năm 2013, họ đã buộc một câu lạc bộ hạng dưới là Fleet Spurs phải thay đổi biểu tượng của đội bóng do sử dụng hình ảnh "quá tương đồng".
Trang phục
Trang phục thi đấu đầu tiên của Tottenham được biết tới là vào năm 1883 với bộ đồng phục màu xanh tím than, chữ H trên tấm khiên nằm phía ngực trái và quần trắng. Sau khi chứng kiến câu lạc bộ Blackburn Rovers đăng quang FA Cup năm 1884, họ quyết định mặc bộ trang phục "chia 4 ô" tương đồng suốt trong mùa giải tiếp theo. Họ chuyển về màu áo xanh tím than truyền thống vào mùa giải 1889–90 sau khi chuyển tới sân Northumberland Park. Trang phục của họ trở thành áo đỏ quần xanh vào năm 1890, khiến họ mang biệt danh "Tottenham đỏ". Năm 1895, họ chính thức trở thành đội bóng chuyên nghiệp với trang phục màu chocolate sọc vàng.
Mùa giải cuối cùng tại Northumberland Park 1898–99, họ quyết định đổi về áo trắng quần xanh, khá giống với câu lạc bộ Preston North End. Kể từ đó, áo trắng với quần tím than là bộ trang phục truyền thống của Spurs, và họ được người hâm mộ goi là "The Lilywhites" (Hoa loa kèn). Năm 1921 sau khi giành chức vô địch FA Cup, hình biểu tượng chú gà chọi chính thức được in lên áo của các cầu thủ. Số áo được in lên lưng cầu thủ bắt đầu từ năm 1939. Năm 1991, họ lần đầu giới thiệu trang phục thi đấu với quần dài quá gối – một hình thức cách tân đối với trang phục đương thời.
Trong thời kỳ đầu của câu lạc bộ, trang phục của họ được thiết kế bởi các nhà may địa phương. Nhà cung cấp trang phục đầu tiên của Tottenham là HR Brookes nằm trên đường Seven Sisters. Trong thập niên 1920, hãng Bukta là nhà cung cấp trang phục cho đọi bóng. Cho dù Umbro là nhà sản xuất trang phục chính cho câu lạc bộ kể từ năm 1959, nhưng thực sự hợp đồng với hãng Admiral mới giúp doanh thu áo thi đấu của Spurs cải thiện đáng kể. Admiral thay thế toàn bộ màu trắng trơn với sọc mờ bằng những đường may hiện đại, bổ sung thêm logo của họ, làm tay áo dài và may chìm những đường cắt. Le Coq Sportif thay thế Admiral vào mùa hè năm 1980. Năm 1985, đội bóng ký hợp đồng cung cấp trang phục với hãng Hummel, tuy nhiên việc mở rộng doanh thu thất bại hoàn toàn, và họ quay về với Umbro vào năm 1991. Sau đó lần lượt là các hãng Pony (1995), Adidas (1999), Kappa (2002) trước khi câu lạc bộ ký hợp đồng 5 năm với Puma vào năm 2006. Năm 2011, Under Armour công bố cung cấp trang phục cho Tottenham trong 5 mùa bóng tính từ mùa giải 2012–13. Trang phục mới này có tích hợp hệ thống đo nhịp tim và nhiệt độ của từng cầu thủ, sau đó được gửi trực tiếp vào sinh trắc quan của ban huấn luyện. Tháng 7 năm 2017, Nike trở thành nhà cung cấp áo thi đấu của Spurs. Bộ trang phục mới được ra mắt ngày 30 tháng 6 có hình biểu tượng hình tấm khiên, nhằm kỷ niệm mùa giải 1960–61 thành công khi Tottenham là câu lạc bộ đầu tiên của Anh giành được cú đúp quốc nội. Tháng 10 năm 2018, Nike ký vào bản hợp đồng có giá trị 15 năm, cung cấp áo đấu cho câu lạc bộ tới năm 2033 với giá trị 30 triệu bảng/năm.
Quảng cáo trên áo đấu lần đầu xuất hiện trên bộ trang phục của đội bóng hạng dưới là Kettering Town vào năm 1976 cho dù trước đó bị cấm bởi Hiệp hội bóng đá Anh. Hiệp hội gỡ bỏ lệnh cấm không lâu sau đó, và quảng cáo đã xuất hiện rộng rãi trên trang phục các đội bóng kể từ năm 1979, và đặc biệt từ khi bóng đá được chiếu trên truyền hình vào năm 1983. Tháng 12 năm 1983, Tottenham Hotspur được đưa lên sàn chứng khoán London, và Holsten trở thành nhà tài trợ đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ. Thomson Holidays là nhà tài trợ áo từ năm 2002, song nhiều cổ động viên không hài lòng do logo công ty này có màu giống với đối thủ truyền thống, Arsenal. Năm 2006, Spurs ký hợp đồng trị giá 34 triệu bảng với trang web cá độ trực tuyến Mansion.com. Tháng 7 năm 2010, họ giới thiệu nhà tài trợ mới Autonomy với giá 20 triệu bảng. Chỉ một tháng sau, họ công bố thêm hợp đồng tài trợ với ngân hàng đầu tư Investec Bank trong vòng 2 năm với giá 5 triệu bảng. Kể từ năm 2014 tới nay, hãng bảo hiểm AIA tài trợ áo đấu cho câu lạc bộ với giá khởi điểm hơn 16 triệu bảng/năm, tăng lên thành 40 triệu bảng/năm kể từ năm 2019 và kéo dài tới tận năm 2027.
Nhà tài trợ áo đấu
1 Áp dụng với trang phục thi đấu tại Ngoại hạng Anh. Investec Bank xuất hiện trên áo đấu tại UEFA Champions League, FA Cup, Cúp Liên đoàn và Europa League.
2 Aurasma là công ty con của Autonomy Corporation.
3 Hewlett-Packard là công ty mẹ của Autonomy Corporation và chỉ xuất hiện trên áo đấu tại Ngoại hạng Anh. AIA xuất hiện trên áo đấu tại FA Cup, Cúp Liên đoàn và Europa League.
Chủ sở hữu
Tottenham Hotspur F.C. trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn Tottenham Hotspur Football and Athletic Company Ltd. ngày 2 tháng 3 năm 1898 nhằm gia tăng ngân sách hoạt động và ràng buộc trách nhiệm đối với các thành viên quản trị. 8.000 cổ phiếu được phát hành với giá 1 bảng, nhưng chỉ có 1.588 cổ phiếu là bán được trong năm đầu tiên. Công ty bán thêm được 4.598 cổ phiếu tính tới năm 1905. Một vài đại gia đình nắm giữ cổ phần lớn, trong đó có một gia đình người Xứ Wales ủng hộ đội bóng từ những năm 1930, ngoài ra còn có gia đình Richardson và gia đình Bearman. Thành viên của các gia đình này lần lượt giữ chức chủ tịch Tottenham Hotspur F.C. giai đoạn từ 1943 tới 1984 sau khi vị chủ tịch từ năm 1898 Charles Robert qua đời.
Trong những năm đầu thập niên 1980, chi phí gia tăng để nâng cấp khán đài Tây của sân vận động cùng những chi tiêu sai lầm trong tuyển mộ cầu thủ khiến câu lạc bộ rơi vào cảnh nợ nần. Tháng 11 năm 1982, một cổ động viên có tên Irving Scholar mua lại 25% cổ phần với giá 600.000 bảng và cùng Paul Bobroff nắm giữ quyền điều hành đội bóng. Nhằm huy động vốn, Scholar buộc phải biến Tottenham Hotspur thành công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng với việc niêm yết câu lạc bộ lên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn vào năm 1983, trở thành câu lạc bộ đầu tiên của châu Âu có tên trên sàn chứng khoán và cũng là câu lạc bộ đầu tiên của phát hành cổ phiếu công khai. Cổ động viên mà mọi tổ chức đều có thể tự do mua bán cổ phiếu đội bóng, đặc biệt với quyết định của tòa án vào năm 1935 (Berry and Stewart v Tottenham Hotspur FC Ltd) cho phép ban giám đốc của công ty có quyền từ chối việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông bất kỳ cho một người khác. Việc niêm yết đem lại hiệu quả tích cực, và 3,8 triệu cổ phiếu đã nhanh chóng được bán ra. Tuy nhiên, mô hình này không bền vững và dẫn tới nhiều khó khăn tài chính khác, và tới tháng 6 năm 1991, cựu cầu thủ và huấn luyện viên của Spurs là Terry Venables cùng doanh nhân Alan Sugar quyết định đầu tư 3,25 triệu bảng cho câu lạc bộ. Sugar sau đó nâng khoản đầu tư của mình lên 8 triệu bảng vào tháng 12, trở thành cổ đông lớn nhất và điều hành đội bóng. Tháng 5 năm 1993, Venables bị loại khỏi hội đồng quản trị. Năm 2000, Sugar rao bán câu lạc bộ, và tới tháng 2 năm 2001, ông đã bán hầu hết cổ phiếu của mình cho tập đoàn ENIC.
Trong khoảng 10 năm từ 2001 tới 2011, cổ phiếu của Tottenham Hotspur F.C. được niêm yết trên sàn AIM. Tỉ phú người Anh Joe Lewis là người sáng lập của ENIC. Daniel Levy, đồng nghiệp của Lewis tại ENIC, là người điều hành câu lạc bộ. Ban đầu, họ chỉ sở hữu 29.9% cổ phần sau khi trả giá 22 triệu bảng cho 25% số cổ phiếu của Sugar vào năm 1991. Cổ phần của ENIC tăng dần theo thời gian, và họ quyết định mua nốt 12% cổ phiếu còn lại của Sugar với giá 25 triệu bảng vào năm 2007, và 9,9% cổ phần của Stelios Haji-Ioannou qua đại diện là công ty Hodram Inc. vào năm 2009. Ngày 21 tháng 8 năm 2009, ban lãnh đạo huy động thêm 30 triệu cổ phiếu cho dự án xây dựng sân vận động mới, và 27,8 triệu cổ phiếu lập tức đã được ENIC mua về. Báo cáo năm 2010 cho biết ENIC sở hữu tới 76% lượng cổ phiếu phổ thông và 97% lượng cổ phiếu chuyển đổi, tương đương với 85% lượng cổ phiếu quỹ của câu lạc bộ. Lượng cổ phiếu còn lại được giữ bởi hơn 30.000 cổ đông khác. Theo thông báo của AGM vào năm 2011, Tottenham Hotspur đã hoàn tất thủ tục pháp lý và trở thành công ty thuộc quyền sở hữu của ENIC.
Cổ động viên
Tottenham có lượng cổ động viên hùng hậu trong lãnh thổ Anh, đặc biệt ở vùng phía Bắc London và các hạt xung quanh. Các trận đấu trong sân nhà của họ thường kín khán giả. Trong giai đoạn 1950–62, câu lạc bộ đã 5 lần phá kỷ lục về lượng người xem trong một trận đấu tại Anh. Spurs là câu lạc bộ có lượng khán giả đông thứ 9 mùa giải 2008–09 của Ngoại hạng Anh, và thứ 11 trong toàn bộ lịch sử giải đấu này. Trong mùa giải 2017–18 khi Tottenham được thi đấu trên sân nhà là sân vận động Wembley, họ là câu lạc bộ có số khán giả đông thứ hai trong cả mùa giải. Cổ động viên trung thành của họ có nhiều nhân vật nổi tiếng, trong đó có thể kể tới triết gia Ngài A. J. Ayer. Câu lạc bộ cũng có nhiều nhóm cổ động viên trên toàn thế giới. Hội cổ động viên lớn nhất của họ Tottenham Hotspur Supporters' Trust được đội bóng công nhận là đại diện chính thức cho toàn bộ các cổ động viên trên toàn thế giới.
Về mặt lịch sử, truyền thống của Tottenham gắn liền với cộng đồng người Do Thái ở phía Đông và Đông Bắc của thành phố London. Người ta ước tính khoảng hơn 1/3 cổ động viên của câu lạc bộ trong thập niên 1930 là người Do Thái. Vì những đóng góp lớn từ thuở ban đầu, kể từ năm 1984, cả ba vị chủ tịch liên tiếp của Spurs đều là những doanh nhân Do Thái. Cho dù có lượng cổ động viên Do Thái lớn hơn bất kể một câu lạc bộ nào khác ở London (hiện chiếm khoảng 5% số lượng cổ động viên), nhưng Tottenham chưa bao giờ được coi là câu lạc bộ của người Do Thái. Trong thập niên 1960, người ta nghe thấy đối thủ của họ thường xuyên hát những ca khúc bài Do Thái với những từ ngữ như "Yids" hay "Yiddos" nhắm vào các cổ động viên Tottenham. Để đáp lại, toàn bộ các cổ động viên của câu lạc bộ đã sáng tác nên những giai điệu vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Nhiều cổ động viên đã coi "Yids" là một sự tự hào, và điều đó góp phần khiến những lời chế nhạo trở nên dần vô nghĩa. Cho dù từ "Yids" được sử dụng rộng rãi nhưng nó cũng mang tới nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là một từ ngữ xúc phạm và bị cổ động viên Spurs sử dụng nhằm "hợp lý hóa những khái niệm Do Thái trong bóng đá", và rõ ràng là một hành vi phân biệt chủng tộc. Đại hội Do Thái thế giới và Nhóm đại biểu Do Thái tại Quốc hội Anh đều phê phán việc sử dụng từ này bởi cổ động viên Tottenham. Nhiều người khác, điển hình là Thủ tướng Anh David Cameron, thì đồng tình khi cho rằng mục đích của nó không bắt nguồn từ bất cứ thái độ thù ghét nào và cũng không được sử dụng rộng rãi, vậy nên khó có thể bị coi là hành vi xúc phạm.
Người hâm mộ
Có rất nhiều bài hát do người hâm mộ sáng tác dành cho đội bóng, trong đó nổi tiếng nhất là "Glory Glory Tottenham Hotspur". Ca khúc này được viết vào năm 1961 sau khi Spurs hoàn tất cú đúp quốc nội lịch sử của mùa giải 1960–61, và sau đó là lần đầu tiên được thi đấu ở sân chơi châu lục. Đối thủ đầu tiên của họ là nhà vô địch Ba Lan Górnik Zabrze, và đội đã bị thua ngược với tỉ số 2-4. Lối đá quá rát của họ đã bị báo chí Ba Lan phê phán "không có chút thánh thiện nào". Lời phê bình khiến cho ba cổ động viên của Tottenham trong trận tái đấu của hai đội trên sân White Hart Lane đã quyết định mặc trang phục thiên thần với áo khoác toga, dép sandal, râu giả với cuốn Kinh thánh trên tay. Họ được phép xuống tới sát đường biên, trong khi các cổ động viên khác trên khán đài đã hát chế lời bài hát thành "Glory Glory Hallelujah". Spurs đã giành chiến thắng giòn giã 8-1. HLV của đội bóng khi đó Bill Nicholson sau này có viết trong cuốn tự truyện:
"Lần đầu tiên người ta được nghe thứ âm thanh này ở Anh, chính là vào mùa giải 1961–62. Đó là khi 60.000 khán giả tại White Hart Lane cùng nhau hát bài "Glory, Glory Hallelujah" trong trận đấu cúp Châu Âu của chúng tôi. Tôi không rõ nó bắt đầu như thế nào hay ai đã bắt đầu nó, nhưng tôi cảm thấy nó rất linh thiêng."
Bên cạnh đó, hàng loạt vụ ẩu đả hooligan bởi cổ động viên Spurs đã được ghi nhận trong các thập niên 1970 và 1980. Những sự kiện nổi tiếng nhất là những vụ ẩu đả trước và sau trận các chung kết UEFA Cup năm 1974 và 1984 tại Rotterdam và Brussels, đều gặp câu lạc bộ Feyenoord của Hà Lan. Theo thời gian, các hành động bạo lực đều đã thuyên giảm, nhưng đôi lúc vài vụ ẩu đả vẫn được ghi nhận.
Đối thủ chính
Cổ động viên của Tottenham Hotspur có truyền thống đối đầu với nhiều đội bóng, chủ yếu là các đội bóng lớn của Thủ đô London. Nổi tiếng nhất có lẽ là với câu lạc bộ cùng phía Bắc của thành phố, Arsenal. Sự đối đầu bắt đầu từ năm 1913 khi Arsenal chuyển từ sân Manor Ground ở Plumstead sang Sân vận động Highbury, và đặc biệt, kể từ khi bất ngờ thay thế chính Tottenham để thăng hạng lên giải cấp cao nhất First Division vào năm 1919. Ngoài ra, cổ động viên Spurs cũng có truyền thống đối đầu với các câu lạc bộ Chelsea và West Ham United.
Hoạt động xã hội
Kể từ năm 2006, chương trình hoạt động của Tottenham được phối hợp cùng Hội đồng hạt Haringey, quỹ Metropolitan Housing Trust và các cơ quan địa phương nhằm hỗ trợ phát triển thể thao và các hoạt động xã hội. Chương trình được tài trợ một phần từ quỹ Spaces for Sport của ngân hàng Barclays cùng quỹ Football Foundation. The Tottenham Hotspur Foundation còn nhận được sự ủng hộ lớn từ Thủ tướng Anh khi được trực tiếp phát động từ chính Số 10 phố Downing vào tháng 2 năm 2007.
Tháng 3 năm 2007, câu lạc bộ giới thiệu hoạt động từ thiện vì trẻ em cùng quỹ SOS Children's Villages UK. Các cầu thủ sẽ tới thăm các em nhỏ tại Rustenburg, Nam Phi. Toàn bộ số tiền nhằm giúp các em có trang thiết bị chạy bộ và phát triển các dự án phát triển cộng đồng tại Rustenburg. Trong năm tài khóa 2006–07, Tottenham chính là đội có nhiều khoản chi nhất cho các hoạt động xã hội và từ thiện. Trung bình, đội bóng đóng góp tới 4,5 triệu bảng mỗi năm, và thống nhất đảm bảo khoản đóng góp trong vòng 4 năm liên tục. Cần biết rằng khoản đóng góp từ thiện của câu lạc bộ mùa giải 2005–06 chỉ vỏn vẹn 9.763 bảng.
Spurs cũng là một trong những câu lạc bộ bóng đá tham gia tích cực nhất vào hoạt động chống biến đổi khí hậu 10:10 nhằm kêu gọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có ý thức về các vấn đề môi trường. Năm 2009, họ tham gia vào cộng đồng giảm thiểu chất thải carbon. Họ thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng bằng một hệ thống mới có hiệu năng cao hơn, tắt hệ thống sưởi khi không cần thiết, và chọn lộ trình bay ngắn nhất cho đội bóng. Chỉ sau một năm, câu lạc bộ thông báo đã giảm thiểu được lượng chất thải carbon lên tới 14%.
Mặt khác, họ cũng thuyết phục thành công trong việc giảm thiểu 106 ràng buộc hợp đồng liên quan tới dự án Northumberland Development Project. Ban đầu, dự án yêu cầu họ phải cơi nới 50% những ngôi nhà tồi tàn và trả số tiền chênh lệch 15,5 triệu bảng cho kinh phí duy trì cơ sở hạ tầng. Dự án vốn gây tranh cãi vì Tottenham đã mua lại và phá hủy một khu vực đang phát triển, việc giải phóng mặt bằng đã khiến nhiều người mất việc, và bản thân câu lạc bộ không tạo được đủ những việc làm mới để thay thế Câu lạc bộ đưa ra dẫn chứng rằng sân vận động mới thực ra đã tạo nên 3.500 việc làm mới, cũng như đảm bảo thu về 293 triệu bảng mỗi năm cho toàn vùng, và thực tế thì dự án này sẽ còn phục vụ cho cả vùng Tottenham trong ít nhất 20 năm tới. Thực tế, câu lạc bộ cũng đã xây 256 căn nhà tình nghĩa và một trường tiểu học cho 400 em học sinh ở phía Bắc vùng Tottenham.
Đội bóng nữ Tottenham Hotspur
Đội bóng nữ Tottenham Hotspur L.F.C. được thành lập vào năm 1985 dưới tên Broxbourne Ladies. Họ trở thành đội bóng nữ của Tottenham kể từ mùa giải 1991–92 và chơi cho giải bóng đá chuyên nghiệp London và vùng Đông Nam (hạng 4). Họ được thăng hạng sau khi vô địch mùa giải 2007–08. Năm 2016–17, họ đăng quang FA Women's National League South, rồi giành chiến thắng trong trận playoff để lên FA Women's Championship.
Ngày 1 tháng 5 năm 2019, sau khi kết thúc ở vị trí thứ hai ở Championship sau trận hòa 1-1 với câu lạc bộ Aston Villa, đội bóng Tottenham Hotspur nữ chính thức được lên giải đấu cao nhất nước Anh FA Women's Super League. Họ sử dụng tên Tottenham Hotspur Women bắt đầu từ mùa giải 2019–20.
Danh hiệu
Danh hiệu trong nước
Giải vô địch quốc gia
First Division / Premier League:
Vô địch (2): 1950–51, 1960–61
Second Division:
Vô địch (2): 1919–20, 1949–50
Giải đấu Cúp
Cúp FA:
Vô địch (8): 1900–01, 1920–21, 1960–61, 1961–62, 1966–67, 1980–81, 1981–82, 1990–91
Cúp Liên đoàn Anh:
Vô địch (4): 1970–71, 1972–73, 1998–99, 2007–08
Siêu cúp Anh:
Vô địch (7): 1921, 1951, 1961, 1962, 1967, 1981*, 1991* (*chia sẻ chức vô địch)
Danh hiệu châu lục
UEFA Cup Winners' Cup:
Vô địch (1): 1962–63
UEFA Cup:
Vô địch (2): 1971–72, 1983–84
38x38px UEFA Champions League:
Á quân (1): 2018–19
Danh hiệu khác
Audi Cup
Vô địch (1): 2019
Tiger Cup
Vô địch (1): 2023
Thống kê và kỷ lục
Steve Perryman hiện là cầu thủ có số lần ra sân nhiều nhất cho đội bóng với 854 trận từ năm 1969 tới năm 1986, trong số đó 655 trận thuộc giải vô địch quốc gia. Harry Kane hiện đang là chân sút vĩ đại nhất lịch sử câu lạc bộ với 280 bàn thắng.
Trận thắng đậm nhất trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia của Tottenham là trước đối thủ Bristol Rovers F.C. ở Second Division ngày 22 tháng 10 năm 1977. Trận thắng đậm nhất của họ là tỉ số 13-2 trước Crewe Alexandra ngày 3 tháng 2 năm 1960. Trận thắng đậm nhất của Spurs ở giải đấu cấp cao nhất là trận thắng 9-1 trước Wigan Athletic ngày 22 tháng 11 năm 2009 với 5 năm bàn thắng của Jermain Defoe. Trận thua đậm nhất của họ là thất bại 0-8 trước 1. FC Köln tại Intertoto Cup ngày 22 tháng 7 năm 1995.
75.038 là kỷ lục khán giả tới theo dõi một trận đấu của Tottenham tại White Hart Lane, ngày 5 tháng 3 năm 1938 trước câu lạc bộ Sunderland. Trận đấu có đông khán giả nhất lịch sử Tottenham là trên sân vận động Wembley ngày 2 tháng 11 năm 2016, với 85.512 người tới xem trận đấu với Bayer Leverkusen trong khuôn khổ UEFA Champions League 2016–17. Ngoài ra, còn phải kể tới trận Derby Bắc London với Arsenal ngày 10 tháng 2 năm 2018 với 83.222 khán giả là trận đấu có đông người xem nhất lịch sử giải Ngoại hạng Anh.
Cầu thủ
Đội hình chính thức
Cho mượn
Học viện trẻ
Ban huấn luyện
Ban giám đốc
Các cựu huấn luyện viên và cầu thủ
Huấn luyện viên
Thứ tự theo thời gian bổ nhiệm làm huấn luyện viên của Tottenham Hotspur:
(TQ) – Tạm quyền
(FTC) – Huấn luyện viên đội một
1898 Frank Brettell
1899 John Cameron
1907 Fred Kirkham
1912 Peter McWilliam
1927 Billy Minter
1930 Percy Smith
1935 Wally Hardinge
1935 Jack Tresadern
1938 Peter McWilliam
1942 Arthur Turner
1946 Joe Hulme
1949 Arthur Rowe
1955 Jimmy Anderson
1958 Bill Nicholson
1974 Terry Neill
1976 Keith Burkinshaw
1984 Peter Shreeves
1986 David Pleat
1987 Trevor Hartley
1987 Terry Venables
1991 Peter Shreeves
1992 Doug Livermore
Ray Clemence (FTC)
1993 Osvaldo Ardiles
1994 Steve Perryman
1994 Gerry Francis
1997 Chris Hughton
1997 Christian Gross
1998 David Pleat
1998 George Graham
2001 David Pleat
2001 Glenn Hoddle
2003 David Pleat
2004 Jacques Santini
2004 Martin Jol
2007 Clive Allen
2007 Juande Ramos
2008 Harry Redknapp
2012 André Villas-Boas
2013 Tim Sherwood
2014 Mauricio Pochettino
2019 José Mourinho
2021 Ryan Mason (TQ)
2021 Nuno Espírito Santo
2021 Antonio Conte
2023 Christian Stellini (TQ)
2023 Ange Postecoglou
Danh thủ
Những cầu thủ sau đây có tên trong Đại sảnh Danh vọng của câu lạc bộ. Hai danh thủ mới nhất được bổ sung vào Đại sảnh Danh vọng là Steve Perryman và Jimmy Greaves vào ngày 20 tháng 4 năm 2016.
Osvaldo Ardiles
Ricardo Villa
Clive Allen
Les Allen
Paul Allen
Darren Anderton
Peter Baker
Phil Beal
Bobby Buckle
Keith Burkinshaw
Martin Chivers
Tommy Clay
Ray Clemence
Ralph Coates
Garth Crooks
Jimmy Dimmock
Ted Ditchburn
Terry Dyson
Paul Gascoigne
Arthur Grimsdell
Jimmy Greaves
Willie Hall
Ron Henry
Glenn Hoddle
Jack Jull
Cyril Knowles
Gary Lineker
Gary Mabbutt
Paul Miller
Billy Minter
Tom Morris
Alan Mullery
Bill Nicholson
Maurice Norman
Steve Perryman
Martin Peters
John Pratt
Graham Roberts
Teddy Sheringham
Bobby Smith
Vivian Woodward
Chris Waddle
Fanny Walden
David Ginola
Steffen Freund
Jürgen Klinsmann
Chris Hughton
Danny Blanchflower
Pat Jennings
Steve Archibald
Bill Brown
John Cameron
Alan Gilzean
Dave Mackay
John White
Ronnie Burgess
Mike England
Cliff Jones
Terry Medwin
Taffy O'Callaghan
Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải
Được bình chọn bởi thành viên câu lạc bộ và các khán giả sở hữu vé toàn bộ mùa giải (áp dụng từ mùa giải 2005–06).
1987 Gary Mabbutt
1988 Chris Waddle
1989 Erik Thorstvedt
1990 Paul Gascoigne
1991 Paul Allen
1992 Gary Lineker
1993 Darren Anderton
1994 Jürgen Klinsmann
1995 Teddy Sheringham
1996 Sol Campbell
1997 Sol Campbell
1998 David Ginola
1999 Stephen Carr
2000 Stephen Carr
2001 Neil Sullivan
2002 Simon Davies
2003 Robbie Keane
2004 Jermain Defoe
2005–06 Robbie Keane
2006–07 Dimitar Berbatov
2007–08 Robbie Keane
2008–09 Aaron Lennon
2009–10 Michael Dawson
2010–11 Luka Modrić
2011–12 Scott Parker
2012–13 Gareth Bale
2013–14 Christian Eriksen
2014–15 Harry Kane
2015–16 Toby Alderweireld
2016–17 Christian Eriksen
2017–18 Jan Vertonghen
2018–19 Son Heung-min
2019–20 Son Heung-Min
2020–21 Harry Kane
2021–22 Son Heung-Min
2022–23 Harry Kane
Câu lạc bộ liên kết
Internacional
San Jose Earthquakes
Nam Hoa AA
Supersport United |
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS (SARS-CoV), một chủng của coronavirus. Trong thời gian từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 774 trường hợp tử vong trên toàn thế giới (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) vào đầu năm 2003.
Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào giới tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; dưới 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành 6%; dưới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.
Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong khối trữ thiên nhiên (quần thể động vật) và có khả năng tái phát.
Không có trường hợp SARS-CoV đầu tiên nào được báo cáo trên toàn thế giới kể từ năm 2004. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 có liên quan là nguyên nhân gây ra đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Nguồn phát bệnh
Theo một số nhà khoa học, vi rút gây bệnh SARS bắt nguồn từ loài cầy hương bán ở các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm và có thể bao gồm: sốt, đau cơ, triệu chứng hôn mê, ho, đau họng và một số triệu chứng không đặc hiệu. Các triệu chứng chỉ chung cho tất cả các bệnh nhân xuất hiện sốt trên 38 °C (100,4 °F), khó thở có thể xảy ra sau đó. Bệnh nhân có các triệu chứng như với cảm lạnh trong giai đoạn đầu tiên, nhưng sau đó giống như cúm. Bệnh nhân có thể bị sốt nóng và sốt lạnh xen kẽ nhau.
Chẩn đoán
Dấu hiệu:
Bất kỳ các triệu chứng, bao gồm sốt 38 °C hoặc cao hơn;
Hắt hơi, ho, sau đó chạm vào các đồ vật (sau khi phát bệnh 5 ngày).
Đi du lịch đến bất kỳ khu vực được xác định bởi WHO là khu vực có SARS (khu vực bị ảnh hưởng như của ngày 10 tháng 5 năm 2003, các khu vực của Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore và tỉnh Ontario, Canada).
Một kết quả xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bệnh nhân không có SARS.
Tiên lượng
Một số báo cáo kết quả từ Trung Quốc trên một số bệnh nhân SARS phục hồi cho thấy thời gian nặng nề và di chứng lâu có tồn tại. Các bệnh tiêu biểu nhất bao gồm chứng xơ hoá phổi, loãng xương, và xương đùi hoại tử, mà đã dẫn đến mất hoàn toàn khả năng lao động hoặc ngay cả khả năng tự chăm sóc các trường hợp này. Kết quả là, một số bệnh nhân sau SARS bị rối loạn tâm thần chủ yếu.
Dịch tễ học
SARS vẫn được coi là một căn bệnh tương đối hiếm, với 8.422 trường hợp năm 2003.
Nạn nhân
Dịch bệnh SARS từ năm 2002 đến năm 2003 đã khiến 650 người Trung Quốc bị chết ở đại lục và Hồng Kông. |
Trong toán học, bất phương trình được định nghĩa thông qua khái niệm hàm mệnh đề (mệnh đề chứa biến). Bài này trình bày một cách đơn giản nhất về các bất phương trình.
Bất phương trình một ẩn trên trường số thực
Bất phương trình một ẩn là một mệnh đề (biểu thức) chứa biến x so sánh hai hàm số f(x) và g(x) trên trường số thực dưới một trong các dạng
Giao của hai tập xác định của các hàm số f(x) và g(x) được gọi là tập xác định của bất phương trình.
Tuy nhiên các bất phương trình trên đều có thể chuyển về dạng tương đương f(x)> 0 (hoặc f(x) ≥ 0).
Cũng như trong phương trình, biến x trong bất phương trình cũng được gọi là ẩn, hàm ý là một đại lượng chưa biết.
Sau đây ta sẽ xét bất phương trình dạng tổng quát f(x)> 0.
Nếu với giá trị x =a, f(a) > 0 là bất đẳng thức đúng thì ta nói rằng a nghiệm đúng bất phương trình f(x) > 0, hay a là nghiệm của bất phương trình.
Tập hợp tất cả các nghiệm của bất phương trình được gọi là tập nghiệm hay lời giải của bất phương trình, đôi khi nó cũng được gọi là miền đúng của bất phương trình. Trong nhiều tài liệu người ta cũng gọi tập nghiệm của bất phương trình là nghiệm của bất phương trình.
Giải một bất phương trình nghĩa là tìm tập nghiệm của nó.
Ví dụ: Bất phương trình 4.x+ 2 > 0 nghiệm đúng với mọi số thực x> -0.5. Tập nghiệm của bất phương trình là { x | x > -0.5 } = (0.5; )
Bất phương trình của nhiều ẩn
Khái niệm bất phương trình có thể mở rộng thành bất phương trình n biến trên hoặc trên tập bất kỳ của biến x nhưng các hàm f(x) và g(x) phải nhận giá trị trên các tập sắp thứ tự toàn phần.
Phân loại bất phương trình
Các bất phương trình một ẩn đều có thể chuyển về dạng f(x)>0 hoặc f(x)≥0.
Khi đó phân loại của bất phương trình được quy về phân loại của hàm f(x)
Các bất phương trình đại số bậc k là các bất phương trình trong đó f(x) là đa thức bậc k.
Các bất phương trình vô tỷ là các bất phương trình có chứa phép khai căn
Các bất phương trình mũ là các bất phương trình có chứa hàm mũ (chứa biến trên lũy thừa).
Các bất phương trình logarit là các bất phương trình có chứa hàm logarit (chứa biến trong dấu logarit).
Cách giải một số bất phương trình đại số bậc thấp
Sau đây chỉ nói về các bất phương trình dạng f(x) > 0. Các kết quả tương tự cho các bất phương trình với dấu ≥.
Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Bất phương trình bậc nhất một ẩn là bất phương trình dạng:
trong đó a ≠ 0.
Nếu a > 0, tập nghiệm của bất phương trình này là: .
Nếu a < 0, tập nghiệm của bất phương trình này là: .
trường hợp a =0
Nếu b > 0, Phương trình vô số nghiệm.
Nếu b < 0, Phương trình vô nghiệm
Bất phương trình bậc hai một ẩn
Bất phương trình bậc hai một ẩn là bất phương trình dạng:
trong đó a ≠ 0.
Đặt Δ = b2 - 4.a.c. Ta có các trường hợp sau:
Nếu Δ < 0 và
a < 0 thì bất phương trình không nghiệm đúng với mọi giá trị thực của x. Tập nghiệm là: .
a > 0 thì bất phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị thực của x. Tập nghiệm là: .
2. Nếu Δ = 0 và
a < 0 thì bất phương trình không nghiệm đúng với mọi giá trị thực của x. Tập nghiệm là: .
a > 0 thì bất phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị thực của x. Tập nghiệm là: .
3. Nếu Δ > 0, gọi x1, x2 (x1 < x2) là hai nghiệm của phương trình bậc hai a.x2 + b.x + c = 0 với
Khi đó
Nếu a > 0 thì tập nghiệm của bất phương trình là:
Nếu a < 0 thì tập nghiệm của bất phương trình là:
Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn gồm một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y mà ta phải tìm các nghiệm chung của chúng. Mỗi nghiệm chung đó được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.
Chú thích |
Xác suất P của biến cố E nào đó, ký hiệu , được xác định trong một "vũ trụ" hoặc không gian mẫu
gồm mọi biến cố sơ cấp (elementary event) sao cho P phải thỏa mãn các tiên đề Kolmogorov.
Theo một cách khác, một xác suất có thể được hiểu là một độ đo trên một σ-đại số của các tập con của không gian mẫu, với các tập con đó là các biến cố, sao cho độ đo của tập bao trùm bằng 1. Tính chất này rất quan trọng, do từ nó mà có được khái niệm tự nhiên về xác suất điều kiện. Mọi tập với xác suất khác 0 (nghĩa là P(A)> 0) xác định một xác suất khác
trên không gian. Biểu diễn trên thường được đọc là "xác suất của B nếu có A". Nếu xác suất điều kiện của B nếu có A bằng xác suất của B, thì A và B được coi là độc lập.
Trong trường hợp không gian mẫu là hữu hạn hoặc vô hạn đếm được, một hàm xác suất còn có thể được xác định bởi các giá trị của nó trên tập biến cố sơ cấp trong đó
Các tiên đề Kolmogorov
Ba tiên đề sau được gọi là các tiên đề Kolmogorov, đặt theo tên nhà toán học Andrey Kolmogorov, người đã xây dựng chúng. Ta có một tập Ω, một σ-đại số F của các tập con của Ω, và một hàm P ánh xạ mỗi thành viên của F tới một giá trị là số thực. Các thành viên của F, nghĩa là các tập con của Ω, được gọi là các "biến cố".
Tiên đề thứ nhất
Với tập bất kỳ , nghĩa là với mọi biến cố E,
Nghĩa là, xác suất của một biến cố là một số thực không âm.
Tiên đề thứ hai
Nghĩa là, xác suất một biến cố sơ cấp nào đó trong tập mẫu sẽ xảy ra là 1. Cụ thể hơn, không có biến cố sơ cấp nào nằm ngoài tập mẫu.
Điều này thường bị bỏ qua trong một số nhầm lẫn trong tính toán xác suất; nếu ta không thể định nghĩa chính xác toàn bộ tập mẫu thì cũng sẽ không thể định nghĩa xác suất của tập con bất kỳ.
Tiên đề thứ ba
Một chuỗi đếm được bất kỳ gồm các biến cố đôi một không giao nhau thỏa mãn .
Nghĩa là, xác suất của một tập biến cố là hợp của các tập con không giao nhau bằng tổng các xác suất của các tập con đó. Đó gọi là σ-cộng tính (σ-additivity). Quan hệ này không đúng nếu có hai tập con giao nhau.
Để biết về các cách tiếp cận đại số khác, xem bài algebra of random variables.
Các hệ quả
Từ các tiên đề Kolmogorov, ta có thể rút ra các quy tắc hữu ích khác cho việc tính toán các xác suất:
Đó là quy tắc cộng xác suất. Nghĩa là, xác suất A hoặc B sẽ xảy ra bằng tổng xác suất A sẽ xảy ra với xác suất B sẽ xảy ra, trừ đi xác suất mà cả A và B cùng xảy ra. Kết luận này có thể mở rộng thành inclusion-exclusion principle.
Nghĩa là, xác suất mà một biến cố bất kỳ sẽ không xảy ra bằng 1 trừ đi xác suất nó sẽ xảy ra.
Sử dụng xác suất điều kiện như đã định nghĩa ở trên, ta có
Nghĩa là, xác suất A và B sẽ xảy ra bằng xác suất A sẽ xảy ra nhân với xác suất B sẽ xảy ra nếu A đã xảy ra. Quan hệ này dẫn tới Định lý Bayes. Từ đó ta có:
A và B độc lập khi và chỉ khi . |
Trang này liệt kê những sự kiện quan trọng vào tháng 1 năm 2006.
Chủ nhật, ngày 1 tháng 1
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraina vì bất đồng về giá cả.
Thứ hai, ngày 2 tháng 1
Một người Việt được tặng Huân chương Thành viên Đế chế Anh: ông Vũ Khánh Thành, nghị viên hội đồng khu phố Hackney, Luân Đôn, giám đốc sáng lập và điều hành hội An Việt. Hội này cũng đã trình dự án lập Làng Việt Nam để đón Thế vận hội 2012. BBC
Thứ ba, ngày 3 tháng 1
Nhà vận động hành lang Jack Abramoff đã nhận ba tội tham nhũng có dính líu nhiều viên chức ở Quốc hội Hoa Kỳ, và ông sắp khai ra ai đã ăn hối lộ của ông. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN
Thứ tư, ngày 4 tháng 1
Thủ tướng Israel Ariel Sharon đã được đưa vào bệnh viện ở Jerusalem sau một cơn đột quỵ "đáng kể". Ehud Olmert được quyền thủ tướng. BBC
Tộc trưởng Maktoum bin Rashid Al Maktoum, thủ hiến của Dubai và Thủ tướng của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, qua đời do cơn đau tim tại Bờ biển Vàng, Úc. VNN VOA
12 trong số 13 thợ mỏ bị tử nạn trong tai nạn hầm mỏ tại Mỏ than Sago, Tây Virginia, Hoa Kỳ. BBC Calitoday Người Việt Việt Báo VNN VOA
Nga đồng ý tái cung cấp khí đốt cho Ukraina. BBC Việt Báo VNN VOA
Thứ năm, ngày 5 tháng 1
Ông Trần Xuân Bách, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCSVN, qua đời chiều ngày 1 tháng 1 vừa qua, thọ 83 tuổi. Lúc đương chức, ông đề xuất cải cách chính trị theo hướng "đa nguyên", nhưng không được ủng hộ nên bị đưa ra khỏi Bộ Chính trị và Trung ương Đảng (tháng 3 năm 1990). BBC Tuổi Trẻ
Các bác sĩ đã gây mê cho Thủ tướng Israel Ariel Sharon cho 72 tiếng hồ để ngừng chảy máu sau phẫu thuật do một cơn đột quỵ trầm trọng. Ehud Olmert được quyền thủ tướng.
Microsoft cập nhật Windows để sửa một lỗ an toàn quan trọng trong việc xử lý dạng hình ảnh Windows Metafile.
Thứ sáu, ngày 6 tháng 1
Thủ tướng Israel Ariel Sharon bị mổ lần thứ ba sau khi các bác sĩ thấy ông tiếp tục chảy máu. Ông Ehud Olmert đã được trao quyền thủ tướng tạm thời.
Thứ hai, ngày 9 tháng 1
Các bác sĩ đang cố gắng đánh thức Thủ tướng Israel Ariel Sharon từ cơn mê.
Thứ năm, ngày 12 tháng 1
Liên minh châu Âu muốn đưa Iran ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc Iran làm giàu uranium.
Một cuộc chen lấn trong buổi lễ Ném Đá Ma Quỷ, ngày cuối cùng của lễ Hajj tại Mecca, Ả Rập Xê Út, làm thiệt mạng ít nhất 345 người hành hương Hồi giáo.
Hội nghị bộ trưởng năm đầu tiên của Hiệp hội châu Á – Thái Bình Dương về Phát triển và Khí hậu sạch bắt đầu ở Sydney, Úc.
Mehmet Ali Ağca, người bắn Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong năm 1981, được phóng thích.
Thứ bảy, ngày 14 tháng 1
Núi lửa Augustine tại Alaska, Hoa Kỳ phun lửa lần đầu tiên trong gần hai mươi năm.
Thứ sáu, ngày 15 tháng 1
Michelle Bachelet thuộc đảng Xã hội Chủ nghĩa thắng cử Tổng thống Chile, trở thành tổng thống phụ nữ đầu tiên của đất nước này.
Tàu Stardust của NASA thả khoang chứa các hạt bụi thu được từ Sao chổi Wild 2 xuống Sa mạc Hồ Muối tại Utah, Hoa Kỳ.
Tộc trưởng Jaber qua đời sau 28 năm làm thủ hiến của Kuwait, và hoàng tử Tộc trưởng Saad nối ngôi.
Thứ hai, ngày 16 tháng 1
Hòa thượng Thạch Som, Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam viên tịch, hưởng thọ 95 tuổi. Lễ hỏa thiêu (Trà tỳ) sẽ được tổ chức vào hồi 21 giờ ngày 19 tháng 1 tại chùa Ratanadìparamakoskeo (Ô Mịt), xã Châu Điền, huyện Cầu Kẻ, tỉnh Trà Vinh.
Tarja Halonen và Sauli Niinistö thắng vòng thứ nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Phần Lan.
Thứ tư, ngày 18 tháng 1
Thị trường chứng khoán Tokyo bị đóng cửa sớm vì nhiều người bán cổ phần công ty livedoor sau khi bị nghi ngờ có gian lận.
Thứ năm, ngày 19 tháng 1
Tàu vũ trụ New Horizons của NASA được phóng lên từ Trạm Không quân Mũi Canaveral trong hành trình chín năm đến Diêm Vương Tinh.
Thứ sáu, ngày 20 tháng 1
Liên hiệp của người Shia thắng cử trong tổng tuyển cử Iraq tháng trước, nhưng không đủ phiếu để chiếm đa số ghế.
Thứ bảy, ngày 21 tháng 1
Tổng thống Kosovo Ibrahim Rugova qua đời, thọ 61.
Thứ hai, ngày 23 tháng 1
Đảng Bảo thủ của Stephen Harper chiến thắng đảng Tự do trong tổng tuyển cử Canada, sau khi chính phủ của Thủ tướng Paul Martin bị lật đổ cuối năm 2005.
Thủ hiến mới của Kuwait, Saad Al-Abdullah Al-Salim Al-Sabah, đồng ý thoái vị chỉ hai ngày sau khi ông lên ngôi.
Thứ tư, ngày 25 tháng 1
Deus Caritas Est (tiếng Latinh: "Thượng đế là Tình yêu"), hiến chế đầu tiên của Giáo hoàng Benedict XVI, được xuất bản.
Google đồng ý kiểm duyệt một số từ khóa để được hoạt động dịch vụ tìm kiếm tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bầu cử Quốc hội Palestine được tổ chức lần đầu tiên trong hơn mười năm.
Thứ năm, ngày 26 tháng 1
Nhóm vũ trang Hồi giáo Hamas dẫn đầu số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội Palestine, làm Thủ tướng Ahmed Qurei từ chức.
OGLE-2005-BLG-390L b, một siêu Trái Đất, được phát hiện tại chòm sao Cung Thủ, gần trung tâm Dải Ngân Hà.
Thứ bảy, ngày 28 tháng 1
Người Á Đông toàn thế giới đón Tết Bính Tuất.
Thứ hai, ngày 30 tháng 1
Tộc trưởng Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah nhậm chức tiểu vương Kuwait, kế nhiệm Saad Al-Abdullah Al-Salim Al-Sabah.
Thứ ba, ngày 31 tháng 1
Samuel Alito được phê chuẩn và nhậm chức thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. |
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và nước ta
Tên giao dịch chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport - DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung, hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí.
Sản lượng khách năm 2019 tại sân bay này là 15,5 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.
Lịch sử
Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Hoạt động
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ...
Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á, theo thông tin được công bố trên trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports. Năm 2019, CHKQT Đà Nẵng được tổ chức đánh giá và xếp hạng Cảng hàng không, sân bay toàn cầu - SKYTRAX xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga Quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Hạ tầng kĩ thuật
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có hai đường băng cất hạ cánh (3.500m và 3.048m), được trang bị hệ thống đèn tín hiệu trên taxiway, runway, appron (bãi đậu)..., các hệ thống phụ trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, VOR/DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp - thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại...có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, Airbus A340, Airbus A330, Airbus A380, Antonov 124...cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
Nhà ga hành khách
Nhà ga Quốc nội
Nhà ga hành khách quốc nội (nhà ga T1) sân bay quốc tế Đà Nẵng do Tổng Công ty Cảng hàng không miền Trung làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 24/12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/12/2011. Nhà ga được xây dựng trên diện tích gần 14.500 m2, gồm ba tầng nổi và một tầng hầm với tổng diện tích sử dụng 36.600 m2. Diện tích từng khu vực chức năng đủ tiêu chuẩn phục vụ 6 triệu lượt khách/năm (tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện khí hậu miền Trung, tải trọng động đất cấp 7. Ngoài ra, còn có các thiết bị đặc biệt như hệ thống xử lý hành lý, 5 ống lồng hàng không dẫn khách, 6 thang cuốn tốc độ 0,5 m/giây, 11 thang máy tải trọng 1.000 - 2.000 kg, các hệ thống điện tử chuyên dụng hàng không và hệ thống phụ trợ như chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời..Với 40 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác, nhà ga quốc nội đảm bảo phục vụ từ 6 - 8 triệu lượt khách/năm từ năm 2015 trở đi. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga quốc nội để đạt mức 15 triệu hành khách/năm vào năm 2020.
Nhà ga Quốc tế
Nhà ga hành khách quốc tế (nhà ga T2) do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15/11/2015 với tổng giá trị 3.504 tỷ đồng, đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, kỷ lục xây dựng trong vòng 18 tháng. Nhà ga quốc tế được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 210.000 m2, diện tích sàn xây dựng là 48.000m2, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 52 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, 04 cầu dẫn hành khách...Nhà ga T2 hiện tại đang phục vụ 51 tuyến bay Quốc tế đi và đến thành phố Đà Nẵng với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày, có công suất từ 4 đến 6 triệu khách/năm theo Quy hoạch phát triển đến giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.
Nhà ga VIP
Nhà ga VIP được dùng để đón các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nhà ga phục vụ cho chuyên cơ của các nguyên thủ của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Lào, Campuchia và Myanmar tham gia Hội nghị Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa APEC-ASEAN và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 (AELW) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Nhà ga hàng hóa
Nhà ga hàng hóa với quy mô tổng diện tích 2.400 m2, trong đó diện tích nhà ga là 1.600 m2, diện tích sân bãi 800m2 có thể tiếp nhận đồng thời 5 xe có tải trọng 9 tấn tiếp cận nhà ga, bố trí 2 khu vực hàng hóa đi đến riêng biệt, trong đó khu vực hàng hóa đi trang bị 2 dây chuyền soi chiếu hàng đi. Công trình được trang bị thống báo cháy và chữa cháy tự động, chống sét đánh thẳng.Công suất hàng hóa thông qua nhà ga đạt 100.000 tấn/năm.
Nhà ga hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trong thời gian tới, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần nâng cao vị thế của sân bay.
Các hãng hàng không và điểm đến
Hãng hàng không đang hoạt động
Các chuyến bay nội địa sử dụng nhà ga T1, các chuyến bay quốc tế sử dụng nhà ga T2.
Hiện nay, việc mở nhiều đường bay quốc tế từ nhiều nơi trên thế giới đến sân bay này góp phần tạo thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng tăng cường hợp tác giao lưu với quốc tế, thu hút được nhiều khách du lịch góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương và khu vực. Cũng từ đây người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước nói chung có thể di chuyển và đặt chân đến được nhiều nơi trên thế giới thông qua nhiều điểm trung chuyển chính quan trọng được kết nối với Sân bay Quốc tế Đà Nẵng như: Seoul–Incheon, Tokyo–Narita, Singapore Changi, Hongkong, Băng Cốc–Suvarnabhumi... đến Châu Âu, Hoa Kỳ... rút ngắn được nhiều thời gian để thực hiện hành trình qua đó tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày 27/3/2022, chuyến bay SQ172 của Singapore Airlines chở 160 hành khách và chuyến bay VZ960 của Thai VietJet Air chở 150 hành khách đã hạ cánh xuống sân bay đánh dấu chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên trở lại Đà Nẵng sau gần 2 năm, kể từ khi Covid-19 bùng phát đầu tháng 4/2020.
Các hãng hàng không từng hoạt động ở đây
Air Vietnam
Air Mekong
Cathay Dragon
Indochina Airlines
Hong Kong Airlines
Lao Airlines
PBAir
Siem Reap Airways
SilkAir
Thai Airways International
TonleSap Airlines
Tiger Airways
Định hướng phát triển
Hiện tại hàng không dân dụng đang sử dụng 150 ha/820 ha của sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng nên cần tổ chức phân định ranh giới sử dụng đất đai và quản lý. Hướng tới sẽ mở rộng diện tích sử dụng hàng không dân dụng lên 200 ha.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng sẽ được nâng cấp lên cấp sân bay 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 - 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay. Loại máy bay khai thác là B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Phương thức tiếp cận hạ cánh tiêu chuẩn CAT I.
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình như đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách T3 công suất 30 triệu khách, nhà ga hàng hóa, bảo dưỡng tàu bay, trạm xe ngoại trường, tập kết, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất, kiểm định, chế biến suất ăn, quản lý điều hành bay, cứu nguy cứu hỏa, cấp nhiên liệu, approach (tiếp cận) lên CAT II và CAT III…và các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải…để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao.
Tổ chức các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi các nước khu vực Châu Á, Châu Âu; đồng thời tổ chức thêm các chuyến bay phục vụ du lịch nội địa đi đến các điểm du lịch Quy Nhơn, Sa Pa, Phan Thiết...
Thống kê
Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 23 triệu. Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 4,6 triệu, tăng 51,36%, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 30 nghìn tấn tăng 56,57% và hành lý đạt gần 59 nghìn tấn tăng 22,60% so với năm 2017.
Năm 2019, sân bay này phục vụ 15,5 triệu lượt khách,tăng 22,56% so với năm 2018. |
Ayman al-Zawahiri (tiếng Ả Rập: ايمن الظواهري; sinh ngày 19 tháng 6 năm 1951 - mất ngày 31 tháng 7 năm 2022) là một thành viên xuất chúng của tổ chức al-Qaeda, trước đấy là thủ lĩnh Phong trào Chiến tranh Hồi giáo Ai Cập và là một nhà thần học. Ông có thể nói tiếng Ả Rập, tiếng Pháp.
Năm 1998, ông đã hợp nhất Phong trào Chiến tranh Hồi giáo Ai Cập với al-Qaeda. Ông làm việc cho tổ chức al-Qaeda từ khi nó mới bắt đầu và là thành viên chủ chốt trong hội đồng shura(tư vấn). Ông cũng thường được cho là một "tay sai" đắc lực của trùm khủng bố Osama bin Laden. Cũng có ý kiến cho rằng al-Zawahiri phục vụ với tư cách là bác sĩ cho bin Laden.
Ayman al-Zawahiri được FBI treo giá đầu ông 25 triệu USD cỡ 575.363.750.000 vnđ.
Vào ngày 31 tháng 7 năm 2022, ông bị máy bay không người lái của Hoa Kỳ tấn công giết chết ở Kabul.
Tiểu sử
Ngày 16 tháng 6 năm 2011, Ban lãnh đạo al-Qaeda hôm nay tuyên bố đã chọn Aymal al-Zawahiri lên làm thủ lĩnh mạng khủng bố này, thay cho Osama bin Laden bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt tại Pakistan hôm 2/5.
Vào cuối tuần từ ngày 29 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 năm 2022, Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tấn công máy bay không người lái tại Afghanistan nơi mà cả các quan chức chính phủ hiện tại và trước đây đều xác minh rằng anh ta đã chết. Cuộc tấn công không phải do quân đội Hoa Kỳ thực hiện mà bởi một cơ quan chính phủ khác được gọi là Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Vì đây là một cuộc tấn công chuyên biệt, không có thương vong nào khác ngoại trừ al-Zawahiri. |
Thế vận hội Mùa đông 1968, hay Thế vận hội Mùa đông X, được tổ chức từ 6 tháng 2 đến 18 tháng 2 năm 1968 tại Grenoble (Pháp). Tất cả có 37 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Môn thi đấu
Bảng tổng sắp huy chương |
Giấy can (tiếng Pháp: papier calque, từ can bắt nguồn từ từ tiếng Pháp calque /kalk/) là giấy có khả năng thấu quang cao, nghĩa là có thể cho ánh sáng đi qua.
Sản xuất
Giấy can thu được sau một quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột giấy để sản xuất giấy can thường là bột ngâm bisunfat (Sodium bisulfat); các sợi giấy được cán nát, thủy phân lâu trong nước. Quy trình sản xuất giấy này tương tự như giấy giả da gốc thực vật (giấy sunphua hóa, giấy giả da) là loại giấy được tạo ra bằng cách ngâm trong vài giây một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ cũng không phủ, trong một bể axit sunphuaric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloit (amyloid), gelatin (gelatin) và không thấm nước hoặc mỡ. Giấy can bao gồm cả giấy can trong tự nhiên (thường là không tráng) và giấy can màu (thường là giấy tráng).
Lý do giấy can trong: Sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt. Màu đục của giấy là do không khí lẫn giữa các sợi giấy khúc xạ ánh sáng tạo nên. Khi bột giấy được lọc, nghiền kỹ thì phần bọt khí sẽ được tách ra, và giấy sẽ trong.
Chỉ số kỹ thuật thông dụng
Nói chung, giấy can có tỷ trọng lớn hơn nước. Đa phần các loại giấy viết, giấy in (copy, laser, offset...) có tỷ trọng nhẹ hơn nước, trừ một số loại như giấy can, giấy in phun mặt bóng, chịu nước, giấy cuse (giấy phấn, giấy láng), giấy tổng hợp (giấy Yupo, giấy Tyvek, giấy polymer...) là chìm trong nước.
Giấy can có bề mặt mịn hơn giấy viết, ít sợi và do đó, ít bắt bụi hơn.
Phân loại HS
Trong Hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế HS, giấy can được phân loại vào nhóm 4806.3000
Khổ giấy
Giấy can trên thị trường chủ yếu có các khổ sau:
Khổ A4: 210 mm x 297 mm (±0,5 mm) thích hợp cho các máy in laser văn phòng và chế bản in
Khổ A3: 297 mm x 420 mm thích hợp cho máy in laser chế bản in.
Khổ A2 (420 mm x 594 mm), khổ A1 (594 mm x 841 mm), khổ A0 (841 mm x 1184 mm)
Khổ cuộn rộng 600 mm, 841 mm, 900 mm và 914 mm, dài 40 m, 100 m và 150 m.
Ứng dụng
Ứng dụng nhiều nhất của giấy can hiện nay là tạo ra bản phim (Offset Printing plates) trong quy trình in offset, cho những bản in không cần độ chính xác và độ nét cao, do ưu điểm giá thành rẻ hơn bản phim.
Giấy can cũng được dùng để can (căn ke, vẽ lại) các bản vẽ, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc, thiết kế cấp-thoát nước. Một số họa sĩ cũng sử dụng giấy can vào nghệ thuật. Ngoài ra, giấy can còn được dùng làm phong bì cưới, thiếp, giấy mời, tờ lót trong sách, vỏ hộp đĩa CD, danh thiếp, làm giấy gói hàng, bao bì...
Ứng dụng của giấy can được quyết định bởi quá trình gia keo bề mặt (Sizing). Giấy can chuyên cho in laser có mức độ gia keo riêng biệt so với giấy can thông thường, là loại được dùng cho nhiều quy trình in ấn: in offset, in laser và in phun màu. Nói chung, giấy can chuyên cho in laser thì không thích hợp với in phun.
Giấy can được sử dụng trong công nghệ thêu thùa, may mặc.
Lưu ý khi sử dụng
In offset
In sản phẩm nhiều màu trên máy in nhiều màu (máy in offset 4 màu)
Bao bì chỉ mở ra ngay trước khi in.
Chồng giấy nên được quạt mát thông thoáng.
Tờ giấy để in nên chọn dọc thớ.
Giấy can có thể in với nhiều loại lô in.
The use of frequency adjusted screen processes is also possible (FM-screening).
Nên dùng mực có độ pH trung tính (pH>5,5).
Only oxidative drying or UV-drying inks should be used.
Tránh các vật liệu đang phơi khô.
Không làm khô bằng nhiệt hoặc tia hồng ngoại, có thể làm cong giấy.
Sử dụng bột phun.
Tránh chồng giấy quá cao, làm cho không khí lưu hành thông thoáng.
Giấy can cần có thời gian phơi khô lâu hơn.
Các công đoạn tiếp theo có thể thực hành ngay sau khi mực in khô.
In phun
In đường nét và văn bản cho kết quả tốt.
Sự hút mực có giới hạn phụ thuộc định lượng giấy can.
Nên cân nhắc thời gian phơi khô lâu.
Nên in thử trước khi in hàng loạt.
Một số loại máy in phun sử dụng mắt thần (tế bào quang điện) không nhận biết là có giấy (vì giấy can trong), nên cần phải dán băng dính trắng hoặc đề can vào mép trên của giấy
In Laser
Transparent paper offers a fine closed surface that provides a high image quality.
Due to high processing temperatures the paper may show some shrinkage or stretching effects.
Therefore it is essential to test the run ability of the paper with the precise printing conditions.
Khuyến cáo
Giấy can đòi hỏi mức độ xử lý sợi cơ học khá cao.
Giấy can rất nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm môi trường.
Nên bảo quản trong hộp và đặt trong môi trường in 24h trước khi sử dụng.
Điều kiện lý tưởng cho bảo quản và in giấy can là 18 - 23 °C, độ ẩm 45 – 55%.
Giấy can đã hoặc chưa in đều nên tránh tiếp xúc với hơi nước và không khí ẩm khi bảo quản. |
Thế vận hội Mùa đông 1964, hay Thế vận hội Mùa đông IX, được tổ chức từ 29 tháng 1 đến 9 tháng 2 năm 1964 tại Innsbruck (Áo). Tất cả có 36 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Theo bộ môn
Thành tích
Bảng huy chương
¹ Tây Đức và Đông Đức tham dự như một đội tại Thế vận hội này. |
Thế vận hội Mùa đông 1960, hay Thế vận hội Mùa đông VIII, được tổ chức từ 18 tháng 2 đến 28 tháng 2 năm 1960 tại Khu nghỉ dưỡng Trượt tuyết Squaw Valley (nay là Palisades Tahoe) tại thung lũng Squaw (nay là thung lũng Olympic), California (Hoa Kỳ). Tất cả có 30 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Theo bộ môn
Thành tích
Bảng huy chương
¹ Tây Đức và Đông Đức tham dự như một đội tại Thế vận hội này. |
Thế vận hội Mùa đông 1956, hay Thế vận hội Mùa đông VII, được tổ chức từ 26 tháng 1 đến 5 tháng 2 năm 1956 tại Cortina d'Ampezzo (Ý), một khu nghỉ mát mùa đông tại dãy Alps. Tất cả có 32 quốc gia tham dự.
Các quốc gia tham dự
Thành tích
Bảng huy chương
¹ Tây Đức và Đông Đức tham dự như một đội tại Thế vận hội này.
Theo bộ môn
Trượt tuyết Alpine
Xe trượt băng (bobsleigh)
Trượt băng nghệ thuật (figure skating)
Khúc côn cầu (hockey)
Trượt tuyết Nordic
Trượt băng (speed skating)
Các quốc gia tham dự |
Cộng hòa Thống nhất Tanzania (phiên âm Tiếng Việt: Tan-za-ni-a; tiếng Swahili: Jamhuri ya Muungano wa Tanzania) là một đất nước ở bờ biển phía đông châu Phi. Phía bắc giáp Kenya, hồ Victoria và Uganda, phía tây giáp Rwanda, Burundi và đối diện Cộng hòa Dân chủ Congo qua hồ Tanganyika, phía nam giáp Zambia, Malawi, hồ Nyasa và Mozambique. Bờ biển phía đông là Ấn Độ dương.
Nhiều hóa thạch hominid quan trọng đã được tìm thấy ở Tanzania, chẳng hạn như hóa thạch loài hominid Pliocene 6 triệu năm tuổi. Chi Australopithecus xuất hiện trên khắp châu Phi từ 4 đến 2 triệu năm trước; và phần còn lại lâu đời nhất của chi Homo được tìm thấy gần hồ Olduvai. Theo sau sự trỗi dậy của Homo erectus 1,8 ; triệu năm trước, loài người lan rộng khắp Cựu Thế giới, và sau đó là ở Tân Thế giới và Úc dưới giống loài Homo sapiens. Homo sapiens cũng vượt qua châu Phi và hấp thụ các loài cổ xưa và phân loài của loài người. Một trong những nhóm dân tộc lâu đời nhất được biết đến vẫn còn tồn tại, Hadzabe, có nguồn gốc từ Tanzania, và lịch sử truyền miệng của họ kể lại tổ tiên cao lớn và là người đầu tiên sử dụng lửa, y học và sống trong hang động, giống như Homo erectus hoặc Homo heidelbergensis, những người sống ở cùng khu vực trước họ.
Sau đó vào thời kỳ đồ đá và đồ đồng, những cuộc di cư của người tiền sử vào Tanzania bao gồm những người nói Nam Cushitic di cư xuống phía nam từ Ethiopia ngày nay; Những người Đông Cushitic đã di chuyển đến Tanzania từ phía bắc Hồ Turkana khoảng 2.000 và 4.000 năm trước; và Nam Nilotes, bao gồm cả Datoog, người có nguồn gốc từ vùng biên giới Nam Sudan-Ethiopia ngày nay từ 2.900 đến 2.400 năm trước. Những sự dịch chuyển này diễn ra vào khoảng cùng thời gian với sự định cư của Mashariki Bantu từ Tây Phi trong các khu vực Hồ Victoria và Hồ Tanganyika. Sau đó, họ di cư qua phần còn lại của Tanzania từ 2.300 đến 1.700 năm trước.
Sự cai trị của Đức bắt đầu ở lục địa Tanzania vào cuối thế kỷ 19 khi Đức hình thành Đông Phi thuộc Đức. Điều này được tuân theo bởi sự cai trị của Anh sau thế chiến thứ nhất. Đại lục được quản lý là Tanganyika, với Quần đảo Zanzibar vẫn là một khu vực pháp lý thuộc địa riêng biệt. Sau khi độc lập vào năm 1961 và 1963, hai thực thể hợp nhất vào năm 1964 để tạo thành Cộng hòa Thống nhất Tanzania. Các quốc gia đã gia nhập Khối thịnh vượng chung của Anh vào năm 1961 và Tanzania vẫn là một thành viên của Khối thịnh vượng chung với tư cách là một nước cộng hòa.
Liên Hợp Quốc ước tính dân số Tanzania khoảng triệu người, hơi ít hơn Nam Phi, Tanzania có dân số đông thứ nhì trong các quốc gia châu Phi nằm ở phía Nam đường Xích đạo. Quốc gia này có khoảng 120 dân tộc, nhóm ngôn ngữ và tôn giáo. Nhà nước có chủ quyền Tanzania là một nước cộng hòa lập hiến tổng thống và kể từ năm 1996, thành phố thủ đô chính thức của nó là Dodoma nơi đặt văn phòng tổng thống, văn phòng quốc hội, và một số bộ của chính phủ nằm. Dar es Salaam, cố đô, vẫn là nơi đóng phần lớn các trụ sở chính phủ và là thành phố lớn nhất, cảng chính nhất, trung tâm thương mại hàng đầu quốc gia này. Tanzania là trên thực tế là nhà nước độc đảng với đảng xã hội chủ nghĩa dân chủ Chama Cha Mapinduzi nắm quyền.
Tanzania có địa hình núi non và có rừng rậm ở phía đông bắc, nơi núi Kilimanjaro tọa lạc. Ba trong số hồ lớn ở Châu Phi một phần nằm trong Tanzania. Ở phía bắc và phía tây là Hồ Victoria, hồ lớn nhất Châu Phi, và Hồ Tanganyika, hồ sâu nhất lục địa, được biết đến với các loài cá độc đáo. Về phía nam là Hồ Malawi. Bờ phía đông nóng và ẩm ướt, với Quần đảo Zanzibar ngay ngoài khơi. Khu bảo tồn Vịnh Menai là khu bảo tồn biển lớn nhất của Zanzibar. Thác Kalambo, nằm trên Sông Kalambo ở biên giới Zambia, là thác cao thứ hai không bị gián đoạn ở Châu Phi.
Công giáo là tôn giáo lớn nhất ở quốc gia này, nhưng cũng có một số thiểu số Hồi giáo và Chủ nghĩa động vật đáng kể. Hơn 100 các ngôn ngữ được nói ở Tanzania khác nhau, khiến nó trở thành quốc gia đa dạng về ngôn ngữ nhất ở Đông Phi. Quốc gia này không có ngôn ngữ chính thức de jure, mặc dù ngôn ngữ quốc gia là Swahili.
Tiếng Swahili được sử dụng trong cuộc tranh luận quốc hội, tại các tòa án cấp dưới, và như một phương tiện giảng dạy ở trường tiểu học. Tiếng Anh được sử dụng trong ngoại thương, ngoại giao, tại các tòa án cấp cao hơn và như một phương tiện giảng dạy trong giáo dục trung học và cao hơn, mặc dù chính phủ Tanzania đang có kế hoạch ngừng sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy chính nhưng nó sẽ có sẵn như một khóa học tùy chọn.
Khoảng 10% người Tanzania nói tiếng Swahili như một ngôn ngữ đầu tiên và lên đến 90% nói nó như một ngôn ngữ thứ hai.
Lịch sử
Vào khoảng thế kỷ I, người Bantu đã đến định cư ở vùng này. Từ thế kỷ X, các thương gia Ấn Độ, Indonesia, Ba Tư và Ả Rập mang tơ lụa và vải bông châu Á đến vùng bờ biển và các đảo lân cận để đổi lấy vàng, ngà voi và nô lệ. Sau khi Vasco da Gama phát hiện ra xứ sở này năm 1498, người Bồ Đào Nha bắt đầu đến vùng bờ biển Tanzania và muốn giành quyền kiểm soát việc buôn bán đang thịnh đạt nơi đây. Suốt thế kỷ XVI người Ả Rập nhiều lần nổi dậy chống lại, buộc người Bồ Đào Nha phải rút khỏi Tanzania. Người Ả Rập giành quyền thống trị từ năm 1652. Đầu thế kỷ XIX, vương quốc Hồi giáo Uman được thành lập tại đảo Zanzibar và các vùng lãnh thổ ven biển. Vào thời đó, người Ả Rập kiểm soát các đường mậu dịch vùng nội địa, dân cư ở đây trao đổi ngà voi và nô lệ để lấy vũ khí. Từ năm 1890, Anh đặt quyền bảo hộ tại đảo Zanzibar và các vùng ven biển trong khi Đức kiểm soát vùng cao nguyên và lập thuộc địa Đông Phi thuộc Đức. Năm 1920, vùng lãnh thổ này đặt dưới sự ủy trị của Anh với tên gọi Tanganyika.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào dân tộc phát triển dưới sự dẫn dắt của Julius Nyerere, nhà lãnh đạo Liên minh Dân tộc châu Phi Tanganyika. Năm 1961, trong khi vương quốc Hồi giáo Zanzibar vẫn còn thuộc quyền bảo hộ của Anh, Tanganyika tuyên bố độc lập. Năm 1964, Tanganyika hợp nhất với Zanzibar, hình thành nên Cộng hòa Thống nhất Tanganyika và Zanzibar, sau này đổi tên thành Cộng hòa Thống nhất Tanzania. Tanzania trở thành một thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh từ sau khi giành được độc lập năm 1961. Julius Nyerere trở thành nguyên thủ quốc gia. Năm 1965, Nyerere tiến hành quốc hữu hóa và thành lập các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1966, thủ đô của Tanzania được chính thức chuyển từ Dar es Salaam tới Dodoma, mặc dù nhiều cơ quan chính phủ vẫn còn đặt ở thủ đô cũ. Năm 1985, Ali Hassan Mwinyi được bầu làm Tổng thống. Mwinyi theo đuổi chính sách tự do hóa nền kinh tế.
Năm 1995, Benjamin Mikapa trở thành nhà lãnh đạo mới sau cuộc tuyển cử Tổng thống tự do lần đầu tiên. Mikapa tìm cách gia tăng hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và nạn phá rừng. Với hơn 1.000.000 người bị nhiễm HIV, việc quan tâm và phòng ngừa bệnh AIDS trở thành mục tiêu chính trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong chính sách đối ngoại, Tanzania đóng vai trò ngoại giao hàng đầu trong vùng Đông Phi, đứng ra tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho các phe tham chiến của nước Burundi láng giềng. Năm 2000, Mikapa tái đắc cử Tổng thống.
Tháng 12 năm 2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM-Đảng cầm quyền).
Nội bộ Tanzania ổn định, nhưng vẫn tồn tại mâu thuẫn về quyền lực giữa các bộ tộc, phe phái cũng như giữa Tanganyika và Zanzibar. Zanzibar (dân số nửa triệu) có chính phủ, Tổng thống riêng. Tanganiyka cũng đang đòi có những cơ cấu tương tự.
Tanzania thực hiện chính sách không liên kết, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, chống đế quốc, thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc.
Tanzania là thành viên của Tổ chức Thống nhất châu Phi (OUA), của Liên Hợp Quốc và Phong trào không liên kết. Tanzania có vai trò quan trọng trong việc duy trì đoàn kết châu Phi và tích cực góp phần thúc đẩy hợp tác Nam-Nam.
Tanzania có quan hệ tốt và nhận nhiều viện trợ của các nước phương Tây, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Tanzania là thành viên của Cộng đồng Đông Phi (East African Community-EAC) và Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi (Southern Africa Development Community-SADC). Năm 2002, các nước EAC đã cố gắng để đi đến ký kết Nghị định thư về thành lập Liên minh thuế quan EAC vào tháng 11 năm 2003, tiếp tục các thủ tục để mở thị trường chứng khoán ở Dar es Salaam, Nairobi và Kampala. Các nước EAC cũng đang cố gắng hoàn tất dự thảo Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp EAC với mục tiêu tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực và phân tích các cơ hội và thách thức trong việc phát triển vùng hồ Victoria thành một khu vực tăng trưởng kinh tế đặc biệt.
Chính trị
Tanzania theo thể chế cộng hòa tổng thống.
Theo Hiến pháp 1965, quyền lực chính quyền được tập trung vào tay Tổng thống - được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống sẽ chỉ định 2 phó Tổng thống (một người là Tổng thống của Zanzibar (bán đảo tự trị) và người kia là Thủ tướng của Chính phủ hợp nhất. Quyền lập pháp được tập trung vào Quốc hội - có nhiệm kỳ năm năm và gồm có 295 ghế trong đó 232 ghế đại biểu được bầu trực tiếp cùng một số đại biểu được bầu gián tiếp.
Tuy nhiên, do tình hình thay đổi và dưới sức ép của các lực lượng chính trị, tháng 2 năm 1992, CCM (Đảng Cách mạng Tanzania) đã nhất trí tán thành hệ thống chính trị đa đảng và ngày 17 tháng 6 năm 1992 đã thông qua đạo luật cho phép các chính đảng đối lập hoạt động.
Nội bộ Tanzania ổn định, nhưng vẫn tồn tại mâu thuẫn về quyền lực giữa các bộ tộc, phe phái cũng như giữa Tanganyika và Zanzibar. Zanzibar là bán đảo tự trị (dân số nửa triệu) có chính phủ, Tổng thống riêng. Tanganiyka cũng đang đòi có những cơ cấu tương tự.
Tháng 12 năm 2005, Tanzania vừa bầu cử Tổng thống. Ông Jakaya M. Kikwete trúng cử Tổng thống với hơn 80% phiếu bầu, đồng thời là Chủ tịch Đảng Cách mạng Tanzania (CCM-Đảng Cầm quyền).
Quốc hội Tanzania gồm 274 thành viên, trong đó 232 thành viên được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, 37 thành viên được phân cho phụ nữ do Tổng thống đề cử, 5 thành viên là thành viên của Hạ nghị viện Zanzibar, các nghị sĩ Quốc hội có nhiệm kì 5 năm. Đảo Zanzibar có cơ quan lập pháp riêng: Hạ nghị viện Zanzibar gồm 50 thành viên, được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm.
Cơ quan tư pháp là Tòa Thượng thẩm; Tòa án cấp cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
Các đảng phái chính gồm có: Đảng Cách mạng Tazania (CCM); Mặt trận Thống nhất nhân dân (CUF); Hiệp hội quốc gia xây dựng và cải cách (NCCR); Liên minh Dân chủ đa đảng phái (UMD); Đảng Dân chủ thống nhất (UDP), v.v..
Địa lý
Tanzania nằm ở Đông Phi, gồm một phần lục địa (Tanganyika cũ) và các đảo Zanzibar và Pemba. Bắc giáp Uganda (hồ Victoria làm thành một phần biên giới) và Kenya, Nam giáp Mozambique và Malawi, Đông giáp Ấn Độ Dương, Tây giáp Rwanda, Burundi và Cộng hòa Dân chủ Congo (một phần hồ Tanganyika tạo thành biên giới chung giữa hai nước).
Cao nguyên miền Trung ít màu mỡ có độ cao trung bình 1.200 m, các con sông bắt nguồn từ vùng cao nguyên này đổ vào các hồ Malawi, hồ Tanganyika thuộc vùng lũng hẹp dài Great Rift Valley ở phía Tây và hồ Victoria ở phía Bắc hoặc chảy băng qua vùng đồng bằng ven biển phía Đông. Các ngọn núi lửa Uhuru (tên cũ: Kilimanjaro) cao 5.895 m, Meru và Ngorongoro tập trung ở vùng phía Bắc. Bờ biển ít bằng phẳng và có nhiều đá ngầm. Các vùng rừng thưa và thảo nguyên ở đây có một hệ động vật hoang dã rất phong phú
Tanzania có phần đông-bắc là vùng núi, nơi có đỉnh Kilimanjaro, điểm cao nhất châu Phi. Phía nam và đông là hồ Victoria (hồ rộng nhất châu Phi) và hồ Tanganyika. Miền trung Tanzania gồm cao nguyên rộng lớn, với đồng bằng và vùng đất trồng trọt. Bờ biển phía đông nóng và ẩm ướt. Tanzania có nhiều công viên sinh thái rộng và rất đẹp, trong đó nổi tiếng có công viên quốc gia Serengeti ở phía nam.
Khí hậu
Tanzania có khí hậu nhiệt đới. Ở các vùng cao, nhiệt độ phân bố giữa tương ứng theo mùa đông và hè. Phần còn lại của đất nước, nhiệt độ hiếm khi nào dưới . Khoảng thời gian nóng nhất rơi vào tháng 11 đến tháng 2 ( trong khi khoảng thời gian lạnh nhất rơi vào giữa tháng 5 và tháng 8 (). Nhiệt độ trung bình hàng năm là . Khi hậu lạnh hơn ở các vùng núi cao.
Tanzania có hai vùng mưa chính. Một vùng có một mùa mưa (tháng 12–tháng 4) và vùng còn lại có hai mùa mưa (tháng 10-tháng 12 và tháng 3–tháng 5). Vùng trước phân bố ở miền nam, tây nam, trung và những phần phía tây của đất nước, vùng còn lại ở phía bắc và vùng biển phía bắc. Ở kiểu hai mùa mưa, tháng 3-tháng 5 được gọi là mùa mưa dài hay Masika, trong khi khoảng thời gian tháng 10-tháng 12 được gọi là mùa mưa ngắn hay Vuli. Đất nước nằm gần xích đạo nên khí hậu nóng và ẩm. Những cơn gió gây mưa đến sớm nhất ở vùng ven biển phía đông.
Hành chính
Tanzania được chia thành 26 khu vực, 21 ở đất liền và 5 ở đảo Zanzibar và Pemba và 99 huyện.
Có 114 hội đồng điều hành trong 99 huyện, 22 là đô thị và 92 là nông thôn. 22 đơn vị đô thị được phân loại là hội đồng thành phố (Dar es Salaam, Mwanza), Hội đồng thành phố trực thuộc Trung ương (Arusha, Dodoma, Iringa, Kilimanjaro, Mbeya, Morogoro, Shinyanga, Tabora, và Tanga) hoặc Hội đồng thành phố (mười một cộng đồng còn lại).
Hai mươi sáu khu vực hành chính của Tanzania:
Arusha Dar es Salaam Dodoma Iringa Kagera Kigoma Kilimanjaro Lindi Manyara Mara Mbeya Morogoro Mtwara Mwanza Pemba North Pemba South Pwani Rukwa Ruvuma Shinyanga Singida Tabora Tanga Zanzibar North Zanzibar South
Kinh tế
Kinh tế Tanzania phụ thuộc vào nông nghiệp (chiếm một nửa GDP) chiếm 90% nhân lực. Nông nghiệp là nguồn cung cấp chủ yếu cho thu nhập quốc dân và chiếm 85% lượng hàng xuất khẩu, nhưng kỹ thuật canh tác lạc hậu, sản lượng thấp nên hàng năm phải nhập khẩu lương thực. Cơ giới hóa chỉ tập trung ở các nông trường, đồn điền, trang trại của tư bản ngoại quốc. Các công ty của Tanzania nhập gạo của Việt Nam đều đánh giá gạo của Việt Nam có chất lượng tốt, giá cả phải chăng.
Với khí hậu tốt và đa dạng, đất đai màu mỡ, mặc dù ngành du lịch và ngành mỏ trong những năm gần đây ngày càng trở nên quan trọng nhưng ngành nông nghiệp vẫn duy trì chỗ đứng trong nền kinh tế. Nó đóng góp đáng kể đối với tăng trưởng toàn diện, xuất khẩu, việc làm, và các ngành khác. Tỷ lệ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2001 và 2002 đạt 5% và ước tính đạt 5,5%. Sự tăng trưởng thấp của ngành nông nghiệp phần lớn do điều kiện khí hậu không thuận lợi tại một số khu vực của đất nước. Nông nghiệp chiếm 54% GDP, 70% ngoại hối và sử dụng 80% lực lượng lao động của quốc gia. Vì vậy, Chính phủ đề ra mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp duy trì ít nhất 10% do sự tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo.
Do tư nhân hoá một số ngành, Chính phủ hiện nay đã rút khỏi ngành sản xuất, marketing và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ cũng đã bỏ dần bao cấp và giảm đầu tư công cộng tới ngành này. Các khu vực tư nhân cần đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Chính phủ cũng đã mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội và kinh tế, tạo ra thể chế thích hợp và đưa ra khung luật hợp lý để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vốn, công nghệ và trình độ quản lý vào ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, khu vực tư nhân (bảo gồm các doanh nghiệp nông nghiệp và các trang trại quy mô vừa và nhỏ) chưa cụ thể hoá những việc làm trên nên tạo thành khoảng trống trong ngành nông nghiệp khi Chính phủ rút khỏi. Hoạt động cho vay đối với khu vực này còn rất nhỏ do khung pháp luật chưa cho phép các hộ nông dân sử dụng đất để thế chấp. Chỉ 5% hộ nông dân Tanzania có thể tiếp cận được khoản tín dụng từ các nguồn vay từ quan hệ bên ngoài.
Thu hoạch ruộng đất tập trung vào các những cây hoa màu như vải côttton, cà phê, chè, đường, sợi sidan, cacao, hạt điều, hạt giống dầu cải, thuốc lá, rau mùi, hoa cúc, gạo, ngô, sắn, chuối và lúa mì. Sản phẩm xuất khẩu truyền thống như cà phê, côtton, sợi sidan, hạt điều, hạt giống dầu cải, chè và thuốc lá. Chính phủ Tanzania gần đây đã nhấn mạnh việc thay thế và đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu, chuyển từ những sản phẩm truyền thống sang phi truyền thống như nghề làm vườn, gia vị, các sản phẩm cá và các mặt hàng đã qua sản xuất.
Ngành lâm nghiệp phục vụ thương nghiệp cũng đang phát triển đặc biệt là các sản phẩm làm từ gỗ. Chính phủ Tanzania phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Nhật xem xét việc phát triển các trang trại với quy mô lớn thông qua chương trình được gọi là "Dự án Phát triển nông nghiệp và tái thiết lại sự màu mỡ cho đất" (SOFRAIP). Mục đích của chương trình này là để xây dựng môi trường thuận lợi để đầu tư và tạo điều kiện sẵn có các sản phẩm đầu vào. Hà Lan thông qua các chương trình PSOM tài trợ cho các dự án nông nghiệp (trồng trọt, nuôi cá, chế biến lâm nghiệp và các loại tương tự.). Hiện nay, Chính phủ Tanzania đang thực hiện Chiến lược Phát triển khu vực kinh tế tư nhân quốc gia thực hiện tới năm 2003, chiến lược này tạo ra khuôn khổ đầu tư tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông sản xuất khẩu chủ yếu của Tanzania là sisal (là một loại cây nhiệt đới, lá cây dùng để bện dây thừng và lợp nhà) với sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Ngoài ra còn có cà phê Arabica, bông, đinh hương, cùi dừa, điều, thuốc lá, mía... Rừng cũng là một nguồn lợi lớn của Tanzania với sản lượng khai thác hàng năm hơn 30 triệu m3 gỗ. Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, vàng, thiếc, magne, niken, than đá. Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương, nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nhưng trên thực tế Tanzania phụ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ và các nước công nghiệp phát triển khác về phương tiện máy móc, kỹ thuật. Những năm gần đây Tanzania gặp nhiều khó khăn về kinh tế do nạn hạn hán ở khu vực gây ra.
Công nghiệp chiếm 22,6% GDP (năm 2009). Tanzania chủ trương phát triển công nghiệp nhẹ, trước hết là công nghiệp địa phương nhằm sử dụng nguyên liệu tại chỗ nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các nước công nghiệp về máy móc, kỹ thuật. Mặc dù chương trình tư nhân hoá đã đem lại những nguồn đầu tư đối với ngành này, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vẫn thấp, mặc dù không phải chịu thuế, chi phí bán ra cao, hàng hoá đầu vào nhập khẩu rẻ.
Những yếu tố tác động đến các sản phẩm đã qua sản xuất như thép cuốn, pin khô, đồ trang sức, bia rượu, lưới đánh cá và dây cáp sợi sidan. Ngành công nghiệp Tanzania cũng chịu sự cung cấp điện không thể tin nổi. Những chi phí thanh toán tiêu thụ điện làm tăng chi phí kinh doanh. Các vấn đề thanh lý, quản lý yếu kém, thiếu phụ kiện, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu thô và cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại cho ngành này. Tăng trưởng vẫn thấp cho dù đã giảm sản xuất ở một số ngành công nghiệp; lừa đảo và bán hạ giá cũng làm suy yếu sự cạnh tranh trong ngành này. Sản phẩm công nghiệp gồm: đường, bia, thuốc lá, sợi sisal, vàng và kim cương, giầy dép, xi măng, dệt may… Về khoáng sản, Tanzania có kim cương, đá quý, thiếc, phosphat, quặng sắt, niken…
Dịch vụ chiếm 50,9% GDP (năm 2009), trong đó du lịch là một trong những ngành thu ngoại tệ lớn nhất và tăng trưởng nhanh. Du lịch là một trong những ngành đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Nhiều cơ hội phát triển ngành du lịch như tắm biển, leo núi, ngắm cảnh, săn bắn và săn ảnh. Tiềm năng du lịch của nước này rất lớn và được tận dụng hiệu quả so với các nước như Kenya, Zimbabwe và Nam Phi. Năm 2000, có 501,669 khách du lịch đến thăm đất nước này.
Hiện nay, du lịch đem lại nguồn ngoại hối lớn nhất cho Tanzania. Vào năm 2000, ngành này đem lại 739,1 triệu ngoại hối và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho 156,050 người. Bộ Du lịch và Tài nguyên do Chính phủ đảm trách với sự hỗ trợ của Văn phòng bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) thuộc Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Nam Phi bảo trợ cho việc phát triển đầu tư du lịch. Kế hoạch tổng thể về du lịch mang tính hội nhập được cập nhật. Trong đó tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng yếu kém.
Từ năm 1997, đầu tư du lịch của Tanzania tăng đáng kể. Trong khi đó, hầu hết các đầu tư tập trung vào khu vực phía bắc của đất nước mà khu vực được biết đến là địa phận phía bắc Safari (miệng núi lửa Ngorongoro, các đồng bằng Serengeti, hồ Manyara), Chính phủ đang cố gắng tạo mọi điều kiện mở cửa cho các nhà đầu tư quy mô lớn và nhỏ đầu tư vào địa phận phía Nam (khu vui chơi Selous, các công viên quốc gia Mikumi và Ruaha)-nơi địa hình nghèo nàn và các điều kiện dịch vụ còn kém và cần phải có sự hỗ trợ vốn từ bên ngoài để đưa nơi này đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các vùng khác cũng đem lại những cơ hội đầu tư rất tốt như các khu nghỉ mát bãi biển, khu hoang dã, những di tích lịch sử, các công viên vui chơi giải trí, câu cá, săn bắn và du ngoạn trên biển, hồ. Một trong những biện pháp khuyến khích đầu tư cho du lịch là việc được hoãn trả thuế VAT và chỉ phải trả 5% trên tư liệu sản xuất.
Về ngoại thương, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 2,98 tỷ USD, Các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, bông, sisal, hạt điều, khoáng sản, thuốc lá. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Đức. Năm 2009, Tanzania nhập khẩu 5,78 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu gồm sản phẩm chế tạo (máy móc, hàng tiêu dùng, phương tiện), hóa chất, dược phẩm, nguyên liệu công nghiệp, dầu thô... Bạn hàng nhập khẩu chủ yếu là Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE...
Về đầu tư nước ngoài, nhờ có các hoạt động cải cách kinh tế và những cải thiện trong môi trường đầu tư, điều kiện chính trị xã hội ổn định, hoạt động đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng. Những năm gần đây Tanzania được IMF, WB và các nước tài trợ giúp về tài chính để cải thiện cơ sở hạ tầng. Các cuộc cải cách trong hệ thống ngân hàng gần đây giúp Tazania thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực tư nhân. Với sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các chính sách kinh tế vĩ mô chắc chắn, nền kinh tế Tanzania có những bước tiến đáng kể.
Với kế hoạch "Tầm nhìn 2025" nhằm cải thiện mức sống người dân, kiện toàn hệ thống luật pháp, tăng tính hiệu quả của bộ máy lãnh đạo tạo ra một nền kinh tế mạnh mẽ đầy tính cạnh tranh để hướng ra xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Thực hiện tầm nhìn 2025, Tanzania sẽ triển khai một số dự án lớn như xây dựng cầu nối từ Tanzania đến Mozambique, mở rộng quy mô cảng cửa ngõ Dar Es Salaam, xây dựng mạng lưới điện nối từ Zambia tới Kenya, hành lang phát triển kinh tế Mtwara.
Nhân khẩu học
Phần lục địa gồm có người bản xứ 99% (95% là dân tộc da đen thuộc sắc tộc Bantu gồm hơn 130 bộ lạc), dân tộc khác 1% (gồm người châu Á, Châu Âu, người Ả Rập); Vùng đảo Zanzibar -gồm có người Ả Rập và người bản xứ. Vào năm 2006, dân số ước đoán của Tanzania là 38.329.000, với tỉ lệ gia tăng dân số là 2 phần trăm. Dân số phân bố rất không đồng đều, với mật độ dân số từ 1 người trên một kilomet vuông ở những vùng khô hạn cho đến 51 người trên một kilomet vuông ở những vùng nhiều nước đến 134 người trên một kilomet vuông ở Zanzibar. Hơn 80 phần trăm dân số sống ở nông thôn. Dar es Salaam là thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế.
Tôn giáo
Mặc dù chính phủ Tanzania không thu thập dữ liệu nhận dạng tôn giáo trong điều tra dân số, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo rằng 62% dân số của Tanzania là Kitô giáo, 35% là người Hồi giáo, và 3% là thành viên của các nhóm tôn giáo khác. Ngày 18 tháng 12 năm 2012, trong một báo cáo về tôn giáo của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết trong năm 2010, 61,4% dân số Tanzania là Kitô giáo, 35,2% là người Hồi giáo, và 1,8% là tín đồ của tôn giáo bản địa.
Kitô giáo ở Tanzania bao gồm nhiều giáo phái khác nhau như Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Anh giáo, Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Mặc Môn, và các thành viên Nhân chứng Jehovah.
Người Hồi giáo chiếm hơn 28% dân số của khu vực đất liền (Tanganyika) và chiếm đến hơn 99% dân số trên đảo Zanzibar. Phần lớn là người Hồi giáo Sunni,một số ít là Hồi giáo Shia dòng giáo phái Ahmadi thiểu số.
Ấn Độ giáo là một tôn giáo thiểu số ở Tanzania, với khoảng 30.000 tín đồ (1996). Hầu hết họ là con cháu của người Ấn Độ (Gujarat) di cư đến. Có một số ngôi đền Ấn Độ trong Dar es Salaam, hầu hết trong số đó nằm tại trung tâm thành phố.
Đức tin Bahá'í ở Tanzania bắt đầu khi người tiên phong đầu tiên là Claire Gung mang đến đây năm 1950. Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá'í địa phương đầu tiên được bầu vào năm 1952 ở Dar es Salaam. Đến năm 1964, Hội đồng tin thần tôn giáo Bahá'í quốc gia Tanzania được thành lập. Từ năm 1986 các tín đồ Baha'is đã thành lập trường Trung học Ruaha như là một trường học Bahá'í. Năm 2005, các tín đồ Baha'is ở Tanzania được ước tính khoảng 163.800 người.
Giáo dục
Chương trình tiểu học được giảng dạy bằng tiếng Swahili, tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Chương trình trung học dạy bằng tiếng Anh. Trẻ em trai được học nhiều hơn trẻ em gái. Tanzania có một trường Đại học Sư phạm. Ngoài ra còn có Trường Đại học Nông nghiệp Sokoine ở Morogoro và một vài trường khác.
Tỷ lệ biết chữ ở Tanzania được ước tính là 73%. Giáo dục là bắt buộc trong bảy năm, cho đến 15 tuổi, nhưng hầu hết trẻ em không đi học, và một số không tham dự bất kỳ cấp bậc giáo nào. Trong năm 2000, có 57% trẻ em từ 5-14 tuổi được đi học. Đến năm 2006, 87,2% trẻ em bắt đầu đi học tiểu học và có khả năng học đến hết lớp 5.
Y tế
Y tế: Chăm sóc sức khỏe theo các tiêu chuẩn tương đối cao chỉ có ở các thành phố lớn. Ở khu vực nông thôn cũng có các bệnh viện đa khoa, nhưng thường thiếu nhân viên y tế và trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc chữa bệnh.
Văn hóa
Người Tanzania nhìn chung rất lịch thiệp, thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tính kiên nhẫn, cá tính và linh hoạt là các yếu tố cần thiết cho sự thành công của mọi người.
Để hiểu hơn về văn hoá Tanzania nói chung và văn hoá kinh doanh nói riêng, cần phải phá bỏ rào cản về ngôn ngữ, nghĩa là nên học một chút tiếng Swahili. Học tiếng Swahili sẽ giải phóng khỏi việc lệ thuộc vào người phiên dịch văn hoá, đồng thời sẽ mở rộng mối quan hệ với người bản địa.
Bước đầu tiên để tạo các mối quan hệ tốt tại Tanzania là bạn phải đạt được sự tin tưởng từ những người xung quanh, trước hết là với các đồng nghiệp và hàng xóm của bạn. Nên dành thời gian tham gia vào một số sự kiện như đám cưới, lễ kỉ niệm…
Đối với người phiên dịch, không nên để họ biết chính xác ta đang muốn gì hoặc điều gì khiến ta đang quan tâm. Bởi vì thông thường những người này thường nói được ít nhất 3 ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Swahili và một ngôn ngữ địa phương khác), nếu ta cho họ thấy điều quan tâm chính của ta thì có thể họ sẽ chi phối bạn theo các ý kiến của họ.
Người Tanzania không thích bị nhầm lẫn với những người từ Mỹ hay Kenya. |
Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: (Monggol) trong chữ Mông Cổ truyền thống; (Mongol) (tiếng Mông Cổ Truyền Thống: ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ) trong chữ Kirin, cách gọi chính thức để phân biệt với Nội Mông Cổ thuộc Trung Quốc), tên đầy đủ là Mông Cổ Quốc () là một quốc gia nội lục có chủ quyền nằm tại nút giao giữa 3 khu vực Trung, Bắc và Đông của châu Á. Lãnh thổ Mông Cổ gần tương ứng với vùng Ngoại Mông trong lịch sử, và thuật ngữ này đôi khi vẫn được sử dụng để chỉ quốc gia hiện tại. Mông Cổ có đường biên giới với Trung Quốc về phía nam và với Liên bang Nga về phía bắc.
Mông Cổ có diện tích , là quốc gia có chủ quyền đầy đủ lớn thứ 18 và thưa dân nhất trên thế giới, dân số khoảng gần 3,3 triệu người (2020). Đây cũng là quốc gia nội lục lớn thứ nhì thế giới, sau Kazakhstan. Mông Cổ có rất ít diện tích đất có thể canh tác nông nghiệp vì hầu hết lãnh thổ là thảo nguyên bao phủ, các dãy núi cao tập trung về phía bắc và phía tây cùng sa mạc Gobi bao trọn phần phía nam. Ulaanbaatar là thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ - nơi cư trú của khoảng 45% dân số đất nước.
Khoảng 30% dân số Mông Cổ ngày nay là dân du mục hoặc bán du mục, văn hóa, lối sống du mục cùng loài ngựa vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Đa số cư dân là tín đồ Phật giáo, tiếp đến là nhóm người không theo bất kỳ tôn giáo nào (vô thần), còn Hồi giáo chiếm ưu thế trong cộng đồng người Kazakh thiểu số. Đa số công dân là người Mông Cổ, phần còn lại là nhóm nhỏ những người gốc Hoa, các dân tộc thiểu số như người Kazakh, người Tuva chủ yếu sống tại miền tây đất nước.
Khu vực Mông Cổ trong suốt chiều dài lịch sử từng nằm dưới quyền cai trị của nhiều Đế quốc du mục, như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên,... Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn lập ra Đế quốc Mông Cổ, sau đó dần phát triển thành một trong những Đế quốc lục địa liền kề rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, kéo dài từ châu Á sang châu Âu. Cháu nội của ông là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên và tiếp tục chinh phục xuống miền Nam Trung Quốc. Sau khi nhà Nguyên sụp đổ, người Mông Cổ triệt thoái về Mông Cổ và lại tiếp tục xung đột phe phái như trước, ngoại trừ trong thời kỳ của Đạt Diên Hãn và Trát Tát Khắc Đồ Hãn.
Đến đầu thế kỷ XVI, Phật giáo Tây Tạng bắt đầu được truyền bá đến Mông Cổ. Nhà Thanh do người Mãn lập ra sáp nhập Mông Cổ trong thế kỷ XVII. Đến đầu thập niên 1900, khoảng một phần ba nam giới trưởng thành tại Mông Cổ là tăng nhân. Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, khu vực Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập từ Đại Thanh và đến năm 1921 thì thiết lập nền độc lập thực tế từ Trung Hoa Dân Quốc. Ngay sau đó, quốc gia này nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô (thế lực đã giúp đỡ họ giành độc lập khỏi tay Trung Quốc). Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được tuyên bố thành lập, trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên bang Xô viết. Đầu năm 1991, trước những biến động tại Liên Xô và Đông Âu, Mông Cổ tiến hành cách mạng dân chủ hòa bình vào đầu năm 1990, kết quả là một hệ thống chính trị dân cử đa đảng cùng bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1992, theo đó, nước này chính thức chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường. Mông Cổ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1997 cùng nhiều tổ chức quốc tế, kinh tế và thương mại khác trong khu vực và trên thế giới những năm sau đó.
Lịch sử
Tiền sử và cổ đại
Người đứng thẳng cư trú tại Mông Cổ từ 850.000 năm trước. Người hiện đại tiến đến Mông Cổ khoảng 40.000 năm trước trong thời đại đồ đá cũ. Hang Khoit Tsenkher tại tỉnh Khovd có các hình vẽ đất son màu hồng, nâu và đỏ sống động (niên đại từ 20.000 năm trước) về voi ma mút, linh miêu, lạc đà hai bướu, và đà điểu.
Các khu định cư nông nghiệp thời đại đồ đá mới (khoảng 5500–3500 TCN) tại các địa phương như Norovlin, Tamsagbulag, Bayanzag, và Rashaan Khad. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa xuất hiện là một sự kiện then chốt trong lịch sử Mông Cổ và trở thành văn hóa chi phối. Sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được chứng minh qua các bằng chứng khảo cổ học tại Mông Cổ trong văn hóa Afanasevo (3500–2500 TCN) thời đại đồ đồng đá và thời đại đồ đồng. Phát hiện xe có bánh tại các mộ táng thuộc văn hóa Afanasevo có niên đại trước năm 2200 TCN. Sinh hoạt du mục và gia công kim thuộc trở nên phát triển hơn vào sau đó trong văn hóa Okunev (thiên niên kỷ 2 TCN), văn hóa Andronovo (2300–1000 TCN) và văn hóa Karasuk (1500–300 TCN), lên đến cực điểm vào Đế quốc Hung Nô thuộc thời đại đồ sắt. Các di tích thời đại đồ đồng tiền Hung Nô gồm đá hươu, kurgan, mộ tấm vuông, và bức họa trên đá.
Mặc dù trồng trọt tiếp tục kể từ thời đại đồ đá mới, song nông nghiệp luôn duy trì quy mô nhỏ so với du mục chăn thả. Nông nghiệp có thể được đưa đến từ phía tây hoặc phát sinh độc lập trong khu vực. Người Tochari (Nguyệt Chi) và người Scythia cư trú tại miền tây Mông Cổ trong thời đại đồ đồng. Xác một chiến binh Scythia phát hiện tại dãy núi Altai của Mông Cổ được cho là có niên đại khoảng 2.500 năm, là một nam giới từ 30-40 tuổi có tóc vàng hoe. Khi sinh hoạt du mục cưỡi ngựa được đưa đến Mông Cổ, trung tâm chính trị của Thảo nguyên Âu-Á cũng chuyển đến Mông Cổ. Các cuộc xâm phạm của các dân tộc chăn nuôi gia súc ở phương bắc vào Trung Quốc trong thời nhà Thương và nhà Chu báo trước thời đại các đế quốc du mục.
Khái niệm về Mông Cổ là một thế lực độc lập ở phía bắc của Trung Quốc thể hiện trong một lá thư do Hán Văn Đế gửi Lão Thượng thiền vu vào năm 162 TCN (ghi trong Hán thư).
Kể từ thời tiền sử, Mông Cổ là nơi cư trú của các dân tộc du mục, theo thời gian họ hình thành các bang liên lớn giúp gia tăng sức mạnh và ưu thế. Các thể chế thường thấy là chức vụ hãn, Kurultai (hội đồng tối cao), tả dực và hữu dực, quân đội đế quốc (Keshig) và hệ thống quân sự theo hệ thập phân. Đế quốc đầu tiên là Hung Nô, do Mặc Đốn tập hợp để hình thành một bang liên vào năm 209 TCN. Họ nhanh chóng nổi lên thành mối đe dọa lớn nhất cho nhà Tần, buộc Trung Hoa phải xây Trường thành. Tướng quân Mông Điềm của Tần phải đem 30 vạn quân canh giữ biên giới phía bắc, nhằm phòng thủ trước các cuộc tấn công hủy diệt của Hung Nô. Đế quốc Hung Nô rộng lớn tồn tại cho đến năm 93, bị thay thế bằng Đế quốc Tiên Ti (93–234), toàn bộ Mông Cổ ngày nay nằm trong lãnh thổ quốc gia này.
Hãn quốc Nhu Nhiên (330–555) gốc người Tiên Ti là thể chế đầu tiên sử dụng "khả hãn" làm đế hiệu. Nhu Nhiên cai trị một lãnh thổ lớn trước khi bị Đột Quyết (555–745) đánh bại, lãnh thổ của Đột Quyết còn lớn hơn quốc gia trước. Người Đột Quyết từng bao vây Panticapaeum nay thuộc Krym tại châu Âu vào năm 576. Kế tiếp họ là Hãn quốc Hồi Cốt (745–840) của người Uyghur, quốc gia này bị người Kyrgyz đánh bại. Người Khiết Đan là hậu duệ của người Tiên Ti, họ cai trị Mông Cổ thời nhà Liêu (907–1125), sau đó bang liên Mông Ngột Quốc (1125–1206) nổi lên.
Trung Cổ đến đầu thế kỷ XX
Trong cảnh hỗn loạn vào cuối thế kỷ XII, một tù trưởng tên là Thiết Mộc Chân cuối cùng thống nhất thành công các bộ lạc Mông Cổ nằm giữa Mãn Châu và dãy núi Altai. Năm 1206, ông lấy hiệu là Thành Cát Tư Hãn, và tiến hành một loạt chiến dịch quân sự vốn nổi tiếng tàn bạo tại một phần lớn của châu Á, lập nên Đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lục địa liền kề lớn nhất trong lịch sử thế giới. Dưới sự cai trị của những người thừa kế của ông, đế quốc kéo dài từ Ukraina hiện nay đến bán đảo Triều Tiên, và từ Siberia đến vịnh Oman, chiếm diện tích khoảng , (22% tổng diện tích đất liền của Trái đất), dân số đạt trên 100 triệu người (khoảng một phần tư tổng dân số thế giới vào đương thời). Sự xuất hiện của Thái bình Mông Cổ cũng tạo thuận lợi đáng kể cho mậu dịch và thương nghiệp trên khắp châu Á vào thời đỉnh cao của nó.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, đế quốc bị phân hành bốn hãn quốc. Chúng cuối cùng trở nên bán độc lập sau nội chiến của dòng Đà Lôi (1260–1264), vốn bùng phát do tranh chấp quyền lực sau khi Mông Kha từ trần vào năm 1259. Một trong các hãn quốc này gọi là "Đại hãn quốc", bao gồm đất tổ của người Mông Cổ và Trung Quốc, đến thời Hốt Tất Liệt thì được gọi là nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Sau hơn một thế kỷ cầm quyền, nhà Nguyên bị nhà Minh thay thế vào năm 1368, triều đình của người Mông Cổ đào thoát về phía bắc. Khi quân Minh truy kích người Mông Cổ về đất tổ, họ cướp phá và hủy diệt kinh thành Hòa Lâm của người Mông Cổ. Một số cuộc tấn công trong số đó bị quân Mông Cổ dưới quyền Nguyên Chiêu Tông và bộ tướng là Khoách Khuếch Thiếp Mộc Nhi đẩy lui.
Sau khi các quân chủ nhà Nguyên bị trục xuất khỏi Trung Quốc, người Mông Cổ tiếp tục cai trị quê hương Mông Cổ, gọi là Bắc Nguyên. Trong các thế kỷ sau, diễn ra tranh chấp quyền lực bạo lực giữa các phái khác nhau, đáng chú ý là giữa dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn và người Ngõa Lạt không phải hậu duệ của ông (người Mông Cổ Tây), ngoài ra còn có một số cuộc xâm chiếm của Trung Quốc như Minh Thành Tổ từng tiến hành năm cuộc chinh phạt người Mông Cổ. Đến đầu thế kỷ XV, người Ngõa Lạt dưới quyền Dã Tiên thái sư giành được ưu thế, và tấn công Trung Quốc vào năm 1449. Quân của Dã Tiên từng bắt được Minh Anh Tông trong sự biến Thổ Mộc bảo. Đến khi Dã Tiên bị ám sát vào năm 1454, dòng hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn giành lại quyền lực.
Đầu thế kỷ XVI, Đạt Diên Hãn và phu nhân là Mãn Đô Hải tái thống nhất toàn thể dân tộc Mông Cổ dưới quyền dòng hậu duệ Thành Cát Tư Hãn. Đến giữa thế kỷ XVI, A Nhĩ Thản Hãn của bộ lạc Thổ Mặc Đặc, một cháu nội của Đạt Diên Hãn – song không phải người thừa kế hoặc là hãn hợp pháp – lên nắm quyền. Ông thành lập thành phố Hohhot nay thuộc Nội Mông vào năm 1557. sau khi A Nhĩ Thản Hãn gặp Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1578, ông ra lệnh truyền Phật giáo Tây Tạng đến Mông Cổ. A Ba Đại Hãn của nhóm Khách Nhĩ Khách cải sang Phật giáo và lập Tu viện Erdene Zuu vào năm 1585. Cháu nội của ông là Zanabazar trở thành Jebtsundamba Khutughtu đầu tiên vào năm 1640. Sau các lãnh đạo, đến lượt toàn bộ cư dân Mông Cổ đi theo Phật giáo. Mỗi gia đình để kinh và tượng Phật trên một bàn thờ tại phía bắc lều của họ. Các quý tộc Mông Cổ hiến đất, tiền và mục dân cho các tu viện. Ngoài quyền lực tôn giáo, các thể chế tôn giáo đứng đầu và các tu viện nắm giữ quyền lực thế tục đáng kể.
Hãn độc lập cuối cùng của người Mông Cổ là Lâm Đan Hãn vào đầu thế kỷ XVII. Ông tham gia các cuộc xung đột với người Mãn nhằm tranh nhau cướp bóc các thành thị của Trung Quốc. Đến năm 1636, hầu hết các bộ lạc Nội Mông đã quy phục người Mãn, là dân tộc lập ra nhà Thanh. Người Khách Nhĩ Khách cuối cùng quy phục nhà Thanh vào năm 1691, đến lúc này toàn bộ Mông Cổ ngày nay thuộc quyền cai trị của nhà Thanh. Sau một số cuộc chiến tranh, người Chuẩn Cát Nhĩ (người Mông Cổ Tây hay Oirat) cuối cùng hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn khi quân Thanh chinh phạt Dzungaria nay thuộc Tân Cương vào năm 1757–58. Một số học giả ước tính khoảng 80% hoặc 60 vạn hoặc hơn người Chuẩn Cát Nhĩ bị thiệt mạng do dịch bệnh và chiến tranh.
Ngoại Mông Cổ được tự trị tương đối, gồm bốn bộ nằm dưới quyền quản trị của các hãn thế tập là Thổ Tạ Đồ Hãn (Tusheet Khan), Xa Thần Hãn (Setsen Khan), Trát Tát Khắc Đồ Hãn (Zasagt Khan) và Tái Âm Nặc Nhan Hãn (Sain Noyon Khan). Jebtsundamba Khutuktu của Mông Cổ là người có quyền thế lớn trên thực tế. Nhà Thanh cấm chỉ người Hán nhập cư hàng loạt đến khu vực, để cho người Mông Cổ duy trì văn hóa của mình.
Tuyến đường mậu dịch chủ yếu trong thời kỳ này là Con đường Trà qua Siberia; con đường có các trạm cố định nằm cách nhau , mỗi trạm có 5-30 gia đình làm nhiệm vụ. Urga (nay là Ulaanbaatar) hưởng lợi lớn từ tuyến mậu dịch đường bộ này, do nó là điểm dân cư chính duy nhất tại Ngoại Mông được các thương nhân, quan chức và lữ khách dùng làm điểm dừng chân trên con đường Trà.
Cho đến năm 1911, nhà Thanh duy trì quyền cai trị Ngoại Mông thông qua một loạt liên minh và thông hôn, cũng như các phương thức quân sự và kinh tế. Các trú tráp đại thần (amban) được đặt tại Khố Luân, Ô Lý Nhã Tô Đài, và Khoa Bố Đa, và Ngoại Mông được chia thành các bộ theo thể thức phong kiến và tăng lữ. Trong suốt thế kỷ XIX, giới vương công tăng cường quyền đại diện song lại ít chịu trách nhiệm hơn đối với thần dân của mình. Thái độ của giới quý tộc Mông Cổ, cùng với hành động cho vay nặng lãi của các thương nhân Trung Quốc, cùng thu thuế bằng vàng thay vì động vật, khiến cho tình trạng dân du mục nghèo khổ lan rộng. Đến năm 1911, có trên 700 tu viện lớn nhỏ tại Ngoại Mông; 115.000 tăng nhân tại đó chiếm đến 21% dân số. Ngoài Jebtsundamba Khutuktu, còn có 13 lạt ma cao quý hiện thân khác tại Ngoại Mông.
Lịch sử hiện đại
Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912, Mông Cổ dưới quyền Bogd Khaan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập xem Mông Cổ là bộ phận lãnh thổ của mình. Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Viên Thế Khải cho rằng nước cộng hòa mới là thể chế kế thừa nhà Thanh. Bogd Khaan thì nói rằng cả Mông Cổ và Trung Quốc đều do người Mãn cai quản vào thời Thanh, và sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, giao ước Mông Cổ quy phục người Mãn trở nên vô hiệu.
Khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Bogd Khaan gần tương ứng với Ngoại Mông thời Thanh. Năm 1919, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, quân Trung Quốc dưới quyền Từ Thụ Tranh chiếm đóng Mông Cổ. Chiến tranh bùng phát tại miền giới phía bắc. Do hậu quả của Nội chiến Nga, tướng lĩnh Bạch vệ Nga Baron Ungern dẫn binh sĩ vào Mông Cổ trong tháng 10 năm 1920, đánh bại quân Trung Quốc đồn trú tại Khố Luân (Ulaanbaatar) vào đầu tháng 2 năm 1921 với giúp đỡ từ người Mông Cổ.
Nhằm loại bỏ mối đe dọa từ Ungern, nước Nga Bolshevik quyết định ủng hộ thành lập một chính phủ và quân đội Mông Cổ xã hội chủ nghĩa. Quân đội Mông Cổ này chiếm phần thuộc Mông Cổ giáp thị trấn Kyakhta của Nga từ tay quân Trung Quốc vào ngày 18 tháng 3 năm 1921, và đến ngày 6 tháng 7 quân Nga và Mông Cổ đến Khố Luân. Mông Cổ lại tuyên bố độc lập vào ngày 11 tháng 7 năm 1921. Kết quả là Mông Cổ trở thành quốc gia liên kết mật thiết với Liên Xô trong bảy thập niên sau đó. Liên Xô là nước đảm bảo sự độc lập của Mông Cổ bất chấp việc Trung Hoa Dân Quốc phản đối sự ly khai của Mông Cổ và luôn muốn thu hồi lại vùng này.
Năm 1924, sau khi Bogd Khaan từ trần vì ung thư thanh quản, hoặc theo một số nguồn là dưới tay các điệp viên Liên Xô, hệ thống chính trị của quốc gia thay đổi. Nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập. Năm 1928, Khorloogiin Choibalsan lên nắm quyền. Các nhà lãnh đạo ban đầu của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ (1921–1952) không phải là người cộng sản và nhiều trong số họ theo chủ nghĩa liên Mông Cổ. Trong thập niên 1960, Liên Xô công nhận Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ là những người cộng sản "đích thực", là thành phần nắm quyền sau khi nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa liên Mông Cổ là Choibalsan từ trần.
Khorloogiin Choibalsan cho tiến hành tập thể hóa gia súc, hủy bỏ chế độ nông nô bằng cách phá hủy các tu viện Phật giáo, vốn là những địa chủ sở hữu phần lớn đất đai và nông nô, kết quả là việc bắt giam nhiều tăng nhân và các nhà lãnh đạo khác. Trong thập niên 1920, một phần ba nam giới tại Mông Cổ là tăng nhân, và đến đầu thế kỷ XX có khoảng 750 tu viện hoạt động tại đây.
Năm 1930, Nga ngăn chặn người Buryat (một phân nhóm Mông Cổ) di cư sang Mông Cổ nhằm đề phòng tái thống nhất liên Mông Cổ. Toàn bộ các nhà lãnh đạo của Mông Cổ không thực hiện yêu cầu của Nga về việc chống các nhóm sắc tộc Mông Cổ có ý nổi loạn đều bị người Nga loại bỏ, trong số họ có cựu chủ tịch và thủ tướng Peljidiin Genden và cựu thủ tướng Anandyn Amar. Thanh trừng kiểu Stalin tại Mông Cổ bắt đầu vào năm 1937, trên 30.000 người bị xử bắn hoặc bắt giam. Năm 1952, Choibalsan ốm chết tại Liên Xô. Nhà lãnh đạo Quốc tế cộng sản Bohumír Šmeral nói rằng "Nhân dân Mông Cổ không quan trọng, lãnh thổ mới quan trọng. Đất Mông Cổ lớn hơn Anh, Pháp và Đức".
Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc vào năm 1931, Mông Cổ bị đe dọa tại phía đông. Trong Chiến tranh Biên giới Xô-Nhật năm 1939, Liên Xô phòng thủ thành công Mông Cổ trước chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản. Mông Cổ chiến đấu chống Nhật Bản trong cuộc chiến này, cũng như trong Chiến tranh Xô-Nhật vào tháng 8 năm 1945 nhằm giải phóng Nội Mông khỏi Nhật Bản và Trung Quốc.
Tháng 2 năm 1945, Hội nghị Yalta quy định về Liên Xô tham gia Chiến tranh Thái Bình Dương. Một trong số các điều kiện của Liên Xô tại hội nghị Yalta là sau chiến tranh Ngoại Mông duy trì độc lập. Một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1945, theo số liệu chính thức 100% cử tri bỏ phiếu cho độc lập. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, họ và Mông Cổ xác nhận công nhận lẫn nhau vào ngày 6 tháng 10 năm 1949. Đến khi Chia rẽ Trung-Xô phát triển trong thập niên 1960, Mông Cổ liên kết vững chắc với Liên Xô. Năm 1960, Mông Cổ giành được ghế thành viên tại Liên Hợp Quốc sau khi nhiều nỗ lực trước đó thất bại do Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan phủ quyết.
Những năm hậu chiến cũng diễn ra các bước tiến tăng tốc nhằm hướng đến hình thành một xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong thập niên 1950, gia súc lại bị tập thể hóa. Cùng thời kỳ, các nông trại quốc doanh được thành lập, và với viện trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, các dự án hạ tầng như đường sắt Xuyên Mông Cổ được hoàn thành. Trong thập niên 1960, thành phố Darkhan được xây dựng với viện trợ từ Liên Xô và các quốc gia khác trong COMECON, và đến thập niên 1970 tổ hợp Erdenet hình thành.
Ngày 26 tháng 1 năm 1952, Yumjaagiin Tsedenbal lên nắm quyền tại Mông Cổ. Chính sách ngoại giao của ông ghi dấu ấn với các nỗ lực nhằm đưa Mông Cổ hợp tác mật thiết hơn nữa với Liên Xô. Được Liên Xô hỗ trợ hoàn toàn, Tsedenbal thanh trừng thành công các địch thủ chính trị của mình. Người ta nói rằng trong thời gian làm nguyên thủ quốc gia, Tsedenbal đệ trình yêu cầu hợp nhất Mông Cổ vào Liên Xô từ năm đến tám lần, song các đề xuất này luôn bị các nhà lãnh đạo Liên Xô bác bỏ. Trong khi Tsedenbal đang đi thăm Moskva vào tháng 8 năm 1984, tình trạng sức khỏe rất xấu của ông khiến quốc hội tuyên bố ông nghỉ hưu và thay thế ông bằng Jambyn Batmönkh.
Sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1989 tác động mạnh đến chính trường và thanh niên Mông Cổ. Giới thanh niên thành thị Mông Cổ tiến hành cách mạng hòa bình vào năm 1990, dẫn đến hệ thống đa đảng và kinh tế thị trường. Một bản hiến pháp mới được ban hành vào năm 1992, cụm từ "Cộng hòa Nhân dân" bị loại bỏ khỏi quốc hiệu. Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường thường không vững chắc; vào đầu thập niên 1990 quốc gia phải đương đầu với lạm phát cao và thiếu hụt thực phẩm. Thắng lợi bầu cử đầu tiên của các đảng phi cộng sản đến vào trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1993. Trung Quốc ủng hộ đơn đệ trình của Mông Cổ xin làm thành viên của Diễn đàn Hợp tác châu Á (ACD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và trao cho Mông Cổ vị thế quan sát viên tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Trong bầu cử quốc hội năm 1996, Liên minh Dân chủ giành thắng lợi, dưới quyền đồng lãnh đạo của Tsakhiagiin Elbegdorj. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ lần đầu để mất thế đa số. Ứng cử viên của Đảng Nhân dân Cách mạng là Natsagiin Bagabandi đắc cử làm tổng thống năm 1997, và tái đắc cử vào năm 2001. Trong các cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2000, 2004, và 2008 Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ giành thắng lợi và lại trở thành đảng cầm quyền. Kết quả bầu cử năm 2004 buộc đảng này phải gia nhập một chính phủ liên minh, song họ rời bỏ liên minh vào tháng 1 năm 2006 và tự lập chính phủ. Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ vào năm 2008, song chiến thắng đa số của Đảng Nhân dân Cách mạng phải đối diện với các cáo buộc gian lận phiếu và các cuộc náo loạn sau đó.
Trong bầu cử tổng thống năm 2009, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj chiến thắng trước tổng thống đương nhiệm Nambaryn Enkhbayar của Đảng Nhân dân Cách mạng. Đảng Dân chủ giành chiến thắng trong bầu cử quốc hội vào năm 2012. Năm 2012, Đảng Nhân dân Mông Cổ (bỏ từ "cách mạng" năm 2010) chịu thất bại lần đầu tiên lịch sử tại kỳ bầu cử địa phương. Trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2013, ứng cử viên của Đảng Dân chủ là Tsakhiagiin Elbegdorj tái đắc cử. Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016.
Chính trị và hành chính
Mông Cổ hiện nay là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị bán tổng thống, theo đó tổng thống được bầu cử trực tiếp. Nhân dân cũng chọn ra các đại biểu quốc hội, gọi là Đại Khural Quốc gia. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng, và bổ nhiệm nội các theo đề xuất của thủ tướng. Hiến pháp Mông Cổ đảm bảo một số quyền tự do, bao gồm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo. Mông Cổ có một số chính đảng, lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ và Đảng Dân chủ. Tổ chức phi chính phủ Freedom House nhìn nhận Mông Cổ là quốc gia tự do.
Đảng Nhân dân Mông Cổ có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng từ năm 1921 đến năm 2010, họ thành lập chính phủ của Mông Cổ từ năm 1921 đến năm 1996, và từ năm 2000 đến năm 2004. Từ năm 2004 đến năm 2006, họ là bộ phận trong chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ và các đảng khác, và sau năm 2006 họ là đảng chi phối hai liên minh khác. Đảng Dân chủ là thế lực chi phối trong chính phủ liên minh từ năm 1996 đến năm 2000, và là đối tác gần bình đẳng trong chính phủ liên minh từ năm 2004 đến năm 2006. Trong bầu cử quốc hội năm 2012, không đảng nào chiếm đa số trong quốc hội;, tuy nhiên do Đảng Dân chủ có nhiều ghế đại biểu nhất,, nên lãnh đạo của đảng là Norovyn Altankhuyag được bổ nhiệm làm thủ tướng. Năm 2014, thay thế ông là Chimediin Saikhanbileg. Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016 và thủ tướng hiện tại là Jargaltulgyn Erdenebat.
Tổng thống Mông Cổ chủ yếu có vai trò biểu tượng, nhưng có thể ngăn cản các quyết định của nghị viện, và nếu nghị viện muốn bác bỏ điều này phải có biểu quyết thuận với hơn hai phần ba số phiếu. Hiến pháp Mông Cổ đặt ra ba yêu cầu với một cá nhân muốn trở thành tổng thống, phải là một người sinh ra tại Mông Cổ, ít nhất 45 tuổi, và đã sống ở Mông Cổ trong năm năm trước khi nhậm chức. Tổng thống cũng bị yêu cầu phải chính thức rút lui khỏi đảng của mình. Tổng thống hiện tại là Tsakhiagiin Elbegdorj, người từng hai lần làm thủ tướng và là một thành viên của Đảng Dân chủ được bầu lên làm tổng thống năm 2009 và tái cử vào năm 2013.
Mông Cổ sử dụng một hệ thống nghị viện đơn viện theo đó tổng thống có một vai trò biểu tượng, và phe lập pháp chọn ra chính phủ để thực hiện quyền hành pháp. Nhánh lập pháp được gọi là "Đại Khural Quốc gia", là quốc hội đơn viện với 76 ghế. Các thành viên của viện được bầu ra theo tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 4 năm. Đại Khural Quốc gia có vai trò lớn trong chính phủ Mông Cổ với tổng thống chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng và thủ tướng được nghị viện thông qua.
Thủ tướng và Nội các
Thủ tướng Mông Cổ do Đại Khural Quốc gia bầu ra. Thủ tướng hiện nay là Sükhbaataryn Batbold lên nhậm chức ngày 29 tháng 10 năm 2009. Phó thủ tướng là Norovyn Altankhuyag. Có các ghế bộ trưởng cho mỗi nhánh (tài chính, quốc phòng, lao động, nông nghiệp, vân vân) và những chức vụ đó tạo nên nội các của thủ tướng.
Nội các do thủ tướng chỉ định với sự tham vấn tổng thống và được Đại Khural Quốc gia thông qua.
Quan hệ ngoại giao
Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị và duy trì các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa,... Chính phủ Mông Cổ khuyến khích đầu tư trực tiếp và xúc tiến nhiều hoạt động thương mại với nước ngoài.
Mông Cổ có đại sứ quán tại các thủ đô, thành phố như: Almaty, Ankara, Bangkok, Berlin, Bắc Kinh, Brussels, Budapest, Bình Nhưỡng, Cairo, Canberra, Warsaw, Washington, D.C., Viên, Viên Chăn, La Habana, Delhi, Luân Đôn, Moskva, Ottawa, Paris, Praha, Seoul, Sofia, Tokyo, Hà Nội, và Singapore, một lãnh sự tại Irkutsk và Ulan-Ude, duy trì phái bộ ngoại giao tại Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ) cũng như Liên minh châu Âu ở Geneva.
Quân đội
Mông Cổ ủng hộ cuộc tấn công Iraq vào năm 2003 của quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh, quốc gia này cũng nhiều lần gửi binh sĩ với số lượng từ 103 tới 180 quân nhân mỗi đợt tới Iraq trong khoảng thời gian đó. Hiện nay, có khoảng 130 binh sĩ đang được triển khai tại Afghanistan, khoảng 200 người đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Sierra Leone dưới sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc để bảo vệ Tòa án đặc biệt của tổ chức này ở đó. Vào tháng 7 năm 2009, Mông Cổ gửi một tiểu đoàn tới Chad để hỗ trợ cho MINURCAT.
Từ năm 2005 tới năm 2006, khoảng 40 binh sĩ đã được triển khai với các Tiểu đoàn của Bỉ và Luxembourg tại Kosovo. Ngày 21 tháng 11 năm 2005, George W. Bush trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ tới thăm chính thức Mông Cổ. Năm 2004, trong giai đoạn Bulgaria làm chủ tịch, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã mời Mông Cổ trở thành đối tác mới nhất của họ tại châu Á.
Địa lý và khí hậu
Với diện tích 1.564.116 km² (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru.
Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hòa Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới.
Khí hậu
Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).
Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó hầu như không có mưa trong nhiều năm.
Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà hai bướu cũng không sống nổi.
Hệ sinh thái
Đặc trưng của hệ sinh thái Mông Cổ chính là đồng bằng lớn với những thảo nguyên rộng bao la và sự ưu thế của những động vật móng guốc ăn cỏ. Thảo nguyên Mông Cổ nổi bật với những đàn thú móng guốc sinh sống, trong đó đáng chú ý là những đàn linh dương quần tụ cùng nhau với số lượng rất lớn, các bầy thú móng guốc thường tụ hội cùng nhau trước khi di chuyển đến nơi có nguồn thức ăn phong phú. Gia súc ở Mông Cổ cũng chiếm số lượng rất lớn và đông đúc trên đồng cỏ.
Hệ sinh vật và động vật Mông Cổ có tổng số 138 loài động vật có vú, có 449 loài chim, 75 loài cá cũng như các loài động vật lưỡng cư và bò sát. Tổng cộng có 30 loài động vật có vú và phân loài đã được đưa vào phân loại hiếm và rất hiếm của Sách đỏ Mông Cổ, bao gồm cả các những con ngựa hoang Mông Cổ (còn gọi là Takhi) cũng như nhiều động vật có vú khác, đặc biệt là quần thể linh dương Mông Cổ khá đông đảo. Mặc dù Mông Cổ hiện có 30 loài động vật có vú đặc trưng, nhưng chỉ có năm loại phổ biến, đó là ngựa, dê, cừu, bò, lạc đà với tổng đàn 60 triệu con, trong đó ngựa Mông Cổ có khoảng trên 2,5 triệu con.
Phân chia hành chính
Mông Cổ được chia thành 21 aimag (tỉnh), và các tỉnh được chia tiếp thành 315 sum (huyện). Thủ đô Ulan Bator được quản lý hành chính riêng biệt như một khot (khu đô thị) với vị thế tỉnh. Các aimag gồm:
Kinh tế
Thủ đô Ulan Bator là cổng của hầu hết các quan hệ và thương mại trong nước và quốc tế. Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ. Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp.
Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô . Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu, dê, bò, ngựa, và lạc đà hai bướu. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2015 là $3,946.
Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006, và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.
Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hóa thị trường.
Tính đến năm 2016, GDP của Mông Cổ đạt 11.164 USD, đứng thứ 129 thế giới và đứng thứ 38 châu Á.
Lĩnh vực công nghiệp
Công nghiệp hiện chiếm 21.4% GDP, xấp xỉ tương đương với lĩnh vực nông nghiệp (20.4%). Các ngành công nghiệp gồm vật liệu xây dựng, khai mỏ (than, đồng, môlípđen, fluorspar, kẽm, tungsten, và vàng), dầu, thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm từ gia súc, và casơmia và sản xuất sợi tự nhiên. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ước tính ở mức 4.1% năm 2002. Khai mỏ tiếp tục phát triển như một ngành công nghiệp chính của Mông Cổ với bằng chứng ở số lượng công ty Trung Quốc, Nga và Canada có mặt và tiến hành kinh doanh tại Mông Cổ. Sản xuất thực phẩm trong nước, đặc biệt thực phẩm đóng gói đã tăng nhanh cùng tốc độ đầu tư từ các công ty nước ngoài.
Khoa học và công nghệ
Một số công ty công nghệ từ các quốc gia láng giềng, như Hàn Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu mở văn phòng tại Mông Cổ. Những công ty này có ý định tập trung vào phát triển phần mềm hơn là sản xuất phần cứng. Một số công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ internet đã được thành lập dẫn tới sự cạnh tranh lớn trên thị trường internet và điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động như Mobicom Corporation và Magicnet, đây là những nhà điều hành điện thoại di động và ISP lớn nhất ở Mông Cổ.
Lĩnh vực dịch vụ
Sau những cú sốc chuyển tiếp đầu thập niên 1990, sản xuất nội địa Mông Cổ đã tăng trở lại. Theo CIA World Factbook, năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 58% GDP, với 29% lực lượng lao động và 1.488 triệu người tham gia.
Đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Nga) đã giúp làm gia tăng số lượng đường sá. Quan trọng nhất là một con đường theo hướng nam bắc dài 1000 km dẫn từ biên giới Nga ở Sükhbaatar tới biên giới Trung Quốc tại Zamyn-Üüd. Có nhiều công ty vận tải tại Mông Cổ, gồm MIAT, Aero Mongolia, và Eznis Airways.
Các sản phẩm dầu mỏ chủ yếu (80%) được nhập khẩu từ Nga, khiến Mông Cổ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ phía nhà cung cấp. Đây là một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng trên nền kinh tế của họ.
Vận tải
Đường sắt xuyên Mông Cổ là tuyến đường sắt chính nối giữa Mông Cổ và các nước láng giềng. Nó khởi đầu tại Đường sắt xuyên Siberia ở Nga tại thị trấn Ulan-Ude, chạy vào Mông Cổ, chạy qua Ulaanbaatar, sau đó vào Trung Quốc tại Erenhot nơi nó nhập vào hệ thống đường sắt Trung Quốc. Một tuyến đường sắt riêng biệt nối thành phố phía đông Choibalsan với tuyến Đường sắt xuyên Siberia; tuy nhiên, tuyến đường nối này đã bị đóng với hành khách sau thị trấn Chuluunkhoroot của Mông Cổ.
Mông Cổ có một số sân bay nội địa. Sân bay quốc tế duy nhất là Sân bay Quốc tế Chinggis Khaan gần Ulaanbaatar. Có các chuyến bay thẳng giữa Mông Cổ và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Đức. MIAT là hãng hàng không lớn nhất tại Mông Cổ và cung cấp cả các chuyến bay nội địa và quốc tế.
Đa phần đường bộ ở Mông Cổ chỉ là đường rải sỏi hay đơn giản chỉ là những con đường đất. Có những tuyến đường trải nhựa từ Ulaanbaatar tới biên giới Nga và Trung Quốc, và từ Darkhan tới Bulgan. Một số dự án xây dựng đường hiện đang được thực hiện, ví dụ việc xây dựng cái gọi là tuyến đường "Đường Thiên niên kỷ" đông tây.
Nhân khẩu
Tổng dân số Mông Cổ vào tháng 7 năm 2007 ước tính bởi Văn phòng Điều tra Hoa Kỳ là 2.951.786 người, xếp khoảng hạng thứ 138 trên thế giới theo quy mô dân số. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Văn phòng các Công việc Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng những ước tính của Liên hiệp quốc thay vì các con số của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cục Kinh tế và các Vấn đề Xã hội Liên hiệp quốc Phòng dân số ước tính tổng dân số Mông Cổ (giữa năm 2007) là 2.629.000 (11% nhỏ hơn con số của Phòng Thống kê Hoa Kỳ). Ước tính của Liên hiệp quốc giống với con số của Phòng Thống kê Quốc gia Mông Cổ (2.612.900, cuối tháng 6 năm 2007). Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Mông Cổ ở mức 1.2% (ước tính 2007). Khoảng 59% trong tổng dân số dưới 30 tuổi, 27% trong số đó dưới 14. Đây là dân số khá trẻ và sự tăng trưởng dân số đã đặt ra một số vấn đề với nền kinh tế Mông Cổ.
Từ cuối thời kỳ xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ đã trải qua sự sụt giảm trong tổng tỷ suất sinh (trẻ em trên phụ nữ) cao hơn ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới, theo những ước tính gần đây của Liên hiệp quốc: giai đoạn 1970-1975, tỷ lệ sinh được ước tính ở mức 7.33 trẻ em trên phụ nữ, nhưng những dự đoán cho giai đoạn 2005-2010 là 1.87 (thấp hơn 4 lần).
Mông Cổ đã trở nên đô thị hóa hơn. Khoảng 40% dân số sống tại Ulaanbaatar, và vào năm 2002 khoảng thêm 23% nữa sống tại Darkhan, Erdenet, các trung tâm aimag và các khu định cư thường trực cấp sum. Một phần dân số khác sống tại các trung tâm sum. Năm 2002, khoảng 30% tổng số hộ tại Mông Cổ sống bằng chăn nuôi gia súc. Đa số những người chăn nuôi ở Mông Cổ vẫn sống theo mô hình sinh hoạt du mục hay bán du mục.
Sắc tộc Mông Cổ chiếm khoảng 85% dân số và gồm Khalkha cùng các nhóm khác, tất cả được phân biệt chủ yếu bởi các phương ngữ của ngôn ngữ Mông Cổ. Người Khalkha chiếm 90% dân số Mông Cổ. 10% còn lại gồm Buryat, Durbet Mông Cổ và các nhóm khác ở phía bắc và Dariganga Mông Cổ ở phía đông. Người Turk (Kazakh, Tuva, và Chantuu (Uzbek) chiếm 7% dân số Mông Cổ, và số còn lại là người Tungus, Trung Quốc, và người Nga. Đa số, nhưng không phải toàn bộ, người Nga đã rời khỏi quốc gia này sau sự rút lui hỗ trợ kinh tế và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, và được 90% dân số sử dụng. Nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp nước. Những phương ngữ này gồm trong các ngôn ngữ Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ thường được gộp vào trong các ngôn ngữ Altaic, một nhóm các ngôn ngữ được đặt theo tên dãy núi Altay và cũng bao gồm cả các ngôn ngữ Turk và Tungus. Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin, dù trong quá khứ nó được viết bằng chữ Mông Cổ truyền thống. Một kế hoạch tái sử dụng ký tự cũ được dự định vào năm 1994, nhưng vẫn chưa diễn ra vì nhiều lý do.
Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakh và tiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc. Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, Pháp và Italia.
Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.
Tôn giáo
Theo CIA World Factbook và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng tức 1.009.357 tín đồ, 40% được coi là vô thần, 6% theo Shaman giáo tức 55.174 tín đồ và Thiên chúa giáo là 41,117 tín đồ, và 4% là các tín đồ Hồi giáo với 57.702 tín đồ.
Nhiều hình thức Tengri giáo và Shaman giáo đã được thực hiện trong suốt lịch sử của vùng là nước Mông Cổ hiện đại ngày nay, bởi những đức tin đó là phổ thông trong số những người du mục trong lịch sử châu Á. Những đức tin đó dần nhường chỗ cho Phật giáo Tây Tạng, nhưng Shaman giáo đã để lại một dấu ấn trong văn hóa tôn giáo Mông Cổ, và vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong tầng lớp tinh hoa của Mông Cổ thời Đế chế Mông Cổ, Hồi giáo dần được ưa chuộng hơn những tôn giáo khác, bởi ba trong bốn vị hãn danh tiếng nhất đều là tín đồ Hồi giáo.
Trong suốt thế kỷ XX, chính phủ cộng sản luôn đàn áp việc thực thi tôn giáo của người dân Mông Cổ. Khorloogiin Choibalsan đã phá hủy hầu hết trong tổng số hơn 700 tu viện Phật giáo của Mông Cổ và giết hại hàng nghìn tăng lữ. Số lượng tu sĩ Phật giáo đã giảm từ 100.000 năm 1924 xuống còn 110 năm 1990.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1991 đã giúp tái lập tính pháp lý của việc thực thi tôn giáo và Phật giáo Tây Tạng, vốn từng là tôn giáo phổ biến nhất trước đây trong vùng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản, một lần nữa nổi lên trở thành tôn giáo có số tín đồ đông nhất tại Mông Cổ. Sự chấm dứt đàn áp tôn giáo trong thập niên 1990 cũng cho phép các tôn giáo khác, như Hồi giáo và Thiên chúa giáo, phát triển ở nước này. Theo Nhóm truyền giáo Thiên chúa giáo Barnabas Fund, số lượng tín đồ Thiên chúa đã tăng từ chỉ 4 người năm 1989 lên khoảng 40.000 vào thời điểm năm 2008.
Giáo dục
Trong thời kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa, giáo dục là một trong những lĩnh vực đạt thành tựu đáng chú ý ở Mông Cổ. Tỉ lệ mù chữ đã giảm nhiều, một phần nhờ việc sử dụng các trường học theo mùa cho trẻ em thuộc các gia đình du mục. Tài chính cung cấp cho những trường theo mùa này đã bị cắt trong thập niên 1990, góp phần làm gia tăng trở lại nạn mù chữ.
Giáo dục tiểu học và cấp hai trước kia kéo dài 10 năm, nhưng đã được mở rộng lên thành 11 năm. Từ năm học 2008-2009, những trẻ em mới bước vào cấp một theo hệ 12 năm. Như vậy, việc chuyển tiếp hoàn toàn sang hệ thống 12 năm mãi tới năm học 2019-2020 mới hoàn thành, khi những trẻ em đó tốt nghiệp.
Các trường đại học quốc gia Mông Cổ đều thuộc Đại học Quốc gia Mông Cổ và Đại học Khoa học và Kỹ thuật Mông Cổ.
Quá trình tự do hóa rộng rãi hồi thập niên 1990 đã dẫn tới một sự bùng nổ các định chế giáo dục cao học tư nhân, dù nhiều cơ sở trong số đó gặp khó khăn trong việc được chấp nhận tên gọi "cao đẳng" hay "đại học".
Y tế
Từ năm 1990, các chỉ số y tế chính như tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và tử vong trẻ em đã được cải thiện vững chắc, cả vì những thay đổi xã hội và vì những cải tiến trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, đặc biệt tại vùng nông thôn.
Số trẻ em ra đời trung bình (tỷ lệ sinh) khoảng 2.25 - 1.87 trẻ trên phụ nữ (2007) và tuổi thọ trung bình là 67-68 năm. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 1.9%-4% và tỷ lệ tử vong trẻ em ở mức 4.3%.
Lĩnh vực y tế gồm 17 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa, 4 trung tâm chẩn đoán và điều trị khu vực, 9 bệnh viện đa khoa cấp quận và 21 cấp aimag, 323 bệnh viện soum, 18 điểm feldsher, 233 phòng khám nhóm gia đình, và 536 bệnh viện tư và 57 công ty dược. Năm 2002 tổng số nhân viên y tế là 33,273 người, trong số đó có 6,823 bác sĩ, 788 dược sĩ, 7,802 y tá và 14,091 nhân viên trung cấp. Hiện tại, có 27.7 bác sĩ và 75.7 giường bệnh viện cho mỗi 10,000 dân.
Văn hóa
Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành.
Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.
Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hóa từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.
Thể thao và giải trí
Lễ hội Naadam của Mông Cổ diễn ra trong ba ngày vào mùa hè và bao gồm đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ. Ba môn thể thao này, theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.
Cưỡi ngựa có vai trò đặc biệt trung tâm trong văn hóa Mông Cổ. Những cuộc đua đường trường được thực hiện trong các lễ hội Naadam là một trong những khía cạnh của nó, bởi sự phổ biến của kỹ thuật đua ngựa. Một ví dụ về kỹ thuật đua ngựa là truyền thuyết rằng anh hùng quân sự Mông Cổ Damdin Sükhbaatar đã rải những đồng xu trên mặt đất và sau đó nhặt chúng lên trên lưng một chú ngựa phi nước đại.
Các môn thể thao khác như bóng bàn, bóng rổ, và bóng đá cũng đang dần được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều vận động viên bóng bàn Mông Cổ thi đấu quốc tế.
Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn của Ba Môn Thể thao Nam giới tại Naadam. Các nhà sử học cho rằng vật kiểu Mông cổ có nguồn gốc từ khoảng bảy nghìn năm trước. Hàng trăm vận động viên vật từ các thành phố và aimag khác nhau khắp đất nước tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia.
Không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác. Mỗi đô vật có người phục vụ riêng. Mục đích của môn thể thao là làm đối thủ mất cân bằng và ném anh ta xuống đất, khiến anh ta phải chạm khuỷu tay và đầu gối xuống đất.
Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ: người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử). Đô vật trở thành vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ). Mọi thắng lợi sau đó tại lễ hội quốc gia Naadam sẽ được thêm một tính ngữ cho danh hiệu avarga, như "Người Khổng lồ Bất bại được mọi người nhớ đến". Bắt đầu từ năm 2003, nghị viện Mông Cổ đã thông qua một luật mới về Naadam, đưa ra những sửa đổi với một số danh hiệu vật. Các danh hiệu iarudi và Khartsaga (Chim ưng) được thêm vào những quy định đã đề cập ở trên.
Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, được buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được cho là đã được đưa vào sử dụng sau khi nhà vô địch môn vật nhiều năm trước bị phát hiện là một phụ nữ. Chiếc áo được đưa ra để đảm bảo rằng chỉ nam giới mới được tranh tài.
Các môn thể thao quốc tế
Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn. Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō của anh năm 2007.
Naidangiin Tüvshinbayar đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.
Bóng đá cũng được chơi ở Mông Cổ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mông Cổ đã bắt đầu chơi lại trong thập niên 1990; tuy nhiên họ vẫn chưa có cơ hội tham gia vào một giải đấu lớn. Mongolia Premier League là giải hạng cao nhất của Mông Cổ.
Nhiều phụ nữ Mông Cổ có khả năng vượt trội trong các môn bắn súng: Otryadyn Gündegmaa là người giành được huy chương bạc tại Olympic năm 2008, Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới và giành huy chương đồng (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul ở thời điểm tháng 5 năm 2007, được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25 m.
Kiến trúc
Nơi cư ngụ truyền thống Mông Cổ được gọi là một yurt (Tiếng Mông Cổ: ger). Theo nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật Mông Cổ N. Chultem, các yurt và lều trại là căn bản cho sự phát triển của kiến trúc truyền thống Mông Cổ. Ở thế kỷ XVI và XVII, các tu viện lama đã được xây dựng trên khắp đất nước. Nhiều công trình trong số đó khởi đầu như những đền yurt. Khi chúng cần được mở rộng để đủ chỗ cho số lượng tín đồ ngày càng đông đảo thêm, các kiến trúc sư Mông Cổ đã sử dụng các cấu trúc với 6 và 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn của yurt. Việc mở rộng thêm nữa dẫn tới hình dạng bậc hai của các đền. Các mái được làm theo hình dạng những lều lớn. Các bức tường kiểu lưới mắt cáo, các cột chống mái và các lớp nỉ được thay bằng đá, gạch, các dầm và những tấm ván và trở thành cấu trúc vĩnh cửu.
Chultem phân biệt ba kiểu kiến trúc truyền thống Mông Cổ: Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Quốc và kiểu kết hợp. Trong số những đền dạng bậc hai đầu tiên có Batu-Tsagaan (1654) được thiết kế bởi Zanabazar. Một ví dụ về phong cách kiến trúc yurt là lama Dashi-Choiling tại Ulan Bator. Đền Lavrin (thế kỷ XVIII) tại lama Erdene Zuu được xây dựng theo truyền thống Tây Tạng. Một ví dụ về đền được xây dựng theo truyền thống Trung Quốc là lama Choijing Lamiin Sume (1904), ngày nay là một bảo tàng. Đền bậc hai Tsogchin tại lama Gandan ở Ulan Bator là một sự tổng hợp truyền thống Mông Cổ và Trung Quốc. Đền Maitreya (đã bị dỡ ra năm 1938) là một ví dụ về kiến trúc Tây Tạng-Mông Cổ. Tu viện Dashi-Choiling đã bắt đầu một dự án xây dựng lại đền và 80 ft điêu khắc Maitreya.
Âm nhạc
Âm nhạc dân gian
Âm nhạc Mông Cổ bị ảnh hưởng mạnh từ thiên nhiên, phong tục du mục, saman giáo, và cả Phật giáo Tây Tạng. Âm nhạc truyền thống bao gồm nhiều nhạc cụ, nổi tiếng nhất là mã đầu cầm (morin khuur/morinhur), và các phong cách hát như urtyn duu ("long song"), và thuật hát trong cổ họng đồng song thanh (khoomei/khomij). "Tsam" được nhảy múa để tránh ma quỷ và nó được coi là sự hồi tưởng về saman giáo.
Âm nhạc đại chúng
Ban nhạc rock đầu tiên của Mông Cổ là Soyol Erdene, được thành lập trong thập niên 1960. Phong cách kiểu Beatles của họ đã bị chính quyền lúc bấy giờ chỉ trích mạnh mẽ. Tiếp sau đó là Mungunhurhree, Ineemseglel, Urgoo, vân vân, đã mở ra con đường cho thể loại nhạc này. Mungunhurhree và Haranga là những người tiên phong trong âm nhạc rock nặng Mông Cổ. Haranga phát triển tới đỉnh cao hồi cuối thập niên 1980 và 1990.
Người lãnh đạo Haranga, nghệ sĩ guitar nổi tiếng Enh-Manlai, đã tận tình giúp đỡ những thế hệ ca sĩ nhạc rock sau này. Trong số những ban nhạc tiếp bước Haranga có ban nhạc Hurd. Đầu thập niên 1990, nhóm Har-Chono đã đặt ra bước khởi đầu của rock-dân gian Mông Cổ, pha trộn những yếu tố của "long song" Mông Cổ vào trong thể loại nhạc rock.
Tới thời điểm đó, môi trường cho sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật đã được tự do hơn rất nhiều nhờ một xã hội dân chủ mới trong nước. Thập kỷ 1990 chứng kiến sự phát triển của rap, techno, hip-hop và cả những boy band và girl band ở thời điểm chuyển tiếp thiên niên kỷ.
Truyền thông
Báo chí Mông Cổ bắt đầu năm 1920 với những quan hệ thân cận với Liên Xô dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản, với việc thành lập tờ báo Unen ("Sự thật") tương tự tờ Pravda Xô viết. Cho tới những cuộc cải cách trong thập niên 1990, chính phủ kiểm soát chặt chẽ truyền thông và quản lý mọi công việc xuất bản, và không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập. Sự giải tán Liên bang Xô viết đã có tác động mạnh tới Mông Cổ, nơi Nhà nước độc đảng đã phát triển trở thành một chế độ dân chủ đa đảng, và cùng với đó, những quyền tự do của truyền thông được đặt lên hàng đầu.
Một luật mới về tự do báo chí, được soạn thảo với sự giúp đỡ của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày 28 tháng 8 năm 1998 và được thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1999, mở đường cho các tự do truyền thông. Truyền thông Mông Cổ hiện tại gồm khoảng 300 tờ báo in và các đài phát thanh, truyền hình.
Từ năm 2006, môi trường truyền thông đã được cải thiện với việc chính phủ thảo luận một Đạo luật Tự do Thông tin, và loại bỏ bất kỳ một sự liên quan nào của truyền thông tới chính phủ. Những cuộc cải cách thị trường đã dẫn tới sự gia tăng của số người làm việc trong ngành truyền thông sau từng năm, cùng với số lượng các sinh viên và trường báo chí. Trong báo cáo năm 2008 của mình, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng môi trường báo chí ở vị trí 93 trên 173, vị trí số 1 là tự do nhất. |
Quẳng gánh lo đi và vui sống (How to Stop Worrying and Start Living) là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người. Quyển sách này là một cẩm nang về cách làm việc và vui sống không bị lo âu.
Cấu trúc
Cuốn sách gồm 27 chương.
Nội dung
Cuốn sách bao gồm các nội dung xoay quanh các chủ đề chính sau:
Phương cách để trị ưu phiền
Khóa chặt dĩ vãng và tương lai lại để sống trong cái phòng kín mít của ngày hôm nay.
Tại sao bạn không tự hỏi những câu này và chép lại những lời bạn tự đáp:
.Tôi có cái thói quen quên hiện tại để lo về tương lai hay mơ mộng "một khu vườn diễm ảo ở chân trời xa xăm" không?
.Tôi có thường nghĩ tới quá khứ mà làm cho hiện tại hóa ra chua xót không? Quá khứ đó đã qua rồi và thiệt chết rồi.
.Sáng dậy tôi có quyết "nắm lấy ngày hôm nay" để tận hưởng 24 giờ không?
.Sống trong "cái phòng kín mít của ngày hôm nay" có lợi cho đời tôi không?
.Và bao giờ tôi bắt đầu sống như vậy ?
Tuần sau?...Ngày mai?...Hay ngay hôm nay?!
Cách phân tích những vấn đề rắc rối
Khi gặp một vấn đề nào đó làm Bạn hãy tự hỏi và trả lời các câu hỏi sau:
.Tôi lo lắng điều gì?
.Làm sao để giải quyết bây giờ?
.Đây,tôi sẽ hành động như thế này.
.Khi nào tôi bắt đầu hành động như vậy?
Diệt tất ưu phiền đi,đừng để nó diệt ta
Đừng ngồi không. Hễ lo lắng thì hãy cặm cụi làm việc đi để khỏi bị chết vì thất vọng.
Phải khinh hẳn những chuyện lặt vặt, đừng để nó làm cho ta điên đảo.Nên nhớ rằng:"Đời người như bóng câu,hơi đâu mà nghĩ tới những chuyện nhỏ nhen,không đáng kể".
Hợp tác với những tình thế không tránh được.
Nếu ở nhà một mình. Hãy chọn công việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và cố kéo dài thời gian làm việc đó. |
Trầu (phù lâu, Hán tự: 芙蔞) (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha), sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế . Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Thành phần
Thành phần hoạt hóa của tinh dầu trong lá trầu không là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo ra hương vị như mùi khói), chavicol và cađinen.
Nhai trầu
Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam v.v thì lá trầu được nhai cùng với vôi tôi (Calci hydroxide) hay vôi sống (calci ocide) và quả của cây cau (tân lang, Hán tự: 檳榔).Vôi có tác dụng giữ cho thành phần hoạt hóa của trầu không nằm ở dạng base tự do hay chất kiềm, điều này cho phép nó đi vào trong máu thông qua hấp thụ dưới lưỡi. Trong quả cau có chứa các ancaloit như arecolin, arecain, guraxin. Chúng tăng cường tiết nước bọt (nước bọt bị nhuộm đỏ). Tổ hợp của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là "miếng trầu", đã được người dân trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. Sợi thuốc lá hoặc thuốc lào đôi khi cũng được thêm vào.
Các lá trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Loài thực vật có quan hệ họ hàng là P. sarmentosum, được sử dụng trong nấu ăn, đôi khi cũng được gọi là "lá trầu hoang".
Một vài hình ảnh |
Nguyễn Khoa Nam (1927 - 1975) nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Trừ được do Quân đội Cộng hòa Pháp mở ra ở Nam phần trên danh nghĩa Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Ra trường, ông gia nhập vào đơn vị Nhảy dù phục vụ cho Quân đội Cộng hòa Pháp trong chiến tranh Đông Dương và đã phục vụ trong Binh chủng này một thời gian dài, tuần tự giữ những chức vụ từ Trung đội trưởng đến Tư lệnh phó Sư đoàn. Đầu năm 1970, ông chuyển nhiệm vụ sang Bộ binh và giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Sau cùng ông đảm trách chức vụ Tư lệnh một trong 4 Quân đoàn và Quân khu 4 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh ngày 23 tháng 9 năm 1927, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, có nguyên quán ở làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam. Thời niên thiếu, ông học Tiểu học tại trường Ècole des Garcons, Đà Nẵng. Lên Trung học theo chương trình Pháp, nội trú ở trường Quốc học Huế (Lycėe Khải Định). Năm 1946, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau đó, thi vào trường Hành chánh ở Huế (hệ Cao đẳng). Năm 1951, ông tốt nghiệp và được bổ dụng làm công chức tại Sở Ngân sách Trung Việt, một năm sau giữ chức vụ Chủ sự phòng.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Cuối tháng 3 năm 1953, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 47/291.065. Theo học khóa 3 Đống Đa tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức thuộc Trung đội khóa sinh số 16, khai giảng ngày 1 tháng 4 năm 1953. Ngày 1 tháng 12 cùng năm mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường gia nhập đơn vị Nhảy dù, ông được cử làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội 1 trong Tiểu đoàn 7 Nhảy dù. Sau đó, ông được theo học khóa Nhảy dù cấp tốc tại Bến phà Đen (gần Bệnh viện Đồn Thủy), Hà Nội. Đến tháng 3 năm 1954, ông được tăng phái cho Tiểu đoàn 3 Nhảy dù. Một tháng sau, ông được đi thụ huấn khóa Đại đội trưởng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Mãn khóa về lại đơn vị cũ, ông được cử giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 3. Tháng 8 cùng năm, ông theo đơn vị từ Hà Nội bằng đường không vận di chuyển vào Nam đồn trú tại Đồng Đế, Nha Trang.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia đổi sang tên mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, Tiểu đoàn 7 giải tán để bổ sung quân số cho 2 Tiểu đoàn 3 và 5. Ông được cử đi du học lớp Huấn luyện viên Nhảy dù trong thời gian 8 tháng tại Pau, Pháp. Mãn khóa, trở về phục vụ tại Tiểu đoàn Trợ chiến Nhảy dù do Đại úy Nguyễn Thọ Lập làm Tiểu đoàn trưởng. Tháng 12 cuối năm, ông được cử làm Đại đội trưởng Đai đội Kỹ thuật trong Tiểu đoàn Trợ chiến thay thế Trung úy Ngô Xuân Nghị. Tháng giêng năm 1957, ông chuyển về Bộ chỉ huy Liên đoàn Nhảy dù phục vụ tại Phòng 3 (đặc trách hành quân). Tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Đầu năm 1959, ông được cử làm Trưởng ban 3 của Tiểu đoàn 3 Nhảy dù.
Đầu tháng 1 năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Đến tháng 2 năm 1962, chuyển sang Tiểu đoàn 5 Nhảy dù giữ chức vụ Tiểu đoàn phó. Tháng 6 cùng năm, ông được cử đi Hoa Kỳ học khóa "Chiến tranh rừng rậm" (Tác chiến trong rừng) tại căn cứ Huấn luyện Lực lượng Đặc biệt Fort Bragg. Đầu năm 1963, học tiếp khóa Bộ binh cao cấp tại trường Bộ binh Fort Benning.
Đầu tháng 2 năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý các tướng lĩnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu, ông được cử làm Trưởng phòng 4 tại Bộ tư lệnh Lữ đoàn Nhảy dù do Đại tá Cao Văn Viên làm Tư lệnh. Tháng 7 năm 1965, ông được chỉ định vào chức vụ Tham mưu trưởng Chiến đoàn 1 Nhảy dù do Trung tá Bùi Kim Kha làm Chiến đoàn trưởng. Sau đó 2 tháng, ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù thay thế Thiếu tá Hồ Trung Hậu. Ngày kỷ niệm Cách mạng 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.
Tháng 5 năm 1966, ông được thưởng Đệ Tứ đẳng Bảo quốc Huân chương kèm anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu. Đầu tháng 6, biệt phái qua Sư đoàn bộ binh, ông được cử làm sĩ quan Phụ tá cho Đại tá Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh. Ngày Quân lực 19 tháng 6, ông được thăng cấp Trung tá. Đầu tháng 8 cùng năm, trở lại Sư đoàn Nhảy dù ông được chỉ định làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Nhảy dù tân lập (Thời điểm này, Chỉ huy Chiến đoàn 1 là Thiếu tá Hồ Trung Hậu, Chiến đoàn 2 là Thiếu tá Đào Văn Hùng). Đến tháng 4 năm 1967, ông được ân thưởng Đệ Tam đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.
Đầu tháng 1 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Cuối tháng 11 năm 1970, ông được lệnh bàn giao Lữ đoàn 3 lại cho Trung tá Nguyễn Văn Thọ, để giữ chức vụ Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn.
Đầu tháng 12 năm 1970, rời Sư đoàn Nhảy dù chuyển về Quân khu 4, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng được cử lên làm Phó Tư lệnh Quân đoàn IV. Ngày Quân lực 19 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được đặc cách tại mặt trận thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.
Giữa năm 1974, ông được cử làm Trưởng đoàn, hướng dẫn phái đoàn chiến sĩ xuất sắc thăm viếng Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) trong thời gian 1 tuần. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, bàn giao Sư đoàn 7 lại cho Chuẩn tướng Trần Văn Hai, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV & Quân khu 4 thay thế Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được cử làm Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức.
Quân đoàn IV vào thời điểm tháng 4/1975, nhân sự trong Bộ Tư lệnh Quân đoàn được phân bổ trách nhiệm như sau:-Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam-Tư lệnh phó: Chuẩn tướng Lê Văn Hưng-Tham mưu trưởng: Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay-An ninh Quân đội: Đại tá Trần Duy Bính-Trưởng phòng 3: Đại tá Phạm Thành Can-Chỉ huy Pháo binh: Đại tá Nguyễn Văn Thọ-Chỉ huy Tiếp vận: Đại tá Nguyễn Văn Nhỏ-Tư lệnh Tiền phương: Đại tá Nguyễn Đình Vinh-Tham mưu trưởng Tiền phương: Đại tá Dương Ngọc Bảo<ref>-Đại tá Dương Ngọc Bảo sinh năm 1932 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức K3 (nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm Quản trị Trung ương).</ref>
Kế hoạch "mật khu" bất thành và cái chết
So với các đơn vị khác, Quân đoàn IV Việt Nam Cộng hòa do Nguyễn Khoa Nam tại đồng bằng sông Cửu Long là đơn vị ít chịu thiệt hại nhất trước các cuộc tấn công quyết định của Quân Giải phóng vào mùa xuân năm 1975. Vì vậy, sau các thất bại lớn của Quân lực Việt Nam Cộng hoà tại mặt trận Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà ra lệnh cho Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam lên kế hoạch lập "mật khu" để giữ đồng bằng sông Cửu Long làm căn cứ tiếp tục chống cự nếu Sài Gòn thất thủ. Thiếu tướng Nam hy vọng với 3 Sư đoàn Bộ binh còn tương đối nguyên vẹn, gần nửa triệu địa phương quân và phòng vệ dân sự, cộng với các lực lượng còn sống sót rút từ các quân khu đã thất thủ về thì có thể lập được "vành đai Alpha" xung quanh thành phố Cần Thơ, trung tâm chỉ huy của Quân đoàn. Trong trường hợp không giữ được Cần Thơ, tướng Nam còn có phương án dựa vào tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia với dãy núi Thất Sơn và các vùng có đông tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, có hàng trăm hang động hiểm trở để cầm cự lâu dài và chờ thời cơ phản công. Trong tháng 4 năm 1975, một số công trình kiên cố dự định sử dụng cho Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về đây đã được xây dựng.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã nhanh chóng phá sản do nhiều tướng tá cấp dưới đã bỏ chạy, còn bộ máy chỉ huy của Quân đoàn IV thì rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền trong khi các lực lượng cách mạng đang ở thế áp đảo. Cuốn băng lời kêu gọi của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam dự định phát ở Đài phát thanh Cần Thơ vào chiều ngày 30 tháng 04 cũng không thực hiện được do đơn vị Biệt Động quân Giải phóng của Thiếu tá Hoàng Văn Thạch đã chiếm đài và phát kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh. Chiều tối 30 tháng 04, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng phó Tư lệnh quân đoàn IV tự sát tại tư dinh. Nửa đêm 30 tháng 04, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở Chỉ huy Quân đoàn IV và tự sát ngay trong phòng làm việc rạng sáng ngày 01 tháng 05 năm 1975 lúc 48 tuổi.
Thi thể của Thiếu tướng Nam được Y sĩ Trung tá Hoàng Như Tùng (Y sĩ trưởng Quân y viện) mai táng tại Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ và mai táng trong Nghĩa trang Quân lực Việt Nam Cộng hoà ở Cần Thơ. Bia mộ được chị ruột của Thiếu tướng Nam là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm (mẹ của Trung tá Hải quân Nguyễn Mạnh Trí) đi từ Sài Gòn xuống Cần thơ để dựng. Năm 1984, hài cốt của Thiếu tướng Nam được cải táng và hoả thiêu, tro cốt đem về để tại chùa Quảng Hương Già Lam, địa chỉ số 498/11 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Huy chương
-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng-Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu (ân thưởng)-Nhiều Huy chương Quân sự, Dân sự và Ngoại quốc
Gia đình
Thân phụ: Cụ Nguyễn Khoa Túc (Nguyên Chánh Thanh tra Học chính tại Đà Nẵng).
Thân mẫu: Cụ Công Tôn nữ Mộc Cẩn (Thuộc dòng Tuy Lý Vương, Hoàng tộc Nhà Nguyễn)
Bào tỷ: Bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm (Thân mẫu Hải quân Trung tá Nguyễn Mạnh Trí)
Bào đệ: Ông Nguyễn Khoa Phước (Nguyên Thượng Nghị Sĩ Việt Nam Cộng hoà trong Quốc hội Lưỡng viện của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa)
Cháu: Nguyễn Mạnh Trí (Nguyên Trung tá Hải quân, tốt nghiệp khóa 10 Sĩ quan Hải quân Nha Trang)
Chú giải |
Cửu chương toán thuật (chữ Hán: 九章算術) là một quyển sách về toán học của người Trung Quốc được biên soạn vào thời Đông Hán. Có tài liệu cho rằng, nó được viết khoảng năm 152 TCN bởi một người tên là Trần Sanh. Sách này sau đó được nhiều nhà toán học Trung Quốc mà trong đó có Lưu Huy và Tổ Xung Chi viết bổ sung.
Trong thế kỷ 7–10, Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo khoa và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn tự điển toán học độc đáo phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả thiết rồi đến lời giải. Tác phẩm này có 9 chương.
"Phương điền" (方田): Gồm cách tính diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. Dùng số pi xấp xỉ 3 để tính diện tích hình tròn, hình vành khăn... Sau đó Tổ Xung Chi tìm ra pi gần bằng 3,14159265...
"Túc mễ" (粟米): Bao gồm những bài toán, mỗi bài tuân theo một thuật toán riêng nêu cách thu thuế thời cổ. Chương còn có các kiến thức về quy tắc tam suất và chia tỉ lệ trên số nguyên hay phân.
"Suy phân" (衰分): Gồm những bài toán chia tỉ lệ, quy tắc tam suất đơn và kép.
"Thiếu quảng" (少廣): Có các quy tắc khai căn bậc hai và bậc ba.
"Thương công" (商功): Ước tính các công trình, tập trung những bài toán liên quan đến những kích thước khi xây dựng tường thành, đào hào hố, đắp pháo đài, xây đê điều... Trong đó có các công thức tính thể tích những khối khác nhau.
"Quân thâu" (均輸): Bao gồm một loạt bài toán về tính tổng của các cấp số cộng riêng biệt, về tính công chung của nhiều người có năng suất lao động khác nhau.
"Doanh bất túc" (盈不足): Gồm những bài toán từ dễ đến khó dẫn đến các phương pháp giải những phương trình tuyến tính và hệ phương trình tuyến tính.
"Phương trận" (方程): Gồm giải hệ năm phương trình tuyến tính. Do nhu cầu hoàn thiện việc giải hệ phương trình tuyến tính mà các nhà toán học Trung Hoa đã phát minh đầu tiên trên thế giới về cách giải ma trận. Ở châu Âu, ý niệm tương tự như thế về định thức được Leibniz tìm ra vào thế kỷ 17.
"Câu cổ" (勾股): Gồm những bài toán xác định khoảng cách và chiều cao không tới được nhờ định lý Thương Cao (商高定理) và các tính chất của tam giác đồng dạng.
Trong Cửu chương toán thuật, người Trung Quốc đã giải phương trình bậc hai mà sau này gọi là phương pháp "thiên tố". Thế kỷ 7, Vương Hiếu Thông đã dùng phương pháp ấy để giải phương trình bậc ba. Thế kỷ 13, Chu Thế Kiệt đã dùng phương pháp này để tìm nghiệm phương trình hữu tỉ bậc 4. Thế kỷ 13, đã trình bày chi tiết phương pháp thiên tố, thực chất phương pháp này tương đương với phương pháp Horner được phát minh ở châu Âu vào năm 1819.
Các dịch phẩm
Tiếng Anh: SHEN Kangshen – The Nine Chapters on the Mathematical Art, Oxford 1999. ISBN 0-19-853936-3
Tiếng Pháp: Chemla, Karine, và Shuchun Guo – Les neuf chapitres: le classique mathématique de la Chine ancienne et ses commentaires, Paris: Dunod 2004. |
Chi Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piper) là một chi quan trọng về kinh tế và sinh thái học trong họ Hồ tiêu (Piperaceae) bao gồm khoảng 1.000 – 2.000 loài cây thân bụi, thân thảo và cây dây leo, nhiều loài trong số đó là những loài cơ bản trong nơi sinh trưởng nguyên thủy của chúng, trong khi các loài khác là các loài xâm lấn chính trong các khu vực mà chúng được đưa vào. Chi này chứa các loài thích hợp cho việc nghiên cứu lịch sử tự nhiên, hóa học các sản phẩm tự nhiên, sinh thái cộng đồng và sinh học tiến hóa. Sự đa dạng của chi này giành được sự quan tâm trong nghiên cứu và tìm hiểu sự tiến hóa của thực vật.
Các loài thuộc chi Hồ tiêu có sự phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, và là loại thực vật phổ biến nhất trong các tầng thấp của các từng mưa nhiệt đới vùng đất thấp, nhưng cũng có thể có mặt tại các khoảng rừng trống và ở các cao độ lớn, chẳng hạn các rừng mây; một loài (P. kadsura ở miền nam Nhật Bản và phần xa nhất về phía nam của Hàn Quốc) là loài thuộc vùng cận nhiệt đới và có thể chịu được sương giá nhẹ trong mùa đông. Các loài cây thuộc chi này là thực vật chủ yếu tại các khu vực mà người ta tìm thấy chúng.
Piper là chi mẫu cho các nghiên cứu trong sinh thái học và sinh học tiến hóa. Sự đa dạng và tầm quan trọng sinh thái của chi này làm cho nó là ứng cử viên sáng giá trong các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực trên, mặc dù một điều không gây ngạc nhiên là phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào tầm quan trọng kinh tế của loài P. nigrum (hồ tiêu), P. methysticum (ca va) và P. betle (trầu không).
Một số loài kiến (bắt buộc hoặc không bắt buộc phải có) được tìm thấy sinh sống trên một số loài Piper có ảnh hưởng mạnh đối với sự phát triển của chúng, làm cho chúng trở thành một hệ thống lý tưởng cho các nghiên cứu về tiến hóa của sự cộng sinh và các ảnh hưởng của sự hỗ sinh đối với các cộng đồng sinh vật.
Một số loài
Piper arboreum
Piper auritum hay Piper sanctum hồ tiêu Mexico
Piper betle Trầu không
Piper bonii
Piper consanguineum
Piper cenocladum Hồ tiêu kiến
Piper cubeba Hồ tiêu thuốc
Piper decurrens
Piper grande
Piper guineense Hồ tiêu Benin
Piper imperiale Hồ tiêu Mali
Piper sarmentosum Lá lốt = Piper lolot
Piper longum Hồ tiêu dài
Piper magnificum Hồ tiêu sơn
Piper metanum
Piper methysticum Ca va
Piper nigrum Hồ tiêu đen (còn có thể gọi là hồ tiêu trắng, hồ tiêu lục, tùy theo màu sắc của hạt thương phẩm)
Piper orizabanum
Piper positum
Piper retrofractum
Piper rubribaccum
Piper rubrum
Piper sylvaticum Hồ tiêu dài miền núi
Piper unguiculatum |
Chu Văn An (25 tháng 8 năm 1292, ông không rõ năm mất, có một số tài liệu ghi là năm 1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần, "danh nhân văn hóa thế giới". Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh. Ông được Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá là ông tổ của các nhà nho nước Việt.
Ông được gọi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay.
Tiểu sử
Chu Văn An quê ở làng Văn Thôn, Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Ông là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch. Ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người hái củi ở ẩn) dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Được tôn kính
Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hóa và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998.
Tên ông còn được đặt tên cho các công trình công cộng, như đường phố, trường học.
Câu đối thờ Chu An:
Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc'Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phongDịch:Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả?Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân!Ông được Đại Việt sử ký toàn thư chép::An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông dạy thái tử học.Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, Dụ Tông không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu.Những nhà nho nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, nhưng kẻ thì chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ thân, chưa có ai chịu để tâm đến đạo đức, suy nghĩ tới việc giúp vua nêu đức tốt, cho dân được nhờ ơn. Như Tô Hiến Thành đời Lý, chu Văn Trinh đời Trần, có lẽ gần được như thế. Nhưng Hiến Thành gặp được vua sáng suốt cho nên công danh, sự nghiệp được thấy ngay đương thời. Văn Trinh không gặp vua anh minh nên chính học của ông, đời sau mới thấy được. Hãy lấy Văn Trinh mà nói, thờ vua tất thẳng thắn can ngăn, xuất xử thì làm theo nghĩa lý, đào tạo nhân tài thì công khanh đều ở cửa ông mà ra, tiết tháo cao thượng thì thiên tử cũng không thể bắt làm tôi được. Huống chi tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ. Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há không làm cho kẻ điêu ngoa thành liêm chính, người yếu hèn biết tự lập được hay sao? Nếu không tìm hiểu nguyên cớ, thì ai biết thụy hiệu của ông xứng đáng với con người của ông. Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà nho nước Việt ta mà thờ vào Văn Miếu.''
Tác phẩm
Thất trảm sớ
Tiều ẩn thi tập
Tiều ẩn quốc ngữ thi tập
Tứ thư thuyết ước
Giang đình tác
Linh sơn tạp hứng
Miết trì
Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân
Xuân đán |
Chi Bằng lăng (danh pháp khoa học: Lagerstroemia) là một chi của khoảng 50 loài cây sớm rụng lá và cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi lớn có nguồn gốc ở vùng Đông Á và Úc. Chi này được đặt tên theo tên của thương gia người Thụy Điển là Magnus von Lagerström, là người đã cấp cho Carolus Linnaeus các mẫu cây mà ông ta thu thập được.
Đặc điểm
Chúng có thân cây giống như gân tạo nếp máng, hàng năm đều lột vỏ; mỗi năm các phần vỏ bị lột nằm giữa các phần đã bị lột từ năm trước, hoặc ở những nơi bị các loài động vật, như sóc cào rách, tạo ra bề ngoài loang lổ. Lá mọc đối, đơn, mép lá nguyên và dao động từ 5–20 cm theo chiều dài. Hoa có 6 hay 7 cánh hoa có mép cánh nhàu trên các cuống hoa, phình ra giữa các đài hoa. Hoa mọc thành các cụm dài (20–40 cm) dạng bông, và có thể có màu trắng, hồng, tía hay tím giống màu oải hương; nó nở hoa từ giữa mùa hè đến cuối mùa hè. Quả là dạng quả nang, ban đầu có màu xanh lục, sau đó khi chín chuyển thành màu đen, được mở dọc theo 6 hay 7 đường, tạo ra các răng giống như của đài hoa, và giải phóng nhiều hạt nhỏ có cánh.
Các loài thuộc chi Lagerstroemia bị một số ấu trùng của một số loài bướm thuộc bộ Lepidoptera ăn lá, bao gồm cả Endoclita malabaricus.
Công dụng
Loài bằng lăng xẻ (L. indica) có nguồn gốc ở Trung Quốc và Triều Tiên, đã được nhà thực vật học người Pháp Andre Michaux đưa vào Hoa Kỳ khoảng năm 1790 tại Charleston, Nam Carolina, ở đó ngày nay nó là loài cây bụi làm cảnh rất phổ biến được gieo trồng tại miền trung nam Hoa Kỳ, và nó là loại cây khá nổi tiếng.
Loài bằng lăng nước (L. speciosa) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Ấn Độ, là loại cây chỉ có thể trồng tại những khu vực nóng ấm nhất của Hoa Kỳ, chẳng hạn Texas, Louisiana, Oklahoma, New Mexico, Arizona, California, Georgia, và các bang xung quanh.
Cả hai loài đều trở thành thịnh hành hơn trong các thiết kế phong cảnh dành cho những người có nhà riêng cũng như trong các thành phố, dọc theo đường cao tốc và các đường phụ. Chúng trở thành thông dụng đến mức khó có thể phân biệt chúng với nhau, nếu không có các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Một số loài
Lagerstroemia anhuiensis
Lagerstroemia balansae
Lagerstroemia caudata
Lagerstroemia excelsa
Lagerstroemia floribunda: bằng lăng nhiều hoa
Lagerstroemia fordii
Lagerstroemia glabra
Lagerstroemia guilinensis
Lagerstroemia indica: bằng lăng xẻ, tử vi
Lagerstroemia intermedia
Lagerstroemia lanceolata
Lagerstroemia limii
Lagerstroemia micrantha: bằng lăng hoa nhỏ
Lagerstroemia paniculata
Lagerstroemia parviflora
Lagerstroemia siamica
Lagerstroemia speciosa: bằng lăng nước, bằng lăng tiên
Lagerstroemia subcostata
Lagerstroemia suprareticulata
Lagerstroemia thorelii
Lagerstroemia tomentosa: săng lẻ, bằng lăng lông.
Lagerstroemia turbinata
Lagerstroemia venusta: bằng lăng sừng
Lagerstroemia villosa |
Scolymastra joubini là một loài hải miên (bọt biển) khổng lồ, nó có lẽ là loài sống lâu nhất trong thế giới động vật với tuổi thọ khoảng 10.000 năm, với một số tài liệu cho rằng tuổi thọ tối đa của chúng đạt tới 15.000 năm hay có cá thể tại biển Ross được ước tính sống tới 23.000 năm . Một số nhà khoa học xếp nó vào chi Anoxycalyx cùng trong lớp Hải miên kính.
Miêu tả
Scolymastra joubini được đoàn thám hiểm châu Nam Cực của người Pháp, trong giai đoạn từ năm 1908 đến 1910 dưới sự chỉ huy của tiến sĩ Jean Baptiste Charcot, phát hiện ra. Năm 1916 nó đã được nhà hải miên học người Pháp là Emile Topsent miêu tả lần đầu tiên. Nó được đặt tên theo tên của Louis Joubin, một giáo sư làm việc tại bảo tàng động vật tại Paris. Nó có sự trao đổi chất nhỏ nhất và như thế có sự trao đổi oxy ít nhất trong số các loài động vật. Hải miên joubini trưởng thành có thể đạt tới kích thước cao tới 2 m và đường kính khoảng 1,4 m. Hình dáng gần giống như củ cải và có màu từ vàng nhạt đến trắng. Khu vực sinh sống là các vùng biển ven châu Nam Cực kéo dài tới quần đảo Nam Shetland, ở độ sâu từ 45 đến 441 m. Trong tiếng Anh, nó được gọi là "Volcano sponge". Năm 1996, các nhà khoa học Đức của Viện nghiên cứu vùng cực và đại dương mang tên Alfred Wegener, tại Bremerhaven, sử dụng phương pháp đo lượng oxy trao đổi đã xác định tuổi thọ của loài sinh vật này là khoảng 10.000 năm, sau đó nhà khoa học người Mỹ là Paul Dayton đã xác định sự phát triển của chúng với sai số khoảng 10 năm. Các kẻ thù nguy hiểm nhất của Scolymastra joubini là các loài sên biển (Doris kerguelenensis) và sao biển (Acodontaster conspicuus). |
Christina María Aguilera (, ; sinh ngày 18 tháng 12 năm 1980) là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, diễn viên và nhân vật truyền hình người Mỹ. Cô là chủ nhân của năm giải Grammy, hai giải Grammy Latin và một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, cô được mệnh danh là "Tiếng hát của một thế hệ" và được vinh danh là Huyền thoại Disney lần lượt vào năm 2012 và năm 2019. Aguilera xếp ở vị trí thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của Rolling Stone năm 2008 và nằm trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới hàng năm của Time năm 2013. Aguilera là một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán đĩa nhạc chạy nhất mọi thời đại với hơn 75 triệu đĩa được bán ra trên toàn thế giới.
Sinh ra ở Thành phố New York và lớn lên ở Pennsylvania, Aguilera đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình trong những năm đầu sự nghiệp, trước khi ký hợp đồng thu âm với RCA Records vào năm 1998. Album đầu tay cùng tên của cô, phát hành năm 1999, đạt vị trí quán quân và có ba đĩa đơn số một tại Mỹ: "Genie in a Bottle", "What a Girl Wants" và "Come On Over Baby (All I Want Is You)". Aguilera đã thay đổi hình ảnh nghệ thuật của mình với Stripped (2002) và đĩa đơn chính "Dirrty", thể hiện sự gợi cảm của cô. Đĩa đơn thứ hai trong album, "Beautiful", nhận được phản hồi tích cực vì ca từ truyền cảm hứng và trở thành thánh ca của cộng đồng LGBT.
Aguilera có album quán quân thứ hai tại Mỹ với Back to Basics (2006), lấy cảm hứng từ nhạc jazz, soul và blues đầu thế kỷ 20 và đĩa đơn top 10 "Ain't No Other Man", "Hurt" và" Candyman". Ba album tiếp theo của cô, Bionic (2010), Lotus (2012) và Liberation (2018), thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau và đều lọt vào top 10 tại Mỹ. Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, Aguilera còn đóng vai chính trong bộ phim Burlesque (2010) và đóng góp vào nhạc phim cùng tên. "Bound to You", do Aguilera đồng sáng tác cho nhạc phim, được đề cử giải Quả cầu vàng cho ca khúc trong phim hay nhất. Aguilera cũng tham gia lồng tiếng trong The Emoji Movie (2017), và là huấn luyện viên trong 6 mùa của chương trình truyền hình The Voice từ năm 2011 đến năm 2016.
Cuộc đời và sự nghiệp
1980-1998: Thời thơ ấu và sự nghiệp ban đầu
Christina María Aguilera sinh ngày 18 tháng 12 năm 1980 tại đảo Staten, New York, Hoa Kỳ. Cha cô là Fausto Wagner Xavier Aguilera, một quân nhân trong Quân đội Hoa Kỳ, quê ông ở Guayaquil, Ecuador; mẹ cô là Shelly Loraine Fidler, bà là một nghệ sĩ dương cầm và vĩ cầm, một người Mỹ có nguồn gốc Đức, Ireland, Wales và Hà Lan. Gia đình bên ngoại của Christina là dân di cư từ Hạt Clare, Ireland. Christina đã theo cha đi đóng quân ở nhiều nơi như Stephenville, Newfoundland, Canada và Nhật Bản. Dù chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ tiếng Anh, song do thời thơ ấu sống trong môi trường nói tiếng Tây Ban Nha nên Christina hiểu được tiếng Tây Ban Nha. Trong thời gian sống với cha, cô và mẹ cô thường bị mắng mỏ, nhục mạ. Khi cô mới lên 7, cha mẹ cô ly hôn. Bà Fidler đã đem theo Christina Aguilera và em gái cô, Rachel Aguilera đến nhà bà ngoại ở ngoại ô Pittsburgh, Pennsylvania. Cô đã kể về tuổi thơ bất hạnh của mình qua những bài hát như "I'm OK" (trong album Stripped) hay "Oh Mother" (trong album Back to Basics). Theo hai mẹ con cô thì cha cô là người rất gia trưởng, đã ngược đãi hai mẹ con cô về cả tinh thần và thể xác. Sau đó, mẹ cô lấy người chồng mới là Jim Kearns và đổi tên thành Shelly Kearns.
Bà ngoại của Aguilera là người đầu tiên phát hiện ra khả năng ca hát của cô. Khi còn là một đứa trẻ, cô đã tỏ ra có thiên hướng trở thành một ca sĩ thực thụ. Aguilera đã được biết đến với danh hiệu "cô gái bé nhỏ với giọng hát lớn" khi tham gia các cuộc thi tài năng ở địa phương. Theo Driven của VH1, các thí sinh ngay lập tức bỏ cuộc khi họ được biết sẽ phải cạnh tranh với Christina. Các bạn đồng lứa đâm ra ghen tị và thường chế nhạo, tẩy chay cô. Christina còn bị hành hung trong một lớp thể dục. Nhà cô thường bị phá hoại, lốp xe thường bị chọc thủng. Cuối cùng, gia đình cô phải chuyển đến thị trấn Wexford và cô không được thể hiện tài năng của mình. Aguilera từng cho biết: "vì khả năng ca hát và có lẽ do ngoại hình hơi bé nhỏ, tôi thường bị bắt nạt vì sự chú ý hay đổ dồn về tôi. Nó đương nhiên không phải sự chú ý mà tôi mong muốn và đã xảy ra rất nhiều chuyện bất công". Cô đã đi học ở Trường Trung học Marshall (gần Wexford) và Trường Trung học Allegheny.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1990, cô bé Christina Aguilera tham gia chương trình Tìm kiếm ngôi sao (Star Search). Aguilera trình bày bài hát "A Sunday Kind of Love" của Etta James, tuy đoạt giải nhì nhưng cô cũng đã gây ấn tượng khá tốt. Sau đó, cô ra về và hát lại bài đó trên chương trình Wake Up with Larry Richert trên đài KDKA-TV tại Pittsburgh. Người ta nhận xét giọng hát của cô bé mười tuổi này nghe như hai mươi tuổi.
Trong khi sống ở Pittsburgh, Christina đã hát bài Quốc ca Mỹ "The Star-Spangled Banner" trước trận đấu cho đội khúc côn cầu Pittsburgh Penguins, đội bóng bầu dục Pittsburgh Steelers, và đội bóng chày Pittsburgh Pirates, trong đó có cả trận chung kết giải vô địch Stanley năm 1992 khi cô chỉ mới 11 tuổi. Năm 1992, Aguilera tham gia câu lạc bộ The New Mickey Mouse Club của Walt Disney cùng với nhiều ngôi sao nhí khác như Britney Spears, Justin Timberlake, JC Chasez, Rhona Bennett, Ryan Gosling và Keri Russel. Một trong những màn trình diễn đáng nhớ nhất trong thời thơ ấu của Aguilera là ca khúc "I Have Nothing" của Whitney Houston. Kể từ đó, cô có một biệt danh khác mà bạn bè tại câu lạc bộ yêu mến đặt cho là "cô bé diva". Christina tham gia The New Mickey Mouse cho tới khi chương trình kết thúc vào năm 1994. Trong thời gian đó, Aguilera sang Nhật Bản và thu âm bài hát "All I Wanna Do" với ca sĩ Keizo Nakanishi, khi đó cô mới 14 tuổi. Bài hát được phát hành năm 1997. Cùng năm đó, Aguilera trở lại biểu diễn tại Mỹ trong buổi lễ Golden Stag. Năm 1998, Aguilera gửi bản hát thử ca khúc "Run To You" của Whitney Houston đến hãng phim Disney đang cần người thu âm bài hát "Reflection" cho bộ phim hoạt hình Mộc Lan (Mulan, 1998). Bản hát thử đã gây sự chú ý tới Ron Fair, sau này là người đã dìu dắt Aguilera trong suốt sự nghiệp và giúp cô có được hợp đồng với hãng đĩa RCA Records. "Reflection" đã giành được một đề cử Giải Quả cầu vàng cho hạng mục Ca khúc trong phim hay nhất.
1999-2001: Trở thành siêu sao với album Christina Aguilera
Album đầu tay của Aguilera mang tên của chính cô, Christina Aguilera được phát hành ngày 24 tháng 8, năm 1999. Album đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, tiêu thụ được hơn 8 triệu bản tại Mỹ và hơn 17 triệu bản trên toàn thế giới. Christina Aguilera cũng được liệt kê trong danh sách Top 100 Album mọi thời đại bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) dựa trên doanh số tiêu thụ tại Mỹ. Các đĩa đơn "Genie in a Bottle", "What a Girl Wants" và "Come on Over Baby (All I Want Is You)" đều đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100, còn "I Turn to You" xếp vị trí thứ 3. Điều này khiến cho Aguilera trở thành một trong số ít các nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn quán quân bảng xếp hạng Hot 100 từ album đầu tay. Theo các nhạc sĩ sáng tác cho album, Aguilera muốn thể hiện âm vực của mình trong quá trình quảng bá album, cô biểu diễn trên nhiều chương trình truyền hình chỉ với một chiếc dương cầm đệm nhạc. Tại Giải Grammy lần thứ 42, Aguilera có được một đề cử giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất và đoạt một giải Grammy tại hạng mục Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất, vượt lên trên cả đối thủ Britney Spears. Sau đó, ngày 30 tháng 1 năm 2000, Christina Aguilera được vinh dự biểu diễn tại giải Super Bowl cùng Enrique Iglesias.
Ngày 12 tháng 9 năm 2000, Aguilera phát hành tiếp album phòng thu thứ hai bằng tiếng Tây Ban Nha mang tựa đề Mi Reflejo (theo nghĩa tiếng Việt có nghĩa là Sự phản chiếu của tôi), bao gồm các phiên bản tiếng Tây Ban Nha cho các bài hát từ album trước, Christina Aguilera và các yếu tố mới. Album đạt vị trí 27 trên bảng xếp hạng Billboard 200 và đạt vị trí quán quân trên Billboard Top Latin Albums và nắm giữ kỷ lục 20 tuần liên tiếp. Tại Giải Latin Grammy năm 2001, Mi Reflejo đã mang về cho cô một giải chiến thắng tại hạng mục Album nhạc pop nữ xuất sắc nhất. Album đạt chứng nhận 6 lần bạch kim tại Mỹ. Theo Rudy Pérez, người đã giúp Aguilera thu âm album tại Miami, Aguilera hơi lúng túng, song cô hiểu được tiếng Tây Ban Nha vì có người cha gốc Ecuador và Pérez nhấn mạch "Khả năng nói tiếng Latin của Aguilera không thể phủ nhận được". Sau đó, Aguilera phát hành tiếp album nhân ngày lễ Giáng sinh: My Kind of Christmas vào ngày 24 tháng 10 năm 2000 và trình diễn đĩa đơn "The Christmas Song (Chestnut Roasting on an Open Fire)" tại Nhà Trắng vào năm đó. Đĩa đơn đó đạt vị trí thứ 18 trên Billboard Hot 100, giúp Aguilera trở thành một trong ba nghệ sĩ làm cho đĩa đơn lọt vào tốp 20 của Hot 100. Album My Kind of Christmas tiêu thụ được 991.000 bản và đạt chứng nhận đĩa bạch kim tại Mỹ. Chuyến lưu diễn đầu tiên của Aguilera, Christina Aguilera: In Concert bắt đầu từ mùa hè năm 2000 và kết thúc năm 2001. Ngoài ra, chuyến lưu diễn đặc biệt mang tên My Reflection được phát sóng trên kênh ABC, được phát hành dưới dạng DVD và chứng nhận vàng tại Mỹ.
Đầu năm 2001, Aguilera và Ricky Martin phát hành đĩa đơn "Nobody Wants to Be Lonely" nằm trong album Sound Loaded của Martin. Đĩa đơn này lọt vào top 5 tại Liên hiệp Anh, Đức và top 20 tại Mỹ. Ngay sau đó, vào tháng 3 năm 2001, Aguilera cùng với Lil' Kim, Mya và Pink đã trình bày lại ca khúc "Lady Marmalade" của LaBelle làm nhạc nền cho phim Moulin Rouge!. "Lady Marmalade" chiếm giữ vị trí quán quân của bảng xếp hạng Billboard Hot 100 5 tuần liên tiếp, đứng vị trí quán quân tại 11 nước và nó cũng đem lại cho bốn nữ ca sĩ một giải Grammy ở hạng mục Hợp tác nhạc pop xuất sắc nhất. Đây cũng là bài hát chỉ được phát sóng radio thành công nhất lịch sử. Tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2001, bài hát này cũng giành được 2 giải ở hạng mục Video của năm và Video nhạc phim xuất sắc nhất. Trong video nhạc của bài này, ngoại hình của Christina được so sánh với Dee Snider - trưởng nhóm nhạc Twisted Sister. Khi lên nhận giải "Video xuất sắc của năm", cô đã nói đùa: "Chắc bộ tóc xù của tôi có hiệu lực rồi."
Tháng 8 năm 2001, hãng thu âm Warlock Records tung ra một album thu thử mà Aguilera thu âm khi mới 15 tuổi có tên là Just Be Free. Aguilera cho rằng đây là một việc làm vi phạm bản quyền và là sự cạnh tranh bất công của hãng Warlock khi phát hành album này. Khi hai hãng thu âm lại thỏa thuận lại, cô đã cho hãng này sử dụng tên tuổi và hình ảnh của cô để quảng bá cho Just Be Free để tránh làm mất uy tín của Warlock Records. Mặc dù trở thành một ngôi sao toàn cầu, song Christina đã không hài lòng về âm nhạc và hình ảnh của cô mà quản lý của cô là Steve Krurtz đã làm. Cô không đồng tình về việc quảng bá hình ảnh cô là một ca sĩ nhạc bubblegum pop, một thể loại nhạc thịnh hành thời bấy giờ theo xu hướng tài chính. Và sau nhiều lần bất đồng quan điểm, cô quyết định chấm dứt hợp đồng với Krurtz và chọn Irving Azoff làm người quản lý mới. Cũng nhờ điều này mà Aguilera có nhiều chuyển biến mới về phong cách và âm nhạc.
2002-2004: Hình ảnh mới với album Stripped
Ngày 29 tháng 10 năm 2002, sau một thời gian dài trì hoãn, album tiếng Anh của Aguilera, Stripped, cũng được phát hành. Stripped tiêu thụ được hơn 330.000 bản tại Mỹ ngay trong tuần đầu tiên, đứng vị trí thứ 2 tại Billboard 200 và Liên hiệp Anh và tiêu thụ 12 triệu bản toàn thế giới. Từ một phong cách nhạc bubblegum pop trong album Christina Aguilera, album Stripped cho ta thấy một phong cách hoàn toàn mới trong âm nhạc của Aguilera. Hầu hết các ca khúc trong Stripped đều do Aguilera là đồng tác giả và lấy cảm hứng từ rất nhiều thể loại như R&B, soul, pop rock và hip hop. Tham gia sản xuất gồm 2 nhà sản xuất chính là Scott Storch và Linda Perry. Cô cũng xuất hiện trên nhiều bìa tạp chí gồm Rolling Stone, Maxim, CosmoGIRL! với những bức ảnh gợi dục thể hiện Aguilera trong tư thế khỏa thân. Đây là thời điểm Aguilera nhuộm tóc đen, dùng biệt danh "Xtina", với khuyên mũi và nhiều hình xăm trên người.
Hình ảnh mới của Aguilera đã làm cô bị chỉ trích tại Mỹ, đặc biệt sau khi video âm nhạc của "Dirrty" được phát hành. Trao đổi với tạp chí People, cô nói, "Bạn có thể thấy rằng tôi là một đứa con gái hư hỏng và đóng một video nhạc rap. Nhưng, nếu bạn để ý kĩ, tôi đang ở vị trí mạnh mẽ và đang kiểm soát được mọi thứ quanh mình". Mặc dù "Dirrty" bị thất bại ở Mỹ, chỉ đạt vị trí 48 trên Billboard Hot 100 và video âm nhạc của "Dirrty" bị chỉ trích nặng nề tại Thái Lan, nhưng "Dirrty" là một đĩa đơn thành công trên thế giới: đạt vị trí quán quân tại Liên hiệp Anh, Ireland và lọt vào tốp 5 của nhiều quốc gia bao gồm Úc, Bỉ và Canada. Ngoài ra, video "Dirrty" rất được yêu thích trên MTV.
Đĩa đơn thứ hai trích từ Stripped, "Beautiful" là một bài hát pha trộn giữa thể loại cổ điển và ballad. Mặc dù được lên kế hoạch là đĩa đơn đầu từ Stripped, song Aguilera lại chọn "Dirrty" để thay thế. Được chứng nhận vàng tại Mỹ, bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Linda Perry. Đây là một bài hát thành công vang dội trên toàn thế giới, đạt vị trí quán quân tại rất nhiều quốc gia và đạt vị trí á quân tại Mỹ. Video âm nhạc cho "Beautiful" được đạo diễn bởi Jonas Åkerlund, với nội dung khuyên rằng nên chú ý vào vẻ đẹp nội tâm, không phải vì vẻ bề ngoài hay giới tính. Trong video có xen kẽ cảnh những người đồng tính. "Beautiful" đã mang về cho Christina nhiều giải thưởng, trong đó có giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất vào năm 2004.
Ba đĩa đơn tiếp theo từ Stripped là "Fighter", "Can't Hold Us Down" (hợp tác với Lil' Kim) và "The Voice Within" đều được phát hành vào năm 2003. Mặc dù các đĩa đơn trên không thành công lắm ở Mỹ, song lại khá thành công tại Úc, Ireland và Liên hiệp Anh khi cả ba đĩa đơn đều lọt vào tốp 10 của các quốc gia này. Stripped đã trụ vững trên Billboard 200 đến năm 2004 và đạt chứng nhận 4 lần bạch kim tại Mỹ với 4,3 triệu bản tiêu thụ tại quốc gia này. Điều này giúp Aguilera đứng đầu trong danh sách các nữ ca sĩ thành công nhất năm 2003 của tạp chí Billboard.
Tháng 6 năm 2003, Aguilera tham gia vào chuyến lưu diễn Justified World Tour của Justin Timberlake và sau đó trở thành chuyến lưu diễn Justified/Stripped Tour. Các độc giả của tạp chí Rolling Stones bầu chọn đây chuyến lưu diễn xuất sắc nhất năm 2003. Cũng vào năm đó, Aguilera là người dẫn chương trình cho giải MTV châu Âu 2003 (MTV EMA), là khách mời đặc biệt trong các buổi diễn của nhóm Pussycat Dolls tại Los Angeles và là đồng tác giả của ca khúc "Miss Independent" của Kelly Clarkson.
DVD thu âm trực tiếp đầu tiên của Aguilera, Stripped Live in the U.K. được phát hành vào tháng 11 năm 2004. Trong khi chuyến lưu diễn thành công rực rỡ, một lịch trình lưu diễn mới tại Mỹ dự kiến sẽ thực hiện vào giữa 2004 với chủ đề mới, nhưng nó đã bị hủy do Aguilera bị đau họng. Tại lễ trao giải MTV VMA tháng 8 năm 2003, Aguilera xuất hiện cùng Madonna, Britney Spears và Missy Elliott trình diễn các ca khúc "Like a Virgin" và "Hollywood". Đến gần cuối buổi biểu diễn, Madonna đã "khóa môi" cả Britney lẫn Christina, trở thành một scandal lớn gây chấn động dư luận.
2005-2009: Hình tượng cổ điển với Back to Basics
Sau album Stripped nhiều tai tiếng, Aguilera quyết định tạo cho mình một hình ảnh chín chắn hơn. Cô nhuộm lại mái tóc màu bạch kim, cắt ngắn để trông giống như Marilyn Monroe. Nhiều ý kiến cho rằng Aguilera là người đưa vẻ đẹp quý phái, cổ điển từ những năm 1920-1940 trở lại Hollywood. Sự thay đổi này đã được công chúng nhiệt liệt ủng hộ. Vào cuối năm 2004, Aguilera phát hành 2 đĩa đơn: "Car Wash" (với Missy Elliott) và "Tilt Ya Head Back" (với Nelly). Các đĩa đơn này đều không thành công tại Mỹ nhưng lại xếp hạng khá cao tại các nơi khác (tốp 5 tại Liên hiệp Anh, Úc và New Zealand). Aguilera hợp tác cùng với Herbie Hancock trong đĩa đơn "A Song for You" mang đậm chất nhạc jazz.
Album phòng thu thứ năm của Aguilera có nhan đề Back to Basics phát hành ngày 15 tháng 8 năm 2006. Back to Basics là một thành công lớn, đứng vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng tại Mỹ và 12 quốc gia khác, tiêu thụ 346.000 bản ngay tuần đầu tiên tại Mỹ. Tổng cộng, Back to Basics đã tiêu thụ được 1,7 triệu bản chỉ riêng tại Mỹ và 4,5 triệu bản toàn thế giới. Đĩa đơn đầu tiên trích từ album, "Ain't No Other Man" do Aguilera là đồng tác giả và đồng thời là đồng sản xuất. Đây là một thành công lớn, lọt vào tốp 10 của nhiều quốc gia bao gồm Úc, Áo, Canada, New Zealand, Mỹ và Liên hiệp Anh, đạt chứng nhận bạch kim bởi RIAA và tiêu thụ 1,7 triệu bản tại Mỹ. Đây là đĩa đơn kỹ thuật số bán chạy nhất của Aguilera ở Mỹ. Đĩa đơn thứ hai, "Hurt" do Linda Perry, một nhà sản xuất thường xuyên hợp tác với Aguilera, sáng tác và sản xuất. Là một bản nhạc nhẹ kết hợp với các dụng cụ nhạc gồm dương cầm và vĩ cầm, "Hurt" không được xếp hạng cao tại Mỹ song lại rất thành công tại các nơi khác, đặc biệt tại châu Âu: đạt vị trí á quân tại Đức, Hà Lan và quán quân tại Thụy Sĩ. Đĩa đơn thứ ba mang tên "Candyman" cũng tương tự như "Hurt", do Linda Perry đồng sáng tác và sản xuất. "Candyman" lại đặc biệt thành công tại Úc và New Zealand khi đạt vị trí á quân ở cả hai nước này. Hai đĩa đơn tiếp theo, "Slow Down Baby" và "Oh Mother" do không được phát hành tại Mỹ nên không xếp hạng trên Billboard Hot 100.
Cuối năm 2006, Aguilera bắt đầu thực hiện chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới mang tên Back to Basics Tour tại châu Âu và sau đó là 41 buổi lưu diễn tại Bắc Mỹ vào đầu năm 2007. Sau đó cô lại tiếp tục lưu diễn ở châu Á và châu Úc, theo dự định sẽ kết thúc ngày 3 tháng 8 năm 2007. Song cô lại hủy hai buổi diễn cuối cùng tại Auckland (New Zealand) do bị bệnh. Back to Basics Tour là chuyến lưu diễn thành công nhất bởi một nữ nghệ sĩ tại Mỹ năm 2007, với doanh thu tổng cộng 90 triệu đô la toàn thế giới, 41,8 triệu đô tại Mỹ và 50 triệu đô tại châu Âu và châu Úc. Chuyến lưu diễn đã giúp cô được các nhà phê bình ưu ái tặng cho cái tên "Một Diva thật sự". Năm tiếp theo, Aguilera phát hành DVD Back to Basics: Live and Down Under. Tại giải Grammy lần thứ 49, Aguilera đoạt một giải Grammy ở hạng mục Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất cho bài hát "Ain't No Other Man". Tại lễ trao giải, cô biểu diễn bài "It's a Man's Man's Man's World" để tưởng nhớ James Brown. Tháng 1 năm 2007, tạp chí Forbes xếp hạng Christina Aguilera tại vị trí thứ 19 trong danh sách những người phụ nữ giàu nhất trong làng giải trí thế giới khi sở hữu 60 triệu đô la Mỹ
Để kỉ niệm 10 năm sự nghiệp ca hát, Aguilera phát hành album Keeps Gettin' Better - A Decade of Hits vào ngày 11 tháng 11 năm 2008 trên trang bán hàng trên mạng Target.com, gồm những bài hát thành công trong 3 album trước của cô cùng 2 bài hát mới. "Lady Marmalade" và một vài phiên bản tiếng Tây Ban Nha của các đĩa đơn trước cũng được phát hành trong các phiên bản toàn thế giới. Album sau khi phát hành 1 tuần tiêu thụ hết 161.000 bản và lọt vào Top 10 các bảng xếp hạng album của Mỹ, Liên hiệp Anh, Ireland, Úc và Nhật. Đĩa đơn duy nhất trích từ album, "Keeps Gettin' Better" đã được Aguilera được biểu diễn tại Giải Video âm nhạc của MTV năm 2008. Bài hát chính thức được lên sóng radio vào ngày 22 tháng 9. "Keeps Gettin' Better" ra mắt tại vị trí thứ 7 trên Billboard Hot 100 và cũng là vị trí cao nhất của đĩa đơn này. Đĩa đơn đã tiêu thụ hơn 1,1 triệu bản tại Mỹ, song lại không được cấp chứng nhận tại quốc gia này. Ngày 23 tháng 11 năm 2008, Christina Aguilera mở màn lễ trao Giải thưởng Âm nhạc Mỹ 2008 với 6 ca khúc thành công trong sự nghiệp trong 7 phút. Ngày 3 tháng 12, cô biểu diễn ca khúc "I Love You Porgy" để tưởng nhớ Nina Simone tại buổi hòa nhạc The Grammy Nominations Concert Live. Cuối thập niên 2000, Christina Aguilera được xếp thứ 20 trong số các nghệ sĩ của thập niên trên tạp chí Billboard, vượt qua cả Madonna, Shakira, Green Day và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác.
2010–11: Bionic, bắt đầu với diễn xuất và The Voice
Album phòng thu thứ sáu của Aguilera, với tên Bionic, được phát hành vào ngày 8 tháng 6 năm 2010. Aguilera đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất, gồm Tricky Stewart và Ester Dean, cùng nhạc sĩ sáng tác Linda Perry và Sia Furler bên cạnh nhiều nghệ sĩ khác. Chất liệu nhạc của album gồm những bản nhạc pop hiện đại, và được lấy cảm hứng từ thể loại nhạc electronic và dance. Các single trích từ album, "Not Myself Tonight" và "You Lost Me" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot Dance Club Play nhưng không thành công ở những nơi khác. Bionic đánh dấu bước tiến của cô vào thể loại nhạc electropop, và nhận nhiều ý kiến khác nhau từ các nhà phê bình. Allison Stewart của tờ The Washington Post mô tả rằng "sự thất vọng lớn nhất" của đĩa hát này là sự thiếu thể hiện chất giọng của Aguilera. Doanh số tiêu thụ Bionic trở nên thấp so với những album trước của cô, với việc bán được 110.000 bản trong tuần đầu tại Mỹ và đạt vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard 200. Album đến nay bán được khoảng 330.000 bản tại nước Mỹ. Không lâu sau khi album phát hành, mọi công việc quảng bá bị ngừng lại và tour diễn được lên kế hoạch từ trước cho album đã bị hủy vì "thời gian tập dượt không đủ".
Vào tháng 11 năm 2010, Aguilera xuất hiện trong bộ phim đầu tay Burlesque và nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Aguilera diễn vai một cô gái đến từ tỉnh lẻ, có tên Ali Rose, cô gái tìm được tình yêu và sự nghiệp thành công tại một câu lạc bộ thoát y ở Los Angeles. Bộ phim được viết kịch bản và đạo diễn bởi Steve Antin, anh đã tạo ra nhân vật Ali dựa trên hình ảnh Aguilera trong tâm trí. Aguilera thể hiện 8 ca khúc trong album nhạc phim được phát hành ngày 22 tháng 11 năm 2010, và đồng sáng tác một số bài hát cùng những nhà sản xuất và sáng tác âm nhạc: Tricky Stewart, Sia Furler, Samuel Dixon, Linda Perry, Claude Kelly, Danja, và Ron Fair. Hai ca khúc còn lại được hát bởi Cher, cô là bạn diễn của Aguilera trong phim. Album này xuất hiện lần đầu trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong top 20 và đã được chứng nhận Đĩa Vàng nhờ tiêu thụ được hơn 779.000 bản trong nước Mỹ, tính đến năm 2019. Các bạn diễn khác của Aguilera còn có Cam Gigandet, Eric Dane, Kristen Bell và Stanley Tucci. Một số nhà phê bình đã khen ngợi phần thể hiện của Aguilera trong phim. Một bài đánh giá trong tạp chí Time viết rằng, "Aguilera có thể không phải là nghệ sĩ bạn yêu thích, nhưng cô ấy gây ấn tượng rất tốt trong phim này. Nếu Ali có thật, cô ấy đã được phát hiện trên American Idol." Mặc dù Burlesque được những nhà phê bình đánh giá khác nhau, bộ phim đã được đề cử Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và giúp Aguilera, nhạc sĩ sáng tác Sia Furler và Samuel Dixon, cùng được đề cử Giải Bài hát nhạc phim hay nhất cho ca khúc "Bound to You". Album nhạc phim cũng giúp Aguilera được đề cử Giải Grammy cho Tác phẩm âm nhạc biên soạn xuất sắc nhất cho phim ảnh. Burlesque đã thu về 90 triệu đô-la trên toàn thế giới.
Aguilera sau đó hợp tác với rapper T.I. thực hiện ca khúc "Castle Walls" trong album No Mercy của anh, và góp mặt trong một tập của series truyền hình Entourage. Tháng 9 năm 2010, Aguilera ly thân với Bratman và nộp đơn xin ly hôn chồng vào tháng 10 năm đó, đồng thời cô yêu cầu chia quyền nuôi con trai chung của họ. Sau khi đạt được thỏa thuận, vụ ly hôn của họ kết thúc vào tháng 4 năm 2011. Giai đoạn này, ngoại hình và đời tư của cô thường bị dư luận soi mói; với một số tin đồn về những hành vi mất kiểm soát. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, Aguilera bị bắt giữ vì quá say xỉn ở khu vực West Hollywood. Cô được thả tự do sau khi được bảo lãnh và không bị truy tố thêm. Tại giải bóng Super Bowl XLV, Aguilera trình diễn bản quốc ca, "The Star-Spangled Banner", và vô tình hát sai một câu. Sau đó, cô đã xin lỗi và nói rằng: "Tôi chỉ mong rằng mọi người có thể cảm nhận tình yêu của tôi dành cho đất nước này và tinh thần thực sự của bài hát đã được truyền tải." Một tuần sau, Aguilera, cùng với Jennifer Hudson, Martina McBride, Yolanda Adams, và Florence Welch đã mở màn lễ trao giải Grammy 2011 bằng màn trình diễn tưởng nhớ Aretha Franklin.
Aguilera, cùng các đồng nghiệp Adam Levine, Blake Shelton và Cee Lo Green, đã ký hợp đồng làm huấn luyện viên trên phiên bản Mỹ của The Voice. Mùa đầu tiên của chương trình công chiếu vào ngày 26 tháng 4 năm 2011 trên đài NBC, và đã chứng minh được sự thành công. Aguilera sau đó góp giọng trong ca khúc "Moves Like Jagger" của Maroon 5, họ đã trình diễn bài hát này cùng nhau trên The Voice. Nó đã trở thành single đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 thứ năm của cô, và đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng UK Singles Chart của Liên hiệp Anh. Ca khúc đã tiêu thụ hơn 14 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành một trong những single bán chạy nhất mọi thời đại. "Moves Like Jagger" đánh dấu lần đầu tiên hai nghệ sĩ từng thắng Giải Grammy cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất cùng hợp tác trong một bản hit trên bảng xếp hạng Hot 100. Nó còn được đề cử một giải Grammy tại lễ trao giải Grammy 2012.
2012–2017: Lotus, sinh con thứ hai và các dự án truyền hình
Trong quá trình sản xuất album phòng thu thứ bảy Lotus, Aguilera hợp tác với những nhà sản xuất: Alex da Kid, Max Martin, Lucas Secon, Steve Robson, và Shellback, tiếp tục thể loại nhạc electropop trong Bionic. Album được phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2012, và nhận nhiều ý kiến khác nhau từ các nhà phê bình. Album đứng thứ bảy trên bảng xếp hạng Billboard 200 với việc bán được 73.000 bản tại Mỹ trong tuần đầu, con số thấp so với những album trước đó và còn kém thành công hơn trên thị trường thế giới. Tính đến năm 2019, Lotus đã tiêu thụ được 303.000 bản tại nước Mỹ. Đĩa đơn chính "Your Body" đứng thứ 34 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, lọt top 10 trên bảng xếp hạng của Canada và Hàn Quốc. "Just a Fool", một bản song ca thể loại country pop với Blake Shelton, đã được phát hành làm đĩa đơn thứ hai của album.
Mặc dù album Lotus không thành công như các album trước, song Christina Aguilera đã có những bước tiến đầy rực rỡ. Tại lễ trao giải ALMA năm 2012, Aguilera được vinh danh với Giải thưởng Thành tựu Đặc biệt vì những thành tựu trong sự nghiệp và công việc từ thiện. Cô cũng thu âm ca khúc tiếng Tây Ban Nha đầu tiên sau một thập niên, có tên "Casa de Mi Padre", đây là bản nhạc phim cho một bộ phim cùng tên với bài hát. Aguilera còn hợp tác với Cee Lo Green trong ca khúc "Baby, It's Cold Outside" trích từ album Cee Lo's Magic Moment của anh, và hợp tác với rapper Pitbull thu âm bài hát "Feel This Moment" trích từ album Global Warming. "Feel This Moment" lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng tại nhiều quốc gia và đạt vị trí thứ tám tại Mỹ, bài hát tiêu thụ được hơn 2 triệu bản tại nước này. Aguilera sau đó hợp tác với ca sĩ người Mexico có tên Alejandro Fernández trong bản cover bài hát "Hoy Tengo Ganas de Ti", được phát hành làm ca khúc chủ đạo cho vở nhạc kịch La Tempestad. Sau khi kết thúc mùa thứ ba của The Voice vào tháng 12 năm 2012, Aguilera tạm rời ghế giám khảo và đã trở lại mùa thứ 5 vào tháng 9 năm 2013. Trong quá trình sản xuất mùa thứ 5, Aguilera góp giọng trong album nhạc phim The Hunger Games: Catching Fire, qua bài hát "We Remain". Aguilera đã cộng tác cùng nhóm A Great Big World trong ca khúc "Say Something", sau khi cô nghe được bản solo của nhóm. Bài hát được thu âm lại với sự góp giọng của Aguilera và được phát hành làm single chủ đạo cho album Is There Anybody Out There? của nhóm. "Say Something" lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng ở nhiều nước và đạt vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng của Mỹ, trở thành ca khúc thứ 11 của Aguilera lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. "Say Something" cũng mang lại cho Aguilera giải Grammy thứ 5 trong sự nghiệp.
Sau đó, Aguilera hợp tác với Lady Gaga trong bản remix bài hát "Do What U Want". Tháng 2 năm 2014, cô thông báo đã đính hôn với Matthew Rutler, cô bắt đầu hẹn hò anh vào cuối năm 2010 sau khi gặp gỡ nhau trên phim trường Burlesque. Ít lâu sau thông báo đính hôn, Aguilera cho biết cô đang mang thai đứa con thứ hai. Aguilera còn tiết lộ rằng cô đang thực hiện album phòng thu thứ tám.
Aguilera đã đóng vai ca sĩ Jade St. John, một ca sĩ nhạc pop cố gắng mạo hiểm với âm nhạc đồng quê, trong phần thứ ba của loạt phim truyền hình âm nhạc ABC vào tháng 4 năm 2015. Cô và Rutler, đóng vai trò nhà sản xuất điều hành cho một chương trình trò chơi âm nhạc Track, được phát sóng trên Spike TV vào tháng 3 năm 2016. Aguilera đã thu âm một bài hát có tựa đề "Change", mà cô dành riêng cho các nạn nhân của vụ nổ súng tại hộp đêm Orlando năm 2016 cũng như Christina Grimmie, người đã bị bắn chết ở Orlando một ngày trước vụ bắn hộp đêm. Các thủ tục tố tụng đã được quyên góp cho Quỹ từ thiện quốc gia để mang lại lợi ích cho gia đình nạn nhân. Các tác phẩm khác của cô bao gồm thu âm một bài hát vũ trường có tựa đề "Telepathy" với Nile Rodgers cho nhạc phim của loạt phim phát sóng trên Netflix The Get Down (2016), cô cũng tham gia làm diễn viên lồng tiếng cho The Emoji Movie (2017) và đóng vai phụ trong bộ phim khoa học viễn tưởng lãng mạn Zoe (2018).
2018–nay: Liberation và các tour diễn
Aguilera bắt đầu thực hiện album tiếp theo của mình vào mùa hè năm 2015. Trước khi album phát hành, hai single đã được ra mắt: "Accelerate" với Ty Dolla Sign và "Fall In Line" kết hợp với Demi Lovato. Album có tựa đề Liberation, được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2018, đã nhận được nhiều đánh giá tích cực. Aguilera đã kết hợp chặt chẽ giữa R&B và hip hop trong album để thể hiện mong muốn tự do khỏi cái mà cô mô tả là "bánh xe hamster lăn không ngừng", một phép ẩn dụ ám chỉ chương trình The Voice. Liberation xuất hiện ở vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng Billboard 200, trở thành album thứ bảy của Aguilera lọt vào top 10. Tại lễ trao giải Grammy thường niên lần thứ 61, "Fall in Line" đã được đề cử giải "Trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất" và ca khúc "Like I Do" hợp tác với GoldLink thì được đề cử giải "Trình diễn Rap/Hát xuất sắc nhất".
Để quảng bá Liberation, Aguilera bắt đầu chuyến lưu diễn ở Mỹ, Liberation Tour diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2018, và một chuyến lưu diễn châu Âu The X Tour, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019. Cô cũng đã tổ chức The Xperience, một hình thức concert định cư dài hạn tại Nhà hát Zappos ở Las Vegas bắt đầu vào tháng 5 năm 2019. Năm 2019, Aguilera nhận được giải thưởng Huyền thoại Disney vì những đóng góp đáng kể của cô cho di sản Disney. Vào tháng 10 năm 2019, Aguilera phát hành bài hát "Haunted Heart" trích từ nhạc phim của bộ phim hoạt hình máy tính Addams Family. Ngày 6 tháng 3 năm 2020, Aguilera tiếp tục cho ra bài hát "Loyalty Brave True" dưới dạng single quảng cáo cho bản live-action của phim Mulan.
Phong cách âm nhạc
Giọng hát
Aguilera sở hữu chất giọng soprano, là một loại giọng nữ cao rất hay được sử dụng trong các vở nhạc kịch opera, có âm vực cao nhất trong tất cả các loại giọng. Với âm vực trải dài 4 quãng tám từ nốt C3 đến C7, khi cô hát bằng giọng ngực lên đến quãng 5, ta có thể nghe được chất thô ráp và khàn đặc trưng. Với một chất giọng tuyệt vời như thế, Christina thường xuyên nhận được những lời khen ngợi từ phía phê bình và các đồng nghiệp. Trong khi thực hiện album Back to Basics, DJ Premier cho biết: "Cô ấy biết thế nào là âm nhạc và ca hát thực sự. Cô nàng hát được rất nhiều nốt và ca rất khỏe. Phổi cô thật đáng kinh ngạc.". Trong chương trình All Eyes on Christina Aguilera phỏng vấn Aguilera trên MTV, John Norris (người dẫn chương trình) nói Aguilera "có thể hát lên đến 4 quãng 8 (C3-C7)". Aguilera cũng đứng đầu trong danh sách Top 100 ca sĩ hát nhạc pop tốt nhất của tạp chí COVE với số điểm 50/50. Ngoài ra Aguilera cũng xếp vị trí thứ 5 trong số 22 giọng ca hay nhất mọi thời đại của MTV đã giúp kiểm chứng giọng ca tuyệt vời của cô. Màn trình diễn bài hát "It's a Man's Man's Man's World" tại Giải Grammy lần thứ 49 (2007) được xếp thứ 3 trong danh sách Các màn trình diễn hay nhất mọi thời đại tại Grammy, sau phần trình diễn "My Heart Will Go On" của Céline Dion và "American Idiot" của nhóm nhạc Green Day. Christina cũng được tạp chí danh tiếng Rolling Stone xếp thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại, cô cũng là ca sĩ trẻ nhất trong danh sách. Diva Céline Dion từng nói "Christina có thể là ca sĩ tuyệt nhất thế giới." Dion cũng bình luận, "Lần đầu tiên nghe Christina Aguilera hát, tôi đã bị thổi bay đi. Tôi yêu cách hát của cô ấy. Chất giọng cô ấy thật đẹp và mạnh mẽ, nhưng cũng đầy cảm xúc — và một cách nghiêm túc, tôi nghĩ cô ấy là hoàn hảo." Whitney Houston đã khen ngợi Christina "là người duy nhất mà tôi thích trong ngành âm nhạc đương đại." Bạn thuở ấu thơ Justin Timberlake từng nhận xét về Christina, "Thật phi thường [...] Ngay từ bé chúng tôi đều biết cô ấy có thể là ai nếu cô ấy muốn." Adam Lambert thì nhận xét, "Không ai có thể hát như Xtina [Christina]." Adam Levine của Maroon 5 khen ngợi cách truyền đạt bài hát "Moves Like Jagger" của Aguilera do ban nhạc cùng cô biểu diẽn. Ngay cả các đối thủ của cô cũng phải công nhận Christina Aguilera là "giọng ca của thời đại", một nghệ sĩ blue-eyed soul và là một diva trẻ. Từ lần đầu tiên ra mắt công chúng năm 1999, Christina đã được so sánh với Mariah Carey và Whitney Houston. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng Aguilera thường hay gằn giọng và xử lý bài hát một cách quá lố.
Phong cách âm nhạc
Chủ đề trong âm nhạc của Christina thường nói về tình yêu, ngoài ra còn nói về duy linh, nữ quyền và thể hiện tâm trạng buồn đau. Cô cũng viết về tuổi thơ bị ngược đãi của mình trong một vài đĩa nhạc (như "I'm OK" trong Stripped hay "Oh Mother" trong Back to Basics). Aguilera thú nhận cô thấy cần chia sẻ những cảm giác yếu đuối và mặt tiêu cực trong cuộc sống của mình "để những người cùng hoàn cảnh với tôi không cảm thấy cô đơn". Hầu hết các bài hát đều được thể hiện bởi giọng hát cao và khỏe của Christina, ngoài ra đôi khi cô cũng hát giọng gió và nhẹ nhàng. Aguilera nói: "Tôi thường muốn thử những điều mới lạ. Nhưng âm nhạc luôn là điều mà tôi yêu thích, là nơi để tôi trốn thoát sự đời. Tôi đặt toàn bộ năng lượng và tập trung vào nó. Nó sẽ cho bạn rất nhiều trải nghiệm đáng quý." Aguilera còn nói rằng, "Tôi không quan trọng hóa nhiều về vị trí trên các bảng xếp hạng."
Cô cũng rất thường xuyên thay đổi phong cách âm nhạc trong các album. Album phòng thu đầu tay của cô, Christina Aguilera (1999) là một album mang đậm chất nhạc bubblegum pop. Năm 2001, cô lột xác trong Stripped với rất nhiều thể loại nhạc: soul, metal, R&B, hip-hop, rock và tất cả đều rất thành công. Album Back to Basics năm 2006 gồm một vài ca khúc không có yếu tố pop mà thay vào đó là swing jazz và big band nên được so sánh với album I'm Breathless của Madonna và phim nhạc kịch Carabet. Album nhạc phim cho bộ phim đầu tiên mà Aguilera đóng vai chính, Burlesque (2010), do Aguilera là đồng tác giả và đồng sản xuất, được các nhà phê bình so sánh với album Back to Basics. Sau khi sinh con trai đầu lòng, năm 2010, album phòng thu Bionic của cô mang một phong cách hoàn toàn mới với yếu tố nhạc điện tử được thể hiện rõ rệt trong các bài hát, trong đó có "Not Myself Tonight". Album mới nhất của Aguilera, Lotus được phát hành vào tháng 11 năm 2012. Theo Christina Aguilera, Lotus như là sự tái sinh của cô. Album chứa đựng tất cả những điều mà cô đã trải qua trong quá khứ. Phong cách ngoại hình và biểu diễn của cô trong từng album cũng rất khác, do đó một biệt hiệu nữa của cô đó là "Nữ hoàng của Sự đổi mới" ("Queen of Reinvention").
Ảnh hưởng
Thần tượng có ảnh hưởng lớn nhất đến Aguilera là ca sĩ nhạc blues Etta James, với bài hát cổ điển, "At Last" đã được cô hát lại rất nhiều lần. Aguilera nói, "Etta là ca sĩ tôi yêu thích nhất mọi thời đại. Tôi đã từng nói thế 7 năm trước - kể từ khi tôi ghi âm bản thu âm đầu tiên. Tôi có thể kể tên tất cả những bài hát cũ của Etta, lớn lên cùng với chúng". Đối với Aguilera, "Etta chính là nữ hoàng". Cô đã được vinh dự được chọn làm ca sĩ hát lại "At Last" ở đám tang của Etta James vào tháng 1 năm 2012. Trước buổi biểu diễn, Aguilera đã nói rằng, "Lời bài hát của ca khúc này đã khiến tôi tìm được ước mơ mà mình hằng mong ước, và Etta James đã giúp tôi." Đa số các bài hát trong album Back to Basics của cô tỏ lòng kính trọng với James và các ca sĩ nhạc pop những năm 1950. Trong bài hát "Slow Down Baby", Aguilera đã sử dụng đoạn nhạc mẫu một bài hát của ban nhạc huyền thoại Gladys Knight & the Pips. Aguilera cũng nói rằng Mariah Carey là một ca sĩ khác có ảnh hưởng tới cô. Theo Pier Dominguez, Aguilera nói rằng đĩa đơn đầu tay của Carey, "Vision of Love" (1990) đã có ảnh hưởng sâu sắc tới phong cách biểu diễn của Christina. Aguilera cũng nêu tên Madonna và Janet Jackson là hai nguồn cảm hứng cho cô "là hai người phụ nữ can đảm và mạnh mẽ, dám thể hiện tất cả những thứ gì họ muốn, mặc cho đó là ác cảm, như thể họ không sợ hãi gì cả." Các nghệ sĩ âm nhạc có ảnh hưởng khác tới Christina bao gồm Aretha Franklin, Whitney Houston và Nina Simone.
Cô nói "Thời Hoàng kim của Hollywood" cũng là một nguồn cảm hứng khác: "Tôi đang tìm hiểu Marlene Dietrich, Marilyn Monroe, Carole Lombard, Greta Garbo, Veronica Lake". Điển hình là khi album Back to Basics phát hành năm 2006, cô đã cắt ngắn tóc và nhuộm màu bạch kim để giống với Marilyn Monroe. Nhiều ý kiến cho rằng thời điểm Back to Basics phát hành là thời gian Aguilera mang lại vẻ quý phái cổ điển từ thập niên 1920-1940 trở lại Hollywood. Trong video "Ain't No Other Man", Aguilera đã hóa thân thành Baby Jane, nhân vật trong bộ phim What Ever Happened to Baby Jane? năm 1962. Ca khúc "Candyman" được Linda Perry cùng Aguilera sáng tác trên nền nhạc của bài hát "Boogie Woogie Bugle Boy" năm 1941.
Bên cạnh đó, Aguilera rất yêu thích các biểu tượng về văn hóa như Nico, Debbie Harry và các nghệ sĩ Roy Lichtenstein, Andy Warhol. Cô cũng là một người hâm mộ nghệ sĩ graffiti Banksy. Năm 2006, cô từng mua 3 tác phẩm của anh trong một buổi triển lãm riêng, trong đó có một bức họa Nữ hoàng Victoria trong tư thế quan hệ đồng tính với một cô gái điếm. Về điện ảnh, cô hâm mộ Angelina Jolie và bạn diễn Cher trong Burlesque. Ngoài ra, thời trang cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo dựng hình tượng của Aguilera, cô đặc biệt yêu thích các nhà thiết kế Roberto Cavalli, John Galliano, Marc Jacobs, Donatella Versace, và Alexander McQueen, cô từng mặc trang phục do họ thiết kế nhiều lần trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Đời tư
Aguilera bắt đầu hẹn hò với nhà sản xuất thu âm Jordan Bratman - một người Mỹ gốc Do Thái từ năm 2002. Ba năm sau, họ đính hôn vào ngày 19 tháng 11 năm 2005, Aguilera và Bratman chính thức kết hôn tại Vườn nho của Gia đình Staglin thuộc thung lũng Napa (California). Đôi uyên ương này đã lưu lại trong một ngôi nhà ở miền nông thôn ở Auberge du Soleil với giá 3.500 đô la Mỹ/đêm thay cho tuần trăng mật. Trong ngày cưới, Aguilera mặc bộ váy cưới của hãng Christian Lacroix thiết kế theo phong cách Tây Ban Nha và nhận được sự trầm trồ khen ngợi của hơn 150 vị khách mời. Tổng chi phí đám cưới của cô tiêu tốn hết khoảng 2 triệu đô la Mỹ. Năm 2008, gia đình Bratman đã chào đón một thành viên mới - cậu bé Max Liron Bratman ra đời vào ngày 12 tháng 1 năm 2008 với cân nặng gần 2,8 kg. Để chào mừng sự kiện này, Aguilera đã thực hiện video cho ca khúc "Save Me from Myself" trích từ Back to Basics và cho phát chính thức trên trang web của mình như một lời cảm ơn những người hâm mộ đã ủng hộ cô trong suốt thời gian qua. Video tuy đơn giản nhưng chân thực và giàu cảm xúc khi lồng ghép những đoạn phim đám cưới của Aguilera và Bratman. Tạp chí People đã phải mất 1,5 triệu USD để có được những bức ảnh của 2 mẹ con. Tên Max trong tiếng Latin cùng Liron trong tiếng Hebrew được dịch là "Bài hát tuyệt vời nhất của tôi".
Sau 5 năm chung sống hạnh phúc, cuối năm 2010, Christina xác nhận vợ chồng cô sống ly thân, cô nói: "Mặc dù Jordan và tôi ly thân, tình yêu chúng tôi dành cho Max (con trai họ) vẫn luôn hằng mãnh liệt." Ngày 14 tháng 10 năm 2010, cô nộp đơn ly hôn. Sau 6 tháng, vụ ly hôn đã kết thúc êm đẹp.
Năm 2010, Aguilera hẹn hò với Matthew Rutler - trợ lý riêng của cô khi thực hiện bộ phim Burlesque. Vào dịp Valentine năm 2014, Aguilera đã đính hôn với Rutler. Họ đã có một con gái với nhau tên là Summer Rain Rutler.
Hoạt động xã hội
Trong sự nghiệp, Aguilera cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Cô đã ký một bức thư của PETA tới chính phủ Hàn Quốc yêu cầu quốc gia này ngừng việc giết chó để lấy thức ăn. Trong chuyến lưu diễn năm 2007, Aguilera đã đeo chiếc khăn choàng làm từ lông thú thật được thiết kế bởi Roberto Cavalli mà không hay biết. Khi phát hiện, Aguilera đã vô cùng thất vọng và nói, "Từ trước tới giờ tôi chỉ mặc lông thú giả mà thôi." Sau đó, Aguilera lập tức tham gia các tổ chức môi trường phi lợi nhuận gồm Tổ chức Bảo tồn Quốc tế, Oceana, Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên và Hội Bảo tồn Công viên Trung tâm. Cô cũng là người ủng hộ các tổ chức như Tổ chức Bảo vệ Cuộc sống hoang dã (Defender of Wildlife), Tìm trẻ lạc (Missing Kids), Tổ chức Quốc tế về Ung thư vú, Quỹ Nhiên cứu về Bệnh ung của Phụ nữ và Học viện Tìm hiểu về Bệnh ung thư của Phụ nữ Cedars-Sinai. Cô còn tham gia chiến dịch vận động của nhiếp ảnh gia Brie Childers với mục đích giúp phụ nữ cảm thấy đẹp và tự tin hơn về bản thân. Aguilera còn là người đóng góp chủ yếu cho quỹ Trung tâm và Nơi ở của Phụ nữ tại Pittsburgh (Women's Center & Shelter of Greater Pittsburgh) của quê hương cô, Pittsburgh. Theo thống kê trên trang web chính thức của cô, Aguilera đã quyên góp cho quỹ 200.000 đô la Mỹ. Ngoài ra, cô cũng quyên góp cho 2 tổ chức nữa là Liên minh Phòng chống Bạo lực Gia đình (Coalition Against Domestic Violence) và Refuge UK. Kể từ đó Aguilera cộng tác cùng chương trình TV Lifetime Television với khẩu hiệu 'Chấm dứt bạo lực với phụ nữ'. Khẩu hiệu này được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và tour lưu diễn của cô năm 2007.
Aguilera cũng là người ủng hộ cho hiệp hội LGBT (hội của những người đồng giới hoặc song tính). Vì vậy cô đã được vinh danh tại giải thưởng GLAAD Award vì sử dụng những hình ảnh về người đồng tính trong video âm nhạc của "Beautiful". Khi nhận giải, Aguilera đã phát biểu, "Video của tôi cho thấy rằng những người đồng tính thật sự đẹp đẽ và cao quý, mặc dù sự kỳ thị với họ vẫn đang tồn tại." Năm 2005, cô xuất hiện trong album Love Rocks nhằm ủng hộ quyền con người và ủng hộ những người đồng tính. Năm 2008, cô phản đối việc các quan chức tại tiểu bang California cấm đoán hôn nhân đồng tính. Năm 2011, Christina được vinh danh trên Đại lộ Danh vọng Đồng tính (Gay Walk of Fame) của quán bar nổi tiếng The Abbey vì những hành động ủng hộ cho LGBT của cô. Cô là người đầu tiên được vinh danh trên đại lộ này. Cô cũng tuyên truyền và đóng góp cho các tổ chức chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tháng 11 năm 2001, Christina Aguilera tham gia cùng nhiều nghệ sĩ danh tiếng khác như Usher, Gwen Stefani, Alicia Keys... đã hát lại ca khúc "What's Going On" của Marvin Gaye để tuyên truyền về AIDS. Sau đó, cô còn tham gia nhiều hoạt động khác về việc chiến đấu chống lại căn bệnh thế kỉ này. Huyền thoại Elton John cũng góp sức với cô trong công việc đó.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004, Aguilera chụp một bức ảnh khá ấn tượng mang tên "Declare Yourself" (hãy tự mình bày tỏ) để tuyên truyền khẩu hiệu: "Chỉ bạn mới có quyền làm mình im lặng". Cô cũng xuất hiện trong show truyền hình nổi tiếng The Oprah Winfrey Show để bàn luận về tầm quan trọng của việc bầu cử. Cuối năm 2007, Aguilera trở thành người phát ngôn cho tổ chức "Rock the Vote". Cô đã tổ chức một bữa tiệc và thúc giục thế hệ trẻ bầu cử tổng thống Mỹ 2008.
Tháng 11 năm 2005, toàn bộ số tiền thu được từ đám cưới của Aguilera được cô quyên góp cho nạn nhân bão Katrina. Trong năm đó cô còn biểu diễn tại buổi hòa nhạc "United of the Star" của tổ chức cứu trợ nhân đạo chống lại nạn đói ở tại Johannesburg, Nam Phi và tòa cao ốc Coca-Cola cho quỹ trẻ em của tổng thống Nelson Mandela. Tháng 3 năm 2007, cô đã hát lại ca khúc "Mother" của John Lennon trong album Instant Karma: The Amnesty International Campaign to Save Darfur phát hành tháng 6 năm 2007 để kêu gọi chấm dứt nạn diệt chủng ở Darfur. Năm 2008, cô tham gia biểu diễn ở buổi hòa nhạc từ thiện London's Africa Rising tại đại sảnh Royal Albert để kêu gọi sự chú ý về những vấn nạn ở châu Phi. Sau đó, cô xuất hiện trên phiên bản gameshow Deal or No Deal ở Thổ Nhĩ Kỳ (phiên bản ở Việt Nam là Đi tìm ẩn số trên HTV7) thắng được 180 ngàn đô và tặng hết số tiền cho các trẻ em mồ côi.
Năm 2009, Christina trở thành phát ngôn viên và xuất hiện trong các mẩu quảng cáo tuyên truyền cho World Hunger Relief (Tổ chức cứu đói thế giới). Vợ chồng Christina đã lặn lội tới Guatemala cùng Chương trình Lương thực Thế giới để kêu gọi mọi người về tỷ lệ thiếu ăn cao tại đất nước này. Cô gặp gỡ người dân trong làng được Chương trình này hỗ trợ. Aguilera nói: "Những người trong Chương trình lương thực này đã làm một việc hết sức ý nghĩa, giúp đỡ các bà mẹ cùng con nhỏ thiếu thốn. Tôi thấy thật biết ơn vì được là một phần của dự án tuyệt vời này." Cuối năm 2009, cô được vinh danh cùng nhiều phụ nữ khác trong ngành giải trí tại bữa tiệc hằng năm "Sức mạnh của phụ nữ" do Variety tổ chức vì công việc từ thiện của họ. Christina còn góp tay ký tên vào chiếc xe Chrysler 300 để bán đấu giá gây quỹ ủng hộ các nạn nhân trong thảm họa động đất ở Haiti. Cô cũng là một trong nhiều nghệ sĩ biểu diễn trên chương trình từ thiện Hope for Haiti now ngày 22 tháng 1 năm 2010. Sau đó, cô cùng vận động viên quyền Anh huyền thoại Muhammad Ali xuất hiện trên quảng cáo của Tổ chức cứu đói thế giới để gây quỹ cho Chương trình lương thực của Liên hiệp quốc, nhằm tiếp tế thực phẩm cho những nạn nhân sống sót sau vụ động đất. Cô thậm chí còn đích thân đến tận nơi để thăm các em nhỏ ở Haiti.
Ngày 1 tháng 5 năm 2011, Aguilera tham gia buổi hòa nhạc Mary J. Blige Honors để gây quỹ học bổng cho những phụ nữ hiếu học. Sau đó, cô tiếp tục tham gia quay một đoạn video quảng cáo cho chiến dịch "Yum! Brands World Hunger Relief" của "Tổ chức cứu đói thế giới" được truyền đi ở các quán ăn KFC, Pizza Hut và Taco Bell để thu hút sự chú ý của mọi người nhằm gây quỹ cứu đói cho các trẻ em trên thế giới. Năm 2012, Aguilera được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton trao tặng Giải thưởng Noi gương theo George McGovern vì những đóng góp to lớn cho Tổ chức cứu đói thế giới.
Các công việc kinh doanh khác
Di sản
Tính đến năm 2018, Aguilera đã bán được hơn 75 triệu bản album và đĩa đơn trên toàn thế giới. Các sản phẩm âm nhạc của Aguilera đã mang về cho cô nhiều giải thưởng cao quý, trong đó có năm giải Grammy. Nhiều nghệ sĩ đã nói rằng họ được truyền cảm hứng từ Aguilera, bao gồm Ariana Grande, Tinashe, Lady Gaga, Sam Smith và Lauren Jauregui cùng nhiều người khác. Sự nghiệp của cô cũng đã truyền cảm hứng cho một số vận động viên, bao gồm cả vận động viên trượt băng nghệ thuật người Mỹ Johnny Weir và vận động viên bơi lội người Mỹ Dana Vollmer.
Việc Aguilera sử dụng hình ảnh gợi cảm đã thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận công khai về tình dục và nữ quyền. Rhiannon Lucy Cosslett, người đồng sáng lập The Vagenda, cho rằng những điệu nhảy khiêu gợi trong các video âm nhạc của Aguilera là "sức mạnh". Aguilera cũng được biết đến với tầm ảnh hưởng lớn tới truyền hình và video âm nhạc; vào năm 2012, Jon Caramanica của The New York Times nhận xét rằng Aguilera "sẽ được nhớ đến với vẻ đẹp quyến rũ của cô ấy, tai tiếng trong dòng nhạc femme-pop và chất giọng đậm chất Brobdingnag của cô ấy, và... là người gần như định hình lại thực tế những cuộc thi âm nhạc". Cô được VH1 coi là một trong những nghệ sĩ nữ vĩ đại nhất của kỷ nguyên video âm nhạc.
Vào tháng 11 năm 2008, Rolling Stone xếp Aguilera ở vị trí thứ 58 trong danh sách 100 ca sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Tháng 11 năm 2010, Aguilera được vinh danh một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Vào tháng 10 năm 2012, trang phục biểu diễn và bộ sưu tập video âm nhạc của Aguilera đã được đưa vào triển lãm "Women Who Rock" của Bảo tàng Quốc gia về Phụ nữ trong Nghệ thuật. Cùng năm đó, VH1 vinh danh Aguilera là nghệ sĩ nữ vĩ đại thứ tám trong ngành công nghiệp âm nhạc. Năm 2013, Aguilera là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time. Celine Dion đã viết: "Không nghi ngờ gì nữa, [Aguilera] là một trong những nghệ sĩ tài năng nhất thế giới mà tôi từng chứng kiến và nghe thấy, và tôi nghĩ cô ấy sẽ tiếp tục khiến chúng ta phải kinh ngạc trong nhiều năm tiếp theo".
Danh sách đĩa nhạc
Christina Aguilera (1999)
Mi Reflejo (2000)
My Kind of Christmas (2000)
Stripped (2002)
Back to Basics (2006)
Bionic (2010)
Lotus (2012)
Liberation (2018)
Phim điện ảnh và truyền hình
Chú thích |
Cuba (), tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba (tiếng Tây Ban Nha: República de Cuba) là quốc gia bao gồm đảo Cuba (hòn đảo hình con cá sấu vươn dài trên biển Caribe và cũng là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Đại Antilles), cùng với đảo Thanh Niên (Isla de la Juventud) và các đảo nhỏ xung quanh. Cuba nằm ở phía bắc vùng Caribe ở giao điểm của 3 miền biển lớn là biển Caribe, vịnh México và Đại Tây Dương, phía nam miền đông Hoa Kỳ, Bahamas, Quần đảo Cayman và Jamaica, phía tây Quần đảo Turks và Caicos cùng Haiti và phía đông México. Đảo chính của Cuba là hòn đảo lớn nhất ở Cuba và trong vùng Caribe, với diện tích 104.556 km² (40.369 dặm Anh). Cuba là quốc gia đông dân thứ hai ở Caribe sau Haiti với hơn 11 triệu dân.
Lãnh thổ ngày nay là Cuba là nơi sinh sống của người Ciboney Taíno từ thiên niên kỷ thứ 4 TCN cho đến quá trình thuộc địa hóa của Tây Ban Nha vào thế kỷ 15. Từ thế kỷ 15, nó là thuộc địa của Tây Ban Nha cho đến Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898, khi Cuba bị Hoa Kỳ chiếm đóng và giành được độc lập như là một Chính phủ được Hoa Kỳ bảo hộ vào năm 1902. Là một nước cộng hòa mong manh, vào năm 1940, Cuba đã cố gắng củng cố hệ thống dân chủ, nhưng việc cực đoan hóa chính trị và xung đột xã hội lên đến đỉnh điểm là một cuộc đảo chính và chế độ độc tài sau đó dưới thời Fulgencio Batista vào năm 1952. Tham nhũng và áp bức công khai dưới sự cai trị của Batista dẫn đến việc ông bị lật đổ vào tháng 1 năm 1959 bởi Phong trào 26 tháng 7, phong trào sau đó thiết lập nhà nước cộng sản dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro. Kể từ năm 1965, nhà nước được điều hành bởi Đảng Cộng sản Cuba. Đất nước này là một điểm tranh chấp trong Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, và một cuộc chiến tranh hạt nhân suýt nổ ra trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Cuba là một trong số ít các quốc gia xã hội chủ nghĩa Mác-Lênin còn tồn tại, nơi vai trò của Đảng Cộng sản Cuba là tiên phong được ghi trong Hiến pháp. Dưới thời Castro, Cuba đã tham gia vào một loạt các hoạt động quân sự và nhân đạo trên khắp châu Phi và châu Á.
Về mặt văn hóa, Cuba được coi là một phần của Châu Mỹ Latinh. Đây là một quốc gia đa sắc tộc có con người, văn hóa và phong tục xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm các dân tộc Taíno Ciboney, thời kỳ dài của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha, sự du nhập của những người châu Phi làm nô lệ và mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Cuba có một nhà nước theo hệ thống đơn đảng, nước này không có đảng đối lập chính trị. Có bầu cử ở Cuba nhưng không phải bầu cử đa đảng. Kiểm duyệt thông tin (bao gồm cả giới hạn truy cập internet) là phổ biến và báo chí độc lập không được hoạt động ở Cuba; Tổ chức Reporters Without Borders cho rằng Cuba là một trong những quốc gia xếp thấp nhất trên thế giới về tự do báo chí.
Lịch sử
Theo văn tịch thì lịch sử Cuba bắt đầu ngày 28 tháng 10 năm 1492, khi Colombo phát hiện đảo này trong chuyến đi thứ nhất của ông và tuyên bố chủ quyền nhân danh triều đình Tây Ban Nha. (Điều này vẫn còn chưa chắc chắn và đang gây tranh cãi.) Hòn đảo này trước đó đã được thổ dân châu Mỹ, bộ tộc Taíno và Ciboney xuất xứ từ Nam Mỹ nhiều thế kỷ trước đến lập nghiệp. Người Taíno và người Ciboney (cũng được viết là Siboney các quốc gia Taino mới) đều là những cư dân biết trồng cấy cùng săn bắn-hái lượm; có thuyết cho rằng kỹ thuật đồ đồng đã khá phát triển dựa trên số di vật phát hiện được trong các di chỉ Taino.
Bờ biển Cuba được Sebastián de Ocampo vẽ bản đồ đầy đủ vào năm 1511, và cũng trong năm ấy thôn ấp của nhóm di dân Tây Ban Nha đầu tiên đến lập nghiệp được Diego Velázquez de Cuéllar khai sáng tại Baracoa. Các thị trấn khác như La Habana (thành lập năm 1515) nhanh chóng mọc lên. Người Tây Ban Nha, như họ đã hành động trên khắp châu Mỹ, đàn áp và bắt làm nô lệ gần 100.000 người bản xứ chống việc cải đạo theo Công giáo trên đảo. Vì chính sách lao động cưỡng bức, diệt chủng cộng với những ảnh hưởng từ các dịch bệnh được đem tới từ châu Âu hầu như các yếu tố quốc gia trên hòn đảo đã biến mất, dù một số khía cạnh di sản bản xứ vẫn còn lại một phần qua sự gia tăng đáng kể của số người Mestizo. Với sự phá hủy xã hội bản xứ, những người định cư bắt đầu khai thác những nô lệ châu Phi, họ đã có khả năng chống chịu tốt hơn với các loại bệnh dịch từ thế giới cũ, và nhanh chóng chiếm một phần dân số.
Thuộc địa
Cuba thuộc quyền sở hữu của người Tây Ban Nha trong 388 năm, được cai trị bởi một vị Toàn quyền tại La Habana, với một nền kinh tế dựa trên trồng trọt nông nghiệp và xuất khẩu đường, cà phê và thuốc lá tới Châu Âu và sau này là tới Bắc Mỹ. Nước này bị Anh Quốc chiếm năm 1762, nhưng quay trở lại dưới quyền Tây Ban Nha vào năm sau. Dân số Tây Ban Nha đã tăng mạnh sau khi người định cư Tây Ban Nha rời Haiti khi lãnh thổ này được nhượng lại cho Pháp. Tương tự như tại các vùng khác của Đế chế Tây Ban Nha, một giới chủ đất giàu có với dòng máu Tây Ban Nha nắm quyền kinh tế và xã hội, tiếp đó là giới bình dân tiểu điền chủ người lai, pha trộn (Mestizo), giới lao động và những nô lệ da đen nguồn gốc châu Phi.
Trong thập niên 1820, khi những vùng khác của Đế chế Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh nổi loạn và thành lập nên các nhà nước độc lập, Cuba tiếp tục trung thành, dù đã có một số khích động độc lập. Điều này một phần bởi sự thịnh vượng của những người định cư Cuba phụ thuộc vào thương mại xuất khẩu tới châu Âu, một phần bởi lo ngại về một cuộc nổi loạn nô lệ (như đã xảy ra tại Haiti) nếu người Tây Ban Nha rút đi và một phần bởi người Cuba e ngại sự lớn mạnh của Hoa Kỳ hơn là họ ghét chính quyền cai trị thuộc địa Tây Ban Nha.
Một yếu tố khác là quá trình di cư liên tục của người Tây Ban Nha tới Cuba từ mọi tầng lớp xã hội, một khuynh hướng nhân khẩu đã không còn tồn tại tại các vùng thuộc địa khác của Tây Ban Nha từ nhiều thập kỷ trước đó góp phần làm giảm sự phát triển bản sắc quốc gia Cuba.
Sự gần gũi địa lý của Cuba với Hoa Kỳ gây ảnh hưởng lớn trên lịch sử nước này. Trong suốt thế kỷ XIX, các chính trị gia phương Nam Hoa Kỳ đã âm mưu sáp nhập hòn đảo này và coi đó là công cụ để tăng cường sức mạnh cho phe ủng hộ chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ, và luôn có một đảng tại Cuba ủng hộ chính sách đó. Năm 1848, một cuộc nổi dậy ủng hộ sáp nhập đã bị đập tan và đã có nhiều nỗ lực khác của các kẻ muốn ủng hộ sáp nhập nhằm xâm lược hòn đảo này từ Florida. Cũng có nhiều đề xuất tại Hoa Kỳ nhằm mua Cuba từ Tây Ban Nha. Trong mùa hè năm 1848, Tổng thống James Knox Polk bí mật cho phép đại sứ của mình tại Tây Ban Nha, Romulus Mitchell Saunders, đàm phán mua Cuba và đưa ra giá tới 100 triệu dollar, một khoản tiền lớn đáng ngạc nhiên ở thời điểm đó cho một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, Tây Ban Nha đã từ chối vì không muốn mất một trong những vùng lãnh thổ cuối cùng của mình tại châu Mỹ.
Sau cuộc Nội chiến Mỹ với thắng lợi của phương Bắc góp phần chấm dứt nỗi lo sáp nhập của phái ủng hộ chế độ nô lệ, làn sóng đòi độc lập tại Cuba xuất hiện trở lại, dẫn tới một cuộc nổi dậy năm 1868 do Carlos Manuel de Céspedes, một luật sư và địa chủ giàu có từ tỉnh Oriente, người đã trả tự do cho các nô lệ của mình, lãnh đạo. Ông tuyên chiến và được bầu là Tổng thống Cộng hòa Cuba. Sự kiện này dẫn đến một cuộc xung đột kéo dài được gọi là cuộc Chiến tranh Mười Năm giữa các lực lượng ủng hộ độc lập và Quân đội Tây Ban Nha, với đồng minh là những kẻ phản đối độc lập người địa phương. Người Mỹ đồng tình với mong muốn độc lập của Cuba, nhưng Hoa Kỳ không can thiệp quân sự hay thậm chí là công nhận tính hợp pháp của chính phủ Cuba, dù nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ Latinh đã làm như vậy. Năm 1878, Hòa bình Zanjon chấm dứt cuộc xung đột, với lời hứa của Tây Ban Nha trao quyền tự trị rộng rãi hơn cho Cuba.
Hòn đảo này đã kiệt quệ sau cuộc xung đột dai dẳng đó và giai đoạn độc lập tạm thời lắng dịu. Cũng có mối lo ngại rằng nếu người Tây Ban Nha rút đi hay nếu xung đột kéo dài, chủ nghĩa bành trướng Mỹ sẽ phát triển dẫn tới sự sáp nhập hòn đảo này. Trong giai đoạn 1879–1880, nhà yêu nước Cuba Calixto Garcia đã tìm cách khởi động một cuộc chiến khác, được gọi là "la guerra chiquita" (cuộc chiến nhỏ) trong lịch sử Cuba nhưng không nhận được nhiều sự hỗ trợ. Một phần vì áp lực của Mỹ, chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ năm 1886, cộng đồng thiểu số gốc Phi vẫn bị đàn áp cả về kinh tế và xã hội, dù được chính thức trao quyền bình đẳng năm 1893. Trong giai đoạn này, sự nghèo khổ tại các vùng nông thôn ở Tây Ban Nha do Cuộc cách mạng Tây Ban Nha năm 1868 và những hậu quả của nó khiến làn sóng người Tây Ban Nha di cư tới Cuba càng tăng thêm.
Trong thập niên 1890, các phong trào ủng hộ độc lập nổi lên,được thúc đẩy bởi sự oán giận do các biện pháp hạn chế áp đặt lên thương mại Cuba và tình trạng thù địch với chính sách quản lý ngày càng phân biệt đối xử và không hiệu quả của Tây Ban Nha. Rất ít lời hứa cải cách kinh tế theo Hiệp ước Zanjon được chính phủ Tây Ban Nha thực hiện. Tháng 4 năm 1895, một cuộc chiến tranh mới nổ ra, do tác giả và là nhà thơ José Martí người đã tổ chức chiến tranh trong giai đoạn mười năm sống tha hương tại Hoa Kỳ lãnh đạo. Ông tuyên bố Cuba trở thành một nước Cộng hòa độc lập — Martí bị giết tại Dos Rios ngay sau khi đặt chân tới Cuba cùng lực lượng viễn chinh phía đông. Ông đã trở thành bất tử và được coi là anh hùng dân tộc Cuba.
Các lực lượng vũ trang Tây Ban Nha với tổng số 200.000 quân chỉ phải chống lại một lực lượng nổi dậy nhỏ chủ yếu sử dụng các chiến thuật du kích và phá hoại, quân Tây Ban Nha thường trả đũa bằng các chiến dịch đàn áp. Tướng Valeriano Weyler được chỉ định làm Toàn quyền quân sự của Cuba, và với một biện pháp hà khắc ông dồn người dân thôn quê vào cái ông gọi là reconcentrados, được các nhà quan sát nước ngoài miêu tả như là các "thị trấn pháo đài". Các reconcentrados thường được coi là nguyên mẫu đầu tiên của các trại tập trung trong thế kỷ XX. Những con số ước tính cho thấy khoảng 200.000 tới 400.000 thường dân Cuba đã chết vì đói khát và bệnh tật trong giai đoạn này tại các trại đó. Con số này đã được cả Hội Chữ thập Đỏ và Thượng nghị sĩ Mỹ, và cựu Thư ký An ninh Quốc gia, Redfield Proctor kiểm chứng. Hoa Kỳ và châu Âu phản đối những hành động của Tây Ban Nha trên hòn đảo. Lo ngại sự can thiệp của Mỹ, Tây Ban Nha áp dụng chính sách mang tính hòa giải hơn, hứa hẹn cho phép tự quản bởi một nghị viện qua bầu cử. Những người nổi dậy từ chối đề xuất đó và chiến tranh giành độc lập tiếp tục diễn ra. Một thời gian ngắn sau đó, ngày 15 tháng 2 năm 1898, tàu chiến Mỹ Maine bất ngờ bị nổ tung tại cảng La Habana, làm thiệt mạng 266 người. Các lực lượng muốn can thiệp vào Cuba ở Hoa Kỳ muốn nhân cơ hội này buộc tội Tây Ban Nha làm nổ tàu chiến Mỹ (dù Tây Ban Nha không hề có động cơ để hành động như vậy và không có bằng chứng về sự liên can của Tây Ban Nha). Cùng với làn sóng chủ nghĩa quốc gia, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết kêu gọi can thiệp và Tổng thống William McKinley nhanh chóng đáp ứng.
Kết quả là cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ diễn ra, trong đó, các lực lượng Mỹ đổ bộ xuống Cuba tháng 6 năm 1898 và nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự yếu ớt của Tây Ban Nha. Tháng 8, một hiệp ước hòa bình được ký kết, theo đó Tây Ban Nha đồng ý rút lui khỏi Cuba. Một số người ủng hộ ý kiến Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Cuba, trong khi những người khác muốn sáp nhập lãnh thổ này. Để dàn xếp, chính quyền McKinley đặt Cuba dưới một hiệp ước bảo hộ 20 năm của Hoa Kỳ. Phong trào độc lập tại Cuba phản đối kế hoạch này, nhưng không giống như Philippines, nơi các sự kiện cũng diễn ra tương tự, không hề có cuộc kháng chiến vũ trang nào xảy ra.
Độc lập
Theodore Roosevelt, người đã chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và có tình cảm với phong trào độc lập, kế tục McKinley trở thành Tổng thống Hoa Kỳ năm 1901 và bãi bỏ đề xuất bảo hộ 20 năm. Thay vào đó, Cộng hòa Cuba chính thức độc lập ngày 20 tháng 5 năm 1902, và vị lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập Tomás Estrada Palma trở thành tổng thống đầu tiên của đất nước. Tuy nhiên, theo hiến pháp mới của Cuba, Hoa Kỳ giữ quyền can thiệp vào các công việc của Cuba và giám sát tài chính cũng như quan hệ ngoại giao của nước này. Theo Tu chính Platt, Cuba cũng đồng ý cho Hoa Kỳ thuê căn cứ hải quân tại Vịnh Guantánamo. Cuba ngày nay không tổ chức lễ kỷ niệm ngày 20 tháng 5 là ngày độc lập, mà là ngày 10 tháng 10, ngày lần đầu tuyên ngôn độc lập được công bố và ngày Castro cùng đội quân của mình tiến vào La Habana, 1 tháng 1 năm 1959 là ngày "thắng lợi cách mạng".
Cuba độc lập nhanh chóng phải đối mặt với những khó khăn do sự tranh giành bè phái và tình trạng tham nhũng trong giới trí thức lãnh đạo và sự bất lực của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội sâu sắc hậu quả của chế độ thực dân Tây Ban Nha. Năm 1906, sau cuộc bầu cử lựa chọn người kế tục Estrada Palma gây nhiều tranh cãi, một cuộc nổi dậy vũ trang bùng phát và Hoa Kỳ đã thực hiện quyền can thiệp của mình. Đất nước này được đặt dưới quyền kiểm soát của Mỹ và một vị Thống đốc, Charles Edward Magoon, nhận trách nhiệm quản lý trong ba năm. Thời kỳ cầm quyền của Magoon tại Cuba bị nhiều nhà sử học nước này coi là không thành công, họ cho rằng tình trạng tham nhũng của chính quyền Magoon còn trầm trọng hơn trước đó. Năm 1908, chính phủ tự quản được tái lập khi José Miguel Gómez được bầu làm tổng thống, nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ quyền giám sát các công việc của Cuba. Tuy nhiên, dù những cuộc phản đối bất tuân lệnh chính phủ vẫn diễn ra, chính phủ lập hiến vẫn tồn tại cho tới năm 1925, khi Gerardo Machado y Morales được bầu làm tổng thống, tạm ngưng hiệu lực của hiến pháp. Machado là một người Cuba theo đường lối quốc gia và chế độ của ông được sự ủng hộ rộng rãi của người dân trong nước dù chính phủ vẫn thường sử dụng bạo lực đàn áp sự chỉ trích. Trong thời kỳ cầm quyền của ông, người dân Cuba có quyền kiểm soát rộng rãi hơn với nền kinh tế của họ và các dự án phát triển quốc gia lớn được triển khai. Quyền lực của ông giảm sút sau cuộc Đại Suy thoái, khiến giá các mặt hàng xuất khẩu của Cuba giảm mạnh gây tình trạng nghèo đói khắp nước. Tháng 8 năm 1933, các nhóm trong quân đội Cuba tổ chức một cuộc đảo chính hạ bệ Machado và đưa Carlos Manuel de Céspedes, con trai người sáng lập nhà nước Cuba lên làm Tổng thống. Tuy nhiên, vào tháng 9 một cuộc đảo chính thứ hai do Fulgencio Batista lãnh đạo lật đổ Céspedes dẫn tới sự hình thành chính phủ Ramón Grau San Martín thứ nhất. Chính phủ này chỉ tồn tại 100 ngày nhưng đã đặt những cơ sở cho những thay đổi tự do căn bản của xã hội Cuba và sự khước từ Tu chính Platt.
Năm 1934, Batista và quân đội, phe nắm quyền lực thực sự tại Cuba, thay thế Grau bằng Carlos Mendieta y Montefur. Năm 1940, Batista quyết định tự mình ra tranh cử tổng thống. Lãnh đạo của phái tự do lập hiến Ramón Grau San Martín từ chối ủng hộ ông, và quay sang phía Đảng Cộng sản Cuba, đã phát triển cả về tầm vóc và ảnh hưởng trong thập niên 1930.
Với sự hỗ trợ của các liên đoàn lao động do những người Cộng sản kiểm soát, Batista được bầu làm Tổng thống và chính quyền của ông đã tiến hành các cải cách xã hội rộng lớn cũng như đưa ra một bản hiến pháp mới tiến bộ hơn. Nhiều thành viên của Đảng Cộng sản giữ các chức vụ trong chính quyền này. Chính quyền Batista chính thức đưa Cuba tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách đồng minh của Mỹ, tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản ngày 9 tháng 12 năm 1941, sau đó với Đức Quốc Xã và phát xít Ý ngày 11 tháng 12 năm 1941; Tuy nhiên, Cuba không tham gia nhiều về mặt quân sự vào các cuộc xung đột trong Thế Chiến II. Vào cuối nhiệm kỳ của mình năm 1944, theo hiến pháp Batista lùi bước và Ramón Grau được bầu làm người kế tục ông. Grau tăng chi tiêu chính phủ cho y tế, giáo dục và nhà cửa. Phái tự do của Grau đối lập với những người Cộng sản và Batista phản đối hầu hết các chương trình của Grau.
Năm 1948, Carlos Prío Socarrás lên thay Grau, ông này từng là bộ trưởng lao động trong chính quyền trước và đặc biệt bị những người Cộng sản căm ghét. Prío ít tư tưởng tự do hơn Grau và dưới thời cầm quyền của ông tình trạng tham nhũng đa gia tăng đáng kể. Điều này một phần có nguyên nhân ở sự phục hồi sức mạnh của Hoa Kỳ thời hậu chiến và dòng tiền cờ bạc đổ vào La Habana, vốn đã trở thành một thiên đường cho các hoạt động của mafia. Quả thực Prío đã tiến hành nhiều cải cách lớn như thành lập Ngân hàng Quốc gia và ổn định đồng tiền tệ Cuba. Dòng vốn từ Bắc Mỹ đã trở thành nhiên liệu cho cuộc bùng nổ kinh tế, làm tăng mức sống của nhân dân và tạo ra một tầng lớp trung lưu khá giả tại hầu hết các vùng đô thị, dù hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trở nên rộng hơn và rõ ràng hơn.
Từ Batista tới Castro
Cuộc bầu cử năm 1952 là cuộc chạy đua giữa ba người. Roberto Agramonte thuộc đảng Chính thống luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến, tiếp theo là tiến sĩ Aurelio Hevia thuộc đảng Auténtico, và ở một khoảng cách khá xa phía sau là Batista, người đang tìm cách quay lại phủ tổng thống. Cả hai đối thủ hàng đầu, Agramonte và Hevia, đều quyết định chỉ định Đại tá Ramon Barquin người đang đảm trách nhiệm vụ ngoại giao tại Washington DC lãnh đạo các lực lượng vũ trang Cuba sau cuộc bầu cử. Barquin từng là một sĩ quan cao cấp, người chỉ huy đội quân chuyên nghiệp và đã hứa hẹn hành động chống tham nhũng. Batista sợ rằng Barquin sẽ cho ông và những người theo ông ra rìa, và khi hiển nhiên rằng Batista có ít cơ hội chiến thắng, ông đã lên kế hoạch một cuộc đảo chính ngày 10 tháng 3 năm 1952 và nắm quyền lực với sự ủng hộ của một phái quốc gia trong quân đội với tư cách "tổng thống lâm thời" trong vòng hai năm. Justo Carrillo đã nói với Barquin tại Washington DC tháng 3 năm 1952 rằng những người thân cận cho ông biết Batista đã có kế hoạch đảo chính chống lại ông; họ nhanh chóng bắt đầu hợp sức tiêu diệt Batista và tái lập nền dân chủ cũng như chính phủ dân sự trong cái saunày sẽ được gọi là La Conspitacion de los Puros de 1956 (Agrupacion Montecristi). Năm 1954, dưới sức ép từ Hoa Kỳ, ông đồng ý tổ chức bầu cử. Partido Auténtico đưa cựu tổng thống Grau ra làm ứng cử viên của mình, nhưng ông này rút lui trong bối cảnh có tin đồn rằng Batista đang âm mưu thao túng bầu cử từ trước. Batista sau đó được tuyên bố làm tổng thống do dân bầu.
Fidel Castro đã lãnh đạo một cuộc tấn công bất thành vào Pháo đài Moncada, tại Santiago de Cuba, và Pháo đài Carlos Manuel de Cespedes nhỏ hơn, vào buổi tối ngày Thánh Ann, ngày 26 tháng 7 năm 1953.
Nhiều tên mafiosi tại Florida Mỹ đã vào Cuba trong thời kỳ cầm quyền của Batista, đáng chú ý là tên trùm Santo Trafficante, Jr. Những hoạt động của chúng gồm điều hành khách sạn và sòng bạc hợp pháp cũng như các hoạt động bất hợp pháp tại Florida. Những tên trùm gangster Mỹ đã trở thành những kẻ ủng hộ đáng kể cho Batista trên vũ đài chính trị Cuba, chính phủ nước này làm ngơ cho các hoạt động của chúng để đổi lấy các khoản hối lộ và lại quả.
Tháng 4 năm 1956, Batista đã ra lệnh đưa Barquin lên làm Tướng và Chỉ huy quân đội. Nhưng đã là quá muộn. Thậm chí sau khi Barquin được thông báo, ông quyết định đảo chính nhằm cứu vãn đạo đức các lực lượng vũ trang và của người dân Cuba. Ngày 4 tháng 4 năm 1956, một cuộc đảo chính do một trăm sĩ quan dưới sự chỉ huy của Đại tá Col. Barquin (khi ấy là Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Liên Mỹ tại Washington DC và Đại diện Hải quân, Không quân và Bộ binh Cuba tại Hoa Kỳ) diễn ra nhưng không thành công bởi Rios Morejon. Cuộc đảo chính làm tan rã xương sống các lực lượng vũ trang Cuba. Các sĩ quan bị xét xử với mức phạt cao nhất theo Thiết quân Luật Cuba. Barquin bị kết án biệt giam 8 năm. La Conspiración de los Puros khiến nhiều sĩ quan hàng đầu các lực lượng vũ trang bị bỏ tù và các học viện quốc phòng bị đóng cửa. Barquin là người sáng lập La Escuela Superior de Guerra (Cao đẳng Quân sự Cuba) và từng là hiệu trưởng của La Escuela de Cadetes (Viện Quân sự Cuba - West Point). Không có các sĩ quan của Barquin khả năng chiến đấu chống các lực lượng nổi dậy cách mạng đã bị suy yếu nghiêm trọng.
Năm 1956, một đảng của những người nổi dậy, gồm cả Fidel Castro, đổ bộ từ một con tàu từ México và tìm cách khởi động một phong trào kháng chiến vũ trang tại Sierra Maestra. Tại México, đội quân của ông được tăng cường sức mạnh với sự cộng tác của Ernesto Che Guevara người sau này sẽ trở thành một trong những nhân vật nổi bật nhất của cách mạng Cuba và là một trong những đồng minh thân cận của Castro. Castro đã tới México sau khi bị kết án hai mươi năm tù vì tham gia vào cuộc tấn công năm 1953 vào Pháo đài Moncada tại Santiago de Cuba. Castro đã được Batista ân xá sau yêu cầu của Tổng Giám mục Santiago, Monseñor Enrique Perez Serantes và Thượng nghị sĩ Rafael Diaz-Balart, khi ấy là anh/em rể của Fidel Castro. Sau vụ đổ bộ, Batista tung ra một chiến dịch chống phe đối lập, nhưng chỉ làm tăng sự ủng hộ của dân chúng cho phong trào nổi dậy. Với việc các sĩ quan của Barquin đều bị tống giam tại La Prision Modelo de Isla de Pinos ở Vịnh México, quân đội thiếu sự lãnh đạo và ý chí chống phe nổi dậy.
Trong hai năm 1957 và 1958, sự phản đối Batista ngày càng tăng, đặc biệt trong các tầng lớp trung lưu và thượng lưu và sinh viên, cũng như trong giới tăng lữ Nhà thờ Cơ đốc giáo và tại nhiều vùng nông thôn. Trước yêu cầu mua vũ khí hiện đại từ Hoa Kỳ nhằm đối phó với phe nổi dậy, chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí với chính phủ Cuba ngày 14 tháng 3 năm 1958. Tới cuối năm 1958, nhiều thành viên nổi dậy đã trốn thoát khỏi Sierra Maestra và tổ chức một cuộc tổng khởi nghĩa, được hàng trăm sinh viên và những người khác bất đồng với chính quyền Batista gia nhập. Khi phe nổi dậy chiếm Santa Clara, phía đông La Habana, Batista cho rằng chiến đấu là vô ích và bỏ chạy khỏi đất nước tới Bồ Đào Nha và sau này là Tây Ban Nha. Batista chỉ định Tướng Eulogio Cantillo làm Chỉ huy Quân đội và trao cho ông chỉ thị không được phóng thích Barquin cùng các sĩ quan của ông ta. Tuy vậy, Barquin, người có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, đã được giải thoát khỏi Isla de Pinos ngay từ những giờ đầu tiên và được đưa tới Campamento Ciudad Militar Columbia nơi ông thay thế Cantillo và nắm chức Tham mưu trưởng (giữ quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang và trên thực tế là Tổng thống Cuba trong một thời gian ngắn) trong một nỗ lực nhằm tái lập trật tự trên đường phố và trong các lực lượng vũ trang. Ông đã đàm phán sự thay đổi mang quyền chỉ huy tính biểu tượng giữa Camilo Cienfuegos, Che Guevara, Raaul và Fidel Castro, sau khi Tòa án Tối cao quyết định rằng Cách mạng là nguồn gốc luật pháp và những đại diện của nó phải được nắm quyền chỉ huy. Với chỉ chưa tới 300 người Camilo nhận quyền từ Barquin mà chỉ riêng tại Columbia đã có 12.000 binh sĩ chuyên nghiệp. Các lực lượng nổi dậy của Castro đã tiến vào thủ đô ngày 3 tháng 1 năm 1959. Một thời gian ngắn sau khi Tiến sĩ Manuel Leo Urrutia lên nắm quyền.
Cuba sau cách mạng
Fidel Castro trở thành Thủ tướng Cuba tháng 2 năm 1959, trên thực tế đã nắm quyền lực tối cao tại đất nước cho tới khi tạm thời chuyển giao nó cho người em trai Raul Castro, vì lý do sức khỏe vào tháng 7 năm 2006. Trong năm 1959, Castro tiến hành nhiều biện pháp như tịch thu bất động sản tư nhân, quốc hữu hóa các cơ sở công cộng, và bắt đầu một chiến dịch thắt chặt quản lý lĩnh vực tư nhân như đóng cửa ngành công nghiệp sòng bạc. Castro cũng đã trục xuất nhiều người Mỹ, gồm cả những tên cướp khỏi hòn đảo này. Những biện pháp đó được chính phủ của ông tiến hành dưới danh nghĩa chương trình mà ông đã vạch ra trong Manifiesto de Montecristi khi còn đang ở tại Sierra Maestra. Tuy nhiên, ông đã không thành công trong việc thực hiện một số những điểm quan trọng của chương trình cải cách, như tổ chức bầu cử theo Luật bầu cử năm 1943 trong vòng 18 tháng cầm quyền đầu tiên và tái áp dụng các điều khoản của Hiến pháp 1940 đã bị tạm ngừng hiệu lực từ thời Batista.
Castro bay tới Washington, DC tháng 4 năm 1959, nhưng không được Tổng thống Mỹ Eisenhower tiếp đón, ông này đã quyết định tham gia một giải golf chứ không gặp Castro. Castro quay trở lại Cuba sau một loạt những cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo châu Phi-Châu Mỹ tại quận Harlem New York, và sau một bài diễn thuyết về "Cuba và Hoa Kỳ" đã được chuyển tới các trụ sở của Hội đồng quan hệ nước ngoài tại New York. Những vụ xử bắn những cựu quan chức của Batista bị kết án tham nhũng, cùng với việc quốc hữu hóa các công ty và sự can thiệp vào báo chí, trên danh nghĩa là ấn bản phụ thuộc các liên đoàn ủng hộ cách mạng, khiến chính phủ Hoa Kỳ đặt ra nghi ngờ về bản chất của chính phủ mới do Fidel Castro thành lập.
Thái độ đối với cuộc cách mạng Cuba cả tại Cuba và tại Hoa Kỳ đều thay đổi nhanh chóng. Việc quốc hữu hóa các công ty thuộc sở hữu Hoa Kỳ nhanh chóng gây ra tình trạng thù địch bên trong chính quyền Eisenhower. Giới thượng lưu Cuba bắt đầu rời khỏi đất nước và hình thành nên một cộng đồng trưởng giả nước ngoài tại Miami. Giới nhà giàu cựu quan chức của Batista cũng như các nhóm tội phạm căm giận chính phủ cách mạng của Castro bởi các tài sản và sòng bạc của họ tại Cuba đã bị quốc hữu hóa trong số lượng những vụ "paredones", ngày càng tăng trong nước. Người Cuba nhanh chóng thành lập một nhóm lobby chính trị hùng mạnh tại Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ dần có thái độ thù địch với Cuba trong năm 1959. Điều này, tới lượt nó lại ảnh hưởng tới động thái của Cátro, ông quay lưng lại với các phái tự do trong phong trào cách mạng và ủng hộ các cá nhân theo đường lối Mác xít cứng rắn trong chính phủ, đáng chú ý nhất là Che Guevara, dù giả thuyết này còn bị tranh luận.
Tháng 10 năm 1959, Castro công khai tuyên bố tình cảm của mình với Chủ nghĩa cộng sản, dù ông vẫn chưa tuyên bố mình là một người cộng sản, trong lúc những phe phái tự do và chống cộng khác trong chính phủ bị loại bỏ. Nhiều người Cuba ủng hộ phương Tây đã bỏ khỏi đất nước gia nhập cộng đồng người Cuba tại Miami. Tháng 3 năm 1960, thỏa thuận viện trợ đầu tiên được ký với Liên bang Xô viết. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ coi việc một đất nước có quan hệ thân mật với Liên Xô tại châu Mỹ là một mối đe dọa và lập kế hoạch lật đổ Castro (xem Kế hoạch Cuba). Cuối năm 1960, một lệnh cấm vận thương mại được Mỹ áp đặt. Chính sách thù địch của Mỹ càng làm tăng cường mối quan hệ của Castro với Liên bang Xô viết.
Cùng lúc ấy, chính quyền Mỹ cho phép thực hiện các kế hoạch xâm lược Cuba của những người Cuba lưu vong tại Floria, lợi dụng hoàn cảnh để tiến hành các cuộc nổi dậy chống Castro (xem một số chi tiết và tham khảo tại Chiến tranh chống các băng đảng và Sự kiện Vịnh Con lợn). Kết quả là sự thất bại thảm hại của nhóm quân này trong Sự kiện Vịnh Con lợn tháng 4 năm 1961. Tổng thống John Kennedy rút lại lời hứa hỗ trợ ném bom của Hoa Kỳ cho lực lượng xâm lược ở những phút cuối cùng và lực lượng chống Castro đã không có được nguồn tài lực cần thiết. Kennedy từ chối can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ và các lực lượng xâm lược bị đánh tan tác. Sự kiện này khiến Castro nhanh chóng bắt tay làm đồng minh với Liên Xô để có được sự trợ giúp bảo vệ đất nước, ông tuyên bố Cuba là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, và ông là một người theo chủ nghĩa Mác xít-Lêninít tháng 5 năm 1961.
Cuba xã hội chủ nghĩa
Một trong những kết quả chiến lược của liên minh Cuba-Xô viết là quyết định đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBMs) Xô viết tại Cuba, gây ra cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, trong đó chính quyền John F. Kennedy đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân với Liên bang Xô viết trừ khi họ rút số tên lửa đó. Ý tưởng đặt tên lửa tại Cuba được đưa ra bởi Castro hoặc Khrushchev, nhưng được Liên bang Xô viết đồng ý với lý do rằng Hoa Kỳ có tên lửa đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông, vì thế đe dọa trực tiếp tới an ninh Liên Xô. Chỉ vài phút trước khi chiếc tàu chở tên lửa Liên Xô chạm tới vành đai phong tỏa của Hoa Kỳ, người Xô viết đã quyết định lùi bước, và ký một thỏa thuận với Kennedy. Tất cả các tên lửa đều được rút khỏi Cuba, nhưng cùng lúc ấy Hoa Kỳ phải rút tên lửa của mình ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và những nơi khác tại Trung Đông. Tuy nhiên, Kennedy không chịu mất mặt bằng cách thực hiện thỏa thuận ấy ngay lập tức, mà chỉ chịu đồng ý sẽ rút tên lửa sau vài tháng.
Một kết quả khác là Kennedy đồng ý không xâm lược Cuba trong tương lai. Sau cuộc khủng hoảng đó, liên lạc đã được nối lại giữa Hoa Kỳ và Castro, dẫn tới việc trả tự do cho những chiến binh chống Castro đã bị bắt trong Sự kiện Vịnh Con lợn đổi lấy một gói viện trợ. Tuy nhiên, vào năm 1963 quan hệ một lần nữa xấu đi khi Castro đưa Cuba theo một hệ thống hoàn toàn cộng sản đúng hình thức của Liên bang Xô viết. Hoa Kỳ áp đặt một lệnh cấm vận ngoại giao và thương mại hoàn toàn lên Cuba. Ở thời điểm ấy, ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Mỹ Latin đủ mạnh để khiến lệnh cấm vận có ảnh hưởng mạnh và Cuba buộc phải chuyển tất cả quan hệ thương mại của mình sang Liên Xô và các nước đồng minh của Liên Xô.
Năm 1965, Castro sáp nhập các tổ chức cách mạng của mình với Đảng Cộng sản, và ông trở thành Tổng bí thư đảng này, Blas Roca là Phó tổng bí thư; sau này được kế nhiệm bởi Raúl Castro, người với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng và đồng minh thân tín nhất của Fidel đã trở thành nhân vật số hai trong chính phủ từ thời điểm ấy. Vị trí của Raúl Castro càng được củng cố với sự ra đi của Che Guevara để thực hiện mong ước không thành công khuấy động các phong trào nổi dậy tại Congo, và sau đó là Bolivia, nơi ông bị giết hại năm 1967. Osvaldo Dorticós Torrado, Chủ tịch Cuba từ 1959 tới 1976, chỉ mang tính đại diện và có ít quyền lực. Castro đưa ra một hiến pháp mới năm 1976 theo đó ông trở thành Chủ tịch, trong khi vẫn giữ chức chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Trong thập kỷ 1970, Castro bước ra vũ đài quốc tế với tư cách người phát ngôn hàng đầu của các chính phủ chống chủ nghĩa đế quốc của Thế giới thứ ba. Ở mức độ cụ thể hơn, ông đã cung cấp trợ giúp quân sự quý giá cho những lực lượng ủng hộ Xô viết tại Angola, Ethiopia, Yemen và các điểm xung đột tại châu Phi và Trung Đông khác. Các lực lượng Cuba đóng vai trò quyết định trong việc giúp đỡ các lực lượng MPLA giành chiến thắng trong Nội chiến Angola năm 1975, cũng như cung cấp sự trợ giúp để Nelson Mandela lật đổ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Dù khoản tiền duy trì các hoạt động đó do Liên Xô chi trả, chúng vẫn là một lực cản lớn với nền kinh tế và nhân lực của Cuba. Cuba cũng bị ảnh hưởng bởi sự lệ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu đường. Người Liên Xô cung cấp thêm viện trợ kinh tế bằng cách mua toàn bộ sản lượng đường do nước này sản xuất, dù Liên Xô có đủ củ cải đường đáp ứng cho nhu cầu của mình. Đổi lại những người Xô viết cung cấp cho Cuba nhiên liệu, bởi nước này không thể mua được nó từ bất kỳ một nguồn nào khác.
Sự phụ thuộc của kinh tế Cuba vào Liên bang Xô viết càng trở nên sâu sắc khi Castro kiên quyết xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa ở Cuba. Mong ước này gồm một hệ thống chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí cho toàn bộ người dân. Trong suốt thập niên 1970 và 1980, người Xô viết chấp nhận cung cấp viện trợ để đổi lấy một đồng minh chiến lược ngay cạnh Hoa Kỳ và một giá trị tuyên truyền vô giá về thanh thế to lớn của Fidel Castro tại các nước đang phát triển.
Tới thập niên 1970, khả năng giữ Cuba bị cô lập của Hoa Kỳ đã sụt giảm. Cuba đã bị trục xuất khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ năm 1962 và tổ chức này đã hợp tác với Hoa Kỳ tẩy chay thương mại với Cuba trong thập kỷ sau đó, nhưng vào năm 1975, Tổ chức các nước châu Mỹ dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận chống Cuba và cả México cùng Canada đều thiết lập quan hệ thân cận với Cuba. Cả hai nước đều tuyên bố họ hy vọng bồi dưỡng sự tự do hóa tại Cuba bằng cách cho phép các liên hệ thương mại, văn hóa và ngoại giao được nối lại. Castro quả thực có ngừng công khai ủng hộ các phong trào nổi dậy chống các chính phủ Mỹ Latinh, dù các nhóm ủng hộ Castro tiếp tục chiến đấu chống lại nền độc tài khi ấy đang hiện diện ở hầu hết các nước Mỹ Latinh.
Cộng đồng Cuba hải ngoại tại Hoa Kỳ đã phát triển về số lượng, tài sản và sức mạnh và đã chính trị hóa các yếu tố để ngăn cản sự bình thường hóa quan hệ của Hoa Kỳ với Cuba. Tuy nhiên, những nỗ lực của người Cuba hải ngoại nhằm thành lập một phong trào chống Castro bên trong Cuba, không mang lại nhiều thành công. Chủ nhật, ngày 6 tháng 4 năm 1980, 7.000 người Cuba lao vào đại sứ quán Peru tại La Habana xin tị nạn chính trị. Một trong những người đã vào đại sứ quán kể lại những trải nghiệm của mình trong "Những ngày tại Đại sứ quán" (xuất bản mùng 8 tháng 6 năm 2007). Thứ hai ngày 7 tháng 4, chính phủ Cuba cho phép những người Cuba tị nạn trong Đại sứ quán Peru được di cư. Ngày 16 tháng 4 500 công dân Cuba rời Đại sứ quán Peru tới Costa Rica. Ngày 21 tháng 4 nhiều người trong số đó bắt đầu tới Miami bằng thuyền tư nhân và được Bộ ngoại giao Mỹ cứu trợ ngày 23 tháng 4. Tuy nhiên, cuộc di tản bằng tàu vẫn tiếp tục, bởi Castro cho phép bất kỳ ai muốn rời đất nước được ra đi tại cảng Mariel và cuộc di tản này đã được gọi là Sự kiện Mariel. Tổng cộng, hơn 125.000 người Cuba đã di cư sang Hoa Kỳ trước khi làn sóng tàu di cư chấm dứt ngày 15 tháng 6.
Trong thời kỳ này, nhờ sự trợ giúp của khối Xã hội chủ nghĩa và sự tự lực trong nước, kinh tế Cuba phát triển nhanh chóng. Thập niên 1970, kinh tế Cuba tăng trưởng bình quân 7%/năm, nửa đầu thập niên 1980 là 8% mỗi năm. Thu nhập của người dân Cuba đạt mức trung bình cao trên thế giới. Giáo dục, y tế đã đạt mức tương đương các quốc gia phát triển
Cuba thời hậu chiến tranh lạnh
Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 khiến nền kinh tế Cuba bị ảnh hưởng nặng nề. Nó dẫn tới một cuộc di cư khác tới Hoa Kỳ năm 1994, nhưng cuối cùng đã giảm xuống mức vài nghìn người một năm theo một thỏa thuận Hoa Kỳ-Cuba. Một lần nữa tăng lên trong giai đoạn 2004-2006 dù ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó. Do hậu quả của sự tan vỡ Liên bang Xô viết, dẫn tới việc Cuba bị mất thị trường xuất khẩu và mất nguồn cung dầu mỏ với giá rẻ, khiến kinh tế Cuba bị sụt giảm tới 35% chỉ trong 4 năm (từ 1989 tới 1993). Nó cũng gây ra, tương tự như tại các quốc gia cộng sản chủ nghĩa khác, một cuộc khủng hoảng lòng tin với những người tin tưởng rằng Liên bang Xô viết là một hình mẫu "xây dựng chủ nghĩa xã hội" thành công và là một mô hình để các nước khác noi theo. Tuy nhiên, tại Cuba những sự kiện ấy chưa đủ để thuyết phục những người Cộng sản Cuba rằng họ phải thay đổi mô hình phát triển đất nước.
Tới cuối thập kỷ 1990, tình hình kinh tế Cuba đã được ổn định. Khi ấy Cuba đã ít nhiều có các mối quan hệ kinh tế với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh và đã cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu, tổ chức này bắt đầu có quan hệ thương mại và các khoản giúp đỡ cho hòn đảo này. Trung Quốc cũng xuất hiện với tư cách một đối tác tiềm năng mới, thậm chí khi Cuba đã đứng về phía Liên Xô trong cuộc Chia rẽ Trung-Xô trong thập kỷ 1960. Cuba cũng tìm thấy các đồng minh mới là Tổng thống Hugo Chávez tại Venezuela và Tổng thống Evo Morales của Bolivia, những nước xuất khẩu dầu và khí tự nhiên lớn.
Năm 2014, sau 53 năm bao vây cấm vận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố mong muốn bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước. Ngày 20/3/2016 Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu chuyến thăm lịch sử tới Cuba. Đây có thể coi là chuyến thăm lịch sử tới Cuba bởi lần đầu tiên trong 88 năm qua mới có một tổng thống đương nhiệm của Mỹ thăm chính thức quốc đảo này. Tuy nhiên, Tổng thống kế nhiệm là Donald Trump đã hủy bỏ chính sách thân thiện thời Obama và tiếp tục duy trì cấm vận Cuba.
Chuyển giao trách nhiệm
Ngày 31 tháng 7 năm 2006, Fidel Castro xin thôi các chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Cuba và chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Quốc hội Cuba bầu em trai và cũng là người bạn chiến đấu của ông là Phó chủ tịch thứ nhất, Raúl Castro, đảm nhiệm các vụ này. Cuộc chuyển giao quyền lực này đã được miêu tả là tạm thời để Castro hồi phục từ cuộc phẫu thuật sau khi phải chịu một cơn "bệnh đường ruột cấp tính gây chảy máu". Fidel Castro quá ốm yếu để tham dự buổi lễ toàn quốc lần thứ 50 kỉ niệm thời điểm con tàu Granma cập đất liền ngày 2 tháng 12 năm 2006, khiến có những đồn đoán cho rằng Castro bị ung thư dạ dày, dù Bác sĩ Tây Ban Nha García Sabrido, sau một cuộc khám xét ngày Giáng sinh, đã nói rằng tình trạng ốm yếu của ông là một vấn đề về tiêu hóa và không phải ung thư giai đoạn cuối.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, băng hình cuộc gặp của Castro với Tổng thống Venezuela Hugo Chávez đã được phát sóng, theo các báo cáo của truyền thông quốc tế, Castro "tỏ ra yếu ớt nhưng khỏe hơn vài tháng trước", và nhà lãnh đạo Cuba đã có một cuộc nói chuyện điện thoại kéo dài đáng ngạc nhiên trên buổi nói chuyện trên đài của Chávez Aló Presidente tháng sau đó. Dù những người trung thành với Castro trong chính phủ Cuba đã nói rằng ông sẽ vẫn ra tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2008 vào Quốc hội Cuba, vẫn có những nghi ngờ về việc ông sẽ tiếp tục hay thậm chí có khả năng quay lại cầm quyền hay không. Kể từ năm 2007 tới nay, Fidel Castro không tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào, ông tập trung viết báo và thỉnh thoảng trả lời phỏng vấn một số nhà báo nước ngoài.
Vào tháng 2 năm 2013, Chủ tịch Cuba Raúl Castro tuyên bố ông sẽ từ chức vào năm 2018, chấm dứt nhiệm kỳ năm năm của mình. Miguel Díaz-Canel được chọn để thay thế Raúl Castro làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Thủ tướng (Chủ tịch) của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18 tháng 4 năm 2018 và tuyên thệ nhậm chức vào ngày hôm sau
Sau khi Fidel Castro qua đời vào ngày 25 tháng 11 năm 2016, chính phủ Cuba tuyên bố quốc tang chín ngày. Trong thời gian tang lễ, công dân Cuba bị cấm chơi nhạc lớn, tiệc tùng và uống rượu.
Chính trị
Sau khi Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa được ban hành năm 1976, được thông qua mà không cần tuân thủ các quy tắc do Hiến pháp năm 1940 đề ra, Cộng hòa Cuba đã được xác định là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp này đã được thay thế bằng Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa năm 1992, hiến pháp hiện nay, tuyên bố nhà nước được dẫn dắt bởi các tư tưởng của José Martí, và các tư tưởng chính trị của Mác, Engels và Lênin. Hiến pháp hiện nay cũng quy định trách nhiệm của Đảng Cộng sản Cuba (PCC) là "lực lượng lãnh đạo xã hội và đất nước." Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Miguel Díaz-Canel, hiện là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (tức Chủ tịch nước Cuba). Các thành viên của cả hai hội đồng đều do Quốc hội Quyền lực Nhân dân bầu. Chủ tịch Cuba, người cũng do quốc hội bầu, hoạt động với nhiệm kỳ năm năm và không có điều khoản hạn chế số nhiệm kỳ được phục vụ. Fidel Castro đã là Chủ tịch từ khi Hiến pháp được thông qua năm 1976 khi ông thay thế Osvaldo Dorticós Torrado. Tòa án tối cao Cuba là nhánh tư pháp cao nhất của chính phủ. Đây cũng là tòa đưa ra phán xét cuối cùng đối với các phiên phúc thẩm từ các tòa án địa phương.
Cơ quan lập pháp Cuba, Quốc hội của Chính quyền Nhân dân Cuba (Asamblea Nacional del Poder Popular), là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao và có 609 hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội họp hai phiên mỗi năm, giữa hai phiên họp quyền lập pháp do Hội đồng Bộ trưởng gồm 21 thành viên nắm giữ. Các ứng cử viên quốc hội được phê chuẩn bởi hội nghị nhân dân. Tất cả các công dân Cuba trên mười sáu tuổi và không phạm tội hình sự đều được đi bầu cử. Điều 131 Hiến pháp nói rằng việc bầu cử sẽ được tiến hành "tự do, bình đẳng, và theo hình thức bỏ phiếu kín". Điều 136 quy định: "Để các đại biểu hay đại diện được coi là trúng cử họ phải có hơn nửa số phiếu bầu hợp lệ tại khu vực bầu cử". Bầu cử được tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín và phiếu được kiểm công khai. Những con số phiếu bầu cao bất thường dành cho một cá nhân nào đó sẽ được tái kiểm bởi những quan sát viên không đảng phái, độc lập, hay không thuộc các cơ quan nhà nước. Các ứng cử viên được lựa chọn tại địa phương từ nhiều ứng cử viiên trước khi có được sự phê chuẩn chính thức của ủy ban bầu cử. Sau cuộc bầu cử, chỉ có một ứng cử viên cho mỗi ghế, với đa số phiếu, được bầu.
Không một đảng chính trị nào được phép đưa ra ứng cử viên hay vận động tranh cử trên hòn đảo, dù Đảng Cộng sản Cuba đã tổ chức năm cuộc Đại hội đại biểu từ năm 1975. Năm 1997, đảng tuyên bố có 780.000 đảng viên, và đại diện của đảng chiếm ít nhất một nửa các Hội đồng quốc gia và Quốc hội. Các vị trí còn lại thuộc các ứng cử viên được gọi là không đảng phái. Các đảng chính trị khác thực hiện chiến dịch tranh cử và vận động tài chính ở nước ngoài, còn các hoạt động của các nhóm đối lập bị hạn chế và coi là bất hợp pháp. Tuy hiến pháp Cuba có quy định cho phép tự do ngôn luận, những quyền này bị hạn chế theo Điều 62, nói rằng "Không một quyền tự do nào được ghi nhận cho các công dân có thể tiến hành hoạt động chống đối.... sự tồn tại và các mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa, hay trái ngược với quyết định của nhân dân Cuba về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Những hành động vi phạm nguyên tắc này có thể bị xét xử theo pháp luật." Bởi những phương tiện sản xuất nằm trong tay nhà nước và dưới sự kiểm soát của chính phủ, đã có nhiều trường hợp vi phạm nguyên tắc này khiến người vi phạm mất việc làm.
Các thành viên Đảng Cộng sản Cuba tham gia vào Các Ủy ban Bảo vệ Cách mạng toàn dân, đóng vai trò chủ chốt trong cuộc sống hàng ngày. Các nhóm này được hình thành để phối hợp với các định chế công cộng, đảm bảo rằng người dân trung thành với mục tiêu chủ nghĩa xã hội của chính phủ, và hành động như một người giám sát với hàng xóm chống lại các hoạt động "phản cách mạng".
Từ khi Cuba trở thành một nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 1961, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều biện pháp mang tính chính sách tạo ra các hiệu ứng mạnh cả về chính trị và kinh tế với hòn đảo này; chúng được nghiên cứu kỹ để thực hiện mục đích lật đổ giới lãnh đạo và khuyến khích Cuba tiến hành thay đổi chính trị theo hướng có lợi cho nước Mỹ. Biện pháp đáng chú nhất trong số đó là lệnh Cấm vận Hoa Kỳ chống Cuba và Đạo luật Helms-Burton sau đó năm 1996. Nhiều người tin rằng chính phủ Cuba không đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về dân chủ, đặc biệt vì thiếu hệ thống bầu cử đa đảng và sự hạn chế quyền tự do ngôn luận khiến ứng cử viên không thể trình bày quan điểm của mình trong chiến dịch tranh cử. Chính phủ Cuba, những người ủng hộ họ và các nhà quan sát khác bên trong Cuba cho rằng Cuba có một hình thức dân chủ riêng, đưa ra lý luận là sự tham gia rộng rãi vào quá trình đề cử ở cả tầm vóc quốc gia và khu vực.
Nhân quyền
Chính phủ Cuba đã bị Hoa Kỳ cáo buộc về những hành động vi phạm nhân quyền, gồm tra tấn, bỏ tù, xét xử không công bằng và tử hình không xét xử. Những người hoạt động đối lập than phiền bị sách nhiễu và tra tấn Tuy chính phủ Cuba đã đình chỉ hoàn hình phạt tử hình năm 2001, nhưng nó không được áp dụng với những thủ phạm của một vụ không tặc có vũ trang hai năm sau đó. Các nhóm như Ân xá Quốc tế và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đưa ra những báo cáo về những người mà theo họ là các "tù nhân lương tâm" Cuba. Những người đối lập cáo buộc chính phủ Cuba đàn áp tự do biểu thị quan điểm bằng cách hạn chế truy cập Internet. Chính phủ Cuba từ chối cho Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đổ tiếp cận với các tù nhân và các nhóm nhân quyền của họ gồm cả việc cấm Ân xá Quốc tế hoạt động tại Cuba.
Đối với một số cáo buộc về nhân quyền, Fidel Castro cho rằng nhà nước đôi khi phải hạn chế quyền tự do của một số cá nhân để bảo vệ các quyền lợi của tập thể nhân dân như quyền được lao động, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và y tế miễn phí.. Đối với những cáo buộc khác, chính phủ Cuba kiên quyết bác bỏ và gọi đó là sự vu khống chính trị nhằm chống lại nước này.
Liên đoàn thương mại
Có các liên đoàn kinh tế tại Cuba, với số thành viên lên tới 98% nhân lực hòn đảo này. Các liên đoàn không đăng ký với bất kỳ một cơ quan nhà nước nào, và tự lấy kinh phí hoạt động từ nguồn đóng góp thành viên hàng tháng. Những người ủng hộ họ cho rằng các viên chức liên đoàn được bầu lên trên cơ sở tự do, và có nhiều quan điểm chính trị bên trong mỗi liên đoàn. Tuy nhiên, tất cả các liên đoàn đều là một phần của một tổ chức được gọi là Confederación de Trabajadores Cubanos (Hiệp hội Công nhân Cuba, CTC), hội này thực sự có những mối quan hệ mật thiết với nhà nước và Đảng Cộng sản. Những người ủng hộ cho rằng CTC cho phép công nhân chuyển ý kiến lên chính phủ; những người đối lập lại cho rằng chính phủ sử dụng nó để kiểm soát các công đoàn thương mại và chỉ định các thành viên lãnh đạo công đoàn. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của công nhân cũng là một vấn đề được tranh luận. Những người ủng hộ hệ thống cho rằng những ý kiến của công nhân trên thực tế đã hình thành nên chính sách của chính phủ trong nhiều hoàn cảnh, như đề xuất cải cách thuế năm 1993, trong khi phe đối lập, đưa ra những nghiên cứu của các tổ chức lao động quốc tế cho thấy công nhân bị buộc phải thề nguyền trung thành với các lý tưởng của Đảng Cộng sản, và cho rằng chính phủ chi phối một cách có hệ thống và cản trở các nhà hoạt động công đoàn, trong khi vẫn ngăn cấm việc thành lập các liên đoàn thương mại độc lập (không thuộc CTC), rằng các lãnh đạo các liên đoàn độc lập đã bị bỏ tù, và rằng quyền đình công của công nhân không được ghi nhận trong luật.
Quan hệ đối ngoại
Việt Nam
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước vô cùng đặc biệt. Ngày 12 tháng 9 năm 1973, Fidel Castro là vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam khi chiến tranh chưa kết thúc. Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên này, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế - xã hội với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD bao gồm: khách sạn Thắng Lợi (Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam - Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), đường Xuân Mai, trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng Đường Trường Sơn, và giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ đại học và cao học...
Cuba là nước Mỹ Latinh đầu tiên và cũng là một trong những nước sớm nhất trên thế giới công nhận chính thức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Cơ quan đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại La Habana (Ban đầu tòa đại sứ này đặt tạm tại một biệt thự ở khu phố lao động Kohly, nhưng sau được Chính phủ Cuba cấp thêm một biệt thự sân vườn rất lớn tại Quinta Avenida, đại lộ số 5 dài nhất và đẹp nhất thủ đô La Habana) được hưởng đầy đủ quy chế ngoại giao. Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập, cơ quan này nhanh chóng được chuyển thành đại sứ quán miền Nam Việt Nam. Thời chiến khốc liệt, thông cảm hoàn cảnh khó khăn của nước bạn, Thủ tướng Fidel Castro bao cấp toàn phần. Tất cả từ nhà cửa, xe cộ, trang thiết bị làm việc, ăn ở, chi phí ngoại giao, kể cả lương bổng, phụ cấp của cán bộ, nhân viên sứ quán đều được Cuba bảo đảm chu đáo.
Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hầu hết các nước đều dừng viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, riêng Cuba là một trong số ít các nước tiếp tục viện trợ cho Việt Nam 10 năm tiếp theo từ 1975-1985.
Mỹ
Ngày 17 tháng 12 năm 2014, qua vai trò trung gian của Tòa Thánh Vatican, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố đã đạt được một thỏa thuận về việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau hơn 50 năm gián đoạn. Tuy nhiên, việc bình thường hóa quan hệ còn phải trải qua một giai đoạn dài phía trước vì nó phải nhận được sự phê chuẩn từ lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tổng thống kế nhiệm ông Obama là Donald Trump vào năm 2016 đã hủy bỏ chính sách thân thiện của người tiền nhiệm, và tiếp tục duy trì cấm vận và thù địch với Cuba.
Phân chia hành chính
Cuba có ba cấp hành chính là trung ương, tỉnh (provincias) và hạt (municipios). Cấp tỉnh có 14 đơn vị, cấp hạt có 169 đơn vị. Có một hạt đặc biệt, được xếp ngang với cấp tỉnh, đó là Isla de la Juventud. Trước kia Cuba chỉ có sáu tỉnh: Pinar del Río, Habana, Matanzas, Las Villas, Camagüey và Oriente. Cách phân chia hành chính hiện nay rất giống với kiểu tỉnh quân sự Tây Ban Nha trong những cuộc chiến tranh giành độc lập của Cuba, khi hầu hết những vùng có nhiều rắc rối đều được chia nhỏ.
Địa lý
Cuba là một quần đảo nằm tại Biển Caribbean, với tọa độ địa lý 21°3N, 80°00W. Cuba là hòn đảo chính, được bao quanh bởi bốn nhóm đảo lớn. Chúng gồm Colorados, Camagüey, Jardines de la Reina và Canarreos. Hòn đảo chính Cuba chiếm hầu hết diện tích đất nước (105.006 km² hay 40.543 dặm vuông) và là hòn đảo lớn thứ 17 trên thế giới theo diện tích. Hòn đảo lớn thứ hai tại Cuba là Đảo Thanh niên (Isla de la Juventud), tên cũ là Đảo Thông (Isla de la Pinos) ở phía đông nam, với diện tích 3056 km² (1180 dặm vuông). Cuba có tổng diện tích đất liền 110.860 km².
Hòn đảo chính gồm chủ yếu các đồng bằng phẳng tới hơi dốc. Ở cực phía đông nam Sierra Maestra, một rặng núi dốc đứng với điểm cao nhất là Pico Real del Turquino 2.005 mét (6.578 ft). Khí hậu địa phương là nhiệt đới, dù được điều tiết ôn hòa bởi gió mậu dịch. Nói chúng (với biến thiên theo địa phương), có một mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4, và một mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10. Nhiệt độ trung bình 21 °C vào tháng 1 và 27 °C vào tháng 7. Cuba nằm trên đường đi của các cơn bão và chúng thường xảy ra nhất trong khoảng từ tháng 9 tới tháng 10. La Habana là thành phố lớn nhất và thủ đô Cuba; các thành phố lớn khác gồm Santiago de Cuba và Camagüey. Những thị trấn khác gồm Baracoa từng là khu định cư đầu tiên của người Tây Ban Nha tại Cuba, Trinidad, và một di sản thế giới của UNESCO, and Bayamo.
Xã hội
Giáo dục
Về lịch sử, Cuba luôn có tỷ lệ giáo dục và biết chữ cao nhất Mỹ Latinh, cả trước và sau thời kỳ cách mạng. Giáo dục là miễn phí đối với mọi công dân Cuba gồm cả giáo dục đại học. Các định chế giáo dục tư nhân không được phép hoạt động. Phổ cập giáo dục áp dụng với mọi đứa trẻ từ sáu tuổi tới hết mức giáo dục cấp hai căn bản (thường là 15 tuổi) và tất cả học sinh, không cần biết giới tính và sắc tộc, đều mặc đồng phục của trường với màu sắc thể hiện cấp học. Trong suốt quá trình học, học sinh không phải trả một khoản phí nào, từ tiền may đồng phục, tiền mua sắm sách vở, giấy bút và còn được nuôi ăn một bữa hoặc cả ngày (tùy theo từng trường). Do vậy, gần như không có một trẻ em Cuba nào bị thất học, dù đó là ở nơi nông thôn xa xôi.
Giáo dục tiểu học kéo dài sáu năm, giáo dục trung học cơ sở được chia thành mức căn bản và tiền đại học. Giáo dục cao học được tiến hành tại các trường đại học, các viện, các viện sư phạm và các viện bách khoa. Đại học La Habana được thành lập năm 1728 và có một số trường cao đẳng cũng như đại học khác. Bộ Giáo dục Cao học Cuba cũng điều hành chương trình Giáo dục Từ xa mở các lớp buổi chiều và buổi tối tại các vùng nông thôn cho các lao động nông nghiệp. Giáo dục được đề cao cả về mặt chính trị và ý thức hệ, và sinh viên bậc cao học được chờ đợi sẽ là người thực hiện các mục tiêu do chính phủ Cuba đề ra.
Chăm sóc y tế
Về lịch sử, Cuba đã được xếp hạng một trong những quốc gia có số nhân viên y tế cao và có nhiều đóng góp vào công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Mỹ Latinh từ thế kỷ XIX. Theo những con số thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số chỉ số y tế tại Cuba đã có thể so sánh với các nước công nghiệp phát triển theo các số liệu được thu thập lần đầu năm 1957, thời điểm mà cách mạng Cuba chưa diễn ra. Vào thời điểm năm 1958, Cuba có tỉ lệ bác sĩ trên đầu người đạt 9,2 bác sĩ/10.000 dân, cao hơn những nước phát triển như Anh, Pháp và Hà Lan, và ở Mỹ Latinh thì xếp hạng thứ ba sau Uruguay và Argentina.. Tuy nhiên, các dịch vụ và cơ sở y tế chỉ tập trung ở các thành phố, trong khi các điều kiện y tế ở khu vực nông thôn, đặc biệt là Oriente, tồi tệ hơn đáng kể Cung cấp vật tư y tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước khác, chăm sóc sức khỏe chủ yếu là tư nhân và dành cho người giàu, chỉ có một khu vực dịch vụ y tế công có kinh phí và nguồn nhân lực thấp đáp ứng cho phần còn lại của dân số. Năm 1955, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở mức 80,69 ca tử vong trên 1.000 ca sinh nở, cao hơn so với Paraguay và Surinam. Năm 1950, tuổi thọ bình quân ở Cuba là 55,8 tuổi, ở mức trung bình trên thế giới
Ngay sau cuộc cách mạng, chăm sóc sức khỏe toàn dân được thông qua và trở thành ưu tiên của kế hoạch nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận chống lại Cuba, điều này sẽ dẫn đến gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tật và trẻ sơ sinh trong thập kỷ 1960.. Trong thập niên 1970, mô hình y tế đa khoa về chăm sóc ban đầu được củng cố và mở rộng, tập trung vào giáo dục sức khỏe, phòng ngừa và giám sát môi trường. Số lượng sinh viên tốt nghiệp y khoa tăng lên, do đó mở rộng chương trình quốc tế về y tế của Cuba. Trong thập niên 1980, hệ thống chăm sóc sức khỏe Cuba được củng cố, chăm sóc ban đầu được thúc đẩy với sự ra đời của "Chương trình Bác sĩ Gia đình". Ngành công nghệ sinh học chuyên sản xuất thuốc men, vắc-xin cũng cất cánh.
Khảo sát chi tiết hơn của WHO về Cuba cho thấy chúng được chuẩn bị bởi mỗi chính phủ và luôn được công bố không thay đổi bởi WHO; vì thế đã có câu hỏi được đặt ra. Năm 2000, tổng thư ký Liên Hiệp quốc, ông Kofi Annan nói: "Những thành tựu của Cuba trong phát triển xã hội là rất ấn tượng so với quy mô tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. Với chỉ số phát triển con người do Liên Hợp Quốc xếp hạng sau các năm, Cuba là đáng ghen tị so với nhiều quốc gia khác giàu có hơn. Cuba chứng tỏ các quốc gia có thể làm nhiều điều chỉ với các nguồn lực hạn chế mà họ có nếu tập trung đúng vào các ưu tiên - y tế, giáo dục và xóa mù chữ."
Chính phủ Cuba điều hành một mạng lưới y tế quốc gia và đảm trách tất cả các nghĩa vụ chi phí và hành chính đối với việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhánh các bệnh viện dành cho các nhà ngoại giao và khách du lịch nước ngoài thì riêng biệt với nhánh trên.
Thành tựu
Các chỉ số sức khỏe của Cuba hiện nay được xếp hạng ở cấp độ các quốc gia phát triển trên thế giới, dù Cuba là một quốc gia có nguồn lực kinh tế nhỏ. Cuba cũng tự hào là một trong những nước có tỷ lệ bác sĩ cao nhất trên thế giới. Du lịch y tế cũng là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Cuba ngày nay. Cho đến nay, người ta tin rằng dịch vụ y tế là hàng hóa xuất khẩu quan trọng nhất của Cuba. Cuba cũng xuất khẩu thành công nhiều sản phẩm y tế, chẳng hạn như vắc-xin. Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí. Những bệnh viện ở Cuba không có cảnh bệnh nhân phải chung nhau một giường.
Một số thống kê về y tế Cuba như sau:
Tuổi thọ bình quân: nam 75,11; nữ: 79,85 (Mỹ tương ứng là 75; 80,8).
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 6,22 ca tử vong trên 1.000 trẻ em (Mỹ là 6,43).
Tỷ lệ nhiễm HIV: dưới 0,1 phần trăm (Mỹ: 0,6 phần trăm).
Số bác sĩ trên 1000 dân: 5,91 (Mỹ: 2,56).
Số giường bệnh trên 10.000 dân: 49 (Mỹ: 33).
25.000 bác sĩ Cuba đang làm nhiệm vụ nhân đạo tại 68 quốc gia. Năm 2006, 1.800 bác sĩ từ 47 nước đang phát triển đã tốt nghiệp từ 21 trường y tế của Cuba. Mỗi năm có hơn 5.000 "khách du lịch sức khỏe" đi du lịch tới Cuba, tạo ra hơn 40 triệu USD cho nền kinh tế Cuba. 50,000 bác sĩ Cuba làm việc tại 67 nước đem lại cho nước này khoảng 11 tỷ USD mỗi năm.
Số bác sĩ Fidel Castro gửi sang Mỹ để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Katrina: 1.586 người
Chính phủ Cuba thường xuyên cử các đoàn y tế tới các khu vực có thiên tai, dịch bệnh trên thế giới (đặc biệt tại các nước nghèo) để hỗ trợ Kể từ khi Cuba cử một nhóm bác sĩ đến giúp Chile khắc phục hậu quả của một trận động đất năm 1960, đến nay Cuba này đã gửi hơn 135.000 nhân viên y tế đến nhiều nơi trên thế giới trong các sứ mệnh nhân đạo. "Ngoại giao y tế" tạo ra lợi ích sức khỏe và cải thiện quan hệ giữa các quốc gia là nền tảng của chính sách đối ngoại Cuba trong suốt hàng chục năm qua. Bên cạnh những giá trị về nhân đạo và tạo lập hình ảnh quốc gia, Cuba cũng được hưởng lợi kinh tế từ chính sách “ngoại giao y tế”. Cùng với các dịch vụ giáo dục, thể thao, việc cử các chuyên gia y tế ra nước ngoài làm việc đưa về cho Cuba khoảng 10 tỷ USD hàng năm, trở thành nguồn thu nhập quan trọng nhất đối với hòn đảo này
Theo BBC, bất chấp những khó khăn về ngân sách eo hẹp, hệ thống y tế Cuba nhìn chung đã đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và đạt những kết quả rất khả quan, nhất là với mức ngân sách thấp hơn nhiều những nước phát triển. Một cuộc thăm dò năm 2006 được thực hiện bởi chi nhánh Costa Rica của tổ chức Gallup - Consultoría Interdisciplinaria en Desarrollo (CID) - nhận thấy rằng khoảng 3/4 người dân đô thị Cuba đã phản ứng tích cực với câu hỏi "Bạn có tự tin với hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia không" Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Wolfensohn đã ca ngợi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Cuba, rằng "Cuba đã thực hiện một kết quả tuyệt vời về giáo dục và sức khỏe". Tiến sĩ Robert N. Butler, chủ tịch của Trung tâm Tuổi thọ Quốc tế ở New York và là một tác giả đoạt giải Pulitzer, đã đến Cuba để xem trực tiếp cách các bác sĩ được huấn luyện. Ông cho biết một lý do chính để một số tiêu chuẩn y tế ở Cuba tương đương với Mỹ là do hệ thống Cuba nhấn mạnh can thiệp sớm: Khám bệnh là miễn phí, và tập trung vào phòng ngừa bệnh hơn là điều trị bệnh. Vào năm 2001, các thành viên của Ủy ban y tế công cộng Anh đã đến Cuba và đưa ra một báo cáo vinh danh "sự thành công của hệ thống chăm sóc sức khỏe Cuba", dựa trên "sự nhấn mạnh về phòng chống dịch bệnh" và "cam kết thực hành y tế trong cộng đồng"
Ngày 1/7/2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức xác nhận Cuba trở thành quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc ngăn chặn vi rút HIV truyền từ mẹ sang con. Theo Giám đốc WHO Margaret Chan, thành công của Cuba là một trong những thành tựu quan trọng nhất của hệ thống y tế toàn cầu, là chiến thắng y học rất vĩ đại của nhân loại trong cuộc chiến lâu dài với HIV/AIDS. Một trong những yếu tố quan trọng là nhờ vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia toàn diện tập trung vào sức khỏe sản phụ, Tại Cuba có đến 99% bà mẹ mang thai và 100% các bé sơ sinh từ mẹ bị HIV đều được điều trị thuốc ngăn chặn phơi nhiễm HIV và các loại thuốc này miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một nhà báo Việt Nam đã từng sang Cuba 4 lần từ năm 2006 đến 2014; cũng đã được làm việc với lãnh đạo Bộ Kinh tế Cuba; Bộ Nội vụ Cuba, đã nhận xét:
Tất cả người dân Cuba đều được khám, chữa bệnh miễn phí và được dùng những loại thuốc tốt nhất có thể... Tất cả người dân, trẻ em Cuba đều được uống sữa tươi miễn phí... Y tế Cuba thì đứng vào hàng đầu và họ đã chế ra được vắc-xin phòng chống bệnh ung thư và nhiều loại thuốc đặc biệt khác.
Đúng là người dân Cuba còn thiếu thốn bởi cái lệnh cấm vận dã man của Mỹ. Nhưng trong phạm vi có thể, Chính phủ Cuba đã lo cho trẻ em và người già hết mức. Đấy chính là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Những điều đó – chắc chắn rằng những người vốn nhìn Cuba hay Triều Tiên bằng con mắt “trọc phú” sẽ không bao giờ nhìn thấy bởi họ quen đến những nơi có tiền là có thể mua tất cả. Nhưng họ lại không nghĩ rằng, có những điều trong cuộc sống con người ta mà có tiền cũng chẳng thể mua được: Đó là sự hạnh phúc, bình an... Và Cuba đã dành 54% tổng thu nhập quốc gia cho giáo dục và y tế.
Hạn chế
Kể từ khi Liên Xô tan rã, việc mất đi bạn hàng quan trọng nhất khiến kinh tế Cuba gặp khó khăn, ngân sách y tế buộc phải cắt giảm vào thập niên 1990. Nền y tế Cuba hiện nay vẫn đang tồn tại rất nhiều bất cập do nguồn kinh phí hạn hẹp. Mức lương của những người làm trong ngành y tế ở Cuba là khá thấp so với tiêu chuẩn thế giới, tình trạng này khiến ngày càng có nhiều người trong số họ bỏ sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn. Vào năm 2002 mức lương trung bình hàng tháng của bác sĩ ở Cuba chỉ là 261 peso.. Cơ sở hạ tầng tại nhiều địa điểm khám chữa bệnh ở Cuba bị xuống cấp do thiếu kinh phí, một phóng sự của đài ABC cho thấy tình trạng xuống cấp của nhiều phòng bệnh và bệnh viện tại Cuba. Nhiều cơ sở y tế ở Cuba thường xuyên bị thiếu hụt thuốc men cũng như các loại trang thiết bị y tế thiết yếu. Đến năm 2019, tình trạng thiếu hụt vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Theo nghiên cứu của Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Hàn Quốc năm 2019 cho thấy: Cuba từng có thể sản xuất thuốc chất lượng cao, như thuốc interferon cho bệnh ung thư và các bệnh nhiễm virut khác (vào thời điểm đó chỉ có tám nước công nghiệp có thể sản xuất), nhưng sau lệnh cấm vận của Mỹ, nhập khẩu vật tư y tế của Cuba đã bị giảm xuống chỉ còn 1/3 so với năm 1989. Với những khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, sản xuất dược phẩm địa phương đã phải dừng lại. Hợp đồng cung cấp y tế với các công ty con tại Hoa Kỳ bị đình chỉ là một khó khăn khác mà Cuba phải đối mặt. Nếu Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận, Cuba sẽ không còn bị cô lập và sẽ có thể giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn cung cấp vật tư y tế. Tuy vậy, với nguồn lực hạn chế, Cuba vẫn có thể quản lý tốt hệ thống y tế của mình, đó là điều mà các quốc gia khác có thể học hỏi và áp dụng trong bối cảnh của chính họ.
Nhân khẩu
Theo CIA World Factbook, 51% người Cuba là Mulatto (lai da trắng và đen), 37% da trắng, 11% da đen, và 1% gốc Trung Quốc. Các cuộc nghiên cứu DNA trên khắp vùng Antilles đã cho thấy có sự hiện diện của các nhóm neo-Taino trong dân số ở mức độ lớn hơn quan niệm trước kia.
Theo Cuba's Oficina Nacional de Estadisticas ONE 2010 Census, dân số Cuba là 11.241.161 người, trong đó:
5.628.999 nam và
5.612.175 nữ.
Tính theo chủng tộc 7.271.926 da trắng, 1.126.894 da đen và 2.778.923 mulatto (hay mestizo). Số người Trung Quốc tại Cuba chủ yếu là hậu duệ của các lao động đã tới đây trong thế kỷ XIX để xây dựng các tuyến đường sắt và làm việc tại các khu mỏ. Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhiều người trong số các lao động này đã ở lại Cuba vì họ không đủ tiền quay lại Trung Quốc.
Chính phủ Cuba kiểm soát sự di dân vào thủ đô La Habana vì đây là vùng thành thị (nơi sinh sống của gần 20% dân số đất nước) đã quá tải về sử dụng đất, nước, điện, vận tải và các yếu tố hạ tầng đô thị khác. Những người dân di cư nội bộ tới La Habana được đặt biệt hiệu là "Palestinos" (người Palestine); họ chủ yếu tới từ vùng phía đông Oriente. Cuba cũng là nơi sinh sống của một số người không phải gốc Cuba. Có khoảng vài nghìn người tị nạn Bắc Phi ở độ tuổi thiếu niên và nhỏ hơn.
Tỷ lệ sinh của Cuba (9,88 sinh trên 1000 người năm 2006) là một trong những tỷ lệ thấp nhất khu vực Tây Bán Cầu. Tổng dân số đã tăng liên tục từ khoảng 7 triệu người năm 1961 tới hơn 11 triệu hiện nay, nhưng tỷ lệ tăng đã ngừng lại trong vài thập kỷ qua, và gần đây đã quay sang xu hướng giảm, lần đầu tiên chính phủ Cuba đã thông báo trong năm 2006 có hiện tượng giảm dân số từ vụ Di cư Mariel. Sự sụt giảm trong tỷ lệ sinh - từ 3.2 trẻ em trên phụ nữ năm 1970 xuống còn 1.38 năm 2006 - là mức lớn thứ ba ở Tây Bán Cầu, chỉ Guadeloupe và Jamaica có mức giảm lớn hơn. Cuba, vốn cho phép nạo thai, có tỷ lệ nạo thai 58.6 trên 1000 ca mang thai năm 1996 so với tỷ lệ trung bình vùng Caribbean là 35, tỷ lệ trung bình vùng Mỹ Latinh là 27 (tại Mỹ La tinh hầu như là nạo thai bất hợp pháp), và tỷ lệ trung bình tại châu Âu 48. Ngoài ra, việc sử dụng biện pháp tránh thai được ước tính khoảng 79% (ở một phần ba phía trên các nước tại Tây Bán Cầu). Với tỷ lệ nạo thai cao, tỷ lệ sinh thấp, và dân số đang già đi, sơ đồ nhân khẩu Cuba rất giống với sơ đồ nhân khẩu các quốc gia Đông Âu như Ba Lan hay Ukraine chứ không phải các quốc gia Mỹ Latinh hay Caribbean láng giềng.
Nhập cư và di cư đã mang lại những hiệu ứng đáng kể trên sơ đồ nhân khẩu học Cuba trong thế kỷ XX. Trong khoảng 1900 và 1930, gần mộ triệu người Tây Ban Nha đã tới nước này. Từ năm 1959, hơn một triệu người đã rời bỏ hòn đảo, chủ yếu đi tới Miami, Florida, nơi có một cộng đồng nhập cư có giáo dục cao và thành công về mặt kinh tế đang sinh sống (Vận động hành lang Cuba-Mỹ). Cuộc di cư xảy ra ngay lập tức sau Cách mạng Cuba chủ yếu thuộc các tầng lớp trung và thượng lưu với đa số người da trắng, vì thế đã dẫn tới một sự thay đổi lớn trong tỷ lệ sinh và chủng tộc trong nhiều nhóm sắc tộc. Tìm cách bình thường hóa sự di cư giữa hai nước - đặc biệt sau sự hỗn loạn xảy ra với vụ Di tản Mariel - Cuba và Hoa Kỳ đã đồng thuận (trong cái ngày nay thường được gọi là Thỏa thuận Clinton-Castro năm 1994) hạn chế sự di cư tới Mỹ. Theo đó, Hoa Kỳ trao một số lượng visa cụ thể cho những người muốn di cư (20.000 từ năm 1994) trong khi những người Cuba được cứu vớt ngoài biển khi di cư bất hợp pháp không có visa sẽ bị trả về Cuba. Luật pháp Mỹ trao cho Tổng chưởng lý quyền quyết định trao quyền cư trú thường xuyên cho những người dân hay công dân Cuba đang tìm cách hợp pháp hóa tình trạng của mình nếu họ đã có mặt tại Hoa Kỳ trong ít nhất một năm sau khi được chấp nhận hay có sự cam kết và được chấp nhận là những người nhập cư. Những người di cư bất hợp pháp đó chủ yếu là những người liều mạng và nhanh nhẹn. Năm 2016 có tới 56.406 người Cuba nhập cư vào Hoa Kỳ. Human Rights Watch đã chỉ trích các biện pháp hạn chế di cư của Cuba và những điều mà họ gọi là giữ trẻ em làm "con tin" nhằm ngăn chặn những người Cuba đi du lịch nước ngoài đào thoát.
Tôn giáo
Cuba có nhiều đức tin phản ánh sự đa dạng các yếu tố văn hóa trên hòn đảo này. Theo khảo sát của Pew Research Center, năm 2010 Cuba có khoảng 59,2% dân số theo Kitô giáo (trong đó đa số là Công giáo Rôma), 23,0% không tôn giáo, 17,4% theo các tín ngưỡng dân gian (như Santería) và còn lại 0,4% theo các tôn giáo khác. Công giáo được đưa tới bởi người Tây Ban Nha hồi đầu thế kỷ XVI và hiện là tôn giáo lớn nhất ở đây. Sau cách mạng, Cuba đã chính thức trở thành một quốc gia vô thần và ngăn cấm hoạt động tôn giáo. Từ Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ 4 năm 1991, các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng và, theo National Catholic Observer, những vi phạm trực tiếp của các định chế nhà nước vào quyền tôn giáo đã được bãi bỏ, dù giáo hội vẫn phải đối mặt với các hạn chế trong liên lạc thư từ và điện tử, và chỉ được nhận quà tặng từ các nguồn tài trợ được nhà nước cho phép. Giáo hội Công giáo hiện diện thông qua Hội đồng Giám mục Công giáo Cuba (COCC), do Hồng y Jaime Lucas Ortega y Alamino, Tổng Giám mục La Habana lãnh đạo. Công giáo ở Cuba hiện có 11 giáo phận thuộc về 3 giáo tỉnh, 56 dòng nữ tu và 24 dòng nam tu. Tháng 1 năm 1998, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có chuyến thăm lịch sử tới hòn đảo này, theo lời mời của Chính phủ Cuba và Giáo hội Công giáo tại Cuba.
Nét đặc trưng lớn nhất trong tôn giáo Cuba là sự hiện diện của nhiều niềm tin thuộc các dạng thức khác nhau. Sự đa dạng này có nguồn gốc từ người Tây và Trung Phi, những người đã được đưa tới lao động tại Cuba, và trên thực tế đã tái tạo các tôn giáo châu Phi của họ. Họ tạo ra nó bằng cách kết hợp các tôn giáo cũ với các yếu tố đức tin trong đạo Công giáo, với kết quả là một thứ tôn giáo rất giống với Umbanda của Brasil. Công giáo thường được thực hành cùng với Santería, một tín ngưỡng pha trộn Công giáo với các niềm tin khác, chủ yếu là từ châu Phi. Vị thánh quan thầy của Cuba là La Virgen de la Caridad del Cobre (Đức Mẹ đồng trinh Bác ái) được người dân đặc biệt tôn kính và xem là một biểu trưng của đất nước. Trong tín ngưỡng Santería, bà được đồng hóa với nữ thần Ochún. Lễ hội tôn giáo lớn "La Virgen de la Caridad del Cobre" được người Cuba tổ chức hàng năm ngày 8 tháng 9. Các tôn giáo khác cũng hoạt động gồm Palo Monte và Abakuá mà phần lớn các nghi lễ được thực hiện bằng các ngôn ngữ châu Phi.
Các nhóm Tin Lành, được Hoa Kỳ truyền đến từ thế kỷ XVIII, luôn có bước tăng trưởng vững chắc về số lượng tín hữu. Có khoảng 300.000 người Cuba thuộc 54 giáo phái Tin Lành trên hòn đảo này. Phong trào Ngũ tuần cũng đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, và chỉ riêng Assemblies of God đã tuyên bố mình có 100.000 tín đồ. Giáo hội Trưởng lão Cuba tuyên bố có 10.000 tín đồ. Cuba có các cộng đồng Do Thái, Hồi giáo và một số ít các thành viên thuộc tôn giáo Bahá'í. La Habana chỉ có ba Hội đường Do Thái và không có một thánh đường Hồi giáo nào. Đa số người Do Thái Cuba là hậu duệ của những người Do Thái từ Ba Lan và Nga bỏ chạy khỏi cuộc tàn sát người Do Thái đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, cũng có một số lượng đáng kể người Do Thái Sephardic tại Cuba, họ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ (chủ yếu tại Istanbul và Thrace). Đa số những người Do Thái Sephardic sống tại các tỉnh, dù họ thực sự có duy trì một hội đường tại La Habana. Trong thập niên 1960, tới 8.000 người Do Thái đã di cư sang Miami. Trong thập niên 1990, xấp xỉ 400 người Do Thái Cuba đã quay trở về Israel trong cuộc di cư được sắp xếp sử dụng visa do các quốc gia thông cảm với nguyện vọng về Israel của họ cung cấp.
Văn hóa
Văn hóa Cuba chịu ảnh hưởng nhiều ở thực tế đây là đất nước tiếp thu và hòa nhập nhiều nền văn hóa, chủ yếu từ Tây Ban Nha và châu Phi. Nước này là nơi sản sinh ra khá nhiều tác phẩm văn học, gồm cả từ những nhà văn không phải người Cuba như Stephen Crane, và Ernest Hemingway.
Thể thao là niềm đam mê quốc gia của Cuba. Vì những mối liên hệ lịch sử với Hoa Kỳ, nhiều người Cuba yêu thích những môn thể thao phổ biến tại Bắc Mỹ, chứ không phải các môn thể thao truyền thống tại những nước Mỹ Latinh khác. Bóng chày là môn thể thao được ưa thích nhất tại đây; các môn thể thao và giải trí khác ở Cuba gồm bóng rổ, bóng chuyền và điền kinh. Cuba rất mạnh trong môn quyền anh, họ thường đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế lớn.
Âm nhạc Cuba rất phong phú và là khía cạnh được biết đến của văn hóa. "Hình thức trung tâm" của âm nhạc này là Son, đã trở thành nền tảng của nhiều phong cách âm nhạc khác như salsa, rumba và mambo và một biến thể tiết tấu chậm hơn của mambo là cha-cha-cha. Âm nhạc Rumba có nguồn gốc từ văn hóa Châu Phi-Cuba thời kỳ đầu. Tres cũng được sáng tạo tại Cuba, nhưng các nhạc cụ Cuba truyền thống khác có nguồn gốc châu Phi và/hay Taíno như maraca, güiro, marímba và nhiều loại trống gỗ gồm cả mayohuacan. Âm nhạc dân gian Cuba ở mọi phong cách được thưởng thức và yêu thích trên toàn thế giới. Âm nhạc cổ điển Cuba, với nhiều ảnh hưởng sâu từ châu Âu và châu Phi, với các tác phẩm cho giao hưởng cũng như độc tấu, đã được cả thế giới biết tới, với nhà soạn nhạc như Ernesto Lecuona.
Văn học Cuba đã bắt đầu có tiếng vang từ đầu thế kỷ XIX. Chủ đề chủ chốt của thời kỳ ấy là độc lập và tự do đã được thể hiện qua các tác phẩm của José Martí, người lãnh đạo phong trào Hiện đại trong văn học Cuba. Các tác gia như Nicolás Guillén và Jose Z. Tallet coi văn học là phương tiện phản kháng xã hội. Các bài thơ và những cuốn tiểu thuyết của José Lezama Lima cũng để lại nhiều ảnh hưởng. Các tác gia như Reinaldo Arenas, Guillermo Cabrera Infante, Pedro Juan Gutiérrez, Leonardo Padura Fuentes, và Ronaldo Menedez đã nhận được sự công nhận của thế giới trong thời kỳ hậu cách mạng, dù nhiều tác gia buộc phải rời bỏ đất nước vì sự kiểm soát hệ tư tưởng truyền thông của các cơ quan quyền lực Cuba.
Ẩm thực Cuba là hỗn hợp của ẩm thực Tây Ban Nha và các phong cách ẩm thực Caribbean. Công thức chế biến món ăn của Cuba sử dụng cùng loại hương vị và kỹ thuật với Tây Ban Nha, với một số ảnh hưởng vùng Caribbean trong gia vị và mùi vị. Một bữa ăn truyền thống của Cuba sẽ không bao giờ được phục vụ theo kiểu từng món một; mà tất cả thức ăn sẽ được đưa ra cùng lúc. Bữa ăn đặc trưng gồm đậu đen (black bean) và gạo, ropa vieja (thịt bò thái nhỏ), bánh mì Cuba, thịt lợn với hành, và hoa quả nhiệt đới. Đậu đen và gạo, được gọi là moros y cristianos (hay nói gọn là moros). Nhiều món được nấu chín từ từ với nước chấm nhạt. Tỏi, thìa là Ai Cập, oregano và lá nguyệt quế là các loại gia vị được sử dụng nhiều.
Kinh tế
Bài chính: Kinh tế Cuba, Du lịch Cuba, Chế độ phân phối tại Cuba, Sociolismo
Chính phủ Cuba tuân theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong tổ chức nền kinh tế kế hoạch hóa to lớn do nhà nước kiểm soát của họ. Đa số các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu và sự điều hành của chính phủ và đa số lực lượng lao động làm việc cho các công ty nhà nước. Những năm gần đây, đã có xu hướng chuyển dịch lao động sang lĩnh vực tư nhân. Năm 2006, lĩnh vực công cộng sử dụng 78% lực lượng lao động và tư nhân sử dụng 22% so với tỷ lệ này năm 1981 là 91.8% và 8.2%. Đầu tư vốn bị hạn chế và buộc phải được sự đồng ý của chính phủ. Chính phủ Cuba áp đặt hầu hết các loại giá cả và khẩu phần lương thực cho các công dân. Hơn nữa, bất kỳ một công ty nào muốn thuê nhân công Cuba phải trả tiền cho chính phủ Cuba, và chính phủ sẽ trả tiền trực tiếp cho người đó bằng đồng peso Cuba.
Bắt đầu từ cuối thập niên 1980, các khoản viện trợ của Xô viết cho nền kinh tế quản lý nhà nước của Cuba bắt đầu cạn kiệt. Trước khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Cuba phụ thuộc vào Moskva về thị trường xuất khẩu và những khoản viện trợ tối cần thiết. Người Xô viết từng trả giá cao cho sản phẩm đường của Cuba trong khi cung cấp dầu mỏ cho nước này với giá thấp hơn thị trường. Có thời điểm, Cuba nhận được các khoản viện trợ lên tới 6 tỷ dollar Mỹ. Sự biến mất của các khoản trợ cấp đó đã khiến nền kinh tế Cuba rơi vào một giai đoạn suy thoái ngắn, được gọi là Giai đoạn đặc biệt tại Cuba. Năm 1992, Hoa Kỳ thắt chặt lệnh cấm vận thương mại. Một số người tin rằng điều này có thể đã tới sự sụt giảm tiêu chuẩn sống tại Cuba và chạm tới điểm khủng hoảng chỉ trong vòng một năm. Tuy nhiên đến năm 1994, kinh tế Cuba đã phục hồi, không lún sâu vào suy thoái như người ta dự đoán.
Tương tự các quốc gia xã hội chủ nghĩa và có xu hướng xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Cuba đưa ra các biện pháp theo định hướng thị trường tự do giới hạn nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các khoản viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996 du lịch đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại Caribbean trong thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ tăng trưởng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn. 1.9 triệu du khách đã tới Cuba năm 2003 chủ yếu từ Canada và Liên minh châu Âu mang lại khoản tiền 2.1 tỷ dollar cho nước này. Sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực du lịch trong Giai đoạn đặc biệt đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế xã hội Cuba. Nó đã dẫn tới dự báo về sự xuất hiện của một nền kinh tế hai thành phần và tạo điều kiện thuận lợi cho một kiểu du lịch apartheid nhà nước trên hòn đảo này.
Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng du lịch y tế của họ, coi đó là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất nước. Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêng cho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn người châu Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với tại Hoa Kỳ. Cuba cũng xuất khẩu các thành tựu y tế của họ ra khắp thế giới đem lại hàng tỷ USD cho đất nước này mỗi năm.
Năm 1962, chính phủ đưa ra chính sách phân phối lương thực, càng trở nên gắt gao sau sự sụp đổ của Liên Xô. Trong giai đoạn 1990 - 1998, nền kinh tế Cuba gặp nhiều khó khăn do mất các đối tác kinh tế là các nước xã hội chủ nghĩa và bắt đầu phục hồi vào năm 1999. Tới cuối năm 2001, nghiên cứu cho thấy mức sống trung bình tại Cuba thấp hơn giai đoạn Xô viết. Những vấn đề chủ chốt là nhà nước không thể trả lương đáp ứng nhu cầu của người lao động và hệ thống phân phối luôn bị ám ảnh thường xuyên với tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Khi số lượng hàng hóa phân phối giảm, người Cuba dần phải quay sang chợ đen để có được những sản phẩm căn bản: quần áo, thực phẩm, đồ dùng gia đình, vật dụng chăm sóc sức khoẻ. Khu vực không chính thức này được nhiều người dân Cuba gọi là sociolismo. Ngoài ra, tình trạng tham nhũng nhỏ trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xảy ra. Cuba thiếu lương thực kinh niên vì họ không thể tự túc lương thực. Năm 2008, đến 80% lương thực của Cuba phải nhập khẩu trong khi phân nửa đất thuộc sở hữu nhà nước bỏ hoang hoặc sản xuất thiếu hiệu quả vì vậy nhà nước phải cho phép nông dân mua nông cụ và bán nông sản trên thị trường cũng như cho phép họ mở rộng đất đai để sản xuất. Hơn nữa, Cuba đã trải qua tình trạng thiếu hụt nhà ở vì chính phủ không thể đáp ứng nổi sự gia tăng nhu cầu.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, sự nổi lên của Venezuela với vị Tổng thống Dân chủ Xã hội Hugo Chávez khiến Cuba có được nhiều khoản viện trợ từ nước này giúp cải thiện nền kinh tế. Viện trợ của Venezuela cho Cuba chủ yếu thông qua khoản cung cấp lên tới 80.000 barrel dầu mỏ mỗi ngày đổi lấy lao động chuyên gia và các mặt hàng nông nghiệp. Tuy vậy kể từ năm 2016, kinh tế Venezuela rơi vào khủng hoảng, kinh tế Cuba vì thế mà cũng bị ảnh hưởng. Sau một giai đoạn ổn định tương đối được thúc đẩy bởi dầu giá rẻ từ Venezuela, hiện nay tình trạng thiếu lương thực và thuốc men một lần nữa trở thành vấn đề nghiêm trọng hàng ngày đối với hàng triệu người dân Cuba. Sản lượng dầu của Cuba đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của nước này, 60% còn lại do Venezuela cung cấp. Lệnh cấm vận của Mỹ lên Venezuela năm 2019 làm nguồn cung dầu từ Venezuela sụt giảm khiến Cuba thiếu năng lượng. Cuba đang đẩy mạnh khai thác dầu để bù vào lượng dầu nhập khẩu sụt giảm với sự giúp đỡ của Nga.
Trong nhiều năm qua, Cuba đã thu hồi lại một số biện pháp định hướng kinh tế thị trường đã được đưa ra trong thập kỷ 1990. Năm 2004, các quan chức Cuba đã công khai ủng hộ đồng Euro trở thành "đối trọng toàn cầu với đồng dollar Mỹ", và hạn chế đồng dollar trong dự trữ cũng như trong thanh toán thương mại. Những hạn chế ngày càng tăng của chính phủ Hoa Kỳ về đi lại của những người Mỹ gốc Cuba cũng như khoản tiền họ được phép mang về Cuba càng khiến Chính phủ Cuba tăng kiểm soát sự lưu chuyển đồng dollar trong nền kinh tế. Trong thập kỷ qua, người Cuba nhận được khoảng 600 triệu tới 1 tỷ dollar hàng năm, chủ yếu từ các thành viên gia đình đang sống tại Mỹ. Con số này bị ảnh hưởng bởi thực tế chính phủ Mỹ cấm các công dân của mình gửi quá 1.200 USD về Cuba. Chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba là một tác nhân quan trọng: Cuba ước tính sự cấm vận của Mỹ khiến kinh tế của họ bị tổn thất khoảng 20 tỷ USD/năm.
Năm 2005, Cuba xuất khẩu hàng hóa trị giá 2.4 tỷ dollar, xếp hạng 114 trên 226 quốc gia trên thế giới, và nhập khẩu 6.9 tỷ dollar, xếp hạng 87 trên 226 nước. Các đối tác thương mại chính của nước này là Hà Lan, Canada và Trung Quốc; các đối tác nhập khẩu chính là Venezuela, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Cuba là đường, niken, thuốc lá, cá, sản phẩm y tế, chanh, cà phê và lao động có tay nghề; các mặt hàng nhập khẩu gồm thực phẩm, nhiên liệu, quần áo và máy móc. Cuba hiện có khoản nợ khoảng 13 tỷ dollar, chiếm xấp xỉ 38% GDP. Theo Heritage Foundation, Cuba phụ thuộc vào các tài khoản tín dụng luân phiên từ nước này sang nước khác. Con số 35% thị phần đường thế giới trước kia của Cuba đã giảm xuống chỉ còn 10% vì nhiều yếu tố, gồm cả sự sụt giảm giá hàng hóa sử dụng đường Cuba kém tính cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Cuba từng là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vì mất các bạn hàng truyền thống Cuba giảm đầu tư vào ngành mía đường nên sản lượng đường của Cuba đã giảm nghiêm trọng. Năm 2002, hơn một nửa các nhà máy đường ở Cuba phải đóng cửa. Thu hoạch mía chỉ đạt 1.1 triệu tấn, thấp nhất trong gần một trăm năm qua, chỉ tương đương với sản lượng năm 1903 và 1904. Từ xuất khẩu đường Cuba chuyển sang xuất khẩu dịch vụ y tế. Năm 2018, xuất khẩu y tế đem lại cho Cuba 11 tỷ USD.
Cuba chiếm 6.4% thị trường thế giới về niken chiếm khoảng 25% tổng xuất khẩu Cuba. Năm 2006, một trữ lượng dầu mỏ lớn đã được tìm thấy tại Châu thổ Bắc Cuba dẫn tới việc các thành viên Jeff Flake và Larry Craig thuộc Quốc hội Hoa Kỳ kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm vận với Cuba. Sản lượng niken đã giảm từ 79.950 tấn trong năm 2011 xuống còn 50.000 vào năm 2018, theo Rodríguez, cựu bộ trưởng kinh tế Cuba. Sản lượng thu hoạch đường giảm gần 44%, xuống còn một triệu tấn. Số lượng khách du lịch chỉ tăng 1%. Tăng trưởng GDP nói chung đã bị kẹt ở mức 1% trong vòng 3 năm 2016-2018.
Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao, đạt mức 20.646 USD/người/năm (theo sức mua tương đương – PPP) vào năm 2013, bằng 55% so với Nhật Bản và xếp hạng 55/185 quốc gia Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới).
Chính sách thuế
Sau Cách mạng Cuba năm 1959, các công dân được bãi bỏ thuế thu nhập cá nhân (lương của họ được coi là lương thực và không phải chịu thuế). Tuy nhiên, từ năm 1996, nhà nước bắt đầu áp dụng các loại thuế thu nhập cá nhân trên công dân Cuba được hưởng lương bằng ngoại tệ mạnh, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp.
Quân đội
Dưới thời Fidel Castro, Cuba đã trở thành một xã hội quân sự hóa cao độ. Từ năm 1975 cho tới tận cuối thập kỷ 1980, viện trợ quân sự ồ ạt của Xô viết đã cho phép Cuba nâng cấp mạnh khả năng quân sự của mình. Từ khi mất khoản viện trợ từ Liên bang Xô viết, Cuba đã phải giảm đáng kể số lượng quân đội từ 235.000 người năm 1994 xuống còn khoảng 50000 người năm 2019 Chính phủ hiện chi khoảng 1.7% GDP cho quân sự. Bộ trưởng các Lực lượng Vũ trang Cách mạng (FAR) hiện nay là Thượng tướng (General de Cuerpo de Ejército) Leopoldo Cintra Frías.
Ngân sách hạn chế khiến Cuba khó có thể mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại. Quân đội Cuba đã nỗ lực cải tiến các loại vũ khí cũ và tạo ra nhiều vũ khí tự chế độc đáo nhưng mạnh mẽ. |
Mã nguồn () được hiểu trong tin học là một dãy các câu lệnh được viết bằng một ngôn ngữ lập trình. Mã nguồn thường được lưu trong một hoặc một vài tập tin văn bản hoặc có thể được in trong sách. Thuật ngữ này thường được dùng trong ngữ cảnh của một phần mềm máy tính. Mã nguồn của một chương trình máy tính là một tập các tệp có thể chuyển đổi được từ dạng con người có thể đọc sang dạng máy có thể thực hiện.
Mã nguồn được dịch sang dạng tệp mã máy tương ứng với một kiến trúc máy tính cụ thể bởi một trình biên dịch, hoặc được thực thi thẳng với sự trợ giúp của một trình thông dịch. |
Vận tốc pha là vận tốc dịch chuyển của điểm có pha dao động không đổi trong không gian theo hướng cho trước, thường xem xét hướng trùng với hướng của véctơ sóng.
Khái niệm pha chỉ được sử dụng khi mô tả sóng điều hòa hay còn gọi là sóng đơn sắc (sóng có một tần số duy nhất, nói cách khác là những sóng có dạng hình sin hoặc sóng có thành phần ảo ), và những sóng có hình dạng tương tự (ví dụ, chùm sóng gần điều hòa) hay những sóng có thể dễ dàng biến đổi về dạng sin (ví dụ, sóng hình cầu dạng ). Tất cả sóng với hình dạng bất kỳ bằng phương pháp biến đổi Fourier có thể đưa về dạng tổng các sóng điều hòa; khi đó khái niệm pha và vận tốc pha được xét riêng cho từng sóng.
Để mô tả sóng không điều hòa, đặc biệt là để mô tả các chùm sóng, ngoài khái niệm vận tốc pha người ta còn sử dụng khái niệm vận tốc nhóm để mô tả chuyển động không phải của những ngọn sóng riêng biệt mà là của các đường bao ví dụ như đường bao các giá trị lớn nhất.
Công thức
Công thức cơ bản xác định vận tốc pha của sóng điều hòa trong không gian một chiều hay vận tốc pha dọc theo véctơ sóng trong không gian nhiều chiều:
được suy ra trực tiếp từ công thức pha của sóng phẳng trong không gian một chiều
Hoặc trong không gian lớn hơn một chiều.
Tỷ số giữa ω и k — hay còn gọi là hệ số tán sắc đối với các dạng sóng cụ thể được suy ra từ phương trình vi phân của sóng đó bằng cách thay thế vào phương trình các sóng đơn sắc hoặc hoặc các trường hợp nhiều chiều tương tự.
Trong trường hợp vận tốc pha của sóng không phụ thuộc vào tần số hay số sóng (và hướng của véctơ sóng) thì vận tốc nhóm sẽ trùng với vận tốc pha.
Vận tốc pha của sóng điện từ
Đối với sóng điện từ ở mọi tần số, vận tốc góc theo hướng véctơ sóng luôn luôn là một hằng số - vận tốc ánh sáng trong chân không.
Trong môi trường hệ số tán sắc của sóng điện từ khá phức tạp và vận tốc pha thay đổi rõ rệt.
Vận tốc pha của sóng De Broglie
Đối với sóng De Broglie (liên hệ với hạt) vận tốc pha được tính theo công thức
Trong đó tọa độ, thời gian, năng lượng, xung lượng, vận tốc hạt, vận tốc ánh sáng trong chân không.
Vận tốc pha dạng véctơ
Trong một vài trường hợp vận tốc pha không phải là một véctơ. Điều đó có nghĩa là các vận tốc pha theo các hướng khác nhau không phải là các tọa độ hay hình chiếu của một véctơ nào đó.
Nhưng điều này không cản trở mong muốn định nghĩa một véctơ vận tốc pha có hướng trùng với hướng của véctơ sóng và có giá trị tuyệt đối bằng vận tốc pha theo hướng này.
Cụ thể đối với trường hợp sóng phẳng điều hòa vận tốc pha theo hướng véctơ sóng có thể được biểu diễn dưới dạng:
, trong đó k — số sóng, ω — tần số góc.
Theo đó vận tốc pha theo hướng tạo với véctơ sóng một góc , sẽ là:
Dễ thấy rằng vận tốc pha có thể lớn hơn vận tốc ánh sáng, thậm chí có thể nhận giá trị lớn vô cùng khi hướng của vận tốc pha tạo với véctơ sóng một góc vuông.
Vận tốc pha có thể vượt quá vận tốc ánh sáng trong chân không
Vận tốc pha trong nhiều trường hợp có thể vượt quá vận tốc ánh sáng trong chân không. Điều này không hề trái với định luật về sự giới hạn của vận tốc ánh sáng.
Bản chất vấn đề ở chỗ định luật tương đối chỉ ra giới hạn vận tốc lan truyền của các vật có khả năng truyền đi thông tin. Vận tốc pha không phải là vận tốc của các vật có khả năng truyền thông tin như vậy. Sóng đơn sắc tuyệt đối truyền đi với tốc độ vô hạn theo không gian và thời gian và không thể truyền thông tin(nếu chúng ta điều biến sóng thì sóng sẽ không còn là đơn sắc nữa và vận tốc lan truyền sự điều biến sẽ không trùng với vận tốc pha mà trùng với vận tốc nhóm hay vận tốc sóng gần đơn sắc).
Dễ dàng thấy rằng vận tốc sóng De Broglie luôn luôn lớn hơn vận tốc ánh sáng (ngay cả theo hướng véctơ sóng). Nhưng điều này không cản trở việc các gói sóng De Broglie có vận tốc lan truyền nhỏ hơn vận tốc ánh sáng, còn trong các giới hạn truyền thống thì các hạt luôn luôn chuyển động với vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng(các hạt không có khối lượng, ví dụ photon, chuyển động với vận tốc ánh sáng và không vượt quá).
Ngoài ra bởi vì vận tốc pha (theo phương bất kỳ không trùng với véctơ sóng và phương lan truyền sóng) không là vận tốc chuyển động của các đối tượng vật lý, tức là các đối tượng mà trạng thái trong các khoảnh khắc thời gian tiếp theo được quy định bởi trạng thái ở thời điểm trước đó, mà theo bản chất vận tốc pha chỉ đặc trưng cho một trạng thái của trường dao động trong những điểm được lựa chọn, cho nên vận tốc pha của sóng bất kỳ có thể vượt quá vận tốc ánh sáng, thậm chí đạt vô cùng khi góc hợp bởi phương vận tốc pha và phương véctơ sóng tiến dần tới vuông.
Lưu ý
Lưu ý rằng vận tốc pha không nhất thiết trùng với vận tốc nhóm của sóng, là vận tốc mà sự thay đổi biên độ của sóng di chuyển hay vận tốc truyền đi của năng lượng sóng.
Đường dẫn |
Lý Quốc Hào (Brandon Bruce Lee, tiếng Trung: 李國豪, bính âm: Lǐ Guóháo; phiên âm tiếng Quảng Đông: Léi Gwokhòu), (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1965 – 31 tháng 3 năm 1993) là nam diễn viên điện ảnh và võ sĩ người Mỹ gốc Hoa. Anh là con trai của cố võ sĩ, nam diễn viên Lý Tiểu Long và giáo viên Linda Lee Cadwell, cháu trai của ca sĩ opera người Quảng Đông Lý Hải Tuyền và là anh trai của Lý Hương Ngưng.
Khởi nghiệp diễn xuất với một vai phụ trong loạt phim truyền hình năm 1986 Kung Fu: The Movie, anh đóng vai chính trong một vài bộ phim hành động kinh phí thấp trong cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 như Legacy of Rage (1986), Showdown in Little Tokyo (1991) và Rapid Fire (1992). Năm 1992, anh đánh dấu vai diễn đột phá Eric Draven trong Con quạ, chuyển thể từ cuốn truyện tranh cùng tên.
Ngày 31 tháng 3 năm 1993, Lý qua đời trong khi quay Con quạ trong một tai nạn hi hữu liên quan đến súng. Phim đã tiếp tục công chiếu sau khi anh mất năm 1994 với sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế và hiệu ứng đặc biệt.
Tiểu sử
Lý Quốc Hào là con trai của ngôi sao võ thuật huyền thoại Lý Tiểu Long và bà Linda Lee Cadwell. Anh sinh ngày 1 tháng 2 năm 1965, tại Oakland, California. Từ rất nhỏ, Lý Quốc Hào đã được cha truyền thụ võ công và "mớm" nghề điện ảnh. Khi cha mất, Lý Quốc Hào theo mẹ và em gái, Shannon, đến Los Angeles sinh sống. Ám ảnh cái chết của chồng, bà Linda tìm mọi cách thoát các con ra khỏi ánh đèn sân khấu khi chuyển đền Hồng Kông từ năm 1971 đến 1973 sau cái chết của chồng. Lý Quốc Hào từng nói: "Trong ký ức đầu tiên của mình, tôi luôn muốn trở thành một tài tử điện ảnh, và tôi đã đeo đuổi ý định này từ rất nhỏ. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ có một con đường khác".
Sự nghiệp
Lý trở lại Los Angeles năm 1985, nơi anh làm việc cho Ruddy Morgan Productions ở vị trí người đọc kịch bản, đóng một vai khách mời không chính thức trong bộ phim hành động Crime Killer (1985) có sự tham gia của George Pan Andreas. Anh được yêu cầu thử giọng cho một vai diễn bởi đạo diễn Lyn Stalmaster và đã nhân vai đầu tiên trong Kung Fu: The Movie, một bộ phim truyền hình dài tập trong sê-ri truyền hình Kung Fu thập niên 1970. Phim phát sóng trên ABC vào ngày 1 tháng 2 năm 1986, ngày sinh nhật thứ 21 của Lý. Năm 1987, Lý đóng vai chính trong tập mở đầu phim truyền hình Kung Fu: The Next Generation phát sóng trên CBS Summer Playhouse và là phần kế tiếp của sê-ri Kung Fu. Phim chuyển câu chuyện về bối cảnh hiện đại, tập trung vào câu chuyện của Johnny Caine (Lý), cháu chắt của Kwai Chang Caine (David Carradine). Năm 1992, Lee tiếp tục thủ vai chính Eric Draven trong bộ phim chuyển thể của The Crow, một cuốn truyện tranh về thế giới ngầm nổi tiếng. Trong quá trình sản xuất trước khi anh chết, Quốc Hào đã ký hợp đồng thêm hai phần phim nữa nếu phim thành công.
Diễn biến cái chết
Ngày 31 tháng 3 năm 1993, Lý qua đời vì một trọng thương do súng trên phim trường tại Wilmington, Bắc Carolina vào tuổi 28, sau khi bị vô tình bắn bởi một người bạn diễn trong khi quay Con quạ. Trong cảnh phim Lý bị bắn, Lý Quốc Hào bước vào phòng nơi mà diễn viên Michael Massee chuẩn bị sẵn khẩu súng lục để bắn vào anh. Quốc Hào, trong trang phục toàn đen với chiếc áo sơ mi mang lời tiên tri "Trò đùa của các tội nhân bị treo cổ" đi vào phòng với túi hành lý to kềnh. Khi khẩu súng Magnum. 44 bắn thẳng vào anh ở khoảng cách chỉ 12 – 15 feet, Quốc Hào ngã gục xuống sàn, cùng với thời điểm kíp nổ trên khuy áo anh bung ra để tuôn máu (giả). Sau khi Lý Quốc Hào đổ gục trên sàn với máu chảy loang lổ, thành viên đoàn phim đều đứng chết lặng trong vài giây, sau đó mọi người vội ùa tới vực anh dậy. Nhân viên y tế tại hiện trường khi đó là Ryder, 33 tuổi đã khẩn trương tới sơ cứu cho Lý Quốc Hào rồi chuyển anh lên xe, đưa tới trung tâm cấp cứu New Hanover cách trường quay 30 phút chạy xe. Trải qua 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật, các bác sĩ tại đây đã lắc đầu trong tiếc nuối khi không thể cứu được tính mạng của Lý Quốc Hào. Bác sĩ Jose cho biết: "Vùng eo của Lý Quốc Hào bị một vết thương rộng 4mm. Phim chụp X-quang cho thấy, trong cột sống của anh có một vật thể bằng kim loại". Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã không tìm thấy đầu viên đạn ở vùng eo của Lý. Vị bác sĩ đã hết mình cứu chữa cho Lý Quốc Hào cho biết: "Brandon Lee mất quá nhiều máu, máu dường như cứ chảy ộc từ cơ thể anh ra ngoài". 13 giờ 04 phút ngày 31 tháng 3 năm 1993, Lý Quốc Hào qua đời tại bệnh viện.
Di sản
Sau cái chết của Lý, hôn thê Eliza Hutton và mẹ anh đã ủng hộ quyết định của đạo diễn để hoàn thành Con quạ. Thời điểm Lý qua đời chỉ cách tám ngày nữa là phim đóng máy. Phần lớn bộ phim hoàn thành với Lý và chỉ một vài cảnh chưa hoàn thành. Để hoàn thành phim, diễn viên đóng thế Chad Stahelski, bạn của Lý ở Học viện Inosanto là người đóng các cảnh còn thiếu của Lý. Một diễn viên đóng thế khác là Jeff Cadiente cũng được sử dụng để hoàn thiện bộ phim.
Con quạ công chiếu vào tháng 5 năm 1994 và trở thành một bom tấn phòng vé, thu về 50 triệu đô tại Hoa Kỳ. Vai diễn Eric Draven còn kiếm về cho anh một đề cử Giải Điện ảnh của MTV cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và một giải Fangoria Chainsaw cho chính hạng mục trên. Bộ phim là để tri ân Lý cũng như dành tặng cho Eliza.
Danh sách phim |
Bảo tàng Solomon R. Guggenheim là tác phẩm cuối cùng trong số 600 công trình đã xây dựng của kiến trúc sư Frank Lloyd Wright, được xây từ 1957 đến 1959 tại Thành phố New York (Hoa Kỳ). Tên đầy đủ của công trình này là Bảo tàng Solomon Robert Guggenheim, nhưng thường được gọi vắn tắt là The Guggenheim. Đây là một thành viên trong số các viện bảo tàng thuộc hệ thống bảo tàng quốc tế dưới sự điều hành của Quỹ Solomon Robert Guggenheim. Công trình này nằm trên đại lộ số 5, thuộc phần thượng, cánh phía đông của thành phố New York. Đây là một trong số những bảo tàng nổi tiếng nhất ở khu Manhattan: nằm trên "quãng đường bảo tàng" trên đại lộ số 5.
Kiến trúc
Công trình có khu vực bảo tàng chính là một hình côn dưới nhỏ, trên to. Sau khi theo nút thang máy lên tầng trên, người xem theo một sàn nghiêng thoải dần, xoắn ốc xuống dần tới tầng một. Đó là một không gian bảo tàng kiểu mới, người tham quan đứng ở vị trí nào ở các tầng cũng có thể chiêm ngưỡng cây xanh và trang trí ở tầng một. Ngoài không gian liên tục, việc lấy ánh sáng từ trên cao cũng là một đặc điểm nổi trội. |
Khúc côn cầu tại Thế vận hội Mùa đông 2006 được tổ chức tại Palasport Olimpico và Torino Esposizioni ở Torino, Ý. Cuộc đấu nam được tổ chức từ ngày 15 đến 26 tháng 2 và nữ từ 11 đến 20 tháng 2 năm 2006. Đội Thụy Điển giành được huy chương vàng cho cuộc đấu nam và Canada cho cuộc đấu nữ.
Bảng huy chương
Nam
Sau khi các đội hoàn tất thi đấu với nhau, 4 đội đứng hạng cao nhất của từng bảng sẽ được vào tứ kết. Tại vòng tứ kết, đội hạng 1 của A đấu với đội hạng 4 của B, đội hạng 2 của A đấu với đội hạng 3 của B, đội hạng 3 của A đấu với đội hạng 2 của B và đội hạng 4 của A đấu với đội hạng 1 của B.
Bảng A
Bảng B
Tứ kết
Bán kết
Huy chương đồng
Huy chương vàng
Bảng sắp hạng
Nữ
Sau khi các đội hoàn tất thi đấu với nhau, 2 đội đứng hạng cao nhất của từng bảng sẽ được vào bán kết. Tại vòng bán kết, đội hạng 1 của A đấu với đội hạng 2 của B và đội hạng 2 của A đấu với đội hạng 1 của B.
Bảng A
Bảng B
Sắp hạng (5 đến 8)
Hạng 7/8
Hạng 5/6
Bán kết
Huy chương đồng
Huy chương vàng
Bảng sắp hạng
Chú thích
2006
Sự kiện Thế vận hội Mùa đông 2006
Thế vận hội
Thế vận hội |
HTTrack là một phần mềm tự do và nguồn mở dùng để sao chép cả một website đồng thời duyệt ngay tại máy. HTTrack tuân theo giấy phép tự do của GNU. Nó cho phép tải cả một website từ Internet xuống một thư mục địa phương, xây dựng các thư mục hậu duệ, tải về HTML, hình ảnh, và các loại tệp khác từ máy chủ xuống máy người dùng. HTTrack sắp xếp lại các cấu trúc liên kết của trang cho phù hợp với đường dẫn trên máy địa phương. Chỉ cần mở trang "bản sao" website bằng trình duyệt, người dùng có thể duyệt website từ liên kết này sang liên kết kia, cũng giống như họ đang duyệt trực tuyến. HTTrack cũng có thể cập nhật một website "bản sao", và khôi phục lại khi việc tải xuống bị gián đoạn. HTTrack có khả năng cấu hình cao đồng thời kèm theo một hệ thống trợ giúp tích hợp.
Có 2 phiên bản chính của HTTrack, WHTTrack dùng cho Windows 9x/NT/2000/XP và WebHTTrack cho Linux, Unix và BSD. |
Caravel là loại tàu thám hiểm do vua Henrique nước Bồ phát minh với 2 hay 3 buồm tam giác cùng thủy thủ đoàn 20 người và chở khoảng vài chục tấn hàng, được dùng trong việc thám hiểm Châu Phi.
Lịch sử
Từ giữa thế kỉ 15, do yêu cầu phát triển nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Nhưng từ thế kỉ 16 con đường giao lưu buôn bán từ châu Âu sang châu Á qua tây Á và Địa Trung Hải lại đồ đệ
Trước thể kỷ 15 ngành hàng hải Âu châu bị hạn chế vì loại thuyền không có sức vượt sóng ra khơi xa. Thuyền thời Trung cổ chỉ có một cột buồm căng một cánh buồm vuông với trọng tải không hơn 200 tấn. Với kỹ thuật bấy giờ thuyền biển không có khả năng chịu lực khi gặp sóng lớn và gió ngược hướng.
Khoảng năm 1450 người Bồ Đào Nha dưới triều vua Henrique, tạo loại thuyền mới dựa theo mẫu thuyền đánh cá địa phương kết hợp cùng kiểu thuyền carabus thời xưa. Loại thuyền mới này có trọng tải hơn 150 tấn, cắm ba cột buồm, dùng buồm hình tam giác nên dễ điều khiển hơn, có thể đi ngược hướng gió.
Với kích thước nhỏ hơn và sống thuyền nông hơn nên caravel có thể di chuyển vào vùng nước cạn hoặc ngược dòng sông xa hơn lên thượng lưu. Đặc biệt nhất là cánh buồm tam giác khiến thuyền dễ lái. Khi dùng buồm vuông thì thuyền có thể đạt tốc độ cao, đi rất nhanh. Với những ưu điểm đó, caravel được ưa chuộng cho dù khoang thuyền tương đối nhỏ.
Ngành hàng hải Âu châu từ đó phát triển mạnh cùng những chuyến thám hiểm của hai nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sang vùng Viễn Đông.
Chú thích
Thuyền buồm
Loại tàu
Phát minh của Bồ Đào Nha
Phát minh của Tây Ban Nha |
Vụ biếm họa Muhammad là một cuộc tranh cãi quốc tế diễn ra sau khi tờ báo Jyllands-Posten của Đan Mạch đăng một số tranh xã luận về nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad vào ngày 30 tháng 10 năm 2005. Lúc đầu, các tổ chức Hồi giáo tại Đan Mạch lên tiếng phản đối. Việc phản đối dần lan tràn đến các nước khác. Báo chí tại trên 40 quốc gia trên thế giới đã in lại những bức tranh này. Vụ này đã gây ra nhiều bạo loạn trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Hồi giáo. Những người chống đối những bức tranh này cho rằng chúng được in nhằm sỉ nhục và lăng mạ Hồi giáo. Những người ủng hộ chúng lại cho rằng việc một tờ báo in hình biếm họa là quyền tự do báo chí.
Những cuộc biểu tình chống đối đã gây ra nhiều thiệt hại đến tính mạng và của cải. Tòa đại sứ của Đan Mạch tại một số nước đã bị phóng hỏa và hàng chục người đã bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình.
Nội dung các bức hình
Ngày 17 tháng 9 năm 2005, tờ báo Politiken của Đan Mạch đăng một bài báo dưới tựa "Dyb angst for kritik af islam" (Chứng rất sợ việc phê bình Hồi giáo). Bài báo viết về việc tác giả Kåre Bluitgen không tìm được ai chịu minh họa quyển sách thiếu nhi về Muhammad vì họ đều sợ bị bức hại. Vụ này đã gây ra nhiều tranh luận tại Đan Mạch về việc tự kiểm duyệt. Ngày 30 tháng 9, tờ Jyllands-Posten đăng một bài với tựa "Muhammeds ansigt" (Khuôn mặt Muhammad). Bài này đăng 12 biếm họa, với một lời giải thích. Jyllands-Posten đã mời khoảng 40 họa sĩ vẽ hình cho Muhammad theo trí tưởng tượng. 12 họa sĩ đáp ứng, và những hình này được đăng:
Biểu tượng Hồi giáo ngôi sao và lưỡi liềm được kết hợp với khuôn mặt Muhammad (mắt phải là ngôi sao, lưỡi liềm nằm quanh chòm râu và khuôn mặt).
Mohammad với một quả bom trong khăn xếp, bom đã được châm ngòi. Lời tín điều Hồi giáo được viết trên bom. Hình này gây ra nhiều tranh cãi nhất.
Mohammad đang đứng với một vầng hào quang hình trăng lưỡi liềm trên đầu, nhưng đã bị che khuất một phần, làm hào quang trông giống sừng.
Hình giản lược của năm người giống nhau. Mỗi người nhìn giống một mũ choàng với Ngôi sao David và lưỡi liềm thay cho khuôn mặt. Một bài thơ về việc đàn áp phụ nữ đi kèm theo hình này: "Profet! Med kuk og knald i låget som holder kvinder under åget!" (Nhà tiên tri, ông thật điên! Đặt phụ nữ dưới ách liên miên!)
Muhammad như một người du hành giữa sa mạc lúc hoàng hôn. Đi theo ông là một con lừa.
Một họa sĩ đang vẽ hình Mohammad trong sợ hãi, ông đang nhìn sau vai mình canh chừng.
Hai người Hồi giáo giận dữ đang cầm dao và bom sắp tấn công, trong lúc đó người dẫn đầu nói "Rolig, venner, når alt kommer til alt er det jo bare en tegning lavet af en vantro sønderjyde", chỉ vào một bức hình ông đang cầm. Câu nói được dịch là: "Các anh hãy bớt nóng, nó chỉ là một hình của một kẻ từ Nam Jutland (một nơi khỉ ho cò gáy) vẽ thôi".
Một đứa trẻ người Ả Rập học lớp 7 đang đứng trước tấm bảng đen. Thằng bé thè lưỡi ra, viết trên bảng bằng tiếng Farsi: "Nhóm chủ bút báo Jyllands-Posten là một bọn phản động". Đứa bé được miêu tả là: "Mohammed, Trường Valby, 7.A", ý nói rằng nó thuộc thế hệ thứ hai của dân nhập cư Hồi giáo chứ không phải nhà tiên tri Hồi giáo.
Dư luận thế giới |
Sir Ahmed Salman Rushdie (sinh ngày 19 tháng 6 năm 1947)là một tiểu thuyết gia người Anh gốc Ấn. Tác phẩm của ông thường kết hợp yếu tố hiện thực huyền ảo và lịch sử viẽn tưởng, với chủ đề về mối liên hệ và sự di cư giữa thế giới phương Đông và thế giới phương Tây. Các câu chuyện thường lấy bối cảnh ở tiểu lục địa Ấn Độ. Cuốn tiểu thuyết thứ hai của Rushdie, Những đứa con của nửa đêm (1981) đã thắng Giải Booker vào năm 1981 và được nhận xét là "cuốn tiểu thuyết hay nhất trong số những tác phẩm đoạt giải".
Sau cuốn tiểu thuyết thứ tư của ông, Những vần thơ của quỷ Satan (1988), Rushdie trở thành mục tiêu của một vài vụ ám sát và đe dọa tính mạng, bao gồm cả việc Ruhollah Khomeini ra sắc lệnh Fatwa cho tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới truy nã ông tử hình. Nhiều vụ giết người và đánh bom cũng bị gây ra bởi những kẻ cực đoan coi cuốn sách là một động lực, và từ đó một cuộc tranh luận về kiểm duyệt và bạo lực với động cơ tôn giáo đã nổ ra. Vào năm 2022, trong một sự kiện ở Chautauqua, New York, một người đàn ông đa nhảy lên sân khấu, nơi Rushdie đang chuẩn bị có một buổi thuyết trình và đâm ông.
Vào năm 1983, Rushdie được bầu làm thành viên của Hội Hoàng gia Văn học. Ông được trao danh hiệu của Pháp vào năm 1999. Rushdie được phong tước hiệp sĩ vào năm 2007 vì những cống hiến cho văn học. Vào năm 2008, tờ The Times đã xếp hạng ông thứ 13 trong số 50 nhà văn Anh quốc kể từ năm 1945. Từ năm 2000, Rushdie bắt đầu sinh sống ở Hoa Kỳ. Ông được vinh danh là Nhà văn Xuất sắc tại Học viện Báo chí Arthur L. Carter thuộc Đại học New York vào năm 2015. Trước đó, ông giảng dạy tại Đại học Emory. Ông được bầu vào Học viện Nghệ thuật và Văn chương Hoa Kỳ. Vào năm 2012, ông xuất bản quyển Joseph Anton: Một hồi ức, kể về cuộc đời ông và những sự kiện xảy ra sau khi tác phẩm Những vần thơ của Quỷ Satan ra đời. Rushdie được tờ Times bình chọn một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới vào Tháng 4 năm 2023.
Tác phẩm
Các tác phẩm
Grimus (1975), tiểu thuyết
Midnight's Children (Những đứa trẻ lúc nửa đêm) (1981), tiểu thuyết
Shame (Sự ô nhục) (1983), tiểu thuyết
The Jaguar Smile: A Nicaraguan Journey (Nụ cười của Jaguar: Hành trình Nicaragua) (1987), du kí
The Satanic Verses (Những vần thơ của quỷ Satan) (1988), tiểu thuyết
Haroun and the Sea of Stories (1990), truyện thiếu nhi
Imaginary Homelands: Essays and Criticism, 1981–1991 (1992), tập tiểu luận - phê bình
East, West (Đông,Tây) (1994), tập truyện ngắn
The Prophet's Hair (Sợi tóc của nhà tiên tri) (1995), tiểu thuyết
The Moor's Last Sigh (Tiếng thở dài của Moor) (1995), tiểu thuyết
The Ground Beneath Her Feet (1999), tiểu thuyết
Fury (Cuồng nộ) (2001), tiểu thuyết
Step Across This Line: Collected Nonfiction 1992–2002 (2002), tuyển tập ghi chép
The East is Blue (2004), tiểu luận
Shalimar the Clown (2005), tiểu thuyết
The Enchanstress of Florence (2008), tiểu thuyết
Luka and the Fire of Life (2010), truyện thiếu nhi
Joseph Anton: A Memoir (Joseph Anton: Hồi ức) (2012), tự truyện
Two Years Eight Months and Twenty-Eight Nights (Hai năm tám tháng và hai mưới tám đên) (2015), tiểu thuyết
The Golden House (Nhà Golden) (2017), tiểu thuyết.
Các bản dịch tiếng Việt
Haroun và biển truyện, Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2010.
Nàng phù thủy thành Florence, Nguyễn Thị Hiền Thảo dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2013.
Những đứa con của nửa đêm, Nham Hoa dịch, Nhà xuất bản Văn học và Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, 2014.
Nhà Golden, Đăng Thư dịch, Nhà xuất bản Hội nhà văn và Công ty cổ phần Sách Tao Đàn, 2018. |
Karel Gott (14 tháng 7 năm 1939 – 1 tháng 10 năm 2019) là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất Séc, tên tuổi của ông đã được biết đến hơn bốn mươi năm với biệt hiệu "Giọng hát vàng Praha".
Tiểu sử và sự nghiệp
Những năm 1960, Gott bắt đầu biểu diễn tại các nước nói tiếng Đức. Năm 1968, ông đại diện Áo trong cuộc thi hát Eurovision 1968, với bài Tausend Fenster. Gott đã giành giải trong liên hoan âm nhạc Rio de Janeiro năm 1969 với bài Lady Carneval.
Album |
Praha (, , ) là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Tiệp Khắc từ năm 1918 đến 1993 và của Cộng hòa Séc từ năm 1993. Praha có dân số 1,2 triệu người, là thành phố lớn thứ 15 trong Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có khoảng 300.000 người vào lao động tại thành phố, tổng cộng vùng đô thị Praha có khoảng gần 2 triệu người. Thành phố nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia. Praha là một trong 14 khu vực của Cộng hòa Séc và cũng là một trong những khu vực giàu có nhất ở châu Âu.
Praha là thủ đô lịch sử của Bohemia và là nơi trú ngụ quan trọng của hoàng gia và triều đình, đặc biệt là của dòng họ Luxemburg và Habsburg. Praha lần đầu tiên được đề cập trong chữ viết vào thế kỷ 10, các khu vực chung quanh thành phố, tuy nhiên, đã có dân cư đông đúc từ thời tiền sử. Người Slav bắt đầu cư trú tại đây vào thế kỷ thứ 6 trong một khu vực mà trước đây người Marcomanni gốc Đức sinh sống trong hơn 500 năm qua, và trước đó nữa là người Celtic Boii. Sau khi nhà Přemyslid thành lập hai lâu đài trong thế kỷ thứ 9 và thứ 10, các thương gia Do Thái và Đức cũng đã vào đây buôn bán. Khoảng năm 1230 khu cư trú này đã được nâng cấp lên thành thị trấn của hoàng gia và trong thế kỷ 14 là thành phố trú ngụ của hoàng đế La Mã Thần thánh, Praha trở thành trung tâm chính trị và văn hóa của Trung Âu. Tại Praha, trường đại học đầu tiên ở phía bắc của dãy núi Alps và phía đông Paris được thành lập năm 1348. Sau đó một trong những trường đại học kỹ thuật lâu đời nhất ở châu Âu cũng được thành lập ở đây, cũng như một trong những nhạc viện lâu đời nhất. Trong nhiều thế kỷ, Praha là một thành phố đa văn hóa, trong đó văn hóa Séc, Đức và Do Thái gặp nhau và gây cảm hứng qua lại.
Trung tâm lịch sử của Praha được UNESCO công nhận là một trong 12 di sản thế giới tại Cộng hòa Séc. "Thành phố vàng" ngày nay cho thấy một cảnh quan đô thị Gothic và Baroque thống nhất. Các địa điểm tham quan như Lâu đài Praha, Cầu Karl, đồng hồ tòa thị sảnh thời trung cổ, nghĩa trang cổ của người Do Thái và hội đường Do Thái giáo vẫn hoạt động lâu đời nhất trên thế giới làm cho thành phố một địa điểm được khách du lịch ưa chuộng. Với hơn năm triệu du khách nước ngoài mỗi năm, Praha là một trong mười thành phố được thăm viếng nhiều nhất tại châu Âu.
Địa lý
Vị trí địa lý
Praha nằm ở trung tâm phía Tây Cộng hòa Séc bên sông Vltava, cách khoảng 40 km trước khi nhập vào sông Elbe ở Mělník. Khoảng cách đến các điểm ranh giới ngoài cùng của quốc gia về phía bắc khoảng 110 km, phía tây và phía nam khoảng 170 km, về phía đông khoảng 320 km đường chim bay.
Phần lớn của thành phố nằm trong một thung lũng rộng của sông Vltava, chảy qua khu vực thành phố với chiều dài là 30 km, tạo thành một vòng lớn ở phía bắc. Tại vòng cung phía nam của vòng này là trung tâm lịch sử, bị chi phối bởi hai đồi ở phía Bắc (Hradčany) và Nam (Vyšehrad) . Phần còn lại nằm trong thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi khác như: Letná, Vitkov, Vetrov, Skalka, Emauzy, Karlov và cao nhất trong số đó, Petřín . Trong thế kỷ thứ 20, các làng chung quanh được nhập vào, lãnh thổ đô thị mở rộng ra sâu vào vùng cao nguyên Praha (Pražská plošina) .
sông Vltava chảy vào thành phố ở phía nam với độ cao khoảng 190 m và rời thành phố ở phía bắc với độ cao khoảng 176 m. Nó có ở đây độ sâu trung bình 2,75 m và độ sâu tối đa là 10,5 m. Sông chảy xung quanh một số đảo, bao gồm ở phía nam của cầu Karl Slovanský ostrov, Dětský ostrov và Střelecký và một phần phía tây của cầu Karl Kampa .
Các vùng cao nằm ở phía Tây và phía Nam thành phố. Về phía tây, Bílá hora ( Núi Trắng ) cao tới 381 m, tại ranh giới của thành phố phía tây nam đạt tới 397 m. Ở phía nam đồi Čihadlo cao đến 385 m.
Về chính trị, Prag được hoàn toàn bao quanh bởi miền Trung Bohemia (Středočeský kraj).
Khí hậu
Khí hậu ôn hòa ở Praha chịu ảnh hưởng của cả Đại Tây Dương lẫn khí hậu lục địa. Tháng lạnh nhất là tháng Giêng có nhiệt độ trung bình hàng ngày là 1 °C, -3 °C vào ban đêm. Tháng nóng nhất là tháng bảy có nhiệt độ trung bình hàng ngày là 24 °C, ban đêm 13 °C. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 8 °C, nhiệt độ lạnh nhất trong mùa đông (2006) lên đến -17 °C, nóng nhất trong mùa hè lên đến 35 °C. Hầu hết lượng mưa rơi trong những tháng mùa hè (Mai: 77 mm), mùa đông tương đối khô (Tháng Mười-Tháng Ba: 23–32 mm). (Tất cả các dữ liệu liên quan lấy từ trạm khí tượng tại Ruzyně Airport)
So với mức trung bình dài hạn của những năm 1961-1990 (giai đoạn tham khảo quốc tế) trong những năm gần đây nhiệt độ gia tăng khoảng 1 độ và lượng mưa giảm khoảng 20 mm.
Lịch sử
Thời tiền sử cho đến thế kỷ 21
Khu vực Praha đã được cư trú từ thời kỳ đồ đá. Lưu vực Praha trong suốt thời Tiền sử là những vùng luôn được cư trú và đông đúc nhất ở Bohemia. Cho đến khoảng 50 trước Công Nguyên người Celt Boii đến định cư ở đây, sau đó hơn 500 năm người Marcomanni Đức. Các nhóm người Slav đầu tiên đến khu vực này từ khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 6. Trong thế kỷ thứ 9 lâu đài Praha đã được tạo ra ở khu vực Suburbium bây giờ thuộc Phố Nhỏ và trong thế kỷ 10 là một lâu đài thứ hai trên Vysehrad như là chỗ trú ngự của nhà Přemyslid. Được bảo vệ bởi hai lâu đài các khu định cư ở 2 bên sông Vltava phát triển thành nơi cư trú của các nghệ nhân địa phương và các thương gia Đức và Do Thái. Khoảng năm 1230/1234 Wenceslas I, cho củng cố khu cư trú dọc theo sông Vltava và ban cho nó quyền thị trấn. Praha từ đó đã trở thành nơi cư trú hoàng gia của các nhà cai trị Bohemia. Con trai ông Premysl Otakar II. đuổi các cư dân Séc ở bờ bên kia của Vltava và thành lập trong năm 1257 Phố mới Praha, Phố Nhỏ (Mala Strana). Khu vực thứ ba của Praha đã được các công tước thành lập trước năm 1320 gọi là Hradčany nằm phía tây lâu đài.
Dưới thời Hoàng đế Karl IV và con trai của ông Wenzel IV, Praha là thành phố của hoàng đế La Mã Thần thánh phát triển thịnh vượng ở nửa phần sau của thế kỷ 14 về kinh tế, văn hóa, chính trị và trong nhiều lĩnh vực khác. Ở đây, Đại học Karl được thành lập năm 1348 là trường đại học đầu tiên ở Trung Âu. Với sự xây dựng khu đô thị mới trong cùng năm, thành phố với hơn 40.000 cư dân là thành phố lớn thứ 4 ở phía bắc của dãy núi Alps và lớn thứ 3 tính về diện tích thành phố ở châu Âu. Từ năm 1419 thành phố bị rối loạn trong các cuộc chiến tranh Hussite và bị phá hủy một phần.
Cuối thế kỷ 16, Hoàng đế Rudolf II lại chọn Praha làm kinh đô. Từ thời điểm đó sinh ra những cung điện Baroque và nhà thờ xa hoa. Chiến tranh Ba mươi năm được kích động bởi việc Ném ra ngoài cửa sổ lần thứ hai ở Praha. Chiến tranh Bảy năm đã để lại nhiều vết tích trong thành phố. 1784 bốn thị trấn trước đây độc lập Hradčany, Phố Nhỏ (Mala Strana), Phố cổ (Stare Mesto) và Phố mới (Nové město) nhập lại thành thành phố Praha.
Trong tiến trình thế kỷ 19 Praha lại chứng kiến một sự phát triển mạnh về văn hóa đáng kể. Ngoài những việc khác, Bảo tàng Quốc gia và Nhà hát Quốc gia được thành lập. Khoảng năm 1860 người gốc Đức ở Praha mà chiếm đa số từ thời Trung Cổ lần đầu tiên trở thành thiểu số. Trong cuộc điều tra dân số ở Tiệp Khắc vào năm 1930 42.000 công dân của Praha cho là tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của họ, họ sống chủ yếu ở trung tâm (Phố Cổ và Phố Nhỏ).
Vào khoảng năm 1900, Praha cởi mở là một trung tâm cho các nghệ sĩ và các nhà văn trẻ người Séc và Đức. Riêng về thơ văn, có 3 nhóm nhà thơ ganh đua với nhau: Nhóm Praha thu hẹp gồm có Max Brod, bạn bè của ông Franz Kafka, Felix Weltsch và Oskar Baum. Hội " Wefa " bao gồm nhiều tác giả khác nhau hầu như không được biết đến ngày hôm nay, như Friedrich Adler. Một hội khác, thuộc nhóm Tân Lãng mạn của các người trẻ ở Praha, bao gồm, ví dụ, Rainer Maria Rilke, Gustav Meyrink, làm việc ở Praha, và Franz Werfel. Trong thời gian này Praha đã biết tới là một thành phố trong Đế quốc Habsburg có sự trao đổi văn hóa tích cực giữa các dân tộc, tuy nhiên, cũng có nhiều mâu thuẫn giữa các dân tộc, thường là bản chất xã hội tự nhiên.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào quốc gia Séc thuộc nhóm ông Tomáš Garrigue Masaryk đạt được mục tiêu của mình và Tiệp Khắc, quốc gia của người Séc và người Slovak, được thành lập, Praha trở thành thủ đô của nước này. Quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột giữa các nhóm dân tộc, nhưng là một trong số ít các nước ở châu Âu mà vẫn dân chủ đến cuối những năm 1930. Số phận của nó cuối cùng đã được đóng dấu bởi Hiệp định München vào năm 1938 và sự xâm lược của quân đội Đức theo lệnh của Hitler trong năm sau. Praha trở thành thủ đô của một nước bảo hộ mới Bohemia và Moravia. Trong năm đó, khoảng 120.000 người Do Thái sống ở các vùng đất Bohemia, nhiều người trong số đó ở Praha. Đức Quốc xã cho giết chết khoảng 78.000 người. Khi kết thúc Thế chiến thứ hai vào ngày 1 tháng 5 năm 1945, tin tức tự tử của Hitler được biết tại Praha, bố trí từ Berlin treo cờ rủ ba ngày được tiến hành không có sự phản kháng. Chỉ khi quân đội Liên Xô tiếp cận thành phố, trong thành phố mới có các cuộc nổi dậy của dân Praha và chiến đấu giăng chướng ngại vật vào buổi chiều ngày 4 tháng 5. Ngày 9 Tháng 5, quân đội của tướng Vlasov, người thậm chí trước đó đã chiến đấu bên phía quân đội Đức, vào tới thành phố và đã hỗ trợ những người nổi dậy. Hồng quân cuối cùng lấy được Praha sau những chống cự mạnh mẽ. Theo lệnh của nhà độc tài Liên Xô Stalin nhiều thành viên của các đơn vị Praha của quân đội Vlasov cũng như chính Vlasov bị cầm tù.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 5 năm 1945, hầu hết các người Đức ở Praha bị trục xuất. Nhiều người trong số này ban đầu bị giam giữ, khoảng 5.000 người bị giết chết hay chết trong các trại giam. 1945 trong khuôn khổ sắc lệnh Benes cả người Hungary ở Praha cũng bị tịch thu tài sản và cho đến năm 1947 một phần bị trục xuất sang Hungary hoặc buộc tái định cư. Vào tháng 2 năm 1948, Praha rơi vào chế độ cộng sản của Klement Gottwald.
Trong mùa xuân Praha năm 1968 chính quyền cố gắng một cách hòa bình, thay thế chủ nghĩa xã hội độc tài hiện hành (nhiều người Séc cho là " chủ nghĩa phát xít đỏ ") bằng một "chủ nghĩa xã hội với một khuôn mặt con người". Nhưng việc này đã bị quân đội Khối Warsaw dùng bạo lực vũ khí đập tan.
1989 Praha là sân khấu cái gọi là cách mạng Nhung, đánh dấu sự kết thúc của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Tiệp Khắc, mà còn đẩy nhanh sự tan rã của nhà nước chung của người Séc và người Slovak. Hơn nữa, các sự kiện trong đại sứ quán Tây Đức tại Praha, nơi ẩn nấu cho những người tị nạn từ Đông Đức, viết lên lịch sử toàn Đức.
Phát triển dân số
Khoảng 1,2 triệu người sống tại thủ đô Praha, chiếm hơn một phần mười của tổng dân số cả nước. Phần lớn, tuy nhiên, được phân bố trong các quận xa trung tâm khác nhau và các khu dân cư mới ở vùng ngoại ô. Trung tâm thành phố lịch sử chỉ có khoảng 40.000 cư dân.
Tỷ lệ thất nghiệp trong nhiều năm qua vào khoảng 3,43 % dân số của Praha, hoặc khoảng 41.000 người thất nghiệp.
Chú thích
Các con số bên cạnh các năm khác nhau chỉ số dân ở Praha trong các vùng của thành phố trong thời gian đó.
Văn hóa
Là một trong những thành phố lâu đời nhất và lớn nhất ở Trung Âu, trong đó phần lớn không bị tàn phá bởi chiến tranh thế giới II, Praha bây giờ là một điểm đến du lịch có tầm quan trọng rất lớn. Kể từ năm 1992 trung tâm lịch sử của Praha được xem là một di sản thế giới của UNESCO.
Kiến trúc
Lâu đài Praha với Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus, Cầu Karl và Quảng trường Phố Cổ với nhà thờ Teyn, Ungelt, Tòa thị chính và đồng hồ thiên văn Tòa thị chính là những điểm thu hút nổi tiếng nhất. Lâu đài thời trung cổ thứ hai, Vysehrad với Thánh Phêrô và Giáo hội của Thánh Phaolô, một trong những cấu trúc được nói tới nhiều. Phố cổ đặc biệt đặc trưng bởi những ngôi nhà cổ, thường có cả từ thời Romanesque và Gothic, tiêu biểu với nhiều nhà thờ và những con đường hẹp. Tại Phố nhỏ và Phố Hradčany chủ yếu là những cung điện từ thời kỳ Phục hưng và Baroque. Ở đó trên đảo Kampa có bức tường John Lennon. Không xa hai khu phố này là Tu viện Strahov. Trong Phố Do Thái Cổ Josefov nhiều hội đường và nghĩa trang của người Do Thái Cũ vẫn tồn tại.
Giữa thế kỷ 14, Phố mới được thành lập với tòa thị sảnh mới ở Karlsplatz, nhiều nhà thờ và tu viện Gothic và Baroque, cũng như quảng trường lớn nhất và đông đúc nhất ở Praha, Quảng trường Wenceslas, mà có những con đường mua sắm có mái vòm hào nhoáng làm quên đi nguồn gốc thời trung cổ của nó. Gần đó có nhà thờ Maria Schnee.
Praha cũng nổi tiếng là có nhiều tòa nhà xây kiểu nghệ thuật Nouveau. Tại Praha cả nghệ thuật Lập thể (Kubismus) cũng ảnh hưởng đến kiến trúc. Kiến trúc lập thể được xem là một điểm đặc biệt của Praha. Một ví dụ quen thuộc là Nhà Đức mẹ đen của kiến trúc sư Josef Gočár. Các kiến trúc hiện đại được đại diện bởi những tòa nhà nổi bật như Villa Müller phát họa bởi Adolf Loos, Nhà nhảy múa của Frank Gehry.
Kinh tế
GDP đầu người của Praha hơn gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc, khoảng 32.357 EUR năm 2002, đạt 153% mức trung bình của Liên minh châu Âu. Praha là trụ sở tại châu Âu của nhiều công ty quốc tế. |
Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thiết chế lập pháp tối cao của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Quốc hội là thiết chế duy nhất có quyền lực tối thượng trên tất cả thiết chế chính trị khác trong nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, đứng đầu là quốc vương, hiện là Quốc vương Charles III
Áp dụng mô hình lưỡng viện, Quốc hội Anh có thượng viện, gọi là Viện Quý tộc (House of Lords), và hạ viện, gọi là Viện Thứ dân (House of Commons). Quốc trưởng (hiện nay là Vua) là thành phần thứ ba của Quốc hội. Thành viên Viện Quý tộc bao gồm hai giới khác nhau: Nghị viên Tâm linh (các Giám mục thâm niên của Giáo hội Anh), và Nghị viên Thế tục (các quý tộc được phong tước vị), được bổ nhiệm bởi Quốc trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Viện Thứ dân là một thiết chế dân cử, các thành viên được bầu chọn qua cuộc tổng tuyển cử được tổ chức ít nhất năm năm một lần. Có hai phòng họp riêng biệt dành cho hai viện trong khuôn viên Điện Westminster ở London. Theo quy định của hiến pháp, tất cả bộ trưởng chính phủ, kể cả Thủ tướng, phải là thành viên Viện Thứ dân hoặc Viện Quý tộc để họ phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan lập pháp.
Quốc hội Anh đuợc thành lập từ năm 1707 sau khi Nghị viện hai nước Anh và Scotland phê chuẩn Đạo luật Thống nhất đất nước.Trong thực tế, Cơ cấu tổ chức Quốc hội Anh là Nghị viện Anh phối hợp với các nghị sĩ và quý tộc Scotland. Nghị viện Anh là một biến thể từ các hội đồng trung cổ thời kỳ đầu, có nhiệm vụ tư vấn cho các vua chúa . Xứ Anh vẫn được mệnh danh là "mẹ của các nghị viện", các định chế dân chủ của nó đã thiết lập hệ thống chuẩn mực cho nhiều nền dân chủ trên khắp thế giới, và Quốc hội Anh là thiết chế lập pháp lớn nhất trong số các nước nói tiếng Anh trên thế giới. Theo lý thuyết, quyền lực lập pháp tối cao thuộc Đức Vua-tại-Quốc hội, trong thực tế, quyền lực được trao cho Viện Thứ dân; Quốc vương chỉ hành động theo yêu cầu của Thủ tướng, trong khi quyền lực của Viện Quý tộc bị hạn chế.
Lịch sử
Từ thời Trung Cổ đến giai đoạn đầu của lịch sử đương đại, có ba vương quốc độc lập là Anh, Scotland và Ireland, mỗi vương quốc đều có nghị viện riêng. Khi Đạo luật Thống nhất được ban hành năm 1707, nghị viện của Anh và Scotland được thống nhất thành Quốc hội Anh, và Đạo luật Thống nhất năm 1800 đã đưa Ireland vào Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh.
Nghị viện Anh
Nghị viện Anh (Parliament of England) có nguồn gốc từ Witenagemot của dân tộc Anglo-Saxon. Năm 1066, William của Normandy cai trị đất nước theo thể chế phong kiến, ông thường tìm kiếm sự tư vấn từ các chúa đất nhiều thế lực cũng như từ giới tăng lữ trước khi ban hành luật. Năm 1215, các chúa đất giành được sự nhượng bộ từ Vua John với bản Đại Hiến chương (Magna Carta), theo đó nhà vua không được phép đánh thuế nếu không có sự đồng thuận của hội đồng hoàng gia. Đây chính là giai đoạn phôi thai của một định chế chính trị dần dà phát triển thành quốc hội.
Năm 1265, Simon de Montfor, Bá tước Leicester, triệu tập Quốc hội được bầu lần đầu tiên. Quyền đi bầu trong các kỳ tuyển cử quốc hội dành cho các hạt bầu cử là đồng nhất trên khắp đất nước, cho các cử tri là những người sở hữu đất.
Đối với các khu tự trị (borough), quyền bầu cử là không đồng nhất, mỗi khu có các thỏa thuận khác nhau. Đó là bối cảnh hình thành "Model Parliament" được Edward I phê chuẩn năm 1295. Đến thời trị vì của Edward II, Quốc hội áp dụng mô hình lưỡng viện: một viện có thành viên là giới quý tộc và các tăng lữ cao cấp, viện kia gồm có các hiệp sĩ và cử tri các khu tự trị. Không thể làm luật, cũng không được đánh thuế nếu không có sự đồng thuận giữa ba thế lực: hai viện Quốc hội và nhà vua.
Các đạo luật được thông qua từ năm 1535 – 1542 sáp nhập xứ Wales vào Anh và có đại diện tại Quốc hội.
Năm 1603, James VI của Scotland kế vị Elizabeth I của Anh để trở thành James I của Anh, Scotland và Anh có chung một nhà vua nhưng vẫn duy trì hai nghị viện riêng biệt. Sau khi kế vị James I, Charles I bắt đầu tranh cãi với Nghị viện Anh, sự đối đầu này cuối cùng dẫn đến cuộc Nội chiến giữa Phe Bảo hoàng và Phe Quốc hội. Charles bị xử tử hình năm 1649. Dưới thời Cộng hòa Anh (Commwealth of England), Viện Thứ dân bị giải tán, còn Viện Quý tộc thì phục tùng Oliver Cromwell. Đến khi vương quyền được phục hồi năm 1660, Viện Quý tộc cũng trở lại với quyền lực.
Sự e sợ của dân chúng về khả năng có một người Công giáo lên ngôi đã dẫn đến cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 phế truất James II (James VII của Scotland) rồi tôn Mary II và William III làm quân vương. Dưới thời trị vì của họ, Đạo luật Declaration of Rights(Tuyên ngôn Nhân quyền) được thông qua là sự khởi đầu của thể chế quân chủ lập hiến tại Anh, mặc dù vị trí tối cao của nhà vua vẫn được duy trì.
Nghị viện Scotland
Từ thời trị vì của Kenneth mac Alpin (chết năm 858), dưới quyền lãnh đạo tối thượng của nhà vua, Vương quốc Scotland cổ đặt dưới quyền cai trị của các tộc trưởng và các tiểu vương. Tất cả vị trí này đều được bầu chọn bởi một hội đồng hoạt động dựa trên sự hòa hợp giữa một hệ thống cha truyền con nối với sự đồng thuận của người dân. Sau khi Malcom III lật đổ Macbeth năm 1057, chế độ phong kiến truyền ngôi cho con trưởng dần dà chiếm ưu thế, Scotland ngày càng chịu ảnh hưởng của người Norman.
Trong thời Thượng Trung Cổ, Hội đồng Giám mục và Bá tước của Nhà vua thay đổi dần để đến năm 1235 trở thành Nghị viện đơn viện, các buổi họp tổ chức tại Kirkliston (hiện vẫn còn những bản ghi chép buổi họp đầu tiên). Nghị viện có thẩm quyền chính trị và tư pháp. Từ năm 1362, Nghị viện cấu thành bởi ba tầng lớp: tăng lữ, chủ đất, và đại diện khu tự trị, có quyền đánh thuế và hành xử ảnh hưởng đáng kể trên các lãnh vực tư pháp, ngoại giao, quốc phòng, và lập pháp. Nghị viện bầu ra một ủy ban gọi là Lords of the Articles (tương đương với ủy ban đặc biệt của Quốc hội theo mô hình Westminster ngày nay) để soạn thảo các dự luật đệ trình phiên họp toàn thể của Nghị viện xem xét và thông qua.
Sau cuộc Cải cách Tin Lành, năm 1567 giới tăng lữ Công giáo bị trục xuất, đến năm 1638, vị trí của các Giám mục Tin Lành cũng bị hủy bỏ. Nghị viện Scotland trở thành thiết chế lập pháp hoàn toàn thế tục. Trong thời trị vì của James VI, Lords of the Articles bị khống chế dưới sự điều khiển của nhà vua, đến khi kế vị ngai vàng nước Anh năm 1603, James tiếp tục sử dụng ủy ban này để cai trị Scotland từ Luân Đôn. Trong Chiến tranh Ba Vương quốc (1638-1651), Nghị viện Scotland nắm quyền hành pháp, tranh chấp quyền lực với Charles I. Khi Oliver Cromwell chiếm đóng Scotland, chính quyền cộng hòa (Protecorate) của ông được áp đặt trên toàn lãnh thổ Quốc hội Anh-Scotland thống nhất trong năm 1657.
Nghị viện Scotland được phục hồi sau khi Charles II tái lập vương quyền trên Anh và Ái Nhĩ Lan năm 1660 (Charles đã được trao vương miện làm vua Scotland từ ngày 1 tháng 1 năm 1651). Sau cuộc Cách mạng Vinh quang, từ tháng 2 năm 1689 xảy ra những thay đổi trong vương quyền khi William II của Scotland (William III của Anh), triệu tập một hội nghị (Convention of the Estates) để xem xét các bức thư có quan điểm đối lập nhau của William và James VII của Scotland (James II của Anh), ngày 11 tháng 4 năm 1689 tại Edinburg, hội nghị tuyên bố William và Mary II đồng trị vì Scotland.
Nghị viện Ireland
Nghị viện Ireland được thành lập nhằm đại diện cộng đồng người Anh trong chính quyền (Lordship of Ireland), trong khi người bản xứ và người Ireland gốc Gael không có quyền bầu cử hoặc được bổ nhiệm vào các vị trí công quyền. Nghị viện được triệu tập lần đầu năm 1264.
Năm 1541, Henry VIII tuyên bố vương quyền tại Ireland và tiến hành chinh phục xứ sở này. Các quý tộc người Ireland gốc Gael được bổ nhiệm vào Nghị viện Ái Nhĩ Lan, bình đẳng với các thành viên người Anh đang chiếm đa số. Có những tranh luận gay gắt sau cuộc cải cách tôn giáo tại Anh bởi vì đại đa số người dân Ireland theo Công giáo Rôma. Sau cuộc nổi dậy của người Ireland năm 1641, người Công giáo bị cấm đi bầu chiếu theo Đạo luật Settlement năm 1652 của chính quyền Cromwell.
Dưới triều James II, người Công giáo giành lại quyền lực, trong cuộc chiến Jacobite ở Ireland, nhà vua đáp ứng các yêu cầu của Nghị viện về quyền tự trị và bồi hoàn đất đai cho người Công giáo. Sau chiến thắng của William III của Anh, những quyền này bị thu hồi. Luật Poyning năm 1494 khiến Nghị viện Ireland phụ thuộc Nghị viện Anh, nhưng Hiến pháp 1782 gỡ bỏ các giới hạn này, chỉ trong một thập niên người Công giáo giành được quyền bầu cử dù vẫn chưa vào được nghị viện.
Quốc hội Anh
Sau Hiệp ước Thống nhất năm 1707, các đạo luật thống nhất được Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland thông qua kiến tạo Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain). Hai nghị viện cũ bị giải tán và được thay thế bởi Quốc hội Anh (Parliament of Great Britain),và sử dụng lại trụ sở của Nghị viện cũ. Tất cả truyền thống, tiền lệ, quy trình lập pháp, pháp lệnh của Nghị viện Anh được duy trì cùng với các viên chức đương nhiệm, những thành viên người Anh chiếm đa số áp đảo trong Quốc hội mặc dù luật pháp người Scotland vẫn được duy trì.
Sau khi George I thuộc Nhà Hanover lên ngôi năm 1714, quyền lực nhà vua bị tước bỏ dần, vào cuối triều đại George vị trí các bộ trưởng – phụ thuộc vào sự ủng hộ của Quốc hội – bắt đầu được gắn kết với nhau. Đến cuối thế kỷ 18, dù vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên Quốc hội, nhà vua không thể hành xử quyền lực trực tiếp: lấy thí dụ, lần cuối cùng vương quyền thực thi quyền phủ quyết dự luật là vào năm 1708 bởi Nữ hoàng Anne.
Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh
Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland thành lập năm 1801 bởi Đạo luật Thống nhất kết hợp Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland. Đến thế kỷ 19 mới hình thành nguyên tắc các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước hạ viện – trước đó Viện Quý tộc có ưu thế vượt trội đối với Viện Thứ dân cả trên lý thuyết lẫn thực hành. Các thành viên của Viện Thứ dân được bầu chọn bởi một hệ thống tuyển cử lỗi thời, chẳng hạn hạt Old Sarum, với bảy cử tri, có thể bầu hai nghị sĩ ngang bằng hạt Dunwich đã hoàn toàn biến mất do sạt lở đất. Trong nhiều trường hợp, thành viên thượng viện kiểm soát những hạt bầu cử tí hon để đảm bảo phiếu bầu từ thân nhân hoặc những người ủng hộ. Hơn nữa, nhiều ghế trong hạ viện lại do các nhà quý tộc chiếm giữ. Sau những cải cách diễn ra trong thế kỷ 19, khởi đầu với Đạo luật Cải cách năm 1832, hệ thống bầu cử hạ viện trở nên chặt chẽ hơn nhiều. Không còn phụ thuộc vào thượng viện, các thành viên Viện Thứ dân tỏ ra tự tin hơn.
Đương đại
Quyền lực tối thượng của Viện Thứ dân Anh khởi lập từ đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Viện Thứ dân thông qua "Ngân sách Nhân dân" đưa ra nhiều thay đổi bất lợi cho giới chủ đất giàu có. Viện Quý tộc, có nhiều thành viên là chủ đất, bác bỏ "Ngân sách Nhân dân". Dựa vào hai yếu tố: sự ủng hộ của người dân đối với dự luật, và sự sút giảm uy tín của Viện Quý tộc, Đảng Tự do suýt giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1910. Xem kết quả thu được như là một sự ủy nhiệm của nhân dân, Thủ tướng Herbert Henry Asquith thuộc Đảng Tự do đệ trình dự luật Quốc hội tìm cách hạn chế quyền lực của Viện Quý tộc. Đạo luật Quốc hội năm 1911 ngăn cản Viện Quý tộc phong tỏa các dự luật thuế, và chỉ cho phép họ đình hoãn các dự luật tối đa là ba kỳ họp (đến năm 1949 giảm xuống còn hai kỳ họp), sau đó dự luật sẽ tự động trở thành luật.
Đạo luật Chính quyền Ireland năm 1920 thiết lập các nghị viện ở Bắc Ireland và Nam Ireland, cùng lúc cắt giảm số đại biểu của hai lãnh thổ này tại Westminster (từ năm 1973 số đại biểu cho Bắc Ireland lại gia tăng). Ireland trở thành quốc gia độc lập năm 1922, đến năm 1927 quốc hội có tên chính thức là Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Có thêm cải tổ cho Viện Quý tộc trong suốt thế kỷ 20. Năm 1958, Đạo luật Quý tộc thiết lập các quy định liên quan đến tư cách quý tộc. Trong thập niên 1960, quyền kế thừa tước vị bị hủy bỏ, từ đó, những người được phong tước không thể truyền tước vị cho con cháu. Gần đây, một đạo luật thông qua năm 1999 dời bỏ quyền đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc của những nhà quý tộc theo quyền thừa kế. Nhìn chung, ngày nay vị trí của Viện Quý tộc bị xem là thấp kém hơn Viện Thứ dân.
Đạo luật Scotland năm 1998 thiết lập Nghị viện Scotland theo mô hình một viện. Buổi họp đầu tiên của nghị viện được triệu tập vào ngày 12 tháng 5 năm 1999.
Cấu trúc quyền lực
Cấu trúc Quốc hội gồm có ba thành phần: Vương quyền, Viện Quý tộc, và Viện Thứ dân, hoạt động theo nguyên tắc phân lập; không ai có thể là thành viên của hai trong ba thành phần này. Thành viên Viện Quý tộc không được ứng cử vào Viện Thứ dân; còn theo thông lệ, nhà vua không được bỏ phiếu mặc dù chưa có luật nào cấm đoán việc này.
Trên lý thuyết, nhà vua vẫn còn quyền lực, vẫn cần có sự phê chuẩn của hoàng gia để dự luật trở thành luật. Trong số các đặc quyền của nhà vua có quyền giải tán quốc hội, ký hiệp ước, tuyên chiến, và ban tước quý tộc.
Trong thực tế, nhà vua chỉ là thực thi những quyền này theo đề nghị của thủ tướng hoặc các bộ trưởng chính phủ. Nhà vua bổ nhiệm thủ tướng để thành lập chính phủ gồm các bộ trưởng là những người được chọn từ lưỡng viện Quốc hội. Thủ tướng là người lãnh đạo khối đa số trong Viện Thứ dân.
Hầu hết thành viên Viện Quý tộc đều được bổ nhiệm: các chức sắc cao cấp của Giáo hội Anh và các nhà quý tộc.
Kể từ khi ban hành các đạo luật về quốc hội trong năm 1911 và 1949, quyền lực của Viện Quý tộc bị suy giảm đáng kể so với Viện Thứ dân. Tất cả dự luật, ngoại trừ luật ngân sách, được thảo luận và biểu quyết tại Viện Quý tộc; tuy nhiên, nếu bác bỏ một dự luật, Viện Quý tộc chỉ có thể đình hoãn dự luật này tối đa là hai kỳ họp quốc hội trong năm; sau đó nó sẽ trở thành luật mà không cần có sự chuẩn thuận của Viện Quý tộc. Viện Quý tộc cũng thực thi quyền giám sát qua những cuộc chất vấn các bộ trưởng, và qua những hoạt động của các tiểu ban. Hiện nay, tòa án tối cao chỉ là một ủy ban của Viện Quý tộc, nhưng sắp sửa trở thành một định chế tư pháp độc lập.
Thành viên tâm linh của Viện Quý tộc là các chức sắc của Giáo hội – tổng Giám mục, Giám mục, tu viện trưởng và chức sắc cao cấp. Nhưng khi Henry VIII giải tán các tu viện thì các tu viện trưởng mất ghế trong Quốc hội. Tất cả Giám mục giáo khu tiếp tục có mặt trong Viện Quý tộc cho đến khi Đạo luật Giám mục Manchester năm 1847 và các đạo luật khác ấn định con số 26 thành viên tâm linh. Luôn luôn có ghế đại biểu cho "năm đại giáo khu": Tổng Giám mục Canterbury, Tổng Giám mục York, Giám mục London, Giám mục Durham và Giám mục Winchester. Giám mục các giáo khu, theo thứ tự thâm niên, sẽ chia nhau 21 vị trí còn lại.
Thành viên Thế tục là tất cả các nhà quý tộc. Trước đây là các nhà quý tộc cha truyền con nối. Quyền thành viên Quốc hội không đương nhiên dành cho tất cả các nhà quý tộc. Sau khi Scotland và Anh thống nhất để trở thành Anh trong năm 1707, tất cả quý tộc Anh đều có ghế trong Quốc hội, nhưng chỉ có một số giới hạn các quý tộc Scotland được tuyển chọn vào thiết chế này. Cũng diễn ra tình trạng tương tự khi Ireland sáp nhập với Anh năm 1801, nhưng khi Nam Ireland tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh năm 1922, thì quyền đại diện của giới quý tộc Ireland cũng không còn. Đến năm 1963, tất cả quý tộc Scotland đều là thành viên Quốc hội. Chiếu theo Đạo luật Viện Quý tộc năm 1963, chỉ có các nhà quý tộc trọn đời (nghĩa là không thể kế thừa) đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc. Trong số các quý tộc cha truyền con nối, chỉ có 92 người – Bá tước Marshal, Lord Great Chamberlain, và 90 thành viên được bầu – còn có ghế trong Viện.
Người dân bầu đại biểu cho mình tại Quốc hội, hiện có 646 nghị sĩ Viện Thứ dân. Mỗi "Đại biểu Quốc hội" (Member of Parliament – MP) đại diện cho một đơn vị bầu cử theo hệ thống tuyển cử một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (First-Past-the-Post). Quyền bầu cử dành cho người 18 tuổi trở lên bao gồm công dân Liên hiệp Vương quốc Anh, công dân Cộng hòa Ireland và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung đang sinh sống ở nước Anh. Nhiệm kỳ thành viên Viện Thứ dân phụ thuộc vào tuổi thọ của Quốc hội.
Tất cả dự luật đều phải được Viện Thứ dân thông qua mới có thể trở thành luật. Viện Thứ dân có quyền kiểm soát thuế và cung ứng tiền cho chính phủ. Các bộ trưởng (kể cả thủ tướng) phải thường xuyên trả lời các chất vấn của viện, trong khi các ủy ban được giao chức trách điều tra các sự vụ và giám sát mọi hoạt động của chính phủ. Cũng có một cơ chế cho phép các nghị sĩ buộc chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đơn vị bầu cử của mình.
Thủ tục
Mỗi viện đều thiết lập chức vụ chủ tịch để điều hành (ở Viện Thứ dân gọi là Speaker of the House, và Lord Speaker cho Viện Quý tộc).
Trên lý thuyết, mỗi thành viên Viện Thứ dân phải được nhà vua phê chuẩn tư cách nghị sĩ trước khi bầu chủ tịch. Chủ tịch Viện Thứ dân có ba phụ tá: một chủ tọa (chairman), và hai phó chủ tọa.
Tại Viện Thứ dân, các thành viên biểu quyết bằng cách hô to "Aye" hoặc "No" - ở Viện Quý tộc là "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý"- rồi chủ tọa phiên họp công bố kết quả biểu quyết. Trong trường hợp có nghi vấn về lời công bố của chủ tọa phiên họp, một cuộc bầu phiếu sẽ được thực hiện. Các thành viên sẽ đứng xếp hàng vào một trong hai hành lang dọc theo phòng họp, tên của mỗi người sẽ được ghi lại khi họ rời hành lang để trở lại phòng họp. Chủ tịch Viện Thứ dân thường có lập trường phi đảng phái, và không bỏ phiếu trừ khi số phiếu ngang bằng nhau, trong khi Chủ tịch Viện Quý tộc cũng bỏ phiếu như các thành viên khác.
Nhiệm kỳ
Sau kỳ tổng tuyển cử, nhà vua sẽ triệu tập Quốc hội mới. Trong kỳ họp này, mỗi viện tập trung tại phòng họp riêng. Rồi các thành viên Viện Thứ dân được mời đến Viện Quý tộc, tại đó các đại diện nhà vua hướng dẫn họ bầu chức danh Chủ tịch. Hôm sau, họ trở lại Viện Quý tộc, các đại diện nhà vua xác nhận kết quả bầu cử và công bố sự chuẩn thuận của nhà vua cho tân chủ tịch.
Trong những ngày kế tiếp, các thành viên Quốc hội phải tuyên thệ trung thành, sau đó là lễ khai mạc. Các nhà quý tộc ngồi trong phòng họp của Viện Quý tộc, trong khi các thành viện Viện Thứ dân ở bên ngoài, còn nhà vua ngồi trên ngai. Nhà vua đọc diễn văn – do các bộ trưởng soạn sẵn – phác thảo nghị trình lập pháp trong thời gian tới. Sau đó, mỗi viện sẽ tiến hành công việc của mình.
Theo thông lệ, trước khi xem xét nghị trình lập pháp của chính phủ, mỗi viện trình dự luật pro forma –Select Vestries Bill ở Viện Quý tộc, Outlawries Bill tại Viện Thứ dân. Các dự luật này không bao giờ thành luật, chúng chỉ có tính nghi thức nhằm thể hiện rằng mỗi viện có quyền tranh luận độc lập mà không có sự can thiệp nào từ vương quyền. Sau khi trình dự luật pro forma, hai viện dành vài ngày để thảo luận về bài diễn văn của nhà vua. Sau đó, hai viện bắt đầu bổ nhiệm các ủy ban, bầu cử các chức vụ, thông qua các nghị quyết, và xem xét các dự luật.
Các khóa Quốc hội có thể kết thúc bằng một trong hai cách: bị nhà vua giải tán hoặc hết nhiệm kỳ, trong lịch sử đương đại thì cách thứ nhất phổ biến hơn nhiều. Quyết định giải tán Quốc hội của nhà vua luôn luôn theo yêu cầu của thủ tướng. Thủ tướng thường chọn biện pháp giải tán Quốc hội ngay vào thời điểm thuận lợi nhất cho chính đảng của mình. Một khi bị mất sự ủng hộ của Viện Thứ dân, thủ tướng phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tái khẳng định sự ủy nhiệm của cử tri.
Không có quy định nào giới hạn nhiệm kỳ Quốc hội cho đến khi Đạo luật Triennial năm 1694 ấn định thời gian tối đa là ba năm. Đạo luật Septennial năm 1715 nới rộng lên bảy năm, nhưng đến năm 1911 Đạo luật Parliament rút xuống còn năm năm. Ngày nay, hiếm có khóa Quốc hội nào có thể tồn tại lâu đến thế, thường thì chúng bị giải tán trước khi kịp kết thúc nhiệm kỳ.
Trước đây, khi nhà vua băng hà thì quốc hội cũng bị giải tán bởi vì vương quyền được xem là caput, principum, et finis (khởi thủy, nền tảng, và tận chung) của quốc hội. Kể từ triều đại William và Mary, người ta nhận ra rằng vai trò của quốc hội là thiết yếu khi xảy ra cuộc khủng hoảng kế vị, và một đạo luật ra đời cho phép quốc hội tiếp tục tồn tại trong 6 tháng sau khi nhà vua băng hà.
Sau khi kết thúc một khóa quốc hội, nhà vua cho tổ chức một kỳ tổng tuyển cử để bầu các thành viên mới cho Viện Thứ dân. Các quyết định giải tán quốc hội không có ảnh hưởng gì đến Viện Quý tộc. Quốc hội hiện nay là khóa 54 kể từ khi thành lập Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland năm 1801.
Quốc hội và Chính phủ
Chính phủ Anh phải tường trình trước Viện Thứ dân. Tuy nhiên, Thủ tướng và các thành viên chính phủ không do Viện Thứ dân bầu, nhưng Nữ hoàng yêu cầu một chính trị gia được hậu thuẫn bởi phe đa số trong viện, thường là lãnh tụ chính đảng lớn nhất ở Viện Thứ dân, thành lập chính phủ. Bởi vì chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện, Thủ tướng và hầu hết thành viên nội các, theo quy ước, đều là thành viên Viện Thứ dân. Thủ tướng sau cùng từng là thành viên Viện Quý tộc là Alec Douglas-Home, ông nhậm chức thủ tướng năm 1963. Home phải từ bỏ tước quý tộc của mình, và phải tranh cử vào Viện Thứ dân trước khi trở thành thủ tướng.
Các chính phủ thường muốn kiểm soát chức năng lập pháp của Quốc hội bằng cách sử dụng thế đa số ở Hạ viện, đôi khi còn tìm cách bổ nhiệm các nhà quý tộc có cùng lập trường vào Viện Quý tộc. Trong thực tế, chính phủ có thể thông qua các dự luật họ muốn (trong phạm vi hợp lý) trừ khi có sự bất đồng nghiêm trọng bên trong đảng cầm quyền. Nhưng ngay cả trong những tình huống như thế, các dự luật của chính phủ cũng khó bị đánh bại, bởi vì vẫn có thể tìm ra giải pháp thỏa hiệp bởi sự nhượng bộ từ hai phía. Năm 1976, Lord Hilsham tìm ra một tên rất được ưa thích để miêu tả tập quán này "thể chế độc tài dân cử".
Quốc hội kiểm soát nhánh hành pháp bằng cách thông qua hoặc bác bỏ các dự luật chính phủ đệ trình, cũng như buộc thủ tướng giải thích về các quyết định của họ, hoặc trong các buổi chất vấn định kỳ (Thứ Tư hằng tuần Thủ tướng phải đến dự một buổi họp của Viện Thứ dân để trả lời chất vấn của các nghị sĩ trong nửa tiếng đồng hồ), hoặc tại những kỳ họp của các ủy ban Quốc hội. Trong cả hai trường hợp, Thủ tướng có nghĩa vụ giải đáp mọi thắc mắc của các thành viên Quốc hội.
Dù có quyền giám sát nhánh hành pháp, Viện Quý tộc không thể giải tán chính phủ. Các bộ của chính phủ phải duy trì sự tín nhiệm và hậu thuẫn của Viện Thứ dân. Hạ viện có thể rút lại sự ủng hộ của mình đối với chính phủ bằng cách bác bỏ Nghị quyết Tín nhiệm hoặc thông qua Nghị quyết Bất Tín nhiệm. Nghị quyết tín nhiệm thường được chính phủ đệ trình nhằm tái khẳng định sự hậu thuẫn của Viện Thứ dân, trong khi nghị quyết bất tín nhiệm thường là do phe đối lập khởi xướng.
Nhiều biểu quyết khác của Viện Thứ dân cũng được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Các dự luật quan trọng hình thành chương trình hành động của chính phủ (được trình bày trong diễn văn của nữ hoàng) thường được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Nếu các dự luật này không được Viện Thứ dân thông qua, điều đó có nghĩa là chính phủ không còn được Quốc hội tín nhiệm. Cũng sẽ có kết quả tương tự nếu Viện Thứ dân từ chối thông qua ngân sách.
Trong trường hợp chính phủ không được Viện Thứ dân tín nhiệm, Thủ tướng bị buộc phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử. Một khi Thủ tướng không thể duy trì thế đa số mà yêu cầu giải tán Quốc hội, trên lý thuyết Nữ hoàng có thể khước từ lời yêu cầu này, buộc Thủ tướng từ chức và yêu cầu lãnh tụ phe đối lập thành lập chính phủ mới. Trong thực tế nữ hoàng hiếm khi sử dụng quyền này. Tuy nhiên, quyền này được trao cho nhà vua để sử dụng trong trường hợp Thủ tướng yêu cầu giải tán Quốc hội mà không có lý do chính đáng.
Trong thực tế, quyền giám sát của Viện Thứ dân là không đáng kể. Kể từ khi hệ thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post) được áp dụng trong các kỳ tuyển cử, đảng cầm quyền thường là đảng đa số ở Viện Thứ dân nên không cần phải thỏa hiệp với các đảng khác. Hiện nay, các chính đảng Anh Quốc được tổ chức quá chặt chẽ đến nỗi các thành viên của đảng trong Quốc hội khó có cơ hội hành động độc lập. Có nhiều nghị sĩ bị trục xuất khỏi đảng vì đã bỏ phiếu ngược với chỉ thị của lãnh tụ đảng. Suốt thế kỷ 20, Quốc hội chỉ có ba cơ hội thông qua nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ - hai lần trong năm 1924, một lần năm 1979.
Đặc quyền
Mỗi viện của Quốc hội đều sở hữu và cố bảo vệ các đặc quyền lâu đời của mình. Viện Quý tộc tồn tại như một định chế truyền thống. Còn theo tập quán của Viện Thứ dân, mỗi khi khởi đầu một khóa Quốc hội mới, vị Chủ tịch bước vào phòng họp của Viện Quý tộc và yêu cầu các đại diện của Vương quyền khẳng định các quyền và đặc quyền "rõ ràng" của Viện Thứ dân. Nghi thức này đã có từ triều Henry VIII (1509-1547). Mỗi viện đều cố bảo vệ các đặc quyền của mình, cũng như có quyền trừng phạt nếu chúng bị vi phạm. Phạm vi các đặc quyền của Quốc hội dựa trên luật pháp và tập quán. Sir William Blackstone chỉ ra rằng các đặc quyền này "rất rộng và không rõ ràng", không cách chi xác định được chúng trừ khi chính Quốc hội chịu làm việc này.
Đặc quyền tiên quyết của lưỡng viện Quốc hội là quyền tự do phát biểu trong tranh luận; mọi điều phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội sẽ không bị thẩm vấn ở tòa án hoặc bất cứ thiết chế nào khác bên ngoài Quốc hội. Một đặc quyền khác là quyền đặc miễn tài phán được áp dụng trong các kỳ họp Quốc hội, cũng như 40 ngày trước và sau mỗi kỳ họp. Tuy nhiên, thành viên lưỡng viện Quốc hội không còn được phép phục vụ trong các bồi thẩm đoàn.
Cả hai viện đều có quyền trừng phạt bất cứ ai vi phạm các đặc quyền của họ. Lấy thí dụ, tội miệt thị Quốc hội, tức là không chấp hành lệnh triệu tập của một ủy ban Quốc hội, có thể bị trừng phạt. Viện Quý tộc có quyền cầm tù một cá nhân trong một thời hạn nhất định, nhưng một người bị Viện Thứ dân cầm tù được tự do trong thời gian giữa hai kỳ họp. Các án phạt của hai viện không thể bị kháng án tại tòa, Đạo luật Nhân quyền cũng không được áp dụng trong trường hợp này.
Huy hiệu
Huy hiệu bán chính thức của Quốc hội Anh có hình khung lưới sắt đặt dưới một vương miện (portcullis). Khởi thủy, đây là phù hiệu của các gia đình quý tộc Anh từ thế kỷ 14. Đến những năm 1500, các quân vương thuộc triều đại Tudor biến nó thành huy hiệu hoàng gia với hình vương miện được thêm vào. Cũng trong thời kỳ này, Điện Westminster trở thành chỗ họp thường xuyên của Quốc hội.
Huy hiệu này gắn liền với Điện Westminster khi nó được dùng như một biểu tượng trang hoàng trong tòa nhà khi được tái thiết sau trận hỏa hoạn năm 1512. Tuy nhiên, vào lúc ấy, nó cũng chỉ là một trong những biểu tượng trong tòa nhà. Kể từ thế kỷ 19, portcullis được sử dụng rộng rãi trong khắp tòa nhà khi Charles Barry và Augustus Pugin chọn nó làm biểu tượng chính trang hoàng cho tòa nhà mới khi được xây dựng lại sau thảm họa hỏa hoạn năm 1834.
Đến thế kỷ 20, portcullis được chấp nhận là huy hiệu của cả hai viện Quốc hội, như là một thói quen lâu đời hơn là do một nghị quyết đặc biệt. Ngày nay huy hiệu này xuất hiện trên các văn kiện, giấy tờ, ấn phẩm, và các vật dụng của Điện Westminster như dao, kéo, đồ bạc và đồ sứ. |
Hạ Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, cũng gọi ngắn gọn là Hạ viện Anh, là hạ nghị viện trong Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và hiện nay là viện quan trọng hơn trong Nghị viện. Tên chính thức là Viện Thứ dân (House of Commons). Quốc hội cũng bao gồm Quốc vương và Thượng Nghị viện (Viện Quý tộc).
Hạ Nghị viện là cơ quan dân cử, gồm 650 nghị viên được gọi là các Thành viên Quốc hội (tiếng Anh: Members of Parliament, viết tắt MPs). Các nghị viên Hạ viện được bầu theo chế độ đa số tương đối (first past the post) và có nhiệm kỳ hạn chế, phục vụ đến khi Hạ Nghị viện bị giải tán (mỗi nhiệm kỳ tối đa là 5 năm). Mỗi nghị viên Hạ viên được bầu bởi một khu vực bầu cử và đại biểu cho khu vực ấy. Đa số các bộ trưởng trong chính phủ Anh đều từ Hạ Nghị viện, và từ năm 1902, tất cả các Thủ tướng cũng vậy, trừ nhiệm kỳ rất ngắn của ông Alec Douglas-Home năm 1963. Ông Douglas-Home được mời thành lập chính phủ mới lúc đang là Bá tước Home đệ Thập tứ, nhưng trong vài ngày, ông từ bỏ tước hiệu quý tộc và trở thành nghị viên Hạ viện. |
Chùa Côn Sơn (tên chữ là Thiên Tư Phúc tự hay Côn Sơn Tự), còn gọi là chùa Hun, là một ngôi chùa nằm bên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ cộng hòa xếp hạng di tích quốc gia ngay trong đợt I năm 1962. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.
Lịch sử
Tên chữ của chùa là Thiên Tư Phúc tự hay Tư Phúc Tự, trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn, thuộc thôn Chúc Đình, xã Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn (sau là xã Chúc Thôn, tổng Chi Ngại, huyện Chí Linh). Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hỏa công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun.
Sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép về chùa Côn Sơn trong mục "Núi Côn Sơn", gắn liền với một loạt các nhân vật lịch sử nổi bật:
Năm Hưng Long thứ 12 (1304) nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một chùa nhỏ gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất (1329) chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì. Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với Yên Tử và Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Ca dao có câu:
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp chứa xá lị của ông và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Sang thời Lê Sơ, chùa là nơi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn theo gót ông ngoại mình là Trần Nguyên Đán cũng đã về Côn Sơn lánh đời cuối thời Trần. Năm 1439, vua Lê Thái Tông khôi phục lại các chức tước cho Nguyễn Trãi, trong đó ông có một chức danh là Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự tức là "Quản lý chùa Tư Phúc" (chùa Côn Sơn).
Vào thời Lê trung hưng, giai đoạn Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhẫn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng đến quy mô đồ sộ. Theo bia tạc năm Hoằng Định thứ 15 (1614), khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, tòa Cửu phẩm liên hoa gắn 385 tượng chư Phật, nhà thiêu hương, tiền đường, thượng điện, hành lang trái phải, tạc mới tượng Quan Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay, 18 tượng Phật sơn son trên thượng điện, thếp vàng lại ba tượng tam thế... Sau nhiều năm chiến tranh tàn phá, chùa Côn Sơn chỉ còn quy mô vừa phải nhưng kiến trúc vẫn hài hòa với cảnh quan.
Kiến trúc và di vật
Kiến trúc
Chùa Côn Sơn sau đợt tôn tạo thời Lê trung hưng là một công trình kiến trúc hoàn thiện. Sang thời Nguyễn, chùa còn khá tốt, cảnh quan vẫn tươi đẹp tuy quy mô đã nhỏ hơn nhiều. Chùa Côn Sơn ngày nay vẫn còn tầng tầng lớp lớp kiến trúc theo lối chùa cung đình gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước. gác chuông, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), tổ đường, điện Mẫu, nhà bia. Hai dãy tả hữu hâu hành lang dài 75,13m, rộng 3,86m, mỗi bên có 29 gian.
Trước sân tiền đường chùa Côn Sơn có những cây đại cổ, làm tăng cảnh đẹp và tôn nghiêm của chùa. Trong quần thể chùa có rất nhiều những cây thông lâu năm, đặc biệt là hai hàng thông cổ thụ trong sân chùa tạo thành con đường thông. Phía sau chùa Côn Sơn là khu mộ tháp, lớn nhất là Đăng Minh bảo tháp được dựng bằng đá xanh, cao 3 tầng, trong đặt xá lợi và tượng Thiền sư Huyền Quang. Nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, dưới chân Đăng Minh bảo tháp là Giếng Ngọc. Người xưa cho rằng Giếng Ngọc chính là mắt của con Kỳ Lân. Giếng Ngọc cũng có thời gian bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã cho khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân xung quanh giếng. Đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.
Điêu khắc
Hệ thống tượng điêu khắc ở chùa Côn Sơn khá đặc sắc với nhiều pho tượng hiếm gặp ở các chùa khác. Bên trong gian chính điện, các ban thờ được sắp đặt đầy đủ theo truyền thống gồm: Ban Tam Bảo ở chính giữa, Nhị vị Hộ Pháp hai bên, ban thờ Đức Ông, ban thờ Đức Thánh Hiền, ban thờ Mẫu. Hai pho tượng hộ pháp tại chính điện được người dân làng Tân An, huyện Thanh Hà, Hải Dương gửi lên khi chạy giặc và hiện vẫn còn tại chùa, trong tình trạng rất tốt, ít bị hư hại.
Tương truyền ở ban thờ đầu hồi phía Đông nhà Tổ có 2 pho tượng nhỏ đắp đất, ngồi xếp bằng, một đàn ông, một đàn bà hướng về bàn thờ Phật. Tăng ni tu ở chùa Côn sơn không biết hai pho tượng đó là ai và có tự bao giờ. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, các tăng ni Phật tử sợ quân Pháp đến chùa tàn phá, đã đem đồ thờ và các pho tượng nhỏ cất giấu ở trong núi. Vào một đêm mưa gió sấm sét to, sư ông trụ trì chùa ngủ không yên, đợi sáng hôm sau trời tạnh vào thăm lại các tượng. Sư ông đến nơi thì thấy hai pho tượng đắp bằng đất bị mưa làm vỡ, lộ hai dải yểm tâm ghi tên mới biết đó là tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Các cổ vật giá trị còn lại ở chùa bao gồm: 16 văn bia nói về về quy mô, những giai đoạn trùng tu chùa; ba pho tượng tam thế có phong cách vào giữa thế kỷ XVII hiếm gặp ở chùa khác; một bức tượng Phật A Di Đà cao trên 3m. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Côn Sơn là tượng gỗ phủ sơn cao 97 cm, bệ 70 cm, ước đoán niên đại cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII. Tay tượng đã bị tháo hết, đùi bành rộng (như tượng Mạc Đăng Dung ở chùa Trà Phương), kết cấu thân tượng phong cách thời Mạc nhưng các chi tiết bề mặt rất kiểu cách. Đầu búi tóc làm hai u, các dải mũ chạy nổi tách trên lưng, nếp áo trườn qua tay cũng rời thân thành những đường đều, dài. Hình thức tách nổi các nếp y phục trên tượng chỉ đặc trưng ở thế kỷ XVI mà sau không phổ biến nữa. Ngoài ra còn một bệ gỗ kết cấu 6 mặt. Hai mặt trước, sau lớn, bốn mặt góc nhỏ, tạo thành các tổ hợp trang trí hình lá để trong ô chữ nhật hoặc vuông với các tổ hợp rồng, hoa văn dương xỉ, mây xoắn biến dạng đăng đối. Chạm khắc bệ tượng này cũng đặc trưng phong cách thời Mạc.
Đăng Minh Bảo Tháp
Năm 1334, Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn, vua Trần Minh Tông cúng dường 10 lạng vàng để xây tháp an táng xá lị cho thiền sư, đặt tên là Đăng Minh Bảo Tháp. Qua thời gian tháp đã bị hủy hoại. Năm 1719, nhà sư Hải Ấn cho xây dựng lại tháp.
Tháp Đăng Minh tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân phía sau chùa Côn Sơn. Sân tháp lát gạch Bát Tràng chiều dài 8,75m, rộng 7,8m, xung quanh xây gạch đặc thời Lê. Tháp được xây bằng đá xanh Kính Chủ mỗi tấm trung bình 1 x 0,7m, dày 10–15 cm. Tháp cao 3 tầng dưới là bệ tháp có cấu tạo hình hoa sen. Tháp mở một cửa hướng nam ở tầng thứ nhất, rộng 48 cm cao 81 cm. Tầng thứ hai phía trên có biển ngạch đề bốn chữ 燈明寶塔 (Đăng Minh bảo tháp). Phía trên cùng là chóp tháp bình cam lồ. Điều đáng chú ý là phía sau và cạnh bên trái tầng một của tháp có khắc bia nói về thân thế sự nghiệp của Trúc Lâm đệ Tam tổ Huyền Quang. Bia khắc trực tiếp lên đá ghép của tháp khổ 0,70 x 0,50m, không trang trí hoa văn. Đây là tấm bia quý làm sáng tỏ nhiều điều của thiền phái Trúc Lâm. Niên đại khắc bia cũng là niên đại tạo dựng tháp Đăng Minh, năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719).
Về hình thức và niên đại mộ tháp thì Đăng Minh bảo tháp cũng giống như Viên Thông bảo tháp (tháp xá lỵ của Pháp Loa, chùa Thanh Mai) và Huệ Quang kim tháp (tháp xá lỵ của Trần Nhân Tông, chùa Hoa Yên) được xếp vào loại tháp hoa sen. Các tháp này cùng được tạo dựng lại vào thời Lê Dụ Tông. Tháp Đăng Minh được tạo dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 15 (1719). Tháp Viên Thông được tạo dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (1718). Tháp Huệ Quang được tạo dựng vào năm Bảo Thái thứ 10 (1729). Các tháp đều xây 3 tầng bằng các phiến đá lắp ghép. Tháp Đăng Minh và tháp Phổ Quang xây bằng đá xanh Kính Chủ còn tháp Viên Thông thì xây bằng đá khai thác tại chỗ. Ba ngôi tháp đều mở một cửa ở tầng một quay hướng nam. Phía trong có tượng các vị tổ bằng đá xanh, trước tượng là nhang án bằng đá, trên có bát hương.
Văn bia tháp Đăng Minh giống như các loại hình văn bia mộ tháp thời Lê Trung hưng được khắc trực tiếp vào các phiến đá lắp ghép trên mộ tháp, không trang trí rồng, mặt trời, hoa văn. Nội dung văn bia cung cấp nhiều tư liệu quý. Minh văn cho biết Huyền Quang Tôn Giả, Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm họ Lý quê ở Vạn Tư (Vạn Tải) Gia Định, nay là huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Khi chưa xuất gia Lý Đạo Tái đã thi đỗ Trạng nguyên Tam giáo, làm quan phụng mệnh đi sứ Trung Quốc, được đánh giá rất cao. Sau đó Ngài xuất gia tu Phật. Hưởng thọ 80 tuổi, được vua Trần Minh Tông rất mực tôn trọng phong sắc, cho xây tháp ngay sau khi Huyền Quang tịch diệt. Điều này đã được khắc trong bia:
“Đi sứ Bắc quốc, tài năng nổi danh đất bắc. Mê tiên nơi bồng đảo, tìm đạo từ bi ở cõi Tây Thiên, Ngài coi phú quý như phù vân, một lòng vui thú cảnh lâm tuyền... Ngoài 80 tuổi quy tiên, mười nguyện xây tháp báu huy hoàng, ân lớn không quên. Trần Minh Tông trân trọng vinh phong rõ ràng...”.
Cùng một triều đại vua Lê Dụ Tông đã cho trùng tu tôn tạo 3 ngôi tháp của Trúc Lâm Tam tổ. Điều này chứng tỏ các vua triều Lê Trung hưng nói chung và Lê Dụ Tông nói riêng rất coi trọng Phật giáo đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam do Trần Nhân Tông sáng lập.
Khảo cổ
Khu vực chùa Côn Sơn đã các nhà khoa học nhiều lần được tiến hành khai quật khảo cổ:
Năm 1979: khai quật cạnh Đăng Minh Bảo Tháp đã tìm thấy những viên gạch và mảnh tháp đất nung thời Trần, sau đó năm 1998, bảo tàng Hải Dương đã tiến hành phục hồi. Phát hiện nhiều kè đá và nền móng kiến trúc thời Trần tại khu nền nhà Thanh Hư Động và cạnh Thượng điện.
Năm 1992 - 1994: khai quật tam quan và đỉnh núi Kỳ Lân phát hiện nhiều mảnh gạch, ngói, gốm thời Trần.
Năm 2000: khai quật khu vườn tháp và Thanh Hư Động thu được 2000 hiện vật ngói mũi hài, rồng đá, con giống đất nung thời Trần.
Năm 2005: khai quật sau nhà tổ tìm thấy hai lớp nền móng kiến trúc từ thế kỉ XIV và thể kỉ XVI - XVII. Đồng thời tìm thấy nhiều gạch ngói, bát đĩa, tước, bình, lọ, bát hương, đặc biệt nhiều di vật niên đại thời Lê.
Năm 2014: khai quật khảo cổ di tích Nhà Phẩm để thu thập tư liệu nhằm phục dựng tòa Cửu phẩm liên hoa đã tìm thấy nền móng nhà Phẩm
Trùng tu và tôn tạo
Từ năm 2010, tỉnh Hải Dương đã tiến hành lập Quy hoạch chi tiết Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di tích gắn với phát triển du lịch. Nhiều hạng mục chính trong quần thể được trùng tu, tôn tạo và phục dựng.
Năm 2015, chùa Côn Sơn khởi công xây dựng công trình phục dựng tòa Cửu phẩm liên hoa. Năm 2017, đã khánh thành cụm công trình gồm cây Phẩm chín tầng và nhà Phẩm. Nhà Phẩm có kết cấu ba tầng, 12 mái, được làm từ 250 m³ gỗ lim, 15 m³ gỗ vàng tâm, hàng trăm mét khối đá xanh Thanh Hóa, hàng nghìn viên gạch Bát Tràng. Tháp Cửu phẩm Liên hoa hình bát giác, cao hơn 10 m với chín tầng, mỗi tầng chạm ba lớp cánh sen. Tầng một có tám đầu rồng đúc bằng đồng ở tám cạnh, trong khi tầng chín có tám đầu rồng uốn cong quay ra bốn hướng. Trên cùng cây Phẩm là Đức Phật A Di Đà tọa thiền trên đài sen. Toàn bộ cây Phẩm, hệ thống tượng Phật và các bức chạm được sơn son, thếp vàng.
Chùa Côn Sơn còn giữ được 2 quả chuông cổ, đều có niên đại ở thời Tự Đức. Một quả chuông treo ở trong chùa ước nặng 5 tạ, 1 quả treo ở nhà Tổ ước nặng 1 tạ. 2 quả chuông đều ghi tên người công đức, có bài minh ca ngợi cảnh sắc Côn Sơn. Năm 2019, chùa tổ chức đúc thêm quả chuông mới để treo trên gác chuông mới phục dựng. Quả chuông được đúc bằng đồng, nặng 1,2 tấn, cao 1,8 m và có đường kính miệng chuông là 1,2 m, phục dựng theo mẫu chuông chùa Vân Bản thời Trần (bảo vật quốc gia số 13, đợt 2).
Trong thi ca
Chùa Côn Sơn xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn học chữ Hán từ thời Trần. đặc biệt là thơ. Các tác phẩm của các nhân vật lịch sử có thể kể đến như:
Đề tư đồ Trần Nguyên Đán từ đường - 題司徒陳元旦祠堂 (Trần Nghệ Tông)
Tặng Huyền Quang tôn giả - 贈玄光尊者 (Trần Minh Tông)
Thanh Hư động ký - 清虛洞記 (Nguyễn Phi Khanh)
Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn - 送僧道謙歸山 (Nguyễn Trãi)
Côn Sơn ca - 崑山歌 (Nguyễn Trãi)
Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn nhân tác Côn Sơn hành vân - 與詩友潘龍珍遊崑山因作崑山行云 (Cao Bá Quát)
Đây là nơi đã chứng kiến một chặng đường đời và bi kịch của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Ông sinh ra tại đây và sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lại về Côn Sơn và sống cuộc dời ẩn dật. Cảnh Côn Sơn đã gợi cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác một số bài thơ chữ Nôm trong Quốc Âm thi tập như "Quy Côn Sơn trùng cửu ngẫu tác", cũng như thơ chữ Hán: Mộng sơn trung, Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Quy Côn Sơn chu trung tác, Khất nhân họa Côn Sơn đồ, mà nổi tiếng nhất là bài Côn sơn ca:
Côn sơn ca (trích):
Côn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh linh linh nhiên,
Ngỗ dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch.
Dịch thơ:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Bia "Thanh Hư Động"
Bia Thanh Hư Động là hiện vật độc bản, lưu giữ ngự bút của vua Trần Duệ Tông, có giá trị rất lớn về lịch sử, thư pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa thời Trần. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2015. Hiện bia được đặt trong nhà bia nằm trên sân chùa Côn Sơn, bên phải cổng chùa.
Việc tạo tác bia được Nguyễn Phi Khanh nhắc đến ở bài ký trong Nhị Khê thi văn tập:
Hình thức
Bia có kích thước lớn (165 cm x 98 cm x 17 cm), trán cong. Toàn bộ thân bia được đặt trên lưng một con rùa đá. Mặt trước trán bia khắc 4 chữ Hán theo thể chữ triện: Long Khánh Ngự Thư trong khung chữ nhật (22 cm x 25 cm) (Long Khánh là niên hiệu của Trần Duệ Tông 1372 – 1377). Giữa bia đề ba chữ lớn “Thanh Hư Động” viết theo lối lệ thư chân phương. Mỗi chữ kích thước 35 cm x 35 cm. Xung quanh diềm bia trang trí hình rồng triện gẫy khúc. Mặt sau của bia có khắc bài ký “Côn Sơn Tư Phúc tự bi”. Trán bia mặt sau có hình mặt trời, diềm bia trang trí hoa dây đơn.
Niên đại
Các nhà nghiên cứu trước đây đã có những tranh luận trái chiều về niên đại của tấm bia này. Có hai luồng ý kiến:
Quan điểm thứ nhất: bốn chữ Long Khánh Ngự Thư nghĩa là Vua (có niên hiệu) Long Khánh tự tay viết chữ, cùng với hình thức trang trí mặt bia đã khẳng định đây là ngự bút của vua Trần Duệ Tông. Mặt sau vốn khắc bài minh Côn Sơn Thanh Hư Động bi minh của vua Trần Nghệ Tông, năm 1602 bài minh này bị mài đi và khắc đè lên bài ký Côn Sơn Tư Phúc tự bi.
Quan điểm thứ hai: Ba chữ "Thanh Hư Động" ở mặt trước được khắc lại vào năm 1603, mặt sau bia được khắc năm 1602.
Tuy nhiên, các phân tích về văn bản học và đối chiếu hình tượng con rùa đá đã cho thấy bia và ba chữ Thanh Hư Động đúng là có niên đại thời Trần. Thứ nhất, Trong chữ Thanh (清) trên bia, phần chữ "Nguyệt" (月) đã bị thay nét ngang trên bằng vòng tròn. Các chữ húy thời Trần (chữ "Thừa", chữ "Tộ") đều có một nét bị thay bằng một vòng tròn. Chữ "Nguyệt" cũng là một chữ húy, được quy định từ thời Trần Anh Tông:
Điều đáng nói là trong bài ký "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" ở mặt sau bia thì tất cả các chữ "Nguyệt" không hề kiêng húy mà vẫn viết đủ nét. Thêm vào đó, một tấm bia khác đặt ngay gần là bia Phụng lệnh dụ cung cấp tam bảo tạo lệ bi kí/ Khôi tạo trùng tu Phật tổ Côn Sơn Tư Phúc tự dựng năm Thịnh Đức nguyên niên (1653) đã nhắc đến địa danh "Thanh Hư Động" hai lần nhưng chữ "Nguyệt" không hề kiêng húy.
Thứ hai là hình dạng con rùa đội bia Thanh Hư Động: mai trơn, đầu rùa tạc rõ hai mắt và sống mũi, cổ nghển cao, đuôi vắt lên mai, bốn chân có năm móng quắp lại. Hình dạng con rùa này rất giống với con rùa ở bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi có niên đại xác định là 1362. Bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi cũng kiêng húy chữ Nguyệt triệt để, khẳng định niên đại thời Trần của bia. Một bia khác ở Chùa Côn Sơn cũng có rùa đội là bia Trùng tu Tư Phúc tự bi niên đại Hoằng Định tứ niên (1603). Con rùa ở bia này có hình thức rất khác, không ngóc đầu lên, không có đuôi, mai xù xì và úp sát đất.
Thứ ba là diềm chân bia ở mặt trước có khắc hình rồng triện gãy khúc đã mờ, có nhiều chữ khắc đè lên. Rõ ràng hình rồng và chữ đè lên không thể khắc cùng một thời điểm. Trang trí diềm chân bia phải có trước (thời Trần) rồi sau này khi hình rồng bị mờ thì người ta mới khắc tên những người công đức xây chùa vào năm 1603 đè lên chữ.
Qua đó có thể thấy bia Thanh Hư Động không thể có niên đại thời Lê trung hưng (niên hiệu Hoằng Định) mà có niên đại từ thời Trần (niên hiệu Long Khánh).
Minh văn
Bài ký "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" ở mặt sau bia ghi niên đại "Hoằng Định tam niên" (1602), chữ viết thành 29 cột, mỗi cột từ 2 - 45 chữ. Nội dung tóm tắt như sau:
Chùa Tư Phúc là nơi Trần Minh Tông tu thân học đạo. Vị tổ thứ ba thiền phái Trúc Lâm là Huyền Quang từng trụ trì tại đây. Nay chùa đã hư hỏng, nhà sư trụ trì là Mai Trí Bản đứng ra hưng công, cùng mọi người xây dựng lại tam quan, phòng oản. Nay khắc bia ghi tên họ những người đã công đức.
Trong Việt âm thi tập còn ghi lại một bài minh có tựa đề Côn Sơn Thanh Hư Động bi minh (Bài minh khắc vào bia Thanh Hư Động) của Trần Nghệ Tông. Vì thế bài minh này được cho là đã khắc lên mặt sau của bia Thanh Hư Động cùng thời điểm với ba chữ "Thanh Hư Động" ở mặt trước, nhưng sau đó đã bị khắc đè lên vào đợt trùng tu chùa năm 1602. Nội dung bài minh như sau:
Côn Sơn Thanh Hư động bi minh
Tư đồ sáng am,
Vu bỉ ngâm khâm.
Khởi hữu nguyện ư độc lạc,
Cái ngụ ý hồ đăng lâm.
Nhật toạ bàn thạch, tắc dục trí quốc thế chi an,
Nhật phủ thanh lưu, tắc dục tư quốc luận chi thâm.
Âm mậu thụ, tắc khuếch ngô dân chi đại tí,
Ỷ tu trúc, tắc dục trí hiền sĩ chi như lâm.
Phụ tán ngã trị, vô hữu hà tâm,
Thử trẫm sở dĩ thán nhi thư vu sơn chi âm giả dã.
Dịch nghĩa:
Tư đồ dựng am,
Trên núi thâm nghiêm.
Há phải muốn riêng mình vui thú,
Chính là để ngụ cái ý lên cao.
Ngồi trên bàn đá là muốn đặt thế nước yên ổn,
Cúi nhìn dòng nước trong là muốn bàn sâu vào việc nước.
Nương dưới bóng cây là muốn mở rộng được sự che chở cho dân,
Tựa vào khóm trúc là muốn đến với nhiều hiền sĩ.
Ông giúp ta trị nước, chứ không có tâm địa gì,
Trẫm thương tiếc, nên tìm hòn đá đẹp ghi vào lời này.
Bia "Côn Sơn Tư Phúc tự bi"
Bia "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" là dạng bia lục giác rất hiếm gặp ở Việt Nam, được tạo tác trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn ở thế kỷ XVII. Đây là tấm bia quý, chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật đặc sắc. Bia được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2017.
Lịch sử
Bia "Côn Sơn Tư Phúc tự bi" được dựng vào năm Hoằng Định thứ 8 (1608) đời vua Lê Kính Tông, do Nguyễn Đức Minh soạn, Tạ Tuấn viết chữ, Lê Liễu người xã Kính Chủ khắc bia. Tấm bia được dựng trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn do nhà sư Mai Trí Bản (trụ trì chùa Côn Sơn) chủ trì.
Ngày 15 tháng 2 năm 1965 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Côn Sơn đã đọc bia “Côn Sơn tư phúc tự bi”. Ông đã dịch và giảng giải cho những người cùng đi trong đoàn và người dân hiểu về nội dung của tấm bia. Bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia chùa Côn Sơn được in trong nhiều sách báo.
Hiện nay bia được đặt trong nhà bia hai tầng chồng diêm tám mái, ở phía trái sân chùa (từ cổng vào).
Hình thức
Tấm bia bằng đá xanh hình lục lăng, 6 mái, chóp mái nhọn. Các hoạ tiết trang trí trên bia được chạm khắc tinh xảo. Năm trên sáu mặt bia có chạm hình rồng mây. Hình ảnh những con rồng mang đặc trưng phong cách thời Mạc với thân dài, mảnh, uốn lưng ngựa, mặt quỷ, sừng trâu. Chữ trên bia thể hiện theo lối chân thư, sáu chữ tiêu đề bia được chạm to trên trán, mỗi mặt một chữ trong ô tròn. Mỗi mặt bia có 68 dòng, mỗi dòng có 15 đến 30 chữ; trán bia. Diềm bia chạm hình dây leo cách điệu, sát chân bia có chạm hình cánh sen cách điệu.
Cụ thể đồ án trang trí ở từng mặt bia như sau:
Mặt thứ nhất khắc chữ “Côn” (崑): trán bia trang trí lưỡng long chầu nhật. Hai bên trang trí hoa văn kiểu hoa thị. Ngoài cùng chạm hình hoa sen với hai chiếc lá mềm mại bay lên phía trước.
Mặt thứ hai khắc chữ “Sơn” (山): trán bia trang trí một con rồng trong tư thế đang di chuyển theo phương nằm ngang. Hai bên chạm nửa bông cúc mãn khai, bao quanh bông cúc là những vân xoắn.
Mặt thứ ba khắc chữ “Tư” (資): chạm khắc tương tự mặt thứ hai nhưng con rồng được tạc trong tư thế uốn thân theo khung hình chữ nhật, đầu rồng đối diện với phần đuôi dựng đứng. Ô chính giữa của đường diềm hai bên đều tạc nửa bông cúc mãn khai. Hai bên trang trí hình lá mềm mại, đối xứng nhau.
Mặt thứ tư khắc chữ “Phúc” (福): trán bia chạm khắc đôi phượng chầu mặt trời, phía trên và dưới mặt trời chạm kín vân mây. Hai bên chạm bông hoa cúc được bao quanh bởi bốn chiếc lá mềm mại.
Mặt thứ năm khắc chữ “Tự” (寺): trán bia trang trí hình rồng trong tư thế uốn lượn, đầu quay ngược lại phía sau. Điểm xuyết quanh rồng là hệ thống vân mây cụm và mây 3 dải. Chính giữa mặt bia, hai bên chạm đôi chim trong tư thế quy chầu, ngoài cùng trang trí nửa bông cúc mãn khai.
Mặt thứ sáu khắc chữ “Bi” (碑): trán bia chạm khắc hình tượng rồng. Khác với rồng của các mặt trước, rồng được chạm với mặt nhìn chính diện, thân uốn lượn bao quanh khuôn mặt. Hai bên trang trí nửa bông sen, bao bọc quanh hoa sen là những vân dấu hỏi.
Nội dung
Năm 1986 theo khảo sát của Viện nghiên cứu Hán Nôm thì các bản rập văn bia lưu trữ tại Viện có chỗ mờ và thiếu nét nhưng toàn bộ chữ trên bia tại chùa thì vẫn còn rõ nét. Đến nay tuy một số chữ trên bia đã mờ, mất, nhưng vẫn xác định được nội dung ghi chép. Nội dung bia Côn Sơn tư phúc tự bi ghi chép về đợt trùng tu chùa Côn Sơn năm 1607 do thiền sư trụ trì chùa Côn Sơn Mai Trí Bản khởi xướng cùng các quý tộc, quan lại, thiện nam, tín nữ các nơi hưng công xây dựng chùa. Những nội dung này được chạm khắc cụ thể ở 6 mặt của tấm bia.
Cụ thể nội dung ở từng mặt bia như sau:
Mặt thứ nhất, chữ “Côn”: cho biết chùa Tư Phúc ở Côn Sơn có quy mô từ thời Trần. Là nơi trụ trì của Huyền Quang - Ma Hán tôn giả, vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Sư trụ trì chùa đương thời là Mai Trí Bản, tự Huệ Pháp, hiệu Pháp Nhẫn đứng ra lo liệu việc trùng tu; lại có các đệ tử đi khuyến giáo các quan viên, chức sắc, cung tần, thể nữ, cùng thiện nam, tín nữ các nơi góp đủ tiền mua được một số ruộng hưng công xây dựng nhà thiêu hương, tiền đường, hậu đường, hai bên hành lang, cửa tam quan… tu sửa lại thượng điện, tô lại tượng Phật, san khắc sách kinh.
Mặt thứ hai, chữ “Sơn”: ghi tên các hội chủ và tín thí quê ở các huyện thuộc phủ Khoái Châu
Mặt thứ ba, chữ “Tư”: ghi riêng các tín thí ở làng Chi Ngại (phường Cộng Hòa, Chí Linh ngày nay)
Mặt thứ tư, chữ “Phúc”: ghi tên 4 nhà sư có tiếng khác đã giúp sức vào việc sửa chữ Côn Sơn là: Thiên sư Đạo Phái; Hòa thượng Trần Đạo An, tự Định Hương người xã Từ Quán, huyện Gia Thủy, phủ Thiên Trường trụ trì ở chùa Tịnh Quang, Từ Sơn; Hòa thượng Nguyễn Quỳnh Cư tự Huệ Quang trụ trì ở chùa Hoa Yên núi Yên Tử; Hòa thượng Vũ Văn Thông tự Huệ Hải hiệu Linh Không, trụ trì ở chùa Vĩnh Nghiêm, từng giữ chức Tăng chính trong Tăng hội; tên một số tăng người và tín thí khác… Cuối bia ghi vị trí 80 mẫu ruộng của nhà chùa.
Mặt thứ năm, chữ “Tự”: ghi riêng họ tên của sư Mai Trí Bản quê ở xã Mai Đồ, huyện Quế Dương (tức Quế Võ, Bắc Ninh ngày nay) cùng môn đệ như Tì khưu Mai Ngọc Liên... tất cả hơn 30 người đã tham gia công việc trùng tu chùa Côn Sơn.
Mặt thứ sáu, chữ “Bi”: khắc bài minh gồm 32 câu, mỗi câu 4 chữ
Phiên âm bài minh (nửa đầu):
Thiên khai Nam quốc,
Địa lịch Bắc Kinh.
Tráng tai huyện Phượng,
Hảo ta động Thanh!
Vi tam thiên giới,
Khoa đệ nhất hình.
An cao Đông trụ,
Bình nhiễu Tây thành.
Đinh sơn hậu trấn,
Hà thủy tiền nghênh.
Cảnh quang long cứ,
Nhật noãn hạc minh.
Châu đình bí vũ,
Diệu tướng Kim tinh.
Lâu dài nguyệt sắc,
Chung cổ phong thanh.
Bản dịch:
Trời mở nước Nam,
Đất xây Kinh Bắc.
Lớn thay huyện Phượng,
Đẹp thay động Thanh.
Ba nghìn thế giới,
Khoe bậc nhất hình.
Yên Tử dựng trụ,
Bình Than ôm thành.
Núi sau trấn giữ,
Sông trước đón nghênh.
Hạc ca trời ấm,
Rồng cuộn đất lành.
Sân chùa châu ngọc,
Tượng Phật minh vàng.
Lâu đài trăng sáng,
Chuông trống gió vang.
Lễ hội
Chùa Côn Sơn có hai dịp lễ hội. Hội xuân từ ngày 16 tháng giêng tới hết ngày 22 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả. Hội thu từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi.
Trước đây, nghi lễ chính của lễ hội mùa xuân Côn Sơn là rước lễ và tế lễ của dân làng hai thôn Chi Ngại và Chúc Thôn (Chúc Thôn tổ chức vào ngày 16, Chi Ngại tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng).
Hiện nay lễ hội chùa Côn Sơn được kết hợp với lễ hội đền Kiếp Bạc thành lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc mùa xuân và mùa thu, thường được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 23 tháng giêng và mùng 10 đến 20 tháng 8 Âm lịch.
Lễ hội mùa xuân gồm: lễ rước nước; lễ Liên Hoa Hội Thượng phát đại nguyện của đức Phật; màn châm và truyền hoa đăng của phật tử; lễ rước bánh chưng, bánh dày tại chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán; lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả; lễ đàn Mông Sơn thí thực; nghi lễ Nhiễu phật ở tòa Cửu phẩm liên hoa. Phần hội có: hội thi gói bánh chưng, giã bánh dày; Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương; giải Vật dân tộc, giải Cờ tướng. Lễ hội mùa thu thường bao gồm: lễ Cúng Phật, Thánh, Hội đồng Trần Triều; Lễ giỗ Đức Thánh Trần; Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; Lễ rước bộ; Lễ tưởng niệm, Lễ tế tại đền Nguyễn Trãi, đền Trần Nguyên Đán; Lễ cầu an. Phần Hội có: Liên hoan diễn xướng hầu Thánh, đua thuyền truyền thống, trình diễn nghệ thuật múa rối nước, hội quân trên sông Lục Đầu, hội hoa đăng… và các hoạt động văn hóa, thể thao khác. Các lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc thường thu hút đến hàng chục vạn lượt khách du lịch mỗi năm.
Ghi chú |
Viện Quý tộc (tiếng Anh: House of Lords) là Thượng viện của Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Giống như Hạ viện là Viện thứ dân (House of Commons), nó nhóm họp tại Cung điện Westminster ở London, Vương quốc Anh. Là một trong những thể chế lâu đời nhất trên thế giới, nguồn gốc của nó bắt đầu từ thế kỷ XI và Chế độ lưỡng viện của nó bắt đầu vào thế kỷ XIII.
Ngược lại với Hạ viện, tư cách thành viên của Thượng viện thường có được không thông qua bầu cử. Hầu hết các thành viên được bổ nhiệm suốt đời, trên cơ sở chính trị hoặc phi chính trị. Tư cách thành viên theo truyền thống đã bị bãi bỏ vào năm 1999, ngoại trừ 92 quý tộc được cha truyền con nối: 90 người được bầu thông qua các cuộc bầu cử nội bộ, cộng với Bá tước Nguyên soái (Earl Marshal) và Lãnh chúa Đại thị thần (Lord Great Chamberlain) là thành viên đương nhiên. Không còn thành viên nào trực tiếp kế thừa ghế của mình nữa. Viện Quý tộc cũng bao gồm 26 tổng giám mục và giám mục của Giáo hội Anh, được gọi là Lãnh chúa Tinh thần (Lords Spiritual). Kể từ năm 2014, tư cách thành viên có thể tự nguyện từ bỏ hoặc chấm dứt sau khi bị trục xuất.
Là Thượng viện của Quốc hội, Viện Quý tộc có nhiều chức năng tương tự như Hạ viện. Nó xem xét kỹ lưỡng pháp chế, yêu cầu chính phủ giải trình, xem xét và báo cáo về chính sách công. Các quý tộc cũng có thể tìm cách đưa ra luật hoặc đề xuất sửa đổi dự luật. Mặc dù không thể ngăn cản việc các dự luật được thông qua thành luật, ngoại trừ một số trường hợp hạn chế nhất định, nhưng nó có thể trì hoãn việc ban hành các dự luật lên đến 1 năm. Với tư cách là một cơ quan độc lập khỏi áp lực của tiến trình chính trị, Viện Quý tộc được cho là hoạt động như một "phòng sửa đổi" tập trung vào chi tiết lập pháp, đồng thời thỉnh thoảng yêu cầu Hạ viện xem xét lại kế hoạch của mình.
Mặc dù những thành viên trong Viện Quốc tộc cũng có thể giữ chức vụ bộ trưởng trong Nội các chính phủ, nhưng họ thường chỉ được chọn làm bộ trưởng cấp dưới. Thượng viện không kiểm soát nhiệm kỳ của thủ tướng hoặc chính phủ; chỉ Hạ viện mới có thể bỏ phiếu yêu cầu thủ tướng từ chức hoặc kêu gọi bầu cử. Không giống như Hạ viện có số ghế xác định, số lượng thành viên trong Viện Quý tộc không cố định. Hiện tại, nó có 781 thành viên. Viện Quý tộc là thượng viện duy nhất trên thế giới có số thành viên đông hơn hạ viện, và là viện lập pháp lớn thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (National People's Congress).
Bài phát biểu của Nhà vua được đọc tại phòng của Viện Quý tộc trong Lễ khai mạc Quốc hội. Ngoài vai trò là thượng viện, Viện Quý tộc, thông qua các Thượng nghị sĩ, còn đóng vai trò là tòa phúc thẩm cuối cùng trong hệ thống tư pháp Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cho đến khi Tòa án Tối cao được thành lập vào năm 2009. Viện Quý tộc cũng có vai trò của Giáo hội Anh, trong đó, các Biện pháp của Giáo hội phải được Lãnh chúa Tinh thần đưa ra trong Viện.
Lịch sử
Trên thực tế, Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ngày nay phần lớn có nguồn gốc từ Nghị viện Anh, thông qua Hiệp ước Liên minh năm 1706 và Đạo luật Liên minh 1707 thực hiện và thi hành Hiệp ước năm 1707 và thành lập một Quốc hội mới của Đại Anh để thay thế Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland. Trên thực tế, quốc hội mới này là sự tiếp nối của Nghị viện Anh với việc bổ sung 45 thành viên (nghị sĩ) và 16 Nghị sĩ đại diện cho Scotland.
Viện Quý tộc được phát triển từ "Đại hội đồng" (Magnum Concilium) cố vấn cho nhà vua trong thời trung cổ, có niên đại từ đầu thế kỷ XI. Hội đồng hoàng gia này bao gồm các giáo sĩ, quý tộc và đại diện của các hạt của Anh và xứ Wales (sau đó là đại diện của các hạt). Nghị viện Anh đầu tiên thường được coi là Nghị viện Simon de Montfort (tổ chức năm 1265) hoặc "Nghị viện kiểu mẫu" (tổ chức năm 1295), bao gồm các tổng giám mục, giám mục, tu viện trưởng, bá tước, nam tước và đại diện của các hạt.
Quyền lực của Nghị viện tăng trưởng chậm, dao động khi sức mạnh của chế độ quân chủ tăng lên hay suy giảm. Ví dụ, trong phần lớn thời kỳ trị vì của Edward II của Anh (1307–1327), giới quý tộc là có nhiều quyền lực, Vương quyền trở yếu đuối, còn các đại diện cấp hạt hoàn toàn bất lực.
Trong thời trị vì của người kế vị Vua Edward II là Edward III, Nghị viện được phân chia rõ ràng thành hai viện riêng biệt: Viện thứ dân (bao gồm các đại diện cấp hạt) và Viện quý tộc (bao gồm các tổng giám mục, giám mục, tu viện trưởng và giới quý tộc). Quyền lực của Nghị viện tiếp tục tăng lên, và trong đầu thế kỷ XV, cả hai Viện đều thực thi quyền lực ở một mức độ chưa từng thấy trước đây. Các Lãnh chúa quyền lực hơn nhiều so với Viện thứ dân vì ảnh hưởng lớn của các địa chủ lớn và các quan chức của vương quốc.
Quyền lực của giới quý tộc suy giảm trong các cuộc nội chiến vào cuối thế kỷ XV, được gọi là Chiến tranh Hoa Hồng. Phần lớn giới quý tộc đã bị giết trên chiến trường hoặc bị xử tử vì tham gia chiến tranh, và nhiều tài sản quý tộc bị mất vào tay Vương quyền. Hơn nữa, chế độ phong kiến đang lụi tàn, quân đội phong kiến do các nam tước kiểm soát trở nên lỗi thời. Henry VII của Anh (1485–1509) đã xác lập rõ ràng quyền lực tối cao của quân chủ, được biểu tượng bằng "Vương miện Hoàng gia". Sự thống trị của Chủ quyền tiếp tục phát triển dưới thời trị vì của các vị Quân chủ Nhà Tudor vào thế kỷ XVI. Vương quyền ở đỉnh cao quyền lực dưới thời trị vì của Henry VIII của Anh (1509–1547).
Viện Quý tộc vẫn có quyền lực hơn Hạ viện, nhưng Hạ viện tiếp tục phát triển ảnh hưởng, đạt đến đỉnh cao trong mối quan hệ với Viện Quý tộc vào giữa thế kỷ XVII. Xung đột giữa Nhà vua và Nghị viện (phần lớn là Hạ viện) cuối cùng đã dẫn đến Nội chiến Anh trong những năm 1640. Năm 1649, sau thất bại và bị xử tử của Vua Charles I, Thịnh vượng chung Anh được tuyên bố thành lập thay cho chế độ quân chủ trước đó, nhưng quốc gia này thực sự nằm dưới sự kiểm soát chung của Oliver Cromwell, Người nắm chức Bảo hộ công của Anh, Scotland và Ireland.
Viện Quý tộc trở thành một cơ quan gần như bất lực, với Cromwell và những người ủng hộ ông trong Hạ viện thống trị Chính phủ. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1649, Viện Quý tộc bị bãi bỏ bởi một Đạo luật Nghị viện, trong đó tuyên bố rằng "Quận ủy Anh [nhận thấy] qua kinh nghiệm quá lâu rằng Viện Quý tộc là vô dụng và nguy hiểm đối với người dân Anh." Viện Quý tộc không tập hợp lại cho đến khi Nghị viện Quy ước họp vào năm 1660 và chế độ quân chủ được khôi phục. Nó trở lại vị trí cũ là một viện trong Quốc hội và là viện quyền lực nhất—một vị trí mà nó sẽ chiếm giữ cho đến thế kỷ XIX.
Thế kỉ 19
Thế kỷ XIX được đánh dấu bằng một số thay đổi đối với Viện Quý tộc. Viện này, từng là một cơ quan chỉ có khoảng 50 thành viên, đã được mở rộng đáng kể nhờ sự phóng khoáng của Vua George III và những người kế nhiệm ông trong việc tạo ra các đẳng cấp quý tộc. Do đó, ảnh hưởng cá nhân của các Lãnh chúa Nghị viện (Thượng nghị sĩ) đã giảm đi.
Hơn nữa, quyền lực của Viện nói chung giảm đi, trong khi quyền lực của Hạ viện lại tăng lên. Đặc biệt đáng chú ý trong sự phát triển tính ưu việt của Hạ viện là Đạo luật Cải cách 1832. Hệ thống bầu cử của Hạ viện còn lâu mới mang tính dân chủ: hạng mức tài sản đã hạn chế đáng kể quy mô cử tri và ranh giới của nhiều khu vực bầu cử không được thay đổi trong nhiều thế kỷ. Toàn bộ các thành phố như Manchester thậm chí không có một đại diện nào trong Hạ viện, trong khi 11 cử tri của Old Sarum vẫn giành được quyền bầu cử 2 nghị sĩ từ xa xưa dù sống ở nơi khác. Một hạt nhỏ dễ bị hối lộ và thường nằm dưới sự kiểm soát của một người bảo trợ, người được đề cử đảm bảo sẽ thắng cử. Một số quý tộc là khách hàng quen của nhiều "hạt bỏ túi", và do đó kiểm soát một phần đáng kể thành viên của Hạ viện.
Khi Hạ viện thông qua Dự luật Cải cách để sửa chữa một số điểm bất thường này vào năm 1831, Viện Quý tộc đã bác bỏ đề xuất này. Tuy nhiên, mục tiêu cải cách phổ biến vẫn không bị Bộ từ bỏ, bất chấp dự luật bị bác bỏ lần thứ hai vào năm 1832. Thủ tướng Charles Grey, Bá tước Grey thứ 2 khuyên Nhà vua nên áp đảo những người phản đối dự luật trong Viện Quý tộc bằng cách tạo ra khoảng 80 người đồng cấp mới ủng hộ Cải cách. Vua William IV ban đầu lưỡng lự trước đề xuất này, điều này thực sự đe dọa đến sự phản đối của Viện Quý tộc, nhưng cuối cùng đã nhượng bộ.
Tuy nhiên, trước khi các đồng cấp mới được thành lập, các Lãnh chúa phản đối dự luật đã thừa nhận thất bại và bỏ phiếu trắng, cho phép thông qua dự luật. Cuộc khủng hoảng đã làm tổn hại đến ảnh hưởng chính trị của Viện Quý tộc nhưng không hoàn toàn chấm dứt nó. Một cuộc cải cách quan trọng đã được chính các Lãnh chúa thực hiện vào năm 1868, khi họ thay đổi mệnh lệnh thường trực để bãi bỏ việc bỏ phiếu ủy quyền, ngăn cản các Lãnh chúa bỏ phiếu mà không gặp khó khăn khi tham dự. Trong suốt thế kỷ này, quyền lực của thượng viện tiếp tục bị giảm dần, đỉnh điểm là vào thế kỷ XX với Đạo luật Nghị viện 1911; Viện thứ dân dần dần trở thành Viện mạnh hơn.
Thế kỷ 20
Vị thế của Viện Quý tộc trở lại vị trí quyền lực đứng đầu trong các cuộc tranh luận sau cuộc bầu cử Chính phủ Tự do vào năm 1906. Năm 1909, Bộ trưởng Tài chính, David Lloyd George, đệ trình lên Hạ viện "Ngân sách Nhân dân", đề xuất một chính sách thuế đất nhắm vào các chủ đất giàu có. Tuy nhiên, biện pháp phổ biến đã bị đánh bại trong Viện Quý tộc nặng nề bảo thủ.
Sau khi biến quyền lực của Viện Quý tộc trở thành vấn đề chính trong chiến dịch tranh cử, Đảng Tự do đã được bầu lại trong gang tấc vào tháng 1 năm 1910. Đảng Tự do đã mất phần lớn sự ủng hộ của họ đối với các Lãnh chúa, vốn thường xuyên bác bỏ các dự luật của Đảng Tự do. Thủ tướng H. H. Asquith sau đó đề xuất cắt giảm nghiêm ngặt quyền lực của Viện Quý tộc. Sau một cuộc tổng tuyển cử tiếp theo vào tháng 12 năm 1910, và với lời hứa miễn cưỡng của Vua George V là tạo ra đủ những người đồng cấp mới của Đảng Tự do để vượt qua sự phản đối của các Lãnh chúa Nghị viện đối với biện pháp này nếu cần thiết, Chính phủ Asquith đã bảo đảm việc thông qua một dự luật nhằm hạn chế quyền lực của Viện Quý tộc. Đạo luật Nghị viện 1911 đã bãi bỏ một cách hiệu quả quyền của Viện Quý tộc trong việc bác bỏ luật hoặc sửa đổi nó theo cách mà Hạ viện không thể chấp nhận được; và hầu hết các dự luật có thể bị trì hoãn không quá 3 phiên họp quốc hội hoặc hai năm dương lịch. Nó không phải là một giải pháp lâu dài; những cải cách toàn diện hơn đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, không bên nào theo đuổi cải cách một cách nhiệt tình và ghế trong Viện Quý tộc chủ yếu vẫn là cha truyền con nối. Đạo luật Nghị viện 1949 đã giảm bớt quyền trì hoãn của Viện Quý tộc xuống còn hai phiên họp hoặc một năm. Năm 1958, bản chất chủ yếu là cha truyền con nối của Viện Quý tộc đã được thay đổi bởi Đạo luật Đẳng cấp quý tập trọn đời 1958, cho phép tạo ra các nam tước một đời, không có giới hạn về số lượng. Số lượng đẳng cấp quý tộc trọn đời sau đó tăng dần lên, mặc dù không ở mức cố định.
Đảng Lao động, trong hầu hết thế kỷ XX, đã có một cam kết, dựa trên sự phản đối lịch sử của đảng đối với đặc quyền giai cấp, là bãi bỏ Viện Quý tộc, hoặc ít nhất là bãi bỏ yếu tố cha truyền con nối ra khỏi viện này. Năm 1968, Chính phủ Đảng Lao động của Harold Wilson đã cố gắng cải tổ Viện Quý tộc bằng cách đưa ra một hệ thống theo đó những người kế nhiệm sẽ được phép ở lại Viện Quý tộc và tham gia tranh luận, nhưng sẽ không thể bỏ phiếu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị phản đối tại Hạ viện bởi liên minh gồm những người Bảo thủ theo chủ nghĩa truyền thống (chẳng hạn như Enoch Powell) và các thành viên Đảng Lao động tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ hoàn toàn Thượng viện (chẳng hạn như Michael Foot).
Khi Foot trở thành lãnh đạo Đảng Lao động vào năm 1980, việc bãi bỏ Viện Quý tộc đã trở thành một phần trong chương trình nghị sự của đảng; Tuy nhiên, dưới thời người kế nhiệm ông, Neil Kinnock, một Thượng viện cải cách đã được đề xuất thay thế. Trong khi đó, việc tạo ra các đẳng cấp cha truyền con nối mới (trừ các thành viên của Hoàng gia) đã bị ngăn chặn, ngoại trừ ba đẳng cấp được tạo ra dưới thời chính quyền của Thủ tướng Đảng Bảo thủ Margaret Thatcher vào những năm 1980.
Trong khi một số quý tộc cha truyền con nối tỏ ra thờ ơ nhất, thì những cam kết rõ ràng của Đảng Lao động vẫn không bị mất đi đối với Merlin Hanbury-Tracy, Nam tước Sudeley thứ 7, người trong nhiều thập kỷ được coi là chuyên gia về Viện Quý tộc. Vào tháng 12 năm 1979, Monday Club đã xuất bản bài báo mở rộng của ông có tựa đề "Cải cách Lãnh chúa - Tại sao lại can thiệp Viện Quý tộc?" (Lords Reform – Why tamper with the House of Lords?) và vào tháng 7 năm 1980, The Monarchist đăng một bài báo khác của Sudeley có tựa đề "Tại sao phải cải cách hay bãi bỏ Viện Quý tộc?" (Why Reform or Abolish the House of Lords?). Năm 1990, ông viết thêm một tập sách nhỏ cho Monday Club với tựa đề "Việc bảo tồn Viện Quý tộc".
Thế kỷ 21
Vào năm 2019, một cuộc điều tra kéo dài 7 tháng của Naomi Ellenbogen QC cho thấy cứ năm nhân viên của Viện Quý tộc thì có một người đã từng bị bắt nạt hoặc quấy rối nhưng họ không báo cáo vì sợ bị trả thù. Trước đó là một số trường hợp, bao gồm cả Đảng viên Đảng Dân chủ Tự do Anthony Lester, Nam tước Lester xứ Herne Hill, các Lãnh chúa Nghị viện lợi dụng chức vụ của mình để quấy rối hoặc lạm dụng tình dục phụ nữ.
Đề xuất di chuyển
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2020, có thông báo rằng Viện Quý tộc có thể được chuyển từ London đến một thành phố ở miền Bắc nước Anh, có thể là York hoặc Birmingham, ở Midlands, trong nỗ lực "kết nối lại" khu vực. Không rõ Bài phát biểu của Nhà vua sẽ được tiến hành như thế nào trong trường hợp trụ sở thượng viện bị di dời. Ý tưởng này đã bị nhiều quý tộc đón nhận một cách tiêu cực.
Cải cách
Sự thừa nhận đầu tiên cho phụ nữ
Không có phụ nữ nào ngồi trong Viện Quý tộc cho đến năm 1958, khi một số ít vào viện do Đạo luật Đẳng cấp quý tộc trọn đời 1958. Một trong số đó là Irene Curzon, Nữ nam tước Ravensdale thứ 2, người đã kế thừa tước vị của cha cô vào năm 1925 và được phong làm quý tộc đồng cấp để cô có thể sở hữu một ghế trong Viện Quý tộc. Sau một chiến dịch kéo dài trong một số trường hợp đến tận những năm 1920, 12 phụ nữ khác, những người nắm giữ tước vị cha truyền con nối, đã được thừa nhận với việc thông qua Đạo luật Đẳng cấp quý tộc 1963.
Kỷ nguyên Đảng Lao động mới
Đảng Lao động đưa vào tuyên ngôn tổng tuyển cử năm 1997 một cam kết loại bỏ đẳng cấp quý tộc cha truyền con nối khỏi Viện Quý tộc. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tiếp theo của họ vào năm 1997 dưới thời Tony Blair đã dẫn đến sự kết thúc của Viện Quý tộc truyền thống. Chính phủ Lao động đưa ra luật trục xuất tất cả những người quý tộc cha truyền con nối khỏi Thượng viện như một bước đầu tiên trong cuộc cải cách của Viện Quý tộc. Tuy nhiên, như một phần của thỏa hiệp, nó đã đồng ý cho phép 92 quý tộc cha truyền con nối ở lại cho đến khi cải cách hoàn tất. Do đó, tất cả ngoại trừ 92 quý tộc cha truyền con nối đều bị trục xuất theo Đạo luật Viện Quý tộc 1999 (xem bên dưới để biết các điều khoản của nó), khiến Viện Quý tộc chủ yếu là một viện được bổ nhiệm.
Tuy nhiên, kể từ năm 1999, không có cải cách nào nữa được thực hiện. Ủy ban Wakeham đề xuất giới thiệu 20% thành viên được bầu vào Thượng viện, nhưng kế hoạch này đã bị chỉ trích rộng rãi. Một Ủy ban hỗn hợp quốc hội được thành lập năm 2001 để giải quyết vấn đề, nhưng không đạt được kết luận nào mà thay vào đó đưa ra cho Quốc hội 7 phương án để lựa chọn (bổ nhiệm toàn bộ, bầu 20%, bầu 40%, bầu 50%, bầu 60%, bầu 80% , và được bầu lên toàn bộ). Trong một loạt phiếu khó hiểu vào tháng 2 năm 2003, tất cả các phương án này đều bị phản đối, mặc dù phương án được bầu 80% chỉ giảm ba phiếu trong Hạ viện. Các nghị sĩ Đảng Xã hội ủng hộ việc bãi bỏ hoàn toàn đã bỏ phiếu chống lại tất cả các lựa chọn.
Năm 2005, một nhóm nghị sĩ cấp cao thuộc nhiều đảng phái (Kenneth Clarke, Paul Tyler, Tony Wright, George Young và Robin Cook) đã công bố một báo cáo đề xuất rằng 70% thành viên của Viện Quý tộc nên được bầu - mỗi thành viên có nhiệm kỳ hạn dài – bằng hệ thống bỏ phiếu có thể chuyển nhượng duy nhất. Hầu hết những người còn lại sẽ được Ủy ban bổ nhiệm để đảm bảo sự kết hợp giữa "kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm". Đề xuất này cũng không được thực hiện. Một sáng kiến chiến dịch liên đảng có tên "Bầu các lãnh chúa" đã được thành lập để hỗ trợ cho Thượng viện được bầu với tỷ lệ đa số trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử năm 2005.
Tại cuộc bầu cử năm 2005, Đảng Lao động đề xuất cải cách Viện Quý tộc hơn nữa nhưng không có chi tiết cụ thể. Đảng Bảo thủ, trước năm 1997, đã phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào Viện Quý tộc, ủng hộ 80% các Lãnh chúa được bầu, trong khi Đảng Dân chủ Tự do kêu gọi một Thượng viện được bầu cử toàn bộ. Trong năm 2006, một ủy ban liên đảng đã thảo luận về cải cách Viện Quý tộc, với mục đích đạt được sự đồng thuận: những phát kiến của nó được công bố vào đầu năm 2007.
Vào ngày 7 tháng 3 năm 2007, các thành viên của Hạ viện đã bỏ phiếu 10 lần về nhiều ý kiến thay thế cho Thượng viện. Việc bãi bỏ hoàn toàn, được bổ nhiệm toàn bộ, được bầu 20%, được bầu 40%, được bầu 50% và được bầu 60% đều lần lượt bị phản đối. Cuối cùng, cuộc bỏ phiếu cho 80% được bầu đã giành được 305 phiếu trên 267, và cuộc bỏ phiếu cho Viện Quý tộc được bầu toàn bộ đã giành được tỷ số thậm chí còn lớn hơn, 337 đến 224. Điều đáng chú ý là cuộc bỏ phiếu cuối cùng này đại diện cho đa số nghị sĩ.
Hơn nữa, việc kiểm tra tên các nghị sĩ bỏ phiếu ở mỗi khu vực cho thấy, trong số 305 người bỏ phiếu cho phương án được bầu 80%, có 211 người tiếp tục bỏ phiếu cho phương án được bầu 100%. Cho rằng cuộc bỏ phiếu này diễn ra sau cuộc bỏ phiếu 80% - kết quả đã được biết khi cuộc bỏ phiếu 100% diễn ra - điều này cho thấy sự ưu tiên rõ ràng đối với một Thượng viện được bầu hoàn toàn trong số những người đã bỏ phiếu cho lựa chọn duy nhất còn lại đã được thông qua. Tuy nhiên, đây chỉ là một cuộc bỏ phiếu mang tính biểu thị và nhiều rào cản chính trị và lập pháp vẫn phải vượt qua đối với những người ủng hộ Thượng viện được bầu. Các Lãnh chúa ngay sau đó đã bác bỏ đề xuất này và bỏ phiếu thành lập một Viện Quý tộc hoàn toàn được bổ nhiệm.
Vào tháng 7 năm 2008, Jack Straw, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Anh và Đại Chưởng ấn, đã giới thiệu một sách trắng tới Hạ viện đề xuất thay thế Viện Quý tộc bằng một viện được bầu từ 80–100%, với một phần ba được bầu tại mỗi cuộc tổng tuyển cử, có nhiệm kỳ khoảng 12–15 năm. Sách trắng tuyên bố rằng, vì tầng lớp quý tộc sẽ hoàn toàn tách biệt khỏi tư cách thành viên của Thượng viện nên cái tên "House of Lords" sẽ không còn phù hợp nữa. Nó tiếp tục giải thích rằng đã có sự đồng thuận giữa các đảng để Viện được đổi tên thành "Thượng viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland"; tuy nhiên, để đảm bảo cuộc tranh luận vẫn diễn ra về vai trò của Thượng viện hơn là chức danh của nó, sách trắng đã giữ thái độ trung lập về vấn đề chức danh.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2009, Bộ quy tắc ứng xử dành cho các thành viên của Thượng viện đã được họ đồng ý. Một số sửa đổi đã được họ đồng ý vào ngày 30 tháng 3 năm 2010 và ngày 12 tháng 6 năm 2014.
Vụ bê bối về Vụ bê bối chi phí quốc hội Anh lên đến đỉnh điểm chỉ 6 tháng trước đó, và ban lãnh đạo Đảng Lao động dưới sự chỉ đạo của Janet Royall, Nam tước Royall xứ Blaisdon xác định rằng điều gì đó thông cảm nên được thực hiện.
Meg Russell đã nêu trong một bài báo, "Có phải Viện Quý tộc đã được cải tổ chưa?", ba đặc điểm cơ bản của một Viện Quý tộc hợp pháp:
Đầu tiên là cơ quan này phải có đủ quyền hạn đối với pháp luật để khiến chính phủ phải suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định. Bà lập luận rằng Viện Quý tộc có đủ quyền lực để khiến nó trở nên phù hợp. (Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Thủ tướng Tony Blair đã bị đánh bại 38 lần trong Viện Quý tộc—nhưng đó là trước cuộc cải cách lớn với Đạo luật Viện Quý tộc 1999.)
Thứ hai, về thành phần của các Viện Quý tộc, Meg Russell gợi ý rằng thành phần phải khác biệt với Hạ viện, nếu không nó sẽ khiến các Lãnh chúa Nghị viện trở nên vô dụng.
Thứ ba là tính hợp pháp được nhận thức của các Lãnh chúa. Cô ấy tuyên bố, "Nói chung, tính hợp pháp đi kèm với bầu cử".
2010–nay
Liên minh Bảo thủ-Dân chủ Tự do đã nhất trí, sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010, phác thảo rõ ràng điều khoản về một viện thứ hai được bầu cử toàn bộ hoặc chủ yếu, được bầu theo đại diện theo tỷ lệ. Những đề xuất này đã gây ra một cuộc tranh luận vào ngày 29 tháng 6 năm 2010. Như một biện pháp tạm thời, việc bổ nhiệm những người ngang hàng mới sẽ phản ánh tỷ lệ phiếu bầu được đảm bảo bởi các đảng chính trị trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.
Các đề xuất chi tiết về cải cách Lãnh chúa Nghị viện, bao gồm dự thảo Dự luật Cải cách Viện Quý tộc, được xuất bản vào ngày 17 tháng 5 năm 2011. Chúng bao gồm một viện hỗn hợp gồm 300 thành viên, trong đó 80% sẽ được bầu. 20% nữa sẽ được bổ nhiệm và một số ghế sẽ được dành cho tổng giám mục và giám mục của Giáo hội Anh. Theo đề xuất, các thành viên cũng sẽ phục vụ các nhiệm kỳ không thế tục duy nhất trong 15 năm. Các cựu Hạ nghị sĩ sẽ được phép ứng cử vào Thượng viện, nhưng các thành viên của Thượng viện sẽ không được phép trở thành Hạ nghị sĩ ngay lập tức.
Các chi tiết của đề xuất là:
Thượng viện sẽ tiếp tục được gọi là Viện Quý tộc vì mục đích lập pháp.
Viện Quý tộc được cải cách nên có 300 thành viên, trong đó có 240 thành viên được bầu chọn và 60 thành viên được bổ nhiệm làm "Thành viên độc lập". Tối đa 12 tổng giám mục và giám mục của Giáo hội Anh có thể ngồi trong Thượng viện với tư cách là "Lãnh chúa Tinh thần".
Các Thành viên được bầu sẽ phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất là 15 năm, không thể gia hạn.
Các cuộc bầu cử Lãnh chúa cải cách phải diễn ra cùng thời điểm với các cuộc bầu cử Hạ viện.
Các Thành viên được bầu phải được bầu bằng hệ thống Bỏ phiếu có thể chuyển nhượng một lần đại diện theo tỷ lệ.
Hai mươi Thành viên độc lập (một phần ba) sẽ đảm nhiệm ghế trong viện cải cách cùng thời điểm với các thành viên được bầu và trong cùng nhiệm kỳ 15 năm.
Các Thành viên độc lập sẽ được Nhà vua bổ nhiệm sau khi được Thủ tướng đề xuất theo lời khuyên của Ủy ban bổ nhiệm.
Sẽ không còn mối liên hệ nào giữa hệ thống đẳng cấp quý tộc và thành viên thượng viện.
Quyền lực hiện tại của Viện Quý tộc sẽ không thay đổi và Hạ viện sẽ giữ nguyên tư cách là Nghị viện lập pháp chính.
Các đề xuất đã được xem xét bởi Ủy ban Hỗn hợp về Cải cách Thượng viện gồm cả Hạ nghị sĩ và Thượng nghị sĩ, ủy ban này đã đưa ra báo cáo cuối cùng vào ngày 23 tháng 4 năm 2012, đưa ra những đề xuất sau:
Viện Quý tộc được cải cách nên có 450 thành viên.
Các nhóm đảng, bao gồm cả Crossbenchers, nên chọn thành viên nào được giữ lại trong giai đoạn chuyển tiếp, với tỷ lệ phần trăm thành viên được phân bổ cho mỗi nhóm dựa trên tỷ lệ thành viên ngang hàng có tỷ lệ tham dự cao trong một khoảng thời gian nhất định.
Tối đa 12 Lãnh chúa Tinh thần nên được giữ lại trong Viện Quý tộc đã được cải tổ.
Phó Thủ tướng Nick Clegg đã giới thiệu Dự luật Cải cách Viện Quý tộc 2012 vào ngày 27 tháng 6 năm 2012 được xây dựng dựa trên các đề xuất được công bố vào ngày 17 tháng 5 năm 2011. Tuy nhiên, Dự luật này đã bị Chính phủ bãi bỏ vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, sau sự phản đối từ nội bộ Đảng Bảo thủ.
Đạo luật Cải cách Viện Quý tộc 2014
Dự luật Hóa đơn thành viên tư nhân nhằm đưa ra một số cải cách đã được Dan Byles đưa ra vào năm 2013. Đạo luật Cải cách Thượng viện 2014 đã nhận được sự đồng ý của Hoàng gia vào năm 2014. Theo luật mới:
Tất cả các đồng nghiệp có thể nghỉ hưu hoặc từ chức khỏi viện (trước đó, chỉ những Lãnh chúa Nghị viện cha truyền con nối mới có thể từ chối quyền lực của họ).
Các Lãnh chúa có thể bị loại vì không tham dự.
Những Lãnh chúa có thể bị loại nếu nhận án tù từ một năm trở lên.
Đạo luật Viện Quý tộc (Trục xuất và Đình chỉ) 2015
Đạo luật Viện Quý tộc (Trục xuất và Đình chỉ) 2015 cho phép Viện Quý tộc trục xuất hoặc đình chỉ các thành viên.
Đạo luật Lãnh chúa Tinh thần (Phụ nữ) 2015
Đạo luật này đưa ra điều khoản ưu tiên kết nạp các giám mục nữ của Giáo hội Anh vào Lãnh chúa Tinh thần hơn nam giới trong 10 năm sau khi bắt đầu (2015 đến 2025). Điều này xảy ra do Giáo hội Anh quyết định vào năm 2014 bắt đầu phong chức giám mục cho phụ nữ.
Vào năm 2015, Rachel Treweek, Giám mục xứ Gloucester, đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ Lãnh chúa Tinh thần trong Viện Quý tộc theo Đạo luật. Tính đến năm 2023, sáu nữ giám mục giữ chức vụ Lãnh chúa Tinh thần, năm người trong số họ đã được tăng tốc do Đạo luật này.
Kích cỡ
Quy mô của Viện Quý tộc đã thay đổi rất nhiều trong suốt lịch sử của nó. Viện Quý tộc Anh—khi đó bao gồm 168 thành viên—được 16 Quý tộc Scotland gia nhập tại Westminster để đại diện cho tầng lớp quý tộc của Scotland—tổng cộng 184 quý tộc—trong Quốc hội đầu tiên của Đại Anh năm 1707. Thêm 28 thành viên Ireland đại diện cho quý tộc Ireland đã được bổ sung vào Quốc hội đầu tiên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland vào năm 1801. Từ khoảng 220 quý tộc vào thế kỷ XVIII, viện đã tiếp tục được mở rộng. Từ khoảng 850 thành viên vào năm 1951/52, con số này còn tăng hơn nữa khi có nhiều thành viên hơn sau Đạo luật Đẳng cấp quý tộc trọn đời 1958 và bao gồm tất cả các đồng nghiệp Scotland và các đồng nghiệp nữ đầu tiên trong Đạo luật Đẳng cấp quý tộc 1963. Nó đạt đến quy mô kỷ lục là 1.330 thành viên vào tháng 10 năm 1999, ngay trước cuộc cải cách lớn của Lãnh chúa Nghị viện (Đạo luật Viện Quý tộc 1999) đã giảm xuống còn 669, hầu hết là những quý tộc trọn đời, được thụ phong vào tháng 3 năm 2000.
Số thành viên của viện một lần nữa được mở rộng trong những thập kỷ tiếp theo, tăng lên trên 800 thành viên tích cực vào năm 2014 và thúc đẩy những cải cách hơn nữa trong Đạo luật Cải cách Viện Quý tộc 2014.
Vào tháng 4 năm 2011, một nhóm liên đảng gồm các cựu chính trị gia hàng đầu, bao gồm nhiều thành viên cấp cao của Viện Quý tộc, đã kêu gọi Thủ tướng David Cameron ngừng tạo ra những đẳng cấp quý tộc mới. Ông đã tạo ra 117 quý tộc mới từ khi nhậm chức vào tháng 5 năm 2010 đến khi rời nhiệm sở vào tháng 7 năm 2016, tốc độ thăng tiến nhanh hơn bất kỳ Thủ tướng nào trong lịch sử nước Anh; đồng thời chính phủ của ông đã cố gắng (vô ích) giảm 50 thành viên Hạ viện, từ 650 xuống 600 nghị sĩ.
Vào tháng 8 năm 2014, mặc dù sức chứa chỉ khoảng 230 đến 400 trên các băng ghế trong Phòng Lãnh chúa, viện vẫn có 774 thành viên tích cực (cộng với 54 người không được quyền tham dự hoặc bỏ phiếu vì đã bị cấm bầu cử, bị đình chỉ hoặc cho phép nghỉ vắng mặt). Điều này làm cho Viện Quý tộc trở thành nghị viện lớn nhất trong bất kỳ Quốc hội thuộc nền dân chủ nào. Vào tháng 8 năm 2014, cựu Chủ tịch Hạ viện Betty Boothroyd đã yêu cầu "các quý tộc lớn tuổi nên nghỉ hưu một cách duyên dáng" để giảm bớt tình trạng quá tải trong Viện Quý tộc. Bà cũng chỉ trích các thủ tướng kế nhiệm vì đã lấp đầy phòng thứ hai bằng "lobby fodder" nhằm giúp các chính sách của họ trở thành luật. Bà ấy đưa ra nhận xét của mình vài ngày trước khi một nhóm quý tộc mới chuẩn bị được thành lập và vài tháng sau khi Đạo luật Cải cách Viện Quý tộc 2014 được thông qua, cho phép những quý tộc trọn đời nghỉ hưu hoặc từ chức khỏi Viện Quý tộc, điều mà trước đây chỉ có thể thực hiện được dành cho các Quý tộc cha truyền con nối và giám mục.
Vào tháng 8 năm 2015, khi có thêm 45 quý tộc được thành lập trong Giải thể danh dự, tổng số thành viên đủ điều kiện của các Lãnh chúa Nghị viện đã tăng lên 826. Trong một báo cáo có tựa đề "Quy mô có quan trọng không?" BBC cho biết: "Đúng vậy. Các nhà phê bình cho rằng Viện Quý tộc là cơ quan lập pháp lớn thứ hai sau Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc và lấn át thượng viện ở các nền dân chủ lưỡng viện khác như Hoa Kỳ (100 thượng nghị sĩ), Pháp (348 thượng nghị sĩ), Úc (76 thượng nghị sĩ), Canada (105 thượng nghị sĩ được bổ nhiệm) và Ấn Độ (250 thành viên), các Thượng nghị sĩ cũng lớn hơn Hội đồng Nhân dân Tối cao của Bắc Triều Tiên (687 thành viên)… Các Lãnh chúa phàn nàn rằng không có đủ chỗ để chứa tất cả trong cùng một Phòng, nơi chỉ có khoảng 400 ghế, và nói rằng họ liên tục chen lấn để giành chỗ - đặc biệt là trong các cuộc họp cấp cao", nhưng nói thêm, "Mặt khác, những người bảo vệ Thượng viện nói rằng cơ quan này thực hiện một công việc quan trọng là xem xét kỹ lưỡng luật pháp, phần lớn trong số đó đã được đưa ra từ Hạ viện trong những năm gần đây".
Vào cuối năm 2016, một ủy ban của Chủ tịch Viện Quý tộc đã được thành lập để kiểm tra vấn đề quá đông đúc, với lo ngại số lượng thành viên có thể tăng lên trên 1.000 và vào tháng 10 năm 2017, ủy ban đã trình bày những phát hiện của mình. Vào tháng 12 năm 2017, các Lãnh chúa đã tranh luận và thông qua rộng rãi báo cáo của mình, trong đó đề xuất giới hạn số thành viên là 600 thành viên, với giới hạn nhiệm kỳ 15 năm đối với các đồng nghiệp mới và giới hạn "hai ra, một vào" đối với các cuộc hẹn mới. Đến tháng 10 năm 2018, ủy ban của Chủ tịch Thượng viện khen ngợi việc giảm số lượng thành viên, lưu ý rằng tỷ lệ rời đi đã lớn hơn dự kiến, với việc Ủy ban Lựa chọn các vấn đề Hiến pháp và Hành chính Công của Hạ viện phê duyệt tiến độ đạt được mà không cần luật pháp.
Đến tháng 4 năm 2019, với việc gần một trăm đồng nghiệp nghỉ hưu kể từ khi Đạo luật Cải cách Viện Quý tộc 2014 được thông qua, số lượng quý tộc tích cực đã giảm xuống tổng số 782, trong đó 665 người là quý tộc trọn đời. Tuy nhiên, tổng số này vẫn lớn hơn số thành viên của 669 quý tộc vào tháng 3 năm 2000, sau khi thực hiện Đạo luật Viện Quý tộc 1999 đã loại bỏ phần lớn các quý tộc cha truyền con nối khỏi ghế của họ; con số này cao hơn nhiều so với giới hạn 600 thành viên được đề xuất và vẫn lớn hơn 650 thành viên của Hạ viện.
Chức năng
Chức năng lập pháp |
Kính vạn hoa, hay kiếng vạn hoa, là một dụng cụ quang học thường được tạo thành từ 3 tấm gương xếp theo hình lăng trụ, có tác dụng tạo ra hình ảnh phản xạ nhiều lần.
Định nghĩa
Kính vạn hoa là một ống gồm những tấm gương chứa những hạt chuỗi, viên sỏi màu, hoặc những vật nhỏ có màu. Người xem nhìn vào một đầu và ánh sáng vào đầu còn lại, phản chiếu qua những tấm gương. Loại tiêu biểu có hai tấm gương đặt theo chiều dọc. Khi đặt các tấm gương nghiêng 45 độ tạo thành 8 ảnh của vật, tạo thành 6 ảnh khi đặt 60 độ, và 4 ảnh khi đặt ở 90 độ. Khi ống được xoay, sự xáo trộn các vật thể nhỏ tạo ra nhiều màu sắc và hình dạng. Bất kỳ hình dạng nào của các vật thể được tạo ra đều là những mẫu đẹp đối xứng vì nó được phản chiếu qua gương. Kiểu 2 gương tạo thành mẫu hoặc những mẫu được ngăn cách bởi nền đen, trong khi kiểu 3 gương (hình tam giác đóng) tạo thành mẫu lắp đầy khung nhìn.
Lịch sử
Kính vạn hoa được phát minh bởi Ngài David Brewster năm 1816 khi đang làm thí nghiệm về phân cực ánh sáng. Nó được cấp bằng phát minh năm 1817. Mẫu thiết kế ban đầu được làm từ một cái ống, trong đó Brewster đặt một cặp gương ở một đầu, đầu kia đặt một đĩa kính mờ. Ở giữa, ông đặt những hạt chuỗi. Lúc ban đầu nó có dụng ý là một dụng cụ khoa học, nhưng nó nhanh chóng được làm thành đồ chơi.
Ý nghĩa văn học
Do hình trong kính vạn hoa được tạo ra một cách tình cờ, nên các hình nhìn thấy là rất khác nhau (xác suất để có thể thu được hai hình giống hệt nhau là vô cùng bé), nên Kính vạn hoa được hiểu là hình ảnh đại diện cho cái gì đó rất đa dạng, rất phong phú.
Tên gọi châu Âu
Tên gọi của kính vạn hoa trong một số nước châu Âu là kaleidoscope, có gốc từ tiếng Hy Lạp, bao gồm 3 phần:
καλός, kalós, có nghĩa là "đẹp"
εἶδος, eidos, có nghĩa là "hình ảnh"
σκοπέω, scope, có nghĩa là "dụng cụ, người quan sát" |
Roman Arkadievich Abramovich (tiếng Nga: Роман Аркадьевич Абрамович, sinh ngày 24 tháng 10 năm 1966 tại Saratov, Nga) là một tỷ phú dầu mỏ người Nga gốc Do Thái. Ông mang 2 quốc tịch Nga và Israel đồng thời là Thống đốc khu tự trị Chukotka (Nga) từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2008. Ông từng là chủ sở hữu của câu lạc bộ bóng đá Chelsea đang thi đấu tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, chiều ngày 10 tháng 3 năm 2022 chính phủ Vương quốc Anh thông báo tước quyền sở hữu câu lạc bộ Chelsea của Roman Abramovich.
Tháng 3 năm 2006 ông được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu nhất nước Nga, người giàu thứ hai tại Anh và đứng thứ 11 trên thế giới với ước tính tài sản 18.2 tỷ dollar. Tất cả những người xếp trên ông trong bảng xếp hạng đều ít nhất lớn hơn ông 10 tuổi. Năm 2007, vị trí của ông trên bảng xếp hạng giảm xuống thứ 16, mặc dù tổng tài sản đã tăng lên 18.7 tỷ USD (theo Forbes). Năm 2008, ông đứng thứ 15 với tổng tài sản 23.5 tỷ. Năm 2010, với tài sản 11,2 tỉ, ông xếp hạng 50 trên danh sách của Forbes. Tạp chí Fians của Nga cũng vừa xuất bản danh sách 500 người giàu nhất nước Nga, và lần đầu tiên tỷ phú Abramovich không có mặt ở vị trí top 3. Ông đã xuống vị trí thứ năm với tổng tài sản khoảng 17,1 tỷ USD. Người đứng vị trí thứ ba là ông Alisher Usmanov, ông trùm trong ngành kim loại và là cổ đông của câu lạc bộ Arsenal.
Ông là chủ của nhiều doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nổi tiếng nhất là câu lạc bộ bóng đá Chelsea. Đây một câu lạc bộ bóng đá thuộc Giải bóng đá ngoại hạng Anh, vì những tham gia của ông vào bóng đá châu Âu, những đóng góp vào các doanh nghiệp Do Thái tại Israel và nhiều nơi khác trên thế giới, thể hiện nguồn gốc và mối quan hệ Do Thái của ông. Dù nổi tiếng trên toàn thế giới, Abramovich hầu như không bao giờ bình luận trước công chúng về những hoạt động của mình. Các nhà viết tiểu sử và nhà báo chỉ có thể xét đoán động cơ và mục đích hành động thông qua cuộc đời kín đáo của ông.
Tuổi thơ, giáo dục và binh nghiệp
Abramovich mất mẹ khi mới 18 tháng tuổi, cha ông cũng chết trong một vụ tai nạn tại công trường xây dựng (tháng 5 năm 1969) khi ông được 2 tuổi rưỡi. Ông được một người bác tên Leib nuôi dưỡng tại thành phố Ukhta (Đây là thành phố được xây dựng và tiếp nhận các tù nhân chính trị bị lưu đày sau các đợt thanh trừng của Stalin), thuộc Cộng hòa Komi, cách Moskva 1.120 km về phía đông bắc và sau này từ lúc 8 tuổi ông được bà nội nuôi tại Moskva và được một người bác khác tên Roman chăm sóc. Abramovich được cả hai người bác yêu mến vì họ không có con trai. Leib chịu trách nhiệm việc việc điều hành các bộ phận tiếp liệu là thu mua hàng hóa với giá rẻ và đem bán lại với giá cao hơn, nên đời sống của Abramovich cũng rất là thoải mái.
Abramovich theo học Viện công nghệ tại thành phố Ukhta 1983, trước khi gia nhập Quân đội Xô viết.
Tư nhân hóa thời kỳ hậu Xô viết cùng sự nghiệp kinh doanh và chính trị
Abramovich bắt đầu hoạt động kinh doanh vào cuối thập kỷ 1980, khởi đầu bằng một công ty sản xuất búp bê có tên là Uyut, khi các cuộc cải cách của Tổng thống Sô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachov cho phép các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hoạt động, được gọi là các Hợp tác xã. Giai đoạn 1992-1995 Abramovich thành lập năm công ty bán lẻ trung gian, cuối cùng ông chuyên vào việc kinh doanh dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.
Tháng 7 năm 1992, Phó ủy viên công tố Moskva thông qua việc điều tra Abramovich theo điều 90 Luật hình sự Nga. Vụ việc này được gửi tới Ukhta, Cộng hòa Komi để điều tra thêm. Ông bị cáo buộc ăn cắp nhiên liệu diesel từ một doanh nghiệp ở Ukhta với giá trị 4.000.000 rúp. Cuộc điều tra kết luận rằng số nhiên liệu đó đã được chuyển tới Riga bằng các giấy tờ giả mạo (với lý do chuyển nhiên liệu cho quân đội) và tung ra bán tại đó. Sau này Abramovich được phán xét vô tội.
Abramovich có được số tiền của mình phần lớn nhờ các tài sản mua được với giá rẻ trong chương trình tư nhân hóa các công ty nhà nước của Boris Nikolayevich Yeltsin khoảng giữa thập kỷ 1990. Với sự hỗ trợ từ phía Boris Abramovich Berezovsky, người sau này là đối tác của ông, ông trở thành người nắm đa số cổ phần trong Sibneft, một công ty dầu mỏ lớn. Sau đó ông tiếp tục mua các công ty nhôm từ các nhà đầu tư tư nhân và sáp nhập chúng vào công ty kim loại Oleg Deripaska hình thành nên RUSAL (Công ty nhôm Nga), công ty sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới.
Abramovich và Berezovsky có được một nửa số cổ phần của mình trong Sibneft thông qua cái gọi là chương trình "đổi nợ lấy cổ phần", trong đó số tiền thế chấp của nhà nước và sau này là các cổ phần được bán ra trong nhiều doanh nghiệp lớn được đổi lấy các khoản vay nợ của chính phủ. Nửa số cổ phần còn lại của công ty được tư nhân hóa thông qua hàng loạt các phiên bán đấu giá ở thời điểm giữa thập kỷ 1990.
Năm 1999 Abramovich trúng cử vào Duma Quốc gia với tư cách đại diện cho Khu vực tự trị Chukotka, một vùng nghèo đói ở Viễn Đông Nga. Ông khởi động chương trình từ thiện Pole of Hope nhằm giúp đỡ người dân Chukotka, đặc biệt là trẻ em và vào tháng 12 năm 2000 được bầu làm Toàn quyền Chukotka, thay thế cho vị Toàn quyền tham nhũng cũ là Alexander Nazarov. Từ đó ông đã đầu tư hàng trăm triệu dollar vào Chukotka, như xây trường đại học, bệnh viện, trường mẫu giáo và các khách sạn tại Anadyr, sửa chữa sân bay và đầu tư xây mới hoặc sửa chữa các ngôi trường ở nhiều thị trấn và làng mạc. Ông cũng sử dụng Chukotka làm nơi lách thuế cho Sibneft, dù công ty của ông đầu tư phần lớn số thuế giảm được vào trong vùng, và đầu tư tìm kiếm dầu mỏ tại đó như một phần trong chiến dịch phát triển kinh tế của vùng. Abramovich nói rằng ông sẽ không ra tranh cử chức Toàn quyền thêm một lần nữa sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2005, bởi vì việc đó "quá tốn kém" – và ông cũng hiếm khi đến đây. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thay đổi pháp luật để hủy bỏ các cuộc bầu cử Toàn quyền địa phương, và vào ngày 21 tháng 10 năm 2005 Abramovich được tái chỉ định thêm một nhiệm kỳ nữa. Năm 2006 Abramovich đã sử dụng quyền lực Toàn quyền của mình nhằm gỡ tội cho nhà thám hiểm Karl Bushby, người đã bị trục xuất khỏi vùng này vì tội xâm phạm biên giới sau khi đi bộ từ Alaska vào Nga trong nỗ lực đi bộ vòng quanh thế giới .
Abramovich được trao Huy chương Danh dự vì những "đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của quận tự trị Chukotka", theo nghị định do Tổng thống Nga ký .
Tháng 5 năm 2006 ông thông báo kế hoạch mua 40% tiền vốn trong Evraz, một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất nước Nga, với giá 3 tỷ đô la – khoản đầu tư lớn đầu tiên của ông vào Nga từ khi ông bán các công ty nhôm và dầu mỏ của mình.
Ông được xếp hạng là người giàu thứ hai tại Anh trong Sunday Times Rich List 2006, với tài sản ước tính 10,8 tỷ bảng Anh. Abramovich được xếp vào danh sách này vì ông sở hữu các bất động sản tại Luân Đôn và Sussex.
Ông có bảy dinh thự ở Anh, ba dinh thự ở Pháp, 3.600m² đất ở ngoại ô Moscow, hai xe BMW, ba xe Mercedes và một xe Volkswagen Golf. Năm 2010 ông đã kiếm được 5 triệu USD ở Anh và có 115 triệu USD tiền mặt tại 22 tài khoản ngân hàng ở Nga.
Ông có tới bảy "phương tiện đi lại", chưa kể chiếc thuyền buồn siêu sang và chiếc máy bay riêng. Chiếc thuyền buồm Eclipse là một trong những chiếc lớn nhất thế giới, với đầy đủ sự xa hoa mà con người có thể tưởng tượng ra: bãi đỗ trực thăng, chiếc tàu ngầm mini hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và hệ thống laser chống các tay chụp ảnh trộm. Ông còn sở hữu chiếc Boeing 767, mà theo tạp chí Fians năm 2010 là chiếc máy bay riêng mắc nhất ở Nga, với chi phí nội thất khoảng 100 triệu USD.
Abramovich với bóng đá châu Âu
Tháng 7 năm 2003 ông trở thành người sở hữu các công ty kiểm soát Câu lạc bộ bóng đá Chelsea tại Anh. Rõ ràng, ông đã quan tâm tới việc mua lại một số câu lạc bộ khác trước khi quay sang Chelsea, câu lạc bộ đang khủng hoảng tài chính ở thời điểm đó.
Vụ mua bán ngay lập tức khiến ông trở nên nổi tiếng ở Anh, nơi những tờ báo đã đưa tin vụ này một cách hài hước bằng cách gán cho câu lạc bộ cái tên mới Chelski (một kiểu dùng thuật ngữ sai, bởi vì hậu tố -ski trên thực tế thuộc tiếng Ba Lan). Ngay khi nắm quyền kiểm soát đội bóng, Abramovich rót nhiều khoản đầu tư lớn vào câu lạc bộ (ước tính lên tới 440 triệu bảng Anh tới tháng 1 năm 2006), nhận chi trả khoản nợ 80 triệu bảng và nhanh chóng chi tiền cho các chiến dịch tuyển mộ. Câu lạc bộ này cũng bắt đầu thực hiện các chương trình đầy tham vọng về phát triển thương mại, với mục tiêu biến nó trở thành một thương hiệu toàn cầu. Hầu như ngay lập tức câu lạc bộ có được thành công: Chelsea kết thúc mùa giải đầu tiên với ông chủ mới ở vị trí thứ hai tại Giải ngoại hạng (từ vị trí thứ tư mùa trước). Mùa bóng tiếp theo họ đoạt chức vô địch và vào tới bán kết Champions League. Hiện đây là câu lạc bộ cùng với câu lạc bộ Manchester United đang thống trị giải ngoại hạng Anh. Có ý kiến cho rằng việc Abramovich đầu tư vào Chelsea khiến thị trường chuyển nhượng bị biến dạng trên toàn lục địa châu Âu, vì tài sản của ông cho phép câu lạc bộ mua được mọi cầu thủ họ cần (thường với những giá cao quá đáng), mà không cần quan tâm tới hậu quả của việc đó với tình hình tài chính của họ. Ở mức độ rộng hơn, việc chi tiêu quá nhiều khiến xảy ra tình trạng tái phân phối tài sản khi tổng số phí lên tới 12,5 triệu bảng Anh trả cho West Ham United để mua Glen Johnson và Joe Cole khiến câu lạc bộ không thể giữ chân cầu thủ của họ . Kết thúc mùa giải 2005, Chelsea thông báo mức thua lỗ kỷ lục 140 triệu bảng và dự định chỉ bắt đầu thu lãi từ năm 2010 (Mosnews) .
Hiện tại ông có mặt trong mọi trận đấu của Chelsea và không che giấu cảm xúc của mình trong trận, một dấu hiệu mà những người ủng hộ ông cho là tình yêu thể thao (dù những người khác coi đó là một hành vi khôn ngoan nhằm bảo vệ những khoản lợi to lớn hơn của ông), và vào phòng thay quần áo thăm các cầu thủ sau mỗi trận đấu.
Tháng 3 năm 2004, Sibneft đồng ý một hợp đồng tài trị ba năm trị giá 58 triệu dollar (gần 30 triệu bảng Anh, 44,5 triệu EURO, 1,6 tỷ rúp Nga) với câu lạc bộ bóng đá Nga CSKA Moskva. Dù công ty giải thích rằng quyết định này do ban giám đốc đưa ra, một số người coi đó là một nỗ lực của Abramovich phản công lại những lời buộc tội "không yêu nước" được đưa ra khi ông mua Chelsea. Các điều luật của UEFA ngăn cản việc một cá nhân sở hữu hơn một câu lạc bộ có tham gia vào các trận đấu do UEFA tổ chức, vì thế Abramovich không có quyền lợi hợp pháp tại CSKA. Theo một cuộc điều tra, ông đã được UEFA tuyên bố không có quyền lợi xung đột . Tuy nhiên, ông được tạp chí Pro Sport trao danh hiệu "người có nhiều ảnh hưởng nhất trong bóng đá Nga" vào cuối tháng 6 năm 2004. Tháng 5 năm 2005, CSKA đoạt UEFA Cup, trở thành câu lạc bộ bóng đá Nga đầu tiên đoạt một cúp châu Âu. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2005, Abramovich đã bán các cổ phần của mình trong Sibneft và chủ sở hữu mới của công ty là Gazprom, đang tài trợ cho Zenit Sankt Peterburg, hủy bỏ hợp đồng tài trợ cũ.
Abramovich cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Guus Hiddink về làm huấn luyện viên Đội tuyển bóng đá quốc gia Nga. Piet de Visser, cựu trợ lý của Hiddink tại câu lạc bộ PSV Eindhoven hiện là trợ lý nhân sự của Abramovich đã giới thiệu Hiddink cho vị chủ tịch Chelsea.
Ngày 21 tháng 9 năm 2007, Abramovich và Chelsea đã chia tay huấn luyện viên Mourinho.
Mối quan hệ với Điện Kremlin
Mối quan hệ thân thiết của Abramovich với Boris Nikolayevich Yeltsin và gia đình ông ta là điều ai cũng biết, một số chi tiết kỹ càng hơn về mối quan hệ này đã được tướng Alexander Vasilyevich Korzhakov tiết lộ. Có tin cho rằng Yeltsin đã bảo vệ Abramovich khỏi tất cả các nỗ lực nhằm khởi tố các hoạt động tội phạm của ông.
Đa số mọi người coi dự án sáp nhập Sibneft với Yukos là một hành động nhằm tự rút lui khỏi nước Nga của ông, ở thời điểm Điện Kremli có vẻ đã quyết định đưa quá khứ làm ăn của một số trùm tư bản ra trước tòa án. Abramovich từng là một cộng sự thân thiết của Boris Abramovich Berezovsky, người đã bán các cổ phần của mình trong Sibneft cho ông ta, dù vào tháng 7 năm 2005 Berezovsky đã thông báo ý định kiện Abramovich ra trước tòa án Anh vì đã gây áp lực buộc ông phải bán với giá rẻ các tài sản của mình tại Nga sau khi Berezovsky phải chạy trốn khỏi đất nước .
Tháng 9 năm 2005 Abramovich đã bán 72,663% cổ phần Sibneft cho công ty Gazprom thuộc quyền quản lý của chính phủ Nga với giá 13,01 tỷ dollar Mỹ (tương đương 10,81 tỷ euro hay 7,4 tỷ bảng Anh). Vụ chuyển nhượng được coi là dấu hiệu cho thấy ông vẫn có được các quan hệ tốt với Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, không giống như ông bạn tỷ phú của mình là Mikhail Borisovich Khodorkovsky, người bị tuyên án 9 năm tù. Ông từng là thống đốc khu tự trị Chukotka từ năm 2002 - 2008, đồng thời là chủ tịch của quốc hội khu vực, đại diện cho Đảng Nước Nga thống nhất của Thủ tướng Vladimir Vladimirovich Putin. Ông phải công khai tài sản khi ra tranh cử vị trí trong quốc hội ở khu vực Viễn Đông Nga. Nhiều khả năng ông sẽ thắng cử dễ dàng.
Tranh cãi
Roman Abramovich đã bị cáo buộc tham gia vào nhiều hành vi sai trái khác nhau. Báo The Times nói rằng Abramovich "nổi tiếng sau chiến thắng trong vụ cuộc chiến tranh nhôm, trong đó có hơn 100 người được cho là đã thiệt mạng trong những tranh giành của xã hội đen để kiểm soát các lò nấu mang nhiều lợi tức. "
Hối lộ
Năm 2008 The Times tường thuật, Abramovich thừa nhận, ông đã trả hàng tỷ đô la cho các ưu tiên chính trị và chi phí bảo vệ để có được một phần lớn tài sản dầu mỏ và nhôm của Nga mà có thể chứng minh được qua các giấy tờ tòa án mà The Times có được.
Cuộc sống riêng tư
Gia đình
Abramovich đã cưới vợ hai lần, lần đầu tiên với Olga Yurevna Lysova vào tháng 12 năm 1987 (li dị năm 1990), lần thứ hai với Irina Vyacheslavovna Malandina vào tháng 10 năm 1991. Tới đầu năm 2006, Roman và Irina Abramovich có năm con: Anna, 14 tuổi, Arkady (12), Sonya (11), Arina (5) và Ilya (3). Năm 2007, hai người li dị. Cuối năm 2009, Abramovich có đứa con thứ sáu với nữ phóng viên Dasha Zhukova tên là Aaron Alexander.
"Quân đội tư"
Abramovich gần đây đã nâng đội cận vệ "quân đội tư nhân" của mình lên tới 40 người. Việc này làm ông trở thành một trong những doanh nhân được bảo vệ tốt nhất trên thế giới.
Các mối quan tâm và các hoạt động khác
Abramovich được biết đến là một người hâm mộ đua xe Công thức 1 và thường xuất hiện trên các trường đua; năm 2004, mọi người đã chứng kiến vị chủ tịch công ty điều hành môn thể thao này khi Bernie Ecclestone cho Abramovich chạy một vòng trên đường pit tại Giải đua ô tô Công thức 1 Monaco, có những lời đồn đại cho rằng ông ta đang cân nhắc đầu tư mua một đội đua xe Công thức 1 nhưng vẫn chưa được kiểm chứng. Ông đã mua một bảng số xe đặc biệt (vanity plate) "VIP 1" với giá 285.000 bảng Anh, vốn là biển số xe ôtô được thiết kế dành riêng cho cố Giáo hoàng John Paul II.
Những lời đồn đại khác cho rằng Abramovich đang chú ý tới ý tưởng mua đội khúc côn cầu trên băng (hockey) Vancouver Canucks hay một đội khác ở Bắc Mỹ để cho bộ sưu tập cùng với đội Avangard Omsk hiện ông đang sở hữu ở Nga. Tuy nhiên, chưa có hợp đồng nào được ký kết.
Ông sở hữu một chiếc Boeing 767-300 tư nhân (số đăng ký P4-MES) được gọi là "The Bandit" vì kiểu sơn của nó, cũng như nhiều chiếc trực thăng Eurocopter nằm trên các du thuyền Le Grand Bleu, Extasea và Pelorus của ông. Hiện du thuyền Le Grand Bleu đã được tặng cho Eugene Shvidler (Швидлер, Евгений Маркович), người đã giúp ông mua đội Chelsea.
Năm 2008, ông đã tậu thêm Eclipse là một du thuyền trang bị như một chiến hạm, dài 169 mét, với hệ thống phát hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa từ xa, 2 bãi đáp cho trực thăng, cửa chống đạn, vỏ thuyền làm bằng vật liệu đặc biệt có khả năng giảm nhẹ tối đa độ nguy hiểm khi bị tấn công, hệ thống chống nghe trộm, 1 cửa thoát hiểm trong trường hợp bị tấn công, 24 buồng ngủ, rạp chiếu phim, bể bơi, quầy bar, sàn nhảy, với tổng giá thành lên tới hơn 200 triệu bảng. Eclipse hiện là du thuyền tư nhân dài nhất trên thế giới hiện nay, hơn cả chiếc thuyền Dubai dài 160m của Mohammed bin Rashid Al Maktoum, thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Mối quan hệ với Israel
Là một người có nguồn gốc Do Thái, Abramovich luôn ủng hộ nhiệt thành các thành tựu của người Do Thái cũng như Nhà nước Israel, ông chính thức nhập quốc tịch Israel vào năm 2018 đồng thời trước đó đã rót vốn đầu tư vào rất nhiều dự án kinh tế tại các thành phố Jerusalem và Tel Aviv.
Trích dẫn
"Tôi yêu môn này, tôi yêu thể thao, tôi yêu giải đấu này. Tại sao tôi lại không sở hữu một đội cho riêng mình?" - khi mua Chelsea với giá 140 triệu bảng
"Tôi đang thực hiện mơ ước của mình bằng cách sở hữu một câu lạc bộ bóng đá hàng đầu. Một số người có thể nghi ngờ các động cơ của tôi, một số người sẽ nghĩ tôi điên." - sau khi mua Chelsea
"Nếu tôi từng muốn Thierry Henry, tôi đã mua anh ta, cảm ơn." - về khả năng mua Thierry Henry
"Jose là một huấn luyện viên vĩ đại, người giỏi nhất." - về Jose Mourinho
"Tôi sẽ không bao giờ rời Chelsea. Tình yêu bóng đá mãi ngự trị trong trái tim tôi." - về việc rời Chelsea
"Mục tiêu là chiến thắng. Không phải để kiếm tiền. Tôi có nhiều cách kiếm tiền ít mạo hiểm hơn việc đó (mua Chelsea). Tôi không muốn ném tiền qua cửa sổ, nhưng nó thật sự mang lại cảm giác và điều đó có nghĩa là thành công và chiến thắng." - về ý định với Chelsea
Ghi chú |
Yitzhak Rabin (; , ; 1 tháng 3 năm 1922 – 4 tháng 11 năm 1995) là một chính trị gia và tướng lĩnh Israel. Ông là Thủ tướng thứ năm của Israel, giữ chức vụ này trong hai nhiệm kỳ, 1974–1977 và 1992 tới khi ông bị ám sát năm 1995. Năm 1994, Rabin đã giành Giải Nobel Hoà bình cùng với Shimon Peres và Yasser Arafat. Ông bị Yigal Amir một người cấp tiến cánh hữu Israel, người phản đối việc Rabin ký kết Hiệp định Oslo, ám sát. Rabin là thủ tướng đầu tiên của Israel sinh ra tại nước này, là thủ tướng duy nhất bị ám sát và là người thứ hai chết khi đang tại chức sau Levi Eshkol.
Đời sống cá nhân
Rabin ra đời tại Jerusalem năm 1922 là con của Nehemiah và Rosa, hai nhà hoạt động hàng đầu của Aliyah thứ ba. Nehemiah Rubitzov, sinh ra trong một thị trấn nhỏ tại Ukraina năm 1886, mất cha khi còn là một đứa trẻ và đã làm việc để kiếm tiền cho gia đình từ khi còn rất trẻ. Khi 18 tuổi, ông di cư tới Hoa Kỳ, nơi ông gia nhập đảng Poale Zion và đổi họ thành Rabin. Năm 1917, Nehemiah tới Palestine Ủy trị Anh với một nhóm người tự nguyện thuộc Quân đoàn Do Thái. Mẹ của Yitzhak, Rosa Cohen, sinh năm 1890 tại Mohilev ở Belarus. Cha bà, một giáo sĩ Do Thái, phản đối phong trào Zion, nhưng đã gửi Rora tới một trường trung học Thiên chúa dành cho các cô gái tại Homel, cho phép bà có được trình độ giáo dục rộng hơn. Ngay từ đầu, Rosa đã quan tâm tới các lý tưởng chính trị và xã hội. Năm 1919, bà tới vùng này trên chiếc S.S. Ruslan, người đứng đầu Aliyah Thứ ba. Sau khi làm việc tại một kibbutz (khu định cư ở Israel) trên bờ Biển Galilee, bà tới Jerusalem.
Rabin lớn lên tại Tel Aviv, nơi gia đình họ tới sinh sống khi ông được một tuổi. Năm 1940, ông tốt nghiệp với bằng danh dự tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Kadoori và hy vọng sẽ trở thành một kỹ sư thủy lợi. Tuy nhiên, ngoài nhiều khoá chiến lược quân sự tại Anh Quốc sau này, ông không bao giờ theo đuổi một bằng cấp.
Rabin cưới Leah Rabin (tên khi sinh Schlossberg) trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948. Leah Rabin thời ấy đang là một phóng viên cho tờ Palmach newspaper. Họ có hai con, Dalia và Yuval. Rabin là người vô thần, với Dennis Ross bình luận rằng Ross không bao giờ gặp một người Do Thái thế tục hơn thế tại Israel.
Sự nghiệp quân sự
Palmach
Năm 1941, trong khi được huấn luyện thực tập tại kibbutz Ramat Yohanan, Rabin gia nhập nhánhPalmach của Haganah, dưới ảnh hưởng của Yigal Allon. Chiến dịch đầu tiên ông tham gia là hỗ trợ cuộc xâm lược Liban của Đồng Minh, khi ấy do các lực lượng Vichy Pháp kiểm soát (cũng trong chiến dịch này Moshe Dayan mất một mắt) vào tháng 6 tháng 7 năm 1941. Sau khi chiến tranh chấm dứt mối quan hệ giữa Palmach và chính quyền Anh trở nên căng thẳng, đặc biệt với sự đối xử với cuộc di cư Do Thái. Tháng 10 năm 1945 Rabin chịu trách nhiệm lập kế hoạch và sau này đã thành công trong việc thực hiện một chiến dịch giải phóng những người di cư đang bị giam tại trại giam giữ Atlit cho những người Do Thái di cư bất hợp pháp. Trong Black Shabbat, một chiến dịch lớn của Anh chống lại các lãnh đạo Tổ chức Do Thái tại Vùng đất Israel, Rabin đã bị bắt và giam cầm trong năm tháng. Sau khi được thả ông trở thành chỉ huy của tiểu đoàn Palmach thứ hai và lên nắm chức vụ Sĩ quan Chỉ huy Chiến dịch của Palmach tháng 10 năm 1947.
Các lực lượng phòng vệ Israel (IDF)
Trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 Rabin đã chỉ huy các chiến dịch của Israel tại Jerusalem và chiến đấu với quân đội Ai Cập tại Negev.
Trong thời gian khởi đầu cuộc chiến ông là chỉ huy lữ đoàn Harel chiến đấu trên đường tới Jerusalem từ đồng bằng ven biển, gồm cả Israel "Con đường Miến Điện", cũng như nhiều trận đánh tại Jerusalem, như bảo vệ sườn phải của thành phố bằng cách tái chiếm kibbutz Ramat Rachel.
Trong thời gian cuộc ngừng bắn lần thứ nhất ông tham gia vào cuộc tranh luận giữa IDF và Irgun trên bãi biển Tel Aviv như một phần của Vụ việc Altalena. Trong giai đoạn sau đó ông là phó chỉ huy Chiến dịch Danny, trong đó các thành phố Ramle và Lydda đã bị chiếm, cũng như sân bay chính tại Lydda. Sau khi chiếm giữ hai thị trấn đã có một cuộc di cư của người dân Ả Rập tại đó và chỉ còn vài trăm trong số 50,000 tới 70,000 dân còn ở lại.
Chiến dịch Danny là chiến dịch ở tầm vóc lớn nhất cho tới khi đó và nó liên quan tới bốn lữ đoàn IDF. Khi ấy ông là Chỉ huy các Chiến dịch Mặt trận phía Nam và tham gia vào các trận đánh lớn chấm dứt xung đột tại đó, gồm cả Chiến dịch Yoav và Chiến dịch Horev.
Đầu năm 1949 ông là một thành viên của phái đoàn Israel tham gia các cuộc đàm phán hoà bình với Ai Cập được tổ chức trên đảo Rhodes. Kết quả của cuộc đàm phán là Thoả thuận Hoà bình năm 1949 chấm dứt sự thù địch chính thức của cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948. Sau cuộc tổng động viên ở cuối cuộc chiến ông là (cựu) thành viên cao cấp nhất của Palmach còn lại trong IDF.
Năm 1964 ông được Levi Eshkol, người thay thế David Ben Gurion, chỉ định làm Tham mưu trưởng Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), và giống như ông, Levi Eshkol cũng từng giữ chức vụ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. Bởi Eshkol không có nhiều kinh nghiệm quân sự, Rabin được tự do hành động khá lớn.
Dưới sự chỉ huy của ông, IDF đã giành thắng lợi trước Ai Cập, Syria và Jordan trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967. Sau khi Thành cổ Jerusalem bị IDF chiếm, Rabin nằm trong số những người đầu tiên tới thăm, và có một bài phát biểu nổi tiếng trên Núi Scopus, tại Đại học Hebrew. Trong những ngày dẫn tới cuộc chiến, có thông tin rằng Rabin đã bị suy nhược thần kinh và không thể làm việc. Sau giai đoạn ngắt quãng ngắn ngủi này, ông lấy lại toàn quyền chỉ huy IDF.
Đại sứ và Bộ trưởng Lao động
Sau khi nghỉ hưu tại IDF ông trở thành đại sứ tại Hoa Kỳ vào năm 1968, giữ chức vụ này trong 5 năm. Trong giai đoạn này Hoa Kỳ trở thành bên cung cấp vũ khí chính cho Israel và đặc biệt ông đã tìm cách dỡ bỏ được lệnh cấm vận máy bay phản lực chiến đấu F-4 Phantom. Trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 ông không giữ chức vụ nào chính thức và vào cuộc bầu cử được tổ chức cuối năm 1973 ông được bầu vào Knesset với tư cách thành viên của Liên kết. Ông được chỉ định làm Bộ trưởng Lao động Israel tháng 3 năm 1974 trong chính phủ có thời gian tồn tại ngắn ngủi của Golda Meir.
Nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên
Sau khi Golda Meir từ chức tháng 4 năm 1974, Rabin được bầu làm lãnh đạo đảng, sau khi đánh bại Shimon Peres. Sự đối đầu giữa hai lãnh đạo Công đảng này vẫn giai dẳng và họ đã cạnh tranh nhau nhiều lần trong hai thập kỷ tiếp sau cho vai trò lãnh đạo. Rabin kế nhiệm Golda Meir trở thành Thủ tướng Israel ngày 3 tháng 6 năm 1974. Đây là một chính phủ liên minh, gồm Ratz, những người Tự do Độc lập, Phát triển và Tiến bộ và Danh sách Ả Rập vì Bedouins và Villagers. Sự liên minh này, với một đa số tối thiểu, chỉ giữ được trong vài tháng và là một trong số ít giai đoạn trong lịch sử Israel khi các đảng tôn giáo không tham gia liên minh. Đảng Tôn giáo Quốc gia đã gia nhập liên minh ngày 30 tháng 10 năm 1974 và Ratz rút lui ngày 6 tháng 11.
Về chính sách đối ngoại, sự phát triển chính ở thời điểm đầu nhiệm kỳ của Rabin là Thoả thuận Sơ bộ Sinai giữa Israel và Ai Cập, được ký ngày 1 tháng 9 năm 1975. Cả hai nước đều tuyên bố rằng cuộc xung đột giữa họ và tại Trung Đông sẽ không thể được giải quyết bằng vũ lực mà bằng các biện pháp hoà bình . Thoả thuận này diễn ra sau các chuyến đi ngoại giao con thoi của Henry Kissinger và một lời đe doạ ‘đánh giá lại’ chính sách vùng và quan hệ của Hoa Kỳ với Israel. Rabin nhắc lại rằng đó là "một nhiệm kỳ có vẻ vô hại báo trước một trong những giai đoạn quan hệ tồi tệ nhất giữa Hoa Kỳ và Israel." Thoả thuận là một bước quan trọng hướng tới Hiệp định Trại David năm 1978 và hiệp ước hoà bình với Ai Cập được ký năm 1979.
Chiến dịch Entebbe có lẽ là sự kiện gây ấn tượng nhất trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của Rabin. Theo lệnh của ông, IDR đã tiến hành một chiến dịch bí mật tầm xa để giải cứu một máy bay chở khách bị không tặc bởi các chiến binh thuộc nhóm Wadie Haddad của Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestinevà Các tổ Cách mạng (RZ) Đức, và khi ấy máy bay đang ở Uganda của Idi Amin. Chiến dịch này nói chung được coi là một thành công vĩ đại, và tính chất đặc biệt của nó khiến nó trở thành chủ đề của nhiều cuộc bình luận và nghiên cứu.
Tới cuối năm 1976 chính phủ liên minh của ông với các đảng tôn giáo gặp một cuộc khủng hoảng: một cuộc vận động bất tín nhiệm đã được Agudat Israel đưa ra về một mối bất hoà của Sabbath về một căn cứ của Không quân Israel khi bốn chiếc máy bay phản lực F-15 được giao hàng từ Hoa Kỳ và Đảng Tôn giáo Quốc gia đã bỏ phiếu trắng. Rabin giải tán chính phủ và quyết định một cuộc bầu cử mới, sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 1977. Trong lúc ấy hai sự phát triển không may mắn từ dự tính của ông diễn ra: sau cuộc gặp gỡ tháng 3 năm 1977 giữa Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter và Rabin, Rabin công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ ý tưởng của Israel về các biên giới phòng thủ. Sau đó Carter ra một giải thích. Một sự "đi xuống" trong quan hệ Hoa Kỳ/Israel tiếp nối sau đó. Mọi người cho rằng sự đi xuống này đã góp phần góp vào thất bại của Công đảng Israel trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1977 . Sự phát triển thứ hai là phát hiện rằng vợ ông, Leah, tiếp tục giữ một tài khoản dollar Mỹ từ những ngày Rabin còn làm đại sứ tại Hoa Kỳ. Theo các quy định tiền tệ của Israel thời kỳ đó, các công dân không được duy trì tài khoản nước ngoài mà không có sự cho phép từ trước. Trước sự kiện này, đã rút lui khỏi chức vụ lãnh đạo đảng và tư cách ứng viên thủ tướng, một hành động khiến ông được ca ngợi như một người có trách nhiệm và chính trực.
Thành viên Knesset đối lập và Bộ trưởng Quốc phòng
Sau khi ông từ chức và thất bại của Công đảng trong cuộc bầu cử, Menachem Begin thuộc đảng Likud giành thắng lợi năm 1977. Cho tới năm 1984 Rabin là một thành viên của Knesset và tham gia các công việc đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng. Từ năm 1984 tới năm 1990, ông làm Bộ trưởng Quốc phòng trong nhiều chính phủ thống nhất quốc gia của các thủ tướng Yitzhak Shamir và Shimon Peres.
Khi Rabin nhậm chức, quân đội Israel vẫn còn ở sâu trong Liban. Ông đã ra lệnh rút quân về một "Vùng An ninh" ở phía Liban của biên giới. Quân đội Nam Liban hoạt động mạnh trong vùng này, cùng với Các lực lượng phòng vệ Israel.
Khi cuộc Intifada lần thứ nhất diễn ra, Rabin đã chấp nhận những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn những người biểu tình, thậm chí cho phép sử dụng "Vũ lực, sức mạnh và đánh đập," với người biểu tình. Rabin "kẻ bẻ xương" đã được sử dụng như một hình ảnh quốc tế. Sự thất bại của chính sách "Iron Fist" cộng với hình ảnh đang ngày càng xấu đi của Israel trên trường quốc tế cùng việc Jordan cắt các quan hệ pháp lý và hành chính với Bờ Tây và việc Hoa Kỳ công nhân PLO là đại diện của người Palestine đã buộc Rabin phải tìm kiếm một sự chấm dứt bạo lực thông qua đàm phán và đối thoại với PLO.
Năm 1990 tới 1992, Rabin một lần nữa là một thành viên Knesset và tham gia công việc Đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng.
Nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai
Năm 1992 Rabin được bầu làm chủ tịch Công đảng, một lần nữa giành thắng lợi trước Shimon Peres. Trong cuộc bầu cử năm đó đảng của ông, tập trung mạnh vào sự nổi tiếng của người lãnh đạo, đã giành một thắng lợi lớn trước đảng Likud của đương kim Thủ tướng Yitzhak Shamir. Tuy nhiên phe cánh tả trong Knesset chỉ giành một đa số nhỏ, với sự loại bỏ các đảng quốc gia nhỏ không vượt qua được giới hạn bầu cử. Rabin thành lập chính phủ đầu tiên của Công đảng trong vòng 15 năm, được ủng hộ bởi một liên minh với Meretz, một đảng cánh tả, và Shas, một đảng tôn giáo chính thống-quá khích Mizrahi.
Rabin đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc ký kết Hiệp định Oslo, tạo lập Chính quyền Palestine và trao một phần quyền kiểm soát các vùng Dải Gaza và Bờ Tây. Trước khi ký hiệp định, Rabin đã nhận được một bức thư từ Chủ tịch PLO Yasser Arafat bác bỏ bạo lực và chính thức công nhận Israel, và cũng trong ngày hôm đó, 9 tháng 9 năm 1993, Rabin gửi cho Arafat một bức thư chính thức công nhận PLO. Trong nhiệm kỳ thủ tướng này, Rabin cũng giám sát việc ký kết Hiệp định Hoà bình Israel-Jordan năm 1994.
Vì vai trò của ông trong việc tạo lập Hiệp định Oslo, Rabin đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1994, cùng với Yasser Arafat và Shimon Peres. Hiệp định đã làm chia rẽ mạnh mẽ xã hội Israel, với một số người coi ông là anh hùng vì đã thúc đẩy nền hoà bình và một số người coi ông là kẻ phản bội khi trao đi đất đai mà họ coi là thuộc về Israel một cách chính đáng. Nhiều người Israel cánh hữu thường buộc tội ông về nhiều cái chết của người Do Thái trong các vụ tấn công, coi chúng là những hậu quả của thoả thuận Oslo.
Rabin cũng đã được trao Giải Tự do Ronald Reagan năm 1994 bởi cựu Đệ Nhất Phu nhân Nancy Reagan. Giải này chỉ được trao cho "những người đã có những đóng góp nền tảng và dài lâu vào sự nghiệp tự do toàn cầu," và những người "hiện thâm cho niềm tin cả cuộc đời Tổng thống Reagan rằng một người đàn ông hay phụ nữ thật sự có thể tạo ra một sự khác biệt."
Vụ ám sát và hậu quả
Ngày 4 tháng 11 năm 1995 (thứ 11 của Heshvan theo Lịch Hebrew) Thủ tướng Rabin đã bị Yigal Amir, một người Do Thái Chính thống cực đoan cánh hữu phản đối việc ký kết Hiệp định Oslo ám sát, anh ta tin rằng mình đang phục vụ quốc gia với một số phận thảm khốc. Vụ ám sát diễn ra vào buổi tối khi Rabin đang rời một cuộc vận động quần chúng ở Tel Aviv kêu gọi ủng hộ Hiệp định Oslo. Rabin được nhanh chóng đưa tới Bệnh viện Ichilov ở gần đó, nơi ông đã chết trên bàn mổ vì mất máu và thủng phổi trong vòng 40 phút. Amir lập tức bị các vệ sĩ của Rabin bắt giữ. Anh ta bị đem ra xét xử và bị kết án chung thân.
Sau một cuộc họp khẩn cấp của nội các, Bộ trưởng Ngoại giao Israel, Shimon Peres được chỉ định làm Thủ tướng Israel.
Vụ ám sát Rabin là một chấn động lớn với công chúng Israel và hầu hết phần còn lại của thế giới. Hàng trăm nghìn người Israel buồn bã tụ tập tại quảng trường nơi Rabin bị ám sát để tưởng niệm ông. Rất đông thanh niên, thắp lên những ngọn nến tưởng niệm và hát những bài hát hoà bình. Lễ tang của Rabin có sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới, trong số đó có tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và Vua Hussein của Jordan. Bill Clinton đã đọc bài điếu văn với những lời đáng nhớ trong tiếng Hebrew — "Shalom, Haver" (, dịch nghĩa Tạm biệt, Bạn).
Trước khi rời sân khấu vào đêm diễn ra vụ ám sát, Rabin đã hát Shir LaShalom (dịch nghĩa Bài hát vì Hoà bình), cùng với ca sĩ người Israel Miri Aloni. Sau khi ông chết, một tờ giấy với lời bài hát đã được tìm thấy trong túi ông, nhuốm máu.
Quảng trường nơi ông bị ám sát, Kikar Malkhei Yisrael (Những vị vua của Quảng trường Israel), đã được đổi tên thành Quảng trường Rabin. Những đường phố và cơ quan công cộng đã được đặt tên theo tên ông trên khắp nước. Sau vụ ám sát ông, Rabin được coi như một biểu tượng quốc gia và là người đại diện của phe hoà bình Israel, dù ông đã có một sự nghiệp quân sự và những quan điểm diều hâu trước đó. Ông được chôn cất tại Núi Herzl. Tháng 11 năm 2000, vợ ông Leah qua đời và được chôn cất bên cạnh ông.
Như với nhiều vụ ám sát chính trị, có nhiều cuộc tranh luận liên quan tới buối cảnh vụ ám sát Rabin. Có một số giả thuyết âm mưu liên quan tới vụ ám sát Rabin.
Sau vụ ám sát Rabin, con gái ông Dalia Rabin-Pelossof đã tham gia chính trường và được bầu vào Knesset năm 1999 như một thành viên của Đảng Trung dung. Năm 2001, bà là Người đại diện của Bộ trưởng Quốc phòng.
Tưởng niệm
Knesset đã coi thứ 12 của Heshvan, ngày ám sát theo lịch Hebrew, là ngày tưởng niệm chính thức dành cho Rabin. Một ngày tưởng niệm không chính thức nhưng được nhiều người thực hiện là ngày 4 tháng 11, ngày theo lịch Gregory.
Năm 1995 Cơ quan Bưu chính Israel đã xuất bản một con tem tưởng niệm Rabin.
Trung tâm Yitzhak Rabin được thành lập năm 1997 theo một đạo luật của Knesset, để tạo ra "[a] Trung tâm Tưởng niệm cho sự Duy trì Tưởng nhớ Yitzhak Rabin." Trung tâm này đã thực hiện nhiều hành động giáo dục và tưởng niệm nhấn mạnh đến những cách thức và phương tiện của dân chủ và hoà bình.
Mechinat Rabin, một chương trình huấn luyện tiền quân sự của Israel để huấn luyện những người mới tốt nghiệp cao học môn lãnh đạo trước khi phục vụ trong IDF, đã được thành lập năm 1998.
Nhiều thành phố và thị trấn ở Israel đã đặt tên các con phố, khu lân cận, trường học, cầu và vườn hoa theo tên Rabin. Tương tự hai khu phức hợp văn phòng chính phủ và hai hội đạo Do Thái đã được đặt theo tên Yitzhak Rabin. Bên ngoài Israel, có những con phố được đặt theo tên ông tại Bonn, Berlin và New York và các vườn hoa tại Montréal, Roma và Lima.
Ca sĩ Reggae Alpha Blondy đã ghi một đĩa đơn tên là 'Yitzhak Rabin' để tưởng nhớ vị Thủ tướng Israel. |
Miền Bắc Việt Nam là một khái niệm để chỉ vùng địa lý ở phía bắc nước Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà khái niệm này đôi lúc còn được dùng để chỉ các vùng lãnh thổ chính trị khác nhau một cách không chính thức.
Miền Bắc Việt Nam có thể là:
Phân định địa lý đồng nghĩa với Bắc Bộ Việt Nam
Phân định địa chính trị ở phía bắc sông Gianh (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) (Đàng Ngoài)
Phân định hành chính đồng nghĩa với Bắc Kỳ hay Bắc Thành của nhà Nguyễn vào thời Pháp thuộc và là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt Nam.
Phân định theo Hiệp định Genève là khu vực tập kết quân sự tạm thời của Quân đội nhân dân Việt Nam và khu vực thuộc quyền quản lý hành chính tạm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm phía bắc giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. Căn cứ Điều 14, Khoản a trong Hiệp định Geneve 1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tạm thời có quyền quản lý hành chính phía bắc vĩ tuyến 17 cho tới khi tổ chức tổng tuyển cử trên toàn Việt Nam. Liên hiệp Pháp từ bỏ chủ quyền và quyền chủ quyền ở Việt Nam nhưng vẫn có quyền quản lý hành chính phía Nam vĩ tuyến 17.
Ngày nay, miền Bắc Việt Nam được hiểu là phần lãnh thổ các tỉnh từ Hà Giang tới Ninh Bình.
Các tiểu vùng
Theo cách phân chia hiện nay thì miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa.Theo các cách phân chia về địa lý và kinh tế thì miền Bắc gồm các tiểu vùng như sau:
Theo địa lý tự nhiên
Vùng lãnh thổ miền Bắc này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:
Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)
Theo quy hoạch vùng kinh tế
Dựa theo các quy hoạch phát triển kinh tế thì trong số 6 Vùng kinh tế - xã hội, miền Bắc gồm có 2 vùng kinh tế - xã hội gồm:
Vùng duyên hải Bắc Bộ (bao gồm 11 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.)
Trung du và miền núi phía bắc (bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình). Các trung tâm của khu vực miền núi phía bắc còn lại là các thành phố: Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Sơn La, Lào Cai.
Theo quy hoạch vùng đô thị
Cả nước hiện có 2 vùng quy hoạch đô thị là Vùng Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam và Vùng Hà Nội ở miền Bắc:
Vùng thủ đô Hà Nội (bao gồm 10 tỉnh, thành: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc). Thủ đô Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng.
Miền núi phía bắc ở cách phân chia thứ hai gồm 2 tiểu vùng Tây Bắc Bộ (không tính Hòa Bình thuộc vùng Hà Nội) và Đông Bắc Bộ (không tính Quảng Ninh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ và Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang thuộc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội) theo cách phân chia thứ nhất. Vùng duyên hải Bắc Bộ có Hải Phòng là đô thị trung tâm và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại 1.
Các khái niệm khác
Phía bắc, là cách gọi để chỉ khái niệm phân chia đất nước thành 2 phần Nam và Bắc. Các tỉnh phía bắc là khái niệm để chỉ toàn bộ các tỉnh miền Bắc và một phần các tỉnh thuộc phía bắc miền Trung.
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam thì vùng lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam được tính từ khu vực tỉnh Hà Tĩnh lên phía bắc. Quan niệm này xuất phát từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh vào giữa thế kỷ 17. Ranh giới này trước đây thậm chí còn được xác định rõ ràng bởi sông Gianh. Tuy nhiên ngày nay chỉ còn khái niệm là vùng lãnh thổ nhỏ phía bắc tỉnh Quảng Bình.
Từ năm 1945, khái niệm miền Bắc Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng trở ra). Khái niệm này bắt nguồn từ thỏa thuận của các nước Đồng Minh về việc giải giới quân đội Nhật Bản ở Đông Dương thì vùng lãnh thổ Việt Nam được chia làm 2 phần, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Vùng lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 16 do quân Trung Hoa Dân Quốc cai trị, về sau giao cho Pháp. Khái niệm này rất ít dùng.
Từ năm 1954 trở đi, khái niệm Miền Bắc Việt Nam được dùng để chỉ vùng lãnh thổ do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản lý hành chính, kể từ phía bắc Vĩ tuyến 17, với ranh giới tự nhiên là sông Bến Hải, nay tương ứng với vùng lãnh thổ phía bắc tỉnh Quảng Trị. Khái niệm này bắt nguồn từ Hiệp định Genève năm 1954 quy định vùng tập kết quân sự của 2 bên tham chiến tại Việt Nam. Ranh giới này tồn tại đến tận năm 1976 sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tổ chức Tổng tuyển cử ngày 02/07/1976 để thống nhất về mặt nhà nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các tên gọi khác
Bắc Triều
Trong chiến tranh Lê – Mạc (1533–1592), Việt Nam được phân chia với nhà Mạc nắm giữ đồng bằng Sông Hồng (Bắc Triều) và nhà Lê kiểm soát miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Định (Nam–Bắc triều (Việt Nam|Nam Triều).
Đàng Ngoài
Tên gọi này bắt nguồn từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, với ranh giới xác định là ở phía bắc sông Gianh (nay thuộc Quảng Bình). Do đặc điểm cả hai vùng lãnh thổ tuy trên thực tế thuộc 2 chính quyền khác nhau, nhưng về danh nghĩa vẫn cùng một quốc gia Đại Việt. Tên gọi Đàng Ngoài thường được dùng để chỉ vùng do chúa Trịnh kiểm soát, vốn nằm gần Trung Quốc hơn nên mới có tên gọi này. Giai đoạn này, các thương nhân ngoại quốc thường dùng tên gọi Tonkin, Tonquin, Tongkin hoặc Tongking để chỉ vùng lãnh thổ này.
Bắc Hà
Tên gọi Bắc Hà xuất hiện cùng thời với tên gọi Đàng Ngoài. Nó có nghĩa đơn giản là phía bắc con sông, ở đây hàm ý chỉ con sông Gianh. Tuy nhiên, tên gọi này sử dụng phổ biến hơn tên gọi Đàng Ngoài vào cuối thế kỷ 18 và được sử dụng cho đến đầu thế kỷ 19.
Bắc Thành
Tên gọi Bắc Thành dùng để chỉ một đơn vị hành chính cấp cao hơn tỉnh, được vua Gia Long đặt ra từ năm 1802. Vùng lãnh thổ của Bắc Thành gồm 11 trấn (5 nội trấn và 6 ngoại trấn), tương đương cấp tỉnh, tính từ khu vực Ninh Bình trở lên phía bắc. Tổng trấn đầu tiên của Bắc Thành là Nguyễn Văn Thành. Danh xưng Bắc Thành được sử dụng cho đến tận năm 1831, khi vua Minh Mạng bãi bỏ cơ quan hành chính này.
Bắc Kỳ
Bắc Kỳ là tên gọi thừa hưởng từ tên gọi Bắc Thành từ năm 1831, tuy nhiên chỉ còn ý để chỉ vùng lãnh thổ thuộc Bắc Thành quản lý trước kia, vì các trấn đã được vua Minh Mạng đổi thành tỉnh và đặt dưới sự cai quản trực tiếp của triều đình. Sau khi người Pháp chiếm được quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, họ đã sử dụng tên gọi Tonkin để chỉ vùng lãnh thổ này.
Bắc Bộ
Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại quyền độc lập cho Đế quốc Việt Nam. Song song với quá trình thanh lập chính phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ V
Tên gọi Bắc Bộ được sử dụng lâu dài cho đến ngày nay.
Bắc Phần
Tên gọi Bắc Phần ra đời vào khoảng năm 1949, sau khi chính phủ Pháp và cựu hoàng Bảo Đại ký thỏa ước thành lập Quốc gia Việt Nam. Quốc gia Việt Nam được phân thành 3 đơn vị hành chính cấp Phần, là một cấp cao hơn tỉnh, đứng đầu là một Thủ hiến do Quốc trưởng chỉ định. Vùng lãnh thổ Bắc Phần tương ứng với vùng lãnh thổ của Bắc Bộ vào năm 1945.
Sắc lệnh số 143-A/TTP của Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 23/10/1956 đã thay đổi cách gọi Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt thời Quốc gia Việt Nam thành ba vùng tương ứng là Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần. Tên gọi này không được phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng. |
Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống ở thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cổ nhất của Việt Nam được lưu truyền tới ngày nay.
Tiểu sử
Ngô Sĩ Liên sinh ở huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Mộ phần của ông hiện đang táng tại thôn Ngọc Giả, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Sự nghiệp
Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.
Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.
Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ,Thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.
Biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được hoàn tất biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:
Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).
Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Lợi lên ngôi (Lê Thái Tổ) vào năm 1428.
Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:
"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".
Di sản
Ngày nay, Đại Việt sử ký toàn thư là ghi chép lịch sử chính thức lâu đời nhất của nhà Lê vẫn còn nguyên vẹn trong khi Ngô Sĩ Liên luôn được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam. Ông được tôn kính tại ngôi làng quê hương của mình, nơi mọi người, dưới triều của vua Tự Đức, đã dựng lên một tấm bia để ca ngợi những thành tựu của nhà sử học. Một số đường phố, trường học và những nơi khác ở Việt Nam được đặt tên để vinh danh Ngô Sĩ Liên.
Nhận định
Lời vua Lê Thánh Tông dụ Đô ngự sử đài là Ngô Sĩ Liên và Nghiên Nhân Thọ rằng: |
Vận tốc nhóm của sóng là vận tốc mà biên độ của sóng di chuyển trong không gian. Vận tốc nhóm được cho bởi mối liên hệ:
ω là tần số góc của sóng.
k là số sóng hay độ lớn của vectơ sóng.
Vận tốc nhóm của sóng biểu diễn sự truyền đi của năng lượng hay thông tin mang bởi sóng đó.
Hàm ω(k) diễn tả sự biến đổi của tần số góc theo k, được gọi là mối quan hệ của sự tán sắc. Nếu ω tỷ lệ thuận với k, vận tốc nhóm bằng vận tốc pha. Ví dụ như đối với sóng điện từ trong chân không mối quan hệ tán sắc có dạng ω(k) = kc, với c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Trong trường hợp ngược lại, biên độ của sóng sẽ bị biến dạng dần dần theo sự truyền đi, đây chính là sự tán sắc. Sự tán sắc này là do sự phụ thuộc của vận tốc nhóm vào bước sóng. Trong truyền thông bằng sợi quang học, tán sắc là một vấn đề quan trọng. |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.