text
stringlengths 0
512k
|
---|
Quốc lộ 9 có thể là:
Quốc lộ 9: tuyến đường đi hoàn toàn trên địa phận tỉnh Quảng Trị, bắt đầu từ thành phố Đông Hà và kết thúc tại cửa khẩu Lao Bảo
Quốc lộ 9 (Ba Lan): tuyến đường kết nối hai thành phố Radom và Rzeszów
Quốc lộ 9 (Lào): tuyến đường nằm trọn trong tỉnh Savannakhet, kết nối với Quốc lộ 9 của Việt Nam |
Frederick Bossom (Fred) Hollows, (9 tháng 4 năm 1929 – 10 tháng 2 năm 1993) sinh tại Dunedin, New Zealand, là một bác sĩ phẫu thuật nhãn khoa. Ông nổi tiếng trên thế giới qua công trình thiện nguyện chữa bệnh mắt, hồi phục thị lực cho không biết bao nhiêu người thổ dân Úc và sau đó tiếp tục chữa mắt cho nhiều bệnh nhân khác, nhất là tại các nước kém phát triển, trong đó có Việt Nam.
Người ta phỏng đoán hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người có thể trông thấy được là nhờ công trình phát động của Fred Hollows .
Sau khi xong bằng nghiên cứu tại Wales, ông về Úc năm 1965 làm chức phó giáo sư nhãn khoa tại Đại học New South Wales Sydney.
Trong thập niên năm 1970, Fred Hollows đi viếng thăm các tỉnh lẻ trong tiểu bang NSW của Úc và các cộng đồng người thổ dân. Ông lấy làm lo ngại vì tình trạng bệnh mắt (nhất là bệnh mắt hột làm mù mắt) lan tràn trong những cộng đồng này. Năm 1971 ông thành lập Ủy ban Y tế cho Thổ Dân tại khu vực Redfern ở Sydney và từ đó thành lập những chi nhánh phục vụ y tế cho thổ dân khắp nước Úc. Bản thân ông đã thăm viếng tân nơi những cộng đồng thổ dân trong suốt 3 năm liền, chăm lo chữa mắt cho họ. Hơn 460 cộng đồng thổ dân được thăm viếng. Tổ chức của Fred Hollows khám mắt 62000, chữa lành 27000 ca bệnh mắt hột và thực hiện hơn 1000 cuộc giải phẫu mắt.
Fred Hollows đi Nepal (1985), Eritrea (1987) và Việt Nam (1991) và thành lập các nhóm đào tạo nhân viên kỹ thuật địa phương về phẫu thuật mắt, nhất là phẫu thuật thay thủy tinh thể (cho bệnh mắt bị cườm). Vì các nhà sản xuất thủy tinh thể nhân tạo tại các nước tây phương không chịu hạ giá cho công tác thiện nguyện này, Fred Hollows đã giúp xây dựng những phòng thí nghiệm để sản xuất thủy tinh thể ngay tại các nước Eritrea và Nepal, với giá thành rẻ. Năm 1991, ông được là công dân danh dự của Eritrea. Từ năm 1994 (một năm sau khi Fred Hollows mất) hai phòng này đã bắt đầu sản xuất.
Năm 1985 Fred Hollows được trao tặng danh dự Order of Australia nhưng ông từ chối để lên tiếng về việc chính phủ Úc không ngó ngàng gì đến sức khỏe mắt của các sắc tộc thổ dân. Tuy nhiên, ông trở thành công dân Úc năm 1989, lãnh chức vụ cố vấn cho Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 1992 Quỹ Fred Hollows thành lập, phát động cuộc chăm sóc sức khỏe mắt lan tràn khắp các nước nghèo hay thiếu điều kiện trên thế giới.
Fred Hollows có hai đời vợ. Vợ thứ nhất là Mary Skiller chết năm 1975. Năm 1980, ông cưới vợ thứ hai là Gabi O'Sullivan. Ông có sáu người con.
Ông mất năm 1993 tại Sydney (sau 6 năm bị ung thư).
Lễ tang cho ông được cử hành theo nghi lễ quốc gia tại St Mary's Cathedral Sydney ngày 15 tháng 2 1993. Mộ của ông tại vùng Bourke, New South Wales, Úc.
Chú thích
Sinh năm 1929
Mất năm 1993
Bác sĩ New Zealand
Bác sĩ Úc
Nhà nhãn khoa
Huân chương Úc Bạn hữu
Người Sydney
Giảng viên Đại học New South Wales |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI) là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính.
Chức năng
Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế
Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài.
Nhiệm vụ
Các nhiệm vụ chủ yếu của VCCI là:
Nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho Nhà nước các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh;
Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
Tổ chức các diễn đàn, đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước với đại diện người lao động và với các tổ chức hữu quan khác ở trong và ngoài nước để trao đổi thông tin về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh;
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế;
Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hóa kinh doanh, bảo vệ môi trường
Tập hợp và liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam, hợp tác với các Phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài
Xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác;
Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nhân nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh;
Giúp đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh; xác nhận các trường hợp bất khả kháng;
Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải hoặc trọng tài; phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức
Đại hội Đồng VCCI
Ban Thường trực VCCI:
Chủ tịch: Phạm Tấn Công
Phó Chủ tịch: Hoàng Quang Phòng
Phó Chủ tịch: Nguyễn Quang Vinh
Phó Chủ tịch: Võ Tân Thành
Phó Chủ tịch: Bùi Trung Nghĩa
Phó Chủ tịch (không chuyên trách): Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Phó Chủ tịch (không chuyên trách): Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO Group)
Tổng Thư ký: Trần Thị Lan Anh
Phó Tổng Thư ký: Đậu Anh Tuấn
Chi nhánh, văn phòng đại diện
Chi nhánh VCCI TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh VCCI Đà Nẵng
Chi nhánh VCCI Hải Phòng
Chi nhánh VCCI Cần Thơ
Chi nhánh VCCI Vũng Tàu
Chi nhánh VCCI Thanh Hóa
Chi nhánh VCCI Nghệ An
VP đại diện VCCI Bình Thuận
VP đại diện VCCI Khánh Hòa
Đơn vị trực thuộc
Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững
Viện Tin học doanh nghiệp (VCCI-ITB)
Viện Phát triển doanh nghiệp
Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
Trung tâm Thông tin Kinh tế (BIZIC)
Trung tâm Truyền thông Tiềm năng Việt
Trung tâm Văn hóa Doanh nhân
Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam
Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Thương mại VCCI
Công ty TNHH MTV Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu
Công ty TNHH MTV Sở hữu trí tuệ VCCI
Công ty TNHH Tổ chức triển lãm VCCI (VCCI EXPO)
Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM)
Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam
Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trung tâm xác nhận chứng từ Thương mại
Trung tâm WTO và Hội nhập
Tổ chức bên cạnh
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Ghi chú |
Quốc lộ 13 là quốc lộ theo hướng Nam – Bắc, từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư, biên giới Việt Nam – Campuchia. Quốc lộ 13 nối với quốc lộ 7 của Campuchia và đến lượt quốc lộ 7 này lại nối với quốc lộ 13 của Lào.
Quốc lộ 13 bắt đầu (km 0) từ ngã 5 Đài Liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh qua quận Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) (km 140 + 500)
Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Quốc lộ này khi vào vùng đô thị của tỉnh Bình Dương (từ Thuận An đến Bến Cát) còn có tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.
Thông số chung
Tổng chiều dài 140,5 km;
Mặt đường rộng từ 5 m đến 7 m; Đến năm 2002, bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Bến Cát đã được mở rộng từ 4–6 làn xe; chiều rộng từ 16–24 m.
Trải bê tông nhựa 99,6 km, đá nhựa 14 km và đường đất 28,57 km;
Trên đường có 9 cầu, tải trọng đến 25 tấn.
Chiều dài một số đoạn
Đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: dài 10 km
Đoạn qua tỉnh Bình Dương: dài 68,5 km
Đoạn qua tỉnh Bình Phước: dài 62 km |
Anh em nhà Wright là hai anh em người Mỹ gồm Orville Wright (19 tháng 8 năm 1871 - 30 tháng 1 năm 1948) và Wilbur Wright (16 tháng 4 năm 1867 - 30 tháng 5 năm 1912), là những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được.
Anh em nhà Wright đã sáng tác ra Wright Flyer, là một trong những máy bay trong lịch sử nhân loại được thực hiện vào ngày 17 tháng 12 năm 1903 tại đồi Kill Devil, Kitty Hawk, bang Bắc Carolina, Mỹ. Mỗi anh em thực hiện hai chuyến bay vào ngày hôm đó. Lần bay đầu tiên, do Orville thực hiện kéo dài 12 giây và bay được khoảng 36.5 mét(120 ft). Lần bay cuối cùng, do Wilbur thực hiện kéo dài 59 giây và đi được 296 mét. Chiếc máy bay lúc đó được gọi là Flyer I. Nó có sải cánh khoảng 12 mét và nặng khoảng hơn 300 kg, với động cơ xăng 12 mã lực. Hiện nay nó đang được bảo tồn tại Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ Smithsonian tại Washington, D. C..
Tuy chiếc máy bay chưa thể tự cất cánh mà phải nhờ một thiết bị phóng bằng vật nặng cho thả rơi và khi cất cánh, hạ cánh phải lựa theo chiều gió, nhưng sự kiện này đã gây ra được tiếng vang dư luận rất lớn. Thiên tài của hai anh em nhà Wright đã biến giấc mơ từ ngàn xưa của loài người thành sự thật.
Hai anh em nhà Wright đã thành lập một hãng máy bay. Nhưng sau đó do bị cạnh tranh khốc liệt với các nhà kinh doanh máy bay khác, cộng thêm Wilbur bị mắc bệnh và qua đời nên Orville đã bán hãng sản xuất máy bay Wright với giá ít ỏi. |
Quốc lộ 15 (còn gọi là Quốc lộ 15A) là là tuyến quốc lộ thứ yếu khu vực miền Trung và Tây Nguyên đi qua 5 tỉnh: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 của chính phủ . Quốc lộ 15 dài 729 km, quy mô tiêu chuẩn cấp III, IV miền núi, 2 làn xe, vận tốc tối đa 60 km/h.
Lộ trình
Quốc lộ 15 bắt đầu từ Km125 Quốc lộ 6, xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đến Sơn Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình Trước năm 1980, Quốc lộ 15A bắt đầu từ Suối Rút nối với Quốc lộ 6 cũ, khi bắt đầu xây dựng hồ thủy điện Sông Đà đoạn này bị ngập dưới lòng hồ và Quốc lộ 6 phải xây dựng lại về phía nam hồ do đó Quốc lộ 15A mới bắt đầu từ Tòng Đậu.
Nếu Quốc lộ 1 nối các thị xã của các tỉnh với nhau, thì Quốc lộ 15A chạy gần song song với Quốc lộ 1 và nối các thị trấn miền núi dưới đây với nhau. Quốc lộ 15 đi qua các huyện sau: Mai Châu – Quan Hóa - Lang Chánh - Ngọc Lặc - Thọ Xuân - Như Xuân - Tân Kỳ - Đô Lương - Nam Đàn - Đức Thọ - Can Lộc - Hương Khê - Bố Trạch - Lệ Thủy. Hầu hết các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 15.
Thông số chung
Tổng chiều dài 401 km;
Mặt đường rộng từ 4 m đến 5 m, được rải nhựa thấm nhập hoặc bê tông at-phan. Chạy qua vùng rừng núi, nhiều đèo, dân cư thưa thớt.
Trên đường có 107 cầu (tải trọng từ 8 tấn đến 30 tấn), có 33 ngầm và đập tràn;
Đây là nền móng của phần lớn đường Hồ Chí Minh và đường Hồ Chí Minh đông đang được nâng cấp giai đoạn 1. |
Vòi rồng (tiếng Anh: tornado) là hiện tượng một luồng không khí xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây giông xuống tới mặt đất.
Nguồn gốc hình thành và đặc điểm
Nguồn gốc hình thành
Vòi rồng phát triển từ một cơn giông, thường từ ổ giông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có giông dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân lốc xoáy con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
Tuy vậy, phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây giông đặc biệt là mây giông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn giông có chiều lên trên và gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung.
Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
Đặc điểm
Đường kính của vòi rồng có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kilômét. Nhưng đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50 m.
Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố, nên lốc xoáy cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
Âm thanh vòi rồng thường là tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Đôi khi lốc xoáy tạo ra tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh.
Nhìn từ xa lóc vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Khi lốc xoáy xuất hiện ở trên đại dương, hình thành nên vòi rồng, thường hút bụi nước lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts) nặng hàng chục tấn.
Nguồn gốc tên gọi
Đó là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu trời thò xuống nên dân ta "tôn kính" gọi là "vòi rồng" (mà không gọi là vòi voi chẳng hạn), chứ thực tế không có con rồng nào cả. Rất thú vị là không phải chỉ có dân ta "tôn kính" gọi nó là vòi rồng mà cả ở Trung Quốc người ta cũng gọi là Vòi rồng (龍捲, "long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là "Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy" (lốc xoáy).
Cường độ
Việc đo tốc độ gió của vòi rồng một cách trực tiếp là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể phá hủy nhiều thứ xuất hiện trên đường đi. Năm 1971, ông Fujita Tetsuya, một nhà khí tượng thuộc đại học Chicago đã chế tạo ra một hệ thống phân biệt cấp độ của vòi rồng dựa trên việc đo tác hại của nó đối với những công trình nhân tạo. Thiết bị được gọi là thang độ Fujita.
Độ mạnh của lốc xoáy tăng dần từ F0 đến F5. Vòi rồng yếu nhất (F0) có thể phá hủy ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.
Với cấp F4 và F5, tốc độ gió của vòi rồng có thể lên tới cho đến .
Hậu quả của vòi rồng tự nhiên
Hậu quả do vòi rồng gây ra là rất nghiêm trọng cho địa phương nơi nó đi qua. Càng xảy ra nhiều vòi rồng và nhất là vòi rồng cấp mạnh thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn.
Các con số thống kê cho thấy Hoa Kỳ là quốc gia chịu nhiều trận vòi rồng nhất trong một năm. Con số trung bình là hơn 800 cơn vòi rồng hoạt động trong một năm, làm cho ít nhất 50 người chết. Và số lốc xoáy cấp F5 chiếm 0,1% tổng số.
Australia xếp thứ hai. Một số nước khác cũng thường có như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.
Do di chuyển với tốc độ rất nhanh, cùng với gió xoáy, lốc xoáy dường như phá hủy hết mọi thứ trên đường đi của nó. Với những lốc xoáy nhỏ thì sẽ phá hủy các biển hiệu giao thông, những căn nhà có kiến trúc không vững. Những trận lốc mạnh thì có thể cuốn bay cả những chiếc ô tô. Những căn nhà kiên cố, những cây cầu... bị phá hủy. Nó còn cuốn theo cả con người, con vật trên đường đi.
Những vòi rồng gây hậu quả lớn trong lịch sử
Trận lốc vòi rồng tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra ngày 18 tháng 3 năm 1925. Cùng một lúc 7 lốc xoáy đã xuất hiện ở 3 bang Illinois, Missouri, Indiana làm 740 người thiệt mạng và phá hủy nhiều cấu trúc hạ tầng. Một thảm hoạ lốc xoáy khác cũng đáng nhớ không kém xảy ra vào ngày 3 tháng 4 năm 1974, nó là tập hợp của 148 lốc xoáy nhỏ, giết chết 315 người từ bắc Alabama đến bang Ohio.
Ngày 12 tháng 6 năm 1899 Quận St. Croix, Wisconsin, Mỹ làm 117 người chết.
Ngày 5 tháng 4 năm 1936 tại Tupelo, Mississippi, Mỹ làm 216 người chết.
Ngày 9 tháng 4 năm 1947 tại Woodward, Oklahoma Mỹ làm 181 người chết.
Ngày 8 tháng 6 năm 1953 tại Flint, Michigan Mỹ làm 115 người chết.
Ngày 22 tháng 4 năm 2011 tại Joplin, Missouri Mỹ làm 138 người chết.
Ngày 2 tháng 11 năm 2017 tại Phú Yên, Việt Nam 11 người chết và 10 người mất tích, hàng trăm tàu đánh cá neo đậu ở các bến bãi bị sóng gió nhấn chìm và xô đập hư.
Cách phòng tránh
Nói chung đối với vòi rồng, nhất là loại có tốc độ lớn việc phòng tránh là rất khó khăn.
Trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của toà nhà như phòng họp, phòng tắm… Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng, hay siêu thị là những nơi dễ bị sụp đổ. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống. |
Đồng vị là các biến thể của một nguyên tố hóa học, trong đó hạt nhân nguyên tử có cùng số proton (số đơn vị điện tích hạt nhân) nhưng khác số neutron và do đó có số khối khác nhau.
Thuật ngữ isotope ("đồng vị") được lấy từ tiếng Hy Lạp isos (ἴσος "cùng") và topos (τόπος "chỗ"), có nghĩa là "cùng một chỗ", để nói rằng các đồng vị khác nhau của một nguyên tố đều chiếm vị trí duy nhất trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev.
Số proton trong hạt nhân nguyên tử được gọi là số nguyên tử, và bằng số electron trong trạng thái nguyên tử trung tính (không ion hóa). Mỗi số nguyên tử xác định một nguyên tố cụ thể, và các nguyên tử của nguyên tố đó có thể có một phạm vi rộng về số lượng các neutron. Số lượng các nucleon (tên gọi chung cho proton và neutron) trong hạt nhân là số khối của nguyên tử, tức là mỗi đồng vị của một nguyên tố có một số khối riêng biệt.
Ví dụ, carbon-12, carbon-13 và carbon-14 là ba đồng vị của nguyên tố carbon với số khối tương ứng là 12, 13 và 14. Số nguyên tử của carbon là 6, có nghĩa là mỗi nguyên tử carbon có 6 proton, vì vậy mà số neutron của các đồng vị tương ứng là 6, 7 và 8.
Vì các đồng vị của một nguyên tố chỉ khác nhau về số neutron nên cấu hình electron của các đồng vị là giống nhau. Do đó, tính chất hóa học của các đồng vị không thay đổi nhưng tính chất vật lý thay đổi (do sự thay đổi về khối lượng).
Ký hiệu
Hai cơ quan khoa học quốc tế là Liên đoàn Quốc tế về Hoá học Thuần túy và Ứng dụng (IUPAC) và Ủy ban Đồng vị và Khối lượng Nguyên tử (CIAAW, một ủy ban của IUPAC) là nơi đưa ra các khuyến nghị về danh pháp cho các nguyên tố và hợp chất hóa học, cũng như các hằng số hay giá trị liên quan,... và thường được giới khoa học gia liên quan chấp thuận.
Ngày nay tên khoa học của các đồng vị được viết với tên của nguyên tố, theo sau là dấu trừ và số nucleon (proton và neutron). Ví dụ: heli-3, carbon-12, carbon-14, iod-131, urani-238.
Ở dạng ký hiệu AZE (AZE notation) trong đó A – số khối, Z – số nguyên tử, và E – ký hiệu hóa học, thì số nucleon hay số khối được viết theo kiểu chỉ số trên ngay trước ký hiệu hóa học của nguyên tố, còn số nguyên tử ở dưới. Ví dụ , , , , , .
Tuy nhiên thực tế hay dùng ký hiệu AE, vì số nguyên tử Z đã được đặc trưng rõ bằng ký hiệu hóa học E, ví dụ như 3He, 12C, 14C, 131I, 238U.
Đôi khi trạng thái của đồng vị cũng được biểu diễn, ví dụ chữ m cho trạng thái giả bền (metastable) trong hay tantali-180m.
Trong phương trình phản ứng với hạt cơ bản khác thì ký hiệu AZE cho hình dung trực quan tốt hơn. Ví dụ .
Một số cách ký hiệu đã dùng trước đây, như ký hiệu ZEA: 2He4, 6C14, 92U238,... hay ký hiệu EA: He4, C14, U238,... tồn tại trong các sách cũ.
Đồng vị bền và đồng vị phóng xạ
Một số đồng vị / nuclide có tính phóng xạ và do đó được gọi là đồng vị phóng xạ hoặc hạt nhân phóng xạ, trong khi những chất đồng vị khác chưa từng được quan sát thấy phân rã phóng xạ, do đó được gọi là đồng vị bền hoặc hạt nhân bền. Ví dụ: 14C là một đồng vị phóng xạ của carbon, trong khi 12C và 13C là các đồng vị bền. Có khoảng 339 hạt nhân xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất, trong đó 286 là nuclide nguyên thủy, có nghĩa là chúng đã tồn tại từ khi hình thành Hệ Mặt Trời.
Nuclide nguyên thủy bao gồm 32 hạt nhân có chu kỳ bán rã rất dài (trên 100 triệu năm) và 253 được chính thức coi là "hạt nhân bền", bởi vì chúng chưa được quan sát bị phân rã bao giờ. Trong hầu hết các trường hợp, vì những lý do rõ ràng, nếu một nguyên tố có đồng vị ổn định, các đồng vị đó sẽ chiếm ưu thế trong sự phong phú của nguyên tố tìm thấy trên Trái Đất và trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, trong trường hợp của ba nguyên tố (teluri, indi và rheni), đồng vị phong phú nhất được tìm thấy trong tự nhiên thực sự là một (hoặc hai) đồng vị phóng xạ có chu kỳ bán rã cực kỳ dài của nguyên tố, mặc dù các nguyên tố này có một hoặc nhiều đồng vị bền. |
Trong Tam giáo thì Nho giáo (儒教) và Đạo giáo (道教) là hai hệ thống tín ngưỡng/tôn giáo bản địa của Trung Quốc; còn Phật giáo là một tôn giáo du nhập từ Ấn Độ. Riêng về Đạo giáo, chính tư tưởng Hoàng Lão (Hoàng Đế 黃帝 - Lão Tử 老子) hay tư tưởng Đạo gia, huyền học (), và khát vọng trường sinh bất tử đã dẫn đến sự hình thành tôn giáo này.
Trong Đạo giáo, có nhiều tông phái; mỗi tông phái có sự hình thành, cơ cấu và hoạt động, ảnh hưởng đối với triều đình và quần chúng khác nhau. Có ba giáo phái tiêu biểu, xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, đó là: Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), Thái Bình Đạo (太平道), và Bạch Gia Đạo (帛家道).
Khái lược
Đạo giáo Trung Quốc có nhiều tông phái (tức giáo phái). Thuật ngữ tông (宗) và phái (派) đồng nghĩa nhau và Đạo giáo hay dùng lẫn lộn phái và tông để đặt tên. Người Tây phương thường dùng chữ sect để dịch chữ phái và chữ school để dịch chữ tông. Thực tế, tuy tông và phái đồng nghĩa nhau, nhưng Phật giáo có xu hướng dùng chữ tông và Đạo giáo có xu hướng dùng chữ phái. Trong vài chục tông phái của Đạo giáo Trung Quốc, ngoài thuật ngữ tông và phái, thuật ngữ đạo và giáo cũng được dùng. Nhưng các thuật ngữ này được dùng không theo quy tắc nào cả và cũng không hề có sự so sánh về quy mô lớn nhỏ giữa các thuật ngữ ấy. Ở đây dùng thuật ngữ "giáo phái" là một thuật ngữ phổ thông, có thể dùng cho một tôn giáo bất kỳ.
Giáo phái đầu tiên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), xuất hiện vào đời Đông Hán (東漢, 25-220), triều vua Thuận Đế (順帝, 126-144), có thể nói đây là giáo phái sơ khởi của các tông phái Đạo gia sau này. Sau đó, giữa những năm Kiến Ninh (建寧) và Hi Bình (熹平, 168-177) dưới triều Hán Linh Đế (漢靈帝, 168-189), Thái Bình Đạo (太平道) được hình thành. Cho đến đời Đông Tấn (東晉, 317-420) và Nam Bắc Triều (南北朝, 420-589), có thêm nhiều giáo phái xuất hiện như Thượng Thanh Phái (上清派), Linh Bảo Phái (靈寶派), Lâu Quán (樓觀), v.v... Đến đời Nam Tống (南宋, 1127-1279) và đời Kim (金, 1115-1234), phía Bắc xuất hiện Toàn Chân Đạo (全真道), Chân Đại Đạo (真大道), Thái Nhất Đạo (太一道), v.v... và phía Nam xuất hiện Thiên Tâm Phái (天心派), Thần Tiêu Phái (神霄派), Thanh Vi Phái (清微派), Đông Hoa Phái (東華派), Tịnh Minh Đạo (靜明道), v.v... Đó là giai đoạn phát triển cực thịnh của Đạo giáo.
Tổng Quan Sự Hình Thành
Trong lịch sử phát triển của Đạo giáo, người ta thấy rằng tùy theo sự biến thiên của xã hội mà nhiều giáo phái suy vong, thì lại có tân giáo phái ra đời. Có khi do hoàn cảnh xã hội, một giáo phái nhỏ sáp nhập với một giáo phái khác, hoặc một giáo phái lớn bị phân hoá thành chi phái nhỏ hơn. Đó là hiện tượng hưng (興) - suy (衰) - phân (分) - hợp (合) trong lịch sử phát triển khoảng 2000 năm của Đạo giáo Trung Quốc. Thí dụ:
Ngũ Đấu Mễ Đạo đã trải qua hai cuộc cải cách do đạo sĩ Khấu Khiêm Chi (寇謙之, Bắc Ngụy) và đạo sĩ Lục Tu Tĩnh (陸修靜, Tống Nam Triều) tiến hành. Khấu Khiêm Chi cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo (tức Thiên Sư Đạo) ở phương bắc nên nhánh này gọi là Bắc Thiên Sư Đạo, còn Lục Tu Tĩnh cải cách Ngũ Đấu Mễ Đạo ở phương nam nên nhánh này gọi là Nam Thiên Sư Đạo. Đến đời Tùy thì Nam và Bắc Thiên Sư Đạo hợp nhất làm một. Khoảng đời Đường sử sách không chép rõ diễn biến của Thiên Sư Đạo. Sau đời Đường, cháu của Trương Lăng (tương truyền là Trương Thịnh (張盛), con thứ tư của Trương Lỗ) tiếp tục truyền giáo tại Long Hổ Sơn ở Giang Tây. Núi này dần trở thành một trung tâm truyền bá Thiên Sư Đạo và giáo phái mang tên mới là Long Hổ Tông (龍虎宗) theo tên của nơi truyền đạo là Long Hổ Sơn, cũng gọi là Long Hổ Sơn Thiên Sư Đạo.
Thượng Thanh Phái đến đời Đào Hoằng Cảnh (陶弘景) thì lấy Mao Sơn làm trung tâm truyền đạo, nên gọi là Mao Sơn Tông (茅山宗).
Lý Gia Đạo từ đời Đông Tấn về sau thì nhập vào Thiên Sư Đạo.
Linh Bảo Phái đến đời Bắc Tống thì phân hoá thành Đông Hoa Phái; đến đời Nguyên thì nhập vào Chính Nhất Đạo.
Lâu Quán Đạo suy thoái vào đời Nguyên, được Toàn Chân Đạo khôi phục, nên nhập vào Toàn Chân. v.v...
Cho dù do những điều kiện chủ quan và khách quan dị biệt như thế nào, thì các giáo phái có một đặc điểm chung là: xuất hiện vào những thời kỳ mà xã hội bị phân hóa, nảy sinh nhiều mâu thuẫn, và nhân dân lầm than khốn khổ. Thí dụ như:
Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道) và Thái Bình Đạo (太平道) xuất hiện vào cuối đời Đông Hán lúc mà tình hình chính trị tối tăm mục nát, khủng hoảng kinh tế nặng nề.
Thượng Thanh Phái (上清派) và Linh Bảo Phái (靈寶派) xuất hiện vào đời Đông Tấn bị suy yếu do các nước phân tranh.
Các giáo phái phương Bắc (như Toàn Chân Đạo 全真道, Chân Đại Đạo 真大道, Thái Nhất Đạo 太一道,...) và các giáo phái phù lục phương Nam (như Thiên Tâm Phái 天心派, Thần Tiêu Phái 神霄派, Thanh Vi Phái 清微派, Đông Hoa Phái 東華派,...) xuất hiện vào đời Bắc Tống (北宋, 960-1127) là thời hai vua Huy Tông (徽宗) và Khâm Tông (欽宗) bị giặc bắt giữ, và đời Nam Tống (南宋, 1127-1279) là một thời kỳ loạn lạc liên miên.
Với hoàn cảnh xã hội tao loạn điêu linh trong cơn binh lửa như vậy, các giáo phái đã ra đời như một điểm tựa tâm linh cho quần chúng vốn dĩ quá ngao ngán trước thế cuộc và băn khoăn đau xót về thân phận phù du của kiếp người.
Cách đặt tên
Lấy tên của bộ tổ kinh
Người sáng lập các giáo phái có nhiều cách để thu hút quần chúng. Ngay từ thuở đầu tiên, các giáo chủ đều lấy kinh điển (tương truyền do thần tiên giáng cơ bút, còn gọi là tổ kinh - 祖經) để thu hút quần chúng:
Khi Thái Bình Đạo (太平道) được sáng lập, người ta bảo nhau rằng Trương Giác (張角) được thần tiên trao cho bộ kinh 170 quyển nơi suối Khúc Dương (曲陽). Đó là bộ Thái Bình Thanh Lĩnh Thư (太平青領書) tức là Thái Bình Kinh (太平經).
Khi Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道) xuất hiện, người ta tuyên truyền rằng nơi Hạc Minh Sơn (鶴鳴山) Thái Thượng Lão Quân (太上老君) đích thân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy (正一盟威) cho Trương Lăng (張陵). Ngũ Đấu Mễ Đạo cũng gọi là Chính Nhất Đạo và Thiên Sư Đạo.
Thượng Thanh Phái (上清派) khi thành lập, họ tuyên truyền rằng Ngụy Phu Nhân (魏夫人) (tức Ngụy Hoa Tồn 魏華存) và chư tiên đã truyền cho Dương Hi (楊羲) và Hứa Mật (許謐) bộ Thượng Thanh Chân Kinh (上清真經).
Linh Bảo Phái (靈寶派) thì nói rằng giáo chủ Cát Sào Phủ (葛巢甫, cháu họ của Cát Hồng) đã có được bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà xưa kia Nguyên Thủy Thiên Tôn (元始天尊) đã truyền cho Cát Huyền (葛玄).
Những truyền tụng đại loại như vậy thì rất nhiều, nhưng điều này cho thấy việc đặt tên cho giáo phái dựa trên cơ sở ban đầu là tên của tổ kinh (tương truyền do thần tiên giáng cơ bút dạy cho vị đạo sĩ sáng lập giáo phái). Thí dụ như:
Trương Giác (張角) căn cứ vào bộ Thái Bình Kinh (太平經) mà đặt tên giáo phái mình là Thái Bình Đạo (太平道).
Trương Lăng (張陵) căn cứ vào bộ Chính Nhất Minh Uy (正一盟威) mà đặt tên giáo phái là Chính Nhất Đạo (正一道; Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗米道 và Thiên Sư Đạo 天師道 là tên gọi bình dân của Chính Nhất Đạo).
Dương Hi (楊羲) và Hứa Mật (許謐) căn cứ bộ Thượng Thanh Đại Đỗng Chân Kinh (上清大洞真經) mà đặt tên phái mình là Thượng Thanh Phái (上清派).
Cát Sào Phủ (葛巢甫) căn cứ bộ Linh Bảo Kinh (靈寶經) mà đặt tên phái mình là Linh Bảo Phái (靈寶派).
Đạo sĩ Nhiêu Động Thiên (饒洞天; đời Bắc Tống) mộng thấy Thần Tiên mách bảo bèn lên núi Hoa Cái (華蓋) khai quật một hộp bằng vàng chứa bộ Thiên Tâm Kinh Chính Pháp (心經正法), từ đó lập giáo phái và đặt tên là Thiên Tâm Phái (天心派).
Các đạo sĩ Vương Văn Khanh (王文卿) và Lâm Linh Tố (林靈素, cuối đời Bắc Tống) được Uông Quân Hỏa Sư (汪君火師) truyền cho Phi Thần Yết Đế Đạo (飛神謁帝道) và Triệu Thăng (趙升, đệ tử của Trương Lăng) truyền cho bộ Thần Tiêu Thiên Đàn Ngọc Thư (神霄天壇玉書) nên đặt tên giáo phái là Thần Tiêu Phái (神霄派).
Đạo sĩ Lưu Đức Nhân (劉德仁, đầu đời Kim) được Lão Tử giáng bút dạy cho yếu lĩnh của bộ Đạo Đức Kinh nên lập Đại Đạo Giáo (大道教), sau đổi thành Chân Đại Đạo (真大道).
Lấy khẩu quyết luyện đan
Tiêu biểu nhất là Toàn Chân Đạo 全真道 và Thái Nhất Đạo 太一道. Đời Kim, Vương Trung Phu 王中孚 (tự là Duẫn Khanh 允卿) gặp tiên Lã Động Tân 呂洞賓 tại trấn Cam Hà 甘河, được Lã Tổ truyền cho khẩu quyết luyện đan là Toàn chân 全真. Ý nói bảo toàn tam bảo (toàn tinh 全精, toàn khí 全氣, toàn thần 全神) hội tụ trung cung 中宮, kim đan thành tựu. Vương Trung Phu bỏ Nho theo Đạo, tu luyện tại núi Chung Nam [終南], đổi tên là Vương Triết (chữ Triết gồm 3 chữ Cát 吉), tự là Tri Minh [知明], hiệu là Trùng Dương Tử 重陽子 (người đời hay gọi là Vương Trùng Dương [王重陽]). Từ khẩu quyết luyện đan, Vương Trùng Dương chọn tên của giáo phái là Toàn Chân Đạo.
Đầu đời Kim, đạo sĩ Tiêu Bão Trân [蕭抱珍] xưng là được thần tiên truyền cho Thái Nhất Tam Nguyên Pháp Lục [太一三元法籙], cho nên sáng lập giáo phái là Thái Nhất Đạo [太一道] hoặc Thái Nhất Giáo [太一教], chuyên về Phù lục [符籙].
Lấy tên của tổ sư
Trường hợp này có Đông Hoa Phái (東華派), Tử Dương Phái (紫陽派) và Bạch Gia Đạo (帛家道).
Đông Hoa Phái do Ninh Toàn Chân (寧全真) sáng lập. Đông Hoa là Đông Hoa Thiếu Quân (東華少君, tức Vương Huyền Phủ 王玄甫), đệ tử của Thái Thượng Lão Quân.
Tử Dương Phái (紫陽派) thuộc Toàn Chân Đạo Nam Tông (全真道南宗), thờ Trương Tử Dương (張紫陽, tức Trương Bá Đoan 張伯端) làm tổ sư.
Bạch Gia Đạo (帛家道) xuất hiện đời Ngụy - Tấn, lấy tên của vị sáng lập là Bạch Hòa (帛和) làm tên của giáo phái.
Lý Gia Đạo (李家道) xuất hiện đời Ngụy - Tấn, lấy tên của tổ sư là Lý Bát Bách (李八百) (cũng gọi Lý Bát Bá 李八伯) làm tên của giáo phái.
Lấy tên của khu vực địa lý
Một số giáo phái lấy một địa danh làm tên (có thể là nguyên quán của tổ sư hoặc khu vực phát khởi giáo phái) thí dụ như: Lâu Quán Đạo 樓觀道, Long Hổ Tông 龍虎宗, Mao Sơn Tông 茅山宗, Các Tạo Tông 閣皂宗 (Cáp Tạo Tông 閤皂宗), Long Môn Phái 龍門派.
Lâu Quán 樓觀 thuộc huyện Chu Chí 周至 tỉnh Thiểm Tây 陝西, tương truyền là nguyên quán của quan lệnh Doãn Hỉ 尹喜. Vì thờ Doãn Hỉ làm tổ sư nên giáo phái lấy tên là Lâu Quán Đạo.
Mao Sơn Tông 茅山宗 lấy [Mao Sơn]] (núi cỏ mao) làm tổ đình. Mao Sơn có tên xưa là Cú Khúc Sơn 句曲山, Địa Phế Sơn 地肺山, Cương Sơn 岡山, Kỷ Sơn 己山. Mao Sơn thuộc hàng động thiên phúc địa rất nổi tiếng, nằm ở giữa hai huyện Kim Đàn 金壇 và Cú Dung 句容 của tỉnh Giang Tô. Mao Sơn Tông kế thừa Thượng Thanh Phái 上清派. Đào Hoằng Cảnh 陶弘景 là tổ sư đời thứ 9 của Thượng Thanh Phái (vốn không chú trọng phù lục). Sau khi quy ẩn 10 năm tại Mao Sơn, ông sáng lập Mao Sơn Tông (coi trọng phù lục), lấy tên núi làm tên giáo phái.
Long Hổ Tông 龍虎宗 là một giáo phái phù lục, do con cháu của Trương Đạo Lăng 張道陵 là Trương Thịnh lấy núi Long Hổ 龍虎 làm trung tâm truyền đạo. Long Hổ Sơn cũng thuộc hàng động thiên phúc địa, có tên gốc là Vân Cẩm Sơn 雲錦山, nằm phía Tây Nam của huyện Quý Khê 貴溪 tỉnh Giang Tây.
Các Tạo Tông 閣皂宗 (cũng gọi Cáp Tạo Tông 閤皂宗) chuyên về phù lục, là giáo phái phát triển từ Linh Bảo Phái. Các Tạo Tông hình thành vào đời Bắc Tống, tổ đình là Sùng Chân Vạn Thọ Cung 崇真萬壽宮 trên núi Các Tạo 閣皂 (tức Cáp Tạo 閤皂), nằm phía Đông Nam của huyện Thanh Giang 清江 tỉnh Giang Tây. Do đó giáo phái lấy tên là Các Tạo Tông 閣皂宗.
Long Môn Phái 龍門派 phát triển từ Toàn Chân Đạo. Vào đời Minh - Thanh, Toàn Chân Giáo suy yếu, nên Triệu Đạo Kiên 趙道堅 (một đệ tử của Khưu Xứ Cơ 邱處機) sáng lập Long Môn Phái, và thờ Khưu Xứ Cơ làm tổ sư. Long Môn là tên núi (nơi Khưu Xứ Cơ tu luyện), tọa lạc ở huyện Lũng 隴 tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc.
Tên gọi các giáo phái
Số lượng các giáo phái rất nhiều, do bởi quá trình hưng-suy-phân-hợp. Người ta có thể kể ra một số giáo phái lớn thôi. Sau đây là 38 giáo phái, phân biệt theo tên gọi (gồm 14 đạo, 16 phái, 7 tông, 1 giáo):
14 giáo phái tên gọi có chữ Đạo
1. Ngũ Đấu Mễ Đạo 五斗米道
2. Bạch Gia Đạo 帛家道
3. Thái Bình Đạo 太平道
4. Chính Nhất Đạo 正一道
5. Lâu Quán Đạo 樓觀道
6. Lý Gia Đạo 李家道
7. Nam Thiên Sư Đạo 南天師道
8. Chân Đại Đạo 真大道
9. Bắc Thiên Sư Đạo 北天師道
10. Nội Đan Đạo 內丹道
11. Ngoại Đan Đạo 外丹道
12. Thái Nhất Đạo 太一道
13. Toàn Chân Đạo 全真道
14. Tịnh Minh Đạo 淨明道
16 giáo phái tên gọi có chữ Phái
1. Diên Hống Phái 鉛汞派
2. Du Sơn Phái 游山派
3. Đan Đỉnh Phái 丹鼎派
4. Đông Hoa Phái 東華派
5. Kim Sa Phái 金砂派
6. Linh Bảo Phái 靈寶派
7. Long Môn Phái 龍門派
8. Nam Vô Phái 南無派
9. Ngộ Tiên Phái 遇仙派
10. Phù Lục Phái 符籙派
11. Thanh Vi Phái 清微派
12. Thần Tiêu Phái 神霄派
13. Thiên Tâm Phái 天心派
14. Thượng Thanh Phái 派上清
15. Tử Dương Phái 紫陽派
16. Tùy Sơn Phái 隨山派
7 giáo phái tên gọi có chữ Tông
1Bắc Tông 北宗
2. Các Tạo Tông 閣皂宗
3. Kim Đan Phái Nam Tông 金丹派南宗
4. Long Hổ Tông 龍虎宗
5. Mao Sơn Tông 茅山宗
6. Nam Bắc Tông 南北宗
7. Nam Tông 南宗
1 giáo phái tên gọi có chữ Giáo
1. Huyền Giáo 玄教
Đặc điểm của các giáo phái
Cho dù các giáo phái đã phát khởi thế nào, tên gọi dị biệt ra sao, nhưng tất cả đều giống nhau ở tín ngưỡng cơ bản và mục đích tu luyện. Tín ngưỡng cơ bản của họ là Đạo (theo quan niệm của Lão Tử) và mục đích tu luyện là trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Từ quan niệm nền tảng là Đạo, các giáo phái đã kế thừa và phát triển để biến nó thành một thứ thế giới quan triết học (hay phương pháp luận) của bản môn, mà từ đó họ thiết kế một phương pháp tu luyện phù hợp. Đó là tính chất chung (cộng tính 共性) của các giáo phái; nhưng ngoài ra, mỗi giáo phái cũng có tính chất riêng (cá tính 個性) của mình.
Cái cá tính đó phát xuất từ cách lý giải tín ngưỡng cơ bản và mục tiêu tu luyện, cũng như các phương pháp thực hành. Ngay giai đoạn phát triển ban đầu của Đạo giáo, các giáo phái đều có chung mục tiêu là trường sinh và thành tiên, nhưng cách thực hành thì khác nhau: hoặc họ thực hành trai tiêu (tức là thể thức cúng tế), hành khí, đạo dẫn, tồn thần, thủ nhất, v.v... (gọi chung là luyện hình 煉形); hoặc họ tìm cách chế biến đan dược (bằng các thứ chu sa, diên, hống, các dược thảo, v.v...) làm thuốc trường sinh và ăn vào để thành tiên (gọi chung là ngoại đan 外丹); hoặc họ vận nội công hấp khí đại tiểu chu thiên, v.v... (gọi chung là nội đan 內丹; nội ngoại đan gọi chung là đan đỉnh 丹鼎); hoặc họ dùng phù lục, bùa chú, cầu đảo, pháp thuật, v.v... (gọi chung là phù lục 符籙). Dần dần các thứ ngoại đan phù lục bị xem là tà đạo, chỉ còn chủ trương nội đan luyện dưỡng là được duy trì mà thôi. Cho dù phương pháp dị biệt, nhưng quan niệm thành tiên của các giáo phái trong giai đoạn ban đầu của Đạo giáo là «nhục thể và tinh thần cùng tồn tại» (nhục thể dữ tinh thần cộng tồn 肉體與精神共存), hiểu rằng bất tử tức là nhục thể bất tử. Do đó phép tu luyện là nhắm vào luyện thần và luyện hình, để thần (tinh thần) và hình (nhục thể) đều huyền diệu (hình thần câu diệu 形神俱妙), nhờ đó thân thể bay được lên trời (nhục thể phi thăng 肉體飛升), giống như truyền thuyết "Hoàng Đế bạch nhật thăng thiên" (Hoàng Đế bay lên trời giữa ban ngày). Không những nhục thể, mà điền sản nhà cửa cũng có thể bay theo lên trời. Đến khi Toàn Chân Đạo phát khởi (vào đầu đời Kim), quan niệm nhục thể bất tử bị xem là quan niệm ngu xuẩn, không thấu đạt đạo lý. Trái lại, bất tử phải hiểu là chân tính 真性 hay dương thần 陽神 bất tử, thoát xác để quay về với Đại Đạo; còn cái thân huyết nhục giống như cái áo, phải cởi bỏ tại thế gian.
Về mặt tín ngưỡng cơ bản, các giáo phái như Ngũ Đấu Mễ Đạo, Thái Bình Đạo, Bạch Gia Đạo, Lý Gia Đạo, v.v... cũng có sự dị biệt. Các giáo phái này sáng lập vào giai đoạn ban đầu của Đạo giáo; giáo nghĩa (ý nghĩa của giáo phái) và giáo quy (nội quy của giáo phái) không hoàn bị, mang tính chất mù quáng. Các giáo phái này phát sinh từ quần chúng như một phong trào phản kháng giai cấp thống trị, tức là một hình thức nông dân khởi nghĩa, chẳng hạn như Trương Giác 張角 lợi dụng Thái Bình Đạo để dấy động cuộc đại khởi nghĩa gọi là Hoàng Cân khởi nghĩa 黃巾起義 mà sách sử hay gọi là loạn giặc Khăn Vàng. Giữa đời Hán, Trương Tu 張修 thống lĩnh một cánh quân của Ngũ Đấu Mễ Đạo để hưởng ứng Hoàng Cân. Cuối đời Hán của thời Tam Quốc, Bạch Gia Đạo và Lý Gia Đạo cũng khởi nghĩa. Đến đầu đời Tấn, đệ tử của Lý Thoát 李脫 là Lý Hoằng 李弘 (tự xưng là hoá thân của Lão Quân) khởi nghĩa ở núi Hoắc Sơn 霍山 thuộc tỉnh An Huy. Ngũ Đấu Mễ Đạo thời Tam Quốc bị Trương Lỗ 張魯 lợi dụng, thiết lập tại Hán Trung 漢中 một chính quyền kết hợp giữa chính trị và tôn giáo kéo dài gần 30 năm. Sau khi chính quyền Trương Lỗ bị diệt, Ngũ Đấu Mễ Đạo do Trần Thụy 陳瑞 lãnh đạo tại Thục 蜀. Rồi Lý Đặc 李特 và Lý Hùng 李雄 lãnh đạo các lưu dân khởi nghĩa. Với sự trợ giúp của một đầu lĩnh của Ngũ Đấu Mễ Đạo là Phạm Trường Sinh 范長生, họ chiếm được Thành Đô, xây dựng một thứ chính quyền nhà Hán, kéo dài hơn 40 năm. Sau khi Ngũ Đấu Mễ Đạo truyền vào Giang Nam, vào cuối đời Đông Tấn, lại bạo phát cuộc khởi nghĩa của Tôn Ân 孫恩 và Lư Tuần 盧循, làm cho nhà Đông Tấn mau chóng bị diệt vong. Cuối đời Hán về sau vẫn không ngừng xảy ra các vụ khởi nghĩa của các giáo phái. Nói chung, trong giai đoạn ban đầu của Đạo giáo, các giáo phái đa số mang tính chất chống triều đình. Đến đời Nam Bắc Triều, các đạo sĩ như Khấu Khiêm Chi 寇謙之, Lục Tu Tĩnh 陸修靜, v.v... đều xuất thân từ giới sĩ tộc. Họ dùng luân lý Nho gia để cải cách tính chất chống lại triều đình này; và giáo lý tăng cường nội dung trung hiếu để các đạo giáo thích ứng bản chất của chế độ phong kiến. Có lẽ đây là một trong các lý do mà các Thiện Thư (sách khuyến thiện) một mực đề cao luân lý tam giáo, nhất là luân lý trung hiếu của Nho giáo.
Các giáo phái một mặt ảnh hưởng qua lại với nhau, một mặt hấp thu tinh túy của Nho và Phật giáo. Kể từ đời Đường và đời Tống, tư tưởng Tam giáo hợp nhất là một trào lưu rất thịnh hành. Như Tịnh Minh Đạo chịu ảnh hưởng sâu đậm Nho giáo; còn Toàn Chân Đạo thì ngay từ lúc lập giáo, lý luận tu luyện đã mang màu sắc Thiền Tông.
Về mặt cơ cấu tổ chức, các giáo phái có cơ cấu hoàn bị và tự trị; nhưng càng về sau thì chịu sự giám sát, quản lý của triều đình. Thuở đầu khi Trương Lăng 張陵 sáng lập, Ngũ Đấu Mễ Đạo có 24 đơn vị giáo khu gọi là 24 Trị 治. Sau đó, khi Trương Lỗ cát cứ và thống trị Hán Trung 漢中, cái chế độ chính trị và tôn giáo hợp nhất này ấn định chức Tế tửu 祭酒 như là một đầu lĩnh chính trị kiêm tôn giáo của mỗi Trị. Chế độ Tế tửu này suy tàn khi chính quyền Hán Trung bị tiêu diệt. Cuối đời Đông Tấn, các phái Thượng Thanh và Linh Bảo thiết lập chế độ Đạo Quán (viết là 道館 hoặc 道觀) làm nơi quy tụ tín đồ và thực hành lễ nghi cũng như tu tập. Tại mỗi quán, dần dần hình thành chế độ quản lý và giới luật. Từ đời Tùy, đời Đường, các quán 館 (觀) nhỏ vẫn gọi là quán, còn các quán lớn thì gọi là cung 宮. Từ Nam Bắc Triều, triều đình ấn định chế độ kiểm soát các giáo phái. Đời Nguyên, chế độ kiểm soát càng nghiêm mật. Triều đình lập Tập Hiền Viện 集賢院 để quản lý các giáo phái. Các giáo phái đều tuân theo khu vực hành chánh của nhà Nguyên: ở mỗi Lộ 路 triều đình lập một Đạo Lục Ty 道錄司, đứng đầu là Đạo Lục 道錄 hay Đạo Phán 道判. Ở mỗi Châu 州 thì có Đạo Chính Ty 道正司, đứng đầu là Đạo Chính 道正 hay Đạo Phán 道判. Ở mỗi Huyện 縣 thì có Uy Nghi Ty 威儀司, đứng đầu là Uy Nghi 威儀. Người cai quản một cung hay quán gọi là Trụ trì 住持, hay Đề Cử 提舉, hay Đề Điểm 提點. Qua đời Minh, tại Kinh Sư có Đạo Lục Ty 道錄司 tổng quản lý Đạo giáo. Ở mỗi Phủ có Đạo Kỷ Ty 道紀司, mỗi Châu có Đạo Chính Ty 道正司, mỗi Huyện có Đạo Hội Ty 道會司.
Sơ lược ba giáo phái thời kì đầu
Ngũ Đấu Mễ Đạo
Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道), cũng gọi Thiên Sư Đạo, là một giáo phái ra đời trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, tức cuối đời Đông Hán (25–220), do Trương Lăng (34–156) sáng lập. Từ đời Đông Tấn trở đi Ngũ Đấu Mễ Đạo được gọi là Thiên Sư Đạo, từ đời nhà Nguyên trở đi gọi là Chính Nhất Đạo. Mãi đến đời Trương Thịnh là con trai thứ tư của Trương Lỗ về cư ngụ ở núi Long Hổ Sơn và lấy tên của ngọn núi này làm tên đạo phái nên Thiên Sư Đạo lại được đổi thành Long Hổ Tông cho đến nay.
Ban đầu Ngũ Đấu Mễ Đạo gồm các tín đồ dân dã, nhưng khi giáo phái phát triển, thu hút rất nhiều hào tộc, thế gia, thậm chí quan lại, thí dụ họ Vương và họ Tôn ở Lang Nha, họ Tạ và họ Ân ở quận Trần, họ Khổng ở Cối Kê, họ Chu ở Nghĩa Hưng, họ Hứa họ Đào và họ Cát ở Đan Dương, v.v... Trong khoảng đời Tấn, các sử gia gọi Ngũ Đấu Mễ Đạo là Thiên Sư Đạo. Tuy nhiên có sử gia cho rằng Ngũ Đấu Mễ Đạo là tên gọi dân dã, còn chính nội bộ tín đồ thì tự xưng giáo phái mình là Thiên Sư Đạo hoặc Chính Nhất Đạo.
Từ khi thành lập cho đến nay, Ngũ Đấu Mễ Đạo đã được truyền qua 64 thế hệ các chưởng giáo. Từ khi Trương Lăng lập giáo, giáo phái này đã quy tụ nông dân, phất cờ khởi nghĩa, xung đột với triều đình phong kiến. Sau này, Khấu Khiêm Chi đã tiến hành cải cách Bắc Thiên Sư Đạo, giải trừ sự mâu thuẫn xung đột giữa Đạo giáo với triều đình phong kiến vì nhờ bổ sung luân lý Nho giáo vào giới luật. Lục Tu Tĩnh cũng đã cải cách đáng kể Nam Thiên Sư Đạo.
Thái Bình Đạo
Thái Bình Đạo (太平道) cũng là giáo phái thành lập trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, xuất hiện từ đời Đông Hán, triều vua Thuận Đế (tại vị 126-144) về sau, như là kết quả tự nhiên của học thuyết Hoàng Lão và thần tiên phương thuật thịnh hành bấy giờ.
Thái Bình Đạo là một trong hai tông phái Đạo giáo chủ yếu đời Đông Hán và có phát khởi từ dân gian, thịnh hành ở phương Đông. Tông phái kia là Ngũ Đấu Mễ Đạo thịnh hành ở phương Tây Nam. Vào cuối đời Đông Hán, bọn ngoại thích và hoạn quan lũng đoạn triều chính, cường hào và địa chủ nắm giữ đất đai, lại thêm bệnh dịch lưu hành, nên nông dân điêu linh thống khổ đến nỗi đã nổi loạn. Nhân dịp này, Trương Giác đã lợi dụng Thái Bình Kinh để lập giáo, tên gọi là Thái Bình Đạo, qua đó quy tụ nông dân để khởi nghĩa gọi là «Hoàng Cân nông dân khởi nghĩa».
Thái Bình Đạo bắt đầu được truyền bá rộng vào năm Kiến Ninh 建寧 (168-172) đời Hán Linh Đế 漢靈帝, và 10 năm sau đó, tín đồ đã tăng lên đến 10 vạn, trải khắp 8 châu. Khoảng năm Quang Hòa 光和 (179-181), Trương Giác tổ chức tín đồ theo biên chế quân đội. Năm Giáp Tý (năm 184), Trương Giác và đệ tử khởi nghĩa chống triều đình, nhưng thất bại. Trương Giác mất sau đó.
Đến năm 188, Thái Bình Đạo đã tan rã. Nhưng nó vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ các giáo phái về sau. Những quan niệm về thuật số, gậy 9 khúc (cửu tiết trượng 九節杖) mà Trương Giác từng dùng, áo vàng mũ vàng của đạo sĩ, cách dùng phù thủy và bùa chú trị bệnh, v.v... của Thái Bình Đạo đều được các giáo phái về sau kế thừa. Minh Giáo 明教 đời Đường và đời Tống đã tôn Trương Giác làm giáo chủ. Bạch Liên Giáo 白蓮教 đời Thanh khi khởi nghĩa tại Tứ Xuyên và Thiểm Tây đã dùng lại biện pháp tuyên truyền của Trương Giác.
Bạch Gia Đạo
Bạch Gia Đạo (帛家道) là một giáo phái xuất hiện vào thời kỳ ban đầu của Đạo giáo, hoạt động vào đời Ngụy - Tấn (220-420) ở phương bắc và phương nam Trung Quốc (vùng Giang Tô và Chiết Giang). Nguồn gốc của giáo phái này đến nay vẫn chưa rõ. Tương truyền tổ sư của giáo phái này là Bạch Hòa 帛和, và tên giáo phái đặt theo họ của tổ sư.
Bạch Gia Đạo, Thái Bình Đạo (Thiên Sư Đạo), Thượng Thanh Phái có liên quan với nhau về mặt kinh điển. Theo truyền thuyết, Thái Thượng Lão Quân truyền Thái Bình Kinh cho Vu Cát, rồi Vu Cát truyền lại cho Bạch Hòa. Cũng theo truyền thuyết, Kim Khuyết Hậu Thánh Đế Quân 金闕後聖帝君 truyền Tố Thư 素書 (tức Thái Bình Kinh Phục Văn 太平經復文) cho Thanh Đồng Quân 青童君, Thanh Đồng Quân truyền lại cho Vương Phương Bình 王方平 (ở Tây Thành 西城), Vương Phương Bình truyền lại cho Bạch Hòa.
Bạch Gia Đạo thoạt đầu là tín ngưỡng bình dân, cũng gọi là «tục thần đảo» 俗神禱 vì thờ các tục thần và dâng cúng các thứ huyết thực. Đến đời Đông Tấn (317-420), Bạch Gia Đạo phát triển ở Giang Tô và Chiết Giang, không ít tín đồ thuộc giai cấp sĩ tộc thế gia. Từ đời Đông Tấn trở đi, sử sách không ghi chép về Bạch Gia Đạo, nhưng do mối quan hệ giữa giáo phái này với Thượng Thanh Phái và Thiên Sư Đạo, có lẽ Bạch Gia Đạo đã sáp nhập vào hai giáo phái đó. |
Giải bóng đá U-21 quốc gia là giải bóng đá hàng năm của Việt Nam dành cho lứa tuổi dưới 21 do Liên đoàn bóng đá Việt Nam phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức. Trước năm 2007, giải còn có tên gọi là Cúp Báo Thanh Niên.
Các đội đoạt huy chương
Vua phá lưới |
Giải bóng đá vô địch U-19 quốc gia là giải bóng đá quốc gia hàng năm cho lứa tuổi dưới 19 do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức. Từ năm 2005 trở về trước, giải dành cho các cầu thủ dưới 18 tuổi. Nhà vô địch hiện tại là Đông Á Thanh Hóa năm 2023.
Các đội đoạt huy chương
Vua phá lưới |
Giải bóng đá U-15 quốc gia (tên chính thức: Giải bóng đá vô địch U-15 quốc gia) là giải bóng đá quốc gia hàng năm cho lứa tuổi dưới 15 do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức.
Được tổ chức lần đầu vào năm 1999, ban đầu giải dành cho các cầu thủ dưới 16 tuổi. Từ năm 2005 đến nay, giải chuyển sang lứa tuổi dưới 15. U-15 PVF là đội bóng lên ngôi vô địch nhiều nhất với 5 lần đăng quang.
Các đội đoạt huy chương
Nhà tài trợ chính
Vua phá lưới |
Giải bóng đá thiếu niên toàn quốc (hay còn gọi là Giải bóng đá U-13 quốc gia) là giải bóng đá quốc gia hằng năm cho lứa tuổi dưới 13 do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức. Từ năm 2000 trở về trước, giải dành cho các cầu thủ dưới 14 tuổi.
Các đội đoạt huy chương |
Về thuật toán khai thác dữ liệu, xem bài thuật toán tiên nghiệm (apriori algorithm).
Tiên nghiệm (chữ Hán: 先驗, tiếng Latin: a priori, tiếng Anh: transcendental (ism)) có nghĩa "trước kinh nghiệm". Trong nhiều cách sử dụng tại phương Tây hiện đại, thuật ngữ tiên nghiệm được cho là có nghĩa tri thức mệnh đề-loại tri thức có thể có được mà không cần hoặc "trước" kinh nghiệm. Nó thường được đối lập với tri thức hậu nghiệm với nghĩa "sau kinh nghiệm"-loại tri thức đòi hỏi bằng chứng thực nghiệm.
Toán học và logic thường được coi là các ngành khoa học tiên nghiệm. Các khẳng định, như "2 + 2 = 4" chẳng hạn, được coi là "tiên nghiệm" vì chúng là các tư tưởng xuất phát chỉ từ tư duy mà thôi. Các khoa học về tự nhiên và khoa học xã hội thường được coi là các ngành khoa học hậu nghiệm. Các câu như kiểu "Trời thường có màu xanh" có thể được coi là tri thức "hậu nghiệm".
Tư tưởng triết học
Một trong các câu hỏi cơ bản của nhận thức luận là có hay không tri thức tiên nghiệm không tầm thường (non-trivial). Nói chung, các nhà duy lý tin rằng có, trong khi các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa tin rằng mọi tri thức đều được rút ra từ một dạng kinh nghiệm nào đó(thường là từ bên ngoài), nếu không, nó là tri thức tầm thường theo một nghĩa nào đó.
Thuật ngữ này đã đạt được một vị trí vững chắc nhờ các nhà tư tưởng duy lý, chẳng hạn René Descartes và Gottfried Leibniz, những người đã lý luận rằng tri thức được thu được qua lý tính, mà không phải kinh nghiệm. Descartes coi tri thức về bản ngã, hay tôi tư duy, do đó tôi tồn tại, là tiên nghiệm, vì ông cho rằng người ta không cần viện dẫn đến kinh nghiệm trong quá khứ để suy xét về sự tồn tại của chính mình.
Tin rằng tư duy là một phần của kinh nghiệm, John Locke, đã đưa ra một cơ sở lý luận mà từ đó toàn bộ khái niệm "tiên nghiệm" có thể bị loại bỏ.
David Hume coi mọi tri thức tiên nghiệm là một "quan hệ của các ý niệm" (Relation of Ideas), khi ông nhắc đến thuật ngữ này vài lần trong tác phẩm Enquiry Concerning Human Understanding của mình.
Cách sử dụng từ tiên nghiệm hiện đại được bắt đầu với Immanuel Kant, người đã đưa ra sự phân biệt giữa chân lý tổng hợp và chân lý phân tích để bổ sung cho sự phân biệt giữa tri thức tiên nghiệm và tri thức hậu nghiệm. Ông lý luận rằng các mệnh đề được biết là tiên nghiệm nhất thiết đúng, trong khi các mệnh đề được biết là hậu nghiệm thì còn tùy thuộc, vì theo Kant tri thức tiên nghiệm đã luôn luôn đúng (chẳng hạn 2 + 2 = 4). Các mệnh đề hậu nghiệm sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh, các điều kiện này có thể thay đổi theo thời gian và làm cho mệnh đề trở nên sai (ví dụ. Bill Clinton là Tổng thống Mỹ, là mệnh đề đã từng đúng nhưng bây giờ là sai).
Saul Kripke, khi phê phán Kant trong "Naming and Necessity" (Đặt tên và sự cần thiết - 1980), lý luận rằng tiên nghiệm là một tính chất nhận thức luận, và không nên được kết hợp với vấn đề tách biệt của siêu hình học về sự cần thiết. Để hỗ trợ luận cứ này, ông đưa ra một vài kêu gọi tới trực giác. Đầu tiên, ông lý luận rằng một chân lý hậu nghiệm có thể nhất thiết đúng. Ví dụ, khi nói rằng "Sao Hôm là Sao Mai" ("Hesperus is Phosphorus"). Câu đó nhất thiết đúng do cả hai đều là tên của Sao Kim, nhưng lại được biết là hậu nghiệm. Ông còn lý luận rằng có thể có các mệnh đề tiên nghiệm tùy thuộc. Ví dụ, ở Paris có một đoạn thước đã từng được dùng làm tiêu chuẩn của mét. Mệnh đề đi kèm, "Đoạn thước đó dài 1 mét", là tùy thuộc do ta có thể lấy một độ dài khác để định nghĩa mét. Tuy nhiên, nó được biết là tiên nghiệm, vì một mét đã được định nghĩa là chiều dài của đoạn thước đó, nên đoạn thước phải có độ dài 1m (tại thời điểm nó được dùng làm tiêu chuẩn) - đây là một phép lặp thừa (tautology).
Trong tác phẩm "The Problems of Philosophy" (Các vấn đề triết học), Bertrand Russell đã coi tri thức tiên nghiệm là quan hệ giữa các phạm trù (universal). Chẳng hạn "2 + 2 = 4," là một nguyên lý tiên nghiệm cho thấy quan hệ giữa "2", "+", "=", và "4", theo Russell, chúng đều là các phạm trù.
Các triết gia nổi bật đương thời về tư duy tiên nghiệm bao gồm Alfred Ayer, Roderick Chisholm và W.V.O. Quine. |
Giải bóng đá nhi đồng toàn quốc (hay còn gọi là Giải bóng đá U-11 quốc gia) là giải bóng đá dành cho lứa tuổi dưới 11 do Báo Nhi Đồng và VFF phối hợp tổ chức hằng năm, nằm trong hệ thống thi đấu quốc gia. Từ năm 2000 trở về trước, giải dành cho các cầu thủ dưới 12 tuổi. Giải được thi đấu trên sân futsal.
Các đội đoạt huy chương
Giải U-11
Giải U-9 |
Mèo (chính xác hơn là loài mèo nhà để phân biệt với các loài trong họ Mèo khác) là động vật có vú, nhỏ nhắn và chuyên ăn thịt, sống chung với loài người, được nuôi để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi cùng với chó. Mèo đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.
Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng có nhiều màu lông khác nhau. Mèo là những con vật có kỹ năng của thú săn mồi và được biết đến với khả năng săn bắt hàng nghìn loại sinh vật để làm thức ăn, ví dụ như chuột. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.
Mèo giao tiếp bằng cách kêu meo meo, gừ-gừ, rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.
Giống như một số động vật đã thuần hóa khác (như ngựa), mèo vẫn có thể sống tốt trong môi trường sống hoang dã như mèo hoang. Trái với quan niệm thông thường của mọi người rằng mèo là loài động vật cô độc, chúng thường tạo nên các đàn nhỏ trong môi trường sống hoang dã.
Sự kết hợp giữa con người và loài mèo dẫn tới việc nó thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá, gồm truyền thuyết và thần thoại Ai Cập cổ, Trung Quốc cổ, Na Uy cổ, và vị Vua xứ Wales thời Trung Cổ Hywel Dda (người Tử tế) đã thông qua bộ luật bảo vệ động vật đầu tiên trên thế giới bằng cách coi hành động giết hại hay làm tổn hại tới mèo là vi phạm pháp luật, với những hình phạt nặng nề cho những kẻ vi phạm. Tuy nhiên, mèo thỉnh thoảng bị coi là ma quỷ và có 9 mạng, ví dụ như nó không mang lại may mắn hay thường đi liền với những mụ phù thủy trong nhiều nền văn hoá thời Trung Cổ.
Cho đến gần đây, mèo được cho rằng đã được thuần hóa trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, nơi chúng được thờ cúng. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng tất cả mèo nhà có thể xuất phát từ Mèo hoang châu Phi tự thuần hóa (Felis silvestris lybica) vào khoảng 8000 TCN, tại Cận Đông. Bằng chứng gần đây chỉ ra sự thuần hóa mèo là thi thể một con mèo con được chôn với chủ của nó cách đây 9.500 năm tại Síp.
Mèo là một trong mười hai con giáp tại Việt Nam, thường gọi là "Mão" hay "Mẹo".
Phân loại khoa học
Tên khoa học của mèo nhà được Carolus Linnaeus đặt là Felis catus trong cuốn Systema Naturae xuất bản năm 1758 của ông. Ngoài ra, còn có một số tên khoa học khác được đề xuất cho mèo nhà như Felis domesticus (được đề xuất bởi Johann Christian Polycarp Erxleben trong cuốn Anfangsgründe der Naturlehre and Systema regni animalis năm 1777), và các biến thể của nó như Felis catus domesticus và Felis silvestris domesticus, nhưng chúng không phải là các tên khoa học được chấp nhận theo Quy tắc đặt tên động vật quốc tế của Ủy ban Quốc tế về Danh mục Động vật học (ICZN).
Năm 2003, Ủy ban Quốc tế về Danh mục Động vật học (ICZN) đã đưa ra quan điểm số 2027 (xuất bản trong Tập 60, Phần 1 của Tập san đặt tên động vật, ngày 31 tháng 3 năm 2003), theo đó ICZN "đã duy trì việc sử dụng 17 tên riêng của các loài hoang dã, vốn xuất hiện sau hoặc đồng thời với tên của các loài đã được thuần hoá". Quan điểm này vì thế đặt ra ngoại lệ cho Quy tắc đặt tên động vật quốc tế, và xác nhận tên khoa học F. silvestris tiếp tục được sử dụng cho mèo rừng châu Âu, và F. silvestris catus cho các phân loài đã thuần hóa của nó. (F. catus vẫn sử dụng được nếu mèo nhà được coi là một loài riêng.)
Năm 2007, một số nghiên cứu về phát sinh chủng loại học đưa ra gợi ý rằng mèo nhà nên được xem là một phụ loài của mèo rừng châu Âu (tên khoa học Felis silvestris), và gợi ý tên khoa học mới cho mèo nhà là F. silvestris catus.
Năm 2017, Ủy ban phân loại mèo của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã áp dụng khuyến nghị của Ủy ban Quốc tế về Danh mục Động vật học (ICZN) để phân loại rằng mèo nhà là một loài mèo riêng biệt với tên khoa học là Felis catus.
Đặc điểm
Đặc điểm thể chất
Thông thường mèo nặng từ 2,5 đến 7 kg (5,5–16 pound); tuy nhiên, một số giống như Maine Coon có thể vượt quá 30,4 kg (25 pound). Một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg (50 pound) vì được cho ăn quá nhiều. Điều này rất có hại cho sức khỏe mèo - khiến chúng có thể bị tiểu đường, đặc biệt đối với mèo đực đã thiến - có thể ngăn chặn tình trạng này thông qua biện pháp ăn kiêng và tập luyện (chạy nhảy), đặc biệt đối với những chú mèo luôn ở trong nhà. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg - 4,0 pound).
Ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống 14 tới 25 năm, dù chú mèo già nhất từng biết đã sống 45 năm. Mèo nhà thường sống lâu hơn nếu ta không cho chúng ra ngoài (giảm nguy cơ bị thương tích khi đánh nhau và tai nạn cũng như dễ mắc bệnh) và nếu chúng được triệt sản. Những chú mèo đực được triệt sản tránh được ung thư tinh hoàn, mèo cái được triệt sản không bị ung thư buồng trứng nhờ vậy giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Mèo hoang trong môi trường đô thị hiện đại thường chỉ sống hai tới ba năm hoặc ít hơn. Mèo hoang trong các nhóm có thể sống lâu hơn; tổ chức British Cat Action Trust đã thông báo về trường hợp một con mèo hoang cái 19 tuổi. Chú mèo hoang sống lâu nhất là "Mark", do Hội từ thiện Bảo vệ Mèo Anh nuôi, sống tới 36 tuổi.
Mèo là những vận động viên điền kinh. Mèo chạy nước rút rất giỏi, chúng có thể đạt tới tốc độ 30 dặm một giờ trên những khoảng cách ngắn. Mèo có thể nhảy cao tới đỉnh rào hay một bức tường cao 7 ft từ tư thế đứng yên. Mèo nhà là một trong số ít loài vật bốn chân không có các xương đòn cứng. Điều này cho phép mèo chui qua lỗ hổng có kích thước bằng đầu chúng.
Tai
Với 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe của tai; mèo có thể vểnh mỗi tai theo một hướng khác nhau. Nhờ tính năng động cao như vậy, mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Không giống như chó, các giống mèo có tai cụp rất hiếm. (Mèo giống Scottish Fold là một loài đã biến đổi như vậy.) Khi giận dữ hay sợ hãi, mèo thường chĩa tai về phía sau, đồng thời phát ra các âm thanh gầm gừ hay tiếng rít. Mèo cũng chĩa tai về phía trước khi chúng chơi đùa, hay thỉnh thoảng khi chú ý tới một tiếng động phát ra từ phía sau nó.
Hoạt động
Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12–16 giờ, mức trung bình 13–14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và chủ yếu ngủ vào sáng sớm, trưa và chiều. Tính khí mèo thay đổi tùy theo giống, hoàn cảnh sống và giới tính, mèo cái thường quấn chủ hơn mèo đực. Mèo lông ngắn thường gầy và ưa hoạt động, mèo lông dài thường to và lười nhác.
Nhiệt độ cơ thể mèo trong khoảng 38 tới 39 °C (101,4 tới 102,2 °F). Một con mèo bị coi là sốt (cao) nếu có thân nhiệt ở mức 39,5 °C (103,1 °F) hay cao hơn, hay giảm nhiệt nếu thấp hơn 37,5 °C (99,5 °F). Để so sánh, thân nhiệt thông thường của cơ thể người xấp xỉ 37 °C (98,6 °F). Một chú mèo nhà bình thường có nhịp tim khoảng 140 đến 220 nhịp một phút, và nó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng kích động hay không của mèo. Khi mèo đang nghỉ ngơi, nhịp tim bình thường trong khoảng 150 - 180 nhịp một phút, khoảng gấp đôi con người.
Chân
Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì giống như mọi giống thuộc loài mèo khác, chúng ghi nhận trực tiếp; có nghĩa là chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên dấu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt gồ ghề.
Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, loại trừ loài báo gêpa, mèo có vuốt thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Chúng thường giương vuốt khi săn mồi, tự vệ, hay leo trèo, nhào lộn, hay để tăng ma sát khi bước đi trên các bề mặt trơn (khăn trải giường, thảm dày, vân vân). Các vuốt cong có thể bị mắc vào thảm hay các tấm vải dày, khiến mèo bị thương nếu chúng không thể tự gỡ.
Trèo cao và ngã
Đa số các giống mèo đều thích trèo cao hay ngồi ở các vị trí cao. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã đưa ra một số giải thích điều này, thông thường nhất là, "độ cao khiến mèo có điểm quan sát tốt hơn. Từ vị trí đó, chúng có thể giám sát vương quốc của mình và biết mọi hoạt động của con người cũng như các con vật khác. Trong môi trường sống hoang dã, một vị trí trên cao cũng được dùng làm nơi ẩn mình để săn mồi." Vì thế độ cao cũng có thể mang lại cho mèo cảm giác an toàn và uy thế.
Tuy nhiên, sự ưa chuộng độ cao này có thể là một cách thử nguy hiểm đối với quan niệm thông thường rằng một chú mèo "luôn rơi chân xuống trước". Cơ quan bảo vệ động vật Hoa Kỳ đã cảnh báo những người chủ nên canh chừng những vị trí nguy hiểm trong nhà họ để tránh "hội chứng trèo cao", có thể khiến một chú mèo quá tự tin bị ngã từ độ cao quá lớn.
Khi rơi, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Vì thế, những cú ngã từ trên cao (nhiều tầng) ít gây nguy hiểm hơn những cú ngã từ độ cao chỉ vài mét. Nhiều trường hợp đã được ghi nhận cho thấy những chú mèo ngã từ độ cao lớn (5 đến 10 tầng) vẫn sống sót, bình yên vô sự. Một số giống không có đuôi nên không có khả năng lấy lại thăng bằng này, bởi vì mèo quật đuôi và dựa trên mômen động lượng để lấy thăng bằng chuẩn bị tiếp đất.
Giác quan
Việc đánh giá các giác quan của bất kỳ một loài vật nào cũng là điều khó khăn bởi vì không bao giờ có sự giao tiếp trực tiếp (ví dụ, đọc to các chữ trên Bảng Snellen) giữa đối tượng và người nghiên cứu.
Trong khi các giác quan như khứu giác và thính giác của mèo không nhạy bén như của chuột, thì chúng lại vượt trên con người ở nhiều điểm. Các đặc điểm đó cộng với những khả năng thị giác, vị giác, và xúc giác khiến chúng trở thành một loại đặc biệt nhạy cảm trong giới động vật có vú.
Thị giác
Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Mèo, cũng như chó, có màng trạch để phản chiếu lại ánh sáng tới võng mạc. Khi đó, khả năng nhìn của mèo được tăng lên khi ở trong bóng tối, tạo ra một màng lưới thị giác sắc sảo. Nhưng vào ban ngày hoặc chỗ có nhiều ánh sáng, tròng đen của mèo khép lại hẹp, làm số lượng ánh sáng chiếu vào ít đi, tránh bị lóa và cải thiện khả năng quan sát. Màng trạch và một số bộ phận khác giúp mèo có 1 sự dò tìm tốt hơn so với con người. Sự biến đổi màu sắc của mắt mèo trong các tấm ảnh gần giống với sự tương tác giữa ánh sáng và màng trạch.
Thông thường mèo có thị trường khoảng 200°, so với 180° ở con người, với trường trùng lặp (ảnh trùng lặp của hình ảnh thu được từ hai mắt) nhỏ hơn con người. Giống như đa số các loài vật ăn thịt khác, mắt của chúng hướng về phía trước để có được hình ảnh có chiều sâu tuy phải hy sinh độ rộng thị trường. Thị trường phụ thuộc rất nhiều vào vị trí mắt, nhưng cũng có thể phụ thuộc ở cấu tạo mắt. Thay vì kiểu con ngươi tròn (optic fovea) vốn giúp con người có được tầm nhìn tập trung tốt hơn, mắt mèo có một dải thị giác. Mèo rõ ràng có thể phân biệt các màu sắc, đặc biệt ở cự ly gần, nhưng không hoàn toàn rõ rệt.
Mèo có mi mắt thứ ba, đó là 1 màng mỏng xuất hiện khi mắt mèo mở. Màng này thường đóng lại từ từ khi mèo bị bệnh, nhưng chúng lại rất rõ ràng khi mèo buồn ngủ. Nếu một con mèo từ lúc mới sinh đã có mí thứ 3 rõ ràng thì có nghĩa là nó phải đến gặp bác sĩ thú y.
Mắt mèo có rất nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, xanh lá và cam. Mắt xanh dương cũng xuất hiện ở giống mèo Siamese, tuy nhiên cũng có ở những con mèo bị bạch tạng. Nếu một con mèo bạch tạng có đôi mắt xanh dương thì thường sẽ bị điếc; tuy nhiên, mắt màu cam cũng báo hiệu tai của nó có vấn đề. Mèo bạch tạng có 1 mắt xanh dương 1 mắt cam cũng thường điếc như mèo có đôi mắt xanh.
Thính giác
Con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Mèo có thể nghe ở mức cao hơn 2 quãng so với con người, và một nửa quãng so với chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Mèo có thể xác định vị trí một vật chính xác trong vòng 7.5 cm (3 inches) khi nguồn phát âm ở khoảng cách khoảng 1 mét (điều này giúp chúng định vị con mồi, v.v...).
Khứu giác
Khứu giác của một con mèo nhà mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do đó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được. Mèo còn có một cơ quan đánh hơi ở vòm miệng gọi là vomeronasal, hay cơ quan Jacobson. Khi một con mèo chun mõm, hạ thấp cằm, và nâng lưỡi lên một chút, đó là lúc nó đang sử dụng cơ quan vomeronasal. Hành động này gọi là "gaping", "sneezing", hay "flehming". Gaping tương đương với phản ứng Flehmen ở các động vật khác như chó, ngựa và mèo lớn.
Xúc giác
Do mèo thích leo trèo nên nó có khả năng bám rất tốt do chúng dùng móng để giữ. Mèo ít khi bị té (Do mất thăng bằng) nhưng chúng biết kiểm soát độ thăng bằng và tiếp đất bằng 2 chân trước. Mèo đi hoàn toàn không có tiếng động do phần lớp thịt dày dưới chân nên mèo được mệnh danh là "Kẻ sát thủ thầm lặng" khi đi săn mồi.
Vị giác
Chỉ có mèo và thỏ là không thể cảm nhận được vị ngọt do thiếu gen cần thiết cho việc này. Đặc biệt không được cho mèo ăn sôcôla do trong sôcôla có methylxanthine.
Trí nhớ
Một nghiên cứu mới tìm thấy mèo chỉ có thể nhớ được những thông tin nhất định trong vòng 10 phút. Nghiên cứu ban đầu nhằm so sánh trí nhớ hành động của mèo với trí nhớ hình ảnh và tìm thấy mèo nhớ bằng cơ thể tốt hơn là bằng mắt, khi chúng gặp một vật thể trên đường. Khi một con mèo bước qua một đồ chơi hoặc chiếc giày đặt ở cửa trên đường tới đĩa thức ăn, nó phải phối hợp bước đi của cả chân sau và chân trước.
Nhà nghiên cứu Keir Pearson tại Đại học Alberta, Canada, nói: "Động vật, cũng như con người, ghi nhớ một cách vô thức vị trí đồ vật theo sự tương xứng với cơ thể khi họ bước đi, sự ghi nhớ này phụ thuộc phần lớn vào các tín hiệu liên quan tới sự chuyển động cơ thể". Mặc dù các nhà nghiên cứu đã biết được điều này, họ vẫn băn khoăn làm thế nào mà mèo nhớ chính xác phải nhấc chân sau lên và chân trước đã tránh một vật cản.
Để tìm hiểu sự phối hợp của mèo, các nhà nghiên cứu tìm hiểu chúng có thể nhớ việc mình vừa bước qua một cản trở trong bao lâu. Họ khiến con mèo dừng lại khi chân trước đã bước qua vật cản, nhưng chân sau chưa bước tới. Tiếp đến họ đánh lạc hướng con mèo bằng đồ ăn và dịch chuyển chướng ngại vật để xem con vật phản ứng thế nào. Mèo nhớ được mình vừa bước qua vật cản trở trong ít nhất 10 phút, nên nhấc chân sau lên để tránh đồ vật, kể cả khi nó không còn ở đó.
Để so sánh trí nhớ hoạt động của mèo với trí nhớ hình ảnh, họ lặp lại thí nghiệm nhưng lần này dừng con mèo ngay khi chúng chuẩn bị nhấc chân trước qua vật cản. Kết quả cho thấy chỉ sau vài giây, con mèo không thể nhớ những gì chúng đã nhìn thấy nhưng chưa kịp làm: khi vật thể bị bỏ đi, con mèo quên mất là nó đã ở đó và tiếp tục đi. Nghiên cứu trên ngựa và chó cũng cho kết quả tương tự. Trí nhớ này đóng vai trò trong khả năng con người định vị vật thể trong bóng tối hoặc nhớ lại họ đã để xe ở chỗ nào trong bãi đỗ xe vào buổi sáng. Bằng việc đi bộ từ chỗ để xe vào văn phòng, bạn đã củng cố ký ức về vị trí của chiếc xe trong trí não và không phải mất nửa tiếng để tìm nó.
Bộ xương
Bộ xương của mèo hơi nhỏ và đầu xương không giống với xương người. Xương sống của mèo có nhiều đốt hơn chúng ta để di chuyển dễ dàng và tránh được thương tổn. Xương đuôi rất dài để giữ thăng bằng cho việc di chuyển. Toàn bộ (Tổng cộng 500 cơ xương) gồm 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống lưng, 7 đốt sống hông, 2 đốt sống vùng khum và 14-28 đốt sống đuôi, mèo có thể cuộn tròn cơ thể hoặc "giảm sóc, giảm nhẹ sang chấn" khi rơi từ độ cao nguy hiểm. Bộ răng và hàm của mèo đầy mãnh lực cắn xé mồi. Khi bắt mồi, các móng vuốt giương ra khỏi đệm thịt để cào xé mồi.
Thông tin
Săn mồi và tập tính ăn
Mèo là động vật ăn thịt nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... thậm chí là gián nhà. Vũ khí săn mồi của mèo là móng vuốt ở đầu ngón chân, có chiều dài hơn 1 cm, hình cong bán nguyệt, đầu móng vuốt nhỏ và nhọn. Móng vuốt của loài mèo là vũ khí khá lợi hại đối với đối tượng của nó đang săn mồi.
Để săn mồi, khi gặp đối tượng hay con vật nó cần bắt làm mồi, loài mèo thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và cào lấy con mồi. Loài mèo thường bắt lấy mồi khá hiểm và độc đáo bằng cách duỗi móng ở hai bàn chân trước ra và túm lấy vào gáy đối tượng. Đây là cách săn mồi khá ấn tượng và hiệu quả của loài mèo và sau đó dùng miệng cắn lên đầu con mồi cho đến chết mới thả ra.
Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ, cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm. Thế nhưng dù là loài ăn thịt thú rừng cá là loại thức ăn khoái khẩu nhất của họ hàng nhà mèo. Con người thường cho mèo ăn cá trộn với cơm. Đây là thứ thức ăn mà mèo thích vì nó có mùi tanh của cá. Loài mèo nhà cũng ăn thịt thú rừng nhưng thực tế cho thấy rằng nó thích ăn cá hơn nhiều. Mèo thường đến bên bờ ao uống nước và bắt cá. Cá và chuột luôn là thức ăn được ưa chuộng nhất của mèo.
Vệ sinh
Mèo được biết đến nhờ sự sạch sẽ của nó. Loài mèo luôn biết tự bảo vệ cơ thể của nó tránh những nơi ẩm ướt, nó là động vật không mấy mặn mà gì với tắm, thường nó không thích lông trên cơ thể của nó bị ướt hay có những tác động của các vật khác dính lên cơ thể của nó khi nó vô tình đi vào một lùm bụi cây qua một bờ ao hay rúc vào nơi kín đáo. Tất cả những nơi đó có khả năng gây vết tích lên lông của nó. Ngay cả con người vuốt tay lên người nó cũng có thể động lại mùi khác lạ. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là một trong các loài thú sạch sẽ nhất.
Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra và tiết nước bọt vào chân của nó và bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả. Loài mèo là thú vật luôn coi trọng vệ sinh cơ thể.
Môi trường
- Mèo rừng (hoang dã): Môi trường sống của mèo hoang là ở những nơi rừng rậm, dễ dàng leo trèo trên các thân cây, bắt mồi kiếm ăn, đặc biệt là kiếm ăn vào buổi tối, đó cũng là lý do mèo hoang dã không sống ở những nơi có nhiều động vật quá nguy hiểm.
- Mèo nhà: trước đây mèo được nuôi để bắt chuột, xua đuổi những con côn trùng,... nhưng dường như chúng ngày càng giảm khả năng đó, vì môi trường không còn quá nhiều khắc nghiệt như trước, chúng giờ đây được nuôi với xu hướng làm cảnh nhiều hơn.
Sinh sản và di truyền
Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng...Mèo thường sống đơn độc. Đến thời kỳ sinh sản mèo đực thường đi tìm mèo cái. Trong thời gian này mèo cái có bộ lông mới bóng mượt, có mùi và tiếng kêu đặc biệt để hấp dẫn mèo đực.
Số lượng quá đông
Theo Hiệp hội bảo vệ động vật Mĩ, mỗi năm có 3 đến 4 triệu chó mèo ở Mỹ được giúp đỡ để ra đi một cách nhẹ nhàng và số lượng còn nhiều hơn thế đang được nuôi nhốt trong lồng ở các trung tâm cứu hộ bởi vì số thú vật được sinh ra tăng quá nhanh so với số hộ gia đình. Việc triệt sản hay thiến vật nuôi có thể giúp làm giảm tình trạng số lượng quá đông. Hiệp hội bảo vệ động vật địa phương, SPCA's và những tổ chức bảo vệ động vật khác khuyến cáo cư dân nên triệt sản thú cưng của họ và nên nhận nuôi thú từ các trung tâm cứu hộ thay vì mua thú cưng.
Các giống
Mèo hoang
Mèo hoang là những con mèo đã được thuần hóa nhưng trở về đời sống hoang dã, không quen thuộc với con người và tự do đi lang thang ở các khu vực đô thị hay nông thôn, cần phân biệt với mèo rừng là loài mèo chưa được thuần hóa. Mèo hoang có thể sống một mình, nhưng hầu hết được tìm thấy trong các nhóm lớn, trong đó chiếm một lãnh thổ cụ thể và thường được kết hợp với một nguồn thực phẩm.
Lịch sử và thần thoại
Các nhà khoa học thường cho rằng Ai Cập cổ đại là nguồn gốc của việc thuần hóa mèo, dựa vào những bức họa vẽ mèo nhà ở Ai Cập có niên đại khoảng 3600 năm. Tuy nhiên, năm 2004, một ngôi mộ thuộc thời kỳ đồ đá mới được khai quật ở Shillourokambos, tại Síp, có chứa bộ xương của một con người và một con mèo nằm ngay ngắn cạnh nhau. Người ta ước chừng ngôi mộ này đã được 9500 tuổi, trở thành minh chứng có từ sớm nhất cho việc quan hệ giữa người và mèo. Con mèo trong mộ có kích thước lớn và gần giống loại mèo rừng châu Phi (Felis silvestris lybica), hơn là mèo nhà hiện nay. Sự khám phá này cùng với những nghiên cứu về di truyền cho thấy có thể mèo được thuần hóa ở Trung Đông, vùng Trăng lưỡi liềm màu mỡ vào giai đoạn phát triển nông nghiệp rồi sau đó những người này đã đem mèo đến Síp và Ai Cập.
Ở Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật thần thánh, với truyền thuyết về vị nữ thần Bast thường được miêu tả trong hình dạng một con mèo, khi chiến tranh thì hóa thành một con sư tử cái. Người La Mã cổ đại thường được cho là những người đã đưa loài mèo nhà từ Ai Cập đến châu Âu; ở Roman Aquitaine, một văn bia thuộc khoảng thế kỷ thứ I hoặc II mô tả lại hình ảnh một bé gái ôm mèo là một trong hai minh chứng sớm nhất về việc mèo xuất hiện ở La Mã. Tuy nhiên, vì mèo đã hiện diện ở nước Anh vào cuối thời kỳ đồ sắt, nên có thể mèo đã được nuôi ở châu Âu trước thời Đế chế La Mã. Mèo nhà đã trở nên phổ biến khắp thế giới trong suốt Thời đại khám phá, vì chúng được đưa lên những chiếc thuyền buồm để diệt chuột trong khoang thuyền và được xem là loài mang lại may mắn.
Một số tôn giáo cổ tin rằng mèo là những linh hồn cao quý, người bạn đồng hành, hay người hướng dẫn cho con người, và rằng mèo rất thông thái nhưng do không biết nói nên không thể gây ảnh hưởng đến những quyết định của con người. Tại Nhật Bản, tượng mèo Maneki Neko là biểu tượng của sự phú quý, giàu có. Còn ở đạo Hồi tuy không có động vật thần thánh nào, nhưng một vài quyển sách đã ghi lại rằng thánh Muhammad có nuôi một con mèo cưng tên là Muezza. Thánh yêu mèo đến mức "Người thà không mặc áo khoác còn hơn là làm phiền một con mèo đang ngủ trên chiếc áo".
Freyja — nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi trong thần thoại Bắc Âu — được miêu tả là thường cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo.
Bên cạnh đó, nhiều nền văn hóa lại có cái nhìn tiêu cực về loài mèo. Điển hình là niềm tin về việc một con mèo đen băng ngang đường người nào đang đi thì người đó sẽ gặp xui xẻo, hoặc chuyện mèo là những phụ tá cho các mụ phù thủy, giúp các mụ gia tăng công lực. Điều này dẫn đến việc lùng diệt mèo rộng khắp châu Âu trong thời trung cổ. Chính việc tiêu diệt mèo đã làm tăng số lượng chuột, góp phần gây ra Cái chết Đen lây lan bởi bọ chét trên người những con chuột bệnh. Việc tàn sát mèo ở Ypres trong thời Trung Cổ nay được tưởng nhớ bằng lễ hội mèo Kattenstoet tổ chức 3 năm một lần.
Ở Việt Nam cũng có nhiều người mê tín rằng nếu mèo đen nhảy qua xác một người mới chết, người đó sẽ hóa thành quỷ nhập tràng.
Dựa theo một bí ẩn trong nhiều nền văn hóa, mèo là loài có nhiều mạng sống. Ở nhiều quốc gia, người ta thường cho rằng mèo có chín mạng, còn tại một số khu vực nói tiếng Tây Ban Nha thì cho rằng mèo có bảy mạng, riêng trong văn hóa Ả rập và Thổ Nhĩ Kỳ, mèo có sáu mạng. Bí ẩn này xuất phát từ sự mềm dẻo và nhanh nhẹn của mèo khi thoát khỏi những tình huống nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Đồng thời còn do mèo thường rơi xuống chạm đất bằng chân, sử dụng phản xạ theo bản năng để điều chỉnh cơ thể nhằm hạn chế chấn thương. Tuy vậy, mèo vẫn có thể bị thương hoặc chết khi rơi xuống từ một độ cao nhất định.
Miêu tả trong nghệ thuật |
Trung Quốc đại lục (), còn gọi là Hoa Lục, là một tên gọi thường đồng nghĩa với khu vực hiện đang dưới sự quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; tuy nhiên, nó thường không tính hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, đang được quản lý dưới chính sách "Một quốc gia, hai chế độ". Cụm từ này thường được dùng để phân biệt Trung Hoa lục địa với Đài Loan và một số đảo khác đang nằm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân quốc (Bành Hồ, Kim Môn, và Mã Tổ), cũng như hai đặc khu hành chính của nước này là Hồng Kông và Ma Cao.
"Trung Quốc đại lục" hay "đại lục" thường được người Trung Quốc của cả hai phía của eo biển Đài Loan cũng như trong các cộng đồng Hoa kiều sử dụng. Cụm từ này trung lập trong vị thế chính trị của Đài Loan. Nó ngụ ý rằng có một quốc gia lớn hơn bao gồm cả lục địa và Đài Loan, nhưng không nói rõ do ai quản lý, và cho phép người Trung Quốc chỉ đến địa lục Trung Hoa mà không cần phải tranh cãi về chính trị. Tuy nhiên, "Trung Hoa đại lục" gần như không bao giờ được sử dụng bởi những người ủng hộ độc lập cho Đài Loan. Những người này gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là "Trung Quốc" và chế độ Trung Hoa Dân quốc là "Đài Loan".
Tại đại lục, cụm từ "Trung Quốc nội địa" cũng được sử dụng cho khu vực này để phân biệt với Đài Loan, Hồng Kông, và Ma Cao. |
Giải bóng đá vô địch quốc gia Đức (, ), đôi khi được biết đến với tên gọi Fußball-Bundesliga () hoặc 1. Bundesliga (), là một giải bóng đá chuyên nghiệp ở Đức. Đứng đầu hệ thống giải đấu bóng đá Đức, Bundesliga là giải đấu bóng đá chính của Đức. Bundesliga bao gồm 18 đội và vận hành theo hệ thống thăng hạng và xuống hạng với 2. Bundesliga. Mùa giải diễn ra từ tháng 8 đến tháng 5. Các trận đấu được diễn ra vào Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật, với một vài trận đấu được diễn ra vào các ngày thường trong tuần. Tất cả các câu lạc bộ Bundesliga đều tham dự DFB-Pokal. Đội vô địch Bundesliga giành quyền tham dự DFL-Supercup.
56 câu lạc bộ đã thi đấu tại Bundesliga kể từ khi thành lập. Bayern München đã giành được 32 trong số 60 danh hiệu, bao gồm 11 mùa giải gần đây nhất, một kỷ lục châu Âu. Bundesliga cũng chứng kiến những nhà vô địch khác, nổi bật nhất trong số đó là Borussia Dortmund, Hamburger SV, Werder Bremen, Borussia Mönchengladbach, và VfB Stuttgart. Bundesliga là một trong những giải quốc gia hàng đầu, xếp thứ ba ở châu Âu theo hệ số giải đấu của UEFA cho mùa giải 2022–23 hiện tại, dựa trên thành tích ở các giải đấu Châu Âu trong năm mùa giải qua. Bundesliga dẫn đầu bảng xếp hạng của UEFA từ 1976 đến 1984 và năm 1990. Giải đấu cũng đã tạo ra câu lạc bộ được xếp hạng hàng đầu châu lục bảy lần. Các câu lạc bộ Bundesliga đã giành được 8 UEFA Champions League, 7 UEFA Europa League, 4 European Cup Winners' Cup, 2 UEFA Super Cup, 2 FIFA Club World Cup và 3 danh hiệu Cúp Liên lục địa. Các cầu thủ của câu lạc bộ đã giành 9 Quả bóng vàng, hai giải Cầu thủ nam xuất sắc nhất FIFA, bốn Chiếc giày vàng châu Âu và ba giải thưởng Cầu thủ nam xuất sắc nhất năm của UEFA bao gồm Cầu thủ bóng đá cấp câu lạc bộ xuất sắc nhất năm của UEFA.
Bundesliga là giải bóng đá số một trên thế giới về lượng khán giả trung bình; trong số tất cả các môn thể thao, trung bình có 45.134 người hâm mộ mỗi trận ở mùa giải 2011–12, cao thứ hai trong số các giải đấu thể thao trên thế giới sau National Football League của Mỹ. Bundesliga được phát sóng trên truyền hình ở hơn 200 quốc gia.
Bundesliga được thành lập vào năm 1962 tại Dortmund và mùa giải đầu tiên bắt đầu vào 1963–64. Cấu trúc và tổ chức của Bundesliga, cùng với các giải bóng đá khác của Đức, đã trải qua những thay đổi thường xuyên. Bundesliga được thành lập bởi Hiệp hội bóng đá Đức (tiếng Đức: Deutscher Fußball-Bund) nhưng hiện đang được điều hành bởi Deutsche Fußball Liga.
Cấu trúc
Bundesliga bao gồm hai hạng đấu: 1. Bundesliga (mặc dù nó hiếm khi được gọi với tiền tố "First"), và bên dưới là 2. Bundesliga (Bundesliga 2), là giải đấu hạng hai của bóng đá Đức kể từ năm 1974. Bundesligen (số nhiều) là các giải đấu chuyên nghiệp. Kể từ năm 2008, 3. Liga (Giải hạng 3) ở Đức cũng là một giải đấu chuyên nghiệp, nhưng có thể không được gọi là Bundesliga vì giải đấu được điều hành bởi Hiệp hội bóng đá Đức (DFB) chứ không phải, cũng như hai Bundesligen, bởi Deutsche Fußball Liga (DFL).
Dưới cấp độ của 3. Liga, các giải đấu thường được chia nhỏ trên cơ sở khu vực. Ví dụ: Regionalligen hiện được tạo thành từ các phân khu Nord (Bắc), Nordost (Đông Bắc), Süd (Nam), Südwest (Tây Nam) và Tây. Dưới đây là mười ba hạng đấu song song, hầu hết được gọi là Oberligen (liên đoàn trên) đại diện cho các quốc gia liên bang hoặc các khu vực địa lý và đô thị lớn. Các cấp độ bên dưới Oberligen khác nhau giữa các khu vực địa phương. Cấu trúc giải đấu đã thay đổi thường xuyên và thường phản ánh mức độ tham gia môn thể thao này ở các vùng khác nhau của đất nước. Vào đầu những năm 1990, những thay đổi được thúc đẩy bởi thống nhất nước Đức và sự hợp nhất sau đó của giải đấu quốc gia Đông Đức.
Mỗi đội trong hai Bundesligen phải có giấy phép thi đấu tại giải đấu, nếu không họ sẽ bị xuống hạng ở các giải đấu khu vực. Để có được giấy phép, các đội phải có tài chính lành mạnh và đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về ứng xử với tư cách là tổ chức.
Cũng như các giải đấu quốc gia khác, có những lợi ích đáng kể khi được thi đấu ở giải đấu hàng đầu:
Một phần lớn doanh thu từ giấy phép phát sóng truyền hình thuộc về các đội 1. Bundesliga.
Các đội 1. Bundesliga thu hút mức độ ủng hộ của người hâm mộ lớn hơn đáng kể. Số người tham dự trung bình ở giải đấu đầu tiên là 42.673 người mỗi trận — nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình của 2. Bundesliga.
Tiếp xúc nhiều hơn qua truyền hình và mức độ tham dự cao hơn giúp các đội 1. Bundesliga thu hút được nhiều nhà tài trợ béo bở nhất.
Các đội 1. Bundesliga phát triển sức mạnh tài chính đáng kể thông qua sự kết hợp giữa doanh thu truyền hình và cổng, tài trợ và tiếp thị thương hiệu đội của họ. Điều này cho phép họ thu hút và giữ chân những cầu thủ lành nghề từ các nguồn trong nước và quốc tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất sân vận động hạng nhất.
1. Bundesliga mạnh về tài chính và 2. Bundesliga đã bắt đầu phát triển theo hướng tương tự, trở nên ổn định hơn về mặt tổ chức và tài chính, đồng thời phản ánh tiêu chuẩn thi đấu chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.
Trên bình diện quốc tế, các câu lạc bộ nổi tiếng nhất của Đức bao gồm Bayern Munich, Borussia Dortmund, Schalke 04, RB Leipzig, Hamburger SV , VfB Stuttgart, 1. FC Köln, Borussia Mönchengladbach, Eintracht Frankfurt và Bayer Leverkusen. Hamburger SV là câu lạc bộ duy nhất đã chơi liên tục tại Bundesliga kể từ khi thành lập, cho đến ngày 12 tháng 5 năm 2018, khi câu lạc bộ lần đầu tiên xuống hạng.
Trong mùa giải 2008–09, Bundesliga khôi phục hệ thống lên xuống hạng trước đó của Đức, được sử dụng từ năm 1981 đến năm 1991:
Hai đội xếp cuối bảng ở Bundesliga nghiễm nhiên xuống hạng 2. Bundesliga, với hai đội xếp cuối bảng ở 2. Bundesliga sẽ thay thế vị trí của họ.
Câu lạc bộ đứng thứ ba từ dưới lên ở Bundesliga sẽ đấu hai lượt với đội đứng thứ ba từ 2. Bundesliga, đội thắng sẽ giành suất cuối cùng tham dự Bundesliga mùa giải tiếp theo.
Từ năm 1992 đến năm 2008, một hệ thống khác đã được sử dụng, trong đó ba đội xếp cuối bảng Bundesliga tự động xuống hạng, được thay thế bằng ba đội xếp cuối bảng ở 2 Bundesliga. Từ năm 1963 đến năm 1981, hai hoặc ba đội sau đó đã tự động bị xuống hạng khỏi Bundesliga, trong khi việc thăng hạng đã được quyết định hoàn toàn hoặc một phần trong các trận play-off thăng hạng.
Mùa giải bắt đầu vào đầu tháng 8 và kéo dài đến cuối tháng 5, với kỳ nghỉ đông kéo dài sáu tuần (từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1). Bắt đầu từ mùa giải 2021–22, thời gian bắt đầu đã được thay đổi với các trận đấu thứ sáu bắt đầu lúc 8:30 tối, thứ bảy lúc 3:30 chiều và 6:30 chiều, và chủ nhật lúc 3:30 chiều, 5:30 chiều và 7:30 tối.
Lịch sử
Origins
Trước khi thành lập Bundesliga, bóng đá Đức được chơi ở cấp độ nghiệp dư trong một số lượng lớn các giải đấu tiểu khu vực cho đến năm 1949, bán thời gian (bán) chuyên nghiệp được giới thiệu và chỉ có năm Oberligen (Premier Leagues) khu vực vẫn. Các nhà vô địch và á quân khu vực thi đấu loạt trận loại trực tiếp để giành quyền vào chơi trận chung kết giải vô địch quốc gia. Vào ngày 28 tháng 1 năm 1900, một hiệp hội quốc gia, Deutscher Fußball Bund (DFB) đã được thành lập tại Leipzig với 86 câu lạc bộ thành viên. Đội vô địch quốc gia được công nhận đầu tiên là VfB Leipzig, đội đã đánh bại DFC Prague 7–2 trong trận đấu diễn ra tại Altona vào ngày 31 tháng 5 năm 1903.
Trong suốt những năm 1950, tiếp tục có những lời kêu gọi thành lập một giải đấu chuyên nghiệp trung tâm, đặc biệt là khi các giải đấu chuyên nghiệp ở các quốc gia khác bắt đầu thu hút những cầu thủ giỏi nhất của Đức khỏi các giải đấu bán chuyên nghiệp trong nước. Ở cấp độ quốc tế, trò chơi của Đức bắt đầu chững lại khi các đội Đức thường thi đấu kém cỏi trước các đội chuyên nghiệp của các quốc gia khác. Một người ủng hộ chính cho khái niệm giải đấu trung tâm là huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Sepp Herberger, người đã nói, "Nếu chúng tôi muốn duy trì khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, chúng tôi phải nâng cao kỳ vọng của mình ở cấp độ quốc gia."
Trong khi đó, ở Đông Đức, một giải đấu riêng biệt được thành lập với sự hình thành của DS-Oberliga (Deutscher Sportausschuss Oberliga) vào năm 1950. Giải đấu được đổi tên thành Football Oberliga DFV vào năm 1958 và thường được gọi là đơn giản là DDR-Liga hoặc DDR-Oberliga. Giải đấu có 14 đội với hai suất xuống hạng.
Thành lập
Thất bại của đội tuyển quốc gia trước Nam Tư (0–1) trong trận tứ kết World Cup 1962 ở Chile là một động lực (trong số nhiều động lực) hướng tới việc thành lập một giải đấu quốc gia. Tại hội nghị thường niên DFB dưới thời chủ tịch mới của DFB Hermann Gösmann (được bầu vào chính ngày hôm đó), Bundesliga được thành lập tại Dortmund tại Westfalenhallen vào ngày 28 tháng 7 năm 1962 bắt đầu thi đấu ở mùa giải 1963–64.
Vào thời điểm đó, có năm giải Oberligen (premier leagues) ở vị trí đại diện cho Bắc, Nam, Tây, Tây Nam và Berlin của Tây Đức. Đông Đức, phía sau Bức màn sắt, duy trì cấu trúc giải đấu riêng biệt của mình. 46 câu lạc bộ đã đăng ký tham gia giải đấu mới. 16 đội đã được lựa chọn dựa trên thành công của họ trên sân, tiêu chí kinh tế và đại diện của các Oberligen khác nhau.
Từ Oberliga Nord: Eintracht Braunschweig, Werder Bremen, Hamburger SV
Từ Oberliga West: Borussia Dortmund, 1. FC Köln, Meidericher SV (now MSV Duisburg), Preußen Münster, Schalke 04
Từ Oberliga Südwest: 1. FC Kaiserslautern, 1. FC Saarbrücken
Từ Oberliga Süd: Eintracht Frankfurt, Karlsruher SC, 1. FC Nürnberg, 1860 Munich, VfB Stuttgart
Từ Oberliga Berlin: Hertha BSC
Các trận đấu đầu tiên của Bundesliga được diễn ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1963. Đội được yêu thích sớm 1. FC Köln là nhà vô địch Bundesliga đầu tiên (với 45:15 điểm) trước các câu lạc bộ đứng thứ hai là Meidericher SV và Eintracht Frankfurt (cả hai đều 39:21).
Tái thông nhất
Sau khi tái thống nhất nước Đức, các giải đấu Đông Đức đã được sáp nhập vào hệ thống Tây Đức. Dynamo Dresden và FC Hansa Rostock được xếp vào đội hạng cao nhất Bundesliga, với các câu lạc bộ khác được xếp vào các hạng thấp hơn.
Đĩa bạc Bundesliga
Đội vô địch Bundesliga nhận chiếc đĩa bạc Meisterschale
Chiếc Đĩa bạc, có tên Meisterschale trong tiếng Đức, vẫn được gọi một cách dân dã là "Chiếc đĩa salad", là một cúp luân chuyển được trao tặng từ năm 1949. Đĩa bạc được Giáo sư Elizabeth Tresckow và các sinh viên Đại học Cơ khí Cologne thiết kế và chế tạo vào năm 1949, để thay thế cho chiếc cúp Victoria đã bị thất lạc trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Được làm bằng bạc, phiên bản gốc của Đĩa bạc có đường kính 50 cm, nặng 5,5 kg, gắn 5 viên lớn, 11 viên nhỏ đá quý Tourmalin với tổng trọng lượng 175 carat. Năm 1981, vì hết chỗ để khắc tên, nên cúp này được thêm một vòng ngoài, thêm 5 viên đá nữa, năm 2009 lại được làm lớn thêm hiện tại có đường kính 59 cm, nặng 11 kg. Trên chiếc Đĩa bạc này có khắc tên của các đội bóng, kèm theo năm vô địch quốc gia, từ năm 1903 (VfB Leipzig) cho đến năm 2013 (FC Bayern Munich), hiện tại đủ chỗ cho các đội tới năm 2026.
Nhà vô địch
Tổng cộng, 43 câu lạc bộ đã giành được chức vô địch Đức, bao gồm các danh hiệu giành được trước khi Bundesliga ra đời và những danh hiệu ở Oberliga Đông Đức. Kỷ lục vô địch là Bayern Munich với 32 lần vô địch, trước BFC Dynamo với 10 (tất cả ở DDR-Oberliga) và 1. FC Nürnberg với 9.
Thống kê theo câu lạc bộ
Các câu lạc bộ in đậm hiện đang chơi ở giải hạng nhất.
Danh dự
Năm 2004, danh dự của "Verdiente Meistervereine" (tạm dịch là "các câu lạc bộ vô địch xuất sắc") được giới thiệu, theo một phong tục lần đầu tiên được thực hiện ở Ý để công nhận các đội đã giành được ba chức vô địch trở lên kể từ năm 1963 bằng việc trưng bày các ngôi sao vàng trên huy hiệu và áo thi đấu của đội họ. Cách sử dụng của mỗi quốc gia là duy nhất, với các quy tắc sau được áp dụng ở Đức:
3 chức vô địch Bundesliga: 1 sao
5 chức vô địch Bundesliga: 2 sao
10 chức vô địch Bundesliga: 3 sao
20 danh hiệu Bundesliga: 4 sao
30 danh hiệu Bundesliga: 5 sao
Đội bóng cũ của Đông Đức BFC Dynamo đã yêu cầu ba ngôi sao của nhà vô địch 10 lần. Câu lạc bộ yêu cầu quyền bình đẳng và kiến nghị DFL và DFB công nhận danh hiệu DDR-Oberliga của họ. BFC Dynamo đã nhận được sự hỗ trợ từ SG Dynamo Dresden và 1. FC Magdeburg trong nỗ lực đạt được sự công nhận cho các danh hiệu Đông Đức. DFL cuối cùng đã trả lời rằng họ không phải là cơ quan chịu trách nhiệm và chỉ đến DFB, nhưng DFB vẫn im lặng trong một thời gian dài. BFC Dynamo cuối cùng đã giải quyết vấn đề của riêng họ và trang trí áo đấu của mình với ba ngôi sao, trong khi quyết định vẫn đang chờ xử lý. Điều này gây ra một số cuộc tranh luận vì câu lạc bộ từng là câu lạc bộ yêu thích của Erich Mielkethời Đông Đức. Có tin đồn rằng mười danh hiệu mà câu lạc bộ giành được cũng là do bị cáo buộc thao túng trò chơi bởi Erich Mielke, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy các trọng tài đứng dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Stasi và không có tài liệu nào được tìm thấy trong kho lưu trữ. Stasi có nhiệm vụ hối lộ các trọng tài. Các chỉ trích trong môi trường DFB chỉ ra các chức vô địch có ảnh hưởng chính trị ở Đông Đức. BFC Dynamo đã được hỗ trợ bởi Stasi và có lợi thế hơn. Câu lạc bộ đã được đặc quyền tiếp cận các tài năng và được tham gia trại huấn luyện thường xuyên tại Uckley ở Königs Wusterhausen. Tuy nhiên, các câu lạc bộ khác ở Đông Đức cũng được hưởng lợi thế tương tự, điều này khiến DFB rơi vào tình thế khó khăn. Ngoài ra, cựu trọng tài Đông Đức và nghị sĩ CDU Bernd Heynemann đã lên tiếng công nhận tất cả các danh hiệu của Đông Đức. Vấn đề công nhận các danh hiệu bên ngoài Bundesliga cũng ảnh hưởng đến các nhà vô địch trước Bundesliga, chẳng hạn như Hertha BSC. DFB cuối cùng đã quyết định vào tháng 11 năm 2005 cho phép tất cả các nhà cựu vô địch trưng bày một ngôi sao duy nhất được ghi số danh hiệu, bao gồm tất cả các danh hiệu của nam Đức kể từ năm 1903, các danh hiệu của nữ từ năm 1974 và các danh hiệu Đông Đức.
Định dạng DFB chỉ áp dụng cho các đội chơi dưới Bundesliga (dưới hai hạng đấu cao nhất), vì các quy ước DFL được áp dụng tại Bundesliga. Greuther Fürth không chính thức trưng bày ba ngôi sao (bạc) cho các danh hiệu trước chiến tranh mặc dù đang ở Bundesliga. Những ngôi sao này là một phần vĩnh viễn trên đỉnh của chúng. Tuy nhiên, Fürth phải để các ngôi sao ra khỏi màu áo của họ.
Kể từ tháng 6 năm 2010, các câu lạc bộ sau đây đã chính thức được phép mặc các ngôi sao khi thi đấu tại Bundesliga. Con số trong ngoặc đơn dành cho các danh hiệu Bundesliga đã giành được.
20x20px 20x20px 20x20px 20x20px 20x20px Bayern Munich (31)
20x20px 20x20px Borussia Dortmund (5)
20x20px 20x20px Borussia Mönchengladbach (5)
20x20px Werder Bremen (4)
20x20px Hamburger SV (3)
20x20px VfB Stuttgart (3)
Ngoài ra, một hệ thống chỉ định một sao đã được thông qua để sử dụng. Hệ thống này nhằm không chỉ tính đến các danh hiệu Bundesliga mà còn tính đến các giải vô địch quốc gia khác (hiện đã không còn tồn tại). Kể từ tháng 7 năm 2014, các câu lạc bộ sau đây được phép mặc một ngôi sao khi thi đấu bên ngoài Bundesliga. Con số trong ngoặc đơn là tổng số chức vô địch giải đấu giành được trong suốt lịch sử bóng đá Đức và sẽ được hiển thị trong ngôi sao. Một số đội được liệt kê ở đây có các tên khác nhau trong khi giành chức vô địch tương ứng của họ, những tên này cũng được ghi chú trong ngoặc đơn.
Bayern Munich* (31)
BFC Dynamo (10)
1. FC Nürnberg** (9)
Borussia Dortmund* (8)
Dynamo Dresden** (8)
Schalke 04** (7)
Hamburger SV** (7) (1921–22, Title declined per DFB)
1. FC Frankfurt (as ASK Vorwärts Berlin and FC Vorwärts Berlin in the DDR-Oberliga) (6)
Borussia Mönchengladbach* (6)
VfB Stuttgart* (5)
Werder Bremen** (4)
1. FC Kaiserslautern*** (4)
FC Erzgebirge Aue** (include 1955 DDR-Oberliga unofficial fall championship) (as SC Wismut Karl-Marx-Stadt) (4)
FC Carl Zeiss Jena (3)
1. FC Köln* (3)
1. FC Lokomotive Leipzig (as VfB Leipzig) (3)
1. FC Magdeburg*** (3)
Greuther Fürth* (3)
Hertha BSC* (2)
FC Viktoria 1889 Berlin (as Berliner TuFC Viktoria 89)*** (2)
FC Rot-Weiß Erfurt (as BSG Turbine Erfurt and SC Turbine Erfurt in the DDR-Oberliga) (2)
Dresdner SC (2)
BSG Chemie Leipzig (as BSG Chemie Leipzig in the DDR-Oberliga) (2)
Hannover 96** (2)
FSV Zwickau*** (as ZSG Horch Zwickau in the DDR-Oberliga) (2)
Turbine Halle (as BSG Turbine Halle in the DDR-Oberliga) (2)
Hansa Rostock** (in the DDR-Oberliga) (1)
Karlsruher FV (1)
Holstein Kiel** (1)
1860 Munich*** (1)
Blau Weiss Berlin (as SpVgg Blau-Weiß 1890 Berlin) (1)
Karlsruher SC** (1)
Fortuna Düsseldorf** (1)
Eintracht Frankfurt* (1)
VfL Wolfsburg* (1)
Chemnitzer FC (as FC Karl-Marx-Stadt in the DDR-Oberliga) (1)
Freiburger FC (1)
VfR Mannheim (1)
Rot-Weiss Essen (1)
Eintracht Braunschweig*** (1)
* hiện là thành viên của 1. Bundesliga
** hiện là thành viên của 2. Bundesliga
*** hiện là thành viên của 3. Liga
Lịch sử biểu trưng
Lần đầu tiên vào năm 1996, Bundesliga có biểu trưng riêng để phân biệt. Sáu năm sau, biểu trưng đã được cải tiến thành hướng dọc, được sử dụng cho đến năm 2010. Một biểu trưng mới đã được công bố cho mùa giải 2010–11 nhằm hiện đại hóa biểu trưng thương hiệu cho tất cả các nền tảng truyền thông. Để kỷ niệm 50 năm Bundesliga, một biểu trưng đặc biệt đã được phát triển cho mùa giải 2012–13, có số "50" và "1963–2013". Sau mùa giải, biểu trưng năm 2010 đã được khôi phục. Vào tháng 12 năm 2016, có thông báo rằng một biểu trưng mới sẽ được sử dụng cho mùa giải 2017–18, được sửa đổi một chút cho các yêu cầu số hóa, có giao diện mờ.
Ảnh hưởng và chỉ trích
Các trường bóng đá Hà Lan tồn tại và phát triển Hà Lan thành một trong những thế lực bóng đá lớn của châu Âu và thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và được hun đúc bởi triết lý bóng đá Đức, đặc biệt là kinh nghiệm của các cầu thủ và HLV Hà Lan tại Bundesliga. Cựu tuyển thủ Anh Owen Hargreaves đã ca ngợi Bundesliga cùng với Pep Guardiola vì tác động tích cực của nó trong việc nuôi dưỡng các tài năng trẻ, lưu ý rằng Bundesliga là giải đấu tốt nhất trên thế giới để thúc đẩy các cầu thủ trẻ. Nhiều tài năng trẻ người Anh đã sang Đức tị nạn để lấy lại thể lực và kỹ năng chơi bóng. Bên ngoài châu Âu, J.League của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1992, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý của Bundesliga. Kể từ đó, J.League đã cố gắng khẳng định mình là một trong những giải bóng đá tốt nhất ở châu Á, nơi giải đấu có mối quan hệ có lợi với đối tác Đức.
Bundesliga đã giành được nhiều lời khen ngợi về danh tiếng quản lý tài chính tốt và thể lực của các cầu thủ.
Bundesliga vượt trội so với Premier League của Anh vào năm 2017 về mức độ ảnh hưởng trực tuyến ở Trung Quốc, đã được công nhận về khả năng tiếp nhận rộng rãi tính năng phát trực tiếp và tầm nhìn chuyển tiếp nhanh.
Bundesliga đôi khi bị chỉ trích vì thiếu tính cạnh tranh do sự thống trị liên tục của FC Bayern München. Câu lạc bộ đã giành được kỷ lục 32 danh hiệu (trong số 60 danh hiệu hiện có) trong kỷ nguyên Bundesliga hiện đại kể từ năm 1963; một mức độ thành công lớn hơn mức độ thành công của tất cả các đối thủ của họ cộng lại. Thật vậy, câu lạc bộ xứ Bavaria đã giành được mọi danh hiệu liên tiếp kể từ mùa giải 2012–13 đến nay. Cựu tuyển thủ Đức Stefan Effenberg đã gợi ý rằng giải đấu nên được cơ cấu lại để chấm dứt sự thống trị của Bayern.
Các kỷ lục
Ra sân nhiều nhất
Ghi bàn nhiều nhất |
Thái Bình Thiên Quốc (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 1851–1864) hoặc Thiên Quốc là một nhà nước tôn giáo thần quyền Kitô giáo trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).
Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người Khách Gia chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây.
Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc và trên thế giới. Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 20 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân, nhưng cũng có nguồn cho rằng số người chết lên đến khoảng 50 triệu người. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa.
Sự hình thành và phát triển
Năm 1843, Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đã kết hợp với những lý luận cơ bản về lấy quan điểm bình đẳng của Thiên Chúa giáo làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền. Ông tự nhận mình người được Thượng đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại Thanh triều.
Năm 1847 – 1848, hai tỉnh Lưỡng-Quảng bị nạn đói, giặc cướp khắp nơi, Hồng Tú Toàn hợp cùng một nhóm bạn đồng học đồng hương như Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Thạch Đạt Khai dấy binh nổi dậy ở Kim Điền - Quảng Tây, với khẩu hiệu "Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lại nhà Minh". Quân nổi dậy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo, chỉ trong một thời gian ngắn đã lên tới hàng trăm vạn người. Quân nổi dậy cả nam lẫn nữ đều để tóc dài, chống lại lệnh để bím tóc đuôi sam của triều đình Mãn Thanh - nên sử nhà Thanh thường gọi là "Giặc tóc dài".
Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.
Vào thời điểm cực thịnh của mình, lãnh thổ Thái Bình Thiên Quốc bao trùm hầu hết miền trung và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc không nắm được bất kì một cảng biển quan trọng nào của vùng duyên hải. Chính điều này đã phần nào đưa chính quyền Thiên Quốc vào tình trạng bị cô lập và không có các quan hệ thương mại với bên ngoài.
Chính sách quản lý nhà nước
Sau khi lập quốc, Hồng Tú Toàn đã ban hành chính sách cai trị như sau:
Về tôn giáo, đạo đức, có 10 khoản phỏng theo thập giới của đạo Ki Tô: phải thờ phụng Thượng đế, không thờ phụng các tôn giáo khác (cấm thờ Khổng, Lão, Phật..., cấm cả thờ ông bà), mỗi tuần bảy ngày, ngày nào cũng phải tán tụng ân đức của Thượng đế, phải hiếu thuận với cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói láo.
Chính sách xã hội: những người già cả, góa vợ, góa chồng, những người cô độc hoặc trẻ em, không cày ruộng được chính phủ cấp dưỡng.
Nghiêm cấm các tập tục như thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc, mua bán nô tì, nuôi nàng hầu.
Quan chế, binh chế (lược bỏ)
Điền chế: ruộng đất, vàng bạc là của chung, không ai được giữ làm của riêng; ruộng thì chính quyền phân phát cho, dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt. Chế độ đó là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hồng Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc, nhưng vì năm nào cũng có chiến tranh nên chưa thực hành được trọn vẹn.
Dùng lịch mới, gọi là Thiên lịch: mỗi năm gồm 366 ngày, chia làm 12 tháng, tháng lẻ 31 ngày, tháng chẵn 30 ngày, như vậy cứ 4 năm, dôi ra 3 ngày, thi hành được 5 năm sau đó thấy sai lệch mới phải sửa lại.
Chế độ thi cử: vì Thái Bình Thiên quốc đề xướng nam nữ bình đẳng, nên cho cả nam nữ đi thi như nhau, lập ra hai bảng một cho nam và một cho nữ. Có chủ khảo riêng cho nam thí sinh, chủ khảo riêng cho nữ thí sinh. Phía nữ cũng lấy một người đậu Trạng nguyên, đó là một đặc sắc của Thái Bình Thiên Quốc.
Tuy nhiên, các chính sách không có hiệu quả vì được tiến hành không theo một chủ trương chung; tất cả mọi cố gắng đều dồn vào quân đội và việc quản lý dân sự rất kém. Trong khi chính quyền cấm chế độ đa thê, Hồng Tú Toàn lại có 88 vợ. Nhiều viên chức trong chính quyền Thái Bình Thiên Quốc cũng có nhiều vợ và sống như vua.
Cơ cấu bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc được xây dựng xung quanh các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Người đứng đầu nhà nước là Thiên Vương Hồng Tú Toàn, có quyền quyết định tối cao về các vấn đề quân sự, chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên những năm cuối đời Thiên Vương thực chất chỉ đảm nhiệm những vấn đề tôn giáo.
Đứng sau Thiên Vương là các Vương gia, họ được phân quản lý các vùng trên lãnh thổ của Thái Bình Thiên Quốc. Ban đầu lập quốc Thái Bình Thiên Quốc có 5 vương gia, bao gồm Bắc Vương Vi Xương Huy, Nam Vương Phùng Vân Sơn, Đông Vương Dương Tú Thanh, Tây Vương Tiêu Triều Quý và Dực Vương Thạch Đạt Khai. Sau khi Nam Vương và Tây Vương mất, bổ sung thêm 2 vương gia là Yến Vương Tần Nhật Cương và Dự Vương Hồ Dĩ Hoảng. Sau này có thêm Trung Vương Lý Tú Thành, Phú Vương, Tĩnh Vương, Anh Vương Trần Ngọc Thành... Vào thời kỳ cuối của Thiên quốc, tổng cộng có khoảng 2000 người được phong vương.
Ở mức thấp hơn Vương gia là các tước: Nghĩa, An, Phúc, Yến, Dự, Hầu. Dưới còn có Công chúa và Thừa tướng. Vai trò của những người này chủ yếu là quản lý về mặt quân sự và trợ lý cho các Vương.
Năm vương gia thời kì đầu
Hai vương gia bổ sung (sau khi Nam Vương và Tây Vương mất)
Các yến gia thời kì đầu
Các dự gia thời kì đầu
Các hầu gia thời kì đầu
Các vương gia quan trọng thời kì sau
Nhất đẳng vương:
Can vương Hồng Nhân Can Phúc thiên tuế
Nhị đẳng vương:
Anh vương Trần Ngọc Thành
Trung vương Lý Tú Thành
Thị vương Lý Thế Hiền
Tam đẳng vương:
Tán vương Mông Đắc Ân
Phụ vương Dương Phụ Thanh
Phù vương Trần Đắc Tài
Khải vương Lương Thành Phú
Tuân vương Lại Văn Quang
Hỗ vương Lam Thành Xuân
Mộ vương Đàm Thiệu Quang
Các nghĩa gia quan trọng thời kì sau
Can Thiên Nghĩa (tiền Can Vương) Hồng Nhân Can
Thành Thiên Nghĩa (tiền Anh Vương) Trần Ngọc Thành
Các an gia quan trọng thời kì sau
Thành Thiên An Trần Ngọc Thành
Các phúc gia quan trọng thời kì sau
Can Thiên Phúc Hồng Nhân Can
Thành Thiên Phúc Trần Ngọc Thành
Các yến gia quan trọng thời kì sau
Thành Thiên Yến Trần Ngọc Thành
Các hầu gia quan trọng thời kì sau
Thành Thiên Hầu Trần Ngọc Thành
Nhìn chung bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc khá đơn giản và mang nặng tính quân sự. Có lẽ nó xuất phát từ hoàn cảnh chiến tranh, tuy nhiên chính vì vậy việc quản lý kinh tế của nhà nước này cũng rất lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Mặc dù chiếm được vùng lãnh thổ rất lớn nhưng thực chất Thái Bình Thiên Quốc chỉ quản lý được các đô thị, còn tại các địa phương và các vùng nông thôn việc quản lý nhà nước hầu như bị bỏ ngỏ - chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý nhân khẩu để bổ túc lực lượng cho quân đội.
Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc
Sau các chiến thắng trước triều đình Mãn Thanh, theo các sử gia, Hồng Tú Toàn và các tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc đã có một quyết định sai lầm chiến lược khi không tiếp tục các chiến dịch quân sự mạnh mẽ chống lại triều đình Mãn Thanh nữa, mà rút về xây dựng bộ máy quản lý tại các vùng đã chiếm được. Chính sai lầm về chiến lược phát triển này đã cho phép nhà Thanh có thời gian để bình tĩnh khôi phục lại lực lượng để phòng thủ và sau đó là phản công lại Thái Bình Thiên Quốc.
Cuộc chiến giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Mãn Thanh kéo dài dai dẳng trong hơn một thập kỉ. Lực lượng quân sự của nhà Thanh với các vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây đã dần chiếm ưu thế. Cùng trong thời gian đó nội bộ lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc cũng bắt đầu có mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực. Bản thân bộ máy quản lý nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc cũng không được vận hành tốt do thiếu nhân lực có trình độ, dẫn tới việc nhà nước thực chất chỉ quản lý được các đô thị trên những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Trong sức ép của chiến tranh và sự quản lý nhà nước yếu kém, Thái Bình Thiên Quốc dần dần suy tàn.
Năm 1864, Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương chỉ huy quân Thanh chiếm lại thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự tử, quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc tan rã chấm dứt 15 năm tồn tại của một nhà nước độc lập trong lòng Trung Hoa.
Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Thái Bình Thiên Quốc được các nhà sử học cho là do thiếu tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng (do tranh giành quyền lực đã chia bè cánh sâu sắc) và nhất là mất lòng người (do muốn hủy bỏ hết truyền thống dân tộc). Nhưng Thái Bình Thiên Quốc cũng đã tạo ra một số cải cách xã hội Trung Quốc chẳng hạn việc Hồng Tú Toàn chủ trương bình đẳng giới, cho phụ nữ tham gia cả trong quân đội cũng như bộ máy nhà nước đã đem đến cho người dân Trung Hoa khái niệm mới về nam nữ bình quyền, điều mà sau này đã được đề cao trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911.
Ý nghĩa lịch sử
Thái Bình thiên quốc không chỉ là phong trào tôn giáo mà còn là như một nhà nước cộng sản Thiên Chúa giáo. Họ thông qua tôn giáo để tập hợp dân chúng, nhờ giáo lý để nói lên ước vọng vào Thượng đế để làm đấng hộ mệnh tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh chống cường quyền. Thế giới tốt đẹp mà Thái Bình Thiên Quốc muốn tạo ra dựa trên những ý tưởng cộng sản trong Thiên Chúa giáo.
Đây cũng chưa phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản mà đúng hơn là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mang tính vô sản vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân do vậy chưa đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Phong trào này xuất thân từ 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: Giữa dân chúng Trung Quốc với đế quốc thực dân và giữa nhà nước phong kiến thối nát hủ lậu với quần chúng nhân dân lao động.
Phong trào Thái Bình thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, được xét đến không chỉ về phạm vi hoạt động mà còn phải kể đến các chính sách đổi mới hết sức quyết liệt và sáng tạo của nó. Lần đầu tiên một cương lĩnh chính trị đã được đưa ra giải quyết được những quan hệ xã hội tồn tại lâu đời, sự sở hữu ruộng đất... Phong trào này làm suy yếu triều đình Mãn Thanh khiến họ khó lòng chống đỡ trước sức ép của các cường quốc phương Tây hoặc đã phương Tây hóa đồng thời chính sự suy yếu này thuận lợi cho các cuộc cách mạng dân chủ, dân tộc sau này. Đây là phong trào nông dân Trung Quốc tiêu biểu trong thế kỷ 19 để lại nhiều kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng về sau trong thế kỷ 20.
Phim ảnh
Phong trào Thái Bình thiên quốc đã được chuyển thể thành 2 bộ phim truyền hình cùng tên do Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt sản xuất.
Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Trung Quốc sản xuất năm 1998: đạo diễn Trần Gia Lâm với các nhân vật như: Thiên Vương Hồng Tú Toàn, Hồng Tuyên Kiều, Phó Thiện Tường, Tô Tam Nương, Thạch Ích Dương...
Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Kông (TVB) sản xuất năm 1988 với độ dài 45 tập có sự tham gia của các diễn viên: Lữ Lương Vĩ, Trần Mẫn Nhi, Hoàng Nhật Hoa, Đặng Tuỵ Vân, Quách Phú Thành...
Chú thích |
Liban (Tiếng Việt: Li-băng; ; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: ; ), tên đầy đủ Cộng hòa Liban ( ; phiên âm tiếng Ả Rập Liban: ; ; tiếng Anh: ; phiên âm tiếng Anh: ), là một quốc gia ở Trung Đông. Liban có nhiều núi, nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải, giáp với Syria về phía Bắc và Đông, Israel về phía nam, nước này có bờ biển hẹp dọc theo ranh giới phía Tây.
Cái tên Liban (cũng được viết là "Loubnan" hay "Lebnan") có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Semit, nghĩa là "trắng", để chỉ đỉnh núi tuyết phủ ở núi Liban.
Trước cuộc nội chiến (1975-1990), Liban là một quốc gia thịnh vượng. Sau nội chiến, cho tới tháng 6 năm 2006, tình trạng căng thẳng về chính trị ở quốc gia này dần được cải thiện và đi vào ổn định hóa. Xung đột giữa Israel và Hezbollah đã tác động và ảnh hưởng đến binh lính và thường dân nơi đây, cơ sở hạ tầng bị hư hại, người dân mất nhà cửa. Dù phải chịu ảnh hưởng từ các cuộc xung đột quân sự, quốc gia này hiện đã phần nào thành công trong việc khôi phục lại nền kinh tế, Liban ngày nay duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao, GDP danh nghĩa đạt mức 57 tỷ đô la Mỹ với hơn 5 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 12.454 USD/người năm 2019.
Lịch sử
Từ đầu thiên niên kỉ 3 TCN, người Canaan và người Phoenicia đến xâm chiếm các vùng ven biển và lập các thành bang (Babylon, Berytos, Sidon và Tyr). Từ thế kỷ VII TCN, đến thế kỷ I TCN, vùng lãnh thổ này lần lượt rơi vào ách thống trị của các đế quốc Assyria, Babylon, Ba Tư và Hy Lạp, rồi sáp nhập vào tỉnh Syria thuộc quyền kiểm soát của người La Mã (Thế kỷ I TCN), người Byzantine. Vào thế kỷ VII, cuộc chinh phục của người Ả Rập đã đẩy lùi những cộng đồng người Kitô giáo về phía các miền núi. Vùng này bị người Franc chiếm đóng (1098-1291), rồi đến người Ai Cập trước khi hoàn toàn rơi vào sự thống trị của đế quốc Ottoman (1516).
Từ thế kỷ XVII, các tiểu vương quốc Hồi giáo người Druze đã thống nhất vùng núi Liban và tìm cách giành quyền tự trị, trong khi ảnh hưởng của cộng đồng Công giáo Maronite ngày càng lớn mạnh. Năm 1861, tiếp theo những xung đột giữa cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Công giáo, Pháp đã can thiệp nhằm bảo vệ người Công giáo và thành lập vùng tự trị Mont-Liban cho người Công giáo năm 1864. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Liban trở thành lãnh thổ ủy trị của Pháp. Năm 1943, Liban tuyên bố độc lập. Một "Hiệp ước dân tộc" được ký kết nhằm duy trì sự cân bằng quyền lực chính trị giữa các cộng đồng Hồi giáo Sunni, Shia và người Druze, Chính thống Hy Lạp và Chính thống Armenia. Chức vụ Tổng thống thuộc về một thành viên thuộc cộng đồng người Maronite nhờ ưu thế đa số của người Cơ Đốc giáo, Thủ tướng là một người Hồi giáo Sunni; Chủ tịch nghị viện là một người Hồi giáo Shi'a.
Năm 1945, Liban tham gia thành lập Liên minh Ả Rập.
Thịnh vượng kinh tế đi kèm theo những gia tăng bất công xã hội làm phát sinh những căng thẳng giữa các cộng đồng, dẫn đến cuộc nội chiến đầu tiên năm 1958. Quân đội Hoa Kỳ được gởi đến theo yêu cầu của Tổng thống Camille Chamoun và rút quân sau khi thành lập chính quyền mới.
Năm 1967, sau cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, người Palestine ồ ạt chạy sang lánh nạn ở Liban. Sự hiện diện của khoảng 350.000 người tị nạn Palestine và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) bị Jordan trục xuất (1970- 1971) đã khiến cho cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ năm 1976. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi quân đội Syria hiện diện ở một phần lãnh thổ Liban (1976) và sự can thiệp quân sự của Israel (1978). Năm 1982, quân đội Israel phong tỏa thủ đô Beyrouth và đánh đuổi lực lượng vũ trang của tổ chức PLO. Năm 1985, quân đội Israel rút khỏi Liban, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện ở phần lãnh thổ phía nam, được gọi là "vùng an toàn". Cuộc nội chiến vẫn tiếp tục kéo dài tình hình càng trở nên phức tạp hơn do những cuộc đối đầu giữa các khuynh hướng Hồi giáo khác nhau. Từ năm 1985, nhóm Hồi giáo Hezbollah gia tăng các vụ bắt cóc con tin người phương Tây. Tình hình này đã khiến cho quân đội Syria quay trở lại chiếm đóng ở Tây Beyrouth năm 1987. Nhiệm kì của Tổng thống Amine Gemayel kết thúc năm 1988 nhưng không có cuộc bầu cử người kế nhiệm. Hai chính phủ được hình thành: một chính phủ thuộc dân sự và Hồi giáo do Selim Hoss lãnh đạo đặt trụ sở tại Tây Beyrouth, chính phủ còn lại thuộc về giới quân sự và người Cơ Đốc giáo do Tướng Michel Aoun lãnh đạo có trụ sở ở Đông Beyrouth. Năm 1989, Elias Hraoui trở thành Tổng thống. Hiến pháp mới năm 1990 thành lập Đệ Nhị Cộng hòa ở Liban đồng thời thừa nhận lại các thỏa thuận được ký kết tại Taif năm 1989. Thoả thuận được ký kết tại Taif dự kiến lập lại sự cân bằng đại diện hợp pháp giữa các cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng Cơ Đốc giáo trong đó quân đội Liban được sự ủng hộ của Syria đã chấm dứt cuộc đối đầu của tướng Aoun. Năm 1991, hiệp ước Damascus lập quyền bảo hộ của Syria tại Liban. Năm 1996, cuộc chiến giữa tổ chức Hezbollah và quân đội Israel lại diễn ra ác liệt ở miền Nam Liban. Tháng 5 năm 2000, quân đội Israel rút quân khỏi miền Nam Liban, nhưng tình trạng xung đột giữa Israel và tổ chức Hồi giáo Hezbollah vẫn tiếp tục diễn ra.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri ngày 2 tháng 2 năm 2005 làm dấy lên các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban và buộc Syria rút hết quân khỏi Liban tháng 4 năm 2005. Tháng 5 và tháng 6 năm 2005, Liban tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên sau nội chiến không có sự can dự của nước ngoài dẫn đến thắng lợi cho liên minh của Saad Hariri (con trai cựu Thủ tướng Hariri bị sát hại) chiếm gần 2/3 số ghế Quốc hội. Sau 18 tháng khủng hoảng chính trị và 6 tháng bỏ trống ghế tổng thống, ngày 25 tháng 5 năm 2008. Quốc hội Liban đã bầu ông Michel Suleiman làm Tổng thống mới, chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nói trên. Tuy nhiên, sau khi nhiệm kỳ ông Michel Suleiman kết thúc, khủng hoảng lại xảy ra. Ghế tổng thống bị bỏ trống hơn hai năm. Trong khi đó, chính phủ thì tê liệt và xảy ra một cuộc khủng hoảng rác. Ngày 31 tháng 10 năm 2016, sau hơn 30 cuộc họp, nghị viện đã bầu ông Michel Aoun, cựu tướng quân đội, từng làm tổng thống từ năm 1988 đến năm 1990 làm tổng thống, và ngày 18 tháng 12, Saad Hariri được bổ nhiệm làm thủ tướng, chấm dứt khủng hoảng.
Chính trị
Liban là một nước cộng hòa trong đó ba chức vụ cao nhất được dành cho các thành viên thuộc các nhóm tôn giáo cụ thể:
Tổng thống phải là tín đồ Công giáo Maronite.
Thủ tướng phải là tín đồ Hồi giáo Sunni.
Chủ tịch Nghị viện phải là một tín đồ Hồi giáo Shia.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng và Phó Chủ tịch Nghị viện là 2 chức vụ dành cho tín đồ Chính thống giáo.
Sự sắp đặt này là một phần của "Hiệp ước Quốc gia" (tiếng Ả Rập: الميثاق الوطني - al Mithaq al Watani), một thỏa thuận không được ghi thành văn bản được đưa ra năm 1943 trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống đầu tiên của Liban (một tín đồ Maronite) và thủ tướng đầu tiên (một tín đồ Sunni), dù nó không được chính thức hóa trong Hiến pháp Liban cho tới tận năm 1990, tiếp sau Thỏa thuận Taif. Hiệp ước gồm cả một lời hứa của những người Kitô giáo không tìm kiếm sự bảo vệ của Pháp và chấp nhận "bộ mặt Ả Rập" cho Liban, và lời hứa của người Hồi giáo công nhận sự độc lập và tính hợp pháp của nhà nước Liban trong biên giới được vạch ra năm 1920 và từ bỏ tham vọng liên bang với Syria. Hiệp ước này dù khi ấy chỉ là một thỏa hiệp tạm thời, vẫn rất cần thiết cho tới khi Liban thật sự có được một sự đồng nhất quốc gia. Nó vẫn tiếp tục hiện diện và các cuộc nội chiến tiếp diễn sau đó tiếp tục có ảnh hưởng thống trị tới chính trị Liban.
Hiệp ước cũng quy định rằng số ghế trong Nghị viện phải được phân chia theo tôn giáo và theo vùng, với tỷ lệ 6 thành viên Kitô giáo trên 5 thành viên Hồi giáo, một tỷ lệ dựa trên cuộc điều tra dân số năm 1932, được tiến hành ở thời điểm các tín đồ Kitô giáo vẫn chiếm một đa số nhỏ. Thỏa thuận Taif thêm rằng tỷ lệ số ghế của hai tôn giáo sẽ là ngang nhau.
Hiến pháp cho phép người dân thay đổi chính phủ. Mặc dù, từ giữa thập niên 1970 cho tới cuộc bầu cử nghị viện năm 1992, cuộc nội chiến đã không cho phép người dân thực thi quyền này. Theo hiến pháp, các cuộc bầu cử nghị viện trực tiếp phải được tiến hành bốn năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra năm 2000; cuộc bầu cử dự định năm 2004 đã bị trì hoãn một năm.
Thành phần nghị viện dựa trên sắc tộc và tôn giáo nhiều hơn ý thức hệ. Sự phân chia số ghế trong nghị viện gần đây đã được thay đổi.
Nghị viện bầu ra Tổng thống nước cộng hòa với nhiệm kỳ sáu năm. Tổng thống bị cấm giữ nhiệm kỳ liên tục. Quy định hiến pháp này đã được thông qua bởi hai lần sửa đổi gần đây, tuy nhiên, dưới sức ép của chính phủ Syria. Nhiệm kỳ của Elias Hrawi đúng ra đã kết thúc năm 1995, nhưng được kéo dài thêm ba năm nữa. Việc này lại được lặp lại năm 2004 cho phép Emile Lahoud tiếp tục giữ ghế tới năm 2007. Những người ủng hộ dân chủ đã phản đối những hành động này.
Cuộc bầu cử tổng thống cuối cùng diễn ra năm 1998. Tổng thống chỉ định Thủ tướng dựa trên sự đề xuất của Nghị viện. Liban có nhiều đảng chính trị, nhưng vai trò của chúng kém quan trọng trong đa số các hệ thống nghị viện. Trên thực tế, đa số chỉ đại diện cho quyền lợi của riêng mình; nhiều người trong số họ được lọt vào danh sách ứng cử viên chỉ vì là người nổi tiếng trong nước hay trên thế giới. Phiếu bầu thường dựa theo các cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo địa phương, lãnh đạo dòng họ, các nhóm tôn giáo và các đảng chính trị; những liên minh lỏng lẻo này chỉ tồn tại trong thời gian bầu cử và hiếm khi hợp tác chặt chẽ với nhau thành một khối trong Nghị viện sau đó.
Hệ thống tư pháp Liban dựa trên Luật Napoléon. Các bồi thẩm đoàn không hiện diện tại các phiên xử. Hệ thống tòa án Liban có ba mức - tòa sơ thẩm, tòa phúc thẩm, và tòa phá án. Cũng có một hệ thống tòa án tôn giáo có quyền tái phán đối với các cá nhân bên trong cộng đồng của họ, phán xử các vụ như hôn nhân, ly dị, và thừa kế. Luật pháp Liban không quản lý hôn nhân dân sự (dù nó vẫn quản lý các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài); những nỗ lực của cựu Tổng thống Elias Hrawi nhằm hợp pháp hóa hôn nhân vào cuối thập kỷ 1990 về vấn đề này chỉ nhận được sự phản đối từ các giáo sĩ Hồi giáo. Ngoài ra, Liban có một hệ thống các tòa án quân sự cũng có quyền tài phán đối với cá nhân dân sự đối với các tội như gián điệp, phản bội, và các tội khác bị coi có liên quan tới an ninh. Các tòa án quân sự này bị các tổ chức nhân quyền như Ân xá quốc tế chỉ trích vì "vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng" và có "quyền tài phán quá rộng đối với các công dân".
Các vùng hành chính
Liban được chia thành sáu tỉnh (muhafazah, số nhiều muhafazat); các tỉnh này lại được chia thành 25 quận (qadaa, số nhiều aqdya), dưới nữa là nhiều khu đô thị bao quanh một nhóm các thành phố hay làng mạc.
Tỉnh;
Quận;
:Thể loại: Các thành phố và làng mạc tại Liban.
Địa lý
Là một quốc gia ở phía tây vùng Trung Đông, Liban giáp với Địa Trung Hải ở phía tây (bờ biển: 225 km) và phía đông giáp với Vùng trũng Syria-Châu Phi. Liban có 375 km biên giới ở phía bắc với Syria và 79 km biên giới ở phía nam với Israel. Biên giới với Israel đã được Liên hiệp quốc thông qua (xem Đường Xanh (Liban)), dù một phần lãnh thổ nhỏ, gọi là Shebaa Farms nằm trong Cao nguyên Golan được Liban tuyên bố chủ quyền nhưng bị Israel chiếm đóng, Israel tuyên bố trên thực tế vùng đất này thuộc Syria. Liên hiệp quốc đã chính thức tuyên bố vùng này thuộc Syria và không phải lãnh thổ của Liban, nhưng Hezbollah thỉnh thoảng tung ra các đợt tấn công vào Israeli vào các vị trí bên trong đó, với danh nghĩa giải phóng lãnh thổ Liban.
Kinh tế
Liban có một nền kinh tế thị trường đang phát triển. Kinh tế theo định hướng lấy dịch vụ làm chủ đạo, các lĩnh vực tăng trưởng chính bao gồm ngân hàng và du lịch. Không hề có hạn chế trao đổi ngoại tệ hay di chuyển đồng vốn, và độ bảo mật ngân hàng rất chặt chẽ. Đặc biệt không hề có hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Tính đến năm 2016, GDP danh nghĩa của Liban đạt 51.815 tỷ USD, đứng thứ 80 thế giới, đứng thứ 28 châu Á và đứng thứ 10 Trung Đông.
Cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1991 đã tàn phá nghiêm trọng hạ tầng kinh tế Liban, làm giảm một nửa sản lượng sản xuất, và chấm dứt vị trí trung tâm phân phối vùng đông Trung Đông và đầu mối ngân hàng của nước này. Hòa bình giúp chính phủ trung ương tái kiểm soát quyền lực ở Beirut, bắt đầu thu thuế và tái kiểm soát cảng biển chính và các cơ sở chính phủ. Kinh tế hồi phục nhờ một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và nhờ sự phục hồi nhanh chóng các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa với các khoản tiền hỗ trợ gia đình gửi về từ nước ngoài, các dịch vụ ngân hàng, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, trợ giúp nước ngoài và các nguồn trao đổi ngoại tệ.
Trong những năm qua, nền kinh tế Liban đã có bước phát triển đáng kể. Mức tài sản của các ngân hàng đạt tới tới hơn 70 tỷ dollar. Thậm chí với mức giảm sút 10% trong lĩnh vực du lịch năm 2005, vẫn có hơn 1.2 triệu khách du lịch đã tới nước này. Sự tư bản hóa thị trường đang ở mức cao nhất. Tư bản hóa đạt hơn 7 tỷ dollar vào cuối tháng 1 năm 2006. Tuy nhiên, với hậu của những cuộc tấn công từ phía Israel vào tháng 7 năm 2006, nền kinh tế nước này bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng.
Nhân khẩu
Dân số Liban gồm ba nhóm sắc tộc và tôn giáo chính: Hồi giáo (Shi'ites, Sunnis, Alawite), giáo phái Druze, và Kitô giáo (đa số là Công giáo Maronite, Chính thống giáo Hy Lạp, Tông truyền Armenia, Công giáo Melkite, cũng như Chính thống giáo Syria, Công giáo Armenia, Công giáo Syria, Công giáo Chaldea, Công giáo Latinh, Cảnh giáo, Chính thống giáo Coptic và Tin Lành). Liban là quốc gia có số dân theo Kitô giáo đông nhất khu vực Trung Đông.
Không có số liệu điều tra dân số chính thức nào được tiến hành từ năm 1932, phản ánh sự nhạy cảm chính trị tại Liban về sự cân bằng tôn giáo. Theo ước tính khoảng 27% dân số là người Hồi giáo Sunni, 27% là người Hồi giáo Shia, 39% là người Kitô giáo và 5% người Druze. Từng có một số lượng nhỏ người Do Thái, chủ yếu sống tại trung tâm Beirut. Tương tự, một cộng đồng nhỏ (chưa tới 1%) người Kurds (cũng được gọi là Mhallamis hay Mardins) sống tại Liban. Có gần 15 triệu người Liban sống trên khắp thế giới, chủ yếu là tín đồ Kitô giáo, Brasil là nước có cộng đồng người Liban ở nước ngoài lớn nhất Argentina, Úc, Canada, Colombia, Pháp, México, Venezuela và Hoa Kỳ cũng là những nước có số người nhập cư vào Liban đông đảo.
360.000 người tị nạn Palestine đã đăng ký với Cơ quan cứu trợ và việc làm Liên hợp quốc (UNRWA) tại Liban từ năm 1948, ước tính số người này hiện còn khoảng từ 180.000 đến 250.000.
Dân số thành thị, tập trung chủ yếu tại Beirut và Núi Liban, có số lượng doanh nghiệp thương mại rất đáng chú ý. Một thế kỉ rưỡi di cư rồi quay trở lại khiến mạng lưới thương mại của người Liban mở rộng trên toàn cầu từ Bắc và Nam Mỹ tới Châu Âu, Vịnh Ba Tư và Châu Phi. Liban có lực lượng lao động trình độ và tay nghề cao gần tương đương với đa số các nước châu Âu.
Giáo dục
Lịch sử giáo dục Liban
Hai bộ đầu tiên quản lý giáo dục ở Liban là Bộ giáo dục và giáo dục cao học, và Bộ nghề nghiệp và đào tạo kỹ thuật, để thúc đẩy hệ thống giáo dục Liban. Năm 1946, sau khi giành độc lập (26 tháng 11 năm 1941) chính phủ đã thông báo chương trình giảng dạy cũ, từ thời bảo hộ Pháp, bằng các chương trình đào tạo mới và ngôn ngữ Ả Rập được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy chính tại mọi trường, mang tính bắt buộc đối với mọi cấp học. Chính phủ cũng cho phép mọi sinh viên quyền tự do chọn lựa ngôn ngữ thứ hai hay thứ ba (tiếng Pháp, tiếng Anh, vân vân). Sau đó vào năm 1968 và 1971, chương trình giảng dạy lại được sửa đổi một lần nữa. Mỗi bậc giáo dục được quy định với mục tiêu chi tiết và nội dung các kỳ thi cũng được tiêu chuẩn hóa. Trước chiến tranh, năm 1975, Liban có tỷ lệ biết chữ thuộc hàng cao nhất thế giới Ả Rập. Hơn 80% người dân Liban biết đọc và viết. Nhưng kể từ đó, Liban trở thành một đất nước hỗn loạn làm héo hon nhân dân, tất cả đều vì lý do nội chiến và sự can thiệp nước ngoài. Khi cuộc chiến được tuyên bố "kết thúc", người dân Liban đã bắt đầu tái thiết lại xã hội của mình, thúc đẩy giáo dục thông qua các biện pháp tự do hóa và khuyến khích.
Trường học tại Liban
Các trường học ở Liban được chia theo ba tiêu chí - trường tư, trường công và bán công. Các trường công thuộc quyền quản lý của chính phủ (Bộ Giáo dục) và miễn phí, được hỗ trợ từ tiền thuế. Bộ Giáo dục cung cấp cho các trường công mọi cuốn sách cần thiết, đối với mỗi cấp giáo dục, số học phí hầu như không đáng kể và thường là miễn phí. Các trường bán công, đa số là trường của nhà thờ như Ecoles des Saint Coeurs, hoạt động như các trường tư nhưng cũng không thu học phí giống như trường công. Các trường còn lại có thu học phí nhưng vẫn được hưởng trợ cấp của chính phủ.
Chính phủ buộc mọi trường học ở Liban đều phải theo một chương trình giảng dạy do Bộ giáo dục đưa ra. Các trường tư có thể thêm các môn học khác nhưng phải được sự đồng ý của Bộ Giáo dục. Ví dụ, các tiết học máy tính có tại hầu hết các trường học dù không thuộc trong chương trình giảng dạy chính thức. Đối với các trường học không có cơ sở vật chất dạy môn này, mọi sinh viên quan tâm đều có thể theo học các khoá máy tính tại các học viện hay các trung tâm khác có mặt ở hầu hết các vùng của Liban.
Tổng số trường công là 192 trường trung học và 1,125 trường tiểu học. Trong số trường trung học, 16 trường dành riêng cho nam sinh và 12 cho nữ sinh, 164 trường còn lại cho cả hai giới. Các trường tiểu học có tổng số 238.556 học sinh với 24.463 giáo viên. Ở tất cả các trường, học sinh được học với các giáo viên chuyên trách từng môn, không có giáo viên chung cho tất cả các môn. Mỗi lớp có khoảng 25 học sinh (một số trường công có thể lên tới 40 học sinh vì thiếu giáo viên). Các môn học chính là Toán học, Khoa học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, tiếng Ả Rập và tiếng Pháp/tiếng Anh/hay cả hai. Các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục khác như Giáo dục thể chất, nghệ thuật, thư viện (không phải ở mọi trường), và chủ yếu tại các trường tư có thêm chuyên gia tư vấn.
Chương trình giảng dạy tại các trường Liban
Trường công, trường tư và bán công phải theo một chương trình giảng dạy đồng nhất do Bộ giáo dục đề ra đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
Trung học cơ sở – Bốn năm, học sinh được cấp Bằng trung học khi hoàn thành
Trung học – Ba năm, học sinh qua các kỳ thi chính thức được cấp Bằng tú tài toán, khoa học thực nghiệm và triết học
Giáo dục là miễn phí đối với mọi học sinh và là bắt buộc theo luật. Tuy nhiên, "bắt buộc" không hoàn toàn được tôn trọng. Đã có các kế hoạch nhằm thay đổi vấn đề này trong tương lai gần.
Các trường cao đẳng và đại học
Sau trung học, sinh viên Liban có thể lựa chọn học tập tại một trường đại học, một trường cao đẳng, một học viện hay một "trường kỹ thuật cao cấp". Số năm học thay đổi tuỳ theo từng trường.
Liban có 15 trường đại học trong số đó Đại học Hoa Kỳ tại Beirut (AUB) và Đại học Hoa Kỳ Liban được công nhận quốc tế. AUB là trường đại học sử dụng tiếng Anh đầu tiên mở cửa tại Liban, trong khi trường đại học đầu tiên là Đại học Saint-Joseph của Pháp. 15 trường đại học, cả công và tư đều có sử dụng tiếng Ả Rập, tiếng Pháp hay tiếng Anh bởi vì đây là những ngôn ngữ được dùng nhiều nhất ở Liban. Có bốn học viện Pháp, 7 học viện Anh và 1 học viện Armenia. Nói chung, các trường đều dạy tiếng Ả Rập và bởi vì đây là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, vì thế nó cũng là ngôn ngữ căn bản trong chương trình học.
Tại các trường đại học dùng tiếng Anh, sinh viên nào đã tốt nghiệp từ một trường sử dụng chương trình dạy kiểu Mỹ vào học sẽ được cấp bằng tương đương với bằng của Bộ giáo dục cao học Liban. Bằng này chứng nhận cho họ được theo học các mức cao hơn. Các sinh viên đó cần có trình độ SAT I, SAT II và TOEFL để không phải qua các kỳ thi chính thức.
Giao thông vận tải
Văn hóa
Liban từng là ngã ba đường giữa các nền văn minh trong nhiều thiên niên kỷ, vì vậy không ngạc nhiên khi một đất nước nhỏ lại sở hữu một nền văn hóa giàu có và mạnh mẽ đến như vậy. Số lượng lớn các nhóm sắc tộc, tôn giáo ở Liban khiến nước này có một nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc và các truyền thống văn học cũng như lễ hội rất lớn và đa dạng. Các trường phái nghệ thuật ở Beirut phát triển đầy sinh khí với nhiều cuộc trưng bày nghệ thuật sắp đặt, triển lãm, các buổi trình diễn thời trang, và các buổi hòa nhạc được tổ chức quanh năm tại các gallery, các bảo tàng, nhà hát và các tụ điểm công cộng. Liban có một xã hội hiện đại, giáo dục cao và có lẽ có thể so sánh được với các nước châu Âu ở vùng Địa Trung Hải. Đa số người Liban có thể sử dụng hai thứ tiếng, tiếng Ả rập và tiếng Pháp, điều này giải thích việc Liban là một thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie); tuy nhiên, tiếng Anh cũng đã dần trở nên phổ biến, đặc biệt trong các sinh viên đại học. Đất nước này không chỉ là nơi giao hòa giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo mà Liban còn là cánh cổng nối thế giới Ả Rập với châu Âu cũng như là cây cầu cho châu Âu tới Ả Rập.
Liban cũng có nhiều trường đại học lớn, gồm Đại học Liban, Đại học Hoa Kỳ tại Beirut, Đại học Saint-Joseph và Đại học Hoa Kỳ Liban.
Nhiều lễ hội quốc tế được tổ chức tại Liban, với những nghệ sĩ và khán giả từ Liban cũng như từ nước ngoài. Những lễ hội mùa hè nổi tiếng nhất tại Baalbek, Beiteddine và Byblos. |
Hang hay hang động là một khoảng trống tự nhiên đủ lớn trong lòng đất . Không có ấn định chặt chẽ về kích thước của khoảng trống, nhưng người ta coi khoảng trống là hang khi một người có thể ra vào được, mặc dù không có chỉ định rõ ràng về tầm vóc người đó.
Hang hốc là từ được dùng để chỉ vùng đất có nhiều khoảng trống với kích thước của hang và nhỏ hơn hang - tức hốc.
Hang luồn là hang có các cửa ở ít nhất hai đầu hang, và có thể đi qua rồi thoát khỏi hang mà không cần quay lại.
Sự hình thành
Phần lớn các hang được hình thành do quá trình kiến tạo địa chất của Trái Đất từ cách đây hàng triệu năm. Do sự biến đổi của vỏ Trái Đất kéo theo hàng loạt sự đứt gãy và hoạt động tạo núi, cũng như sự phun trào của các núi lửa đã hình thành ra các dãy núi.
Trong các khối núi thì thành phần vật liệu có thể rất khác nhau, trong đó có những phần dễ bị phong hóa có thể hòa tan vào nước ngầm và bị cuốn đi, để lại khoảng trống giữa các phần chưa bị phong hóa. Qua hàng triệu năm, khoảng trống lớn dần, rồi tùy theo tình trạng kết cấu khối vòm mà vòm sụp xuống, hoặc đủ chắc để tạo ra hang đá.
Phân loại
Hang đá vôi: thường gọi là karst, là loại hang được hình thành trong các khối núi đá vôi do sự bào mòn hóa học, trong đó nước có chứa axit carbonic thấm hoặc chảy qua gây ra hòa tan calci trong đá vôi. Hầu hết hang trong tự nhiên là hang karst trong núi đá vôi.
Hang ống dung nham: là loại hang được hình thành do dung nham núi lửa khi phun trào bao phủ lên những lớp đất đá có trước thuộc loại dễ phong hóa hơn. Về sau đá dễ phong hóa bị rửa trôi, để lại những khoảng trống trong lòng nó.
Hang phong hóa: Loại hang được hình thành do sự xói mòn của các dòng chảy mang theo trầm tích qua các loại đá. Chúng có thể hình thành trong bất kỳ loại đá nào, kể cả đá cứng như đá granite. Dòng chảy ở đây thường là dòng nước hoặc dòng không khí. Sự xói mòn bởi gió thổi qua các khối đá có thể tạo ra hang gió.
Hang biển: Loại hang được hình thành do quá trình bào mòn của sóng biển lên những núi đá ở ven bờ biển.
Hang sông băng: Loại hang được hình thành bởi dòng chảy của nước làm tan băng trong và bên dưới các sông băng. Hang sông băng chỉ đến những hang động nằm hoàn toàn trong khối băng, khác với hang băng là những hang động có nền đá bị đóng băng quanh năm.
Hang Talus: Là khoảng trống được hình thành ngẫu nhiên bởi sự sụp đổ của một khối lượng đất đá lớn chồng lên nhau, thường thấy ở chân các vách đá cùng với đá vụn.
Hang Anchialin: Đây là loại hang ở ven biển, không giáp biển nhưng được kết nối ngầm với đại dương, thường chứa nước lợ hoặc nước mặn.
Sự phân bố
Các hang động phân bố trên toàn thế giới, mặc dù mật độ các hang động đã được khám phá nghiêng nhiều về những quốc gia mà hoạt động thám hiểm hang động đã trở nên phổ biến. Do đó, các hang động đã khám phá tập trung nhiều ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương, nhưng lại thưa thớt ở Nam Mỹ, Châu Phi và Nam Cực.
Những kỷ lục về hang
Hang dài nhất:
Hang động có tổng chiều dài lớn nhất đã được khảo sát là hang Mammoth ở Kentucky, Mỹ với chiều dài lên tới 685,6 km.
Hang động dài nhất ở dưới nước và đứng thứ 2 về tổng chiều dài là Sistema Sac Actun ở Yucatan, Mexico, dài 335 km.
Hang sâu nhất:
Hang động sâu nhất tính từ điểm thấp nhất đến cửa cao nhất của hang là hang Veryovkina ở Abkhazia và Gruzia, với độ sâu lên đến 2.204 m.
Trục hang thẳng đứng sâu nhất được biết sâu 603 m thuộc hang động Vrtoglavica ở Slovenia.
Hố ngập nước sâu nhất từng được khám phá là vực Hranice ở Cộng hòa Séc sâu 404 m.
Hang lớn nhất:
Hang động lớn nhất thế giới là hang Sơn Đoòng ở Bố Trạch, Quảng Bình, Việt Nam, thuộc hệ thống hang Phong Nha - Kẻ Bàng dài ít nhất 9 km (đã khảo sát và đo đạc 4,6 km), cao trung bình 80 m, cá biệt có những buồng hang cao đến 200 m và rộng đến hơn 140 m. Hang động mới được khảo sát cụ thể và liệt kê là hang lớn nhất vào tháng 4/2009 bởi nhóm thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh. Trước đó, kỷ lục này thuộc về hang Hươu ở vườn quốc gia Gunung Mulu (Sarawak, Borneo, Malaysia).
Kỷ lục về buồng hang lớn nhất thuộc về buồng hang Sarawak cũng thuộc vườn quốc gia Gunung Mulu (Sarawak, Borneo, Malaysia). Buồng hang này là một khoảng trống lớn có kích thước xấp xỉ 700 x 400 x 80 m.
Hệ thống hang lớn nhất thế giới tính theo thể tích là hệ thống hang động Clearwater với thể tích tính toán là xấp xỉ 3.800.000 m 3.
Khảo cổ học và vai trò của Hang đối với xã hội
Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, ngay từ buổi sơ khai, những con người nguyên thủy đã sử dụng các hang đông làm nơi ở, che chở cho bản thân trước mưa, gió, bão, để tránh thú dữ..., và họ cũng đã dùng hang làm nơi chôn cất những người chết.
Một minh chứng rõ ràng là nhiều người nguyên thủy đã dùng hang Niah (Sarawak, Malaysia) làm nơi cư ngụ của mình cách đây hơn 40.000 năm.
Chính vì là nơi cư trú của loài người từ xa xưa cho nên hang động có thể là nơi lưu giữ nhiều chứng tích về loài người cổ đại. Cho nên hang là những di chỉ khảo cổ rất có giá trị.
Một số hang động nổi tiếng
Việt Nam
Hang Đầu Gỗ
Hang Sửng Sốt
Hang Én
Hang động Tràng An
Hang Con Moong
Hang Sơn Đoòng
Thế giới
Hang đá Vân Cương ở Trung Quốc.
Tham Khoun Xe là hang karst dạng luồn dài trên 14 km trên dòng Se Bangfai ở huyện Boualapha tỉnh Khammouan miền trung Lào
Tham Luang Nang Non ( nghĩa chữ là "Động lớn của Quý Bà đang ngủ") là hang karst ở tỉnh Chiang Rai, Thái Lan. Tại đây năm 2018 diễn ra sự kiện Cuộc giải cứu hang Tham Luang. |
Jordan ( ), tên chính thức Vương quốc Hashemi Jordan (tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية,Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah) là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba. Nó có chung biên giới với Syria ở phía bắc, Iraq ở phía đông bắc, Israel và lãnh thổ của người Palestine về phía tây và nam. Jordan cùng với Israel phân chia Biển Chết, và bờ biển Vịnh Aqaba với Israel, Ả Rập Xê Út, và Ai Cập. Phần lớn lãnh thổ Jordan bị bao phủ bởi sa mạc, đặc biệt là sa mạc Arabia; tuy nhiên vùng tây bắc, với sông Jordan, được coi là vùng đất rất màu mỡ. Thủ đô của Jordan là Amman, nằm ở phía tây bắc.
Trong lịch sử của mình, tại Jordan tồn tại rất nhiều nền văn minh, như Sumeria, Akkadia, Babylonia, Assyria, Mesopotamia, và đế quốc Ba tư. Có thời Jordan là một phần của đế quốc Ai Cập thời các vua Pharaon, và sản sinh ra nền văn minh Nabatea, để lại nhiều tàn tích khảo cổ tại Petra. Các nền văn minh phương tây cũng để lại nhiều dấu ấn tại đây, như Alexander đại đế, đế quốc La Mã, đế quốc Byzantine, và đế quốc Ottoman. Kể từ thế kỷ thứ bảy, vùng đất này nằm dưới ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo và Ả Rập, ngoại trừ một thời gian ngắn dưới sự cai trị của đế quốc Anh.
Vương triều Hashemi tại Jordan là một vương triều quân chủ. Nhà vua cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia, và tổng tư lệnh quân đội. Nhà vua có quyền hành pháp, thông qua thủ tướng và hội đồng Bộ trưởng, hay nội các. Nội các, trong khi đó, chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện. Viện này, cùng Thượng nghị viện, hợp thành nhánh lập pháp của chính phủ. Ngành tư pháp là một ngành riêng trong chính phủ.
Lịch sử
Từ thế kỷ XIII TCN., những dân tộc sử dụng ngôn ngữ Semit đến định cư ở vùng này với sự hình thành các vương quốc được nhắc đến trong Kinh Thánh (Gileed, Ammon, Bashan, Edom và Moab). Vào thế kỷ X TCN, lãnh thổ bị sáp nhập vào vương quốc Israel. Khoảng năm 300 TCN, dòng họ Nabataean từ bán đảo Ả Rập đến thành lập vương quốc. Vương quốc này sáp nhập vào Đế quốc La Mã năm 106. Người Ả Rập chiếm vùng đất này vào thế kỷ VII. Sau thời kì Thập tự chinh (1096-1250), vùng lãnh thổ này thuộc quyền kiểm soát của nhà Mamluk (Ai Cập), rồi trở thành một phần của đế quốc Ottoman cho đến khi đế quốc này sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ I.
Người Ả Rập dần dần có nhận thức về tinh thần độc lập dân tộc và mong muốn giành lại đất đai. Họ đã nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Al Sharif Hussein đòi tự do, độc lập. Tháng 6 năm 1916, Al Sharif Hussein tuyên bố toàn bộ đất đai Hedjaz (Ả Rập Xê Út ngày nay) thuộc về người Ả Rập và ông trở thành vua của nước Ả Rập mới này. Quân Ả Rập do Faysal (con trai thứ ba của Al Sharif Hussein) lãnh đạo đã liên tiếp giành thắng lợi (chiếm được vịnh Aqaba vào tháng 7 năm 1917 và Damas vào tháng 10 năm 1918). Chẳng bao lâu quân Ottoman phải rút khỏi Syria, Jordan và các quốc gia Ả Rập khác. Với sự giúp đỡ của các sĩ quan Anh, Faysal đã thành lập một chính phủ tự trị ở Damas. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Faysal đã xây dựng một nhà nước Ả Rập ở Syria, bao gồm cả Jordan, Palestine và Liban kéo dài từ Alepplo (phía bắc) tới Aqaba (giáp Hồng Hải).
Tháng 4 năm 1920 Anh, Pháp bí mật ký Hiệp định San Remo, chia cắt Syria thành nhiều phần dưới ảnh hưởng của Anh, Pháp. Palestine bao gồm cả Jordan đặt dưới sự uỷ trị của Anh, còn Syria, Liban giao cho Pháp. Faysal buộc phải rút khỏi Damas.
Năm 1922, Hội quốc liên quy định biên giới Palestine chỉ đến miền tây sông Jordan, phần phía đông sông Jordan (Transjordan) là một quốc gia riêng biệt. Từ năm 1921, tiểu vương quốc phía Đông sông Jordan là Transjordan trở thành lãnh thổ ủy trị của Anh. Sau Thế Chiến II, Anh buộc phải huỷ bỏ chế độ uỷ trị, công nhận Transjordan là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngày 22 tháng 3 năm 1946, hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và đồng minh. Ngày 25 tháng 5 năm 1946, Jordan được hoàn toàn độc lập, hoàng tử Abdullah Bin Hussein (con trai thứ hai của Al Sharif Hussein) được suy tôn làm vua hợp pháp, đổi tên nước thành Vương quốc Hashemite Jordan. Ngày 14 tháng 12 năm 1955, Jordan chính thức gia nhập Liên Hợp Quốc.
Quốc vương Abdullah đã tham gia cuộc chiến chống lại Nhà nước Israel vừa mới ra đời. Năm 1949, Quốc vương Abdullah ra lệnh cho quân đội tinh nhuệ của ông (do Anh thành lập năm 1928) sáp nhập lãnh thổ phía Tây sông Jordan bất chấp sự phản đối của các nước Ả Rập khác và đổi tên nước thành Vương quốc Al Jordaniyah al Hashimiyah. Năm 1951, Abdullah bị một người Palestine ám sát. Năm 1952, Quốc vương Hussein lên kế vị cha là Talal bị truất phế vì bệnh tâm thần.
Năm 1956, Quốc vương Hussein ủng hộ Ai Cập trong cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez, nhưng chỉ một năm sau đó, Hussein sa thải những thành phần thân với Tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai Cập đang nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Để cân bằng với Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (Liên minh Ai Cập - Syria), Liên minh Jordan - Iraq được hình thành vào tháng 2 năm 1958 nhưng đã tan rã sau cuộc cách mạng Baghdad vào tháng 7 năm đó. Vì cảm thấy bị đe dọa, Quốc vương kêu gọi sự giúp đỡ của phương Tây.
Năm 1967, Jordan liên minh với Ai Cập trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Israel đánh chiếm lại vùng bờ Tây sông Jordan và phía Đông Jerusalem, hàng ngàn người tị nạn Palestine phải đi lánh nạn. Sau chiến tranh, Quốc vương Hussein phải đương đầu với quân du kích Palestine mưu toan nắm lấy quyền lực hoàng gia. Năm 1970, quân đội hoàng gia đã can thiệp và trục xuất người Palestine sang Liban và Syria.
Năm 1978, tiếp theo sau hiệp định hòa bình Camp David được ký kết giữa Israel và Ai Cập, mối giao hảo giữa Jordan và Palestine cũng trở nên thân thiện hơn. Năm 1984, Jordan lập lại mối quan hệ với Ai Cập. Năm 1988, sau cuộc nổi dậy của người Palestine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, Quốc vương Hussein đã giải tán Quốc hội Jordan trong đó các đại biểu người Palestine chiếm đến 60 thành viên và tuyên bố cắt đứt mọi ràng buộc hành chính giữa Jordan và vùng lãnh thổ thuộc bờ Tây sông Jordan.
Jordan ủng hộ Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Năm 1994, Jordan ký hiệp ước hòa bình với Israel nhưng chính sách cứng rắn của Israel kể từ khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu lên nắm quyền (1996) đã gây không ít lo lắng cho Jordan. Năm 1999, Quốc vương Hussein qua đời, con trai là Abd Allah lên nối ngôi và theo đuổi chính sách hoàn toàn độc lập với vua cha.
Chính trị
Đối nội
Jordan theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua chỉ định Thủ tướng. Thủ tướng lựa chọn Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội bao gồm Thượng nghị viện (do vua chỉ định) và Hạ nghị viện do dân cử.
Trước đây các đảng phái chính trị đều bị cấm hoạt động (trừ Liên minh dân tộc Ả Rập do vua Hussein lập ra năm 1972).
Các tổ chức chính gồm có:
-Đảng Xã hội phục hưng Ả Rập (Baath)
-Đảng Cộng sản Jordan
-Tổng liên đoàn các nghiệp đoàn Jordan.
Từ cuối những năm 1980, đầu 1990, do ảnh hưởng của xu thế chung trên thế giới và đòi hỏi cấp bách của tình hình trong nước, Jordan đã dần dần điều chỉnh chính sách, thực hiện dân chủ hoá và đa đảng, bãi bỏ lệnh thiết quân luật (ban hành từ 1967). Tháng 7 năm 1992 xoá bỏ lệnh cấm các đảng phái chính trị hoạt động. Năm đảng mới được chính thức đăng ký hoạt động gồm Jordan National Alliance, Pledge Party, Islamic Action Party, Popular Union Party, Future Party.
Tháng 12 năm 1992, Quốc hội Jordan thông qua luật báo chí và phát hành, cho phép các đảng được tự do phát hành báo trong thời gian 40 năm đầu. Đây là những bước chuyển quan trọng, tiến tới tự do hoá về chính trị.]
Đối ngoại
Jordan là một nước của Phong trào không liên kết, quan hệ tốt, hài hoà với phần lớn các nước Ả Rập nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về kinh tế.
Jordan công nhận quyền tự quyết của nhân dân Palestine và nêu yêu cầu Israel phải rút khỏi các vùng bị chiếm đóng từ 1967. Jordan tán thành nghị quyết 242 và 338 của Liên Hợp Quốc về vấn đề Trung Đông, hoan nghênh sáng kiến hoà bình Trung Đông do Ả Rập Xê Út đưa ra năm 2002, ủng hộ lộ trình hoà bình.
Ngày 31 tháng 7 năm 1988, Vua Hussein quyết định cắt đứt các quan hệ hành chính, pháp lý với Tây Jordan. Jordan có quan hệ gần gũi với Mỹ và phương Tây. Bình thường hoá quan hệ với Israel (cùng lập Sứ quán tại Thủ đô của nhau ngày 11 tháng 12 năm 1994), mở cửa biên giới và đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước.
Địa lý
Jordan nằm ở Tây Á, vùng Trung Đông, phần trên của bán đảo Ả Rập. Tây giáp Israel, Bắc giáp Syria, Đông Bắc giáp Iraq, Đông và Nam giáp Ả Rập Xê Út. Địa hình phần lớn được tạo thành bởi một vùng cao nguyên đá vôi khô cằn, dọc theo biên giới phía Tây là vùng trũng gồm dải đồng bằng hẹp thuộc lưu vực sông Jordan và biển Chết, phía Tây Nam có một lối thông ra biển Đỏ (vịnh Akaba).
Hành chính
Jordan được chia thành 12 Governorates (tỉnh) và được phân chia tiếp thành 54 Nahias (huyện).
Về mặt địa lý, các Governorates của Jordan được phân thành ba khu vực, khu vực miền Bắc, miền Trung và khu vực phía Nam. Ba vùng địa lý phân bố không theo khu vực hoặc quần thể, mà là do kết nối địa lý và khoảng cách giữa các trung tâm dân cư. Khu vực phía Nam được ngăn cách với khu vực miền Trung bởi dãy núi Moab trong Governorate Kerak. Các khu dân cư của khu vực miền Trung và miền Bắc được tách về mặt địa lý bởi các ngọn núi của Governorate Jerash.
Kinh tế
Jordan là một nước nhỏ, tài nguyên thiên nhiên không nhiều, đặc biệt không có dầu mỏ. Khoáng sản chính có phosphat, xi măng, ngoài ra có quặng sắt, đồng, thạch cao, măng gan và muối khoáng ở vùng Biển Chết. Công nghiệp chủ yếu là các ngành khai thác. Jordan đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu phosphat (sau Maroc, Mỹ). Năm 1988, sản lượng khai thác phosphat đạt gần 6,5 triệu tấn. Xuất khẩu phosphat chiếm 35,2% tổng số xuất khẩu (1989). Từ 1990 do ảnh hưởng của chiến tranh Vùng Vịnh, xuất khẩu phosphat của Jordan bị giảm dần. Ngoài ra còn có một số nhà máy xi măng, hoá chất khác và một nhà máy lọc dầu (dầu thô do Ả Rập Xê Út và Iraq cung cấp). Tính đến năm 2016, GDP của Jordan đạt 39.453 USD, đứng thứ 91 thế giới, đứng thứ 30 châu Á và đứng thứ 11 Trung Đông.
GDP: 22,56 tỷ USD (2009).
GDP đầu người: 3557 USD (2009).
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: 3,1% (2009).(Năm 2008 là 5,6%, năm 2007 là 6,6%)
Thất nghiệp: 13,5% (2009). (Năm 2008 là: 12,6%),
Lạm phát: 1,7% (2009). (Năm 2008 là: 14,9%)
Xuất khẩu: 6,989 tỷ USD (2009). (Năm 2008 là 7,782 tỷ USD)
Mặt hàng xuất khẩu: Quần áo may sẵn, rau quả, thuốc men, quặng phosphat...
Nhập khẩu: 12,31 tỷ USD (2009). (Năm 2008 là 14,99 tỷ USD)
Mặt hàng nhập khẩu: dầu thô, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, lương thực, hàng tiêu dùng, thực phẩm, quặng sắt...
Ngân sách Nhà nước: 8,223 tỷ USD (2009).
Dự trữ ngoại tệ: 10,29 tỷ USD (2009).
Sản phẩm công nghiệp chiếm 26% GDP.
Đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 25% tổng diện tích toàn quốc tập trung ở các vùng trũng quanh lưu vực sông Jordan và phụ lưu là sông Yarmuk. Sản phẩm nông nghiệp chiếm 8% GDP, gồm lúa mì, đại mạch, ô liu, đậu và rau quả các loại. Chăn nuôi có bò sữa, dê cừu, gia súc và cá.
Jordan nhập khẩu lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Từ cuối thập kỷ 80, kinh tế Jordan khủng hoảng nghiêm trọng. Chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, các khoản tiền viện trợ cho không của các nước sản xuất dầu Vùng Vịnh bị cắt giảm và số tiền của người Jordan lao động ở nước ngoài chuyển về cũng bị giảm nhiều.
Nhân khẩu
Bộ Thống kê Jordan ước tính dân số 2011 là 6.249.000 người. Có 946.000 hộ gia đình ở Jordan vào năm 2004, với mức trung bình là 5,3 người/hộ gia đình (so với 6 người/hộ gia đình điều tra dân số năm 1994).
Một nghiên cứu được xuất bản bởi Luigi Luca Cavalli-Sforza thấy rằng di truyền học của người Jordan là gần gũi nhất với người Assyria trong số tất cả các dân tộc khác của Tây Á.
Nhập cư và tỵ nạn
Trong năm 2007, đã có 700.000 đến 1.000.000 người Iraq ở Jordan. Kể từ khi xảy ra cuộc chiến Iraq nhiều Kitô hữu từ Iraq đã định cư vĩnh viễn hoặc tạm thời ở Jordan, với số lượng ước tính khoảng 500.000 người. Ngoài ra còn có 15.000 người Lebanon di cư đến Jordan sau cuộc chiến tranh năm 2006 với Israel.
Có khoảng 1.200.000 người di cư bất hợp pháp và khoảng 500.000 lao động nhập cư hợp pháp người Jordan tại Anh. Hơn nữa, có hàng ngàn phụ nữ nước ngoài làm việc trong câu lạc bộ đêm, khách sạn và quán bar trên khắp vương quốc Jordan, chủ yếu từ Đông Âu và Bắc Phi.
Jordan còn là nơi ở của một số người nước ngoài như người Mỹ và châu Âu tương đối lớn tập trung chủ yếu ở thủ đô là nơi có nhiều tổ chức quốc tế và cơ quan đại diện ngoại giao hoạt động trong khu vực của họ ở Amman.
Theo tổ chức UNRWA, Jordan là nơi tỵ nạn của 1.951.603 người Palestine trong năm 2008, hầu hết họ đã được công nhận là các công dân Jordan. Có 338.000 người trong số họ đang sống trong các trại tị nạn UNRWA. Jordan đã thu hồi quốc tịch của hàng ngàn người Palestine để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực để tái định cư nào của họ tại Bờ Tây của Jordan.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại, một ngôn ngữ được giảng dạy trong các trường học. Các ngôn ngữ bản địa hầu hết của Jordan là tiếng địa phương Jordan được phát triển dựa trên tiếng Ả Rập, một phiên bản chuẩn của tiếng Ả Rập với nhiều ảnh hưởng của tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiếng Anh, mặc dù không có tư cách chính thức, vẫn được sử dụng rộng rãi trong cả nước và trên thực tế là ngôn ngữ của thương mại tài chính, cũng như tình trạng chính thức được dạy trong ngành giáo dục, hầu như tất cả các lớp bậc đại học được dạy bằng tiếng Anh.
Tiếng Nga, tiếng Circassian, tiếng Armenia, tiếng Tagalog, tiếng Tamil, và tiếng Chechnya là khá phổ biến trong cộng đồng của họ và được thừa nhận rộng rãi trong vương quốc.
Người ta tin rằng hầu hết, nếu không phải tất cả các trường công lập trong cả nước dạy tiếng Anh và tiếng Ả Rập tiêu chuẩn (mức độ). Tiếng Pháp là ngôn ngữ tự chọn trong nhiều trường học, chủ yếu là trong khu vực tư nhân. L'Ecole française d'Amman và Lycée français d'Amman là trường học tiếng Pháp nổi tiếng nhất ở thủ đô. Tiếng Pháp vẫn là một ngôn ngữ cấp cao ở Jordan, mặc dù không được công nhận chính thức.
Tiếng Đức là một ngôn ngữ ngày càng phổ biến trong tầng lớp thượng lưu và có học vấn cao, nó đã được giới thiệu tại trường Đại học Deutsch, còn gọi là trường Đại học Đức-Jordan.
Các phương tiện truyền thông trong Jordan chủ yếu sử dụng tiếng Anh, với nhiều chương trình và bộ phim được chiếu trên truyền hình địa phương và các rạp chiếu phim. Tiếng Ả Rập Ai Cập là ngôn ngữ điện ảnh rất phổ biến, với nhiều phim Ai Cập được trình chiếu trong các rạp chiếu phim trên toàn quốc.
Các chương trình truyền hình và các bản tin của chính phủ Jordan sử dụng tiếng Ả Rập (Tiêu chuẩn Jordan), tiếng Anh và tiếng Pháp, Đài phát thanh Jordan cung cấp dịch vụ vô tuyến tiêu chuẩn tiếng Ả Rập, các phương ngữ Jordan (chính thức), tiếng Anh và tiếng Pháp.
Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo chính thức và khoảng 92% dân số là người Hồi giáo, chủ yếu là dòng Sunni.
Jordan có luật tự do tôn giáo, nhưng chính quyền đã không bảo vệ tất cả các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số. Người Hồi giáo chuyển đổi sang một tôn giáo khác cũng như các nhà truyền giáo không phải Hồi giáo bị đối mặt với sự kỳ thị của xã hội và pháp lý nước này.
Theo tổ chức Legatum Prosperity Index, 46,2% dân số của Jordan thường xuyên tham dự các nghi lễ tôn giáo trong năm 2006.
Jordan có một cộng đồng Kitô giáo thiểu số bản địa. Kitô hữu chiếm 30% dân số Jordan vào năm 1950. Kitô hữu Jordan là một trong những cộng đồng Kitô giáo lâu đời nhất trên thế giới. Kitô hữu đã cư trú tại Jordan sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh, vào đầu thế kỷ I. Kitô giáo hiện nay ở Jordan được ước tính là 174.000 đến 390.000 người chiếm 2,8- 6% dân số, giảm gần 20% trong những năm đầu thế kỷ XX, và thấp hơn so với tỷ lệ phần trăm của các Kitô hữu ở nước láng giềng Syria và Lebanon. Điều này diễn ra phần lớn là do giảm tỷ lệ sinh so với người Hồi giáo và một làn sóng mạnh mẽ của những người nhập cư Hồi giáo từ các nước láng giềng.
Các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Jordan bao gồm đức tin Hồi giáo Druze và Bahá'í. Người Druze chủ yếu sống ở thị trấn phía đông ốc đảo Azraq, một số làng ở biên giới Syria và thành phố Zarka, trong khi Adassiyeh ngôi làng giáp với thung lũng Jordan là nơi có cộng đồng Bahá'í Jordan.
Sức khỏe y tế
Jordan luôn tự hào về các dịch vụ y tế của mình, là một trong những nước có dịch vụ y tế tốt nhất trong khu vực. Con số Chính phủ đưa ra về tổng chi tiêu y tế vào năm 2002 là 7,5% GDP, trong khi các tổ chức y tế quốc tế đưa ra con số thậm chí còn cao hơn, vào khoảng 9,3% GDP. CIA World Factbook ước tính tuổi thọ trung bình tại Jordan là 80,18, cao thứ hai trong khu vực (sau khi Israel). Nhưng số liệu của WHO đưa ra con số thấp hơn đáng kể, với 73,0 vào năm 2011. Có 203 bác sĩ trên 100.000 người trong những năm 2000-2004.
Hệ thống y tế của đất nước được phân chia giữa các tổ chức công cộng và tư nhân. Trong khu vực công, Bộ Y tế hoạt động 1.245 trung tâm chăm sóc sức khỏe và 27 bệnh viện, chiếm 37% tổng số bệnh viện trong cả nước. Dịch vụ y tế Hoàng gia của quân đội có 11 bệnh viện, cung cấp 24% tổng số bệnh viện; và Bệnh viện Đại học Jordan chiếm 3% trong tổng số bệnh viện cả nước. Khu vực tư nhân cung cấp 36% của tất cả các giường bệnh, phân bố trong 56 bệnh viện. Trong ngày 1 tháng 6 năm 2007, Bệnh viện Đại học Jordan (bệnh viện tư nhân lớn nhất) là bệnh viện chuyên khoa đầu tiên được công nhận tiêu chuẩn quốc tế JCAHO. Trung tâm Ung thư Hussein là một trung tâm điều trị ung thư hàng đầu khu vực.
Jordan hiện có 70% dân số có bảo hiểm y tế, tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em đã tăng đều trong 15 năm qua. Năm 2002 tiêm chủng phòng ngừa đạt hơn 95% trẻ em cả nước và vệ sinh môi trường, cung cấp cho chỉ có 10 % dân số vào năm 1950, bây giờ đạt 99%, theo thống kê của chính phủ.
Chú thích
Ghi chú |
Kuwait ( ), tên chính thức là Nhà nước Kuwait ( ), là một quốc gia tại Tây Á. Kuwait nằm tại rìa phía bắc của miền đông bán đảo Ả Rập, và tại đầu vịnh Ba Tư, có biên giới với Iraq và Ả Rập Xê Út. , dân số Kuwait đạt 4,2 triệu; trong đó 1,3 triệu người là công dân Kuwait còn 2,9 triệu người là ngoại kiều.
Phát hiện được dầu mỏ tại Kuwait từ năm 1938. Từ năm 1946 đến năm 1982, Kuwait trải qua hiện đại hoá quy mô lớn. Trong thập niên 1980, Kuwait trải qua một giai đoạn bất ổn địa chính trị và một cuộc khủng hoảng kinh tế sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Năm 1990, Kuwait bị Iraq xâm lược. Thời kỳ Iraq chiếm đóng kết thúc vào năm 1991 sau khi lực lượng liên quân can thiệp quân sự. Sau đó, diễn ra các nỗ lực quy mô lớn nhằm khôi phục kinh tế và tái thiết cơ sở hạ tầng quốc gia.
Kuwait là một tiểu vương quốc lập hiến, có hệ thống chính trị bán dân chủ. Đây là một quốc gia thu nhập cao nhờ có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ sáu thế giới. Đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới. Hiến pháp Kuwait được ban hành vào năm 1962, khiến Kuwait trở thành quốc gia dân chủ nhất trong khu vực. Kuwait có nhà hát nhạc kịch lớn nhất tại Trung Đông. Trong thế giới Ả Rập, Kuwait thường được mệnh danh là "Hollywood Vùng Vịnh" do tính phổ biến của các phim truyền hình dài tập và sân khấu.
Lịch sử
Lịch sử sơ khởi
Trong giai đoạn Ubaid (6500 TCN), Kuwait là trung tâm tương tác giữa cư dân Lưỡng Hà và cư dân miền đông bán đảo Ả Rập vẫn trong thời đồ đá mới, chủ yếu tập trung tại As-Subiya thuộc miền bắc Kuwait. Bằng chứng sớm nhất về việc loài người cư trú tại Kuwait có niên đại từ 8000 TCN, là các công cụ thời kỳ đồ đá giữa phát hiện tại Burgan. As-Subiya là chứng cứ sớm nhất về đô thị hoá tại toàn bộ khu vực bồn địa vịnh Ba Tư. Cư dân Lưỡng Hà lần đầu định cư trên đảo Failaka của Kuwait vào năm 2000 TCN. Thương nhân từ thành phố Ur của Sumer cư trú tại Failaka và điều hành kinh doanh hàng hoá. Trên đảo có nhiều toà nhà theo phong cách đặc trưng giống như các phát hiện có niên đại khoảng 2000 TCN tại Iraq. Cư dân đồ đá mới tại Kuwait nằm trong số các thương nhân hàng hải sớm nhất trên thế giới.
Trong thế kỷ III TCN, người Hy Lạp cổ đại thuộc địa hoá vịnh Kuwait dưới quyền Alexandros Đại đế, người Hy Lạp cổ đại đặt tên cho Kuwait đại lục là Larissa còn Failaka được đặt tên là Ikaros. Năm 224, Kuwait trở thành bộ phận của đế quốc Sassanid Ba Tư. Trong thời kỳ Sassanid cai trị, Kuwait mang tên Meshan, Akkaz là một di chỉ Parthia-Sassanid; phát hiện tháp điểu táng của Hoả giáo tại miền bắc Akkaz.
Năm 1521, Kuwait nằm dưới quyền cai trị của người Bồ Đào Nha. Đến cuối thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha cho xây dựng một khu định cư phòng thủ tại Kuwait. Năm 1613, thị trấn Kuwait được thành lập tại địa điểm mà nay là thành phố Kuwait. Năm 1716, liên minh thị tộc Bani Utub định cư tại Kuwait, khi đó lãnh thổ có một số ngư dân và hoạt động chủ yếu là một làng chài. Trong thế kỷ XVIII, Kuwait thịnh vượng và nhanh chóng trở thành trung tâm thương nghiệp chủ yếu đối với trung chuyển hàng hoá giữa Ấn Độ, Muscat, Baghdad và bán đảo Ả Rập.
Khi quân Ba Tư bao vây Basra (nay thuộc Iraq) vào năm 1775–79, các thương nhân Iraq đến tị nạn tại Kuwait và góp phần vào việc phát triển hoạt động đóng tàu và mậu dịch của Kuwait. Nhờ đó, thương nghiệp hàng hải của Kuwait bùng nổ. Trong giai đoạn từ 1775 đến 1779, các tuyến đường mậu dịch Ấn Độ với Baghdad, Aleppo, Smyrna và Constantinople được chuyển hướng đến Kuwait. Công ty Đông Ấn Anh chuyển hướng đến Kuwait vào năm 1792. Công ty Đông Ấn Anh đảm bảo tuyến hải hành giữa Kuwait, Ấn Độ và duyên hải phía đông châu Phi. Sau khi người Ba Tư triệt thoái khỏi Basra vào năm 1779, Kuwait tiếp tục thu hút hoạt động mậu dịch rời khỏi Basra.
Kuwait là trung tâm ngành đóng tàu trong khu vực vịnh Ba Tư. Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, tàu đóng tại Kuwait chuyên chở hàng hoá giữa các cảng của Ấn Độ, Đông Phi và biển Đỏ. Thuyền của Kuwait nổi danh khắp Ấn Độ Dương.
Quốc gia Kuwait trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh từ năm 1899 sau thoả ước giữa Sheikh Mubarak Al Sabah và chính phủ Ấn Độ thuộc Anh, do các đe doạ nghiêm trọng từ Ottoman đến nền độc lập của Kuwait.
Sau chiến tranh Kuwait–Najd năm 1919–20, Ibn Saud áp đặt phong toả mậu dịch chống Kuwait từ năm 1923 đến năm 1937. Mục tiêu của triều đình Saud trong cuộc tấn công kinh tế và quân sự lên Kuwait là nhằm thôn tính lãnh thổ Kuwait nhiều nhất có thể. Tại hội nghị Uqair năm 1922, biên giới giữa Kuwait và Najd được định đoạt, song Kuwait không có đại biểu trong hội nghị. Ibn Saud thuyết phục Percy Cox trao cho mình hai phần ba lãnh thổ Kuwait, kết quả là hơn một nửa lãnh thổ Kuwait bị mất sau hội nghị Uqair. Sau hội nghị Uqair, Kuwait vẫn phải chịu phong toả kinh tế và các cuộc tập kích gián đoạn từ triều đình Saud.
Đại khủng hoảng làm tổn hại đến kinh tế Kuwait, bắt đầu từ cuối thập niên 1920. Mậu dịch quốc tế là một trong các nguồn thu nhập chủ yếu của Kuwait trước khi phát hiện dầu mỏ. Các thương nhân Kuwait hầu hết là thương nhân trung gian. Do đó, kinh tế Kuwait chịu tổn thất khi châu Âu suy giảm nhu cầu đối với hàng hoá từ Ấn Độ và châu Phi. Suy thoái trong mậu dịch quốc tế dẫn đến gia tăng buôn lậu vàng trên các tàu Kuwait đến Ấn Độ. Một số gia đình thương nhân Kuwait trở nên giàu có từ việc buôn lậu này. Ngành ngọc trai của Kuwait cũng sụp đổ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việc Nhật Bản phát minh ngọc trai nuôi cấy cũng góp phần khiến ngành ngọc trai của Kuwait sụp đổ.
Thời kỳ 1946–82
Từ năm 1946 đến năm 1982, Kuwait trải qua một giai đoạn thịnh vượng nhờ dầu mỏ và môi trường tự do. Năm 1950, một chương trình công trình công cộng lớn bắt đầu, khiến cho người Kuwait được hưởng tiêu chuẩn sinh hoạt hiện đại. Đến năm 1952, Kuwait trở thành quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trong khu vực vịnh Ba Tư. Sự tăng trưởng to lớn này thu hút nhiều công nhân ngoại quốc, đặc biệt là từ Palestine, Ấn Độ và Ai Cập, trong đó Ai Cập đặc biệt mang tính chính trị trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh Ả Rập. Trong tháng 6 năm 1961, Kuwait độc lập khi kết thúc chế độ bảo hộ của Anh và sheikh Abdullah Al-Salim Al-Sabah trở thành một emir.Theo các điều khoản của hiến pháp mới được phê chuẩn, Kuwait tổ chức bầu cử nghị viện lần thứ nhất vào năm 1963. Kuwait là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia Ả Rập ven vịnh Ba Tư lập ra hiến pháp và nghị viện.
Vào thập niên 1960 và 1970, Kuwait là quốc gia phát triển nhất trong khu vực. Kuwait đi tiên phong tại Trung Đông về đa dạng hoá thu nhập khỏi xuất khẩu dầu mỏ. Cơ quan Đầu tư Kuwait là quỹ tài sản quốc gia đầu tiên trên thế giới. Từ thập niên 1970 trở đi, Kuwait có thành tích cao nhất trong các quốc gia Ả Rập về chỉ số phát triển con người HDI. Đại học Kuwait được thành lập vào năm 1966. ngành sân khấu của Kuwait nổi tiếng khắp thế giới Ả Rập.
Trong thập niên 1960 và 1970, báo chí Kuwait được mô tả là nằm vào hàng tự do nhất thế giới. Kuwait đi tiên phong trong phục hưng văn học tại khu vực Ả Rập Năm 1958, tạp chí Al Arabi được phát hành lần đầu tiên, sau đó nó trở thành tạp chí phổ biến nhất trong thế giới Ả Rập. Nhiều nhà văn Ả Rập chuyển đến Kuwait vì tại đây họ được hưởng quyền tự do biểu đạt lớn hơn các nơi khác trong thế giới Ả Rập. Xã hội Kuwait đi theo quan điểm tự do và Tây phương trong suốt thập niên 1960 và 1970. Hầu hết nữ giới Kuwait không đeo khăn trùm đầu hijab trong hai thập niên này.
1982 đến nay
Vào đầu thập niên 1980, Kuwait trải qua khủng hoảng kinh tế sau khi sụp đổ thị trường chứng khoán Souk Al-Manakh và giá dầu mỏ giảm. Trong chiến tranh Iran-Iraq, Kuwait ủng hộ Iraq. Trong suốt thập niên 1980, có một số cuộc tấn công khủng bố tại Kuwait. Kuwait là một trung tâm của khu vực về khoa học và công nghệ từ thập niên 1960 cho đến đầu thập niên 1980, lĩnh vực nghiên cứu khoa học chịu tổn thất đáng kể do các vụ tấn công khủng bố.
Sau khi chiến tranh Iran-Iraq kết thúc, Kuwait từ chối yêu cầu của Iraq về việc miễn khoản nợ 65 tỷ USD. Hai quốc gia cạnh tranh về kinh tế sau khi Kuwait tăng sản lượng dầu mỏ lên 40%. Căng thẳng giữa hai bên tăng lên hơn nữa trong tháng 7 năm 1990, sau khi Iraq thưa kiện lên OPEC cho rằng Kuwait ăn trộm dầu mỏ từ một mỏ gần biên giới bằng cách khoan nghiêng.
Trong tháng 8 năm 1990, quân đội Iraq xâm chiếm và sáp nhập Kuwait. Sau một loạt điều đình ngoại giao thất bại, Hoa Kỳ lãnh đạo một liên minh nhằm loại bỏ quân đội Iraq khỏi Kuwait trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Ngày 26 tháng 2 năm 1991, liên quân đẩy lui thành công quân đội Iraq. Khi triệt thoái, quân đội Iraq tiến hành chính sách tiêu thổ bằng việc đốt các giếng dầu. Trong thời kỳ Iraq chiếm đóng, có trên 1.000 công dân Kuwait tử nạn. Ngoài ra, còn có trên 600 người Kuwait mất tích,
Trong tháng 3 năm 2003, Kuwait trở thành bàn đạp cho cuộc xâm chiếm Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo. Đến khi Tiểu vương Jaber từ trần vào tháng 1 năm 2006, Saad Al-Sabah kế vị song bị nghị viện Kuwait phế truất chín ngày sau đó vì sức khoẻ yếu. Sabah Al-Sabah tuyên thệ làm tiểu vương.
Từ năm 2001 đến năm 2009, Kuwait có chỉ số phát triển con người HDI cao nhất trong thế giới Ả Rập. Năm 2005, nữ giới Kuwait giành được quyền bỏ phiếu và tranh cử trong các cuộc tuyển cử. Năm 2014 và 2015, Kuwait xếp hạng nhất trong các quốc gia Ả Rập theo Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu. Trong tháng 6 năm 2015, một vụ đánh bom tự sát diễn ra tại Thánh đường Al Sadiq.
Trong tháng 10 năm 2016, Trung tâm Văn hoá Sheikh Jaber Al-Ahmad được khai trương. Đây là trung tâm văn hoá lớn nhất tại Trung Đông.
Văn hoá
Văn hoá đại chúng Kuwait phát triển và thậm chí xuất khẩu sang các quốc gia lân cận, với các thể loại sân khấu, phát thanh, âm nhạc và phim truyền hình dài tập. Trong các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh, văn hoá Kuwait gần gũi nhất với văn hoá Bahrain; được chứng thực trong liên kết mật thiết giữa hai quốc gia trong các tác phẩm sân khấu và phim truyền hình dài tập. Trong thế giới Ả Rập, Kuwait thường được mệnh danh là "Hollywood Vùng Vịnh" do tính phổ biến của các phim truyền hình và sân khấu của quốc gia này.
Ngành phim truyền hình của Kuwait đứng đầu tại Vùng Vịnh, sản xuất tối thiểu 15 bộ mỗi năm. Hầu hết các phim truyền hình Vùng Vịnh được quay phim tại Kuwait. Phim truyền hình dài tập Kuwait được xem nhiều nhất tại Vùng Vịnh. Phim truyền hình dài tập phổ biến nhất là trong thời kỳ Ramadan, khi các gia đình tụ tập ăn sáng. Mặc dù thường diễn đạt bằng phương ngữ Kuwait, song chúng giành được thành công xa đến tận Tunisia.
Kuwait là quốc gia duy nhất tại Vùng Vịnh có truyền thống sân khấu. Phong trào sân khấu tại Kuwait là một bộ phận lớn trong sinh hoạt văn hoá quốc gia. Các hoạt động sân khấu tại Kuwait bắt đầu từ thập niên 1920 khi vở kịch nói đầu tiên được công diễn. Các hoạt động sân khấu vẫn phổ biến cho đến nay. Kuwait là trung tâm đào tạo sân khấu và phối cảnh chính tại khu vực Vùng Vịnh. Năm 1973, Học viện cao cấp về Nghệ thuật Sân khấu được chính phủ thành lập. Chính phủ Kuwait trợ cấp cho sân khấu, trước đây thông qua Bộ Công tác Xã hội và nay là qua Hội đồng Quốc gia về Văn hoá, Nghệ thuật và Văn học (NCCAL).
Kuwait có phong trào nghệ thuật đương đại lâu năm nhất trên bán đảo Ả Rập. Năm 1936, Kuwait là quốc gia Vùng Vịnh đầu tiên cấp học bổng về nghệ thuật. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Kuwait được khánh thành vào năm 2003. Kuwait có hơn 20 nhà triển lãm nghệ thuật. Nhà triển lãm Sultan là nhà triển lãm Ả Rập chuyên nghiệp đầu tiên tại Vùng Vịnh. Kuwait International Biennial được khởi đầu vào năm 1967, thu hút trên 20 quốc gia Ả Rập và bên ngoài tham dự hai năm một lần..
Âm nhạc Kuwait truyền thống phản ánh di sản hàng hải của quốc gia, được biết đến với các thể loại như "fijiri" và "sawt". Kuwait đi tiên phong trong âm nhạc đương đại tại Vùng Vịnh, Saleh và Daoud Al-Kuwaity là các nhạc sĩ tiên phong, họ từng viết hơn 650 bài hát, nhiều trong số đó được nhìn nhận là truyền thống và vẫn được phát hàng ngày trên sóng phát thanh tại Kuwait cũng như thế giới Ả Rập. Âm nhạc Kuwait có ảnh hưởng đáng kể đến âm nhạc các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh khác. Kuwait có một số thể chế hàn lâm chuyên về giáo dục âm nhạc. Học viện cao cấp về Nghệ thuật Âm nhạc được chính phủ Kuwait thành lập, ngoài ra Học viện Giáo dục Cơ bản cung cấp đào tạo cử nhân về giáo dục âm nhạc. Kuwait tổ chức một số lễ hội âm nhạc, trong đó có Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Liên hoan Âm nhạc Vùng Vịnh được tổ chức hai năm một lần, có sự tham gia của các nhạc sĩ jazz nổi danh quốc tế và nhạc sĩ địa phương.
Bait Al-Othman là bảo tàng lớn nhất chuyên về lịch sử Kuwait. Một số bảo tàng Kuwait được dành cho nghệ thuật, nổi tiếng nhất là Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại tại thủ đô. Bảo tàng Quốc gia Kuwait được thành lập vào năm 1983, được mô tả là "không được tận dụng và chú ý". Nhiều bảo tàng tại Kuwait là cơ sở tư nhân. Tương phản với cách tiếp cận từ trên xuống dưới tại các quốc gia Vùng Vịnh khác, phát triển bảo tàng tại Kuwait phản ánh nhận thức lớn hơn về bản sắc công dân và biểu thị sức mạnh của xã hội dân sự tại Kuwait, vốn sản sinh nhiều doanh nghiệp văn hoá độc lập thay cho các nỗ lực của chính phủ.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Kuwait. Hiệp hội bóng đá Kuwait (KFA) điều hành các đội tuyển nam, nữ và futsal quốc gia. Giải Ngoại hạng Kuwait là giải đấu cao nhất của bóng đá Kuwait, với 18 đội tham gia. Kuwait từng vô địch Cúp bóng đá châu Á 1980, giành vị trí á quân trong Cúp bóng đá châu Á 1976, và đứng thứ ba tại Cúp bóng đá châu Á 1984. Kuwait từng tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới 1982. Bóng rổ là một trong các môn thể thao phổ biến nhất, quốc gia này tham gia thi đấu bóng rổ quốc tế từ năm 1959. Đội tuyển quốc gia từng nhiều lần tham gia Giải vô địch bóng rổ châu Á. Giải bóng rổ hạng I Kuwait là giải bóng rổ chuyên nghiệp cao nhất tại Kuwait. Cricket và rugby liên hiệp là các môn thể thao đang phát triển. Bóng ném được nhìn nhận phổ biến là biểu tượng quốc gia của Kuwait.
Truyền thông Kuwait được phân loại là "tự do một phần" trong nghiên cứu về tự do báo chí của Freedom House. Truyền thông Kuwait được đánh giá là tự do nhất tại khu vực vịnh Ba Tư. Kuwait liên tục được xếp hạng là có truyền thông tự do nhất trong thế giới Ả Rập. Khi xét theo bình quân đầu người, Kuwait sản xuất nhiều báo chí hơn các quốc gia láng giềng. Tồn tại giới hạn cho tự do báo chí tại Kuwait; dù được phép chỉ trích chính phủ và thành viên hoàng gia, song nhiều người bị giam cầm vì tội phỉ báng tiểu vương. Thông tấn xã Kuwait (KUNA) là cơ quan truyền thông lớn nhất Kuwait. Kuwait có 15 kênh truyền hình vệ tinh, có bốn kênh trong đó do Bộ Thông tin kiểm soát. Đài Truyền hình Kuwait (KTV) của nhà nước phát sóng màu vào năm 1974 và vận hành 5 kênh truyền hình (2010). Đài Phát thanh Kuwait cung cấp chương trình tin tức hàng ngày bằng một số ngôn ngữ gồm Ả Rập, Ba Tư, Urdu và Anh.
Chính trị
Kuwait là một tiểu vương quốc lập hiến, có hệ thống chính trị bán dân chủ. Emir (tiểu vương) là nguyên thủ quốc gia. Hệ thống chính trị được phân chia giữa nghị viện tuyển cử và chính phủ được bổ nhiệm. Hiến pháp Kuwait được ban hành vào năm 1962. Kuwait nằm trong số các quốc gia tự do nhất tại Trung Đông xét theo tự do dân sự và quyền lợi chính trị. Freedom House xếp hạng quốc gia này là "tự do một phần" trong nghiên cứu Tự do trên Thế giới.
Kuwait là quốc gia dân chủ nhất trong khu vực, có khu vực công mạnh và xã hội dân sự tích cực, với các tổ chức chính trị và xã hội đóng vai trò là đảng phái trên thực tế. Các tổ chức chuyên nghiệp như Phòng Thương mại duy trì tự quản đối với chính phủ. Hiến pháp Kuwait là hiến pháp tự do nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh.
Quốc hội Kuwait là cơ quan lập pháp và có quyền giám sát, gồm 50 thành viên được bầu ra bốn năm một lần. Do Quốc hội có thể tiến hành điều tra hành động của chính phủ và thông qua nghị quyết bất tín nhiệm, hoạt động kiểm tra và cân bằng diễn ra mạnh mẽ tại Kuwait. Quốc hội có thể bị giải tán theo một loạt các điều kiện dựa theo hiến pháp. Toà án hiến pháp và tiểu vương đều có quyền giải tán quốc hội, song toà án hiến pháp có thể vô hiệu hoá quyết định giải tán của tiểu vương.
Quyền lực hành pháp thuộc về chính phủ, tiểu vương bổ nhiệm thủ tướng, thủ tướng chọn các bộ trưởng. Theo hiến pháp, có ít nhất một bộ trưởng là nghị viên quốc hội. Quốc hội thường nghiêm khắc về trách nhiệm của chính phủ, các bộ trưởng thường xuyên bị chất vấn và buộc phải từ chức. Kuwait có chính phủ trách nhiệm và minh bạch hơn các quốc gia Vùng Vịnh khác.
Hệ thống tư pháp trên danh nghĩa độc lập với hành pháp và tư pháp, và toà án hiến pháp chịu trách nhiệm phân xử về tính phù hợp của các luật lệnh với hiến pháp. Độc lập tư pháp bị nghi vấn, dù cho toà án hiến pháp được nhận định phổ biến là một trong các toà án độc lập về tư pháp nhất trong thế giới Ả Rập. Toà án hiến pháp có quyền giải tán quốc hội và vô hiệu hoá các sắc lệnh của tiểu vương.
Nữ giới Kuwait bị hạn chế tham gia chính trị, song họ nằm trong những nữ giới được giải phóng nhất tại Trung Đông. Trong năm 2014 và 2015, Kuwait xếp hạng nhất trong các quốc gia Ả Rập theo Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu. Năm 2013, 53% nữ giới Kuwait tham gia thị trường lao động. Nữ giới Kuwait tham gia thị trường lao động nhiều hơn so với các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh khác.
Các tổ chức chính trị và khối bầu cử nghị viện được tồn tại, song hầu hết ứng cử viên tranh cử với tư cách độc lập. Đến khi đắc cử, nhiều đại biểu lập các khối bỏ phiếu trong Quốc hội. Pháp luật Kuwait không công nhận các chính đảng. Tuy nhiên, một số tổ chức chính trị hoạt động như chính đảng, và tồn tại các khối trong quốc hội. Các chính đảng thực tế cỡ lớn gồm có Liên minh Dân chủ Quốc gia, Khối Hành động Nhân dân, Hadas (Anh em Hồi giáo Kuwait), Liên minh Hồi giáo Quốc gia và Liên minh Công lý và Hoà bình.
Kuwait theo hệ thống dân luật, phỏng theo hệ thống tư pháp của Pháp, Hệ thống tư pháp của Kuwait phần lớn là thế tục. Luật Sharia chỉ chi phối luật gia đình cho cư dân Hồi giáo, người phi Hồi giáo tại Kuwait theo luật gia đình thế tục. Đối với việc áp dụng luật gia đình, tồn tại ba loại toà án riêng biệt là Sunni, Shia và phi Hồi giáo. Theo Liên Hợp Quốc, hệ thống tư pháp Kuwait pha trộn giữa thông luật Anh, dân luật Pháp, dân luật Ai Cập và luật Hồi giáo.
Nhân quyền tại Kuwait chịu các chỉ trích, đặc biệt là liên quan đến quyền lợi của công nhân ngoại quốc. Ngoại kiều chiếm khoảng 70% tổng dân số Kuwait, hệ thống kafala khiến cho công nhân ngoại quốc dễ bị lợi dụng. Kuwait có pháp luật lao động tự do nhất trong số các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh. Do đó, Tổ chức Lao động Quốc tế loại bỏ Kuwait khỏi danh sách quốc gia vi phạm quyền lợi công nhân.
Kuwait trở thành thành viên thứ 111 của Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 1963. Đây là một thành viên lâu năm của Liên đoàn Ả Rập và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Trước chiến tranh Vùng Vịnh, Kuwait là quốc gia "thân Liên Xô" duy nhất tại khu vực vịnh Ba Tư. Kuwait đóng vai trò trung gian cho Liên Xô với các quốc gia Ả Rập Vùng Vịnh khác, và Kuwait được sử dụng để chứng tỏ lợi ích của lập trường thân Xô. Trong tháng 7 năm 1987, Kuwait từ chối cho phép đặt căn cứ quân sự Hoa Kỳ trên lãnh thổ của mình. Do chiến tranh Vùng Vịnh, quan hệ giữa Kuwait với Hoa Kỳ được cải thiện và hiện có hàng nghìn nhân viên quân sự và nhà thầu Hoa Kỳ trong các hạ tầng quân sự của Hoa Kỳ.
Quân đội Kuwait có nguồn gốc từ kỵ binh và bộ binh phòng vệ từ đầu thế kỷ XX, các kỵ binh và bộ binh này hình thành lực lượng phòng thủ và an ninh tại các khu vực đô thị, chịu trách nhiệm bảo vệ các tiền đồn bên ngoài tường thành Kuwait. Quân đội Kuwait có một số lực lượng phòng thủ chung, các thể chế quản lý là Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Vệ binh Quốc gia, và Ban Cứu hỏa. Tiểu vương là tổng tư lệnh các lực lượng phòng thủ. Ngay cả trong tình huống bất lợi nhất như chiến tranh, quân đội cũng cần phải được tiểu vương đồng ý để di chuyển.
Kuwait được chia thành sáu tỉnh, các tỉnh được chia tiếp thành các khu vực.
Địa lý
Kuwait nằm tại góc đông bắc của bán đảo Ả Rập, là một trong các quốc gia nhỏ nhất thế giới về diện tích. Kuwait nằm giữa vĩ tuyến 28° và 31° Bắc, và giữa kinh tuyến 46° và 49° Đông. Hoang mạc Ả Rập bằng phẳng và nhiều cát bao phủ hầu hết Kuwait. Kuwait thường có độ cao thấp, với điểm cao nhất đạt 306 m trên mực nước biển.
Kuwait có chín đảo, ngoại trừ đảo Failaka thì các đảo còn lại đều không có người ở. Đảo Bubiyan có diện tích 860 km², là đảo lớn nhất Kuwait và liên kết với đại lục qua một cầu dài 2380 m. 0,6% diện tích đất của Kuwait được cho là có thể canh tác cùng với thảm thực vật thưa thớt dọc theo 499 km bờ biển. Thành phố Kuwait nằm ven vịnh Kuwait, là một bến cảng nước sâu tự nhiên.
Mỏ dầu Burgan của Kuwait có trữ lượng dầu chứng minh là khoảng 70 tỷ thùng. Trong sự kiện đốt mỏ dầu Kuwait năm 1991, trên 500 hồ dầu được tạo ra, bao phủ diện tích bề mặt tổng cộng là 35,7 km². Đất bị nhiễm bẩn do dầu và muối tích tụ khiến phần phía đông và đông nam của Kuwait không thể ở được. Cát và bã dầu biến đổi các khu vực lớn của Kuwait từ hoang mạc sang bề mặt nửa nhựa đường. Tràn dầu trong chiến tranh Vùng Vịnh cũng tác động trầm trọng đến tài nguyên hải dương của Kuwait.
Mùa xuân vào tháng 3 ấm và thỉnh thoảng có bão tố. Gió thường xuyên từ hướng tây bắc có đặc điểm lạnh vào mùa đông và nóng vào mùa hè. Gió ẩm đông nam xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Gió nam nóng khô chiếm ưu thế vào cuối xuân và đầu hè. Một loại gió tây bắc thường xuất hiện trong tháng 6 và 7 là shamal gây ra bão cát mạnh. Mùa hè tại Kuwait đôi khi ở mức nóng nhất thế giới, nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được là 54,4 °C, là nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được tại châu Á. Kuwait có mùa đông lạnh hơn so với các quốc gia GCC khác do có vị trí nằm tại phía bắc gần Iraq và Iran.
Kuwait có năm khu vực bảo tồn được IUCN công nhận. Khi Kuwait ký kết Công ước Ramsar, khu dự trữ Mubarak al-Kabeer trên đảo Bubyan được xác định là vùng đất ngập nước quan trọng quốc tế. Khu dự trữ rộng 50.948 ha gồm các phá và đầm lầy mặn nông có quy mô nhỏ và quan trọng do là nơi dừng chân của chim di cư. Khu dự trữ là nơi sinh sản lớn nhất thế giới của loài Dromas ardeola.
Có trên 363 loài chim được ghi nhận tại Kuwait, 18 loài trong số đó sinh sản tại đây. Kuwait nằm tại nơi giao nhau của một số tuyến đường chim di cư lớn và có từ hai đến ba triệu con chim bay qua mỗi năm. Các đầm lầy tại miền bắc Kuwait và Jahra ngày càng trở nên quan trọng với vai trò là nơi trú ẩn cho di cư qua lại. Các đảo của Kuwait là các khu vực sinh sản quan trọng đối với bốn loài nhàn và chim cốc Socotra. Hệ sinh thái hải dương và duyên hải của Kuwait chứa phần lớn di sản đa dạng sinh học của quốc gia. 18 loài thú được tìm thấy tại Kuwait; các loài động vật như Linh dương Gazelle, thỏ sa mạc và nhím gai phổ biến trong hoang dã. Các loài ăn thịt cỡ lớn như sói, linh miêu, chó rừng hiện cực kỳ hiếm gặp. Trong số các loài thú gặp nguy hiểm có cáo đỏ và mèo hoang. Nguyên nhân khiến động vật hoang dã tuyệt chủng là môi trường bị tàn phá và săn bắn không kiểm soát quy mô lớn. Bốn mươi loài bò sát được ghi nhận song không có loài nào là đặc hữu của Kuwait.
Nước và khử muối
Kuwait không có sông chảy thường xuyên, chỉ có một số wadi (thung lũng sông thường cạn), nổi tiếng nhất là al Batin tạo thành biên giới giữa Kuwait và Iraq. Kuwait dựa vào nước khử muối làm nguồn nước sạch chính để uống và mục đích dân dụng. Kuwait có hơn sáu nhà máy khử muối. Kuwait là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng khử muối để cung cấp nước cho nhu cầu dân dụng quy mô lớn. Lịch sử khử muối tại Kuwait có từ năm 1951.
Năm 1965, chính phủ Kuwait uỷ quyền cho một công ty Thuỵ Điển phát triển và thi hành một kế hoạch về hệ thống cung cấp nước hiện đại cho thành phố Kuwait. Công ty xây dựng năm nhóm tháp nước, tổng cộng có 31 tháp. Địa điểm thứ sáu được Sheikh Jaber Al-Ahmed yêu cầu có thiết kế ngoạn mục hơn. Nhóm cuối cùng này mang tên Tháp Kuwait, gồm có ba tháp và hai trong số đó là tháp nước. Nước từ nơi khử muối được bơm vào tháp. 33 tháp có dung tích tiêu chuẩn là 102.000 m³ nước. Các tháp nước được tặng giải Aga Khan về kiến trúc năm 1980.
Tài nguyên nước sạch của Kuwait hạn chế trong nước ngầm, nước biển khử muối, và nước thải được xử lý. Có ba nhà máy xử lý nước thải lớn tại Kuwait. Hầu hết nhu cầu về nước hiện được đáp ứng thông qua các nhà máy lọc nước biển. Hệ thống xử lý nước thải quốc gia bao phủ 98% hạ tầng trong nước.
Kinh tế
Kuwait có kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ,là sản phẩm xuất khẩu chính. Đồng dinar Kuwait là tiền tệ có giá trị cao nhất thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, Kuwait nằm trong số các quốc gia giàu nhất xét theo GDP (PPP) bình quân. Kuwait là quốc gia giàu có thứ nhì trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh xét theo GDP bình quân (sau Qatar). Dầu mỏ chiếm một nửa GDP và 90% thu nhập chính phủ.
Trong những năm gần đây, xuất hiện gia tăng đáng kể trong khai sáng sự nghiệp và khởi nghiệp kinh doanh nhỏ tại Kuwait. Khu vực kinh tế phi chính thức cũng gia tăng, chủ yếu do tính phổ biến của kinh doanh qua mạng.
Kuwait là quốc gia viện trợ kinh tế nhiều cho quốc tế thông qua Quỹ Kuwait về Phát triển Kinh tế Ả Rập, một thể chế tự quản của nhà nước được tạo ra vào năm 1961 theo mô hình các cơ quan phát triển quốc tế. Năm 1974 nhiệm vụ cho vay của quỹ được mở rộng ra toàn bộ các quốc gia đang phát triển.
Kuwait có trữ lượng dầu thô chứng minh là 104 tỷ thùng, ước tính chiếm 10% trữ lượng thế giới. Theo hiến pháp, toàn bộ tài nguyên thiên nhiên trong nước là tài sản quốc gia.
Kuwait có hệ thống y tế được nhà nước tài trợ, theo đó công dân Kuwait được điều trị miễn phí. Tồn tại các phòng khám ngoại trú trong mỗi khu vực dân cư Kuwait. Một chương trình bảo hiểm công cộng tồn tại nhằm cung cấp chăm sóc y tế chi phí thấp cho ngoại kiều. Các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư nhân cũng điều hành các hạ tầng y tế tại nước này, khả dụng đối với thành viên của chương trình bảo hiểm tương ứng. Kuwait có 29 bệnh viện công. Nhiều bệnh viện mới đang được xây dựng. Bệnh viện Sheikh Jaber Al-Ahmad là bệnh viện lớn nhất Trung Đông.
Lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Kuwait đang phát triển. Đến năm 2017, Kuwait đã đăng ký 284 bằng sáng chế, cao thứ nhì trong thế giới Ả Rập, sau Ả Rập Xê Út.
Tài chính
Cơ quan Phát triển Kuwait (KIA) là quỹ tài sản quốc gia của Kuwait chuyên về đầu tư nước ngoài. KIA là quỹ tài sản quốc gia lâu năm nhất thế giới. Kể từ năm 1953, chính phủ Kuwait đã đầu tư trực tiếp đến châu Âu, Hoa Kỳ và châu Á-Thái Bình Dương. , số cổ phần họ nắm giữ trị giá 592 tỷ USD. Đây là quỹ tài sản quốc gia lớn thứ 5 thế giới. Kuwait ở vị trí dẫn đầu về ngành tài chính trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Tiểu vương đề xướng ý tưởng rằng Kuwait sẽ tập trung vào năng lực tài chính trong phát triển kinh tế.
Ưu thế lịch sử của Kuwait (trong các nền quân chủ Vùng Vịnh) về tài chính bắt nguồn từ khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Kuwait vào năm 1952. Đây là công ty mậu dịch công cộng địa phương đầu tiên tại khu vực vịnh Ba Tư. Vào cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, thị trường chứng khoán Souk Al-Manakh xuất hiện tại Kuwait, giao dịch cổ phần của các công ty Vùng Vịnh. Vào thời đỉnh cao, vốn hoá thị trường của nó đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Kuwait có ngành quản lý tài sản lớn và nổi bật trong khu vực. Các công ty đầu tư của Kuwait quản lý nhiều tài sản nhất trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, lớn hơn nhiều Ả Rập Xê Út. Trung tâm Tài chính Kuwait tính toán thô rằng các hãng Kuwait chiếm hơn một phần ba tổng số tài sản được quản lý trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh. Sức mạnh tương đối của Kuwait trong ngành tài chính kéo dài nhờ thị trường chứng khoán. Trong nhiều năm, tổng giá trị của toàn bộ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Kuwait vượt xa giá trị của các thị trường GCC khác, ngoại trừ Ả Rập Xê Út. Năm 2011, các công ty tài chính và ngân hàng chiếm hơn một nửa vốn hoá thị trường của thị trường chứng khoán Kuwait; trong các quốc gia Vùng Vịnh, vốn hoá thị trường của các hãng tài chính Kuwait chỉ sau Ả Rập Xê Út. Trong thời gian gần đây, các công ty đầu tư Kuwait tiến hành đầu tư tỷ lệ lớn tài sản của họ ra nước ngoài, và tài sản của họ tại nước ngoài trở nên lớn hơn đáng kể so với tài sản của họ trong nước.
Du lịch
Du lịch đóng góp 1,5% cho GDP (2015). Năm 2015, ngành du lịch tạo ra gần 500 triệu USD doanh thu. Hầu hết du khách là công dân các quốc gia GCC, đặc biệt là Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Lễ hội "Hala Febrayer" thường niên thu hút nhiều du khách từ các quốc gia GCC láng giềng, và gồm có nhiều thể loại sự kiện như hoà nhạc, diễu hành, và carnival. Lễ hội kéo dài trong một tháng nhằm kỷ niệm giải phóng Kuwait, kéo dài trong tháng 2, ngày Giải phóng là ngày 26 tháng 2.
Thành phố biển Sabah Al-Ahmad là một dự án du lịch quy mô lớn tại Khiran. Một khu vực văn hoá dân tộc mới đang được xây dựng. Trung tâm Văn hoá Sheikh Jaber Al-Ahmad là trung tâm văn hoá lớn nhất tại Trung Đông. Du thuyền là một hoạt động phổ biến, Kuwait là thị trường tàu thư giãn lớn nhất tại Vùng Vịnh.
Giao thông
Kuwait có mạng lưới xa lộ rộng khắp và hiện đại, đường bộ kéo dài 5.749 km, trong đó 4.887 được trải bề mặt. Kuwait có trên 2 triệu xe chở khách, và 500.000 taxi, bus và xe tải được sử dụng. Trên nhiều xa lộ, tốc độ tối đa là 120 km/h. Do không có hệ thống đường sắt tại Kuwait, hầu hết người dân đi lại bằng ô tô.
Mạng lưới giao thông công cộng của Kuwait gần như hoàn toàn là các tuyến xe buýt. Công ty Giao thông công cộng Kuwait quốc doanh được thành lập vào năm 1962. Công ty vận hành các tuyến buýt địa phương trên khắp Kuwait cũng như có dịch vụ đường dài đến các quốc gia Vùng Vịnh khác. Công ty buýt tư nhân chủ yếu là CityBus, họ điều hành khoảng 20 tuyến trên toàn quốc. Một công ty buýt tư nhân khác là Kuwait Gulf Link Public Transport Services, khai trương vào năm 2006. Họ điều hành các tuyến buýt địa phương khắp Kuwait và dịch vụ đường dài đến các quốc gia Ả Rập khác.
Kuwait có hai sân bay, sân bay quốc tế Kuwait có vai trò là trung tâm chính về lữ hành hàng không quốc tế. Kuwait Airways là hãng quốc doanh, và là công ty hàng không lớn nhất Kuwait. Một phần tổ hợp sân bay được xác định là căn cứ không quân Al Mubarak, gồm trụ sở của Không quân Kuwait và Bảo tàng Không quân Kuwait. Năm 2004, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Kuwait là Jazeera Airways được khai trương. Năm 2005, hãng hàng không tư nhân thứ hai là Wataniya Airways được thành lập.
Kuwait có ngành đóng tàu vào hàng lớn nhất trong khu vực. Cơ quan công cộng cảng Kuwait quản lý và điều hành các cảng khắp Kuwait. Hải cảng thương mại chủ yếu của Kuwair là Shuwaikh và Shuaiba, lượng xử lý hàng hoá tổng cộng đạt 753.334 TEU vào năm 2006. Mina Al-Ahmadi là cảng lớn nhất quốc gia, chuyên chở hầu hết xuất khẩu dầu mỏ của Kuwait.
Giáo dục
Kuwait có tỷ lệ biết chữ cao nhất trong thế giới Ả Rập. Hệ thống giáo dục phổ thông gồm có bốn cấp: mầm non (2 năm), tiểu học (5 năm), sơ trung (4 năm) và trung học (3 năm). Giáo dục tại cấp tiểu học và sơ trung là bắt buộc đối với trẻ 6-14 tuổi. Tất cả các cấp giáo dục đều miễn phí, bao gồm đại học. Tính lưu động quốc tế của sinh viên Kuwait nằm gần mức kỷ lục.
Hệ thống trường công đang được cải tạo theo một dự án liên kết với Ngân hàng Thế giới. Năm 2013, chính phủ Kuwait phát động một dự án thí điểm tại 48 trường học mang tên Khung chương trình Quốc gia.
Nhân khẩu
Dân số Kuwait vào năm 2014 đạt 4,1 triệu, trong đó 1,2 triệu người là công dân Kuwait, 1,1 triệu người Ả Rập khác, 1,4 triệu ngoại kiều châu Á, và 76.698 người châu Phi. Ngoại kiều chiếm 70% tổng dân số, 60% tổng dân số Kuwait là người Ả Rập (bao gồm ngoại kiều Ả Rập). Người Ấn Độ và người Ai Cập là các cộng đồng ngoại kiều lớn nhất.
Xã hội Kuwait có đặc điểm là đa dạng và khoan dung. Đa số cư dân theo Hồi giáo Sunni, cùng một thiểu số đáng kể theo Hồi giáo Shia. Kuwait có một cộng đồng Cơ Đốc giáo bản địa, ước tính bao gồm 259-400 công dân Kuwait. Kuwait cùng Bahrain là hai quốc gia GCC có cộng đồng Cơ Đốc giáo bản địa có quyền công dân. Ngoài ra, còn có các công dân Kuwait theo Bahá'í. Kuwait còn có các cộng đồng ngoại kiều lớn tin theo Cơ Đốc giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Sikh giáo.
Ngôn ngữ chính thức của Kuwait là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại, song nó chỉ được sử dụng hàng ngày trong báo chí và giáo dục. Tiếng Ả Rập Kuwait là biến thể tiếng Ả Rập được sử dụng trong sinh hoạt thường nhật. Tiếng Anh được thông hiểu phổ biến và thường được sử dụng làm ngôn ngữ kinh doanh. Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp được dạy trong trường học làm ngôn ngữ thứ ba cho học sinh phân ban nhân văn trong các trường học, song chỉ học hai năm. Do lịch sử nhập cư, tiếng Ba Tư được sử dụng trong cộng đồng người Kuwait Ajam. Tiếng Ả Rập Kuwait tương đồng với phương ngôn của các khu vực duyên hải miền đông bán đảo Ả Rập. Do nhập cư và giao dịch, tiếng Ả Rập Kuwait vay mượn nhiều từ vựng từ tiếng Ba Tư, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh.
Ghi chú |
Oman (phiên âm tiếng Việt: Ô-man; ), tên chính thức là Vương quốc Hồi giáo Oman ( ), là một quốc gia nằm trên vùng bờ biển phía đông nam của bán đảo Ả Rập ở Tây Á. Oman có vị trí chiến lược quan trọng tại cửa vịnh Ba Tư, quốc gia này có chung đường biên giới trên bộ với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía tây bắc, Ả Rập Xê Út về phía tây và Yemen về phía tây nam, đồng thời có chung đường biên giới hàng hải với Iran và Pakistan. Bờ biển Oman được hình thành từ biển Ả Rập về phía đông nam và vịnh Oman về phía đông bắc. Các lãnh thổ tách rời Madha và Musandam bị Các Tiểu vương quốc Ả Rập bao quanh trên bộ, Musandam còn giáp với eo biển Hormuz và vịnh Oman.
Từ cuối thế kỷ XVII, Vương quốc Hồi giáo Oman là một quốc gia hùng mạnh, cạnh tranh ảnh hưởng với Bồ Đào Nha và Anh tại vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. Đến khi đạt đỉnh cao trong thế kỷ XIX, Oman có ảnh hưởng hoặc kiểm soát mở rộng qua eo biển Hormuz đến Iran và Pakistan hiện nay, xa về phía nam đến Zanzibar (nay thuộc Tanzania). Sức mạnh của Oman suy yếu trong thế kỷ XX, do đó vương quốc nằm trong ảnh hưởng của Anh. Trong quá khứ, Muscat là cảng mậu dịch chính của vùng vịnh Ba Tư, và cũng nằm trong các cảng mậu dịch quan trọng nhất trên Ấn Độ Dương. Tôn giáo chính thức của Oman là Hồi giáo.
Oman là một quốc gia quân chủ chuyên chế. Sultan Qaboos bin Said Al Said là lãnh tụ thế tập của Oman từ năm 1970. Sultan Qaboos là quân chủ cai trị lâu nhất tại Trung Đông, và cũng nằm trong số các quân chủ hiện tại cai trị lâu nhất thế giới.
Oman có trữ lượng dầu mỏ khiêm tốn, xếp thứ 25 toàn cầu. Tuy thế, UNDP vào năm 2010 xếp hạng Oman là quốc gia tiến bộ nhất thế giới về phát triển trong giai đoạn 40 năm trước đó. Một phần đáng kể kinh tế Oman dựa vào du lịch và giao dịch ngư nghiệp, chà là, và một số nông sản. Điều này khiến Oman khác biệt với các nền kinh tế láng giềng vốn phần lớn dựa vào dầu mỏ. Oman được phân loại là nền kinh tế thu nhập cao và được xếp hạng 70 thế giới về Chỉ số hòa bình toàn cầu (2017).
Lịch sử
Dereaze thuộc thành phố Ibri là khu định cư cổ nhất được biết đến trong khu vực, có niên đại từ 8.000 năm trước thuộc thời đồ đá muộn. Các di vật khảo cổ phát hiện tại đây có từ thời đồ đá và đồ đồng. Từ thế kỷ VI TCN cho đến khi Hồi giáo truyền bá đến vào thế kỷ VII CN, Oman nằm trong quyền kiểm soát và/hoặc ảnh hưởng của ba triều đại Ba Tư: Achaemenes, Parthia và Sassanid. Một vài học giả cho rằng vào thế kỷ VI TCN, triều đại Achaemenes kiểm soát ở mức độ cao đối với bán đảo Oman, có khả năng nhất là từ một trung tâm duyên hải như Sohar. Miền trung Oman có tập hợp văn hóa đồ sắt muộn riêng tại di chỉ Samad al-Shan.
Đến khoảng năm 250 TCN, đế chế Parthia kiểm soát vịnh Ba Tư, họ mở rộng ảnh hưởng xa đến Oman, tiến hành đóng quân để áp đặt kiểm soát các tuyến mậu dịch. Trong thế kỷ III CN, triều đại Sassanid kế tục Parthia và nắm giữ khu vực cho đến khi Hồi giáo nổi lên vào bốn thế kỷ sau đó. Người Oman nằm trong số các nhóm người đầu tiên tiếp xúc với và tiếp nhận Hồi giáo. Việc người Oman cải đạo thường được quy cho công của Amr ibn al-As, ông được Muhammad phái đi thực hiện viễn chinh.
Sau khi Vasco da Gama vượt qua mũi Hảo Vọng đến Ấn Độ năm 1497–98, người Bồ Đào Nha đến Oman và chiếm đóng Muscat trong suốt 143 năm từ 1507 đến 1650. Do cần có một tiền đồn nhằm bảo vệ hải lộ của mình, người Bồ Đào Nha xây dựng và củng cố thành phố, và các tàn dư phong cách kiến trúc thuộc địa vẫn tồn tại đến nay. Một hạm đội của Ottoman từng chiếm Muscat vào năm 1552, trong cuộc tranh giành kiểm soát vịnh Ba Tư và Ấn Độ Dương. Người Ottoman lại chiếm được Muscat từ người Bồ Đào Nha trong giai đoạn 1581–88. Các bộ lạc khởi nghĩa Muscat cuối cùng đẩy lui được người Bồ Đào Nha, song đến năm 1741 một bộ lạc Oman đẩy lui thế lực này, khởi đầu dòng dõi sultan cai trị hiện nay. Oman từ đó được tự quản, ngoại trừ một giai đoạn ngắn bị Ba Tư xâm chiếm vào cuối thập niên 1740.
Trong thập niên 1690, Imam của Oman là Saif bin Sultan xâm nhập Bờ biển Swahili phía đông châu Phi. Họ chiếm được một pháo đài của quân Bồ Đào Nha tại Mombasa (Kenya ngày nay) vào năm 1698. Sau đó, người Oman đẩy lui người Bồ Đào Nha khỏi quần đảo Zanzibar và khỏi toàn bộ các khu vực duyên hải khác ở phía bắc từ Mozambique, cùng giúp đỡ của người Somali. Zanzibar là một tài sản có giá trị do là thị trường nô lệ chính của Bờ biển Swahili, và ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của Oman, đến mức Imam của Muscat là Sa'id ibn Sultan đặt cung điện chính của ông trên quần đảo vào năm 1837. Kình địch giữa hai con trai của ông được giải quyết thông qua điều giải của người Anh bằng cách một người tên là Majid kế thừa Zanzibar và nhiều khu vực và vương tộc Oman yêu sách trên Bờ biển Swahili. Người còn lại là Thuwaini kế thừa Muscat và Oman.
Năm 1783, Seyyid Sultan của Oman đánh bại quân chủ của Muscat, và được trao chủ quyền đối với Gwadar. Thành phố duyên hải này nằm trong khu vực Makran nay thuộc tây nam của Pakistan, tại cửa vịnh Oman.
Dãy núi Al Hajar chia quốc gia làm hai khu vực riêng biệt: phần nội lục gọi là Oman, và khu vực duyên hải nằm do thủ đô Muscat chi phối. Năm 1913, quyền kiểm soát quốc gia bị phân ly, phần nội lục do các imam dòng Ibadi cai trị còn các khu vực duyên hải do sultan cai trị. Theo các điều khoản trong Hiệp định Seeb được Anh môi giới, Sultan công nhận quyền tự trị của nội lục. Sultan của Muscat sẽ chịu trách nhiệm về ngoại vụ của Oman.
Quyền cai trị của Sultan Said bin Taimur mang đặc trưng là cách tiếp cận phong kiến và biệt lập. Imam Ghalib Al Hinai được bầu làm Imam của Oman trong tháng 5 năm 1954. Quan hệ giữa Sultan Said bin Taimur của Muscat, và Imam Ghalib Al Hinai đoạn tuyệt do tranh chấp liên quan đến cấp quyền nhượng địa dầu mỏ.
Tháng 12 năm 1955, Sultan Said bin Zubair đưa quân đến chiếm các trung tâm chính của Oman, trong đó có thủ phủ Nizwa. Imam Ghalib Al Hinai và em trai là Talib bin Ali Al Hinai tiến hành kháng cự. Đến tháng 7 năm 1957, quân của Sultan dù rút lui song liên tiếp bị phục kích và chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên, Sultan Said bin Taimur cuối cùng trấn áp được khởi nghĩa sau khi Anh can thiệp. Quân của Talib triệt thoái đến vùng núi Jebel Akhdar khó tiếp cận. Ngày 27 tháng 1 năm 1959, quân của sultan chiếm được núi. Ghalib, Talib và Sulaiman đào thoát sang Ả Rập Xê Út, tại đó họ thúc đẩy mục tiêu phục quốc cho đến thập niên 1970.
Năm 1955, dải duyên hải Makran gia nhập Pakistan và trở thành một phần của tỉnh Balochistan, khi đó Gwadar không nằm trong Makran. Ngày 8 tháng 9 năm 1958, Pakistan mua Gwadar từ Oman với giá 3 triệu USD.
Trữ lượng dầu mỏ được phát hiện vào năm 1964 và được khai thác vào năm 1967. Trong khởi nghĩa Dhofar bắt đầu vào năm 1965, lực lượng tả khuynh chiến đấu với quân chính phủ. Do phiến quân đe dọa lật đổ quyền cai trị của Sultan tại Dhofar, Sultan Said bin Taimur bị con trai là Qaboos bin Said hạ bệ vào năm 1970, tân vương mở rộng lực lượng vũ trang, hiện đại hóa chính quyền và tiến hành cải cách xã hội. Khởi nghĩa bị trấn áp hoàn toàn vào năm 1975 với giúp đỡ từ các lực lượng của Iran, Jordan, Pakistan và Anh.
Sau khi hạ bệ cha, Sultan Qaboos mở cửa đất nước, tiến hành cải cách kinh tế, theo chinh sách hiện đại hóa với dấu ấn là tăng chi tiêu cho y tế, giáo dục và phúc lợi. Năm 1981, Oman trở thành một thành viên sáng lập của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Các cải cách chính trị cuối cùng cũng được tiến hành. Năm 1997, Sultan Qaboos ra lệnh rằng nữ giới có thể bầu cử và ứng cử trong hội đồng cố vấn mang tên Majlis al-Shura.
Năm 2002, quyền bầu cử được mở rộng cho toàn thể công dân từ 21 tuổi trở lên, và cuộc bầu cử đầu tiên chọn Hội đồng cố vấn theo luật mới được tiến hành vào năm 2003. Năm 2004, Sultan bổ nhiệm nữ bộ trưởng đầu tiên. Mặc dù vậy, có ít thay đổi trong cơ cấu chính trị thực tế của chính phủ. Sultan tiếp tục cai trị bằng sắc lệnh. Có gần 100 người bị nghi theo chủ nghĩa Hồi giáo bị bắt giữ vào năm 2005 và 31 người bị buộc tội lật đổ. Họ cuối cùng được ân xá trong cùng năm.
Được truyền cảm hứng từ Mùa xuân Ả Rập khắp khu vực, các cuộc biểu tình cũng diễn ra tại Oman vào các tháng đầu năm 2011. Mặc dù họ không kêu gọi lật đổ chế độ, song họ yêu cầu cải cách chính trị, cải thiện điều kiện sinh hoạt, và tạo thêm việc làm. Sultan Qaboos phản ứng bằng cách cam kết tạo thêm việc làm và lợi ích. Tháng 10 năm 2011, Oman tổ chức bầu cử Hội đồng cố vấn, Sultan Qaboos cam kết trao cho cơ cấu này nhiều quyền lực hơn.
Địa lý
Oman nằm giữa vĩ tuyến 16° và 28° Bắc, và nằm giữa kinh tuyến 52° và 60° Đông. Một đồng bằng hoang mạc chứa sỏi rộng lớn bao phủ hầu hết miền trung Oman, còn các dãy núi chạy dọc duyên hải miền bắc (Al Hajar) và đông nam (Dhofar)/ Các thành phố chính của Oman nằm tại duyên hải: Muscat, Sohar và Sur tại miền bắc, và Salalah tại miền nam. Oman có khí hậu nóng và khô tại nội lục và ẩm dọc bờ biển. Trong các kỷ nguyên trước, Oman bị biển bao phủ, bằng chứng là lượng lớn vỏ sò hóa thạch trong các khu vực hoang mạc cách xa đường bờ biển hiện nay.
Bán đảo Musandam là một lãnh thổ tách rời của Oman qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, song có vị trí chiến lược trên eo biển Hormuz. Một loạt đô thị nhỏ được gọi chung là Dibba là cửa ngõ của bán đảo Musandam và các làng chài của Musandam bằng đường biển. Một lãnh thổ tách rời khác của Oman là Madha, nó bị Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bao quanh và nằm giữa khoảng cách từ bán đảo Musandam đến lãnh thổ chính của Oman, và thuộc tỉnh Musandam. Bên trong Madha lại có một lãnh thổ tách rời của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mang tên Nahwa, thuộc Tiểu vương quốc Sharjah. Hoang mạc trung tâm của Oman có một nguồn thiên thạch quan trọng để nghiên cứu khoa học.
Giống như những nơi khác trong vùng vịnh Ba Tư, Oman nhìn chung có khí hậu nóng vào hàng đầu thế giới, nhiệt độ mùa hè tại Muscat và miền bắc Oman trung bình là từ 30 °C đến 40 °C. Oman có ít mưa, lượng mưa trung bình năm tại Muscat trung bình đạt 100 mm, hầu hết là vào tháng 1. Tại miền nam, dãy Dhofar gần Salalah có khí hậu giống kiểu nhiệt đới và có mưa theo mùa từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 do có gió mùa từ Ấn Độ Dương, mang lại hơi ẩm mát và sương mù dày đặc. Nhiệt độ mùa hè tại Salalah dao động từ 20 °C đến 30 °C — tương đối mát so với miền bắc Oman.
Các vùng núi có nhiều mưa hơn, lượng mưa hàng năm trên phần cao của dãy Jabal Akhdar hầu như vượt 400 mm. Nhiệt độ thấp tại các vùng núi khiến tuyết rơi vài năm một lần. Một số vùng bờ biển, đặc biệt là gần đảo Masirah, đôi khi không có mưa trong vòng một năm. Khí hậu thường rất nóng, nhiệt độ đạt đỉnh khoảng 50 °C vào mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9.
Cây bụi và đồng cỏ hoang mạc có tại Oman, chúng phổ biến tại miền nam bán đảo Ả Rập, song thực vật thưa thớt tại các cao nguyên nội lục và tại đó phần lớn là các hoang mạc chứa sỏi. Mưa gió mùa nhiều nhất là tại Dhofar và các dãy núi khiến thực vật phát triển um tùm hơn vào mùa hè; dừa mọc nhiều tại các đồng bằng duyên hải của Dhofar và nhũ hương được sản xuất trên các vùng đồi, với nhiều cây trúc đào và các loài keo. Dãy Al Hajar là một vùng sinh thái riêng biệt, các điểm cao nhất tại miền đông bán đảo Ả Rập có các loài hoang dã như dê núi sừng ngắn Ả Rập.
Các loài thú bản địa gồm có báo hoa mai, linh cẩu, cáo, chó sói, thỏ, linh dương và dê. Các loài chim gồm có kền kền, đại bàng, cò, ô tác, gà gô Ả Rập, trảu, ưng và hút mật. Năm 2001, Oman có chín loài thú nguy cấp, năm loài chim nguy cấp, và 19 loài thực vật nguy cấp. Chính quyền thông qua các sắc lệnh nhằm bảo vệ loài nguy cấp như báo Ả Rập, linh dương sừng thẳng Ả Rập, linh dương núi, linh dương bướu giáp, dê núi sừng ngắn Ả Rập, đồi mồi dứa, đồi mồi, và vích. Tuy nhiên, Khu bảo tồn linh dương Ả Rập là điểm đầu tiên từng bị loại khỏi danh sách di sản thế giới UNESCO, do chính phủ quyết định giảm còn 10% diện tích trước đây nhằm thăm dò dầu mỏ. Trong những năm gần đây, Oman trở thành một trong các địa điểm thu hút mới về ngắm cá voi, nổi bật với loài cá voi lưng gù Ả Rập cực kỳ nguy cấp, quần thể cô lập nhất và duy nhất không di cư, cá nhà táng, và cá voi xanh nhỏ.
Hạn hán và lượng mưa hạn chế gây thiếu hụt nguồn cung nước cho Oman. Duy trì cung cấp đầy đủ nước cho nhu cầu nông nghiệp và gia đình là một trong các vấn đề môi trường cấp bách nhất của Oman, do nguồn nước tái tạo hạn chế. 94% lượng nước sẵn có được sử dụng trong nông nghiệp và 2% cho hoạt động công nghiệp, đa số nguồn nước lấy từ nước chôn vùi trong các vùng hoang mạc và nước suối trên các đồi núi. Nước uống có sẵn trên khắp Oman, nằm trong đường ống hoặc phân phát. Đất tại các đồng bằng duyên hải như Salalah có độ mặn cao do khai thác nước ngầm quá độ và nước biển xâm nhập. Ô nhiễm các bãi biển và khu vực duyên hải khác từ các tàu chở dầu xuất hiện khắp eo biển Hormuz và vịnh Oman cũng là một mối lo ngại dai dẳng.
Chính trị
Oman là một quốc gia quân chủ chuyên chế theo đó toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm dưới quyền tối cao của sultan. Freedom House luôn đánh giá quốc gia này là "không tự do". Sultan Qaboos là nguyên thủ quốc gia và kiểm soát trực tiếp về ngoại giao và quốc phòng. Sultan có quyền lực chuyên chế và ban hành luật theo sắc lệnh. Sultan Qaboos là quân chủ cai trị lâu năm nhất tại Trung Đông hiện nay.
Theo hiến pháp của Oman, luật Sharia là nguồn gốc của toàn bộ pháp luật. Các ban tòa án Sharia trong hệ thống tòa án dân sự chịu trách nhiệm về các vấn đề luật gia đình như ly hôn và thừa kế. Toàn bộ pháp luật từ năm 1970 được ban hành thông qua chiếu chỉ, bao gồm cả Luật Cơ bản 1996. Sultan bổ nhiệm các thẩm phán, và có thể ban ân xá và giảm án. Việc thi hành pháp lập bị cá nhân hóa cao độ, với các hạn chế trong bảo hộ tố tụng, đặc biệt là các vụ án liên quan đến chính trị và an ninh. Quy chế Cơ bản Quốc gia được cho là nền tảng của hệ thống pháp lý Oman và nó đóng vai trò như hiến pháp. Quy chế Cơ bản được ban hành vào năm 1996 và chỉ được sửa đổi một lần trong năm 2011, nhằm đối phó với các cuộc biểu tình.
Cơ quan lập pháp Oman là Hội đồng Oman, thượng viện là Hội đồng Quốc gia (Majlis ad-Dawlah), hạ viện là Hội đồng Tư vấn (Majlis ash-Shoura). Các chính đảng bị cấm hoạt động. Thượng viện có 71 thành viên, được Sultan bổ nhiệm trong số các công dân ưu tú, và chỉ có quyền cố vấn. Hội đồng Tư vấn gồm 85 thành viên được bầu theo hình thức phổ thông và có nhiệm kỳ bốn năm..
Chính sách đối ngoại
Từ năm 1970, Oman theo đuổi một chính sách đối ngoại trung lập và mở rộng đáng kể quan hệ ngoại giao quốc tế. Oman là một trong số rất ít quốc gia Ả Rập duy trì quan hệ hữu nghị với Iran. WikiLeaks tiết lộ một bức điện ngoại giao của Mỹ nói rằng Oman đã giúp thủy thủ Anh bị lực lượng hải quân Iran bắt trong năm 2007. Các bức điện tương tự cũng miêu tả chính phủ Oman vì muốn duy trì mối quan hệ thân mật với Iran đã liên tục từ chối các nhà ngoại giao Mỹ yêu cầu Oman thay đổi sang một lập trường chống lại Iran.
Quân đội
Các lực lượng quân sự của Oman có 44.100 người vào năm 2006, trong đó có 25.000 người phục trong lục quân, 4.200 thủy thủ trong hải quân, và một lực lượng không quân với 4.100 nhân viên. Hoàng gia duy trì 5.000 vệ binh, 1.000 trong lực lượng đặc biệt, 150 thủy thủ trong hạm đội du thuyền Hoàng gia, và 250 phi công và nhân viên mặt đất trong các phi đội bay Hoàng gia. Ô-man cũng duy trì một lực lượng bán quân sự khiêm tốn với 4.400 người.
Quân đội Hoàng gia Oman có 25.000 nhân viên hoạt động trong năm 2006, cộng với một đội ngũ nhỏ của lực lượng bảo vệ gia đình Hoàng gia. Mặc dù chi tiêu cho quốc phòng lớn, nhưng quân đội nước này chậm chạp trong việc hiện đại hóa lực lượng của mình. Oman có một số lượng tương đối hạn chế của xe tăng, trong đó có 6 chiếc M60A1, M60A3 có 73 chiếc, và 38 chiếc Challenger 2 là các loại xe tăng chiến đấu chủ lực, cũng như 37 xe tăng hạng nhẹ Scorpion.
Không quân Hoàng gia Oman có khoảng 4.100 người, chỉ có 36 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng không vũ trang. Máy bay chiến đấu bao gồm 20 chiếc Jaguar đã lỗi thời, 12 chiếc Hawk Mk 203s, 4 chiếc Hawk Mk 103s và 12 chiếc PC-9 phản lực cánh quạt với khả năng chiến đấu hạn chế. Nước này cũng còn một phi đội gồm 12 máy bay F-16C/D. Oman cũng có 4 chiếc A202-18 Bravos, và 8 chiếc MFI-17B Mushshaqs.
Hải quân Hoàng gia Oman có 4.200 người vào năm 2000, và có trụ sở tại Seeb. Nó có các căn cứ tại Ahwi, đảo Ghanam, Mussandam và Salalah. Năm 2006, Oman đã có 10 tàu chiến đấu. Chúng bao gồm hai chiếc Qahir 1.450 tấn lớp tàu hộ tống, và 8 tàu tuần tra đi biển. Hải quân Oman có một chiếc vận tải Nasr al Bahr 2.500 tấn lớp LSL (240 quân, 7 xe tăng) với một cỗ máy bay trực thăng. Oman cũng có ít nhất bốn tàu đổ bộ. Trong năm 2010, Oman dành 4.074.000.000 USD cho quân sự, tức 8,5% GDP. Theo SIPRI, Oman là quốc gia nhập khẩu vũ khí đứng thứ 23 thế giới trong giai đoạn 2012-2016.
Hành chính
Vương quốc Hồi giáo Oman được chia thành mười một tỉnh. Các tỉnh được chia lần lượt thành 60 wilayats (huyện).
Ad Dakhiliyah
Ad Dhahirah
Al Batinah Bắc
Al Batinah Nam
Al Buraimi
Al Wusta
Ash Sharqiyah Bắc
Ash Sharqiyah Nam
Dhofar
Muscat
Musandam
Nhân khẩu
, dân số Oman đạt trên 4 triệu, trong đó có 2,23 triệu công dân Oman và 1,76 ngoại kiều. Tổng tỷ suất sinh vào năm 2011 ước tính là 3,70. Oman có cơ cấu dân số rất trẻ, với 43% cư dân dưới 15 tuổi. Gần 50% dân số sống tại Muscat và đồng bằng duyên hải Batinah về phía tây bắc thủ đô. Cư dân Oman chủ yếu thuộc các dân tộc Ả Rập, Baluch, Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh), và gốc Phi.
Xã hội Oman phần lớn vẫn mang tính bộ lạc và gồm ba đặc tính chính: bộ lạc, giáo phái Ibadi, và mậu dịch hàng hải. Hai đặc tính đầu gắn chặt với truyền thống và đặc biệt phổ biến tại khu vực nội lục do cô lập kéo dài. Đặc tính thứ ba chủ yếu gắn với Muscat và khu vực duyên hải của Oman, được phản chiếu qua kinh doanh, mậu dịch, và nguồn gốc đa dạng của nhiều người Oman, những người có tổ tiên từ người Baloch, Al-Lawatia, Ba Tư, và người Oman tại Zanzibar xưa kia. Do đó, đặc tính thứ ba thường được cho là cởi mở hơn và khoan dung hơn, và thường căng thẳng với các đặc tính truyền thống và cô lập hơn của khu vực nội lục.
Tôn giáo
Chính phủ Oman không có thống kê về liên kết tôn giáo, song hầu như toàn bộ công dân Oman là người Hồi giáo, trong đó ba phần tư theo giáo phái Ibadi, phái này rất thân cận với Hồi giáo dòng chính. Đây là biểu hiện duy nhất còn lại của nhóm Khawarij, hình thành sau một trong các cuộc ly giáo đầu tiên của Hồi giáo. Sultan là một thành viên của cộng đồng Ibadi.
Gần như toàn bộ người phi Hồi giáo tại Oman là người lao động ngoại quốc. Các cộng đồng phi Hồi giáo gồm nhiều nhóm tôn giáo như Jaina giáo, Phật giáo, Hỏa giáo, Sikh giáo, Baha'i, Ấn Độ giáo và Cơ Đốc giáo. Các cộng đồng Cơ Đốc giáo tập trung trong các khu vực đô thị chính của Muscat, Sohar, và Salalah. Họ gồm có Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương, và các phái Tin Lành, được tổ chức theo ranh giới ngôn ngữ và dân tộc.
Ngoài ra, còn có các tín đồ Ấn Độ giáo và Cơ Đốc giáo từ Ấn Độ. Muscat có hai đến thờ Ấn Độ giáo, một đền có tuổi đời trăm năm. Cộng đồng Sikh cũng đáng kể tại Oman, song không có điện thờ cố định, chỉ có các điện thờ nhỏ trong các trại tạm thời và được chính phủ công nhận. Chính phủ Ấn Độ ký kết một hiệp định vào năm 2008 với Chính phủ Oman về việc xây một điện thờ Sikh cố định song có ít tiền bộ về vấn đề này.
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức tại Oman, ngôn ngữ này thuộc nhánh Semit của ngữ hệ Á-Phi. Tiếng Baloch (Nam Baloch) được nói phổ biến tại Oman. Các ngôn ngữ bản địa nguy cấp tại Oman gồm có tiếng Kumzar, Bathara, Harasis, Hobyot, Jibbali và Mehri. Ngôn ngữ ký hiệu Oman là ngôn ngữ của cộng đồng khiếm thính. Oman cũng là quốc gia Ả Rập vùng Vịnh đầu tiên cho giảng dạy tiếng Đức trong vai trò là một ngôn ngữ thứ hai.
Theo CIA, ngoài tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Baloch, tiếng Urdu và các ngôn ngữ Ấn Độ là những ngôn ngữ chính được nói tại Oman. Tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong cộng đồng kinh doanh và được dạy trong trường học từ các lớp đầu. Tại các điểm du lịch, hầu như toàn bộ biển báo và văn kiện được trình bày bằng cả tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Baloch là tiếng mẹ đẻ của người Baloch đến từ vùng Balochistan trải rộng tại miền tây Pakistan, miền đông Iran, và miền đông nam Afghanistan. Nó cũng được một số hậu duệ của các thủy thủ người Sindh sử dụng. Một lượng đáng kể cư dân cũng nói tiếng Urdu, do dòng di dân Pakistan trong thập niên 1980 và 1990. Ngoài ra, tiếng Swahili được nói phổ biến tại Oman do quan hệ lịch sử giữa Oman và Zanzibar.
Kinh tế
Về chính thức, kinh tế Oman dựa trên pháp luật và các nguyên tắc thị trường tự do. Theo các tiêu chuẩn khu vực, Oman có nền kinh tế tương đối đa dạng, song vẫn dựa vào xuất khẩu dầu. Du lịch là ngành phát triển nhanh nhất tại Oman. Các nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp và công nghiệp đóng góp nhỏ và chỉ chiếm dưới 1% xuất khẩu, song đa dạng hóa kinh tế là một ưu tiên của chính phủ. Nông nghiệp Oman sản xuất chà là, chanh, ngũ cốc và rau, song đất canh tác chiếm dưới 1% diện tích quốc gia, nên Oman vẫn là một quốc gia nhập khẩu thực phẩm.
Từ khi giá dầu sụt giảm vào năm 1998, Oman tiến hành các dự án tích cực nhằm đa dạng hóa kinh tế, tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực công nghiệp khác là du lịch và hạ tầng. Metkore Alloys xây dựng một nhà máy luyện kim ferô crôm quy mô thế giới tại Oman với vốn đầu tư 80 triệu USD.
Một hiệp định mậu dịch tự do với Hoa Kỳ có hiệu lực từ năm 2009, loại trừ hàng rào thuế quan đối với toàn bộ sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp, và cũng tạo ra bảo hộ mạnh mẽ cho doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư tại Oman. Du lịch là một nguồn thu khác của Oman, và đang gia tăng. Một sự kiện nổi tiếng là Lễ hội Khareef được tổ chức tại Salalah, Dhofar, trong thời kỳ gió mùa (tháng 8) và tương tự Lễ hội Muscat. Đến thời gian cuối lế hội, các núi quanh Salalah nổi tiếng đối với du khách nhờ thời tiết mát mẻ và cây cỏ tươi tốt, là điều hiếm có tại những nơi khác của Oman.
Công nhân ngoại quốc tại Oman gửi khoảng 30 tỷ kiều hối mỗi năm về quê hương tại châu Á và châu Phi, hơn một nửa trong số họ nhận lương hàng tháng thấp hơn 400 USD. Các cộng đồng ngoại quốc lớn nhất đến từ các bang Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Maharashtra, Gujarat và Punjab của Ấn Độ, chiếm hơn một nửa toàn bộ lực lượng lao động tại Oman. Lương của các công nhân ngoại quốc được cho là thấp hơn của công dân Oman, song vẫn hơn 2-5 lần so với lương của công việc tương đương tại Ấn Độ.
Trữ lượng dầu mỏ được chứng minh của Oman là khoảng 5,5 triệu thùng, lớn thứ 25 thế giới. Đơn vị khai thác và xử lý dầu là Petroleum Development Oman (PDO), song sản lượng dầu đang suy giảm. Bộ Dầu khí chịu trách nhiệm về toàn bộ cơ sở hạ tầng và các dự án dầu khí tại Oman. Từ sau khủng hoảng năng lượng thập niên 1970, Oman tăng gấp đôi sản lượng dầu mỏ trong giai đoạn 1979-1985. Trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng dầu mỏ giảm hơn 26%, từ 972.000 xuống 714.800 thùng mỗi ngày. Sản lượng phục hồi đến 816.000 thùng mỗi ngày vào năm 2009, và 930.000 thùng mỗi ngày vào năm 2012. Trữ lượng khí đốt tự nhiên của Oman ước tính đạt 849,5 tỷ mét khối, xếp thứ 28 thế giới, và sản lượng trong năm 2008 là 24 tỷ mét khối.
Du lịch tại Oman tăng trưởng đáng kể trong thời gian gần đây, và được dự tính trở thành một trong các ngành kinh tế lớn nhất trong nước. Oman có môi trường vào hàng đa dạng nhất tại Trung Đông, có nhiều điểm thu hút du khách và đặc biệt nổi tiếng trong du lịch văn hóa. Thủ đô capital của Oman được xếp hạng là thành phố tốt thứ nhì để tham quan trên thế giới vào năm 2012 theo Lonely Planet. Muscat cũng được chọn làm thủ đô du lịch Ả Rập năm 2012.
Văn hóa
Xét về bề ngoài, Oman chia sẻ nhiều đặc điểm văn hóa với các láng giềng Ả Rập, đặc biệt là các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh. Tuy vậy, có các yếu tố quan trọng khiến Oman trở nên độc đáo tại Trung Đông. Điều này bắt nguồn phần nhiều từ địa lý và lịch sử cũng như từ văn hóa và kinh tế. Tính chất tương đối mới và nhân tạo của nhà nước này khiến khó khăn trong việc miêu tả một văn hóa quốc gia; tuy nhiên, tính hỗn tạp văn hóa cao trong biên giới khiến Oman khác biệt so với các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác. Tính đa dạng văn hóa của Oman lớn hơn các láng giềng Ả Rập, nhờ bành trướng trong lịch sử đến Duyên hải Swahili và Ấn Độ Dương.
Oman có truyền thống đóng tàu từ xưa, do di chuyển hàng hải giữ vai trò lớn trong năng lực giúp Oman duy trì tiếp xúc với các nền văn minh của thế giới cổ đại. Sur là một trong các thành phố đóng tàu nổi tiếng nhất tại Ấn Độ Dương. Tàu Al Ghanja mất cả năm để hoàn thành, các loại tàu khác của Oman là As Sunbouq và Al Badan.
Trang phục dân tộc của nam giới tại Oman gồm có dishdasha, một chiếc áo dài đơn giản dài đến mắt cá chân và không cổ, và tay áo dài. Màu trắng là màu thường xuyên nhất của dishdasha, song cũng có thể có các màu khác. Trang trí chính của áo là một kết tua (furakha) được khâu lên đường cổ áo, có thể được ngâm dầu thơm. Bên dưới dishdasha, nam giới mặc một quần trơn, rộng bao quanh cơ thể từ eo. Khác biệt khu vực đáng chú ý nhất trong thiết kế dishdasha là phong cách thêu, thay đổi theo độ tuổi. Trong những dịp chính thức, một áo choàng màu đen hoặc be gọi là bisht có thể mặc bên ngoài dishdasha. Viền thêu trên áo choàng này thường bằng chỉ bạc hoặc vàng và có họa tiết phức tạp.
Nam giới Oman đeo hai loại khăn trùm đầu: Ghutra, một miếng len dệt hoặc vải bông hình vuông một màu, được trang trí với các kiểu hình thêu khác nhau. Kummah là một chiếc mũ đội trong những giờ thư giãn. Một số nam giới cầm một cái gậy gọi là assa, nó có thể nhằm sử dụng thực tiễn hoặc đơn giản là phụ tùng trong các sự kiện chính thức. Nam giới Oman nhìn chung đi dép quai. khanjar (dao găm) tạo thành bộ phận của trang phục dân tộc, nam giới mang theo khanjar trong mọi sự kiện và lễ hội công cộng chính thức. Theo truyền thống, nó được để ở phần thắt lưng. Bao của dạo đa dạng, có loại đơn giản và loại trang trí công phu bằng bạc hoặc vàng. Đây là một biểu trưng cho dòng dõi của nam giới, khí khái và dũng khí của họ. Hình tượng khanjar xuất hiện trên quốc kỳ.
Nữ giới Oman mặc trang phục dân tộc bắt mắt, có các biến thể khu vực khác biệt. Toàn bộ trang phục có màu sắc sinh động và đường thêu đầy khí lực và đồ trang trí. Trong quá khứ, lựa chọn màu phản ánh truyền thống bộ lạc. Trang phục truyền thống của nữ giới Oman gồm một vài loại: kandoorah là một chiếc áo dài có tay áo được trang trí bằng đường thêu tay với nhiều thiết kế. Dishdasha được mặc chung với quần rộng, bó sát ở mắt cá chân, gọi là sirwal. Nữ giới cũng mang khăn choàng trùm đầu thường gọi là lihaf. Ngày nay nữ giới hạn chế mặc trang phục truyền thống trong các dịp đặc biệt, thay vào đó họ mặc một áo choàng đen rộng gọi là abaya theo lựa chọn cá nhân, trong khi tại một số khu vực burqa vẫn còn được đeo, đặc biệt là người Bedouin. Nữ giới đeo hijab, một số người còn che mặt và tay. Sultan cấm chỉ việc che mặt tại các cơ quan công cộng.
Âm nhạc tại Oman cực kỳ đa dạng do di sản đế quốc của quốc gia này. Có trên 130 thể loại ca khúc và vũ đạo truyền thống khác nhau. Trung tâm Âm nhạc truyền thống Oman được thành lập vào năm 1984 nhằm bảo tồn chúng. Năm 1985, Sultan Qaboos thành lập Dàn nhạc giao hưởng vương thất Oman, một động thái được quy là do tình yêu của ông đối với âm nhạc cổ điển. Thay vì lôi kéo các nhạc sĩ ngoại quốc, ông quyết định thành lập một dàn nhạc gồm những người Oman. Điện ảnh Oman rất nhỏ, chỉ có một bộ phim Oman là Al-Boom (2006) tính đến năm 2007. Oman Arab Cinema Company LLC là chuỗi rạp chiếu bóng đơn lẻ lớn nhất tại Oman. Nó thuộc Jawad Sultan Group of Companies, vốn có lịch sử nhiều thập niên tại Oman.
Đài Truyền hình Vương quốc Oman bắt đầu phát sóng lần đầu tiên từ Muscat vào ngày 17 tháng 11 năm 1974 và riêng rẽ từ Salalah vào ngày 25 tháng 11 năm 1975. Ngày 1 tháng 6 năm 1979, hai đài tại Muscat và Salalah liên kết qua vệ tinh hình thành một dịch vụ phát sóng thống nhất. Nhằm khắc phục các trở ngại tự nhiên do địa hình núi non, một mạng lưới đài truyền dẫn phát sóng trải rộng khắp Oman, tại cả các vùng hẻo lánh. Oman có ít hạn chế về truyền thông độc lập nếu so với các láng giềng Ả Rập Xê Út và Yemen. Phóng viên không biên giới xếp hạng Oman thứ 125/180 về tự do báo chí năm 2016.
Ẩm thực Omani đa dạng và chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa. Người Oman thường ăn bữa chính vào buổi trưa, trong khi bữa tối nhẹ nhàng hơn. Trong thời kỳ Ramadan, bữa tối diễn ra sau khi cầu nguyện Taraweeh, đôi khi muộn đến 11 giờ tối. Tuy nhiên, thời gian bữa tối khác biệt giữa các gia đình. Arsia là một bữa ăn lễ hội gồm có cơm nghiền và thịt. Bữa ăn lễ hội phổ biến khác là shuwa, gồm có thịt nấu kỹ (đôi khi đến 2 ngày) trong lò đất sét kín. Thịt trở nên cực mềm và ngấm gia vụ và thảo mộc trước khi nấu để tạo ra vị rất riêng biệt. Cá cũng thường là món chính, và cá vẩu là một nguyên liệu phổ biến. Mashuai là món ăn gồm cá vẩu nướng nguyên con ăn cùng cơm chanh tây. Bánh mì Rukhal mỏng và tròn, ban đầu được nướng trên lửa của lá cọ. Nó được dùng tại tất cả các bữa, thường là kèm với mật ong Oman trong bữa sáng hoặc bóp vụn trên cà ri trong bữa tối. Gà, cá và thịt cừu được sử dụng thường xuyên trong các món ăn. Halwa là món bánh ngọt tráng miệng rất nổi tiếng, về cơ bản gồm có đường thô nấu với các loại hạt. Có nhiều hương vị khác nhau, phổ biến nhất là halwa đen (nguyên bản) và halwa nghệ tây. Halwa được cho là một biểu trưng của lòng hiếu khách Oman, và theo truyền thống đi kèm với cà phê. Giống như các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác, đồ uống có cồn chỉ dành cho người phi Hồi giáo, nó được bản trong nhiều khách sạn và một vài nhà hàng.
Các môn thể thao truyền thống của Oman là đua thuyền dhow, đua ngựa, đua lạc đà, đấu bò và chơi chim săn. Bóng đá, bóng rổ, lướt ván và trượt cát nằm trong số các môn thể thao nổi lên nhanh chóng và được phổ biến trong thế hệ trẻ. Oman cùng với tiểu vương quốc Fujairah của UAE là những nơi duy nhất tại Trung Đông có biến thể của đấu bò được tổ chức trong lãnh thổ. Chưa rõ về nguồn gốc môn đấu bò tại Oman, song nhiều cư dân địa phương cho rằng đó là do người Moor gốc Tây Ban Nha đưa đến, người khác cho rằng nó có liên kết với người Bồ Đào Nha, là thế lực đô hộ duyên hải Oman trong nhiều thế kỷ. |
Qatar (phát âm: “Ca-ta”, cũng có người đọc “Qua-ta”, , chuyển tự: Qaṭar), tên gọi chính thức là Nhà nước Qatar (, chuyển tự: Dawlat Qaṭar) là quốc gia có chủ quyền tại châu Á, thuộc khu vực Tây Nam Á, nằm về phía đông của bán đảo Ả Rập và bên trong Vịnh Ba Tư. Qatar chỉ có đường biên giới trên bộ với Ả Rập Xê Út về phía nam, vịnh Ba Tư bao quanh phần còn lại của quốc gia này. Một eo biển thuộc vịnh Ba Tư chia tách Qatar khỏi đảo quốc láng giềng Bahrain, ngoài ra, đất nước này còn có biên giới hàng hải với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) ở phía nam và Iran ở phía tây.
Sau thời gian nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một vùng lãnh thổ bảo hộ trực thuộc Đế quốc Anh vào đầu thế kỷ XX cho đến khi giành độc lập vào năm 1971. Hoàng tộc Thani là những người cai trị Qatar kể từ đầu thế kỷ XIX, sau khi Sheikh Jassim bin Mohammed Al Thani - người khai quốc của Nhà nước Qatar hiện đại - ký kết hiệp ước với Đế quốc Anh vào năm 1868 - công nhận vị thế độc lập của mình. Qatar theo chế độ quân chủ thế tập, vua Emir là nguyên thủ quốc gia cao nhất đồng thời là biểu tượng của đất nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh luận về việc Qatar là một quốc gia quân chủ lập hiến hay quân chủ chuyên chế. Năm 2003, hiến pháp Qatar đã được chấp thuận thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, với kết quả áp đảo là gần 98% người dân nước này ủng hộ.
Đầu năm 2017, tổng dân số của Qatar là 2,6 triệu người, trong đó 313.000 công dân mang quốc tịch Qatar hợp pháp và 2,3 triệu còn lại là người nước ngoài bao gồm cả những ngoại kiều cùng nhóm lao động nhập cư. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Qatar. Qatar là một trong những đất nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, được Liên Hợp Quốc xếp hạng là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và được coi là quốc gia Ả Rập tiên tiến nhất để phát triển con người.
Qatar có diện tích khiêm tốn, song vị trí cùng tầm ảnh hưởng của họ trên thế giới lại không hề nhỏ, quốc gia này là một đồng minh kinh tế - quân sự thân cận của Hoa Kỳ, được công nhận là một cường quốc khu vực tại Vùng Vịnh cũng như cường quốc bậc trung. Qatar sở hữu một nền kinh tế thị trường với thu nhập rất cao và là một quốc gia phát triển, dựa trên nền tảng là trữ lượng khí đốt thiên nhiên được ước tính lớn thứ 3 thế giới cùng nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ. Qatar có mức thu nhập bình quân đầu người cao hàng đầu trên thế giới, được phân loại là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao và là quốc gia tiến bộ nhất trong thế giới Ả Rập về phát triển con người. Trong thế kỷ 21, Qatar là một thế lực đáng kể trong thế giới Ả Rập, nước này công khai ủng hộ về tài chính cũng như tuyên truyền cho một số tổ chức khởi nghĩa trong sự kiện Mùa xuân Ả Rập thông qua tập đoàn truyền thông toàn cầu Al Jazeera của mình.
Mặc dù là một quốc gia giàu có, tuy nhiên, Qatar hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước như bất bình đẳng kinh tế - xã hội đặc biệt ở trong nhóm lao động nhập cư, là đối tượng của lệnh cấm vận ngoại giao và kinh tế của các nước láng giềng: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maldives, Mauritanie, Yemen cùng Ai Cập, bắt đầu vào tháng 6 năm 2017, trong đó, Ả Rập Xê Út đã đề xuất xây dựng kênh đào Salwa, sẽ chạy dọc biên giới Ả Rập-Qatar, biến Qatar thành một hòn đảo.
Qatar từng tổ chức World Cup 2022 và là quốc gia Ả Rập cũng như châu Á đầu tiên độc lập tổ chức giải đấu này kể từ năm 2002.
Khởi nguyên
Pliny the Elder, một nhà văn La Mã, đã ghi lại nguồn gốc sớm nhất liên quan đến cư dân của bán đảo vào giữa thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, gọi họ là Catharrei, một tên gọi có thể bắt nguồn từ tên của một khu định cư địa phương lớn. Một thế kỷ sau, Ptolemy đã tạo ra bản đồ đầu tiên để mô tả bán đảo, gọi nó là Catara. Bản đồ cũng đề cập đến một thị trấn tên là "Cadara" ở phía đông của bán đảo. Thuật ngữ 'Catara' (cư dân, Cataraei) được sử dụng riêng cho đến thế kỷ 18, sau đó 'Katara' nổi lên như một cách viết thường nhất. Cuối cùng, sau một vài biến thể - 'Katr', 'Kattar' và 'Guttur' - Qatar đã được sử dụng làm tên quốc gia.
Trong tiếng Ả Rập tiêu chuẩn, tên được phát âm là [qɑtˤɑr], trong khi theo phương ngữ địa phương, nó là [ˈɡitˤar].
Lịch sử
Cổ đại
Loài người cư trú tại Qatar từ khoảng 50.000 năm trước. Đã khai quật được các khu định cư và công cụ có niên đại từ thời kỳ đồ đá trên bán đảo. Các đồ tạo tác của Lưỡng Hà có từ thời kỳ Ubaid (khoảng 6500–3800 TCN) được phát hiện thấy tại các khu định cư duyên hải bị bỏ hoang. Al Da'asa là một khu định cư nằm tại duyên hải phía tây của Qatar, đây là di chỉ Ubaid quan trọng nhất trong nước và được cho là có một khu trại nhỏ theo mùa.
Các vật thể của Babylon thời Kassite có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN được tìm thấy trên Quần đảo Al Khor, chứng thực quan hệ mậu dịch giữa cư dân Qatar và người Kassite tại Bahrain ngày nay. Trong số các hiện vật phát hiện được có 3 triệu vỏ sò bị nghiền và mảnh sành Kassite. Có đề xuất rằng Qatar là địa điểm sớm nhất được biết đến về sản xuất thuốc nhuộm từ sò, sở hữu ngành công nghiệp thuốc nhuộm đỏ tía tại duyên hải.
Năm 224, Đế quốc Sasanid giành quyền kiểm soát các lãnh thổ quanh vịnh Ba Tư. Qatar giữ một vai trò trong hoạt động thương nghiệp của người Sasanid, đóng góp ít nhất hai mặt hàng là ngọc trai quý và thuốc nhuộm màu đỏ tía. Dưới quyền của Sasanid, nhiều cư dân tại miền Đông bán đảo Ả Rập được truyền thụ Cơ Đốc giáo từ những người Cơ Đốc giáo Lưỡng Hà. Các tu viện được xây dựng và có thêm các khu định cư được hình thành trong thời kỳ này. Trong phần sau của thời kỳ Cơ Đốc giáo, Qatar có một khu vực mang tên 'Beth Qatraye' (theo tiếng Syriac nghĩa là "khu vực của người Qatar"). Khu vực không chỉ hạn chế tại Qatar; mà còn gồm Bahrain, đảo Tarout, Al-Khatt, và Al-Hasa.
Năm 628, Muhammad phái một sứ giả Hồi giáo đến chỗ một quân chủ tại miền Đông của bán đảo Ả Rập tên là Munzir ibn Sawa Al Tamimi và yêu cầu rằng ông ta cùng thần dân chấp nhận Hồi giáo. Munzir đáp ứng và do đó hầu hết các bộ lạc Ả Rập trong khu vực cải sang Hồi giáo. Sau khi chấp nhận Hồi giáo, người Ả Rập lãnh đạo cuộc chinh phục Ba Tư, kết quả là Đế quốc Sasanid sụp đổ.
Thời kỳ Hồi giáo (661–1783)
Qatar được mô tả là một trung tâm gây giống ngựa và lạc đà nổi tiếng trong thời kỳ Umayyad (661-750). Trong thế kỷ VIII, khu vực bắt đầu hưởng lợi từ vị trí chiến lược về thương nghiệp tại vịnh Ba Tư và trở thành một trung tâm mậu dịch ngọc trai.
Trong thời kỳ Abbas (750–1258), ngành ngọc trai quanh bán đảo Qatar có bước phát triển đáng kể. Tàu thuyền đi từ Basra đến Ấn Độ và Trung Quốc dừng lại tại các cảng của Qatar trong giai đoạn này. Đồ sứ Trung Quốc, tiền đồng Tây Phi và đồ tạo tác từ Thái Lan đều được phát hiện tại Qatar. Các tàn tích khảo cổ học từ thế kỷ IX cho thấy rằng các cư dân Qatar sử dụng của cải tăng lên để xây dựng nhà ở và công trình công cộng có chất lượng cao hơn. Trên 100 nhà ở, hai thánh đường, và một công sự của triều Abbas làm bằng đá được xây tại Murwab trong thời kỳ này. Tuy nhiên, đến khi phần trọng tâm của đế quốc là Iraq suy giảm độ phồn vinh thì tình hình tại Qatar cũng tương tự. Qatar được đề cập trong cuốn sách của học giả Hồi giáo thế kỷ thứ 13 Yaqut al-Hamawi, Mu'jam Al-Buldan, đề cập đến áo choàng dệt sọc tốt của dân tộc Qatar và kỹ năng của họ trong việc cải thiện và hoàn thiện giáo.
Phần lớn miền Đông của bán đảo Ả Rập nằm dưới quyền kiểm soát của triều đại Usfurid vào năm 1253, song quyền kiểm soát khu vực về tay Vương quốc Ormus vào năm 1320. Ngọc trai của Qatar là một trong các nguồn thu nhập chủ yếu của Ormus. Năm 1515, Manuel I của Bồ Đào Nha biến Vương quốc Ormus thành nước lệ thuộc. Bồ Đào Nha chiếm được một phần lớn tại miền đông bán đảo Ả Rập tính đến năm 1521. Năm 1550, các cư dân Al-Hasa (nay thuộc Ả Rập Xê Út) tình nguyện phục tùng quyền cai trị của Ottoman vì ưa thích đế quốc này hơn Bồ Đào Nha. Sau khi duy trì hiện diện quân sự không đáng kể trong khu vực, người Ottoman bị bộ lạc Bani Khalid trục xuất vào năm 1670.
Bahrain và Saudi cai trị (1783–1868)
Năm 1766, bộ lạc Utub của gia tộc Khalifa di cư từ Kuwait đến Zubarah tại Qatar. Khi họ đến, Bani Khalid thi hành quyền lực ở mức độ yếu đối với bán đảo. Năm 1783, các thị tộc Bani Utbah có căn cứ tại Qatar và các bộ lạc Ả Rập đồng minh tiến hành xâm chiếm và sáp nhập Bahrain từ tay người Ba Tư. Gia tộc Khalifa áp đặt quyền lực của họ đối với Bahrain và mở rộng khu vực thẩm quyền của mình đến Qatar.
Sau khi Saud ibn Abd al-Aziz trở thành thái tử của triều đại Wahhabi (nay thuộc Ả Rập Xê Út) vào năm 1788, ông chuyển sang bành trướng lãnh thổ của mình về phía đông hướng đến vịnh Ba Tư và Qatar. Sau khi đánh bại Bani Khalid vào năm 1795, người Wahhabi bị tấn công trên hai mặt trận: quân Ottoman và Ai Cập (thuộc Ottoman) tấn công trên mặt trận phía tây, còn quân Al Khalifa tại Bahrain và quân Oman phát động tấn công trên mặt trận phía đông. Đến khi nhận thức được thế tiến của quân Ai Cập tại mặt trận phía tây vào năm 1811, quân chủ của Wahhabi cho giảm đóng quân tại Bahrain và Zubarah (thuộc miền bắc Qatar) để tái bố trí lực lượng. Said bin Sultan của Muscat lợi dụng cơ hội này để tấn công quân đồn trú Wahhabi trên mặt trận phía đông, phóng hoả công sự tại Zubarah. Gia tộc Al Khalifa sau đó quay lại nắm quyền trên thực địa.
Để trừng phạt nạn hải tặc, một tàu của Công ty Đông Ấn Anh bắn phá Doha vào năm 1821, tàn phá thị trấn và buộc hàng trăm cư dân phải tị nạn. Năm 1825, gia tộc Thani hình thành với Sheikh Mohammed bin Thani là thủ lĩnh đầu tiên.
Mặc dù Qatar có vị thế pháp lý là một lãnh thổ phụ thuộc của Bahrain, song tồn tại một tình cảm oán giận lan rộng chống gia tộc Al Khalifa. Năm 1867, gia tộc Al Khalifa cùng với quân chủ của Abu Dhabi phái một lực lượng hải quân lớn đến Al Wakrah (thuộc miền đông Qatar) nhằm dẹp tan các phiến quân Qatar. Kết quả là Chiến tranh Qatar–Bahrain năm 1867–1868, trong đó quân Bahrain và Abu Dhabi cướp phá Doha và Al Wakrah. Tuy nhiên, hành vi thù địch của Bahrain vi phạm Hiệp ước Anh-Bahrain năm 1820. Chính trị gia người Anh Lewis Pelly đưa ra một dàn xếp vào năm 1868. Chuyến công tác của ông đến Bahrain và Qatar và kết quả là hiệp định hoà bình là các mốc lịch sử vì chúng ngầm định công nhận tính riêng biệt của Qatar khỏi Bahrain và thừa nhận rõ ràng vị thế của Mohammed bin Thani. Ngoài khiển trách Bahrain vi phạm thoả thuận, quan bảo hộ người Anh yêu cầu đàm phán với một đại biểu từ Qatar, và Mohammed bin Thani được lựa chọn. Kết quả đàm phán là Qatar có một nhận thức mới về bản sắc chính trị, dù không giành được vị thế một lãnh thổ bảo hộ cho đến năm 1916.
Ottoman cai trị (1871–1915)
Dưới áp lực quân sự và chính trị từ thống đốc tỉnh Baghdad thuộc Ottoman là Midhat Pasha, gia tộc Al Thani quy phục Ottoman vào năm 1871. Chính phủ Ottoman tiến hành các biện pháp cải cách (Tanzimat) về thuế và đăng ký đất nhằm hợp nhất hoàn toàn các khu vực này vào đế quốc. Bất chấp việc các bộ lạc địa phương phản đối, gia tộc Al Thani tiếp tục hỗ trợ Ottoman cai trị. Tuy nhiên, quan hệ Qatar-Ottoman nhanh chóng đình trệ, và đến năm 1882 nó thụt lùi hơn nữa khi Ottoman từ chối viện trợ gia tộc Al Thani chinh phạt Al Khor (nay thuộc phía bắc Qatar) đang do Abu Dhabi chiếm đóng. Ngoài ra, Ottoman giúp đỡ thần dân của mình là Mohammed bin Abdul Wahab nỗ lực lật đổ Al Thani khỏi chức kaymakam (huyện trưởng) của Qatar vào năm 1888. Kết quả là gia tộc Al Thani tiến hành khởi nghĩa chống Ottoman, cho rằng Ottoman tìm cách cướp đoạt quyền kiểm soát bán đảo. Thủ lĩnh gia tộc Al Thani từ chức kaymakam và dừng trả thuế vào tháng 8 năm 1892.
Trong tháng 2 năm 1893, Mehmed Hafiz Pasha đến Qatar vì lợi ích của việc tìm kiếm các khoản thuế chưa thanh toán và tán thành sự phản đối của Jassim bin Mohammed đối với các cải cách hành chính của Ottoman. Jassim bin Mohammed Al Thani lo sợ bị giết hoặc bỏ tù nên ông triệt thoái đến Al Wajbah (16 km về phía tây của Doha) cùng với một số thành viên bộ lạc. Yêu cầu của Mehmed rằng Jassim giải tán quân đội và tuyên thệ trung thành với Ottman bị từ chối. Đến tháng 3, Mehmed cho tống giam em trai của Jassim và 13 thủ lĩnh bộ lạc nổi bật khác của Qatar. Sau đó Mehmed lệnh cho binh sĩ tiến quân hướng đến Pháo đài Al Wajbah của Jassim, báo hiệu khởi đầu trận Al Wajbah.
Một lực lượng lớn bộ binh và kỵ binh Qatar khai hoả ác liệt vào binh sĩ của Mehmed. Kết quả là Qatar giành thắng lợi và Ottoman phóng thích các tù nhân để được an toàn đi đến Hofuf (nay thuộc Ả Rập Xê Út). Mặc dù Qatar không giành được độc lập hoàn toàn từ Ottoman, song kết quả của trận đánh là một hiệp ước tạo nền tảng để sau đó Qatar trở thành quốc gia tự trị trong đế quốc.
Anh cai trị (1916–1971)
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ottoman rơi vào hỗn loạn sau nhiều thất bại tại các chiến trường khác nhau trên Mặt trận Trung Đông. Qatar tham gia khởi nghĩa Ả Rập chống lại Ottoman. Cuộc khởi nghĩa thành công và quyền cai trị của Ottoman tại Qatar càng suy yếu đi. Anh Quốc và Ottoman chấp thuận để Abdullah bin Jassim Al Thani và những người thừa kế của ông có quyền cai trị toàn bán đảo Qatar. Ottoman từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với Qatar, và Abdullah bin Jassim Al Thani (là người thân Anh) buộc họ từ bỏ Doha vào năm 1915.
Theo kết quả phân chia Đế quốc Ottoman, Qatar trở thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Anh vào ngày 3 tháng 11 năm 1916. Vào ngày này, Anh Quốc ký kết một hiệp ước với Abdullah bin Jassim Al Thani để đưa Qatar vào Các Quốc gia Đình chiến. Abdullah chấp thuận không tham gia bất kỳ quan hệ nào với bất kỳ thế lực nào khác nếu chưa được chính phủ Anh đồng ý trước, trong khi người Anh đảm bảo bảo hộ cho Qatar khỏi tất cả hành động gây hấn trên biển. Ngày 5 tháng 5 năm 1935, Abdullah ký một hiệp ước khác với chính phủ Anh, theo đó Anh bảo hộ Qatar trước các đe doạ bên trong và bên ngoài. Trữ lượng dầu mỏ được phát hiện vào năm 1939, tuy nhiên việc khai thác bị trì hoãn do Chiến tranh thế giới thứ hai.
Phạm vi ảnh hưởng của Đế quốc Anh bắt đầu thu hẹp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sau khi Ấn Độ và thành lập Pakistan độc lập năm 1947. Trong thập niên 1950, dầu mỏ thay thế ngọc trai và ngư nghiệp trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Qatar. Tiền từ dầu mỏ bắt đầu được tài trợ cho mở rộng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng của Qatar. Áp lực về việc Anh triệt thoái khỏi các tiểu vương quốc Ả Rập tại vịnh Ba Tư gia tăng trong thập niên 1950. Đến khi Anh chính thức công bố vào năm 1968 rằng họ sẽ giải phóng chính trị khỏi vịnh Ba Tư trong thời gian ba năm, Qatar dự định cùng Bahrain và bảy nhà nước Đình chiến khác (về sau trở thành Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) hình thành một liên bang. Tuy nhiên, các tranh chấp khu vực nhanh chóng khiến Qatar từ bỏ dự định này và tuyên bố độc lập.
Độc lập (1971–nay)
Vào ngày 3 tháng 11 năm 1916, người theo đạo Hồi của Qatar đã có một hiệp ước với Vương quốc Anh. Hiệp ước dành riêng các vấn đề đối ngoại và quốc phòng cho Vương quốc Anh nhưng cho phép tự chủ nội bộ. Ngày 3 tháng 9 năm 1971, các hiệp ước đặc biệt với Anh kết thúc bằng một thoả thuận giữa quân chủ của Qatar và chính phủ Vương quốc Anh.
Năm 1991, Qatar đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Vùng Vịnh, đặc biệt là trong trận Khafji khi mà xe tăng của Qatar lăn trên đường phố thị trấn và hỗ trợ hoả lực cho Vệ binh quốc gia Ả Rập Xê Út giao tranh với Quân đội Iraq. Qatar cho phép binh sĩ liên quân từ Canada sử dụng lãnh thổ làm căn cứ không quân, và cũng cho phép không quân Hoa Kỳ và Pháp hoạt động trên lãnh thổ của mình.
Năm 1995, Thái tử Hamad bin Khalifa Al Thani đoạt quyền kiểm soát quốc gia từ người cha là Khalifa bin Hamad Al Thani với ủng hộ của quân đội và nội các cũng như các quốc gia láng giềng và Pháp. Dưới thời Hamad, Qatar trải qua tự do hoá có chừng mực, bao gồm phát sóng đài truyền hình Al Jazeera (1996), cho phép nữ giới bỏ phiếu trong bầu cử cấp đô thị (1999), soạn thảo hiến pháp thành văn đầu tiên của mình (2005) và khánh thành một nhà thờ Công giáo La Mã (2008). Năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, là quốc gia đầu tiên tại Trung Đông được chọn đăng cai giải đấu này. Tiểu vương từng tuyên bố có kế hoạch tổ chức bầu cử cơ quan lập pháp quốc gia lần đầu vào năm 2013, song bị hoãn lại đến sớm nhất là năm 2019. Hội đồng lập pháp cũng sẽ tổ chức Hội nghị Liên minh Nghị viện lần thứ 140 lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2019.
Năm 2003, Qatar trở thành đại bản doanh Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ và là một trong các địa điểm chính phát động xâm chiếm Iraq. Trong tháng 3 năm 2005, một vụ đánh bom tự sát làm một người thiệt mạng và 15 người bị thương tại Doha gây chấn động toàn quốc, do trước đó Qatar chưa từng xảy ra hành động khủng bố nào. Vụ đánh bom được thực hiện bởi Omar Ahmed Abdullah Ali, một cư dân Ai Cập ở Qatar, người đã nghi ngờ có quan hệ với Al-Qaeda ở Bán đảo Ả Rập. Năm 2011, Qatar tham gia can thiệp quân sự tại Libya và được tường thuật là trang bị vũ khí cho các tổ chức đối lập Libya. Qatar cũng là một nhà tài trợ vũ khí chủ yếu cho các nhóm phiến quân trong nội chiến Syria. Qatar đang theo đuổi thỏa thuận hòa bình Afghanistan và vào tháng 1 năm 2012, Taliban Afghanistan cho biết họ đang thành lập một văn phòng chính trị ở Qatar để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán. Điều này đã được thực hiện để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình và với sự hỗ trợ của các quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ và Afghanistan. Ahmed Rashid, viết trên tờ Financial Times, tuyên bố rằng thông qua văn phòng, Qatar đã "tạo điều kiện cho các cuộc họp giữa Taliban và nhiều quốc gia và tổ chức, bao gồm cả bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, Nhật Bản, một số chính phủ châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, tất cả Những người đã cố gắng thúc đẩy ý tưởng về các cuộc đàm phán hòa bình. Các đề xuất vào tháng 9 năm 2017 của các tổng thống của cả Hoa Kỳ và Afghanistan đã dẫn đến sự phản đối từ các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong tháng 6 năm 2013, Tamim bin Hamad Al Thani trở thành tiểu vương của Qatar sau khi được cha trao lại quyền lực. Sheikh Tamim đặt ưu tiên vào cải thiện phúc lợi nội bộ của công dân, trong đó có tạo lập các hệ thống y tế và giáo dục tiến bộ và mở rộng hạ tầng quốc gia để chuẩn bị cho việc đăng cai Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.
Năm 2015, Qatar tham gia chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út lãnh đạo tại Yemen chống lại phiến quân Houthis và lực lượng trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, người đã bị phế truất trong cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Qatar và vai trò của nó trong Mùa xuân Ả Rập, đặc biệt là trong cuộc nổi dậy ở Bahrain năm 2011, làm gia tăng căng thẳng kéo dài với Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Bahrain. Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, với lý do nước này bị cáo buộc ủng hộ các nhóm mà họ cho là cực đoan. Điều này đã dẫn đến mối quan hệ kinh tế và quân sự của Qatar tăng lên với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Qatar từng đăng cai FIFA World Cup 2022 từ ngày 21 tháng 11 đến 18 tháng 12, trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên đăng cai giải.
Chính trị
Qatar được nhận định là quốc gia quân chủ lập hiến hoặc quân chủ chuyên chế do gia tộc Al Thani cai trị. Triều đại Al Thani cai trị Qatar kể từ khi gia tộc này thành lập vào năm 1825. Năm 2003, Qatar thông qua hiến pháp mới theo đó cho phép bầu cử trực tiếp 30 trong số 45 thành viên của Hội đồng Lập pháp. Hiến pháp đã được chấp thuận áp đảo trong một cuộc trưng cầu dân ý, với gần 98% ủng hộ.
Emir (tiểu vương) thứ tám của Qatar là Tamim bin Hamad Al Thani, ông được cha là Hamad bin Khalifa Al Thani chuyển giao quyền lực vào ngày 25 tháng 6 năm 2013. Tiểu vương nắm độc quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm thủ tướng và các thành viên nội các, tức thành viên của Hội đồng Bộ trưởng. Hội đồng Bộ trưởng cũng đề xướng pháp luật, pháp luật và sắc lệnh do Hội đồng Bộ trưởng đề xuất được chuyển cho Hội đồng Cố vấn (Majilis Al Shura) để thảo luận và sau đó chúng được trình lên Tiểu vương để phê chuẩn. Hiện tại thành viên của Hội đồng Cố vấn đều do Tiểu vương bổ nhiệm.
Pháp luật Qatar không cho phép thành lập các thể chế chính trị hoặc công đoàn.
Luật Sharia
Luật Sharia là nguồn chính của pháp luật Qatar theo nội dung Hiến pháp Qatar. Trong thực tế, hệ thống pháp luật Qatar là hỗn hợp của dân luật và luật Sharia. Luật Sharia được áp dụng cho các luật liên quan đến gia đình, thừa kế, và một số hành vi hình sự (như thông dâm, cướp và giết người). Trong một số vụ tố tụng tại các toà án gia đình dựa theo luật Sharia, lời làm chứng của một nữ giới có giá trị bằng một nửa lời làm chứng của một nam giới. Luật gia đình được hệ thống hoá vào năm 2006. Chế độ đa thê Hồi giáo được cho phép trong nước.
Đánh roi được sử dụng tại Qatar để trừng phạt tội tiêu thụ đồ uống có cồn hoặc quan hệ tình dục bất hợp pháp. Điều 88 của bộ luật hình sự Qatar quy định hình phạt cho tội thông dâm là 100 roi và vào năm 2006, một phụ nữ Philippines đã nhận hình phạt đó. Trong năm 2010, ít nhất 18 người (chủ yếu là người nước ngoài) đã bị kết án nhận từ 40 đến 100 roi vì các hành vi phạm tội liên quan đến "quan hệ tình dục bất hợp pháp" hoặc uống rượu. Trong năm 2011, ít nhất 21 người (chủ yếu là công dân nước ngoài) đã bị kết án từ 30 đến 100 roi vì những lý do tương tự và năm 2012, sáu người nước ngoài đã bị kết án 40 hoặc 100 roi. Vào tháng 4 năm 2013, một người nước ngoài theo đạo Hồi đã bị kết án 40 roi vì uống rượu và vào tháng 6 năm 2014, một người nước ngoài Hồi giáo đã bị kết án 40 roi vì uống rượu và lái xe. Ném đá là một hình phạt hợp pháp ở Qatar, bội giáo và đồng tính luyến ái là những tội ác bị trừng phạt bằng án tử hình. Báng bổ có thể bị trừng phạt đến bảy năm tù và tội khuyến dụ cải đạo có thể bị trừng phạt đến 10 năm tù.
Tiêu thụ đồ uống có cồn là việc hợp pháp cục bộ tại Qatar; một số khách sạn sang trọng được phép bán đồ uống có cồn cho các khách hàng phi Hồi giáo. Người Hồi giáo không được phép tiêu thụ đồ uống có cồn tại Qatar và nếu vi phạm có thể bị đánh roi hoặc trục xuất. Ngoại kiều phi Hồi giáo có thể xin giấy phép mua đồ uống có cồn để tiêu thụ cá nhân. Công ty Phân phối Qatar được phép nhập khẩu đồ uống có cồn và thịt lợn, cửa hàng rượu duy nhất của công ty và Qatar cũng bán thịt lợn cho người có giấy phép mua rượu. Các quan chức Qatar cũng biểu thị sẵn sàng cho phép đồ uống có cồn trong "các khu vực người hâm mộ" tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2022.
Cho đến năm 2011, các nhà hàng trên Pearl-Qatar (một hòn đảo nhân tạo gần Doha) được phép phục vụ đồ uống có cồn. Tuy nhiên vào tháng 12 năm 2011, các nhà hàng ở Pearl đã được yêu cầu ngừng bán rượu. Không có lời giải thích nào được đưa ra cho lệnh cấm mặc dù suy đoán bao gồm khuyến khích một hình ảnh ngoan đạo hơn trước một cuộc bầu cử quan trọng và những tin đồn về tranh chấp tài chính giữa chính phủ và các nhà phát triển khu nghỉ dưỡng. Lệnh cấm rượu sau đó đã được dỡ bỏ.
Vào năm 2014, một chiến dịch nhỏ đã được đưa ra để nhắc nhở khách du lịch về quy định trang phục hạn chế của đất nước. Khách du lịch nữ được khuyên không nên mặc quần legging, váy ngắn, áo không tay hoặc quần áo ngắn hoặc bó sát nơi công cộng. Đàn ông đã được cảnh báo không chỉ mặc quần short và singlet.
Nhân quyền
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, những người lao động nước ngoài từ các quốc gia khắp châu Á và một phần của châu Phi tự nguyện di cư đến Qatar với tư cách là những người lao động có tay nghề thấp hoặc người giúp việc gia đình, nhưng một số điều kiện sau đó phải đối mặt với tình trạng không tự nguyện. Một số vi phạm quyền lao động phổ biến hơn bao gồm đánh đập, từ chối thanh toán, tính phí cho người lao động vì lợi ích mà người sử dụng lao động phải chịu, hạn chế quyền tự do đi lại (như tịch thu hộ chiếu, giấy thông hành hoặc giấy phép xuất cảnh), giam giữ tùy tiện, các mối đe dọa của hành động pháp lý và tấn công tình dục. Nhiều công nhân nhập cư đến làm việc tại Qatar đã trả các khoản phí cắt cổ cho các nhà tuyển dụng ở nước họ.
Kể từ năm 2014, một số quy định của Bộ luật hình sự Qatar cho phép các hình phạt như thả nổi và ném đá được áp dụng như là các biện pháp trừng phạt hình sự. Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng những hành vi này cấu thành vi phạm các nghĩa vụ do Công ước Liên Hợp Quốc chống tra tấn. Qatar giữ nguyên án tử hình, chủ yếu là các mối đe dọa chống lại an ninh quốc gia như khủng bố. Việc sử dụng hình phạt tử hình là rất hiếm và không có vụ hành quyết nhà nước nào xảy ra ở Qatar kể từ năm 2003. Ở Qatar, hành vi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và có thể bị trừng phạt bằng cách xử tử.
Theo các quy định của luật tài trợ của Qatar, các nhà tài trợ có quyền đơn phương hủy bỏ giấy phép cư trú của công nhân, từ chối khả năng thay đổi người sử dụng lao động, báo cáo một công nhân là "bỏ trốn" cho chính quyền cảnh sát và từ chối cho phép rời khỏi đất nước. Qatar cũng không duy trì tiêu chuẩn tiền lương cho lao động nhập cư. Qatar ủy quyền cho công ty luật quốc tế DLA Piper đưa ra một báo cáo điều tra hệ thống lao động nhập cư. Vào tháng 5 năm 2014, DLA Piper đã đưa ra hơn 60 khuyến nghị để cải cách hệ thống kafala bao gồm việc bãi bỏ thị thực xuất cảnh và giới thiệu mức lương tối thiểu mà Qatar đã cam kết thực hiện.
Vào tháng 5 năm 2012, các quan chức Qatar đã tuyên bố ý định cho phép thành lập một công đoàn độc lập. Qatar cũng tuyên bố sẽ loại bỏ hệ thống tài trợ của mình cho lao động nước ngoài, đòi hỏi tất cả người lao động nước ngoài phải được bảo trợ bởi các chủ lao động địa phương. Những thay đổi bổ sung đối với luật lao động bao gồm một điều khoản đảm bảo rằng tất cả tiền lương của người lao động được trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của họ và những hạn chế mới khi làm việc ngoài trời trong những giờ nóng nhất trong mùa hè. Dự thảo luật mới được công bố vào đầu năm 2015 yêu cầu các công ty không trả lương cho công nhân đúng hạn có thể tạm thời mất khả năng thuê thêm nhân viên.
Vào tháng 10 năm 2015, Tiểu vương quốc Qatar đã ký thành luật cải cách mới đối với hệ thống tài trợ của đất nước, với luật mới có hiệu lực trong vòng một năm. Các nhà phê bình cho rằng những thay đổi có thể không giải quyết được một số vấn đề về quyền lao động.
Đất nước này đã giới thiệu phụ nữ cùng lúc với nam giới liên quan đến cuộc bầu cử năm 1999 cho một Hội đồng thành phố trung ương. Những cuộc bầu cử này, lần đầu tiên tại Qatar, đã được tổ chức một cách có chủ ý vào ngày 8 tháng 3 năm 1999, Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Quan hệ ngoại giao
Là một quốc gia nhỏ bên cạnh các láng giềng lớn, Qatar nỗ lực phát huy ảnh hưởng và bảo vệ quốc gia cùng triều đại. Từ năm 1760 đến năm 1971, Qatar tìm kiếm bảo hộ chính thức từ các thế lực như Ottoman, Anh, triều đại Al-Khalifa từ Bahrain, triều đại Wahhabi từ Ả Rập Xê Út. Mức độ chú ý quốc tế gia tăng và vai trò tích cực trong sự vụ quốc tế của Qatar khiến một số nhà phân tích nhận định đây là một cường quốc bậc trung. Qatar là một thành viên từ ban đầu của OPEC và là một thành viên sáng lập của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Qatar cũng là một thành viên của Liên đoàn Ả Rập. Qatar không chấp thuận thẩm quyền cưỡng chế của Tòa án Công lý Quốc tế.
Qatar cũng có quan hệ song phương với nhiều cường quốc. Qatar là một đồng minh chiến lược của Trung Quốc, với mối quan hệ giữa hai nước ngày càng bền chặt. Qatar chứa căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ và Anh, là trung tâm của toàn bộ hoạt động hàng không của Mỹ và Anh tại vịnh Ba Tư. Mặc dù sở hữu căn cứ chiến lược này, Qatar không phải luôn là một đồng minh nhiệt tình của phương Tây. Qatar từng cho phép Taliban lập một văn phòng chính trị và có quan hệ mật thiết với Iran, bao gồm chia sẻ một mỏ khí đốt. Theo các văn kiện bị rò rỉ trên The New York Times, thành tích của Qatar về các nỗ lực chống khủng bố là "tệ nhất trong khu vực". Bức điện cho rằng cơ quan an ninh của Qatar "do dự về hành động chống lại các phần tử khủng bố đã được nhận dạng do lo ngại tỏ ra liên kết với Hoa Kỳ và kích động trả thù".
Qatar có quan hệ hỗn hợp với các láng giềng trong khu vực vịnh Ba Tư. Qatar ký một thoả thuận hợp tác phòng thủ với Iran, hai quốc gia chỉa sẻ mỏ khí đốt đơn lẻ lớn nhất thế giới. Qatar là quốc gia thứ nhì sau Pháp công khai tuyên bố công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia Libya là chính phủ hợp pháp của Libya trong bối cảnh nội chiến Libya 2011.
Năm 2014, quan hệ giữa Qatar với Bahrain, Ả Rập Xê Út, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trở nên căng thẳng do Qatar ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm cực đoan tại Syria. Điều tạo nên đỉnh điểm căng thẳng trong ba quốc gia nói trên là việc rút đại sứ của họ khỏi Qatar vào tháng 3 năm 2014. Qatar cũng tham gia vào chiến dịch bí mật Timber Sycamore do CIA dẫn đầu để huấn luyện và vũ trang phiến quân Syria.
Trong những năm gần đây, Qatar đã sử dụng các chiến binh Hồi giáo ở một số quốc gia bao gồm Ai Cập, Syria, Libya, Somalia và Mali để tiếp tục chính sách đối ngoại của mình. Các nhóm Hồi giáo từ các nhóm Anh em Hồi giáo đến các nhóm Salafist đã phục vụ như một bộ khuếch đại quyền lực cho đất nước vì họ tin rằng từ đầu Mùa xuân Ả Rập, các nhóm này đại diện cho làn sóng của tương lai. David Cohen, Bộ trưởng Bộ Khủng bố và Tình báo tài chính tại Kho bạc Hoa Kỳ, nói rằng Qatar là một "khu vực pháp lý cho phép tài trợ khủng bố" ở miền bắc Syria. , Qatar, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ công khai hỗ trợ Quân đội Chinh phục, một nhóm chống chính phủ trong Nội chiến Syria bao gồm Mặt trận Al-Nusra và liên minh Salafi khác là Ahrar ash-Sham.
Qatar ủng hộ tổng thống dân cử Mohamed Morsi của Ai Cập thông qua ngoại giao và mạng lưới truyền thông Al Jazeera trước khi ông ta bị hạ bệ do đảo chính lãnh đạo bởi Abdel Fattah el-Sisi.
Mối liên kết giữa Qatar với Hamas được báo cáo lần đầu vào đầu năm 2012, hứng chịu chỉ trích từ Israel, Hoa Kỳ, Ai Cập và Ả Rập Xê Út, "những nước buộc tội Qatar phá hoại ổn định khu vực bằng cách ủng hộ Hamas." Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar đã từ chối ủng hộ Hamas và sửa chữa các yêu sách bị cáo buộc của họ, nói rằng "Chúng tôi không ủng hộ Hamas nhưng chúng tôi ủng hộ người Palestine." Sau thỏa thuận hòa bình, Qatar đã cam kết viện trợ nhân đạo 1 tỷ đô la cho Gaza.
Qatar đã tổ chức những hội nghị học tập, tôn giáo, chính trị và kinh tế. Diễn đàn Doha thường niên lần thứ 11 gần đây đã đưa các nhà tư tưởng chủ chốt, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực và nhân vật chính trị từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về dân chủ, truyền thông và công nghệ thông tin, thương mại tự do và các vấn đề an ninh quốc gia. Ngoài ra, diễn đàn đã giới thiệu hội nghị Tương lai kinh tế Trung Đông từ năm 2006. Trong thời gian gần đây, Qatar đã tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa các phe phái đối thủ trên toàn cầu. Đáng chú ý trong số này bao gồm Thỏa thuận Darfur. Tuyên bố Doha là cơ sở của tiến trình hòa bình ở Darfur và nó đã đạt được những thành tựu đáng kể cho khu vực châu Phi. Thành tựu đáng chú ý bao gồm khôi phục an ninh và ổn định, tiến bộ trong quá trình xây dựng và tái thiết, trả lại cư dân và đoàn kết người dân Darfur để đối mặt với những thách thức và thúc đẩy tiến trình hòa bình. Qatar đã quyên góp 88,5 triệu bảng tiền để tài trợ cho việc phục hồi và tái thiết ở Darfur.
Tháng 6 năm 2017, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Yemen (chính phủ Hadi), Libya (chính phủ Hòa hợp Quốc gia) và Maldives chấm dứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này "ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Anh em Hồi giáo". Ả Rập Xê Út giải thích động thái này là một biện pháp cần thiết trong việc bảo vệ an ninh của vương quốc. Quân đội Qatar cũng bị loại khỏi liên minh quân sự ở Yemen. Ai Cập đã đóng cửa không phận và cảng biển cho tất cả các phương tiện giao thông của Qatar.
Vào tháng 6 năm 2018, Ả Rập Xê Út đã tuyên bố đấu thầu xây dựng một tuyến đường thủy, Kênh Salwa, ở biên giới của họ với Qatar, điều này sẽ dẫn đến Qatar trở thành một quốc đảo.
Quân sự
Qatar duy trì lực lượng quân sự khiêm tốn gồm khoảng 11.800 người, trong đó có lục quân (8.500), hải quân (1.800) và không quân (1.500). Qatar gần đây đã ký kết các thoả ước phòng thủ với Hoa Kỳ và Anh Quốc, trước đó từng ký kết với Pháp vào năm 1994. Qatar giữ vai trò tích cực trong các nỗ lực phòng thủ tập thể của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh; năm thành viên còn lại là Ả Rập Xê Út, Kuwait, Bahrain, UAE và Oman. Qatar có một căn cứ không quân lớn do Hoa Kỳ vận hành, tạo ra một nguồn đảm bảo về quốc phòng và an ninh. Chi tiêu quốc phòng của Qatar chiếm khoảng 4,2% GDP vào năm 1993 và 1,5% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2010, năm gần đây nhất có sẵn trong cơ sở dữ liệu thống kê SIPRI. Sự hiện diện của căn cứ không quân Al Udeid được vận hành bởi Hoa Kỳ và một số quốc gia khác của Liên Hợp Quốc, cung cấp một nguồn bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia. Năm 2008, Qatar chi tiêu 2,355 tỷ USD cho quân sự, chiếm 2,3% GDP. Lực lượng đặc biệt của Qatar do Pháp và các quốc gia phương Tây khác huấn luyện và được cho là có kỹ năng đáng kể. Họ từng giúp phiến quân Libya trong trận Tripoli (2011).
Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho rằng vào giai đoạn 2010–14 Qatar là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 46 trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo của SIPRI viết rằng Qatar đã tăng tốc các kế hoạch nhằm chuyển đổi và mở rộng đáng kể lực lượng vũ trang. Đơn đặt hàng năm 2013 cho 62 xe tăng và 24 pháo tự hành từ Đức đã được tiếp nối vào năm 2014 bằng một số hợp đồng khác, bao gồm 24 máy bay trực thăng chiến đấu và 3 máy bay cảnh báo và kiểm soát sớm từ Mỹ và 2 máy bay chở dầu từ Tây Ban Nha. Năm 2015, Qatar là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 16 trên thế giới và năm 2016, xếp thứ 11, theo SIPRI.
Quân đội Qatar đã tham gia vào cuộc tấn công của người Ả Rập Xê Út dẫn đầu ở Yemen chống lại Shia Houthis. Vào năm 2015, Al Jazeera Mỹ đã báo cáo: "Nhiều báo cáo cho thấy liên minh do Ả Rập dẫn đầu chống lại các nhóm đối lập ở Yemen đã tấn công bừa bãi dân thường và sử dụng bom chùm ở các khu vực dân sự, vi phạm luật pháp quốc tế." Các bệnh viện cũng đã bị ném bom bởi Ả Rập Xê Út và những người hoạt động cùng với họ. Qatar đã bị đình chỉ khỏi liên minh tại Yemen do cuộc khủng hoảng ngoại giao năm 2017.
Địa lý
Bán đảo Qatar nhô ra 160 km vào vịnh Ba Tư, nằm giữa vĩ tuyến 24° và 27° Bắc, giữa kinh tuyến 50° và 52° Đông. Hầu hết lãnh thổ gồm một đồng bằng thấp và khô cằn, phủ đầy cát. Về phía đông nam có Khawr al Udayd ("biển nội hải"), một khu vực có các đụn cát lăn bao quanh một vịnh nhỏ của vịnh Ba Tư.
Điểm cao nhất tại Qatar là Qurayn Abu al Bawl với cao độ 103 m tại Jebel Dukhan ở phía đông, nó là một dãy đá vôi lộ đỉnh chạy theo chiều bắc-nam từ Zikrit qua Umm Bab đến biên giới phía nam. Khu vực Jebel Dukhan cũng có mỏ dầu trên bộ chính của Qatar, trong khi các mỏ khí đốt nằm ở ngoài khơi, về phía tây bắc của bán đảo.
Đa dạng sinh học và môi trường
Qatar ký kết Công ước về Đa dạng sinh học Rio vào ngày 11 tháng 6 năm 1992, và trở thành một bên của công ước vào ngày 21 tháng 8 năm 1996. Sau đó, nó đã tạo ra một Kế hoạch hành động và chiến lược đa dạng sinh học quốc gia, được công ước thừa nhận vào ngày 18 tháng 5 năm 2005. Tổng cộng 142 loài nấm được phát hiện tại Qatar. Một cuốn sách gần đây của Bộ Môi trường dẫn ra rằng các loài thằn lằn được biết hoặc được cho là tồn tại trong Qatar, dựa trên một nghiên cứu quốc tế.
Trong hai thập niên, Qatar có lượng phát thải CO2 bình quân cao nhất thế giới, đạt 49,1 tấn trên người vào năm 2008. Người dân Qatar cũng nằm trong số tiêu thụ nước bình quân cao nhất thế giới, mỗi người trung bình sử dụng khoảng 400 lít nước mỗi ngày.
Năm 2008, Qatar phát động Tầm nhìn quốc gia 2030, trong đó nhấn mạnh phát triển môi trường là một trong bốn mục tiêu chính của Qatar trong hai thập niên sau. Tầm nhìn quốc gia cam kết phát triển lựa chọn thay thế bền vững cho năng lượng dựa trên dầu mỏ nhằm bảo vệ môi trường địa phương và toàn cầu.
Khí hậu
Hành chính
Từ năm 2014, Qatar được chia thành tám thành phố, tiếng Ả Rập gọi là baladiyah.
Al Shamal
Al Khor
Umm Salal
Al-Shahaniya
Al Daayen
Al Rayyan
Doha
Al Wakrah
Các thành phố được chia nhỏ thành 98 khu vực (tính đến 2015), lần lượt được chia thành các cụm.
Kinh tế
Trước khi phát hiện được dầu mỏ, kinh tế Qatar tập trung vào ngư nghiệp và tìm kiếm ngọc trai. Báo cáo của thống đốc địa phương thuộc đế quốc Ottoman vào năm 1892 viết rằng tổng thu nhập từ tìm kiếm ngọc trai vào năm 1892 là 2.450.000 kran. Sau khi ngọc trai nuôi cấy của Nhật Bản xuất hiện trên thị trường thế giới vào thập niên 1920 và 1930, ngành công nghiệp ngọc trai của Qatar phá sản. Phát hiện thấy dầu mỏ tại Qatar vào năm 1940, tại mỏ Dukhan. Dầu mỏ từ đó biến đổi kinh tế Qatar, và hiện nay đây là quốc gia có mức sinh hoạt cao (đối với các công dân). Qatar (cùng với Bahrain) không áp thuế thu nhập, và là một trong các quốc gia có mức thuế thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 năm 2013 là 0,1%. Luật doanh nghiệp yêu cầu công dân Qatar cần phải nắm giữ 51% của bất kỳ dự án kinh doanh nào tại đây.
, Qatar có GDP/người cao thứ tư trên thế giới, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Qatar phụ thuộc cao độ vào người lao động ngoại quốc để phát triển kinh tế, quy mô công nhân di cư lên đến 86% dân số và 94% lực lượng lao động (theo một tường thuật vào năm 2015). Qatar đã bị Tổng liên đoàn Lao động Quốc tế chỉ trích. Tăng trưởng kinh tế của Qatar hầu như chỉ dựa trên ngành dầu khí và các ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên, bắt đầu vào năm 1940. Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng hàng đầu thế giới. Năm 2012, một ước tính cho rằng Qatar sẽ đầu tư trên 120 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng trong khoảng 10 năm sau đó. Qatar là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), gia nhập tổ chức này từ năm 1961.
Năm 2012, Qatar giữ được vị trí quốc gia giàu nhất thế giới (xét theo thu nhập bình quân) lần thứ ba liên tiếp, sau khi vượt qua Luxembourg vào năm 2010. Theo nghiên cứu của Viện Tài chính Quốc tế tại Washington, D.C., GDP/người của Qatar xét theo ngang giá sức mua (PPP) là 106.000 USD (387.000 riyal Qatar) vào năm 2012, giúp đất nước giữ được thứ hạng là quốc gia giàu có nhất thế giới. Luxembourg đã đứng thứ hai với gần 80.000 đô la và Singapore thứ ba với thu nhập bình quân đầu người khoảng 61.000 đô la. Theo nghiên cứu này thì GDP của Qatar đạt 182 tỷ USD vào năm 2012 và được cho là lên mức cao nhất trong lịch sử do xuất khẩu khí đốt gia tăng và giá dầu cao. Nghiên cứu cho biết rằng Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) có tài sản 115 tỷ USD, xếp hạng 12 trong số các quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới.
Cơ quan Đầu tư Qatar được thành lập vào năm 2005, là quỹ đầu tư quốc gia chuyên về đầu tư ra nước ngoài. Sở hữu hàng tỷ USD thu được từ ngành dầu khí, chính phủ Qatar tiến hành đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Tính đến năm 2013, các tài sản nắm giữ được định giá 100 tỷ đô la. Qatar Holding là nhánh đầu tư quốc tế của cơ quan, và kể từ năm 2009 Qatar Holding mỗi năm nhận được 30-40 tỷ USD từ nhà nước. , thể chế này đã đầu tư khắp thế giới trong các công ty như Valentino, Siemens, Printemps, Harrods, The Shard, Barclays Bank, sân bay Heathrow, Paris Saint-Germain F.C., Volkswagen Group, Royal Dutch Shell, Bank of America, Tiffany, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Sainsbury's, BlackBerry, and Santander Brasil.
Đất nước này không có thuế, nhưng chính quyền đã công bố kế hoạch đánh thuế đối với đồ ăn vặt và các mặt hàng xa xỉ. Thuế sẽ được áp dụng đối với hàng hóa gây hại cho cơ thể con người - ví dụ như thức ăn nhanh, sản phẩm thuốc lá và nước ngọt. Việc triển khai các loại thuế ban đầu này được cho là do giá dầu giảm và thâm hụt mà nước này phải đối mặt vào năm 2016. Ngoài ra, nước này đã bị cắt giảm việc làm trong năm 2016 từ các công ty dầu khí và các ngành khác trong chính phủ.
Năng lượng
, Qatar có trữ lượng dầu mỏ được xác minh là 15 tỷ thùng, còn các mỏ khí đốt tại đây chiếm hơn 13% trữ lượng toàn cầu. Nhờ đó, Qatar trở thành quốc gia giàu có hàng đầu thế giới, không ai trong số hai triệu cư dân tại đây sống trước mức nghèo khổ và tỷ lệ thất nghiệp là dưới 1%.
Kinh tế Qatar chịu suy thoái trong giai đoạn từ 1982 đến 1989. OPEC đặt hạn ngạch về sản lượng dầu thô, giá dầu thấp, và triển vọng nhìn chung không khả quan của thị trường quốc tế làm giảm thu nhập từ dầu mỏ. Để đối phó, chính phủ Qatar cắt giảm chi tiêu, kết quả là môi trường kinh doanh địa phương suy thoái khiến nhiều hãng cắt giảm nhân viên ngoại kiều. Do kinh tế phục hồi trong thập niên 1900, số lượng ngoại kiều, đặc biệt là từ Ai Cập và Nam Á lại tăng lên.
Sản lượng dầu sẽ không còn đạt đỉnh 500.000 thùng (80.000 m³) mỗi ngày do các mỏ dầu dự kiến sẽ hầu như cạn kiệt đến năm 2023. Tuy nhiên, Qatar có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn tại duyên hải đông bắc. Kinh tế Qatar bùng nổ vào năm 1991 khi hoàn thành giai đoạn I trị giá 1,5 tỷ USD phát triển khí đốt North Field. Năm 1996, Qatargas đặt kế hoạch bắt đầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hoá lỏng sang Nhật Bản. Các giai đoạn tiếp theo của phát triển khí đốt North Field trị giá nhiều tỷ USD.
Các dự án công nghiệp năng của Qatar đều nằm tại Umm Said, gồm một nhà máy lọc dầu có công suất 50.000 thùng (8.000 m³) mỗi ngày, một nhà máy phân bón urea và ammoniac, một nhà máy thép, và một nhà máy hoá dầu. Toàn bộ đều sử dụng khí đốt làm nhiên liệu, và hầu hết là liên doanh giữa các hãng châu Âu và Nhật Bản với Công ty Dầu khí Quốc doanh Qatar (QGPC). Hoa Kỳ là nhà cung cấp thiết bị lớn cho ngành dầu khí Qatar, và các công ty Hoa Kỳ đóng vai trò lớn trong phát triển khí đốt North Field.
Tầm nhìn quốc gia 2030 của Qatar đặt ra việc đầu tư vào các nguồn tái tạo thành một mục tiêu lớn của nước này trong giai đoạn tới. Qatar theo đuổi chương trình "Qatar hoá", theo đó toàn bộ thể chế liên doanh và cơ quan chính phủ phấn đấu để đưa công dân Qatar vào các vị trí quyền lực cao hơn. Ngày càng nhiều người Qatar tiếp nhận giáo dục tại nước ngoài, trong đó nhiều người du học tại Hoa Kỳ và trở về quê hương để giữ các chức vụ chủ chốt vốn trước đây do ngoại kiều nắm giữ. Nhằm kiểm soát dòng công nhân ngoại quốc, Qatar tiến hành thắt chặt quản lý các chương trình nhân lực ngoại quốc của họ. An ninh là nền tảng chính trong các quy tắc và điều lệ nhập cảnh và nhập cư nghiêm ngặt của Qatar.
Vận chuyển
Với dân số gia tăng nhanh chóng và tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thập kỷ qua, một mạng lưới giao thông rộng lớn và đáng tin cậy đang ngày càng trở nên cần thiết trong Qatar. Cho đến nay, chính phủ, nhà phát triển giao thông chính, đã làm tốt về mặt theo kịp nhu cầu cho các lựa chọn giao thông mới. Năm 2008, Cơ quan Công trình Công cộng (Ashghal), một trong những cơ quan giám sát sự phát triển cơ sở hạ tầng, đã trải qua một cuộc cải tổ lớn để hợp lý hóa và hiện đại hóa chính quyền để chuẩn bị cho việc mở rộng dự án lớn trên tất cả các phân khúc trong tương lai gần. Ashghal làm việc song song với Cơ quan Quy hoạch và Phát triển đô thị (UPDA), cơ quan thiết kế quy hoạch tổng thể giao thông, được thành lập vào tháng 3 năm 2006 và hoạt động đến năm 2025.
Vì lái xe là phương thức vận tải chính ở Qatar, mạng lưới đường bộ là trọng tâm chính của kế hoạch. Các điểm nổi bật của dự án trong phân khúc này bao gồm Đường cao tốc Doha trị giá hàng tỷ đô la và Đường cao tốc Qatar Bahrain, sẽ kết nối Qatar với Bahrain và Ả Rập Saudi và được coi là một cột mốc quan trọng trong kết nối khu vực.
Các lựa chọn vận chuyển nhanh, như tàu điện ngầm Doha, hệ thống đường sắt nhẹ và mạng lưới xe buýt rộng lớn hơn, cũng đang được phát triển để giảm bớt tắc nghẽn đường bộ. Ngoài ra, hệ thống đường sắt đang được mở rộng đáng kể và cuối cùng có thể tạo thành một phần không thể thiếu của mạng lưới toàn GCC nối liền tất cả các quốc gia Ả Rập của Vịnh Ba Tư. Sân bay cũng vậy, đang mở rộng công suất để theo kịp lượng khách tăng.
Sân bay quốc tế Hamad là sân bay quốc tế của Doha. Năm 2014 đã thay thế Sân bay Quốc tế Doha cũ thành sân bay chính của Qatar. Năm 2016, sân bay được mệnh danh là sân bay bận rộn thứ 50 trên thế giới bởi lưu lượng hành khách, phục vụ 37.283.987 hành khách, tăng 20,2% so với năm 2015.
Cảng Hamad là cảng biển chính của Qatar, nằm ở phía nam Doha trong khu vực Umm Al-Houl. Xây dựng cảng bắt đầu từ năm 2010; nó đã đi vào hoạt động vào tháng 12 năm 2016. Nó được chính thức khai trương vào tháng 9 năm 2017 và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Có khả năng xử lý tới 7,8 triệu tấn sản phẩm hàng năm, phần lớn thương mại đi qua cảng bao gồm thực phẩm và vật liệu xây dựng. Trên bờ biển phía bắc, cảng Ras Laffan đóng vai trò là cơ sở xuất khẩu LNG rộng lớn nhất trên thế giới.
Nhân khẩu
Số người tại Qatar dao động đáng kể theo mùa, do quốc gia này dựa nhiều vào lao động di cư. Vào đầu năm 2017, tổng dân số Qatar là 2,6 triệu, với người nước ngoài không phải là người Ả Rập chiếm phần lớn dân số Qatar. Chỉ 313.000 người là công dân Qatar (12%) và 2,3 triệu người (88%) còn lại là ngoại kiều.
Tổng số người Nam Á (từ các quốc gia thuộc tiểu lục địa Ấn Độ bao gồm Sri Lanka) chiếm hơn 1,5 triệu người (60%) dân số Qatar. Người Ấn Độ là cộng đồng lớn nhất với số lượng là 650.000 năm 2017, tiếp đến là 350.000 người Nepal, 280.000 người Bangladesh, 260.000 người Philippines, 200.000 người Ai Cập, 145.000 người Sri Lanka và 125.000 người Pakistan.
Dữ liệu nhân khẩu đầu tiên của Qatar là từ năm 1892 và được tiến hành bởi các thống đốc Ottoman trong khu vực. Theo đó cư dân trong các đô thị tại Qatar đạt 9.830 người. Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, tổng dân số Qatar là 1.699.435. Trong tháng 1 năm 2013, Cơ quan Thống kê Qatar ước tính dân số quốc gia đạt 1.903.447, trong đó 1.405.164 là nam và 498.283 là nữ. Trong cuộc điều tra nhân khẩu lần đầu tiên vào năm 1970, dân số đạt 111.133. Dân số tăng gấp ba lần trong một thập niên cho đến năm 2011, từ mức hơn 600.000 người vào năm 2001, khiến công dân Qatar chiếm ít hơn 15% tổng dân số. Dòng lao động nam giới làm lệch cân bằng giới tính, và nữ giới hiện chỉ chiếm một phần tư dân số.
Dự báo của Cơ quan Thống kê Qatar cho rằng tổng dân số Qatar có thể đạt 2,8 triệu đến năm 2020. Chiến lược Phát triển Quốc gia Qatar (2011–16) ước tính rằng dân số quốc gia sẽ đạt 1,86 triệu vào năm 2016 với tốc độ tăng trưởng là 2,1% mỗi năm. Tuy nhiên dân số tăng lên đến 1,83 triệu vào cuối năm 2012, tăng trưởng 7,5% so với năm trước đó.
Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo chi phối tại Qatar và được xem là quốc giáo mặc dù không phải là tôn giáo duy nhất trong nước. Hầu hết các công dân Qatar thuộc phong trào Hồi giáo Salafi của hệ Sunni, và khoảng 5-15% người Hồi giáo tại Qatar theo dòng Hồi giáo Shia còn các phái Hồi giáo khác có rất ít tín đồ, Thành phần tôn giáo của cư dân Qatar: 67,7% là người Hồi giáo, 13,8% là người Cơ Đốc giáo, 13,8% là người Ấn Độ giáo và 3,1% là người Phật giáo, những tín đồ tôn giáo khác hoặc không liên kết tôn giáo chiếm 1,6% còn lại.
Tín đồ Cơ Đốc giáo tại Qatar hầu như đều là người ngoại quốc. Kể từ năm 2008, tín đồ Cơ Đốc giáo được phép xây nhà thờ trên khu đất do chính phủ tặng, song hoạt động truyền giáo từ ngoại quốc không được khuyến khích một cách chính thức. Các nhà thờ đang hoạt động bao gồm Nhà thờ Mar Thoma, Nhà thờ Syria chính thống Malankara, Nhà thờ Công giáo La Mã của Đức Mẹ Mân côi và Nhà thờ Anh giáo Epiphany. Ngoài ra còn có hai nhà thờ Mormon.
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức tại Qatar, phương ngữ địa phương là tiếng Ả Rập Qatar. Ngôn ngữ ký hiệu Qatar là ngôn ngữ của cộng đồng người điếc. Tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong vai trò ngôn ngữ thứ hai, và ngày càng trở thành một ngôn ngữ chung, đặc biệt là trong thương nghiệp, đến mức độ người ta phải tiến hành các bước đi nhằm bảo vệ tiếng Ả Rập trước nạn xâm lấn của tiếng Anh. Tiếng Anh đặc biệt hữu dụng khi giao thiệp với cộng đồng ngoại kiều đông đảo tại Qatar. Do Qatar là một quốc gia đa văn hoá, nên có nhiều ngôn ngữ được nói tại đây, như tiếng Ba Tư, Brahui, Hindi, Malayalam, Urdu, Pashto, Kannada, Tamil, Telugu, Nepal, Sinhala, Bengal, Tagalog và Bahasa Indonesia.
Năm 2012, Qatar gia nhập tổ chức Cộng đồng Pháp ngữ (OIF) nói tiếng Pháp quốc tế với tư cách là thành viên liên kết mới. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm 2013, nhật báo Le Monde của Pháp tiết lộ rằng Qatar, nơi có rất ít người nói tiếng Pháp bản địa, chưa trả bất kỳ đóng góp nào cho OIF, trong khi Quản trị viên của OIF phàn nàn vào năm 2015 rằng Qatar đã không giữ bất kỳ lời hứa nào mà họ đưa ra khi gia nhập tổ chức và chưa bao giờ trả phí thành viên hàng năm.
Văn hoá
Văn hoá Qatar tương tự như văn hoá các quốc gia khác tại miền đông của bán đảo Ả Rập, chịu ảnh hưởng đáng kể của Hồi giáo. Ngày Quốc khánh Qatar được tổ chức vào 18 tháng 12 hàng năm, và có vai trò quan trọng trong phát triển ý thức bản sắc dân tộc. Ngày này được tổ chức để kỷ niệm sự kiện Jassim bin Mohammed Al Thani kế vị và ông sau đó thống nhất các bộ lạc trên bán đảo. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2008, Hamad Bin Abdulaziz Al-Kawari là Bộ trưởng Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản của Qatar.
Nghệ thuật và bảo tàng
Một số thành viên cao cấp của gia đình Al Thani cầm quyền ở Qatar là những nhà sưu tầm nghệ thuật Hồi giáo và đương đại nổi tiếng.
Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Doha được khai trương vào năm 2008, được cho là một trong các bảo tàng tốt nhất khu vực. Nó cùng một vài bảo tàng khác của Qatar, như Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại Ả Rập, nằm dưới quyền quản lý của Cơ quan Bảo tàng Qatar (QMA) có lãnh đạo là Công chúa Al-Mayassa bint Hamad bin Khalifa Al-Thani và nhà sưu tập trứ danh Sheikh Hassan bin Mohammed Al Thani. QMA cũng tài trợ cho các sự kiện nghệ thuật ở nước ngoài, như triển lãm lớn của Takahashi Murakami ở Versailles (2010) và Damien Hirst ở London (2012).
Qatar là khách hàng lớn nhất thế giới trong thị trường nghệ thuật nếu xét theo giá trị. Lĩnh vực văn hoá của Qatar đang được phát triển để khiến quốc gia này được thế giới công nhận, đóng góp cho sự phát triển của một quốc gia chủ yếu dựa vào khí đốt.
Bảo tàng Quốc gia Qatar hiện đang được xây dựng, nằm đối diện với Phố đi bộ ở thủ đô Doha của Qatar. Ban đầu nó được lên kế hoạch mở vào năm 2016 nhưng việc mở cửa đã bị đẩy lùi đến ngày 28 tháng 3 năm 2019.
Văn học
Văn học Qatar bắt nguồn từ thế kỷ 19. Ban đầu, thơ viết là hình thức biểu đạt phổ biến nhất. Abdul Jalil Al-Tabatabai và Mohammed bin Abdullah bin Uthaymeen, hai nhà thơ có từ đầu thế kỷ 19, đã hình thành nên tập thơ viết sớm nhất của Qatar. Thơ sau đó đã không còn được ưa chuộng sau khi Qatar bắt đầu gặt hái lợi nhuận từ xuất khẩu dầu vào giữa thế kỷ 20 và nhiều người Qatar đã từ bỏ truyền thống Bedouin của họ để ủng hộ lối sống đô thị hơn.
Do số lượng người Qatar bắt đầu nhận được giáo dục chính thức trong những năm 1950 và những thay đổi xã hội quan trọng khác, năm 1970 chứng kiến sự ra đời của tuyển tập truyện ngắn đầu tiên, và vào năm 1993, tiểu thuyết đầu tiên của tác giả địa phương đã được xuất bản. Thơ ca, đặc biệt là hình thức nabati chiếm ưu thế, vẫn giữ một số tầm quan trọng nhưng sẽ sớm bị lu mờ bởi các thể loại văn học khác. Không giống như hầu hết các loại hình nghệ thuật khác trong xã hội Qatar, phái nữ đã tham gia vào phong trào văn học hiện đại với tầm quan trọng tương tự nam giới.
Truyền thông
Truyền thông tại Qatar được phân loại là "không tự do" trong báo cáo Tự do Báo chí năm 2014 của Freedom House. Truyền hình bắt đầu phát sóng tại Qatar vào năm 1970. Al Jazeera là hệ thống truyền hình lớn, có trụ sở tại Doha, Qatar. Al Jazeera phát sóng lần đầu vào năm 1996 như kênh tin tức tiếng Ả Rập và các kênh truyền hình vệ tinh cùng thời nhưng đã mở rộng thành một mạng lưới toàn cầu của một số kênh truyền hình đặc biệt được gọi chung là Mạng truyền thông Al Jazeera.
Có tường thuật rằng các nhà báo tiến hành tự kiểm duyệt, đặc biệt là nội dung liên quan đến chính phủ và hoàng tộc Qatar. Chỉ trích chính phủ, tiểu vương và hoàng tộc trên truyền thông là điều bất hợp pháp. Theo Điều 46 trong luật báo chí thì "tiểu vương không thể bị chỉ trích và không có tuyên bố nào có thể được quy cho tiểu vương trừ khi dưới sự cho phép bằng văn bản của người quản lý văn phòng". Các nhà báo cũng bị truy tố vì lăng mạ Hồi giáo.
Năm 2014, Luật phòng chống tội phạm mạng đã được thông qua. Luật này được cho là hạn chế tự do báo chí và mang án tù và phạt tiền vì những lý do như gây nguy hiểm cho hòa bình địa phương hoặc xuất bản tin tức sai lệch. Trung tâm Nhân quyền vùng Vịnh đã tuyên bố rằng luật này là mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận và đã kêu gọi một số điều khoản của luật này bị hủy bỏ.
Báo chí đã trải qua sự phát triển trong những năm gần đây. Hiện tại có bảy tờ báo đang lưu hành ở Qatar, với bốn tờ được xuất bản bằng tiếng Ả Rập và ba tờ được xuất bản bằng tiếng Anh. Ngoài ra còn có các tờ báo từ Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka với các ấn bản được in từ Qatar.
Liên quan đến cơ sở hạ tầng viễn thông, Qatar là quốc gia Trung Đông được xếp hạng cao nhất trong Chỉ số sẵn sàng mạng của Diễn đàn Chỉ số Sẵn sàng Mạng (NRI) - một chỉ số để xác định mức độ phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông của một quốc gia. Qatar xếp thứ 23 chung cuộc trong bảng xếp hạng NRI 2014, không thay đổi so với năm 2013.
Âm nhạc
Âm nhạc Qatar dựa trên thơ, ca và vũ đạo Bedouin (dân du mục Ả Rập). Các vũ đạo truyền thống được trình diễn tại Doha vào chiều thứ 6; một trong số đó là Ardah, một điệu nhảy thượng võ được cách điệu với hai hàng vũ công cùng một dàn nhạc cụ gõ bao gồm al-ras (một chiếc trống lớn có da được làm nóng bằng lửa), tambourine và chũm chọe với trống nhỏ. Các nhạc cụ gõ khác được sử dụng trong âm nhạc dân gian bao gồm galah (một bình đất sét cao) và cốc uống bằng thiếc được gọi là tus hoặc tasat, thường được sử dụng kết hợp với một tabl, trống dọc được đánh bằng gậy. Các nhạc cụ dây như oud và rebaba cũng được sử dụng phổ biến.
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Qatar, cả về số vận động viên và khán giả. Ngay sau khi Liên đoàn bóng đá Qatar liên kết với FIFA vào năm 1970, một trong những giải thưởng quốc tế sớm nhất của đất nước đã đến vào năm 1981 khi đội tuyển U-20 quốc gia Qatar từng giành ngôi vị á quân trước Tây Đức tại giải vô địch thế giới năm 1981 sau khi bị đánh bại 4-0 trong trận chung kết. Ở cấp độ cao, Qatar đã là chủ nhà tới hai lần tổ chức của AFC Asian Cup; lần đầu tiên là AFC Asian Cup năm 1988 và AFC Asian Cup 2011. Lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước, đội tuyển bóng đá quốc gia Qatar đã vô địch AFC Asian Cup 2019 được tổ chức tại UAE, đánh bại Nhật Bản 3-1 trong trận chung kết. Họ đã thắng cả bảy trận đấu của họ, chỉ để thủng lưới một bàn duy nhất trong suốt giải đấu.
Tháng 2 năm 2010, Qatar giành quyền đăng cai Giải bóng đá vô địch thế giới 2022, dù trước đó chưa từng giành quyền vào vòng chung kết của giải đấu. Các nhà tổ chức địa phương đang lên kế hoạch xây dựng 9 sân vận động mới và mở rộng 3 sân vận động hiện có cho sự kiện này. Chiến thắng của Qatar giành quyền đăng cai tổ chức World Cup 2022 đã được chào đón nhiệt tình ở khu vực Vịnh Ba Tư vì đây là lần đầu tiên một quốc gia ở Trung Đông được chọn để tổ chức giải đấu. Tuy nhiên, giá thầu đã bị lôi kéo vào nhiều tranh cãi, bao gồm các cáo buộc hối lộ và can thiệp vào cuộc điều tra về cáo buộc hối lộ. Các hiệp hội bóng đá châu Âu cũng phản đối World Cup 2022 được tổ chức tại Qatar vì nhiều lý do, từ tác động của nhiệt độ đến thể lực của cầu thủ đến sự gián đoạn có thể gây ra trong lịch thi đấu nội địa châu Âu trong mùa đông. Vào tháng 5 năm 2014, quan chức bóng đá Qatar Mohammed bin Hammam đã bị buộc tội thanh toán tổng cộng 3 triệu bảng cho các quan chức để đổi lấy sự ủng hộ của họ đối với quyền tổ chức của Qatar. Tuy nhiên, một cuộc điều tra của FIFA về quy trình đấu thầu vào tháng 11 năm 2014 đã xóa sạch mọi hành vi sai trái của Qatar.
The Guardian, một tờ nhật báo quốc gia của Anh, đã sản xuất một bộ phim tài liệu ngắn có tên "Lạm dụng và bóc lột công nhân nhập cư chuẩn bị cho vương quốc vào năm 2022". Một cuộc điều tra năm 2014 của The Guardian cho biết các công nhân nhập cư đang xây dựng các văn phòng sang trọng cho ban tổ chức World Cup 2022 đã không được trả tiền trong hơn một năm và hiện đang "làm việc bất hợp pháp từ các nhà trọ bị nhiễm gián." Năm 2014, những người di cư Nepal tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho World Cup 2022 đã chết với một người cứ sau hai ngày. Ban tổ chức Qatar 2022 đã phản ứng với nhiều cáo buộc khác nhau bằng cách tuyên bố rằng việc tổ chức World Cup tại Qatar sẽ đóng vai trò là "chất xúc tác cho sự thay đổi" trong khu vực.
Mặc dù bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất, các môn thể thao đội tuyển khác từng đạt được thành công đáng kể tại trình độ cao cấp. Vào năm 2015, đội tuyển bóng ném quốc gia Qatar đạt ngôi á quân trước Pháp trong Giải vô địch bóng ném nam thế giới với tư cách là chủ nhà, tuy nhiên giải đấu đã bị hủy hoại hình ảnh bởi nhiều tranh cãi liên quan đến quốc gia chủ nhà và đội tuyển. Hơn nữa, vào năm 2014, Qatar đã giành chức vô địch thế giới trong môn bóng rổ 3x3 nam.
Khu liên hợp quần vợt và bóng quần quốc tế Khalifa tại Doha đã tổ chức WTA Tour Championships cho quần vợt nữ từ năm 2008 đến năm 2010. Doha tổ chức giải đấu WTA Premier Qatar Ladies Open hàng năm. Kể từ năm 2002, Qatar đã tổ chức Tour of Qatar hàng năm, một cuộc đua xe đạp táu chặng. Mỗi tháng hai, các tay đua thi đấu trên những con đường trên vùng đất bằng phẳng của Qatar trong sáu ngày. Mỗi giai đoạn bao gồm một khoảng hơn 100 km, mặc dù nó có thể ngắn hơn đôi chút. Tour of Qatar được tổ chức bởi Liên đoàn xe đạp Qatar dành cho các tay đua chuyên nghiệp.
Đội nhảy dù quân đội Qatar có một số môn nhảy dù khác nhau thi đấu tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Đội nhảy dù quốc gia Qatar biểu diễn hàng năm trong ngày Quốc khánh của Qatar và tại các sự kiện lớn khác, chẳng hạn như Giải vô địch bóng ném thế giới năm 2015. Doha bốn lần là chủ nhà của Giải vô địch thế giới Câu lạc bộ bóng chuyền nam FIVB và ba lần đăng cai Giải vô địch thế giới Câu lạc bộ bóng chuyền nữ FIVB. Doha một lần đăng cai Giải vô địch bóng chuyền châu Á.
Giáo dục
Qatar thuê RAND Corporation của Hoa Kỳ để cải cách hệ thống giáo dục 12 năm của mình. Thông qua Qatar Foundation, quốc gia này cho xây dựng Education City (thành phố giáo dục), tại đó có các chi nhánh địa phương của Học viện Y Weill Cornell, Trường Khoa học máy tính Carnegie Mellon, Trường Ngoại vụ Đại học Georgetown, Trường Báo chí Đại học Northwestern, Trường Công nghệ Đại học Texas A&M, Đại học Nghệ thuật Khối thịnh vượng chung Virginia và các học viện phương Tây khác.
Tỷ lệ mù chữ tại Qatar là 3,1% đối với nam giới và 4,2% đối với nữ giới theo số liệu năm 2012, đây là mức thấp nhất trong thế giới Ả Rập, song đứng thứ 86 trên thế giới. Các công dân được yêu cầu theo học tại cơ sở giáo dục công lập từ mầm non đến trung học. Đại học Qatar được thành lập vào năm 1973, là cơ sở lâu năm nhất và lớn nhất toàn quốc về giáo dục bậc đại học.
Trong tháng 11 năm 2002, Tiểu vương Hamad bin Khalifa Al Thani cho lập ra Hội đồng Giáo dục Tối cao. Hội đồng chỉ đạo và quản lý giáo dục ở mọi độ tuổi từ mầm non đến đại học, bao gồm sáng kiến "Giáo dục cho thời đại mới" có mục đích định vị Qatar là một thủ lĩnh về cải cách giáo dục. Theo Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới, các trường đại học hàng đầu trong nước là Đại học Qatar (thứ 1.881 trên toàn thế giới), Đại học Texas A&M tại Qatar (thứ 3.905) và Đại học Y khoa Weill Cornell ở Qatar (thứ 6.855).
Năm 2008, Qatar cho lập ra Công viên Khoa học & Kỹ thuật Qatar tại Education City nhằm liên kết các đại học này với ngành công nghiệp. Education City còn có trường tú tài quốc tế được công nhận hoàn toàn, Viện Hàn lâm Qatar. Ngoài ra, hai cơ sở của Canada là Học viện North Atlantic (trụ sở tại Newfoundland và Labrador) và Đại học Calgary đã khánh thành khu học xá của họ tại Doha. Cũng có các đại học phi lợi nhuận khác lập khu học xá tại Doha. Năm 2009, dưới sự bảo trợ của Sheikha Mozah Al Missned, Hội nghị thượng đỉnh đổi mới giáo dục thế giới (WISE) được tổ chức với mục đích chuyển đổi giáo dục thông qua đổi mới.
Năm 2012, Qatar được xếp hạng thứ ba từ dưới lên trong số 65 quốc gia OECD tham gia bài kiểm tra PISA về toán, đọc và kỹ năng cho trẻ em 15 và 16 tuổi, hơn Colombia hoặc Albania, mặc dù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong thế giới. Là một phần của chiến lược phát triển quốc gia, Qatar đã vạch ra kế hoạch chiến lược 10 năm để cải thiện trình độ giáo dục. Hơn nữa, chính phủ đã đưa ra các chương trình tiếp cận giáo dục, như Al-Bairaq. Al-Bairaq được ra mắt vào năm 2010 nhằm mục đích cung cấp cho học sinh trung học cơ hội trải nghiệm môi trường nghiên cứu tại Trung tâm Vật liệu tiên tiến tại Đại học Qatar. Chương trình bao gồm các ngôn ngữ và ngành STEM. |
Syria (phiên âm: "Xy-ri-a" hoặc "Xy-ri", hoặc سوريا ;), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc, lraq ở phía Đông, Jordan ở phía Nam, và Israel ở phía Tây Nam.
Cái tên Syria trước kia gồm toàn bộ vùng Levant, trong khi nhà nước hiện đại bao gồm địa điểm của nhiều vương quốc và đế chế cổ, gồm cả nền văn minh Ebla từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Trong thời kỳ Hồi giáo, thành phố thủ đô, Damascus, là nơi đóng đô của Đế chế Umayyad và là một thủ phủ tỉnh của Đế chế Mamluk. Damascus được nhiều người coi là một trong những thành phố có người cư trú liên tục cổ nhất thế giới.
Nước Syria hiện đại được thành lập như một vùng ủy trị của Pháp và giành được độc lập tháng 4 năm 1946, như một nhà nước cộng hòa nghị viện. Giai đoạn hậu độc lập khá bất ổn, và nhiều cuộc đảo chính quân sự và các âm mưu đảo chính đã làm rung chuyển đất nước trong giai đoạn 1949–1970. Syria đã ở dưới một Luật Khẩn cấp từ năm 1962, hoàn toàn ngừng mọi việc bảo vệ hiến pháp cho các công dân và hệ thống chính phủ của nó bị coi là phi dân chủ.
Nước này đã nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963, mặc dù quyền lực thực tế tập trung ở trong tay tổng thống và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị. Tổng thống hiện thời của Syria là Bashar al-Assad, người đã giành thắng lợi trong một cuộc trưng cầu dân ý kéo dài thời gian làm tổng thống của ông thêm một nhiệm kỳ nữa, với 97.62% phiếu bầu năm 2007 và là con trai của Hafez al-Assad, người giữ chức vụ này từ năm 1970 cho tới khi ông chết năm 2000. Syria đã đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, đặc biệt nhờ vị trí trung tâm của nó trong cuộc xung đột Ả Rập Israel, từ năm 1967 Israel đã chiếm Cao nguyên Golan của nước này, và bởi sự tham gia tích cực vào các công việc tại Liban và Palestine.
Dân số chủ yếu là tín đồ Hồi giáo Sunni, nhưng có số lượng các cộng đồng thiểu số Alawite, Shia, Thiên chúa giáo và Druze đáng kể. Từ thập niên 1960, các sĩ quan quân sự Alawite đã có ý định thống trị chính trị đất nước. Theo sắc tộc, khoảng 80% dân số là người Ả Rập, và nhà nước do Đảng Baath lãnh đạo theo các nguyên tắc quốc gia Ả Rập, trong khi xấp xỉ 20% thuộc các sắc tộc thiểu số Kurd, Armenia, Assyria, Turkmen, và Circassia.
Từ nguyên
Cái tên Syria xuất xứ từ tên Hy Lạp cổ đại gọi người Syria, , mà người Hy Lạp đặt mà không có sự phân biệt với Người Assyria. Một số học giả hiện đại cho rằng từ Hy Lạp có nguồn gốc từ từ có họ hàng gần , , có xuất xứ từ tiếng Akkad . Trong khi những người khác tin rằng nó xuất phát từ Siryon, cái tên mà người Sidonian đặt cho Núi Hermon.
Vùng được đặt tên này đã thay đổi theo thời gian. Thời cổ đại, Syria nằm ở cực phía đông của Biển Địa Trung Hải, giữa Ai Cập và Arabia ở phía nam và Cilicia ở phía bắc, kéo dài vào trong lục địa để bao gồm cả Mesopotamia, và có một biên giới không chắc chắn ở phía đông bắc mà Pliny the Elder miêu tả như gồm cả bên trong, từ tây sang đông, Commagene, Sophene, và Adiabene.
Tuy nhiên, tới thời Pliny, đại Syria này đã bị phân chia thành một số tỉnh thuộc Đế chế La Mã (nhưng về chính trị độc lập lẫn nhau): Judaea, sau này được đổi tên lại là Palaestina năm 135 (vùng tương đương với Israel, Jordan, và các lãnh thổ Palestine hiện đại) ở cực tây nam, Phoenicia tương đương với Liban, với Damascena ở phía bên trong Phoenicia, Coele-Syria (hay "Syria Thần thánh") phía nam sông Eleutheris, và Mesopotamia.
Báo đài tiếng Việt thường phiên âm là "Xy-ri" theo âm của tên tiếng Pháp là Syrie. Tuy vậy khi viết không theo phiên âm thì nước này lại được viết phổ biến theo tên tiếng Anh là Syria, nên cách phiên âm "Xy-ri-a" theo âm tiếng Anh cũng hay được sử dụng.
Lịch sử
Văn minh Eblan
Quanh thành phố khảo cổ Ebla gần thành phố Idlib ở phía bắc Syria, được phát hiện năm 1975, một đế chế Semitic trải dài từ Biển Đỏ ở phía nam tới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và tới Mesopotamia ở phía đông, tồn tại từ năm 2500 tới năm 2400 trước Công Nguyên. Ebla có vẻ đã được thành lập từ khoảng năm 3000 trước Công Nguyên, và dần xây dựng đế chế của nó thông qua thương mại với các thành phố của người Sumer và Akkad, cũng như với các dân tộc ở phía tây bắc. Những món quà từ các Pharaoh, được tìm thấy trong các cuộc khai quật, xác nhận mối quan hệ của Ebla với Ai Cập. Các học giả tin rằng ngôn ngữ của Ebla thuộc trong những ngôn ngữ Semitic viết cổ nhất đã được biết, được gọi là Paleo-Canaanite.
Tuy nhiên, những xếp hạng gần đây hơn của ngôn ngữ Eblaite đã cho thấy rằng nó là một ngôn ngữ đông Semitic, liên quan chặt chẽ với ngôn ngữ Akkad. Văn minh Eblan dường như đã bị Sargon của Akkad chinh phục khoảng năm 2260 trước Công Nguyên; thành phố được tái lập, như nhà nước của người Amorites, vài thế kỷ sau, và phát triển thịnh vượng ở đầu thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên cho tới khi bị người Hittites chinh phục.
Thời cổ đại và đầu thời kỳ Thiên Chúa giáo
Trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, Syria bị chiếm đóng liên tục bởi người Canaan, Phoenicia, và Arameans như một phần của sự tan vỡ và trao đổi chung liên quan tới Người Biển. Người Phoenicia định cư dọc theo bờ biển Palestine, cũng như ở phía tây (Liban), đã nổi tiếng về những cây tuyết tùng tháp của họ. Người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites đã nhiều lần chiếm vùng đất Syria chiến lược trong giai đoạn này; vùng đất giữa nhiều đế chế của họ là đầm lầy.
Cuối cùng, người Ba Tư chiếm Syria như một phần quyền bá chủ Tây Nam Á của họ; sự thống trị này được trao lại cho người Macedonia cổ đại sau những cuộc chinh phục của Alexander Đại đế và Đế chế Seleucid. Thủ đô của Đế chế này (được thành lập năm 312 trước Công nguyên) nằm tại Antioch, Antakya hiện nay bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Đế chế Seleucid về cơ bản chỉ là một giai đoạn suy tàn kéo dài và chậm chạp, và Pompey Đại đế chiếm Antioch năm 64 trước Công nguyên, biến Syria trở thành một tỉnh của La Mã. Vì thế quyền kiểm soát vùng này được trao cho người La Mã và sau đó là người Byzantine.
Trong thời kỳ Đế chế La Mã, thành phố Antioch là thành phố lớn thứ ba của đế chế sau Roma và Alexandria. Với dân số ước tính ở đỉnh điểm là 500,000 người, Antioch là một trong những trung tâm lớn của thương mại và công nghiệp của thế giới cổ đại. Dân số Syria ở thời kỳ hoàng kim của đế chế có lẽ không bị vượt quá cho tới tận thế kỷ XIX. Dân số đông đúc và giàu có của Syria khiến nó trở thành một trong những tỉnh quan trọng nhất của La Mã, đặc biệt trong các thế kỷ thứ II và thứ III (Công nguyên).
Hoàng đế La Mã Alexander Severus, cầm quyền từ năm 222 đến năm 235, là người Syria. Anh/em họ của ông Elagabalus, là hoàng đế từ năm 218 tới năm 222, cũng là người Syria và gia đình ông có quyền cha truyền con nối với chức thầy tế cao cấp của thần mặt trời El-Gabal tại Emesa (Homs hiện đại) ở Syria. Một hoàng đế La Mã khác cũng là người Syria là Marcus Julius Philippus, hoàng đế từ năm 244 tới năm 249.
Syria quan trọng trong lịch sử Thiên chúa giáo; Saul của Tarsus đã được cải đạo trên đường tới Damascus, sau đó được gọi là Thánh tông đồ Paul, và đã thành lập Nhà thờ Thiên chúa giáo có tổ chức đầu tiên tại Antioch ở Syria cổ đại, từ đó ông đã để lại dấu ấn trong nhiều chuyến đi truyền giáo.()
Thời kỳ Hồi giáo
Tới năm 640 Công Nguyên, Syria đã bị quân đội Rashidun dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid chinh phục, dẫn tới việc vùng này trở thành một phần của đế chế Hồi giáo. Ở giữa thế kỷ thứ VII, triều đại Umayyad, khi ấy là những người cai trị đế chế, đặt thủ đô đế chế tại Damascus. Syria được chia thành bốn quận: Damascus, Hims, Palestine và Jordan. Đế chế Hồi giáo trải dài từ Tây Ban Nha và Maroc tới Ấn Độ và nhiều phần của Trung Á, vì thế Syria thịnh vượng về kinh tế, là thủ đô của đế chế. Những nhà cai trị triều Ummayad đầu tiên như Abd al-Malik và al-Walid đã xây dựng nhiều cung điện lộng lẫy và các thánh đường Hồi giáo trên khắp Syria, đặc biệt tại Damascus, Aleppo và Homs. Có sự khoan dung lớn với tín đồ Thiên chúa giáo trong thời kỳ này và nhiều người giữ các chính vụ trong chính phủ. Quyền lực của quốc gia suy giảm nhiều sau thời cai trị của nhà Ummayad; chủ yếu bởi sự chuyên chế và tham nhũng lan tràn khắp giới lãnh đạo đế chế, sự xung đột giữa các nhân viên, và những cuộc cách mạng nối tiếp nhau của những nhóm nghèo khổ và bị đàn áp. Khi một trong những thủ lĩnh Ummayad trả lời một câu hỏi về các lý do dẫn tới sự suy tàn của đế chế của ông: "Thay vì thăm những nơi cần thăm, chúng tôi lại quan tâm nhiều hơn tới khoái lạc và sự vui thú của cuộc sống; chúng tôi đàn áp nhân dân của chúng tôi cho tới khi họ đầu hàng và tìm cách giải thoát khỏi chúng tôi, [...] chúng tôi tin tưởng những vị quan chỉ lo cho quyền lợi của riêng mình và tìm cách che giấu các bí mật khỏi triều đình, và chúng tôi không vội vàng trao thưởng cho các chiến sĩ của chúng tôi khiến chúng tôi mất sự tuân thủ của họ cho kẻ thù của mình." Triều đại Ummayad sau đó bị triều đại Abbasid lật đổ năm 750, họ dời thủ đô của đế chế tới Baghdad. Tiếng Ả Rập — trở thành ngôn ngữ chính thức dưới thời cai trị của Ummayad — trở thành ngôn ngữ ưu thế, thay thế tiếng Hy Lạp và Aramaic trong thời Abbasid. Năm 887, người Tulunid tại Ai Cập sáp nhập Syria từ tay nhà Abbasid, và sau đó bị thay thế bởi triều đại Hamdanid có nguồn gốc ở Aleppo do Sayf al-Daula sáng lập.
Những đoạn bờ biển của Syria trong một thời gian ngắn nằm trong tay các lãnh chúa Frankish trong thời Thập tự chinh ở thế kỷ XII, và được gọi là nhà nước Thập tự chinh của Công quốc Antioch. Vùng này cũng bị đe doạ bởi những kẻ cực đoan Shi'a được gọi là Những kẻ giết người (Hashshashin). Năm 1260, người Mông Cổ tới nơi, dưới sự lãnh đạo của Hulegu với một đội quân 100.000 người, phá huỷ các thành phố và các công trình thủy lợi. Aleppo sụp đổ tháng 1 năm 1260, và Damascus vào tháng 3, nhưng sau đó Hulegu phải ngừng cuộc tấn công để quay về Trung Quốc giải quyết cuộc tranh cãi kế vị. Quyền chỉ huy của đội quân Mông Cổ ở lại thuộc Kitbugha, một người Mông Cổ theo Thiên chúa giáo. Vài tháng sau, người Mamluk tới nơi với một đội quân từ Ai Cập, và đã đánh bại quân Mông Cổ trong trận Ayn Jalut, ở Galilee. Nhà lãnh đạo Mamluk, Baybars, lập các thủ đô của mình tại Cairo và Damascus, được kết nối bằng một con đường thư tín sử dụng cả ngựa và bồ câu đưa thư. Khi Baybars chết, người kế vị ông bị lật đổ, và quyền lực rơi vào tay một người Thổ tên là Qalawun. Cùng lúc ấy, một tiểu vương Ả Rập là Sunqur al-Ashqar đã tìm cách tuyên bố mình là vua cai trị Damascus, nhưng ông bị Qalawun đánh bại ngày 21 tháng 6 năm 1280, và bỏ chạy tới miền bắc Syria. Al-Ashqar, người đã cưới một phụ nữ Mông Cổ, kêu gọi sự giúp đỡ từ những người Mông Cổ, và vào năm 1281, họ tới nơi với một đội quân 50.000 người Mông Cổ và 30.000 người Armenia, Gruzia, và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với lực lượng phiến loạn của Al-Ashqar. Người Mông Cổ của Ilkhanate chiếm thành phố, nhưng Qalawun tới nơi với một lực lượng Mamluk, thuyết phục Al-Ashqar thay đổi ý định và gia nhập cùng ông ta, và họ chiến đấu chống lại người Mông Cổ ngày 29 tháng 10 năm 1281, trong Trận Homs thứ hai, một trận cận chiến dẫn tới cái chết của đa số chiến binh, nhưng cuối cùng chiến thắng thuộc về người Mamluk.
Năm 1400, Timur Lenk, hay Tamerlane, xâm lược Syria, cướp phá Aleppo và chiếm Damascus sau khi đánh bại quân đội Mamluk. Người dân thành phố bị thảm sát, ngoại trừ các thợ thủ công, những người bị trục xuất tới Samarkand. Chính trong những cuộc chinh phục của Timur mà dân số Thiên chúa giáo bản xứ tại Syria bắt đầu phải chịu sự đàn áp lớn hơn.
Tới cuối thế kỷ XV, sự khám phá ra con đường biển từ châu Âu tới Viễn Đông đã chấm dứt nhu cầu về một con đường thương mại trên đất liền qua Syria. Bị người Mông Cổ phá huỷ, Syria dễ dàng bị hấp thu vào trong Đế chế Ottoman từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XX, và tự thấy mình hầu như tách biệt và bị lãng quên bởi các sự kiện thế giới. xem thêm Syria Ottoman
Thời kỳ Ottoman
Vì Đế chế Ottoman chiến đấu bên cạnh Đức trong Thế Chiến I, những kế hoạch của các cường quốc Đồng minh nhằm làm tan rã lãnh thổ to lớn của Ottoman khi ấy đã có thể thực hiện. Hai nhà ngoại giao của Đồng minh (François Georges-Picot người Pháp và Mark Sykes người Anh) bí mật đồng thuận, từ lâu trước cuộc chiến, cách phân chia Đế chế Ottoman thành nhiều vùng ảnh hưởng. Thoả thuận Sykes-Picot năm 1916 đặt ra số phận của Tây Nam Á hiện đại trong thế kỷ tiếp sau; trao cho Pháp vùng phía bắc (Syria, với sau này là Liban), và Anh Quốc phía nam (Jordan, Iraq và sau này, sau những cuộc tái đàm phán năm 1917, Palestine - 'để đảm bảo việc vận chuyển quân hàng ngày từ Haifa tới Baghdad' - thoả thuận n° 7). Hai lãnh thổ chỉ bị chia cắt bởi một dải biên giới hẹp từ Jordan tới Iran. Nhưng những khám phá đầu tiên về dầu mỏ trong vùng Mosul chỉ ngay trước khi cuộc chiến chấm dứt dẫn tới một cuộc đàm phán khác với người Pháp năm 1918 để nhượng vùng này vào 'Khu vực B', hay vùng ảnh hưởng của Anh. Các biên giới giữa 'Vùng A' và 'Vùng B' đã không thay đổi từ năm 1918 cho đến nay. Từ năm 1920, hai bên đã được công nhận quốc tế theo uỷ quyền của Hội quốc liên bởi hai quốc gia thống trị; Pháp và Anh.
Ủy trị Pháp
Năm 1920, một Vương quốc Ả Rập Syria độc lập được thành lập dưới sự cai trị của Faisal I thuộc gia đình Hashemite, người sau này trở thành Vua Iraq. Tuy nhiên, quyền cai trị của ông với Syria đã chấm dứt chỉ sau vài tháng, sau cuộc xung đột giữa các lực lượng Ả Rập Syria của ông và những lực lượng chính quy của Pháp tại Trận Maysalun. Quân đội Pháp chiếm Syria cuối năm đó sau khi hội nghị San Remo đề xuất rằng Hội quốc liên đặt Syria dưới sự uỷ trị Pháp. Năm 1925 Sultan Pasha al-Atrash lãnh đạo một cuộc nổi dậy bùng phát tại vùng núi Druze và lan ra toàn thể Syria cùng nhiều vùng của Liban. Đây được coi là một trong những cuộc cách mạng quan trọng nhất chống lại sự uỷ trị Pháp, bởi nó bao gồm toàn bộ Syria và đã diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân nổi dậy và quân Pháp.[2]
Ngày 23 tháng 8 năm 1925 Quốc vương Pasha al-Atrash chính thức tuyên bố cách mạng chống lại người Pháp và chiến tranh nhanh chóng nổ ra tại Damascus, Homs và Hama. Al-Atrash đã giành nhiều trận thắng trước quân Pháp ở thời điểm đầu cuộc cách mạng, đáng chú ý là Trận Al-Kabir ngày 21 tháng 7 năm 1925, Trận Al-Mazra'a ngày 2 tháng 8 năm 1925, và sau đó là các trận đánh Salkhad, Almsifarh và Suwayda. Sau những thắng lợi của phe nổi dậy trước quân Pháp, Pháp đã gửi hàng nghìn quân tới Syria và Liban từ Maroc và Sénégal, được trang bị vũ khí hiện đại, so với số lượng quân nhu hạn chế của phe nổi dậy. Việc này đã làm xoay chuyển cơ bản kết quả và cho phép người Pháp giành lại nhiều thành phố, dù sự kháng cự chỉ chấm dứt vào mùa thu năm 1927. Người Pháp kết án tử hình Quốc vương al-Atrash, nhưng ông đã trốn thoát với một số quân nổi dậy tới Transjordan và sau đó được ân xá. Ông quay lại Syria năm 1937 sau khi ký kết Hiệp ước Syria Pháp và được nhân dân đón chào nồng nhiệt.
Syria và Pháp đã đàm phán một hiệp ước độc lập tháng 9 năm 1936, và Hashim al-Atassi, người là Thủ tướng trong thời gian cai trị ngắn ngủi của Vua Faisal, là tổng thống đầu tiên được bầu theo một hiến pháp mới, lần đầu tiên là hiện thân của nhà nước cộng hoà Syria hiện đại. Tuy nhiên, hiệp ước không bao giờ có hiệu lực bởi Quốc hội Pháp từ chối phê chuẩn nó. Với sự sụp đổ của nhà nước Pháp năm 1940 trong Thế Chiến II, Syria nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Vichy cho tới khi Anh Quốc và Pháp Tự do chiếm nước này tháng 7 năm 1941. Syria một lần nữa tuyên bố độc lập năm 1941 nhưng mãi tới ngày 1 tháng 1 năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Áp lực tiếp tục từ các nhóm quốc gia Syria và của Anh buộc người Pháp phải rút quân tháng 4 năm 1946, trao lại nước này vào tay chính phủ cộng hoà đã được thành lập trong thời uỷ trị.
Bất ổn và quan hệ nước ngoài: độc lập tới năm 1967
Dù có sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau khi tuyên bố độc lập, chính trị Syria từ khi độc lập tới cuối thập niên 1960 được ghi dấu bởi sự thay đổi. Từ năm 1946 tới năm 1956, Syria có 20 nội các khác nhau và soạn thảo bốn bản hiến pháp khác nhau. Năm 1948, Syria tham gia vào Chiến tranh Ả Rập-Israel, liên kết cùng các quốc gia Ả Rập trong khu vực tìm cách ngăn chặn sự thành lập nhà nước Israel. Quân đội Syria bị đẩy lùi khỏi hầu hết lãnh thổ Israel, nhưng đã thiết lập được các căn cứ tại Cao nguyên Golan và tìm cách giữ các biên giới cũ và một số lãnh thổ mới (chúng được chuyển đổi thành "cái gọi là" các khu vực phi quân sự dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc, nhưng sau đó dần mất vào tay Israel trong những năm giữa các cuộc chiến; vị thế của các lãnh thổ này đã trở thành một cản trở cho các cuộc đàm phán Syria-Israel).
Thất bại nhục nhã của quân đội là một trong những yếu tố dẫn tới việc Thiếu tá Husni al-Za'im lên nắm quyền lực năm 1949, trong cái từng được miêu tả như vụ đảo chính quân sự đầu tiên của thế giới Ả Rập. từ khi Thế Chiến II bắt đầu. Việc này nhanh chóng được tiếp nối bằng một vụ đảo chính mới, bởi Thiếu tá Sami al-Hinnawi, người sau đó nhanh chóng bị Thiếu tá Adib Shishakli hạ bệ, tất cả đều diễn ra trong cùng một năm. Sau khi thực hiện ảnh hưởng phía sau hậu trường ở một số thời điểm, lập vai trò thống trị trong nghị viện đã tan rã, Shishakli tung ra một cuộc đảo chính thứ hai năm 1951, mở rộng vai trò của mình và cuối cùng xoá bỏ cả nghị viện và hệ thống đa đảng phái. Chỉ khi chính tổng thống Shishakli bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 1954, hệ thống nghị viện mới được tái lập, nhưng hoàn toàn suy yếu vì những trò vận động chính trị được ủng hộ bởi các phe nhóm đang cạnh tranh lẫn nhau trong giới quân sự. Tới thời điểm đó, chính trị dân sự đã phần lớn không còn ý nghĩa, và quyền lực dần tập trung vào phái quân sự và an ninh, khi ấy đã chứng tỏ mình là lực lượng duy nhất có khả năng nắm và - có lẽ - giữ quyền lực. Các định chế nghị viện vẫn còn yếu kém và không hiệu quả, bị thống trị bởi những cuộc tranh giành đảng phái đại diện cho giới chủ đất và nhiều quý tộc Sunni đô thị, trong khi kinh tế và chính trị bị quản lý kém, và ít điều được thực hiện để tăng cường vai trò của tầng lớp nông dân Syria đa số. Điều này, cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa Nasser và các tư tưởng chống thực dân khác, đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho nhiều phong trào quốc gia Ả Rập, chủ nghĩa quốc gia Syria và xã hội chủ nghĩa, những người đại diện cho các phái bất mãn trong xã hội, đáng kể nhất gồm cả các nhóm thiểu số tôn giáo và những người yêu cầu cải cách cấp tiến.
Trong cuộc khủng hoảng kênh Suez năm 1956, sau khi quân đội Israel xâm lược Bán đảo Sinai, và sự can thiệp của quân đội Anh và Pháp, thiết quân luật được ban bố tại Syria. Những cuộc tấn công tháng 11 năm 1956 vào các đường ống dẫn dầu của Iraq để trả đũa việc Iraq chấp nhận tham gia Hiệp ước Baghdad. Đầu năm 1957 Iraq đề nghị Ai Cập và Syria phản đối một sự tiếp quản Jordan.
Tháng 11 năm 1956 Syria ký một hiệp ước với Liên Xô, cung cấp một cứ điểm cho Chủ nghĩa cộng sản tạo lập ảnh hưởng bên trong chính phủ để đổi lấy các máy bay, xe tăng và các trang thiết bị quân sự khác. Sự gia tăng sức mạnh kỹ thuật quân sự này của Syria đã làm Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại, bởi dường như có nguy cơ đáng sợ rằng Syria sẽ chiếm lại Iskenderun, một vấn đề gây tranh cãi giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Mặt khác, Syria và Liên bang Xô viết buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ tập trung quân đội tại biên giới Syria. Trong sự căng thẳng này, những người cộng sản đã giành thêm được quyền quản lý với chính phủ và quân đội Syria. Chỉ những cuộc tranh luận đang nóng lên ở Liên hiệp quốc (nơi Syria là một thành viên từ đầu) mới làm giảm nhẹ mối đe doạ chiến tranh.
Sự bất ổn chính trị của Syria trong những năm sau cuộc đảo chính năm 1954, sự tương đồng trong các chính sách của Syria và Ai Cập, và lời kêu gọi của Tổng thống Ai Cập Gamal Abdal Nasser về vai trò lãnh đạo của nước này trong bối cảnh vụ khủng hoảng kênh Suez đã tạo ra sự ủng hộ tại Syria về một liên minh với Ai Cập. Ngày 1 tháng 2 năm 1958, Tổng thống Syria Shukri al-Quwatli và Nasser thông báo sự sáp nhập hai quốc gia, lập ra Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, và toàn bộ các đảng chính trị Syria, cũng như những người Cộng sản bên trong đó, ngừng công khai các hoạt động.
Tuy nhiên, liên minh này không mang lại thành công. Sau một cuộc đảo chính quân sự ngày 28 tháng 9 năm 1961, Syria rút lui, tái lập mình thành nhà nước Cộng hoà Ả Rập Syria. Sự bất ổn tiếp tục diễn ra trong 18 tháng sau đó, với nhiều cuộc đảo chính với đỉnh điểm vào ngày 8 tháng 3 năm 1963, với sự thành lập Hội đồng Quốc gia Bộ chỉ huy Cách mạng của những sĩ quan quân đội Syria theo cánh tả (NCRC), một nhóm các quan chức quân sự và dân sự nắm mọi quyền hành pháp và lập pháp. Vụ chiếm quyền được các thành viên của Đảng Phục hồi Xã hội chủ nghĩa Ả Rập (Đảng Baath) sắp đặt, đảng này đã hoạt động tích cực tại Syria và các quốc gia Ả Rập khác từ cuối những năm 1940. Nội các mới có đa số là các thành viên đảng Baath.
Vụ đảng Baath chiếm quyền ở Syria sau một vụ đảo chính của đảng Baath tại Iraq vào tháng trước đó. Chính phủ mới của Syria nghiên cứu khả năng lập liên minh với Ai Cập và với nước Iraq cũng đang nằm dưới sự quản lý của đảng Baath. Một thoả thuận được ký kết tại Cairo ngày 17 tháng 4 năm 1963, về một cuộc trưng cầu dân ý về hợp nhất sẽ được tổ chức vào tháng 9 năm 1963. Tuy nhiên, những bất đồng nghiêm trong giữa các bên nhanh chóng xuất hiện, và liên bang ba bên đã không thể hình thành. Sau đó, chính phủ đảng Baath tại Syria và Iraq bắt đầu đàm phán việc thành lập liên minh hai nước. Những kế hoạch này sụp đổ tháng 11 năm 1963, khi chính phủ Baath tại Iraq bị lật đổ. Tháng 5 năm 1964, Tổng thống Amin Hafiz thuộc NCRC ban hành một hiến pháp lâm thời tạo lập một Hội đồng Cách mạng Quốc gia (NCR), một cơ quan lập pháp theo chỉ định gồm các đại biểu đại diện cho các tổ chức lớn - công nhân, nông dân, và các liên đoàn chuyên nghiệp - một hội đồng tổng thống, với quyền hành pháp, và một nội các. Ngày 23 tháng 2 năm 1966, một nhóm sĩ quan quân đội tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ thành công, bỏ tù Tổng thống Hafiz, giải tán nội các và NCR, bãi bỏ hiến pháp lâm thời, và tạo lập một chính phủ Baath địa phương và dân sự ngày 1 tháng 3. Các lãnh đạo cuộc đảo chính miêu tả nó như là một "cuộc chỉnh lý" các nguyên tắc của đảng Baath.
Chiến tranh sáu ngày và hậu quả
Khi Nasser đóng cửa Vịnh Aqaba với các con tàu đi về Eilat, chính phủ Baath ủng hộ vị lãnh đạo Ai Cập, các đội quân tập trung tại Cao nguyên Golan chiến lược để phòng vệ chống lại những cuộc bắn pháo của Israel vào Syria. Theo văn phòng Liên hiệp quốc tại Jerusalem từ năm 1955 tới năm 1967, 65 trong 69 vụ bùng phát căng thẳng biên giới giữa Syria và Israel do người Israel gây ra. Tờ New York Times thông báo năm 1997 rằng "Moshe Dayan, vị chỉ huy được ca tụng, người là Bộ trưởng Quốc phòng năm 1967, đã ra lệnh chinh phục Golan…[said] nhiều vụ bắn nhau với người Syria là do phía Israel cố tình gây ra, và những người dân định cư tạo áp lực đòi chính phủ chiếm Cao nguyên Golan ít quan tâm tới an ninh hơn nhiều so với đất đai của họ." Tháng 5 năm 1967, Hafez al-Assad, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng Syria tuyên bố: "Các lực lượng của chúng tôi hiện hoàn toàn sẵn sàng không chỉ cho việc đẩy lùi sự thù địch, mà còn thực hiện hành động giải phóng, và đạp tan sự hiện diện của người Do Thái trên quê hương Ả Rập. Quân đội Syria, với những ngón tay đã đặt trên cò súng, đang thống nhất... Tôi, với tư cách một quân nhân, tin rằng thời điểm đã tới để bước vào một trận đánh của sự huỷ diệt." Sau khi Israel tung ra cuộc tấn công trước vào Ai Cập để bắt đầu cuộc chiến tranh tháng 6 năm 1967, Syria cũng tham chiến chống lại Israel. Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, sau khi đã chiếm Bán đảo Sinai và Dải Gaza từ Ai Cập, cũng như Bờ Tây và đông Jerusalem từ Jordan, Israel quay sự chú ý sang Syria, chiếm toàn bộ Cao nguyên Golan trong chưa tới 48 giờ.
Xung đột đã phát triển giữ một cánh quân sự cực đoan và một nhánh dân sự ôn hoà hơn của Đảng Baath. Cuộc rút lui năm 1970 của các lực lượng Syria được gửi tới để giúp đỡ PLO trong những hành động thù địch "tháng 9 Đen" với Jordan phản ánh sự bất đồng chính trị này bên trong giới lãnh đạo Đảng Baath cầm quyền. Tới ngày 13 tháng 11 năm 1970, Bộ trưởng Quốc phòng Hafez al-Assad được nhất trí đưa lên làm nhân vật chủ chốt của chính phủ, khi ông thực hiện một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu ("Phong trào Chỉnh đốn").
Đảng Baath cầm quyền dưới thời Hafez al-Assad, 1970–2000
Ngay khi nắm quyền lực, Hafez al-Assad nhanh chóng hành động để thành lập một cơ cấu tổ chức cho chính phủ của ông và củng cố quyền lực. Bộ chỉ huy Địa phương Lâm thời của Đảng Baath Xã hội chủ nghĩa của Assad chỉ định một cơ quan lập pháp gồm 173 thành viên, Hội đồng Nhân dân, trong đó Đảng Baath chiếm 87 ghế. Số ghế còn lại được chia cho "các tổ chức nhân dân" và các đảng nhỏ khác. Tháng 3 năm 1971, đảng tổ chức các đại hội địa phương và bầu một Bộ chỉ huy Địa phương mới gồm 21 thành viên do Assad đứng đầu. Cũng trong tháng đó, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức để xác nhận vị trí Tổng thống của Assad trong một nhiệm kỳ 7 năm. Tháng 3 năm 1972, để mở rộng nền tảng của chính phủ, Assad thành lập Mặt Trận Tiến bộ Quốc gia, một liên minh các đảng do Đảng Baath lãnh đạo, và cuộc bầu cử được tổ chức để thành lập các hội đồng địa phương tại mỗi trong 14 vùng thủ hiến của Syria. Tháng 3 năm 1973, một hiến pháp mới của Syria bắt đầu có hiệu lực và ngay sau đó là cuộc bầu cử nghị viện cho Hội đồng Nhân dân, cuộc bầu cử đầu tiên như vậy từ năm 1962. Hiến pháp 1973 ban cho Tổng thống Assad quyền lực gần như tuyệt đối. Thủ tướng và nội các do Tổng thống chỉ định mà không cần bất kỳ sự phê chuẩn nào. Bất kỳ ai muốn thành đạt trên con đường hoạn lộ đều phải thông qua Đảng và phải thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng và Assad. Những công việc béo bơtrong chính quyến thường được trao cho thành viên trong gia đình Tổng thống hoặc cho người trong nhóm thiểu số Alawite hay đồng hương với Tổng thống Assad.
Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Syria và Ai Cập khởi động cuộc Chiến tranh Yom Kippur bằng cách tung ra một cuộc tấn công đầy bất ngờ vào các lực lượng Israel đang chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria và Bán đảo Sinai của Ai Cập. Sau thắng lợi ban đầu, quân đội Israel đã lấy lại những gì đã mất, đẩy quân đội Syria ra khỏi Golan và tiến vào trong lãnh thổ Syria vượt qua biên giới năm 1967. Như một hậu quả, Israel tiếp tục chiếm đóng Cao nguyên Golan như một phần của các lãnh thổ do Israel chiếm đóng.
Đầu năm 1976, nội chiến Liban trở nên bất lợi cho người Thiên chúa giáo Maronite. Syria gửi 40,000 quân vào nước này để giúp họ khỏi bị đánh bại, nhưng nhanh chóng bị lôi kéo vào cuộc nội chiến Liban, bắt đầu 30 năm Syria chiếm đóng Liban. Nhiều tội ác tại Liban gắn liền với các lực lượng và các nhân viên tình báo Syria (trong số đó, các vụ ám sát Kamal Jumblat và Bachir Gemayel thường được cho là có liên quan tới Syria hay các nhóm được Syria hậu thuẫn). Trong 15 năm sau đó của cuộc nội chiến, Syria chiến đấu vì cả sự kiểm soát với Liban, và như một nỗ lực nhằm làm suy yếu Israel ở miền nam Liban, thông qua việc sử dụng trên diện rộng các đồng minh Liban làm các chiến binh uỷ nhiệm. Nhiều người coi sự hiện diện của quân đội Syria tại Liban như là một sự chiếm đóng, đặc biệt sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1990, sau Thoả thuận Taif được Syria tài trợ. Syria sau đó vẫn ở lại Liban cho tới năm 2005, thực hiện một sự ảnh hưởng rất mạnh với chính trị Liban, khiến rất nhiều người phẫn nộ.
Khoảng một triệu công nhân Syria đã tới LIban sau khi cuộc chiến chấm dứt để tìm việc làm trong công cuộc tái thiết nước này. Các công nhân Syria được ưa chuộng hơn người Palestine và các công nhân Liban bởi họ có thể nhận lương thấp hơn, nhưng một số người đã phàn nàn rằng việc chính phủ Syria khuyến khích các công dân của mình vào nước láng giềng nhỏ bé và bị quản lý quân sự để tìm việc, trên thực tế là một nỗ lực thực dân hoá Liban của Syria. Hiện tại, các nền kinh tế Syria và Liban hoàn toàn độc lập. Năm 1994, dưới áp lực từ Damascus, chính phủ Liban trong một hành động gây tranh cãi đã trao quyền công dân cho hơn 200,000 người Syria sống ở nước này. (Để biết thêm về vấn đề, xem Nhân khẩu Liban)
Chính phủ chuyên chế không phải không bị chỉ trích, sự bất mãn công khai bị đàn áp. Tuy nhiên, một sự thách thức nghiêm trọng xuất hiện hồi cuối thập niên 70, từ những người Hồi giáo Sunni chính thống, những người chối bỏ các giá trị căn bản của chương trình thế tục của Đảng Baath và kêu gọi cai trị bởi Alawis, những người họ coi là dị giáo. Từ năm 1976 cho tới khi nó bị đàn áp năm 1982, the tổ chức Anh em Hồi giáo bảo thủ đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống chính phủ. Để đối phó với một âm mưu nổi dậy của tổ chức này vào tháng 2 năm 1982, chính phủ đã đàn áp những người chính thống tập trung tại thành phố Hama, san bằng nhiều phần thành phố bằng pháo binh, khiến từ 10.000 tới 25.000 người chết và bị thương, chủ yếu là thường dân (xem thảm sát Hama). Từ đó, những cuộc tuần hành công khai và các hoạt động chống chính phủ đã bị hạn chế.
Sự tham gia của Syria vào liên minh đa quốc gia do Mỹ cầm đầu năm 1990 chống Saddam Hussein đã đánh dấu một sự thay đổi bước ngoặt trong các quan hệ của Syria cả với các quốc gia Ả Rập khác và thế giới phương tây. Syria đã tham gia vào Hội nghị Hoà bình tây Nam Á đa bên tại Madrid tháng 10 năm 1991, và trong thập niên 1990 tham gia vào những cuộc đàm phán trực tiếp, mặt đối mặt với Israel. Những cuộc đàm phán này đã thất bại, và không còn có những cuộc đàm phán trực tiếp Syria-Israel nữa từ khi Tổng thống Hafiz al-Assad gặp gỡ với Tổng thống Bill Clinton tại Genève tháng 3 năm 2000.
Thế kỷ XXI
Hafez al-Assad mất vào ngày 10 tháng 6 năm 2000. Con trai ông là Bashar al-Assad được bầu làm thủ tướng trong một cuộc bầu cử không có đối thủ. Trong quá trình bầu cử diễn ra Mùa xuân Damascus và các hy vọng cải cách, song đến mùa thu năm 2001, nhà cầm quyền đàn áp phong trào, tống giam một số tri thức hàng đầu. Cải cách bị hạn chế trong một số cải cách thị trường.
Ngày 5 tháng 10 năm 2003, Israel oanh tạc một địa điểm gần Damascus vì cho rằng đó là một cơ sở huấn luyện khủng bố của Jihad Hồi giáo. Trong tháng 3 năm 2004, người Kurd và người Ả Rập Syria xung đột tại thành phố đông bắc al-Qamishli. Dấu hiệu hỗn loạn được nhận thấy trong các thành phố Qamishli và Hasakeh. Năm 2005, Syria kết thúc chiếm đóng Liban. Ngày 6 tháng 9 năm 2007, các máy bay tiêm kích bị cáo buộc là của Israel đã tiến hành Chiến dịch Orchard chống lại một cơ sở nghi là lò phản ứng hạt nhân đang được Triều Tiên xây dựng tại Syria.
Nội chiến Syria được kích thích từ các cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập. Nó bắt đầu vào năm 2011 dưới hình thức một chuỗi các cuộc kháng nghị được cho là hoà bình, tiếp đó quân đội Syria bị cáo buộc tiến hành trấn áp. Trong tháng 7 năm 2011, những quân nhân đào ngũ tuyên bố thành lập Quân đội Syria Tự do và bắt đầu lập các đơn vị chiến đấu. Thế lực phản đối chủ yếu là người Hồi giáo Sunni, trong khi các nhân vật đứng đầu chính phủ nhìn chung gắn bó với giáo phái Alawi. Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria, tính đến tháng 7 năm 2017 có khoảng 331.765 đến 475.000 người thiệt mạng trong Nội chiến Syria Nhằm tránh bạo lực, 4,9 triệu người Syria đã đi tị nạn tính đến năm 2015.
Chính trị
Syria là một nhà nước cộng hoà với các nhánh hành pháp sau của chính phủ: tổng thống, hai phó tổng thống, thủ tướng, Hội đồng Bộ trưởng (nội các). Nhánh lập pháp của Syria là Hội đồng Nhân dân đơn viện. Thể chế chính trị của Syria được coi là một trong những thể chế độc tài chuyên quyền nhất thế giới. Các nhà tù giam giữ một số lượng lớn tù chính trị.
Các nhánh tư pháp của Syria gồm Toà án Hiến pháp Tối cao, Hội đồng Pháp luật Cao cấp, Toà phá án, và các toà án An ninh Quốc gia. Luật Hồi giáo là nguồn gốc chính của pháp luật và hệ thống pháp luật của Syria có các yếu tố của luật pháp Ottoman, Pháp, và Hồi giáo. Syria có ba cấp toà án: các toà sơ thẩm, toà phúc thẩm, và toà án hiến pháp, toà án cấp cao nhất. Các toà án tôn giáo giải quyết các vấn đề cá nhân và luật gia đình.
Các đảng chính trị: Đảng Baath là đảng chi phối, Phong trào Xã hội chủ nghĩa Ả Rập, Liên minh Xã hội chủ nghĩa Ả Rập, Đảng Cộng sản Syria, Đảng Liên minh Dân chủ Xã hội chủ nghĩa, và khoảng 15 đảng chính trị nhỏ khác cùng 14 đảng chính trị người Kurd trên thực tế có tồn tại nhưng bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Quyền bầu cử: Phổ thông ở độ tuổi 18.
Hiến pháp và Chính phủ
Hiến pháp của Syria được thông qua ngày 13 tháng 3 năm 1971. Hiến pháp trao cho Đảng Baath các chức năng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Tổng thống được lựa chọn thông qua trưng cầu dân ý với nhiệm kỳ 7 năm. Tuy nhiên, trên thực tế người dân phải bầu lãnh đạo Đảng Baath làm tổng thống. Tổng thống cũng là Tổng thư ký Đảng Baath và lãnh đạo Mặt trận Tiến bộ Quốc gia. Mặt trận Tiến bộ Quốc gia là một liên minh 10 đảng chính trị được chính phủ cho phép.
Hiến pháp đòi hỏi Tổng thống phải là một tín đồ Hồi giáo, nhưng không quy định Đạo Hồi là tôn giáo nhà nước. Hiến pháp trao cho tổng thống quyền chỉ định các bộ trưởng, tuyên chiến và công bố tình trạng khẩn cấp, ra các điều luật (mà, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp, cần phải được Hội đồng Nhân dân phê chuẩn), ân xá, sửa đổi hiến pháp, và chỉ định các quan chức dân sự và nhân viên quân sự. Tổng thống Syria là Al-Assad từ năm 2000.
Nhân quyền
Syria không có hồ sơ nhân quyền tốt. Chính phủ Assad đã bị chỉ trích vì bắt giữ những người chính quyền cho là kẻ khủng bố và những nhà hoạt động xấu, kiểm duyệt các website, cản trở các blogger, và áp đặt các lệnh cấm di chuyển. Giam giữ độc đoán, tra tấn và những vụ mất tích là phổ biến. Dù hiến pháp Syria đảm bảo quyền bình đẳng giới, những người chỉ trích nói rằng luật pháp về vị thế cá nhân và luật hình sự phân biệt chống phụ nữ và các cô gái. Hơn nữa, hiến pháp cũng quy định sự khoan dung cho cái gọi là các tội ác "danh dự".
Những vụ bắt giữ gần đây trái ngược với nhân quyền căn bản gồm vụ bắt giữ Muhannad Al-Hasani, một luật sư nổi tiếng và là người bảo vệ can đảm cho các tù nhân lương tâm Syria. Trước vụ bắt giữ ông, Muhannad Al-Hassani đã ngày càng bị chính quyền Syria gây nhiều áp lực bởi những công việc như một luật sư và người bảo vệ nhân quyền của ông, gồm cả việc ông giám sát Toà án An ninh Nhà nước Tối cao (SSSC), là một toà án đặc biệt tồn tại bên ngoài hệ thống pháp lý thông thường để xét xử những người bị cho là gây nguy hiểm tới chế độ. Những nhà hoạt động đã kêu gọi sự can thiệp cá nhân để Muhannad Al-Hasani cùng các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm khác tại Syria được thả.
Kareem Arabji, một nhà thư vấn kinh doanh 31 tuổi, đã viết nhiều bài báo dưới một bút danh chỉ trích sự tham nhũng và độc tài tại Syria. Ngày 7 tháng 6 năm 2007, Arabji bị các lực lượng an ninh Syria bắt giữ và cấm cố tại Chi nhánh Palestine của Tình báo Quân sự tại Damascus. Ông bị kết tội, "thông tin sai sự thật hay phóng đại những tin tức gây ảnh hưởng tới đạo đức quốc gia."
Luật tình trạng khẩn cấp
Từ năm 1963 Luật tình trạng khẩn cấp đã có hiệu lực, hoàn toàn treo hầu hết những bảo vệ hiến pháp cho người Syria. Các chính phủ Syria đã thanh minh cho tình trạng khẩn cấp bằng sự tiếp diễn của cuộc chiến tranh với Israel. Các công dân Syria phê chuẩn tổng thống thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Syria không có những cuộc bầu cử lập pháp đa đảng phái.
Phân chia hành chính
Syria được chia thành 14 vùng thủ hiến, hay muhafazat (số ít: muhafazah). Các vùng thủ hiến được chia thành tổng cộng sáu mươi quận, hay manatiq (số ít mintaqah), và các quận lại được chia tiếp thành các đơn vị cấp dưới quận, hay nawahi (số ít nahiya).
Một thủ hiến, việc chỉ định thủ hiến do bộ trưởng nội vụ đề xuất, được nội các phê chuẩn, và được thông báo bằng nghị định hành pháp, lãnh đạo mỗi vùng. Thủ hiến được hỗ trợ bởi một hội đồng tỉnh do dân bầu ra. Đa số Vùng thủ hiến Quneitra đã bị Israel đơn phương sáp nhập như lãnh thổ Cao nguyên Golan.
Thủ đô Damascus là thành phố lớn nhất Syria, và khu vực đô thị cũng là một vùng thủ hiến.
Aleppo (dân số 1,671,673) ở phía bắc Syria, là thành phố lớn thứ hai, cũng là một trung tâm công nghiệp, đô thị và văn hoá lớn. Thành phố cổ Aleppo đã được UNESCO liệt kê là một Địa điểm Di sản Thế giới. Latakia (dân số 554,000) cùng với Tartus là các cảng biển chính của Syria trên bờ Địa Trung Hải. Các thành phố lớn khác gồm Homs (dân số 1,033,000) ở miền trung Syria và Deir ez-Zor (dân số 230.000) trên bờ sông Euphrates phía đông Syria.
Địa lý
Syria gồm chủ yếu là cao nguyên khô cằn, dù phần phía tây bắc đất nước giáp với Địa Trung Hải khá xanh tươi. Vùng đông bắc đất nước "Al Jazira" và miền nam "Hawran" là những khu vực nông nghiệp quan trọng. Euphrates, con sông quan trọng nhất của Syria, chảy qua nước này ở phía đông. Syria được coi là một trong 15 quốc gia được gộp trong cái gọi là "Cái nôi của văn minh".
Khí hậu Syria nóng và khô, mùa đông khá dễ chịu. Vì độ cao của nước này, thỉnh thoảng có tuyết rơi trong mùa đông.
Dầu mỏ với số lượng thương mại lần đầu tiên được khám phá ở đông bắc năm 1956. Các giếng dầu quan trọng nhất là giếng Suwaydiyah, Qaratshui, Rumayian, và Tayyem, gần Dayr az–Zawr. Các giếng là một sự mở rộng tự nhiên của các giếng dầu Iraq tại Mosul và Kirkuk. Dầu mỏ đã trở thành nguồn tài nguyên chính của Syria và cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sau năm 1974. Khí tự nhiên đã được phát hiện tại giếng Jbessa năm 1940.
Các vấn đề lãnh thổ của Syria
Tranh cãi Thổ Nhĩ Kỳ–Syria về tỉnh Iskandaron (Hatay)
Có một sự bất đồng từ lâu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria về tỉnh Hatay.
Hiện tại Syria giữ quan điểm rằng vùng đất này về mặt lịch sử thuộc Syria và đã bị Pháp – cường quốc ủy nhiệm tại Syria (từ năm 1920 tới năm 1946) – nhượng lại một cách bất hợp pháp cho Thổ Nhĩ Kỳ cuối thập niên 1930. Người Thổ coi Syria như là một vilayet cũ của Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ với sự cay đắng.
Năm 1938, tỉnh này tuyên bố độc lập khỏi Pháp và vào ngày 29 tháng 6 sau đó, nghị viện của Cộng hoà Tỉnh Hatay mới được thành lập bỏ phiếu gia nhập với Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Syria không công nhận quyết định này, và coi Hatay (Alexandretta) là một phần của Syria.
Syria và người Syria hiện tại vẫn coi vùng đất này là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Syria. 60,000 tín đồ Thiên chúa giáo và người Syria alawite đã bỏ chạy khỏi Iskandaron vào sâu trong Syria sau năm 1938. Người Syria gọi vùng đất này là Liwaaa aliskenderuna thay vì tên gọi Hatay theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Cao nguyên Golan
Cao nguyên Golan là một vùng núi và cao nguyên chiến lược tại cực nam của Dãy núi Anti-Liban và vẫn là một vùng đất bị tranh cãi nhiều giữa các biên giới của Syria và Israel. Hai phần ba diện tích cao nguyên hiện do Israel quản lý. Nó có diện tích 1,850km2 và gồm nhiều dãy núi đạt tới độ cao 2,880m trên mực nước biển. Cao nguyên nhìn xuống các đồng bằng bên dưới. Sông Jordan, Hồ Tiberias và Thung lũng Hula Valley giáp với vùng này ở phía tây. Ở phía đông là Thung lũng Raqqad và phía nam là Sông và thung lũng Yarmok. Biên giới phía bắc của vùng là núi Jabal al-Sheikh (Núi Hermon), một trong những điểm cao nhất ở Tây Nam Á. Một thoả thuận thành lập một vùng phi quân sự giữa Israel và Syria được ký kết ngày 20 tháng 7 năm 1949, nhưng những vụ xung đột biên giới vẫn tiếp tục xảy ra. Israel đã chiếm cao nguyên Golan từ tay Syria trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967. Từ 80,000 đến 109,000 người dân đã phải bỏ chạy, chủ yếu là người Druze và Circassia. Năm 1973, Syria đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát Cao nguyên Golan trong một vụ tấn công bất ngờ vào Yom Kippur, ngày linh thiêng nhất trong năm của người Do Thái. Dù Syria có những thắng lợi ban đầu và Israel phải chịu những thiệt hại lớn, Cao nguyên Golan vẫn nằm trong tay người Israel sau một cuộc phản công thành công của họ. Syria và Israel đã ký một thoả thuận hữu nghị năm 1974, và một lực lượng quan sát viên Liên hiệp quốc đã đồn trú tại đó. Israel đơn phương sáp nhập Cao nguyên Golan năm 1981, dù chính phủ Syria tiếp tục yêu cầu trao trả lại lãnh thổ này, có thể trong trường hợp một hiệp ước hoà bình.
Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày, khoảng 20,000 người Syria vẫn ở lại Cao nguyên Golan, hầu hết trong số họ là người Druze. Từ năm 2005, Israel đã cho phép các nông dân Druze tại Golan bán sản phẩm của họ cho Syria. Năm 2006, tổng giá lượng xuất khẩu đạt tới 8,000 tấn táo. Những người Syria sống tại Golan cũng được phép theo học tại các trường đại học ở Syria, nơi họ được miễn học phí, sách vở và nơi ở.
Kinh tế
Syria là quốc gia có thu nhập trung bình, với một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, kinh tế Syria phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và những thách thức cùng những trở ngại cho tăng trưởng gồm: một lĩnh vực công lớn và hoạt động yếu kém; tỷ lệ sản xuất dầu mỏ giảm sút; mở rộng thâm hụt phi dầu mỏ; tham nhũng trên diện rộng; các thị trường tài chính và tư bản yếu kém; tỷ lệ lạm phát cao cùng tỷ lệ tăng trưởng dân số cao. Tính đến năm 2016, GDP của Syria đạt 77.460 USD, đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông.
Như một kết quả của một nền kinh tế kế hoạch trung ương không hiệu quả và tham nhũng, Syria có các tỷ lệ đầu tư thấp, và các mức độ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp thấp. Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nước này xấp xỉ 2.9% năm 2005, theo các thống kê của IMF. Hai cột trụ chính của nền kinh tế Syria là nông nghiệp và dầu mỏ. Ví dụ, nông nghiệp chiếm 25% GDP và sử dụng 42% tổng lực lượng lao động. Chính phủ hy vọng thu hút đầu tư mới trong du lịch, khí tự nhiên, và ngành dịch vụ để đa dạng hoá nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và nông nghiệp. Chính phủ đã bắt đầu tiến hành các cải cách kinh tế với mục đích tư nhân hoá hầu hết các thị trường, nhưng cải cách vẫn còn rất chậm. Vì các lý do ý thức hệ, việc tư nhân hoá các doanh nghiệp chính phủ vẫn bị phản đối mạnh. Vì thế các lĩnh vực chính của nền kinh tế gồm cả lọc dầu, quản lý cảng biển, vận tải hàng không, sản xuất điện, và phân phối nước, vẫn hoàn toàn trong quyền kiểm soát của chính phủ.
Syria đã sản xuất dầu nặng từ các giếng dầu ở đông bắc từ cuối thập niên 1960. Đầu thập niên 1980, dầu nhẹ, dầu có hàm lượng sulphur thấp đã được phát hiện gần Deir ez-Zor ở phía đông Syria. Tỷ lệ sản xuất dầu của Syria đã giảm đều, từ đỉnh điểm ở mức gần 600,000 oilbbl/ngày (bpd) năm 1995 xuống xấp xỉ 425,000 |oilbbl/ngày năm 2005. Các chuyên gia nói chung đồng ý rằng Syria sẽ trở thành nước nhập khẩu dầu không muộn hơn năm 2012. Syria xuất khẩu khoảng 200,000 oilbbl/d năm 2005, và dầu mỏ vẫn chiếm đa số trong thu nhập xuất khẩu của quốc gia. Syria cũng sản xuất 22 triệu mét khối khí mỗi ngày, với ước tính trữ lượng khoảng 8.5 Tcuft. Tuy chính phủ đã bắt đầu làm việc với các công ty năng lượng quốc tế với hy vọng trở thành một nhà xuất khẩu khí đốt, tất cả lượng khí sản xuất hiện tại đều được tiêu thụ trong nước.
Một số mặt hàng căn bản, như diesel, tiếp tục được trợ cấp mạnh, và các dịch vụ xã hội được cung cấp với chi phí danh nghĩa. Các khoản trợ cấp đang trở nên lớn hơn để duy trì sự khác biệt giữa tiêu thụ và sản xuất đang ngày càng gia tăng. Syria có dân số xấp xỉ 19 triệu người, và các con số của chính phủ Syria cho tháy tỷ lệ tăng dân số ở mức 2.45%, với 75% dân số dưới 35 tuổi, và hơn 40% dưới 15 tuổi. Xấp xỉ 200,000 người gia nhập thị trường lao động mỗi năm. Theo các con số thống kê của Chính phủ Syria, tỷ lệ thất nghiệp là 7.5%, tuy nhiên những nguồn độc lập chính xác hơn cho rằng nó là gần 20%. Nhân viên chính phủ và lĩnh vực công tiếp tục chiếm hơn một phần tư lực lượng lao động. Các quan chức chính phủ thừa nhận rằng nền kinh tế không phát triển ở mức độ đủ để tạo ra đủ việc làm đáp ứng tốc độ phát triển dân số. UNDP thông báo năm 2005 rằng 30% dân số Syria sống nghèo khổ và 11.4% sống dưới ngưỡng duy trì.
Hối lộ ở Syria rất phổ biến, từ việc đút lót cho nhân viên công lộ để tránh bị phạt cho tới hối lộ viên chức chính quyền để hưởng đặc ân. Buôn lậu các sản phẩm tiêu dùng cần hối lộ hải quan, quân đội và viên chức để họ làm ngơ
Thương mại nước ngoài
Từ giữa thập niên 1960-1980, nền kinh tế Syria bị tập trung hóa cao độ theo kiểu Liên Xô, giá cả do nhà nước kiểm soát. Syria đã rút khỏi Thoả thuận Chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) năm 1951 vì sự tham gia của Israel. Họ không phải là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dù đã nộp đơn để bắt đầu quá trình xin gia nhập năm 2001. Syria đang phát triển các thoả thuận tự do thương mại cấp vùng. Tới ngày 1 tháng 1 năm 2005, Vùng Thương mại Tự do Đại Ả Rập (GAFTA) đã bắt đầu có hiệu lực và các khoản thuế quan giữa Syria và mọi thành viên GAFTA khác đã bị xoá bỏ. Ngoài ra, Syria đã ký một thoả thuận thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2007, và đưa ra sáng kiến một Thoả thuận Liên kết với Liên minh châu Âu, nhưng vẫn chưa được ký kết. Dù Syria tuyên bố một sự phát triển mạnh gần đây trong xuất khẩu phi dầu mỏ, các con số thương mại của họ vốn có tiếng là không chính xác và cổ lỗ. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Syria gồm dầu thô, các sản phẩm hoá dầu, bông nguyên liệu, vải, hoa quả, và ngũ cốc. Hàng hoá nhập khẩu của Syria gồm các nguyên liệu thô cần thiết cho ngành công nghiệp, phương tiện, thiết bị nông nghiệp và máy móc hạng nặng. Các nguồn thu từ xuất khẩu dầu cũng như các khoản tiền gửi từ các công nhân Syria ở nước ngoài là các nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của chính phủ.
Hiện nay các doanh nghiệp nhà nước Syria vẫn rất quan liêu và thiếu hiệu quả, không có hệ thống ngân hàng hiện đại và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ngại đầu tư vào đất nước này.
Vận tải
Syria có ba sân bay chính - Damascus, Aleppo và Lattakia là các cổng lớn của Syrian Air và cũng phục vụ cho nhiều hãng hàng không nước ngoài.
Đa số hàng hoá của Syria được vận chuyển bởi Chemins de Fer Syriens (CFS) (Công ty Đường sắt Syria) với các đường nối với TCDD (đối tác Thổ Nhĩ Kỳ).
Với một nước khá kém phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt của Syria có chất lượng cao với nhiều dịch vụ tốc độ cao.
Cơ sở hạ tầng yếu kém, đường sá, cầu cống, trường học và dịch vụ công cộng của Syria vừa thiếu vừa cổ lỗ sĩ. Hệ thống nước và điện thoại không ổn định, điện thường xuyên bị cắt mỗi ngày.
Nhân khẩu
Hầu hết người dân sống tại châu thổ Sông Euphrates và dọc đồng bằng ven biển, một dải đất màu mỡ giữa các dãy núi ven biển và sa mạc. Tổng mật độ dân số tại Syria là khoảng 99 người trên km² (258 người trên dặm vuông). Theo Điều tra Người tị nạn Thế giới 2008, được Ủy ban Hoa Kỳ về Người tị nạn và Người nhập cư xuất bản, Syria có số người tị nạn và người xin cư trú chính trị xấp xỉ 1,852,300 người. Đại đa số người này từ Iraq (1,300,000), nhưng cũng có một số lượng đáng kể người từ Palestine Ủy trị Anh cũ (543,400) và Somalia (5,200) sống ở nước này. Giáo dục là bắt buộc và miễn phí từ 6 tới 11 tuổi. Chương trình học gồm 6 năm giáo dục tiểu học tiếp đó là 3 năm giáo dục thường thức hay huấn luyện dạy nghề và 3 năm chương trình hàn lâm hay hướng nghiệp. Giai đoạn 3 năm hàn lâm là bắt buộc để được vào đại học. Tổng số học sinh đăng ký tại các trường sau cấp hai là hơn 150,000. Tỷ lệ biết chữ của người dân Syria trong độ tuổi từ 15 trở lên là 86% cho nam và 73,6% cho nữ.
Khoảng cách giàu nghèo ở Syria không tới nỗi sâu sắc nhưng lương bổng rất thấp. Lương của phần lớn công nhân và chuyên gia chỉ từ 35 tới 100 USD nên một người thường phải làm 2-3 công việc cùng lúc để kiếm sống.
Các nhóm sắc tộc
Người Syria hiện đại là một tổng thể người bản xứ Levantine. Về di truyền, họ hầu hết có liên quan chặt chẽ với những người láng giềng trực tiếp Levantine. Người Syria cũng là hậu duệ của chủ yếu là một sự pha trộn của nhiều nhóm bản xứ sống tại nước này, trong trường hợp Syria, hầu hết trong số họ có đức tin Thiên chúa giáo và nói tiếng Aramaic; một ngôn ngữ do những người chinh phục thời kỳ đầu mang đến. Người Syria ngày nay, dù là tín đồ Hồi giáo, Thiên chúa giáo hay tôn giáo khác, vì thế đều chủ yếu là người Ả Rập, và chính những người Syria Ả Rập này, cùng với khoảng 400,000 UNRWA người Palestin Ả Rập (Hồi giáo, Thiên chúa giáo và khác) chiếm hơn 90% dân số.
Syria cũng có các cộng đồng sắc tộc phi Ả Rập. Nhóm lớn nhất trong số này, người Kurd, chiếm khoảng 9% dân số (1,800,000 người). Đa số người Kurd sống ở góc phía bắc của Syria và nhiều người vẫn nói tiếng Kurd. Các cộng đồng người Kurd khác lớn cũng sống tại hầu hết các thành phố lớn của Syria. Đa số người Turkmen Syria sống tại Aleppo, Damascus và Latakia. Người Assyria là cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đáng chú ý sống ở phía bắc và đông bắc (al-Qamishli, al-Hasakah) và có số lượng khoảng 700,000 người tại Syria. Dù số lượng của họ đã tăng thêm nhiều vì có nhiều người tị nạn Iraq xuất hiện từ Chiến tranh Iraq. Tổ chức Dân chủ Assyrian, cũng bị chính phủ hiện tại cấm hoạt động ở Syria.
Người Armenia có xấp xỉ 190,000 người. Syria có số dân Armenia đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Ngoài ra, xấp xỉ 1,300,000 người tị nạn Iraq ước tính sống tại Syria năm 2007. Khoảng 50% trong số người tị nạn đó là người Ả Rập Hồi giáo Sunni, 24% là người Ả Rập Hồi giáo Shi'a, và 20% là tín đồ Thiên chúa giáo. Trong thời kỳ Ủy trị, có một số lượng đáng kể người Pháp, nhiều người trong số đó đã rời Syria sau khi thời kỳ cai trị Pháp chấm dứt. Tới thời điểm năm 1987, xấp xỉ 100,000 người Circassian sống tại Syria.
Châu Mỹ từ lâu đã là một địa điểm của những cuộc di cư Ả Rập, với người Syria có mặt tại một số quốc gia ít nhất ngay từ thế kỷ XIX. Những nơi tập trung người Syria lớn nhất bên ngoài Trung Đông là Brasil, với hơn 9 triệu người Brasil có tổ tiên Ả Rập. Đa số trong 3.5 triệu người Ả Rập Argentina từ hoặc Liban hoặc Syria.
Tôn giáo
Số người theo Hồi giáo chiếm 87% dân số (trong đó số tín đồ thuộc phái Sunni chiếm 74% tổng dân số, 13% còn lại thuộc các phái Alawite, Twelvers và Ismailis),, số người theo Kitô giáo chiếm 10% dân số (đa số là Chính thống giáo Hy Lạp, ngoài ra còn có các phái Kitô giáo khác gồm Công giáo Hy Lạp, Tin lành và nhiều giáo phái nhỏ khác). 3% dân số còn lại theo tôn giáo Druze.
Các tín đồ Thiên chúa giáo, một số lượng khá lớn cũng có trong cộng đồng người Palestine Syria, được chia thành nhiều nhóm. Chalcedonian Chính thống Antiochian ("Chính thống Hy Lạp"; , ) chiếm 50–55% dân cư Thiên chúa giáo; Cơ đốc giáo (Melkite, Cơ đốc Armenia, Cơ đốc Syriac, Maronite, Chaldean và Latin) chiếm 18%; Nhà thờ Chính thống Syriac, Nhà thờ Tông đồ Armenia, Nestorian Assyrians và nhiều giáo phái Thiên chúa nhỏ hơn khác chiếm phần còn lại. Nhiều tu viện Thiên chúa giáo cũng tồn tại. Nhiều người Syria theo Thiên chúa giáo thuộc một tầng lớp kinh tế-xã hội cao.
Syria cũng có một số nhỏ người Do Thái, tập trung chủ yếu tại Damascus, một tàn tích của một cộng đồng mạnh tới 40,000 người trước đây. Sau kế hoạch phân chia Liên hiệp quốc năm 1947, những cuộc tàn sát chống người Do Thái diễn ra ở Damascus và Aleppo, và tài sản của người Do Thái bị tịch thu hay thiêu cháy. Khi Nhà nước Israel được thành lập năm 1948, nhiều người Do Thái Syria đã quay trở về. Trong số 5,000 người Do Thái còn lại, 4,000 đã rời đi trong thập niên 1990, trước một thoả thuận với Hoa Kỳ. Tới thời điểm năm 2007, cộng đồng Do Thái đã giảm còn chưa tới 70 người, đa số là người già.
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức và được sử dụng nhiều nhất. tiếng Kurdish được sử dụng rộng rãi ở các vùng Kurdish của Syria. Nhiều người Syria có giáo dục cũng nói tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Armenia và tiếng Turkmen cũng được sử dụng trong các cộng đồng thiểu số Armenia và người Turkmen. Ngôn ngữ Aramaic, ngôn ngữ chung của vùng trước sự xuất hiện của Đạo Hồi và tiếng Ả Rập, được dùng trong một số nhóm sắc tộc: như Syriac, nó được dùng như ngôn ngữ tế lễ của nhiều giáo phái Syriac; Aramaic hiện đại (đặc biệt là, ngôn ngữ Turoyo và Assyrian Neo-Aramaic) được sử dụng tại vùng Al-Jazira. Đáng chú ý nhất, Western Neo-Aramaic vẫn được dùng tại làng Ma`loula, và hai làng lân cận, 35 dặm (56 km) phía đông bắc Damascus.
Giáo dục
Hệ thống giáo dục mạnh tại Syria dựa trên hệ thống cũ của Pháp.
Giáo dục là miễn phí tại mọi trường công và bắt buộc cho tới lớp 9. Các trường được chia thành ba cấp:
Lớp 1 tới lớp 4: Giáo dục Căn bản Cấp độ I ()
Lớp 5 tới lớp 9: Giáo dục Căn bản Cấp độ II ()
Lớp 10 tới lớp 12: Giáo dục Cấp 2 (), tương đương với Trường Cấp Ba.
Các kỳ thi cuối khoá của lớp 9 được tiến hành đồng thời trên cả nước. Kết quả của những cuộc thi này xác định liệu học sinh có tiếp tục vào các trường cấp hai "chung" hay vào các trường cấp hai kỹ thuật. Các trường cấp hai kỹ thuật gồm các trường công nghiệp và nông nghiệp cho học sinh nam, trường thủ công cho học sinh nữ, và các trường thương mại và khoa học máy tính cho cả hai giới.
Ở đầu lớp 11, những học sinh theo học trường cấp hai "chung" phải lựa chọn tiếp tục học hoặc trong "nhánh văn học" hay "nhánh khoa học".
Các kỳ thi cuối khoá lớp 12 (Tú tài) cũng được tiến hành đồng thời trên phạm vi quốc gia. Kết quả của những kỳ thi này xác định trường đại học, cao đẳng hay chuyên nghiệp nào học sinh sẽ theo học. Để làm việc đó học sinh phải đăng ký qua một hệ thống phức tạp được gọi là Mufadalah.
Các trường cao đẳng thu phí rất ít ($10–20 mỗi năm) nếu sinh viên có đủ điểm trong các kỳ thi Tú tài. Nếu không, sinh viên có thể lựa chọn đóng học phi cao hơn ($1500–3000) để theo học. Có một số trường cao đẳng tư nhân nhưng học phí cao hơn nhiều.
Hầu hết các trường đại học tại Syria theo mô hình giáo dục cao học của Pháp, các giai đoạn đại học và các cấp bậc hàn lâm gồm:
Giai đoạn một: Chứng chỉ được trao sau 4 tới 6 năm tuỳ theo lĩnh vực.
Giai đoạn hai: DEA hay DESS 1–2 năm cấp hậu tốt nghiệp tương đương với trình độ Master trong các hệ thống của Anh-Mỹ.
Giai đoạn ba: Tiến sĩ 3–5 năm sau DEA hay một cấp bậc tương đương.
Từ năm 1967, tất cả các trường học, trường cao đẳng và đại học đã nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ bởi Đảng Baath.
Có 5 đại học nhà nước tại Syria, và 11 đại học tư. Hai trường hàng đầu là Đại học Damascus (180,000 sinh viên), và Đại học Aleppo. Một trường là một chương trình hợp tác của Syria-châu Âu; Viện Cao học Quản lý Kinh doanh (HIBA) có các chương trình dưới tốt nghiệp và tốt nghiệp.
Quân đội
Nhánh tình báo quân đội Shu'bat al-Mukhabarat al-'Askariyya có nhiều ảnh hưởng.
Văn hoá
Những người sao chép văn bản của thành phố Ugarit đã tạo ra một bảng chữ cái với các ký tự hình nêm từ thế kỷ XIV trước Công nguyên. Bảng chữ cái được viết theo cách thức thông thường chúng ta sử dụng ngày nay.
Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra nhiều chữ viết và bằng chứng của một nền văn hoá kình địch với các nền văn hoá Mesopotamia và Ai Cập tại và xung quanh thành phố cổ Ebla. Các học giả và các nghệ sĩ Syria sau này đã góp phần vào văn hoá và tư tưởng Hy Lạp và La Mã. Cicero là một môn đồ của Antiochus của Ascalon tại Athens; và những tác phẩm của Posidonius của Apamea đã ảnh hưởng tới Livy và Plutarch.
Philip Hitti đã tuyên bố, "các học giả coi Syria là giáo viên cho các đặc trưng nhân loại," và Andrea Parrout viết, "mỗi người có văn hoá trên thế giới phải chấp nhận rằng anh ta có hai quê hương: một nơi anh ta sinh ra, và Syria."
Syria là một xã hội truyền thống với một lịch sử văn hoá lâu dài. Gia đình, tôn giáo, giáo dục và tự kìm chế và tôn trọng được đề cao. Phong cách thưởng thức nghệ thuật truyền thống Syria được thể hiện trong các điệu nhảy như al-Samah, Dabkeh trong mọi biến thái và múa kiếm. Các buổi lễ thành hôn và mừng trẻ em ra đời là những cơ hội thể hiện các phong tục dân gian truyền thống.
Những ngôi nhà truyền thống trong phố cổ tại Damascus, Aleppo và các thành phố khác của Syria vẫn được bảo tồn và các khu vực sinh sống truyền thống được sắp xếp xung quanh một hay nhiều chiếc sân, thông thường với một vòi nước ở giữa, và được trang trí với các loại cây cam quýt, nho và hoa.
Bên ngoài các thành phố lớn như Damascus, Aleppo hay Homs, các khu vực sinh sống thường tập trung tại các làng nhỏ hơn. Các ngôi nhà thường khá cổ (có lẽ một trăm năm tuổi), đã được truyền lại cho các thành viên gia đình qua nhiều thế hệ. Nhà ở thường được xây dựng bằng bê tông và gạch thô và thường không được sơn, và màu sắc của một ngôi làng Syria vì thế chỉ là các tông đơn giản màu nâu và xám.
Người Syria đã đóng góp vào văn học và âm nhạc Ả Rập và có một truyền thống đáng tự hào về thơ truyền khẩu và thơ viết. Các tác gia Syria, nhiều người trong số đó tới từ Ai Cập, đã đóng vai trò tối quan trọng trong nahda hay văn học Ả Rập và sự phục sinh văn hoá ở thế kỷ XIX. Các tác gia hiện đại nổi bật của Syria gồm, trong số những người khác, Adonis, Muhammad Maghout, Haidar Haidar, Ghada al-Samman, Nizar Qabbani và Zakariyya Tamer.
Cho tới cuối thập niên 1970 vẫn có sự hiện diện của một khu vực tư nhân trong công nghiệp điện ảnh Syria, nhưng đầu tư tư nhân từ đó chú trọng nhiều hơn tới ngành truyền hình mang lại nhiều lợi nhuận. Các bộ phim truyền hình của Syria, theo nhiều thể loại (dù tất cả đều là kiểu ướt át), đã có sự thâm nhập khá tốt vào thị trường trên khắp vùng phía đông thế giới Ả Rập.
Dù đang suy tàn, ngành công nghiệp thủ công Syria vẫn sử dụng hàng nghìn nhân công.
Thực phẩm Syria chủ yếu gồm các món Nam Địa Trung Hải, Hy Lạp và Tân Nam Á. Một số món của Syria cũng liên quan tới ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Các món như thịt nước, zucchini nhồi, yabra' (lá nho nhồi, từ yapra' xuất xứ từ từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ 'yaprak' có nghĩa lá), shawarma, và falafel rất phổ biến tại Syria và có nhiều kiểu chế biến cũng như hương vị. Các nhà hàng thường mở cửa (thức ăn được phục vụ ngoài trời).
Âm nhạc Syria
Thủ đô và thành phố lớn nhất của Syria, Damascus, từ lâu đã là một trong những trung tâm văn hoá và tiến bộ nghệ thuật của thế giới Ả Rập, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc Ả Rập cổ điển. Syria cũng đã tạo ra nhiều ngôi sao liên Ả Rập, thường sống ở nước ngoài, gồm George Wassouf, Nur Mahana, Farid al-Atrash và ca sĩ Lena Chamamyan. Thành phố Aleppo nổi tiếng về muwashshah, một hình thức thơ hát Andalous được Sabri Moudallal làm cho phổ biến, cũng như các ngôi sao nổi danh như Sabah Fakhri. Dabka và các hình thức khác của âm nhạc nhảy múa cũng phổ biến.
Tương tự, Syria là một trong các trung tâm sớm nhất của thánh ca Thiên chúa giáo, trong một danh mục được gọi là thánh ca Syria, vẫn tiếp tục là âm nhạc thánh lễ của một số trong nhiều phái Thiên chúa giáo Syria.
Trước kia có một truyền thống âm nhạc tôn giáo riêng biệt của người Do Thái Syria, hiện vẫn đang phát triển trong cộng đồng Do Thái Syria tại New York: xem The Weekly Maqam, Baqashot và Pizmonim.
Văn học Syria
Văn học Syria đã bị ảnh hưởng bởi lịch sử chính trị đất nước.
Dưới thời cai trị của Ottomon, tác phẩm văn học là đối tượng bị kiểm duyệt. Ở nửa sau thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, những tác gia có tư tưởng của Syria thường lựa chọn di cư ra nước ngoài, đặc biệt tới Ai Cập, nơi họ đã góp phần vào al-Nahda, một sự phục sinh của văn học Ả Rập và Hoa Kỳ, phát triển văn học Syria từ bên ngoài.
Từ năm 1918 tới năm 1926, khi Syria ở dưới sự cai trị của Pháp, những ảnh hưởng từ văn học lãng mạn Pháp đã tác động tới các tác gia Syria, nhiều người trong số họ đã từ bỏ các mẫu hình truyền thống của thi ca Ả Rập.
Năm 1948, sự phân chia nước Palestine láng giếng và sự thành lập nhà nước Israel đã đưa tới một điểm thay đổi căn bản trong văn học Syria. Adab al-Iltizam, "văn học cam kết chính trị", bị ảnh hưởng mạnh bởi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ yếu thay thế cho khuynh hướng lãng mạn của những thập kỷ trước đó. Hanna Mina, bác bỏ nghệ thuật vị nghệ thuật và đương đầu với các vấn đề xã hội và chính trị ở thời kỳ của ông, được cho là nhà tiểu thuyết nổi bật nhất của Syria thời kỳ này. Sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Adab al-Naksa, "văn học của sự thất bại", đề cập tới những nguyên nhân của sự thất bại của người Ả Rập.
Sự cai trị của Đảng Baath, từ cuộc đảo chính năm 1966, đã thiết lập lại một chế độ kiểm duyệt. Như Hanadi Al-Samman nói,
"Đối mặt với những mối đe doạ truy tố hay bỏ tù, đa số các tác gia Syria phải đưa ra một lựa chọn giữa việc sống một cuộc sống tự do nghệ thuật ở nước ngoài như Nizar Kabbani, Ghada al-Samman, Hamida Na'na', Salim Barakat, và nhà thơ, nhà phê bình và nhà tiểu thuyết nổi danh 'Ali Ahmad Sa'id (Adonis) hay phải sử dụng tới các hình thức thể hiện tương thích với các yêu cầu của nhà nước độc tài cảnh sát trong khi vẫn làm suy yếu và đặt ra vấn đề về tính hợp pháp của sự cai trị của nó thông qua các kỹ thuật văn học khôn khéo và các thể loại văn học mới".
Trong hoàn cảnh này, thể loại tiểu thuyết lịch sử, với những người đứng đầu là Nabil Sulayman, Fawwaz Haddad, Khyri al-Dhahabi và Nihad Siris, thỉnh thoảng được sử dụng như là một phương tiện bày tỏ sự bất mãn, chỉ trích hiện tại thông qua việc thể hiện quá khứ. Chuyện kể dân gian Syria, như một tiểu thể loại của hư cấu lịch sử, đã pha trộn vào chủ nghĩa hiện thực hư ảo, và cũng đã được sử dụng như một phương tiện ngầm chỉ trích hiện tại. Salim Barakat, một người Syria lưu vong sống tại Thuỵ Điểm, là một trong những gương mặt hàng đầu của thể loại này.
Văn học đương đại Syria cũng bao gồm viễn tưởng khoa học và xã hội không tưởng tương lai (Nuhad Sharif, Talib Umran), cũng có thể được dùng như một cách thể hiện sự bất mãn.
Mohja Kahf đã cho rằng sự bất mãn văn học thường được thể hiện thông qua "thi ca của sự im lặng của Syria":
"Những sự im lặng buồn chán, và ướt nước mắt của câu chuyện kể của Ulfat Idilbi không thể khác biệt hơn với những sự im lặng ớn lạnh, yếm thế trong các câu chuyện của Zakaria Tamer. Những khiếm khuyết mãnh liệt trong tuyên bố của Nizar Kabbani chính xác là thứ họ không nói ra một cách rõ ràng, trong khi sự im lặng của nhà thơ Muhammad al-Maghut là sự nhạo báng, giễu cợt cả chính quyền và chính mình, với sự vô ích và ngớ ngẩn của hình thế con người dưới sự cai trị độc tài".
Các lễ hội và festival |
Hang đá Vân Cương (chữ Hán: 云冈石窟 yúngāng shíkū, âm Hán Việt: Vân Cương thạch quật) trước đây là Hang đá Vũ Châu Sơn là một quần thể đền thờ hang động nằm ở ngoại ô phía tây thành phố Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc. Chúng là những ví dụ tuyệt vời về kiến trúc cắt đá và là một trong ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất của Trung Quốc cùng với Long Môn và Mạc Cao.
Hang đá Vân Cương nằm cách thành phố Đại Đồng khoảng 16 km về phía tây trong một thung lũng sông dưới chân núi Vũ Châu Sơn. Tại đây nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc có niên đại thế kỷ 5, vào thời Bắc Ngụy giữa triều đại của Hưng An năm 453 và Thái Hòa năm 495. Tại đây có 53 hang đá lớn, 1.100 khám động cùng 51.000 hốc đá chứa các tượng Phật. Trên đỉnh vách đá của hang đá Vân Cương vẫn còn tồn tại một pháo đài từ thời nhà Minh.
Hang đá Vân Cương được khai quật ở phía nam của một vách đá sa thạch dài 2.600 ft và cao từ 30–60 ft. Năm 2001, hang đá Vân Cương được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một kiệt tác nghệ thuật của hang động Phật giáo Trung Quốc đầu tiên và đại diện cho sự hợp nhất thành công của nghệ thuật biểu tượng tôn giáo Phật giáo từ Nam và Trung Á, với truyền thống văn hóa Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 dưới sự bảo trợ của triều đại hoàng gia. Vân Cương cũng được xếp hạng là Thắng cảnh loại AAAAA của Tổng cục Du lịch Trung Quốc.
Quần thể hang động này được mệnh danh là "Bảo tàng văn vật quan trọng" của Trung Quốc. Hang đá Vân Cương cùng với hang Mạc Cao ở Cam Túc, Hang đá Long Môn tại tỉnh Hà Nam và Hang đá Mạch Tích Sơn ở Cam Túc được mệnh danh là "Tứ đại hang đá lớn của Trung Quốc", tất cả chúng đều được liệt kê vào danh sách Di sản thế giới. Một công trình điêu khắc đá khác là Tượng khắc đá Đại Túc cũng là một bảo tàng nghệ thuật hang đá nổi tiếng của Trung Quốc và cũng là một Di sản thế giới của UNESCO.
Vị trí
Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, phía tây thành phố Đại Đồng thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Do nằm ở nơi có nhiều mây nên nó được gọi là Vân Cương.
Lịch sử
Sau sự suy tàn của nhà Tấn, các phần phía Bắc Trung Quốc nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Ngụy. Họ đã xây dựng Bình Thành ngày nay là Đại Đồng trở thành thủ đô và nhanh chóng nhiều công trình đã mọc lên. Bắc Ngụy sớm chấp nhận Phật giáo là quốc giáo. Phật giáo đã lan đến đây thông qua Con đường tơ lụa cổ đại cực bắc dài khoảng 2600 km, nối liền Tây An đến Vũ Uy qua Kashgar trước khi đến vương quốc của người Parthia.
Hang đá bắt đầu được tạc khắc vào năm thứ hai Hưng An thời Bắc Ngụy tức năm 453 và các hang động đầu tiên được hoàn thành được đánh số từ 16-20 như hiện tại. Đến khoảng năm 471, giai đoạn xây dựng thứ hai bắt đầu và hoàn thành vào năm 494 với các hang từ 5-13 được xây dựng dưới sự giám sát của triều đình. Sau khi triều đình Bắc Ngụy dời đô đến Lạc Dương vào năm 494, tất cả các hang động được xây dựng sau đó nằm dưới sự bảo trợ của tư nhân quý tộc, hầu hết là các hang động nhỏ và được hoàn thành vào những năm giữa Chính Quan (năm 520 đến 525) và công việc sau đó phải dừng lại khi những cuộc nổi dậy trong khu vực diễn ra.
Kể từ sau đó, các hang động đá sa thạch bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt. Nhiều trong số đó tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm, bụi gió từ thành phố công nghiệp Đại Đồng, các mỏ, đường cao tốc và từ cả sa mạc Gobi gần đó khiến các bức tượng tại đây bị đe dọa. Trong thời nhà Liêu, nhiều bức tượng đã được làm mới cùng với việc tích hợp thêm "10 ngôi đền Vân Cương" từ 1049 đến 1060 nhằm bảo vệ các hang động chính. Tuy nhiên, nó đã bị phá hủy chỉ sau đó 60 năm trong một trận hỏa hoạn. Các tòa nhà bằng gỗ nằm trước hang 5 và 6 được xây dựng vào năm 1621, vào đầu triều đại nhà Thanh. Kể từ những năm 1950, các vết nứt trên sa thạch đã được khắc phục bằng cách trét vữa, và việc trồng rừng đã được thực hiện như là nỗ lực giảm ảnh hưởng từ những trận bão cát. Trong tháng 4 và 5 năm 1991, các thí nghiệm đo mức độ ô nhiễm không khí trong các hang đá Vân Cương được diễn ra.
Mô tả
Hang đá Vân Cương được tạc theo sườn núi dài khoảng một km chiều Đông sang Tây. Pho tượng Phật cao nhất đạt 17 mét, trong khi tượng nhỏ nhất chỉ 2 cm. Các pho tượng Bồ tát, lực sĩ, Phi thiên rất sinh động và hoạt bát.
Hai hang động thứ 1 và 2 nằm ở cuối phía đông, nằm cạnh nhau và được khai quật cùng lúc. Bố cục của chúng tương tự nhau với cửa và ô thoáng ngay bên trên, bên trong là cấu trúc vuông với một cột đá ở giữa được chạm khắc tỉ mỉ. Trên trần và xung quanh là rất nhiều hình ảnh tượng Phật. Hang thứ 3 lớn nhất tại Vân Cương tạc trong vách đá cao 25 mét. Phần giữa gần đỉnh là một hàng 12 ô thoáng hình chữ nhật, bên trong được chạm khắc rất nhiều hình ảnh về Đức Phật và Bồ tát. Nhìn vào phương pháp chạm khắc, đây có thể là tác phẩm dưới triều đại nhà Tùy hoặc Đường. Hang thứ 4 nằm tiếp giáp và nằm ở chính giữa khoảng sân trung tâm. Hang thứ 5 và 6 thông với nhau dễ dàng nhận thấy với một cấu trúc gỗ ở mặt tiền cao 4 tầng. Bên trong hang thứ 5 là bức tượng Phật cao 17 mét, là tượng Phật lớn nhất tại Vân Cương. Trung tâm của hang thứ 6 là một cột tháp đá liền từ trần xuống dưới sàn cao 15 mét với 2 tầng. Tại cột tháp và xung quanh tường đều được tạc rất nhiều hình ảnh về Đức Phật.
Hang thứ 7 và 8 cũng được nối liền nhau với mặt tiền là cấu trúc gỗ cao 3 tầng và bên trong hang thứ 7 cũng là một bức tượng Phật lớn. Từ hang 11 đến 13 nối liền nhau. Ở giữa hang 11 là cột đá từ trần xuống sàn. Ở mọi mặt là những bức tượng Phật với dòng chữ khắc ở hướng bắc có niên đại từ thời Bắc Ngụy. Ở giữa hang 13 là tượng Di lặc cao 12 mét. Hang thứ 14 có một bức tượng đã bị phong hóa. Hang thứ 15 nổi bật với hơn 10.000 bức tượng Phật nhỏ được gọi là "Động vạn Phật". Các hang từ 16 đến 20 có lẽ là những hang động đẹp nhất tại Vân Cương với những bức tượng Phật vô cùng tráng lệ, uy nghi. Mỗi hang đều có một bức tượng Phật lớn trong nhiều tư thế. Hang thứ 18 là một tượng Phật đứng cao 15 mét, còn tại hang thứ 20, cột đá ở trước hang đã bị sụp đổ khiến tượng Phật tại đây trở thành một tượng Phật ngoài trời. Bức tượng Phật tại hang được điêu khắc rất tinh xảo với khuôn mặt đẹp và đầy đặn, là tượng Phật nổi bật nhất của Vân Cương. Từ hang số 21 đến hang số 45 và một số hang đá chưa được đánh số đa phần được phát hiện sau năm thứ 18 Thái Hòa thời Bắc Ngụy (năm 494).
Hình ảnh
Đọc thêm
Tài liệu tham khảo |
Hang Đầu Gỗ là hang trên hòn Đầu Gỗ trong vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Hang thuộc dạng karst trong khối núi đá vôi. Hang Đầu Gỗ là một trong những hang đẹp nhất Việt Nam, nằm cách Cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 6 km.
Mô tả
Hang Đầu Gỗ rộng khoảng 5000 m2, cửa hang rộng 17 m và cao 12 m. Hang Đầu Gỗ nằm ở độ cao 27m so với mực nước biển, cùng độ tuổi tạo thành với động Thiên Cung - thời Pleistocen muộn cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. Hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa.
Hang Đầu Gỗ toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh... Hang có hệ động thực vật đa dạng phong phú. Do có cửa hang được mở rộng nên độ ẩm trong lòng hang cao, cộng với sự tác động của ánh sáng mặt trời nên có thể thấy ngay được sự phát triển đa dạng của hệ thực vật, đặc biệt là rêu, cây dương xỉ và cây thân gỗ... Đây là một đặc điểm khác biệt so với nhiều hang động khác trên vịnh Hạ Long. Tự hang này chia thành 3 ngăn. Ngăn thứ nhất, hệ thống nhũ đá có nhiều hình ảnh quen thuộc với cuộc sống: sư tử, trăn, rùa, và thậm chí cả hình ảnh đôi gà chọi... Ngăn thứ hai, bắt đầu bằng một bức tranh hoành tráng - hình ảnh những hòn đảo đá lô nhô trên sóng nước cũng được khắc hoạ rõ nét trên bức tranh này. Ngăn thứ 3, là hình ảnh những cột đá khổng lồ, vừa không thô nhám, cứng nhắc, vừa xinh xắn, mềm mại.
Nguồn gốc tên gọi
Về nguồn gốc tên gọi Đầu Gỗ, hiện nay, chúng ta thấy trên các tài liệu giới thiệu du lịch vịnh Hạ Long và trong dân gian, có 3 cách giải thích khác nhau.
Thuyết thứ nhất, theo truyền tụng của người dân địa phương và các cụ cao tuổi thì hang Đầu Gỗ cũng có tên là hang Giấu Gỗ (sau gọi chệch thành Đầu Gỗ) vì nó gắn liền với câu chuyện lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 của vua tôi nhà Trần, là nơi quân sĩ nhà Trần cất giấu những chiếc cọc gỗ trước khi đem xuống cắm dưới lòng sông Bạch Đằng (Yên Hưng) để xây dựng trận địa cọc tiêu diệt binh thuyền giặc. Câu chuyện này đã lý giải cho cái tên thuần Việt độc đáo của hang đồng thời nhắc nhở mọi người nhớ lại sự kiện chiến công oanh liệt của quân dân thời Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông cách đây hơn 7 thế kỷ. Người dân vẫn lưu truyền câu ca dao: "Hồng Gai có núi Bài Thơ/ Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên".
Còn thuyết thứ 2 thì giải thích dãy đảo Đầu Gỗ có hình cánh cung tạo ra trước hang Đầu Gỗ một vụng kín gió, nên ngư dân thường tụ về đây trong những ngày giông bão, hoặc sau một thời gian đánh bắt, họ thả neo sinh sống đông đúc và sửa chữa đóng lại thuyền bè tại đây nên có nhiều mấu gỗ sót lại. Có lẽ tên hang Đầu Gỗ hình thành từ sự việc này.
Thuyết thứ 3 giải thích, do hang nằm trên dãy đảo mà trông xa có dáng tựa một cây gỗ khổng lồ nên căn cứ vào hình dáng của đảo người ta đặt cho hang là Đầu Gỗ.
Di tích lịch sử trong hang
Vua khải Định khắc văn bia trong hang
Không chỉ liên quan đến cuộc xâm lược của người Mông Cổ mà hang Đầu Gỗ còn chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử khác. Năm 1918, vua Khải Định và Paul Doumer, một thống đốc người Pháp, đã đến thăm hang động. Ngạc nhiên trước vẻ đẹp của hang Đầu gỗ, vua Khải Định đã cho khắc một tấm văn bia đặt ở phía bên trái của hang để ca ngợi vẻ đẹp của nó.
Bác Hồ đến thăm hang
Năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một chuyến đi đến hang Đầu Gỗ và rất thích thú với di sản thiên nhiên này. |
Thổ Nhĩ Kỳ ( ), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ( ), thường được gọi ngắn là Thổ, là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể.
Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã. Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ XI, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ XV-XVII. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ XIX nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã. Đế quốc Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Türkiye hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên.
Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70–80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hợp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005. Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực.
Tên gọi
Tên gọi của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, nước này được gọi là Türkiye. Bằng tiếng Trung, "Tu-r-key" được phiên âm là "Tǔ ěr qí" (theo pinyin) và viết bằng chữ Hán là "土耳其" (Thổ Nhĩ Kỳ).
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2022, tên gọi tiếng Anh chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Hợp Quốc đã được thay thế thành Türkiye thay vì Turkey như trước đây, ngay sau khi có yêu cầu từ nước này. Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã lý giải trong biên bản ghi nhớ của chính phủ về việc đổi tên nước: "Türkiye là sự biểu đạt tốt nhất cho văn hóa, văn minh và các giá trị của người dân Thổ Nhĩ Kỳ". Theo đài TRT, việc đổi tên gọi quốc tế cũng nhằm tránh bị gọi nhầm thành gà tây (Turkey trong tiếng Anh vừa để gọi tên Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng được dùng để chỉ loài gà tây). Ông Erdoğan đồng thời thông báo rằng hãng hàng không Turkish Airlines sẽ hoạt động dưới tên Thổ Nhĩ Kỳ của nó là Türk Hava Yolları, cùng với việc đổi tên này.
Lịch sử
Tiền sử của Anatolia và Đông Thrace
Bán đảo Anatolia là một trong những vùng có các khu định cư cổ nhất trên thế giới. Nhiều cư dân Anatolia cổ đại cư trú tại bán đảo, ít nhất là từ Thời đại đồ đá mới cho đến cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế. Nhiều dân tộc nói một trong các ngôn ngữ Anatolia, một nhánh của Ngữ hệ Ấn–Âu. Dựa trên tính cổ xưa của các ngôn ngữ Hittite và Luwia, một số học giả đề xuất Anatolia là trung tâm giả thuyết mà từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu tỏa ra. Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Đông Thrace, khu vực này có người cư trú từ ít nhất là bốn mươi nghìn năm trước, và được biết đến là nằm trong Thời đại đồ đá mới vào khoảng 6000 TCN khi các cư dân bắt đầu thực hiện nông nghiệp.
Göbekli Tepe là địa điểm có cấu trúc tôn giáo nhân tạo cổ nhất được biết đến, một đền thờ có niên đại từ 10.000 TCN, trong khi Çatalhöyük là một khu dân cư Thời đại đồ đá mới và đồ đồng đá rất lớn tại miền nam Anatolia, tồn tại từ khoảng 7500 TCN tới 5700 TCN. Khu dân cư Troy bắt đầu vào thời đại đồ đá mới và tiếp tục đến thời đại đồ sắt.
Những cư dân sớm nhất của Anatolia theo ghi chép là người Hatti và người Hurria, là các dân tộc phi Ấn-Âu lần lượt cư trú tại miền trung và miền đông Anatolia, từ khoảng 2300 TCN. Người Hittite Ấn-Âu đến Anatolia và dần hấp thu người Hattia và Hurria vào khoảng 2000-1700 TCN. Đế quốc lớn đầu tiên trong khu vực do người Hittite thành lập, tồn tại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIII TCN. Người Assyria chinh phục và định cư tại nhiều nơi của miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ từ 1950 TCN cho đến năm 612 TCN. Urartu tái xuất hiện trên các câu khắc Assyria vào thế kỷ IX TCN như một đối thủ phương bắc hùng mạnh của Assyria.
Sau khi Đế quốc Hittite sụp đổ vào khoảng 1180 TCN, một dân tộc Ấn-Âu là Phrygia giành được uy thế tại Anatolia cho đến khi vương quốc của họ bị người Cimmeria tiêu diệt vào thế kỷ VII TCN. Bắt đầu từ 714 BC, Urartu có số phận tương tự và giải thể vào năm 590 TCN. Các quốc gia kế thừa hùng mạnh nhất của Phrygia là Lydia, Caria và Lycia.
Thời cổ đại và Đông La Mã
Bắt đầu từ khoảng 1200 TCN, người Hy Lạp Aeolus và Ionia định cư nhiều tại duyên hải Anatolia. Nhiều thành phố quan trọng được họ lập ra, như Miletus, Ephesus, Smyrna và Byzantium. Quốc gia đầu tiên được các dân tộc lân cận gọi là Armenia là quốc gia của triều đại Orontid, bao gồm các bộ phận miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ thế kỷ VI TCN. Tại tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm bộ tộc quan trọng nhất tại Thrace là Odyrisia.
Đế quốc Achaemenes Ba Tư chinh phục Anatolia trong các thế kỷ VI và V TCN, rồi thất thủ trước Alexandros Đại đế vào năm 334 TCN, sự kiện này làm gia tăng tính đồng nhất văn hóa và Hy Lạp hóa trong khu vực. Sau khi Alexandros Đại đế từ trần vào năm 323 TCN, Anatolia bị phân chia thành một số vương quốc Hy Lạp hóa nhỏ, toàn bộ chúng đều trở thành bộ phận của Cộng hòa La Mã vào khoảng giữa thế kỷ I TCN. Quá trình Hy Lạp hóa vốn bắt đầu bằng cuộc chinh phục của Alexandros được tăng tốc dưới sự cai trị của La Mã, và đến khoảng những thế kỷ đầu CN thì ngữ tộc Anatolia và văn hóa bản địa bị tuyệt diệt, phần lớn bị thay thế bằng ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cổ đại.
Năm 324, Constantine I lựa chọn Byzantium làm thủ đô mới của Đế quốc La Mã. Sau khi Theodosius I từ trần vào năm 395 và đế quốc bị phân chia vĩnh viễn giữa hai con trai của ông, thành phố trở thành thủ đô của Đế quốc Đông La Mã và có tên gọi đại chúng là Constantinopolis. Đế quốc Đông La Mã cai trị hầu hết lãnh thổ nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Hậu kỳ Trung Cổ.
Người Seljuk và Đế quốc Ottoman
Nhà Seljuk là một nhánh của người Thổ Oghuz Kınık, những người cư trú tại ngoại vi của thế giới Hồi giáo, trong Hãn quốc Yabghu của liên minh Oguz, từ phía bắc của các biển Caspia và Aral, trong thế kỷ IX. Trong thế kỷ X, người Seljuk bắt đầu di cư đến Ba Tư, nơi này trở thành trung tâm hành chính của Đế quốc Đại Seljuk.
Trong nửa cuối của thế kỷ XI, người Seljuk bắt đầu thâm nhập các khu vực miền đông của Anatolia. Năm 1071, người Thổ Seljuk đánh bại người Đông La Mã trong trận Manzikert, khởi đầu Thổ hóa khu vực, ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo được đưa đến Anatolia và dần truyền bá khắp khu vực và tiến hành chuyển đổi chậm Anatolia từ khu vực chủ yếu Cơ Đốc giáo và Hy Lạp ngữ sang chủ yếu Hồi giáo và Thổ ngữ.
Năm 1243, quân đội Seljuk bị người Mông Cổ đánh bại, khiến quyền lực của Đế quốc Seljuk từ từ tan rã. Trong bối cảnh này, một trong các thân vương quốc Thổ do Osman I cai trị tiến triển thành Đế quốc Ottoman. Năm 1453, người Ottoman hoàn thành chinh phục Đế quốc Đông La Mã khi chiếm lĩnh Constantinopolis.
Năm 1514, Sultan Selim I (1512-1520) bành trướng thành công biên giới phía nam và phía đông của Đế quốc khi đánh bại Shah Ismail I của triều đại Safavid trong trận Chaldiran. Năm 1517, Selim I bành trướng quyền cai trị của Ottoman đến Algérie và Ai Cập, và thiết lập hiện diện hải quân tại biển Đỏ. Sau đó, Ottoman và Bồ Đào Nha bắt đầu cạnh tranh để trở thành thế lực hải dương chi phối tại Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ Dương được cho là một mối đe dọa đối với độc quyền của Ottoman trên các tuyến mậu dịch cổ giữa Đông Á và Tây Âu. Độc quyền quan trọng này càng bị tổn hại sau khi người Bồ Đào Nha phát hiện tuyến hàng hải vòng qua châu Phi vào năm 1488, một tác động đáng kể đối với kinh tế Ottoman.
Quyền lực và thanh thế của Ottoman đạt đỉnh trong thế kỷ XVI và XVII, đặc biệt là trong triều đại của Suleiman I. Ottoman thường xung đột với Đế quốc La Mã Thần thánh trong bước tiến vững chắc của mình hướng đến Trung Âu qua Balkan và phần phía nam của Liên bang Ba Lan và Lietuva. Trên hải dương, Hải quân Ottoman đấu tranh với vài liên minh Công giáo để kiểm soát Địa Trung Hải. Tại phía đông, người Ottoman thỉnh thoảng có chiến tranh với Safavid Ba Tư từ thế kỷ XVI đến XVIII do tranh chấp lãnh thổ và khác biệt tôn giáo.
Từ đầu thế kỷ XIX trở đi, Ottoman bắt đầu suy yếu, kích thước lãnh thổ cùng năng lực quân sự và thịnh vượng dần giảm đi, khiến nhiều người Hồi giáo Balkan di cư đến phần trung tâm của Đế quốc tại Anatolia, Ottoman suy yếu khiến tình cảm dân tộc chủ nghĩa nổi lên trong các dân tộc khác nhau, dẫn đến gia tăng căng thẳng dân tộc mà đôi khi bùng phát thành bạo lực.
Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bên phe Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Trong chiến tranh, người Armenia trong Đế quốc bị trục xuất từ miền đông Anatolia đến Syria như một phần của Cuộc diệt chủng người Armenia. Theo ước tính, có 1,5 triệu người Armenia bị sát hại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đó là một cuộc diệt chủng và tuyên bố rằng người Armenia chỉ bị tái định cư từ khu vực chiến sự phía đông. Sau Hiệp định đình chiến Mudros vào ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đồng Minh tìm cách phân chia Ottoman thông qua Hòa ước Sèvres 1923.
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Trước việc Đồng Minh chiếm đóng Constantinopolis và Smyrna, Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ được xúc tiến thành lập. Dưới quyền lãnh đạo của Mustafa Kemal, Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành với mục tiêu hủy bỏ các điều khoản của Hòa ước Sèvres.
Đến ngày 18 tháng 9 năm 1922, các quân đội chiếm đóng bị trục xuất, và chính thể Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Ankara bắt đầu chính thức hóa chuyển giao tư pháp từ Ottoman sang hệ thống chính trị Cộng hòa mới. Ngày 1 tháng 11, nghị viện mới hình thành chính thức bãi bỏ Đế quốc. Hiệp ước Lausanne ngày 24 tháng 7 năm 1923 dẫn đến việc quốc tế công nhận chủ quyền của "Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ" mới hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, và nước cộng hòa được tuyên bố chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 tại thủ đô mới Ankara. Hiệp định Lausanne quy định trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, do đó 1,1 triệu người Hy Lạp rời Thổ Nhĩ Kỳ trong khi 380 nghìn người Hồi giáo chuyển từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa và sau đó tiến hành nhiều cải cách căn bản với mục tiêu chuyển đổi quốc gia Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũ thành một nước cộng hòa thế tục mới.
Thổ Nhĩ Kỳ duy trì trung lập trong hầu hết Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên tham gia trong giai đoạn cuối của chiến tranh bên phe Đồng Minh vào ngày 23 tháng 2 năm 1945. Ngày 26 tháng 6 năm 1945, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên hiến chương của Liên Hợp Quốc. Khó khăn của Hy Lạp sau chiến tranh đàn áp nổi loạn cộng sản, cùng với các yêu cầu của Liên Xô về căn cứ quân sự tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, xúc tiến Hoa Kỳ tuyên bố Học thuyết Truman vào năm 1947. Học thuyết đề ra các mục đích của Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, kết quả là hỗ trợ quân sự và kinh tế quy mô lớn của Hoa Kỳ. Hai quốc gia tham dự Kế hoạch Marshall và OEEC về tái thiết các nền kinh tế châu Âu vào năm 1948, và sau đó trở thành các thành viên sáng lập của OECD vào năm 1961.
Sau khi tham gia cùng lực lượng Liên Hợp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952, trở thành một tường thành chống lại sự bành trướng của Liên Xô đến Địa Trung Hải. Sau một thập niên bạo lực giữa các cộng đồng tại Síp, và đảo chính tại Síp vào ngày 15 tháng 7 năm 1974, trong đó phế truất Tổng thống Makarios và đưa nhân vật ủng hộ liên minh với Hy Lạp là Nikos Sampson lên cầm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7 năm 1974. Chín năm sau đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp được thành lập, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận chính thể này.
Giai đoạn độc đảng kết thúc vào năm 1945, sau đó là một chuyển đổi náo động sang dân chủ đa đảng trong vài thập niên kế tiếp, bị gián đoạn do đảo chính quân sự vào năm 1960, 1971, và 1980, cũng như một bị vong lục quân sự vào năm 1997. Năm 1984, một nhóm ly khai người Kurd mang tên PKK bắt đầu chiến dịch nổi loạn chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi tự do hóa kinh tế trong thập niên 1980, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và ổn định chính trị lớn hơn. Trong tháng 7 năm 2016, phát sinh một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phế truất chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, chính phủ tiến hành thanh trừng hàng loạt.
Chính trị
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia cộng hòa đại nghị. Nhưng sau một cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 2017 về việc sửa đổi hiến pháp nhằm mở rộng quyền lực cho Tổng thống đã dành chiến thắng áp đảo. Từ đó, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia Tổng thống chế. Từ khi hình thành vào năm 1923, nước Cộng hòa Türkiye phát triển một truyền thống mạnh mẽ về chủ nghĩa thế tục. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh khuôn khổ pháp lý của quốc gia. Hiến pháp chế định các nguyên tắc chính của chính phủ và quy định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tập trung hóa thống nhất. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống hiện được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm thông qua bầu cử trực tiếp.
Bộ máy tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp, và Tòa án Hiến pháp có trách nhiệm quyết định sự phù hợp của các luật và sắc lệnh với hiến pháp. Hội đồng Nhà nước là tòa án cuối cùng cho các vụ án hành chính, và Tòa án Phúc thẩm tối cao cho các vụ án khác.
Phổ thông đầu phiếu cho cả hai giới được áp dụng trên toàn Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1933, và mọi công dân Thổ Nhĩ Kỳ sang tuổi 18 đều có quyền bỏ phiếu. 500 thành viên quốc hội được bầu cử cho một nhiệm kỳ 4 năm từ một hệ thống đại diện tỷ lệ danh sách đảng từ 85 khu vực bầu cử. Tòa án Hiến pháp cho thể tước đoạt nguồn tài chính công cộng của các chính đảng nếu họ bị cho là chống thế tục hoặc ly khai, hoặc cấm chỉ tồn tại hoàn toàn. Ngưỡng bầu cử là 10% số phiếu.
Những người ủng hộ các cải cách của Atatürk và những người theo chủ nghĩa Hồi giáo đại diện cho hai cực về vai trò của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng. Quan điểm của phe thân Atatürk về đại thể là kết hợp một loại chế độ dân chủ với một hiến pháp tách khỏi tôn giáo và phương thức sinh hoạt thế tục Tây phương hóa, trong khi ủng hộ can thiệp của nhà nước trong kinh tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác. Từ thập niên 1980, gia tăng bất bình đẳng thu nhập và phân biệt đẳng cấp khiến chủ nghĩa dân túy Hồi giáo nổi lên, đây là một phong trào mà theo lý thuyết ủng hộ nghĩa vụ với nhà cầm quyền, đoàn kết cộng đồng và công bằng xã hội.
Nhân quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ là đề tài gặp một số tranh luận và chỉ trích quốc tế. Từ năm 1998 đến 2008, Tòa án Nhân quyền châu Âu đưa ra trên 1.600 phán quyết chống Thổ Nhĩ Kỳ do các vi phạm nhân quyền. Các vấn đề khác như quyền lợi của người Kurd, nữ quyền và tự do báo chí cũng thu hút tranh luận. Hồ sơ nhân quyền của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là một chướng ngại vật đáng kể đối với quyền thành viên EU trong tương lai của quốc gia này.
Pháp luật
Thổ Nhĩ Kỳ có một hệ thống tư pháp nhất thể hóa hoàn toàn với hệ thống của châu Âu lục địa. Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nguyên tắc phân chia quyền lực. Phù hợp với nguyên tắc này, quyền lực tư pháp do các tòa án độc lập thi hành nhân danh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Sự độc lập và tổ chức của các tòa án, sự bảo đảm đối với các nhiệm kỳ thẩm phán và công tố viên công cộng, sự chuyên nghiệp của các thẩm phán và công tố viên, sự giám sát của các thẩm phán và công tố viên công cộng, các tòa án quân sự và tổ chức của chúng, và quyền lực và bổn phận của các tòa án cấp cao được Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định.
Theo Điều 142 của hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức, bổn phận và quyền hạn của các tòa án, chức năng và thủ tục xét xử được quy định theo luật. Phù hợp với điều khoản này của hiến pháp và các luật liên quan, hệ thống tòa án tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể được phân thành ba hạng; đó là tòa án tư pháp, tòa án hành chính và tòa án quân sự. Mỗi thể loại bao gồm các tòa án cấp sơ thẩm và tòa án phúc thẩm. Ngoài ra, Tòa án Tranh chấp Tư pháp phán quyết về các vụ án không thể phân loại dễ dàng.
Thực thi pháp luật tại Thổ Nhĩ Kỳ là trách nhiệm của một vài cơ quan (như Tổng cục An ninh và Tổng cục Hiến binh), đều hành động theo lệnh của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc hầu như là từ Bộ trưởng Nội vụ. Theo các số liệu do Bộ Tư pháp công bố, có 100.000 người bị giam trong các nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11 năm 2008.
Quan hệ đối ngoại
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc (1945), OECD (1961), OIC (1969), OSCE (1973), ECO (1985), BSEC (1992), D-8 (1997) và G-20 (1999). Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào các năm 1951-1952, 1954-1955, 1961 và 2009-2010.
Phù hợp với truyền thống định hướng phương Tây của mình, quan hệ với châu Âu luôn là một bộ phận trung tâm trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, thỉnh cầu về quyền thành viên liên kết của EEC vào năm 1959 và trở thành một thành viên liên kết vào năm 1963. Sau nhiều thập niên đàm phán chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ thỉnh cầu về quyền thành viên đầy đủ của EEC vào năm 1987, trở thành một thành viên liên kết của Liên minh Tây Âu vào năm 1992, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và tham gia đàm phán gia nhập chính thức với EU từ năm 2005. Hiện nay, quyền thành viên EU được cho là một chính sách quốc gia và một mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ cho Bắc Síp làm phức tạp quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với EU và vẫn là một trở ngại lớn ngăn nỗ lực gia nhập EU của quốc gia này.
Phương diện mang tính quyết định khác trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là liên minh chiến lược của quốc gia với Hoa Kỳ. Mối đe dọa chung từ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của NATO vào năm 1952, đảm bảo quan hệ song phương mật thiết với Washington. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhận được hỗ trợ về chính trị, kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ, bao gồm trong các vấn đề chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ ứng cử gia nhập EU. Trong tình hình hậu Chiến tranh Lạnh, tính trọng yếu địa chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng đến các khu vực gần là Trung Đông, Kavkaz và Balkan.
Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ di sản văn hóa và ngôn ngữ chung với các quốc gia Turk độc lập từ Liên Xô vào năm 1991, điều này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ khoách trương quan hệ kinh tế và chính trị sâu vào Trung Á, Đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan tạo thành bộ phận trong chiến lược chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành một nơi chuyển tiếp năng lượng đến phương Tây. Tuy nhiên, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia bị đóng cửa do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh và nay vẫn bị đóng cửa.
Dưới chính phủ của Đảng AK, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tại các lãnh thổ nguyên thuộc Ottoman tại Trung Đông và Balkan, dựa theo thuyết "chiều sâu chiến lược", còn được gọi là chủ nghĩa Tân Ottoman.
Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lực lượng trong các sứ mệnh quốc tế dưới quyền Liên Hợp Quốc và NATO kể từ năm 1950, bao gồm các sứ mệnh duy trì hòa bình tại Somalia và Nam Tư cũ, và hỗ trợ lực lượng liên quân trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Thổ Nhĩ Kỳ duy trì 36.000 binh sĩ tại Bắc Síp, song sự hiện diện của họ gây tranh luận, và hỗ trợ an ninh cho Kurdistan thuộc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh sĩ tại Afghanistan từ năm 2001.
Quân sự
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm Lục quân, Hải quân và Không quân. Hiến binh và Tuần duyên hoạt động như các bộ phận của Bộ Nội vụ trong thời bình, song sẽ lần lượt phụ thuộc Lục quân và Hải quân trong thời chiến.
Tổng tham mưu trưởng do Tổng thống bổ nhiệm. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong các vấn đề an ninh quốc gia và sự chuẩn bị đầy đủ của lực lượng vũ trang để bảo vệ quốc gia. Tuy nhiên, chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền tuyên chiến và triển khai binh sĩ ra nước ngoài hay cho phép quân đội nước ngoài đồn trú tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng vũ trang thường trực lớn thứ nhì trong NATO, sau Quân đội Hoa Kỳ, với 495.000 binh sĩ được triển khai theo ước tính của NATO vào năm 2011. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc gia thành viên NATO là bộ phận của chính sách chia sẻ hạt nhân của liên minh, cùng với Bỉ, Đức, Ý và Hà Lan. Tổng cộng có 90 bom hạt nhân B61 được đặt trong căn cứ không quân Incirlik, 40 trong số đó được phân cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong trường hợp một xung đột hạt nhân, song việc sử dụng chúng cần phải được NATO phê chuẩn.
Mọi nam công dân Thổ Nhĩ Kỳ đủ điều kiện được yêu cầu phục vụ quân đội trong một giai đoạn kéo dài từ ba tuần đến một năm, tùy theo giáo dục và công việc. Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận cự tuyệt binh dịch lương tâm và không cung cấp một thay thế dân sự cho nghĩa vụ quân sự.
Địa lý
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á-Âu. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc.
Lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ dài trên 1.600 km và rộng trên 800 km, có hình dạng gần giống hình chữ nhật. Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa các vĩ độ 35° và 43° Bắc, và các kinh độ 25° và 45° Đông. Diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm cả mặt hồ, là 783.562 km², trong đó 755.688 km² nằm tại Tây Nam Á và 23.764 km² nằm tại châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn thứ 37 thế giới xét theo diện tích. Quốc gia này có biển bao quanh tại ba mặt: biển Aegea tại phía tây, biển Đen tại phía bắc và Địa Trung Hải tại phía nam. Thổ Nhĩ Kỳ có biển Marmara tại phía tây bắc.
Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ là Đông Thrace, có biên giới với Hy Lạp và Bulgaria. Phần thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ là Anatolia, gồm một cao nguyên trung ương có độ cao lớn cùng các đồng bằng duyên hải hẹp, nằm giữa các dãy núi Köroğlu và Pontic tại phía bắc và Taurus tại phía nam. Miền đông của Thổ Nhĩ Kỳ có cảnh quan đồi núi hơn và là nguồn của các sông như Euphrates, Tigris và Aras, và có điểm cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Núi Ararat với cao độ 5.137 m, và hồ lớn nhất toàn quốc là hồ Van.
Thổ Nhĩ Kỳ được phân thành bảy khu vực điều tra nhân khẩu: Marmara, Aegea, Biển Đen, Trung Anatolia, Đông Anatolia, Đông Nam Anatolia và Địa Trung Hải. Địa hình gồ ghề tại phía bắc Anatolia dọc theo biển Đen giống như một dải dài và hẹp. Như khuynh hướng chung, cao nguyên Anatolia nội lục ngày càng gồ ghề khi đi về phía đông.
Cảnh quan đa dạng của Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả của các hoạt động địa chất phức tạp, tạo thành hình khu vực trong hàng nghìn năm và vẫn biểu thị thông qua các trận động đất khá thường xuyên và thỉnh thoảng là phun trào núi lửa. Các eo biển Bosphorus và Dardanelles xuất hiện do đường đứt gãy chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, đường đứt gãy này là nguyên nhân dẫn đến hình thành biển Đen. Tồn tại một đường đứt gãy động đất chạy qua phía bắc của quốc gia từ tây sang đông.
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái đặc biệt và sự đa dạng về môi trường sống của Thổ Nhĩ Kỳ sản sinh đa dạng đáng kể về loài. Anatolia là quê hương của nhiều loài thực vật đã được canh tác để làm thực phẩm từ khi xuất hiện nông nghiệp, và các tổ tiên hoang dã của nhiều thực vật mà hiện cung cấp lương thực cho nhân loại vẫn mọc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đa dạng của động vật tại Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn lớn hơn của thực vật, số lượng loài động vật trên toàn châu Âu là khoảng 60.000; tại Thổ Nhĩ Kỳ có trên 8.000.
Rừng hạt trần và rụng lá Bắc Anatolia là một hệ sinh thái bao trùm hầu hết Dãy núi Pontic tại miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz trải rộng khắp cực đông của dãy núi. Khu vực này là nơi sống của các loại động vật hoang dã Âu-Á như cắt hỏa mai, đại bàng vàng, đại bàng đầu nâu, Clanga pomarina, gà gô Kavkaz, bạch yến trán đỏ, và Tichodroma muraria. Dải duyên hải hẹp giữa dãy núi Pontic và biển Đen có rừng rụng lá Euxine-Colchic, gồm một số trong số ít khu rừng mưa ôn đới của thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ có 40 công viên quốc gia, 189 công viên tự nhiên, 31 khu vực bảo tồn tự nhiên, 80 khu vực bảo tồn loài hoang dã và 109 di tích tự nhiên như Công viên quốc gia lịch sử Gallipoli, Công viên quốc gia núi Nemrut, Công viên quốc gia Troy cổ đại, Công viên tự nhiên Ölüdeniz và Công viên tự nhiên Polonezköy.
Ankara nổi tiếng với mèo Angora, thỏ Angora và dê Angora. Giống mèo quốc gia khác của Thổ Nhĩ Kỳ là mèo Van. Các giống chó quốc gia là chó chăn cừu Anatolia, Kangal, Malaklı và Akbaş.
Khí hậu
Các khu vực duyên hải của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với biển Aegea và Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, với mùa hè nóng khô và mùa đông mát ẩm. Các khu vực duyên hải giáp với biển Đen có khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè ấm ẩm và mùa đông lạnh ẩm. Duyên hải biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ nhận lượng giáng thủy lớn nhất và là khu vực duy nhất trong nước nhận được lượng giáng thủy cao suốt năm. Phần phía đông của khu vực duyên hải này nhận được lượng giáng thủy hàng năm là , cao nhất toàn quốc.
Các khu vực duyên hải giáp với biển Marmara có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa và khí hậu đại dương ôn hòa, với mùa hè từ ấm đến nóng và tương đối khô cùng mùa mưa từ mát đến lạnh và ẩm. Tuyết rơi tại các khu vực duyên hải của biển Marmara và biển Đen hầu như tất cả mùa đông, song thường tan trong một vài ngày. Tuy nhiên, tuyết hiếm khi rơi tại các khu vực duyên hải giáp với biển Aegea và rất hiếm tại các khu vực duyên hải giáp với Địa Trung Hải.
Các ngọn núi gần bờ biển ngăn các ảnh hưởng Địa Trung Hải mở rộng đến nội lục, khiến miền trung cao nguyên Anatolia có khí hậu lục địa với các mùa tương phản mạnh. Mùa đông tại phần phía đông của cao nguyên đặc biệt khắc nghiệt. Nhiệt độ có thể xuất hiện tại miền đông Anatolia. Tại phía tây, nhiệt độ trung bình mùa đông dưới 1 °C (34 °F). Mùa hè nóng và khô, với nhiệt độ thường trên 30 °C (86 °F) vào ban ngày. Lượng giáng thủy trung bình năm là khoảng 400 mm, thay đổi theo độ cao. Các khu vực khô nhất là đồng bằng Konya và đồng bằng Malatya, tại đó lượng mưa hàng năm thường dưới 300 mm (12 in). Tháng 5 thường là tháng mưa nhiều nhất, còn tháng 7 và tháng 8 là các tháng khô nhất.
Khu vực hành chính
Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành 81 đơn vị hành chính cấp tỉnh (il). Mỗi tỉnh lại được chia thành các đơn vị hành chính cấp huyện (ilçe). Tỉnh thường được đặt cùng tên với thành phố thủ phủ của tỉnh đó. Một số tỉnh được công nhận là thành phố tự trị (büyükşehir belediyeleri) như Istanbul, Ankara, İzmir, Bursa, Konya, Adana.
Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, Kocaeli, Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị.
Kinh tế
Thổ Nhĩ Kỳ có GDP PPP lớn thứ 13 trên thế giới (2016) và GDP danh nghĩa lớn thứ 18 thế giới (2016). Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các thành viên sáng lập của OECD và G-20.
Liên minh thuế quan EU-Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1995 dẫn đến tự do hóa sâu rộng về các mức thuế, và tạo thành một trong các trụ cột quan trọng nhất trong chính sách ngoại thương của Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đạt $143,5 tỷ vào năm 2011 và đạt $163 tỷ vào năm 2012 (các đối tác xuất khẩu chính vào năm 2012: Đức 8,6%, Iraq 7,1%, Iran 6,5%, Anh Quốc 5,7%, CTVQARTN 5,4%). Nhập khẩu vào năm 2012 là $229 tỷ (các đối tác nhập khẩu chính vào năm 2012: Nga 11,3%, Đức 9%, Trung Quốc 9%, Hoa Kỳ 6%, Ý 5,6%).
Thổ Nhĩ Kỳ có một ngành công nghiệp ô tô lớn, sản xuất trên một triệu xe ô tô vào năm 2012, được xếp hạng là nhà sản xuất lớn thứ 16 trên thế giới. Xuất khẩu đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá US$1,2 tỷ vào năm 2011, các thị trường xuất khẩu chính là Malta, Quần đảo Marshall, Panama và Hoa Kỳ. Các xưởng đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ có 15 ụ nổi trong các kích cỡ khác nhau và một ụ cạn. Tuzla, Yalova, và İzmit phát triển thành các trung tâm đóng tàu năng động.
Các lĩnh vực chủ chốt khác của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là ngân hàng, xây dựng, thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử, các sản phẩm lọc hóa dầu, thực phẩm, khai mỏ, gang thép, và chế tạo máy. Năm 2010, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp 9% vào GDP, trong khi lĩnh vực công nghiệp đóng góp 26% và lĩnh vực dịch vụ đóng góp 65%. Tuy nhiên, một phần tư công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ công việc thuộc nữ giới tại Thổ Nhĩ Kỳ là 30% vào năm 2012, mức thấp nhất trong OECD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt $8,3 tỷ vào năm 2012. Năm 2012, Fitch Group nâng hạng mức tín nhiệm đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ sau 18 năm; tiếp đến là Moody's nâng hạng vào tháng 5 năm 2013.
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập niên trở lại đây, và tạo thành một bộ phận quan trọng của kinh tế. Năm 2013, 37,8 triệu du khách ngoại quốc đến Thổ Nhĩ Kỳ, biến quốc gia này thành địa điểm du lịch quốc tế phổ biến thứ sáu trên thế giới. Năm 2012, 15% lượng du khách đến từ Đức, 11% đến từ Nga, 8% đến từ Anh Quốc, 5% đến từ Bulgaria.
Đầu thế kỷ XXI, lạm phát cao kinh niên được đưa vào kiểm soát; điều này dẫn đến phát hành đơn vị tiền tệ mới là lira mới Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2005, để củng cố thành tựu của cải cách kinh tế và xóa những vết tích của một nền kinh tế bất ổn. Năm 2009, lira mới Thổ Nhĩ Kỳ được đổi tên lại thành lira Thổ Nhĩ Kỳ, với việc phát hành giấy bạc và đồng xu mới. Như một kết quả các cải cách kinh tế tiếp diễn, lạm phát giảm xuống 8% vào năm 2005, và tỷ lệ thất nghiệp là 10%.
Lịch sử
Trong sáu thập niên đầu của nền cộng hòa, từ 1923 đến 1983, Thổ Nhĩ Kỳ về đại thể tuân theo một cách tiếp cận gần như trung ương tập quyền với chính phủ lập kế hoạch nghiêm ngặt về ngân sách và các hạn chế do chính phủ áp đặt về ngoại thương, dòng ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, đến năm 1983, Thủ tướng Turgut Özal khởi xướng một loạt cải cách nhằm chuyển đổi kinh tế quốc gia từ một hệ thống tập quyền và cách ly sang mô hình tư nhân nhiều hơn, dựa trên thị trường.
Các cải cách kết hợp với lượng vốn vay nước ngoài chưa từng có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; song sự tăng trưởng này gián đoạn do các suy thoái và khủng hoảng tài chính vào năm 1994, 1999, và 2001; kết quả là tăng trưởng GDP trung bình 4% mỗi năm từ 1981 đến 2003. Thiếu các cải cách tài chính bổ sung, kết hợp với thiếu hụt tài chính lĩnh vực công lớn và gia tăng cùng tham nhũng phổ biến, dẫn đến lạm phát cao, một lĩnh vực ngân hàng yếu kém và gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô. Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2001 và các cải cách do Bộ trưởng Tài chính đương thời Kemal Derviş khởi xướng, lạm phát giảm xuống một con số, niềm tin của các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống.
Thổ Nhĩ Kỳ từng bước mở cửa thị trường của mình thông qua các cải cách kinh tế bằng cách giảm kiểm soát của chính phủ trong ngoại thương và đầu tư và tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công, và tự do hóa nhiều lĩnh vực để tư nhân và nước ngoài tham dự tiếp tục nằm trong tranh luận chính trị. Tỷ lệ nợ công so với GDP đạt đỉnh là 75,9% trong suy thoái vào năm 2001, giảm xuống còn 26,9% vào năm 2013.
Tăng trưởng GDP thực từ 2002 đến 2007 trung bình đạt 6,8% mỗi năm, biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, tăng trưởng giảm còn 1% vào năm 2008, và đến năm 2009 thì kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, với GDP suy giảm 5%. Kinh tế được ước tính lại tăng trưởng 8% vào năm 2010. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP/người của Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh theo tiêu chuẩn sức mua đạt 52% trung bình EU vào năm 2011.
Cơ sở hạ tầng
Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ có 98 cảng hàng không, trong đó có 22 cảng hàng không quốc tế. Tính đến năm 2014, sân bay Istanbul Atatürk là sân bay nhộn nhịp thứ 13 trên thế giới, phục vụ trên 31 triệu hành khách từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2014. Turkish Airlines là hãng hàng không quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1933, được Skytrax chọn là hãng hàng không tốt nhất châu Âu trong bốn năm liên tiếp 2011, 2012, 2013 và 2014.
Năm 2014, hệ thống đường bộ của Thổ Nhĩ Kỳ dài . Tổng chiều dài hệ thống đường sắt là 10.991 km vào năm 2008, bao gồm 2.133 km đường sắt điện khí hóa và 457 km đường sắt cao tốc.
Năm 2008, Thổ Nhĩ Kỳ có đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và đường ống dầu qua lãnh thổ. Đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan là đường ống dầu dài thứ hai trên thế giới. Dòng chảy Xanh Lam dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, công suất của đường ống cho phép Thỏ Nhĩ Kỳ bán lại khí đốt của Nga sang châu Âu.
Năm 2013, mức tiêu thụ năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ là 240 nghìn tỉ kwh. Do Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 7% nguồn năng lượng vào năm 2013, chính phủ quyết định đầu tư cho năng lượng nguyên tử để giảm lượng nhập khẩu. Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trực tiếp và có năng lực cao thứ năm về địa nhiệt trên thế giới.
Nhân khẩu
Dựa theo hệ thống ghi chép dân số dựa theo địa chỉ của Thổ Nhĩ Kỳ, dân số toàn quốc là 74,7 triệu vào năm 2011, gần ba phần tư trong đó cư trú tại thành thị. Theo ước tính năm 2011, dân số tăng trưởng 1,35%/năm. Thổ Nhĩ Kỳ có mật độ dân số trung bình là 97 người/km². Năm 2009, người trong nhóm tuổi 15-64 cấu thành 67,4% tổng dân số; nhóm tuổi 0-14 chiếm 25,3%; trong khi nhóm tuổi từ 65 trở lên chiếm 7,3%. Năm 1927, khi điều tra nhân khẩu chính thức đầu tiên được tiến hành tại nước Cộng hòa Türkiye, dân số là 13,6 triệu. Thành phố lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul, đây cũng là thành phố lớn nhất châu Âu xét theo dân số, và là thành phố lớn thứ ba tại châu Âu theo kích thước.
Điều 66 của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ định nghĩa một người Thổ Nhĩ Kỳ là "bất kỳ ai rằng buộc với quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thông qua quan hệ công dân"; do đó về pháp lý thì thuật ngữ người Thổ Nhĩ Kỳ là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ, khác biệt với định nghĩa dân tộc. Đa số cư dân Thổ Nhĩ Kỳ thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, họ được ước tính chiếm 70-75% dân số. Không có dữ liệu đáng tin cậy về thành phần dân tộc do điều tra nhân khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ không bao gồm số liệu về dân tộc. Ba nhóm thiểu số được chính thức công nhận theo Hiệp ước Lausanne là người Armenia, người Hy Lạp và người Do Thái. Các dân tộc khác gồm có người Albania, người Ả Rập, người Azeri, người Bosnia, người Circassia, người Gruzia, người Laz, người Ba Tư, người Pomak (Bulgaria), và người Di-gan. Người Kurd là một dân tộc riêng biệt, tập trung chủ yếu tại các tỉnh đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ, họ là nhóm thiểu số lớn nhất và chiếm khoảng 18% dân số toàn quốc. Các nhóm thiểu số khác ngoài người Kurd được cho là chiếm 7-12% dân số. Các dân tộc thiểu số ngoài ba dân tộc được công nhận chính thức như kể trên không có bất kỳ quyền lợi thiểu số nào. Bản thân thuật ngữ "thiểu số" vẫn là một vấn đề nhạy cảm tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên bị chỉ trích vì cách họ đối đãi với các cộng đồng thiểu số. Mặc dù các dân tộc thiểu số không được công nhận, song nhà nước vận hành Công ty Phát thanh và Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh bằng các ngôn ngữ thiểu số.
2,5% dân số là các di dân quốc tế và Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận trên một triệu người tị nạn Syria từ khi Nội chiến Syria bắt đầu.
Ngôn ngữ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 85% dân số. Khoảng 12% dân số nói tiếng Kurd như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Ả Rập và tiếng Zaza là các ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi hơn 1% dân số, và một vài ngôn ngữ khác là ngôn ngữ mẹ đẻ của các bộ phận cư dân nhỏ hơn.
Tôn giáo
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thế tục không có quốc giáo chính thức; Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định về tự do tôn giáo và lương tâm. Vị thế của tôn giáo đã là một vấn đề tranh luận trong nhiều năm kể từ khi các chính đảng Hồi giáo hình thành. Trong nhiều thập niên, việc mặc hijab bị cấm chỉ trong trường học và tòa nhà chính phủ do nó được nhận định là một biểu tượng của Hồi giáo chính trị. Tuy nhiên, lệnh cấm bị bãi bỏ khỏi các đại học vào năm 2011, và khỏi các tòa nhà chính phủ vào năm 2013, và khỏi các trường phổ thông vào năm 2014.
Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại Thổ Nhĩ Kỳ với 99,8% cư dân đăng ký là tín đồ Hồi giáo. trong khi một số nguồn đưa ra một ước tính thấp hơn là 96,4%, trong đó giáo phái phổ biến nhất là phái Hanafi của Hồi giáo Sunni. Quyền lực tôn giáo Hồi giáo tối cao thuộc về Chủ tịch sự vụ tôn giáo (); chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của khoảng 80.000 thánh đường có đăng ký trên toàn quốc và sử dụng các imam địa phương và cấp tỉnh. Các nguồn hàn lâm đề xuất số tín đồ phái Alevi có thể là từ 15 đến 20 triệu, và theo tạp chí Aksiyon thì số lượng tín đồ phái Imamiyyah (bao gồm Alevi) thuộc Hồi giáo Shia là 3 triệu (4,2%). Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một số tín đồ phái Sufi của Hồi giáo. Khoảng 2% cư dân Thổ Nhĩ Kỳ là người Hồi giáo phi giáo phái.
Tỷ lệ cư dân phi Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 19% vào năm 1914 xuống 2,5% vào năm 1927, do các sự kiện có tác động đáng kể đến cấu trúc nhân khẩu quốc gia, như diệt chủng người Armenia, trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự di cư của những người phi Hồi giáo ra ngoại quốc vốn thực sự khởi đầu vào cuối thế kỷ XIX và tăng tốc vào một phần tư đầu của thế kỷ XX, đặc biệt là trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và sau Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ giành độc lập. Hiện nay có hơn 120.000 người là tín đồ của các giáo phái Cơ Đốc giáo khác nhau, chiếm dưới 0,2% cư dân Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó ước tính có 80.000 tín đồ Chính thống giáo Cổ Đông phương, 35.000 tín đồ Công giáo La Mã, 18.000 người Hy Lạp Antioch, 5.000 tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp và lượng nhỏ tín đồ Tin Lành. Giáo hội Chính thống giáo Đông phương có trụ sở tại Istanbul từ thế kỷ IV. Thổ Nhĩ Kỳ có 26.000 cư dân là người Do Thái, đại đa số họ thuộc nhánh Sephardi.
Giáo dục
Bộ Giáo dục Quốc dân chịu trách nhiệm về giáo dục tiền đại học. Giáo dục phổ thông là bắt buộc và kéo dài trong 12 năm: bốn năm cho mỗi cấp tiểu học, sơ trung và cao trung. Có dưới một nửa người Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi 25-34 hoàn thành một bậc trung học, so với tỷ lệ trung bình trên 80% của OECD. Giáo dục cơ bản tại Thổ Nhĩ Kỳ được nhận định là tụt hậu so với các quốc gia OECD khác, với khác biệt đáng kể. Khả năng tiếp cận trường học chất lượng cao phụ thuộc nhiều vào thành tích trong các kỳ thi nhập học cấp sơ trung, do vậy một số học sinh bắt đầu tham dự các lớp học gia sư từ khi 10 tuổi. Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ vào năm 2011 là 94,1%; 97,9% đối với nam giới và 90,3% đối với nữ giới.
Đến năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ có 166 đại học. Nhập học giáo dục bậc đại học phụ thuộc vào kết quả khảo thí tuyển chọn ÖSS. Năm 2008, hạn ngạch tiếp nhận sinh viên là 600.000, trong khi có 1.700.000 tham dự thi ÖSS vào năm 2007. Ngoại trừ khoa giáo dục mở tại Đại học Anadolu, nhập học được quy định theo khảo thí ÖSS quốc gia, sau khi thi các học sinh tốt nghiệp cao trung được phân vào các đại học theo thành tích của họ. Theo Xếp hạng đại học thế giới năm 2012-2013 của Times Higher Education, đại học đứng đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ là Đại học Kỹ thuật Trung Đông, tiếp sau là Đại học Bilkent và Đại học Koç, Đại học Kỹ thuật Istanbul và Đại học Boğaziçi.
Văn hóa
Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ rất đa dạng, là một sự pha trộn của các yếu tố khác nhau đến từ văn hóa và truyền thống Thổ Oğuz, Anatolia, Ottoman (tiếp nối văn hóa Hy-La và Hồi giáo) và phương Tây- bắt đầu khi Ottoman Tây hóa và vẫn tiếp tục cho đến nay. Nguồn gốc của sự pha trộn này bắt đầu khi dân tộc và văn hóa Thổ tiếp xúc với văn hóa của các dân tộc cư trú trên hành trình mà họ di cư từ Trung Á về phía tây. Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sản phẩm của các nỗ lực kiến thiết một quốc gia phương Tây "hiện đại", trong khi duy trì tôn giáo truyền thống và các giá trị lịch sử.
Nghệ thuật
Hội họa Thổ Nhĩ Kỳ theo quan niệm phương Tây phát triển tích cực bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX. Các bài học hội họa đầu tiên được đưa vào trong chương trình của thể chế mà nay là Đại học Kỹ thuật Istanbul vào năm 1793, chủ yếu cho các mục đích kỹ thuật. Đến cuối thế kỷ XIX, hình tượng nhân vật trong quan niệm phương Tây được xác lập trong hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là với Osman Hamdi Bey. Nằm trong các xu hướng đương thời, chủ nghĩa ấn tượng xuất hiện sau đó với Halil Paşa. Các họa sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi được cử đến châu Âu vào năm 1926 và được truyền cảm hứng từ các xu hướng đương thời như dã thú, lập thể và thậm chí là biểu hiện. "Nhóm D" gồm các họa sĩ mà đứng đầu là Abidin Dino, Cemal Tollu, Fikret Mualla, Fahrünnisa Zeid, Bedri Rahmi Eyüboğlu, Adnan Çoker và Burhan Doğançay giới thiệu một số xu hướng đã tồn tại bên phương Tây trong hơn ba thập niên. Các phong trào quan trọng khác trong hội họa Thổ Nhĩ Kỳ là "Yeniler Grubu" vào cuối thập niên 1930; "On'lar Grubu" trong thập niên 1940; "Yeni Dal Grubu" trong thập niên 1950; "Siyah Kalem Grubu" trong thập niên 1960.
Sự tương tác giữa Ottoman và thế giới Hồi giáo cùng châu Âu góp phần vào sự pha trộn các truyền thống Thổ, Hồi giáo, và châu Âu trong âm nhạc và văn học Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Văn học Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động mạnh từ văn học Ba Tư và Ả Rập trong hầu hết thời kỳ Ottoman. Các cải cách Tanzimat đưa đến các thể loại của văn học phương Tây mà người Thổ chưa được biết đến trước đó, chủ yếu là tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều tác gia trong thời kỳ Tanzimat đồng thời viết trong vài thể loại: như nhà thơ Nâmık Kemal cũng sáng tác tiểu thuyết trọng yếu mang tên İntibâh vào năm 1876. Hầu hết căn nguyên của văn học Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được hình thành từ năm 1896 đến năm 1923. Về đại thể, có ba phong trào văn học chủ yếu trong thời kỳ này: Phong trào Edebiyyât-ı Cedîde (tân văn); Fecr-i Âtî (bình minh tương lai); và Millî Edebiyyât (quốc văn). Bước đi cấp tiến đầu tiên về cách tân trong thi đàn Thổ Nhĩ Kỳ là của Nâzım Hikmet, ông đưa vào phong cách thơ tự do. Cuộc cách mạng khác trong thi đàn Thổ Nhĩ Kỳ đến vào khoảng năm 1941 cùng với Phong trào Garip. Tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk nhận giải Nobel Văn học năm 2006.
Thổ Nhĩ Kỳ có văn hóa vũ điệu dân gian đa dạng. Hora được biểu diễn tại Đông Thrace; Zeybek tại khu vực Aegea, Nam Marmara và Đông-Trung Anatolia; Teke tại khu vực Tây Địa Trung Hải; Kaşık Oyunları và Karşılama tại Tây-Trung Anatolia, Tây Hắc Hải, Nam Marmara và Đông Địa Trung Hải; Horon tại khu vực Trung và Đông Hắc Hải; Halay tại Đông Anatolia và Trung Anatolia; và Bar cùng Lezginka tại Đông Bắc Anatolia.
Kiến trúc
Kiến trúc của người Thổ Seljuk kết hợp các yếu tố và đặc điểm của kiến trúc Thổ Trung Á với kiến trúc Ba Tư, Ả Rập, Armenia, và Byzantine. Chuyển biến từ kiến trúc Seljuk sang kiến trúc Ottoman dễ nhận thấy nhất là tại Bursa, đây là kinh đô của Ottoman từ năm 1335 đến năm 1413. Sau khi Ottoman chinh phục Constantinopolis (Istanbul) vào năm 1453, kiến trúc Ottoman chịu ảnh hưởng đáng kể từ kiến trúc Byzantine. Cung điện Topkapı tại Istanbul là một trong các mẫu nổi tiếng nhất về kiến trúc Ottoman cổ điển và là dinh thự chính của các Sultan trong khoảng 400 năm. Mimar Sinan là kiến trúc sư tối quan trọng của thời kỳ cổ điển trong lịch sử kiến trúc Ottoman. Ông là kiến trúc sư trưởng của ít nhất 374 tòa nhà được xây tại nhiều tỉnh của Đế quốc trong thế kỷ XVI.
Kể từ thế kỷ XVIII, kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng ngày càng tăng từ các phong cách châu Âu, và điều này có nhận thấy cụ thể trong các tòa nhà thời kỳ Tanzimat của Istanbul như các cung điện Dolmabahçe, Çırağan, Feriye, Beylerbeyi, Küçüksu, Ihlamur và Yıldız. Các nhà bên bờ biển (yalı) tại eo biển Bosphorus cũng phản ánh pha trộn giữa các phong cách Ottoman cổ điển và châu Âu trong thời kỳ đó. Phong trào kiến trúc quốc gia thứ nhất vào đầu thế kỷ XX tìm cách tạo một kiến trúc mới, dựa trên các motif từ kiến trúc Seljuk và Ottoman. Phong trào cũng được gán cho tên Tân cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ hay Phục hưng kiến trúc quốc gia. Các kiến trúc sư hàng đầu trong phong trào này là Vedat Tek, Mimar Kemaleddin Bey, Arif Hikmet Koyunoğlu và Giulio Mongeri. Các tòa nhà nổi bật từ thời kỳ này là Bưu điện Lớn tại Istanbul (1905-1909), Chung cư Tayyare (1919-1922), hay trụ sở đầu tiên của Türkiye İş Bankası tại Ankara (1926-1929), Bebek Mosque,
Thể thao
Môn thể thao phổ biến nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là bóng đá. Câu lạc bộ Galatasaray giành chiến thắng tại UEFA Cup và UEFA Super Cup năm 2000. Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ ba và giành huy chương đồng tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2003; trong khi cũng vào đến bán kết tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008.
Các môn thể thao chủ lưu khác như bóng rổ và bóng chuyền cũng phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đội tuyển bóng rổ nam quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ nhì và giành huy chương bạc tại Giải vô địch bóng rổ thế giới 2010 và tại Giải bóng rổ châu Âu 2001, cả hai giải đều được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Câu lạc bộ bóng rổ Anadolu Efes S.K. vô địch tại Giải Korać 1995-1996, xếp thứ nhì tại Cúp Saporta 1992-93, xếp thứ ba tại Euroleague và Suproleague 2000-2001.
Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ giành huy chương bạc tại Giải vô địch châu Âu 2003, giành huy chương đồng tại Giải vô địch châu Âu 2011 và 2012 FIVB World Grand Prix. Họ cũng giành huy chương vàng (2005), huy chương bạc (1987, 1991, 1997, 2001, 2009, 2013) và huy chương đồng (1993) tại Đại hội Thể thao Địa Trung Hải.
Môn thể thao truyền thống quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ là yağlı güreş (đấu vật ngâm dầu) từ thời kỳ Ottoman. Thành phố Edirne tổ chức thi đấu vật ngâm dầu thường niên Kırkpınar kể từ năm 1361. Các thể thức đấu vật quốc tế do FILA quản lý như đấu vật tự do và đấu vật cổ điển cũng phổ biến, các đô vật người Thổ Nhĩ Kỳ giành được nhiều danh hiệu ở tầm châu Âu, thế giới, và Thế vận hội cả ở nội dung cá nhân và đội tuyển quốc gia.
Ẩm thực
Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ được cho là một trong các nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới, sự phổ biến của nó phần lớn là do ảnh hưởng văn hóa của Ottoman và một phần là nhờ ngành du lịch có quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là di sản của ẩm thực Ottoman – một sự hợp nhất và chắt lọc các nền ẩm thực Trung Á, Kavkaz, Trung Đông, Địa Trung Hải và Balkan.
Vị trí địa lý nằm giữa phương Đông và Địa Trung Hải giúp cho người Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn kiểm soát các tuyến đường mậu dịch lớn, và có một môi trưởng lý tưởng cho thực vật và động vật phát triển. Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập từ giữa thập niên 1400, lúc khởi đầu Ottoman. Salad sữa chua, cá ngâm dầu ô liu, và các loại rau nhồi và bao trở thành các sản phẩm chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. Đế quốc cuối cùng trải rộng từ Áo đến Bắc Phi, sử dụng các đạo lộ và thủy lộ của mình để nhập khẩu các nguyên liệu ngoại lai từ khắp nơi trên thế giới. Đến cuối thập niên 1500, triều đình Ottoman có trên 1.400 đầu bếp nội trú và thông qua các luật quy định tính tươi nguyên của thực phẩm. Từ khi Đế quốc sụp đổ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập, các thực phẩm ngoại quốc như xốt hollandaise Pháp và thức ăn nhanh phương Tây trở thành đồ ăn thường nhật của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Truyền thông
Hàng trăm kênh truyền hình, hàng nghìn đài phát thanh địa phương và quốc gia, cùng báo chí, một ngành điện ảnh phong phú và sinh lợi, phát triển nhanh chóng của internet băng thông rộng tạo một ngành truyền thông sôi động tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2003, tổng cộng có 257 đài truyền hình và 1.100 đài phát thanh được cấp phép hoạt động, và các đài khác hoạt động mà không được cấp phép. Trong số các đài được cấp phép, có 16 đài truyền hình và 36 đài phát thanh tiếp cận khán giả toàn quốc. Đa số khán giả được phân chia giữa đài công cộng TRT và các kênh kiểu mạng lưới như Kanal D, Show TV, ATV và Star TV. Truyền thông quảng bá có độ thâm nhập rất cao do các hệ thống chảo vệ tinh và cáp hiện hữu rộng rãi. Hội đồng Tối cao Phát thanh và Truyền hình là một thể chế của chính phủ có trách nhiệm quản lý truyền thông quảng bá. Tính theo lưu thông, các nhật báo phổ biến nhất là Zaman, Posta, Hürriyet, Sözcü, Sabah và Habertürk. Phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên phổ biến bên ngoài biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và nằm trong các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của quốc gia cả về lợi nhuận và các quan hệ công chúng. Freedom House xếp hạng truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ là không tự do. |
Yemen (; ), tên chính thức Cộng hòa Yemen () là một quốc gia nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía nam bán đảo Ả Rập. Yemen là quốc gia lớn thứ hai trên bán đảo, trải rộng trên lãnh thổ 527,968 km² (203,850 sq mi). Đường bờ biển dài khoảng 2.000 km (1,200 mi). Nó có biến giới với Ả Rập Xê Út về phía bắc, biển Đỏ về phía tây, vịnh Aden và biển Ả Rập về phía nam, và Oman về phía đông-đông bắc, và có chung biên giới trên biển với Eritrea, Djibouti, Somaliland và Somalia. Thủ đô được tuyên bố theo hiến pháp của Yemen, và thành phố lớn nhất, là thành phố Sana'a, nhưng thành phố đang nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập từ tháng 2 năm 2015. Vì vậy, thủ đô Yemen hiện tạm thời là thành phố cảng Aden phía duyên hải miền nam. Đến năm 2021, dân số cả nước ước tính khoảng 30.491.000 người. Yemen có hơn 200 hòn đảo; lớn nhất trong đó là Socotra.
Trong thời cổ đại, Yemen là quê hương của người Sabaeans, một quốc gia buôn bán bao gồm các phần của Ethiopia và Eritrea ngày nay. Sau đó vào năm 275 CN, vương quốc Himyarite Kingdom bị ảnh hưởng bởi Do Thái giáo. Cơ đốc giáo đến vào thế kỷ thứ tư. Hồi giáo lan rộng nhanh chóng vào thế kỷ thứ bảy và quân lính Yemen đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo. Một số triều đại nổi lên trong thế kỷ 9 đến thế kỷ 16, chẳng hạn như triều đại Rasulid. Đất nước bị chia cắt giữa đế quốc Ottoman và Anh vào những năm 1800. Vương quốc Zaydi Mutawakkilite của Yemen được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trước khi thành lập Cộng hòa Ả Rập Yemen vào năm 1962. Nam Yemen vẫn là một quốc gia bảo hộ của Anh với tư cách là Chính phủ bảo hộ Aden cho đến năm 1967 khi nó trở thành một quốc gia độc lập và sau đó là một quốc gia theo chủ nghĩa Mác-Lê nin. Hai nhà nước Yemen thống nhất để thành lập nước Cộng hòa Yemen hiện đại (al-Jumhūrīyah al-Yamanīyah) vào năm 1990. Tổng thống Ali Abdullah Saleh là tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa mới cho đến khi ông từ chức vào năm 2012 sau Mùa xuân Ả Rập.
Kể từ năm 2011, Yemen rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị bắt đầu với các cuộc biểu tình đường phố chống lại đói nghèo, thất nghiệp, tham nhũng và kế hoạch của Tổng thống Saleh là sửa đổi hiến pháp nhằm xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của tổng thống. Tổng thống Saleh từ chức và quyền lực tổng thống được chuyển giao cho Abdrabbuh Mansur Hadi. Kể từ đó, đất nước rơi vào cuộc nội chiến (cùng với cuộc can thiệp quân sự do Ả Rập Xê-út dẫn đầu nhằm khôi phục chính phủ của Hadi) với một số thực thể ủng hộ nhà nước tuyên bố cai trị Yemen: Nội các Yemen / Hội đồng Lãnh đạo Tổng thống, Hội đồng Chính trị Tối cao, và Hội đồng chuyển tiếp miền Nam. Ít nhất 56.000 dân thường và chiến binh đã thiệt mạng trong bạo lực vũ trang ở Yemen kể từ tháng 1 năm 2016. Cuộc chiến đã dẫn đến nạn đói ảnh hưởng đến 17 triệu người. Tình trạng thiếu nước uống an toàn, do các tầng chứa nước cạn kiệt và cơ sở hạ tầng nước của đất nước bị phá hủy, cũng là nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát dịch tả lớn nhất, lây lan nhanh nhất trong lịch sử hiện đại, với số ca nghi ngờ vượt quá 994.751. Hơn 2.226 người đã chết kể từ khi dịch bùng phát bắt đầu lan nhanh vào cuối tháng 4 năm 2017. Cuộc khủng hoảng nhân đạo và xung đột đang diễn ra đã nhận được nhiều lời chỉ trích vì đã gây ảnh hưởng xấu hơn đáng kể đến tình hình nhân đạo của Yemen, mà một số người cho rằng đã đạt đến mức độ của một " thảm họa nhân đạo". và một số người thậm chí còn gán cho nó là một tội ác diệt chủng. Nó đã làm tồi tệ thêm tình hình nhân quyền vốn đã nghèo nàn của đất nước.
Yemen là thành viên của Liên đoàn Ả Rập, Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Nó thuộc nhóm nước kém phát triển nhất, do có vô số "trở ngại nghiêm trọng về cấu trúc đối với sự phát triển bền vững". Năm 2019, Liên hợp quốc báo cáo rằng Yemen là quốc gia có nhiều người cần viện trợ nhân đạo nhất, khoảng 24 triệu người, chiếm 85% dân số. Tính đến năm 2020, quốc gia này được xếp hạng cao nhất trong Chỉ số Trạng thái mong manh, tệ thứ hai trong Chỉ số Đói toàn cầu, chỉ sau Cộng hòa Trung Phi vượt qua và có Chỉ số Phát triển Con người thấp nhất trong số tất cả các nước ngoài châu Phi.
Từ nguyên
Thuật ngữ Yamnat đã được đề cập trong các bia ký Old South Arabian về danh hiệu của một trong những vị vua của vương quốc Himyarite thứ hai được gọi là Shammar Yahrʽish II. Thuật ngữ này có thể dùng để chỉ đường bờ biển phía tây nam của bán đảo Ả Rập và đường bờ biển phía nam giữa Aden và Hadramout. Yemen trong lịch sử bao gồm lãnh thổ rộng lớn hơn nhiều so với quốc gia hiện tại, trải dài từ phía bắc Asir ở tây nam Ả Rập Saudi đến Dhofar ở nam Oman..
Một từ nguyên bắt nguồn của Yemen từ ymnt, nghĩa là "phía nam", và đóng vai trò đáng kể trên khái niệm về vùng đất bên phải. (𐩺𐩣𐩬).
Các nguồn khác cho rằng Yemen có liên quan đến yamn hay yumn, có nghĩa là "trọng tội" hoặc "may mắn", vì phần lớn đất nước màu mỡ, phì nhiêu. Người La Mã gọi nó là Arabia Felix (Ả Rập "hạnh phúc" hoặc "may mắn"), trái ngược với Arabia Deserta ("Ả Rập hoang vắng"). Các nhà văn Latinh và Hy Lạp gọi Yemen cổ đại là "India"(Ấn Độ), vốn phát sinh từ người Ba Tư gọi là Những người Abyssinians mà họ tiếp xúc ở Nam Ả Rập bằng tên của những người da đen sống cạnh họ, tức là người Ấn Độ.
Địa lý
Yemen nằm trong thế giới Ả Rập, trong nửa phía nam của bán đảo Ả Rập, Nó có biên giới với Saudi Arabia ở phía bắc Oman ở đông bắc, giáp biển Ả Rập, vùng vịnh Aden, và Biển Đỏ, giữa các vĩ độ 12 và 19 ° N và các kinh độ 42 và 55 ° E. Yemen ở 15°B 48°Đ, và có diện tích .
Một số các đảo Biển Đỏ, bao gồm cả quần đảo Hanish, Kamaran, và Perim, cũng như Socotra ở Biển Ả Rập, thuộc về Yemen; Đảo lớn nhất là Socotra.Nhiều số đảo trong số các đảo là núi lửa, ví dụ Jabal al-Tair đã có một vụ phun trào núi lửa trong năm 2007 và trước đó vào năm 1883. Mặc dù lục địa Yemen nằm ở phía nam bán đảo Ả Rập và do đó là một phần của châu Á, quần đảo Hanish và Perim trên Biển Đỏ liên kết với châu Á, nhưng quần đảo Socotra, nằm về phía đông sừng của Somalia và gần với châu Phi hơn nhiều so với đến Châu Á, có liên quan về mặt địa lý và địa sinh học với Châu Phi. Socotra đối diện với Kênh Guardafui và Biển Somali.
Với tổng diện tích 527.970 km2 (203.850 dặm vuông), Yemen là quốc gia lớn thứ 49 thế giới về diện tích. Quốc gia này có diện tích ngang với Thái Lan và tiểu bang California.
Khu vực và khí hậu
Về mặt địa lý, Yemen có thể được chia thành 4 vùng chính:đồng bằng ven biển ở phía tây, cao nguyên phía tây, cao nguyên phía đông và Rub 'al Khali ở phía đông. Tihāmah ("vùng đất nóng" hay "đất nóng") tạo thành một vùng đồng bằng ven biển rất khô cằn và bằng phẳng dọc theo toàn bộ đường bờ biển Biển Đỏ của Yemen. Mặc dù khô cằn nhưng sự hiện diện của nhiều đầm phá khiến vùng này rất lầy lội và là nơi sinh sản thích hợp của muỗi sốt rét. Những cồn cát hình trăng lưỡi liềm trải rộng hiện hữu. Lượng bốc hơi ở Tihamah lớn đến mức các dòng suối từ cao nguyên không bao giờ đổ ra biển, nhưng chúng góp phần tạo ra nguồn dự trữ nước ngầm rộng lớn. Ngày nay, chúng được khai thác nhiều để sử dụng trong nông nghiệp. Gần làng Madar khoảng về phía bắc Sana'a, dấu chân khủng long đã được tìm thấy, cho thấy khu vực này từng là một bãi lầy. Tihamah đột ngột kết thúc tại vách đá của vùng cao nguyên phía tây. Khu vực này, hiện có nhiều bậc thang để đáp ứng nhu cầu lương thực, nhận được lượng mưa cao nhất ở Ả Rập, tăng nhanh từ 100 mm (3,9 in) mỗi năm lên khoảng 760 mm (29,9 in) ở Taiz và hơn 1.000 mm ( 39,4 in) ở Ibb. Nhiệt độ ấm vào ban ngày nhưng giảm đột ngột vào ban đêm. Các dòng suối lâu năm xuất hiện ở các vùng cao nguyên, nhưng chúng không bao giờ chảy ra biển do lượng bốc hơi cao ở Tihamah.
Cao nguyên trung tâm là một cao nguyên rộng lớn có độ cao hơn 2.000 m (6.562 ft). Khu vực này khô hơn các cao nguyên phía tây do ảnh hưởng của bóng mưa, nhưng vẫn nhận đủ mưa trong những năm ẩm ướt để trồng trọt trên diện rộng. Tích trữ nước cho phép tưới tiêu và trồng lúa mì và lúa mạch. Sana'a thuộc vùng này. Điểm cao nhất ở Yemen và Ả Rập là Jabal An-Nabi Shu'ayb, vào khoảng 3.666 m (12.028 ft).
Phần của sa mạc Rub al Khali ở phía đông của Yemen thấp hơn nhiều, thường là dưới 1.000 m (3,281 ft) và hầu như không có mưa. Nó chỉ có dân cư là những người chăn nuôi lạc đà Bedouin. Sự khan hiếm nước ngày càng tăng là một nguồn nước ngày càng được quốc tế quan tâm.
Lịch sử
Từ thời Cổ đại, vùng này đã có những mối quan hệ với các nền văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ba Tư và văn minh Ấn Độ. Xứ sở này được Hồi giáo hóa và thuộc quyền kiểm soát của triều đại Abbasid từ thế kỷ VII. Từ năm 1508 đến năm 1648, lãnh thổ do người Bồ Đào Nha kiểm soát, sau đó lại rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ thuộc đế quốc Ottoman, nhưng đến năm 1741 Ahmah ibn Sa'id đã đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu duệ của Quốc vương (Sultan) Ahmah cai trị Oman đến ngày nay.
Quốc gia này sớm phát triển về lãnh vực thương mại nhờ vị trí địa lý thuận lợi, có ảnh hưởng rộng lớn khắp các vùng tại vịnh Ba Tư và một số vùng ven biển ở phía đông châu Phi trong hai thế kỷ XVII và XVIII. Từ thế kỷ XIX, Oman liên kết chặt chẽ với Anh thông qua hiệp ước ký kết năm 1891. Đầu năm 1918, lợi dụng sự suy yếu của Đế quốc Ottoman, Bắc Yemen tuyên bố độc lập và các Imam (Giáo trưởng Hồi giáo) duy trì quyền cai trị đến năm 1962. Trong khi đó, Nam Yemen vẫn thuộc quyền bảo hộ của đế quốc Anh cho đến năm 1967.
Bắc Yemen
Năm 1962, cuộc đảo chính quân sự được sự trợ giúp của Ai Cập đã lật đổ vị Giáo trưởng Hồi giáo với sự ra đời của nền cộng hòa. Phái bảo hoàng, do Ả Rập Xê Út yểm trợ, đã tiến hành cuộc chiến chống lại những người cộng hòa và quân đội Viễn chinh Ai Cập. Năm 1972, cuộc chiến tranh giữa hai miền Yemen bùng nổ và kết thúc bằng một hiệp ước dự kiến thống nhất đất nước nhưng vẫn không có hiệu lực. Năm 1974, Đại tá Ibrahim al-Hamdi lên nắm quyền và thành công trong việc thực thi quyền lực của chính phủ trung ương trên toàn lãnh thổ Bắc Yemen. Cuộc mưu sát Tổng thống Cộng hòa Ả Rập Yemen (1978) đã dẫn đến việc cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao, cuộc chiến tranh giữa hai nước lại bùng nổ. Trung tá Ali Abdullah Saleh được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng thống. Năm 1980, Saleh kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Xô, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út, cải thiện các mối quan hệ với Nam Yemen. Tái đắc cử năm 1983 và năm 1988, Saleh đã ký kết với Nam Yemen một hiệp ước nhằm thực hiện tiến trình thống nhất đất nước năm 1989 và có hiệu lực năm 1990.
Nam Yemen
Năm 1962, Nam Yemen (còn được gọi là Yemen Miền Nam) phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của vương quốc Anh và quyết định tách khỏi chính phủ Yemen chính thức.
Mặt trận giải phóng dân tộc (National Liberation Front - NLF) là tổ chức chủ lực lãnh đạo cuộc đấu tranh độc lập ở Nam Yemen.
Năm 1967, Nam Yemen tuyên bố độc lập và đổi tên thành Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Yemen (People's Democratic Republic of Yemen - PDRY). Salim Ali Rubayyi trở thành Chủ tịch nước đầu tiên của PDRY.
Salim Ali Rubayyi xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở PDRY, trong đó có sự can thiệp mạnh mẽ của Đảng Xã hội chủ nghĩa Yemen (Yemen Socialist Party - YSP).
Năm 1978, Salim Ali Rubayyi bị một đảng phái trong quân đội lật đổ. Ali Nasir Muhammad trở thành Chủ tịch nước mới và giữ cương vị lãnh đạo của Đảng Xã hội chủ nghĩa Yemen.
Năm 1986, Ali Nasir Muhammad bị lật đổ trong một cuộc đảo chính và xảy ra cuộc nội chiến kéo dài 15 ngày giữa các phe phái đối lập. Cuộc nội chiến này đã gây thiệt mạng cho khoảng 12.000 người.
Sau cuộc nội chiến, Abu Bakr al-Attas trở thành nhà lãnh đạo mới của PDRY. Ông tạo mối quan hệ thân thiện với Yemen Bắc (cũng được gọi là Yemen Cộng hòa) và cuối cùng dẫn đến việc thống nhất hai miền thành Yemen thống nhất vào năm 1990.
Thống nhất
Sau cuộc họp thượng đỉnh tại thành phố Aden vào ngày 22 tháng 5 năm 1990, các nhà lãnh đạo Yemen Miền Nam và Yemen Bắc đã đạt được thỏa thuận thống nhất đất nước và tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa Yemen. Ali Abdullah Saleh đã trở thành Tổng thống của Yemen thống nhất.
Tuy nhiên, sau thống nhất, căng thẳng giữa hai miền Yemen đã leo thang thành cuộc chiến tranh năm 1994. Cuộc chiến này được coi là cuộc xung đột giữa các thế lực trong chính phủ và quân đội từ cả miền Nam và miền Bắc. Lực lượng miền Bắc, được lãnh đạo bởi Tổng thống Ali Abdullah Saleh và Đảng Quốc gia Yemen, đã giành chiến thắng và thiết lập quyền lực vững mạnh cho Saleh và đảng cầm quyền.
Sau cuộc chiến tranh năm 1994, Ali Abdullah Saleh tiếp tục nắm quyền lực và lãnh đạo Yemen trong nhiều năm. Ông đã đảm nhận chức Tổng thống Yemen cho đến khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng Yemen năm 2011.
Chính trị
Yemen là một nước cộng hòa với cơ quan lập pháp lưỡng viện. Theo hiến pháp năm 1991, một tổng thống được bầu, một Hội đồng dân biểu gồm 301 ghế được bầu và một Hội đồng Shura gồm 111 thành viên được chỉ định chia sẻ quyền lực. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Tại Sana'a, một Hội đồng Chính trị Tối cao (không được quốc tế công nhận) thành lập chính phủ.
Hiến pháp năm 1991 quy định rằng tổng thống được bầu bằng phổ thông đầu phiếu từ ít nhất hai ứng cử viên được ít nhất 15 thành viên của Nghị viện tán thành. Đến lượt thủ tướng, do tổng thống bổ nhiệm và phải được 2/3 Nghị viện phê chuẩn. Nhiệm kỳ của tổng thống là bảy năm và nhiệm kỳ của đâị biểu quốc hội là sáu năm. Quyền bầu cử phổ biến đối với những người từ 18 tuổi trở lên, nhưng chỉ những người theo đạo Hồi mới có thể giữ chức vụ dân cử.
Tổng thống Ali Abdullah Saleh trở thành tổng thống được bầu đầu tiên của Yemen thống nhất vào năm 1999 (mặc dù ông đã là Tổng thống của Yemen thống nhất từ năm 1990 và tổng thống của Bắc Yemen từ năm 1978). Ông được bầu lại vào chức vụ vào tháng 9 năm 2006. Chiến thắng của Saleh được đánh dấu bằng một cuộc bầu cử mà giới quan sát quốc tế đánh giá là "tự do một phần", mặc dù cuộc bầu cử đi kèm với bạo lực, vi phạm quyền tự do báo chí và cáo buộc gian lận. Cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào tháng 4 năm 2003 và đảng Đại hội đại biểu Nhân dân (General People's Congress - GPC) duy trì đa số tuyệt đối. Saleh hầu như không bị tranh chấp trong ghế quyền lực của mình cho đến năm 2011, khi sự thất vọng của địa phương về việc ông từ chối tổ chức một vòng bầu cử khác, kết hợp với tác động của Mùa xuân Ả Rập 2011, dẫn đến các cuộc biểu tình lớn. Năm 2012, ông buộc phải từ chức, mặc dù ông vẫn là một nhân vật quan trọng trong chính trường Yemen, đồng minh với người Houthis trong thời gian họ tiếp quản vào giữa những năm 2010.
Hiến pháp yêu cầu một nền tư pháp độc lập. Các bộ luật miền Bắc và miền Nam trước đây đã được thống nhất. Hệ thống pháp luật bao gồm các tòa án thương mại riêng biệt và một Tòa án tối cao có trụ sở tại Sana'a. Sharia Sharia là nguồn luật chính, với nhiều phiên tòa được tranh luận theo cơ sở tôn giáo của luật và nhiều thẩm phán là các học giả tôn giáo cũng như các cơ quan pháp luật. Đạo luật Tổ chức Cơ quan Quản lý Nhà tù, Sắc lệnh Cộng hòa số 48 (1981), và các quy định của Đạo luật Nhà tù, cung cấp khuôn khổ pháp lý để quản lý hệ thống nhà tù của đất nước.
Đối ngoại
Vị trí địa lý và các lãnh tụ cai trị của Bắc Yemen đã giữ cho đất nước bị cô lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài trước năm 1962. Mối quan hệ của nước này với Ả Rập Xê-út được xác định bởi Hiệp định Taif năm 1934, trong đó phân định phần cực bắc của biên giới giữa hai vương quốc và thiết lập khuôn khổ cho thương mại và giao hợp khác. Hiệp định Taif đã được gia hạn định kỳ trong 20 năm, và hiệu lực của nó được tái khẳng định vào năm 1995. Quan hệ với chính quyền thuộc địa Anh ở Aden và miền nam thường căng thẳng.
Các Phái đoàn Viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc được thành lập vào năm 1958 và 1959 là những đơn vị quan trọng đầu tiên không theo đạo Hồi ở Bắc Yemen. Sau cuộc cách mạng tháng 9 năm 1962, Cộng hòa Ả Rập Yemen trở thành đồng minh chặt chẽ và phụ thuộc nhiều vào Ai Cập. Saudi Arabia hỗ trợ phe bảo hoàng trong nỗ lực đánh bại phe Cộng hòa và không công nhận Cộng hòa Arab Yemen cho đến năm 1970.Đồng thời, Saudi Arabia duy trì liên hệ trực tiếp với các bộ tộc Yemen, điều này đôi khi làm căng thẳng quan hệ chính thức với Chính phủ Yemen. Ả Rập Xê-út vẫn thù địch với bất kỳ hình thức cải cách chính trị và xã hội nào ở Yemen và tiếp tục hỗ trợ tài chính cho giới tinh hoa bộ lạc.
Vào tháng 2 năm 1989, Bắc Yemen cùng với Iraq, Jordan và Ai Cập thành lập Hội đồng Hợp tác Ả Rập (ACC), một tổ chức được thành lập một phần để đáp lại sự thành lập của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh và nhằm thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn giữa các thành viên.Sau khi thống nhất, Cộng hòa Yemen được chấp nhận là thành viên của ACC thay cho tiền thân YAR của nó. Sau cuộc khủng hoảng Vịnh Ba Tư, ACC ngừng hoạt động. Yemen không phải là thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh chủ yếu là cho chính phủ cộng hòa của nó.
Yemen là thành viên của Liên hợp quốc, Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, đồng thời cũng tham gia vào phong trào không liên kết. Cộng hòa Yemen nhận trách nhiệm về tất cả các hiệp ước và các khoản nợ của các nước tiền nhiệm là Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (PDRY). Yemen đã tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1994, tiến bộ rõ ràng đã đạt được trên mặt trận ngoại giao trong việc khôi phục quan hệ bình thường với các nước láng giềng của Yemen. Vào mùa hè năm 2000, Yemen và Saudi Arabia đã ký Hiệp ước Biên giới Quốc tế giải quyết tranh chấp kéo dài 50 năm về vị trí của biên giới giữa hai nước. Cho đến khi ký hiệp ước hòa bình Yemen-Saudi Arabia vào tháng 7 năm 2000, biên giới phía bắc của Yemen vẫn chưa được xác định, Sa mạc Ả Rập đã ngăn cản mọi sự cư trú của con người ở đó. Yemen đã giải quyết tranh chấp với Eritrea về quần đảo Hanish vào năm 1998. Hàng rào Ả Rập Xê Út - Yemen được Ả Rập Xê Út xây dựng nhằm chống lại dòng người nhập cư bất hợp pháp và chống buôn lậu ma túy và vũ khí. Tờ Independent đã dẫn lời một bài báo viết "Ả Rập Xê-út, một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất trong thế giới Ả Rập về" hàng rào an ninh "của Israel ở Bờ Tây, đang âm thầm noi gương Israel bằng cách dựng một hàng rào dọc theo biên giới với Yemen."
Vào tháng 3 năm 2020, chính quyền Trump và các đồng minh chủ chốt của Mỹ, bao gồm Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã cắt hàng chục triệu đô la cho các chương trình chăm sóc sức khỏe và các khoản viện trợ khác theo lời kêu gọi của Liên hợp quốc dành cho Yemen. Do việc cắt giảm kinh phí, Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) tuyên bố rằng các cơ quan của Liên hợp quốc đã buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hơn 75% các chương trình của mình chỉ trong năm đó, ảnh hưởng đến hơn 8 triệu người. Ả Rập Saudi từng dẫn đầu một liên minh quân sự do phương Tây hậu thuẫn, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là thành viên chủ chốt, đã can thiệp vào Yemen vào năm 2015, trong nỗ lực khôi phục chính phủ bị phong trào Houthi lật đổ. Liên hợp quốc mô tả tình hình ở Yemen, nơi cuộc chiến đã giết chết hàng chục nghìn người và khiến hàng triệu người trên bờ vực nạn đói, là cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Quân sự
Các lực lượng quân sự của Yemen bao gồm quân đội Yemen (bao gồm Vệ binh Cộng hòa), Hải quân (bao gồm cả thủy quân), Không Quân (Al Quwwat al Jawwiya al Yamaniya; Bao gồm Phòng không). Một cuộc tái tổ chức lớn của các lực lượng vũ trang vẫn tiếp tục. Các lực lượng phòng không và không quân thống nhất hiện nằm dưới một quyền chỉ huy. Hải quân tập trung ở Aden. Tổng số lực lượng vũ trang có khoảng 401.000 quân nhân tại ngũ, bao gồm cả lính nghĩa vụ đặc biệt. Cộng hòa Ả Rập Yemen và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen tham gia thành lập Cộng hòa Yemen vào ngày 22 tháng 5 năm 1990. Tư lệnh tối cao của các lực lượng vũ trang là Tổng thống Cộng hòa Yemen.
Số lượng quân nhân ở Yemen tương đối cao; nói chung, Yemen có lực lượng quân sự lớn thứ hai trên Bán đảo Ả Rập sau Ả Rập Xê-út. Năm 2012, tổng quân số tại ngũ ước tính như sau: quân số 390.000 người; hải quân, 7.000; và không quân, 5.000. Vào tháng 9 năm 2007, chính phủ tuyên bố khôi phục nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Ngân sách quốc phòng của Yemen, năm 2006 chiếm khoảng 40% tổng ngân sách chính phủ, dự kiến sẽ vẫn ở mức cao trong thời gian tới, khi dự thảo quân sự có hiệu lực và các mối đe dọa an ninh nội bộ tiếp tục leo thang. Đến năm 2012, Yemen có 401.000 quân nhân tại ngũ.
Nhân quyền
Chính phủ và lực lượng an ninh của họ, thường bị coi là nạn tham nhũng tràn lan, đã phải chịu trách nhiệm về tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hành quyết phi pháp luật. Có những vụ bắt bớ tùy tiện công dân, đặc biệt là ở miền nam, cũng như khám xét nhà tùy tiện. Việc giam giữ kéo dài trước khi xét xử là một vấn đề nghiêm trọng, và sự tham nhũng của tư pháp, sự kém hiệu quả và sự can thiệp của hành pháp làm suy yếu quy trình tố tụng. Tự do ngôn luận, báo chí và tôn giáo đều bị hạn chế. Các nhà báo chỉ trích chính phủ thường bị cảnh sát sách nhiễu và đe dọa. Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp, bị trừng phạt bằng cái chết.
Kể từ khi cuộc nổi dậy của người Shia bắt đầu, nhiều người bị buộc tội ủng hộ al-Houthi đã bị bắt và giam giữ mà không bị buộc tội hoặc xét xử. Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2007, "Một số người Zaydis đã báo cáo chính phủ quấy rối và phân biệt đối xử vì họ bị nghi ngờ có thiện cảm với al-Houthis. Tuy nhiên, có vẻ như các hành động của Chính phủ chống lại nhóm này có lẽ là có động cơ về mặt chính trị, không phải về mặt tôn giáo."
Ủy ban Người tị nạn và Nhập cư Hoa Kỳ đã báo cáo một số vi phạm về quyền của người tị nạn và người xin tị nạn trong Cuộc khảo sát về người tị nạn thế giới (World Refugee Survey) năm 2008 của tổ chức. Các nhà chức trách Yemen cho biết đã trục xuất nhiều người nước ngoài mà không cho họ tiếp cận Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, bất chấp các yêu cầu của Liên hợp quốc nhiều lần. Những người tị nạn cho biết thêm rằng chính quyền Yemen đã chống lại họ khi sống trong các trại tị nạn. Các quan chức Yemen được cho là đã cưỡng hiếp và đánh đập những người tị nạn trong trại không bị trừng phạt vào năm 2007.
Yemen được xếp hạng cuối cùng trong số 135 quốc gia trong Báo cáo Khoảng cách Giới toàn cầu năm 2012. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã báo cáo về tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ nữ cũng như về việc xóa bỏ độ tuổi kết hôn tối thiểu là mười lăm đối với phụ nữ. Thay vào đó, bắt đầu dậy thì (được một số người giải thích là thấp nhất là 9 tuổi) được đặt ra như một yêu cầu cho việc kết hôn. Việc công khai vụ án đứa trẻ 10 tuổi người Yemen ly hôn Nujood Ali đã khiến vấn đề tảo hôn không chỉ ở Yemen mà trên toàn thế giới trở nên nổi cộm.
Năm 2017, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thành lập một nhóm chuyên gia để điều tra các hành vi bị nghi ngờ vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền ở Yemen. Vào tháng 12 năm 2021, The Guardian tiết lộ, Ả Rập Xê Út đã sử dụng "các biện pháp khuyến khích và đe dọa" như một phần của chiến dịch gây áp lực nhằm chấm dứt cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc về các vi phạm nhân quyền ở Yemen.
Ngày 30 tháng 6 năm 2020, một nhóm nhân quyền đã tiết lộ quy mô tra tấn và cái chết trong các trung tâm giam giữ không chính thức của Yemen. Các lực lượng UAE và Ả Rập Xê Út chịu trách nhiệm về một số cách đối xử gây sốc nhất đối với các tù nhân, bao gồm việc bị treo ngược trong nhiều giờ và tra tấn tình dục như đốt bộ phận sinh dục.
Buôn người
Báo cáo về Nạn buôn người năm 2013 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xếp Yemen là quốc gia Cấp 3, có nghĩa là chính phủ nước này không tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về chống buôn bán người và không có nỗ lực đáng kể để làm như vậy.
Yemen chính thức xóa bỏ chế độ nô lệ vào năm 1962, nhưng nó vẫn đang được thực hiện.
Ngày 22 tháng 6 năm 2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã viết thư ngỏ cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về báo cáo “Trẻ em và Xung đột vũ trang” nhằm cải thiện việc bảo vệ trẻ em ở Yemen và ở Myanmar. Tổ chức Ân xá cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải khẩn trương sửa chữa cơ chế giám sát và báo cáo đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Ngày 14 tháng 9 năm 2020, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã yêu cầu chấm dứt sự can thiệp của phiến quân Houthi và các cơ quan chức năng khác vào các hoạt động viện trợ ở Yemen, vì hàng triệu sinh mạng phụ thuộc vào các hoạt động viện trợ đang bị đe dọa.
Phân chia hành chính
Tính đến cuối năm 2004, Yemen được chia thành 20 tỉnh (muhafazat – mới nhất là Raymah, được thành lập vào năm 2004) với một đô thị được gọi là "Amanat Al-Asemah" (sau này có thủ đô hiến pháp, Sana'a). Thêmmộtt tỉnh (Soqatra Governorate) được thành lập vào tháng 12 năm 2013 bao gồm Đảo Socotra (góc dưới bên phải bản đồ), trước đây là một phần của Tỉnh Hadramaut. Các tỉnh được chia thành 333 huyện (muderiah), được chia thành 2.210 phó huyện, và tiếp tục chia thành 38.284 làng (tính đến năm 2001).
Vào năm 2014, một hội đồng hiến pháp đã quyết định chia đất nước thành sáu khu vực—bốn ở phía bắc, hai ở phía nam và thủ đô Sana'a không thuộc khu vực nào—tạo ra một mô hình liên bang. Đề xuất liên bang này là một yếu tố góp phần dẫn đến cuộc đảo chính sau đó của lực lượng Houthis chống lại chính phủ.
Tính đến tháng 2 năm 2004, Yemen được chia thành 20 vùng và 1 thành phố thủ đô.
Hai mươi mốt vùng được chia thành tiếp 333 huyện (muderiah), sau đó được chia thành 2.210 huyện phụ thuộc (sub), và sau đó là 38.284 làng.
Văn hóa
Kinh tế
Yemen là nước nghèo của Tây Á. Địa hình khô cằn, sự ẩn náu của Al-Qaeda, không có mấy tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt,...) và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói,... nên Yemen phần lớn phải nhờ Hoa Kỳ hỗ trợ.
Xét về thu nhập bình quân đầu người, Yemen là một trong những nước nghèo nhất so với các nước Ả Rập khác. Nền kinh tế Yemen dựa vào 3 nguồn chính là khai thác dầu lửa, sản xuất nông nghiệp và đánh cá. Dầu lửa có trữ lượng khoảng 4 tỷ thùng; sản xuất trung bình 402.500 thùng/ngày và tiêu thụ 128.000 thùng/ngày. Khí đốt trữ lượng 480 tỷ m³. Yemen đang cố gắng đa dạng hóa nguồn lợi thu về, không chỉ riêng dầu. Vì vậy, năm 2006 Yemen đã bắt đầu một chương trình cải cách kinh tế chú trọng vào các ngành kinh tế phi dầu mỏ và đầu tư nước ngoài. Kết quả của chương trình này, Yemen đã thu về khoảng 5 tỷ USD từ các dự án phát triển. Bên cạnh đó, những năm gần đây Yemen đã có sự tiến bộ trong việc cải cách các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện tại, tổng thu nhập về dầu mỏ của Yemen có thể đã tăng cao hơn so với năm 2007, đó là kết quả của giá dầu tăng cao hơn. Ngân sách của Yemen năm 2007 là 7,407 tỷ USD, nhưng con số chi tiêu là 8,177 tỷ USD đã vượt hơn cả ngân sách cả nước. Yemen đang đối mặt với việc nợ cao, chiếm 33,7% của tổng sản phẩm nội địa GDP (theo CIA-2007). Tính đến năm 2016, GDP của Yemen đạt 31.326 USD, đứng thứ 99 thế giới, đứng thứ 33 châu Á và đứng thứ 13 Trung Đông.
Các ngành công nghiệp có một số nhà máy xi măng, dệt, diêm, xà phòng, thuốc lá và nước giải khát (ở miền bắc), cá hộp và dệt, chế biến thực phẩm, hàng thủ công (ở miền Nam).
Yemen xuất khẩu dầu thô, cà phê, cá khô và cá muối; nhập khẩu lương thực, súc vật, máy móc và các thiết bị, hoá chất.
Các bạn hàng chính: Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Singapore, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Nga, Pháp.
Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp 9,4%, Công nghiệp 52,4%, Dịch vụ 38,1% (2008).
Lực lượng lao động: 6,49 triệu người (CIA-2008), tỷ lệ thất nghiệp chiếm 35% dân số, tỷ lệ người sống dưới mức nghèo đói chiếm 45,2% (2003)
GDP năm 2008: 55,29 tỷ đô la (theo sức mua) và xếp thứ 88 trên thế giới, tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại trên các thị trường tiền tệ quốc tế là 27,56 tỷ USD.
GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương: 2.400 USD (CIA-2008)
Tốc độ tăng trưởng: 3,2% năm 2008. Lạm phát năm 2008 là 12,5%.
Sản lượng khai thác dầu thô của Yemen trung bình 320.000 thùng/ngày (CIA-2007) và khả năng tiêu thụ dầu 135.000 thùng/ngày (CIA-2006).
Dân số
Dân số của Yemen là khoảng 24 triệu theo ước tính tháng 6 năm 2011, với 46% dân số dưới 15 tuổi và 2,7% trên 65 tuổi. Vào năm 1950, nó là 4,3 triệu. Đến năm 2050, dân số dự kiến tăng lên khoảng 60 triệu.
Yemen có mức sinh đẻ cao, 4,45 con trên một phụ nữ, cao thứ 30 trên thế giới.
Trong cuối thế kỷ XX dân số Sana'a phát triển nhanh chóng, từ khoảng 55.000 năm 1978 lên hơn 1 triệu vào đầu thế kỷ XXI.
Người Yemen có nguồn gốc chủ yếu từ Ả Rập. Yemen vẫn còn là một xã hội bộ tộc. Ở khu vực miền núi phía Bắc của đất nước là nơi sinh sống của khoảng 400 bộ lạc Zaydi. Ngoài ra còn có các nhóm đẳng cấp di truyền trong các khu đô thị như Al-Akhdam.
Yemen chính thức bãi bỏ chế độ nô lệ vào năm 1962. [66] Người Thổ Nhĩ Kỳ đến Yemen trong quá trình xâm chiếm của đế quốc Ottoman. Ngày hôm nay, có từ 10,000-30,000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn ở trong nước. Ngoài ra, Yemen còn có người Do Thái, cộng đồng Do Thái Yemen hình thành một thiểu số người Do Thái khá lớn ở Yemen với một nền văn hóa khác biệt với cộng đồng Do Thái trên thế giới. Hầu hết đã di cư đến Israel vào giữa thế kỷ XX.
Ước tính có khoảng 100.000 người gốc Ấn Độ đang tập trung ở phần phía nam của đất nước, xung quanh Aden, Mukalla, Shihr, Lahaj, Mokha và Hodeidah.
Ngôn ngữ
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, mặc dù tiếng Anh ngày càng được người dân ở các thành phố lớn sử dụng. Trong khu vực Mahra (cực đông) và đảo Soqotra, một số ngôn ngữ Do Thái và tiếng Ả Rập cổ đại được nói.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại. Tiếng Ả Rập Yemen được nói trong nhiều tiếng địa phương khu vực.
Tôn giáo
Tôn giáo tại Yemen bao gồm chủ yếu hai nhóm tôn giáo Hồi giáo chính, 55% dân số theo đạo Hồi giáo Sunni và 45% là người Shia.
Người Sunni chủ yếu sống ở phía nam và đông nam đất nước. Người Shia là các bộ tộc Zaydis chủ yếu sống ở phía bắc và tây bắc trong khi nhánh Hồi giáo Ismailis sống trong những trung tâm chính như Sana'a và Ma'rib. Có những cộng đồng Hồi giáo hỗn hợp trong các thành phố lớn. Khoảng 1% của Yemen không theo đạo Hồi, gồm các cộng đồng Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, hoặc chủ nghĩa vô thần.
Du lịch
Ngành công nghiệp du lịch của Yemen bị cản trở bởi cơ sở hạ tầng hạn chế cũng như các vấn đề an ninh nghiêm trọng. Khách sạn và nhà hàng của đất nước này nằm dưới các tiêu chuẩn quốc tế, vận tải hàng không và đường phần lớn là không đủ. Bắt cóc khách du lịch nước ngoài vẫn là một mối đe dọa, đặc biệt là bên ngoài các thành phố chính, cùng với vụ đánh bom khủng bố tại cảng Aden trong năm 2000 và 2002, trở thành một trở ngại đáng kể cho du lịch.
Gần đây nhất là tháng 9 năm 2006, các bộ lạc ở tỉnh Shabwa, phía đông thủ đô Sana'a, bắt cóc bốn khách du lịch Pháp trên đường đến Aden. Họ được trả tự do hai tuần sau đó. Tháng 10 năm 2006, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại cảnh báo cho công dân Mỹ, thúc giục mạnh mẽ họ xem xét cẩn thận những rủi ro khi du lịch đến Yemen. Bộ Ngoại giao Anh đã đưa ra một tư vấn tương tự. Thống kê gần đây cho khách du lịch ở Yemen đã giảm nhiều, năm 2003 chỉ có 155.000 người. Nhưng trong năm 2004, số lượng đã tăng lên đến 274.000 người . |
Danh sách các tư thế quan hệ tình dục này mô tả các tư thế quan hệ tình dục và các hành vi tình dục khác của con người. Các hành vi tình dục thường được mô tả bằng các tư thế của người tham gia khi thực hiện. Alfred Kinsey đề xuất sáu tư thế chính. Vì số lượng tư thế là vô số, danh sách này không thể là đầy đủ.
Danh sách này chủ yếu mô tả các tư thế quan hệ, còn các lợi ích, tác hại, sự ảnh hưởng sức khỏe, sự lây nhiễm và các khía cạnh khác không được mô tả hoặc mô tả một cách sơ sài. Để tìm hiểu các khía cạnh này xin đọc các bài tương ứng được đề cập trong từng phần. Một vài người có thể có thái độ ghê tởm, không chấp nhận được, hoặc thích thú, tôn sùng đối với vài tư thế.
Những quy ước về tên gọi
Không có một tiêu chuẩn chung duy nhất được đồng thuận để đặt tên cho các tư thế tình dục. Những cuốn sách y khoa thường có khuynh hướng sử dụng những thuật ngữ rất chung chung, kiểu "tư thế nam ở bên trên" và "tư thế nữ ở bên trên", hay các thuật ngữ La tinh như coitus more ferarum ("quan hệ tình dục theo kiểu các loài thú"). Vì thế, chúng không mang nhiều ý nghĩa trong việc định rõ những tư thế tình dục chính xác. Những thuật ngữ được sử dụng trong những cuốn sách về tình dục thông thường thường dùng những tên kỳ quặc và khác biệt lẫn nhau. Một số biệt ngữ trong sách báo khiêu dâm được sử dụng rất rộng rãi và thường rất đặc trưng. Những thuật ngữ được lựa chọn dưới đây được lấy từ các nguồn đó, nhưng thuật ngữ thường được sử dụng nhất sẽ được sử dụng bất cứ khi nào thích hợp.
Các tư thế quan hệ tình dục đường âm đạo hoặc hậu môn
Trong các tư thế được mô tả dưới đây, người cho (penetrating partner) sẽ đưa dương vật vào âm đạo hoặc hậu môn của người nhận (receiving partner). Người cho có thể là nam hoặc nữ mang dương vật giả. Người nhận có thể là nữ (dùng âm đạo hoặc hậu môn) hoặc nam (dùng hậu môn).
Người cho phía trên và đối diện với người nhận
Tư thế thông thường này trong tiếng Anh được gọi là tư thế truyền giáo (missionary). Trong tư thế này, hai người đối diện nhau. Người nhận nằm ngửa, hai chân dang ra; người cho nằm phía trên. Tư thế này và các biến thể sau đây chủ yếu được dùng trong quan hệ đường âm đạo, tuy nhiên một số biến thể có thể được dùng trong quan hệ đường hậu môn.
Người cho đứng phía trước người nhận và dang chân ngang cạnh giường hoặc bàn. Hai chân người nhận giơ thẳng lên trên hoặc tựa vào người cho. Tư thế này đôi khi được gọi là kiểu Bướm. Người cho có thể quỳ gối.
Người nhận nằm ngửa. Người cho đứng và nâng hông của người nhận lên để đưa dương vật vào. Một biến thể khác là người nhận tựa hai chân lên vai của người cho.
Kiểu bình thường xâm nhập từ bên cạnh – biến thể của thâm nhập kiểu bình thường; bạn tình cho thâm nhập từ bên cạnh; người cho quỳ và cho dương vật vào từ bên cạnh.
Cho dương vật vào khi bạn tình chống tay vào ghế – người nhận tiếp nhận dương vật từ phía dưới; chân nhấc lên; người cho cho dương vật vào từ phía trên, giữ chân bạn tình.
Peace Sign – người nhận nằm dưới, chân hơi khép chặt lại.
Kỹ thuật thẳng hàng – biến thể của kiểu thông thường, người cho ở tư thế bình thường và cử động nhẹ nhàng lên phía trước làm phần đáy dương vật cọ xát vào âm vật.
The stopperage – ấn bắp đùi người nữ.
Tư thế mở rộng – người nhận giơ thẳng chân lên cao, mở rộng.
Kiểu bạch tuộc – biến thể của kiểu Bướm, người nhận nằm đặt chân lên vai người cho.
Đặt chân lên vai – người cho quỳ, người nhận nằm đặt chân lên vai người cho.
Người cho phía sau người nhận
Hầu hết các tư thế dạng này có thể được dùng trong quan hệ đường âm đạo hoặc đường hậu môn.
Kiểu chó – người cho đưa dương vật vào từ phía sau, người nhận quỳ bằng cả tay và chân, thân song song mặt sàn. Người cho có thể nắm tóc của người nhận để làm điểm tựa và dễ điều khiển.
Một biến thể của kiểu chó là người nhận chúi xuống phía trước, người cho có thể nâng hông của mình lên để có thể đưa dương vật vào sâu nhất.
Ếch – biến thể của kiểu cừu; người cho nhấc cao hông trên người nhận để thâm nhập sâu nhất.
Kiểu chó đứng thẳng – biến thể của kiểu chó; người nhận quỳ thẳng thân.
Đại bàng xòe cánh – người nhận nằm cúi mặt, chân duỗi mở rộng; người cho ở trên. Cũng gọi là kiểu nhện.
Kiểu úp thìa – cả hai nằm úp vào nhau theo cùng chiều; người cho đưa dương vật vào từ phía sau.
Ngược của kiểu peace sign – biến thể kiểu peace sign, người nhận nằm úp mặt, đầu gối tì vào nhau.
Kiểu truyền giáo xoay ngược – người nhận nằm úp mặt, chân duỗi/khép, người cho cho dương vật vào khi bạn tình nằm ép bụng (gây nên kích thích mạnh vào tinh hoàn người cho, người cho có thể cọ xát làm kích thích âm vật người nhận).
Kiểu lạc đà – người nhận nằm nghiêng chân duỗi về phía trước. Người cho quỳ dạng chân (như đang cưỡi ngựa) ở dưới hông, vì thế có thể cho vào âm đạo hay hậu môn. Thích hợp để dễ có thai hay với những người quá cân. Thực tế, một bên thường dễ cho thâm nhập vào hơn bất kỳ tư thế nào khác.
Người nhận phía trên
Hầu hết các tư thế dạng này có thể được dùng cho quan hệ đường âm đạo hoặc đường hậu môn.
Người cho nằm ngửa; người nhận ngồi trên người người cho quay mặt về phía nhau. Người nhận ngồi có thể kích thích người cho bằng cách di chuyển cọ xát từ trước ra sau. Đôi khi tư thế này được gọi là tư thế cô gái cao bồi (cowgirl, nếu người nhận là nữ) hoặc chàng trai cao bồi (cowboy, nếu người nhận là nam).
Tương tự như trên, người cho nằm ngửa, người nhận ngồi trên người của người cho nhưng quay ngược lại, người nhận có thể kích thích người cho bằng tư thế này. Một lợi thế khác là người cho có thể quan sát thân người người nhận từ phía sau, và nhiều người coi đây là cách kích thích có hiệu quả.
Đèn treo kiểu Ý – biến thể của kiểu trên; người nhận ở trên, uốn cong lưng; chống tay xuống đất; người cho nằm dưới.
Cô gái cao bồi ngang – người cho nằm ngửa; người nhận ban đầu ngồi trên người người cho và không đối mặt, sau đó nằm xuống trên người người cho.
Cô gái cao bồi châu Á – người cho nằm ngửa; người nhận ngồi xổm (không quỳ) trên người người cho hướng mặt vào nhau.
Kiểu ngang ngược – biến thể của kiểu trên; người nhận nằm trên, mặt úp, thân thấp; người cho ở dưới.
Kiểm soát hoàn toàn – nếu eo người cho không đủ thon, người nhận (trong khi người cho đã thâm nhập đầy đủ và lưng uốn cong) có thể tì gối vào lưng người cho, nhờ thế tăng thêm lực thâm nhập cho người cho. Theo tư thế này người cho đặc biệt phải nằm im, và người nhận kiểm soát quá trình quan hệ. Sau đó việc quan hệ tình dục được tiến hành nhờ việc người người nhận nghiêng về phía sau rồi tiến ra phía trước cọ xát với người cho. Kiểu này gây kích thích mạnh cho người nhận.
Ngồi và quỳ
Hầu hết các tư thế dạng này có thể được dùng cho quan hệ đường âm đạo hoặc đường hậu môn.
Quan sát – biến thể của kiểu Cô gái cao bồi; người cho ngồi trên một cái ghế, người nhận ngồi đối mặt; cũng gọi là Lap dance.
Ghế bành – biến thể của kiểu Quan sát; người nhận ngồi trong một cái ghế; người cho quỳ phía trước người nhận.
Ong đen – người cho ngồi, chống tay ra đằng sau xuống sàn; người nhận ngồi trên, tay đặt lên vai.
Đồ đạc – người nhận ngồi trên cạnh đồ, chân duỗi thẳng; người cho đứng. Người nhận tựa hay ngồi vào cạnh đồ - ghế sofa, cạnh quầy, giường v.v... và duỗi thẳng chân. Người cho đứng hay quỳ, tùy theo độ cao của đồ, tay giữ chân người nhận. Ở tư thế này, người cho có thể điều chỉnh góc thâm nhập từ trên hay dưới để kích thích ở mức độ cao nhất. Tư thế này người cho có góc quan sát tốt khi thực hiện hành động.
Thuyết phục con nợ – người cho quỳ; người nhận nằm ngửa, bàn chân đặt trên vai người cho.
Chơi đàn violon cell – người nhận nằm ngửa, bàn chân đặt trên vai người cho; người cho quỳ cho thâm nhập từ phía sau; cũng gọi là Chơi đàn violon.
Cầu hôn – người nhận quỳ, chân để về một bên; người cho quỳ, một chân chống đất.
Split level – người nhận nằm dưới, chân ôm quanh người người cho; người cho quỳ.
Đứng
Hầu hết các tư thế dạng này có thể được dùng cho quan hệ đường âm đạo hoặc đường hậu môn. Trong tư thế đứng cơ bản, hai người đứng xoay mặt vào nhau. Sau đây là các biến thể:
Đứng và ôm – người cho đứng, ôm người nhận; người nhận quàng chân quanh người cho chỗ eo và tay ôm cổ.
Đứng – cả hai đứng tựa vào nhau. Cũng gọi là "knee-trembler".
Xe cút kít – người cho cho dương vật vào ở tư thế đứng; người nhận nằm ngửa được người cho giữ nhấc chân; cũng gọi là 'Hút bụi sàn' hay 'Kiểu máy hút bụi'.
Gót chân cao – một số phụ nữ cẩn thận lựa chọn độ cao gót chính xác để bạn tình có thể cho thâm nhập dễ dàng từ phía sau, khi cả hai đang đứng. Khi theo kiểu đối mặt thường cần hỗ trợ bằng giày cao gót để có độ cao thích hợp nhất.
Harvey Wallbanger – biến thể của kiểu đứng và ôm, người nhận ép lưng vào tường hay một mặt phẳng đứng nào khác.
Threading the needle – người nhận đặt cả hai tay và một chân trên sàn. Người cho đứng đằng sau với một chân người nhận đặt trên vai, hay chân đặt vòng quanh hông. Người cho kiểm soát quá trình giao hợp. Tư thế này cũng có thể thích hợp với tình dục đường hậu môn.
Những tư thế thuận lợi để thụ thai hoặc tránh thai
Mọi tư thế đều có thể dẫn đến có thai nếu tinh dịch dính vào vùng âm đạo. Làm tình bằng miệng không bao giờ làm có thai. Tuy nhiên nếu bất cẩn, tinh dịch dính vào tay hoặc thân và dính vào vùng âm đạo. Nữ ở tuổi dậy thì thường có khả năng có thai cao. Vài người tin rằng có những tư thế làm khả năng thụ thai cao hơn nhưng không có tư thế nào hiệu quả trong việc tránh thai. Xem bài tránh thai.
Những tư thế khi mang thai
Mục đích là để tránh sức ép quá mạnh vào bụng và ngăn cản việc đưa dương vật vào sâu. Một số tư thế dưới đây là thường thấy trong thời gian mang thai.
Truyền giáo (cần cẩn thận)
Úp thìa
Kiểu cừu
Phụ nữ nằm trên
Kiểu duỗi chân
Cưỡi lạc đà (xem ở trên)
Các tư thế ít gặp hơn
Các tư thế này mới hơn, và có lẽ không được biết nhiều hay không được thực hiện nhiều như các tư thế ở trên.
Chéo – người nhận nằm dưới; người cho ở trên vuông góc.
NASCAR – biến thể của kiểu Chéo; người nhận ngồi trên giường, người cho nằm ngiêng, vuông góc.
Đầu đuôi – người cho nằm ngửa, chân duỗi; người nhận nằm ngửa phía trên, chân duỗi; hai người hướng mặt về hai phía.
Tư thế T hình vuông – người nhận nằm đầu gối co chân dạng, người cho nằm bên vuông góc với người nhận, hông người cho bên dưới chỗ chân uốn cong của người nhận. Tư thế thích hợp ở thời kỳ mang thai.
Xích đu – người cho ở dưới; người nhận quỳ cả tay và chân, mặt ngửa lên.
K – người cho và người nhận đều nằm ngửa, đầu ngược nhau; đặt chân lên vai nhau (dùng nó để giữ chặt nhau) tạo thành kiểu một chữ K viết hoa.
Khoan dầu – người nhận nằm chống khuỷu lưng tựa vào giường hay đi văng chân khoanh về phía đầu. Người cho đứng kiểu cưỡi ngựa và cho thâm nhập từ tư thế đứng. Kiểu này cũng được coi là Hydraulic Jackhammer hay the Pile Driver.
Tư thế thứ bảy của Vườn hương thơm là một kiểu ít thấy và không được miêu tả trong những cuốn sách về tình dục cổ. Phụ nữ nằm nghiêng. Người cho đối diện, dạng chân, nhấc đùi người nhận gập vào khuỷu tay hay vai mình. Một số cuốn sách tham khảo coi tư thế này là "dành cho người làm xiếc và không nên làm thử thực sự", một số người cho rằng nó rất dễ chịu, đặc biệt ở thời kỳ mang thai.
Dùng dụng cụ hoặc thiết bị
Hầu hết các hành vi tình dục được thực hiện trên giường hoặc trên mặt phẳng của bàn ghế. Khi có nhiều đồ đạc hỗ trợ, số tư thế cũng nhiều hơn. Những đồ đạc thông thường có thể được sử dụng. Nhiều kiểu đồ vật gợi tình và những dụng cụ khác như xà đu cũng có thể làm việc làm tình khác lạ hơn.
Các tư thế quan hệ tình dục bằng miệng
Làm tình bằng miệng chỉ việc dùng miệng để kích thích bộ phận sinh dục. Làm tình bằng miệng có thể dùng để khởi động trước khi quan hệ, trong khi hoặc sau quan hệ hoặc chỉ làm tình bằng miệng thôi. Liếm dương vật chỉ việc làm tình bằng miệng cho nam và liếm âm hộ chỉ việc làm tình bằng miệng cho nữ bất kể người thực hiện là nam hay nữ. Hai người có thể cùng làm tình bằng miệng cho nhau đồng thời. Tư thế này gọi là tư thế 69, trong Kama Sutra được gọi là tư thế bầy quạ (congress of crow). Các từ butt licking, rimming, anal-oral sex, rimjob, tossing the salad được dùng để chỉ việc kích thích hậu môn bằng miệng.
Các tư thế quan hệ tình dục không thâm nhập
Tình dục không thâm nhập (non-penetrative sex hoặc frottage) được dùng để kích thích trước khi quan hệ hoặc để tránh quan hệ đường âm đạo hoặc hậu môn. Có rất nhiều cách để thực hiện tình dục không thâm nhập, vài cách có làm hoặc không làm cực khoái.
Dùng hai bộ phận sinh dục cọ xát vào nhau
Frot là kiểu tình dục sinh dục nam-nam; cũng được gọi là đấu kiếm, 'wiener smackin', cọ dương vật, đấu dương vật, bumping dicks, cock2cock, the Princeton rub,... Hai người đàn ông cọ xát dương vật vào nhau tới khi cả hai cùng đạt cực khoái, thường khi đang hôn nhau.
Tribadism hoặc tribbing – hai người nữ dùng hai âm hộ cọ xát vào nhau.
Docking – thực hiện tình dục không thâm nhập bằng cách đưa đầu dương vật vào bên trong lớp da quy đầu của bạn tình không cắt da quy đầu.
Thủ dâm lẫn nhau
Các tư thế quan hệ tình dục khác
Cho ngón tay vào âm đạo hoặc hậu môn.
Shocker – dùng một bàn tay cho vài ngón tay vào âm đạo và vài ngón khác vào hậu môn của người nữ.
Female shocker – dùng ngón cái cho vào hậu môn và các ngón còn lại kích thích tinh hoàn của người nam.
Fisting – cho toàn bộ bàn tay vào âm đạo hoặc hậu môn. Việc này cần thả lỏng và dầu bôi trơn nhiều. Thường thì bàn tay không tạo thành nắm mà ngón cái đặt giữa ngón giữa và ngón trỏ. Kích thích hậu môn bằng cách này có thể cực kỳ nguy hiểm và còn có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu làm rách niêm mạc ruột.
Các tư thế quan hệ tình dục tập thể
Có thể sử dụng nhiều kiểu kết hợp khác nhau. Làm tình nhóm không có nghĩa là tất cả người tham gia đều tiếp xúc với nhau đồng thời. Chỉ vài tư thế có thể thực hiện với ba người hoặc nhiều hơn.
Các tư thế quan hệ tình dục ở động vật |
Cúp bóng đá Đức ( (), đến năm 1943 được gọi là Tschammer-Pokal ) là một giải đấu cúp bóng đá loại trực tiếp của Đức do Hiệp hội bóng đá Đức (DFB) tổ chức thường niên. 64 đội tham gia giải đấu, bao gồm tất cả các câu lạc bộ từ Bundesliga và 2. Bundesliga. Giải được coi là giải đấu cấp câu lạc bộ quan trọng thứ nhì ở bóng đá Đức sau giải vô địch Bundesliga. Diễn ra từ tháng 8 đến tháng 5, đội vô địch lọt vào DFL-Supercup và UEFA Europa League trừ khi đội vô địch đã lọt vào UEFA Champions League ở Bundesliga.
Giải đấu được thành lập vào năm 1935, lúc đó giải có tên gọi Tschammer-Pokal. Đội vô địch đầu tiên là 1. FC Nürnberg. Vào năm 1937, Schalke 04 là đội đầu tiên giành được cú đúp. Tschammer-Pokal bị hoãn vào vào năm 1944 do chiến tranh thế giới thứ hai và tan rã sau khi Đức Quốc xã sụp đổ. Vào mùa giải 1952–53, giải cúp được phục hồi ở Tây Đức với tên gọi DFB-Pokal, được đặt tên theo DFB và Rot-Weiss Essen là đội vô địch.
Bayern München là đội vô địch nhiều nhất với 20 lần. Đội vô địch hiện tại là RB Leipzig, đội đánh bại Eintracht Frankfurt 2-0 trong trận chung kết 2023 để vô địch lần thứ hai liên tiếp. Fortuna Düsseldorf giữ kỷ lục cho số trận thắng liên tiếp nhiều nhất của giải đấu (18) từ năm 1978 đến 1981, vô địch cúp vào năm 1979 và 1980.
Lịch sử
Trong lịch sử, số lượng đội tham dự giải đấu chính đã thay đổi từ 4 đội từ năm 1956 đến năm 1960 và 128 đội từ năm 1973 đến năm 1982, dẫn đến các giải đấu có từ hai đến bảy vòng đấu. Kể từ khi thành lập Bundesliga vào năm 1963, tất cả các câu lạc bộ từ Bundesliga đều tự động vượt qua vòng loại DFB-Pokal, cũng như tất cả các câu lạc bộ từ 2. Bundesliga kể từ khi thành lập vào năm 1974. Trong hầu hết thời gian, các đội dự bị được phép tham dự DFB-Pokal nhưng đã bị loại kể từ năm 2008.
Trận chung kết được tổ chức tại Sân vận động Olympic ở Berlin vào mỗi mùa giải kể từ năm 1985. Trước năm 1985, chủ nhà của trận chung kết được xác định ngay trước đó. Trong quyết định này, Hiệp hội Bóng đá Đức đã cân nhắc rằng, do tình hình chính trị giữa Tây Đức và Đông Đức, Berlin đã không được chọn làm địa điểm tổ chức UEFA Euro 1988.
Vốn dĩ, các trận đấu cúp được tổ chức trong hai hiệp 45 phút với hai hiệp phụ 15 phút trong trường hợp hòa. Nếu tỷ số vẫn hòa sau 120 phút, trận đấu sẽ được đá lại trên sân của đội có lợi thế sân nhà. Trong trận bán kết Tschammer-Pokal 1939 giữa Waldhof Mannheim và Wacker Wien đã phải đá lại ba lần trước khi được quyết định bằng cách bốc thăm. Hiệp hội Bóng đá Đức quyết định tổ chức loạt sút luân lưu nếu trận tái đấu tiếp tục hòa sau khi tình huống tương tự xảy ra ở cúp năm 1970, khi trận đấu giữa Alemannia Aachen và Werder Bremen phải được quyết định bằng cách bốc thăm sau hai trận hòa.
Trong các mùa giải 1971–72 và 1972–73, các trận đấu được tổ chức theo thể thức hai lượt đi và về. Lượt về được kéo dài thêm hai hiệp phụ 15 phút nếu tổng tỷ số hai lượt là hòa. Trong trường hợp hiệp phụ không mang lại kết quả, sẽ có một loạt sút luân lưu.
Năm 1977, trận chung kết giữa 1. FC Köln và Hertha BSC phải đá lại, dẫn đến nhiều khó khăn về mặt hậu cần. Sau đó, DFB đã quyết định không đá lại các trận chung kết cúp trong tương lai, thay vào đó là tổ chức đá luân lưu sau hiệp phụ. Cuối cùng, thay đổi này được mở rộng cho tất cả các trận đấu cúp vào năm 1991.
Vòng loại quốc tế
Kể từ năm 1960, đội vô địch DFB-Pokal sẽ được tham dự Cúp C2 châu Âu. Nếu đội vô địch cúp đã giành quyền tham dự Cúp C1 châu Âu, đội á quân sẽ được tham dự Cúp C2 thay thế. Sau khi Cúp C2 bị bãi bỏ vào năm 1999, đội vô địch DFB-Pokal sẽ được tham dự Cúp UEFA, được gọi là UEFA Europa League kể từ năm 2009. Nếu đội vô địch DFB-Pokal hoặc cả hai đội chung kết đều giành quyền tham dự các giải đấu cúp châu Âu thông qua Bundesliga, thì đội xếp hạng cao nhất của Bundesliga chưa giành quyền tham dự Europa League sẽ nhận được suất tham dự..
Tschammerpokal
Cúp bóng đá Đức đầu tiên được tổ chức vào năm 1935. Sau đó, nó được gọi là von Tschammer und Osten Pokal, hoặc Tschammerpokal viết tắt, theo tên của Reichssportführer (Chủ tịch Thể thao của Đế chế) Hans von Tschammer und Osten. Trận chung kết đầu tiên được tranh chấp giữa hai câu lạc bộ thành công nhất thời bấy giờ, 1. FC Nürnberg và Schalke 04, với chiến thắng 2-0 của Nürnberg. Sau khi Tschammerpokal cuối cùng được tổ chức vào năm 1943, cúp đã không được tổ chức trong gần mười năm, và được Hiệp hội Bóng đá Đức (DFB) tái tổ chức vào năm 1952 với tên gọi hiện tại là DFB-Pokal. Năm 1965, chiếc cúp ban đầu, Goldfasanen-Pokal, đã được thay thế bằng chiếc cúp vẫn được trao tặng cho đến ngày nay, vì chiếc cúp ban đầu nhắc nhở chủ tịch DFB Peco Bauwens về thời kỳ Đức Quốc xã.
Giant killing
Ban đầu, DFB-Pokal là một giải đấu chỉ dành cho các câu lạc bộ từ các hạng đấu cao nhất của bóng đá Đức. Điều này tiếp tục sau khi thành lập Bundesliga vào năm 1963. Các câu lạc bộ bán chuyên nghiệp và nghiệp dư chỉ có thể tham dự giải đấu từ năm 1974 trở đi, khi nó được mở rộng. Cho đến năm 2008, chỉ hai hạng đấu cao nhất của bóng đá Đức, Bundesliga và 2. Bundesliga, là hoàn toàn chuyên nghiệp nhưng từ năm 2008, với việc thành lập 3. Liga, hạng đấu thứ ba cũng trở thành hoàn toàn chuyên nghiệp.
Ngay từ đầu, những trận đấu mới giữa Bundesliga và các câu lạc bộ nghiệp dư (thường là các câu lạc bộ hạng ba) đã trở thành một nguồn gây bất ngờ. Thất bại ở vòng hai của Hamburger SV trước VfB Eppingen vào năm 1974 thường được gọi là "mẹ của tất cả các cuộc lật đổ cúp" (), trường hợp đầu tiên một câu lạc bộ nghiệp dư loại bỏ một câu lạc bộ Bundesliga. Mãi đến năm 1990, một câu lạc bộ hạng tư mới đạt được điều tương tự, khi SpVgg Fürth loại Borussia Dortmund khỏi giải đấu. Những cột mốc tiếp theo là đội dự bị của Hertha BSC, Hertha BSC II, lọt vào chung kết cúp vào năm 1993, lần đầu tiên cho một câu lạc bộ hạng ba và một đội dự bị. Năm 1997, Eintracht Trier đã chứng tỏ quá mạnh đối với cả nhà vô địch UEFA Cup và Champions League, loại Schalke 04 và Borussia Dortmund khỏi giải đấu. Năm 2000, 1. FC Magdeburg trở thành câu lạc bộ hạng tư đầu tiên loại bỏ hai câu lạc bộ Bundesliga trong một mùa giải. Hannover 96, khi đó đang chơi ở 2. Bundesliga, đã vô địch cúp sau khi loại bỏ một số đội Bundesliga trong quá trình này. Kickers Offenbach đã thắng tất cả các trận đấu, bao gồm bán kết, với tư cách là một đội bóng ở 2. Bundesliga, nhưng đã thăng hạng Bundesliga một tuần trước khi họ vô địch cúp.
Các trận chung kết
Tổng số lần đoạt cúp |
Chứng đau mắt hột (tiếng Anh: trachoma) là bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn Chlamydia trachomatis có khả năng làm thẹo, và nếu không chữa trị sẽ gây mù mắt.
Trong khoảng 5 - 12 ngày sau khi xâm nhập vào mắt, vi khuẩn gây viêm mí và màng của mắt. Mắt sưng, đỏ hồng, ngứa ngáy khó chịu rồi nếu để lâu không chữa sẽ thành các vết thẹo trong mí và mắt. Khi mí mắt sưng có thể làm lông mi quặm vào trong, cọ xát vào tròng mắt tạo thêm vết thẹo, làm mờ mắt hay mù mắt.
Bệnh mắt hột là bệnh làm mù nhưng ngừa chữa được hàng đầu trên thế giới. Bệnh có nhiều tại địa phương nghèo, chậm tiến tại châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Quốc. Một số cộng đồng thiếu điều kiện cũng bị dịch về mắt này, như thổ dân Úc, Nam Mỹ và một số dân đảo vùng Thái Bình Dương.
Định nghĩa
Định nghĩa mới nhất bệnh mắt hột của Tổ chức Y tế Thế giới chuyên đề hướng dẫn phòng chống bệnh mắt hột (Dowson – Tarzzio – Collier) năm 1981: Mắt hột là một viêm kết giác mạc lây lan mãn tính. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Clamydia Trachomatis nhóm A, B, Ba và C. Trong giai đoạn lây bệnh, viêm nhiễm, bệnh thể hiện đặc trưng bằng các hột kèm theo thẩm lậu lan toả và phì đại gai nhú trên kết mạc và màng máu trên kết mạc.
Bệnh mắt hột có thể tiến triển đến khỏi tự nhiên, hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu.
Đặc điểm dịch tễ
Theo thống kê gần đây nhất, người ta ước lượng trên thế giới có trên 500 triệu người đang mắc bệnh, chủ yếu ở các nước đang phát triển, ở Châu phi và Đông Nam Á, đặc biệt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tổ chức y tế thế giơi ước lượng có ít nhất 2 triệu người bị mù do các biến chứng của bệnh mắt hột. Nếu kể luôn cả những người bị giảm thị lực, ít nhiều ảnh hưởng đến lao động sản xuất thì con số đó còn cao hơn.
Ở Việt Nam trước năm 1945 trên 50% mắt hột hoạt tính. Từ năm 1947-1951 miền Bắc 60%, miền Trung 50% và miền Nam 30%.
Sau một thời gian dài với việc xây dựng kế hoạch phòng chống mắt hột, đến năm 1977 thì tỷ lệ hoạt tính còn khoảng 17%.
Tuổi mắc bệnh: ở bắt kỳ lứa tuổi nào, ở trẻ em 6 tháng tuổi có thể bị bệnh mắc hột. Quy luật dịch tễ học cho thấy ở nơi nào mắt hột hoạt tính cao thì nơi đó có tuổi mắc bệnh mắt hột thấp.
Nguồn lây bệnh:
Trực tiếp: Mắt – mắt (gặp trong gia đình và nhà trẻ)
Gián tiếp: do ruồi đậu vào mắt người bệnh, sau đó đậu vào mắt người lành.
Tổn thương cơ bản
Mắt hột giai đoạn I
Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt.
Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột.
Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ.
Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.
Mắt hột giai đoạn II
Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt.
Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên.
Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.
Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu.
Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu.
Có thể thấy màng máu mỏng.
Mắt hột giai đoạn III
Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).
Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.
Mắt hột giai đoạn IV
Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau.
Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sẽ thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.
Chẩn đoán
Chẩn đoán mắt hột dựa vào một số dấu hiệu đặc trưng sau đây
Hột có thể kẹp vỡ ở giai đoạn chín.
Hột chiếm ưu thế ở kết mạc sụn mi trên và bờ trên của sụn mi trên, ngay từ giai đoạn đầu.
Màng máu với thẩm lậu, hột, tân mạch điển hình, nhiều khi phát hiện ở ngay giai đoạn khởi đầu của bệnh.
Không có hạch trước tai, trừ trường hợp bội nhiễm.
Ơ giai đoạn Tr. II và IV có tổ chức sẹo.
Sụn mi trên dày, uốn cong, có thể dẫn đến cụp mi, lông xiêu
Tiêu chuẩn chẩn đoán mắt hột của WHO năm 1987: Muốn chẩn đoán bệnh mắt hột trên lâm sàng, khi khám hàng loạt trên từng bệnh nhân, ít nhất phải có 2 trong các điều kiện sau
Hột trên kết mạc sụn mi trên.
Hột hoặc di chứng của hột (lõm hột) ở vùng rìa giác mạc.
Màng máu chủ yếu ở cực trên.
Sẹo đặc trưng trên kết mạc.
Cận lâm sàng
Phát hiện thể vùi trên lam kính
Bằng chất nhuộm giêm sa, phát hiện thể vùi (CPH) trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô kết mạc.
Phân lập nuôi cấy tác nhân gây bệnh
Phân lập trên túi lòng đỏ trứng gà bào thai.
Phân lập tác nhân trên môi trướng nuôi cấy tế bào hột lớp: tế bào Mac-coy hoặc tế bào Hela.
Phương pháp huyết thanh học
Kết hợp bổ thể
Vi miễn dịch huỳnh quang
Định tuýp huyết thanh của tác nhân mắt hột và của clamydia
Phân loại theo WHO
Tr. I: Mắt hột sơ phát
Có hột chưa chín (tiền hột) trên sụn mi trên.
Thường thấy có tổn thương sớm trên giác mạc.
Tr. II: Mắt hột toàn phát
Có hột chín mềm
Có phì đại gai nhú
Có màng máu xuất phát từ cực trên giác mạc (thường có hột vùng rìa và lõn hột).
Tr. III: Tiền sẹo
Xuất hiện sẹo với mức độ khác nhau, sau khi hột bị hoại tử vỡ
Dấu hiệu hoạt tính còn lại toàn bộ hay một phần.
Tr. IV: Sẹo
Hột và thẩm lậu được thay thế bằng sẹo.
Hết các dấu hiệu hoạt tính.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
cần phải điều trị viêm phối hợp trước
điều trị bệnh mắt hột phải toàn diện, triệt để, lâu dài
Phác đồ điều trị nội khoa
C. Trachomatis nhạy cảm với một số kháng sinh như Erythromycin, Rifamycine, Sulfamide, Tetracyline, Azithromycin, Roxithromycin, Doxycyline
Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3-6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục
Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng
Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1-2 lần/ngày
Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng cho một số trường hợp mắt hột hoạt tính mạnh, không được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x 2 lần/ngày, dùng 10 ngày, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt
Azithromycine 20 mg/kg/lần
Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ngày trong 6 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98%
Điều trị ngoại khoa
Chủ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột
Đốt lông xiêu
Mổ quặm mi
Ghép giác mạc
Tiên lượng
Nếu được khám và chữa trị sớm thường không có ảnh hưởng lâu dài.
Nếu không chữa kịp có thể đưa tới lòa hay mù.
Biến chứng
Biến chứng lệ bộ
Hẹp và tắc ống dẫn lệ
Viêm túi lệ
Viêm tuyến lệ
Khô mắt
Biến chứng mi mắt
Hẹp khe mi
Lông quặm
Lông xiêu
Màng máu biến chứng lên giác mạc
Cụ thể có thể kể đến là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi làm cho lông mi bị mọc siêu vẹo biến dạng. Chính lông xiêu (hay còn gọi là lông quặm) sẽ gây loạn dưỡng giác mạc và cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc
Biến chứng kết mạc
Hẹp cùng đồ kết mạc
Dính mi cầu
Biến chứng giác mạc
Màng máu giác mạc
Sẹo giác mạc gây mờ mắt và loạn thị
Loét giác mạc
Lưu ý: Loét giác mạc làm bệnh nhân bị đau mắt, nhức mắt, sợ ánh sáng, hậu quả là làm biến dạng giác mạc gây loạn thị, đục giác mạc và dẫn đến mất thị lực
Phòng ngừa
Vì vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang thẳng người khác hay qua đồ dùng như khăn mặt v.v... tăng cường giữ gìn vệ sinh là cách ngăn ngừa tốt nhất.
Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt.
Tạo nguồn cung cấp nước sạch: đào khoan giếng, làm bể lọc nước sông, chứa nước mưa.
Xây hố xí hợp vệ sinh, xây chuồng gia súc xa nhà (ít nhất 10m).
Vệ sinh đường phố, diệt ruồi, chôn đốt rác thải.
Điều trị tích cực cho những người bị bệnh mắt hột và gia đình. Nếu có biến chứng quặm phải đi mổ quặm ngay.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. |
Chi Tử đinh hương hay đúng ra là chi Đinh hương (danh pháp khoa học: Syringa) là một chi của khoảng 25-40 loài thực vật có hoa thuộc họ Ô liu (Oleaceae), có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á (trang web này liệt kê 108 danh pháp khoa học, nhưng có lẽ các từ đồng nghĩa khá nhiều). Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu như người ta chỉ biết đến loài đinh hương có hoa màu tím (tử đinh hương) nên tên gọi tử đinh hương phổ biến hơn. Một lý do khác có thể là do loài Syzygium aromaticum khác chi và họ cũng có tên gọi là đinh hương rất nổi tiếng như là một loại gia vị và cây thuốc. Các loài cây trong chi này dao động từ các cây bụi lớn tới cây thân gỗ nhỏ, cao 2–10 m. Lá mọc đối (thỉnh thoảng mọc thành vòng xoắn gồm 3 lá), thuộc loại lá sớm rụng và ở phần lớn các loài là dạng lá đơn hình tim, nhưng ở một số loài thì lại là lá hình lông chim (ví dụ S. laciniata, S. pinnatifolia). Hoa nở về mùa xuân, mỗi hoa có đường kính khoảng 1 cm, màu từ trắng, hồng nhạt hoặc nói chung có màu tím tía, với 4 cánh hoa. Hoa mọc thành các chùy hoa lớn, và ở một số loài có mùi thơm khá mạnh. Ở vùng ôn đới, sự ra hoa bắt đầu sau khoảng 80-110 ngày kể từ ngày có nhiệt độ trung bình là 10oC.
Các loài trong chi này bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hại, chẳng hạn như Amphipyra pyramidea, Crocallis elinguaria và Amphipyra berbera.
Một số loài
Dưới đây liệt kê một số loài, tuy nhiên ở đây chưa kiểm chứng được một số danh pháp khoa học có phải là từ đồng nghĩa của một số loài khác có quan hệ họ hàng gần hay không.
Syringa afghanica
Syringa armatus - hồng bính mộc tê ??
Syringa delavayi - sơn quế hoa ??
Syringa didymopetalus - mộc tê hạt rời ??
Syringa chinensis - đinh hương Trung Quốc
Syringa fragrans - mộc tê ??
Syringa hyacinthiflora
Syringa josikaea - (tử) đinh hương Hungary
Syringa komarowii (đồng nghĩa S. reflexa) đinh hương Tây Thục
Syringa komarowii komarowii - đinh hương Tây Thục (nguyên biến chủng)
Syringa komarowii reflexa - đinh hương tơ rủ
Syringa laciniata - đinh hương lá chẻ
Syringa mairei - đinh hương lá nhăn
Syringa marginatus - nguyệt quế ??
Syringa meyeri - đinh hương lá chàm, đinh hương Triều Tiên
Syringa meyeri thứ meyeri - đinh hương lá chàm (nguyên biến chủng)
Syringa meyeri thứ spontanea - đinh hương lá nhỏ màu chàm
Syringa microphylla (đồng nghĩa: S. dielsiana, S. schneideri)
Syringa oblata - tử đinh hương
Syringa oblata dilatata - đinh hương Triều Dương
Syringa oblata oblata - tử đinh hương (nguyên á chúng)
Syringa patula - đinh hương Triều Tiên
Syringa x persica (đồng nghĩa: Lilac minor, S. angustifolia) - đinh hương lá dạng hoa, đinh hương Ba Tư
Syringa pinetorum - đinh hương rừng thông
Syringa pinnatifolia - đinh hương lá lông chim
Syringa prestoniae Syringa protolaciniata - hoa đinh hương
Syringa pubescens (đồng nghĩa S. julianae, S. patula) - xảo linh hoa
Syringa pubescens julianae - xảo linh hoa đài hoa sáng
Syringa pubescens microphylla - xảo linh hoa lá nhỏ
Syringa pubescens patula - xảo linh hoa Quan Đông
Syringa pubescens pubescens - xảo linh hoa (nguyên á chủng)
Syringa reticulata (đồng nghĩa S. pekinensis, S. amurensis) - đinh hương Nhật Bản, đinh hương Bắc Kinh, bạo mã đinh hương
Syringa reticulata amurensis - bạo mã đinh hương
Syringa reticulata pekinensis - đinh hương Bắc Kinh
Syringa reticulata thứ mandshurica (đồng nghĩa: S. reticulata thứ amurensis) - bạo mã đinh hương
Syringa spontanea Syringa swegiflexa Syringa sweginzowii - đinh hương tứ xuyên
Syringa tibetica - đinh hương nam Tây Tạng
Syringa tomentella - đinh hương lông
Syringa velutina - đinh hương Quan Đông
Syringa villosa - đinh hương hoa đỏ
Syringa villosa thứ emodi (đồng nghĩa: S. emodi, S. indica, S. vulgaris thứ emodi) - tử đinh hương Himalaya
Syringa vulgaris (đồng nghĩa: S. rhodopea) - tử đinh hương
Syringa wardii - đinh hương lá tròn
Syringa wolfii - đinh hương Liêu Đông
Syringa yunnanensis - tử đinh hương Vân Nam, quế hoa đồng
Trồng và sử dụng
Các loài cây trong chi này là các loại cây bụi phổ biến trong các công viên và vườn hoa tại khu vực ôn đới. Ngoài các loài nêu trên còn có một số giống lai ghép và hàng loạt các giống trồng khác cũng đã được con người tạo ra. Thuật ngữ đinh hương Pháp thông thường được dùng để chỉ các giống có hoa kép ngày nay, nhờ các công trình của nhà nhân giống Victor Lemoine. Loài tử đinh hương Syringa vulgaris là hoa biểu trưng của bang New Hampshire.
Các loài cây này ra hoa nhiều trên các cây già và không bị xén tỉa. Nếu bị xén tỉa, chúng sẽ tạo ra nhiều chồi, lá và ít (hay không có) hoa trong 1-5 năm nhằm phục hồi các cành đã bị chặt. Các cây không bị xén tỉa ra hoa ổn định mỗi năm. Mặc dù vậy, một sai lầm phổ biến cho rằng các loài cây này nên xén tỉa hàng năm. Nói chung, chúng phát triển tốt trên các loại đất có tính kiềm nhẹ.
Các loài đinh hương này nói chung dễ bị bệnh mốc sương, nguyên nhân là do lưu thông không khí kém.
Màu tía nhạt nói chung được gọi là 'màu tử đinh hương' theo tên gọi của màu hoa cây này. Hoa đinh hương màu tía (tím) tượng trưng cho tình yêu đầu tiên còn hoa đinh hương trắng tượng trưng cho sự ngây thơ trong trắng.
Gỗ của các loài cây này có mặt mịn, cực cứng và là một trong những loại giỗ nặng nhất tại châu Âu. Lớp dác gỗ thường có màu kem còn lớp gỗ lõi có các màu từ nâu tới tía. Gỗ của chúng nói chung được dùng trong các loại đồ gỗ chạm trổ, chuôi dao hay các nhạc cụ v.v.
Từ nguyên học
Tên gọi của chi là Syringa có nguồn gốc từ syrinx'' có nghĩa là ống có lỗ hổng, và dùng để nói tới trạng thái lỗ rỗng của thân cây non ở một vài loài. |
Gruzia (, chuyển tự Sakartvelo, ; chính tả tiếng Anh: Georgia) là một quốc gia tại khu vực Kavkaz. Gruzia nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, và phía đông nam giáp Azerbaijan. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Tbilisi. Gruzia có diện tích 69.700 km² và dân số vào năm 2016 là khoảng 3,72 triệu người. Gruzia có chính thể cộng hoà bán tổng thống nhất thể, chính phủ được bầu cử theo thể thức dân chủ đại diện.
Trong thời kỳ cổ đại, một vài vương quốc độc lập được thành lập trên lãnh thổ Gruzia hiện nay. Người Gruzia tiếp nhận Cơ Đốc giáo vào đầu thế kỷ IV. Vương quốc Gruzia thống nhất đạt đến đỉnh cao về chính trị và kinh tế trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Sau đó, vương quốc suy yếu và cuối cùng tan rã và nằm dưới quyền thống trị của các thế lực trong khu vực, gồm Mông Cổ, Ottoman và các triều đại của Iran. Đến cuối thế kỷ XVIII, Vương quốc Kartli-Kakheti tại miền đông Gruzia liên minh với Đế quốc Nga và bị đế quốc này sáp nhập trực tiếp vào năm 1801; Vương quốc Imereti tại miền tây Gruzia cũng bị Nga chinh phục vào năm 1810. Sau Cách mạng Nga năm 1917, Gruzia giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi và lập ra một nước cộng hoà vào năm 1918 do thể chế xã hội-dân chủ lãnh đạo, song bị nước Nga Xô viết xâm chiếm vào năm 1921, rồi sáp nhập vào Liên Xô với tư cách một nước cộng hoà thành phần.
Một phong trào ủng hộ độc lập dẫn đến ly khai từ Liên Xô vào tháng 4 năm 1991. Trong hầu hết các thập niên sau đó, Gruzia phải trải qua xung đội nội bộ, các cuộc chiến ly khai tại Abkhazia và Nam Ossetia, và cả khủng hoảng kinh tế. Sau Cách mạng Hoa hồng không đổ máu vào năm 2003, Gruzia theo đuổi chính sách ngoại giao thân phương Tây mạnh mẽ, đặt mục tiêu là NATO và nhất thể hoá châu Âu, cũng như tiến hành một loạt các cải cách dân chủ và kinh tế, có kết quả khác nhau, song giúp củng cố thể chế nhà nước. Định hướng phương Tây của Gruzia nhanh chóng khiến quan hệ với Nga xấu đi, đỉnh điểm là Chiến tranh Nga-Gruzia vào tháng 8 năm 2008 và tranh chấp lãnh thổ hiện tại với Nga.
Gruzia là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Ủy hội châu Âu và Tổ chức GUAM về phát triển dân chủ và kinh tế. Gruzia có hai khu vực độc lập trên thực tế là Abkhazia và Nam Ossetia, họ giành được công nhận quốc tế hạn chế sau Chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008. Gruzia và đại đa số cộng đồng quốc tế nhìn nhận các khu vực này là bộ phận thuộc chủ quyền của Gruzia bị Nga chiếm đóng.
Từ nguyên
Các sử gia người Hy Lạp cổ đại (Strabo, Herodotus, Plutarch, Homer, v.v) và các sử gia người La Mã (Titus Livius, Cornelius Tacitus, v.v) gọi chung các dân tộc phía đông Gruzia thời kỳ đầu là người Iberia (Iberoi trong một số văn bản Hy Lạp) và các dân tộc phía tây Gruzia là Colchia..
Người Gruzia tự xưng là Kartvelebi (ქართველები), gọi vùng đất của họ là Sakartvelo (საქართველო), và gọi ngôn ngữ của họ là Kartuli (ქართული). Tương truyền rằng tổ tiên của người Kartvelian là Kartlos, cháu trai của Japheth trong Kinh thánh. Danh từ Georgia và người Georgian xuất hiện trong nhiều cuốn biên niên sử từ thời Trung Cổ tại châu Âu. Người ta từng cho rằng nguồn gốc của những danh xưng đó phỏng theo tên của Thánh George.
Thời Ba Tư cổ đại, những vùng đất phía đông Gruzia được gọi là vrkan còn cư dân của vùng đất đó được gọi là vrk (không rõ nguồn gốc), đây là nguyên gốc của thuật ngữ Armenia cổ virk của Kartli. Trong Tiếng Ba Tư mới thuật ngữ được chuyển thành Gurğān (Gurgjan), hay "người Gurğ", dẫn tới cái tên Georgian trong các ngôn ngữ Turkic và Slavic, và có thể cả các ngôn ngữ châu Âu cũng như (có lẽ thông qua tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Gürcü ("Gurdju") /Gürcistan).
Một số người cũng tin rằng Gruzia được người Hy Lạp đặt tên theo các nguồn tài nguyên nông nghiệp tại đây, bởi "Georgia" (γεωργία) có nghĩa "đồng áng" trong tiếng Hy Lạp. Tuy nhiên, nguồn gốc thực của cái tên Gruzia vẫn đang bị tranh cãi.
Hiện nay, Gruzia là tên chính thức của quốc gia này, vốn đã được nhắc đến trong Hiến pháp Gruzia "Gruzia là tên chính thức của quốc gia Gruzia." Trước khi hiến pháp năm 1995 của Gruzia được áp dụng, Cộng hòa Gruzia là tên chính thức của Gruzia hậu Xô Viết và vẫn đôi khi được sử dụng để nhắc đến Gruzia.
Lịch sử
Lịch sử dân tộc và quốc gia Gruzia đã có từ 5.000 năm trước.
Gruzia thời cổ đại
Hai vương quốc Gruzia thời cuối cổ đại, được người Hy Lạp cổ đại và La Mã gọi là Iberia ở phía đông và Colchis ở phía tây.
Trong Thần thoại Hy Lạp, Colchis là nơi Jason và Argonauts tìm thấy Bộ lông Cừu vàng trong câu truyện sử thi về Apollonius Rhodius' Argonautica. Sự xuất hiện của Bộ lông Cừu vàng trong thần thoại có thể xuất phát từ việc người dân địa phương dùng những bộ lông cừu để sàng bụi vàng từ lòng sông. Được những người dân bản xứ gọi là Egrisi hay Lazica, Colchis thường phải chứng kiến những trận đánh giữa hai cường quốc đối thủ là Ba Tư và Đế chế Byzantine, cả hai đều liên tục tìm cách chinh phục Tây Gruzia. Vì thế, các Vương quốc đó đã tan rã thành nhiều vùng phong kiến từ đầu Thời Trung Cổ. Điều này giúp người Ả Rập có cơ hội thuận lợi chinh phục Gruzia ở thế kỷ thứ VII. Các vùng nổi dậy đã được giải phóng và thống nhất thành một Vương quốc Gruzia thống nhất hồi đầu thế kỷ XI. Bắt đầu từ thế kỷ XII, phạm vi cai trị của Gruzia đã trải dài trên một vùng quan trọng phía nam Kavkaz, gồm cả các vùng phía đông bắc và hầu hết toàn bộ bờ biển phía bắc hiện là Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 337 Công nguyên, vua Mirian II tuyên bố đạo Kitô là quốc giáo, dẫn đến một sự thúc đẩy lớn trong sự phát triển văn học, nghệ thuật và cuối cùng là một nhân tố quan trọng trong việc hình thành quốc gia Gruzia thống nhất sau này. Việc chấp nhận Kitô giáo đã gắn kết đất nước với Đế chế Byzantine bên cạnh, nơi có sức ảnh hưởng lớn đến Gruzia trong gần 1 thiên niên kỉ, nhưng đồng thời cũng xác định nên căn tính văn hóa của quốc gia cho tới hiện tại.
Gruzia thời Trung Cổ
Vương quốc Gruzia phát triển cực thịnh trong thế kỷ XII và đầu thế kỷ XIII. Giai đoạn này được nhiều người gọi bằng thuật ngữ Thời kỳ Vàng son của Gruzia hay Gruzia Phục hưng. Tuy nhiên, sự hồi sinh của Vương quốc khá ngắn ngủi, và Vương quốc cuối cùng bị người Mông Cổ chinh phục vào năm 1236. Sau đó, nhiều vị thủ lĩnh địa phương đã tình cách giành lại độc lập khỏi chính quyền trung ương Gruzia, cho tới khi Vương quốc tan rã hoàn toàn ở thế kỷ XV. Các vương quốc láng giềng lợi dụng tình hình này và từ thế kỷ XVI, Đế chế Ba Tư và Đế chế Ottoman đã chinh phục vùng phía đông và phía tây Gruzia.
Những vị thủ lĩnh cai quản các vùng vẫn còn được tự trị một phần đã tổ chức các cuộc nổi dậy vào nhiều thời điểm. Cuộc xâm lược sau đó của người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kỳ càng làm các vương quốc và các vùng địa phương này suy yếu thêm.
Do hậu quả của những cuộc chiến tranh với các quốc gia láng giềng, ở một thời điểm dân số Gruzia chỉ còn 250.000 người.
Trong Đế chế Nga
Năm 1783 Nga và Vương quốc đông Gruzia của Kartli-Kakheti ký kết Hiệp ước Georgievsk, theo đó Kartli-Kakheti nhận được sự bảo hộ của người Nga. Tuy nhiên, hiệp ước này không giúp Tbilisi thoát được số phận bị người Ba Tư cướp phá năm 1795.
Ngày 22 tháng 12 năm 1800, Sa Hoàng Paul I của Nga, trước cái được cho là yêu cầu của Vua Gruzia Giorgi XII, đã ký Tuyên bố sáp nhập Gruzia (Kartli-Kakheti) vào trong Đế chế Nga. Ngày 8 tháng 1 năm 1801 Sa hoàng Paul I nước Nga ký một nghị định về việc sáp nhập Gruzia (Kartli-Kakheti) vào trong Đế chế Nga điều này đã được Sa hoàng Alexander I khẳng định ngày 12 tháng 12 năm 1801. Phái bộ Gruzia tại Sankt-Peterburg đã phản ứng với một bản lưu ý đệ trình lên Phó thủ tướng Nga Hoàng tử Kurakin. Tháng 5 năm 1801, Tướng Nga Carl Heinrich Knorring hạ bệ hoàng tử kế vị Gruzia David Batonishvili và thành lập một chính phủ do Tướng Ivan Petrovich Lasarev lãnh đạo.
Giới quý tộc Gruzia không chấp nhận nghị định cho tới tận tháng 4 năm 1802 khi Tướng Knorring bao vây họ tại Thánh đường Tbilisi Sioni và buộc họ đưa ra lời tuyên thệ trung thành với Hoàng gia Đế quốc Nga. Những người phản đối bị bắt giữ ngay lập tức.
Mùa hè năm 1805, quân đội Nga tại Sông Askerani gần Zagam đánh bại quân Ba Tư cứu Tbilisi khỏi bị chinh phục.
Năm 1810, sau một cuộc chiến ngắn, tây Gruzia vương quốc Imereti bị Sa hoàng Aleksandr I của Nga sáp nhập. Vị vua Imeretian cuối cùng và người cai quản Bagrationi Gruzia cuối cùng Solomon II chết khi đang bị đày ải năm 1815. Từ năm 1803 tới 1878, sau nhiều cuộc chiến của Nga chống lại Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nhiều vùng lãnh thổ đã được sáp nhập vào Gruzia. Những vùng đó (Batumi, Akhaltsikhe, Poti, và Abkhazia) hiện chiếm một phần lớn lãnh thổ Gruzia.
Công quốc Guria bị xóa bỏ năm 1828 và công quốc Samegrelo (Mingrelia) chịu số phận tương tự năm 1857. Vùng Svaneti dần bị sáp nhập trong giai đoạn 1857–59.
Giai đoạn độc lập ngắn và thời kỳ Xô viết
Giai đoạn độc lập ngắn
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Gruzia tuyên bố độc lập ngày 26 tháng 5 năm 1918 trong bối cảnh cuộc nội chiến Nga đang diễn ra. Cuộc bầu cử nghị viện kết thúc với thắng lợi của Đảng Dân chủ Xã hội Gruzia, được coi là một đảng Menshevik, và lãnh đạo đảng này, Noe Zhordania, lên nắm quyền thủ tướng. Năm 1918 một cuộc chiến tranh giữa Gruzia–Armenia bùng nổ tại các tỉnh của Gruzia có đa số người Armenia sinh sống vì sự can thiệp của Anh. Trong giai đoạn 1918–19 tướng Gruzia Giorgi Mazniashvili đã chỉ huy một cuộc tấn công chống lại quân Bạch Vệ do Moiseev và Denikin chỉ huy để giành chủ quyền bờ biển Đen từ Tuapse tới Sochi và Adler cho nước Gruzia độc lập. Tuy nhiên, nền độc lập này không kéo dài.
Thời kỳ Xô viết
Tháng 2 năm 1921 Gruzia bị Hồng quân tấn công. Quân đội Gruzia thua trận và chính phủ Dân chủ Xã hội phải bỏ chạy khỏi đất nước. Ngày 25 tháng 2 năm 1921 Hồng quân tiến vào thủ đô Tbilisi và lập nên một chính phủ cộng sản do một thành viên Bolshevik Gruzia là Filipp Makharadze lãnh đạo, nhưng quyền lãnh đạo của Xô viết chỉ được thiết lập một cách chắc chắn sau khi cuộc nổi dậy năm 1924 bị trấn áp. Gruzia bị sáp nhập vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ngoại Kavkaz gồm Gruzia, Armenia và Azerbaijan. Nước cộng hòa này giải tán năm 1936 và Gruzia trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia.
Đảng viên cộng sản cấp tiến người Gruzia Ioseb Jughashvili (tức Stalin, có nghĩa là "thép" (сталь) trong tiếng Nga) là gương mặt nổi bật trong phái Bolshevik Nga, phe lên nắm quyền tại Nga sau Cách mạng tháng 10 năm 1917. Stalin đã trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết.
Từ năm 1941 tới 1945, trong Thế chiến II, tới 700.000 người Gruzia đã chiến đấu trong lực lượng Hồng quân chống lại Phát xít Đức. (Một số công dân Gruzia cũng tham gia chiến đấu trong quân đội Đức). Khoảng 350.000 người Gruzia đã thiệt mạng trong những trận đánh tại Mặt trận phía đông. Cũng trong giai đoạn này người Chechen, Ingush, Karachay và người Balkaria từ vùng Bắc Kavkaz, bị trục xuất tới Siberia vì cái gọi là cộng tác với Phát xít. Với việc các nước cộng hòa bên trong bị bãi bỏ, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia đã được công nhận một số vùng lãnh thổ, cho tới năm 1957.
Phong trào bất đồng và tái lập quốc gia Gruzia bắt đầu phát sinh trong dân chúng trong thập niên 1960. Trong số những nhân vật bất đồng Gruzia, một trong những nhà hoạt động đáng chú ý nhất là Merab Kostava và Zviad Gamsakhurdia. Sự bất đồng và các nhà hoạt động thường bị chính quyền Xô viết thẳng tay trấn áp. Tất cả các thành viên thuộc phong trào bất đồng Gruzia đều bị chính quyền Xô viết bỏ tù.
Eduard Shevardnadze người Gruzia, bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, từng là một trong những kiến trúc sư của các cuộc cải cách Perestroika cuối thập niên 1980. Trong giai đoạn này, Gruzia đã phát triển một hệ thống đa đảng mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự độc lập sau này. Đất nước này có cuộc bầu cử nghị viện dân chủ, đa đảng phái đầu tiên trong Liên bang Xô viết ngày 28 tháng 10 năm 1990. Từ tháng 11 năm 1990 tới tháng 3 năm 1991, một trong những lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Quốc gia, tiến sĩ Zviad Gamsakhurdia, là Chủ tịch Hội đồng Tối cao Cộng hòa Gruzia (nghị viện Gruzia).
Độc lập thời hậu Xô viết
Ngày 9 tháng 4 năm 1989, một cuộc tuần hành hòa bình tại thủ đô Tbilisi của Gruzia đã kết thúc bằng một cuộc thảm sát với nhiều người bị quân đội Xô viết giết hại. Vụ việc này đã làm dấy lên một phong trào chống Xô viết rộng lớn, tuy nhiên nhanh chóng bị đập tan, bởi những cuộc cạnh tranh của các phe nhóm chính trị bên trong. Trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 10 năm 1990, Umaghiesi Sabcho (Hội đồng tối cao) — cuộc bầu cử đầu tiên tại Liên bang Xô viết trên cơ sở đa đảng phái chính thức — bối cảnh chính trị một lần nữa lại như cũ. Tuy nhiều nhóm cấp tiến tẩy chay cuộc bầu cử và triệu tập một hội đồng thay thế (Đại hội quốc gia), một phần của phe đối lập chống cộng thống nhất lại trong Bàn tròn Tự do Gruzia (RT-FG) với những cá nhân đối lập như Merab Kostava và Zviad Gamsakhurdia. Gamsakhurdia đã thắng cử với số phiếu cách biệt, 155 trên tổng số 250 ghế nghị viện, theo đó Đảng cộng sản (CP) chỉ nhận được 64 ghế. Tất cả các đảng khác đều không giành đủ 5% số phiếu và vì thế chỉ được trao một số ghế tại đại diện khu vực bầu cử.
Ngày 9 tháng 4 năm 1991, một thời gian ngắn trước khi Liên bang Xô viết tan rã, Gruzia tuyên bố độc lập. Ngày 26 tháng 5 năm 1991, Zviad Gamsakhurdia được bầu làm tổng thống đầu tiên của Gruzia. Tuy nhiên Gamsakhurdia nhanh chóng bị hạ bệ sau một cuộc đảo chính đẫm máu, từ ngày 22 tháng 12 năm 1991 tới ngày 6 tháng 1 năm 1992. Cuộc đảo chính bị điều xúi giục bởi một nhóm Vệ binh quốc gia và một tổ chức bán quân sự được gọi là "Mkhedrioni". Đất nước rơi vào một cuộc nội chiến đau đớn và chỉ kết thúc vào năm 1995. Eduard Shevardnadze quay trở lại Gruzia năm 1992 và gia nhập giới lãnh đạo đảo chính — Kitovani và Ioseliani — lãnh đạo một chế độ tam đầu được gọi là "Hội đồng Nhà nước".
Năm 1995, Shevardnadze được chính thức bầu làm tổng thống Gruzia, và tái đắc cử năm 2000. Cùng lúc ấy, hai vùng thuộc Gruzia, Abkhazia và Nam Ossetia, nhanh chóng bị cuốn vào những cuộc tranh giành với những kẻ ly khai địa phương dẫn tới những cuộc chiến tranh và tình trạng bạo lực lan rộng giữa các sắc tộc. Được Nga ủng hộ, Abkhazia và Nam Ossetia trên thực tế đã giành được và duy trì nền độc lập khỏi Gruzia. Hơn 250.000 người Gruzia đã bị thanh lọc sắc tộc khỏi Abkhazia bởi những kẻ ly khai Abkhaz và những quân lính tình nguyện Bắc Kavkaz (gồm cả người Chechens), năm 1992-1993. Hơn 25.000 người Gruzia cũng đã bị trục xuất khỏi Tskhinvali và nhiều gia đình Ossetian bị buộc phải dời bỏ nhà cửa tại vùng Borjomi và chuyển tới Nga.
Năm 2003 Shevardnadze bị hạ bệ sau cuộc Cách mạng Hồng, sau khi phe đối lập Gruzia và các giám viên quốc tế cho rằng cuộc bầu cử nghị viện ngày 2 tháng 11 đã bị gian lận. Cuộc cách mạng do Mikheil Saakashvili, Zurab Zhvania và Nino Burjanadze, những thành viên cũ trong đảng cầm quyền của Shavarnadze lãnh đạo. Mikheil Saakashvili được bầu làm Tổng thống Gruzia năm 2004.
Sau cuộc Cách mạng hồng, một loạt những biện pháp cải cách đã được đưa ra nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế của đất nước. Những nỗ lực của chính phủ mới nhằm tái xác nhận chủ quyền của Gruzia tại nước cộng hoà Ajaria vùng tây nam đã gây ra một cuộc khủng hoảng đầu năm 2004. Thắng lợi tại Ajaria đã khuyến khích Saakashvili tăng cường thêm nữa những nỗ lực của mình trong việc tìm kiếm một đột phá tại Nam Ossetia, nhưng không mang lại thành công.
Tháng 8 năm 2008, quân đội Gruzia tấn công vào Nam Ossetia để tái chiếm lại tỉnh này khỏi tay quân ly khai. Ngày hôm sau, Quân đội Nga đã tấn công đánh bật quân đội Gruzia ra khỏi Nam Ossetia và tiến vào Gruzia. Hai bên đều đổ lỗi cho bên kia và cáo buộc phía kia tấn công thường dân.
Chính phủ và chính trị
Thể chế chính trị Cộng hoà Tổng thống. Cơ quan lập pháp gồm: Quốc hội gồm 150 ghế. Tại bầu cử Quốc hội 21 tháng 5 năm 2008, đảng cầm quyền của Tổng thống Saakashvili "Phong trào Dân tộc Thống nhất" được 119 ghế đại biểu, Liên minh đối lập được 17 ghế; đảng Tự do và đảng "Phong trào Dân chủ Cơ đốc giáo" - mỗi đảng được 6 ghế, đảng "Cộng hoà" đối lập được 2 ghế.
Sau cuộc khủng hoảng liên quan tới cái gọi là sự gian lận trong cuộc bầu cử nghị viện năm 2003, Eduard Shevardnadze từ chức tổng thống ngày 23 tháng 11 năm 2003 trong cuộc Cách mạng hoa hồng không đổ máu. Tổng thống lâm thời là Chủ tịch Hạ viện sắp hết nhiệm kỳ, Nino Burjanadze. Ngày 4 tháng 1 năm 2004 Mikheil Saakashvili, lãnh đạo Phong trào Quốc gia Dân chủ (NMD) (Phong trào Quốc gia Thống nhất trước kia) đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và nhậm chức ngày 25 tháng 1.
Cuộc bầu cử nghị viện trong sạch được tổ chức ngày 28 tháng 3 theo đó NMD giành lại đại đa số ghế (với khoảng 75% phiếu bầu) với chỉ một đảng giành được 7% số phiếu (Đối lập Cánh hữu với khoảng 7.5%). Cuộc bầu cử này được phương Tây tin là một trong những cuộc bầu cử trong sạch nhất từng được tổ chức tại nước Gruzia độc lập dù đã có tình trạng căng thẳng giữa chính phủ trung ương và lãnh đạo Ajaria Aslan Abashidze liên quan tới cuộc bầu cử tại vùng này. Dù công nhận cuộc bầu cử này OSCE vẫn lưu ý tình trạng sử dụng sai các nguồn tài nguyên nhà nước có lợi cho đảng cầm quyền.
Căng thẳng giữa chính phủ Gruzia và chính phủ Ajaria đã tăng lên sau cuộc bầu cử cho tới tận cuối tháng 4, lên tới đỉnh điểm ngày 1 tháng 5 khi Abashidze phản ứng với cuộc diễn tập quân sự của chính phủ Gruzia và ba cây cầu nối Ajaria với Gruzia trên Sông Choloki nổ tung. Ngày 5 tháng 5, Abashidze bị buộc phải rời khỏi Gruzia khi những cuộc tuần hành đông đảo tại Batumi kêu gọi ông từ chức và thúc giục Nga tăng sức ép với việc gửi thư ký Hội đồng an ninh Igor Ivanov tới đây.
Ngày 3 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Zurab Zhvania được cho là đã chết vì bị đầu độc bằng carbon monoxit trong một vụ rò rỉ khí gas tại nhà Raul Usupov, phó thống đốc vùng Kvemo Kartli. Sau đó, bạn thân và là đồng minh từ lâu của Zhvania, Bộ trưởng tài chính Zurab Nogaideli đã được tổng thống Saakashvili chỉ định vào chức vụ này.
Từ khi lên cầm quyền năm 2003, Saakashvili đã tăng chi cho các lực lượng vũ trang đất nước và tăng tổng quân số lên khoảng 26.000. Trong số này, 5.000 quân đã được huấn luyện sử dụng kỹ thuật hiện đại với các giảng viên thuộc quân đội Hoa Kỳ. Một số thuộc nhóm này đã được triển khai đồn trú tại Iraq như một phần lực lượng liên minh quốc tế trong vùng, phục vụ tại Baqubah và Vùng xanh tại Baghdad. Tháng 5 năm 2005, Tiểu đoàn bộ binh số 13 ("Shavnabada") đã trở thành tiểu đoàn đầu tiên được triển khai bên ngoài Gruzia. Đơn vị này chịu trách nhiệm tại hai trạm gác ở Vùng xanh và đảm bảo an ninh cho Nghị viện Iraq. Tháng 10 năm 2005, đơn vị này đã được thay thế bởi Tiểu đoàn bộ binh số 21. Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn 13 sử dụng "trang bị chiến đấu" của đơn vị Hoa Kỳ chỉ huy họ. Sư đoàn bộ binh số 3 Hoa Kỳ. Chính phủ Gruzia tuyên bố đã tái lập "trật tự hiến pháp" tại thượng Kodori Gorge — phần duy nhất thuộc quyền kiểm soát của Gruzia tại vùng Abkhazia.
Trong vài năm qua Gruzia đã giảm đáng kể nạn tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Gruzia ở vị trí 99 trong bảng Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2006 của họ (số 1 được coi là quốc gia có nạn tham nhũng ít nhất). Đây là một bước cải thiện đáng kể bởi Chỉ số này của Gruzia trong năm 2005 là 130.
Đầu tháng 11 năm 2007, Gruzia lâm vào khủng hoảng chính trị. Tổng thống Gruzia tuyên bố tiến hành bầu cử trước hạn vào đầu năm 2008. Ngày 5 tháng 1 năm 2008, Ông Saakashvili đã tái trúng cử tổng thống ngay vòng đầu với gần 52% phiếu ủng hộ.
Hiện nay, chính trường Gruzia vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn; các đảng đối lập tổ chức nhiều hoạt động phản đối, đòi Tổng thống từ chức, đặc biệt là sau xung đột giữa Gruzia và Nga tại Nam Ossetia và Abkhazia.
Quốc hội Grudia đã thông qua hiến pháp mới. Những thay đổi trong hiến pháp là sự giảm bớt quyền của Tổng thống và chuyển sang Thủ tướng. Tổng thống sẽ không còn có quyền giải tán chính phủ, trong khi đó Thủ tướng sẽ đứng đầu việc điều hành, chịu trách nhiệm bổ nhiệm các thành viên nội các và lập chính sách của chính phủ hàng ngày. Những thay đổi sẽ được tiến hành dần từng giai đoạn và sẽ có hiệu lực hoàn toàn và đầy đủ vào năm 2013 khi Saakashvili kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của mình.
Quan hệ đối ngoại
Gruzia duy trì quan hệ tốt với các nước láng giềng Armenia, Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ và tham gia tích cực vào các tổ chức cấp vùng, như Hội đồng Kinh tế Biển Đen và GUAM. Gruzia cũng giữ quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự chặt chẽ với Ukraina.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tại Gruzia, đặc biệt thông qua chương trình hỗ trợ Huấn luyện và Trang thiết bị cũng như việc xây dựng đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan, đã thường dẫn tới sự trì trệ trong quan hệ của Tbilisi với Nga.
Gruzia hiện đang tiến hành đàm phán để trở thành thành viên đầy đủ của NATO. Tháng 8 năm 2004, Kế hoạch Hành động Cộng tác Đơn phương của Gruzia đã được chính thức đệ trình lên NATO. Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương của NATO đã thông qua Kế hoạch Hành động Cộng tác Đơn phương (IPAP) của Gruzia và Gruzia đã tiến vào giai đoạn hai của quá trình Hội nhập Euro-Atlantic. Năm 2005, theo quyết định của Tổng thống Gruzia, một hội đồng nhà nước được thành lập để thực hiện Kế hoạch Hành động Cộng tác Đơn phương, với những nhóm liên bộ do Thủ tướng đứng đầu. Ủy ban này có nhiệm vụ phối hợp và kiểm soát việc thực hiện Chương trình Hành động Cộng tác Đơn phương.
Ngày 14 tháng 2 năm 2005, thỏa thuận về việc chỉ định nhân viên liên lạc Đối tác vì Hòa bình (PfP) giữa Gruzia và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bắt đầu có hiệu lực, theo đó nhân viên liên lạc cho Nam Kavkaz được giao cho Gruzia. Ngày 2 tháng 3 năm 2005, thỏa thuận đã được ký kết về việc sự kiện nước chủ nhà hỗ trợ và cung cấp quá cảnh cho các lực lượng và nhân viên NATO. Ngày 6-9 tháng 3 năm 2006, đội đánh giá thực thi IPAP đã tới Tbilisi. Ngày 13 tháng 4 năm 2006, cuộc thảo luận báo cáo đánh giá thực thi Kế hoạch Hành động Hợp tác Cá nhân được tổ chức tại trụ sở NATO, theo hình thức 26+1. Năm 2006, nghị viện Gruzia đã đơn phương bỏ phiếu thông qua dự luật kêu gọi sự gia nhập của nước này vào NATO. Đa số người dân và chính trị gia Gruzia ủng hộ việc tham gia vào tổ chức này. Hiện tại, Gruzia đang hy vọng gia nhập NATO vào năm 2009.
George W. Bush đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ tới thăm nước này. Đường phố dẫn tới sân bay Quốc tế Tbilisi đã được đặt tên Đại lộ George W. Bush.
Từ website của hội đồng châu Âu: Tổng thống Mikhail Saakashvili coi việc gia nhập EU và NATO là ưu tiên lâu dài. Bởi ông không muốn Gruzia trở thành địa điểm tranh giành giữa Hoa Kỳ-Nga và ông tìm cách duy trì quan hệ tốt với Hoa Kỳ cùng Liên minh châu Âu trong khi vẫn nhấn mạnh tham vọng tăng cường hợp tác với Nga.
Ngày 2 tháng 10 năm 2006, Gruzia và Liên minh châu Âu đã ký một tuyên bố chung về văn bản thỏa thuận Kế hoạch Hành động Gruzia-Liên minh châu Âu bên trong Chính sách Láng giềng châu Âu (ENP). Kế hoạch hành động đã được chính thức thông qua tại kỳ họp Hội đồng hợp tác Gruzia-Liên minh châu Âu ngày 14 tháng 11 năm 2006 tại Brussels.
Ngày 2 tháng 2 năm 2007, Gruzia đã chính thức trở thành thành viên cấp vùng mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á. Nước này hiện nắm 12.081 trong ngân hàng, 0.341 tổng số.
Quan hệ Nga - Gruzia
Từ năm 1994, Gruzia đồng ý cho Nga sử dụng 3 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Gruzia và đưa các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga đóng trên lãnh thổ Gruzia - Abkhazia và Nam Ossetia là hai lãnh thổ ly khai chống lại chính quyền Gruzia. Chính quyền của Tổng thống Mikhail Saakashvili yêu cầu Nga rút căn cứ quân đội ra khỏi lãnh thổ Gruzia. Ngày 31 tháng 3 năm 2006, Nga và Gruzia đã ký Hiệp định rút vũ khí hạng nặng. Đầu năm 2008, Nga dã rút hoàn toàn các lực lượng quân sự của mình khỏi các căn cứ quân sự ở Gruzia.
Từ đầu năm 2008, Nga bắt đầu có các quan hệ chính thức với chính quyền của hai vùng lãnh thổ Abkhazia và Nam Ossetia. Tình hình tại Nam Ossetia và Abkhazia bắt đầu trở nên đặc biệt căng thẳng từ đầu năm 2008 sau khi Kosovo tuyên bố độc lập và đã dẫn đến xung đột bằng quân sự giữa Nga và Gruzia vào đầu tháng 8 năm 2008. Cuộc xung đột diễn ra trong 5 ngày đã làm hơn 300 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người phải sơ tán. Gruzia đã xin ra khỏi Tổ chức SNG và ngày 2 tháng 9 năm 2008 tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Nga.
Quan hệ giữa Gruzia và Nga có dấu hiện cải thiện khi cửa khẩu biên giới Nga - Gruzia là Kazbegi - Zemo Larsi đã bị đóng cửa từ tháng 7 năm 2006 được mở cửa lại từ ngày 1 tháng 3 năm 2010 và ngày 18 tháng 8 năm 2010, Nga đã thông qua việc mở lại các chuyến bay thẳng thương mại giữa hai thủ đô Moskva và Tbilisi.
Vào tháng 2 năm 2012, Gruzia đã giới thiệu chế độ miễn thị thực cho người Nga đến thăm Gruzia trong một thời gian ngắn. Vào tháng 12 năm 2012, các đại diện Nga và Gruzia đã có những cuộc thảo luận hai chiều đầu tiên sau chiến tranh. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2018, Thủ tướng Gruzia Giorgi Kvirikashvili đã tuyên bố về sự sẵn sàng của Gruzia để bình thường hóa quan hệ song phương với Moscow.
Các vùng, nước cộng hoà và huyện
Gruzia được chia thành 9 vùng, 2 nước cộng hòa tự trị (avtonomiuri respublika) và 1 thành phố (k'alak'i). Các vùng được chia nhỏ tiếp thành 67 huyện (raioni).
Có hai nước cộng hòa tự trị, Abkhazia và Ajaria.
Hiện tại, vị thế của Nam Ossetia, một quận hành chính tự trị trước kia, cũng được gọi là vùng Tskhinvali, đang được đàm phán với chính phủ ly khai được Nga ủng hộ. Thung lũng Kodori là phần duy nhất của Abkhazia vẫn còn dưới quyền kiểm soát thực tế của Gruzia.
Các thành phố tự quản
Akhaltsikhe
Ambrolauri
Batumi
Gori
Kutaisi
Mtskheta
Ozurgeti
Poti
Rustavi
Tbilisi
Telavi
Zugdidi
Huyện
Abasha,
Adigeni,
Akhalgori,
Akhalkalaki,
Akhaltsikhe,
Akhmeta,
Ambrolauri,
Aspindza,
Baghdati,
Bolnisi,
Borjomi,
Chiatura,
Chkhorotsku,
Chokhatauri,
Dedoplistsqaro,
Dmanisi,
Dusheti,
Gagra,
Gali,
Gardabani,
Gori,
Gudauta,
Gulripshi,
Kareli,
Kaspi,
Kazbegi,
Gurjaani,
Keda,
Kharagauli,
Khashuri,
Khelvachauri,
Khobi,
Khoni,
Khulo,
Kobuleti,
Kvareli,
Lagodekhi,
Lanchkhuti,
Lentekhi,
Marneuli,
Martvili,
Mestia,
Mtskheta,
Ninotsminda,
Ochamchire,
Oni,
Ozurgeti,
Sachkhere,
Sagarejo,
Samtredia,
Senaki,
Shuakhevi,
Sighnaghi,
Sokhumi,
Telavi,
Terjola,
Tetritsqaro,
Tianeti,
Tkibuli,
Tsageri,
Tsalendjikha,
Tsalka,
Tskaltubo,
Vani,
Zestaponi,
Zugdidi
Java
Địa lý và khí hậu
Ở phía bắc, Gruzia có 723 km biên giới chung với Nga, cụ thể là quận liên bang Bắc Kavkaz. Các vùng/nước cộng hòa sau thuộc Nga - từ tây sang đông - có biên giới với Gruzia: Krasnodar Krai, Karachay-Cherkessia, Kabardino-Balkaria, Bắc Ossetia-Alania, Ingushetia, Chechnya, Dagestan. Gruzia cũng có chung biên giới với Azerbaijan (322 km) ở phía đông nam, Armenia (164 km.) ở phía nam và Thổ Nhĩ Kỳ (252 km.) ở phía tây nam.
Núi non là kiểu địa lý đặc trưng tại Gruzia. Dãy Likhi chia Gruzia thành nửa phía đông và nửa phía tây. Trong lịch sử, nửa phía tây Gruzia được gọi là Colchis còn phần phía đông được gọi là Iberia. Vì kiểu địa hình phức tạp, núi non cũng ngăn cách vùng phía bắc Svaneti khỏi Gruzia.
Dãy Đại Caucasus ngăn cách Gruzia với các nước Bắc Kavkaz thuộc nước Nga. Phần phía nam đất nước giáp với dãy Hạ Kavkaz. Dãy núi Kavkaz có độ cao lớn hơn dãy Hạ Kavkaz, với đỉnh cao nhất hơn 5.000 mét (16.400 ft.) trên mực nước biển.
Núi cao nhất tại Gruzia là Núi Shkhara ở độ cao 5.201 mét (17.059 feet), đứng thứ hai là Núi Janga (Jangi-Tau) ở độ cao 5.051 mét (16.572 feet) trên mực nước biển. Các đỉnh đáng chú ý khác gồm Kazbegi (Kazbek) 5.047 mét (16.554 feet), Tetnuldi (4.974m./16.319 ft.), Shota Rustaveli (4.960m./16.273 ft.), Núi Ushba (4.710m./15.453 ft.), và Ailama (4.525m./14.842 ft.). Ngoài các đỉnh trên, chỉ Kazbegi có nguồn gốc núi lửa. Vùng giữa Kazbegi và Shkhara (khoảng cách chừng 200 km, dọc dãy Kavkaz chính) chủ yếu gồm nhiều đỉnh băng tuyết. Núi Hạ Kavkaz được tạo thành và chia cắt bởi nhiều dãy núi (chủ yếu có nguồn gốc núi lửa) không vượt quá 3.400 mét. Các đặc điểm chủ yếu của vùng này gồm Cao nguyên Núi lửa Javakheti, nhiều hồ, gồm cả Tabatskuri và Paravani, cũng như nhiều suối nước khoáng và nước nóng.
Hang Voronya (còn được gọi là hang Krubera-Voronia) là hang sâu nhất thế giới, nằm tại Arabika Massif trong dãy Gagra, ở Abkhazia, Gruzia, Kavkaz. Chênh lệnh độ cao của hang là 2.140 (± 9) mét. Hang này cũng giữ kỷ lục độ sâu 1.710 mét năm 2001 theo khám phá của một đội khảo sát Nga-Ukraine. Năm 2004 độ sâu của hang này còn tăng thêm sau ba đợt thám hiểm khác. Một đội khảo sát Ukraine đã vượt độ sâu –2000 m lần đầu tiên trong lịch sử hang học. Tháng 10 năm 2005, một phần mới chưa được khám phá đã được đội CAVEX tìm thấy, và hang còn có thể sâu hơn. Cuộc thám hiểm này đã xác nhận độ sâu hiện nay của hang – 2.140 (± 9).
Hai con sông chính tại Gruzia là Rioni và Mtkvari, còn gọi là Kura (hai con sông này nằm trên đường ranh giới quy ước Á - Âu)
Phong cảnh
Phong cảnh bên trong biên giới quốc gia khá khác biệt. Cảnh quan vùng phía tây Gruzia trãi rộng từ các cánh rừng đầm lầy đất thấp và rừng mưa ôn đới tới những dòng sông băng tuyết vĩnh cửu, trong khi vùng phía đông đất nước có nhiều đồng bằng bán khô cằn không liên tục nhỏ, đặc điểm của vùng Trung Á. Rừng che phủ khoảng 40% diện tích lãnh thổ Gruzia trong khi những vùng núi non phụ núi cao chiếm khoảng 10%.
Đa phần dân cư tự nhiên tại những vùng đất thấp phía tây Gruzia đã biến mất trong vòng 100 năm qua vì tình trạng phát triển nông nghiệp và thành thị hoá. Đại đa số rừng từng che phủ đồng bằng Colchis hiện không còn tồn tại ngoại trừ những vùng đã được giành làm các công viên và khu dự trữ quốc gia (ví dụ vùng Hồ Paleostomi). Hiện tại, nói chung rừng che phủ phần bên ngoài các vùng đất thấp và chủ yếu nằm dọc các chân đồi núi. Những cánh rừng tây Gruzia chủ yếu gồm các cây phù du dưới 600 m trên mực nước biển (1.968 ft.) và gồm các loài như sồi, trăn, sồi phương đông, đu, tần bì và dẻ. Những loài cây xanh tốt quanh năm như cây hoàng dương cũng xuất hiện tại nhiều vùng. Khoảng 1000 trên tổng số hơn 4000 loài thực vật Gruzia là sinh vật đặc hữu của quốc gia này. Những khu vực đất dốc tây trung tâm Rặng Meskheti tại Ajaria cũng như nhiều địa điểm ở Samegrelo và Abkhazia được che phủ bởi những cánh rừng mưa ôn đới. Ở độ cao 600–1.500 mét (1.968-4.920 ft.) trên mực nước biển, những cánh rừng cây bụi hòa trộn với cả những loài cây lá rộng và tùng bách tạo nên đời sống thực vật. Vùng này chủ yếu gồm những cánh rừng cây sồi, vân sam và linh sam. Từ 1.500-1.800 mét, rừng chủ yếu gồm họ tùng bách. Các loài cây nói chung không mọc ở độ cao trên 1.800 mét và vùng núi bắt đầu thay thế, ở đa số các vùng, mở rộng lên tới độ cao 3.000 mét trên mực nước biển. Vùng băng tuyết vĩnh cửu nằm trên vạch 3.000 mét.
Phong cảnh đông Gruzia (vùng lãnh thổ phía đông Dãy Likhi) rất khác biệt so với phong cảnh phía tây, gần như tất cả các vùng đất thấp phía đông Gruzia gồm cả các đồng bằng sông Mtkvari và Alazani đều đã không còn rừng vì bị sử dụng vào nông nghiệp. Ngoài ra, vì điều kiện khí hậu khá khô tại đây, một số đồng bằng đất thấp (đặc biệt tại Kartli và tây nam Kakheti) chưa bao giờ có rừng che phủ. Phong cảnh chung phía đông Gruzia gồm nhiều thung lũng và máng bị núi non chia cắt. Trái ngược với tây Gruzia, gần 85% rừng tại vùng này là phù du. Những cánh rừng tùng bách chỉ chiếm ưu thế tại Borjomi Gorge và các vùng cực tây. Ngoài các loài cây phù du, sồi, trăn cũng là loài ưu thế. Các loài phù du khác gồm nhiều giống thích, dương lá rung, tần bì, và phỉ. Thung lũng thượng sông Alazani gồm các cánh rừng thủy tùng. Ở độc cao trên 1.000 mét (3.280 ft) trên mực nước biển (đặc biệt tại vùng Tusheti, Khevsureti, và Khevi), các cánh rừng thông và bu lô chiếm ưu thế. Nói chung các cánh rừng phía đông Gruzia xuất hiện trong khoảng độ cao 500–2.000 mét (1.640–6.560 ft) trên mực nước biển, và vùng cây thông trải dài từ 2.000/2.200–3.000/3.500 mét (khoảng 6.560–11.480 ft). Cánh rừng đất thấp lớn duy nhất còn lại tại Thung lũng Alazani là Kakheti. Vùng băng tuyết vĩnh cửu trên 3.500 mét (11.480 ft.) xuất hiện tại hầu hết các nơi ở Gruzia.
Hệ động vật
Vì sự đa dạng phong cảnh và có vĩ độ thấp, Gruzia là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc biệt, ví dụ khoảng 1000 loài có xương sống (330 loài chim, 160 cá, 48 bò sát, 11 lưỡng cư). Một số lượng lớn loài ăn thịt sống tại các khu rừng, như Báo Ba Tư, Gấu xám, chó sói và mèo rừng. Số lượng các loài không xương sống được coi là rất cao nhưng dữ liệu được phân loại thành nhiều ấn bản. Ví dụ, danh sách nhện Gruzia gồm 501 loài.
Khí hậu
Trên một diện tích khá nhỏ, khí hậu Gruzia khá khác biệt. Có hai vùng khí hậu chính, vùng phía đông và vùng phía tây đất nước. Dãy Đại Kavkaz đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ôn hòa khí hậu Gruzia và bảo vệ quốc gia này khỏi sự xâm nhập của những khối khí lạnh từ phương bắc. Dãy Tiểu Kavkaz cũng đóng góp một phần bảo vệ nước này khỏi ảnh hưởng từ các khối không khí khô và nóng từ phía nam.
Đa phần vùng phía tây Gruzia nằm bên trong lề vùng cận nhiệt đới ẩm với lượng mưa hàng năm thay đổi trong khoảng 1000–4000mm. (39–157 inch). Lượng mưa có xu hướng phân bố đồng đều suốt cả năm, dù lượng mưa có thể rất lớn trong những tháng mùa Thu. Khí hậu của vùng này rất khác biệt theo độ cao và tuy đa số những vùng đất thấp phía tây Gruzia có thời tiết khá ấm suốt năm, những vùng đồi núi (gồm cả Dãy Đại và Tiểu Kavkaz) có mùa hè mát, ẩm và mùa đông nhiều tuyết (lượng tuyết phủ thường vượt quá 2 mét tại nhiều vùng). Ajaria và vùng ẩm nhất Kavkaz, nơi rừng mưa Núi Mtirala, phía đông Kobuleti có lượng mưa khoảng 4500mm (177 inch) hàng năm.
Đông Gruzia có kiểu khí hậu chuyển tiếp từ cận nhiệt đới ẩm sang lục địa. Mô hình khí hậu vùng này bị ảnh hưởng bởi cả những khối không khí khô Trung Á/Caspia và những khối không khí từ Biển Đen phía tây. Sự xâm nhập của những khối không khí ẩm từ Biển Đen thường bị ngăn chặn bởi nhiều rặng núi (Likhi và Meskheti) chia cắt những vùng phía đông và phía tây đất nước. Lượng mưa hàng năm thấp hơn rất nhiều so với vùng tây Gruzia và ở trong khoảng 400–1600mm (16–63 inch). Các giai đoạn ẩm nhất thường diễn ra trong mùa Xuân và mùa Thu còn những tháng mùa Đông và mùa Hè thường khô hơn. Đa phần vùng phía đông Gruzia có mùa hè nóng (đặc biệt tại các vùng thấp) và mùa đông khá lạnh. Tương tự tại các vùng phía tây đất nước, độ cao cũng đóng vai trò quan trọng tại vùng phía đông, và các điều kiện khí hậu ở độ cao hơn 1500 mét (4920 ft) trên mực nước biển thường lạnh hơn rất nhiều so với tại các vùng đất thấp. Các vùng nằm ở độ cao trên 2000 mét (6560 ft) trên mực nước biển thường có tình trạng đóng băng ngay cả trong những tháng mùa hè.
Kinh tế
Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy Gruzia đã có mối quan hệ thương mại với nhiều vùng đất và đế chế ngay từ những thời cổ đại, chủ yếu nhờ vị trí của nước này tại Biển Đen và sau này là gần Con đường tơ lụa lịch sử. Vàng, bạc, đồng và sắt đã từng được khai thác tại các mỏ vùng núi Kavkaz. Chế biến rượu cũng có truyền thống từ lâu đời.
Xuyên suốt lịch sử hiện đại Gruzia nông nghiệp và du lịch luôn là những lĩnh vực then chốt, vì kiểu địa hình và khí hậu đất nước.
Trong hầu hết thế kỷ XX, kinh tế Gruzia đi theo mô hình nền kinh tế chỉ huy Xô viết.
Từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, Gruzia đã bắt đầu tiến hành một cuộc cải cách cơ cấu lớn với mục tiêu chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên, tương tự như các nước cộng hòa hậu Xô viết khác, Gruzia đã phải đối mặt với tình trạng sụp đổ kinh tế nghiêm trọng. Nội chiến và những cuộc xung đột quân sự tại Nam Ossetia và Abkhazia càng làm cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ. Sản lượng nông nghiệp và công nghiệp sụt giảm. Tới năm 1994 tổng sản phẩm quốc nối đã giảm xuống chỉ còn bằng một phần tư năm 1989.
Sự hỗ trợ tài chính đầu tiên của phương Tây cho nước này diễn ra năm 1995, khi Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trao cho Gruzia khoản vay 206 triệu USD và Đức cho nước này vay 50 triệu DM.
Tới năm 2001 54% dân số sống dưới mức nghèo khổ quốc gia nhưng tới năm 2006 con số ngày đã giảm còn 34%. Năm 2005 thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình là GEL 347 (khoảng 200 USD).
Từ đầu thập niên 2000 những phát triển lạc quan đã được quan sát thấy trong nền kinh tế Gruzia. Năm 2006 tăng trưởng GDP thực của Gruzia đã đạt 8.8%, khiến Gruzia trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Âu. Ngân hàng Thế giới đã trao cho Gruzia danh hiệu "nền kinh tế cải cách số một thế giới" vì trong vòng một năm nước này đã cải thiện vị trí từ 112 lên 37 về sự dễ dàng trong kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao 12.6% và thu nhập trung bình hộ còn ở mức khá thấp so với các quốc gia châu Âu khác.
Những con số ước tính năm 2006 cho thấy mức GDP (theo sức mua tương đương) của Gruzia đạt mức US$17.79 tỷ. Kinh tế Gruzia đang trở nên phụ thuộc hơn vào dịch vụ (hiện chiếm 54.8% GDP), chứ không còn vào lĩnh vực nông nghiệp (17.7%) nữa.
Nước này có nguồn tài nguyên thủy năng lớn.
Lệnh cấm nhập khẩu rượu Gruzia vào Nga năm 2006, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Gruzia, và dừng các kết nối tài chính đã được phái bộ của IMF miêu tả là một "cú sốc từ bên ngoài", Ngoài ra, Nga đã tăng giá khí đốt bán cho Gruzia. Hành động này khiến tỷ lệ lạm phát của đồng lari Gruzia tăng mạnh. Ngân hàng Quốc gia Gruzia nói rằng lạm phát chủ yếu bị gây ra bởi những lý do bên ngoài, gồm cả lệnh cấm vận kinh tế của Nga. Các cơ quan chức năng Gruzia hy vọng khoản thâm hụt tài khoản vãng lai do lệnh cấm vận gây ra trong năm 2007 sẽ được cân bằng bởi "tỷ giá quy đổi ngoại tệ cao nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào mạnh" và nguồn thu tăng của du lịch. Đất nước này cũng đã duy trì tín dụng vững chắc trong chứng khoán thị trường quốc tế.
Gruzia hiện đang hội nhập sâu hơn vào mạng lưới thương mại quốc tế: nhập khẩu và xuất khẩu trong năm 2006 của nước này chiếm 10% và 18% GDP. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Gruzia là khí gas tự nhiên, các sản phẩm dầu mỏ, máy, phụ tùng và các trang thiết bị vận tải.
Năm 2004, khoản thuế thu nhập cố định 12% đã được áp dụng tại Gruzia. Số tiền thuế thu được đã tăng đáng kể, nhờ vậy giảm bớt những khoản thâm hụt ngân sách lớn trước kia của chính phủ.
Các chuyên gia ước tính rằng trong vòng vài năm qua Gruzia đã thu hẹp được đáng kể tình trạng tham nhũng và tổ chức Minh bạch Quốc tế đã đưa Gruzia từ vị trí 130 lên 99 thế giới trong danh sách Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2006 của họ (số 1 là quốc gia có nạn tham nhũng ít nhất).
Gruzia đang phát triển vào một hành lang vận tải quốc tế qua các cảng Batumi và Poti, một đường ống dẫn dầu từ Baku xuyên Tbilisi tới Ceyhan, đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) và một đường ống dẫn khí chạy song song, Đường ống dẫn khí Nam Kavkaz.
Tính đến năm 2016, GDP của Gruzia đạt 14.463 USD, đứng thứ 118 thế giới và đứng thứ 38 châu Âu.
Nhân khẩu
Nhân khẩu Gruzia có đặc trưng ở sự đa dạng sắc tộc. Dân tộc Grizia chiếm đa số, khoảng 83.8%, dân số hiện tại của Gruzia 4.661.473 người (ước tính tháng 7 năm 2006). Các nhóm sắc tộc khác gồm người Azeri, chiếm 6.5% dân số, người Armenia - 5.7%, Nga - 1.5%, người Abkhazia, và người Ossetia. Nhiều nhóm sắc tộc nhỏ hơn khác cũng sống tại quốc gia này gồm người Assyria, người Chechen, Trung Quốc, người Do Thái Gruzia, người Hy Lạp, người Kabardin, người Kurd, người Tatar, người Turk và người Ukraina. Đáng chú ý, cộng đồng người Do Thái Gruzia là một trong những cộng đồng lâu đời nhất trên thế giới.
Gruzia cũng là quốc gia có sự đa dạng về ngôn ngữ. Trong ngữ hệ Gruzia, người Gruzia nói tiếng Gruzia (cũng được gọi là Kartuli), tiếng Laz, tiếng Mingrelian, và tiếng Svan. Ngoài ra, những cộng đồng không phải người Gruzia bên trong đất nước thường sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ bên cạnh tiếng Gruzia. Các ngôn ngữ chính thức của Gruzia gồm tiếng Gruzia và tiếng Abkhaz tại vùng tự trị Abkhazia. 71% dân số nói các ngôn ngữ Gruzia (gồm Mingrelian, tiếng Svan, và tiếng Laz), 9% - tiếng Nga, 7% - tiếng Armenia, 6% - Azeri và 7% khác. Tỷ lệ biết chữ tại Gruzia là 100%.
Đầu thập niên 1990, sau khi Liên bang Xô viết giải tán, nhiều cuộc xung đột ly khai bạo lực đã bùng phát tại vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia, dẫn tới cuộc thanh lọc sắc tộc người Gruzia khỏi Abkhazia, nơi trước kia sắc tộc Gruzia từng là nhóm sắc tộc riêng lẻ lớn nhất (46% dân số năm 1989). Nhiều người Ossetia sống tại Gruzia cũng rời bỏ đất nước, chủ yếu tới vùng Bắc Ossetia thuộc Nga. Trong số những người Meskhetian Turk từng bị bắt buộc di dời trong năm 1944 chỉ một nhóm nhỏ quay trở lại Gruzia năm 2007.
Tỷ lệ di cư thực của Gruzia là -4.54, không tính những người Gruzia sống tại nước ngoài. Dù sao Gruzia đã tiếp nhận những người di cư từ khắp nơi trên thế giới trong suốt thời kỳ độc lập. Theo những con số thống kê năm 2006, đa số người di cư tới Gruzia từ Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Tôn giáo
Gruzia là một trong những nước đầu tiên nhận Ki-tô giáo làm quốc giáo (năm 337 Công nguyên, hoặc năm 319 theo như một số ý kiến gần đây), khiến Gruzia trở thành quốc gia Kitô lâu đời thứ hai chỉ sau Armenia. Điều này tạo nên ý thức dân tộc mạnh mẽ giúp bảo tồn đặc tính quốc gia trước những giai đoạn bị ngoại bang xâm chiếm và đồng hóa. Ngày nay đa số dân cư Gruzia theo Kitô giáo Chính thống (83.9%), thuộc về Giáo hội Chính thống Gruzia. Tuy nhiên, Gruzia có lịch sử hòa trộn tôn giáo lâu dài bên trong biên giới lãnh thổ dù có những cuộc xung đột với các quốc gia xung quanh. Nhiều cộng đồng tôn giáo thiểu số đã tồn tại tại Gruzia trong hàng nghìn năm và tình trạng phân biệt tôn giáo rõ ràng không xuất hiện tại quốc gia này.
Kitô giáo, lần đầu được các thánh Tông đồ Anrê, Simôn Quá Khích và Matthia thuyết giảng vào thế kỷ thứ nhất. Miền Iberia chính thức cải sang Kitô giáo năm 326 bởi thánh Nino xứ Cappadocia, được tôn vinh là người soi sáng cho Gruzia. Kinh thánh đã được dịch sang tiếng Gruzia ở thế kỷ thứ V. Đáng chú ý, bản ghi chép cổ nhất của Gruzia là một văn bản asomtavruli trong một nhà thờ tại Bethlehem từ năm 430 Công Nguyên.
Thánh đường Svetitskhoveli, nổi tiếng là nơi lưu giữ chiếc áo choàng của Chúa Giêsu, chiếc áo này được mang tới Mtskheta sau khi cuộc hành hình đóng đinh lên thánh giá diễn ra, bởi một người Do thái từ Iberia, Elias, là nhà thờ đầu tiên tại Gruzia. Gruzia thuộc sự bảo trợ của Đức Mẹ đồng trinh Maria, theo thánh Stefan người nói rằng sứ mệnh của Đức Mẹ ở vùng đất Iberia sau khi các thánh Tông đồ bốc thăm để quyết định xem Chúa muốn mỗi người trong số họ sẽ truyền giáo tại quốc gia nào. Jacques de Vitry và Sir John Maundeville đã nói rằng người Gruzia được gọi là Georgian bởi họ đặc biệt sùng kính thánh George và khi họ đi hành hương tới Mộ Chúa, họ đã vào thành phố Jerusalem với những biểu ngữ phô trương.
Các nhóm thiểu số tôn giáo gồm: Hồi giáo (9.9%); Giáo hội Tông truyền Armenia (3.9%); Công giáo Rôma (0.8%). Có 0.8% số người trong cuộc điều tra dân số năm 2002 trả lời họ là tín đồ của một tôn giáo khác và 0.7% vô thần.
Văn hoá
Văn hóa Gruzia đã phát triển từ hàng nghìn năm cùng lịch sử nền văn minh hai quốc gia tiền thân của nó là Iberia và Colchis, tiếp tục phát triển cùng Vương quốc Gruzia thống nhất ở thời triều đình Bagrationi đạt tới đỉnh cao về văn học cổ điển, nghệ thuật, triết học, kiến trúc và khoa học ở thế kỷ XI. Ngôn ngữ Gruzia tràn đầy sức sống cộng với bảng chữ cái độc nhất, và nền văn học Gruzia cổ điển với nhà thơ sử thi huyền thoại Shota Rustaveli đã được hồi sinh ở thế kỷ XIX sau một giai đoạn hỗn loạn kéo dài, lập nên những nền tảng cho các thành tựu của các tác giả thuộc trường phái lãng mạn các tiểu thuyết gia thời hiện đại như Grigol Orbeliani, Nikoloz Baratashvili, Ilia Chavchavadze, Akaki Tsereteli, Vaza Pshavela và những người khác. Văn hóa Gruzia với nền văn minh độc đáo và duy nhất cũng có ảnh hưởng từ Hy Lạp cổ điển, La Mã và Đế chế Byzantine và sau này là bởi Đế chế Nga góp phần tạo ra bản sắc châu Âu của nền văn nước này.
Gruzia nổi tiếng vì có một nền văn hóa dân gian phong phú, âm nhạc truyền thống độc đáo, sân khấu, phim, nghệ thuật, vân vân. Người dân Gruzia được thế giới biết tới về lòng yêu âm nhạc, khiêu vũ, sân khấu và điện ảnh như đã được chứng minh trong thế kỷ XX với những đóng góp to lớn của họ vào nền nghệ thuật thế giới nhờ những gương mặt nghệ sĩ đại diện cho nền văn hóa Gruzia như các họa sĩ lừng danh (Niko Pirosmani, Lado Gudiashvili, Elene Akhvlediani, vân vân), ballet choreographers (George Balanchine, Vakhtang Chabukiani, Nino Ananiashvili) các nhà thơ (Galaktion Tabidze, Lado Asatiani, Mukhran Machavariani, vân vân) và các đạo diễn sân khấu/phim (Robert Sturua, Tengiz Abuladze, Otar Ioseliani, vân vân).
Kiến trúc
Kiến trúc Gruzia là một trong những nền kiến trúc đặc biệt và độc đáo nhất thế giới. Tuy nhiên, nó đã trở nên phong phú và hấp thu ảnh hưởng từ nhiều nền văn minh bên ngoài trong suốt lịch sử lâu dài của đất nước. Có nhiều phong cách kiến trúc lâu đài, tháp pháo đài và nhà thờ. Pháo đài Upper Svaneti và thị trấn lâu đài Shatili tại Khevsureti là một trong những công trình đẹp nhất thể hiện phong cách kiến trúc lâu đài Gruzia thời Trung Cổ.
Nghệ thuật nhà thờ Gruzia là một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của kiến trúc Kitô giáo Gruzia, tích hợp kiểu mái vòm cổ điển với phong cách kiến trúc La Mã nguyên thủy hình thành nên cái được gọi là phong cách vòm chéo Gruzia. Phong cách kiến trúc vòm chéo đã được phát triển tại Gruzia trong thế kỷ thứ IX và trước đó, đa số các nhà thờ Gruzia đều theo phong cách La Mã. Văn hóa Gruzia rất chú trọng tới cá nhân và điều này đã được thể hiện qua sự phân bố không gian bên trong các nhà thờ. Các ví dụ khác về kiểu kiến trúc giáo hội Gruzia có thể được tìm thấy ở nước ngoài tại (Tu viện Bachkovo Monastery xây năm 1083 bởi vị tướng người Gruzia Grigorii Bakuriani) Bulgari, (Tu viện Iviron do người Gruzia xây dựng trong thế kỷ thứ X) tại Hy Lạp và tại Jerusalem (Tu viện Thánh giá do người Gruzia xây dựng ở thế kỷ thứ IX).
Các khía cạnh khác về kiến trúc Gruziza gồm Đại lộ Hausmannized Rustaveli ở Tbilisi và Khu phố cổ.
Nghệ thuật
Nghệ thuật Gruzia đa dạng từ các phong cách tiền sử tới Hy Lạp, La Mã, Trung Cổ, từ các bức ikon (tranh thánh) tới nghệ thuật thị giác hiện đại. Một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Gruzia là Niko Pirosmani, ông là một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhất trong trường phái nguyên sơ trên thế giới. Các tác phẩm của Pirosmani cũng mang một số yếu tố tiền ấn tượng vì thực tế ông chính là người gây ảnh hưởng và người truyền cảm hứng cho Lado Gudiashvili và Elene Akhvlediani những nhân vật chủ chốt của trường phái ấn tượng trong thế kỷ XX.
Ẩm thực
Ẩm thực và Rượu Gruzia được đánh giá cao trên khắp thế giới, thích ứng với các truyền thống từ nhiều vùng khác nhau. Một trong những kiểu bữa tối truyền thống nhất là Supra, hay bàn ăn Gruzia, đây cũng là cách hòa nhập giữa bạn bè và các thành viên trong gia đình, theo đó Tamada là người chủ trì Supra, người chịu trách nhiệm điều phối những chén rượu và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hài lòng với bữa tiệc. Nhiều vùng lịch sử tại Gruzia cũng có những món ăn nổi tiếng riêng của mình: ví dụ, Khinkali (bánh bao thịt), từ vùng núi phía đông Gruzia và Khachapuri - chủ yếu từ Imereti, Mingrelia và Adjara.
Ngoài các món ăn truyền thống Gruzia các loại thực phẩm từ các quốc gia láng giềng cũng theo chân những người nhập cư tới nước này, từ Nga, Hy Lạp và gần đây là Trung Quốc. |
Armenia (, chuyển tự: Hayastan, ; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nằm kín trong phần lục địa ở phía nam Kavkaz thuộc khu vực Tây Nam Á. Nước này có đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây, Gruzia ở phía bắc, hành lang Lachin thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga, và Azerbaijan ở phía đông và Iran cùng phần lãnh thổ tách biệt Nakhchivan của Azerbaijan ở phía nam. Yerevan là thủ đô và thành phố lớn nhất.
Armenia là một quốc gia dân chủ thống nhất, đa đảng, dân chủ với một di sản văn hóa cổ đại. Nhà nước Urartu đầu tiên của Armenia được thành lập vào năm 860 TCN, và đến thế kỷ thứ 6 TCN, nó được Satrapy của Armenia thay thế. Vương quốc Armenia đạt đến đỉnh cao dưới thời Tigranes Đại đế vào thế kỷ 1 TCN và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận Cơ đốc giáo làm tôn giáo chính thức vào cuối thế kỷ 3 hoặc đầu thế kỷ 4 sau Công nguyên. Ngày chính thức nhà nước chấp nhận Cơ đốc giáo là 301. Vương quốc Armenia cổ đại bị chia cắt giữa Đế chế Byzantine và Sasanian vào khoảng đầu thế kỷ thứ 5. Dưới triều đại Bagratuni, Vương quốc Bagratid của Armenia đã được khôi phục vào thế kỷ thứ 9. Suy tàn do các cuộc chiến tranh chống lại người Byzantine, vương quốc này sụp đổ vào năm 1045 và Armenia ngay sau đó bị xâm lược bởi Seljuk Turks. Một công quốc Armenia và sau đó là vương quốc Cilician Armenia nằm trên bờ biển Địa Trung Hải giữa thế kỷ 11 và 14.
Giữa thế kỷ 16 và 19, đất nước Armenia truyền thống bao gồm Đông Armenia và Tây Armenia nằm dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman và Ba Tư, liên tục được cai trị bởi một trong hai đế chế trong nhiều thế kỷ. Đến thế kỷ 19, Đông Armenia đã bị Đế quốc Nga chinh phục, trong khi hầu hết các vùng phía Tây của quê hương Armenia truyền thống vẫn nằm dưới sự cai trị của Ottoman. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, 1,5 triệu người Armenia sống trên vùng đất tổ tiên của họ trong Đế chế Ottoman đã bị tiêu diệt một cách có hệ thống trong cuộc diệt chủng Armenia. Năm 1918, sau Cách mạng Nga, tất cả các nước không thuộc Nga đều tuyên bố độc lập sau khi Đế quốc Nga không còn tồn tại, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Armenia thứ nhất. Đến năm 1920, nhà nước được hợp nhất thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Kavkaz, và năm 1922 trở thành thành viên sáng lập của Liên bang Xô viết. Năm 1936, nhà nước Ngoại Kavkaz bị giải thể, chuyển các quốc gia cấu thành của nó, bao gồm cả Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Armenia, thành các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Cộng hòa Armenia hiện đại trở thành quốc gia độc lập vào năm 1991 khi Liên Xô giải thể.
Armenia là một quốc gia đang phát triển và xếp thứ 81 về Chỉ số Phát triển Con người (2018). Nền kinh tế của nó chủ yếu dựa vào sản lượng công nghiệp và khai thác khoáng sản. Mặc dù Armenia có vị trí địa lý ở phía Nam dãy Kavkaz, nhưng về mặt địa chính trị, Armenia thường được coi là châu Âu. Vì Armenia liên kết về mặt địa chính trị với châu Âu về nhiều mặt, quốc gia này là thành viên của nhiều tổ chức châu Âu bao gồm Hội đồng châu Âu, Đối tác phương Đông, Eurocontrol, Hội đồng các khu vực châu Âu và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu. Armenia cũng là thành viên của một số nhóm khu vực trên khắp Á-Âu, bao gồm Ngân hàng Phát triển châu Á, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, Liên minh Á-Âu và Ngân hàng Phát triển Á-Âu. Armenia ủng hộ Artsakh độc lập trên thực tế, được tuyên bố vào năm 1991. Armenia cũng công nhận Giáo hội Tông đồ Armenia , nhà thờ Quốc gia lâu đời nhất thế giới, là cơ sở tôn giáo chính của đất nước này. Bảng chữ cái Armenia độc đáo được Mesrop Mashtots tạo ra vào năm 405.
Nguồn gốc tên gọi
Tên gốc theo tiếng Armenia là Hayq, sau này Hayastan. Hayasa, gắn với hậu tố tiếng Ba Tư '-stan' (đất đai). Haik là một trong những lãnh đạo kiệt xuất người Armenia và cái tên Miền đất của Haik đã được đặt theo tên ông. Theo truyền thuyết, Haik là chút của Noah (con trai của Togarmah, người là con của Gomer, người là con của Japheth, người là con của Noah), và theo truyền thống cổ Armenia, một tổ tiên của toàn bộ người Armenia. Ông cũng được cho là đã định cư bên dưới chân núi Ararat, đã đi tham gia vào việc xây dựng tháp Babel, và, sau khi quay trở lại, đánh bại vua Babylon là Bel (được một số nhà nghiên cứu cho là Nimrod) ngày 11 tháng 8 năm 2492 TCN gần núi Lake Van, ở phía nam Armenia trong lịch sử (hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ).
Hayq được các nước xung quanh gọi là Armenia, có lẽ nó từng là tên của bộ lạc mạnh nhất sống ở những vùng đất thuở xưa của Armenia, những người tự gọi mình là Armens và có nguồn gốc Ấn Âu. Theo truyền thống, nó bắt nguồn từ chữ Armenak hay Aram (chắt của chắt của Haik, và một lãnh đạo khác, người theo truyền thống Armenia là tổ tiên của tất cả người dân Armenia). Một số học giả Do Thái và Kitô giáo viết rằng cái tên 'Armenia' bắt nguồn từ Har-Minni, có nghĩa là 'Núi Minni' (hay Mannai). Những lý lẽ ủng hộ Kitô giáo cho rằng Nairi, có nghĩa vùng đất của những con sông, từng là một tên cổ gọi vùng núi của nước này, lần đầu được người Assyria sử dụng khoảng năm 1200 TCN; trong khi văn bản ghi chép đầu tiên được biết tới có tên Armenia, là Bản khắc Behistun tại Iran, có niên đại từ năm 521 TCN.
Lịch sử
Thời Cổ đại
Armenia nằm ở vùng cao nguyên bao quanh dãy núi Ararat. Có bằng chứng về một nền văn minh sơ khai ở Armenia trong thời đại đồ đồng trở về trước, có niên đại khoảng 4000 năm TCN. Các cuộc điều tra khảo cổ vào năm 2010 và 2011 tại quần thể hang động Areni-1 đã dẫn đến việc phát hiện ra chiếc giày da, váy, và cơ sở sản xuất rượu vang sớm nhất được biết đến trên thế giới.
Theo câu chuyện của Hayk, người sáng lập huyền thoại của Armenia, vào khoảng năm 2107 TCN Hayk đã chiến đấu chống lại Belus, Thần Chiến tranh của Babylon, tại Çavuştepe dọc theo sông Engil để thành lập nhà nước Armenia đầu tiên. Về mặt lịch sử, sự kiện này trùng với triều đại Sumer của Gutian hủy diệt đế quốc Akkad vào năm 2115 TCN, thời điểm mà Hayk có thể đã rời đi cùng với "hơn 300 thành viên trong gia đình" như được kể trong truyền thuyết, và cũng trong thời gian đó. bắt đầu khi Kỷ nguyên đen tối Lưỡng Hà xảy ra do sự sụp đổ của Đế chế Akkadian vào năm 2154 TCN, có thể đã đóng vai trò như bối cảnh cho các sự kiện trong truyền thuyết khiến vị vua này rời bỏ Lưỡng Hà.
Một số quốc gia và nền văn hóa Thời đại đồ đồng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đại Armenia, bao gồm văn hóa Trialeti-Vanadzor, Hayasa-Azzi và Mitanni (nằm ở phía tây nam Armenia lịch sử), tất cả đều được cho là có dân số Ấn-Âu. Liên minh Nairi và người kế nhiệm, Urartu, đã liên tiếp xác lập chủ quyền của họ trên Cao nguyên Armenia. Mỗi quốc gia và liên minh nói trên đều tham gia vào quá trình hình thành dân tộc của người Armenia. Một dòng chữ lớn bằng chữ hình nêm được tìm thấy ở Yerevan chứng tỏ rằng thủ đô hiện đại của Armenia được thành lập vào mùa hè năm 782 TCN của vua Argishti I. Yerevan là thành phố lâu đời nhất trên thế giới đã ghi lại chính xác ngày thành lập của nó.
Vào cuối thế kỷ thứ 6 TCN, thực thể địa lý đầu tiên được gọi là Armenia bởi các dân cư lân cận được thành lập dưới Vương triều Orontid trong Đế chế Achaemenid, như một phần lãnh thổ của những người ẩn náu. Vương quốc trở thành có chủ quyền hoàn toàn khỏi phạm vi ảnh hưởng của Đế chế Seleukos vào năm 190 TCN dưới thời Vua Artaxias I và bắt đầu sự cai trị của triều đại Artaxiad. Armenia đạt đến đỉnh cao trong khoảng từ 95 đến 66 TCN dưới thời Tigranes Đại đế, trở thành vương quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ ở phía đông Cộng hòa La Mã.
Trong những thế kỷ tiếp theo, Armenia nằm trong vùng ảnh hưởng của Đế chế Ba Tư dưới thời trị vì của Tiridates I, người sáng lập ra vương triều Arsacid của Armenia, bản thân nó là một nhánh của Đế chế Parthia. Trong suốt lịch sử của mình, vương quốc Armenia đã trải qua cả thời kỳ độc lập và thời kỳ tự chủ của các đế chế đương thời. Vị trí chiến lược của nó giữa hai lục địa đã khiến nó phải hứng chịu các cuộc xâm lược của nhiều dân tộc, bao gồm cả Assyria (dưới thời Ashurbanipal, vào khoảng năm 669–627 TCN, ranh giới của Assyria kéo dài đến tận Armenia và Dãy núi Caucasus), Medes, Đế chế Achaemenid, Người Hy Lạp, người Parthia, người La Mã, Đế chế Sasanian , Đế chế Byzantine, người Ả Rập, Đế chế Seljuk, người Mông Cổ, Đế chế Ottoman, các triều đại Safavid, Afsharid và Qajar kế tiếp của Iran và người Nga.
Tôn giáo ở Armenia cổ đại về mặt lịch sử có liên quan đến một tập hợp các tín ngưỡng mà ở Ba Tư, đã dẫn đến sự xuất hiện của Hỏa giáo. Nó đặc biệt tập trung vào việc thờ cúng thần Mithra và cũng bao gồm một đền thờ các vị thần như Aramazd, Vahagn, Anahit và Astghik. Đất nước này sử dụng lịch Armenia theo mặt trời, bao gồm 12 tháng.
Thiên chúa giáo được truyền vào nước này rất sớm kể từ năm 40. Tiridates III của Armenia (238-314) biến Kitô giáo thành quốc giáo năm 301, một phần nhằm thách thức cả Đế quốc Sasan, trở thành quóc gia đầu tiên chính thức là quốc gia Kitô giáo, mười năm trước khi Đế Chế La Mã chính thức khoan dung với tôn giáo này dưới thời trị vì của Galerius và 36 năm trước khi Constantine Đại đế được rửa tội. Trước đó, trong phần thứ hai của thời đại Parthian, Armenia là một quốc gia chủ yếu theo Hỏa giáo.
Sau sự sụp đổ của Vương quốc của Armenia trong năm 428, Armenia được kết hợp như một marzpanate trong Đế quốc Sasania. Sau Trận Avarayr năm 451, Armenia duy trì tôn giáo Kitô của mình và Armenia được tự chủ.
Thời Trung Cổ
Sau thời kỳ Sasanian (428–636), Armenia nổi lên với tên gọi Arminiya, một công quốc tự trị dưới quyền của Umayyad Caliphate, thống nhất các vùng đất của Armenia trước đây do Đế chế Byzantine chiếm giữ. Công quốc được cai trị bởi Hoàng tử Armenia, và được công nhận bởi Caliph và Hoàng đế Byzantine. Nó là một phần của đơn vị hành chính / tiểu vương quốc Arminiya do người Ả Rập tạo ra, cũng bao gồm các phần của Georgia và Caucasian Albania, và có trung tâm tại thành phố Armenia, Dvin. Arminiya tồn tại cho đến năm 884, khi nó giành lại độc lập từ Abbasid Caliphate suy yếu dưới thời Ashot I của Armenia.
Vương quốc Armenia tái hợp được cai trị bởi triều đại Bagratuni và tồn tại cho đến năm 1045. Theo thời gian, một số khu vực của Bagratid Armenia tách ra thành các vương quốc và thủ phủ độc lập như Vương quốc Vaspurakan do Nhà Artsruni cai trị ở phía nam, Vương quốc Syunik ở phía đông, hoặc Vương quốc Artsakh trên lãnh thổ của Nagorno-Karabakh hiện đại, trong khi vẫn công nhận quyền lực tối cao của các vị vua Bagratid.
Năm 1045, Đế chế Byzantine chinh phục Bagratid Armenia. Chẳng bao lâu, các quốc gia Armenia khác cũng nằm dưới sự kiểm soát của Byzantine. Sự thống trị của người Byzantine chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, vào năm 1071, Đế chế Seljuk đánh bại người Byzantine và chinh phục Armenia trong trận Manzikert, thành lập Đế chế Seljuk. Để thoát khỏi cái chết hoặc sự nô dịch dưới bàn tay của những kẻ đã ám sát họ hàng của mình, Gagik II của Armenia, Vua của Ani, một người Armenia tên là Ruben I, Hoàng tử của Armenia, đã đi cùng một số đồng hương của mình vào các hẻm núi của dãy núi Taurus và sau đó đi tiếp tới Tarsus của Cilicia. Thống đốc Byzantine của cung điện đã cho họ trú ẩn, tại đó Vương quốc Cilicia của Armenia cuối cùng được thành lập vào ngày 6 tháng 1 năm 1198 dưới thời Leo I, Vua của Armenia, hậu duệ của Hoàng tử Ruben.
Cilicia là một đồng minh mạnh mẽ của quân Thập tự chinh châu Âu, và tự coi mình như một pháo đài của Chúa Kitô ở phương Đông. Tầm quan trọng của Cilicia trong lịch sử và địa vị nhà nước của Armenia cũng được chứng thực bằng việc chuyển giao trụ sở của Giáo hội Công giáo Armenia, nhà lãnh đạo tinh thần của người Armenia, đến khu vực này.
Đế chế Seljuk sớm bắt đầu sụp đổ. Vào đầu thế kỷ 12, các hoàng tử Armenia của gia tộc Zakarid đã đánh đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ Seljuk và thành lập một công quốc bán độc lập ở miền bắc và miền đông Armenia được gọi là Zakarid Armenia, tồn tại dưới sự bảo trợ của Vương quốc Gruzia. Vương triều Orbelian chia sẻ quyền kiểm soát với người Zakarids ở nhiều vùng khác nhau của đất nước này, đặc biệt là ở Syunik và Vayots Dzor, trong khi Nhà Hasan-Jalalyan kiểm soát các tỉnh Artsakh và Utik với tên là Vương quốc Artsakh.
Thời cận đại
Trong những năm 1230, Đế chế Mông Cổ chinh phục Zakarid Armenia và sau đó là phần còn lại của Armenia. Các cuộc xâm lược của Mông Cổ ngay sau đó là của các bộ lạc Trung Á khác, chẳng hạn như Kara Koyunlu, triều đại Timurid và Ağ Qoyunlu, tiếp tục kéo dài từ thế kỷ 13 cho đến thế kỷ 15. Sau những cuộc xâm lược không ngừng, từng mang lại sự tàn phá cho đất nước này, cùng với thời gian, Armenia trở nên suy yếu.
Vào thế kỷ 16, Đế quốc Ottoman và vương triều Safavid của Iran chia cắt Armenia. Từ đầu thế kỷ 16, cả Tây Armenia và Đông Armenia rơi vào tay Đế chế Safavid. Do sự cạnh tranh địa chính trị kéo dài hàng thế kỷ giữa Turco-Iran sẽ kéo dài ở Tây Á, các phần quan trọng của khu vực thường xuyên xảy ra tranh giành giữa hai đế chế đối địch trong các cuộc Chiến tranh Ottoman-Ba Tư. Từ giữa thế kỷ 16 với Hòa bình Amasya, và dứt khoát từ nửa đầu thế kỷ 17 với Hiệp ước Zuhab cho đến nửa đầu thế kỷ 19, Đông Armenia được cai trị bởi các vua nhà Safavid, Afsharid và Qajar, trong khi Tây Armenia vẫn nằm dưới quyền cai trị của đế quốc Ottoman.
Từ năm 1604, Abbas I của Iran đã thực hiện chính sách "tiêu thổ" trong khu vực này để bảo vệ biên giới phía tây bắc của mình chống lại bất kỳ lực lượng Ottoman xâm lược. Đây là một chính sách liên quan đến việc cưỡng bức tái định cư của hàng loạt người Armenia ra khỏi quê hương của họ.
Trong Hiệp ước Gulistan năm 1813 và Hiệp ước Turkmenchay năm 1828, sau Chiến tranh Nga-Ba Tư (1804–13) và Chiến tranh Nga-Ba Tư (1826–28), triều đại Qajar của Iran buộc phải nhượng lại miền Đông Armenia theo một cách không thể thay đổi., bao gồm Erivan và Karabakh Khanates, cho Đế quốc Nga. Thời kỳ này được gọi là Armenia thuộc Nga.
Trong khi Tây Armenia vẫn nằm dưới sự cai trị của Ottoman, người Armenia đã được trao quyền tự trị đáng kể trong vùng lãnh thổ của họ và sống tương đối hòa thuận với các nhóm người khác trong đế chế (bao gồm cả người Thổ Nhĩ Kỳ cầm quyền). Tuy nhiên, do là những người theo đạo Thiên chúa dưới một cấu trúc xã hội Hồi giáo chặt chẽ, người Armenia phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tràn lan. Khi họ bắt đầu thúc đẩy nhiều quyền hơn trong Đế chế Ottoman, để đáp lại, Sultan Abdul Hamid II đã tổ chức các cuộc thảm sát do nhà nước bảo trợ chống lại người Armenia từ năm 1894 đến năm 1896, dẫn đến số người chết ước tính từ 80.000 đến 300.000 người. Các vụ thảm sát Hamidian đã khiến cho Hamid nổi tiếng quốc tế với cái tên "Sultan Đỏ" hay "Sultan đẫm máu".
Trong những năm 1890, Liên đoàn Cách mạng Armenia, thường được gọi là Dashnaktsutyun, đã hoạt động trong Đế chế Ottoman với mục đích thống nhất các nhóm nhỏ khác nhau trong đế chế đang vận động cải cách và bảo vệ các làng Armenia khỏi các cuộc tàn sát lan rộng ở một số Các khu vực đông dân cư của Armenia của đế chế. Các thành viên Dashnaktsutyun cũng thành lập các nhóm fedayi Armenia bảo vệ thường dân Armenia thông qua các cuộc kháng chiến vũ trang. Dashnaks cũng hoạt động vì mục tiêu rộng lớn hơn là tạo ra một Armenia "tự do, độc lập và thống nhất", mặc dù đôi khi họ dành mục tiêu này để ủng hộ cách tiếp cận thực tế hơn, chẳng hạn như ủng hộ quyền tự chủ.
Đế chế Ottoman bắt đầu sụp đổ, và vào năm 1908, cuộc Cách mạng Người Thổ trẻ đã lật đổ chính phủ của Sultan Hamid. Vào tháng 4 năm 1909, vụ thảm sát Adana xảy ra tại Adana Vilayet của Đế chế Ottoman dẫn đến cái chết của khoảng 20.000–30.000 người Armenia. Những người Armenia sống trong đế chế hy vọng rằng Ủy ban Liên minh và Tiến bộ sẽ thay đổi địa vị hạng hai của họ. Gói cải cách Armenia (1914) được trình bày như một giải pháp bằng cách bổ nhiệm một tổng thanh tra về các vấn đề Armenia.
Chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc diệt chủng người Armenia
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ dẫn đến sự đối đầu giữa Đế chế Ottoman và Đế chế Nga trong các chiến dịch Kavkaz và Ba Tư. Chính phủ mới ở Istanbul bắt đầu nhìn người Armenia với sự ngờ vực và nghi ngờ, bởi vì Quân đội Đế quốc Nga có một đội ngũ tình nguyện viên Armenia. Vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các trí thức Armenia đã bị chính quyền Ottoman bắt giữ và, với Luật Tehcir (29 tháng 5 năm 1915), cuối cùng phần lớn người Armenia sống ở Anatolia đã thiệt mạng trong cuộc diệt chủng Armenia.
Cuộc diệt chủng được thực hiện theo hai giai đoạn: giết hại hàng loạt những người đàn ông có sức khỏe thông qua thảm sát và tống khứ lính nghĩa vụ để chuyển sang lao động cưỡng bức, sau đó là trục xuất phụ nữ, trẻ em, người già và những người ốm yếu trong các cuộc diễu hành tử thần dẫn đến sa mạc Syria. Bị những người hộ tống quân sự cưỡng ép, những người bị trục xuất đã thường xuyên thiếu thức ăn và nước uống và bị cướp, hãm hiếp và thảm sát định kỳ. Có sự phản kháng mang tính cục bộ địa phương của người Armenia trong khu vực này, được phát triển để chống lại các hoạt động diệt chủng của Đế chế Ottoman. Các sự kiện từ năm 1915 đến năm 1917 được người Armenia và đại đa số các nhà sử học phương Tây coi là những vụ giết người hàng loạt do nhà nước bảo trợ hay còn gọi là tội diệt chủng.
Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận tội ác diệt chủng này cho đến ngày nay. Cuộc diệt chủng Armenia được thừa nhận là một trong những cuộc diệt chủng hiện đại đầu tiên. Theo nghiên cứu do Arnold J. Toynbee thực hiện, ước tính có khoảng 600.000 người Armenia đã chết trong quá trình trục xuất từ năm 1915 đến năm 1916. Tuy nhiên, con số này chỉ tính đến năm đầu tiên của Cuộc diệt chủng và không tính đến những người đã chết hoặc bị giết sau khi báo cáo được tổng hợp vào ngày 24 tháng 5 năm 1916. Hiệp hội các học giả diệt chủng quốc tế đưa ra con số thiệt mạng là "hơn một triệu". Tổng số người thiệt mạng được ước tính rộng rãi nhất là từ 1 đến 1,5 triệu.
Armenia và cộng đồng người Armenia đã vận động để các sự kiện này được chính thức công nhận là tội diệt chủng trong hơn 30 năm. Những sự kiện này theo truyền thống được kỷ niệm hàng năm vào ngày 24 tháng 4, Ngày liệt sĩ Armenia, hoặc Ngày của nạn diệt chủng Armenia.
Cộng hòa Armenia thứ nhất
Mặc dù Quân đội Đế quốc Kavkaz của Nga do Nikolai Yudenich chỉ huy và người Armenia trong các đơn vị tình nguyện và lực lượng dân quân Armenia do Andranik Ozanian và Tovmas Nazarbekian chỉ huy đã thành công trong việc chiếm được hầu hết vùng Ottoman Armenia trong Thế chiến thứ nhất, nhưng thành quả của họ đã bị mất với Cách mạng Bolshevik năm 1917. Vào thời điểm đó, Đông Armenia, Gruzia và Azerbaijan do Nga kiểm soát đã cố gắng liên kết với nhau trong Cộng hòa Liên bang Dân chủ Transcaucasian. Tuy nhiên, liên bang này chỉ tồn tại từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1918, khi cả ba đảng quyết định giải tán nó. Kết quả là, chính phủ Dashnaktsutyun ở Đông Armenia tuyên bố độc lập vào ngày 28 tháng 5 với tư cách là Cộng hòa thứ nhất của Armenia dưới sự lãnh đạo của Aram Manukian.
Nền độc lập ngắn ngủi của nền Đệ nhất Cộng hòa này được ghi nhận với đầy rẫy chiến tranh, tranh chấp lãnh thổ và một dòng người tị nạn ồ ạt từ Ottoman Armenia, mang theo bệnh tật và đói khát. Khối Đồng minh đã tìm cách giúp đỡ nhà nước Armenia mới thành lập thông qua các quỹ cứu trợ và các hình thức hỗ trợ khác.
Vào cuối cuộc chiến, các cường quốc chiến thắng tìm cách chia rẽ Đế chế Ottoman. Được ký kết giữa Đồng minh và các cường quốc liên kết và Đế chế Ottoman tại Sèvres vào ngày 10 tháng 8 năm 1920, Hiệp ước Sèvres hứa sẽ duy trì sự tồn tại của nước cộng hòa Armenia và gắn các lãnh thổ cũ của Armenia dưới thời Ottoman với nó. Vì các đường biên giới mới của Armenia do Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson vẽ nên Ottoman Armenia còn được gọi là " Wilsonian Armenia ". Ngoài ra, chỉ vài ngày trước đó, vào ngày 5 tháng 8 năm 1920, Mihran Damadian của Liên minh Quốc gia Armenia, chính quyền Armenia trên thực tế ở Cilicia, tuyên bố Cilicia độc lập với tư cách một nước cộng hòa tự trị Armenia dưới sự bảo hộ của Pháp.
Thậm chí còn có sự cân nhắc về việc biến Armenia trở thành một khu ủy trị dưới sự bảo hộ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hiệp ước đã bị Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ và không bao giờ có hiệu lực. Phong trào đã sử dụng hiệp ước này như một dịp để tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, thay thế chế độ quân chủ có trụ sở tại Istanbul bằng chế độ cộng hòa có trụ sở tại Ankara.
Năm 1920, các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược nước cộng hòa Armenia non trẻ từ phía đông. Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của Kazım Karabekir đã đánh chiếm các vùng lãnh thổ của Armenia mà Nga đã sáp nhập sau Chiến tranh Nga-Thổ 1877–1878 và chiếm đóng thành phố cổ Alexandropol (Gyumri ngày nay). Xung đột bạo lực cuối cùng đã kết thúc với Hiệp ước Alexandropol vào ngày 2 tháng 12 năm 1920. Hiệp ước buộc Armenia giải giáp hầu hết các lực lượng quân sự của mình, nhượng lại tất cả lãnh thổ cũ của Ottoman được Hiệp ước Sèvres cấp cho, và từ bỏ tất cả "Wilsonian Armenia" được cấp cho nó trong hiệp ước Sèvres. Đồng thời, Tập đoàn quân số 11 của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của Grigoriy Ordzhonikidze, xâm lược Armenia tại Karavansarai (Ijevan ngày nay) vào ngày 29 tháng 11. Đến ngày 4 tháng 12, lực lượng của Ordzhonikidze tiến vào Yerevan và nước cộng hòa Armenia sụp đổ, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Sau khi nước cộng hòa cũ sụp đổ, Cuộc nổi dậy tháng Hai nhanh chóng diễn ra vào năm 1921, và dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Miền núi Armenia bởi các lực lượng Armenia dưới sự chỉ huy của Garegin Nzhdeh vào ngày 26 tháng 4, chống lại sự xâm nhập của cả Liên Xô và Thổ Nhĩ Kỳ tại Zangezur khu vực phía nam Armenia. Sau các thỏa thuận của Liên Xô về việc đưa tỉnh Syunik vào bên trong biên giới của Armenia, cuộc nổi dậy kết thúc và Hồng quân giành quyền kiểm soát khu vực này vào ngày 13 tháng 7.
Cộng hòa XHCN Xô viết Armenia
Armenia bị Hồng quân sáp nhập và cùng với Gruzia và Azerbaijan, được hợp nhất vào Liên minh các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết như một phần của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Kavkaz (TSFSR) vào ngày 4 tháng 3 năm 1922. Với sự sáp nhập này, Hiệp ước Alexandropol được thay thế bằng Hiệp ước Kars của Liên Xô-Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thỏa thuận này, Thổ Nhĩ Kỳ cho phép Liên Xô nắm quyền kiểm soát Adjara với thành phố cảng Batumi để đổi lấy chủ quyền đối với các thành phố Kars, Ardahan và Iğdır, tất cả đều là một phần của Armenia thuộc Nga.
TSFSR tồn tại từ năm 1922 đến năm 1936, khi nó được chia thành ba thực thể riêng biệt (Cộng hòa XHCN Xô viết Armenia, Cộng hòa XHCN Xô viết Azerbaijan và Cộng hòa XHCN Xô viết Gruzia). Người Armenia đã có được một giai đoạn khá ổn định dưới thời Xô viết. Họ nhận được thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác từ Moskva, và thời gian cầm quyền của những người cộng sản đã trở thành thời kỳ yên ổn, dễ chịu trái ngược hoàn toàn với tình trạng hỗn loạn những năm cuối thời kỳ Đế chế Ottoman. Tình hình chỉ không dễ chịu với nhà thờ, vốn phản đối quyền cai trị Xô viết. Sau cái chết của Vladimir Lenin và các sự kiện xảy ra trong Nội chiến Nga, Joseph Stalin trở thành tổng bí thư của CPSU, vị trí quyền lực nhất của Liên Xô thời đó.
Armenia không phải là bối cảnh của bất kỳ trận chiến nào trong Thế chiến thứ hai. Ước tính có khoảng 500.000 người Armenia (gần một phần ba dân số) đã phục vụ trong Hồng quân trong chiến tranh, và 175.000 người đã chết.
Người ta cho rằng chỉ số tự do trong khu vực đã được cải thiện sau cái chết của Joseph Stalin vào năm 1953 và sự xuất hiện của Nikita Khrushchev với tư cách là tổng thư ký mới của CPSU. Chẳng bao lâu, cuộc sống trong SSR của Armenia bắt đầu được cải thiện nhanh chóng. Nhà thờ, vốn bị hạn chế dưới thời Stalin, đã được hồi sinh khi Catholicos Vazgen I đảm nhận nhiệm vụ văn phòng của ông vào năm 1955. Năm 1967, một đài tưởng niệm các nạn nhân của cuộc diệt chủng Armenia được xây dựng tại đồi Tsitsernakaberd phía trên hẻm núi Hrazdan ở Yerevan. Điều này xảy ra sau khi các cuộc biểu tình quần chúng diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện bi thảm vào năm 1965.
Trong thời kỳ Gorbachev những năm 1980, với những cải cách của Glasnost và Perestroika, người Armenia bắt đầu yêu cầu chăm sóc môi trường tốt hơn cho đất nước của họ, phản đối tình trạng ô nhiễm mà các nhà máy do Liên Xô xây dựng mang lại. Căng thẳng cũng phát triển giữa Azerbaijan thuộc Liên Xô và quận tự trị Nagorno-Karabakh của nó, một khu vực có đa số người Armenia. Khoảng 484.000 người Armenia sống ở Azerbaijan vào năm 1970. Người Armenia ở Karabakh yêu cầu thống nhất với Armenia của Liên Xô. Cuộc biểu tình ôn hòa ở Armenia hỗ trợ Karabakh người Armenia đã được đáp ứng với chống Armenia cuộc tàn sát ở Azerbaijan, chẳng hạn như một trong Sumgait, được theo sau bởi bạo lực chống Azerbaijan tại Armenia. Tạo thêm khó khăn cho Armenia là một trận động đất kinh hoàng năm 1988 với cường độ là 7,2 độ richter.
Việc Gorbachev không có khả năng làm giảm bớt bất kỳ vấn đề nào của Armenia đã tạo ra sự thất vọng cho người Armenia và khiến người Armenia ngày càng khao khát độc lập. Vào tháng 5 năm 1990, Quân đội Armenia mới (NAA) được thành lập, hoạt động như một lực lượng phòng vệ tách biệt với Hồng quân Liên Xô. Các cuộc đụng độ nhanh chóng nổ ra giữa quân đội NAA và Lực lượng An ninh Nội bộ Liên Xô (MVD) đóng tại Yerevan khi người Armenia quyết định kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Armenia năm 1918. Bạo lực dẫn đến cái chết của 5 người Armenia thiệt mạng trong một cuộc đấu súng với MVD tại nhà ga đường sắt. Các nhân chứng ở đó cho rằng MVD đã sử dụng vũ lực quá mức và họ đã kích động đánh nhau.
Các cuộc đọ súng tiếp theo giữa dân quân Armenia và quân đội Liên Xô đã xảy ra ở Sovetashen, gần thủ đô và dẫn đến cái chết của hơn 26 người, chủ yếu là người Armenia. Cuộc tàn sát của người Armenia ở Baku vào tháng 1 năm 1990 đã buộc gần như toàn bộ 200.000 người Armenia ở thủ đô Baku của Azerbaijan phải chạy sang Armenia. Ngày 23 tháng 8 năm 1990, Armenia tuyên bố chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Vào ngày 17 tháng 3 năm 1991, Armenia, cùng với các quốc gia Baltic, Gruzia và Moldova, đã tẩy chay một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn quốc, trong đó 78% tổng số cử tri đã bỏ phiếu cho việc duy trì Liên bang Xô viết dưới hình thức cải tổ.
Khôi phục nền độc lập
Vào ngày 21 tháng 9 năm 1991, Armenia chính thức tuyên bố trở thành nhà nước độc lập sau cuộc đảo chính bất thành vào tháng 8 ở Mokva, Cộng hòa XHCN LB Nga. Levon Ter-Petrosyan được nhiều người bầu làm Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Armenia mới độc lập vào ngày 16 tháng 10 năm 1991. Ông đã trở nên nổi tiếng khi lãnh đạo phong trào Karabakh để thống nhất Nagorno-Karabakh có đông dân cư người Armenia. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Liên bang Xô viết không còn tồn tại và nền độc lập của Armenia được công nhận.
Ter-Petrosyan đã lãnh đạo Armenia cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Vazgen Sargsyan thông qua Chiến tranh Nagorno-Karabakh lần thứ nhất với nước láng giềng Azerbaijan. Những năm đầu thời kỳ hậu Xô Viết bị tàn phá bởi những khó khăn kinh tế, vốn bắt nguồn từ cuộc xung đột Karabakh khi Mặt trận Bình dân Azerbaijan tìm cách gây áp lực với Azerbaijan SSR để kích động phong tỏa đường sắt và đường hàng không chống lại Armenia. Động thái này đã làm tê liệt nền kinh tế Armenia một cách hiệu quả khi 85% lượng hàng hóa và hàng hóa của nước này đến qua giao thông đường sắt. Năm 1993, Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc phong tỏa chống lại Armenia để ủng hộ Azerbaijan.
Chiến tranh Karabakh kết thúc sau khi một lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian được đưa ra vào năm 1994. Cuộc chiến là một thành công đối với lực lượng Karabakh Armenia, những người đã chiếm được 16% lãnh thổ được quốc tế công nhận của Azerbaijan, bao gồm cả chính Nagorno-Karabakh. Các lực lượng được Armenia hậu thuẫn vẫn nắm quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ lãnh thổ đó cho đến năm 2020. Nền kinh tế của cả Armenia và Azerbaijan đều bị tổn thương khi không có giải pháp hoàn chỉnh và biên giới của Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan vẫn bị đóng cửa. Vào thời điểm cả Azerbaijan và Armenia cuối cùng đã đồng ý ngừng bắn vào năm 1994, ước tính 30.000 người đã thiệt mạng và hơn một triệu người phải di tản. Vài nghìn người đã thiệt mạng trong cuộc chiến Karabakh năm 2020.
Thời hiện đại
Trong thế kỷ 21, Armenia phải đối mặt với nhiều khó khăn. Quốc gia này đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường. Một nghiên cứu xếp nó là quốc gia "tự do về kinh tế" thứ 41 trên thế giới, . Mối quan hệ của nó với châu Âu, Liên đoàn Ả Rập và Cộng đồng các quốc gia độc lập đã cho phép Armenia tăng cường thương mại. Khí đốt, dầu mỏ và các nguồn cung cấp khác đi qua hai tuyến đường quan trọng: Iran và Gruzia. , Armenia duy trì quan hệ thân thiện với cả hai nước này.
Cách mạng Armenia 2018 là một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Armenia từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018 được tổ chức bởi các nhóm chính trị và dân sự khác nhau do một thành viên của quốc hội Armenia - Nikol Pashinyan (người đứng đầu đảng Hợp đồng Dân sự) lãnh đạo. Ban đầu, các cuộc biểu tình và tuần hành diễn ra nhằm phản đối nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp của Serzh Sargsyan trên cương vị Tổng thống Armenia và sau đó là chống lại chính phủ do Đảng Cộng hòa kiểm soát nói chung. Pashinyan đã tuyên bố đây là một "cuộc cách mạng nhung".
Vào tháng 3 năm 2018, quốc hội Armenia đã bầu Armen Sarksyan làm Tổng thống mới của Armenia. Cuộc cải cách hiến pháp gây tranh cãi nhằm giảm bớt quyền lực của tổng thống được thực hiện, trong khi quyền lực của thủ tướng được tăng cường. Vào tháng 5 năm 2018, quốc hội đã bầu thủ lĩnh đối lập Nikol Pashinyan làm thủ tướng mới. Người tiền nhiệm Serzh Sargsyan của ông đã từ chức hai tuần trước đó sau các cuộc biểu tình chống chính phủ lan rộng.
Vào ngày 27 tháng 9 năm 2020, một cuộc chiến toàn diện nổ ra do xung đột Nagorno-Karabakh chưa được giải quyết. Cả các lực lượng vũ trang của Armenia và Azerbaijan đều báo cáo thương vong về quân sự và dân sự. Thỏa thuận ngừng bắn Nagorno-Karabakh nhằm chấm dứt cuộc chiến kéo dài 6 tuần giữa Armenia và Azerbaijan được nhiều người coi là thất bại và đầu hàng của Armenia.
Chính trị
Chính trị Armenia theo khuôn khổ một nền cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống là Lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống chính trị đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp được cả chính phủ và nghị viện đảm nhiệm.
Các đảng phái chính:
Đảng thân chính quyền: Đảng Công nông; Đảng Armenia; Phong trào dân tộc Armenia; Đảng Tự do Armenia Ramcava; Đảng Liên minh cách mạng Armenia; Đảng dân chủ; Khối Công lý (gồm các Đảng dân chủ, Đảng dân tộc dân chủ, Liên minh dân tộc dân chủ, Đảng nhân dân và Đảng Cộng hoà); Đảng Dân tộc dân chủ (Đảng của Tổng thống); Liên minh dân tộc dân chủ; Đảng Dân tộc phục sinh; Đảng Thống nhất dân tộc; Đảng Nhân dân Armenia; Đảng Cộng hoà…
Đảng đối lập: Liên minh Yerkrapah.
Đối ngoại
Armenia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với Nga và phương Tây. Ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Armenia là hợp tác khu vực và giải quyết xung đột tại Nagorno-Karabakh với Azerbaijan.
Với Nga và SNG: Nga và Armenia đã ký Hiệp định quân sự, cho phép Nga tiếp tục sử dụng các căn cứ quân sự từ thời Liên Xô. Tích cực tham gia các hoạt động của khối SNG. Armenia hiện là quan sát viên (từ tháng 4 năm 2003) của cộng đồng kinh tế Âu-Á (EuvAzEC), thành viên của Hiệp ước an ninh tập thể (ODKB) gồm 6 nước Nga, Belarus, Armenia, Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan.
Với các nước khác: Armenia chú trọng hợp tác với các nước đang phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản là những đối tác lớn. Ngoài ra, Thái Lan, Indonesia, Malaysia gần đây đang tăng cường quan hệ với Armenia; có quan hệ tốt với Iran và Gruzia nhằm mục đích giải quyết khó khăn về kinh tế và giao thông. Vừa qua, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Biên bản bình thường hóa quan hệ.
Là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế trong đó có Liên Hợp Quốc, OSCE, UNESCO, WTO.
Phân chia hành chính
Armenia được chia thành mười tỉnh (marzer, số ít: marz), với thành phố (kaghak) Yerevan (Երևան) có địa vị hành chính đặc biệt, là thủ đô của đất nước. Người đứng đầu tỉnh là marzpet (thống đốc), được chỉ định bởi chính phủ Armenia. Tại Yerevan, người đứng đầu là thị trưởng, do tổng thống bổ nhiệm.
Trong mỗi tỉnh là các cộng đồng (hamaynkner, số ít: hamaynk). Mỗi cộng đồng tự quản bao gồm một hoặc nhiều khu định cư (bnakavayrer, số ít: bnakavayr). Các khu định cư này có thể chỉ có mình nó (không phân chia tiếp) hoặc chia thành các cộng đồng dân cư là thị trấn (kaghakner, số ít: kaghak) hoặc các làng (gyugher, số ít: gyugh). Tính đến năm 2007, Armenia có 915 cộng đồng, trong đó có 49 cộng đồng được coi là đô thị và 866 được coi là nông thôn. Thủ đô Yerevan cũng có tư cách của một cộng đồng. Ngoài ra, Yerevan được chia thành 12 quận bán tự trị.
Địa lý
Armenia là một quốc gia nội lục tại Nam Kavkaz. Nằm giữa Biển Đen và Biển Caspia, Armenia giáp với Gruzia về phía bắc, Azerbaijan về phía đông, Iran về phía nam, và Thổ Nhĩ Kỳ về phía tây và tây nam. Dù về địa lý nằm ở Tây Á, về chính trị và văn hóa Armenia gần gũi với châu Âu. Về lịch sử, Armenia từng là ngã tư đường giữa châu Âu và tây nam Á, và vì thế được coi là một quốc gia liên lục địa.
Cộng hoà Armenia, bao phủ diện tích 30 000 km² (11.600 dặm vuông), nằm ở đông bắc cao nguyên Armenia (bao phủ diện tích 400 000 km² hay 154.000 dặm vuông).
Đất đai chủ yếu là núi non, với những dòng sông chảy nhanh và một ít rừng. Khí hậu cao nguyên lục địa: mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Điển cao nhất đất nước là đỉnh núi Aragats, cao 4095 mét (13.435 ft) trên mực nước biển, và không có điểm nào thấp dưới trên mực nước biển. Núi Ararat, được người Armenia coi là một biểu tượng của quốc gia họ, là núi cao nhất trong vùng và từng là một phần của Armenia cho tới tận khoảng năm 1915, khi nó rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ.
Armenia đang tìm cách giải quyết các vấn đề môi trường của họ. Nước này đã thành lập Bộ Bảo vệ Tự nhiên và đưa ra các sắc thuế về ô nhiễm không khí và nước và chất thải rắn, nguồn thu từ những loại thuế này sẽ được sử dụng cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Armenia rất chú trọng hợp tác với các thành viên khác trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, một nhóm 11 nước cộng hoà Xô viết trước kia) và với các thành viên cộng đồng thế giới về các vấn đề môi trường. Chính phủ Armenia đang đặt kế hoạch đóng cửa Nhà máy Điện Hạt nhân Medzamor gần Yerevan ngay khi tìm được nguồn năng lượng thay thế thích hợp.
Kinh tế
Cho tới khi độc lập, kinh tế Armenia chủ yếu dựa trên công nghiệp với các sản phẩm hóa chất, điện tử, máy móc, thực phẩm chế biến, cao su nhân tạo, và dệt may và dựa nhiều vào các nguồn tài nguyên từ bên ngoài. Nông nghiệp chiếm khoảng 20% sản phẩm thực và 10% nhân công trước khi Liên bang Xô viết tan rã năm 1991. Các sản phẩm mỏ Armenia là đồng, kẽm, vàng, và chì. Đại đa số năng lượng có từ nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, gồm khí đốt và nhiên liệu hạt nhân (với một nhà máy điện hạt nhân); nguồn năng lượng chủ yếu trong nước là thủy điện. Một lượng nhỏ than, khí đốt, và dầu mỏ vẫn chưa được khai thác.
Tương tự như các quốc gia mới độc lập từ Liên bang Xô viết cũ khác, kinh tế Armenia phải đương đầu với di sản của một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và sự tan vỡ của thị trường thương mại Xô viết truyền thống. Đầu tư và hỗ trợ của Xô viết vào ngành công nghiệp Armenia bị mất, vì thế chỉ một ít doanh nghiệp lớn chủ chốt còn hoạt động. Ngoài ra, những hậu quả của trận động đất Spitak năm 1988, giết hại hơn 25.000 người và khiến 500.000 người mất nhà cửa vẫn còn đó. Cuộc xung đột với Azerbaijan về vùng Nagorno-Karabakh vẫn chưa được giải quyết. Sự đóng cửa biên giới với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nền kinh tế bị suy sụp, bởi Armenia phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô và năng lượng từ bên ngoài. Những con đường bộ qua Gruzia và Iran không đầy đủ và không đáng tin cậy. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm gần 60% từ năm 1989 tới năm 1992–1993. Đồng tiền tệ quốc gia, đồng dram, bị siêu lạm phát trong những năm đầu tiên sau khi được đưa vào lưu hành năm 1993.
Tuy thế, chính phủ vẫn đưa ra được những cuộc cải cách kinh tế ở quy mô lớn, làm giảm đáng kể nạn lạm phát và ổn định tăng trưởng. Cuộc ngừng bắn năm 1994 cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh cũng giúp nền kinh tế. Armenia đã đạt tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 1995, một bước ngoặt so với giai đoạn trước đó, và lạm phát đã ở mức chấp nhận được trong những năm tiếp theo. Những lĩnh vực mới, như gia công đá quý và chế tạo đồ kim hoàn, công nghệ thông tin và công nghệ viễn thông, và thậm chí cả du lịch đang bắt đầu có đóng góp vào nền kinh tế bên cạnh các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp.
Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp Armenia nhận được thêm sự giúp đỡ từ các định chế quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), cùng nhiều định chế tài chính quốc tế khác (IFIs) và nước ngoài đã kéo dài thời hạn trả nợ cũng như cung cấp cho nước này nhiều khoản vay lớn. Từ năm 1993 những khoản cho vay từ Hoa Kỳ đã vượt $1.1 tỷ. Những khoản cho vay đó chủ yếu nhắm mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách, ổn định tiền tệ; phát triển doanh nghiệp tư nhân; lĩnh vực năng lượng; nông nghiệp, chế biến thực phẩm, vận tải và sức khỏe cùng giáo dục; và việc tái thiết đang diễn ra tại các vùng đã phải chịu ảnh hưởng trận động đất. Chính phủ đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ngày 5 tháng 2 năm 2003. Nhưng một trong những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính chính là cộng đồng Do Thái Armenia, với những khoản tiền lớn cho việc tái thiết cơ sở hạ tầng và các dự án công cộng. Là một quốc gia dân chủ đang phát triển, Armenia cũng hy vọng có được thêm viện trợ tài chính từ phương Tây.
Một luật tự do đầu tư nước ngoài đã được thông qua tháng 6 năm 1994, và Luật về Tư nhân hóa được thông qua năm 1997, cũng như một chương trình tư nhân hóa các tài sản nhà nước. Tương lai phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng của chính phủ trong việc tăng cường quản lý kinh tế vi mộ, gồm cả tăng nguồn thu, cải thiện môi trường đầu tư, và chiến đấu chống tham nhũng.
Năm 2006 Chỉ số Tự do Kinh tế của Armenia xếp hạng 27, tương đương Nhật Bản và đứng trước các nước như Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italia. Tuy nhiên, Armenia bị xếp hạng rất thấp về quyền sở hữu, tồi hơn các nước như Botswana và Trinidad và Tobago.
Năm 2005 Chỉ số Minh bạch Tham nhũng Quốc tế xếp hạng Armenia thứ 88, tham nhũng nghiêm trọng.
Tính đến năm 2016, GDP của Armenia đạt 10.754 USD, đứng thứ 131 thế giới và đứng thứ 40 châu Âu.
Nhân khẩu
Xem: Điều tra dân số Armenia
Armenia có số dân 2.982.904 người (ước tính tháng 7 năm 2005) và là nước có mật độ dân số đứng thứ hai trong số các nước cộng hòa thuộc Liên xô trước đây. Vì mức độ di cư cao sau khi Liên bang Xô viết tan rã, dân số nước này đã sút giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ di cư và sụt giảm dân số đã giảm bớt trong những năm gần đây, một xu hướng được cho là sẽ còn tiếp diễn. Trên thực tế Armenia được cho là sẽ lấy lại mức độ tăng trưởng dân số dương vào năm 2010.
Dân tộc Armenia chiếm 97.9% dân số, người Kurd chiếm 1.3%, và người Nga 0.5%. Cũng có các động đồng Assyria, Gruzia, Hy Lạp và Ukraina nhỏ hơn khác. Đa số người Azerbaijan, từng chiếm một phần quan trọng trong tổng số dân, đã buộc phải rời bỏ nhà cửa từ khi nước này giành lại độc lập và thời kỳ chiếm đóng.
Hầu như tất cả người Armenia tại Azerbaijan (gần 120.000 người) hiện sống tại vùng Nagorno-Karabakh. Armenia đã từng có cộng đồng Do Thái rất lớn (theo một số ước tính lên tới 8 triệu người, vượt xa con số 3 triệu người của toàn bộ dân số nước này hiện nay), với nhiều cộng đồng hiện diện trên khắp thế giới, từ Pháp, Nga, Iran, Liban, tới Bắc Mỹ.
Tôn giáo chủ yếu tại Armenia là Kitô giáo. Các gốc rễ của Giáo hội Armenia có từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên. Theo truyền thống, Giáo hội Armenia được hai trong số mười hai tông đồ của Chúa Giêsu là Thaddaeus và Bartholomew thành lập. Họ đã thuyết giảng tại Armenia trong những năm 40 tới 60 Công Nguyên. Nhờ được hai vị tông đồ sáng lập, tên chính thức của Giáo hội Armenia là Giáo hội Tông truyền Armenia. Armenia là nước đầu tiên coi Kitô giáo là quốc giáo vào năm 301 sau Công Nguyên, một năm sau đó giáo hội có Thượng phụ đầu tiên là thánh Grigor Lusavorich. Hơn 93% người Kitô giáo Armenia theo Giáo hội Tông truyền Armenia, một giáo hội Chính thống Cổ Phương đông (phủ nhận Công đồng Chalcedon), đây là một phái thủ cựu, nghi thức, có thể so sánh với Giáo hội Chính thống Coptic ở Ai Cập và Giáo hội Chính thống Syria. Armenia cũng có một số dân theo Công giáo Rôma gồm cả nghi lễ Latin và nghi lễ Đông phương (Armenia), những tín hữu Công giáo nghi lễ Đông phương đó thuộc về Giáo hội Công giáo Armenia có trụ sở đặt tại Bzoummar, Liban. Ngoài ra còn có Giáo hội Tin Lành Armenia, Giáo hội huynh đệ Armenia và nhiều nhóm Kháng Cách khác.
Người Kurd Yazidi sống ở vùng phía tây đất nước theo đạo Yazidi (Yazdânism). Cũng có một cộng đồng Do Thái ở Armenia giảm xuống chỉ còn khoảng 750 người sau khi độc lập với hầu hết dân di cư tới Israel. Hiện ở Armenia còn hai hội đường Do Thái - một ở thủ đô Yerevan và một ở thành phố Sevan bên hồ Sevan.
Văn hoá
Người Armenia có bảng chữ cái và ngôn ngữ riêng biệt và độc đáo. Những chữ cái được Mesrob Mashdots sáng tạo và gồm 36 chữ. 96% dân số trong nước nói tiếng Armenia, tuy 75.8% dân số còn sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Nga kết quả của chính sách phổ biến tiếng Nga thời Xô viết. Tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành tại Armenia là 99% . Đa số người trưởng thành tại Yerevan có thể sử dụng tiếng Nga, tuy tiếng Anh cũng đang ngày càng phổ biến.
Lòng mến khách của người Armenia đã trở thành truyền thuyết và bắt nguồn từ truyền thống cổ. Những cuộc tụ họp xã hội đều diễn ra quanh những bàn ăn với nhiều món thực phẩm theo mùa xa hoa, chuẩn bị công phu, lần lượt được phục vụ (nhưng không cay). Các vị chủ nhà thường đặt thức ăn trên chiếc đĩa của khách bất kỳ khi nào nó rỗng hay rót đầy cốc khi chúng sắp cạn. Sau một hay hai phần mời mọc, hành động từ chối một cách lịch thiệp hay, đơn giản hơn, chỉ cần để lại một miếng nhỏ thức ăn, là có thể chấp nhận được. Các loại rượu như cognac, vodka, và rượu vang đỏ thường được dùng tại các bữa tiệc và những dịp hội họp. Hiếm khi hay không bao giờ một người khách vào trong một ngôi nhà người Armenia mà không được mời cà phê, bánh nướng, thức ăn, hay thậm chí là nước.
Những lễ cưới thường khá cầu kỳ và vương giả. Quá trình cưới hỏi bắt đầu khi người nam và nữ "hứa hôn". Người lớn tuổi phía người nam (Bố mẹ, ông bà, và thường cả Cô và Bác) sang nhà người nữ để xin phép cha cô cho mối quan hệ được tiếp tục và hy vọng một tương lai tươi sáng. Khi cha cô gái đã cho phép, người nam trao cho nữ một "nhẫn hứa hôn" để chính thức hóa công việc. Để kỷ niệm sự đồng thuận của hai gia đình, gia đình người nữ mở một chai cognac Armenia. Sau khi đã hứa hôn, đa số các gia đình đều tổ chức một buổi tiệc hứa hôn khá lớn. Gia đình nhà gái là bên sắp đặt kế hoạch, tổ chức và chi trả chi phí. Gia đình nam rất ít tham dự vào việc này. Trong buổi tiệc, một linh mục được mời tới để cầu nguyện và chúc phúc cho họ. Khi những lời cầu nguyện kết thúc, hai người quấn những dải băng hôn lễ lên tay phải của nhau (nhẫn bị tháo khỏi tay phải khi buổi lễ kết hôn chính thức được nhà thờ Armenia tổ chức). Khoảng thời gian chờ đợi lễ cưới chính thức theo thông lệ là một năm. Không giống như trong các nền văn hóa khác, người nam và gia đình mình không phải trả chi phí buổi lễ. Quá trình sắp đặt kế hoạch và tổ chức thường do nhà gái đảm nhiệm, chú rể chỉ cần tới hiện diện.
Phòng tranh Nghệ thuật Quốc gia tại Yerevan có hơn 16.000 tác phẩm bắt đầu từ Thời Trung Cổ. Nơi đây cũng lưu giữ nhiều tác phẩm của các bậc thầy Châu Âu. Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Phòng tranh Trẻ em, và Bảo tàng Martiros Saryan chỉ là một trong những nơi sở hữu nhiều bộ sưu tập nghệ thuật có giá trị đang trưng bày tại Yerevan. Hơn nữa, nhiều phòng tranh tư nhân cũng đang hoạt động, nhiều phòng khác được khai trương hàng năm. Nơi đây thường tổ chức các cuộc triển lãm và bán tranh.
Dàn nhạc Giao hưởng Armenia ở mức trình độ quốc tế thường biểu diễn tại Nhà hát thành phố đã được sửa chữa rất đẹp. Ngoài ra, nhiều nhóm trình diễn khác cũng được đánh giá rất cao về trình độ nhạc sĩ, như Nhà hát Giao hưởng Quốc gia Armenia và dàn nhạc Giao hưởng Serenade. Âm nhạc cổ điển được biểu diễn tại nhiều thính phòng nhỏ hơn, gồm Trường nhạc Quốc gia và Phòng giao hưởng. Nhạc jazz khá phổ thông, đặc biệt vào mùa hè khi các buổi trình diễn trực tiếp thường được tổ chức tại nhiều quán café ngoài trời trong thành phố.
Vernisage tại Yerevan (thị trường nghệ thuật và thủ công), gần Quảng trường Cộng hoà, luôn rộn rã với hàng trăm người bán các mặt hàng thủ công, nhiều tác phẩm thực sự khéo léo, vào những ngày cuối tuần và thứ tư. Nơi đây có bán đồ khắc gỗ, đồ cổ, đăng ten, và những tấm thảm dệt tay cùng kilim là một đặc sản vùng Kavkaz. Đá Obsidian, có tại địa phương, được khảm vào nhiều đồ trang trí và trang sức. Nghề kim hoàn Armenia có một truyền thống lâu dài và riêng biệt, một khu vực riêng trong chợ được dành cho những bộ sưu tập đồ vàng. Những kỷ vật thời Xô viết và đồ lưu niệm sản xuất gần đây tại Nga như con materiosca (búp bê gỗ) đồng hồ, hộp men và nhiều thứ khác, cũng hiện diện tại Vernisage.
Phía bên kia Nhà hát thành phố là một khu chợ nghệ thuật đông người khác, họp vào dịp cuối tuần. Lịch sử lâu dài của Armenia trên ngã tư đường của các đế chế cổ đại khiến nơi đây trở thành địa điểm tuyệt vời để khám phá những đồ khảo cổ. Các di chỉ khảo cổ Thời Trung Cổ, Thời đồ sắt, Thời đồ đồng và thậm chí Thời đồ đá chỉ cách thành phố vài giờ đi xe. Đa số chúng vẫn ở tình trạng chưa được khám phá, mang lại cho du khách cơ hội tham quan những nhờ thờ, những pháo đài hãy còn ở tình trạng nguyên bản.
Đại học Mỹ tại Armenia cung cấp nhiều khóa về Kinh doanh và Luật. Đại học này được thành lập nhờ những nỗ lực của cả Chính phủ Mỹ, Liên minh Từ thiện Armenia, USAID, và Khoa Luật Boalt tại Đại học California, Berkeley.
Các chương trình mở rộng và tủ sách tại AUA trở thành một địa chỉ mới cho giới trí thức thành phố. Nhiều doanh nhân trẻ thành đạt tại Armenia từng tốt nghiệp từ trường này. |
Bangladesh ( , , nghĩa là "Đất nước Bengal", phiên âm tiếng Việt: Băng-la-đét), tên chính thức: Cộng hoà Nhân dân Bangladesh (tiếng Bengal: গণপ্রজাতন্ত্রী বাংলাদেশ), là một quốc gia có chủ quyền nằm ở vùng Nam Á. Bangladesh giáp Ấn Độ ở phía tây, bắc, và đông nên gần như bị bao vây trừ một đoạn biên giới giáp với Myanmar ở phía cực đông nam và Vịnh Bengal ở phía nam. Cùng với tiểu bang Tây Bengal của Ấn Độ, quốc gia này là một thành phần của khu vực chung của dân tộc-ngôn ngữ Bengal.
Biên giới của Bangladesh được xác định theo sự Phân chia Ấn Độ năm 1947, khi nó trở thành nửa phía đông của Pakistan (Đông Pakistan), chia cách 1.600 km (1.000 dặm) với nửa phía tây. Dù cùng có tôn giáo chính là Hồi giáo, sự ngăn cách về ngôn ngữ và dân tộc giữa phía đông và phía tây cộng với một chính phủ chủ yếu của Tây Pakistan, khiến nước này tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Sheikh Mujibur Rahman năm 1971 sau một cuộc Chiến tranh giải phóng Bangladesh đẫm máu, với sự trợ giúp của Ấn Độ. Những năm sau độc lập là giai đoạn bất ổn chính trị của đất nước, với mười ba chính phủ và ít nhất bốn cuộc đảo chính quân sự.
Dân số Bangladesh xếp hạng thứ bảy trên thế giới, nhưng với diện tích chỉ gần 144.000 km² (đứng thứ 94), biến nước này trở thành một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Đây là quốc gia có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ ba thế giới, nhưng số tín đồ Hồi giáo vẫn hơi ít hơn so với số tín đồ Hồi giáo tại Ấn Độ (dù Hồi giáo chỉ là tôn giáo phụ tại Ấn Độ). Về mặt địa lý, nước này chủ yếu gồm Đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra, nước này cũng có những trận lụt theo gió mùa hàng năm, và thường có lốc xoáy. Bangladesh là một thành viên sáng lập Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), BIMSTEC, và là một thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và D-8.
Lịch sử
Những tàn tích của nền văn minh tại vùng đại Bengal có niên đại từ 4.000 năm trước, khi vùng này là nơi sinh sống của người Dravida, Tạng-Miến và Nam Á. Nguồn gốc chính xác của từ Bangla hay Bengal hiện vẫn chưa được biết, dù mọi người tin rằng nó xuất phát từ bộ lạc Bang nói tiếng Dravida đã từng sống ở vùng này khoảng năm 1000 TCN. Sau khi người Ấn-Arya tới đây, vương quốc Gangaridai được thành lập từ ít nhất thế kỷ thứ VII TCN, sau này vương quốc này thống nhất với Bihar thuộc Đế chế Magadha. Ở thời triều đại Maurya được Chandragupta Maurya thành lập, Đế chế Magadha trải dài hầu như một nửa tiểu lục địa Ấn Độ và nhiều phần của Ba Tư cũng như Afghanistan. Bengal sau này trở thành một phần của đế chế Gupta từ thế kỷ III tới thế kỷ VI. Sau khi đế chế này sụp đổ, một triều đại Bengal khá rực rỡ tên gọi Shashanka được thành lập nhưng không tồn tại lâu. Sau giai đoạn quân chủ, triều đại Pala Phật giáo cai trị vùng này trong hơn 400 năm, tiếp sau là một giai đoạn cầm quyền ngắn của triều đại Sena Hindu. Đạo Hồi bắt đầu du nhập vào Bengal ở thế kỷ XII nhờ các nhà truyền giáo Sufi và những cuộc chinh phục sau này của Hồi giáo giúp tôn giáo này phát triển ra toàn vùng. Bakhtiyar Khalji, một vị tướng người Thổ Nhĩ Kỳ, đánh bại Lakshman Sen của triều đình Sena và chinh phục nhiều vùng rộng lớn tại Bengal. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều triều đại Hồi giáo và các vị lãnh chúa phong kiến trong 500 năm sau đó. Tới thế kỷ XVI, đế chế Mughal kiểm soát Bengal, và Dhaka trở thành một trung tâm tỉnh lỵ quan trọng của chính quyền Mughal.
Những thương nhân châu Âu tới đây từ cuối thế kỷ XV, và ảnh hưởng của họ dần tăng lên tới khi Công ty Đông Ấn của Anh giành quyền kiểm soát Bengal sau trận Plassey năm 1757. Cuộc nổi dậy đẫm máu năm 1857, được gọi là cuộc binh biến Sepoy, dẫn tới việc quyền lực được giao cho hoàng gia Anh, với một vị phó vương người Anh quản lý bộ máy hành chính (Baxter, trang 30—32). Trong thời thuộc địa, nạn đói nhiều lần xảy ra trên tiểu lục địa Ấn Độ, gồm cả nạn đói Bengal năm 1770 khiến 3 triệu người chết. Trong giai đoạn từ 1905 đến 1911, một nỗ lực phân chia tỉnh Bengal thành hai vùng, với Dhaka là thủ phủ vùng phía đông đã sớm thất bại (Baxter, trang 39—40). Khi Ấn Độ bị chia sẻ năm 1947, Bengal được chia theo vùng tôn giáo, với vùng phía tây thuộc Ấn Độ và vùng phía đông trở thành lãnh thổ Pakistan với tên gọi là tỉnh Đông Bengal (sau này được đổi tên thành Đông Pakistan), với thủ phủ tại Dhaka. Năm 1950, cuộc cải cách ruộng đất hoàn thành ở Đông Bengal với việc bãi bỏ hệ thống phong kiến Zamindar (Baxter, trang 72). Tuy nhiên bất chấp sức mạnh kinh tế và nhân khẩu của phía đông, chính phủ Pakistan và quân đội vẫn bị thống trị bởi tầng lớp thượng lưu phía tây. Phong trào ngôn ngữ Bengal năm 1952 là dấu hiệu đầu tiên về sự xích mích giữa hai vùng của Pakistan (Baxter, trang 62—63). Sự bất mãn với chính phủ trung ương về các vấn đề văn hóa và kinh tế tiếp tục tăng lên trong thập kỷ tiếp theo, trong thời gian ấy Liên đoàn Awami nổi lên trở thành tiếng nói chính trị của dân cư nói tiếng Bengal. Liên đoàn đã kêu gọi quyền tự trị trong thập niên 1960, và 1966, chủ tịch phong trào Sheikh Mujibur Rahman bị tống giam; ông được thả năm 1969 sau một vụ nổi dậy chưa từng thấy của người dân.
Năm 1970, bão Bhola đã tàn phá vùng bờ biển Đông Pakistan, chính phủ trung ương phản ứng chậm chạp. Sự tức giận của người dân Bengal càng gia tăng khi Sheikh Mujibur Rahman cùng với Liên đoàn Awami của mình giành đa số tại Nghị viện trong cuộc bầu cử năm 1970, (Baxter, trang 78—79) bị ngăn cản nhậm chức. Sau những cuộc đàm phán thất bại với Mujib, Tổng thống Yahya Khan đã bắt ông trong đêm ngày 25 tháng 3 năm 1971, và tiến hành Chiến dịch Đèn pha, một cuộc tấn công nhằm duy trì quyền kiểm soát quân sự với phía Đông Pakistan. Những biện pháp của Yahya gây đổ máu rất lớn, và bạo lực của cuộc chiến dẫn tới cái chết của nhiều dân thường. Các mục tiêu chủ yếu là tầng lớp trí thức và những người theo đạo Hindu, với khoảng 10 triệu người tị nạn phải bỏ chạy sang quốc gia láng giềng là Ấn Độ (LaPorte, trang 103). Những con số ước tính về số người bị thảm sát lên tới từ hàng trăm nghìn tới 3 triệu người. Đa số lãnh đạo Liên đoàn Awami phải bỏ trốn và lập ra một chính phủ hải ngoại tại Calcutta, Ấn Độ. Chiến tranh giải phóng Bangladesh kéo dài 9 tháng. Du kích Mukti Bahini và quân chính quy Bengal nhận được sự hỗ trợ từ phía Các lực lượng vũ trang Ấn Độ tháng 12 năm 1971. Dưới sự chỉ huy của Trung tướng J.S. Arora, quân đội Ấn Độ đã giành được thắng lợi quyết định trước Pakistan ngày 16 tháng 12 năm 1971, bắt 90.000 tù binh trong cuộc chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971.
Sau khi giành được độc lập, Bangladesh trở thành một nhà nước dân chủ nghị viện, Mujib làm Thủ tướng. Trong cuộc bầu cử nghị viện năm 1973, Liên đoàn Awami giành được đa số tuyệt đối. Một nạn đói toàn quốc diễn ra trong năm 1973 và 1974 và đầu năm 1975, Mujib đưa ra sáng kiến một đảng xã hội chủ nghĩa cầm quyền với tổ chức BAKSAL mới được thành lập của ông. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Mujib và gia đình bị các sĩ quan trung cấp ám sát. Một loạt các cuộc đảo chính và phản đảo chính đẫm máu diễn ra trong ba tháng tiếp theo, lên tới cực điểm khi tướng Ziaur Rahman, người tái lập chế độ chính trị đa đảng và đồng thời là người thành lập đảng Quốc gia Bangladesh (BNP), lên nắm quyền. Thời kỳ cầm quyền của Zia kết thúc khi ông bị ám sát năm 1981 bởi những sĩ quan không quân trong quân đội. Người cầm quyền chủ yếu tiếp sau của Bangladesh là tướng Hossain Mohammad Ershad, người giành được quyền lực sau một cuộc đảo chính đẫm máu năm 1982 và tại vị đến năm 1990, khi ông bị gạt ra rìa sau một cuộc nổi dậy của dân chúng. Từ đó, Bangladesh chuyển thành một chế độ dân chủ nghị viện. Vợ góa của Zia, Khaleda Zia, lãnh đạo BNP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1991 và 2001 và trở thành Thủ tướng từ năm 1991 tới 1996 và một lần nữa từ năm 2001 tới hiện tại. Sheikh Hasina, một trong những người con gái còn sống của Mujib và là lãnh đạo Liên đoàn Awami, nắm quyền từ năm 1996 đến 2001. Dù Bangladesh nằm dưới sự lãnh đạo của hai nhà nữ chính trị khác nhau nhưng nước này vẫn ở tình trạng tham nhũng tràn lan, hỗn loạn và bạo lực chính trị.
Chính phủ và chính trị
Bangladesh là một nước dân chủ nghị viện. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, một chức vụ có tính nghi lễ. Quyền lực thực sự do thủ tướng, là lãnh đạo chính phủ nắm giữ. Tổng thống được cơ quan lập pháp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm và thông thường có các quyền lực hạn chế chỉ được tăng quyền trong thời kỳ có chính phủ lâm thời, đa phần để kiểm soát sự chuyển tiếp sang một chính phủ mới. Bangladesh đã thiết lập một hệ thống chuyển giao quyền lực duy nhất; vào thời điểm hết nhiệm kỳ chính phủ, quyền lực được trao lại cho các thành viên của một chính phủ lâm thời trong 3 tháng, tổ chức này sẽ tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao lại quyền lực cho những đại diện được bầu ra. Hệ thống này lần đầu được áp dụng năm 1991 và được đưa vào thành quy định trong hiến pháp năm 1996, là lần sửa đổi thứ 13 của hiến pháp.
Thủ tướng theo nghi thức do tổng thống chỉ định và phải là một thành viên nghị viện (MP), được sự tin cậy của đa số thành viên. Chính phủ gồm các bộ trưởng do thủ tướng lựa chọn và do tổng thống chỉ định. Hệ thống một viện với 300 thành viên Quốc hội hay Jatiyo Sangshad, do dân bầu với chỉ một đại biểu cho mỗi khu bầu cử có nhiệm kỳ năm năm. Quyền bỏ phiếu phổ thông cho mọi công dân từ 18 tuổi.
Hiến pháp Bangladesh được soạn thảo năm 1972 và đã trải qua 13 lần sửa đổi. Cơ quan tư pháp cao nhất là Tòa án tối cao, chánh án và các thẩm phán khác của Tòa án tối cao do Tổng thống chỉ định. Tư pháp không tách rời khỏi hành chính, gây ra nhiều rối loạn trong những năm gần đây. Luật pháp dựa lỏng lẻo theo thông luật Anh, nhưng các đạo luật gia đình như hôn nhân và thừa kế dựa theo tôn giáo, và vì thế khác biệt tùy theo từng cộng đồng tôn giáo.
Hai đảng chính tại Bangladesh là Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP) và Liên đoàn Awami Bangladesh. BNP có đồng minh là các đảng Hồi giáo như Jamaat-e-Islami Bangladesh và Islami Oikya Jot, trong khi Liên đoàn Awami liên kết cùng phe cánh tả và các đảng phi tôn giáo. Một nhóm khác đóng vai trò khá quan trọng là Đảng Jatiya, do cựu lãnh đạo quân đội Ershad đứng đầu. Sự đối đầu Liên đoàn Awami-BNP rất gay gắt và thường dẫn tới những cuộc phản kháng, bạo lực và gây thiệt hại nhân mạng. Cánh chính trị sinh viên có vai trò rất lớn tại Bangladesh, di sản từ thời phong trào giải phóng cuộc gia. Hầu như tất cả các đảng chính trị đều có cánh sinh viên hoạt động rất mạnh và nhiều sinh viên đã được bầu vào Nghị viện.
Hai đảng Hồi giáo cực đoan, Jagrata Muslim Janata Bangladesh (JMJB) và Jama'atul Mujahideen Bangladesh (JMB), đã bị cấm hoạt động vào tháng 2 năm 2005. Từ một loạt những vụ đánh bom năm 1999 gây thiệt mạng hàng trăm người và gây nỗi sợ hãi trong toàn quốc gia, nhiều lời buộc tội đã nhắm tới các đảng đó và hàng trăm thành viên của họ đã bị cầm giữ trong các chiến dịch an ninh, gồm cả lãnh đạo hai đảng vào năm 2006. Trường hợp đánh bom tự sát đầu tiên tại Bangladesh diễn ra tháng 11 năm 2005.
Hành chính
Bangladesh được chia thành tám phân khu hành chính, mỗi phân khu được đặt tên theo thủ phủ của nó: Barisal, Chittagong, Dhaka, Khulna, Mymensingh Rajshahi, Sylhet và Rangpur.
Các phân khu được chia tiếp thành huyện (zila). Có 66 huyện tại Bangladesh, mỗi huyện được chia tiếp thành các upazila (phó huyện) hoặc thana. Trong khu vực phạm vi của mỗi trạm cảnh sát, ngoại trừ ở các khu vực đô thị, được chia thành vài liên hiệp, mỗi liên hiệp gồm nhiều làng. Tại các khu vực đô thị, phạm vi của các đồn cảnh sát được chia thành phường, và được chia tiếp thành mahallas. Không có bầu cử các quan chức ở cấp phân khu hay cấp huyện, và chính quyền chỉ gồm các quan chức chính phủ. Các cuộc bầu cử trực tiếp được thực hiện ở cấp liên hiệp (hay phường), bầu ra chủ tịch và một số thành viên. Năm 1997, một đạo luật của quốc hội đã được thông qua để định ra ba ghế tối thiểu (trong tổng số 12) trong mỗi liên hiệp cho các ứng cử viên nữ.
Dhaka là thủ đô và thành phố lớn nhất của Bangladesh. Các thành phố chính là: Dhaka, Chittagong, Khulna, Rajshahi, Sylhet, Barisal, Rangpur, Comilla và Gazipur. Các thành phố này có các cuộc bầu cử thị trưởng. Các thành phố chính khác bao gồm Mymensingh, Gopalganj, Jessore, Bogra, Dinajpur, Saidapur, Narayanganj và Rangamati. Các thành phố này cùng các đô thị khác được phép tiến hành bầu cử một chủ tịch. Các thị trưởng và chủ tịch được bầu theo nhiệm kì 5 năm.
Địa lý và Khí hậu
Bangladesh nằm ở vùng thấp của đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra hay Đồng bằng sông Hằng. Đồng bằng này được hình thành nhờ hợp lưu sông Hằng (tên địa phương Padma hay Pôdda), Sông Brahmaputra (Sông Jamuna jau Jomuna), và Sông Meghna tại các nhánh của chúng. Đất phù sa lắng đọng do các con sông trên mang lại đã tạo nên một trong những đồng bằng màu mỡ nhất thế giới.
Đa phần Bangladesh nằm thấp 10 mét dưới mực nước biển, và mọi người cho rằng 10% đất đai sẽ bị ngập chìm nếu mực nước biển dâng thêm 1 mét. Điểm cao nhất Bangladesh nằm tại dãy Mowdok ở độ cao 1.052 m (3.451 ft) tại vùng đồi Chittagong phía đông nam đất nước. Một phần chính vùng duyên hải có các rừng nhiệt đới nhiều đầm lầy. Sundarbans, một trong những khu rừng tràm đước lớn nhất thế giới là nơi sinh sống của nhiều hệ động thực vật, gồm cả hổ Bengal. Năm 1997, vùng này được xếp vào danh sách các khu vực đang nguy cấp.
Dọc theo Hạ chí tuyến, khí hậu Bangladesh là khí hậu nhiệt đới với mùa đông dễ chịu từ tháng 10 tới tháng 3, mùa hè nóng ẩm từ tháng 3 tới tháng 6. Mùa gió mùa ấm và ẩm kéo dài từ tháng 6 tới tháng 10 mang tới đa phần lượng mưa của nước này. Các thảm họa thiên nhiên, như lũ lụt, lốc nhiệt đới, lốc xoáy, và lở đất do thủy triều xảy ra hầu như hàng năm cộng với những hậu quả của nạn phá rừng, thoái hóa đất và xói lở. Cox's Bazar, phía nam thành phố Chittagong, có một bãi biển trải dài liên tục hơn 120 kilômét (75 dặm); đây là một trong những bãi biển tự nhiên còn ở tình trạng hoang sơ dài nhất thế giới.
Kinh tế
Dù có những nỗ lực trong nước và quốc tế nhằm cải thiện triển vọng kinh tế và nhân khẩu, Bangladesh vẫn là một quốc gia dưới mức phát triển và dân số quá đông đúc. Thu nhập trên đầu người năm 2016 ở mức thấp US$4,205, và nhiều chỉ số kinh tế khác còn kém cỏi hơn thế. Tuy vậy, như Ngân hàng Thế giới ghi chú trong bản báo cáo ngắn tháng 7 năm 2005 của họ, nước này đã có bước phát triển ấn tượng trong lĩnh vực phát triển con người bằng cách tập trung nâng cao trình độ học vấn, thực thi bình đẳng giới trong trường học và giảm phát triển dân số. Tính đến năm 2016, GDP của Bangladesh là 229.760 tỉ USD đứng thứ 46 thế giới, đứng thứ 17 châu Á và đứng thứ 3 Nam Á (sau Ấn Độ và Pakistan).
Đay là một trong những động cơ kinh tế của đất nước. Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai và cuối thập niên 1940 sản phẩm đay của Bangladesh chiếm 80% thị trường thế giới và thậm chí vào đầu thập niên 1970 vẫn chiếm 70% doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm polypropylen bắt đầu thay thế các sản phẩm đay trên khắp thế giới và ngành công nghiệp này bắt đầu giảm sút. Bangladesh cung cấp lượng sản phẩm gạo, chè và mù tạc đáng kế. Dù hai phần ba dân số Bangladesh là nông dân, hơn ba phần tư lượng xuất khẩu của họ có được từ công nghiệp dệt may, ngành này bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thập niên 1980 nhờ giá nhân công rẻ và chi phí chuyển đổi thấp. Năm 2002, ngành công nghiệp này xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá 5 tỷ USD. Hiện nay ngành này sử dụng hơn 3 triệu công nhân, 90% là phụ nữ. Một phần ngoại tệ khác thu được từ các khoản tiền gửi từ những người Bangladesh sống ở nước ngoài.
Các cản trở đối với sự phát triển bao gồm những cơn lũ và lốc xoáy thường xuyên, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, quản lý yếu kém cơ sở vật chất bến cảng, sự tăng trưởng nhanh lực lượng lao động vượt quá mức cung việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng (như khí tự nhiên), nguồn cung năng lượng không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng. Theo bản báo cáo ngắn về các quốc gia của Ngân hàng thế giới tháng 7 năm 2005: "Một trong những vật cản lớn nhất đối với sự tăng trưởng của Bangladesh là quản lý kém và sự yếu kém trong các định chế công cộng".
Từ năm 1990, theo Ngân hàng Thế giới nước này đã đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%, dù có những chướng ngại đó. Tầng lớp trung lưu và công nghiệp tiêu dùng đã có bước phát triển đầu tiên. Tháng 12 năm 2005, bốn năm sau bản báo cáo của họ về những nền kinh tế đang nổi lên "BRIC" (Brasil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), Goldman Sachs đã coi Bangladesh là một trong "Mười một Quốc gia tiếp theo", cùng với Ai Cập, Indonesia và nhiều nước khác. Bangladesh đã đạt được mức tăng trưởng cao trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số tập đoàn đa quốc gia, gồm cả Unocal Corporation và Tata, đã đầu tư các khoản vốn lớn vào đây, lĩnh vực khí tự nhiên thu hút nhiều nhà đầu tư nhất. Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng Trung ương Bangladesh đề ra kế hoạch tăng trưởng GDP ở mức khoảng 6,5%.
Một trong những yếu tố đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng của nền kinh tế là sự truyền bá mở rộng chương trình tín dụng nhỏ của Muhammad Yunus thông qua Ngân hàng Grameen. Tới cuối thập niên 1990, Ngân hàng Grameen đã có 2,3 triệu thành viên cùng với 2,5 triệu thành viên của các tổ chức khác.
Để tăng cường phát triển kinh tế, chính phủ đã tạo ra nhiều khu chế xuất để thu hút đầu tư nước ngoài. Những khu công nghiệp này được điều hành bởi Cơ quan Khu chế xuất Bangladesh.
Nhân khẩu
Ước tính dân số gần đây trong khoảng từ 142 đến 147 triệu người, làm cho Bangladesh đứng trong nhóm 10 nước đông dân nhất thế giới. Với số dân tương tự như Nga nhưng có diện tích chỉ 144.000 kilômét vuông, khiến nước này có mật độ dân số rất lớn. Tăng trưởng dân số ở mức rất cao trong các thập niên 1960 và 1970 khiến dân số tăng từ 50 lên 90 triệu người. Việc tăng cường kiểm soát sinh sản trong thập niên 1980 đã góp phần giảm tỷ lệ này. Dân số Bangladesh khá trẻ, với nhóm độ tuổi 0–25 chiếm 60%, trong khi chỉ 3% là từ 65 trở lên. Tuổi thọ ở mức 63 tuổi đối với cả phụ nữ và nam giới.
Bangladesh là quốc gia đồng nhất về mặt sắc tộc, với người Bangladesh chiếm 98% dân số. Phần còn lại chủ yếu là những người di trú gốc Bihar và các nhóm sắc tộc bản địa. Có 13 nhóm sắc tộc phân bố trong vùng đồi Chittagong, đông dân nhất trong số này là người Chakma. Khu vực này là nguồn gốc của căng thẳng sắc tộc kể từ khởi đầu của nhà nước Bangladesh. Các nhóm bộ tộc lớn nhất ngoài vùng đồi núi là người Santal và Garos (Achiks). Buôn bán người đã trở thành một vấn đề kinh niên tại Bangladesh và việc nhập cư bất hợp pháp đang là nguyên nhân gây xích mích với Myanma và Ấn Độ.
Ngôn ngữ chính, tại Tây Bengal, là tiếng Bengal, một ngôn ngữ Ấn-Arya có nguồn gốc tiếng Phạn và có bảng ký tự riêng. Bangla là ngôn ngữ chính thức của Bangladesh. Tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai trong tầng lớp trung và thượng lưu và trong giáo dục cao học. Từ Nghị định Tổng thống năm 1987, Bangla được dùng trong mọi văn bản nhà nước trừ đối ngoại.
Hai tôn giáo chính ở Bangladesh là Hồi giáo (88% theo ước tính của Bộ Nội vụ Hoa Kỳ, 2005) và Hindu giáo (11% theo ước tính của Bộ nội vụ Hoa Kỳ, 2005). Dân tộc Bihari chủ yếu là người Hồi giáo Shia. Các nhóm tôn giáo khác gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo và Thuyết duy linh.
Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục gần đây đã được cải thiện khi mức nghèo khổ giảm bớt. Tuy nhiên, Bangladesh vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đa số dân Bangladesh làm nông nghiệp, sống nhờ đồng ruộng. Gần một nửa số dân sống với chưa tới 1 USD mỗi ngày. Có rất nhiều vấn đề sức khoẻ, từ ô nhiễm nước mặt tới nước ngầm nhiễm asen, và bệnh tật như sốt rét, trùng xoắn móc câu và sốt Dengue. Tỷ lệ biết chữ tại Bangladesh là khoảng 41%. Theo ước tính năm 2004 của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), có sự chênh lệch về mức độ biết đọc viết giữa hai giới, tỷ lệ này ở nam giới là 50% trong khi ở phụ nữ chỉ là 31%. Tỷ lệ biết chữ đã tăng lên nhờ nhiều chương trình hành động quốc gia. Một trong những chương trình thành công nhất là Lương thực cho Giáo dục (FFE) được đưa ra năm 1993
, và một chương trình trả lương cho phụ nữ theo học mức tiểu học và trung học.
Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất của Bangladesh, người Hồi giáo chiếm 89,5% dân số, tiếp theo là Ấn Độ giáo, chiếm 9,6%, ngoài ra còn Phật giáo, Kitô giáo, các tôn giáo nhỏ khác và vô thần.
Người Hồi giáo chiếm gần 90 % dân số. Hầu hết người Hồi giáo tại Bangladesh là người Hồi giáo Sunni, nhưng có một cộng đồng người Hồi giáo Shia nhỏ và cộng đồng nhỏ hơn là giáo phái Ahmadiyya. Hầu hết những người Shia sinh sống trong khu vực đô thị. Cộng đồng Hồi giáo trong khu vực Bengal phát triển độc lập so với các xu hướng Hồi giáo thống trị ở Ấn Độ. Bangladesh cũng là quốc gia Hồi giáo duy nhất cam kết bảo tồn các yếu tố văn hóa của Phật giáo và Ấn Độ giáo có từ thời tiền Hồi giáo.
Tuy là quốc gia Hồi giáo nhưng sau khi giành được độc lập từ Pakistan, chủ nghĩa thế tục đã được quy định trong bản Hiến pháp của Bangladesh vào năm 1972 và là một trong bốn nguyên tắc chính của nhà nước Bangladesh, 3 nguyên tắc khác là dân chủ, dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 2010, Tòa án Tối cao Bangladesh ban lệnh duy trì các nguyên tắc thế tục của hiến pháp năm 1972. Tách đạo Hồi ra khỏi hệ thống chính trị của quốc gia.
Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Bangladesh, bao gồm khoảng 10 phần trăm dân số như điều tra dân số năm 2001. Về dân số, Bangladesh là nước có cộng đồng Ấn giáo lớn thứ ba trên thế giới, sau Ấn Độ và Nepal. Ấn giáo hiện nay có ảnh hưởng lớn đến chính trị ở Bangladesh, tôn giáo này có 4 đại diện trong quốc hội Bangladesh.
Có khoảng 1 triệu người Bangladesh theo Phật giáo Theravada, tức chiếm khoảng 0,7% dân số. Trong thời cổ đại, khu vực của Bangladesh ngày nay là một trung tâm Phật giáo lớn ở châu Á, bao gồm cả triết lý và kiến trúc. Kiến trúc Phật giáo ở Campuchia, Indonesia và Thái Lan, trong đó có đền Angkor Wat và Borobudur, được cho là đã được lấy cảm hứng từ các tu viện cổ xưa của Bangladesh như Somapura Mahavihara. Hầu hết những người theo Phật giáo ở Bangladesh sống ở khu vực miền Đông Nam nước này, đặc biệt là trong vùng đồi Chittagong, và huyện Comilla.
Kitô giáo đến Bangladesh trong thời gian cuối thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ thứ XVII, thông qua các thương nhân Bồ Đào Nha và các nhà truyền giáo. Kitô giáo chiếm 0,3% dân số tức khoảng 600.000 người, trong đó cộng đồng Công giáo Rôma và Tin Lành là lớn nhất.
Văn hoá
Là một quốc gia mới nhưng bắt nguồn từ một dân tộc có lịch sử dài lâu, Bangladesh có một nền văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cả mới và cũ. Ngôn ngữ Bangla có một di sản văn học rất phong phú, đây là di sản chung của Bangladesh với bang Tây Bengal Ấn Độ. Văn bản tiếng Bangla đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ tám Charyapada. Văn học Bangla thời trung cổ thường mang tính tôn giáo (như Chandidas), hay phòng theo từ các ngôn ngữ khác (như Alaol). Văn học Bangla phát triển ở mức độ cao nhất vào thế kỷ mười chín. Các biểu tượng lớn nhất của nó là nhà thơ Rabindranath Tagore và Kazi Nazrul Islam. Bangladesh cũng có truyền thống văn học dân gian dài lâu, thể hiện qua Maimansingha Gitika, Thakurmar Jhuli hay các câu chuyện về Gopal Bhar.
Âm nhạc truyền thống Bangladesh có căn bản trữ tình (Baniprodhan), với số lượng nhạc cụ sử dụng tối thiểu. Truyền thống Baul là duy sản duy nhất của âm nhạc dân gian Bangla và có nhiều truyền thống âm nhạc khác tại Bangladesh, khác biệt tùy theo vùng. Gombhira, Bhatiali, Bhawaiya đều là các hình thức âm nhạc ít được biết tới hơn. Âm nhạc dân gian Bengal thường có sử dụng ektara, một nhạc cụ một dây. Các nhạc cụ khác gồm dotara, dhol, sáo và trống cặp nhỏ. Bangladesh cũng có một di sản Âm nhạc cổ điển Bắc Ấn nổi bật. Tương tự, các hình thức nhảy múa Bangladesh cũng bắt nguồn từ các truyền thống dân gian, đặc biệt là các truyền thống của các nhóm bộ tộc, cũng như ở tầm rộng hơn là truyền thống nhảy múa Ấn Độ. Bangladesh sản xuất khoảng 80 bộ phim mỗi năm. Các bộ phim phim Hindi cũng khá phổ biến, cũng như các bộ phim từ Kolkata, vốn đều thuộc nền công nghiệp phim ảnh Bengal đang phát triển thịnh vượng. Khoảng 200 tờ báo hàng ngày xuất bản tại Bangladesh, cùng với hơn 1.800 tờ báo định kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ độc giả thường xuyên khá thấp, khoảng 15% dân số. Người Bangladesh có thể theo dõi nhiều chương trình phát thanh trong nước và nước ngoài từ Bangladesh Betar, cũng như các chương trình tiếng Bangla của BBC và Tiếng nói Hoa Kỳ. Kênh truyền hình trước kia thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hóa trong những năm gần đây và đã có một số bước phát triển nhảy vọt.
Truyền thống ẩm thực Bangladesh có quan hệ chặt chẽ với ẩm thực Ấn Độ và ẩm thực Trung Đông cũng như có nhiều nét riêng biệt. Gạo và cá là các món ăn được ưa thích truyền thống; dẫn tới một câu nói rằng "cá và gạo tạo nên người Bengal" (machhe bhate bangali). Tiêu thụ thịt đã tăng lên trong những năm gần đây. Người Bangladesh chế tạo ra những sản phẩm bánh kẹo rất đặc trưng từ sữa; một số loại thường gặp là Rôshogolla, Chômchôm và Kalojam.
Sari (shaŗi) là loại trang phục phổ biến nhất của phụ nữ Bangladesh. Tuy nhiên, salwar kameez (shaloar kamiz) cũng khá phổ thông, và tại những vùng thành thị một số phụ nữ mặc trang phục phương Tây. Đối với nam giới, trang phục phương Tây đã được chấp nhận rộng rãi. Nam giới cũng mặc theo kiểu kết hợp kurta-paejama, thường là vào các dịp lễ tôn giáo. Lungi, một kiểu váy dài, cũng được nhiều nam giới Bangladesh sử dụng.
Hai Eid, Eid ul-Fitr và Eid ul-Adha, là các lễ hội lớn nhất theo lịch Hồi giáo. Ngày hôm trước Eid ul-Fitr được gọi là Chãd Rat (đêm của Mặt trăng), và thường được chào mừng bằng những tràng pháo. Các ngày lễ Hồi giáo khác cũng được kỷ niệm. Các ngày lễ Hindu giáo là Durga Puja và Saraswati Puja. Buddha Purnima, chào mừng ngày sinh của Gautama Buddha, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo trong khi Giáng sinh, được gọi là Bôŗodin (ngày Vĩ đại) trong tiếng Bangla được cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đón mừng. Ngày lễ không tôn giáo quan trọng nhất là Nôbobôrsho hay năm mới của Bengal, ngày khởi đầu của lịch Bengal. Các lễ hội khác gồm Nobanno, Poush parbon (ngày lễ của Poush) ngày lễ kỷ niệm Shohid Dibosh.
Cricket là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất Bangladesh. Năm 2000, Đội tuyển cricket Bangladesh được trao mức Test cricket và gia nhập vào liên đoàn các đội tuyển quốc gia hùng mạnh trong môn thể thao này được Hội đồng Cricket Quốc tế cho phép chơi các trận đấu thử nghiệm. Các môn thể thao khác gồm bóng đá, hockey trên cỏ, tennis, bóng ném, bóng rổ, cờ và kabadi, một môn thể thao chơi theo đội 7 người, không có bóng cũng như bất kỳ một dụng cụ nào và là môn thể thao quốc gia của Bangladesh. Ủy ban Kiểm tra Thể thao Bangladesh quản lý 29 liên đoàn thể thao khác nhau. |
Maldives ( hay , tiếng Dhivehi: ދިވެހިރާއްޖެ Dhivehi Raa'jey, phiên âm tiếng Việt thường dùng là "Man-đi-vơ" theo âm của tiếng Pháp), tên chính thức là Cộng hòa Maldives, là một đảo quốc ở Nam Á gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilomet (435 mi) phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.
Cái tên "Maldives" xuất phát từ Maale Dhivehi Raajje ("Vương quốc đảo [dưới sự cai trị của] Malé")". Một số học giả tin rằng cái tên "Maldives" xuất phát từ từ maladvipa trong tiếng Phạn, có nghĩa "vòng đảo", hay từ mahila dvipa, có nghĩa "đảo của phụ nữ", những tên này không xuất hiện trong văn học Phạn cổ. Thay vào đó, các văn bản tiếng Phạn cổ có đề cập tới "Trăm nghìn hòn đảo" (Lakshadweep); một cái tên chung có thể không chỉ bao gồm Maldives, mà cả Laccadives và nhóm đảo Chagos. Một số lữ khách người Ả Rập thời Trung Cổ như Ibn Batuta đã gọi các đảo là "Mahal Dibiyat" từ từ Mahal ("cung điện") trong tiếng Ả Rập". Đây là cái tên hiện được viết trong cuộn giấy biểu tượng quốc gia của Maldives.
Các công dân là tín đồ Phật giáo, có thể từ thời Ashoka, ở thế kỷ thứ III trước Công Nguyên. Đạo Hồi được đưa vào năm 1153. Maldives sau đó rơi vào vùng ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha (1558) và các đế chế trên biển của Hà Lan (1654). Và vào năm 1887 nó trở thành một vùng bảo hộ của Anh. Năm 1965, Maldives giành được độc lập từ Anh Quốc (ban đầu với cái tên "Quần đảo Maldives"), và vào năm 1968 chính thể Vương quốc Sultan được thay thế bằng một nền Cộng hòa. Tuy nhiên, trong ba mươi tám năm, Maldives chỉ có hai Tổng thống, dù những giới hạn chính trị đã được nới lỏng một chút gần đây.
Maldives là quốc gia ít dân nhất Châu Á. Đây cũng là quốc gia Hồi giáo đa số nhỏ nhất thế giới. Diện tích Quần đảo Maldives đang bị thu hẹp dần do biến đổi khí hậu.
Lịch sử
Những cuộc nghiên cứu so sánh về khẩu ngữ truyền thống Maldives cho thấy khả năng những người định cư đầu tiên tại đây là người Dravidia đến từ các bờ biển gần nhất, có lẽ là những ngư dân từ những vùng biển phía tây nam Tiểu lục địa Ấn Độ và những bờ biển phía tây Sri Lanka. (Những người dân đầu tiên của Maldives phải tới đây từ nhiều thiên niên kỷ trước, vì không hề có một truyền thuyết thực sự liên quan tới việc định cư trên những hòn đảo.)
Phật giáo đã xuất hiện tại Maldives từ thời kỳ mở mang lãnh thổ của Hoàng đế Ashoka và trở thành tôn giáo chủ chốt của người dân Maldives cho tới tận thế kỷ thứ XII Công Nguyên.
Phương Tây quan tâm tới những tàn tích khảo cổ của những nền văn hóa thời kỳ sớm tại Maldives bắt đầu từ H.C.P. Bell, một vị uỷ viên hội đồng Anh thuộc Ceylon Civil Service. Bell bị đắm tàu dạt vào quần đảo năm 1879, và đã quay trở lại đây tìm hiểu các di tích Phật giáo cổ. Ông đã nghiên cứu những ụ đất cổ, được gọi là havitta hay ustubu (những tên này xuất phát từ từ chaitiya hay tháp) () trong tiếng Maldives, có mặt trên nhiều hòn đảo.
Dù Bell quả quyết rằng người Maldives cổ theo Phật giáo Nguyên Thủy, nhiều tàn tích khảo cổ học Phật giáo địa phương hiện còn ở Bảo tàng Malé thực tế lại là hình tượng Đại thừa và Vajrayana.
Theo truyền thuyết trong Văn học dân gian Maldives, một hoàng tử tên là Koimala từ Ấn Độ hay Sri Lanka đã tới Maldives từ miền Bắc (Ihavandhu) và trở thành vị vua đầu tiên từ Nhà Theemuge. Trước đó Maldives đã có dân cư sinh sống là những người có nguồn gốc Dravidian từ các bờ biển gần đó, như nhóm người hiện được gọi là Giravaaru họ cho rằng có tổ tiên là những người Tamil cổ. Dường như người Giraavaru không phải là những người duy nhất từng định cư tại Maldives. Điều quan trọng từ sự có mặt của họ bởi họ đã được đề cập tới trong truyền thuyết về sự thành lập thủ đô và đã từng xưng vương tại Malé. Người Giraavaru chỉ là một trong những cộng đồng sống tại đây từ trước khi có sự xuất hiện của Phật giáo và sự xuất hiện của Vương triều Bắc cũng như sự thành lập một chính thể tập trung cùng các định chế hành chính.
Các vị vua Maldives thời trước đã truyền bá Phật giáo và những văn bản cùng những thành tựu nghệ thuật đầu tiên của Maldives đã là những công trình kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc phát triển cao từ thời kỳ đó. Việc cải sang Đạo Hồi đã được đề cập tới trong những chỉ dụ cổ được viết trên những tấm đĩa đồng từ cuối thế kỷ XII Công Nguyên. Cũng có một huyền thoại nổi tiếng trên hòn đảo về một vị thánh ngoại lai (Ba Tư hay Marốc theo từng phiên bản khác nhau) người đã chinh phục một con quỷ tên là Rannamaari.
Qua nhiều thế kỷ, hòn đảo này đã được nhiều người đặt chân tới và sự phát triển của nó đã bị ảnh hưởng từ các thủy thủ và các nhà buôn từ các nước thuộc vùng Biển Ả Rập và Vịnh Bengal. Cho tới những thời gian gần đây, những tên cướp biển Mappila từ Bờ biển Malabar – bang Kerala hiện nay ở Ấn Độ – đã luôn cướp phá quần đảo.
Dù được cai trị như một vương quốc Hồi giáo độc lập từ năm 1153 tới năm 1968, Maldives đã là vùng bảo hộ của Anh từ năm 1887 cho tới ngày 25 tháng 7 năm 1965. Năm 1953, đã có một nỗ lực sớm chết yểu nhằm thành lập một nền cộng hòa, nhưng cuối cùng chính thể vương quốc được tái lập. Năm 1959, để phản đối chủ nghĩa tập trung trung ương của Nasir, người dân trên ba hòn đảo xa nhất phía nam đã nổi lên chống chính phủ. Họ đã thành lập nước Cộng hòa Suvadive Thống nhất và bầu Abdullah Afeef lên làm tổng thống, lựa chọn Hithadhoo là thủ đô của nhà nước cộng hòa.
Sau khi giành được độc lập từ Anh năm 1965, chính thể vương quốc tiếp tục hoạt động trong ba năm tiếp theo dưới sự cai trị của Vua Muhammad Fareed. Ngày 11 tháng 11 năm 1968, vương triều bị xoá bỏ và thay thế bằng chính thể cộng hòa, dù đây là sự thay đổi địa phương không dẫn tới những thay đổi lớn khác trong các cơ cấu chính phủ. Tên chính thức của đất nước được đổi từ Quần đảo Maldive thành Maldives theo hướng cải cách. Du lịch bắt đầu phát triển trên quần đảo này trong khoảng năm năm sau đó, từ đầu thập niên 1970.
Tháng 11 năm 1988, một nhóm người Maldives do Mr. Lutfee lãnh đạo đã sử dụng một nhóm người Tamil vụ lợi từ Sri Lanka tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Gayyoom. Sau khi chính phủ Maldives lên tiếng yêu cầu được giúp đỡ, quân đội Ấn Độ đã can thiệp chống lại những kẻ hám lợi này nhằm tái lập quyền lực cho Gayyoom. Trong đêm ngày 3 tháng 11 năm 1988, Không quân Ấn Độ đã đưa một tiểu đoàn lính dù trực tiếp từ Agra vượt khoảng cách hơn 2.000 kilômét (1.240 dặm) tới Maldives. Lính dù Ấn Độ đổ bộ xuống Hulule và chiếm sân bay cũng như tái lập quyền lực chính phủ tại Malé trong vòng vài giờ. Chiến dịch ngắn, không đổ máu này được gọi là Chiến dịch Cactus, cũng có sự tham gia của Hải quân Ấn Độ.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, Maldives đã bị tàn phá bởi một trận sóng thần sau trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004. Chỉ chín hòn đảo thoát khỏi cơn sóng thần này, trong khi năm mươi bảy hòn đảo phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, mười bốn hòn đảo phải sơ tán hoàn toàn, và sáu hòn đảo thiệt hại một phần mười nhân mạng. Hai mươi mốt hòn đảo du lịch khác bị buộc phải đóng cửa vì những thiệt hại vật chất. Tổng thiệt hại ước tính hơn 400 triệu dollar hay khoảng 62% GDP. Tổng cộng 108 người, gồm cả sáu người nước ngoài, được thông báo đã thiệt mạng trong cơn sóng thần. Hiệu ứng phá hoại của những cơn sóng với những hòn đảo thấp bởi người dân ở đây không có những khu đất cao để có thể lên lánh nạn trước những cơn sóng dữ. Những con sóng cao nhất lên tới 14 feet.
Kinh tế
Thời cổ Maldives nổi tiếng về tiền vỏ ốc, xơ dừa, cá ngừ khô (Cá Maldive), long diên hương (Maavaharu) và các sản phẩm coco de mer (Tavakkaashi). Những con tàu buôn trong nước và nước ngoài thường chất hàng tại Maldives và đưa chúng tới các bến cảng ở Ấn Độ Dương.
Ngày nay du lịch và đánh cá là hai yếu tố then chốt của nền kinh tế Maldives. Các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và chế tạng đang phát triển ở tốc độ khá cao. Trong số các quốc gia Nam Á, Maldives có mức GDP trên đầu người đứng thứ hai ở mức 3.900 USD (số liệu năm 2002). Các đối tác thương mại chính gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Maldives có điều kiện địa lý độc đáo để phát triển mạnh ngành công nghiệp du lịch; tài nguyên biển (sinh vật biển và khoáng sản, hydrocarbon đáy biển). Mặt khác, nền kinh tế Maldives có nhiều hạn chế do nước này có nhiều đảo nhỏ, (chỉ một vài đảo rộng hơn 1 km² và cao hơn mặt biển 1.5–2 m); các đảo nằm rải rác, rất ít tài nguyên thiên nhiên đất (đa số là núi đá vôi thấp, rừng ít, một số đồi núi có thể trồng cao su, chè, cà phê), không có sông, nước ngọt hiếm, đồng bằng chiếm 5%, thích hợp trồng dừa, lúa, mía, rau.
Từ 1978, Maldives thi hành chiến lược phát triển kinh tế bền vững, chú trọng mở cửa kinh tế và đầu tư vào các ngành có khả năng cạnh tranh như đánh cá, du lịch, đóng tàu. Đồng Rufiyaa chuyển đổi tự do với các ngoại tệ. Nhờ đó, Maldives duy trì tốc độ phát triển cao ở khu vực, thu hút nhiều tài trợ nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Ngành kinh tế lớn nhất là du lịch, chiến 20% GDP và hơn 60% trao đổi ngoại hối của Maldives. Hơn 90% thuế là các khoản thuế nhập khẩu và du lịch. Ngành lớn thứ hai là đánh cá. Nông nghiệp và chế tạo chiếm tỉ lệ nhỏ 5,6%. Ngành công nghiệp chủ yếu là sản xuất may mặc, đóng tàu thuyền, và thủ công mỹ nghệ chiếm 16,9% GDP.
Tính đến năm 2016, GDP trên đầu người của Maldives đạt 3.270 USD, đứng thứ 160 thế giới, đứng thứ 42 châu Á và đứng thứ 7 Nam Á.
Đánh bắt hải sản
Kinh tế Maldives phụ thuộc hoàn toàn vào đánh cá và các sản phẩm biển và du lịch từ nhiều thế kỷ nay. Đánh cá vẫn là nghề chính của người nhân và chính phủ ưu đãi đặc biệt cho sự phát triển lĩnh vực này.
Việc thương mại hóa con tàu đánh cá truyền thống được gọi là "Dhoni" năm 1974 là một cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của công nghiệp đánh cá và nền kinh tế đất nước nói chung. Một nhà máy cá đóng hộp đã được xây dựng trên đảo Felivaru năm 1977, liên doanh với một công ty của Nhật Bản. Năm 1979, một Ban Tư vấn Đánh cá được thành lập với vai trò cố vấn cho chính phủ về chính sách cho sự phát triển của lĩnh vực đánh cá. Các chương trình phát triển nguồn nhân lực đã được bắt đầu từ đầu thập niên 1980, và việc giáo dục đánh cá đã được tích hợp vào trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Các thiết bị kết hợp và trợ giúp hoa tiêu đã được thiết lập ở nhiều địa điểm chiến lược. Hơn nữa, việc khai trương Vùng kinh tế đặc biệt (EEZ) của Maldives dành cho ngành đánh cá càng làm tăng tốc độ phát triển của khu vực này. Ngày nay, đánh cá chiếm mười lăm phần trăm GDP và sử dụng khoảng ba mươi phần trăm nguồn nhân lực. Đây cũng là lĩnh vực mang lại nguồn ngoại tệ nước ngoài lớn thứ hai sau du lịch.
Công nghiệp bông
Sự phát triển lĩnh vực du lịch đã khiến các ngành công nghiệp truyền thống của đất nước như dệt thảm, đồ gỗ sơn, đồ mỹ nghệ, và tết sợi giảm tầm quan trọng.
Các ngành công nghiệp mới xuất hiện gồm in, sản xuất ống PVC, gạch, sửa chữa động cơ thủy, nước đóng chai, và dệt may.
Chính trị
Chính trị Maldives hoạt động theo khuôn khổ một nền cộng hòa tổng thống, theo đó Tổng thống là người đứng đầu chính phủ. Tổng thống lãnh đạo nhánh hành pháp và chỉ định nội các. Tổng thống được Majlis (nghị viện) bỏ phiếu kín bầu ra với nhiệm kỳ năm năm, hành động này sẽ được xác nhận bởi một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia.
Majlis lưỡng viện của Maldives gồm năm mươi thành viên với nhiệm kỳ năm năm. Hai thành viên từ mỗi hòn đảo được bầu trực tiếp theo phổ thông đầu phiếu. Tám thành viên do tổng thống chỉ định, đây là con đường chính để phụ nữ có thể tham gia nghị viện. Lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này có các đảng chính trị vào tháng 7 năm 2005, sáu tháng sau cuộc bầu cử nghị viện gần đây nhất. Gần ba mươi sáu thành viên của nghị viện hiện tại đã gia nhập Đảng Dhivehi Raiyyathunge (Đảng Nhân dân Maldives) và bầu Tổng thống Gayoom làm lãnh tụ của đảng. Mười hai thành viên nghị viện trở thành phe Đối lập và gia nhập Đảng Dân chủ Maldives. Hai thành viên khác không tham gia đảng phái. Tháng 3 năm 2006, Tổng thống Gayoom đã đưa ra lộ trình chi tiết cho một Chương trình Cải cách, hoạch định các mốc thời gian cho một Hiến pháp mời, và hiện đại hóa cơ cấu pháp lý. Theo lộ trình này, chính phủ đã đệ trình lên Nghị viện một bản thảo các biện pháp cải cách. Phần quan trọng nhất trong hoạt động pháp lý là việc Sửa đổi Đạo luật Ủy ban Nhân quyền, khiến cơ quan này tương hợp hoàn toàn với Các Nguyên tắc Paris.
Năm mươi thành viên nghị viện tham gia cùng một cơ quan gồm năm mươi người khác từ các thành viên lập pháp và Nội các để hình thành nên Hội đồng Hiến pháp, đây là một sáng kiến của Tổng thống nhằm đưa ra một hiến pháp dân chủ tự do hiện đại cho Maldives. Hội đồng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 2004, và đã bị rất nhiều người chỉ trích vì hoạt động chậm chạp. Chính phủ và phe Đối lập đã lên án lẫn nhau về những sự chậm trễ này, nhưng các nhà quan sát độc lập cho rằng sự chậm trễ là do các truyền thống còn yếu kém của nghị viện, các thành viên nghị viện ít có tính kỷ luật (không một đại biểu nào được bầu với tư cách đại diện cho một đảng), và những can thiệp liên miên vào quá trình này. Quá trình này đã bị chậm trễ vì sự cam kết của đảng chính trị đối lập chính, Đảng Dân chủ Maldives, sẽ hạ bệ Tổng thống Gayoom bằng hành động trực tiếp trước khi lộ trình cải cách được áp dụng, dẫn tới tình trạng bất ổn dân sự vào tháng 7-8 năm 2004, tháng 8 năm 2005 và một cuộc cách mạng sớm chết yểu vào tháng 11 năm 2006. Đáng chú ý, lãnh đạo của Đảng Dân chủ Maldives, Ibrahim Ismail (đại biểu đại diện cho khu vực bầu cử lớn nhất nước - Malé) đã từ bỏ chức vụ trong đảng vào tháng 4 năm 2005 sau khi thất bại sít sao trước Dr. Mohammed Waheed Hassan chỉ vài tháng trước đó. Cuối cùng ông rời Đảng Dân chủ Maldives vào tháng 11 năm 2006 để bày tỏ sự không khoan nhượng của ông đối với Ủy ban Hành pháp Quốc gia. Chính phủ đã yêu cầu sự có mặt của một Đặc phái viên Đặc biệt của Khối thịnh vượng chung là Tun Musa Hitam để thúc đẩy sự đối thoại giữa tất cả các đảng phái, và khi Đảng Dân chủ Maldives tẩy chay ông ta, yêu cầu sự tham gia của Cao uỷ Anh vào quá trình đối thoại. Quá trình sau đó của Westminster House đã mang lại một số tiến bộ nhưng đã bị huỷ bỏ khi Đảng Dân chủ Maldives kêu gọi cuộc cách mạng tháng 11.
Lộ trình quy định thời hạn cuối cùng ngày 31 tháng 5 năm 2007 cho Hội đồng kết thúc công việc của mình và dọn đường cho một cuộc bầu cử đa đảng phái đầu tiên trong nước vào tháng 10 năm 2008.
Ngày 19 tháng 6 năm 2006, Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm quyết định hình thức của chính phủ theo hiến pháp mới.
Cơ cấu chính trị của Maldives về thực tế đã không thay đổi trong hàng thế kỷ. Dù đã có sự chuyển dời từ chế độ Quân chủ sang Cộng hòa, cơ cấu chính trị hiện tại cho thấy sự tiếp nối rõ ràng giữa quá khứ quân chủ theo đó quyền lực được phân chia giữa một số ít các gia đình ở tầng lớp cao nhất của cơ cấu xã hội. Ở một số hòn đảo, các văn phòng luôn thuộc về một gia đình trong nhiều thế hệ. Làng xã được cai quản bởi một nhân viên hành chính được gọi là Katību, người này đóng vai trò thủ lĩnh hành pháp trên hòn đảo. Trên Katībus của tất cả các hòn đảo là Atholhu Veriyaa (Chúa đảo). Quyền lực của các vị lãnh chúa địa phương này rất giới hạn và họ cũng có ít trách nhiệm. Họ được huấn luyện để thông báo với chính phủ về tình hình trên các hòn đảo của mình và đơn giản chờ đợi các huấn lệnh từ cơ quan quyền lực trung ương rồi tuân thủ chúng.
Chính thể Cộng hoà.
Thể chế
Hiến pháp thông qua tháng 1 năm 1998.
Hệ thống Hành pháp: Tổng thống vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu chính phủ. Tổng thống do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống đầu tiên là Amir Ibrahim Nasir (1968-1978). Tháng 10 năm 2008, Tổng thống Mohamed Nasheed lên nhậm chức. Những thách thức tổng thống phải đối mặt bao gồm tăng cường dân chủ, đấu tranh chống đói nghèo và lạm dụng ma túy. Các quan chức Maldives đã tham gia các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu do độ cao thấp tại các đảo và các mối đe dọa do mực nước biển dâng.
Quốc hội (Majlis) gồm 50 ghế; 42 ghế dân bầu, 8 ghế Tổng thống đề cử với nhiệm kỳ 5 năm, (cuộc bầu cử tới được tổ chức vào năm 2010).
Các đảng chính trị
Các đảng phái mới được cho phép đăng ký hoạt động từ tháng 6 năm 2005, bao gồm:
Đảng Nhân dân Maldives (Dhivehi Rayyithunge Party - DRP), đảng cầm quyền hiện nay.
Đảng Dân chủ Maldives (Maldivian Democratic Party – MDP): đảng đối lập lớn nhất hiện nay.
Đảng Công lý (Adhaalath Party - AP)
Đảng Dân chủ Hồi giáo (Islamic Democratic Party – IDP)
Đối ngoại
Maldives theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình, không liên kết, phát triển quan hệ hữu nghị với tất cả các nước.
Maldives là thành viên Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, WTO, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, SAARC và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Maldives duy trì quan hệ thân thiện với các nước trong khu vực Nam Á, tích cực thúc đẩy hợp tác SAARC.
Gần đây, Tổng thống Gayoom tích cực mở rộng hợp tác với bên ngoài để nâng cao vị thế đất nước và thu hút viện trợ và vốn, đẩy mạnh quan hệ với một số nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, củng cố và tăng cường quan hệ với các nước Hồi giáo Ả Rập, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc…
Toà án
Al Ustaz Mohamed Rasheed Ibrahim từ Fuvahmulah là lãnh đạo hiện tại của ngành tư pháp Maldives. Tất cả thẩm phán tại Maldives được tổng thống chỉ định. Luật Hồi giáo là căn bản cho mọi quyết định tư pháp.
Maldives, với sự hợp tác của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc(UNDP), đã tiến hành soạn thảo bộ luật hình sự Hồi giáo đầu tiên trên thế giới. Dự án này sẽ tiêu chuẩn hóa quá trình xét xử hình sự tại tiểu quốc này trở thành một trong những bộ luật hình sự hiện đại toàn diện nhất trên thế giới. Bộ luật đã được soạn thảo và đang chờ được nghị viện thông qua.
Maldives và Hội đồng Ấn Độ Dương
Từ năm 1996, Maldives đã trở thành quan sát viên chính thức của Hội đồng Ấn Độ Dương. Từ năm 2002, Maldives đã thể hiện mong muốn được làm việc trong Hội đồng nhưng vẫn chưa đề nghị được cấp quy chế thành viên. Sự quan tâm của Maldives liên quan tới thực tế đây là một đảo quốc nhỏ, đặc biệt trong mối quan hệ với những vấn đề như phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, và mong muốn của họ có được mối quan hệ thân thiết với Pháp, một yếu tố quan trọng trong vùng IOC. Maldives là thành viên sáng lập của Hiệp hội Hợp tác cấp Vùng Nam Á, SAARC, và cựu thành viên bảo hộ của Anh Quốc, đã gia nhập Khối thịnh vượng chung năm 1982, khoảng 17 năm sau khi giành được độc lập từ Anh. Maldives có những mối quan hệ thân thiết với Seychelles và Mauritius, giống như Maldives đây cũng là các thành viên của Khối thịnh vượng chung. Maldives và Comoros đều là những thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo. Maldives đã từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mauritius việc phân chia ranh giới trên biển giữa Maldives và Lãnh thổ Hải ngoại Ấn Độ Anh, cho rằng theo luật pháp quốc tế, chủ quyền của Quần đảo Chagos thuộc Anh Quốc, và họ đã bắt đầu đàm phán với quốc gia này từ năm 1991.
Phân chia hành chính
Maldives có hai mươi sáu đảo san hô tự nhiên, được chia thành hai mươi mốt khu vực hành chính (hai mươi đảo san hô hành chính và thành phố Malé).
Ngoài một cái tên, mỗi khu vực hành chính được xác định bởi những con chữ mã của Maldives, như "Haa Alif" cho Thiladhunmati Uthuruburi (Thiladhunmathi Bắc); và bằng một chữ mã Latinh.
Chữ đầu tiên tương ứng với tên địa lý của Maldives cho đảo san hô. Chữ thứ hai là một mã thích hợp. Nó được sử dụng nhằm làm cho việc liên lạc viễn thông giữa các đảo san hô và cơ quan hành chính trung ương dễ dàng hơn. Bởi có một số đảo ở những đảo san hô có tên giống nhau, vì mục đích hành chính mã này sẽ được nhắc tới ở phía trước tên đảo, ví dụ: Baa Funadhoo, Kaafu Funadhoo, Gaafu-Alifu Funadhoo. Bởi đa số đảo san hô đều có cái tên địa lý rất dài, nó cũng được dùng bất cứ khi nào người ta muốn có một cái tên ngắn hơn, ví dụ trong những cái tên website của đảo san hô.
Việc đặt tên mã khiến những người nước ngoài gặp nhiều khó khăn, bởi họ không hiểu mục đích sử dụng của những cái tên đó và đã quên mất tên thực bằng tiếng Maldives trong những cuốn sách du lịch. Người Maldives có thể sử dụng tên chữ mã trong giao tiếp hàng ngày, nhưng trong các văn bản địa lý, lịch sử hay văn hóa quan trọng, cái tên thực luôn được nhắc tới đầu tiên. Chữ tên mã tiếng Latinh thông thường được dùng trên những bảng tên tàu. Chữ đại diện cho đảo san hô và tên cho hòn đảo.
Mỗi đảo san hô nằm dưới quyền quản lý của một Chúa đảo (Atholhu Veriyaa) do Tổng thống chỉ định. Bộ Quản lý Đảo san hô và các Văn phòng Miền bắc và Miền nam, Các Văn phòng Đảo san hô và Các Văn phòng Đảo chịu trách nhiệm trước Tổng thống về việc Quản lý Các Đảo San hô. Lãnh đạo hành chính của mỗi đảo là Đảo trưởng (Katheeb), do Tổng thống chỉ định. Đảo trưởng thuộc quyền quản lý của Chúa đảo.
Việc sử dụng những cái tên mã chữ đã là nguyên nhân gây ra nhiều sự hiểu lầm và lẫn lộn, đặc biệt với người nước ngoài. Nhiều người đã cho rằng chữ tên mã hành chính của đảo san hô là tên mới của nó và đã thay thế cho tên địa lý. Trong trường hợp như thế rất khó để biết cái tên thực được sử dụng là tên nào.
Địa lý
Maldives giữ kỷ lục là quốc gia phẳng nhất thế giới, với độ cao trung bình tự nhiên của lãnh thổ chỉ là 2.3 m (7½ ft), dù ở những nơi có các công trình dây dựng mức này cao hơn vài mét. Trong thế kỷ qua, mực nước biển đã tăng khoảng hai mươi centimét (8 in). Đại dương dường như đang tiếp tục tăng cao và điều này đe doạ sự tồn tại của Maldives.
Các biểu đồ biển chính xác đầu tiên của nhóm phức hợp các đảo san hô trên Ấn Độ Dương là British Admiralty Charts. Năm 1834-36 Thuyền trưởng Robert Moresby, với sự hỗ trợ của Trung uý Christopher và Young, đã tiến hành việc lập bản đồ đầy khó khăn cho Quần đảo Maldives. Các biểu đồ có được đã được in thành ba bản đồ lớn riêng biệt bởi Hydrographic Service của Hải quân Hoàng gia.
Một trận sóng thần tại Ấn Độ Dương đã gây ra một trận Động đất Ấn Độ Dương năm 2004 khiến nhiều vùng của Maldives bị tràn ngập làm nhiều người mất nhà cửa. Sau thảm hoạ, những nhà bản đồ học đang có dự án vẽ lại các bản đồ quần đảo sau những sự thay đổi do cơn sóng thần.
Nhân khẩu
Bản sắc dân tộc Maldives là sự pha trộn giữa các nền văn hóa phản ánh sự có mặt của các dân tộc trên quần đảo này, được tăng cường thêm bởi tôn giáo và ngôn ngữ. Những người định cư sớm nhất có thể tới từ miền nam Ấn Độ và Sri Lanka.
Một số sự phân tầng xã hội tồn tại trên quần đảo. Sự phân tầng này không khắt khe bởi thứ bậc xã hội được dựa trên nhiều yếu tố, gồm cả nghề nghiệp, tài sản, đức hạnh Hồi giáo, các mối quan hệ gia đình. Theo truyền thống, thay vì một hệ thống đẳng cấp phức tạp, như kiểu Vedic, chỉ có một sự phân biệt đơn giản giữa quý tộc (bēfulhu) và người dân thường Maldives. Các thành viên của xã hội thượng lưu tập trung tại Malé. Ngoài ngành công nghiệp dịch vụ, đây là nơi duy nhất người nước ngoài và người bản địa dường như có sự tương tác với nhau. Các khu du lịch không nằm trên những hòn đảo có dân bản địa sinh sống, và những liên hệ không thường xuyên giữa hai nhóm không được khuyến khích.
Một cuộc điều tra dân số từ năm 1905, cho thấy dân số nước này vào khoảng 100.000 trong vòng 70 năm đầu tiên của thế kỷ trước. Sau khi giành được độc lập năm 1965, tình trạng sức khỏe của dân cư đã được cải thiện nhiều nên dân số đã tăng gấp đôi vào năm 1978, và tỷ lệ tăng trưởng dân số lên tới cực điểm ở mức 3.4% năm 1985. Ở thời điểm năm 2005, dân số đã lên tới 300.000, dù cuộc điều tra dân số năm 2000 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng dân số đã sụt xuống còn 1.9%. Tuổi thọ trung bình ở mức 46 tuổi năm 1978, hiện đã tăng lên 72 tuổi. Tỷ lệ tử vong trẻ em đã sụt từ 127 trên 1000 năm 1977 còn 12 ngày nay, và tỷ lệ biết chữ ở người lớn đạt 99%. Số người tới trường đạt ở mức cao trên 90%.
Maldives là một trong những nước có tỷ lệ sinh cao nhất thế giới. Kết quả nhiều hòn đảo đã phải đối mặt với nạn dân đông và nhiều nơi toàn là nhà ở. Vì thế nước này đang ngày càng mất khả năng tự cung tự cấp.
Tới tháng 7 năm 2006, hơn 50.000 người nước ngoài đang sống và làm việc tại đây. Họ chủ yếu là những người tới từ những đất nước Nam Á gần đó như Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh và Nepal.
Ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa Maldives xuất xứ từ một số nguồn, quan trọng nhất là những nét tương đồng của nó với các nền văn hóa ven các bờ biển Sri Lanka và nam Ấn Độ. Vì thế, theo quan điểm nhân loại học, dân cư chủ yếu là sự lai tạp Indo-Aryan, Dravidian và Semitic.
Ngôn ngữ chính thức và phổ thông là Dhivehi, một ngôn ngữ Indo-European có một số điểm tương đồng với Elu, ngôn ngữ Sinhalese cổ. Ký tự viết hiện nay được gọi là Thaana và được viết từ phải sang trái. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong thương mại và dần trở thành một ngôn ngữ trung gian trong giảng dạy tại các trường học của chính phủ.
Ngôn ngữ có nguồn gốc Ấn-Iran Sanskritic, cho thấy một ảnh hưởng muộn từ phía bắc tiểu lục địa. Theo các truyền thuyết, triều đại vua cai trị vùng đất này trong quá khứ có nguồn gốc tại đó.
Có lẽ những vị vua cổ đại đó đã đưa Phật giáo tới từ tiểu lục địa, nhưng các truyền thuyết Maldives không giải thích rõ việc này. Tại Sri Lanka cũng có những truyền thuyết tương đồng, tuy nhiên có lẽ các vương triều Maldives cổ và Phật giáo đều có từ hòn đảo đó bởi không một biên niên sử nào của Sri Lanka đề cập tới Maldives. Có lẽ các biên niên sử cổ của Sri Lanka đã phải đề cập tới Maldives nếu một nhánh vương triều của họ đã mở rộng tới Quần đảo Maldives.
Sau giai đoạn lịch sử Phật giáo dài lâu , người dân Maldives đã cải theo phái Hồi giáo Sunni vào giữa thế kỷ XII. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của toàn bộ dân cư, vì các công dân bị buộc phải gia nhập đạo này.
Từ thế kỷ XII Công Nguyên cũng có những ảnh hưởng tới từ Ả Rập trong cả ngôn ngữ và văn hóa Maldives bởi sự cải đạo sang Đạo Hồi trong thế kỷ này, và vị trí gần gũi của nó trên ngã tư đường miền trung Ấn Độ Dương.
Trong văn hóa của hòn đảo có một số yếu tố có nguồn gốc Châu Phi cũng như từ các nô lệ được gia đình hoàng gia và các quý tộc đưa về sau những chuyến hành hương tới Ả Rập trong quá khứ. Có những hòn đảo như Feridhu và Maalhos tại Bắc Đảo san hô Ari, và Goidhu tại Nam Đảo san hô Maalhosmadulhu nơi nhiều dân cư có nguồn gốc từ các nô lệ châu Phi đã được giải phóng.
Du lịch
Sự phát triển du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tổng thể nền kinh tế đất nước. Ngành này đã giúp việc sử dụng trực tiếp và gián tiếp nguồn nhân lực cũng như tạo ra các cơ hội thu nhập trong những ngành công nghiệp liên quan khác. Ngày nay, du lịch là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, đóng góp 20% GDP. Với tám mươi bảy khu du lịch đang hoạt động, năm 2006 467.154 du khách đã tới đây.
Tôn giáo
Trong một thời gian dài của giai đoạn lịch sử Maldives, Phật giáo được xem là quốc giáo. Đến thế kỷ XII các thương nhân Hồi giáo đã mang đến nước này Hồi giáo Sunni. Maldives cải sang đạo Hồi giữa thế kỷ XII. Hiện nay Hồi giáo Sunni là tôn giáo chính thức của toàn dân, việc tuân thủ nó là điều bắt buộc với công dân. |
Sri Lanka (phiên âm: "Xri Lan-ca", Tiếng Sinhala: ශ්රී ලංකා, tiếng Tamil: இலங்கை), tên chính thức Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka là một đảo quốc với đa số dân theo Phật giáo ở Nam Á, nằm cách khoảng 53 km ngoài khơi bờ biển bang Tamil Nadu phía nam Ấn Độ. Quốc gia này thường được gọi là "Hòn ngọc Ấn Độ Dương". Dân số Sri Lanka rơi vào khoảng 20 triệu người.
Là một quốc gia nằm trên đường nối hàng hải chiến lược giữa Tây Á và Đông Nam Á, Sri Lanka từng là trung tâm tôn giáo và văn hóa Phật giáo thời cổ. Một số người dân nước này theo Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và các tôn giáo thổ dân khác. Người Sinhala chiếm đa số (74,8%), ngoài ra còn có các cộng đồng người người Tamil, người Moor, Burgher và người thổ dân khác. Nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu chè, cà phê, cao su và dừa, cũng có một nền kinh tế công nghiệp hiện đại và đang phát triển. Vẻ đẹp tự nhiên của những cánh rừng nhiệt đới Sri Lanka, các bãi biển và phong cảnh cũng như sự giàu có về các di sản văn hóa biến nước này thành điểm đến nổi tiếng với du khách thế giới.
Sau hơn một ngàn năm dưới quyền cai trị của các vương quốc độc lập và từng bị sáp nhập vào Đế chế Chola, Sri Lanka bị Bồ Đào Nha và Hà Lan chiếm làm thuộc địa trước khi bị chuyển qua tay Đế chế Anh.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai nước này là một căn cứ chiến đấu quan trọng chống lại Nhật Bản. Một phong trào chính trị đòi độc lập đã xuất hiện trong nước vào đầu thế kỷ XX, cuối cùng Sri Lanka được trao trả độc lập năm 1948. Dù đã có một giai đoạn dân chủ ổn định và phát triển kinh tế, nước này đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến đẫm máu giữa người Sinhala nắm chính phủ và lực lượng ly khai của người Tamil do LTTE lãnh đạo, lực lượng này yêu cầu thành lập một nhà nước Tamil độc lập ở phía đông bắc Sri Lanka. Những trận sóng thần do vụ động đất Ấn Độ Dương 2004 gây ra đã tàn phá các vùng phía nam và đông bắc nước này, khiến nhiều người thiệt mạng và rất nhiều người khác phải di chuyển nhà cửa.
Tên gọi
Sri Lanka là một thuộc địa hoàng gia do người Anh cai trị từ năm 1815, tên chính thức là "Ceylon", tiếng Trung Quốc phiên âm thành "Xī lán" (錫蘭 - Tích Lan). Tên tiếng Anh này có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha "Ceilão".
Năm 1972, tên chính thức của đất nước được đổi thành "Cộng hòa Sri Lanka Tự do, Chủ quyền và Độc lập " (ශ්රී ලංකා śrī lankā trong tiếng Sinhala (trong khi chính hòn đảo này tự gọi mình là ලංකාව lankāva), இலங்கை ilaṅkai trong tiếng Tamil). Năm 1978 nó được đổi thành "Cộng hòa Sri Lanka xã hội chủ nghĩa dân chủ". Trước năm 1972, Sri Lanka được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: các nhà địa lý học Hy Lạp cổ đại gọi nó là Taprobane, người Ả rập gọi là Serendib, Ceilão là tên chính thức do người Bồ Đào Nha đặt khi họ tới hòn đảo này, nhưng có lẽ tên nổi tiếng nhất là Ceylon. "Sri Lanka" (nguyên gốc từ tiếng Phạn) được dịch thành "Lanka đáng kính", "śrī" nghĩa là "đáng kính trọng" và "laṃkā" là tên cổ của hòn đảo đã được kiểm chứng trong cuốn Mahabharata và sử thi Ramayana.
Lịch sử
Những khu định cư của loài người từ thời kỳ đồ đá cũ đã được phát hiện tại các điểm khai quật trong nhiều hang động tại vùng đồng bằng phía tây và phía tây nam vùng Đồi Trung tâm. Các nhà nhân loại học tin rằng một số kiểu nghi thức mai táng và những đồ trang trí cho thấy những sự tương đồng giữa những cư dân đầu tiên trên hòn đảo này và những cư dân sống tại nam Ấn Độ. Một trong những đoạn văn bản đầu tiên đề cập tới hòn đảo này đã được tìm thấy trong sử thi Ramayana của Ấn Độ, trong đó miêu tả hoàng đế Ravana là vua của vương quốc hùng mạnh Lanka. Những đoạn văn quan trọng khác đề cập tới lịch sử đất nước cũng được tìm thấy trong các cuốn biên niên sử Mahavansa và Dipavamsa.
Những cư dân đầu tiên trên hòn đảo Sri Lanka ngày nay có thể là tổ tiên của người Wanniyala-Aetto, cũng được gọi là Veddahs với dân số khoảng 3.000 người. Phân tích ngữ âm cho thấy có sự tương quan giữa tiếng Sinhala và các ngôn ngữ Sindh và Gujarat, dù đa số các nhà sử học tin rằng cộng đồng Sinhala đã xuất hiện sau sự đồng hóa nhiều nhóm dân tộc khác. Người Dravidia có thể đã bắt đầu di cư tới hòn đảo này từ thời tiền sử. Một số điểm khảo cổ học đáng chú ý, gồm cả tàn tích Sigiriya, được gọi là "Pháo đài trên bầu trời", và các công trình công cộng lớn có từ thời cổ đại. Trong số những công trình công cộng đó có những "bể nước" hay hồ chứa nước lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước cho mùa khô, và các hệ thống cống dẫn nước tinh vi, với độ nghiêng được xác định chỉ là một inch trên mỗi dặm. Sri Lanka cổ đại cũng là một trong những đất nước đầu tiên trên thế giới đã thành lập một bệnh viện chuyên môn tại Mihintale từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên. Sri Lanka cổ đại cũng là nhà xuất khẩu quế hàng đầu thế giới, quế đã được xuất khẩu sang Ai Cập ngay từ năm 1.400 trước Công Nguyên. Sri Lanka cũng là nước Châu Á đầu tiên có vua cai trị là nữ giới, Nữ hoàng Anula (47–42 TCN).
Sri Lanka cổ đại nằm dưới quyền quản lý của nhiều tiểu quốc, chia thành nhiều vùng khác nhau. Hòn đảo này thỉnh thoảng cũng phải chống trả các cuộc xâm lược từ phía các vương triều Nam Ấn và nhiều phần của nó cũng phải trải qua các giai đoạn cai trị của triều đại Chola, triều đại Pandya, triều đại Chera và triều đại Pallava. Sri Lanka cũng từng bị các vương quốc Kalinga (Orissa hiện đại) và các vương quốc từ Bán đảo Malay xâm chiếm. Phật giáo từ Ấn Độ được Tỳ kheo Mahinda, con trai của hoàng đế Maurya Ashoka, đưa tới đây từ thế kỷ thứ III TCN. Phái đoàn của Mahinda đã chiếm được lòng tin của vua Singhalese là Devanampiyatissa xứ Mihintale, vị vua quyết định theo tôn giáo mới và truyền bá nó trong khắp dân cư Sinhala. Các vương quốc Phật giáo tại Sri Lanka xây dựng một số lượng lớn các trường Phật học và đền chùa, và hỗ trợ việc truyền bá đạo Phật vào vùng Đông Nam Á.
Sri Lanka luôn là một cảng biển và đầu mối thương mại quan trọng của thế giới cổ đại, và các tàu buôn từ Trung Đông, Ba Tư, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như các vùng khác ở Đông Nam Á ngày càng lui tới đây đông hơn. Các nhà thám hiểm Châu Âu đầu tiên tới vùng Đông Nam Á đã biết tới hòn đảo này và nhiều thương gia Ả rập cũng như Malaysia đã định cư ở nơi đây. Một sứ đoàn thực dân Bồ Đào Nha tới đây năm 1505. Ở thời điểm ấy, hòn đảo gồm ba vương quốc, là Yarlpanam (Anh hóa Jaffna) ở phía bắc, Kandy ở vùng Đồi Trung tâm và Kotte ở bờ biển phía tây. Người Hà Lan đã tới đây vào thế kỷ XVII. Dù phần lớn Sri Lanka bị các cường quốc châu Âu xâm chiếm làm thuộc địa, vùng phía trong, vùng đồi núi, với thủ đô là Kandy vẫn giữ được độc lập. Công ty Đông Ấn Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm hòn đảo vào năm 1796, tuyên bố Sri Lanka là một thuộc địa hoàng gia năm 1802, dù Sri Lanka không được kết nối chính thức với Ấn Độ thuộc Anh. Sự sụp đổ của vương quốc Kandy năm 1815 làm toàn bộ hòn đảo bị Đế quốc Anh đô hộ.
Thực dân châu Âu đã thiết lập hàng loạt các đồn điền chè, quế, cao su, đường, cà phê và chàm. Người Anh cũng mang tới một lượng lớn công nhân hợp đồng từ Tamil Nadu để làm việc tại các đồn điền đó. Thành phố Colombo được dựng lên làm trung tâm hành chính, và người Anh lập ra các trường học, đại học, đường sá và nhà thờ hiện đại, áp đặt nền giáo dục và văn hóa châu Âu lên người bản xứ. Sự bất bình ngày càng tăng về việc hạn chế nhân quyền, đối xử bất bình đẳng và lạm dụng người dân bản xứ của chính quyền thuộc địa khiến cuộc đấu tranh giành độc lập bắt đầu diễn ra từ thập kỷ 1930, khi Liên đoàn Tuổi trẻ phản đối "Bản ghi nhớ của các vị bộ trưởng," theo đó đòi hỏi chính quyền thuộc địa phải tăng quyền lực cho hội đồng bộ trường mà không trao cho nhân dân quyền đại diện cũng như các quyền tự do cá nhân. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo này trở thành một căn cứ quân sự quan trọng của Đồng Minh. Một phần quan trọng của hạm đội Anh, Mỹ đã được triển khai tại đây, và hàng chục nghìn binh sĩ đã tham chiến chống Nhật Bản tại vùng Đông Nam Á.
Sau chiến tranh, áp lực của dân chúng đòi quyền độc lập ngày càng tăng. Ngày 4 tháng 2 năm 1948 nước này giành được độc lập với tên gọi Thịnh vượng chung Ceylon. Don Stephen Senanayake trở thành Thủ tướng đầu tiên của Sri Lanka. Năm 1972, nước này trở thành một nước cộng hòa bên trong Khối thịnh vượng chung, và đổi tên thành Sri Lanka. Ngày 21 tháng 7 năm 1960 Sirimavo Bandaranaike trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo chính phủ thời hậu thuộc địa tại Châu Á khi bà chính thức nhận chức thủ tướng. Trong thập kỷ 1970, những cuộc xung đột chính trị nổ ra giữa các cộng đồng Sinhala và Tamil. Cộng đồng Tamil chỉ trích sự phân biệt đối xử và việc tước quyền chính trị ngày càng tăng và đòi hỏi nhiều quyền tự trị cho vùng mình. Trong thập kỷ 1980, hòa bình và sự ổn định từ lâu trên hòn đảo đã bị tan vỡ khi phong trào ly khai Tamil do lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE), dẫn đầu yêu cầu thành lập một nhà nước Ealam độc lập tại đông bắc Sri Lanka. Một thỏa thuận hòa bình năm 1986 do Ấn Độ trung gian đã tan vỡ năm 1988 khi binh lính gìn giữ hòa bình Ấn Độ đụng độ quân sự trực tiếp với LTTE trong khi đang nỗ lực giải giáp. Những người quốc gia Sri Lanka yêu cầu rút quân Ấn Độ, và tới năm 2000, 50.000 người đã thiệt mạng trong các trận chiến giữa Quân đội Sri Lanka và LTTE, đang nắm quyền kiểm soát nhiều vùng phía đông bắc. Một cuộc ngừng bắn tạm thời đã tái lập hòa bình cho hòn đảo khi chính phủ và LTTE bắt đầu cuộc đàm phán ngoại giao với sự trung gian của Na Uy. Trận động đất Ấn Độ Dương 2004 đã gây ra những cơn sóng thần mạnh tàn phá bờ biển phía nam và phía đông nước này, giết chết và buộc gần 40.000 người dân phải chuyển chỗ ở.
Địa lý và khí hậu
Hòn đảo Sri Lanka nằm ở Ấn Độ Dương, phía tây nam Vịnh Bengal và phía đông nam Biển Ả rập.Vịnh Mannar và Eo biển Palk ngăn cách đảo này với tiểu lục địa Ấn Độ. Theo thần thoại Hindu, thần Rama đã cho đắp một cây cầu nối hải đảo với lục địa Ấn Độ, mệnh danh là "cầu của Rama" hoặc "cầu của Adam". Công trình huyền thoại này nay một dải đá vôi và bãi cát ngầm chỉ nhô lên khi thủy triều xuống. Theo những văn bản ghi chép tại những ngôi đền, con đường nổi thiên nhiên này trước kia đã tồn tại, nhưng đã bị một cơn bão mạnh (có thể là một cơn lốc xoáy) năm 1480 phá huỷ. Chiều rộng của Eo biển Palk khá nhỏ nền từ bờ biển Sri Lanka có thể quan sát thấy điểm xa nhất gần thị trấn Rameswaram của Ấn Độ. Hòn đảo với hình dạng viên ngọc trai này chủ yếu gồm các đồng bằng phẳng, núi non chỉ có ở phần trung nam. Núi Sri Pada với điểm cao nhất là Pidurutalagala (cũng được gọi là Mt Pedro), cao 2.524 mét (8.281 ft). Mahaweli ganga (sông Mahaweli) và các con sông chính khác là nguồn cung cấp nước ngọt.
Khí hậu Sri Lanka có thể coi là nhiệt đới và khá nóng. Vị trí nằm giữa vĩ độ 5 và 10 độ bắc khiến nước này có khí hậu ấm, được các cơn gió đại dương giữ ôn hòa và cung cấp khá nhiều lượng hơi ẩm. Nhiệt độ trung bình trong khoảng từ mức thấp 16 °C tại Nuwara Eliya ở vùng Cao nguyên Trung tâm (nơi có thể xuất hiện băng giá trong một số ngày mùa đông) tới mức cao 32 °C tại Trincomalee tại bờ biển phía đông bắc (nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38 °C). Nhiệt độ trung bình năm cả nước từ 28 đến 30 °C. Nhiệt độ ngày và đêm có thể chênh lệch từ 4 đến 7 độ. Vào tháng 1, tháng lạnh nhất, người dân vùng đồi núi và một số nơi khác phải mặc áo khoác và áo len. Tháng 5, tháng nóng nhất, cũng là tháng trước mùa mưa. Lượng mưa bị ảnh hưởng bởi gió mùa từ Ấn Độ Dương và Vịnh Bengal, bị địa hình vùng Cao nguyên Trung tâm ngăn cản, chúng gây mưa lớn ở những vùng núi và khu vực phía tây nam hòn đảo. Một số nơi ở phía núi chắn gió lượng mưa có thể lên tới 2500 mm mỗi tháng, nhưng phía đông và đông bắc đối diện, lượng mưa thấp hơn hẳn. Những cơn gió mạnh định kỳ và những cơn lốc xoáy bất thường che phủ bầu trời và mang mưa tới khu vực tây nam, đông bắc, và những vùng phía đông hòn đảo. Khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 3, gió mùa từ phía đông bắc thổi đến, mang theo hơi ẩm từ Vịnh Bengal. Độ ẩm ở vùng tây nam và vùng núi nói chung cao hơn và phụ thuộc vào lượng mưa theo mùa. Ví dụ, tại Colombo, độ ẩm ban ngày cao hơn 70% trong cả năm, lên tới khoảng 90% vào tháng 6, mùa gió mùa. Anuradhapura có độ ẩm ban ngày ở mức thấp 60% vào thời kỳ gió mùa tháng 3, nhưng lên tới mức cao 79% trong mùa mưa tháng 11 và tháng 12. Ở vùng cao nguyên, độ ẩm ban ngày tại Kandy thường thay đổi trong khoảng 70 và 79%.
Hệ động thực vật
Mô hình hệ sinh thái Sri Lanka phụ thuộc trực tiếp vào lượng mưa. Vùng núi và vùng phía tây nam đất nước, được gọi là "vùng ẩm," có lượng mưa trung bình hàng năm 2500 mm. Đa số phần phía đông nam, đông và bắc đất nước là "vùng khô", với lượng mưa trung bình hàng năm 1200 tới 1900 mm. Đa số lượng mưa tại các khu vực đó xảy ra từ tháng 10 tới tháng 1; trong khoảng thời gian còn lại của năm, lượng mưa rất thấp, và mọi loài động thực vật phải biết cách gìn giữ hơi ẩm quý giá. Vùng bờ biển tây bắc và đông nam khô cằn nhận lượng mưa thấp nhất — 600 tới 1200 mm hàng năm — tập trung chủ yếu trong giai đoạn gió mùa mùa đông ngắn ngủi. Thời kỳ ra hoa đa dạng của cây keo thích ứng tốt với điều kiện cằn cỗi nhờ vậy loại cây này phát triển tốt trên Bán đảo Jaffna. Trong số những loài cây của các khu rừng đất khô, một số loài như sơn tiêu, mun, thiết mộc, và dái ngựa có phát triển trên đảo. Ở vùng ẩm, hệ thực vật chủ yếu là các loài cây nhiệt đới xanh tốt quanh năm, những loại cây cao, cây lá rộng và các loại cây leo phong phú. Những khu rừng cận nhiệt đới xanh tốt tương tự với những khu rừng ôn đới tại các vùng cao hơn. Trước kia rừng cây từng bao phủ hầu như toàn bộ hòn đảo, nhưng tới cuối thế kỷ XX, những vùng đất được xếp hạng là rừng và khu bảo vệ rừng chỉ chiếm một phần năm diện tích. Vườn Quốc gia Ruhunu ở phía đông nam là nơi sinh sống của những bầy voi, hươu nai và công, Vườn Quốc gia Wilpattu là nơi bảo tồn và sinh sống của nhiều loài chim nước như cò, bồ nông, cò quăm và cò thìa. Trong Chương trình Mahaweli Ganga thời những năm 1970 1980 ở phía bắc Sri Lanka, chính phủ đã lập bốn vùng với tổng diện tích lên tới 1.900 km² để thành lập các Vườn Quốc gia. Hòn đảo này có ba khu dự trữ sinh quyền, Hurulu, Sinharaja, và Kanneliya-Dediyagala-Nakiyadeniya.
Chính phủ và chính trị
Hiến pháp Sri Lanka quy định một chính thể cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa tại Sri Lanka, và nó cũng là một nhà nước nhất thể. Chính phủ là sự pha trộn giữa hệ thống tổng thống và hệ thống nghị viện. Tổng thống Sri Lanka là nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, cũng như là lãnh đạo chính phủ. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm. Khi thi hành các trách nhiệm, Tổng thống chịu trách nhiệm trước Nghị viện Sri Lanka, theo chế độ nhất viện với 225 thành viên lập pháp. Tổng thống chỉ định và lãnh đạo một nội các gồm các bộ trưởng trong số thành viên nghị viện. Người phó của Tổng thống là Thủ tướng, thủ tướng là người lãnh đạo đảng đa số trong nghị viện và chịu một số trách nhiệm hành pháp, chủ yếu với công việc trong nước. Sri Lanka được chia thành 9 tỉnh và được chia nhỏ tiếp thành 25 quận. Mỗi tỉnh được quản lý hành chính trực tiếp bởi một ủy ban tỉnh do nhân dân trực tiếp bầu ra. Các tỉnh gồm (tên tỉnh lị nằm trong dấu ngoặc đơn):
<li> Trung Bộ (Kandy)
<li> Bắc Trung Bộ (Anuradhapura)
<li> Bắc Bộ (Jaffna)
<li> Đông Bộ (Trincomalee)
<li> Tây Bắc Bộ (Kurunegala)
<li> Nam Bộ (Galle)
<li> Uva (Badulla)
<li> Sabaragamuwa (Ratnapura)
<li> Tây Bộ (Colombo)
Các thành viên nghị viện được bầu theo phổ thông đầu phiếu dựa trên một hệ thống đại diện tỷ lệ đã được sửa đổi với nhiệm kỳ sáu năm. Sửa đổi quan trọng nhất là đảng nhận được số phiếu bầu hợp lệ lớn nhất ở mỗi khu vực bầu cử sẽ giành được "ghế thưởng" duy nhất. Tổng thống có thể triệu tập, tạm ngưng hay chấm dứt một kỳ họp lập pháp và giải tán Nghị viện vào bất cứ thời điểm nào sau khi đã cầm quyền đủ một năm. Nghị viện giữ quyền làm luật. Ngày 1 tháng 7 năm 1960 người dân Sri Lanka đã bầu vị lãnh đạo chính phủ nữ đầu tiên từ trước tới nay là Thủ tướng Srimavo Bandaranaike. Con gái bà, Chandrika Kumaratunga, đã giữ chức vụ thủ tướng trong nhiều nhiệm kỳ và giữ chức tổng thống từ năm 1999 tới 2005. Tổng thống hiện nay là Mahinda Rajapaksa, nhậm chức ngày 21 tháng 11 năm 2005. Ratnasiri Wickremanayake lên nhậm chức thủ tướng hiện nay ngày 21 tháng 11 năm 2005.
Chính trị tại Sri Lanka được kiểm soát bởi các liên minh đối nghịch do Đảng Tự do Sri Lanka cánh tả, với Chủ tịch Rajapakse, và Đảng Thống Nhất Quốc gia thân cánh hữu, do cựu thủ tướng Ranil Wickremesinghe cầm đầu. Một số đảng Phật giáo, xã hội chủ nghĩa, và quốc gia Tamil nhỏ hơn có tồn tại, các đảng này phản đối chủ nghĩa ly khai của LTTE nhưng yêu cầu quyền tự trị cho vùng này và tăng cường nhân quyền. Từ năm 1948, Sri Lanka đã trở thành một thành viên của Khối thịnh vượng chung và Liên hiệp quốc. Nước này cũng là một thành viên của Phong trào không liên kết, Kế hoạch Colombo, và Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, Sri Lanka theo đuổi chính sách đối ngoại không liên kết nhưng vẫn thân cận hơn với Hoa Kỳ và Tây Âu. Quân đội Sri Lanka gồm Lục quân Sri Lanka, Hải quân Sri Lanka và Không quân Sri Lanka. Các bộ phận quân sự này do Bộ quốc phòng quản lý. Từ thập kỷ 1980, quân đội cùng chính phủ đã chiến đấu chống lại những người vũ trang Mác xít JVP và hiện là lực lượng LTTE. Sri Lanka nhận được những khoản viện trợ quân sự lớn từ Ấn Độ, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu.
Kinh tế
Trong thế kỷ XIX và XX, Sri Lanka đã trở thành một nền kinh tế trồng trọt, nổi tiếng về sản xuất và xuất khẩu quế, cao su và chè Ceylon, hiện đây vẫn là một thương hiệu xuất khẩu quốc gia. Sự phát triển các cảng biển hiện đại thời cai trị Anh khiến hòn đảo này có tầm quan trọng chiến lược, trở thành một trung tâm thương mại. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hòn đảo là nơi đóng quân của một số lực lượng quân sự quan trọng của Đồng Minh. Tuy nhiên, nền kinh tế trồng trọt đã làm trầm trọng thêm sự nghèo khổ và sự bất bình đẳng kinh tế. Từ năm 1948 tới năm 1977 chủ nghĩa xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chính sách kinh tế của chính phủ. Các loại cây trồng thời thuộc địa bị phá bỏ, các ngành công nghiệp bị quốc hữu hóa và tình trạng quốc gia chiến tranh được đưa ra. Trong khi tiêu chuẩn sống và tỷ lệ biết chữ được cải thiện vượt bậc, nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng bởi sự kém hiệu quả, tăng trưởng chậm và thiếu đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1977 chính phủ UNP bắt đầu tiến hành tư nhân hóa, giảm kiểm soát và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân. Trong khi sản lượng và xuất khẩu chè, cao su, cà phê, đường và các sản phẩm nông nghiệp khác vẫn chiếm vai trò quan trọng, quốc gia này đang có những bước chuyển vững chắc sang một nền kinh tế công nghiệp hóa với sự phát triển các ngành chế biến lương thực, dệt may, viễn thông và tài chính. Tới năm 1996, nông nghiệp chỉ còn chiếm 20% xuất khẩu (so với 93% năm 1970), trong khi dệt may đã chiếm tới 63%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng trung bình 5.5% hàng năm những năm đầu thập kỷ 1990, tới khi tình trạng hạn hán và an ninh kém khiến nó tụt xuống còn 3.8% năm 1996. Kinh tế đã tìm lại nhịp độ tăng trưởng trong thời kỳ 1997-2000, với mức trung bình hàng năm 5.3%. Năm 2001 là lần giảm phát kinh tế đầu tiên trong lịch sử đất nước, là hậu quả của việc thiếu năng lượng, các vấn đề ngân sách, giảm phát toàn cầu, và sự tiếp diễn của cuộc nội chiến. Những dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện sau cuộc ngừng bắn năm 2002. Thị trường Chứng khoán Colombo đã thông báo mức tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2003 và hiện nay Sri Lanka có mức thu nhập trên đầu người cao nhất khu vực Nam Á.
Tháng 4, 2004, đã có sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế sau khi chính phủ do Ranil Wickremesinghe của Đảng Thống nhất Quốc gia lãnh đạo bị liên minh gồm Đảng Tự do Sri Lanka và phong trào quốc gia cánh tả Janatha Vimukthi Peramuna được gọi là Liên minh Tự do Thống nhất Nhân dân đánh bại. Chính phủ mới đã dừng việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và cải cách các lĩnh vực công cộng như năng lượng và dầu mỏ, và tiến hành một chương trình trợ cấp tên gọi Chương trình kinh tế Rata Perata. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại vùng thành thị cũng như nông thôn và bảo vệ nền kinh tế trong nước khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài như giá dầu, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Nhưng chính sách trợ cấp này kéo theo việc phải nhập khẩu các vật tư như nhiên liệu, phân bón và bột mì khiến lĩnh vực tài chính nhanh chóng lụn bại. Riêng năm 2004 Sri Lanka đã chi gần 180 triệu US$ để trợ cấp nhiên liệu, bởi việc giữ ổn định giá nhiên liệu là một lời hứa khi bầu cử. Nhằm làm giảm con số thâm hụt ngân sách đang tăng lên cho những chương trình trợ cấp và tuyển dụng công cộng, chính phủ cuối cùng đã phải cho in 65 tỷ Rs (US$ 650 triệu) hay khoảng 3% GDP. Chính sách tài chính, cộng với việc phá giá tiền tệ cuối cùng làm mức lạm phát tăng tới 18% vào tháng 1 năm 2005, theo con số của Chỉ số Giá Tiêu dùng Sri Lanka.
Tính đến năm 2016, GDP của Sri Lanka đạt 82.239 USD, đứng thứ 67 thế giới, đứng thứ 23 châu Á và đứng thứ 4 Nam Á.
Đại dịch COVID-19
Thông qua việc vay tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm cảng biển và sân bay dân dụng, Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Quốc đảo 22 triệu dân này đang trên đà lạm phát tăng cao, nguy cơ phá sản hiện hữu hơn bao giờ hết. Chính phủ đã cấm nhập khẩu hàng loạt sản phẩm, trong đó có ô tô, để tập trung mua thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, bắt đầu từ tháng 3/2020. Lệnh này đã kéo dài 2 năm cộng thêm đại dịch COVID-19 đã khiến ô tô mới sản xuất không được phép xuất xưởng, buộc người dân phải mua xe còn tồn đọng ở các đại lý và xe cũ với mức giá cao nhất thế giới.
Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã cảnh báo Sri Lanka có thể sớm vỡ nợ, mặc dù chính phủ cho biết sẽ sớm đáp ứng được các cam kết. Họ đang cố gắng đàm phán lại các khoản nợ với Trung Quốc. Lạm phát cao cho thấy Chính phủ Sri Lanka đã in tiền quá mức, đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng trung ương thiếu tiền, đẩy đất nước này vào tình cảnh vô cùng tồi tệ: quá nhiều tiền (kém giá trị) nhưng lại quá ít hàng hóa.
Sri Lanka lâm vào cảnh vỡ nợ tháng 4/2022
Sri Lanka vay nợ mạnh tay, trong khi kinh tế gần đây gánh hàng loạt cú sốc, khiến họ không còn đủ dự trữ ngoại hối để trả nợ.
Quốc đảo 22 triệu dân Sri Lanka 12/4/2022 tuyên bố vỡ nợ với 51 tỷ USD nợ nước ngoài, trong bối cảnh nước này đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948. Tháng trước, lạm phát tại đây chạm 18,3% - gấp đôi tốc độ tại Mỹ. Giá mọi sản phẩm thiết yếu đều tăng vọt.
Việc này đã khiến người dân bất mãn, đổ ra đường biểu tình nhiều tuần nay. Hàng loạt quan chức chính phủ Sri Lanka cũng liên tục từ chức.
Giới phân tích cho rằng cuộc khủng hoảng tại Sri Lanka đã hình thành nhiều năm qua, chủ yếu do quản lý kinh tế yếu kém và một phần nhỏ do kém may mắn. Suốt thập kỷ qua, chính phủ Sri Lanka đã vay rất nhiều từ chủ nợ nước ngoài để cung cấp dịch vụ công trong nước, như cơ sở hạ tầng, Murtaza Jafferjee – Chủ tịch Viện nghiên cứu Advocata (Sri Lanka) nhận định.
Các số liệu chính thức cho thấy Trung Quốc chiếm khoảng 10% trong 35 tỷ USD nợ nước ngoài của Sri Lanka, tính đến tháng 4/2021. Con số này có thể còn cao hơn nhiều nếu tính cả nợ của công ty quốc doanh và ngân hàng trung ương, Guardian cho biết.
Làn sóng vay nợ này lại diễn ra cùng lúc với việc nền kinh tế Sri Lanka gánh chịu hàng loạt cú sốc, từ thảm họa thiên nhiên, Covid-19, xung đột Nga - Ukraine đến lệnh cấm phân bón hóa học của chính phủ năm 2021. Giới chức khẳng định lệnh cấm phân bón hóa học sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp truyền thống.
Tuy nhiên, 6 tháng sau, Sri Lanka từ một nước tự cung tự cấp gạo biến thành nước nhập khẩu hơn 600 triệu USD gạo nước ngoài. Việc này cũng khiến sản lượng nhiều mặt hàng khác lao dốc, châm ngòi cho lạm phát và giáng đòn vào xuất khẩu chè, cao su của Sri Lanka.
7 tháng sau khi ban hành quyết định trên, chính phủ nước này thu hồi lệnh cấm. Tuy nhiên, ABC nhận định kinh tế Sri Lanka đã chịu thiệt hại đáng kể. Chỉ riêng tác động với ngành chè – sản phẩm xuất khẩu chính của Sri Lanka – đã tương đương thiệt hại kinh tế hơn 400 triệu USD.
Covid-19 cũng khiến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch như Sri Lanka thất thu. Khi ngân sách thâm hụt nặng nề, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa lại giảm thuế để kích thích kinh tế. Tuy nhiên, việc này khiến nguồn thu của chính phủ càng co hẹp. Nhiều hãng đáng giá tín nhiệm đã hạ xếp hạng của Sri Lanka xuống gần mức vỡ nợ, khiến nước này không thể tiếp cận thị trường nước ngoài.
Từ đó, Sri Lanka phải dựa vào dự trữ ngoại hối để trả nợ công. Khối dự trữ của họ co lại nhanh chóng, từ 6,9 tỷ USD năm 2018 xuống 2,2 tỷ USD năm nay. Trong khi đó, năm nay, Sri Lanka còn phải trả 4 tỷ USD nợ. Trong đó có 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế đáo hạn tháng 7.
Việc này đã ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu xăng dầu và các nhu yếu phẩm khác, khiến giá cả tăng vọt. Tháng trước, chính phủ Sri Lanka lại thả nổi đồng rupee nước này. Điều này đồng nghĩa giá rupee sẽ được quyết định dựa trên cung cầu ngoại hối. Mục tiêu của họ là hạ giá nội tệ để đủ tiêu chuẩn vay Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời khuyến khích kiều hối.
Tuy nhiên, rupee lao dốc so với USD chỉ càng khiến người dân Sri Lanka chật vật. Cuộc sống của họ biến thành chuỗi ngày xếp hàng không hồi kết để chờ mua nhu yếu phẩm. Rất nhiều mặt hàng đã bị hạn chế số lượng.
Vài tuần gần đây, nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa vì không thể chạy tủ lạnh, điều hòa hay quạt điện. Quân đội được cử đến các trạm xăng để trấn an khách hàng – những người phải chờ hàng giờ trong cái nóng để đổ nhiên liệu.
Trên CNN, một phụ nữ tại Colombo cho biết chờ mua gas để nấu cơm cho cả nhà. Nhiều người khác than thở giá bánh mỳ đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, các tài xế taxi cho biết việc hạn chế xăng bán ra khiến họ khó kiếm sống.
Một số rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, khi vừa phải làm việc nuôi gia đình, nhưng cũng phải xếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm. Kể cả những người thuộc tầng lớp trung lưu, có tiền tiết kiệm cũng nổi giận vì lo hết thuốc hay gas. Thủ đô Colombo thì thường xuyên bị cắt điện, có nơi tới 10 giờ mỗi ngày.
Sri Lanka vẫn đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ IMF và các nước lớn khác. Trong một bài phát biểu tháng trước, Tổng thống Rajapaksa cho biết ông đã cân nhắc lợi hại khi làm việc với IMF và đã quyết định theo đuổi gói cứu trợ của tổ chức này. Đây là điều chính phủ của ông trước đó lưỡng lự. Bộ Tài chính Sri Lanka hôm nay giải thích tuyên bố vỡ nợ là để đảm bảo "đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các chủ nợ" trước khi IMF hỗ trợ cho nước này.
Sri Lanka cũng tìm sự trợ giúp từ Trung Quốc và Ấn Độ. New Delhi đã đồng ý cấp gói tín dụng 1 tỷ USD tháng trước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo sự hỗ trợ này sẽ chỉ khiến cuộc khủng hoảng càng kéo dài chứ không thể được giải quyết.
Giao thông, vận tải
Đa số các thành phố Sri Lanka đều được kết nối với mạng đường sắt, do công ty nhà nước Sri Lanka Railways, điều hành. Tuyến đường sắt đầu tiên được khánh thành ngày 26 tháng 4 năm 1867, nối Colombo với Kandy. Tổng chiều dài các con đường tại Sri Lanka vượt quá 11.000 kilômét, đa số đã được trải nhựa. Chính phủ đã đưa ra nhiều chương trình đường cao tốc nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và hệ thống vận tải quốc gia, gồm tuyến Đường cao tốc Colombo-Katunayake, Đường cao tốc Colombo-Kandy (Kadugannawa), Đường cao tốc Colombo-Padeniya và Xa lộ Vành đai ngoài nhằm giảm nhẹ áp lực giao thông cho Colombo. Cũng có những kế hoạch xây dựng một cây cầu lớn nối Jaffna với thành phố Chennai của Ấn Độ.
Ceylon Transport Board là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm điều hành các dịch vụ xe buýt trên toàn hòn đảo. Sri Lanka cũng có 430 kilômét đường thủy nội địa. Nước này có các cảng nước sâu tại Colombo, Trincomalee và Galle. Cũng có một cảng nông, và nhỏ hơn tại Kankesanturai, phía bắc Jaffna. Có 12 sân bay có đường băng trải nhựa và 2 sân bay đường băng đất tại Sri Lanka. SriLankan Airlines là hãng vận chuyển hàng không chính thức quốc gia, một phần công ty này hiện do Emirates sở hữu và điều hành. Hãng đã được Skytrax bầu là hãng hàng không tốt nhất khu vực Nam Á. SriLankan Air Taxi là công ty nhỏ hơn, chuyên chở hàng không nội địa, trong khi Expo Aviation và Lankair là những công ty hàng không tư nhân. Sân bay Quốc tế Bandaranaike là cảng hàng không quốc tế duy nhất của đất nước, nằm tại Katunayaka, cách Colombo 22 km về phía bắc.
Dân cư
Sri Lanka là nước đông dân thứ 53 trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm 0,79%. Sri Lanka có mức sinh 15,63 trẻ trên 1.000 người và mức tử 6,49 trên 1,000 dân. Mật độ dân số cao nhất ở khu vực phía tây Sri Lanka, đặc biệt tại và xung quanh Colombo. Một lượng nhỏ dân số là người Wanniyala-Aetto, cũng được gọi là Veddahs. Họ được cho là nhóm người bản xứ xa xưa nhất của hòn đảo. Người Sinhala là nhóm sắc tộc đông nhất nước, chiếm khoảng 74% tổng dân số. Người Tamil Sri Lanka chiếm 18% dân số và chủ yếu tập trung ở vùng phía đông bắc đất nước. Những người Tamil trước kia được thực dân Anh đưa tới đây từ Ấn Độ với tư cách những lao động giao kèo để làm việc trên những cánh đồng, được gọi là người Tamil "Gốc Ấn Độ". Họ khác biệt với người Tamil bản xứ đã từng sống ở Sri Lanka từ thời cổ đại. Một lượng không nhỏ dân số là người Moor, họ có nguồn gốc từ những nhà buôn và người nhập cư Ả rập. Họ chủ yếu sống tại các tỉnh phía đông. Ngoài ra còn có các nhóm sắc tộc nhỏ khác như Burghers (lai con cháu người châu Âu) và người Malay.
Tiếng Sinhala và Tiếng Tamil là hai ngôn ngữ chính thức của Sri Lanka. Tiếng Anh được khoảng 10% dân số sử dụng, và phần lớn được dùng cho giáo dục, khoa học và thương mại. Các thành viên của cộng đồng Burgher sử dụng các biến thể tiếng Creole Bồ Đào Nha và tiếng Hà Lan ở các mức độ khác nhau. Sri Lanka là quốc gia đa dạng tôn giáo. Gần 68% người dân Sri Lanka là tín đồ Phật giáo. Phật giáo Nam Tông là trường phái Phật giáo ưu thế, và Ramanna Nikaya, Amarapura Nikaya cùng Sim Nikaya là những trường phái Phật giáo được tôn sùng nhất. Phật giáo là quốc giáo tại Sri Lanka nhưng đã bị ảnh hưởng sâu rộng từ các niềm tin và truyền thống bản địa, cũng như ảnh hưởng từ các trường phái Phật giáo khác ở Đông Nam Á. Sri Dalada Maligawa hay "Đền Răng" nổi tiếng từ thời cổ đại là ngôi đền Phật giáo chính của Sri Lanka, và theo truyền thống là nơi cất giữ răng của Phật Thích Ca. Mỗi năm có hàng triệu tín đồ Phật giáo tới đây. Nhiều địa điểm tôn giáo nổi tiếng khác ở Sri Lanka cũng lôi cuốn nhiều khách thăm hàng ngày. Ấn giáo với 18% dân số là tín đồ, chủ yếu trong cộng đồng người Tamil. Tín đồ Thiên chúa giáo chiếm từ 7-8% dân số, đặc biệt bên trong cộng đồng Burgher Bồ Đào Nha và Hà Lan. Trong khi đa số tìn đồ Thiên chúa giáo Sri Lanka theo Cơ đốc, cũng có một số lượng đáng kể tín đồ theo Nhà thờ Cải cách Hà Lan và Anh giáo.
Các số liệu thống kê hiện nay về tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc:
Tôn giáo: 69,1% dân số theo Phật giáo, 7,1% theo Ấn giáo, 7,6% theo Hồi giáo, 6,2% theo Thiên Chúa giáo, 10% không xác định.
Ngôn ngữ: Tiếng Sinhala là ngôn ngữ chính thức và là ngôn ngữ quốc gia (74%), một bộ phận nói tiếng Tamil (18%), tiếng Hindi và các ngôn ngữ khác chiếm 8%. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi (chiếm 10% dân số).
Dân tộc: 74,8% là người Sinhala, 11,2% là người Tamil, 9,2% là người Moor Sri Lanka; 0,5% là dân tộc khác và phần còn lại không được xác định.
Văn hóa
Văn hóa Sri Lanka bị ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo, một tôn giáo quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chính trị, văn hóa, xã hội Sri Lanka trong suốt hàng nghìn năm qua. Hòn đảo này còn là nơi xuất phát của hai nền văn hóa truyền thống: văn hóa Sinhala (tập trung tại các thành phố cổ Kandy và Anuradhapura) và Tamil (tập trung tại thành phố Jaffna, thư viện công cộng đã bị phá hủy năm 1983 tại đây là trung tâm lưu trữ văn khố Tamil của thế giới). Gần đây hơn xuất hiện thêm nền văn hóa thực dân Anh và sau này là Sri Lanka, đặc biệt tại các khu vực thành thị, và bị ảnh hưởng rất nhiều từ phương tây. Ví dụ, ngay thời gian gần đây, đa số người Sri Lanka sống tại các ngôi làng thường ăn món ăn truyền thống, chế tạo các đồ truyền thống và thể hiện mình thông qua nghệ thuật truyền thống. Nhưng kinh tế tăng trưởng cộng với sự canh tranh ngày càng lớn từ phía các nước phát triển khiến người Sri Lanka phải chuyển đổi cách thức sản xuất, tây phương hóa, đánh mất bản sắc và bị đồng hóa.
Người Sri Lanka đã du nhập ảnh hưởng phương tây vào chế độ ăn hàng ngày như gạo và càri, pittu (hỗn hợp gạo rang trộn với nước dừa tươi, sau đó được nấu trong ống tre). Kiribath (gạo nấu với nước dừa đặc thành món tráng miệng không ngọt cùng với đồ gia vị rất cay được gọi là ";lunumiris"), wattalapam (đồ tráng miệng nguồn gốc Malay làm từ nước dừa, đường thốt nốt, hạt đào lộn hột, trừng, và nhiều hương vị gồm quế, đinh hương và nhục đậu khấu), kottu, và hublông ("appa"), bột nhão nấu nhanh trong một chiếc chảo nóng, thêm trứng, sữa hay hương vị. Thực phẩm Sri Lanka cũng có ảnh hưởng từ Hà Lan và Bồ Đào Nha, cộng đồng Burgher trên đảo gìn giữ nét văn hóa này thông qua các món ăn ưa thích truyền thống như Lamprais (gạo nấu cuốn trong lá chuối rồi nướng), Breudher (bánh Giáng sinh Hà Lan) và Bolo Fiado (Bánh kiểu Bồ Đào Nha).
Là một trong những nhà sản xuất chè lớn nhất thế giới (Gia đình Hoàng gia Vương quốc Anh luôn dùng chè Ceylon), người Sri Lanka uống nhiều chè.
Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hóa Sri Lanka. Cộng đồng Phật tử đa số luôn tổ chức Ngày Poya, mỗi lần một tháng theo Âm lịch. Tín đồ Hindus và Hồi giáo cũng tổ chức những ngày lễ của riêng mình. Có nhiều đền thờ Phật giáo tại Sri Lanka và nhiều thánh đường Hồi giáo, đền Ấn giáo cũng như nhà thờ Cơ Đốc giáo trên khắp hòn đảo. Phía Bắc và phía Đông hòn đảo có nhiều đền thờ Hồi giáo và đền Ấn giáo do một bộ phận lớn người Tamil và Hồi giáo sống tại những vùng này. Nhà thờ có nhiều dọc bờ biển phía nam bởi đây là nơi tập trung các tín đồ Cơ Đốc giáo, đặc biệt là Công giáo Rôma. Phía bên trong hòn đảo với đa số tín đồ Phật giáo, nhưng thực tế ở bất cứ nơi nào tại nước này đều có các tín đồ Phật giáo.
Truyền thông
Radio Ceylon là trạm phát sóng radio đầu tiên hoạt động tại châu Á, được Edward Harper thành lập năm 1923, chỉ ba năm sau khi đài phát thanh bắt đầu xuất hiện tại châu Âu. Đây vẫn là một trong những chương trình được nhiều người theo dõi nhất tại châu Á, sóng của nó tới được các nước châu Á lân cận. Đài do Tổ hợp truyền thanh Sri Lanka quản lý và phát sóng các chương trình bằng tiếng Sinhala, Tamil, tiếng Anh và Hindi. Từ thập niên 1980, một lượng lớn các đài phát thanh tư nhân như Raja FM, Shree FM và Sooriyan FM đã xuất hiện và thu được những thành công thương mại. Mạng lưới vô tuyến phổ thông nhất gồm ETV, ARTv, Sirasa TV và Shakthi TV. Các mạng lưới truyền hình quốc tế từ Ấn Độ, Đông Nam Á, châu Âu và châu Mỹ cũng được dân chúng theo dõi thường xuyên, truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh ngày càng được tầng lớp trung lưu Sri Lanka để ý theo dõi. Những ấn bản đông khách gồm những tờ báo tiếng Anh Daily Mirror và The Sunday Observer và The Sunday Times. Dinakaran vvà Uthayan là những tờ báo tiếng Tamil có nhiều độc giả, và Lankadeepa và Lakbima là báo tiếng Sinhala. Đa số các tờ báo đều do công ty nhà nước Lakehouse Press sở hữu và điều hành. Cộng đồng người Do Thái Sri Lanka cũng có một tờ tạp chí riêng của họ, *- Serendipity magazine
Giáo dục
Sri Lanka có tỷ lệ biết chữ cao nhất Nam Á và đa số các nước đang phát triển khác, với hơn 96% biết đọc và viết. Một hệ thống giáo dục miễn phí đã được tiến sĩ C. W. W. Kannangara, bộ trưởng giáo dục Sri Lanka đưa ra. Tiến sĩ Kannangara cho thành lập Maha Vidyalayas (Great Central Schools) ở nhiều vùng khác nhau của đất nước đưa giáo dục tới những người dân nông thôn Sri Lanka. Năm 1942 một ủy ban đặc biệt về giáo dục đã đề xuất những cải cách rộng lớn nhằm thành lập một hệ thống giáo dục chất lượng và hiệu quả cho người dân. Những thập kỷ gần đây, một lượng lớn trường học tư nhân và nhà nước đã được mở trên khắp đất nước. Tú tài Quốc tế và Chứng nhận Giáo dục Phổ thông Cấp hai Edexcel là các chương trình giáo dục thông dụng.
Có rất nhiều trường học và viện do Phật giáo và Thiên chúa giáo tổ chức. Tại đây học sinh được giảng dạy về tôn giáo và giáo dục hiện đại. Số lượng các madrassah cũng đang ngày càng tăng trong nước. Sri Lanka cũng có một số lượng lớn các trường đại học công và tư. Đa số chúng hoạt động theo mô hình các trường đại học và cao đẳng Anh. Royal College, Colombo là trường lâu đời nhất Sri Lanka, được thành lập năm 1835. Các trường nổi tiếng nhất tại Sri Lanka gồm Đại học Colombo, Đại học Kelaniya, Đại học Sri Jayewardenepura, Đại học Moratuwa, Đại học Peradeniya, Đại học Jaffna, Đại học Ruhuna, và Đại học Đông Sri Lanka.
Thể thao
Đại sứ quốc gia môn criket là Muttiah Muralitharan. Môn thể thao quốc gia tại Sri Lanka là bóng chuyền, trong khi các môn thể thao nước, điền kinh, bóng đá,tennis và rugby cũng được nhiều người ưa thích. Có khá nhiều các câu lạc bộ thể thao công cộng và tư nhân tại Colombo. Các trường học và đại học Sri Lanka thường tổ chức các đội thể thao riêng, thi đấu cấp tỉnh và quốc gia. Các môn thể thao nước như bơi thuyền, lướt sóng, bơi và lặn có bình khí nén trên bờ biển, thu hút rất nhiều người dân Sri Lanka cũng như các du khách. Sri Lanka có nhiều sân vận động, gồm Sinhalese Sports Club Ground, R. Premadasa Stadium vvà Rangiri Dumbulla Stadium tại Colombo cũng như Galle International Stadium tại Galle.
Dù các trận cricket hay bóng đá thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những trận mưa lớn hay những lo ngại về an ninh từ phía lực lượng LTTE, Sri Lanka đã đăng cai Asia Cup và nhiều giải khác. Nước này cũng đồng tổ chức 1996 Cricket World Cup với Ấn Độ và Pakistan, và sẽ đồng tổ chức 2011 Cricket World Cup. Đội cricket quốc gia Sri Lanka đã đạt được những thành công lớn trong thập kỷ 1990, từ vị thế lép vế tới đạt chức vô địch 1996 World Cup và Asia Cup năm 1996 và 2004. Sri Lanka đã sản sinh ra nhiều huyền thoại thể thao như Roy Dias, Arjuna Ranatunga, Aravinda de Silva, Sanath Jayasuriya, Roshan Mahanama, Marvan Attapatu, Muttiah Muralitharan, and Chaminda Vaas. Mahela Jayawardene giữ kỷ lục ghi số điểm cao nhất của một người Sri Lanka trong một test cricket. Muttiah Muralitharan, bậc thầy nổi tiếng về off spin bowling đã có được hơn 600 wickets trong test cricket, biến ông thành bowler thành công nhất trong lịch sử môn cricket. Đội criket hiện tại do Mahela Jayawardene dẫn dắt, có một số cầu thủ trẻ triển vọng như Kumar Sangakkara, Upul Tharanga và Lasith Malinga trong khi vẫn có sự phục vụ của những cầu thủ kỳ cựu như Sanath Jayasuriya, Chaminda Vaas và Muttiah Muralitharan. |
Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublikasy; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan), tên chính thức là Cộng hòa Kazakhstan là một quốc gia có chủ quyền trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.724.902 km², rộng lớn hơn cả Tây Âu. Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng thứ 9 thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu.
Kazakhstan giáp Nga về phía bắc, Trung Quốc về phía đông nam, hai nước Trung Á là Uzbekistan và Kyrgyzstan về phía nam, Turkmenistan về phía tây nam. Kazakhstan cũng có đường bờ biển với 2 biển là biển Aral và biển Caspia.
Kazakhstan là quốc gia rộng thứ 9 trên thế giới nhưng về dân số chỉ xếp thứ 62 cho nên Kazakhstan là một trong những quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất trên thế giới: trung bình 7 người/km². Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người, giảm xuống từ 16.464.000 người vào năm 1989 do sự di cư của cộng đồng người Nga và người Đức Volga. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc.
Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các bộ tộc du mục. Tới thế kỷ XVI, người Kazakh xuất hiện như một nhóm riêng biệt, được phân chia thành ba hãn quốc. Người Nga bắt đầu tiến vào thảo nguyên Kazakh ở thế kỷ XVIII và tới giữa thế kỷ XIX toàn bộ Kazakhstan là một phần của Đế chế Nga. Sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc nội chiến sau đó, lãnh thổ Kazakhstan được tổ chức lại nhiều lần trở thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh năm 1936, một phần của Liên bang Xô viết. Trong thế kỷ XX, Kazakhstan là nơi diễn ra nhiều dự án lớn của Liên Xô, gồm cả chiến dịch Đất chưa Khai phá của Khrushchev, Sân bay vũ trụ Baikonur, và Semipalatinsk "Polygon", địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính của Liên Xô.
Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991, nước cộng hoà cuối cùng của Liên xô thực hiện điều này. Lãnh đạo thời cộng sản của họ, Nursultan Nazarbayev, trở thành tổng thống mới. Từ khi độc lập, Kazakhstan đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng và nỗ lực phát triển nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hydrocarbon. Tuy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, Tổng thống Nazarbayev vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với nền chính trị trong nước. Tuy vậy, danh tiếng quốc gia của Kazakhstan vẫn đang được tạo lập. Hiện Kazakhstan được coi là quốc gia có ưu thế nhất tại vùng Trung Á. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, gồm cả Liên hiệp quốc, Đối tác vì hoà bình của NATO, Cộng đồng các quốc gia độc lập, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Năm 2010, Kazakhstan làm chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Kazakhstan đa dạng về sắc tộc và văn hoá, một phần bởi những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều nhóm sắc tộc tới nước này trong thời kỳ cầm quyền của Stalin. Người Kazakh là nhóm lớn nhất. Kazakhstan cho phép tự do tôn giáo, và nhiều đức tin khác nhau có hiện diện tại nước này. Hồi giáo là tôn giáo chính. Tiếng Kazakh là ngôn ngữ quốc gia, trong khi tiếng Nga cũng được chính thức sử dụng như một ngôn ngữ "tương đương" (với tiếng Kazakh) trong các định chế của Kazakhstan.
Lịch sử
Thời kỳ cổ-trung đại
Kazakhstan bắt đầu có dân cư từ thời kỳ đồ đá, điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp đã tạo điều kiện cho những người dân du mục đến đây sinh sống. Vào thập niên 1000 TCN, có một tộc du mục chăn cừu là người Scythia đến định cư tại xứ Kazakhstan. Từ "người Scythia" chỉ một dân tộc sinh sống trong một vùng đất rộng lớn, trong số đó có những phần đất của xứ Ukraina ngày nay ở phía bắc Hắc Hải, phía đông đến dãy Altai. Một nhà sử học dùng gọi người Scythia ở phía đông là người Saka, và trong số đó có cả người Scythia xứ Kazakhstan. Tuy nhiên, theo những nguồn khác thì các từ "người Saka" và "người Scythia" có thể được thay cho nhau, tức Scythia là theo tiếng Hy Lạp còn Saka là theo tiếng Ba Tư. Người Saka dùng ngựa vừa để làm phương tiện đi lại mà vừa để làm thức ăn.
Những tộc người khác cũng nói tiếng Đông Iran như người Scythia, và cũng giống y chang như người Scythia là người Sarmatian và người Massagetae, dù nhiều nhà sử học xem đây là những dân tộc khác. Người Massagetae trở nên nổi tiếng tại xứ Kazakhstan và một số nơi khác ở vùng Trung Á vì những chiến công của Nữ vương Tomyris. Theo sử cũ, sau khi vua Cyrus Đại Đế xua đại quân tinh nhuệ Ba Tư đánh tan tác người Massagetae và giết chết con trai của Nữ vương Tomyris là Spargapises, bà đã trả thù qua việc xua quân đập tan quân Ba Tư (530 TCN), và chặt đầu vua Cyrus Đại Đế. Không những thế bà còn bỏ cái đầu ông vào một chiếc túi da chứa đầy máu người, để ông được tha hồ uống máu - một việc mà ông luôn thèm khát. Chiến thắng của Nữ vương Tomyris trước quân Ba Tư trở thành một khoảnh khắc huy hoàng trong lịch sử xứ Kazakhstan. Do đó, nhiều nhà hàng ở xứ Kazakhstan có tên là "Tomyris".
Vị vua kế tục nổi tiếng nhất của Cyrus Đại Đế là Darius I cầm binh đi đánh người Scythia ở phía đông Kazakhstan vào năm 519 TCN. Một vị vua tàn bạo của xứ Macedonia - Hy Lạp là Alexandros Đại Đế lên nối ngôi vào năm 336 TCN, diệt được Đế quốc Ba Tư, và mở rộng Vương quốc Macedonia đến tận Kazakhstan và Pakistan ở phía đông. Vào năm 329 TCN, ông kéo quân đến sông Jaxartes ở biên giới phía bắc của Ba Tư (nay là sông Syr Darya tại các xứ Kazakhstan, Uzbekistan và Tadzhikistan). Trong một trận đánh tại đây, ông đại phá tộc người hùng mạnh Scythia và đánh đuổi họ về phía bắc. Cùng với sự xâm chiếm của đế chế Mông Cổ vào đầu thế kỷ XIII, các quận đầu tiên đã được thành lập dưới đế chế Mông Cổ, thậm chí về sau trở thành các lãnh thổ độc lập của Khả hãn quốc Kazakh (hay còn gọi là Ak Horde). Những thành thị trung cổ đầu tiên là Alie-Ata và Turkestan đã được phát hiện phía bắc con đường tơ lụa nổi tiếng, nơi ngày nay chính là Kazakhstan.
Cuộc sống du mục truyền thống trên các thảo nguyên rộng lớn và bán hoang mạc đã tạo nên những cuộc tìm kiếm không ngớt các đồng cỏ có giá trị vô cùng to lớn đối vời nền kinh tế dựa trên chăn nuôi. Dân tộc Kazakh hình thành trên cơ sở nhiều bộ lạc sống trong khu vực vào khoảng thế kỷ XV. Khoảng giữa thế kỷ XVI, người Kazakh bắt đầu phát triển ngôn ngữ, văn hóa và nền kinh tế riêng của đất nước mình. Đầu thế kỷ XVII, Khả hãn quốc Kazakh phân rã thành ba cộng đồng Lớn, Vừa và Nhỏ, liên kết trên cơ sở mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên những bất hòa về chính trị, sự liên kết lỏng lẻo về kinh tế và những cuộc chiến giữa các cộng đồng với nhau đã nhanh chóng làm suy sụp Khả hãn quốc Kazakh. Những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các tiểu vương Kazakh và vua Ba Tư đã nổ ra trong nhiều thế kỉ.
Thời kỳ cận đại
Đầu thế kỷ XIX, đế chế Nga bắt đầu mở rộng tới vùng Trung Á. Đế chế Nga đã xây dựng hệ thống hành chính, quân đội và các pháo đài tại vùng Trung Á để tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng với đế chế Anh trong Ván cờ lớn (tiếng Anh: Great Game) tại vùng Trung Á. Tiếng Nga trở thành thứ tiếng chính thức tại mọi trường học và các cấp chính quyền. Người Nga nỗ lực áp đặt hệ thống chính quyền của mình lên trên sự giận dữ của người Kazakh. Những cuộc vận động dân tộc của người Kazakh đã nổ ra vào những năm 1860 kêu gọi bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc trước sự Nga hóa của người Nga. Từ thập kỉ 1890, một bộ phận người Slavơ đến Trung Á đã thành lập thuộc địa tại vùng đất ngày nay là Kazakhstan. Họ đã xây dựng tuyến đường sắt xuyên dãy Ural từ Orenburg đến Tashkent, hoàn thành vào năm 1906. Tuyến đường sắt được giám sát và nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ phía Chính quyền Nhập cư ở St. Petersburg. Cuộc chiến tranh giành đất đai và nguồn nước giữa người Kazakh và những người Slavơ mới đến đã nổ ra. Sự oán giận của người Kazakh dưới ách áp bức bóc lột của chế độ Nga hoàng đã làm bùng nổ cuộc Khởi nghĩa Trung Á năm 1916.
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh
Đế chế Nga sụp đổ vào năm 1917 đã tạo điều kiện cho Kazakhstan có một thời gian độc lập. Tuy nhiên người Kazakh vẫn quyết định gia nhập Liên Xô. Năm 1920, Kazakhstan trở thành một nước cộng hòa tự trị, và năm 1936 là một nước cộng hòa Xô viết nằm trong lãnh thổ Liên Xô.
Nền nông nghiệp tập thể hóa cuối những năm 1920-1930 đã gây ra nạn đói trầm trọng ở Kazakhstan. Nhưng chính quyền Xô viết đã xây dựng một hệ thống chính quyền cộng sản vững mạnh để hội nhập Kazakhstan vào Liên bang Xô viết. Thập kỉ 1930, rất nhiều người dân đến từ các vùng khác của Liên Xô đã đến Kazakhstan.
Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai đã đánh dấu giai đoạn công nghiệp hóa ở Kazkahstan, nhưng chủ yếu tập trung khai thác khoáng sản để phục vụ cho chiến tranh. Đến khi Stalin qua đời, Kazakhstan vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Năm 1953, lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev đã đề xướng kế hoạch Virgin Lands với mục tiêu biến những đồng cỏ ở Kazakhstan thành những vùng trồng cây lương thực cho Liên bang Xô viết. Chính sách Virgin Lands sau này được hiện đại hóa và phát triển dưới thời Leonid Brezhnev.
Tình trạng căng thẳng trong xã hội Xô viết đã dẫn tới những yêu cầu phải cải cách chính trị và kinh tế, lên tới đỉnh điểm vào những năm 1980. Tháng 12 năm 1986, những cuộc tuần hành lớn của các thanh niên sắc tộc Kazakh, sau này được gọi là cuộc nổi dậy Jeltoqsan, diễn ra ở Almaty để phản đối sự thay thế Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh Dinmukhamed Konayev bằng Gennady Kolbin từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Quân đội chính phủ đàn áp cuộc biểu tình, nhiều người đã bị giết hại và bỏ tù. Trong những ngày cai trị cuối cùng của Liên xô, sự bất mãn tiếp tục gia tăng và được thể hiện nhờ chính sách glasnost của lãnh tụ Liên xô Mikhail Gorbachev.
Độc lập
Cùng với làn sóng các nước cộng hoà thuộc Liên xô tìm kiếm sự tự trị lớn hơn nữa, Kazakhstan tuyên bố chủ quyền như một nước cộng hoà bên trong Liên xô tháng 10 năm 1990. Sau cuộc đảo chính bất thành tại Moskva tháng 8 năm 1991 và sự giải tán Liên xô, Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên xô tuyên bố độc lập.
Những năm sau độc lập được đánh dấu bởi những cải cách to lớn với nền kinh tế kiểu Xô viết và sự độc quyền quyền lực chính trị. Dưới sự cai trị của Nursultan Nazarbayev, người đã lên nắm quyền lực năm 1989 với tư cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Kazakhstan và sau đó được bầu làm Tổng thống năm 1991, Kazakhstan đã có những bước tiến to lớn trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường. Nước này đã có tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 2000, một phần nhờ các trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, và khoáng sản to lớn.
Tuy nhiên dân chủ vẫn chưa được cải thiện nhiều từ năm 1991. "Tháng 6 năm 2007, nghị viện Kazakhstan đã thông qua một điều luật trao cho Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyền lực và quyền ưu tiên trọn đời, gồm cả quyền tham vấn các tổng thống tương lai, miễn trừ bị truy tố, và ảnh hưởng với chính sách đối nội và đối ngoại. Những lời chỉ trích nói rằng trên thực tế ông đã trở thành "tổng thống trọn đời."
Trong mười năm nắm quyền, Nazarbayev đã liên tục kiểm duyệt báo chí thông qua việc sử dụng độc đoán các điều luật về "phỉ báng", ngăn cản truy cập vào các web site đối lập (9 tháng 11 năm 1999), cấm giáo phái tôn giáo Wahhabi (5 tháng 9 năm 1998), và từ chối yêu cầu đòi thống đốc của 14 tỉnh thuộc Kazakhstan phải được bầu lên chứ không phải do tổng thống chỉ định (7 tháng 4 năm 2000)."
Chính phủ và chính trị
Hệ thống chính trị
Kazakhstan là một nước cộng hoà tổng thống. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ và cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 7 năm và không được tái tranh cử. Tổng thống đương nhiệm là Kassym-Jomart Tokayev.
Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng cùng nội các. Thủ tướng là người thực hiện các chính sách do Tổng thống đề ra. Alikhan Smailov đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng từ ngày 5 tháng 1 năm 2022.
Kazakhstan có một Nghị viện lưỡng viện, gồm hạ viện (Majilis) và thượng viện (Thượng viện Kazakhstan). Các quận bầu cử riêng biệt bầu ra 67 ghế trong Majilis; cũng có 10 thành viên được bầu theo danh sách bầu cử đảng phái chứ không phải qua các quận bầu cử riêng biệt. Thượng viện có 39 thành viên. Hai thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi mỗi nhóm bầu cử (Maslikhats) thuộc 16 đơn vị hành chính chính của Kazakhstan (14 tỉnh, cộng thêm hai thành phố Astana và Almaty). Tổng thống chỉ định bảy thượng nghị sĩ còn lại. Các đại biểu Majilis và chính phủ đều có quyền đề xuất luật pháp, dù chính phủ đề xuất hầu hết luật pháp được Nghị viện xem xét. Sau cuộc trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp năm 2022, Nghị viện được tăng nhiều quyền lực hơn trong lĩnh vực hành pháp.
Bầu cử
Cuộc bầu cử Majilis tháng 9 năm 2004 đã tạo ra một hạ viện với đa số thành viên ủng hộ chính phủ thuộc Đảng Otan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nazarbayev. Hai đảng khác được coi là có thiện cảm với tổng thống, gồm khối nông nghiệp-công nghiệp AIST và Đảng Asar, do con gái của Tổng thống Nazarbayev lập ra, thắng hầu hết số ghế còn lại. Các đảng đối lập, đã chính thức đăng ký và tham gia vào cuộc bầu cử, chỉ giành được một ghế trong cuộc bầu cử mà Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu coi là không đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 1999, Kazakhstan đã đề nghị tư cách quan sát viên tại Hội đồng Nghị viện châu Âu. Câu trả lời chính thức của Nghị viện là Kazakhstan chỉ có thể đề nghị tư cách thành viên đầy đủ, bởi họ nằm một phần ở châu Âu, nhưng họ sẽ không được trao bất kỳ một tư cách nào tại Hội đồng trừ khi các thành tích dân chủ và nhân quyền của nước này được cải thiện.
Ngày 4 tháng 12 năm 2005, Nursultan Nazarbayev tái cử với một chiến thắng long trời lở đất. Ủy ban bầu cử thông báo rằng ông đã giành được hơn 90% số phiếu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) kết luận cuộc bầu cử không đạt các tiêu chuẩn quốc tế dù có một số cải thiện trong cách quản lý bầu cử. Tân Hoa Xã thông báo rằng các quan sát viên từ Trung Quốc, chịu trách nhiệm giám sát 25 điểm bỏ phiếu ở Astana, thấy rằng việc bỏ phiếu tại đó được tiến hành "minh bạch và công bằng".
Ngày 17 tháng 8 năm 2007, cuộc bầu cử hạ viện được tiến hành với việc Đảng Otan cầm quyền giành mọi ghế với 88% số phiếu. Không đảng đối lập nào giành đủ mức tối thiểu 7% để có ghế. Điều này đã khiến truyền thông địa phương đưa ra câu hỏi về khả năng và tuy tín của lãnh đạo các đảng đối lập. Các đảng đối lập đã đưa ra những cáo buộc gian lận nghiêm trọng trong cuộc bầu cử.
Cơ quan mật vụ
Ủy ban An ninh Quốc gia Kazakhstan (KNB) được thành lập ngày 13 tháng 6 năm 1992. Nó bao gồm Cơ quan An ninh Nội địa, Cơ quan Phản gián Quân sự, Biên phòng, nhiều đơn vị Commando, và Tình báo Nước ngoài (Barlau). Barlau được coi là thành phần quan trọng nhất của KNB. Giám đốc của nó là Thiếu tướng Omirtai Bitimov.
Địa lý
Với diện tích khoảng 2.725.047 triệu km², Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới và là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn nhất. Diện tích của Kazakhstan tương đương với diện tích của vùng Tây Âu. Nước này chia sẻ đường biên giới với các nước Nga (6648 km), Uzbekistan (2203 km), Trung Quốc (1533 km), Kyrgyzstan (1051 km), Turkmenistan (379 km). Các thành phố chính gồm Astana (thủ đô từ năm 1997), Almaty (thủ đô cũ), Karaganda, Shymkent, Semey và Turkestan.
Địa hình từ tây sang đông trải dài từ bờ biển Caspi đến dãy núi Altay, từ phía bắc là đồng bằng Tây Siberia đến phía nam là các hoang mạc khô cằn của vùng Trung Á. Thảo nguyên Kazakhstan có diện tích khoảng 804.500 km², chiếm một phần ba diện tích đất nước và là vùng thảo nguyên lớn nhất trên thế giới. Trong các thảo nguyên có nhiều đòng cỏ và các hoang mạc cát. Các sông và hồ quan trọng ở Kazakhstan bao gồm: biển Aran, sông Ili, sông Irtysh, sông Ural, hồ Balkhash và hồ Zaysan.
Do có khí hậu lục địa nên biên độ nhiệt trong năm của Kazakhstan rất lớn. Mùa hạ nhiêt độ lên cao, trung bình đạt hơn 25 °C, nhưng đến mùa đông nhiệt độ lại xuống rất thấp, có lúc xuống hơn -20 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. Lượng mưa ít và tập trung chủ yếu vào mùa hạ.
Các tỉnh
Taldy-Korgan
Aqmola
Aqtobe
Atyrau
Batys Qazaqstan (Oral)
Mangghystau
Ongtustik Qazaqstan (Shymkent)
Pavlodar
Qaraghandy
Qostanay
Qyzylorda
Shyghys Qazaqstan (Oskemen)
Soltustik Qazaqstan (Petropavl)
Zhambyl (Taraz)
Các thành phố
Astana
Almaty
Bayquogyr
Kinh tế
Nhờ giá dầu mỏ cao trên thế giới, các con số tăng trưởng GDP năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, và 2005 là: 9.8%, 13.2%, 9.5%, 9.2%, 9.4%, và 9.2%. Các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Kazakhstan gồm bột mì, dệt và gia súc. Kazakhstan dự báo nước này sẽ trở thành nhà xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới vào năm 2010. Tính đến năm 2016, GDP của Kazakhstan đạt 128.109 USD, đứng thứ 57 thế giới, đứng thứ 21 châu Á và đứng số 1 Trung Á.
Thách thức chủ yếu của Kazakhstan từ năm 2002 là quản lý dòng ngoại tệ mạnh đổ vào từ bên ngoài mà không làm gia tăng lạm phát. Từ thời điểm đó, lạm phát vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, ở mức 6.6% năm 2002, 6.8% năm 2003, và 6.4% năm 2004.
Năm 2000 Kazakhstan trở thành nước cộng hoà cũ đầu tiên của Liên xô trả lại toàn bộ khoản vay của mình cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 7 năm trước thời hạn. Tháng 3 năm 2002, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trao quy chế kinh tế thị trường cho Kazakhstan theo luật thương mại Hoa Kỳ. Sự thay đổi quy chế này công nhận những cải cách kinh tế thị trường thực sự trong các lĩnh vực chuyển đổi tiền tệ, quyết định mức lương, tính mở với đầu tư nước ngoài, và sự kiểm soát của chính phủ với các phương tiện sản xuất và phân phối tài nguyên.
Tháng 9 năm 2002 Kazakhstan trở thành quốc gia đầu tiên trong CIS nhận được sự đánh giá mức độ tín nhiệm cấp đầu tư từ một cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm lớn của thế giới. Ở thời điểm cuối tháng 12 năm 2003, tổng nợ nước ngoài của Kazakhstan là khoảng $22.9 tỷ. Tổng nợ chính phủ là $4.2 tỷ. Con số này chiếm 14% GDP. Đã có sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ nợ trên GDP trong những năm vừa qua; tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên GDP năm 2000 là 21.7%, năm 2001 là 17.5%, và năm 2002 là 15.4%.
Đà tăng trưởng kinh tế, cộng với những kết quả từ những cuộc cải cách lĩnh vực thuế và tài chính trước đó, đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính chính phủ. Từ năm 1999 mức thâm hụt ngân sách 3.5% GDP xuống mức thâm hụt 1.2% năm GDP năm 2003. Nguồn thu chính phủ đã tăng từ 19.8% GDP năm 1999 lên 22.6% GDP năm 2001, nhưng đã giảm xuống 16.2% GDP năm 2003. Năm 2000, Kazakhstan đã thông qua một luật thuế mới trong một nỗ lực nhằm củng cố những thành quả đó.
Ngày 29 tháng 11 năm 2003, Luật về những Thay đổi Luật Thuế được thông qua, giảm các tỷ suất thuế. Thuế giá trị gia tăng giảm từ 16% xuống còn 15%, thuế xã hội từ 21% xuống 20%, và thuế thu nhập từ 30% còn 20%. (Ngày 7 tháng 7 năm 2006 thuế thu nhập cá nhân thậm chí còn giảm nữa xuống mức 5% cho thu nhập cá nhân dưới hình thức các cổ phần và 10% cho thu nhập cá nhân khác.) Kazakhstan còn tiến hành những cải cách xa hơn nữa bằng việc thông qua một luật thuế đất đai ngày 20 tháng 6 năm 2003, và một luật thuế nhập khẩu mới ngày 5 tháng 4 năm 2003.
Năng lượng là lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên cô đặc ở Kazakhstan lên tới 51.2 triệu tấn năm 2003, lớn hơn 8.6% năm 2002. Kazakhstan đã tăng xuất khẩu dầu và khí tự nhiên cô đặc lên 44.3 triệu tấn năm 2003, 13% cao hơn mức năm 2002. Sản xuất khí đốt tại Kazakhstan năm 2003 lên tới 13.9 mét khối (491 tỷ cu. ft), tăng 22.7% so với năm 2002, gồm cả sản lượng khí tự nhiên 7.3 tỷ mét khối (258 tỷ cu. ft);
Kazakhstan có trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn dầu đã được chứng minh và có thể khai thác cộng thêm 2,000 kilômét khối (480 cu mi) khí đốt. Những phân tích công nghiệp cho rằng kế hoạch mở rộng sản xuất dầu mỏ, cộng với sự phát triển những giếng dầu mới, sẽ cho phép nước này đạt sản lượng 3 triệu barrel (477,000 m³) mỗi ngày vào năm 2015, đưa YO MAMMA vào hàng 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2003 của Kazakhstan được đánh giá ở mức hơn 7 tỷ dollar, chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu và 24% GDP. Các giếng dầu và mỏ khí với trữ lượng lớn gồm Tengiz với 7 tỷ barrel (1.1 km³); Karachaganak với 8 tỷ barrel (1.3 km³) và 1,350 km³ khí tự nhiên); và Kashagan với 7 tới 9 tỷ barrel (1.1 tới 1.4 km³).
Kazakhstan đã đưa ra một chương trình cải cách lương hưu đầy tham vọng vào năm 1998. Ở thời điểm 1 tháng 1 năm 2005, số tiền hưu trí là khoảng $4.1 tỷ. Có 16 quỹ tiết kiệm hưu trí trong nước cộng hoà. Quỹ Tích tụ Hưu trí Nhà nước, quỹ duy nhất thuộc sở hữu nhà nước, có thể được tư nhân hoá ngay từ năm 2006. Cơ quan quản lý tài chính thống nhất của quốc gia giám sát và điều hành các quỹ hưu trí. Các nhu cầu ngày càng gia tăng về việc đầu tư một cách hiệu quả các quỹ hưu trí tạo ra sự phát triển nhanh chóng của thị trường nợ thế chấp. Nguồn vốn quỹ hưu trí đang được đầu tư hầu như toàn bộ vào các tập đoàn và các trái phiếu chính phủ, gồm cả Eurobond của chính phủ Kazakhstan.
Hệ thống ngân hàng Kazakhstan đang phát triển nhanh chóng. Tư bản hoá của hệ thống ngân hàng hiện tại vượt hơn 1 tỷ $1. Ngân hàng Quốc gia đã đưa ra các khoản đảm bảo ký quỹ trong chiến dịch của họ nhằm tăng cường sức mạnh lĩnh vực ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn nước ngoài đã có chi nhánh tại Kazakhstan, gồm cả RBS, Citibank, và HSBC. Raiffeisen Zentralbank và UniCredit gần đây đều đã thâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính Kazakhstan qua việc mua lại và góp vốn.
Dù sức mạnh kinh tế của Kazakhstan đã xuất hiện trong hầu hết thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã phơi bày một số sự yếu kém trung tâm trong nền kinh tế quốc gia. Tăng trưởng GDP hàng năm của Kazakhstan đã giảm 19.81% năm 2008. Bốn ngân hàng chính đã phải viện tới sự trợ giúp của chính phủ vào cuối năm 2008 và giá trị tài sản thực đã giảm mạnh.
Nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm 10.3% GDP của Kazakhstan năm 2005. Ngũ cốc (Kazakhstan là nước sản xuất lớn thứ bảy thế giới) và gia súc là các mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất. Đất nông nghiệp chiếm hơn 846,000 kilômét vuông (327,000 sq. mi). Đất nông nghiệp đang sử dụng gồm 205,000 kilômét vuông (79,000 sq. mi) đất có thể trồng trọt và 611,000 kilômét vuông (236,000 sq. mi) đồng cỏ và đất chăn thả.
Các sản phẩm gia súc chính gồm các sản phẩm sữa, da, thịt, và len. Các mặt hàng lương thực chính của nước này gồm bột mì, lúa mạch, bông, và gạo. Xuất khẩu bột mì, một nguồn thu ngoại tệ lớn, đứng trong tốp các mặt hàng xuất khẩu hàng đẩu của Kazakhstan. Năm 2003 Kazakhstan thu hoạch tổng cộng 17.6 triệu tấn ngũ cốc, tăng 2.8% so với năm 2002. Nông nghiệp Kazakhstan vẫn có nhiều vấn đề môi trường từ sự quản lý kém trong những năm thời Liên xô. Một số loại rượu Kazakh được sản xuất ở những vùng núi non phía đông đất nước tại Almaty.
Kazakhstan được cho là một trong những quê hương gốc của táo, đặc biệt là tổ tiên hoang dã của Malus domestica, Malus sieversii. Ở Kazakhstan, quê hương của nó, nó được gọi là 'alma'. Trên thực tế, vùng được cho là quê hương của nó là Almaty, hay 'nhiều táo'. Loài cây này vẫn mọc hoang dã tại các vùng núi Trung Á phía nam Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Tân Cương, Trung Quốc.
Tài nguyên thiên nhiên
Kazakhstan sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu hoá thạch. Việc phát triển và khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, và khoáng sản đã thu hút hơn $40 tỷ đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan từ năm 1993 và chiếm khoảng 57% sản lượng công nghiệp quốc gia (hay xấp xỉ 13% tổng sản phẩm quốc nội). Theo một số ước tính, Kazakhstan có trữ lượng uranium, chromium, chì, và kẽm đứng hàng thứ hai thế giới, đứng thứ ba về trữ lượng manganese, thứ năm về trữ lượng đồng, và đứng trong hàng top ten về than, sắt, và vàng. Kazakhstan cũng là nước xuất khẩu kim cương. Có lẽ đáng chú ý nhất với sự phát triển kinh tế, Kazakhstan hiện cũng đứng hàng 11 về trữ lượng đã được chứng minh của cả dầu mỏ và khí tự nhiên.
Tông cộng, có 160 trầm tích với hơn 2.7 tỷ tấn dầu mỏ. Những cuộc thám hiểm dầu mỏ đã cho thấy trầm tích trên bờ biển Caspian chỉ là một phần của một trầm tích lớn hơn. Có tin cho rằng 3.5 tỷ tấn dầu và 2.5 nghìn tỷ mét khối khí có thể được khai thác từ khu vực này. Tổng tước tính trầm tích dầu mỏ của Kazakhstan là 6.1 tỷ tấn. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhà máy lọc dầu tại nước này, nằm ở Atyrau, Pavlodar, và Shymkent. Chúng không đủ năng lực xử lý tổng sản lượng dầu thô khai thác vì thế đa phần dầu thô được xuất khẩu sang Nga. Năm 2006, Kazakhstan sản xuất xấp xỉ 1426 m3 dầu và 23.5 tỷ mét khối khí tự nhiên.
Quan hệ ngoại giao và các lực lượng vũ trang
Kazakhstan có những quan hệ ổn định với tất cả các nước láng giềng. Kazakhstan cũng là một thành viên của Liên hiệp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Hội đồng Đối tác châu Âu-Đại Tây Dương và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Nước này là một bên tham gia tích cực trong chương trình Đối tác vì Hoà bình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Kazakhstan cũng là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Các nước Kazakhstan, Nga, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Âu Á năm 2000 để tái thúc đẩy những nỗ lực trước đó nhằm cân đối các sắc thuế thương mại và tạo lập một vùng thương mại tự do với một hệ thống thuế quan duy nhất. Ngày 1 tháng 12 năm 2007, có thông báo rằng Kazakhstan đã được lựa chọn làm chủ tịch OSCE năm 2010.
Từ khi giành độc lập năm 1991, Kazakhstan đã theo đuổi cái được gọi là chính sách đối ngoại đa chiều (многовекторная внешняя политика), tìm kiếm các mối quan hệ tốt và cân bằng với các nước láng giềng, Nga và Trung Quốc, và Hoa Kỳ và phương Tây nói chung. Chính sách này đã mang lại những kết quả trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, nơi các công ty Mỹ, Nga, Trung Quốc và châu Âu đều hiện diện ở mọi giếng dầu lớn, và trong những phát triển đa hướng của các đường ống dẫn dầu xuất khẩu từ Kazakhstan. Kazakhstan cũng có những quan hệ kinh tế, chính trị mạnh và đang phát triển nhanh chóng với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2011, và có thể ngay từ năm 2010, Kazakhstan có kế hoạch thành lập một liên minh thuế quan với Nga và Belarus.
Nga hiện thuê xấp xỉ 6,000 km² (2,300 mi²) lãnh thổ bao gồm cả Sân bay Vũ trụ Baikonur ở phía nam trung Kazakhstan, nơi con người đầu tiên cũng như tàu con thoi đầu tiên của Liên xô Buran và trạm vũ trụ đầu tiên Mir đã được phóng lên quỹ đạo.
Đa phần lực lượng quân đội Kazakhstan được kế thừa từ Quân đội Quận Turkestan của Các lực lượng Vũ trang Liên xô. Các đơn vị này đã trở thành cốt lõi của quân đội mới của Kazakhstan với toàn bộ các đơn vị của Quân đoàn số 40 (Quân đoàn số 32 cũ) và một phần của Quân đoàn số 17, gồm sáu sư đoàn lục quân, các căn cứ quân nhu, các lữ đoàn đổ bộ số 14 và 35, 2 lữ đoàn tên lửa, 2 trung đoàn pháo binh và một lượng lớn trang thiết bị đã được rút khỏi Ural sau khi ký kết Hiệp ước về Các lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu. Đợt mở rộng lớn nhất của Quân đội Kazakhstan gần đây nhấn mạnh trên các đơn vị thiết giáp. Từ năm 1990, các đơn vị thiết giáp đã mở rộng từ 500 lên 1,613 năm 2005.
Không quân Kazakhstan gồm hầu hết là các máy bay thời Liên xô, gồm 41 MiG-29, 44 MiG-31, 37 Su-24 và 60 Su-27. Một lực lượng hải quân nhỏ cũng được duy trì tại Biển Caspian.
Kazakhstan đã gửi 49 kỹ sư quân sự tới Iraq để hỗ trợ phi vụ hậu chiến của Hoa Kỳ tại Iraq.
Nhân khẩu
Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ xác định dân số hiện tại của Kazakhstan là 16.763.795 người, trong khi các nguồn của Liên hiệp quốc như Ngân hàng Thế giới đưa ra con số ước tính năm 2002 là 14.794.830. Cuộc điều tra trong 10 năm gần đây, được tổ chức ngày 28 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 2009, đưa ra kết quả tổng cộng có 16.402.861 người đăng ký tại Kazakhstan..
Sắc tộc Kazakh chiếm 67% dân cư và sắc tộc Nga chiếm 21%, với một số lượng đáng kể các nhóm khác, gồm Tatar, Ukraina, Uzbek, Belarusia, Uyghur, Azerbaijan, Ba Lan, và Litva. Một số cộng đồng thiểu số như người Đức trước kia từng định cư tại Nga (đặc biệt là người Đức Volga), Ukrainia, Triều Tiên, Kurd, Chechen, Meskhetian Turk, và các thành phần đối lập chính trị với chính quyền Nga từng bị trục xuất tới Kazakhstan trong thập niên 1930 và 1940 bởi Stalin; một số trại lao động (Gulag) lớn của Liên xô từng tồn tại ở nước này.
Cuộc di cư đáng chú ý của người Nga cũng liên quan tới Chiến dịch Virgin Lands và chương trình vũ trụ Liên xô trong thời Khrushchev. Cũng có một cộng đồng Do Thái nhỏ nhưng khá mạnh. Trước năm 1991 có một triệu người Đức tại Kazakhstan; đa số họ đã di cư về Đức sau sự tan rã của Liên bang Xô viết. Đa số các thành viên của cộng đồng người Hy Lạp Pontian đã di cư về Hy Lạp. Hồi cuối thập niên 1930 hàng ngàn người Triều Tiên ở Liên xô đã bị trục xuất tới Trung Á. Những người này được gọi là Koryo-saram.
Kazakhstan là một quốc gia song ngữ: tiếng Kazakh, được 64.4% dân số sử dụng, có vị thế ngôn ngữ "nhà nước", trong khi tiếng Nga, được hầu hết người Kazakhstan sử dụng, được tuyên bố là ngôn ngữ "chính thức", và hiện nó được sử dụng trong giao dịch kinh tế hàng ngày. Tiếng Anh cũng phổ biến trong giới trẻ từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ và 30% người dân thành thị, đặc biệt là các thế hệ trẻ nói thông thạo tiếng Anh, các ngoại ngữ khác cũng được sử dụng ở một số mức độ trong cộng đồng người Kazakhstan là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bởi sự tương đồng của nó với ngôn ngữ nhà nước của Kazakhstan, tiếng Kazakh.
Thập niên 1990 được đánh dấu bởi cuộc di cư của nhiều người Nga và người Đức Volga khỏi Kazakhstan, một quá trình đã bắt đầu từ thập niên 1970; đây là một yếu tố chính khiến những người bản địa Kazakh trở thành một cộng đồng đa số cùng với một tỷ lệ sinh của người Kazakh lớn hơn và sắc tộc Kazakh nhập cư từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, và Nga.
Đầu thế kỷ XXI, Kazakhstan đã trở thành quốc gia đứng hàng đầu về nhận con nuôi quốc tế. Gần đây điều này đã gây ra một số sự chỉ trích trong nghị viện Kazakhstan, vì những lo ngại về độ an toàn và sự đối xử với trẻ em nước ngoài và những câu hỏi liên quan tới mức độ dân số thấp tại Kazakhstan.
Thuật ngữ
Thuật ngữ Kazakhstani (; ) được đặt ra để miêu tả tất cả người dân Kazakhstan, gồm cả người phi Kazakh. Từ "Kazakh" nói chung được sử dụng để chỉ người thực tế có dòng dõi Kazakh (gồm cả những người sống ở Trung Quốc, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và các quốc gia khác).
Từ Kazakh xuất xứ từ một từ Thổ cổ có nghĩa "độc lập, một tinh thần tự do". Nó là kết quả của nền văn hoá du mục trên lưng ngựa của người Kazakh. Từ Avestan/Tiếng Ba Tư Cổ (Xem Các ngôn ngữ Ấn-Âu) "-stan" có nghĩa "vùng đất" hay "nơi của", vì thế "Kazakhstan" là "vùng đất của người Kazakh".
Tôn giáo
Hồi giáo là tôn giáo chính và lớn nhất tại Kazakhstan. Sau nhiều thập kỷ đàn áp tôn giáo của chính quyền Liên xô, nền độc lập giành được đã mang lại một sự phát triển mạnh trong sự thể hiện bản sắc sắc tộc, một phần thông qua tôn giáo. Việc tự do thực thi các tín ngưỡng tôn giáo và sự thiết lập quyền tự do tôn giáo hoàn toàn đã dẫn tới một sự gia tăng các hoạt động tôn giáo. Hàng trăm thánh đường Hồi giáo, nhà thờ, giáo đường Do Thái, và các công trình tôn giáo khác được xây dựng trong vài năm, với số lượng các hiệp hội tôn giáo tăng từ 670 năm 1990 lên 4,170 hiện nay.
Xấp xỉ 65% dân số là tín đồ Hồi giáo, chủ yếu là người thuộc sắc tộc Kazakh, chiếm hơn một nửa dân số, cũng như các sắc tộc Uzbek, Uighur, và Tatar. Đa số theo dòng Hồi giáo Sunni của trường phái Hanafi. Chưa tới 1% thuộc trường phái Shafi'i Sunni (chủ yếu là người Chechen). Vùng phía nam đất nước có mức độ tập trung đông nhất số người tự coi mình là tín đồ Hồi giáo. Tổng cộng có 2,300 nhà thờ Hồi giáo, tất cả đều thuộc "Hiệp hội Tôn gáo của người Hồi giáo Kazakhstan", đứng đầu là một mufti tối cao. Eid al-Adha được công nhận là một ngày lễ quốc gia.
Một phần ba dân số là người Nga, gồm cả sắc tộc Ukrainia và Belarusia, và theo truyền thống theo đạo chính thống Nga. Các nhóm Thiên chúa giáo khác gồm Cơ đốc giáo La mã, Nhà thờ Chính thống Hy Lạp, Baptist và các phái Tin lành khác. Tổng cộng có 258 nhà thờ Chính thống, 93 nhà thờ Cơ đốc, và hơn 500 nhà thờ Tin lành và các nhà cầu nguyện. Lễ Noel của Nhà thờ Chính thống Nga được công nhận là một ngày lễ quốc gia tại Kazakhstan. Các nhóm tôn giáo khác gồm Do Thái (chưa tới 1%), và một số Hare Krishna và Phật giáo.
Giáo dục
Giáo dục là phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai và tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành là 99.5%. Giáo dục gồm ba giai đoạn chính: giáo dục tiểu học (lớp 1–4), giáo dục cơ bản chung (lớp 5–9) và giáo dục trung học (lớp 10–11 hay 12) được chia thành các cấp giáo dục tiếp nối chung và giáo dục chuyên nghiệp. (Giáo dục tiểu học có một năm chuẩn bị.) Các cấp giáo dục này có thể được theo ở một hay nhiều các cơ sở khác biệt (ví dụ trường tiểu học, sau đó là trường cấp hai). Gần đây, nhiều trường cấp hai, trường chuyên nghiệp, magnet school, trường thể dục, lyceum, ngôn ngữ và thể dục kỹ thuật đã được thành lập. Giáo dục chuyên nghiệp cấp hai được cung cấp tại các cơ sở chuyên nghiệp đặc biệt hay các trường kỹ thuật, lyceum hay cao đẳng và trường dạy nghề.
Hiện tại, có các trường đại học, viện hàn lâm, và viện, nhạc viện, trường cao học và cao đẳng. Chúng có ba cấp chính: giáo dục cao học căn bản cung cấp những kiến thức nền tảng của lĩnh vực học tập lựa chọn và người tốt nghiệp sẽ được cấp bằng đại học; giáo dục cao học chuyên nghiệp theo đó sinh viên sẽ được trao Bằng chuyên viên; và giáo dục sư phạm khoa học với Bằng Master. Giáo dục sau đại học với Kandidat nauk (Candidate of Sciences) và Tiến sĩ Khoa học. Với việc thông qua Luật về Giáo dục và Giáo dục Cao học, một lĩnh vực tư nhân đã được thành lập và nhiều định chế tư nhân đã được cấp phép hoạt động.
Bộ Giáo dục Kazakhstan điều hành một chương trình học bổng Bolashak rất thành công, hàng năm trao xấp xỉ 3000 suất học bổng cho các sinh viên. Quỹ cung cấp học bổng cho việc theo học ở các trường nước ngoài, gồm cả các trường đại học danh tiếng ở University College London, Oxford và Ivy League. Các điều khoản của chương trình gồm việc bắt buộc quay trở về Kazakhstan để làm việc trong ít nhất năm năm.
Thể thao
Ủy ban Olympic quốc gia Cộng hòa Kazakhstan là thành viên của Hội đồng Olympic châu Á. Kazakhstan là chủ nhà của Đại hội thể thao mùa đông châu Á năm 2011.
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Kazakhstan. Liên đoàn Bóng đá Kazakhstan (FFK) là cơ quan quản lý quốc gia của bộ môn này. FFK tổ chức các đội bóng đá nam nữ và các đội tuyển futsal quốc gia. Tuy nhiên vì FFK là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA), Kazakhstan không được tham gia môn bóng đá tại các kỳ Đại hội thể thao châu Á.Hockey trên băng - Đội tuyển hockey trên băng Kazakhstan đã tham gia tranh tài tại các Olympic mùa đông năm 1998 và 2006 cũng như Giải vô địch Hockey trên Băng Thế giới năm 2006 Kazakhstan có 7 đội tuyển. Các đội là Kaztsink-Torpedo Ust-Kamenogorsk, Kazakhmys Satpayev, Gornyak Rudnyi, Barys Astana, Irtysh Pavlodar, Yenbek Almaty, Sary-Arka Qaragandy.
Các vận động viên hockey trên băng hàng đầu Kazakhstan gồm Nikolai Antropov và Evgeni Nabokov. Barys Astana - một đội tuyển hockey trên băng chuyên nghiệp nổi tiếng tham gia tranh tài trong Kontinental Hockey League.
Đua xe đạp - Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng nhất Kazakhstan là Alexander Vinokourov, và đua xe đạp là hoạt động phổ biến trong cả nước. Vinokourov có thành tích ấn tượng khi thi đấu cho các đội tuyển Telekom/T-Mobile khi bắt đầu sự nghiệp. Anh đã giành huy chương bạc trên đường đua tại Olympic Sydney năm 2000 và về ba tổng thành tích tại Tour de France năm 2003. Sau khi chuyển sang đội Liberty Seguros, Vinokourov đã về thứ 5 tại Tour de France năm 2005, trong khi hai vận động viên trẻ người Kazakhstan khác, Andrej Kashechkin và Maksim Iglinskiy, về thứ 19 và 37. Năm 2006 đội của Vinokourov được đổi tên thành ONC sau một vụ scandal doping buộc đội Liberty Seguros phải rời Tour de France năm 2006. Vinokourov sau đó đã góp sức thành lập một đội mới, Astana, lấy theo tên thành phố thủ đô Kazakhstan và được một nhóm các doanh nghiệp Kazakhstan tài trợ, họ sử dụng màu lá cờ Kazakhstan làm màu chính cho trang phục của đội. Cùng năm ấy Vinokourov và Kashechkin về nhất và thứ ba tổng sắp tại Vuelta a España năm 2006 ở Tây Ban Nha.
Tháng 7 năm 2007, Vinokourov đã bị thử nghiệm dương tính với doping máu trong Tour de France năm 2007 và bị loại khỏi cuộc đua, dù anh đang dẫn đầu ở thời điểm đó. Anh chỉ bị liên đoàn đua xe đạp Kazakhstan cấm thi đấu một năm, nhưng UCI (Liên đoàn Đua xe đạp Quốc tế) đã tăng thời hạn lên thành hai năm. Ngoài ra, Kashechkin cũng bị phát hiện có liên quan tới doping máu và cũng bị cấm thi đấu hai năm, và Astana sau đó đã bị cấm tham gia Tour de France 2008. Ở thời điểm đó, Vinokourov đã tuyên bố nghỉ thi đấu.
Đội đua xe đạp Astana tiếp tục hoạt động dưới bộ máy quản lý mới và tiếp tục gồm các vận động viên đua xe Kazakhstan tham gia vào Grand Tours, dù vị trí lãnh đạo đội đã được chuyển cho Alberto Contador người Tây Ban Nha và Lance Armstrong và Levi Leipheimer người Mỹ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008, Vinokourov thông báo ý định quay trở lại thi đấu năm 2009, và anh đã quay trở lại vào tháng 8 năm 2009, dù vẫn không được phép tái gia nhập Astana.
Đấm bốc - Từ khi giành độc lập năm 1991, các vận động viên đấm bốc Kazakhstan đã giành nhiều huy chương. Nhờ thế Kazakhstan nhanh chóng có số lượng huy chương lớn chưa từng có nhờ môn đấm bốc tại các kỳ Olympic, nơi nước này đã nhảy từ những hạng cuối cùng lên vị trí thứ 11 hiện tại trong số các quốc gia tham dự. Hiện tại, 2 vận động viên đấm bốc Kazakhstan (Bakhtiyar Artayev, Vassiliy Jirov) đã giành được Val Barker Trophy, đưa Kazakhstan lên đứng thứ hai với chỉ 3 huy chương phía sau Hoa Kỳ.
Khúc côn cầu - Đội tuyển quốc gia nằm trong số những đội tuyển mạnh nhất và đã hai lần giành huy chương đồng tại Bandy World Championships. Trong thời Liên xô, Dynamo Alma-Ata đã giành chức vô địch quốc gia năm 1977 và 1990.
Văn hoá
Trước thời cai trị của Đế quốc Nga, người Kazakh đã có một nền văn hoá rất phát triển dựa trên nền kinh tế chăn thả du mục của họ. Dù Đạo Hồi đã trở thành tôn giáo của hầu hết người Kazakh ở thế kỷ mười lăm, tôn giáo này mãi tới tận sau này vẫn chưa hoàn toàn đồng hoá. Vì thế, nó cùng tồn tại với các yếu tố trước đây của Tengriism.
Đức tin truyền thống Kazakh cho rằng các linh hồn riêng biệt sinh sống và vận động trên Trái Đất, bầu trời, nước và lửa, cũng như các loài thú nuôi. Tới ngày nay, các buổi lễ dành cho những vị khách đặc biệt tại các vùng nông thôn thường diễn ra như một ngày lễ giết cừu sống. Những vị khách đó thỉnh thoảng được yêu cầu cắt tiết cừu và xin linh hồn của nó cho phép tham dự bữa tiệc bằng thịt của nó. Bên cạnh cừu, nhiều loại thực phẩm truyền thống khác vẫn giữ giá trị biểu tượng trong văn hoá Kazakh.
Trong ẩm thực quốc gia, thịt gia súc có thể được nấu theo nhiều cách và thường được dùng với nhiều loại bánh mì truyền thống. Thức uống thường gồm chè đen và các loại đồ uống từ sửa truyền thống như ayran, shubat và kymyz. Một bữa tối truyền thống của người Kazakh thường gồm nhiều món khai vị trên bàn, tiếp đó là một bát súp và một hay hai món chính như cơm thập cẩm và beshbarmak. Họ cũng uống loại đồ uống truyền thống của mình, từ sửa ngựa lên men.
Vì gia súc là yếu tố trung tâm của phong cách sống truyền thống của người Kazakhs, đa số các lễ nghi, phong tục du mục của họ đều liên quan ở một số mặt tới gia súc. Người Kazakh trong truyền thống rất chuộng môn cưỡi ngựa. Những lời nguyền rủa và chúc phúc truyền thống đều liên quan tới bệnh dịch hay một sự mắn đẻ của các loài gia súc, và cách xử sự tốt là một người đầu tiên hỏi về sức khoẻ của gia súc của một người khác khi chào đón anh ta và chỉ sau đó mới hỏi về cuộc sống của nhau. Thậm chí ngày nay, nhiều người Kazakh vẫn thể hiện sự quan tâm tới truyền thống cưỡi ngựa và đua ngựa.
Kazakhstan là quê hương của nhiều nhân vật có đóng góp to lớn vào văn học, khoa học và triết học: Abay Qunanbayuli, Al-Farabi, Mukhtar Auezov, Gabit Musirepov, Kanysh Satpayev, Mukhtar Shakhanov, Saken Seyfullin, Jambyl Jabayev, cùng nhiều người khác.
Kazakhstan đã phát triển như một thế lực đáng chú ý về thể thao trên trường quốc tế ở những môn sau: đấm bốc, cờ vua, kickbox, trượt tuyết, thể dục, water-polo, đua xe đạp, võ thuật, điền kinh hạng nặng, cưỡi ngựa, ba môn phối hợp, chạy vượt rào, sambo, vật kiểu Hy Lạp-La Mã và billiards. Sau đây là những vận động viên thể thao Kazakhstani nổi tiếng và những người từng đạt huy chương thế giới: Bekzat Sattarkhanov, Vassiliy Jirov, Alexander Vinokourov, Bulat Jumadilov, Mukhtarkhan Dildabekov, Olga Shishigina, Andrey Kashechkin, Aliya Yussupova, Dmitriy Karpov, Darmen Sadvakasov, Yeldos Ikhsangaliyev, Aidar Kabimollayev, Yermakhan Ibraimov, Vladimir Smirnov, và những người khác.
Kazakhstan có một nền âm nhạc sôi động, bằng chứng là sự nổi tiếng của SuperStar KZ, một phiên bản địa phương của Pop Idol của Simon Fuller. Almaty được coi là thủ đô âm nhạc Trung Á, gần đây đã tổ chức những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng như Deep Purple, Tokio Hotel, Atomic Kitten, Dima Bilan, Loon, Craig David, The Black Eyed Peas, Eros Ramazzotti, Jose Carreras, Ace of Base, và những người khác.
Trong những năm gần đây, Kazakhstan đã trải qua cái có thể gọi là một sự phục hồi của ngôn ngữ Kazakh, quay lại với việc sử dụng ngôn ngữ Kazakh trong chính thống cả trong truyền thông, pháp luật và kinh doanh, cũng như trong xã hội nói chung. Điều này được người dân Kazakh và các tổ chức quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, coi đó là một sự bảo tồn bản sắc và văn hoá quốc gia, nhưng trong một số trường hợp đã gây ra sự lo ngại của những người Nga-Kazakhstanis, Các nhóm quyền lợi đặc biệt được Nga hậu thuẫn ở Kazakhstan và một số quan chức chính trị cao cấp ở Nga.
Nghị viện đang xem xét việc đưa bảng chữ cái Kazakh dựa trên tiếng Latinh vào thay thế bảng chữ cái ký tự Cyrill. Các lý do thường được đưa ra là những sự cân nhắc về văn hoá và bản sắc tự nhiên Turkic của ngôn ngữ Kazakh. Các ngôn ngữ Turkic như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Uzbek sử dụng bảng chữ cái Latinh. Tuy nhiên, việc đưa bảng chữ cái Latinh vào sử dụng ở Kazakhstan sẽ dẫn tới những khoản chi phí rất lớn cho việc chuyển tự và thay thế số lượng to lớn của nền văn học Kazakh.
Ngày nghỉ lễ |
Kyrgyzstan ("Cư-rơ-gư-xtan", tiếng Kyrgyz: Кыргызстан; tiếng Nga: Киргизия, tuỳ từng trường hợp còn được chuyển tự thành Kirgizia hay Kirghizia, đọc như "Ki-rơ-ghi-zi-a") (đánh vần theo IPA: ), tên chính thức Cộng hoà Kyrgyzstan, là một quốc gia tại Trung Á. Nằm kín trong lục địa và nhiều đồi núi, nước này giáp biên giới với Kazakhstan ở phía bắc, Uzbekistan ở phía tây, Tajikistan ở phía tây nam và Trung Quốc ở phía đông nam.
Theo những con số ước tính tháng 8 năm 2016, dân số nước này là 6.088.000 người với đa số (72,6 phần trăm) là tín đồ Hồi giáo. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Kyrgyzstan là Bishkek.
Nguồn gốc tên gọi
Kyrgyz được cho là có nguồn gốc từ danh từ trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "bốn mươi", nhắc tới bốn mươi thị tộc của Manas, một vị anh hùng huyền thoại đã thống nhất bốn mươi thị tộc chống lại người Duy Ngô Nhĩ. Theo nghĩa đen, Kyrgyz nghĩa là "Chúng ta là bốn mươi". Vào đầu thế kỷ thứ chín sau công nguyên, người Duy Ngô Nhĩ thống trị phần lớn Trung Á (bao gồm cả Kyrgyzstan), Mông Cổ, và một phần của Nga và Trung Quốc ngày nay. -Stan là một hậu tố trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "địa điểm" hoặc "quốc gia".
Hình ảnh mặt trời với bốn mươi tia sáng trên quốc kỳ Kyrgyzstan tượng trưng cho bốn mươi bộ lạc và hình vẽ ở trung tâm mặt trời tượng trưng cho chiếc vương miện gỗ, hay còn gọi là tunduk, của một yurt - loại lều truyền thống có thể di chuyển được của những người du mục ở thảo nguyên Trung Á.
Lịch sử
Buổi đầu lịch sử
Theo những khám phá lịch sử gần đây, lịch sử người Kyrgyz bắt đầu từ năm 201 trước Công Nguyên. Theo David C. King, người Scythia là những người đầu tiên định cư ở Kyrgyzstan ngày nay. Ban đầu người Kyrgyz sống ở vùng thượng châu thổ sông Enisei, trung tâm Siberia. Sự khám phá những nền văn hóa Pazyryk và Tashtyk cho thấy chúng có pha trộn các yếu tố văn hóa từ các bộ lạc du mục Turk và Iran. Các văn bản Trung Quốc và Hồi giáo giai đoạn thế kỷ VII–XII Công nguyên miêu tả người Kyrgyz là giống người tóc đỏ với nước da sáng và mắt xanh lá cây hay xanh nước biển.
Mặt khác nguồn gốc người Kyrgyz từ dân bản địa Siberia đã được xác nhận sau những cuộc nghiên cứu di truyền học gần đây. Đáng chú ý, 63% đàn ông Kyrgyz hiện đại có chung Haplogroup R1a1 (Y-DNA) với người Tajik (64%), người Ukraine (54%), người Ba Lan (56%) và thậm chí người Iceland (25%). Haplogroup R1a1 (Y-DNA) được cho là tín hiệu của những nhóm người nói các ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu.
Quốc gia Kyrgyz mở rộng nhất sau khi đánh bại Hãn quốc Hồi Cốt năm 840 của Công Nguyên. Sau đó người Kyrgyz nhanh chóng tiến xa tới tận dãy Thiên Sơn và tiếp tục duy trì ảnh hưởng của họ trên vùng đất này trong khoảng 200 năm. Tuy nhiên, ở thế kỷ XII, ảnh hưởng của Kyrgyz chỉ còn tới Dãy Altay và Núi Sayan vì sự mở rộng của Đế quốc Mông Cổ đang trên đà hình thành. Với sự trỗi dậy của Đế quốc Mông Cổ ở thế kỷ XIII, người Kyrgyz đã di cư về phía nam. Kyrgy zstan trở thành một phần của Đế chế Mông Cổ vào năm 1207.
Nhiều dân tộc Turk đã cai trị họ cho tới năm 1685, khi họ rơi vào quyền kiểm soát của Kalmyk (Oirat, Dzungar).
Ảnh hưởng của Nga
Đầu thế kỷ XIX, vùng phía nam của Kyrgyzstan ngày nay rơi vào vòng kiểm soát của Hãn quốc Kokand. Cuối thế kỷ XIX, phần phía đông của khu vực ngày nay là Kyrgyzstan, chủ yếu là vùng Issyk-Kul, đã được nhà Thanh của Trung Quốc nhượng lại cho Đế quốc Nga thông qua Hiệp ước Tarbagatai. Lãnh thổ này, khi ấy được người Nga gọi là "Kirgizia", đã được chính thức sáp nhập vào Đế quốc Nga năm 1876. Người Nga phải đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy chống chính quyền Sa Hoàng, và nhiều người Kyrgyz đã lựa chọn di cư tới Pamir và Afghanistan. Ngoài ra, sự đàn áp cuộc nổi dậy năm 1916 tại Trung Á đã khiến nhiều người Kyrgyz phải di cư tới Trung Quốc. Bởi nhiều dân tộc trong vùng này đã (và vẫn đang) sống trên lãnh thổ của nhiều quốc gia láng giềng, ở thời điểm khi các biên giới còn chưa được phân định rõ ràng, nên việc di chuyên tới lui giữa các vùng núi, phụ thuộc vào địa điểm nào họ cho là thích hợp nhất với cuộc sống của mình; có nghĩa là nơi có nhiều mưa cho mùa màng hay sự quản lý của chính phủ dễ dàng hơn, là điều rất thông thường.
Thời kỳ Xô viết
Lần đầu tiên quyền lực Xô viết được thiết lập ở vùng này là vào năm 1919 và Vùng tự trị Kara-Kyrgyz được thành lập bên trong nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (thuật ngữ Kara-Kirghiz đã được người Nga sử dụng cho tới giữa những năm 1920 để phân biệt họ với người Kazakhs, những người cũng được gọi là Kirghiz). Ngày 5 tháng 12 năm 1936, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kyrgyz được thành lập với tư cách một nước cộng hòa đầy đủ của Liên bang Xô viết.
Trong thập niên 1920, Kyrgyzstan đã có bước phát triển đáng kể về văn hoá, giáo dục và đời sống xã hội. Tỷ lệ biết chữ gia tăng mạnh, và một tiêu chuẩn về biết chữ được đưa ra. Phát triển kinh tế và xã hội cũng đạt thành quả lớn. Nhiều lĩnh vực văn hóa quốc gia Kyrgyz vẫn được duy trì dù có sự đàn áp các hoạt động quốc gia thời Stalin, và vì thế, những căng thẳng với tất cả các cơ quan liên bang liên tục diễn ra.
Những năm đầu thời kỳ cải tổ không mang lại thay đổi nhiều trong đời sống chính trị Kyrgyzstan. Tuy nhiên, báo chí tại nước cộng hòa này được cho phép có quan điểm tự do hơn và được thành lập một cơ quan xuất bản mới, Literaturny Kirghizstan, của Liên minh Nhà văn. Các nhóm chính trị không chính thức bị cấm đoán, nhưng nhiều nhóm vẫn xuất hiện năm 1989 để đương đầu với cuộc khủng hoảng sâu sắc về nhà ở được phép hoạt động.
Tháng 6 năm 1990, căng thẳng sắc tộc giữa người Uzbek và người Kyrgyz xuất hiện tại Vùng Osh, nơi người Uzbek chiếm đa số. Bạo lực nhanh chóng diễn ra, và tình trạng khẩn cấp cùng lệnh giới nghiêm được ban hành. Trật tự chỉ được tái lập vào tháng 8 năm 1990.
Đầu thập niên 1990 nhiều thay đổi to lớn đã diễn ra tại Kyrgyzstan. Tới thời điểm ấy, Phong trào Dân chủ Kyrgyzstan (KDM) đã phát triển thành một lực lượng chính trị khá mạnh trong nghị viện. Trong một thắng lợi gây tranh cãi, Askar Akayev, vị chủ tịch theo đường lối tự do của Viện hàn lâm Kyrgyz, đã lên giữ chức tổng thống tháng 10 năm 1990. Tháng 1 năm sau đó, Akayev đưa ra các cơ cấu chính phủ mới và chỉ định một chính phủ gồm chủ yếu những chính trị gia trẻ, có khuynh hướng cải cách.
Tháng 12 năm 1990, Xô viết Tối cao bỏ phiếu thay đổi tên nhà nước cộng hòa thành Cộng hoà Kyrgyzstan. (Năm 1993, nước này đổi tên thành Cộng hoà Kyrgyz.) Tháng 2 năm 1991, tên thủ đô, Frunze, được đổi lại theo cái tên trước đó là Bishkek. Dù có những động thái theo hướng độc lập, những thực tế kinh tế dường như vẫn chống lại sự ly khai khỏi Liên bang Xô viết. Trong một cuộc trưng cầu dân ý về việc duy trì nhà nước Xô viết tháng 3 năm 1991, 88.7% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ duy trì Liên bang Xô viết dưới hình thức một "Liên bang mới."
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, khi Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước nắm quyền lực tại Moskva, đã có nỗ lực nhằm hạ bệ Akayev tại Kyrgyzstan. Sau khi vụ đảo chính bị tiêu diệt một tuần sau đó, Akayev và Phó tổng thống German Kuznetsov thông báo việc rút lui khỏi Đảng Cộng sản Liên bang Xô viết (CPSU), và toàn thể ủy ban cũng như các thư ký cơ cấu đảng đều từ chức. Sau đó Xô viết Tối cao bỏ phiếu tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Xô viết ngày 31 tháng 8 năm 1991.
Độc lập
Tháng 10 năm 1991, Akayev là ứng cử viên duy nhất tranh cử và chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống của nước Cộng hòa mới qua bỏ phiếu trực tiếp, với 95% phiếu bầu. Cùng với các đại biểu của 7 nước cộng hòa khác, cũng trong tháng 10, ông ký kết Hiệp ước Cộng đồng Kinh tế Mới. Cuối cùng, ngày 21 tháng 12 năm 1991, Kyrgyzstan cùng bốn nước cộng hòa khác vùng Trung Á chính thức gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập mới được thành lập. Năm 1992, Kyrgyzstan gia nhập Liên hiệp quốc và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Cuộc "Cách mạng Tulip," sau cuộc bầu cử nghị viện tháng 3 năm 2005, đã buộc Tổng thống Akayev phải từ chức ngày 4 tháng 4 năm 2005. Các lãnh đạo phe đối lập đã thành lập một liên minh và một chính phủ mới dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Kurmanbek Bakiyev và Thủ tướng Feliks Kulov. Thủ đô của đất nước này đã bị cướp phá trong các cuộc biểu tình.
Tuy nhiên, sự ổn định chính trị dường như còn mong manh, bởi nhiều nhóm và phe phái được cho là có liên quan tới tội phạm có tổ chức đang gắng sức giành quyền lực. Ba trong 75 thành viên Nghị viện được bầu tháng 3 năm 2005 đã bị ám sát, và một thành viên khác bị ám sát ngày 10 tháng 5 năm 2006 một thời gian ngắn sau khi trúng cử chiếc ghế trống của anh mình đã bị ám sát trước đó. Tất cả bốn người đều bị cho là có liên quan trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. Ngày 6 tháng 4 năm 2010, bất ổn dân sự bùng phát ở thị trấn Talas sau một cuộc biểu tình chống tham nhũng và gia tăng chi phí sinh hoạt. Những người biểu tình đã tấn công các văn phòng của Tổng thống Bakiyev cũng như các đài truyền hình và radio do nhà nước điều hành. Có nhiều báo cáo xung đột cho rằng Bộ trưởng bộ Nội vụ Moldomusa Kongatiyev đã bị tấn công. Ngày 7 tháng 4 năm 2010, Tổng thống Bakiyev đã ban hành tình trạng khẩn cấp cấp quốc gia. Cảnh sát và các lực lượng đặc biệt đã bắt giữ nhiều thủ lĩnh phe đối lập. Đáp lại, những người biểu tình đã giành quyền kiểm soát trụ sở an ninh nội bộ (trụ sở cũ của KGB) và một kênh truyền hình nhà nước ở thủ đô Bishkek. Báo cáo của các quan chức chính phủ Kyrgyzstan đã chỉ ra rằng có ít nhất 75 người thiệt mạng và 458 người bị thương trong các cuộc đụng độ đẫm máu với cảnh sát ở thủ đô. Báo cáo cho rằng có ít nhất 80 người thiệt mạng do đụng độ với cảnh sát. Ngày 8 tháng 4 năm 2010, một chính phủ lâm thời do cựu ngoại trưởng Roza Otunbayeva lãnh đạo đã nắm quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông nhà nước và các cơ sở chính phủ ở thủ đô, nhưng Bakiyev vẫn chưa từ chức.
Tổng thống Bakiyev trở về nhà riêng tại Jalal-Abad và tuyên bố từ chức tại một cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 4 năm 2010. Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Bakiyev rời khỏi đất nước và bay tới nước láng giềng Kazakhstan cùng vợ và hai người con. Các nhà lãnh đạo lâm thời của đất nước thông báo rằng Bakiyev đã ký một lá thư từ chức chính thức trước khi ông rời đi.
Thủ tướng Daniar Usenov cáo buộc Nga đã ủng hộ các cuộc biểu tình; cáo buộc này đã bị Thủ tướng Nga, Vladimir Putin, phủ nhận. Các thành viên phe đối lập cũng đã kêu gọi đóng cửa Căn cứ Không quân Manas do Mỹ kiểm soát. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ra lệnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho công dân Nga và thắt chặt an ninh xung quanh các vị trí của Nga tại Kyrgyzstan để bảo vệ trước các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Ngày 11 tháng 6 năm 2010, các cuộc đụng độ sắc tộc Nam Kyrgyzstan đã xảy ra giữa hai dân tộc chính - người Uzbek và người Kyrgyz - tại Osh, thành phố lớn thứ hai đất nước. Các cuộc đụng độ đã làm dấy lên lo ngại rằng đất nước có thể tiến tới một cuộc nội chiến.
Nhận thấy tình hình đã dần trở nên khó kiểm soát, Otunbayeva, nhà lãnh đạo lâm thời, đã gửi một lá thư tới Tổng thống Dimitry Medvedev, đề nghị ông gửi quân đội Nga tới giúp đỡ đất nước này kiểm soát tình hình. Tùy viên báo chí của Medvedev, Natalya Timakova, đã trả lời trong thư hồi đáp, "Đó là một cuộc xung đột nội bộ và cho tới bây giờ, Nga vẫn chưa nhìn thấy các điều kiện để tham gia giải quyết". Các cuộc đụng độ đã gây ra tình trạng thiếu lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác với hơn 200 người thiệt mạng và 1.685 người bị thương, tính tới ngày 12 tháng 6 năm 2010. Tuy nhiên, Chính phủ Nga cho biết họ sẽ gửi viện trợ nhân đạo tới quốc gia đang trong tình trạng khó khăn này.
Theo các nguồn tin địa phương, đã xảy ra những cuộc đụng độ giữa hai băng nhóm địa phương và không mất nhiều thời gian để bạo lực lan tới phần còn lại của thành phố. Cũng có thông tin cho rằng các lực lượng vũ trang đã hỗ trợ các băng nhóm người Kyrgyzstan tiến vào thành phố, nhưng chính phủ đã bác bỏ những cáo buộc này.
Bạo loạn lan sang các khu vực lân cận, và chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở toàn bộ khu vực phía nam Jalal-Abad. Để kiểm soát tình hình, chính phủ lâm thời đã trao đặc quyền nổ súng bắn giết tại chỗ cho lực lượng an ninh. Chính phủ Nga đã quyết định cử một tiểu đoàn tới quốc gia này để bảo vệ các cơ sở của Nga.
Otunbayeva cáo buộc gia đình Bakiyev đã "xúi giục bạo loạn". ÀPP đã đưa tin có "một bức màn khói bao trùm thành phố". Các nhà chức trách ở quốc gia láng giềng Uzbekistan cho biết ít nhất 30.000 người Uzbekistan đã vượt biên trái phép để trốn khỏi cuộc bạo loạn. Osh đã trở nên tương đối ổn định vào ngày 14 tháng 6 năm 2010, nhưng tại Jalal-Abad đã xảy ra một vài vụ đốt phá lẻ tẻ. Toàn bộ khu vực vẫn được đặt trong tình trạng khẩn cấp khi người Uzbekistan miễn cưỡng rời khỏi nơi ở của mình vì sợ hãi trước những cuộc tấn công của đám đông. Liên Hợp Quốc đã quyết định gửi một phái đoàn tới để đánh giá tình hình tại đây.
Temir Sariyev, Phó Chánh văn phòng Chính phủ lâm thời, cho biết đã có những cuộc đụng bộ cục bộ và rằng chính phủ sẽ không thể kiểm soát hoàn toàn tình hình. Ông đã nói thêm rằng không có đủ lực lượng an ninh để ngăn chặn bạo lực. Ngày 14 tháng 6 năm 2010, các cơ quan truyền thông đã đưa tin rằng Chính phủ Nga đang xem xét yêu cầu của Chính phủ Kyrgyzstan. Một cuộc họp khẩn cấp của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) đã được tổ chức cùng ngày để thảo luận về vai trò của tổ chức này trong việc hỗ trợ chấm dứt bạo lực. Theo Chính phủ Kyrgyzstan, ngày 15 tháng 6 năm 2010, bạo lực sắc tộc đã suy yếu. Tổng thống Kyrgyzstan Roza Otunbayeva đã tổ chức một cuộc họp báo và tuyên bố rằng Nga không cần gửi quân đội để dập tắt bạo lực. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2010, đã có ít nhất 170 người thiệt mạng, nhưng theo Pascale Meige Wagner của Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế, tổn thất về người là một con số ít hơn dự kiến. Cao ủy Liên Hợp Quốc đã nói với các phóng viên tại Geneve rằng các bằng chứng cho thấy bạo lực dường như đã được dàn dựng. Những người dân thuộc dân tộc Uzbekistan đã đe dọa sẽ cho nổ kho dầu ở Osh nếu họ không được đảm bảo về sự bảo vệ. Liên Hợp Quốc cho biết họ tin rằng các cuộc tấn công đã được "dàn dựng, nhắm mục tiêu và chuẩn bị tốt". Các quan chức Kyrgyzstan đã thông báo với báo chí rằng một người bị tình nghi đứng sau vụ bạo lực ở Jalal-Abad đã bị tạm giữ.
Vào ngày 2 tháng 8 năm 2010, một ủy ban của chính phủ Kyrgyzstan đã bắt đầu điều tra nguyên nhân của các cuộc đụng độ. Các thành viên của Ủy ban Quốc gia, do cựu phát ngôn viên nghị viện Abdygany Erkebaev dẫn đầu, đã gặp gỡ người dân từ các ngôi làng Mady, Shark và Kyzyl-Kyshtak, chủ yếu thuộc dân tộc Uzbekistan, ở quận Kara-Suu tại Osh Oblast. Ủy ban Quốc gia, bao gồm đại diện của nhiều dân tộc, đã được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống.
Tháng 8 năm 2010, Tổng thống Roza Otunbayeva cũng cho biết rằng một ủy ban quốc tế sẽ được thành lập để điều tra các vụ đụng độ. Ủy ban quốc tế đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng và chuẩn bị một báo cáo - Ủy ban điều tra quốc tế độc lập về các sự kiện ở miền nam Kyrgyzstan vào tháng 6 năm 2010 (KIC). Bài báo cáo đã phát biểu "Chính phủ lâm thời, lên nắm quyền hai tháng trước khi sự kiện xảy ra, đã không nhận ra hoặc đánh giá thấp sự xấu đi trong mối quan hệ giữa các dân tộc ở miền nam Kyrgyzstan". KIC kết luận rằng "Chính phủ lâm thời có trách nhiệm đảm bảo rằng lực lượng an ninh được đào tạo đầy đủ và được trang bị phù hợp để đối phó với các tình huống bất ổn dân sự" nhưng đã không thể đưa ra nhưng biện pháp cần thiết.
Kể từ nay, Kyrgyzstan kỷ niệm Ngày Độc lập hàng năm vào ngày 31 tháng 8, ngày kỷ niệm tuyên bố độc lập vào năm 1991. Kể từ khi độc lập, Kyrgyzstan đã có những bước phát triển như xây dựng các phương tiện truyền thông thực sự tự do và thúc đẩy một phe đối lập chính trị tích cực.
Vào cuối tháng 4 năm 2021, một cuộc xung đột về nguồn nước leo thang thành một trong những cuộc đụng độ biên giới nghiêm trọng nhất giữa Kyrgyzstan và Tajikistan kể từ khi giành độc lập vào năm 1991.
Những vấn đề chính hiện nay ở Kyrgyzstan gồm: tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, mở rộng dân chủ và tự do chính trị, quan hệ sắc tộc và chủ nghĩa khủng bố.
Chính trị
Hiến pháp năm 1993 quy định hình thức chính phủ là cộng hòa dân chủ. Nhánh hành pháp gồm một tổng thống và thủ tướng. Nghị viện hiện tại theo chế độ đơn viện. Nhánh tư pháp gồm một Tòa án tối cao, một Tòa án Hiến pháp, các tòa án địa phương, và một Trưởng Công tố.
Tháng 3 năm 2002, tại quận phía nam Aksy, năm người phản đối việc tùy tiện bắt giữ một chính trị gia đối lập đã bị cảnh sát bắn chết, gây ra những cuộc phản kháng rộng rãi trên khắp cả nước. Tổng thống Akayev đã đề xuất một quá trình cải cách hiến pháp ban đầu gồm sự tham gia của một ủy ban đại diện chính phủ, dân sự và xã hội rộng lớn hơn trong một cuộc thảo luận mở, dẫn tới cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 2 năm 2003, không thành công bởi những gian lận. Những sử đổi hiến pháp được phê chuẩn theo cuộc trưng cầu dân ý dẫn tới quyền kiểm soát mạnh hơn cho tổng thống và giảm quyền lực của Nghị viện cùng Tòa án Hiến pháp. Cuộc bầu cử nghị viện mới với 75 ghế được tổ chức từ ngày 27 tháng 2 đến 13 tháng 3 năm 2005, nhưng bị đa số các nhà quan sát cho là có gian lận. Những cuộc biểu tình phản kháng sau đó đã dẫn tới một cuộc đảo chính hòa bình ngày 24 tháng 3, sau sự kiện này Akayev đã chạy trốn khỏi đất nước và được thay thế bởi tổng thống lâm thời Kurmanbek Bakiyev.
Các lãnh đạo chính phủ lâm thời đang phát triển một cơ cấu chính phủ mới cho đất nước và làm việc để giải quyết các vấn đề nổi cộm về hiến pháp. Ngày 10 tháng 7 năm 2005, tổng thống lâm thời Bakiyev chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với thắng lợi vang dội, đạt 88.9% số phiếu, và chính thức nhậm chức ngày 14 tháng 8. Tuy nhiên, sự ủng hộ ban đầu của công chúng cho ban lãnh đạo mới sau mấy tháng đã sụt giảm vì họ không thể giải quyết các vấn đề tham nhũng đã từng là tai họa của đất nước từ khi độc lập khỏi Liên bang Xô viết, cùng với những vụ ám sát các thành viên nghị viện. Những vụ tuần hành đông đảo phản đối tổng thống Bakyiev đã diễn ra tại Bishkek trong tháng 4 và tháng 11 năm 2006, các lãnh đạo phe đối lập buộc tội tổng thống không thể thực hiện các lời hứa khi tranh cử như cải cách hiến pháp và chuyển giao một số quyền lực cho nghị viện.
Phân chia hành chính
Kyrgyzstan được chia thành 7 tỉnh (số ít oblast (область), số nhiều oblasttar (областтар)) được quản lý bởi các thống đốc do chỉ định. Thủ đô, Bishkek, về mặt hành chính là một thành phố độc lập (shaar) với vị thế tương đương một tỉnh.
Các tỉnh, thành phố thủ đô, như sau:
Bishkek
Batken (Batken)
Chuy (Chui-Tokmok)
Jalal-Abad (Jalal-Abad)
Naryn (Naryn)
Osh (Osh)
Talas (Talas)
Issyk-Kul (Karakol)
Mỗi tỉnh gồm một số quận (raion), được quản lý bởi các quan chức do chính phủ chỉ định (akim). Các cộng đồng nông nghiệp (ayıl ökmötü), gồm tới hai mươi khu định cư nhỏ, có thị trưởng riêng do họ tự bầu và các hội đồng địa phương.
Địa lý
Kyrgyzstan là một nước nằm kín trong lục địa tại Trung Á, giáp biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Tajikistan và Uzbekistan. Vùng núi non Tian Shan bao phủ 80% đất nước (vì thế Kyrgyzstan thỉnh thoảng cũng được gọi là "Thụy Sĩ vùng Trung Á".), phần diện tích còn lại gồm các thung lũng và châu thổ. Hồ Issyk-Kul ở tây bắc Tian Shan là hồ lớn nhất tại Kyrgyzstan và là hồ trên núi lớn thứ hai trên thế giới sau Titicaca. Những đỉnh cao nhất nằm trên rặng Kakshaal-Too, hình thành nên biên giới với Trung Quốc. Đỉnh Jengish Chokusu, độ cao 7.439 m (24.400 feet), là điểm cao nhất và được các nhà địa chất (dù không phải là các nhà leo núi) coi là đỉnh nằm xa nhất phía bắc thế giới. Mùa đông với những trận tuyết rơi dày mang tới những trận lụt vào mùa xuâ và thường gây thiệt hại lớn phía hạ nguồn. Những dòng nước chảy từ trên cao cũng là tiềm năng lớn cho thủy điện.
Khí hậu khác biệt theo từng vùng. Thung lũng Fergana phía tây nam thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới và rất nóng vào mùa hè, với nhiệt độ đạt tới 40 °C (104 °F.) Các vùng đồi phía bắc thuộc khí hậu ôn hoà và Tian Shan từ kiểu khí hậu lục địa khô tới khí hậu cực, tùy thuộc độ cao. Tại các vùng lạnh nhất nhiệt độ ở mức dưới không trong khoảng 40 ngày mùa đông, và thậm chí tại một số vùng sa mạc còn có tuyết rơi thường xuyên trong thời kỳ này.
Kyrgyzstan có nguồn khoáng sản kim loại khá lớn gồm vàng và kim loại hiếm. Vì địa hình đất nước này chủ yếu là đồi núi, chưa tới 8% diện tích có thể canh tác, và tập trung tại các vùng đất thấp phía bắc và các rìa Thung lũng Fergana.
Bishkek ở phía bắc là thủ đô và thành phố lớn nhất, với xấp xỉ 900.000 nghìn dân (thời điểm năm 2005). Thành phố đứng thứ hai là thị trấn cổ Osh, nằm tại Thung lũng Fergana gần biên giới với Uzbekistan. Con sông chính là Naryn, chảy về phía tây xuyên qua Thung lũng Fergana vào Uzbekistan, nơi nó hợp lưu với dòng sông chính khác của Kyrgyzstan, sông Kara Darya, hình thành nên Syr Darya cuối cùng chảy vào Biển Aral — dù một lượng lớn nước đã bị khai thác cho tưới tiêu tại các cánh đồng bông của Uzbekistan khiến con sông khô cạn trước khi nó tới được biển này. sông Chu cũng có một đoạn ngắn chảy qua Kyrgyzstan trước khi vào Kazakhstan.
Lãnh thổ tách rời
Có một vùng đất tách khỏi mẫu quốc, đó là ngôi làng nhỏ Barak, Kyrgyzstan , (dân số 627 người) tại thung lũng Fergana. Làng này bị lãnh thổ Uzbek bao quanh và nằm giữa các thị trấn Margilan và Fergana.
Có bốn vùng đất Uzbekistan nằm trong lãnh thổ Kyrgyzstan. Hai trong số đó là các thị trấn Sokh (diện tích 325 km²/125 dặm vuông với dân số 42.800 người năm 1993, dù một số ước tính cho rằng con số này có thể lên tới 70.000 người; 99% là người Tajik, số còn lại là người Uzbek), và Shakhrimardan (cũng được gọi là Shakirmardon hay Shah-i-Mardan, diện tích 90 km²/35 dặm vuông và dân số 5.100 năm 1993; 91% là người Uzbek, số còn lại là người Kyrgyz); hai vùng lãnh thổ nhỏ khác là Chuy-Kara (hay Kalacha, dài khoảng 3 km và rộng 1 km hay 2 dặm nhân 0.6 dặm) và Dzhangail (một chấm đất nhỏ chỉ có chiều ngang 2 hay 3 km). Chuy-Kara nằm trên sông Sokh, giữa biên giới Uzbek và khu lãnh thổ tách khỏi mẫu quốc Sokh.
Có hai vùng lãnh thổ của Tajikistan nằm gọn trong Kyrgyzstan: Vorukh (diện tích khoảng 95 và 130 km² [37–50 dặm vuông], dân số được ước lượng trong khoảng 23.000 và 29.000, 95% người Tajik và 5% Kyrgyz, sống tại 17 ngôi làng), nằm cách 45 kilômét (28 dặm) phía nam Isfara trên bờ phải sông Karafshin, và một khu định cư nhỏ gần ga đường sắt Kyrgyz Kairagach.
Kinh tế
Dù có sự giúp đỡ của các nhà tài trợ lớn phương Tây, gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát triển châu Á, Cộng hoà Kyrgyz vẫn phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế từ sau độc lập. Ban đầu, đó là hậu quả của sự tan vỡ khối thương mại Xô viết dẫn tới mất thị trường, cản trở sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do của nước này. Chính phủ đã giảm chi tiêu, chấm dứt đa số các khoản trợ giá, và đưa ra áp dụng thuế giá trị gia tăng. Nói chung, chính phủ có vẻ kiên quyết chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường. Thông qua biện pháp cải cách và ổn định, chính phủ muốn thiết lập những nền tảng cho một sự phát triển kinh tế lâu dài và bền vững. Các biện pháp cải cách đã giúp Cộng hòa Kyrgyz gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 20 tháng 12 năm 1998.
Kinh tế Cộng hòa Kyrgyz đã bị ảnh hưởng nặng nề sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và sự biến mất của một thị trường rộng lớn. Năm 1990, khoảng 98% xuất khẩu Kyrgyz là tới những khu vực khác thuộc Liên bang Xô viết. Vì thế, tình hình nền kinh tế quốc gia đầu những năm 1990 ở đây tồi tệ hơn bất kỳ một nước cộng hòa nào khác thuộc Liên bang Xô viết cũ ngoại trừ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi những cuộc chiến tranh: Armenia, Azerbaijan, và Tajikistan, khi các nhà máy, các hợp tác xã nông nghiệp sụp đổ cùng sự biến mất của các thị trường truyền thống. Tuy tình hình kinh tế đã có cải thiện đáng kể trong vài năm qua, và đặc biệt từ năm 1998, nhiều vấn đề vẫn tồn tại như nhu cầu về các khoản thu thích ứng từ thuế và tạo lập được một mạng lưới an sinh xã hội thích hợp.
Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Cộng hòa Kyrgyz; xem Nông nghiệp Kyrgyzstan. Tới đầu thập niên 1990, lĩnh vực nông nghiệp tư nhân chiếm khoảng một phần ba tới một nửa sản lượng thu hoạch. Năm 2002 nông nghiệp chiếm 35.6% GDP và khoảng một nửa lực lượng lao động. Lãnh thổ Cộng hoà Kyrgyz chủ yếu là đồi núi, thích hợp cho chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp lớn nhất, với những sản phẩm chính là len, thịt, và các sản phẩm sữa. Cây trồng chủ chốt gồm lúa mì, củ cải đường, khoai tây, bông, thuốc lá, rau, và quả. Bởi giá nhập khẩu các sản phẩm hóa chất nông nghiệp và dầu mỏ tăng cao, đa số các hoạt động nông nghiệp được thực hiện bằng tay hay bằng sức ngựa, như hàng thế hệ trước. Chế biến sản phẩm nông nghiệp là một yếu tố then chốt của kinh tế công nghiệp, cũng như là một trong những lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Cộng hoà Kyrgyz sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên thấp; nước này phải nhập khẩu dầu mỏ và khí gas. Trong số các nguồn tài nguyên khoáng sản có than, vàng, uranium, antimony, và các kim loại hiếm khác. Luyện kim là một ngành công nghiệp quan trọng, và chính phủ hy vọng đây sẽ là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài mạnh. Chính phủ đã khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khai thác và chế biến vàng. Các nguồn tài nguyên nước phong phú của Cộng hòa Kyrgyz và địa hình đồi núi cho phép nước này sản xuất và xuất khẩu một lượng lớn năng lượng thủy điện.
Ở mức độ địa phương, kinh tế chủ yếu là kinh doanh nhỏ. Một lượng lớn giao dịch thương mại địa phương diễn ra tại các chợ và kiốt ở các làng. Hàng hóa tiêu dùng như khí đốt (nhiên liệu) thường được bán ven đường trong các thùng chứa. Một lượng đáng kể thương mại diễn ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Tại các làng hẻo lánh tình trạng thiếu thốn hàng hóa tiêu dùng cũng thường xảy ra. Vì thế phần đông các gia đình đều có khả năng tự cung tự cấp về lương thực. Có sự khác biệt rất lớn giữa kinh tế thành thị và nông thôn.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là các loại kim loại màu và khoáng sản, sản phẩm len cùng các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng điện, và một số sản phẩm cơ khí. Nhập khẩu gồm dầu mỏ và khí gas, kim loại màu, hóa chất, đa số các loại máy móc, len và các sản phẩm giấy cùng một số loại thực phẩm và vật liệu xây dựng. Các đối tác thương mại chính của nước này là Đức, Nga, và các nước láng giềng Trung Quốc, Kazakhstan và Uzbekistan.
Tính đến năm 2016, GDP của Kyrgyzstan đạt 5.794 USD, đứng thứ 148 thế giới, đứng thứ 41 châu Á và đứng thứ 5 Trung Á.
Nhân khẩu
The World Almanac 2005 báo cáo rằng dân số Kyrgyzstan hơi lớn hơn 5 triệu người, được ước tính khoảng 5.081.429. Trong số đó, 34.4% dưới 15 tuổi và 6.2% trên 65 tuổi. Đây là một quốc gia nông thôn; chỉ khoảng một phần ba (33.9%) dân số Kyrgyzstan sống tại các vùng đô thị. Mật độ dân số trung bình 29 người trên km² (69 người trên dặm vuông).
Dân tộc lớn nhất nước là Kyrgyz, một dân tộc Turk. Người Kyrgyz chiếm 69.5% dân số và trong lịch sử từng là những người chăn nuôi bán du mục, sống trong những chiếc lều tròn được gọi là yurt và nuôi cừu, ngựa và bò Tây Tạng. Truyền thống du mục này còn tiếp tục diễn ra theo mùa (xem Chuyển gia súc lên núi) khi các gia đình chăn nuôi quay trở về từ các đồng cỏ (hay jailoo) trên núi cao vào mùa hè. Việc bảo tồn di sản du mục này cũng như những tư tưởng tự do của nó vẫn có ảnh hưởng lớn tới không khí chính trị trong nước. Cái tên Kyrgyz, sử dụng cho cả người dân và quốc gia, được cho rằng có nghĩa "bốn mươi cô gái", một sự ám chỉ tới Manas (sử thi) dân gian về việc thống nhất bốn mươi bộ tộc chống lại người Mông Cổ.
Các dân tộc khác gồm người Nga (9.0%) tập trung ở phía Bắc và người Uzbek (14.5%) sống ở phía nam. Các cộng đồng nhỏ nhưng cũng đáng chú ý khác gồm Tatars (1.9), Uyghurs (1.1%), Kazakhs (0.7%) và Ukraina (0.5%). Cộng đồng Đức Volga từng khá đông đúc trước kia, đã bị Stalin trục xuất tới đây từ nhà cửa của họ tại nước Cộng hòa Đức Volga, đa số họ đã quay trở về Đức, và chỉ còn sót lại vài nhóm nhỏ. Một số nhỏ dân số là người Triều Tiên Xô viết, có nghĩa hậu duệ của những cư dân Triều Tiên trước kia tại Vladivostok, Những người đã bị Stalin trục xuất tại Trung Á (và vùng Kavkaz) trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngôn ngữ
Kyrgyzstan (cùng với Kazakhstan) là hai trong số năm nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á còn giữ tiếng Nga là một ngôn ngữ chính thức. Nước này đã thêm tiếng Kyrgyz để trở thành quốc gia có hai ngôn ngữ chính thức vào tháng 9 năm 1991. Đây là một tín hiệu rõ ràng cho những người Nga sinh sống ở Kyrgyzstan rằng họ được chào đón trong nước cộng hòa mới, trong một nỗ lực nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám. Tiếng Kyrgyz là một thành viên thuộc nhóm ngôn ngữ Turk và được viết bằng ký tự Ả Rập cho đến tận thế kỷ XX. Ký tự Latinh đã được đưa ra và chấp nhận năm 1928, và sau đó đã được thay thế bởi ký tự Kirin năm 1941.
Nói chung, tất cả mọi người trong nước đều hiểu và nói tiếng Nga, ngoại trừ tại một số vùng xa xôi hẻo lánh. Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của đa số dân cư Bishkek, và hầu hết các giao dịch thương mại cũng như chính trị đều được tiến hành bằng ngôn ngữ này. Cho tới gần đây, tiếng Kyrgyz vẫn là ngôn ngữ được sử dụng tại gia đình, và hiếm khi được dùng trong các cuộc gặp gỡ hay các sự kiện khác. Tuy nhiên, đa số các cuộc họp nghị viện hiện nay được tiến hành bằng tiếng Kyrgyz, với phiên dịch đồng thời cho những người không nói tiếng Kyrgyz.
Văn hoá
Manas, một sử thi
Komuz, đàn luýt ba dây
Tush kyiz, đồ treo tường thêu tỉ mỉ lớn
Shirdak, nệm phẳng làm bằng shadow-pairs
các loại sản phẩm dệt khác, đặc biệt chế tạo từ nỉ
Thuật săn bằng chim ưng
Truyền thống
Một hành động đã bị cấm đoán nhưng vẫn thường diễn là truyền thống bắt cóc cô dâu. Hiện đang có tranh cãi về việc liệu hành động bắt cóc cô dâu có thực sự là một truyền thống hay không. Một số lý lẽ xung đột có thể xuất phát từ việc các cuộc hôn nhân có sắp xếp là một hành động truyền thống, và một trong những cách thoát khỏi những cuộc hôn nhân có sắp xếp đó là tổ chức một cuộc "bắt cóc".
Tôn giáo
Kyrgyzstan là một quốc gia thế tục. Trong thời Xô viết, quốc gia vô thần được khuyến khích.
Tôn giáo chủ yếu của nước này là Hồi giáo Sunni (đặc biệt là trường phái Hanafi) - khoảng 70% vào thời điểm năm 1994. Hồi giáo tại Kyrgyzstan là một nền tảng văn hóa chứ không phải là sự thực hiện nghi thức hàng ngày đối với một số người.
Các nhà thờ Thiên chúa giáo chính là Chính thống Nga và Chính thống Ukraine. Một cộng đồng nhỏ người Đức là các tín đồ Tin lành Thiên chúa, chủ yếu thuộc phái Lutheran và Baptist.
Các truyền thống duy linh vẫn tồn tại, và là những ảnh hưởng từ Phật giáo như hành động treo cờ phướn trên những cây thiêng.
Một số lượng nhỏ Người Do Thái Bukharian sống tại Kyrgyzstan, nhưng trong thời kỳ Liên bang Xô viết sụp đổ đa số họ đã tới Hoa Kỳ và Israel.
Cờ
Mặt trời tỏa 40 tia nắng vàng ở trung tâm lá cờ thể hiện 40 chiến binh của người anh hùng thần thoại Manas. Các đường bên trong mặt trời thể hiện ngôi vua hay tunduk (Kyrgyz түндүк) của một yurt, một biểu tượng được lặp lại trên nhiều công trình kiến trúc Kyrgyz. Phần màu đỏ trên lá cờ biểu hiện hòa bình và sự cởi mở của Kyrgyzstan.
Giáo dục
Các định chế giáo dục tại Kyrgyzstan gồm:
Đại học Trung Á Hoa Kỳ
KRSU - Đại học Slavơ Kyrgyz Nga
KNU - Đại học quốc gia Kyrgyz
Đại học Kyrgyz-Thổ Nhĩ Kỳ MANAS
Đại học Nhân loại Bishkek
Đại học quốc tế Kyrgyzstan
Đại học quốc tế Ataturk-Alatoo
Đại học quốc gia Osh
Đại học Kyrgyz Uzbek
Đại học kỹ thuạt Osh
Viện Luật và Doanh nghiệp Moskov
Đại học quốc tế Kyrgyzstan
Đại học quốc gia Kyrgyz-Nga
Cưỡi ngựa
Các môn thể thao truyền thống quốc gia phản ánh tầm quan trọng của hành động cưỡi ngựa trong văn hoá Kyrgyz. Rất phổ thông, như tại tất cả các quốc gia Trung Á khác, là Kok Boru (có nghĩa "sói xanh"), một môn thể thao đồng đội giống như polo và rugby trên lưng ngựa, theo đó hai đội tìm cách mang xác một con dê không đầu vượt qua vạch gôn đội đối thủ, hay theo kiểu thường được chơi ngày nay, vào trong gôn đội đối thủ, một chiếc bình lớn hay một vòng đánh dấu trên mặt đất. Trong trận đấu các đấu thủ tìm cách giật xác dê từ tay đối thủ.
Các môn thể thao phổ thông trên lưng ngựa khác gồm Tyiyn hay Tenghe Enish (nhặt một đồng xu trên mặt đất trong khi đang phi ngựa), Kyz Kuumai (đuổi một cô gái để thắng một cái hôn của cô ta, khi cô đang phi ngựa chạy và có thể đánh kẻ đuổi theo bằng chiếc roi da của mình), Oodarysh (vật trên lưng ngựa), những cuộc đua ngựa đường trường trên 15, 20 hay thậm chí 50 và 100 km, và các môn thể thao khác.
Vận tải
Vận tải Kyrgyzstan ở tình trạng kém phát triển vì kiểu địa hình đồi núi của nước này. Các con đường phải chạy ngoằn nghèo theo các thung lũng, vượt qua những con đèo có độ cao tới 3.000 mét (9.000 feet) hoặc hơn nữa, và thường bị lở đất hay lở tuyết. Đường sá vào mùa đông có thể bị đóng hoặc không thể đi lại ở nhiều vùng xa xôi và có độ cao lớn. Ngoài các vấn đề về đường bộ, các tuyến đường sắt được xây dựng thời Xô viết hiện đã bị ngăn cách bởi nhiều biên giới quốc tế, đòi hỏi thời gian hoàn thành các thủ tục cần thiết để vượt qua khi chúng còn ở tình trạng hoạt động được. Cũng cần chú ý rằng ngựa vẫn là phương tiện vận tải được lựa chọn nhiều, đặc biệt tại các vùng nông thôn và không có đường giao thông, bởi nó không phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu.
Sân bay
Cuối thời kỳ Xô viết có khoảng 50 sân bay và đường băng tại Kyrgyzstan, nhiều trong số chúng được xây dựng chủ yếu phục vụ cho các mục đích quân sự tại vùng biên giới giáp Trung Quốc này. Chỉ một vài sân bay hiện vẫn hoạt động.
Sân bay Manas gần Bishkek là cảng hàng không quốc tế chính, với các đường bay tới Moskva, Tashkent, Dushanbe, Istanbul, Baku, và Luân Đôn.
Sân bay Osh là cảng hàng không chính ở phía Nam, với các chuyến bay hàng ngày tới Bishkek.
Sân bay Jalal-Abad được nối với Bishkek bởi hai chuyến bay mỗi tuần.
Các cơ sở khác xây dựng thời Xô viết hoặc đã đóng cửa hoặc chỉ được sử dụng thỉnh thoảng hay dành riêng cho quân sự (ví dụ, căn cứ không quân Kant, hiện là căn cứ không quân của Nga gần Bishkek
Đường sắt
Thung lũng Chui ở phía bắc và thung lũng Ferghana ở phía nam là các điểm kết thúc của hệ thống đường sắt Liên bang Xô viết ở Trung Á. Sau khi các quốc gia độc lập xuất hiện thời hậu Xô viết, các tuyến đường sắt được xây dựng trước kia đã bị các biên giới hành chính cắt ngang, và vì thế ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động giao thông. Những đoạn đường sắt ngắn bên trong Kyrgyzstan, tổng cộng khoảng 370 km (khổ 1.520 mm), có ít giá trị kinh tế vì thiếu hàng hóa vận chuyển trên khoảng cách xa cũng như đi và tới các trung tâm như Tashkent, Almaty và các thành phố của Nga.
Hiện có những kế hoạch bước đầu để mở rộng các tuyến đường sắt từ Balykchy ở phía bắc và/hay từ Osh ở phía nam tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng chi phí cho việc này rất lớn.
Những tuyến đường sắt ra nước ngoài
Kazakhstan - có - nhánh Bishkek - cùng khổ
Uzbekistan - có - nhánh Osh - cùng khổ
Tajikistan - không - cùng khổ
Trung Quốc - không - khác khổ 1524mm/1435mm
Đường cao tốc
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển châu Á, một đường chính nối từ phía bắc tới tây nam từ Bishkek tới Osh gần đây đã hoàn thành. Công trình này giúp việc liên lạc giữa hai trung tâm dân cư chính trong nước—Thung lũng Chui ở phía bắc và Thung lũng Fergana ở phía nam trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một phần của con đường này vượt qua một con đèo cao 3.500 dẫn vào Thung lũng Talas ở phía tây bắc. Nhiều kế hoạch đang được đưa ra nhằm xây dựng một con đường chính từ Osh tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tổng cộng: 30.300 km (gồm 140 km đường cao tốc)
đường trải nhựa: 22.600 km (gồm cả một số đoạn trải sỏi)
không trải nhựa: 7.700 km (những con đường này làm bằng đất không lu và rất khó đi lại trong điều kiện thời tiết xấu) (1990)
Đường ống
Khí tự nhiên 200 km
Đường thủy
Các tuyến đường thủy chỉ hoạt động trên Hồ Issyk Kul, và đã thu hẹp nhiều từ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.
Cảng
Balykchy (Ysyk-Kol hay Rybach'ye), trên Hồ Issyk Kul.
Các chủ đề khác
Liên minh Trung Á
Viễn thông Kyrgyzstan
Quan hệ nước ngoài Kyrgyzstan
Kyrgyzstan tại Olympic mùa hè 2004
Bầu cử nghị viện Kyrgyz năm 2005
Bầu cử tổng thống Kyrgyz năm 2005
Danh sách các loài chim Kyrgyzstan
Danh sách thành phố Kyrgyzstan
Quân đội Kyrgyzstan
Hướng đạo sinh Kyrgyzstan
Vận tải Kyrgyzstan
Cách mạng Tulip
Tem bưu chính và lịch sử bưu chính Kyrgyzstan
Căn cứ không quân Manas
Đọc thêm
Historical Dictionary of Kyrgyzstan của Rafis Abazov
Kyrgyzstan: Central Asia's Island of Democracy? của John Anderson
Kyrgyzstan: The Growth and Influence of Islam in the Nations of Asia and Central Asia của Daniel E. Harmon
Lonely Planet Guide: Central Asia của Paul Clammer, Michael Kohn và Bradley Mayhew
Odyssey Guide: Kyrgyz Republic của Ceri Fairclough, Rowan Stewart và Susie Weldon
"Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" của Ted Rall
"Kyrgyzstan: Traditions of Nomads," của V. Kadyrov, Rarity Ltd., Bishkek, 2005 ISBN 9967-424-42-7
Ghi chú |
Cộng hòa Tajikistan (phiên âm tiếng Việt: Tát-gi-ki-xtan; ) là một quốc gia ở vùng Trung Á. Tajikistan giáp với Afghanistan về phía nam, Uzbekistan về phía tây, Kyrgyzstan về phía bắc và Trung Quốc về phía đông. Trước khi Liên Xô tan rã, Tajikistan là một trong 15 nước cộng hòa của đất nước rộng nhất thế giới này, khi đó Tajikistan được gọi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan.
Thủ đô của Tajikistan là Dushanbe (Душанбе) và là thành phố lớn nhất với dân số khoảng 562 nghìn người (theo thống kê năm 2000).
Từ nguyên
Tajikistan có nghĩa "Vùng đất của người Tajik" trong tiếng Ba Tư. Một số người tin rằng cái tên Tajik là chỉ một khu vực địa lý của vương quốc (Taj) thuộc Pamir Knot, nhưng đây chỉ là một truyền thuyết dân gian. Từ "Tajik" đã được sử dụng để phân biệt người Iran với người Turk tại Trung Á, bắt đầu ngay từ thế kỷ thứ X. Có lẽ nó bắt nguồn từ "Taji," một trong những họ của những kẻ xâm lược Ả Rập-Hồi giáo trong thời kỳ cải đạo sang Đạo Hồi của Trung Á và sự sáp nhập nó vào vương quốc Hồi giáo. Chữ k thêm vào cuối cùng có thể cho mục đích hài âm trong câu cố định "Turk-o Tajik" ("Người Turk và người Tajik") mà trong lịch sử ngôn ngữ Ba Tư được coi là có tính thể hiện thành ngữ tương đương "tất cả mọi người".
Theo một số nguồn, cái tên Tajik (cũng được đánh vần là Tadjik, Tajik) chỉ một nhóm người được cho là một trong những hậu duệ trực tiếp và thuần chủng nhất của người Aryan cổ. Đất nước của họ được gọi là Aryana Vajeh và cái tên "Taa-jyaan" nguồn gốc của từ Tajik đã được đề cập trong The Avesta. Gathas của Zoroaster cũng hướng tới khán giả Aryan và có nhiều dẫn chứng đề cập tới cộng đồng này tại "ngôi nhà" của người Aryan.
Tajikistan thường được viết thành Tadjikistan hay Tadzhikistan trong tiếng Anh. Cách dịch thành Tadjikistan hay Tadzhikistan là từ tiếng Nga Таджикистан. (Trong tiếng Nga không có chữ j đơn để thể hiện âm vị /ʤ/ và дж, hay dzh, được dùng thay thế.) Tadzhikistan là kiểu đánh vần thường gặp nhất và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh cũng xuất phát từ tiếng Nga. Tadjikistan là cách đánh vần trong tiếng Pháp cũng thỉnh thoảng xuất hiện trong các văn bản ngôn ngữ tiếng Anh. Trong ký tự Perso-Arabic, "Tajikistan" được viết là تاجیکستان.
Hiện có sự tranh cãi về thuật ngữ chính xác được sử dụng để xác định người dân Tajikistan. Từ Tajik từng là thuật ngữ được dùng từ lâu để miêu tả người dân Tajikistan và đã xuất hiện rộng rãi trong văn học. Nhưng nền chính trị kiểu sắc tộc tại Trung Á đã khiến Tajik trở thành một từ gây tranh cãi, bởi nó ngụ ý rằng Tajikistan chỉ là quốc gia của người Tajik chứ không phải của các sắc tộc Uzbek, Nga, vân vân. Tương tự, sắc tộc Tajik sống tại các quốc gia khác, như Trung Quốc, cũng khiến thuật ngữ này trở thành mơ hồ. Ngoài ra, người Pamiri tại Gorno-Badakhshan cũng đang tìm cách tạo lập một cộng đồng sắc tộc có đặc điểm khác biệt với người Tajik.
Lịch Sử
Buổi đầu
Lãnh thổ hiện là Tajikistan từng nằm dưới sự cai quản của nhiều đế quốc trong suốt lịch sử, giai đoạn dài nhất là thuộc Đế chế Ba Tư. Trước Công nguyên, đây là một phần của Đế chế Bactria. Người Ả Rập đã đưa Đạo Hồi tới đây ở thế kỷ thứ VII của Công Nguyên. Đế chế Samanid Ba Tư đã thay thế người Ả Rập và xây dựng các thành phố Samarkand và Bukhara, sau này sẽ trở thành các trung tâm văn hoá của người Tajik (cả hai hiện đều thuộc Uzbekistan). Người Mông Cổ sau này kiểm soát một phần Trung Á, và cuối cùng là vùng đất ngày nay bao gồm cả Tajikistan trở thành một phần của tiểu vương quốc Ả Rập Bukhara. Một cộng đồng người Do Thái, nhỏ bị xua đuổi khỏi Trung Đông sau khi người Babylon chiếm nơi này, đã di cư tới đây và định cư từ khoảng năm 600 trước Công Nguyên, dù đa số người Do Thái ở đây là những người di cư tới Tajikistan trong thế kỷ XX.
Sự hiện diện của người Nga
Trong thế kỷ XIX, Đế chế Nga bắt đầu mở rộng tới Trung Á trong Great Game, và nắm quyền kiểm soát Tajikistan. Sau khi Đế quốc Nga bị lật đổ năm 1917, những đội quân du kích xuất hiện khắp Trung Á, được gọi là basmachi tiến hành cuộc chiến tranh chống lại các đội quân Bolshevik trong một nỗ lực vô vọng nhằm duy trì độc lập. Người Bolsheviks giành chiến thắng sau cuộc chiến kéo dài bốn năm, trong đó các thánh đường Hồi giáo và các làng mạc bị đốt cháy và dân chúng bị đàn áp khốc liệt. Chính quyền Xô viết đã khởi động một chiến dịch thế tục hoá, các thánh đường Hồi giáo, nhà thờ, và thánh đường Do Thái bị đóng cửa.
Tajikistan thời Xô viết
Năm 1924, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Tajik được thành lập như một phần của Uzbekistan, nhưng vào năm 1929 nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tajikistan trở thành một nước cộng hòa lập hiến riêng biệt. Các thành phố với chủ yếu người Tajik như Samarkand và Bukhara vẫn thuộc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Tới cuối thập niên 1980 những người Tajik theo chủ nghĩa quốc gia đã lên tiếng yêu cầu được gia tăng quyền lực. Nhưng sự bất ổn thật sự chỉ diễn ra tại nước cộng hòa này từ năm 1990. Năm sau đó, Liên bang Xô viết sụp đổ, và Tajikistan tuyên bố độc lập.
Độc lập
Quốc gia này hầu như ngay lập tức rơi vào một cuộc nội chiến với nhiều phe phái đánh lẫn nhau, các phe này thường thuộc các dòng họ khác nhau. Những người dân không theo Đạo Hồi, đặc biệt là người Nga và người Do Thái, đã bỏ chạy khỏi đất nước trong giai đoạn này, vì sự khủng bố, tình trạng nghèo đói gia tăng và các cơ hội kinh tế ở phương Tây cùng các nước cộng hòa khác thuộc Xô viết cũ. Emomali Rahmonov lên nắm quyền năm 1992, và tiếp tục cầm quyền tới ngày nay. Tuy nhiên, ông đã bị buộc tội thanh lọc sắc tộc chống lại các sắc tộc và nhóm người khác trong Nội chiến Tajikistan. Năm 1997, một thỏa thuận ngừng bắn giữa Rahmonov và các đảng đối lập (Liên minh Đối lập Tajik) được ký kết. Cuộc bầu cử hòa bình được tổ chức năm 1999, nhưng đã có những báo cáo của phe đối lập về tình trạng gian dối, và Rahmonov được tái cử nhờ hầu hết các phiếu vô danh. Quân đội Nga đã đồn trú ở phía nam Tajikistan, nhằm bảo vệ biên giới với Afghanistan, cho tới mùa hè năm 2005. Từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, quân đội Hoa Kỳ và Pháp cũng đã đồn trú tại quốc gia này.
Chính trị |
Turkmenistan (, ; tiếng Nga: Туркмения (Turkmeniya), phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen". Nước này giáp với Afghanistan về phía đông nam, Iran về phía tây nam, Uzbekistan về phía đông bắc, Kazakhstan về phía tây bắc, và biển Caspi về phía tây. 87% dân số Turkmenistan là tín đồ Hồi giáo trong đó phần lớn là người Turkmen.
Turkmenistan đã là cái nôi của các nền văn minh trong nhiều thế kỷ. Vào thời trung cổ, Merv là một trong những thành phố lớn của thế giới Hồi giáo và là điểm dừng chân quan trọng trên con đường tơ lụa, một tuyến đường caravan được sử dụng để giao thương với Trung Quốc cho đến giữa thế kỷ 15. Năm 1925, Turkmenistan trở thành một nước cộng hòa cấu thành của Liên Xô, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmenia; nó giành được độc lập sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.
Tuy có vùng phong phú về tài nguyên, phần nhiều nước này là sa mạc Karakum (sa mạc Cát Đen). Turkmenistan có hệ thống đơn đảng và nguyên thủ hiện tại là Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow. Nền kinh tế Turkmenistan chủ yếu dựa vào xuất khẩu bông, dầu và khí đốt.
Nguồn gốc tên gọi
Turkmenistan nằm ở phía tây nam khu vực Trung Á, phía đông biển Caspian. Tên gọi lấy từ tên dân tộc. Tổ tiên người Turkmen là cư dân của các bộ phận thuộc ngôn ngữ Iran như người Daha Masagaite, Salmat Aran, Maljiana... Khoảng thế kỷ V, họ hỗn huyết với người Oghuz Turk ở những vùng thảo nguyên ven biển Caspian, vốn có mối quan hệ rất mật thiết. Sau thế kỷ XI, người Đột Quyết (cũng là một tộc người Turk) vốn sinh hoạt du mục ở vùng thảo nguyên Trung Á di cư với quy mô lớn về khu vực Turkmenistan ngày nay. Dân tộc Turkmen từ đó hình thành. Turkmenistan nghĩa là vùng đất của người Turkmen.
Thế kỷ XVI Hãn quốc Kasiwa và Bukhara thành lập trên lãnh thổ Turkmenistan ngày nay. Cuối thế kỷ XIX, Turkmenistan bị Sa hoàng Nga thôn tính. Tháng 11 và 12 năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết; ngày 27 tháng 10 năm 1924, thành lập nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Turkmenia", đồng thời gia nhập Liên Bang Xô Viết. Ngày 27 tháng 10 năm 1991, tuyên bố độc lập và đổi tên như hiện nay. Ngày 21 tháng 12 cùng năm gia nhập khối Cộng đồng các quốc gia độc lập.
Lịch sử
Lãnh thổ Turkmenistan có một lịch sử lâu dài và sóng gió, hết đội quân từ đế chế này tới đội quân từ đế chế khác đi qua đây trên con đường tìm kiếm những lãnh thổ thịnh vượng hơn. Lịch sử chữ viết của vùng này bắt đầu với cuộc chinh phục của Đế chế Achaemenid thuộc Ba Tư cổ đại, và vùng này được chia giữa các Xatrap Margiana, Khwarezm, và Parthia.
Alexander Đại Đế đã chinh phục lãnh thổ này vào thế kỷ IV trước công nguyên trên con đường tới Nam Á, khoảng cùng thời gian Con đường tơ lụa hình thành và trở thành con đường thương mại chính giữa Châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Một trăm năm mươi năm sau Vương quốc Parthia của người Ba Tư đã lập thủ đô của họ tại Nisa, hiện là ngoại ô thủ đô Ashgabat. Thế kỷ VII của Công Nguyên, người Ả Rập đã chinh phục vùng này, đem theo Đạo Hồi và tích hợp Turkmen vào văn hoá Trung Đông. Vùng Turkmenistan nhanh chóng nổi tiếng bởi đây chính là thủ đô của Đại Khorasan, khi vua Hồi giáo Al-Ma'mun dời thủ đô tới Merv.
Giữa thế kỷ XI, người Turk thuộc Đế chế Seljuk đã tập trung sức mạnh của họ tại lãnh thổ Turkmenistan trong nỗ lực nhằm bành trướng tới Afghanistan. Đế chế tan vỡ trong nửa sau thế kỷ XII, và người Turkmen mất nền độc lập khi Thành Cát Tư Hãn chiếm quyền kiểm soát phía đông vùng Biển Caspian trong cuộc hành quân về hướng tây. Trong bảy thế kỷ sau đó, người Turkmen sống dưới nhiều đế chế và liên tục xảy ra các cuộc chiến giữa các bộ tộc. Lịch sử Turkmen thời trước khi người Nga xuất hiện ít được ghi chép lại. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII tới thế kỷ XVI, người Turkmen đã hình thành một nhóm sắc tộc, ngôn ngữ riêng biệt. Khi người Turkmen di cư tới vùng quanh Bán đảo Mangyshlak tại Kazakhstan ngày nay về hướng biên giới Iran và lòng chảo Amu Darya, xã hội bộ tộc Turkmen phát triển hơn nữa những truyền thống văn hóa sẽ trở thành nền tảng của ý thức quốc gia Turkmen sau này.
Giữa thế kỷ XVII và XIX, quyền kiểm soát Turkmenistan bị tranh giành giữa các shahs Ba Tư, các Khiva khan, các emir Bukhara và những vị vua cai trị Afghanistan. Trong giai đoạn này, vĩ thủ lĩnh tinh thần Turkmen Magtymguly Pyragy đã trở thành nhân vật đầy ảnh hưởng cùng những nỗ lực tái lập độc lập và chủ quyền cho dân tộc. Ở thời điểm này, vùng lãnh thổ Trung Á rộng lớn gồm cả vùng Turkmenistan vẫn chưa được vẽ bản đồ và rõ ràng đối với người Châu Âu nó chỉ được gọi là thế giới phía Tây. Sự đối đầu tranh giành quyền kiểm soát trong giai đoạn này xảy ra giữa Đế chế Anh và nước Nga Sa Hoàng và được gọi là The Great Game. Trong suốt cuộc chinh phục Trung Á của mình, người Nga luôn gặp phải sự kháng cự mạnh liệt của người Turkmen. Tuy nhiên, tới năm 1894 Nga đã giành được quyền kiểm soát Turkmenistan và sáp nhập nó vào lãnh thổ của họ. Sự đối đầu chính thức kết thúc với Thỏa ước Anh-Nga năm 1907. Dần dần, các nền văn hóa Nga và châu Âu du nhập vào vùng này, để lại dấu vết trong kiến trúc và thành phố Ashgabat được xây dựng theo kiểu mới, sau này sẽ trở thành thủ đô Turkmenistan. Cách mạng tháng 10 năm 1917 tại Nga và sự bất ổn chính trị sau đó đã dẫn tới việc tuyên bố vùng này trở thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Turkmen, một trong sáu nước cộng hoà của Liên bang Xô viết năm 1924, hình thành nên biên giới nước Turkmenistan hiện đại.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết Turkmen mới trải qua một quá trình Âu hoá thêm nữa. Bộ tộc người Turkmen được khuyến khích vô thần và chấp nhận trang phục kiểu châu Âu. Bảng chữ cái Turkmen được thay đổi từ kiểu ký tự Ả Rập truyền thống sang kiểu Latinh và cuối cùng sang kiểu Kirin. Tuy nhiên, việc khuyến khích người Turkmen từ bỏ kiểu sống du mục cũ là một ưu tiên của những người cộng sản không quá thô bạo cho tới tận cuối năm 1948. Những tổ chức quốc gia có tồn tại trong vùng thời kỳ thập niên 1920 và 1930.
Khi Liên bang Xô viết bắt đầu sụp đổ, Turkmenistan và các nước Trung Á còn lại đều muốn duy trì một hình thức nhà nước cải tiến, chủ yếu bởi họ có nhu cầu sức mạnh kinh tế và thị trường của Liên bang Xô viết để phát triển thịnh vượng. Turkmenistan tuyên bố độc lập ngày 27 tháng 10 năm 1991, một trong những nước cộng hòa cuối cùng ly khai.
Lãnh đạo cũ thời Xô viết, Saparmurat Niyazov, vẫn tiếp tục nắm quyền tại Turkmenistan sau khi Liên bang Xô viết giải tán. Ông tạo dựng cho mình hình ảnh một người ủng hộ Hồi giáo truyền thống và văn hoá Turkmen (tự gọi mình là "Turkmenbashi", hay "lãnh đạo của người Turkmen"), nhưng ông nhanh chóng mang tiếng xấu ở phương Tây vì cách cầm quyền độc tài và sự sùng bái cá nhân quá mức. Quyền lực của ông được tăng cường mạnh đầu thập niên 1990, và năm 1999, ông đã trở thành Tổng thống suốt đời.
Năm 2005, Turkmenistan rút khỏi Cộng đồng các quốc gia độc lập, một tổ chức quốc tế của các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ, do chính sách trung lập quốc tế.
Niyazov bất ngờ qua đời ngày 21 tháng 12 năm 2006, chưa kịp chỉ định người kế vị. Một vị Phó tổng thống được cho là con ngoài giá thú của Niyazov, Gurbanguly Berdimuhamedow, trở thành tổng thống tạm quyền, dù theo hiến pháp Chủ tịch của Hội đồng nhân dân Ovezgeldy Atayev, sẽ là người nắm chức vụ này. Tuy nhiên, Atayev đã bị kết án một số tội và bị cách chức.
Trong một cuộc bầu cử ngày 11 tháng 2 năm 2007, Berdimuhammedow được bầu làm tổng thống với 89% số phiếu 95% cử tri tham gia bầu cử, dù cuộc bầu cử bị các quan sát viên nước ngoài lên án.
Để biết về tình hình từ khi Berdimuhammedow trúng cử, xem: Nhiệm kỳ Tổng thống Turkmenistan đầu tiên của Gurbanguly Berdimuhammedow.
Chính trị
Chính trị Turkmenistan theo khuôn khổ cộng hoà tổng thống, với Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ. Turkmenistan có hệ thống chính trị độc đảng.
Tổng thống được bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Sau khi Tổng thống Niyazov từ trần (tháng 12 năm 2006), Turkmenistan đã tiến hành thay đổi Hiến pháp, mở đường cho một cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên. Ông Gurbanguly Berdymuhamedov đã được bầu làm Tổng thống của Turkmenistan ngày 14 tháng 2 năm 2007.
Tổng thống đồng thời là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Nội các do Tổng thống bổ nhiệm.
Đối nội
Trong những năm qua, tình hình Turkmenistan nhìn chung ổn định, không có biến động lớn. Tổng thống Niyazov lên cầm quyền từ 1991, nắm toàn bộ quyền lực và được phong làm Tổng thống suốt đời. Năm 2010, Turkmenistan tuyên bố chấp nhận đa đảng, mặc dù hiện nay vẫn là nước độc đảng (Đảng Dân chủ).
Tháng 12 năm 2006, Tổng thống Niyazov đột ngột từ trần. Tháng 2 năm 2007, Turkmenistan tiến hành bầu cử Tổng thống mới là Ông Gurbanguly Berdymuhamedov. Tổng thống Gurbanguly Berdymuhamedov lên thay vẫn tiếp tục đường lối đối nội cũ. Tình hình nội bộ Turkmenistan không có biến chuyển lớn.
Hiến pháp của Turkmenistan cho phép thành lập các đảng phái chính trị, tuy nhiên từ khi tuyên bố độc lập năm 1991 Turkmenistan chỉ có 1 đảng duy nhất và hiện nay là đảng cầm quyền - Đảng Dân chủ Turkmenistan. Tháng 2 năm 2010, Tổng thống Berdymuhamedov một lần nữa nhắc lại việc Turkmenistan là quốc gia đa đảng và khuyến khích việc thành lập các đảng phái khác.
Đối ngoại
Về đối ngoại, Turkmenistan thực hiện chính sách trung lập, độc lập dân tộc, quan hệ hợp tác song phương, bình đẳng với các nước, không phụ thuộc vào các nước khác, không tham gia liên minh quân sự nào. Tuy nhiên Turkmenistan là một quốc gia đóng cửa nhất trong khu vực các nước CIS. Turkmenistan tập trung quan hệ với Nga, năm 2002 hai nước đã ký Thỏa thuận về hữu nghị và hợp tác. Quan hệ với các nước láng giềng như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan không mặn mà, luôn tranh chấp trong vấn đề biên giới nhất là vùng biển Caspi, việc sử dụng nguồn nước chung, năng lượng. Quan hệ Turkmenistan – phương Tây gần như không phát triển, phương Tây thường xuyên chỉ trích Turkmenistan về những cải cách kinh tế và các vấn đề dân chủ nhân quyền. Tháng 12 năm 1995, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã ra Nghị quyết công nhận quy chế trung lập vĩnh viễn của Turkmenistan. Turkmenistan là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Liên Hợp Quốc, IMF, và là thành viên liên kết của SNG.
Nhân quyền
Nói chung nhiều tổ chức nhà nước tại Turkmenistan không tôn trọng nhân quyền, dù một số quyền công dân được đảm bảo trong Hiến pháp Turkmenistan, như bình đẳng xã hội, bình đẳng giới tính, không bị đối xử bằng hành động tàn nhẫn và hình phạt bất thường, và tự do lập phong trào. Các quyền kinh tế và xã hội khác như quyền làm việc, quyền nghỉ ngơi, và quyền được giáo dục.
Tuy nhiên, hiện có các vấn đề liên quan tới tự do tôn giáo và tự do tình dục. Bất kỳ một hành động tình dục đồng giới nào tại Turkmenistan đều bị trừng phạt có thể lên tới năm năm tù. Các tín đồ Tin lành Thiên chúa giáo đều bị hạn chế , ngoài ra còn là các nhóm như Những người làm chứng của Jehovah, Bahá'í, và những người theo phong trào Hare Krishna. Những tín đồ Hare Krishna không được cho phép tiến hành quyên góp tại sân bay chính trong nước, Ashgabat.
Theo Phóng viên không biên giới#Chỉ số tự do báo chí thế giới của Phóng viên không biên giới, Turkmenistan có mức độ hạn chế khắt khe thứ hai về tự do báo chí trên thế giới, chỉ hơn Bắc Triều Tiên.
Phân chia hành chính
Turkmenistan được chia thành năm tỉnh hay welayatlar (số ít - welayat) và một thành phố độc lập:
Địa lý
Với diện tích 488.100 km²(188.457 mi²), Turkmenistan là nước lớn thứ 52 trên thế giới. Nước này hơi nhỏ hơn Tây Ban Nha, và hơi lớn hơn bang California của Hoa Kỳ.
Hơn 80% lãnh thổ là Sa mạc Karakum. Vùng trung tâm đất nước chủ yếu là Vùng lún Turan và Sa mạc Karakum. Dãy Kopet Dag, dọc theo biên giới phía tây nam, cao tới 2.912 mét (9.553 ft). Núi Balkan Turkmen ở cực tây và Dãy Kugitang ở cực đông là những điểm cao đáng chú ý duy nhất. Những con sông gồm Amu Darya, Murghab, và Hari Rud.
Khí hậu chủ yếu khô cằn với sa mạc cận xích đạo, lượng mưa ít. Mùa đông khô và không khắc nghiệt, hầu hết lượng mưa hàng năm xảy ra trong giai đoạn tháng 1 và tháng 5. Vùng có lượng mưa lớn nhất nước là dãy Kopet Dag.
Bờ Biển Caspian của Turkmenistan dài 476,8 km. Biển Caspian hoàn toàn nằm kín trong lục địa, không thông với đại dương.
Các thành phố lớn gồm Ashgabat, Türkmenbaşy (trước kia là Krasnovodsk) và Daşoguz.
Kinh tế
Một nửa vùng đất được tưới tiêu của quốc gia này được dùng trồng bông, khiến nước này trở thành nhà sản xuất bông đứng thứ 10 thế giới. Turkmenistan sở hữu trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ hàng thứ năm thế giới. Năm 1994, việc Chính phủ Nga từ chối xuất khẩu khí gas của Turkmenistan tới các thị trường ngoại tệ mạnh và tăng các khoản nợ của những khách hàng chính của họ thời Liên Xô cũ về cung cấp khí gas đã khiến lĩnh vực sản xuất công nghiệp này tụt giảm mạnh và khiến ngân sách nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt nhẹ.
Turkmenistan đã đưa ra một số biện pháp tiếp cận cải cách kinh tế thận trọng, hy vọng sử dụng thu nhập có được từ khí gas và bông để duy trì nền kinh tế. Năm 2004, tỷ lệ thất nghiệp được ước tính khoảng 60%; số dân sống dưới mức nghèo khổ được cho ở mức 58% một năm trước đó. Các mục tiêu tư nhân hoá còn hạn chế. Trong giai đoạn 1998 và 2002, Turkmenistan gặp tình trạng thiếu các con đường xuất khẩu thích hợp cho khí tự nhiên và phải chi trả nhiều khoản nợ ngắn hạn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cùng thời điểm ấy tổng giá trị xuất khẩu đã tăng mạnh nhờ giá khí gas và dầu mỏ thế giới tăng. Các viễn cảnh kinh tế trong tương lai gần không khả quan vì nạn nghèo đói trong nước và gánh nặng nợ nước ngoài.
Tổng thống Niyazov đã chi phần lớn nguồn thu quốc gia vào việc cải tạo các thành phố, đặc biệt là Ashgabat. Những người theo dõi tình trạng tham nhũng đã lên tiếng lo ngại về việc quản lý dự trữ ngoại tệ của Turkmenistan, đa số chũng được giữ trong những quỹ ngoài ngân sách như Quỹ Dự trữ Trao đổi Nước ngoài tại Deutsche Bank ở Frankfurt, theo một báo cáo được đưa ra tháng 4 năm 2006 của tổ chức phi chính phủ Global Witness có trụ sở tại Luân Đôn. Theo nghị định của Hội đồng Nhân dân ngày 14 tháng 8 năm 2003, điện, khí tự nhiên, nước và muối ăn sẽ được cung cấp miễn phí từ năm 2030; tuy nhiên, tình trạng thiếu thốn luôn xảy ra. Ngày 5 tháng 9 năm 2006, sau khi Turkmenistan đe dọa cắt những nguồn cung cấp, Nga đã đồng ý tăng giá mua khí tự nhiên của Turkmenistan từ $65 lên $100 cho mỗi 1.000 mét khối. Hai phần ba khí tự nhiên Turkmenistan được xuất khẩu cho công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước Nga.
Chương trình cải cách "10 năm phúc lợi" từ năm 1993 của Cố Tổng thống Niyazov nhằm đưa Turkmenistan thành "Kuwait thứ hai" về xuất khẩu khí đốt, nâng mức tăng trưởng kinh tế lên gấp 05 lần vào cuối năm 2004 với thành phần kinh tế chủ yếu là tư nhân, đã thu được một số kết quả. GDP từ năm 2007-2009 trung bình tăng 9%, trong đó lĩnh vực xây dựng đóng góp cho GDP 17%. Năm 2009, do ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn giữ ở mức 6% đạt 16,24 tỷ USD. Năm 2010, nền kinh tế Turkmenistan tiếp tục xu hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. GDP 9 tháng đầu năm 2010 tăng 5,7%.
Turkmenistan có thế mạnh về trồng bông và dệt may, dệt thảm. Hàng xuất khẩu chủ yếu là khí đốt, dầu, sản phẩm hoá chất, dệt may, thảm và bông. Hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị khai thác, xây dựng, gạo và rau quả.
Hiện có 1700 công ty nước ngoài đang hoạt động ở Turkmenistan, chủ yếu là các công ty dầu khí, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ có 500 công ty, Trung Quốc có 4 công ty, công ty Petronas của Malaysia đang thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Caspi. Đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan – Trung Quốc mới được hoàn thành trong năm 2009. Qua đường ống này 30 tỷ m3 khí đốt sẽ được xuất sang Trung Quốc mỗi năm.
Sau khi Tổng thống mới lên cầm quyền (2007), Turkmenistan bắt đầu gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài, đẩy mạnh cải cách, quan tâm hơn đến phát triển văn hoá, giáo dục, đào tạo (xây dựng trường học, các cơ sở văn hoá, giáo dục, tăng cường dạy ngoại ngữ Anh, Đức, Nga).
Nhà nước rất chú trọng tới các chính sách về nhà ở, phúc lợi, công cộng. Các Bộ, ngành được trích kinh phí để xây dựng nhà ở cho công chức, nhân viên. Người dân được sử dụng miễn phí gaz, điện, nước, phương tiện giao thông công cộng và người có xe ô tô được cấp miễn phí 120 lít xăng/tháng, người sở hữu xe môtô được cấp 60 lít xăng miễn phí/tháng.
Tính đến năm 2016, GDP của Turkmenistan đạt 36,573 tỉ USD, đứng thứ 94 thế giới, đứng thứ 31 châu Á và đứng thứ 3 Trung Á (sau Kazakhstan và Uzbekistan).
Nhân khẩu
Đa số công dân Turkmenistan thuộc dân tộc Turkmen với một số lượng đáng kể người Uzbeks và người Nga. Các dân tộc thiểu số khác gồm Kazakhs, Azeris, Ba Tư, Armenia, và Tatars. Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan, dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi tại các thành phố như "ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc" (theo Hiến pháp 1992).
Tôn giáo: Hồi giáo cả hai dòng Sunni và Shi'a, các giáo phái Tin Lành, Nhân chứng Jehova, các cộng đồng nhỏ như Baha'i và Do Thái giáo.
Tiếng Turkmen là ngôn ngữ chính thức của Turkmenistan (theo Hiến pháp năm 1992), mặc dù tiếng Nga vẫn được sử dụng rộng rãi ở các thành phố như một "ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc". Tiếng Turkmen được nói bởi 72% dân số, tiếng Nga 12%, tiếng Uzbek 9%, [23] và các ngôn ngữ khác 7% (tiếng Kazakh (88.000 người), tiếng Azerbaijan (33.000), tiếng Bashkir (2607), tiếng Belarus (5289), tiếng Brahui, tiếng Dargwa (1599), tiếng Dungan, tiếng Erzya (3488), tiếng Georgia (1047), tiếng Qaraqalpaq (2542), tiếng Armenia (3200), tiếng Triều Tiên (3493), tiếng Lak (1590), tiếng Lezgian (10.400), tiếng Litva (224), tiếng bắc Uzbekistan (317.000), tiếng Ossetic (1887), tiếng România (1561), tiếng Nga (349.000), tiếng Tabasaran (177), tiếng Tajik (1277), tiếng Tatar (40.434), tiếng Ukraina (37.118), tiếng Ba Tư (8000)).
Tôn giáo
Theo CIA World Factbook, Hồi giáo chiếm 89% dân số trong khi 9% dân số là tín đồ của Chính Thống giáo Đông phương và tôn giáo còn lại 2%. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2009, thì có đến 93,1% dân số của Turkmenistan là Hồi giáo.
Trong thời kỳ Xô Viết, tất cả các tôn giáo đều bị tấn công bởi chính quyền cộng sản với tội danh như mê tín dị đoan và "dấu tích của quá khứ". Học tôn giáo và tham gia nghi lễ tôn giáo bị cấm, và đại đa số các nhà thờ Hồi giáo đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, kể từ năm 1990, những nỗ lực đã được thực hiện để khôi phục lại một số di sản văn hóa tôn giáo bị mất dưới sự cai trị của Liên Xô.
Cựu Tổng thống Saparmurat Atayevich Niyazov đã ra lệnh rằng các nguyên tắc Hồi giáo cơ bản được giảng dạy trong các trường công lập. Nhiều tổ chức tôn giáo, bao gồm cả các trường tôn giáo và nhà thờ Hồi giáo, đã xuất hiện trở lại với sự hỗ trợ của Ả Rập Xê Út, Kuwait, và Thổ Nhĩ Kỳ. Các lớp học tôn giáo được tổ chức trong cả hai trường học và nhà thờ Hồi giáo, với sự hướng dẫn về ngôn ngữ tiếng Ả Rập, kinh Qur'an và hadith, và lịch sử của đạo Hồi.
Văn hoá
Giáo dục phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai, tổng thời gian đi học đã được giảm từ 10 xuống còn 9 năm trước đó, và theo nghị định của vị Tổng thống mới từ năm học 2007 - 2008 thời gian đi học sẽ là 10 năm.
Giống ngựa Akhal-Teke
Thảm Yomut
Geok-Tepe
Hồi giáo tại Turkmenistan
Merv
Âm nhạc Turkmenistan
Trong vở kịch Cuộc điều tra của Hadrabubdla - Ashti - nhân vật chính, Jafat, có người anh ra đời tại Turkmenistan.
Chủ đề khác
Liên minh Trung Á
Habarlar tại Turkmenistan
Quan hệ ngoại giao Turkmenistan
Nhân quyền Turkmenistan
Quân đội Turkmenistan
Hướng đạo sinh Turkmenistan
Vận tải Turkmenistan
Nông nghiệp Turkmenistan
Đọc thêm
Bradt Travel Guide: Turkmenistan by Paul Brummell
Historical Dictionary of Turkmenistan by Rafis Abazov
The Great Game: The Struggle for Empire in Central Asia by Peter Hopkirk
Tradition and Society in Turkmenistan: Gender, Oral Culture and Song by Carole Blackwell
Tribal Nation: The Making of Soviet Turkmenistan by Adrienne Lynn Edgar
Eastward to Tartary: Travels in the Balkans, the Middle East, and the Caucasus by Robert D. Kaplan
Rall, Ted. "Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" New York: NBM Publishing, 2006.
Theroux, Paul, "Letter from Turkmenistan, The Golden Man, Saparmurat Niyazov’s reign of insanity" New Yorker, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
Uzbekistan (phiên âm tiếng Việt: "U-dơ-bê-ki-xtan"), tên chính thức Cộng hòa Uzbekistan (tiếng Uzbek: O‘zbekiston Respublikasi), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Trung Á, trước kia từng là một phần của Liên bang Xô viết. Nước này có chung biên giới với Kazakhstan ở phía tây và phía bắc, Kyrgyzstan và Tajikistan ở phía đông, và Afghanistan cùng Turkmenistan ở phía nam.
Lãnh thổ hiện tại của Uzbekistan trong thời cổ đại là một phần của vùng nói ngữ chi Iran của Transoxiana, với các thành phố như Samarkand, Bukhara, và Khiva mà đã trở nên thịnh vượng nhờ Con đường tơ lụa. Những người định cư đầu tiên đến lãnh thổ này được gọi là những người Scythia. Các nền văn minh sớm nhất bao gồm Khwarezm (thế kỷ VIII-VI TCN), Bactria (thế kỷ VIII-VI TCN), Sogdiana (thế kỷ VIII-VI TCN), Fergana (thế kỷ III TCN - thế kỷ VI), và Margiana (thế kỷ III TCN - thế kỷ VI), do những bộ lạc Tây Iran lập ra.
Khu vực này được nhập vào Đế quốc Ba Tư, và sau đó sụp đổ với cuộc chinh phục của người Hồi giáo vào thế kỷ thứ VII, biến phần lớn dân số thành tín đồ Hồi giáo. Sau sự kế nhiệm của các vua địa phương nhà Khwarezm-Shah trong thế kỷ XI, vùng này đã thất thủ trước cuộc xâm lược của Mông Cổ vào thế kỷ XIII. Thành phố Shahrisabz là nơi sinh của Thiếp Mộc Nhi, người trong thế kỷ XIV thành lập nhà Timur và tự tuyên bố là Đế Chế Tối cao Turan. Vùng này sau đó bị quân Uzbek Shaybanid chinh phục trong thế kỷ XVI, di chuyển trung tâm quyền lực từ Samarkand tới Bukhara. Khu vực này được chia thành ba nhà nước: Hãn quốc Khiva, Hãn quốc Kokand, và Tiểu Vương quốc Bukhara.
Nó đã được dần dần kết hợp vào Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX, với Tashkent trở thành trung tâm chính trị của Turkestan thuộc Nga. Năm 1924, sau khi phân định quốc gia, nước cộng hòa cấu thành Liên Xô được biết đến với cái tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan được thành lập. Sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia này tuyên bố độc lập với tên mới Cộng hòa Uzbekistan vào ngày 31 tháng 8 năm 1991.
Lịch sử
Vùng đất Uzbekistan có người ở từ hai nghìn năm trước Công nguyên. Có nhiều di tích về những công cụ và công trình của loài người từ thời kỳ sớm tại các vùng Ferghana, Tashkent, Bukhara, Khorezm (Khwarezm, Chorasmia) và Samarkand.
Alexandros Đại Đế chinh phục Sogdiana và Bactria năm 327 trước Công nguyên, cưới Roxana, con gái của vị thủ lĩnh Bactrian địa phương. Tuy nhiên, cuộc chinh phục được cho là không mang lại nhiều kết quả cho Alexandros bởi những cuộc kháng chiến của người dân địa phương khá mãnh liệt, khiến quân đội của Alexandros bị sa lầy trong vùng.
Trong nhiều thế kỷ vùng Uzbekistan nằm dưới quyền cai trị của các Đế chế Iran như Đế chế Parthian và Sassanid.
Ở thế kỷ XIV, Timur, thường được gọi là Tamerlane ở phương tây, nổi lên thay thế người Mông Cổ và xây dựng một đế chế. Trong các chiến dịch quân sự của mình, Tamerlane đã tiến xa tới tận Trung Đông. Ông đánh bại Hoàng đế Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman Bayezid I. Bayezid bị bắt và chết trong khi bị giam cầm. Tamerlane tìm cách xây dựng thủ đô đế chế của mình tại Samarkand. Ngày nay Tamerlane được coi là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của Ụzbekistan, là người đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và đặc tính quốc gia. Sau sự sụp đổ của Đế chế Timurid, những người du mục Uzbek đã chinh phục vùng này.
Ở thế kỷ XIX, Đế chế Nga bắt đầu mở rộng và kéo dài tới tận Trung Á. Giai đoạn "Great Game" nói chung được coi là bắt đầu từ khoảng năm 1813 cho tới Hiệp ước Anh Nga năm 1907. Sau cuộc cách mạng của những người Bolshevik năm 1917, một thời kỳ ổn định hơn diễn ra. Đầu thế kỷ XIX, một vùng đất khoảng 2.000 dặm (3.200 km) chia cắt Ấn Độ thuộc Anh và những vùng xa xôi của nước Nga Sa Hoàng. Đa số vùng đất đệm này còn chưa được vẽ bản đồ.
Tới đầu thế kỷ XX, Trung Á đã hoàn tay rơi vào tay người Nga dù một số cuộc kháng chiến chống người Bolsheviks có xảy ra trong thời kỳ đầu, Uzbekistan và phần còn lại của Trung Á trở thành một phần của Liên bang Xô viết. Ngày 31 tháng 8 năm 1991, Uzbekistan bất đắc dĩ tuyên bố độc lập, và ngày 1 tháng 9 trở thành ngày quốc khánh.
Nước này hiện đang tìm cách dần giảm sự phục thuộc vào nông nghiệp - đây là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới - trong khi vẫn phát triển các nguồn tài nguyên khoáng sản và dầu mỏ.
Địa lý
Uzbekistan có diện tích 447.400 kilômét vuông. Đây là nước lớn thứ 56 trên thế giới.
Uzbekistan trải dài 1.425 kilômét từ tây sang đông và 930 kilômét từ bắc tới nam. Giáp biên giới với Turkmenistan ở phía tây nam, Kazakhstan và Biển Aral ở phía bắc, và Tajikistan cùng Kyrgyzstan ở phía nam và phía đông, Uzbekistan không phải là một trong những nước lớn nhất vùng Trung Á nhưng là quốc gia Trung Á duy nhất giáp biên giới với tất cả bốn nước kia. Uzbekistan cũng giáp biên giới với Afghanistan ở phía nam.
Uzbekistan là một quốc gia nằm kín trong lục địa; 10% lãnh thổ nước này có thể trồng trọt thâm canh nhờ nước tưới tiêu từ các lưu vực sông. Đây là một trong hai quốc gia duy nhất chỉ giáp với các quốc gia nội lục khác - nước kia là Liechtenstein; song trường hợp của Uzbekistan không rõ ràng do họ giáp biên giới với hai nước (Kazakhstan ở phía bắc và Turkmenistan ở phía nam) giáp với Biển Caspi kín trong lục địa nhưng từ đây tàu thủy có thể đi tới Biển Azov và từ đó tới Biển Đen, Địa Trung Hải và các đại dương khác.
Điểm cao nhất tại Uzbekistan là Adelunga Toghi ở độ cao 4.301 mét (14.111 ft).
Khí hậu Cộng hòa Uzbekistan là khí hậu lục địa, với lượng mưa hàng năm khoảng 100-200 milimét. Nhiệt độ trung bình mùa hè thường khoảng 400C, mùa đông khoảng -230C.
Các thành phố lớn gồm: Bukhara, Samarqand và Tashkent.
Hành chính
Uzbekistan được chia thành mười hai tỉnh (viloyatlar, số ít viloyat; viloyati từ ghép, ví dụ Toshkent viloyati, Samarqand viloyati, vân vân), một nước cộng hòa tự trị (respublika; respublikasi từ ghép, ví dụ Qaraqalpaqstan Avtonom Respublikasi, Karakalpakistan Cộng hòa Tự trị, vân vân), và một thành phố độc lập (shahar; shahri từ ghép, ví dụ thành phố Tashkent, Toshkent shahri). Các tên được đặt theo ngôn ngữ Uzbek, dù nhiều biến thể trong khi dịch qua ngôn ngữ khác vẫn tồn tại.
Số thống kê cho Toshkent Viloyati cũng gồm số thống kê của Toshkent Shahri.
Kinh tế
Cùng với nhiều nền kinh tế của các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập khác, kinh tế Uzbekistan gần đây có mức độ phát triển kinh tế rất cao, tới 9.1% trong quý đầu năm 2007, và mức lạm phát thấp 2.9%. Tính đến năm 2016, GDP của Uzbekistan đạt 66,797 tỉ USD, đứng thứ 74 thế giới, đứng thứ 26 châu Á và đứng thứ 2 Trung Á sau Kazakhstan.
Uzbekistan là quốc gia có mức GNI trên đầu người năm 2019 là $1,800US và Sức mua tương đương đạt US$7450. Sản xuất kinh tế tập trung ở hàng tiêu dùng: Uzbekistan hiện là nước sản xuất lớn thứ tư thế giới và là nước xuất khẩu bông lớn thứ hai thế giới, thứ bảy thế giới về sản xuất vàng. Theo vùng, đây cũng là nước sản xuất khí gas, đồng, than, dầu mỏ, bạc và uranium khá quan trọng. Nông nghiệp đóng góp khoảng 37% GDP và sử dụng 44% nguồn nhân lực. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được ước tính dưới 20%.
Đối mặt với nhiều thách thức kinh tế từ khi giành lại độc lập, chính phủ đã chấp nhận một chiến lược cải cách mang tính cách mạng, với sự nhấn mạnh trên sự kiểm soát của nhà nước, giảm nhập khẩu và tự cung cấp trong lĩnh vực năng lượng. Từ năm 1994, các phương tiên truyền thông thuộc quản lý của nhà nước đã nhiều lần tuyên bố sự thành công của "Mô hình Kinh tế Uzbek" này coi đó là ví dụ duy nhất về sự chuyển tiếp êm ả sang nền kinh tế thị trường, tránh được tình trạng sốc, sự bần cùng hóa và sự trì trệ.
Chiến lược cải cách dần dần đã khiến nhiều kế hoạch cải cách cơ cấu và kinh tế vĩ mô bị trì hoãn. Chính quyền trong tay giới công chức quan liêu vãn giữ ảnh hưởng mạnh trong nền kinh tế. Tham nhũng lan tràn xã hội: Chỉ số Nhận thức Tham nhũng Uzbekistan năm 2005 là 137 trong số 159 quốc gia. Một báo cáo tháng 2 năm 2006 về nước này của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế đã viết về một khía cạnh của tình trạng tham nhũng này:
Đa phần tăng trưởng GDP Uzbekistan xuất phát từ giá cả cao của những loại hàng xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là vàng, bông và nguồn thu ngày càng tăng từ khí gas, nhưng nguồn thu này chỉ được phân chia trong một nhóm rất nhỏ cầm quyền, đại đa số nhân dân có rất ít hoặc không một chút nào từ các khoản thu này..
Theo Economist Intelligence Unit, "chính phủ tỏ thái độ kiên quyết không cho phép phát triển một lĩnh vực tư nhân độc lập, lĩnh vực họ không thể kiểm soát" . Vì thế, giới trưởng giả nói chung và tầng lớp trung lưu nói riêng, đang bị cách ly về mặt kinh tế, và vì thế, cả với chính trị.
Các chính sách kinh tế đã làm nản lòng giới đầu tư, với mức đầu tư trên đầu người ở mức thấp nhất trong Cộng đồng các quốc gia độc lập. Trong nhiều năm, rào cản lớn nhất với các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Uzbek là sự khó khăn trong chuyển đổi tiền tệ. Năm 2003, chính phủ đã chấp nhận những bắt buộc của Điều VIII của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho phép tự do chuyển đổi tiền tệ. Tuy nhiên, những biện pháp quản lý tiền tệ chặt chẽ và kiểm soát biên giới đã khiến những hiệu quả mang lại của việc này không lớn.
Lạm phát, dù ở mức thấp hơn thời gian giữa thập niên 1990, vẫn còn cao cho tới tận năm 2003 (ước tính 50% năm 2002, 21.9% năm 2003). Các chính sách kinh tế chặt chẽ năm 2004 đã khiến lạm phát giảm mạnh, xuống còn 3.8% (tuy nhiên những ước tính khác dựa trên rổ thị trường thực ở mức 15%).
Tuy nhiên, sự giảm lạm phát dường như chỉ thoảng qua, bởi theo ước tính của IMF về chỉ số giá tiêu thụ dựa trên lạm phát tại Uzbekistan năm 2005 là 14.1%.
Chính phủ Uzbekistan hạn chế nhập khẩu bằng nhiều cách, gồm cả đánh thuế nhập khẩu cao. Các loại thuế áp dụng mang tính phân biệt cao để bảo vệ các sản phẩm sản xuất trong nước. Các mức thuế chính thức được công thêm các khoản không chính thức, các khoản phí mang tính phân biệt khiến tổng số tiền phải trả lên tới 100 hay 150 phần trăm giá trị thực của sản phẩm, khiến những sản phẩm nhập khẩu có giá thành không thể chấp nhận với người tiêu dùng. Thay thế xuất khẩu là một chính sách được tuyên bố chính thức và chính phủ đã lấy làm hãnh diện thông báo con số hàng tiêu dùng nhập khẩu đã giảm hai lần. Một số quốc gia thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập được chính thức miễn trừ các khoản thuế nhập khẩu của Uzbekistan.
Kinh doanh tại Uzbekistan không đơn giản. Nó đòi hỏi nhiều đầu tư và mối quan hệ với tầng lớp cầm quyền. Tuy nhiên, lợi nhuận hàng năm có thể thu được sẽ ở trong khoảng 30-40%. Lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhất hiện tại là bất động sản. Trong năm 2006, bất động sản đã tăng trưởng tới 80%.
Nhân khẩu
Uzbekistan là nước đông dân nhất vùng Trung Á. Dân số nước này ước tính đạt 27,7 triệu người, tập trung tại phía nam và phía đông đất nước, chiếm tới gần một nửa dân số trong vùng. Uzbekistan từng là một trong những nước cộng hòa nghèo nhất thuộc Liên bang Xô viết; đa số dân cư nước này tham gia vào ngành nông nghiệp bông tại các hợp tác xã nhỏ (kolkhozy). Trong những năm gần đây, số lượng dân nông thôn tiếp tục gia tăng, hiện ở mức 63.5%. Dân số Uzbekistan rất trẻ: 34.1% dân dưới 14 tuổi.
Người Uzbek chiếm đa số dân (80%). Các nhóm sắc tộc khác gồm người Nga 5.5%, Tajik 5%, Kazakh 3%, Karakalpak 2.5%, và Tatar 1.5%. Cũng có một nhóm sắc tộc người Triều Tiên đã bị buộc phải di dời tới Uzbekistan theo lệnh của Stalin trong thập niên 1930. 88% dân số là tín đồ Hồi giáo (chủ yếu thuộc dòng Sunni, với nhóm thiểu số 5% Shi'a), 9% Nhà thờ chính thống Phương đông và 3% theo những đức tin khác. Theo Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2004 của Bộ ngoại giao Mỹ 0.2% dân số theo Đạo Phật (những người này thuộc cộng đồng Triều Tiên). Tương tự, ước tính 93.000 người Do thái từng sống tại Uzbekistan đầu thập niên 1990 (nguồn Thư viện Quốc hội Nghiên cứu Quốc gia).
Uzbek là ngôn ngữ chính thức duy nhất của quốc gia. Tuy nhiên, tiếng Nga trên thực tế là ngôn ngữ giao tiếp giữa các cộng đồng sắc tộc, gồm cả được sử dụng đa số trong kỹ thuật, khoa học, văn bản chính phủ và công việc kinh doanh hàng ngày. Theo dân tộc học, 49% dân số Uzbekistan nói tiếng Nga.
Tiếng Tajik được sử dụng rộng rãi tại thành phố Samarkand và Bukhara. Có một số tranh cãi liên quan tới số phần trăm dân số Tajik. Trong khi các con số chính thức của Uzbekistan cho rằng số lượng là 5%, một số học giả phương Tây tin rằng con số này cao hơn, lên tới 40%.
Uzbekistan có tỷ lệ biết chữ 99.3% (trong số người lớn hơn 15 tuổi), một phần nhờ hệ thống giáo dục miễn phí và phổ thông thời Liên bang Xô viết.
Cơ sở hạ tầng
Viễn thông
Theo số liệu chính thức, tính đến 1 tháng 7 năm 2007, có 3,7 triệu người sử dụng điện thoại di động ở
Uzbekistan (nguồn từ Tổ chức Viễn thông và Thông tin Uzbekistan (UzACI) và UzDaily.com). Đơn vị kinh doanh dịch vụ di động lớn nhất (tính theo số khách hàng) là MTS-Uzbekistan (trước là Uzdunrobita và là chi nhánh của Russian Mobile TeleSystems). Tiếp theo là Beeline(là một chi nhánh của công ty Beeline của Nga) và Coscom (do US MCT Corp. sở hữu, nhưng có thông tin cho rằng TeliaSonera đang mua lại công ty này).
Tính đến 1 tháng 7 năm 2007, số người sử dụng internet ở Uzbekistan ước tính là 1,8 triệu, theo thống kê của UzACI.
Vận tải
Tashkent, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước, có ba đường tàu điện ngầm được xây dựng năm 1977, và mở rộng năm 2001 mười năm sau khi giành lại độc lập từ Liên bang Xô viết. Có tàu điện, xe buýt và trolleybus (xe buýt chạy nối với hệ thống dây điện bên trên) do chính phủ điều hành chạy khắp thành phố. Tương tự, có nhiều xe tắc xi cả xe có đăng ký và xe dù. Các nhà máy sản xuất ô tô tại Uzbekistan đang làm ra những chiếc xe hiện đại. Chính phủ hỗ trợ việc sản xuất xe hơi và công ty Daewoo Hàn Quốc. Chính phủ Uzbek có 50% cổ phần của Daewoo năm 2005 với trị giá không được tiết lộ vào tháng 5 năm 2007 UzDaewooAuto, công ty sản xuất ô tô, đã ký kết thỏa thuận chiến lược với General Motors-Daewoo Auto and Technology (GMDAT). Chính phủ cũng mua cổ phần của công ty Koc in SamKocAuto, công ty sản xuất xe buýt và xe tải nhỏ Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếp đó, chính phủ đã ký thỏa thuận với Isuzu Motors Nhật Bản để sản xuất xe buýt và xe tải.
Những tuyến đường sắt nối liền các thị trấn bên trong Uzbekistan cũng như với các nước cộng hòa cũ thuộc Liên bang Xô viết. Hơn nữa, sau khi giành lại độc lập hai hệ thống tàu hỏa chạy nhanh đã được thiết lập. Tương tự, đã có một nhà máy chế tạo máy bay lớn thời Xô viết, Nhà máy Sản Xuất Hàng không Tashkent Chkalov, hay ТАПОиЧ trong tiếng Nga. Nhà máy này bắt đầu được xây dựng trong Thế Chiến II, khi các cơ sở chế tạo được di dời về phía nam và phía đông để tránh rơi vào tay các lực lượng Phát xít Đức. Cho tới tận cuối thập niên 1980, nhà máy là một trong những trung tâm sản xuất máy bay hàng đầu tại Liên bang Xô viết, nhưng do sự sụp đổ của Liên Xô các thiết bị của nhà máy dần trở nên lỗi thời, và đa số công nhân đã bỏ việc. Hiện nhà máy chỉ sản xuất vài chiếc máy bay mỗi năm, nhưng với sự chú ý từ các công ty Nga tới nhà máy này, hiện có tin đồn rằng các kế hoạch tái khôi phục đang chuẩn bị thực thi.
Môi trường
Tình hình môi trường hiện tại tại Uzbekistan là một mối lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Hàng thập kỷ áp dụng các chính sách mang tư duy sai lầm thời Xô viết nhằm mở rộng tối đa diện tích trồng bông đã mang lại một thảm họa thiên nhiên cho nước này. Công nghiệp nông nghiệp dường như là yếu tố chính gây ô nhiễm và xuống cấp không khí và nước.
Thảm hoạ Biển Aral chính là một ví dụ kinh điển. Một vấn đề còn lại ai là người chịu trách nhiệm cho thảm họa này: các nhà khoa học và chính trị Xô viết những người đã ra lệnh ngăn nước dẫn tới bắt đầu thảm họa trong thập niên sáu mươi, hay những chính sách thời hậu Xô viết khi việc thiếu tiền xây dựng các đập chắn và hệ thống tưới tiêu là nguyên nhân. Biển Aral từng là biển nội địa lớn thứ tư trên Trái đất, hoạt động như một yếu tố điều hòa độ ẩm không khí.
Từ thập niên 1960, khi việc sử dụng sai lầm nguồn nước Biển Aral bắt đầu, Biển Aral đã giảm 50% diện tích, và giảm thể tích chỉ còn một phần ba. Những dự liệu đáng tín cậy và chính xác nhất vẫn chưa được thu thập, lưu trữ hay cung cấp bởi bất kỳ một tổ chức hay cơ quan chính thức nào. Số lượng con người và động vật bị ảnh hưởng bởi thảm họa này chỉ có thể được ước đoán. Vì vấn đề Biển Aral, tình trạng tập trung độ mặn cao là điều bình thường tại Uzbekistan. Đa số các nguồn nước của quốc gia này được dùng cho nông ngiệp, chiếm gần 94% sự sử dụng nước. Cùng với đó là việc phải đầu tư, sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu và phân bón.
Quân đội
Uzbekistan sở hữu lực lượng quân sự lớn nhất vùng Trung Á, với khoảng 65.000 quân nhân. Cơ cấu của lực lượng này được thừa kế từ các lực lượng vũ trang Xô viết, dù nó đang nhanh chóng chuyển đổi trở thành một tổ chức đã được tái cơ cấu hoàn toàn, và cuối cùng sẽ được xây dựng xung quanh các lực lượng hạng nhẹ và lực lượng đặc biệt. Trang bị của Các lực lượng vũ trang Uzbek không hiện đại, và công tác huấn luyện, tuy có được cải thiện nhưng không đồng nhất và thích đáng để đáp ứng cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ mới. Chính phủ đã chấp nhận các biện pháp quản lý vũ khí của Liên Xô cũ, thừa nhận Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân (với tư cách nước phi hạt nhân), và ủng hộ một chương trình Cơ quan Giảm nhẹ Đe dọa Quốc phòng (DTRA) của Hoa Kỳ tại tây Uzbekistan (Nukus và Đảo Vozrozhdeniye). Chính phủ Uzbekistan chi khoảng 3.7% GDP cho quân đội nhưng có được viện trợ Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) cùng khác khoản hỗ trợ an ninh ngày càng lớn khác từ năm 1998. Uzbekistan đã chấp nhận yêu cầu của Sở chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ cho phép sử dụng một căn cứ không quân quân sự có vai trò sống còn, Căn cứ không quân Karshi-Khanabad, phía nam Uzbekistan sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sau vụ Thảm sát Andijan và phản ứng sau đó của Hoa Kỳ, Uzbekistan đã yêu cầu quân Mỹ rút khỏi các căn cứ không quân này. Những quân nhân Mỹ cuối cùng rời Uzbekistan tháng 11 năm 2005.
Quan hệ ngoại giao
Uzbekistan gia nhập Cộng đồng các quốc gia độc lập vào tháng 12 năm 1991. Tuy nhiên, họ phản đối việc phục hồi và rút lui khỏi thỏa thuận an ninh tập thể của cộng đồng năm 1999. Từ thời điểm đó, Uzbekistan đã tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Cộng đồng tại Tajikistan và trong những nhóm do Liên hiệp quốc tổ chức nhằm giải quyết những cuộc xung đột Tajik và Afghan, mà họ coi là những nguy cơ tiềm tàng cho sự ổn định của mình.
Trước kia có quan hệ gần gũi với Washington (mối quan hệ mang lại cho Uzbekistan nửa tỷ dollar viện trợ năm 2004, khoảng một phần tư ngân sách quân sự của họ), chính phủ Uzbekistan đã hạn chế việc sử dụng căn cứ quân sự tại Karshi-Khanabad cho những chiến dịch tấn công vào nước Afghanistan láng giềng của Hoa Kỳ).
Uzbekistan từng là nước nhiệt thành ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ chống chủ nghĩa khủng bố trên thế giới và đã gia nhập liên minh quân sự ở cả Afghanistan và Iraq. Quan hệ giữa Uzbekistan và Hoa Kỳ đã bắt đầu xấu đi sau cái gọi là "những cuộc cách mạng màu" tại Georgia và Ukraina (và ở mức độ thấp hơn là Kyrgystan). Khi Hoa Kỳ lên tiếng cùng cộng đồng đòi hỏi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về những sự kiện đẫm máu tại Andijon, mối quan hệ xấu đi nhanh chóng và Tổng thống Islam Karimov đã thay đổi liên kết chính trị chuyển sang gần gũi hơn với nước Nga và Trung Quốc, những nước đã không chỉ trích những vị lãnh đạo Uzbekistan vì cái gọi là những hành động vi phạm nhân quyền.
Cuối tháng 7 năm 2005, chính phủ Uzbekistan đã ra lệnh cho quân Mỹ rút khỏi một căn cứ không quân tại Karshi-Kanabad (gần biên giới Uzbek với Afghanistan) trong 180 ngày. Karimov đã đề xuất cho phép Hoa Kỳ sử dụng căn cứ này ngay sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Một số người Uzbek cũng tin rằng các cuộc tuần hành tại Andijan có sự ảnh hưởng phía sau của Mỹ và Anh trong vùng Andijan. Vì thế, đây là một lý do khác cho sự thù địch giữa Uzbekistan và phương Tây.
Uzbekistan là một thành viên Liên hiệp quốc (từ ngày 2 tháng 3 năm 1992), Hội đồng Cộng tác Euro-Atlantic, Cộng tác vì Hòa bình, và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Nước này cũng là một thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế (gồm năm quốc gia Trung Á, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Năm 1999, Uzbekistan gia nhập liên minh GUAM (Georgia, Ukraina, Azerbaijan và Moldova), được thành lập từ năm 1997 (biến nó thành GUUAM), nhưng đã rút lui năm 2005. Uzbekistan cũng là một thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và đã đứng ra tổ chức Cơ cấu Chống Khủng bố cấp Vùng (RATS) của SCO tại Tashkent. Uzbekistan cũng đã gia nhập Tổ chức Hợp tác Trung Á (CACO) năm 2002. CACO gồm Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, và Kyrgyzstan. Nước này là thành viên sáng lập và hiện vẫn tham gia Liên minh Trung Á, cùng Kazakhstan và Kyrgyzstan, tháng 3 năm 1998 Tajikistan cũng gia nhập tổ chức này.
Tháng 9, UNESCO đã bày tỏ ý định trao cho Islam Karimov một giải thưởng về sự bảo tồn nền văn hóa và truyền thống phong phú của Uzbekistan. Dù vị Tổng thống này vẫn bị phương tây chỉ trích, đây có thể coi là một dấu hiệu cải thiện quan hệ giữa Uzbekistan và phương Tây.
Tháng 10 năm 2006 có lẽ là thời điểm Uzbekistan không còn bị phương Tây cô lập. EU gần đây đã thông báo họ có kế hoạch gửi các đoàn đại biểu tới Uzbekistan để đàm phán về nhân quyền và tự do sau một giai đoạn quan hệ thù địch khá dài giữa hai bên. Dù sự thực về Vụ thảm sát Andijan vẫn chưa được khám phá, EU đã bày tỏ quan tâm tới việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Uzbekistan. Tuy nhiên, trong cộng đồng dân cư Uzbek quan điểm chung vẫn cho rằng chính phủ sẽ bảo vệ lập trường của mình và giữ quan hệ bền chặt với Liên bang Nga và tiếp tục chỉ trích rằng những cuộc tuần hành phản kháng năm 2004-2005 tại Uzbekistan có bàn tay xúi giục của Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Văn hóa
Tôn giáo
Hồi giáo là đến nay là tôn giáo chiếm ưu thế ở Uzbekistan với 90% dân số trong khi 5% dân số theo Chính Thống giáo Nga, và 5% dân số theo tôn giáo khác. Tuy nhiên, một báo cáo nghiên cứu của tổ chức Pew Center vào năm 2009 cho biết có đến 96,3% dân số theo Hồi giáo. Ước tính có khoảng 93.000 người Do Thái giáo đã từng hiện diện tại quốc gia này.
Tuy là tôn giáo lớn nhất nước, nhưng sự thực hành đạo Hồi là rất ít. Có nhiều truyền thống Hồi giáo được thực hành tại Uzbekistan đã dẫn đến sự xung đột. Điều này đang làm Hồi giáo ở quốc gia này suy giảm nghiêm trọng. Sự chấm dứt quyền lực của Liên Xô tại Uzbekistan đã không mang lại một sự bùng nổ của trào lưu Hồi giáo chính thống, như nhiều người dự đoán, mà là một sự xa rời dần với giới luật và đức tin Hồi giáo.
Mặc dù hiến pháp duy trì quyền tự do tôn giáo, Uzbekistan vẫn duy trì lệnh cấm tất cả các hoạt động tôn giáo không được sự chấp thuận của nhà nước, đặc biệt là sự đối xử khắc nghiệt của chính quyền với các Kitô hữu, tín đồ Tin Lành. Song hai tôn giáo nêu trên vẫn là những tôn giáo khá phổ biến trong nhân dân.
Thể thao
Uzbekistan có một nền thể thao đang nổi ở châu Á với những bộ môn từng phổ biến ở Liên Xô cũ như quần vợt, cờ vua và bóng đá. Với bóng đá thì đội tuyển quốc gia của họ đã tham dự cả bảy kì AFC Asian Cup gần nhất còn các cấp độ tuyển trẻ thì có đội U-23 từng vô địch Asian Games 1994 và U-23 châu Á 2018 còn U-20 từng giành ngôi Á quân giải châu lục năm 2008, cũng là thành tích mà đội U-17 đạt được năm 2010, chỉ khác là ở tại quê nhà Uzbekistan, trước khi lên ngôi vô địch lịch sử mùa kế tiếp trên đất Iran. Uzbekistan từng được xếp vào tốp 10 nền bóng đá mạnh ở châu Á và đứng đầu khu vực Trung Á.
Thư mục
Chasing the Sea: Lost Among the Ghosts of Empire in Central Asia by Tom Bissell
A Historical Atlas of Uzbekistan by Aisha Khan
The Modern Uzbeks From the 14th Century to the Present: A Cultural History by Edward A. Allworth
Nationalism in Uzbekistan: Soviet Republic's Road to Sovereignty by James Critchlow
Odyssey Guide: Uzbekistan by Calcum Macleod and Bradley Mayhew
Uzbekistan: Heirs to the Silk Road by Johannes Kalter and Margareta Pavaloi
"Silk Road to Ruin: Is Central Asia the New Middle East?" by Ted Rall
Murder in Samarkand - A British Ambassador's Controversial Defiance of Tyranny in the War on Terror by Craig Murray |
Thác Đray Sáp hay Thác Dray Sap là thác trên dòng Serepôk ở vùng đất xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng. Thác ở cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam. Cách thác Đray Sáp không xa là thác Đray Nur (hay thác Vợ) thuộc địa phận tỉnh Đăk Lăk. Phía thượng nguồn chừng 3,5 km là Thác Gia Long .
Theo tiếng Ê Đê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là như màu sương khói.
Thác Dray Sáp ở Đắk Nông
huyền thoại
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia ở Đăk Lăk, dòng sông Sêrêpôk chỉ mới là một dòng nước bình thường, chảy quanh thôn làng. Và rồi, ở nơi hai bên bờ sông, một đôi nam nữ đã đem lòng yêu thương nhau, nhưng tình yêu của họ không chỉ bị ngăn cách bởi dòng sông, mà còn bị cấm đoán bởi hai gia đình. Quá đau khổ, trong một đêm tĩnh lặng, đôi tình nhân cùng nhau gieo mình xuống dòng nước để mãi mãi bên nhau. Thời khắc ấy, từ đâu gió to sóng lớn nổi lên cơn thịnh nộ, chia tách sông Sê-rê-pôk thành hai nhánh, mà sau này người dân hay gọi là nhánh sông đực và nhánh sông cái. Dòng chảy của nhánh sông đực đã tạo ra thác Dray Sap và dòng chảy của nhánh sông cái chính là hiện thân của thác Dray Nur
Hệ thống thác Đray Sáp
Đray Sáp là một hệ thống gồm ba thác ngoạn mục. Dòng sông Sê-rê-pốk từ thượng nguồn đổ xuống tới đây và được chia làm ba tầng. Trước đây du khách thường chỉ đến thác đầu tiên sau khi xuống được các bậc cấp đá. Vào mùa mưa nước đổ dữ dội, bụi nước bắn tung lên lan rộng cả một vùng đến ngàn mét vuông. Ngoài Đray Sáp, còn có hai thác nữa nằm bên kia dòng đổ của thác chính. Khi qua khỏi cầu treo du khách sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác Đray Nu (thác Hầm), cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn.
Cách thác Đray Nu chừng 100 m là thác lớn, cũng thuộc hệ thống Đrayp Sáp. Thác này cũng có độ cao 12 m nhưng rộng đến 140 m luôn tung bụi nước mịn như sương khói.
Ngày nay, Đray Sáp trở thành điểm tham quan du lịch ở Tây Nguyên. Tất cả các tour du lịch về Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột đều ghé lại đây nghỉ ngơi.
Chú thích |
Fiji ( ; tiếng Fiji: Viti, ˈβitʃi; tiếng Hindi Fiji: फ़िजी, Fijī), tên chính thức là Cộng hòa Fiji (, tiếng Fiji: Matanitu Tugalala o Viti, tiếng Hindi Fiji: फ़िजी गणराज्य, Fijī Gaṇarājya) là một đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía nam Thái Bình Dương, phía đông Vanuatu, phía tây Tonga và phía nam Tuvalu. Đảo quốc này bao gồm 322 đảo. Có 2 đảo chính là Viti Levu và Vanua Levu, chiếm khoảng 87% dân số.
Lịch sử
Quần đảo này do A. Tasman khám phá năm 1643, J. Cook thám hiểm năm 1774, trở thành thuộc địa của Anh năm 1874. Fiji giành được độc lập năm 1970 và là thành viên của Khối Liên hiệp Anh.
Người Ấn Độ, con cháu của những người lao động trước đây do thực dân Anh đem sang để trồng mía, kiểm soát quyền hành về kinh tế và người Fiji bản địa vẫn là những người chủ sở hữu đất đai. Đảng Liên minh của người Fiji cầm quyền từ năm 1970, nhưng bị mất đa số phiếu trong cuộc tuyển cử năm 1987.
Tuy nhiên, Đại tá Sitiveni Rabuka, được sự ủng hộ của các thủ lĩnh người Fiji theo chủ nghĩa truyền thống, đã chiếm quyền và tuyên bố thành lập nền cộng hòa. Fiji bị tẩy chay khỏi Khối liên hiệp Anh và gia nhập lại năm 1997.
Tháng 5 năm 1999, lãnh đạo nghiệp đoàn, Mahendra Pal Chaudbry, đại diện cho liên minh với đa số thành viên thuộc đảng Lao động, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội và thay thế Sitiveni Rabuka lãnh đạo Chính phủ. Tháng 5 năm 2000, thủ tướng, các viên chức trong Chính phủ và các đại biểu Quốc hội bị bắt làm con tin trong một cuộc đảo chính theo sự xúi giục của George Speight. Ít lâu sau, G. Speight tự tuyên bố trở thành quyền Thủ tướng và lập Chính phủ mới. Trước tình hình khủng hoảng này, Thủ tướng M. Pal Chaudhry đồng ý từ chức. Tuy nhiên, nhóm đảo chính từ chối phóng thích các con tin và đe dọa sẽ giết họ nếu lực lượng quân đội trung thành với Chính phủ ra tay can thiệp.
Nguyên thủ quốc gia và những thủ lĩnh các bộ tộc thuộc Đại hội đồng lên án cuộc đảo chính nhưng không kết án động cơ của nhóm đảo chính, đồng ý ân xá cho những người tham gia đảo chính và lập một chính phủ chuyển tiếp. Việc những thủ lĩnh quân sự gốc người Melanesia bãi bỏ hiến pháp đa sắc tộc kéo theo việc tẩy chay Fiji ra khỏi Khối liên hiệp Anh.
Chuẩn Đô đốc Frank Bairimarama ban bố tình trạng thiết quân luật, nắm lại quyền kiểm soát tình hình trong nước và bổ nhiệm Ratu Epeli Nailatihau làm Thủ tướng. Năm 2001, Tòa thượng thẩm Fiji lập lại Hiến pháp năm 1997 trong đó bảo đảm quyền bình đẳng giữa người Melanesia và người Fiji.
Chính trị
Fiji chính là thuộc địa của Anh và trở thành nước Cộng hòa vào năm 1987. Hiện nay Fiji đang trong quá trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa. Tổng thống có nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện.
Các đảng chính ở Fiji là Đảng Liên minh - Alliance Party (AP); Công đảng Fiji (Fiji Labour Party) và Đảng Liên đoàn Quốc gia.
Trong nhiều năm qua, mâu thuẫn giữa người Fiji bản địa và người Fiji gốc Ấn đã gây ra tình trạng bất ổn thường xuyên, là nguyên nhân chính của 4 cuộc đảo chính quân sự tại Fiji. Cuộc đảo chính gần đây nhất diễn ra vào năm 2006. Tại cuộc đảo chính này, Tư lệnh quân đội, tướng Bai-ni-ma-ra-ma, lật đổ Thủ tướng Laisenia Qarase, lên nắm quyền, trở thành Thủ tướng lâm thời.
Ngày 9 tháng 4 năm 2009, Toà án Tối cao Fiji tuyên bố chính quyền lâm thời của Thủ tướng (kiêm Tổng tư lệnh quân đội) Bai-ni-ma-ra-ma, người đã lãnh đạo cuộc đảo chính năm 2006 lật đổ Thủ tướng dân bầu Qarase là bất hợp pháp. Toà án cũng ra phán quyết yêu cầu trong khi chờ đợi tổ chức Tổng tuyển cử, Tổng thống Fiji không được bổ nhiệm cả ông Bai-ni-ma-ra-ma và ông Qarase làm Thủ tướng tạm quyền. Ngay sau đó, ông Bai-ni-ma-ra đã tuyên bố từ chức Thủ tướng lâm thời.
Ngày 10 tháng 4 năm 2009, Tổng thống Fiji Ra-tu I-loi-lô ra tuyên bố miễn nhiệm tất cả các thẩm phán của Toà án tối cao, bãi bỏ hiến pháp, tự tái bổ nhiệm mình làm Tổng thống, hoãn Tổng tuyển cử đến năm 2014, đồng thời ban bố tình trạng khẩn cấp 30 ngày trên cả nước. Sang ngày 11 tháng 4 năm 2009, Tổng thống I-loi-lô tuyên bố tái bổ nhiệm ông Bai-ni-ma-ra-ma làm Thủ tướng tạm quyền trong vòng 5 năm. Cùng ngày, ông Bai-ni-ma-ra-ma và toàn bộ nội các cũ đã tuyên thệ nhậm chức trở lại.
Đối ngoại
Fiji duy trì quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước. Fiji một mặt tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Anh (thuộc Liên hiệp Anh), mặt khác coi trọng quan hệ với các nước Nam Thái Bình Dương và phát triển quan hệ với các nước lớn có tầm quan trọng về kinh tế với Fiji; đồng thời đang vận động để tham gia APEC và quay lại với Thịnh vượng chung.
Fiji tích cực hoạt động trong Diễn đàn Nam Thái Bình Dương (the South Pacific Forum) và là trụ sở của nhiều tổ chức trong khu vực, trong đó có Ban thư ký của Diễn đàn NTBD, trường Đại học NTBD... Fiji là thành viên của Liên hợp quốc. Fiji có quan hệ lịch sử lâu đời với Úc và New Zealand. Fiji giữ lập trường chống lại các vụ thử hạt nhân cũng như chứa chất thải hạt nhân tại khu vực Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, Fiji đang cố gắng đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chú trọng thúc đẩy quan hệ với khu vực Đông Nam Á, châu Á. Năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Jico Fatafehi Luveni cùng các đại biểu Quốc hội Fiji đã đến Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) và thăm chính thức Việt Nam. Fiji từng ủng hộ Việt Nam tại các cơ chế hợp tác của Liên hợp quốc và tuyên bố công nhận quy chế thị trường đầy đủ của Việt Nam. Việt Nam sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo, cử chuyên gia sang Fiji giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật trong những lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng, phát triển nông nghiệp và bảo đảm an ninh lương thực, ngư nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế trong khuôn khổ song phương và đa phương, với sự hỗ trợ của một nước thứ ba hoặc một tổ chức quốc tế.
Phân chia hành chính
Fiji được chia thành 4 khu vực hành chính và chúng được chia tiếp thành 14 tỉnh và một khu phụ thuộc:
Trung tâm gồm 5 tỉnh là Naitasiri, Namosi, Rewa, Serua và Tailevu
Đông gồm 3 tỉnh là Kadavu, Lau, Lomaiviti và khu phụ thuộc Rotuma.
Bắc gồm 3 tỉnh là Macuata, Cakaudrove và Bua, nằm toàn bộ trên đảo Vanua Levu.
Tây gồm 3 tỉnh là Ba, Nadroga-Navosa và Ra.
Địa lý
Fiji có 322 đảo lớn và vừa (trong đó 106 đảo có cư dân sinh sống) cùng 522 đảo nhỏ. Hai đảo quan trọng nhất là Viti Levu và Vanua Levu. Các đảo này có địa hình miền núi, với các đỉnh cao tới 1.300 m (4.250 ft), được che phủ bởi rừng nhiệt đới. Viti Levu là nơi có thủ đô Suva, và là nơi sinh sống của gần 75% dân số. Các thành thị quan trọng khác có Nadi (nơi có sân bay quốc tế), và thành pố lớn thứ hai là Lautoka (nơi có nhà máy đường lớn và hải cảng). Các thị trấn chính tại Vanua Levu là Labasa và Savusavu. Các đảo và nhóm đảo khác bao gồm Taveuni và Kadavu (đảo lớn thứ ba và thứ tư), nhóm Mamanuca (ngay ngoài khơi Nadi) và nhóm Yasawa, là các điểm đến thu hút du khách, nhóm Lomaiviti nằm ngoài khơi Suva, và nhóm Lau hoang vắng. Rotuma, khoảng 500 km (310 dặm Anh) ở phía bắc quần đảo, có địa vị hành chính đặc biệt tại Fiji. Quốc gia nằm gần Fiji nhất là Tonga. Khí hậu tại Fiji là nhiệt đới nóng suốt cả năm.
Kinh tế
Nông nghiệp tập trung vào các loại cây trồng phục vụ xuất khẩu (mía, lúa, sắn, dừa, củ từ). Bên cạnh nghề đánh bắt cá biển truyền thống, các ngành công nghiệp dệt và công nghiệp chế biến nông thực phẩm phát triển mạnh.
Quần đảo Fiji có các mạch quặng chứa vàng (đảo Viti Levu) và mangan. Thủ đô Suva trở thành một phi cảng và hải cảng quan trọng đối với các tuyến đường ở Thái Bình Dương, tạo điều kiện phát triển du lịch. Trường đại học Nam Thái Bình Dương được xây dựng ở thủ đô Suva và được các nước trong vùng tài trợ.
Fiji, được thiên nhiên phú cho rừng, khoáng sản và các nguồn tài nguyên cá, là một trong các nền kinh tế phát triển nhất tại các đảo Thái Bình Dương, mặc dù vẫn chủ yếu là các lĩnh vực tự cung tự cấp. Fiji đã trải qua một thời kỳ phát triển nhanh trong các thập niên 1960 và 1970 nhưng bị đình trệ trong thập niên 1980. Đảo chính năm 1987 đã làm nền kinh tế suy yếu hơn. Tự do hóa kinh tế trong những năm sau đảo chính đã tạo ra một sự bùng nổ trong công nghiệp may mặc và một tốc độ phát triển đều đặn mặc dù có sự không vững chắc trong phát triển của việc phát canh đất trong công nghiệp mía đường. Sự đáo hạn của các hợp đồng thuê mướn đất cho các trang trại mía đường (cùng với sự suy giảm hiệu quả của các trang trại và xí nghiệp) đã dẫn tới sự sụt giảm trong sản xuất đường mặc dù được trợ giá. Trợ cấp mía đường được Liên minh châu Âu tài trợ và Fiji là quốc gia hưởng lợi nhiều hàng thứ hai từ nguồn này, chỉ sau Mauritius.
Đô thị hóa và mở rộng trong lĩnh vực dịch vụ đã góp phần vào tăng trưởng của GDP gần đây. Xuất khẩu đường và công nghiệp du lịch phát triển nhanh— với 430.800 du khách trong năm 2003 và tăng mạnh trong những năm sau đó — là các nguồn chính để thu hút ngoại tệ. Fiji phụ thuộc nhiều vào du lịch để có thu nhập. Chế biến đường chiếm một phần ba các hoạt động công nghiệp. Các vấn đề dài hạn bao gồm đầu tư thấp và quyền sở hữu tài sản không chắc chắn. Biến động chính trị tại Fiji đã ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế, làm nó suy giảm 2,8% năm 2000 và chỉ tăng 1% năm 2001. Mặc dù lĩnh vực du lịch đã phục hồi nhanh, với lượng du khách đến đã phục hồi lại ngang mức trước đảo chính ngay trong năm 2002, nhưng nó chỉ tạo ra sự phục hồi kinh tế khiêm tốn. Sự phục hồi này tiếp tục trong năm 2003 và 2004 nhưng chỉ có 1,7% năm 2005 và 2,0% năm 2006. Mặc dù lạm phát thấp, nhưng chính sách về tiền tệ của Ngân hàng trung ương Fiji đã nâng mức lạm phát từ 1% thành 3,25% trong tháng 2 năm 2006 do các e ngại về sự tiêu dùng thái quá bằng tín dụng. Lãi suất thấp cũng không tạo ra được sự đầu tư lớn hơn để xuất khẩu. Tuy nhiên, đã có sự bùng nổ về nhà cửa do việc hạ thấp lãi suất vay thế chấp thương mại.Tòa nhà cao nhất Fiji là tòa nhà 14 tầng của Ngân hàng trung ương Fiji tại Suva, được khánh thành năm 1984. Trung tâm thương mại trung tâm Suva, mở cửa tháng 11 năm 2005, ban đầu được dự kiến xây cao hơn tòa nhà của Ngân hàng trung ương với 17 tầng, nhưng đã có sự thay đổi thiết kế vào phút cuối làm cho tòa nhà của Ngân hàng trung ương vẫn là cao nhất cho tới năm 2009.
Tôn giáo ở Fiji gồm: Cơ Đốc giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo. |
Kiribati (phiên âm: Ki-ri-bát, ), tên chính thức là Cộng hòa Kiribati (tiếng Gilbert: Ribaberiki Kiribati),, là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới nằm ở vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nước này có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, trải trên một diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông, rải rác quanh đường xích đạo, và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía đông.
Cái tên Kiribati là phát âm địa phương của từ "Gilberts", xuất phát từ đảo chính của nước này là Quần đảo Gilbert. Kiribati giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1979. Nước này là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hiệp Quốc vào năm 1999.
Nguồn gốc tên gọi
Kiribati được đặt tên là Quần đảo Gilbert sau khi thuyền trưởng người Anh Thomas Gilbert, phát hiện ra quần đảo vào năm 1788. Cái tên hiện tại, Kiribati, là một phiên bản của chữ "Gilberts", xuất phát từ các tên cũ "Quần đảo Gilbert" do người châu Âu đặt. Mặc dù tên của Quần đảo Gilbert theo tiếng Gilbert bản địa chính thức là Tungaru, chính phủ mới đã chọn cái tên "Kiribati", là sự diễn đạt theo tiếng Gilbert của quần đảo "Gilbert", bao gồm luôn cả các quần đảo khác thuộc nước này vốn chưa bao giờ được coi là một phần của quần đảo Gilbert.
Lịch sử
Thuở ban đầu
Vùng đất hiện nay được gọi với cái tên Kiribati, trước kia là nơi sinh sống của người Micronesia nói cùng tiếng Ocean vào khoảng thời gian giữa năm 3000 trước công nguyên và 1300 sau công nguyên. Khu vực này không bị cô lập về mặt địa lý; những cư dân ngoại bang đến từ Tonga, Samoa, và Fiji sau đó đã đến và du nhập các khía cạnh văn hóa Polynesia và Melanesia. Các cuộc hôn phối giữa những chủng tộc khác nhau đã làm lu mờ những khác biệt về văn hóa và đạt được một mức độ đồng nhất quan trọng ở nơi này.
Thời kỳ thuộc địa
Quần đảo được các tàu Anh và Hoa Kỳ phát hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chuỗi đảo chính được đặt tên Quần đảo Gilbert vào năm 1820 bởi một Đô đốc người Nga, Adam von Krusenstern, và thuyền trưởng người Pháp Louis Duperrey, theo tên một thuyền trưởng người Anh là Thomas Gilbert, người vốn trước đó đã băng qua quần đảo vào năm 1788 khi đang đi từ Úc sang Trung Quốc.
Từ đầu thế kỷ XIX, các tàu đánh cá voi, thương mại và kẻ buôn nộ lệ phương Tây đã ghé thăm hòn đảo mang theo cả các căn bệnh lạ và súng ống. Những người định cư người Anh đặt chân lên đảo lần đầu tiên vào năm 1837. Năm 1892 quần đảo Gilbert đồng ý trở thành xứ bảo hộ của Anh Quốc cùng với Quần đảo Ellice gần đó. Những khu vực này được quản lý bởi Cao ủy Tây Thái Bình Dương đặt trụ sở chính tại Fiji. Cùng với nhau các lãnh thổ này trở thành Thuộc địa trực thuộc Anh (crown colony) của Quần đảo Gilbert và Ellice vào năm 1916. Kiritimati (Đảo Christmas) trở thành một phần của thuộc địa 1919 và Quần đảo Phoenix được thêm vào năm 1937.
Đảo san hô Tarawa và các đảo khác của nhóm đảo Gilbert bị chiếm đóng bởi quân Nhật trong suốt Thế chiến II. Tarawa là một trong những khu vực diễn ra các trận đánh đẫm máu nhất của trong lịch sử Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Tawara vào thánh 11, 1943; theo sau đó Trận Tarawa diễn ra tại thủ đô cũ của Kiribati là Betio trên đảo san hô Tarawa.
Một số quần đảo của Kiribati, đặc biệt là các đảo xa như Quần đảo Line, trước đây được Hoa Kỳ và Anh Quốc dùng làm nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân bao gồm cả bom khinh khí vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960.
Độc lập tới hiện tại
Quần đảo Gilbert và Ellice giành được quyền tự trị vào năm 1971, và tách ra vào năm 1975 rồi được trao quyền tự quản bởi Anh Quốc. Năm 1978, Quần đảo Ellice trở thành quốc gia độc lập là Tuvalu. Trong khi Quần đảo Gilbert được độc lập cùng với Kiribati vào ngày 12 tháng 7 năm 1979. Mặc dù cái tên theo tiếng Gilbert bản địa của Quần đảo Gilbert chính thức là "Tungaru", nhà nước mới vẫn chọn tên "Kiribati", là sự diễn tả theo tiếng Gilbert của từ "Gilbert", được mang nghĩa bao hàm cả các lãnh thổ cựu thuộc địa là Banaba, Quần đảo Line,và Quần đảo Phoenix, vốn chưa bao giờ được coi là một phần của chuỗi đảo Gilbert. Theo Hiệp ước Tarawa, được ký kết một thời gian ngắn sau khi độc lập và thông qua vào năm 1983, Hoa Kỳ hủy bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo rải rác không có người ở thuộc Quần đảo Phoenix Islands và Quần đảo Line là một phần lãnh thổ của Kiribati.
Quá tải dân số đã đang là một vấn đề cấp thiết ở Kiribati. Năm 1988, nước này công bố rằng 4.700 cư dân của nhóm đảo chính sẽ phải tái định cư trên các đảo ít dân hơn. Chính trị gia Teburoro Tito được bầu làm tổng thống năm 1994. Theo sau đó là đạo luật năm 1995 quyết định di chuyển đường đổi ngày quốc tế xa về phía đông để nhóm Quần đảo Line sử dụng cùng thời gian với phần còn lại của đất nước. Đạo luật này đã hiện thức lời hứa của Tổng thống Tito trong chiến dịch tranh cử, dự định sẽ cho phép mọi công việc của quốc gia sẽ đực thực hiện trong cùng thời điểm. Việc này cũng tạo điều kiện cho Kiribati trở thành quốc gia đầu tiên chứng kiến buổi bình minh đầu tiên của thiên niên kỷ thức ba, một sự kiện quan trọng cho ngành du lịch nước này. Tito tái đắc cử vào năm 1998. Kiribati có được tư cách thành viên Liên Hợp Quốc năm 1999.
Năm 2002 Kiribati thông qua một đạo luật gây tranh cãi cho phép chính phủ đóng cửa báo chí. Đạo luật này được thực hiện sau khi tờ báo không điều hành bởi chính phủ đầu tiên của Kiribati được thành lập. Tổng thống Tito tái đắc cử vào năm 2003, nhưng sau đó đã buộc phải rời khỏi chức vụ vào tháng 3 năm 2003 thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và thay thế bởi Hội đồng Nhà nước. Chính khách Anote Tong thuộc đảo đối lập Boutokaan Te Koaua được bầu để thay thế Tito vào tháng 7 năm 2003. Ông này tái đắc cử vào năm 2007.
Mùa hè năm 2008, nhà chức trách Kiribati đã yêu cầu Australia và New Zealand chấp nhận các cư dân Kiribati như là những người tị nạn thường trú. Kiribati được xem là quốc gia đầu tiên mà tất cả lãnh thổ đất liền sẽ biến mất do vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Tháng 6, 2008, tổng thống Kiribati Anote Tong đã nói rằng đất nước đã chạm đến "điểm không thể quay ngược lại"; ông còn phát biểu: "Để lên kế hoạch cho một ngày mà bạn không còn một đất nước thật sự đau đớn nhưng tôi nghĩ chúng ta nên phải làm điều đó."
Chính trị
Hiến pháp Kiribati được công bố vào ngày 12 tháng 7 năm 1979, cung cấp những nền tảng cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhánh hành pháp bao gồm một tổng thống (te Beretitenti), một phó tổng thống và một nội các (tổng thống là trưởng nội các đồng thời là thành viên quốc hội). Theo hiến pháp, tổng thống được chỉ định từ các nhà lập pháp được bầu và tại nhiệm trong một nhiệm kỳ tối đa 4 năm. Nội các bao gồm tổng thốong, phó tổng thống và 10 bộ trưởng (được bổ nhiệm bởi tổng thống) đều là Dân biểu Hạ viện.
Nhánh lập pháp theo thể chế đơn viện là Maneaba Ni Maungatabu (Viện Dân biểu). Viện có các thành viên được bầu, bao gồm cả đại diện ủy trị theo hiến pháp từ người Banaban ở Fiji, ngoài ra còn có một viên chưởng lý, người có nhiệm vụ là một thành viên ex-officio. Các nhà lập pháp tại nhiệm theo một nhiệm kỳ 4 năm.
Những quy định trong hiến pháp về việc thực thi luật pháp ở Kiribati tương tự với các cựu thuộc địa của Anh, theo đó tòa án độc lập trước sự can thiệp của chính phủ. Nhánh tòa án bao gồm Tòa án Tối cao (ở Betio) và Tòa Thượng thẩm. Thẩm phán do Tổng thống chỉ định.
Chính quyền địa phương là các hội đồng đảo với các thành viên được bầu. Các công việc của địa phương được giải quyết ở các cuộc họp thị trấn tương tự như ở thời kỳ thuộc địa. Các Hội đồng đảo có quyền tự quyết thu chi và độc lập khỏi sự kiểm soát của chính phủ trung ương.
Kiribati có các đảng chính trị chính thức nhưng tổ chức thì không quy củ. Các nhóm chính trị đối lập có xu hướng thống nhất quan điểm về một vấn đề đặc biệt. Ngày chỉ còn có các đảng được công nhận là Đảng Boutokaan te Koaua, Đảng Maneaban te Mauri, Đảng Maurin Kiribati và Đảng Tabomoa. Quyền phổ thông đầu phiếu là vào tuổi 18.
Theo định nghĩa của chính phủ, Kiribati có lực lượng cảnh sát, có chức năng thực thi pháp luật và các nhiệm vụ bán quân sự, và các đồn cảnh sát nhỏ trên tất cả các đảo nhưng không có lực lượng quân sự. Cảnh sát được trang bị tàu tuần tra. Sự trợ giúp về an ninh có thể được hỗ trợ từ Australia và New Zealand nếu cần thiết.
Các nhóm đảo
Kiribati chính thức được chia thành các địa hạt kể từ khi quốc gia này được độc lập. Nước này hiện được chia thành ba nhóm đảo không có chức năng quản lý hành chính, bao gồm một nhóm đảo hợp nhất từ Quần đảo Line và Quần đảo Phoenix (thủ phủ đặt tại London, Christmas). Mỗi đảo có người sinh sống có một hội đồng riêng (ba hội đồng ở Tarawa: Betio, Nam-Tarawa, Bắc-Tarawa; hai hội đồng ở Tabiteuea).
Ba địa hạt ban đầu là:
Banaba
Trung tâm Gilberts
Quần đảo Line
Quần đảo Bắc Gilberts
Quần đảo Nam Gilberts
Đảo san hô Tarawa
Các nhóm đảo bao gồm:
Quần đảo Gilbert
Quần đảo Phoenix, hiện tại là khu dự trữ biển lớn nhất trên thế giới.
Quần đảo Line
Bốn trong các địa hạt đầu tiên (bao gồm Tarawa) nằm trong Quần đảo Gilbert, nơi sinh sống của phần lớn dân số nước này. Năm đảo thuộc Quần đảo Line là không có người sinh sống bao gồm (Đảo Malden, Đảo Starbuck, Đảo Caroline, Đảo Vostok và Đảo Flint). Phần lớn Quần đảo Phoenix không có người sinh sống ngoại trừ Đảo Kanton. Đảo Banaba hiện có số cư dân ít ỏi sinh sống rải rác. Luôn có một đại diện không qua bầu cử của đảo này tại đảo Rabi ở Fiji. Mỗi một đảo trong số 21 hòn đảo có người sinh sống có một hội đồng địa phương có nhiệm vụ giải quyết các công việc hằng ngày. Đảo san hô Tarawa có ba hội đồng: Hội đồng Thị trấn Betio, Hội đồng Thành phố Te Inainano (cho phần còn lại của Nam Tarawa) và Hội đồng Eutan Tarawa (cho Bắc Tarawa).
Quan hệ đối ngoại
Kiribati được chấp nhận làm thành viên thứ 186 của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 1999.
Quan hệ trong khu vực
Cộng hòa Kiribati và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 15 tháng 9 năm 2014
Kiribati duy trì các mối quan hệ gần gũi với phần lớn các quốc gia và đặc biệt là các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương, Nhật Bản, Australia và New Zealand, vốn là những nhà viện trợ chính của nước này. Đài Loan và Nhật Bản cũng mua quyền đánh cá có thời hạn tại các vùng biển của Kiribati.
Vào tháng 11 năm 1999 Cơ quan Phát triển Không gian Quốc gia Nhật đã thông báo kế hoạch thuê đất trên đảo Christmas của Kiritimati trong vòng 20, nhằm mục đích xây dựng một sân bay vũ trụ. Theo đó, phía Nhật sẽ trả US$840.000 mỗi năm và chịu mọi chi phí cho sự phá huỷ môi trường và đường sá. Ngoài ra một trạm tiếp sóng cũng sẽ hoạt động tại Kiritimati và một sân bay bị bỏ hoang trên đảo sẽ được dùng lam đường băng cho các chuyến trở về của tàu con thoi có tên HOPE-X. Tuy nhiên chương trình HOPE-X, cuối cùng lại bị huỷ bỏ vào năm 2003.
Mối quan hệ với Hoa Kỳ
Đoàn Hoà Binh Hoa Kỳ, một trong Các cơ quan độc lập của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, thông báo kế hoạch rút khỏi Kiribati vào tháng 11 năm 2008 sau 35 năm phục vụ tại quốc gia này. Michael Koffman, Giám đốc của Đoàn Hoà Binh Mỹ tại Kiribati, trích dẫn lý do chính khiến họ rời đi là dịch vụ hàng không nội địa nước này thất thường và thường xuyên bị huỷ.
Kiribati và vấn đề Thay đổi Khí hậu
Là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nặng nề do vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu, Kiribati đã tham gia tích cực trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế liên quan đến vấn đề thay đổi khí hậu, quan trọng nhất là các hội nghị của UNFCCC. Kiribati là một thành viên của Liên Minh các Quốc gia Tiểu Hải Đảo (AOSIS), một tổ chức liên chính phủ của các quốc đảo nhỏ có bờ biển thấp. Được thành lập vào năm 1990, mục tiêu chính của liên minh là nêu cao tiếng nói của Các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS) đến vấn đề ấm lên toàn cầu. Ngay từ khi thành lập AOSIS đã có nhiều hoạt động tích cực, như trong việc đưa ra bản sơ khảo trong đàm phán ký kết Nghị định thư Kyoto vào đầu năm 1994.
Năm 2009, Tổng thống Tong tham dự Climate Vulnerable Forum (V11) tại Maldives, cùng với 10 quốc gia khác dễ bị ảnh hưởng từ biến đối khí hậu, và ký kết tuyên bố đảo Bandos vào ngày 10 tháng 11 năm 2009, cam kết đưa ra sự lãnh đạo đúng hướng và bắt đầu thực hiện nền kinh tế xanh bằng các giảm lượng khí thải. Tháng 11 năm 2010, Kiribati sẽ là nơi diễn ra Hội nghị biến đổi khí hậu Tarawa (TCCC), nhằm mục đích hỗ trợ sáng kiến của Tổng thống Kiribati tổ chức một diễn đàn tham khảo ý kiến giữa các quốc gia dễ bị ảnh hưởng của vấn đề biến đổi khí hậu với các đối tác của họ trong tầm nhìn tạo ra một môi trường thuận lợi cho đàm phán đa phương dưới sự bảo trợ của UNFCCC. Hội nghị này là sự kiện theo sau Diễn đàn Biến đổi Khí hậu. Dựa trên các kinh nghiệm từ COP, TCCC dự kiến sẽ đề cử một kế hoạch hành động có nhiều sự tham khảo đóng góp ý kiến, bởi các đối tác quan trọng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Hội nghị này sẽ là cuộc vận động chính và sự kiện xây dựng chính trong mối quan hệ giữa các đối tác trong mối quan hệ toàn cầu và khu vực Thái Bình Dương về vấn đề thay đổi khí hậu. Ngoài ra, mục tiêu của hội nghị sẽ là một phần trong tiến trình thương thảo trong khu vực và toàn cầu diễn ra trong năm 2010. Mục tiêu cuối cùng của hội nghị là giảm số lượng và độ khác biết trong quan điểm giữa các bên trong tiến trình COP, tìm ra các yếu tố tương đồng giữa các bên tham gia và do đó hỗ trợ Kiribati và các bên tham gia vào COP16 diễn ra ở Cancun, México, từ 29 tháng 11 đến 10 tháng 12 năm 2010.
Địa lý
Kiribati có khoảng 32 đảo san hô vòng và một đảo biệt lập (Banaba), trải dài ở cả hai bán cầu đông và tây. Các nhóm đảo gồm:
Đảo Banaba: một đảo biệt lập nằm giữa Nauru và quần đảo Gilbert
Quần đảo Gilbert: 16 đảo san hô vòng nằm cách Fiji khoảng 930 dặm (1.500 km) về hướng bắc
Quần đảo Phoenix: 8 đảo san hô vòng và một đảo san hô cách quần đảo Gilbert khoảng 1.100 dặm (1.800 km) về hướng đông nam
Quần đảo Line: 8 đảo san hô vòng và một rặng đá ngầm, cách quần đảo Gilbert khoảng 2.050 dặm (3.300 km) về phía đông
Banaba (hay Đảo Đại Dương) là một đảo tạo bởi san hô có nguồn tài nguyên phosphate phong phú, nhưng hầu như đã bị khai thác trước khi được độc lập. Phần lãnh thổ còn lại của Kiribati bao gồm chủ yếu là các đảo cát và đá ngầm nhỏ hay các đảo san hô chỉ nằm trên mặt nước biển vài met.
Lớp đất trồng ở Kiribati mỏng và chứa nhiều calci gây nhiều trở ngại cho hoạt động nông nghiệp. Đảo Kiritimati (Đảo Giáng sinh) thuộc Quần đảo Line là đảo san hô vòng lớn nhất thế giới. Do sự kiện định lại Đường đổi ngày quốc tế vào năm 1995, Kiribati hiện tại là quốc gia nằm về xa phía cực đông nhất của thế giới, và là quốc gia đầu tiên bước vào năm 2000 tại Đảo Caroline, vốn không phải ngẫu nhiên đã được đổi tên thành Đảo Thiên niên kỷ.
Theo Chương trình Môi trường Khu vực Nam Thái Bình Dương, hai đảo nhỏ không người ở của Kiribati là Tebua Tarawa và Abanuea, đã biến mất dưới làn nước vào năm 1999. Hòn đảo Tepuka Savilivili (Tuvalu; không phải là tên theo tiếng Gilbert) đã không còn cây dưa nào sinh sống do sự nhiễm mặn của nước biển. Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc dự đoán mực nước biển sẽ dâng lên khoảng nửa met (20 in) vào năm 2100 do vấn đề ấm lên toàn cầu và đây là việc không thể tránh khỏi. Do đó, gần như trong vòng một thế kỷ những vùng đất trồng trọt được của nước này sẽ trở thành nạn nhân của nạn xâm nhập mặn và phần lớn sẽ bị nhận chìm dưới mực nước biển.
Tuy nhiên, mực nước biển dâng lên không có nghĩa là Kiribati sẽ biến mất. Paul Kench tại Viện Đại học Auckland ở New Zealand và Arthur Webb tại Ủy ban Ứng dụng khoa học Địa chất ở Fiji công bố một nghiên cứu vào năm 2010 về sự đáp ứng với sự dâng nước biển của các đảo san hô ở trung tâm Thái Bình Dương. Kiribati được đề cập đến trong nghiên cứu, Webb và Kench phát hiện ra rằng ba hòn đảo có dân cư sinh sống chủ yếu của Kiribati là Betio, Bairiki và Nanikai - có diện tích tăng 30 phần trăm (36 hecta), 16,3 phần trăm (5,8 hecta) và 12,5 phần trăm (0,8 hecta), respectively.
Kiribati là quốc gia duy nhất trên thế giới nằm ở cả hai bên kinh tuyến 180 của Trái Đất.
Kinh tế
Kiribati là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nước này chỉ có một vài nguồn tài nguyên tự nhiên. Trong khi đó, nguồn tài nguyên phosphat trên đảo Banaba lại bị khai thác cạn kiệt trước khi nước này được độc lập. Cùi dừa khô và cá hiện tại là hai mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chính. Du lịch đóng góp hơn một phần năm Tổng sản phẩm nội địa của đất nước. Kiribati được xem là một trong các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới.
Viện trợ nước ngoài, chủ yếu đến từ Australia, New Zealand và Nhật Bản, là một nguồn hỗ trợ quan trọng, không thay đổi trong những năm gần đây, chiếm khoảng từ 25% đến 50% GDP. Nông nghiệp chiếm 12,4% GDP và sử dụng 71% lực lượng lao động; công nghiệp 0,9% GDP và sử dụng 1,9% lực lượng lao động; thương mại 18,5% GDP và sử dụng 4,1% of lực lượng lao động; thương nghiệp 5,7% GDP và sử dụng 1,4% lực lượng lao động; và công nghiệp dịch vụ 5,7% GDP và sử dụng 1,4% lực lượng lao động. Các đối tác thương mại chính là Australia, Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Hong Kong và Đức.
Năm 1956 Kiribati thành lập quỹ quản lý tài sản để làm cơ sở dự trữ tài sản quốc gia thu được từ nguồn khai thác phosphat. Năm 2008, Quỹ Dự trữ Cân bằng Thu nhập đã đạt lượng tài sản lên đến 400 triệu dollar.
Cán cân thanh toán
Trong khi các mặt hàng xuất khẩu của Kiribati lại bị hạn chế thêm vào nhu cầu to lớn của việc nhập khẩu khiến thâm thụt ngân sách lớn của nước này trong cán cân thanh toán thương mại hàng hoá. Tuy nhiên, nước này có vài nguồn thu nhập từ bên ngoài khác như phí cấp giấy phép đánh cá, thu nhập từ đầu tư, kiều hối và viện trợ nước ngoài. Những nguồn này thường lớn hơn lượng thâm thụt thương mại. Kết quản là cán cân thanh toán của Kiribati luôn thặng dư trong phần lớn khoảng thời gian thập kỷ vừa qua. Các dự trữ tài chính quốc tế còn khoảng 300 triệu dollar Hoa Kỳ kể từ năm 2001.
Nhân khẩu
Người bản địa ở Kiribati được gọi là I-Kiribati. Từ Kiribati là phát âm địa phương của từ Gilbert và tên gốc của thuộc địa Anh là Quần đảo Gilbert. Phát âm của cư dân bản địa của tên này được chấp thuận khi nước này giành được độc lập vào năm 1979.
Về mặt dân tộc học I-Kiribati là những người Micronesia. Bằng chứng khảo cổ học gần đây chỉ ra rằng những người Austronesian ban đầu đã định cư trên các hòn đảo hàng ngàn năm trước đây. Vào khoảng thế kỷ XIV, những người Fijia và Tonga chiếm lấy các hòn đảo thuộc Kiribati và do đó làm phức tạp hơn nguồn gốc sắc tộc tại đây; những người có nguồn gốc Polynesian đã phân hoá thành nhiều kiểu hành khác nhau. Kết hôn giữa những nhóm sắc tộc trong quá khứ đã dẫn đến sự đồng nhất trong trang phục và văn hoá của các cư dân.
Người bản địa Kiribati nói một ngôn ngữ châu Đại Dương được gọi là "tiếng Gilbert". Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, nhưng nó không được sử dụng phổ biến bên ngoài thủ đô Tarawa. Nhiều khả năng là tiếng Anh được sử dụng trộn lẫn với tiếng Gilbert. Các thế hệ người I-Kiribati lớn tuổi có xu hướng sử dụng các phiên bản phức tạp của ngôn ngữ pha trộn này.
Kitô giáo là tôn giáo chính ở nước này, vốn đã được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo vào thế kỷ XIX. Phần lớn dân số là theo Công giáo La Mã, mặc dù một phần không nhỏ là theo Hội chúng tự trị Tin lành. Nhiều giáo phái Tin lành khác, bao gồm Thuyết Phúc Âm cũng hiện diện ở Kiribati. Tôn giáo Bahá'í Faith cũng tồn tại ở Kiribati, cùng với Nhân chứng Jehovah và Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô của các vị thánh ngày cuối (Giáo hội Mặc Môn), có khoảng 11.511 tín đồ vào cuối năm 2005.
Phát triển con người
Phần lớn người dân Kiribati sống trong các ngôi làng với dân số dao động trong khoảng từ 50 đến 3.000 trên các đảo xa. Nhà của họ chủ yếu làm bằng các vật liệu lấy từ cây dừa và dứa dại. Nạn hạn hán thường xuyên cản trở việc thiếp lập nền nông nghiệp quy mô lớn, do phần lớn cư dân chuyển sang mưu sinh nhờ vào biển cả. Phần lớn họ đánh cá nhờ các phương tiện thô sơ là thuyền chèo. Các đồn điền sản xuất cơm dừa đóng vai trò là nguồn công việc thứ hai. Trong những năm gần đây, một số lượng lớn cư dân đã chuyển đến sống trong các khu vực đô thị của thủ đôl Tarawa.
Y tế
Dân số Kiribati có kỳ vọng tuổi thọ là 60 năm (57 cho nam, và 63 cho nữ), tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 54 mỗi 1.000 ca sinh. Bệnh lao đang hiện diện tại Kiribati. Chi tiêu chính phủ dành cho y tế là 268 dollar Mỹ mỗi người vào năm 2006. Trog khoảng thời gian 1990-2007, số bác sĩ là 23 mỗi 100.000 người. Kể từ khi có sự giúp đỡ của các bác sĩ Cuba, tỉ lệ tử vong sơ sinh đã giảm đáng kể.
Giáo dục
Giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí trong vòng sáu năm đầu tiên, và hiện tại được kéo dài lên chín năm. Các trường nhà thờ đang dần dần được sáp nhập vào hệ thống trường tiểu học của chính phủ. Các bậc giáo dục cao hơn đang được mở rộng; các sinh viên có thể tìm kiếm sự đào tạo kỹ thuật, sư phạm hay hàng hải từ các quốc gia khác. Đa số quyết định đi đến Fiji, và thường phấn đấu để được hoàn tất đào tạo y khoa để được gửi đi học ở Cuba.
Giao thông
Bắt đầu từ tháng 1 năm 2009, Kiribati có hai hãng hàng không nội địa: Air Kiribati và Coral Sun Airways. Cả hai hãng đề đặt trụ sở tại Sân bay Quốc tế Bonriki ở Tarawa và chỉ thực hiện các chuyến bay đến các nơi dọc Quần đảo Gilbert.
Cả hai Quần đảo Phoenix và Line đều không có các chuyến bay chuyên chở nội địa. Hãng chuyên chở quốc gia Air Pacific của Fiji thực hiện các chuyến bay quốc tế đến Kiribati từ sân bay chính của Fiji là sân bay quốc tế Nadi. Hãng hành không quốc gia Our Airline của Nauru, cũng thực hiện các chuyến bay chuyển tiếp hằng tuần đến Kiribati từ sân bay quốc tế Nadi, cũng như sân bay quốc tế Nauru, nối Honiara, thủ đô Quần đảo Solomon, và xa hơn đến Brisbane, Australia.
Văn hoá
Âm nhạc
Âm nhạc dân gian Kiribati phần lớn dựa trên chanting hay các thể loại xướng âm khác, kèm theo động tác cơ thể. Các sự kiện biển diễn công cộng ở Kiribati ngày nay thường là các vũ điệu ngồi, kèm theo guitar. Tuy nhiên, trong các buổi biển diễn trang trọng đứng có tên Te Kaimatoa hay khiêu vũ hông Te Buki, một hộp gỗ được sử dụng làm nhạc cụ gõ. Cái hộp này được thiết kế để cho âm thanh vang khi trong điệu vũ những người ngồi xung quanh hộp. Các bài hát truyền thống thường là về đề tài tình yêu, nhưng cũng thể là về cạnh tranh, tôn giáo, trẻ em, lòng yêu nước, chiến tranh và cưới hỏi. Khiêu vũ gậy, kèm theo các câu truyện nửa lịch sử và huyền thoại chỉ được biểu diễn trong các lễ hội chính.
Khiêu vũ
Sự độc đáo của khiêu vũ Kiribati khi so sánh với các thể loại khác trên các đảo Thái Bình Dương là nó nhấn mạnh lên cánh tay dang rộng của vũ công và sự di chuyển bất ngờ của đầu giống như cử động của chim muông. Chim Frigate trên lá cờ của Kiribati có liên quan đến kiểu khiêu vũ giống chim của Kiribati. Phần lớn các điệu múa là trong tư thế đứng hay ngồi với cử động giới hạn và chao đảo. Cười trong khi khiêu vũ được xem là thô tục trong ngôn ngữ khiêu vũ của Kiribati. Điều này là do nguồn gốc của điệu vũ không được chỉ là một hình thức giải trí mà là một hình thức kể chuyện và hiển thị một trong những vẻ đẹp, kỹ năng và độ bền của các vũ công.
Các khía cạnh khác
Edward Carlyon Eliot, Ủy viên Cư dân Quần đảo Gilbert & Ellice (hiện tại Kiribati & Tuvalu) trong thời kỳ thuộc địa, từ năm 1913 đến 1920 đã miêu tả thời kỳ này ở Kiribati trong cuốn sách "Broken Atoms" (tập hồi ký tự truyện) Pub. G. Bles, London, 1938.
Sir Arthur Grimble viết về khoảng thời gian làm việc của ông ở thuộc địa Anh ở Kiribati (sau là Quần đảo Gilbert) từ năm 1914 đến 1932 trong hai cuốn sách A Pattern of Islands (1952) và Return to the Islands (1957). Ông cũng nghiên cứu về văn hoá người Gilbert.
Tập hồi ký gần đây của J. Maarten Troost về kinh nghiệm trêne Đảo san hô Tarawa được ghi lại trong cuốn sách The Sex Lives of Cannibals (2004).
Chú thích |
Đế quốc Inca hay Đế quốc Inka (, nghĩa là "tứ địa phương" ), là đế quốc lớn nhất ở Châu Mỹ thời kì tiền Columbus. Trung tâm hành chính, chính trị và quân sự của đế quốc là Cuzco. Nền văn minh Inca khởi nguồn từ vùng cao nguyên Peru vào khoảng đầu thế kỷ XIII. Thành trì cuối cùng của đế quốc rơi vào tay Tây Ban Nha năm 1572.
Từ năm 1438 đến 1533, người Inca kiểm soát phần lớn phía tây Nam Mỹ, tập trung ở dãy núi Andes, thông qua các cuộc chinh phạt và đồng hóa hòa bình. Thời kì hoàng kim, đế quốc này thống nhất toàn bộ Peru, tây nam Ecuador, tây và nam trung bộ Bolivia, tây bắc Argentina, hầu hết Chile ngày nay và tây nam Colombia sánh ngang với các đế quốc Á-Âu khác.
Quốc ngữ là tiếng Quechua. Nhiều tập tục thờ cúng địa phương tồn tại trong đế quốc, hầu hết thờ các huaca. Quốc giáo tôn thờ thần mặt trời Inti và nó quan trọng hơn các tôn giáo khác như Pachamama. Người Inca coi vua của họ, Sapa Inca, là "con trai của mặt trời".
Đế quốc Inca không sở hữu những yếu tố công nghệ văn minh của Cựu thế giới. Nhà nhân chủng học Gordon McEwan có bình rằng:
Những thành tựu của Đế quốc Inca bao gồm những kiến trúc phi thường, đặc biệt là thuật điêu khắc đá, mạng lưới đường bộ khổng lồ dẫn đến mọi góc của đế quốc.
Nghề dệt vải mịn, sử dụng nút dây () để lưu giữ số liệu và liên lạc phương xa, những sáng kiến nông nghiệp thích nghi với môi trường khắc nghiệt, và hệ thông điều hành áp đặt lên người dân và giai cấp lao động.
Các học giả mô tả nền kinh tế Inca khá mâu thuẫn:
Nền kinh tế của họ không có tiền và không có thị trường. Họ trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo quan hệ đối ứng giữa các cá nhân, một cộng đồng, một nhóm người hoặc các nhà lãnh đạo Inca. "Sưu thuế" đối với dân là phải đóng góp lao động cho Đế quốc. Những nhà cai trị Inca (sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất) trả ơn bằng cách ban đất canh tác, hàng hóa và thức ăn đồ uống trong những dịp lễ hội cho nhân dân.
Từ nguyên
Nội danh của Đế quốc Inca là Tawantinsuyu, nghĩa là "tứ suyu". Trong tiếng Quechua, tawa là bốn và -ntin là hậu tố để chỉ một nhóm, do đó tawantin nghĩa là bộ tứ, ở đây chỉ tứ suyu ("vùng" hoặc "tỉnh") nằm dưới ách cai trị của người Inca. Tứ suyu này bao gồm: Chinchaysuyu (bắc), Antisuyu (đông; mép rừng Amazon), Qullasuyu (nam) và Kuntisuyu (tây). Tiếng Tây Ban Nha phiên âm cái tên này là Tahuatinsuyo hoặc Tahuatinsuyu.
Danh từ Inka có nghĩa là "người cai trị" hoặc "lãnh chúa" trong tiếng Quechua, ý chỉ giai cấp thống trị hoặc gia tộc thống trị. Người Inca chỉ là thành phần sắc tộc rất nhỏ khi so với toàn bộ nhân khẩu của đế chế. Dân số của họ có lẽ chỉ nằm trong khoảng từ 15.000-40.000 người, nhưng họ cai trị một đế chế trên 10 triệu người.
Lịch sử
Sử liệu
Biên niên sử của người Tây Ban Nha
Hầu hết sử lược về đế quốc Inca được tổng hợp lại từ nhiều biên niên sử do các tác giả Tây Ban Nha khác nhau biên soạn (các nhà biên niên sử bản địa và mestizo sau này cũng có các đóng góp thêm). Các tác giả này đã viết lên "lịch sử Inca" dựa trên những câu chuyện thu thập được sau sự sụp đổ của nhà nước Inca. Các nhà biên niên sử tiên phong vấp phải các khó khăn nhất định khi ghi chép lại lịch sử của đất nước này: rào cản ngôn ngữ và thế giới quan khác biệt hoàn toàn so với người châu Âu. Điều này, kể thêm những năm tháng chiến tranh tranh triền miên trước đó, dẫn đến nhiều điểm mâu thuẫn giữa các ghi chép và một ví dụ tiêu biểu cho nó là niên đại của các Sapa Inca; trong nhiều biên niên sử, các chiến công, sự kiện và sự tích giống nhau lại được quy cho các nhà cai trị khác nhau.
Điều quan trọng cần lưu ý là các tác giả khác nhau có mục địch khác nhau khi họ chép sử. Trong trường hợp của các nhà biên niên sử Tây Ban Nha, mục đích của họ là "hợp pháp hóa cuộc chinh phục dựa trên lịch sử". Vì lẽ này, nhiều cuốn biên niên sử mô tả người Inca là những kẻ chinh phạt khát máu và do vậy, người Inca không có quyền chính đáng gì đối với vùng đất mà họ cướp. Trong một phiên bản khác, các nhà biên niên sử thuộc Giáo hội Công giáo hợp pháp hóa việc truyền giáo bằng cách hạ thấp các tín ngưỡng và tôn giáo của người Inca, coi đó là tà đạo, khẳng định người Inca là con trai của Noah và liên hệ các vị thần Inca với niềm tin Kinh thánh hoặc văn hóa dân gian châu Âu. Tương tự như vậy, có những nhà biên niên sử bản địa và mestizo ca ngợi đế quốc hoặc bất kỳ panaca (gia tộc) nào mà họ có quan hệ, chẳng hạn như trường hợp của tác giả Inca Garcilaso de la Vega. Trong tác phẩm Comentario reales de los incas, ông mô tả một xã hội Inca lý tưởng, nơi nghèo đói không tồn tại, của cải và tài nguyên được khai thác và phân phối hợp lý.
Khởi nguyên
Đế quốc Inca là chương cuối trong lịch sử ngàn năm của các nền văn minh Andes. Các học giả coi văn minh Andes là một trong năm nền văn minh "thuần túy" của nhân loại, nghĩa là nó độc đáo và bắt nguồn từ chính văn hóa bản địa chứ không bị ảnh hưởng hoặc lấy từ các nền văn minh khác.
Đế quốc Inca là hậu duệ của hai đế quốc lớn tại Andes: nhà nước Tiwanaku (khoảng 300–1100 SCN) quanh Hồ Titicaca và nhà nước Wari hoặc Huari (khoảng 600-1100 SCN) quanh trung tâm thành phố Ayacucho. Wari chiếm cứ Cuzco trong khoảng 400 năm. Do đó, nhiều đặc điểm của Đế quốc Inca bắt nguồn từ các nền văn hóa Andes đa sắc tộc trước đó.
Carl Troll lập luận rằng sự phát triển của nhà nước Inca ở miền trung Andes là do các điều kiện thuận lợi để sản xuất loại thực phẩm thiết yếu chuño. Chuño, có thể được lưu trữ trong thời gian dài, được làm bằng khoai tây sấy khô ở nhiệt độ đóng băng vào ban đêm ở vùng cao nguyên phía nam Peru. Mối liên kết giữa nhà nước Inca và chuño bị nghi ngờ, do rằng khoai tây và các loại cây trồng khác như ngô cũng có thể được sấy khô vào ban ngày.[16] Troll cũng lập luận rằng lạc đà không bướu có thể được tìm thấy với số lượng lớn ở khu vực này. Mối liên hệ giữa sự phân bố của lạc đà Alpaca và lạc đà không bướu với nhà nước Inca là một vấn đề cần được nghiên cứu. Điểm thứ ba, Troll chỉ ra công nghệ tưới tiêu là lợi thế to lớn cho việc xây dựng nhà nước Inca. Tuy Troll đưa ra giả thuyết về ảnh hưởng của môi trường lên Đế quốc Inca, ông lại phản đối chủ nghĩa môi trường quyết định (học thuyết này cho rằng môi trường định hình quỹ đạo mà các nền văn minh phát triển sẽ đi theo), cho rằng văn hóa nằm ở cốt lõi của nền văn minh Inca.
Tái tổ chức và hình thành
Trong thời gian cai trị từ 1438 đến 1471 Pachacútec mở rộng lãnh thổ Inca tại vùng trung tâm của Andes từ hồ Titicaca đến Huní.Pachacuti tái lập vương quốc Cuzco thành Tahuantinsuyu, bao gồm một chính quyền trung ương với người Inca đứng đầu và bốn chính quyền tỉnh với các nhà lãnh đạo quyết đoán ở bốn phần của đất nước: Chinchasuyu (Tây Bắc), Antisuyu (Đông Bắc), Kuntisuyu (Tây Nam) và Qullasuyu (Đông Nam). Lá cờ của vương quốc là lá cờ cầu vồng và Cuzco đã phát triển thành trung tâm tế lễ, kinh tế và văn hóa. Pachacútec cho lập ruộng bậc thang trong vùng để trồng ngô nhằm bảo đảm cung cấp lương thực cho người dân. Nhiều kênh đào chạy xuyên qua toàn thành phố dẫn đến sông Río Sapphi và Río Tullumayo cung cấp nước sạch cho dân cư và giữ thành phố sạch sẽ. Pachacuti được cho là đã xây dựng Machu Picchu, làm cung điện hoặc nơi nghỉ mát mùa hè, và cũng có thể là một trạm nông nghiệp.
Pachacuti gửi gián điệp sang các vương quốc lân bang, rồi dâng lên vua của họ những món quà xa xỉ và hứa rằng nếu họ chịu trở thành thần dân của đế quốc Inca, họ sẽ trở nên giàu có như vậy.
Hầu hết các vương quốc đều quy phục trong hòa bình. Những vương quốc khước từ thì bị đánh chiếm chinh phạt. Con của những vị vua này được triệu về Cuzco để học chính trị Inca rồi được đưa về nước để trị vì.
Mở rộng và củng cố
Theo truyền thống, con trai vua Inca sẽ lãnh đạo quân đội. Con trai của Pachacuti là Túpac Inca Yupanqui bắc phạt vào năm 1463 tới những năm 1471 khi vua cha băng hà. Chiến dịch quan trọng nhất của Túpac Inca là cuộc xâm lược vương quốc Chimor, kình địch duy nhất của người Inca tại bờ biển Peru. Đế chế của Túpac Inca sau đó đánh lên phía bắc vào Ecuador và Colombia ngày nay.
Con trai của Túpac Inca là Huayna Cápac sáp nhập một phần đất nhỏ ở phía bắc Ecuador ngày nay. Ở thời kì đỉnh cao, Đế quốc Inca bao gồm Peru, miền tây và nam miền trung Bolivia, phía tây nam Ecuador và đại bộ phận Chile ngày nay, phía bắc sông Maule. Các sử liệu truyền thống khẳng định cuộc Nam tiến bị hoãn lại sau trận sông Maule nơi họ gặp phải sự kháng cự ngoan cường từ tộc Mapuche. Quan điểm này bị thách thức bởi nhà sử học Osvaldo Silva, người lập luận rằng khuôn khổ chính trị xã hội của người Mapuche mới là lí do gây ra khó khăn trong việc trị vì. Silva đồng ý rằng trận Maule là một bế tắc, nhưng cho rằng người Inca thiếu động lực để chinh phục không như những xã hội phức tạp hơn như vương quốc Chimor chẳng hạn. Silva không đồng tình với thời gian được đưa ra bởi lịch sử truyền thống cho trận chiến: cuối thế kỷ XV dưới triều đại vua Topa Inca Yupanqui (1471–93). Thay vào đó, ông đặt nó vào năm 1532 trong cuộc nội chiến Inca. Tuy nhiên, Silva đồng ý với tuyên bố rằng phần lớn các cuộc chinh phạt của người Inca được thực hiện vào cuối thế kỷ XV. Vào thời Nội chiến Inca, một đội quân Inca, theo Diego de Rosales, đã đàn áp một cuộc nổi dậy của người Diaguita vùng Valles transversales.
Cuộc chinh phạt lưu vực Amazon gần sông Chinchipe đã bị người Shuar chặn lại vào năm 1527. Đế quốc mở rộng vào Argentina và Colombia. Hầu hết phần phía nam của đế quốc Inca, có tên là Qullasuyu, nằm trên Cao nguyên Andes.
Nội chiến Inca và suy vong
Các conquistador do Francisco Pizarro dẫn đầu và các anh em của ông tiến xuống nam Panama và thâm nhập lãnh thổ Inca vào năm 1526. Sau một cuộc thám hiểm khác vào năm 1529, Pizarro về Tây Ban Nha hỏi xin chinh phục vùng đất và được hoàng tộc chấp thuận. Cụ thể là như sau:"Vào tháng 7 năm 1529, Nữ hoàng Tây Ban Nha đã ký sắc chỉ cho phép Pizarro chinh phục nước Inca. Pizarro sẽ trở thành thống đốc và thống soái của các cuộc chinh phạt tại Peru, hoặc cái tên mà người Tây Ban Nha giờ gọi vùng đất này, Tân Castile."
Khi các conquistador quay trở lại vào năm 1532, hai con trai của vị hoàng đế Huayna Capac, là Huáscar và Atahualpa, đang tranh giành ngôi báu gây bất ổn xã tắc và suy yếu đế quốc. Hơn vậy, bệnh đậu mùa, cúm, sốt phát ban và sởi giờ đã lan từ Trung Mỹ tới nơi đây gây ra cái chết cho hàng triệu người dân của đế quốc.
Pizarro chỉ có 168 người, một khẩu súng thần công và 27 con ngựa. Các conquistador mang theo thương, súng hỏa mai, áo giáp thép và trường kiếm. Người Inca sử dụng vũ khí làm từ gỗ, đá, đồng và đồng đỏ, áo giáp của họ thì làm từ sợi Alpaca. Đây đều là những bất lợi lớn về công nghệ - không vũ khí nào của họ có thể xuyên thủng áo giáp thép của Tây Ban Nha. Ngoài ra, do châu Mỹ không có ngựa, người Inca không biết cách đối phó với kỵ binh. Tuy nhiên, người Inca vẫn là những chiến binh giỏi khi đánh bại được cả người Mapuche, tộc người mà trong nhiều năm tới sẽ gây khó dễ cho tham vọng chinh phục của Tây Ban Nha.
Trận chiến đầu tiên giữa người Inca và người Tây Ban Nha xảy ra trên đảo Puná, gần thành phố Guayaquil, Ecuador ngày nay, trên bờ biển Thái Bình Dương; Pizarro sau đó thành lập thành phố Piura vào tháng 7 năm 1532. Hernando de Soto được gửi vào nội địa để trinh thám và trở về với lời mời gặp vị Inca, Atahualpa, người đã chiến thắng em trai mình và đang nghỉ ngơi tại Cajamarca với 80.000 quân đồn trú ở đó, hiện tại chỉ được trang bị các công cụ săn bắn (dao và dây thòng lòng để săn lạc đà không bướu)
Pizarro và một số, đáng chú ý nhất là Vincente de Valverde, đã gặp mặt vị Inca, người chỉ mang theo một đoàn tùy tùng nhỏ. Người Inca mời họ uống chicha trong một chiếc cốc vàng nghi lễ, nhưng người Tây Ban Nha khước từ. Người phiên dịch Tây Ban Nha, Đan sĩ Vincente, đã đọc "Requerimiento" yêu cầu vị Inca và toàn bộ đế quốc chấp nhận sự cai trị của vua Charles I của Tây Ban Nha và cải đạo Cơ đốc. Atahualpa từ chối và yêu cầu họ rời đi. Chớp thời cơ quân Inca bị xao nhãng, người Tây Ban Nha phục kích và bắt vị Inca làm con tin và bắt họ phải hợp tác.
Atahualpa cho người Tây Ban Nha đủ vàng để lấp đầy căn phòng mà ông đang bị cầm tù và số bạc gấp đôi số vàng đó. Người Inca giao nộp khoản tiền chuộc này, nhưng Pizarro đã lừa dối họ, từ chối thả vị Inca ra. Trong thời gian Atahualpa bị giam cầm, Huáscar bị ám sát ở nơi khác. Người Tây Ban Nha cho rằng vụ ám sát này là do Atahualpa; họ đã lấy cớ này để kết án Atahualpa và xử tử ông, vào tháng 8 năm 1533.
Mặc dù "thất bại" thường ám chỉ sự mất mát không mong muốn trong trận chiến, nhưng phần lớn giới tinh hoa Inca "thực sự hoan nghênh quân xâm lược Tây Ban Nha với tư cách là những người giải phóng và sẵn sàng chia sẻ quyền cai trị nông dân và thợ mỏ vùng Andes."
Những người Inca cuối cùng
Người Tây Ban Nha cho em trai của Atahualpa là Manco Inca Yupanqui lên nắm quyền lực trong lúc họ đi bình định phương Bắc. Được một thời gian, Manco chạy trốn, tổ chức kháng chiến. Manco sử dụng lục đục nội bộ của TBN để tạo lợi thế cho mình, chiếm lại thành Cuzco năm 1536, nhưng bị Tây Ban Nha tái chiếm sau đó. Manco Inca bèn rút lui vào vùng núi Vilcabamba và thành lập Nhà nước Tân Inca, nơi ông và những người kế vị cai trị thêm 36 năm nữa, đôi khi quấy nhiễu hoặc kích động nổi dậy chống Tây Ban Nha. Năm 1572, thành trì cuối cùng của người Inca thất thủ và vị Inca cuối cùng, Túpac Amaru, con trai của Manco, bị bắt và xử tử. Sự kiện này chấm dứt sự kháng cự cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha dưới quyền lực chính trị của nhà nước Inca.
Xã hội
Dân số
Số lượng người sinh sống tại Tawantinsuyu ở mức cao nhất là không chắc chắn, với ước tính dao động từ 4-37 triệu. Hầu hết các ước tính dân số nằm trong khoảng từ 6 đến 14 triệu. Người Inca có giữ các số liệu nhân khẩu trong những nút thắt quipu, nhưng cách đọc chúng đã bị mai một và thất truyền qua nhiều đời dưới sự cai trị của Tây Ban Nha.
Tuổi và xác định giới tính
Tỷ lệ tử vong sơ sinh cao trong Đế quốc Inca khiến tất cả trẻ sơ sinh được đặt tên là ‘wawa’ khi mới chào đời. Hầu hết các gia đình không đầu tư quá nhiều vào con của họ cho đến khi chúng được hai hoặc ba tuổi. Khi đứa trẻ lên ba, buổi lễ "đến tuổi" gọi là rutuchikuy được tổ chức. Đối với người Inca, buổi lễ này chỉ ra rằng đứa trẻ đã bước vào giai đoạn "thiếu hiểu biết". Trong buổi lễ này, gia đình sẽ mời tất cả các người thân đến nhà của họ để ăn và nhảy, và sau đó mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhận được một lọn tóc từ đứa trẻ. Sau đó, người cha sẽ cạo trọc đầu đứa trẻ. Giai đoạn này của trẻ con được coi là "thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm và thiếu lí sự, thứ mà đứa trẻ sẽ phát triển sau này." Trong xã hội Inca, từ giai đoạn thiếu hiểu biết đến phát triển, trẻ phải học được vai trò của mình dựa trên giới tính của chúng.
Nghi thức quan trọng tiếp theo là kỷ niệm sự trưởng thành của một đứa trẻ. Không giống lễ đến tuổi, lễ trưởng thành đánh dấu sự dậy thì của đứa trẻ. Lễ kỷ niệm dậy thì này được gọi là warachikuy cho bé trai và qikuchikuy cho bé gái. Nghi lễ warachikuy bao gồm khiêu vũ, nhịn ăn, phô trương sức mạnh và các nghi lễ gia đình. Chàng trai cũng sẽ được tặng quần áo mới và dạy cách hành xử như một người đàn ông chưa cưới. Các qikuchikuy đánh dấu sự khởi đầu của kinh nguyệt, cô gái sẽ phải đi vào rừng một mình và chỉ quay trở lại sau khi chảy máu kết thúc. Trong rừng, cô gái sẽ phải nhịn ăn, và một khi trở về, cô gái sẽ được đặt tên mới, quần áo người lớn và lời khuyên. Giai đoạn "dại dột" này của cuộc đời là thời gian những người trẻ tuổi được phép quan hệ tình dục mà không phải làm cha mẹ.
Trong độ tuổi từ 20 đến 30, mọi người được coi là thanh niên, "chín muồi cho suy nghĩ nghiêm túc và lao động."[39] Thanh niên có thể giữ thanh xuân của mình bằng cách sống ở nhà và giúp đỡ trong gia đình của họ. Những người trẻ tuổi chỉ đạt đến sự trưởng thành và độc lập hoàn toàn khi họ kết hôn.
Vào cuối đời, các thuật ngữ dành cho nam và nữ biểu thị sự mất đi sức sống tình dục và tình người. Cụ thể, giai đoạn "suy đồi" biểu thị sự mất mát về tinh thần và suy giảm thể chất.
Đọc thêm
Danh sách các vị vua Inca
Hệ thống đường Inca
Tiwanaku
Chú thích
Thư mục
Felipe Guaman Poma de Ayala: El primer nueva corónica y buen gobierno [Original Manuskript (1615/1616) in der königlichen Bibliothek in Kopenhagen]. Digitale Version:
Hans D. Disselhoff: Das Imperium der Inka, München 1978 ISBN 3-453-00887-1
Hans D. Disselhoff: Oasenstädte und Zaubersteine im Land der Inka. Archäologische Forschungsreisen in Peru, Berlin 1993 ISBN 3-7934-1115-X
Kampf um die Inkastadt Cuzco. Aufzeichnungen eines anonymen Zeitzeugen 1535 - 1539. Übersetzt und eingeleitet durch Mario Koch, (=Cognoscere Historias, Band 11), trafo Verlag Berlin, 2000 ISBN 3-89626-321-8
Meinrad M. Grewenig: InkaGold. Katalog zur Ausstellung, Heidelberg: Kehrer, 2004
Catherine Julien: Die Inka. Geschichte, Kultur, Religion, München: C.H. Beck, 2003 ISBN 3-406-41875-9
Jakob Wassermann: Das Gold von Caxamalca
National Research Council, 1989, Lost Crops of the Incas: Little-known Plants of the Andes with Promise for Worldwide Cultivation. National Academic Press, Washington, DC. Hoa Kỳ. |
Ung thư cổ tử cung là ung thư của cổ tử cung. Đây là loại ung thư ở phụ nữ, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư vú.
Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam thì trong các ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phân loại mô bệnh học - Các loại thường gặp
Ung thư biểu mô tại chỗ
Ung thư biểu mô vảy
Ung thư biểu mô tuyến
Ung thư biểu mô tế bào sáng
Dịch tễ
Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là 30-59, đỉnh cao là 48-52 tuổi. Có thể nhận thấy là đỉnh của ung thư cổ tử cung muộn hơn tân sinh cổ tử cung khoảng 10-15 năm.
Những yếu tố thuận lợi cho ung thư CTC cũng là những yếu tố thuận lợi cho tân sinh trong biểu mô cổ tử cung.
Sinh bệnh học
Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là một tổn thương tiền ung. Một tỷ lệ các trường hợp này sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung, trong đó CIN III có khả năng dẫn đến ung thư xâm nhiễm cao nhất.
Ung thư tại chỗ (carcinoma in situ) là tình trạng nghịch sản ở toàn bộ bề dày lớp biểu mô. Những tế bào của carcinoma tại chỗ sẽ xâm lấn vào mô liên kết, chiều hướng lan rộng dọc theo màng đáy, và trở thành carcinoma xâm lấn. Người ta cho rằng ung thư xâm lấn là kết quả của tiến trình từ nghịch sản cổ tử cung (CIN) trong mọi trường hợp, mặc dù điều này chưa được chứng minh là chân lý.
Giải phẫu bệnh
Đại thể
Giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Có thể là một lở loét nhẹ khi nhìn qua mỏ vịt.
Tiến triển, có 3 hình dạng đại thể khác nhau:
Dạng chồi (sùi): mọc lòi vào kênh âm đạo, có thể lấp đầy nửa trên âm đạo, đôi khi bị bội nhiễm và hoại tử.
Dạng thâm nhiễm (ăn cứng): xuất phát từ kênh cổ tử cung và hướng tới ăn cứng toàn thể cổ tử cung.
Dạng loét: hủy hoại cấu trúc cổ tử cung và sớm ăn lan vào túi cùng âm đạo.
Vi thể
Nghịch sản cổ tử cung (CIN): dị dạng tế bào xảy ra ở biểu mô cổ tử cung, thường được phát hiện bằng phết tế bào cổ tử cung, và chia làm 3 độ. CIN là chỉ dành cho tế bào biểu mô lát.
Carcinoma tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vẩy, tế bào biểu mô gai): chiếm 95-97%.
Trong đó có carcinoma in situ: hội đủ các tính năng và sự dị dạng của tế bào dày đặc trong lớp biểu mô nhưng chưa qua khỏi màng đáy.
Carcinoma tế bào tuyến: chiếm tỉ lệ khoảng 5%, thường gặp ở người trẻ tuổi, xuất hiện từ lỗ trong cổ tử cung ăn lan ra cổ ngoài. Tiên lượng thường xấu hơn ung thư tế bào biểu mô lát.
Diễn tiến
Bướu nguyên phát xâm nhiễm theo các ngã:
Đến các túi cùng và âm đạo: thường nhất
Đến thân tử cung: ít gặp
Xâm nhiễm vách âm đạo trực tràng: giai đoạn muộn
Đến chu cung (mô cạnh tử cung): nguy hiểm vì đe dọa niệu quản.
Di căn hạch: theo đường dẫn lưu bạch huyết của chu cung, đến chuỗi hạch hông ngoài và hông trong. Hạch thường bị xâm nhiễm nhất là hạch bịt.
Di căn xa theo đường máu thì hiếm.
Chẩn đoán
Tình huống lâm sàng
Phương tiện chẩn đoán
Pap smear
Soi cổ tử cung
Sinh thiết (phết tế bào) cổ tử cung
Khoét chóp cổ tử cung: cắt đoạn cổ tử cung để thử giải phẫu bệnh lý. Đây vừa là một xét nghiệm chẩn đoán đồng thời cũng là một phương pháp điều trị cho những trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (carcinoma in situ).
Nạo sinh thiết từng phần (trong đó có nạo kênh và lòng tử cung để sinh thiết): mục đích để đánh giá nội mạc tử cung nhất là vùng gần lỗ cổ tử cung.
Những xét nghiệm khác có thể thực hiện: soi lòng tử cung, chụp X-quang buồng tử cung.
Đánh giá chức năng thận, gan, phổi... trong trường hợp ung thư tiến xa .
Xếp hạng TNM và xếp giai đoạn
Bảng xếp hạng theo T (bướu nguyên phát) của UICC và xếp giai đoạn theo FIGO (Fédération Internationale de Gynécologie et d'Obstétrique)
Điều trị ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm
Giai đoạn I, II
Giai đoạn IA: ung thư được xác định bằng vi thể (bướu nhỏ hơn 2 mm), điều trị là cắt tử cung, có thể kết hợp nạo hạch chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, ung thư được điều trị như giai đoạn IB
Giai đoan IB: phẫu thuật tận gốc - cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung, và nạo vét hạch chậu hai bên.
Giai đoạn II: Phẫu thuật Wertheim Meigs và cắt toàn bộ âm đạo trong giai đoạn IIA.
Thông thường giai đoạn này kết hợp xạ - phẫu - xạ.
Giai đoạn III và IV: (giai đoạn III – ung thư đã ăn lan đến 1/3 dưới của âm đạo), thường quá chỉ định phẫu thuật. Điều trị chủ yếu là xạ trị - hoá trị để giảm triệu chứng.
Tầm soát ung thư cổ tử cung
Tại sao tầm soát ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung có tỉ lệ mắc bệnh cao, đồng thời tỉ lệ tử vong cũng cao khi phát hiện ở giai đoạn muộn.
Có thể phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng, và thời gian từ giai đoạn này đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng khá lâu, trung bình là 10-15 năm từ khi có nghịch sản cổ tử cung đến ung thư cổ tử cung.
Giai đoạn nghịch sản cổ tử cung, khả năng điều trị thành công cao và điều trị đơn giản, ít tốn kém hơn nhiều so với ung thư giai đoạn tiến triển.
Phết tế bào cổ tử cung là một test dùng để tầm soát khá đơn giản, độ nhạy và đặc hiệu cũng tương đối, giá thành rẻ, ít gây khó chịu hay bất tiện cho bệnh nhân, ít xâm lấn. Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung là những xét nghiệm tiếp theo dùng để chẩn đoán sớm khi kết quả phết tế bào bất thường.
Tiên lượng
Giai đoạn 1: tỉ lệ sống còn sau 5 năm khoảng 90%
Giai đoạn 2: khoảng 75%
Giai đoạn 3: khoảng 40%
Giai đoạn 4: khoảng 10% |
Eredivisie () là hạng đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất ở Hà Lan. Giải được thành lập vào năm 1956, hai năm sau sự khởi đầu của bóng đá chuyên nghiệp của Hà Lan.
Eredivisie gồm có 18 câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ đối đầu với các câu lạc bộ khác hai lần trong mùa giải, một lần tại sân nhà và một lần tại sân khách. Ở cuối mỗi mùa giải, hai câu lạc bộ ở cuối bảng xếp hạng tự động bị xuống hạng đến hạng hai của hệ thống giải đấu Hà Lan, Eerste Divisie, trong khi đội vô địch và á quân của Eerste Divisie tự động được thăng hạng lên Eredivisie. Câu lạc bộ về đích thứ ba từ dưới lên của Eredivisie tham dự vòng play-off thăng hạng/xuống hạng với 6 câu lạc bộ có vị trí cao tiếp theo từ Eerste Divisie.
Các đội vô địch trong lịch sử
Các đội vô địch
Tổng số lần vô địch
36 lần: Ajax Amsterdam
24 lần: PSV Eindhoven
16 lần: Feyenoord Rotterdam
8 lần: HVV Den Haag
6 lần: Sparta Rotterdam
4 lần: Go Ahead Eagles Deventer Eagles
3 lần: HBS Den Haag, Willem II Tilburg
2 lần: ADO Den Haag, Heracles, RAP Amsterdam, RCH Heemstede, AZ
1 lần: Be Quick Groningen, DOS Utrecht, DWS Amsterdam, FC Eindhoven, SC Enschede, Haarlem, Limburgia, NAC Breda, Quick, Rapid J.C. Kerkrade, SVV, De Volewijckers, FC Twente
Các kỷ lục
Câu lạc bộ
Cầu thủ |
Hang Sửng Sốt là một hang động dạng karst trong khối núi đá vôi của đảo Bồ Hòn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Vị trí và nguồn gốc tên gọi
Hang Sửng Sốt nằm tại Đảo Bồ Hòn, khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long. Nguồn gốc của tên gọi là do diện tích đầu lòng hang rất nhỏ, nhưng vào trong thì lòng hang được mở rộng ra, tưởng như mâu thuẫn với cửa hang nên gọi là Hang Sửng Sốt.
Cũng trên đảo này còn có Hang Luồn Bồ Hòn tại phía bắc của hòn đảo .
Đặc điểm
Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời vậy. Hang động được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn một như một nhà hát lớn rộng thênh thang. Trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng mượt, vô số những "chùm đèn treo" bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả dường như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực như mơ. Bước vào ngăn 2 bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ, động mở ra một khung cảng mới hoàn toàn khác lạ, ngăn động rộng mênh mông có thể chứa được hàng ngàn người, ngay cạnh lối ra vào là một chú ngựa đá và một thanh gươm dài.
Đi vào trong cảnh trí còn nhiều điều kỳ lạ, như nhũ đá, cây đa cổ thụ tán lá xum xuê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của hang, bất ngờ một khu vườn thượng uyển mở ra trước mắt, có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn thủy hữu tình, muôn loài cây như si, vạn tuế, đa cổ thụ cùng nhiều loài chim sinh sống. |
Đèo Ngoạn Mục hay đèo Sông Pha là một ngọn đèo nằm trên Quốc lộ 27 giữa ranh giới huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Đèo Ngoạn Mục là một trong các đèo núi đẹp nhất Việt Nam, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang. Đây là tuyến giao thông huyết mạch, cửa ngõ giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung.
Lịch sử
Sau khi Yersin phát hiện ra Đà Lạt năm 1893, năm 1897 trong kế hoạch xây dựng thành phố này viên toàn quyền Doumer đã phái một nhóm nghiên cứu thực địa nhằm lập bản đồ mở tuyến đường từ Phan Rang lên Đà Lạt. Dưới sự chỉ huy của đại uý Thouars, nhóm người này đã vẽ được lộ trình dài 122 km từ Phan Rang băng qua xóm Gòn (tên gọi của thung lũng Ninh Sơn lúc bấy giờ) để lên Dran (Đơn Dương), thung lũng Đa Nhim, Klong, Prenn rồi đến Đà Lạt. Lộ trình ấy làm phác thảo một hướng đường bộ qua đèo Bellevue, tức Ngoạn Mục ngày nay và một hướng đường sắt răng cưa được xây dựng đến năm 1917. Ngoạn Mục được coi là con đường được hình thành trong vất vả, giữa lam sơn chướng khí và sự rình rập của thú dữ cùng những toán lục lâm thảo khấu.
Gần một thế kỷ trôi qua, con đường đèo được mở rộng hơn qua 2 lần sửa chữa lớn của Pháp và Nhật về sau này và quá trình tu sửa liên tục của nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây. Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đèo Ngoạn Mục được công nhận theo Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ký ngày 09 tháng 8 năm 1986.
Đặc điểm
Đèo Ngoạn Mục dài khoảng 18 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo. Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó. Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.
Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng, đặc trưng. Hệ thực vật rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục bao gồm các loài cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp. Ở phía đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới. Tuy vậy, rừng ở đây đã bị tác động nặng nề do hậu quả mà các hoạt động của con người mang lại như việc đặt ống dẫn nước cho thủy điện Đa Nhim, du lịch, khai thác lâm sản, giao thông v.v.
Khí hậu
Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng ven biển nam Trung Bộ và cao nguyên Đà Lạt, Đèo Ngoạn Mục mang trong mình nhiều trạng thái cảnh quan và khí hậu khác nhau. Nếu đi từ dưới lên, sẽ dễ dàng nhận ra sự giảm dần nhiệt độ qua những thay đổi về hệ sinh thái. Sự xuất hiện dần của thông, hoa dã quỳ hai bên đường tạo nên một ấn tượng về một tiểu vùng khí hậu lạnh hơn và một vùng phong thổ khác. Phân định tại Eo Gió với một khúc cua ngoặt khuỷu tay, khí hậu đột ngột thay đổi từ cái nắng gắt gỏng của Ninh Sơn chuyển sang những đợt gió cao nguyên lạnh buốt.
Du lịch
Đèo Ngoạn Mục hấp dẫn du khách với cảnh sắc thay đổi liên tục theo thời gian và không gian. Lên Ngoạn Mục vào buổi sáng bằng xe gắn máy, du khách dễ bị choáng ngợp bởi những cụm mây mịt mù. Lên Ngoạn Mục những chiều đông, có thể đứng ở vực cao ngắm ra khoảng rừng những vách đồi trước mặt, thấy những mảng rừng đổi màu lá xanh, lá đỏ. Lên đèo Ngoạn Mục vào những đêm trăng sáng, dễ nhận ra một không gian ảo huyền giữa bao la núi rừng.
Với địa thế khá hiểm trở, Đèo Ngoạn Mục trở thành đoạn đường thú vị cho một tour bằng xe đạp, xe gắn máy trên đường từ phố núi Đà Lạt xuôi về duyên hải Phan Rang. |
Đèo Prenn là một đèo núi nằm ở cửa ngõ phía nam thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Đèo dài 7,4 km, kéo dài từ điểm cuối Đường cao tốc Liên Khương – Prenn đến đầu đường Ba Tháng Tư. Mặt đường rộng khoảng 7 m.
Lịch sử
Đèo Prenn hiện tại được nhà thầu Gross của Pháp xây dựng từ tháng 2 năm 1943 để thay thế cho đoạn đường đèo Prenn cũ từ thác Prenn vào trung tâm Đà Lạt. Đường đèo có 79 đoạn cong, trong đó 18 đoạn cong có bán kính 40 m, các đoạn cong khác có bán kính 50–1.000 m, độ nghiêng tối đa là 3–7%.
Đầu thập niên 2000, để đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày càng lớn, chính quyền đã có kế hoạch khôi phục đường đèo Prenn cũ để tạo thành hai con đường song song kết nối vào thành phố Đà Lạt và tổ chức lưu thông một chiều trên mỗi đường. Việc nâng cấp đèo Prenn cũ được hoàn thành vào năm 2002 và con đường này sau đó được đặt tên là đèo Mimosa. Tuy nhiên việc tổ chức lưu thông một chiều không được thực hiện mà thay vào đó, đèo Mimosa trở thành tuyến đường dành cho xe tải chuyên chở nông sản từ Đà Lạt đi các tỉnh thành khác.
Cho đến năm 2016, đèo Prenn vẫn là một phần của Quốc lộ 20 qua địa bàn thành phố Đà Lạt. Tuy nhiên vào cuối năm này, Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định chuyển hướng tuyến của Quốc lộ 20 sang đèo Mimosa và chuyển đèo Prenn thành đường địa phương do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng quản lý.
Cuối năm 2021, tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương cải tạo, mở rộng đường đèo Prenn. Theo đó, dự án có tổng chiều dài 7,4 km, quy mô 4 làn xe ô tô theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, tốc độ thiết kế 60 km/h, nền đường rộng 15 m và mặt đường 14 m (mở rộng gấp đôi). Trên tuyến có bố trí một cầu cạn dài 120 m để cải tạo đoạn cong, kết hợp với bố trí vọng ngắm cảnh, có 2 đường lánh nạn, 4 vịnh đậu xe để hạn chế các phương tiện giao thông dừng đỗ trong phần đường xe chạy. Công trình dự kiến khởi công vào tháng 4 năm 2022, hoàn thành vào tháng 3 năm 2023. Tuy nhiên trên thực tế, đến ngày 6 tháng 2 năm 2023, chính quyền và Tập đoàn Đèo Cả mới chính thức cho đóng đường để khởi công dự án.
Tai nạn giao thông
Trưa ngày 19 tháng 6 năm 2016, tài xế Trần Ngọc Quang lái xe 47 chỗ của Công ty du lịch Lê Mỹ chở hàng chục hành khách từ Đà Lạt về Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đang đổ đèo Prenn, xe tông nam công nhân đang sửa đường, sau đó tiếp tục lao vào mạn trái xe 29 chỗ của hãng Thanh Lịch đang lên đèo rồi lật nghiêng bên vách núi. Vụ tai nạn khiến nam công nhân làm đường và 6 hành khách đi trên xe Thanh Lịch tử vong, hàng chục người bị thương.
Chú thích |
Kính râm hay kính mát thường được đeo theo thời trang hay để khỏi bị chói nắng, nhưng có một lợi điểm cho sức khỏe - bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể trong mắt của người đeo khỏi bị tia cực tím (tia UV) phá hoại.
Tia cực tím và các yếu tố liên hệ
Những yếu tố sau đây làm tăng khả năng gây hại của ánh nắng Mặt Trời:
Tia cực tím phản chiếu và trở nên mạnh hơn trên tuyết, cát, xi-măng và ngay trên cả nước
Càng lên cao (núi) càng có nhiều tia cực tím, do lớp không khí bảo vệ (thông qua hấp thụ nhẹ tia cực tím) bị mỏng dần
Càng gần xích đạo tia cực tím càng mạnh
Tia cực tím có khả năng xuyên qua mây mù, do đó khi ra ngoài tuy trời không nắng, mắt vẫn chịu ảnh hưởng của tia cực tím
Càng ở ngoài nắng lâu càng có hại
Người có da và mắt màu nhợt bị ảnh hưởng nhiều nhất
Tia cực tím có cường độ cao nhất vào khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
Tia cực tím có cường độ cao nhất vào mùa xuân, hạ, và thấp hơn vào mùa thu, đông
Một số dược phẩm có khả năng tăng phản ứng của da và mắt đối với ánh nắng: tetracycline, doxycycline, allopurinol, phenothiazine và psoralens
Chú ý: Khi nhìn thẳng vào Mặt Trời vào lúc nhật thực, mắt sẽ bị hoại có thể rất nặng và vĩnh viễn do hội tụ tia nhiệt (tập trung năng lượng Mặt trời vào võng mạc) - không phải do tia cực tím. Kính râm không có khả năng bảo vệ trong trường hợp này.
Khả năng bảo vệ mắt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kính râm. Nên chú ý tới những yếu tố sau đây khi chọn kính:
Lớp chống tia UV: Chất plastic hay thủy tinh của kính chỉ có thể giảm bớt một phần nhỏ cường độ UV. Tia UV cần được ngăn lại bằng một lớp đặc biệt trên kính, có thể ngăn chặn 99 - 100 % tia UV.
Gương phản chiếu: Một số kính có bọc lớp kim loại mỏng và phản chiếu như gương, có thể giảm độ UV nhưng không đủ để bảo vệ mắt.
Kính màu đen: Nếu không có bọc lớp chống UV, những kính đậm màu thật ra còn hại hơn khi không đeo kính. Lý do là con ngươi phản xạ với cảnh vật tối sẽ mở rộng, cho nhiều tia UV vào mắt hơn.
Kính "Polarized": có khả năng làm giảm độ chói, nhưng không có ảnh hưởng gì đến tia UV.
Khả năng ngăn chặn tia sáng sắc xanh: Hiên nay vẫn còn nhiều câu hỏi đặt vấn đề về tia sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy võng mạc có thể nhạy cảm hơn với tia sáng xanh. Kính có lớp ngăn tia sáng xanh thường ngả màu cam-nâu, giúp để thấy rõ vật ở xa, nhất là trên tuyết hay trong sương mù (cho dân trượt tuyết, thợ săn, hay phi công).
Kính che chung quanh mắt: Một số kính thời trang bao bọc toàn bộ hai mắt; ngăn không để tia sáng lọt vào mắt từ các góc cạnh hai bên, trên và dưới.
Kính thay đổi theo ánh sáng (kính đổi màu): Một số kính có các bộ phận thay đổi màu đậm hay nhạt tùy theo độ sáng bên ngoài. Kính này tiện lợi cho người cần phải luôn luôn đeo kính.
Tiêu chuẩn chọn kính
Có ba loại tiêu chuẩn cho kính râm.
Tiêu chuẩn của Australia là AS 1067. Kính râm được chia làm 5 hạng, từ 0 đến 4, dựa vào lượng ánh sáng mà kính hấp thụ. Hạng "0" có khả năng ngăn tia UV và ánh nắng ít nhất. Hạng "4" có mức độ bảo vệ tốt nhất.
Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ là ANSI Z80.3-1972. Theo loại tiêu chuẩn này, các mắt kính cần có khả năng giữ cho tia UVB (280 đến 315 nm) đi qua không quá 1% và tia UVA (315 đến 380 nm) đi qua không quá 0,5 lần so với mức đi qua của ánh sáng nhìn thấy.
Tiêu chuẩn châu Âu là EN 1836:2005. Theo loại tiêu chuẩn này, kính hạng "0" là kính không ngăn được UV ở mức cần thiết, "1" là đủ mức, "2" là ngăn tốt, và "3" là ngăn được hoàn toàn. |
Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn và cao hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu thì núi cao hơn đồi. Theo bách khoa toàn thư Britannica, núi có chiều cao từ 500 m trở lên.
Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất, chiếm 52% diện tích châu Á, 36% Bắc Mỹ, 25% châu Âu, 22% nam Mỹ, 17% của Australia, khoảng 33% bề mặt châu Âu và 24% bề mặt Trái Đất.
Định nghĩa
Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc định nghĩa "môi trường núi" gồm:
Cao độ ít nhất ;
Cao độ ít nhất , với độ dốc lớn hơn 2 độ;
Cao độ ít nhất , với độ dốc lớn hơn 5 độ;
Cao độ ít nhất , với dãy độ cao phân bố kéo dài .
Theo định nghĩa trên, vùng núi chiếm 33% diện tích Á-Âu, 19% ở Nam Mỹ, 24% của Bắc Mỹ, và 14% châu Phi. Chiếm 24% bề mặt đất liền Trái Đất.
Chiều cao
Chiều cao của núi thường được tính từ mực nước biển. Dãy Himalaya có chiều cao trung bình là 5 km tính từ mặt nước biển, còn dãy Andes là 4 km. Phần lớn các dãy núi khác cao trung bình từ 2 đến 2,5 km. Everest, thuộc dãy Hymalaya với độ cao 8848 m tính từ mặt nước biển, là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Tuy nhiên, nếu tính từ tâm Trái Đất thì phần lồi ra xa tâm nhất là đỉnh Chimborazo, thuộc dãy Andes ở Ecuador. Chiều cao 6272 m tính từ mặt nước biển của nó thậm chí thấp hơn đỉnh cao nhất của dãy Andes, nhưng do ellipsoid của Trái Đất phình ra ở xích đạo và Chimborazo lại gần xích đạo, nên nó cao hơn 2150 m so với Everest, nếu tính từ tâm Trái Đất.
Nếu tính từ vòng chân núi không kể mực nước biển thì Mauna Kea, thuộc Hawaii, Hoa Kỳ là đỉnh có chiều cao lớn nhất. Phần trồi trên mặt nước biển chỉ cao 4205 m, nhưng phần nằm dưới mặt nước khoảng 6000 m, tổng cộng 10205 m.
Với chiều cao 26km, cao hơn hẳn so với các ngọn núi trên Trái Đất (Andrew Fraknoi et al., 2004), núi Olympus Mons trên Sao Hỏa hiện nay được coi là ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời.
Đặc điểm
Các ngọn núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước. Phần lớn các núi có sườn dốc hai bên, đỉnh thường nhọn. Đỉnh núi còn được gọi là rẻo cao.
Địa chất
Có ba loại núi chính gồm núi lửa, núi uốn nếp và núi khối tảng. Núi thường được hình thành do sự di chuyển của các mảng thạch quyển, hoặc là chuyển động tạo núi hoặc chuyển động trồi do nén ép. Các lực nén ép, nâng đẳng tĩnh, và các lực của vật liệu xâm nhập làm cho bề mặt đá nâng lên, tạo nên một địa hình cao hơn xung quanh. Độ cao của chúng có thể là đồi, nếu cao hơn và dốc hơn thì gọi là núi. Hai loại núi được tạo thành theo cách này tùy thuộc vào sự tương tác với các lực kiến tạo gồm núi uốn nếp và núi khối tảng. Các dạng tạo núi khác bao gồm núi lửa và sống núi giữa đại dương.
Núi uốn nếp
Các lực nén ép khi va chạm lục địa có thể gây ra các khu vực bị nén ép làm cho chúng dày hơn và tạo ra nếp uốn, theo đó các vật liệu chuyển động theo hướng lên hoặc xuống.
Núi khối tảng
Núi khối tảng được tạo ra khi các khu vực rộng lớn bị tách ra theo các đứt gãy có sự chuyển động theo phương thẳng đứng. Các loại này khá phổ biến. Các khối được nâng lên tạo thành các núi khối tảng hay các địa lũy. Các khối sụt lún tạo thành các địa hào: đây là một trường hợp trong phạm vi nhỏ so với hệ thống thung lũng tách giãn. Có thể gặp các dạng địa hình này ở Đông Phi, vùng núi Vosges của Pháp, vùng Basin và Range phía Tây Bắc Mỹ và thung lũng sông Rhine.
Núi lửa
Các núi lửa được hình thành khi một mảng này bị hút chìm bên dưới mảng khác hoặc hình thành ở các sống núi giữa đại dương hoặc điểm nóng. Ở độ sâu khoảng 100 km, các đá bị nung chảy và tạo thành mácma sau đó dòng mácma này tràn lên trên bề mặt. Khi macma lên đến bề mặt, nó thường tạo thành các núi lửa như núi lửa hình khiêng, hay núi lửa tầng. Ví dụ như Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản và núi Pinatubo ở Philippines. Macma không lên đến bề mặt để tạo thành múi mà chúng có thể hóa đá bên dưới bề mặt vẫn có thể tạo thành các núi dạng vòm như Núi Navajo ở Hoa Kỳ.
Sống núi giữa đại dương
Sống núi giữa đại dương là một dãy núi nằm dưới nước hình thành bởi hoạt động kiến tạo mảng. Đây là kiểu sống núi đại dương mang đặc điểm của một trung tâm tách giãn đại dương, hay còn gọi là tách giãn đáy đại dương. Đáy biển được nâng lên là kết quả của các dòng đối lưu dâng lên từ manti ở dạng macma ở vùng yếu (mỏng) dạng tuyến trong vỏ đại dương và chảy tràn trên đáy đại dương ở dạng dung nham, tạo ra vỏ mới bởi sự đông đặc.
Xói mòn
Trong và sau khi nâng lên, các núi phải chịu sự tác động của các tác nhân gây xói mòn như nước, gió, băng và trong lực. Xói mòn làm cho bề mặt của núi trở nên trẻ hơn so với các đá cấu thành nó. Các hoạt động của sông băng tạo ra các đặc điểm của địa hình như các đỉnh kim tự tháp, phân thủy sắc nhọn, địa hình trũng dạng cái bát có thể bao gồm các hồ. Các núi ở cao nguyên như Catskills, được tạo thành từ việc xói mòn của các cao nguyên được nâng lên.
Những ngọn núi nổi tiếng
Việt Nam
Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao nhất Việt Nam với đỉnh Fansipan
Dãy Trường Sơn dãy núi dài nhất Viêt Nam, kéo dài từ bắc Trung Bộ tới Tây Nguyên ra tận biển.
Núi Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Núi Ba Vì - đỉnh núi cao nhất Hà Nội
Núi Bà Đen, Tây Ninh - ngọn núi cao nhất Nam Bộ
Vùng Bảy Núi, An Giang.
Núi Ngọc Linh - ngọn núi cao nhất miền Trung, có loài nhân sâm của Việt Nam nổi tiếng
Thế giới
Dãy núi Hymalaya - dãy núi cao nhất thế giới với đỉnh Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới.
Dãy Andes - dãy núi dài nhất châu Mỹ, gắn liền với nền văn minh Andes.
Ngọn núi Acaguona - đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ
Dãy Alps - dãy núi chính của châu Âu.
Núi Phú Sĩ, ngọn núi nổi tiếng của Nhật Bản.
Núi Thái Sơn, Trung Quốc
Đỉnh Núi Kilimanjaro - đỉnh núi cao nhất Châu Phi |
Amsterdamsche Football Club Ajax (), còn được biết đến với tên gọi AFC Ajax, Ajax Amsterdam hoặc đơn giản là Ajax, là câu lạc bộ bóng đá có trụ sở ở Amsterdam, đang chơi tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Hà Lan (Eredivisie), hạng đấu cao nhất của bóng đá Hà Lan. Trong lịch sử, Ajax (tên của nhân vật thần thoại Hy Lạp) là đội bóng thành công nhất Hà Lan, với 36 chức vô địch quốc gia Hà Lan và 20 Cúp KNVB. Câu lạc bộ liên tục thi đấu ở Eredivisie kể từ khi giải đấu khởi đầu từ năm 1956. Cùng với Feyenoord và PSV Eindhoven, họ là 3 câu lạc bộ thống trị giải đấu đó.
Ajax đã từng 4 lần vô địch Cúp C1 châu Âu, trong đó có ba lần vô địch liên tiếp từ năm 1971–1973 và một lần vô địch vào năm 1995. Năm 1972, họ hoàn tất cú ăn ba lục địa bằng việc vô địch Eredivisie, Cúp KNVB và Cúp C1 châu Âu. Câu lạc bộ này là 1 trong 5 đội vô địch cả ba giải đấu cấp câu lạc bộ hàng đầu của UEFA (Cúp C1 châu Âu, UEFA Cup Winners' Cup và Cúp UEFA).
Ajax thi đấu tại Johan Cruyff Arena, được mở cửa với tên gọi Amsterdam Arena vào năm 1996 và được đổi tên vào năm 2018. Họ trước đây thi đấu tại Sân vận động De Meer và Sân vận động Olympic Amsterdam (cho các trận đấu quốc tế).
Lịch sử
Câu lạc bộ do Floris Stempel, Carel Reeser, anh em Han và Johan Dade thành lập tại Amsterdam, ngày 18 tháng 3 năm 1900. Câu lạc bộ thăng hạng cao nhất của bóng đá Hà Lan từ năm 1911 và có chức vô địch đầu tiên vào năm 1917 (Cúp KNVB). Mùa giải sau đó, họ giành chức vô địch quốc gia lần đầu tiên. Câu lạc bộ bảo vệ chức vô địch vào mùa 1918–19, trở thành đội bóng duy nhất có mùa giải bất bại tại Giải VĐQG Hà Lan.
Những năm 1920s, Ajax là một thế lực lớn ở khu vực họ, vô địch giải Eerste Klasser West năm 1921, 1927 và 1928, nhưng không thành công ở giải quốc gia. Khi giải đấu được thay đổi vào những năm 30, họ vô địch 5 lần (1931, 1932, 1934, 1937, 1939), trở thành đội bóng Hà Lan thành công nhất vào thời điểm đó. Ajax giành cúp KNVP lần thứ 2 vào mùa 1942–43 và chức vô địch Hà Lan lần thứ 8 vào mùa 1946–47, mùa giải cuối cùng câu lạc bộ được dẫn dắt bởi HLV Jack Reynolds, thâu tóm tất cả các chức vô địch nội địa, kể cả chiếc Cúp KNVB năm 1917.
Vào năm 1956, mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên của Giải VĐQG Hà Lan được diễn ra, Ajax tham dự với tư cách là người sang lập. Câu lạc bộ thủ đô giành chức vô địch đầu tiên trong kỉ nguyên này, đồng thời ra mắt tại đấu trường Cúp Châu Âu trong trận thua ĐKVĐ của Hungary Vasas SC với tổng tỉ số 6-2 tại vòng tứ kết. Họ tiếp tục vô địch Giải VĐQG vào năm 60 và giành Cúp KNVB lần thứ 3 vào năm 1961.
Năm 1965, Rinus Michels, người từng chơi cho CLB trong khoảng từ 1946-1958 trở thành HLV của Ajax. Ông đem triết lí về Bóng đá Tổng lực, không chỉ riêng tới Ajax mà còn cả Đội tuyển quốc gia Hà Lan. 1 năm sau, Johan Cruyff, huyền thoại bóng đá Hà Lan, có trận đấu đầu tiên cho CLB. Trong khoảng thời gian này, Michels và Cruyff tạo nên thời kì hoàng kim nhất trong lịch sử CLB, vô địch Hà Lan đến 7 lần, 4 Cúp KNVB và 3 Cúp C1 liên tiếp (1971-1973).
Ajax vô địch quốc nội vào các năm 1966-1968, và đã vào đến trận chung kết Cúp Châu Âu vào năm 1969, khi họ để thua Milan. Trong mùa giải 1966-67, Ajax ghi tới 122 bàn thắng tại Giải VĐQG, lần đầu đoạt cú đúp danh hiệu Cúp KNVB và VĐQG Hà Lan. Mùa giải 1969-70, Ajax vô địch Hà Lan lần thứ 4 và cú đúp quốc nội lần thứ 2 trong 5 năm, thắng 27/34 trận và ghi 100 bàn.
Mùa giải 1970-71, Ajax bảo vệ Cúp KNVB vào đến trận chung kết Cúp C1 năm 71, nơi họ thắng Panathinaikos 2-0 để lần đầu đoạt Cúp Châu Âu. Johan Cruyff đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong mùa giải này. Sau mùa giải đó, Rinus Michels chuyển tới Barcelona, thay thế cho ông là Stefan Kovács. Mùa giải đầu tiên của mình, ông giúp CLB đoạt cú ăn ba (Cúp C1, Cúp KNVB, vô địch Hà Lan). Mùa giải tiếp theo, họ đánh bại CLB của Argentina Independiente để vô địch Cúp Liên lục địa năm 72, bảo vệ chức vô địch quốc nội, trở thành đội bóng đầu tiên sau Real Madrid ở những năm 50 giành 3 chức vô địch C1 liên tiếp.
Năm 1973, Johan Cruyff chuyển tới Barca với mức phí kỉ lục thế giới (~2 triệu USD). Kovács chuyển đến dẫn dắt Đội tuyển quốc gia Pháp, kết thúc thời kì vàng son của CLB.
Sân vận động
Sân vận động đầu tiên của Ajax được xây vào năm 1911. Sân được xây bằng gỗ nên nó được gọi là Het Houten Stadion ("Sân Gỗ"). Sau đó, Ajax chuyển đến sân vận động đã từng được tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1928 tại Amsterdam. Sân này được thiết kế bởi Jan Wils, nơi được biết đến là Olympic Stadium. Vào năm 1934, Ajax chuyển tới sân De Meer Stadion ở phía Tây Amsterdam, thiết kế bởi kiến trúc sư và thành viên của Ajax Daan Roodenburgh, người cũng tham gia thiết kế sân vận động đầu tiên của câu lạc bộ. Sân có sức chứa là 29500 chỗ ngồi, họ chơi ở đây đến năm 1996. Đối với những trận đấu của UEFA hay là của Đội tuyển quốc gia, câu lạc bộ thường chuyển tới SVĐ Olympic Stadium với sức chứa gấp đôi.
Năm 1996, Ajax chuyển tới sân vận động mới ở phía Đông Nam thành phố, được biết đến với cái tên Amsterdam ArenA. Nó được xây dựng bởi chính quyền thành phố Amsterdam với khoản phí khoảng 134 triệu USD. Sân vận động có sức chứa khoảng 52000 chỗ. Khán giả trung bình tới sân vào mùa 2006–07 là 48610, mùa sau là 49128. Amsterdam ArenA có mái che, và tạo nên trào lưu cho những sân vận động hiện đại mới ở châu Âu trong vài năm. Tại Hà Lan, sân vận động này đã dính đến một vấn đề với chất lượng cỏ tồi tệ bởi mái che có thể tháo gỡ nên mỗi khi mở thì nó phung phí quá nhiều ánh nắng và không khí trong sạch. Xuyên suốt mùa giải 2008–09, nhân viên mặt đất đã giới thiệu một công nghệ ánh sáng để khắc phục vấn đề này.
Sân vận động được yêu thích nhất De Meer Stadion đã bị phá và đất ở đây được bán cho hội đồng thành phố. Chỉ còn một thứ duy nhất là dòng chữ "AJAX", nơi hiện tại năm trong façade của trung tâm đào tạo trẻ De Toekomst, gần SVĐ Amsterdam ArenA.
Thành tích
Quốc tế
UEFA Champions League/Cúp C1: 4 (kỷ lục của Hà Lan)
Vô địch: 1971, 1972, 1973, 1995
Á quân: 1969, 1996
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 1 1987
UEFA Cup/Cúp C3: 1 1992
UEFA Super Cup/Siêu cúp bóng đá châu Âu: 2 (kỷ lục của Hà Lan)
1973, 1995
Intercontinental Cup: 2 (kỷ lục của Hà Lan) 1972, 1995
Cúp Intertoto: 1 1962
Quốc gia
Vô địch Hà Lan: 36 (kỷ lục của Hà Lan)
1918, 1919, 1931, 1932, 1934, 1937, 1939, 1947, 1957, 1960
1966, 1967, 1968, 1970, 1972, 1973, 1977, 1979, 1980, 1982
1983, 1985, 1990, 1994, 1995, 1996, 1998, 2002, 2004, 2011
2012, 2013, 2014, 2019, 2021, 2022
Cúp Quốc gia Hà Lan: 20 (kỷ lục của Hà Lan) 1917, 1943, 1961, 1967, 1970, 1971, 1972, 1979, 1983, 1986
1987, 1993, 1998, 1999, 2002, 2006, 2007, 2010, 2019, 2021
Siêu cúp Hà Lan: 9 1993, 1994, 1995, 2002, 2005, 2006, 2007, 2013, 2019
Cầu thủ
Đội hình hiện tại
Cầu thủ cho mượn
Số áo bất tử14' – Johan Cruyff (Tiền đạo, 1964–73, 1981–83). Số áo được treo vào dịp sinh nhật lần thứ 60 của Cruyff.''
UEFA ranking |
Saloth Sar (19 tháng 5 năm 1925 – 15 tháng 4 năm 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot (phiên âm tiếng Việt là Pôn Pốt), là một nhà cách mạng và chính trị gia Campuchia gốc Hoa, người đã lãnh đạo Campuchia với tư cách là Thủ tướng của Campuchia Dân chủ từ năm 1975 đến năm 1979. Về mặt tư tưởng là một người theo chủ nghĩa Marx-Lenin và một người theo chủ nghĩa dân tộc Khmer, ông là một thành viên hàng đầu của phong trào cộng sản Campuchia, Khmer Đỏ, từ năm 1963 đến năm 1997 và giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Campuchia từ năm 1963 đến năm 1981. Dưới sự quản lý của ông, Campuchia đã được chuyển đổi thành một nhà nước cộng sản độc đảng do theo cách hiểu của Pol Pot về chủ nghĩa Marx – Lenin.
Sinh ra trong một gia đình nông dân giàu có ở Prek Sbauv, Campuchia thuộc Pháp, Pol Pot được học tại một số trường ưu tú nhất của Campuchia. Khi ở Paris trong những năm 1940, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Trở về Campuchia năm 1953, ông tham gia vào tổ chức Khmer Việt Minh theo chủ nghĩa Mác-Lênin và cuộc chiến tranh du kích chống lại chính phủ mới độc lập của Quốc vương Norodom Sihanouk. Sau cuộc rút lui năm 1954 của Khmer Việt Minh vào miền Bắc Việt Nam do chủ nghĩa Mác-Lênin kiểm soát, Pol Pot trở về Phnom Penh, làm giáo viên trong khi vẫn là thành viên trung tâm của phong trào Mác-Lênin ở Campuchia. Năm 1959, ông đã giúp chính thức hóa phong trào này thành Đảng Lao động Campuchia, sau này được đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia (CPK). Để tránh sự đàn áp của nhà nước, vào năm 1962, ông chuyển đến một đồn điền trong rừng và vào năm 1963 trở thành lãnh đạo của CPK. Năm 1968, ông bắt đầu lại cuộc chiến chống lại chính phủ của Sihanouk. Sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk trong cuộc đảo chính năm 1970, lực lượng của Pol Pot đã đứng về phía nhà lãnh đạo bị phế truất chống lại chính phủ thân Mỹ. Được sự hỗ trợ của Trung Quốc và sự làm ngơ của Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ, lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot đã phát triển mạnh và kiểm soát toàn bộ Campuchia vào năm 1975.
Pol Pot đã biến Campuchia thành một quốc gia độc đảng gọi là Kampuchea Dân chủ. Tìm cách tạo ra một xã hội chủ nghĩa xã hội trọng nông mà ông ta tin rằng sẽ phát triển thành xã hội cộng sản, chính quyền Pol Pot đã cưỡng chế di dời dân thành thị về nông thôn để làm việc trong các trang trại tập thể. Theo đuổi chủ nghĩa quân bình hoàn toàn, tiền đã bị bãi bỏ và tất cả công dân phải mặc quần áo đen giống nhau. Những người mà Khmer Đỏ coi là kẻ thù đều bị giết. Những vụ giết người hàng loạt này, cùng với tình trạng suy dinh dưỡng và chăm sóc y tế kém, đã giết chết từ 1,5 đến 2 triệu người, khoảng một phần tư dân số Campuchia, thời kỳ này sau đó được gọi là nạn diệt chủng Campuchia. Các cuộc thanh trừng nội bộ liên tục của Khmer Đỏ đã tạo ra sự bất mãn ngày càng tăng; vào năm 1978, binh lính Campuchia nổi dậy ở phía đông. Sau nhiều năm đụng độ ở biên giới tây nam, Quân đội nhân dân Việt Nam với sự hỗ trợ của mặt trận dân tộc đoàn kết cứu quốc Campuchia do Heng Samrin làm chủ tịch đã tiến quân vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot và thành lập một chính phủ mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin vào năm 1979. Khmer Đỏ rút lui vào rừng rậm gần biên giới Thái Lan, từ đó họ tiếp tục chiến đấu. Khi sức khỏe giảm sút, Pol Pot đã rút lui khỏi nhiều vai trò trong phong trào. Năm 1998, chỉ huy Khmer Đỏ Ta Mok quản thúc Pol Pot tại gia, ngay sau đó ông chết.
Pol Pot đã bị quốc tế lên án vì vai trò của ông trong cuộc diệt chủng ở Campuchia và bị coi là một nhà độc tài toàn trị, người đã phạm tội ác chống lại loài người.
Tiểu sử
Khởi đầu
Pol Pot (tên khai sinh là Saloth Sar) sinh năm 1925 trong một gia đình giàu có tại Prek Sbauv lúc ấy là một phần của Đông Dương thuộc Pháp hiện nay là tỉnh Kompong Thom, Campuchia (từ 1928). Năm 1934 cha mẹ gửi ông tới Phnom Penh để học tại Wat Botum Vaddei, một Tu viện Phật giáo lớn và trở thành một nhà sư. Sau một năm ở đó, ông tới sống với vợ chồng người anh trai và bắt đầu theo học Trường Miche. Trong lần đầu tiên thi bằng sơ cấp tiểu học (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires) năm 1941, ông thi trượt và bị giữ lại trường. Tới tận năm 1943 ông mới đỗ. Ông cũng trượt ở kỳ thi vào trường Lycée Sisowath và vì thế phải theo học trường cấp thấp hơn tên là Collège Preah Sihanouk tại Kampong Cham năm 1943.Trong thời gian ở đó ông vẫn là một học trò tầm thường, nhưng thích chơi bóng đá và roneat (một thứ nhạc cụ tre). Năm 1947 ông vượt qua kỳ thi cuối cùng và được theo học Lycée Sisowath.
Năm 1949, ông được theo học kỹ sư radio ở Paris. Trong thời gian học, ông đã trở thành một người cộng sản và gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Cũng trong thời gian sống và học tập tại đây, Pol Pot đã gặp gỡ Ieng Sary, Khieu Samphan, Son Sen, Hu Nim và Vorn Vet... Đến năm 1953, ông trở về Campuchia. Lúc ấy, cuộc kháng chiến do cộng sản lãnh đạo đang diễn ra chống lại sự cai trị của Pháp ở Đông Dương. Trung tâm cuộc kháng chiến ở tại Việt Nam, nhưng cũng có các chi nhánh ở Campuchia và Lào Saloth Sar gia nhập Việt Minh, nhưng thấy rằng tổ chức này chỉ chú trọng tới Việt Nam chứ không phải Lào hay Campuchia. Năm 1954, Pháp rời Đông Dương, nhưng Việt Minh cũng rút về Bắc Việt Nam, và Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Sihanouk thoái vị và lập ra một đảng chính trị. Sihanouk hất cẳng những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ.
Con đường đến quyền lực
Cuối tháng 9 năm 1960, Pol Pot nằm trong số 21 đại biểu của Đảng nhân dân cách mạng Khmer họp bí mật tại nhà ga đường sắt ở Phnom Penh. Đảng được đổi tên thành đảng công nhân Campuchia. Tou Samouth được bầu làm Tổng Bí thư, Nuon Chea được bầu làm phó Tổng Bí thư còn Pol Pot, Keo Meas và Ieng Sary xếp lần lượt thư ba, thứ tư và thứ năm trong Đảng. Năm 1962, Tou Samouth bị ám sát tại Phnom Penh, sau đó Pol Pot đã đứng ra tổ chức đại hội Đảng công nhân Campuchia lần thứ hai và đã leo lên vị trí Tổng Bí thư thay cho Tou Samouth. Khi lên nắm quyền, Pol Pot đồng thời loại bỏ những Đảng viên "miền Đông" thân Việt Nam ra khỏi ban thường vụ như Non Soun, Keo Meas, Chou Chet và bị thay thế bởi Son Sen, Vorn Vet và Ta Mok.
Saloth Sar chạy trốn cảnh sát mật của Sihanouk và đã sống trong cảnh trốn tránh bảy năm trời, chiêu mộ binh lính. Tới cuối thập kỷ 1960, Lon Nol là giám đốc tổ chức an ninh nội bộ của Sihanouk tiến hành các hành động chống lại những người cộng sản, lúc ấy được gọi là Đảng Cộng sản Campuchia. Saloth Sar bắt đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ.
Trước năm 1970, Đảng Cộng sản Campuchia là một tổ chức rất ít được biết đến trong đời sống chính trị Campuchia. Tuy nhiên, năm 1970, vị tướng được phương Tây ủng hộ là Lon Nol lật đổ Sihanouk, bởi vì Sihanouk bị coi là người ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Để phản kháng, Sihanouk quay sang ủng hộ phe của Saloth Sar. Cùng năm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh tấn công quân sự vào Campuchia để tiêu diệt những nơi trú ẩn của Mặt trận Giải phóng gần biên giới Nam Việt Nam. Cùng với sự yêu mến của dân chúng dành cho Sihanouk và cuộc tấn công của Mỹ vào Campuchia, phe Saloth Sar được nhiều người ủng hộ và chỉ trong thời gian ngắn chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được các thành phố.
Khi Hoa Kỳ rời Việt Nam năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rời Campuchia nhưng Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu với sự ủng hộ của họ. Không còn giữ được quyền kiểm soát đất nước nữa, chính phủ Lon Nol nhanh chóng sụp đổ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Đảng cộng sản Campuchia chiếm Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Chỉ chưa tới một tháng sau, ngày 12 tháng 5 năm 1975, lực lượng hải quân Khmer Đỏ hoạt động trên vùng lãnh hải Campuchia đã bắt giữ chiếc tàu buôn S.S. Mayaguez của Mỹ, chiếc tàu Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, gây ra Sự kiện Mayaguez. Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot vào khoảng thời gian này, rõ ràng là không muốn lộ diện.
Norodom Sihanouk quay trở lại nắm quyền năm 1975, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng ông đang bị loại bỏ bởi các đồng minh cộng sản cấp tiến, những người không có nhiều quan tâm tới các kế hoạch khôi phục chế độ quân chủ của ông. Ngay sau khi trở thành người lãnh đạo Đảng, Pol Pot đã ra sức tiêu diệt những Đảng viên miền Đông thân Việt Nam và những Đảng viên từng phục vụ dưới quyền Hoàng thân Norodom Sihanouk như Hou Yuon, Hu Nim, Tok Phoum... nhằm củng cố quyền lực.
Campuchia dân chủ
Tháng 4 năm 1976, Pol Pot được bầu làm thủ tướng của Campuchia dân chủ. Với vai trò là Thủ tướng của Campuchia dân chủ, Pol Pot đã thực hiện những chính sách cực đoan và diệt chủng đối với nhân dân Campuchia và cả Việt Nam. Đối với bên ngoài, Pol Pot thực hiện các chính sách chống Việt Nam trên nhiều phương diện, còn bên trong nội bộ Đảng, Pol Pot tiến hành thực hiện nhiều cuộc thanh lọc và xử tử nhiều Đảng viên cao cấp của Khmer Đỏ ( hầu hết là Đảng viên kì cựu thuộc nhánh quân khu miền Đông của So Phim.
Chỉ trong vòng bốn năm cầm quyền, chế độ Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu. Mục tiêu của chế độ là các nhà sư Phật giáo, những trí thức có ảnh hưởng phương tây, những người có vẻ là trí thức (như những người đeo kính), những người tàn tật, các dân tộc thiểu số của Lào và Việt Nam.
Ngoài việc tiêu diệt các nhà sư Phật giáo, chế độ Pol Pot còn bãi bỏ mọi tôn giáo và giải tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục
Ngay sau khi Phnom Penh sụp đổ, Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành những cuộc cải cách cộng sản triệt để, và Sihanouk bị đặt vào vị trí lãnh đạo bù nhìn. Khmer Đỏ ra lệnh sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và tất cả các thành phố, thị xã chính của đất nước. Những người sơ tán được tuyên truyền rằng họ phải ra đi để tránh những cuộc ném bom của người Mỹ.
Tiến sĩ Gregory H. Stanton, đã viết trong cuốn Những chiếc khăn quàng xanh và những ngôi sao vàng: Sự xếp hạng và biểu tượng hoá trong Cuộc diệt chủng ở Campuchia:
"Những người lãnh đạo chính của chế độ Pol Pot đã đọc lý thuyết Marx của André Gunder Frank rằng các thành phố là những vật ký sinh vào nông thôn, rằng chỉ giá trị lao động là giá trị thật sự, rằng các thành phố chiếm đoạt giá trị thặng dư của những vùng nông thôn. Vì thế, ngay sau khi chiếm được quyền lực, Khmer Đỏ sơ tán toàn bộ các thành phố theo hình thức ép buộc, gồm cả những người không nên đi sơ tán như các bệnh nhân trong bệnh viện và những đứa trẻ mới sinh."
Năm 1976 mọi người được tái xếp hạng thành những người có đủ mọi quyền lợi (căn bản), ứng cử viên, và người mới đến - gọi thế vì đa số người thuộc loại này là người mới đến từ các thành phố. Những người mới đến được đánh dấu để tiêu diệt. Các khẩu phần của họ bị giảm xuống còn hai bát cháo, hay "juk" một ngày. Điều này khiến cho nạn đói xảy ra bên trong tầng lớp mới đến.
Lãnh đạo Khmer Đỏ khoe khoang trên đài rằng chỉ một hay hai triệu người trong số dân chúng toàn cuộc là cần thiết để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản không tưởng. Đối với những người khác, thì theo câu châm ngôn, "sống cũng chẳng được gì; chết cũng chẳng mất gì".
Hàng trăm ngàn người mới đến đã bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó các binh sĩ Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt và những cái cuốc hay chôn sống họ. Một chỉ thị của Khmer Đỏ về việc giết chóc đã ra lệnh, "Không được làm phí đạn dược."
Khmer Đỏ cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Theo cuốn sách của Father Ponchaud Campuchia: Năm không:
bắt đầu từ năm 1972 những chiến binh du kích đã tống toàn bộ dân chúng ở các làng mạc và thị trấn họ chiếm được vào sống trong rừng và thường đốt nhà của họ để họ không còn gì để quay về.
Khmer Đỏ từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo, một quyết định cho thấy là một thảm hoạ nhân đạo, khi hàng triệu người đã chết đói và vì phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn.
Sở hữu trở thành công cộng, và giáo dục chỉ được tiến hành ở các trường làng. Chế độ Pol Pot đặc biệt tàn bạo đối với bất đồng chính trị và đối lập. Tra tấn diễn ra khắp mọi nơi. Một số ví dụ, tù nhân bị trói vào khung sắt của giường nằm và bị cắt cổ.
Hàng nghìn chính trị gia và quan chức bị buộc tội hợp tác với chính phủ cũ bị giết hại trong khi Phnom Penh biến thành một thành phố ma với rất nhiều người chết đói, bệnh tật hay bị hành quyết. Mìn là thứ Pol Pot coi là "người lính tuyệt vời" và được rải khắp mọi vùng nông thôn. Danh sách thương vong thời Pol Pot hiện vẫn còn gây tranh cãi. Các nguồn đáng tin cậy ở Tây và Đông cho rằng số người chết dưới thời Khmer Đỏ là 1,6 triệu. Một con số cụ thể, là ba triệu người chết trong giai đoạn 1975 và 1979 được chế độ Phnom Penh là PRK đưa ra. Ponchaud cho rằng 2,3 triệu người—dù con số này có hàng trăm ngàn người chết trước khi CPK nắm quyền;Dự án về Diệt chủng tại Campuchia của Đại học Yale ước tính 1,7 triệu người; Ân xá quốc tế ước tính 1,4 triệu; và Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ, 1,2 triệu. Khieu Samphan và Pol Pot, đưa ra con số 1 triệu và 800.000 nhưng con số này bị cho là thấp hơn thực tế. CIA ước tính rằng có 50.000 đến 100.000 người bị hành quyết.
Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc tại gia và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người cầm đầu nhà nước chính thức là Khieu Samphan bạn học của Pol Pot.
Tới năm 1978, thảm hoạ nhân đạo ở Campuchia dưới chế độ Pol Pot đã hiển hiện. Những cố gắng của chế độ nhằm thanh trừng những yếu tố Việt Nam ra khỏi Campuchia ngày càng tăng dẫn tới các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Cuối năm 1978, để trả đũa những mối đe dọa ở biên giới và tới người dân Việt Nam, Việt Nam tấn công Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Quân đội Campuchia dễ dàng bị đánh bại và Pol Pot chạy tới vùng biên giới Thái Lan. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam hỗ trợ lập ra một chính phủ mới với người đứng đầu là Heng Samrin, gồm những người thuộc lực lượng Khmer Đỏ đã chạy sang Việt Nam để tránh các cuộc thanh trừng. Pol Pot vẫn giữ được một vùng nhỏ ở phía tây đất nước. Lúc ấy, Trung Quốc, trước kia từng ủng hộ Pol Pot, tấn công Việt Nam, gây ra một cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngắn.
Pol Pot tán thành một thứ tập hợp các triết lý cấp tiến, được gọi là Học thuyết "Anka", được sửa đổi theo chủ nghĩa quốc gia Khmer. Muốn xây dựng một chủ nghĩa ruộng đất nguyên thủy, Khmer Đỏ tán thành một xã hội ruộng đất hoàn toàn theo đó tất cả các phát minh kỹ thuật hiện đại đều bị cấm ngặt. Pol Pot là kẻ đối lập lại với thuyết chính thống Xô viết. Bởi vì ông là người chống Xô viết nên Cộng hòa nhân dân Trung Hoa coi ông là thích hợp để chống Việt Nam (và vì thế cũng là chống Liên Xô). Các nước phương tây cũng có quan điểm gần tương tự, ủng hộ ngoại giao cho Khmer Đỏ sau khi họ bị người Việt Nam lật đổ năm 1979.
Hậu quả
Hoa Kỳ phản đối sự mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam ở Đông Dương, và vào giữa thập kỷ 1980 đã giúp đỡ cho những nhóm kháng chiến chống lại chế độ Heng Samrin, cung cấp hỗ trợ 5 triệu USD cho Mặt trận nhân dân giải phóng quốc gia Khmer (KPNLF) của cựu thủ tướng Son Sann và nhóm ủng hộ Sihanouk ANS năm 1985. Dù vậy chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot vẫn là nhóm thiện chiến và có khả năng nhất trong số ba nhóm quân sự, và ba nhóm này dù có khác biệt về tư tưởng vẫn thành lập nên Chính phủ Campuchia dân chủ liên hiệp (CGDK) từ ba năm trước. Trung Quốc tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự lớn cho Khmer Đỏ, và những người chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ buộc tội rằng Hoa Kỳ đã viện trợ trực tiếp cho Khmer Đỏ vì sự công nhận CGDK của họ.
Pol Pot chính thức từ chức năm 1985, nhưng trên thực tế vẫn là lãnh đạo Khmer Đỏ và là lực lượng chủ chốt bên trong liên minh chống Heng Samrin. Những đối thủ của Khmer Đỏ lên án họ thường hành động một cách phi nhân tính bên trong lãnh thổ do liên minh kiểm soát.
Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Pol Pot từ chối hợp tác với tiến trình hoà bình, và vẫn tiếp tục chiến đấu với chính phủ liên hiệp mới. Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu tới tận năm 1996, khi quân đội của họ dần tan rã. Nhiều lãnh đạo Khmer Đỏ quan trọng bỏ đi.
Pol Pot ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải và mười một thành viên trong gia đình Son Sen ngày 10 tháng 6 năm 1997 vì họ muốn hoà giải với chính phủ (ba ngày sau tin tức về vụ này mới tới tai cộng đồng quốc tế). Sau đó Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc, nhưng sau đó bị lãnh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ, và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Tháng 4 năm 1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Vài ngày sau, ngày 15 tháng 4 năm 1998, Pol Pot chết, nguyên nhân theo thông báo là bệnh tim. Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia. Theo họ, khi xác bị đốt, tay phải Pol Pot đã nắm lại hình nắm đấm và giơ lên cao.
Sở thích
Ngược với bề ngoài giản dị với bộ áo quần bà ba đen, Pol Pot rất sành điệu khi chọn xe hơi với các chiếc xe Limousine Mercedes-Benz Stretch đời 1973 cực kỳ sang trọng và quý phái đương thời. |
Rất nhiều tác nhân sinh học, vật lý, hóa học khác nhau có thể gây nên đáp ứng viêm của cơ thể. Đáp ứng viêm này có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể với biểu hiện lâm sàng kinh điển là: sưng, nóng, đỏ, đau. Đáp ứng viêm của cơ thể cũng có thể lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Hiện tượng này thường thấy nhất ở những bệnh nhân nặng do các bệnh lý nguyên nhân đa dạng gồm chấn thương, bỏng, viêm tụy cấp, nhiễm trùng. Các đáp ứng viêm lan tỏa này cùng với các biểu hiện của chúng như tăng bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trầm trọng, tăng hoặc hạ thân nhiệt, tim nhanh, thở nhanh thường được gọi chung bằng một nhóm thuật ngữ hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (systemic inflammatory response syndrome-SIRS). Tên gọi tắt SIRS có tính quốc tế và thường không cần phải chuyển ngữ.
Định nghĩa
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được định nghĩa khi có hai hoặc nhiều tiêu chuẩn sau:
Nhiệt độ > 38 °C hoặc <36 °C
Tần số tim > 90 lần /phút (*)
Tần số thở > 20 lần /phút (*) hoặc PaCO2 < 4.3 kPa
Bạch cầu > 12 x 10^9/l hoặc < 4 x 10^9/l hoặc > 10% bạch cầu non (dạng band).
(*). Đối với trẻ em, tần số tim và thở tăng trên + 2SD (độ lệch chuẩn) so với giá trị bình thường theo tuổi.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến tầm quan trọng sinh lý bệnh của viêm cho dù nguyên nhân khởi phát ban đầu có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng.
Thuật ngữ nhiễm trùng huyết chỉ dành cho SIRS trong bối cảnh có nghi ngờ nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng được chứng minh chắc chắn.
Nguyên nhân của SIRS
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên SIRS, các nguyên nhân này có thể xếp thành các nhóm sau đây:
Chấn thương nặng
Phẫu thuật
Bỏng
Tăng đường máu
Viêm tụy cấp
Ung thư
Nguyên nhân quan trọng nhất là nhiễm trùng. Trong trường hợp này SIRS được gọi là nhiễm trùng huyết.
Miễn dịch-sinh lý bệnh của SIRS
Những phát hiện rằng đáp ứng viêm xảy ra giống nhau cho dù nguyên nhân ban đầu khác nhau gợi ý có thể có một con đường sinh lý bệnh chung nhất cho tất cả các quá trình bệnh lý này. Các bằng chứng ngày càng nhiều đã ủng hộ cho giả thuyết nêu trên. Đó là sự sản xuất các cytokine gây viêm (proinflammatory cytokines), các phân tử bám dính (adhesion molecules), các chất trung gian vận mạch (vasoactive mediators) và các gốc tự do oxy hóa (reactive oxygen species-ROS) trong tiến trình đáp ứng miễn dịch-viêm, một quá trình chung nhất cho SIRS và nhiễm trùng huyết.
Trong nhiễm trùng huyết, sự hoạt hóa các tế bào hệ miễn dịch tiên thiên/hệ miện dịch tự nhiên mà chủ đạo là các thực bào đơn nhân xuất hiện khi cơ thể phản ứng với lipopolysaccharide (LPS) hay còn được gọi là nội độc tố (endotoxin), một thành phần quan trọng trong vách của các vi khuẩn Gram âm. Trong tuần hoàn, LPS gắn với protein gắn lipopolysaccharide (lipopolysaccharide binding protein). Phức hợp này sau đó gắn với CD14, một thụ thể (receptor) bề mặt màng tế bào của các dại thực bào và các tế bào đơn nhân lưu hành trong máu và hoạt hóa các tế bào này. Các tác nhân khác có thể kích thích đáp ứng của cơ thể theo phương cách tương tự bao gồm các ngoại độc tố (exotoxin) của vi khuẩn Gram dương hay các sản phẩm của quá trình hoạt hóa bổ thể mà điển hình là bổ thể C5a.
Cytokine là những glycoprotein có trọng lượng phân tử thấp, hòa tan. Hoạt động của chúng là điều hòa các đáp ứng miễn dịch tiên thiên và miễn dịch đặc hiệu. Ngoài ra chúng cũng đóng vai trò là các chất trung gian điều hòa viêm. Mỗi một loại cytokine có thể được sản xuất bởi nhiều loại tế bào khác nhau và có thể tác động lên nhiều tế bào đích khác nhau theo nhiều con đường khác nhau tùy theo nồng độ cũng như thời điểm. Ở nồng độ thấp, các cytokine hoạt động như là một chất cận tiết (paracrine), trong khi ở nồng độ cao như trong nhiễm trùng huyết các cytokine có tác dụng nội tiết và phát huy tác động trên toàn bộ cơ thể.
Một số các cytokine đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch sinh lá bệnh của SIRS và nhiễm trùng huyết là TNF α (tumour necrosis factor α), các interleukin (IL- IL-1, IL-8, IL-6, IL-10, IL-4, IL-13), interferon γ và yếu tố phát triển chuyển dạng β (transforming growth factor β). Có mối tương quan giữa nồng độ lưu hành của các cytokine như TNF α, IL-1 β, IL-6, IL-8 và IL-10 với tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở những bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Quá trình sản xuất các cytokine trong SIRS và nhiễm trùng huyết được xem như hiệu ứng chuỗi phản ứng nghĩa là có sự khuếch đại dần dần của quá trình này. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách phù hợp và đúng đắn hơn thì quá trình này như là sự tương tác của một mạng lưới tinh tế và phức tạp.
TNF α và IL-1 β được sản xuất với một lượng lớn bởi các tế bào bạch cầu đơn nhân khi chúng phản ứng với nội độc tố. Hai cytokine kích thích làm tăng sản xuất lẫn nhau và kích thích sản xuất IL-6, IL-8 và IL-10. TNF α và IL-1 β gây sốt, hoạt hóa hệ thống đông máu và điều hòa phản ứng viêm thông qua sự sản xuất IL-8 và thông qua kích thích biểu hiển các phân tử bám dính. Il-6 đến lượt nó lại kích thích sản xuất các protein pha cấp từ gan (CRP, fibrinogen, orosomucoide…) và ức chế ngược chính quá trình sản xuất TNF α và IL-1 β. Nồng độ IL-6 tăng cao trong máu có liên quan đến tiên lượng xấu ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên điều này có thể phản ánh mức độ nặng của bệnh chứ không phải Il-6 là nguyên nhân gây nên bệnh nặng. Điều hòa biểu hiện của các gene mã hóa cho các cytokine này phụ thuộc vào các yếu tố sao mã, đặc biệt là NF-kB. Bệnh nhân nhiễm trùng huyết có mức NF-kB tăng cao thì thường có tiên lượng xấu hơn.
Cơ thể đáp ứng với các chất trung gian gây viêm này bằng các đáp ứng đối trọng, thường được biết dưới thuật ngữ đáp ứng kháng viêm bù trừ (compensatory counter-inflammatory response-CARS). Nói một cách cụ thể thì đây là sự sản xuất các cytokine kháng viêm nội sinh cũng như các chất đối vận của cytokine (cytokine antagonist). Một số các cytokine kháng viêm như IL-4, IL-10 và IL-13 ức chế sản xuất cytokine gây viêm bởi các tế bào bạch cầu. Chất đối vận của thụ thể IL-1 là một chất đối vận của cytokine có tính hòa tan có khả năng ức chế hoạt động của IL-1 thông qua sự gắn cạnh tranh vào thụ thể của IL-1. Thụ thể hòa tan của TNF là những thụ thể hiện diện trong tuần hoàn sau khi bị cắt khỏi tế bào chủ. Vai trò của chúng có thể như là một chất đối vận thông qua việc gắn với TNF và làm mất hoạt tính sinh học của phân tử này.
Tiêm IL-10 làm giảm sự sản xuất TNF α và giảm tỉ lệ tử vong trong khi sử dụng kháng Il-10 lại làm tăng tỉ lệ tử vong ở động vật thực nghiệm.
SIRS và tổn thương tổ chức
Quá trình bệnh sinh của tổn thương tổ chức rất phức tạp và không thể quy cho một tác nhân đơn độc nào. Tổn thương tổ chức xảy ra trong viêm và đây là một quá trình tiến triển có thể dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan và tử vong. Bạch cầu trung tính lưu hành trong máu tương tác với các tế bào nội mô theo ba giai đoạn: lăn tròn (rolling), bám dính (adhesion) và di chuyến vào tổ chức (migration). Hiện tượng rolling của bạch cầu được điều hòa bởi biểu hiện phụ thuộc cytokine viêm của selectin trên bề mặt bạch cầu và tế bào nội mô. Hiện tượng bám dính xảy ra thông qua quá trình gắn giữa phân tử β2-integrin với phân tử bám dính nội bào tế bào nội mô (endothelial intracellular adhesion molecule-1, thuật ngữ quốc tế thông dụng: ICAM-1). Biểu hiện các phân tử bám dính này tăng cao nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh rất trầm trọng và tăng cao nhất ở những bệnh nhân bị hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Nhưng tế bào đã bám dính vào nội mô sau đó có khả năng di chuyển vào bên trong tổ chức.
Các bạch cầu đa nhân trung tính (chính xác hơn là bạch cầu nhân đa dạng-polymorphonuclear leucocytes) là một trong những tác nhân điều hòa tế bào quan trọng nhất của tổn thương tổ chức. Chúng tập trung tại tổ chức dưới tác dụng của nội độc tố và các cytokine gây viêm diều hòa bởi IL-8. IL-8 là một chemokine được xem như là một chất hóa ứng động (chemoattractant) và hoạt hóa mạnh mẽ của các bạch cầu đa nhân trung tính. Tổn thương tổ chức xảy ra do sự phóng hạt của các tế bào này làm giải phóng các enzyme thủy phân protein (protease) bao gồm elastase và metalloproteinase chất nền, một enzyme có tác dụng phá hủy các protein cấu trúc của tổ chức. Hiện tượng phóng hạt này cũng giải phóng các gốc tự do oxy hóa (reactive oxygen species-ROS). Các bạch cầu trung tính hoạt hóa có khả năng sản xuất một lượng lớn ROS từ NADPH oxidase gắn với màng tế bào (membrane bound NADPH oxidase). Một cách cụ thể, men này có khả năng xúc tác sự sản xuất các gốc tự do oxy hóa là superoxit và gốc hydroxyl. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong tổn thương tổ chức nhưng chúng cũng tham gia vào quá trình tiêu diệt vi sinh vật thông qua hệ thống độc tế bào của bạch cầu đa nhân trung tính.
SIRS và rối loạn chức năng cơ quan
Hệ hô hấp
Rối loạn chức năng hô hấp rất thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết và SIRS. Biểu hiện lâm sàng bằng các triệu chứng thở nhanh, hạ oxy máu và nhiễm kiềm hô hấp. Trong trường hợp nặng nó có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp (acute lung injury: ALI) và hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (acute respiratory distress syndrome: ARDS). ARDS có thể gặp ở 60% số bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Tổn thương bệnh học đầu tiên là rối loạn chức năng tế bào nội mô mao mạch phổi gây nên phù nề tổ chức kẽ và phế nang do dịch xuất tiết giàu protein và các tế bào miễn dịch có chức năng thực bào. Tăng tính thấm nội mô do đáp ứng với các cytokine gây viêm có thể dần dần làm bong tróc bề mặt phế nang (alveolar denudation) và hủy hoại lớp màng cơ bản (màng nền). Các bạch cầu đa nhân trung tính tập trung tại phổi dưới tác dụng của IL-8 và nồng độ của cytokine này trong dịch rửa phế quản ở bệnh nhân ARDS có tương quan với tỉ lệ tử vong.
Hệ tim mạch
Cả tim và mạch máu đều nhạy cảm với tác dụng của các chất gây viêm cũng như các yếu tố vận mạch hiện diện với lượng thừa thãi trong nhiễm trùng huyết. Nitric oxide (NO) được tổng hợp bởi men tổng hợp NO cảm ứng (inducible nitric oxide synthase-iNOS) tại nội mô và cơ trơn mạch máu dưới tác dụng của các cytokine gây viêm. Nitric oxit là một chất trung gian vận mạch chịu trách nhiệm chính cho hiện tượng giảm kháng lực mạch máu, nguyên nhân của tình trạng hạ huyết áp trong sốc nhiễm trùng huyết. Tình trạng hạ huyết áp này có thể đề kháng với các liệu pháp điều trị như bồi phụ dịch, tác nhân tăng co bóp tim, thuốc có mạch thường dùng trong các phác đồ chuẩn. Nitric oxide được tổng hợp từ L-arginine bởi sự xúc tác của tất cả các đồng enzyme NOS. Tiêm L-N monomethyl arginine, một chất tương tự L-arginine, có thể phong bế quá trình sản xuất NO và có thể phục hồi trương lực mạch máu trong sốc nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên trong một nghiên cứu gần đây, liệu pháp này lại làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm trùng huyết.
Cơ thể phản ứng bù trừ với tình trạng hạ huyết áp bằng cách tăng cung lượng tim (cardiac output). Các thụ thể áp lực (baroreceptor) có thể gây nên tăng nhịp tim và tăng thể tích nhát bóp (stroke volume) đáng kể thông qua giảm hậu tải. Tuy nhiên tình trạng hạ huyết áp quá mức có thể làm giảm tiền tải và như vậy làm giảm cung lượng tim. Trong vòng 24 giờ sau khi khởi phát nhiễm trùng huyết, có tim còn chịu một quá trình ức chế nội tại độc lập với những thay đổi về tiền tải và hậu tải. Nội độc tố cũng như các cytokine gây viêm đều có khả năng gây ức chế cơ tim. Những tác dụng ức chế này có thể được điều hòa thông qua NO. Nồng độ NO cơ bản (constitutive NO) trong tim chịu trách nhiệm chính trong quá trình leucitropy, là khả năng giãn nở của cơ tim. Như vậy NO cơ bản này có khả năng tối ưu hóa đổ đầy buồng tim vào cuối kỳ tâm trương và tối ưu hóa tưới máu mạch vành. Men tổng hợp NO cảm ứng (iNOS) biểu hiện trong cơ tim dưới tác dụng của cytokine và làm tăng tổng hợp NO quá mức. Nitric oxide quá mức này làm giảm khả năng co bóp và giảm tính đáp ứng của cơ tim với các tác nhân β- adrenergic.
Hệ thần kinh trung ương
Lưu lượng máu não trong SIRS và nhiễm trùng huyết sẽ giảm đi rất đáng kể, và nó không phụ thuộc vào huyết áp trung bình, trong trường hợp có biểu hiện của rối loạn chức năng thần kinh (như thay đổi tri giác). Mặc khác khả năng thu nhận oxy cũng bị hạn chế và không phụ thuộc vào lượng oxy trong máu đến. Bệnh nhân SIRS và nhiễm trùng huyết nặng thường trở nên nhầm lẫn, mê sảng và có thể sờ sững và hôn mê do các tác động: tổn thương do giảm tưới máu, bệnh não do nhiễm trùng huyết, bệnh não do chuyển hóa và dĩ nhiên còn do thuốc an thần.
Chuyển hóa
Những biến đổi trong quá trình điều hòa huyết động học gây nên sự phân bố tưới máu bất hợp lý cũng như hiện tượng tạo nối tắt động tĩnh mạch (arteriovenous shunting) đưa đến thiếu oxy tổ chức và nhiễm toan lactic. Rất nhiều phương thức điều trị hiện tại nhắm đến việc tối ưu hóa khả năng cung cấp oxy cho tổ chức bằng cách cải thiện tưới máu và tránh tình trạng hạ oxy máu. Thiếu oxy tế bào càng trở nên nặng nề hơn do tế bào mất khả năng thu nhận oxy vốn đã ít ỏi từ máu. Các bằng chứng gợi ý rằng đây là rối loạn ở mức ty lạp thể do tác động của NO. NO có khả năng phong bế chuỗi phản ứng vận chuyển electron của ty lạp thể tại thụ thể tận của men cytochrome oxidase. Rối loạn này làm thiếu oxy tế bào và gia tăng sản xuất ROS có nguồn gốc từ ty lạp thể.
Thận
Biến chứng suy thận cấp xảy ra ở khoảng 50% trường hợp sốc nhiễm trùng huyết và làm tăng đáng kể tỉ lệ tử vong. Biến chứng này xảy ra như một phần của hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Một số cơ chế đã được đưa ra nhằm giải thích quá trình bệnh sinh của suy thận cấp xảy ra trong nhiễm trùng huyết. Trong điều kiện bình thường, thận duy trì lưu lượng máu đến thận cũng như mức lọc cầu thận thông qua cơ chế tự điều hòa (autoregulation) phụ thuộc vào trương lực của các tiểu động mạch đến (hướng tâm) và tiểu động mạch đi (ly tâm). Trong nhiễm trùng huyết và SIRS, cơ chế tự điều hòa này bị rối loạn.
Tình trạng giãn mạch hệ thống gây ra bởi cytokine và giảm thể tích tương đối trong SIRS và nhiễm trùng huyết cũng góp phần gây nên giảm tưới máu thận. Hệ mạch máu của thận có chức năng tham gia vào điều hòa tình trạng giãn mạch hệ thống và trong nhiễm trùng huyết hệ mạch máu này biến thiên rất rõ. Như vậy rất khó đánh giá lưu lượng máu thận thông qua các chỉ số huyết áp hệ thống. Dưới tác động của các cytokine và hệ renin-angiotensin-aldosterone, thận cũng sản xuất các chất co mạch nội tại. Đặc biệt các chất chuyển hóa của acid arachidonic như thromboxane và leukotriene đều làm giảm lưu lượng máu thận và những chất đối vận của chúng có hiệu quả bảo vệ thận. Tương tự như đối với các tổ chức khác, thận cũng nhạy cảm với tổn thương tổ chức qua trung gian bạch cầu như hiện tượng ngưng tập bạch cầu đa nhân trung tính dưới tác dụng của các chemokine và quá trình sản xuất các protease cũng như ROS.
Đông cầm máu
Nhiễm trùng huyết và SIRS thường đi kèm với rối loạn đông máu thứ phát do sự hoạt hóa các con đường đông máu bởi cytokine. Hậu quả đông máu nội mạch lan tỏa gây nên cả chảy máu lẫn huyết khối vi mạch. Đây được coi là một trong những cơ chế chính gây nên hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan. Hoạt hóa đông máu do cytokine trong SIRS xảy ra thông qua con đường đông máu ngoại sinh phụ thuộc yếu tố tổ chức. Yếu tố tổ chức là yếu tố hoạt hóa và cũng là đồng yếu tố của yếu tố VIIa có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt hóa các yếu tố IX và X của con đường đông máu ngoại sinh.
Các monocyte và tế bào nội mô biểu hiện yếu tố tổ chức khi đáp ứng với nội độc tố, các phần của bổ thể, IL-6 và IL-8. trong nhiễm trùng huyết và SIRS, hiện tượng ức chế các chất chống đông tự nhiên càng làm nặng thêm khuynh hướng dễ đông máu.
Antithrombin III là một yếu tố ức chế các protease huyết thanh chịu trách nhiệm sự hình thành các yếu tố đông máu như IXa, Xa, XIa, XIIa và thrombin. Trong nhiễm trùng huyết và sốc, nồng độ Antithrombin III lưu hành trong máu giảm đi rõ rệt và sự giảm nồng độ này tương quan với tỉ lệ tử vong.
Thrombomodulin là một chất có nguồn gôc từ tế bào nội mô có vai trò như là một yếu tố ức chế đông máu và hoạt hóa hiện tượng tiêu sợi huyết. Yếu tố này đóng vai trò như là một protein gắn thrombin (thrombin binding protein) do đó làm giảm hoạt tính của thrombin. Phức hợp thrombin-thrombomodulin có thêm chức năng chống đông nữa vì chúng hoạt động như là yếu tố hoạt hóa của protein C cùng với đồng yếu tố là protein S, bất hoạt các yếu tố V và VIII. Trong nhiễm trùng huyết, sự sản xuất thrombomodulin của tế bào nội mô bị điều hòa ức chế (downregulation) do tác dụng của các cytokine gây viêm. Ngoài ra, nồng độ protein S lưu hành cũng giảm xuống trong SIRS và nhiễm trùng huyết.
Chẩn đoán và điều trị
SIRS là một hội chứng gây nên bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Chẩn đoán và điều trị tùy theo nguyên nhân có những đặc trưng riêng. |
Phương trình truyền xạ mô tả sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian mà bản thân không gian này cũng phát xạ, hấp thụ và tán xạ.
Định nghĩa cường độ phổ
Đại lượng cơ bản mô tả một trường bức xạ điện từ là cường độ phổ.
Trong trường hợp bỏ qua sự phân cực, có thể mô tả cường độ phổ như sau: Xét một diện tích rất nhỏ trong trường bức xạ, sẽ có dòng năng lượng của bức xạ chạy qua diện tích này, đo bằng lượng năng lượng chảy qua trong một đơn vị đo thời gian trong một đơn vị đo góc khối, theo chiều dòng chảy, trong khoảng bước sóng của bức xạ điện từ đang xét.
Biểu diễn theo ký kiệu toán học của cường độ phổ là:
Với:
là cường độ phổ
da là mảnh diện tích nhỏ đang xét
là vị trí của mảnh diện tích này
dt là khoảng thời gian đo dòng năng lượng
là góc khối đo dòng, nằm quanh hướng
đến là khoảng bước sóng của bức xạ đang xét
là góc giữa véc tơ đơn vị tạo với pháp tuyến của mảnh diện tích
Như vậy đơn vị đo cường độ phổ là năng lượng/thời gian/diện tích/góc khối/tần số. Ví dụ, trong hệ đo lường quốc tế, nó là W·m−2·sr−1·Hz−1 (watt trên mét vuông trên steradian trên hertz).
Phương trình truyền xạ
Phương trình truyền xạ nói rằng khi một dòng bức xạ lan truyền theo một phương, nó sẽ mất năng lượng do sự hấp thụ của môi trường nhưng cũng nhận thêm năng lượng do sự phát xạ của môi trường, và phân tán năng lượng ra các hướng lan truyền khác do sự tán xạ của môi trường. Ở dạng vi tích phân, phương trình viết là:
Với:
là hệ số phát xạ phổ
là hệ số hấp thụ phổ
là hệ số tán xạ tổng quát.
Phát xạ
Lượng năng lượng tỏa ra bởi một vùng môi trường có thể tích dV là:
Hệ số phát xạ có thể là hàm số của cường độ sáng rọi tới môi trường.
Hấp thụ
Khi một tia bức xạ lan truyền qua quãng đường ds, lượng năng lượng mà nó mất đi là
.
Tán xạ
Trong nhiều bài toán hệ số tán xạ tổng quát có thể phân tích làm hai phần:
Với:
là hệ số tán xạ thuần thể hiện tổng độ lớn dòng năng lượng bị phân tán theo hướng khác
là hàm tán xạ đã chuẩn hóa, thể hiện phân bố theo các hướng mà dòng năng lượng bị tán xạ.
Cách giải
Cách giải tổng quát cho phương trình truyền xạ hiện chưa được tìm thấy. Có rất nhiều các cách giải gần đúng hay chính xác khác nhau phụ thuộc vào điều kiện của các hệ số phát xạ, hấp thụ, tán xạ và hàm tán xạ; cũng như mục đích ứng dụng, độ chính xác cần thiết.
Một số cách giải được liệt kê dưới đây:
Tìm cường độ phổ
Phương pháp Monte-Carlo
Phương pháp tung độ rời rạc cầu điều hòa
Tìm dòng năng lượng
Phương pháp hai dòng
Xử lý hàm tán xạ nhọn
Phương pháp delta Eddington |
Sông Đuống, tên chữ gọi là sông Thiên Đức hay Thiên Đức Giang, là một con sông dài 68 km, nối sông Hồng với sông Thái Bình. Sông Đuống là 1 nhánh chảy của sông Hồng, nhưng là phụ lưu của sông Thái Bình.
Sông Đuống là chi lưu của sông Hồng tách ở vùng phía Bắc thành phố Hà Nội, chảy về phía Đông qua tỉnh Bắc Ninh, đổ vào sông Thái Bình ở Lục Đầu. Cũng tại đây, sông Đuống (Thiên Đức)'1' gặp sông Cầu (Nguyệt Đức)'2' từ Thái Nguyên chảy xuống và sông Thương (Nhật Đức)'3' từ Lạng Sơn chảy về. Cả ba sông'1,2,3' hội lại ở Phả Lại thành sông Lục Đầu còn gọi là sông Thao Giang '4'.
Dòng chảy
Điểm đầu từ ngã ba Dâu (xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại địa giới giữa 2 đơn vị hành chính là huyện Đông Anh và quận Long Biên của thành phố Hà Nội).
Điểm cuối là ngã ba Mỹ Lộc (giáp ranh giữa Trung Kênh, Cao Đức và Cổ Thành) phía nam ngã ba Lác (nơi sông Cầu hợp lưu với sông Thương thành sông Thái Bình) khoảng 3 km.
Về tổng thể sông Đuống chảy theo hướng tây-đông. Nó là một phân lưu của sông Hồng, trước đây chỉ là một dòng sông nhỏ, do cửa nối với sông Hồng bị cát bồi cao nên chỉ khi sông Hồng có lũ lớn mới tràn qua được. Từ năm 1958, cửa sông được mở rộng để trở thành một phân lưu quan trọng giảm sức uy hiếp của lũ sông Hồng đối với Hà Nội. So với lượng lũ của sông Hồng tại Sơn Tây thì sông Đuống tiêu được 20-30 %. Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại Thượng Cát?, lưu lượng nước trung bình nhiều năm 880 m³/s, còn theo website tỉnh Bắc Ninh thì lưu lượng trung bình đạt khoảng 1.000 m³/s. Lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất 9.000 m³/s (ngày 22 tháng 8 năm 1971). Đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Mực nước cao nhất tại bến Hồ vào tháng 8 năm 1945 là 9,64 m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 đến 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Đuống là đường giao thông thủy nối cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh ở phía bắc Việt Nam.
Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông được cả trong 2 mùa.
Các cây cầu bắc qua sông Đuống
Hiện trên sông Đuống có 6 cây cầu bắc qua:
Cầu Đông Trù trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội thuộc huyện Đông Anh với phường Ngọc Thụy và phường Thượng Thanh thuộc quận Long Biên; đều thuộc thành phố Hà Nội.
Cầu Đuống trên Quốc lộ 1 cũ, nối thị trấn Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm với phường Đức Giang thuộc quận Long Biên; đều thuộc thành phố Hà Nội.
Cầu Phù Đổng trên Quốc lộ 1 mới, nối xã Phù Đổng của huyện Gia Lâm với phường Phúc Lợi của quận Long Biên và xã Cổ Bi của huyện Gia Lâm; đều thuộc thành phố Hà Nội.
Cầu Kinh Dương Vương, nối xã Cảnh Hưng thuộc huyện Tiên Du với xã Đại Đồng Thành thuộc thị xã Thuận Thành; đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Cầu Hồ trên quốc lộ 38; nối xã Tân Chi thuộc huyện Tiên Du với phường Hồ thuộc thị xã Thuận Thành; đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Cầu Bình Than trên quốc lộ 17, nối xã Đức Long thuộc thị xã Quế Võ với xã Vạn Ninh thuộc huyện Gia Bình; đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra, thành phố Hà Nội sẽ có thêm 3 cầu đường bộ mới sẽ được xây dựng ngang qua sông Đuống trong giai đoạn tới như:
Cầu Ngọc Thụy nối xã Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh với phường Ngọc Thụy thuộc quận Long Biên.
Cầu Mai Lâm nối xã Mai Lâm thuộc huyện Đông Anh với phường Thượng Thanh thuộc quận Long Biên.
Cầu Giang Biên nối xã Ninh Hiệp thuộc huyện Gia Lâm với phường Giang Biên thuộc quận Long Biên.
Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã có đề án xây dựng một số cầu mới bắc qua sông Đuống trong giai đoạn tới như:
Cầu Tri Phương nối xã Tri Phương thuộc huyện Tiên Du với xã Đình Tổ thuộc thị xã Thuận Thành.
Cầu Hoài Thượng trên đường Vành đai 4 - Hà Nội nối xã Hoài Thượng thuộc thị xã Thuận Thành với xã Hán Quảng thuộc thị xã Quế Võ.
Cầu Chì nối xã Chi Lăng thuộc thị xã Quế Võ với xã Giang Sơn thuộc huyện Gia Bình
Các huyện thị chảy qua
Hà Nội:
Đông Anh
Long Biên
Gia Lâm
Bắc Ninh:
Tiên Du
Thuận Thành
Quế Võ
Gia Bình
Lương Tài
Thơ văn
Nhà thơ Hoàng Cầm có bài thơ "Bên kia sông Đuống" nổi tiếng.
Em ơi! Buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ...'' |
Võ thuật là hệ thống được mã hóa và truyền thống chiến đấu được thực hành vì một số lý do như tự vệ; ứng dụng quân sự và thực thi pháp luật; cạnh tranh; phát triển thể chất, tinh thần; giải trí; và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của một quốc gia. Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân (bệnh tật), võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tùy thuộc vào từng bộ môn. Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng. Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.
Từ nguyên
Võ thuật nguyên gốc là vũ thuật, là âm Việt của chữ Hán 武術. Võ là cách đọc trại đi của vũ để tránh húy thụy hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát (hiệu Vũ Vương) ở Đàng Trong.
Mặc dù thuật ngữ võ thuật trong tiếng Anh đã trở nên gắn liền với nghệ thuật chiến đấu của Đông Á, ban đầu nó được gọi là hệ thống chiến đấu của châu Âu (Hema) ngay từ những năm 1550. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Latin - Martial Arts và có nghĩa là "nghệ thuật của Thần Mars”, vị thần chiến tranh của La Mã.
Khái yếu
Tuy có thể đồng nhất "Võ" và "Võ thuật", nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới. "Võ", nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với "văn"; còn "võ thuật" lại thiên về nghệ thuật vận động hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kĩ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu. Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ "Võ nghệ", vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ. Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao là thuật ngữ "Võ đạo" nhằm nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa, tinh thần cao thượng trong võ thuật. Khái niệm này khẳng định tột đỉnh của võ là lĩnh hội triết lý của võ học. Võ thuật được coi là con đường để tu dưỡng nhân cách, nâng cao tinh thần, lĩnh hội cội nguồn triết học của môn võ. Võ đạo hàm chứa hạt nhân đạo đức và chiều sâu triết học, đồng thời đưa mục tiêu sát thương của võ thuật xuống hàng thứ yếu.
Trong đời sống xã hội còn tồn tại khái niệm võ học, đối lập với khái niệm võ biền. Võ học là khái niệm được dùng rất hạn chế trong đời sống võ thuật tại Việt Nam hiện nay. Võ học chưa được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục & đào tạo. Võ học là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa... tất cả mọi mặt của đời sống võ thuật dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học (tự nhiên và xã hội) khác như vật lý học, giải phẫu học, sinh lý, hóa sinh, sinh cơ, tâm lý học, y học.... Hầu hết các bài viết hoặc sách, báo về võ thuật hiện nay tại Việt Nam của các võ sư danh tiếng đều ít khi đề cập đến thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực này. Do đó, đời sống võ thuật Việt Nam còn khá xa lạ với các thuật ngữ, khái niệm hoặc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về võ thuật.
Các môn công phu
Hệ thống công phu võ thuật hợp thành "tứ đại công phu", gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:
Nội công
Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập:
Luyện tập tĩnh: Là phương pháp luyện tập bằng cách các hành giả ngồi yên lặng trong không khí tĩnh mịch và thả lỏng thể xác cũng như tâm hồn để luyện tập, như Nội công thiếu lâm tự.
Luyện tập động: Là phương pháp các hành giả chuyển động theo các bài tập nhằm tập trung tinh thần để luyện ý, như Bát đoạn cẩm, Dịch Cân Kinh Thiếu Lâm.
Ngoại công
Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức tu luyện:
Luyện tập hình: Là luyện tập các kỹ năng có hình dáng cụ thể, như Bát quái Quyền.
Luyện tập ý: Là luyện sao cho đúng ý của các bài luyện, ví dụ như Triệt quyền đạo, Thái cực Quyền.
Luyện tập pháp thể: Là luyện thể lực và thể hình, như Đấu vật, Su mô.
Nhuyễn công
Là các công phu chuyên luyện lực âm, nhu lực, âm công, khi luyện đại thành thì bề ngoài cơ thể không có biểu hiện gì của người biết võ (như tay chân không sần sùi, cơ thể không cường tráng), nhưng lực đánh ra rất nguy hiểm (nên nhiều khi được gọi là độc thủ). Tương truyền, một số công phu như Nhất chỉ thiền công (luyện phóng một ngón tay), Quan âm chưởng (luyện cạnh tay), Tỉnh quyền công (luyện quyền bằng cách đấm tay xuống giếng) có thể đả thương người từ xa, Nhu cốt công luyện khớp xương toàn thân mềm dẻo...
Tương truyền ở Nhật Bản từ xa xưa lưu truyền một môn võ thuật có tên là Bí thuật Nhu công. Người luyện tập nhìn bề ngoài có vẻ rất yếu đuối nhưng khi ra tay thì vô cùng tàn độc, nhất là những đòn đánh Cầm nã thủ lấy mạng người dễ dàng vô cùng. Các chiêu thức tung ra gần như chỉ để có một mục đích là lấy mạng đối phương mà thôi.
Vào thời thế chiến thứ 2, môn võ thuật này nghe nói được phổ biến cho các chiến sĩ trong những lực lượng cảm tử và sát thủ, nhưng sau này bị cấm và mất đi tông tích bởi vì quá độc ác mà cho tới nay chưa ai rõ lý do thất truyền, chỉ biết rằng một kẻ luyện tập môn võ này dù có thân thể bệnh hoạn yếu ớt, một khi đã dốc lòng luyện tập đều có thể trở thành cỗ máy giết người.
Ngạnh công
Là các công phu chuyên luyện sức mạnh dương cương, dương lực, dương công, như Thiết sa chưởng (chưởng tay sắt), Thiết tảo trửu (chân quét), Thiết tất cái (đầu gối).Trong đó phải kể tới các môn công phu của Thiếu Lâm rất đặc sắc như: Thập tam thái bảo (thân thể cứng),Thiết bố sam (thân cứng như sắt), Đồng tử công (cũng luyện thân thể)... Khi luyện đại thành thì tay chân người tập chai sần, cứng như sắt, cơ thể tráng kiện, cơ bắp cuồn cuộn. Sức mạnh đòn đánh có được khi đòn tiếp xúc với cơ thể đối phương với uy lực khủng khiếp.
Lý thuyết
Suy cho cùng, cách chia các môn công phu của Võ thuật ra làm nhiều dạng (nội công và ngoại công), với nhiều môn (long, báo, xà, hạc, hổ, hầu, quy, ưng,...), hoặc phân chia ra các trường phái (Thiếu lâm, Võ đang, Côn Luân,...) cũng chỉ là đứng trên cái nhìn khác nhau. Có người chia võ thuật ra làm Võ lâm chính tông, và Bàng môn tà đạo. Sự khác nhau, cũng chỉ là ở hành vi của người dụng võ. Vì mục đích cao cả, võ thuật được sử dụng thì đó là võ công chính tông. Ngược lại, vì mục đích cá nhân, tư lợi, hành vi bỉ ôi, mà võ thuật được sử dụng thì đó là bàng môn tà đạo. Nhiều người suốt đời nghiên cứu võ thuật, những mong tìm được bí kíp võ thuật, những công phu đã thất truyền (kể cả những cách luyện kỳ lạ, dị thường) để đạt đến cái gọi là đỉnh cao võ thuật. Vậy đỉnh cao của võ thuật là ở bất kỳ một môn công phu võ học nào, miễn sao có thể sử dụng để chiến thắng địch thủ thì có thể sử dụng. Nhưng đó chỉ là chiến thắng về mặt hình thức. Chiến thắng thật sự sẽ nằm trên 2 phương diện: hình thức bên ngoài, và nhân tâm bên trong.
Môn hỗ trợ
Hô hấp
Trong võ thuật, hô hấp được chia làm hai loại chính là Nội hô hấp và ngoại hô hấp.
Các phương pháp hô hấp này có trong võ thuật là do Bồ Đề Đạt Ma và các môn đồ Thiếu Lâm, các môn đồ các phái võ Trung Hoa hấp thu từ các phương pháp luyện thở của Yoga và Phép đạo dẫn (luyện thở, luyện hô hấp) của các trường phái Đạo gia để vận dụng chúng huy động nguồn sức mạnh của thân xác và tâm trí đạt hiệu quả cao khi luyện võ công.
Nội hô hấp
Đây là hoạt động của chân khí, là sự tiếp thu dưỡng khí, các chất bổ đưa đến từng tế bào và biến chuyển các dạng năng lượng. Hoạt động này bắt đầu từ lúc cơ thể con người chỉ là thai nhi. Nội hô hấp theo thời gian sẽ dần thoái hóa nhường chỗ cho ngoại hô hấp tiến triển.
Ngoại hô hấp
Thể hiện cho hoạt động hô hấp bằng mũi, bắt đầu xuất hiện khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ. Ngoại hô hấp dần dần phát triển mạnh mẽ để nuôi dưỡng và cung cấp dưỡng khí cho cơ thể.
Khí
Khí động học
Dựa trên các quy luật tự nhiên để chuyển động, nguyên tắc chủ yếu là thuận theo quy luật tự nhiên, mọi thứ đều khép kín tuần hoàn lưu chuyển như dòng nước.
Sử dụng và thể hiện nỗ lực lưu thông khí của cơ thể (như những tiếng hét) để tạo sức mạnh nén khí và giải tỏa khí.
Khí vũ trụ
Con người sống trong vũ trụ sinh hoạt và chuyển động đều có tương quan đến vũ trụ, nếu thuận theo vũ trụ và khí từ vũ trụ thì sẽ lớn mạnh, còn ngược lại sẽ bị hủy hoại. Võ thuật lợi dụng đặc tính này để tạo ra các hình thức luyện tập nhằm nâng cao thể trạng như nội công, khí công, hấp pháp v.v.
Triết lý
Võ thuật là một bộ môn văn hóa đặc trưng gắn liền với triết học. Các võ sư đã đúc kết bằng câu nói nổi tiếng: "đằng sau võ học là triết học". Các bộ môn võ học phương Đông đều dựa trên nền tảng các nguyên lý triết học:
Âm dương
Âm dương là hai mặt quan hệ đối lập nhưng hỗ trợ nhau, võ thuật lấy bản thân người tấn công và người phòng thủ làm hai mặt này. Để đạt đến mục đích công phá cao nhất thì phải đẩy một mặt đặc tính lên cao nhằm lấn át mặt còn lại.
Ngũ hành
Ngũ hành là quy luật hậu thiên tương ứng với bản chất con người, để nâng cao hiệu quả phải biết nâng cao mặt yếu và trấn áp sự thái quá. Dựa trên ngũ hành các quy luật võ thuật tạo ra sự bổ khuyết cho nhau cũng như sự quấy rối bản chất nhau.
Bát quái
Bát quái như một sự phát triển cao hơn của âm dương, nó thể hiện chu kỳ hoàn chỉnh xoay vần của tạo hóa. Tuân theo bát quái để chuyển động cũng là tạo ra một chu trình sinh hóa của tự nhiên, lúc đó mọi vấn đề còn lại sẽ phụ thuộc vào kẻ điều khiển chứ không bị ảnh hưởng nhiều bởi xung quanh.
Cửu cung
Là một biến thiên của bát quái khi thêm trung cung, tạo ra chỉnh thể tương ứng với quy luật vận hành của con người. Đây là một kiến tạo nhằm đáp ứng cho nhu cầu vận động của một số lượng người nhiều, hầu như ngày nay không còn được ứng dụng mấy (ví dụ như biểu diễn tập thể hàng ngàn người)
Đông y
Luyện tập sơ khai võ thuật thì không cần chú trọng đến bản chất, các phương pháp chữa trị khi biến chứng xảy ra hoặc phản ứng của cơ thể với quá trình luyện tập. Khi luyện tập những thứ dễ bị lệch lạc hay khó thì các phương pháp thăm dò, theo dõi biến chuyển là một trong những trọng tâm của quá trình luyện tập.
Kinh, mạch, lạc
Kinh là 12 đường trực hành liên hệ trực tiếp đến tạng phủ. Sự vận hành khí của võ thuật tuân thủ chặt chẽ theo sự chuyển động của các đường kinh.
Mạch là 8 đường hay còn gọi là bát mạch như tám đại dương để khí từ các kinh đổ vào. Đây là những nơi được chú ý đến nhiều nhất trong võ thuật, hầu hết các hành giả luyện tập đều cố khai thông chúng.
Lạc gồm 15 đường chạy lẫn trong các kinh âm và dương nối các đường kinh với nhau. Những lạc nhỏ là tôn lạc, phù lạc chạy khắp thân thể. Là phần phải thông qua để đạt đến vòng Đại Chu Thiên hoàn chỉnh.
Huyệt đạo
Huyệt đạo là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch.
Dựa trên các khái niệm khí huyết lưu chuyển trên võ thuật cho ra đời hai vòng lớn là Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.
Huyệt đạo là những điểm nhạy cảm trên thân thể, theo đó người dụng võ có thể tấn công vào các huyệt đạo để gia tăng tính sát thương của đòn thế. Khi bị tấn công vào huyệt đạo, người chịu đòn có thể có những phản ứng rất đặc biệt: đau đớn dữ dội, chấn thương nặng, bất tỉnh, chết. Huyệt đạo trong võ thuật cũng gắn trực tiếp với các phương pháp cứu chữa người bị chấn thương, bệnh tật. Theo các võ sư, cơ thể có 108 huyệt đánh và 108 huyệt chữa trị, lại có 12 huyệt có thể đánh hẹn giờ chết. Các võ sư thường truyền dạy không chỉ phương thức tấn công huyệt đạo mà cả các phương pháp chữa trị bằng huyệt đạo như bấm huyệt, xoa bóp, châm cứu. Tuy nhiên, biết được vị trí huyệt đạo đã khó, biết được cần tác động bằng phương thức nào và độ sâu của đòn đánh đến đâu để đạt được hiệu quả tính cao nhất còn khó hơn. Bởi vậy, điểm huyệt và giải huyệt chưa bao giờ được truyền dạy một cách phổ thông, quảng bá cho tất cả các môn đồ của võ phái, do đó theo thời gian những tinh hoa này không tránh khỏi mai một và thất truyền.
Nghệ thuật
Điện ảnh
Võ thuật và các bộ môn nghệ thuật sân khấu, điện ảnh gắn bó với nhau từ rất lâu, nhưng hầu như chỉ bắt đầu phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của Lý Tiểu Long trong loạt phim quyền cước do anh thủ vai diễn viên chính như Thanh Phong Hiệp, Đường Sơn Đại Huynh, Tinh Võ Môn, Long Tranh Hổ Đấu, Mãnh Long Quá Giang, Tử Vong Du Hí. Sau anh, rất nhiều diễn viên, võ sĩ đã tham gia diễn xuất như Khương Đại Vệ, Địch Long, La Liệt, Vương Vũ, Trần Tinh, Trần Quang Thái, Phó Thanh,... là những diễn viên nổi tiếng của Hồng Kông vào những năm đầu thập kỷ 1970, sau này còn có thêm Thành Long (Jackie Chan), Hồng Kim Bảo, Quan Chi Lâm, Hà Gia Kính, Lý Liên Kiệt (Jet Li), Triệu Văn Trác, Chân Tử Đan (còn gọi là Chung Tử Đơn), Phàn Thiếu Hoàng, Ngô Kinh, Chu Nhuận Phát, với loạt phim về Hồng Hi Quan và Phương Thế Ngọc, Nam Thiếu Lâm, Hoàng Phi Hồng, Hoắc Nguyên Giáp, Nghiêm Vịnh Xuân và Vịnh Xuân Quyền, Hồng Gia Quyền, v.v.
Dòng "phim chưởng" nhiều tập một thời phát triển mạnh mẽ từ những năm cuối của thập kỷ 1960 ở Hồng Kông và các nước trong khu vực Đông Nam Á hiện đã dần nhường chỗ cho sự xuất hiện của những phim một tập được phương Tây đánh giá cao như phim Anh hùng, Ngọa Hổ Tàng Long, Thập diện mai phục, Kungfu, v.v. Và gần đây nhất là Tony Jaa, một chiến binh Muay Thái xuất sắc, anh đã cho ra series phim OngBak (Truy tìm tượng Phật) và Tom Yung Goong (The Protector), những pha hành động của anh làm bao nhiêu người phải thán phục, nhào lộn và trình diễn võ thuật. Có thể nói anh là lớp trẻ sau này nối tiếp Lý Tiểu Long, Thành Long và Lý Liên Kiệt.
Vũ đạo
Vũ đạo là một loại hình nghệ thuật múa cổ truyền của Trung Hoa, loại hình nghệ thuật này phổ biến mạnh từ các bộ tộc người Hán ở phương bắc Trung Quốc từ khu vực nội Mông cho đến các vùng Hoa Bắc, Sơn Đông và Hà Bắc (Trung Quốc).
Vũ đạo có một vai trò ảnh hưởng nhất định đến các bộ môn võ thuật thuộc miền Bắc Trung Hoa làm cho văn hóa nghệ thuật của đất nước này trở nên đa sắc thái và giàu tính nhân văn.
Kinh Kịch
Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật biểu diễn sân khấu cổ truyền của Trung Hoa thường có các màn biểu diễn võ thuật cổ truyền Trung Hoa.
Các thể loại phim quyền cước còn được gọi là phim Kungfu của Trung Quốc và Đài Loan không phải là loại phim hành động của Mỹ mà thật ra có nguồn gốc từ Kinh kịch do các diễn viên và đạo diễn sân khấu chuyển sang.
Tuồng, Chèo
Các nền võ học
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều gắn liền quá trình tồn tại, phát triển của mình với các truyền thống quý báu, trong đó có tinh thần thượng võ và những kỹ thuật phòng vệ. Đó là bản lề cho sự phát triển của các nền võ học trên thế giới.
Anh
Quyền Anh (Boxing, Đấm bốc) là môn võ, thể thao đối kháng giữa 2 người xuất phát từ phương Tây, sử dụng cú đấm kết hợp với di chuyển chân, đầu và thân mình.
Bartitsu là môn võ tự vệ được giới nhà giàu Anh thế kỉ 19 ưa chuộng, do Edward William Barton-Wright phát triển. Kỹ thuật chiến đấu của Bartitsu rất đa dạng, bao gồm cận chiến, chiến đấu bằng gậy đi bộ, sử dụng mũ hoặc chiếc ô cầm tay như một vũ khí thực thụ.
Quarterstaff là một dạng võ gậy truyền thống với trượng dài nổi bật của châu Âu, nhưng nổi tiếng ở Anh ở thời kỳ Cận đại.
HEMA hay võ thuật lịch sử châu Âu là hệ thống võ thuật có nguồn gốc từ châu Âu bao gồm tất cả các phong cách võ thuật cổ điển thời kỳ Hy Lạp - La Mã cổ đại, thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, cho đến thời kỳ Cận đại (nhưng tập trung khoảng thời gian từ thế kỷ 13-18), từng được thực hành trước đây, nhưng sau đó đã biến mất hoặc phát triển thành các hình thức rất khác nhau; tuy là tập hợp của tất cả các môn võ vũ trang cho tới không vũ trang châu Âu nhưng các phong cách kiếm thuật longsword mới là môn võ mang tính biểu tượng cho hệ thống võ thuật này. Hệ thống của HEMA là tập hợp nhiều môn võ châu Âu nhưng phong trào hồi sinh HEMA chỉ thực sự được bắt đầu ở Anh bởi Alfred Hutton ở thế kỷ 18.
Ấn Độ
Trong khi các võ phái tại các nước châu Á khác (Nhật Bản, Việt Nam v.v.) thường thừa nhận ảnh hưởng từ võ thuật Trung Hoa, thì giới võ lâm Trung Hoa lại thừa nhận môn võ thuật của mình nguyên khởi từ Ấn Độ.
Kalaripayattu: hệ phái võ thuật tương truyền đã có lịch sử rất lâu đời. Một môn võ nguyên thủy được cho là môn võ khởi nguyên của võ thuật châu Á.
Vajra Mushti
Varma Kalai
Kuttu Varisai
Silambam
Adithada
Thang Ta
Gatka
Brasil
Capoeira ( phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [kapuˈejɾɐ] hoặc[kaˈpwɐjɾɐ] ) là môn võ thuật Afro-Brazil kết hợp các yếu tố của khiêu vũ, nhào lộn và âm nhạc. Nó được phát triển bởi những người châu Phi làm nô lệ ở Brazil vào đầu thế kỷ 16. Được biết đến với các động tác nhào lộn và phức tạp, thường liên quan đến việc chống tay xuống đất và đá ngược. Kĩ thuật nhấn mạnh các chuyển động mượt mà hơn là các tư thế cố định - Ginga.
Nhu thuật Brasil Jiu-Jitsu lần đầu tiên được phát triển và sửa đổi vào khoảng năm 1920 bởi các anh em người Brazil Carlos, Oswaldo, Gastão Jr., George và Hélio Gracie sau khi Carlos Gracie được dạy Judo Kodokan truyền thống bởi một võ sĩ judoka Nhật Bản lưu động - Mitsuyo Maeda, vào năm 1917. Sau đó, họ sẽ để phát triển hệ thống tự vệ của riêng họ mang tên Gracie Jiu-Jitsu. BJJ cuối cùng đã trở thành môn thể thao chiến đấuđược xác định của riêng nó thông qua những đổi mới, thực hành và thích ứng của Gracie Jiu-Jitsu và Judo, trở thành một môn võ cần thiết cho MMA.
Mix martial arts (MMA)
Vale tudo
Luta Livre
Campuchia
Kun Lbokator
Kun Khmer (Quyền Khmer)
Đức
Kampfringen hay Ringen là thuật ngữ tiếng Đức để chỉ môn vật. Trong bối cảnh trường phái võ thuật châu Âu lịch sử nguồn của Đức trong thời Trung cổ và Phục hưng Đức, ringen ám chỉ chiến đấu không vũ trang nói chung, bao gồm các kỹ thuật vật.
Indonesia
Pencak silat
Tarung Derajat
Israel
Krav Maga (קרב מגע) là một môn võ Do Thái - Israel. Nó được phát triển bởi võ sĩ Hungary-Israel Imi Lichtenfeld ở Slovakia. Ngày nay nó được sử dụng bởi các Lực lượng Quốc phòng Israel.
Ireland
Võ thuật Ailen bao gồm:
Quyền thuật Ailen tay trần hay Dornálaíocht (từ dorn là để chỉ nắm đấm) có thế tấn khác với boxing hiện đại, các võ sĩ tay trần thường hơi ngả người về sau và dùng tay trước như một vũ khí vừa giữ khoảng cách an toàn, vừa có thể dễ dàng túm gáy đối phương để sử dụng kĩ thuật boxing bẩn (dirty boxing). Để tránh các vết cắt từ gò má trở lên, các võ sĩ cũng thường ngửa đầu lên để tạo thêm khoảng cách an toàn.
Coraíocht tiếng Ailen là để chỉ đấu vật.
Speachóireacht là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ thuật đá, được thực hành trong các môn thể thao như bóng đá Gaelic và khiêu vũ Ailen , nhưng đặc biệt cho võ tổng hợp.
Bataireacht: võ gậy Ailen..
Gruzia
Khridoli (tiếng Gruzia: ხრიდოლი) là một môn võ thuật đến từ Gruzia bao gồm năm lối đánh, đó là khardiorda (đấu vật), krivi (quyền), p'arikaoba (đấu kiếm), rkena (ném và chộp giống như Sambo và Judo), và bắn cung.
Hoa Kỳ
Close Quarters Combat
Defendu
Kapu Kuialua: Kapu Kuialua là một môn võ cổ ở Hawaii bị cấm đối với người dân thường trong một khoảng thời gian. Nó quay trở lại vào năm 1920 và bắt đầu được dạy một cách chính thức vào năm 1963. Những quy tắc cơ bản của Kapu Kuialua là bẻ gãy xương và làm ảnh hưởng tới bất kỳ khớp xương nào dễ bị tổn thương.
Rough and tumble hay gouging là một hình thức chiến đấu ở các vùng nông thôn của Hoa Kỳ, chủ yếu vào thế kỷ 18-19 đặc biệt phổ biến ở các bang miền Nam vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ XIX. Kĩ thuật đặc trưng khoét mắt đối thủ nhưng cũng bao gồm các kỹ thuật làm biến dạng tàn nhẫn khác (bao gồm cả cắn) và thường diễn ra để giải quyết tranh chấp.
Jailhouse Rock (52 Hands Block / JHR) là một tên gọi được sử dụng để mô tả một kiểu võ tập hợp các phong cách chiến đấu khác nhau đã được các tù nhân thực hành và phát triển trong các nhà tù Hoa Kỳ.
Triệt Quyền Đạo
Hy Lạp
Pankration là môn võ tổng hợp đầu tiên và lâu đời, kết hợp giữa Boxing và đấu vật của Hy Lạp. Pankration của người Hy Lạp cổ đại cho phép võ sĩ chiến đấu không theo bất kỳ quy tắc nào từ đá vào háng tới bẻ gãy ngón tay. Mục đích của các trò chơi tại Olympic thời cổ đại chính là giúp tất cả đàn ông trong thành phố của Hy Lạp luôn nêu cao tinh thần sẵn sàng phục vụ quân đội. Trong số đó môn võ Pankration đã nhanh chóng giúp cho đội quân trở nên hùng mạnh và tàn bạo. Ngày nay, người Hy Lạp vẫn luyện tập Pankration như một môn thể thao. Các kỹ thuật của nó đã được phát triển cách đây hàng ngàn năm vẫn được sử dụng trong các sự kiện đấu MMA - võ hỗn hợp (là tiền thân của võ tổng hợp hiện đại).
Pali (vật Hy Lạp cổ đại).
Pygmahia (boxing Hy Lạp cổ đại).
Lào
Muay Lao
Ling Lom
Malaysia
Silat
Tomoi
Mông Cổ
Vật Mông Cổ
Myanmar
Võ của Myanmar thường được gọi chung là Thaing (bao gồm cả võ tay không và binh khí), cũng được gọi là Bando (tuy nhiên Bando lại còn có tên là một bộ môn riêng trong nền võ Myanmar: môn nhu quyền), cho nên Thaing là tên gọi võ thuật bao quát và chuẩn xác nhất đối với đất nước này.
Bando (nhu quyền): Là trường phái gắn chặt với các đặc điểm tấn pháp, thân pháp, kỹ thuật phòng thủ và tránh né, các thế tấn công thường tượng hình theo các loài thú: trư công (lợn), ngưu công (trâu), độc xà công (rắn độc), lục xà công (rắn lục), lộc công (hươu), hầu công (khỉ), ưng công (chim ưng), báo công (báo), hổ công (hổ), mãng xà công (rắn).
Leithwei (cương quyền), còn gọi là Miến quyền (Burmese Boxing)
Naban (võ vật), chỉ xuất hiện trong các bộ tộc người Chin và Kachin thuộc vùng Himalaya.
Banshay (binh khí), ba loại cơ bản là côn, thương và kiếm.
Na Uy
Glima là một dạng võ vật dân gian Bắc Âu được thực hành như một môn thể thao và chiến đấu. Theo những tài liệu lịch sử, môn võ này được sử dụng bởi các người Vikings.
Nigeria
Dambe là môn võ boxing tàn bạo của người Châu Phi, được chính những người đồ tể Tây Phi sáng tạo nhằm phục vụ giải trí cho cộng đồng nông nghiệp sau mỗi mùa thu hoạch.
Nhật Bản
Nhật Bản có truyền thống thượng võ lâu đời do những cuộc nội chiến liên miên, mặc dù quốc gia này trong suốt trường kỳ lịch sử chưa hề bị xâm lược và đô hộ bởi ngoại bang ngoại trừ giai đoạn ngắn ngủi các samurai phải đương đầu với đội thủy binh hùng mạnh của Mông Cổ (Nhà Nguyên) và bị Mỹ đánh bại 1945.Nhiều hệ phái võ thuật Nhật Bản đã lừng danh thế giới như:
Nga
Systema hay Russian Martial Art là môn võ mà lính đặc nhiệm Nga thường sử dụng và sau này được huấn luyện rộng rãi trong Quần chúng, Quân đội và Cảnh sát. Systema được thành lập và truyền bá bởi Mikhail Ryabko (6-5-1961), nguyên là một Đại tá trong Quân Đội Nga và là Cố vấn đặc biệt của Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp. Ông cũng là Huấn luyện trưởng Lực lượng đặc nhiệm, Chỉ huy đội giải cứu con tin, Đội chống khủng bố và Đội chống tội phạm vũ trang của Bộ Nội Vụ Liên Bang Nga. Systema chính là môn võ không đòi hỏi tính kỹ thuật cao hay phải học thuộc các đòn thế, phân thế chiến đấu như các môn võ khác, chính vì vậy mà người tập luyện môn võ này rất tự tin khi chiến đấu đối kháng. Điều cần thiết là người tập cần thư giãn, thả lỏng và lắng nghe sự chuyển động của chính cơ thể mình và đối phương như chính tên gọi của nó (Systema - thấu hiểu chính mình). Môn võ này có điểm đặc biệt là sự nghiên cứu nhiều về kỹ thuật điểm huyệt cùng với đó là sự chú trọng vào hơi thở như Thái Cực Quyền của Trung Quốc và Aikido của Nhật Bản. Vì vậy nó trở nên cực kỳ lợi hại khi tấn công và hiệu quả rõ nét khi điều dưỡng và tự vệ bằng các đòn tay. Mỗi võ sĩ sẽ có cách phản ứng khác nhau tùy với hoàn cảnh, đó là điểm khác biệt lớn của Systema với hầu như toàn bộ các môn võ công khác trên thế giới. Tuy nhiên cách ra đòn của Systema thực sự rất hiệu nghiệm và hiểm độc, nếu muốn võ sĩ xẽ kết liễu đối thủ chỉ với một pha ra đòn, nhanh, mạnh, gọn ghẽ, độc đáo, bất ngờ..., võ sĩ Systema cũng có thể sử dụng các dụng cụ lao động hàng ngày để tự vệ, chiến đấu, hạ gục đối phương với những đòn thế lắt léo, nhanh gọn và vô cùng hiểm hóc, như (dao, búa, cành cây, sẻng, chĩa, cuốc, thìa...) nhiều người đã thật sự hoảng hốt khi nhìn thấy môn võ này trong thực chiến. Do Systema rất hiệu nghiệm trong thực chiến, vì vậy, không chỉ riêng Lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng môn võ này, mà nó cũng đã được Lực lượng của nhiều nước khác trên thế giới tập luyện và sử dụng bởi sự hướng dẫn từ những võ sư người Nga, chẳng hạn như Mĩ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Bỉ, Việt Nam...
Sambo được phát triển dựa trên sự kết tinh và tập hợp nền tảng của các nghệ thuật vật truyền thống của các dân tộc thuộc Liên bang Xô Viết, là môn võ có sự kết hợp Đông-Tây gồm Boxing, Pankration, Ssireum, Catch Wrestling, Savate, Judo, Jujutsu, Greco roman Wrestling, Kurash, Bökh và Alysh. Sambo chia làm 2 phong cách gồm Sport Sambo (tập trung vào bắt vật) và Combat Sambo (đánh theo lối võ tổng hợp).
Pháp
Quyền Pháp (Savate): được phát triển ở Pháp trong suốt thế kỷ 19, Savate ban đầu do các võ sĩ đường phố thực hiện bằng việc đeo các đôi giày hạng nặng đá vào đầu nhau. Trong thực tế, Savate là tiếng lóng của từ “chiếc giày cũ”. Savate bắt đầu di chuyển từ đường phố vào trong các trường dạy đấm bốc. Và vẫn còn là một loại hình thi đấu không vũ trang phổ biến ở Pháp. Được biết đến với những cú đá tàn bạo vào đầu và mặt cho đến khi hạ gục đối thủ.
La canne hay Canne de combat: võ gậy
Lutta corsa
Đấu kiếm Pháp
Philippines
Võ thuật Philippines ( FMA ) ( tiếng Philippines : Sining panlaban ng Pilipinas ) đề cập đến các phương pháp chiến đấu của người Mã Lai cổ đại và các phương pháp chiến đấu được sửa đổi mới hơn ở Philippines. Kễt hợp các yếu tố từ cả võ thuật phương Tây và phương Đông, các hình thức phổ biến nhất của chúng được gọi là Arnis, Eskrima và Kali. Võ thuật Philippines được coi là hệ thống tiên tiến nhất thiết được thực hành phổ biến trên thế giới và giờ là một thành phần cốt lõi trong một số chương trình đào tạo trong quân đội Hoa Kì, Nga, Ấn Độ...
Tây Ban Nha
Keysi Fighting Method hay Keysi sử dụng tư thế che chở hai cánh tay được gọi là The Pensador. Các đòn đánh được sử dụng trong khi ở vị trí The Pensador, từ cú đánh khuỷu tay đến cú đấm vào đầu, với mỗi đòn tấn công được thực hiện trong khi duy trì vị trí che chở của cánh tay phía trước đầu.
Thái Lan
Thái Lan nằm trên bán đảo Đông Dương, chịu ảnh hưởng của Phật giáo và nền văn hóa Ấn Độ, phong kiến Trung quốc. Nền võ thuật nước này chịu ảnh hưởng nhiều của võ thuật Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên khi người phương Tây đến đây, dấu ấn lớn nhất để lại là môn Muay Thái, nó hơi giống như kickboxing (Quyền cước) của người phương tây nhưng lại có nét đánh phù hợp của người phương đông. Hiểm với những đòn đánh cùi chỏ và đầu gối
Muay Thái (Quyền Thái)
Muay Boran
Ledrit
Krabi Krabong
Trung Quốc
Xem chi tiết Các Dòng Quyền Thuật Nam Bắc Trung Hoa tại Võ Thiếu Lâm
Trước kia trong đồng đạo võ lâm thường tôn vinh "bát đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Không Động, Thanh Thành, Hoa Sơn, Toàn Chân) hoặc "thất đại môn phái" (Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Côn Luân, Thanh Thành, Hoa Sơn,Toàn Chân) võ thuật Trung Hoa, trong đó Võ Thiếu Lâm được đề cao là ngôi sao Bắc đẩu. Gần đây nhất, trong cuốn Võ thuật thần kỳ của Trịnh Cần và Điền Vân Thanh, Trung Quốc, bản dịch được Nhà xuất bản Hà Nội, H. 1996 xuất bản, các tác giả khẳng định Trung Hoa bao gồm không dưới 500 võ phái khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là những phái chính:
Tượng Hình Quyền
Thái cực quyền
Võ Đang Quyền
Nội Gia Quyền
Bát Quái chưởng
...
Thiếu Lâm Quyền
Trường Quyền (Bắc Quyền) (Bắc Thiếu Lâm)
Tra Quyền
Hóa Quyền
Hoa Quyền
Pháo Quyền
Trốc Cước
Đàm Thoái
Phách Quải Quyền
Thông Bối Quyền
Phiên tử Quyền
Yến Thanh Quyền còn gọi là Mê Tông Quyền hay Mê Tung Quyền
Hình Ý Quyền còn gọi là Lục Hợp Quyền (Phái Thiếu Lâm Vy Đà)
Đường Lang Quyền
Ưng Trảo Quyền
Thiếu Lâm Bát Cực Quyền
...
Bát Cực Quyền(Gốc)
...
Nam Quyền (Nam Thiếu Lâm)
Hồng Gia Quyền
Bạch Hạc Quyền
Bạch Mi Quyền
Vịnh Xuân Quyền
Phật Gia Quyền
Thái Lý Phật
Châu Gia Quyền
Huỳnh Gia Thần Cước
...Tán thủ (Shanshou) môn võ theo lối hiện đại duy nhất của Trung Quốc
...
Các bộ môn quyền thuật trên trong khoảng 500 võ phái của khắp miền Nam Bắc Trung Hoa chính là xuất phát từ trong dân gian sau này được các môn đồ của Thiếu Lâm tích hợp vào hệ thống Thiếu Lâm Quyền và biến nó thành những hệ phái Bắc Thiếu Lâm và Nam Thiếu Lâm. Do vậy nói Bồ Đề Đạt Ma là sáng tổ ra võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa như nhiều võ sư xác tín liệu có chính xác và công bằng không trong khi võ Thiếu Lâm là một sự pha trộn và tích hợp giữa các bộ môn quyền thuật dân gian ở Trung Hoa và Ấn Độ. Chùa Thiếu Lâm và võ Thiếu Lâm thật ra chỉ có công tích hợp và hệ thống lại bởi các môn đồ xuất sắc của Thiếu Lâm Tự.
Các bộ môn quyền thuật của miền bắc Trung Hoa như Hình Ý Quyền, Bát Cực Quyền, Thông Bối Quyền, Mê Tung Quyền, Phách Quải Quyền,... đều có một tên chung là Trường Quyền. Các bộ môn quyền thuật của Nam Thiếu Lâm như Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm: Hồng gia (Hung gar), Lưu gia (Liu Gar), Lý Gia (Li Gar), Mạc Gia (Mo Gar) và Thái Gia (Choy Gar), Bạch Mi Quyền (còn gọi là Thiếu Lâm Bạch Mi), Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền gọi tắt là Vịnh Xuân Quyền... được gọi tất cả bằng một tên chung là Nam Quyền.
Do vậy cũng nên lưu ý rằng danh từ Trường Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền bắc Trung Hoa (sau này gọi là Bắc Thiếu Lâm), cũng như danh từ Nam Quyền không phải là một môn phái mà là khái niệm chỉ tất cả các bộ môn quyền thuật miền nam Trung Hoa (là Nam Thiếu Lâm).
Sau này người Trung Hoa thường có câu Thiên Hạ Công Phu Xuất Thiếu Lâm (tất cả các phái võ và các bộ môn quyền thuật nam bắc Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm).
Câu nói này chỉ đúng một nửa và cũng cho thấy rằng võ Thiếu Lâm không phải là cái nôi xuất xứ tất cả các phái võ khác mà phải nói ngược lại rằng nó (võ Thiếu Lâm) đã tích hợp các dòng võ khác và làm cho chính nó trở nên phong phú hơn và đa phong cách thể hiện. Võ Thiếu Lâm và võ thuật Trung Hoa nói chung là một công trình sáng tác của các thế hệ võ thuật ở Trung Hoa, trong đó có các môn đồ của chùa Thiếu Lâm.
Câu nói trên khiến nhiều người ngộ nhận rằng Trung Quốc là cái nôi võ thuật của thế giới.
Hàn Quốc
Taekwondo (Đài Quyền Đạo) môn phái đặc trưng với sự nhấn mạnh đòn chân.
Hapkido (Kyuc-too-ki hay Hợp Khí Đạo) môn võ tổng hợp, khai thác những ưu điểm của Taekwondo, Karatedo, Kendo, Aikido, Boxing thành một dạng võ tự vệ.
Tangsudo (Đường thủ đạo)
Sirum một môn vật truyền thống
Việt Nam
Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa, các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng: thứ nhất, sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú; thứ hai: bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay; thứ ba, bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản); thứ tư, kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người; thứ năm, tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạ đối phương. Danh sách chưa đầy đủ các phái võ Việt Nam (ở trong và ở ngoài nước Việt Nam) bao gồm:
Chú thích |
Văn Lãng là một huyện biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Địa lý
Huyện Văn Lãng nằm ở phía bắc tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Phía tây giáp huyện Bình Gia
Phía nam giáp huyện Văn Quan
Phía bắc giáp huyện Tràng Định.
Huyện Văn Lãng có diện tích 561 km², dân số năm 2018 là 54.800 người, dân số năm 2019 là 49.696 người. Huyện ly là thị trấn Na Sầm nằm trên đường quốc lộ 4, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về hướng tây bắc, cách thành phố Cao Bằng 95 km về hướng đông nam và cách Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 15 km về hướng tây bắc.
Hành chính
Huyện Văn Lãng có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Na Sầm (huyện lỵ) và 16 xã: Bắc Hùng, Bắc La, Bắc Việt, Gia Miễn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Thái, Nhạc Kỳ, Tân Mỹ, Tân Tác, Tân Thanh, Thành Hòa, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh.
Lịch sử
Huyện Văn Lãng được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Văn Uyên và Thoát Lãng.
Sau khi thành lập, huyện Văn Lãng bao gồm 2 thị trấn: Na Sầm, Đồng Đăng và 27 xã: An Hùng, Bắc La, Bảo Lâm, Bình Trung, Gia Miễn, Hành Thanh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Hội Hoan, Hồng Phong, Hồng Thái, Mỹ Cao, Nam La, Nhạc Kỳ, Phú Xá, Phượng Long, Song Giáp, Tân Lang, Tân Tác, Tân Thanh, Tân Việt, Tân Yên, Thành Hòa, Thụy Hùng A, Thụy Hùng B, Trùng Khánh, Trùng Quán.
Năm 1975, hợp nhất 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Văn Lãng thuộc tỉnh Cao Lạng và đến ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Văn Lãng thuộc tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập.
Ngày 10 tháng 6 năm 1981, tách 6 xã: Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung, Bảo Lâm, Thụy Hùng A (sau đổi lại xã Thụy Hùng), Song Giáp và thị trấn Đồng Đăng để sáp nhập vào huyện Cao Lộc; sáp nhập xã Hành Thanh và xã Phượng Long thành xã Thanh Long; sáp nhập xã Tân Yên và xã Mỹ Cao thành xã Tân Mỹ; đổi tên xã Thụy Hùng B thành xã Thụy Hùng.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Sáp nhập xã Nam La vào xã Hội Hoan
Giải thể 3 xã Tân Lang, Tân Việt và Trùng Quán
Sáp nhập thôn Thanh Hảo và một phần thôn Bó Củng thuộc xã Tân Lang, 7 thôn: Đoàn Kết, Lũng Thuông, Tồng Kịt, Nà Mành, Nà Liệt, Lũng Vài, Bản Vạc thuộc xã Trùng Quán, 4 thôn: Nà Cạn, Khòn Búm, Bó Mịn, Nà Là và một phần thôn Bản Quan thuộc xã Tân Việt cùng với toàn bộ xã An Hùng thành xã Bắc Hùng
Sáp nhập 5 thôn: Kéo Van, Pò Lâu, Tà Coóc, Khun Roọc, Bản Làng và một phần thôn Bó Củng thuộc xã Tân Lang, 6 thôn: Pàn Kinh, Nà Chồng, Pà Danh, Bản Gioong, Khun Gioong, Nà Chi thuộc xã Trùng Quán, 2 thôn: Nà Lẹng, Pá Mỵ và một phần thôn Bản Quan thuộc xã Tân Việt thành xã Bắc Việt
Sáp nhập 3 thôn: Tân Hội, Nà Cưởm, Nà Chà thuộc xã Tân Lang và 5 thôn: Thâm Mè A, Thâm Mè B, Khun Slam, Nà Khách, Lũng Cùng thuộc xã Hoàng Việt vào thị trấn Na Sầm.
Huyện Văn Lãng có 1 thị trấn và 16 xã trực thuộc như hiện nay.
Kinh tế
Toàn huyện có tổng số 44 trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hoàng Văn Thụ và chợ Hội Hoan.
Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800m so với mặt nước biển.
Danh nhân
Đây là quê hương của Hoàng Văn Thụ, một nhà cách mạng Việt Nam.
Chú thích |
Võ có thể đề cập đến:
Tên gọi khác của Vũ (họ)
Võ thuật
__ĐỊNHHƯỚNG__ |
Đây là danh sách quốc gia và lãnh thổ phụ thuộc theo diện tích đất liền, diện tích biển, và tổng diện tích.
Các mục trong danh sách này bao gồm, nhưng không giới hạn trong, những vùng trong tiêu chuẩn ISO 3166-1, bao gồm quốc gia có chủ quyền và lãnh thổ phụ thuộc. Toàn bộ 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và hai nước quan sát viên được xếp hạng. Danh sách cũng xếp hạng những quốc gia ít được công nhận không có trong ISO 3166-1. Diện tích của những nước ít được công nhận này thường được tính trong diện tích của những nước được công nhận rộng rãi tranh chấp chủ quyền vùng đó; xem cột "Ghi chú" của mỗi nước cho thông tin chi tiết.
Không có trong danh sách này là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với những vùng trên lục địa Nam Cực hoặc những tổ chức không coi nó như một quốc gia có chủ quyền hay lãnh thổ phụ thuộc, ví dụ như Liên minh châu Âu
Danh sách này liệt kê ba số đo diện tích:
Tổng diện tích: tổng của diện tích đất liền và diện tích nước nằm trong ranh giới quốc tế và đường bờ biển.
Diện tích đất liền: diện tích phần đất liền trong ranh giới quốc tế và đường bờ biển, không tính diện tích nước.
Diện tích nước: diện tích bề mặt của tất cả những vùng chứa nước (hồ tự nhiên, hồ chứa nước, và sông) trong ranh giới quốc tế và đường bờ biển. Bao gồm vùng nội thủy. Lãnh hải không được tính trừ khi được ghi chú cụ thể. Vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế không được tính.
Tất cả số liệu được lấy từ Cục Thống kê Liên Hợp Quốc trừ khi được ghi chú khác.
Bản đồ
Danh sách
Ghi chú: Các vùng lãnh thổ được liệt kê và xếp hạng là một phần của một nước có chủ quyền có thể được liệt kê một cách sơ sài; chúng được để trong các dấu ngoặc và in nghiêng.
Nguồn dữ liệu
Bảng thống kê công bố về diện tích của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của Liên Hợp Quốc năm 2007. |
Đài Tiếng nói Việt Nam (, viết tắt: VOV), là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Quốc hội, nhằm góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".
Hiện tại, VOV chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông với bốn loại hình truyền thông chính là phát thanh, truyền hình, báo in giấy và báo điện tử trực tuyến.
Quá trình thành lập
Bối cảnh lịch sử
Từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít bị diệt vong. Mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ở Đông Dương ngày càng căng thẳng, chờ thời cơ bùng nổ. Trong bầu không khí ấy, ở Việt Nam báo chí chưa đủ mạnh để nói rõ cho nhân dân thế giới biết thực trạng ở Việt Nam. Cả Đông Dương lúc đó chỉ có một số hãng Radio tư nhân nhỏ lẻ như Sindex Hải Phòng, Jai den xeniro, Siranoyoru ở Sài Gòn dùng để quảng cáo, thương mại nhưng hoàn toàn chưa có Đài Phát thanh Quốc gia.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một Đài Phát thanh Quốc gia. Ông Xuân Thủy, Ủy viên Ủy ban Cách mạng lâm thời Bắc Bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện.
Những cột mốc quan trọng
11:30 trưa ngày 7 tháng 9 năm 1945: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra đời. Nội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" trên nền nhạc bài "Diệt phát xít" của nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi.
1 tháng 6 năm 1946: Đài Tiếng nói Nam Bộ ra đời.
23 tháng 10 năm 1946: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã nói chuyện trực tiếp với người dân cả nước về Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam.
22 tháng 1 năm 1947: Đài phát thư Chúc Tết của Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (có lời dịch).
Tháng 4 năm 1949: Tổ chức bộ phận biên soạn tin trong nước cho các báo và các đài.
20 tháng 10 năm 1954: Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng chính thức từ Hà Nội.
7 tháng 9 năm 1955: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất.
1960: Thành lập Ban biên tập miền Nam.
1962: Chính phủ quyết định chuyển các máy phát sóng phát thanh cho Tổng cục Bưu điện để thống nhất quản lý kỹ thuật vô tuyến viễn thông vào một mối và theo cơ chế hạch toán. Đài Tiếng nói Việt Nam tập trung vào khâu biên tập đến ghi âm và truyền tín hiệu đến đầu đường cáp dẫn đến máy phát. Cũng trong năm này, Đài Tiếng nói Việt Nam được nâng cấp thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng chính phủ, tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam phân thành các ban biên tập tương đương cấp vụ, cục.
19 tháng 8 năm 1968: Chương trình phát thanh dành cho cộng đồng Việt kiều được bắt đầu phát sóng vào khoảng 00:00 (Giờ Việt Nam).
19 tháng 8 năm 1973: Đài Tiếng nói Việt Nam được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Cục Kỹ thuật phát thanh được tặng Huân chương chiến công hạng Nhất.
30 tháng 4 năm 1975: Quân Giải phóng tiếp quản Đài Vô tuyến Sài Gòn và Đài Truyền hình Sài Gòn. Đến buổi trưa, Đài phát tin Chiến dịch Hồ Chí Minh thành công. Chiều cùng ngày, Ban Truyền hình tách ra một bộ phận để tiến hành công việc chuẩn bị cơ sở truyền hình ở Giảng Võ.
16 tháng 6 năm 1976: Đài Truyền hình Trung ương chính thức phát sóng hàng ngày. Ban Lãnh đạo đổi tên là Ban Giám đốc. Đài Tiếng nói Việt Nam đổi tên là Đài Phát thanh - Truyền hình.
2 tháng 7 năm 1976: Cùng với việc đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lời xướng của Đài cũng được đổi thành: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" cho đến nay.
7 tháng 9 năm 1977: Chính phủ ban hành Nghị định thành lập Ủy ban Phát thanh và Truyền hình trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam.
1984: Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra khỏi cơ cấu của Ủy ban Phát thanh và Truyền hình, trực thuộc Ban Bí thư Trung ương Đảng.
30 tháng 4 năm 1987: Ủy ban Phát thanh và Truyền hình chính thức giải thể, Đài Tiếng nói Việt Nam cùng với Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam trở thành 3 cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 71-HĐBT, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Đài Tiếng nói Việt Nam.
1990: Phát sóng kênh âm nhạc VOV3 trên tần số 100 MHz, bắt đầu phát song song hai kênh VOV1 và VOV3.
1991: Bắt đầu phát sóng kênh VOV2.
1995: Chuyển tần số của VOV3 từ 100 MHz sang 102.7 MHz tại Hà Nội.
7 tháng 9 năm 1995: Bắt đầu phát sóng kênh VOV5 (FM 91 MHz tại Hà Nội và FM 91 MHz tại TP.HCM) và VOV6.
1997: Bắt đầu phát sóng chuẩn FM Stereo trên kênh VOV3.
2 tháng 11 năm 1998: Báo "Tiếng nói Việt Nam", tờ báo viết của Đài Tiếng nói Việt Nam ra số đầu tiên.
3 tháng 2 năm 1999: Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát thanh trực tuyến trên mạng Internet.
1999–2003: Khai trương các Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thái Lan (1999), Pháp (2000), Nga (2001), Trung Quốc (2001), Ai Cập (2002), Nhật Bản (2003).
1 tháng 10 năm 2004: Bắt đầu phát sóng kênh VOV4 phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số.
20 tháng 9 năm 2006: Phát sóng Xone FM trên VOV3.
Tháng 8 năm 2008: Kênh VOV6 ngừng phát sóng.
7 tháng 9 năm 2008: Hệ Phát thanh có hình (VOV TV) chính thức phát sóng.
11:00 ngày 18 tháng 5 năm 2009: Phát sóng thử nghiệm kênh phát thanh VOV Giao thông Hà Nội trên tần số FM 91 MHz. Kênh phát sóng chính thức vào ngày 21 tháng 6 cùng năm và cũng thời điểm này, kênh VOV5 chuyển tần số từ 91 MHz lên 105,5 MHz.
15 tháng 12 năm 2009: Kênh VOV Giao thông TP.HCM phát thử nghiệm trên sóng FM tần số 91 MHz. Đến ngày 2 tháng 1 năm 2010, kênh lên sóng chính thức và cũng thời điểm này, kênh VOV5 chuyển tần số từ 91 MHz lên 105,7 MHz.
7 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2010: VOV3 chính thức lên sóng tần số 102,7 MHz tại TP.HCM
24 tháng 5 năm 2012: Hệ Phát thanh có hình (VOV TV) lấy tên gọi mới là Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam.
2 tháng 6 năm 2015: Chính thức tiếp nhận Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tháng 6 năm 2015: Kênh phát thanh FM Cảm xúc lên sóng trên tần số FM 89 MHz.
1 tháng 10 năm 2015: Lên sóng thử nghiệm kênh phát thanh tiếng Anh (VOV Tiếng Anh 24/7) trên sóng FM, tần số 104 MHz tại Hà Nội. Kênh phát sóng chính thức từ ngày 6 tháng 11 cùng năm.
27 tháng 2 năm 2017: Phát sóng kênh phát thanh chuyên biệt về Sức khỏe - Môi trường - An toàn thực phẩm (VOV FM 89) trên tần số FM 89 MHz, thay thế cho kênh FM Cảm xúc.
25 tháng 6 năm 2017: Lên sóng kênh Mekong FM trên tần số 90 MHz.
15 tháng 7 năm 2018: Tái phát sóng Xone FM trên kênh VOV FM 89.
5 tháng 12 năm 2018: Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam được chuyển đổi thành kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hóa - Du lịch (VOV Vietnam Journey), đồng thời chịu sự đồng quản lý bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4 tháng 9 năm 2020: Chính thức thay đổi hệ thống nhận diện nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời ra mắt trang web vovlive.vn.
Nhạc hiệu và lời xướng
Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời gọi là "nhạc hiệu" của Đài cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc. Nhạc hiệu của Đài là bài Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, được dùng từ khi thành lập Đài cho đến nay.
Lời xướng của Đài dùng từ buổi phát thanh đầu tiên (7 tháng 9 năm 1945) đến ngày 1 tháng 7 năm 1976 (do Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân thể hiện):
Lời xướng dùng từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay (do Hà Phương và Hoàng Yến thể hiện):
Các loại hình truyền thông đa phương tiện
Phát thanh
VOV1 (Kênh Thời sự): Phát sóng từ ngày 7 tháng 9 năm 1945. Từ đầu năm 2004, VOV1 phát sóng từ 04h45 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung, sóng FM phủ khắp cả nước.
VOV2 (Kênh Văn hoá - Xã hội): Phát sóng từ ngày 7 tháng 9 năm 1991. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010, VOV2 phát sóng từ 04h45 đến 24h00 hàng ngày trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước.
VOV3 (Kênh Âm nhạc): Phát sóng lần đầu tiên vào 07h00 ngày 7 tháng 9 năm 1990 trên tần số FM 100.0 MHz. Năm 1995, VOV3 đổi sang tần số FM 102.7 MHz tại Hà Nội. VOV3 được phủ sóng FM trên toàn quốc với thời lượng 24/24h hằng ngày. Trước đó, kênh còn phát sóng các chương trình của Xone FM vào các khung giờ từ 6h đến 9h, từ 17h đến 23h (từ 2006-2018) và The One Radio vào các khung giờ từ 6h đến 9h, từ 17h đến 21h và từ 22h đến 23h (2018-2023).
Từ lúc 4h45 sáng 30 tết (hoặc 29 tết), cả 3 kênh VOV1, VOV2, VOV3 sẽ nhập sóng!
VOV4 (Kênh phát thanh Dân tộc): Phát sóng từ 1 tháng 10 năm 2004. Hiện nay, VOV4 sản xuất và phát sóng bằng 11 tiếng dân tộc thiểu số tại các khu vực là: tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Thái (trung du và miền núi Bắc Bộ), tiếng Cơ Tu (miền Trung), tiếng Ê Đê, tiếng Gia Rai, tiếng Ba Na, tiếng Xơ Đăng, tiếng K’Ho, tiếng M'Nông (Tây Nguyên), tiếng Chăm (Đông Nam Bộ) và tiếng Khmer (Đồng bằng sông Cửu Long), cùng một số chương trình bằng tiếng phổ thông. Các chương trình của hệ VOV4 được phát trên sóng ngắn, sóng trung và sóng FM.
VOV5 (Kênh phát thanh Đối ngoại): Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 9 năm 1995. Hiện nay, VOV5 sản xuất và phát sóng bằng 13 ngôn ngữ: tiếng Việt (dành cho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài), tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Khmer (Campuchia), tiếng Indonesia và tiếng Hàn. Các chương trình phát thanh của VOV5 được phát trên sóng ngắn và sóng trung sang châu Âu, Bắc Mỹ, một phần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần châu Phi. Tất cả các chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng nước ngoài của hệ VOV5 cũng được phát ở trong nước trên sóng FM tần số 105,5 MHz tại Hà Nội, sóng FM tần số 105,7 MHz tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh.
VOV6 (Kênh Văn học - Nghệ thuật): Phát sóng từ năm 1995 đến 2008. VOV6 là tên gọi ban đầu của Hệ Phát thanh Đối ngoại (hiện nay là Kênh Phát thanh Đối ngoại - VOV5). Từ năm 2018, VOV6 là kênh phát thanh chuyên biệt về văn học, nghệ thuật. Hiện nay kênh VOV6 đang phát chung với kênh VOV2 trên tần số 96,5 MHz.
Hệ thống kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOV GT):
Kênh VOV GT Hà Nội;
Kênh VOV GT TP.HCM;
Kênh Mekong FM: Phát sóng từ ngày 25 tháng 6 năm 2017 trên sóng FM tần số 90 MHz, phủ sóng các tỉnh miền Tây Nam Bộ với thời lượng phát thanh 19 giờ (5:00–24:00). Kênh cung cấp các thông tin về đời sống của người dân miền Tây sông nước;
Kênh VOV GT Duyên Hải: Phát sóng từ năm 2020 để phục vụ khán giả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cung cấp thông tin về đời sống khu vực miền Trung trên sóng FM 102 MHz.
Kênh VOV Tiếng Anh 24/7: Bắt đầu phát sóng thử nghiệm tại Hà Nội từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 trên sóng FM tần số 104 MHz, chính thức phát sóng từ sáng ngày 6 tháng 11 năm 2015Bích Lan, VOV chính thức ra mắt Kênh tiếng Anh 24/7, Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016.
Kênh VOV FM 89 (Sức khoẻ - Môi trường - An toàn thực phẩm): Phát sóng từ ngày 27 tháng 2 năm 2017 trên sóng FM tần số 89 MHz tại Hà Nội, Đà Nẵng,Thành phố Hồ Chí Minh & Cần Thơ; thay thế kênh phát thanh FM Cảm xúc. Thời lượng 17 giờ trong ngày (6:00–23:00). Cung cấp thông tin sức khoẻ, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ tháng 4/2023, kênh chính thức ngừng phát sóng.
Truyền hình
Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào tối 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam). Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương, đến năm 1987 thì đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có:
Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV): Tiền thân là Hệ phát thanh có hình - Đài Tiếng nói Việt Nam, bắt đầu phát sóng thử nghiệm từ chiều 7 tháng 9 năm 2008, phát trên kênh 38 UHF tại Hà Nội. Sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động truyền hình cho Đài Tiếng nói Việt Nam bằng quyết định số 871/GP–BTTT ký ngày 23 tháng 5 năm 2012, ngày 24 tháng 5 cùng năm, Hệ phát thanh có hình đổi tên thành Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong giai đoạn 2018–2020, kênh được chuyển đổi thành kênh truyền hình chuyên biệt về Văn hóa - Du lịch (VOV Vietnam Journey). Đây là kênh truyền hình được hình thành trên cơ sở hợp tác giữa Đài Tiếng nói Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chịu sự quản lý của hai cơ quan này. Từ 18:00 ngày 5 tháng 11 năm 2020, VOV Vietnam Journey chính thức trở lại tên gọi VOVTV, đồng thời ra mắt bộ nhận diện mới của kênh.
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC: Trước đây Đài trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Tháng 1 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng chấp thuận đề nghị của Đài Tiếng nói Việt Nam cho sáp nhập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC vào Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngày 2 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam. Sáng 27 tháng 6 năm 2015, trong lễ bàn giao Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến đã ký kết biên bản bàn giao nguyên trạng Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
Báo chí
Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (thời điểm báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy:
Báo điện tử VOV: Một trong những cơ quan nhà đài trực tuyến của VOV hoạt động từ ngày 3 tháng 9 năm 1999.
Báo điện tử VTC, hay còn gọi là VTC News, hoạt động từ ngày 7 tháng 7 năm 2008. Kể từ khi VTC sáp nhập vào VOV năm 2015, báo điện tử này cũng như cả hệ thống cơ quan của VTC trở thành một bộ phận của VOV.
Báo Tiếng nói Việt Nam (báo viết): một trong những báo in của VOV, ra số đầu tiên vào ngày 2 tháng 11 năm 1998.
Chương trình
Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo hiện tại
Tổng Giám đốc: Đỗ Tiến Sỹ
Phó Tổng Giám đốc:
Trần Minh Hùng;
Ngô Minh Hiển;
Phạm Mạnh Hùng;
Vũ Hải Quang.
Tổng Giám đốc qua các thời kỳ
Trần Lâm – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1945–1988), Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh – Truyền hình (1977–1987);
Phan Quang – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1988–1996);
Trần Mai Hạnh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (1996–2002);
Vũ Văn Hiền – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2002–2011);
Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2011–2016);
Nguyễn Thế Kỷ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2016–2021).
Đỗ Tiến Sỹ – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (2021–nay).
Các phòng, ban trực thuộc
Khối Biên tập
Ban Thời sự (VOV1) - Trưởng ban: Nguyễn Vũ Duy
Ban Văn hóa - Xã hội (VOV2) - Trưởng ban: Vũ Thị Tuyết Mai
Ban Âm nhạc (VOV3) - Trưởng ban: Doãn Trường Nguyên
Ban Dân tộc (VOV4) - Trưởng ban: Tạ Đức Toàn
Ban Đối ngoại (VOV5) - Trưởng ban: Nguyễn Tiến Long
Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) - Trưởng ban: Trần Nhật Minh
Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) - Giám đốc: Phạm Hoài Nam
Kênh VOV Giao thông (VOV Giao thông) - Giám đốc: Trang Công Tiến
Báo Tiếng nói Việt Nam - Tổng Biên tập: Đặng Quang Thương
Báo điện tử VOV - Tổng Biên tập: Ngô Thiệu Phong
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC - Giám đốc: Trần Đức Thành
Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam (trước kia là Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam) - Giám đốc: Hoàng Ngọc Sơn
Khối Kỹ thuật
Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh Truyền hình - Giám đốc: Lê Đình Lam
Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình - Giám đốc: Dương Thị Minh Hằng
Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ truyền thông (R&D) - Giám đốc: Dương Hồng Hải
Khối Quản lý
Văn phòng - Chánh Văn phòng: Nguyễn Văn Chí
Ban Tổ chức Cán bộ - Trưởng ban: Lê Văn Phúc
Ban Thư ký Biên tập - Trưởng ban: Đồng Mạnh Hùng
Ban Kế hoạch - Tài chính - Trưởng ban: Nguyễn Hoàng Giang
Ban Hợp tác Quốc tế - Trưởng ban: Nguyễn Thúy Hoa
Văn phòng Đảng ủy, Đoàn thể - Chánh Văn phòng: Bùi Hữu Hanh
Ban Quản lý dự án
Khối Doanh nghiệp
Tổng Công ty Phát triển Phát thanh Truyền hình Thông tin EMICO - Chủ tịch HĐQT: Ngô Xuân Thi
Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền thông (VOVAMS) - Giám đốc: Nguyễn Kha Thoa
Khối Đào tạo
Trường cao đẳng phát thanh truyền hình 1 (tại Phủ Lý, Hà Nam) - Phó Hiệu trưởng phụ trách: Nguyễn Văn Sơn
Trường cao đẳng phát thanh truyền hình 2 (tại Thành phố Hồ Chí Minh) - Hiệu trưởng: Nguyễn Hồng Hải
Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Truyền thông (VOV/VTC) (tại Hà Nội)
Khối Cơ quan thường trú
Cơ quan thường trú trong nước:
Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc (tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) - Giám đốc: Nguyễn Mạnh Thắng
Cơ quan thường trú khu vực Đông Bắc (tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) - Giám đốc: Nguyễn Thành Chung
Cơ quan thường trú khu vực Miền Trung (tại thành phố Đà Nẵng) - Giám đốc: Phạm Tấn Tư
Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên (tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - Giám đốc: Vũ Hải Định
Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh - Giám đốc: Nguyễn Ngọc Năm
Cơ quan thường trú khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (tại thành phố Cần Thơ) - Giám đốc: Đỗ Thái Hùng
Cơ quan thường trú nước ngoài:
Cơ quan thường trú tại Bangkok, Thái Lan - Trưởng đại diện: Lê Quang Trung
Cơ quan thường trú tại Paris, Pháp - Trưởng đại diện: Bùi Nguyễn Quang Dũng
Cơ quan thường trú tại Moscow, Nga - Trưởng đại diện: Nhữ Anh Tú
Cơ quan thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc - Trưởng đại diện: Ngô Thị Bích Thuận
Cơ quan thường trú tại Cairo, Ai Cập - Trưởng đại diện: Phan Ngọc Thạch
Cơ quan thường trú tại Tokyo, Nhật Bản - Trưởng đại diện: Bùi Mạnh Hùng
Cơ quan thường trú tại Washington D.C, Mỹ - Trưởng đại diện: Nguyễn Phạm Huân
Cơ quan thường trú tại Campuchia - Trưởng đại diện: Nguyễn Văn Đỗ
Cơ quan thường trú tại Lào - Trưởng đại diện: Trần Minh Tuấn
Cơ quan thường trú tại Cộng hòa Séc - Trưởng đại diện: Vũ Hải Đăng
Cơ quan thường trú tại Australia - Trưởng đại diện: Đỗ Việt Nga
Cơ quan thường trú tại Jakarta, Indonesia - Trưởng đại diện: Trần Hương Trà
Cơ quan thường trú tại Ấn Độ - Trưởng đại diện: Phan Thanh Tùng
Tranh cãi
Đưa tin sai
Sáng 19 tháng 1 năm 2021, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình ông, kể cả bản thân Trần Tiến ngỡ ngàng và bức xúc trước thông tin thất thiệt được lan truyền: "Từ sáng giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ mọi người. Tôi cũng bất ngờ, tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết? Sau khi sự việc xảy ra, trang Fanpage chính thức của đài đã gửi lời xin lỗi chính thức tới nhạc sĩ.
Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam bị tấn công mạng
Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng" và “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm”, nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy". Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.
Đến sáng 13 tháng 6, báo điện tử VOV bị tấn công mạng khiến cho việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13 giờ cùng ngày, Báo Điện tử VOV đã bị tấn công mạng khiến bạn đọc không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.
Ngay sau đó, VOV đã khẩn cấp liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp giải quyết, xử lý những sai phạm của các đối tượng quá khích khi cố tình tấn công các nền tảng kỹ thuật của một cơ quan truyền thông quốc gia.
Vinh danh
Trải qua hơn 70 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng những huân chương và danh hiệu cao quý:
Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất (1958)
Huân chương Lao động hạng nhất (1960)
Huân chương Kháng chiến hạng nhất (1973)
Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất (1973)
Huân chương Lao động hạng Nhất (1980)
Huân chương Hồ Chí Minh (1990)
Huân chương Sao vàng (1995)
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2001)
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2009)
Huân chương Hồ Chí Minh (2010)
Logo |
Kinh (經 - đường dọc, sợi thẳng) là đường chính đi thông mọi chỗ. Lạc (絡 - đan lưới, mạng) là những nhánh phân ra từ Kinh.
Kinh Lạc làm thành một mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bố khắp toàn thân. Kinh Lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker đã chụp hình được các đường Kinh Lạc bằng một máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào một số huyệt một dung dịch chứa Tecnetic (một hoá chất có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy: Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh được miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại, nếu tiêm vào một điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại một chỗ, không hề lan tỏa.
Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các Kinh châm cứu được chụp ảnh hoàn toàn không tương ứng với đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các Kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.
Hệ thống Kinh chính gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí: Thủ Thái Âm Phế Kinh, Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh, Túc Dương Minh Vị Kinh, Túc Thái Âm Tỳ Kinh, Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh, Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh, Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh, Túc Thiếu Âm Thận Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh, Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh, Túc Thiếu Dương Đởm Kinh, Túc Quyết Âm Can Kinh.
12 đường Kinh chính, liên hệ trực tiếp đến tạng phủ, được chia thành bốn phần theo các chức năng của chúng.
Thủ tam âm
Thủ tam âm là ba đường kinh âm trong cánh tay, thuộc lý, dẫn chân khí từ ngực vào tay, bao gồm:
Thủ Thái Âm Phế (手太陰肺經)
Thủ Quyết Âm Tâm Bào (手厥陰心包經)
Thủ Thiếu Âm Tâm (手少陰心經)
Thủ tam dương
Thủ tam dương là ba đường kinh dương nằm mặt ngoài cánh tay, thuộc biểu, dẫn chân khí từ tay chạy lên đầu, bao gồm:
Thủ Dương Minh Đại Trường (手陽明大腸經)
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu (手少陽三焦經)
Thủ Thái Dương Tiểu Trường (手太陽小腸經)
Túc tam dương
Túc tam dương là ba đường kinh dương nằm ngoài và phía sau đùi, thuộc biểu, dẫn chân khí chạy từ đầu xuống chân, bao gồm:
Túc Dương Minh Vị (足陽明胃經)
Túc Thiếu Dương Đởm (足少陽膽經)
Túc Thái Dương Bàng Quang (足太陽膀胱經)
Túc tam âm
Túc tam âm là ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi, thuộc lý, dẫn chân khí chạy từ chân lên bụng, bao gồm:
Túc Thái Âm Tỳ (足太陰脾經)
Túc Quyết Âm Can (足厥陰肝經)
Túc Thiếu Âm Thận (足少陰腎經) |
Mạch còn gọi là bát mạch là tám đường lớn chứa chân khí trong con người. Các mạch cắt ngang các đường kinh để tăng cường sự liên kết và lưu thông khí huyết. Tám mạch bao gồm:
Đốc mạch ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.
Nhâm mạch ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.
Xung mạch còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.
Đới mạch chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.
Âm kiêu mạch bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.
Dương kiêu mạch bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.
Âm duy mạch từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.
Dương duy mạch từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt. |
Xin xem các mục từ khác có cùng tên ở Lạc (định hướng).
Lạc (絡 - đan lưới, mạng) trong Đông y là những nhánh phân ra từ Kinh.
Các tài liệu kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là: 12 Lạc của 12 Kinh, 1 Đại Lạc của Tỳ, 2 Lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch. Những Lạc nhỏ là các Tôn Lạc, Phúc Lạc chạy khắp thân thể không được tính đến.
Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm hai loại Lạc Mạch là Lạc dọc và Lạc ngang.
Lạc dọc: là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính (Trung Y Học Khái Luận).
Lạc ngang: (Sách Trung Y Học Khái Luận gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và nguyên huyệt của hai đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.
Xét kỹ về Lạc Mạch, có thể nhận thấy:
+ Lạc ngang: đa số khu trú ở khủyu tay, bàn tay và bàn chân.
+ Lạc dọc: đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.
+ Tôn Lạc: đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.
Thủ Thái Âm Phế Kinh bắt đầu từ trung tiêu đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay rồi chấm dứt ở đầu ngón tay cái.
Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một xuống ruột già, một lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.
Túc Dương Minh Vị Kinh bắt đầu từ cạnh mũi một đằng chạy lên đầu, một xuống ngực, bụng đùi chân rồi kết thúc ở ngón chân cái.
Túc Thái Âm Tỳ Kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một lên vai qua cổ tới lưỡi, một từ dạ dày qua hoành cách mạc chấm dứt ở tim.
Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh bắt đầu từ tim chia thành ba nhánh, một qua hoành cách mạc xuống ruột non, một theo thực quản lên mắt, một qua phổi tới ngón tay út.
Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh bắt đầu từ đầu ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại trung chia thành hai nhánh, một xuống ruột non, một lên mặt đi vào tai.
Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống rồi chia làm hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.
Túc Thiếu Âm Thận Kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân lên đùi chia thành hai nhánh, một lên phổi, một lên lưỡi.
Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy sang cánh tay tới ngón tay giữa.
Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh, một nối liền tam tiêu, một lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.
Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.
Túc Quyết Âm Can Kinh bắt đầu từ ngón chân cái một chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng, một chạy lên cổ đầu mắt vòng qua đầu để gặp Đốc mạch.
Đốc mạch
Nhâm mạch
Đại Lạc của Tỳ |
Đại hội cổ đông là cuộc họp thường kỳ (thường là một năm) hoặc bất thường của các cổ đông của một công ty cổ phần để:
tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính (fiscal year);
biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới; và/hoặc
giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển công ty.
Bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kì |
Lãnh thổ Tây Bắc (tiếng Anh: Northwest Territory), còn được gọi Cựu Tây Bắc (Old Northwest) và Lãnh thổ Tây Bắc Sông Ohio (Territory North West of the Ohio), là chính phủ và miền của Hoa Kỳ ngày xưa. Được Quốc hội Lục địa thông qua ngày 13 tháng 7 năm 1787, Sắc lệnh tây bắc (Northwest Ordinance) thành lập chính phủ trong các lãnh thổ và đặt quá trình và điều kiện để trở thành tiểu bang. Ngày 7 tháng 8 năm 1789, Quốc hội Hoa Kỳ khẳng định Đạo luật này với một số sửa đổi trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Lãnh thổ này bao gồm tất cả những vùng của Hoa Kỳ về phía tây của Pennsylvania và về phía tây bắc của sông Ohio. Nó gồm cả tiểu bang Ohio, Indiana, Illinois, Michigan, và Wisconsin ngày nay, cùng với phía đông của Minnesota. Miền này trải ra hơn 673.000 km² (260.000 dặm vuông).
Mối liên hệ về lãnh thổ
Các tiểu bang Hoa Kỳ nhượng bộ tuyên bố chủ quyền tại vùng đất sau này trở thành Lãnh thổ Tây Bắc:
Tiểu bang New York, 1780–1782
Thịnh vượng chung Virginia, 1781–1784
Thịnh vượng chung Massachusetts, 1784–1785
Tiểu bang Connecticut, 1786 and 1800
Các lãnh thổ của Hoa Kỳ bao trùm phần đất mà trước đây từng là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc:
Lãnh thổ Indiana, 1800–1816
Lãnh thổ Michigan, 1805–1837
Lãnh thổ Illinois, 1809–1818
Lãnh thổ Wisconsin, 1836–1848
Lãnh thổ Minnesota, 1849–1858
Các tiểu bang Hoa Kỳ bao trùm phần đất mà trước đây từng là một phần của Lãnh thổ Tây Bắc:
Tiểu bang Ohio, 1803
Tiểu bang Indiana, 1816
Tiểu bang Illinois, 1818
Tiểu bang Michigan, 1837
Tiểu bang Wisconsin, 1848
Tiểu bang Minnesota, 1858 |
Đại thực bào (tiếng Anh: "macrophage") là những tế bào bạch cầu, phân nhóm thực bào, có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch không đặc hiệu cũng như hệ miễn dịch đặc hiệu ở động vật có xương sống. Vai trò chính của chúng là thực bào các thành phần cặn bã của tế bào và các tác nhân gây bệnh. Một vai trò quan trọng của đại thực bào là chúng đóng vai trò các tế bào trình diện kháng nguyên khởi động đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể. Đại thực bào có thể lưu hành tự do trong máu hay cố định tại các tổ chức, tại đây chúng có tên gọi khác nhau.
Vòng đời
Các đại thực bào được biệt hóa từ các monocyte là những tế bào thực bào có nguồn gốc từ tủy xương. Một khi tế bào monocyte vượt qua nội mô mạch máu để đi vào các tổ chức bị tấn công, nó trải qua một loạt các biến đổi quan trọng để trở thành đại thực bào. Quá trình hấp dẫn tế bào monocyte lưu động vào các tổ chức tốn thương thực hiện thông qua cơ chế hóa ứng động. Cơ chế này được khởi phát bởi các sự kiện khác nhau tùy theo hoàn cảnh mà chủ yếu là các tế bào bị tổn thương hay các tác nhân gây bệnh sản xuất ra các chất hóa học hấp dẫn đại thực bào. Tại chỗ tổn thương, các tế bào phì hoặc dưỡng bào (mast cell) và các tế bào ưa kiềm phóng thích các chất histamine, các đại thực bào cũng tiết ra các chất cytokine. Tất cả các chất này đều có tính hấp dẫn đại thực bào.
Các bạch cầu đa nhân trung tính là những thực bào tập trung sớm nhất đến vị trí nhiễm trùng. Tuy nhiên các tế bào này có đời sống khá ngắn ngủi chỉ trong vài ngày. Trong khi đó các đại thực bào có đời sống kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Một điểm đặc biệt cần lưu ý là các đại thực bào không có khả năng phân chia mà chỉ là dạng trưởng thành của các monocyte có nguồn gốc từ tủy xương.
Chức năng
Hiện tượng thực bào
Một trong những vai trò quan trọng nhất của đại thực bào là loại bỏ các thành phần hoại tử và bụi trong phổi. Loại bỏ các tế bào chết đóng vai trò rất quan trọng trong hiện tượng viêm. Trong giai đoạn sớm của viêm, thành phần tế bào viêm chủ yếu là các tế bào hạt trung tính (bạch cầu đa nhân trung tính). Các tế bào này sau khi thực hiện nhiệm vụ thực bào hoặc sẽ bị chết hoặc già đi và trở thành tế bào mủ. Đại thực bào có nhiệm vụ thực bào các tế bào già cỗi và tổn thương này để làm sạch tổ chức.
Việc loại bỏ bụi cũng như các tổ chức hoại tử được thực hiện một cách hiệu quả nhờ các đại thực bào cố định ở tổ chức. Chúng cư trú tại các vị trí chiến lược như phổi, gan, thần kinh, xương, lách và tổ chức liên kết nhờ đó chúng có thể nhanh chóng bắt giữ các vật lạ như bụi và các tác nhân gây bệnh đồng thời cũng có thể kịp thời phát tín hiệu kêu gọi sự hỗ trợ của các đại thực bào di động khác.
Một khi các đại thực bào bắt giữ các tác nhân gây bệnh, các tác nhân này sẽ nằm trong các không bào. Không bào này sau đó sẽ hòa màng với tiêu thể (lysosome). Bên trong các tiêu thể, các enzyme cũng như các gốc oxy tự do độc sẽ tiêu hủy tác nhân xâm nhập này. Tuy nhiên, một số vi khuẩn như trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis có khả năng đề kháng với sự tiêu hóa trong tiêu thể. Trong trường hợp này, chính đại thực bào lại trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh.
Cùng với các tế bào chết theo chu trình (natural killer cell) và các tế bào T hay độc tế bào, đại thực bào đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch qua trung gian tế bào.
Vai trò trong miễn dịch tự nhiên
Một khi đại thực bào được hoạt hóa bởi sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh, nó sẽ phóng thích một loạt các cytokine. Các phân tử này phát huy tác dụng trên nhiều loại tế bào miễn dịch khác nhau. Đây là cơ sở của đáp ứng miễn dịch tiên thiên của cơ thể đối với nhiễm trùng. Các cytokine chính được phóng thích bởi đại thực bào gồm:
Interleukin-1
IL-1 có tác dụng hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu, hoạt hóa các tế bào lympho, gây tổn thương tổ chức tại chỗ tạo điều kiện cho các tế bào thực hiện miễn dịch đi vào các vùng này. IL-1 cũng có tác dụng gây sốt và sản xuất IL-6.
Yếu tố hoại tử khối u α (Tumor Necrosis Factor α: TNF α)
Hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu và tăng tính thấm thành mạch. Hiệu ứng này làm tăng các IgG, bổ thể và các tế bào đi vào tổ chức gây viêm cục bộ. TNF α còn có tác dụng toàn thân như gây sốt, huy động các chất chuyển hóa và gây sốc.
Interleukin-6
Hoạt hóa các tế bào lympho, tăng sản xuất kháng thể. Tác dụng toàn thân quan trọng của IL-6 là gây sốt và đặc biệt nhất là kích thích sản xuất các protein của đáp ứng pha cấp.
Interleukin-8
Là một yếu tố hóa ứng động hấp dẫn các bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa kiềm và tế bào T đến ổ nhiễm trùng.
Interleukin-12
Hoạt hóa các tế bào NK, kích thích quá trình biệt hóa của các tế bào CD4 thành các tế bào T hỗ trợ (helper T cell).
Vai trò trong miễn dịch đặc hiệu
Sau khi bắt giữ và tiêu hóa tác nhân gây bệnh, đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên của các tác nhân này cho các tế bào T hỗ trợ (helper T cell) tương ứng. Quá trình trình diện kháng nguyên này rất phức tạp và tinh tế, được thực hiện thông qua phức hợp tương thích mô chính lớp II (major histocompatibility complex class II: MHC II). Nhờ phức hợp này mà các tế bào T hỗ trợ có thể tiếp cận với đại thực bào, nhận diện được các kháng nguyên trên bề mặt đại thực bào. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
Kết quả của quá trình trình diện kháng nguyên này là sự sản xuất các kháng thể đặc hiệu. Các kháng thể đặc hiệu này sẽ gắn với các kháng nguyên tương ứng của tác nhân gây bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho các đại thực bào cũng như các tế bào thẩm quyền miễn dịch khác tiếp cận và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Hiện tượng này còn được gọi là opsonin hóa. Hiện tượng opsonin hóa có thể tạo nên phức hợp tấn công màng gây ly giải tế bào vi khuẩn và tạo điều kiện áp sát và bắt giữ các tác nhân gây bệnh này bởi đại thực bào, tế bào T độc tế bào.
Vai trò sinh lý bệnh của đại thực bào
Do đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực bào của cơ thể, đại thực bào có liên quan trong một số tình trạng bệnh lý do miễn dịch. Ví dụ các đại thực bào tham gia vào quá trình hình thành u hạt (granuloma), các tổn thương viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong hội chứng đáp ứng viêm hệ thống và trong nhiễm trùng huyết, đại thực bào phóng thích các cytokine gây viêm mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình bệnh sinh của các hội chứng này.
Trong một số bệnh lý hiếm gặp, tình trạng suy giảm miễn dịch có liên quan đến suy giảm chức năng của đại thực bào cũng như khả năng thực bào không hiệu quả.
Đại thực bào là tế bào chủ đạo trong việc hình thành các tổn thương tiến triển trong chứng xơ vữa động mạch.
Trong đáp ứng với cúm, đại thực bào được tập trung tại hầu họng. Tuy nhiên sự tập trung này có hại hơn là có lợi. Các đại thực bào này không chỉ tiêu diệt các tế bào nhiễm virus cúm mà chúng còn tiêu diệt cả những tế bào lành xung quanh đó.
Đại thực bào cũng có liên quan trong nhiễm HIV. Cũng giống như tế bào T, đại thực bào có thể trở thành ổ chứa để các virus này tiếp tục nhân lên.
Các đại thực bào cố định
Như đã đề cập ở trên, đại bộ phận quân số đại thực bào đồn trú tại các vị trí chiến lược nơi thường xảy ra sự đột nhập của các tác nhân gây bệnh cũng như bụi môi trường. Một khi đã cư trú ở các tổ chức đặc biệt thì tên của các đại thực bào cũng thay đổi. Dưới đây là các ví dụ điển hình:
Phổi: Đại thực bào phế nang (alveolar macrophage) hay còn gọi là các tế bào bụi (dust cell).
Tổ chức liên kết: Mô bào (histiocyte).
Gan: Tế bào Kupffer.
Thần kinh: Tế bào đệm nhỏ hoặc vi bào đệm (microglia).
Xương: Hủy cốt bào (osteoclasts).
Lách: Tế bào lót xoang.
Dưới da: Tế bào Langerhans. |
Quốc kỳ Iran tiếng Ba Tư: پرچم ایران, Parcham-e Irân) hiện nay có ba dải ngang bằng nhau màu xanh lá cây (ở trên đỉnh), màu trắng và đỏ. Quốc huy (một dạng cách điệu của chữ Allah) bằng màu đỏ được đặt chính giữa dải trắng: Allahu Akbar (Thượng đế vĩ đại) bằng chữ Ả Rập màu trắng được lặp lại 11 lần dọc mép dưới dải xanh và 11 lần dọc theo mép trên của dải đỏ, tổng cộng là 22 lần để thể hiện ngày 22 tháng Bahman trong lịch Ba Tư (11 tháng 2 năm 1979), ngày chiến thắng Cách mạng Hồi giáo Iran.
Lịch sử |
Đền Đô, tên chữ là Cổ Pháp điện, còn được gọi là Đền Lý Bát Đế, là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Đô đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Khái quát
Đền Đô thuộc khu phố Thượng, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách Thủ đô Hà Nội gần 15 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp.
Đền thờ tám vị vua nhà Lý, đó là:
Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028);
Lý Thái Tông (1028-1054);
Lý Thánh Tông (1054-1072);
Lý Nhân Tông (1072-1128);
Lý Thần Tông (1128-1138);
Lý Anh Tông (1138-1175);
Lý Cao Tông (1175-1210) và
Lý Huệ Tông (1210-1224)
Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.
Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng 3 năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
Kiến trúc
Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.
Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam với chiều cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông và Lý Cao Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Nhân Tông, Lý Anh Tông, và Lý Huệ Tông.
Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt "Cổ Pháp Điện Tạo Bi" (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Khu ngoại thất đền Đô gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Đô từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc "năm đồng vàng" và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v...
Hội Đền
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân phường Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Hội bắt đầu vào ngày 14, 8 kiệu của Bát Đế ở Đền Đô và kiệu vua Lý Chiêu Hoàng ở đền Rồng đi tới chùa Dận (chùa Ứng Tâm) nơi thờ Minh Đức hoàng thái hậu Phạm thị (Phạm Thị Ngà) - mẹ vua Lý Thái Tổ - để đến ngày 15 rước bà về đền Đô dự lễ đăng quang của con trai. Lễ rước kiệu dẫn đầu bởi 3 võ tướng vạm vỡ thân đóng khố tay cầm trùy đồng, theo sau là các văn võ bá quan và đoàn khiêng kiệu. Đi trước là kiệu Thánh Mẫu với 18 nữ tướng theo phò, tiếp đến là ngựa, kiệu Bát Đế mỗi kiệu có 16 nam tướng mặc áo đỏ uy nghi tháp tùng và kiệu vua Lý Chiêu Hoàng do các thanh nữ xinh đẹp đưa rước. Cuối cùng của đoàn rước kiệu là hương lão trong làng, dân chúng và khách tham quan.
Chú giải
Nguồn tư liệu
Hội Đền đô 12/12/2003
Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô
Thiêng liêng hồn Việt, tình quê
Nhà Lý
Lý
Từ Sơn
Du lịch Bắc Ninh |
Rial (tiếng Ba Tư: یال; mã ISO 4217 IRR) là đơn vị tiền tệ chính thức của Iran. Một rial bằng 100 dinar, tuy nhiên đồng rial ngày nay có giá trị quá thấp nên phần lẻ của rial không còn được dùng trong kế toán.
Trên thực tế, ngày nay người Iran sử dụng đơn vị toman có giá trị tương đương 10 rial.
Tiền kim loại đang lưu hành có các mệnh giá: 50, 100, 250, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 rial. Đồng 5 và 10 rial hiện không được phát hành mới.
Tiền giấy đang lưu hành có các mệnh giá: 5.000, 10.000, 20.000, 50.000 và 100.000 rial; các loại ngân phiếu thanh toán với các mệnh giá 500.000 và 1.000.000 rial.
Vào ngày 23/09/2018, 1 đô la Mỹ đổi được 42.080 rial Iran. (Xem tỷ giá hiện hành)
Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng IRR |
Trong y học, sảy thai hay hư thai, là cái chết tự nhiên của bào thai trước khi nó có khả năng sống sót độc lập. Các triệu chứng phổ biến nhất của sảy thai là chảy máu âm đạo có đau hoặc không đau. Buồn phiền, lo âu, và mặc cảm tội lỗi có thể xảy ra sau khi sảy thai. Mô hoặc các cục máu đông cũng có thể chảy ra khỏi âm đạo.
Các yếu tố của nguy cơ hư/sẩy thai bao gồm chồng/vợ già, đã có sẩy thai trước đó, tiếp xúc với khói thuốc lá, béo phì, tiểu đường, sử dụng rượu hoặc ma túy. Trong những người dưới 35 tuổi có nguy cơ sảy thai khoảng 10%, trong khi nó là khoảng 45% ở những người trên 40 tuổi. Nguy cơ bắt đầu tăng từ khoảng tuổi 30 trở đi. Khoảng 80% các trường hợp sẩy thai xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ (ba tháng đầu tiên). Nguyên nhân cơ bản trong khoảng một nửa số trường hợp liên quan đến nhiễm sắc thể bất thường. Các điều kiện khác có thể tạo ra các triệu chứng tương tự bao gồm có thai ngoài tử cung và chảy máu khi cấy thai. Chẩn đoán sẩy thai có thể liên quan đến việc kiểm tra để xem cổ tử cung mở hay đóng, kiểm tra nồng độ trong máu của gonadotropin màng đệm ở người (hCG), và siêu âm.
Phòng ngừa sảy thai là thỉnh thoảng có thể với dịch vụ chăm sóc trước khi sinh tốt. Nếu không dùng rượu, ma túy, tránh các bệnh truyền nhiễm, và phóng xạ có thể giúp hạn chế sảy thai. Không có điều trị đặc hiệu trong thời gian 7-14 ngày đầu tiên. Hầu hết sẩy thai sẽ tự kết thúc mà không cần can thiệp thêm. Thỉnh thoảng misoprostol hay một phẫu thuật như hút chân không được thực hiện để lấy thai chết. Phụ nữ có rhesus âm tính có thể yêu cầu Rho (D) globulin miễn dịch. Thuốc giảm đau có thể dùng để hỗ trợ. Việc hỗ trợ về tình cảm sẽ giúp vượt qua các cảm xúc tiêu cực.
Sẩy thai là biến chứng thường gặp nhất của giai đoạn đầu thai nghén. Trong số những phụ nữ biết mình có thai, tỷ lệ sảy thai là khoảng 10% đến 20% trong khi tỷ lệ giữa tất cả thai thụ tinh là khoảng 30% đến 50%. Khoảng 5% phụ nữ có hai lần sẩy thai liên tiếp. Một số đề nghị không sử dụng thuật ngữ "phá thai" trong các cuộc thảo luận với những người bị sẩy thai nhằm giảm căng thẳng.
Nguyên nhân
Đại đa số các trường hợp sảy thai không có nguyên nhân. Vì không thể tìm ra lý do, người mẹ thường có mặc cảm và nhiều khi sai lầm tự trách mình đã làm điều gì đó đưa đến hỏng thai. Đôi khi lại tin vào những thông tin không đúng đắn từ những người khác (như sảy thai là do đi guốc cao gót, leo thang lầu, uống nước lạnh, v.v...).
Một số rất ít thai hư là do sự phát triển bất bình thường của bào thai như rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng Down), thiếu hoặc không có bộ phận quan trọng trong cơ thể (không có não, tim không chia thất v.v...)
Ngoài ra, thai có thể hư khi bị động chạm quá mạnh, như tai nạn xe cộ, té từ cao, hay bị bạo động. Một số sảy thai do bác sĩ gây nên (như tai biến khi chọc ống hút nước ối).
Những yếu tố làm tăng khả năng sảy thai ở người mẹ: tuổi trên 35, có bệnh chuyển hoá hay nội tiết (như bệnh về giáp trạng, đái tháo đường), hoặc bị nhiễm trùng.
Triệu chứng
Người phụ nữ đang có thai có thể bị sảy thai nếu các triệu chứng như đau bụng, âm đạo ra huyết, hoặc bớt cảm giác mình có thai (ngực hết căng và hết đau, bớt buồn ói, đôi khi có linh cảm sẩy thai).
Chẩn đoán
Nếu điều kiện cho phép, nên rà siêu âm để xét nghiệm tình hình của thai và để giải đáp những lo âu của người mẹ và cha. Siêu âm có thể cho nhiều thông tin về thai. Thấy được nhịp tim là điều đáng khích lệ. Tuy vậy, nếu tiếp tục ra huyết, nguy cơ sảy thai vẫn khoảng 50%. Khi thấy bọc thai mà không thấy thai là hiện tượng thai rỗng. Đôi khi ra huyết là do nhau bị rách một phần làm chảy máu, nhưng thai vẫn có thể phát triển bình thường. Nếu tử cung trống có thể là sẩy thai đã hoàn tất hoặc thai còn quá nhỏ không thấy được bọc thai. Siêu âm cũng được dùng để tính tuổi của thai. Nếu tính theo ngày có kinh cuối cùng, thụ thai đã lâu mà siêu âm cho thấy bọc thai quá nhỏ, không chia đầu đuôi và không thấy nhịp tim, thì có lẽ thai đã hỏng, không phát triển từ lâu.
Siêu âm cũng có thể cho biết nếu bị trường hợp thai ngoài dạ con. Đây là hiện trạng thụ thai bất thường khi thai đậu trong ống dẫn trứng thay vì trong tử cung. Khi phát triển ngoài tử cung, thai sẽ vỡ, làm chảy máu trong vùng chậu bụng. Nếu không kịp giải phẫu chữa trị nguy cơ tử vong cho người mẹ rất cao.
Trong trường hợp ra huyết nhưng kết quả siêu âm không rõ ràng, có thể thử lượng hormone beta-HCG trong máu vào hai ngày cách nhau khoảng một tuần. Nếu nồng độ tăng lên gấp 3-4 lần có nghĩa là thai vẫn phát triển. Nếu tăng nhưng không tăng nhiều có thể là do thai ngoài dạ con. Nếu giảm là do thai hư.
Điều trị
Không phải người nào có nguy cơ sảy thai cũng phải vào bệnh viện. Nếu không bị đau bụng, không ra huyết nhiều, bệnh nhân có thể được khám tại phòng mạch bác sĩ và xét nghiệm máu, siêu âm trong vài ngày.
Khi người mẹ mất máu nhiều, trường hợp nên được xem như cấp cứu và cần vào bệnh viện. Tuy nhiên, nhân viên y tế nên dành chút thời giờ giải thích và trấn an người mẹ, người cha trong lúc họ đang hoang mang về sự sống còn của đứa con chưa ra đời. Nếu có thể, nên cho vào phòng xét nghiệm nào riêng biệt, kín đáo, ít ồn ào trong khu cấp cứu.
Cấp cứu
Khi mất máu nhiều người mẹ có thể bị sốc ví thế nên được chăm sóc trong phòng cấp cứu. Y sĩ lấy máu để thử nghiệm loại máu, hemoglobin và beta-HCG. Nước biển truyền theo kim lớn để tránh huyết áp hạ quá thấp trong khi chờ đợi kết quả về bào thai và loại máu. Ít nhất 4 bịch máu nên được chuẩn bị phòng khi cần nếu ra huyết quá nhiều. Nếu người mẹ có máu nhóm Rh Trừ cần được tiêm anti-D để tránh hiện tượng hoại huyết của thai nhi trong những thai tương lai.
Nếu người mẹ bị đau quá, nên cho thuốc chống đau như morphine. Trong một vài trường hợp bệnh nhân đau quá, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, hạ áp, có thể là do thai đang bị tống ra nhưng kẹt tại cổ tử cung tạo phản xạ hạ huyết áp. Y sĩ nên dùng dụng cụ mỏ vịt khám cổ tử cung - nếu thấy thai kẹt, nên dùng kìm kéo ra sẽ giúp giảm đau và bình thường hóa huyết áp.
Xét nghiệm cổ tử cung: Nếu cổ tử cung mở rộng, cần phải nạo thai. Nếu cổ tử cung kín, nên xác định có thai ngoài dạ con hay không.
Nạo tử cung
Bác sĩ chuyên sản khoa sẽ quyết định nạo thai hay không tùy theo kết quả nhiều yếu tố. Nếu siêu âm cho thấy tử cung trống rỗng, không còn thai hay nhau bên trong và bệnh nhân không bị ra máu nhiều, sảy thai coi như hoàn tất và không cần điều trị gì hơn là khuyên nhủ, chia buồn và giải thích vấn đề chấn thương tâm lý. Nạo tử cung lấy nhau và xác thai được tiến hành nếu máu vẫn ra nhiều, thai hỏng khi đã khá lớn và còn nhau trong tử cung. Nếu không nạo, nhau và thai sẽ hư thối trong tử cung có thể gây nhiễm trùng nội mạc và đưa đến nhiều biến chứng nguy kịch như nhiễm trùng huyết và vô sinh.
Theo dõi |
Piseth Pilika (tên sinh Oak Eap Pili; 1965 – 6 tháng 6 năm 1999) là nghệ sĩ, diễn viên và vũ nữ Campuchia bị sát hại bởi người vợ ghen tuông của Thủ tướng Hun Sen.
Tiểu sử
Thời thơ ấu
Piseth sinh năm 1965 tại Phnom Penh như Oak Eap Pili. Bố cô, ông Oak Harl, là thầy giáo dạy tiếng Pháp tại trường đại học Korokosol. Mẹ cô là bà Meng Mony. Cô có hai em gái, Pealear và Daro. Sau khi bố mẹ cô bị giết bởi Khmer Đỏ, Piseth Pilika và hai em cô được chăm nom bởi chú ruột. Cả ba đều đổi tên thành Sao Pili, Sao Pealear, và Sao Daro theo tên chú, Sao Piseth. Sao Daro, người em út về sau cũng bị chết. Năm 1980, với sự ủng hộ của cô ruột, Meng Sonali - cô giáo trường nghệ thuật, Pili bắt đầu học và rèn luyện những điệu nhảy văn hóa Campuchia. Cô ra trường năm 1988 và tiếp tục ở lại trường như diễn viên múa chính. Cô bắt đầu trở nên nổi tiếng nhờ tài năng và nhan sắc của mình. Cô được mời đóng trong bộ phim của chính mình với tên "Sromorl Anthakal (Cái bóng của bóng tối)", với sự sản xuất bởi Wat Phnom. Đến lúc này cô đã nổi tiếng khắp quốc gia. Năm 1989, cô đổi tên thành Piseth Pilika.
Sự nghiệp và tình yêu
Piseth Pilika để hết tâm trí vào làm phim. Đó cũng là lúc cô gặp Khai Praseth, một diễn viên nổi tiếng. Hai người diễn với nhau trong nhiều bộ phim cũng như video âm nhạc. Năm 1990, họ trở thành vợ chồng. Năm 1992, đứa con đầu của họ ra đời với tên Kai Seth Lesak. Sau đám cưới, Piseth Pilika tiếp tục làm nghề diễn viên và nghệ sĩ múa truyền thống. Cô tham gia đóng trong hơn 60 bộ phim cùng nhiều phim quảng cáo. Trong những phim nổi tiếng có cô đóng phải kể đến Somlaing Tro Khmer, Sromorl Anthakal, và Tok Pey Robos Keo Ning Neang Neth. Ngoài việc làm phim ra, cô hay xuất hiện trên sàn diễn. Cô đã đi diễn ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Ý, Đan Mạch, và Mỹ. Tháng 9 năm 1998, cô và Khai Praseth bỏ nhau vì Khai Praseth ngoại tình. Một năm sau khi ly hôn, Khai Praseth di trú sang Úc.
Những cuốn sách về Piseth Pilika
Câu chuyện thật và khủng khiếp
Câu chuyện về Piseth Pilika với thủ tướng Hun Sen |
Ánh trăng gồm chủ yếu là ánh sáng Mặt Trời phản chiếu trên bề mặt Mặt Trăng. Quang phổ của ánh trăng rất giống với quang phổ của ánh sáng Mặt Trời, chỉ khác là cường độ yếu hơn, do hệ số phản xạ của bề mặt Mặt Trăng thay đổi tương đối ít với bước sóng ánh sáng.
Ánh sáng phát ra từ Mặt Trăng còn là ánh sáng phản chiếu từ Trái Đất và các thiên thể khác, tuy nhiên chúng không đáng kể so với đóng góp từ Mặt Trời. Bức xạ điện từ có nguồn gốc từ chính Trái Đất phản xạ lên Mặt Trăng và dội ngược về có thể quan sát rõ nhất khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất trong nguyệt thực, hay trong phần tối của Mặt Trăng khuyết, và trong phổ hồng ngoại, vốn là cực đại bức xạ vật đen của Trái Đất.
Ánh trăng trong đời sống con người
Trong văn thơ
Ánh trăng (Nguyễn Duy, 1978)
Trong nghệ thuật tạo hình |
Theo định nghĩa từ Đạo luật về Chứng chỉ và Mức thành công của các phòng Y tế Hỗ trợ Sinh sản (Hoa Kỳ), từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (tiếng Anh: assisted reproductive technology, ART) bao gồm tất cả các phương pháp chữa trị chứng vô sinh trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng. Nói chung ART là công tác phẫu thuật lấy trứng từ buồng trứng của một người nữ, kết hợp với tinh trùng của một người nam, sau đó đem trở vào người nữ đó hay một người nữ khác.
Những phương pháp giúp có thai đơn thuần hơn như bơm tinh trùng vào tử cung (không trực tiếp động đến trứng) và kích thích tạo trứng (không trực tiếp lấy tinh trùng) không được xếp vào lãnh vực của ART.
Tóm tắt các trường hợp vô sinh và phương án điều trị
Cấy tinh trùng vào tử cung (IUI)
Nếu theo định nghĩa về A.R.T thì thuật cấy tinh trùng vào tử cung (IUI = Intra-Uterine Insemination) không thực sự nằm trong lãnh vực này. Tuy nhiên, IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản khá giản đơn, ít tốn kém về chi phí và thời giờ hơn.
Tóm lược phương pháp IUI:
theo dõi chu kỳ của ngưới nữ bằng thử nghiệm máu và siêu âm định kỳ
khi ngày rụng trứng được tiên đoán, lấy tinh trùng từ người nam bơm theo ống đưa thẳng vào tử cung
Phương pháp này dành cho những trường hợp sau:
cổ tử cung có chất nhờn làm hủy tinh trùng
tinh trùng yếu hoặc ít
Tạo thai trong ống nghiệm (IVF)
Còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, là biện pháp được áp dụng khi cơ quan sinh sản phụ nữ không đảm bảo khả năng. Để có thể hoàn tất việc thụ tinh với một noãn trong môi trường nhân tạo, phải có 50.000-100.000 tinh trùng di động sau khi lọc rửa. Như vậy, số tinh trùng di động trong mẫu tinh dịch ban đầu phải đạt tối thiểu 5 triệu. Do đó, phương pháp này chỉ được áp dụng cho những trường hợp thiểu năng tinh trùng mức độ vừa hoặc nặng, đã thất bại với nhiều lần tiến hành bơm tinh trùng vào tử cung.
Thuốc hỗ trợ sinh sản
Toa thuốc hỗ trợ sinh sản bao gồm một loại thuốc ngăn cản việc tiết hormone sinh dục nữ (để kích thích thân nhiệt và sự rụng trứng). Bạn uống thuốc vào giữa ngày thứ 2 và thứ năm của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu thuốc không có tác dụng, có thể thử tiêm loại thuốc khác có chứa các hormone khác (như gonadotropins). Sau khi trứng rụng, siêu âm và xét nghiệm máu sẽ được tiến hành. Và dĩ nhiên, để nâng cao khả năng có thai, nên quan hệ tình dục thường xuyên (ít nhất là 1 lần 1 tuần)…
Nếu, sau khoảng 9 lần điều trị (lần lượt với cả hai loại hormone), mà bạn vẫn chưa có thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiếp tục các biện pháp khác.
Chích tinh trùng vào trứng (ICSI)
Một số trường hợp vô sinh là do tinh trùng không hoặc khó có thể xâm nhập và đục xuyên vỏ của trứng để kết hợp với nhân trứng.
Lý do cho hiện chứng này gồm có:
tinh trùng ít, yếu, không di động nhanh và mạnh đủ
trứng người nữ lớn tuổi vỏ dày cứng hơn
Kỹ thuật ICSI (Intracytoplasmic sperm injection) là một phần riêng của IVF.
Trứng được lấy ra và giữ yên trong dung dịch bằng một ống hút
Tinh dịch được rửa và chuẩn bị
Dùng một ống hút cực nhỏ hút một tinh trúng vào ống
Chích tinh trùng vào bên trong trứng
Nuôi trứng trong dung dịch ống nghiệm và theo dõi sự nảy nở của tế bào.
Cơ hội tạo thai thành công
Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ART, khó có thể thống kê chính xác được tỉ lệ thành công tạo thai.
Nói chung, yếu tố quan trọng hơn hết là tuổi của người nữ khi điều trị.
Theo thống kê của một công ty IVF tại thành phố Sydney nước Úc cho năm 2004"
Tuổi người nữ càng cao (nhất là trên 37) càng khó tạo thai và càng khó giữ thai cho đến ngày sanh.
Chú thích |
Quang Dũng (tên khai sinh là Bùi Đình Diệm; sinh 11 tháng 10 năm 1921 – mất 13 tháng 10 năm 1988) là một nhà thơ Việt Nam. Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như Tây Tiến, Mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Ngoài ra Quang Dũng còn là một họa sĩ, nhạc sĩ. Ông thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.
Tiểu sử nhà thơ Quang Dũng
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội).
Trước cách mạng tháng Tám, Quang Dũng theo học tại Ban trung học trường Thăng Long. Sau khi tốt nghiệp, ông bắt đầu dạy học tư tại Sơn Tây.
Ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn 52 Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.
Cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III.
Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các họa sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Đông).
Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.
Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học. Ông phải đi chỉnh huấn sau vụ tờ báo Nhân Văn - Giai Phẩm. Bài thơ "Tây Tiến" của ông được nhiều người yêu thích, được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích ngay cả ở miền nam thời đó. Tuy nổi tiếng nhưng ông thích sống đạm bạc, không thích khoe khoang tên tuổi với ai. Khi nhận được những lời mời biếu tiền để sáng tác thơ của giới nhà giàu, ông từ chối và nói “Văn chương chữ nghĩa rẻ rúng đến thế ư?”.
Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông không sáng tác thêm được nhiều tác phẩm nổi bật và mất đi trong âm thầm. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài bị bệnh tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Năm 2019, gia đình ông phối hợp với NXB Kim Đồng phát hành cuốn sách hồi ký Đoàn binh Tây Tiến. Cuốn sách được ông viết vào năm 1952 nhưng vì nhiều lý do đã không được xuất bản vào thời điểm đó. Cuốn sách đã đạt được Giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2020. Chị Bùi Phương Thảo là con gái của ông, thay mặt gia đình lên nhận giải thưởng.
Đánh giá
Ông là người tài hoa, vẽ tài, hát giỏi, thơ hay. Bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (Phạm Duy phổ nhạc), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (Cung Tiến phổ nhạc). Đặc biệt bài thơ Không đề được 4 nhạc sĩ phổ nhạc khác nhau (Việt Dũng (với tựa đề "Có những cuộc tình không là trăm năm"), Phạm Trọng Cầu (tựa đề "Em mãi là 20 tuổi"), Khúc Dương ("Em mãi là 20 tuổi"), Quang Vĩnh).
Tác phẩm tiêu biểu là các tập thơ Bài Thơ Sông Hồng (1956), Rừng Biển Quê Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); truyện ngắn Mùa Hoa Gạo (1950); hồi ký Làng Đồi Đánh Giặc (1976)...
Hiện nay tại trường Tiểu học Thị trấn Phùng (cấp 3 Đan Phượng cũ - quê ông) có đặt một bức tượng Quang Dũng trong trang phục người lính Tây Tiến.
Các bài thơ nổi tiếng
Tây Tiến
Đôi mắt người Sơn Tây
Đôi bờ
Quán bên đường
Lính râu ria
Tác phẩm đã xuất bản
Mùa hoa gạo (1950), tập truyện ngắn
Bài thơ sông Hồng (1956), truyện thơ
Rừng biển quê hương (1958), tập thơ in chung cùng với Trần Lê Văn
Đường lên châu Thuận (1964), tập bút ký
Rừng về xuôi (1964), tập bút ký
Nhà đồi (1970), truyện ký
Làng Đồi đánh giặc (1976), hồi ký
Mây đầu ô (1986), tập thơ
Quang Dũng - Tác phẩm chọn lọc (1988)
Đoàn binh Tây Tiến (2019), di cảo - hồi kí
Chú thích |
Hương Sơn có thể là một trong số các địa danh sau:
Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
Phường Hương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Xã Hương Sơn, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
Xã Hương Sơn, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Xã Hương Sơn, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
Xã Hương Sơn, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Khu Hương Sơn, Tân Trúc (tiếng Trung: 香山區; bính âm: Xiāngshān Qū) là một khu (quận) của thành phố Tân Trúc, Đài Loan.
Huyện Hương Sơn, Trung Quốc, là một cổ huyện ở Quảng Đông, Trung Quốc, năm 1925, đổi tên Hương Sơn thành Trung Sơn. Nay là một thành phố ở Quảng Đông. |
George Bush có thể là:
Nhân danh
George W. Bush, George Walker Bush, Tổng thống thứ 43 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (2001–2009)
George H. W. Bush (1924-2018), George Herbert Walker Bush, Tổng thống thứ 41 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1989–1993), và là cha của George W. Bush
George P. Bush, George Prescott Bush, con của thống đốc tiểu bang Florida Jeb Bush và cháu (kêu bằng bác) của George W. Bush, cháu nội của George H. W. Bush
George Bush (học giả về Kinh Thánh), (1796–1859), học giả về Kinh Thánh và là bà con xa của hai tổng thống Hoa Kỳ.
George Washington Bush (1779–1863), người định cư da đen đầu tiên ở nơi bây giờ là tiểu bang Washington.
Khác
USS George H. W. Bush (CVN-77), Hàm không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ. |
Sông Luộc, xưa kia còn có tên chữ gọi là sông Phú Nông, sông Hải Triều, sông Phổ Đà, Đà Lỗ, sông Lục Đức là một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình .
Điểm đầu là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà - xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là Quý Cao, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (gặp sông Thái Bình). Sông có chiều dài 72 km; các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều có thể vận tải trên sông cả hai mùa.
Trong thi ca
Tố Như Nguyễn Du có bài thơ về sông Luộc bằng chữ Nho nhắc đến cảnh thuyền bè buôn bán trên sông như sau:
{|
|
渡富農江感作
農水東流去
滔滔更不回
青山傷往事
白髮復重來
春日商船合
西風古壘開
遊人無限感
芳草遍天涯
|
"Độ Phú Nông Giang cảm tác"
Nông thủy đông lưu khứThao thao cánh bất hồiThanh sơn thương vãng sựBạch phát phục trùng laiXuân nhật thương thuyền hợpTây phong cổ lũy khaiDu nhân vô hạn cảmPhương thảo biến thiên nhai.|
"Qua sông Luộc cảm tác"
Sông Luộc nước chảy đông
Thao thao chẳng trở hồi
Núi xanh thương chuyện cũ
Tóc trắng được về nơi
Ngày xuân thuyền buôn họp
Lũy cổ mở gió khơi
Lòng vô cùng thương cảm
Cỏ thơm rợn chân trời.
(Thảo Nguyên dịch)
|}
Các cây cầu bắc qua sông Luộc
Cầu Triều Dương (nối huyện Tiên Lữ của tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Hà của tỉnh Thái Bình).
Cầu La Tiến, xã Điệp Nông, Hưng Hà, Thái Bình với xã Nguyên Hòa, Phù Cừ, Hưng Yên
Cầu Hiệp (nối huyện Ninh Giang của tỉnh Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình).
Cầu Chanh (chính xác hơn là cầu Tranh); nối liền hai làng Tranh Chử - huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng với làng Tranh Xuyên cũ (nay là Thị trấn Ninh Giang) - Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương
Cầu Quý Cao, nối Tứ Kỳ, Hải Dương - Vĩnh Bảo, Hải Phòng, trên quốc lộ 10
Cầu Sông Mới (huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). |
Sông Trà Lý là một phân lưu của sông Hồng chảy ngang qua tỉnh Thái Bình gần như theo hướng Tây Tây Bắc-Đông Đông Nam với một vài đoạn uốn cong, chiều dài khoảng 67 km. Đoạn chảy qua thành phố Thái Bình có tên là sông Bo gắn liền với giống ổi Bo nổi tiếng của xã Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình.
Điểm đầu từ ngã ba Phạm Lỗ nơi giáp ranh của xã Phú Phúc (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) với hai xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà), Hồng Lý (huyện Vũ Thư) cùng tỉnh Thái Bình. Đây là điểm nối với sông Hồng.
Điểm cuối là cửa Trà Lý đổ ra biển Đông, ranh giới giữa hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và xã Đông Trà (huyện Tiền Hải) cùng tỉnh Thái Bình.
Trên sông Trà Lý hiện có 8 cây cầu bắc qua, trong đó tại thành phố Thái Bình có 4 cầu.
Cầu Tịnh Xuyên thuộc ĐT454 nối 2 huyện Hưng Hà và Vũ Thư;
Cầu Hoà Bình thuộc tuyến tránh QL10, thành phố Thái Bình;
Cầu Thái Bình (còn gọi là cầu Bo mới) thuộc QL10, thành phố Thái Bình;
Cầu Bo; thành phố Thái Bình;
Cầu Quảng Trường Thái Bình, thành phố Thái Bình;
Cầu Trà Giang thuộc ĐT457 nối hai huyện Kiến Xương và Thái Thụy;
Cầu Trà Lý thuộc QL37B nối hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy
Cầu Trà Lý 2 phía sát cửa sông thuộc tuyến đường bộ ven biển nối hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy.
Khả năng đảm bảo giao thông: các loại tàu thuyền, sà lan có tải trọng 200 tấn đều có thể vận tải được trên sông cả mùa khô và mùa mưa. |
Pháp luật là một tập hợp các quy tắc được tạo ra và có thể thi hành bởi các cơ sở xã hội hoặc chính phủ để điều chỉnh hành vi, với định nghĩa chính xác của nó là vấn đề tranh cãi kéo dài. Điều này đã được mô tả theo nhiều cách khác nhau, như một khoa học và là nghệ thuật công lý. Các luật do nhà nước thi hành có thể được tạo ra bởi một nhóm nghị viện hoặc bởi một nhà lập pháp đơn lẻ, dẫn đến các đạo luật; bởi chính phủ thông qua các sắc lệnh và quy định; hoặc được thành lập bởi các quan tòa thông qua tiền lệ, thường ở các khu vực tuân theo luật thông thường. Cá nhân có thể tạo ra các hợp đồng có hiệu lực pháp lý, bao gồm các thỏa thuận trọng tài áp dụng các cách giải quyết tranh chấp thay thế so với kiện tụng tại tòa phúc thẩm chuẩn. Việc tạo ra các luật pháp có thể bị ảnh hưởng bởi một hiến pháp, viết hoặc ngầm, và các quyền được mã hóa trong đó. Luật pháp tạo hình chính trị, kinh tế, lịch sử và xã hội theo nhiều cách khác nhau và cũng đóng vai trò là người trung gian trong quan hệ giữa con người.
Các hệ thống pháp lý khác nhau giữa các khu vực pháp lý, với sự khác biệt của chúng được phân tích trong luật so sánh. Trong các khu vực tuân theo luật dân sự, một nghị viện hoặc cơ quan trung ương khác sắc lệnh hóa và củng cố luật pháp. Trong các hệ thống luật thông thường, các quan tòa có thể tạo ra pháp luật vụ án có liên kết pháp lý thông qua tiền lệ, mặc dù đôi khi điều này có thể bị một tòa án cao hơn hoặc nghị viện lật đổ. Trong lịch sử, luật pháp tôn giáo đã ảnh hưởng đến các vấn đề thế tục và, vào thế kỷ 21, vẫn còn được sử dụng trong một số cộng đồng tôn giáo. Luật Sharia dựa trên các nguyên tắc Islam được sử dụng làm hệ thống pháp lý chính trong một số quốc gia, bao gồm Iran và Ả Rập Xê Út.
Phạm vi của luật pháp có thể được chia thành hai lĩnh vực. Luật công liên quan đến chính phủ và xã hội, bao gồm luật hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự. Luật tư đề cập đến các tranh chấp pháp lý giữa các cá nhân và/hoặc tổ chức trong các lĩnh vực như hợp đồng, tài sản, luật tra tấn và luật thương mại. Sự phân biệt này mạnh mẽ hơn ở các quốc gia áp dụng luật dân sự, đặc biệt là những nước có hệ thống riêng của tòa án hành chính; ngược lại, sự phân biệt luật công - luật tư không rõ ràng như vậy trong các quốc gia áp dụng luật thông thường.
Luật pháp cung cấp một nguồn để nghiên cứu học thuật về lịch sử pháp lý, triết học, phân tích kinh tế và xã hội học. Luật pháp cũng đặt ra những vấn đề quan trọng và phức tạp liên quan đến bình đẳng, công bằng và công lý.
Triết học về pháp luật
Triết học về pháp luật thường được gọi là học thuyết pháp lý. Học thuyết pháp lý chuẩn mực hỏi "pháp luật nên là gì?", trong khi học thuyết pháp lý phân tích hỏi "pháp luật là gì?"
Học thuyết pháp lý phân tích
Đã có nhiều nỗ lực để tạo ra "một định nghĩa pháp luật được chấp nhận một cách toàn diện". Năm 1972, Baron Hampstead đề xuất rằng không thể tạo ra một định nghĩa như vậy. McCoubrey và White cho rằng câu hỏi "pháp luật là gì?" không có câu trả lời đơn giản. Glanville Williams cho rằng ý nghĩa của từ "pháp luật" phụ thuộc vào ngữ cảnh mà từ đó được sử dụng. Ông cho rằng, ví dụ, "pháp luật tập quán sớm" và "pháp luật đô thị" là những ngữ cảnh mà từ "pháp luật" có hai ý nghĩa khác nhau và không thể hòa giải được. Thurman Arnold nói rằng rõ ràng là không thể định rõ từ "pháp luật" và cũng rõ ràng là việc cố gắng định rõ từ đó không bao giờ nên bị bỏ qua. Có thể có quan điểm rằng không cần phải định rõ từ "pháp luật" (ví dụ, "hãy quên đi những khái quát và xem xét các vụ án").
Một định nghĩa là pháp luật là một hệ thống các quy tắc và hướng dẫn được thực thi thông qua các tổ chức xã hội để điều chỉnh hành vi. Trong The Concept of Law, H. L. A. Hart đã lập lời cho rằng pháp luật là một "hệ thống các quy tắc"; John Austin cho rằng pháp luật là "mệnh lệnh của một chủ quyền, được đảm bảo bằng mối đe dọa về một hình phạt"; Ronald Dworkin mô tả pháp luật như một "khái niệm giải thích" để đạt được công lý trong tác phẩm của ông có tựa đề Law's Empire; và Joseph Raz cho rằng pháp luật là một "quyền lực" để điều đình lợi ích của mọi người. Oliver Wendell Holmes định nghĩa pháp luật là "những lời tiên đoán về những gì tòa án sẽ thực sự làm, và không hề kiêu hãnh hơn." Trong Treatise on Law, Thomas Aquinas cho rằng pháp luật là một sự sắp xếp hợp lý của mọi thứ, liên quan đến lợi ích chung, được ban hành bởi người được giao trọng trách quản lý cộng đồng. Định nghĩa này có cả yếu tố positivist và naturalist.
Mối liên hệ với đạo đức và công lý
Các định nghĩa về pháp luật thường đặt ra câu hỏi về mức độ pháp luật kết hợp với đạo đức. John Austin cho rằng theo phương diện cửu ích, pháp luật là "các mệnh lệnh, được đảm bảo bằng mối đe dọa về các biện pháp xử phạt, từ một chủ quyền, mà mọi người có thói quen tuân thủ". Ngược lại, những người theo chủ nghĩa pháp luật tự nhiên, như Jean-Jacques Rousseau, cho rằng pháp luật phản ánh cơ bản các quy luật đạo đức và không thay đổi của tự nhiên. Khái niệm "pháp luật tự nhiên" xuất hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại đồng thời và liên quan đến khái niệm công lý, và trở lại dòng chính của Văn hóa phương Tây thông qua các tác phẩm của Thomas Aquinas, đặc biệt là Treatise on Law của ông.
Hugo Grotius, người sáng lập ra hệ thống pháp luật tự nhiên hoàn toàn dựa trên lý trí, cho rằng pháp luật xuất phát từ cả một bản năng xã hội - như Aristotle đã chỉ ra - và lý trí. Immanuel Kant tin rằng một lệnh mệnh đạo đức yêu cầu các luật "được chọn như thể chúng nên giữ như là các luật lệ tự nhiên chung". Jeremy Bentham và học trò của mình Austin, theo sau David Hume, tin rằng điều này làm lẫn lộn vấn đề "is" và "ought to be". Bentham và Austin đã đấu tranh cho chủ nghĩa pháp quyền của pháp luật; rằng pháp luật thực sự hoàn toàn tách rời khỏi "đạo đức". Kant cũng bị Friedrich Nietzsche, người từ chối nguyên tắc bình đẳng, chỉ trích và tin rằng pháp luật phát sinh từ will to power, và không thể được gắn mác là "moral" hay "immoral".
Vào năm 1934, triết gia người Áo Hans Kelsen tiếp tục truyền thống chủ nghĩa thực tế trong cuốn sách Pure Theory of Law của ông. Kelsen tin rằng mặc dù pháp luật tách rời khỏi đạo đức, nó được trang bị "tính normative", có nghĩa là chúng ta nên tuân theo nó. Trong khi các luật là các phát biểu tích cực "is" (ví dụ: tiền phạt cho việc lùi xe trên đường cao tốc là €500); pháp luật cho chúng ta biết chúng ta "nên" làm gì. Do đó, mỗi hệ thống pháp luật có thể được giả thuyết có một quy tắc cơ bản (Grundnorm) hướng dẫn chúng ta phải tuân theo. Đối thủ lớn của Kelsen, Carl Schmitt, đã từ chối cả chủ nghĩa thực tế và ý tưởng về rule of law vì ông không chấp nhận sự ưu tiên của các nguyên tắc chuẩn hóa trừu tượng so với các vị trí và quyết định chính trị cụ thể. Do đó, Schmitt ủng hộ một học thuyết pháp lý về ngoại lệ (state of emergency), phủ nhận rằng các quy tắc pháp lý có thể bao quát tất cả trải nghiệm chính trị.
Sau đó trong thế kỷ 20, H. L. A. Hart đã công kích Austin vì sự đơn giản hóa của ông và Kelsen vì những giả tưởng của ông trong The Concept of Law. Hart lập luận rằng pháp luật là một hệ thống quy tắc, chia thành hai loại là chính (quy tắc hành vi) và phụ (quy tắc dành cho các quan chức để thực thi quy tắc chính). Các quy tắc phụ được chia thành quy tắc phân xử (để giải quyết tranh chấp pháp lý), quy tắc thay đổi (cho phép các luật được thay đổi) và quy tắc nhận biết (cho phép các luật được xác định là hợp lệ). Hai học trò của Hart tiếp tục cuộc tranh luận: Trong cuốn sách Law's Empire của mình, Ronald Dworkin đã tấn công Hart và các chủ nghĩa thực tế vì sự từ chối của họ trong việc coi pháp luật như một vấn đề đạo đức. Dworkin lập luận rằng pháp luật là một khái niệm "interpretive" yêu cầu các quan tòa tìm ra giải pháp phù hợp và công bằng nhất cho một tranh chấp pháp lý, dựa trên truyền thống hiến pháp của họ. Joseph Raz, ngược lại, bảo vệ quan điểm chủ nghĩa thực tế và chỉ trích phương pháp "soft social thesis" của Hart trong The Authority of Law. Raz lập luận rằng pháp luật là quyền hạn, có thể xác định hoàn toàn thông qua các nguồn xã hội mà không cần tham khảo tới suy luận đạo đức. Theo quan điểm của ông, bất kỳ phân loại quy tắc nào ngoài vai trò của họ như những công cụ có quyền hạn trong việc hòa giải đều tốt nhất nên để cho sociology, thay vì học thuyết pháp lý.
Lịch sử
Lịch sử pháp luật chặt chẽ liên kết với sự phát triển của nền văn minh. Pháp luật Ai Cập cổ đại, có nguồn gốc từ khoảng 3000 TCN, dựa trên khái niệm Ma'at và được đặc trưng bởi truyền thống, hùng biện, bình đẳng xã hội và công bằng. Vào thế kỷ 22 TCN, vị vua Sumer cổ đại Ur-Nammu đã sáng tạo ra đoạn luật đầu tiên, bao gồm các tuyên bố học đạo ("nếu... thì..."). Xung quanh năm 1760 TCN, Vua Hammurabi tiếp tục phát triển Pháp luật Babylon, bằng cách lập thành đoạn và khắc trên đá. Hammurabi đặt nhiều bản sao của đoạn luật của mình trên khắp vương quốc Babylon dưới dạng các bia đá (stelae), để công chúng nhìn thấy; điều này đã trở thành Bộ luật Hammurabi. Bản sao hoàn chỉnh nhất của các bia đá này đã được phát hiện vào thế kỷ 19 bởi các nhà Assyriologists Anh, và từ đó đã được đọc chính tả và dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm tiếng Anh, tiếng Ý, tiếng Đức và tiếng Pháp.
Kinh Thánh Cũ có nguồn gốc từ khoảng 1280 TCN và mang hình thức các mệnh lệnh đạo đức như lời khuyên cho một xã hội tốt đẹp. Thành bang Hy Lạp cổ đại, thành Athens từ khoảng thế kỷ 8 TCN là xã hội đầu tiên dựa trên sự bao gồm rộng rãi của công dân, loại trừ phụ nữ và người bị nô lệ. Tuy nhiên, Athens không có khoa học pháp lý hoặc một từ đơn để chỉ "pháp luật", thay vào đó dựa vào sự phân biệt ba chiều giữa pháp thiên ("thémis"), sắc lệnh nhân loại ("nomos") và phong tục ("díkē"). Tuy nhiên, Pháp luật Hy Lạp cổ đại có những đổi mới hiến pháp quan trọng trong quá trình phát triển của dân chủ Athens.
Pháp luật La Mã đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi triết học Hy Lạp, nhưng các quy tắc chi tiết của nó đã được các chuyên gia pháp lý phát triển và rất phức tạp. Trong nhiều thế kỷ giữa sự nổi lên và suy tàn của Đế quốc La Mã, pháp luật đã được điều chỉnh để ứng phó với các tình hình xã hội thay đổi và đã trải qua quy hoạch chính dưới triều đại của Theodosius II và Justinian I. Mặc dù các bộ luật đã bị thay thế bởi phong tục và luật pháp trước khi thời kỳ Trung cổ sơ khai, pháp luật La Mã đã được khám phá lại vào thế kỷ 11 khi các học giả pháp lý thời Trung cổ bắt đầu nghiên cứu các bộ luật La Mã và thích ứng các khái niệm của chúng với luật học Giáo hội, từ đó tạo ra jus commune. Các nguyên tắc pháp lý Latin (được gọi là brocards) đã được biên soạn để hướng dẫn. Ở Anh thời Trung cổ, các tòa án hoàng gia đã phát triển một tập hợp các tiền lệ sau này đã trở thành pháp luật thông thường. Một Luật Thương mại trải rộng khắp châu Âu được hình thành để các thương nhân có thể giao dịch với các tiêu chuẩn thực hành chung thay vì với các khía cạnh pháp luật địa phương đa dạng. Luật Thương mại, tiền thân của pháp luật thương mại hiện đại, nhấn mạnh sự tự do hợp đồng và tính chất có thể chuyển nhượng của tài sản. Khi chủ nghĩa dân tộc phát triển vào thế kỷ 18 và 19, Luật Thương mại đã được tích hợp vào pháp luật địa phương của các quốc gia dưới các bộ luật dân sự mới. Những bộ luật Pháp luật Napoleon và Đức đã trở thành những tác động lớn nhất. Khác với pháp luật thông thường Anh, gồm những cuốn sách về luật sư lớn, các bộ luật nhỏ gọn dễ dàng xuất khẩu và dễ dàng áp dụng cho các thẩm phán. Tuy nhiên, hiện nay có dấu hiệu cho thấy pháp luật dân sự và thông thường đang hội tụ. Luật Liên minh châu Âu được mã hoá trong các hiệp định, nhưng phát triển thông qua tiền lệ de facto được đề ra bởi Tòa án Công lý Châu Âu.
Đạo luật cổ xưa của Ấn Độ và Trung Quốc đại diện cho hai truyền thống pháp luật riêng biệt và lịch sử hình thành các trường phái lý thuyết và thực hành pháp lý độc lập. Arthashastra, có thể đã được biên soạn vào khoảng 100 sau Công nguyên (mặc dù nó chứa các tư liệu cổ hơn), và Manusmriti (khoảng 100-300 sau Công nguyên) là những tác phẩm nền tảng ở Ấn Độ, và bao gồm các văn bản được coi là nguồn hướng dẫn pháp lý có uy tín. Triết lý trung tâm của Manu là sự khoan dung và đa nguyên, và đã được trích dẫn khắp Đông Nam Á. Trong thời kỳ Xâm lược Hồi giáo ở lục địa Ấn Độ, sharia đã được thiết lập bởi các triều đại và đế chế Hồi giáo, đặc biệt là Mughal, Fatawa-e-Alamgiri, do Hoàng đế Aurangzeb và các học giả Hồi giáo biên soạn. Ở Ấn Độ, truyền thống pháp luật Hindu cùng với pháp luật Hồi giáo đã bị thay thế bằng pháp luật chung khi Ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh. Malaysia, Brunei, Singapore và Hong Kong cũng đã áp dụng hệ thống pháp luật chung. Truyền thống pháp luật Đông Á phản ánh một sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố thế tục và tôn giáo. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên bắt đầu hiện đại hóa hệ thống pháp luật theo hướng phương Tây, thông qua việc nhập khẩu một phần của luật dân sự Pháp, nhưng chủ yếu là Điều lệ dân sự của Đức. Điều này một phần phản ánh tình trạng của Đức là một nước cường quốc nổi lên vào cuối thế kỷ 19.
Tương tự, pháp luật truyền thống Trung Quốc đã chuyển dần hướng phương Tây vào những năm cuối của Nhà Thanh thông qua sáu bộ luật tư nhân dựa chủ yếu vào mô hình luật dân sự của Đức. Ngày nay, pháp luật Đài Loan giữ sự tương đồng gần nhất với các bộ codifications từ thời kỳ đó, do sự chia cắt giữa phe quốc gia của Chiang Kai-shek, những người chạy tới Đài Loan, và phe cộng sản của Mao Zedong, người chiếm được quyền kiểm soát lục địa vào năm 1949. Cơ sở hạ tầng pháp lý hiện tại ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi Liên bang Xô viết Pháp luật xã hội chủ nghĩa, mà ưu tiên chủ yếu là pháp luật hành chính trên sự hy sinh quyền lợi của pháp luật tư nhân. Do quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, ngày nay Trung Quốc đang trải qua quá trình cải cách, ít nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nếu không phải là quyền lợi xã hội và chính trị. Luật hợp đồng mới vào năm 1999 đã đại diện cho một bước đi xa khỏi sự thống trị của pháp luật hành chính. Hơn nữa, sau những cuộc đàm phán kéo dài mười lăm năm, vào năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hệ thống pháp luật
Nói chung, hệ thống pháp luật có thể được chia thành hai loại là hệ thống pháp luật dân sự và hệ thống pháp luật chung. Các nhà học hiện đại cho rằng sự quan trọng của sự phân biệt này đã dần giảm đi. Sự chuyển giao pháp luật phong phú, thường thấy trong pháp luật hiện đại, dẫn đến sự chia sẻ nhiều đặc điểm truyền thống được coi là đặc trưng của hệ thống pháp luật chung hoặc hệ thống pháp luật dân sự. Loại hệ thống pháp luật thứ ba là hệ thống pháp luật tôn giáo, dựa trên các kinh điển. Hệ thống cụ thể mà một quốc gia được cai trị thường được xác định bởi lịch sử của nó, mối quan hệ với các quốc gia khác hoặc việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Các nguồn mà các quốc gia áp dụng như là các quyền uy tín cố định là các đặc điểm định nghĩa của bất kỳ hệ thống pháp luật nào.
Hệ thống pháp luật dân sự
Hệ thống pháp luật dân sự được sử dụng tại hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày nay. Trong hệ thống pháp luật dân sự, các nguồn được công nhận là uy tín chủ yếu là pháp lệnh - đặc biệt là việc đề xuất mã luật trong hiến pháp hoặc các nghị quyết do chính phủ thông qua - và phong tục. Các mã luật đã tồn tại từ hàng thiên niên kỷ, với một ví dụ sớm là Codex Hammurabi của Babylon. Các hệ thống pháp luật dân sự hiện đại hầu hết xuất phát từ các mã luật được ban hành bởi Hoàng đế Byzantine Justinian I vào thế kỷ 6, được phát hiện lại vào thế kỷ 11 ở Ý. Pháp luật La Mã vào thời kỳ Cộng hòa La Mã và Đế quốc La Mã có tính thủ tục cao và thiếu một tầng lớp pháp lý chuyên nghiệp. Thay vào đó, một quan chức không chuyên nghiệp, iudex, được chọn để phân xử. Các quyết định không được công bố theo bất kỳ cách thức hệ thống nào, vì vậy bất kỳ trường hợp pháp lệnh nào phát triển đều bị che giấu và hầu như không được công nhận. Mỗi trường hợp được quyết định từ đầu dựa trên luật pháp của Nhà nước, điều này phản ánh sự (lý thuyết) không quan trọng của các quyết định của các thẩm phán đối với các trường hợp trong hệ thống pháp luật dân sự ngày nay. Từ năm 529 đến 534, Hoàng đế Byzantine Justinian I đã mã hoá và tổng hợp pháp luật La Mã cho đến thời điểm đó, để lại chỉ một phần hai mươi trong số lượng văn bản pháp lý từ trước đó. Điều này trở thành thứ được gọi là Corpus Juris Civilis. Như một nhà sử học pháp lý đã viết, "Justinian cố ý nhìn lại thời kỳ hoàng kim của pháp luật La Mã và nhằm khôi phục lại đỉnh cao mà nó đã đạt được ba thế kỷ trước đó." Mã luật của Justinian vẫn còn hiệu lực ở Đông cho đến khi Đế quốc Byzantine sụp đổ. Trong khi đó, Tây Âu đã dựa vào sự kết hợp giữa Theodosian Code và luật tập quán của các dân tộc German cho đến khi Mã luật của Justinian được phát hiện lại vào thế kỷ 11, và các học giả tại Đại học Bologna đã sử dụng nó để giải thích pháp luật của họ. Mã luật dân sự dựa chủ yếu trên pháp luật La Mã, kèm theo một số ảnh hưởng từ các luật tôn giáo như pháp luật giáo hội, tiếp tục lan rộng khắp châu Âu cho đến thời kỳ Ánh sáng. Sau đó, vào thế kỷ 19, cả Pháp với Code Civil và Đức với Bürgerliches Gesetzbuch đã hiện đại hóa mã luật của họ. Cả hai mã luật này đã tác động mạnh mẽ không chỉ đến các hệ thống pháp luật của các quốc gia ở châu Âu lục địa, mà còn đến truyền thống pháp luật của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngày nay, các quốc gia có hệ thống pháp luật dân sự bao gồm từ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đến hầu hết Trung và Châu Mỹ Latinh.
Luật vô chính phủ
Chủ nghĩa vô chính phủ đã được thực hành trong xã hội ở phần lớn thế giới. Các cộng đồng vô chính phủ có quy mô lớn, từ Syria đến Hoa Kỳ, tồn tại và đa dạng từ hàng trăm đến hàng triệu người. Chủ nghĩa vô chính phủ bao gồm một loạt các triết lý chính trị xã hội, với các xu hướng và cách thực hiện khác nhau.
Luật vô chính phủ chủ yếu giải quyết việc làm thế nào chủ nghĩa vô chính phủ được thực thi trong xã hội, với khung viện dựa trên các tổ chức phi tập trung và sự giúp đỡ lẫn nhau, với sự đại diện thông qua hình thức dân chủ trực tiếp. Luật pháp dựa trên nhu cầu của chúng. Một phần lớn các triết lý vô chính phủ như chủ nghĩa anarcho-tổ chức và chủ nghĩa anarcho-cộng sản chủ yếu tập trung vào các liên minh công nhân phi tập trung, các hợp tác và các hiệp hội làm nền tảng chính của xã hội.
Luật xã hội chủ nghĩa
Luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống pháp luật trong các quốc gia nhà nước cộng sản như Liên Xô cũ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ý kiến học thuật chia rẽ về việc liệu nó có phải là một hệ thống riêng biệt so với pháp luật dân sự, với các sai lệch lớn dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, chẳng hạn như việc làm luật sư cấp dưới phục tùng đảng cầm quyền của chính quyền điều hành.
Luật thông thường và luật tư pháp
Trong hệ thống pháp luật thông thường, các quyết định của tòa án được công nhận rõ ràng là "luật" tương đương với các pháp lệnh lập pháp và các quy định chính quy của chính quyền điều hành. "Nguyên tắc tiền lệ", hay stare decisis (tiếng Latinh có nghĩa là "tuân theo quyết định") có nghĩa là các quyết định của tòa án cao hơn ràng buộc tòa án cấp thấp hơn để đảm bảo các trường hợp tương tự đạt đến kết quả tương tự. Ngược lại, trong hệ thống pháp luật dân sự, các pháp lệnh lập pháp thường chi tiết hơn và các quyết định tòa án ngắn gọn hơn và ít chi tiết hơn, vì thẩm quyền chỉ viết để quyết định một trường hợp đơn lẻ, thay vì đưa ra lý do hướng dẫn các tòa án trong tương lai.
Luật thông thường bắt nguồn từ Anh và đã được thừa kế bởi hầu hết các quốc gia từng liên kết với Đế chế Anh (ngoại trừ Malta, Scotland, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ, và tỉnh Quebec của Canada). Trong thời Trung cổ ở Anh, trong giai đoạn xâm lược Norman, luật pháp thay đổi từ xã này đến xã khác dựa trên các phong tục bất đồng của các bộ tộc. Khái niệm "luật thông thường" phát triển trong thời kỳ cai trị của Henry II vào cuối thế kỷ 12, khi ông chỉ định các thẩm phán có quyền lập một hệ thống pháp luật hợp nhất và thống nhất dành cho cả nước. Bước tiến tiếp theo quan trọng trong sự tiến hóa của luật thông thường đến khi Vua John bị các tướng quân bắt ép ký vào một văn bản hạn chế quyền lực để thông qua các luật. "Hiến chương vĩ đại" hay Magna Carta năm 1215 cũng yêu cầu đoàn thẩm phán của vua tổ chức các phiên tòa và ra án tại "một địa điểm nhất định" thay vì phát hành công lý chuyên chế ở những địa điểm không thể đoán trước trên khắp đất nước. Một nhóm thẩm phán tập trung và chuyên nghiệp đã có vai trò quyết định chính trong việc lập pháp theo hệ thống này và so với các đối tác châu Âu, tòa án Anh trở nên rất tập trung. Ví dụ, vào năm 1297, trong khi tòa án cao nhất ở Pháp có 51 thẩm phán, Tòa án Anh về Các vụ Dân sự có năm thẩm phán. Bộ máy tư pháp mạnh mẽ và gắn kết này đã tạo ra một quy trình hệ thống hóa để phát triển luật thông thường.
Khi thời gian trôi qua, nhiều người cảm thấy rằng luật thông thường đã được hệ thống hóa quá mức và cứng nhắc, và ngày càng nhiều công dân kêu gọi vua để phớt lời luật thông thường. Thay mặt vua, Thượng trị thư ký bắt đầu ra các phán quyết để thực hiện điều gì là công bằng trong một vụ kiện. Từ thời Ông Thomas More, luật sư đầu tiên được bổ nhiệm làm Thượng trị thư ký, một hệ thống công bằng đã phát triển song song với luật thông thường cứng nhắc và phát triển riêng Tòa án Công bằng. Ban đầu, công bằng thường bị chỉ trích là không đều đặn. Theo thời gian, tòa án công bằng đã phát triển những nguyên tắc vững chắc, đặc biệt dưới triều đại của Bá tước Eldon. Vào thế kỷ 19 ở Anh và năm 1937 tại Hoa Kỳ, hai hệ thống này đã được hợp nhất.
Trong quá trình phát triển luật thông thường, việc viết sách học thuật luôn đóng một vai trò quan trọng, không chỉ để thu thập những nguyên tắc toàn diện từ các vụ án phân tán, mà còn để thảo luận về những thay đổi. William Blackstone, vào khoảng năm 1760, là nhà học giả đầu tiên thu thập, miêu tả và giảng dạy về luật thông thường. Tuy nhiên, chỉ việc miêu tả thôi, những nhà học giả tìm kiếm các giải thích và cấu trúc cơ bản dần thay đổi cách luật hoạt động thực tế.
Luật tôn giáo
Luật tôn giáo dựa rõ ràng vào các quy tắc tôn giáo. Ví dụ bao gồm Halakha của người Do Thái và Sharia của người Hồi giáo - cả hai đều dịch là "con đường để tuân theo". Luật học Kitô giáo cũng tồn tại trong một số cộng đồng nhà thờ. Thường thì ảnh hưởng của tôn giáo đối với luật pháp là không thể thay đổi, vì lời Chúa không thể được sửa đổi hoặc được lập luật pháp phản đối bởi các thẩm phán hoặc chính phủ. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia tôn giáo đều dựa vào việc mở rộng nhân bản để cung cấp cho hệ thống pháp luật toàn diện và chi tiết hơn. Ví dụ, Quran chứa một số luật pháp và nó hoạt động như một nguồn pháp luật tiếp theo thông qua sự giải thích, Qiyas (luận lý bằng gián tiếp), Ijma (đồng thuận) và tiền lệ. Điều này chủ yếu nằm trong một bộ pháp luật và luật học được biết đến với tên gọi Sharia và Fiqh. Một ví dụ khác là Torah hoặc Old Testament, trong Pentateuch hoặc Năm Sách Môi-se. Nó chứa mã luật cơ bản của người Do Thái, mà một số cộng đồng ở Israel lựa chọn sử dụng. Halakha là một bộ mã luật của người Do Thái tóm tắt một số giải thích của Talmud.
Một số quốc gia áp dụng luật sharia. Luật Israel cho phép các bên tranh tụng sử dụng luật tôn giáo chỉ khi họ chọn. Luật giáo hội chỉ được sử dụng bởi các thành viên của Giáo hội Công giáo, Giáo hội Chính thống Đông phương và Đoàn Phước giáo Ang-li-can.
Luật giáo hội
Luật giáo hội (từ tiếng Hy Lạp kanon, một 'thước thẳng, công cụ đo đạc') là một bộ quy chế và quy định do các cơ quan quản lý tôn giáo (lãnh đạo Giáo hội) đưa ra, để quản lý tổ chức Kitô giáo hoặc nhà thờ và thành viên của nó. Đây là luật nội bộ quản lý Giáo hội Công giáo (cả Giáo hội Latin và các Giáo hội Công giáo Đông), Giáo hội Chính thống Đông phương và Giáo hội Công giáo Phương Đông, cũng như các nhà thờ quốc gia riêng lẻ trong Đoàn Phước giáo Ang-li-can. Cách luật giáo hội này được ban hành, giải thích và đôi khi được xét xử thay đổi rộng rãi giữa ba đối tượng Giáo hội này. Trong ba truyền thống này, một luật Giáo hội ban đầu là một quy tắc được hội nghị Giáo hội nhất trí thông qua; những quy tắc này tạo nền tảng cho luật giáo hội.
Giáo hội Công giáo có hệ thống luật pháp duy trì liên tục lâu nhất trong thế giới phương Tây, từ trước sự hình thành của các hệ thống luật dân sự và luật thông thường hiện đại ở châu Âu. Luật Hình thức cảm xúc năm 1983 quy định cho Giáo hội Công giáo La tinh sui juris. Các Giáo hội Công giáo Đông phương, phát triển các kỷ luật và thực hành khác nhau, được quản lý bởi Code of Canons of the Eastern Churches. Luật hình thức cảm xúc Công giáo ảnh hưởng đến luật thông thường trong thời kỳ Trung cổ thông qua việc bảo tồn các nguyên tắc pháp lý trong luật La Mã như nguyên tắc giả định vô tội.
Luật Sharia
Cho đến thế kỷ 18, Luật Sharia được thực hành trên toàn thế giới Hồi giáo dưới dạng phi hệ thống, và vào thế kỷ 19, mã Mecelle của Đế quốc Ottoman đã thử lần đầu tiên mã hóa các yếu tố của Luật Sharia. Kể từ giữa thập kỷ 1940, đã có những nỗ lực từ quốc gia này đến quốc gia khác để đưa Luật Sharia gần hơn với điều kiện và quan niệm hiện đại. Trong thời đại hiện đại, các hệ thống pháp lý của nhiều quốc gia Hồi giáo sử dụng cả truyền thống luật dân sự và luật thông thường cũng như Luật Hồi giáo và tập quán Hồi giáo. Hiến pháp của một số quốc gia Hồi giáo như Ai Cập và Afghanistan công nhận Hồi giáo là tôn giáo của nhà nước, buộc pháp phải tuân thủ Luật Sharia. Saudi Arabia công nhận Quran là hiến pháp của nước và được cai trị dựa trên Luật Hồi giáo. Iran cũng đã chứng kiến sự tái khẳng định Luật Hồi giáo vào hệ thống pháp lý sau năm 1979. Trong vài thập kỷ gần đây, một trong những đặc điểm cơ bản của phong trào tái khơi nguồn Hồi giáo đã là cuộc kêu gọi phục hồi Luật Sharia, điều này đã tạo ra một lượng văn chương lớn và ảnh hưởng đến chính trị toàn cầu.
Phương pháp pháp lý
Có các phương pháp pháp lý phân biệt để suy luận (áp dụng pháp luật) và phương pháp diễn giải (giải thích) pháp luật. Các phương pháp suy luận bao gồm "luận dẫn pháp lý", áp dụng chủ yếu trong hệ thống pháp luật dân sự, "phương pháp tương đồng", có mặt trong hệ thống pháp luật thông thường, đặc biệt ở Hoa Kỳ, và các lý thuyết luận cứ xuất hiện trong cả hai hệ thống. Còn các phương pháp diễn giải bao gồm các quy tắc (hướng dẫn) khác nhau về diễn giải pháp luật như hướng dẫn về diễn giải ngôn ngữ, diễn giải mục tiêu hoặc diễn giải hệ thống cũng như các quy tắc cụ thể hơn, chẳng hạn như "quy tắc vàng" hoặc "quy tắc trêu ghẹo". Còn nhiều lập luận và nguyên tắc diễn giải khác cùng tổng hợp tạo nên khả năng "diễn giải luật hình pháp".
Giáo sư pháp lý và cựu Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Edward H. Levi đã lưu ý rằng "mô hình cơ bản của luận điểm pháp lý là luận điểm bằng ví dụ" - tức là luận điểm bằng cách so sánh các kết quả trong các vụ án giải quyết các câu hỏi pháp lý tương tự. Trong một trường hợp của Tòa tối cao Hoa Kỳ liên quan đến các nỗ lực về thủ tục do một công ty thu thập nợ để tránh sai sót, Thẩm phán Sotomayor cảnh báo rằng "luận điểm pháp lý không phải là một quá trình cơ khí hoặc tuyến tính chặt chẽ".
Jurimetrics là sự áp dụng hình thức chính thống của các phương pháp định lượng, đặc biệt là lý thuyết xác suất và thống kê, vào các câu hỏi pháp lý. Việc sử dụng các phương pháp thống kê trong các vụ án và các bài viết đánh giá pháp lý đã trở nên vô cùng quan trọng trong vài thập kỷ qua.
Cơ quan pháp lý
Các cơ quan pháp lý chính ở các nước công nghiệp hóa bao gồm các tòa án độc lập, quốc hội đại diện, cơ quan hành pháp có trách nhiệm, quân đội và cảnh sát, tổ chức biên chế, ngành luật và xã hội dân sự chính mình. John Locke, trong Two Treatises of Government, và Baron de Montesquieu trong The Spirit of the Laws, đã ủng hộ sự tách biệt quyền lực giữa các cơ quan chính trị, lập pháp và hành pháp. Nguyên tắc của họ là không có ai được phép chiếm đoạt tất cả quyền lực của nhà nước, trái với lý thuyết tuyệt đối của Thomas Hobbes trong cuốn sách Leviathan. Hiến pháp Five Power Constitution của Sun Yat-sen cho Cộng hòa Trung Hoa đã đưa sự tách biệt quyền lực xa hơn bằng việc tạo thêm hai cơ quan chính phủ - Control Yuan để kiểm toán và giám sát, và Examination Yuan để quản lý việc tuyển dụng các quan chức công chức.
Max Weber và những người khác đã làm thay đổi suy nghĩ về sự mở rộng của nhà nước. Quyền lực quân sự, cảnh sát và quản lý bộ máy đối với cuộc sống hàng ngày của công dân thông thường đặt ra những vấn đề đặc biệt về trách nhiệm mà những nhà văn trước đó như Locke hoặc Montesquieu không thể đoán trước được. Phong tục và thực hành của ngành luật sư là một phần quan trọng của việc mọi người tiếp cận công lý, trong khi xã hội dân sự là thuật ngữ dùng để chỉ các cơ quan xã hội, cộng đồng và đối tác tạo nên cơ sở chính trị cho luật pháp.
Hệ thống tư pháp
Hệ thống tư pháp là một nhóm các thẩm phán trung gian trong các tranh chấp để xác định kết quả. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống tòa án phúc thẩm, với một tòa án cao cấp là cơ quan tư pháp cuối cùng. Ở Hoa Kỳ, cơ quan này là Tòa án Tối cao của Hoa Kỳ; ở Úc, Tòa án Tối cao của Úc; ở Ấn Độ, Tòa án Tối cao Ấn Độ; ở Vương quốc Anh, Tòa án Tối cao của Vương quốc Anh; ở Đức, Bundesverfassungsgericht; và ở Pháp, Cour de Cassation. Đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, Tòa án Công lý Châu Âu tại Luxembourg có thể phủ định luật quốc gia khi luật Liên minh châu Âu liên quan. Tòa án Nhân quyền Châu Âu tại Strasbourg cho phép công dân của các quốc gia thành viên Hội đồng Châu Âu đưa ra các vụ kiện liên quan đến các vấn đề nhân quyền trước tòa án này.
Một số quốc gia cho phép cơ quan tư pháp cao nhất của họ phủ định các quy định pháp lý mà họ xác định là vi phạm hiến pháp. Ví dụ, trong vụ Brown v. Board of Education, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã bãi bỏ nhiều luật tiểu bang đã thiết lập các trường học tách biệt chủng tộc, tìm thấy các luật này không tương thích với Điều bốn mươi Hiến pháp của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hệ thống tư pháp lý lý thuyết phải tuân thủ hiến pháp, cũng như tất cả các cơ quan chính phủ khác. Ở hầu hết các quốc gia, các thẩm phán chỉ có thể diễn giải hiến pháp và tất cả các luật pháp khác. Nhưng ở các quốc gia pháp lý thông thường, nơi các vấn đề không phải là vấn đề hiến pháp, hệ thống tư pháp cũng có thể tạo ra luật pháp dưới nguyên tắc tiền lệ. Vương quốc Anh, Phần Lan và New Zealand khẳng định ý tưởng chủ quyền của quốc hội, trong đó tòa án không được bầu cử có thể không phủ định luật được thông qua bởi quốc hội dân chủ.
Trong các quốc gia chủ nghĩa cộng sản, chẳng hạn như Trung Quốc, tòa án thường được coi là một phần của cơ quan hành pháp, hoặc dưới thẩm quyền của quốc hội; các cơ quan và nhà lãnh đạo chính phủ có nhiều hình thức ảnh hưởng khác nhau lên tư pháp. Ở các quốc gia Hồi giáo, các tòa án thường xem xét xem luật pháp của nhà nước có tuân thủ Sharia không: Tòa án Hiến pháp Tối cao của Ai Cập có thể vô hiệu hóa các luật như vậy, và ở Iran, Hội đồng Bảo hộ đảm bảo tính tương thích của pháp luật với "tiêu chuẩn của Hồi giáo".
Lập pháp
Ví dụ nổi bật về các cơ quan lập pháp là Houses of Parliament tại London, Quốc hội tại Washington, D.C., Bundestag tại Berlin, Duma tại Moscow, Parlamento Italiano tại Rome và Assemblée nationale tại Paris. Theo nguyên tắc của chính phủ đại diện, người dân bầu cử cho các chính trị gia để thực hiện ý muốn của họ. Mặc dù các quốc gia như Israel, Hy Lạp, Thụy Điển và Trung Quốc là đơn viện, nhưng hầu hết các quốc gia là song viện, có nghĩa là họ có hai viện lập pháp được bổ nhiệm riêng biệt.
Ở 'hạ viện', các chính trị gia được bầu để đại diện cho các đơn vị bầu cử nhỏ hơn. 'Thượng viện' thường được bầu để đại diện cho các bang trong một hệ thống liên bang (như ở Úc, Đức hoặc Hoa Kỳ) hoặc cấu hình bỏ phiếu khác nhau trong một hệ thống thống nhất (như ở Pháp). Ở Vương quốc Anh, thượng viện được chính phủ bổ nhiệm làm viện xem xét. Một trong những lời phê bình về hệ thống song viện với hai viện được bầu cử là viện trên và viện dưới có thể chỉ đơn giản là phản ánh lẫn nhau. Sự biện minh truyền thống của song viện là một viện trên hoạt động như một viện xem xét. Điều này có thể giảm thiểu sự chọn lựa tự do và bất công trong hành động của chính phủ.
Để thông qua luật, đa số các thành viên của một cơ quan lập pháp phải bầu chọn cho một dự luật (luật đề xuất) ở mỗi viện. Thông thường sẽ có nhiều lần đọc và các sửa đổi được đề xuất bởi các phe phái chính trị khác nhau. Nếu một quốc gia có hiến pháp được cố định, một đa số đặc biệt có thể được yêu cầu cho các thay đổi trong hiến pháp, khiến việc thay đổi pháp luật trở nên khó khăn hơn. Một chính phủ thường dẫn dắt quá trình này, có thể được hình thành từ các thành viên của Quốc hội (ví dụ như Anh hoặc Đức). Tuy nhiên, trong một hệ thống tổng thống, chính phủ thường được hình thành bởi một người đứng đầu và các quan chức nội các do người đó bổ nhiệm (ví dụ như Hoa Kỳ hoặc Brazil).
Hành chính
Hành chính trong một hệ thống pháp lý phục vụ như trung tâm của quyền lực chính trị của Nhà nước. Trong một hệ thống nghị viện, như ở Anh, Italy, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản, hành chính được biết đến như là nội các và bao gồm các thành viên của cơ quan lập pháp. Hành chính được dẫn dắt bởi thủ lĩnh chính phủ, nơi đặt quyền lực dưới sự tin tưởng của cơ quan lập pháp. Vì các cuộc bầu cử phổ thông bổ nhiệm các đảng chính trị để cai trị, nên lãnh đạo của một đảng có thể thay đổi giữa các cuộc bầu cử.
Thủ lĩnh nhà nước là một phần riêng biệt khỏi hành chính, và đại diện cho quốc gia một cách biểu trưng qua việc ban hành luật và hành động. Các ví dụ bao gồm Tổng thống Đức (được bổ nhiệm bởi các thành viên của các nghị viện liên bang và bang), Nữ hoàng của Vương quốc Anh (một chức vụ di sản), và Tổng thống Áo (được bầu cử bởi cử tri phổ thông). Mô hình quan trọng khác là hệ thống tổng thống, được tìm thấy ở Hoa Kỳ và Brazil. Trong các hệ thống tổng thống, hành chính hoạt động như cả thủ lĩnh nhà nước và thủ lĩnh chính phủ, và có quyền bổ nhiệm một nội các không được bầu cử. Trong một hệ thống tổng thống, cơ quan hành chính là độc lập với cơ quan lập pháp mà nó không chịu trách nhiệm trước.
Mặc dù vai trò của ngành hành chính thay đổi từ quốc gia này sang quốc gia khác, thường thì nó sẽ đề xuất phần lớn các dự luật, và đưa ra chương trình chính phủ. Trong hệ thống tổng thống, hành chính thường có quyền phủ quyết dự luật. Hầu hết các cơ quan hành chính trong cả hai hệ thống đều chịu trách nhiệm về Chính sách đối ngoại, quân đội và cảnh sát, và hệ thống quan liêu. Bộ trưởng hoặc các quan chức khác dẫn dắt các văn phòng công cộng của một quốc gia, chẳng hạn như bộ ngoại giao hoặc bộ quốc phòng. Việc bầu cử một hành chính khác do đó có khả năng cách mạng hóa toàn bộ cách tiếp cận của một quốc gia với chính phủ.
Quân đội và cảnh sát
Trong khi các tổ chức quân sự đã tồn tại cùng thời với chính phủ, ý tưởng về một lực lượng cảnh sát đứng đắn là một khái niệm tương đối hiện đại. Ví dụ, hệ thống tòa án hình sự di động của Anh thời Trung cổ hay assizes, sử dụng các phiên tòa công khai và hình phạt tử hình để gây ra nỗi sợ hãi trong cộng đồng để duy trì quyền kiểm soát. Cảnh sát hiện đại đầu tiên có lẽ là những người ở Paris thế kỷ 17, tại triều đình của Louis XIV, mặc dù Cục cảnh sát tiền Paris tuyên bố họ là những người cảnh sát mặc đồng phục đầu tiên trên thế giới.
Max Weber nổi tiếng với lập luận rằng nhà nước là thực thể kiểm soát độc quyền sử dụng lực lượng hợp pháp. Quân đội và cảnh sát thực hiện việc thi hành pháp lực theo yêu cầu của chính phủ hoặc các tòa án. Thuật ngữ nhà nước thất bại ám chỉ các quốc gia không thể triển khai hoặc thực thi các chính sách; cảnh sát và quân đội của họ không còn kiểm soát an ninh và trật tự và xã hội chìm vào tình trạng vô chính phủ, thiếu hụt chính quyền.
Quan liêu
Nguyên thủy của từ quan liêu xuất phát từ từ tiếng Pháp cho văn phòng (bureau) và từ tiếng Hy Lạp cổ đại cho quyền lực (kratos). Giống như quân đội và cảnh sát, các nhân viên và cơ quan chính phủ của hệ thống pháp lý thực hiện các chỉ thị của chính quyền. Một trong những tài liệu tham chiếu sớm nhất đến khái niệm này được đưa ra bởi Baron de Grimm, một tác giả người Đức sống ở Pháp. Năm 1765, ông đã viết:
Thực chất của các luật pháp ở Pháp là quan liêu mà ông Gournay đã từng phàn nàn rất nhiều; ở đây các văn phòng, thư ký, bí thư, thanh tra và intendants không được bổ nhiệm để phục vụ lợi ích công chúng, thật ra lợi ích công chúng dường như đã được thiết lập để các văn phòng có thể tồn tại.
Sự hoài nghi về "chế độ quan liêu" vẫn còn phổ biến, và cách hoạt động của các công chức thường được đối lập với doanh nghiệp tư nhân được thúc đẩy bởi lợi nhuận. Thực tế, các công ty tư nhân, đặc biệt là những công ty lớn, cũng có quan liêu. Đặt qua một bên sự nhận thức tiêu cực về "thủ tục hành chính phức tạp", các dịch vụ công như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cảnh sát hoặc giao thông công cộng được coi là một chức năng quan trọng của nhà nước, làm cho hành động quan liêu công trở thành trọng tâm của quyền lực chính phủ.
Viết vào đầu thế kỷ 20, Max Weber tin rằng một đặc điểm quyết định của một nhà nước phát triển đã trở thành sự hỗ trợ quan liêu của nó. Weber viết rằng các đặc điểm tiêu biểu của quan liêu hiện đại là các quan chức xác định sứ mệnh của nó, phạm vi công việc bị ràng buộc bởi quy tắc, và quản lý được cấu thành từ những chuyên gia nghề nghiệp điều hành từ trên xuống, giao tiếp qua văn bản và ràng buộc sự tự do hành động của các công chức với quy tắc.
Nghề luật sư
Một hệ quả của quyền pháp luật là sự tồn tại của một nghề luật sư đủ độc lập để kêu gọi sự ủy quyền của tòa án độc lập; quyền được sự hỗ trợ từ một luật sư nổi tiếng trong một vụ kiện tại tòa án bắt nguồn từ hệ quả này - ở Anh, chức năng của luật sư hoặc người đại diện pháp lý được phân biệt với người tư vấn pháp lý. Như Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã nêu, pháp luật nên được tiếp cận đầy đủ cho tất cả mọi người và mọi người nên có thể dự đoán được pháp luật ảnh hưởng họ như thế nào.
Để duy trì tính chuyên nghiệp, việc hành nghề luật sư thường được giám sát bởi một cơ quan quy định của chính phủ hoặc độc lập như một hiệp hội luật sư, hội đồng luật sư hoặc xã hội luật. Luật sư hiện đại đạt được địa vị chuyên nghiệp riêng biệt thông qua các thủ tục pháp lý được chỉ định (ví dụ: vượt qua kỳ thi đủ điều kiện), bắt buộc theo luật pháp phải có bằng cấp đặc biệt (như học vấn pháp lý như Bachelor of Laws, Bachelor of Civil Law, hoặc bằng Juris Doctor. Có thể tiếp tục học cao hơn như Master of Laws, Master of Legal Studies, Bar Professional Training Course hoặc Doctor of Laws), và được thành lập trong văn phòng thông qua các hình thức chỉ định pháp lý (được nhận vào nghề luật sư). Có một số danh hiệu tôn trọng để chỉ ra những luật sư nổi bật, như Esquire, để chỉ ra những luật sư có địa vị cao hơn, và Doctor of law, để chỉ một người đã nhận được bằng Tiến sĩ triết học trong lĩnh vực Luật và thủ tục pháp luật.
Nhiều quốc gia Hồi giáo đã phát triển các quy định tương tự về giáo dục pháp luật và nghề luật, nhưng một số vẫn cho phép luật sư có đào tạo trong pháp luật Hồi giáo truyền thống được thực hành luật trước tòa án về vấn đề cá nhân. Ở Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác, không đủ người được đào tạo chuyên nghiệp để làm việc trong các hệ thống tư pháp hiện có, và do đó, các tiêu chuẩn hình thức thường được nới lỏng hơn.
Một khi đã được công nhận, một luật sư thường sẽ làm việc trong một công ty luật, trong một chamber như một chuyên gia độc lập, trong một vị trí chính phủ hoặc trong một công ty tư nhân với vai trò cố vấn nội bộ. Ngoài ra, một luật sư cũng có thể trở thành một nhà nghiên cứu pháp lý cung cấp nghiên cứu pháp lý theo yêu cầu thông qua một thư viện, một dịch vụ thương mại hoặc công việc tự do. Nhiều người được đào tạo về pháp luật sẽ áp dụng kỹ năng của họ ngoài lĩnh vực pháp luật hoàn toàn.
Một yếu tố quan trọng trong việc thực hành pháp luật trong truyền thống pháp lý chung là nghiên cứu pháp lý để xác định trạng thái hiện tại của pháp luật. Thường bao gồm khám phá báo cáo pháp lý, tạp chí pháp lý và luật pháp. Thực hành luật cũng bao gồm việc soạn thảo các tài liệu như đơn kiến nghị tòa án, bản tóm tắt thuyết phục, hợp đồng hoặc di chúc và quỹ tín thác. Kỹ năng đàm phán và giải quyết tranh chấp (bao gồm kỹ thuật giải quyết tranh chấp thay thế) cũng quan trọng đối với thực hành pháp luật, tuỳ thuộc vào lĩnh vực cụ thể.
Xã hội dân sự
Khái niệm chủ nghĩa cộng hòa cổ điển về "xã hội dân sự" đã xuất hiện từ thời Hobbes và Locke. Locke xem xã hội dân sự là những người có "một luật pháp và một tòa án chung để thỉnh cầu, có quyền hành quyết định các tranh chấp giữa họ."<ref>Locke, Đệ nhị luận, Chương VII, Về Xã hội Chính trị. Chương 7, mục 87</ref> Nhà triết học người Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel phân biệt "nhà nước" và "xã hội dân sự" (bürgerliche Gesellschaft) trong tác phẩm Elements of the Philosophy of Right.Karkatsoulis, Nhà nước trong quá trình chuyển đổi, 277–278
Hegel tin rằng xã hội dân sự và Nhà nước là hai đối tượng hoàn toàn đối lập, trong khuôn khổ của lý thuyết phân biệt của ông về lịch sử. Cặp đôi hiện đại Nhà nước-xã hội dân sự này đã được tái hiện trong các lý thuyết của Alexis de Tocqueville và Karl Marx. Trong lý thuyết hậu hiện đại, xã hội dân sự trở thành một nguồn gốc của luật pháp, bằng việc là nền tảng từ đó mọi người hình thành ý kiến và thuyết phục cho ý kiến mà họ cho rằng luật pháp nên là. Như luật sư Australia và tác giả Geoffrey Robertson QC đã viết về luật pháp quốc tế, "một trong những nguồn chính hiện đại của nó được tìm thấy trong các phản ứng của người đàn ông và phụ nữ bình thường, và các tổ chức phi chính phủ mà nhiều người hỗ trợ, đối với những lạm dụng quyền con người mà họ thấy trên màn hình truyền hình trong phòng khách của họ."
Tự do ngôn luận, tự do tụ tập và nhiều quyền cá nhân khác cho phép con người tập họp, thảo luận, phê phán và kiểm soát chính phủ của họ, từ đó tạo nên cơ sở cho một dân chủ thảo luận. Càng có nhiều người tham gia, quan tâm và có khả năng thay đổi cách thức thực thi quyền lực chính trị đối với cuộc sống của họ, thì luật pháp trở nên chấp nhận và chính đáng đối với nhân dân. Các cơ sở xã hội dân sự phổ biến nhất bao gồm thị trường kinh tế, các doanh nghiệp hướng lợi, gia đình, liên hiệp thương mại, bệnh viện, trường đại học, trường học, tổ chức từ thiện, các câu lạc bộ thảo luận, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng khu vực, nhà thờ và các hiệp hội tôn giáo. Tuy không có định nghĩa pháp lý rõ ràng về xã hội dân sự và các cơ sở thuộc về nó, nhưng hầu hết các cơ quan và tổ chức cố gắng liệt kê các cơ sở này (như Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Âu) thường không bao gồm các đảng chính trị.Kaldor–Anheier–Glasius, Xã hội Dân sự Toàn cầu, passim
Xem thêm
Tổng quan các chủ đề luật pháp
Danh sách các lĩnh vực luật
Danh sách các chủ đề luật
Danh sách các thuật ngữ luật
Danh sách các từ luật viết tắt
Danh sách các hãng luật
Chánh án
Thẩm phán
Hội thẩm
Luật sư
Tòa án
Viện kiểm sát
Công tố
Luật Hình Sự Giới thiệu Khái Quát
Lệch lạc
Chú thích
Đọc thêm
Blackstone, William, Sir. An analysis of the laws of England: to which is prefixed an introductory discourse on the study of the law. xuất bản lần thứ 3. Buffalo, N.Y.: W.S. Hein & Co., 189 trang, 1997. (nguyên bản: Oxford: Clarendon Press, 1758) ISBN 1-57588-413-5
David, René, và John E. C. Brierley. Major Legal Systems in the World Today: An Introduction to the Comparative Study of Law. xuất bản lần thứ 3. London: Stevens, 1985. ISBN 0-420-47340-8.
Ginsburg, Ruth B. A selective survey of English language studies on Scandinavian law. So. Hackensack, N.J.: F. B. Rothman, 53 trang, 1970. OCLC 86068
Glenn, H. Patrick Legal Traditions of the World: Sustainable Diversity in Law xuất bản lần thứ 2, London: Oxford University Press, 432 trang, 2004. ISBN 0-19-926088-5
Iuul, Stig và những người khác Scandinavian legal bibliography. Stockholm: Almqvist & Wiksell, 196 trang, 1961. (series: Acta / Instituti Upsaliensis Iurisprudentiae Comparativae; 4) OCLC 2558738
Llewellyn, Karl N. & E. Adamson Hoebel. Cheyenne Way: Conflict & Case Law in Primitive Jurisprudence.'' special ed. New York City: Legal Classics Library, 374 trang, 1992. ISBN 0-8061-1855-5
Bài viết chủ đề chính |
Tehran (phiên âm tiếng Việt: Tê-hê-ran hoặc Tê-hê-răng; Tehrān; ) là thủ đô của Iran, đồng thời là thủ phủ của tỉnh Tehran. Với dân số khoảng 8.4 triệu người trong nội ô và 15 triệu người nếu tính toàn vùng đô thị Tehran, Tehran là thành phố đông dân nhất tại Iran nói riêng và khu vực Tây Á nói chung. Vùng đô thị của thành phố đứng thừ nhì ở khu vực Trung Đông sau Cairo của Ai Cập. Nó cũng đứng thứ 29 trong số các vùng đô thị lớn nhất thế giới.
Tehran nằm ở phía nam của dãy núi Alborz với độ cao trung bình 1.191 mét so với mực nước biển. Trong lịch sử Iran, một phần lãnh thổ của Tehran ngày nay đã bị chiếm đóng bởi Rhages, một thành phố nổi bật của người Media. Nó đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Ả Rập thời trung cổ cũng như của Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ.
Tehran lần đầu tiên được chọn là thủ đô của Iran bởi Mohammad Khan Qajar của triều đại Qajar vào năm 1796, để khu vực này tiếp tục ở gần các lãnh thổ của Iran ở Kavkaz, trước khi bị tách khỏi Iran như là kết quả của cuộc chiến tranh Nga-Ba Tư, và để tránh các phe thù địch của các triều đại Iran cầm quyền trước đây. Vốn đã được di chuyển nhiều lần trong suốt lịch sử, và Tehran là thủ đô quốc gia thứ 32 của Iran. Phá dỡ quy mô lớn và xây dựng lại bắt đầu vào những năm 1920, và Tehran đã là một điểm đến cho di cư hàng loạt từ khắp nơi trên lãnh thổ Iran từ thế kỷ 20.
Thành phố có nhiều thánh đường Hồi giáo, nhà thờ Ki-tô giáo, hội đường Do Thái giáo và hỏa điện Bái hỏa giáo mang tính lịch sử. Tehran đương thời là một thành phố hiện đại với nhiều kiến trúc, trong đó tháp Azadi và tháp Milad là các biểu tượng của thành phố Tehran. Năm 2008, Tehran là thủ đô ít đắt đỏ nhất thế giới và là thành phố ít đắt đỏ thứ hai trên toàn cầu dựa trên chỉ số giá sinh hoạt. Tiếng Ba Tư là ngôn ngữ bản địa của thành phố, được gần 98% dân cư nói. Phần lớn cư dân tại Tehran xem mình là người Ba Tư.
Lịch sử
Nguồn gốc của tên Tehran là chưa rõ ràng. Sự hình thành Tehran xảy ra cách đây hơn 7.000 năm.
Thời cổ điển
Tehran nằm trong khu vực lịch sử của người Media (tiếng Ba Tư cổ: 𐎶𐎠𐎭 Māda) ở tây bắc Iran. Vào thời của Đế quốc Median, một phần lãnh thổ của Tehran ngày nay là một vùng ngoại ô của thành phố Rhages nổi tiếng ở Median (tiếng Ba Tư cổ: 𐎼𐎥𐎠 Ragā). Trong Videvdat của Avesta (i, 15), Rhages được nhắc đến như là nơi thiêng liêng thứ 12 được tạo ra bởi Ahura Mazda. Trong chữ khắc cổ Ba Tư, Rhages xuất hiện như một tỉnh (Bistun 2, 10–18). Từ Rhages, Darius I đã gửi quân tiếp viện cho cha Hystaspes, người đã đặt cuộc nổi dậy ở Parthia (Bistun 3, 1–10). Trong một số văn bản Trung Ba Tư, Rhages được cho là nơi sinh của Zoroaster, mặc dù các sử gia hiện đại thường đặt sự ra đời của Zoroaster ở Khorasan. Khu vực thừa kế hiện đại của Rhages, Ray, là một thành phố nằm ở cuối phía nam của Tehran ngày nay, đã được sáp nhập vào khu vực đô thị của Tehran.
Núi Damavand, đỉnh cao nhất của Iran, nằm gần Tehran, là một địa điểm quan trọng trong tác phẩm Shahnameh của nhà thơ Ferdowsi, bài thơ sử thi của Iran được dựa trên truyền thuyết cổ xưa của Iran. Nó xuất hiện trong các sử thi như quê hương của Keyumars Protoplast, nơi sinh của vua Manuchehr, nơi Freydun vua liên kết với quái vật rồng Aždahāk (Bivarasp), và nơi Arash bắn mũi tên của mình.
Thời Trung cổ
Trong triều đại của đế quốc Sasan, vào năm 641, Yazdegerd III đã ban hành kháng cáo cuối cùng cho dân tộc từ Rhages, trước khi chạy trốn đến Khorasan. Rhages đã bị chi phối bởi gia tộc Parthian Mihran, và Siyavakhsh - con trai của Bahrām Chobin - người đã chống lại cuộc xâm lược Hồi giáo thế kỷ thứ 7 của Iran. Vì sự kháng cự này, khi người Ả Rập chiếm được Rhages, họ đã ra lệnh cho thị trấn phải bị phá hủy và xây dựng lại bởi một kẻ phản bội Farrukhzad.
Vào thế kỷ thứ 9, Tehran là một ngôi làng nổi tiếng, nhưng ít được biết đến hơn là thành phố Rhages, đang phát triển mạnh ở gần đó. Rhages được mô tả chi tiết bởi các nhà địa lý Hồi giáo thế kỷ thứ 10. Mặc dù sự quan tâm của người Ả Rập ở Baghdad được hiển thị ở Rhages, số người Ả Rập trong thành phố vẫn không đáng kể và dân số chủ yếu bao gồm người Iran thuộc mọi tầng lớp.
Người Thổ Nhĩ Kỳ Oghuz xâm lược Rhages vào năm 1035 và 1042, nhưng thành phố đã được phục hồi dưới triều đại của đế quốc Seljuk và Khwarezmians. Nhà văn thời trung cổ Najm od Din Razi tuyên bố dân số của Rhages khoảng 500.000 trước cuộc xâm lược của Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, người Mông Cổ xâm chiếm Rhages, đặt thành phố vào những tàn tích và tàn sát nhiều người dân của thành phố. Sau cuộc xâm lăng, nhiều cư dân của thành phố đã trốn sang Tehran gần đó.
Vào tháng 7 năm 1404, đại sứ Castilian Ruy González de Clavijo đã tới thăm Tehran trong khi trên hành trình đến Samarkand, kinh đô của nhà chinh phục Tamerland, người cai trị Iran vào thời điểm đó. Trong nhật ký của ông, Tehran được mô tả là một vùng không có tường bao quanh.
Thời cận đại
Du khách người Ý Pietro della Valle đi qua Tehran và qua đêm ở đây năm 1618, và trong hồi ký của mình, ông đã đề cập đến thành phố là Taheran. Du khách người Anh Thomas Herbert đến Tehran năm 1627, và đề cập đến tên nó là Tyroan. Herbert nói rằng thành phố có khoảng 3.000 ngôi nhà.
Vào đầu thế kỷ 18, Karim Khan của triều đại Zand đã ra lệnh cho một cung điện và một kinh thành được xây dựng ở Tehran để chuẩn bị tuyên bố kinh đô mới của ông; nhưng sau đó ông chuyển kinh đô của mình đến Shiraz. Cuối cùng, vua Mohammad Khan Qajar đã chọn Tehran làm kinh đô của Iran vào năm 1776.
Sự lựa chọn vốn của Agha Mohammad Khan được dựa trên mối quan tâm tương tự về sự kiểm soát của cả miền bắc và miền nam Iran. Ông đã nhận thức được sự trung thành của những cư dân của cựu thủ đô Isfahan và Shiraz đến triều đại Safavid và Zand tương ứng, và cảnh giác với sức mạnh của những người dân địa phương ở những thành phố này Vì vậy, ông có thể đã xem Tehran thiếu một cơ cấu đô thị đáng kể như một phước lành, bởi vì nó giảm thiểu cơ hội kháng chiến cho sự cai trị của ông bởi công chúng. Hơn nữa, ông phải ở trong tầm kiểm soát với của Azerbaijan và vùng lãnh thổ phía bắc và nam của Kavkaz ở Iran - vào thời điểm đó không thể hủy bỏ theo các điều ước của Golestan và Turkmenchay đối với Đế quốc Nga láng giềng - sẽ tuân theo trong thế kỷ 19.
Sau 50 năm cai trị của triều đại Qajar, thành phố vẫn chỉ có hơn 80.000 cư dân. Cho đến những năm 1870, Tehran bao gồm một thành lũy có tường bao quanh, một chợ mái, và ba khu vực chính là Udlajan, Chale-Meydan và Sangelaj, nơi đa số của dân cư trú.
Kế hoạch phát triển đầu tiên của Tehran năm 1855 nhấn mạnh cấu trúc không gian truyền thống. Kiến trúc, tuy nhiên, tìm thấy một biểu hiện chiết trung để phản ánh lối sống mới. Kế hoạch lớn thứ hai ở Tehran diễn ra dưới sự giám sát của Dar ol Fonun. Kế hoạch năm 1878 của Tehran bao gồm các bức tường thành phố mới, dưới hình thức một hình bát giác hoàn hảo với diện tích 19 km vuông, bắt chước các thành phố thời Phục Hưng của châu Âu.
Thời hiện đại
Nhận thức xã hội ngày càng tăng về quyền dân sự dẫn đến Cách mạng Hiến pháp và hiến pháp đầu tiên của Iran vào năm 1906. Vào ngày 2 tháng 6 năm 1907, Quốc hội đã thông qua một đạo luật về quản trị địa phương được gọi là Baladie (luật thành phố). chẳng hạn như vai trò của các hội đồng trong thành phố, trình độ của các thành viên, quá trình bầu cử, và các yêu cầu để được bầu cử. Sau đó, quốc vương Qajar Mohammad Ali Shah đã bãi bỏ hiến pháp và bắn phá quốc hội với sự giúp đỡ của Lữ đoàn Cossack do Nga kiểm soát vào ngày 23 tháng 6 năm 1908. Theo sau vụ chiếm thành phố bởi lực lượng cách mạng Ali-Qoli Khan (Sardar Asad II)) và Mohammad Vali Khan (Sepahsalar e Tonekaboni) vào ngày 13 tháng 7 năm 1909. Kết quả là, vị vua đã bị lưu đày và thay thế bằng con trai ông Ahmad, và quốc hội đã được tái lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hội đồng cử tri đã bầu Reza Shah của nhà Pahlavi là vị vua mới, người đã ngay lập tức đình chỉ luật Baladie năm 1907, thay thế các hội đồng thành phố phi tập trung và tự trị với các phương pháp quản trị và lập kế hoạch tập trung.
Từ những năm 1920 đến thập niên 1930, dưới sự cai trị của Reza Shah, thành phố đã được xây dựng lại từ đầu. Điều đó theo sau một sự phá hủy có hệ thống của một số tòa nhà cũ, bao gồm các phần của cung điện Golestan, Tekye Dowlat và Tupkhane Square, được thay thế bằng các tòa nhà hiện đại bị ảnh hưởng bởi kiến trúc cổ điển của Iran, đặc biệt là việc xây dựng Ngân hàng Quốc gia, Trụ sở Cảnh sát, Văn phòng viễn thông, và Học viện Quân sự.
Những thay đổi trong đô thị bắt đầu với hành động mở rộng đường phố năm 1933, hoạt động như một khuôn khổ cho những thay đổi ở tất cả các thành phố khác. Grand Bazaar được chia làm một nửa và nhiều tòa nhà lịch sử đã bị phá hủy để được thay thế bằng những con đường thẳng đứng rộng. Kết quả là, kết cấu truyền thống của thành phố đã được thay thế bằng các đường phố hình chữ thập giao nhau tạo ra các bùng binh lớn, nằm trên các không gian công cộng lớn như chợ.
Như một nỗ lực để tạo ra một mạng lưới cho giao thông dễ dàng trong thành phố, thành cổ và tường thành đã bị phá hủy vào năm 1937, thay thế bằng các đường phố rộng cắt qua đô thị. Bản đồ thành phố mới của Tehran năm 1937 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các mô hình quy hoạch hiện đại của mạng lưới phân vùng và mạng lưới.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Liên Xô và Anh tiến vào thành phố. Năm 1943, Tehran là nơi diễn ra Hội nghị Tehran, có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin, và Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Việc thành lập tổ chức quy hoạch của Iran vào năm 1948 đã dẫn đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đầu tiên từ năm 1949 đến năm 1955. Những kế hoạch này không chỉ làm chậm tốc độ tăng trưởng không cân bằng của Tehran mà còn với cải cách ruộng đất năm 1962 mà con trai của Reza Shah và người kế nhiệm Mohammad Reza Pahlavi gọi tên là Cách mạng trắng, dẫn đến sự tăng trưởng hỗn loạn của Tehran.
Trong suốt những năm 1960 và 1970, Tehran đã nhanh chóng phát triển dưới triều đại của Mohammad Reza Pahlavi. Các tòa nhà hiện đại thay đổi bộ mặt của Tehran và những dự án đầy tham vọng đã được hình dung trong những thập kỷ sau. Để giải quyết vấn đề loại trừ xã hội, kế hoạch toàn diện đầu tiên của Tehran đã được phê duyệt vào năm 1968. Hiệp hội kiến trúc sư Iran Abd-ol-Aziz Farmanfarmaian và công ty Mỹ của Victor Gruen Associates đã xác định các vấn đề chính mật độ làm hỏng thành phố ngoại ô, ô nhiễm không khí và nước, hạ tầng không hiệu quả, thất nghiệp và di cư nông thôn-đô thị. Cuối cùng, toàn bộ kế hoạch bị gạt ra ngoài cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 và chiến tranh Iran-Iraq sau đó.
Điểm mốc nổi tiếng nhất của Tehran, Tháp Azadi, được xây dựng theo lệnh của Shah vào năm 1971. Nó được thiết kế bởi Hossein Amanat, một kiến trúc sư đã thắng cuộc thi thiết kế tượng đài, kết hợp các yếu tố kiến trúc Sassan cổ điển với kiến trúc cổ điển khác của Iran. Trước đây được gọi là Tháp Shahyad, nó được xây dựng để kỷ niệm năm thứ 2.500 của Nhà nước Hoàng gia Iran.
Trong cuộc Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988, Tehran là mục tiêu của các cuộc tấn công tên lửa Scud lặp đi lặp lại và các cuộc không kích.
Tháp Milad cao 435 mét, là một phần của các dự án phát triển được đề xuất ở Iran trước cách mạng, được hoàn thành vào năm 2007, và từ đó trở thành một địa danh nổi tiếng của Tehran. Cầu vượt dành cho người đi bộ 270 mét của Cầu Tabiat là một địa danh mới được xây dựng, được thiết kế bởi kiến trúc sư từng đoạt giải thưởng Leila Araghian, được hoàn thành vào năm 2014.
Địa lý
Phân chia hành chính
Đô thị Tehran được chia thành 22 quận huyện, mỗi quận huyện có trung tâm hành chính riêng. 20 trong số 22 quận thành phố nằm ở Quận Trung tâm của Quận Tehran, trong khi các quận 1 và 20 nằm tương ứng ở các quận Shemiranat và Ray.
Mặc dù về mặt hành chính tách biệt, các thành phố Ray và Shemiran thường được coi là một phần của vùng đô thị Tehran.
Khu vực phía bắc Tehran là nơi giàu có nhất của thành phố, bao gồm nhiều quận khác nhau như Zaferanie, Jordan, Elahie, Pasdaran, Kamranie, Ajodanie, Farmanie, Darrous, Qeytarie và phố Qarb. Trong khi trung tâm của thành phố có các bộ và cơ quan chính phủ, các trung tâm thương mại nằm ở phía bắc xa hơn.
Khí hậu
Tehran có khí hậu bán khô hạn lạnh (phân loại khí hậu Köppen: BSk) với các đặc điểm khí hậu lục địa và mô hình khí hậu Địa Trung Hải. Khí hậu của Tehran chủ yếu được xác định bởi vị trí địa lý của nó, với những ngọn núi cao chót vót Alborz ở phía bắc và sa mạc trung tâm của đất nước ở phía nam. Nó có thể được mô tả chung là ôn hòa vào mùa xuân và mùa thu, nóng và khô vào mùa hè, và lạnh và ẩm ướt vào mùa đông.
Tehran là 1 thành phố lớn với sự khác biệt đáng kể về độ cao giữa các huyện khác nhau, thời tiết thường mát hơn ở phía bắc đồi hơn ở phần phía nam bằng phẳng của Tehran. Ví dụ đường Valiasr 17,3 km (10,7 mi) chạy từ ga đường sắt của Tehran ở độ cao 1.117 m (3.665 ft) trên mực nước biển ở phía nam thành phố đến Quảng trường Tajrish ở độ cao 1712,6 m (5612,3 ft) trên mực nước biển trong phía bắc. Tuy nhiên, độ cao thậm chí có thể tăng lên đến 2.000 m (6.600 ft) ở cuối Velenjak ở miền bắc Tehran.
Mùa hè khá dài, từ tháng 5 đến tháng 11, thời tiết nóng và khô với ít mưa, nhưng độ ẩm nói chung tương đối là thấp. Nhiệt độ cao trung bình là từ 32 đến 41 °C (90 và 106 °F), và nó có thể giảm xuống 14 °C ở miền núi phía bắc thành phố vào ban đêm. Hầu hết lượng mưa hàng năm xuất hiện từ cuối mùa thu đến giữa mùa xuân, nhưng không có tháng nào đặc biệt ẩm ướt. Tháng nóng nhất là tháng Bảy, với nhiệt độ tối thiểu trung bình là 33 °C (91 °F) và nhiệt độ tối đa trung bình là 38 °C (100 °F), và lạnh nhất là tháng Giêng, với nhiệt độ trung bình tối thiểu −5 °C (23 °F) và nhiệt độ tối đa trung bình là 1 °C (34 °F).
Thời tiết của Tehran đôi khi có thể không lường trước được. Nhiệt độ cao kỷ lục là 43 °C (109 °F) và mức thấp kỷ lục là -20 °C (−4 °F). Vào ngày 5 và 6 tháng 1 năm 2008, một cơn bão tuyết lớn và nhiệt độ thấp bao trùm thành phố trong một lớp tuyết và băng dày, buộc Hội đồng Bộ trưởng chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa thủ đô vào ngày 6 và 7 tháng 1.
Tehran đã thấy sự gia tăng độ ẩm tương đối và lượng mưa hàng năm kể từ đầu thế kỷ 21. Điều này rất có thể là do các dự án trồng rừng, bao gồm các công viên và hồ mở rộng. Các phần phía bắc của Tehran vẫn còn tươi tốt hơn so với các phần phía nam.
Vào tháng 2 năm 2005, tuyết rơi bao phủ tất cả các phần của thành phố. Độ dày tuyết là 15 cm (6 in) ở phần phía nam của thành phố và 100 cm (39 in) ở phần phía bắc của thành phố. Một tờ báo cho biết đó là thời tiết tồi tệ nhất trong 34 năm. 10.000 máy ủi và 13.000 công nhân thành phố được triển khai để dọn tuyết cho các con đường chính.
Vào ngày 3 tháng 2 năm 2014, Tehran đã rơi vào một trận tuyết rơi dày đặc, đặc biệt là ở phần phía bắc của thành phố, với độ dày đến 2 mét. Trong vòng một tuần tuyết rơi liên tiếp, các con đường không thể đi lại ở một số khu vực cùng với nhiệt độ từ −8 °C đến −16 °C.
Vào ngày 3 tháng 6 năm 2014, một trận giông bão mạnh kèm theo bão bụi tràn qua thành phố. Năm người thiệt mạng và hơn 57 người bị thương. Thảm họa này cũng làm rơi nhiều cây và đường dây điện xuống. Nó xảy ra từ 5 đến 6 giờ chiều, nhiệt độ giảm mạnh từ 33 °C đến 19 °C chỉ trong một giờ. Sự giảm nhiệt độ đáng kể được đi kèm với gió thổi tới gần 118 km/h.
Vấn đề môi trường
Kế hoạch chuyển thủ đô vốn đã được thảo luận nhiều lần trong những năm trước, chủ yếu là do các vấn đề môi trường của khu vực. Tehran được đánh giá là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, và cũng nằm gần hai đường đứt gãy lớn.
Thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. 80% ô nhiễm của thành phố là do xe hơi. 20% còn lại là do ô nhiễm công nghiệp. Các ước tính khác cho thấy xe máy chiếm 30% không khí và 50% ô nhiễm tiếng ồn ở Tehran.
Trong năm 2010, chính phủ đã thông báo rằng "vì lý do an ninh và hành chính, kế hoạch chuyển vốn từ Tehran đã được hoàn thành." Có kế hoạch di dời 163 công ty nhà nước và một số trường đại học từ Tehran để tránh thiệt hại từ trận động đất.
Các quan chức đang tham gia vào một chiến dịch để giảm ô nhiễm không khí. Thành phố đã khuyến khích taxi và xe buýt chuyển đổi từ động cơ xăng sang động cơ chạy bằng khí tự nhiên nén. Hơn nữa, chính phủ đã thiết lập một "Khu vực giao thông" bao gồm trung tâm thành phố trong giờ cao điểm. Việc vào và lái xe bên trong khu vực này chỉ được phép với giấy phép đặc biệt.
Cũng có kế hoạch nâng cao nhận thức của người dân về các mối nguy hiểm của ô nhiễm. Một phương pháp hiện đang được sử dụng là lắp đặt các bảng chỉ thị ô nhiễm xung quanh thành phố để theo dõi mức độ hiện tại của hạt (PM10), nitơ dioxide (NO2), ozone (O3), sulfur dioxide (SO2) và carbon monoxide (CO).
Nhân khẩu
Tehran có dân số khoảng 10 triệu người vào năm 2016. Là một thành phố đa sắc tộc, Tehran là nơi có nhiều nhóm ngôn ngữ và dân tộc đa dạng từ khắp nơi trên đất nước. Ngôn ngữ chi phối ngày nay của Tehran là sự đa dạng của ngôn ngữ Ba Tư của Tehrani, và đa số người dân ở Tehran tự nhận là người Ba Tư. Tuy nhiên, trước đây, ngôn ngữ mẹ đẻ của vùng Tehran-Ray không phải là tiếng Ba Tư, vốn là ngôn ngữ Tây Nam Iran và có nguồn gốc từ Fars, nhưng là một ngôn ngữ Tây Bắc Iran đã tuyệt chủng.
Iran Azeris là nhóm dân tộc lớn thứ hai trong thành phố, chiếm khoảng 20% đến 1/4 trong tổng dân số, trong khi dân tộc Mazanderanis lớn thứ ba, chiếm khoảng 17% tổng dân số. Các cộng đồng dân tộc khác của Tehran bao gồm người Kurd, người Armenia, người Gruzia, người Bakhtyaris, Talysh, Baloch, người Assyria, người Ả Rập, người Do Thái và người Circassians.
Theo điều tra dân số năm 2010 do Khoa Xã hội học của Đại học Tehran thực hiện, tại nhiều huyện của Tehran qua các lớp kinh tế xã hội khác nhau theo quy mô dân số của từng huyện và tầng lớp kinh tế xã hội, 63% số người sinh ra ở Tehran 98% biết tiếng Ba Tư, 75% tự nhận mình là người Ba Tư, và 13% có trình độ thông thạo ngôn ngữ châu Âu.
Tehran đã thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong thành phần xã hội dân tộc của nó vào đầu những năm 1980. Sau những hậu quả chính trị, xã hội và kinh tế của Cách mạng 1979 và những năm tiếp theo, một số công dân Iran, chủ yếu là Tehranis, đã rời Iran. Phần lớn các di dân Iran đã rời khỏi Hoa Kỳ, Đức, Thụy Điển và Canada.
Với sự bắt đầu của Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988), một làn sóng thứ hai của người dân chạy trốn khỏi thành phố, đặc biệt là trong cuộc tấn công không quân Iraq trên thủ đô. Với hầu hết các cường quốc ủng hộ Iraq vào thời điểm đó, sự cô lập kinh tế đã đưa ra nhiều lý do để nhiều cư dân rời khỏi thành phố (và cả nước). Để lại tất cả những gì họ có và phải vật lộn để thích ứng với một quốc gia mới và xây dựng một cuộc sống, hầu hết trong số họ không bao giờ trở lại khi cuộc chiến kết thúc. Trong chiến tranh, Tehran cũng nhận được một số lượng lớn người di cư từ phía tây và phía tây nam của đất nước giáp biên giới Iraq.
Tình hình chính trị không ổn định và chiến tranh ở Afghanistan và Iraq láng giềng đã thúc đẩy một loạt người tị nạn vào đất nước, hàng triệu người, với Tehran là một nam châm cho nhiều công việc tìm kiếm, người đã giúp thành phố hồi phục sau những vết thương chiến tranh, làm việc với mức lương thấp hơn so với công nhân xây dựng địa phương. Nhiều người trong số những người tị nạn đang được hồi hương với sự hỗ trợ của UNHCR, nhưng vẫn có những nhóm người tị nạn Afghanistan và Iraq ở Tehran, những người không muốn rời đi do bi quan về tình hình ở nước họ. Những người tị nạn Afghanistan chủ yếu là người Tajik nói tiếng Do thái và Hazara, nói nhiều thứ tiếng Ba Tư, và người tỵ nạn Iraq chủ yếu là những người nói tiếng Ả rập Mesopotamian vốn thường là di sản của Iran.
Tôn giáo
Đa số cư dân Tehran chính thức là người Hồi giáo Shia, cũng là tôn giáo chính của Iran. Các cộng đồng tôn giáo khác trong thành phố bao gồm những người theo các nhánh Hồi giáo Sunni và Sufi giáo, nhiều giáo phái Kitô giáo, Do Thái giáo, Zoroastrianism và Bahá'í Faith.
Có nhiều trung tâm tôn giáo nằm rải rác quanh thành phố, từ các trung tâm cũ đến mới xây dựng, bao gồm nhà thờ Hồi giáo, nhà thờ, hội đường, và đền thờ lửa Zoroastrian. Thành phố này cũng có một cộng đồng người Ấn Độ thuộc thế hệ thứ ba rất nhỏ có một đền thờ địa phương đã được Thủ tướng Ấn Độ viếng thăm vào năm 2012.
Kinh tế
Tehran là trung tâm kinh tế của Iran. Khoảng 30% lực lượng lao động khu vực công của Iran và 45% các doanh nghiệp công nghiệp lớn của nó nằm trong thành phố, và gần một nửa số công nhân này được chính phủ tuyển dụng. Hầu hết phần còn lại của công nhân là công nhân nhà máy, chủ cửa hàng, người lao động và công nhân vận tải.
Rất ít công ty nước ngoài hoạt động ở Tehran, do quan hệ quốc tế phức tạp của chính phủ. Nhưng trước Cách mạng 1979, nhiều công ty nước ngoài đã hoạt động tại Iran. Các ngành công nghiệp hiện đại của Tehran bao gồm sản xuất ô tô, điện tử và thiết bị điện, vũ khí, hàng dệt, đường, xi măng và các sản phẩm hóa học. Nó cũng là một trung tâm hàng đầu cho việc bán thảm và đồ nội thất. Các công ty lọc dầu của Pars Oil, Speedy, và Behran có trụ sở tại Tehran.
Tehran phụ thuộc rất nhiều vào xe hơi, xe buýt, xe máy và taxi tư nhân, và là một trong những thành phố phụ thuộc nhiều nhất trên thế giới. Sàn giao dịch chứng khoán Tehran, là thành viên đầy đủ của Liên đoàn trao đổi thế giới (WFE) và là thành viên sáng lập của Liên đoàn trao đổi chứng khoán Châu Á - Euro, là một trong những sàn giao dịch chứng khoán tốt nhất thế giới trong những năm gần đây.
Mua sắm
Tehran có một loạt các trung tâm mua sắm và là nơi có hơn 60 trung tâm mua sắm hiện đại. Thành phố có một số khu thương mại, bao gồm các khu thương mại tại Valiasr, Davudie và Zaferanie. Chợ cũ lớn nhất của Tehran là Grand Bazaar và Bazaar of Tajrish.
Hầu hết các cửa hàng mang nhãn hiệu quốc tế và các cửa hàng cao cấp đều nằm ở phía bắc và phía tây của thành phố. Kinh doanh bán lẻ của Tehran đang phát triển với một số trung tâm mua sắm có sẵn và cả những trung tâm mua sắm mới đang được xây dựng.
Tehran được biết đến như một ngôi làng rộng lớn và xấu xí
Du lịch
Tehran là một trong những điểm đến du lịch chính ở Iran, có rất nhiều điểm tham quan văn hóa. Đây là nơi có các khu phức hợp hoàng gia của Golestan, Saadabad và Niavaran, được xây dựng dưới thời trị vì của hai quốc vương cuối cùng.
Có một số bảo tàng lịch sử, nghệ thuật và khoa học ở Tehran, bao gồm Bảo tàng Quốc gia, Bảo tàng Malek, Bảo tàng Điện ảnh tại Vườn Ferdows, Bảo tàng Abgineh, Bảo tàng Nhà tù Qasr, Bảo tàng Thảm, Bảo tàng Tranh Thủy tinh Ngược) và Bảo tàng máy văn phòng Safir. Ngoài ra còn có Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại, nơi tổ chức các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng như Van Gogh, Pablo Picasso và Andy Warhol.
Các đồ trang sức của Đế quốc Hoàng gia Iran, một trong những bộ sưu tập trang sức lớn nhất trên thế giới, cũng được trưng bày tại Bảo tàng Trang sức Quốc gia Tehran.
Một số triển lãm văn hóa và thương mại diễn ra tại Tehran, chủ yếu được điều hành bởi Công ty Triển lãm Quốc tế của đất nước. Hội chợ sách quốc tế hàng năm của Tehran được biết đến với thế giới xuất bản quốc tế là một trong những sự kiện xuất bản quan trọng nhất ở châu Á.
Cơ sở hạ tầng
Giao thông
Đường sá và xa lộ
Thủ phủ của Tehran được trang bị một mạng lưới đường cao tốc và giao lộ lớn
Một số đường phố ở Tehran được đặt tên theo các số liệu quốc tế, bao gồm:
Đường Henri Corbin, trung tâm Tehran
Đại lộ Simon Bolivar, tây bắc Tehran
Phố Edward Browne, gần Đại học Tehran
Đường Gandhi, phía bắc Tehran
Đường cao tốc Mohammad Ali Jenah, phía tây Tehran
Phố Iqbal Lahori, phía đông Tehran
Phố Patrice Lumumba, phía tây Tehran
Đại lộ Nelson Mandela, phía bắc Tehran
Phố Bobby Sands, phía tây của Đại sứ quán Anh
Ô tô
Theo người đứng đầu Cục Môi trường và Phát triển Bền vững của Tehran, Tehran được thiết kế có sức chứa khoảng 300.000 ô tô, nhưng hiện tại hơn năm triệu chiếc xe ô tô lưu thông hằng ngày trên đường. Ngành công nghiệp tự động hóa gần đây đã phát triển, nhưng các biện pháp trừng phạt quốc tế ảnh hưởng đến các quy trình sản xuất định kỳ.
Theo phương tiện truyền thông địa phương, Tehran có hơn 200.000 xe taxi đang chạy trên các con đường hàng ngày, với một số loại taxi có sẵn trong thành phố. Taxi sân bay có chi phí cao hơn cho mỗi km so với taxi màu xanh lá cây vàng thông thường trong thành phố.
Xe buýt
Xe buýt đã phục vụ thành phố từ những năm 1920. Hệ thống giao thông của Tehran bao gồm xe buýt thông thường, xe điện và xe buýt nhanh (BRT). Bốn bến xe buýt chính của thành phố bao gồm Nhà ga phía Nam, Nhà ga phía Đông, Nhà ga phía Tây và Nhà ga trung tâm Beyhaghi.
Hệ thống xe điện được mở vào năm 1992, sử dụng một đội gồm 65 xe đẩy có khớp nối được xây dựng bởi Škoda của Séc. Đây là hệ thống xe điện đầu tiên ở Iran. Vào năm 2005, các xe điện đang hoạt động trên năm tuyến, tất cả bắt đầu từ Quảng trường Imam Hossein. Hai tuyến đường chạy về phía đông bắc hoạt động gần như hoàn toàn trong một đường xe buýt tách biệt nằm ở giữa đường rộng dọc theo Đường Damavand, dừng lại ở các điểm dừng được xây dựng có mục đích nằm cách 500 mét dọc theo các tuyến đường, thực hiện hiệu quả các tuyến này trolleybus-BRT (nhưng chúng không được gọi như vậy). Ba tuyến xe điện khác chạy về phía nam và hoạt động trong giao thông hỗn hợp. Cả hai phần tuyến được phục vụ bởi các dịch vụ dừng và các dịch vụ địa phương (thực hiện tất cả các điểm dừng). [61] Một phần mở rộng 3,2 km từ Quảng trường Shoosh đến Quảng trường Rah Ahan được khai trương vào tháng 3 năm 2010.
Chuyến xe buýt nhanh của Tehran (BRT) đã chính thức được khánh thành vào năm 2008. Nó có ba tuyến với 60 trạm ở các khu vực khác nhau của thành phố. Tính đến năm 2011, hệ thống BRT đã có một mạng lưới 100 km (62 dặm), vận chuyển 1,8 triệu hành khách trên một cơ sở hàng ngày. Thành phố cũng đã phát triển một hệ thống chia sẻ xe đạp bao gồm 12 trung tâm tại một trong những quận của Tehran.
Đường sắt
Tehran có một ga đường sắt trung tâm kết nối các dịch vụ suốt ngày đêm với các thành phố khác nhau trong nước, cùng với một tuyến đường sắt từ Tehran đến châu Âu cũng đang hoạt động.
Nghiên cứu khả thi và lập kế hoạch khái niệm xây dựng hệ thống tàu điện ngầm của Tehran được bắt đầu vào những năm 1970. Hai trong số tám tuyến tàu điện ngầm đầu tiên được khai trương vào năm 2001.
Sân bay
Tehran được phục vụ bởi các sân bay quốc tế Mehrabad và Khomeini. Sân bay Mehrabad, một sân bay cũ ở miền tây Tehran, được dùng làm căn cứ quân sự, chủ yếu được sử dụng cho các chuyến bay nội địa và thuê tàu. Sân bay Khomeini, cách thành phố 50 km về phía nam, xử lý các chuyến bay quốc tế chính.
Công viên và không gian xanh
Có hơn 2.100 công viên trong đô thị Tehran, với một trong những c6ng viên lâu đời nhất là Công viên Jamshidie, được thành lập lần đầu tiên như một khu vườn riêng cho hoàng tử Qajar Jamshid Davallu, và sau đó được dành riêng cho hoàng hậu cuối cùng của Iran, Farah Pahlavi. Tổng diện tích cây xanh trong Tehran trải dài trên 12.600 ha, chiếm hơn 20% diện tích thành phố. Công viên và Tổ chức không gian xanh của Tehran được thành lập vào năm 1960 và chịu trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên đô thị trong thành phố.
Vườn chim của Tehran là công viên chim lớn nhất của Iran. Ngoài ra còn có một vườn thú nằm trên đường cao tốc Tehran – Karaj, nhà ở của hơn 290 loài động vật trong một diện tích khoảng 5 ha.
Giáo dục
Tehran là trung tâm giáo dục lớn nhất và quan trọng nhất của Iran. Có tổng cộng gần 50 trường cao đẳng và đại học lớn ở vùng đô thị Tehran
Kể từ khi thành lập Dar ol Fonun theo lệnh của Amir Kabir vào giữa thế kỷ 19, Tehran đã tích lũy được một số lượng lớn các tổ chức giáo dục đại học. Một số các tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra các sự kiện chính trị của Iran. Samuel M. Jordan, người mà Jordan Avenue ở Tehran được đặt theo tên, là một trong những người tiên phong sáng lập của trường Cao đẳng Mỹ Tehran, một trong những trường trung học hiện đại đầu tiên ở Trung Đông.
Trong số các cơ sở giáo dục lớn có trụ sở tại Tehran, Đại học Công nghệ Sharif, Đại học Tehran và Đại học Khoa học Y khoa Tehran là những trường có uy tín nhất. Các trường đại học lớn khác ở Tehran gồm Đại học Nghệ thuật Tehran, Đại học Allameh Tabatabaei, Đại học Công nghệ Amirkabir (Đại học Bách khoa Tehran), Đại học Công nghệ KN Toosi, Đại học Shahid Beheshti (Đại học Melli), Đại học Kharazmi, Đại học Khoa học và Công nghệ Iran, Iran Đại học Khoa học Y khoa, Đại học Azad Hồi giáo, Viện Kỹ thuật Động đất và Địa chấn Quốc tế, Viện Polymer và Hóa dầu của Iran, Đại học Shahed và Đại học Tarbiat Modarres.
Tehran cũng là nơi có học viện quân sự lớn nhất của Iran, và một số trường học và các chủng viện tôn giáo.
Văn hóa
Kiến trúc
Các di tích kiến trúc còn tồn tại lâu đời nhất của Tehran là từ thời kỳ nhà Qajar và nhà Pahlavi. Mặc dù, xét đến khu vực vùng đô thị Tehran, các di tích có niên đại từ thời nhà Seljuk vẫn là tốt; đáng chú ý là tháp Toqrol ở Ray. Ngoài ra còn có phần còn lại của Lâu đài Rashkan, có niên đại từ Đế quốc Parthia cổ đại, trong đó một số hiện vật được đặt tại Bảo tàng Quốc gia, và đền lửa Bahram, vẫn còn tồn tại từ Đế quốc Sassania.
Tehran chỉ có một dân số nhỏ cho đến cuối thế kỷ 18, nhưng bắt đầu có một vai trò đáng kể hơn trong xã hội Iran sau khi nó được chọn làm thủ đô. Bất chấp sự xuất hiện thường xuyên của các trận động đất trong thời kỳ Qajar và sau đó, một số tòa nhà lịch sử vẫn tồn tại từ thời kỳ đó.
Tehran là thành phố lớn nhất của Iran, và được coi là có cơ sở hạ tầng hiện đại nhất trong cả nước. Tuy nhiên, sự thanh tẩy của các khu phố cổ và việc phá hủy các tòa nhà lịch sử có ý nghĩa văn hóa đã gây ra những lo ngại.
Trước đây là một thành phố thấp tầng do hoạt động địa chấn trong khu vực, những phát triển cao tầng hiện đại ở Tehran đã được xây dựng trong những thập kỷ gần đây để phục vụ dân số ngày càng tăng của thành phố. Không có trận động đất lớn ở Tehran kể từ năm 1830.
Tháp quốc tế Tehran là tòa nhà dân cư cao nhất ở Iran. Nó là một tòa nhà 54 tầng nằm ở phía bắc huyện Yusef Abad.
Tháp Azadi, một đài kỷ niệm được xây dựng dưới thời trị vì của triều đại Pahlavi, từ lâu đã là biểu tượng nổi tiếng nhất của Tehran. Ban đầu được xây dựng để tưởng niệm năm thứ 2.500 của Nhà nước Hoàng gia Iran, nó kết hợp các yếu tố kiến trúc của thời đại nhà Achaemenid và Sassanid với kiến trúc hậu cổ điển của Iran. Tháp Milad, là tòa tháp cao thứ sáu và là tòa nhà cao thứ 24 trên thế giới, là địa điểm nổi tiếng khác của thành phố. Cầu Tabiat của Leila Araghian, cầu vượt dành cho người đi bộ lớn nhất ở Tehran, được hoàn thành vào năm 2014 và cũng được coi là một địa danh đáng chú ý của thành phố.
Nhà hát
Dưới triều đại của Qajars, Tehran là nơi có nhà hát hoàng gia Tekye Dowlat, nằm ở phía đông nam của cung điện Golestan, trong đó có các buổi biểu diễn truyền thống và tôn giáo. Nó cuối cùng đã bị phá hủy và được thay thế bằng một tòa nhà ngân hàng vào năm 1947, sau những cải cách dưới thời trị vì của Reza Shah.
Trước cuộc Cách mạng 1979, sân khấu quốc gia Iran đã trở thành sân khấu nổi tiếng nhất cho các nghệ sĩ và đoàn kịch nổi tiếng ở Trung Đông, với Hội trường Roudaki của Tehran được xây dựng để hoạt động như sân khấu quốc gia cho opera và ballet. Hội trường được khánh thành vào tháng 10 năm 1967, được đặt tên theo nhà thơ Ba Tư nổi tiếng Rudaki. Đây là nơi có dàn nhạc giao hưởng Tehran, Dàn nhạc Opera Tehran và Công ty Ballet Quốc gia Iran.
Nhà hát thành phố Tehran, một trong những khu nhà hát lớn nhất của Iran, có một số phòng biểu diễn, được khai trương vào năm 1972. Nó được xây dựng theo chủ động và chủ tịch của hoàng hậu Farah Pahlavi, và được thiết kế bởi kiến trúc sư Ali Sardar Afkhami, được xây dựng trong vòng năm năm.
Các sự kiện thường niên của Liên hoan Nhà hát Fajr và Liên hoan Nhà hát Múa rối Tehran diễn ra tại Tehran.
Rạp chiếu phim
Rạp chiếu phim đầu tiên của Tehran được thành lập bởi Mirza Ebrahim Khan vào năm 1904. Cho đến đầu những năm 1930, đã có 15 rạp ở Tehran và 11 rạp ở các tỉnh khác.
Ở Tehran hiện nay, hầu hết các rạp chiếu phim đều nằm ở trung tâm thành phố. Khu phức hợp rạp chiếu phim Kourosh, phòng triển lãm Mellat và rạp chiếu phim Cineplex, rạp chiếu phim Azadi Cinema và rạp chiếu phim Cinema Farhang là một trong những khu phức hợp rạp chiếu phim nổi tiếng nhất ở Tehran.
Một số liên hoan phim được tổ chức tại Tehran, bao gồm Liên hoan phim Fajr, Liên hoan phim trẻ em và thanh thiếu niên, Liên hoan phim, Liên hoan phim điện ảnh và Liên hoan phim, Lễ hội Nahal, Liên hoan phim Roshd, Liên hoan phim hoạt hình Tehran, Liên hoan phim ngắn Tehran và Liên hoan phim đô thị.
Ẩm thực
Có rất nhiều nhà hàng và quán cà phê ở Tehran, cả hiện đại và cổ điển, phục vụ cả ẩm thực Iran lẫn quốc tế. Các cửa hàng bán pizza, bánh sandwich và Doner kebab chiếm đa số các cửa hàng thực phẩm ở Tehran.
Hình vẽ graffiti
Nhiều phong cách graffiti được nhìn thấy ở Tehran. Một số chủ yếu là các khẩu hiệu chính trị và cách mạng được các tổ chức chính phủ vẽ, và một số là tác phẩm nghệ thuật của các công dân bình thường, đại diện cho quan điểm của họ về cả các vấn đề xã hội và chính trị. Tuy nhiên, nghệ thuật đường phố không được đề cập bị cấm ở Iran, và các tác phẩm như vậy thường ngắn ngủi.
Trong cuộc biểu tình bầu cử tổng thống Iran năm 2009, nhiều tác phẩm graffiti được tạo ra bởi những người ủng hộ Phong trào Xanh. Chúng đã bị loại khỏi các bức tường bởi lực lượng Basij bán quân sự.
Trong những năm gần đây, Tehran đã sử dụng graffiti để làm đẹp thành phố. Một số lễ hội graffiti cũng đã diễn ra tại Tehran, bao gồm cả lễ hội được tổ chức bởi Đại học Nghệ thuật Tehran vào tháng 10 năm 2014.
Thể thao
Bóng đá và bóng chuyền là hai môn thể thao phổ biến nhất của thành phố, trong khi đấu vật, bóng rổ và futsal cũng là những phần chính của văn hóa thể thao của thành phố.
Có 12 khu nghỉ mát trượt tuyết hoạt động ở Iran, nổi tiếng nhất là Tochal, Dizin và Shemshak, tất cả đều mất từ một đến ba giờ đồng hồ di chuyển từ thành phố Tehran.
Khu nghỉ mát của Tochal là khu nghỉ mát trượt tuyết cao thứ năm trên thế giới với độ cao hơn 3.730 mét (12.240 feet) so với mực nước biển. Nó cũng là khu nghỉ mát trượt tuyết gần nhất thế giới đến một thành phố thủ đô. Khu nghỉ mát này được khánh thành vào năm 1976, ngay trước Cách mạng 1979. Nó được trang bị với một thang máy gondola dài 8 km (5 dặm) bao phủ một khoảng cách thẳng đứng rất lớn. Có hai thang máy trượt tuyết trên ghế ở Tochal đạt độ cao 3.900 mét (12.800 feet) gần đỉnh Tochal (ở độ cao 4.000 m / 13.000 ft), cao hơn trạm thứ 7 của gondola, cao hơn bất kỳ khu nghỉ mát trượt tuyết nào của Châu Âu. Từ đỉnh Tochal, có tầm nhìn ra dãy núi Alborz, bao gồm núi Damavand cao 5.610 mét, một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động.
Tehran có sân vận động Azadi, sân vận động lớn nhất ở Tây Á, nơi có nhiều trận đấu hàng đầu của giải Ngoại hạng của Iran và cũng là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Iran. Sân vận động là một phần của Khu phức hợp Thể thao Azadi, nơi được xây dựng lần đầu tiên để tổ chức Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 7 vào tháng 9 năm 1974. Đây là lần đầu tiên Á vận hội được tổ chức ở Tây Á. Tehran đã tổ chức cho 3.010 vận động viên đến từ 25 quốc gia / NOC, đó là thời điểm có số lượng người tham gia cao nhất kể từ khi thành lập đại hội. Sau đó thành phố đã tổ chức Cúp bóng đá châu Á 1976 vào tháng 6 năm 1976, và sau đó là Đại hội Tây Á đầu tiên vào tháng 11/1997. Sự thành công của đại hội đã dẫn đến việc thành lập Liên đoàn Đại hội Thể thao Tây Á (WAGF) và ý định tổ chức các giải hai năm một lần. Thành phố cũng đã tổ chức Cúp bóng đá châu Á 1968. Một số khóa học FIVB bóng chuyền cũng đã được tổ chức tại Tehran.
Cảnh quan thành phố
Các thành phố kết nghĩa
Seoul, Hàn Quốc
Bắc Kinh, Trung Quốc
Moskva, Nga
Los Angeles, Hoa Kỳ
Luân Đôn, Anh
La Habana, Cuba
Caracas, Venezuela
Pretoria, Nam Phi
Dushanbe, Tajikistan
Minsk, Belarus
Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ
Tbilisi, Gruzia
Budapest, Hungary
Sarajevo, Bosna và Hercegovina |
Họ người Việt Nam gồm các họ của người dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số khác sống trên lãnh thổ đất nước Việt Nam. Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á nhưng lại thuộc vùng văn hóa Đông Á nên không giống các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc nên họ người Việt cũng vậy. Tuy vậy họ người Việt không nhiều như Trung Quốc. Ba họ lớn nhất ở Việt Nam là Nguyễn, Trần, Lê đều có người làm vua, sáng lập ra những triều đại trong lịch sử Việt Nam.
Các họ phổ biến của người Việt
Phần lớn các họ phổ biến ở Việt Nam gắn liền với các triều đại phong kiến Việt Nam. Họ phổ biến nhất của người Việt (tức người Kinh) cũng như của toàn bộ người Việt Nam là họ Nguyễn, là họ của triều đại phong kiến Việt Nam cuối cùng (triều nhà Nguyễn). Theo một thống kê năm 2022 thì họ này chiếm tới khoảng 31.5% dân số Việt Nam (chưa tính tới các họ tách từ dòng tộc nhà Nguyễn là Tôn Thất hay Tôn Nữ). Các họ phổ biến khác như họ Trần, họ Lê, họ Ngô, họ Đinh, họ Lý cũng là họ của các hoàng tộc từng cai trị Việt Nam, đó là nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ, nhà Tiền Lê - Hậu Lê.
Danh sách 15 họ phổ biến của người Việt, trong cuốn sách "100 họ phổ biến ở Việt Nam" của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2022 đã thống kê:
Trước đó, danh sách 14 họ phổ biến của người Việt, chiếm khoảng 90% dân số Việt Nam được thống kê từ năm 2005 như sau:
Các họ khác của người Việt và họ người sắc tộc thiểu số Việt Nam
Con gái mang họ là tên đệm của cha
Tại xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), xã Tân Lập (huyện Đan Phượng), xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai) của Hà Nội, và xã Liên Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, có phong tục con gái không mang họ của cha, mà lấy tên đệm của cha làm họ. Từ đó phát sinh các họ như Đắc, Đình, Sỹ, Tri, Ngọc, Văn, Tiếp, Doãn, Quế, Danh, Hữu, Khắc... Phong tục này không áp dụng đối với con trai. Những người dân ở các địa phương này quan niệm rằng họ của cha là họ "mượn", không phải họ gốc, còn tên đệm của cha mới là họ gốc. Con trai luôn mang họ và tên đệm của cha, còn con gái lấy tên đệm của cha làm họ để không bị mất họ.
Lịch sử họ người dân tộc thiểu số Việt Nam
Họ của các cư dân thuộc các sắc tộc thiểu số bản địa ở Việt Nam, thường bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ vật tổ (tô-tem).
Họ người Thái Việt Nam
Theo thống kê điều tra dân số Việt Nam năm 2009, người Thái là sắc tộc đông thứ 3 trong số 54 dân tộc ở Việt Nam. Họ người Thái ở Việt Nam phát triển từ 13 họ gốc ban đầu làː Lò, Lữ, Lường, Quàng, Tòng, Cà, Lỡ, Mè, Lù, Lềm, Ngân, Nông. Ngày nay người Thái Việt Nam có các họː Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà, Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo (hay Điêu), Hoàng, Khằm, Leo, Lỡ, Lềm, Lý, Lò, Lô, La, Lộc, Lự, Lừ (họ này có mặt tại huyện Yên Châu, xã Mường Khoa, Ta Khoa huyện Bắc Yên của Sơn La), Lường, Mang, Mè, Nam, Nông, Ngân, Ngu, Nho, Nhọt, Panh, Pha, Phia, Quàng, Sầm, Tụ, Tày, Tao, Tạo, Tòng, Vang, Vì, Sa (hay Xa), Xin,... Một số dòng họ quý tộc có nhiều thế hệ làm thổ tù, phụ đạo các châu kỵ mi biên giới tây bắc Việt Nam như các họː Cầm, Bạc, Xa, Đèo (hay Điêu), Hà, Sầm, Lò,... Cụ thể từ thời nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn các triều đình phong kiến Việt Nam phong choː họ Xa thế tập phụ đạo ở châu Mộc (Mộc Châu), Mã Nam và Đà Bắc, họ Hà thế tập phụ đạo Mai Châu, họ Bạc thế tập ở Thuận Châu, họ Cầm phụ đạo Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo và Phù Yên, họ Đèo (còn gọi là họ Điêu) thế tập tại Quỳnh Nhai, Lai Châu, Luân Châu và Chiêu Tấn,...
Danh sách họ khác ít phổ biến hơn của người Việt Nam
Dân số Việt Nam còn lại có thể có các họ sau (xếp theo thứ tự chữ cái):
Ái
An
Anh
Ao
Ánh
Ân
Âu
Âu Dương
Ấu
Bá
Bạc
Bạch
Bàn
Bàng
Bành
Bảo
Bế
Bì
Biện
Bình
Bồ
Chriêng
Ca
Cà
Cái
Cai
Cam
Cảnh
Cao
Cáp
Cát
Cầm
Cấn
Chế
Chiêm/Chim
Chu/Châu
Chắng
Chung
Chúng
Chương
Chử
Cồ
Cổ
Công
Cống
Cung
Cù
Cự
Dã
Danh
Diêm
Diếp
Doãn
Diệp
Du
Duy
Dư
Đái
Đan
Đàm
Đào
Đăng
Đắc
Đầu
Đậu
Đèo
Điêu
Điền
Điều
Đinh
Đình
Đoái
Đoàn
Đoạn
Đôn
Đống
Đồ
Đồng
Đổng
Đới/Đái
Đương
Đường
Đức
Giả
Giao
Giang
Giàng
Giản
Giảng
Giáp
Hưng
H'
H'ma
H'nia
Hầu
Hà
Hạ
Hàn
Hàng
Hán
Hề
Hình
Hoa
Hoà
Hoài
Hoàng Phủ
Hồng
Hùng
Hứa
Hướng
Hy
Kinh
Kông
Kiểu
Kha
Khà
Khai
Khâu
Khiếu
Khoa
Khổng
Khu
Khuất
Khúc
Khương
Khưu
Kiều
Kim
Ly
Lý
La
Lã/Lữ
Lành
Lãnh
Lạc
Lại
Lăng
Lâm
Lầu
Lèng
Lều
Liên
Liệp
Liêu
Liễu
Linh
Loan
Long
Lò
Lô
Lỗ
Lộ
Lộc
Luyện
Lục
Lù
Lư
Lương
Lường
Lưu
Ma
Mai
Man
Mang
Mã
Mạc
Mạch
Mạnh
Mâu
Mậu
Mầu
Mẫn
Minh
Mộc
Mông
Mùa
Mục
Miêu
Mễ
Niê
Ngạc
Ngân
Nghiêm
Nghị
Ngọ
Ngọc
Ngôn
Ngũ
Ngụy
Nhan
Nhâm
Nhữ
Ninh
Nông
Ong
Ô
Ông
Phi
Phí
Phó
Phong
Phù
Phú
Phùng
Phương
Quản
Quán
Quang
Quàng
Quảng
Quách
Quế
Quốc
Quyền
Sái
Sâm
Sầm
Sơn
Sử
Sùng
Sỳ
Tán
Tào
Tạ
Tăng
Tấn
Tất
Tề
Thang
Thanh
Thái
Thành
Thào
Thạch
Thân
Thẩm
Thập
Thế
Thi
Thiều
Thiệu
Thịnh
Thiềm
Thoa
Thôi
Thóng
Thục
Tiêu
Tiết
Tiếp
Tinh
Tòng
Tô
Tôn
Tôn Nữ
Tôn Thất
Tông
Tống
Trang
Tráng
Trác
Trà
Trâu
Tri
Trì
Triệu
Trình
Trịnh
Trung
Trưng
Tuấn
Từ
Tưởng
Tướng
Ty
Uông
Uân
Ung
Ưng
Ứng
Vàng
Vâng
Vạn
Văn
Văng
Vi
Vĩnh
Viêm
Viên
Việt
Vòng
Vừ
Vương
Vưu
Vu
Xa
Xung
Y
Yên
Hầu
Lương
Bảng danh sách trên có thể phân chia theo các nhóm dân tộc chủ yếu sống trên lãnh thổ Việt Nam theo địa bàn cư trú sau:
Họ người Kinh và người Việt gốc Hoa, thường được Hán hóa mạnh kể từ đầu Công nguyên, trong thời kỳ Bắc thuộc lần 2 trở đi.
Họ người dân tộc thiểu số miền núi phía bắc và bắc Trung Bộ (Tày, Thái,...), mang nguồn gốc từ tín ngưỡng tô-tem của xã hội thị tộc nguyên thủy bản địa nhưng theo phụ hệ.
Họ người các dân tộc thiểu số Tây Nguyên (một số còn theo chế độ mẫu hệ như Người Ê Đê,...)
Họ người Chăm Nam Trung Bộ và Nam Bộ (nguyên gốc, và Việt hóa (Chế,..))
Họ người Khmer Nam Bộ (nguyên gốc, và Việt hóa (Thạch, Sơn, Trương,...)) họ Liêng.
Họ người Ba Na Kon Tum trước 1975 thì thường kèm theo tên thánh theo đạo Công giáo, sau 1975 để phân biệt nên chính phủ đặt A là con trai như A Lơi A Minh, còn gái thì Y Blan Y Thoai... cho có họ.
Chú thích |
Hiệu ứng Hall lượng tử (tiếng Anh: quantum Hall effect) được phát hiện vào năm 1980 bởi Klaus von Klitzing và cộng sự. Hai năm sau, hiệu ứng Hall lượng tử phân số cũng được phát hiện bởi một nhóm nhà thực nghiệm lãnh đạo bởi D. Tsui. Hiệu ứng mới này khiến hiệu ứng Hall lượng tử ban đầu còn được gọi là hiệu ứng Hall lượng tử nguyên.
Hiệu ứng Hall lượng tử nguyên
Lý thuyết Composite Fermion
Đọc thêm
Hiệu ứng Hall |
Núi Bà Đen là ngọn núi lửa đã tắt nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Với độ cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam hiện nay, được mệnh danh "Đệ nhất thiên sơn".
Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà. Trong Chiến tranh Việt Nam, khu vực xung quanh núi là một điểm nóng khi là nơi đường mòn Hồ Chí Minh kết thúc và cách biên giới Campuchia vài km về phía Tây.
Khu vực này thực chất là một cụm gồm ba núi nằm liền kề nhau là Núi Bà Đen (còn được gọi tắt là Núi Bà), Núi Heo và Núi Phụng trên tổng diện tích 24 km². Quần thể Núi Bà Đen được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 1 năm 1989.
Đặc điểm và địa lý
Núi Bà Đen (núi Bà)
Ở độ cao , ngọn núi lửa đã tắt này mọc lên từ khu đất nông nghiệp bằng phẳng của vùng Đông Nam bộ. Ngọn núi gần như là một hình nón hoàn hảo và hơi phình ra ở phía Tây Bắc. Núi Bà Đen sở hữu nhiều hang động và được bao phủ bởi nhiều đá bazan lớn. Vị trí của ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc địa phận xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố 11 km; cách Thành phố Hồ Chí Minh 96 km về phía Tây Bắc.
Một loài tắc kè, Gekko badenii (tắc kè núi Bà Đen), đã được đặt theo tên ngọn núi và là loài đặc hữu của ngọn núi.
Núi Đất (Núi Heo)
Núi Đất hay còn được người dân địa phương gọi là núi Heo là ngọn núi thấp nhất trong quần thể 3 ngọn núi Bà Đen. Theo bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh vào năm 2002, thì núi Heo nằm ở phía Tây của núi Bà Đen với đỉnh cao 341 m.
Núi Phụng
Núi Phụng là một ngọn núi nằm ở phía Tây Bắc của núi Bà Đen, gần phía đường 785 với độ cao 419 m.
Thung lũng Ma Thiên Lãnh
Thung lũng Ma Thiên Lãnh là một thung lũng nằm trong quần thể núi Bà Đen, là nơi tiếp giáp giữa ba ngọn núi là núi Đất, núi Phụng và núi Bà Đen thuộc địa phận xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh.
Lịch sử
Giai đoạn trước Chiến tranh Việt Nam
Theo thần thoại Khmer lâu đời đã có nhắc đến một nữ thần, Neang Khmau, người đã để lại dấu chân của mình trên đá núi. Còn tại Việt Nam cũng đã có nhiều truyền thuyết khác nhau tại ngọn núi này như:
Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.
Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, văn hay võ giỏi. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Trong một lần lên núi cúng thì Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Để giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng Hương xuất hiện trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa? Vị sư bèn đi tìm thi thể nàng đem về mai táng. Vì vậy, vị sư gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.
Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.
Nơi đây còn có ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng Phật tử Việt Nam khi có một ngôi chùa nổi tiếng nằm ở độ cao khoảng 2/3 đường lên núi. Ngoài ra, đối với đạo Cao Đài, ngọn núi có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt và đền thờ của đạo, Tòa Thánh Tây Ninh, nằm gần ngọn núi.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngọn núi đã bị quân Nhật Bản chiếm đóng, sau đó bị Việt Minh, Pháp và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMN) kiểm soát.
Giai đoạn Chiến tranh Việt Nam
Do Đồng bằng sông Cửu Long, nói chung là một khu vực khá bằng phẳng nên ngọn núi gần như có thể khái quát tầm nhìn một khu vực rộng lớn, trở thành một vị trí chiến lược cho cả hai phe trong chiến tranh. Vào tháng 5 năm 1964, ngọn núi đã bị tấn công bởi Lực lượng MIKE số 3 của Hoa Kỳ. Tại đây, tiểu đoàn Tín hiệu 121 đã thiết lập một trạm chuyển tiếp vô tuyến mang tên Granite Romeo Tango vào tháng 2 năm 1966. Được tiếp tế từ lực lượng không quân trong phần lớn cuộc chiến, Hoa Kỳ đã kiểm soát phần trên và MTDTGPMN kiểm soát phần dưới và xung quanh chân núi.
Vào đêm ngày 13 tháng 5 năm 1968, lúc này 140 lính của Hoa Kỳ đang chiếm đóng đã bị MTDTGPMN tấn công. Đến 2 giờ 30 phút sáng ngày 14 tháng 5, MTDTGPMN đã bị đánh đuổi bởi hỏa lực và pháo binh dội ngược lại. Kết quả, 24 lính Hoa Kỳ thiệt mạng, 25 lính MTDTGPMN bị giết và 2 lính Hoa Kỳ mất tích.
Vào tháng 1 năm 1969, ngọn núi đã bị lực lượng Lữ đoàn 1 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 22, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 23 và xe tăng của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 34 Thiết giáp khám xét. Trong các đường hầm lòng núi, họ đã tìm thấy các kho chứa vũ khí và giao tranh với lực lượng MTDTGPMN trên núi. Trong suốt cuộc chiến, khi thất thế, quân lực của MTDTGPMN luôn trở về núi và các căn cứ trong các hang động.
Đại tá Donald Cook là quân nhân Thủy quân Lục chiến đầu tiên bị bắt trong chiến tranh Việt Nam. Trong một thời gian, anh đã bị giam giữ gần núi Bà Đen.
Vào đầu tháng 12 năm 1974, trận chiến ác liệt ở Tây Ninh bắt đầu, với tên lửa của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) rơi xuống thủ phủ tỉnh Tây Ninh và các cơ sở quân sự lân cận. Đại đội 3 gồm 80 người, Tiểu đoàn 314 Bộ đội Biên phòng bảo vệ trạm tiếp sóng điện đài trên đỉnh Núi Bà Đen bắt đầu hứng chịu các đợt tấn công với cường độ và tần suất ngày càng tăng. Việc tiếp tế và sơ tán bằng trực thăng đã trở nên bất khả thi, mặc dù chỉ huy đại đội đã báo cáo có đủ lương thực và đạn dược, nhưng nước đã cạn kiệt và một số người bị thương nặng cần phải sơ tán. Các cuộc tấn công của QĐNDVN vào núi Bà Đen tiếp tục trong suốt tháng 12 năm 1974. Không lực Việt Nam Cộng hòa đã cố gắng tiếp tế cho quân đội trên đỉnh núi nhưng thất bại. Cuối cùng vào ngày 6 tháng 1 năm 1975, khi không có thức ăn và nước uống, đạn dược đã sử dụng gần hết, đại đội đã đưa thương binh và rút xuống núi về tuyến sau.
Du lịch
Vào năm 2014, đại diện Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định "Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Những năm sau đó, đề án quy hoạch về khu du lịch vẫn luôn được đề cập bổ sung trong đó có quyết định về việc quy hoạch diện tích khu du lịch 2.903,79 ha và nghiên cứu phát triển cùng Tòa Thánh Tây Ninh và hồ Dầu Tiếng.
Đến năm 2017 – 2018, Tập đoàn Sun Group đã bắt đầu hợp tác với Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen với tên gọi "Sun World Ba Den Mountain" với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 2.000 tỷ đồng. Năm 2022, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành 1 trong 5 điểm đến đông khách nhất cả nước.
Sạt lở
Vào chiều ngày 14 tháng 11 năm 2021, một số khu vực tại núi Bà Đen đã xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá từ đỉnh núi xuống. Nguyên nhân ban đầu được cho là do mưa lớn cục bộ suốt 2 tuần tại Tây Ninh. Một ngày sau đó, lực lượng thuộc Ban quản lý khu du lịch quốc gia núi Bà Đen và Chi cục Kiểm lâm đã kiểm tra và nguyên nhân chính thức được đưa ra là do có một khối đất đá được tập kết phục vụ thi công trên đỉnh núi đã bị đẩy trôi, tạo thành dòng bùn đất chảy xuống thành vệt dài. Tuy nhiên, sự cố không gây thiệt hại về người.
Leo núi Bà Đen
Có hai tuyến đường để du khách leo lên đỉnh núi Bà Đen là đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đoạn đường này được cho là khá dốc, ngắn nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm như đá lở, trơn trượt và rắn độc. Ở dọc đường có 4 trạm tiếp tế thức ăn và lương thực. Hai đường mòn khác là bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi theo các cột điện lên đỉnh núi. Đường này dễ đi, tuy nhiên khá dài, nắng và không có trạm tiếp tế.
Tuy nhiên, đến ngày 14 tháng 5 năm 2021, ông Phạm Văn Hải, Phó trưởng ban quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen, thuộc UBND tỉnh Tây Ninh đã có thông báo về việc yêu cầu tạm dừng chinh phục đỉnh núi Bà Đen bằng đường bộ như đường từ chùa Bà lên đỉnh, đường cột điện và đường mòn khu vực Ma Thiên Lãnh. Lý do được Ban quản lý đưa ra là do ảnh hưởng từ mùa mưa bão, gây xói mòn, sạt lở, nguy hiểm đến các phượt thủ và đồng thời, nhà đầu tư đang xây dựng công trình đường bộ lên đỉnh núi Bà Đen.
Lễ hội Xuân núi Bà Đen
Lễ hội Xuân núi Bà Đen được tổ chức bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng hằng năm với 3 ngày quan trọng nhất là mùng 4, 5 và 6. Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.
Vào năm 2022, Lễ hội Xuân núi Bà Đen đã thu hút lượng khách tham quan nhiều nhất ở khu vực Đông nam Bộ. Ngày 14 tháng 8 năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là lễ hội dân gian lớn ở Tây Ninh nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.
Chú thích |
Bà Nà là khu bảo tồn thiên nhiên đồng thời là quần thể du lịch nghỉ dưỡng toạ lạc tại khu vực thuộc dãy Trường Sơn nằm ở xã Hoà Ninh, Huyện Hòa Vang, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km về phía Tây Nam. Toàn bộ quần thể du lịch nghỉ dưỡng nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1487 m so với mực nước biển.
Được khám phá từ hơn 102 năm trước, Núi Bà Nà nằm ở dải đất Miền Trung với khí hậu mát mẻ quanh năm. Chỉ hơn 10 năm trở lại đây, Bà Nà Hills mới được nhiều người biết đến với tổ hợp các công trình du lịch, qua đó đạt danh hiệu “Khu du lịch hàng đầu Việt Nam” 4 năm liên tiếp từ năm 2014 – 2017.
Lịch sử
Trước năm 1945
Năm 1901, Quan toàn quyền Đông Dương Paul Doumer muốn tìm một nơi tương tự như Đà Lạt để xây dựng khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho các quan chức, binh lính và sĩ quan người Pháp. Nhiệm vụ được giao cho Debay, một Đại úy thủy quân lục chiến, trực tiếp chỉ huy tìm kiếm.
Nhận nhiệm vụ, Đại úy Debay phải mất nhiều tháng trời lang thang khắp Việt Nam để tìm cho ra một Đà Lạt thứ hai. Tháng 4/1901, ông phát hiện ra “Núi Chúa” (tức Bà Nà), một ngọn núi cao với địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu bán ôn đới dễ chịu mát mẻ, tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía Tây chừng 46km.
Nhận định đây là vùng đất lý tưởng có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng theo ý muốn, ngày 30/11/1911, Quan toàn quyền Paul Doumer đã ra nghị định biến Bà Nà thành một khu bảo tồn lâm nghiệp để tiện cho việc nghiên cứu về Bà Nà được kỹ lưỡng hơn.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau này là quốc lộ 1) ngay trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Tháng 5 năm 1919, luật sư Beisson trở thành người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà. Tính đến 23/7/1921, tại Bà Nà đã có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.
Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Năm 1928, đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đã đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, khách sạn... đã được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương.
Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa….
Thời kì 1945 - 1975
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đã triệt hạ các công trình xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lãng gần nửa thế kỷ.
Đến giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, quân đội Mỹ chọn đỉnh núi Bà Nà làm nơi quan sát quân sự. Để tạo hành lang an toàn cho đồn bốt, tất cả các công trình còn lại từ thời Pháp bị phá hủy dưới các nòng súng tầm xa của họ.
Tới giai đoạn 1975, hòa bình lập lại, những người dân khó khăn quanh vùng làm lâm nghiệp men theo đường mòn lên núi Bà Nà tìm kiếm một số đồ đạc còn sót lại từ các tàn tích trên núi và đem về phục vụ mục đích sử dụng cá nhân.
Sau năm 1975
Vào ngày 30/11/1997, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Một con đường huyết mạch từ chân núi lên tới đỉnh núi dài 15km được trải nhựa, tạo thuận lợi cho việc chuyên chở vật liệu lên xây dựng cơ sở vật chất trên đỉnh núi.
Sau năm 2000, thị trấn du lịch Bà Nà đã được đánh thức. Các doanh nhân Đà Nẵng cùng với chính quyền thành phố đã xây dựng Bà Nà thành khu lịch du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng với nhiều cơ sở dịch vụ được đưa vào khai thác. Bà Nà nhanh chóng lấy lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất thành phố Đà Nẵng.
Tuy nhiên, ngôi vị ấy được duy trì không lâu. Do tính chất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ của các công trình, dịch vụ ở Bà Nà khi đó, cộng với cách quản lí thiếu chuyên nghiệp, khu lịch du lịch sinh thái đã không thực sự thu hút và đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú về du lịch, vui chơi, nghỉ ngơi… của du khách thập phương. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được xây dựng lại, du khách thưa dần, Bà Nà lại chìm trong quên lãng.
Năm 2007, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định chuyển giao toàn bộ khu du lịch Bà Nà cho Tập đoàn Sun Group - Việt Nam quản lý. Nhằm phục vụ nhu cầu du lịch khám phá, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh của đông đảo du khách, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà đã đầu tư xây dựng tuyến cáp treo Bà Nà - Suối Mơ và chính thức khai thác tuyến cáp treo này vào ngày 25/3/2009 sau 12 tháng thi công và 2 tháng chuẩn bị. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất thế giới tại thời điểm ấy được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.
Tiếp đó, nhiều công trình mới được xây dựng, gia tăng trải nghiệm vui chơi tham quan cho du khách tới Bà Nà, nổi bật như khu vui chơi giải trí trong nhà rộng 21.000m2 Fantasy Park; tuyến cáp treo bốn kỷ lục thế giới L’Indochine – Thác Tóc Tiên; Tàu hỏa leo núi; Làng Pháp... đáp ứng nhu cầu tham quan và lưu trú của du khách trong và ngoài nước.
Năm 2017, thêm 2 tuyến cáp treo Hội An – Marseille và Bordeaux – Louvre tiếp tục được đưa vào hoạt động. Cũng trong năm này, Bà Nà Hills Mountain Resort chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Sun World, với tên gọi Sun World Ba Na Hills, cùng với Sun World Danang Wonders (Đà Nẵng), Sun World Halong Complex (Hạ Long, Quảng Ninh), Sun World Fansipan Legend (Sa Pa, Lào Cai), Sun World Hon Thom Nature Park (An Thới, Phu Quoc).
Tháng 6/2018, tại Bà Nà có thêm công trình Cầu Vàng - sớm nổi danh trên thế giới nhờ các bài đánh giá trên các tạp chí hàng đầu như: New York Times, Forbes, CNN,...
Năm 2019 & 2020, Bà Nà Hills sẽ đưa vào hoạt động tiếp 2 tuyến cáp treo mới, lâu đài phép thuật, khách sạn M Gallery & Cầu Bạc.
Đặc điểm tự nhiên
Địa hình và địa thế
Bà Nà là một vùng núi cao, đỉnh cao nhất là Núi Chúa cao 1487m, rặng núi Bà Nà hay còn gọi là rặng núi Lỗ Đông, bản đồ địa lý thủy văn của người Anh gọi là “Đỉnh Tròn”, nằm hơi chếch về phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng. Địa hình nơi đây rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống sông suối chằng chịt, Núi Bà Nà cũng là thượng nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Túy Loan, sông Lỗ Đông, sông Vàng. Phía Tây sườn dốc đứng, phía Đông Nam và Đông Bắc thấp dần, phần tiếp giáp có địa hình đồi núi thấp vây quanh. Với độ cao trung bình hơn 800m, độ dốc 25o đến 35o, tất cả đã tạo nên một cảnh quan đặc trưng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.
Thời tiết và khí hậu
Một trong những lý do khiến người Pháp chọn Bà Nà xây dựng thành một khu nghỉ mát vì nơi đây có khí hậu được đánh giá là mùa xuân của nước Pháp. Giữa cái nóng oi bức của thành phố Đà Nẵng lên đến 37oC vào mùa hè thì nhiệt độ ở Bà Nà chỉ trung bình khoảng 18oC, nhiệt độ thấp nhất là 2oC vào mùa Đông và cao nhất là 25oC vào mùa Hè. Biên độ nhiệt ngày đêm là 5,3oC.
Độ ẩm trung bình ở Bà Nà lên đến 93% nên thường có sương mù xuất hiện vào buổi chiều và sau các cơn mưa giông tạo nên một cảm giác mát mẻ tuyệt vời.
Khu vực đỉnh Bà Nà một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, thường có gió mùa Đông bắc hoặc Tây Bắc, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, thường có gió mùa Đông Nam, khô ráo. Lượng mưa trung bình là 5.185mm/năm. Những cơn mưa ở Bà Nà thường diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó bầu trời thoáng đãng, những làn mây trắng đọng lại ở lưng chừng sườn núi tạo nên một cảm giác bồng bềnh, kì diệu.
Bà Nà nằm gần sát biển nên có gió biển thổi nhẹ êm dịu, phần lớn mùa hè thường có gió mùa Tây Nam, còn gọi là gió Lào, ở đồng bằng thì rất hanh nóng, khó chịu nhưng ở độ cao này luôn mát lạnh và ôn hòa.
Một ngày ở Bà Nà luôn có 4 mùa, sang mùa xuân êm dịu, trưa là mùa hạ chói chang, mùa thu vào buổi chiều khi màn đêm buông xuống và sương mùa kéo về và mùa đông se lạnh vào ban đêm. Khí hậu mát mẻ quanh năm ở Bà Nà là một trong lý do khiến địa danh này có sức hút kì diệu đối với du khách.
Địa chất và thổ nhưỡng
Bà Nà là rặng núi nổi bật, quan trọng nhất thuộc dãy Trường Sơn và những dãy núi ngang (Hoành Sơn) nằm ở địa thế ven biển. Bà Nà và dãy núi Hải Vân là một sống đá hoa cương chạy từ Lào men sang biên giới phía Nam Thừa Thiên ra thẳng đến vịnh Đà Nẵng, vì vậy, cả khối núi Bà Nà là nham thạch biến tích có độ tuổi khá cao (200 triệu năm) đã từng phân hóa. Cấu tạo địa chất gồm đất sét, thạch anh, lớp đất feralit mùn vàng phủ ở trên tuy không dày nhưng cũng đủ cho thảm thực vật rừng phát triển, là điều kiện tạo nên tính đa dạng sinh học cho Bà Nà.
Hệ động vật
Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, có thể so sánh với thành phần rừng quốc gia Bạch Mã. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và độ ẩm càng tăng.
Hệ động vật: 256 loài động vật có xương sống (61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài bò sát)
Đặc trưng cho hệ động vật Nam Trường Sơn với các loài Hươu vàng, cheo cheo, chồn dơi, sói vàng, trĩ sao, gà lôi long tía, khỉ đuôi dài, trăn dây... Đặc trưng cho hệ động vật Bắc Trường Sơn là gà tiền mặt vàng, gà lôi lam màu trắng, trút, vượn má hung, gấu đen châu Á… Đặc biệt ở Bà Nà có 44 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trong đó có 23 loài thú, 12 loài chim và 9 loài bò sát. Tiêu biểu là hổ, báo, nai, hoẵng, sóc bay, chà vá chân nâu, vượn má hung, chó sói, gấu chó…
Phong phú hơn nữa trong hệ động vật ở Bà Nà là các loài bướm, côn trùng chủ yếu sinh sản vào tháng 4. Đến Bà Nà vào mùa hè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bản nhạc rừng độc đáo của các tiếng ve gọi hè, tiếng hót của chim chóc, và tiếng hú xa xa của bầy vượn…
Hệ thực vật
Chỉ với một diện tích khá nhỏ (17.641 ha) nhưng theo thống kê, Rừng nguyên sinh Bà Nà có đến 543 loài thực vật bao gồm 4 ngành thực vật bậc cao là Thông đất, Thông, Dương sỉ và Mộc Lan.
Hệ thực vật ở đây phong phú về số lượng loài có giá trị kinh tế, nhưng nghèo về trữ lượng và số lượng cá thể. Đến nay đã thống kê được 74 loài làm thuốc và dược liệu, 41 loài có thể ăn được hoặc làm thức ăn cho người, 15 loài làm cảnh, 134 loài cho gỗ, 5 loài làm thức ăn gia súc, 6 loài làm vật liệu xây dựng, 5 loài làm nguyên liệu cho giấy sợi, 3 loài cho tinh dầu, 3 loài để nhuộm.
Ngoài đa dạng về họ, chi và số lượng cá thể lớn, rừng nguyên sinh Bà Nà cũng có rất nhiều loài quý hiếm được liệt vào sách đỏ Việt Nam như trầm hương, gụ lau, kim giao, hoàng đàn…
Các loài thực vật thân gỗ có nhiều màu sắc thuộc ngành thực vật hạt kín như cây thích ba thùy, chò lào, sồi lá hạnh, chẹo bông, hồng diệp…
Hệ động thực vật Bà Nà không chỉ có tính phong phú, đa dạng cao mà còn hết sức đặc trưng, độc đáo, có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự bảo tồn và phát triển.
Năm 1986, Bà Nà đã được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ lau, sến mật, trĩ sao, gấu đen châu Á, vượn má hung... Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.
Độc quyền khai thác
Con đường bộ dẫn lên đỉnh Bà Nà bị tập đoàn Sun Group chặn lại, và nếu muốn lên đó thì phải đi bằng cáp treo với giá từ 350 ngàn đến 500 nghìn đồng. Trong bài báo của báo Tuổi trẻ mang tựa đề “Vụ Bà Nà: An toàn cho khách hay lợi ích cho nhà đầu tư,” người đứng đầu tập đoàn Sun Group nói rằng họ không cấm mà chỉ lo ngại về sự an toàn cho khách lên đỉnh Bà Nà. Cũng trong bài báo này, các nhân viên kiểm lâm có trách nhiệm ở khu vực rừng bảo tồn trên núi Bà nà cũng phải xin phép Sun Group khi vào làm việc trong rừng. Và người có trách nhiệm về tài nguyên môi trường của thành phố Đà Nẵng xác nhận rằng thành phố này đã giao toàn bộ khu du lịch Bà nà cho Sun Group độc quyền khai thác, trong đó có con đường bộ lên đỉnh núi.
Ngày 8/8/2019, Đà Nẵng công bố khôi phục đường bộ lên đỉnh Bà Nà. Sau khi khôi phục, tuyến đường chỉ phục vụ cho hoạt động kiểm lâm, phòng cháy chữa cháy và công tác vận chuyển vật liệu xây dựng và nhu yếu phẩm phục vụ khu du lịch Bà Nà, làm đường thoát hiểm khi có sự cố...
Cáp treo Bà Nà
TUYẾN CÁP TREO SUỐI MƠ – BÀ NÀ
Ngày 25/03/2009, khu du lịch Bà Nà Hills đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo 1 dây đầu tiên mang tên Suối Mơ- Bà Nà.
Hệ thống cáp treo này được xây dựng theo công nghệ của Áo, đảm bảo tiêu chuẩn của Hiệp hội cáp treo châu Âu. Toàn tuyến cáp treo có 22 trụ với 96 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Thời gian đi từ ga đi đến ga đến (hoặc ngược lại) là 15,05 phút với vận tốc 6m/giây.
Cáp treo Suối Mơ- Bà Nà đã lập hai kỷ lục thế giới như: tpuyến cáp treo một dây dài nhất thế giới: 5.042,62m; Tuyến cáp có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất thế giới là 1.291,81m.
TUYẾN CÁP TREO DE BAY – MORIN
Tuyến cáp treo trung chuyển Debay – Morin là tuyến cáp treo ngắn nhất trong các hệ thống cáp treo tại Bà Nà Hills, với chiều dài chỉ 690m, bao gồm 17 cabin.
Được khai trương vào tháng 7/2009, tuyến cáp treo Debay – Morin có hệ thống cabin tròn, đảm bảo an toàn trên địa hình đồi núi cao mà không sợ ảnh hưởng xấu của thời tiết, gió bão.
TUYẾN CÁP TREO THÁC TÓC TIÊN – L’ INDOCHINE
Ngày 29/03/2013, tuyến cáp Thác Tóc Tiên- L’Indochine khánh thành. Đây là tuyến cáp số 3 ở Bà Nà, được xây dựng bởi nhà sản xuất cáp Doppelmayr của Áo và CWA của Thụy Sĩ, với kinh phí đầu tư lên đến 30 triệu EUR.
Cáp treo Thác Tóc Tiên- L’Indochine nối thẳng từ chân núi lên đỉnh Bà Nà ở độ cao 1.487m, với thời gian di chuyển 17 phút. Toàn tuyến cáp có 25 trụ và 86 cabin, sức chứa 10 người/cabin, công suất đạt 1.500 khách/h, vận tốc 6 m/s.
Tuyến cáp được Guinness World Records trao tặng 4 kỷ lục thế giới, gồm: Tuyến cáp treo dài nhất là 5.801 mét; Tuyến cáp treo có độ chênh giữa ga đi và ga đến cao nhất thế giới 1.368 mét; Tuyến cáp có tổng chiều dài cáp dài nhất là 11.587 mét; Sợi cáp có trọng lượng cáp nặng nhất thế giới là 141,24 tấn.
TUYẾN CÁP TREO HỘI AN – MARSEILLE
Tuyến cáp treo Hội An – Marseille hay còn gọi là tuyến cáp treo số 4 được đưa vào hoạt động tháng 4/2017. Đây là một trong những hệ thống cáp treo hiện đại bậc nhất thế giới với vận tốc lên đến 7 m/s, gồm 23 trụ đỡ và 144 cabin. Chiều dài của hệ thống cáp 4 là 5.261m, công suất vận chuyển 3000 khách/h với sức chứa 10 người/cabin.
TUYẾN CÁP TREO BORDEAUX – LOUVRE
Tuyến cáp treo Bordeaux – Louvre còn gọi là tuyến cáp treo số 5, được đưa vào hoạt động cùng với tuyến cáp treo số 4, vào tháng 4/2017, nối khu vực vườn hoa Le Jardin với quần thể Làng Pháp trên khu vực đỉnh, có chiều dài 672m, với 4 trụ đỡ, 47 cabin, vận tốc 7 m/s và công suất vận chuyển 4000 khách/h, thời gian di chuyển toàn tuyến chỉ trong khoảng 4 phút.
Các điểm tham quan
Chùa Linh Ứng
Tọa lạc ở độ cao trên 1.400m, chùa Linh Ứng được khánh thành ngày 05/03/2004. Kiến trúc chùa chữ Tam gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lát bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông ba lá quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
Chùa có một bức tượng Thích Ca Phật đài uy nghi, cao 27m màu trắng mà những ngày nắng ráo, từ thành phố Đà Nẵng có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này.
Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà giống với Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và do cùng một vị sư trụ trì.
Miếu Bà
Miếu Bà được lập từ năm 1931 bởi người Pháp. Tương truyền thuở ấy, khi Bà Nà - Núi Chúa còn hoang sơ, âm u, cư dân làm nghề rừng còn thưa thớt, trong dân gian vẫn lưu truyền câu "Nhất Cọp Bà Nà, nhì ma Phú Túc". Vì thế, người dân thường thờ cúng thần linh, các “Bà” để cầu cho cuộc sống bình an, yên ổn. Các quan cai trị người Pháp lên khai phá Bà Nà - Núi Chúa xưa cũng tỏ ra kính cẩn những truyền thuyết về Bà và đã cho lập miếu thờ Bà.
Chiến tranh liên miên nhưng Miếu Bà vẫn không bị tàn phá. Dân đi rừng Bà Nà đặc biệt sùng tín và quan tâm gìn giữ Miếu Bà. Miếu Bà hiện đã được trùng tu, nâng cấp và trở thành điểm dừng chân của du khách hành hương vãn cảnh, cầu nguyện may mắn, an lành…
Đền Lĩnh Chúa Linh Từ
Nằm trên đỉnh cao nhất của Bà Nà, ở độ cao 1487m, đền Lĩnh Chúa Linh Từ (còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn hoặc Lâm Cung Thánh Mẫu) là nơi tôn thờ Bà Chúa linh thiêng của cả vùng núi Bà Nà.
Chuyện kể lại rằng, người dân vùng Bà Nà từ bao đời nay được Mẫu Thượng Ngàn che chở, khi có bất kỳ điều gì xảy ra, họ đều đến đây, khấn Bà phù hộ, và tin rằng bà luôn ở bên họ, cho họ sự yên bình, sáng suốt và thanh thản.
Theo truyền thuyết, Bà là con gái của Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương. Lúc còn con gái, Bà có tên là La Bình. Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương, theo lệnh Ngọc Hoàng trở về trời thành hai vị thánh bất tử thì La Bình cũng được phong là công chúa Thượng Ngàn, thay cha trông coi tất cả các miền núi non hang động, các miền trung du, đồi, bãi của nước ta.
Một con đường dốc quanh co dẫn lên khoảng sân rộng phía bên trái ngôi đền. Giữa sân là ngôi nhà lục giác, hai tầng mái ngói, làm nơi an vị pho tượng Phật Di Lặc ngồi khá lớn. Sau nhà lục giác là bình phong, án trước khoảng sân nhỏ trước chính điện.
Ngôi chính điện có ba gian, ba tầng mái ngói theo kiến trúc đền miếu truyền thống. Bên ngoài đền có treo bảng sơn nền đỏ, chạm bốn chữ màu vàng bằng Hán tự “Lĩnh chúa linh từ”.
Ngôi đền được trùng tu lại vào năm 2011. Cả 26 góc mái và đầu giông của ngôi nhà lục giác và chính điện đều có đầu rồng chạm trổ khá chi tiết.
Linh Phong Thiền Tự
Linh Phong Thiền Tự hay còn gọi là Chùa Bắc, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Lim, theo kiến trúc điển hình của các ngôi chùa ở phía Bắc. Với diện tích 650m², Linh Phong Thiền Tự bao gồm Tiền đường, hậu cung và sân vườn. Tiền đường gồm 3 gian, 2 chái, 2 tầng, 8 mái đao. Hậu cung gồm 2 gian, 3 tầng, 12 mái đao. Ba gian giữa được lắp 3 bộ cử bức bàn “thượng song, hạ bản”, 2 chái xây tường, lắp cửa sổ “sắc không”. Hệ thông cửa được gắn vào hàng cột tạo nên mái hiên rộng, thoáng mát trước chùa.
Thích Ca Phật Đài
Tọa lạc ở độ cao khoảng 1400m, trong khuôn viên chùa Linh Ứng Bà Nà, Thích Ca Phật Đài cao 27m, ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m, tượng được xây bằng xi măng cốt sắt. Bên dưới đài sen là Tám bức phù điêu, khắc họa cuộc đời của Đức Phật Thích ca.
Từ phía thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng này nổi bật trên nền xanh của núi rừng.
Trú Vũ Trà Quán
Nằm trong quần thể tâm linh trên Núi Chúa, bên cạnh đền Lĩnh Chúa Linh Từ, phía trên là Linh Phong Bảo Tháp với không gian, cảnh sắc thanh tịnh, Trú Vũ Trà Quán có diện tích 350m², bao gồm 3 khối nhà, được xây theo lối kiến trúc truyền thống của miền Bắc Việt Nam, bên trong được bài trí theo thiền. Du khách tham quan thường tới đây để thưởng trà, tĩnh tâm trong âm nhạc thiền.
Lầu Chuông
Lầu Chuông được xây dựng theo lối kiến trúc nhà Phật, nơi đặt chiếc chuông đồng nặng 1 tấn được đúc ngay tại đỉnh Bà Nà, trong thời gian chưa đến một năm.
Linh Phong Bảo Tháp
Linh Phong Bảo Tháp được thiết kế với chín tầng, mỗi tầng với bốn mặt có gắn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá trắng quay mặt ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Xung quanh tháp có tượng Tứ Đại Thiên Vương uy phong hộ trì và trấn giữ.
Tàu hỏa leo núi
Tàu hỏa leo núi là một loại hình vận chuyển sử dụng công nghệ thang máy và công nghệ của ngành đường sắt, ra đời từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ thứ 16 tại Áo, dùng để vận chuyển hàng hóa vật liệu lên các tòa thành cao của lâu đài Hohensalzburg. Đến nửa cuối của thế kỷ thứ 19, loại hình vận chuyển này mới được sử dụng cho cư dân thành thị.
Ở Bà Nà, tuyến tàu hỏa leo núi vận chuyển khách tham quan qua các thắng cảnh như: Chùa Linh Ứng, vườn hoa Le Jardin, khu biệt thự cổ. Từ trên tàu, du khách được ngắm cảnh sắc ấn tượng từ núi rừng Bà Nà hùng vĩ.
Tàu hỏa leo núi tại Bà Nà chính thức khai trương vào ngày 26/4/2014, có sức chứa 80 người một cabin, vận tốc 5 m/s, công suất vận hành 1.600 khách một giờ và được Garaventa của Thụy Sĩ sản xuất, có thể vận hành tốt trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.
Hầm rượu Debay
Trong quãng thời gian từ năm 1919 đến năm 1938, đồng thời với việc xây dựng hàng trăm ngôi biệt thự cùng bệnh viện, bưu điện, ngân hàng… để phục vụ nhu cầu nghỉ mát của các quan chức, sĩ quan quân đội, thương gia người Pháp và những người Việt giàu có trên đỉnh Bà Nà, người Pháp đã cho xây dựng hầm rượu này vào năm 1923. Mục đích cơ bản của việc xây dựng hầm rượu là để làm nơi cất giữ các loại rượu, đặc biệt là rượu vang mà người Pháp mang sang từ cố Quốc.
Hầm rượu Debay độc đáo bởi nó được đào xuyên vào lòng núi, có tổng chiều dài từ lối vào đến lối ra khoảng 100 mét, chiều cao 2,5 mét, rộng khoảng 2 mét, bên trong có các hầm cất giữ rượu, bar rượu, lò sưởi, sảnh. Vách hầm được xây bằng đá núi và vữa làm từ hỗn hợp đường và nhựa cây bời lời - một loại cây khá phổ biến ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng. Trần hầm được đào theo hình vòm cung, mang đậm lối kiến trúc Pháp. Kiến trúc hình vòm còn giúp tạo nên sự vững chắc cho hầm rượu. Đó là lý do vì sao gần 100 năm qua, hàng trăm ngôi biệt thự lộng lẫy nguy nga một thời nay chỉ còn là những phế tích nhưng hầm rượu vẫn trường tồn với thời gian, bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của bom đạn trong chiến tranh. Đây cũng là công trình duy nhất của người Pháp còn lại khá nguyên vẹn tại Bà Nà.
Bên trong hầm rượu hiện có tất cả 14 hốc rượu, gồm có 9 hốc nhỏ và 5 hốc lớn. Chủ nhân của mỗi hốc rượu bên trong hầm rượu Debay cũng là chủ nhân của những ngôi biệt thự hoặc khách sạn tại Bà Nà thời đó. Một số người lớn tuổi trước đây từng làm phu cho người Pháp ở Bà Nà kể lại rằng người Pháp cất giữ rượu vang trong những hốc này và mang ra tiếp đãi khách quý trong những buổi khánh tiết.
Cách đây gần 100 năm, người Việt Nam bình thường hầu như không có cơ hội đặt chân đến đây. Lý do là vì đây là nơi chỉ dành cho giới thượng lưu gồm các quan chức, sĩ quan cao cấp trong quân đội Pháp, các thương gia Pháp và một số rất ít những người Việt Nam giàu có thân Pháp. Đây là nơi Người Pháp gặp gỡ, giao lưu và tổ chức các buổi dạ tiệc, khiêu vũ, khánh tiết…
Năm 1945, khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, Bà Nà đã chìm vào quên lãng và hầm rượu cũng chịu chung số phận bị bỏ hoang trong một thời gian dài và bị bom đạn đánh sập một phần. Cùng với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, Bà Nà đã được khôi phục và hầm rượu cũng được phục chế lại tương đối hoàn chỉnh như ban đầu.
Vườn hoa Bà Nà
Được mở cửa từ tháng 4 năm 2014, Khu vườn hoa L’Jardin d’ Amour có tổng diện tích 8206m² bao gồm 10 khu vườn được thiết kế dựa theo các theo kiểu vườn hoa độc đáo của Châu Âu, gồm: Quảng trường Ước hẹn, Vườn Uyên Ương, Vườn Thiêng, Vườn Địa đàng, Vườn Suối Mơ, Vườn Kí Ức, Vườn Thần Thoại, Vườn Suy Tưởng, Vườn Nho, vườn Bí Ẩn. Mỗi khu vườn mang một chủ đề, được trồng trang trí nhiều loại hoa, tạo nên một không gian thiên nhiên rực rỡ sắc màu, hấp dẫn khách tham quan.
Fantasy Park
Lấy cảm hứng từ 2 cuốn tiểu thuyết “ Hành trình vào trung tâm trái đất” và “ Hai vạn dặm dưới biển” của nhà văn người Pháp Jules Verne, Fantasy Park là khu vui chơi giải trí trong nhà diện tích 21.000m² với thiết kế 3 tầng bao gồm hơn 100 trò chơi:
- Tầng B1 “Trò chơi mạo hiểm”
- Tầng B2 “ Miền phiêu lưu kỳ thú”
- Tầng B3 “Thế giới huyền bí”.
Các trò chơi tiêu biểu: Công viên khủng long đầu tiên ở Việt Nam có đủ các loại khủng long từ kỷ Jura đến kỳ cận đại, Tháp rơi và xoay tự do trong nhà cao nhất Việt Nam 29m, 3 rạp phim công nghệ: 3D 360, 4D, 5D, xe điện đụng trong nhà, leo núi trong nhà với vách núi cao 21m, đường trượt đôi tốc độ cao 2 vòng xoắn kép…
Khu trưng bày tượng sáp
Khu trưng bày tượng sáp được khởi công xây dựng tháng 8/2012 và chính thức khai trương ngày 11/7/2013, sau gần 1 năm xây dựng. Đây cũng là khu trưng bày tượng sáp đầu tiên tại Việt Nam.
Hiện khu trưng bày tượng sáp sở hữu 49 tác phẩm nghệ thuật tượng sáp tinh xảo, được thực hiện bởi những nghệ nhân người Ý, là bản sao của các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, doanh nhân, chính trị gia nổi tiếng thế giới như: ca sỹ Lady Gaga, diễn viên Thành Long, cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, doanh nhân Steve Job, diễn viên Angelina Jolie…
Làng Pháp
Làng Pháp được thiết kế dựa trên những nét phác thảo trong cuốn ghi chép của nhà truyền giáo Pigneau De Behaine kể về cuộc hành trình xuyên nước Pháp đầy thú vị của ông. Làng Pháp là bức tranh thu nhỏ của nước Pháp thời trung cổ, được khôi phục lại từ những thị trấn, làng mạc khác nhau trên khắp nước Pháp mà Pigneau từng đi qua.
Với diện tích 45.300 m², Làng Pháp được chia thành 7 khu vực khác nhau gồm: ngôi làng của xứ Bretagne được mệnh danh đẹp nhất nước Pháp; ngôi làng nguyên sơ nhất thời trung cổ ở Pháp là Conques Aveyron; khu vực lâu đài Chateau De Chenonceau; Thánh đường St Denis; ngôi làng Apremont sur Allier…
Cầu Vàng
Khánh thành đầu tháng 6/2018, Cầu Vàng nối từ nhà vòm Button ở cao trình +1411.5 tới vào vườn Giác quan ở cao trình +1416.00, thuộc quần thể khu vực vườn Thiên Thai, nằm ở độ cao 1.414m so với mực nước biển.
Cầu Vàng gồm 8 nhịp, 7 trụ và 2 mố với tổng chiều dài 150m. Bề rộng toàn bộ cầu là 5m, trong đó phần mặt cầu dành cho người đi lại rộng 3m, hai bồn hoa mỗi bên rộng 1m. Thiết kế độc đáo với ý tưởng hai bàn tay một vị thần nâng đỡ thân cầu, Cầu Vàng đã được nhiều tờ báo, hãng thông tấn uy tín tại Việt Nam và quốc tế như CNN, BBC, The New York Times, Time, FoxNews, The Guardian, Archdaily… ca ngợi. Ngày 23/8/2018, Cầu Vàng lọt top 100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới cho tạp chí TIME bình chọn.
Các khu nghỉ mát
Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Nhưng cho tới nay, các khu nghỉ mát này chỉ còn tồn tại trong các phế tích giữa rừng.
Hiện các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đã được xây dựng lại, hiện đại như Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự Hoàng Lan... Năm 1997, thành phố Đà Nẵng đã đầu từ, khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông,...
Năm 2007, tập đoàn Sun Group được thành phố Đà Nẵng trao quyền trở thành chủ đầu tư xây dựng khu du lịch Sun World Ba Na Hills. Hiện trong khuôn viên Làng Pháp của Khu du lịch này cũng có thêm khách sạn nghỉ dưỡng Mercure Danang French Village Ba Na Hills đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Suối Mơ
Khi đi Cáp treo để lên đỉnh Bà Nà, du khách nhìn xuống dưới có thể thấy dòng suối Mơ đang chảy ở bên dưới khe núi. Nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên.
Quang cảnh
Từ đỉnh núi Bà Nà, về phía Tây là dãy Trường Sơn, Phía Đông là đồng lúa Hòa Vang. Từ đây dễ dàng nhìn thấy bán đảo Sơn Trà, sông Thu Bồn, Hội An và nội thành Đà Nẵng.
Sự kiện và lễ hội
Tại khu du lịch Bà Nà Hills, có nhiều lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm, tiêu biểu nhất là:
Lễ hội Hoa
Thời gian tổ chức: Tháng 2 đến tháng 3 hàng năm.
Lễ hội bia B’estival
Được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng kỷ lục: “Lễ hội bia có số lượng người tham gia đông nhất Việt Nam” vào ngày 10/06/2018
Thời gian tổ chức: Tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Lễ hội Halloween
Thời gian tổ chức: Tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.
Lễ hội Mùa Đông
Thời gian tổ chức: Tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
Sunshine Carnival
Thời gian tổ chức: Tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
Hình ảnh
Chú thích |
Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì (chữ Pháp: chaîne Annamitique, cordillère Annamitique), là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, dài chừng 1.100 kilômét, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào, chỗ này là rừng thường xanh ẩm, do đó có danh hiệu là "hành lang xanh" ,dãy Trường Sơn là nơi có cánh rừng nhiệt đới liền mạch lớn Châu Á. Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu do đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam.
Tổng quan
Dãy núi Trường Sơn, hoặc gọi dãy núi Trung Kì, là dãy núi chủ yếu ở bán đảo Đông Dương, là đường phân thủy của sông Mê Kông và hệ thống sông ngòi đổ vào biển Đông, đi song song với bờ biển, về tổng thể hiện ra hình vòng cung thoai thoải theo hướng tây bắc - đông nam, cũng là dải núi dài phân chia ranh giới Việt Nam và Lào. Dãy núi kéo dài dằng dặc, liên tiếp không ngừng, dài chừng 1.100 kilômét (680 dặm Anh), dốc phía đông cao chót vót, ép sát đồng bằng duyên hải hẹp nhỏ. Dãy núi cao 2000 đến 2600 mét.Đỉnh núi cao nhất có đỉnh Phou Bia cao 2.819 mét, đỉnh Phu Xai Lai Leng cao 2.720 mét, đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 mét so với mức mặt biển. Dãy núi chỉ có số ít đường đèo, trọng đó trọng yếu nhất chính là đèo Mụ Giạqửettyyuuiiopp, là một phần của đại lộ xuyên Á 131 (AH131) nối liền vịnh cảng Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh với Thà Khẹt, tỉnh Khăm Muộn; ngoài ra vẫn có đèo Keo Nưa là một phần của đại lộ xuyên Á 15 (AH15) nối liền ngã ba Bãi Vọt, Hà Tĩnh với Thà Khẹt, Khăm Muộn.
Dãy núi Trường Sơn có hướng tây bắc - đông nam, nghiêng đổ vào bên trong Việt Nam, là biên giới tự nhiên của Việt Nam, Lào và Campuchia. Toàn bộ Trường Sơn chia làm hai phần Trường Sơn Nam và Trường Sơn Bắc. Địa thế núi Trường Sơn Bắc cao sừng sững, đỉnh núi cao phần nhiều đạt từ 1.500 - 2.000 mét trở lên, trong đó Phu Xai Lai Leng là đỉnh núi cao nhất. Địa thế núi Trường Sơn Nam khá thấp, và lại dần dần chuyển tiếp về gò đồi và cao nguyên hình dạng sóng. Dốc phía tây của dãy núi khá thoai thoải, tạo thành cao nguyên bên trong nước Lào và Campuchia; dốc phía đông gần như thẳng đứng, ép sát bờ biển, có nhiều dốc dựng đứng và mũi đất lấn ra biển. Khoáng sản phong phú, nhiều rừng rậm và động vật hoang dã. Dãy núi Trường Sơn đã tạo thành khung xương của địa hình Việt Nam. Trong đó, dốc phía đông của dãy núi Trường Sơn từ sông Lam đến sông Vu Gia, địa thế cao chót vót, sát gần bờ biển, là bộ phận hẹp nhất của cả nước Việt Nam. Dốc phía tây thì địa thế bằng phẳng, có xu hướng nghiêng về thềm sông Mê Kông. Lúc chiến tranh Việt Nam, đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng đi sát bên dãy núi Trường Sơn qua lại thông suốt miền trung và miền nam Việt Nam.
Địa chất địa mạo
Cấu tạo địa chất phức tạp, đoạn phía bắc chủ yếu do đá vôi, sa thạch, đá hoa cương và đá gơnai tạo thành; đoạn phía nam có nếp uốn làm lộ ra nền đá aplit, ở một ít khu vực chúng nó bị dòng dung nham bazan che lấp, cao nguyên do dòng dung nham hình thành có cao nguyên Bolaven ở miền nam Lào, cao nguyên Kon Tum và cao nguyên Đà Lạt ở miền nam Việt Nam. Đi về phía nam bắt đầu chuyển sang uốn cong, lên cao, rồi kết thúc ở đồng bằng Sài Gòn. Trước chỗ đó, ở phía tây Nha Trang lên cao đến 2.300 mét trở lên.
Đặc điểm
Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông.
Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã.
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Đầu đại Cổ sinh, nơi mà nay là Trường Sơn Bắc vốn chỉ là một địa máng giữa khối nâng Kon Tum và khối Đông Bắc. Vận động uốn nếp Hercynia (250 triệu đến 400 triệu năm trước) đã tạo ra nếp uốn Trường Sơn Bắc dính liền vào khối Kontum. Trải qua những giai đoạn bóc mòn và xâm thực khác nhau trong quá khứ, Trường Sơn Bắc trở thành dãy núi thấp và có một số bề mặt san bằng.
Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ phía nam sông Cả và kéo dài đến dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi chạy song song và sole nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, càng về phía Nam dãy Trường Sơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam). Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải.
Đoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất Đồng Hới (Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. Cao độ trung bình của dãy Trường Sơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên Huế) 1774 m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng) 1444 m. Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m, có động Phong Nha được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các dãy núi con của Trường Sơn Bắc là: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, Bạch Mã.
Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của hai luồng thực vật di cư từ Himalaya xuống và từ Malaysia.Vì vậy, thảm thực vật rất phong phú. Động vật cũng theo hai luồng thực vật di cư và hội tụ ở Trường Sơn Bắc. Hẹp ở 2 đầu
Trường Sơn Nam
Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc Trường Sơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kontum hay Tây Nguyên.
Các đỉnh núi cao trong dãy núi Trường Sơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất Nam Trường Sơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác.
Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam Trường Sơn rất đa dạng.
Dãy Trường Sơn Nam còn chạy theo hư
Trong văn học nghệ thuật
Bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây của Hoàng Hiệp
Bài hát Sợi nhớ sợi thương của Phan Huỳnh Điểu
Bài hát Tình ca của Phạm Duy (1953):
Đất nước tôi! Dẫy Trường Sơn ẩn bóng hoàng hôn
Đất miền Tây chờ sức người vươn, đất ơi!
Bài hát Trên đỉnh Trường Sơn ta hát của Huy Du:
Trên đỉnh Trường Sơn ta hát bài ca
Đất nước chan hòa mênh mông rừng xanh chiến lũy điệp trùng
Đường Trường Sơn ta qua trái tim sao giục giã
Hành quân đi lớp lớp như dòng sông nước chảy dạt dào.
Bài hát Gặp nhau trên đỉnh trường Sơn của Hoàng Hà:
Muôn dặm Trường Sơn, ta lại chia tuyến đường đi đánh Mỹ,Đi giải phóng quê nhà, tới chiến trường xa.Mỗi bước tôi đi, lòng càng nhớ bao đồng chí.Những người chiến sĩ yêu nước Lào. Gặp nhau trên đỉnh Trường SơnBài hát Bước chân trên dải Trường Sơn của Vũ Trọng Hối:Ta vượt trên triền núi cao Trường SơnĐá mòn mà đôi gót không mònBài hát Hát giữa đại ngàn Trường Sơn của Quỳnh Hợp, phổ thơ Nguyễn Anh Nông.
Trường ca Trường Sơn của Nguyễn Anh Nông (2009), Nhà xuất bản Văn học.
Dự án Trường ca Trường Sơn của Phạm Duy, sau hai trường ca Con đường cái quan và mẹ Việt Nam: Con Ðường Cái Quan là chiều dài, Mẹ Việt Nam là chiều sâu, còn Trường Sơn sẽ là chiều cao. Tôi hy vọng còn đủ sức để có thể vượt qua khỏi trở lực cuối cùng trong đời mình ! ''. Sau những thành công của hai bản trường ca trước, trường ca Trường Sơn được nhiều người chờ đón. Tuy nhiên, do biến cố năm 1975, dự định này đã không thực hiện được cho đến khi ông qua đời. |
Núi đôi Quản Bạ hay núi Cô Tiên Quản Bạ là một thắng cảnh ở thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang .
Vị trí
Núi đôi Quản Bạ nằm bên quốc lộ 4C, cách thành phố Hà Giang 40 km về phía Bắc, thuộc địa phận thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Đặc điểm
Đó là hai quả núi trông như hai trái đào tiên.
Giữa những núi đá trùng điệp và ruộng bậc thang nổi lên hai trái núi có hình dáng, thế đứng ngồ ngộ khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tạo hoá. Hai trái núi gắn với truyền thuyết Núi Cô Tiên.
Truyền thuyết
Núi Đôi còn gắn với những câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Trong đó có một câu chuyện rất cảm động kể rằng: Xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh. |
Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trên núi này còn lưu lại các bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông khắc trên đá năm 1468, và của Trịnh Cương năm 1729. Các bài thơ này đã đem lại tên gọi cho núi.
Lịch sử hình thành
Núi nằm ven biển, một nửa nằm dưới nước, thuộc khu di sản Vịnh Hạ Long.
Đá núi thành tạo từ các kỷ Carbon - Permi, núi hình thành do vận động tạo núi Tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
Từ cuối thế kỷ XIX, trong quá trình khai thác than, thực dân Pháp đã bóc đất đá từ các tầng lò đổ xuống bờ vịnh, lấp dần biển tạo nửa phía Bắc núi Bài Thơ được nối với đất liền, còn nửa phía Nam vẫn là biển. Đầu thế kỷ XXI, do đô thị phát triển, nửa vòng phía Nam cũng đã được bồi đắp, xây dựng cây cầu ôm một phần chân núi Bài Thơ và xây dựng các khu biệt thự liền.
Các bài thơ trên núi
Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông, cháu nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá, thường được gọi là "御製天南洞主題 (Ngự chế Thiên Nam động chủ đề)" (Thiên Nam động chủ là tên hiệu của Lê Thánh Tông).
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
光順九年春, 二月, 餘親率六師閱武於白滕江上. 是日風和景麗, 海不揚波, 乃泛黃海, 巡安邦, 駐六師於傳燈山下. 磨石一律雲。(Quang Thuận cửu niên xuân, nhị nguyệt, dư thân xuất lục sư duyệt vũ vu Bạch Đằng giang thượng. Thị nhật phong hòa, cảnh lệ, hải bất dương ba, nãi phiếm Hoàng Hải tuần An Bang, trú lục sư vu Truyền Đăng sơn hạ, ma thạch nhất luật vân:) (Dịch nghĩa: Tháng 2, mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9, trẫm (ta) thân dẫn sáu sư tập trận trên sông Bạch Đằng. Những ngày đó, gió êm cảnh đẹp, biển không nổi sóng, bèn lướt thuyền qua Hoàng Hải, tuần du An Bang, trú sáu sư dưới chân núi Truyền Đăng, mài vách đá, tạc thơ rằng:)
巨浸汪洋潮百川 Cự tẩm uông dương triều bách xuyên
亂山棊布碧連天 Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên
壯心初感咸三股 Tráng tâm sơ cảm hàm tam cổ
信手遙提巽二權 Tín thủ giao đề tốn nhị quyền
辰北樞機森虎旅 Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ
海東烽燧息狼煙 Hải Đông phong toại tức lang yên
天南萬古河山在 Thiên nam vạn cổ hà sơn tại
正是修文偃武年 Chính thị tu văn yển vũ niên
261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần "yên" của bài trước, dùng lại 4 chữ "thiên" "quyền" "yêu" "niên" trong bài của Lê Thánh Tông. Bài thơ có phần đề rằng: “Nay gặp buổi thái bình, thích nhân muôn việc dư nhàn nên cũng đi chơi làm phép, ta cưỡi binh thuyền ra tới bể đông trông thấy núi non như vẽ, bể lặng sóng trong. Quân thuỷ bộ đều mạnh mẽ như hổ, vang lừng như sấm, tinh thần ta khi ấy muốn sinh hứng thú bèn thuật theo vần thơ đề vách đá trước, làm ra bài thất ngôn lưu đề vách đá”.
Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương:
Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
Cảnh đẹp thần tiên một chốn này
Mùi tanh giặc thác còn đâu đó
Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây
Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ
Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy
Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc.
Ngoài hai bài thơ trên, còn có bài thơ của Nguyễn Cẩn khắc ngày mùng 3 tháng Chạp năm Canh Tuất (1910). (Nguyên Cẩn người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có tên hiệu là Hương Khuê, tác giả nhiều bài thơ chữ Hán, được coi là một trong những nhà thơ xuất sắc cuối thời Nguyễn, đầu thế kỉ XX. Ông làm quan Án sát triều Nguyễn, được vua Nguyễn bổ nhiệm làm Tuần phủ Quảng Yên, tức tỉnh Quảng Ninh ngày nay.)
Thánh Tôn hoàng đế đề thi thạch,
Đông minh chi sơn cao bách xích.
Thiên phong, hải đảo nhật dạ kích,
Ngũ bách niên dư, tự do xích
Họa xưng ngự bút ế hà nhân?
Trịnh Vương vọng ý đồng bất dân.
Ngã lai bạt kiếm, nộ thả sân,
Hu ta hậu Lê chi quân thần!
Ngoài ra đến đầu thế kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, cũng cho khắc 9 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có 12 bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.
Vinh danh
Ngày 31/8/1992, cụm di tích núi Bài Thơ được xếp hạng Di tích lịch sử, danh thắng quốc gia. Ngày 24/11/2000, Trung tâm điện chính Bưu điện Quảng Ninh trên núi Bài Thơ được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.
Tham quan núi Bài Thơ
Đường lên núi Bài Thơ đã bị đóng cửa từ cuối năm 2017 sau một vụ cháy rừng và sạt lở đất đá. Uỷ ban nhân dân phường Hồng Gai đã lắp rào chắn lối lên, tạm thời ngăn không cho leo núi, Đầu tháng 02/2023 vừa qua, TP Hạ Long đã có chủ trương và lên phương án khai thác, tổ chức tuyến tham quan núi Bài Thơ |
Dãy núi Hồng Lĩnh (chữ Hán: 鴻嶺, tên chữ: Hồng Sơn, tên nôm: Ngàn Hống, tên gọi dân gian: Rú Hốống) là một dãy núi nằm tại tỉnh Hà Tĩnh.
Dãy núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam là địa danh mang tính biểu tượng của Xứ Nghệ (hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay). Đây còn là một trong 9 ngọn núi được khắc vào Cửu Đỉnh ở Cố đô Huế (9 đỉnh đồng tại Kinh thành Huế).
Vị trí
Dãy núi dài khoảng 30 km (theo hướng Tây Bắc - Đông Nam), nơi rộng nhất chừng 15 km, đỉnh cao nhất tới 768m so với mực nước biển
Toạ độ từ 105 41’ đến 105 55’ kinh đông và từ 18 28’ đến 18 39’ vĩ bắc.
Cách thành phố Vinh 1 km về hướng Nam, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 17 km về hướng Bắc.
Sườn phía Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam.
Đặc điểm
Mạch núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có diện tích khoảng 30km², từ nam bến thủy vào đến bắc Cửa Sót. Chia làm 3 nhóm núi: nhóm Thiên Tượng, nhóm Đụn và nhóm Hương Tích.
Hồng Lĩnh có 60 đỉnh nhô cao lên từ mấy chục mét và cao nhất là 768m. Tính từ tây bắc xuống có các đỉnh: Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ, Thiên Tượng, Mồng Già (có 2 ngọn), Bạch Tỵ, Hương Tích, Tai Voi, Mũi Rồng, Ông, Tháp Cờ, Chân Tiên, Hàm Rồng, Chẻ Hai, Đá Hang… Nhiều ngọn được mang tên kỳ thú do người đời đặt và lưu truyền.
Có 8 cửa truông thuận tiện cho đi lại qua Hồng Lĩnh từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như truông: Cộng Khánh, Vắn (Cố Ghép)... Trong núi có nhiều hang động như: động 12 cửa, động Chẻ Hai, động Đá Hang, động Hàm Rồng... Có đến 26 khe suối chảy từ trong núi ra và ngày nay có hàng mấy chục đập nước ở chân núi Hồng Lĩnh, một số ao hồ ở lưng núi và chân núi như Bàu Tiên, Vực Nguyệt, Ao Núi Lân, Bàu Mỹ Dương.
Di tích lịch sử - văn hóa
Các di sản văn hoá- lịch nổi tiếng từ các di tích như
Đỉnh Tháp Cờ, nơi hoàng tử, con Mai Thúc Loan xây căn cứ,
Núi Lầu có hành cung của Lý Thánh Tông,
Luỹ Đá của Ngô Quảng nổi lên chống Pháp
Dãy núi Hồng Lĩnh đã có 7 sắc phong và 1 công lệnh thời Lê.
Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền miếu. Có ngôi rất cổ như:
chùa Hương Tích
chùa Chân Tiên, nơi được cho là vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn với truyền thuyết Tiên giáng trần).
Cụm Quần thể di tích lịch sử văn hóa Tiên Sơn (được nhà nước xếp hạng di tích cấp tỉnh vào đầu năm 2012 và Bằng bảo trợ di tích lịch sử văn hóa của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam, cụm bao gồm các công trình kiến trúc văn hóa và tín ngưỡng như: đền - chùa Tiên Sơn, đền Thánh Mẫu, đền Bà chúa kho, đền thờ Lục vị Thánh tổ nghề rèn; với các chùa như Thiên Tượng, Hương Tích, Long Đàm).
Truyền thuyết và sự tích
Truyền thuyết tạo núi
Tương truyền núi Hồng Lĩnh có tất cả 99 đỉnh được ông Đùng xếp mà thành.
Thủa hồng hoang khai thiên lập địa, vùng đất Hà Tĩnh và Nghệ An bây giờ núi non mọc ngổn ngang, ngăn cách vùng này với cùng kia. Khi ấy có hai người khổng lồ được dân gian gọi bằng cái tên thân thuộc là ông Đùng và bà Đùng, nhiều lần đã giúp đỡ nhân dân trong vùng.
Một ngày nọ, ông Đùng tới gặp bà Đùng ngỏ ý kết duyên cùng. Bà Đùng thấy núi non vùng này ngổn ngang, nhân dân không có chỗ trông lúa liền thách ông Đùng rằng: ”Ttrước khi gà gáy ngày mai, nếu ông Đùng xếp được 100 ngọn núi thì bà sẽ đồng ý làm vợ”. Nghe xong ông Đùng một mình cặm cụi kéo núi khắp vùng xếp lại đến quên cả ăn quên cả nghỉ. Đến mờ sáng hôm sau, khi đã xếp được 99 ngọn thì đúng lúc bà Đùng tỉnh giấc, thấy ông Đùng đang cặm cụi xếp núi nên đùa vui bằng việc giả tiếng gà gáy. Ông Đùng đang kéo một ngọn núi về cho tròn 100 ngọn, đến bên bờ bắc sông Lam nghe thấy “gà” gáy tưởng thật, nên đứng dậy phủi tay mà đi. Cuối cùng thì bà Đùng cũng chấp nhận đấng phu quân, nhưng do bà Đùng giả tiếng gáy sớm mà dãy núi Hồng Lĩnh chỉ có 99 ngọn núi, còn một ngọn núi đã bị bỏ quên ở bờ bắc sông Lam được người dân gọi là núi Quyết.
Truyền thuyết 100 con chim Phượng Hoàng bay về tìm chốn đậu
Thủa xưa, vua Hùng có ý tìm trong cả nước vùng đất thích hợp để lập đô. Lạc Tướng tâu rằng xưa Việt Thường từng đóng đô cũ ở Ngàn Hống. Vua nghe vậy liền cất công tới thị sát xem như thế nào. Khi vua Hùng đến nơi, bỗng đâu trên trời xuất hiện 100 con chim Phượng Hoàng đang bay lượn, trông rất đẹp. Vua Hùng mừng lắm, cho rằng đây đã là nơi đặt kinh đô cho muôn đời. Ngờ đâu 100 con chim Phượng Hoàng bay về núi đậu trên 99 đỉnh của dãy Ngàn Hống., còn con dầu đàn không có chỗ đậu nên bay đi; thấy vậy cả đàn Phượng Hoàng cũng bay theo. Vua Hùng cho rằng đây là điềm của trời không thuận không thể đặt làm kinh đô.
Những truyền thuyết khác và sự tích khác
Truyền thuyết về ông Đùng dùng chân bắc cầu cho dân qua sống.
Truyền thuyết ông Đùng đào quặng sắt trong núi dạy dân Trung Lương làm nghề rèn.
Truyền thuyết về những nàng tiên trên trời xuống tắm mát mà để lại dấu chân trên đá, nhân dân địa phương liền lập nơi thờ tự gọi là chùa Chân Tiên.
Truyền thuyết nàng Công chúa Diệu Thiện con vua Sở Trang Vương lên núi Hương Tích thuộc dãy Hồng Lĩnh lập am tu hành, hiến mắt hiến tay cứu cha mình... mà nay là Chùa Hương Tích
Lễ hội truyền thống
Lễ hội chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Năm 1990 chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh.
Lễ hội chùa Chân Tiên ở xã Thịnh Lộc - Can Lộc được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
Lễ hội đua thuyền truyền thống đầu xuân 03 04 Tết Nguyên Đán ở xã Trung Lương, Hồng Lĩnh
Lễ hội Văn Hóa Tiên Sơn suốt tháng giêng hàng Năm
Lễ hội Đền cả (Dinh Đô Quan Hoàng mười): đền được xây dựng vào năm 1060 thời nhà Lý vua Lý Thánh Tông.
Hình ảnh |
Núi Ngự Bình (chữ Hán: 御屏), gọi ngắn gọn là núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn); là một hòn núi đất cao 103 m ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam) 4 km về phía Nam .
Giới thiệu
Núi Ngự có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng , hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn .
Bởi núi có hình dạng như thế, nên khi chúa Nguyễn Phúc Trăn (ở ngôi: 1687-1691) dời thủ phủ Đàng Trong từ làng Kim Long (thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) về làng Phú Xuân (chỗ của Kinh thành Huế ngày nay) vào năm 1687, đã dùng núi ấy làm án (chắn ngang) trước thủ phủ.
Về sau, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi: 1738-1765) xây dựng đô thành Phú Xuân (hoàn tất năm 1739), và vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (1805) cũng đặt núi Bằng làm án .
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết:
Ở phía đông bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như hình bức bình phong làm lớp án thứ nhất trước Kinh thành Huế, tục gọi là núi Bằng, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, khắp nơi trồng thông .
Sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Tổng tài Cao Xuân Dục cũng viết về núi này như sau:
Núi Ngự Bình, tục gọi là núi Bằng...vuông chằn chặn như bức bình phong, là bức án trọng yếu bậc nhất phía trước Kinh thành...Núi này là một trong 20 thắng cảnh của Kinh đô. (Trong) tập thơ ngự chế của vua Thiệu Trị, có (bài) tên: "Bình lĩnh đăng cao" (Núi Ngự lên cao)
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, thì từ thời Gia Long, tất cả các quan lại không phân biệt phẩm trật lớn nhỏ, mỗi người đều phải trồng ở Ngự Bình một cây thông, cho nên trải các đời vua, Ngự Bình trở thành một rừng thông vi vu. Bởi vẻ đẹp ấy, nên núi được nhiều người đến viếng và làm thơ đề vịnh, trong số đó có vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị .
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình hòa quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế, và đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế từ rất lâu. Vì vậy, người ta quen gọi Huế là xứ sở của "sông Hương-núi Ngự" .
Có nhiều thơ ca nói đến cặp danh thắng này, trong số ấy có câu:Đi đâu cũng nhớ quê mình,
Nhớ sông Hương gió mát, nhớ non Bình trăng treo .
Chú thích |
Núi Bà Rá là một ngọn núi tại tỉnh Bình Phước và miền Đông Nam Bộ, Việt Nam. Đây là ngọn núi cao thứ 3 ở Nam Bộ.
Địa lý
Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cách Thành phố Hồ Chí Minh 160 km. Giữa một vùng đồi nhấp nhô lên một ngọn núi cao, cây cối xanh tươi, rậm rạp. Núi cao 736m so với mực nước biển, độ cao thực tế tính từ chân núi là 563m.
Đứng trên lưng chừng núi có thể nhìn thấy cả một khu vực rộng lớn, bao gồm Phường Thác Mơ xinh đẹp (trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Phước Long), hồ Thác Mơ mà trong mùa mưa rộng tới 12.000 ha, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Mơ.
Núi Bà Rá gắn liền với cuộc kháng chiến của người dân Phước Long. Nơi đây đã xây dựng một nhà bia rất sang trọng để tưởng niệm các bộ đội của MTDTGPMN trong khu vực Bà Rá.
Dưới chân núi, bên cạnh Phường Thác Mơ là di tích của nhà tù Bà Rá, nơi giam cầm nhiều người cộng sản Việt Nam. Xung quanh khu vực Bà Rá còn có nhiều điểm tham quan lý thú khác.
Du lịch núi Bà Rá
Toàn cảnh nhìn từ lưng chừng núi Bà Rá sáng sớm, từ ngã tư thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) theo Quốc lộ 741 nối thị xã Đồng Xoài với huyện Phước Long (Bình Phước) - con đường trải nhựa rộng thênh thang xuyên qua những cánh rừng cao su bạt ngàn. Đường vắng, cảnh đẹp, không khí mát lạnh làm cho lữ khách phương xa thấy nao nao. Đi chừng 1/3 đoạn đường thì núi Bà Rá đã hiện ra từ xa trong sương mờ huyền ảo. Từ ngã tư Đồng Xoài (thị xã Đồng Xoài) đến chân núi Bà Rá dài 50 km, khoảng một giờ đi xe gắn máy. Cuộc hành trình chia thành hai đoạn: Từ chân núi lên đồi Bằng Lăng (nằm ở khoảng 1/5 độ cao so với đỉnh) đường đã được trải nhựa, xe gắn máy và xe ô tô có thể chạy lên đến đây. Ở đây có khoảng sân rộng và một trạm kiểm lâm. Tại đồi Bằng Lăng có nhà bia tưởng niệm thờ các anh hùng liệt sĩ. Đỉnh cao Bà Rá này vốn là căn cứ cách mạng, là chiến trường oanh liệt. Núi Bà Rá đã được Bộ Văn hoá thông tin công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia (ngày 4.10.1995). Tại núi Bà Rá có xây dựng hệ thống cáp treo để phục vụ khách du lịch hành hương từ chân núi lên đến đỉnh (hiện đã ngừng hoạt động). Cụm di tích - danh thắng: Núi Bà Rá – thị trấn Phước Long – Thác Mơ (cự ly giữa 3 điểm này cách nhau khoảng 10 km) sẽ được quy hoạch thành vùng du lịch sinh thái – văn hóa – chiến trường xưa – hành hương hấp dẫn của tỉnh Bình Phước. Từ đồi Bằng Lăng, bước lên 1.767 bậc đá để lên đến đỉnh. "Nếu so với cách đây 10 năm, đường bây giờ leo lên, đi xuống quá dễ dàng, vì đã được lát bằng đá vững chắc. Còn hồi đó, bậc tam cấp bằng đất. Mùa mưa đi té lăn cù là chuyện thường", người dẫn đường cho biết. Núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 984m, còn núi Bà Rá cao 736m nhưng đường lên núi Bà Rá dốc hơn, khó đi hơn. Có những đoạn dốc hơn 45o, phải cố gắng mới bước lên được. Hai thành viên trong đoàn của chúng tôi hơi bị nặng ký, leo không nổi, đành phải bỏ cuộc ở 2/3 đoạn đường. Du khách phải bước 1.767 bậc đá để lên đến đỉnh Bà Rá Đường lên núi khá đẹp, được bao phủ cơ man nào là trúc, lồ ô (hiện đường này đã bị chặn). Đặc biệt hai bên đường đi có nhiều cổ thụ ướm chừng vài trăm năm tuổi. Lên đến đỉnh, mỏi mệt tan biến, do không khí quá mát mẻ. Đứng trên đỉnh Bà Rá, có thể nhìn thấy cả một vùng bình nguyên của tỉnh Bình Phước, thấy thị trấn Thác Mơ và thủy điện Thác Mơ khá rõ ràng. Trên đỉnh có ngọn ăng ten của Đài Phát thanh truyền hình Và Báo Bình Phước, cao 48m.
Lễ hội
Theo lời của nhân dân địa phương, năm 1943 miếu được xây dựng để tưởng nhớ các tù chính trị bị chôn sống ở gốc cây cầu hiện nay, do những tù nhân chính trị ở nhà tù Bà Rá bí mật xây dựng và làm bài vị thờ tượng trưng có ghi 4 chữ Hán "Chúa Xứ Nương Nương" nhằm che mắt bọn tay sai nên đặt tên là miếu Bà để cho bọn thực dân công nhận ngôi miếu này.
Năm 1956-1957 tỉnh Phước Long được thành lập, một số người dân đã tiến hành dời miếu lên sát đường lộ (cách nơi cũ 500 mét) để bà con tiện đi lại thờ cúng, và cũng từ lúc này Miếu Bà mới có 3 bức tượng thờ. Miếu Bà Rá là một công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, nằm trong quần thể di tích lịch sử Bà Rá đã được Bộ Văn hoá- Thông tin công nhận mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, nó không chỉ là nơi thờ cúng tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một trong những chứng tích về sự xâm lược của thực dân Pháp trên vùng đất Phước Long..
Hàng năm vào ngày mùng 1,2,3,4/3 âm lịch, đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh hành hương về đây để " Vía Bà".
Diễn biến lễ hội:
- Ngày mùng 1/3 AL Ban tổ chức tiến
hành làm lễ thay y phục, tắm tượng đến 12 giờ đêm cùng ngày làm lễ rước Bà về. - Ngày mùng 2, tối làm lễ tế Bà khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó để khách hành hương vào làm lễ dâng hương, lễ Bà và xin lộc.
- Ngày mùng 3 tiếp tục khách thập phương dâng lễ.
- Ngày mùng 4/3 AL Ban tổ chức làm lễ tạ Bà vào buổi trưa, kết thúc lễ hội.
Miếu Bà là một trong những di tích lịch sử minh chứng về sự xâm lược của thực dân Pháp, nằm trong các chứng tích khác như: Hàng Điệp, vườn cây lưu niệm Nguyễn Thị Định, Sân bay Phước Bình nơi đồng chí Nguyễn Thành Trung năm 1975 thực hiện phi vụ ném bom dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và lái chiếc F5 đáp xuống sân bay Phước Bình vùng Cách mạng an toàn. |
Núi Bạch Mã hay Dãy Bạch Mã là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Dãy núi này nằm trong vườn quốc gia Bạch Mã.
Vị trí
Núi là một phần của Dãy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển. Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng nằm cách Huế 40 km về phía Nam.
Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa lãnh thổ phía Bắc với lãnh thổ phía Nam, giữa miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam
Đặc điểm
Núi Bạch Mã có đỉnh cao 1.444 m. Trên đỉnh núi hùng vĩ bốn mùa xanh tươi với thác nước, suối, rừng,... Núi Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. Bạch Mã nằm cách biển chỉ có 18 km nên hòa với không khí của rừng núi là chút hương vị của biển.
Lịch sử
Cho đến đầu thế kỷ 20 Bạch Mã chỉ là một khu rừng núi hoang sơ, chưa ai khai phá nhưng đến cuối năm 1925, kế hoạch thành lập và bảo tồn khu vườn quốc gia gần Huế đã làm mọi người chú ý đến vùng núi này.
Một kỹ sư người Pháp là Girard đã tổ chức khai phá vùng núi này vào năm 1932 nhằm phát triển du lịch của Bạch Mã. Sự việc này gia tăng số lượng khu nghỉ mát ở trên núi gồm các biệt thự, khách sạn và kéo theo đó là phát triển giao thông công cộng. Dù vậy các công trình này chủ yếu phục vụ giới thượng lưu có tiền thời đó cùng các quan chức của Pháp.
Sau khi chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam kết thúc vào năm 1954, Bạch Mã bị lãng quên khiến các ngôi nhà xây trên núi bị thời gian phá dần. Phải đến năm 1960, chính phủ Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập lại Vườn quốc gia Bạch Mã nhưng chiến tranh tiếp tục kéo dài liên miên. Khu Bạch Mã được dùng làm căn cứ quân sự của quân đội Mỹ trong chiến tranh.
Sau năm 1975 khi hòa bình lập lại, chính phủ đã có nhiều dự án phát triển trồng trọt tại khu này nhưng vẫn thất bại do điều kiện thời tiết. Với sự thành lập chính thức Vườn quốc gia Bạch Mã của chính phủ Việt Nam, Bạch Mã đã dần dần được bảo tồn và phát triển phục vụ du lịch. |
Núi Túy Vân là một ngọn núi thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vị trí
Núi nằm ở Đông Bắc huyện Phú Lộc, tên cũ là Mỹ Am Sơn, năm 1825 vua Minh Mạng đổi tên là Túy Hoa Sơn, năm 1841 vua Thiệu Trị đổi lại là Túy Vân Sơn có dựng bi ký thắng tích.
Trên đỉnh núi có ngôi cổ tự. Chung quanh khu vực núi có thể tìm thấy một số di vật Champa và dấu vết của một ngôi tháp nổi tiếng của người Champa trên núi Linh Thái, một ngọn núi nằm phía Đông núi Túy Vân
Đặc điểm |
Núi Hàm Rồng là tên núi, thuộc:
Núi Hàm Rồng ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Núi Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa.
Núi Hàm Rồng ở tỉnh Bình Định.
Núi Hàm Rồng ở tỉnh Gia Lai. |
Núi Hàm Rồng là tên một ngọn núi thuộc thành phố Thanh Hóa, gắn liền với cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân tỉnh này.
Vị trí
Núi nằm bên bờ Nam sông Mã. Mạch núi từ làng Dương Xá - Xã Thiệu Dương, Thành phố Thanh hóa, men theo Hữu Ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng, dài khoảng trên 2 km.
Đặc điểm
Núi Hàm Rồng tức núi Long Hạm, tên cũ là Đông Sơn, quanh co chạy dọc theo triền phía Nam sông Mã. Dãy núi uyển chuyển liên tiếp như dạng hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn dài, bao quanh những đồi thông ngút ngàn và những thung lũng thơ mộng, cuối cùng nổi vọt lên một ngọn núi cao, lớp đá chồng chất, trên núi có động Long Quang. Núi sát bờ sông, trên bờ có mỏm đá dô ra như hình mũi rồng, cho nên gọi là Long tị. Gần mặt nước có hai lớp đá trồng nhau như hàm rồng, đó là Long hàm. Toàn hình, trông từ phương bắc, giống như đầu rồng đương uống nước.
Động Long Quang trên núi Rồng là nơi danh thắng, đã lưu luyến nhiều tao nhân mặc khách. Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều văn sĩ khác đã có thơ lưu lại trên động Long Quang. Trên động có hai cửa hai bên, hình như hai mắt rồng, mà thường gọi là Long nhãn.
Vòng theo chân núi Hàm Rồng, ngược lên theo bậc đá dốc chừng 30m thì tới cửa Động Tiên Sơn. Động có 3 - 4 tầng thường được gọi là động 1, động 2, động 3. Trong mỗi động có nét đẹp độc đáo riêng. ở đây nhũ đá tạo hình tuyệt đẹp gắn với những truyền thuyết như tích Phật, tích Tiên, "Hoa quả sơn", "Hội bàn đào tiên"... Từng vách đá, từng ngách hang đâu đâu cũng thấy như trăm ngàn vạn vật đang được sinh ra.
Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong. Nhìn xa, núi giống như con rồng đang vờn hạt ngọc.
Cũng mang tên Hàm Rồng còn có hai dãy núi khác nằm tại tỉnh Gia Lai và thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai. |
Ngũ Hành Sơn (chữ Hán: 五行山) hay núi Non Nước là một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km² nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng, Việt Nam khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi: Mộc Sơn, Thủy Sơn (lớn, cao và đẹp nhất), Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn (có hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn).
Ngày 22 tháng 3 năm 1990, khu danh thắng này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Theo Quyết định được Thủ tướng phê duyệt ngày 11/7/2023, danh thắng Ngũ Hành Sơn ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích quy hoạch 1.049.701 m2. Phía đông khu danh thắng giáp đường Trường Sa và các khu nghỉ dưỡng ven biển, phía tây giáp sông Cổ Cò, phía nam giáp sông Cổ Cò và khu dân cư hiện trạng, phía bắc giáp đường Phạm Hữu Nhật và khu tái định cư.
Về phân khu chức năng, Thủ tướng điều chỉnh mở rộng phạm vi khu vực bảo vệ I của danh thắng thành 189.821 m2, bao gồm diện tích khu vực cảnh quan 6 ngọn núi (Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Thổ Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hỏa Sơn), núi Ghềnh (8.373 m2) và núi đá phía đông nam Âm Hỏa Sơn (328 m2).
Danh thắng có các công trình, di tích tôn giáo và kiến trúc có giá trị, nhà ở kết hợp kinh doanh đá mỹ nghệ, các khu chức năng, không gian cây xanh chuyên đề, mặt nước, khu vườn tượng, đền thờ tưởng niệm các liệt sĩ và mẹ Việt Nam anh hùng.
Tên gọi
Tên núi Non Nước (tức Non Nước sơn) đã có từ lâu đời và đã đi vào ca dao Việt Nam như một tổng kết kinh nghiệm về thời tiết của người dân địa phương:
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà,
Sấm rền Non Nước trời đà chuyển mưa.
Cái tên ấy còn tìm thấy trong:
- Giáp Ngọ bình Nam đồ do Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng lập năm 1594, sau khi được vua Lê Thế Tông cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa, vẽ đường đi từ Chiêm Thành đến biên giới Chân Lạp, có ghi địa danh là "Non Nước Sơn".
- Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo (tự Đạo Phủ, quê Nghệ An) soạn vào năm Bính Dần (1686), vẽ đường đi từ Thăng Long đến Chiêm Thành, có ghi địa danh là "Non Nước Sơn tam đỉnh" bằng chữ Nôm.
Tên Ngũ Hành Sơn xuất hiện muộn hơn, và đã được Lê Quang Định nói đến trong Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (1806): "Phía đông bến đò xã Hoàn Ký Đông có núi Ngũ Hành Sơn, năm tòa núi chia làm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là núi Non Nước".
Tháng 4 (âm lịch) năm 1825, vua Minh Mạng đến chơi Ngũ Hành Sơn lần đầu. Tuy nhiên, mãi đến năm Minh Mạng thứ 18 (1837), tên của các ngọn núi ấy mới được nhà vua tái xác nhận bằng một văn bản hành chính. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên có từ thời Nguyễn chép:
"Ngũ Hành Sơn ở huyện Diên Phước... Tục gọi là hòn Non Nước. Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) có sắc chỉ, ban cho ngọn núi phía đông bắc (núi Tam Thai) là Thủy Sơn. Ba ngọn núi phía tây nam là núi Mộc Sơn, núi Dương Hỏa, núi Âm Hỏa Hai ngọn phía tây là Thổ Sơn, Kim Sơn, (cho) khắc tên núi lên đá"...
Theo một số người, tên Ngũ Hành Sơn không những mang tính hoa mỹ hơn, mà người đặt ra nó đã dựa vào thế đất, thế núi và có kết hợp các yếu tố cơ bản của thuyết âm dương-ngũ hành. Tuy nhiên, ở cuối thế kỷ 19, một nhà nghiên cứu người Pháp là Albert Sallet, thì lại dựa vào chất liệu của núi đá để đặt tên cho thắng cảnh là "Les montagnes de marbre" (Những ngọn núi đá cẩm thạch).
Ngoài ra, Ngũ Hành Sơn còn có các tên khác như: Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn,…
Giới thiệu sơ lược
Mô tả cụm núi này, trong sách Đại Nam dư địa chí ước biên có đoạn viết:
..."Từ trong Sa Động đột ngột nổi lên 6 ngọn núi đá. Sông rộng vòng phía tây, biển lớn bao phía đông, hình núi nhọn hoắt. Trời tạnh, nhìn ra xa, sắc như gấm mây, rất đáng yêu... Phía đông có đài Vọng Hải, phía tây có đài Vọng Giang, mỗi đài lại có một bài văn bia ghi lại. Bên hữu chùa Tam Thai có phúc địa Động Thiên, ở đó có hành cung, là một đại danh thắng của một tỉnh Quảng Nam".
Thật vậy, Ngũ Hành Sơn nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa. Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều, phù sa bồi đắp mà nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ thú. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu. Quanh Ngũ Hành Sơn, về phía đông có biển Đông với bãi cát mịn trắng chạy dọc ven biển; ở phía tây và nam là sông Cổ Cò chảy qua hòa vào nhánh sông Cẩm Lệ. Ở thế kỷ 17-18, nhánh sông này là đường thủy thông thương huyết mạch giữa Đà Nẵng với Hội An, về sau bị bồi lấp.
Các loại thảo mộc quý có mọc ở đây là: Thiên tuế, Thạch trường sanh, Cung-nhân-thảo (Amaryllis) lài trắng, Cảnh-thiên (Crassule), Mộc tê, Chương não, Thử lý (M. Vyridiflora, có tinh dầu dùng để trét ghe thuyền), Tứ quý... Về hoa rừng có nhiều loại phong lan. Về động vật có loài khỉ Dộc hiền, và các loại dơi, chim yến, v.v...
Ngoài các dấu ấn văn hóa lịch sử còn in đậm trong các hang động, và trên mỗi công trình chùa, tháp đầu ở các thế kỷ trước, như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ Công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, v.v...; ở đây còn có các di tích lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt như Địa đạo núi Đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ, v.v...
Thông tin sơ lược mỗi núi
Kim Sơn
Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
Mộc Sơn
Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc" nhưng cây cối ở đây rất ít. Theo Quách Tấn, xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.
Thủy Sơn
Thủy Sơn nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan.
Sơ lược ba đỉnh của núi:
- Thượng Thai: là ngọn cao nhất 160 m ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn, đáng kể có: chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (望江臺, đài ngắm sông), động Hoa Nghiêm (một trong số tượng ở đây có tượng nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm), động Huyền Không, động Linh Nha,...
- Trung Thai: là ngọn thấp hơn một chút ở phía Nam của Thủy Sơn, đáng kể có: Cổng trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông (tục gọi là Hang Lên Trời), động Thiên Long (tục gọi là Hang Rồng), động Thiên Phước Địa...
- Hạ Thai: là ngọn phía Đông thấp nhất của Thủy Sơn, đáng kể có: chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài (đài ngắm biển), động Tàng Chơn...
Đặc biệt, trên Thủy Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai. Bia Phổ Đà sơn lập vào năm Canh Thìn (1640) ghi lại danh sách 53 tín hữu (trong đó có ít nhất có 10 gia đình người Nhật Bản) đã cúng hàng ngàn quan tiền, hàng chục lạng bạc nén và hàng trăm cân đồng để xây dựng chùa Bình An. Trong danh sách những người Nhật góp tiền, có người tên Tống Ngũ Lang còn được Chu Thuấn Thủy nhắc đến với tư cách là bạn thân thiết trong An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự đến Việt Nam năm 1657, Vĩnh Sính dịch, Hội Khoa học Lịch Sử Việt Nam xuất bản, 1999, t. 23-24)
Theo thông tin trên website Ngũ Hành Sơn, thì ngay lần đầu (1825) vua Minh Mạng đến chơi ngọn Thủy Sơn đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp đi lên núi, đó là lối đi lên chùa Tam Thai và lối đi lên chùa Linh Ứng (xưa gọi là Ứng Chơn). Ngày nay, hai con đường ấy là cổng phía Tây gồm có 156 bậc đá dẫn đến chùa Tam Thai (xây dựng năm 1630) và cổng phía đông gồm có 108 bậc dẫn đến chùa Linh Ứng.
Hỏa Sơn
Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh. Ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Ở khoảng giữ con đường này có chùa Ứng Thiên.
- Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, gần đường Lê Văn Hiến, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẽ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn. Nơi Âm Hỏa Sơn không có động. Dưới chân núi có một tảng đá khắc 6 chữ: Phổ Đà Sơn Quan Âm điện. Vì thế Âm Hỏa Sơn cũng có tên nữa là "Phổ Đà Sơn", bởi nơi đó khi xưa có điện thờ Bồ Tát Quan Thế Âm.
- Dương Hỏa Sơn (tên dân dã là "núi Ông Chài") nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Trên Dương Hỏa Sơn có hai ngôi chùa cổ là chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, chùa và hang Phổ Đà Sơn. Ngọn núi hướng về phía Tây
Nam sườn núi hiểm dốc và hang động rất tĩnh lặng. Nơi đây còn có di tích đền tháp của người Chăm.
Tương truyền ở Hỏa Sơn trước đây có một tấm bia đá của vua Lê Thánh Tông, và bên trên có khắc mấy hàng chữ Hán:
Nhất thiên niên tiền nhất hải đạo.
Nhất thiên niên nhất danh sơn.
Nghĩa là:
Một nghìn năm trước là một đường biểnMột nghìn năm sau là một hòn non có danh.
Tấm bia ấy nay đã không còn tìm thấy.
Ngày nay, trên sườn núi phía Tây, mặt hướng về phía Bắc, đối diện với Kim Sơn có ba chữ Hán rất to được khắc vào vách đá "Dương Hỏa Sơn" và một dòng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy: "Sắc Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi" (Sắc Minh Mạng năm thứ 18, tháng 7, ngày tốt).
Thổ Sơn
Tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.
Theo truyền thuyết Thổ Sơn là nơi linh địa, và từ thuở xa xưa người Chăm đã chọn nơi đây làm nơi đồn trú. Hiện nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm.
Tại chân núi hiện có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo. Theo thi sĩ Quách Tấn, sát chân núi có bến đò, gọi là Bến Ngự (sử Nguyễn ghi là bến Hóa Quê), vì xưa kia mỗi lần nhà vua đến viếng Ngũ Hành Sơn thì đậu thuyền tại đó. Tuy nhiên, có người cho rằng bến này ở núi Kim Sơn.
Truyền thuyết về sự hình thành
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư (ở phương Bắc bị đắm thuyền trôi dạt đến, có sách ghi là một ẩn sĩ) sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long rất lớn (có sách chép là nữ thần Naga) đến đây đẻ trứng. Bỗng từ đâu một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi quả trứng xuống, rồi giao cho ông lão một cái móng chân của mình và dạy cách trông coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần mà ngư ông đã ngăn chặn được diều hâu và các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp (có sách ghi là nàng tiên), và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời.
Nghề làm đá ở Ngũ Hành Sơn
Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm, tổ nghề là Huỳnh Bá Quát, tiên tổ của Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo. Đá núi ở đây cũng đã từng góp phần trang trí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thời gian gần đây, để bảo vệ di tích và cảnh quan khu danh thắng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ra lệnh cấm khai thác đá trên núi. Không thể để làng nghề mai một, những nghệ nhân có tâm huyết với nghề đã tìm được hướng đi mới. Họ đã bỏ công đi khắp trong nước để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp. Cuối cùng làng nghề đã được vực dậy với:
- Đá trắng từ Nghệ An.
- Đá vân gỗ, đá hường, đá đỏ hoa, đá firo ở Hà Tây.
- Đá cẩm đen ở Ninh Bình.
- Đá sa thạch ở Quảng Nam...
Thơ đề vịnh
Thơ đề vịnh Ngũ Hành Sơn có nhiều, song đa phần đều bằng chữ Hán. Ở đây giới thiệu một bài thơ vịnh bằng chữ Nôm của nữ sĩ Bang Nhãn:
Vịnh Ngũ Hành Sơn
Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,
Bồng Lai âu hẳn cũng là đây.
Núi chen sắc đá màu phơi gấm,
Chùa nức hơi hương khói lẫn mây.
Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,
Tiều phu chống búa tựa lưng cây.
Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,
Khen bấy thợ trời khéo đắp xây.
Một vài hình ảnh ở Thủy Sơn: |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.