text
stringlengths 0
512k
|
---|
Cueva de las Manos (từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa Hang của những bàn tay) là một quần thể hang động ở tỉnh Santa Cruz, Argentina, cách thị trấn Perito Moreno 163 km về phía nam, bên trong Vườn quốc gia Francisco P. Moreno. Nơi đây bao gồm nhiều địa điểm khảo cổ và cổ sinh vật học quan trọng.
Hang nằm trong lưu vực sông Pinturas, tại một điểm biệt lập trong cảnh quan Patagonia. Nó nổi tiếng (và tên của nó cũng bắt nguồn từ đó) về những hình bàn tay, do những người thổ dân bản xứ (có lẽ là tổ tiên của người Tehuelche) khoảng từ 13.000 tới 9.500 năm trước tạo ra. Thành phần của thứ mực vẽ có lẽ là từ khoáng chất, vì thế niên đại của những bức vẽ được xác định từ những phần còn sót lại của những chiếc ống làm bằng xương dùng để phun sơn lên bàn tay đặt trên vách hang.
Hang chính sâu 24 m, cửa vào rộng 15 m, bên ngoài cao 10 m. Nền hang bên trong dốc cao dần lên; phía bên trong độ cao của hang giảm chỉ còn hơn 2 m.
Những hình ảnh các bàn tay thường là âm bản (theo hình bàn tay mẫu). Bên cạnh đó còn có một số hình miêu tả con người, guanaco, đà điểu Nam Mỹ, mèo và các loài thú khác, cũng như một số hình hình học, những hình zíc zắc, biểu tượng của mặt trời, và các cảnh săn bắn. Những bức tranh tương tự, dù có số lượng nhỏ hơn, cũng được tìm thấy ở các hang bên cạnh. Có một số chấm đỏ trên trần hang, có lẽ được tạo ra bằng cách nhúng dụng cụ đi săn của họ (boleadoras) vào mực rồi ném nó lên trần. Màu sắc của các bức tranh thay đổi từ đỏ (làm từ khoáng chất hematit và maghemit) sang trắng kaolin), đen (mangan oxit) hay vàng (natrojarosit).
Đa số các bàn tay đều là tay trái, có lẽ vì những người vẽ tranh đã giữ ống thổi bằng tay phải. Kích thước các bàn tay giống với tay của một cậu bé 13 tuổi, nhưng chúng hơi nhỏ hơn, từ đó có thể suy xét rằng đó là tay của những người hơn lớn tuổi hơn một chút, và họ đánh dấu bước chuyển vào tuổi trưởng thành bằng cách in bàn tay vào tường của chiếc hang thiêng liêng này.
Cueva de las Manos đã được liệt vào danh sách Địa điểm di sản thế giới từ năm 1999.
Mô tả lịch sử
Quá trình thâm nhập của con người vào Nam Mỹ là chủ đề của cuộc tranh luận khoa học cao độ vào thời điểm hiện tại. Một số niên đại cacbon phóng xạ sớm từ khu vực phía đông bắc Brasil đã thách thức quan điểm chung được chấp nhận cho đến nay cho rằng điều này đã bắt đầu khoảng 12.000 năm trước.
Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến việc xác định niên đại sự chiếm lĩnh hang đá trú ẩn Río Pinturas, đã được thiết lập bằng cách khai quật và phân tích cacbon phóng xạ là khoảng 9.300 năm trước. Nhóm người đầu tiên (mà nghệ thuật của họ được phân loại là phong cách nhóm A) là những thợ săn đường dài mà con mồi chính của họ là guanaco.
Khoảng 7.000 năm trước cấp độ văn hoá thứ hai có thể được xác định, gọi là phong cách nhóm B. Những cảnh săn không còn được tìm thấy, và nghệ thuật trên đá chủ yếu là hình tô vẽ bàn tay bằng khuôn tô. Ngoài ra còn có một vài hình tô bàn chân đà điểu Nam Mỹ (ñandú). Nền văn hóa này kéo dài cho tới khoảng 3.300 năm trước, khi nghệ thuật ngày càng trở thành giản đồ và bao gồm những hình thú và hình người cách điệu hóa cao.
Giai đoạn văn hóa cuối cùng tại Río Pinturas bắt đầu khoảng 1.300 năm trước. Nghệ thuật của nó (phong cách nhóm C), được thực hiện với các sắc tố màu đỏ tươi, tập trung vào các hình thể hình học trừu tượng và các thể hiện giản đồ hóa cao hình động vật và con người. Người ta tin rằng đó là tác phẩm của các thợ săn bắn-hái lượm Tehuelche trong quá sử, những người từng sinh sống trong một khu vực rộng lớn của Patagonia khi các thương nhân và những người định cư Tây Ban Nha đầu tiên đến đây. Chính việc tạo ra các trại chăn nuôi gia súc lớn (estancias) đã dẫn kiểu sinh sống của họ tới điểm kết thúc.
Ghi chú |
Mắm nhĩ, mắm nhỉ, còn gọi là mắm kéo lù hay nước mắm cốt là loại nước mắm có độ đạm rất cao, vị ngọt nhẹ, màu vàng rơm đến vàng nhạt, trong và có mùi đặc trưng. Mắm nhĩ ít khi được bán trên thị trường mà thường được các nhà thùng sử dụng để pha đấu với các loại nước mắm thấp đạm khác cho ra các sản phẩm nước mắm thương phẩm.
Chính xác phải gọi là "mắm nhỉ". Sở dĩ gọi là "nhỉ" vì loại nước mắm này đúng nghĩa phải được lấy/hứng từ các giọt nước mắm đầu tiên được "nhỉ" ra, hay nói cách khác là rò rỉ ra từng giọt, từng giọt từ lỗ nùi (lỗ thông) đang bịt kín ở đáy thùng hay lu vại đang chứa cá đã đến thời gian chín có thể lấy nước mắm thành phẩm.
Những giọt mắm nhỉ này có được là do trọng lượng riêng lớn như là hệ quả tất yếu của độ đạm cao lắng xuống đáy thùng chứa và rò rỉ ra ngoài theo quy luật thẩm thấu của chất lỏng nên thường là ngon nhất. Càng lấy nhiều mắm nhỉ thì càng làm giảm độ đạm của lượng nước mắm còn lại trong thùng (hay lu vại) theo nguyên lý bảo toàn... nên các nhà sản xuất chỉ dành lại một ít để dùng riêng hay cho tặng, số còn lại thông thường được đổ trả trở lại vào thùng chứa hay lu vại trước khi thu hoạch nước mắm thành phẩm thấp đạm hơn do dung lượng lớn .
Nguyên liệu chế biến nước mắm nhỉ
Nguyên liệu chính và duy nhất để sản xuất nước mắm nhỉ là cá và muối. Nước mắm nhỉ có độ đạm rất cao, màu nâu đỏ và có mùi thơm đặc trưng. Để có được sản phẩm nước mắm nhỉ chất lượng, phần lớn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cá cơm, muối ướp và thời tiết đặc trưng của từng vùng biển.
Để cho ra được nước mắm nhĩ đạt chuẩn, cá cơm làm nước mắm nhỉ ở giai đoạn trưởng thành, có độ lớn đều. Muối dùng để ướp phải là loại muối tinh khiết và không tạp chất (hoặc rất ít tạp chất). |
Visual Basic (viết tắt VB) là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện (event-driven) và môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết bó.
Ý nghĩa
Phần Visual (có nghĩa là hình ảnh trực quan) đề cập đến phương pháp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắt là GUI). Với những bộ phận hình ảnh (gọi là controls), bạn có thể sắp đặt vị trí và quyết định các đặc tính của chúng trên một khung màn hình, gọi là form (giống form trong Access). Nếu bạn đã từng sử dụng chương trình vẽ chẳng hạn như Paint, bạn đã có sẵn các kỹ năng cần thiết để tạo một GUI cho VB6.
Phần Basic đề cập đến ngôn ngữ BASIC (viết tắt của Beginner's All-purpose Symbolic Instruction Code), một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học, được tạo ra cho các khoa học gia (những người không có thời gian để học lập trình điện toán) dùng.
Lịch sử
Được phát triển đầu tiên bởi Alan Cooper dưới tên Dự án Ruby (Project Ruby), và sau đó được Microsoft mua và cải tiến nhiều. Visual Basic đã được thay thế bằng Visual Basic.NET. Phiên bản cũ của Visual Basic bắt nguồn phần lớn từ BASIC và để lập trình viên phát triển các giao diện người dùng đồ họa (GUI) theo mô hình phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development, RAD); truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO (Data Access Objects), RDO (Remote Data Objects), hay ADO (ActiveX Data Objects); và lập các điều khiển và đối tượng ActiveX.
Một lập trình viên có thể phát triển ứng dụng dùng các thành phần (component) có sẵn trong Visual Basic. Các chương trình bằng Visual Basic cũng có thể sử dụng Windows API, nhưng làm vậy thì phải sử dụng các khai báo hàm bên ngoài.
Trong lĩnh vực lập trình thương mại, Visual Basic có một trong những nhóm khách hàng lớn nhất. Theo một số nguồn, vào năm 2003, 52% của những lập trình viên sử dụng Visual Basic, làm nó thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất vào lúc đó. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu của Evans Data cho rằng 43% của các lập trình viên đó có ý định đổi qua một ngôn ngữ khác.
Chú thích |
Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh. Đây là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất, và hai loại thực phẩm được muối có ý nghĩa lịch sử là cá muối (thường là cá tuyết khô và muối hoặc cá trích muối) và thịt muối (chẳng hạn như thịt xông khói). Các loại rau như đậu và bắp cải cũng thường được bảo quản theo cách này.
Ướp muối được sử dụng vì hầu hết vi khuẩn, nấm và các sinh vật có khả năng gây bệnh khác không thể tồn tại trong môi trường có độ mặn cao, do tính chất ưu trương của muối. Bất kỳ tế bào sống nào trong môi trường như vậy sẽ bị mất nước thông qua thẩm thấu và chết đi hoặc trở nên bất hoạt tạm thời. Muối hạt mịn đắt hơn nhưng cũng hút ẩm nhanh hơn muối thô.
Lịch sử
Nước Anh thời trung cổ
Ướp muối có thể được kết hợp với hun khói để sản xuất thịt xông khói trong các gia đình nông dân. Hướng dẫn bảo quản thịt nai tươi thiệt mạng trong thế kỷ 14 có liên quan bao gồm các động vật với dương xỉ càng sớm càng tốt và mang đến được một nơi mà nó có thể được chặt ra từng khúc, luộc trong nước muối và khô ướp muối để bảo quản lâu dài trong thùng.
Hiện đại
Vào thế kỷ 19, người ta phát hiện ra rằng muối trộn với nitrat (chẳng hạn như Saltpeter) sẽ tạo màu đỏ cho thịt chứ không phải màu xám, và người tiêu dùng thời đó rất ưa chuộng thịt có màu đỏ. Kể từ đó, thực phẩm được bảo quản vẫn tươi ngon trong nhiều ngày, tránh vi khuẩn thối rữa.
Phong tục tôn giáo
Luật ăn kiêng của người Do Thái và Hồi giáo yêu cầu loại bỏ máu từ thịt mới giết mổ. Muối và nước muối được sử dụng cho mục đích trong cả hai truyền thống, nhưng muối phổ biến hơn ở Kosher Shechita (nơi mà tất cả đều được yêu cầu) hơn là ở Halal Dhabiha (như trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần rút nước là đủ). |
Mắm tôm (tiếng Anh: shrimp paste) là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Nó còn là một loại gia vị lên men thường được sử dụng trong các món ăn Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.
Mắm tôm thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng.
Người làm mắm còn có thể thái cây bọ mắm rồi trộn với tôm cùng muối để chống giòi bọ. Nó là một thành phần thiết yếu trong nhiều món cà ri, nước sốt và sốt ớt sambal. Mắm tôm có trong nhiều bữa ăn ở Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Nguồn gốc lịch sử
Trasi , (mắm tôm lên men của người Java; đánh vần thay thế: terasi), như đã được đề cập trong hai bản kinh tiếng Sundan cổ, Carita Purwaka Caruban Nagari và Mertasinga, đã xuất hiện ở Java trước thế kỷ thứ 6. Theo Carita Purwaka Caruban Nagari, Cirebon đã khiến Vua của Vương quốc Galuh tức giận sau khi họ ngừng cống nạp (dưới dạng mắm tôm và muối, các sản phẩm của vùng) cho ông. Ở Mertasinga, người ta đề cập rằng Cirebon đã bị tấn công bởi Vương quốc Galuh vì họ ngừng gửi trasi cho nhà vua.
Trasi là một trong những mặt hàng xuất khẩu phổ biến nhất của Java được các thương nhân từ các đảo lân cận và nước ngoài mua. Theo Purwaka Caruban Nagari, nhà thám hiểm người Hồi giáo Trung Quốc, Trịnh Hoà ở Vân Nam, từng mua cá trasi từ Cirebon và mang về quê hương. Ông là người đã giới thiệu trasi đến Trung Quốc, một loại gia vị nước ngoài sau này trở nên phổ biến và truyền cảm hứng cho người dân địa phương để làm ra phiên bản của riêng họ.
Năm 1707, William Dampier mô tả trassi (hay terasi, mắm tôm Indonesia) trong cuốn sách "Một chuyến đi mới vòng quanh thế giới"; "Một thành phần có mùi nồng, nhưng nó đã trở thành một bữa ăn rất ngon cho người dân bản địa." Dampier mô tả thêm nó giống như một hỗn hợp tôm và cá nhỏ được làm thành một loại dưa chua mềm với muối và nước, sau đó bột được đóng gói chặt chẽ trong một cái lọ bằng đất sét. Các men vi sinh thúc đẩy quá trình làm mềm cá và làm cho nó lên men. Sau đó, họ đổ hỗn hợp vào các lọ để bảo quản chúng. Dampier viết: “Xác cá nhão nhoẹt được gọi là trassi. "Mùi thơm rất mạnh. Tuy nhiên, sau khi thêm một ít phần của nó, hương vị của món ăn trở nên khá mặn."
Vào những năm 1880, trassi được Anna Forbes mô tả trong chuyến thăm đảo Ambon. Anna là vợ của nhà tự nhiên học người Anh Henry Ogg Forbes; cặp đôi đã đi du lịch qua Đông Ấn Hà Lan vào những năm 1880. Trong nhật ký của mình, cô ấy mô tả văn hóa, phong tục và truyền thống của người bản xứ, bao gồm cả truyền thống ẩm thực của họ. Vì thành phần có mùi hôi này, cô đã buộc tội đầu bếp của mình đã cố gắng đầu độc cô và vứt bỏ "gói nặng mùi" đó. Sau đó, cô viết: "Sau đó, tôi quan sát từng món ăn của người bản xứ hoặc người châu Âu, những món ăn mà tôi đã ăn kể từ khi đến phương Đông đều chứa đựng thứ này; bản chất của thứ thối rữa đó đã được sử dụng như một loại gia vị."
Kapi truyền thống được mô tả bởi Simon de La Loubère, một nhà ngoại giao người Pháp được Vua Louis XIV bổ nhiệm vào Hoàng gia Xiêm vào năm 1687. Trong một chương, "Liên quan đến Bàn của người Xiêm", ông viết: "Nước sốt của họ là đồng bằng, một chút nước với một số loại gia vị, tỏi, ớt, hoặc một số loại thảo mộc ngọt. Họ rất coi trọng một loại nước sốt lỏng, như mù tạt, chỉ là tôm càng bị hỏng, vì chúng không mặn; họ gọi nó là Capi.
Mùi vị đặc trưng của mắm tôm
Quá trình lên men mắm tôm bắt buộc phải sử dụng chính một loại enzyme có trong ruột của loài giáp xác này để lên men, các vi khuẩn phân huỷ khác phải bị kiềm chế bằng nồng độ muối khá cao trong mắm tôm. Nhờ đó hương vị chính của mắm tôm là hương vị của enzyme này tạo ra. Khi nào mùi vị của mắm tôm giống như mùi vị của ruột con tôm trong đầu con tôm tươi sống là có thể dùng được.
Mắm tôm tại các quốc gia Đông Nam Á
Mắm tôm có thể khác nhau về hình thức từ nước xốt lỏng nhạt đến dạng khối màu sô cô la đặc. Mắm tôm sản xuất tại Hồng Kông và Việt Nam thường có màu xám hồng nhạt; còn loại dùng để nấu ăn của Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam thì có màu nâu sẫm hơn. Ở Philippines, chúng thường có màu đỏ tươi hoặc hồng do sử dụng angkak (men gạo đỏ) làm chất tạo màu. Trong khi tất cả các loại mắm tôm đều có mùi thơm hăng, thì mùi của loại mắm tôm cao cấp hơn thường nhẹ hơn. Những phiên chợ gần các làng nghề sản xuất mắm tôm là nơi tốt nhất để có được sản phẩm chất lượng cao nhất. Mắm tôm khác nhau giữa các nền văn hóa châu Á khác nhau và có thể khác nhau về mùi, kết cấu và độ mặn.
Bagoong alamang
Bagoong alamang (còn có nhiều tên gọi khác nhau như bagoong, alamang, aramang, uyap, dayok, hoặc ginamos, trong số những thứ khác trong các ngôn ngữ khác nhau của Philippines) là tiếng Philippines có nghĩa là mắm tôm. Nó là một loại bagoong, là một loại hải sản lên men trong ẩm thực Philippines (bao gồm cá, sò và ngao lên men), cũng là nơi sản xuất ra nước mắm bản địa (patis). Nó được làm từ tôm Acetes giống như trong các biến thể của Indonesia và Malaysia (được biết đến trong tiếng Filipino/ Tagalog làalamang) và thường được ăn như một lớp phủ trên xoài xanh (cũng là chuối saba luộc hoặc sắn), được sử dụng như một nguyên liệu nấu ăn chính, hoặc xào và ăn với cơm trắng. Bột bagoong khác nhau về hình thức, hương vị và độ cay tùy thuộc vào loại. Bagoong alamang màu hồng và mặn được bán trên thị trường là "tươi", và về cơ bản là hỗn hợp tôm-muối để ướp trong vài ngày. Loại bagoong này hiếm khi được sử dụng ở dạng này, để dành làm topping cho xoài chưa chín. Bột nhão thường được xào với nhiều loại gia vị khác nhau và hương vị của nó có thể từ mặn đến cay-ngọt. Màu sắc của nước sốt cũng sẽ thay đổi theo thời gian nấu và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình chưng.
Không giống như các vùng khác của Đông Nam Á và ở Tây Visayas, nơi tôm được lên men không thể nhận biết hoặc xay đến độ sánh mịn, tôm ở bagoong alamang (ở nhiều vùng của Philippines) rất dễ nhận biết, và chính nước sốt có một tính nhất quán. Một lượng nhỏ bagoong nấu chín hoặc xào được phục vụ cùng với cà ri hầm đuôi bò. Nó cũng được sử dụng làm thành phần hương liệu chính của món thịt lợn áp chảo, được gọi là binagoongan (gọi tắt là "món bánh mì bagoong được áp dụng"). Tuy nhiên, từ bagoong cũng được kết hợp với miệng nắp ca-pô và phiên bản cá cơm, bagoong terong. Ở Tây Visayas, mắm tôm hoặc "ginamos" được chế biến theo cách rất giống như ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Ở Iloilo, đặc biệt là ở Banate (nổi tiếng với món ngon này), tôm riu được ướp muối, phơi dưới ánh nắng mặt trời, sau đó đem xay nhuyễn.
Belacan
Belacan là một loại mắm tôm của Mã Lai, được chế biến từ ruốc, được gọi là geragau ở Malaysia hoặc rebon ở Indonesia. Ở Malaysia, thông thường những con nhuyễn thể được hấp trước, sau đó được nghiền thành bột nhão và bảo quản trong vài tháng. Tôm lên men sau đó được chuẩn bị, chiên và ép thành bánh. William Marsden, một nhà văn người Anh, đã đưa từ này vào cuốn "A Dictionary of the Malayan Language" xuất bản năm 1812.
Belacan được sử dụng như một thành phần trong nhiều món ăn. Một cách chế biến phổ biến là sambal belacan, được làm bằng cách trộn belacan nướng với ớt, tỏi băm, bột hẹ và đường rồi chiên. Đôi khi nó được nướng để làm nổi bật hương vị, thường tạo ra một mùi đặc biệt, mạnh mẽ. Một phiên bản của belacan tương tự như mắm tôm bagoong alamang "tươi" của Philippines (được lên men trong thời gian ngắn hơn) được gọi là cincalok.
Ở Sri Lanka, belacan là một thành phần chính được sử dụng để làm lamprais.
Galmbo
Galmbo là những con tôm khô được xay với ớt đỏ khô, gia vị và giấm cọ để tạo thành một loại gia vị được sử dụng trong nước sốt chua, ngọt và cay được gọi là balchao ở Goa, Ấn Độ. Nó được người Bồ Đào Nha mang đến Goa và có nguồn gốc từ Macao. Nó giống như một món dưa muối và được sử dụng như một loại gia vị phụ với số lượng nhỏ.
Hàm hà
Hàm hà () còn được đánh vần là " hom ha " hoặc gọi là hà tương (; ) là một loại mắm tôm xay mịn phổ biến trong cách nấu ăn ở miền đông nam Trung Quốc, và là một loại gia vị chủ yếu ở nhiều nơi mà người Quảng Đông định cư. Nó có màu nhạt hơn so với bột nhão tôm được làm ở xa hơn về phía nam. Nó được coi là không thể thiếu trong nhiều món xào thịt lợn, hải sản và rau. Mùi và hương vị rất mạnh. Một viên mắm tôm hàm hà có kích thước như ngọc trai là đủ để nêm một món xào cho hai người ăn. Ngành công nghiệp mắm tôm từ trước đến nay có vai trò quan trọng ở khu vực Hồng Kông, và các nhà máy ở Hồng Kông tiếp tục cung cấp hàm hà cho các cộng đồng trên khắp thế giới.
Ngapi yay
Ngapi yay là một loại nước chấm hoặc gia vị rất phổ biến ở Myanmar, đặc biệt là các nhóm dân tộc Miến Điện và người Karen. Ngapi (cá hoặc tôm, nhưng chủ yếu là ngapi cá được sử dụng) được luộc với hành tây, cà chua, tỏi, hạt tiêu và các loại gia vị khác. Kết quả là một loại nước sốt giống như nước dùng màu xám xanh, có mặt trên mọi bàn ăn của người Miến Điện. Rau và trái cây tươi, sống hoặc chần (như bạc hà, bắp cải, cà chua, xoài xanh, táo xanh, ô liu, ớt, hành và tỏi) được nhúng vào ngapi yay và ăn. Đôi khi, trong các gia đình ít giàu có hơn, ngapi yay trở thành món ăn chính, và cũng là nguồn cung cấp protein chính.
Petis udang
Petis udang còn được gọi là otak udang là một loại mắm tôm đặc có màu đen ở Indonesia và Malaysia. Nó được gọi là hà cao trong tiếng Phúc Kiến () (tức tôm đem nấu cao). Petis udang là một phiên bản của mắm tôm / tôm được sử dụng ở Indonesia, Malaysia và Singapore. Ở Indonesia, nó đặc biệt phổ biến ở Đông Java. Hỗn hợp đặc sệt màu đen này có dạng đặc sệt như mật mía thay vì là khối cứng như belacan. Nó cũng có vị ngọt hơn do có thêm đường. Petis được sản xuất bằng cách đun sôi cặn của thức ăn thừa từ quá trình chế biến tôm. Mật đường thường được thêm vào để cung cấp hương vị ngọt ngào cho petis. Nó được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn đường phố địa phương phổ biến như chả giò popiah, Asam laksa, và salad rojak, chẳng hạn như rujak cingur và rujak petis. Tại Indonesia, nhà sản xuất petis chính là các ngành công nghiệp gia đình ở Sidoarjo, Pasuruan và khu vực Gresik ở Đông Java.
Kapi
Ở Campuchia và Thái Lan, mắm tôm được gọi là kapi (, ; ). Ở Thái Lan, một thành phần thiết yếu trong nhiều loại nam phrik, nước chấm hoặc nước sốt cay, và trong tất cả các loại bánh mì cà ri Thái Lan, chẳng hạn như bột nhão được sử dụng trong kaeng som. Rất phổ biến ở Thái Lan là nam phrik kapi, một loại gia vị cay làm từ mắm tôm tươi và thường được ăn cùng với món cá thu chiên (cá thu ngắn) và chiên, hấp hoặc rau sống. Ở miền nam Thái Lan Có ba loại mắm tôm: một loại chỉ làm từ tôm, một loại chứa hỗn hợp tôm và cá, và một loại mắm khác có vị ngọt. 'Nam prik meng daa' có ở thị trường Hat Yai và Satul. Dịch cơ thể của Meng daa (Cua móng ngựa) được ép và trộn với 'kapi', khá ngọt. 'nam prik makaam' là 'kapi' trộn với me, có vị chua hơn. Một sản phẩm thực phẩm phổ biến khác của Thái Lan là nam kung, cũng thường được dịch một cách khó hiểu là "mắm tôm". Nam kung có màu cam, nhiều dầu và lỏng hơn trong khi kapi có màu xám, tím nhạt hoặc thậm chí là đen, và đặc hơn nhiều và dễ vỡ vụn. Nam kung thực chất là chất béo từ bên trong đầu tôm, từ cơ quan đóng vai trò là gan và tuyến tụy, khiến nó có phần giống patê tôm hoặc gan ngỗng.
Mắm tôm trong ẩm thực Việt Nam
Trong tín ngưỡng của người Việt Nam mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma. Người ta cho rằng ma quỷ rất sợ loại mắm này, người ăn mắm tôm sẽ không bị ma quỷ làm hại. Để mắm tôm ở trong nhà sẽ tránh hồn ma hiện về. Không chỉ người dân đồng bằng thích ăn mắm tôm mà rất nhiều người dân tộc miền núi cũng rất quý loại mắm này. Có một số người dân tộc miền núi còn có tục lệ là nhà dù nghèo đến mấy khi giỗ cha cũng phải có mắm tôm để cúng. Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê, nhất là những món miền Bắc như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống.
Mắm tôm thường được đánh với nước cốt chanh hay rượu trắng cho đến khi sủi bọt để dậy mùi và làm loãng, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt. Khi dùng làm nước chấm lòng lợn, thịt luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún đậu mắm tôm hay chả cá Lã Vọng có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng. Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu khi pha chế món rựa mận và giả cầy. Các món nước như bún riêu và bún thang đều lấy vị mặn mòi của mắm tôm để quyện lấy các hương vị kia.
Phương pháp chung để làm mắm tôm miền Bắc
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu có thể là tôm, tép, moi nhưng chủ yếu vẫn là con moi vì con moi đánh bắt được nhiều hơn, độ đạm của moi cũng khá cao.
Cách làm
Nguyên liệu tươi sống đem xay ra hoặc chà nát, đối với tôm to thì phải siết bỏ vỏ. Trộn muối vừa đủ sao cho enzyme trong ruột tôm hoạt động được mà vi khuẩn phân huỷ khác không hoạt động được. Cho vào dụng cụ chứa, phơi nắng, khuấy đảo, để bay bớt hơi nước phát sinh trong quá trình lên men. Sau 6 tháng đến 1 năm khi mắm tôm có màu và hương vị như đã nói ở trên là mắm đã "ngấu" là có thể dùng được.
Phân phối
Mắm tôm tiếp tục được các gia đình ngư dân ở các làng biển làm ra. Họ bán nó cho các nhà cung cấp, người trung gian hoặc nhà phân phối đóng gói để bán lại cho người tiêu dùng. Mắm tôm thường được biết đến theo vùng miền vì kỹ thuật sản xuất và chất lượng khác nhau giữa các làng. Một số vùng ven biển ở Indonesia như Bagansiapiapi ở Riau, Indramayu và Cirebon ở Tây Java, và Sidoarjo ở Đông Java; cũng như các ngôi làng như Pulau Betong ở Malaysia hoặc đảo Ma Wan ở Hồng Kông và ở Vịnh Lingayen,Pangasinan ở Philippines nổi tiếng là nơi sản xuất mắm tôm chất lượng cao.
Mắm tôm chà Gò Công
Tại vùng Gò Công, Tiền Giang, Tây Nam Bộ Việt Nam có loại mắm tôm chà đặc sản, từng là món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19. Nguyên liệu làm mắm là con tôm đất có nhiều gạch son. Tôm được làm sạch rồi ướp gia vị, cho vào cối quết nhuyễn. Người ta cẩn thận cho tôm giã nhuyễn vào rổ và chà mạnh để vỏ tôm tách khỏi thịt. Sau đó, phơi nắng tôm vài ngày tùy kỹ thuật gia truyền từng nhà. Sau đó chà qua rây (lưới lỗ li ti) để ép lấy phần thịt tôm, cho gia vị vào, đem phơi nắng tiếp độ mười ngày nửa tháng tùy con nắng có tốt không, lại để tiếp trong mát chừng nửa tháng nữa thì ăn được. Như vậy, từ "chà" ở đây là chà xát. Trung bình cứ chế biến 3 kg tôm bạc đất tươi sẽ cho 1 kg mắm thành phẩm. Loại mắm tôm chà ngon nhất có nước cốt màu đỏ tươi, là màu đỏ của gạch con tôm hòa với thịt con tôm đã "chín". Cách dùng phổ biến là mắm tôm chà về ăn với thịt ba rọi luộc cuốn với rau sống và bún tươi. Tuy nhiên loại đặc sản này hiện còn rất ít gia đình sản xuất theo quy trình truyền thống ở Gò Công.
Vệ sinh thực phẩm
Mắm tôm khá nặng mùi, giá không phải người sành sỏi thì rất khó phân biệt được mắm tôm còn tốt hay đã hỏng. Mặt khác nhiều người vẫn còn quan điểm sai lầm cho rằng mắm tôm càng nặng mùi càng ngon. Ngay cả khi mua về nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng. Khi pha chế mắm tôm thì phải dùng luôn, không được pha chế rồi để dành lại cho lần sau.
Mắm tôm từng bị cấm tại Hà Nội do bị Bộ Y tế Việt Nam xem là một trong những nguyên nhân của dịch tiêu chảy cấp tính. Sau một thời gian, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã khẳng định nguyên nhân là thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề chứ không phải mắm tôm.
Hình ảnh |
Đất sét hay sét là một nhóm các khoáng vật phyllosilicat nhôm ngậm nước (xem khoáng vật sét), thông thường có đường kính hạt nhỏ hơn 2 μm (micromét). Đất sét bao gồm các loại khoáng chất phyllosilicat giàu các oxide và hiđroxide của silic và nhôm cũng như bao gồm một lượng lớn nước tham gia vào việc tạo cấu trúc và thay đổi theo từng loại đất sét. Đất sét nói chung được tạo ra do sự phong hóa hóa học của các loại đá chứa silicat dưới tác động của acid cacbonic nhưng một số loại đất sét lại được hình thành do các hoạt động thủy nhiệt. Đất sét được phân biệt với các loại hạt đất đá nhỏ khác có trong đất, chẳng hạn như bùn nhờ kích thước nhỏ của chúng, hình dạng tạo bông hay tạo lớp, khả năng hút nước cũng như chỉ số độ dẻo cao.
Trong các nguồn tài liệu khác nhau, người ta chia đất sét ra thành ba hay bốn nhóm chính như sau: kaolinit, montmorillonit-smectit, illit và chlorit (nhóm cuối cùng không phải lúc nào cũng được coi là một phần của đất sét và đôi khi được phân loại như là một nhóm riêng, trong phạm vi phyllosilicat). Có khoảng 30 loại đất sét 'nguyên chất' khác nhau trong các nhóm này, nhưng phần lớn đất sét 'tự nhiên' là các hỗn hợp của các loại khác nhau này, cùng với các khoáng chất đã phong hóa khác.
Montmorillonit, với công thức hóa học (Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2·nH2O, thông thường là sản phẩm được tạo ra từ phong hóa của các loại đá nghèo silica. Montmorillonit là thành viên của nhóm smectit và là thành phần chính trong bentonit.
Đất sét phiến hàng năm là loại đất sét với các lớp tạo ra hàng năm thấy rõ được, được hình thành bởi sự khác biệt theo mùa trong sự xói mòn và hàm lượng chất hữu cơ. Dạng này của trầm tích là phổ biến trong các hồ băng cũ từ thời kỳ kỷ băng hà.
Đất sét Leda là loại duy nhất của đất sét vùng biển, thuộc loại bản địa của địa hình bị băng hà xói mòn thuộc Na Uy, Canada và Thụy Điển. Nó là loại đất sét có độ nhạy cao, dễ chuyển thành thể nhão, là nguyên nhân gây ra một vài vụ lở đất nguy hiểm.
Sử dụng đất sét
Đất sét là chất mềm dẻo khi ẩm, điều này có nghĩa là rất dễ tạo dạng cho nó bằng tay. Khi khô nó trở nên rắn chắc hơn và khi bị "nung" hay làm cứng bằng nhiệt độ cao, đất sét trở thành rắn vĩnh cửu. Thuộc tính này làm cho đất sét trở thành một chất lý tưởng để làm các đồ gốm sứ có độ bền cao, được sử dụng cả trong những mục đích thực tế cũng như dùng để làm đồ trang trí. Với các dạng đất sét khác nhau và các điều kiện nung khác nhau, người ta thu được đất nung, gốm và sứ. Loài người đã phát hiện ra các thuộc tính hữu ích của đất sét từ thời tiền sử và một trong những đồ tạo tác sớm nhất mà người ta đã biết đến là các bình đựng nước làm từ đất sét được làm khô dưới ánh nắng mặt trời. Phụ thuộc vào các hợp chất có trong đất, đất sét có thể có nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, xám xịt tới màu đỏ-da cam sẫm.
Đất sét được nung kết trong lửa đã tạo ra những đồ gốm sứ đầu tiên và hiện nay nó vẫn là một trong những vật liệu rẻ tiền nhất để sản xuất và sử dụng rộng rãi nhất. Gạch, ngói, các xoong nồi từ đất, các đồ tạo tác nghệ thuật từ đất, bát đĩa, thân bugi và thậm chí cả các nhạc cụ như đàn ocarina đều được làm từ đất sét. Đất sét cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, chẳng hạn trong sản xuất giấy, xi măng, gốm sứ và các bộ lọc hóa học.
Đất sét còn được sử dụng làm vật liệu chống thấm nước cho các công trình thủy lợi: cống rãnh, đập ngăn nước.... |
Mắm nêm, còn gọi là mắm cái, là một dạng sản phẩm lên men làm từ cá. Cá được ướp muối, lên men, có thể được tách xương hoặc không, rồi phối trộn với một số loại phụ liệu như thính, thơm (khóm), đường. Mắm nêm thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ...) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt...).
Cách làm
Cá cơm tươi rửa sạch, phơi ráo hẳn rồi trộn đều với muối, thêm thính và phụ chất sau đó xếp vào hũ, vại, đậy kín, để đến lúc mắm trở màu đỏ là mắm chín, đưa ra sơ chế thêm đường, ớt, tỏi là ăn được. Để có được mắm ngon, thì đòi hỏi người làm mắm phải có kinh nghiệm cho tỷ lệ cá – muối phù hợp, thường thì tỷ lệ khoảng một ba, tuy nhiên tùy vụ, tùy mẻ cá. Nhiều muối quá thì mắm mặn, không ngon, mà ít quá thì hư mắm. Thời gian ủ mắm cũng chỉ ước chừng là khoảng ba tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn, sớm hơn tùy điều kiện thời tiết, môi trường.
Cách ăn
Mắm nêm có thể ăn với hầu hết các món dân dã. Tùy thuộc vào khẩu vị vùng miền, tùy thuộc vào món ăn, cách ăn mà cách pha chế mắm khác nhau, cũng như việc lựa chọn măm nguyên con, chín dừ, xay nát nhuyễn cho thích hợp. Với món bánh tráng cuốn thịt heo chẳng hạn thì mắm sơ chế được thêm đường, tỏi, ớt băm nhuyễn vào, cho thêm dứa, chanh cho đủ vị. |
Mắm ruốc là một dạng mắm làm từ ruốc (một loài tôm nhỏ thuộc chi Acetes thuộc họ Sergestidae, bộ Decapoda). Tuy nhiên, màu sắc và mùi vị của mắm ruốc không giống với mắm tôm. Mắm ruốc không tanh bằng mắm tôm, có thể pha thêm nước khi làm nước chấm và có thể dùng làm gia vị khi nấu canh rau tại các nước Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc. Ấn Độ và Nhật Bản cũng có loại "mắm ruốc" gọi là "jawla" (tiếng Marathi) và "aki ami/hon ami" (tiếng Nhật).
Cách làm
Mắm ruốc được chọn từ ruốc tươi, to con đem xào sơ với một ít muối hạt. Để vài giờ cho ruốc ngấm muối rồi rải đều ra nong nia, sân xi măng thật sạch, phơi tãi chừng một giờ rồi cho vào cối đá quết thật nhuyễn với muối trắng mịn theo công thức 3 ruốc 1 muối. Xong, cho ra rổ rá, bên dưới có thau, chậu, xoong, nồi hứng nước ruốc rong xuống. Dặt dẽ cho bằng, rắc thêm một lớp mỏng muối bột, đậy vải, ni lông cho kín kẻo ruồi muỗi đẻ vào. Để chừng mươi ngày, mắm lên men chua, thấy ruốc từ màu tím bầm chuyển sang màu đỏ tươi và dậy mùi thơm là mắm đã chín, ăn được. Muốn ruốc thật thơm ngon cần thêm gia vị. Gia vị chủ yếu của mắm ruốc là gừng, riềng giã nhỏ, vắt một ít nước chanh là vừa. Mắm ruốc để ăn không với cơm cũng ngon. Muốn chấm rau, cho thêm ít nước sôi hoặc nước cơm cho loãng ra là có một thứ nước chấm rất đặc trưng của vùng biển. |
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với bắp (Zea Mays L., tên khác: ngô), lúa mì (Triticum sp, tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz, tên khác: khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa cũng là một trong sáu loại lương thực chủ yếu trong Lục cốc.
Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người.
Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một năm, có thể cao từ 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp (khoảng 2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Rễ chùm, có thể dài từ 2–3 m/cây trong thời kỳ trổ bông. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 1–2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ.
Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc còn gọi là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil. Lúa là loài cây trồng ngắn ngày nhưng cũng có thể coi là dài ngày.
Lịch sử
Người ta cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay có khoảng 21 loài cây hoang dại thuộc chi này và 2 loài lúa đã được thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và lúa châu Phi (Oryza glaberrima) .
Lúa châu Phi đã được thuần hóa từ khoảng 3.500 năm trước. Trong khoảng thời gian từ 1500 TCN đến 800 TCN thì O. glaberrima đã lan rộng từ trung tâm xuất phát của nó là lưu vực châu thổ sông Niger và mở rộng tới Sénégal. Tuy nhiên, nó không bao giờ phát triển xa khỏi khu vực nguồn gốc của nó. Việc gieo trồng loài lúa này thậm chí còn suy giảm do các giống châu Á, có thể đã được những người Ả Rập từ bờ biển phía đông đem tới châu Phi đại lục trong thời gian khoảng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11.
Tổ tiên của lúa châu Á O. sativa là một loại lúa hoang phổ biến (Oryza rufipogon) có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng lưu vực sông Dương Tử (Trung Quốc). Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Hơn 10.000 năm trước, cư dân nơi đây đã trồng loại lúa nước, và nó được xem như là quê hương của loại cây lương thực này vì nơi đây có đủ mọi điều kiện để phát triển giống lúa này, và đó cũng là nơi đã xuất hiện nền văn minh lúa nước, nơi đây còn có thể xem là một trong những trung tâm nông nghiệp đầu tiên trên thế giới. (Xem Các giả thuyết về nguồn gốc thuần hoá cây lúa).
Các giống lúa trồng trên các vùng đất khô đã được đưa vào Nhật Bản và Triều Tiên khoảng những năm 1000 TCN. Các giống lúa nước có mặt tại Triều Tiên vào giữa thời kỳ đồ gốm Mumun (khoảng 850-550 TCN) và tới Nhật Bản vào khoảng thời kỳ Yayoi (khoảng 300 TCN).
O. sativa đã thích nghi với việc gieo trồng tại Trung Đông và Địa Trung Hải của châu Âu vào khoảng năm 800 TCN. Người Moor đã đem nó tới bán đảo Iberia khi họ xâm chiếm vùng này vào năm 711. Thời gian nửa sau của thế kỷ 15, thì lúa đã trải rộng tới Ý và sau đó là Pháp và sau đó là tất cả các châu lục khác trong thời kỳ khám phá và chinh phục lớn của người châu Âu. Năm 1694, lúa đã đến Nam Carolina, có lẽ có nguồn gốc từ Madagascar. Người Tây Ban Nha đem các giống lúa tới Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 18.
Tại Hoa Kỳ, trong các khu vực Nam Carolina và Georgia thuộc địa thì người ta đã gieo trồng và tích lũy được tài sản lớn nhờ sức lao động của các nô lệ mua về từ khu vực Senegambia ở Tây Phi. Tại cảng Charleston, mà qua đó 40% nô lệ gốc Phi đã đi qua, các nô lệ được đưa tới các đồn điền trồng lúa tại khu vực xung quanh Georgetown, Charleston và Savannah. Từ các nô lệ, các chủ trang trại đồn điền đã học được cách thoát nước cho các đầm lầy và tưới tiêu nước theo chu kỳ cho các cánh đồng. Đầu tiên thóc được giã bằng tay với các chày gỗ, sau đó được sàng sẩy trong các dụng cụ gọi là giần và sàng (đây cũng là một kỹ xảo khác nữa của các nô lệ). Việc phát minh ra các thiết bị xay xát sử dụng trong các máy xay đã làm tăng khả năng sinh lãi của loài cây này, cũng như việc thêm vào động cơ sử dụng nước cho các máy xay vào năm 1787 của người thợ làm cối xay Jonathan Lucas đã là một bước tiến mới. Việc gieo trồng lúa ở đông nam Hoa Kỳ trở nên ít lời lãi hơn với sự mất đi của lao động nô lệ sau Nội chiến Hoa Kỳ và cuối cùng nó đã mất hẳn khi bước vào thế kỷ 20.
Các giống
Các giống lúa thông thường được phân loại theo cấu trúc và hình dạng hạt gạo của chúng. Ví dụ, một giống lúa thơm của Thái Lan cho loại gạo hạt dài và tương đối ít mềm, do gạo hạt dài chứa ít amylopectin hơn so với các giống hạt ngắn. Các nhà hàng Trung Hoa thông thường đưa ra món cơm nấu bằng gạo hạt dài. Các loại gạo nếp là gạo hạt ngắn. Người Trung Quốc dùng gạo nếp để làm bánh nếp có tên gọi là 粽子 (tống tử). Gạo Nhật Bản là loại gạo hạt ngắn và mềm. Gạo dùng để nấu rượu sakê 酒(さけ)là một loại gạo khác.
Các giống lúa Ấn Độ bao gồm gạo hạt dài và gạo thơm Basmati (gieo trồng ở phía bắc), gạo hạt dài và trung bình là gạo Patna và loại gạo hạt ngắn Masoori. Thóc ở Đông Ấn và Nam Ấn, thông thường được luộc trong các chảo lớn ngay sau khi thu hoạch và trước khi loại bỏ trấu; trong tiếng Anh gọi là parboiled rice (gạo đồ). Sau đó người ta sấy khô và loại bỏ trấu. Nó thông thường có các vết đốm nhỏ màu đỏ và có hương vị khói từ lửa. Thông thường các loại thóc thô được dùng cho mục đích này. Nó giúp cho việc giữ lại các vitamin tự nhiên và giết chết các loại nấm mốc hoặc các chất gây ô nhiễm khác, nhưng dẫn tới có mùi lạ. Loại gạo này dễ tiêu hóa và chủ yếu được những người lao động chân tay dùng. Tại miền nam Ấn Độ, nó được dùng để làm một loại bánh bao nhỏ có tên là idli.
Các giống gạo thơm có hương vị thơm đặc biệt; các giống đáng chú ý nhất bao gồm các loại Basmati, gạo Patna kể trên cũng như các giống lai từ Mỹ được bán dưới tên gọi thương phẩm Texmati. Nó là giống lai giữa Basmati và giống gạo hạt dài Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi. Cả Basmati và Texmati có hương vị tương tự như bắp rang. Tại Indonesia còn có các giống gạo đỏ và đen.
Các giống năng suất cao thích hợp để gieo trồng tại châu Phi và các khu vực khô cằn khác được gọi là các giống mới cho châu Phi (NERICA) cũng đã được tạo ra. Người ta hy vọng rằng các giống mới này sẽ tạo ra sự ổn định hơn nữa cho an ninh lương thực tại Tây Phi.
Các nhà khoa học cũng đang tìm cách tạo ra giống lúa vàng, là loại lúa biến đổi gen để tạo ra beta caroten, tiền thân của vitamin A. Điều này đã làm dấy lên sự tranh cãi lớn về việc lượng beta caroten có đáng kể hay không và việc biến đổi gen lương thực có đáng giá đến vậy hay không.
Các giống lúa lùn cho hai giống phổ biến nhất là O. sativa indica và O. sativa japonica, đã được công bố vào tháng 4 năm 2002. Lúa cũng đã được chọn lựa làm sinh vật mẫu để nghiên cứu sinh học của các loài cỏ thực thụ do bộ gen tương đối nhỏ của nó (khoảng 430 mega cặp cơ sở). Kết quả là lúa đã là loài sinh vật đầu tiên được hoàn thành bản đồ gen . Lúa Basmati là bản mẫu chung cho phần lớn các dạng lúa.
Ngày 16 tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng Liên hiệp quốc ra tuyên bố rằng năm 2004 là năm quốc tế về gạo. Bản tuyên bố này đã được 43 quốc gia ủng hộ:
Gieo trồng
Việc trồng lúa phù hợp nhất tại các khu vực với chi phí nhân công thấp và lượng mưa lớn, do nó đòi hỏi nhiều nhân công để gieo trồng và cần nhiều nước để phát triển tốt. Tuy nhiên, lúa có thể trồng ở bất kỳ đâu, thậm chí ở cả các sườn đồi hay núi. Lúa là loại cây trồng đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Mặc dù các loài lúa có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á và một phần nào đó của châu Phi, nhưng hàng thế kỷ thương mại và xuất khẩu thóc, gạo đã làm cho nó trở thành phổ biến trong nhiều nền văn minh.
Lúa thông thường được gieo hay cấy trong các ruộng lúa nước - các mảnh ruộng được tưới hay ngâm trong một lớp nước không sâu lắm với mục đích đảm bảo nguồn nước cho cây lúa và ngăn không cho cỏ dại phát triển. Khi cây lúa đã phát triển và trở thành chủ yếu trong các ruộng lúa thì nước có thể tưới tiêu theo chu kỳ cho đến khi thu hoạch mùa màng. Các ruộng lúa có tưới tiêu nước làm tăng năng suất, mặc dù lúa có thể trồng tại các vùng đất khô hơn (chẳng hạn các ruộng bậc thang ở sườn đồi) với sự kiểm soát cỏ dại nhờ các biện pháp hóa học.
Ở một vài khu vực có mực nước sâu, người ta cũng có thể trồng các giống lúa mà dân gian gọi nôm na là lúa nổi. Các giống lúa này có thân dài có thể chịu được mực nước sâu tới trên 2 mét (6 ft).
Các ruộng lúa nhiều nước còn là môi trường sinh sống thích hợp cho nhiều loài chim như cò, vạc, bồ nông, diệc hay chim chích, nhiều loài động vật lưỡng cư như ếch, nhái hay bò sát như rắn hoặc các động vật giáp xác như tôm, tép, cua hay ốc. Nhiều loài động vật có các chức năng hữu ích trong việc kiểm soát các loài sâu bệnh.
Dù trồng trong ruộng nước hay ruộng khô thì cây lúa vẫn đòi hỏi một lượng nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Việc gieo trồng lúa là một công việc chứa đựng các yếu tố mâu thuẫn tại một vài khu vực, chẳng hạn tại Hoa Kỳ và Australia, là các khu vực mà việc gieo trồng lúa chiếm tới 7% tài nguyên nước của các quốc gia này nhưng chỉ tạo ra 0,02% GDP. Tuy nhiên, tại các quốc gia có mùa mưa - bão theo chu kỳ thì việc gieo trồng lúa còn có tác dụng giữ cho việc cung cấp nước được duy trì ổn định hơn cũng như ngăn chặn lũ lụt không bị đột ngột. Bệnh đạo ôn, do loài nấm Magnaporthe grisea gây ra, là loại bệnh đáng chú ý nhất gây ảnh hưởng tới năng suất lúa. Lúa còn bị một số sâu bệnh phá hoại như cháy cổ lá, bạc lá, rầy nâu (Nilaparvata lugens), châu chấu, bọ trĩ, rầy lưng trắng, rầy xanh đuôi đen, rầy xám, các loài bọ xít (họ Pentatomidae) như bọ xít đen, bọ xít xanh, bọ xít dài, bọ xít gai, sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá lớn, sâu đục thân lúa hai chấm, sâu năm vạch đầu nâu, sâu năm vạch đầu đen, sâu cú mèo, sâu keo, sâu cắn gié, sâu đo xanh, ruồi đục nõn, sâu nâu,...
Lương thực
Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ hạt mầm và phần còn sót lại của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo. Gạo sau đó có thể được đánh bóng bằng glucose hay bột tan (talc) trong một quy trình gọi là đánh bóng gạo, chế biến thành bột gạo hoặc thóc được chế biến thành loại thóc luộc thô. Gạo cũng có thể được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất bị mất đi trong quá trình xay xát. Trong khi phương pháp đơn giản nhất là trộn thêm các chất dinh dưỡng dạng bột mà rất dễ bị rửa trôi theo nước (tại Hoa Kỳ thì gạo được xử lý như vậy cần có tem mác cảnh báo chống rửa/vo gạo) thì phương pháp phức tạp hơn sử dụng các chất dinh dưỡng trực tiếp lên trên hạt gạo, bao bọc hạt gạo bằng một lớp chất không hòa tan trong nước có tác dụng chống rửa trôi.
Trong khi việc rửa gạo làm giảm sự hữu ích của các loại gạo được làm giàu thì nó lại là cực kỳ cần thiết để tạo ra hương vị thơm ngon hơn và ổn định hơn khi gạo đánh bóng (bất hợp pháp tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ) được sử dụng.
Cám gạo, gọi là nuka ở Nhật Bản, là một mặt hàng có giá trị ở châu Á và được dùng cho nhiều nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nó là lớp chất dầu ẩm ướt bên trong được đun nóng lên để sản xuất một loại dầu ăn có lợi cho sức khỏe. Ứng dụng khác là để làm một loại rau dầm có tên gọi là tsukemono.
Tại nhiều nơi, gạo còn được nghiền thành bột để làm nhiều loại thức uống như amazake, horchata, sữa gạo và rượu sakê. Bột gạo nói chung an toàn cho những người cần có chế độ ăn kiêng gluten.
Chế biến và nấu ăn
Sản phẩm chủ yếu từ gạo là cơm. Gạo có thể nấu thành cơm nhờ cách luộc trong nước (vừa đủ) hay bằng hơi nước. Các nồi cơm điện rất phổ biến ở châu Á, đã đơn giản hóa quá trình này.
Gạo cũng có thể nấu thành cháo bằng cách cho nhiều nước hơn bình thường. Bằng cách này gạo sẽ được bão hòa về nước và trở thành mềm, nở hơn. Các món cháo rất dễ tiêu hóa và vì thế nó đặc biệt thích hợp cho những người bị ốm.
Khi nấu các loại gạo chưa xát bỏ hết cám, một cách thức nấu ăn giữ được các chất dinh dưỡng gọi là Cơm GABA hay GBR có thể sử dụng. Nó bao gồm việc ngâm gạo trong khoảng 20 giờ trong nước ấm (38 °C hay 100 °F) trước khi nấu. Quá trình này kích thích sự nảy mầm, và nó kích hoạt các enzym có trong gạo. Bằng cách này, người ta có thể thu giữ được nhiều amino acid hơn.
Sản xuất và thương mại toàn cầu
Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68% trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là Trung Quốc (31% sản lượng thế giới), Ấn Độ (20%) và Indonesia (9%).
Năm 2008, sản lượng lúa gạo của Trung Quốc đạt 193 triệu tấn, Ấn Độ 148 triệu tấn, Indonesia 60 triệu tấn, Bangladesh 47 triệu tấn, Việt Nam 39 triệu tấn, Thái Lan và Myanmar cùng đạt 30,5 triệu tấn.
Các số liệu về xuất nhập khẩu gạo lại khác hẳn, do chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan (26% sản lượng gạo xuất khẩu), Việt Nam (15%) và Hoa Kỳ (11%), trong khi ba nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia (14%), Bangladesh (4%) và Brasil (3%).
Sản phẩm gạo và thị trường gạo của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam là nơi có gạo ngon nhất thế giới, được Liên minh châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới công nhận như gạo ST25 của Việt Nam.
Một vài hình ảnh |
Lúa châu Phi hạt đỏ hay Lúa châu Phi (Oryza glaberrima) là một loài cây lương thực thuộc chi Lúa. Nó được tin rằng đã được con người gieo trồng từ cách đây 2000-3000 năm tại vùng châu thổ lục địa ở Thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali). Tổ tiên của nó - hiện nay vẫn còn tồn tại ở châu Phi - là loài lúa hoang Oryza barthii.
Lúa châu Phi được gieo trồng ở Tây Phi và có một vài đặc tính tương quan với lúa tẻ châu Á (Oryza sativa) như hạt rời, thô ráp và chất lượng xay xát kém. Quan trọng hơn, năng suất của lúa châu Phi thấp hơn lúa tẻ, bù lại nó có sức chống chịu tốt hơn đối với sự thay đổi thất thường của mực nước, của tình trạng ngộ độc sắt, với đất bạc màu, khí hậu khắc nghiệt và sự thiếu chăm bón của con người. Chúng cũng bền bỉ hơn trước các loài sâu hại và bệnh dịch, chẳng hạn như các loài giun tròn (Heterodera sacchari hay Meloidogyne), ruồi nhuế mụn cây châu Phi African gall midge, RSNV, vi rút gây bệnh đốm vàng lúa và các cây ký sinh thuộc chi Voòng phá.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Lúa châu Phi đã thành công trong việc lai tạo lúa châu Phi với lúa tẻ để tạo nên một giống lúa mới mang tên "Lúa mới cho châu Phi (New Rice for Africa - NERICA]]).
Hình ảnh
Chú thích |
Siêu dẫn nhiệt độ cao, trong vật lý học, nói đến hiện tượng siêu dẫn có nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn từ vài chục Kelvin trở lên. Các hiện tượng này được khám phá từ thập kỷ 1980 và không thể giải thích được bằng lý thuyết BCS vốn thành công với các chất siêu dẫn cổ điển được tìm thấy khi đó.
Lịch sử
Trước thập kỉ 1980, siêu dẫn nhiệt độ thấp chỉ được tìm thấy trên các kim loại và hợp kim được làm lạnh đến nhiệt độ thấp hơn 23K, và đã được lý thuyết BCS giải thích một cách định lượng.
Năm 1986, Georg Bednorz và Alex Müller đã phát hiện ra một vật liệu mới khi cấy bari (doping) vào oxit latha-đồng, vốn là một chất cách điện, thì nó trở thành siêu dẫn ở nhiệt độ thấp hơn 36K. Một loạt các vật liệu có cấu trúc tương tự với nhiệt độ chuyển pha cao hơn đã được tìm thấy sau phát hiện này; như oxit yttrium-barium-đồng (YBCO) với nhiệt độ chuyển pha lớn hơn nhiệt độ của nitơ lỏng, mở ra khả năng cho những ứng dụng mới. Nhiệt độ chuyển pha cao nhất đạt được hiện nay là 134K(HgBa2Ca2Cu3O8, năm 1993).
Tính chất khác
Ngoài tính chất siêu dẫn nhiệt độ cao, lớp các vật oxit đồng này còn có những tính chất rất khác thường ngay ở trong trạng thái không siêu dẫn. Hai đặc điểm khác thường này có thể kể đến trạng thái với "hố thế giả" và trạng thái không phải là chất lỏng Fermi, một lý thuyết do Landau đề xuất để giải thích bài toán heli lỏng.
Trong trạng thái bình thường các kim loại và hợp kim được mô tả rất tốt bởi lý thuyết chất lỏng Fermi. Có nghĩa là có thể định nghĩa được trạng thái "chuẩn hạt" (quasi-particle) và từ đó định nghĩa được "mặt Fermi" giống như trong khí Fermi tự do. Nhưng những thí nghiệm ARPES dựa trên hiệu ứng phát xạ photon lại cho thấy các "mặt Fermi" bị suy biến không còn là một mặt liên tục mà lúc này nó trở thành các "túi" rời rạc. Điều đáng chú ý ở đây là không hề có một sự phá vỡ đối xứng nào.
Lý thuyết
Do đặc điểm các vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao hiện nay đều có cùng một cấu trúc gồm các mặt tinh thể oxit đồng, nên các mô hình lý thuyết hiện nay thường tập trung vào giải bài toán của mạng tinh thể oxit đồng trong không gian hai chiều. Mô hình lý thuyết đơn giản nhất được đề ra hiện nay là mô hình Hubbard hai chiều nhằm mô tả cấu trúc tinh thể này.
Cũng giống như hiện tượng siêu dẫn nhiệt độ thấp, các nhà vật lý lý thuyết cho rằng nguyên nhân của hiện tượng siêu dẫn là do sự xuất hiện các "cặp điện tử Cooper". Các cặp điện tử này không còn tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli và có thể tạm hiểu rằng hai điện tử được liên kết tạo thành một dạng phân tử Bose. Do đó các cặp điện tử này có thể ngưng tụ lại cùng một trạng thái lượng tử ở nhiệt độ thấp hơn một nhiệt độ chuyển pha nào đó, gần giống như hiện tượng ngưng tụ Bose trong vật lý nguyên tử lạnh. Chúng tạo ra một trạng thái lượng tử đồng pha và là nguyên nhân của hiện tượng siêu dẫn. Tuy nhiên, để tạo ra một cặp điện tử Cooper ta cần một tương tác hút hiệu dụng giữa các điện tử, tương tự tương tác "điện tử với phonon" trong lý thuyết BCS. Cho đến này nguyên nhân của tương tác đó vẫn chưa được tìm ra hoặc chưa được tất cả các nhà khoa học cùng đồng tình.
Từ những phát hiện về các tính chất của vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao ở trạng thái không siêu dẫn, một trong những hướng nghiên cứu được quan tâm là xuất phát từ trạng thái cơ bản của hệ oxit đồng khi chưa được cấy các nguyên tử lạ là một "chất cách điện Mott". Ví dụ như lý thuyết RVB của Philip Anderson (đoạt giải thưởng Nobel về vật lý năm 1977) vào những năm 1987, 1988 nhằm giải thích siêu dẫn nhiệt độ cao. Lý thuyết này đề ra một trạng thái cơ bản mới RVB là sự cộng hưởng (hay chồng chập) của tất cả các trạng thái mà trong đó có các liên kết hóa trị giữa các điện tử trên những nút tinh thể kề nhau. Sau này người ta đã chứng minh rằng trạng thái này không phải là trạng thái cơ bản của hệ không cấy nguyên tử lạ. Nhưng trong những năm cuối thập kỉ 1990, Philip Anderson đã hoàn thiện lý thuyết này và cho rằng nồng độ của chất được cấy ghép vào hệ oxit đồng là nguyên nhân khiến trạng thái RVB trở nên bền.
Tuy nhiên cho đến nay chưa một lý thuyết nào đủ hoàn thiện để có thể giải thích đầy đủ các tính chất và cấu trúc của các vật liệu này. Ngoài những tính toán lý thuyết, những phương pháp mô phỏng số cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Hiện nay phương pháp DMFT và phiên bản mở rộng của nó CDMFT đang cho nhưng kết quả rất phù hợp với thực nghiệm.
chú ý thêm
(tiếng Anh)
Siêu dẫn nhiệt độ cao |
Phân họ Tre (danh pháp khoa học: Bambusoideae) là một phân họ trong họ Hòa thảo (Poaceae).
Đặc trưng
Phân họ này có đặc trưng là có 3 đầu nhụy và có hình dạng giống cây thân gỗ nhất. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều sự không chắc chắn ở mọi cấp độ phân loại cụ thể trong phạm vi phân họ Bambusoideae, và các kiểu dữ liệu khác nhau (hình thái hoa, cấu trúc sinh dưỡng, giải phẫu và di truyền) thường tạo ra kết quả hỗ trợ cho các kiểu mối quan hệ khác nhau. Phân họ Bambusoideae nói chung bao gồm nhóm các chi "phần lõi" khác biệt, các dạng tre thân gỗ (nhóm Bambuseae) và đồng minh là nhóm các chi dạng thân thảo của Bambusoideae có mối quan hệ bị đặt dấu hỏi. Các đơn vị phân loại trong phân họ Bambusoideae đã từ lâu được coi là các dạng cỏ "nguyên thủy" nhất, chủ yếu là vì sự hiện diện của lá bắc, cụm hoa không xác định, các "bông con giả" và hoa với 3 vảy bao hoa, 6 nhị, 3 đầu nhụy. Trong nghiên cứu gần đây, Clark và ctv.. (1995) đã phân tích trình tự DNA cho lạp lục. Gen ndhF đã được phân tích để làm rõ mối quan hệ phát sinh loài giữa các dòng dõi chính của họ Poaceae. Họ phát hiện thấy rằng 2 tông trong số các tông tre thân thảo của vùng nhiệt đới Tân thế giới, là Streptochaeteae và Anomochloeae, được phân giải như là nhánh cơ sở nhất trong phạm vi họ Hòa thảo, xác nhận giả thuyết cho rằng các thành phần trong phạm vi phân họ Bambusoideae nghĩa rộng (sensu lato) là cơ sở trong phạm vi họ Poaceae, cũng như chỉ ra rằng Bambusoideae nghĩa rộng là đa ngành. Nghiên cứu gần đây phân tích các mối quan hệ phát sinh loài trong phạm vi phân họ Bambusoideae sử dụng các dữ liệu trình tự intron rp116 từ DNA lạp lục cũng đã có thể giải qyết tiếp một số sự không chắc chắn còn đọng lại từ phân tích năm 1995 của Clark và ctv.. Phân tích của Kelchner và Clark năm 1997 đã phân giải nhánh Bambusoideae thành 2 nhóm đơn ngành: bao gồm Bambuseae (tre dạng thân gỗ) và Olyreae/Parianeae (tre dạng thân thảo). Trong phạm vi nhóm Bambuseae hai nhánh đã được phục hồi tương ứng với tre thân gỗ ôn đới và nhiệt đới, và các đơn vị phân loại tre nhiệt đới được phân chia tiếp thành các nhánh Tân và Cựu thế giới. Các dòng dõi khác biệt được tạo ra tương ứng mạnh với sự phân chia địa lý, với các nhánh chính đại diện cho các loài thân thảo Tân thế giới (Olyreae/Parianeae), các dạng tre thân gỗ nhiệt đới Tân thế giới, các dạng tre thân gỗ nhiệt đới Cựu thế giới và các dạng tre thân gỗ ôn đới Bắc bán cầu (tất cả Bambuseae).
Phân loại
Phân họ này được chia thành hai nhóm: Lúa (Oryzodae) và Tre (Bambusodae). Nó có 13 tông như liệt kê dưới đây.
Nhóm Oryzodae
Nhóm này đôi khi còn được tách ra thành phân họ Oryzaceae. Nó được chia thành 10 tông như sau:
Tông Anomochloeae: Tông này đôi khi còn được tách ra thành phân họ Anomochlooideae. Có 1 chi là:
Anomochloa
Tông Diarrheneae: Có 1 chi là:
Diarrhena
Tông Ehrharteae: Có 4 chi:
Ehrharta
Microlaena
Petriella
Tetrarrhena
Tông Olyreae: Có 20 chi là:
Agnesia
Arberella
Buergersiochloa
Cryptochloa
Diandrolyra
Ekmanochloa
Froesiochloa
Lithachne (còn được đặt trong tông Oryzeae)
Maclurolyra
Mniochloa
Olyra
Pariana
Parodiolyra
Piresia
Piresiella
Raddia
Raddiella
Rehia
Reitzia
Sucrea
Tông Oryzeae: Tông này còn được gọi là phân họ Oryzoideae. Nó có 13 chi:
Chikusichloa
Hydrochloa
Hygroryza
Leersia
Luziola
Maltebrunia
Oryza - Lúa
Porteresia
Potamophila
Prosphytochloa
Rhynchoryza
Zizania
Zizaniopsis
Tông Phaenospermatae: Có 1 chi trong tông này là:
Phaenosperma
Tông Phareae: Có 4 chi là:
Leptaspis
Pharus
Scrotochloa
Suddia
Tông Phyllorhachideae: Tông này có 2 chi là:
Humbertochloa
Phyllorhachis
Tông Streptochaeteae: Có 1 chi là:
Streptochaeta
Tông Streptogyneae: Có 1 chi là:
Streptogyna
Nhóm Bambusodae
Nhóm này được chia thành 3 tông với 9 phân tông thuộc về tông Bambuseae.
Tông Bambuseae: Tông này bao gồm các loài tre thân gỗ. Có 91 chi, được phân bổ trong khoảng 9 phân tông:
Phân tông Arthrostylidiinae: Có 13 chi là:
Actinocladum
Alvimia
Apoclada
Arthrostylidium
Athroostachys
Atractantha
Aulonemia (Matudacalamus)
Colanthelia
Elytrostachys
Glaziophyton
Merostachys
Myriocladus
Rhipidocladum.
Phân tông Arundinariinae: Có 16 chi là:
Acidosasa - Chi Tre tiêu
Ampelocalamus - Chi Giang
Arundinaria - Chi Tiểu trúc
Borinda - Chi Trúc núi cao
Chimonocalamus
Drepanostachyum (Himalayacalamus)
Fargesia
Ferrocalamus
Gaoligongshania
Gelidocalamus
Indocalamus
Oligostachyum
Pseudosasa - Chi Trúc lùn
Sasa
Thamnocalamus
Yushania.
Phân tông Bambusinae: Gồm 10 chi là:
Bambusa (Dendrocalamopsis) - Chi Tre
Bonia (Monocladus) - Chi Le
Dendrocalamus (Klemachloa, Oreobambos, Oxynanthera hay Sinocalamus) - Chi Mai
Dinochloa - Chi Khủng trúcGigantochloa - Chi BươngHolttumochloaKinabaluchloa (Maclurochloa, Soejatmia)Melocalamus - Chi Giang đặcSphaerobambosThyrsostachys - Chi Tầm vông rừng
Phân tông Chusqueinae: Gồm 2 chi là:ChusqueaNeurolepis.
Phân tông Guaduinae: Gồm 5 chi là:CriciumaEremocaulonGuaduaOlmecaOtatea.
Phân tông Melocanninae: Gồm 9 chi là:Cephalostachyum - Chi Đỉnh trúcDavidseaLeptocannaMelocannaNeohouzeaua - Chi NứaOchlandraPseudostachyumSchizostachyum - Chi Lồ ô (chi Hóp)Teinostachyum.
Phân tông Nastinae: Gồm 6 chi là:DecaryochloaGreslaniaHickeliaHitchcockellaNastusPerrierbambus.
Phân tông Racemobambodinae: Chỉ có 1 chi là:Racemobambos (Neomicrocalamus, Vietnamosasa) - Chi Tân tiểu trúc
Phân tông Shibataeinae: Gồm 8 chi là:Chimonobambusa - Chi Trúc vuôngIndosasa - Chi Trúc đốt toPhyllostachys - Chi Trúc vàngQiongzhueaSemiarundianria (Brachystachyum)ShibataeaSinobambusaTemburongia (incertae sedis).
Tông Guaduelleae: Có 1 chi là:GuaduellaTông Puelieae: Có 1 chi là:Puelia''
Ghi chú |
Quang học Fourier là một phân ngành của quang học xem xét ánh sáng, hay bức xạ điện từ nói chung, trong tính chất sóng của chúng, dựa trên cơ sở phân tích các sóng trong không-thời gian theo biến đổi Fourier. Môn học này, cũng như phép biến đổi Fourier được đặt tên theo nhà toán học Joseph Fourier.
Giới thiệu
Quang học sóng sử dụng nguyên lý Huygens-Fresnel để thu được các kết quả như ảnh giao thoa bởi khe Young, hay đĩa Airy. Tính toán chi tiết trong lý thuyết này tương đối phức tạp; thực tế là trong nhiều bài toán, có thể sử dụng các phép gần đúng để giúp đơn giản hóa tính toán. Ví dụ, nhiễu xạ Fraunhofer giả định các vân nhiễu xạ được quan sát rất xa so với nguồn nhiễu xạ.
Công thức Fraunhofer
Trong phép gần đúng của nhiễu xạ Fraunhofer, biến đổi Fourier xuất hiện trong biểu thức:
với:
là cường độ ánh sáng tại (x,y,z)
là biến đổi Fourier,
là biên độ sóng tới,
là hệ số truyền qua,
là bước sóng của sóng tới,
et là tần số không gian
Hệ quả
Hệ quả của công thức trên là một sóng phẳng khi đi qua một vật thể nhỏ, sẽ tạo ra ở vô cực, vân nhiễu xạ chính là biến đổi Fourier của hệ số truyền qua của vật thể.
Quan sát
Nhiễu xạ Fraunhofer chỉ đúng ở vô cực (rất xa nguồn nhiễu xạ). Thay vì phải đi ra rất xa để quan sát, có thể dùng thấu kính hội tụ để thu ảnh ở xa. Có thể chứng minh rằng nhiễu xạ Fraunhofer cũng áp dụng tại mặt phẳng ảnh của thấu kính hội tụ.
Như vậy, có thể quan sát biến đổi Fourier của các vật thể bằng thí nghiệm như sau. Đặt vật thể trước chùm tia sáng song song (sóng phẳng), rồi đặt thấu kính hội tụ sau vật. Tiếp đó đặt màn ảnh tại mặt phẳng ảnh của kính, hình quan sát được chính là biến đổi Fourier của vật thể. Ví dụ như nếu vật thể là một lỗ hình tròn, hình thu được chính là đĩa Airy. Nếu vật thể là các khe thẳng đứng nằm cách đều nhau, biến đổi Fourier quan sát được sẽ là hai chấm sáng nhỏ nằm ngang hai bên trục quang học.
Mặt phẳng ảnh của thấu kính hội tụ còn được gọi là mặt phẳng Fourier.
Tần số không gian
Biến đổi Fourier thường được dùng trong xử lý tín hiệu, như phân tích phổ, của, chẳng hạn, âm thanh. Biến đổi này chuyển sự nghiên cứu về thay đổi của sóng theo thời gian, thành nghiên cứu về tần số. Tần số này còn được gọi là tần số thời gian do liên hệ với thời gian qua biến đổi Fourier.
Trong quang học Fourier, biến đổi Fourier không thực hiện trên trục thời gian mà thực hiện trên các trục không gian, trục X và Y trên mặt phẳng vật thể. Tần số thu được sau biến đổi do đó gọi là tần số không gian.
Có sự tương tự rõ nét giữa tần số không gian và tần số thời gian thông thường. Ví dụ như có thể thu được phổ không gian, giống như phổ thời gian. Trong thí nghiệm trên, chúng ta quan sát phổ không gian trên mặt phẳng ảnh của thấu kính hội tụ. Trung tâm của mặt phẳng tương ứng với tần số thời gian bằng 0; càng ra xa khỏi tâm, chúng ta càng quan sát tần số không gian cao hơn.
Các vật thể có các chi tiết nhỏ bé sẽ tạo ra các tần số không gian cao và quan sát ở xa tâm mặt phẳng ảnh. Các tần số không gian thấp ở gần tâm tương ứng với các cấu trúc lớn của vật thể.
Ví dụ với vật thể là các khe nằm thẳng đứng, nếu thu nhỏ khoảng cách giữa chúng, hai chấm sáng trên mặt phẳng ảnh, biến đổi Fourier của vật thể, sẽ đi ra xa khỏi tâm, tương ứng với tần số không gian cao hơn.
Ứng dụng
Một ứng dụng quan trọng của quang học Fourier là phép lọc không gian. Trong phương pháp này, phổ không gian của vật thể được tạo ra trên mặt phẳng ảnh của thấu kính, sau đó, một số tần số không gian bị lọc bỏ (bằng cách dùng tấm che tại vị trí tương ứng), phổ đã lọc được dùng để tái tạo ảnh mới của vật thể, thông qua thấu kính hội tụ nằm đằng sau có cùng mặt phẳng ảnh (biến đổi Fourier ngược, do ánh sáng đi từ mặt phẳng ảnh của thấu kính này trở ra).
Ví dụ, nếu muốn tạo ảnh có viền ngoài nét hơn, có thể che bớt phần trung tâm trên mặt phẳng ảnh, chỉ để cho các tần số không gian cao được truyền qua cho việc tái tạo ảnh.
Bản thân phép lọc không gian được ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau như chụp đạn đạo, lọc laser,...
Quang học Fourier cũng được dùng trong thí nghiệm Abbe.
Đọc thêm
Hecht /Zajac OPTICS, Addison-Wesley Publishing Comp. |
Cytokine là các protein hay glycoprotein không phải kháng thể được sản xuất và phóng thích bởi các tế bào bạch cầu viêm và một số tế bào khác không phải bạch cầu. Các protein này hoạt động trong vai trò là các chất trung gian điều hòa giữa các tế bào trong cơ thể. Cytokine khác với các hormone kinh điển vì chúng được sản xuất bởi nhiều loại tổ chức khác nhau chứ không phải bởi các tuyến biệt hóa nào. Cytokine là các protein có trọng lượng phân tử thấp, thường từ 8 đến 30 kDa, trung bình khoảng 25 kDa.
Chức năng
Cytokine là một tập hợp rất nhiều các protein và peptit hòa tan có chức năng là những yếu tố điều hòa thể dịch ở nồng độ rất thấp (mức nanomole đến picomole). Những phân tử này điều hòa các hoạt động chức năng của từng tế bào riêng biệt và của cả tổ chức trong trường hợp sinh lý và bệnh lý. Những protein này cũng làm trung gian điều hòa trực tiếp sự tương tác giữa các tế bào và kiểm soát các quá trình xảy ra trong khoang ngoại bào. Rất nhiều yếu tố phát triển và cytokine hoạt động như những yếu tố giúp tế bào sống sót bằng cách ngăn ngừa hiện tượng chết tế bào theo lập trình.
Cytokine phát huy tác động thông qua các thụ thể đặc hiệu và có thể có các hình thức tác động như sau:
Cận tiết (paracrine): tác động lên các tế bào đích trong không gian lân cận.
Tự tiết (autocrine): cytokine do một tế bào nào đó tiết ra lại có tác động trực tiếp lên chính nó thông qua các thụ thể trên bề mặt tế bào.
Nội tiết (endocrine): tác động đến các tế bào hay tổ chức ở xa hơn trong cơ thể nhờ cytokine lưu hành trong máu.
Xúc tiết (juxtacrine): chỉ tác động lên các tế bào tiếp xúc với nó.
Có thể phát biểu rằng cytokine là một ngôn ngữ chung của các tế bào trong cơ thể nhằm trao đổi thông tin giữa chúng với nhau.
Lịch sử và thuật ngữ
Một số nhà nghiên cứu cho rằng cytokine đầu tiên được phát hiện vào năm 1957. Cytokine này là interferon, được xác định có hoạt tính chống virus (tế bào nhiễm virus có thể phát đi một thông tin đến các tế bào lân cận để các tế bào này có khả năng phòng chống sự nhiễm virus gây bệnh). Tuy nhiên người ta cũng có thể xem chất gây sốt nội sinh, được phát hiện năm 1948, là một cytokine. Chất này được sinh ra trong quá trình nhiễm trùng và kích thích cơ thể sinh nhiệt gây sốt trên lâm sàng.
Thuật ngữ cytokine được Stanley Cohen sử dụng lần đầu tiên vào năm 1974. Thuật ngữ này gồm hai phần: cyto (tế bào) và kine (tiếng Hy Lạp kīnein: làm chuyển động, kích thích, hoạt hóa).
Trong những thập niên vừa qua, các nghiên cứu và hiểu biết về vai trò sinh lý cũng như sinh lý bệnh của cytokine đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cytokine tham gia vào rất nhiều quá trình sinh học trong cơ thể như tạo phôi, sinh sản, tạo máu, đáp ứng miễn dịch, viêm. Tuy nhiên các phân tử này cũng đóng vai trò khá quan trọng trong các bệnh lý như: bệnh tự miễn, nhiễm trùng huyết, ung thư, các bệnh lý viêm mạn tính (viêm đại tràng mạn, bệnh Crohn, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh vảy nến...), viêm gan siêu vi, nhiễm HIV...Các cytokine cũng có thể là các tác nhân trị liệu (yếu tố tạo khóm tế bào hạt được sử dụng trong huyết học) hay là các đích điều trị (như TNF trong bệnh Crohn, viêm đa khớp dạng thấp...).
Các họ cytokine chính
Chemokine
Tập hợp tất cả các cytokine có trọng lượng phân tử thấp và có chung đặc tính hóa ứng động. Chemokine là những cytokine được sản xuất trong những giai đoạn sớm nhất của nhiễm trùng. Các phân tử này được phát hiện cách đây không lâu. Chúng phát huy tác dụng hóa ứng động đến các tế bào có khả năng đáp ứng gần đó. Interleukine-8 là chemokine đầu tiên được nghiên cứu rõ ràng và nó là đại diện tiêu biểu của họ này. Tất cả các chemokine đều có trình tự sắp xếp amino acid giống nhau và các thụ thể của chúng có đến 7 domain xuyên màng. Các tín hiệu của chemokine sau khi gắn với thụ thể sẽ được truyền thông qua protein G.
Chemokine có nguồn gốc từ nhiều loại tế bào khác nhau của hệ miễn dịch tiên thiên cũng như từ tế bào lympho của hệ miễn dịch tập nhiễm.
Chemokine là yếu tố hóa ứng động của bạch cầu: chúng huy động các monocyte, bạch cầu trung tính và các tế bào thực hiện miễn dịch khác lưu hành trong máu đến ổ nhiễm trùng.
Họ yếu tố hoại tử khối u
Các cytokine thuộc họ yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis factor: TNF) hoạt động dưới dạng protein tam trùng phân (trimer). Các protein này có nguồn gốc từ bề mặt màng tế bào. Các cytokine thuộc họ này có những tính chất rất khác biệt so với các cytokine thuộc các họ khác.
TNF α là đại diện tiêu biểu cho họ cytokine này. Đây là một yếu tố hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu rất mạnh và tăng tính thấm thành mạch. Hiệu ứng này làm tăng các IgG, bổ thể và các tế bào đi vào tổ chức gây viêm cục bộ. TNF α còn có tác dụng toàn thân như gây sốt, huy động các chất chuyển hóa và gây sốc.
Interleukin-1 có tác dụng hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu, hoạt hóa các tế bào lympho, gây tổn thương tổ chức tại chỗ tạo điều kiện cho các tế bào thẩm thực hiện miễn dịch đi vào các vùng này. IL-1 cũng có tác dụng gây sốt và sản xuất IL-6.
Một điều đáng ngạc nhiên là họ TNF, vốn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phản ứng viêm và chết tế bào theo lập trình, cũng có chức năng quyết định trong sự phát triển bình thường của các tế bào lympho. Một ví dụ điển hình là vai trò của CD40-ligand đối với vai trò của tế bào CD4.
Fas-ligand, một thành viên khá nổi tiếng của họ TNF, là một cytokine bề mặt màng tế bào, chủ yếu trên tế bào T độc tế bào. Thụ thể của cytokine này là Fas. Fas-ligand gây nên hiện tượng chết tế bào theo lập trình ở những tế bào có thụ thể Fas.
Họ các Interferon
Các interferon (IFN)là những protein kháng virus được các tế bào sản xuất khi có thể nhiễm một loại virus gây bệnh nào đó. Interferon-α và Interferon-β có ba chức năng chính.
1. Chúng kích thích các tế bào chưa bị nhiễm virus đề kháng với virus thông qua cơ chế hoạt hóa các gene làm hạn chế tổng hợp các RNA thông tin và hạn chế tổng hợp các protein của virus.
2. Các cytokine này kích thích hầu hết các tế bào của cơ thể tăng biểu hiện phức hợp hòa hợp tổ chức chính lớp I (MHC I) nhờ đó các tế bào này đề kháng với tác dụng của tế bào NK. Mặt khác, IFN-α và IFN-β cũng kích thích các tế bào mới nhiễm virus tăng biểu hiện (MHC I) và dễ bị tiêu diệt bởi các tế bào CD8 độc tế bào.
3. Những phân tử này có khả năng hoạt hóa các tế bào NK, nhờ sự hoạt hóa đó mà các tế bào giết tự nhiên (không phân biệt đối tượng) sẽ hoạt động có chọn lọc hơn, nghĩa là chỉ tiêu diệt các tế bào nhiễm virus.
Họ các yếu tố kích thích tạo máu (haemopoietin)
Tên gọi thông dụng: Erythropoietin: là một hoạt chất được sản xuất bởi thận có tác dụng kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Erythropoietin tổng hợp trong phòng thí nghiệm được gọi là epoetin alfa hay epoetin beta. Ngày nay, erythropoietin không chỉ được biết như là một yếu tố kích thích tạo máu mà còn có chức năng quan trọng như bảo vệ tế bào (cytoprotective), bảo vệ thần kinh (neuroprotective) và đặc biệt là chống chết tế bào theo lập trình.
Các thụ thể của cytokine
Các thụ thể (receptor) của cytokine thuộc nhiều họ protein thụ thể khác nhau do chúng có cấu tạo khác nhau.
Thụ thể cytokine lớp I
Nhóm thụ thể này còn được gọi là họ thụ thể của các chất kích thích tạo máu. Đây là một nhóm thụ thể có đông thành viên nhất và được chia thành 3 phân nhóm:
Các thụ thể của erythropoietin, hormone phát triển và IL-3.
Thụ thể của IL-3, IL-5 và GM-CSF.
Thụ thể của IL-2, IL-4, IL-7, IL-9 và IL-15.
Thụ thể cytokine lớp II
Gồm các thụ thể của Interferon-α, Interferon-β, Interferon-γ và IL-10
Thụ thể của họ TNF
Thụ thể I và II của các TNF; các thụ thể CD40, Fas (Apo 1), CD30, CD27.
Thụ thể của yếu tố phát triển thần kinh.
Thụ thể của Chemokin
Gồm các thụ thể được đặt tên CCR1 đến CCR9 và CXCR1 đến CXCR5.
Hầu hết các thụ thể đều gắn trên bề mặt màng thế bào, tuy nhiên cũng có một số thụ thể tự do hòa tan lưu hành trong máu. Các thụ thể này được phóng thích từ bề mặt màng tế bào. Do không gắn vào tế bào nên các thụ thể này khi gắn với các cytokine không phát huy tác dụng sinh học mà ngược lại làm giảm khả năng gắn của các cytokine với tế bào. Ví dụ điển hình là các receptor hòa tan của TNF.
Cytokine và Hormone
Mặc dù theo định nghĩa thì cytokine không phải là hormone kinh điển nhưng trên một số phương diện hoạt động sinh học thì các phân tử này giống với các hormone được sản xuất bởi các tuyến nội tiết. Một số hormone có tác dụng giống như hormone kinh điển chẳng hạn chúng có khả năng tác động hệ thống đến các tế bào và cơ quan ở xa. Các ví dụ điển hình có thể thấy khi nghiên cứu vai trò của các cytokine trong các hiện tượng sinh học như viêm, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, nhiễm trùng huyết, đáp ứng viêm pha cấp, lành vết thương và hệ thống thần kinh-miễn dịch.
Tuy nhiên các cytokine cũng được phân biệt với các hormone dựa trên những nguyên tắc chính như sau:
Nguồn gốc
Các cytokine được tiết bởi rất nhiều loại tế bào khác nhau trong khi đó một loại hormone chỉ được tiết bởi một loại tế bào đặc biệt đã biệt hóa cao độ cũng như có vị trí cố định. Điều này, tuy nhiên, cũng chỉ có ý nghĩa tương đối giống như mọi nguyên lý y khoa khác. Ví dụ hormone chống bài niệu không phải chỉ được tiết ở vùng dưới đồi mà đôi khi được tiết bởi tế bào phổi, nhất là trong trường hợp ung thư phổi.
Đích tác động
Các cytokine có rất nhiều tế bào đích khác nhau bao gồm tế bào tạo máu trong khi đó mỗi loại hormone thường chỉ có một loại tế bào đích đặc hiệu.
Hoạt tính
Các cytokine có phổ hoạt tính rất rộng. Trong khi đó các hormone thường chỉ có những hoạt tính nhất định nào đó mà thôi.
Phương thức tác động
Hormone chỉ có một phương thức tác động là nội tiết: tác động đến cơ quan đích ở xa nhờ hormone được máu mang đến cơ quan này. Ngược lại, cytokine có nhiều phương thức tác động khác nhau như cận tiết, tự tiết, tiếp tiết và nội tiết.
Cytokine thường cũng không có hoạt tính enzyme mặc dù ngày càng có nhiều ngoại lệ được phát hiện.
Liệu pháp cytokine
Bởi các cytokine có vai trò quan trọng như vậy trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, trong những thập kỷ vừa qua, các nghiên đã nhằm đến tác dụng điều trị của cytokine như là một tác nhân dược lý hoặc là đích tác động. Các nghiên cứu này tập trung theo các hướng như sau:
Dùng các chất đối vận với các cytokine được xem là có vai trò gây bệnh. Cụ thể là sử dụng các kháng thể kháng cytokine như kháng thể kháng TNF α trong nhiễm trùng huyết hay viêm đa khớp dạng thấp.
Dùng các cytokine để kích thích các hoạt động sinh lý của cơ thể: erythropoietin trong điều trị thiếu máu, các yếu tố kích thích tạo khóm trong điều trị giảm bạch cầu.
Dùng cytokine trong liệu pháp điều hòa miễn dịch.
Dùng cytokine trong điều trị nhiễm virus: ví dụ điển hình là điều trị viêm gan mạn bằng interferon.
Một số liệu pháp tỏ ra rất có triển vọng ở nghiên cứu thực nghiệm trên động vật tuy nhiên lại không có tác dụng trong lâm sàng. Thất bại này có thể là do các cytokine hoạt động lệ thuộc nhau, hoạt động của chúng cũng không giống nhau theo từng giai đoạn bệnh và cơ thể có khả năng bù trừ. Đây là những quá trình cực kì phức tạp mà y học chưa hiểu tường tận. Tuy nhiên, triển vọng của liệu pháp cytokine là rất lớn.
Đọc thêm
Janeway CJ, Travers P, Walport M, Shlomschik M. Immunologie. 5. Auflage. Spektrum Akademischer Verlag. 2001. |
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc mủ, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.
Chất dẻo thường là các chất tổng hợp có nguồn gốc từ các sản phẩm.
Thành phần
Hầu hết chất dẻo chứa các polyme hữu cơ. Phần lớn các polyme này có nguồn gốc từ các chuỗi chỉ có các nguyên tử cacbon hoặc kết hợp với oxy, lưu huỳnh hoặc nitơ. Để tạo ra các đặc điểm của chất dẻo, các nhóm phân tử khác nhau được liên kết vào mạch cacbon tại những vị trí thích hợp. Cấu trúc của các chuỗi như thế này ảnh hưởng đến tính chất của các polyme. Việc can thiệp một cách tinh vi như thế này vào tạo thành nhiều tính chất của polymer bằng cách lặp lại cấu trúc phân tử đơn vị cho phép chất dẻo trở thành một bộ phận không thể thiếu của thế kỷ 21.
Phân loại
Phân loại theo hiệu ứng của polyme với nhiệt độ
Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: polyetylen (PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metyl metacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),...
Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt [UF], nhựa epoxy, phenol formaldehyde (PF), nhựa melamin, poly este không no...
Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
Phân loại theo ứng dụng
Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET, ABS,...
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,......
Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
Các loại chất dẻo
Các loại chất dẻo phổ biến
Danh mục này bao gồm cả chất dẻo thông dụng, chất dẻo tiêu chuẩn và chất dẻo kỹ thuật.
Polyamide (PA) hoặc (nilon) - sợi, lông bàn chải đánh răng, ống, dây câu và các bộ phận máy có độ bền thấp như bộ phận động cơ hoặc khung súng
Polycacbonat (PC) - đĩa compact, kính mắt, tấm chắn cảnh sát, cửa sổ an ninh, đèn giao thông và thấu kính
Polyester (PES) - sợi và vải dệt
Polyethylene (PE) - một loạt các ứng dụng bao gồm túi siêu thị và chai nhựa
Polyethylene mật độ cao (HDPE) - chai đựng chất tẩy rửa, bình đựng sữa và hộp nhựa đúc
Polyethylene mật độ thấp (LDPE) - đồ gia dụng ngoài trời, vách ngăn, gạch lát sàn, rèm phòng tắm và bao bì vỏ sò
Polyethylene terephthalate (PET) - chai nước uống có ga, lọ đựng bơ đậu phộng, màng bọc thực phẩm và bao bì dùng được trong lò vi sóng
Polypropylene (PP) - nắp chai, ống hút, hộp đựng sữa chua, thiết bị gia dụng, chắn bùn ô tô
Polystyrene (PS) - hộp đựng bánh kẹo, văn phòng phẩm,đồ chơi, cốc, đĩa dùng một lần, dao kéo, đĩa compact (CD)
High impact polystyrene (HIPS) – lót tủ lạnh, bao bì thực phẩm
Polyurethane (PU) - lớp lót ống, băng tải, trục và bánh xe, hiện là loại nhựa được sử dụng phổ biến thứ sáu hoặc thứ bảy
Polyvinyl chloride (PVC) - ống nước và máng xối, dây / cáp cách điện, rèm tắm, khung cửa sổ
Polyvinylidene chloride (PVDC) - bao bì thực phẩm
Acrylonitrile butadiene styrene (ABS) - hộp đựng thiết bị điện tử (ví dụ: màn hình máy tính, máy in, bàn phím) và ống thoát nước
Polycarbonate + Acrylonitrile Butadiene Styrene (PC + ABS) - pha trộn giữa PC và ABS tạo ra một loại nhựa cứng hơn được sử dụng trong các bộ phận bên trong và bên ngoài ô tô cũng như thân điện thoại di động
Polyethylene + Acrylonitrile Butadiene Styrene (PE + ABS) - một hỗn hợp chống trơn của PE và ABS được sử dụng trong các ổ trục khô công suất thấp
Nhựa chuyên dụng
Polyepoxit (epoxy) - được sử dụng làm chất kết dính, chất làm bầu cho các thành phần điện và ma trận cho vật liệu composite với chất làm cứng bao gồm amin, amid và bo triflorua
Polymethyl methacrylate (PMMA) (acrylic) - kính áp tròng, kính dán (được biết đến nhiều nhất ở dạng này với nhiều tên thương mại khác nhau trên thế giới; ví dụ như Perspex, Plexiglas, Oroglas), aglets, bộ khuếch tán ánh sáng huỳnh quang, viền đèn hậu cho xe. Nó tạo thành nền tảng của sơn acrylic nghệ thuật và thương mại vì không tan trong nước khi sử dụng các tác nhân khác.
Polytetrafluoroethylene (PTFE), hoặc Teflon - lớp phủ chịu nhiệt, ma sát thấp, được sử dụng trong những thứ như bề mặt chống dính cho chảo rán, băng keo của thợ sửa ống nước và trượt nước
Phenolics hoặc phenol formaldehyde (PF) - mô đun cao, chịu nhiệt tương đối và polyme chống cháy tuyệt vời. Được sử dụng để cách điện các bộ phận trong đồ điện, các sản phẩm nhiều lớp giấy (ví dụ: Formica), bọt cách nhiệt. Đây là một loại nhựa nhiệt rắn, có tên thương mại quen thuộc là Bakelite, có thể được tạo khuôn bằng nhiệt và áp suất khi trộn với bột gỗ giống như chất độn hoặc có thể được đúc ở dạng lỏng chưa được lấp đầy hoặc đúc dưới dạng bọt (ví dụ: Oasis). Tuy nhiên có nhiều vấn đề bao gồm xác suất khuôn tự nhiên có màu tối (đỏ, xanh lá cây, nâu) và vì nhiệt rắn rất khó tái chế.
Melamine formaldehyde (MF) - một trong những nguyên tố amin, được sử dụng làm chất thay thế nhiều màu cho phenol, ví dụ như trong khuôn đúc (ví dụ: chất thay thế chống vỡ cho cốc, đĩa và bát sứ cho trẻ em) và lớp bề mặt trên cùng được trang trí của giấy laminates
Urê-fomanđehit (UF) - một trong những nguyên tố amin, được sử dụng như một chất thay thế nhiều màu cho phenol: được sử dụng làm chất kết dính gỗ (cho ván ép, ván dăm, bìa cứng) và vỏ công tắc điện.
Polyete ete keton(PEEK) - nhựa nhiệt dẻo chịu nhiệt, bền với hóa chất và nhiệt, tương thích sinh học cho phép sử dụng trong các ứng dụng cấy ghép y tế, khuôn đúc hàng không vũ trụ. Là một trong những loại polyme thương mại đắt tiền nhất.
Maleimide / bismaleimide - được sử dụng trong vật liệu composite ở nhiệt độ cao
Polyetherimide (PEI) (Ultem) - một loại polyme ổn định về mặt hóa học ở nhiệt độ cao và không kết tinh
Polyimide - một loại nhựa nhiệt độ cao được sử dụng trong các vật liệu như băng Kapton
Vật liệu plastarch - nhựa nhiệt dẻo có thể phân hủy sinh học và chịu nhiệt được làm từ tinh bột ngô biến tính
Axit polylactic (PLA) - một loại nhựa nhiệt dẻo có thể phân hủy sinh học được chuyển đổi thành nhiều loại polyeste béo có nguồn gốc từ axit lactic, do đó có thể được tạo ra bằng cách lên men các sản phẩm nông nghiệp khác nhau như bột ngô, từng được làm từ các sản phẩm sữa
Furan - nhựa dựa trên rượu furfuryl được sử dụng trong cát đúc và vật liệu tổng hợp có nguồn gốc sinh học
Silicone poly (nhựa chịu nhiệt diketoenamine được sử dụng chủ yếu làm chất trám khe nhưng cũng được sử dụng cho các dụng cụ nấu ăn ở nhiệt độ cao và làm nhựa nền cho sơn công nghiệp
Polysulfone - nhựa có thể xử lý nóng chảy ở nhiệt độ cao được sử dụng trong màng, phương tiện lọc, ống nhúng máy nước nóng và các ứng dụng nhiệt độ cao khác
Polydiketoenamine (PDK) - một loại nhựa mới có thể ngâm trong axit và định hình lại vô tận, hiện đang được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Lịch sử
Sự phát triển của chất dẻo bắt nguồn từ việc sử dụng các vật liệu nhựa tự nhiên (ví dụ: cao su tự nhiên) sang việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, biến đổi về mặt hóa học (ví dụ: kẹo cao su, nitrocellulose, collagen, galalit) và cuối cùng là các phân tử tổng hợp hoàn toàn (ví dụ, bakelite, epoxy, polyvinyl chloride). Chất dẻo ban đầu là vật liệu có nguồn gốc sinh học như trứng và protein trong máu, là các polyme hữu cơ.
Năm 1600 TCN, người Trung Mỹ đã sử dụng cao su thiên nhiên làm banh, dây, và các bức tượng nhỏ.. Sừng gia súc được xử lý được dùng làm cửa cho những chiếc lồng đèn thời Trung Cổ. Vật liệu mô phỏng các đặc tính của sừng được làm bằng cách xử lý protein sữa (casein) với dung dịch kiềm.
Vào thế kỷ 19, khi công nghiệp hóa học phát triển trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhiều vật liệu đã được phát hiện. Sự phát triển của chất dẻo cũng tăng tốc khi Charles Goodyear phát hiện ra khả năng lưu hóa đối với vật liệu nhiệt rắn có nguồn gốc từ cao su tự nhiên.
Năm 1897, Wilhelm Krische, chủ cơ sở in ấn hàng loạt ở Hanover, Đức, được giao nhiệm vụ phát triển một giải pháp thay thế cho bảng đen. Kết quả là chất dẻo giống sừng làm từ casein protein sữa được phát triển với sự hợp tác của nhà hóa học người Áo (Friedrich) Adolph Spitteler (1846–1940). Kết quả cuối cùng là không phù hợp với mục đích ban đầu. Vào năm 1893, nhà hóa học người Pháp Auguste Trillat đã khám phá ra phương pháp để làm mất hòa tan casein bằng cách ngâm trong formaldehyde, tạo ra vật liệu được bán trên thị trường là galalith.
Chất dẻo đầu tiên được làm ra vào năm 1838 là vinyl chloride. Tiếp theo đó là chất styrene vào năm 1839, acrylic vào năm 1843 và polyeste vào năm 1847. Năm 1869, trong khi tìm kiếm một chất thay thế cho ngà voi, nhà phát minh John Hyatt đã phát hiện ra celluloid với đặc điểm dai và dễ uốn. Chất này đã mở đầu cho cuộc đột phá trong việc triển khai chất tổng hợp mới.
Tuy nhiên, chất dẻo được phát triển mạnh nhất bởi nhà hóa học người Mỹ Leo Baekeland, ông đã khám phá ra phenol formaldehyd vào năm 1909. Chất này có thể đổ khuôn thành bất kỳ hình dạng nào và có giá thành rẻ để sản xuất. Sản phẩm này được Baekeland gọi là Bakelite, là chất tổng hợp đầu tiên được sản xuất với số lượng lớn để sử dụng một cách rộng rãi.
Năm 1933, polyethylene được các nhà nghiên cứu của Imperial Chemical Industries (ICI) gồm Reginald Gibson và Eric Fawcett phát hiện.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những cải tiến về công nghệ hóa học đã dẫn đến sự bùng nổ các dạng chất dẻo mới; việc sản xuất hàng loạt đã bắt đầu vào khoảng thập niên 1940 và 1950. Polypropylene được Giulio Natta tìm thấy vào năm 1954 và bắt đầu được sản xuất vào năm 1957. Trong số những mẫu chất dẻo dầu tiên dạng polymer mới phải kể đến là polystyrene (PS)được BASF sản xuất đầu tiên trong thập niên 1930, và polyvinyl chloride (PVC), được tạo ra năm 1872 nhưng được sản xuất thương mại vào cuối thập niên 1920. Năm 1954, polystyrene giãn nở (được dùng làm tấm cách nhiệt, đóng gói, và ly tách...) được Dow Chemical phát minh. Việc phát hiện ra Polyethylene terephthalat (PET) đã tạo ra nhiều ứng dụng của Calico Printers' Association ở Liên hiệp Anh vào năm 1941; nó được cấp phép cho DuPont ở U.S.A và một số quốc gia khác, và là một trong số ít chất dẻo thích hợp cho việc thay thế thủy tinh trong nhiều trường hợp, tạo ra nhiều ứng dụng về chai nhựa ở E.U
Parkesine
Chất dẻo parkesine được cấp bằng sách chế cho Alexander Parkes, ở Birmingham, UK năm 1856. Nó đã được công bố tại Triển lãm quốc tế năm 1862 ở Luân Đôn. Parkesine đã giành được huy chương đồng trong hội chợ thế giới năm 1862 ở Luân Đôn (Anh). Parkesine được làm từ cellulose (thành phần chính của thành tế bào thực vật) được xử lý bằng dung môi axit nitric. Sản phẩm đầu ra của quá trình này (thường được gọi là cellulose nitrat hay pyroxilin) có thể hoàn tan trong cồn và được hóa cứng thành loại vật liệu trong suốt và đàn hồi có thể đúc được khi đun nóng. Khi được nhuộm vào màu nó có thể tạo thành dạng giống như Ngà voi.
Công nghiệp nhựa
Xem thêm: Công nghiệp hoá chất và Công nghiệp nhựa
Sản xuất nhựa là một phần quan trọng của ngành công nghiệp hóa chất, và một số công ty hóa chất lớn nhất thế giới đã tham gia từ những ngày đầu tiên, chẳng hạn như các công ty hàng đầu trong ngành BASF và Dow Chemical.
Năm 2014, doanh thu của năm mươi công ty hàng đầu lên tới 961.300.000.000 USD. Tổng cộng các công ty đến từ mười tám quốc gia, với hơn một nửa số công ty trong danh sách có trụ sở chính tại Mỹ. Nhiều trong số năm mươi công ty nhựa hàng đầu chỉ tập trung ở ba quốc gia:
Hoa Kỳ: 12
Nhật Bản: 8
Đức: 6
BASF là nhà sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới trong chín năm liên tiếp.
Các hiệp hội thương mại đại diện cho ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ bao gồm Hội đồng Hóa học Hoa Kỳ.
Tiêu chuẩn công nghiệp
Nhiều đặc tính của chất dẻo được xác định bởi các tiêu chuẩn do ISO quy định, chẳng hạn như:
ISO 306 - Nhựa nhiệt dẻo
Nhiều thuộc tính của nhựa được xác định bởi Tiêu chuẩn UL, các thử nghiệm do Phòng thí nghiệm bảo hiểm (UL) chỉ định, chẳng hạn như:
Tính dễ cháy - UL94
Tỷ lệ theo dõi hồ quang điện áp cao - UL746A
Chỉ số theo dõi so sánh
Phụ gia
Hầu hết chất dẻo chứa các chất hữu cơ hoặc hợp chất vô cơ khác. Số lượng chất phụ gia từ 0% đối với các polymer dùng trong thực phẩm đến hơn 50% dùng trong các ứng dụng điện tử. Thành phần chất phụ gia trung bình khoảng 20% theo khối lượng polymer. Một số chất độn có độ hoạt động cao hơn và được gọi là các tăng độ bền. Nhiều tranh cãi liên quan đến nhựa được kết hợp với phụ gia. Các hợp chất gốc hữu cơ đặc biệt độc hại.
Các chất phụ gia điển hình bao gồm
Chất ổn định
Chất ổn định polyme kéo dài tuổi thọ của polyme bằng cách ngăn chặn sự xuống cấp do tia UV, quá trình oxy hóa và các hiện tượng khác. Các chất ổn định điển hình hấp thụ tia UV hoặc hoạt động như chất chống oxy hóa.
Chất làm đầy
Nhiều loại nhựa có chứa chất độn để cải thiện hiệu suất hoặc giảm chi phí sản xuất. Thông thường, chất độn có nguồn gốc khoáng chất, ví dụ như phấn. Các chất độn khác bao gồm: tinh bột, cellulose, bột gỗ, bụi ngà và oxit kẽm.
Hầu hết các chất độn là vật liệu tương đối trơ và rẻ tiền, làm cho sản phẩm rẻ hơn theo trọng lượng.
Phụ gia ổn định bao gồm chất làm chậm cháy, để giảm khả năng bắt lửa của vật liệu.
Một số chất độn có hoạt tính hóa học cao hơn và được gọi là: chất gia cố.
Chất hóa dẻo
Vì có nhiều loại polyme hữu cơ quá cứng trong một số ứng dụng đặc biệt chúng phải được trộn với các chất tạo dẻo (nhóm phụ gia lớn nhất) là các hợp chất gốc dầu dùng để cải thiện tính lưu biến,
Phẩm màu
Phẩm màu là các chất phụ gia phổ biến mặc dù trọng lượng của chúng chiếm tỉ lệ nhỏ
Độc tính
Nhựa nguyên chất có độc tính thấp do không hòa tan trong nước và vì chúng trơ về mặt hóa sinh, do trọng lượng phân tử lớn.
Các sản phẩm nhựa chứa nhiều loại phụ gia, một số chất phụ gia có thể gây độc. Ví dụ, chất làm dẻo như adipat và phthalate thường được thêm vào nhựa giòn như polyvinyl chloride để sử dụng trong bao bì thực phẩm, đồ chơi và nhiều mặt hàng khác. Các hợp chất này có thể rò rỉ ra khỏi sản phẩm. Do lo ngại về ảnh hưởng của các chất rò rỉ như vậy, Liên minh Châu Âu đã hạn chế việc sử dụng DEHP (di-2-ethylhexyl phthalate) và các phthalate khác trong một số ứng dụng và Hoa Kỳ đã hạn chế việc sử dụng DEHP, DPB, BBP, DINP, DIDP và DnOP trong các bài viết về đồ chơi trẻ em và chăm sóc trẻ em với Đạo luật Cải thiện An toàn Sản phẩm Tiêu dùng. |
Philips Sport Vereniging (; ), viết tắt là PSV và được biết đến trên thế giới với tên gọi PSV Eindhoven , là một câu lạc bộ thể thao đến từ Eindhoven, Hà Lan đang chơi ở Eredivisie, hạng đấu cao nhất của bóng đá Hà Lan. Họ được biết đến nhiều nhất với câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp chơi ở giải Eredivisie kể từ khi giải được thành lập vào năm 1956. Cùng với Ajax và Feyenoord, PSV là một trong ba ông lớn thống trị giải Eredivisie.
Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1913 với tư cách là đội bóng dành cho các nhân viên công ty Philips. Lịch sử của PSV bao gồm hai kỷ nguyên vàng xoay quanh chức vô địch Cúp UEFA vào năm 1978 và chức vô địch Cúp C1 châu Âu 1987-88 như một phần của cú ăn ba mùa giải vào năm 1988. Đội bóng đã vô địch Eredivisie 24 lần, Cúp KNVB 10 lần và Johan Cruyff Shield 10 lần. Trong suốt những năm qua, PSV gây dựng chính mình như là bước đệm dành cho những cầu thủ đẳng cấp thế giới trong tương lai như Ruud Gullit, Ronald Koeman, Romário, Ronaldo, Phillip Cocu, Jaap Stam, Park Ji-sung, Ruud van Nistelrooy, và Arjen Robben.
Thành tích
Vô địch Hà Lan: 24
1929, 1935, 1951, 1963, 1975, 1976, 1978, 1986, 1987, 1988
1989, 1991, 1992, 1997, 2000, 2001, 2003, 2005, 2006, 2007
2008, 2015, 2016, 2018
Cúp Quốc gia Hà Lan: 10
1950, 1974, 1976, 1988, 1989, 1990, 1996, 2005, 2012, 2022
Siêu cúp Hà Lan: 11 (Kỉ lục của Hà Lan)
1992, 1996, 1997, 1998, 2000, 2001, 2003, 2008, 2012, 2015, 2016
UEFA Champions League/Cúp C1: 11988
Cúp UEFA/Cúp C3: 11978Peace Cup: 1'''
2003
Cầu thủ hiện tại
Đội hình đội một
Cho mượn |
Chào buổi sáng, Việt Nam (tiếng Anh: Good Morning, Vietnam) là một phim hài năm 1987 có nội dung nói về Chiến tranh Việt Nam. Nhân vật chính của phim do diễn viên Robin Williams thể hiện.
Diễn viên chính Robin Williams đã được đề cử Giải Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai này.
Nội dung
Bộ phim kể về anh chàng Hạ sĩ Không quân Adrian Cronauer (do William đóng) đến Sài Gòn Việt Nam năm 1965 trong cuộc Chiến tranh Việt Nam để làm phát thanh viên cho đài phát thanh của Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam. Cronauer được miêu tả là một anh chàng có khiếu hài hước và tốt bụng.
Ngay đầu bộ phim, sự xuất hiện của anh đã không được chào đón bởi của Thượng sĩ nhất Dickerson (diễn viên J. T. Walsh) và Thiếu úy Steven Hauk (diễn viên Bruno Kirby), nhưng ngược lại anh lại nhận được sự ủng hộ của tướng Taylor (diễn viên Noble Willingham). Nhiệm vụ của Cronauer là điểm tin đã được kiểm duyệt và đọc "dự báo thời tiết" cho quân đội, và anh luôn pha trò trong đó và rất được các khán giả yêu thích. Anh luôn bắt đầu buổi phát thanh của mình bằng câu Good Morning, Vietnam! với giọng được kéo dài ra. Nhưng cấp trên Steven Hauk lại không cho đó là hài hước mà gọi đó là gàn dở.
Trong 1 lần đi dạo phố cùng bạn, Cronauer đã gặp Trinh và cố làm quen nhưng không được. Không chịu từ bỏ anh cùng bạn đã đi theo trên 2 chiếc xe đạp và đến lớp học tiếng Anh do quân đội Mỹ mở ra. Cronauer đã nói dối và hối lộ thầy giáo tiếng Anh của lớp này để được dạy và làm quen Trinh. Sau buổi học anh đi theo Trinh nhưng bị Tuấn (Tuan) - em trai Trinh ngăn lại. Cronauer đã kết bạn với Tuấn và dẫn cậu ta vào quán chỉ dành quân đội Mỹ. Tại đây đã xảy ra cuộc ẩu đã khi Cronauer và bạn bè của mình cố cho Tuấn ở lại quán này.
Vào một buổi chiều đang ngồi ở quán để chuẩn bị cho giờ phát thanh chiều thì Tuấn đến và nói Trinh muốn gặp ông. Sau khi 2 người ra khỏi quán thì có bom nổ làm 2 người chết và 3 người bị thương. Cronauer sau đó trở về đài phát thanh và muốn đưa thông tin đó lên nhưng cấp trên không cho vì đó là "thông tin không chính thức" và không có lợi cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng rốt cuộc anh vẫn thông báo trên đài phát thanh nhưng sau đó Cronauer đã bị đình chỉ công tác. Sau khi Cronauer đi, Hauk được cử làm người thay thế. Trong suốt thời gian làm việc của mình, Hauk đã "cố gắng hài hước" nhưng bất thành.
Trong thời gian bị đình chỉ, Cronauer được Tuấn dẫn về quê gặp Trinh. Anh có cuộc gặp mặt với gia đình Trinh nhưng không được Trinh chấp nhận vì cô cho rằng văn hóa khác nhau và 2 người sẽ không có kết thúc tốt. Cronauer theo đuổi Trinh bất thành.
Trong thời gian Hauk dẫn chương trình tổng đài của quân đội Mỹ tại Việt Nam nhận được nhiều cuộc gọi từ binh lính đòi phục chức cho Cronauer. Tướng Taylor đã đồng ý nhưng Cronauer không chịu quay lại. Trên đường về anh gặp 1 đoàn quân lính đang trên đường ra Nha Trang và họ đã thuyết phục được anh quay lại đài phát thanh.
Đài phát thanh muốn có cuộc phỏng vấn hiện trường với các binh sĩ tại hiện trường nên Cronauer cùng cộng sự được cử đi. Trong giai đoạn này quân đội Mỹ đang có các chiến dịch ở An Lộc và khuyến cáo không nên đến đó nhưng Dickerson vẫn lờ đi và cử họ đến, sau đó Dickerson bị phát hiện và bị Taylor chuyển về Guam. Trên đường đi Cronauer và cộng sự gặp bom của quân đội Việt Nam và bị lạc trong rừng. Tuy nhiên sau đó đã được Tuấn đến cứu. Nhưng sau đó anh được thông báo Tuấn là một Việt Cộng mà tên thật Phan Đức Thọ, người được cho là dính líu đến các vụ đánh bom ở trung tâm Sài Gòn. Anh được yêu cầu phải rời Việt Nam và quay về Mỹ. Biết tin anh đã đòi Trinh đi gặp Tuấn và thông báo cho cô Tuấn đã bị phát hiện.
Hôm sau trên đường ra sân bay, anh đã dạy các "học trò" môn bóng chày và gửi lại cho cộng sự mình một đĩa ghi âm, mà nó bắt đầu bằng Goooo-bye-oooooo, Vietnam!.
Sản xuất
Tuy là một bộ phim sản xuất với đề tài về Việt Nam nhưng các cảnh quay của nó lại được quay ở Băng Cốc, Thái Lan và nhân vật nữ chính duy nhất của bộ phim cũng là một người Thái Lan tên Chintara Sukapatana.
Diễn viên
Robin Williams vai Adrian Cronauer
Forest Whitaker vai Edward Garlick
Trần Thanh Tùng vai Tuấn
Chintara Sukapatana vai Trinh
Bruno Kirby vai Steven Hauk
Robert Wuhl vai Marty Lee Dreiwitz
J. T. Walsh vai Dickerson
Noble Willingham vai tướng Taylor
Richard Edson vai Binh nhì Abersold
Richard Portnow vai Dan 'The Man' Levitan
Floyd Vivino vai Eddie Kirk
Giải thưởng
Của Viện phim Hoa Kỳ:
2000: AFI's 100 Years... 100 Laughs
Robin Williams được đề cử giải Oscar cho nam diễn viên chính, và nhận được Quả cầu vàng.
Âm nhạc
Chú thích |
Feyenoord Rotterdam hay Feyenoord là câu lạc bộ bóng đá ở Rotterdam, Hà Lan. Câu lạc bộ có tên ban đầu là Feijenoord (theo tên Quận Feijenoord ở Rotterdam) cho đến năm 1973 đổi thành Feyenoord. Feyenoord cũng là một trong ba câu lạc bộ bóng đá hùng mạnh và giàu thành tích nhất của bóng đá Hà Lan (cùng với Ajax và PSV Eindhoven).
Thành tích
Vô địch Hà Lan: 15
1924, 1928, 1936, 1938, 1940, 1961, 1962, 1965, 1969, 1971, 1974, 1984, 1993, 1999, 2017
Cúp Quốc gia Hà Lan: 13
1930, 1935, 1965, 1969, 1980, 1984, 1991, 1992, 1994, 1995, 2008, 2016, 2018
Siêu cúp Hà Lan: 4
1991, 1999, 2017, 2018
Intercontinental Cup: 1
1970
UEFA Champions League/Cúp C1: 1
1970
UEFA Cup/Cúp C2: 2
1974, 2002
Đội hình hiện tại
Out on loan
Đội hình dự bị
Danh sách cầu thủ đội dự bị với số áo tại đội 1.
Số áo đã giải nghệ
12 Het Legioen (reserved for the club supporters)
Cầu thủ nổi tiếng |
Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng hoạt động điện của tim, hoạt động này có rối loạn bất thường hay nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện bình thường. Nhịp tim có thể quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút) hay quá chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút), nhịp có thể bình thường hay bất thường.
Các rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong buồng trên của tim (tâm nhĩ), hay trong buồng dưới của tim (tâm thất), ở bất kì độ tuổi nào. Một số rất khó nhận biết, trong khi một số khác có thể kịch tính hơn và thâm chí có thể dẫn đến đột tử do tim.
Một số rối loạn nhịp tim là các trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng và có thể dẫn đến ngừng tim. Đây là một trong những nguyên nhân gây chết thường gặp nhất trên đường đi đến bệnh viện. Vài rối loạn nhịp tim gây ra các triệu chứng như cảm nhận thấy bất thường về nhịp của tim (đánh trống ngực) và chỉ gây cảm giác khó chịu. Một số rối loạn nhịp tim khác có thể không có bất kì triệu chứng gì, nhưng lại làm tăng nguy cơ bệnh nhân bị đột quỵ hay thuyên tắc mạch máu nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tượng loạn nhịp do điện vào lại
Một trong những cách để giải thích loạn nhịp là hiện tượng điện vào lại (re-entry).
Khi vì một bất thường nào đó, có một vết thẹo (hình: màu vàng) nằm trên chuỗi tế bào dẫn điện, dòng điện (hình: màu đỏ) bị chia hai ngã. Thông thường, hai dòng điện này hợp lại sau vết thẹo và tiếp tục lan truyền như bình thường. Nếu, một trong hai ngã này có một khúc bị chậm lại(hình: màu xám), điện từ dòng bên kia có khả năng chạy ngược lên và cản lại, tiếp theo đó sẽ chạy vòng lại, cản luôn xung điện bình thường kế tiếp, rồi tiếp tục chạy vòng tạo nhịp nhanh.
Phân loại
Rối loạn nhịp tim có thể chia theo nhiều hình thức: nhanh (tachycardia) hay chậm (bradycardia), nguồn rối loạn từ trên thất (supraventricular, tâm nhĩ và nút nhĩ thất) hay từ thất (ventricular). Có nhiều trung tâm chia theo dạng bộ sóng QRS - hẹp (thường là loạn nhịp trên thất) hay rộng (loạn nhịp thất).
Các rối loạn nhịp trên thất
Rung nhĩ
Rung nhĩ (Atrial fibrillation) là rối loạn dòng điện trong tâm nhĩ làm co giật cơ thành dạng rung nhanh và không đều. Phần lớn do điện chạy ngược trở lên từ tâm thất hay do điện bị cản và dội lại.
Những yếu tố liên hệ:
tuổi: trên 60 - 4%; trên 80 - 10%
kinh niên: bệnh van tim, tăng huyết áp, lớn tâm thất trái, bệnh tim động mạch vành, suy tim, đái tháo đường
cấp tính: thuyên tắc phổi (máu đông làm nghẽn mạch phổi), mổ tim, nhồi máu cơ tim, viêm vỏ tim, tăng giáp trạng, quá liều rượu, xài thuốc kích thích mạnh (cocaine, amphetamine)
Triệu chứng: Khi bị rung nhanh tâm nhĩ sẽ không co bóp được bình thường, do đó sẽ không bơm đủ lượng máu vào tâm thất. Lượng máu tim bơm ra cơ thể sẽ giảm đem đến những triệu chứng chóng mặt, khó thở, xỉu (bất tỉnh), mệt mỏi. Điện xáo trộn trong tâm nhĩ truyền xuống tâm thất làm hai thất này co bóp nhanh (tạo đánh trống ngực), sau đó khi tim thiếu máu tiếp tế sẽ làm tức ngực.
Biến chứng nguy hiểm: Khi máu không được bơm sự di chuyển trì trệ sẽ dễ làm đông máu trong tâm nhĩ. Cục máu đông có thể rời tim, theo động mạch lên não gây chứng tai biến mạch máu não. Ngoài ra, khi tim đập nhịp nhanh trong khi thiếu máu tiếp tế sẽ có thể bị nhồi máu cơ tim. Khi tim yếu đi gây ra hiệu chứng suy tim.
Chẩn đoán: nhịp tim nhanh, mạch nhảy không đều về nhịp lẫn cường độ, điện tâm đồ, xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân (rối loạn hóa học máu, tăng giáp trạng, v.v.).
Chú ý: Bệnh nhân trẻ tuổi và không có nguyên nhân rõ rệt, cần phủ định chứng thuyên tắc phổi.
Điều trị:
Bệnh phát lần đầu tiên và trong vòng 7 ngày: thuốc có thể sử dụng gồm quinidine, procainamide, flecainide, propafenone, amiodarone.
Bệnh phát lần đầu tiên hơn 7 ngày: thuốc có thể sử dụng gồm ibutilide.
Rung nhĩ kinh niên: thuốc có thể sử dụng gồm propafenone, amiodarone, dofetilide.
Sốc điện: "an toàn và hiệu quả nhất". Theo một báo cáo tại Việt Nam, tỷ lệ điều hòa nhịp tim thành công bằng sốc điện là 90%. "Sốc điện là phương thức điều trị nên chọn khi bệnh chứng không ổn". Tuy trong một tháng đầu sau khi được chữa bằng sốc điện, hơn 80% không tái phát chứng rung nhĩ, những tháng sau đó, tỉ lệ này tụt xuống 39%.
Chống đông máu: để tránh tai biến não, bệnh nhân nên được điều trị chống đông máu (dùng warfarin).
Cuồng nhĩ
Trong cuồng nhĩ (atrial flutter) xung điện tăng ở bên lệch tâm nhĩ – atrial ectopic, sản sinh ra tốc độ tâm nhĩ từ 250 đến 400 bmp. Tốc độ tâm thất thay đổi phụ thuộc vào sự dẫn xuất. Trên ECG, xác định P-wave (được gọi là sóng run) xảy ra ở chuỗi kế tiếp đóng giữa QRS complexes bình thường. Cái này cho dạng sóng có hình răng cưa.
Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất
(AV node re-entry tachycardia)
Nhịp nhanh vào lại nhĩ thất
(AV re-entry tachycardia)
Hội chứng Wolf-Parkinson-White
Mô tả
Hội chứng Wolf-Parkinson-White (WPW) là một bệnh liên quan đến sợi điện thế trong tim. Bình thường, một tính hiệu điện thế sẽ bắt đầu tại một phần của tim (nút xoang nhĩ phải) và bị truyền băng qua vùng giữ tâm nhĩ và tâm thất (nút nhĩ thất), đến những phần khác của tim (tâm thất). Trong bệnh lý này, có 1 sự bất thường về nối kết điện thế do sự đi qua nút nhĩ thất, có thể đưa đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường
Hội chứng
Hội chứng thường do nhịp tim nhanh đưa đến đánh trống ngực hoặc kèm theo những triệu chứng khác như hoa mắt hoặc đau ngực. Tuy nhiên, trên vài bệnh nhân không bao giờ tiến triển đến những vấn đề tim mạch điển hình, và chẩn đoán được bằng những xét nghiệm thường qui.Hội chứng này sinh ra do một bất thường về giải phẫu học của tim đó chính là tồn tại một cầu nối nhỉ và thất người ta gọi đó là cầu Kent_Cầu này truyền tắc sung động từ nhĩ xuống thất "sớm", và làm cho thất khử cực một phần và chính điều này tạo thành sóng denta và rút ngắn thời gian PQ
Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh lý này là do sự bất thường về vòng điện thế trong tim. Ngoài vòng điện thế bình thường, bệnh nhân bị WPW có thêm sự nối kết trực tiếp giữa 2 phần của tim. Nguyên nhân của vòng điện thế bất thường vẫn chưa được biết, nhưng hầu hết bệnh nhân khi sinh ra đã có những vấn đề này
Chẩn đoán
Chẩn đoán nghi ngờ khi có sự bất thường (sóng delta) trên ECG
Nếu thấy có những bất thường trên ECG, cần thực hiện thêm một số xét nghiệm tim chuyên biệt khác. Những xét nghiệm này có thể bao gồm điện tim theo dõi 24 giờ Holter hoặc EPS (Nghiên cứu điện thế sinh lý trong tim) đều có thể xác định vị trí của đường WPW đi kèm.
Đôi khi chẩn đoán bằng ECG thường qui trên bệnh nhân có nhịp tim nhanh hoặc bất thường
Điều trị
Khi không có bất kỳ triệu chứng nào, không có điều trị cá biệt cần thiết. Tuy nhiên, nếu có vài triệu chứng như trên, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ ngay.
Bệnh nhân có những triệu chứng tiến triển có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Thuốc dùng điều trị gồm Satalol, Amiodarone, Quinidine, Procainamide, và Flecainide.
Nếu bệnh nhân bị bệnh trầm trọng, shock tim lập tức nên được thực hiện
Nói chung, những thuốc như Digoxin, chẹn kênh Calcium (như Verapamil hoặc Diltiazem), Và chẹn beta (như Atenolol hoặc Metoprolol) nên tránh.
Tuy nhiên, trên một số bệnh nhân, chọn lựa điều trị bằng cắt bỏ tầng số radio, mà bác sĩ tim mạch sử dụng tính hiệu radio phát vào tim để phá hủy vòng điện thế bất thường
Tình trạng tương tự
Một vài tình trạng mà có thể đưa đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường thì có thể xuất hiện trong những triệu chứng tương tự. Bao gồm: rung nhĩ, sợi nhĩ (atrial fibrillation), vào lại nút nhĩ thất, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, nhịp nhanh nối kết (junctional tachycardia) và nhịp nhanh thất
bs_hongha
Nhịp nhanh bộ nối không kích phát
Các rối loạn nhịp thất
Ngoại tâm thu thất
(Ventricular extra-systole)
Nhịp nhanh thất
(Ventricular tachycardia)
Xoắn đỉnh
(Torsade de pointes)
Nhịp tự thất gia tốc
Chú thích |
Mắm cáy là loại mắm làm từ con cáy, một loại cua nhỏ sống chủ yếu ở vùng duyên hải Việt Nam. Mắm cáy có màu nâu đỏ, hương vị đặc trưng, là món ăn dân dã của vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ.
Nhiều địa phương miền bắc Việt Nam nổi tiếng với loại mắm này như Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Thái Bình,, Hà Nam, Phú Thọ... được đánh giá là một nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam.
Cách làm
Mắm cáy có 2 loại chính là mắm cáy trong và mắm cáy xổi.
Nguyên liệu
Nguyên liệu chính là cáy, muối trắng, thính gạo và có thể thêm một ít men rượu.
Cách làm
Mắm cáy trong người ta chỉ chế biến cáy sơ, làm sạch và ủ với muối trong các chum lớn, thời gian ủ kéo dài hàng năm, nước mắm trong suốt, có màu vàng cánh kiến đặc trưng.
Mắm cáy xổi làm từ cáy sau khi được làm sạch, để ráo nước, lột yếm, bóc trứng, người ta xay hoặc giã cáy cho thật nhuyễn trong cối đá, rồi trộn muối (theo tỉ lệ 3 bơ cáy - 1 bơ muối), bóp kỹ. Sau đó, cho vào lọ sành hay chum vại, ủ kín ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh để ruồi nhặng bâu hay nước mưa lẫn vào mắm. Khoảng mươi ngày sau, đem lọ mắm ra phơi. Ban ngày phơi nắng, ban đêm phơi sương, phơi chừng một tuần thì ngấu. Khi ngấu, người ta trộn thêm thính gạo và một ít men rượu loại ngon. Men rượu có tác dụng khử mùi hôi của cáy và tạo mùi thơm cho mắm cáy.
Các món ăn sử dụng mắm cáy
Mắm cáy có thể sử dụng để nêm nếm vào canh nấu với 1 trong các loại rau cải hoặc hòa mắm với tỏi ớt bằm nhuyễn, bột ngọt, nước chanh quậy tan đều dùng để chấm các món động vật và thực vật luộc, hay món gỏi, dưa chua hoặc có thể ăn trực tiếp với cơm. Phổ biến nhất là:
Chấm rau, củ quả luộc: cách sử dụng phổ biến nhất của mắm cáy là dùng làm nước chấm cho các loại sau củ quả luộc như (rau muống, rau khoai lang, rau dền,...), dưa muối, cà muối chấm mắm cáy.
Bún mắm cáy: Bún ăn với mắm cáy, thịt ba chỉ luộc, giò lụa, và ít rau kinh giới. |
Sân vận động là nơi diễn ra việc thi đấu các môn thể thao đồng thời cũng là nơi luyện tập của các vận động viên. Ngoài ra còn tổ chức các buổi hòa nhạc hay những sự kiện lớn khác.
Sân vận động bao gồm 1 sân cỏ rộng, xung quanh là đường tròn đồng mức giữa sân cỏ và khán đài, ngoài cùng bao quanh là khán đài dành cho khán giả, chia làm 2 khu khán đài A mặt chính thường có mái che và khán đài B có thể có mái hoặc không. Hiện nay, cũng có rất nhiều sân vận động sử dụng cỏ nhân tạo.
Lịch sử của từ sân vận động
Từ sân vận động bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "stadion" (στάδιον), có nghĩa là "nơi mà người ta đứng". Sân vận động cổ xưa nhất từng được biết đến nằm ở Hy Lạp, về phía tây của Peloponnese, Hy Lạp, là nơi Đại hội Thể thao Olympic cổ đại được tổ chức từ năm 776 TCN. Khởi nguồn Đại hội thể thao chỉ bao gồm 1 môn thi đấu, cuộc thi chạy nước rút dọc theo chiều dài của sân. Vì vậy chiều dài của sân vận động Olympia hầu như đã được tiêu chuẩn hóa thành một đơn vị đo khoảng cách (khoảng 190 mét). Việc tiêu chuẩn hóa đường chạy theo độ dài trong khoảng 180-200 mét cũng đã được người La Mã tiếp tục thực hiện. Điều lý thú là khả năng duy trì vận tốc tối đa của một người bị suy giảm sau 200 mét chạy nước rút, điều này vẫn đúng trong điền kinh hiện đại. Những sân vận động của người Hy Lạp và La Mã cổ đại được tìm thấy ở rất nhiều thành phố cổ, trong đó có lẽ nổi tiếng nhất là Colosseum hay sân vận động Domitian, đều ở Roma.
Sân vận động hiện đại
Phân loại
Sân vận động mái vòm có các mái che. Chúng được gọi là các "sân vận động" (stadium) bởi vì kích thước của chúng đủ lớn, và chúng được thiết kế dành cho các môn thể thao ngoài trời. (Những sân được thiết kế dành cho những môn thể thao trong nhà được gọi là nhà thi đấu (arena)) Nhiều sân vận động có mái che một phần, và một số sân thì có thiết kế sân cỏ có thể di chuyển.
Một sân vận động được gọi là all-seater khi nó có chỗ ngồi cho tất cả khán giả. Các sân vận động khác được thiết kế sao cho tất cả hay một số khán giả đứng xem cuộc thi đấu.
Các sân vận động chuyên dụng (term stadium) nhằm sử dụng cho một môn thể thao nhất định và những hoạt động có liên quan ví dụ như môn bóng bầu dục và bóng đá.
Kiểu dáng
Các môn thể thao đòi hỏi kích thước và hình dạng sân cỏ khác nhau. Nhiều sân vận động được thiết kế chỉ dành cho một môn thể thao trong khi một số sân vận động có thể thích hợp cho nhiều sự kiện thể thao. Các sân vận động được xây dựng riêng cho môn bóng đá thì khá phổ biến. Những sân vận động có thiết kế đa dụng thường gặp nhất thì thường kết hợp một sân cỏ bóng đá với một đường chạy xung quanh, sự kết hợp này thường là ổn, mặc dù cần có một số thay đổi. Hạn chế lớn nhất của loại sân này là khán đài cần lùi sâu vào so với sân cỏ, đặc biệt là ở hai đầu sân. Trong trường hợp của các sân vận động nhỏ hơn thì không có khán đài ở đầu sân. Khi các khán đài có ở vòng quanh đường chạy thì sân vận động có hình bầu dục. Khi một đầu sân để trống thì sân vận động có hình móng ngựa (horseshoe shape). Ba loại hình dạng sân vận động trên rất phổ biến.
Ở Bắc Mỹ, nơi mà bóng chày và bóng bầu dục là hai môn thể thao ngoài trời phổ biến nhất, nhiều sân vận động bóng bầu dục/bóng chày đa dụng đã được xây dựng, đặc biệt là trong suốt thập niên 1960, và nhiều sân đã trở nên rất thành công. |
Sau đây là danh sách các sân vận động trên thế giới. |
Khi đàn ông có bầu (tựa tiếng Anh: When Men Get Pregnant) là một bộ phim hài hước - giả tưởng - tâm lý của Việt Nam do Phạm Hoàng Nam làm đạo diễn, được công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2005. Phim có sự góp mặt của nhiều diễn viên hài, ca sĩ và diễn viên điện ảnh Việt Nam.
Nội dung
Hùng là một chàng công tử trong gia đình giàu có, anh đang yêu cô nhân viên tiệm áo cưới tên Duyên. Trong chuyến đi chơi ở Đà Lạt, hai người ngủ với nhau và Duyên có thai. Hùng biết chuyện liền kêu Duyên phá thai khiến cô nổi giận và bỏ đi xa, trong lúc đuổi theo Duyên thì Hùng bị xe tông gãy chân.
Ca phẫu thuật của Hùng đã thành công, sau đó anh được đưa về nhà nằm nghỉ chờ bình phục trở lại. Suốt thời gian nằm ở nhà, Hùng đã nằm mơ, trong giấc mơ anh thấy tất cả đàn ông xung quanh cuộc sống anh đều mang bầu thay vợ. Những chuyện hài hước cũng như những chuyện rắc rối lần lượt xảy ra. Hùng lúc này đã hiểu con cái quan trọng như thế nào trong lòng bậc cha mẹ.
Khi tỉnh lại, Hùng hối hận và quyết định đi tìm Duyên. Hùng đến chỗ làm của Duyên thì mới biết là cô đã nghỉ làm. Hùng ra đến tận Đà Lạt gặp lại Duyên, lúc này cô đã sinh con. Hùng đưa hai mẹ con Duyên về lại Sài Gòn và làm đám cưới với Duyên. Từ đó họ sống hạnh phúc bên nhau.
Diễn viên
Nguyễn Phi Hùng vai Hùng
Kim Thư vai Duyên
NSND Việt Anh vai Ông Việt
Hồng Nga vai Bà Việt
Tấn Beo vai Tấn
Trương Ngọc Ánh vai Kiều
NSƯT Bảo Quốc vai Ông Hoài
NSND Ngọc Giàu vai Bà Hoài
Bảo Chung vai Bảo
NSND Hồng Vân vai Hồng
Phước Sang vai A Coóng
Phương Thanh vai A Lìn
Quyền Linh vai Hoàng
Thúy Nga vai Tú
Hữu Nghĩa vai Nghĩa
Kim Khánh vai Phượng
NSƯT Nguyễn Chánh Tín vai Bác sĩ khám thai
Hoàng Sơn vai Bác sĩ phá thai
Việt Hương vai Y tá Hương
NSƯT Mỹ Uyên vai Bạn của Duyên
Hữu Bình vai Anh chàng bán báo
Chi Bảo vai Anh chàng xích lô
Tấn Bo vai Anh chàng xích lô
Huỳnh Anh Tuấn vai Anh chàng xe ôm
NSƯT Kim Ngọc vai Bà già đánh tennis (†)
Anh Vũ vai Người bán gà (†)
Hồng Tơ vai Người lượm banh tennis
Minh Thuận vai Ca sĩ Minh Thuận (†)
Trọng Phúc vai Ca sĩ Trọng Phúc
Phương Dung vai Người giúp việc
Mạc Can vai Ông quản gia
Hữu Lộc vai Công nhân vệ sinh (†)
Mỹ Chi vai Bà bầu đi đường
Tấn Hoàng vai Người đi đường
Thanh Tùng vai Người đi đường
Nguyễn Hoàng vai Dân chơi
Kiều Mai Lý vai mẹ bệnh nhân
Lê Giang vai chị bệnh nhân
Ngân Quỳnh vai Ca sĩ
Phong Phú vai Bạn của Duyên
Bài hát trong phim
Tôi là ai? Em là ai? (Kasim Hoàng Vũ thể hiện) - nhạc rock, bài hát mở đầu phim.
Mùa hạ mãi xa (Minh Thuận thể hiện) - nhạc ballad.
Anh sẽ tìm em (Nguyễn Phi Hùng thể hiện) - nhạc ballad, bài hát kết thúc phim. |
Hồn Trương Ba, da hàng thịt có thể là:
Sự tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt về chuyện một người đánh cờ giỏi tên là Trương Ba khi chết sớm đã được Đế Thích cho sống lại trong xác của một người hàng thịt.
Kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Phim truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt, do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thực hiện năm 2006. |
Từ thông là thông lượng đường sức từ đi qua một diện tích.Từ thông liên hệ trực tiếp với mật độ từ thông. Từ thông là tích phân của tích vô hướng giữa mật độ từ thông với véctơ thành phần diện tích, trên toàn bộ diện tích.
Ký hiệu toán và đơn vị đo lường
Từ thông có ký hiệu . Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo từ thông là Weber (Wb), và đơn vị đo mật độ từ thông là Weber trên mét vuông, hay Tesla.
Với:
là từ thông
B là mật độ từ thông
Hướng của véctơ B theo quy ước là từ cực nam lên cực bắc của nam châm, khi đi trong nam châm, và từ cực bắc đến cực nam, khi đi ngoài nam châm.
Định luật Gauss
Định luật Gauss cho từ trường, một trong bốn phương trình Maxwell, nói rằng tổng từ thông qua một bề mặt đóng bằng không. Kết quả này tương đương với việc công nhận đơn cực từ không đo được.
Thể hiện trên công thức toán học:
Suy ra:
Định luật cảm ứng Faraday
Thay đổi theo thời gian của từ thông xuyên qua một vòng dây điện sẽ gây ra một lực điện động theo định luật cảm ứng Faraday:
Với:
là lực điện động
E là cường độ điện trường
ds là thành phần quãng đường trên dây dẫn điện
là từ thông xuyên qua vòng dây
t là thời gian
Đây là nguyên lý hoạt động của các máy phát điện, máy biến thế, ăng ten... |
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch nói nổi tiếng của nhà thơ, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1981 - 1984, dựa theo truyện dân gian "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", nội dung có ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc.
Cho đến nay, đây là vở kịch hiện đại duy nhất của Việt Nam tiếp cận được với sân khấu quốc tế. Vở kịch do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dàn dựng cho Nhà hát kịch nói Việt Nam. Vở diễn đã giành được huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990 và là vở kịch nói đầu tiên được công diễn ở nước ngoài. Các nhà nghiên cứu sân khấu quốc tế đã đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của vở diễn.
Năm 2002, "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được ê-kíp đạo diễn, thiết kế người Anh thực hiện và được công diễn tại nhà hát Yellow Earth với tên "The Butcher's Skin".
Năm 2004, vở kịch được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng lại với dàn diễn viên mới và truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Lớn Hà Nội trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.
Tóm tắt nội dung
Trương Ba là một ông lão giỏi đánh cờ tướng, được mọi người kính trọng vì lòng nhân hậu và tính tình hiền lành, nhưng lại bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích cho hồn Trương Ba được sống lại và nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết (do Trương Ba lúc này đã chết từ lâu, thân thể ông đã tan rữa trong bùn đất nên không thể hoàn hồn trở lại). Trú nhờ trong thể xác của anh hàng thịt, linh hồn Trương Ba gặp phải rất nhiều điều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cảm thấy xa lạ vì không phải da thịt của người thân mình..., bản thân Trương Ba thì vô cùng đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt, Trương Ba khi này nhiễm phải nhiều thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông do phải trú trong thân xác của anh hàng thịt. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái từ việc mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết theo đúng quy luật sinh - lão - bệnh - tử.
Trong kịch bản, Lưu Quang Vũ đã phân tích rõ từng nghịch cảnh:
Cảnh 1: Linh hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt, 2 người tranh cãi với nhau khá gay go và thú vị.
Cảnh 2, 3 và 4: Nỗi buồn trong gia đình và cảm xúc nội tâm của Trương Ba và vợ ông, cái Gái và cu Tị, con dâu của ông.
Cảnh 5 & 6: Đế Thích được Ngọc Hoàng và Nam Tào xá tội việc đưa hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt và trả lại cho chị hàng thịt, Trương Ba đã cứu sống cu Tị trước khi nhắm mắt xuôi tay, lìa đời.
NSND Trần Tiến đã sáng tạo thêm chi tiết tính cách, hành động của Đế Thích có xu hướng đồng tính.
Vai diễn
Dàn diễn viên của đợt dàn dựng đầu tiên (năm 1989):
NSND Trọng Khôi - Trương Ba.
NSND Trần Tiến - Đế Thích.
NSƯT Phạm Bằng - Lí trưởng.
... |
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một truyện cổ dân gian Việt Nam kể về một ông lão giỏi đánh cờ tướng tên là Trương Ba phải chết sớm. Đế Thích là một tiên cờ vì ngưỡng mộ tài đánh cờ trăm năm có một của Trương Ba mà đã làm cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt.
Bối cảnh của giai thoại được cho là ở làng Quy Nhơn, Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên. Giai thoại này được cụ Trần Quốc Chính là một nhà thư pháp, nhà nghiên cứu Hán Nôm biên soạn lại thành một cuốn sách có tên Dấu ấn làng Đình Sơn, xuất bản năm 2011. Truyện cổ này gắn liền với di tích lịch sử Đền Thiên Đế của thôn. Năm 2012, Đài Truyền hình tỉnh Hưng Yên đã tổ chức làm phóng sự để nghiên cứu khu di tích này.
Sự tích này là nguồn cảm hứng để nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ dựng nên một vở kịch nói nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: "Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm".
Năm 2006, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng đã chuyển thể sự tích trên cùng với vở kịch thành phim điện ảnh, nhưng với một bối cảnh hiện đại hơn, và mang phong cách hài hước hơn.
Cốt truyện
Trương Ba là 1 ông lão có tài đánh cờ tướng, nổi tiếng là người cư xử nhẹ nhàng, hiền lành, lương thiện, ngay thẳng, được mọi người yêu quý, kính trọng. Hai vợ chồng ông có 1 cậu con trai. Đối lập với gia đình Trương Ba, gia đình hàng thịt sống gần đó lại là một gia đình không hạnh phúc.
Rồi một hôm, tiên cờ Đế Thích thấy Trương Ba đánh cờ quá hay nên ông xuống hạ giới để đọ cờ cùng với Trương Ba và tặng Trương Ba một bó nhang, để khi nào Trương Ba muốn chơi cờ với ông thì cứ đốt 1 nén nhang. Sau đó không lâu, vì bị Nam Tào "ghi sổ sinh tử" nhầm nên Trương Ba chết oan. Đến ngày giỗ, vợ Trương Ba rất buồn và thắp nhang cho ông. Vô tình bà thắp nén nhang mà không hay mình đã gọi Đế Thích.
Đế Thích xuất hiện nhưng Trương Ba đã chết lâu rồi nên xác đã không còn nguyên vẹn, không thể hoàn hồn trở lại. Vì thương xót cho bạn tri kỷ của mình mất sớm và muốn sửa lỗi sai của Nam Tào nên ông hứa sẽ hồi sinh Trương Ba.
Tại thời điểm đó, vì bất cẩn nên anh hàng thịt gần nhà chết. Đế Thích đã lấy xác anh hàng thịt để cho hồn Trương Ba trú vào. Trương Ba lúc này trong thân xác anh hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Vợ ông thay vì vui mừng lại bất ngờ, sợ hãi vì lúc này bà không nghĩ đó là Trương Ba. Sau khi nghe Trương Ba kể lại thì bà tin lời và rất vui mừng. Còn vợ anh hàng thịt thì ấm ức, ghen tuông cứ nằng nặc đó là chồng mình, rồi cả hai bà vợ cùng nhau kiện lên quan.
Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba và bảo vợ cũ của mình là vợ người bán thịt ở trong xóm.
Quan hỏi cách làm heo bán thịt thế nào anh ta nói không biết, còn khi hỏi đến cách đánh cờ tướng thì anh ta trả lời rất rõ ràng, rành mạch và chính xác. Viên quan lấy làm khó xử vì hồn người này lại ở trong xác người kia, mới gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng thị còn sống có làm điều gì đặc biệt không. Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích xuống đánh cờ, có hứa lúc nào chồng thị chết, thì hãy thắp 1 nén nhang gọi đến ông sẽ cứu sống lại, nhưng rủi thị quên đi, đến khi xác chồng chết đã nát thịt rồi mới nhớ gọi đến, may có người bán thịt mới chết, ông tiên mới đưa hồn của Trương Ba nhập vào xác người bán thịt. Viên quan đòi riêng người bán thịt, quan hỏi có biết Đế Thích không, anh ta trả lời giống y như vợ Trương Ba nói, nên được xử rằng: "Ban ngày sẽ trở thành anh hàng thịt, tối sẽ trở thành Trương Ba."
Và cũng từ đây, những mâu thuẫn trong đời sống giữa hồn và xác bắt đầu nảy sinh. |
Lạc (phương ngữ Miền Bắc) hay đậu phộng (phương ngữ miền nam), đậu phụng (phương ngữ Miền Trung) (danh pháp hai phần: Arachis hypogaea), là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là loài cây thân thảo hàng năm có thể tăng chiều cao từ 30–50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1–7 cm và rộng 1–3 cm. Hoa dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2–4 cm. Sau khi thụ phấn, quả phát triển thành một dạng quả đậu dài 3–7 cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường giấu xuống đất để phát triển. Trong danh pháp khoa học của loài cây này thì phần tên chỉ tính chất loài có hypogaea nghĩa là "dưới đất" để chỉ đặc điểm quả được giấu dưới đất. Hạt lạc (ánh lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipid.
Lịch sử
Loài cây này được khai hoang đầu tiên bởi cư dân vùng sông Paraguay và Parama ở vùng Chaco của Paraguay và Bolivia.
Sản xuất
Hình ảnh |
He có thể chỉ đến:
Heli
Cá he
Chữ he (ה), chữ thứ năm của nhiều chữ cái Semit, bao gồm các chữ cái Do Thái, Phênixi, và Assyri
Chữ he (Г, г), chữ thứ tư của hai chữ cái Ukraina và Belarus |
Na có thể là:
Ký hiệu hóa học của một kim loại kiềm là natri.
Tên gọi chung theo nghĩa rộng của một họ trái cây (Họ Na: danh pháp khoa học: Annonaceae), hay một chi (chi Na: Annona), bao gồm các loài na khác nhau, tại miền nam Việt Nam gọi là mãng cầu. Theo nghĩa hẹp trong tiếng Việt chỉ loài na phổ biến tại Việt Nam, Annona squamosa L.
Họ người Á Đông: Na (họ người).
Ký hiệu của số Avogadro - NA
Viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ not applicable (không thích hợp) hay not available (không có) |
Trong Kitô giáo, Phúc Âm (tiếng Hy Lạp: euangélion, nghĩa là "tin tức vui mừng hay tốt lành"), còn gọi là Tin Mừng hay Tin Lành hay trong tiếng Việt cổ gọi là sách E-vang, là thông điệp về Nước Trời (Vương quốc của Thiên Chúa), và về sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, cũng như về sự hòa giải của loài người với Thiên Chúa. Khái niệm này còn có thể bao gồm sự hiện xuống của Chúa Thánh Linh trên các tín hữu và sự trở lại của Chúa Giêsu.
Thông điệp phúc âm được kể lại thành một câu chuyện trong cả bốn sách Phúc Âm và được diễn giải thần học trong các thư tín Tân Ước. Thông điệp này liên quan tới hành động cứu chuộc của Thiên Chúa qua sự hy sinh trên thập tự giá và sự sống lại từ cõi chết của Chúa Giêsu.
Thần học Kitô giáo trình bày Phúc Âm về sự cứu rỗi trong Chúa Giêsu Kitô không phải là một ý niệm mới, nhưng là điều đã được tiên báo xuyên suốt Cựu Ước và thậm chí đã được báo trước tại thời điểm sự sa ngã của loài người trong vườn địa đàng như được trình thuật tại sách Sáng Thế Ký 3:14-15, và được gọi là Phúc Âm tiên khởi.
Chú thích |
Hg có thể chỉ đến:
Thủy ngân
Sao Thủy
Đơn vị đo Hg
hg có thể chỉ đến:
héctôgam |
Sc có thể chỉ đến:
Scandi
Số Schmidt trong vật lý học
SC có thể chỉ đến:
Saint Kitts và Nevis
Seychelles
South Carolina
Đại học Nam California
sc có thể chỉ đến:
Tiếng Sardinia |
BR có thể là:
Ký hiệu của nguyên tố hóa học brom (Br).
Ký hiệu tên miền Internet quốc gia của Brasil (.br).
Ký hiệu tên ISO 3166 của Brasil (BR)
Danh sách các từ kết hợp từ hai chữ cái |
Đại học Nông Lâm có thể là tên gọi của:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh |
Đây là danh sách đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam. Tính đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, danh sách có tổng cộng 705 đơn vị, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh, 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện.
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện
Số liệu dân số chủ yếu từ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, còn số liệu diện tích chủ yếu từ cổng thông tin điện tử Chính phủ. Ô chú thích của hàng để trống có nghĩa đơn vị hành chính đó là huyện (không tính các huyện đảo).
Thống kê số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh
Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện không còn tồn tại
Lưu ý: Dưới đây chỉ tập hợp danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện sau năm 1975, thuộc diện sáp nhập, chia tách hoặc đổi tên. Việc nâng cấp, chuyển đổi đơn vị hành chính không thuộc danh sách này. |
Hương Sơn là một huyện trung du, miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Vị trí địa lý
Huyện Hương Sơn nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Tĩnh, trung tâm của huyện nằm cách thành phố Vinh khoảng 55 km, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 70 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 370 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Đức Thọ
Phía tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài khoảng 63 km
Phía nam giáp huyện Vũ Quang
Phía bắc giáp huyện Thanh Chương và huyện Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An.
Địa hình đồi núi xen đồng bằng thùng lĩnh sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và các phụ lưu, dốc từ tây - bắc xuống đông - nam, cao nhất là núi Bà Mụ (1357 m) trên biên giới Việt - Lào.
Các dãy núi chính: Dãy núi Giăng Màn (thuộc dãy Trường Sơn); núi Kim Sơn (rú Vằng); dãy núi Mông Gà; dãy núi Thiên Nhận; núi Hoa Bảy,…
Lịch sử
Địa bàn huyện Hương Sơn ngày nay nguyên là huyện Dương Toại, thuộc quận Cửu Đức.
Thời Bắc thuộc, đời Tấn Vũ Đế tách lập huyện Phố Dương, có 2 làng Phố Châu và Phúc Dương. Đời Đường, đây là châu Phúc Lộc.
Thời nhà Đinh và nhà Tiền Lê thuộc đất Hoan Châu.
Thời nhà Lý là hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An.
Thời nhà Trần và thuộc nhà Minh là hai huyện Cổ Đỗ (vùng đất chủ yếu thuộc Hương Sơn ngày nay) và Thổ Hoàng (các vùng đất thuộc hai huyện Hương Khê và Vũ Quang ngày nay)
Thời nhà Hậu Lê ban đầu là huyện Đỗ Gia, từ năm 1469, đời vua Lê Thánh Tông, là huyện Hương Sơn, thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (sau đó là trấn Nghệ An).
Từ năm 1831, là huyện Hương Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lúc bấy giờ, Huyện Hương Sơn gồm 8 tổng: Đỗ Xá, An Ấp, Hữu Bằng, Dị Ốc, Đồng Công, Thổ Hoàng, Thổ Lỗi và Bào Khê.
Năm Tự Đức thứ 21 (1868) huyện Hương Khê (vùng đất của huyện Thổ Hoàng trước đây) tách ra khỏi Hương Sơn.
Năm 1931, bỏ cấp phủ, huyện Hương Sơn trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Thời Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945-1975), huyện Hương Sơn vẫn thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 13 tháng 1 năm 1969, thành lập xã Sơn Hồng trực thuộc huyện Hương Sơn.
Từ năm 1976 đến năm 1991, huyện Hương Sơn thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh.
Năm 1976, xã Ân Phú thuộc Hương Sơn chuyển sang huyện Đức Thọ và đổi tên thành xã Đức Ân (tuy nhiên đến năm 2000 lại chuyển về huyện Vũ Quang và đổi lại tên cũ là xã Ân Phú). Từ đây, huyện Hương Sơn có 31 xã: Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn Hàm, Sơn Hòa, Sơn Hồng, Sơn Kim, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long, Sơn Mai, Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn Phố, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn Thịnh, Sơn Thọ, Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường.
Ngày 22 tháng 7 năm 1989, thành lập thị trấn Phố Châu từ một phần xã Sơn Phố.
Từ năm 1991, huyện Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tĩnh vừa được tái lập.
Ngày 19 tháng 11 năm 1997, thành lập thị trấn Tây Sơn từ một phần các xã Sơn Tây và Sơn Kim.
Ngày 2 tháng 8 năm 1999, sáp nhập xã Sơn Phố vào thị trấn Phố Châu.
Đến năm 2000, huyện Hương Sơn có 2 thị trấn: Phố Châu, Tây Sơn và 30 xã: Sơn An, Sơn Bằng, Sơn Bình, Sơn Châu, Sơn Diệm, Sơn Giang, Sơn Hà, Sơn Hàm, Sơn Hòa, Sơn Hồng, Sơn Kim, Sơn Lâm, Sơn Lễ, Sơn Lĩnh, Sơn Long, Sơn Mai, Sơn Mỹ, Sơn Ninh, Sơn Phú, Sơn Phúc, Sơn Quang, Sơn Tân, Sơn Tây, Sơn Thịnh, Sơn Thọ, Sơn Thủy, Sơn Tiến, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường.
Ngày 4 tháng 8 năm 2000, xã Sơn Thọ chuyển sang thuộc huyện Vũ Quang.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, chia xã Sơn Kim thành 2 xã: Sơn Kim 1 và Sơn Kim 2.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập ba xã Sơn Tân, Sơn Mỹ và Sơn Hà thành xã Tân Mỹ Hà; sáp nhập ba xã Sơn An, Sơn Thịnh và Sơn Hòa thành xã An Hòa Thịnh; sáp nhập ba xã Sơn Phúc, Sơn Mai và Sơn Thủy thành xã Kim Hoa; sáp nhập xã Sơn Quang và xã Sơn Diệm thành xã Quang Diệm.
Huyện Hương Sơn có 2 thị trấn và 23 xã như hiện nay.
Dân số
Dân số tính đến năm 2020 là 142.400 người. 11,28% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Hành chính
Huyện Hương Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 23 xã.
Giáo dục và đào tạo
Huyện Hương Sơn hiện nay có các trường Trung học Phổ thông là:
Trường THPT Hương Sơn: thị trấn Phố Châu
Trường THPT Lê Hữu Trác: xã Sơn Châu
Trường THPT Cao Thắng: xã Sơn Tây
Trường THPT Lý Chính Thắng: xã An Hòa Thịnh
Trường THPT Nguyễn Khắc Viện: xã Sơn Bằng
Trung tâm Hướng nghiệp - Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên địa chỉ Thị trấn Phố Châu. Được sáp nhập từ hai đơn vị Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên vào năm 2012.
Truyền thống lịch sử-văn hóa
Hương Sơn xưa kia thuộc phủ Đức Quang (gồm Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Hương Sơn có khoảng 20 vị đỗ đại khoa (từ phó bảng, tiến sĩ, tạo sĩ trở lên) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Đinh Nho, Tống Trần, Hà Huy, Lê Khánh, Nguyễn Khắc, Đào Duy, Lê Xuân, Văn Đình, Đặng Đình, Trần Đình … và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Hữu Bằng, Tuần Lễ, Gôi Mỹ, Thịnh Xá... Ngày nay có nhiều người thành đạt ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nước ngoài.
Hương Sơn là quê hương của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hiến sát sứ Nguyễn Kính Hài (1448-?), Đô Ngự sử Nguyễn Tử Trọng (1485-?); Hoàng giáp, Thượng thư Nguyễn Văn Lễ (1604-?); Hiến sát sứ, Tiến sĩ Nguyễn Thủ Xứng (1642-?) ; Hiến sát sứ, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vịnh (1679-1750?); Tiến sĩ Đinh Nho Công; Hoàng giáp, Phó Sứ Đinh Nho Hoàn; Tiến sĩ, Thượng thư, Nghĩa quận công Tống Tất Thắng; Tổng binh đồng tri Đinh Nho Côn; Tiến sĩ Đinh Nho Điển; Hoàng giáp Phạm Huy ((1811 - ?)); danh sĩ Lê Hầu Tạo; Thượng thư Đào Hữu Ích; Đốc học, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đản; Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm; Phó bảng Lê Kim Thiển; Phó bảng Nguyễn Hoán; Cử nhân Lê Khánh Lam (Tham tri bộ Lễ); các danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện, Nguyễn Lỗi, Văn Đình Dận, Cao Thắng, Lương Hiển...
Những nhân vật thành đạt thời hiện đại
Các nhà hoạt động cách mạng: Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Lý Chính Thắng, Lê Bình, Nguyễn Khắc Viện, Trần Kim Xuyến,...
Các vị lãnh đạo Đảng và chính quyền: Giáo sư, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Lê Xuân Tùng; Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ CA Lê Minh Hương; Chủ nhiệm UBKTTW Trần Cẩm Tú; Bí thư TW Đảng Lê Minh Hưng; Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn; Giáo sư, Viện sĩ, Bộ trưởng Phạm Song; Thống đốc Lê Đức Thúy; các thứ trưởng: Đinh Nho Liêm, Hà Học Hợi, Lê Anh Tuấn, Đặng Quang Phương, Tống Trần Đào, Phan Tâm, Trần Việt Thanh,...
Các nhà trí thức, nhà khoa học nổi bật: Giáo sư Sử học Đinh Xuân Lâm; Giáo sư Y học Lê Kinh Duệ; Giáo sư Ngôn ngữ học Lê Khả Kế; Giáo sư, Viện sĩ Toán học Hà Huy Khoái; Giáo sư Toán học Lê Xuân Anh; Giáo sư Cơ học Lê Khánh Châu; Giáo sư Toán học Nguyễn Quang Đỗ Thống; Giáo sư Nông nghiệp Cù Xuân Dần; Giáo sư Sinh học Đinh Quang Báo; Giáo sư Cầu đường Hà Huy Cương; Giáo sư Văn học Nguyễn Khắc Phi; Giáo sư Văn học Phong Lê; Giáo sư Toán học Nguyễn Hữu Dư; Giáo sư TSKH Toán học Đinh Nho Hào; Giáo sư Vật lý học Nguyễn Huy Bằng, Giáo sư Luyện kim Đinh Phạm Thái; ...
Các tướng lĩnh: Thượng tướng Lê Minh Hương; trung tướng Hồ Quang Tuấn; trung tướng Lê Xuân Lựu; Trung tướng Nguyễn Đường; Trung tướng Lê Minh Hùng; Thiếu tướng Trần Xanh; Thiếu tướng Tống Trần Thuật; Thiếu tướng Lê Viết Anh; Thiếu tướng Hà Tân Tiến; Thiếu tướng Phạm Xuân Thuyết; Chuẩn đô đốc Lương Việt Hùng; Thiếu tướng Thái Vinh Tú; Thiếu tướng Nguyễn Xuân Lý; Thiếu tướng Nguyễn Khắc Ngọ; Thiếu tướng Lê Minh Hà,...
Các doanh nhân thành đạt: Nguyễn Thanh Việt; Phạm Lê Hùng; Nguyễn Chí Linh (Nguyễn Khắc Linh), chủ tịch Tập đoàn LiOA;
Các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ: nhà thơ Quỳnh Dao, nhà văn Nguyễn Quang Thân, ca sĩ Elvis Phương, nhà thơ Đinh Thu Hiền,...
Tài năng trẻ: Phan Nhật Duy, Huy chương Vàng Toán quốc tế 2017 dành cho học sinh phổ thông (HSPT); Phan Xuân Hành, Huy chương Vàng Olympic Hoá học Quốc tế 2022 dành cho HSPT,...
Di tích và danh thắng nổi tiếng
Chùa Tượng Sơn ở làng Yên Hạ, xã Sơn Giang. Được mẹ của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sáng lập và xây dựng từ thời Hậu Lê (đầu thế kỷ 18).
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông bao gồm: Nhà thờ Lê Hữu Trác thôn Bầu Thượng, xã Quang Diệm; và mộ Lê Hữu Trác ở núi Minh Từ xã Sơn Trung được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích Văn hóa cấp Quốc gia.
Chùa Nhiễu Long (chùa Cao): thị trấn Phố Châu.
Đình Tứ Mỹ ở xã Sơn Châu (Di tích lịch sử- cách mạng thế kỷ 20);
Mộ và nhà thờ danh nhân Nguyễn Lỗi ở xã Sơn Bình (danh nhân lịch sử thế kỷ 15).
Nhà thờ danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện ở xã Sơn Ninh (danh nhân lịch sử thế kỷ 15)
Nhà thờ Đại Tôn Họ Nguyễn Khắc ở Xã An Hòa Thịnh
Nhà thờ danh thần Tống Tất Thắng ở xã An Hòa Thịnh
Nhà thờ họ Hà Huy(An Hòa Thịnh)
Đền Gôi Vị xã An Hòa Thịnh
Nhà thờ Lê Hầu Tạo ở xã Sơn Lễ (danh nhân lịch sử thế kỷ 18)
Nhà thờ danh tướng Lương Hiển, Phố Châu, Hương Sơn (1784)
Nhà thờ Đào Hữu Ích ở Xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn.
Nhà thờ danh tướng Cao Thắng ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn (danh nhân lịch sử thế kỷ 19)
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá.
Chùa Côn Sơn (Sơn Tiến-Hương Sơn) ngày xưa địa điểm này là nơi cất giấu lương thực, của cải và vũ khí chiến đấu phục vụ nghĩa quân Lam Sơn. Khi đất nước thái bình, Nguyễn Trãi đã cho xây dựng chùa Côn Sơn tại vị trí này như một nghĩa cử đền đáp dành cho nhân dân đã cưu mang giúp đỡ nghĩa quân trong những ngày tháng gian khổ chiến đấu chống quân thù ở mảnh đất này.
Chùa Bục Bục (Sơn Hòa-Hương Sơn):Chùa được vua Lê (Hậu Lê) cho xây dựng để an ủi vong linh các tướng sỹ đã ngã xuống trong chiến dịch đánh quân Minh trên phòng tuyến dãy núi Thiên Nhẫn (gần đó) và cũng là để bày tỏ sự biết ơn của Triều đình với Hoàng hậu Trần Thị Bích Ngọc-Người có công xây dựng An Ấp (nay là xã Sơn Hoà) thành một trang ấp trù phú.
Đền Đức Mẹ(Sơn Thịnh-Hương Sơn):Đền Đức Mẹ nổi tiếng ở An Hòa Thịnh, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Lễ chùa hàng năm vào ngày 3-3 âm lịch.
Nhà thờ Nguyễn Thạc Chí ở xã An Hòa Thịnh.
Nhà thờ Hồ Đắc Thọ ở xã Sơn Bằng.
Nhà thờ danh tướng Lương Hiển (năm 1784)- Khối 17 - TT Phố châu.
Khu nghỉ mát Nước Sốt ở xã Sơn Kim
Khu du lịch thác Xai Phố với những quang cảnh tự nhiên và thơ mộng Sơn Hồng, phía Tây Bắc Hương sơn
Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhận , xã Sơn Thịnh: Nơi Lê Lợi làm căn cứ chống quân xâm lược nhà Minh.
Đình Tứ Mỹ(Sơn Châu ngày nay):Nơi thành lập Đảng bộ huyện Hương Sơn
Ngoài các di tích nổi tiếng nêu trên, ở xã Sơn Phúc còn có cây Thị hơn 100 năm tuổi, nằm ở vườn của gia đình ông Tường, xóm Kim Sơn 2, xã Sơn Phúc. Cây Thị này phải có đến 7 thanh niên nối tay nhau ôm mới xuể. Nhưng ở trong thân cây lại rỗng ruột, muốn leo lên ngọn người ta có thể chui vào trong ruột cây vào leo lên.
Lễ hội truyền thống
Hội chợ Tết chợ Trâu và chợ Bò ở Chợ Gôi (làng Thịnh Xá- tổng Yên Ấp nay là xã An Hòa Thịnh) và ở chợ Choi (nay thuộc xã Tân Mỹ Hà) vào ngày 19, 20 tháng Chạp, hằng năm.
Kinh tế
Nông nghiệp:
Chăn nuôi: Trâu, bò, hươu,dê,gà,...
Trồng trọt: Lúa nước, hoa màu, cây ăn quả (cam bù, cam chanh, chanh, mít, bưởi,...)
Lâm nghiệp: Trồng rừng, Khai thác và chế biến Lâm sản,
Thương mại: Buôn bán với nước bạn Lào qua cửa khẩu Cầu Treo. Ngày 19/10/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg Ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo- tỉnh Hà Tĩnh.
Công nghiệp: khu công nghiệp cửa khẩu cầu treo đang được đầu tư và xây dựng.
Dịch vụ và du lịch:
Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Sơn Kim ở xã Sơn Kim 1;
Khu du lịch sinh thái nước khoáng nóng Thượng Kim-Khe Lành ở xã Sơn Kim 2;
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Hải thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.
Hương Sơn với nghệ thuật
Âm nhạc
Hương Đại Ngàn
Ước Vọng Màu Xanh
Bâng Khuâng Chiều Hương Sơn
Tiếng Hát Hương Sơn
Màu Xanh Hương Sơn
Ơi Con Sông Ngàn Phố
Vương Vấn Hương Sơn
Hương Sơn quê mẹ
Nhạc rừng Hương Sơn
Xóm núi quê tôi
Về Hương Sơn
Yêu quê mình Hương Sơn
Tình ca người nuôi hươu
Những cánh rừng hồi sinh
Sơn Kim
Mời anh về Hương Sơn
...
Hương Sơn có quốc lộ 8 và đường Hồ Chí Minh chạy qua, có cửa khẩu Cầu Treo thông với nước Lào, có con sông Ngàn Phố thơ mộng đi vào thơ ca:
...Đẹp lắm em ơi con sông Ngàn Phố
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau...
Đặc sản
Nhung hươu, mật ong rừng, cam bù, cá mát, kẹo cu đơ, trầm hương, nước khoáng, gà đồi, dê núi, chè xanh, trà Tây Sơn, bưởi đường, gỗ quý, măng nứa, hạt dổi, mắc kén, ... |
Chi Lạc (danh pháp khoa học: Arachis) là một chi của khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm và lâu năm trong họ Đậu (Fabaceae) và có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Ít nhất có một loài với tên gọi là lạc (Arachis hypogaea), có giá trị như một loài cây cung cung lương thực có tầm quan trọng toàn cầu; một vài loài khác được trồng với quy mô nhỏ tại Nam Mỹ.
Các loài trong chi Arachis, bao gồm cả lạc, bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, bao gồm Ochropleura plecta, Discestra trifolii và Agrotis segetum.
Các loài
A. africana Burm.f.
A. appressipila Krapov. & W. C. Greg.
A. archeri Krapov. & W. C. Greg.
A. batizocoi Krapov. & W. C. Greg.
A. benensis
A. benthamii Handro
A. brevipetiolata Krapov. & W. C. Greg.
A. burchellii Krapov. & W. C. Greg.
A. burkartii Handro
A. cardenasii Krapov. & W. C. Greg.
A. chiquitana Krapov. & W. C. Greg.
A. correntina (Burkart) Krapov. & W. C. Greg.
A. cruziana
A. cryptopotamica Krapov. & W. C. Greg.
A. dardani Krapov. & W. C. Greg.
A. decora
A. diogoi Hoehne
A. douradiana Krapov. & W. C. Greg.
A. duranensis Krapov. & W. C. Greg.
A. giacomettii
A. glabrata (Lạc trường niên, Lạc tiên)
A. glandulifera Stalker
A. gracilis Krapov. & W. C. Greg.
A. gregoryi
A. guaranitica Chodat & Hassl.
A. hatschbachii Krapov. & W. C. Greg.
A. helodes Mart. ex Krapov. & Rigoni
A. hermannii Krapov. & W. C. Greg.
A. herzogii
A. hoehnei Krapov. & W. C. Greg.
A. hypogaea (Lạc, Đậu phụng)
A. interrupta Valls & C. E. Simpson
A. ipaënsis
A. kempff-mercadoi
A. kretschmeri Krapov. & W. C. Greg.
A. kuhlmannii Krapov. & W. C. Greg.
A. lignosa (Chodat & Hassl.) Krapov. & W. C. Greg.
A. linearifolia
A. lutescens Krapov. & Rigoni
A. macedoi Krapov. & W. C. Greg.
A. magna
A. major Krapov. & W. C. Greg.
A. marginata
A. martii Handro
A. matiensis
A. microsperma
A. monticola Krapov. & Rigoni
A. namyquarae Hoehne
A. oteroi Krapov. & W. C. Greg.
A. palustris
A. paraguariensis Chodat & Hassl.
A. pflugeae
A. pietrarellii Krapov. & W. C. Greg.
A. pintoi Krapov. & W. C. Greg.
A. praecox
A. prostrata (Grassnut)
A. pseudovillosa (Chodat & Hassl.) Krapov. & W. C. Greg.
A. pusilla Benth.
A. repens Handro
A. retusa Krapov. & W. C. Greg.
A. rigonii Krapov. & W. C. Greg.
A. schininii
A. seridoënsis
A. setinervosa Krapov. & W. C. Greg.
A. simpsonii Krapov. & W. C. Greg.
A. stenophylla Krapov. & W. C. Greg.
A. stenosperma Krapov. & W. C. Greg.
A. subcoriacea Krapov. & W. C. Greg.
A. sylvestris (A. Chev.) A. Chev.
A. trinitensis Krapov. & W. C. Greg.
A. triseminata Krapov. & W. C. Greg.
A. tuberosa Benth.
A. valida Krapov. & W. C. Greg.
A. vallsii Krapov. & W. C. Greg.
A. villosa Benth.
A. villosulicarpa Hoehne
A. williamsii Krapov. & W. C. Greg. |
Phân họ Đậu (danh pháp khoa học: Faboideae) là một phân họ của thực vật có hoa thuộc họ Đậu (Fabaceae hay Leguminosae). Một danh pháp khoa học khác cũng được chấp nhận cho phân họ này là Papilionoideae.
Phân họ này phân bổ rộng khắp và các loài đã thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Các loài trong phân họ này có thể là cây thân gỗ, cây bụi hay cây thân thảo. Hoa của chúng có dạng hoa đậu cổ điển và các nốt sần ở rễ là rất phổ biến.
Các tông
Các chi
Lưu ý: Chi điển hình Faba là từ đồng nghĩa của Vicia và được liệt kê tại đây dưới tên gọi Vicia. |
Huyện là đơn vị hành chính địa phương cấp hai ở khu vực nông thôn của Việt Nam. Thuật ngữ "cấp huyện" thường được dùng để chỉ toàn bộ cấp hành chính địa phương thứ hai, nghĩa là bao gồm cả thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện và thị xã.
Một huyện thường được chia thành nhiều xã và có thể có một hay một vài thị trấn hoặc cũng có thể không có thị trấn nào. Một số huyện đảo không phân chia thành các xã, thị trấn do có diện tích hoặc dân số quá nhỏ, thay vào đó chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý tất cả các mặt trên địa bàn huyện. Hiện nay có 5 huyện có chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý gồm: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).
Quy định trong luật pháp
Cấp hành chính
Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương, Khoản 1 Điều 110 có viết:
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, huyện nằm ở cấp hành chính thứ hai trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 2, Mục 1: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính nông thôn, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một huyện cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
Điều 2. Tiêu chuẩn của huyện
1. Quy mô dân số:
a) Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên;
b) Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 120.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên:
a) Huyện miền núi, vùng cao từ 850 km² trở lên;
b) Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 450 km² trở lên.
3. Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 16 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất 01 thị trấn.
Thống kê
Ngày 31 tháng 12 năm 2009, Việt Nam có 697 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 556 huyện.
Đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 82 thành phố thuộc tỉnh (trong đó có 1 thành phố đảo), 52 thị xã, 46 quận và 524 huyện (trong đó có 11 huyện đảo).
Huyện có diện tích lớn nhất: huyện Tương Dương (Nghệ An) với 2.812,07 km².
Huyện có diện tích nhỏ nhất (nếu không tính 11 huyện đảo): huyện Thanh Trì (Hà Nội) với 63,17 km².
Huyện đảo có diện tích lớn nhất: huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) với 551,3 km² (gấp gần 10 lần diện tích huyện Thanh Trì).
Huyện đảo có diện tích nhỏ nhất: huyện Cồn Cỏ (Quảng Trị) với 2,2 km² (đồng thời là huyện có diện tích nhỏ nhất cả nước).
Huyện có dân số đông nhất: huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) với 705.508 người.
Huyện có dân số ít nhất (nếu không tính 11 huyện đảo): huyện Ia H'Drai (Kon Tum) với 10.210 người.
Huyện đảo có dân số đông nhất: huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) với 46.616 người.
Huyện đảo có dân số ít nhất: huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) với 0 người.
Huyện có mật độ dân số cao nhất: huyện Thanh Trì (Hà Nội) với 4.343 người/km²
Huyện có mật độ dân số thấp nhất (nếu không tính 11 huyện đảo): huyện Ia H'Drai (Kon Tum) với 10 người/km².
Huyện đảo có mật độ dân số cao nhất: huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) với 2.134 người/km²
Huyện đảo có mật độ dân số thấp nhất: huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) với 0 người/km².
Huyện có nhiều thị trấn nhất: huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) với 5 thị trấn.
Huyện có nhiều xã nhất: huyện Yên Thành (Nghệ An) với 38 xã.
Huyện có ít xã nhất (nếu không tính các huyện đảo): huyện Ia H'Drai (Kon Tum) với 3 xã.
Huyện đảo có nhiều xã nhất: huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) với 11 xã.
Các huyện đảo có ít xã nhất (nếu không tính một số huyện đảo không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã): huyện Cô Tô (Quảng Ninh) và huyện Trường Sa (Khánh Hòa), mỗi huyện có 2 xã.
Một số huyện không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã, gồm các huyện đảo: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu). |
Cam thảo dây hay còn gọi tương tư, cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, cảm slảo (tiếng Tày), hương tư tử (香 思 子 -tiếng Trung) (danh pháp khoa học: Abrus precatorius) là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu được L. mô tả lần đầu năm 1753. Cây sinh trưởng dạng thân leo với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le. Hoa màu hồng, mọc ở kẽ lá. Quả thuộc loại quả đậu dẹt chứa từ 3-7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen. Hạt của nó hay được dùng để làm chuỗi tràng hạt hay trong các bộ gõ (âm nhạc). Hạt của nó chứa các chất có độc tính cao nhưng khó gây tổn thương cho cơ thể nếu nuốt phải hạt tươi còn nguyên vỏ do lớp vỏ này khá cứng và khó bị phá vỡ. Toàn cây có vị ngọt. Loài cây này mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi cũng như ven biển.
Độc tính
Các chất độc có trong Abrus precatorius gọi là abrin và rất giống với ricin. Nó là một chất nhị trùng bao gồm hai khối con protein, gọi là A và B. Chuỗi B có tác dụng "gắn" abrin vào tế bào: nó liên kết với các protein vận chuyển trên màng tế bào để sau đó vận chuyển chất độc vào trong tế bào. Khi đã ở trong tế bào, chuỗi A ngăn cản việc tổng hợp protein bằng cách thụ động hóa khối con 26S của ribosom. Một phân tử abrin sẽ làm cho khoảng 1.500 ribosom bị thụ động trên 1 giây. Các triệu chứng ngộ độc là y như ngộ độc ricin, ngoại trừ liều gây tử vong của ricin là khoảng 75 lần cao hơn của abrin. Abrin có LD-50 là 0,56 μg (microgram)/kg ở chuột nhắt, và Kingsbury đưa ra liều gây tử vong ở người là 0,00015% trọng lượng cơ thể, hay xấp xỉ 0,075-0,090 mg cho một người nặng 50–60 kg. Việc nuốt phải các hạt còn nguyên vẹn thường không phát hiện được về mặt lâm sàng, do chúng đi qua đường tiêu hóa vì lớp vỏ cứng của chúng.
Trang sức
Hạt của Abrus precatorius có giá trị trong việc làm đồ trang sức của một số dân cư bản địa nhờ màu sắc rực rỡ của nó. Một phần ba vỏ hạt (phần có rốn hạt) có màu đen, trong khi phần còn lại có màu đỏ tươi, giống như con bọ rùa. Việc làm đồ trang sức bằng hạt cam thảo dây là nguy hiểm, và đã có thông báo về các trường hợp tử vong do bị đâm vào tay trong khi khoan lỗ trên hạt để xỏ dây. |
Chi Cam thảo dây hay chi Cườm thảo (danh pháp khoa học: Abrus) là một chi của 13-18 loài trong họ Đậu (Fabaceae) với loài được biết đến nhiều nhất là Abrus precatorius tức cam thảo dây. Hạt của các loài cây này được sử dụng làm chuỗi dây trang sức và có độc tính cao.
Các loài
Abrus aureus - Madagascar.
Abrus baladensis - Somalia.
Abrus bottae - Ả Rập Saudi và Yemen.
Abrus canescens - châu Phi.
Abrus diversifoliatus - Madagascar.
Abrus fruticulosus (cườm thảo chồi, kê cố thảo) - Ấn Độ.
Abrus gawenensis - Somalia.
Abrus laevigatus - Nam Phi.
Abrus longibracteatus (cườm thảo lá bắc dài) - Lào và Việt Nam.
Abrus madagascariensis - Madagascar.
Abrus mollis (cườm thảo mềm, mao tương tư tử).
Abrus parvifolius - Madagascar.
Abrus precatorius (cam thảo dây, dây chi chi) - Khắp vùng nhiệt đới.
Abrus pulchellus - châu Phi.
Abrus sambiranensis - Madagascar.
Abrus schimperi - châu Phi.
Abrus somalensis - Somalia.
Abrus wittei - Zaire. |
John Robert Schrieffer (sinh 31 tháng 5 năm 1931) là một nhà vật lý nổi tiếng người Mỹ. Năm 1972, ông đã được trao giải Nobel Vật lý cùng với John Bardeen và Leon Neil Cooper cho lý thuyết BCS, lý thuyết đầu tiên mô tả một cách rất thành công cơ chế vi mô của các vật liệu siêu dẫn loại 1.
Hiện nay, Robert Schrieffer đang thụ án tù 2 năm tại California do đã gây ra một tai nạn giao thông làm chết một người và làm bị thương bảy người khác. |
Động vật nguyên sinh (Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật) là một thuật ngữ cổ gồm những sinh vật đơn bào (nguyên sinh vật-Protistatrong giới khởi sinh) thuật ngữ này hiện không còn được dùng trong phân loại sinh vật. Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh (protophyta), được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 40.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp như trùng roi xanh. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự.
Phân loại
Gồm có 5, 6 hoặc 7 tiểu loại tùy theo cách phân loại trước đây, phụ thuộc cơ quan vận chuyển và loại nhân tế bào, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện mối quan hệ thực sự giữa chúng theo quan điểm hiện nay:
Sarcomastigophora (gồm các loài thuộc hai lớp Sarcodina tức Amoeboid - trùng chân giả và Mastigophora tức Flagellate - trùng roi, kết hợp lại) bao gồm các sinh vật có cơ quan vận chuyển là chiên mao và giả túc hoặc một trong hai loại đó và có một loại nhân đơn giản
Labyrinthomorpha
Apicomplexa
Microspora
Acetospora
Myxozoa
5 loại trên bao gồm các bào tử trùng sống ký sinh ở các cơ thể động vật khác (trước đây các ngành này được xếp chung cùng một lớp Sporozoa)
Ciliophora: có cơ quan vận chuyển là tiêm mao và có hai loại nhân khác nhau - nhân dinh dưỡng và nhân sinh dục (trước đây được xếp vào lớp Ciliata).
Cấu trúc
Cơ quan vận chuyển
Có ba loại vận chuyển ở các động vật nguyên sinh: vận chuyển bằng giả túc, bằng chiên mao và bằng tiêm mao
Giả túc (Pseudopod) là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển. Giả túc được dùng để di chuyển và để bắt thức ăn. Giả túc có bốn loại hình dạng:
Giả túc hình sợi Filopodia
Giả túc hình rễ cây Rhizopodia
Giả túc hình tia Axopodia
Giả túc hình chuỳ có đầu tròn
Chiên mao là bộ phận hoạt động rẽ trong vòng tròn xoáy trong nước như mũi khoan để kéo toàn bộ ĐVNS về phía trước, vừa tạo dòng nước cuốn thức ăn vào miệng (bào khẩu).
Một số động vật nguyên sinh có cả giả túc trùng lẫn chiêm mao, thậm chí cả màng uốn
Tiêm mao: hoạt động như mái chèo đẩy sinh vật tiến về phía trước, làm cho con vật tự xoay quanh mình nó khi vận chuyển đồng thời tạo nên dòng nước xoáy cuốn theo thức ăn đưa vào miệng.
Cơ quan tiêu hoá-Không bào tiêu hoá
Các mảnh vụn thức ăn được đưa vào bào khẩu (cytostome, thường nằm ở một vị trí nhất định nào đó trên cơ thể động vật nguyên sinh), theo bào khẩu vào bào hầu (cytopharynx) và được bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các men tiêu hoá được tiết vào trong túi để phân giải thức ăn. Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ được đưa vào tế bào chất còn những chất không tiêu hoá được tế bào thải ra ngoài qua bề mặt.
Trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu
Ở Paramecium multimicronucleatum:
Không bào trương đầy nước với màng đóng kín lỗ thoát.
Sau đó: lỗ thoát mở ra, không bào dốc hết nước ra ngoài.
Tiếp tục: lỗ thoát được đóng lại.
Cuối cùng: hai túi nhập lại hình thành không bào trương đầy nước.
Ở Paramecium trichium:
Đầu tiên: không bào trương đầy nước, không bào thứ cấp và tam cấp được thành lập
Sau đó: không bào dốc hết nước ra ngoài, sau đó không bào nhận nước từ các không bào thứ cấp và tam cấp
Kết thúc: không bào lại trương đầy nước. |
{{Bảng phân loại
| image = Cytisus scoparius3.jpg
| image_width = 250px
| image_caption = Đậu chổi châu Âu (Cytisus scoparius)
| regnum = Plantae
| unranked_divisio = Angiospermae
| unranked_classis = Eudicots
| unranked_ordo = Rosids
| ordo = Fabales
| familia = Fabaceae
| subfamilia = Faboideae
| tribus = Cytiseae
| subdivision_ranks = Các chi
| subdivision =
Argyrocytisus:1 loài
Cytisus: khoảng 30-35 loài
Genista: khoảng 90 loài
Petteria: 1 loài
Podocytisus: 1 loài
Retama: 4 loài
Spartium: 1 loài
</td></tr>Tham khảo: ILDIS phiên bản 6.05
}}
Đậu chổi là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loại cây bụi thường xanh, bán thường xanh và sớm rụng trong phân họ Đậu (Faboideae) của họ Đậu (Fabaceae), chủ yếu trong hai chi là Cytisus và Genista, nhưng cũng có trong 5 chi nhỏ khác (xem trong hộp thông tin). Tất cả các chi này đều thuộc tông Cytiseae. Các chi này có quan hệ họ hàng rất gần và chia sẻ các đặc điểm chung như các thân cây màu xanh lục, thanh mảnh và rậm rạp cũng như các lá rất nhỏ, thích nghi với môi trường sống khô cằn. Phần lớn các loài có hoa màu vàng, nhưng một số ít các loài lại có hoa màu trắng, da cam, đỏ, hồng hay tía. Hai họ hàng gần của chúng là Ulex và Laburnum (các loài kim tước bụi và thân gỗ), nhưng hai chi này có bề ngoài rất khác với đậu chổi. Một số nhà thực vật còn bao gồm cả Podocytisus caramanica vào trong chi Laburnum.
Tất cả các loài đậu chổi và các họ hàng gần của chúng (bao gồm cả hai chi Laburnum và Ulex) đều có nguồn gốc từ châu Âu, miền bắc châu Phi và Tây Nam Á, với sự đa dạng lớn nhất tại khu vực ven Địa Trung Hải. Nhiều loài đậu chổi (không phải tất cả) là các loài cây chịu lửa, thích nghi với việc bị cháy để loại bỏ phần thân cây trên mặt đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sinh của phần thân rễ cũng như sự nảy mầm của hạt trong lòng đất.
Loài đậu chổi phổ biến nhất là đậu chổi châu Âu (Cytisus scoparius hay Sarothamnus scoparius), có nguồn gốc ở miền tây bắc châu Âu, nói chung được tìm thấy tại các khu vực nhiều nắng với đất cát khô cằn. Giống như phần lớn các loài đậu chổi khác, nó có thân cây không lá về mùa xuân và về mùa hè thì nở đầy hoa màu vàng. Vào cuối mùa hè, các quả nang tương tự như quả đậu của nó nổ tung, thường với tiếng nổ có thể nghe được, để phân tán hạt từ cây cha mẹ. Nó tạo ra một dạng cây bụi cao từ 1 đến 3 m, ít khi cao tới 4 m. Nó cũng là loài đậu chổi chịu rét tốt nhất, có thể chịu được nhiệt độ xuống tới -25 °C.
Loài đậu chổi lớn nhất là đậu chổi núi Etna (Genista aetnensis), có thể lớn thành một cây thân gỗ nhỏ cao tới 10 m. Ngược lại, một vài loài khác, chẳng hạn đậu chổi Dyer (Genista tinctoria) là một loại cây bụi thấp, nói chung được coi là cây không có thân gỗ.
Đậu chổi chịu đựng và phát triển tốt tại các vùng đất khô cằn và không cần chăm sóc nhiều; chúng không cần tưới tiêu nước tốt và nói chung chịu ẩm kém.
Các loài đậu chổi bị ấu trùng của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại - xem thêm Danh sách côn trùng cánh vẩy phá hoại đậu chổi.
Các loài đậu chổi được trồng làm cây cảnh cũng như để cải tạo đất (chẳng hạn tại các khu vực mỏ đã khai thác hết) cũng như để chống cát lấn. Các loài đậu chổi được trồng trong vườn có đậu chổi tía (Chamaecytisus purpureus với hoa tía), đậu chổi Atlas (hay đậu chổi Morocco) (Cytisus battandieri, đồng nghĩa: Argyrocytisus battandieri), đậu chổi lùn (Cytisus procumbens), đậu chổi Provence (C. purgans) và đậu chổi Tây Ban Nha (Spartium junceum). Nhiều loại đậu chổi phổ biến trong vườn là các giống lai ghép, chẳng hạn đậu chổi Kew (Cytisus x kewensis, lai ghép giữa C. ardoinii và C. multiflorus) hay đậu chổi Warminster (Cytisus x praecox, lai ghép giữa C. purgans và C. multiflorus).
Đậu chổi Dyer (Genista tinctoria) cung cấp một loại thuốc nhuộm màu vàng có ích lợi đáng kể.
Tại một số khu vực của Bắc Mỹ, cây đậu chổi châu Âu (Cytisus scoparius) được đưa vào với vai trò của một loại cây cảnh, đã thích nghi với môi trường bản xứ và trở thành một loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm do nó phát tán hạt một cách khủng khiếp và phát triển tới mức rất khó loại trừ. Tương tự, nó cũng là loài gây ra vấn đề lớn tại các khu vực mát và ẩm hơn của miền nam Australia và New Zealand. Ở bờ biển miền tây Hoa Kỳ thì đậu chổi Pháp (Genista monspessulana) và đậu chổi Tây Ban Nha (Spartium junceum) cũng bị coi là các loài cây xâm hại nguy hiểm, do chúng nhanh chóng chiếm lĩnh hết môi trường sinh sống của các loài cây bản địa và phát triển rất mạnh tại các khu vực ít người lai vãng.
Các vị vua của triều đại Plantagenet (Angevin thuộc Pháp) ban đầu lấy hoa đậu chổi ("planta genista") làm biểu tượng và đặt tên triều đại của mình theo tên gọi này.
Thư viện ảnh
Chú thích |
Cytisus là một chi thực vật trong họ Đậu. Thành viên của một số chi riêng biệt như Calicotome, Chamaecytisus, và Lembotropis đôi khi cũng được xếp vào chi Cytisus.
Các loài
Chú thích |
Genista là một chi thực vật trong họ Đậu.
Các loài
Genista abchasica Sachokia
Genista acanthoclada DC.
Genista aetnensis (Biv.) DC.—Mount Etna broom
Genista albida Willd.
Genista anatolica Boiss.
Genista anglica L.—petty whin, needle furze
Genista angustifolia Schischkin
Genista arbusensis Vals.
Genista aristata C. Presl
Genista armeniaca Spach
Genista aspalathoides Lam.
Genista aucheri Boiss.
Genista ausetana (O. Bolòs & Vigo) Talavera
Genista balearica Porta & Rigo
Genista banatica (Simonk.) Holub
Genista berberidea Lange
Genista burdurensis P.E. Gibbs
Genista cadasonensis Vals.
Genista canariensis L.
Genista capitellata Coss.
Genista carinalis Griseb.
Genista carpetana Lange
Genista cephalantha Spach
Genista cinerascens Lange
Genista cinerea (Vill.) DC.
Genista clavata Poir.
Genista compacta Schischkin
Genista corsica (Loisel.) DC.
Genista cupanii Guss.
Genista depressa M. Bieb.
Genista desoleana Vals.
Genista dorycnifolia Font Quer
Genista ephedroides DC.
Genista falcata Brot.
Genista fasselata Decne.
Genista ferox Poir.
Genista flagellaris Sommier & Levier
Genista florida L.
Genista fukarekiana Micevski & E. Mey.
Genista gasparrinii (Guss.) C. Presl
Genista germanica L.
Genista haenseleri Boiss.
Genista halacsyi Heldr.
Genista hassertiana (Bald.) Buchegger
Genista hillebrandtii H. Christ
Genista hirsuta M. Vahl
Genista hispanica L.
Genista holopetala (Koch) Bald.
Genista humifusa L.
Genista hystrix Lange
Genista ifniensis Caball.
Genista involucrata Spach
Genista januensis Viv.
subsp. januensis Viv.
subsp. lydia (Boiss.) Kit Tan & Ziel.
Genista juzepczukii Tzvelev
Genista kolakowskyi Sachokia
Genista libanotica Boiss.
Genista linifolia L.—flax broom
Genista lobelii DC.
Genista lucida Cambess.
Genista maderensis (Webb & Berthel.) Lowe
Genista majorica Canto & M.J. Sanchez
Genista melia Boiss.
Genista michelii Spach
Genista micrantha Ortega
Genista microcephala Coss. & Durieu
Genista microphylla DC.
Genista millii Boiss.
Genista mingrelica Albov
Genista monspessulana (L.) L.A.S. Johnson—French broom, cape broom, Montpellier broom
Genista morisii Colla
Genista mugronensis Vierh.
Genista nevadensis (Esteve & Vara) Rivas Mart., Asensi, Molero Mesa & F. Valle
Genista nissana Petrovic
Genista numidica Spach
Genista obtusiramea Spach
Genista osmariensis Coss.
Genista oxycedrina Pomel
Genista paivae Lowe
Genista parnassica Halacsy
Genista pilosa L.
Genista polyanthos Willk.
Genista pseudopilosa Coss.
Genista pulchella Vis.
Genista quadriflora Munby
Genista radiata (L.) Scop.
Genista ramosissima (Desf.) Poir.
Genista sagittalis L.
Genista sakellariadis Boiss. & Orph.
Genista salzmannii DC.
Genista sanabrensis Valdes Brem. & al.
Genista sandrasica Hartvig & Strid
Genista sardoa Vals.
Genista scorpius (L.) DC.—aulaga
Genista scythica Pacz.
Genista segonnei (Maire) P.E. Gibbs
Genista sericea Wulfen
Genista sessilifolia DC.
Genista sibirica L.
Genista spachiana Webb
Genista spartioides Spach
Genista spinulosa Pomel
Genista splendens Webb & Berthel.
Genista stenopetala Webb & Berthel.—sweet broom, Easter broom
Genista suanica Schischkin
Genista subcapitata Pancic
Genista sulcitana Vals.
Genista sylvestris Scop.
var. pungens (Vis.) Rehder
var. sylvestris Scop.
Genista taurica Dubovik
Genista tejedensis (Porto & Rigo) C. Vicioso
Genista tenera (Murray) Kuntze
Genista teretifolia Willk.
Genista tetragona Besser
Genista thyrrena Vals.
Genista tinctoria L.—dyer's broom, woodwaxen
var. ovata (Waldst. & Kit.) F. W. Schultz
var. tinctoria L.
Genista toluensis Vals.
Genista tournefortii Spach
Genista transcaucasica Schischkin
Genista triacanthos Brot.
Genista tricuspidata Desf.
Genista tridens (Cav.) DC.
Genista tridentata L.
Genista ulicina Spach
Genista umbellata (L'Hér.) Poir.
Genista valentina (Spreng.) Steud.
Genista verae Juz.
Genista versicolor Boiss.
Các loài chưa được công nhận
Genista abyssinica Briq.
Genista acquinoctialis Briq.
Genista acutiflora Pau
Genista acutifolia Spach
Genista aegyptiaca Spreng.
Genista aequinoctialis Briq.
Genista affghanica Briq.
Genista africana Briq.
Genista albanica F.K.Mey.
Genista alpicola Schur
Genista alpina (Mill.) Spach
Genista amana Rech.f.
Genista amarella Lepech.
Genista americana Spach
Genista anabaptizata Briq.
Genista andreana Puiss.
Genista apetala Spach
Genista aphylla DC.
Genista aprutia C.Presl
Genista arabica (Decne.) Briq.
Genista arborea Spreng.
Genista arborea Rouy
Genista arborescens Mill. ex Spach
Genista arcuata W.D.J.Koch
Genista argentea (L.) Noulet
Genista armata Poir.
Genista artwinensis Schischk.
Genista ascendens Briq.
Genista austriaca (L.) Scheele
Genista bakeri Briq.
Genista bakeria Briq.
Genista balansae (Boiss.) Rouy
Genista ballii Briq.
Genista barbara Munby
Genista benehoavensis (Bolle) del Arco
Genista bisflorens (Host) Rouy
Genista bivonae C.Presl
Genista bocchierii Bacch., Brullo & Feoli Chiapella
Genista bourgaei Spach ex Nyman
Genista bracteolata Link
Genista britannica Rchb.
Genista brugnieri Spach
Genista brutia Brullo, Scelsi & Spamp.
Genista caballeroi Pau ex Caball.
Genista caespitosa K.Koch
Genista calcicola Schur
Genista calycina Briq.
Genista capensis Spach
Genista cappadocica Spach
Genista cassia Boiss.
Genista catalaunica (Webb) Rouy
Genista cazorlana Debeaux & E.Rev.
Genista charegia Coss. ex Batt.
Genista cilentina Vals.
Genista cineria DC.
Genista cirtensis Pomel
Genista collina Briq.
Genista commixta Spach
Genista compressa Sol. ex A.Cunn.
Genista congesta (Willd.) Poir.
Genista connata Briq.
Genista contaminata Poir.
Genista cordifolia Porta
Genista coriacea Kit.
Genista cosoniaca Bernardin ex Gand.
Genista cossoniana Batt.
Genista cotinifolia Burm.f.
Genista crassifolia Briq.
Genista crebrispina Pomel
Genista cretica (L.) Spach
Genista crotalarioides Briq.
Genista csikii Kümmerle & Jáv.
Genista cupani Guss.
Genista cuspidata (Cav.) Spach
Genista cuspidosa DC.
Genista cytisoides Spach
Genista dasycarpa Ball
Genista daurica G.Nicholson
Genista defoliata Lam.
Genista delarbrei Lecoq & Lamotte
Genista demarcoi Brullo, Scelsi & Siracusa
Genista densa Poir.
Genista discolor Webb ex Lowe
Genista disperma Spach
Genista divaricata Link
Genista dorycnioides Briq.
Genista dumetorum G.Nicholson
Genista duriaei Spach
Genista echinata Sennen
Genista eckloniana Briq.
Genista elias-sennenii Uribe-Ech. & Urrutia
Genista elliptica (Willd. ex Spreng.) Steud.
Genista elliptica Kit.
Genista elongata Scheele
Genista elongata (Waldst. & Kit.) E.H.L.Krause
Genista emirnensis Briq.
Genista ephedrifolia Pourr. ex Willk. & Lange
Genista ericetorum Hoffmanns. ex Spreng.
Genista erinacea Gilib.
Genista erinaceoides (Loisel.) Vierh.
Genista eriocarpa Kunze
Genista europaea E.H.L.Krause
Genista exaltata Link ex DC.
Genista filifolia Licht. ex Walp.
Genista filiformis Briq.
Genista flaccida Briq.
Genista foliolosa Link
Genista formosa Carrière
Genista fragrans Spach
Genista friedrichsthaliana C.Presl
Genista fritschii Rech.
Genista frutescens Schloss. & Vuk.
Genista gaditana Rouy
Genista galioides Spach
Genista gasparini C. Presl
Genista genuensis Pers.
Genista glabra Spach
Genista gracilis Poir.
Genista gracilis Spach
Genista grandiflora (DC.) Spach
Genista grossii Font Quer
Genista gymnoptera Duby ex Nyman
Genista halleri Reyn. ex DC.
Genista harveyi Briq.
Genista herbacea Lam.
Genista hillebrandii Christ
Genista hirta Rouy
Genista hybrida E.H.L. Krause
Genista hypericifolia Herb. ex Colla
Genista incana Briq.
Genista incerta Friv. ex Griseb.
Genista incubacea Schur
Genista inermis Gilib.
Genista inermis Pančić
Genista infesta G.Don
Genista inops Boiss. & Balansa
Genista insularis Bacch., Brullo & Feoli Chiapella
Genista interrupta (Cav.) Steud.
Genista italica Lodd. ex G.Don
Genista jacquiniana Scheele
Genista jaubertii Spach
Genista jimenezii Pau ex Munuera
Genista jordani Shuttlew. ex Rouy & Fouc.
Genista jordanii Shuttlew.
Genista juasi Buch.-Ham. ex D.Don
Genista juncea Scop.
Genista kabylica Coss. ex Batt.
Genista kochii Rouy
Genista kotschyi Briq.
Genista laburnum (L.) E.H.L.Krause
Genista lampropphylla Spach
Genista lanigera Spach
Genista laricifolia Burm.f.
Genista leptophylla Spach
Genista lipskii (Novopokr. & Schischk.) Novopokr. & Schischk.
Genista longirostrata Sennen
Genista lunaris Briq.
Genista macrobotrys (Maire & Sennen) Sennen
Genista madoniensis Raimondo
Genista maroccana Briq.
Genista martinii Verguin & Soulie
Genista mauritiana Pau & Sennen
Genista microsoma Briq.
Genista millani Caball.
Genista milli Heldr. ex Boiss.
Genista minima Bubani
Genista minor Lam.
Genista minor Guillon ex Verl.
Genista moesiaca Velen.
Genista mogadorensis Pau
Genista moleroi Talavera & P.E.Gibbs
Genista mollis (Cav.) DC.
Genista montbretii Spach
Genista multibracteata Tausch
Genista multicaulis Lam.
Genista myrtifolia Burm.f.
Genista nervata Hoppe ex Griseb.
Genista nigricans (L.) Scheele ex Briq.
Genista nigricans (L.) E.H.L.Krause
Genista nitens (Willd.) Steud.
Genista nitida Formánek
Genista nodosa Tausch
Genista notarisii Rouy
Genista nubigena Link
Genista nuda (Willd.) Steud.
Genista obsoleta (Eckl. & Zeyh.) Briq.
Genista odorata Moench
Genista odoratissima Spach
Genista odoratissima Pourr.
Genista oliverii Spach
Genista orientalis Spach
Genista ornithopodioides (Jaub. & Spach) Briq.
Genista ottomanica Formánek
Genista ovina Bacch., Brullo & Feoli Chiapella
Genista palmatiformis Maire & Sennen, in Sennen
Genista palmiformis (Sennen & Mauricio ex Maire) Maire & Sennen
Genista parviflora Brot.
Genista parvifolia G.Don
Genista pauciflorum Briq.
Genista pedunculata L'Hér.
Genista peloponnesiaca Spach
Genista pendulina Lam.
Genista persica Poir.
Genista pestalozzae Boiss.
Genista petitiana (A.Rich.) Briq.
Genista philippi Lindl.
Genista phrygia Bornm.
Genista pichisermolliana Vals.
Genista pilocarpa Link
Genista pinastrifolia Spach
Genista polygalaefolia DC.
Genista polygalaephylla Brot.
Genista polyphylla (Eckl. & Zeyh.) Briq.
Genista polysperma Briq.
Genista polytricha Spach
Genista pomeli Mares & Vigineix
Genista pomeliana Maire
Genista pomelii Marès & Vigin.
Genista postranensis Formánek
Genista pratensis Pollini
Genista pseudoumbellata Caball.
Genista pteroclada (Boiss.) Spach
Genista pulverulenta Fisch. & C.A.Mey.
Genista pungens Poir.
Genista purpurea (Scop.) E.H.L.Krause
Genista ramentacea (Sieber) Briq.
Genista ratisbonensis (Schaeff.) E.H.L.Krause
Genista raymundi Maire & Sennen, in Sennen & Mauricio
Genista retama G.Nicholson
Genista rhodophon Webb ex Delile
Genista rhodorhizoides Webb & Berthel.
Genista richteri Rouy
Genista rigens C.Presl
Genista rosea (Jaub. & Spach) Briq.
Genista rostrata Poir.
Genista salditana Pomel
Genista salesii Sennen
Genista salicifolia Dippel
Genista sauzeana (Burnham & Briq.) Rouy
Genista schimperiana (Hochst.) Briq.
Genista scolopendria Spach
Genista scolopendrina Willk.
Genista scoparia (L.) Lam.
Genista scoparia Chaix
Genista scopolii Rouy
Genista scorpia St.-Lag.
Genista scorpionia St.-Lag.
Genista sennenii Font Quer ex Sennen
Genista sepiaria Lam.
Genista sessiliflora Briq.
Genista sigeriana Fuss
Genista silana Brullo, Gangale & Spamp.
Genista sophoroides Spach
Genista spathulata Spach
Genista sphaerocarpa (L.) Lam.
Genista spicata Eckl. & Zeyh. ex Meisn.
Genista spiniflora Lam.
Genista stenocarpa Janka
Genista stenophylla Schur
Genista stipulacea (Eckl. & Zeyh.) Briq.
Genista stylosa (Spreng.) G.Don
Genista subsecunda Schur
Genista subsericans (Bornm.) Rech.f.
Genista supranubia (L.f.) Spach
Genista syriaca (Boiss. & Blanche) Boiss. & Blanche
Genista tamarrutii Caball.
Genista tchihatchewi Boiss.
Genista tenella Willk.
Genista tenorei G.Don
Genista tenorii Steud.
Genista tenorii G. Don
Genista tenuispina Samp.
Genista thebaica Spach
Genista thyrsiflora G.Nicholson
Genista tomentella Boiss. & Noë
Genista tomentosa Poir.
Genista transsilvanica Schur
Genista trigonelloides (Jaub. & Spach) Briq.
Genista tripolitana Bornm.
Genista triquetra (Lam.) L'Hér.
Genista triquetra Willd.
Genista triquetra Waldst. & Kit.
Genista tyrrhena Vals.
Genista undulata Link
Genista uniflora (Decne.) Briq.
Genista valdes-bermejoi Talavera & L.Sáez
Genista valsecchiae Brullo & De Marco
Genista velutina (Eckl. & Zeyh.) Briq.
Genista versiflora Tausch
Genista villosa Lam.
Genista villosa Spach
Genista vulgaris Garsault
Genista vulgaris Gray
Genista vuralii A.Duran & Dural
Genista walpersiana Briq.
Genista weldeniana Scheele
Genista zeyheri Briq.
Loài lai
Genista ×altoportillensis </small>Egido & Puente García</small>
Genista ×arizagae </small>Elorza et al.</small>
Genista ×fritschii </small>Rech.</small>
Genista ×martinii </small>Verg. & Soulié</small>
Genista ×norpalentina </small>J.M.Aparicio et al.</small>
Genista ×oweniana </small>auct.</small>
Genista ×rivasgodayana </small>J.Andrés & Llamas</small>
Genista ×segurae </small>Uribe-Ech. & Urrutia</small>
Genista ×uribe-echebarriae </small>Urrutia</small>
Chú thích |
Retama là một chi thực vật trong họ Đậu.
Các loài
Retama dasycarpa Coss.
Retama monosperma (L.) Boiss.
subsp. bovei (Spach) Maire
subsp. monosperma (L.) Boiss.
Retama raetam (Forssk.) Webb
subsp. gussonei (Webb) Greuter
subsp. raetam (Forssk.) Webb
Retama sphaerocarpa (L.) Boiss.
Các loài chưa được công nhận
Retama albiflora Raf.
Retama angulata Griseb.
Retama atlantica Pomel
Retama bovei (Spach) Webb
Retama hipponensis Webb
Retama lutea Raf.
Retama microcarpa Webb
Retama parviflora (Vent.) Webb
Retama recutita Webb ex Bolle
Retama webbii Webb
Hình ảnh
Chú thích |
Các nhân vật cùng tên là Lê Văn Hưng trong lịch sử Việt Nam:
Lê Văn Hưng, một trong những thủ lĩnh quân sự của quân Tây Sơn.
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân đoàn IV, Quân khu 4 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Lê Văn Hưng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 (2007-2011) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên. |
Tòa án Hiến pháp Liên bang (tiếng Đức: Bundesverfassungsgericht – BVerfG) là tòa án hiến pháp của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Được xem là người bảo vệ Hiến pháp Đức (luật cơ bản), tòa có nhiệm vụ song đôi, một mặt là cơ quan hiến pháp độc lập và mặt khác là một phần của quyền lực tư pháp quốc gia trên lãnh vực đặc biệt của luật hiến pháp và công pháp quốc tế. Thông qua các phán quyết của tòa, tòa đóng vai trò là người diễn giải cuối cùng của hiến pháp, cung cấp một giải thích có tính ràng buộc của văn bản hiến pháp.
Ở Đức, không có tòa án tối cao duy nhất. Thay vào đó, các vụ án được xử lý bởi 5 tòa án liên bang cấp cao, tùy thuộc vào bản chất và phạm vi của chúng. Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức có quyền hạn giải thích cuối cùng và khuyến nghị sửa đổi Hiến pháp Đức, là tòa án cao nhất trên thực tế của Đức, vì tòa có thể tuyên bố cả luật pháp liên bang và nhà nước là không hiệu quả hoặc vi phạm hiến pháp, tòa có thể đảo ngược các hành vi, luật và quy định của tất cả các cấp hành chính hoặc xác định họ hành động trong trường hợp sai sót, và các quyết định của tòa án này không thể bị các cơ quan nhà nước hoặc bất cứ ai khác phủ quyết. Ngoài ra, tòa có quyền áp đảo các quyết định của tất cả các tòa án liên bang khác, mặc dù không phải là một tòa án kháng cáo trong chính hệ thống tòa án Đức. Đây cũng là tòa án duy nhất sở hữu quyền lực và thẩm quyền tuyên bố các đảng chính trị là ngoài vòng pháp luật, nếu các biểu hiện hoặc hoạt động của các đảng bị chứng minh là vi hiến.
Mặc dù Tòa án Hiến pháp Liên bang kiểm tra phán quyết của các tòa án khác nhưng không thuộc vào các cấp bậc tòa án xét xử mà xem xét lại các quyết định này như một hành động của quyền lực quốc gia (Akte der Staatsgewalt), tương tự các cơ quan quốc gia khác. Tòa án Hiến pháp Liên bang có trụ sở tại thành phố Karlsruhe và được bảo vệ bởi cảnh sát liên bang.
Lịch sử
Thẩm quyền xét xử hiến pháp tại nước Đức không phải là một phát minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay từ những thể chế như Pháp viện Đế chế (Reichskammergericht) từ 1495 và Hội đồng Đế chế (Reichshofrat) từ 1518 đã có sự hành luật giữa các cơ quan quốc gia. Theo Hiến pháp Paulskirchen 1849, Tòa án Đế chế (Reichsgericht) lẽ ra phải được trao thẩm quyền về hành luật hiến pháp. Năm 1850, với Tòa án Quốc gia Bayern, một tòa án đặc biệt đầu tiên cho những vấn đề chung quanh hiến pháp đã thành hình. Hiến pháp Weimar đã dự kiến một tòa án hiến pháp có giới hạn với Pháp viện Quốc gia (Staatsgerichtshof). Hiến pháp Đức đã dự kiến một hạ tầng cơ sở tư pháp sui generis với Tòa án Hiến pháp Liên bang từ năm 1949.
Thiết lập, nhiệm vụ và cơ cấu của Tòa án Hiến pháp được quy định trong các điều 92 đến 94 của Hiến pháp. Các quy định tiếp theo về tổ chức, thẩm quyền và luật tố tụng nằm trong Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang. Khác với các cơ quan hiến pháp còn lại, Tòa án Hiến pháp cần sự kiến lập thông qua đạo luật này. Tòa án bắt đầu làm việc 2 năm sau khi Hiến pháp có hiệu lực và vào ngày 9 tháng 9 năm 1951 các phán quyết đầu tiên được tuyên bố.
Quyền lực ấn định và pháp lực
Tầm quan trọng đặc biệt của Tòa án Hiến pháp Liên bang được thể hiện trong điều 31, khoản 1 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang:
Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang là bắt buộc đối với các cơ quan hiến pháp của liên bang và tiểu bang cũng như đối với tất cả các tòa án và cơ quan nhà nước.
Tác động bắt buộc về hình thức của một phán quyết chỉ có trong trường hợp cụ thể (inter partes). Không có bắt buộc về nội dung cho những tòa án khác đối với quan điểm pháp luật được tuyên xử. Điều này không có pháp lực. Nhưng quan điểm pháp luật của Tòa án Hiến pháp Liên bang là phương hướng chỉ đạo cho các tòa án cấp dưới, phần nhiều là được tuân theo. Rất hiếm có những khác biệt. Nhưng mỗi tòa án đều có thể theo một quan điểm pháp luật khác trong một trường hợp tương tự hay giống như vậy, khi tòa án cho rằng điều này là đúng.
Trong các trường hợp được nêu ra trong điều 31 khoản 2 Luật về Tòa án Hiến pháp thì các phán quyết của tòa lại có pháp lực và có hiệu lực cho tất cả mọi người (inter omnes). Về cơ bản đấy là quy trình mà Tòa án Hiến pháp Liên bang xác định là liệu một đạo luật có phù hợp với Hiến pháp hay không. Chỉ có Tòa án Hiến pháp Liên bang mới có thể tuyên bố một đạo luật được ban hành sau khi Hiến pháp có hiệu lực là trái với Hiến pháp (thẩm quyền bãi bỏ chuẩn mực - Normenverwerfungskompotenz). Nếu một tòa án khác hoài nghi về tính hợp hiến của một đạo luật thì tòa án này phải đưa ra Tòa án Hiến pháp Liên bang theo điều 100 Hiến pháp, nếu như quan trọng đến mức cần phải quyết định (kiểm tra chuẩn mực cụ thể - konkrete Normenkontrolle).
Tổ chức và đoàn thẩm phán
Tòa được chia thành 2 viện (Senat) và 6 phòng (Kammer) với thẩm quyền chuyên môn khác nhau. Tòa có quyền thay đổi thẩm quyền của các viện và phòng thông qua quy định điều hành do chính tòa đưa ra. Kinh nghiệm tư pháp và trọng tâm của các thành viên ngày càng được quan tâm đến. Nói một cách đơn giản, trước đây có thể phân chia viện thứ nhất là "Viện về quyền công dân" và viện thứ hai là "Viện luật quốc gia": Viện thứ nhất có trách nhiệm về những câu hỏi của dẫn giải các điều 1 đến 17, 19, 20 khoản 4, 33, 38, 101, 103 và 104 của Hiến pháp, trong khi tranh chấp giữa những cơ quan hiến pháp hay vụ việc cấm đảng phái được đưa ra trước viện thứ hai. Ngày nay việc phân chia này không còn đúng nữa vì cả hai viện xét xử vụ việc tùy theo chuyên môn. Bằng mật độ kiểm tra cao qua việc hành luật, Tòa án Hiến pháp Liên bang đã hình thành mật độ điều chỉnh của hệ thống luật pháp Đức.
Khởi đầu, mỗi viện có 12 thẩm phán. Năm 1963, con số thẩm phán được giảm xuống còn 8, bao gồm cả chánh án và phó chánh án của Tòa án Hiến pháp Liên bang, mỗi người đứng đầu một viện. Một viện có khả năng phán quyết khi ít nhất có 6 thẩm phán hiện diện. Vì con số thẩm phán trong một viện là con số chẵn nên trường hợp hòa là có thể xảy ra. Người đề đơn hay người dẫn đầu cuộc khiếu nại thắng cuộc khi ít nhất có 5 thẩm phán đồng ý với quan điểm luật pháp của người đó.
Các viện triệu tập nhiều phòng trong lãnh vực làm việc của viện, bao gồm 3 thẩm phán mỗi phòng. Các phòng này quyết định về khiếu nại hiến pháp, về kiểm tra chuẩn mực cụ thể và về quy trình theo ủy ban điều tra của quốc hội thay cho viện và vì thế giảm gáng nặng cho viện. Trong thời gian này mỗi viện bao gồm 3 phòng. Theo đó thì một số thẩm phán là thành viên đồng thời của nhiều viện.
Trong một quyết định có đa số, những thẩm phán thuộc thiểu số, hoặc là từng thẩm phán một hoặc là cùng nhau, có khả năng thêm vào quyết định của tòa một biểu quyết đặc biệt dưới tựa đề "Ý kiến khác của thẩm phán...".
Để thống nhất việc phán quyết, tòa họp hội nghị toàn thể khi một viện không đồng ý với việc phán quyết của viện kia. Điều này cần đến một nghị quyết của viện không đồng ý. Hội nghị toàn thể bao gồm tất cả các thẩm phán, đứng đầu là chánh án. Cho đến ngày nay, hội nghị toàn thể được triệu tập 2 lần.
Vì nhiều quyết định được các cộng tác viên khoa học chuẩn bị trước nên một "viện thứ ba" thỉnh thoảng cũng được nói đến trong giới luật sư.
Thẩm phán
Thẩm phán tại tòa án này là một danh dự nghề nghiệp cao. Các thẩm phán được bầu một nửa từ một ủy ban bầu cử thẩm phán đặc biệt của hạ viện và một nửa từ thượng viện. Họ có một nhiệm kỳ duy nhất là 12 năm, bảo đảm tính độc lập cá nhân. Trong khi tại Hội đồng Liên bang là một cuộc bầu cử trực tiếp với đa số 2/3 thì tại Quốc hội Liên bang một ủy ban bầu cử bao gồm 12 nghị sĩ được chọn lựa/bình bầu theo phương pháp d’Hondt để tiến hành cuộc bầu cử. Một ứng cử viên trúng cử khi có được ít nhất là 8 phiếu bầu. Trong đó 3 thẩm phán của mỗi một viện được chọn lựa từ các thẩm phán của các tòa án tối cao. Đủ điều kiện được lựa chọn là những người trên 40 tuổi và có năng lực cho chức vụ thẩm phán theo Luật Thẩm phán Đức hay là giáo sư luật tại một trường đại học Đức. Các thẩm phán phải có khả năng được bầu vào Quốc hội Liên bang và không được phép thuộc vào trong Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang, chính phủ liên bang hay các cơ quan tương ứng của một tiểu bang.
Theo điều 4 khoản 3 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang, độ tuổi 68 là ranh giới cho các thẩm phán. Nhiệm kỳ của một thẩm phán chấm dứt khi hết tháng mà thẩm phán tròn 68 tuổi. Thế nhưng người thẩm phán này vẫn tiếp tục thi hành chức vụ cho đến khi một người kế nhiệm được bổ nhiệm. Chánh án và phó chánh án của Tòa án Hiến pháp Liên bang được luân phiên chỉ định bởi Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang theo điều 9 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang. Thông thường đây là những người đứng đầu các viện và cũng theo lệ thường thì sau khi chánh án rút lui khỏi chức vụ thì người phó chánh án được chỉ định là người kế nhiệm. Là cơ quan hiến pháp, Tòa án Hiến pháp Liên bang không chịu sự kiểm tra và chỉ thị của cơ quan nhà nước.
Viện thứ nhất
Viện thứ nhì
Chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang
Tòa án Hiến pháp Liên bang có một chánh án. Ông là cấp trên của các nhân viên nhà nước của tòa án và theo nghi thức đứng sau tổng thống liên bang, chủ tịch quốc hội liên bang, thủ tướng cũng như chủ tịch hội đồng liên bang vào hàng thứ năm. Cho đến nay những người sau đây đã giữ chức vụ này:
Phó chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang
Thẩm quyền và các quy trình tố tụng
Khiếu nại hiến pháp
Đọc bài chính về khiếu nại hiến pháp
Mỗi người công dân khi nhận thấy quyền công dân của mình bị xâm phạm vì hành động của nhà nước đều có thể đưa đơn khiếu nại. Khái niệm hành động quốc gia bao gồm tất cả các việc làm của quyền lực công cộng can thiệp vào quyền lợi của thể nhân pháp lý về quyền công dân. Trong đó là tất cả các hành vi của hành pháp, tư pháp và lập pháp. Cái gọi là "khái niệm can thiệp cổ điển", là thước đo chủ yếu cho đến 1992, định nghĩa đấy là một sự can thiệp:
cuối cùng và không chỉ là hậu quả không cố ý của hành động quốc gia:* trực tiếp:* dựa trên một hành động pháp luật với tác động bắt buộc.
Quan niệm hiện đại về can thiệp từ bỏ các đặc trưng của một hành động pháp luật, của tính trực tiếp và của tác động bắt buộc và vì thế tạo khả năng có thể xem xét gần như cho mọi tác động của nhà nước.
Thế nhưng Tòa án Hiến pháp Liên bang không phải là tòa kháng án tối cao: việc các tòa án chuyên môn áp dụng một cách sai lầm các luật lệ đơn giản của không đủ cho một khiếu nại hiến pháp được xét xử nếu như các quan điểm về luật này không được bảo vệ bằng quyền công dân.
Có nhiều khiếu nại hiến pháp khác nhau:
về luật và/hay các chuẩn mực khác của liên bang
về luật và/hay các chuẩn mực khác của một tiểu bang, nếu như không có tòa án hiến pháp tiểu bang có thẩm quyền.
về một quyết định của cơ quan nhà nước
về một phán quyết tòa án
về bất kỳ mọi hành động khác của nhà nước hay có thể xếp vào là hành động của nhà nước.
Pháp nhân cũng có thể khiếu nại về hiến pháp, nhưng chỉ khi các quyền công dân về cơ bản có thể áp dụng cho pháp nhân (điều 19, khoản 3 Hiến pháp), thí dụ như quyền tự do nghề nghiệp (điều 12 Hiến pháp) hay sở hữu (điều 14 Hiến pháp) nhưng không áp dụng cho quyền tự do tín ngưỡng (điều 4 Hiến pháp). Pháp nhân của nhà nước về nguyên tắc không có quyền khiếu nại.
Làng, đơn vị hành chính thấp nhất, hay liên hiệp làng có thể phát đơn khiếu nại hiến pháp với lý do là họ đã bị xâm phạm quyền tự quản hành chính. Trong trường hợp này người ta nói đó là một "khiếu nại hiến pháp hành chính".
Chỉ được phép khiếu nại hiến pháp khi người dẫn đầu khiếu nại không còn biện pháp luật nào khác nữa ("Nguyên tắc cấp thấp nhất"). Trường hợp ngoại lệ chỉ được phép khi không thể trông đợi người dẫn đầu khiếu nại tận dụng toàn bộ quy trình pháp luật và việc thi hành quyền công dân nếu không sẽ bị cản trở.
Khiếu nại hiến pháp là hình thức tố tụng thường xuyên và nhiều nhất. Phần lớn các tố tụng này không do các viện mà do một phòng quyết định, nếu như chúng đặt ra những câu hỏi về pháp luật đã được làm sáng tỏ hay rõ ràng là không có hay đã có căn cứ. Trong những trường hợp như thế, một phần tòa có thể phán quyết ngay từ đầu của quy trình tố tụng (a limine).
Không có một "bảo đảm xét xử" cho khiếu nại hiến pháp. Bên cạnh khả năng từ chối ngay từ đầu, từ năm 1993 với điều 93 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên Bang, khả năng không tiếp nhận khiếu nại hiến pháp mà không cần nêu lý do được thành lập. Chỉ có 2,5% tất cả các đơn khiếu nại được xét xử. Việc này được giải thích theo chính sách về luật pháp là việc viện dẫn lý do chỉ cần thiết để khiếu kiện tại các cấp xét xử khác, thế nhưng tòa không thuộc vào các cấp tòa án khiếu kiện. Thêm vào đó, tòa có thể yêu cầu nộp phí tổn vì lợi dụng – cho quy trình tố tụng về mặt nguyên tắc là không có phí tổn tòa án. Thế nhưng trong thực tế tòa hiếm khi sử dụng khả năng này.
Kiểm tra chuẩn mực cụ thể
Cho rằng một bộ luật nhất định là trái với Hiến pháp, một tòa án chuyên môn có thể thông qua nghị quyết để mở đầu cho quy trình tố tụng của kiểm soát chuẩn mực cụ thể (điều 100 Hiến pháp). Qua đó tòa án này tự gián đoạn quy trình tố tụng của tòa và đưa vụ việc này qua Tòa án Hiến pháp để xét xử. Chỉ có Tòa án Hiến pháp Liên bang mới có thể tuyên bố luật lệ trái với Hiến pháp và có độc quyền về thẩm quyền bãi bỏ chuẩn mực trong hệ thống pháp luật Đức.
Không được phép kiểm tra chuẩn mực cụ thể cho những luật lệ đã được ban hành trước khi Hiến pháp có hiệu lực. Tòa án chuyên môn và cơ quan nhà nước có thể tự bãi bỏ việc sử dụng các đạo luật này ngoại trừ các trường hợp dưới đây:
Các thành phần cơ bản của đạo luật trước Hiến pháp đã bị sửa đổi sau khi Hiến pháp có hiệu lực
Trích dẫn đạo luật trước Hiến pháp từ một đạo luật mới
Đạo luật mới liên quan chặt chẽ đến đạo luật trước Hiến pháp
Đạo luật trước Hiến pháp được tái công bố.
Trong một quy trình tố tụng, khi tính hiệu lực của chuẩn mực của một luật cộng đồng mang tính quyết định, một tòa án chuyên môn trước tiên cần phải có quyết định của Tòa án châu Âu. Khi Tòa án châu Âu xác nhận hiệu lực này, tòa án chuyên môn Đức cũng cần phải quyết định đưa ra Tòa án Hiến pháp Liên bang (theo áp dụng của điều 100, khoản 1 Hiến pháp), khi tòa án chuyên môn cho rằng chuẩn mực của Liên minh châu Âu này không có hiệu lực
Vì vi phạm vào tiêu chuẩn tối thiểu của quyền công dân không thể thiếu được theo điều 23 Hiến pháp.
Vì vượt quá thẩm quyền cộng đồng (ra ngoài "chương trình hòa hợp" của các hiệp định.)
Kiểm tra chuẩn mực trừu tượng
Tòa án Hiến pháp Liên bang sẽ hoạt động theo yêu cầu của chính phủ liên bang, của một chính phủ tiểu bang hay ít nhất là của 1/3 thành viên của Quốc hội liên bang. Vì thế việc kiểm tra chuẩn mực trừu tượng tạo khả năng cho phái đối lập yêu cầu Tòa án Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp của một đạo luật được thông qua bởi đa số ủng hộ chính phủ.
Tranh chấp cơ quan
Tranh chấp cơ quan là tranh chấp về pháp luật giữa những cơ quan quốc gia về quyền lợi và nghĩa vụ xuất phát từ địa vị đặc biệt trong luật lệ về hiến pháp, tức là xuất phát từ các quy định hay quy chế có trong sự tự quản lý hành chính của các cơ quan đó.
Tranh chấp liên bang – tiểu bang
Tranh chấp liên bang – tiểu bang xảy ra khi có ý kiến khác nhau giữa liên bang và tiểu bang thí dụ như về vấn đề thẩm quyền ban hành luật lệ.
Cấm đảng phái
Cấm đảng phái là quy trình theo điều 21 Hiến pháp. Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang có quyền phát đơn yêu cầu. Cho đến nay Đảng Đế chế Xã hội chủ nghĩa (1952) và Đảng Cộng sản Đức (1956) đã bị cấm. Việc cấm Đảng Quốc gia Dân chủ Đức đã bị Tòa đình chỉ vào năm 2003.
Tước quyền công dân
Có quyền phát đơn là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Trong lịch sử của tòa án đã có 4 lần xét xử về việc này: đọc bài chính về tước quyền công dân (Đức) và quy trình tố tụng tước quyền công dân (Đức).
Kiểm tra bầu cử
Tòa là cấp xét xử thứ hai và là cấp cuối cùng trong việc kháng cáo về bầu cử quốc hội liên bang. Cấp xét cử thứ nhất chính là Quốc hội liên bang như là cơ quan tự quản. Thành viên của Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang, chính phủ liên bang hay ít nhất là 101 công dân có quyền bầu cử (quorum) có thể phát đơn "khiếu nại kiểm tra bầu cử". Thêm vào đó phải có lỗi lầm do cách làm việc hay không thực hiện trong lúc bầu cử có tác động đến việc chia số ghế trong Quốc hội liên bang.
Khởi tố tổng thống liên bang hay khởi tố thẩm phán
Có quyền phát đơn khởi tố là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Việc khởi tố này chưa từng xảy ra.
Bảo hộ quyền lợi tạm thời
Cũng như theo tất cả các quy trình tố tụng khác, tòa có thể tuyên bố quyết định tạm thời cho đến khi quy trình tố tụng chính được quyết định (chỉ thị tạm thời theo điều 32 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang).
Phê bình Tòa án Hiến pháp Liên bang
Tuy có phê bình đổi thay, Tòa án đã phát triển một mật độ và tần số kiểm tra nổi bật so với quốc tế và đồng thời áp dụng việc tự hạn chế của tòa án (tiếng Anh: judicial self-restraint) rất nghiêm ngặt, một việc mà nhiều hệ thống tư pháp khác thường không quen thuộc trong sự kết hợp này (thí dụ như Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ).
Quan niệm về hiến pháp được cho trước và tự phát triển liên tục đã làm cho Tòa trở thành một thể chế dân chủ riêng biệt, hưởng một sự tin tưởng có một không hai trong dân chúng và trên trường quốc tế người ta cho đó là một thí dụ cho việc kiểm tra pháp luật đã phát triển cao. Theo định nghĩa, vai trò của Tòa như là người bảo vệ Hiến pháp không những chỉ là việc kiểm tra sự độc đoán của nhà nước, mà còn là việc bảo toàn Hiến pháp một cách toàn bộ trong phát triển nội bộ của nước Đức và trong phạm vi của Liên minh châu Âu.
Tòa cộng tác với các tòa án hiến pháp hay tòa án tối cao của hơn 70 quốc gia khác và với vị trí là một cơ quan hiến pháp, Tòa là tấm gương cho các nước khác.
Nội dung
Tại một số phán quyết có phê bình là Tòa đã tránh quyết định rõ ràng. Thí dụ như cái được gọi là "phán quyết khăn đội đầu" (về việc có được phép từ chối không nhận một cô giáo sắp tốt nghiệp vì cô có ý định đội khăn đầu theo đạo Hồi) được nhiều người cảm nhận là không thỏa mãn và có tính trì hoãn. Phê bình này được nghe thấy nhiều nhất là từ những phía hay xem Tòa là một cấp xét xử cuối cùng về sửa đổi chính trị. Tòa đã kháng cự thành công việc này từ khi được thành lập. Việc thực hiện sự tự hạn chế tòa án không cho phép tòa can thiệp vào việc phân chia nhiệm vụ của các cơ quan hiến pháp. Việc này cũng có thể nhìn thấy mới đây trong phán quyết về giải thể Quốc hội Liên bang (Đức) 2005.
Mặt khác, tại nhiều phán quyết đã có khiển trách từ phía chính trị là Tòa đã nới rộng thẩm quyền của Tòa đến phạm vi của một người thay thế lập pháp, mặc dù vai trò này theo Hiến pháp là của quốc hội. Thay vì tự giới hạn trong phạm vi về độc quyền và vượt quá giới hạn cho phép của lập pháp, Tòa đã đưa ra nhiều ý tưởng chính trị và xã hội riêng biệt và thiết lập nhiều quyết định trước về công bằng cho lập pháp, thường rất khó khăn cho ngân sách và về mặt khác không giống như những hình dung của giới chính trị.
Một phần khác, cả hai viện của Tòa án Hiến pháp Liên bang phán quyết khác nhau mặc dù đã có chuẩn mực về tính thống nhất cho hành luật, thí dụ như trong vấn đề liệu một bác sĩ có chịu trách nhiệm tài trợ cho một trẻ em tật nguyền hay không khi ông không giải thích rõ ràng về việc phá thai vì lý do sức khỏe.
Tòa án châu Âu về quyền con người cho rằng một vài quyết định của Tòa đã không bảo hộ đầy đủ về quyền con người, thí dụ như trong việc bảo vệ sự riêng tư những người của công chúng Tòa chỉ cho phép bảo vệ không giới hạn sự riêng tư cho con cái của những người này.
Thành viên
Một phê bình khác là việc bầu thẩm phán của các chính trị gia sau khi đã có thỏa thuận trước giữa các đảng phái chính trị, đặc biệt là việc bổ nhiệm luân phiên. Thế nhưng một đề nghị của Bộ Tư pháp sẽ lại cắt xén bớt quyền hạn của quốc hội. Mặc dù là các thẩm phán thường là thành viên của một đảng phái nhưng không thể xác định được một khuôn mẫu có định hướng đảng phái hay quyền lợi trong các quyết định của họ.
Một số phán quyết quan trọng
Nhân phẩm
Không được định giá mạng đổi mạng, đó là cương lĩnh của phán quyết về Luật An ninh Hàng không 2005. Hiến pháp không cho phép nhà nước giết người vô tội để cứu người khác, trong mọi hoàn cảnh.
Hôn nhân và gia đình
Tòa xác nhận vào năm 2001/2002 bộ Luật sống chung (Lebenspartnerschaftsgesetz) và chỉ rõ là sự bình đẳng của những người đồng tính luyến ái không mâu thuẫn với việc đặc biệt bảo hộ về hôn nhân và gia đình của quốc gia (điều 6 Hiến pháp). Hiến pháp đòi hỏi phải đặc biệt tích cực nâng đỡ hôn nhân và gia đình nhưng không "khuyên nhủ tránh xa" các hình thức chung sống khác.
Tính bất khả xâm phạm của nơi ở
Năm 2004, một phần của các điều lệ về việc nghe trộm nơi ở được bãi bỏ vì vi phạm Hiến pháp. Thể theo quyền cơ bản về việc tự quyết định thông tin, Tòa định nghĩa "một phần lõi của cuộc sống cá nhân" không được xâm phạm đến, như là nơi ẩn náu cá nhân của người công dân, không được phép thâm nhập bởi các biện pháp của chính quyền và ngay việc truy tìm tội phạm cũng không phải là sự biện hộ cho việc xâm phạm này.
Tự do tín ngưỡng
Trong cái được gọi là "Phán quyết Scientology" năm 1994, Tòa định nghĩa tự do tín ngưỡng ngoài những điều khác là một quyền công dân tập thể và xuất phát từ đấy là sự tự do về tự quản của cộng đồng tôn giáo. Việc này không bị xâm phạm bởi việc hành nghề với ý định thu lợi nhuận khi cộng đồng tôn giáo có nhiệm vụ đăng ký hành nghề và trả thuế hành nghề.
Trong "Quyết định thánh giá" năm 1995 Tòa đã tuyên bố nhiều phần của Luật Trường học Bayern, theo đó một thánh giá (tiếng Anh: crucifix) hay Thập Tự Giá phải được treo trong mỗi lớp học của trường phổ thông cấp I, là trái với Hiến pháp.
Trong "Phán quyết khăn đội đầu" năm 2003 Tòa đã không cho phép tiểu bang Baden-Württemberg cấm quàng khăn trên đầu mà không có cơ sở pháp lý và không được phép từ đó mà cho rằng không đủ khả năng phục vụ cho nhà nước.
Phá thai
Nhiều pháp quy về phá thai đã bị Tòa phán xử là trái với Hiến pháp vả bãi bỏ vì các quy định này không phù hợp với mức độ bảo vệ sinh mạng của Hiến pháp.
Đại học và tự do nghề nghiệp
Trong quyết định về giới hạn số lượng sinh viên, yêu cầu được phép học đại học được định nghĩa là một quyền công dân, thuộc về phạm vi được bảo hộ của quyền tự do về nghề nghiệp.
Nhiều phần quan trọng của Luật khung về trường đại học (Hochschulrahmengesetz) của liên bang bị phán quyết là trái với Hiến pháp.
Quyền lực quốc hội và lập pháp
Trong quyết định về việc bỏ phiếu tín nhiệm của Helmut Kohl năm 1983 Tòa đã nhấn mạnh rằng việc giải thể quốc hội không được phép phục vụ cho việc tạo nên một thời điểm bầu cử tiếp theo đó có lợi cho chính phủ.
Trong phán quyết về bầu cử mới năm 2005 các nguyên lý này được tiếp tục phát triển. Việc bỏ phiếu tín nhiệm thật và không thật được chỉnh lại ngang nhau theo mục đích của điều 68 Hiến pháp. Thủ tướng cũng được cho phép dựa trên những hoàn cảnh được giấu kín để hỗ trợ cho đề nghị giải thể của ông. Tòa lại một lần nữa tự thực hiện việc judicial self-restraint và giảm thẩm quyền của Tòa trong phân chia quyền lực của các cơ quan hiến pháp.
Thư viện
Tòa án Hiến pháp Liên bang có một thư viện nội bộ chuyên môn dành cho thành viên của Tòa sử dụng với trọng tâm về Luật quốc gia và hiến pháp, Luật hành chính, Lý thuyết về quốc gia và xã hội, chính trị và lịch sử đương đại. Tháng 3 năm 2005 thư viện có vào khoảng 345.300 đầu sách và tăng mỗi năm vào khoảng 6.000 đến 7.000 đầu sách. Tổng số tạp chí bao gồm khoảng 1.000 tờ được đặt thường xuyên. Ngoài ra trong cơ quan lưu trữ báo chí cạnh bên tất cả các báo chí có liên quan đến Tòa được sưu tập, hằng ngày có trong khoảng từ 20 đến 30 nhật báo và tuần báo được đánh giá. |
Kim tự tháp (chữ Hán: 金字塔, có nghĩa là tháp hình chữ "kim" 金) là một cấu trúc có các mặt bên ngoài của nó là hình tam giác và hội tụ về một bậc ở đỉnh, làm cho hình dạng gần giống như một kim tự tháp theo nghĩa hình học. Đáy của hình chóp có thể là hình tam giác, hình tứ giác hoặc hình đa giác bất kỳ. Như vậy, một hình chóp có ít nhất ba mặt ngoài tam giác (ít nhất bốn mặt kể cả đáy). Kim tự tháp hình vuông, có đáy là hình vuông và bốn mặt ngoài là hình tam giác, là một phiên bản thông thường.
Thiết kế của một kim tự tháp, với phần lớn các trọng lượng gần với mặt đất, và với pyramidion ở đỉnh, phương tiện mà ít tài liệu cấp cao hơn trong kim tự tháp sẽ được đẩy xuống từ trên cao. Sự phân bố trọng lượng này cho phép các nền văn minh ban đầu tạo ra các công trình kiến trúc hoành tráng và ổn định.
Các nền văn minh ở nhiều nơi trên thế giới đã xây dựng kim tự tháp. Kim tự tháp lớn nhất về thể tích là Đại kim tự tháp Cholula, ở bang Puebla của Mexico. Trong hàng nghìn năm, các công trình kiến trúc lớn nhất trên Trái đất là kim tự tháp — đầu tiên là Kim tự tháp Đỏ ở Dashur Necropolis và sau đó là Đại kim tự tháp Khufu, cả hai đều ở Ai Cập — sau này là một trong Bảy kỳ quan của Thế giới Cổ đại vẫn còn sót lại.
Kim tự tháp
Lưỡng Hà
Người Lưỡng Hà xây dựng các công trình kiến trúc hình kim tự tháp sớm nhất, được gọi là ziggurat. Trong thời cổ đại, chúng được sơn sáng bằng vàng hay đồng. Vì chúng được xây bằng gạch bùn được phơi nắng nên rất ít dấu tích của chúng. Ziggurat được xây dựng bởi người Sumer, người Babylon, người Elamite, người Akkadia và người Assyria cho các tôn giáo địa phương. Mỗi ziggurat là một phần của khu phức hợp đền thờ bao gồm các tòa nhà khác. Tiền thân của ziggurat là các bệ nâng có từ thời Ubaid trong thiên niên kỷ thứ tư TCN. Các ziggurat sớm nhất bắt đầu vào gần cuối Thời kỳ Sơ kỳ. Những chiếc ziggurat Mesopotamian mới nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 6 TCN.
Được xây dựng theo các tầng nghiêng trên một nền tảng hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình vuông, ziggurat là một cấu trúc hình chóp với đỉnh bằng phẳng. Gạch nung từ mặt trời tạo nên lõi của ziggurat với mặt ngoài là gạch nung. Các mặt ngoài thường được tráng men với nhiều màu sắc khác nhau và có thể có ý nghĩa chiêm tinh. Các vị vua đôi khi được khắc tên trên những viên gạch tráng men này. Số lượng các cấp dao động từ hai đến bảy. Người ta cho rằng họ có các đền thờ trên đỉnh, nhưng không có bằng chứng khảo cổ học cho điều này và bằng chứng văn bản duy nhất là của Herodotus. Có thể đi đến ngôi đền bằng một loạt đường dốc ở một bên của ziggurat hoặc bằng một đoạn đường xoắn ốc từ chân đến đỉnh.
Ai Cập
Các kim tự tháp nổi tiếng nhất là kim tự tháp Ai Cập - những công trình kiến trúc khổng lồ được xây bằng gạch hoặc đá, một số trong số đó là một trong những công trình xây dựng lớn nhất thế giới. Chúng được tạo hình như một tham chiếu đến các tia sáng mặt trời. Hầu hết các kim tự tháp đều có bề mặt đá vôi trắng được đánh bóng, có độ phản chiếu cao, để tạo cho chúng vẻ sáng bóng khi nhìn từ xa. Capstone thường được làm bằng đá cứng - đá granit hoặc đá bazan - và có thể được mạ vàng, bạc hoặc điện và cũng sẽ có độ phản chiếu cao. Sau năm 2700 trước Công nguyên, người Ai Cập cổ đại bắt đầu xây dựng các kim tự tháp, cho đến khoảng năm 1700 trước Công nguyên. Kim tự tháp đầu tiên được xây dựng trong Vương triều thứ ba bởi Pharaoh Djoser và kiến trúc sư Imhotep của ông. Kim tự tháp bậc thang này bao gồm sáu cột buồm xếp chồng lên nhau. Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất là những kim tự tháp ở quần thể kim tự tháp Giza.
Tuổi của các kim tự tháp đạt đến đỉnh cao tại Giza vào năm 2575–2150 TCN. Các kim tự tháp Ai Cập cổ đại trong hầu hết các trường hợp đều được đặt ở phía tây sông Nile vì linh hồn của vị pharaoh thần thánh có ý nghĩa kết hợp với mặt trời trong quá trình hạ xuống trước khi tiếp tục với mặt trời trong vòng vĩnh cửu của nó. Tính đến năm 2008, khoảng 135 kim tự tháp đã được phát hiện ở Ai Cập. Đại kim tự tháp Giza là lớn nhất ở Ai Cập và là một trong những đại kim tự tháp lớn nhất thế giới. Với độ cao 481 ft, nó là tòa nhà cao nhất thế giới cho đến khi Nhà thờ Lincoln được hoàn thành vào năm 1311 sau Công nguyên. Căn cứ rộng hơn trong khu vực. Đại kim tự tháp Giza là một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Nó là người duy nhất tồn tại đến thời hiện đại. Người Ai Cập cổ đại phủ đá vôi trắng đánh bóng lên mặt kim tự tháp, chứa một lượng lớn vỏ sò hóa thạch. Nhiều viên đá ốp đã rơi xuống hoặc được lấy ra để xây dựng ở Cairo.
Hầu hết các kim tự tháp đều nằm gần Cairo, chỉ có một kim tự tháp hoàng gia nằm ở phía nam Cairo, tại quần thể đền thờ Abydos. Kim tự tháp ở Abydos, Ai Cập được ủy quyền bởi Ahmose I, người đã thành lập Vương triều thứ 18 và Vương quốc Mới. Việc xây dựng các kim tự tháp bắt đầu từ Vương triều thứ ba với triều đại của Vua Djoser. Các vị vua đầu tiên như Snefru đã xây dựng một số kim tự tháp, với các vị vua tiếp theo đã tăng thêm số lượng kim tự tháp cho đến cuối thời Trung Vương quốc.
Vị vua cuối cùng xây dựng các kim tự tháp hoàng gia là Ahmose, với các vị vua sau này giấu lăng mộ của họ trên những ngọn đồi, chẳng hạn như những ngôi mộ trong Thung lũng các vị vua ở Bờ Tây của Luxor. Ở Medinat Habu, hay Deir el-Medina, các kim tự tháp nhỏ hơn được xây dựng bởi các cá nhân. Các kim tự tháp nhỏ hơn với các cạnh dốc hơn cũng được xây dựng bởi người Nubia, những người cai trị Ai Cập trong thời kỳ Hậu kỳ.
Sudan
Trong khi các kim tự tháp gắn liền với Ai Cập, quốc gia Sudan có 220 kim tự tháp còn tồn tại, nhiều nhất trên thế giới. Kim tự tháp Nubian được xây dựng (khoảng 240 kim tự tháp trong số đó) tại ba địa điểm ở Sudan để làm lăng mộ cho các vị vua và hoàng hậu của Napata và Meroë. Kim tự tháp Kush, còn được gọi là Kim tự tháp Nubian, có những đặc điểm khác với kim tự tháp của Ai Cập. Các kim tự tháp Nubian được xây dựng ở một góc dốc hơn so với các kim tự tháp ở Ai Cập. Các kim tự tháp vẫn được xây dựng ở Sudan vào cuối năm 200 sau Công nguyên.
Nigeria
Một trong những công trình kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Igbo là Kim tự tháp Nsude, tại thị trấn Nsude của Nigeria, phía bắc Igboland. Mười cấu trúc kim tự tháp được xây dựng bằng đất sét / bùn. Phần cơ sở đầu tiên là 60 ft. theo chu vi và 3 ft. chiều cao. Ngăn xếp tiếp theo là 45 ft. theo chu vi. Các chồng hình tròn tiếp tục, cho đến khi nó lên đến đỉnh. Các công trình kiến trúc là đền thờ cho thần Ala, người được cho là cư ngụ trên đỉnh. Một cây gậy được đặt trên đỉnh tượng trưng cho nơi ở của thần. Các cấu trúc được đặt thành từng nhóm năm người song song với nhau. Bởi vì nó được xây dựng bằng đất sét / bùn giống như Deffufa của Nubia, thời gian đã khiến nó phải trả giá bằng việc phải tái thiết định kỳ.
Hy Lạp
Pausanias (thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên) đề cập đến hai tòa nhà giống như kim tự tháp. Một tòa cách phía tây nam của cấu trúc vẫn còn đứng vững tại Hellenikon 19 km (12 mi), một ngôi mộ chung cho những người lính đã chết trong cuộc đấu tranh huyền thoại giành ngai vàng của Argos và một ngôi mộ khác mà ông được cho là ngôi mộ của Argives bị giết trong một trận chiến vào khoảng năm 669/8 TCN.. Không có cái nào trong số này vẫn tồn tại và không có bằng chứng cho thấy chúng giống kim tự tháp Ai Cập.
Ngoài ra còn có ít nhất hai cấu trúc giống như kim tự tháp còn sót lại vẫn còn tồn tại để nghiên cứu, một ở Hellenikon và một ở Ligourio / Ligurio, một ngôi làng gần nhà hát cổ Epidaurus. Những tòa nhà này không được xây dựng theo cách giống như các kim tự tháp ở Ai Cập. Chúng có những bức tường dốc vào bên trong nhưng khác với những bức tường không có sự tương đồng rõ ràng với các kim tự tháp Ai Cập. Họ có các phòng lớn ở trung tâm (không giống như kim tự tháp Ai Cập) và cấu trúc Hellenikon là hình chữ nhật chứ không phải hình vuông, ☃☃ có nghĩa là các bên không thể gặp nhau tại một điểm. ☃☃ Đá được sử dụng để xây dựng các công trình này là đá vôi được khai thác tại địa phương và được cắt cho vừa vặn, không thành các khối tự do như Đại kim tự tháp Giz
Niên đại của các cấu trúc này được tạo ra từ các mảnh vỡ nồi được khai quật từ sàn nhà và trên mặt đất. Các niên đại mới nhất hiện có từ niên đại khoa học đã được ước tính vào khoảng thế kỷ 5 và 4. Thông thường kỹ thuật này được sử dụng để xác định niên đại đồ gốm, nhưng ở đây các nhà nghiên cứu đã sử dụng nó để xác định niên đại của các mảnh đá từ các bức tường của cấu trúc. Điều này đã tạo ra một số cuộc tranh luận về việc liệu những cấu trúc này có thực sự lâu đời hơn Ai Cập hay không, đây là một phần của cuộc tranh cãi về Athena Đen.
Mary Lefkowitz đã chỉ trích nghiên cứu này. Cô gợi ý rằng một số nghiên cứu được thực hiện không phải để xác định độ tin cậy của phương pháp xác định niên đại, như đã được đề xuất, mà là để sao lưu một giả định về tuổi và đưa ra những điểm nhất định về kim tự tháp và nền văn minh Hy Lạp. Cô lưu ý rằng không chỉ các kết quả không chính xác lắm, mà các cấu trúc khác được đề cập trong nghiên cứu thực tế không phải là kim tự tháp, ví dụ một ngôi mộ được cho là lăng mộ của Amphion và Zethus gần Thebes, một cấu trúc ở Stylidha (Thessaly) là chỉ là một bức tường dài, v.v. Cô cũng lưu ý khả năng những viên đá có niên đại có thể đã được tái chế từ các công trình xây dựng trước đó. Bà cũng lưu ý rằng nghiên cứu trước đó từ những năm 1930, được xác nhận bởi Fracchia vào những năm 1980 đã bị bỏ qua. Cô lập luận rằng họ đã tiến hành nghiên cứu của mình bằng cách sử dụng một phương pháp luận mới lạ và chưa được kiểm chứng trước đó để xác nhận một lý thuyết định trước về tuổi của những cấu trúc này.
Liritzis trả lời trong một bài báo xuất bản năm 2011, nói rằng Lefkowitz đã không hiểu và giải thích sai về phương pháp luận.
Tây Ban Nha
Kim tự tháp Güímar đề cập đến sáu cấu trúc bậc thang, hình kim tự tháp hình chữ nhật, được xây dựng từ đá nham thạch mà không sử dụng vữa. Chúng nằm ở quận Chacona, một phần của thị trấn Güímar trên đảo Tenerife thuộc quần đảo Canary. Các cấu trúc có niên đại từ thế kỷ 19 và chức năng ban đầu của chúng được giải thích là sản phẩm phụ của kỹ thuật nông nghiệp đương đại.
Autochthonous Guanche truyền thống cũng như còn sống sót hình ảnh chỉ ra rằng cấu trúc tương tự (còn được gọi là "Morras", "Majanos", "Molleros", hoặc "Paredones") có thể đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên đảo trong quá khứ. Tuy nhiên, theo thời gian chúng đã bị tháo dỡ và sử dụng như một vật liệu xây dựng rẻ tiền. Bản thân ở Güímar có chín kim tự tháp, chỉ có sáu trong số đó còn tồn tại.
Trung Quốc
Có rất nhiều ngôi mộ vuông có đỉnh bằng phẳng ở Trung Quốc. Hoàng đế đầu tiên Tần Thủy Hoàng (khoảng năm 221 trước Công nguyên, người đã thống nhất 7 vương quốc thời Tiền đế quốc) được chôn cất dưới một gò đất lớn bên ngoài Tây An ngày nay. Trong những thế kỷ tiếp theo, khoảng hơn chục hoàng gia triều đại nhà Hán cũng được chôn cất dưới các công trình đất hình chóp bằng phẳng.
Trung Bộ châu Mỹ
Một số nền văn hóa Trung Bộ châu Mỹ cũng xây dựng các công trình kiến trúc hình kim tự tháp. Các kim tự tháp Mesoamerican thường có bậc thang, với các ngôi đền trên đỉnh, giống với ziggurat Mesopotamian hơn là kim tự tháp Ai Cập.
Kim tự tháp lớn nhất về thể tích là Đại kim tự tháp Cholula, ở bang Puebla của Mexico. Được xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên, kim tự tháp này được coi là tượng đài lớn nhất từng được xây dựng ở bất kỳ đâu trên thế giới và vẫn đang được khai quật. Kim tự tháp lớn thứ ba trên thế giới, Kim tự tháp Mặt trời, tại Teotihuacan cũng nằm ở México. Có một kim tự tháp khác thường với mặt bằng hình tròn tại địa điểm Cuicuilco, hiện nằm bên trong Thành phố Mexico và hầu hết được bao phủ bởi dung nham từ một vụ phun trào của Núi lửa Xitle vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Có một số kim tự tháp bậc tròn được gọi là Guachimontones ở Teuchitlán, Jalisco.
Các kim tự tháp ở Mexico thường được dùng làm nơi hiến tế con người. Theo Michael Harner, đối với việc tái thánh hiến Đại kim tự tháp Tenochtitlan vào năm 1487, ở đó, theo Michael Harner, "một nguồn cho biết 20.000, nguồn khác là 72.344, và một số đưa ra 80.400".
Mỹ và Canada
Nhiều xã hội thổ dân châu Mỹ thời tiền Colombo ở Bắc Mỹ cổ đại đã xây dựng các cấu trúc đất hình chóp lớn được gọi là gò nền. Trong số những công trình kiến trúc lớn nhất và nổi tiếng nhất là Monks Mound tại địa điểm Cahokia, nơi trở thành Illinois, được hoàn thành vào khoảng năm 1100 sau Công nguyên, có phần đế lớn hơn cả Đại kim tự tháp ở Giza. Nhiều gò đất trải qua nhiều đợt xây dựng theo chu kỳ, một số trở nên khá lớn. Chúng được cho là đã đóng một vai trò trung tâm trong đời sống tôn giáo của người dân xây gò và các công dụng được ghi nhận bao gồm bệ nhà của tù trưởng bán công, bệ đền thờ công cộng, bệ nhà xác, bệ nhà mồ, bệ đất / nhà phố, dinh thự bệ, nền vuông và bệ rotunda, và bệ khiêu vũ. Các nền văn hóa đã xây dựng các gò đất bao gồm văn hóa Troyville, văn hóa Coles Creek, văn hóa Plaquemine và văn hóa Mississippi.
Đế quốc La Mã
Kim tự tháp Cestius cao 27 mét được xây dựng vào cuối thế kỷ 1 trước Công nguyên và vẫn tồn tại cho đến ngày nay, gần với Porta San Paolo. Một cái khác, tên là Meta Romuli, đứng ở Ager Vaticanus (Borgo ngày nay), đã bị phá hủy vào cuối thế kỷ 15.
Châu Âu thời Trung Cổ
Kim tự tháp đôi khi được sử dụng trong kiến trúc Thiên chúa giáo của thời kỳ phong kiến, ví dụ như tháp của Nhà thờ Gothic San Salvador của Oviedo.
Ấn Độ
Nhiều kim tự tháp đền thờ bằng đá granit khổng lồ được làm ở Nam Ấn Độ dưới thời Đế chế Chola, nhiều trong số đó vẫn còn được sử dụng trong tôn giáo ngày nay. Ví dụ về các ngôi đền kim tự tháp như vậy bao gồm Đền Brihadisvara ở Thanjavur, Đền Brihadisvara ở Gangaikonda Cholapuram và Đền Airavatevara ở Darasuram. Tuy nhiên, ngôi đền có diện tích lớn nhất là đền Ranganathaswamy ở Srirangam, Tamil Nadu. Ngôi đền Thanjavur được xây dựng bởi Raja Raja Chola vào thế kỷ 11. Đền Brihadisvara được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987; Đền Gangaikondacholapuram và Đền Airavatevara tại Darasuram đã được thêm vào làm phần mở rộng cho đền này vào năm 2004.
Indonesia
Bên cạnh menhir, bàn đá, và tượng đá; Văn hóa cự thạch Austronesian ở Indonesia cũng có các cấu trúc kim tự tháp bậc thang bằng đất và đá được gọi là punden berundak như được phát hiện ở địa điểm Pangguyangan gần Cisolok và ở Cipari gần Kuningan. Việc xây dựng các kim tự tháp bằng đá dựa trên tín ngưỡng bản địa rằng núi và nơi cao là nơi ở của linh hồn tổ tiên.
Kim tự tháp bậc thang là thiết kế cơ bản của di tích Phật giáo Borobudur thế kỷ thứ 8 ở Trung Java. Tuy nhiên, những ngôi đền sau này được xây dựng ở Java đã bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Ấn Độ giáo của Ấn Độ, như được trưng bày bởi những ngọn tháp cao chót vót của đền Prambanan. Vào thế kỷ 15, Java vào cuối thời kỳ Majapahit chứng kiến sự hồi sinh của các yếu tố bản địa Austronesian được trưng bày bởi ngôi đền Sukuh có phần giống kim tự tháp Mesoamerican, và cũng là kim tự tháp bậc thang của Núi Penanggungan.
Peru
Các nền văn hóa Andes đã sử dụng các kim tự tháp trong các cấu trúc kiến trúc khác nhau như các kim tự tháp ở Caral, Tucume và Chavín de Huantar.
Các ví dụ hiện đại
Kim tự tháp Louvre ở Paris, Pháp, trong khuôn viên của Bảo tàng Louvre, là một công trình kiến trúc bằng kính dài 20,6 mét (khoảng 70 foot) đóng vai trò như một lối vào bảo tàng. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Mỹ IM Pei và được hoàn thành vào năm 1989. Pyramide Inversée (Kim tự tháp ngược) được trưng bày trong trung tâm mua sắm Louvre dưới lòng đất.
Ngôi làng Tama-Re là một tập hợp các tòa nhà và đài tưởng niệm theo chủ đề Ai Cập được thành lập gần Eatonton, Georgia bởi những người Nuwaubians vào năm 1993, hầu hết đã bị phá hủy sau khi bị chính phủ tịch thu năm 2005.
Khách sạn Luxor ở Las Vegas, Hoa Kỳ, là một kim tự tháp thật cao 30 tầng với ánh sáng chiếu từ đỉnh.
Đấu trường Kim tự tháp 32 tầng ở Memphis, Tennessee (một thành phố được đặt theo tên của thủ đô Ai Cập cổ đại, tên của chính nó được lấy từ tên của một trong những kim tự tháp của nó). Được xây dựng vào năm 1991, đây là sân nhà cho chương trình bóng rổ nam của Đại học Memphis và Memphis Grizzlies của Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia cho đến năm 2004.
Kim tự tháp Walter, ngôi nhà của các đội bóng rổ và bóng chuyền của Đại học Bang California, Long Beach, khuôn viên ở California, Hoa Kỳ, là một kim tự tháp màu xanh da trời thật cao 18 tầng.
Kim tự tháp Transamerica 48 tầng ở San Francisco, California, được thiết kế bởi William Pereira, một trong những biểu tượng của thành phố.
Khách sạn Ryugyong 105 tầng ở Bình Nhưỡng, miền Bắc Triều Tiên.
Từng là bảo tàng / đài tưởng niệm ở Tirana, Albania thường được biết đến với cái tên " Kim tự tháp Tirana ". Nó khác với các kim tự tháp điển hình ở chỗ có hình dạng xuyên tâm chứ không phải hình vuông hoặc hình chữ nhật, và các cạnh dốc nhẹ làm cho nó ngắn lại so với kích thước của đáy.
Tòa nhà Đài phát thanh Slovak ở Bratislava, Slovakia. Tòa nhà này có hình dạng giống như một kim tự tháp ngược.
Kim tự tháp Summum, một kim tự tháp 3 tầng ở Thành phố Salt Lake, được sử dụng để hướng dẫn triết lý Summum và tiến hành các nghi thức liên quan đến Xác ướp Hiện đại.
Cung điện Hòa bình và Hòa giải ở Nur-Sultan, Kazakhstan.
Các Kim tự tháp tại Khu nghỉ dưỡng Thiền Quốc tế Osho ở Pune, Ấn Độ (với mục đích thiền định).
Ba kim tự tháp của Moody Gardens ở Galveston, Texas.
Kim tự tháp Ngân hàng Co-Op hay Kim tự tháp Stockport ở Stockport, Anh là một khối văn phòng lớn hình kim tự tháp ở Stockport của Anh. (Phần xung quanh của thung lũng Mersey trên đôi khi được gọi là "Thung lũng các vị vua" theo tên Thung lũng của các vị vua ở Ai Cập.)
Đài tưởng niệm Ames ở đông nam Wyoming vinh danh những người anh em đã tài trợ cho Công ty Đường sắt Thái Bình Dương Union.
Trylon, một kim tự tháp hình tam giác được dựng lên cho Hội chợ Thế giới năm 1939 ở Flushing, Queens và bị phá bỏ sau khi Hội chợ đóng cửa.
Kim tự tháp Ballandean, tại Ballandean ở vùng nông thôn Queensland là một kim tự tháp điên rồ cao 15 mét được làm từ các khối đá granit địa phương.
Kim tự tháp Karlsruhe là một kim tự tháp làm bằng đá sa thạch đỏ, nằm ở trung tâm quảng trường chợ Karlsruhe, Đức. Nó được dựng lên trong những năm 1823–1825 trên hầm của người sáng lập thành phố, Margrave Charles III William (1679–1738).
Hội trường âm nhạc GoJa ở Prague.
Nhà kính của Nhạc viện Muttart ở Edmonton, Alberta.
Các kim tự tháp nhỏ tương tự như của Louvre có thể được tìm thấy bên ngoài sảnh của Tòa nhà Citicorp ở Thành phố Long Island, Queens NY.
Các Kim tự tháp của Quần thể Các Ngôi sao Thành phố ở Cairo, Ai Cập.
Tòa nhà kim tự tháp thuộc The Digital Group (TDG), tại Hinjwadi, Pune, Ấn Độ.
Trung tâm Phát triển Công ty Steelcase gần Grand Rapids, Michigan.
Trung tâm mua sắm Sunway Pyramid ở Selangor, Malaysia.
Bảo tàng Hà Nội với thiết kế tổng thể là một Kim tự tháp ngược.
Hà! Ha! Kim tự tháp của nghệ sĩ Jean-Jules Soucy ở La Baie, Quebec được làm từ 3.000 biển báo nhường đường.
Quần thể văn hóa - giải trí "Kim tự tháp" và Tượng đài cuộc vây hãm Kazan (Nhà thờ Hình ảnh Edessa) ở Kazan, Nga.
Khu phức hợp triển lãm kinh doanh "Phorum" của Expocentre ở Moscow, Nga.
Một vài kim tự tháp thuộc khu phức hợp mua sắm - giải trí Marco-city ở Vitebsk, Belarus.
Kim tự tháp Thời gian ở Wemding, Đức, một kim tự tháp được bắt đầu vào năm 1993 và dự kiến hoàn thành vào năm 3183.
Triangle, một tòa nhà chọc trời được đề xuất ở Paris.
Kim tự tháp Mega-City Shimizu, một dự án được đề xuất để xây dựng một kim tự tháp đồ sộ trên Vịnh Tokyo ở Nhật Bản.
Ngôi mộ của Quintino Sella, bên ngoài nghĩa trang hoành tráng của Oropa.
Đài tưởng niệm Donkin, được xây dựng trên một khu bảo tồn Xhosa vào năm 1820 bởi Thống đốc Cape Sir Rufane Donkin để tưởng nhớ người vợ quá cố Elizabeth của ông, ở Port Elizabeth, Nam Phi. Kim tự tháp được sử dụng trong nhiều loại áo khoác khác nhau gắn liền với Port Elizabeth. Liền kề với Kim tự tháp là ngọn hải đăng (1863) là nơi đặt văn phòng Du lịch Vịnh Nelson Mandela, cũng như một lá cờ Nam Phi 12 x 8 m bay từ cột cờ cao 65 m. Nó cũng là một phần của tuyến đường Nghệ thuật Công cộng Route 67.
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại chưa xây dựng của Caracas được thiết kế như một kim tự tháp lộn ngược. Chơi dựa trên một biến thể của cấu hình nổi tiếng, bằng cách đảo ngược hình học tự nhiên, Oscar Niemeyer đã dự định một bố cục táo bạo, tuy nhiên vẫn nhỏ gọn về nguyên tắc của nó.
Lăng kim tự tháp hiện đại
Với phong trào Phục hưng Ai Cập vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các kim tự tháp đã trở nên phổ biến hơn trong kiến trúc danh dự. Phong cách này được giới tài phiệt ở Mỹ đặc biệt ưa chuộng. Lăng mộ của Hunt ở Phoenix, Arizona và Lăng Kim tự tháp Schoenhofen ở Chicago là một số ví dụ đáng chú ý. Thậm chí ngày nay một số người còn xây dựng những ngôi mộ kim tự tháp cho riêng mình. Nicolas Cage đã mua một ngôi mộ kim tự tháp cho mình trong một nghĩa địa nổi tiếng ở New Orleans.
Chú thích |
Xác ướp là một người hoặc động vật có da với các cơ quan đã được bảo quản bằng cách tiếp xúc cố ý hoặc ngẫu nhiên với hóa chất, ở nhiệt độ cực lạnh (vùng núi cao hoặc 2 địa cực), độ ẩm rất thấp, hoặc thiếu không khí khi cơ thể đang chìm trong đầm lầy, khi đó quá trinh phân huỷ cơ thể sẽ bị ức chế hoặc dừng hẳn. Một số tác giả giới hạn xác ướp chỉ với việc ướp xác dùng các hóa chất, nhưng thuật ngữ này đã được sử dụng từ năm 1615.
Xác ướp của người và các động vật khác đã được tìm thấy trên toàn thế giới, cả hai được xem như là một quá trình bảo tồn tự nhiên nhờ các điều kiện bất thường của thiên nhiên, được xem là hiện vật văn hóa, có giá trị lịch sử và khảo cổ lớn. Hơn một triệu xác ướp động vật được tìm thấy ở Ai Cập, trong đó có nhiều mèo. Một trong những xác ướp tự nhiên lâu đời nhất là một cái đầu người bị cắt đứt vào khoảng 6.000 năm trước, được tìm thấy vào năm 1936 tại địa điểm có tên là Inca Cueva, Nam Mĩ.
Ngoài các xác ướp nổi tiếng của Ai Cập cổ đại, ướp xác có chủ đích là một phong tục của nhiều nền văn hóa cổ đại trong khu vực Nam Mỹ và Châu Á có khí hậu khô, hanh. Hiện nay có khoảng hơn 1.000 xác ướp đã được tìm thấy ở Tân Cương, Trung Quốc. Các xác ướp cổ nhất được ướp bằng quy trình là một đứa trẻ, một trong những xác ướp Chinchorro tìm thấy trong thung lũng Camarones, Chile có niên đại khoảng năm 5.050 trước Công nguyên.
Từ nguyên
Từ mummy trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin thời Trung Cổ là mumia, một từ mượn trong tiếng Ả Rập là từ mūmiyyah (مومية), có nghĩa "bitum". (Bởi vì da của những xác ướp không được bọc bị đen đi nên trước kia mọi người cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng bitum trong quá trình ướp xác. Nhựa đường và hắc ín là những dạng khác của bitum.) Từ này trong tiếng Ả Rập cũng được mượn từ trong tiếng Ba Tư là từ mūmiya, có nghĩa "bitum"; nó lại liên quan tới một từ khác trong tiếng Ba Tư, mūm, có nghĩa "sáp". (Các nhà sử học Ai Cập cổ đại ghi nhận rằng người Ba Tư thỉnh thoảng ướp xác các vị vua và các nhà quý tộc trong sáp ong, dù hành động này chưa bao giờ được ghi chép tại Ai Cập).
Các kiểu xác ướp
Các xác ướp được bảo quản theo "nghi thức" có chủ định
Các xác ướp nổi tiếng nhất là những xác được ướp một cách có chủ định với mục đích bảo quản cụ thể, đặc biệt là những xác ướp Ai Cập cổ đại. Văn hóa Ai Cập tin rằng thân thể là nơi trú ngụ cho linh hồn, người Ai Cập gọi là: Ka và đó là phần chủ chốt của con người trong kiếp sau. Tại Ai Cập, xác được ướp theo cách mổ bụng, bỏ đi nhiều phần nội tạng. Sau đó thân thể được bao phủ bằng natron, để tăng tốc quá trình khử nước, làm bốc hơi hết hơi nước, độ ẩm cơ thể, và ngăn chặn phân huỷ.
Tại Trung Quốc, các thân xác được bọc trong quan tài bằng cây bách và những loại thảo mộc có dược tính khác.
Các xác ướp được bảo quản tự nhiên
Các xác ướp được hình thành như là kết quả của một quá trình trong điều kiện môi trường tự nhiên, như rất lạnh (người băng Ötzi), axít (người Tollund) hay được làm khô tự nhiên đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Một số xác được bảo quản trong tình trạng rất tốt trong điều kiện tự nhiên và có niên đại từ thời Inca ở Peru.
Các xác ướp ở Ai Cập cổ đại
Xác ướp này ban đầu được cho là của một người phụ nữ sống ở thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã. Sau khi chụp X quang người ta mới biết đây là xác ướp của một nam vũ công.
Ở Ai Cập, người chết ban đầu không được ướp xác theo quy trình từng được sử dụng trong triều đại đầu tiên. Lúc đầu người chết được bỏ trong những giỏ sậy và vùi xuống cát. Cát khô nóng làm cho xác người khô đi nhanh chóng, ngăn chặn sự phân huỷ. Sau này, họ bắt đầu xây dựng những hầm mộ bằng gỗ, và những quy trình ướp xác kỹ lưỡng hơn bắt đầu được phát triển để đảm bảo rằng xác chết sẽ không bị phân huỷ ở kiếp sau. Những người được ướp xác được đặt ở nơi yên nghỉ cuối cùng theo một tập hợp những nghi thức và tục lệ.
Những cá nhân đầu tiên "được ướp xác" có niên đại từ khoảng năm 3300 TCN, dù đó không phải là những xác ướp nổi tiếng như Rameses II hay Seti I. Xác ướp này hiện vẫn chưa chính thức được biết là của ai, đang được trưng bày trong Viện bảo tàng Anh và đã được đặt tên hiệu là 'Ginger' bởi vì xác có mái tóc đỏ. Ginger được chôn trong cát nóng xa mạc, có lẽ được chồng đá lên trên để ngăn thân thể bị chó rừng xâm hại. Những điều kiện thời tiết khô và nóng, đã sấy khô và bảo quản xác. Ginger được chôn với một số chậu gốm, có lẽ trước kia để đựng thức ăn và nước uống để linh hồn sử dụng trên đường đi đến thế giới bên kia. Không có những ghi chép nào về tôn giáo ở thời đại đó, nhưng có lẽ nó cũng giống với tôn giáo Ai Cập về sau này ở một số điểm. Các điều kiện thời tiết sa mạc là một sự thực về cuộc sống và cái chết, vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, một số sự bảo quản thân thể có thể là tự nhiên.
Từ triều đại Ai Cập đầu tiên về sau này, những người cổ đại Ai Cập hiển nhiên tìm cách giữ gìn thể xác của người chết, nhờ thế linh hồn của họ có một thân thể hướng dẫn họ tới kiếp sau.
Người Ai Cập cũng mở rộng cả việc ướp xác cho những con vật. Những con vật linh thiêng dành cho thờ cúng như cò quăm, diều hâu, cá sấu và mèo được ướp xác với số lượng lên tới hàng triệu.
Hoàn cảnh lịch sử của các xác ướp Ai Cập cổ đại
Thời tiết khô ở Ai Cập luôn góp phần giúp đỡ vào việc bảo quản các xác ướp, vì đây là một trong những vùng khô nhất thế giới. Ở thời trước khi xuất hiện các vương triều, nhiều thân thể đã trở thành các "xác ướp tự nhiên". Những thân thể bị chôn xuống vẫn có thể được tìm thấy sau nhiều thế hệ và được bảo quản trong tình trạng tốt. Những xác khô được bảo quản tốt không phải là thứ được xã hội coi là thẩm mỹ, vì thế họ bắt đầu thay đổi lại quá trình ướp xác và quấn xác người trong những dải vải lanh rất chặt. Cùng lúc ấy, họ bắt đầu bỏ đi những phần nội tạng để đảm bảo rằng xác ướp không bị phân huỷ từ bên trong, và sẽ tiếp tục hiện diện được trước thượng đế cũng như các thế hệ tương lai. Người Ai Cập không cho đó là sự khủng khiếp hay sự rùng rợn. Cái chết cũng có nghĩa đẹp. Các xác ướp tiếp tục được chuẩn bị và quấn lại thành một gói đẹp đẽ giống như ở thời Thiên chúa giáo.
Các xác ướp Ai Cập với tư cách nghệ thuật cổ đại
Việc nghiên cứu ướp xác người với mục đích giữ gìn xác rất khác biệt so với việc nghiên cứu ướp xác với mục đích nghệ thuật. Những xác ướp ban đầu phản ánh kiểu cách của thời các triều đại. Những xác ướp sau này có thể được phân loại theo tiến trình thay đổi văn hoá khi các nước khác chinh phục Ai Cập (nghĩa là Nubia, Hy Lạp) và áp đặt một số ảnh hưởng nghệ thuật. Những xác ướp rất muộn về sau này, ở thời Rôma và Thiên chúa giáo (tới năm 250) trên thực tế có một bức tranh vẽ lại khuôn mặt lúc sống trên một vùng phẳng bên trên mặt người chết. Những xác ướp "có chân dung" đó được coi là những bức chân dung ở trình độ cao nhất thời Rôma.
Xem Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô (Metropolitan Museum of Art), hay tìm: Triển lãm đặc biệt về "Những khuôn năm thời cổ đại" MMoA năm 2001 (MMoA "Ancient Faces" Special exhibit 2001).
Quá trình ướp xác của người Ai Cập
Herodotus, người chứng kiến việc ướp xác Ai Cập cổ đại
Herodotus, sử gia nổi tiếng Hy Lạp cổ đại, sống vào thế kỷ thứ 5 TCN, được mệnh danh là "Cha đẻ của môn sử học." Ông chu du nhiều nơi và thu thập các nguồn sử liệu để viết nên quyển sách lịch sử "Historial", ông từng đến Ai Cập vào khoảng năm 450 TCN và đã chứng kiến việc ướp xác của người Ai Cập bấy giờ. Theo Herodotus:
Quy trình ướp xác
Những người ướp xác có trách nhiệm bảo quản xác người chết. Không chỉ làm việc dựa trên sự hiểu biết của họ về giải phẫu người, mà còn phải thực hiện các nghi lễ theo từng giai đoạn trong quá trình ướp. Rất đáng chú ý rằng chính người Ai Cập coi việc ướp xác là linh thiêng và bí mật vì thế họ không ghi chép lại quá trình thực hiện của mình mà chỉ có những ghi chép của những người quan sát bên ngoài.
Ngay sau khi một người chết, thân thể họ nhanh chóng được đưa tới cho những người ướp xác để ngăn chặn sự thối rữa sớm. Một quá trình ướp xác tiêu biểu tốn 70 ngày trong đó những người thợ lành nghề phải chạy đua để hoàn thành xây dựng lăng mộ.
Bước đầu tiên trong quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại là bỏ tất cả các cơ quan nội tạng thường có xu hướng thối rữa sớm nhất. Não được lấy ra bằng cách đập vỡ xương ở cuối mũi bằng một cái đục và nhét một cái móc đặc biệt vào lỗ mũi đến tận sọ. Sau đó ngoáy cái móc để làm vỡ não. Não đã lỏng được rót ra ngoài sọ qua đường mũi bằng cách nghiêng sọ sang từng phía một.
Những người ướp xác cũng bỏ dạ dày, gan, phổi và ruột thông qua một vết rạch nhỏ bên trái bụng. Theo Herodotus, người rạch bụng sau đó sẽ bị đuổi ra ngoài, vì họ cho rằng thân thể con người là một vật linh thiêng vì thế việc gây hại đến nó là tội ác. Trái tim vẫn được đặt chỗ cũ bởi vì người Ai Cập cho nó là trung tâm của thể xác. Các phần nội tạng bị lấy ra từ bụng được cất vào một trong cái gọi là canopic jar (bình kín), làm theo kiểu bốn người con trai của Horus, để bảo vệ các nội tạng, và đặt nó vào trong mộ trong thời gian diễn ra nghi lễ chôn cất. Bốn chiếc bình kín tạo hình thek bốn người con của thần Horus là: Thần Imsety đầu người bảo vệ buồng gan, Thần Qebehsenuef đầu chim ưng bảo vệ bộ ruột, Thần Hapy khỉ đầu chó bảo vệ hai lá phổi, và Thần Duamutef đầu chó rừng bảo vệ dạ dày. Bốn chiếc bình được đựng trong một chiếc rương đặc biệt gọi là rương canopic. Người Ai Cập cổ đại tin rằng người chết cũng cần nội tạng để sống ở thế giới bên kia. Bởi vì lúc ấy con người vẫn chưa biết đến chức năng của não, nên nó bị bỏ đi. Ở các triều đại sau này, những cơ quan nội tạng trong bụng được xử lý, gói lại rồi lại được nhét vào trong xác nhưng các canopic jar không được sử dụng tới vẫn được đặt vào trong mộ. Cụ thể là từ khoảng những năm 1100 TCN, chiếc rương canopic trong mộ của Nữ hoàng Nodjmet hoàn toàn trống rỗng, bởi nội tạng đã được ướp và đặt lại luôn vào cơ thể của bà.
Sau đó xác được tắm bằng rượu cọ. Nhờ nồng độ cồn cao của nó, nó sẽ tiêu diệt đa số vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi trong xác chết ở thời gian đó. Vi khuẩn làm phân hủy xác chết, việc tắm xác bằng rượu cọ giúp ngăn chặn việc phân hủy do vi khuẩn gây ra.
Sau đó, mọi hơi ẩm phải bị loại trừ khỏi xác bằng cách nhét những túi lanh đựng natron (một kiểu muối có ở trên bờ Hồ Wadi Natrun) vào trong ổ bụng thông qua đường rạch. Phần còn lại của xác sau đó được phủ đầy natron và đặt ở chỗ nóng. Kết quả là xác khô đi, nhưng vẫn giữ được hình hài. Một miếng kim loại có hình Con mắt của Horus (gọi là wedjat) được đặt lên trên vết rạch ở bụng để gắn nó lại về hình thức.
Cuối cùng, xác được bọc bằng nhiều tấm vải lanh, một số tấm có gắn bùa chú để giúp người chết trên đường đi sang thế giới bên kia. Sau nhiều công đoạn bọc, xác được phủ bằng nhựa thông nóng, trước khi lại bọc tiếp. Lớp nhựa để đảm bảo các lớp lớp lanh sẽ nằm yên vị. Có lẽ nhựa được pha trộn thêm hương liệu và nhựa thơm.
Để bảo vệ xác chết tốt hơn nữa, những bùa chú được đặt ở những vị trí đặc biệt của xác giữa các lớp bọc. Chúng gồm:
Ankh
Scarab
Djed-Djed pillar
Pectoral
Những nghi lễ chôn cất của người Ai Cập
Cuối cùng xác ướp sẽ được chôn theo nhiều cách tương xứng với vị thế xã hội của người chết. Những cá nhân thuộc tầng lớp thấp chỉ được ướp xác một cách đơn giản và bỏ vào một hầm mộ sơ sài hay bên rìa của một hầm mộ lớn. Những người ở tầng lớp trên sẽ được chôn cất rất kỹ lưỡng trong hầm mộ có trang trí, dù có lẽ không phải là quan tài đá. Những người ở cấp bậc cao nhất, như các pharaon, sẽ được chôn trong quan tài nhiều lớp và quách đá, và thường được trau chuốt rất tỉ mỉ. Có lẽ lễ nghi chôn cất quan trọng nhất là lễ mở miệng. Một thầy tế chạm vào miệng xác ướp hay quan tài bằng những vật linh thiêng như chiếc rìu, cái móc, làm hành động mô phỏng như mở miệng xác ướp. Người Ai Cập cổ đại tin rằng hành động đó sẽ giúp xác ướp có thể thở và nói chuyện trong cuộc sống tiếp sau.
Trong lăng mộ KV62 của Tutankhamun có một bức tranh tường vẽ cảnh Tể tướng Ay đang thực hiện nghi thức mở miệng cho xác ướp Tutankhamun quá cố.
Các xác ướp ở những nền văn minh khác
Xác ướp không chỉ là nét độc đáo riêng chỉ có ở Ai Cập, tập tục ướp xác đã xuất hiện ở nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới, mỗi nơi lại có một nét riêng. Rất nhiều xác ướp đã được phát hiện, trong số đó còn có những xác ướp do bàn tay của tự nhiên tạo ra, không do mục đích của con người.
Một số nền văn minh cũng thực hiện nghệ thuật ướp xác:
Aztec
Inca, (xem Xác ướp Juanita), một hành động cũng được những bộ tộc bị họ chinh phục chấp nhận, ví dụ Chachapoyas
Nhật Bản, xem liên kết ngoài Buddhist mummies in Japan, PubMed.
Tây Tạng, ướp xác để vinh danh những người đạt tới mức cao nhất của khai sáng
Thiên chúa giáo; trong nhiều thế kỷ, những người chết được ướp xác, dù trong những thời Giáo hoàng gần đây không còn được thực hiện nữa.
Trung Quốc
Các xác ướp từ các triều đại khác nhau trong lịch sử Trung Quốc đã được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp lãnh thổ nước này. Đa số chúng là các xác ướp không có chủ ý, chỉ vô tình trở thành xác ướp do điều kiện chôn cất đặc biệt. Hầu hết các địa điểm phát hiện xác ướp ở Trung Quốc được phát hiện rất khó để bảo quản xác, do khí hậu ấm áp, ẩm thấp của chúng. Điều này làm cho việc phục hồi xác ướp trở nên vô cùng khó khăn, vì việc tiếp xúc với môi trường không khí có thể khiến xác ướp bị phân hủy trong thời gian ngắn.
Một trong số những xác ướp nổi tiếng ở Trung Quốc là xác ướp Tân Truy phu nhân (Xin Zhui), hay còn gọi là Quý bà Đại, phu nhân Đại. Xác ướp được tình cờ phát hiện năm 1970 tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam trong một ngôi mộ lớn. Thi thể của bà được bảo quản hoàn hảo, được bọc trong 20 lớp lụa, lồng vào sáu quan tài được trang trí, ngoài ra còn được phủ chiếu tre và vô số đồ mai táng chôn theo, xung quanh quan tài chất khoảng 5 tấn than gỗ. Chính than có tính hút ẩm đã giữ cho môi trường xung quanh quan tài luôn khô ráo, không bị vi khuẩn nấm mốc tác động, ngoài ra lụa quấn xác cũng được cho là có tác dụng trong việc bảo quản thi hài. Việc chôn cất hoành tráng cho thấy địa vị xã hội của người được chôn cất. Qua nghiên cứu phân tích người ta biết được Tân Truy phu nhân là vợ một vị quan đời nhà Hán, bà mất khoảng năm 168 TCN khi khoảng năm mươi tuổi. Xác được bảo quản hoàn hảo (nguyên vẹn tóc,các đặc điểm gương mặt, làm da trắng và nội tạng) tới mức người ta có thể tiến hành khám nghiệm tử thi, tìm hiểu nguyên nhân cái chết của bà.
Người Trung Quốc cổ đại tin rằng ngọc thạch, ngọc bích là những loại đá có quyền năng bảo quản thi thể người chết. Nhiều bậc vua chúa, vương gia,hoàng tộc sau khi chết được táng trong một bộ quần áo bằng ngọc bích kết chỉ vàng. Mặc dù ngọc thạch hay ngọc bích chẳng có công dụng thần kỳ như vậy. Những bộ quần áo bằng ngọc cầu kì tinh xảo và rất tốn kém, chúng đã tồn tại qua hai thiên niên kỷ đến tận ngày nay, trong khi thân xác người chết bên trong đã tiêu tan từ lâu.
Các xác ướp Trung Quốc theo kiểu Ấn-Âu đã được tìm thấy ở lưu vực Tarim có niên đại sớm từ năm 1800 TCN và cho thấy sự tiếp xúc từ rất sớm giữa Đông và Tây. Có ý kiến cho rằng những xác ướp còn lại đó có thể là tác phẩm của những vị tổ tiên người Tochari thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu hiện vẫn đang được sử dụng tại Lưu vực Tarim (Tân Cương ở Trung Quốc ngày nay) đến tận thế kỷ thứ 8 (xem Con đường tơ lụa, phần nói về người Tochari).
Một xác ướp cổ được đặt tên là "người Yingpan đẹp trai" đã được tìm thấy ở tỉnh Tân Cương xa xôi phía tây bắc Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, những nhà khảo cổ từ Viện khảo cổ Tân Cương đã tìm thấy xác ướp này khi họ mở một quan tài trong một nghĩa địa có niên đại từ 1.900 năm. Xác ướp có mái tóc dày màu nâu, mặt và thân teo lại, da xám và nâu. Râu, lông mày và lông mi có thể thấy rõ ràng, trang phục của xác ướp vẫn còn nguyên vẹn kể cả màu sắc sáng của chúng.
Người đàn ông này, được cho là đã sống ở thời Đông Hán (25 - 220), cao 1.8 mét (gần sáu feet) và có lẽ đã chết khi 25 tuổi. Quan tài của anh ta có những hình vẽ màu bên ngoài, được khám phá cùng với 150 mộ cổ có niên đại thời Đông Hán tại Yingpan gần Lop Nur ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Chiếc quan tài này cùng năm cái khác đã được chở đến Urumqi, thủ phủ vùng và được giữ trong viện, ở tình trạng đóng kín trong nhiều năm. Xác ướp được cho là rất quan trọng cho việc nghiên cứu những trao đổi kinh tế và văn hoá giữa Trung Quốc và các nước phương Tây thời trước.
"Người Yingpan đẹp trai" được cho là có thể so sánh được với "Người đẹp Lâu Lan," một xác ướp nữ 3.800 năm tuổi được tìm thấy năm 1980 tại châu thổ Tiebanhe, khoảng 200 kilômét phía đông Yingpan. Lâu Lan là một vương quốc cổ nằm dọc theo Con đường tơ lụa Trung Quốc tại Tân Cương.
Xác của lãnh tụ Mao Trạch Đông cũng được đem ướp và trưng bày ở Nhà kỷ niệm Mao Chủ tịch ở Bắc Kinh.
Philippines
Các Xác ướp Lửa, còn gọi là các Xác ướp Kabayan, được phát hiện
dọc theo sườn núi Kabayan, Benguet, bắc Philippines. Các nhà khoa học tin rằng việc ướp xác này bắt đầu từ khoảng thời gian 1200 đến 1500 và được chôn cất trong các hang động. Những người khác tin rằng quá trình ướp xác bắt đầu từ năm 2000 TCN. Điều làm cho Xác ướp Lửa trở nên độc đáo là quá trình ướp xác của chúng. Việc ướp xác đó bắt đầu ngay trước khi một người chết, người đó sẽ tiêu hóa một thức uống rất mặn. Sau khi chết, xác chết được rửa sạch và đốt lửa hong khô, khiến chất lỏng trong cơ thể bốc hơi. Khói được thổi vào miệng để làm khô cơ thể bên trong và các cơ quan nội tạng. Cuối cùng, các loại thảo mộc được cọ xát lên xác chết. Các xác ướp sau đó được đặt trong một quan tài làm bằng gỗ thông và được đặt để yên nghỉ trong các hầm đá, hang động tự nhiên hoặc các hốc chôn người. Việc thực hành ướp xác đó kết thúc khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines vào thế kỷ 16.
Iran
Tính đến năm 2012, ít nhất tám xác ướp người đã được phát hiện ở Mỏ muối Douzlakh tại Chehr Abad, tây bắc Iran. Do được bảo quản bởi muối, những thi thể này được gọi chung là "Saltmen" (Người muối). Thử nghiệm Carbon phóng xạ được tiến hành năm 2008 cho biết những xác ướp Saltmen có niên đại vào khoảng năm 400 TCN. Muối đã ướp những cái xác này một cách tự nhiên.
Mexico
Các xác ướp ở Bảo tàng El Museo de las Momias, Guanajuato, Mexico, được khai quật từ năm 1865 đến năm 1958 ở nghĩa địa lớn của thành phố. Đại dịch tả năm 1829-1951 đã làm chết nhiều người, những cái xác được chôn dưới nghĩa địa đã trở thành xác ướp một cách tự nhiên, do điều kiện địa chất đặc biệt, được gọi là các xác ướp Guanajuato. Chúng được trưng bày ở Bảo tàng El Museo de las Momias, trong số đó còn có xác ướp một bào thai được tuyên bố là xác ướp người nhỏ nhất thế giới.
Xác ướp Phương Tây
Người Phương Tây ướp xác để bảo quản xác ướp trước khi chôn cất chứ không có ý định ướp xác lâu dài.
Anh
Tháng 5, năm 1983, hai người thợ đào than bùn phát hiện đầu lâu của một người phụ nữ trong một đầm lầy than bùn ở Cheshire, Anh. Nghi ngờ đây là một vụ giết người phi tang xác, người ta bắt đầu điều tra. Peter Reyn-Bardt, một người đàn ông 57 tuổi ở địa phương, đã bị nghi ngờ giết người vợ ngoại tình của mình, Malika de Fernandez, và dìm xác bà xuống đầm lầy. Cuối cùng ông ta đã ra tự thú rằng chính mình đã giết vợ vào năm 1961. Tuy nhiên sau khi đem thử nghiệm Carbon phóng xạ, các chuyên gia vô cùng bất ngờ vì cái đầu lâu có niên đại vào thế kỷ thứ 3. Đầu lâu xác ướp 1700 tuổi này được đặt tên là Lindow Woman (Người phụ nữ Lindow), được cho là người bị đem ra hiến tế trong một nghi lễ tôn giáo nào đó của các tộc người thời cổ. Cũng tại một đầm lầy than bùn ở Cheshire, một năm sau người ta phát hiện xác ướp Lindow Man.
Năm 1984, những người thợ khai thác than bùn đã tìm thấy xác ướp một người đàn ông ở làng Lindow Moss, Cheshire, Anh, được gọi là Lindow Man (Người đàn ông Lindow). Cái xác nhanh chóng trở nên nổi tiếng, nhờ được bảo quản trong than bùn nên nguyên vẹn hình hài, nội tạng, và trở thành xác ướp một cách tự nhiên. Các nhà khoa học sau khám nghiệm đã xác định ông ta chết vào khoảng thế kỷ 1 TCN, ở độ tuổi 25-30, người này có sức khỏe tốt, tuy nhiên trong cơ thể có nhiều giun. Các chất còn lại trong dạ dày còn cho biết bữa ăn cuối cùng của ông ta là một hỗn hợp giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc, cám và mẫu bánh mì hơi cháy. Các móng tay được trau chuốt chứng tỏ ông ta không phải lao động chân tay lúc còn sống. Nguyên nhân cái chết chứng minh rằng ông ta bị hiến tế cho thần linh, hoặc là vật hiến tế cho một nghi lễ tôn giáo nào đó, và không loại trừ khả năng là một tội phạm bị tử hình. Việc phát hiện xác ướp Lindow Man được coi là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất thập niên 1980
Cả hai xác ướp Lindow Man và Lindow Woman đều là các xác ướp đầm lầy, và đều là nận nhân của sự hiến tế người.
Đan Mạch
Năm 1879, tại một đầm lầy ở Jutland, Đan Mạch, người ta tìm thấy xác ướp một người phụ nữ còn nguyên vẹn, được gọi là Huldremose Woman (Người đàn bà Huldremose). Các chuyên gia xác định được đây là xác của một người phụ nữ sống vào khoảng giữa 160 TCN đến 340 SCN, xác được bảo quản nhờ axit trong than bùn, tóc và da vẫn còn nguyên, trong khoang sọ vẫn còn dấu vết của não. Trong khi hầu hết mọi xác ướp trong đầm lầy than bùn đều trần truồng, thì Huldremose Woman lại được mặc trang phục cầu kỳ gồm áo choàng không tay bằng da cừu non, váy ngắn kẻ ô và còn có khăn trùm đầu. Ngoài ra cạnh bà ta còn tìm thấy một chiếc lược sừng cùng một sợi dây đeo có hai hạt hổ phách. Điều đó chứng tỏ địa vị xã hội quan trọng của bà ta. Chân bà ta bị gãy nhưng đã có dấu hiệu lành hẳn trước khi bà ta chết. Sau khi phân tích và khám nghiệm, các chuyên gia phát hiện bữa ăn cuối cùng của Huldremose Woman là bánh mì lúa mạch đen. Không rõ cánh tay phải của bà ta bị cắt đứt trước hay sau khi chết.
Greenland
Đảo Greenland nằm gần cực Bắc có khí hậu khô và lạnh buốt, điều kiện môi trường tuyệt vời để bảo quản xác. Xác ướp của sáu phụ nữ và hai trẻ em người Inuit được phát hiện trên một chỏm núi cheo leo ở Greenland năm 1972. Chúng được gọi là các xác ướp Eskimo hay Xác ướp Greenland, thuộc về những người Inuit sinh sống ở vùng cận Bắc Cực của Bắc Mỹ, những người này được xác định là đã chết vào khoảng năm 1475. Khí hậu khô và lạnh buốt đã sấy khô những cái xác, những bộ trang phục bằng da hải cẩu vẫn còn nguyên vẹn.
Công chúa Ba Tư giả
Năm 2000, một trường hợp tưởng như hết sức phi thường được phát hiện ở Pakistan, một xác ướp được bảo quản vô cùng hoàn hảo. Xác ướp được cho là của một công chúa Ba Tư, có liên quan đến vua Cambyses II, được ướp xác bởi những người thợ ướp xác Ai Cập chuyên nghiệp vào khoảng năm 500 TCN. Dường như đó đã là một trong những phát hiện tuyệt vời nhất của nhân loại. Tuy nhiên sự thật nhanh chóng bị phơi bày, các chuyên gia sớm nhận ra đây chỉ là một xác ướp được làm giả ở thời hiện đại, chỉ mới hai năm trước đó, người phụ nữ bị ướp xác có thể đã bị sát hại để lấy xác.
Christian Friedrich von Kahlbutz
Christian Friedrich von Kahlbutz (1651 - 1702) là một hiệp sĩ người Đức, người được cho là đã gây ra nhiều vụ hãm hiếp trinh nữ. Trước khi chết ông thề rằng nếu ông có tội thì cơ thể ông sẽ không phân hủy. Và thực tế đã chứng minh tội lỗi của ông. Xác ướp của Kahlbutz trong tình trạng bảo quản khá tốt mặc dù hầu như không có thủ thuật ướp xác nào được thực hiện trên cơ thể ông.
Đoàn thám hiểm Franklin
Năm 1845, John Franklin cùng đoàn thám hiểm của ông rời nước Anh trên hai con tàu, hướng đến vùng Bắc Cực thuộc Canada. Mục đích của đoàn thám hiểm là vượt qua hành lang Tây Bắc, vùng biển thông từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, phía Bắc Canada, vùng biển mà chưa một tàu bè nào trước đó có thể vượt qua được. Tuy nhiên, hai con tàu của đoàn đã bị mắc kẹt vào băng trong eo biển Victoria gần đảo King William ở Bắc Cực Canada. Toàn bộ thám hiểm, trong đó có Franklin, đã bị mất tích. Đoàn thám hiểm của Franklin một đi không trở lại.
Rất nhiều cuộc tìm kiếm khai quật đã được tiến hành suốt từ năm 1848 đến tận thế kỉ XXI, người ta đã dần phát hiện ra tung tích và những gì còn sót lại của đoàn thám hiểm, các thành viên trong đoàn chết dần do khí hậu khắc nghiệt, thiếu lương thực và bệnh tật. Năm 1984, trên đảo Beechey thuộc Canada, người ta đã phát hiện ngôi mộ của ba thủy thủ xấu số trong đoàn thám hiểm. Xác của họ đã trở thành xác ướp một cách tự nhiên do được chôn trong lớp băng lạnh giá, được bảo quản cực tốt.
Ba xác ướp được phát hiện thuộc về John Torrington, John Hartnell và William Braine. Khi nhìn thấy xác ướp John Torrington, những người khai quật đã phải thốt lên: "Trông ông ta như đang ngủ vậy!". Một hàm lượng chì rất lớn được phát hiện trong các mẫu tóc và móng tay của các xác ướp trên, cho thấy họ qua đời do nhiễm độc chì, suy dinh dưỡng nặng và viêm phổi.
Xem hình ảnh về xác ướp John Torrington ở liên kết này
Xác ướp Việt Nam
Tại Việt Nam có hai xác tự ướp tại chùa Đậu của hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từ thế kỷ 17, sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích... Các xác ướp này được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Thủ thuật ướp xác này gọi là tượng táng hoặc thiền táng, và xác ướp các vị sư kiểu này được gọi nhục thân xá lợi, ở Trung Quốc cũng ghi nhận trường hợp nhục thân của Lục Tổ Huệ Năng. Ngoài xác ướp các vị thiền sư trên người ta còn phát hiện nhiều xác ướp còn khá nguyên vẹn như: xác ướp vua Lê Dụ Tông ở Thanh Hoá, xác ướp Xuân Thới Thượng ở Thành phố Hồ Chí Minh, xác ướp phát hiên tại vườn đào Nhật Tân ở Hà Nội...
Xác ướp Xóm Cải được phát hiện trong một ngôi mộ hợp chất quy mô lớn tại quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994. Đây là một trong số những xác ướp nguyên vẹn nhất trong số các xác ướp đã được phát hiện tại Việt Nam. Được xác định là bà Trần Thị Hiệu, hoàng thân quốc thích triều Nguyễn. Bà mất khoảng năm 1869 khi khoảng 50-60 tuổi. Xác ướp của bà vãn còn nguyên phần tóc sau đầu và làn da sẫm màu, cùng nhiều hiện vật đã được phát hiện. Hiện xác đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Gần đây hơn là Chủ tịch Hồ Chí Minh được các chuyên gia Liên Xô ướp theo phương pháp hiện đại và được bảo quản lạnh tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Đây là xác ướp thứ ba của các lãnh tụ cộng sản, sau Lenin (1924), và Stalin (1953).
Các xác ướp tự nhiên
Xác ướp một cách tự nhiên tương đối hiếm, vì nó yêu cầu phải có một số điều kiện đặc biệt, tuy nhiên những xác ướp này lại là một trong những xác ướp cổ nhất từng biết. Xác ướp cổ đại nổi tiếng nhất là người băng Ötzi, bị đóng băng trong một dòng sông băng ở Ötztal Alps khoảng năm 3300 TCN và được tìm thấy năm 1991. Một xác ướp thậm chí còn cổ hơn nhưng ở tình trạng bảo quản kém hơn được tìm thấy tại hang Spirit, Nevada năm 1940 và có niên đại carbon khoảng năm 7400 TCN.
Anh Quốc, Ireland, Đức, Hà Lan và Đan Mạch đều tìm thấy một số xác đầm lầy, xác ướp của những người bị rơi vào những đầm lầy rêu hiển nhiên là bị sát hại hay hiến tế theo nghi lễ. Trong những trường hợp đó, tính axít của nước, nhiệt độ lạnh và môi trường yếm khí đã làm da xác chết xạm lại và giữ gìn bộ xương. Các xác ướp đó được bảo vệ tốt, da và các phần nội tạng cũng như xương vẫn còn nguyên; thậm chí có thể xác định được cả bữa ăn cuối cùng của họ thông qua những thứ tìm thấy trong dạ dày.
Năm 1972, tám xác ướp được bảo quản rất tốt được tìm thấy trong một khu định cư đã bị bỏ hoang của người Inuit được gọi là Qilakitsoq, ở Greenland. "Các xác ướp Greenland" gồm một đứa trẻ sáu tháng tuổi, một đứa trẻ bốn tuổi, và sáu phụ nữ ở những độ tuổi khác nhau, và đã chết khoảng 500 năm trước. Xác của họ được ướp một cách tự nhiên ở nhiệt độ dưới không và gió khô trong hang nơi họ được tìm ra.
Một số những xác ướp được bảo quản tốt nhất có niên đại từ giai đoạn Inca ở Peru khoảng 500 năm trước, nơi trẻ em được đem ra hiến tế trong các nghi lễ và được đặt trên đỉnh các ngọn núi ở dãy Andes. Khí hậu lạnh và khô đã bảo quản các xác chết còn nguyên vẹn trong hàng thế kỷ.
Nhục thân xá lợi
Xác ướp ở những giai đoạn gần đây
Các xác ướp đã trở thành đối tượng được chú ý nghiên cứu nhiều ở phương Tây từ khi chúng được các nhà khảo cổ học tìm ra với số lượng lớn. Những nhà quý tộc thế kỷ 19 thường thỏa mãn nhu cầu tiêu khiển của mình bằng cách mua các xác ướp, bỏ lớp bọc ngoài và đem ra trưng bày. Việc đem ra trưng bày đã làm hủy hoại nhiều xác ướp vì chúng rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí.
Trong thập niên 1830 Jeremy Bentham, người sáng lập thuyết vị lợi, đã để lại những hướng dẫn trong di chúc để tạo ra một kiểu xác ướp hiện đại. Ông yêu cầu rằng thể xác mình phải được đem ra trưng bày nhằm minh họa làm cách nào sự "kinh hãi đối với giải phẫu bắt nguồn từ sự ngu dốt"; một khi đã được đem ra trưng bày và thuyết trình, ông yêu cầu rằng các phần thân thể của ông phải được giữ lại, gồm cả bộ xương (trừ xương sọ, vì ông đã có kế hoạch khác cho nó), thân thể của ông phải được mặc quần áo ông thường mặc và "ngồi trên một cái ghế tôi thường ngồi với dáng điệu lúc còn sống tôi thường ngồi khi suy nghĩ." Thân thể của ông, được lắp một cái đầu sáp vì cái đầu được chuẩn bị riêng theo yêu cầu của ông, hiện được trưng bày tại Đại học London.
Các xác ướp Ai Cập được các bảo tàng khắp thế giới săn lùng trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 và chiếm đa số trong những xác ướp được trưng bày hiện nay. Những ví dụ nổi tiếng nhất là tại Viện bảo tàng Ai Cập ở Cairo, tại Viện bảo tàng Ägyptisches ở Berlin và tại Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn. Thành phố Luxor Ai Cập cũng là nơi có Viện bảo tàng ướp xác. Những phần xác ướp còn lại được cho rằng của Ramesses I được đưa vào "Viện bảo tàng liều mạng" (Daredevil Museum) gần Thác Niagara ở Hoa Kỳ–biên giới Canada; những ghi chép cho thấy rằng xác ướp đó đã được bán cho một người Canada năm 1860 và được trưng bày cùng với những vật khác như một con bê hai đầu trong gần 140 năm, cho tới khi một viện bảo tàng ở Atlanta, Georgia, vốn đã thu thập được xác ướp cùng với một số đồ vật khác, xác định rằng đây là xác ướp của một nhân vật hoàng gia và trả lại nó cho Hội đồng tối cao cổ vật Ai Cập. Hiện xác ướp này được trưng bày tại Viện bảo tàng Luxor.
Các xác ướp cũng được cho là có các tính năng y khoa, và đã được bán như dược liệu theo nhiều hình thức. Ở hình bên trái, Emad Mousa, xác ướp Ai Cập của các vị thánh bảo hộ sinh sản rất nổi tiếng trong lịch sử văn hóa Ai Cập. Tuy nhiên, chúng không được sử dụng làm nhiên liệu cho đầu máy hơi nước, ý tưởng xuất phát từ một trò đùa của Mark Twain. Dù vậy, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, các dải lanh bọc xác ướp được đem ra chế tạo thành giấy.
Khoa học cũng đã có chú ý tới các xác ướp. Tiến sĩ Bob Brier, một nhà Ai Cập học, là nhà khoa học hiện đại đầu tiên tái tạo thành công một xác ướp theo phương pháp Ai Cập. Các xác ướp đã được sử dụng trong y khoa, để xác định mức phóng xạ mà máy chụp cắt lớp (CAT scan) có thể hoạt động mà không gây hại quá nhiều tới người sống. Trên thực tế, các xác ướp có thể được nghiên cứu mà không cần phải dỡ bỏ lớp bọc ngoài bằng cách sử dụng máy chụp cắt lớp và tia-X để tạo ra một bức ảnh về những gì có bên trong.
Các xác ướp rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu sinh vật học và các nhà khảo cổ học, vì chúng cung cấp nhiều thông tin giá trị về sức khỏe và tuổi thọ của những người đó. Đặc biệt, các xác ướp đã chứng minh rằng thậm chí từ 5.000 năm trước, con người đã giống hệt với người ngày nay về giải phẫu học. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu tiến trình phát triển loài người.
Các nhà khoa học quan tâm tới nhân bản vô tính (cloning) DNA của các xác ướp gần đây đã thông báo về những phát hiện ra DNA có thể nhân bản được trong một xác ướp Ai Cập có niên đại từ khoảng năm 400 TCN. Dù phân tích tóc của các xác ướp Ai Cập cổ đại từ thời cuối Middle Kingdom đã cho thấy bằng chứng của một chế độ ăn kiêng ổn định [http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/query.fcgi?cmd=Retrieve&db=pubmed&dopt=Abstract&list_uids=10091248&itool=iconabstr, Các xác ướp Ai Cập cổ đại từ khoảng năm 3200 TCN cho thấy những dấu hiệu của bệnh thiếu máu nghiêm trọng và rối loạn chức năng máu (hemolitic dosorder) .
Các nghệ sĩ cũng sử dụng các xác ướp vào cuối thập niên 1800, làm một kiểu sơn. Màu sơn hơi nâu được gọi là "Caput Mortum", tiếng Latin của từ "Đầu người chết", được chế tạo từ những lớp bọc xác ướp.
Năm 1975, một tổ chức bí truyền với cái tên Summum đã đưa ra "ướp xác hiện đại," một kiểu ướp xác mà Summum cho rằng sử dụng các kỹ thuật hiện đại cùng với những cách thức cổ. Summum đã được trình chiếu trên National Geographic và British Broadcasting Corporation và thậm chí còn được đề cập tới trong cuốn sách, Nghiên cứu khoa học về các xác ướp của Arthur C. Aufderheide. Summum đã ướp xác nhiều con vật như chim, mèo và chó. Con người đã được ướp xác từ rất sớm khi họ còn đang phát triển quy trình của mình và nhiều người đã dàn xếp thoả thuận cá nhân "trước khi cần thiết".
Tháng 3 năm 2006, xác của thầy tu Hy Lạp chính thống Vissarion Korkoliacos được tìm thấy còn nguyên vẹn trong hầm mộ của ông, sau mười lăm năm chôn cất. Sự kiện này đã gây tranh cãi giữa những người tin vào một phép lạ và những người cho rằng đó chỉ đơn thuần là một sự ướp xác tự nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học hiện nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận và vì thế bất kỳ ý kiến tranh luận nào về việc này cũng chưa thể được coi là chân lý.
Các xác ướp trong tiểu thuyết
Trong thế kỷ 20, các phim kinh dị và các phương tiện truyền thông đại chúng khác truyền bá khái niệm về một lời nguyền gắn liền với các xác ướp. Những bộ phim thể hiện niềm tin đó gồm bộ phim năm 1932 tên The Mummy (Xác ướp) với diễn viên chính Boris Karloff, cũng như hai phiên bản khác tiếp sau, một năm 1959 và một phim khác năm 1999. Sự tin tưởng vào những lời nguyền của xác ướp nảy sinh một phần từ lời nguyền được cho là có ở bên trong lăng mộ Tutankhamun.
Các xác ướp nổi tiếng
Từ Ai Cập
Sáu xác ướp trong sa mạc ở Gebelein, có niên đại khoảng năm 3300 TCN. Trong số đó có xác ướp Ginger, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Anh
Xác ướp vua Seqenenre Tao
Xác ướp vua Tutankhamun, bằng chứng sinh học lâu đời nhất về bệnh sốt rét.
Xác ướp vua Ramesses I
Xác ướp vua Amenhotep III
Xác ướp vua Thutmosis I
Xác ướp vua Thutmosis II
Xác ướp nữ tư tế Nesperennub
Xác ướp vua Ramesses II
Xác ướp vua Seti I
Xác ướp ở lăng mộ KV60, được xác định là của Nữ hoàng Hatshepsut
Xác ướp của Nesyamun
Xác ướp quan Tể tướng Yuya và phu nhân Tjuyu, họ là cha mẹ của Nữ hoàng Tiye. Xác ướp của Yuya có nhiều nét giống người ngoại quốc, nhiều khả năng ông là người Syria
Xác ướp Zagreb
Xác ướp "Quý bà trẻ" (Younger Lady), được xác định là mẹ ruột của Tutankhamun thông qua DNA
Xác ướp "Bà già" (Elder Lady), được cho là của Nữ hoàng Tiye, vợ vua Amenhotep III.
Xác ướp Gào thét (Screaming Mummy), được cho là của Hoàng tử Pentawer, con trai vua Ramesses III.
Xác ướp Nữ hoàng Ahmose-Nefertari, mẹ của vua Amenhotep I
Xác ướp Công nương Rai, bảo mẫu của Nữ hoàng Ahmose-Nefertari.
Khác
Người phụ nữ Huldremose
Người phụ nữ Lindow
Người đàn ông Lindow
Người phụ nữ Elling
Trần Thị Hiệu
Người băng Ötzi
Lê Dụ Tông
Tollund Man
Jeremy Bentham
Christian Friedrich von Kahlbutz
Vladimir Ilyich Lenin
Hồ Chí Minh
Eva Peron
Loung Pordaeng
Mao Trạch Đông
Vissarion Korkoliacos
Kim Il-sung
Kim Jong-il
Hugo Chávez |
Chi Cẩm lai hay chi Trắc, chi Sưa (danh pháp khoa học: Dalbergia) là một chi lớn của các loài cây thân gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung bình hay các loại cây bụi và dây leo trong phân họ Đậu (Faboideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Chi này phân bổ rộng khắp, có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Trung và Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar và Nam Á. Số lượng loài trong chi này còn nhiều mâu thuẫn, với các nguồn khác nhau liệt kê các con số trong phạm vi 100-600 loài; ví dụ PlantSystematics liệt kê 470 danh pháp còn ILDIS chấp nhận 159 loài.
Một số loài
Dalbergia abbreviata
Dalbergia abrahamii
Dalbergia acariiantha
Dalbergia acuta
Dalbergia acutifoliolata
Dalbergia adami
Dalbergia afzeliana
Dalbergia ajudana
Dalbergia albertisii
Dalbergia albiflora
Dalbergia altissima
Dalbergia amazonica
Dalbergia andapensis
Dalbergia annamensis - Trắc trung, Trắc dây
Dalbergia arbutifolia
Dalbergia armata
Dalbergia assamica - Cọ khẹt, cọ khiết, bạt ong, trắc balansa; sưa hạt tròn, muống nước, trắc Assam.
Dalbergia aurea
Dalbergia bakeri
Dalbergia balansae - Cọ khẹt trắng, hoàng đàn Lĩnh Nam
Dalbergia bariensis - Cẩm lai Bà Rịa
Dalbergia baronii
Dalbergia bathiei
Dalbergia beccarii
Dalbergia beddomei
Dalbergia benthamii - Hoàng đàn lưỡng việt
Dalbergia berteroi
Dalbergia bignonae
Dalbergia bintuluensis
Dalbergia boehmii
Dalbergia bojeri
Dalbergia boniana
Dalbergia borneensis
Dalbergia brachystachya
Dalbergia bracteolata
Dalbergia brasiliensis
Dalbergia brownei
Dalbergia burmanica
Dalbergia calderonii
Dalbergia calycina
Dalbergia cambodiana - Trắc Cam bốt
Dalbergia campenonii
Dalbergia cana
Dalbergia candenatensis - Trắc một hột, me núi, me nước, dây cổ rùa.
Dalbergia canescens
Dalbergia capuronii
Dalbergia carringtoniana
Dalbergia catingicola
Dalbergia caudata
Dalbergia cearensis - Kingwood Brasil
Dalbergia chapelieri
Dalbergia chlorocarpa
Dalbergia chontalensis
Dalbergia clarkei
Dalbergia cochinchinensis - Trắc Nam Bộ, cẩm lai Nam Bộ, hồng đàn Xiêm, trắc bông, trắc, cẩm lai nam; giâu ca (tiếng Gia Rai), ka rắc (tiếng Ba Na), ka nhong.
Dalbergia commiphoroides
Dalbergia confertiflora
Dalbergia congensis
Dalbergia congesta
Dalbergia congestiflora
Dalbergia coromandeliana
Dalbergia crispa
Dalbergia cubilquitzensis
Dalbergia cucullata
Dalbergia cuiabensis
Dalbergia cultrata - Trắc dao, cẩm lai dao.
Dalbergia curtisii
Dalbergia cuscatlanica
Dalbergia dalzielii
Dalbergia darienensis
Dalbergia darlacensis - Dây trắc Đắc Lắc
Dalbergia davidii
Dalbergia debilis
Dalbergia decipularis - Hoàng dương Brasil
Dalbergia delphinensis
Dalbergia densa
Dalbergia densiflora
Dalbergia dialoides - Dây trắc đia
Dalbergia discolor
Dalbergia dongnaiensis - Cẩm lai Đồng Nai
Dalbergia duarensis
Dalbergia duperreana
Dalbergia dyeriana - Dây trắc dyer
Dalbergia ealaensis
Dalbergia ecastaphyllum
Dalbergia elegans
Dalbergia emirnensis
Dalbergia enneaphylla
Dalbergia entadoides - Dây trắc bàm bàm
Dalbergia eremicola
Dalbergia ernest-ulei
Dalbergia errans
Dalbergia erubescens
Dalbergia falcata
Dalbergia fischeri
Dalbergia floribunda
Dalbergia florifera
Dalbergia foliolosa
Dalbergia foliosa
Dalbergia forbesii
Dalbergia fouilloyana
Dalbergia frutescens
Dalbergia funera
Dalbergia fusca
Dalbergia gardneriana
Dalbergia gentilii
Dalbergia gilbertii
Dalbergia glaberrima
Dalbergia glabra
Dalbergia glandulosa
Dalbergia glaucescens
Dalbergia glaucocarpa
Dalbergia glaziovii
Dalbergia glomerata
Dalbergia godefroyi
Dalbergia gossweileri
Dalbergia gracilis
Dalbergia granadillo
Dalbergia grandibracteata
Dalbergia grandistipula
Dalbergia greveana
Dalbergia guttembergii
Dalbergia hainanensis - Trắc Hải Nam, sông lá
Dalbergia hancei - Trắc Hance, đằng hoàng đàn, dây trắc hoàng đàn
Dalbergia havilandii
Dalbergia henryana - Dây trắc henry
Dalbergia heudelotii
Dalbergia hiemalis
Dalbergia hildebrandtii
Dalbergia hirticalyx
Dalbergia horrida
Dalbergia hortensis
Dalbergia hoseana
Dalbergia hostilis
Dalbergia hullettii
Dalbergia humbertii
Dalbergia hupeana - Cọ khẹt, hoàng đàn
Dalbergia hygrophila
Dalbergia intermedia
Dalbergia intibucana
Dalbergia inundata
Dalbergia iquitosensis
Dalbergia jaherii
Dalbergia jingxiensis
Dalbergia junghuhnii
Dalbergia kerrii
Dalbergia kingiana
Dalbergia kisantuensis
Dalbergia kostermansii
Dalbergia kunstleri
Dalbergia kurzii
Dalbergia lacei
Dalbergia lactea
Dalbergia lakhonensis
Dalbergia lanceolaria
Dalbergia lanceolaria subsp. paniculata, đồng nghĩa: Dalbergia nigrescens - Quành quạch, trắc đen.
Dalbergia lastoursvillensis
Dalbergia lateriflora
Dalbergia latifolia - Hồng sắc Ấn Độ, sonokeling
Dalbergia laxiflora
Dalbergia lemurica
Dalbergia librevillensis
Dalbergia louisii
Dalbergia louvelii
Dalbergia macrosperma
Dalbergia madagascariensis
Dalbergia malabarica
Dalbergia malangensis
Dalbergia mammosa
Dalbergia marcaniana
Dalbergia maritima
Dalbergia martinii
Dalbergia mayumbensis
Dalbergia melanocardium
Dalbergia melanoxylon - Trắc đen châu Phi
Dalbergia menoeides
Dalbergia mexicana
Dalbergia microphylla
Dalbergia millettii
Dalbergia mimosella
Dalbergia mimosoides - Hoàng đàn lá trinh nữ
Dalbergia miscolobium
Dalbergia mollis
Dalbergia monetaria
Dalbergia monophylla
Dalbergia monticola
Dalbergia multijuga
Dalbergia negrensis
Dalbergia neoperrieri
Dalbergia ngounyensis
Dalbergia nigra - Hồng sắc Brasil, Jacarandá
Dalbergia nitida
Dalbergia nitidula
Dalbergia noldeae
Dalbergia normandii
Dalbergia oblongifolia
Dalbergia obovata
Dalbergia obtusifolia - Hoàng đàn lá nhụt
Dalbergia odorifera - Giáng hương
Dalbergia oligophylla
Dalbergia oliverri - Cẩm lai, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai Đồng Nai, cẩm lai vú, cẩm lai bông, cẩm lai mật, trắc lai
Dalbergia orientalis
Dalbergia ovata - Trắc trứng
Dalbergia pachycarpa
Dalbergia palo-escrito
Dalbergia parviflora
Dalbergia paucifoliolata
Dalbergia peguensis
Dalbergia peishaensis
Dalbergia peltieri
Dalbergia pervillei
Dalbergia pierreana
Dalbergia pinnata - Dây trắc lá me, trắc ăn trầu, chàm bìa ăn trầu
Dalbergia pluriflora
Dalbergia polyadelpha - Trắc nhiều bó nhị, sóng lá
Dalbergia polyphylla
Dalbergia prainii
Dalbergia pseudo-ovata
Dalbergia pseudo-sissoo
Dalbergia pseudobaronii
Dalbergia purpurascens
Dalbergia reniformis
Dalbergia reticulata
Dalbergia retusa - Cocobolo
Dalbergia revoluta
Dalbergia richardsii
Dalbergia riedelii
Dalbergia rimosa - Cọ khẹt leo, trắc dây, trắc cựa gà, trắc biến màu, đăng trườn
Dalbergia riparia
Dalbergia rostrata
Dalbergia rubiginosa
Dalbergia rufa
Dalbergia rugosa
Dalbergia sacerdotum
Dalbergia sambesiaca
Dalbergia sampaioana
Dalbergia sandakanensis
Dalbergia saxatilis
Dalbergia scortechinii
Dalbergia sericea - Trắc lông tơ, cà gion.
Dalbergia setifera
Dalbergia simpsonii
Dalbergia sissoides
Dalbergia sissoo - Hồng sắc Ấn Độ, sheesham, sissoo
Dalbergia spinosa
Dalbergia spruceana
Dalbergia stenophylla
Dalbergia stercoracea
Dalbergia stevensonii - Hồng sắc Honduras
Dalbergia stipulacea - Dây trắc lá bẹ.
Dalbergia suaresensis
Dalbergia subcymosa
Dalbergia succirubra - Dây trắc nhung hổ phách đỏ.
Dalbergia teijsmannii
Dalbergia teixeirae
Dalbergia thomsonii
Dalbergia thorelii - Dây trắc biển, trắc Thorel.
Dalbergia tilarana
Dalbergia tinnevelliensis
Dalbergia tonkinensis - Sưa, trắc thối, trắc Bắc Bộ, sưa đỏ
Dalbergia travancorica
Dalbergia trichocarpa
Dalbergia tricolor
Dalbergia tsaratananensis
Dalbergia tsiandalana
Dalbergia tsoi
Dalbergia tucurensis
Dalbergia uarandensis
Dalbergia urschii
Dalbergia vacciniifolia
Dalbergia velutina - Dây trắc nhung, trắc Pierre.
Dalbergia verrucosa
Dalbergia vietnamensis - Dây trắc Việt, chùm bầu, súc sạc, trắc dây.
Dalbergia viguieri
Dalbergia villosa
Dalbergia volubilis - Trắc leo.
Dalbergia wattii
Dalbergia xerophila
Dalbergia ximengensis
Dalbergia yunnanensis - Trắc Vân Nam.
Sử dụng
Nhiều loài trong chi Dalbergia là các loại cây lấy gỗ quan trọng, có giá trị vì các tính chất trang trí của chúng cũng như vì mùi thơm của gỗ, do chúng chứa nhiều tinh dầu thơm. Các loài lấy gỗ quan trọng nhất là trắc, cẩm lai.
Loại gỗ hồng sắc có chất lượng cao nhất được thế giới phương Tây ưa chuộng là D. nigra và được gọi là gỗ hồng sắc Rio, Bahia, Brasil, Palisander de Rio Grande hay Jacarandá; đã bị khai thác kiệt quệ trong quá khứ và hiện nay được liệt kê trong danh sách của CITES. Loại gỗ hồng sắc được ưa chuộng thứ hai tại phương tây là D. latifolia được biết đến như là hồng sắc (Đông) Ấn Độ hay sonokeling. Phần lớn các loại gỗ hồng sắc có màu nâu và các vân gỗ đẹp. Lưu ý rằng chỉ một phần nhỏ các loài trong chi Dalbergia có gỗ hồng sắc.
Gỗ của loài hoàng dương Brasil (D. decipularis) có màu kem với các sọc đỏ hay hồng. Nó thông thường được dùng trong dán viền vắt chéo và các lớp gỗ dán mặt khác. Lưu ý rằng cây hoàng dương này không có gì liên quan đến hoàng dương Bắc Mỹ (Liriodendron tulipifera) còn gọi là cây mõm chó thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae), là loài cây có gỗ màu ánh vàng-lục cũng như không liên quan gì với cây hoàng dương Úc (Harpullia pendula) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).
Được sử dụng một cách tương tự (màu tía với các sọc sẫm) còn có kingwood Brasil lấy từ D. cearensis. Nó là một loại cây gỗ nhỏ, cao tới 10 m chỉ có rất hạn chế tại Brasil. Một loại gỗ khác đáng chú ý là cocobolo, chủ yếu khai thác từ D. retusa, một loài cây gỗ ở Trung Mỹ với các vân gỗ màu đỏ hay da cam trên mặt gỗ mới xẻ và nhanh chóng xỉn màu trong không khí.
Các nhà sản xuất và buôn bán đồ lưu niệm tại Ấn Độ bán các đồ vật làm từ Dalbergia sissoo (đôi khi có các vết màu tía). Gỗ của một số loài có thể dùng làm chuôi công cụ, xem ở đây.
Trắc đen châu Phi (D. melanoxylon) là một loại gỗ đen được dùng nhiều để làm các loại nhạc cụ thổi bằng hơi.
Các loài trong chi Dalbergia bị ấu trùng của một số côn trùng cánh vẩy (Lepidoptera) phá hoại, bao gồm Bucculatrix mendax chỉ ăn lá của Dalbergia sissoo.
Các loài trong chi Dalbergia cũng được biết đến vì gây ra dị ứng do sự có mặt của các quinon gây mẫn cảm trong gỗ. |
Người băng Ötzi (viết telex ASCII là Oetzi), Người băng Đức, và Similaun Mummy là các tên hiệu hiện đại đặt cho một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được tìm thấy năm 1991 tại một sông băng ở Ötztal Alps, gần biên giới giữa Áo và Ý.
Tên của xác ướp này được đặt theo thung lũng nơi nó được tìm ra. Xác ướp này có niên đại cổ xưa không thua kém xác ướp Ginger "Ai Cập", và đã cung cấp một cái nhìn chưa từng có về người châu Âu ở thời kỳ đồ đồng.
Khám phá
Ötzi được hai người leo núi gốc Đức Helmut và Erika Simon, tìm thấy ngày 19 tháng 9 năm 1991. Ban đầu người băng này được cho là một thi thể hiện đại, giống như nhiều thi thể khác từng được tìm thấy gần lúc ấy ở trong vùng. Thi thể đó được chính quyền Áo đưa tới Innsbruck, nơi niên đại thực sự của nó đã được khám phá. Những cuộc khảo sát sau đó đã chỉ ra rằng thi thể đó đã nằm sâu vài mét bên trong lãnh thổ Ý. Hiện nay, người băng được trưng bày tại tỉnh Nam Tirol trong Bảo tàng khảo cổ học ở thành phố Bolzano, Ý.
Phân tích khoa học
Thi thể này đã được kiểm tra toàn bộ, đo đạc, chụp x-quang và xác định niên đại. Các mô và những đồ ăn trong ruột được kiểm tra bằng kính hiển vi, vì trên đồ đạc của xác ướp đã tìm thấy phấn hoa.
Thân thể
Tại thời điểm chết, xác ướp Ötzi cao khoảng 160 cm (5'3"), từ 40 đến 53 tuổi theo ước tính hiện nay. Các phân tích phấn hoa, phấn ngũ cốc và các thành phần đồng vị của lớp men răng cho thấy hồi trẻ ông sống gần làng Feldthurns hiện nay, phía bắc Bolzano, nhưng sau đó chuyển tới sống ở các thung lũng cách khoảng 50 km về phía bắc. Phân tích do nhóm Franco Rollo tại Đại học Camerino tiến hành cho thấy DNA ty thể của Ötzi thuộc phân cụm K, nhưng không thể được phân loại vào bất kỳ nhánh nào trong ba nhánh hiện đại của phân cụm này.
Các phân tích những đồ còn trong ruột của Ötzi cho thấy ông đã ăn hai bữa (bữa ăn cuối cùng vào khoảng tám tiếng trước khi ông chết), một gồm thịt sơn dương và một gồm thịt hươu đỏ, cả hai được ăn kèm với một số loại ngũ cốc cũng như một số rễ cây và hoa quả. Ngũ cốc trong cả hai bữa được xay kỹ thành bột cám, rất có thể là loại thức ăn tương tự bánh mì. Trong ruột cũng có một số hạt mận gai (giống quả mận nhưng nhỏ hơn của cây mận gai).
Phấn hoa trong bữa ăn đầu tiên cho thấy rằng nó là của một loại cây hình nón mọc ở độ cao trung bình, các loại phấn hoa khác thì chứng tỏ sự hiện diện của lúa mì và các loại rau, có thể đã được canh tác. Tương tự, các phấn hoa ngũ cốc của cây thiết mộc (chi Ostrya) cũng được tìm thấy. Các phấn hoa được bảo quản rất tốt thậm chí các nhân bên trong vẫn còn nguyên vẹn, cho thấy độ tươi của chúng ở thời điểm Ötzi chết. Những khám phá này cho thấy thời gian xảy ra sự kiện là vào mùa xuân. Khá thú vị là lúa mì được thu hoạch vào cuối hè và mận gai vào mùa thu; vậy chúng phải được tích trữ từ năm trước.
Các phân tích đồng vị từ chất tạo keo tóc cho thấy hoặc Ötzi đã là một người ăn chay trong thời gian rất lâu (có lẽ không đúng, vì thành phần bữa ăn cuối của ông và quần áo), hay đã có được đa số protein cần thiết từ cá biển (cũng không chắc chắn, nếu xét theo nơi ở và theo phân tích men răng của ông).
Các hình xăm
Ötzi có 61 hình xăm, một số chúng nằm tại hay ở gần các điểm châm cứu và trùng khớp với các điểm hiện nay được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh mà có lẽ Ötzi mắc phải, như viêm khớp mãn tính. Người băng cũng bị mắc whipworm (Trichuris trichiura), một loại ký sinh ăn bám trong ruột. Một số nhà khoa học đã tìm thấy chứng cứ rằng vị trí các hình xăm là được lựa chọn cho các lý do trị bệnh theo một hệ thống rất giống với châm cứu hiện đại.
Trang phục và giày
Trang phục của Ötzi, gồm một áo choàng không tay bằng cỏ bện và áo khoác da và giày, tất cả đều khá tinh xảo. Đôi giày có tác dụng chống nước và rộng, có lẽ được thiết kế để đi trên tuyết; đế được làm bằng da gấu, da nai ở bên trên, và một lớp lưới bằng vỏ cây. Cỏ mềm được nhét quanh chân và bên trong giày tương tự như tất giữ ấm.
Các chuyên gia đã chế tạo thử một đôi giày tương tự và thấy rằng đôi giày tuyệt vời đó có tính ứng dụng cao để sản xuất thương mại . Tuy nhiên, gần đây hơn một nhà khảo cổ người Anh là Jacqui Wood nói rằng đôi giày của Ötzi thực tế chỉ là phần bên trên của giày đi tuyết. Theo lý thuyết này, vật hiện được coi như một phần của một cái ba lô trên thực tế là một khung gỗ và lưới của một đôi giày đi tuyết.
Các trang bị khác
Các đồ vật khác được tìm thấy cùng người băng là một cái rìu đồng với một cái cán bằng gỗ thủy tùng, một con dao bằng đá lửa với một cái cán bằng gỗ tần bì, một ống tên chứa đầy các mũi tên với giáo bằng gỗ cây tú cầu và cây sơn thù du và mũi đá lửa, và một cái cung thủy tùng chưa làm xong còn cao hơn cả ông.
Trong những đồ vật của Ötzi có hai loài nấm polypore. Một loại (Fomitopsis betulina) đã được biết là có các tính chất kháng khuẩn, và có lẽ được sử dụng cho mục đích y tế. Loại kia là Fomes fomentarius với những phần có lẽ là một dụng cụ đánh lửa khá tinh vi. Bộ đồ này gồm những thành phần từ hơn mười hai loại cây khác nhau, cùng với đá lửa và quặng sun phít sắt (pyrite) để tạo ra tia lửa.
Tội ác thời cổ đại?
Quét x-quang trục cho thấy Ötzi có lẽ đã bị một mũi tên bắn vào vai khi ông chết, gây ra một vết xước nhỏ trên áo khoác. Cán mũi tên đã được rút ra, rõ ràng là bởi một người cùng đi. Ông cũng bị những vết thâm tím và những vết cắt trên tay, cổ tay, và ngực. Phân tích DNA cho thấy những dấu vết máu từ bốn người khác trên đồ dùng của ông: một ở trên dao, hai trên cùng đầu mũi tên, vết thứ tư trên áo khoác.
Các giả thuyết khác
Trước khi có những chứng cứ cuối cùng, các chuyên gia cho rằng Ötzi là nạn nhân của một cuộc hiến tế lễ nghi, có lẽ để trở thành một tù trưởng. Sự giải thích này có lẽ bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết từng được đưa ra trước đó đối với các thân thể ở trong các đầm lầy than bùn từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, như người Tollund và người Lindow.
Một trong những lý thuyết kỳ lạ nhất cho rằng trên thực tế ông là một người Ai Cập đã bị thiến theo nghi thức. Tuy nhiên, những kiểm tra về sau cho thấy dù bị teo lại bởi quá trình xác ướp hoá, thực tế Ötzi có một dương vật.
Sau đó những nghiên cứu khác cho thấy xác ướp này đã có một phần thức ăn nhỏ trong dạ dày,qua đó xác nhận ra xác ướp băng này thực chất là một người Úc.Nghi vấn đặt ra rằng tại sao một người bình thường lại có thể đi đến một nơi xa xôi hẻo lánh như vậy. Qua các vết thương phát hiện được bằng công nghệ X Quang tân tiến,người ta đã đặt ra một nghi vẫn khác đáng tin cậy hơn,đó chính là việc người đàn ông này đã tham gia một cuộc chiến,khi nghĩ mình đã an toàn anh ta có thử chút đồ ăn nhẹ,nhưng để rồi lại bị đánh úp và chết trên nền băng lạnh giá.Giả thuyết bị đánh lén đưa ra kha hợp lí khi các nhà giám định ohats hiện ra một mũi tên bằng đá,thân gỗ cắm sâu vào phía sau lưng người này.Tuy nhiên câu chuyện thực sự thì vẫn chưa được biết chính xác.(NGUỒN TIN:Sưu Tầm và Xác Minh tháng 8 năm 2021)
Các thân thể đóng băng khác
Năm 2004, các thân thể đóng băng của ba binh sĩ người Áo -Hung bị giết trong Trận San Matteo (1918) được tìm thấy. Một cái được gửi tới bảo tàng với hy vọng nghiên cứu xem bằng cách nào môi trường đã gây ảnh hưởng tới việc giữ gìn xác từ đó giúp biết được về quá khứ và khuynh hướng phát triển tương lai của Ötzi.
Ở Bắc Mỹ, "người băng" đầu tiên được khám phá năm 1999 tại Sông băng Samuel, British Columbia. Xác chết này được đặt tên là Kwäday Dän Ts’ínchi (người được tìm thấy từ lâu; viết tắt: KDT) bởi First Nation tribes. Xác này không cổ bằng Ötzi, ông ta chết khoảng 550 năm trước.
"Lời nguyền của người băng"
Lời nguyền Ötzi cũng xuất hiện trên hai tờ báo The Independent và The Daily Telegraph nước Anh vào ngày 5-11-2005. Theo đó thì bảy người liên quan với việc phát hiện và nghiên cứu xác ướp đã chết vì lời nguyền của vị pháp sư từng giết Ötzi hơn 5.000 năm trước. Đó là Helmut Simon (một trong hai du khách Đức phát hiện Ötzi, cùng Erika Simon), Kurt Frits (người dẫn đường hai du khách), Rarainer Hoelzl (người quay phim toàn bộ quá trình khai quật và di chuyển xác ướp), Dieter Warnecke (người dẫn đầu đội tìm kiếm), Rainer Henn (nhà bệnh học từng phẫu thuật Ötzi), Konard (nhà nghiên cứu Ötzi từng tuyên bố bác bỏ lời nguyền) và Tom Loy (người xét nghiệm máu Ötzi và chết vì một bệnh máu) và tìm cách liên kết nó với một lời nguyền của người băng Ötzi — tương tự như điều được gắn với xác ướp của Tutankhamun.
Rất nhiều người đã bác bỏ giả thuyết trên khi chỉ ra rằng mọi người cuối cùng đều chết, và rằng những người leo núi rất thường gặp nguy hiểm và thường chết sớm vì các nguyên nhân tai nạn. Họ cũng lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu và khoa học đã làm việc rất gần gũi với thân thể Ötzi và vẫn không chết trong 14 năm qua kể từ khi tìm thấy xác ướp này. Tờ Guardian bình luận về cái gọi là lời nguyền giải thích; "Giống như tất cả các thuyết về lời nguyền, chết tự nhiên, tai nạn và không may mắn luôn được đưa vào chỉ một giả thuyết về điềm gở."
Tuy nhiên thống kê học cho thấy, hàng trăm người đã và đang nghiên cứu Ötzi, còn số người liên quan thì tới hàng ngàn. Do đó con số bảy người chết hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê. Ngay cả khi xem tỷ lệ tử vong như thế là cao, cũng cần nhấn mạnh một sự thật khác. Đó là trong số bảy người, bốn người chết do tai nạn. Có thể do bản năng sinh học "chúng ta muốn tin" mà bốn người này đã không kịp tránh những sự cố bất ngờ mà một người bình thường có thể tránh. Nói cách khác, không phải lời nguyền, mà chính sự ám ảnh về lời nguyền, cho dù chỉ ở mức vô thức, mới là nguyên nhân gây ra cái chết của bốn người thiếu may mắn!
Đầu tiên là Rainer Henn, 64 tuổi, nhà nghiên cứu bệnh học pháp y đại học Innsbruck. Ông đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đang trên đường đến một cuộc họp về công việc nghiên cứu của mình. Tiếp theo là Kurt Fritz, 52 tuổi, hướng dẫn viên trên núi, người được cho là đã phát hiện ra khuôn mặt Otzi lần đầu tiên, bị chết trong một trận tuyết lở. Sau đó là Rainer Holz, 47 tuổi, người đã làm một phim tài liệu về việc khai quật Ötzi đã qua đời vì một khối u não.
Những nạn nhân tiếp theo lần lượt là Helmut Simon, 69 tuổi, nổi tiếng là cha đẻ của Otzi vì ông là một trong 2 nhà leo núi đã tìm thấy xác ướp. Ông chết do bị ngã thác. Tiếp đến là Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đứng đầu đội cứu hộ đã tìm kiếm cơ thể của Simon, cũng qua đời vì đau tim ngay sau khi tang lễ của Simon. Chưa dừng lại ở đó, người tử vong tiếp theo là Konrad Spindler, 66 tuổi, lãnh đạo của một nhóm nhà khoa học đã kiểm tra xác Otzi tại Innsbruck, Áo. Cuối cùng là ông Tom Loy, 63 tuổi, nhà khảo cổ học phân tử, người đã có nhứng khám phá đáng chú ý về quần áo và vũ khí của Ötzi, chết vì một căn bệnh máu di truyền. Lần lượt những người liên quan tới Otzi đều ra đi nhanh chóng không một lời giải đáp.
Hiện nay, xác ướp Otzi đang được bảo quản tại Bảo tàng South Tyrol. Các nhà khoa học hy vọng sẽ lấy được mẫu DNA của Otzi để tìm ra những "họ hàng" thời hiện đại của xác ướp trong băng bí ẩn này. |
Phù kế là một dụng cụ đo lường để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng. Nó thường được làm bằng thủy tinh có hình trụ và một đầu có quả bóng chứa thủy ngân hay kim loại nặng để giữ nó nằm thẳng đứng.
Cách đo
Chất lỏng được rót vào trong một bình cao, và phù kế được thả nhẹ vào trong bình cho đến khi nó nổi lơ lửng. Vị trí mà bề mặt chất lỏng tiếp xúc với phù kế được đánh dấu và được so sánh trên thang đo bằng dải vạch đặt nằm trong phù kế. Khối lượng riêng của chất lỏng được đọc trực tiếp trên thang đo (thường theo đơn vị gam trên xentimét khối).
Nguyên lý
Nguyên tắc hoạt động của phù kế dựa vào lực đẩy Ácsimét. Phù kế nổi cân bằng khi trọng lực của nó bị cân bằng bởi trọng lượng của thể tích chất lỏng bị nó chiếm chỗ. Nếu khối lượng riêng chất lỏng càng nhẹ, thể tích chiếm càng lớn và phù kế càng chìm sâu.
Trong các chất lỏng nhẹ như dầu hỏa, xăng và cồn, phù kế chìm sâu hơn các chất lỏng nặng như sữa, axít. Thực tế thường có hai loại phù kế, một loại đo chất lỏng nặng hơn nước (đánh dấu 1,000 cho nước ở đỉnh), loại kia cho chất lỏng nhẹ hơn nước (đánh dấu 1,000 cho nước ở đáy).
Ứng dụng
Chất lượng của nhiều chất lỏng thương mại, như nước ngọt, axít sulfuric, cồn, rượu vang, phụ thuộc nhiều vào khối lượng riêng của chúng. Do vậy phù kế được dùng nhiều trong thương mại.
Loại phù kế được thiết kế đặc dụng cho sữa, gọi là "lactometer". Sữa bò có khối lượng riêng chừng 1,027 đến 1,035 gam trên xentimét khối; và phù kế cho sữa thường chỉ thể hiện 2 chữ số thập phân cuối trong dải 20 đến 40. Loại phù kế cho rượu còn gọi là "alcoholometer". "Saccharometer" là tên gọi phù kế cho nước ngọt. Nhiệt phù kế là phù kế có thêm nhiệt kế bên trong; loại này giúp đo các chất lỏng có khối lượng riêng thay đổi theo nhiệt độ. |
(), thường được gọi tắt là AC Milan () hay đơn giản là Milan (), là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Milan, Ý, được thành lập năm 1899. Câu lạc bộ đã dành toàn bộ lịch sử của mình, ngoại trừ các mùa giải 1980–81 và 1982–83, ở giải đấu hàng đầu của bóng đá Ý, được gọi là Serie A kể từ mùa giải 1929–30.
18 danh hiệu FIFA và UEFA của AC Milan là cao thứ 4 so với bất kỳ câu lạc bộ nào (cùng với Boca Juniors), và nhiều nhất so với bất kỳ câu lạc bộ Ý nào khác. Milan đã giành được kỷ lục chung ba Cúp liên lục địa và một FIFA Club World Cup, bảy danh hiệu European Cup/Champions League (kỷ lục của Ý), kỷ lục chung năm lần vô địch UEFA Super Cup và hai lần vô địch Cup Winners' Cup. Với 19 chức vô địch quốc gia, Milan là câu lạc bộ thành công thứ hai ở Serie A với đối thủ địa phương Inter Milan (cũng 19 chức vô địch), sau Juventus (36 chức vô địch). Họ cũng đã 5 lần giành được Coppa Italia và 7 lần giành được Supercoppa Italiana.
Các trận sân nhà của Milan được chơi tại San Siro, còn được gọi là sân vận động Giuseppe Meazza. Sân vận động, được xây dựng bởi chủ tịch thứ hai của Milan là Piero Pirelli vào năm 1926 và được chia sẻ từ năm 1947 với đối thủ cùng thành phố là Internazionale, là sân vận động lớn nhất của bóng đá Ý, với tổng sức chứa là 75.817 chỗ ngồi. Họ có mối thù truyền kiếp với Inter, đội mà họ thi đấu trong trận Derby della Madonnina, một trong những trận derby được theo dõi nhiều nhất trong bóng đá.
Câu lạc bộ là một trong những câu lạc bộ giàu có nhất của bóng đá Ý và thế giới. Đội là một thành viên sáng lập của nhóm G-14, hiện đã không còn tồn tại, của các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu cũng như tổ chức thay thế nó, Hiệp hội các Câu lạc bộ Châu Âu.
Lịch sử
Thành lập và những năm đầu (1899–1950)
AC Milan được thành lập với tên Milan Foot-Ball và Cricket Club vào năm 1899 bởi một người Anh xa xứ Herbert Kilpin. Câu lạc bộ tuyên bố ngày 16 tháng 12 năm đó là ngày thành lập của họ, nhưng bằng chứng lịch sử dường như cho thấy rằng câu lạc bộ đã thực sự được thành lập trước đó vài ngày, rất có thể là vào ngày 13 tháng 12. Tuy nhiên, với việc điều lệ của câu lạc bộ bị mất, ngày chính xác vẫn còn là điều gây tranh cãi.
Để tôn vinh nguồn gốc tiếng Anh của nó, câu lạc bộ đã giữ lại cách viết tiếng Anh của tên thành phố, trái ngược với cách viết tiếng Ý Milano, mà nó buộc phải mang dưới chế độ phát xít. Milan đã giành chức vô địch Ý đầu tiên tại 1901, làm gián đoạn quyền bá chủ ba năm của Genoa, và hai lần nữa liên tiếp tại 1906 và 1907. Câu lạc bộ đã tỏ ra thành công trong thập kỷ đầu tiên tồn tại, với một số danh hiệu quan trọng đã giành được, bao gồm, trong số những danh hiệu khác, "Medaglia del Re" ba lần, Palla Dapples 23 lần và giải đấu FGNI năm lần, một cuộc thi được tổ chức bởi Liên đoàn thể dục dụng cụ Ý nhưng không được Liên đoàn bóng đá Ý chính thức công nhận.
Năm 1908, Milan trải qua sự chia rẽ do bất đồng nội bộ về việc ký hợp đồng với các cầu thủ nước ngoài, dẫn đến việc thành lập một đội bóng khác có trụ sở tại Milan, F.C. Internazionale Milano (Inter Milan). Sau những sự kiện này, Milan đã không thể giành được một danh hiệu quốc nội nào cho đến 1950–51, với một số ngoại lệ được đại diện bởi Coppa Federale 1915–16 và Coppa Mauro 1917–18, hai giải đấu diễn ra trong Thế chiến I, đặc biệt là giải đấu trước, đã nhận được rất nhiều sự chú ý và tỏ ra có tính cạnh tranh cao, mặc dù chúng không được liên đoàn Ý chính thức công nhận.
Trở lại vinh quang và khẳng định quốc tế (1950–1970)
Những năm 1950 chứng kiến câu lạc bộ trở lại đỉnh cao của bóng đá Ý, đứng đầu là bộ ba Gre-No-Li người Thụy Điển nổi tiếng Gunnar Gren, Gunnar Nordahl và Nils Liedholm. Đây là một trong những giai đoạn thành công nhất của câu lạc bộ trong nước, với Scudetto thuộc về Milan vào các năm 1951, 1955, 1957 và 1959. Thập kỷ này cũng chứng kiến những thành công châu Âu đầu tiên của Milan, với chức vô địch Latin Cup 1951 và 1956. Milan cũng là câu lạc bộ Ý đầu tiên tham dự Cúp C1 châu Âu mới ra đời trong mùa giải 1955–56, và lọt vào trận chung kết hai năm sau, khi họ bị đánh bại bởi Real Madrid.
Những năm 1960 bắt đầu với sự ra mắt của huyền thoại Milan Gianni Rivera vào năm 1960: ông ở lại với câu lạc bộ trong phần còn lại của sự nghiệp trong 19 mùa giải tiếp theo. Năm 1961, Nereo Rocco được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của câu lạc bộ, đội bóng dưới sự dẫn dắt của ông đã ngay lập tức giành được scudetto ở mùa giải 1961–62, tiếp theo, trong mùa giải tiếp theo, là chức vô địch Cúp C1 châu Âu đầu tiên của Milan, đạt được sau khi đánh bại Benfica trong trận chung kết. Thành công này được lặp lại ở năm 1969, với chiến thắng 4–1 trước Ajax trong trận chung kết, tiếp theo là danh hiệu Cúp liên lục địa cùng năm. Trong giai đoạn này, Milan cũng đã giành được Coppa Italia đầu tiên, với chiến thắng trước Padova trong trận chung kết năm 1967, và hai European Cup Winners' Cup: vào các mùa giải 1967–68 và 1972–73.
Scudetto thứ 10 và sự suy tàn (1970–1986)
Ở trong nước, những năm 1970 được đặc trưng bởi việc theo đuổi danh hiệu Serie A thứ 10, mang lại cho người chiến thắng danh hiệu ngôi sao Scudetto. Trong ba năm liên tiếp, vào các năm 1971, 1972 và 1973, Milan kết thúc ở vị trí thứ hai tại giải vô địch, sau một số cuộc đọ sức đáng nhớ với Inter và Juventus. Cuối cùng, thành tích đã đạt được trong năm 1979. Cùng năm đó, Gianni Rivera giải nghệ và Franco Baresi ra mắt, trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên của anh ấy với câu lạc bộ. Sau thành công này, đội bước vào thời kỳ sa sút. Câu lạc bộ trong năm 1980 dính vào Totonero scandal và bị trừng phạt xuống hạng tới Serie B lần đầu tiên trong lịch sử của câu lạc bộ. Vụ bê bối xoay quanh một tập đoàn cá cược trả tiền cho cầu thủ và quan chức để dàn xếp kết quả các trận đấu. Milan đã thăng hạng trở lại Serie A ngay lần nỗ lực đầu tiên, giành danh hiệu Serie B 1980–81, nhưng lại bị xuống hạng một năm sau đó khi đội kết thúc chiến dịch 1981–82 ở vị trí thứ ba từ dưới lên. Năm 1983, Milan vô địch Serie B lần thứ hai sau ba mùa giải để trở lại Serie A, nơi họ cán đích ở vị trí thứ sáu trong mùa giải 1983–84.
Quyền sở hữu và vinh quang quốc tế của Berlusconi (1986–2012)
Vào ngày 20 tháng 2 năm 1986, doanh nhân Silvio Berlusconi (người sở hữu Fininvest và Mediaset) đã mua lại câu lạc bộ và cứu nó khỏi phá sản sau khi đầu tư một số tiền lớn, bổ nhiệm huấn luyện viên đang lên Arrigo Sacchi dẫn dắt Rossoneri và ký hợp đồng với các tuyển thủ quốc tế Hà Lan Ruud Gullit, Marco van Basten và Frank Rijkaard. Bộ ba người Hà Lan đã tạo thêm động lực tấn công cho đội, và bổ sung các tuyển thủ quốc tế người Ý cho câu lạc bộ là Paolo Maldini, Franco Baresi, Alessandro Costacurta và Roberto Donadoni. Dưới thời Sacchi, Milan đã giành được Scudetto đầu tiên sau chín năm ở mùa giải 1987–88. Năm sau, câu lạc bộ giành được Cúp châu Âu đầu tiên sau hai thập kỷ, đánh bại câu lạc bộ Romania Steaua București 4–0 trong trận chung kết. Milan đã giữ được danh hiệu của họ với chiến thắng 1–0 trước Benfica một năm sau đó và là đội cuối cùng vô địch liên tiếp Cúp châu Âu cho đến chiến thắng năm 2017 của Real Madrid. Đội Milan 1988–1990, có biệt danh là "Đội bóng bất tử" trên các phương tiện truyền thông Ý, đã được bầu chọn là đội bóng xuất sắc nhất mọi thời đại trong một cuộc thăm dò ý kiến toàn cầu của các chuyên gia được thực hiện bởi tạp chí World Soccer.
Sau khi Sacchi rời Milan vào năm 1991, ông được thay thế bởi cựu cầu thủ của câu lạc bộ là Fabio Capello, người đã giành được ba lần liên tiếp danh hiệu Serie A từ năm 1992 đến năm 1994, trong đó có chuỗi 58 trận bất bại ở Serie A (đã mang lại cho đội danh hiệu "Đội bóng bất bại"), và 2 lần liên tiếp vào chung kết UEFA Champions League vào các năm 1993, 1994 và 1995. Một năm sau khi thua 0–1 trước Marseille trong trận chung kết Champions League 1993, đội bóng của Capello đã đạt đến đỉnh cao trong một trong những trận đấu đáng nhớ nhất mọi thời đại của Milan, chiến thắng nổi tiếng 4–0 trước Barcelona trong trận chung kết Champions League 1994. Đội bóng của Capello tiếp tục giành chức vô địch giải đấu 1995–96 trước khi ông rời đi để huấn luyện Real Madrid vào năm 1996. Vào mùa giải 1998–99, sau hai năm sa sút, Milan đã giành chức vô địch lần thứ 16 trong mùa giải trăm năm của câu lạc bộ.
Giai đoạn thành công tiếp theo của Milan đến dưới thời một cựu cầu thủ khác, Carlo Ancelotti. Sau khi được bổ nhiệm vào tháng 11 năm 2001, Ancelotti đã đưa Milan đến Chung kết Champions League 2003, nơi họ đánh bại Juventus trên loạt sút luân lưu để giành chức vô địch cúp châu Âu lần thứ sáu của câu lạc bộ. Sau đó, đội đã giành được Scudetto ở mùa 2003–04 trước khi lọt vào Chung kết Champions League 2005, nơi họ bị đánh bại bởi Liverpool trên chấm phạt đền dù đã dẫn trước 3–0 sau hiệp một. Hai năm sau, hai đội gặp lại nhau trong Chung kết Champions League 2007, Milan giành chiến thắng 2–1 để lần thứ bảy nâng cao danh hiệu. Sau đó, đội đã giành được FIFA Club World Cup đầu tiên vào tháng 12 năm 2007. Năm 2009, sau khi trở thành huấn luyện viên phục vụ lâu thứ hai của Milan với 420 trận đấu được giám sát, Ancelotti rời câu lạc bộ để tiếp quản vị trí huấn luyện viên tại Chelsea.
Trong giai đoạn này, câu lạc bộ dính vào vụ bê bối Calciopoli, trong đó 5 đội bị buộc tội dàn xếp tỷ số bằng cách chọn những trọng tài có lợi. Một cuộc điều tra của cảnh sát đã loại trừ bất kỳ sự tham gia nào của các nhà quản lý Milan; Liên đoàn bóng đá Ý (FIGC) đơn phương quyết định rằng họ có đủ bằng chứng để buộc tội phó chủ tịch Milan Adriano Galliani. Kết quả là, ban đầu Milan bị trừ 15 điểm và bị cấm tham dự UEFA Champions League 2006–07. Kháng cáo cho thấy hình phạt giảm xuống còn trừ tám điểm, cho phép câu lạc bộ tiếp tục tham dự Champions League.
Sau hậu quả của Calciopoli, đối thủ cùng địa phương Internazionale đã thống trị Serie A, giành bốn Scudetti. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một đội hình mạnh bao gồm những cầu thủ như Zlatan Ibrahimović, Robinho và Alexandre Pato cùng với nhiều cựu binh trong những thành công ở châu Âu giữa thập kỷ của câu lạc bộ, Milan đã giành lại Scudetto ở mùa giải Serie A 2010–11, lần đầu tiên kể từ mùa giải 2003–04 và thứ 18 chung cuộc.
Thay đổi quyền sở hữu và suy yếu (2012–2019)
Sau Scudetto thứ 18, câu lạc bộ sa sút phong độ. Milan đã không thể tham dự các giải đấu châu Âu trong một vài năm và chiếc cúp duy nhất giành được là Supercoppa Italiana 2016, đạt được dưới sự huấn luyện của Vincenzo Montella sau khi đánh bại Juventus trong loạt sút luân lưu.
Vào ngày 5 tháng 8 năm 2016, một thỏa thuận sơ bộ mới đã được ký kết với công ty quản lý đầu tư Trung Quốc Sino-Europe Sports Investment Management Changxing Co., theo đó Fininvest đã bán 99,93% cổ phần của Milan với giá khoảng 520 triệu euro, cộng với việc tân trang lại bộ phận tài chính khoản nợ của câu lạc bộ 220 triệu euro. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2017, thỏa thuận đã hoàn tất và Rossoneri Sport Investment Lux trở thành công ty mẹ trực tiếp mới của câu lạc bộ. Để hoàn tất thỏa thuận, quỹ phòng hộ của Mỹ Elliott Management Corporation đã cung cấp cho Lý khoản vay 303 triệu euro (180 triệu euro để hoàn tất khoản thanh toán cho Fininvest và 123 triệu euro được phát hành trực tiếp cho câu lạc bộ). Vào ngày 10 tháng 7 năm 2018, Lý đã không theo kịp kế hoạch trả nợ của mình, bỏ qua việc gửi khoản trả góp 32 triệu euro đúng hạn để tái cấp vốn cho khoản vay 303 triệu euro nợ quỹ phòng hộ của Mỹ. Do đó, vào tháng 7 năm 2018, phương tiện đầu tư của chủ tịch Lý Dũng Hồng Rossoneri Champion Inv. Lux. đã bị loại bỏ tư cách là cổ đông của Rossoneri Sport Inv. Lux., công ty mẹ trực tiếp của câu lạc bộ, khiến phương tiện đầu tư chiếm đa số do Elliott Management Corporation kiểm soát, trở thành cổ đông duy nhất của Rossoneri Sport Inv. Lux.
Vào ngày 27 tháng 11 năm 2017, Montella bị sa thải do kết quả không tốt và được thay thế bởi cựu cầu thủ Gennaro Gattuso. Milan vượt qua vòng bảng UEFA Europa League 2018–19 sau khi đứng thứ 6 trong mùa giải Serie A 2017–18, nhưng bị UEFA cấm tham dự các giải đấu châu Âu do vi phạm Luật Công bằng Tài chính về việc không hòa vốn. Milan đã kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao và đã bị hủy bỏ vào ngày 20 tháng 7 năm 2018.
Trong mùa giải đầu tiên Gattuso nắm quyền, Milan đã vượt quá mong đợi và dành phần lớn thời gian của chiến dịch trong top 4. Mặc dù thắng 4 trận cuối cùng nhưng Milan đã bỏ lỡ suất dự Champions League một điểm. Sau khi Milan không được dự Champions League, Gattuso từ chức huấn luyện viên trưởng. Vào ngày 19 tháng 6 năm 2019, Milan đã thuê cựu huấn luyện viên Sampdoria Marco Giampaolo theo hợp đồng 2 năm. Vào ngày 28 tháng 6 năm 2019, Milan đã bị loại khỏi UEFA Europa League 2019–20 vì vi phạm các quy định của Luật Công bằng Tài chính trong các năm 2014–2017 và 2015–2018.
Lịch sử gần đây (2019–nay)
Sau bốn tháng nắm quyền, Giampaolo bị sa thải sau khi thua bốn trong bảy trận đầu tiên, điều này càng trầm trọng hơn do màn trình diễn kém cỏi và sự thiếu tin tưởng của người hâm mộ. Stefano Pioli được thuê làm người thay thế. Sau khi bắt đầu lại chiến dịch Serie A do sự bùng phát của COVID-19, Milan đã có chuỗi 10 trận bất bại, thắng 7 trong chuỗi đó bao gồm các trận gặp Juventus, Lazio và Roma. Kỉ lục này khiến Milan từ bỏ kế hoạch thuê Ralf Rangnick làm người quản lý và giám đốc thể thao mới của họ, thay vào đó gia hạn hợp đồng của Pioli thêm 2 năm. Sau khởi đầu xuất sắc tại Serie A 2020–21, là phần tiếp theo của nửa sau mùa giải trước, Milan dưới sự dẫn dắt của Pioli trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên của anh ấy đã cán đích ở vị trí thứ hai trong giải đấu, thành tích cao nhất của đội kể từ Serie A 2011–12. Kết quả này cho phép Milan đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League 2021–22 cho mùa giải tiếp theo, đây sẽ là lần đầu tiên họ góp mặt tại UEFA Champions League sau bảy năm kể từ lần cuối cùng họ góp mặt tại UEFA Champions League 2013–14.
Milan đã giành được danh hiệu vô địch Ý lần thứ 19 ở vòng đấu cuối cùng của mùa giải 2021–22, với kỷ lục câu lạc bộ là 86 điểm. Đó là chức vô địch quốc gia đầu tiên của họ kể từ mùa giải 2010–11. Tại Serie A Awards, Rafael Leão được vinh danh là cầu thủ giá trị nhất của giải đấu, Mike Maignan là thủ môn xuất sắc nhất và Pioli là huấn luyện viên của mùa giải. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2022, RedBird Capital Partners đã đồng ý mua lại A.C. Milan với giá 1,3 tỷ đô la, trong khi đó Elliott Management Corporation sẽ giữ cổ phần thiểu số.
Màu áo và huy hiệu
Đỏ và đen là những màu đại diện cho câu lạc bộ trong suốt lịch sử của nó. Chúng được người sáng lập của đội Herbert Kilpin chọn để đại diện cho lòng nhiệt thành rực lửa của các cầu thủ (màu đỏ) và nỗi sợ hãi của đối thủ khi thách thức đội (màu đen). Rossoneri, biệt danh được sử dụng rộng rãi của đội, có nghĩa đen là "Đỏ & Đen" trong tiếng Ý, liên quan đến màu sắc của các sọc trên áo thi đấu của đội.
Một biệt danh khác bắt nguồn từ màu sắc của câu lạc bộ là Quỷ dữ. Hình ảnh một con quỷ đỏ đã được sử dụng làm biểu tượng của Milan tại một thời điểm với một Ngôi sao Vàng cho thành tích thể thao xuất sắc nằm bên cạnh. Theo thông lệ của bóng đá Ý, ngôi sao phía trên logo đã được trao cho câu lạc bộ sau khi giành được 10 chức vô địch vào năm 1979. Các logo chính thức của Milan luôn hiển thị Cờ Milan, ban đầu là cờ của Thánh Ambrose, bên cạnh sọc đỏ và đen. Huy hiệu hiện đại được sử dụng ngày nay đại diện cho màu sắc của câu lạc bộ và lá cờ của Comune di Milano, với từ viết tắt ACM ở trên cùng và năm thành lập (1899) ở dưới cùng. Đối với những gì liên quan đến huy hiệu được đeo trên bộ dụng cụ thi đấu, từ nguồn gốc cho đến giữa những năm 1940, nó chỉ đơn giản là lá cờ của Milan. Trong nhiều thập kỷ, không có logo câu lạc bộ nào được hiển thị, ngoại trừ logo của quỷ vào đầu những năm 1980. Huy hiệu câu lạc bộ xuất hiện rõ ràng trên các dải thi đấu vào năm 1995-96, với hình thức về cơ bản không thay đổi cho đến ngày nay.
Kể từ khi thành lập, bộ quần áo bóng đá sân nhà của AC Milan bao gồm áo sơ mi sọc đỏ đen, kết hợp với quần đùi trắng và tất đen; trong suốt nhiều thập kỷ, chỉ những thay đổi theo chu kỳ do thời trang thời trang quyết định mới ảnh hưởng đến mẫu này, mẫu này hầu như không thay đổi cho đến ngày nay. Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, trang phục thi đấu đầu tiên của Rossoneri là một chiếc áo sơ mi lụa đơn giản với những đường kẻ sọc mảnh, với huy hiệu của thành phố Milan được may ngang tim. Từ những năm 1910, các sọc được mở rộng theo một kiểu mẫu không thay đổi cho đến cuối những năm 1950. Những năm 1960 đánh dấu sự quay trở lại nguồn gốc, với việc sử dụng các sọc mỏng. Phong cách này sẽ tồn tại cho đến mùa giải 1985–86, với một intermezzo nhỏ từ năm 1980 đến năm 1982, khi các sọc lại chuyển sang kích thước trung bình. Một sự đổi mới đáng chú ý đã xảy ra trong giai đoạn này.
Từ mùa giải 1986–87, dưới sự thúc đẩy của chủ sở hữu câu lạc bộ mới Silvio Berlusconi, các sọc đã được đưa trở lại kích thước trung bình và màu của tất được đổi thành màu trắng, lấy cùng màu của quần đùi. Bằng cách đó, Berlusconi nhằm mục đích mang đến cho các cầu thủ vẻ ngoài thanh lịch hơn, cũng như làm cho bộ quần áo bóng đá có màu đỏ và đen dễ phân biệt hơn khi xem trên tivi so với bộ quần áo sọc mỏng, có thể nhìn từ xa và trên tivi. nhầm với áo toàn màu đỏ hoặc nâu. Phong cách này tiếp tục cho đến năm 1998. Bắt đầu từ mùa giải 1998–99, các bộ quần áo bóng đá bắt đầu được sửa đổi hàng năm trong thiết kế của chúng.
Trang phục thi đấu sân khách của Milan luôn có màu trắng hoàn toàn, đôi khi được trang trí bằng nhiều loại trang trí khác nhau, phổ biến nhất là một sọc đỏ và đen dọc hoặc ngang. Trang phục thi đấu sân khách màu trắng được cả người hâm mộ và câu lạc bộ coi là trang phục may mắn trong các trận chung kết Champions League, bởi thực tế là Milan đã thắng sáu trong tám trận chung kết trong trang phục toàn màu trắng (chỉ thua Ajax năm 1995 và Liverpool năm 2005), và chỉ thắng một trong ba trận trên sân nhà. Dải thứ ba, hiếm khi được sử dụng, thay đổi hàng năm, chủ yếu là màu đen với các đường viền màu đỏ.
Nhà tài trợ trang phục thi đấu và nhà tài trợ áo đấu
Thỏa thuận trang phục
Bài hát và linh vật
"A.C. Milan Anthem – Milan Milan" ra mắt năm 1988 và được sáng tác bởi Tony Renis và Massimo Guantini.
Linh vật chính thức, được thiết kế bởi Warner Bros., là "Milanello", một con quỷ đỏ với trang phục thi đấu của A.C. Milan và một quả bóng.
Cơ sở vật chất
Sân nhà
Sân vận động mà Milan thi đấu được gọi là sân vận động Giuseppe Meazza, cũng được biết đến với tên San Siro (sân này ở trong quận "San Siro"). Sân được xây dựng vào tháng 12 năm 1925 theo mong muốn của Piero Pirelli, chủ tịch AC Milan. Sân được khánh thành vào ngày 19 tháng 9 sau 1 năm khởi công, và mở màn là 1 trận Derby Milano, trận đấu đã kết thúc với tỷ số 6-3 nghiêng về Inter. Hội đồng thành phố Milan mua lại SVĐ vào năm 1935, và 4 năm sau nó được nâng cấp thêm 15.000 chỗ ngồi. Đội tuyển Anh là những khách mời danh dự cho buổi ra mắt sân sau khi sửa chữa vào ngày 13/5/1939.
Inter trở thành đồng sở hữu sân với Milan vào năm 1947, và hai đội vẫn chung "nhà" kể từ đó cho tới nay. Một thập kỷ sau ngày Nerazzurri giành nửa quyền sở hữu San Siro, các bộ đèn pha được lắp đặt để phục vụ các trận đấu thuộc đấu trường châu Âu. Vào năm 1955, sân được mở rộng lên đến 50.000 chỗ ngồi.
Trước đây nó chỉ được biết đến với cái tên San Siro, tên mới được đặt vào năm 1980 sau khi Giuseppe Meazza qua đời. Meazza là một cầu thủ nổi tiếng của Internazionale trong thập niên 1930 và cũng đã từng thi đấu cho A.C. Milan trong một thời gian ngắn. Với vai trò là một cầu thủ, ông đã giành hai chức vô địch World Cup khi khoác áo tuyển Ý (vào các năm 1934 và 1938), cùng với Giovanni Ferrari trở thành một trong hai cầu thủ Ý duy nhất đoạt chức vô địch FIFA World Cup hai lần.
Để chuẩn bị cho World Cup 1990, tầng 3 khán đài đã được xây thêm, nâng tổng sức chứa của sân lên 87.500 chỗ, đồng thời tất cả khán đài được lắp ghế. 11 tòa tháp bên ngoài sân được bổ sung năm 1987, 4 trong số đó nằm ở 4 góc để nâng đỡ mái che.
Vào năm 2016, sân được chọn để đăng cai tổ chức trận chung kết UEFA Champions League năm 2016. Giuseppe Meazza là sân vận động được tiêu chuẩn UEFA đánh giá là một trong nhũng sân vận động ưu tú bậc nhất châu Âu.
Tháng 6/2019, AC Milan và Inter Milan thống nhất sẽ cùng nhau xây dựng một sân vận động mới ở ngay bên cạnh sân Giuseppe Meazza, dự kiến hoàn thành vào năm 2022. Đến khi sân vận động mới hoàn thành thì sân Giuseppe Meazza sẽ bị phá bỏ.
Trụ sở
Casa Milan, trụ sở mới của CLB đã chính thức được công bố trong một buổi lễ long trọng vào ngày 3 tháng 4 năm 2014. Casa Milan có diện tích 9000 mét vuông, do kiến trúc sư Fabio Novembre thiết kế. Nó được xây trên khu đất do con gái cựu chủ tịch Milan, Silvio Berlusconi, là cô Barbara Berlusconi chọn như một phần trong kế hoạch lớn nhằm thay đổi toàn diện CLB của Lady B. Trụ sở này sẽ kết hợp với sân vận động mới sắp xây dựng tạo thành một khu phức hợp giải trí thể thao hàng đầu thế giới trong tương lai.
Tòa building được kết hợp hài hòa giữa những thiết kế theo kiểu "sọc" trên nền 2 màu đỏ đen với khoảng 3000 mét vuông dành cho các văn phòng. Diện tích còn lại được chia đều cho các công trình khác.
Trong trụ sở chính mới Casa Milan bao gồm bảo tàng Milan (Milan World Museum) với diện tích rộng 1000 mét vuông, trưng bày toàn bộ thông tin về bề dày 114 năm lịch sử của CLB. Các CĐV sẽ lần lượt được đi qua: Gallery of Champions (thông tin và hình ảnh những cầu thủ từng thi đấu cho CLB), The Golden Ball (vinh danh những cầu thủ xuất sắc nhất trong màu áo CLB), Trophy Room (nơi trưng bày các cúp và danh hiệu CLB đã giành được). Toàn bộ bảo tàng được xây dựng để tương tác với người xem, nhờ những công nghệ mới nhất của Google. Ngoài ra, các hoạt động và trò chơi trong bảo tàng được thiết kế cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn.
Bên cạnh đó còn có cửa hàng thể thao Milan Store rộng 450 mét vuông, mở cửa từ 10 giờ sáng đến 8h tối. Tại đây sẽ có những vật phẩm và sách đặc biệt về câu lạc bộ AC Milan sẽ không thể tìm thấy tại bất kỳ cửa hàng nào trên toàn thế giới. Phòng bán vé tọa lạc ngay cạnh và có cùng giờ mở cửa với Milan Store, nơi các cổ động viên có thể mua vé vào xem bất kỳ trận đấu nào của câu lạc bộ.
Khu ẩm thực Cucina Milanello (Milanello Cuisine) rộng 450 mét vuông, mở cửa từ 8 giờ sáng đến 12h đêm. Phục vụ đầy đủ từ bữa sáng, bữa trưa cho đến bữa tối với rất nhiều màn ảnh rộng để các CĐV có thể thưởng thức các trận đấu của CLB cũng như các sự kiện thể thao nổi tiêng khác. Đặc biệt, toàn bộ các món ăn tại đây đều được thiết kế bởi những đầu bếp nổi tiếng đang phục vụ cho đội một, đảm bảo sự ngon miệng cũng như cân bằng dinh dưỡng. Bên ngoài là quảng trường Milan rộng đến 2.500 mét vuông, là nơi rộng nhất và quan trọng nhất của Casa Milan. Đây là khu vực gặp mặt của các fan, tổ chức ăn mừng và các sự kiện lớn như giới thiệu ngôi sao mới, các buổi giao lưu với fan hâm mộ...
Mặt ngoài tòa nhà văn phòng tại Casa Milan là một màn hình khổng lồ sẽ liên tuc trình chiếu các hình ảnh về CLB. Riêng trong dịp World Cup, các CĐV có thể dễ dàng thưởng thức các trận đấu tại đây. Toàn bộ khuôn viên trụ sở được trang bị Wifi miễn phí với tốc độ cao nhằm tạo điệu kiện tốt nhất cho các nhân viên cũng như CĐV.
Casa Milan được thiết kế "mở" nhằm tạo điều kiện để mở rộng cũng như thêm vào các dịch vụ mới trong tương lai.
Trung tâm thể thao Milanello
Trung tâm thể thao Milanello, thường được gọi ngắn gọn là Milanello, là cơ sở đào tạo riêng của câu lạc bộ Associazione Calcio Milan. Được xây dựng vào năm 1963, trung tâm rộng khoảng 160.000 mét vuông, bao gồm một cây bạch kim và một cái hồ nhỏ. Nó nằm giữa các thị trấn Carnago, Cassano Magnago và Cairate, thuộc tỉnh Varese, cách Milan khoảng 40 km về phía tây bắc.
Milanello là một tài sản quan trọng không chỉ cho câu lạc bộ Milan, mà còn cho cả hệ thống bóng đá của nước Ý. Đây thực sự vốn là mong muốn theo đuổi của Andrea Rizzoli, người đã quyết định đề xuất xây dựng trung tâm thể thao Milanello. Các cơ sở của Milanello thường được sử dụng bởi Liên đoàn bóng đá Ý để chuẩn bị giải đấu quan trọng của đội tuyển quốc gia Ý, chẳng hạn như giải vô địch châu Âu vào năm 1988, 1996 và 2000.
Tại Milanello, có 6 sân cỏ thường, 1 sân cỏ tổng hợp, sân có độ phủ và sân ngoài cỏ trời nhỏ thường được các cầu thủ Milan gọi là sân lồng bởi vì xung quanh sân được bao quanh bởi các hàng rào cao 2,5 m. Lối đi là một con đường chạy qua khu rừng dài 1200 m ở các độ cao khác nhau được sử dụng trong suốt mùa giải để tập thể lực cho các cầu thủ (chạy và đạp xe) và phục hồi những cầu thủ bị chấn thương. Tòa nhà chính của trung tâm là tòa nhà hai tầng (cộng với tầng hầm) để lưu trữ văn phòng, phòng họp mặt của các cầu thủ, phòng truyền thông, phòng bơi, quầy bar, nhà bếp, hai phòng ăn, phòng báo chí, phòng họp, phòng giặt, phòng ủi và trung tâm y tế. Bên cạnh tòa nhà chính là khu ký túc xá, nơi được xây dựng dành cho các cầu thủ trẻ sinh hoạt.
Cổ động viên
Theo kết quả một cuộc thăm dò do tổ chức thống kê Demos thực hiện và đăng trên tờ La Repubblica ngày 20 tháng 8 năm 2008 thì A.C. Milan là câu lạc bộ bóng đá được yêu thích thứ ba ở Ý. Theo đó có 13,6% cổ động viên Ý ủng hộ Milan so với 32,5% của Juventus và 14% của Inter. Theo một cuộc thăm dò khác tiến hành tháng 7 năm 2007 do viện thăm dò Renato Mannheimer (Ispo) thực hiện và kết quả được đăng trên tờ La Gazzetta dello Sport thì Milan chiếm 12,4% cổ động viên Ý, xếp sau Juventus với 17,4% nhưng xếp trên Inter với 11%. Ở cấp độ châu lục, theo một thống kê năm 2008 của tờ Sport+Markt thì Milan là câu lạc bộ có đông cổ động viên thứ 5 ở châu Âu và đứng đầu trong số các câu lạc bộ Ý.
Nhóm cổ động viên cuồng nhiệt (ultras) lâu đời nhất của bóng đá Ý là nhóm Fossa dei Leoni chuyên cổ vũ cho A.C. Milan được thành lập từ năm 1968 ở Milano. Tới năm 2005 thì nhóm này giải tán vì vậy nhóm ultras lớn nhất của Milan hiện là Brigate Rossonere vốn được thành lập từ giữa thập niên 1970.
Các cá nhân nổi tiếng là fan của AC Milan có thể kể đến vận động viên quần vợt Novak Djokovic, cố huyền thoại bóng rổ Kobe Bryant, nhà báo Trương Anh Ngọc, tuyển thủ bóng đá Nguyễn Văn Quyết.
Kình địch
Ở Italia
Derby della Madonnina
Đối thủ cùng thành phố của Milan là câu lạc bộ Inter Milan, và trận đấu giữa hai đội thường được gọi là "Derby della Madonnina". Tên của trận derby đề cập đến Đức Trinh Nữ Maria, bức tượng trên đỉnh Nhà thờ Milan là một trong những điểm thu hút chính của thành phố. Các trận derby Milano luôn được xem là những cuộc đối đầu kinh điển nhất trong làng bóng đá thế giới.
Derby thành Milano được diễn ra ít nhất 2 lần trong năm, có khi được mở rộng đến Coppa Italia, hay các Cup châu Âu. Trong giữa những năm 1960, Inter là câu lạc bộ thành công hơn, khi giành được cúp châu Âu hai lần liên tiếp còn thời gian cuối những năm 1980 và 1990, Milan của Silvio Berlusconi là đội chiếm ưu thế hơn, với nhiều chiến thắng cả ở Ý và ở đấu trường châu Âu. Lần gần nhất 2 đội gặp nhau, Milan đã giành chiến thắng trước Inter với tỉ số 2-1 tại Serie A mùa giải 2020-21. Còn ở Cup châu Âu, mùa giải 2002-03 Milan và Inter đã đụng nhau tại bán kết, sau trận lượt đi hòa 0-0, lượt về 2 đội tiếp tục hòa 1-1, Milan là đội đi tiếp nhờ luật bàn thằng trên sân khách. Cũng tại Cup châu Âu mùa giải 2004-05, tại vòng tứ kết lại diễn ra 2 trận Derby Milano, lượt đi Milan đã giành chiến thắng với tỉ số 2-0, còn ở trận lượt về Milan dẫn trước 1-0 nhờ bàn thắng của tiền đạo Andriy Shevchenko, nhưng tới phút 72 trận đấu phải bị hoãn lại do các cổ động viên Inter bạo động tấn công cầu thủ Milan, trong đó có thủ môn Dida, sau đó UEFA đã xử Milan thắng 3-0 qua đó giành quyền vào vòng bán kết với tổng tỉ số 5-0.
Milan và Inter còn cho thấy sự khác biệt đối nhau ở phong cách chuyển nhượng, nếu Inter luôn đem về những cầu thủ Nam Mỹ thì Milan lại ưu tiên phát triển các tài năng trẻ của bóng đá Ý giống như Juventus. Trên sân cỏ còn có những cuộc đối đầu cá nhân như giữa Paolo Maldini-Javier Zanetti hay đáng nói nhất là anh em nhà Baresi, Franco của Milan và Giuseppe của Inter.
Cạnh tranh với Juventus
Ngoài những trận đấu Derby nội bộ thành Milan, CLB AC Milan cũng có một sự cạnh tranh mạnh mẽ với Juventus.
Ở Ý có câu nói "Milan sinh ra để thống trị châu Âu, Juve sinh ra để thống trị Serie A", cho nên đây cũng là trận đấu giữa 1 đội bóng giàu truyền thống ở Serie A và 1 đội bóng có bề dày lịch sử châu Âu nhất ở Ý. Đó cũng là cuộc đối đầu giữa 2 gia đình Agnelli và Berlusconi, đồng thời cũng chủ sở hữu của 2 đội trong thời gian dài.
Trong quá khứ, Milan đã đối đầu Juve 163 trận tính riêng ở Serie A, họ đã thắng 50 và hòa 53 trận, thành tích tốt nhất khi đối đầu với Juventus là chiến thắng 8-1 dành cho đội bóng đỏ đen thành Milan diễn ra vào năm 1912. Lần gần nhất Milan có 3 điểm trước Juve là tại mùa giải 2019-2020 trong trận lượt về tại sân vận động San Siro, Milan đã ngược dòng đánh bại Juventus 4-2 dù đã bị dẫn trước 2-0. Ở giải cup quốc gia, lần gần nhất là trận chung kết Coppa Italia mùa 2017-18, Milan và Juve đã đối đầu nhau trên Sân vận động Olimpico, trận đấu kết thúc với chiến thắng của Juve. Tại một đấu trường khác dành cho các câu lạc bộ của Ý là Siêu Cúp Quốc gia, lần gần nhất Milan gặp Juve là vào cuối năm 2016, trận tranh Siêu Cúp diễn ra trên đất Qatar, Giorgio Chiellini là người đánh đầu mở tỉ số cho Juve trước khi Bonaventura cân bằng tỉ số 1-1 cho Milan. Sau 120 phút hòa 1-1, Milan đã đánh bại Juve 4-3 trận chấm luân lưu nhờ công của thủ môn bên phía Milan là Gianluigi Donnarumma cản phá thành công lượt sút của Paulo Dybala bên phía Juve.
Còn ở Cup châu Âu, năm 2003 Milan và Juve đã gặp nhau ở trận chung kết, trải qua 120 phút với tỷ số hòa 0-0, 2 đội đã phải phân định thắng thua trên loạt sút luân lưu. Lần lượt 3 cầu thủ David Trezeguet, Paolo Montero và Marcelo Zalayeta bên phía Juve sút hỏng, tiền đạo Andriy Shevchenko đã tận dụng thành công lượt sút của mình đánh bại thủ môn Gianluigi Buffon phía đối diện để giúp AC Milan giành chiến thắng, qua đó đoạt được danh hiệu vô địch châu Âu lần thứ 6. Đó cũng là lần duy nhất mà Milan gặp Juve tại một trận chung kết Cúp châu Âu tính đến thời điểm này.
Ngoài ra tại Seria A, AC Milan còn có những đối thủ cạnh tranh khác như Napoli, AS Roma, Fiorentina và Lazio.
Cup châu Âu
Đối thủ của AC Milan ở đấu trường quốc tế là câu lạc bộ của Tây Ban Nha, Barcelona, hai đội đã gặp nhau tổng cộng 19 lần, là cặp đấu kinh điển xếp thứ hai tại đấu trường châu Âu chỉ sau Bayern Munich - Real Madrid (22 lần). Barca và Milan đều là hai trong số những câu lạc bộ thành công nhất, Milan đã giành được bảy cúp châu Âu trong khi Barca là năm, cả hai câu lạc bộ đang nắm giữ kỷ lục: năm lần đoạt siêu cúp châu Âu.
Thành tích đối đầu Barca nhỉnh hơn với tám trận thắng và năm thất bại. Cuộc đối đầu đầu tiên giữa hai câu lạc bộ là trong mùa giải 1959-1960 tại Cup châu Âu. Họ đối mặt ở vòng 1/16 và Barça giành chiến thắng với tổng tỉ số là 7-1 (2-0 tại Milan và 5-1 tại Barcelona). Trong khi AC Milan chưa bao giờ loại được Barcelona tại các Cúp châu Âu, lần duy nhất họ đánh bại Barca tại một trận đấu không nằm trong khuôn khổ vòng bảng là trận chung kết năm 1994, khi ấy Dream Team của huyền thoại Johan Cruyff đã thất thủ 0-4. Năm 2013, Barcelona đã có một trận lội ngược dòng lịch sử. Khi ấy Barca đã thua ở lượt đi 0-2 nhưng vẫn giành quyền vào vòng đấu tiếp theo khi đả bại Milan lượt về đến 4-0.
Tuy nhiên đối thủ mà Ac Milan đụng độ nhiều nhất ở các trận chung kết các cúp châu Âu lại là Ajax Amsterdam (3 trận chung kết). Milan hạ Ajax 4-1 ở chung kết cúp C1 1968-1969 và thua 0-1 ở chung kết Champion League 1994-1995. Ở giữa hai thời điểm đó, Milan còn để thua Ajax ở trận tranh Siêu cúp châu Âu năm 1973 (được tổ chức theo hình thức lượt đi lượt về).
Ngoài ra AC Milan cũng hay đụng độ với Bayern Munich, Real Madrid, Manchester United và Liverpool. Đối với Bayern, 2 đội đã gặp nhau tại vòng 1/16 Cup châu Âu mùa giải 2005-06, lượt đi 2 đội hòa nhau 1-1 tại Munich, còn ở trận lượt về chứng kiến màn vùi dập của Milan trước câu lạc bộ của Đức với tỉ số 4-1. Một năm sau, 2 đội lại chạm trán nhau ở vòng tử kết, mặc dù đã để Bayern cầm hòa 2-2 tại San Siro, nhưng Milan lại thi đấu cực kỳ hay qua đó đánh bại Bayern ngay trên sân Allianz Arena với 2 pha lập công của Clarence Seedorf và Filippo Inzaghi.
AC Milan cũng đã đối đầu với 2 câu lạc bộ nổi tiếng khác là Real Madrid với 15 lần và Manchester United với 10 lần gặp nhau. Với Real Madrid, họ đã đối đầu nhau tổng cộng 15 lần ở các giải Châu Âu, với thành tích cân bằng thắng 6 cho cả hai và hòa 3 trận. Tỷ số cách biệt nhất là vào mùa giải 1988-89, khi ấy tại trận bán kết lượt về, AC Milan đã đè bẹp Real Madrid với tỷ số 5-0.
Với Man Utd, hai đội đã gặp nhau 10 lần tại UEFA Champions League thành tích cân bằng với 5 trận thắng cho mỗi bên, năm 1958 Milan đã đánh bại Man Utd với tỷ số 4-0, và năm 2010, Man Utd đã đánh bại Milan với tỷ số tương tự, đó cũng là trận đấu có cách biệt lớn nhất. Còn ở đấu trường UEFA Europa League Milan và Man Utd đã chạm trán nhau 2 lần tại vòng 1/16 mùa bóng 2020-2021, trận lượt đi tại Old Trafford kết thúc với tỉ số hòa 1-1 trong khi trận lượt về tại San Siro 1 tuần sau có tỉ số 1-0 với phần thắng nghiêng về MU nhờ pha lập công duy nhất của Paul Pogba (tổng tỉ số sau 2 lượt trận là 2-1 và Man Utd là đội giành vé vào vòng tứ kết).
Còn đối với Liverpool, họ đã gặp Milan tại chung kết Cup châu Âu năm 2005. Đó là đêm huyền diệu tại Istanbul đối với The Kop nhưng là cơn ác mộng không thể quên của Milan. Milan đã sớm vượt lên dẫn trước 3-0 trong hiệp 1 nhưng sang hiệp 2 tỉ số đã là 3-3. Trên chấm luân lưu, tiền đạo Shevchenko đá hỏng quả quyết định qua đó dẫn đến thất bại của Milan. Hai năm sau Milan và Liverpool lại đụng nhau ở chung kết Cup châu Âu năm 2007, nhưng lần này Milan đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1 nhờ cú đúp của Inzaghi, đó là lần gần nhất AC Milan vô địch châu Âu.
Cầu thủ
Đội hình đội một
Các cầu thủ khác theo hợp đồng
Cho mượn
Đội trẻ
Danh sách cầu thủ Đội trẻ mang số áo đội 1
Số áo được treo
* Có thể được trao cho một trong hai người con trai của ông, nếu một trong hai người họ thi đấu chuyên nghiệp cho câu lạc bộ.
Ban huấn luyện
Các đời huấn luyện viên
Dưới đây danh sách các huấn luyện viên từ 1900 đến nay.
Công ty Milan
Các đời chủ tịch
Milan đã trải qua nhiều đời chủ tịch trong suốt lịch sử, một số người là chủ sở hữu của câu lạc bộ và một số là chủ tịch danh dự. Dưới đây là danh sách đầy đủ.
Hội đồng quản trị
A.C. Milan hoạt động với tư cách một công ty thông qua tên đăng ký Associazione Calcio Milan S.p.A. với giá trị 48 triệu cổ phiếu, 99,93% số lượng cổ phiếu do tập đoàn Elliot nắm giữ.
Hội đồng quản trị của công ty Milan gồm:
Chủ tịch: Paolo Scaroni
Phó chủ tịch danh dự: Franco Baresi
Giám đốc điều hành: Ivan Gazidis
Giám đốc khu vực kỹ thuật: Paolo Maldini
Đại sứ thương hiệu: Daniele Massaro
Associazione Calcio Milan S.p.A. là công ty nắm 100% vốn của Milan Entertainment Srl, Milan Real Estate Spa và Fondazione Milan Onlus. Ngoài ra công ty còn giữ 50% vốn của Consorzio San Siro Duemila, 45% của ASanSiro và một phần giá trị của câu lạc bộ bóng rổ Olimpia Milano. Milan Real Estate Spa là công ty quản lý một số bất động sản ở Turati 3 cũng như khu huấn luyện thể thao của A.C. Milan là Milanello. Consorzio San Siro Duemila là công ty quản lý sân Giuseppe Meazza với 50% vốn thuộc về Milan, một nửa còn lại do Inter nắm giữ. ASanSiro là một trung tâm phục vụ phát triển khu vực San Siro với 45% vốn thuộc về Milan, 45% thuộc về Inter và 10% thuộc về Fondazione ChiamaMilano (10%).
Số liệu tài chính
Theo báo cáo tài chính năm 2008 thì công ty Milan đạt doanh thu 237,9 triệu euro với thua lỗ 66,8 triệu euro. Đây là năm thua lỗ thứ 2 liên tiếp của Milan khi năm 2007 câu lạc bộ này cũng lỗ 32 triệu euro. Năm 2006 với vụ chuyển nhượng Andriy Shevchenko sang Chelsea với giá 42 triệu euro, Milan kết thúc năm tài chính bằng khoản lãi 2,5 triệu euro.
Ngân sách năm 2007 của câu lạc bộ là 95.677.000 euro, năm 2006 con số này là 70.678.162 euro và 2005 là 72.946.400 euro. Lợi nhuận năm 2007 của câu lạc bộ là 275.442.000 euro với hai nguồn chính là 56,5% đến từ tiền bản quyền truyền hình (khoảng 155 triệu euro, 73,8 triệu từ SKY Italia, 27,5 triệu từ R.T.I. và 48,3 triệu từ UEFA và FIFA) và 12,2% đến từ các nhà tài trợ (33,7 triệu, 14,2 triệu từ BETandWIN.com Interactive Entertainment AG và 14 triệu từ Adidas Italia Srl). Từ năm 2004 đến 2007 báo cáo tài chính của A.C. Milan do hãng Deloitte & Touche kiểm toán, từ năm 2008 tới năm 2016 công ty phụ trách kiểm toán cho A.C. Milan là Reconta Ernst & Young Spa.
Các hoạt động quảng bá thương hiệu
Với những thành công đoạt được trong mùa giải 2006-07, thương hiệu AC Milan đang ngày một phát triển. Nó được thể hiện qua những con số thống kê mà các nhà kinh tế của Milan vừa đưa ra. Kế hoạch quảng cáo hình ảnh AC Milan cho mùa bóng 2007-08 đã được giới thiệu trong cuộc họp báo được tổ chức ngày 4 tháng 6 năm 2007.
Thời gian gần ấy, thành công của Milan không chỉ đơn thuần dừng lại ở khía cạnh thể thao, Rossoneri còn đạt được những bước tiến vượt bậc trong khía cạnh quảng bá hình ảnh của mình trên toàn cầu. Nó thể hiện qua các số liệu thống kê về lượng khán giả theo dõi đội bóng này trên truyền hình. Ở Ý thống kê khoảng 1.204 giờ theo dõi trung bình, tăng 20,30% so với mùa bóng 2005-06. Trên thế giới đã có 1.804 giờ theo dõi trung bình, tăng 199,3% nếu so sánh với năm ngoái. Đặc biệt đáng chú ý là sự bùng nổ ở Châu Á, lượng người đăng ký theo dõi AC Milan cả mùa giải năm 2006-07 tăng 17,05%, và Châu Âu tăng 9,86%. Đó là những thống kê được đem đến nhờ nghiên cứu của nhóm Krc Research, và được tài trợ bởi MasterCard, bởi sau chiến thắng 2-1 trước Liverpool ở trận chung kết Champions League diễn ra ở Athens, Milan đã lọt vào danh sách 10 CLB hàng đầu thế giới của tạp chí Forbes.
Internet đã trở thành một công cụ hữu hiệu để Milan giao lưu cùng với hàng triệu NHM khắp toàn cầu. Rất nhiều người đang truy cập vào website trang chủ của câu lạc bộ: Acmilan.com, thông qua 6 thứ tiếng khác nhau và đem lại một con số cực kì ấn tượng trong thời gian gần đây nhất. Hai ngày trước và sau trận Chung kết UEFA Champions League 2007 là ngày 23 và 24 tháng 5 năm 2007, lượng truy cập lần lượt là 3.890.000 và 8.218.000 lượt người. Trong khi đó thường ngày chỉ đạt 318.000 đến 418.000 lượt. Còn trận Chung kết Champions League 2005, các con số này lần lượt chỉ là 1.165.654 ngày diễn ra trận đấu, và 2.031.469 lượt truy cập cho ngày kế sau đó. Qua các con số thống kê trên, dễ nhận thấy chỉ sau 2 năm lượng khán giả theo dõi Milan trên toàn cầu tăng đột biến.
Trong mùa giải 2006-07, Milan đã cung cấp cho những nhà quảng cáo, các công ty hợp tác, những nhà tài trợ gần 1000 giờ truyền hình, tương đương với một giá trị khoảng 125 triệu euro (168 triệu USD). Mùa giải năm sau chúng tôi sẽ cho áp dụng tiến bộ mới tại San Siro - công nghệ quảng cáo dùng Flash. Một lô-gô sẽ được xuất hiện chỉ trong vòng 1 giây, rồi sau đó cứ như thế hơn 300 lần trong suốt một trận đấu. Milan còn đi đầu trên thế giới trong tổ chức quốc tế của phong trào Trại Thể thao với hơn 10.000 em nhỏ sẽ tham gia vào chương trình của mùa hè 2007 tại 100 địa điểm khác nhau của nước Ý và 40 địa điểm trên khắp các Châu lục, từ Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Đại Dương, đến Châu Á. Trong khi đó, Milan cũng ngày càng rút ra được nhiều thuận lợi hơn trong mối quan hệ với nhóm Gruppo Intesa Sanpaolo (một khối liên doanh các ngân hàng tiềm năng nhất Trung và Đông Âu), bởi CLB là một đối tượng hợp tác chiến lược tại Đông Âu.
Kể từ năm 2008, công ty Milan bắt đầu tham gia giải đua ô tô Superleague Formula. Đây là một trong hai đội của Ý tham dự giải này, đội còn lại là A.S. Roma. Milan cùng Galatasaray đều hỗ trợ tài chính cho đội đua Scuderia Playteam. Tay đua của Milan ở đội này là Robert Doornbos, một tay lái trước kia từng tham gia đua Công thức 1. Trong mùa đua 2008, đội đua của Milan đã giành vị trí xuất phát (pole position) tại Nürburgring và chiến thắng ở hai chặng đua Nürburgring, Jerez.
Hoạt động nhân đạo
Bên cạnh lĩnh vực kinh doanh, Milan còn là một câu lạc bộ tham gia tích cực vào các hoạt động nhân đạo. Câu lạc bộ đã cho thành lập quỹ Fondazione Milan Onlus, quỹ này hoạt động ở cả Ý và nước ngoài với mục tiêu hỗ trợ giáo dục, thể thao và các dịch vụ xã hội cho người nghèo. Fondazione Milan Onlus cũng hợp tác với quỹ Fundação Gol de Letra, được thành lập bởi cựu cầu thủ Milan là Leonardo, để giúp đỡ trẻ em Brasil là nạn nhân của tệ nạn buôn bán ma túy.
Chính sách đạo tạo trẻ
Tuyến trẻ (settore giovanile) của Milan bao gồm nhiều đội bóng ở các lứa tuổi trẻ thi đấu cho các giải Primavera (U-20 hạng nhất), Campionato Berretti (U-20 hạng C), Allievi Nazionali và Allievi Regionali (U-16), Giovanissimi Nazionali, Giovanissimi Regionali và hạng C (U-15), Esordienti (thiếu niên) và Pulcini (thiếu nhi). Milan còn có 5 trường dạy bóng đá (Scuole Calcio) tại Milano và nhiều cơ sở hợp tác đào tạo bóng đá trẻ khác. Tất cả các đội trẻ của Milan đều tập luyện tại trung tâm thể thao Vismara thuộc khu Gratosoglio của Milano, duy nhất đội Primavera được tập luyện cùng đội hình 1 của Milan tại trung tâm thể thao Milanello.
Theo một nghiên cứu do FIGC tiến hành trên 6 cường quốc bóng đá chính ở châu Âu là Pháp, Đức, Anh, Ý, Hà Lan và ]Tây Ban Nha thì Milan là câu lạc bộ đứng thứ hai ở Ý (sau Atalanta) và đứng thứ 7 ở châu Âu về số lượng cầu thủ ở đội 1 tự đào tạo từ tuyến trẻ. Bất chấp thực tế này cùng việc có nhiều ngôi sao của A.C. Milan xuất thân từ chính lò đào tạo của câu lạc bộ (từ Lodetti tới Baresi rồi Maldini), Milan mới chỉ một lần duy nhất giành chức vô địch Campionato Primavera (Giải vô địch bóng đá trẻ Ý) vào mùa 1964-1965 và một Coppa Italia Primavera (Cúp vô địch bóng đá trẻ Ý) vào mùa 1984-1985. Tuy vậy ở một giải đấu quan trọng của bóng đá trẻ châu Âu là Torneo di Viareggio thì đội trẻ Milan đang cùng đội trẻ Fiorentina nắm kỷ lục về số lần vô địch với mỗi đội 8 lần.
Ngoài trung tâm đào tạo trẻ chính đặt ở Milanello, AC Milan còn mở nhiều học viện bóng đá ở các quốc gia khác bao gồm Tây Ban Nha (1), România (1), Thụy Điển (1), Nga (1), Thụy Sỹ (2), Nhật Bản (3), Kuwat (1), Việt Nam (1).
Cầu thủ nổi bật
Phòng danh dự
Phòng danh dự (Hall of fame) trên trang web chính thức của câu lạc bộ hiện ghi danh 54 thành viên nổi bật trong lịch sử câu lạc bộ, trong đó có 51 cầu thủ, 3 huấn luyện viên (Nereo Rocco, Arrigo Sacchi và Giuseppe Viani) cùng 3 người vừa là cầu thủ rồi sau đó là huấn luyện viên của A.C. Milan:
Demetrio Albertini
José Altafini
Carlo Ancelotti
Roberto Baggio
Franco Baresi
Oliver Bierhoff
Zvonimir Boban
Ruben Buriani
Cafu
Fabio Capello
Alessandro Costacurta
Fabio Cudicini
Marcel Desailly
Dida
Roberto Donadoni
Alberigo Evani
Filippo Galli
Giovanni Galli
Gunnar Gren
Ruud Gullit
Filippo Inzaghi
Leonardo
Nils Liedholm
Giovanni Lodetti
Aldo Maldera
Cesare Maldini
Daniele Massaro
Gunnar Nordahl
Pierino Prati
Luigi Radice
Frank Rijkaard
Gianni Rivera
Roberto Rosato
Sebastiano Rossi
Ronaldinho
Andrea Pirlo
Rui Costa
Dino Sani
Dejan Savićević
Juan Alberto Schiaffino
Karl-Heinz Schnellinger
Serginho
Marco Simone
Andriy Shevchenko
Angelo Benedicto Sormani
Mauro Tassotti
Giovanni Trapattoni
Marco van Basten
Clarence Seedorf
Pietro Paolo Virdis
George Weah
Paolo Maldini
Alessandro Nesta
Ricardo Kaká
Đội trưởng
Đã có 38 cầu thủ đeo băng đội trưởng (capitano) của A.C. Milan trong đó có ba người đeo băng đội trưởng ở nhiều giai đoạn khác nhau là Giuseppe Bonizzoni, Giuseppe Antonini và Gianni Rivera:
Cầu thủ đoạt quả bóng vàng
Có 6 cầu thủ đoạt quả bóng vàng trong thời gian họ thi đấu cho AC Milan bao gồm:
Gianni Rivera (QBV 1969)
Ruud Gulit (QBV 1987)
Marco Van Basten (QBV 1988, 1989, 1992)
George Weah (QBV 1995)
Andriy Shevchenko (QBV 2004)
Kaká (QBV 2007)
Cầu thủ đoạt giải xuất sắc nhất thế giới của FIFA:
Marco van Basten – 1992
George Weah – 1995
Kaká – 2007
Thống kê và thành tích
Thống kê
Kể từ ngày thành lập A.C. Milan đã tham gia 103 mùa giải thể thao chính thức cấp quốc gia Ý trong đó có 98 mùa ở cấp cao nhất của giải bóng đá Ý (75 mùa Serie A, 14 mùa Hạng nhất - Prima Categoria, 5 mùa Giải hạng nhất - Prima Divisione và 4 mùa Hạng quốc gia - Divisione Nazionale) và 2 mùa ở cấp thứ hai của giải bóng đá Ý (Serie B), có 3 mùa A.C. Milan không vượt qua được vòng bảng của vùng Lombardia (1905, 1909 và 1913-1914). Tổng cộng A.C. Milan đã 18 lần vô địch mùa giải, ngoài ra câu lạc bộ đứng thứ nhì 15 lần, đứng thứ ba 21 lần tức là tỉ lệ đứng trên bục nhận giải (nhóm 3 đội dẫn đầu) của A.C. Milan trong 103 mùa là 51%. Trận thắng đậm nhất của A.C. Milan ở sân nhà là trước Audax Modena với tỉ số 13-0 vào ngày 4 tháng 10 năm 1914, kỷ lục này ở sân khách là trận thắng Ausonia 10-0 ngày 21 tháng 10 năm 1919. Trận thua đậm nhất của A.C. Milan trên sân nhà là trận thua 0-8 trước Bologna vào ngày 5 tháng 11 năm 1922, ba trận thua trên sân khách đậm nhất của câu lạc bộ là 2-8 trước Juventus vào ngày 10 tháng 7 năm 1927, 0-6 cũng trước Juventus vào ngày 25 tháng 10 năm 1925 và 0-6 trước Ajax ở Siêu cúp châu Âu vào ngày 16 tháng 1 năm 1974.
Hai đối thủ truyền thống của A.C. Milan là Juventus (201 lần đối đầu), Inter (199 lần đối đầu) và Torino (188 lần đối đầu). Tại giải vô địch quốc gia Ý, Juventus là câu lạc bộ gặp A.C. Milan nhiều lần nhất với 180 trận trong đó trận đấu chính thức đầu tiên là vào ngày 28 tháng 4 năm 1901 tại Torino. Tại giải quốc gia Milan có tỉ lệ thắng phần lớn cao hơn các đối thủ khác trừ ba ngoại lệ là Juventus (Milan thắng 61, thua 70), Alessandria (thắng 15 và thua 16) và Pro Vercelli (thắng 13 và thua 14).
Ở Serie A, A.C. Milan đang giữ một số kỉ lục như chuỗi trận không thua liên tiếp dài nhất (58 trận), đứng đầu nhiều vòng liên tiếp nhất (72 vòng đấu từ 6 tháng 10 năm 1991 tới 31 tháng 10 năm 1993), có chiến thắng lớn nhất trên sân khách (thắng Genoa 0-8 mùa 1954-1955, ngang bằng tỉ số trận Venezia-Padova 0-8 mùa 1949-1950), có nhiều cầu thủ giành danh hiệu vua phá lưới nhất (16 lần) và có thủ môn giữ kỷ lục về thời gian không để lọt lưới liên tiếp (Sebastiano Rossi với 929 phút vào mùa giải Serie A 1993-1994).
Trong lịch sử Serie A thì A.C. Milan là đội duy nhất từng vô địch mà không thua một trận đấu nào trong suốt mùa giải. Đó là vào mùa giải 1991-1992 khi đội bóng của huấn luyện viên Fabio Capello trải qua 34 vòng đấu đã thắng 22 trận, hòa 12 trận, ghi được 74 bàn và chỉ để thủng lưới 21 bàn. Trước đó từng có một câu lạc bộ khác không thua trận nào trong mùa giải Serie A, đó là Perugia vào mùa giải 1978-1979, tuy nhiên câu lạc bộ này chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai còn đội vô địch năm đó lại chính là A.C. Milan.
Tại Cúp quốc gia Ý A.C. Milan đã tham dự 12 trận chung kết và giành chiến thắng 5 lần. Câu lạc bộ cũng chiến thắng 5 lần trong tổng số 8 lần tham gia Siêu cúp Ý. Trong số các câu lạc bộ bóng đá Ý, chỉ có Juventus có số trận chung kết cúp cấp quốc gia của Ý ngang bằng A.C. Milan, Juventus từng tham gia 13 trận chung kết Cúp quốc gia và 7 trận chung kết Siêu cúp Ý.
Ở tầm quốc tế, A.C. Milan đã giành được tổng cộng 18 danh hiệu quốc tế bao gồm 7 chức Vô địch châu Âu, 2 Cúp các đội đoạt cúp, 5 Siêu cúp châu Âu, 3 Cúp Liên lục địa và 1 chức Vô địch các câu lạc bộ thế giới. Câu lạc bộ đã tham gia tổng cộng 29 trận chung kết ở các giải đấu quốc tế, một kỷ lục, với 11 trận chung kết Giải vô địch châu Âu (thắng 7), 3 trận chung kết Cúp các đội đoạt cúp các quốc gia châu Âu (thắng 2) 7 trận chung kết Siêu cúp châu Âu (thắng 5) và 8 trận chung kết Cúp Liên lục địa/Giải vô địch thế giới các câu lạc bộ (thắng 4). Trong số này, A.C. Milan vào 2 trận chung kết ở mùa giải 1993-1994 (gặp Parma ở Siêu cúp châu Âu và San Paolo ở Cúp Liên lục địa) là do được UEFA cử thay thế câu lạc bộ vô địch Giải vô địch châu Âu mùa 1992-1993 là Olympique de Marseille vừa bị kỷ luật do gian lận ở giải vô địch Pháp.
Đối thủ quốc tế truyền thống của A.C. Milan là hai câu lạc bộ Tây Ban Nha Real Madrid và Barcellona (11 lần đối đầu), tiếp đến là Ajax cùng Bayern München (10 lần đối đầu) và Porto (9 lần đối đầu).
Xét các con số thống kê cá nhân thì cầu thủ khoác áo A.C. Milan nhiều lần nhất là Paolo Maldini với 902 trận chính thức trong 25 mùa giải từ 1984 đến 2009, sau Maldini lần lượt là Franco Baresi (719 trận, 20 mùa giải), Alessandro Costacurta (663 trận, 21 mùa giải), Gianni Rivera (658 trận, 19 mùa giải) và Mauro Tassotti (583 trận, 17 mùa giải). Vua phá lưới mọi thời đại của A.C. Milan là tiền đạo người Thụy Điển Gunnar Nordahl với 221 bàn trong 8 mùa giải, tiếp đến là Andriy Shevchenko với 175 bàn trong 8 mùa giải, Gianni Rivera với 164 bàn trong 19 mùa giải, José Altafini với 161 bàn trong 7 mùa giải và Aldo Boffi với 136 bàn trong 9 mùa giải.
Đây cũng là câu lạc bộ đầu tiên từng có cầu thủ chiếm chọn cả ba vị trí đầu tiên của cuộc bình chọn Quả bóng vàng châu Âu và cũng là câu lạc bộ đầu tiên làm được điều này hai lần. Đó là vào hai năm 1988 khi bộ ba người Hà Lan của Milan là Marco van Basten, Ruud Gullit và Frank Rijkaard lần lượt xếp thứ nhất, nhì và ba trong cuộc bình chọn, và 1989 với các cầu thủ Marco van Basten, Franco Baresi và Frank Rijkaard (phải đến vào năm 2010, mới có một câu lạc bộ khác là F.C. Barcelona mới có lần đầu lập được thành tích này). Trong một cuộc thăm dò của tạp chí World Soccer thực hiện vào năm 2007, đội hình A.C. Milan với bộ ba "Hà Lan bay" Gullit-Rijkaard-Van Basten dưới thời huấn luyện viên Arrigo Sacchi được bầu chọn là đội hình cấp câu lạc bộ mạnh nhất trong lịch sử và tính chung chỉ thua đội hình các đội tuyển quốc gia Brasil năm 1970, Hà Lan năm 1974 và Hungary giai đoạn 1953-1954.
Cầu thủ vô địch thế giới
Những cầu thủ sau đã giành được FIFA World Cup khi chơi cho Milan:
Pietro Arcari (Ý 1934)
Franco Baresi (Tây Ban Nha 1982)
Fulvio Collovati (Tây Ban Nha 1982)
Marcel Desailly (Pháp 1998)
Roque Júnior (Hàn Quốc & Nhật Bản 2002)
Gennaro Gattuso (Đức 2006)
Alberto Gilardino (Đức 2006)
Alessandro Nesta (Đức 2006)
Filippo Inzaghi (Đức 2006)
Andrea Pirlo (Đức 2006)
Cầu thủ vô địch châu lục
Châu Âu
Những cầu thủ sau đã giành chức vô địch châu Âu UEFA khi chơi cho Milan:
Angelo Anquilletti (Ý 1968)
Giovanni Lodetti (Ý 1968)
Pierino Prati (Ý 1968)
Gianni Rivera (Ý 1968)
Roberto Rosato (Ý 1968)
Ruud Gullit (Tây Đức 1988)
Marco van Basten (Tây Đức 1988)
Gianluigi Donnarumma (Châu Âu 2020)
UEFA Nations League
Những cầu thủ sau đã vô địch UEFA Nations League khi chơi cho Milan:
Theo Hernandez (Ý 2021)
Mike Maignan (Ý 2021)
Nam Mỹ
Những cầu thủ sau đã giành Copa América khi chơi cho Milan:
Lucas Paquetá (Brasil 2019)
Châu Phi
Những cầu thủ sau đây đã giành được Cúp bóng đá châu Phi khi chơi cho Milan:
Fodé Ballo-Touré (Cameroon 2021)
Cúp Liên đoàn các châu lục
Những cầu thủ sau đã giành được FIFA Confederations Cup khi chơi cho Milan:
Leonardo (Ả Rập Xê Út 1997)
Kaká (Đức 2005) – (Nam Phi 2009)
Dida (Đức 2005)
Alexandre Pato (Nam Phi 2009)
Danh sách cầu thủ khoác áo nhiều nhất
Danh sách cầu thủ ghi bàn nhiều nhất
10 bản hợp đồng mua về đắt giá nhất
10 bản hợp đồng bán đi đắt giá nhất
Danh hiệu
Milan là một trong những câu lạc bộ thành công nhất tại Ý, đã giành tổng cộng 30 danh hiệu lớn, và là một trong những câu lạc bộ thành công nhất trên thế giới về danh hiệu quốc tế cho đến tháng 2 năm 2014. Milan bây giờ là câu lạc bộ thứ ba thành công nhất sau Real Madrid và Al Ahly với kỷ lục 14 danh hiệu châu Âu và 4 danh hiệu thế giới. Milan đã giành được quyền đặt một ngôi sao trên áo với biểu trưng công nhận rằng họ đã giành được hơn mười Scudetto. Ngoài ra, câu lạc bộ được vĩnh viễn được in một huy hiệu đại diện cho người chiến thắng trên áo khi đã giành được nhiều hơn năm chức vô địch cúp châu Âu.
Quốc nội
Vô địch quốc gia Ý: 19
1900–01, 1905–06, 1906–07, 1950–51, 1954–55, 1956–57, 1958–59, 1961–62, 1967–68, 1978–79
1987–88, 1991–92, 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1998–99, 2003–04, 2010–11, 2021–22
Cúp quốc gia Ý: 5
1966–67, 1971–72, 1972–73, 1976–77, 2002–03
Siêu cúp quốc gia Ý: 7
1988, 1992, 1993, 1994, 2004, 2011, 2016
Giải hạng nhì quốc gia Ý: 2
1980–81, 1982–83
Quốc tế
UEFA Champions League/Cúp C1: 7
1962–63, 1968–69, 1988–89, 1989–90, 1993–94, 2002–03, 2006–07
UEFA Cup Winners' Cup/Cúp C2: 2
1967–68, 1972–73
UEFA Super Cup/Siêu cúp châu Âu: 5
1989, 1990, 1994, 2003, 2007
Intercontinental Cup: 3
1969, 1989, 1990
FIFA Club World Cup: 1
2007 |
Quỳ Hợp là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
Địa lý
Huyện Quỳ Hợp nằm ở phía tây bắc tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp huyện Quỳ Châu
Phía nam giáp huyện Tân Kỳ và huyện Anh Sơn
Phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn
Phía tây giáp huyện Con Cuông và huyện Quỳ Châu.
Huyện Quỳ Hợp có diện tích là 941,28 km² và dân số là 125.520 người.
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 941,28 km², dân số là 134.154 người, mật độ dân số đạt 143 người/km².
Hành chính
Huyện Quỳ Hợp có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Quỳ Hợp (huyện lỵ) và 20 xã: Bắc Sơn, Châu Cường, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Lý, Châu Quang, Châu Thái, Châu Thành, Châu Tiến, Đồng Hợp, Hạ Sơn, Liên Hợp, Minh Hợp, Nam Sơn, Nghĩa Xuân, Tam Hợp, Thọ Hợp, Văn Lợi, Yên Hợp.
Lịch sử
Huyện Quỳ Hợp được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1963 theo Quyết định 52-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách 10 xã: Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cường, Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên thuộc huyện Quỳ Châu và 3 xã: Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn.
Khi mới thành lập, huyện Quỳ Hợp có 13 xã: Châu Cường, Châu Đình, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Lý, Châu Quang, Châu Sơn, Châu Thái, Châu Thành, Châu Yên, Nghĩa Sơn, Nghĩa Xuân, Tam Hợp.
Ngày 17 tháng 4 năm 1965, chia xã Nghĩa Sơn thành hai xã lấy tên là xã Văn Lợi và Hạ Sơn; chia xã Châu Lộc thành hai xã lấy tên là xã Châu Lộc và xã Liên Hợp; chia xã Nghĩa Xuân thành hai xã lấy tên là xã Nghĩa Xuân và xã Minh Hợp; chia xã Tam Hợp thành hai xã lấy tên là xã Tam Hợp và xã Thọ Hợp.
Ngày 15 tháng 4 năm 1967, chia xã Châu Yên thành hai xã lấy tên là xã Yên Hợp và Đồng Hợp.
Ngày 9 tháng 11 năm 1983, tách 600 ha đất của xã Châu Quang để thành lập thị trấn Quỳ Hợp - thị trấn huyện lỵ huyện Quỳ Hợp.
Ngày 15 tháng 10 năm 1990, chia xã Châu Hồng thành hai xã lấy tên là xã Châu Hồng và xã Châu Tiến; chia xã Châu Sơn thành 2 xã lấy tên là xã Bắc Sơn và xã Nam Sơn.
Đặc điểm địa hình
Do đặc điểm thổ nhưỡng, Quỳ Hợp có điều kiện phát triển lâm nghiệp và trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: chè, cao su, cà phê, mía,... cây ăn quả như: cam, vải, nhãn, ... Đồng thời, huyện cũng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp với các loại cây như ngô, khoai, sắn. Đặc biệt, huyện Quỳ Hợp có diện tích lúa nước nhiều hơn hẳn các huyện vùng cao khác.
Quỳ Hợp có diện tích rừng lớn, chiếm 40% diện tích tự nhiên của huyện, trữ lượng gỗ cao, bình quân 150m3/ha, với nhiều loại gỗ quý như: lim, gụ, sến, lát hoa,... và nhiều loại cây đặc sản, dược liệu như quế, sa nhân, cánh kiến, nấm hương,... Bên cạnh đó, Quỳ Hợp còn có nhiều đồi núi với hệ thực - động vật phong phú, đa dạng, là một trong những huyện nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Quỳ Hợp có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái như: hang Kẻ Ham, Thẩm Poòng,... Thắng cảnh hùng vĩ nhất là thác nước Bản Bìa tựa như một dải lụa bạc nổi bật giữa núi rừng xanh biếc, hùng vĩ.
Quỳ Hợp có nhiều khoáng sản quý như: vàng, đá quý, thiếc, ăng ti moan,... Riêng quặng thiếc có hàm lượng cao. Quỳ Hợp còn có nhiều núi đá (đá hoa cương, đá granít). Ngoài ra, suối nước khoáng ở Bàn Khạng (xã Yên Hợp) là loại nước uống có nhiều khoáng chất tốt.
Giao thông
Đường bộ
Có QL48A chạy ngang qua địa phận huyện và thị trấn Quỳ Hợp |
Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu cát. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già có thể cao hơn 5 mét. Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.
Công dụng
Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, chiếu, cán xẻng). Tre non dùng thành thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ thì sử dụng làm củi. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm những loại vũ khí rất lợi hại như chông tre, gậy, cung tên. Đôi khi tre còn được sử dụng để làm thành chiếc áo tơi hay để làm mái lợp nhà.
Phân loại
Tông Bambuseae bao gồm khoảng 1.000 loài, phân chia thành 9 phân tông và chứa khoảng 91 chi:
Phân tông Arthrostylidiinae
Phân tông này chứa 12 chi:
Actinocladum
Alvimia
Arthrostylidium
Athroostachys
Atractantha
Aulonemia (Matudacalamus)
Colanthelia
Elytrostachys
Glaziophyton
Merostachys
Myriocladus
Rhipidocladum
Phân tông Arundinariinae
Phân tông này chứa 17 chi:
Vầu xanh Acidosasa
Trúc dây Ampelocalamus
Arundinaria
Borinda
Sặt gai Chimonocalamus (Sinarundinaria)
Drepanostachyum
Fargesia
Ferrocalamus
Gaoligongshania
Gelidocalamus
Himalayacalamus
Indocalamus
Oligostachyum
Pseudosasa
Sasa
Thamnocalamus
Yushania
Phân tông Bambusinae
Phân tông này chứa 10 chi:
Tre Bambusa (Dendrocalamopsis)
Le Bắc Bộ Bonia (Monocladus)
Luồng Dendrocalamus (Klemachloa, Oreobambos, Oxynanthera, Sinocalamus)
Gigantochloa
Dinochloa
Holttumochloa
Kinabaluchloa (Maclurochloa, Soejatmia)
Melocalamus
Sphaerobambos
Thyrsostachys
Phân tông Chusqueinae
Phân tông này chứa 2 chi:
Chusquea (Dendragrostis, Rettbergia)
Neurolepis (Planotia)
Phân tông Guaduinae
Phân tông này chứa 5 chi:
Apoclada
Eremocaulon (Criciuma)
Guadua
Olmeca
Otatea
Phân tông Melocanninae
Phân tông này chứa 9 chi:
Cơm lam Cephalostachyum
Davidsea
Leptocanna
Melocanna (Beesha)
Neohouzeaua
Ochlandra
Pseudostachyum
Schizostachyum
Teinostachyum
Phân tông Nastinae
Phân tông này chứa 6 chi:
Decaryochloa
Greslania
Hickelia
Hitchcockella
Nastus
Perrierbambus
Phân tông Racemobambodinae
Phân tông này chứa 1 chi:
Racemobambos (Neomicrocalamus, Vietnamosasa)
Phân tông Shibataeinae
Phân tông này chứa 9 chi:
Brachystachyum
Trúc vuông Chimonobambusa
Indosasa
Phyllostachys
Qiongzhuea
Semiarundinaria
Shibataea
Sinobambusa
Temburongia (Incertae sedis)
Việt Nam
Trong văn hóa dân gian
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
Tre già măng mọc
Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), người anh hùng dân tộc cưỡi ngựa sắt với bó tre trong tay đánh đuổi quân xâm lược. Ngoài ra, tre còn xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích dân gian Việt Nam.
Tre trong chiến tranh
Tre được dùng để chế tạo làm vũ khí đánh giặc của nhân dân như: cung tên, gậy tre, chông tre,..
Biểu tượng cây tre
Theo AlexTu (Dương Thanh Tú) thì cây tre Việt Nam là một biểu tượng đẹp đẽ về sự chắt chiu, bền bỉ và dẻo dai. "Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?/Có gì đâu, có gì đâu?/Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều..." (Trích "Tre Việt Nam"-Nguyễn Duy)
Biểu tượng cho phẩm chất người Việt Nam:
Hình ảnh |
Mặc khải (chữ Hán: 默啟) có nghĩa là mở ra cho biết một điều thiêng liêng màu nhiệm trong sự tĩnh lặng mà lý trí con người không thể giải thích được.
Mạc khải (chữ Hán: 漠啟) là sự tác động trong yên lặng của Thiên Chúa làm bộc lộ những điều vượt tầm hiểu biết của con người.
Hai từ trên được dùng một cách tương đương. Trong các độc thần giáo, mặc khải là quá trình hoặc hành động nhận biết một thông tin thần thánh. Theo truyền thống, mặc khải được xem là điều mà Thiên Chúa, hay một vị thần, hay một thực thể siêu nhiên khác chẳng hạn thiên thần cho biết về các ý muốn, nguyên tắc, luật lệ và giáo lý thần thánh, v.v..
Từ ngữ “mạc khải” xuất phát từ revelare trong tiếng Latin, có nghĩa là “tiết lộ.” Tiếng Hy-lạp sử dụng từ apokalupto, (từ đó chúng ta có từ “apocalypse”) và tiếng Do Thái dùng từ galad cũng có nghĩa là “không che đậy” hay “tiết lộ.” Kéo bức màn ra để tỏ lộ điều gì đó đằng sau là chìa khóa để hiểu mạc khải trong Thánh Kinh. Hòm Bia Giao Ước chứa đựng 10 lời của Thiên Chúa (Debarim) hay còn gọi là Mười Điều Răn, và được đặt trong Đền thờ Giêrusalem. Nơi đặt Hòm Bia được tách riêng khỏi những phần còn lại của Đền Thờ bằng một bức màn, và căn phòng ấy được gọi là Nơi Cực Thánh. Không ai có thể đi vào phía sau bức màn trong Nơi Cực Thánh và đứng trước Hòm Bia Giao Ước ngoại trừ vị Thượng Tế, và vị ấy chỉ được phép thực hiện công việc ấy một lần mỗi năm vào Ngày lễ Xá Giải. Mạc khải là việc “tiết lộ” Lời của Thiên Chúa.
Mạc khải tự nhiên là một các thức mà qua đó, con người bình thường nhờ khả năng của chính mình, có thể xác định được những chân lý chắc chắn. Mọi người đều biết lửa thì nóng bởi vì, ít nhất, mọi người đã cảm nhận được sức nóng của một ngọn lửa. Sự hiểu biết đó là mạc khải tự nhiên. Chân lý mang tính thực nghiệm là điều có thể được quan sát bởi các nhà khoa học qua quá trình quan sát và thí nghiệm. Chân lý triết học là điều có thể được suy ra qua khả năng của lý trí. Chẳng hạn: 2 + 2 = 4 là một chân lý tự thân hay chân lý hiển nhiên. Trường hợp 2 + 2 = 5 là một chân lý mang tính luận lý và có tính cách triết học. Điều tương tự áp dụng cho thực tại là nếu A = B và B = C, thì A = C phải đúng. Tương tự như vậy, nguyên lý không mâu thuẫn trong triết học phát biểu rằng một điều gì đó không thể đồng thời không là nó; chẳng hạn, bạn không thể sống và chết cùng một lúc, bởi vì những [nội hàm của] thuộc từ ấy loại trừ lẫn nhau. Hoặc là bạn sống hoặc là bạn chết, nhưng bạn không thể vừa sống vừa chết cùng một lúc được.
Tuy nhiên, chân lý thần học thì không được biết đến qua khả năng của lý trí hay quan sát, thậm chí không nhất thiết mâu thuẫn với khoa học và triết học. Chân lý thần học được biết đến bởi mạc khải thần linh và được chấp nhận trong đức tin. Đức tin là sự tin tưởng vào điều mà chỉ riêng lý trí con người thôi thì không thể biết được. Đức tin là nhận lấy lời của một ai đó mà không cần có bằng chứng thực nghiệm. Chân lý được mạc khải cho biết rằng có một Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa có Ba Ngôi. Chân lý được mạc khải ấy là chân lý mạc khải mang tính thần học và thánh thiêng. Mạc khải cho biết Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Thứ Hai của Ba Ngôi hoặc Chúa Giêsu Kitô là một Ngôi vị thần linh với hai bản tính, bản tính nhân loại và bản tính thần linh, được truyền tải qua mạc khải thánh thiêng. Chính vì nhờ đức tin, mà chúng ta tin tưởng vào những chân lý mạc khải thần linh này.
Do đó, các thần học gia định nghĩa mạc khải như là việc Thiên Chúa tiết lộ hay phơi bày những chân lý siêu nhiên cần thiết cho ơn cứu độ của chúng ta. Mạc khải thần linh đến từ Thiên Chúa và có thể được lưu chuyển vào Thánh Kinh hoặc Thánh Truyền. |
An-pơ (tiếng Pháp: Alpes, tiếng Đức: Alpen, tiếng Ý: Alpi) là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, trải dài qua 8 quốc gia (từ tây sang đông), lần lượt là: Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Liechtenstein, Áo, Đức và Slovenia. Dãy An-pơ được hình thành từ hơn 10 triệu năm trước, khi các mảng châu Phi và Á-Âu đâm hút nhau. Sự va chạm khiến các lớp đá trầm tích biển nâng lên bởi các hoạt động đứt gãy và uốn nếp hình thành nên những ngọn núi cao như Mont Blanc và Matterhorn. Núi Mont Blanc kéo dài theo ranh giới của Pháp-Ý, với độ cao , nên đây là ngọn núi cao nhất dãy An-pơ. 128 ngọn núi của dãy Alps là cao hơn bốn ngàn mét, trong đó có 82 ngọn độc lập, 46 chỏm núi, một số ngọn núi ít nhiều bị đóng băng. Dãy núi Alps được chia thành nhiều nhóm núi và chuỗi, xem Thể loại:Dãy núi Alpes.
Toàn bộ khu vực Alps có diện tích khoảng 200.000 km². Nó kéo dài khoảng 750 km từ tây sang đông và khoảng 400 km từ nam sang bắc và giáp với Thung lũng Rhone (Vallée du Rhône), Miền Trung Thụy Sĩ (Swiss Mittelland), thượng nguồn sông Danube, Đồng bằng Hungary nhỏ, Thung lũng Po và Vịnh Genova ở Biển Ligure. Vùng Alps bao gồm các khu vực của tám quốc gia và tạo thành môi trường sống của 13 triệu người và được xem như một khu vực nghỉ dưỡng và thiên nhiên của châu Âu.
Từ nguyên
Từ tiếng Anh Alps có nguồn gốc từ tiếng Latin Alpes (thông qua tiếng Pháp). Maurus Servius Honoratus, một nhà bình luận cổ xưa của Virgil, nói trong bài bình luận của ông (A. X 13) rằng tất cả các ngọn núi cao đều được gọi là Alpes bởi người Celt. Thuật ngữ này có thể phổ biến đối với Italo-Celtic, vì các ngôn ngữ Celtic có thuật ngữ cho các ngọn núi cao có nguồn gốc từ alp.
Điều này có thể phù hợp với lý thuyết rằng trong tiếng Hy Lạp Alpes là tên của nguồn gốc phi Ấn-Âu (phổ biến cho các dãy núi và dãy núi nổi bật trong khu vực Địa Trung Hải). Theo Từ điển tiếng Anh Oxford, từ ngữ Latin Alpes có thể có nguồn gốc từ một từ tiền Ấn-Âu * alb "đồi"; "Albania" là một dẫn xuất liên quan. Albania, một cái tên không có nguồn gốc từ khu vực được gọi là đất nước Albania ngày nay, đã được sử dụng làm tên cho một số khu vực miền núi trên khắp châu Âu. Vào thời La Mã cổ đại, "Albania" là tên gọi của miền đông Kavkaz, trong khi trong tiếng Anh "Albania" (hay "Albany") đôi khi được sử dụng làm tên của Scotland, mặc dù nó có nhiều khả năng bắt nguồn từ tiếng Latin albus, là màu trắng.
Từ Alpes trong tiếng Latin có thể có thể xuất phát từ tính từ albus (Trắng).
Trong các ngôn ngữ hiện đại, thuật ngữ alp, alm, albe hoặc alpe dùng để chỉ một đồng cỏ chăn thả ở vùng núi cao bên dưới sông băng, chứ không phải các đỉnh núi. Một alp đề cập đến một đồng cỏ núi cao, nơi những con bò được đưa đến chăn thả trong những tháng mùa hè và nơi có thể tìm thấy chuồng cỏ khô, và thuật ngữ "dãy Alps" (số nhiều của Alp), ám chỉ những ngọn núi, là một cách gọi sai. Thuật ngữ cho các đỉnh núi thay đổi theo quốc gia và ngôn ngữ: các từ như Horn, Kogel, Kopf, Gipfel, Spitze, Stock và Berg được sử dụng trong các khu vực nói tiếng Đức; Mont, Pic, Tête, Pointe, Dent, Roche và Aiguille ở các vùng nói tiếng Pháp; và Monte, Picco, Corno, Punta, Pizzo hoặc Cima ở các vùng nói tiếng Ý.
Alps cũng được dùng như một tên núi xuất hiện trong tên của những ngọn núi khác: Alps Apuan, Alps Úc, Alps Nhật Bản, Alps New Zealand.
Alpin cũng thường có nghĩa là "miền núi", như là cấp độ núi cao, hoặc đồng nghĩa với "núi", như là Leo núi (Alpine climbing), trượt tuyết núi cao (Alpine skiing).
Alpid đề cập đến một giai đoạn hình thành địa chất: Kiến tạo sơn Anpơ, Vành đai Anpơ trải dài từ Châu Âu đến Đông Á.
Địa lý
An-pơ là một cấu trúc địa lý có hình lưỡi liềm nằm ở Trung Âu, với chiều dài từ đông sang tây và rộng . Cao độ trung bình của các đỉnh núi là . Dãy núi kéo dài từ phía bắc Địa Trung Hải trên bồn trũng Sông Po, mở rộng qua Pháp từ Grenoble, tiếp tục kéo dài về phía đông qua miền trung và nam Thụy Sĩ. Dãy núi tiếp tục qua Viên (Áo), về phía đông đến biển Adriatic, vào lãnh thổ Slovenia. Về phía nam, dãy núi chìm xuống miền bắc Ý và phát triển về phía bắc đến bang Bavaria (Đức). Ở các khu vực như Chiasso (Thụy Sĩ) hay Allgäu (Bavaria), ranh giới giữa dãy núi với các vùng đất bằng phẳng rất rõ ràng; trong khi ở những nơi khác như Genève, ranh giới này kém rõ ràng hơn. Các quốc gia có lãnh thổ bao phủ diện tích lớn nhất trên dãy An-Pơ là Thụy Sĩ, Pháp (cùng 21,4%), Áo (28,7%) và Ý (27,2%).
Phần cao nhất của dãy núi được phân chia bởi thung lung băng trên sông Rhône, trải dài từ đỉnh Mont Blanc với chiều cao 4810 m đến Matterhorn ở Thụy Sĩ, phần phía nam là núi Monte Rosa và Bernese Alps ở phía bắc. Các đỉnh núi phần phía đông của dãy núi tương đối nhỏ hơn phần trung, tây của An-pơ. Đỉnh cao nhất phần phía Đông An-pơ là đỉnh Piz Bernina, cao 4052 m.
Sự khác biệt về tên gọi trong vùng núi này gây nên những khó khăn trong việc phân loại các núi và các tiểu vùng, nhưng nhìn chung nó bao gồm Đông Alps và Tây Alps ranh giới giữa miền đông Thụy Sĩ theo nhà địa chất học Stefan Schmid. Năm 2006, SOIUSA (Suddivisione Orografica Internazionale Unificata del Sistema Alpino), một tổ chức của Ý, đề xuất một hệ thống phân loại mới theo yếu tố địa chất và bản đồ địa hình. Theo SOIUSA, Alps có thể được chia thành Ligurian Alps, Maritime Alps, Cottian Alps, Dauphiné Alps, Graian Alps, Pennine Alps, Bernese Alps, Lepontine Alps, Glarus Alps, và Appenzell Alps.
Một loạt các dãy núi thấp hơn chạy song song với dãy núi Alps chính, bao gồm French Prealps (Pháp) và dãy núi Jura ở Thụy Sĩ và Pháp. Dãy núi thứ hai của Alps chạy theo lưu vực từ Địa Trung Hải đến Wienerwald, băng qua những đỉnh cao nhất, nổi tiếng nhất của Alps. Dãy núi chính chạy theo hướng tây, từ Colle di Cadibona đến Col de Tende, trước khi bẻ ngoặc về tây nam và sau đó hướng về phía bắc, khi đến gần Colle della Maddalena. Đến khu vực biên giới Thụy Sĩ, sống núi chính có hướng đông-đông bắc, xuyên suốt cho đến khi kết thúc gần Viên.
Địa chất và kiến tạo sơn
Những khái niệm địa chất quan trọng được được các nhà tự nhiên học công bố khi nghiên cứu về kiến tạo sơn An-pơ vào thế kỷ XVIII.
Khoảng giữa thế kỷ XIX, học thuyết địa kỹ thuật được áp dụng để giải thích sự hiện diện của dãy núi gấp khúc. Đến thế kỷ XXI, các học thuyết kiến tạo địa tầng được sử dụng rộng rãi hơn, thay thế cho học thuyết địa kỹ thuật đã không còn tồn tại.
Dãy Alps là một phần của đai kiến tạo sơn Đệ Tam gọi là đai Alpide bắt đầu cách nay 300 triệu năm. Trong Paleozoic, siêu lục địa Pangaea chỉ là một mảng kiến tạo lớn; nó vỡ ra thành nhiều mảnh trong suốt Đại Trung Sinh và đai dương Tethys phát triển giữa các lục địa Laurasia và Gondwana trong kỷ Jura. Đại dương Tethys sau đó bị ép giữa các mảng va chạm tạo nên các dãy núi được gọi là vành đai Alpide, từ Gibraltar qua Himalaya đến Indonesia— quá trình này bắt đầu vào cuối Đại Trung Sinh và tiếp tục diễn ra cho đến hiện nay. Sự hình thành Alps là một đoạn trong quá trình tạo núi này, do sự va chạm giữa mảng châu Phi và mảng Á-Âu diễn ra vào Kreta muộn. nó kéo dài từ miền nam châu Âu và châu Á từ Đại Tây Dương đến Himalaya. Theo đó phần phía tây của đại dương Tethys bị biến mất. Các đá móng bị lộ ra ở những vùng trung tâm nằm ở cao hơn, hình thành Mont Blanc, Matterhorn, và các đỉnh cao của Pennine Alps và Hohe Tauern. Sự hình thành Địa Trung Hải liên quan đến các hoạt động gần đây hơn, và không để lại dấu vết ở bờ biển bắc của lục địa châu Phi. Dưới lực nén cực kỳ lớn, các đá trầm tích có nguồn gốc biển bị nâng lên, tạo nên các nếp uốn và các đứt gãy nghịch.
Lịch sử văn hóa và chính trị
Có ít thông tin về những người sống ở Alps trứoc đây, theo các dấu hiệu được bảo tồn kém theo các nhà lịch sử và địa lý La Mã và Ai Cập. Một ít thông tin chi tiết đã bị mờ nhạt do các cuộc chinh phục Alpine của Augustus. Các nghiên cứu gần đây về Mitochondrial DNA cho thấy rằng MtDNA Haplogroup K rất có thể có nguồn gốc trong hoặc gần phía đông nam Alps có tuổi cách đây 12.000–15.000 năm.
Trong suốt cuộc chiến tranh Punic lần 2 năm 218 TCN, kiệt tướng thành Carthage là Hannibal đã vượt qua Alps cùng với 38.000 bộ binh, 8.000 kị binh, và 37 voi chiến. Đây là một trong những thành tựu nổi bật nhất của quân đội trong chiến tranh thời cổ đại.
Hầu hết các cùng của Alpine dần dần được các dân tộc German (Langobards, Alemanni, Bavarii) định cư từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII, đợt mở rộng gần đây nhất là đến Walser.
Khí hậu
Alps được chia thành 5 đới khí hậu, với các môi trường khác nhau. Khí hậu, đời sống thực vật và động vật cũng thay đổi theo các đới hoặc vùng khác nhau của dãy núi.
Đới trên 3.000 m được gọi là đới névé. Khu vực này có khí hậu lạnh nhất, luôn bị tuyết phủ. Đó là lý do tại sao có ít thực vật sinh sống.
Đới alpine từ độ cao 2.000 m đến 3.000 m. Đới này ít lạnh hơn đới névé. Các hoa dại và cỏ mọc ở đây.
Đới cận alpine ở độ cao từ 1.500 đến 2.000 m, gồm các rừng cây linh sam và cây vân sam vì chúng có khí hậu ôn hòa hơn.
Đới trồng trọt được phân bố ở độ cao khoảng 1.000 đến 1.500 m. Hàng triệu cây sồi mọc ở đây. Ở đới này có hoạt độ nông nghiệp phát triển.
Đới thấp nằm dưới 1.000 m. Ở đây có sự đa dạng về thực vật. Bên cạnh đó là các làng mạc.
Thực vật
Hạn chế về độ cao đối với thực vật tự nhiên làm xuất hiện một số loài cây rụng lá chủ yếu như sồi, fagus, tần bì và đoạn. Chúng không phân bố ở cùng một độ cao nhất định, cũng không phải lúc nào cùng tìm thấy chúng cùng nhau; nhưng giới hạn trên tương ứng chính xác đủ để chúng thay đổi từ khí hậu ôn hoàn sang lạnh làm thay đổi sự có mặt của các loài thực vật thân thảo hoang. Giới hạn này nằm ở độ cao khoảng so với mực nước biển ở rìa phía bắc của Alps, nhưng sườn phía nam thì tương ứng với , thậm chí đôi khi đến .
Khu vực này không phải lúc nào cũng được đánh dấu bởi sự có mặt của một số loài đặc trưng. Con người đã tác động vào chúng ở một số khu vực, ngoại trừ các khu rừng fagus của vùng Alpes Áo, các rừng cây rụng lá hiếm gặp ở đây. Ở một vài khu vực nhỏ có các loài cây gỗ, chúng bị thay thế bởi thông scots và vân sam Na Uy, là các loài ít nhạy cảm đối với sự khai thác của con người.
Bên trên, thường có một dãy các cây thông thấp (Pinus mugo), chúng lần lượt được thay thế bằng các cây bụi, đặc trưng như Rhododendron ferrugineum (trên đất axit) hay Rhododendron hirsutum (trên đất kiềm). Trên nữa là alpine meadow, và thậm chí ở cao hơn, thảm thực vật càng trở nên thưa thớt. Ở những độ cao cao hơn, thực vật có khuynh hướng hình thành những vùng cô lập. Ở Alps, một số loài thực vật có hoa đã được ghi nhận ở độ cao trên , như Ranunculus glacialis, Androsace alpina và Saxifraga biflora. |
Danh sách các núi cao nhất thế giới là danh sách liệt kê 107 đỉnh núi cao nhất đã được biết tới trên thế giới, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, đo theo độ cao tính từ mực nước biển. Tất cả các đỉnh cao nhất này đều thuộc châu Á.
Sự phân bố
Hầu hết các đỉnh núi trong danh sách này đều thuộc dãy Himalaya và dãy Karakoram, nằm ở vùng biên giới giữa các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Nêpal. Trên thực tế, các đỉnh núi cao hơn 7000 m của thế giới tập trung ở Trung Á, trong một vùng hình chữ nhật với bốn góc là các đỉnh Noshaq (7492 m) trên biên giới Afghanistan - Pakistan ở phía Tây, đỉnh Peak Jengish Chokusu, Tomur Feng (7439 m) ở biên giới Kyrgyzstan-Tân Cương ở phía Bắc, Cống Ca Sơn (Minya Konka) (7556 m) ở Tứ Xuyên phía Đông và Kabru (7412 m) ở biên giới Sikkim - Nepal phía Nam.
Danh sách
(dãy Karakoram thường được xem là một phần thuộc dãy Himalaya lớn hơn, nhưng thực tế nó ở phía Bắc Himalaya)
Trong hệ Mặt Trời
Trên các thiên thể thuộc hệ Mặt Trời (trừ bản thân Mặt Trời), người ta quan sát được khá nhiều vùng đất đá nhô cao hơn chung quanh:
Chú thích |
Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), là một núi nhỏ nằm bên ngã ba sông, nơi sông Vân đổ vào sông Đáy, ở giữa cầu Non Nước và cầu Ninh Bình. Núi là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, có lầu đón gió rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. Núi Non Nước đã được xếp hạng là di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam, cùng với núi Cá Voi, núi Cánh Diều và núi Kỳ Lân được mệnh danh là Tứ đại danh sơn - tức bốn ngọn núi nổi tiếng của thành phố Ninh Bình.
Dưới chân núi có chùa Non Nước và đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu. Bên núi có nhiều bài thơ được khắc họa vào đá của các thi sĩ như Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Nguyễn Du, Thiệu Trị, Tự Đức, Tản Đà...
Lịch sử và sự kiện
Xưa núi là một vọng gác tiền tiêu bảo vệ thành Hoa Lư. Đặc biệt đây là nơi chứng kiến cuộc chuyển giao chế độ quan trọng trong lịch sử đất nước: từ bến Vân Sàng dưới chân núi, hoàng thái hậu nhà Đinh Dương Vân Nga đã trao áo Long Bào và chờ đợi ngày về cho tướng quân Lê Hoàn cầm quân đánh đuổi quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất, mở ra chiến thắng vang dội trong lịch sử dân tộc.
Trương Hán Siêu là người có công đầu phát hiện và khai thác vẻ đẹp của núi Non Nước. Ông đặt tên núi là Dục Thúy Sơn và là người đầu tiên lưu bút tích một bài thơ cho các thi sĩ đến thưởng ngoạn, ngắm cảnh làm những bài thơ khắc vào đá. Đền thờ Trương Hán Siêu và chùa Non Nước được xây dựng bên chân núi. Khu vực này ngày nay là công viên Thúy Sơn của thành phố Ninh Bình. Sách "Đại Nam nhất thống chí" có ghi: "Phía bắc núi có động, trong động có đền thờ Tam Phủ, sườn núi có một tảng đá gần sông có khắc ba chữ "Khán Giao Đình" (Đỉnh xem giao long), phía tây nam núi có đền thờ Sơn Tinh và Thủy Tinh, trên đỉnh có chùa". Ngọn núi này đã chứng kiến dấu tích của nhiều thời kỳ lịch sử. Ngay từ thời Lý Nhân Tông, người Việt đã xây tháp Linh Tế trên núi. Trải qua mưa nắng tháp bị đổ, đến thời Trần Hiển Tông, nhà sư Trí Nhu đã xây lại tháp Linh Tế ở trên đỉnh núi, sáu năm mới xong (1337 - 1342). Trương Hán Siêu, một danh sĩ thời Trần đã có nhiều kỷ niệm với núi Non Nước. Các vua nhà Hậu Lê cũng đặt hành cung ở trên núi này để đến chơi thăm. Nhà Nguyễn cũng cho đặt tường bao quanh gọi là nữ tường, chòi Pháp, xưởng đúc súng ở trên núi...
Núi Non Nước còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay. Hiếm có ngọn núi nào có trên 40 bài thơ văn khắc vào núi như núi Thuý và còn đến hàng trăm bài thơ vịnh cảnh của các nhà thơ qua các triều đại như các danh nhân: Trương Hán Siêu, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Nguyễn Nghi, Nguyễn Huy Oánh, Ngô Phúc Lâm, Ngô Thì Sỹ, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm, Ninh Tốn, Nguyễn Du, Minh Mạng, Thiệu Trị, Cao Bá Quát, Bùi Văn Dị, Nguyễn Hữu Tường, Phạm Bá Huyền, Phạm Huy Toại, Nguyễn Khuyến, Phạm Văn Nghị, Tự Đức, Từ Đạm, Tản Đà,...
Hòn Non Nước nằm ở vị trí rất trọng yếu, án ngữ toàn bộ ngã ba sông Đáy, sông Vân, quốc lộ 10, đường sắt Bắc Nam và gần Quốc lộ 1. Dọc đường lên núi vẫn còn lô cốt với vết tích bom đạn thời chiến. Trên núi có tượng chiến sĩ Lương Văn Tụy.
Trong chiến dịch Quang Trung, cũng trên núi này, thượng tá Giáp Văn Khương làm nhiệm vụ đột kích đồn Hồi Hạc rồi leo lên đỉnh Non Nước mở đột phá khẩu.
Gắn với lịch sử hình thành vùng đất Ninh Bình, núi Thúy - sông Vân trở thành hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình.
Các điểm du lịch
Lầu đón gió
Nghinh phong các (lầu đón gió) nằm giữa đỉnh núi Non Nước, được xây dựng từ thế kỷ XIV, là nơi Trương Hán Siêu cùng các tao nhân mặc khách tọa đàm ngâm thơ. Xưa trên đỉnh núi có tháp Linh Tế, được xây dựng năm 1091 thời nhà Lý, sau có bài "Linh Tế tháp ký" nổi tiếng của Trương Hán Siêu mô tả tháp này. Nhà chức trách Ninh Bình hiện đang có kế hoạch phục dựng lại tháp Linh Tế trên đỉnh núi Non Nước.
Tượng đài Lương Văn Tụy
Anh hùng Lương Văn Tuỵ là một chiến sỹ cách mạng trẻ tuổi thời kỳ kháng chiến chống Pháp, người làng Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Năm 15 tuổi, Lương Văn Tụy đã bước vào hoạt động cách mạng. Năm 1929, anh được kết nạp vào một tổ chức thanh niên cộng sản ở Ninh Bình được gọi là Đội Võ trang tuyên truyền tỉnh Ninh Bình. Anh được giao nhiệm vụ làm liên lạc, in truyền đơn và các tài liệu bí mật.
Ngày 7/11/1929, chính quyền cách mạng quyết định cắm cờ búa liềm trên núi Non Nước để khích động tinh thần đấu tranh của quần chúng và kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga. Lương Văn Tụy đã nhận nhiệm vụ lịch sử này. Để đánh lừa quân địch, Tụy đã nhanh trí đeo thêm 2 quả lựu đạn giả vào chân cột cờ tạo mối khiếp sợ không dám đến gần.
Sau sự kiện cắm cờ Đảng, ngày 18 tháng 11 năm 1929, trong khi đang mang mang báo “Dân cày” số 2, có in bài tường thuật, kèm theo hình minh họa lá cờ bay trên đỉnh Dục Thúy đến phát ở Yên Mô, quân Pháp đã bắt anh đưa về nhà lao Ninh Bình giam giữ. Ngày 28 tháng 4 năm 1930, anh bị đưa ra xử ở toà thượng thẩm Hà Nội rồi bị đưa đi Côn Đảo. Năm 1932, theo chủ trương của Đảo uỷ, anh cùng một số đồng đội khác vượt biển về đất liền, bị gió to, tất cả đều hy sinh. Năm ấy anh vừa tròn 18 tuổi.
Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy trên đỉnh núi Non Nước. Tên tuổi của anh cũng được đặt cho một trường trung học nổi tiếng nhất Ninh Bình là Trường Trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy. Anh cùng với cha mình là Lương Văn Thăng, cậu Đinh Tất Miễn đều được đặt tên cho những đường phố ở thành phố Ninh Bình.
Nhân dân Ninh Bình đã xây dựng tượng đài anh hùng Lương Văn Tụy trên đỉnh núi Non Nước.
Đền thờ Trương Hán Siêu
Trương Hán Siêu được lập đền thờ tại chân núi Non Nước thuộc công viên Dục Thúy Sơn nằm bên sông Đáy ở thành phố Ninh Bình. Ngôi đền thường là nơi trao các giải thưởng văn hóa và khuyến học ở Ninh Bình như giải thưởng Trương Hán Siêu, giải thưởng học sinh giỏi,...
Đền Trương Hán Siêu kiến trúc theo kiểu chữ đinh, gồm 3 gian Bái Đường và 2 gian Hậu cung, hai tầng mái lợp bằng ngói, các góc có các đầu đao cong lên. Trên nóc đền là hai con rồng chầu mặt nguyệt.
Mặt tiền của đền có tấm đại tự bằng chữ Hán Trương Thăng Phủ Tư. Bái đường có cửa võng, hương án và hai giá ở hai bên cắm bát bửu. Gian cuối của hậu cung có hương án và tượng Trương Hán Siêu được đúc bằng đồng. Gần đền Trương Hán Siêu là di tích lịch sử văn hoá chùa Non Nước, nằm ở phía đối diện qua núi Non Nước. Tất cả hợp lại thành một khu văn hóa, tâm linh đền - chùa - tượng đài - sông núi giữa thành phố Ninh Bình.
Chùa Non Nước
Ngay dưới chân núi Non Nước là chùa Non Nước - một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông. Năm 2006, chùa được tu bổ.
Từ thời Lý, ngôi chùa này đã xuất hiện tháp là nơi thờ Phật. Trong tháp đặt một tượng Phật chính và một số tượng phụ. Sang thế kỷ XIII, tháp được tách ra, thành hai kiến trúc riêng: chùa và tháp. Tháp không còn là chùa mà trở thành mộ sư. Chính vì vậy, đến đời Trần, tháp Linh Tế đổ vỡ. Đến năm 1337 thời vua Trần Hiến Tông, tháp Linh Tế được khởi công xây dựng lại. Người đứng lên chủ trì việc xây dựng tháp là nhà sư Trí Nhu (người phủ Tràng An, châu Đại Hoàng - tức là người Ninh Bình). Khi đang giữ chức Tả ty Lang trung, Tả giám Nghị đại phu, Trương Hán Siêu đã viết bài "Dục Thúy sơn Linh Tế tháp ký" (Bài ký tháp Linh Tế ở núi Dục Thúy), nhân việc tháp Linh Tế xây dựng lại xong. Trong bài ký đó, Trương Hán Siêu đã cho biết tháp Linh Tế xây dựng lại cao 4 tầng: "Tháp xây 4 tầng, đêm tỏa hào quang, kẻ xa người gần đều trông thấy rõ".
Cuối thời Hậu Lê tháp Linh Tế bị đổ vỡ. Điều này đã được Phạm Đình Hồ viết trong sách "Tam thương ngẫu lục": "Sau khi vạc đổi, Cung bỏ làm trường lương Tràng An, tháp Linh Tế cũng đổ nát".
Mỗi năm chùa Non Nước đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về tham quan.
Công viên Thúy Sơn
Động Thủy Thần
Động Thủy Thần gắn liền với tích truyện con thần nước lấy chàng đánh cá. Thần Nước cai quản tất cả thế giới biển, sông, ao, hồ, làm vua mọi giống thuỷ tộc. Nhưng đôi khi cũng cai quản không chặt chẽ, thậm chí có khi để con gái của mình lên lấy chồng ở trần gian như chuyện xảy ra ở núi Non nước cứ như bây giờ là thuộc về Ninh Bình.
Ngày đó, công chúa con vua Thuỷ Tề đội lốt cá đi ngược dòng sông du ngoạn, không ngờ vô ý thế nào để cho một người thuyền chài đánh lưới bắt được. Người ấy ban đầu thả nuôi ở gầm thuyền. Công chúa phải nhịn đói hơn một ngày khỏng có cái gì ăn. Lúc sắp lả đi vì đói thì may thay được con trai người thuyền chài tuổi còn trẻ ăn cơn đánh đổ xuống gầm thuyền, nhờ đó nàng mới đớp ăn khỏi chết. Hơn nữa, lại nhờ lúc đó, cũng người con trai ấy bắt lên chơi rồi buột tay đánh rơi xuống sông. Thế là công chúa lại được trở về thủy cung.
Nhưng từ ngày về, nàng một phần nhớ ơn, một phần lưu luyến anh con trai ở trần gian, dần dần nhuốm bệnh. Không hiểu về sau nàng làm thế nào mà xin được phép cha đội lốt người, lên ở hẳn trên mặt đất và thoả được nguyện vọng của mình, là kết duyên với chàng trai kia. Bấy giờ gia đình anh chàng cũng trải qua một cuộc tang thương: người cha đã chết, thuyền bị đắm, lưới chài mất sạch. Anh chàng dùng hang Non Nước làm nơi cư trú ngày ngày câu cá sinh nhai. Nàng tìm đến cùng chàng lấy nhau. Tuy sống kham khổ nhưng hai vợ chồng yêu nhau hết mực.
Hình ảnh |
Máu con người được chia làm nhiều nhóm - dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Hiện có khoảng 40 nhóm khác nhau đã được phát hiện, nhưng có hai nhóm quan trọng hơn cả là nhóm máu ABO và yếu tố Rhesus (Rh). Vì những lý do chưa được hiểu rõ hoàn toàn, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu được truyền, gây tác hại cho cơ thể.
Các hệ thống nhóm máu
Một mẫu máu có thể tới hơn 30 chất trên bề mặt của các hồng cầu (red blood cell, viết tắt: RBC), và một nhóm máu của cá thể là một trong những sự kết hợp của một số kháng nguyên nhóm máu. Trong số hơn 30 nhóm máu, có hơn 600 chất kháng nguyên nhóm máu khác nhau đã được phát hiện, nhưng đa số trong chúng rất hiếm hoặc chủ yếu được tìm thấy trong các nhóm bộ tộc nhất định.
Các hệ thống nhóm máu thường gặp:
- Nhóm máu ABO, tên đầy đủ: hệ thống nhóm máu ABO.
- Nhóm máu Rh, tên đầy đủ: hệ thống nhóm máu Rh.
- Nhóm máu Lewis, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên Lewis (/'lu:ɪs/).
- Nhóm máu Kell, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên Kell.
- Nhóm máu MNS, tên đầy đủ: hệ thống kháng nguyên MNS.
Dưới đây giới thiệu 2 nhóm máu đầu tiên, thường gặp và quan trọng nhất trong truyền máu.
Phân loại theo hệ thống ABO
Con người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB. Nhưng trước đây ta mới biết về hai ý nghĩa của nó là:
1. Để truyền máu khi cần. Cụ thể là: Nhóm máu O có thể truyền cho cả bốn nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O. Ngược lại AB có thể nhận được cả bốn nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB. Còn 2 nhóm A, B thì vừa phải, nghĩa là nhận 2 và cho cũng 2, cụ thể là nhóm A nhận được A và O nhưng cũng cho được A và AB. Nhóm B nhận được B và O, cũng cho được B và AB.
2. Để phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm..., hiện khoa học đã tiến xa hơn bằng cách xác định bằng DNA (Deoxyribo Nucleic Acid). Nhưng gần đây các nhà khoa học Mỹ, qua những công trình nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi đã cho biết thêm 2 ý nghĩa mới:
Biết được nhóm máu của mình để điều chỉnh cách sống sao cho tốt nhất.
Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất. Một công trình nghiên cứu trên 20.635 người gồm 15.255 nữ và 5.380 nam đủ mọi lứa tuổi đã cho tỷ lệ nhóm máu sau:
Nhóm máu
O: 44.42%
A: 34.83%
B: 13.61%
AB: 7.14%
Biết thêm 2 tiểu nhóm:
Nhờ những tiến bộ về khoa học, người ta mới phát hiện thêm trong mỗi nhóm máu có 2 tiểu nhóm được gọi là: Xuất tiết (Secretor) và Không xuất tiết (Non-secretor), ví dụ trong loại xuất tiết thì chỉ cần xét nghiệm nước bọt cũng có thể xác định được nhóm máu, vì các kháng nguyên của nhóm máu đó tiết qua các dịch của cơ thể như nước bọt, chất nhầy và cả tinh dịch. Còn loại không xuất tiết đòi hỏi phải tiến hành xét nghiệm máu trực tiếp. Nói chung các loại xuất tiết có khả năng giúp cơ thể chống bệnh cao hơn và thích nghi dễ hơn với hoàn cảnh so với loại không xuất tiết. Trong 2 tiểu nhóm này, mặc dù cùng thuộc một nhóm máu nhưng cũng có vài khác biệt trong việc lựa chọn thức ăn.
Xem chi tiết thêm về cơ chế sinh lý, cơ chế di truyền ở trang Nhóm máu ABO.
Phân loại theo hệ thống Rh
Rh viết tắt của chữ Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus. Tên gọi này được đặt theo một chất tương tự được tìm thấy ở loài khỉ Rhesus. Căn cứ vào sự khác biệt khi nghiên cứu về sự vận chuyển oxy của hồng cầu, thì, các hồng cầu có thể mang ở mặt ngoài một protein gọi là Rhesus hay ký hiệu là Rh. Trên lâm sàng, đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau ABO. Hiện nay trong hệ thống nhóm máu này đã xác định được 50 loại kháng nguyên. Trong đó 5 kháng nguyên C, c, D, E và e là quan trọng nhất, đặc biệt là kháng nguyên D với tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh. Trạng thái Rh âm tính hay dương tính ở đây chính là trạng thái âm tính hay dương tính với kháng nguyên D. Nếu có kháng nguyên D thì là nhóm Rh+ (dương tính), nếu không có là Rh- (âm tính). Các nhóm máu A, B, O, AB mà Rh- thì được gọi là âm tính A-, B-, O-, AB-. Rhesus là một đặc điểm di truyền của mỗi cá nhân và tồn tại suốt cuộc đời. Trong đó, nhóm máu Rh- rất hiếm gặp, ở Việt Nam, Nhóm máu Rh- chỉ chiếm 0,04%, còn Nhóm Rh+ chiếm đến 99,96%.
Đặc điểm của nhóm máu Rh này là chúng chỉ có thể nhận và cho người cùng nhóm máu, đặc biệt phụ nữ có nhóm máu Rh- thì con rất dễ tử vong.
Người có nhóm máu Rh+ chỉ có thể cho người cũng có nhóm máu Rh+ và nhận người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- liên quan cha mẹNgười có nhóm máu Rh- có thể cho người có nhóm máu Rh+ hoặc Rh- nhưng chỉ nhận được người có nhóm máu Rh- mà thôi
Trường hợp người có nhóm máu Rh- được truyền máu Rh+, trong lần đầu tiên sẽ không có bất kỳ phản ứng tức thì nào xảy ra. Tuy nhiên sau thời gian 2-4 tuần cơ thể của người mang nhóm máu Rh- sẽ sản sinh ra lượng kháng thể (kháng D) đủ lớn để làm ngưng kết hồng cầu Rh+ được truyền vào cơ thể. Sau 2-4 tháng nồng độ kháng thể sẽ đạt mức tối đa, khi đó nếu tiếp tục truyền máu Rh+ lần thứ 2 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng do tai biến truyền máu.
Khả năng tương thích:
: Có thể cho - nhận.
: Không thể cho - nhận.
Bảng ghi chú
1. Giả sử không có các kháng thể không điển hình có thể gây ra sự không tương thích giữa máu người cho và người nhận, như thường lệ đối với máu được chọn bằng cách kết hợp chéo.
Người phụ nữ có Rh- vẫn có khả năng sinh con bình thường. Tuy nhiên nếu người chồng có Rh+ thì đứa bé sinh ra có thể là Rh+ (hoặc Rh-) và từ đứa bé thứ hai trở đi nếu bé là Rh+ thì khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm vì lúc đứa bé sinh ra máu của mẹ và của con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh- sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh+ của đứa bé sinh ra sau này và sẽ hủy hoại các hồng cầu của bé và gây ra thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng cho bé, có thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện đã có biện pháp phòng ngừa đơn giản. Ngay sau khi sinh con lần đầu, mẹ được tiêm huyết thanh kháng Rhesus (hay kháng D). Ở những trường hợp nặng, bào thai cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt, phương pháp điều trị chủ yếu là truyền thay máu khi trẻ còn trong bụng mẹ qua tĩnh mạch rốn hoặc ngay sau khi sinh ra.
Nhóm máu Rhnull
Máu Rhnull là nhóm máu được các nhà khoa học phát hiện và công bố trên tạp chí khoa học. Đây là nhóm máu hiếm gặp trên thế giới vì chỉ có 43 người mới có nhóm máu này. Ngoài ra nhóm máu này do sự quý hiếm của nó nên được gọi là nhóm máu vàng.
Chú thích |
"Where Did You Sleep Last Night", một bài hát cũng được biết đến với tên "In The Pines" và "Black Girl", là một bài hát dân ca của Mỹ có sớm nhất là vào khoảng những năm 1870, được coi là có nguồn gốc từ phía Nam của Appalachian. Tác giả của bài hát hiện vẫn chưa xác định được là ai, nhưng bài hát đã được biểu diễn bởi rất nhiều nghệ sĩ như Leadbelly, Bill Monroe, Doc Watson, Pete Seeger, Bob Dylan, Chet Atkins, The Grateful Dead, Connie Francis, Mark Lanegan, Nirvana, Dolly Partonvà Smog.
Lịch sử ban đầu
Cũng giống như nhiều bài dân ca khác, "Where Did You Sleep Last Night" đã được truyền khẩu qua nhiều thế hệ. Phiên bản đầu tiên của bài hát đã được Cecil Sharp biên tập và cho in vào năm 1917 chỉ có 4 câu và một giai điệu. Vào năm 1925, một phiên bản bài hát đã được một nhà sưu tầm dân ca thu âm bằng phonograph cylinder và những năm tiếp theo nhiều ban nhạc đã trình diễn bài hát này.
Những phiên bản đáng nhớ
Leadbelly
Theo nhà âm nhạc học Alan Lomax, nhạc sĩ dân ca người Mỹ Leadbelly đã học bài "Where Did You Sleep Last Night" từ phiên bản được in vào năm 1917 và bản thu âm năm 1925. Leadbelly đã làm cho bài hát trở nên phổ biến hơn, đã thu âm hơn nửa tá phiên bản từ năm 1944 đến năm 1948 mà phần lớn các bài hát mang tên là "Black Girl" (hay "Black Gal").
Bản biên tập đầu tiên của Leadbelly được Musicraft Records thu âm ở Thành phố New York vào tháng 2 năm 1944 được cho rằng là bản quen thuộc nhất của anh.
Bob Dylan
Bài hát cũng đã được trình diễn bởi ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, Bob Dylan, vào ngày 4 tháng 11 năm 1961 tại Carnegie Chapter Hall ở Thành phố New York. Dylan cũng đã hát lại bài này vào ngày 12 tháng 1 năm 1990 tại Toad's Place ở New Haven, Connecticut.
The Grateful Dead
Bài hát được thu âm bởi ban nhạc rock Mỹ, The Grateful Dead, vào ngafy 17 tháng 7 năm 1966. Nó có tên là "In The Pines" trong băng nhạc The Golden Road năm 2001 của họ. Phiên bản đầy trữ tình của họ thực sự đã đại diện cho các dị bản khác của bài hát. (Xem phần: Lời bài hát).
Mark Lanegan
Một phiên bản chơi ghi ta điện của bài "Where Did You Sleep Last Night" được thu âm vào tháng 8 năm 1989 bởi Mark Lanegan thuộc ban nhạc rock Mỹ The Screaming Trees. Nó cũng được xuất hiện trong album đầu tay The Winding Sheet của anh vào năm 1990.
Nirvana
"Where Did You Sleep Last Night" là một bài hát được công diễn bởi ban nhạc rock Mỹ Nirvana trong thập kỷ 90.
ca sĩ, tay chơi ghi ta Kurt Cobain đã được Lanegan giới thiệu về bài hát này và thậm chí anh còn chơi ghi ta cho phiên bản bài hát này của Lanegan. Cũng giống như Lanegan, Cobain thường gào lên trong phần cuối của phiên bản này.
Cobain đã nhận được những lời khen ngợi với cách chơi nhạc cụ thường trong buổi diễn MTV Unplugged của Nirvana vào năm 1993. Bài hát này đã được phát hành trong album MTV Unplugged in New York của ban nhạc sau khi Cobain chết (và ở mặt B đĩa đơn nó có tên là Pennyroyal Tea) vào năm tiếp theo.
Sau khi xem trình diễn của Cobain trong Unplugged, Lanegan đã coi nó là "đích đến" vì tốt hơn phiên bản của anh. Thật nực cười vì kế hoạch ban đầu của Cobain chỉ là muốn trình diễn bài hát với Lanegan.
Bài hát của Cobain được Allen Ginsberg, một nhà thơ người Mỹ, gọi là "một phiên bản...của một nghệ sĩ tuyệt vời", và nói rằng nó "hay như bài hát của Leadbelly".
Một bản solo bài hát này ở nhà Cobain đã được thu âm năm 1990 có trong hộp băng của ban nhạc năm 2004 mang tên là With the Lights Out. Bài hát không có phần kêu gào ở cuối bài như các phiên bản sau này.
Dolly Parton
Một phiên bản bài hát đã được thu âm bởi ca sĩ hát nhạc đồng quê Dolly Parton vào năm 1994. Bài hát có tên là "In The Pines" trong album thu trực tiếp năm 1994 Heartsongs: Live From Home.
"Bài này rất dễ đánh, hát và đầy xúc cảm", Parton đã nói về bài hát như vậy, cô đã học bài này từ các thành viên lớn tuổi hơn trong gia đình mình. "Một bài hát hoàn hảo cho những người đơn giản"
Xuất hiện
Trên phim
Một vài câu trong bài đã được Sissy Spacek hát trong khi đang đóng vai Loretta Webb/Lynn trong bộ phim Coal Miner's Daughter năm 1980.
Phiên bản bài hát của Leadbelly đã xuất hiện trong một bộ phim kinh dị năm 1997 có tên là I Know What You Did Last Summer.
Trong kịch
Bài hát có trong vở kịch A Taste of Honey năm 1958, vở kịch do nhà soạn kịch người Anh Shelagh Delaney viết. Nhân vật Josephine đã hát bài này và thay "black girl" bằng từ "black boy". "Black boy" trong vở kịch chính là Jimmy, một thủy thủ người da đen đã làm cho cô có thai sau một đêm ở với nhau, mặc dù anh đã bỏ đi nhưng Josephine vẫn còn yêu anh ta.
Lời bài hát
Phiên bản được in đầu tiên vào năm 1917:
Black girl, black girl, don't lie to me
Where did you stay last night?
I stayed in the pines where the sun never shines
And shivered when the cold wind blows.
Leadbelly đã tạo nên 2 phiên bản khác nhau của bài hát này. Một bài dài hơn tên là Black Girl và phiên bản kia có tên là Where Did You Sleep Last Night.
Phiên bản "Black Girl" của Leadbelly:
Black girl, black girl, don't lie to me,
Tell me where did you sleep lastnight?
In the pines, in the pines, where the sun never shines,
I would shiver the whole night through.
Black girl, black girl, where will you go?
I'm goin' where the cold wind blows
In the pines, in the pines, where the sun never shines,
I would shiver the whole night through
Black girl, black girl, don't lie to me,
Tell me where did you sleep lastnight?
In the pines, in the pines, where the sun never shines,
I would shiver the whole night through
My husband was a real old man,
Killed a mile and a half from here
His head was found in a driver's wheel,
And his body haven't never been found
Black girl, black girl, where will you go?
I'm goin' where the cold wind blows
You caused me to weep, and you caused me to moan,
You caused me to leave my home
Phiên bản "Where Did You Sleep Last Night" của Leadbelly:
My girl, my girl, don't lie to me
Tell me, where did you sleep last night?
(Come on and tell me, baby).
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
My girl, my girl, where will you go?
I'm going where the cold wind blows
(Where's that, baby?)
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
My girl, my girl, don't you lie to me
Tell me, where did you sleep last night?
(Come on and tell me something about it).
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
(Shiver for me now).
(Uh-huh).
(What happened down there?)
My husband was a hard-working man
Killed a mile and a half from here
(What happened to him?)
His head was found in a driver wheel
And his body haven't never, never been found.
My girl, my girl, don't you lie to me
Tell me, where did you sleep last night?
(Come on and tell me something about it).
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
Phiên bản của Kurt Cobain
My girl, my girl, don't lie to me
Tell me, where did you sleep last night?
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
Her husband was a hard-working man
Just about a mile from here
His head was found in the driver's wheel
But his body never was found.
My girl, my girl, where will you go?
I'm going where the cold wind blows
In the pines, in the pines, where the sun don't ever shine
I would shiver the whole night through.
Một vài phiên bản của bài hát còn đề cập đến một tai tạn tàu hoả tiền định với những dòng sau "The longest train I ever saw/ Went down the Georgia line"; sự đa dạng này còn làm cho lời bài hát được viết thành "The Longest Train":
The Longest train I ever saw
Went down that Georgia line
The engine passed at 6 o'clock
The cab passed by at 9.
In the pines, in the pines, where the sun never shines
And we shiver when the cold wind blows.
I asked my captain for the time of day
He said he throwed his watch away
A long steel rail and a short crosstie
I'm on my way back home.
Little girl, little girl, what have I done
That makes you treat me so?
You caused me to weep, you caused me to moan
You caused me to leave my home. |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ( – VNU-HUS) là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; là đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao (trong các lĩnh vực Toán học, Toán cơ, Toán - Tin ứng dụng, Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu, Vật lý học, Kỹ thuật điện tử tin học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân; Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược; Sinh học, Công nghệ sinh học; Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai; Khoa học thông tin địa không gian; Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học).
Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
Lịch sử
Các mốc lịch sử:
Năm 1951, trên chiến khu Việt Bắc, Chính phủ Liên hiệp Quốc dân thành lập Trường Khoa học Cơ bản.. Hiệu trưởng là Giáo sư Lê Văn Thiêm. Đây là trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.
Năm 1956: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập theo Quyết định số 2183/CP ngày 04/6/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian đầu, Trường có 3 khoa chuyên ngành: Toán - Lý, Hóa - Vạn, Văn - Sử.
Năm 1993: Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 trường: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ.
Tháng 9 năm 1995, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được chia thành Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là hai trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên khi đó được trao trách nhiệm kế thừa truyền thống, kế thừa tư cách pháp nhân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1999: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Điện tử Viễn thông, Viện Đào tạo Công nghệ thông tin (nay là Viện Điện tử - Tin học) được tách ra khỏi Trường ĐHKHTN để tổ chức lại thành Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu Vi sinh ứng dụng và Trung tâm nghiên cứu nấm ăn cũng được tổ chức lại thành Trung tâm Công nghệ Sinh học trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường thuộc Khoa Sinh học cũng được tách ra thành đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.
Hiệu trưởng qua các thời kì
Trường Khoa học Cơ bản
Giai đoạn 1951-1956: Hiệu trưởng: GS. Lê Văn Thiêm
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Giai đoạn 1956 - 1981: Hiệu trưởng: GS. Ngụy Như KonTum
Giai đoạn 1981 - 1988: Hiệu trưởng: GS. Phan Hữu Dật
Giai đoạn 1988 - 1992: Hiệu trưởng: PGS.TSKH. Nguyễn An
Giai đoạn 1992 - 1995: Hiệu trưởng: GS.TSKH. Đào Trọng Thi
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
Giai đoạn 1995 - 1997:
Hiệu trưởng: GS.TSKH. Đào Trọng Thi
Các Phó Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Cẩn, GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu, GS.TS. Mai Trọng Nhuận (từ 1996), PGS. Nguyễn Hữu Xý.
Giai đoạn 1997 - 2003:
Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu
Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Mai Trọng Nhuận (1998 - 2001), PGS.TS. Bùi Duy Cam (từ 2003), PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long, PGS.TS. Trần Huy Hổ
Giai đoạn 2003 - 2008:
Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu
Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Trần Nghi, PGS.TS. Bùi Duy Cam, PGS.TS. Vũ Đức Minh
Giai đoạn 2008 - 2013:
Hiệu trưởng: PGS.TS. Bùi Duy Cam
Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Nguyễn Hữu Dư, GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương, PGS.TS. Nguyễn Văn Nội, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa (từ 8/2013)
Giai đoạn 2014 - 2020:
Hiệu trưởng: GS.TS. Nguyễn Văn Nội
Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang.
Giai đoạn 05/2020 - nay:
Hiệu trưởng: GS.TSKH. Vũ Hoàng Linh
Các Phó hiệu trưởng: GS.TS. Lê Thanh Sơn, PGS.TS. Ngạc An Bang, PGS.TS. Trần Quốc Bình.
Cơ sở (04)
Trường hiện có 4 khuôn viên tại Thủ đô Hà Nội, trong đó:
Khuôn viên chính tọa lạc tại 334 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khu đô thị ĐHQGHN tại xã Thạch Hòa, huyện thạch Thất, Hà Nội.
182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Đặc biệt, khuôn viên 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Viện Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức
Ban Giám hiệu
Hiệu trưởng: GS. TSKH. Vũ Hoàng Linh.
Phó hiệu trưởng: PGS. TS. Ngạc An Bang, GS. TS. Lê Thanh Sơn, PGS. TS. Trần Quốc Bình.
Đơn vị đào tạo (09)
Khoa Toán - cơ - tin học.
Khoa Môi trường.
Khoa Hóa học.
Khoa Vật lý.
Khoa Sinh học.
Khoa Địa lý.
Khoa Địa chất.
Khoa Khí tương thủy văn và Hải dương học.
Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
Trung tâm (02)
Trung tâm Nano và năng lượng.
Trung tâm nghiên cứu công nghệ môi trường và Phát triển bền vững.
Phòng ban, trung tâm chức năng (10)
Phòng Đào tạo.
Phòng Chính trị và công tác sinh viên.
Phòng Hợp tác và phát triển.
Phòng Khoa học - Công nghệ.
Phòng Kế hoạch - tài chính.
Phòng Quản trị - bảo vệ.
Phòng Thanh tra, pháp chế và đảm bảo chất lượng.
Phòng Tổ chức cán bộ - hành chính.
Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông.
Công ti TNHH Khoa học Tự nhiên.
Phòng thí nghiệm trọng điểm (06)
Chất lượng đào tạo
Kiểm định chất lượng
Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
Thành tích và khen thưởng
- 2016: Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai
- 2014: Anh hùng Lao động cho Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
- 2014-2015: Cờ thi đua của Chính phủ vì hoàn thành tích xuất sắc nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2014 – 2015.
- 2012-2013: Cờ thi đua của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2012-2013
- 2011: Huân chương Độc lập hạng Nhất
- 2005: Anh hùng Lao động cho Khối THPT Chuyên Toán, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
- 2003-2004: Cờ thi đua Chính phủ vì đạt thành tích xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2003-2004
- 2001: Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất
- 2000: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN
- 1995: Huân chương Độc lập hạng Nhì
- 1986: Huân chương Độc lập hạng Ba
- 1981: Huân chương Lao động hạng Nhất
- 1977: Huân chương Lao động hạng Nhì
- 1961: Huân chương Lao động hạng Ba
Chú thích
Ghi chú |
Bệnh bẩm sinh hay dị tật bẩm sinh (tiếng Anh: congenital disorder) là tên gọi chung của các bệnh có sẵn khi sinh ra. Nhiều bệnh có thể được chẩn đoán trước khi sinh hay vừa sinh ra trong khi một số bệnh khác chỉ biểu hiện nhiều năm sau khi sinh. Bệnh bất thường bẩm sinh có thể do bất thường di truyền, tai biến trong tử cung hay rối loạn trong quá trình hình thành của phôi, thai. Nhiều bệnh bất thường bẩm sinh vẫn chưa được biết nguyên nhân.
Bệnh bất thường bẩm sinh (BTBS) bao gồm những bất thường từ nhẹ như vảy đỏ trên da cho đến nặng như bệnh tim bẩm sinh hay sinh ra không có tay, chân. Nhiều bệnh ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cơ thể. Những bất thường trầm trọng (như não không hình thành) làm tử vong trước khi sinh.
Bệnh BTBS đứng đầu các bệnh gây tử vong trẻ sơ sinh (2/1000 - theo thống kê tại Hoa Kỳ).
Khoảng 2 - 3% trẻ sơ sinh bị BTBS đáng kể. Bất thường nhiều nhất ở não (1%), tim (0,8%), thận (0,4%) và tứ chi (0,2%). Trong những bệnh bẩm sinh gây tử vong cho trẻ sơ sinh, bệnh tim đứng đầu (28%), theo sau là bệnh bất thường nhiễm sắc thể và đường phổi (15%) và bệnh não (12%).
Khoảng 25% BTBS là do bất thường của hệ thông tin di truyền - nghĩa là thay đổi bất thường trong gene. Chừng 5% bị bất thường trong nhiều hoặc hết thảy nhiễm sắc thể (chromosome). Nhiều BTBS xảy ra vì cha hay mẹ có mang mầm bệnh trong gene, một số khác là do biến dạng của nhiễm sắc thể trong thời phôi thai.
Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài tác động vào người mẹ cũng có thể gây ra BTBS:
Dinh dưỡng: Thiếu chất folic acid (hở cột sống).
Độc tố: Thủy ngân trong thức ăn như cá biển lớn.
Dược phẩm: Phenytoin (sứt môi, hư tim); Thalidomide (cụt tay).
Nhiễm trùng hay siêu vi trùng: giang mai và sởi Đức (mù, dị tật tim, dị tật hệ thần kinh).
Một số lớn trẻ em sinh ra bị BTBS nhưng không rõ lý do. |
Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại kích (Euphorbiaceae).
Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên ở thế kỷ 16. Nam Mỹ vẫn là nguồn chính của mủ cao su với số lượng rất hạn chế được sử dụng trong nhiều thế kỷ 19. Tuy nhiên, vào năm 1876, Henry Wickham nhập lậu 70.000 Para hạt giống cây cao
su từ Brazil và đã giao cho Kew Gardens,Anh. Chỉ 2.400 trong số này nảy
mầm sau đó cây con sau đó được gửi đến Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Singapore, và Anh Malaya. Malaya (tại bán đảo
Malaysia) sau này trở thành nhà sản xuất lớn nhất của cao su. Trong
những năm 1900, các Bang Tự do
Congo ở châu Phi cũng
là một nguồn quan trọng của mủ cao su tự nhiên, chủ yếu được thu thập bởi lao động
cưỡng bức. Liberia và Nigeria cũng bắt đầu sản xuất cao su.
Ở Ấn Độ, canh tác thương mại của cao su tự nhiên đã được thực hiện bởi các chủ đồn điền người Anh, mặc dù những nỗ lực thử nghiệm để phát triển cao su trên quy mô thương mại ở Ấn Độ được bắt đầu rất sớm vào năm 1873 tại Vườn Bách thảo, Calcutta. Đồn điền thương mại đầu tiên Heave ở Ấn Độ đã được thành lập tại Thattekadu ở Kerala vào năm 1902.
Tại Singapore và Malaysia, sản xuất thương mại cao su đã được rất nhiều thúc đẩy bởi Sir Henry Nicholas Ridley, người từng là Giám đốc khoa học đầu tiên của Vườn Bách thảo Singapore 1888-1911. Ông phân phối hạt giống cao
su cho nhiều người trồng và phát triển các kỹ thuật đầu tiên để khai thác mủ mà không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây.Henry Wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các cây con được gửi đến Colombo, Indonesia, và Singapore.
Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu hóa cao su được các nhà hóa học tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao.
Ngoài cây cao su, các loại cây khác có thể cho mủ là đa búp đỏ (Ficus elastica), các cây đại kích, và bồ công anh thông thường. Tuy các loài thực vật này chưa bao giờ là nguồn cao su quan trọng, Đức đã thử sử dụng những cây đó trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi nguồn cung cấp cao su bị cắt. Nghiên cứu về việc này kết thúc khi cao su tổng hợp được phát triển.
Tỷ trọng của nó là 920 kg/m³.
Cấu tạo hóa học
Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren.
Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4.
Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4.
Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4.
Tính chất
Tính chất vật lý
Ở nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể. CSTN kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25 °C. CSTN tinh thể nóng chảy ở 40 °C.
Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl4. Tuy nhiên, CSTN không tan trong rượu và xetôn.
Tính chất khác |
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có thể là:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
Mạ là tên gọi của:
Người Mạ: tên một bộ tộc thiểu số sống tại khu vực cao nguyên Di Linh thuộc nam Tây Nguyên, Việt Nam hiện nay
Tiểu quốc Mạ: tên một tiểu quốc của người Mạ, tồn tại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 ở cao nguyên Di Linh
Mạ: là tên gọi khác của cây lương thực chính ở Việt Nam - cây Lúa
Kỹ thuật mạ điện Galvano phủ lớp kim loại lên một vật.
Mạ: cách gọi người mẹ ở một số vùng tại đồng bằng Nam Bộ, Việt Nam. |
Cao Thắng (1864 – 1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19.
Thân thế và sự nghiệp
Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm Giáp Tuất (1874), khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu (Trần Quang Cán) làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế gọi là giặc Cờ Vàng. Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng lẩn trốn, được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về nuôi.
Năm 1881, khi ông Thuật mất, Cao Thắng trở về Sơn Lễ làm ruộng. Năm Giáp Thân (1884), Cao Thắng bị vu cáo là thủ phạm giết vợ Quản Loan nên bị bắt và giam tại nhà lao Hà Tĩnh.
Ngày 2 tháng 10 năm Ất Dậu (5 tháng 11 năm 1885), thủ lĩnh trong phong trào Cần Vương là Lê Ninh đã đưa quân đến tập kích tòa thành trên, giết chết Bố chính Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, và giải phóng tù nhân, trong đó có Cao Thắng.
Gia nhập lực lượng Hương Khê
Trở lại quê nhà, Cao Thắng cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu (bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người đồng chí hướng, rồi tất cả cùng tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Tiến sĩ Phan Đình Phùng (người được vua Hàm Nghi giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh) làm thủ lĩnh.
Ban đầu, Cao Thắng được phong làm Quản cơ. Đến đầu năm 1887, khi phong trào bị suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền tổng chỉ huy lại cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây, Hải Dương, Bắc Ninh,... tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh, Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,... đem quân đến làng Lê Động (Hương Sơn) để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...
Theo thông tin trên báo Hà Tĩnh (bản điện tử đăng tải ngày 21 tháng 8 năm 2009) thì Cao Thắng đã cho xây dựng một hệ thống đồn lũy tựa lưng vào dãy Thiên Nhẫn và Giăng Màn, vây kín ba mặt Bắc, Tây, Nam, sẵn sàng ứng cứu cho nhau một cách nhanh chóng. Ngoài ra, ở đây còn có đường rút sang Lào, có đường sang Nghệ An, vào Quảng Bình, xuống các vùng thuộc Hà Tĩnh. Quân Pháp tiến vào đây chỉ có một con đường độc đạo là Quốc lộ 8. Chính vì thế mà những căn cứ này đã đứng vững cho đến ngày cuối cùng của cuộc khởi nghĩa (1896).
Giúp nghĩa quân chế tạo súng
Thấy nghĩa quân trang bị thiếu thốn, Cao Thắng ngày đêm suy nghĩ cách chế súng đánh giặc. Buổi đầu, ông nhờ thợ rèn hai làng Trung Lương và Văn Trung (Hà Tĩnh) rèn được 200 khẩu súng trường theo mẫu thiết kế của ông. Đó là loại súng nhồi thuốc ở đầu nòng, dùng kim hỏa đánh lửa đốt thuốc phóng ở đạn. Tuy nhiên, loại súng mà Cao Thắng thiết kế còn nhiều hạn chế, do nạp đạn ở đằng nòng nên việc nạp đạn khá lâu. Từ đó, ông suy nghĩ phải chế được một khẩu súng trường dựa theo kiểu của Pháp.
Một hôm, nghĩa quân phục kích, tiêu diệt một toán lính gồm hai viên quan Pháp và 15 lính nguỵ Việt mang súng áp tải một hòm bạc để phát lương cho lính đóng ở đồn Phố Châu. Thu được 17 khẩu súng trường, hơn 600 viên đạn và mấy nghìn đồng bạc. Có súng Pháp, Cao Thắng đã tập trung những thợ rèn giỏi nghiên cứu và rèn đúc theo mẫu.
Đề cập đến việc Cao Thắng rèn đúc vũ khí, nhà sử học Phạm Văn Sơn kể:
Một sự khó khăn nhất bấy giờ đối với nghĩa quân là vấn đề vũ khí. Kinh nghiệm cho thấy gươm giáo, gậy guộc không chống nổi súng đồng...Cho nên Cao Thắng liền nghĩ cách chế tạo súng đạn...Trong một trận giáp chiến trên đường Nghệ An-Hương Sơn, Cao Thắng đoạt được 17 khẩu súng bắn mau của quân Pháp...Ông liền cho thợ rèn ở hai làng là Vân Chàng và Trung Lương (Hà Tĩnh) lấy súng làm mẫu... Sau mấy tháng ròng đúc được 350 khẩu như hệt kiểu súng năm 1874 của Pháp...<ref>Lược theo 'Việt sử tân biên (sách đã dẫn, tr. 147). Tuy nhiên "vì nòng súng không xẻ rãnh, cho nên đạn không đi xa được" (lời của đại úy Charles Gosselin. Việt Nam sử lược trích dẫn lại, tr. 566).</ref>
Cao Thắng đã tháo một khẩu súng ra thành từng mảnh, xem xét kích thước, công dụng của từng bộ phận, rồi đốc thúc thợ rèn cứ theo đúng kích thước mà làm, nếu hỏng thì rèn lại… cho đến kỳ được mới thôi. Sắt làm súng được thu gom trong nhân dân, còn vỏ đạn thì góp nhặt những mâm đồng, nồi đồng đập dẹp, dát mỏng mà cuốn lại. Thuốc súng thì dùng từ diêm tiêu đào tìm trong hang núi. Riêng nòng súng thì phải làm từ gọng ô.
Làm được súng rồi, khi bắn thử thì nòng súng vỡ ra bởi chất lượng sắt không tốt, nên nòng súng không chịu được hơi thuốc đạn. Không nản chí, Cao Thắng liền cử Cao Đạt sang Xiêm khảo cứu cách làm súng và mua bột nổ. Bấy giờ, quân Anh ở Xiêm có bất hòa với Pháp, nên đã bày cho cách làm nòng súng đặc bằng thép non, rồi khoan bằng thép già cho thành nòng súng, sau tôi nòng súng cho già. Nhờ đó, nghĩa binh đã chế tạo được súng. Sau hai tháng, Cao Thắng cùng với những người thợ đã chế tạo được 350 súng trường kiểu Pháp.
Súng của Cao Thắng có 2 hạn chế: Đầu tiên, lò xo kim hỏa làm bằng gọng ô, chỉ bắn được 6 phát thì bị nhiệt độ cao làm yếu đi, không bắn được tiếp, nên cứ bắn 6 phát lại phải rót nước vào lò xo để bắn tiếp. Nhược điểm thứ 2 là nòng súng không có rãnh xoắn, nên độ chính xác thấp hơn súng nguyên mẫu. Dẫu vậy thì súng cũng đã vượt trội hơn súng hỏa mai và mọi loại súng nòng trơn nạp đạn từ miệng nòng hồi giữa thế kỷ 19, có nhiều điểm còn tiên tiến hơn súng trường Chassepot (loại súng mà quân Pháp sử dụng giai đoạn 1865-1873). Ở cự ly tác chiến dưới 200 mét thì súng Cao Thắng chỉ kém chút ít so với súng trường Gras Model 1874 mà quân Pháp dùng khi đó.
Đại úy Ch. Gosselin trong quyển sách L’Empire d’Annam (Đế quốc An Nam) đã viết: “Các khẩu súng kiểu 1874 này được sản xuất bí mật tại những địa điểm mà chúng ta không phát hiện ra được và với một khối lượng rất nhiều. Tôi đã mang về Pháp vài khẩu súng này, chúng giống về tất cả mọi phương diện so với những khẩu súng do các công binh xưởng của chúng ta sản xuất và đã làm cho các sĩ quan pháo binh mà tôi đưa cho họ xem phải hết sức ngạc nhiên. Chúng chỉ khác với những khẩu súng của chúng ta về hai điểm mà thôi: Lò xo xoáy ốc được tôi chưa đủ và nòng súng không có xẻ rãnh; hậu quả của điều này là đạn đi không xa. Tuy nhiên, những khẩu súng này đã bắn chết rất nhiều binh lính và sĩ quan người Âu và binh lính người bản xứ”.
Tuy chỉ có thể chế tạo súng thủ công bằng lò rèn địa phương, nhưng nghĩa quân đã chế tạo được khá nhiều súng. Le Normand ước lượng là tổng số vũ khí do nghĩa quân khởi nghĩa Hương Khê tự sản xuất và sử dụng cho đến 1895 là từ 1.200 đến 1.300 khẩu. Nếu tính cả số thiệt hại và phá huỷ do quân Pháp gây ra nhiều lần khi tấn công vào các căn cứ địa của nghĩa quân, thì tổng số vũ khí do nghĩa quân chế tạo được lên đến hàng ngàn khẩu. Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa, tháng 1-1897 thực dân Pháp đã thu được 403 khẩu súng, 328 nòng súng, 103 súng hỏa mai.
Cuối tháng 9 năm 1889, Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng kiểu Pháp và rất nhiều súng hỏa mai. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng và Cao Thắng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp.
Kể từ đó trở đi, Cao Thắng trở thành một trợ thủ đắc lực của thủ lĩnh Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy dũng cảm và xuất sắc của lực lượng Hương Khê. Mặc dù bận rộn công việc điều hành chung và rèn đúc vũ khí, nhưng Cao Thắng cũng đã tham dự một số trận đánh, đáng kể là trận:
Chống cuộc càn quét của quân Pháp tại khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vào đầu tháng 8 năm 1892.
Dùng mưu bắt sống được Tuần phủ Đinh Nho Quang vào tháng 3 năm 1892, làm chấn động dư luận Hà Tĩnh.
Thấy nghĩa quân Hương Khê ngày càng lớn mạnh, quân Pháp một mặt tăng cường càn quét, thu hẹp phạm vi hoạt động của quân, mặt khác tìm cách cắt đứt liên lạc giữa các quân thứ, và giữa nghĩa quân với nhân dân.
Tử trận
Để phá thế bị bao vây và mở rộng địa bàn hoạt động, được thủ lĩnh Phan Đình Phùng đồng ý, tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng Cao Nữu, Nguyễn Niên đem khoảng một ngàn quân từ Ngàn Trươi mở trận tấn công lớn vào tỉnh lỵ Nghệ An. Trên đường hành quân, nhiều đồn trại đối phương bị phá bỏ. Nhưng trận trận tấn công đồn Nu (hay Nỏ) ở Thanh Chương (một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ An), Cao Thắng trúng mưu của viên đồn trưởng tên Phiến.
Sử gia Phạm Văn Sơn kể:
Ở đồn Nỏ chỉ có trăm quân. Liệu sức không chống nổi, thiếu úy đồn trưởng tên Phiến chia quân ra làm hai, một nửa ở giữ đồn, một nửa ra ngoài mai phục. Khi Cao Thắng phát lệnh tấn công, thì quân ông bất ngờ bị hỏa lực của đối phương đánh kẹp từ cả hai phía trước và sau. Cao Thắng không may bị đạn, chết tại trận tiền lúc 29 tuổi, gây tổn thất lớn cho nghĩa quân Hương Khê...Để trả thù cho ông, ngày 29 tháng 3 năm 1894, Lãnh Lợi đã tổ chức trận đã phục kích tại Vạn Sơn (Nam Đồng). Cuối cùng, Đốc binh Nguyễn Bảo đã giết được thiếu úy Phiến.
Lợi dụng cơ hội nghĩa quân bị mất người đứng đầu tài giỏi, quân Pháp tăng thêm binh lực rồi siết chặt vòng vây. Nghĩa quân Hương Khê cố gắng đánh trả những cuộc vây quét, nhưng thế lực của lực lượng ngày càng giảm sút.
Sau khi hy sinh
Sau khi Cao Thắng mất, nghĩa quân Hương Khê thắng một trận lớn ở Vụ Quang (tháng 10 năm 1894), nhưng vẫn không xoay chuyển được tình thế. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, thủ lĩnh Phan Đình Phùng cũng bị tử thương trong một trận kịch chiến .
Đến đầu năm 1896, cuộc khởi nghĩa Hương Khê mà Phan Đình Phùng, Cao Thắng và các tướng lĩnh khác đã dày công xây dựng kết thúc.
Theo sử liệu thì di hài Cao Thắng được nghĩa quân đưa về chôn cất tại Ngàn Trươi (núi Vụ Quang). Hiện ở thôn Khê Thượng (huyện Hương Khê) và ở thôn Cao Thắng (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn) đều có đền thờ ông . Ngoài ra, tên ông còn được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam.
Tưởng niệm
Mất đi một trợ thủ đắc lực là Cao Thắng, quá thương tiếc Phan Đình Phùng đã làm hai câu liễn để thờ, và nhờ Võ Phát soạn một đọc bài văn tế Nôm để cho ông đọc. Trong bài văn tế có đoạn:
Hào kiệt ấy tài,Kinh luân là chí;
Vén mây nửa gánh giang sanVỗ cánh bốn phương hồ thỉ,
Gặp quốc bộ đang cơn binh cách, nghĩa giúp vua chung nỗi ân ưu,Bỏ gia đình theo việc nhung đao, lòng đánh giặc riêng phần lao tuỵ;
Địa bộ muốn theo dòng Nhạc mục, thét nhung bào từng ghê trận oai linh,Thiên tài toan học chước Võ hầu, chế súng đạn biết bao chừng cơ trí;
Ơn quân tướng Đổng nhung vâng mạng, cầm ấn quan phòng,Tước triều đình Chưởng vệ gia phong, kéo cờ tân chế;
Những chắc rằng: ba sinh có phước, hăm hở mài gươm chuốt đá, chí khuông phò không phụ với quân vương.Nào ngờ đâu! một sớm không chừng, mơ màng đạn lạc tên bay, trường chiến đấu biết đâu là số hệ;...
...Thôi! Thôi!Cửa tía lầu vàng đành kẻ khuất, đem thân bách chiến, để tiếng thơm cho tỏ mặt anh hùng.
Súng đồng gươm bạc mặc người còn, truyền lệnh ba quân, thét hơi mạnh để xây nền bình trị.Thương ôi là thương,
Kể sao xiết kể.
Trong sách Việt Nam vong quốc sử của Phan Bội Châu cũng có đoạn viết về Cao Thắng như sau:
...Ở hạt Hà Tĩnh, trong khoảng 11 năm, (nhiều người) đã liều mạng đánh nhau với Pháp, vất vả trăm trận đánh trở thành danh tướng một thời, trong số ấy nổi bật có Chưởng doanh nghĩa binh là Cao Thắng,... Thắng quả cảm, thiện chiến, thấy một cái súng Tây mà có thể y theo kiểu chế tạo ra tinh xảo không kém gì của Pháp. Đánh nhau với Pháp, ông đã chém được đầu những quan một, quan hai của Pháp, quân Pháp đã phải khuyên nhau hễ gặp Thắng là phải tránh đi. Giá mà trong nước có được mấy trăm ông Cao Thắng thì người Pháp chả phải rút về Tây ư?... Cao Thắng chết, người Pháp đốt chỗ làng (ông) quật mộ ông lên... Tiếc thay! (Nguyễn) Chanh, Cao Thắng chết rồi, Hà Tĩnh không có danh tướng nữa...
Hiện nay ở Khê Thượng (Hương Khê) và thôn Cao Thắng (Sơn Lễ, Hương Sơn) đều có đền thờ Cao Thắng. Ngoài ra, tên ông còn được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam. |
Nguyễn Ngọc Bích là một tên gọi thông dụng tại Việt Nam. Một số nhân vật lịch sử Việt Nam cùng tên như:
Nguyễn Ngọc Bích (1911-1966), kỹ sư và nhà trí thức cách mạng Việt Nam, Ủy viên dự khuyết Ban thường Trực Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông là con trai cả của cụ Nguyễn Ngọc Tương, Giáo tông Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo
Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016), Giám đốc đầu tiên của Ban Việt ngữ RFA
Tên thật của nhạc sĩ Ngọc Bích (1924-2001), một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam. |
Ngọc Bích (tên đầy đủ: Nguyễn Ngọc Bích, 1924 - 2001) là một nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam, được biết đến nhiều qua các ca khúc như "Đôi chim giang hồ", "Trở về bến mơ", "Mộng chiều xuân" và dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa) là "Suy tôn Ngô Tổng thống". Nhạc sĩ Ngọc Bích còn là một ca sĩ và khi đi hát ông dùng nghệ danh Kim Ngọc.
Cuộc đời
Ông sinh năm 1924 tại Hà Nội (theo một vài tài liệu khác thì ông sinh năm 1925). Cha của ông là bác sĩ thú y Nguyễn Huy Bằng, một người có tài sử dụng nhiều nhạc cụ cổ truyền như đàn bầu, tam thập lục, tỳ bà... Từ năm 10 tuổi Ngọc Bích đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc, ông bắt đầu học về ký âm pháp với thầy Nguyễn Văn Thông cùng Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc, Nguyễn Hiền, Tu My Đỗ Mạnh Cường.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, Ngọc Bích đậu vào trường Bưởi. Cùng năm đó, ông tham dự đơn ca ở Nhà hát lớn Hà Nội, chương trình ca nhạc giữa các màn kịch, do nhạc sĩ Thẩm Oánh đặc trách. Ông còn được nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ hướng dẫn. Năm 1940, ông có qua trình diễn tại Côn Minh, Trung Quốc. Năm 1942, Ngọc Bích chơi đàn với ban nhạc tại vũ trường TaKara ở khu phố Khâm Thiên, vốn là tiệm khiêu vũ đầu tiên chơi nhạc sống tại Hà Nội.
Khoảng năm 1942, khi vừa vào năm thứ hai, bậc cao đẳng tiểu học, Ngọc Bích rời trường Bưởi để quyết tâm theo đuổi con đường âm nhạc. Năm 1943, ông lại cùng một ban nhạc lớn sang biểu diễn tại Côn Minh cho lực lượng Đồng Minh.
Ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở liên khu 3, cùng người bạn học là nhạc sĩ Nguyễn Hiền. Theo lời kể của Phạm Duy, trong thời gian ở Lào Kai, ông có cùng Ngọc Bích hát tại quán Biên Thùy và còn tiếp tục đi cùng nhau vài năm sau đó.
Ngọc Bích bắt đầu sáng tác từ năm 1947, khởi sự với các bản tình ca viết theo theo nhịp swing và blues mới lạ. Trong những năm đầu của thập niên 1950, một vài nhạc phẩm của Ngọc Bích đã được rất nhiều người ưa thích khi phát trên Đài Phát thanh Hà Nội như các bài "Hương tình", "Trở về bến mơ",... qua giọng ca Tâm Vấn. Các ca khúc của ông thời gian đó còn nổi tiếng của giọng ca của ca sĩ Anh Ngọc.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp là khoảng thời gian Ngọc Bích sáng tác mạnh mẽ với những ca khúc như "Khúc nhạc chiều mơ", "Thiếu nữ trên mây ngàn" ("Bông hoa rừng"), "Lời hẹn xưa", "Con đò đưa xác", "Thuở trăng về", "Đêm trăng xưa", "Bến đàn xuân", "Đôi chim giang hồ", "Dưới trăng thề". Bài "Đôi chim giang hồ" đã được thí sinh Trần Trọng Ngọc, tức nhạc sĩ Tuấn Khanh sau này, chọn trình diễn trong cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á tại Hà Nội vào năm 1953 và đoạt giải khôi nguyên.
Ông có bài "Con đò đưa xác" (lời Nguyễn Văn Đức) với nội dung bi thương, ai oán cho nạn nhân của nạn đói năm Ất Dậu 1944 – 1945. Bài này được ca sĩ Châu Kỳ thu vào đĩa hát từ những năm đầu thập niên 1950.
Đặc biệt, Ngọc Bích là người sử dụng đầu tiên nhịp điệu swing hay blues trong các bài phục vụ kháng chiến như "Say chiến công", "Bà già giết giặc". Năm 1949, Ngọc Bích rời bỏ kháng chiến và trở về Hà Nội.
Năm 1954, Ngọc Bích vào miền Nam Việt Nam. Ban đầu ông làm việc tại các nhà hàng có ca nhạc, sau đó Ngọc Bích bị gọi đi lính và làm việc tại Đài Phát thanh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông tiếp tục sáng tác và hoạt động âm nhạc tại các đài Pháp Á, Sài Gòn, đài Tiếng nói Quốc gia Việt Nam và trên sân khấu đại nhạc hội ở các rạp chiếu bóng.
Khi Ngô Đình Diệm trưng cầu dân ý nhằm xác định lãnh đạo tương lai của Quốc gia Việt Nam, cũng như đa số những thanh niên có cảm tình với Ngô Đình Diệm, Ngọc Bích soạn bài "Vè Bảo Đại". Sau khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống thì Ngọc Bích cùng nhà văn Thanh Nam đã sửa lại lời bài "Vè Bảo Đại" thành bài "Suy tôn Ngô Tổng thống".
Năm 1975, Ngọc Bích rời Việt Nam và định cư tại Hoa Kỳ. Tại đây ông tham gia nhóm AVT hải ngoại của nghệ sĩ Lữ Liên cùng Vũ Huyến (nhạc sĩ Vũ Minh). Sau đó ban AVT cùng Thúy Liễu, vợ của nghệ sĩ Lữ Liên, thành lập ban thoại kịch Gió Nam, đã cùng đoàn nghệ sĩ của Hoàng Thi Thơ qua châu Âu trình diễn từ năm 1976. Sau đó họ cùng biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1988, khi nhạc sĩ Nguyễn Hiền đến Hoa Kỳ thì Ngọc Bích và Nguyễn Hiền cùng một vài người bạn lập ra ban Saigon Band chơi nhạc giúp vui cho mọi người ở Little Saigon, Westminster, California.
Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Ngọc Bích rất thận trọng trong lĩnh vực sáng tác, chú ý nhiều về cách sử dụng các âm trình, cung bậc, tránh tối đa những quãng mang tính cách phương Tây. Ngọc Bích luôn cố giữ bản sắc Việt Nam trong nhạc của mình, sợ mình làm nhạc có khuynh hướng Tây phương. Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận xét: "Nhạc của Ngọc Bích biểu tượng cho tuổi trẻ thành thị một thời, cái thời ông gọi là "chiến chinh" nhưng "ngát hương thanh bình" (Trở về bến mơ)"
Ngọc Bích qua đời ngày 15 tháng 10 năm 2001 vì nhồi máu cơ tim, tại Los Angeles, California, một tuần sau khi đến dự đám táng nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
Đời tư
Ông lập gia đình với ca sĩ Lệ Nga và họ có một người con trai tên là Kim Ngọc.
Một số tác phẩm
Anh nghiện súng
Bà già giết giặc
Bản đàn xưa
Bến đàn xuân
Bến nhạc lòng
Bộ đội tập bò
Chiều tàn trong mắt em (Ngọc Bích - Mai Trung Tĩnh)
Con đò đưa xác (Ngọc Bích & Nguyễn Văn Đức)
Chờ một kiếp mai (Xuân Tiên & Ngọc Bích)
Đêm trăng xưa
Đôi chim giang hồ
Đón gió mới
Dưới trăng thề
Giấc mơ ngàn
Ghi ơn Ngô thủ tướng (1955)
Gió mùa chinh phu
Hồn theo gió
Hương tình
Hương lan
Hoài niệm (lời Thanh Nam)
Khát vọng tình thương
Khúc nhạc chiều mơ
Khúc nhạc tương tư
Lời hẹn xưa
Mơ về sông Hương
Mộng chiều xuân
Mộng ngày xanh
Một đêm vui
Nắng mới
Nhịp xe hoàng hôn
Nhớ xuân
Nhắn gió xuân
Ru hồn cố nhân (lời Thanh Nam)
Say chiến công
Suy tôn Ngô Tổng thống (lời Thanh Nam)
Thiếu nữ trên ngàn (Bông hoa rừng)
Thu về
Thuở trăng về
Tiếng hát bình minh
Tiếng hát chiều thu
Tiếng vọng chiều rừng
Trở về bến mơ
Vè Bảo Đại
Xuân nhớ chiến sĩ |
Sinh hóa máu (tiếng Anh: serum biochemistry) là một xét nghiệm y học thông dụng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý.
Dưới đây là bảng liệt kê thường dùng tại các phòng thí nghiệm ờ Úc:
Ure máu
ure
là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
trị số bình thường (bt): 2.5 - 7.5 mmol/l
-> BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.
tăng: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu..
giảm: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt..
BUN
là nitơ của ure trong máu.
bt: 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
tăng: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..
giảm: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..
Creatinin
là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.
bt: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).
tăng: bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp..
giảm: có thai, sản giật..
độ thanh thải Creatinin (Cl - Cr) (ml/phút) = [(140 - tuổi) X cân nặng (kg)]/ [creatinin/máu (mg%) x 72 ], nếu là nữ x 0,85. Bình thường: 100 - 120 ml/ phút/ 1,73 m2 da. Đổi đơn vị: umol/l x 0,0113 = mg/dl = mg%.
Acid Uric = urat
là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của DNA & RNA, thải chủ yếu qua nước tiểu.
bt: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).
tăng:
- nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men:
bệnh Lesh - Nyhan, Von Gierke..
- thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).
- bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.
giảm: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan
Bộ mỡ máu:
(Bilan Lipid) 1) Cholesterol toàn phần
2) Triglycerid
3) HDL - cho
và:
4) LDL - cho.
Cholesterol
Cholesterol là 1 thành phần của mật do gan tổng hợp, có trong hồng cầu - màng tế bào - cơ.
khoảng 70% cholesterol được ester hóa (kết hợp với acid béo, 30% dưới dạng tự do trong máu (huyết tương). Trong xét nghiệm, 2 dạng này thường được đo chung với nhau gọi là Cholesterol toàn phần. Choles Toàn phần = choles Tự do + Choles Ester.
o Gan là cơ quan chính tạo Cholesterol & gan cũng là cơ quan duy nhất ester hóa Cholesterol.
Cholesterol chuyển hóa thành acid mật & muối mật (cần cho sự tiêu hóa mỡ), thành các hormon steroid (ở vỏ thượng thận - buồng trứng - tinh hoàn). Tăng cholesterol huyết có thể gây ra những mảng lắng đọng ở ĐM vành -> NMCT.
Cholesterol huyết tăng lên theo tuổi ở cả nam & nữ cho đến 60 tuổi. Trước 50 tuổi, choles ở nam > nữ, sau 50 tuổi, choles ở nữ > nam.
bt: 3,9 - 5,2 mmol/L. Đổi đơn vị: mmol/l x 38,7 = mg/dl.
tăng: xơ vữa ĐM, vàng da tắc mật, tiểu đường, tăng huyết áp..
giảm: cường giáp, hội chứng Cushing..
về XVĐM & bệnh mạch vành, cần chú ý:
+ mong muốn: < 200 mg/dL (< 5,2 mmol/L)
+ nguy cơ vừa: 200 – 240 mg/dL (# 5 - 6 mmol/L)
+ nguy cơ cao: > 240 mg/dL (> 6 mmol/L).
Triglycerid
là ester của glycerol với 3 acid béo, được vận chuyển trong máu dưới dạng lipoprotein.
ở người, trong tổ chức mỡ dự trữ những acid béo thường là: acid palmitic, acid oleic.
Triglycerid có trong dầu thực vật & mỡ động vật. Mỡ là glycerid của động vật có nhiều acid béo no, và dầu thực vật là glycerid chứa nhiều acid béo không no.
Triglycerid có 2 nguồn gốc: ngoại sinh (thức ăn) & nội sinh (do gan tổng hợp). Trong huyết tương, TG ngoại sinh được vận chuyển bởi chylomicron & TG nội sinh được vận chuyển bởi VLDL.
ở ruột non, TG bị thủy phân bởi lipase thành glycerol & acid béo. Acid béo được hấp thu phần lớn qua hệ bạch huyết & cuối cùng tới dòng máu dưới dạng hạt mỡ (chylomicron).
TG gây ra huyết tương đục như sữa sau bữa ăn mỡ (biến mất sau 6 giờ, vì được gan đưa vào VLDL, LDL, HDL chuyển đến các mô, nhất là mô mỡ).
bt: 0,46 - 1,88 mmol/l. Đổi đơn vị: mmol/l x 87.5 = mg/dL -> bt: 40 – 165 mg/dL.
thay đổi sinh lý: giảm khi hoạt động thể lực mạnh. Tăng trong: hút thuốc, uống rượu, tuổi 50 - 60, sau ăn..
tăng trong: XVDM, nhồi máu cơ tim, tiểu đường nặng, thiếu máu ác tính, xơ gan, viêm tuỵ, viêm gan..
giảm trong: suy kiệt.
HDL - cho
HDL là lipoprotein tỷ trọng cao (High Density Lipoproteins), được tổng hợp ở gan & ruột dưới dạng hình đĩa sau chuyển thành hình cầu trong huyết tương. choles huyết tương được vận chuyển trong HDL: # 25%.
HDL vận chuyển ngược cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại biên về gan để gan oxy hóa & đào thải ra ngoài theo đường ruột. Quá trình này giúp cho tế bào ngoại biên khỏi bị ứ đọng lipid, chống lại hiện tượng sinh xơ vữa -> HDL được gọi là yếu tố chống xơ vữa.
bt: >= 0,9 mmol/l.
tăng: giảm nguy cơ XVDM & bệnh mạch vành.
giảm: XVDM, bệnh mạch vành, béo phì, hút thuốc lá, tăng Triglycerid huyết, kém tập luyện.
LDL - cho
LDL là lipoprotein tỷ trọng thấp (Low Density Lipoproteins), VLDL là lipoprotein tỷ trọng rất thấp (Very Low Density Lipoproteins) -> được gọi là những LP gây xơ vữa.
Quá trình tạo LDL: lipid tổng hợp ở gan được đưa vào máu trong thành phần của VLDL, đầu tiên là VLDL1. Trong máu: VLDL1 -> VLDL2 -> IDL -> LDL. Khoảng 20% tiểu phân VLDL biến thành LDL. LDL được gan hay bất cứ tế bào nào khác của cơ thể nắm bắt nhờ các thụ thể đặc hiệu (thụ thể LDL). Sau khi được nắm bắt, LDL tăng trưởng - dinh dưỡng - chuyển hóa nhờ cơ chế nội ẩm bào qua trung gian thụ thể.
Nobel Y học 1985 (Goldstein & Brown): khi có bất thường thụ thể LDL: không có khả năng nắm bắt LDL lưu hành, không có khả năng nội ẩm bào qua trung gian thụ thể đến các hố có áo và vào trong bào tương -> hậu quả là nồng độ LDL lưu hành tăng, lắng đọng dưới lớp nội mạc -> dẫn đến Xơ vữa động mạch.
LDL (mmol/l) = Choles - (TG/2,2) - HDL.
bt: LDL <= 3,4 mmol/l.
tăng: tăng nguy cơ XVDM & bệnh mạch vành.
Các ion hóa trị
K+
là chất điện giải của dịch nội bào. K - huyết thanh có khoảng dao động hẹp: tim có thể ngừng đập khi K - hthanh < 2,5 mEq/l hoặc > 7 mEq/l. Khi có sự phân hủy mô: K rời tế bào vào dịch ngoại bào (dịch kẽ & huyết tương).
80 - 90% K của cơ thể được thải qua thận. Sự thải quá nhiều K sẽ dẫn đến hạ K/máu. Nếu thận tiết < 600ml nước tiểu/ ngày thì K sẽ tích lại trong dịch lòng mạch -> K - huyết thanh tăng. Số còn lại thải qua đường phân & mồ hôi (# 10 mEq/ngày).
cơ thể không dự trữ K, thận thải trung bình 40 mEq/l/ngày ngay cả khi sự nhập K thấp. Nhu cầu K: 3 - 4 g/ngày.
K toàn cơ thể: 30 mEq/l, cation chủ yếu của khu vực nội bào, chỉ có 2% ở khu vực ngoại bào.
điều hòa K trong máu: thận - pH/máu - nồng độ Insulin/máu - Aldosteron.
bt: 3,5 - 5 mEq/l.
nguyên nhân giảm:
1) mất qua đường tiêu hoá: tiêu chảy - ói mửa - dùng thuốc xổ, dò ruột - dò mật - dò thông ống dẫn tiểu ruột, hút dạ dày, kiềm máu.
2) mất qua đường tiểu: do dùng lợi tiểu - kháng sinh (Carbenicilline, Amphotericine, Amioglycosides) - corticoides lượng nhiều, lợi tiểu thẩm thấu - toan huyết do nguyên nhân ống thận - cường Aldosteron, hội chứng Fanconi - hội chứng Bartter.
3) K+ cho vào không đủ: với lượng K hàng ngày < 10 - 20 mEq trong 1 - tuần đưa đến Hạ K/máu.
4) K+ từ ngoại bào vào nội bào: do kiềm hóa môi trường ngoại bào hoặc dùng Glucose ưu trương + Insulin.
nguyên nhân tăng:
K/máu > 5,5 mEq/l và nặng > 6,5 mEq/l -> cản trở dẫn truyền thần kinh (Acetylcholine) -> liệt cơ, giảm phản xạ gân xương, phù tế bào, nhịp chậm, ngưng tim (rung thất or vô tâm thu).
1) giảm bài tiết qua đường thận: suy thận cấp - suy thận mạn, hội chứng Addison - hội chứng giảm Renin _ Aldosterone, lợi tiểu không mất K, bệnh thận tắc nghẽn.
2) tái phân phối K từ dịch nội bào ra ngoại bào trong trường hợp: 1. toan huyết, 2. quá liều Digitalis, thiếu Insulin, gia tăng nhanh chóng thẩm thấu dịch ngoại bào (do dùng nhiều Glucose ưu trương, Manitol).
3) lượng K gia tăng từ nguồn ngoại sinh: uống - truyền K, truyền máu - truyền PNC K+ liều cao (1 triệu PNC chứa 1,7 mEq K).
4) K nội sinh gia tăng do hủy hoại các mô (tán huyết, ly giải cơ vân, đại phẫu, XHTH, chấn thương do chèn ép).
Tăng kali giả: 1. K phóng thích từ các mẫu máu bị đông có tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu; 2. dung huyết ở các mẫu máu; 3. đặt dây thắt mạch quá lâu.
Trong Hôn mê do Đái tháo đường, trước điều trị K tăng, sau điều trị K giảm.
Na+
Na+ là cation chính của dịch ngoại bào, có tác dụng giữ nước. Khi có thừa Na+ trong dịch ngoại bào thì nước được tái hấp thu nhiều ở thận
chức năng Na+: dẫn truyền xung động TK - cơ, tham gia hoạt động enzym, điều hòa thăng bằng acid - base (kết hợp với ion Cl- & ion HCO3-).
những thay đổi của Na+ thường đi đôi với Cl-.
nguyên nhân giảm:
1) mất muối:
+ suy thượng thận (Addison)
+ suy thận
+ đổ mồ hôi nhiều
+ dùng Lợi tiểu.
2) do pha loãng:
+ điều trị bằng ADH or kích thích tiết ADH
+ hội chứng bài tiết ADH không thích hợp do carcinoma ở phổi, do stress, do các bệnh lý ở não
+ suy tim ứ huyết, xơ gan, hội chứng thận hư
+ do dùng nhiều những chất có nồng độ thẩm thấu (Glucose ưu trương, Manitol..)
3) giảm thể tích dịch ngoại bào:
+ ói mửa, tiêu chảy
+ dùng lợi tiểu, lợi tiểu thẩm thấu
+ Addison.
nguyên nhân tăng:
1) tăng Na+ huyết với áp lực thẩm thấu do mất nước - mất muối, chủ yếu là mất nước -> thường gặp: hôn mê tăng thẩm thấu do tiểu đường.
2) gia tăng dịch ngoại bào ưu trương (do truyền Sorbitol ưu trương).
3) giảm dịch ngoại bào mất nước nhược trương, bù không đúng hoặc dùng dung dịch ưu trương.
4) rối loạn chức năng dưới đồi trong U não.
5) giữ muối trong bệnh lý: suy tim, suy thận, xơ gan.
bt: 135 - 145 mEq/l.
Giảm < 135, giảm nặng < 120. Tăng > 145, nặng > 160.
Cl-
Cl- là anion chính của Dịch ngoại bào, đóng vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng nước, thẩm độ (cùng với Na+) & thăng bằng acid - base.
Kết hợp với H+ tạo HCl ở dịch vị. Cạnh tranh với HCO3- đối với Na+ (để duy trì thăng bằng kiềm toan). Phần lớn Cl- nhập kết hợp với Na+ tạo thành NaCl (muối bếp).
Cl-/máu tăng khi nhiễm toan, giảm khi nhiễm kiềm chuyển hoá.
bt: 98 - 106 mmol/l.
giảm do: ăn nhạt, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, nôn kéo dài (hẹp môn vị), dùng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy, viêm đại tràng, viêm dạ dày ruột..
tăng trong: ăn mặn, toan chuyển hoá, suy thận cấp, shock phản vệ, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu..
Ca++
khoảng 99% lượng Ca của cơ thể ở xương - răng (chủ yếu dưới dạng muối phosphat)
Ca - huyết thanh có 3 dạng: phức hợp khuếch tán được _ CaR, Ca ion hóa _ Ca++, và Ca gắn với protein _ Ca - Prot.
Ca++ khuếch tán được, nồng độ tăng khi nhiễm toan & giảm khi nhiễm kiềm.
bt: 2,3 - 2,6 mmol/l (4,4 - 5,2 mEq/l).
giảm trong: thiếu vitD, nhược cận giáp..
tăng trong: dùng nhiều vitD, cường cận giáp, nhiễm độc giáp..
LS xuất hiện cơn tetanie khi Ca++/ máu < 3,5 mEq/l. |
Bài chính, Kim tự tháp, đề cập tới đa số những nghĩa sử dụng của từ này.
Toán học
Một Kim tự tháp là một khối đa diện ba chiều được tạo thành bằng cách nối một đáy đa giác n-cạnh tới một điểm, được gọi là đỉnh, bởi n mặt tam giác (n≥3). Nói theo cách khác, nó là một khối hình nón với đáy đa giác.
Các kết cấu kiến trúc
Cổ đại
kim tự tháp Ai Cập, một số trong chúng là một trong những công trình xây dựng lớn nhất loài người từng biết, tạo nên những biểu tượng mạnh mẽ và lâu dài nhất về nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Các kim tự tháp Mesoamerican thường là những kim tự tháp bậc, với các đền trên đỉnh, na ná như các ziggurats của nền văn minh Mesopotamia hơn là các kim tự tháp Ai Cập cổ đại.
Các kim tự tháp Nubian, khoảng 220 cái đã được xây dựng tại các địa điểm ở Nubia làm lăng mộ cho các vị vua và hoàng hậu ở Napata và Meroë.
Hiện đại
Memphis Pyramid, trường đấu ở Memphis, Tennessee.
Địa lý
Kim tự tháp Ball là một đảo nhỏ ở Biển Tasman, Australia.
Kim tự tháp là một ngọn núi nhỏ ở đảo Unalaska.
Hồ kim tự tháp là một hồ ở Nevada.
Hồ kim tự tháp là một hồ nhân tạo (được tạo ra bởi một đập do con người xây dựng) ở California.
Giải trí
Trò chơi
Pyramid là một trò chơi bài một người, dùng bộ bài 52 quân tiêu chuẩn.
Pyramid 2000 là một trò chơi phiêu lưu tưởng tượng tương tác.
Âm nhạc
Pyramid là một album thử nghiệm của The Alan Parsons Project, ra mắt năm 1978.
The Pyramids chơi nhạc trên bãi biển Long Beach, CA đầu thập kỷ 60
Xuất bản
Pyramid là một tạp chí trên mạng cung cấp trò chơi role-playing và các bài báo về game khác, do Steve Jackson Games xuất bản.
Pyramids là một tiểu thuyết Discworld của Terry Pratchett.
Truyền hình
Pyramid để chỉ một game show thịnh hành hồi thập kỷ 1970 tới 1980. Đa số các chương trình do Dick Clark dẫn dắt. Ban đầu nó được gọi là The $10,000 Pyramid, và thên nó đã thay đổi khi giải thưởng ngày càng tăng thêm.
Phiên bản Kim tự tháp (chương trình truyền hình) của trò chơi trên tại Việt Nam, phát sóng trên HTV7 & HTV9.
ABU Robocon 2010, cuộc thi trên truyền hình được dựa theo mô hình là một cỗ máy thời gian ảo đưa những người thợ xây dựng Kim tự tháp của Ai Cập vào trong phòng học của các trường kĩ thuật.
Viễn tưởng
Pyramid is the card game played by Viper pilots on the Battlestar Galactica television show. (In the new "reimagined" series it has come to be renamed "Full Colors.") It is played with what is termed a "Pyramid deck" (though the cards are hexagonal).
Pyramid is a sport in the modern Battlestar Galactica television series. (In the original show it was referred to as "Triad").
Pyramid is a three-dimensional chess variant played in the Dune universe.
Linh tinh
Portsmouth Pyramids Centre - a water park and in Portsmouth
Pyramid schemes are phony businesses, similar to a chain letter, that involves the exchange of money primarily for enrolling other people into the scheme, promising a multiple return as long as the pyramid keeps growing - which it inevitably stops doing rather soon, so only the first participants are likely to make a profit.
Pyramid Brewing Company, a Portland, Oregon-based microbrewery.
Pyramid Books, a New York publishing company.
Pyramid Technology, a US minicomputer company that existed from 1981 to 1995
"Pyramid Ship" is an alternate term used to describe a Goa'uld Ha'tak in the khoa học viễn tưởng show Stargate SG-1
Kim tự tháp (trang định hướng) |
Nguyễn Đức Tiến (1936 - 1988), là một nhạc sĩ Việt Nam, nổi tiếng qua ca khúc Làng tôi.
Cuộc đời
Nguyễn Đức Tiến, có bút danh là Chung Quân, sinh ngày 6 tháng 7 năm 1936 tại Hà Nội.
Năm 1952, khi mới 16 tuổi, bản Làng tôi của ông đã giành được giải của Công ty điện ảnh, đoàn cải lương Kim Chung ở Hà Nội để làm bản nhạc nền cho phim Kiếp hoa, một trong số ít những phim Việt Nam thực hiện trong thời kỳ này.
Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và danh tiếng của Làng tôi, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An, và Nguyễn Trãi. Thời gian giảng dạy ở trường Nguyễn Trãi, Chung Quân là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc... Cũng khoảng thời gian 1955 - 1956, ông có soạn bản hợp xướng Sông Bến Hải, theo một vài ý kiến thì đó là một trường ca có giá trị nghệ thuật, viết về cuộc di cư năm 1954, nhưng về sau không thấy phổ biến rộng rãi.
Theo một vài bài viết của các học trò nhạc sĩ Chung Quân thì trước 1975, ông từng học tại New York, sau đó tốt nghiệp tiến sĩ văn chương tại Anh. Sau năm 1975 ông ở lại Việt Nam và qua đời vào ngày 26 tháng 1 năm 1988 do bị đột quỵ, trong khi đang chơi cờ tướng với người em rể.
Nhạc phẩm Làng tôi của Chung Quân trùng tên với 2 ca khúc khác cũng rất nổi tiếng của Văn Cao và Hồ Bắc. Ngoài ra ông còn một vài sáng tác khác.
Tác phẩm
Cô gái quê
Hận kỳ đài
Gửi chút tình
Làng tôi
Mong anh
Nam Việt
Sông Bến Hải (hợp xướng)
Tình mẹ
Trai Việt |
Nguyễn Thiện Tơ (29 tháng 7 năm 1921 – 18 tháng 8 năm 2022) là một trong những nhạc sĩ tiền chiến tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam.
Tiểu sử
Nguyễn Thiện Tơ sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.
Nguyễn Thiện Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,... nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức là không thuộc nhóm nhạc nào.
Năm 1938, khi mới 17 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng" viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi tên là Hà Tiên. Ông kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo đường im bóng" sau ngày ấy."
Nguyễn Thiện Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước, sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ - viết lời. Theo Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên. Bản thân ông nhận xét có 2 ca sĩ hát bài này thành công nhất là Khánh Ly và Nga My. Khánh Ly hát như một bài hát trữ tình đượm thánh ca, còn Nga My thì lại hát như một bài thánh ca đượm chất trữ tình.
Ban đầu cuộc tình giữa Nguyễn Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia đình cô chấp nhận bởi ngăn cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được gia đình và thành hôn vào năm 1944. Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và ghi-ta Hawaii. Trong số những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện Tơ về Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông chuyển sang dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim truyện Việt Nam.
Ông tròn 100 tuổi vào cuối tháng 7 năm 2021. và qua đời ngày 18 tháng 8 năm 2022 tại Hà Nội, hưởng thọ 101 tuổi.
Tác phẩm |
"About A Girl" là một bài hát của ban nhạc rock Mỹ Nirvana. Đây là bài thứ ba trong album đầu tay năm 1989 của họ, album Bleach và là đĩa đơn từ album năm 1994 MTV Unplugged in New York
Lịch sử
Sớm nhất là vào năm 1988, "About a Girl" được coi là bài hát nhạc rock hay đầu tiên của Kurt Cobain. Theo lời kể của Nirvana, bài hát đã được viết sau khi Cobain dành cả một buổi chiều để nghe album Meet the Beatles!. Vào thời gian này, Cobain đang cố gắng để che giấu đi khuynh hướng viết nhạc pop của mình, và anh đã miễn cưỡng cho bài hát này vào album Bleach vì sợ sự xa lánh của những người hâm mộ nhạc grunge với ban nhạc.
Tuy nhiên, nhà sản xuất Jack Endino của album rất thích thú với bài hát này, thậm chí ông còn nghĩ nó có thể ra thành một đĩa đơn. Vài năm sau đó, Butch Vig, nhà sản xuất album tiếp theo năm 1991 Nevermind của Nirvana đã coi "About A Girl" như là một gợi ý cho ban nhạc theo loại nhạc grunge. "Mọi người đều nói là Kurt thích...nhạc punk, nhưng anh ta là một người hâm một Beatles cuồng nhiệt fan và càng làm việc với nhau nhiều, ảnh hưởng của Beatles đối với sáng tác nhạc của Kurt càng rõ", Vig nói với NME như vậy trong năm 2004.
"About a Girl" đã được Endino thu âm vào tháng 12 năm 1988 ở Seattle, Washington. Nó vẫn là một trong vài bài hát trong album Bleach mà Cobain vẫn thường xuyên hát cho đến khi anh chết vào tháng 4 năm 1994. Phiên bản đã được biên tập trong buổi diễn ghi ta thường MTV Unplugged được thu âm năm 1993 và được phát hành trong album MTV Unplugged in New York trong năm 1994 có thể là phiên bản quen thuộc nhất của bài hát này.
Xuất xứ bài hát
Theo như lời của Chad Channing, tay trống của Nirvana, trong suốt thời gian thực hiện Bleach, Cobain đã không tìm được tên cho bài hát khi anh mang nó đến phòng thu. Khi được hỏi bài hát viết về điều gì, Cobain đã trả lời, "It's about a girl" (nghĩa là "Về một cô gái").
Cô gái đó chính là Tracy Marander, người bạn gái đang sống cùng Cobain khi đó. Dường như Marander đã hỏi Cobain tại sao anh không bao giờ biết bài hát dành cho cô, và Cobain đã trả lời bằng bài hát "About A Girl". Bài hát nói về mối quan hệ đang đổ vỡ của đôi này, do Cobain đã từ chối nhận một công việc làm hoặc từ chối làm cùng công việc dọn dẹp căn hộ (căn hộ mà có nhiều con vật nuôi của anh). Trong những lần cãi nhau, Cobain thỉnh thoảng dọa là sẽ chuyển ra ô tô để ở và Marander lại dịu cơn tức giận vì điều này.
Thật là kỳ lạ, Cobain chưa bao giờ nói với Marander rằng anh đã viết "About A Girl" cho cô. Trong bộ phim tài liệu làm năm 1998 Kurt và Courtney của Nick Broomfield, Marander đã phát hiện ra điều này sau khi đọc bản quá trình hoạt động của Nirvana, Come As You Are: Câu truyện của Nirvana do Michael Azeradd viết vào năm 1993
Phiên bản khác
Một phiên bản thu trực tiếp, chơi bằng ghi ta điện của bài "About A Girl", đã được thu âm vào năm 1990, có trong mặt B ở đĩa CD của đĩa đơn năm 1999 trong bài hát "Sliver". Một phiên bản chơi ghi ta điện khác, thu âm năm 1991, có trong đĩa phim gia đình năm 1994, Live! Tonight! Sold Out!!. Một phiên bản demo sô lô điện tử cũng xuất hiện trong băng nhạc năm 2004 của Nirvana, With the Lights Out, và trong album tổng hợp năm 2005, Sliver: The Best of the Box. Phiên bản trong Bleach đã được tái bản lại vào năm 2002 trong album tổng hợp "những bài hay nhất" của Nirvana.
Các bản cover
"About a Girl" đã được ban nhạc trip-hop Mỹ Cibo Matto hát lại.
Tin tức bên lề
Patti Smith đã ca ngợi Cobain trong bài hát có tên là "About a Boy" trong album năm 1995 của cô, Gone Again. About a Boy cũng đã được sử dụng làm tên một tiểu thuyết năm 1998 của nhà văn người Anh, Nick Hornby. Tiểu thuyết cũng đã nhắc đến Cobain và Nirvana.
Đĩa đơn
"About A Girl" đã được phát hành trong MTV Unplugged in New York' với vai trò là một bài hát trong album. Năm nghìn bản đã được bán hết ở Úc, còn đĩa đơn của bài thì đã được bán khắp châu Âu. Những bài trong đĩa đơn là:
"About a Girl" (Cobain)
"Something In The Way" (Cobain)
Vị trí trong bảng xếp hạng |
Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoặc Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến cuối năm 1973 thì chuyển đến Long Thành) là một trong 6 trường đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm trường còn lại là Trường Võ bị Quốc gia, Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975.
Lịch sử hình thành
Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15 tháng 7 năm 1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khóa sĩ quan trừ bị.
Vào thời điểm này Chính phủ Quốc gia Việt Nam tổ chức 2 vị trí để thành lập Trường sĩ quan trừ bị: miền Bắc lập trường tại Nam Định gọi là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và miền Nam lập tại Thủ Đức gọi là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức (trường Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Định, Hiện nay là phân hiệu trường ĐH GTVT cơ sở 2). Cả hai trường đều tuyển sinh và khai giảng khóa học đầu tiên cùng thời gian: 1 tháng 10 năm 1951. Khóa 1 Nam Định mang tên Lê Lợi và khóa 1 Thủ Đức mang tên Lê Văn Duyệt.
Qua năm 1952, trường Nam Định được lệnh giải tán và sáp nhập vào với trường Thủ Đức. Cũng từ thời điểm này, thí sinh trên toàn Quốc gia nhập ngũ vào sĩ quan trừ bị đều vào học tại Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Khóa 2 được khai giảng vào ngày 15 tháng 10 năm 1952.
Từ khóa 1 đến khóa 5, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu uý, trường hợp thi tốt nghiệp với số điểm thấp hơn quy định thì ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy hoặc Trung sĩ (hạ sĩ quan). Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng cấp Trung úy và Chuẩn úy sau 18 tháng được thăng cấp Thiếu úy.
Từ khóa 6, khóa sinh tốt nghiệp chỉ mang cấp bậc Chuẩn úy. Sĩ quan xuất thân từ khóa này trở về sau, không được áp dụng tiêu chuẩn lên cấp tướng. Cho nên, sau này chỉ thấy cấp cao nhất là cấp Đại tá (Ngoại trừ trường hợp được xét chuyển qua ngạch hiện dịch sẽ được hưởng quy chế lên tướng. Ngoài ra, các quân nhân xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và 4 khóa sĩ quan hiện dịch đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế các năm từ 1959-1963 cũng được hưởng quy chế này).
Đầu tháng 2 năm 1955, Trường gián đoạn tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trừ bị do ảnh hưởng của Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 trong điều khoản giảm trừ quân bị. Cuối tháng 2 năm 1957, Trường tái hoạt động và được cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức.
Các Trường trong Liên trường Võ khoa
Tháng 10 năm 1961, các trường Chuyên môn được tách ra khỏi Liên trường Võ khoa Thủ Đức (ngoại trừ 3 Trường Bộ binh, Thiết giáp và Thể dục Quân sự).
Năm 1962, phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh và được ghi thêm phương châm Cư An Tư Nguy (Có nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: "Muốn Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh") do sáng kiến của Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn) đương nhiệm Chỉ huy trưởng của trường.
Ngày 1 tháng 8 năm 1963, Trường lấy lại danh hiệu cũ lúc ban đầu là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Năm 1964, Trường lãnh thêm nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng (theo chương trình học, khi mãn khóa được cấp văn bằng tốt nghiệp Đại đội trưởng hoặc Bộ binh Cao cấp). Cũng kể từ năm này các thí sinh muốn trúng tuyển vào học sĩ quan trừ bị phải có văn bằng Tú tài 1 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Ngày 1 tháng 7/ năm 1964 Trường được cải danh thành Trường Bộ binh Thủ Đức
Trường đào tạo từ khóa 1 (1951) đến khóa 27 theo thứ tự từng năm nhưng khi chiến cuộc leo thang, nhu cầu đòi hỏi nhiều sĩ quan khiến số khóa tăng lên từ 2 khóa mỗi năm. Kể từ năm 1968 trở đi thì mỗi khóa được gọi là "1/68", "2/68", "1/69", "2/69"....
Trong khuôn viên Trường có một đài tưởng niệm gọi là Trung nghĩa Đài ghi bốn chữ "Tổ quốc ghi ơn." Kể từ năm 1968 công việc đào tạo sĩ quan trừ bị của Trường Thủ Đức được bổ túc bởi Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thường gọi là Trường Đồng Đế ở Nha Trang.
Cuối năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức được lệnh di chuyển về Huấn khu Long Thành. Đến giữa tháng 4 năm 1975 lại di chuyển về Thủ Đức.
Trường Bộ binh Thủ Đức giải thể vào năm 1975, khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Trong thời gian hoạt động 1951-1975, Trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt.
Khóa Sĩ quan Trừ bị từ Nam Định đến Thủ Đức và Đà Lạt
Các khóa đặt tên theo năm học
Các tên khóa ghi (chữ số nghiêng) thụ huấn tại Đồng Đế, Nha Trang. Số khóa còn lại thụ huấn tại Thủ Đức và Long Thành (Biên Hòa).
{|class= "wikitable"
|-
!width= "10%" |Năm học
!width= "10%" |Khóa học
!width= "10%" |Chỉ huy trưởng
!width= "18%" |Chú thích
!width= "10%" |Năm học
!width= "10%" |Khóa học
!width= "10%" |Chỉ huy trưởng
!Chú thích
|-
|<center> 1968
|<center> (1/68)(2/68)3/684/685/686/687/688/689/68
|<center> Ch/tướng Thơ
|<center> Chín (9) khóa học,2 khóa thụ huấn tại Nha Trang
|<center> 1972
|<center> (1/72)2/723/724/725/72(6/72)7/728/729A/729B/729C/7210/72(11/72)12A/7212B/72
|<center> Tr/tướng Thuần
|<center>Mười lăm (15) khóa học,3 khóa thụ huấn tại Nha TrangThời điểm này chiến tranh tại Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm. Do đó nhu cầu về cán bộ chỉ huy ở các đơn vị, nhất là các đơn vị Chủ lực quân cũng tăng theo. Bộ Quốc phòng VNCH đã phải ban hành lệnh Tổng động viên toàn quốc
|-
|<center> 1969
|<center> 1/69(2/69)3/694/695/69
|<center> Ch/tướng ThơTh/tướng Thuần
|<center> Năm (5) khóa học,1 khóa thụ huấn tại Nha Trang.
|<center> 1973
|<center> 1/732/733/734/735/736/737/738/739/73
|<center> Tr/tướng ThuầnTr/tướng Minh
|<center> Bảy (7) khóa học,Các khóa 1 và 2 thụ huấn ở Thủ Đức. Từ khóa 3 đến khóa 7 thụ huấn tại Long Thành. Kể từ năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức đã dời khu huấn luyện ra Long Thành.
|-
|<center> 1970
|<center> 1/702/703/704/705/706/70
|rowspan= "2" |<center>Th/tướng Thuần
|Sáu (6) khóa học
|<center> 1974
|<center> 1/742/743/74
|<center> Tr/tướng MinhTr/tướng Nghi
|<center> Ba (3) khóa họcKhóa 3/74 còn đang thụ huấn dở dang tại Huấn khu Long Thành thì xảy ra biến cố 30/4/1975
|-
|<center> 1971
|<center> 1/712/713/714/715/71
|<center> Năm (5) khóa học
|<center> 1975
|<center> 1/75
|<center> Tr/tướng NghiĐ/tá Minh
|<center> Một (1) khóa họcMới khai giảng tại Huấn khu Long Thành vào tháng 1/1975
|-
|}
Trong thời gian từ 1951 đến 1975, các trường Nam Định, Thủ Đức và Đồng Đế đã huấn luyện và đào tạo được 83 khóa sĩ quan trừ bị. Trong số các khóa sĩ quan trừ bị (tính cả ba khóa thụ huấn tại Đà Lạt), sau này có được 43 vị tướng lãnh (Nam Định 11 vị, Thủ Đức 32 vị).
Tướng lãnh xuất thân từ trường Nam Định
Tướng lãnh xuất thân từ trường Thủ Đức
Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ
Thiếu tướng Georges Bouillet (Thủ Đức từ 1/10/1951)
Thiếu tá Tilly (Nam Định từ 1/10/1951)
Đại tá Chalandon (Nam Định + Thủ Đức từ 5/1/1952)
{|class= "wikitable"
|-
!width= "1%" |Stt
!width= "22%" |Họ và tên
!width= "14%" |Cấp bậctại nhiệm
!width= "17%" |Thời giantại chức
!width= "20%" |Tên Trường
! Chú thích
|-
|<center> 1
|<center> Phạm Văn CảmVõ bị Lục quân Pháp
|<center> Đại tá
|<center> 11/1953-9/1956
|<center> Sĩ quan Trừ bị
|Giải ngũ ở cấp Đại tá
|-
|<center> 2
|<center> Lê Văn NghiêmVõ bị Lục quân Pháp
|<center> Thiếu tướng(1955)
|<center> 9/1956-5/1961
|rowspan= "3" |<center>'Liên trường Võ khoa(1957)
|Giải ngũ năm 1965 ở cấp Trung tướng
|-
|<center> 3
|<center> Nguyễn Văn ChuânVõ bị Huế K1
|<center> Đại tá(1958)
|<center> 5/1961-7/1961
|Giải ngũ năm 1966 ở cấp Thiếu tướng
|-
|<center> 4
|<center> Hồ Văn TốVõ bị Huế K2
|<center> Thiếu tướng
|<center> 7/1961-5/1962
|Từ trần đột ngột năm 1962
|-
|<center> 5
|<center> Phan Đình Thứ(Lam Sơn)Võ bị Lục quân Pháp
|<center> Đại tá(1958)
|<center> 5/1962-11/1963
|rowspan= "2" |<center>Sĩ quan Trừ bị(8/1963)
|Giải ngũ năm 1973 ở cấp Chuẩn tướng
|-
|<center> 6
|<center> Trần Ngọc TámVõ bị Liên quânViễn Đông Đà lạt
|<center> Thiếu tướng(1958)
|<center> 11/1963-4/1964
|Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
|-
|<center> 7
|<center> Bùi Hữu NhơnVõ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> Chuẩn tướng(3/1964)
|<center> 4/1964-11/1964
|rowspan= "9" |<center>Trường Bộ binh(7/1964)
|Chỉ huy trưởng lần thứ 1
|-
|<center> 8
|<center> Cao Hảo HớnVõ bị Liên quânViễn Đông Đà Lạt
|<center> Chuẩn tướng(5/1964)
|<center> 11/1964-5/1965
|Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
|-
|<center> 9
|<center> Trần Văn TrungVõ bị Huế K1
|<center> Đại tá(1958)Chuẩn tướng(11/1965)
|<center> 5/1965-12/1966
|Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị
|-
|<center> 10
|<center> Bùi Hữu Nhơn
|<center> Thiếu tướng(1965)
|<center> 12/1966-4/1967
|Tái nhiệm Chỉ huy trưởng lần thứ 2. Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
|-
|<center> 11
|<center> Lâm Quang ThơVõ bị Đà Lạt K3
|<center> Đại tá(1965)Chuẩn tướng(6/1968)
|<center> 4/1967-8/1969
|Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
|-
|<center> 12
|<center> Phạm Quốc ThuầnVõ bị Đà Lạt K5
|<center> Thiếu tướng(6/1968)Trung tướng(8/1971)
|<center> 8/1969-10/1973
|Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
|-
|<center> 13
|<center> Nguyễn Văn MinhVõ bị Đà Lạt K4
|<center> Trung tướng(11/1972)
|<center> 10/1973-11/1974
|Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
|-
|<center> 14
|<center> Nguyễn Vĩnh NghiVõ bị Đà Lạt K5
|<center> Trung tướng(3/1974)
|<center> 11/1974-4/1975
|Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Tiền phương, đảm trách phòng tuyến Phan Rang
|-
|<center> 15
|<center> Trần Đức MinhVõ khoa Thủ Đức K3p
|<center> Đại tá
|<center> 4/1975
|Chỉ huy trưởng sau cùng
|-
|}
Nhân vật khác
Họa sĩ Tạ Tỵ
Nhà văn Văn Quang
Trung úy Nguyễn Lương Y (Tốt nghiệp thủ khoa khóa 15), từng là thư ký riêng của tướng Nguyễn Chánh Thi, một tình báo viên được nhà nước Việt Nam công nhận liệt sĩ. |
Thuốc chống trầm cảm là thuốc dùng để điều trị rối loạn trầm cảm chính, một số rối loạn lo âu, một số tình trạng đau mãn tính và để giúp kiểm soát một số chứng nghiện. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm bao gồm khô miệng, tăng cân, chóng mặt, đau đầu và rối loạn chức năng tình dục. Hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm thường an toàn khi sử dụng, nhưng có thể gây ra suy nghĩ tự tử gia tăng khi trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên sử dụng. Một hội chứng ngừng thuốc có thể xảy ra sau khi ngừng dùng bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào giống như trầm cảm tái phát.
Một số đánh giá về thuốc chống trầm cảm cho bệnh trầm cảm ở người lớn tìm thấy lợi ích trong khi những người khác thì không. Bằng chứng về lợi ích của thuốc ở trẻ em và thanh thiếu niên là không rõ ràng. Có một cuộc tranh luận trong cộng đồng y tế về mức độ ảnh hưởng quan sát của thuốc chống trầm cảm có thể được quy cho hiệu ứng giả dược.
Một số liệu pháp điều trị không cần thuốc như: tâm lý trị liệu, sốc điện, châm cứu, thể dục...
Có khoảng 30 loại thuốc chống trầm cảm, phần lớn nằm vào một trong bốn loại sau:
Tricyclics (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
MAOIs (thuốc ức chế enzyme Monoamine oxidase)
SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin)
SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên Serotonin và Noradrenaline)
Sử dụng trong y tế
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm chính và các tình trạng khác, bao gồm một số rối loạn lo âu, một số tình trạng đau mãn tính và để giúp kiểm soát một số chứng nghiện. Các thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng kết hợp với nhau.
Rối loạn trầm cảm chính
Hướng dẫn của Viện Sức khỏe và Chăm sóc Sức khỏe (NICE) năm 2009 của Vương quốc Anh cho thấy thuốc chống trầm cảm không nên được sử dụng thường xuyên để điều trị trầm cảm nhẹ, vì tỷ lệ lợi ích/rủi ro là thấp. Các hướng dẫn khuyến cáo rằng điều trị chống trầm cảm được xem xét sử dụng với:
Những người có tiền sử trầm cảm vừa hoặc nặng,
Những người bị trầm cảm nhẹ đã có mặt trong một thời gian dài,
Là một điều trị thứ hai cho trầm cảm nhẹ vẫn tồn tại sau các can thiệp khác,
Là một điều trị đầu tay cho trầm cảm vừa hoặc nặng.
Các hướng dẫn lưu ý thêm rằng điều trị chống trầm cảm nên được sử dụng kết hợp với các can thiệp tâm lý xã hội trong hầu hết các trường hợp, nên được tiếp tục trong ít nhất sáu tháng để giảm nguy cơ tái phát và SSRIs thường được dung nạp tốt hơn các thuốc chống trầm cảm khác.
Hướng dẫn điều trị của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ khuyến cáo rằng điều trị ban đầu nên được điều chỉnh riêng dựa trên các yếu tố bao gồm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, rối loạn cùng tồn tại, kinh nghiệm điều trị trước đó và sở thích của người bệnh. Các lựa chọn có thể bao gồm dược trị liệu, tâm lý trị liệu, liệu pháp điện từ (ECT), kích thích từ xuyên sọ (TMS) hoặc liệu pháp ánh sáng. Họ đề nghị dùng thuốc chống trầm cảm như một lựa chọn điều trị ban đầu ở những người bị trầm cảm nhẹ, trung bình hoặc nặng, nên dùng cho tất cả những người bị trầm cảm nặng trừ khi có kế hoạch dùng ECT.
Một số đánh giá về thuốc chống trầm cảm ở người lớn bị trầm cảm tìm thấy lợi ích trong khi những người khác thì không.
Lịch sử
Trước thập niên 50, nhóm thuốc gây nghiện opioic và amphetamines là những thuốc thông thường sử dụng điều trị bệnh trầm cảm. Sau khi các nhóm này bị quản lý chặt chẽ do nhiều tác dụng phụ và gây nghiện. Cao chiết từ thực vật St John's wort cũng có thể sử dụng như "thuốc bổ thần kinh" để làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh trầm cảm.
Isoniazid, iproniazid, imipramine
Năm 1951, Irving Selikoff và Edward Robitzek, làm việc cho bệnh viện Sea View Hospital trên đảo Staten Island, đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng với thuốc kháng lao của hãng Hoffman-LaRoche là isoniazid và iproniazid trên những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Kết quả là tinh thần bệnh nhân được cải thiện hơn và họ chấp hành kỉ luật hơn." Triển vọng từ ca thử lâm sàng trên đã tạo ra dư luận sôi nổi.
Năm 1952, Khi nghiên cứu tác dụng phụ gây kích động của isoniazid, bác sĩ tâm thần Max Lurie thử nghiệm trên các bệnh nhân. Trong những năm sau đó, Max Lurie và Harry Salzer ghi nhận rằng isoniazid cải thiện được tình trạng trầm cảm ở 2 phần 3 bệnh nhân của họ và đặt ra khái niệm chống trầm cảm. Một sự kiện tương tự cũng xảy ra ở Paris, Ở đây Jean Delay, trưởng khoa tâm thần tại bệnh viện Sainte-Anne Hospital tiếp nhận thông tin về tác dụng này từ các đồng nghiệp là bác sĩ phổi tại bệnh viện Cochin Hospital. Năm 1952, trước Lurie và Salzer, Delay đã ghi nhận ảnh hưởng có lợi của isoniazid trên bệnh nhân trầm cảm tại khu dân cư Jean-Francois Buisson. Vì độc hại của iproniazid nên tác dụng chống trầm cảm của chúng ít được quan tam, Mặc dù chúng vẫn còn được sử dụng điều trị bệnh lao]]. Cơ chế chống trầm cảm của isoniazid vẫn chưa rõ. Nhưng có thể suy đoán rằng là do ức chế diamine oxidase, kèm theo ức chế yếu monoamine oxidase A.
Thế hệ thuốc chống trầm cảm thứ 2
Thuốc chống trầm cảm trở thành thuốc kê đơn vào những năm 1950. Theo ước tính có hơn 50 đến 100 cá nhân trên một triệu sử dụng những thuốc mới điều trị trầm cảm. Các công ty dược phẩm không thấy triển vọng kinh doanh ở thị trường nhỏ vé này. Doanh số bán hàng của thuốc chống trầm cảm trong suốt những năm 1960 duy trì thấp so với doanh số của thuốc an thần khác. chúng được tiếp thị sử dụng cho mục đích khác. Imipramine vẫn được sử dụng phổ biến và nhiều thế hệ sau đã được giới thiệu. Việc sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOI) gia tăng sau khi dạng thuốc thuận nghịch được phát triển và giới thiệu, chúng chỉ tác dụng trên loại MAO-A, do dó thuốc trở nên an toàn hơn khi sử dụng.
vào những năm 1960, Người ta nhận thấy cơ chế tác dụng của nhóm chống trầm cảm ba vòng là ức chế tái hấp thu norepinephrine. Tuy nhiên, tái hấp thu norepinephrine trở nên liên quan đến tác dụng kích thích. nhóm chống trầm cảm ba vòng thế hệ sau được cho là có ảnh hưởng lên serotonin được đưa ra vào năm 1969 bởi Carlsson và Lindqvist cũng như là Lapin và Oxenkrug.
Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quá trình thiết kế thuốc để cô lập các dẫn chất kháng histamine có hệ thống chọn lọc mục tiêu. Chất đầu tiên được cấp bản quyền là zimelidine vào năm 1971, Trong khi các thuốc được thử lâm sàng đầu tiên là indalpine. Fluoxetine được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận đưa thị trường Mỹ vào năm 1988, trở thành thuốc SSRI đầu tiên. Fluoxetin được phát triển tại tập đoàn dược phẩm Eli Lilly and Company vào đầu những năm 1970 bởi Bryan Molloy, Klaus Schmiegel, David Wong và các cộng sự. SSRIs được biết đến như "thuốc chống trầm cảm thế hệ mới" cùng với các nhóm thuốc mới như SNRIs và NRIs có tác dụng chọn lọc và đa dạng.
St John's wort bị loại ra ở hầu hết các quốc gia trong suốt thế kỉ 19 and 20, ngoại trừ Đức, nơi mà cao chiết của Hypericum cuối cùng cũng được cấp phép, đóng gói và kê đơn. Những thử nghiệm nhỏ được thực hiện trong những năm 1970 và 1980, và được chú ý hơn vào những năm 1990 nhờ một nghiên cứu meta-analysis. Hiện nay, thuốc này vẫn được sử dụng như là một thuốc không kê đơn (OTC) tại nhiều quốc gia. Nghiên cứu vẫn được tiếp tục để tìm hiểu về thành phần hoạt tính hyperforin và làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của chúng.
Tác dụng
Một số thuốc chống trầm cảm (SSRI và SNRI) làm tăng các chất kích thích hoạt động thần kinh trong não, trong khi một số khác (TCTC 3 vòng và MAOI) làm kéo dài hoạt động của những chất này. Thuốc chống trầm cảm được dùng ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả và sau 8 tuần mới có tác dụng hoàn toàn.
Tác dụng phụ
Phần lớn các thuốc chống trầm cảm gây khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, ngủ gà, táo bón, tiểu khó. Các triệu chứng này có thể gia tăng khi điều trị lâu dài. Dùng quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, có khi chết.
Các thuốc kê đơn thông dụng
Hoa Kỳ: Các thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến được đưa ra thị trường năm 2010 là:
Cộng hòa liên bang Đức: thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất tại Đức được báo cáo là cao chiết xuất của Hypericum perforatum (St John's wort).
Hà Lan: Tại Hà Lan, paroxetine, đưa ra thị trường với tên Seroxat là thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất, theo sau là các thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng amitriptyline, citalopram và venlafaxine.
Nhóm thuốc MAOIs hiệu quả như nhóm chống trầm cảm ba vòng, Dù vậy nhóm thuốc MAOIs vẫn ít được sử dụng hơn bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ và bị tương tác nhiều hơn so với nhóm chống trầm cảm ba vòng. |
Tự sát (Hán tự: 自殺, có nghĩa là "tự giết hoặc là tự tử, tự vẫn", tiếng Anh: suicide. Bắt nguồn từ Tiếng Latinh: Suicidium, từ chữ sui caedere nghĩa là "giết chính mình") hay tự vẫn, tự tử, trẫm mình, tự kết liễu cuộc đời, tự kết thúc cuộc đời là hành động của một người cố ý gây ra cái cái chết cho chính mình. Tự sát thường liên quan đến trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu và lạm dụng chất ma túy. Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc gặp rắc rối với các mối quan hệ xã hội khác (như thất tình, gây mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....) có thể đóng một vai trò quan trọng gây ra quyết định tự sát.
Có hơn một triệu người chết do tự sát mỗi năm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng tự sát là nguyên nhân đứng thứ 13 gây ra tử vong trên toàn thế giới và Hội đồng An toàn quốc gia Hoa Kỳ (National Safety Council) đánh giá tự sát là nguyên nhân đứng thứ 6 gây ra số người chết tại Hoa Kỳ. Mặt khác, tự sát là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên và người trưởng thành dưới 35 tuổi. Tỷ lệ tự sát ở nam cao hơn nhiều so với ở nữ giới. Có khoảng 10-20 triệu vụ tự sát không thành xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới.
Quan điểm về hành vi tự sát bị ảnh hưởng bởi những quan niệm văn hóa rộng hơn về các khía cạnh như tôn giáo, danh dự, và ý nghĩa cuộc sống. Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham xem tự sát như là một hành vi phạm tội đối với Thiên Chúa do niềm tin tôn giáo về sự thiêng liêng của cuộc sống. Ở phương Tây nó thường bị coi như là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, trong thời kỳ samurai ở Nhật Bản, mổ bụng tự sát (gọi là Seppuku) được tôn trọng như một phương tiện để chuộc tội cho sự thất bại hoặc là một hình thức phản đối. Trong thế kỷ 20, tự sát bằng hình thức tự thiêu đã được sử dụng như là một cách để bày tỏ sự phản đối, trong phương thức cảm tử của thần phong và đánh bom tự sát được xem như là chiến thuật quân sự hoặc khủng bố. Sati là một nghi thức tang lễ của đạo Hindu, trong nghi thức này người góa phụ hoặc là tự nguyện, hoặc bị áp lực từ gia đình và luật lệ sẽ phải cùng chịu thiêu chung với xác chồng, nghi thức này cũng được thực hiện tương tự tại Chiêm Thành.
Tự sát với sự hỗ trợ của y tế (chết tự nguyện, hoặc quyền được chết) là một đề tài gây tranh cãi về đạo đức có liên quan đến vấn đề của những người bị bệnh nan y, phải chịu đau đớn cùng cực, hoặc có (nhận biết và hiểu) về chất lượng cuộc sống cực tệ do bị thương tật hoặc bệnh tật. Tự hy sinh mình vì người khác không phải luôn luôn bị xem như là tự sát, vì mục đích không phải là để giết mình mà là để cứu những người khác, tuy nhiên, theo thuyết của Émile Durkheim gọi những trường hợp như vậy là hành vi "tự sát vị tha".
Phân loại
Tự hại
Tự gây tổn hại cho bản thân không phải là một hành động cố gắng tự sát, tuy nhiên, ban đầu tự hại bị phân loại lầm như là một cố gắng tự sát. Có một mối quan hệ nhân quả tương quan giữa tự hại và tự sát đó là cả hai đều là dạng ảnh hưởng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.
An tử và Trợ tử
Những cá nhân muốn kết thúc cuộc sống của mình có thể nhờ đến sự trợ giúp của người khác để đạt được cái chết. Những người trợ giúp, thường là một thành viên trong gia đình hoặc bác sĩ, có thể giúp thực hiện các hành động nếu các cá nhân thiếu năng lực vật lý để thực hiện hoặc giúp cung cấp các phương tiện. Trợ tử là một vấn đề gây tranh cãi về mặt đạo đức và chính trị ở nhiều nước, như đã thấy xung quanh vụ bê bối của bác sĩ Jack Kevorkian, một nhân viên y tế, đã bị phát hiện có những hoạt động trợ giúp các bệnh nhân để kết thúc cuộc sống của họ, và sau đó bị kết án tù.
Cận tự tử
Cận tự tử (near-suicide) là một hiện tượng mà bệnh nhân bị bệnh nặng hoặc bị thương có thể quyết định ngừng điều trị y tế nếu họ tin rằng chi phí điều trị sẽ gây ra cảnh túng quẫn cho gia đình họ. Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh hoặc chấn thương nghiêm trọng có nhiều khả năng bỏ điều trị nếu họ tin rằng chi phí sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính của gia đình họ, các quyết định này có thể coi là "gần như tự sát".
Tự sát giết người
Tự sát giết người là một hành động mà trong đó một cá nhân giết chết một hoặc nhiều người khác ngay lập tức trước hoặc cùng thời điểm với chính cá nhân đó.
Nguyên nhân giết người trong tự sát giết người có thể đơn thuần là một tội ác hoặc thủ phạm cảm thấy đó như là một hành động của sự quan tâm đến những người thân yêu của mình trong bối cảnh bị trầm cảm nặng.
Tấn công tự sát
Một cuộc tấn công tự sát khi kẻ tấn công gây ra một hành động bạo lực đối với những người khác, thường là để đạt được một mục tiêu quân sự hay chính trị, kết quả cũng bao gồm luôn cái chết của chính mình. Đánh bom tự sát thường được coi là một hành động khủng bố. Những dẫn chứng lịch sử như vụ ám sát Sa hoàng Alexander II hoặc các cuộc tấn công thần phong thực hiện bởi các phi công của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như các cuộc tấn công thời gian gần đây, chẳng hạn như Sự kiện 11 tháng 9. Một trong những hậu quả thảm khốc nhất mà các vụ tấn công tự sát gây ra trong lịch sử là vụ khủng bố 11/9. Kể từ ngày một nhóm gồm 19 tay súng liên kết với Al-Qaeda cướp 4 máy bay để thực hiện các vụ tấn công liều chết vào tòa tháp đôi và Lầu Năm Góc, giết chết gần 3.000 người, số vụ tấn công tự sát được xác nhận và nghi ngờ đã tăng lên nhanh chóng trên toàn cầu với khoảng 338 cuộc tấn công mỗi năm. Trong đó, có một số lượng các vụ tấn công liên quan tới yếu tố tôn giáo .
Tự sát tập thể
Một số vụ tự sát được thực hiện bởi áp lực ảnh hưởng của bạn bè hoặc của một nhóm người. Tự sát tập thể có thể diễn ra chỉ với 2 người theo một "hiệp ước tự sát" hoặc với sự tham gia của một nhóm nhiều người. Một vụ tự sát tập thể đã xảy ra ở Guyana vào năm 1978 bởi các thành viên của Peoples Temper, một giáo phái ở Mỹ cầm đầu bởi Jim Jones.
Hiệp ước tự sát
Một hiệp ước tự sát tức là một vụ tự sát của hai hoặc nhiều cá nhân theo một kế hoạch đã thỏa thuận. Kế hoạch có thể được chết cùng nhau, hoặc riêng lẻ và cùng một thời điểm. Hiệp ước tự sát thường được phân biệt với tự sát tập thể. Những đề cập gần đây về những sự cố mà trong đó một nhóm nhiều người đã tự sát cùng nhau vì cùng một lý do về ý thức hệ, thường trong một bối cảnh tôn giáo, chính trị, quân sự hoặc bán quân sự. Hiệp ước tự sát, mặt khác, thường liên quan đến một nhóm ít người (chẳng hạn như các cặp đã kết hôn, các thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè) cùng có những động cơ cá nhân mạnh mẽ.
Tự sát phản đối
Tự sát phản đối hay còn gọi là tự sát vị tha là hành vi tự sát dưới hình thức hy sinh bản thân để đạt được một mục tiêu, để phục vụ một nguyên nhân hay là kết quả của việc thiếu nhận thức về thực tế hoặc thiếu sự lựa chọn thay thế. Các hình thức tự sát này thường là tự thiêu, tuyệt thực... Gandhi đã tuyệt thực 3 tuần vào mùa thu năm 1924 để ngăn chặn cuộc giao tranh giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo. Trong chiến tranh Việt Nam, đã có nhiều nhà sư đã tự thiêu bằng xăng ở những nơi công cộng. Điều này chỉ để phản đối một chính sách hay sự việc nào đó, và khó có thể ảnh hưởng đến tiến trình của cuộc chiến.
Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố có liên quan tới nguy cơ tự sát bao gồm: rối loạn tâm thần, nghiện ma túy, lý lịch gia đình, sẵn có các phương tiện, và các yếu tố về kinh tế - xã hội. Những hoàn cảnh bên ngoài, chẳng hạn như là một sự kiện đau buồn, có thể kích hoạt tự sát nhưng nó dường như không phải là một nguyên nhân độc lập.
Rối loạn tâm thần
Rối loạn tâm thần thường xuyên xuất hiện tại thời điểm tự sát với các ước tính từ 87% đến 98%. Khi phân loại các rối loạn tâm thần trong các vụ tự sát thì có 30% trường hợp bị rối loạn cảm xúc, 18% bị lạm dụng chất gây nghiện, 14% bị tâm thần phân liệt, và 13% bị rối loạn nhân cách. Khoảng 5% người tử vong vì bệnh tâm thần phân liệt là do tự sát. Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất với số lượng được chẩn đoán ngày càng tăng trên toàn thế giới, và thường là yếu tố thúc giục sự tự sát. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, trầm cảm làm ảnh hưởng đến 17.6 triệu người mỗi năm hoặc cứ 6 người thì có một người bị bệnh. Trong hai mươi năm tới, dự kiến trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh tật đứng hàng thứ hai trên toàn thế và là nguyên nhân hàng đầu trong các quốc gia có thu nhập cao, kể cả Hoa Kỳ.
Trong khoảng 75% các vụ tự sát thành công, các bệnh nhân đã đến gặp bác sĩ trong vòng một năm trước khi chết, 45% - 66% trong vòng một tháng trước khi chết. Khoảng 33% - 41% số người tự sát thành công đã có liên hệ với các dịch vụ sức khỏe tâm thần trong vòng một năm trước khi chết, 20% trong vòng một tháng trước.
Nguyên nhân gây ra khoảng 10% những trường hợp có triệu chứng tâm lý có thể là do vấn đề y tế, kết quả của một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các cá nhân bị bệnh tâm thần nghiêm trọng có điều kiện y tế chung là phần lớn không được chẩn đoán và điều trị do đó có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm thần.(Rothbard AB,et al. 2009)
Lạm dụng chất gây nghiện
Lạm dụng chất gây nghiện là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ra tự sát sau rối loạn tâm thần. Cả hai trường hợp lạm dụng mạn tính hay cấp tính đều liên quan đến tự sát, là do các hóa chất tác động lên thần kinh gây những hiệu ứng say và không kiểm soát được hành vi; Khi kết hợp với đau buồn cá nhân như mất người thân, thì nguy cơ tự sát sẽ tăng lên rất nhiều. Những khuyến cáo về việc nghiện ma túy hoặc nghiện rượu dễ sinh ra các ý nghĩ tự sát đã được đưa ra. Một cuộc điều tra trong các nhà tù ở New York cho thấy 90% tù nhân tự sát có tiền sử lạm dụng chất gây nghiện.
Cocain
Việc sử dụng các loại ma túy như cocain có một mối tương quan cao với tự sát. Tự sát có thể xảy ra trong giai đoạn đang "phê" thuốc hay giai đoạn cai nghiện đối với người nghiện mãn tính. Đối với những trường hợp tự sát ở người thành niên trẻ thường là do lạm dụng chất ma túy tổng hợp, trong khi đối với người lớn tuổi thì nguyên nhân chính là do nghiện rượu. Tại San Diego, khoảng 30% các vụ tự sát ở những người dưới 30 tuổi là do sử dụng cocain. Trong thời gian cai nghiện cocain có thể dẫn đến những triệu chứng trầm cảm mãnh liệt cùng với các hiệu ứng đau khổ về tinh thần khác làm tăng nguy cơ tự sát.
Methamphetamine
Sử dụng methamphetamine có quan hệ mật thiết với trầm cảm và tự sát cũng như gây ra một loạt các hiệu ứng khác bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
Các opioid
Người sử dụng heroin có một tỷ lệ tử vong cao gấp 13 lần so với những người nghiện các chất khác, trong số đó tự sát chiếm 3-35%, và cao gấp 14 lần so với những người chết vì tự sát do lạm dụng chất gây nghiện khác. 25% bệnh nhân điều trị cai nghiện heroin tại Úc bị trầm cảm.
Rượu
Lạm dụng rượu có liên quan đến một số rối loạn sức khỏe tâm thần và nghiện rượu có một tỷ lệ tự sát rất cao. Mỗi ngày uống 6 ly rượu mạnh hoặc nhiều hơn có nguy cơ tự sát cao gấp 6 lần người thường. Những người nghiện rượu nặng hoặc lạm dụng chất cồn có tỷ lệ trầm cảm cao. Tranh cãi trước đây cho rằng những người nghiện rượu phát triển trầm cảm là do họ tự uống thuốc (có thể đúng trong vài trường hợp), tuy nhiên theo nghiên cứu gần đây cho thấy việc thường xuyên uống rượu quá mức trong thời gian dài bản thân nó đã trực tiếp gây ra chứng trầm cảm.
Benzodiazepine
Benzodiazepine là một loại thuốc an thần, tuy nhiên nếu kê toa benzodiazepine hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra trầm cảm và tự sát. Nên cẩn thận trong việc kê toa loại thuốc này, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có nguy cơ tự sát. Các thanh thiếu niên sử dụng benzodiazepine có nguy cơ tự hại hoặc tự sát tăng cao, mặc dù mẫu thống kê khá nhỏ. Những ảnh hưởng của các benzodiazepine đối với thanh thiếu niên dưới 18 tuổi cần phải được nghiên cứu thêm. Cần thiết phải thêm vào khuyến cáo cẩn trọng khi sử dụng benzodiazepine đối với thanh thiếu niên bị trầm cảm.
Hút thuốc lá
Có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy một mối quan hệ giữa việc hút thuốc với những ý nghĩ và cố gắng tự sát. Trong một nghiên cứu được thực hiện với các y tá, những người hút thuốc từ 1-24 điếu mỗi ngày có nguy cơ tự sát cao gấp đôi, hút 25 điếu hoặc hơn nguy cơ tự sát cao gấp 4 lần so với những người không bao giờ hút thuốc lá. Trong một nghiên cứu thực hiện với 300.000 nam quân nhân thuộc quân đội Hoa Kỳ cho thấy có một mối liên hệ rõ ràng giữa tự sát và hút thuốc, những người hút thuốc lá trên một gói một ngày có tỷ lệ tự sát cao gấp 2 lần so với những người không hút thuốc.
Nghiện cờ bạc
Người nghiện cờ bạc thường có những ý định và cố gắng tự sát cao hơn so người bình thường. Nghiện cờ bạc ở người trẻ tuổi làm tăng nguy cơ tự sát, tuy nhiên những cố gắng tự sát liên quan đến cờ bạc thường được thực hiện bởi những con nghiện cao tuổi. Nghiện cờ bạc kết hợp với lạm dụng chất gây nghiện hoặc rối loạn tâm thần sẽ làm tăng nguy cơ tự sát.
Một nghiên cứu bệnh viện ở Úc phát hiện ra rằng 17% các trường hợp tự sát được đưa vào khoa cấp cứu của bệnh viện Alfred là những người nghiện cờ bạc.
Sinh học
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát, với phương sai phân tán trong khoảng 30-50%, phần lớn là do di truyền của bệnh tâm thần. Có bằng chứng cho thấy nếu cha mẹ tự sát sẽ là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về những nỗ lực tự sát trong số các người con của họ.
Yếu tố xã hội
Tự sát như một hình thức thách thức và kháng nghị
Tại Ireland, phản đối bằng cách tuyệt thực cho đến chết đã được sử dụng như một chiến thuật trong thời gian gần đây vì các nguyên nhân chính trị. Trong xung đột vũ trang tại Bắc Ireland, một cuộc tuyệt thực đã được Quân đội Cộng hòa Ireland lâm thời (IRA) đưa ra để yêu cầu các tù nhân của họ phải được phân loại lại như là những tù nhân chiến tranh chứ không phải là những kẻ khủng bố, trong suốt cuộc tuyệt thực nổi tiếng vào năm 1981, dẫn đầu bởi Bobby Sands với kết quả là 10 trường hợp tử vong. Nguyên nhân cái chết được các nhân viên điều tra ghi nhận là "tự nhịn đói đến chết" ("starvation, self-imposed") chứ không phải là tự tử, sau khi bị gia đình của các nạn nhân phản đối thì sửa lại trên giấy chứng tử gọn lại là "đói" ("starvation").
Tự sát để thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật
Một tội phạm có thể quyết định tự sát để tránh bị truy tố và nhục nhã. Hermann Göring, một sĩ quan không quân cao cấp của Đức Quốc xã, đã tự sát bằng 1 viên nang chứa xyanua để thoát khỏi cảnh bị treo cổ sau phán quyết tại tòa án Nürnberg. Một số vụ nổ súng học đường, bao gồm cả vụ thảm sát trường trung học Columbine và thảm sát đại học bách khoa Virginia, đã kết thúc bằng việc thủ phạm tự sát.
Tự sát để phục vụ mục đích quân sự
Trong những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới thứ hai, một số phi công Nhật Bản tình nguyện cho các phi vụ Thần phong trong một nỗ lực để ngăn chặn thất bại của Đế quốc Nhật Bản, trong khi lực lượng dưới mặt đất bắt đầu những cuộc tấn công banzai. Gần cuối của Thế chiến II, Nhật Bản thiết kế Ohka, một loại máy bay nhỏ có mục đích duy nhất là nhiệm vụ Thần phong. Tương tự như không quân của Đức sử dụng Selbstopfereinsatz (những nhiệm vụ cảm tử) để phá các cầu của Liên Xô.
Tự sát vì nghĩa vụ
Tự sát vì nghĩa vụ hay bổn phận là một hành động tự sát có hoặc không gây tử vong, được thực hiện với niềm tin rằng việc này sẽ đạt được những điều tốt đẹp hơn, chứ không phải là để thoát khỏi những điều kiện quá đáng hoặc quá khắc nghiệt. Việc tự sát có thể là tự nguyện, để giảm bớt nỗi ô nhục hay như là một sự trừng phạt, hoặc phải cáng đáng danh tiếng của dòng tộc.
Các quý tộc La Mã bị truất phế đôi khi được phép tự sát để cho gia đình của họ thoát khỏi những hình phạt. Ví dụ Hoàng đế Nero đã bị ép phải tự sát khi phải đối mặt với một cuộc nổi dậy và án tử hình. Gần đây hơn là trường hợp của Erwin Rommel trong vụ âm mưu 20 tháng 7 nhằm ám sát Hitler. Rommel bị đe dọa nếu không tự sát thì sẽ bị đem ra xét xử công khai, xử tử và gia đình ông sẽ bị liên lụy. Và cuối cùng ông đã chọn phương thức tự sát.
Tự sát như là một cách để giải thoát
Ở đây "giải thoát" là mong muốn của một cá nhân rằng họ sẽ không phải đối mặt với những sự việc xảy ra trong đời sống của họ. Nếu bỏ qua nguyên nhân tổn thương thần kinh thần kinh vật lý (não tổn thương) dẫn đến không kiểm soát được cảm xúc hành vi, một cá nhân có thể thực hiện hành động tự sát với hi vọng rằng được "giải thoát" khi cuộc sống của họ đã kết thúc. Những nguyên nhân khiến một cá nhân muốn tự sát để được "giải thoát" có thể liên quan trực tiếp đến chính sự sống và chất lượng cuộc sống của họ như bệnh tật hiểm nghèo, tình trạng kinh tế quá khắc nghiệt để duy trì sự sống, bị đe dọa giết hại hoặc giúp họ thoát khỏi những ám ảnh liên quan đến những sự kiện có thực đã xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra ở hiện tại và có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Dạng mục đích tự sát này có thể mang ý nghĩa bao trùm toàn bộ hoặc bao trùm một phần đối với các dạng mục đích tự sát khác, loại trừ (như đã nói) do tổn thương vật lý của hệ thần kinh. Ngoài ra quyết định chấm dứt cuộc sống với mục đích được "giải thoát" có thể là hậu quả của dạng bệnh thần kinh mà có mối liên quan chưa được làm rõ tới tổn thương của bộ não như chứng tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Những yếu tố khác
Các yếu tố kinh tế - xã hội như nghèo đói, thất nghiệp, vô gia cư, và phân biệt đối xử có thể gây ra ý nghĩ tự sát. Nghèo không thể là một nguyên nhân trực tiếp nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ tự sát, vì là nhóm có nguy cơ lớn với trầm cảm. Sự ủng hộ tích cực đối với tự sát cũng là một yếu tố góp phần. Trí thông minh ban đầu được đề xuất như là một yếu tố như trong một giải thích của tâm lý học tiến hóa về việc thừa nhận một trí thông minh tối thiểu cần thiết cho một quyết định tự sát, các mối liên hệ tích cực giữa chỉ số IQ và tự sát đã được nhắc lại trong một số nghiên cứu.
Phương thức tự sát
Các phương thức tự sát chính giữa các quốc gia khác nhau đáng kể. Các phương thức chính trong các khu vực khác nhau bao gồm treo cổ, uống thuốc trừ sâu uống thuốc độc, và dùng súng. 30% các vụ tự sát trên toàn thế giới là uống thuốc trừ sâu uống thuốc độc, tuy nhiên có sự thay đổi rõ rệt theo từng vùng với 4% ở châu Âu và hơn 50% trong khu vực Thái Bình Dương. 52% các vụ tự sát ở Hoa Kỳ là dùng súng. Làm ngạt (chẳng hạn như dùng túi tự sát) là khá phổ biến, chiếm khoảng 40% các vụ tự sát tại Hoa Kỳ. Các phương thức tự sát khác như chấn thương đụng dập (nhảy từ một tòa nhà hoặc nhảy cầu, nhảy qua cửa sổ, đứng trên đường ray xe lửa, hoặc đụng xe,..). Mất máu (rạch cổ tay hoặc cổ họng), cố ý chết đuối, tự thiêu, điện giật, và tuyệt thực là những phương pháp tự sát khác.
Có tiếp xúc với tự sát là yếu tố gây nguy cơ tự sát còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu năm 1996 không thể tìm thấy mối quan hệ giữa các vụ tự sát trong một nhóm bạn, trong khi một nghiên cứu năm 1986 cho thấy tỷ lệ tự sát tăng sau khi TV chiếu những tin tức liên quan đến tự sát.
Phòng chống
Phòng chống tự sát là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những nỗ lực tập thể để giảm tỷ lệ tự sát thông qua các biện pháp phòng chống. Trong khi các đường dây nóng hỗ trợ đã được phổ biến nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy tác dụng trợ giúp hoặc bác bỏ hẳn hiệu quả của nó. Việc tầm soát ý định tự sát không gây ảnh hưởng đến nguy cơ tự sát.
Dịch tễ học
Tự sát là nguyên nhân đứng hạng thứ 10 gây chết người trên toàn thế giới, với khoảng một triệu người chết do tự sát hàng năm. Theo dữ liệu thống kê năm 2007 thì các vụ tự sát ở Hoa Kỳ nhiều hơn gần gấp đôi số vụ giết người và là nguyên nhân gây tử vong xếp hạng 11 ở Hoa Kỳ, xếp trên cả bệnh gan và bệnh Parkinson. Tỷ lệ tự sát tăng 60% trong vòng 50 năm qua trên toàn thế giới, chủ yếu là ở các nước đang phát triển.
Một số lượng lớn các vụ tự sát là ở Châu Á, chiếm tới khoảng 60%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì ở các vụ tự sát ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm khoảng 40% tổng số các vụ tự sát trên thế giới.
Lần đầu tiên trong 1 thập kỷ ở Hoa Kỳ có tỷ lệ tự sát gia tăng. Tỷ lệ tự sát tổng thể tăng từ năm 1999 đến năm 2005 chủ yếu là do sự gia tăng các vụ tự sát trong số những người da trắng tuổi từ 40-64, với phụ nữ da trắng trung niên tăng nhiều nhất.
Giới tính
Ở các nước phương Tây, nam giới bị chết bởi tự sát nhiều hơn nữ giới, mặc dù nữ giới lại cố gắng tự sát nhiều hơn. Một số chuyên gia xã hội cho rằng nữ giới cố gắng tự sát nhiều hơn là do tình trạng mất cân bằng giới tính trầm trọng.
Trong The Eclipse: A Memoir of Suicide, tác giả Antonella Gambotto-Burke báo cáo rằng ở những nước phương Tây, nam giới đang dẫn đầu về "tỷ lệ tự hủy diệt" (chiếm 40% tổng số các vụ tự sát) và "nguyên nhân khiến họ quyết định tự sát thường là do cuộc sống cách ly, thất nghiệp và nợ nần. Giới tính nam có bản chất là (hoạt động) chinh phục... Biểu hiện của cái gốc tự trọng trong nam giới là anh ta bỏ qua mọi xúc cảm đơn thể (sự chinh phục đòi hỏi phải có 1 đối tác). Một người đàn ông không thể cảm thấy mình là đàn ông nếu anh ta không có 1 đối tác, một đoàn thể hoặc một nhóm để cùng trò chuyện. Nam tính là một trò được chơi trên bình diện đối xứng. Do đó, ý nghĩa của nam giới tự tan rã khi đối tác vắng mặt."
Độ tuổi
Ở nhiều quốc gia, tỉ lệ tự sát cao nhất ở độ tuổi trung niên hoặc lớn tuổi hơn. Tuy nhiên, số vụ tự sát nhiều nhất nằm ở độ tuổi từ 15 đến 29 do lượng người ở độ tuổi này đông. Trên thế giới, độ tuổi tự sát trung bình từ 30 đến 49 đối với cả nữ và nam. Điều này có nghĩa là phân nửa số người chết vì tự sát đều ở khoảng 40 tuổi đổ lại, nửa còn lại từ 40 tuổi trở lên. Tỉ lệ tự sát ở trẻ em rất thấp, nhưng tăng dần trong giai đoạn chuyển thành thanh thiếu niên.
Uống rượu và sử dụng ma túy
Tại Hoa Kỳ 16,5% các vụ tự sát có liên quan đến rượu. Nghiện rượu làm tăng khả năng tự sát lên gấp 5 đến 10 lần, trong khi dùng các chất kích thích khác làm tăng nguy cơ này lên 10 đến 20 lần. Khoảng 15% của những người nghiện rượu tự sát, và khoảng 33% các vụ tự sát ở người dưới 35 tuổi có chẩn đoán lâm sàng uống rượu hoặc lạm dụng các chất khác, hơn 50% tất cả các vụ tự sát có liên quan đến sự phụ thuộc vào rượu hoặc ma túy. Ở thanh thiếu niên, việc lạm dụng rượu hoặc ma túy đóng một vai trò quan trọng, chiếm đến 70% các vụ tự sát.
Sắc tộc
Tỷ lệ tự sát trong nước có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và giữa các dân tộc. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, người da trắng không có nguồn gốc Tây Ban Nha có khả năng tự sát cao hơn 2,5 lần so với người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Tây Ban Nha. Ở UK, tỷ lệ tự sát khác nhau đáng kể giữa các vùng miền khác nhau trong nước. Tại Scotland, tỷ lệ tự sát khoảng gấp đôi ở nước Anh.
Tỉ lệ tự sát ở các quốc gia trên thế giới
Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nơi có tỷ lệ tự sát cao nhất trong thế giới công nghiệp (26 trên 100.000 người). Trong năm 2006, tỷ lệ tự sát của Nhật Bản là 23,6 trên 100.000 dân cư và tốt hơn đáng kể so với con số này ở các nước Đông Âu, chẳng hạn như Litva (38,8) và Nga (32,3). Tỉ lệ tự sát tại Nhật Bản xếp thứ 8 trên toàn thế giới.
Số vụ tự sát đạt kỷ lục 34.427 vụ vào năm 2003 (tăng 7,1% so với năm 2002), so với 33.093 vụ trong năm 2007 (tăng 2,9%), 32.249 vụ trong năm 2008 (giảm 2,6%) và 32.845 trong năm 2009 (tăng 1,85%). Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự sát trong năm 2007 đều có nạn nhân là nam giới, và 60% người tự tử là do thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự sát ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự sát trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động. Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm. Trong năm 2009, 6.949 người tự sát vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).
Theo thứ tự giảm dần, tháng 3, tháng 4 và tháng 5 là thời gian người Nhật tự sát nhiều nhất, điều này có lẽ bởi vì năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 3 theo truyền thống Nhật Bản. Trong năm 2009, thống kê ghi lại chủ yếu các vụ tự sát của người lao động vào tháng 3, người làm nội trợ trong tháng 4-tháng 5 và thất nghiệp trong tháng 5-tháng 6. Rất ít vụ tự sát xảy ra vào cuối tuần, nhiều nhất là vào thứ Hai.
Trong năm 2008, một nghiên cứu chính phủ Nhật Bản cho thấy gần 1/5 người Nhật Bản từng nghiêm túc nghĩ về việc tự sát vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Trong năm 2010, một nghiên cứu mới cho thấy rằng tự sát ở Nhật Bản có chi phí nền kinh tế khoảng 2,7 tỉ yên mỗi năm.
Canada
Bước vào thế kỷ 21, tỷ lệ tự sát ở Quebec là một kỷ lục đã vượt Nga, Litva và Kazakhstan. Trong năm 2001, 1.334 người dân Quebec - trong đó có 1.055 người (79%) - đã tự sát. Tỷ lệ tự sát ở nam giới trẻ tuổi là một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới: 30,7 trên 100.000 dân. Tình hình trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 1965, khi cuộc Cách mạng Thầm Lặng diễn ra.
Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia được xếp cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và liên tục có số vụ tự sát thuộc hàng đầu trong nhóm các nước phát triển. Nhà ga tàu điện ngầm ở Seoul đã phải dựng hàng rào chắn để ngăn người nhảy xuống lúc tàu đến, đồng thời 8 cây cầu trong thành phố đều được lắp đặt hệ thống camera CCTV nhằm phát hiện nhanh những người có ý tự sát. Quốc gia này là nơi thường xuyên diễn ra các vụ tự sát của sinh viên, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến vụ tự sát của cựu tổng thống Roh Moo-hyun vào năm 2009. Trong chưa đầy 4 tháng đầu năm 2011, bốn sinh viên và một giáo sư của Viện Đại học KAIST - một trong những ngôi trường danh tiếng bậc nhất Hàn Quốc - đã lần lượt tự sát.
Theo một chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Seoul và cũng là thành viên trong Hiệp hội ngăn chặn tự sát ở Hàn Quốc, "tự sát tập thể" là một vấn nạn khá phổ biến ở nước này và đồng thời đang có xu hướng tăng cao. Tỷ lệ này đặc biệt tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và vẫn tiếp tục tăng sau đó. Trong vòng 5 năm trước 2007, tỷ lệ tự sát ở Hàn Quốc còn gia tăng gấp đôi. Năm 2011, trước tình hình này, một số người đã đứng ra tổ chức những khoá học chết thử, với lý do "trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ". Mục đích của chương trình này là muốn người tham gia "nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn" thay vì tự tìm đến cái chết.
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Thống kê về tự sát ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có phần gây tranh cãi trong đó nghiên cứu độc lập thường tạo ra các ước tính chênh lệch đáng kể với số liệu thống kê chính thức do chính phủ cung cấp. Trên cơ sở dữ liệu thu thập vào năm 1999, chính phủ ước tính tỷ lệ tự sát là 13,9, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trong các nước Đông Á: Nhật Bản (24,4) và Hàn Quốc (21,9). Tuy nhiên, dựa trên cùng một nguồn dữ liệu, Trung tâm Phòng ngừa và Nghiên cứu tự sát Bắc Kinh đưa ra con số tỷ lệ trung bình là 28,7. Trong khi đó, theo báo cáo "Gánh nặng bệnh tật toàn cầu" do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, tỷ lệ này ước tính khoảng 30,3.
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là quốc gia duy nhất trong số các nước trên thế giới trong đó người nông thôn tự sát nhiều hơn so với người thành thị mỗi năm: theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, năm 1999 tỷ lệ tự sát trên 100.000 người là 13,0 đối với thành thị và 14,8 đối với nông thôn. Theo số liệu thống kê chính thức của chính phủ, tỷ lệ ở thành thị (13,0 trên 100.000 người mỗi năm) là thấp hơn so với nhiều nước khác, bao gồm cả một số nước phương Tây, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Úc và Đức.
Trên cơ sở của một nghiên cứu năm 2008, nhiều kết luận khá khác nhau được đưa ra: nông thôn tự sát nhiều hơn đô thị theo tỉ lệ 3:1. Sự bùng nổ lớn về việc thanh niên và người lớn tuổi tự sát đã xảy ra, tỷ lệ tự sát quốc gia tương đối cao 2-3 lần so với trung bình toàn cầu là điều hiển nhiên, và một tỷ lệ nhỏ bệnh tâm thần, đặc biệt lâm sàng trầm cảm, tồn tại trong các nạn nhân tự sát. Có hơn 300.000 vụ tự sát ở Trung Quốc hàng năm. Trung Quốc chiếm hơn 30% số vụ tự sát trên thế giới. Tỷ lệ tự sát ở lưu vực sông Dương Tử cao hơn khoảng 40% so với các vùng khác của Trung Quốc.
Châu Âu
Theo một nghiên cứu trên 10 quốc gia châu Âu năm 2011, tỷ lệ tự sát đã tăng đột biến trong nhóm người ở độ tuổi đi làm tại 9 quốc gia châu Âu. Số người tự sát trong nhóm dưới 65 tuổi tăng từ 5% cho đến 17% trong năm 2007 đến 2009. Kết quả cuộc nghiên cứu cho biết, khủng hoảng làm tăng tỷ lệ tự sát ở châu Âu do dẫn đến chỉ số thất nghiệp tăng hơn 1/3 so với trước đó. Một nhà nghiên cứu đánh giá rằng tỷ lệ tự sát vốn đang trên đà giảm nhẹ đã đột ngột tăng ngay sau khi khủng hoảng xảy ra. Bên cạnh đó, BBC đưa ra báo cáo cho biết số đơn thuốc chống trầm cảm đã tăng hơn 40% trong vòng 4 năm từ cuộc khủng hoảng.
Hoa Kỳ
Các khía cạnh xã hội
Sự can thiệp
Quan điểm chính của y học hiện đại cho rằng tự sát có quan hệ với sức khỏe tâm thần, kết hợp với yếu tố tâm lý như khó khăn trong việc đối phó với trầm cảm, những đau khổ không thể tránh được, sợ hãi, hoặc các rối loạn tâm thần và áp lực khác. Một cố gắng tự sát đôi khi như là một "tiếng cầu cứu" và kêu gọi sự quan tâm, hoặc để bày tỏ nỗi thất vọng và muốn giải thoát, chứ không phải là ý định thật sự muốn chết. Hầu hết những người cố gắng tự sát đều không thành công trong lần thực hiện đầu tiên; những người này nếu tiếp tục lặp lại hành động tự sát sẽ có xác suất thành công cao hơn. Trong một nghiên cứu năm 2021, các nhà khoa học đã đề xuất rằng việc cho rằng những người có suy nghĩ tự sát là bị bệnh có thể gây trở ngại trong việc ngăn chặn tự sát . Họ sử dụng phương pháp thống kê Bayes, kết hợp với lý thuyết cơ chế mindsponge , để khám phá các quá trình dẫn đến sự xuất hiện của suy nghĩ tự sát mà rối loạn tâm thần đóng một vai trò rất nhỏ và kết luận rằng có nhiều trường hợp mà ý tưởng tự sát đại diện cho một lựa chọn trong phân tích chi phí - lợi ích giữa sự sống và cái chết. Những người trong trường hợp đấy có thể không được gọi là "bệnh nhân".
Một số vụ tự sát nổi tiếng
Chính trị gia
Roh Moo Hyun, Tổng thống Hàn Quốc. Nguyên nhân cái chết được đánh giá là không chịu nổi sức ép từ những cáo buộc tham nhũng nhằm vào ông cũng như người thân.
Getulio Vargas, Tổng thống Brasil, đã chọn cái chết vào ngày 4 tháng 7, 1982 để trả lời cho sức ép yêu cầu từ chức từ những quan chức hàng đầu của quân đội. Lý do cho việc này đối thủ chính trị hàng đầu của Vargas khi đó là Carlos Lacerda bị ám sát không thành, và theo kết quả điều tra cho biết, kẻ đặt hàng vụ ám sát chính là chỉ huy lực lượng bảo vệ của tổng thống.
Antonio Guzman, Tổng thống Dominica, tự sát trong phòng tắm bằng cách bắn vào đầu sau khi đảng cách mạng Dominica của Guzman từ chối ủng hộ ông trong Quốc hội. Nguyên nhân của sự từ chối này là những hứa hẹn về vấn đề kinh tế của đất nước và nạn tham nhũng ở lần tranh cử trước đều không được thực hiện mà còn có xu hướng tồi tệ đi. Chi phí của chính phủ vẫn tăng lên đều trong khi nền kinh tế Dominica phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng và sự xuất hiện của cơn bão David năm 1979 để lại thiệt hại nặng nề. Trong khi đó, phần lớn tiền việc trợ của các nước khác được phát hiện là chui vào túi riêng của các quan chức, trong đó Guzman là người bị buộc tội đầu tiên.
Pierre Beregovoy, Thủ tướng Pháp, tự sát bằng cách bắn súng vào đầu bên bờ một con kênh vào ngày 1 tháng 5, 1993, sau khi từ chức thủ tướng vào tháng 3 cùng năm và tiếp tục chịu áp lực từ những cáo buộc khẳng định ông đã nhận 180.000 USD trong thời gian tranh cử, tuy một số người lập luận rằng điều này là không thể.
Mahmoud Zuabi, Thủ tướng Syria, trong thời gian chờ điều tra bị quản thúc tại nhà đã tự sát bằng súng vào ngày 21 tháng 5, 2000. Trước đó, vào tháng 3 cùng năm ông đã bị cách chức, 2 tháng sau bi khai trừ khỏi Đảng Baath, sau đó dính vào rắc rối vụ điều tra của Viện Kiểm sát về tham nhũng từ hợp đồng máy bay.
Vua Trùng Quang Đế và tướng Nguyễn Súy nhà Hậu Trần, cùng tự vẫn trên đường bị quân Minh áp giải về Kim Lăng
Chúa Trịnh Tông tự sát trên đường bị Nguyễn Trang áp giải để không lọt vào tay quân Tây Sơn
Thái hậu Bùi Thị Nhạn nhà Tây Sơn, tự sát khi không còn đường thoát để không lọt vào tay quân Nguyễn.
Phan Thanh Giản, Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) của nhà Nguyễn, tự sát ngày 4 tháng 8 năm 1867 sau khi mất 3 tỉnh này.
Hoàng Diệu, trấn thủ thành Hà Nội của nhà Nguyễn, tự sát tại Võ Miếu ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ) sau khi thành Hà Nội thất thủ.
Võ Tánh, danh tướng nhà Nguyễn. Trong cuộc nội chiến với quân đội Tây Sơn, ông đã tự thiêu bằng thuốc súng và rơm khô tại thành Bình Định vào ngày 7 tháng 7 năm 1801 với lời đề nghị Trần Quang Diệu tha chết cho quân lính của mình.
Các nhân vật khác
Norman Morrison tự thiêu để chống chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu cho đạo pháp.
Van Gogh, danh họa Hà Lan, tự sát bằng một khẩu súng lục và chết 2 ngày sau đó (năm 1890).
Ernest Hemingway, nhà văn người Mỹ tự sát bằng súng năm 1961.
Jang Ja Yeon đã tự sát tại nhà riêng vì bị ép buộc quan hệ tình dục quá nhiều
Kurt Cobain, gương mặt của ban nhạc Nirvana đã tự sát bằng súng tại nhà riêng năm 1994. |
"On a Plain" là một bài hát của ban nhạc rock Mỹ Nirvana. Đây là bài hát thứ 11 trong album Nevermind (1991). Bài hát được phát hành làm đĩa quảng bá vào mùa hè năm 1992.
Một màn biểu diễn trực tiếp bài hát này tại Roskilde Festival ở Roskilde, Đan Mạch ngày 26 tháng 6 năm 1992 đã có mặt trong album video sau đó Live! Tonight! Sold Out!! của nhóm, phát hành năm 1994.
Vị trí trong bảng xếp hạng |
"Come as You Are" là bài hát của ban nhạc rock Mỹ Nirvana. Đây là bài hát thứ 3 và đĩa đơn thứ hai của album năm 1991, Nevermind. Đây cũng là đĩa đơn thành công thứ hai của album, chỉ sau bài "Smells Like Teen Spirit". Cả hai bài này đã làm Nirvana và nhạc grunge thành ban nhạc và dòng nhạc chủ đạo lúc đó.
Ý nghĩa
"Come as You Are" là một trong những bài hát lạc quan hơn cả của Nirvana. Những bài khác của ban nhạc thường rất u tối, lời hát thì lạnh lùng, "Come as You Are" đã đón tiếp người nghe "như một người bạn". Bài hát là sự tán thành, mời chào người nghe như đúng với cái tên của nó "Hãy đến như là chính bạn". Tuy nhiên, bài hát cũng mang theo nó là một không khí nghi ngờ khi gặp lại một người bạn cũ, với những dòng sau "And I swear that I don't have a gun" (Và tôi thề là tôi không có súng) mà Cobain đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Dù vậy thì người thủ lĩnh Kurt Cobain của ban nhạc cũng đã chết bởi một phát súng vào đầu sau khi dùng ma tuý quá liều vào năm 1994 và có quá nhiều sự chú ý tới những lời hát này. Có nhiều quả quyết tương tự như vậy trong các bài hát khác ở album Nevermind cũng đề cập đến sung. Tuy nhiên, album đã được thu âm 3 năm trước khi Cobain chết.
Lời bài hát "soak... soaked in bleach" (cùng với album đầu tay của họ, Bleach) nói về một chiến dịch ở Seattle vào đầu thập kỷ 90. Chiến dịch này về những người sử dụng ma túy theo cách tiêm vào tĩnh mạch, tới những thành phố đang kêu gọi làm sạch những kim tiêm để giảm rủi ro của thảm họa căn bệnh mắc phải. Ban nhạc được biết đến rộng rãi vì sự liên hệ của họ với ma túy, vì Cobain là một người dùng ma túy với liều lượng cao.
Cuộc tranh chấp với Killing Joke
Khi album Nevermind được phát hành, các thành viên của ban nhạc Killing Joke đã khẳng định đoạn nhạc chính của "Come as You Are" giống đoạn nhạc trong đĩa đơn của họ "Eighties". Tuy nhiên, ban nhạc đã không đưa ra được lý lẽ pháp lý việc không xâm phạm luật bản quyền mà theo Rolling Stone là "lý do cá nhân và tài chính". Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Pháp "Hard Rock Magazine", Jaz Coleman nói rằng anh đã không theo kiện bởi vì các thành viên của Nirvana đã thú nhận công khai với anh rằng họ thật sự đã ăn cắp phần nhạc đó, những gì anh ta nói là tất cả những điều anh muốn nghe.
Dường như ban nhạc đã không bực tức vì điều này; tay trống cũ của Nirvana Dave Grohl đã chơi trống trong album thứ 13 năm 2003 của Killing Joke, và đã thu âm bài hát "Requiem" với ban nhạc của riêng anh, ban nhạc Foo Fighters. Ban nhạc Foo Fighters thậm chí còn trình diễn với ban nhạc Killing Joke ở buổi diễn tại New Zealand.
Các phiên bản
Một phiên bản chơi ghi ta thường của "Come as You Are" đã được ban nhạc biểu diễn trên MTV Unplugged năm 1993 và xuất hiện trên album tiếp theo MTV Unplugged in New York vào năm 1994. Phiên bản Nevermind cũng có trong album các bài hay nhất của ban nhạc năm 2002, Nirvana. Vào năm 1993, Michael Azerrad đã sử dụng tên bài hát làm tựa đề cho quyển sách của mình, một quyển sách tóm tắt về các giai đoạn phát triển của Nirvana. Một phiên bản demo có trong album tổng hợp Sliver: The Best of the Box phát hành năm 2005.
Hát lại
"Come as You Are" đã được ban nhạc Punk rock Vibrators hát lại, bởi ca sĩ, nhạc sĩ Laura Love.
Danh sách các bài hát trong đĩa đơn
"Come as You Are" (Cobain) - 3:38
"Endless, Nameless" (Cobain) - 6:40
"School" [live, Paramount Theatre (Seattle, Washington) 1991.10.31] (Cobain) - 2:31
"Drain You" [live, Paramount Theatre (Seattle, Washington) 1991.10.31] (Cobain) - 3:35
Vị trí trong bảng xếp hạng |
"Smells Like Teen Spirit" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Nirvana. Đây là ca khúc mở đầu cũng như đĩa đơn chính trích từ album phòng thu thứ hai của nhóm có tựa đề Nevermind (1991), do hãng đĩa DGC Records phát hành. Thành công vượt ngoài mong đợi của bài hát đã đưa Nevermind vọt lên vị trí quán quân của một số bảng xếp hạng album vào đầu năm 1992. Sự kiện đó còn là mốc son biến thể loại grunge trở thành dòng nhạc phổ thông.
"Smells Like Teen Spirit" là bài hit đình đám nhất của Nirvana ở nhiều quốc gia, đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng công nghiệp âm nhạc khắp thế giới vào năm 1991 và 1992, trong đó có thành tích đứng đầu bảng tại Bỉ, Pháp, New Zealand và Tây Ban Nha. Ca khúc đón nhận vô số lời tán dương từ giới phê bình và đứng ở vị trí số một trong cuộc bầu chọn Pazz & Jop do các cây viết của Village Voice tổ chức. Bài hát còn được ví như "bản nhạc hiệu dành cho những đứa trẻ bất cần" của thế hệ X, nhưng Nirvana thì tỏ ra khó chịu bởi hiệu ứng chú ý mà nó đem lại cho nhóm. Nhiều năm kể từ cái chết của Kurt Cobain, các thính giả và phê bình gia vẫn tiếp tục tôn vinh "Smells Like Teen Spirit" là một trong những ca khúc vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc.
Video âm nhạc (MV) của "Smells Like Teen Spirit" dựa trên khái niệm về một buổi hòa nhạc học đường kết thúc trong tình trạng hỗn loạn và náo động, lấy cảm hứng từ phim Over the Edge của Jonathan Kaplan (1971) và bộ phim Rock 'n' Roll High School của Ramones. Ca khúc đã giành 2 giải Video âm nhạc của MTV và lên sóng truyền hình với tần suất dày đặc. Nhiều năm sau, Amy Finnerty – người từng công tác tại bộ phận phát sóng của MTV cho biết MV "đã thay đổi toàn bộ diện mạo của MTV" bằng cách đem lại cho kênh này "một thế hệ hoàn toàn mới". Năm 2000, Sách Kỷ lục Guinness vinh danh "Smells Like Teen Spirit" là bài hát được phát nhiều nhất trên sóng kênh MTV ở châu Âu.
"Smells Like Teen Spirit" nằm trong danh sách "những ca khúc định hình nên rock and roll" của Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll. Năm 2001, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) đã liệt tên ca khúc ở vị trí số 80 trong danh sách Songs of the Century của tổ chức này. Năm 2002, NME liệt bài hát ở vị trí thứ 2 trong danh sách "100 đĩa đơn hay nhất mọi thời đại" của ấn phẩm này, còn Kerrang! thì liệt tên ca khúc ở hạng nhất trong danh sách "100 đĩa đơn hay nhất mọi thời đại" của họ. Năm 2004, Rolling Stone xếp "Smells Like Teen Spirit" ở hạng 9 trong danh sách 500 bài hát hay nhất mọi thời đại. Năm 2017, nhạc phẩm được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Grammy.
Sáng tác
Giọng ca của Nirvana, Kurt Cobain cho biết "Smells Like Teen Spirit" giống như một cách để anh thử sáng tác một ca khúc theo phong cách của Pixies – ban nhạc mà anh vô cùng hâm mộ:
Cobain nghĩ ra tên bài hát khi cô bạn Kathleen Hanna – giọng ca chính của ban nhạc riot grrrl Bikini Kill – viết trên tường của anh dòng chữ "Kurt smells like Teen Spirit". Ý của Hanna là Kurt có mùi như lăn khử mùi Teen Spirit – thứ mà cô và Tobi Vail (bạn gái lúc đó của Cobain) phát hiện trong một lần tới hiệu thuốc. Cobain nói rằng anh không hề hay biết lăn khử mùi kia lúc đặt tên bài hát, phải vài tháng sau khi phát hành đĩa đơn thì anh mới biết đến nó; trước đó anh còn tưởng cái tên đó ám chỉ đến cuộc trò chuyện của họ về chủ nghĩa vô chính phủ và punk rock.
Cùng với "Come as You Are", "Smells Like Teen Spirit" là một trong số nhiều bài hát được sáng tác sau những buổi ghi nháp đầu tiên với nhà sản xuất Butch Vig vào năm 1990. Cobain bắt đầu sáng tác ca khúc vài tuần trước khi tiến hành thu âm album thứ 2 của Nirvana là Nevermind vào năm 1991. Khi anh đem bài hát giới thiệu với các đồng đội trong ban nhạc, nó chỉ có vỏn vẹn khúc guitar riff chính và giai điệu hát điệp khúc, nên đã bị tay bass Krist Novoselic gạt đi vì cho là "lố bịch". Để đáp trả thái độ đó của Krist, Cobain bắt ban nhạc phải chơi câu riff kia trong một tiếng rưỡi. Cuối cùng, Novoselic bắt đầu chơi câu riff chậm hơn, tạo cảm hứng cho tay trống Dave Grohl chế ra nhịp trống cho bài hát. Do đó đây là ca khúc duy nhất trong album Nevermind ghi công cả 3 thành viên trong ban làm tác giả.
Thu âm
Trước khi thu âm album, Nirvana đã gửi cho Vig những đĩa demo của các bài hát, bao gồm cả "Teen Spirit". Khi âm thanh bị méo do ban nhạc chơi ở âm lượng lớn, Vig lại thấy bản nhạc thật hứa hẹn. Vig và ban nhạc thu âm "Smells Like Teen Spirit" tại Sound City Studios ở Van Nuys, California vào tháng 5 năm 1991. Vig đề xuất thay đổi phần cải biên, trong đó chuyển phần guitar ứng tác sang điệp khúc và rút ngắn điệp khúc. Ban nhạc ghi đĩa cơ bản trong 3 lượt, cuối cùng chọn sử dụng lượt thứ hai. Vig chỉnh một vài lỗi giữ nhịp do Cobain chuyển các bàn đạp hiệu ứng guitar của anh. Cobain chỉ thu giọng có ba lần; theo Vig kể: "Tôi thật may mắn khi Kurt thực hiện có bốn lần."
Cấu trúc
"Smell Like Teen Spirit" được thu âm ở khóa Fa thứ đầu tiên, theo sau là chùm hợp âm Mi thứ–Si giáng–La giáng–Rê giáng (Fm-B♭–A♭–D♭) với câu guitar riff chính cấu thành từ 4 hợp âm 5 chơi theo điệu gảy nốt móc kép đảo phách của Cobain. Những hợp âm guitar này bị ghi đè nhằm tạo ra tiếng nhạc "nặng đô hơn". Đôi khi các hợp âm trên bị biến âm sắc thành những hợp âm treo là do Cobain đánh 4 dây ở đáy đàn để làm âm thành dày tiếng hơn. Câu riff của bài hát có nét tương đồng với bài hit "More Than a Feeling" của ban nhạc Boston, dù cho thực chất chúng không giống ý hệt. Cobain cho hay: "Đó chẳng qua là một câu riff rập khuôn. Nó gần giống với câu riff của Boston hoặc bài 'Louie Louie' của The Kingsmen". Trong các phiên khúc, Cobain sử dụng bàn đạp âm hiệu ứng Small Clone nhằm chế ra một hiệu ứng hợp âm.
"Smell Like Teen Spirit" sử dụng "cấu trúc hình thức phổ thông" gồm các quãng 4 nhịp, 8 nhịp và 12 nhịp, cụ thể là một phiên khúc 8 nhịp, một tiền điệp khúc 8 nhịp và một điệp khúc 12 nhịp. Chuyên gia âm nhạc Graeme Downes – thủ lĩnh ban nhạc The Verlaines cho rằng "Smells Like Teen Spirit" là minh họa cho sự phát triển biến thể. Những nhạc tố trong cấu trúc của bài hát được ghi dấu bằng những thay đổi trong âm lượng và cường độ, chuyển từ yên tĩnh sang ồn ào nhiều lần. Cấu trúc này gồm có "những câu phiên khúc yên ắng với tiếng guitar làm người nghe lắc lư theo điệp khúc, kế đến là các điệp khúc lớn và ồn ào lấy cảm hứng từ hardcore" – trở thành hình mẫu của một bài nhạc alternative rock.
Trong các phiên khúc, ban nhạc duy trì chùm hợp âm giống điệp khúc. Cobain đánh câu guitar nốt đôi trên câu bass nốt móc đơn của Novoselic, làm đệm cho phần chùm hợp âm. Khi đến gần điệp khúc, Cobain bắt đầu chơi nốt đôi giống nhau ở mỗi nhịp của bài hát và hát lặp lại từ "Hello". Sau các điệp khúc đầu và thứ hai, Cobain cùng lúc hát từ "Yay" và nhíu dây đàn để hòa âm. Sau điệp khúc thứ hai, Cobain đánh đoạn guitar solo dài 16 quãng rồi bắt đầu giọng hát từ phần phiên khúc và tiền điệp khúc. Trong phần điệp khúc kết bài, Cobain liên tục hát "A denial"; giọng của anh trở nên căng vì sức ép của tiếng hét.
Phát hành và đón nhận
"Smells Like Teen Spirit" có mặt trên sóng phát thanh vào ngày 27 tháng 8 năm 1991. Ngày 10 tháng 9, bài hát được chọn làm đĩa đơn chính để phát hành từ Nevermind – sản phẩm đầu tay của Nirvana với hãng đĩa lớn DGC Records. Mặc dù lúc đầu không lọt vào các bảng xếp hạng âm nhạc, ca khúc vẫn bán chạy tại một số khu vực ở Mỹ có sẵn nhóm người hâm mộ (fanbase) Nirvana. Ban nhạc dự định biến đĩa đơn thành một bản nhạc alternative rock nhằm xây dựng nhóm người hâm mộ mình chứ không hề kỳ vọng nó sẽ thành bài hit; đĩa đơn kế tiếp "Come as You Are" mới là bài mà Nirvana định dùng có thể gặt hái thành công trên thị trường nhạc quần chúng. Tuy nhiên, các trạm phát thanh nhạc rock đại học và modern rock lại chọn "Smells Like Teen Spirit" để lên sóng với tần suất dày đặc. Danny Goldberg thuộc hãng quản lý Gold Mountain của Nirvana cho hay: "Chẳng ai trong chúng tôi thấy nó là một ca khúc hướng tới thị hiếu số đông, nhưng khán giả lại nghe và [yêu thích] bài hát ngay lập tức... Họ nghe ca khúc phát trên radio rồi đổ xô nhau như chuột Lemming để mua bằng được nó".
Video âm nhạc (MV) của "Smells Like Teen Spirit" có màn ra mắt toàn thế giới trên chương trình phát nhạc alternative rock đêm muộn của MTV có tên 120 Minutes; để rồi MV trở nên nổi tiếng đến mức nhà đài MTV bắt đầu cho phát ca khúc vào các khung giờ ban ngày. MTV còn bổ sung MV vào chuyên mục "Buzz Bin" của kênh vào tháng 10 và giữ ca khúc tại chuyên mục này đến giữa tháng 12. Cuối năm đó, ca khúc, MV và cả album Nevermind đều trở thành những nhạc phẩm hit. "Smells Like Teen Spirit" – Nevermind trở thành hiện tượng hiếm hoi thành công trên nhiều nền tảng khi tiếp cận được tất cả các hình thức phát nhạc rock lớn như modern rock, hard rock, album rock và radio đại học (college radio).
"Smells Like Teen Spirit" gặt hái thành công cả về mặt chuyên môn lẫn thương mại. Ca khúc đứng đầu cuộc bầu chọn "Pazz & Jop" của Village Voice và các cuộc bầu chọn cuối năm của Melody Maker, đồng thời giành vị trí số 2 trong danh sách những đĩa đơn bán chạy nhất năm của Rolling Stone. Nhạc phẩm vươn lên hạng 6 (vị trí cao nhất) trên bảng xếp hạng đĩa đơn Billboard Hot 100 ở cùng tuần mà Nevermind đoạt ngôi quán quân trên bảng xếp hạng album. "Teen Spirit" chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng Modern Rock Tracks và nhận được chứng chỉ bạch kim (tương đương cho một triệu bản được tiêu thụ) bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Tuy nhiên, nhiều nhà đài Top 40 của Mỹ bị miễn cưỡng phải phát ca khúc với mật độ dày đặc và hạn chế phát nó vào ban đêm.
Đĩa đơn còn gặt hái thành công ở những quốc gia khác. Tại Liên hiệp Anh, "Smells Like Teen Spirit" đứng thứ 7 và trụ ở bảng xếp hạng trong 184 tuần. Ca khúc nhận được hai đề cử giải Grammy: Trình diễn giọng hard rock xuất sắc và Bài hát rock hay nhất. Về sau Entertainment Weekly liệt thất bại của Nirvana trước Eric Clapton ở hạng mục Bài hát rock hay nhất là một trong 10 kết quả bất ngờ lớn nhất lịch sử Grammy. Ngoài nước Mỹ, bài hát đứng đầu bảng xếp hạng của Bỉ, Pháp, New Zealand và Tây Ban Nha. Bài hát nằm trong top 5 của nhiều bảng xếp hạng châu Âu và đạt hạng 5 ở Úc. Bản nhạc xuất hiện trong nhiều bảng xếp hạng cuối năm, trong đó phải kể đến vị trí số 10 tại New Zealand, số 17 tại Bỉ và Đức, và số 32 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cuối năm.
Nhờ thành công của Nirvana, Michael Azerrad viết lời bình trên một bài viết của Rolling Stone vào năm 1992: "'Smells Like Teen Spirit' là một bài thánh ca (hoặc chống lại?) của thế hệ 'Why Ask Why?'. Chỉ đừng gọi Cobain là người phát ngôn của một thế hệ." Mặc dù vậy, báo giới âm nhạc đã trao tặng ca khúc danh hiệu "thánh-ca-của-một-thế-hệ", xếp Cobain là người phát ngôn miễn cưỡng của Thế hệ X. The New York Times nhận định rằng Smells Like Teen Spirit' có thể là phiên bản của thế hệ như đĩa đơn năm 1976 'Anarchy in the U.K.' của Sex Pistols, nếu không phải vì sự mỉa mai chua cay tràn ngập trong tựa bài hát... vì Nirvana biết quá rõ, tinh thần thanh thiếu niên thông thường bị đóng chai, gói gém lại và đem bán."
Nirvana trở nên khó chịu với thành công của bài hát và thường loại "Teen Spirit" khỏi danh sách tiết mục trong các buổi hòa nhạc sau đó. Trước khi trình làng album kế tiếp In Utero vào năm 1993, Novoselic chia sẻ: "Nếu không có 'Teen Spirit', tôi chẳng biết Nevermind sẽ ra sao... Không có 'Teen Spirits' trong In Utero đâu." Cobain phát biểu vào năm 1994: "Tôi vẫn thích biểu diễn 'Teen Spirit', nhưng thật sự rất là ngại khi làm vậy... Mọi người chú ý tới bài hát ấy quá nhiều."
Dấu ấn
Không chỉ được mệnh danh là một "thánh ca của những đứa trẻ lãnh đạm" thuộc Thế hệ X, nhiều năm sau vụ tự sát của Cobain vào năm 1994 sự việc tan rã của Nirvana, "Smells Like Teen Spirit" tiếp tục nhận được lời khen từ giới phê bình và thường được xếp vào hãng ngũ những bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại. Ca khúc đã được ghi tên vào danh sách "những bài hát định hình rock and roll" của Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1997. Năm 2000, VH1 xếp ca khúc ở vị trí 41 trong danh sách "100 bài hát rock vĩ đại nhất", còn MTV và Rolling Stone xếp bản nhạc đứng thứ bai trong các danh sách "100 bài hát pop vĩ đại nhất" của mỗi ấn phấm. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ thì liệt "Smells Like Teen Spirit" ở vị trí thứ 80 trong danh sách "Những bài hát của thế kỷ". Năm 2002, NME trao cho bài hát hạng 2 trong danh sách "100 đĩa đơn vĩ đại nhất mọi thời đại", còn Kerrang! liệt "Teen Spirit" ở hạng nhất trong danh sách "100 đĩa đơn vĩ đại nhất mọi thời đại" của riêng tạp chí. VH1 chọn "Smells Like Teen Spirit" đứng số một trong danh sách "100 bài hát vĩ đại nhất trong 25 năm qua" vào năm 2003, cùng năm ấy, ca khúc đứng thứ ba trong cuộc bầu chọn "1001 bài hát hay nhất từ trước đến nay" của tạp chí Q. Năm 2021, Rolling Stone liệt "Smells Like Teen Spirit" ở hạng 5 trong danh sách "00 bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại". Nhạc phẩm đứng thứ 6 trong cuộc bầu chọn "Bài hát hay nhất toàn cầu từ trước đến nay" của NME vào năm 2005.
Trong cuộc bầu chọn Ca từ yêu thích quốc dân của đài VH1 Anh, câu hát "I feel stupid and contagious / Here we are now, entertain us" được bầu chọn cao thứ ba bởi 13.000 lá phiếu. VH1 chọn "Smells Like Teen Spirit" đứng số một trong danh sách "100 bài hát vĩ đại nhất của thập niên 90" vào năm 2007, trong khi Rolling Stone điền tên ca khúc ở hạng 10 trong danh sách "100 bài hát soạn cho guitar vĩ đại nhất mọi thời đại". Năm 2009, bài hát lại được bầu chọn ở hạng nhất lần thứ 3 liên tiếp trong danh sách Triple J Hottest 100 of All Time tại Úc (trước đó từng xếp thứ nhất vào các năm 1991 và 1998). Cũng năm ấy, VH1 chọn ca khúc đứng thứ 7 trong danh sách "100 bài hát hát hard rock vĩ đại nhất". Despite previously proposing in its 2006 entry for Nevermind on "The All-TIME 100 Albums" that Smells Like Teen Spirit' ... may be the album's worst song," Time magazine later included it on its list of "The All-TIME 100 Songs" in 2011. That same year, "Smells Like Teen Spirit" kept its number nine ranking on Rolling Stones updated list of "The 500 Greatest Songs of All Time", while in 2019, the magazine ranked it at number one in its list of "50 Best Songs of the Nineties". NME placed the song at number two on its list of the "100 Best Tracks Of The '90s" in 2012, and at number one on its list of "The 500 Greatest Songs of All Time" in 2014. In 2015, the song was also named the most iconic song of all time according to a study by Goldsmith's College, which analysed various songs featured in numerous 'all-time best' lists, using analytical software to compare their key, BPM, chord variety, lyrical content, timbral variety, and sonic variance the result of which designated the title to this song. In 2017, it was inducted into the Grammy Hall of Fame.
"Smells Like Teen Spirit" was rereleased as a limited edition 7-inch vinyl single in December2011. In an attempt to emulate a successful 2009 Facebook campaign to promote Rage Against the Machine's song "Killing in the Name", an online campaign was launched to promote "Smells Like Teen Spirit" to 2011 Christmas number one in the UK Singles Chart in protest at the dealings of The X Factor television series with the children's charity Rhythmix. A similar campaign was also launched in Ireland to get the track to 2011 Christmas number one in the Irish Singles Chart. The campaign resulted in the song reaching number 11 on the UK Singles Chart, selling 30,000 copies. According to Nielsen Music's year-end report for 2019, "Smells Like Teen Spirit" was the most-played song of the decade on mainstream rock radio with 145,000 spins. All of the songs in the top 10 were from the 1990s. In June 2021, "Smells Like Teen Spirit" became only the second song from the 1990s to reach 1 billion streams on the Spotify platform.
Ca từ và diễn giải
Lời của bài "Smells Like Teen Spirit" thường làm cho khán thính giả khó giải mã, nguyên do xuất phát từ cả nội dung vô nghĩa của chúng và bởi giọng hát lè nhè lấy từ âm vực nơi yết hầu của Cobain. Vấn đề này càng trở nên phức tạp bởi sự thực là các dòng ghi chú của Nevermind không ghi bất bất cừ lời nào từ bài hát ngoại từ các khúc lời chọn lọc. Chính sự khó hiểu này đã góp phần gây nên bất đồng từ các nhà đài phát thanh lúc ban đầu khi lựa chọn đưa ca khúc vào danh sách phát nhạc của họ; một nhân viên chiêu thị của hãng đĩa Geffen từng kể rằng những người đến từ đài phát thanh đã bảo cô: "Chúng tôi không thể phát bài này! Tôi chẳng hiểu anh ta đang nói gì cả." Đài MTV thì chấp nhận rủi ro và đi chuẩn bị một phiên bản MV ghi lời của ca khúc chạy qua ở dưới đáy màn hình rồi cho lên sóng MV sau khi đưa nó vào lịch chiếu dày đặc của kênh. Ca từ trích từ album — và một số câu hát từ những phiên bản cũ hoặc thay thế của các bài hát — đều được phát hành sau với những dòng ghi chú cho đĩa đơn "Lithium" năm 1992. Phê bình gia nhạc rock người Mỹ Dave Marsh đã chú ý đến bình luận của các DJ cho rằng ca khúc là "'Louie Louie' của thập niên 1990", với lời bình: "Giống 'Louie' [nhưng] còn hơn thế, 'Teen Spirit' miễn cưỡng tiết lộ bí mật của [bài hát] để rồi thường bị thiếu mạch lạc." Với mục tiêu cố giải mã lời của bài hát, Marsh thấy rằng sau khi đọc chính lời của bài hát từ bản phổ nhạc thì "những gì tôi tưởng tượng tốt hơn một chút (ít nhất là hài lòng hơn) so với những gì Nirvana thực sự đã hát." Ông nói thêm: "Điều tệ hơn tất thảy là tôi không chắc mình nắm rõ nhiều hơn về [ý nghĩa] của 'Smells Like Teen Spirit' bây giờ so với trước khi tôi ngồi xuống để nghe phiên bản chính thức của sự thực."
Video âm nhạc
Video âm nhạc (MV) của "Smells Like Teen Spirit" là tác phẩm đầu tiên của đạo diễn Samuel Bayer. Bayer tin rằng ông được thuê chỉ đạo MV vì cuộn phim thử nghiệm của ông quá tệ, và ban nhạc đoán rằng sản phẩm của ông sẽ có chất "punk" và "không tiếp thị". MV được xây dựng dựa trên khái niệm về một buổi hòa nhạc học đường kết thúc trong tình trạng hỗn loạn và náo động, lấy cảm hứng từ phim Over the Edge (1979) của Jonathan Kaplan và bộ phim Rock 'n' Roll High School của Ramones. Kinh phí làm MV ước tính rơi vào khoảng 30.000 USD–50.000 USD.
Giống như bản thân ca khúc, MV của "Smells Like Teen Spirit" đã nhận được những đánh giá tích cực. Cây bút David Fricke của Rolling Stone miêu tả MV là "buổi diễn tuyệt vời nhất bạn có thể tưởng tượng ra." Ngoài vị trí quán quân ở các hạng mục dành cho đĩa đơn, "Teen Spirit" còn chiếm ngôi đầu hạng mục MV trong cuộc bầu chọn "Pazz & Jop" (1991) của Village Voice. MV giúp cho Nirvana giành chiến thắng các giải Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất và Nhóm nhạc alternative xuất sắc nhất tại lễ trao giải Video âm nhạc của MTV 1992; năm 2000 Sách Kỷ lục Guinness vinh danh "Teen Spirit" là bài hát có MV được phát nhiều nhất trên sóng MTV châu Âu. Nhiều năm sau, Amy Finnerty – cựu nhân viên thuộc bộ phận chương trình của MTV cho rằng MV "đã thay đổi toàn bộ diện mạo của MTV" bằng cách đem lại cho họ "một thế hệ hoàn toàn mới". Rolling Stone liệt MV của "Smells Like Teen Spirit" ở hạng 2 trong danh sách "Top 100 video âm nhạc" của họ trong năm 1993. MTV thì xếp MV của ca khúc ở hạng hạng 3 trong danh sách "100 video âm nhạc xuất sắc nhất từng được làm ra" vào năm 1999.
Trình diễn trực tiếp
"Smells Like Teen Spirit" được biểu diễn trước công chúng lần đầu vào ngày 17 tháng 4 năm 1991 tại OK Hotel ở Seattle. Nhiều phần của buổi diễn này có thể được xem lại trong album Nevermind Classic Albums DVD, With the Lights Out và phim tài liệu Hype! Lời bài hát chưa được viết trọn vẹn cho nên có một chút khác biệt với phiên bản cuối cùng. Ví dụ, trong buổi trình diễn đầu tiên thì bài hát được bắt đầu với câu "Come out and play, make up the rules" còn trong buổi diễn cuối cùng là câu "Load up on guns, bring your friends".
Một buổi diễn đáng nhớ khác được phát trên chương trình Top of the Pops của đài BBC, trong chương trình này, người thủ lĩnh Kurt Cobain đã hát một cách chậm, khoan thai, âm điệu buồn thảm, một sự phản đối những đòi hỏi của buổi diễn rằng ban nhạc không được chơi nhạc sống và yêu cầu phải thay đổi hai dòng đầu tiên trong bài hát thành "Load up on drugs, kill your friends" (lời cũ là "Load up on guns, bring your friends"). Sau đó anh đã nói rằng đó là một sự kính trọng tới Morrissey, người thủ lĩnh của ban nhạc The Smiths. Buổi diễn này có thể được xem lại trong cuốn băng video gia đình Live! Tonight! Sold Out!!.
Các bản hát lại và giễu nhại
Bài hát đã được nhiều nghệ sĩ hát lại như Tori Amos trong đĩa Crucify EP, ban nhạc jazz The Bad Plus và ban nhạc nghệ thuật công nghiệp Xorcist. Vào năm 2005, bài hát đã được hát lại theo kiểu nhạc nhạc swing do ngôi sao nhạc thập kỷ 50 Paul Anka biểu diễn. Một phiên bản chơi bằng nhạc cụ đã được sản xuất bởi Cúp Vô địch thế giới về Đấu vật như là một bản nhạc khởi động cho đô vật Diamond Dallas Page. Bài hát cũng đã có trong cabaret ở bộ phim làm năm 2001 Moulin Rouge!.
Vào năm 1992, bài hát đã bị nhại lại và được viết bởi "Weird Al" Yankovic với cái tên "Smells Like Nirvana", một bài hát về chính ban nhạc Nirvana. Bản nhạc này của Weird Aldy viết về những khó khăn để có thể hiểu được lời của Cobain. Theo cả Cobain và Yankovic, khi được hỏi là anh có hài lòng với việc này của Yankovic với bài hát không, Cobain đã hỏi lại, "điều đó không phải là làm về các món ăn có phải không?" (câu hỏi này liên quan tới một vài bản nhạc chế nhạo trước đây của Yankovic mà phần lớn có từ "Eat It" (nghĩa là "hãy ăn đi")). Cobain đã thừa nhận trong một vài cuộc phỏng vấn là rất thích sự nhại lại này. Trong một quyển sổ nhật ký đã được xuất bản sau đó ở Journals, Cobain đã mô tả "Weird Al" như là một thứ gần nhất với nhạc punk rock. Thành viên Krist Novoselic sau đó đã nói ban nhạc nhận ra rằng họ đã trở thành những ngôi sao nhạc rock khi Weird Al chế nhạo lại họ.
Cũng như sự nhại lại của Weird Al đã được nhấn mạnh, lời bài hát mà Cobain hát thường làm người nghe khó giải nghĩa được, là do sự vô lý của nội dung bài hát và giọng hát luyến chữ và trong yết hầu của Cobain. Điều này được kết hợp bởi thực tế rằng trong album Nevermind không có lời của bài hát, bài hát chỉ là những đoạn lời dược ghép lại. Các lời bài hát của album (một vài có từ trước đây hoặc trong các phiên bản của bài hát) cuối cùng cũng đã có trong đĩa đơn Lithium.
Một sự nhầm lẫn đã bị bắt gặp khi MTV đã chuẩn bị một phiên bản của video bao gồm cả lời bài hát chạy ở phía dưới màn hình trong lúc bài hát được phát trên sóng truyền hình. Một vài phiên bản cover đã làm cho lời bài hát thực rõ ràng hơn, như là trong Tori Amost, piano-driven cover.
Nirvana hay đổi lời bài hát và điều chỉnh tốc độ chơi nhạc khi biểu diễn trực tiếp. Phần lớn trong các buổi diễn này, câu "our little group has always been" đã bị đổi thành "our little tribe has always been", và có thể nghe thấy trong album From the Muddy Banks of the Wishkah.
Danh sách và định dạng bài hát
UK 7" single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:30
"Drain You" (Cobain) – 3:44
UK 12" single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 5:01
"Drain You" (Cobain) – 3:43
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
Features album version of "Smells Like Teen Spirit".
UK CD single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:30
"Drain You" (Cobain) – 3:43
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
"Aneurysm" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:44
UK picture disc 12" single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 5:01
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
"Aneurysm" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:44
Có các phiên bản album của "Smells Like Teen Spirit".
US 7" single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:30
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
US CD single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:30
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
"Aneurysm" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:44
US cassette single
"Smells Like Teen Spirit" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 4:30
"Even in His Youth" (Cobain, Grohl, Novoselic) – 3:03
Đội ngũ thực hiện
Nirvana
Kurt Cobain – guitar, hát
Dave Grohl – trống
Krist Novoselic – bass guitar
Kĩ thuật viên
Butch Vig – thu âm và thiết kế hòa âm, nhà sản xuất
Andy Wallace – hòa âm
Xếp hạng
Xếp hạng tuần
Xếp hạng cuối năm
Xếp hạng cuối thập niên
Chứng nhận
!colspan="3"|Doanh thu tải nhạc
|-
!colspan="3"|Streaming
|- |
Trong toán học, giá của một hàm số thực f trên một tập 'X' đôi khi được định nghĩa là tập con của X mà trên đó f có giá trị khác 0. Tình huống thường gặp nhất là khi X là một không gian tô pô, chẳng hạn đường số thực, và f là một hàm liên tục. Trong trường hợp đó, giá của f được định nghĩa là tập con đóng nhỏ nhất của X mà f có giá trị bằng 0 ở ngoài tập đó. Giá tô pô là bao đóng của giá lý thuyết tập hợp (set-theoretic support).
Trong lý thuyết xác suất, giá của một phân bố xác suất là bao đóng của tập các giá trị có thể của một biến ngẫu nhiên có phân bố đó. |
Trong lý thuyết xác suất và thống kê, phương sai của một biến ngẫu nhiên là một độ đo sự phân tán thống kê của biến đó, nó hàm ý các giá trị của biến đó thường ở cách giá trị kỳ vọng bao xa.
Phương sai của biến ngẫu nhiên giá trị thực là moment trung tâm, nó còn là nửa bất biến (cumulant) thứ hai của nó. Phương sai của một biến ngẫu nhiên là bình phương của độ lệch chuẩn.
Định nghĩa
Nếu là giá trị kỳ vọng của biến ngẫu nhiên X, thì phương sai là
Nghĩa là, phương sai là giá trị kỳ vọng của bình phương của độ lệch của X so với giá trị trung bình của nó. Nói nôm na, phương sai là "trung bình của bình phương khoảng cách của mỗi điểm dữ liệu tới điểm trung bình". Do đó, nó là giá trị trung bình của bình phương độ lệch. Phương sai của biến ngẫu nhiên X thường được ký hiệu là , , hoặc đơn giản là .
Lưu ý: định nghĩa trên áp dụng cho cả các biến ngẫu nhiên rời rạc và liên tục.
Nhiều phân phối, ví dụ như phân phối Cauchy, là không có phương sai, do tích phân có được từ định nghĩa phương sai là phân kỳ. Một phân phối không tồn tại giá trị kỳ vọng thì cũng không tồn tại phương sai. Nhưng điều ngược lại thì không đúng: có những phân phối mà giá trị kì vọng tồn tại nhưng không tồn tại phương sai.
Các tính chất
Nếu phương sai tồn tại, thì nó không bao giờ âm, vì bình phương một số luôn dương hoặc bằng 0.
Đơn vị của phương sai là bình phương đơn vị của giá trị quan sát được của biến ngẫu nhiên. Ví dụ, phương sai của tập hợp các chiều cao đo được tính theo centimet (cm) có đơn vị là cm bình phương. Đơn vị này gây bất tiện nên các nhà thống kê thường sử dụng căn bậc hai của phương sai, gọi là độ lệch chuẩn, coi như là tổng của các phân tán.
Nếu a và b là các hằng số thực, X là một biến ngẫu nhiên, thì cũng là biến ngẫu nhiên với phương sai là:
Khi tính phương sai, để thuận tiện ta thường dùng công thức:
Với là hiệp phương sai, bằng 0 nếu X và Y là 2 biến ngẫu nhiên độc lập lẫn nhau.
Xấp xỉ phương sai của một hàm số
Phương pháp Delta sử dụng khai triển Taylor bậc hai để xấp xỉ phương sai của hàm số của một hay nhiều biến ngẫu nhiên. Ví dụ, phương sai của hàm số theo một biến ngẫu nhiên được xấp xỉ bởi:
với giả thiết khả vi bậc hai, trung bình và phương sai của là hữu hạn (tức tồn tại).
Phương sai của tổng thể chung và phương sai mẫu
Trên nhiều tình huống thực tế, giá trị chính xác của phương sai của một tổng thể, ký hiệu bởi là không thể xác định trước được.
Phương pháp chung để ước lượng phương sai của một tổng thể (hữu hạn hoặc vô hạn) là ta sẽ lấy một mẫu hữu hạn các cá thể từ quần thể. Giả sử rằng mẫu thu được có các giá trị đo được là .
Phương sai của mẫu (gọi tắt là phương sai mẫu) , được tính bởi:
trong đó là số bình quân số học của mẫu.
Tuy nhiên, là một ước lượng chệch (biased) của phương sai quần thể. Ước lượng sau là một ước lượng không chệch (unbiased) của phương sai quần thể:
Chứng minh 1
Phần sau đây chứng minh là một ước lượng không chệch của phương sai quần thể. Một ước lượng của tham số được gọi là ước lượng không chệch nếu .
Ký hiệu và lần lượt là trung bình và phương sai của quần thể. Để chứng minh là ước lượng không chệch, ta sẽ chứng minh rằng . Ta có:
Chứng minh 2
Ta cũng có thể chứng minh bằng cách sau:
Phương sai của véc tơ ngẫu nhiên
Nếu X là một véc tơ ngẫu nhiên, xác định trên Rn, thì phương sai của X được xác định bởi:
E[(X − μ)(X − μ)T]
với μ = E(X) và XT là ma trận chuyển vị của X. Phương sai này là một ma trận vuông xác định dương. Nó thường được gọi là ma trận hiệp phương sai.
Lịch sử
Thuật ngữ phương sai được sử dụng lần đầu tiên bởi Ronald Fisher trong một bài báo của ông vào năm 1918 với tựa đề The Correlation Between Relatives on the Supposition of Mendelian Inheritance. |
Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ đã xuất hiện vào khoảng năm 800 Trước Công Nguyên, từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực sông Mã), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nền văn hóa này được đặt tên theo địa phương nơi các dấu tích đầu tiên của nó được phát hiện, gần sông Mã, Thanh Hóa. Nhiều dấu tích đặc trưng cho văn hóa Đông Sơn cũng được tìm thấy ở một số vùng lân cận Việt Nam như ở Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, ở Lào hay ở Thái Lan...
Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán. Theo đánh giá của các nhà khoa học, thì nền Văn hóa Đông Sơn là sự phát triển liên tục và kế thừa từ các thời kỳ tiền Đông Sơn trước đó là Văn hóa Phùng Nguyên đến Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun.
Địa bàn phân bố
Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Lịch sử khám phá
Năm 1924, một người câu cá tên Nguyễn Văn Lắm đã ngẫu nhiên tìm được một số đồ đồng ở làng Đông Sơn (thành phố Thanh Hóa) ven sông Mã, thuộc địa phận Thanh Hóa. Tiếp đó là những cuộc khai quật của một viên thuế quan Pháp yêu khảo cổ tên là L. Paijot, người đầu tiên khai quật thấy các hiện vật thuộc một nền văn hóa lớn mà 10 năm sau đó, năm 1934, đã được định danh là Văn hóa Đông Sơn. Tên của ngôi làng nhỏ nhắc tới ở trên đã trở thành tên của cả một nền văn hóa rực rỡ thuộc thời đại kim khí cách đây 2000-3000 năm. Người nói đến danh từ "Văn hóa Đông Sơn" đầu tiên là học giả R. Heine-Geldern. Năm đó là năm 1934. Sau 80 năm kể từ khi được khám phá, đã có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu.
Tuy nhiên, không như nữ học giả Madelène Colani (người đầu tiên dùng danh từ Văn hóa Hòa Bình), Heine-Geldern đã định nghĩa về nền Văn hóa Đông Sơn như là một nền văn hóa du nhập từ văn hóa Hán và xa nữa từ Tây phương, thường được gọi là nền văn minh Hallstatt hay là nền văn minh La Tène của Châu Âu. Những học giả kế tiếp học giả Geldern, khi nghiên cứu về Văn hóa Đông Sơn cũng có một cái nhìn tương tự giống Geldern - như V. Goloubew, E. Karlgren và nhất là O. Jansé. Những học giả này đều có những tác phẩm lớn; vì vậy không những có ảnh hưởng đến các học giả quốc tế, mà còn ảnh hưởng đến những học giả Việt Nam.
Tuy nhiên tất cả các lập luận đầu tiên đều cho thấy sự đánh giá sai lầm khi mà Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại sớm hơn 1000 năm hé lộ, Văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa và có sự kế thừa từ Phùng Nguyên.
Tất cả những giả thuyết trên đây đã vô tình đẩy các nhà khoa học đi xa trong các lập luận sau này. Nhưng hiện nay việc nhìn nhận lại nguồn gốc của các cư dân thuộc Văn hóa Đông Sơn đã hé mở các khả năng mới: người dân ở Đông Sơn cách ngày nay trên 3.000 năm là thuộc một chủng tộc gọi là Mongoloid mà về mặt nhân chủng học thì họ có một vùng cư trú rộng lớn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc - lãnh thổ của nước Nam Việt sau khi Triệu Đà chiến thắng Vương quốc Âu Lạc.
Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời ven biển Đông như văn hóa Sa Huỳnh (ở Nam Trung Bộ) và văn hóa Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai).
Tổng quan
Nói chung, đã có chứng cớ rõ rệt là người hiện đại cổ nhất tìm thấy là ở đảo Kalimantan, mà đảo đó với đất nay là Việt Nam thời đó 39.600 năm về trước là một dải đất liền không bị ngăn cách bằng biển cả. Những người gần với người Hiện đại nhất cũng tìm thấy ở ngay vùng gần biên cương miền Bắc nước Việt hiện nay là làng Mã Bá thuộc tỉnh Quảng Đông.
Hiện nay người ta bước đầu mới tìm thấy bằng chứng xưa nhất về các cư dân sinh sống ở vùng Bắc Bộ Việt Nam là khoảng 18.000 năm thuộc Di chỉ Sơn Vi. Nhưng một thực tế rằng, khu vực Bắc Bộ Việt Nam thuộc khu vực Bắc lục địa Đông Nam Á là một vùng đất trung gian nối liền hai trung tâm là Kalimantan và Mã Bá (Quảng Đông) là những nơi cho đến nay đã tìm thấy Người hiện đại (homo sapiens) có niên đại cách ngày nay trên dưới 40.000 năm.
Tại Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm chứng, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980. Cho đến lúc này (tức 1980), người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh có niên đại C-14 = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C-14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi) (tuy nhiên các khai quật khảo cổ sau này đã tìm ra đồ đồng có niên đại tới gần 5.000 năm ở Trung Quốc, tức là sớm hơn 1.500 năm so với đồ đồng Đông Sơn). Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin như Đông Sơn nhưng không có chì).
Văn hóa Đông Sơn là thời kỳ kế thừa của các nền Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm, Văn hóa Đồng Đậu, Văn hóa Gò Mun và có các điểm chính phải nhấn mạnh:
Văn hóa lúa nước phát triển, thực phẩm dồi dào và có dự trữ dẫn đến sự phân cấp xã hội người Việt cổ.
Kỹ thuật đúc đồng mà đỉnh cao là các trống đồng Đông Sơn.
Kỹ thuật về quân sự mà đỉnh cao là thành Cổ Loa (thành, mũi tên đồng và nỏ).
Sự tổ chức cộng đồng hoàn chỉnh theo phương thức xã thôn tự trị mà đỉnh cao là sự thành lập nhà nước Văn Lang.
Các loại hình văn hóa Đông Sơn.
Loại hình sông Hồng
Địa bàn chủ yếu của loại hình này là vùng miền núi phía Bắc, vùng Trung du và đồng bằng Bắc bộ, với trung tâm là làng Cả (nay ở thành phố Việt Trì). Đặc trưng của loại hình là sự phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái địa phương rõ rệt.
Loại hình sông Mã
Địa bàn phân bố của loại hình chủ yếu thuộc lưu vực sông Mã, sông Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của Văn hóa Đông Sơn loại hình sông Hồng. Trung tâm là làng Đông Sơn, Thanh Hóa. Đặc trưng của loại hình sông Mã mang đặc trưng của Văn hóa Đông Sơn điển hình. Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn là tiêu chí để nhận biết cho đồ đồng thuộc các loại hình địa phương khác hay để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hóa kim khí khác.
Loại hình sông Cả
Loại hình này được phát hiện lần đầu vào năm 1972. Trung tâm là làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Đặc trưng cơ bản của loại hình này là có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hóa Điền (Vân Nam, Trung Quốc), đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, nằm trong tổng thể nhất quán của Văn hóa Đông Sơn.
Luân canh và chăn nuôi trong nông nghiệp
Xem bài chính Văn minh lúa nước
Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa nước hoang và sau này là lúa nước trồng. Người Việt trong cộng đồng chủng Mongoloid là một phần của văn minh lúa nước.
Trong di chỉ khảo cổ cho thấy một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn.
Lưỡi cày và di cốt trâu, bò nuôi chứng minh một trình độ luân canh định cư của cư dân Đông Sơn dẫn đến có một lượng thặng dư về thực phẩm. Điều này thúc đẩy một bộ phận dân cư chuyển sang làm các ngành nghề như đồ gốm, dệt, đồ trang sức, xây dựng, luyện kim, làm sơn...
Công nghệ luyện kim và sự hoàn hảo về công nghệ đúc đồng
Thuật luyện kim
Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, chì, sắt, đồng... Các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa... có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ.
Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh của thời đại Hùng Vương thì thấy trong thành phần hợp kim đồng, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên.
Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ dàng tạo nên các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Vì vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng - thiếc - chì.
Mặt khác, hợp kim mới với 3 thành phần chính có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, do đó giảm bớt những khó khăn trong việc nấu và đúc, và như vậy, người Việt cổ lúc đó đã bước đầu biết đến mối quan hệ giữa thành phần và tính chất của hợp kim, mà thuật ngữ khoa học kỹ thuật luyện kim hiện đại gọi là điểm nóng chảy thấp.
Điều nữa, còn nhận thấy rằng ở giai đoạn Đông Sơn, thành phần của các kim loại trong hợp kim đồng - thiếc - chì (hoặc đồng - chì - kẽm) lại thay đổi theo chức năng của từng loại đồ nghề, đồ dùng hay vũ khí.
Ví dụ:
Mũi tên đồng ở Cổ Loa có thành phần: đồng: 95%, chì: 3,4-4,2%, kẽm: 1-1,1%. Tỷ lệ này đảm bảo hợp kim có độ cứng lớn nhất để đảm bảo tính năng xuyên thủng áo giáp.
Lưỡi giáo Thiệu Dương có thành phần: đồng: 73,3%, thiếc: 13,21%, chì: 5,95% để đảm bảo cho vũ khí vừa dẻo vừa bền.
Rìu xòe cân Thiệu Dương có thành phần: đồng: 82,2%, thiếc: 10,92%, chì: 0,8% và rìu lưỡi xéo Thiệu Dương có thành phần: đồng: 82,2%, thiếc: 6,8%, chì: 1,4%, nhờ vậy vật liệu sẽ có độ cứng nhưng không giòn và có thể chặt, cắt tốt.
Về phương pháp chế tác các công cụ đồng, có thể nhận thấy ngoài một số ít công cụ cỡ nhỏ như lưỡi câu, mũi nhọn... mang dấu vết của kỹ thuật rèn, còn hầu hết các di vật đồng là sản phẩm đúc. Cho đến nay đã tìm thấy hơn 30 loại khuôn đúc giáo, dao găm, rìu, mũi dùi, mũi tên... Những khuôn đúc này hoặc bằng đất hoặc bằng đá và sa thạch.
Khuôn đúc bằng đất tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên. Các khuôn đá tìm thấy đều là khuôn có hai mảnh (ví dụ các khuôn đúc rìu), mặt giáp hai mảnh rất nhẵn và kín, nếu úp mặt 2 mảnh rồi soi lên, chúng ta không thấy có chút ánh sáng nào lọt qua.
Di vật tìm thấy đã gặp những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu. Việc tìm thấy những chiếc dao găm có chuôi hình người ở Tràng Kênh Hải Phòng với cán dao trang trí đặc trưng hình người có đầy đủ mũ, áo, quần với trang trí tinh xảo.
Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại: lưỡi cày, thuổng, rìu, cuốc, mai, vời...
Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục (đục bẹt, đục vũm, đục một), nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây...
Về mặt kỹ thuật, đặc trưng hợp kim đồng của giai đoạn Đông Sơn là hàm lượng chì cao, có khi đến 20%. Các nhà khảo cổ học cho rằng hợp kim đồng - thiếc - chì là một sáng tạo của kỹ thuật luyện đồng của người Đông Sơn. Vào cuối giai đoạn Đông Sơn, công cụ sắt đã tương đối phổ biến: đó là các loại cuốc, mai, búa, đục, dao, giáo, kiếm...
Trống đồng lớn và thẩm mỹ
Xem bài chính Trống đồng Đông Sơn
Văn hóa Đông Sơn, kể từ văn hóa Phùng Nguyên tính đến thời điểm này, vẫn có thể coi là nền văn hóa đồ đồng có niên đại xưa nhất so với niên đại văn hóa đồ đồng ở các nơi khác trong vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Bốn nhà nghiên cứu có uy tín khác viết về Văn hóa Đông Sơn đầu tiên ở Việt Nam là V. Gouloubew, R.H. Geldern, B. Karlgren và O. Jansé, đều sai lầm khi cho rằng nền văn minh độc đáo này có nguồn gốc từ bên ngoài. Người thì cho rằng nó bắt nguồn từ Trung Hoa; người đi xa hơn cho nó bắt nguồn từ văn minh Hallstatt ở Ấu Châu, truyền qua vùng thảo nguyên Âu-Á, đến Trung Hoa trước khi truyền vào Đông Sơn. Có người lại dựng lên một nguồn gốc xa xôi từ văn minh Mycenae của Hi Lạp và theo một hành trình rất phức tạp qua trung gian các nền văn minh Trung Ấn, rồi Tây Á, đến đây mới chia hai ngả, một theo đường Tế Xuyên, Vân Nam truyền vào Việt Nam, và một theo lưu vực sông Hoàng Hà, sinh ra văn hóa đồ đồng đời nhà Thương ở Trung Hoa.
Nhưng các lập luận của các nhà nghiên cứu trên chỉ đứng vứng khi chưa phát hiện ra văn hóa Phùng Nguyên xưa hơn khoảng 1.000 năm so với những di vật ở Đông Sơn.
Thành tựu văn hóa - nghệ thuật
Các sinh hoạt văn hóa của cư dân Đông Sơn được mô tả khá phong phú trên các hoa văn rất sắc nét của trống đồng. Thật may mắn cho những trang sử được chạm khắc trên chất liệu đồng đã lưu giữ cho người Việt Đông Sơn một trong những chứng cứ về Văn hóa Đông Sơn.
Các yếu tố thuộc về văn hóa ở Đông Sơn không hề có bóng dáng của yếu tố bên ngoài. Bởi vì thời điểm Văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhất và thông qua niên đại xác định bằng C-14, thì cách ngày nay trên 2.500 năm.
Nghệ thuật Đông Sơn cho ta thấy sự cảm nhận tinh tế của các cư dân thời đó qua khả năng chạm khắc, tạo hình tinh tế và một đời sống ca múa nhạc phong phú. Hình chạm khắc trên trống đồng Đông Sơn cho ta thấy những hình người thổi kèn, các vũ công đầu đội mũ lông chim trĩ, chim công (một loài chim đặc sắc phương Nam nhiệt đới), nhà sàn của cư dân vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bộ sưu tập về các loài chim cổ mà ngày nay nhiều trong các số loài đó đã tuyệt chủng.
Đồ dùng Đông Sơn gồm có các loại thạp, có nắp hay không nắp, với những đồ án hoa văn trang trí phức tạp, những thổ hình lẵng hoa có chân đế và vành rộng, các loại gùi, vò, ấm, lọ, chậu. Qua đó làm chứng cứ về một xã hội phức tạp trên cơ sở các đại gia đình, các dòng họ trong cộng đồng làng xã đã định cư ổn định.
Người Đông Sơn trang sức bằng các loại vòng tay, vòng ống ghép, nhãn, hoa tai, móc đai lưng, bao tay, bao chân, ví dụ như bao tay và bao chân tìm thấy ở di tích Làng Vạc, Nghệ An.
Nghệ sĩ tạc tượng Đông Sơn để lại cho chúng ta nhiều loại tượng người, tượng thú vật như cóc, chim, gà, chó, hổ, voi...
Nhạc sĩ Đông Sơn đã diễn tấu các loại chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng.
Số lượng trống đồng Đông Sơn tìm được cho đến nay trên vùng đất Việt Nam đã khoảng 140, chiếm già nửa số lượng trống loại này hiện đã biết ở Đông Nam Á.
Tín ngưỡng - tập tục
Tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực. Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ và thờ cả hành vi giao phối.
Người Việt tôn sùng cây cối, các loại cây lương thực chính. Các sản phẩm làm từ gạo nếp, gạo tẻ đã có lịch sử hàng nghìn năm và còn lưu truyền đến ngày nay. Các loại bánh trái đặc trưng của người Việt đã đi vào huyền thoại bằng văn hóa truyền khẩu.
Trong tín ngưỡng người Việt, việc sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt, mà ngày nay vẫn còn như một thứ tín ngưỡng từ Bắc vào Nam.
Tập tục ăn trầu cũng là đặc trưng chính của người Việt cổ, được thể hiện qua câu chuyện cổ Sự tích trầu cau.
Người Việt cổ biết dùng hóa chất và các loại nhựa, sơn cây dùng để nhuộm răng đen, mà mãi đến giữa thế kỷ 20 cũng vẫn còn khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Ở đây ta cũng nhắc đến vài nét chính của nghệ thuật chôn cất người chết mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hầu như rải rác trên toàn bộ Bắc Bộ kéo dài đến miền Trung Việt Nam - Mộ thuyền là một cách chôn cất khá độc đáo của người Việt cổ thuộc văn hóa Đông Sơn.
Năm 2004 các nhà khảo cổ học tìm thấy thêm một ngôi mộ bên triền sông Cửu An, thuộc thôn Động Xá, xã Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đây không chỉ là ngôi mộ có quan tài hình thuyền như những phát hiện trước đó, mà thực sự là một con thuyền độc mộc chở người Đông Sơn vào giấc vĩnh hằng từ 2.500 năm trước. Khi nắp quan tài bật mở, người ta thấy tất cả bùn đất tích tụ từ thiên niên kỷ I TCN phủ kín hiện vật. Khi lớp bùn được gạt ra, nhóm khai quật nhìn thấy người chết đặt nằm ngửa, thân bó vải, hai tay để xuôi, chân duỗi thẳng. Ngoài ra, còn có một số hiện vật đi kèm là đồ gốm, hạt thực vật.
So với các mộ thuyền Đông Sơn được phát hiện từ những năm 1960, 1970 tại Châu Can Hà Tây, Việt Khê Hải Phòng, La Đôi Hải Dương..., đây là mộ duy nhất còn nguyên vẹn xương cốt với quần áo hoàn chỉnh. Phát hiện này khiến các chuyên gia Viện Khảo cổ và Trung tâm nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á vô cùng phấn khởi. Bởi tìm hiểu về nguồn gốc cư dân thì cốt sọ giữ vai trò quan trọng nhất, giúp các nhà khảo cổ làm sáng tỏ những người đã sáng tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.
Kỹ thuật quân sự-nghệ thuật chiến tranh
Vũ khí
Vũ khí Đông Sơn rất phổ biến, đa dạng về loại hình, độc đáo về hình dáng và phong phú về số lượng. Điều này gắn liền với các thần thoại và truyền thuyết về truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt, ví dụ như câu chuyện nỏ thần của vua Thục Phán An Dương Vương bắn mỗi phát ra hàng loạt mũi tên đồng làm cho tướng xâm lược Triệu Đà phải khiếp vía kinh hồn. Những cuộc khai quật ở thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội) đã phát hiện ra kho chứa hàng vạn mũi tên đồng. Mũi tên Cỗ Loa có các loại hình cánh én, hình lao có họng hay có chuôi, loại 3 cánh có chuôi dài. Ngoài ra còn có giáo, lao, dao găm, kiếm, qua, rìu chiến... Rìu chiến có đến gần 10 loại: các loại rìu xéo (hình dao xéo, hình thuyền, hình hia, hình bàn chân), rìu lưỡi xoè cân, rìu hình chữ nhật, rìu hình dao phạng. Dao găm có các loại lưỡi hình lá tre đốc củ hành, đốc bầu dục hay có chuôi là một tượng hình người, có loại dao găm lưỡi hình tam giác, cán dẹt hay tròn. Khải giáp gồm có các tấm che ngực có hình vuông hay hình chữ nhật, áo giáp gồm các vảy đồng buộc lại với nhau, có hoa văn trang trí đúc nổi. Ở Hà Nam Ninh còn tìm thấy cả giáp che ngực và mũ chiến bằng đồng.
Một kỹ thuật đặc biệt cũng cần nhắc đến cho vũ khí Đông Sơn là vừa qua các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khám phá ra kho mũi tên đồng Cổ Loa có hàng vạn chiếc ở khu vực thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Mũi tên đồng của vương quốc Âu Lạc có cấu tạo độc đáo ba cạnh. Xét về mặt xuyên thủng thì không phải là yếu tố chính. Nhưng xét về mặt giải phẫu, thì với mũi tên ba cạnh (quả khế) thì vết thương do mũi tên này gây ra có thể nói rằng, rất trầm trọng. Kẻ bị bắn trúng mũi tên này không dám rút mũi tên ra - việc này sẽ gây mất máu và dẫn đến tử vong rất nhanh.
Thành quách
Xem bài chính Thành Cổ Loa
Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân chúng đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lãnh vực xã hội, kinh tế trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
Trung tâm quyền lực của các cư dân Việt ở trung tâm đồng bằng sông Hồng cũng thể hiện sự phát triển về chiều rộng của Văn hóa Đông Sơn.
Xã hội phức tạp - hình thành nhà nước
Sự phát triển kinh tế - xã hội
Để phục vụ cho trồng trọt, cư dân Đông Sơn bấy giờ đã đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và phân bón. Nhiều di vật văn hóa Đông Sơn có xương trâu, bò. Các gia súc, gia cầm cũng được cư dân Đông Sơn chăn nuôi rộng rãi như lợn, gà, chó... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, đúc đồng, tiến lên nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra.
Với kỹ thuật luyện đồng, cư dân Đông Sơn bấy giờ đã tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang đã tìm thấy các di vật bằng sắt.
Nghề làm đồ gốm của các cư dân Đông Sơn cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn và nung trong lò kín chuyên dụng. Chất lượng gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn. Các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng.
Sự phát triển của nền kinh tế trên nhiều mặt là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Hiện tượng một số trống đồng loại I Hêgơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia, Indonesia... cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn hóa Đông Sơn đã chứng tỏ có sự buôn bán giữa người Việt cổ đương thời với các quốc gia quanh vùng. Một số đồ trang sức và trâu, bò cũng đã trở thành hàng hóa trong việc buôn bán giữa Văn Lang-Âu Lạc với các nước lân bang.
Xã hội phức tạp - phân hóa giàu nghèo
Về tổ chức xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự trao đổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm thặng dư xuất hiện ngày càng nhiều hơn, đã tạo nên cơ sở cho sự phân hóa xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công cộng của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng là xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hóa xã hội đã xuất hiện, nhưng chưa đáng kể. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà Vĩnh Phúc thì có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến ở số mộ còn lại đều có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tùy táng giống nhau gồm gốm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn đầu thời Hùng Vương quan hệ cộng đồng nguyên thủy mới bước vào quá trình tan rã.
Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hóa đó đã diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét trải qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội bấy giờ thành hai cực chưa sâu sắc. Sự phân hóa tài sản là biểu hiện của sự phân hóa xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:
Quý tộc (gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác).
Nô tì.
Tầng lớp dân tự do của công xã nông thôn là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.
Tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ...
Như vậy, những tiền đề đầu tiên cho sự hình thành quốc gia và nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn đầu Đông Sơn đã xuất hiện và phát triển qua 18 đời và sau này chuyển tiếp cho vương quốc Âu Lạc của An Dương Vương vào giai đoạn cuối Đông Sơn. (Các chứng cứ đang được khám phá dần) |
Hùng Lân (1922 – 1986) là một nhạc sĩ Việt Nam, tác giả những ca khúc "Hè về", "Khỏe vì nước", "Việt Nam minh châu trời đông" (quốc ca của Đế quốc Việt Nam, đảng ca của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng). Ông cũng là một giáo sư giảng dạy âm nhạc và là người khởi xướng dùng tiếng Việt để hát thánh ca, ông cũng là tác giả đặt lời Việt cho bài "Silent Night" nổi tiếng với tựa đề Đêm thánh vô cùng.
Thân thế
Hùng Lân tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương. Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1922 tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một gia đình Công giáo. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 11 anh chị em. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Nhạ, người Phủ Lý, Hà Nam. Cha ông vốn là người họ Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, người làng Hương Điền (?), tỉnh Sa Đéc. Vốn ông nội của ông là Nguyễn Minh Châu từ Sa Đéc ra Hà Nội làm việc, mang theo ông Thiện. Sau khi ông Châu trở về Sa Đéc thì gửi lại ông Thiện cho một người bạn ở Sơn Tây là Hoàng Xuân Khoát. Về sau, ông Thiện được ông Khoát nhận làm con và cho đổi sang họ Hoàng. Từ đó, ông Thiện và các con sau này đều mang họ Hoàng.
Thời niên thiếu
Xuất thân trong gia đình Công giáo, vì vậy từ nhỏ ông đã chịu phép Thanh Tẩy và mang tên thánh Phêrô. Năm 1928, ông theo học tại trường tiểu học Gendreau. Ngay từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học nhạc với linh mục người Pháp P. Depautis (còn gọi là Cố Hương) và được tuyển vào ban hợp xướng Nhà thờ Lớn Hà Nội. Năm 1931, ông theo học bậc trung học tại trường dòng Lasan Puginier (còn gọi là trường Các sư huynh Dòng Thiện Giáo - Frères des Ecoles Chrétiennes de La Salle). Năm 1934, ông học nhạc dưới sự hướng dẫn của linh mục J. Bouis tại Tiểu chủng viện Thánh Phêrô Hoàng Nguyên ở Phú Xuyên, Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.
Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc
Ngay từ khi còn học nhạc ở Đại chủng viện Xuân Bích, ông và nhóm sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng. Trong suốt thời gian 30 năm, Nhạc đoàn đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, trong đó Hùng Lân cũng có phần không nhỏ. Thời gian này, ông bắt đầu dùng bút danh Nam Hoa, Lâm Thanh để sáng tác nhạc. Năm 1943, ông sáng tác nhạc phẩm Rạng đông, được giải thưởng của Hội Khuyến học Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát Việt Nam minh châu trời đông, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc trong năm đó. Tác phẩm này sau được Đảng Đại Việt dùng làm đảng ca.
Liên tiếp trong hai năm 1945 - 1946, mẹ rồi đến cha của Hùng Lân qua đời. Ông phải bỏ học để có điều kiện lo lắng cho gia đình vì các em còn nhỏ. Năm 1945, ông nhận dạy học ở trường Kẻ Giảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số. Trong nhà thờ Kẻ Sở của vùng này, bấy giờ có một cây quản cầm (harmonium) rất tốt và ông thường dùng để sáng tác nhiều bài hát và về sau trở nên nổi tiếng. Cũng trong thời gian này, bút hiệu Hùng Lân ra đời, được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của ông. Sau đó, ông nhận làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội.
Năm 1946, ông đã viết một bài hát hưởng ứng với tên gọi "Khỏe vì Nước". Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao. Ngày 26 tháng 5 năm 1946, nhân ngày hội khỏe đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thanh niên và Tự vệ Thủ đô Hà Nội đã trình diễn bài thể dục đồng diễn trên nền bài Khỏe vì Nước. Từ đó, cái tên Hùng Lân trở nên nổi tiếng.
Khi cuộc Kháng chiến chống Pháp bùng nổ ở Hà Nội, ông cũng theo kháng chiến một thời gian. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời chiến khu trở về Hà Nội tiếp tục dạy học. Năm 1948, ông dạy âm nhạc ở Trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1949, ông cho xuất bản sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên Cây Đàn Sống được Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội ấn hành. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời các bộ sách Giáo khoa Âm nhạc cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
Hoạt động âm nhạc tại miền Nam
Sau Hiệp định Genève 1954, Hùng Lân di cư vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư dạy môn Ký xướng âm của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Cùng thời gian đó, ông ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1963.
Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. Năm 1967-1968, ông được cử đi tu nghiệp một khóa ngắn hạn tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông tại Đại học Syracuse, tiểu bang New York (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Việt Nam, ông đã xây dựng chương trình Đố vui để học do Trung tâm Học liệu phát hình lần đầu vào năm 1969 trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Từ năm 1971 cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc Đại học Đà Lạt dạy môn Sư phạm Âm nhạc.
Sự nghiệp cuối đời
Sau 1975, ông trở về tư gia tại đường Nguyễn Văn Thủ, Thành phố Hồ Chí Minh. Do có thời gian tham gia kháng chiến nhưng lại trở về, ông thường xuyên gặp phải sự nghi kỵ của nhiều quan chức trong chính quyền mới. Bài hát "Khỏe vì Nước" của ông một thời gian bị cấm vì là bài hát của "tên phản bội". Tuy nhiên, do uy tín quá lớn của ông và sự can thiệp của nhiều học trò cũ của ông, nên ông không bị làm khó dễ. Ông tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia cho đến tận khi qua đời ngày 17 tháng 9 năm 1986.
Âm nhạc
Những sáng tác của Hùng Lân thường là các bản nhạc vui trẻ, như "Hè về", "Xóm nghèo"... Ông rất ít viết các bản tình cảm ủy mị, nhưng cũng để lại một vài bài như "Hận Trương Chi", "Sầu lữ thứ"...
Theo nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại:
Loại tình cảm cá nhân như "Sầu lữ thứ", "Hận Trương Chi"... Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh.
Loại tình cảm thiên nhiên như "Vườn xuân", "Trăng lên", "Một mùa xuân huyền ảo"... Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc không đủ lãng mạn tính của thời đại nên không quyến rũ người nghe.
Loại kêu gọi thanh niên như "Rạng đông", "Tiếng gọi lên đường", "Hè về", "Khoẻ vì nước", "Mùa hợp tấu", "Việt Nam minh châu trời đông"... Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên Đời trai và Học sinh, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung tâm Học liệu của Bộ Quốc gia Giáo dục. Đây là loại ca khúc thành công nhất của Hùng Lân.
Theo tài liệu của gia đình và các bạn bè, Hùng Lân có khoảng 900 tác phẩm và rất nhiều bản đã bị thất truyền. Có thể kể ra một số bài nổi tiếng như "Rạng đông" được viết năm 1943, được giải thưởng Sáng tác của Hội Khuyến nhạc Hà Nội. "Việt Nam minh châu trời đông", được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc năm 1944, được đề cử làm quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa. Cùng các ca khúc như "Khoẻ vì nước", "Cô gái Việt'"...
Về thánh ca, ngoài tác phẩm "Ca vang lời Chúa 1, 2 và 3", nhạc sĩ Hùng Lân còn 80 bài Thánh Vịnh ứng tác. Ông cũng là người khởi xướng và phát huy phong trào dùng tiếng Việt trong thánh ca. Ông chính là người viết lời Việt cho bài "Silent Night" nổi tiếng với tên "Đêm thánh vô cùng". Năm 1945, Hùng Lân người sáng lập Ca đoàn Lê Bảo Tịnh tại Hà Nam.
Ông cũng viết khá nhiều nhạc cho nhi đồng, nổi tiếng là những bài "Em yêu ai", "Thằng Tí sún", "Con cò", "Ông trăng thu"... Tập nhạc Vui ca lên là nhạc Hùng Lân biên soạn cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Hùng Lân cũng đã phụ trách chương trình Phát thanh Học đường cho trẻ em, thiếu niên ở đài phát thanh Sài Gòn VTVN.
Nhạc sĩ Hùng Lân cũng là người nghiên cứu, viết nhiều cuốn sách về âm nhạc. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông. Theo một bài báo trên của tờ Thanh Niên: "Một trong những người tham khảo tài liệu nhiều nhất để soạn nhạc lý là nhạc sĩ Hùng Lân để nghiên cứu đề xuất một phương pháp mới dạy nhạc cho thanh niên vào năm 1979".
Tác phẩm
Sách 1970: Tìm hiểu dân nhạc Việt Nam
1971: Nhạc ngữ Việt Nam
1972: Tìm hiểu dân ca Việt Nam (giải nhất Biên khảo Nghệ thuật)
1973: Vui Ca Lên 1 và 2
1975-1986: Nhạc lý tân biên (Di cảo)
Sách giáo khoa âm nhạc của giáo sư Hùng Lân đã xuất bản:
1952: Giáo khoa âm nhạc (giải thưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa)
1960: Nhạc lý toàn thư
1964: Hỏi và đáp nhạc lý, nhạc hòa âm và nhạc đơn điệu
1974: Thuật sáng tác ca khúc, Sư phạm âm nhạc thực hành
Ngoài ra ông còn soạn 100 bài viết cho phong cầm (Accordion) độc tấu hay đệm nhạc.
Ca khúc
Cô gái Việt
Em yêu ai (1963)
Hận Trương Chi
Hè về (1945)
Khỏe vì nước (1946)
Lính mới tò te
Luống cà mạch sống
Một mùa xuân huyền ảo
Mùa hợp tấu
Nhớ rừng
Rạng đông
Sầu lữ thứ
Thằng "Tí Sún" (1964)
Tiếng gọi lên đường
Trăng lên
Tơ vương
Việt Nam minh châu trời đông (Quốc ca của Đế quốc Việt Nam)
Vườn xuân
Xóm nghèo
Thánh ca
Ai lên núi Chúa
Cao vời khôn ví
Chúa sống trong tôi
Con nay trở về
Con vươn hồn lên
Có bao giờ
Dâng hồn xác
Đồng cỏ tươi
Hai người tiên phong
Hãy tiếp nhận con
Hoan ca Phục Sinh
Lên núi Sion
Mẹ là mùa xuân
Một giọt sương
Nguyện cầu Thánh Linh
Thắp ngọn nến hồng
Thầy là cây nho
Tôi không còn cô đơn
Trèo lên cao sơn
Trên núi Cây Dầu
Vinh quang Chúa
Vườn địa đàng
Xin chỉ cho con
Xin Thánh Thần
Vinh danh
Ngày 16 tháng 9 năm 2012, tại Nhà thờ Thánh Phanxicô Đa Kao (50 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Sài gòn) đã diễn ra Thánh lễ tưởng niệm cố Nhạc sĩ Hùng Lân và chương trình "Sáu Mươi Năm Ngợi Ca Thiên Chúa" của người nhạc sĩ Công giáo tài hoa này.
Chú thích |
Trương Chi là một câu truyện cổ về mối tình của chàng ngư phủ Trương Chi và nàng Mỵ Nương con gái quan tể tướng.
Cậu chuyện này là đề tài sáng tác phổ biến trong thi ca, nghệ thuật. Một số tác phẩm như:
Trương Chi: ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao.
Khối tình Trương Chi: ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy.
Vở kịch thơ Trương Chi của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. |
Vĩnh Thạnh là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Trước năm 1975, vùng đất Thốt Nốt (gồm cả toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ) đã từng có thời kỳ thuộc về tỉnh Long Xuyên và sau đó là tỉnh An Giang.
Vĩnh Thạnh là địa danh chỉ mới xuất hiện ở Cần Thơ từ năm 2004 và được dùng để đặt cho tên huyện mới được thành lập của thành phố Cần Thơ. Huyện Vĩnh Thạnh được thành lập vào ngày 2 tháng 1 năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam trên cơ sở tách phần lớn vùng đất đai phía tây từ huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ cũ, đồng thời là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Ngày 16 tháng 1 năm 2007, lại tách đất các xã Thạnh Quới và Thạnh Mỹ để thành lập mới thị trấn Vĩnh Thạnh.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, theo Nghị định số 12/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, một phần đất đai phía nam của huyện Vĩnh Thạnh được giao về cho huyện Cờ Đỏ mới được điều chỉnh địa giới hành chính. Hiện nay, huyện Vĩnh Thạnh có 2 thị trấn là thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An. Huyện lỵ huyện Vĩnh Thạnh được đặt tại thị trấn Vĩnh Thạnh.
Địa lý
Huyện Vĩnh Thạnh nằm ở phía tây bắc của thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 80 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Thốt Nốt
Phía tây giáp huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
Phía nam giáp huyện Cờ Đỏ
Phía bắc giáp thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang.
Huyện có diện tích 297,59 km², dân số năm 2019 là 98.399 người, mật độ dân số đạt 331 người/km².
Đây cũng là địa phường có hai tuyến Đường cao tốc Cao Lãnh – Lộ Tẻ và Đường cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đi qua đã được đưa vào khai thác. Ngoài ra còn có dự án Đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đi qua đang được xây dựng.
Lịch sử
Trước năm 2004, huyện Vĩnh Thạnh ngày nay thuộc địa phận huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Vĩnh Thạnh và các xã trực thuộc như sau:
Thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Huyện Vĩnh Thạnh có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu.
Thành lập xã Vĩnh Trinh trên cơ sở 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt.
Huyện Vĩnh Thạnh sau khi được thành lập có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.
Ngày 16 tháng 1 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 367,79 ha diện tích tự nhiên và 1.695 nhân khẩu của xã Thạnh Quới; 369,78 ha diện tích tự nhiên và 3.126 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ.
Huyện Vĩnh Thạnh có 44.036,22 ha diện tích tự nhiên và 156.067 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Thắng, Vĩnh Trinh, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thạnh Lộc và thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh.
Ngày 6 tháng 11 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 162/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập xã Thạnh Tiến thuộc trên cơ sở điều chỉnh 2.239,89 ha diện tích tự nhiên và 9.412 nhân khẩu của xã Thạnh An.
Huyện Vĩnh Thạnh có 41.029,27 ha diện tích tự nhiên với 152.759 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh và các xã: Thạnh Thắng, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Lộc, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.
Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc, đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Từ đó, địa giới hành chính được điều chỉnh lại như sau:
Thành lập xã Vĩnh Bình thuộc huyện Thốt Nốt trên cơ sở điều chỉnh 1.095,67 ha diện tích tự nhiên và 3.191 nhân khẩu của xã Thới Thuận; 857,84 ha diện tích tự nhiên và 4.038 nhân khẩu của xã Trung Nhứt.
Điều chỉnh toàn bộ 1.953,51 ha diện tích tự nhiên và 7.229 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình, huyện Thốt Nốt về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
Điều chỉnh 201,85 ha diện tích tự nhiên và 1.047 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt quản lý.
Thành lập xã Thạnh Lợi trên cơ sở điều chỉnh 4.323,81 ha diện tích tự nhiên và 10.472 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng.
Điều chỉnh 545,19 ha diện tích tự nhiên và 2.426 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Thạnh Lộc quản lý.
Điều chỉnh toàn bộ 9.570,53 ha diện tích tự nhiên và 20.520 nhân khẩu của xã Thạnh Phú về huyện Cờ Đỏ quản lý.
Điều chỉnh toàn bộ 3.459,87 ha diện tích tự nhiên và 20.469 nhân khẩu còn lại của xã Trung Hưng về huyện Cờ Đỏ quản lý.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã và thành lập các xã mới, huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 117.930 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc, thị trấn Vĩnh Thạnh và thị trấn Thạnh An.
Hành chính
Huyện Vĩnh Thạnh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Vĩnh Thạnh (huyện lỵ), Thạnh An và 9 xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Lợi, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thạnh Tiến, Vĩnh Bình, Vĩnh Trinh.
Kinh tế
Năm 2020, UBND huyện Vĩnh Thạnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đến nay, đã đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu theo nghị quyết HĐND huyện đề ra. Trong đó, tổng giá trị sản xuất được 7.183 tỉ đồng, đạt 108,72% kế hoạch; tổng diện tích gieo sạ lúa cả năm được 69.770,7ha, đạt 111,81% so kế hoạch; xây dựng 39.368m đường giao thông, 27 cây cầu bê tông với tổng chiều dài 692m…
Đường phố
Phù Đổng Thiên Vương
Hạ tầng
Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đã và đang hình thành các khu đô thị cao cấp như:
• Khu dân cư, trung tâm thương mại thị trấn Vĩnh Thạnh quy mô 31,55ha ( cung cấp hơn 833 nền ở )
• Khu dân cư Vĩnh Thạnh số 1 quy mô 16,5ha
• Khu dân cư Vĩnh Thạnh số 2 quy mô 8,4ha
• Khu tái định cư Vĩnh Thạnh quy mô 15ha
• Khu tái định cư Vĩnh Trinh ( xã Vĩnh Trinh ) vị trí tiếp giáp QL80 và phạm vi KCN VSIP quy mô 50ha
• Khu tái định cư Vĩnh Trinh ( xã Vĩnh Trinh ) vị trí tiếp giáp QL80 và phạm vi KCN VSIP quy mô 25ha
• Khu dân thương mại TT Thạnh An 1
• Khu dân cư thương mại TT Thạnh An 2
• Khu đô thị Sao Mai - Vĩnh Thạnh ( TT. Thạnh An )
• Khu đô thị Phố Đông Marina Plaza ( xã Vĩnh Trinh )
Hình ảnh
Chú thích |
Lê Yên tên thật Lê Đình Yên (1917 - 1998) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, thuộc thế hệ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của những ca khúc Bẽ bàng, Xuân nghệ sĩ hành khúc, Ngựa phi đường xa...
Lê Yên sinh ngày 30 tháng 7 năm 1917 tại Đông Yên, Quốc Oai, Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông tự học nhạc từ khi 14, 15 tuổi và biết kéo violon, violoncelle để tham gia vào các ban nhạc tài tử lúc đó, trình tấu nhạc cổ điển.
Lê Yên thuộc nhóm Tricéa cùng với Văn Chung và Doãn Mẫn. Họ cùng nhau chơi nhạc và bắt đầu sáng tác khi tân nhạc chưa chính thức hình thành. Lê Yên viết những ca khúc đầu tay Vườn xuân, Một ngày vui khi 18 tuổi, vào năm 1935.
Năm 1935 ông viết bản Bẽ bàng, năm 1937 viết Xuân nghệ sĩ hành khúc và 1945 bài Ngựa phi đường xa. Những nhạc phẩm này vẫn được các ca sĩ của Sài Gòn trước 1975 trình diễn. Ngựa phi đường xa là một trong những ca khúc ban Thăng Long trình bày được khán giả yêu thích nhất.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Lê Yên có những ca khúc với nội dung mới mẻ Đoàn kỵ binh Việt Nam, Trận Đoan Hùng (1949), Bộ đội về làng (1950). Trong đó Bộ đội về làng được xem như một trong những sáng tác thành công của ông. Lê Yên còn phổ thơ cho nhiều bài như Nhớ (thơ Thanh Hải), Kể vè tướng Mỹ (thơ Tạ Hữu Yên), Ai về Hà Bắc quê ta (thơ Phùng Quốc Thụy)...
Ngoài lĩnh vực ca khúc, Lê Yên sáng tác nhạc cho sân khấu. Ông đã viết nhạc cho hàng chục vở tuồng, chèo, cải lương và đã bỏ nhiều công sức trong việc tìm tòi, nghiên cứu những sự thể hiện cũng như hình thành các mô hình âm nhạc cho sân khấu dân tộc. Một số vở được Lê Yên viết nhạc nổi tiếng như Cô gái Kinh Bắc (huy chương vàng Hội diễn nghệ thuật toàn quốc 1985), Âm vang trống đồng (1984). Ngoài ra ông còn viết nhạc cho một số bộ phim như Câu chuyện làng Vũ Đại, Bài ca trên vách đá...
Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Lê Yên có sang học âm nhạc tại Liên Xô. Ông cũng là một trong những giảng viên đầu tiên của trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc viện Hà Nội. Ngoài công việc sáng tác và giảng dạy, ông còn là một nhà nghiên cứu lý luận với nhiều tham luận về âm nhạc cho sân khấu truyền thống, viết các sách Kinh nghiệm phổ thơ, Đô rê mi tự học (chung với La Thăng)... góp phần phổ cập âm nhạc cho quần chúng và đào tạo nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt.
Ông qua đời ngày 15 tháng 11 năm 1998 tại Hà Nội.
Năm 2007, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Chú thích
Tác phẩm
Con mèo mà trèo cây cau (1947)
Bẽ bàng
Bộ đội về làng
Đoàn kỵ binh Việt Nam
Một ngày vui
Ngựa phi đường xa
Trận Đoan Hùng
Vườn xuân
Xuân nghệ sĩ hành khúc (Nghệ sĩ hành khúc ca) |
Nhạc sĩ Văn Chung (1914 - 1984) thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam, ông là tác giả của những nhạc phẩm nổi tiếng Bóng ai qua thềm, Trên thuyền hoa...
Văn Chung tên thật là Mai Văn Chung, sinh ngày 20 tháng 6 năm 1914, quê quán ở huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hưng, nay thuộc Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Khởi đầu con đường âm nhạc với những kiến thức ít ỏi tự học, ông chơi mandoline, contrebasse cho các tiệm nhảy ở Hà Nội. Sau đó Văn Chung cùng Lê Yên và Doãn Mẫn thành lập nhóm Tricéa, cùng nhau trình diễn và sáng tác. Năm 1935 ông viết bản nhạc đầu tay Tiếng sáo chăn trâu. Sau đó cùng các thành viên của Tricéa, ông tiếp tục sáng tác những bản như Bên hồ liễu (1936), Bóng ai qua thềm (1937), Hồ xuân và thiếu nữ (1939). Ngoài ra, ông còn tham gia Đoàn kịch Anh Vũ với những nghệ sĩ nổi tiếng như Thế Lữ, Song Kim, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Xuân Khoát...
Sau Cách mạng tháng Tám, ông về làm việc tại Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Và khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Văn Chung cùng các văn nghệ sĩ lên chiến khu, phụ trách văn nghệ trong một số đơn vị quân đội và sau đó chuyển về Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Trong khoảng thời gian 1945-1954, ông sáng tác không nhiều và không có ca khúc nào gây được tiếng vang. Hòa bình lập lại, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, từ 1964 ông là giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam. Ông còn là uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam khoá II.
Giai đoạn sau 1954, ông lại sáng tác mạnh mẽ. Ca khúc của ông đề cập đến nhiều đề tài, nhưng về đề tài nông thôn kháng chiến, ông có nhiều ca khúc thành công như: Hò dân cày (1954), Gái thôn Đoài, trai thôn Thượng (1956), Tính hẹn cùng tình (1959), Ba cô gái đảm (1963), Lúa cấy thẳng hàng (1966)...
Văn Chung cũng có nhiều ca khúc viết cho thiếu nhi thành công như Lỳ và Sáo, Lượn tròn lượn khéo, Đếm sao, Trăng theo em rước đèn, Ếch ộp, Trăng xinh ngoan... và một vài kịch hát Sói xám ăn gì?, Miu vàng của mẹ, Những đoá hoa xuân... Ông còn viết một số nhạc phẩm khí nhạc như Tiếng sáo quê hương (cho flute), Hương lúa (cho piano), nhạc cho kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa, nhạc cho một số bộ phim. Ông đã xuất bản tuyển tập Quê tôi giải phóng (Nhà xuất bản Văn Hoá, 1974), Tuyển chọn ca khúc Văn Chung (Nhà xuất bản Âm nhạc, 1974) và album tác giả Văn Chung.
Văn Chung mất ngày 27 tháng 8 năm 1984 tại Hà Nội. Ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012.
Tác phẩm
Và một số Kịch hát: Miu vàng của mẹ, Những đoá hoa xuân, Sói xám ăn gì? cùng nhạc phẩm khí nhạc Tiếng sáo quê hương (cho flute), Hương lúa (cho piano).
Chú thích |
Câu lạc bộ bóng đá Blackburn Rovers là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Anh đặt trụ sở tại thành phố Blackburn ở vùng Lancashire nước Anh. Sân nhà của câu lạc bộ là sân Ewood Park với sức chứa khoảng 31.000 khán giả. Biệt danh của câu lạc bộ là Rovers (hải tặc). Hiện nay, câu lạc bộ đang thi đấu tại EFL Championship.
Lịch sử
Những năm mới thành lập
Blackburn Rovers được khai sinh tại một cuộc họp ở khách sạn Leger, thành phố Blackburn ngày 5.11.1875. Trận cầu đầu tiên của đội bóng là trận đấu tại sân Church, Lancashire ngày 18.12.1875 và kết thúc với tỉ số hòa 1-1.
Ngày 28.9.1878, Blackburn Rovers trở thành một trong 23 câu lạc bộ tham gia thành lập Liên đoàn bóng đá vùng Lancashire. Ngày 1.11.1879 đội bóng chơi trận đầu tiên ở Cup FA và thắng đội Tyne Association Football với tỷ số 5–1. Sau đó Rovers bị Nottingham Forest loại ở vòng 3 với trận thua 0-6.
Ngày 25.3.1882 đội bóng vào đến trận chung kết Cup F.A. Cup gặp đội Old Etonians. Blackburn Rovers là đội bóng đầu tiên của tỉnh vào tới chung kết giải này nhưng lại bị thua Old Etonians với tỉ số 0-1. Năm sau, Rovers gặp lại đội này trong trận chung kết và thắng với tỉ số 2-0. Họ lặp lại chiến thắng một lần nữa tại mùa sau trước West Bromwich Albion.
Năm 1885-86 là mùa bóng chuyên nghiêp đầu tiên, và Blackburn Rovers đã chi £615 cho tiền lương các cầu thủ trong mùa đó.
Blackburn Rovers là một trong những sáng lập viên của Liên Đoàn Bóng đá vào năm 1888. Đội bóng lại vào tới trận chung kết Cup FA vào 29.3.1890 và lần thứ 4 giành chiến thắng với tỷ số 6-1 trước Sheffield Wednesday. Trong trận này tiền đạo trái William Townley đã ghi 3 bàn và trở thành cầu thủ đầu tiên lập hat-trick trong một trận chung kết Cup FA. Năm 1890-91 Blackburn Rovers lại giành CUP FA lần thứ 5 sau khi thắng Notts County F.C 3-1 trong trận chung kết.
Đội hình
Đội hình chính thức
Cầu thủ cho mượn
Đội hình dự bị
Đội trẻ
Thành tích Premier League
Dưới đây là bảng thành tích của Blackburn Rovers qua các mùa giải:
1. Số trận
2. Số trận thắng
3. Số trận hòa
4. Số trận thua
5. Số bàn thắng
6. Số bàn bại
7. Hiệu số (Số bàn thắng - Số bàn bại)
Huấn luyện viên
Thành tích
Vô địch Giải vô địch quốc gia: 3
1912, 1914, 1995
Cúp FA: 6
1884, 1885, 1886, 1890, 1891, 1928
Cúp Liên đoàn bóng đá Anh: 1
2002
Siêu cúp Anh: 1
1912 |
Bộ môn Cờ vua tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2005 được thi đấu tại Trung tâm hội nghị thành phố Tagaytay, Philippines từ ngày 27 tháng 11 đến ngày 04 tháng 12 năm 2005. Các vận động viên sẽ tranh 8 bộ huy chương ở 5 nội dung dành cho nam và 3 nội dung dành cho nữ.
Đoàn Việt Nam đã hoàn toàn thống lĩnh giải đấu khi dành chọn 8 huy chương vàng, đặc biệt kỳ thủ trẻ Nguyễn Ngọc Trường Sơn xuất sắc giành được 3 tấm.
Bảng thành tích
Cờ nhanh cá nhân nam
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Ngọc Trường Sơn<TD> Việt Nam</TD>
BạcSusanto Megaranto Indonesia
ĐồngJason Goh Koon-Jong Singapore
ĐồngEugenio Torre Philippines
</TABLE>
Cờ chớp cá nhân nam
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Anh Dũng<TD> Việt Nam</TD>
BạcOliver Dimakiling Philippines
ĐồngNguyễn Ngọc Trường Sơn<TD> Việt Nam</TD>
ĐồngRogelio Antonio Jr. Philippines
</TABLE>
Cờ tiêu chuẩn cá nhân nam
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Ngọc Trường Sơn<TD> Việt Nam</TD>
BạcLê Quang Liêm<TD> Việt Nam</TD>
ĐồngGoh Weiming Singapore
</TABLE>
Cờ nhanh đồng đội nam
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Anh DũngNguyễn Ngọc Trường SơnLê Quang LiêmTừ Hoàng ThôngDương Thế Anh<TD> Việt Nam</TD>
BạcEugenio TorreRogelio Antonio Jr.Nelson Mariano IIPetronio RocaBarlo Nadera Philippines
ĐồngWong Meng KongWu ShaobinJason Goh Koon-JongGoh Weiming Singapore
</TABLE>
Cờ tiêu chuẩn đồng đội nam
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Anh DũngNguyễn Ngọc Trường SơnLê Quang LiêmĐinh Đức TrọngLý Hồng Nguyên<TD> Việt Nam</TD>
BạcEugenio TorreRogelio Antonio Jr.Oliver BarbosaRonald Dableo Philippines
ĐồngSusanto MegarantoEdhi HandokoTaufik HalayTirto Indonesia
</TABLE>
Cờ chớp cá nhân nữ
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Quỳnh Anh<TD> Việt Nam</TD>
BạcEvi Lindiawati Indonesia
ĐồngHoàng Thị Bảo Trâm<TD> Việt Nam</TD>
ĐồngCatherine Perena Philippines
</TABLE>
Cờ tiêu chuẩn đồng đội nữ
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Thị Thanh AnLê Thanh TúHoàng Thị Bảo TrâmTrần Thị Kim Loan<TD> Việt Nam</TD>
BạcSheerie Joy LomibaoBeverly MendozaEnerose MagnoShercila Cua Philippines
ĐồngLisa Karlina LumongdongEvi LindiawatiIrine Kharisma SukandarUpi Darmayana Tamin Indonesia
</TABLE>
Cờ tiêu chuẩn cá nhân nữ
<TABLE border="1" cellpadding="2" cellspacing="0">
Huy chươngVận động viênQuốc gia
VàngNguyễn Thị Thanh An<TD> Việt Nam</TD>
BạcLê Thanh Tú<TD> Việt Nam</TD>
ĐồngLisa Karlina Lumongdong Indonesia
</TABLE>
Chú thích |
Bảng chữ cái tiếng Nga là một bảng chữ cái Kirin gồm 33 ký tự, bao gồm 31 chữ cái, và 2 dấu, như sau:
Hiện nay, có 6 quy tắc khác nhau để chuyển tự tiếng Nga sang ký tự la-tinh. Xem chi tiết ở Chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh.
• Phát triển ngôn ngữ văn hóa xã hội
• Phát triển kỹ năng vận động từ ba đến bảy năm
• Phát triển học thuật
• Phát triển kỹ năng nhận thức
Tiếng Nga
Nga
de:Kyrillisches Alphabet#Russisch |
Tiếng Tơ Đồng có thể là:
Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng ở Sài Gòn trước 1975 của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Sau ba ca sĩ Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao lập lại Tiếng Tơ Đồng hải ngoại.
Phòng trà Tiếng Tơ Đồng, một phòng trà nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên của một chương trình phát sóng trên VTV9
Bộ phim ca nhạc The Sound of Music của Hoa Kỳ. Tên này được dịch ở Sài Gòn trước 1975. Hiện nay ở Việt Nam được dịch phổ biến là Giai điệu hạnh phúc.
Chú thích |
{{Thông tin nghệ sĩ
| nền = ca sĩ
| tên = Lê Uyên
| hình =
| kích thước hình = 695 x 720
| chú thích hình =
| tên khai sinh = Lâm Phúc Anh
| nghệ danh = Lê Uyên
| ngày sinh =
| nơi sinh = Hàng Bồ, Hà Nội, Quốc gia Việt Nam
| ngày mất =
| nơi mất =
| chồng = Lê Uyên Phương
| dòng nhạc = Tình khúc 1954-1975
| hợp tác với = Lê Uyên Phương
| ca khúc = Lời gọi chân mâyVũng lầy của chúng taHãy ngồi xuống đây
}}
Lê Uyên là một nữ ca sĩ người Việt thành danh ở Sài Gòn vào thập niên 1970. Tiếng hát Lê Uyên luôn gắn liền với âm nhạc của chồng cô, nhạc sĩ Lê Uyên Phương.
Thân thế
Lê Uyên tên thật là Lâm Phúc Anh, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1952 tại phố Hàng Bồ, Hà Nội trong một gia đình người Hoa. Cha của cô là một thương gia gốc Hải Nam, còn mẹ cô là người Triều Châu, vợ thứ năm trong tổng số 9 người vợ của cha cô. Năm 1954, gia đình cô gồm cha mẹ, Lâm Phúc Anh và người em gái tên Lâm Phi Yến từ Hà Nội di cư vào miền Nam và sống tại một ngôi nhà khang trang ở Chợ lớn. Đó cũng là nơi đặt văn phòng của một công ty vận tải chạy đường Quy Nhơn, Huế và Đà Nẵng của cha cô.
Hoạt động ca nhạc
Lâm Phúc Anh gặp nhạc sĩ Lê Uyên Phương tại Đà Lạt và đến năm 1968 thì hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người khi song ca được gọi là Lê Uyên và Phương.
Trong những năm đầu cùng nhau đi hát, Lê Uyên và Lê Uyên Phương chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của mình trong khuôn viên các trường đại học trước khi chính thức lấy tên Lê Uyên và Phương vào năm 1969, sau lần trình diễn tại quán Thằng Bờm của phong trào Du Ca Việt Nam. Những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc Việt Nam. Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt.
Năm 1979, Lê Uyên và Phương vượt biển rời Việt Nam sang đến Pulau Bidong rồi định cư ở California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Năm 1984-1985, Lê Uyên bị trúng đạn lạc của hai băng đảng đấu súng trước quán cafe của gia đình. Sau đó, bà mất 4 năm để điều trị, dưỡng thương. Sau thời gian đó, bà cùng chồng xuất hiện trở lại trên những chương trình video của các trung tâm Làng Văn, Thúy Nga và nhất là Asia đã được khán thính giả đón nhận một cách nồng nhiệt.
Sau khi Lê Uyên Phương qua đời năm 1999, Lê Uyên đã đứng ra thực hiện được hai CD gồm một số ca khúc của Lê Uyên Phương. CD thứ nhất là Yêu nhau khi còn thơ gồm những nhạc phẩm đầu tay của Lê Uyên Phương sáng tác từ đầu thập niên 1960, phần lớn được ra đời ở Pleiku là nơi Lê Uyên Phương đã từng dạy học một thời gian, trước khi trở về Đà Lạt. CD thứ hai nhan đề Tình như mây cõi lạ'', gồm 9 nhạc phẩm trong tổng số trên 40 bài nhạc phổ từ thơ của Lê Uyên Phương.
Trình diễn trên sân khấu
Trung tâm Thúy Nga
Trung tâm Asia
Sol Vàng |
Wushu (, Hán Việt: Võ thuật) là môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc với chương trình luyện tập, các bài quyền tổng hợp từ các võ phái cổ truyền nổi tiếng như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Không Động, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền… Được thống nhất giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới như một môn phái võ thuật hiện đại thiên về tính chất thể thao, Wushu được hiểu là môn quốc võ tiêu biểu nhất đại diện cho tinh hoa nền võ thuật của Trung Quốc.
Lịch sử
Tiến trình phát triển của Wushu
Wushu được biết đến ngày nay với tư cách một môn võ thuật hiện đại do chính phủ Trung Quốc thành lập vào những năm 1950. Tuy nhiên ở Trung Quốc Wushu đã có lịch sử lâu đời. Ngược dòng thời gian vào thời nhà Thương, khi võ thuật dần được hệ thống hóa và được dạy chính thức để bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Sang thời nhà Chu, kể cả thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tập luyện võ nghệ được tuyên dương và các cuộc thí võ tranh tài chọn tướng chính thức được giới thiệu trong quân đội.
Những cuộc trường chinh liên tục thời nhà Tần và nhà Hán dẫn đến sự cải tiến võ thuật như là một vũ khí và kỹ thuật được chú trọng nhằm áp dụng vào thực tế chiến trường một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa một Trung Hoa mới thống nhất hơn và sự gắn liền văn hóa với võ thuật đã làm cho Wushu ngày càng thiên về khía cạnh thể thao, cường thân tráng thể và hướng đến ý nghĩa là một môn giải trí hơn. Đặc biệt, khi kỹ thuật quân sự càng ngày tiên tiến hơn thì võ thuật cũng thay đổi. Vào thời nhà Tống, thuốc súng bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong quân đội thì võ thuật cũng dần suy tàn. Quân đội thời đó cần những áp dụng thực tiễn cho chiến trường và loại bỏ bất cứ những gì không hỗ trợ cho chiến thắng. Nhưng văn hóa lại không chấp nhận võ thuật bị bỏ rơi một cách dễ dàng như vậy và kết quả là có rất nhiều võ hội khác nhau ra đời để bảo tồn và phát huy tinh hoa võ thuật truyền thống. Chính điều này đã giúp võ thuật ngày càng phổ thông và được luyện tập khắp nơi từ chùa chiền, rừng núi đến các khu phố tại các đô thị Trung Hoa.
Khi súng ống trở nên thông dụng hơn thì nhu cầu của vũ khí thô sơ và chiến đấu tay chân cũng bị cắt giảm đáng kể. Năm 1901 nhà Thanh đưa ra đạo dụ loại bỏ võ thuật ra khỏi quân đội. Vào thời điểm này nơi khai sinh võ thuật hiện đại là Tinh Võ thể dục học hội do Hoắc Nguyên Giáp thành lập.
Năm 1911, bác sĩ Tôn Dật Tiên khởi sự cuộc cách mạng lật đổ chính thể nhà Thanh và bắt đầu cổ vũ phát triển võ thuật như một phương pháp luyện tập thể dục. Năm 1928 Viện nghiên cứu quốc võ được thành lập tại Nam Kinh và tên gọi Wushu được sử dụng chính thức như một môn quốc võ tổng hợp tiêu biểu nhất, đại diện cho toàn thể võ thuật Trung Hoa. Chính quyền quyết định rằng, tất cả các ban ngành của chính phủ phải thiết lập các học viện Wushu của riêng mình và tổ chức các cuộc thi đấu tranh tài cả địa phương lẩn quốc gia.
Đội Wushu Trung hoa đã tổ chức một chuyến đi tham dự Thế vận hội 1936 tại Berlin, Đức quốc. Đội đã biểu diễn tại Thế vận hội lần thứ 11 và thế giới lần đầu tiên được thưởng thức những kỹ pháp kỳ tuyệt của Wushu Trung Hoa.
Sự thành lập Wushu đương thời
Năm 1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và Wushu được trọng dụng như một môn thể dục được chấp nhận rộng rãi và cũng được xem như một môn nghệ thuật thừa kế của quốc gia. Dưới chính quyền mới, tâm điểm của Wushu được chỉ đạo theo hướng rèn luyện thân thể và sức khỏe hơn là dùng trong thực chiến, nghĩa là nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Dựa vào nhiều môn phái truyền thống, nhiều ủy ban các bậc danh sư như Zhang Wenguang, Wang Ziping, Sha Guozeng và Chai Longyun, phát triển những phương thức luyện tập thành một hệ thống mà ngày nay gọi là Wushu Trung Hoa đương đại.
Các mốc thời gian hiện đại của Wushu
Năm 1953 biểu diễn và tranh tài thể thao truyền thống toàn quốc được tổ chức tại Thiên Tân, trong đó có Wushu.
Năm 1956 Hội Wushu Trung hoa được thành lập tại Bắc Kinh và Wushu trở thành một môn tranh tài chính thức.
Năm 1958 Ủy ban thể thao và văn hóa thể lực nhà nước soạn ra phiên bản đầu tiên các luật lệ tranh tài Wushu.
Năm 1974 Trung Hoa gởi đội Wushu của mình đến Mỹ để biểu diễn tại nhà trắng cho Tổng thống Nixon thưởng lãm,
Năm 1982 Hiệp hội Wushu quốc gia được tổ chức tại Bắc Kinh,
Năm 1985 Cuộc tranh tài thế giới đầu tiên được tổ chức tại Tây An,
Năm 1985 Cuộc tranh tài thế giới lần thứ hai được tổ chức tại Tainjin,
Năm 1987 Giải vô địch Wushu châu Á lần thứ nhất được tổ chức tại Yokohama, Nhật Bản,
Năm 1987 Hiệp hội Wushu Á châu được thành lập,
Năm 1989 Giải vô địch Wushu châu Á lần thứ hai được tổ chức tại Hồng Kông,
Năm 1990 Wushu được giới thiệu tranh tài chính thức lần đầu tiên tại Á vận hội 11 tại Bắc Kinh.
Năm 1990 Hiệp hội Wushu quốc tế được thành lập,
Năm 1991 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc,
Năm 1993 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ hai được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia,
Năm 1995 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ ba được tổ chức tại Baltimore, Maryland, Mỹ,
Năm 1997 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ bốn được tổ chức tại Roma, Ý,
Năm 1999 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ năm được tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc,
Năm 2001 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ sáu được tổ chức tại Yerevan, Armenia,
Năm 2003 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ bảy được tổ chức tại Ma Cao, Trung Quốc,
Năm 2004 Lễ hội Wushu cổ truyền thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Trịnh Châu, Trung Quốc,
Năm 2005 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ tám được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam,
Năm 2007 Giải vô địch Wushu quốc tế lần thứ chín được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc,
Võ phục và nghi thức
Võ phục
Võ phục của Wushu được quy định tùy theo các nội dung tập luyện, thi đấu và biểu diễn khác nhau sử dụng các phục trang khác nhau.
Lễ nghi
Lễ nghi biểu hiện các phương thức hành lễ (chào, tiếp nhận binh khí v.v.) của Wushu, bao gồm Đồ thủ lễ (chào tay không), Trì khí giới lễ (chào với binh khí), Đệ khí giới lễ (nghi thức trao nhận binh khí):
Đồ thủ lễ
Là cách chào tay không bao gồm Bao quyền lễ và Chú mục lễ:
Bao quyền lễ (lễ ôm quyền): rất phổ biến trong các võ phái Trung Quốc nói chung, tư thế đứng thẳng hai chân bằng nhau, tay trái mở chưởng, tay phải nắm thành quyền. Ý nghĩa: chưởng trái là văn, quyền phải là võ, văn võ cùng học; chưởng trái biểu thị tứ dục (Trí, Đức, Thể, Mỹ) tượng trưng cho tinh thần thể thao cao thượng, võ đạo, quyền phải biểu thị sự dũng cảm, sức mạnh. Chưởng trái ôm quyền phải biểu thị sức mạnh không sinh bạo loạn, được kiềm chế.
Chú mục lễ (nhìn thẳng): đứng thẳng hai chân bằng nhau, không cong lưng, mắt nhìn người nhận lễ một cách thành tâm, chăm chú. Để đáp lại người hành lễ có thể hơi cúi đầu.
Trì khí giới lễ
Là phương thức được thực hiện khi luyện tập hoặc khi thi đấu, biểu diễn khí giới. Ý nghĩa tương tự như Bao quyền lễ đã nói ở trên. Bao gồm:
Bao đao lễ (ôm đao chào)
Trì kiếm lễ (cầm kiếm chào)
Trì côn lễ (cầm côn chào)
Trì thương lễ (cầm thương chào)
Đệ giới lễ
Là nghi thức trao khí giới cho đồng môn, bao gồm:
Đệ đao lễ (nghi thức trao đao)
Đệ kiếm lế (nghi thức trao kiếm)
Đệ côn lễ (nghi thức trao côn)
Đệ thương lễ (nghi thức trao thương)
Tiếp giới lễ
Là nghi thức nhận khí giới từ phía đồng môn, bao gồm:
Tiếp đao lễ (nhận đao)
Tiếp kiếm lễ (nhận kiếm)
Tiếp côn lễ (nhận côn)
Tiếp thương lễ (nhận thương)
Ngoài ra, những khí giới khác khi thực hiện cũng phải tuân thủ những quy phạm tương tự.
Cơ bản công, cơ bản kỹ thuật
Cơ bản công nhằm chỉ những bản chất cần thiết của năng lực thể chất (thể năng), năng lực kỹ thuật (kỹ năng), hoặc là sự chuẩn bị cần thiết của thể năng, kỹ năng và tâm lý trong luyện tập Wushu. Cơ bản công có một hệ thống mang tính tổng hợp những phương pháp luyện công năng các bộ phận bên trong và bên ngoài thân thể. Những phương pháp này là nền tảng cơ bản đối với mỗi người bắt đầu vào luyện tập võ thuật nói chung và Wushu nói riêng. Cơ bản công của Wushu bao gồm Thoái công chuyên luyện về chân, Yêu công luyện hông và eo, Kiên công luyện vai và Trang công chuyên luyện sức mạnh.
Thoái công
Là những bài tập nhằm phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt và sức mạnh của chân. Phương pháp luyện tập có áp thoái (ép chân), ban thoái (mang, vác chân), phách thoái (xoạc), dịch thoái (hất), khống thoái (ghìm, khống chế):
Áp thoái
Là các động tác đè, ép chân, bao gồm:
Chánh áp thoái (ép thẳng):
Tắc áp thoái (ép ngang)
Hậu áp thoái (ép sau)
Phốc bộ áp thoái (ép chân sát đất)
Ban thoái
Là các động tác mang, vác chân, gồm:
Chánh ban thoái (vác chân phía trước)
Tắc ban thoái (vác chân ngang)
Hậu ban thoái (vác chân phía sau)
Phách thoái
Là các động tác xoạc chân, rất phổ biến trong các võ phái, gồm:
Thụ xoa thoái (xoạc chân dọc)
Hoành xoa thoái (xoạc chân ngang)
Dịch thoái
Là các động tác đá hất chân nhằm làm cho chân dẻo dai, linh hoạt, bao gồm:
Chánh dịch thoái (hất chân về phía trước)
Tắc dịch thoái (hất chân ngang)
Lý hợp thoái (vung chân vào trong)
Ngoại bãi thoái (vung chân ra ngoài)
Hậu bãi thoái (hất chân ra sau)
Khống thoái
Là các động tác khống chế, ghìm chân, bao gồm:
Tiền khống thoái (ghìm chân về phía trước)
Tắc khống thoái (ghìm chân ngang)
Hậu khống thoái (ghìm chân phía sau)
Yêu công
Là kỹ thuật luyện hông. Hông là mối liên lạc giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể đồng thời cũng tập trung phản ánh mấu chốt tạo thành kỹ xảo của thân pháp. Bởi vậy, yêu công được chú trọng đặc biệt đối với sự tiến bộ của môn sinh Wushu. Phương pháp luyện tập gồm có:
Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía trước)
Ninh yêu (xoắn vặn hông)
Loát yêu (xoay hông)
Hạ yêu (đưa hông xuống)
Phiên yêu (lật hông)
Kiên công
Luyện tập tay vai nhằm tăng cường tính mềm dẻo của dây chằng, mở rộng phạm vi hoạt động của khớp xương vai, phát triển sức mạnh cánh tay, nâng cao những năng lực hoạt động của chi trên như sự nhanh nhẹn, vươn dài, xoay chuyển v.v. Phương pháp luyện tập gồm:
Áp kiên (đè, ép vai)
Chuyển kiên (xoay vai)
Nhiễu hoàn (cuốn vòng)
Luân kiên (vung vai)
Phủ xanh (cúi người, chống vai)
Trang công
Là hình thức luyện tập đặc biệt nhất trong cơ bản công của Wushu. Phương cách này dùng cách đứng yên để bồi dưỡng hơi thở, tăng cường sức mạnh, hình thành và củng cố những động lực. Có rất nhiều phương pháp luyện Trang công, dưới đây chỉ trình bày các nguyên lý "tĩnh trung cầu động" (chuyển động trong sự tĩnh lặng) với "khai hợp trang" (mở đóng) và "thăng giáng trang" (lên xuống); "động trung cầu tĩnh" (tĩnh lặng trong cái động) với "mã bộ trang" (thế chân cưỡi ngựa) và "cung bộ trang" (thế chân dương cung):
Mã bộ trang
Luyện tập chân đứng như khi cưỡi ngựa, lực đều trên hai chân, còn gọi là Trung bình tấn, mục đích tập thăng bằng, trụ vững, và luyện gân, khớp, bắp thịt của chân.
Cung bộ trang
Luyện chân giống tư thế dương cung với chân trước nặng sau nhẹ, còn gọi là Đinh tấn.
Hỗn nguyên trang
Luyện các chuyển động lên xuống, đóng mở), gồm:
Thăng giáng trang (lên xuống)
Khai hợp trang (đóng mở)
Hệ thống chương trình
Hệ thống chương trình tập luyện, thi đấu và biểu diễn của Wushu, ngoài những phần cơ bản công và nghi lễ kể trên, bao gồm hai nội dung chính là Sáo lộ và Giao đấu, cụ thể như sau:
Sáo lộ
Sáo lộ được thực hiện bằng những động tác như Dịch (đá), Suất (ném), Nã (bắt giữ), Kích (đánh), Thích (đâm), Tiêu (hóa giải), Trảm (chém) v.v. Từ đó theo quy luật biến hóa mâu thuẫn của động tác như công thủ tiến thoái, động tĩnh nhanh chậm, cương nhu hư thực mà biên tập thành các bài sáo lộ để luyện tập. Sáo lộ thường bao gồm Quyền thuật, Khí giới, Đối luyện và Biểu diễn tập thể.
Bài Quyền
Là các bài sáo lộ tay không, bao gồm Trường Quyền, Thái cực quyền, Nam Quyền, Hình Ý Quyền, Bát Cực Quyền, Thông Bối Quyền, Phách Quải Quyền, Bát Quái chưởng, Phiên tử Quyền, Trốc Cước, Thiếu Lâm quyền, Địa Đàng Quyền, Tượng hình quyền v.v.
Khí giới
Khí giới có bốn loại được đưa vào chương trình Wushu là đoản khí giới (vũ khí ngắn), trường khí giới (vũ khí dài), song khí giới (vũ khí đánh đôi), Nhuyễn khí giới (vũ khí mềm). Đoản khí giới bao gồm Đao thuật, Kiếm thuật, Trủy thủ (dao găm) v.v. Trường khí giới bao gồm Côn thuật, Thương thuật, Đại đao v.v. Song khí giới có Song đao, Song kiếm, Song câu, Song thương, Song tiên (roi) v.v. Nhuyễn khí giới có Tam tiết côn (côn ba khúc), Cửu tiết côn (Côn chín khúc), Thằng tiêu (dây có đầu nhọn), Lưu tinh trùy v.v.
Đối luyện
Đối luyện là hình thức giao đấu theo bài bản đã được quy ước, còn gọi là các bài đối quyền, dành cho hai người hoặc trên hai người. Hình thức này có:
đồ thủ đối luyện (tay không đối luyện)
khí giới đối luyện đồ thủ (tay không đấu binh khí)
khí giới đối luyện (binh khí đấu binh khí).
Biểu diễn tập thể
Là hình thức tập luyện của một nhóm 6 người hoặc trên 6 người với các bài tay không hoặc có khí giới.
Giao đấu
Giao đấu là hình thức thi đấu giữa hai người theo luật lệ quy định, bao gồm ba loại là Tán đả (Tán thủ, đối kháng), Thôi thủ (đẩy tay, khá giống Niêm thủ của Vịnh Xuân Quyền), và Đoản binh.
Tán đả
Các tuyển thủ thi đấu bằng các phương pháp kỹ kích (tấn công) như Dịch, Đả, Suất v.v. để chế ngự đối phương.
Thôi thủ
Sử dụng các phương pháp kỹ kích của môn Thái cực quyền như Bằng (nâng), Lý (vuốt), tê (chen, lách), Án (đè), Thái (bẻ, ngắt), Liệt (xoay), Trửu (khuỷu tay), Kháo (nương tựa), phán đoán cách sử dụng kình lực của đối phương để đẩy ngã hắn. Hình thức này cũng dựa theo luật lệ quy định để phân thắng bại.
Đoản binh
Hai người cầm gậy ngắn (bằng song mây, da, bông vải) làm khí giới thi đấu trong sàn đấu có hình tròn đường kính là 533 cm. Cũng theo luật lệ để phân thắng bại. Các phương pháp sử dụng là Phách, Thích, Khảm, Băng, Điểm, Trảm v.v.
Wushu tại Việt Nam
Wushu đến Việt Nam vào năm 1989, do công của ông Hoàng Vĩnh Giang khi tiếp thu tài liệu giáo khoa từ Nga gồm 7 bài ghi trong băng video mang về phổ biến trong nước. Đầu năm 1990 Hoàng Vĩnh Giang thành lập ban nghiên cứu Wushu, gồm một vài nhân vật tâm huyết ở miền Bắc. Trong năm 1990 đội tuyển Wushu Việt Nam gồm 5 vận động viên lần đầu tiên ra quân trong kỳ ASIAD 11 tổ chức ở Bắc Kinh. Thua trận này, nhưng lúc đó cố võ sư Đỗ Hóa huấn luyện viên đội tuyển quốc gia đã khẳng định với Đài phát thanh Bắc Kinh: "Chúng tôi sẽ tiến sát Wushu Trung Quốc và chỉ 4 năm nữa, các võ sĩ tán thủ Việt Nam sẽ ngang ngửa với các võ sĩ hàng đầu thế giới". Đến tháng 6 năm 1992, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội bắt đầu mời chuyên gia Wushu của Trung Quốc (hai chuyên gia đầu tiên là Phan Hán Quang và Trần Húc Hồng) sang tập huấn về môn Wushu cho các vận động viên Việt Nam. Sau kỳ huấn luyện các võ sĩ Wushu Việt Nam đã tung hoành ở Thượng Hải và cả ở Thiếu Lâm tự, mang về 23 huy chương bạc và đồng. Từ 1993 đến nay, bắt đầu những thế hệ vàng các tuyển thủ Wushu Việt Nam liên tục đạt huy chương tại các kỳ thi đấu quốc tế, như:
Nguyễn Thúy Hiền
Đàm Thanh Xuân
Diệp Bảo Minh
Nguyễn Anh Minh
Tống Hoàng Lân
Đào Việt Lập
Nguyễn Chí Sơn
Bùi Mai Phương
Trần Trọng Tuấn
Nguyễn Tiến Đạt
Nguyễn Thị Ngọc Oanh
Nguyễn Thị Mỹ Đức
Lê Quang Huy |
Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: Chosŏn'gŭl: 조선, Hanja: 朝鮮, McCune–Reischauer: Chosǒn), Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân Quốc: ), liên Triều (cách gọi mà một số phương tiện truyền thông tại Việt Nam sử dụng) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế bắt nguồn từ tên gọi Cao Ly) là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm trên bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á, giáp với Trung Quốc về phía tây bắc, Nga về hướng đông bắc và Nhật Bản ở phía đông nam qua eo biển Triều Tiên.
Hiện nay, Triều Tiên được chia ra thành hai chính thể: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc là một quốc gia đơn đảng sử dụng thuyết Chủ thể làm nền tảng và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam là một nhà nước đa đảng theo thể chế Cộng hoà Tổng thống.
Là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, Triều Tiên có lịch sử được ghi chép sớm nhất vào khoảng hơn 3000 năm. Trong thế kỷ thứ IV, họ đã bắt đầu sử dụng hệ thống chữ Hán và chịu ảnh hưởng của Phật Giáo, về sau, Nho Giáo của Khổng Tử và nhiều khía cạnh văn hóa khác du nhập từ Trung Hoa dần có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội này.
Sau khi thống nhất Tam Quốc vào năm 676, Triều Tiên giữ được độc lập về lãnh thổ, chính trị cũng như văn hóa cho đến khi bị Đế quốc Mông Cổ xâm lược trong thế kỷ XIII. Trong nhiều thế kỷ kế tiếp, Triều Tiên duy trì một liên minh gần gũi, thân cận với các triều đại phong kiến Trung Quốc, trong khi cũng đồng thời giữ gìn bản sắc của riêng mình.
Nền văn hóa Triều Tiên đã đem lại máy in, đồng hồ tự gõ đầu tiên, máy đo lượng nước mưa và tàu chiến bọc sắt. Văn hóa Triều Tiên đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XV, dưới thời Triều Tiên Thế Tông. Sau đó, đất nước rơi vào trì trệ, suy thoái vào giai đoạn sau của nhà Triều Tiên và đến cuối thế kỷ XIX thì bắt đầu bị các đế quốc thực dân phương Tây dòm ngó.
Năm 1910, Triều Tiên bị Đế quốc Nhật Bản sáp nhập và trở thành thuộc địa của người Nhật cho đến giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, bán đảo được quân đội Đồng Minh giải phóng, tuy nhiên, các lực lượng quân sự của Liên Xô và Hoa Kỳ đã không thể tìm kiếm thành công một phương án đồng ủy trị cho nơi đây. Cuối cùng, hai quốc gia lần lượt lập nên những chính phủ trung thành với ý thức hệ của họ, dẫn đến hệ quả là Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và sự chia cắt vĩnh viễn của bán đảo này. Hiện nay, hai miền đang nỗ lực đàm phán và đối thoại nhằm tiến tới hòa bình lâu dài cũng như tái thống nhất.
Tên gọi
Tên gọi "Korea" xuất phát từ thời kỳ Cao Ly trong lịch sử Triều Tiên và cũng xuất phát từ nhà nước Cao Câu Ly. Ngày nay, tên gọi "Korea" được quốc tế sử dụng để chỉ đến cả hai nước của Triều Tiên. Tại nước Việt Nam, khu vực này được gọi chính thức với danh xưng là "bán đảo Triều Tiên".
Địa lý
Triều Tiên nằm trên Bán đảo Triều Tiên tại đông bắc châu Á, có biên giới trên bộ với 2 quốc gia (Trung Quốc, Nga) và 3 biển. Ở phía tây bắc, Áp Lục Giang chia Triều Tiên ra khỏi Trung Quốc và về hướng bắc, Đồ Môn Giang tách Triều Tiên từ Nga. Hoàng Hải nằm tại hướng tây, biển Hoa Đông ở phía nam, và Biển Nhật Bản ở hướng đông. Tổng diện tích của Triều tiên là 219,155 km². Các đảo đáng kể gồm có Jeju, Ulleungdo.
Phần phía nam và phía tây của vùng đất lục địa Triều Tiên là những đồng bằng phát triển, trong khi phần phía tây và phía bắc có nhiều đồi núi. Núi cao nhất Triều Tiên là núi Bạch Đầu (Baekdu) (2744 m, Trung Quốc gọi là "núi Trường Bạch"). Biên giới với Trung Quốc chạy qua dãy núi này. Phần kéo dài về phía nam của núi Bạch Đầu là một cao nguyên gọi là cao nguyên Kaema. Cao nguyên này chủ yếu được nâng lên vào thời Đại Tân Sinh và một phần bị bao phủ bởi tro núi lửa. Về phía nam của Gaema Gowon, nhiều dãy núi kế tiếp toạ lạc dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên. Những dãy núi này được đặt tên là Baekdudaegan (Bạch Đầu đại cán). Một số núi quan trọng bao gồm Sobaeksan (2.184 m), Baeksan (1.724 m), Kim Cương sơn (1.638 m), Seoraksan (1.708 m), Taebaeksan (1.567 m) và Jirisan (1.915 m). Có một số núi thấp hơn, những dãy núi thứ hai có hướng gần như vuông góc với hướng núi Baekdudaegan. Chúng phát triển dọc theo đường nối lục địa thời Đại Trung Sinh và hướng của chúng là tây bắc và tây tây bắc.
Tương phản với những dãy núi cổ trên lục địa, một số đảo quan trọng của Triều Tiên được hình thành bởi các hoạt động núi lửa trong thời Đại Tân Sinh gần đây. Đảo Jeju, tọa lạc xa về phía nam của bán đảo Triều Tiên, là một đảo núi lửa lớn với núi chính là Hallasan (1950 m). Ulleungdo là đảo núi lửa trên Biển Nhật Bản, mà thành phần có nhiều felsic hơn Jeju. Những đảo núi lửa có xu hướng trẻ hơn đối với các núi di chuyển về phía tây.
Bởi vì những vùng núi có hướng ngả về phần đông của bán đảo, những con sông lớn có xu hướng chảy về phía tây. Hai trường hợp ngoại lệ là sông Nakdong và sông Seomjin chảy về phía nam. Các con sông quan trọng chảy về phía tây bao gồm sông Áp Lục, sông Chongchon, sông Đại Đồng, sông Hán, sông Geum và sông Yeongsan. Những con sông này làm ngập các đồng bằng và cung cấp một môi trường lý tưởng cho việc trồng lúa.
Phía nam và tây nam bờ biển của bán đảo Triều Tiên là đường bờ biển Lias khá phát triển. Nó được biết đến như là Dadohae trong tiếng Triều Tiên. Đường bờ biển phức tạp tạo ra những biển ôn hòa và môi trường biển tĩnh lặng cho phép tàu thuyền đi lại an toàn, đánh cá và trồng rong biển. Thêm vào đường bờ biển phức tạp, bờ phía tây của bán đảo Triều Tiên có cường độ thủy triều rất cao (tại Incheon, khoảng giữa bờ biển phía tây, nó cao đến 9 m). Những tấm chắn thủy triều lớn đang được phát triển trên bờ biển phía nam và tây của bán đảo Triều Tiên.
Lịch sử
Đã có bằng chứng khảo cổ cho thấy loài người đã sống trên bán đảo Triều Tiên khoảng 700.000 năm trước, trong thời kỳ Hạ Đồ đá cũ. Đồ gốm Triều Tiên cổ xưa nhất có từ khoảng năm 7000 TCN, và thời kỳ Đồ đá mới bắt đầu khoảng năm 6000 TCN. Thời kỳ đồ gốm Trất Văn kéo dài từ 3500 TCN đến 2000 TCN.
Cổ Triều Tiên
Theo sự tích Đàn Quân, Triều Tiên được thành lập năm 2333 TCN. Quốc gia này được biết đến với tên Triều Tiên, thường được gọi là Cổ Triều Tiên để phân biệt với nhà Triều Tiên. Các nhà khảo cổ đã khai quật được các đồ tạo tác của Cổ Triều Tiên và các thành cổ khắp Triều Tiên và miền nam Mãn Châu.
Các tài liệu khảo cổ và sử sách cho biết nó có thể được thành lập từ một liên minh của các thành thành một nhà nước tập trung vào giữa thế kỷ VII và IV TCN, khi nó tự xưng là một vương triều và tuyên chiến với nhà Chu. Năm 108 TCN, nhà Hán tại Trung Quốc đã đánh bại Cổ Triều Tiên và lập ra 4 quận tại miền bắc Triều Tiên (kể cả một quận gần Bình Nhưỡng) và Mãn Châu chủ yếu để làm tiền đồn buôn bán. Đến 75 TCN, ba trong bốn quận đã bị thất thủ, nhưng còn một quận nằm dưới sự cai trị của nhà Hán cho tới năm 313.
Một quốc gia với tên gọi Thìn Quốc tồn tại ở miền nam Triều Tiên trước khi Cổ Triều Tiên bị sụp đổ. Tuy rất ít được biết về tổ chức chính trị của quốc gia này, các tạo tác bằng đồng thiếc từ thế kỷ III và II trước Công Nguyên đã được khai quật trong khu vực. Tam Hàn, ba liên minh có nguồn gốc từ Thìn, thay nước Thìn. Tại miền bắc, quốc gia Cao Câu Ly đã thống nhất Phù Dư, Ốc Trở và Đông Uế trong lãnh thổ Cổ Triều Tiên trước kia, và tiêu diệt quận của người Hán vào năm 313.
Tam Quốc
Ba nước Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tế (hai nước sau phát sinh từ Tam Hàn) giành quyền với nhau và thâu tính các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực. Tổ chức nhà nước tinh vi được phát triển dưới dạng Khổng giáo và Phật giáo.
Cao Câu Ly là nước mạnh nhất, nhưng luôn giao chiến với nhà Tùy và nhà Đường tại Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ VII, Tùy Dạng Đế đã đem 100 vạn quân qua xâm lấn Cao Câu Ly. Tuy nhiên, người Triều Tiên, dưới sự chỉ huy của tướng Eulji Mundeok (Ất Chi Văn Đức) đã đánh bại quân Hán. Việc này đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tùy. Nhà Đường cũng tiếp tục giao chiến với Cao Câu Ly.
Tuy là nước lạc hậu nhất trong lĩnh vực văn hóa trong Tam Quốc, Tân La có một truyền thống quân sự xung quanh các chiến sĩ được gọi là hoa lang (hwarang). Thoạt tiên Tân La sáp nhập khối Già Da (Gaya), rồi liên minh với nhà Đường để thâu tính Bách Tế và, sau này, Cao Câu Ly. Việc này tạo ra nhà nước thống nhất đầu tiên tại Triều Tiên, thường được gọi là Tân La Thống nhất.
Bột Hải và Tân La Thống nhất
Tân La cuối cùng đuổi được quân nhà Đường ra khỏi lãnh thổ Cao Câu Ly. Vì lẽ đó, đến thế kỷ thứ VIII, Tân La đã quản lý hầu hết bán đảo Triều Tiên và vì thế được gọi là Tân La Thống nhất. Đến cuối thế kỷ thứ IX, Tân La Thống nhất sụp đổ và thời Hậu Tam Quốc bắt đầu.
Sau khi Cao Câu Ly sụp đổ, tướng Đại Tộ Vinh (Dae Joyeong) lãnh đạo quân dân đến khu vực Cát Lâm của Mãn Châu. Vị tướng này thành lập nước Bột Hải như nhà nước tiếp kế Cao Câu Ly và giành lại được khu vực miền bắc bị mất. Cuối cùng, lãnh thổ Bội Hải đã trải dài từ Tùng Hoa Giang và Hắc Long Giang ở miền bắc Mãn Châu đến các tỉnh miền bắc Triều Tiên. Trong thế kỷ thứ X, Bột Hải đã bị người Khiết Đan chiếm đóng.
Triều đại Cao Ly (918-1392)
Vương triều Cao Ly thay thế Tân La Thống nhất. Nhiều vương thân từ nước Bột Hải cũng tham gia vào quốc gia mới này, có lãnh thổ rộng hơn bán đảo Triều Tiên (xem Gian Đảo, nay dưới sự quản lý của Trung Quốc). Trong thời kỳ này, luật pháp đã được soạn ra, một hệ thống quan lại cũng ra mắt vào thời điểm này, và Phật giáo trở thành thịnh hành tại Triều Tiên.
Trong thế kỷ thứ X và XI, Triều Tiên tiếp tục bị người Nữ Chân và Khiết Đan tấn công tại biên giới phía bắc. Xung đột giữa các quan lại văn và võ ngày càng tăng khi các quan võ bị hạ thấp địa vị và được trả tiền ít hơn. Việc này khiến nhiều tướng cầm quân nổi loạn và một số khác di cư tại nơi khác.
Trong năm 1238, quân Mông Cổ xâm chiếm Triều Tiên. Sau gần 30 năm kháng chiến, Triều Tiên tiêu tàn và hai nước ký hiệp ước có lợi cho Mông Cổ. Dưới sự điều khiển của Mông Cổ, Cao Ly tham gia vào hai cuộc xâm chiếm Nhật Bản không thành. Trong thập niên 1340, Đế quốc Mông Cổ bị nhanh chóng suy sụp vì có xung đột nội bộ. Lúc này Triều Tiên có thể cải cách chính trị mà không bị Mông Cổ quấy rối. Vào thời điểm này, tướng Lý Thành Quế (Yi Seong-gye) lập danh cho mình bằng cách đánh đuổi hải tặc Nhật Bản, được gọi là Uy khấu (giặc lùn), đã cướp bóc từ các tàu lái buôn của Trung Quốc và Triều Tiên và tàn phá bờ biển Triều Tiên.
Triều đại Triều Tiên (1392-1910)
Năm 1392, Ly Thành Quế thành lập nhà Triều Tiên (Joseon), dời thủ đô đến Hán Thành (Hanseong, nay là Seoul). Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được thêm vào, diện tích đất trồng trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản, trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.
Trong cuối thập niên 1590, Nhật Bản hai lần xâm lăng Triều Tiên nhưng không thành, gây ra nhiều sự tàn phá. Những người xâm lược đốt hết những gì họ không đem về Nhật Bản được và nhiều tạo tác văn hóa bị mất tích. Với sự giúp đỡ của quân Minh và tàu chiến bọc sắc của đô đốc Lý Thuấn Thần (Yi Sunsin), quân Triều Tiên đẩy lùi được quân Nhật.
Tuy thế, sau sự xâm lăng của Nhật Bản, trong thập niên 1620 và 1630 nhà Triều Tiên không thể kháng cự quân Mãn Châu. Cuối cùng nó phải công nhận nhà Thanh là triều đại tại Trung Quốc. Sau đó Triều Tiên được hai thế kỷ hoà bình. Quốc gia này đã cách ly với thế giới bên ngoài vào thời điểm này và được gọi là "Vương triều ẩn dật".
Nhà Triều Tiên được cho là triều đại cai trị lâu dài nhất tại Đông Á.
Nhật Bản chiếm đóng
Bắt đầu từ đầu thập niên 1870, Nhật Bản bắt đầu cưỡng bức Triều Tiên ra khỏi khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc và vào khu vực của Nhật. Năm 1895, Hoàng hậu Minh Thành (Myeongseong) bị quân Nhật dưới sự chỉ đạo của Miura Goro ám sát. Sau Chiến tranh Trung-Nhật và Chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản giành được ưu thế tại Triều Tiên. Năm 1910, Nhật Bản cưỡng bức Triều Tiên ký Điều ước Sáp nhập Hàn-Nhật.
Sự cai trị của Nhật rất tàn bạo và nhiều người Triều Tiên đã kháng cự, cuối cùng dẫn đến phong trào đòi độc lập. Phong trào này đã bị Nhật đàn áp dã man và hàng ngàn người đã bị Nhật giết hại.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều người Triều Tiên đã bị cưỡng bức hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nhật. Hàng vạn người đàn ông đã bị bắt đi lính trong quân đội Nhật, trong khi đến 200.000 phụ nữ đã bị cưỡng bức lao động hay làm nô lệ tình dục, được gọi là "úy an phụ" (慰安婦, 위안부). Khoảng 60.000 người Triều Tiên làm việc trong hầm mỏ đã bị thiệt mạng giữa 1939 và 1945, và vô số khác bị dùng làm thí nghiệm cho Đơn vị 731.
Thái độ bài Nhật vẫn còn mạnh mẽ tại Triều Tiên, đặc biệt là trong thế hệ già, vì họ tin rằng Nhật Bản không tỏ ra hối hận cho những điều sai trái này.
Đất nước chia cắt
Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính phủ đế quốc Nhật được thay thế bởi sự hiện diện của Hoa Kỳ và Liên Xô. Liên Xô ủng hộ chính quyền miền bắc, đồng thời cũng có quan hệ với Trung Quốc; Hoa Kỳ có quan hệ gần gũi với chính quyền ở miền nam, giúp đỡ những người có kinh nghiệm dưới thời Nhật lên cầm quyền và đàn áp những người cộng sản. Người Triều Tiên bị chia rẽ: những người tay sai Nhật thiếu sự tín nhiệm của người dân, nhưng họ có nhiều kinh nghiệm và giữ quyền. Chủ nghĩa cộng sản ngày càng thâm nhập vào Triều Tiên và những người Triều Tiên đã từng chiến đấu chống Nhật cùng với Trung Quốc được nhiều quyền lực và danh tiếng.
Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng tái thống nhất
Theo một số nhà khoa học chính trị, Chiến tranh Triều Tiên là kết quả trực tiếp của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ủng hộ những người theo chủ nghĩa chống cộng, hậu thuẫn quân đội Đại Hàn Dân Quốc, và ảnh hưởng Liên Hợp Quốc để ủng hộ quân đội này. Trong năm 1945, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Hợp Quốc dự định tạo ra một chính quyền ủy nhiệm, Hoa Kỳ điều khiển bán đảo này phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ.
Tuy nhiên, sau khi Mỹ rời khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một số cố vấn, Triều Tiên đưa quân đội vượt vĩ tuyến 38 nhằm mục đích thống nhất đất nước. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ. Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ.
Từ thập niên 1990, với chính quyền ở Hàn Quốc ngày càng tự do hơn, cũng như sau sự qua đời của lãnh tụ CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác, trong các cuộc thi thể thao quốc tế, việc đoàn tụ thân nhân, kinh tế và du lịch.
Gần đây, trong nỗ lực hòa hảo, hai quốc gia đã chọn một Cờ Thống nhất. Lá cờ này tượng trưng cho Triều Tiên trong các cuộc thi thể thao quốc tế.
Nhân khẩu
Triều Tiên được định cư bởi một sắc tộc thuần nhất là người Triều Tiên. Họ sử dụng một ngôn ngữ riêng là tiếng Triều Tiên và hệ thống chữ viết đặc thù Hangul.
Sắc tộc thiểu số sinh sống trên bán đảo Triều Tiên có thể kể tới người Hoa (khoảng gần 20.000) ( ) chủ yếu ở Hàn Quốc. Ngoài ra có một vài nhóm cộng đồng người gốc Hoa và gốc Nhật được cho là còn định cư ở phía bắc Triều Tiên ).
Lực lượng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc chủ yếu bao gồm những lao động đến từ các nước như Bangladesh, Pakistan, Philippines và Việt Nam, tổng cộng khoảng hơn nửa triệu. Cũng có thể kể tới hơn 10.000 người Mỹ, Úc, Anh, Canada, Ireland làm công tác giảng dạy tiếng Anh tại đây. Và khoảng 30.000 lính Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ phía Nam Hàn Quốc.
Tổng dân số trên bán đảo Triều Tiên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 77,377,377 người.
Ngôn ngữ Hangul: Chữ số Triều Tiên, Tên Triều Tiên, Tiếng Triều Tiên
Khoa học và kỹ thuật
Một trong những di tích nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học và kỹ thuật của Triều Tiên là Chiêm tinh đài (Cheomseongdae), một đài quan sát thiên văn cao 9 mét xây dựng vào năm 633. Nó phục vụ như là một trong những trạm quan sát thiên văn cổ xưa nhất của thế giới.
Tài liệu được in ấn xưa nhất trên thế giới là một quyển kinh Phật in tại Triều Tiên vào khoảng 750-751. Bản in bằng kim loại di chuyển được phát minh ở Triều Tiên vào năm 1232, trước khi Johann Gutenberg phát triển bản in chữ bằng kim loại (Cumings 1997: 65). Mặc dù người Triều Tiên sử dụng các khuôn in bằng gỗ vào năm 751, đây là một phát triển đáng kể trong việc in ấn cho phép tiếp tục sử dụng một khuôn in cũ. Hangul, một trong những ngôn ngữ phiên âm khoa học nhất thế giới, được tạo ra bởi vua Thế Tông vào năm 1443. Một trong những đồng hồ nước tự động đầu tiên trên thế giới được sáng chế năm 1434 bởi Chang Yong-sil, người sau này phát triển các loại đồng hồ nước phức tạp hơn với các thiết bị thiên văn, đo nước, đo lượng mưa.
Trong suốt thời đại nhà Triều Tiên, tơ lụa Triều Tiên được đánh giá cao bởi Trung Quốc và đồ gốm Triều Tiên tráng men xanh có giá trị cao ở Nhật. Người Trung Quốc nghĩ rằng đồ sành sứ Triều Tiên có chất lượng cao, nhưng điều này chỉ đúng cho đến hết triều đại Cao Ly. Trong suốt giai đoạn này, Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ trong các nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, chẳng hạn như men sứ trắng, tơ lụa mịn và giấy. Cũng trong thời gian này, tàu chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, Geobukseon (hay "Tàu con rùa"), được phát minh.
Tuy nhiên, sự ngưng trệ bắt đầu xảy ra trong thời gian sau của triều đại Joseon và Triều Tiên trở nên lạc hậu so với phương Tây.
Ngày nay, Đại Hàn Dân Quốc dẫn đầu thế giới với số lượng kết nối mạng Internet tốc độ cao tính trên đầu người. Hàn Quốc cũng là nhà sản xuất lớn các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động và màn ảnh plasma. Hàn Quốc cũng chỉ đứng thứ hai trên thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật tiêu thụ mới, chỉ sau Đài Loan. CHDCND Triều Tiên (hay còn được gọi là Bắc Triều Tiên) tiếp tục sử dụng hầu hết các kỹ thuật từ thập niên 1960 và thập niên 1970.
Văn hóa
Trong các sách Trung Hoa cổ, Triều Tiên được nhắc đến như là "Cẩm tú giang sơn" (, ) và "Đông phương lễ nghi chi quốc" (, ). Trong suốt thế kỉ thứ VII và thứ VIII, buôn bán thương mại đường bộ và đường thủy nối Triều Tiên với Ả Rập Xê Út. Xưa nhất là từ năm 845, những thương Ả Rập đề cập Triều Tiên với câu nói "Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước nhiều đồi núi gọi là Tân La (신라,新羅), giàu vàng. Các tín đồ Hồi giáo từng đặt chân đến đây đã bị đất nước này quyến rũ đến nỗi mà họ ở lại luôn nơi đó và không muốn rời đi."
Theo sử sách Nhật Bản, các học giả Triều Tiên đã giới thiệu kiến thức và kỹ thuật của Trung Quốc, kể chữ Hán và những tác phẩm kinh điển, như Luận ngữ, vào Nhật Bản. Vào năm 554, một vương quốc Triều Tiên tên là Bách Tế gửi bác sĩ, chuyên gia dược thảo và làm lịch và thầy tu đến Nhật Bản; và năm 602, một sư Bách Tế tên là Kwalluk được gửi đi để đem các sách về thiên văn học, làm lịch, địa lý và tôn giáo.
Những hội hè Triều Tiên thường phô diễn nhiều màu sắc sặc sỡ, được gán cho những ảnh hưởng từ Mông Cổ: đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những nét truyền thống của Triều Tiên. Những màu sắc tươi sáng đôi khi được thể hiện ở trang phục truyền thống hanbok.
Một đặc điểm của văn hóa Triều Tiên còn có địa vị chính thức là hệ thống tính tuổi với cách tính giống với tuổi mụ của Việt Nam. Trẻ vừa sinh ra được xem là một tuổi, vì người Triều Tiên nghĩ thời kỳ mang thai như là một năm cuộc sống của trẻ, và tuổi tác sẽ tăng vào ngày đầu năm thay vì vào ngày kỉ niệm sinh nhật. Do đó, một người sinh ra ngay trước ngày đầu năm mới chỉ được vài ngày tuổi theo cách tính của phương Tây, nhưng là hai tuổi tại Triều Tiên. Theo đó, tuổi trên giấy tờ của ngườiTriều Tiên (ít nhất là giữa những người Triều Tiên cùng độ tuổi) sẽ nhiều hơn một hoặc hai năm so với tuổi theo cách tính của phương Tây. Tuy nhiên, cách tính của phương Tây đôi khi được áp dụng trong các khái niệm về tuổi hợp pháp, ví dụ, tuổi hợp pháp để mua rượu hoặc thuốc lá tại Triều Tiên là 19 được xác định theo cách tính của phương Tây là 18 tuổi.
Hàn Quốc có chung nền văn hoá truyền thống với CHDCND Triều Tiên.
Tôn giáo
Truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của người Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XX Cơ Đốc giáo đã cạnh tranh với Phật giáo để trở thành một ảnh hưởng tôn giáo chính ở Nam Triều Tiên, trong khi đó hoạt động tôn giáo bị áp chế ở Triều Tiên.
Trong suốt chiều dày lịch sử và nền văn hóa Hàn Quốc, bất chấp bị chia rẽ, ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống của Saman giáo Hàn Quốc, Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo vẫn là một tôn giáo cơ bản của người dân Hàn Quốc, đóng vai trò như một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Tất cả các truyền thống này đã cùng tồn tại hòa bình từ hàng trăm năm trước đến nay bất kể xu hướng Âu hóa mạnh mẽ từ phương Tây của quá trình chuyển đổi truyền giáo Cơ đốc ở miền Nam hay áp lực từ chính phủ Cộng sản Chủ Thể ở miền Bắc.
Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.
Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.
Giáo dục
Người Triều Tiên coi trọng học thức và ưu đãi giáo dục và học hỏi các kinh điển Trung Quốc; những đứa bé lưỡng ban được giáo dục kỹ bằng chữ Hán. Cho đến thời hiện đại, người Triều Tiên đặt nặng vào địa vị cha truyền con nối. Cho đến thế kỉ thứ X, "địa vị cốt lõi" của một người đàn ông (xác định bởi thứ bậc của cha và mẹ anh ta) định ra vị trí xã hội của anh ta và vị trí nào trong nhà nước anh ta được chỉ định. Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX, vị trí xã hội của cha và mẹ của anh quyết định các kì thi dân sự, nếu có, anh có thể tham dự nhưng không bảo đảm sẽ có được vị trí đó.
Văn học
Văn học Triều Tiên được ghi lại trước khi triều đại Triều Tiên kết thúc được gọi là "Cổ điển" hay "Truyền thống". Văn học viết bằng Hán tự ra đời cùng thời điểm khi Chữ Hán của Trung Quốc du nhập vào bán đảo. Vào đầu thế kỷ thứ II trước Công nguyên, các nhà học giả Triều Tiên đã viết thơ theo phong cách cổ điển, phản ánh những tâm lý và trải nghiệm của người Triều Tiên thời gian đó. Văn học cổ điển Triều Tiên có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian truyền thống và những câu chuyện dân gian của bán đảo. Văn học thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.
Văn học hiện đại thường gắn liền với sự phát triển của hệ chữ hangul, điều này giúp cho việc đọc viết chữ lúc đầu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc sang người dân thường và phụ nữ. Tuy nhiên, mãi đến nửa sau thế kỷ XIX, hangul mới đạt đến vị trí thống trị trong văn học Triều Tiên, đem lại sự phát triển lớn mạnh cho nền văn học này. Điển hình như Sinsoseol là một tác phẩm tiểu thuyết được viết bằng hangul.
Chiến tranh Triều Tiên khiến văn học phát triển theo chiều hướng xoay quanh những vết thương và sự hỗn loạn của dân thường trong chiến tranh. Phần lớn các tài liệu sau chiến tranh ở Nam Triều Tiên đều đề cập đến cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường và sự đấu tranh với nỗi đau chia cắt quốc gia quốc gia. Một vấn đề phổ biến khác của thời đại là sự sụp đổ của hệ thống giá trị truyền thống Hàn Quốc, khi phía Nam chạy theo sự hiện đại của nền văn hóa phương Tây, còn phía bắc vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống của Văn hóa Triều Tiên.
Ẩm thực |
New Jersey là một tiểu bang ở vùng Trung Đại Tây Dương và Đông Bắc của Hoa Kỳ. Phía bắc và phía đông giáp với bang New York; phía đông, đông nam và nam giáp Đại Tây Dương; phía Tây giáp với sông Delaware và Pennsylvania; phía tây nam giáp với Vịnh Delaware và bang Delaware. New Jersey là tiểu bang xếp thứ 4 trong danh sách những tiểu bang nhỏ nhất nhưng xếp thứ 11 theo số dân, với 8.882.190 nhân khẩu theo số liệu năm 2019 và có diện tích 8,722.58 dặm vuông, khiến nơi đây trở thành một trong những tiểu bang có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kỳ. Thủ phủ của New Jersey là Trenton, nhưng thành phố lớn nhất là Newark. Tất cả trừ một quận ở New Jersey nằm trong các khu vực thống kê kết hợp của Thành phố New York hoặc Philadelphia; do đó, vùng đô thị lớn nhất của tiểu bang nằm trong Vùng đô thị New York.
New Jersey là nơi cư trú đầu tiên của người Mỹ bản địa trong hơn ít nhất 2.800 năm, với người Lenape là nhóm sắc tộc thống trị vào thời điểm người châu Âu đến đây vào đầu thế kỷ 17. Thực dân Hà Lan và Thụy Điển đã lập ra các khu định cư châu Âu đầu tiên tại tiểu bang này. Người Anh sau đó đã giành quyền kiểm soát khu vực này, và đặt tên cho nơi đây là Tỉnh New Jersey - theo tên gọi của đảo lớn nhất trong Quần đảo Eo Biển, Jersey và trao quyền quản lý như một thuộc địa cho Ngài George Carteret và John Berkeley, Nam tước Berkeley thứ nhất xứ Stratton. New Jersey là nơi diễn ra một số trận chiến quan trọng trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Vào thế kỷ 19, các nhà máy ở các thành phố "Big Six" như Camden, Paterson, Newark, Trenton, Thành phố Jersey và Elizabeth đã giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp của Hoa Kỳ. Vị trí trung tâm của New Jersey trong chuỗi đô thị ở Đông Bắc Hoa Kỳ đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và quá trình ngoại ô hóa của tiểu bang trong nửa sau của thế kỷ 20. Vào đầu thế kỷ 21, nền kinh tế của bang ngày càng đa dạng hóa, trong khi dân cư từ nhiêu nền văn hoá khác nhau đã tạo nên bầu không khí đô thị ngày càng lớn, vượt xa tốc độ phát triển ở các vùng ngoại ô kể từ năm 2008.
Tính đến năm 2020, New Jersey là nơi có số lượng triệu phú trên đầu người cao nhất trong tất cả các bang của Hoa Kỳ, với 9,76% hộ gia đình — hơn 323.000 trong tổng số 3,3 triệu người trên toàn tiểu bang. Dựa trên dữ liệu năm 2017, đây là bang giàu thứ hai của Hoa Kỳ tính theo thu nhập bình quân theo hộ gia đình. Hệ thống trường công lập của New Jersey luôn xếp hạng cao nhất hoặc đứng đầu trong tất cả năm mươi tiểu bang của Hoa Kỳ.
Đây là nơi sinh của Tổng thống Grover Cleveland (tại Caldwell).
Lịch sử
Khoảng 180 triệu năm trước, trong kỷ Jura, New Jersey tiếp giáp với Bắc Phi. Áp lực của vụ va chạm giữa lục địa Bắc Mỹ và châu Phi đã tạo ra dãy Appalachia. Khoảng 18.000 năm trước, Kỷ Băng hà đã tạo nên các sông băng nối dài đến New Jersey. Khi các sông băng tan đi, chúng tạo nên hồ Passaic, cũng như nhiều sông, đầm lầy và hẻm núi ở đây.
New Jersey ban đầu là nơi định cư của người Mỹ bản địa, với Lenni-Lenape chiếm ưu vượt trội so với các nhóm sắc tộc bản địa khác vào thời điểm diễn ra sự tiếp xúc giữa họ và những người da trắng đến đây vào thế kỷ 17. Scheyichbi là tên mà người Lenape đặt cho vùng đất mà ngày nay là New Jersey. Người Lenape là một số nhóm tự trị thực hành nông nghiệp trồng ngô để bổ trợ cho việc săn bắn và hái lượm của họ trong khu vực xung quanh sông Delaware, hạ lưu sông Hudson và phía tây Long Island Sound. Xã hội của người Lenape được chia thành các thị tộc mẫu hệ dựa trên yếu tố chung là do phụ nữ đứng đầu. Những người Mỹ bản địa chạm trán với người Hà Lan lần đầu tiên vào đầu thế kỷ 17, và mối quan hệ chính của họ với người châu Âu chủ yếu là thông qua việc buôn bán lông thú.
Thời kỳ thuộc địa
Người Hà Lan trở thành những người châu Âu đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất mà họ khám phá được ở New Jersey. Thuộc địa Tân Hà Lan của Đế quốc Hà Lan bao gồm các phần của các tiểu bang Trung Đại Tây Dương hiện đại. Mặc dù nguyên tắc sở hữu đất đai của châu Âu không được những người Lenape công nhận, song chính sách của Công ty Tây Ấn Hà Lan yêu cầu những người sống trong thuộc địa của người Hà Lan phải mua đất mà họ đã chiếm được. Người đầu tiên thi hành chính sách này là Michiel Pauw, người đã thành lập một tổ chức bảo hộ có tên là Pavonia vào năm 1630 dọc theo sông Bắc. Peter Minuit đã mua đất dọc theo sông Delaware và thành lập thuộc địa Tân Thụy Điển. Toàn bộ khu vực này trở thành lãnh thổ của Anh vào ngày 24 tháng 6 năm 1664, sau khi một hạm đội Anh dưới sự chỉ huy của Đại tá Richard Nicolls đi vào khu vực mà bây giờ là Cảng New York và giành quyền kiểm soát Pháo đài Amsterdam.
Trong cuộc Nội chiến Anh, đảo Jersey nằm trong quần đảo Eo Biển vẫn trung thành với Vương miện Anh và nhường nơi trú ẩn cho nhà vua. Chính tại Quảng trường Hoàng gia ở Saint Helier, Charles II của Anh đã được phong làm vua vào năm 1649, sau khi cha của ông, Charles I bị hành quyết. Các vùng đất ở Bắc Mỹ bị cắt xẻ bởi Charles II, người đã cho anh trai mình, Công tước xứ York (sau này là Vua James II) một khu vực đất đai nằm giữa New England và Maryland như một thuộc địa độc quyền (trái ngược với thuộc địa vương thất). James sau đó đã cấp vùng đất nằm giữa sông Hudson và sông Delaware (vùng đất sau này trở thành New Jersey) cho hai người bạn của ông vẫn trung thành sau Nội chiến Anh: Ngài George Carteret và Lãnh chúa Berkeley xứ Stratton. Khu vực này được đặt tên là Tỉnh New Jersey.
Kể từ khi thành lập bang, New Jersey đã nổi bật bởi được đặc trưng về sự sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo. Những người theo Công giáo ở Tân Anh Cát Lợi định cư cùng với những người Scots Presbyterian và những người di cư trong cuộc Cải cách Hà Lan. Trong khi phần lớn cư dân sống ở các thị trấn với diện tích đất riêng lẻ là 100 mẫu Anh (40 ha), một số ít tư nhân giàu có sở hữu các điền trang rộng lớn. Quakers và Anh giáo sở hữu những vùng đất rộng lớn. Không giống như thuộc địa Plymouth, Jamestown và các thuộc địa khác, New Jersey có một làn sóng nhập cư đến từ các thuộc địa khác thay vì những người di cư trực tiếp từ châu Âu. New Jersey vẫn coi trọng nông nghiệp trong suốt thời kỳ thuộc địa, và nông nghiệp thương mại phát triển không bền vững hoặc kém phát triển. Một số thị trấn, chẳng hạn như Burlington trên sông Delaware và Perth Amboy, nổi tiếng với vai trò như những cảng quan trọng để vận chuyển hàng hoá qua lại Thành phố New York và Philadelphia. Những vùng đất màu mỡ và chính sách tôn giáo mềm mỏng của chính quyền cai quản thuộc địa đã thu hút nhiều người đến định cư hơn, và dân số New Jersey đã tăng lên 120.000 người vào năm 1775.
Việc định cư trong 10 năm cai trị đầu tiên của người Anh diễn ra dọc theo sông Hackensack và Arthur Kill — những người định cư chủ yếu đến từ New York và New England. Vào ngày 18 tháng 3 năm 1673, lãnh chúa Berkeley đã bán một nửa thuộc địa của mình cho Quakers ở Anh, và người định cư trong thung lũng Delaware trở thành một thuộc địa của Quaker (William Penn đóng vai trò là người được ủy thác quản lý các vùng đất trong một thời gian). New Jersey được quản lý như hai tỉnh riêng biệt, Đông và Tây Jersey, trong 28 năm từ 1674 đến 1702, và đôi khi là một phần của Tỉnh New York hoặc nước tự trị thuộc Tân Anh Cát Lợi.
Năm 1702, hai tỉnh Đông và Tây Jersey được thống nhất lại dưới quyền một thống đốc hoàng gia, thay vì một thuộc địa độc quyền. Edward Hyde, Lãnh chúa xứ Cornbury, trở thành thống đốc đầu tiên của thuộc địa này với tư cách là thuộc địa của vương thất. Nước Anh tin rằng ông là một nhà cai trị kém hiệu quả và tham nhũng, nhận hối lộ và đầu cơ đất đai. Năm 1708, ông được triệu hồi về Anh. New Jersey sau đó được cai trị bởi các thống đốc của tỉnh New York, nhưng điều này đã khiến những người định cư ở New Jersey tức giận. Họ cáo buộc những thống đốc đó đưa ra những quyết định thiên vị cho New York. Thẩm phán Lewis Morris dẫn đầu vụ kiện nhằm đặt ra một thống đốc riêng biệt cho New Jersey, và được vua George II chấp thuận và bổ nhiệm làm thống đốc bang này vào năm 1738.
Thời kì Cách mạng
New Jersey là một trong Mười ba thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ nổi dậy chống lại sự cai trị của đế quốc Anh trong Cách mạng Hoa Kỳ. Hiến pháp New Jersey năm 1776 đã được thông qua vào ngày 2 tháng 7 năm 1776, chỉ hai ngày trước khi Quốc hội Lục địa tuyên bố Hoa Kỳ độc lập từ Vương quốc Anh. Đại diện của New Jersey, Richard Stockton, John Witherspoon, Francis Hopkinson, John Hart, và Abraham Clark là một trong số những người đã ký Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.
Trong Cách mạng Mỹ, quân đội Anh và Mỹ đã nhiều lần đi qua New Jersey, và một số trận đánh quan trọng đã diễn ra tại tiểu bang này. Bởi vì điều đó, New Jersey ngày nay thường được gọi là "Ngã tư của Cách mạng Mỹ". Các căn cứ quân sự mùa đông của Lục quân Lục địa được George Washington thành lập hai lần ở Morristown, được gọi là "Thủ phủ quân sự của Cách mạng Mỹ."
Vào đêm ngày 25- 26 tháng 12 năm 1776, Lục quân Lục địa dưới sự chỉ huy của George Washington đã vượt sông Delaware. Sau khi vượt qua, ông đã gây bất ngờ và đánh bại quân Hessian trong trận Trenton. Chỉ hơn một tuần sau chiến thắng tại Trenton, các lực lượng quân đội của Mỹ đã có được một chiến thắng quan trọng khi ngăn chặn được các cuộc tiến công của Tướng Cornwallis trong Trận Trenton lần thứ hai. Bằng cách né tránh các toán quân của Cornwallis, Washington đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Princeton và đánh bại thành công lực lượng của Vương quốc Anh đóng tại đó vào ngày 3 tháng 1 năm 1777. Bức tranh của Emanuel Leutze mang tên Washington Crossing the Delaware đã trở thành một biểu tượng của Cách mạng Mỹ.
Các lực lượng Hoa Kỳ dưới quyền Washington đã gặp các lực lượng dưới quyền Tướng Henry Clinton trong trận Monmouth và một cuộc giao tranh đã nổ ra vào tháng 6 năm 1778. Washington cố gắng đánh bại quân Anh một cách bất ngờ; khi quân Anh cố gắng để vây đánh những toán quân người Mỹ, các chiến binh Mỹ đã rút lui trong tình trạng hỗn loạn.
Vào mùa hè năm 1783, Quốc hội Lục địa họp tại Hội trường Nassau tại Đại học Princeton, quyết định đưa Princeton trở thành thủ đô của Mỹ trong thời gian bốn tháng. Chính tại đó, Quốc hội Lục địa đã thông qua về việc ký kết Hiệp ước Paris (1783) nhằm chấm dứt chiến tranh với Anh.
Vào ngày 18 tháng 12 năm 1787, New Jersey trở thành tiểu bang thứ ba phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp đã bị hưởng ứng khi được thông qua ở New Jersey, vì việc này ngăn cản New York và Pennsylvania tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1789, tiểu bang này trở thành bang đầu tiên trong Liên minh mới thành lập phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ.
Hiến pháp bang New Jersey năm 1776 cho phép "tất cả cư dân" có một mức độ giàu có nhất định được đi bỏ phiếu. Điều này bao gồm cả phụ nữ và người da đen, nhưng không phải phụ nữ đã kết hôn, vì họ không có khả năng sở hữu tài sản riêng cùng với chồng của mình. Hơn nữa, trong một số cuộc bầu cử, đều được tuyên bố những phụ nữ không đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu và chế giễu họ về việc sử dụng "đại cử tri váy lót", Năm 1807, cơ quan lập pháp đã thông qua một dự luật nhằm giải thích hiến pháp, nhằm giải thích rằng là nam giới da trắng có quyền bầu cử, nhưng không bao gồm những người nghèo; bản thân hiến pháp đã là một đạo luật của cơ quan lập pháp và không được tôn trọng như hiến pháp hiện đại.
Thế kỷ 19
Vào ngày 15 tháng 2 năm 1804, New Jersey trở thành bang miền bắc cuối cùng bãi bỏ chế độ nô lệ và ban hành luật nhằm từ từ loại bỏ chế độ nô lệ hiện có. Điều này dẫn đến sự giảm dần dân số lượng nô lệ ở đây. Vào giai đoạn cuối cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khoảng một chục người Mỹ gốc Phi ở New Jersey vẫn bị giam cầm. Các cử tri New Jersey ban đầu từ chối phê chuẩn các sửa đổi hiến pháp cấm chế độ nô lệ và trao quyền cho người da đen của Hoa Kỳ.
nhỏ|Kênh đầo Morris dài 107 dặm ở phía bắc New Jersey
Việc đẩy mạnh công nghiệp đã diễn ra ở phía bắc của tiểu bang này sau khi hoàn thành kênh đào Morris vào năm 1831. Con kênh cho phép than được vận chuyển từ phíađông thung lũng Lehigh ở Pennsylvania tới các khu công nghiệp đang phát triển ở miền bắc New Jersey như Paterson, Newark, và Thành phố Jersey
Năm 1844, hiến pháp tiểu bang thứ hai được phê chuẩn và có hiệu lực. Mặc dù quyền lực của Thống đốc mạnh hơn so với hiến pháp năm 1776, nhưng hiến pháp năm 1844 đã tạo nên nhiều chức vụ không nằm dưới quyền của ông, hoặc dưới quyền của người dân, và việc này cho ông phục vụ trong một nhiệm kỳ ba năm, nhưng không thể tự kế nhiệm chính bản thân mình trong nhiệm kỳ tiếp theo.
New Jersey là một trong số ít các bang thuộc Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ (các bang khác là Delaware và Kentucky) chọn một ứng cử viên khác ngoài Abraham Lincoln hai lần trong các cuộc bầu cử quốc gia, ra tranh cử với Stephen Douglas (1860) và George B. McClellan (1864) trong các chiến dịch của họ. McClellan, một người Philadelphia bản địa, có quan hệ với New Jersey và chính thức cư trú tại New Jersey vào thời điểm đó; sau đó ông trở thành Thống đốc của New Jersey (1878–81). (Ở New Jersey, các phe phái của Đảng Dân chủ đã quản lý một liên minh cầm quyền hiệu quả vào năm 1860) Trong Nội chiến Hoa Kỳ, tiểu bang được lãnh đạo đầu tiên bởi thống đốc Đảng Cộng hòa Charles Smith Olden, sau đó là Đảng viên Đảng Dân chủ Joel Parker. Trong suốt cuộc nội chiến, có từ 65.000 đến 80.000 binh sĩ từ tiểu bang đã gia nhập quân đội Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ; không giống như nhiều bang, kể cả một số bang miền Bắc, nơi không có trận đánh nào diễn ra ở đó.
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp Hoa Kỳ, những thành phố như Paterson đã phát triển và rất thịnh vượng. Trước đây, nền kinh tế chủ yếu của tiểu bang là nông nghiệp, nhưng thường gặp những vấn đề là mất mùa và đất cằn cỗi. Chính điều đó đã gây ra sự chuyển dịch sang một nền kinh tế công nghiệp hóa hơn, một nền kinh tế dựa trên các mặt hàng được sản xuất theo hình thức công nghiệp như dệt và lụa. Nhà phát minh Thomas Edison cũng trở thành một nhân vật quan trọng của Cách mạng công nghiệp, người đã được cấp 1.093 bằng sáng chế, nhiều bằng sáng chế cho những phát minh mà ông đã phát triển khi ông làm việc tại New Jersey. Các cơ sở phát minh của Edison, đầu tiên là ở Menlo Park và sau đó là ở West Orange, có lẽ được coi là những trung tâm nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ. Phố Christie ở Menlo Park là con đường đầu tiên trên thế giới có hệ thống điện chiếu sáng. Giao thông vận tải đã được cải thiện đáng kể khi đầu máy và tàu hơi nước được giới thiệu và đưa vào sử dụng ở New Jersey.
Khai thác sắt cũng là một ngành công nghiệp hàng đầu trong suốt từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Mỏ sắt Pinelands ở miền nam New Jersey là một trong những địa điểm khai thác sắt đầu tiên ở đây. Các mỏ khoáng sản khác như Mt. Hope, Mine Hill và Rockaway Valley Mines đã tạo ra một ngành công nghiệp khai khoáng vô cùng phát triển cho tiểu bang này. Việc khai thác đã tạo ra động lực cho các quận mới và là một trong những động lực thúc đẩy sự cần thiết của Kênh đào Morris. Các mỏ kẽm cũng là một ngành công nghiệp chính, đặc biệt là mỏ Sterling Hill.
Thế kỷ 20
nhỏ|Thomas Edison trong phòng thí nghiệm, West Orange, New Jersey, 1901New Jersey gây được sự chú ý bởi Roaring Twenties. Cuộc thi hoa hậu Mỹ Miss America lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1921 tại Thành phố Atlantic. Đường hầm Holland nối Thành phố Jersey với Manhattan được mở cửa vào năm 1927, và bộ phim lái xe đầu tiên được chiếu vào năm 1933 tại Camden. Trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930, tiểu bang này đã cung cấp giấy phép ăn xin cho những cư dân thất nghiệp.
Qua cả hai cuộc Thế chiến, New Jersey là một trung tâm sản xuất hàng hoá phục vụ chiến tranh, đặc biệt là cho hải quân Hoa Kỳ. Các vùng đất rộng của Liên đoàn Công ty Đóng tàu và Xưởng cạn ở Kearny và Newark và của Tập đoàn Đóng tàu New York ở Camden đã sản xuất ra nhiều chủng loại hàng không mẫu hạm, thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục. New Jersey đã sản xuất 6,8% tổng số vũ khí của quân đội Hoa Kỳ được sản xuất trong Thế chiến II, đứng thứ 5 trong số 48 bang. Ngoài ra, Pháo đài Dix (1917) (ban đầu được gọi là "Công sự Dix"), pháo đài Merritt (1917) và pháo đài Kilmer (1941), tất cả đều được xây dựng để làm nơi ở và huấn luyện binh lính Mỹ qua cả hai cuộc Thế chiến. New Jersey cũng trở thành một địa điểm chính để làm nơi phòng thủ trong Chiến tranh Lạnh. Mười bốn trạm tên lửa Nike được xây dựng để bảo vệ các khu vực Thành phố New York và Philadelphia. PT-109, một tàu phóng lôi có động cơ do Trung úy John F. Kennedy chỉ huy trong Thế chiến thứ hai, được chế tạo tại Elco Boatworks ở Bayonne. Tàu sân bay USS Enterprise (CV-6) được cập cảng trong thời gian ngắn tại Bến cảng Quân sự ở Bayonne vào những năm 1950 trước khi được đưa đến Kearney để phá dỡ. Năm 1962, tàu chở hàng chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới, NS Savannah, được hạ thủy tại Camden.
Năm 1951, New Jersey Turnpike được khai trương, cho phép việc di chuyển nhanh bằng ô tô và xe tải giữa Bắc Jersey (và vùng đô thị New York) và Nam Jersey (và đô thị Philadelphia) được dễ dàng. Vào ngày 7 tháng 6 năm 1960, một vụ nổ thùng nhiên liệu tên lửa CIM-10 Bomarc đã gây ra vụ tai nạn và ô nhiễm plutonium sau đó.
Vào những năm 1960, các cuộc bạo động chủng tộc đã nổ ra ở nhiều thành phố công nghiệp của Bắc Jersey. Cuộc bạo động đầu tiên ở New Jersey xảy ra ở Thành phố Jersey vào ngày 2 tháng 8 năm 1964. Một số cuộc khác xảy ra sau đó vào năm 1967, ở Newark và Plainfield. Các cuộc bạo loạn khác diễn ra sau vụ ám sát Martin Luther King Jr vào tháng 4 năm 1968, ở một số vùng còn lại của tiểu bang. Một cuộc bạo động xảy ra ở Camden vào năm 1971. Theo chỉ đạo của Tòa án Tối cao New Jersey nhằm tạo ra sự tài trợ công bằng cho tất cả các trường học trong tiểu bang, cơ quan lập pháp New Jersey đã thông qua dự luật thuế thu nhập vào năm 1976. Trước dự luật này, tiểu bang đã không thu thuế thu nhập.
Thế kỷ 21
Vào đầu những năm 2000, hai hệ thống đường sắt nhẹ đã được khai trương: Đường sắt nhẹ Hudson – Bergen ở quận Hudson và tuyến River nối Camden và Trenton. Mục đích của các dự án này là nhằm khuyến khích phát triển theo định hướng vận tải ở Bắc Jersey và Nam Jersey. HBLR nói riêng đã được ghi nhận với sự hồi sinh của quận Hudson và Thành phố Jersey nói riêng. Quá trình hồi sinh đô thị đã tiếp tục ở Bắc Jersey trong thế kỷ 21. Tính đến năm 2014, dân số ước tính của Điều tra dân số của Thành phố Jersey là 262.146, với mức tăng dân số lớn nhất so với bất kỳ đô thị nào ở New Jersey kể từ năm 2010, tăng 5,9% so với Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, khi dân số của thành phố được thống kê là 247.597. Từ năm 2000 đến năm 2010, Newark trải qua đợt tăng dân số đầu tiên kể từ những năm 1950. |
Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một lãnh thổ đất liền gần bờ biển Địa Trung Hải của Tây Á, tạo thành phần lớn lãnh thổ hiện nay dưới sự kiểm soát của Israel, hoặc dưới sự kiểm soát chung của Israel-Palestine, và tình trạng cuối cùng của toàn bộ khu vực vẫn chưa được quyết định bởi các bên liên quan.
Các biên giới của Bờ Tây được xác định bởi các đường ngừng bắn của Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau sự giải tán nước Palestine ủy trị của Anh Quốc, khi nó bị Jordan chiếm và sáp nhập. Từ năm 1948 tới tận năm 1967 vùng này nằm dưới quyền kiểm soát của Jordan, dù Jordan không ngừng tuyên bố chủ quyền với nó cho đến tận năm 1988. Vùng này do Israel kiểm soát vào năm 1967 trong Cuộc chiến sáu ngày, ngoại trừ Đông Jerusalem. Trước năm 1948 vùng này là một phần của Vùng ủy trị Anh được lập nên sau sự giải tán Đế chế Ottoman. Nằm ở phía tây và tây nam Sông Jordan ở phần phía bắc của vùng Palestine tại Trung Đông, nó có chung biên giới với Israel ở phía tây, bắc, và nam, với Jordan ở phía đông. 40% vùng này (gồm cả đa số dân cư của nó) đang nằm dưới quyền tài phán hạn chế của Chính quyền Palestine, trong khi Israel vẫn giữ quyền kiểm soát chính (gồm các vùng định cư Israel, các vùng nông thôn, và các vùng biên giới.
Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, có diện tích đất 5,640 km2 cộng với một diện tích mặt nước là 220 km2, bao gồm một phần tư về phía tây bắc của Biển Chết. Tính tới tháng 7 năm 2015 nó có dân số ước tính khoảng 2.785.366 người Palestine, và khoảng 371.000 người định cư Israel, và khoảng 212.000 người Do Thái Israel ở Đông Jerusalem. Cộng đồng quốc tế xem các khu định cư của Israel ở Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, là bất hợp pháp [5] theo luật quốc tế, mặc dù Israel tranh cãi về vấn đề này.
Phán quyết tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế (2004) kết luận, các sự kiện xảy ra sau cuộc chiếm đóng Bờ Tây của Israel năm 1967, bao gồm Luật Jerusalem, hiệp ước hòa bình của Israel với Jordan và Hiệp định Oslo, không thay đổi trạng thái của Bờ Tây (bao gồm Đông Jerusalem) là lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Israel là thế lực đang nắm quyền lực. Tình trạng của Đông Jerusalem bị tranh cãi rất nhiều. Israel đã sáp nhập nó, không còn coi nó là một phần của Bờ Tây; tuy nhiên việc sáp nhập không được bất kỳ một nước nào công nhận, kể cả Liên hiệp quốc. Mặc dù vậy, nó thường được coi là một phần bị tách rời khỏi Bờ Tây vì tầm quan trọng của nó; ví dụ, Hiệp ước hòa bình Oslo coi tình trạng của Đông Jerusalem là việc không liên quan tới tình trạng của những vùng lãnh thổ Palestine khác, và sẽ được giải quyết trong tương lai sau này.
Ngày 6/12/2017 tổng thống Mỹ Donal Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cho đặt trụ sở đại sứ quán Mỹ tại thành phố này. Vụ việc này đã làm cho tình hình nơi đây đang căng thẳng lại càng căng thẳng tồi tệ hơn, kết quả đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối của người dân Palestine đối với tuyên bố đơn phương của tổng thống Mỹ, rồi tiếp đến là những vụ bạo lực, đụng độ giữa hai bên xảy ra đã làm cho nhiều người bị chết và bị thương.
Nhân khẩu học Bờ Tây
Bờ Tây là nơi sinh sống của khoảng gần 2.8 triệu người, 2.4 triệu người Palestine, hơn 400.000 người định cư Israel (gồm cả những người ở Đông Jerusalem), và các nhóm dân tộc thiểu số như người Samaritan với số lượng vài trăm tới vài ngàn người.
Những người Do thái định cư đa số sống tại các khu định cư Israel, dù dân cư sống tại các vùng Ả rập quanh Jerusalem và Hebron. Những trao đổi giữa hai xã hội đó nói chung đã giảm sút nhiều trong những năm gần đây vì lý do an ninh, dù các quan hệ kinh tế thường phát triển giữa những khu định cư Israel và các làng của người Palestine gần nhau .
Gần 30% người Palestine sống tại Bờ Tây là những người tị nạn hay con cháu của họ, những người đã phải chạy trốn hay bị trục xuất khỏi Israel trong Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 (xem Cuộc di cư của người Palestine).,,
Con số chính xác tổng số dân ở đây còn bị tranh cãi theo một cuộc nghiên cứu được giới thiệu tại Hội nghị Herzliya lần thứ sáu về Sự cân bằng an ninh quốc gia Israel.
Các thành phố tại Bờ Tây
Khu vực đông dân cư nhất của Bờ Tây là vùng núi non, chạy từ phía bắc xuống phía nam, nơi có các thành phố Đông Jerusalem, Nablus, Ramallah, Bethlehem, và Hebron. Jenin, ở phía cực bắc Bờ Tây nằm tại cạnh phía nam của Thung lũng Jezreel, Qalqilyah và Tulkarm nằm ở những vùng chân núi bên cạnh đồng bằng ven biển Israel, và Jericho ở gần Sông Jordan, ngay phía bắc Biển Chết.
Ma'ale Adumim (khoảng 6 km phía đông Jerusalem), Modi'in Illit, Betar Illit và Ariel là những khu định cư Israel lớn nhất tại đây. Xem thêm: Danh sách các thành phố ở các vùng Chính quyền Palestine
Nguồn gốc tên gọi
Bờ Tây
Bờ Tây thực ra là cách nói tắt của Bờ Tây sông Jordan.
Cho tới tận năm 1948–1949 vùng này không hề hiện diện với tư cách riêng biệt, sau đó nó được xác định bởi Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Jordan. Cái tên "Bờ Tây" rõ ràng lần đầu tiên được người Jordan sử dụng thời họ sáp nhập vùng này và đã trở thành cái tên thông thường nhất được dùng trong tiếng Anh và các ngôn ngữ có liên quan khác. Trước khi có tên này, vùng được gọi là Judea và Samaria, cái tên từ trong lịch sử lâu dài của nó. Ví dụ, Nghị quyết 181 của Liên hiệp quốc, Kế hoạch phân chia năm 1947 rõ ràng coi nó là một phần của Judea và Samaria. Về các biên giới được công bố trong nghị quyết xem văn bản here .
Cisjordan/Transjordan (Nội/Ngoại Jordan)
Cái tên tiếng Latin mới, Cisjordan hay Cis-Jordan (theo nghĩa đen "ở phía bên này [Sông] Jordan", có thể dịch ra tiếng Việt là Nội Jordan) là tên được sử dụng nhiều nhất trong những ngôn ngữ hệ Roman, một phần đang bị tranh cãi về nghĩa lôgíc vì từ "[sông] bờ" không nên đem ra áp dụng cho một vùng núi non. Từ tương tự Transjordan (Ngoại Jordan) trong lịch sử thường được dùng để chỉ nước Jordan hiện nay nằm ở "bờ đông" của Sông Jordan. Trong tiếng Anh, cái tên "Cisjordan" cũng được dùng để chỉ toàn bộ vùng giữa Sông Jordan và Biển Địa Trung Hải, nhưng việc dùng theo nghĩa đó rất hiếm thấy trong vài thập kỷ trước. Trong tiếng Anh, việc sử dụng cái tên Bờ Tây đã trở nên quá quen thuộc cho toàn bộ thực thể địa-chính trị này. Đối với vùng thấp nằm trực tiếp phía tây Jordan, cái tên Thung lũng Jordan được dùng để thay thế, Judea và Samaria, cũng đã được dùng nhiều bởi người Do Thái và các dân tộc khác từ thời Kinh Thánh.
Thuật ngữ chính trị
Người Israel coi vùng này vừa là một, vừa là hai thực thể: "Bờ Tây" (tiếng Hebrew: "ha-Gada ha-Ma'aravit" "הגדה המערבית"), hay: Judea (tiếng Hebrew: "Yehuda" "יהודה") và Samaria (tiếng Hebrew: "Shomron" "שומרון"), theo hai vương quốc được ghi lại trong Kinh thánh (Vương quốc Judah ở phía nam và Vương quốc Israel ở phía bắc — thời trước, thủ đô của nó là thị trấn Samaria). Biên giới giữa Judea và Samaria là một vành đai lãnh thổ nằm trực tiếp phía bắc Jerusalem thỉnh thoảng được gọi là "vùng đất của Benjamin".
Tình trạng
Tình trạng tương lai của Bờ Tây và Dải Gaza trên bờ biển Địa Trung Hải, đã là chủ đề đàm phán của người Palestine và người Israel, dù Tiến trình hòa bình hiện nay, do "Nhóm bộ tứ" gồm Hoa Kỳ, Nga, Liên minh châu Âu, và Liên Hợp Quốc đưa ra, đã đề xuất một nhà nước Palestine độc lập tại những lãnh thổ đó cùng tồn tại với Israel (xem thêm Những đề xuất về một nhà nước Palestine).
Người Palestine tin rằng Bờ Tây phải là một phần của quốc gia có chủ quyền của họ, và rằng sự hiện diện quân sự của Israel là một sự vi phạm vào quyền tự quyết của họ. Liên hiệp quốc gọi đó là Bờ Tây và Dải Gaza bị Israel chiếm đóng (see Các lãnh thổ bị Israel chiếm đóng). Hoa Kỳ nói chung đồng ý với định nghĩa này. Nhiều người Israel và những người ủng hộ họ thích thuật ngữ các vùng lãnh thổ tranh chấp, cho rằng nó gần với một quan điểm nhìn nhận trung lập hơn; quan điểm này không được đa số quốc gia thừa nhận, họ coi "bị chiếm đóng" là việc miêu tả trung lập cho tình trạng hiện nay.
Israel đưa ra lý lẽ rằng sự hiện diện của họ là hợp pháp bởi vì:
Biên giới phía đông của Israel chưa bao giờ được bất kỳ bên nào xác định;
Các lãnh thổ tranh chấp chưa từng là một phần của bất kỳ quốc gia nào (sự sáp nhập của Jordan chưa bao giờ được chính thức công nhận) từ thời điểm Đế chế Ottoman;
Theo Hiệp định hòa bình Trại David (1978) với Ai Cập, thỏa thuận năm 1994 với Jordan và Hiệp định hòa bình Oslo với PLO, tình trạng cuối cùng của những vùng lãnh thổ sẽ chỉ được xác định khi có một thỏa thuận lâu dài giữa Israel và Palestine.
Ý kiến chung của người Palestine đều là nhất trí chống lại sự hiện diện quân sự và định cư của Israel tại Bờ Tây và coi đó là sự vi phạm vào quyền thành lập nhà nước cũng như chủ quyền của họ. Ý kiến của Israel bị chia rẽ thành một số quan điểm:
Rút quân toàn bộ hay một phần khỏi Bờ Tây với hy vọng cùng tồn tại hòa bình với tư cách là các nước riêng biệt (thỉnh thoảng được gọi là quan điểm "đổi đất lấy hòa bình"); (Theo một cuộc trưng cầu dân ý năm 2003, 73% người Israel ủng hộ thỏa thuận hòa bình dựa trên nguyên tắc này ).
Tiếp tục giữ sự hiện diện quân sự ở Bờ Tây để kìm chế chủ nghĩa khủng bố Palestine bằng biện pháp ngăn chặn hay can thiệp quân sự, trong khi từ bỏ sự kiểm soát chính trị ở một số mức độ;
Sáp nhập Bờ Tây trong khi coi người dân Palestine là (ví dụ) công dân của Jordan với sự cho phép sinh sống tại Israel theo Kế hoạch hòa bình Elon;
Sáp nhập Bờ Tây và đồng hóa người Palestine thành những công dân Israel thực sự;
Sáp nhập Bờ Tây và di chuyển một phần hay toàn bộ người dân Palestine (một cuộc trưng cầu dân ý năm 2002 thời kỳ đỉnh điểm của phong trào Al Aqsa intifada cho thấy 46% người dân Israel thích di chuyển người Palestine ; trong hai cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 sử dụng các biện pháp tìm hiểu khác nhau cho thấy con số này là gần 30%).
Lịch sử
Những vùng lãnh thổ được gọi là Bờ Tây từng là một phần của Quốc gia Ủy trị Palestine do Liên đoàn quốc gia trao cho Anh Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Biên giới hiện nay của Bờ Tây không phải là đường phân chia theo bất kỳ kiểu nào trong giai đoạn ủy trị. Khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc bỏ phiếu năm 1947 để chia Palestine thành Nhà nước Do Thái, một Nhà nước Ả rập, và vùng đất Jerusalem do quốc tế quản lý, hầu như tất cả Bờ Tây đều đã được phân chia cho các quốc gia Ả rập. Trong cuộc chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948 sau đó, lãnh thổ này bị vương quốc Jordan chiếm. Nó bị Jordan sáp nhập năm 1950 nhưng sự sáp nhập này chỉ được Anh công nhận. (Pakistan thường thường, những rõ ràng là không thể tuyên bố cũng công nhận điều đó.)
Những thỏa thuận đình chiến năm 1949 đã lập ra "Đường Xanh" phân chia những vùng lãnh thổ do Israel và Jordan kiểm soát. Trong thập niên 1950, đã có một làn sóng di cư của người tị nạn Palestine và bạo lực cùng với những cuộc tấn công liên tục của Israel qua Đường Xanh. Trong Cuộc chiến sáu ngày năm 1967, Israel đã chiếm vùng lãnh thổ này và vào tháng 11 năm 1967, Nghị quyết 242 của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã được thống nhất thông qua. Tất cả các bên cuối cùng đã chấp nhận nó và đồng ý hiệu lực của nó đối với Bờ Tây.
Năm 1988, Jordan nhường yêu cầu chủ quyền Bờ Tây cho Tổ chức giải phóng Palestine, là "đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine."
Năm 1993 Thỏa thuận hòa bình Oslo tuyên bố tình trạng cuối cùng của Bờ Tây sẽ là chủ đề của những dàn xếp sắp tới giữa Israel và lãnh đạo Palestine. Theo những thỏa thuận tạm thời đó, Israel đã rút quân khỏi một số vùng tại Bờ Tây, và sau đó nó được chia thành:
Vùng thuộc Palestien (Vùng A)
Vùng thuộc quyền kiểm soát của Israel, nhưng Palestine quản lý (Vùng B)
Vùng thuộc Israel (Vùng C)
Vùng B và C chiếm phần lớn lãnh thổ, gồm những vùng nông thôn và vùng châu thổ Sông Jordan, trong khi những vùng đô thị – nơi sinh sống của phần đông người dân Palestine – đều thuộc Vùng A.
(Xem Những khu định cư Israel về tranh luận về tính hợp pháp của những khu định cư Israel tại Bờ Tây.)
Vận tải và viễn thông
Đường sá
Bờ Tây có 4.500 km đường bộ, trong số đó 2.700 km được trải nhựa. Để ngăn chặn những vụ bắn tỉa của người Palestine, một số đường cao tốc, đặc biệt là những đoạn đường dẫn tới các khu định cư, đã bị ngăn chặn hoàn toàn đối với những xe ô tô đeo biển số của Palestine, trong khi những phần khác chỉ dành cho vận chuyển công cộng và những người Palestine có giấy phép đặc biệt của chính quyền Israel .
Israel giữ 50+ điểm kiểm soát ở Bờ Tây .
Việc giới hạn di chuyển cũng áp dụng trên những tuyến đường chính trước kia thường được người Palestine dùng để di chuyển giữa các thành phố, và những hạn chế đó bị lên án là gây ra tình trạng nghèo khổ và giảm phát kinh tế ở Bờ Tây .
Từ đầu năm 2005, đã có một số cải thiện trong những hạn chế đó. Theo những báo cáo về nhân quyền gần đây, "Israel đã có những cố gắng nhằm cải thiện việc di chuyển của người Palestine ở Bờ Tây. Họ đã làm điều này bằng cách xây dựng những đường ngầm và các cây cầu (28 trong số đó đang được xây dựng và 16 chiếc đang được xếp đặt kế hoạch) để nối những vùng lãnh thổ Palestine bị phân chia với nhau bởi các khu định cư Israel bằng những đường vòng" và bằng cách dời bỏ các điểm kiểm soát và các chướng ngại vật, hay bằng cách không phản ứng lại việc dời đi của người Palestine hay sự ăn mòn tự nhiên của những chướng ngại vật khác. "Tác động (của những hành động đó) được thấy ở khả năng di chuyển dễ dàng hơn giữa các làng với nhau và giữa các làng với các thành phố" .
Tuy nhiên, những chướng ngại vật bao quanh các trung tâm đô thị Palestine đặc biệt là Nablus và Hebron, vẫn còn đó. Hơn nữa, các lực lượng phòng vệ Israel cấm các công dân Israel vào những vùng đất do Palestine kiểm soát (Vùng A).
Các sân bay
Bờ Tây có ba sân bay có đường băng bê tông hiện chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự. Sân bay dân dụng duy nhất, Sân bay Atarot, chỉ dành riêng cho người Israel, đã bị đóng cửa năm 2001 vì phong trào Intifada. Trước kia người Palestine có thể sử dụng Sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel với giấy phép đặc biệt; tuy nhiên, Israel đã ngừng cấp những giấy phép đó, và người Palestine muốn di chuyển bằng máy bay chỉ có cách là đi qua biên giới trên bộ với Jordan hay Ai Cập để tới những sân bay tại các quốc gia đó .
Đường sắt
Không có các hệ thống đường sắt đang hoạt động.
Telecom
Các công ty viễn thông Bezeq của Israel và PalTel của Palestine chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ viễn thông ở Bờ Tây.
Đài phát thanh và Vô tuyến truyền hình
Công ty truyền hình Palestine phát sóng từ một trạm AM tại Ramallah trêm tần số 675 kHz; nhiều đài phát sóng tư nhân khác cũng đang hoạt động. Đa số các gia đình Palestine đều có đài và TV, và các ăng ten vệ tinh để thu truyền hình rất phổ biến. Gần đây, PalTel đã thông báo và đã bắt đầu triển khai dịch vụ ADSL cho mọi gia đình và công sở.
Giáo dục ở mức độ cao
Trước năm 1967, không có những trường đại học lớn ở Bờ Tây. Chỉ có một số viện nghiên cứu nhỏ; ví dụ, An-Najah, khởi đầu chỉ là một trường sơ cấp năm 1918, trở thành trường cao đẳng năm 1963. Bởi vì chính phủ Jordan không cho phép thành lập các trường đại học như vậy ở Bờ Tây, vì thế các sinh viên Palestine phải đi ra nước ngoài như Jordan, Liban, hay châu Âu để có được những bằng cấp cao hơn.
Sau khi vùng này bị Israel chiếm trong Cuộc chiến sáu ngày, nhiều viện giáo dục đã được phát triển ở những mức độ giáo dục đầy đủ nhất, trong khi nhiều trường đại học mới được thành lập. Tổng số, có không ít hơn bảy trường đại học hoạt động ở Bờ Tây từ năm 1967:
Đại học Bethlehem, một Viện của Nhà thờ La Mã một phần được thành lập bởi Vatican, mở cửa năm 1973 .
Năm 1975, Trường cao đẳng Birzeit (nằm ở làng Bir Zeit phía bắc Ramallah) đã trở thành Đại học Birzeit sau khi thêm vào các chương trình học năm thứ ba và thứ tư .
Trường cao đẳng An-Najah College tại Nablus cũng trở thành trường Đại học An-Najah năm 1977 .
Đại học Hebron được thành lập năm 1980
Đại học Al-Quds, những người sáng lập của nó đã tìm cách lập một trường đại học ở Jerusalem ngay từ khi Jordan mới chiếm vùng này, cuối cùng đã hoàn thành mục tiêu năm 1995 .
Cũng trong năm 1995, sau khi thỏa thuận hòa bình Oslo được ký kết, Đại học Arab American—trường đại học tư duy nhất tại Bờ Tây—được thành lập ở Jenin, với mục đích cung cấp các khóa học theo kiểu Hệ thống giáo dục Mỹ .
Năm 2005, trường Cao đẳng Judea và Samaria tại Ariel bắt đầu trở thành trường Đại học đầy đủ . Việc này nhằm tạo ra một trường đại học bên trong một khu định cư Israel đã khiến một số người Palestine nổi giận, dù không có phản đối chính thức nào từ phía chính quyền Palestine.
Đa số các trường đại học ở Bờ Tây đều có các hội chính trị sinh viên đang hoạt động, và những cuộc bầu cử các đại diện trong hội đông sinh viên thường xảy ra cùng với những cuộc sáp nhập đảng phái. Dù việc thành lập các trường đại học ban đầu được chính quyền Israel cho phép, một số trường thỉnh thoảng bị Cơ quan quản lý dân sự Israel ra lệnh đóng cửa trong thập kỷ 1970 và 1980 để ngăn chặn các hoạt động chính trị và bạo lực chống lại IDF (Lực lượng phòng vệ Israel). Một số trường đại học vẫn bị đóng cửa theo mệnh lệnh quân sự trong nhiều năm ngay sau khi phong trào Intifada của người Palestine nổ ra và những năm sau này, nhưng phần lớn đã mở cửa trở lại từ sau Thỏa thuận hòa bình Oslo dù có sự bùng phát của Al-Aqsa Intifada năm 2000.
Việc thành lập các trường đại học Palestine đã làm tăng nhanh chóng trình độ giáo dục của người dân ở Bờ Tây. Theo một nghiên cứu của Đại học Birzeit, số người Palestine lựa chọn các trường đại học địa phương so với các trường đại học ngoại quốc đã tăng rất ổn định; năm 1997, 41% người Palestine có bằng cử nhân đã có được chúng từ các trường Palestine . Theo UNESCO, người Palestine là một trong những nhóm người có giáo dục cao nhất Trung Đông "dù thường có hoàn cảnh khó khăn" . Tỷ lệ biết chữ của người Palestine ở Bờ Tây (và Gaza) (89%) cao thứ ba trong vùng sau Israel (95%) và Jordan (90%) . |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.