text
stringlengths 82
354k
|
---|
Saeed Basweidan (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1977) là một vận động viên chạy giữa người Yemen đã thi đấu cho đội tuyển quốc gia Yemen tại Thế vận hội Mùa hè năm 1996.
Saeed Basweidan chỉ mới 19 tuổi khi tham gia thi đấu trong nội dung chạy 800 mét nam tại Thế vận hội Mùa hè năm 1996 diễn ra tại Atlanta, Hoa Kỳ. Anh đã tham gia vào vòng một và kết thúc vị trí thứ sáu trong số bảy vận động viên trong cuộc chạy cuối cùng trong vòng một. Anh đã vượt qua Greg Rhymer đến từ Quần đảo Virgin thuộc Anh, nhưng vẫn chưa đủ nhanh để giành quyền tham gia vòng đấu tiếp theo.
Vào năm sau đó, anh chuyển đến Đại học Virginia Commonwealth, nơi anh vẫn giữ kỷ lục của trường cho nội dung chạy 800 mét trong nhà (1:49.33), đồng thời cũng là kỷ lục quốc gia của Yemen. which is also a Yemeni national record. |
Netsafe là một tổ chức phi lợi nhuận về an toàn trực tuyến ở New Zealand. Tổ chức cung cấp các dịch vụ giáo dục, chống bắt nạt và hỗ trợ. Tổ chức này được thành lập vào năm 1998 với tên gọi Internet Safety Group ("Nhóm An toàn Internet").
Tổ chức này được ký hợp đồng theo Đạo luật Truyền thông Kỹ thuật số Gây hại ("Harmful Digital Communications Act") cho đến năm 2026. Tổ chức này được tài trợ công 3,87 triệu đô la mỗi năm, trong đó có 812.000 đô la là từ Bộ Giáo dục.
Netsafe được một nhóm các cá nhân và tổ chức, những người lo ngại về tác động mà Internet có thể gây ra đối với giới trẻ, thành lập vào năm 1998 với tên gọi Internet Safety Group. Nó được đổi tên thành Netsafe vào năm 2008.
Năm 2017, Netsafe đã tạo ra một chatbot email qua lại, được gọi là Re:scam. Chatbot này đặt câu hỏi vô thời hạn cho những kẻ lừa đảo nhằm lãng phí thời gian của chúng và cuối cùng là giảm số lượng nạn nhân. Nó mô phỏng các lỗi ngữ pháp và sự hài hước để khiến nó đáng tin cậy hơn.
Ngày 29 tháng 7 năm 2021, Netsafe đã có cuộc họp với các giám đốc điều hành của Facebook, Twitter và TikTok nhằm nỗ lực thiết kế một bộ quy tắc thực hành về đảm bảo an toàn trực tuyến. Dự thảo được dự đoán sẽ được hoàn thành vào Giáng sinh cùng năm.
Tháng 5 năm 2022, Brent Carey trở thành CEO.
Năm 2023, Đội Hành động Thanh niên của Netsafe đã tạo ra một bộ công cụ cung cấp thông tin giáo dục mọi người về các vấn đề liên quan đến tống tiền, bắt nạt trên mạng, quyền riêng tư, nội dung khiêu dâm và các hành vi chơi game có vấn đề.
Các vụ án việc làm.
Tháng 3 năm 2022, Netsafe được lệnh phải bồi thường 100.000 USD cho ba phụ nữ vì vi phạm quyền riêng tư liên quan đến kẻ theo dõi. Cùng năm, vụ án thứ hai liên quan đến cáo buộc bắt nạt đã được bí mật giải quyết.
Đạo luật Truyền thông Kỹ thuật số Gây hại.
Cảnh sát New Zealand chỉ định Netsafe làm cơ quan phê duyệt Đạo luật Truyền thông Kỹ thuật số Gây hại ("Harmful Digital Communications Act"). Trong đó, cơ quan này tiếp cận các khiếu nại về truyền thông có hại, điều tra khiếu nại, nỗ lực giải quyết khiếu nại, thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, đồng thời cung cấp giáo dục và chính sách về an toàn trực tuyến. Quyết định này được Bộ trưởng Tư pháp Amy Adams công bố vào ngày 1 tháng 6 năm 2016. |
Động đất Maroc 2023
Động đất Maroc 2023 (, ) hay Động đất Marrakech-Asfi là trận động đất xảy ra ở miền bắc Maroc vào lúc 23:11 DST (05:11 ngày 9 tháng 9 theo ) ngày 8 tháng 9 năm 2023. Trận động đất có cường độ cấp 9 khoảng từ 6,8 đến 6,9 "Mw" đã tấn công vào khu vực Marrakech-Asfi của Maroc. Tâm chấn của trận động đất xảy ra cách thành phố Marrakech khoảng 73,4 km (45,6 dặm) về phía tây nam, gần với thị trấn Ighil và khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Oukaïmeden tại dãy núi Atlas. Được tạo ra do đứt gãy trượt xiên dưới dãy núi, trận động đất đã giết chết tổng cộng hơn 2,901 người, chủ yếu là ở bên ngoài Marrakech. Nó cũng đã gây ra nhiều thiệt hại lớn, rung chấn mạnh làm nhiều tòa nhà và các di tích lịch sử ở Marrakech bị sụp đổ ngay tức khắc. Trận động đất cũng được cảm nhận ở Algérie và các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Đây có thể được coi là trận động đất gây thiệt hại lớn nhất ở Maroc kể từ trận động đất năm 1960 đã giết chết hơn 15,000 người ở quốc gia này. Đây cũng được coi là trận động đất gây thiệt hại lớn thứ hai trong năm 2023 kể từ sau thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào đầu tháng 2. Khoảng hơn 300,000 người, bao gồm có hơn 100,000 trẻ em từ thành phố Marrakech và các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng bởi trận động đất, nhiều quốc gia đã đề nghị viện trợ nhân đạo và chính phủ Maroc cũng đã tuyên bố để quốc tang kéo dài 3 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số.
Bối cảnh và kiến tạo.
Maroc là một quốc gia nằm ở giữa hai mảng châu Phi và mảng Á-Âu, trong hai mảng đó còn có vùng đứt gãy chuyển dạng Açores và Gibraltar. Đây là một vùng đứt gãy trượt ngang nằm ở phía bên phải của mảng châu Phi và nó luôn biến đổi lục địa về phía đông dựa theo sự phát triển của các mảng đứt gãy chờm lớn. Về phía đông của eo biển Gibraltar và trong vùng biển Alboran, các ranh giới đều có thể hội tụ và xảy ra hiện tượng va chạm lục địa. Chính vì vậy nên hầu hết các cơn địa chấn ở Maroc đều có liên quan đến sự chuyển động của ranh giới mảng đó, phần lớn có thể phát sinh ra nhiều cơn địa chấn lớn nằm ở phía bắc của quốc gia này khi đó chính là nơi gần với ranh giới nhất. Vào năm 2004, thành phố Al Hoceima đã từng phải hứng chịu một trận động đất mạnh 6,3 độ richter khiến 628 người thiệt mạng và 926 người bị thương. Vào năm 1980, trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã gây thiệt hại đến cả Maroc và Algérie đồng thời giết chết hơn 2,500 người.
Dãy núi Atlas là một vành đai núi liên lục địa trải dài hơn từ Maroc đến Tunisia. Dãy núi này được hình thành nhờ sự hội tụ của các ranh giới từ thời Đại Tân sinh với Núi Toubkal là ngọn núi cao nhất của dãy núi nằm ở Maroc. Các cơn địa chấn ở Maroc đa số đều tập trung ở các khu vực phía bắc của đất nước và vùng biển Alboran. Trong khi tại phía nam, những hoạt động địa chấn dù thưa thớt nhưng lại bao phủ trên khắp các dãy núi từ Trung Atlas, Thượng Atlas đến Anti-Atlas. Tuy nhiên, các địa chấn ở Sahara Atlas lại bị hạn chế và ở phía nam của khu vực này thì lại không có bất kỳ một hoạt động địa chấn nào, các hoạt động đó cũng thường ít xuất hiện hơn khi đi về phía đông của Algérie và Tunisia. Trận động đất lớn nhất được ghi nhận ở dãy núi Atlas với 5,9 độ richter đã từng tấn công thành phố Agadir vào năm 1960. Phần lớn các trận động đất ở Atlas đều thể hiện những cơ chế tiêu điểm như là trượt ngang, trượt chờm hoặc trượt xiên.
Trận động đất ở Maroc là trận động đất mạnh nhất được ghi lại bằng công cụ trong lịch sử Maroc, chỉ đứng sau trận động đất tại Meknes năm 1755 với cường độ khoảng 6,5 đến 7 #đổi . Theo thông tin từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trận động đất kéo dài 20 giây xảy ra ở độ sâu và có cường độ khoảng 6,8 #đổi , còn theo báo cáo của cơ quan địa chấn Maroc thì độ sâu tiêu điểm của trận động đất là và có cường độ lên đến 7,2 #đổi . Ngoài ra, cơ sở Trung tâm Tenxơ Mô men Toàn cầu (GCMT) thì cường độ của trận động đất lại được báo cáo là 6,9 #đổi . Theo báo cáo của Trung tâm Địa chấn Âu-Địa Trung Hải, trận động đất cũng được cảm nhận ở nhiều quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mauritania, Algérie, Tây Sahara và eo biển Gibraltar. Trận động đất sau đó cũng được phát hiện bởi các trạm giám sát từ xa ở Ai Cập. Mười chín phút sau trận động đất chính, một đợt dư chấn mạnh 4,9 độ richter đã xảy ra ngay sau đó và một cơn dư chấn mạnh 4,5 độ richter xảy ra hai ngày sau trận động đất.
Trận động đất có cơ chế tâm điểm hiển thị đường đứt gãy xiên đẩy nằm ở phía dưới Thượng Atlas. Nó xảy ra trên đường đứt gãy dốc nghịch xiên và di chuyển về phía Tây Bắc hoặc một đường đứt gãy dốc thấp nghịch xuyên di chuyển về phía Đông. Với diện tích đứt gãy khoảng 30 km từ phía 12 dặm, nhiều đường đứt gãy cắt ngang theo hướng đông tây, đông bắc tây nam và theo hướng đứt gãy chờm xảy ra ở Thượng Atlas. Kể từ năm 1900, không có một trận động đất nào trên 6 #đổi nằm trong vòng 500 km tâm chấn của trận động đất lần này. Tuy nhiên, chín cơn dư chấn trên 5 #đổi và những biến cố lớn hơn hầu như đều xảy ra ở phía đông của trận động đất. Một mẫu đứt gãy hữu hạn của USGS cho thấy sự đứt gãy đều xảy ra trên hai đường đứt gãy theo hướng đông bắc-tây nam và đứt gãy trượt nghiêng theo hướng bắc tây bắc. Các mảng trượt chủ yếu tập trung ở phía tây nam và nghiêng hướng từ tâm chấn trong một mảng trượt hình elip có kích thước khoảng 20 km × 30 km. Độ biến đổi tối đa là khoảng được quan sát ở độ sâu khoảng 20 đến 25 km trong khi phần lớn các mảng trượt đều xảy ra ở độ sâu 20 đến 35 km. Chuyển vị đứng của mặt đất được phát hiện bởi vệ tinh Sentinel-1 phù hợp với chuyển động của một đứt gãy đẩy mù hướng về phía bắc. |
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại New Zealand
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại New Zealand (), thường gọi là Đại sứ quán Nam Việt Nam tại New Zealand, là cơ quan đại diện ngoại giao do Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) thành lập tại thủ đô Wellington của New Zealand và đóng cửa vào ngày 8 tháng 5 cùng năm sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại New Zealand mở cửa từ tháng 9 năm 1962 cho đến khi đóng cửa vào ngày 8 tháng 5 năm 1975.
Danh sách Đại sứ.
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại New Zealand (1962–1975).
Tháng 9 năm 1962, chính phủ Việt Nam Cộng hòa và chính phủ New Zealand đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ và trao đổi sứ giả Cùng tháng đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thành lập đại sứ quán tại New Zealand. |
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Canada
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Canada (), thường gọi là Đại sứ quán Nam Việt Nam tại Canada, là cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) tại thủ đô Ottawa của Canada từ năm 1974 cho đến khi đóng cửa vào tháng 5 năm 1975.
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Canada chính thức thành lập vào năm 1974 cho đến khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì buộc phải đóng cửa vào tháng 5 cùng năm.
Danh sách Đại sứ.
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Canada (1974–1975).
Năm 1974, Việt Nam Cộng hòa cho lập Đại sứ quán tại Canada. |
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Úc
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Úc (), thường gọi là Đại sứ quán Nam Việt Nam tại Úc, là cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam) tại thủ đô Canberra của Úc. Sau khi Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại sứ quán buộc phải đóng cửa vào ngày 5 tháng 5 cùng năm.
Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Úc thành lập vào tháng 8 năm 1961, cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1975 thì bị buộc phải đóng cửa.
Danh sách Đại sứ.
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Úc (1961–1975).
Tháng 8 năm 1959, Úc thăng chức đặc phái viên thường trú của mình từ công sứ lên đại sứ. Tháng 8 năm 1961, Việt Nam Cộng hòa cho mở Đại sứ quán tại Úc. |
Kurokawa Sumire ( (Hắc-Xuyên Hạ-Mục), Kurokawa Sumire 25 tháng 4 năm 1991/30 tháng 1 năm 1989 –) là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti MINDS.
Năm 2010 cô ra mắt ngành phim khiêu dâm. Ban đầu cô đã xuất hiện dưới nhiều tên diễn khác nhau, nhưng từ năm 2011 cô hoạt động dưới tên Inagawa Natsume. Cô thuộc về công ti Five Promotion.
1/11/2013, cô ra mắt ngành múa thoát y tại Shinjuku NewArt, tuy nhiên đã dừng toàn bộ hoạt động giải trí vào cùng năm.
Vào năm 2018, cô trở lại ngành phim khiêu dâm dưới tện Kurokawa Sumire. Công ti chủ quản của cô là Mine's.
5/2/2020, cô thông báo trên trang Twitter mới rằng cô đã chuyển công ti chủ quản sang Life Promotion và đã đổi tên thành Nishida Natsu (sinh ngày 30/1/1989). Ngày 7/11 cùng năm, cô đã rời Life Promotion. Sau đó, cô chuyển lại công ti chủ quản thành Mine's và tiếp tục hoạt động dưới tên Kurokawa Sumire.
Vào tuần ngày 27/6/2022, cô xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng sàn cho thuê FANZA với phim "Tổ hợp xuất tinh mạnh lấp đầy sự cô đơn của chị dâu với tinh dịch khi chị ấy đang đợi chồng quay về giữa đêm. Kurokawa Sumire" (真夜中に夫の帰りを待つ兄嫁の寂しさを精子で埋める中出し性交。黒川すみれ)。
Tháng 5/2023, cô đứng thứ 39 trong cuộc "bầu cử nữ diễn viên khiêu dâm SEXY năng động năm 2023" của Asahi Geinō. Vốn là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành và đã đổi tên nhiều lần, cũng như bắt đầu nổi tiếng từ vùng Kansai, cô đã xếp thứ 50 tại vùng Kantō và thứ 23 tại vùng Kansai. Ngoài ra, cô đã xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng nữ diễn viên khiêu dâm nửa đầu năm 2023 theo thông cáo của FANZA. |
Koga Yūsei ( (Cổ Hạ Du Thánh), Koga Yūsei) sinh ngày 1 tháng 1, 2001 (Bình Thành thứ 13) tại TP Fukuoka, tỉnh Fukuoka là một kỳ thủ shogi chuyên nghiệp đạt cấp độ Ngũ đẳng người Nhật Bản.
Chiến thuật ưa dùng của Koga là Cư Phi Xa.
Koga đã học shogi từ anh khi khoảng 3, 4 tuổi. Vào năm 2011, khi đang học lớp 5 tiểu học, anh đã vô địch Tiểu học Vương Tướng Chiến Kurashiki toàn Nhật Bản lần thứ 10 tại hạng mục lớp lớn. Cũng vào tháng 9 năm đó, Koga gia nhập Trường đào tạo kì thủ với xếp hạng Lục cấp (6-kyu).
Anh được thăng lên Tam đẳng (3-dan) vào tháng 10 năm 2017 và tham gia Giải Tam đẳng từ lần thứ 62. Với việc 2 lần đạt hạng 3 ở các Giải Tam đẳng lần thứ 65 và 67 cùng với thành tích 13 thắng - 5 thua, Koga được thăng lên Tứ đẳng (4-dan) và xếp vào Free Class trong hệ thống Thuận Vị Chiến.
Vào ngày 9 tháng 8 năm 2021, sau khi chiến thắng Kajiura Hirotaka Thất đẳng tại Tân Nhân Vương Chiến kì 52, Koga đã đạt được tỉ lệ thắng từ 65% trở lên trong 30 ván và được xếp vào hạng C2 Thuận Vị Chiến. Sau đó, trong loạt tranh ngôi 3 ván trước Itō Takumi Tứ đẳng, Koga đã để thua 2 ván liên tiếp và về nhì chung cuộc.
Vào năm 2021, giải đấu Shogi Đông - Tây Suntory được thành lập, và Koga trở thành một trong 5 thành viên của đội Kansai (Tây quân). Trong loạt chung kết 5 ván, ở bàn 3, Koga đối đầu Nagase Takuya Vương Tọa và xuất sắc giành chiến thắng để giúp Tây quân chiến thắng 5-0.
Trong mùa giải 2022, ở lần đầu tiên tham gia Thuận Vị Chiến, Koga xếp thứ 3 chung cuộc ở hạng C2 với thành tích 9 thắng - 1 thua và được thăng lên hạng C1 ở Thuận Vị Chiến kì 82. Anh trở thành kì thủ đầu tiên thăng lên hạng C1 sau khi bắt đầu ở Free Class.
"Chi tiết về hạng/tổ của kỳ thủ vui lòng xem các bài Thuận Vị Chiến và Long Vương Chiến." |
Che với dấu hai chấm (Ӵ ӵ, chữ nghiêng: "Ӵ" "ӵ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của nó bắt nguồn từ chữ cái Kirin Che (Ч ч "Ч" "ч").
Che với dấu hai chấm chỉ được sử dụng trong bảng chữ cái tiếng Udmurt, nó đại diện cho âm /tʃ/, giống với cách phát âm của ⟨ch⟩ trong "chicken". Đây là chữ cái thứ ba mươi trong bảng chữ cái của ngôn ngữ này. |
Đỉnh Agrihan là một núi lửa dạng tầng trên hòn đảo không có người ở Agrihan trên Thái Bình Dương, nằm ở Quần đảo Bắc Mariana, một quần đảo thuộc khối thịnh vượng chung của Hoa Kì. Ngọn núi lửa này có độ cao , làm nó trở thành ngọn núi cao nhất thuộc quần đảo Bắc Mariana, cũng như toàn bộ Micronesia.
Lần cuối ngọn núi lửa này được ghi nhận phun trào là vào năm 1917 .
Một đoàn thám hiểm do John D. Mitchler và Reid Larson tổ chức đã thực hiện chuyến đi đầu tiên lên đỉnh của đỉnh núi này vào ngày 1 tháng 6 năm 2018. |
Ot (Ѿ ѿ, chữ nghiêng: "Ѿ" "ѿ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin cổ. Mặc dù nó là chữ ghép của chữ cái Kirin Omega (Ѡ ѡ) và Te (Т т), nhưng nó là một chữ cái riêng biệt trong bảng chữ cái, được đặt giữa х và ц. Điều này có thể được thấy trong bảng chữ cái Kirin đầu tiên và nó tiếp tục được sử dụng trong thời kì hiện đại.
Ot được sử dụng trong tiếng Slav Giáo hội cổ trong từ "отъ" ("từ") và tiền tố "от-". Nó không đại diện cho các chữ cái này trong bất kỳ ngữ cảnh nào khác, cũng như không thể thay thế các chữ cái đó ở nơi nó xuất hiện. Nó được sử dụng với mục đích tương tự trong các văn bản thời trung cổ của các ngôn ngữ Slav khác được viết bằng bảng chữ cái Kirin. Trong sách in, ѿ thường được dùng thay cho (ѡ҃) cho số 800. |
iPhone 15 và iPhone 15 Plus là điện thoại thông minh được thiết kế và tiếp thị bởi Apple Inc. Chúng là thế hệ thứ mười bảy của iPhone, kế nhiệm iPhone 14. Bản phát hành của chúng được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 2023, cùng với biến thể 15 Pro and Pro Max, Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2. Chúng sẽ được phát hành vào ngày 22 tháng 9 năm 2023 và có sẵn đơn đặt hàng trước bắt đầu từ ngày 15 tháng 9.
Vào năm 2021, Ủy ban Châu Âu bắt đầu xem xét đề xuất ủy quyền USB-C trên tất cả các thiết bị ở Liên minh Châu Âu , bao gồm cả iPhone. Vào năm 2022, đề xuất này đã được thông qua thành luật, trở thành Chỉ thị (EU) 2022/2380. Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của Apple tuyên bố rằng Apple sẽ loại bỏ đầu nối Lightning độc quyền của mình vào năm 2023. Vào tháng 10 năm 2022, Apple xác nhận sẽ tuân thủ các quy định của Liên minh Châu Âu.
Thông số kỹ thuật.
iPhone 15 có màn hình với công nghệ Super Retina XDR OLED ở độ phân giải 2556×1179 pixel và mật độ điểm ảnh khoảng 460 PPI. iPhone 15 Plus có màn hình với công nghệ tương tự ở độ phân giải 2796×1290 pixel và mật độ điểm ảnh khoảng 460 PPI. Cả hai model đều có màn hình OLED Super Retina XDR với độ sáng điển hình được cải thiện lên tới 1,000 nits, độ sáng tối đa (HDR) lên tới 1.600 nits và độ sáng tối đa (ngoài trời) lên tới 2.000 nits. Tính năng Dynamic Island hiện là tiêu chuẩn trên iPhone 15, thay thế cho notch màn hình.
iPhone 15 và iPhone 15 Plus sẽ có các màu xanh lam, hồng, vàng, xanh lá cây và đen.
Tốc độ sạc và truyền.
iPhone 15 và iPhone 15 Plus sẽ sử dụng USB-C với tốc độ truyền USB 2.0 (ước tính lên tới 480 Mbps / 60MBps), trong khi iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max có tốc độ truyền USB 3.1 nhanh hơn (ước tính lên tới 10Gbps / 1.25GBps).
Tất cả các mẫu iPhone 15 đều hỗ trợ Chế độ thay thế DisplayPort qua đầu ra video USB-C với độ phân giải 4K HDR.
Các mẫu iPhone trước đây (từ iPhone 5 đến iPhone 14) có độ phân giải được hỗ trợ tối đa là 1600 x 900 (thấp hơn một chút so với 1080p) với Bộ chuyển đổi AV kỹ thuật số Lightning do hạn chế kỹ thuật của đầu nối Lightning.
iPhone 15 Plus cung cấp cho người dùng thời lượng phát video lên tới 26 giờ và phát lại âm thanh lên tới 100 giờ, còn iPhone 15 cung cấp ít hơn một chút, với thời lượng phát lại video lên tới 20 giờ và phát lại âm thanh lên đến 80 giờ.
iPhone 15 và iPhone 15 Plus sẽ ra mắt cùng với iOS 17. Điện thoại sẽ có tính năng Dynamic Island. |
Wheel of Fortune (game show của Mỹ)
Wheel of Fortune, thường được gọi là Wheel, là một chương trình truyền hình Mỹ do Merv Griffin sáng tạo, bắt đầu phát sóng vào tháng 1 năm 1975. Trong chương trình này, thí sinh giải các câu đố từ chữ để giành tiền và giải thưởng bằng cách quay một chiếc bánh xe lớn.
Phiên bản hiện tại phát sóng hàng ngày và ra mắt vào ngày 19 tháng 9 năm 1983, với Pat Sajak và Vanna White làm người dẫn chương trình. Chương trình đã có nhiều phiên bản phụ, bao gồm "Wheel 2000" cho trẻ em và "Celebrity Wheel of Fortune" cho người nổi tiếng.
"Wheel of Fortune" là chương trình truyền hình phân phối lâu nhất tại Hoa Kỳ, với 7,000 tập đã phát sóng tính đến ngày 10 tháng 5 năm 2019. Pat Sajak đã trở thành người dẫn chương trình lâu nhất trong lịch sử chương trình trò chơi, vượt qua Bob Barker của "The Price Is Right" vào mùa thứ 36 vào năm 2018.
Vào tháng 6 năm [[2023]], Pat Sajak thông báo nghỉ hưu sau mùa thứ 41, và Ryan Seacrest sẽ thay thế anh. Vanna White sẽ tiếp tục tham gia vào chương trình sau khi Pat Sajak nghỉ hưu.
"Wheel of Fortune" hiện đang thuộc sở hữu của [[Sony Pictures Television]], trước đây là Columbia TriStar Television, công ty kế nhiệm của Merv Griffin Enterprises. Công ty sản xuất và chủ sở hữu bản quyền tất cả các tập đến nay là "Califon Productions, Inc.", với Sony Pictures là đại diện đăng ký hoạt động. Quyền phân phối chương trình trên toàn thế giới thuộc sở hữu của CBS Media Ventures, công ty mà nguyên nhà phân phối King World Productions đã sáp nhập vào vào năm [[2007]].
"Wheel of Fortune" ban đầu được ghi hình tại NBC Studios ở Burbank và đã sản xuất tại Studio 4 trong mười bốn năm đầu của loạt chương trình ban ngày cùng với sáu năm đầu của loạt chương trình phân phối thông qua mạng truyền hình. Sau mùa truyền hình 1988–1989, khi NBC loại bỏ chương trình ban ngày khỏi lịch phát sóng của họ, "Wheel" rời Burbank và sản xuất chuyển đến CBS Television City ở Los Angeles. Cả chương trình ban ngày và chương trình ban đêm được ghi hình tại Studio 33 sau khi di chuyển. Chương trình ban ngày tiếp tục sản xuất cho đến năm 1991, lúc đó nó đã quay trở lại NBC, trong khi chương trình phân phối tiếp tục tại Television City cho đến năm 1995. Sau đó, chương trình chuyển đến [[Sony Pictures|Sony Pictures Studios]] ở Culver City, nơi nó quay trở lại Studio 11. Các tập cũng được ghi hình tại các địa điểm khác nhau, bắt đầu từ hai tuần tại Radio City Music Hall vào cuối năm [[1988]]. Phiên ghi hình thường kéo dài từ năm đến sáu tập trong một ngày.
Từ năm 1983, bố cục của "Wheel of Fortune" đã trải qua nhiều cải tiến, bao gồm việc thêm màn hình video lớn vào năm 1997 và nâng cấp chất lượng phát sóng vào 2003. Chương trình có chủ đề hàng tuần và thiết kế độc đáo cho mỗi chủ đề. Bánh xe ban đầu được cải tiến để nằm phẳng và được quay bằng máy quay camera. Bảng đố ban đầu có 39 ô trilon và sau đó được nâng cấp lên bảng lớn hơn với 48 trilon vào năm 1981. Bảng này có màn hình cảm ứng và đã được cải tiến cho mùa thứ 40 vào năm 2022, sử dụng một bảng video duy nhất và cảm biến lidar. Bố cục còn bao gồm bảng chữ cái đã sử dụng, bảng điểm và đồng hồ đếm ngược, mặc dù thường không được khán giả thấy.
Sự điều chỉnh do COVID-19.
Vào tháng 3 năm 2020, sản xuất "Wheel of Fortune" tạm dừng do đại dịch COVID-19. Quá trình ghi hình được tiếp tục vào tháng 8 năm 2020 với các biện pháp an toàn mới, và các tập phim mới bắt đầu phát sóng từ ngày 14 tháng 9 năm 2020. Trong giai đoạn này, không có khán giả trong phòng, chỉ có nhân viên và ekip thiết yếu được phép lên sân khấu.
Trong thời gian này, đã có sự cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân và kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho tất cả mọi người tham gia vào sản xuất, cùng với kiểm tra sức khỏe của các thí sinh trước khi họ tham gia chương trình. Biện pháp [[giãn cách xã hội]] đã được thực hiện trên sân khấu và ngoài sân khấu, và khoảng cách an toàn được đảm bảo giữa các thí sinh khi họ tham gia vào trò chơi. Các thí sinh cũng đã không còn sử dụng tay nắm truyền thống để quay bánh xe; thay vào đó, họ sử dụng một tay nắm cố định màu trắng để quay và không trao giải thưởng trực tiếp cho người dẫn chương trình.
Vào tháng 7 năm 2022, các nhà sản xuất thông báo rằng khán giả sẽ được phép quay trở lại trong mùa 40 của chương trình. Khi mùa 40 bắt đầu, hầu hết các biện pháp an toàn liên quan đến COVID đã được loại bỏ, với sự gần gũi hơn giữa các thí sinh, việc không sử dụng tay nắm để quay bánh xe và các cử chỉ giao tiếp bình thường giữa người dẫn chương trình và các thí sinh.
[[Alan Thicke]] sáng tác nhạc chủ đề gốc cho chương trình, mang tên "Big Wheels". Vào năm 1983, nó được thay thế bằng sáng tác của chính Merv Griffin, "Changing Keys". Steve Kaplan trở thành giám đốc âm nhạc từ năm [[1997]] và tiếp tục đảm nhiệm vai trò này cho đến khi ông qua đời trong một tai nạn máy bay vào tháng 12 năm [[2003]]. Bản nhạc chủ đề ban đầu của Kaplan là một phiên bản remix của "Changing Keys", nhưng vào năm [[2000]], ông đã thay thế nó bằng một sáng tác của riêng mình, mang tựa đề "Happy Wheels". Từ năm 2006, Frankie Blue và John Hoke đã đảm nhiệm việc chỉ đạo âm nhạc. Các bản nhạc mà họ đã sáng tạo cho chương trình bao gồm phiên bản remix của "Happy Wheels" và một bản nhạc gốc mang phong cách rock. Phiên bản chỉnh sửa của "Changing Keys" do Hoke sáng tạo và biểu diễn bởi Bleeding Fingers Music đã được sử dụng làm nhạc chủ đề chính kể từ năm 2021.
Ngoài "Changing Keys", Griffin cũng đã sáng tác nhiều đoạn nhạc phụ cho phiên bản được phát sóng trên các kênh địa phương và được sử dụng cho thông báo về các giải thưởng trong những năm đầu của chương trình. Một số trong số này bao gồm "Frisco Disco" (trước đây là bản nhạc kết thúc cho phiên bản làm mới của "Jeopardy!" được phát sóng vào năm 1978 và 1979), "A Time for Tony" (đoạn nhạc cơ bản của nó đã tiến hóa thành "Think!", bản nhạc chủ đề lâu đời cho "Jeopardy!"), "Buzzword" (sau này được sử dụng làm nhạc chủ đề cho "Merv Griffin's Crosswords"), "Nightwalk", "Struttin' on Sunset", và một đoạn nhạc không có tiêu đề cho chủ đề nghỉ ngơi.
Lịch sử phát sóng.
"Wheel of Fortune" được ra mắt vào ngày [[6 tháng 1]] năm [[1975]], lúc 10:30 sáng trên [[NBC]]. Phiên bản gốc của "Wheel" đã phát sóng trên NBC, vào các khung giờ khác nhau từ 10:30 sáng đến trưa, cho đến ngày [[30 tháng 6]] năm [[1989]]. Trong suốt thời kỳ phát sóng đó, các tập phim thường có thời lượng 30 phút, ngoại trừ sáu tuần phát sóng từ tháng 12 năm 1975 đến tháng 1 năm 1976 có thời lượng là 60 phút. NBC đã thông báo hủy bỏ chương trình vào tháng 8 năm 1980, nhưng nó tiếp tục phát sóng sau khi quyết định cắt thời lượng của "The David Letterman Show" từ 90 phút xuống còn 60 phút. Phiên bản của "Wheel" chuyển sang CBS vào ngày [[17 tháng 7]] năm [[1989]], và ở đó cho đến ngày [[14 tháng 1]] năm [[1991]]. Sau đó, nó trở lại một thời gian ngắn trên NBC, thay thế "Let's Make a Deal", nhưng đã bị hủy bỏ vĩnh viễn vào ngày [[20 tháng 9]] cùng năm đó.
Sự phổ biến của "Wheel of Fortune" đã dẫn đến nó trở thành một franchise trên toàn cầu, với hơn bốn mươi phiên bản được biết đến ở các thị trường quốc tế ngoài Hoa Kỳ. Các phiên bản của chương trình đã tồn tại tại các quốc gia như [[Úc]], [[:pt:Roda a Roda|Brasil]], [[Đan Mạch]], [[Pháp]], [[:de:Glücksrad (Spielshow)#Deutsche Adaption als „Glücksrad“|Đức]], [[Ý]], [[Malaysia]], [[New Zealand]], [[Philippines]], [[Ba Lan]], [[Nga]], [[Tây Ban Nha]], [[Vương quốc Anh]], và [[:vi:Chiếc nón kỳ diệu|Việt Nam]]. Phiên bản Hoa Kỳ của "Wheel" đã tôn vinh các phiên bản quốc tế của nó thông qua các tuần đặc biệt mang tên "Wheel Around the World" (Xoay vòng quanh thế giới), tập đầu tiên của nó được phát sóng khi mùa lễ hội thứ 23 bắt đầu vào ngày [[12 tháng 9]] năm [[2005]].
Từ [[tháng 9]] năm [[1997]] đến [[tháng 1]] năm [[1998]], CBS và Game Show Network cùng phát sóng phiên bản dành cho trẻ em đặc biệt của chương trình có tên "Wheel 2000".
"Celebrity Wheel of Fortune".
Vào tháng 11 năm 2020, ABC chọn sản xuất chương trình phụ mang tên "Celebrity Wheel of Fortune". Chương trình ra mắt vào ngày [[7 tháng 1]] năm [[2021]] và mỗi tập kéo dài một giờ, bao gồm hai trò chơi hoàn chỉnh. Vào tháng 5 năm 2021, ABC gia hạn chương trình cho mùa thứ hai, và mùa thứ hai đã khởi đầu vào ngày [[26 tháng 9]] năm [[2021]]. Vào tháng 5 năm 2022, ABC gia hạn chương trình cho mùa thứ ba, và mùa thứ ba đã ra mắt vào ngày [[25 tháng 9]] năm 2022. Vào tháng 5 năm 2023, ABC gia hạn chương trình cho mùa thứ tư. Vào tháng 7 năm 2023, White đã ký hợp đồng mới để trở lại làm người dẫn chương trình của chương trình.
"Wheel of Fortune" từ lâu đã là một trong những chương trình truyền hình tương tự phổ biến nhất ở [[Mỹ]]. Trước năm [[2010]], nó là chương trình có tỷ lệ xem cao nhất trong số các chương trình tương tự, trước khi bị "Two and a Half Men" vượt qua. "Wheel of Fortune" đã nhận nhiều giải thưởng và đề cử danh tiếng, bao gồm Giải Emmy Ban ngày và danh hiệu trong danh sách các chương trình truyền hình vĩ đại nhất từng có. Chương trình đã tạo ra một sảnh danh tiếng tôn vinh tại [[Sony Pictures|Sony Pictures Studios]] và được tôn vinh bằng một Ride of Fame trên một xe buýt tầng hai ở [[New York City]] vào năm [[2012]].
[[Thể loại:Trò chơi truyền hình Mỹ]] |
Medhaṅkara là vị Phật thứ hai trong số 27 vị Phật xuất hiện trước Phật Thích-ca. Ông là vị Phật thứ hai trong kiếp Sāramaṇḍa.
Trong kinh "Buddhavaṃsa" ("Phật chủng tính kinh"), ông được nhắc tới một cách ngắn gọn như sau:
Vô số kiếp trước, Đức Phật Taṇhaṅkara, Đức Phật Medhaṅkara, Đức Phật Saraṇaṅkara và Đức Phật Dīpaṃkara đã được sinh ra trong kiếp Sāramaṇḍa.
Phật Medhaṅkara sinh ra ở Yaghara, là con của vua Sudeva và hoàng hậu Yasodharā. Sau khi trưởng thành, ông đã kế vị và trị vì đất nước trong 8.000 năm. Sau khi nhìn thấy #đổi , ông đã quyết định rời khỏi lâu đài. Ngay sau khi người con trai của mình chào đời, ông đã bỏ vào rừng tu hành. Ông đã tu khổ hạnh trong nửa tháng (15 ngày). Ông đã đạt được giác ngộ dưới gốc bồ đề gièng gièng.
Tiền kiếp của Phật Thích-ca đã có cơ hội gặp và trở thành đệ tử của ông. Tiền kiếp của Phật Thích-ca đã xin ông một điều ước nhưng ông đã không ứng nguyện cho người đệ tử của mình. Sau khi chết, đã tái sinh thành Deva tại cõi dục.
Phật Medhaṅkara sống được 90.000 năm, ông đã giải thoát cho rất nhiều chúng sinh. Ông đã nhập nibbāna (niết-bàn) cùng với các đệ tử của mình. |
Nguyễn Hữu Châu (chính khách)
Nguyễn Hữu Châu (? – ?) là luật sư và chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng một thời giữ chức Bộ trưởng tại Phủ Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Hữu Châu quê ở tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang) miền Nam Việt Nam.
Ông là con rể của cựu đại sứ Trần Văn Chương và là anh rể của Ngô Đình Nhu, em trai Tổng thống Ngô Đình Diệm.
! colspan="3" style="border-top: 5px solid #ccccff;" | Chức vụ chính trị |
Nguyễn Hữu Hùng (chính khách)
Nguyễn Hữu Hùng (ngày 19 tháng 4 năm 1930 – ?) là thẩm phán và chính khách người Việt Nam, từng một thời giữ chức Tổng trưởng và Ủy viên Bộ Lao động Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Hữu Hùng sinh ngày 19 tháng 4 năm 1930 tại tỉnh Thanh Hóa, miền Bắc Việt Nam.:328
Ông tốt nghiệp cử nhân luật.:328 Ra trường lần lượt đảm nhận chức Thẩm phán sơ thẩm tỉnh Bình Định, Chánh án tỉnh Phú Yên và Chánh án tỉnh Phước Tuy.:328
Năm 1964, Nguyễn Hữu Hùng được Thủ tướng Trần Văn Hương mời vào làm Tổng trưởng Bộ Lao động trong nội các của mình.:328
Năm 1966, ông một lần nữa lại giữ chức Ủy viên Lao động trong nội các Nguyễn Cao Kỳ,:328 thay thế Nguyễn Xuân Phong được điều động làm Thư ký Trợ lý Thủ tướng.
Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Hữu Hùng bị chính quyền mới bắt giam. Không rõ số phận cuối đời của ông ra sao, có thuyết nói ông mất trong trại học tập cải tạo.
Theo cuốn "Who's who in Vietnam" xuất bản năm 1974, Nguyễn Hữu Hùng đã lập gia đình và có 4 người con.:328 |
Nguyễn Đức Cường (bộ trưởng)
Nguyễn Đức Cường (ngày 17 tháng 6 năm 1941 – ?) là chính khách Việt Nam Cộng hòa, cựu Tổng trưởng Bộ Thương mại và Kỹ nghệ Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Đức Cường sinh ngày 17 tháng 6 năm 1941 tại Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương.
Ông thi đậu lấy bằng Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Điện của Đại học New Hampshire. Rồi sau nhận thêm bằng Thạc sĩ Khoa học Kỹ thuật Điện của Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1965.
Từ năm 1970 đến năm 1973, ông giữ chức Trợ lý Thương mại cho Tổng trưởng Kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1973 đến năm 1975, ông kế nhiệm Phạm Kim Ngọc lên làm Tổng trưởng Thương mại và Kỹ nghệ Việt Nam Cộng hòa.
Theo cuốn "Who's who in Vietnam" xuất bản năm 1974, Nguyễn Đức Cường là người Công giáo, đã lập gia đình và có ít nhất hai con. |
Bảo tàng Manga Ishinomori
Bảo tàng Manga Ishinomori (石ノ森萬画館, Ishinomori Mangakan), còn gọi là Bảo tàng Ishinomaki Mangattan, là một bảo tàng tọa lạc tại Ishinomaki, tỉnh Miyagi, Nhật Bản. Công trình này mở cửa vào năm 2001 nhằm tưởng nhớ các tác phẩm của mangaka Ishinomori Shōtarō, người sinh ra ở nơi mà về sau trở thành Thành phố Ishinomaki ngày nay. Bảo tàng nằm trên vịnh hướng ra Thái Bình Dương và Tashirojima, hay còn được biết đến qua cái tên "Đảo Manga".
Sau trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011, mặc dù vẫn còn đứng vững nhưng Bảo tàng Manga Ishinomori đã đóng cửa để sửa chữa trước khi mở cửa trở lại vào ngày 17 tháng 11 năm 2012. Năm sau, họ bèn tổ chức một buổi lễ đổi mới với sự tham gia của các diễn viên Fujioka Hiroshi và Satō Yūki cũng như ca sĩ Mizuki Ichirō, vốn là những người đều có tham gia vào các tác phẩm do Ishinomori tạo ra.
Tư liệu liên quan tới |
Djoko Munandar (15 tháng 3 năm 1948 – 5 tháng 12 năm 2008) là một chính trị gia người Indonesia, ông là thống đốc được bầu đầu tiên của Banten, đảm nhận chức vụ này từ năm 2002 đến năm 2005. Nhiệm kỳ của ông kết thúc sau một cuộc điều tra nhận hối lộ vào năm 2005 và ông bị kết án hai năm tù giam, nhưng sau đó ông được Tòa án Tối cao Indonesia tuyên vô tội trong lúc kháng cáo.
Munandar sinh ngày 15 tháng 3 năm 1947 tại Surakarta, hoặc ngày 15 tháng 3 năm 1948 tại Cirebon. Sau khi hoàn thành trung học năm 1966, Munandar đăng ký trở thành học viên trường sĩ quan tại Học viện Quân sự Indonesia ở Magelang, nhưng đơn của ông bị loại và ông ghi danh vào học viện kỹ thuật công trình công cộng (ATPU) ở Bandung một năm sau đó. Ông là thành viên của hội sinh viên trong lúc ở ATPU.
Sau khi tốt nghiệp, Munandar trở thành công chức trong ban kế hoạch của Bộ Công Chính, ban đầu là người giám sát. Ông làm việc trong giám sát dự án Đập Jatiluhur và sau đó quản lý một số dự án ở Karawang và Bekasi. Khi còn là công chức, ông đạt bằng cử nhân về kỹ thuật xây dựng dân dụng từ Học viện Công nghệ Bandung năm 1981. Đến năm 1987, ông được cấp học bổng để nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ về quản lý nước tại Chennai, Ấn Độ. Ông chuyển đến Serang vào năm 1999 và bắt đầu tham gia chính trị, rồi được bầu làm phó thị trưởng Cilegon. Ông kết nạp vào Đảng Phát triển Thống nhất và được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch đảng cấp tỉnh.
Trong cuộc bầu cử thống đốc đầu tiên của Banten vào ngày 3 tháng 12 năm 2001, Munandar tranh cử cùng với ứng cử viên liên danh Ratu Atut Chosiyah. Cả hai giành được 37 phiếu trong tổng số 65 phiếu bầu từ các đại biểu Hội đồng Đại diện Nhân dân Khu vực Banten. Họ nhậm chức vào ngày 11 tháng 1 năm 2002. Với tư cách thống đốc Munandar tuyên bố kế hoạch tái khởi động việc xây dựng cảng biển, cải tiến mạng lưới đường bộ của tỉnh và thu hút nhà đầu tư do Banten gần Jakarta.
Điều tra và qua đời.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 2004, sau khi thẩm vấn, Munandar được xác định là nghi phạm trong vụ án tham nhũng số tiền 14 tỷ Rupiah (1,5 triệu USD) liên quan đến tài trợ ủng hộ các nhà lập pháp. Ông chính thức bị cách chức thống đốc vào ngày 10 tháng 10 năm 2005 vì liên quan đến cuộc điều tra. Công tố viên đề nghị mức án bốn năm tù giam đối với Munandar, và Tòa án quận Serang kết án ông hai năm tù vào ngày 22 tháng 12 năm 2005. Đơn kháng cáo của ông gửi đến Tòa án tối cao Banten bị bác bỏ và tòa phê chuẩn mức án vào ngày 12 tháng 6 năm 2006. Ông tiếp tục kháng cáo đến Tòa án Tối cao Indonesia, nơi chấp nhận kháng cáo của ông và phán quyết Munandar vô tội trước toàn bộ cáo buộc vào ngày 8 tháng 5 năm 2008, và Tòa án quận Serang chỉ nhận được thông báo chính thức vào tháng 2 năm 2009. Tuy nhiên, Munandar qua đời ngay sau quyết định này do biến chứng bệnh gan vào ngày 5 tháng 12 năm 2008 tại nhà riêng ở Serang. Thời điểm đó, ông không bị bắt nhưng cấm rời khỏi Serang. Ông được an táng ở Serang. |
Giải Cánh diều 2023
Giải Cánh diều 2023 là lễ trao giải lần thứ 30 Hội Điện ảnh Việt Nam và cũng là lần thứ 21 kể từ khi giải thưởng chính thức có tên là Cánh diều. Lễ trao giải đã vinh danh những tác phẩm điện ảnh, truyền hình Việt Nam xuất sắc nhất năm 2022 và 2023.
Trong năm 2023 đã có tổng cộng 157 tác phẩm tham dự bao gồm: 16 phim truyện điện ảnh, 17 phim truyện truyền hình, 22 phim hoạt hình, 11 phim khoa học, 34 phim tài liệu, 52 phim ngắn và 5 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh.
Ở hạng mục phim điện ảnh, "Tro tàn rực rỡ" đã giành lấy giải Cánh diều vàng, đồng thời cũng là bộ phim giành lấy nhiều giải thưởng nhất với 4 hạng mục bao gồm cả Đạo diễn xuất sắc, Quay phim xuất sắc và Nữ diễn viên phụ xuất sắc tại hạng mục phim truyện điện ảnh. Trong khi đó, "Mẹ rơm" cũng đã giành lấy giải Cánh diều vàng cho hạng mục phim truyền hình.
Danh sách thắng giải.
Các cá nhân, tập thể thắng giải được in đậm:
Phim nhận được nhiều hạng mục nhất:
Phim nhận được nhiều hạng mục nhất:
Phim nhận được nhiều hạng mục nhất:
Phim nhận được nhiều hạng mục nhất:
Phim nhận được nhiều hạng mục nhất: |
Saraṇaṅkara là vị Phật thứ ba trong số 27 vị Phật được biết đến xuất hiện trước Phật Thích-ca. Ông cũng là vị Phật thứ ba của kiếp Sāramaṇḍa.
Trong kinh "Buddhavaṃsa" ("Phật chủng tính kinh") của kinh điển Pali, ông được nhắc tới một cách ngắn gọn như sau: Vô số kiếp trước, Đức Phật Taṇhaṅkara, Đức Phật Medhaṅkara, Đức Phật Saraṇaṅkara và Đức Phật Dīpaṃkara đã được sinh ra trong kiếp Sāramaṇḍa.
Saraṇaṅkara sinh ra ở Vipula, là con của vua Sumaṅgala và hoàng hậu Yasavadi. Sau khi trưởng thành, ông nối ngôi vua cha và trị vì đất nước trong suốt 7.000 năm.
Khi đang trị vì đất nước trong an bình, ông đã nhìn thấy #đổi do các deva tạo ra. Khi con trai của ông chào đời, ông đã quyết định rời đi lâu đài và trở thành một nhà tu hành khổ hạnh. Ông đã tu khổ hạnh trong một tháng, và đạt được giác ngộ dưới gốc bồ đề quao nước.
Tiền kiếp của Phật Thích-ca đã có cơ hội gặp và trở thành đệ tử của ông. Người đệ tử đã xin ông một điều ước, nhưng Đức Phật đã không ứng nguyện. Sau khi chết, tái sinh thành một deva ở cõi dục.
Sau khi giải thoát cho nhiều chúng sinh, Phật Saraṇaṅkara đã nhập nibbāna (niết-bàn) ở tuổi 90.000. |
Thể thao sinh viên
Thể thao sinh viên hay thể thao giảng đường hoặc thể thao cao đẳng-đại học ("College sports") là các bộ môn thể thao được sinh viên chơi và thi đấu tranh tài trong khuôn khổ các trường đại học/cao đẳng bao gồm các môn thể thao và trò chơi cạnh tranh không chuyên nghiệp ở cấp cao đẳng và đại học. Giải thể thao sinh viên thế giới ("World University Games") đầu tiên được tổ chức vào năm 1923. Ban đầu nó được gọi là "Union Nationale des Étudiants Français". Năm 1957, sau nhiều lần đổi tên trước đó, giải đấu này được biết đến bằng tiếng Anh với tên gọi "World University Games".
Ở Canada có hơn 14.000 sinh viên vận động viên tại 56 trường đại học trực thuộc U Sports. Ở Mỹ thì bộ môn "Điền kinh sinh viên" là một lĩnh vực kinh doanh lớn ở Hoa Kỳ, với hơn 500.000 vận động viên sinh viên theo học tại hơn 1.100 trường đại học và cao đẳng tranh tài hàng năm. Các chương trình lớn nhất là:
Trong số nhiều môn thể thao khác, các cuộc thi được xem nhiều nhất là Bóng bầu dục đại học và bóng rổ sinh viên, mặc dù cũng có các cuộc thi ở nhiều môn thể thao khác, bao gồm cầu lông, bóng chày, bóng mềm, khúc côn cầu trên băng, bóng đá, bóng bầu dục liên đoàn, bóng chuyền, bóng vợt, khúc côn cầu trên sân, cricket, bóng ném, bơi và lặn, điền kinh, chơi gôn, quần vợt, bóng bàn, bóng ném, chèo thuyền, và nhiều môn khác tùy thuộc vào từng trường đại học. Tại Hoa Kỳ, các vận động viên sinh viên được coi là nghiệp dư và mức thù lao của họ thường chỉ giới hạn ở học bổng thể thao. Tuy nhiên, có sự bất đồng về việc liệu sinh viên-vận động viên đại học có nên được trả lương hay không. Các vận động viên sinh viên đã bị chỉ trích vì quá chú trọng về chơi thể thao mà không chuyên tâm nghiên cứu học thuật, trong khi các vận động viên sinh viên không được trả lương lại tạo ra thu nhập cho các trường đại học và các tổ chức tư nhân của họ. |
Cao lương đỏ (phim)
Cao lương đỏ là một bộ phim Trung Quốc phát hành năm 1988, kể về cuộc đời của một phụ nữ trẻ làm việc trong xưởng chưng cất rượu cao lương. Phim dựa trên hai phần đầu tiên của cuốn tiểu thuyết Cao lương đỏ của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn.
Bộ phim là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Trương Nghệ Mưu và cũng đánh dấu lần đầu ra mắt làng điện ảnh của ngôi sao Củng Lợi. Nhờ sự mô tả sống động và đầy sức sống về cuộc sống nông dân, bộ phim ngay lập tức đưa Trương Nghệ Mưu lên đứng đầu trong số các đạo diễn Thế hệ thứ Năm của điện ảnh Hoa ngữ. "Cao lương đỏ" đã đoạt giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 38, cũng là phim Hoa ngữ đầu tiên giành giải thưởng danh giá này.
"Cao lương đỏ" lấy bối cảnh là miền quê Cao Mật tỉnh Sơn Đông cằn cỗi và nghèo khó vào thập niên 20 - 30 của thế kỷ 20. Cửu Nhi vốn là một cô gái trẻ trung xinh đẹp nhưng lại bị bố mẹ gả cho ông chủ một xưởng rượu để trả nợ. Ngày được gả đi, Cửu Nhi đã gặp Dư Chiêm Ngao, một phu kiệu khỏe mạnh. Anh cũng là người đã cứu cô trong vụ cướp khi cô đi đến nhà chồng.
Ngày thứ ba sau khi được gả đi, Cửu Nhi trở về nhà mẹ đẻ. Nhưng khi đi qua ruộng cao lương đỏ, Cửu Nhi đã bị Dư Chiêm Ngao bắt cóc và khiến cho cô mang thai. Sau sự việc này, Dư Chiêm Ngao biến mất, còn Cửu Nhi về nhà chồng và được tin chồng đã qua đời một cách bí ẩn. Xưởng rượu nhà chồng không có người thừa kế, Cửu Nhi khuyên nhủ mọi người ở lại cùng cô làm việc, cùng cô đưa rượu Cao Mật được biết đến rộng rãi hơn. Nhưng rồi Dư Chiêm Ngao trở về, nói với mọi người về mối quan hệ giữa anh và Cửu Nhi khiến cô rất xấu hổ, còn kêu người đuổi anh ra khỏi nhà.
Dư Chiêm Ngao không hề quan tâm cho đến khi Cửu Nhi bị bắt cóc và được chuộc trở về. Anh đã đi tìm tên thủ lĩnh thổ phỉ vì nghĩ hắn đã cưỡng bức Cửu Nhi nhưng không phải. Dư Chiêm Ngao tức giận liền cho nước tiểu vào rượu, nào ngờ rượu lại ngon hơn bình thường khiến rượu trở nên nổi tiếng, đem lại thu nhập cho người dân ở đây.
Chiến tranh nổ ra, quân lính Nhật bắt đầu tấn công vào vùng quê hẻo lánh này. Chúng đã giết La Hán - người bạn rất thân thiết của Cửu Nhi. Cô kêu gọi mọi người trả thù cho anh. Khi Cửu Nhi mang cơm đến cho những người đang lẩn trốn trong cánh rừng cao lương đỏ để phục kích thì quân Nhật đến. Bọn chúng giết chết Cửu Nhi, cùng những người dân có một cuộc chiến đẫm máu. Cuối cùng chỉ còn lại Dư Chiêm Ngao cùng con trai của anh và Cửu Nhi còn sống.
Chuyển thể kịch bản.
Đội chuyển thể kịch bản gồm Trần Kiếm Vũ, Châu Vĩ và Mạc Ngôn - tác giả tiểu thuyết gốc. nhà văn Mạc Ngôn từng cho biết mình không có yêu cầu gì về việc nội dung kịch bản phải xây dựng sát nguyên tác, và ban đầu cũng không muốn tham gia viết kịch bản. Tuy nhiên đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã ra sức mời ông vì trong truyện có liên quan đến một số thứ thuộc về văn hóa dân gian. Vì thế Mạc Ngôn đã nhận lời.
Ban đầu Mạc Ngôn hết sức phản đối khi biết đạo diễn Trương Nghệ Mưu chọn vùng Cao Mật để quay ngoại cảnh, bởi ông lựa chọn nơi này làm bối cảnh tiểu thuyết vì đây là nơi mà ông bà ông từng sinh sống khi còn trẻ, chứ trên thực tế bản thân ông chưa tới đó bao giờ. Thế nhưng Trương Nghệ Mưu vẫn kiên quyết giữ lập trường.
Mùa hè năm 1987, Mạc Ngôn theo bức điện liên lạc của Trương Nghệ Mưu đi tới Cao Mật nhưng chỉ thấy những cánh đồng cao lương bị hạn hán còi cọc và phủ đầy rệp. Để giúp đỡ đoàn làm phim, chủ tịch huyện Cao Mật đã đồng ý phê duyệt cung cấp cho đoàn 5 tấn phân bón, ngoài ra còn cho tổ chức một buổi họp về việc trồng cây cao lương.
"Cao lương đỏ" được kể lại theo góc nhìn từ người cháu trai của hai nhân vật chính trong phim. Tuy nhiên, khác với một bộ phim sử dụng thủ pháp kể chuyện tương tự của Trương Nghệ Mưu sau này là Đường về nhà, ở "Cao lương đỏ" khán giả không bao giờ thấy mặt người kể chuyện.
Kỹ thuật quay phim của nhà quay phim Cố Trường Vệ sử dụng những màu sắc đậm và phong phú. Bản thân Trương Nghệ Mưu từng là một nhà quay phim trước khi chuyển sang vai trò đạo diễn nên đã hợp tác rất sát sao với Cố Trường Vệ. Việc sử dụng màu đỏ thể hiện sức sống dồi dào của những cánh đồng cao lương cũng như phong cách cá nhân của đạo diễn.
Sau khi phát hành, "Cao lương đỏ" được cộng đồng điện ảnh quốc tế đón nhận nồng nhiệt, đáng chú ý nhất là giải Gấu vàng - giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim quốc tế Berlin thứ 38 diễn ra năm 1988. Phim cũng đoạt giải "Phim hay nhất" của cả hai giải thưởng danh giá và uy tín nhất tại Trung Quốc đại lục: Giải Bách Hoa và Giải Kim Kê. |
Ebisu Muscats (1,5 về sau)
Ebisu Muscats (, Ebisu Muscats) là một nhóm thần tượng nữ Nhật Bản với thành viên bao gồm các tarento là người mẫu, nữ diễn viên khiêu dâm hay người mẫu khỏa thân.
Trước đây, Ebisu★Muscats là một nhóm nhạc đã hoạt động trong vòng hai năm từ tháng 10/2015, và là nhóm nhạc kế thừa nhóm Ebisu Muscats thế hệ thứ nhất đã hoạt động trong vòng 5 năm từ tháng 4/2008.
Trong tập đầu tiên của chuơng trình thường nhật "Ebisu Muscats Yokochō!", Mihiro, một thành viên của nhóm Ebisu Muscats thế hệ đầu, đã tham gia nhóm với tư cách là thành viên mới và nhóm không còn được coi là một "nhóm thế hệ thứ hai" trên danh nghĩa, vì thế Ebisu★Muscats đã được giải thể. Tên nhóm của thế hệ mới, gọi là "thế hệ 1,5", sẽ là Ebisu Muscats 1,5. Toàn bộ thành viên nhóm Ebisu★Muscats tại thời điểm giải thế tiếp tục tham gia nhóm Ebisu Muscats 1,5 (vì lí do này, đôi khi nhóm được ghi là thành lập năm 2015).
Asuka Kirara tiếp tục làm "trưởng nhóm thế hệ thứ 5", tuy nhiên sau đó cô đã tốt nghiệp nhóm vào ngày 17/4/2018, và Ichikawa Masami được chỉ định làm trưởng nhóm thế hệ thứ 5 vào ngày 24/8. Ngoài ra, tên nhóm đã được đổi thành Ebisu Muscats, sử dụng lại tên ban đầu của nhóm. Tất cả thành viên được thông báo rằng sẽ tốt nghiệp nhóm vào ngày 13/8/2022, và nhóm trên thực tế sẽ giải thể. |
Sân vận động Carlo Castellani
Sân vận động thành phố Carlo Castellani là một sân vận động đa năng ở Empoli, Ý. Được xây dựng vào năm 1923, nó hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và là sân nhà của Empoli FC. Sân vận động có sức chứa 16.284 chỗ ngồi.
Khánh thành vào ngày 12 tháng 9 năm 1965, sân được đặt tên Carlo Castellani, cựu cầu thủ bóng đá sinh ra ở Montelupo Fiorentino gần đó, đã chết trẻ sau khi bị trục xuất đến trại tập trung Mauthausen.
Sân được hình thành bởi hai "tribune" (khán đài) và hai "curve" (đường cong) với tổng sức chứa 16.284 khán giả. "Đường cong" phía nam gần đây đã được cải tạo lại, với các cấu trúc cũ được thay thế. Chính quyền thành phố Empoli và Ngân hàng Ý Banca di Cambiano tài trợ cho việc cải tạo. Sân vận động còn được trang bị đường chạy điền kinh nhảy xa và chạy. |
Sân vận động Benito Stirpe
Sân vận động Benito Stirpe (còn được gọi là Sân vận động Casaleno) là một sân vận động bóng đá ở thành phố Frosinone, Lazio của Ý .
Được thiết kế vào giữa những năm 1970 và được xây dựng vào nửa cuối những năm 1980, sân vận động vẫn chưa hoàn thành trong khoảng ba mươi năm. Sân vận động được hoàn thành từ năm 2015 đến năm 2017 theo sáng kiến của đội bóng đá địa phương Frosinone, đội đã giành được hợp đồng thuê sân vận động từ hội đồng địa phương trong 90 năm, để thay thế sân vận động cũ.
Với sức chứa 16.227 chỗ ngồi, đây là sân vận động lớn nhất trong tỉnh và thứ ba ở Lazio.
Sân vận động được dành để tưởng nhớ Benito Stirpe, doanh nhân và chủ tịch của Frosinone vào những năm 1960, đồng thời là cha của Maurizio, người kế nhiệm ông ở vị trí lãnh đạo câu lạc bộ.
Tổng chi phí của sân vận động là khoảng 20 triệu euro, trong đó khoảng 15 triệu euro dành cho việc hoàn thành xây dựng năm 2015–2017. |
Giấy lọc là loại giấy bán thấm (nửa thấm) cho phép chất lỏng hoặc chất khí đi qua nhưng không cho phép các chất rắn đi qua. Tùy vào mục đích mà ta có giấy lọc khí (chỉ cho chất khí đi qua mà không cho chất lỏng, chất rắn đi qua), giấy lọc dầu (chỉ cho chất khí và dầu đi qua mà không cho nước và chất rắn đi qua), giấy lọc nước (chỉ cho nước và chất khí đi qua, không cho dầu và chất rắn đi qua).
Giấy lọc được sản xuất từ nhiều loại bột giấy: bột gỗ mềm (gỗ của cây hạt trần), bột (gôc vủa thực vật hai lá mầm), bột của hoặc .
Có hai cơ chế lọc của giấy; thể tích và bề mặt. Bằng cách lọc thể tích, các hạt bị giữ lại trong phần lớn giấy lọc. Bằng cách lọc bề mặt, các hạt bị bắt trên bề mặt giấy.
Trong bảng phân loại hải quan giấy lọc có mã số 482320. |
Giáo phận Bandung (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Jakarta, với tòa giám mục đặt tại thành phố Bandung trên đảo Java, Indonesia.
Địa giới giáo phận bao gồm các lãnh thổ sau ở phía đông tỉnh Tây Java thuộc Indonesia:
Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô của giáo phận được đặt tại thành phố Bandung.
Giáo phận bao phủ diện tích 22.883 km² và được chia thành 28 giáo xứ.
Hạt Phủ doãn Tông tòa Bandung được thành lập vào ngày 20/4/1932 theo đoản sắc "Romanorum Pontificum" của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta).
Vào ngày 16/10/1941 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "Quae rei catholicae" của Giáo hoàng Piô XII.
Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII.
Giám mục quản nhiệm.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
Đến năm 2020, giáo phận có 102.060 giáo dân trên dân số tổng cộng 30.988.000, chiếm 0,3%. |
Sân vận động Via del Mare
Sân vận động Ettore Giardiniero - Via del Mare, hay Sân vận động Via del Mare, là một sân vận động đa năng ở Lecce, Ý. Nó chủ yếu được sử dụng cho các trận đấu bóng đá và là sân nhà của US Lecce. Sân vận động được xây dựng vào năm 1966 và có sức chứa 40.670 chỗ ngồi. Nó lấy tên từ con phố dẫn ra biển và từ Thị trưởng Lecce tại thời điểm cải tạo sân vận động lần đầu tiên vào năm 1985. |
Núi Tapochau là điểm cao nhất trên đảo Saipan thuộc Quần đảo Bắc Mariana. Nó nằm ở trung tâm hòn đảo, phía bắc làng San Vicente và phía tây bắc vịnh Magicienne, nó có độ cao 474 m (1555 ft). Ngọn núi mang lại tầm nhìn 360 độ ra hòn đảo nên núi Tapochau rất quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai vì điều này.
Tính đến năm 2016, con đường duy nhất lên Núi Tapochau là một con đường dài, quanh co và rất khó khăn để vượt qua với những tảng đá rời rạc và những ổ gà lớn. Con đường trông như thể đã bị xói mòn nhiều lần bởi mưa lớn trong nhiều năm. Con đường này sẽ nguy hiểm khi đi trong thời tiết ẩm ướt và chỉ nên đi bằng xe hạng nặng khi thời tiết khô ráo.
Chân núi Tapochau được bao phủ bởi Phosphat, quặng mangan, lưu huỳnh, và đá vôi san hô. Đỉnh núi cũng là một cấu tạo đá vôi. |
Sân vận động Arechi
Sân vận động Arechi là một sân vận động đa năng ở Salerno, Ý. Nó hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và là sân nhà của Salernitana. Sân vận động có sức chứa 37.800 chỗ ngồi. Sân vận động được xây dựng để thay thế sân vận động Donato Vestuti không còn phù hợp để đón lượng khán giả ngày càng tăng của đội. Đội tuyển bóng đá quốc gia Ý đã thi đấu tại sân vận động này ba lần. |
Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai
Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai, còn gọi là Chiến tranh Pháp-Áo, Chiến tranh Sardinia, Chiến tranh Áo-Sardinia hay Chiến tranh Ý 1859 (tiếng Ý: "Seconda guerra d'indipendenza Ýa"; tiếng Pháp: "Campagne d'Italie"), là cuộc chiến mà Đệ Nhị Đế chế Pháp và Vương quốc Sardinia liên minh với nhau chiến đấu chống lại Đế quốc Áo vào năm 1859 và cuộc chiến này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình Thống nhất Bán đảo Ý.
Một năm trước chiến tranh, trong Thỏa thuận Plombières, Pháp đã đồng ý hỗ trợ nỗ lực của Sardinia nhằm trục xuất Áo khỏi Bán đảo Ý để đổi lấy sự bồi thường lãnh thổ dưới hình thức cắt Công quốc Savoy và Bá quốc Nice cho Pháp. Hai quốc gia ký kết liên minh quân sự vào tháng 1 năm 1859. Sardinia huy động quân đội vào ngày 9 tháng 3 năm 1859, và Áo huy động vào ngày 9 tháng 4.
Vào ngày 23 tháng 4, Áo đưa ra tối hậu thư cho Sardinia yêu cầu nước này giải ngũ số quân mới điều động. Sau khi Sardinia từ chối, cuộc chiến bắt đầu vào ngày 26 tháng 4. Áo xâm lược Sardinia 3 ngày sau đó và Pháp tuyên chiến với Áo vào ngày 3 tháng 5.
Cuộc xâm lược của Áo đã bị chặn lại bởi sự xuất hiện của quân đội Pháp tại Piedmont bắt đầu vào cuối tháng 4. Quân Áo bị đánh bại trong trận Magenta vào ngày 4 tháng 6 và bị đẩy lùi về Lombardy, nơi chiến thắng của quân Pháp-Sardinia trong trận Solferino vào ngày 24 tháng 6 dẫn đến sự kết thúc của chiến tranh và các bên ký kết Hiệp định đình chiến Villafranca vào ngày 12 tháng 7.
Đế chế Áo nhượng lại Lombardy cho Pháp, sau đó Pháp lại trao nó cho Sardinia. Lợi dụng sự sụp đổ quyền lực của người Áo ở Bán đảo Ý, Sardinia sáp nhập Các tỉnh thống nhất miền Trung Ý, bao gồm Đại công quốc Toscana, Công quốc Parma, Công quốc Modena và Reggio và các lãnh thổ của Lãnh địa Giáo hoàng, vào ngày 22 tháng 3 năm 1860. Hai ngày sau, Sardinia đã nhượng lại Savoy và Nice cho Pháp theo Hiệp ước Turin như một sự đền bù cho sự trợ giúp của nước này. |
Việt Nam Thông tấn xã (Việt Nam Cộng hòa)
Việt Nam Thông tấn xã (, ) viết tắt Việt Tấn Xã hay VTX, là hãng thông tấn chính thức của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn thời gian từ khi thành lập năm 1951 cho đến khi giải thể do Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, trụ sở Việt Tấn Xã đặt tại số 116-118 đường Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn.
Việt Tấn Xã được thành lập theo Nghị định số 52-VP/BPTT ngày 22 tháng 1 năm 1951 và tổ chức lại theo Nghị định số 56-VP/BPTT ngày 1 tháng 8 năm 1952. Trong 4 năm đầu từ năm 1951 đến năm 1954, nó chỉ đóng vai trò biểu tượng hình thức, mọi hoạt động lúc bấy giờ đều lệ thuộc vào hãng thông tấn AFP của Pháp. Từ lúc Ngô Đình Diệm trở thành Thủ tướng Quốc gia Việt Nam năm 1954, Việt Tấn Xã mới thoát khỏi ảnh hưởng của Pháp. Sau khi Việt Nam Cộng hòa thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1955, Việt Tấn Xã dần dần trở thành hãng thông tấn độc lập cung cấp tin tức khả dĩ đáp ứng được nhu cầu báo chí trong nước và nhiệm sở ngoại giao trên thế giới.
Dưới đây là danh sách Tổng Giám đốc Việt Tấn Xã từ năm 1951 cho đến năm 1975. |
Phallichthys là một chi thuộc họ Cá khổng tước có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Đây là những loài cá khỏe mạnh, sống ở vùng nước tù đọng và chảy chậm nên rất thích hợp để làm cảnh.
Tên của chi có nghĩa đen là "cá dương vật", đề cập đến tuyến sinh dục "tương đối lớn".
Tên chi có nghĩa đen là "cá dương vật", từ tiếng Hy Lạp "phallos" nghĩa là "dương vật" và "ichthys" nghĩa là "cá", đề cập đến tuyến sinh dục "tương đối lớn", vây hậu môn biến đổi dùng để giao phối. Tên gọi chung của "P. amates", "góa phụ vui vẻ", đôi khi cũng được áp dụng cho các loài khác trong chi.
Hiện tại có bốn loài được công nhận trong chi "Phallichthys":
Nhóm chị em của chi này bao gồm các chi "Neoheterandria" và "Poeciliopsis".
Các loài "Phallichthys" được tìm thấy chủ yếu ở sườn Đại Tây Dương thuộc Trung Mỹ. Chúng thích vùng nước nông, tù đọng hoặc chảy chậm và nền bùn. Thực vật thủy sinh thường có mặt trong môi trường sống của chúng. Chế độ ăn chủ yếu bao gồm tảo và sinh vật bám quanh rễ dưới nước nhưng đôi khi cũng có các loài thủy sinh không xương sống nhỏ.
Những con đực "Phallichthys" không thể hiện bất kỳ hành vi tán tỉnh nào, tuy nhiên sự hợp tác của con cái vẫn cần thiết cho quá trình sinh sản. Khi giao phối, con đực tiếp cận con cái từ phía dưới và phía sau. Khi đó tuyến sinh dục kéo dài ra phía trước đầu của con đực, đưa các bó sinh tinh vào lỗ sinh dục của con cái.
Các loài "Phallichthys" là cá đẻ con sống: con cái sinh ra cá con sống sau thời gian thai nghén khoảng bốn tuần hoặc ngắn hơn#đổi chỉ hơn ba tuần#đổi ở nhiệt độ cao. Số lượng cá con sinh ra phụ thuộc vào kích thước của con cái. Bội thụ tinh khác kỳ chưa được ghi nhận; tất cả các loài đều sinh ra một lứa trước khi phát triển một lứa khác. Hiện tượng này tồn tại ở các loài tổ tiên nhưng sau đó đã bị mất đi. Con non không nhận được chất dinh dưỡng từ mẹ trong thời kỳ mang thai.
Cá con không nhận được sự chăm sóc của cha mẹ và có thể tự bảo vệ mình ngay từ khi mới sinh ra. Những con trưởng thành thường không săn cá con, khi chúng được sinh ra trông giống như phiên bản thu nhỏ của bố mẹ. Chúng rất phàm ăn và lớn nhanh. Vây hậu môn của con đực bắt đầu biến đổi vào khoảng 7 tuần tuổi, trong khi con cái bắt đầu sinh sản khi được 10 đến 12 tuần.
Mặc dù không được bán phổ biến nhưng "Phallichthys" rất dễ chăm sóc trong bể cá tại nhà do sự cứng cáp, hiền lành và tính khí thoải mái của chúng. Ngoài độ cứng, các thông số của nước không quan trọng. Những con cá này được cho là có khả năng phân biệt người chăm sóc chúng với những người khác. Có thể nuôi chúng cùng với các loài khác, nhưng cá con của chúng rất dễ bị săn mồi. Cá phát triển đặc biệt tốt trong bể thủy sinh và chấp nhận nhiều loại thức ăn. Việc đặt lò sưởi vào bể không cần thiết. |
Alexander Vladimirovich Romanchuk (tiếng Nga: Alexander Vladimirovich Romanchuk; sinh ngày 15 tháng 4 năm 1959) là thượng tướng Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Nam.
A. V. Romanchuk sinh ra ở Luhansk, khi đó là một phần của Liên Xô vào ngày 15 tháng 4 năm 1959. Ông đã phục vụ ở nhiều vị trí khác nhau trong lực lượng vũ trang Nga, bao gồm cả chức vụ Giám đốc Học viện Binh chủng Hợp thành, Tư lệnh Quân đoàn Binh chủng hợp thành số 29, Cố vấn trưởng quân sự cho Quân đội A Rập Syria và gần đây nhất là Phó Tư lệnh Quân khu Nam. Ông đã tham gia vào việc sáp nhập Krym và Chiến tranh Donbas. Ông được thăng quân hàm thượng tướng vào năm 2023.
A. V. Romanchuk đã được ghi nhận công lao lớn cho lực lượng phòng thủ của Nga trong giai đoạn đầu của Cuộc phản công của Quân đội Ukraine năm 2023 trong chiến tranh Nga-Ukraina. Ông tuyên bố rằng cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 6, và cùng ngày, lực lượng Ukraine mất 350 quân nhân, 30 xe tăng và 10 xe chiến đấu bộ binh, bao gồm cả những chiếc Leopard 2 do phương Tây cung cấp. Romanchuk tuyên bố thành công ban đầu trong các nỗ lực phòng thủ chủ yếu nhờ vào ưu thế trên không, tình báo quân sự và các bãi mìn rộng lớn của Nga. Mặc dù nhận được nhiều lời khen ngợi và tự coi mình là chỉ huy tổng thể, phần lớn công trạng phòng thủ lại thuộc về chỉ huy cấp trên của ông ở Quân khu Nam, thượng tướng Sergey Kuzovlev, và cấp trên nữa, đại tướng Valery Gerasimov. |
Giải đua ô tô Công thức 1 Ý 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Ý 2023 (tên chính thức là Formula 1 Pirelli Gran Premio d'Italia 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 3 tháng 9 năm 2023 tại trường đua Monza, Ý, và là chặng đua thứ 14 của giải đua xe Công thức 1 2023.
Ferrari tham gia chặng đua quê nhà của đội với màu sơn đặc biệt có các điểm nhấn màu vàng. Alfa Romeo cũng xuất hiện với màu sơn đặc biệt với lá cờ Ý.
Bảng xếp hạng trước cuộc đua.
Sau giải đua ô tô Công thức 1 Hà Lan, Max Verstappen dẫn đầu trước Sergio Pérez (201 điểm) và Fernando Alonso (168 điểm) trong bảng xếp hạng các tay đua với 339 điểm. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing dẫn đầu trước Mercedes (255 điểm) và Aston Martin (215 điểm) với 540 điểm.
Lựa chọn bộ lốp.
Nhà cung cấp lốp xe Pirelli cung cấp các bộ lốp hạng C3, C4 và C5 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này.
Thay đổi tay đua.
Liam Lawson tiếp tục thay thế tay đua AlphaTauri Daniel Ricciardo tại cuộc đua này sau khi xuơng bàn tay trái của Ricciardo bị gãy trong buổi tập thứ hai của chặng đua trước đó ở Hà Lan. Felipe Drugovich tiếp quản chiếc xe đua Aston Martin của Lance Stroll trong buổi tập đầu tiên.
Trong buổi tập đầu tiên, Felipe Drugovich tiếp quản chiếc xe đua Aston Martin của Lance Stroll. Verstappen lập thời gian nhanh nhất với 1:22,657 phút trước Carlos Sainz jr. và Sergio Pérez.
Trong buổi tập thứ hai, Sainz jr. lập thời gian nhanh nhất với 1:21,355 phút trước Lando Norris và Pérez.
Trong buổi tập thứ ba, Sainz jr. lập thời gian nhanh nhất với 1:20,912 phút trước Verstappen và Lewis Hamilton.
Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian chạy 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Verstappen là tay đua nhanh nhất phần này. Sau khi Q1 kết thúc, Chu Quán Vũ, cả hai tay đua Alpine, Kevin Magnussen và Stroll bị loại.
Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba của vòng phân hạng. Verstappen là tay đua nhanh nhất phần này. Sau khi Q2 kết thúc, cả hai tay đua AlphaTauri, Nico Hülkenberg, Valtteri Bottas và Logan Sargeant bị loại.
Phần cuối cùng (Q3) kéo dài mười hai phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên được xác định sẵn. Carlos Sainz jr. giành vị trí pole với thời gian là 1:20,294 phút trước Max Verstappen và Charles Leclerc. Đây là vị trí pole đầu tiên của Sainz jr. trong mùa giải này và cũng là vị trí pole thứ tư trong sự nghiệp Công thức 1 của anh.
Vòng đua đội hình xuất phát bị gián đoạn sau khi chiếc xe của Yuki Tsunoda bị hỏng trên đường đua. Ban đầu, các tay đua được lập thêm một vòng đua đội hình xuất phát bổ sung trước khi thời gian trễ 20 phút. Trong thời gian này, các thành viên trong đội pit của các đội đã ra đường đua. Vòng đội hình thứ ba được tổ chức trước khi cuộc đua bắt đầu. Vì hai vòng đội hình đột xuất đã diễn ra nên khoảng cách cuộc đua đã giảm đi hai vòng.
Carlos Sainz Jr. đã có một khởi đầu thuận lợi từ vị trí pole và anh cầm chân Verstappen trong 14 vòng đua đầu tiên. Ở vòng đua thứ 15, Sainz đã phanh gấp ở khúc cua đầu tiên và Verstappen chiếm lấy vị trí dẫn đầu từ tay anh. Verstappen dẫn đầu cuộc đua trong năm vòng tiếp theo cho đến khi anh vào làn pit để đổi lốp. Trong khi đó, George Russell và Pérez tranh giành vị trí thứ tư sau Leclerc. Ở vòng 14, Pérez đã vượt qua được Russell ở khúc cua đầu tiên, nhưng cả hai xe đều trượt khúc cua và Pérez phải giả lại vị trí cho Russell. Sau khi Russell vào làn pit để đổi lốp, anh vượt qua Esteban Ocon trái phép khi vượt qua từ phía bên ngoài đường đua ở khúc cua đầu tiên. Do vậy, Russell đã bị phạt 5 giây.
Ở vòng đua thứ 41, Lewis Hamilton đã phanh gấp và mắc lỗi khi vượt qua Oscar Piastri. Lỗi này khiến anh cắt ngang Piastri trong vùng phanh ở khúc cua số 4. Sau vụ va chạm này, mũi xe của Piastri bị hư hỏng và anh phải vào làn pit đột xuất để thay thế mũi xe và đổi lốp. Hamilton nhận một án phạt 5 giây vì vụ va chạm này nhưng anh ấy đã có đủ khoảng cách so với Alexander Albon ở những vòng đua cuối cùng để tránh mất bất kỳ vị trí nào khi án phạt được áp dụng. Hamilton dễ dàng vượt qua Albon, người đang bảo vệ vị trí của mình trước Lando Norris. Trong khi đó, Sainz mất vị trí thứ hai vào tay Pérez sau khi bị Pérez vượt qua. Khi cuộc đua sắp kết thúc, Leclerc phanh gấp hai lần và suýt va chạm với Sainz.
Sau khi cuộc đua kết thúc, Verstappen giành chiến thắng giải đua ô tô Công thức 1 Ý lần thứ hai liên tiếp trong sự nghiệp Công thức 1 của mình. Với mười chiến thắng liên tiếp kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Miami, anh chính thức phá kỷ lục chín chiến thắng liên tiếp của Sebastian Vettel vào năm 2013. Thêm vào đó, Red Bull Racing đã kéo dài kỷ lục số lần chiến thắng liên tiếp của một đội đua lên con số thứ 15 kể từ khi họ đã giành chiến thắng mọi cuộc đua kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Abu Dhabi 2022. Các tay đua còn lại ghi điểm trong cuộc đua này là Leclerc, Russell, Hamilton, Albon, Norris, Fernando Alonso và Valtteri Bottas. |
Matsumoto Nanami ( (Tùng-Bổn Thái-Nại-Thực), Matsumoto Nanami 23 tháng 8 năm 1994 –) là một nữ diễn viên khiêu dâm và cựu thần tượng áo tắm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti All Pro.
Năm 2015, cô ra mắt ngành thần tượng áo tắm với vòng ngực 100 cm. Công ti chủ quản của cô là e2dive entertainment (イーツーダイブ).
Tháng 7/2016, ảnh áo tắm của cô được đăng trong mục "Hồn áo tắm" trên tạp chí "SPA! hàng tuần" (Fusōsha) (bản ngày 2/8/2016). Vào cuối năm cô đã được Miura Jun trao giải thưởng cá nhân (Giải Bức tranh của Renoir) tại Giải Áo tắm Tamashii 2016.
Tháng 3/2017, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm từ hãng MUTEKI. Sau khi ra mắt ngành phim khiêu dâm, cô thuộc về công ti Bstar (ビースター).
Tháng 6/2017, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền cho S1 NO.1 STYLE.
1/11/2017, cô thông báo trên trang Twitter chính thức rằng cô đã chuyển công ti chủ quản sang Mine's.
Tháng 5/2018, cô đã nhận giải Đặc biệt tại Giải thưởng phim người lớn DMM.R18 2018.
Tháng 1/2019, cô dừng hợp đồng độc quyền với S1, và kể từ đó cô là một nữ diễn viên tự do.
Tháng 11/2019, nhóm "make♡" được thành lập và điều hành bởi công ti chủ quản (thành viên bao gồm cô, Kumano Ayu và Akemi Miu) và họ đã biểu diễn tại Mine's Fest.
Tháng 4/2020, cô nhận giải Gấu đào Nữ diễn viên mới của Giải 10 phim hồng hay nhất. Tháng 12/2020, cô xếp thứ 4 trong hạng mục ngực lớn (thứ 18 trong bảng thường) của bảng "FLASH 2020 BEST100 diễn viên đang hoạt động gợi cảm nhất" được bầu chọn bởi độc giả.
Tháng 6/2021, cô thông báo sẽ ra mắt với tư cách là một vũ công thoát y vào ngày 1/7 tại Asakusa Rockza. Tháng 8/2021, cô xếp thứ 54 trong "Bảng xếp hạng FLASH 2021 diễn viên nữ gợi cảm chọn bởi 300 độc giả".
1/10/2021, cô thông báo trên Twitter rằng cô sẽ chuyển công ti chủ quản sang All Pro và chuyển sang làm đối tác kinh doanh của Mine's.
Tháng 3/2022, phim của cô "Khi chiến trang kết thúc, tôi chọn một cô gái ngực nở xinh đẹp không còn được dùng làm vũ khí với cơ thể và mang về nhà... Dành cho người lớn ・Phiên bản ngoài đời nhanh nhất của tuyệt tác dōjinshi vẽ bởi chuyên gia trong ngành khiêu dâm Yagino Meekichi!" (戦争が終わって用済みになった人間兵器の巨乳美少女を拾って家に持ち帰ってみたら... オトナテイコク・山羊野メェ吉が描く傑作同人を最速実写化!) đã nhận giải Chuyển thể hoạt hình tại Giải thưởng Erodemy 2022 do tạp chí Playboy hàng tuần của Shūeisha tổ chức.
Trong bảng xếp hạng sàn video FANZA hàng tuần ngày 22/5/2023, phim của cô "Đợt giảm giá mùa đông lớn để cảm ơn khán giả của BAZOOKA Màn trình diễn ngực lớn bản giới hạn hay nhất rẻ nhất 2749 phút" (BAZOOKA 冬の大感謝セール コスパ最強ノーカットベスト爆乳限定2749分) (BAZOOKA) đã xếp thứ nhất.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được [[:Thể loại:Trang đổi hướng từ việc di chuyển|di chuyển (đổi tên)]]. Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
[[Thể loại:Trang đổi hướng từ việc di chuyển]]
[[Thể loại:Sinh năm 1994]]
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]]
[[Thể loại:Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản]]
[[Thể loại:Nữ diễn viên S1]] |
Nhà nước Katanga (; ), còn được gọi là Cộng hòa Katanga, là một quốc gia ly khai tuyên bố độc lập khỏi Congo-Léopoldville vào ngày 11 tháng 7 năm 1960 dưới sự lãnh đạo của Moise Tshombe, lãnh đạo Đảng chính trị Liên minh các hiệp hội bộ lạc Katanga (CONAKAT). Nhà nước Katanga mới không được người dân toàn tỉnh ủng hộ và thường xuyên bị cản trở bởi xung đột sắc tộc ở miền cực bắc. Nhà nước bị giải thể vào năm 1963 sau cuộc tấn công của lực lượng Liên Hợp Quốc tại Congo (ONUC) và tái sáp nhập với phần còn lại của đất nước với tên gọi tỉnh Katanga.
Cuộc ly khai của người Katang được thực hiện với sự hỗ trợ của Union Minière du Haut Katanga, một công ty khai thác mỏ có quyền nhượng quyền trong khu vực và một đội ngũ cố vấn quân sự lớn của Bỉ. Lực lượng hiến binh Katanga, một đội quân do chính quyền Tshombe thành lập, ban đầu được quân đội Bỉ tổ chức và huấn luyện và bao gồm binh lính Bỉ cũng như lính đánh thuê từ Bắc Rhodesia và các nơi khác. Có một lực lượng Không quân Katanga được tổ chức tương tự.
Mặc dù cuộc nổi dậy được coi là phản đối chính quyền trung ương của Patrice Lumumba, nó vẫn tiếp tục ngay cả sau khi thủ tướng được bầu cử dân chủ bị lật đổ một cách bạo lực, khiến Lumumba bị bắt cóc và sát hại ngay trong quốc gia ly khai. Sau Chiến dịch Grandslam, quân nổi dậy phân tán hoặc đầu hàng lực lượng Liên Hợp Quốc vào năm 1963. |
Isoya Yui (磯谷祐維 (Ki Lộc Hữu Duy), Isoya Yui - sinh ngày 15 tháng 1 năm 2003 tại Kakamigahara, Gifu, Nhật Bản) là một Nữ Lưu kì sĩ với số hiệu tại LPSA là 23. Cô là học trò của Yamasaki Takayuki Bát đẳng.
Sự nghiệp kì thủ.
Những bước đầu tiên.
Cô bắt đầu chơi Shogi kể từ khi học lớp ba tiểu học. Vào năm tiếp theo, cô dự Hội Chuyên tu tại Tōkai và được thăng lên hạng B2.
Tháng 9 năm 2017, cô tham gia Trường Đào tạo Kỳ thủ nhưng rút lui vào tháng 7 năm 2018. Kể từ đó, Isoya Yui bắt đầu hoạt động trong giới với tư cách một kì thủ nghiệp dư. Năm đầu tiên học Cao trung (tương đương với Trung học phổ thông tại Việt Nam), cô vô địch giải Vương Vị nghiệp dư dành riêng cho các kì thủ nữ lần thứ 11 vào tháng 12 năm 2018.
Tháng 2 năm 2023, cô quay trở lại Hội Chuyên tu ở Kanto với mức khởi điểm là C1, và được thăng trở lại lên B2 vào tháng 4 năm 2023. Tháng 8 năm 2023, với việc chơi đủ 48 ván đấu, cô đủ điều kiện để trở thành Nữ Lưu kì sĩ với mức xếp hạng Nữ Lưu Nhị cấp.
Trong các giải cờ chính thức dành cho Nữ Lưu kì sĩ, cô đã lọt vào top 4 kì thủ xuất sắc nhất tại giải Cúp YAMADA Nữ vào năm 2022 với tư cách một kì thủ nghiệp dư. Isoya Yui cũng hai lần lọt vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả của Giải Mynavi Nữ mở rộng vào các năm 2020 và 2023. Tại kỳ thứ 17 của Giải MyNavi Nữ mở rộng, cô vượt qua giai đoạn Thách đấu với tư cách một kì thủ nghiệp dư, và khi lọt vào XĐKCG, cô quyết định trở thành một kì thủ chuyên nghiệp nữ.
Tại các giải cờ nghiệp dư dành cho nữ, cô hai lần liên tiếp chiến thắng giải Nữ Lưu Danh Nhân nghiệp dư chiến vào năm 2021-2022. Cô cũng chiến thắng giải Vương Vị nghiệp dư dành cho nữ 3 lần vào các năm 2018, 2019 và 2022. Trong môi trường học đường, cô cũng giành chiến thắng giải Nữ Lưu Danh Nhân dành cho học sinh toàn Nhật Bản lần thứ 42 vào tháng 1 năm 2022.
Trở thành Nữ Lưu kì sĩ.
Ngày 1 tháng 9 năm 2023, cô quyết định gia nhập Hội Kì thủ chuyên nghiệp Nữ Nhật Bản (LPSA) với mức xếp hạng Nữ Lưu Nhị cấp. |
Giáo phận Bogor (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Jakarta, với tòa giám mục đặt tại thành phố Bogor trên đảo Java, Indonesia.
Địa giới giáo phận bao gồm các lãnh thổ sau ở đảo Java thuộc Indonesia:
Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Trinh Nữ Maria của giáo phận được đặt tại thành phố Bogor.
Giáo phận bao phủ diện tích 18.366 km² và được chia thành 24 giáo xứ.
Hạt Phủ doãn Tông tòa Sukabumi được thành lập vào ngày 9/12/1948 theo tông sắc "Quo in insula" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta).
Vào ngày 3/1/1961 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII.
Giám mục quản nhiệm.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
Đến năm 2020, giáo phận có 92.558 giáo dân trên dân số tổng cộng 18.130.361, chiếm 0,5%. |
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Olfactores là một nhánh trong Chordata bao gồm Tunicata (Urochordata) và Vertebrata (đôi khi được gọi là Craniata). Olfactores đại diện cho phần lớn các loài thuộc ngành Chordata, vì Cephalochordata là không có trong nhánh này. Nhánh này được xác định bởi hệ khứu giác phát triển hơn, ở thế hệ động vật có xương sống, ngay lập tức gây ra sự xuất hiện của lỗ mũi.
Một mào thần kinh thô sơ xuất hiện ở các loài Tunicata, ám chỉ sự hiện diện của nó trong tổ tiên Olfactores, vì động vật có xương sống có mào thần kinh thực sự. Do vậy, chúng còn được gọi là Cristozoa.
Trong khi có giả thuyết cho rằng Cephalochordata là đơn vị phân loại chị em với Craniata đã có từ lâu và đã từng được chấp nhận rộng rãi—có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi đáng kể về hình thái của Tunicata từ các loài Chordata khác, với các loài Cephalochordata thậm chí còn được đặt biệt danh là 'động vật có xương sống danh dự'—các nghiên cứu từ năm 2006 phân tích các bộ dữ liệu giải trình tự lớn ủng hộ mạnh mẽ Olfactores như một nhánh. |
Quả bóng vàng châu Âu 2023
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Quả bóng vàng châu Âu 2023 là lễ trao giải thường niên lần thứ 67 của Quả bóng vàng châu Âu, một giải thưởng bóng đá do France Football tổ chức. Lễ trao giải trao những giải thưởng cho các cầu thủ có thành tích thi đấu tốt nhất thế giới vào mùa giải 2022–23. Đây là lần thứ hai trong lịch sử mà giải thưởng được trao dựa trên thành tích và kết quả của mùa giải thay vì thành tích và kết quả trong một năm dương lịch, với mùa giải được bắt đầu diễn ra từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 31 tháng 7 năm 2023.
Các đề cử cho các hạng mục chính thức đã được công bố vào ngày 6 tháng 9 năm 2023, và buổi lễ được diễn ra vào ngày 30 tháng 10 cùng năm tại nhà hát Châtelet, Paris. Lionel Messi có lần thứ 8 giành danh hiệu Quả bóng vàng nhờ màn trình diễn xuất sắc của anh để đưa đội tuyển Argentina lên ngôi vô địch World Cup 2022, trong khi danh hiệu Quả bóng vàng nữ được trao cho Aitana Bonmatí qua những đóng góp lớn của cô giúp cho đội tuyển nữ Tây Ban Nha lên ngôi vô địch World Cup nữ 2023.
Bên cạnh đó, buổi lễ còn trao các giải thưởng phụ, bao gồm cúp Kopa dành cho Jude Bellingham, cúp Yashin dành cho Emiliano Martinez, cúp Gerd Müller dành cho Erling Haaland, và giải Sócrates dành cho Vinicius Junior. Manchester City có lần thứ hai liên tiếp giành danh hiệu Câu lạc bộ nam của năm, trong khi Barcelona giành danh hiệu Câu lạc bộ nữ của năm.
"Đối với những cầu thủ thi đấu cho nhiều câu lạc bộ trong mùa giải, các câu lạc bộ gần đây nhất mà họ đang thi đấu sẽ chỉ được liệt kê dưới đây."
Dưới đây là danh sách 30 cầu thủ được đề cử cho giải thưởng Quả bóng vàng châu Âu 2023. Kết quả chung cuộc như sau:
Quả bóng vàng nữ.
"Đối với những cầu thủ thi đấu cho nhiều câu lạc bộ trong mùa giải, các câu lạc bộ gần đây nhất mà họ đang thi đấu sẽ chỉ được liệt kê dưới đây."
Dưới đây là danh sách 30 cầu thủ được đề cử cho giải thưởng Quả bóng vàng nữ châu Âu 2023. Kết quả chung cuộc như sau:
"Đối với những cầu thủ thi đấu cho nhiều câu lạc bộ trong cùng một mùa giải, các câu lạc bộ gần đây nhất mà họ đang thi đấu sẽ chỉ được liệt kê dưới đây."
Dưới đây là danh sách 10 cầu thủ được đề cử cho giải thưởng cúp Kopa 2023. Kết quả chung cuộc như sau:
"Đối với những cầu thủ thi đấu cho nhiều câu lạc bộ trong cùng một mùa giải, các câu lạc bộ gần đây nhất mà họ đang thi đấu sẽ chỉ được liệt kê dưới đây."
Dưới đây là danh sách 10 thủ môn được đề cử cho giải thưởng cúp Yashin 2023. Kết quả chung cuộc như sau: |
Giuseppe Mazzini (, , [dʒuˈzɛppe matˈtsiːni]; 22 tháng 6 năm 1805 – 10 tháng 3 năm 1872) – 10 March 1872) là một chính trị gia người Ý, nhà báo, nhà hoạt động vì sự thống nhất nước Ý (Risorgimento) và là người dẫn đầu phong trào cách mạng Ý. Những nỗ lực của ông đã giúp mang lại một nước Ý độc lập và thống nhất thay vì bị phân mảnh thành nhiều nhà nước riêng biệt, nhiều nhà nước trên Bán đảo Ý bị thống trị bởi các thế lực nước ngoài, tồn tại cho đến thế kỷ XIX. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc Ý theo Chủ nghĩa cấp tiến cổ điển và là người đề xướng chủ nghĩa cộng hòa lấy cảm hứng từ dân chủ xã hội, Mazzini đã giúp xác định phong trào châu Âu hiện đại vì nền dân chủ phổ biến ở một quốc gia cộng hòa.
Suy nghĩ của Mazzini có ảnh hưởng rất đáng kể đến các phong trào cộng hòa ở Ý và châu Âu, trong Hiến pháp Ý, về chủ nghĩa châu Âu và mang nhiều sắc thái hơn đối với nhiều chính trị gia thời kỳ sau, trong số đó có tổng thống Mỹ Woodrow Wilson và thủ tướng Anh David Lloyd George cũng như các nhà lãnh đạo hậu thuộc địa như Mahatma Gandhi, Veer Savarkar, Golda Meir, David Ben-Gurion, Kwame Nkrumah, Jawaharlal Nehru và Sun Yat-sen.
Một phần văn bản của bài viết này.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. |
Nước Ý trẻ (, [la ˈdʒoːvine iˈtaːlja]; tiếng Anh: "Young Italy") là một phong trào chính trị Ý được thành lập vào năm 1831 bởi Giuseppe Mazzini. Sau vài tháng rời Ý, vào tháng 6 năm 1831, Mazzini viết một lá thư cho Vua Carlo Alberto I của Sardegna, trong đó ông yêu cầu đoàn kết Bán đảo Ý thành một nhà nước thống nhất và lãnh đạo đất nước. Một tháng sau, tin rằng những yêu cầu của mình không đến được tay nhà vua, ông thành lập phong trào ở Marseille. Sau đó nó sẽ lan rộng ra các quốc gia khác trên khắp châu Âu. Mục tiêu của phong trào là tạo ra một nước cộng hòa Ý thống nhất thông qua việc thúc đẩy một cuộc tổng nổi dậy ở các nhà nước quân chủ trên khắp Bán đảo Ý và tại các vùng đất bị Đế quốc Áo chiếm đóng. Niềm tin của Mazzini là một cuộc nổi dậy của quần chúng sẽ tạo ra một nước Ý thống nhất. Khẩu hiệu xác định mục tiêu của phong trào là "Liên minh, Sức mạnh và Tự do". Cụm từ này có thể được tìm thấy trên lá cờ ba màu của Ý, tượng trưng cho sự thống nhất của đất nước. |
Thợ săn Alps (tiếng Ý: "Cacciatori delle Alpi"; tiếng Anh: "Hunters of the Alps") là một quân đoàn do Giuseppe Garibaldi thành lập ở Cuneo vào ngày 20 tháng 2 năm 1859 để giúp quân đội chính quy của Vương quốc Sardinia giải phóng phần phía Bắc của Bán đảo Ý trong Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai.
Đúng như tên gọi của nó, năm trung đoàn tình nguyện của quân đoàn hoạt động trên dãy Alps. Trong số những chiến thắng của họ trong Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai năm 1859, có những chiến thắng trước quân Đế quốc Áo tại Varese và Como.
Họ cũng đã tham gia hành động trong Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ ba vào năm 1866, chiến đấu bên phe Vương quốc Phổ chống lại Đế quốc Áo. Nhân dịp này, 40.000 quân tình nguyện đã thể hiện giá trị của mình bằng cách giành chiến thắng quyết định trong Trận Bezzecca (21 tháng 7 năm 1866), và do đó tiến gần đến thị trấn Trento.
Sư đoàn bộ binh số 22 "Cacciatori delle Alpi" trong Chiến tranh Thế giới thứ hai được đặt theo tên của đơn vị này. |
Cộng hòa La Mã (1849–1850)
Cộng hòa La Mã (tiếng Ý: "Repubblica Romana"; tiếng Anh: "Roman Republic" ) là một nhà nước trên Bán đảo Ý, tồn tại trong thời gian ngắn được tuyên bố thành lập vào ngày 9 tháng 2 năm 1849, khi chính phủ của các Lãnh địa Giáo hoàng tạm thời được thay thế bởi một chính phủ cộng hòa do Giáo hoàng Pius IX rời Gaeta. Nền cộng hòa được lãnh đạo bởi Carlo Armellini, Giuseppe Mazzini và Aurelio Saffi. Họ cùng nhau thành lập chế độ tam đầu chế, phản ánh hình thức chính phủ trong cuộc khủng hoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên của Cộng hòa La Mã.
Một trong những đổi mới lớn mà nền Cộng hòa hy vọng đạt được đã được ghi trong hiến pháp của mình: Tự do tôn giáo, với Giáo hoàng Pius IX và những người kế vị ông được đảm bảo quyền cai trị Giáo hội Công giáo. Những quyền tự do tôn giáo này khá khác biệt so với tình hình dưới chính phủ trước đó, vốn chỉ cho phép công dân của mình thực hành đạo Công giáo và Do Thái giáo. Hiến pháp của Cộng hòa La Mã là hiến pháp đầu tiên trên thế giới bãi bỏ hình phạt tử hình trong luật hiến pháp của mình. |
Dịch vụ truyền hình trực tuyến và ứng dụng giải trí của Việt Nam
FPT Play là thương hiệu truyền hình và nội dung số của Việt Nam, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) trực thuộc Tập đoàn FPT. Đây là dịch vụ truyền hình trực tuyến theo nhu cầu và có thu phí phổ biến tại Việt Nam bên cạnh MyTV, ViettelTV... Ứng dụng FPT Play được xem trên nhiều thiết bị như TV thông minh, điện thoại thông minh, máy tính bảng, Android TV Box hoặc website. Bên cạnh những nội dung bản quyền trong nước và quốc tế, FPT Play cũng tham gia sản xuất phim, chương trình giải trí và thể thao độc quyền.
Theo báo cáo của GroupM, FPT Play là ứng dụng xem truyền hình và giải trí chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường OTT tại Việt Nam với 39% thị phần. Nó cũng đứng đầu top 5 dịch vụ truyền phát video phổ biến nhất tại quốc gia này, theo sau là Netflix.
FPT Play là ứng dụng truyền hình OTT và IPTV có hơn 36 triệu lượt tải về và 25 triệu người dùng, hiện cung cấp các nội dung bao gồm: phim truyện, chương trình truyền hình, tin tức, , bóng đá, gameshow và gần 200 kênh truyền hình trong và ngoài nước. Ngoài ra nó cũng cung cấp các ứng dụng học tập trực tuyến, rèn luyện tại nhà với HLV chuyên nghiệp, ứng dụng sự kiện trực tuyến. Đặc biệt, FPT Play là đơn vị sở hữu bản quyền Vòng loại thứ 3 World Cup – Khu vực châu Á và các giải đấu cấp CLB thuộc Liên đoàn Bóng đá Châu Âu (UEFA) từ 2021-2024.
Năm 2015 cho ra mắt sản phẩm FPT Play Box chuẩn 4K.
Năm 2019 ra mắt FPT Play Box+ sử dụng hệ điều hành Android TV 9.0 của Google.
Ngày 15 tháng 6 năm 2020, FPT Play tích hợp dịch vụ shopping trên truyền hình OTT thông qua ứng dụng mua sắm tương tác bằng giọng nói có tên là Shopping TV.
Ngày 8 tháng 9 năm 2021, FPT Play hợp nhất thương hiệu với Truyền hình FPT, trở thành Dịch vụ truyền hình FPT với tên thương hiệu là FPT Play.
Cuối năm 2021, mục Radio trên FPT Play được ra mắt.
Ngày 5 tháng 7, FPT Play chính thức ký kết biên bản ghi nhớ đối tác chiến lược cùng TikTok, đẩy mạnh khai thác và quảng bá các nội dung chất lượng cao tại Việt Nam.
Tháng 9 năm này, ra mắt bộ giải mã FPT Play, đánh dấu việc 2 nền tảng công nghệ truyền hình là OTT và IPTV được tích hợp trong cùng một thiết bị.
Ngày 30 tháng 10, FPT Play phát sóng Vòng chung kết chương trình Vietnam Livestream Idol.
Từ ngày 2 tháng 12, FPT Play chính thức bán áo cổ vũ Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam. Sản phẩm do FPT Play hợp tác với TokyoLife sản xuất.
Trong năm này, FPT Play ký kết với Nowa Scena để phát sóng trực tiếp và độc quyền Đêm chung kết Hoa hậu Siêu quốc gia 2023. Cuối năm, FPT Play và VPT phối hợp áp dụng công nghệ VAR tại giải bóng đá V.League.
Ngày 13 tháng 1, FPT Play bổ sung 2 tính năng mới bao gồm "Moments" (trình phát video đặc sắc) và "Multi-audio" (tùy chọn âm thanh). Tính năng "Moments" (Khoảnh khắc) cho phát những đoạn video đặc sắc (highlight) có độ dài tối đa 60 giây, được trích từ các giải đấu thể thao, chương trình giải trí và phim truyện trên FPT Play.
Ngày 17 tháng 2, FPT Play tổ chức Ngày hội Bóng đá Bình Dương (FanFest Bình Dương) tại khuôn viên Sân vận động Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một. Sự kiện nhằm hưởng ứng Giải bóng đá Vô địch quốc gia Night Wolf 2023 (Night Wolf V.League 1-2023).
Ngày 10 tháng 7, FPT Play ký kết biên bản hợp tác chiến lược với Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (VOH). Theo đó, hai bên sẽ tăng cường phối hợp liên thông, đưa các chương trình phát thanh do 2 bên phối hợp sản xuất, phát đồng thời trên các nền tảng, hạ tầng trực thuộc của cả hai trong 5 năm liên tục.
Từ ngày 11 tháng 7, FPT Play chính thức tích hợp ứng dụng chơi game trực tuyến mang tên Eloplay trên 3 thế hệ bộ giải mã của FPT Play bao gồm: Bộ giải mã FPT Play Box, FPT Play Box plus và FPT Play Box S.
Tích hợp thiết bị.
Từ ngày 20 tháng 12 năm 2019, Vietnam Airlines và FPT Telecom ký kết hợp tác triển khai ứng dụng FPT Play trên các chuyến bay nội địa do Vietnam Airlines khai thác.
Hiện FPT Play cũng được tích hợp trên mẫu ô tô điện VF e34 và eSUV VF8 của VinFast.
FPT Play cung cấp nhiều gói dịch vụ truyền hình, bao gồm 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế với sự đa dạng thể loại, cũng như cung cấp nhiều gói phim truyện và thể thao.
Gói SVIP FPT Play bao gồm hàng trăm kênh truyền hình trong và ngoài nước, kho giải trí tổng hợp, kho phim điện ảnh và chiếu rạp.
Hiện nay Truyền hình FPT Play đang cung cấp các gói dịch vụ bao gồm: Gói SMAX và gói SVIP, cũng như các gói mở rộng như gói K+, gói Sport.
Tương tác chính là tính năng tạo nên sự khác biệt của FPT Play trong mảng dịch vụ truyền hình, với một số chương trình nổi bật như: "FPT Play IQ", "Chơi hay chia", "Vote 45", "Music Home"...
"FPT Play IQ" là gameshow tương tác trực tuyến trên TV và điện thoại thông minh do FPT Play sản xuất. Trong mỗi số, người chơi tham gia có nhiệm vụ trả lời 10 câu hỏi từ dễ đến khó với 3 đáp án gợi ý dưới sự dẫn dắt của MC. Mỗi tuần có 2 tập, mỗi chương trình diễn ra trong 25 phút.
Giải thưởng và vinh danh.
FPT Play được đánh giá là đơn vị tiên phong thúc đẩy sự phát triển của công nghệ truyền hình OTT tại Việt Nam. Nó đứng thứ 2 trong top các ứng dụng được xem nhiều nhất trên TV thông minh chỉ sau YouTube.
Ngày 10 tháng 7 năm 2023, Cục Điện ảnh có công văn gửi tới Công ty Cổ phần Viễn thông FPT về việc công ty này phổ biến phim "Hướng gió mà đi" (39 tập) thông qua ứng dụng FPT Play tới người sử dụng tại Việt Nam, trong đó nội dung bộ phim này có hình ảnh đường lưỡi bò xâm phạm chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Trước đó, FPT Play có thực hiện làm mờ hình ảnh bản đồ trong nhiều cảnh phim "Hướng gió mà đi" tại tổng cộng 9 tập.
Hoạt động thiện nguyện.
Từ năm 2019, FPT Play phối hợp cùng TCL đồng thực hiện chương trình "Rạp phim trường em" hướng đến đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa khu vực miền Trung Việt Nam. Mỗi rạp phim được trang bị thiết bị FPT Play Box kết nối với TCL 4K Smart TV 55 inch, tích hợp sẵn nhiều gói xem phim, giúp học sinh tiếp cận nhiều bộ phim hoạt hình và phim bom tấn từ nhiều quốc gia. Chương trình đã được thí điểm tại hai trường THCS Chiến Phố và THCS Hồ Thầu, tỉnh Hà Giang dịp khai giảng năm học 2019-2020 và nhận được nhiều ủng hộ từ cộng đồng mạng. Tính đến nay, chương trình đã đi qua hơn 30 tỉnh thành như Lào Cai, Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Trị, Cao Bằng, Ninh Bì
Trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 năm 2020, FPT Play đã hỗ trợ người cách ly tại ký túc xá Đại học FPT thuộc Khu công nghệ cao Hòa Lạc được xem miễn phí kho phim và các nội dung giáo dục trên ứng dụng này. |
Trần Kim Phượng (nhà ngoại giao)
Trần Kim Phượng (ngày 5 tháng 11 năm 1926 – ngày 1 tháng 4 năm 2004) là nhà ngoại giao người Việt Nam, và cũng là vị đại sứ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ và Canada.
Ông sinh ngày 5 tháng 11 năm 1926 tại Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Từ sau biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ đóng cửa vào ngày 21 tháng 5. Sau đó ông bỏ sang Mỹ định cư cho đến khi qua đời vào ngày 1 tháng 4 năm 2004 tại Maryland.
Trần Kim Phượng kết hôn với con gái nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Ngọc Trản và có hai người con.
! colspan="3" style="border-top: 5px solid #FACEFF;" | Chức vụ ngoại giao |
Long văn tiên ảnh
Long văn tiên ảnh (Hán tự: 龍文鞭影), trước đây từng được gọi là Mông dương cố sự (Hán tự: 蒙養故事) là một cuốn sách giáo khoa huấn thị khai trí dành cho trẻ em, biên thảo bởi Dương Thần Tranh (楊臣諍) vào thời nhà Minh, viết về những điển cố theo hình thức cách luật nhằm răn dạy đạo lý. Cuốn sách có chứa nhiều bài thơ tứ ngôn (bốn chữ), được viết theo lối gieo vần Bình Thuỷ.
Cuốn sách khởi nguyên, "Mông dương cố sự", được viết theo lối văn vần tứ tự, một câu bốn chữ, hai câu đối được với nhau. Chẳng hạn như câu:
khiến cho người đọc liên tưởng tới câu chuyện cổ Ngũ Tử Tư lật nước Sở, với câu chuyện Việt Vương Câu Tiễn diệt nước Ngô của Phù Sai. Tuy là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau nhưng chúng lại liên quan mật thiết đến nhau. Về sau, Dương Thần Tranh cho rằng cuốn sách rất có ích cho trẻ em, chỉ đáng tiếc là nó có quá ít tập hợp những câu chuyện, cũng như việc các ghi chép của Hạ Quảng Văn vẫn còn khá suyễn mậu cũng như sơ giản. Do đó ông đã tự mình cải biên và hiệu đính lại cuốn sách, đổi tên nó thành "Long văn tiên ảnh".
Cuốn sách được chia ra làm hai quyển. Lời tựa đề cuốn sách có ghi:
Giải nghĩa rằng; "Văn của rồng, ngựa tốt chỉ thấy bóng roi đã vọt chạy nước đại, chẳng chờ phải thúc đằng sau thì mới chồm nhổm.", ý rằng mong cho con trẻ khi đọc cuốn sách này sẽ "vọng tử thành long" 望子成龍, sáng lòng mà hoá rồng. |
Sân vận động Mendizorrotza
Sân vận động Mendizorrotza hay Mendizorroza là một sân vận động bóng đá ở Vitoria-Gasteiz, Tây Ban Nha. Sân vận động là sân nhà của đội bóng Deportivo Alavés.
Khai trương vào ngày 27 tháng 4 năm 1924, sân vận động hiện là sân bóng đá lâu đời thứ ba của Giải bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha, sau El Molinón (sân nhà của Sporting de Gijón) và Mestalla (sân nhà của Valencia).
Trong lịch sử của mình, sân vận động đã có nhiều lần được cải tạo. Lần quan trọng nhất là lần mở rộng được thực hiện vào năm 1999, xây dựng khán đài mới ở các góc để tăng sức chứa của sân vận động lên 19.840 chỗ ngồi như hiện nay.
Vào tháng 12 năm 2016, Chủ tịch câu lạc bộ Josean Querejeta đã công bố kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng sân vận động, có thể nâng sức chứa của sân lên 28.000 chỗ ngồi. Do những khó khăn kinh tế bởi đại dịch COVID-19 ở Tây Ban Nha gây ra, vào tháng 6 năm 2020 câu lạc bộ xác nhận dự án sẽ bị trì hoãn ít nhất một năm. |
Giải vô địch thế giới Liên Minh Huyền Thoại 2023
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Giải vô địch thế giới "Liên Minh Huyền Thoại" 2023 (tiếng Anh: "2023 League of Legends World Championship") là Giải vô địch thế giới lần thứ 13 của "Liên Minh Huyền Thoại" được diễn ra từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 19 tháng 11 tại 2 thành phố ở Hàn Quốc với trận chung kết được tổ chức tại Gocheok Sky Dome, Seoul. Đương kim vô địch của giải đấu là DRX đã không thể giành được quyền tham dự khi để thua Dplus KIA tại vòng loại khu vực LCK 2023.
Vào ngày 4 tháng 10, Riot Games đã công bố bài hát chủ đề của giải đấu mang tên "Gods" (viết hoa cách điệu), được thể hiện bởi nhóm nhạc K-pop nữ NewJeans. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, Riot đã cho ra mắt một nhóm nhạc nam ảo mới với tên gọi "Heartsteel" (viết hoa cách điệu) kèm theo bài hát "Paranoia". "Heartsteel" là một nhóm nhạc gồm 6 thành viên với sự góp giọng của BaekHyun, Cal Scruby, ØZI và tobi lou, đây là nhóm nhạc ảo thứ tư của trò chơi và sẽ có màn biểu diễn trực tiếp tại lễ khai mạc trận chung kết cùng với NewJeans.
Tại trận chung kết diễn ra vào ngày 19 tháng 11, T1 đã xuất sắc đánh bại Weibo Gaming với tỉ số áp đảo 3–0 qua đó trở thành nhà vô địch của giải vô địch thế giới "Liên Minh Huyền Thoại" lần thứ 13, đây cũng là chức vô địch lần thứ 4 của đội tuyển cũng như của riêng tuyển thủ Faker. Trận đấu cũng đã xác lập kỷ lục mới với hơn 6,4 triệu người xem cùng một thời điểm (không kể khu vực Trung Quốc), phá vỡ mọi kỷ lục từng có của bộ môn này nói riêng cũng như thể thao điện tử nói chung.
Các điểm thay đổi.
Thể thức vòng tròn tính điểm ở vòng khởi động được thay thế bằng thể thức nhánh thắng - nhánh thua kiểu GSL. Trong khi đó, vòng bảng theo thể thức vòng tròn tính điểm được thay thế bằng vòng Thụy Sĩ theo thể thức Thụy Sĩ.
Số lượng đội tham dự giảm từ 24 xuống còn 22 do các đội thuộc khu vực LCL (CIS), TCL (Thổ Nhĩ Kỳ) và LCO (Châu Đại Dương) không còn đủ điều kiện tham dự giải vô địch thế giới (LCL bị hủy do xung đột giữa Nga và Ukraina, TCL trở thành giải đấu khu vực thuộc EMEA Masters, LCO được sáp nhập vào PCS).
Một vòng loại liên khu vực mang tên Worlds Qualifying Series được tổ chức để xác định đội cuối cùng giành quyền tham dự giải VĐTG 2023 giữa 2 hạt giống số 4 của hai khu vực LEC LCS.
Địa điểm Lịch thi đấu.
Seoul và Busan là hai thành phố chủ nhà tổ chức giải vô địch thế giới năm 2023.
Danh sách các đội tham dự.
Giải vô địch thế giới năm 2023 có tổng cộng 22 đội tuyển đến từ 9 khu vực trên khắp thế giới tham dự. Tùy thuộc vào khu vực và xếp loại hạt giống, các đội sẽ được chia làm 2 nhóm, 1 nhóm sẽ trực tiếp giành quyền vào vòng Thụy Sĩ và nhóm còn lại sẽ phải thi đấu tại vòng khởi động để giành lấy cơ hội tham dự vòng Thụy Sĩ.
Phân loại nhóm hạt giống:
Kết quả bốc thăm:
Vòng Thụy Sĩ diễn ra từ ngày 19 tháng 10 đến ngày 29 tháng 10 tại KBS Arena Hall (Seoul).
Vòng loại trực tiếp.
Vòng loại trực tiếp diễn ra từ ngày 2 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 tại Sajik Arena (Busan) và Gocheok Sky Dome (Seoul).
Lượng người xem được thống kê dưới đây có số liệu dựa trên dữ liệu từ các nền tảng nhất định và không bao gồm lượng người xem tại khu vực Trung Quốc.
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. |
Granada Club de Fútbol ([gɾaˈnaða ˈkluβ ðe ˈfuðβol]), được gọi đơn giản là Granada hoặc "Graná", là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha có trụ sở tại thành phố Granada, trong cộng đồng tự trị Andalusia, thi đấu ở LaLiga EA Sports, sau khi được thăng hạng từ LaLiga Hypermotion trong mùa giải 2022–23. Cổ đông chính của câu lạc bộ là công ty Desport của Trung Quốc với chủ tịch Jiang Lizhang. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1931 với tên "Club Recreativo Granada", và thi đấu các trận sân nhà tại Nuevo Los Cármenes.
Kể từ ngày 17 tháng 7 năm 2020, câu lạc bộ đứng ở vị trí 22 trong bảng phân loại điểm lịch sử của Giải hạng Nhất và thứ 20 trong bảng xếp hạng lịch sử của Giải hạng Nhất theo số mùa giải, nơi họ đã tham gia 25 mùa giải và hai lần về đích ở vị trí thứ sáu. Granada là á quân Copa del Rey năm 1959 (khi đó được gọi là "Copa del Generalísimo"). Câu lạc bộ đã kết thúc mùa giải 2019–20 ở vị trí thứ 7, đủ điều kiện tham dự lần đầu tiên góp mặt ở châu Âu, tại UEFA Europa League, nơi họ lọt vào tứ kết.
"Tính đến ngày 2/9/2023".
Đội ngũ kỹ thuật. |
Unión Deportiva Las Palmas, thường được gọi là Las Palmas, là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại Las Palmas de Gran Canaria, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Câu lạc bộ thi đấu ở La Liga, giải đấu hàng đầu trong hệ thống các giải bóng đá Tây Ban Nha. Có biệt danh là "Los Amarillos", câu lạc bộ được thành lập vào ngày 22 tháng 8 năm 1949 là kết quả của sự hợp nhất giữa năm câu lạc bộ ở vùng Canary. Câu lạc bộ ban đầu thi đấu ở Sân vận động Insular trước khi tổ chức các trận đấu trên sân nhà tại Gran Canaria vào năm 2003.
Las Palmas đã 4 lần vô địch Segunda División vào các năm 1953–54, 1963–64, 1984–85 và 1999–00, đồng thời đã vô địch Segunda División B hai lần vào các năm 1992–93 và 1995–96. Họ đã từng là á quân ở La Liga một lần vào năm 1968–69 và á quân ở Copa del Rey vào năm 1977–78. Las Palmas là đội duy nhất của bóng đá Tây Ban Nha liên tiếp thăng hạng lên La Liga trong hai mùa giải đầu tiên. Họ đã có 19 năm thi đấu, kết thúc vào năm 1982–83 và đã được thăng hạng lên La Liga thêm bốn lần kể từ thời điểm đó, đạt được điều đó gần đây nhất là vào năm 2023.
Kể từ khi thành lập, câu lạc bộ đã thi đấu với trang phục màu vàng và xanh lam là màu chính và màu phụ. Họ có sự cạnh tranh gay gắt với hòn đảo lân cận Tenerife, hòn đảo mà họ tranh tài trong trận derby Quần đảo Canary. Hai câu lạc bộ này là một trong những câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp bị cô lập nhất ở châu Âu kể từ khi họ chơi các trận sân khách trên đất liền Tây Ban Nha xa xôi.
"Tính đến ngày 31/8/2023". |
Chiến tranh Ragamuffin hay Cách mạng Ragamuffin (tiếng Bồ Đào Nha: "Guerra dos Farrapos" hay "Revolução Farroupilha") là một cuộc nổi dậy của những người theo Chủ nghĩa Cộng hòa bắt đầu ở miền Nam Đế quốc Brasil, thuộc tỉnh (bang hiện tại) Rio Grande do Sul vào năm 1835. Quân nổi dậy do các tướng Bento Gonçalves da Silva và Antônio de Sousa Neto lãnh đạo với sự hỗ trợ của nhà cách mạng người Ý Giuseppe Garibaldi. Chiến tranh kết thúc với một thỏa thuận giữa hai bên được gọi là Hiệp ước Green Poncho (tiếng Bồ Đào Nha: #đổi ) vào năm 1845.
Theo thời gian, cuộc cách mạng mang tính chất ly khai và ảnh hưởng đến các phong trào ly khai trên toàn Brasil như Cuộc nổi dậy Tự do ở São Paulo, Rio de Janeiro và Minas Gerais năm 1842, và Sabinada ở Bahia năm 1837.
Cuộc chiến được lấy cảm hứng từ Chiến tranh Cisplatina vừa kết thúc, duy trì mối liên hệ với cả các nhà lãnh đạo Uruguay cũng như các tỉnh độc lập của Argentina như Corrientes và Santa Fe. Nó thậm chí còn mở rộng đến bờ biển Brazil, ở Laguna, với sự tuyên bố thành lập của Cộng hòa Juliana và đến cao nguyên Santa Catarina của Lages.
Việc xóa bỏ chế độ nô lệ là một trong những yêu cầu của phong trào Farrapos. Nhiều nô lệ đã tập hợp và tổ chức thành những đội quân trong Chiến tranh Ragamuffin, trong đó nổi tiếng nhất là Black Lancers Troop, bị tử trận trong một cuộc tấn công bất ngờ năm 1844 được gọi là Trận Porongos. |
Chiến tranh Yemen lần thứ hai
Chiến tranh Yemen lần thứ hai (tiếng Anh: Second Yemenite War) là một cuộc xung đột quân sự ngắn giữa Cộng hòa Ả Rập Yemen (YAR; Bắc Yemen) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen (PDRY; Nam Yemen). Chiến tranh phát sinh từ rạn nứt trong quan hệ giữa hai nước sau khi tổng thống Bắc Yemen Ahmad al-Ghashmi bị giết vào ngày 24 tháng 6 năm 1978, và Salim Rubai Ali, một người theo chủ nghĩa Marx ôn hòa đang đề xuất thống nhất hai miền Yemen, bị sát hại hai ngày sau đó. Sự thù địch trong phát ngôn của nhóm lãnh đạo mới ở cả hai nước ngày càng leo thang, dẫn đến giao tranh biên giới quy mô nhỏ, sau đó leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện vào tháng 2 năm 1979.
Bắc Yemen dường như sắp thất bại quyết định sau cuộc xâm lược ba mặt trận của đội hình vũ trang tổng hợp của Nam Yemen. Tuy nhiên mọi chuyện đã dừng lại sau khi các bên hòa giải thành công với Thỏa thuận Kuwait 1979. Điều này cho phép lực lượng Liên đoàn Ả Rập được triển khai đến tuần tra ở biên giới hai miền. Một thỏa thuận đoàn kết cả hai nước cũng đã được ký kết, mặc dù nó không được thi hành. |
Chiến tranh Đại Việt–Khmer
Chiến tranh Đại Việt–Khmer là một loạt các cuộc chiến tranh và xung đột giữa Đại Việt và quân đội tổng hợp Vương quốc Chăm Pa (tên gọi theo sách sử thời kỳ này là Chiêm Thành) và Đế quốc Khmer (tên gọi theo sách sử thời kỳ này là Chân Lạp) trong khoảng thời gian từ 1123 đến 1150.
Lúc này, Đại Việt đang ở thế dễ bị tổn thương do nội chiến và hàng loạt cuộc chiến tranh với các nước láng giềng. Năm 1127, Thái tử Lý Dương Hoán mới 12 tuổi lên ngôi vua Đại Việt. Suryavarman II yêu cầu Đại Việt cống nạp cho Đế quốc Khmer, nhưng người Đại Việt từ chối cống nạp cho người Khmer. Suryavarman II quyết định mở rộng lãnh thổ về phía bắc vào lãnh thổ Việt Nam.
Cuộc tấn công đầu tiên là vào năm 1128 khi vua Suryavarman II dẫn 20 vạn quân từ Savannakhet vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An nhưng bị thất bại trong trận chiến. Năm sau Suryavarman tiếp tục giao tranh trên bộ và cử 700 tàu đi bắn phá các vùng ven biển Đại Việt. Chiến tranh leo thang vào năm 1132 khi Đế quốc Khmer và Champa cùng xâm chiếm Đại Việt, chiếm Nghệ An trong một thời gian ngắn. Năm 1136, Đỗ Anh Vũ dẫn ba vạn quân vào lãnh thổ Khmer, nhưng quân của ông sau đó đã rút lui sau khi khuất phục các bộ lạc Cao nguyên Xiangkhoang. Đến năm 1136, vua Jaya Indravarman III của Champa lập hòa bình với Đại Việt, dẫn đến Chiến tranh Khmer-Chăm. Năm 1138, Lý Thần Tông qua đời ở tuổi 22 vì bạo bệnh, con trai mới hai tuổi là Lý Anh Tông lên kế vị. Suryavarman II chỉ huy thêm nhiều cuộc tấn công vào Đại Việt cho đến khi ông qua đời vào năm 1150.
Sau thất bại trong việc chiếm các cảng biển ở miền nam Đại Việt, Suryavarman quay sang xâm chiếm Champa vào năm 1145 và cướp phá Vijaya, chấm dứt triều đại Jaya Indravarman III và phá hủy các đền đài ở Mỹ Sơn. Bằng chứng khắc ghi cho thấy rằng Suryavarman II qua đời trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến năm 1150, có thể trong một chiến dịch quân sự chống lại Champa. Dharanindravarman II kế vị, một người anh họ, con trai của anh trai mẹ vua. Một thời kỳ cai trị yếu kém và nội chiến bắt đầu. |
Trung đoàn xung kích Thái tử Friedrich III (Đông Phổ số 1) số 1
Trung đoàn được thành lập bởi Bogislaw von Schwerin ở Pommern và Neumark theo lệnh của Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm vào ngày 20 tháng 12 năm 1655 và được sử dụng lần đầu tiên trong Trận Warsaw. Bộ chỉ huy của trung đoàn vào năm 1657 ở Đông Phổ (Rastenburg và Gerdauen). Đơn vị đã chiến đấu cho Tuyển hầu xứ Brandenburg trong cuộc Chiến tranh Pháp – Hà Lan và Chiến tranh Scania. Là một phần của Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh, trung đoàn đã chiến đấu ở Zenta vào năm 1697 và tham gia với tư cách là quân Phổ. Hiệp hội quân đội đã tham gia Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha và Ba Lan, Chiến tranh Silesia lần thứ nhất và thứ hai và Chiến tranh bảy năm.
Sau khi tham gia Chiến tranh Liên minh thứ nhất và thứ tư, Chiến tranh Pháp–Nga (1812) và Chiến dịch nước Đức, trung đoàn được chuyển đến Danzig vào năm 1849 và đến Königsberg vào năm 1855 đến Quân khu Thái tử. Năm 1866, trung đoàn tham gia Chiến tranh Áo – Phổ và năm 1870 đến 1871 tham gia Chiến tranh Pháp–Phổ. Vào ngày 21 tháng 6 năm 1888, Wilhelm II để tưởng nhớ người cha quá cố của mình, Vua Friedrich III, người từng là trung đoàn trưởng từ thời còn là Thái tử, đã đặt tên cho trung đoàn là Trung đoàn xung kích "Vua Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 "(Grenadier-Regiment „König Friedrich III.“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1)". Vào ngày 6 tháng 5 năm 1900, Wilhelm II trao lại cho trung đoàn biệt danh cũ là "Thái tử", nó có từ ngày 22 tháng 4 năm 1864.
Vào ngày 6 tháng 5 năm 1904, Thái tử Wilhelm được đưa vào trung đoàn sau khi ông tròn 18 tuổi.
Về các trận đánh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, xem Sư đoàn 1. Sau khi chiến tranh kết thúc, trung đoàn giải trừ quân bị ở Königsberg vào ngày 4 tháng 12 năm 1918 và cuối cùng giải thể vào ngày 1 tháng 6 năm 1919. |
Tổng giáo phận Semarang
Tổng giáo phận Semarang (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma, quản lí một phần vùng Java ở Indonesia.
Địa giới giáo phận bao gồm vùng đặc biệt Yogyakarta và phần phía đông tỉnh Trung Java ở Indonesia.
Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Kinh Mân Côi của tổng giáo phận được đặt tại thành phố Semarang.
Tổng giáo phận được chia thành 107 giáo xứ.
Hạt Đại diện Tông tòa Semarang được thành lập vào ngày 25/6/1940 theo tông sắc "Vetus de Batavia" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta).
Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một tổng giáo phận đô thành theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII.
Lãnh đạo qua từng thời kì.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
Đến năm 2020, trên toàn tổng giáo phận có 417.224 giáo dân trên dân số tổng cộng 22.188.909, chiếm 1,9%. |
Miyuna (みゆな, Miyuna sinh ngày 7 tháng 7 năm 2002), là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Nhật Bản, hoạt động dưới hợp đồng ký kết với hãng thu âm A.S.A.B, một chi nhánh con của Avex. Cô sinh tại tỉnh Miyazaki.
Miyuna đã làm quen với các thể loại nhạc rock, soul và pop từ khi còn thơ ấu. Khi ấy cô đã nghe các bài nhạc phương Tây như của Whitney Houston và Michael Jackson mà bố mẹ cô bật trên ô tô, cũng như của Hibari Misora mà bà của cô rất ưa chuộng.
Sinh ra với chất giọng khàn đặc trưng thiên bẩm, cô từng không thể hát như các bạn đồng trang lứa khác trong lớp nhạc thời tiểu học. Do đó cô bắt đầu đi luyện giọng tại câu lạc bộ hợp xướng cũng như tại một trường dạy nhạc địa phương.
Cô bị gãy xương hông khi tham gia hoạt động câu lạc bộ điền kinh tại trường trung học cơ sở. Trong quá trình phục hồi chức năng, cô đã tham gia một buổi thử giọng và được thăng tiến lên đến cấp quốc gia. Mặc dù không giành được giải thưởng nhưng cô lại lọt vào mắt xanh của các nhạc sĩ và bắt đầu tham gia các lớp học thanh nhạc và biểu diễn tại các sự kiện chủ yếu ở Fukuoka.
Năm thứ ba trung học cơ sở, cô bắt đầu chơi đàn guitar acoustic điện tử.
Miyuna đạt thành công chủ yếu thông qua hai đĩa đơn đầu tiên của mình, ""Gamushara" và "Tenjou Tenge", được dùng làm nhạc nền mở đầu và kết thúc cho bộ phim hoạt hình anime "Black Clover". Đĩa đơn thứ ba của cô, "Boku to Kimi no Lullaby", được dùng làm nhạc nền kết phim cho "Fairy Tail", và đĩa đơn thứ tư, "Yurareru"", cũng được sử dụng làm nhạc nền cho phiên bản remake Nhật năm 2019 của bộ phim Hàn Quốc "Blind". Cô tiếp tục phát hành bản demo cho các bài hát của mình trên nền tảng âm nhạc độc lập "Eggs" của Nhật. |
Sân vận động Nuevo Mirandilla
Sân vận động Nuevo Mirandilla là một sân vận động bóng đá ở Cádiz, Tây Ban Nha, là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Cádiz. Sân vận động ban đầu được khánh thành với tên "Sân vận động Ramón de Carranza" vào ngày 3 tháng 9 năm 1955. Sân đã được xây dựng lại hoàn toàn hai lần. Hiện với sức chứa 25.033 chỗ ngồi, đây là sân vận động lớn thứ 24 ở Tây Ban Nha và lớn thứ 5 ở Andalusia.
Sân vận động được khánh thành vào ngày 3 tháng 9 năm 1955. Một tháng trước đó vào ngày 6 tháng 8, lá cờ quốc gia đã được kéo lên tại sân vận động với sự có mặt của José León de Carranza (thị trưởng thành phố), Cazalla Morales (người chịu trách nhiệm về công việc), các kiến trúc sư phụ trách (Muñoz Monasterio và Fernández Pujol) và chủ tịch và phó chủ tịch Cádiz CF (Juan Ramón Cilleruelo Montero và Rafael García Serrano). Với tổng số 15.000 chỗ ngồi, sân vận động được xây dựng theo hình bầu dục bao gồm một đường chạy điền kinh dài 400 mét giữa sân và khán đài. Trận đấu khai mạc diễn ra với FC Barcelona. Kết thúc với tỷ số thua 0–4 với hai bàn thắng của Villaverde, sau đó là Luis Suárez và bàn thắng cuối cùng của Kubala.
Lần xây dựng lại sân vận động đầu tiên diễn ra vào năm 1984, trong vòng 4 tháng. Khán đài chính bị phá bỏ và xây dựng lại, các khán đài khác được thiết kế lại, đồng thời đường chạy điền kinh được dỡ bỏ và sân được chuyển đến gần khán đài hơn. Sân vận động được xây dựng lại bao gồm một mái che trên khán đài chính. Sức chứa của sân sau khi xây dựng lại là 23.000. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2002 thị trưởng thành phố, Teófila Martínez, đã trình bày dự án thực sự đầu tiên cho New Carranza. Một trong những điểm quan trọng là việc mở rộng các khu vực thương mại trong sân vận động, với tổng diện tích ước tính khoảng 5.000 mét vuông.
Lần xây dựng lại lần thứ hai diễn ra từ năm 2003 đến năm 2012 khi cả bốn khán đài bị phá bỏ và xây lại bắt đầu từ khán đài phía nam ("Fondo Sur") và khán đài phía đông ("Preferente") từ năm 2003 đến năm 2005. Sau đó, khán đài phía bắc ("Fondo Norte") được xây dựng lại từ năm 2006 đến năm 2008. Khán đài cuối cùng được xây dựng lại là khán đài chính (Tribuna), khán đài lớn nhất với 8.281 chỗ ngồi và cho đến nay là khán đài duy nhất có mái che, việc xây dựng diễn ra từ năm 2009 đến năm 2012.
Sân vận động mới có sức chứa 25.033 chỗ ngồi có tổng diện tích xây dựng là 94.938 mét vuông, bao gồm 31.555 m² bãi đậu xe ngầm cho khoảng 900 ô tô dưới bốn khán đài, các khu thương mại nằm khắp sân vận động có tổng diện tích 23.349 m² và 28.714 m² được sử dụng cho khách sạn nằm ở khán đài chính. Tổng chi phí xây dựng lại là 68 triệu euro, tất cả đều được chi trả bằng công quỹ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha lần đầu tiên thi đấu chính thức trên sân Ramón de Carranza gặp Malta ở vòng loại Euro 2020 vào ngày 15 tháng 11 năm 2019. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 7:0 của Tây Ban Nha. |
Thụ thể VEGF hay thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mạch (tiếng Anh: "vascular endothelial growth factor receptor", viết tắt: VEGFR) là thụ thể của yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF). Có 3 loại VEGFR chính: VEGFR1, VEGFR2 và VEGFR3, và dựa vào quá trình cắt nối luân phiên mRNA, chúng được chia thành 2 loại cơ bản là VEGFR liên kết màng (mbVEGFR) và VEGFR hòa tan (sVEGFR).
Các chất ức chế VEGFR được sử dụng trong điều trị ung thư.
Yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF) là một protein tín hiệu quan trọng liên quan đến các quá trình hình thành mạch máu (sự hình thành hệ tuần hoàn) và tân sinh mạch (sự phát triển các mạch máu mới từ mạch máu đã tồn tại trước). Mặc dù VEGF cũng có tác động kích thích sự di chuyển của bạch cầu đơn nhân/đại thực bào, hoạt tính của VEGF được giới hạn chủ yếu trên tế bào nội mô mạch máu. Trong các nghiên cứu "in vitro", VEGF có khả năng kích thích lên quá trình tạo ra các nguyên phân tố ("mitogenesis") và sự di chuyển của tế bào ("cell migration"). VEGF cũng làm tăng tính thấm của các vi mạch máu, vì vậy nó cũng có tên khác là yếu tố thấm mạch máu ("vascular permeability factor").
Sinh học thụ thể.
Tất cả các thành viên của họ VEGF đều có thể kích thích đáp ứng tế bào thông qua liên kết các trên thụ thể tyrosine kinase (cụ thể là thụ thể VEGF) trên bề mặt tế bào, kích thích hai thụ thể ghép cặp và kích hoạt tín hiệu thông qua phosphoryl hóa chéo ("transphosphorylation"). Cấu trúc VEGFR gồm 3 phần chính: vùng ngoại bào, vùng xuyên màng và vùng nội bào. Vùng ngoài bào chứa 7 domain giống immunoglobulin (Ig-like), nơi nhận tín hiệu từ VEGF; và vùng nội bào chứa một domain tyrosine kinase không liên tục, nới quá trình phosphoryl hóa chéo diễn ra sau khi hai thụ thể ghép cặp.
Trong khi tất cả VEGF đều tương tác với VEGFR2, VEGFR1 chỉ nhận tín hiệu từ VEGF-A. VEGFR1 được xem như một thụ thể mồi ("decoy receptor"), ngăn VEGF liên kết với VEGFR2 (đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành mạch máu ở phôi thai). VEGF-C/D là phối tử của VEGFR3, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tân sinh mạch bạch huyết ("lymphangiogenesis").
Ngoài ra, neuropilin cũng được xem như thụ thể cho VEGF. Các VEGF tương tác với phức hợp neuropilin-VEGFR làm tăng đáp ứng trên tế bào nội mô trong quá trình tạo mạch máu. Neuropilin là một receptor đa phối tử, ngoài VEGF, neuropilin cũng nhận tín hiệu từ các semaphorin nhóm 3, cạnh tranh với VEGF165 và vì vậy có thể điều hòa quá trình tân sinh mạch kích thích từ VEGF. |
Sân vận động Đấu trường Alfonso Pérez
Sân vận động Coliseum Alfonso Pérez ([koliˈsewn alˈfonso ˈpeɾeθ]) là một sân vận động bóng đá thuộc sở hữu của thành phố ở Getafe, Tây Ban Nha. Đây là sân nhà của Getafe CF.
Sân vận động được xây dựng vào năm 1998 và hiện tại, sau nhiều lần mở rộng, có sức chứa 17.393 chỗ ngồi, với lượng khán giả tham dự trung bình là 10.579 (62,2%) trong mùa giải 2009/10 và 9.072 trong mùa giải 2010/11. Ở khán đài phía Tây, một mái che đã được lắp đặt, che gần như toàn bộ khán đài để bảo vệ người hâm mộ khỏi thời tiết khắc nghiệt. Trong những năm gần đây, số lượng người trung bình tham dự tại "Coliseum" chỉ vượt quá 9.000 người hâm mộ.
Getafe CF đã chơi ở sân vận động này kể từ ngày 30 tháng 8 năm 1998, khi đội bóng đến từ phía nam Madrid chơi trận đầu tiên với Talavera CF, sau khi rời Sân vận động tạm thời "Juan de la Cierva", nơi họ chỉ thi đấu một năm, sau khi sân vận động huyền thoại, sân vận động thành phố Las Margaritas, bị phá hủy. Mặc dù Getafe CF thi đấu vào ngày 30 tháng 8 nhưng trận khai mạc chính thức diễn ra vài ngày sau đó, vào ngày 2 tháng 9 năm 1998 với trận đấu tam giác có sự góp mặt của Atlético Madrid, Borussia Dortmund và Feyenoord.
Tại sân vận động này, Getafe CF đã trải qua thời kỳ hoàng kim của câu lạc bộ, hai lần thăng hạng lên Giải hạng hai, thăng hạng lên Primera División, đủ điều kiện tham dự hai trận chung kết Copa del Rey và bị loại ở bán kết Copa del Rey trước Barcelona và Santander và trận tứ kết UEFA Cup với Bayern Munich năm 2008.
Sân vận động cũng đã diễn ra một số trận giao hữu giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia. Vào tháng 5 năm 2010, trận chung kết UEFA Champions League nữ được tổ chức tại "Coliseum".
Sân vận động trước đây của Getafe được gọi là "Sân vận động Margaritas" và nằm gần nơi ngày nay là Khu nhà ở Đại học "Fernando de los Ríos", trên Đại lộ các Thành phố. Nó bị phá bỏ vào năm 1996 và cho đến khi "Coliseum" được khánh thành, câu lạc bộ đã chơi ở sân vận động "Juan de la Cierva", trên Đại lộ Juan de Borbón.
Tên: Sân vận động Coliseum Alfonso Pérez |
Chung kết Cúp EFL 2020
Trận Chung kết Cúp EFL 2020 là trận chung kết của Cúp EFL 2019-20 được diễn ra tại Sân vận động Wembley ở London, Anh, vào ngày 1 tháng 3 năm 2020, và được tranh tài giữa Aston Villa và Manchester City. Đây là trận chung kết EFL Cup đầu tiên của Villa kể từ năm 2010, đồng thời là trận chung kết EFL Cup thứ ba liên tiếp của Man City và là thứ năm trong bảy mùa giải qua.
Man City đã thắng trận 2-1 để giành chức vô địch lần thứ ba liên tiếp. Với tư cách là người chiến thắng, họ lẽ ra đã vào vòng loại thứ hai của UEFA Europa League 2020–21, nhưng thay vào đó họ đã vào vòng bảng UEFA Champions League 2020–21 do về nhì ở Premier League 2019–20. Mặc dù ban đầu họ đã bị UEFA cấm tham gia tất cả các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA trong các mùa giải 2020–21 và 2021–22 do vi phạm Luật Công bằng tài chính, quyết định đang chờ kháng cáo lên Tòa án Trọng tài Thể thao, và bị hủy bỏ vào ngày 13 tháng 7 năm 2020.
Đường đến trận chung kết.
Aston Villa, với tư cách là đội bóng thi đấu ở Premier League không tham gia thi đấu cúp châu Âu, bắt đầu ở vòng 2, nơi họ gặp câu lạc bộ thi đấu ở EFL League Two là Crewe Alexandra trên sân khách. Tại Gresty Road, Aston Villa giành chiến thắng 6–1 nhờ cú đúp của Conor Hourihane cũng như các bàn thắng của Ezri Konsa, Keinan Davis, Frederic Guilbert và Jack Grealish. Ở vòng 3, họ làm khách trước đội bóng thi đấu ở Premier League là Brighton Hove Albion trên Sân vận động Falmer. Villa thắng 3–1 nhờ các bàn thắng của Jota, Hourihane và Grealish. Ở vòng 4, họ cầm hòa đội bóng thi đấu ở Premier League là Wolverhampton Wanderers trên sân nhà. Tại Villa Park, họ giành chiến thắng 2-1 nhờ các bàn thắng của Anwar El Ghazi và Ahmed Elmohamady.
Ở vòng tứ kết, họ đấu với đội bóng thi đấu ở Premier League và là nhà vô địch châu Âu Liverpool tại Villa Park. Do Liverpool tham dự FIFA Club World Cup 2019 tại Qatar ngay sau đó, họ tung vào sân đội hình thiếu kinh nghiệm và là đội hình trẻ nhất từ trước đến nay của câu lạc bộ, trong khi Villa thực hiện 10 sự thay đổi trong khi vẫn sử dụng hầu hết các cầu thủ chất lượng cao. Villa thắng 5–0 nhờ các bàn thắng của Hourihane, cú đúp của Jonathan Kodjia, Wesley và một bàn phản lưới nhà của Morgan Boyes. Ở trận bán kết hai lượt, họ gặp đội bóng thi đấu ở Premier League là Leicester City. Sau trận hòa 1-1 ở trận lượt đi làm khách tại Sân vận động King Power, Villa đã lọt vào trận chung kết sau chiến thắng 2-1 trong trận lượt về tại Villa Park với các bàn thắng của Matt Targett và bàn thắng ở phút thứ 93 của Trézéguet để hoàn thành tổng tỷ số 3–2 chung cuộc.
Đương kim vô địch Cúp EFL Manchester City, với tư cách là đội bóng thi đấu ở Premier League tham dự UEFA Champions League 2019–20, bắt đầu thi đấu ở vòng 3. Họ lần đầu tiên bị cầm hòa trước đội bóng thi đấu tại EFL Championship là Preston North End. Tại Deepdale, Man City thắng 3–0 nhờ các bàn thắng của Raheem Sterling, Gabriel Jesus và bàn phản lưới nhà của Ryan Ledson. Ở vòng 4, họ cầm hòa đội bóng thi đấu ở Premier League là Southampton trên sân nhà. Tại sân vận động Etihad, họ giành chiến thắng 3-1 với hai cú đúp của Sergio Agüero và một bàn của Nicolás Otamendi.
Ở trận tứ kết, họ gặp đội bóng thi đấu ở League One là Oxford United trên sân khách Kassam. Man City giành chiến thắng 3–1 với cú đúp của Sterling và một bàn thắng của João Cancelo. Ở trận bán kết hai lượt, họ gặp đối thủ cùng thành phố Manchester United. Man City đã giành chiến thắng 3–1 ở trận lượt đi tại Old Trafford, với các bàn thắng của Bernardo Silva, Riyad Mahrez và bàn phản lưới nhà của Andreas Pereira. Mặc dù thua 0-1 trên sân nhà ở trận lượt về, họ vẫn lọt vào trận chung kết với tỷ số chung cuộc 3–2. Man City tìm cách bảo vệ Cúp EFL lần thứ 3 liên tiếp và giành được danh hiệu lần thứ 7 của đội bóng. |
Yếu tố phiên mã
Trong sinh học phân tử, yếu tố phiên mã (tiếng Anh: "transcription factor", viết tắt: TF) hay yếu tố liên kết trình tự DNA đặc biệt ("sequence-specific DNA-binding factor") là một protein có vai trò điều khiển tốc độ phiên mã từ DNA sang mRNA thông qua liên kết trên trình tự DNA đặc biệt. Các yếu tố phiên mã có chức năng điều hòa (tắt/mở) các gene sao cho chúng được biểu hiện một cách hợp lý (đúng thời điểm và đủ số lượng cần thiết) trong suốt dòng đời của một tế bào. Các nhóm yếu tố phiên mã hoạt động theo phương cách được điều phối, hướng tế bào đến các quá trình phân chia, tăng sinh và tử vong trong suốt dòng đời; sự di chuyển và tổ chức tế bào trong suốt quá trình phát triển phôi thai; và đôi khi hoạt động theo các tín hiệu ngoại bào, ví dụ như hormone. Có khoảng 1500-1600 yếu tố phiên mã trong bộ gene người ("human genome") và các yếu tố phiên mã cũng là thành viên thuộc bộ protein ("proteome") và bộ điều chỉnh tế bào ("regulome").
Các yếu tố phiên mã hoạt động độc lập hoặc cùng với các protein khác trong một phức hợp nhất định, thúc đẩy hoặc ngăn chặn sự tiếp cận của RNA polymerase (enzym tối quan trọng trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA) đến các vị trí đặc biệt trên gene.
Một đặc điểm quan trọng của yếu tố phiên mã là chúng chứa ít nhất một domain liên kết DNA (DBD), nơi liên kết với trình tự đặc biệt trên DNA, có thể gần hoặc xa gene mà chúng cần điều hòa. Sự phân loại yếu tố phiên mã cũng dựa trên các domain này. Các protein khác cũng quan trọng trong quá trình điều hòa biểu hiện gene như đồng hoạt tố ("coactivator"), protein tái cơ cấu chất nhiễm sắc ("chromatin remodeler"), histone acetyltransferase (HAT), histone deacetylase (HDAC), kinase và methylase, không được xem là yếu tố phiên mã vì chúng không chứa DBD.
Các đột biến trên yếu tố phiên mã có thể gây ra các bệnh đặc trưng và vì thế, yếu tố phiên mã cũng được xem như đích tác dụng thuốc tiềm năng trong điều trị bệnh.
Yếu tố phiên mã đóng vai trò quan trọng trong điều hòa biểu hiện gene và vì thế, chúng hiện diện ở tất cả các sinh vật sống. Số lượng các yếu tố phiên mã tăng theo độ lớn của bộ gene, các nghiên cứu cho thấy bộ gene càng lớn thì số lượng yếu tố phiên mã cho một gene càng nhiều.
Ở bộ gene người, có khoảng 2800 protein chứa domain liên kết DNA và 1600 trong chúng được cho là có chức năng như yếu tố phiên mã. Một số nghiên cứu khác cho rằng số lượng yếu tố phiên mã ở người ít hơn. Số gene mã hóa cho yếu tố phiên mã chiếm khoảng 10% bộ gene và vì thế, đây cũng là họ protein lớn nhất trong bộ protein người. Hơn nữa, các gene thường được bao quanh bởi một số vị trí liên kết cho những yếu tố phiên mã riêng biệt và hiệu suất biểu hiện gene được quyết định bởi sự hợp tác giữa các yếu tố phiên mã khác nhau (xem ví dụ yếu tố nhân tế bào gan HNF). Do đó, việc sử dụng kết hợp của khoảng 2000 yếu tố phiên mã tạo nên sự độc đáo trong điều hòa biểu hiện gene ở người.
Các yếu tố phiên mã liên kết với trình tự tăng cường ("enhancer") hoặc vùng khởi động ("promoter") trên đoạn DNA gần gene cần được điều hòa và tùy vào loại yếu tố phiên mã mà những gene lân cận có thể tăng/giảm điều hòa. Có nhiều cơ chế tác động của yếu tố phiên mã lên điều hòa biểu hiện gene:
Yếu tố phiên mã là một trong những nhóm protein đọc và giải mã các trình tự mã di truyền trên DNA. Chúng liên kết trên DNA và giúp khởi động chương trình điều hòa tăng hoặc giảm của các gene. Vì vậy, chúng rất quan trọng cho nhiều quá trình thiết yếu trong tế bào. Dưới đây là một số chức năng quan trọng và vai trò sinh học của các yếu tố phiên mã tham gia:
Điều hòa phiên mã cơ bản.
Ở sinh vật nhân thực, một nhóm các yếu tố phiên mã được gọi là yếu tố phiên mã chung (GTF) rất cần thiết cho quá trình phiên mã được diễn ra. Nhiều GTF không thật sự liên kết với DNA, chúng liên kết với các thành phần khác trong phức hợp tiền khởi động phiên mã (PIC)—phức hợp tương tác trực tiếp với RNA polymerase. Các GTF phổ biến nhất là TFIIA, TFIIB, TFIID (xem protein liên kết TATA), TFIIE, TFIIF và TFIIH. Phức hợp PIC mã gắn lên vùng promoter và khởi động quá trình phiên mã.
Tăng cường phân hóa.
Các yếu tố phiên mã khác điều hòa phân hóa biểu hiện gene thông qua liên kết trên trình tự tăng cường ("enhancer") nằm lân cận gene được điều hòa. Những yếu tố phiên mã này giúp sự điều hòa biểu hiện gene diễn ra đúng thời điểm và đúng số lượng phù hợp với nhu cầu của sinh vật.
Biệt hóa tế bào.
Nhiều yếu tố phiên mã ở sinh vật đa bào có liên quan đến quá trình phát triển. Sau khi nhận tín hiệu từ các tác nhân kích thích, chúng có thể bật/tắt quá trình phiên mã, cho phép sự thay đổi hình thái tế bào hoặc các hoạt động cần thiết cho quá trình biệt hóa và quyết định số phận tế bào. Ví dụ, họ yếu tố phiên mã Hox quan trọng cho sự hình thành các hoa văn thích hợp trên cơ thể của sinh vật, tạo ra sự đa dạng về sắc thái. Một ví dụ khác là protein vùng Y xác định giới tính (SRY), một yếu tố phiên mã được mã hóa bởi gene "SRY", giữ vai trò chính yếu trong việc xác định giới tính ở người.
Đáp ứng với các phân tử tín hiệu nội bào.
Các tế bào có thể giao tiếp với nhau thông qua việc tiết ra các phân tử tín hiệu, đi đến và gây ra chuỗi truyền tín hiệu ở tế bào nhận. Bất luận tín hiệu yêu cầu tăng hay giảm điều hòa gene thì các yếu tố phiên mã thường nằm cuối trong chuỗi truyền tín hiệu. Ví dụ như estrogen được tiết ra từ các mô buồng trứng và nhau thai, đi qua màng của tế bào nhận và gắn lên thụ thể estrogen trong tế bào chất. Phức hợp phối tử-thụ thể này sau đó đi vào nhân và gắn lên trình tự đáp ứng estrogen (ERE) và làm thay đổi điều hòa phiên mã của gene mục tiêu.
Đáp ứng với môi trường.
Ngoài những kích thích sinh học, kích thích từ môi trường ngoài cũng có thể tạo ra chuỗi truyền tín hiệu với các yếu tố phiên mã nằm ở cuối nguồn.Ví dụ như ở nhiệt độ cao, yếu tố sốc nhiệt (HSF) tăng cường điều hòa các gene cần thiết cho sự tồn tại của tế bào; yếu tố cảm ứng thiếu oxy (HIF) tăng cường điều hòa các gene cần thiết trong điều kiện thiếu oxy; hay protein liên kết trình tự điều hòa sterol (SREBP) giúp duy trì mức độ lipid hợp lý trong tế bào.
Kiểm soát chu kỳ tế bào.
Nhiều yếu tố phiên mã được xem như các gene tiền sinh ung thư ("proto-oncogene") hoặc các gene ức chế khối u ("tumor suppressor"), giúp điều hòa chu kỳ tế bào và do đó xác định kích thước tế bào sẽ lớn đến đâu và khi nào nó có thể phân chia thành hai tế bào con. Ví dụ như Myc, gene sinh ung thư có vai trò quan trọng trong sự tăng sinh và chết rụng của tế bào.
Các yếu tố phiên mã có thể được sử dụng làm thay đổi biểu hiện gene ở tế bào chủ nhằm thúc đẩy quá trình sinh bệnh. Ví dụ khi tiêm protein TALE (tác nhân gây hiệu ứng giống hoạt tố phiên mã) được tiết ra từ vi khuẩn gây bệnh cháy lá "Xanthomonas" vào thực vật, chúng sẽ di chuyển vào nhân tế bào, liên kết trên vùng promoter của gene thực vật chủ và kích thích quá trình phiên mã tạo ra các gene trợ giúp cho quá trình nhiễm khuẩn.
Trong tế bào, các quá trình sinh học quan trọng đều được kiểm soát và điều hòa qua nhiều bước. Ngoài đóng vai trò điều hòa phiên mã, sự biểu hiện gene của các yếu tố phiên mã cũng được điều hòa bằng các yếu tố phiên mã khác. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn các cách mà yếu tố phiên mã được điều hòa:
Cũng như protein, các yếu tố phiên mã được phiên mã từ gene trên nhiễm sắc thể thành RNA, sau đó từ RNA được dịch mã thành protein. Mỗi một bước trong đường truyền thông tin từ DNA sang protein đều được điều hòa chặc chẽ và các yếu tố phiên mã cũng có thể tự điều hòa chính chúng theo cơ chế phản hồi tiêu cực ("negative feedback")—yếu tố phiên mã được sinh ra sẽ trở thành tác nhân ức chế sự phiên mã của chính chúng. Đây là một cơ chế giúp duy trì mức độ thấp các yếu tố phiên mã nhất định trong tế bào.
Phân bố vào nhân.
Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào và quá trình dịch mã diễn ra trong tế bào chất. Nhiều protein hoạt động trong nhân có chứa chuỗi peptide định hướng nhân (NLS), giúp chúng được nhận dạng bởi các kênh trên màng nhân và cho phép phân bố trong nhân. Với nhiều yếu tố phiên mã, đặc biệt là các thụ thể nhân ("nuclear receptors"), đây là điểm quan trọng trong sự điều hòa. Các thụ thể nhân liên kết với phối tử của chúng ngoài tế bào chất trước khi đi chuyển đến nhân.
Các yếu tố phiên mã có thể được hoạt hóa (hoặc bất hoạt) thông qua domain cảm biến tín hiệu ("signal-sensing domain") bởi các cơ chế sau đây:
Khả năng tiếp cận của vị trí liên kết DNA.
Ở sinh vật nhân thực, DNA quấn quanh phức hợp 8 protein histone tạo thành các hạt có kết cấu chặc chẽ gọi là nucleosome (khoảng 147 bp và 1.65 vòng quấn). Vì thế các yếu tố phiên mã không thể tiếp cận được với DNA, ngoại trừ các yếu tố phiên mã tiên phong ("pioneer factor")—yếu tố phiên mã gắn trên trình tự đặc biệt của DNA thể nucleosome. Để quá trình phiên mã được diễn ra, thể nucleosome phải được tháo ra hoặc nhờ đến các protein tái cơ cấu chất nhiễm sắc ("chromatin remodeler") hoặc các biến đổi nhiệt. Ngoài ra, yếu tố phiên mã còn phải cạnh tranh tương tác với các protein nhiễm sắc như histone hoặc phi histone. Sự cạnh tranh tương tác giữa yếu tố phiên mã và các protein có thể giữ vai trò đối kháng (protein kích hoạt vs protein ức chế) trong điều hòa cũng một gene.
Tính khả dụng của các hoạt tố khác/yếu tố phiên mã.
Hầu hết các yếu tố phiên mã không hoạt động một mình, chúng thường ghép cặp với nhau để trở thành các phức hợp đồng thể ("homodimer") hoặc dị thể ("heterodimer"). Các protein trung gian khác như cofactor sau đó được triệu tập, hình thành nên phức hợp tiền khởi động phiên mã (PIC) hướng RNA polymerase đến vị trí bắt đầu phiên mã ("transcription start site") và bắt đầu quá trình. Vì thế, để một yếu tố phiên mã hoạt động phải cần đến sự hiện diện của nhiều protein khác. Cofactor là protein điều hòa hoạt động của các yếu tố phiên mã, đặc hiệu cho các promoter khác nhau.
Tương tác với cytosine methyl hóa.
Yếu tố phiên mã và cytosine methyl hóa đều đóng vai trò chủ đạo trong điều hòa biểu hiện gene. Sự methyl hóa cytosine diễn ra ở các vị trí CpG (5’-C-phosphate-G-3’) trên vùng promoter, thường liên quan đến sự ức chế quá trình phiên mã. Nếu các cytosine nằm trên vùng mã hóa của một gene được methyl hóa, gene này sẽ được tăng cường biểu hiện. Vì thế, khử methyl hóa các CpG trên vùng promoter sẽ làm tăng quá trình phiên mã. Trong 519 yếu tố phiên mã với vị trí liên kết DNA (DBS) đã được xác định, có 169 yếu tố phiên mã (33%) mà DBS của chúng không chứa CpG và 33 yếu tố phiên mã (6%) có thể liên kết trên motif chứa CpG nhưng không thể hiện sự thiên về DBS có hay không có sự hiện diện của CpG methyl hóa. Có 117 yếu tố phiên mã (23%) không thể liên kết trên trình tự chứa CpG methyl hóa và 175 yếu tố phiên mã (34%) có thể. Ngoài ra, có 25 yếu tố phiên mã (5%) tùy vào vị trí methyl hóa CpG mà chúng có thể hoặc không thể liên kết trên trình tự.
TET là enzyme quan trọng trong quá trình khử methyl hóa các methyl-CpG, nhưng chúng không chủ động thực hiện chức năng khi chưa được triệu tập (xem khử methyl hóa DNA). Các yếu tố phiên mã quan trọng trong quá trình biệt hóa và phân dòng tế bào như NANOG, SALL4A, WT1, EBF1, PU.1 và E2A triệu tập TET đến trình tự đặc biệt (chủ yếu là trình tự tăng cường), chuyển hóa các methylcytosine (mC) thành hydroxymethylcytosine (hmC), ngăn cản các protein liên kết 5mC như MECP2 và MBD, và vì thế làm thay đổi cấu trúc nucleosome giúp các yếu tố phiên mã có không gian vào liên kết trên DNA thực hiện quá trình phiên mã.
Cấu trúc tổng thể của yếu tố phiên mã gồm các domain sau đây:
Domain liên kết DNA ("DNA-binding domain") liên kết với trình tự đặc biệt trên DNA (trình tự tăng cường hoặc vùng khởi động) gần các gene được điều hòa. Trình tự DNA được yếu tố phiên mã bám lên được gọi là yếu tố đáp ứng ("response element").
Domain hoạt hóa ("activation domain"), cũng được gọi là domain hoạt hóa chéo ("trans-activation domain"), chứa các vị trí liên kết với các protein khác như protein đồng điều hòa phiên mã.
Domain cảm biến tín hiệu ("signal-sensing domain") (có thể có) là nơi cảm biến với tín hiệu từ bên ngoài (tín hiệu tăng/giảm điều hòa biểu hiện gene) và truyền tín hiệu đến các thành phần khác thuộc phức hợp protein phiên mã.
Domain liên kết DNA.
Dưới đây là các mô típ cấu trúc của domain liên kết DNA trong yếu tố phiên mã:
Yếu tố đáp ứng.
Yếu tố đáp ứng (trình tự đáp ứng, vị trí liên kết yếu tố phiên mã) là trình tự DNA nơi yếu tố phiên mã bám lên thông qua các tương tác tĩnh điện (liên kết hydro) và lực Van der Waals.
Như được mô tả chi tiết bên dưới, các yếu tố phiên mã có thể được phân loại dựa vào (1) cơ chế hoạt động, (2) chức năng điều hòa phiên mã, hoặc (3) sự tương quan về trình tự (cấu trúc) của domain liên kết DNA.
Cơ sở dữ liệu về yếu tố phiên mã.
Có nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) lưu trữ thông tin về yếu tố phiên mã, nhưng phạm vi và tính khả dụng của chúng tương đối khác nhau. Một số CSDL có thể chỉ chứa thông tin về các protein thực, số khác chỉ ra các vị trí liên kết của chúng, hoặc về các gene mục tiêu. Dưới đây là một số ví dụ: |
Equinix, Inc. là một tập đoàn đa quốc gia Mỹ có trụ sở tại Redwood City, California, chuyên về kết nối Internet và Trung tâm dữ liệu. Công ty này là một trong những lãnh đạo thị trường colocation data center toàn cầu, với 248 trung tâm dữ liệu tại 27 quốc gia trên năm châu lục. Cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn Nasdaq dưới mã chứng khoán EQIX, và tính đến tháng 12 năm 2022, công ty có khoảng 12,000 nhân viên trên toàn cầu. Vào tháng 1 năm 2015, công ty đã chuyển đổi thành một Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT). |
Prologis, Inc. là một quỹ đầu tư bất động sản có trụ sở tại San Francisco, California, chuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa. Công ty này được hình thành thông qua việc sáp nhập của AMB Property Corporation và Prologis vào tháng 6 năm 2011, khiến Prologis trở thành tập đoàn bất động sản công nghiệp lớn nhất thế giới. Đến tháng 12 năm 2022, công ty sở hữu 5.495 tòa nhà với tổng diện tích khoảng 1.2 tỷ feet vuông tại 19 quốc gia trên Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Theo tạp chí "The Economist", chiến lược kinh doanh của công ty tập trung vào các kho bãi nằm gần các khu vực đô thị lớn nơi đất đai khan hiếm. Công ty phục vụ khoảng 6.600 khách hàng. Prologis đã bắt đầu mở rộng kinh doanh không liên quan đến bất động sản, gọi là Essentials, vào năm 2022, cung cấp cho khách hàng năng lượng mặt trời, hệ thống kệ, xe nâng, máy phát điện, và hạ tầng sạc xe điện. và các thiết bị công nghệ vận chuyển. |
Sân vận động Montilivi
Sân vận động Montilivi là một sân vận động đa năng ở Girona, Catalonia, Tây Ban Nha. Nó được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và là sân nhà của Girona FC. Sân được xây dựng và khai trương vào năm 1970. Montilivi có sức chứa 14.624 chỗ ngồi.
Khán đài phụ của Sân vận động Montilivi được hoàn thành vào tháng 6 năm 2010, sớm hơn bảy tháng so với kế hoạch. Vì lối vào vẫn chưa hoàn thiện nên sân vận động không mở cửa cho công chúng sử dụng trong mùa giải 2009–10. Vào ngày 2 tháng 3 năm 2011, nó đã có thể tổ chức trận đấu đầu tiên với khán đài bên cạnh và có 9.285 khán giả đã tham dự sự kiện.
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2012, Hội đồng thành phố Girona đã nhượng lại sân cho Girona FC trong 30 năm, có thể gia hạn tổng cộng lên 50 năm.
Sau lần đầu tiên thăng hạng lên La Liga, Girona đã mở rộng sân vận động để chứa 13.450 khán giả. Sau đó, sức chứa của nó giảm xuống còn 11.810.
Girona đã thêm Sân vận động Montilivi vào danh sách các sân trong khuôn khổ ứng cử viên của Iberian cho World Cup 2018; tuy nhiên, vài tháng trước khi danh sách chính thức các sân vận động bóng đá ứng cử được công bố, Girona FC đã rút tên Montilivi vì hiểu rằng họ có rất ít cơ hội được chọn. |
Sân vận động Los Cármenes mới
Sân vận động Los Cármenes mới ([los ˈkaɾmenes]) là một sân vận động đa năng ở Granada, Tây Ban Nha. Hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá, sân có sức chứa 19.336 người, và được xây dựng vào năm 1995 để làm sân nhà của Granada CF, câu lạc bộ bóng đá chính của thành phố.
Sân vận động nằm ở Zaidín, ngoại ô phía nam thành phố Granada. Nó được kết nối rất thuận tiện với đường cao tốc "Circunvalación" và với "Camino de Ronda", một trong những đường phố quan trọng nhất của thành phố. Nó được xây dựng bên cạnh Palacio City de Deportes de Granada.
Sân vận động mở cửa vào ngày 16 tháng 5 năm 1995. Ngày 6 tháng 6 năm 1995, Real Madrid và Bayer Leverkusen thi đấu trận đầu tiên tại sân vận động mới. Real Madrid giành chiến thắng với tỷ số chung cuộc 1–0, Peter Dubovský ghi bàn thắng.
Trận đấu chính thức đầu tiên là trận đấu giữa U21 Tây Ban Nha và Armenia. Kết quả chung cuộc là 4–0, với các bàn thắng được ghi bởi Óscar, Roberto, Morales và Raúl.
Granada CF chơi trận đầu tiên vào ngày 22 tháng 8 trong lễ kỷ niệm XXIII Granada Trophy khi họ đánh bại Real Betis với tỷ số 4–1. Sau khi Granada CF thăng hạng La Liga vào năm 2019, sân vận động đã được cải tạo: cải tiến về chất lượng ánh sáng và mặt sân, thay đổi về mặt thẩm mỹ trên khán đài và mở một cửa hàng mới cho người hâm mộ. |
Naver Pay (Tiếng Hàn: 네이버 페이) là dịch vụ thanh toán di động do Naver Corporation. Đây là dịch vụ thanh toán di động thứ hai của Naver sau Line Pay, được ra mắt bởi công ty con Nhật Bản của Naver, Line Corporation vào năm 2014.
Naver Pay được ra mắt vào ngày 25 tháng 6 năm 2015 với sự hỗ trợ cho 14 ngân hàng và 3 công ty thẻ tín dụng cũng như 53.000 cửa hàng thành viên. Dịch vụ này cho phép cả dịch vụ thanh toán di động thông qua ứng dụng và thanh toán trực tuyến để mua sắm trực tuyến tương tự như PayPal. |
Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
Naver TV (tiếng Hàn: ; trước đây là Naver TV Cast) là dịch vụ chia sẻ video và phát video trực tuyến của Hàn Quốc do Naver phát triển và vận hành. Dịch vụ này chủ yếu phân phối web drama và các chương trình giải trí.
Ứng dụng di động của họ đã được đổi tên thành NOW với mục đích quảng bá Văn hóa K-Culture. Dự kiến, bản cập nhật trang web sẽ được triển khai trong thời gian tới. |
Clova (trợ lý ảo)
Clova là một trợ lý ảo dành cho hệ điều hành Android và iOS được phát triển bởi Naver Corporation và Line Corporation (công ty con của Naver). Clova, viết tắt của "trợ lý ảo đám mây", được giới thiệu chính thức vào ngày 1 tháng 3 năm 2017. Nó được ra mắt lần đầu tiên trên Apple App Store và Google Play Store dưới dạng ứng dụng trợ lý cá nhân thông minh.
Vào tháng 8 năm 2017, đã có thông báo rằng nền tảng trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng trong dòng loa thông minh của họ. Loa Wave, được phát hành tại Hàn Quốc với tên Wave (đôi khi được gọi là Naver Wave) và ở Nhật Bản với tên Line Wave cho thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản), là loa thông minh đầu tiên sử dụng Clova. Loa Friends (hay Clova Wave in Japan), ở Nhật Bản), loa có chủ đề nhân vật LINE Friends, là loa thông minh thứ hai được hỗ trợ bởi nền tảng này.
Vào tháng 10 năm 2020, Naver phát hành 'Đèn Clova', èn AI đọc sách. Nó hoạt động khi bạn mở một cuốn sách dưới camera trên đèn và "nhấn nút đọc sách" hoặc nói "'Clova, đọc cho tôi một cuốn sách.' "Sản phẩm này có thể đọc sách bằng tiếng Anh cũng như tiếng Hàn.
Clova Interface Connect là dịch vụ nền tảng của Clova dành cho các nhà sản xuất phần cứng và công ty IOT. Đó là cách đơn giản để kết nối Clova với loa, micrô và bất kỳ thiết bị nào trực tuyến. Clova Interface Connect cung cấp API, SDK và tài liệu phát triển để kết nối Clova với thiết bị của bạn và cung cấp các dịch vụ dựa trên giọng nói. Điều này có thể được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm, bao gồm thiết bị di động hàng ngày, ô tô, loa thông minh của hệ thống an ninh và thiết bị IoT gia đình như máy hút bụi robot." |
Arieh Batun-Kleinstub (còn được gọi là "-Naveh"; אריה קלינשטוב-נווה; sinh ngày 26 tháng 1 năm 1933) là một vận động viên nhảy cao người Israel từng tham gia Thế vận hội.
Sự nghiệp nhảy cao.
Ông đã thi đấu cho đội tuyển Israel tại Thế vận hội Mùa hè năm 1952 tại Helsinki, khi ông mới 19 tuổi. Ông xếp thứ 35 trong nội dung Nhảy cao Nam với một pha nhảy 1,70 mét.
Pha nhảy cao cá nhân tốt nhất của ông là 1,88 mét vào năm 1953.
Arieh Batun-Kleinstub đã thi đấu cho Israel và giành huy chương vàng cả trong các trò chơi Maccabiah năm 1953 và Maccabiah năm 1957 ở nội dung nhảy cao. |
Aleksey Bazarov (Hebrew: אלכסיי באזארוב, tiếng Nga: Алексей Базаров, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1963) là một vận động viên người Israel gốc Liên Xô đã giải nghệ, chuyên thi đấu ở nội dung 400 mét rào.
Ông từng đoạt huy chương vô địch Liên Xô vào năm 1990 và đã đại diện cho Liên Xô thi đấu ở nội dung chạy rào 400 mét cũng như nội dung tiếp sức tại Giải vô địch châu Âu năm 1990 (đội tuyển xếp thứ tám). Ông đã giành chức vô địch quốc gia Israel lần đầu vào năm 1992 và đã giành tổng cộng bốn lần vô địch quốc gia, trong đó có một lần ở nội dung 400 mét. Ông cũng đã thi đấu tại Thế vận hội năm 1992, Giải vô địch thế giới năm 1993, và Giải vô địch châu Âu năm 1994, nhưng không đạt được trận chung kết trong các kì thi này.
Thời gian cá nhân tốt nhất của ông là 49,33 giây, đạt được vào tháng 6 năm 1988 tại Leningrad. |
Nazar Begliyev (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1980 tại Ashgabat) là một vận động viên chạy giữa Turkmenistan đã giải nghệ, chuyên thi đấu ở nội dung 800 mét. Begliyev đã đủ điều kiện tham gia đoàn đội Turkmenistan thi đấu ở nội dung chạy 800 mét nam tại Thế vận hội Mùa hè 2004 tại Athens. Anh được mời tham gia bằng thư mời ba bên từ Ủy ban Olympic Quốc gia Turkmenistan và IAAF, với thời gian đủ điều kiện là 1:50.20. Anh đã vượt qua mốc 1:50 và thiết lập kỷ lục cá nhân của mình ở mức 1:49.64 trong vòng loại đầu tiên, nhưng sau đó anh bị loại ở vòng loại, xếp thứ sáu và không tiến vào bán kết, kém xa người dẫn đầu và người đoạt huy chương bạc cuối cùng là Mbulaeni Mulaudzi của Nam Phi khoảng 4 giây. |
Philippines 2–0 Việt Nam (Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010)
Trận đấu giữa hai đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines và Việt Nam, còn được biết đến với cái tên Điều kỳ diệu ở Hà Nội, Đêm Hà Nội diệu kỳ hay Phép màu ở Hà Nội, diễn ra trong khuôn khổ lượt trận thứ hai của vòng bảng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010. Trận đấu này được ấn định vào ngày 5 tháng 12 năm 2010 trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội và kết thúc với thắng lợi 2–0 dành cho đội khách Philippines.
Trước khi trận đấu diễn ra, Philippines vốn được biết đến là một trong những đội tuyển yếu nhất châu Á và thường xuyên đóng vai trò lót đường tại các giải vô địch của khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Việt Nam với vị thế đương kim vô địch của giải đấu được đánh giá cao hơn hẳn nhờ việc sở hữu dàn cầu thủ từng lên ngôi vô địch năm 2008 cùng với lợi thế được thi đấu trên sân nhà. Tuy nhiên, những diễn biến trên sân đã gây sốc cho nhiều cổ động viên khi Philippines mới là đội dẫn trước và giành chiến thắng chung cuộc bằng các bàn thắng của Chris Greatwich và Phil Younghusband.
Chiến thắng này đã góp phần quan trọng để Philippines giành quyền vào bán kết lần đầu tiên tại giải đấu, qua đó mở ra cho một cuộc hồi sinh của bóng đá Philippines trong thập niên 2010. Trận đấu cũng đã được bình chọn là trận đấu gây sốc nhất trong lịch sử của giải theo kết quả của một cuộc bình chọn của AFF vào năm 2018.
Trước năm 2010, Philippines vẫn được coi là một trong những đội tuyển quốc gia yếu nhất của khu vực châu Á. Trong lịch sử tham dự các giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, Philippines chưa bao giờ vượt qua được giai đoạn vòng bảng. Thậm chí vào năm 2008, Philippines còn không qua nổi vòng sơ loại khi để thua Campuchia, cùng năm mà đội tuyển Việt Nam đã lần đầu tiên lên ngôi vô địch tại giải đấu. Thành tích của họ tại giải đấu cũng rất tầm thường, họ không giành được điểm số nào ngoài chiến thắng trước Đông Timor năm 2004 và trận hòa trước Myanmar năm 2007.
Cùng với Lào, Philippines đã giành được suất tham dự Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 thông qua vòng đấu loại. Cú hat-trick của Ian Araneta trong chiến thắng 5–0 trước Timor-Leste là một yếu tố quan trọng giúp Philippines cầm chắc tấm vé tham dự giải đấu, vì họ, Lào và Campuchia bằng điểm.
Dan Palami gia nhập đội tuyển quốc gia với tư cách là nhà quàn lý và nhà tài trợ chính vào tháng 12 năm 2009, trong đó Palami được Liên đoàn bóng đá Philippines giao toàn quyền tự chủ trong việc quản lý của mình. Palami chịu trách nhiệm tuyển chọn cầu thủ và thuê huấn luyện viên trưởng của đội. Des Bulpin được thuê làm huấn luyện viên trưởng ngay sau khi Palami gia nhập, nhưng đã được thay thế bởi Simon McMenemy sau đó. Palami đã tập hợp cả các cầu thủ bản địa và cầu thủ nước ngoài gốc Philippines để thiết lập đội hình và tập trung vào việc phòng ngự của đội. Anh cũng phải tài trợ cho đội bởi nhà tài trợ tư nhân lớn duy nhất lúc đó là Mizuno, một hãng cung cấp trang phục thể thao.
Đội hình tuyển Philippines tham dự AFF Cup 2010 có bảy cầu thủ trong thành phần đội tuyển quốc gia từng thi đấu tại giải năm 2004. Đó là Ian Araneta, Aly Borromeo, Emelio Caligdong, Roel Gener, Anton del Rosario, Peter Jaugan và Chris Greatwich.
Kể từ sau chức vô địch năm 2008, Việt Nam trải qua một số biến động lớn. Hàng loạt cầu thủ từng cùng đội tuyển giành cúp AFF đã xuống phong độ hoặc bị chấn thương, trong khi có quá ít các cầu thủ mới. Bản thân đội tuyển cũng có sự chuẩn bị chưa tốt trước thềm giải đấu khi chỉ có 1 chiến thắng, còn lại toàn hòa và thua trong 10 trận giao hữu đã đấu. Ngoài ra, toàn đội còn phải chịu sức ép rất lớn từ phía cổ động viên nhà về việc bảo vệ danh hiệu đương kim vô địch. Động lực phấn đấu và khả năng tái lập thành tích hai năm về trước của đội cũng bị nghi vấn.
Bước vào vòng bảng, Philippines được xếp vào bảng B cùng với đội 3 lần vô địch Singapore và đội đương kim vô địch kiêm chủ nhà Việt Nam. Đối thủ còn lại của Philippines tại bảng đấu này là Myanmar. Với sức mạnh và vị thế vốn có, Singapore và Việt Nam là hai đội được dự đoán sẽ dễ dàng giành vé vào bán kết.
Philippines bắt đầu chiến dịch của mình bằng trận hòa 1-1 với Singapore nhờ bàn thắng ở phút bù giờ của Chris Greatwich. Kết quả này chấm dứt chuỗi 11 trận thua của Philippines trước Singapore, kể từ trận thua đậm 0–5 tại President's Cup 1972 ở Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã đánh bại Myanmar với bảy bàn thắng, trong khi đối thủ chỉ có thể đáp trả bằng một bàn duy nhất.
Trước khi trận đấu giữa hai đội diễn ra, Philippines chưa từng thắng Việt Nam với 5 trận thua và 2 trận hòa 2–2 kể từ khi thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam. Huấn luyện viên trưởng của Philippines Simon McMenemy nói rằng đội bóng của ông sẽ cải thiện khả năng phản công, trong khi người đồng cấp Henrique Calisto bên phía Việt Nam nhận định đội của ông sẽ phải vượt qua hàng phòng ngự của Philippines.
Việt Nam xuất phát với một sự thay đổi duy nhất ở vị trí của Trần Đình Đồng (thay thế cho Đoàn Việt Cường bị chấn thương ở trận ra quân). Trong khi đó, Roel Gener đá chính thay cho Emelio Caligdong bên phía Philippines. Phil Younghusband cũng được ghi nhận đã bị đau bụng trong suốt trận đấu, mà nguyên nhân được cho là do một thứ anh đã ăn trong bữa ăn của đội vào sáng cùng ngày.
Trận đấu bắt đầu vào lúc 19:30 () trước sự chứng kiến của hơn 40.000 khán giả.
Philippines là đội đầu tiên có cơ hội mở tỷ số ở phút 18, khi các hậu vệ Việt Nam không cản phá được quả phạt góc của Phil Younghusband. Bóng tới chân Ian Araneta nhưng cú sút của anh đã đi chệch cột dọc. Một phút sau, nỗ lực của Phạm Thành Lương bị thủ môn Philippines Neil Etheridge cản phá. Tuy nhiên, vài phút sau cơ hội đó, Etheridge đã bắt bóng ngoài vòng cấm, khiến đội phải chịu một quả phạt trực tiếp. Cú sút cong của Nguyễn Minh Phương đi qua hàng rào nhưng lại đi sát cột dọc. Tấn công nhiều nhưng không ghi được bàn thắng, Việt Nam đã phải nhận bàn thua bất ngờ ở phút 38. Chris Greatwich đánh đầu hiểm hóc vào góc xa khung thành trước sự bất lực của thủ môn Dương Hồng Sơn, qua đó mở tỷ số cho đội Philippines.
Đội chủ nhà đã có một vài nỗ lực để gỡ hòa trong hiệp hai: Nguyễn Vũ Phong không thể ghi bàn từ đường biên ở phút 58, Nguyễn Anh Đức bị Rob Gier phá bóng ngay trước mặt và cầu thủ vào sân thay người Nguyễn Trọng Hoàng đã bị Etheridge cản phá hai phút sau khi có mặt trên sân.
Phil Younghusband đã ghi bàn thắng thứ hai cho Philippines khi thực hiện cú sút chìm bên phần sân đối phương khiến thủ môn Dương Hồng Sơn không thể cản phá. Cho đến phút thi đấu chính thức cuối cùng, bàn thắng danh dự cho đội bóng áo đỏ vẫn không đến khi cú sút của Thành Lương đập xà ngang khung thành ra ngoài.
Philippines đứng đầu bảng B sau khi kết thúc lượt trận thứ hai. Ngay sau trận đấu, huấn luyện viên Henrique Calisto của Việt Nam đã từ chối bắt tay người đồng nghiệp Simon McMenemy. Callisto sau đó đã phê phán chiến thuật của Philippines là "bóng đá tiêu cực" và chỉ trích đối thủ vì đã "dựng xe buýt trước cầu môn", đồng thời nhận xét rằng "bóng đá không phải là đặt tám cầu thủ trước vòng cấm mà không phản công". Về phần mình, McMenemy tỏ ra không tin vào chiến tích của đội nhà.
Sau chiến thắng, Philippines phải giành được thêm ít nhất một trận hòa trước Myanmar để đi tiếp, và họ đã làm được điều đó để xếp trên Singapore và gặp Indonesia ở bán kết. Tuy nhiên, The Azkals đã phải chơi cả hai trận đấu của mình trên Sân vận động Gelora Bung Karno ở Jakarta bởi họ không có sân vận động phù hợp với tiêu chuẩn AFF vào thời điểm đó. Ngay cả Sân vận động Tưởng niệm Rizal vẫn còn nhiều tháng nữa mới hoàn thành việc cải tạo. Không thể chịu được áp lực quá lớn phía từ người hâm mộ Indonesia, Philippines đã kết thúc hành trình cổ tích của mình sau khi thua cả 2 lượt trận mà không ghi nổi một bàn thắng nào.
Đối với Việt Nam, thất bại trước Philippines đã khiến họ rơi xuống vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng với một điểm kém hơn so với Philippines và Singapore. Hoàn cảnh này đã đẩy Việt Nam vào tình thế buộc phải quyết đấu với Singapore, đội đã thắng ngược Myanmar 2-1 trước đó, để giành vé đi tiếp. Việt Nam cuối cùng đã giành lại vị trí đầu bảng bằng chiến thắng tối thiểu trước Singapore, nhưng cũng đã phải dừng bước ở vòng bán kết giống như Philippines khi để thua Malaysia sau hai trận đấu, biến họ trở thành các nhà cựu vô địch.
Trận đấu được phát sóng trực tiếp bởi ABS-CBN của Philippines và VTV của Việt Nam. Trước trận đấu đó, không một hãng truyền thông nào tại Philippines có được bản quyền phát sóng Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2010 (trận hòa của Philippines trước Singapore không được truyền hình trực tiếp ở quốc gia này). Chủ tịch ABS-CBN Eugenio Lopez III đã đích thân gọi điện cho phó chủ tịch ABS-CBN Sports lúc đó Peter Musñgi để đảm bảo cho ABS-CBN quyền phát sóng trực tiếp các trận đấu của Philippines tại AFF Cup vào ngày 5 tháng 12, cùng ngày mà trận đấu Philippines–Việt Nam được diễn ra. Đáp lại, Musñgi đã đàm phán với đối tác sở hữu bản quyền phát sóng giải đấu có trụ sở tại Singapore. ABS-CBN cũng thắc mắc về khả năng trực tiếp các trận đấu của tuyển Philippines trên sân nhà nếu họ tiến vào bán kết. Musñgi khẳng định rằng họ có đủ năng lực và đã cố gắng sở hữu bản quyền miễn phí dựa trên thực tế rằng đây là lần đầu tiên một đài truyền hình Philippines đưa tin về giải đấu.
Trận đấu mang tính bước ngoặt trong lịch sử bóng đá Philippines sau này được người hâm mộ Philippines gọi là "Điều kỳ diệu ở Hà Nội" (Miracle of Hanoi). Nó được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu cho "thời kỳ phục hưng" của bóng đá Philippines và được coi là một trong những dấu ấn đáng kể nhất của Philippines trong lịch sử Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, cùng với chiến thắng của họ trước Timor Leste ở giải đấu năm 2004.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Philippines đã có cuộc gặp gỡ thân mật chính thức với Tổng thống lúc bấy giờ Benigno Aquino III tại Cung điện Malacañang ở Manila, người đã chúc mừng họ vì màn trình diễn của đội tại giải đấu. Đội đã được Hiệp hội Nhà báo thể thao Philippines (PSA) trao tặng Giải thưởng Thành tựu Tổng thống. Quản lý của đội Dan Palami cũng được ghi nhận vì những đóng góp của anh trong việc thành lập đội tuyển quốc gia và được vinh danh là Người điều hành của năm. Chiến thắng của The Azkals đã được xếp vào mười sự kiện bóng đá hay nhất trong năm 2010 của tạp chí "Sports Illustrated" (Mỹ).
Thành công này của Philippines đã mở đường cho sự phát triển việc nhập tịch các cầu thủ có gốc gác bản địa, và dần vươn lên trở thành một trong những đội mạnh của Đông Nam Á. Chính sách nhập tịch kể trên đã mang lại hiệu quả khi Philippines góp mặt trong vòng bán kết tại 2 kỳ AFF Cup tiếp theo, trước khi bị loại từ vòng bảng năm 2016 và sau đó trở lại ở vòng 4 đội mạnh nhất năm 2018. Một loạt thành công khác cũng đã đến với bóng đá Philippines trong khoảng thời gian này như việc giành quyền tham dự AFC Challenge Cup 2012 và vòng loại thứ hai FIFA World Cup 2014 năm 2011, và đặc biệt là Asian Cup 2019, giải đấu lớn đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước này.
Năm 2018, trận đấu giữa Philippines và Việt Nam đã đứng đầu trong cuộc bình chọn trận đấu gây sốc nhất lịch sử AFF Cup theo công bố của trang chủ giải đấu.
Kết quả của trận đấu đã tạo ra một cú sốc lớn cho cả nước, bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử họ phải nhận thất bại trước đội tuyển Philippines. Các phương tiện truyền thông của Việt Nam cũng đã gọi trận thua này là một cơn "địa chấn" ở Mỹ Đình. Mặc dù Việt Nam lọt vào bán kết nhưng họ đã không thể bảo vệ được danh hiệu khi để thua Malaysia với tổng tỷ số 0–2. Thất bại đó đã mở ra thời kỳ 8 năm chìm trong đen tối của bóng đá Việt Nam.
Việc không thể tạo ra những màn trình diễn như hứa hẹn càng trở nên trầm trọng hơn bởi những cáo buộc về lạm dụng quyền hành và tham nhũng trong nội bộ đội tuyển quốc gia. Tại Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2014, nơi Việt Nam đứng đầu bảng với chiến thắng trước Philippines, đội bất ngờ bị đánh bại trong trận thua sốc 2-4 trên sân nhà trước Malaysia dù đã thắng 2-1 trên sân khách trước đó và bị loại khỏi bán kết. Việt Nam cũng đã bị loại ở Giải vô địch Đông Nam Á 2016 và đáng xấu hổ nhất là SEA Games 2017. Việt Nam cũng đã gần như mất suất tham dự AFC Asian Cup 2019 nếu không có ba trận hòa quan trọng trước Afghanistan và Jordan cùng hai chiến thắng trước Campuchia, trong đó Campuchia thậm chí đã thắng Afghanistan trên sân nhà còn Việt Nam chỉ có được hai trận hòa.
Chỉ sau thành công của đội trẻ tại Giải vô địch U-23 châu Á 2018 và sự xuất hiện của những tài năng mới từ giải đấu này, bóng đá Việt Nam mới bắt đầu tìm lại được vị thế của mình, với chức vô địch AFF Cup 2018 và lọt vào vòng 8 đội mạnh nhất tại Asian Cup 2019.
Việt Nam và Philippines sau đó đã gặp lại nhau tại vòng bảng giải vô địch Đông Nam Á tiếp theo vào năm 2012. Một lần nữa Việt Nam lại để thua Philippines nhưng với chỉ với một bàn duy nhất. Đây cũng là trận thắng lớn cuối cùng của Philippines trước Việt Nam, với các thất bại ở Giải vô địch AFF 2014 và 2018. |
Tập đoàn Devsisters (tiếng Hàn Quốc: 데브시스터즈 주식회사, tiếng Anh: Devsisters Corporation) (được cách điệu trên logo thành DEVSISTERS) là một công ty Hàn Quốc tập trung vào sản xuất và phát triển các ứng dụng giải trí và chơi game trên thiết bị di động, được thành lập vào năm 2007. Hiện tại, Devsisters được biết đến rộng rãi với tư cách là nhà phát triển Cookie Run, sử dụng các nền tảng nhắn tin tức thời phổ biến như KakaoTalk và LINE.
Trước khi được thành lập: 2007–2009.
Đồng sáng lập và đồng giám đốc điều hành của Devsisters Ji-hoon Lee đã thành lập công ty Extra Standard cùng với những người khác vào năm 2007 với mục tiêu phát triển phần mềm giáo dục giải trí. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên công ty chủ yếu làm hợp đồng cho các doanh nghiệp lớn, và Lee quyết định từ bỏ lĩnh vực kinh doanh đó. Cho đến năm 2013, Devsisters được mô tả là một công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2009, nhưng kể từ lúc công ty chuẩn bị ra mắt công chúng trên KOSDAQ, người ta xác định rằng Extra Standard đã được đổi tên thành Moblier Corp, và sau đó là Devsisters.
Những năm đầu thành lập: 2009–2012.
Hoạt động dưới tên Moblier bắt đầu vào ngày 2 tháng 1 năm 2009 và được lãnh đạo bởi Ji-hoon Lee (CEO), Se-joong Kim (COO) và Min-woo Ryu (CSO). Cái tên "Dev Sisters" (gồm hai từ) ban đầu được sử dụng làm tên thương hiệu trên các ứng dụng di động của công ty, cho đến khi nó được chính thức đổi tên thành Devsisters vào tháng 4 năm 2010.
"Mobilier" là một trong những công ty sớm nhất ở Hàn Quốc tiếp cận nền tảng App Store dành cho iPhone sau khi được giới thiệu vào tháng 7 năm 2008. Do iPhone không có sẵn ở Hàn Quốc vào thời điểm thành lập công ty và thể loại trò chơi không được giới thiệu trên App Store Hàn Quốc cho đến năm 2011, công ty ban đầu quyết định nhắm đến thị trường quốc tế.
Trong những ngày đầu thành lập, công ty cũng phát triển các ứng dụng tiện ích và giải trí trước khi chuyển trọng tâm sang sáng tạo trò chơi điện tử bởi sự thành công của tựa game trước đó "OvenBreak", được tải xuống hơn 10 triệu lần và được xếp hạng là ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên App Store tại 20 quốc gia khác nhau vào năm 2011.
Đồng sáng lập và COO Sejoong Kim rời công ty vào tháng 1 năm 2010 để thành lập Jellybus, Minwoo Ryu sau đó cũng rời công ty vào tháng 5 năm 2012. Vào tháng 3 năm 2011, Jongheun Kim gia nhập công ty với tư cách đồng giám đốc điều hành.
Năm 2010, Devsisters nhận được khoản đầu tư đầu tiên trị giá 1 tỷ won Hàn Quốc từ Com2Us. Một khoản đầu tư khác sau đó trị giá 4 tỷ won được thực hiện bởi Soft Bank Ventures và MVP Capital vào tháng 6 năm 2011. Công ty bắt đầu phát triển nhanh chóng, từ 10 lên 52 nhân viên trong vòng một năm, và đến tháng 6 năm 2012, công ty có 64 nhân viên. Mặc dù đã được đầu tư và tăng cường nhân viên nhưng Devsisters không thể lặp lại thành công của "OvenBreak" trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2012. The Bell đã lấy tên Devsisters làm ví dụ về một nhà phát triển trò chơi di động mà các khoản đầu tư không được đền đáp. Đến năm 2013, công ty được mô tả là một nhóm chỉ gồm 12 thành viên.
Thời kì "Cookie Run": 2013–2015.
Chỉ sau khi chuyển trọng tâm sang thị trường Hàn Quốc, Devsisters mới đạt được thành công lớn nhất với "Cookie Run", một sự kế thừa tinh thần cho loạt game OvenBreak được phát hành vào ngày 2 tháng 4 năm 2013, thông qua ứng dụng nhắn tin Kakao Talk. Nó đã trở thành trò chơi có doanh thu cao nhất trên Google Play và trò chơi có doanh thu cao thứ 6 trên App Store vào tháng 5 năm đó, khiến Devsisters xếp thứ 10 trong số "Nhà xuất bản hàng đầu theo doanh thu trò chơi hàng tháng" trên toàn thế giới trên Google Play, theo thống kê bởi App Annie (nay là ""). Trong vòng 12 tuần, trò chơi đã được tải xuống 10 triệu lần và là trò chơi thứ bảy đạt được con số đó trên Kakao Game. Đến tháng 4 năm 2014, số lượt tải xuống đã tăng lên 20 triệu chỉ riêng tại Hàn Quốc. Với Cookie Run, Devsisters đã tạo ra doanh thu hàng năm là 61,7 tỷ won và lợi nhuận ròng là 22,3 tỷ won trong năm 2013.
Vào ngày 29 tháng 1 năm 2014, Tập đoàn LINE đã ra mắt "Cookie Run" trên toàn cầu (trừ Trung Quốc và Hàn Quốc), với các bản dịch sang tiếng Trung (Phồn thể), tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Thái. LINE "Cookie Run" đã vượt con số 10 triệu lượt tải xuống trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hành, giành vị trí số 1 trong số các ứng dụng miễn phí trên App Store ở Campuchia, Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Macao, Singapore, Đài Loan và Thái Lan. Trò chơi đặc biệt thành công ở hai quốc gia sau cùng, nơi nó giữ vị trí dẫn đầu trong 13 ngày. Tính đến ngày 4 tháng 4 năm 2014, LINE Cookie Run đã vượt qua 20 triệu lượt tải xuống.
Ở thời kỳ đỉnh cao của sự phổ biến của trò chơi, cả hai phiên bản cộng lại đã tích lũy được khoảng 10 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Vào tháng 4 năm 2016, nhân dịp kỷ niệm ba năm trò chơi ra đời, Devsisters đã kỷ niệm 55 triệu lượt tải xuống tích lũy cho LINE "Cookie Run" và 26 triệu lượt tải xuống cho "Cookie Run" cho Kakao.
Devsisters cũng đã ký thỏa thuận với nhà phát hành Trung Quốc "iDreamsky" vào năm 2013. iDreamsky đã thông báo trò chơi sẽ được xuất bản tại Trung Quốc thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, trong giai đoạn beta mở kéo dài một tháng bắt đầu vào tháng 12 năm 2014 với 16.000 người chơi, trò chơi đã không đáp ứng các yêu cầu do chủ sở hữu nền tảng Tencent đưa ra và do đó thỏa thuận đã bị hủy. Devsisters thông báo rằng họ sẽ chuyển nỗ lực sang các nền tảng khác và mở rộng sang thị trường Trung Quốc với phần tiếp theo sắp tới.
Nhờ sự thành công của Cookie Run, doanh thu hàng năm của Devsisters tăng từ 800 triệu Won Hàn Quốc vào năm 2011 lên thành 61,7 tỉ vào năm 2013.
Vào tháng 10 năm 2013, NHN Entertainment thông báo mua 22% cổ phần của Devsisters với giá 5,6 tỷ Won, 7,4% trong số đó được mua bởi nhà đầu tư trước đó Com2Us - trước đây đã sở hữu 14,8%. NHN Entertainment tuyên bố rằng họ mong đợi "sức mạnh tổng hợp tuyệt vời giữa hai công ty thông qua hoạt động tiếp thị hoặc phát triển chung". Mối quan hệ này đã dẫn đến việc NHN Entertainment xuất bản trò chơi giải đố Cookie Run Munjil Munjil, phiên bản đã đổi tên của Disney Tsum Tsum, vào ngày 27 tháng 5 năm 2014.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 2014, Devsisters công bố chào bán lần đầu ra công chúng 2.700.000 cổ phiếu với giá 53.000 won mỗi cổ phiếu để giao dịch dưới ký hiệu "194480" trên thị trường chứng khoán KOSDAQ vào ngày 6 tháng 10. Vào tháng 5 năm 2015, công ty công bố thành lập công ty con của riêng mình, công ty đầu tư khởi nghiệp Devsisters Ventures.
Sự phát triển tiếp theo: 2015–nay.
Vào cuối năm 2014, một nhà phân tích của Yuanta Securities đã đề cập trong một đánh giá về Devsisters: "Có quá nhiều sự phụ thuộc vào một trò chơi duy nhất, đó là rủi ro lớn nhất đối với công ty". Đến năm 2015, mức độ phổ biến của Cookie Run bắt đầu sụt giảm, khiến doanh thu của Devsisters giảm xuống còn 19,5 tỷ Won Hàn Quốc trong năm đó. Vào tháng 4 năm 2015, Devsisters thông báo về việc phát triển phần tiếp theo, có tên dự kiến là Cookie Run 2, sẽ ra mắt toàn cầu vào nửa cuối năm đó. Sau đó, ngày phát hành dự kiến được nêu chính xác hơn là vào tháng 12. Một nhà nghiên cứu đã mô tả quá trình phát triển "chậm nhưng đi đúng hướng". Tuy nhiên, vào ngày 6 tháng 11, Devsisters thông báo rằng trò chơi đã bị hoãn.
Với tựa đề "", phần tiếp theo cuối cùng đã được ra mắt thử nghiệm trên Apple App Store và Google Play ở Canada, Úc, Hồng Kông, Philippines, Hà Lan và Thụy Điển vào ngày 27 tháng 9 năm 2016. Vào ngày 5 tháng 10, có thông báo rằng trò chơi sẽ được phát hành trên toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc) vào ngày 27 của tháng đó.
Đến ngày 14 tháng 4 năm 2017, Devsisters đã có bản hit không dựa trên "Cookie Run" đầu tiên được phát hành mang tên ""Tape It Up!"." Vào ngày 21 tháng 1 năm 2021, họ cũng phát hành trò chơi mô phỏng thành phố RPG " -" là phần phụ của loạt game chính, cũng là phần thành công nhất. Các bài đánh giá được đưa ra cực kỳ tích cực, từ 3,5/5 trên iOS đến 4,4/5 trên Android. Mức độ phổ biến thậm chí còn mở rộng sau khi có sự kết hợp với Sonic the Hedgehog vào ngày 17 tháng 9 nhân kỷ niệm 30 năm nhượng quyền thương mại.
Các ứng dụng khác.
Bên cạnh trò chơi điện tử, Devsisters còn phát triển và xuất bản nhiều ứng dụng khác nhằm mục đích giải trí và tiện ích cho iOS App Store. Chúng bao gồm iFan (14 tháng 4 năm 2009), iWhack (14 tháng 4 năm 2009), Smart Timetable (15 tháng 6 năm 2009), Angelizer (1 tháng 10 năm 2009), Giffle (27 tháng 5 năm 2010), và Avatar World (4 tháng 2 năm 2011). Vào ngày 14 tháng 12 năm 2010, cũng có thông báo rằng Devsisters sẽ xuất bản ứng dụng âm nhạc xã hội "Pokem" dành cho máy tính bảng Galaxy của sinh viên KAIST Jeong-seok Lee, trên không gian thị trường ứng dụng Hàn Quốc.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 2021, Devsisters đã công bố kế hoạch kết hợp các dịch vụ dựa trên mã thông báo không thể thay thế (NFT) vào các dự án tương lai của họ. Thông báo này đã bị người hâm mộ phản đối, những người thể hiện sự phản đối của họ đối với các kế hoạch chủ yếu là do tác động môi trường liên quan đến NFT và công nghệ blockchain. Nhiều người hâm mộ đã sử dụng hashtag "#StopCookieRunNFTs" để bày tỏ sự bất bình và hashtag đã trở thành xu hướng trên Twitter.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 2021, Devsisters đưa ra một tuyên bố trên Twitter, nói rằng "[công ty] đánh giá cao các ý kiến" và rằng họ "sẽ xem xét mọi vấn đề mà cộng đồng nêu ra", tuyên bố rằng công ty sẽ không bao giờ "tham gia vào các hoạt động mà về cơ bản là đi ngược lại các giá trị của chúng tôi". |
Primus inter pares là một cụm từ tiếng La Tinh có nghĩa là đứng đầu trong số những người ngang hàng trong cùng một chức vụ. Nó thường được sử dụng như một tước hiệu danh dự dành cho một người có chức vụ ngang hàng về mặt hình thức với các thành viên khác trong nhóm của họ nhưng lại được tôn trọng hơn - một cách không chính thức, theo truyền thống thì điều này diễn ra là do thâm niên của người đó khi nắm giữ chức vụ đó.
Trong lịch sử, "princeps senatus" của Viện nguyên lão La Mã là một nhân vật như vậy và ban đầu chỉ có sự khác biệt là ông được phép phát biểu đầu tiên trong phiên tranh luận. Ngoài ra, Constantine Đại đế còn được giao vai trò "primus inter pares". Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng thường được sử dụng một cách mỉa mai hoặc tự ti bởi các nhà lãnh đạo có địa vị cao hơn nhiều như một hình thức tôn trọng, tình đồng chí hoặc tuyên truyền. Sau khi nền Cộng hòa sụp đổ, các hoàng đế La Mã ban đầu chỉ tự gọi mình là "princeps" mặc dù có sức mạnh to lớn hơn so với tước vị mà mình đang sở hữu.
Nhiều nhân vật hiện đại khác nhau như Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Thủ tướng trong Thể chế đại nghị, Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Chánh án Philippines, Tổng giám mục Canterbury của Cộng đồng Anh giáo và Thượng phụ Đại kết thành Constantinopolis của Giáo hội Chính thống Đông phương thuộc cả hai nghĩa: mang địa vị cao hơn và nhiều quyền lực bổ sung khác nhau trong khi vẫn chỉ ngang bằng với những người ngang hàng của họ về các nghĩa quan trọng. |
Bão Daniel (tiếng Anh: Storm Daniel, Cyclone Daniel hoặc Medicane Daniel) là một cơn bão Địa Trung Hải giống bão nhiệt đới cực kỳ nguy hiểm đã gây ra thiệt hại thảm khốc ở Libya và cũng ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở Đông Nam Châu Âu. Hình thành dưới dạng một hệ thống áp thấp vào khoảng ngày 4 tháng 9, cơn bão đã ảnh hưởng đến Hy Lạp và Bulgaria với lũ lụt. Cơn bão sau đó được tổ chức và được đặt tên là "Bão Daniel" , sau đó nó sớm có đặc điểm cận nhiệt đới và di chuyển về phía bờ biển Libya. Trước khi đổ bộ, cơn bão có thể đã trở thành xoáy thuậm nhiệt đới. Nó gây lũ lụt thảm khốc cho bờ biển Libya, trước khi thoái hóa thành vùng thấp còn sót lại. Cơn bão là kết quả của một khối Omega , khi một vùng áp suất cao bị kẹp giữa hai vùng áp suất thấp, tạo thành một chữ cái Hy Lạp Ω. Hiện tại số người chết đã vượt 11.000 người, đây có thể là bão nhiệt đới gây thương vong lớn nhất kể từ bão Nargis (2008), cơn bão gây ra hơn 138.000 chết tại Myanmar. Số thương vong hiện đã vượt trên bão Haiyan, một trong những siêu bão mạnh nhất thế giới được ghi nhận, đổ bộ vào Philippines năm 2013. Đây cũng là cơn bão gây chết người nhiều thứ hai trên thế giới trong thế khỉ XXI.
Lịch sử khí tượng.
Một vùng áp suất thấp phát triển trên Biển Ionian với nhiệt độ bề mặt nằm trong phạm vi chuyển tiếp nhiệt đới. Vào ngày 4 tháng 9, sự xáo trộn khí quyển đã di chuyển vào đất liền trên Bán đảo Balkan dẫn đến những cơn mưa xối xả, đặc biệt là trên vùng Thessaly . Vào ngày 9 tháng 9, cơn bão ban đầu là áp thấp cận nhiệt đới đã trở thành bão cận nhiệt đới với sức gió được ghi lại bằng ASCAT là 45 hải lý/giờ (85 km/h). Cơn bão sau đó tấn công miền đông Libya vào ngày 10 tháng 9.
Chuẩn bị và ảnh hưởng.
Vào ngày 5 tháng 9, ít nhất một người chết trong lũ lụt ở Thessaly , Hy Lạp. Cùng ngày, làng Zagora nhận được lượng mưa 1.092 mm (3,583 ft), cao hơn 55 lần so với lượng mưa trung bình trong cùng tháng trên cả nước. Tại Portaria , lượng mưa kỷ lục mới cũng đo được ở mức 884 milimét (2.900 ft) trên một mét vuông. Lượng mưa tiếp theo không thể đo được vì trạm thời tiết sau đó không hoạt động. Vào ngày 6 tháng 9, sông Krafsidonas bắt nguồn từ Pelion , tràn bờ ở Volos và phá hủy một cây cầu.
Vào ngày 7 tháng 9, đường cao tốc chính của Hy Lạp giữa Athens và Thessaloniki đã bị đóng cửa và các dịch vụ xe lửa giữa hai thành phố bị đình chỉ. Tại Thessaly , các tòa nhà và cây cầu bị phá hủy và toàn bộ thành phố bị nhấn chìm, nơi hơn 800 người phải được cứu. Tại Larissa , sau khi mưa kết thúc vào ngày 8 tháng 9, mực nước tiếp tục dâng cao khi sông Pineios tràn bờ và đạt mực nước 9,5 mét (31 ft), so với mực nước bình thường khoảng 4 mét (13 ft).
Kể từ khi bắt đầu có mưa, Dịch vụ lập bản đồ nhanh của Chương trình Copernicus đã được kích hoạt cho vùng lũ lụt ở Hy Lạp, trong đó phân tích dữ liệu Sentinel-1 từ ngày 7 tháng 9 cho thấy diện tích lũ lụt ước tính khoảng 73.000 ha (180.000 mẫu Anh). Các nhà khí tượng học phân loại cơn bão là tồi tệ nhất của Hy Lạp kể từ khi hồ sơ bắt đầu vào năm 1930. Lũ lụt ở Thessaly, nơi cung cấp khoảng 15% sản lượng nông nghiệp của Hy Lạp, đã phá hủy mùa màng trong thời gian còn lại của năm và gây ra thiệt hại nghiêm trọng lâu dài. vì lớp bùn dày nói chung sẽ làm cho đất trở nên bạc màu và phải mất tới 5 năm mới có thể hoạt động trở lại đầy đủ. Thống đốc Thessaly, Kostas Agorastos, nói với ERTrằng thiệt hại do bão trong khu vực trị giá hơn 2 tỷ euro.
Vào ngày 10 tháng 9, 4 thi thể được tìm thấy ở Hy Lạp, nâng số người chết ở nước này lên 15 người và 2 người vẫn mất tích.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, 5 người thiệt mạng trong trận lũ lụt ở Kırklareli , 2 người khác chết ở các quận Başakşehir và Küçükçekmece của Istanbul.
Các ngôi làng trên và gần bờ Biển Đen ở tỉnh Burgas phía đông nam Bulgaria bị nhấn chìm, trong đó có Kosti và Arapya , người dân phải sơ tán. Ba người bị cuốn trôi sau khi một cây cầu bị sập ở khu vực Tsarevo , và một người khác cũng chết đuối gần thị trấn.
Lượng mưa ở Kosti được đo là 311 mm (420% mức trung bình hàng tháng trong tháng 9), ở Ahtopol lên tới 196 mm (350% mức trung bình hàng tháng), ở Gramatikovo là 275 mm (368% mức trung bình hàng tháng). Tại Tsarevo, lượng mưa có thể đã lập kỷ lục quốc gia Bulgaria, với lượng mưa 330 mm trong vòng 20 giờ (40% mức trung bình "hàng năm" ).
Một dòng nước hiếm gặp được quan sát thấy ở vùng biển gần Tyulenovo ở phía đông bắc Bulgaria.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia thông báo đóng cửa ba ngày bốn cảng dầu bao gồm Ras Lanuf , Zueitina , Brega và Sidra.
Tại Derna , ít nhất 6.000 người được xác nhận đã thiệt mạng sau khi hai con đập bị sập, gây ra thiệt hại thảm khốc trên toàn khu vực sau khi sông Wadi Derna tràn bờ, mỗi bên 50 mét (160 ft). Người dân nhớ lại đã nghe thấy những tiếng nổ lớn vào thời điểm đập vỡ. Osama Hamada , Thủ tướng của Chính phủ Ổn định Quốc gia kiểm soát miền đông Libya, tuyên bố rằng các khu dân cư đã bị cuốn trôi. Video đăng lên mạng xã hội cho thấy ô tô bị ngập trong nước lũ. Bốn cây cầu cũng bị sập, trong khi Bộ trưởng chính phủ Hisham Chkiouat nói rằng 25% người dân Derna đã "biến mất", với phần lớn thành phố bị kéo ra biển. Bộ trưởng Y tế Hamada, Othman Abduljalil , cho biết chỉ riêng ở Derna đã có 6.000 người mất tích. Thị trưởng Derna, Abdulmenam Al-Ghaithi , nói với al-Arabiya rằng số người chết cuối cùng trong thành phố có thể dao động từ 18.000 đến 20.000. Chỉ có ba trong số mười quận của thành phố thoát khỏi lũ lụt, trong khi năm trong số bảy tuyến đường vào Derna không thể tiếp cận được. Sự sụp đổ của những cây cầu dọc theo sông Wadi Derna đã chia cắt thành phố thành hai phần.
Quy mô của thảm họa được cho là do cuộc nội chiến ở Libya và những ảnh hưởng chính trị kéo theo. Những con đập bị sập được một công ty Nam Tư xây dựng vào những năm 1970, và phó thị trưởng thành phố nói rằng chúng đã không được bảo trì từ năm 2002 và không được xây dựng để chịu được lượng nước lớn như vậy, đồng thời lưu ý rằng con đập đầu tiên bị vỡ chỉ là Cao 70 mét (230 feet). Các bệnh viện trong thành phố không thể hoạt động trong khi nhà xác chật kín, khiến thi thể phải được đặt trên vỉa hè và tại quảng trường chính của thành phố. Khoảng 300 người chết được chôn cất vào ngày 11 tháng 9, hầu hết trong các ngôi mộ tập thể. Trước cơn bão, người dân bị ngăn không cho rời khỏi nhà sau khi chính quyền áp đặt lệnh giới nghiêm phòng ngừa vào ngày 10 tháng 9.
Tại Bayda , các bệnh viện đã được sơ tán do lũ lụt đáng kể do Daniel gây ra và 23 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích. Ngoài ra còn có bảy trường hợp tử vong được báo cáo ở Susa , bảy trường hợp khác ở các thị trấn Omar al-Mokhtar và Shahhat và một trường hợp khác ở Marj. T
Theo các quan chức Libya, ít nhất 11300 người đã chết tính đến ngày 13 tháng 9, và khoảng 10.000 đến 100.000 người khác mất tích, trong đó có bảy thành viên của Quân đội Quốc gia Libya. Khoảng 7.000 người được cho là bị thương và 40.000 người phải di dời. Mười bệnh viện và 20 cơ sở y tế khác đã phải ngừng hoạt động do bão. Khalifa Haftar , nhà cai trị quân sự trên thực tế của miền đông Libya, gọi thiệt hại là "rất lớn" và "khó mô tả hay đo lường". Thảm họa được coi là tồi tệ nhất xảy ra với vùng Cyrenaica kể từ Trận động đất Marj năm 1963.
Liên đoàn bóng đá Libya xác nhận cái chết của 4 cầu thủ trong các giải đấu của mình, đó là Shaheen Al-Jamil, thành viên của câu lạc bộ Premier League Al Tahaddi có trụ sở tại Benghazi, Monder Sadaqa, từ câu lạc bộ Premier-League Darnes có trụ sở tại Derna, và anh em Saleh và Ayoub. Sasi, thành viên đội trẻ của Darnes. Cầu thủ thứ năm, Ibrahim Al-Qaziri của câu lạc bộ giải hạng Hai Nusour Martouba , cũng được BBC đưa tin là đã thiệt mạng. Sân vận động của Darnes cũng bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt.
Ít nhất 400 người nước ngoài thiệt mạng trong trận lụt, trong đó có ít nhất 145 công dân Ai Cập , 75 người trong số họ đến từ làng Al-Sharif ở Beni Suef , 23 người Palestine , và hàng chục người di cư từ Sudan .
Vào ngày 9 tháng 9, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia thông báo đóng cửa ba ngày bốn cảng dầu bao gồm Ras Lanuf , Zueitina , Brega và Sidra . Các cơ sở ở Ras Lanuf, Brega và Sidra mở cửa trở lại vào ngày 12 tháng 9, trong khi cảng Zueitina mở cửa trở lại vào ngày 13 tháng 9.
Sự gián đoạn xuất khẩu dầu từ Libya do cơn bão đã góp phần khiến giá dầu thô Brent tăng lên 92,38 USD/thùng vào ngày 12 tháng 9, mức giá cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 11 năm 2022.
Tuyên bố và hỗ trợ.
Hội đồng Tổng thống Libya có trụ sở tại Tripoli đã tuyên bố các thành phố Derna, Shahhat và Bayda là vùng thảm họa, trong khi Bộ Y tế có trụ sở tại Tripoli điều động một máy bay chở 14 tấn thiết bị y tế, thuốc, túi đựng thi thể và nhân sự đến Benghazi vào ngày 12 tháng 9. Hạ viện có trụ sở tại Benghazi, nơi kiểm soát hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng, đã tuyên bố ba ngày quốc tang, cũng như Chính phủ Thống nhất Quốc gia được quốc tế công nhận có trụ sở tại Tripoli do Thủ tướng Abdulhamid al-Dbeibah lãnh đạo. Dbeibah cam kết sẽ tiến hành một cuộc điều tra về thiệt hại lớn cũng như phân bổ 2,5 tỷ dinar Libya (515 triệu USD) để giúp xây dựng lại Derna và Benghazi.
Tunisia, Algeria, Đức, Qatar, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cam kết hỗ trợ nhân đạo cho Libya, trong khi Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi nói rằng ông sẽ triển khai quân đội nước này phối hợp với lực lượng phía đông Libya để giúp đỡ trong các hoạt động cứu trợ. Ông cũng tuyên bố ba ngày quốc tang cho các nạn nhân của lũ lụt cũng như những người trong trận động đất ở Maroc năm 2023 vào ngày 8 tháng 9. Vào ngày 12 tháng 9, Ý đã kích hoạt các cơ quan bảo vệ dân sự của mình, với Bộ trưởng Ngoại giao Antonio T, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp, tuyên bố nước này sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của chính phủ Libya. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết tổ chức này luôn sẵn sàng hỗ trợ, trong khi chủ tịch ủy ban Ursula von der Leyen bày tỏ lời chia buồn. |
Combitube hay ống hai lòng thực quản-khí quản là một thiết bị y tế sử dụng trong quá trình xử trí cấp cứu tại viện và sơ cứu bệnh nhân trước khi vào viện. Thiết bị được thiết kế để tạo ra đường thở nhân tạo nhằm đảm bảo thông khí cơ học cho bệnh nhân bị suy hô hấp.
Mô tả và các sử dụng.
Cấu tạo của combitube gồm cuff (cớp, vòng bít), ống hai lòng được đưa qua miệng bệnh nhân để đảm bảo đường thở và giúp thông khí. Tức là "ống xa" (hình bên cạnh là ống (2), màu trong suốt) được đặt là vào thực quản, tại đó cuff được bơm căng để cố định ống. Còn chức năng thông khí là nhờ "ống gần" (ống (1), màu xanh dương) được đặt ngang mức thanh quản. Hiếm khi thấy dùng "ống xa" để đặt nội khí quản, thông khí nhờ phần "ống xa". Bơm phồng cuff trong thực quản giúp ngăn ngừa phổi hít phải chất chứa trong dạ dày, nguy cơ hít phải chất chứa tăng lên nếu bệnh nhân sử dụng mask thanh quản. Việc hít phải chất chứa từ dạ dày sẽ gây nên viêm phổi hít.
Tính dễ sử dụng của Combitube khiến nó trở thành một lựa chọn để áp dụng xử trí cấp cứu, sơ cứu trước khi vào viện, những nơi mà những bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệp không có mặt ngay ở hiện trường để đặt ống nội khí quản. Nhược điểm của Combitube được chứng minh bằng các báo cáo về biến chứng nghiêm trọng như sặc vào phổi, thủng thực quản và rối loạn chức năng thần kinh sọ.
Mặc dù từ năm 2000, Combitube được Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội đồng Hồi sức Châu Âu đề xuất như một lựa chọn cho các tình huống mà nhân viên y tế đặt nội khí quản không thành công, thiết bị y tế này hiếm khi được sử dụng bên ngoài phòng cấp cứu tức là sơ cứu bệnh nhân trước khi đến viện, vì nó không cho phép kiểm soát đường thở lâu dài. Một số lựa chọn thay thế cho Combitube bao gồm mask thanh quản, ống nội khí quản và ống thanh quản. |
Sân vận động Gran Canaria
Sân vận động Gran Canaria là một sân vận động bóng đá ở Las Palmas, Quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Sân hiện được sử dụng cho các trận đấu bóng đá và là sân nhà của UD Las Palmas. Nó được khai trương vào năm 2003 như một sân vận động đa năng để trở thành sân vận động kế thừa của sân vận động Insular cũ.
Sân vận động được khánh thành vào ngày 8 tháng 5 năm 2003 với trận giao hữu giữa UD Las Palmas và Anderlecht được diễn ra trước hàng ghế chật kín. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2–1 nghiêng về Las Palmas. Người ghi bàn đầu tiên trên sân vận động là Rubén Castro.
Với sức chứa 32.400 chỗ ngồi, đây là sân vận động lớn thứ 14 ở Tây Ban Nha và lớn nhất ở Quần đảo Canary tính theo sức chứa (mặc dù không phải là lớn nhất về diện tích bề mặt của sân).
Bắt đầu từ ngày 11 tháng 11 năm 2014, sân vận động đã được tu sửa và kéo dài khoảng 16 tháng. Sau khi tu sửa, đường chạy đã bị dỡ bỏ để biến địa điểm này thành một sân vận động dành riêng cho bóng đá, với chỗ ngồi gần sân thi đấu hơn. |
Yongwaree Anilbol Cavanaugh (Tiếng Thái: ยงวรี อนิลบล, phiên âm: Dong-va-li A-nin-beo) còn có nghệ danh là Fah (Tiếng Thái: ฟ้า, phiên âm: Pha), là một diễn viên, người mẫu và phi công người Thái Lan.
Cô được biết qua các vai nổi bật như vai Nabi trong "Nabi, My Stepdarling" (2021).
Tiểu sử và học vấn.
Fah sinh ngày 16 tháng 1 năm 1999 tại Bangkok, Thái Lan. Tên trước đây của cô là Yongwaree Ngamkasem (tiếng Thái: ยงวรี งามเกษม, phiên âm: Dông-va-ri Ngam-ca-xêm).
Cô đã hoàn thành chương trình học trung học tại Trường Bodindecha (Sing Singhaseni). Hiện nay, Fah tốt nghiệp Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Ramkhamhaeng và tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Khoa học Phòng Phi công Thương mại, Viện Hàng không tại Washington D.C, Hoa Kỳ.
Mẹ của cô là một nữ tiếp viên hàng không của Cathay Pacific, vì bà rất thích ngành hàng không. Fah đã đủ điều kiện vào Học viện Hàng không và cô là 1 trong 2 người con gái có khả năng vượt qua kỳ thi phi công thương mại.
Fah gia nhập làng giải trí vào năm 13 tuổi và cô hoạt động tại Channel 3. Cô đã là host của một chương trình dành cho trẻ em vào năm 15 tuổi. Fah ra mắt với tư cách là diễn viên qua vai phụ Duangkae trong phim "Petch Klang Fai" (2017).
Năm 2019, cô tham gia diễn xuất phim chiếu rạp "Khun Phan Begins" với vai chính đầu tiên cùng với Mario Maurer.
Năm 2021, Fah trở thành diễn viên trực thuộc tại GMMTV.Sau khi trở thành diễn viên tại GMMTV, Fah có vai chính trong Nabi, My Stepdarling (2021) cùng Way-Ar Sangngern (Joss) và An Eye for an Eye với Perawat Sangpotirat (Krist). |
Cookie Run (Hangul: 쿠키런; RR: "Kukileon", cách điệu theo kiểu CamelCase) là một loạt trò chơi chạy bất tận trực tuyến trên thiết bị di động được phát triển bởi Devsisters. Được lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian cổ điển "người đàn ông bánh gừng", các trò chơi lấy bối cảnh trong thế giới của những chiếc bánh quy gừng có ý thức được một phù thủy đưa vào lò nướng và từ đó thoát khỏi nanh vuốt tà ác của mụ. Mỗi trò chơi đều có một cơ chế cho phép các cookie chạy để kiếm điểm và vật phẩm, vượt qua chướng ngại vật và chiến đấu hoặc trốn thoát khỏi kẻ thù. Các trò chơi hiện đang có sẵn trên các thiết bị iOS và Android.
"Cookie Run" là một loạt trò chơi chạy trực tuyến trên thiết bị di động liên quan đến việc chiến đấu để đạt đến "mục tiêu cuối cùng", với trò chơi ban đầu là "Cookie Run: OvenBreak", với bộ sưu tập cookie ngày càng mở rộng, hỗ trợ thú cưng, và các kho báu giá trị, chúng sẽ cho người chơi tổng số điểm khác nhau tùy thuộc vào đội hình được sử dụng. Mỗi trò chơi đều dựa trên mô hình "freemium" - cung cấp trò chơi cơ bản miễn phí đồng thời khuyến khích người chơi trả một số tiền nhỏ hơn cho các vật phẩm hoặc khả năng ảo trong trò chơi.
"OvenBreak" được phát hành vào ngày 15 tháng 6 năm 2009. Kể từ khi phát hành, nó đã được cập nhật lên OvenBreak 2 vào ngày 11 tháng 12 năm 2012, nhưng vào ngày 11 tháng 12 năm 2013, đã bất ngờ thông báo rằng trò chơi sẽ bị xóa khỏi App Store. Một tựa game riêng biệt, OvenBreak Infinity, cũng được phát hành vào tháng 9 năm 2009. Vào cuối năm 2010, "OvenBreak Infinity" đứng đầu trong danh mục "Ứng dụng miễn phí hàng đầu" trên Apple App Store.
Vào mùa hè năm 2012, Skittles đã tích hợp thương hiệu của mình vào "OvenBreak" như một phần của chương trình tài trợ thông qua chế độ chơi mới, trong đó có hình ảnh thương hiệu Skittles trong lối chơi và màn hình chính của nó.
"Cookie Run" (LINE và Kakao).
"Cookie Run" ban đầu được phát hành cho KakaoTalk vào ngày 2 tháng 4 năm 2013. Đây là trò chơi đầu tiên của Devsisters dưới IP "Cookie Run". Sau đó nó được phát hành cho LINE vào ngày 29 tháng 1 năm 2014 và trò chơi đã có hơn 114 triệu lượt tải xuống.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2018, phiên bản LINE của "Cookie Run" đã ngừng hoạt động và hiện đã bị xóa khỏi Cửa hàng Google Play và App Store.
"Cookie Run: OvenBreak" được phát hành toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc) vào ngày 27 tháng 10 năm 2016. Trò chơi ban đầu có tên là "'Cookie Run 2"' khi Devsisters tiết lộ việc phát triển phần tiếp theo của "Cookie Run" vào tháng 4 năm 2015, dự kiến ra mắt trên toàn cầu vào nửa cuối năm đó. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2016, trò chơi được phát hành dưới dạng thử nghiệm, với cái tên hiện tại, ở Canada, Úc, Hồng Kông, Philippines, Hà Lan và Thụy Điển trên cả Apple App Store và Google Play.
Vào cuối tháng 11 năm 2018, "Cookie Run: OvenBreak" và Devsisters đã hợp tác với Sanrio để tổ chức sự kiện Hello Kitty từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 19 tháng 12.
"Cookie Run: Kingdom" được phát hành vào ngày 19 tháng 1 năm 2021 trên toàn thế giới và có bản phát hành chính thức bằng tiếng Anh vào ngày 8 tháng 10 năm 2021. Không giống như các trò chơi trước, "Cookie Run: Kingdom" diễn ra trong một vũ trụ thay thế và là sự kết hợp giữa game nhập vai sưu tầm và một trò chơi xây dựng vương quốc xã hội. Trò chơi hiện bao gồm một số lượng lớn các Cookie độc quyền và hơn 200 màn chơi cốt truyện chính. Trò chơi kể câu chuyện về các Cookie làm quen với cuộc sống mới ở Vương quốc mới sau khi trốn thoát khỏi mụ phù thủy. Họ đã làm cho chúng trở nên sống động và có một câu chuyện bao quát về những chiếc bánh quy được đặt ra trong chuyến thám hiểm nhằm khám phá lại các Vương quốc Cổ đại đã mất, trước khi Dark Enchantress Cookie chiếm hữu chúng.
"Cookie Run: Kingdom" hợp tác với KFC cho ra combo "Cookie Run: Kingdom x KFC" cho đến ngày 8 tháng 2 năm 2021. Cuối tháng 9 năm 2021, trò chơi có sự hợp tác với Sega để tổ chức sự kiện crossover với "Sonic the Hedgehog" cho đến ngày 16 tháng 10 năm 2021. Vào tháng 10 năm 2021, trò chơi đã tăng mức độ phổ biến đột ngột do các video lan truyền trên TikTok, cũng như việc những người chơi "Genshin Impact" trước đây đã bỏ trò chơi, do cách xử lý gây tranh cãi của trò chơi này trong lễ kỷ niệm năm đầu tiên ra mắt. Vào ngày 28 tháng 7 năm 2022, Cookie Run: Kingdom hợp tác với Disney để thực hiện một bản cập nhật crossover với Chuột Mickey, những người bạn của anh ấy và một số công chúa Disney.
"Cookie Run: OvenSmash" là một trò chơi sắp ra mắt. Những ý tưởng ban đầu về trò chơi đã được Devsisters tiết lộ, bao gồm một số nhân vật của "OvenBreak" . Đây là trò chơi đầu tiên được hiển thị hoàn toàn bằng đồ họa 3D.
"Cookie Wars" là một trò chơi phụ dựa trên cốt truyện của các trò chơi "Cookie Run" trước đó. Đây là một trò chơi chiến lược trên thiết bị di động đang trong giai đoạn thử nghiệm kín, với khoảng 10.000 người dùng thử nghiệm trò chơi từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 4.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 2018, trò chơi đã được ra mắt thử nghiệm tại ba quốc gia là Thái Lan, Hồng Kông và Canada. Nó được phát hành trên toàn cầu vào ngày 23 tháng 8 năm 2018. Vào ngày 15 tháng 4 năm 2020, Devsisters thông báo rằng "Cookie Wars" sẽ đóng cửa trò chơi vào tháng tiếp theo sau đó.
Cookie Run: Puzzle World.
"Cookie Run: Puzzle World" (tên trước đây là "Cookie Run: JellyPop" và "Hello!" "Brave Cookies") là một trò chơi giải đố ghép ba của Devsisters. Trò chơi được soft-launch vào tháng 5 năm 2019 và được giới thiệu tới người dùng quốc tế trước tiên để nhận được phản hồi. Sau đó nó đã được phát hành chính thức vào tháng 1 năm 2020 trên toàn thế giới.
"Cookie Run: Puzzle World" đã trải qua một số lần thay đổi tên kể từ khi phát hành phiên bản beta. Tên hiện tại được thông qua vào ngày 26 tháng 7 năm 2020.
Toàn bộ loạt "Cookie Run" đã nhận được thành công trong nước và quốc tế. "OvenBreak" ban đầu đã được tải xuống hơn 10 triệu lần và được xếp hạng là ứng dụng miễn phí phổ biến nhất trên App Store ở 20 quốc gia vào năm 2012. "Cookie Run" cho LINE đã xếp thứ 1 ở Thái Lan và thứ 4 ở Đài Loan về doanh số bán hàng trong năm 2014, đồng thời có hơn 2,9 triệu người dùng hàng ngày trên "KakaoTalk" tại Hàn Quốc vào năm 2013. "Cookie Run: OvenBreak" đã lọt vào danh sách "Best of 2017" của Apple cho 10 trò chơi iPhone và iPad miễn phí được tải xuống nhiều nhất. Trò chơi cũng nằm trong top 20 trò chơi iPhone miễn phí hàng đầu năm 2017 ở Đông Nam Á. "Cookie Run: Kingdom" đã giành được Giải thưởng lớn của Giải thưởng trò chơi Hàn Quốc năm 2021 với Giải thưởng Trò chơi hay nhất của năm và Giải thưởng Nhân vật của năm. Trong Trò chơi hay nhất năm 2021 của Google Play dành cho Hàn Quốc, "Cookie Run" đã được chọn là trò chơi chiến thắng cho Trò chơi hay nhất của năm và Sự lựa chọn của người dùng năm 2021. Ở Hàn Quốc và Thái Lan, nó giành giải Cạnh tranh tốt nhất; và ở Hồng Kông và Đài Loan, Người thay đổi trò chơi hay nhất. Năm 2022, "Cookie Run: Kingdom" đã giành được giải thưởng Pocket Gamer People's Choice. |
Mũi ben Sakka (chữ Anh: "Ras ben Sakka"), là điểm cực bắc của lục địa châu Phi, cũng là điểm cực bắc của Tunisia, nằm ở toạ độ 9°45′17″ kinh đông, 37°20′49″ vĩ bắc, cách Bizerte 15 kilômét, cách hồ Ichkeul - di sản thế giới, 22 kilômét về phía đông bắc, mặt phía nam tựa vào lục địa châu Phi, mặt phía bắc nhìn ra đảo Sardin thuộc Ý.
Lục địa châu Phi từ bắc chí nam dài tổng cộng 8.100 kilômét, phía nam bắt đầu từ mũi Agulhas của Nam Phi (34°49′42″ vĩ nam, 20°00′33″ kinh đông), phía bắc đến mũi ben Sakka của Tunisia (37°20′49″ vĩ bắc, 9°45′17″ kinh đông), từ đông sang tây dài tổng cộng 7.500 kilômét, phía đông từ mũi Hafun của Somalia (10°25′0″ vĩ bắc, 51°16′0″ kinh đông), phía tây đến mũi Vert của Senegal (14°44′41″ vĩ bắc, 17°31′13″ kinh tây).
Mũi ben Sakka cách mũi Blanc - một mũi đất khác, 950 mét về phía tây. Mũi Blanc thường hay bị hiểu lầm là điểm cực bắc của châu Phi. Trên thực tế mũi ben Sakka xa hơn 30 mét về phía bắc so với mũi Blanc. |
Sân vận động El Sadar
Sân vận động El Sadar ([el saˈðaɾ]; được gọi là "Sân vận động Reyno de Navarra" từ năm 2005 đến 2011, [ˈrejno ðe naˈβara]) là một sân vận động bóng đá ở Pamplona, Navarre, Tây Ban Nha. Sân có sức chứa 23.516 người. Nó được xây dựng vào năm 1967 và là sân nhà của Osasuna. Nó hiện được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. |
iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max là điện thoại thông minh được thiết kế và tiếp thị bởi Apple Inc. Nói sẽ kế nhiệm iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Việc phát hành của họ được công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 2023, cùng với 15 và 15 Plus.
Nhiều tin đồn cho rằng iPhone 15 Pro Max có thể được đổi tên thành iPhone 15 Ultra kể từ khi Apple giới thiệu Apple Watch Ultra. Vào ngày 8 tháng 9 năm 2023, Apple xác nhận rằng họ sẽ vẫn giữ tên "Pro Max" cho biến thể 15 Pro 6,7 inch lớn hơn, thay vì gọi đây là "Ultra".
Thông số kỹ thuật.
Giống như iPhone 15 và 15 Plus, 15 Pro và Pro Max giới thiệu USB-C cho dòng iPhone. Đầu nối này được Ủy ban Châu Âu bắt buộc phải sử dụng trên tất cả các thiết bị, bao gồm cả iPhone, theo Chỉ thị (EU) 2022/2380 vào năm 2022. Trước đó, iPad Pro thế hệ thứ ba, phát hành năm 2018, đã giới thiệu USB-C cho thiết bị cầm tay của Apple thiết bị. Nhà phân tích Ming-Chi Kuo của Apple tuyên bố rằng Apple sẽ loại bỏ đầu nối Lightning độc quyền của mình vào năm 2023. Vào tháng 10 năm 2022, Apple xác nhận sẽ tuân thủ các quy định của Liên minh Châu Âu.
iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ có các màu titan tự nhiên, titan xanh, titan trắng và titan đen.
Tốc độ sạc và truyền.
iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ sử dụng USB-C với tốc độ truyền USB 3.1 (ước tính lên tới 10Gbps / 1,25GBps), một cải tiến so với các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 15/15 Plus tiêu chuẩn chỉ có tốc độ truyền USB 2.0 transfer speeds (ước tính lên tới 480 Mbps / 60MBps).
Tất cả các mẫu iPhone 15 đều hỗ trợ Chế độ thay thế DisplayPort qua đầu ra video USB-C với độ phân giải 4K HDR.
Các mẫu iPhone trước đây (từ iPhone 5 đến iPhone 14) có độ phân giải được hỗ trợ tối đa là 1600 x 900 (thấp hơn một chút so với 1080p) với Bộ chuyển đổi AV kỹ thuật số Lightning do hạn chế kỹ thuật của đầu nối Lightning.
iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sử dụng nút Action, thay thế nút tắt tiếng. Người dùng có thể cấu hình nút Action.
iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max sẽ ra mắt cùng với iOS 17. |
Sân bóng đá Vallecas
Sân bóng đá Vallecas (ban đầu là Sân vận động Vallecas mới và trước đây là Sân vận động Teresa Rivero) là một sân vận động bóng đá ở quận Puente de Vallecas của Madrid, Tây Ban Nha. Sân hiện đang tổ chức các trận đấu bóng đá và là sân nhà của câu lạc bộ Rayo Vallecano. Sân có sức chứa 14.708 khán giả và được khai trương vào ngày 10 tháng 5 năm 1976. Nó được xây dựng từ năm 1972 đến năm 1976, còn được biết đến với cái tên "Sân bóng đá Vallecas" và "Sân vận động Puente de Vallecas". |
Thanh tra quân đội (Đế quốc Đức)
Thanh tra quân đội là một cơ quan quân sự trên cấp quân đoàn trong Lục quân Đế quốc Đức. Trong thời bình, nhiệm vụ thanh tra quân đội chỉ là giám sát các quân đoàn trực thuộc. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914–1918), tất cả các thanh tra quân đội đều được chuyển thành các Bộ Tổng tham mưu Lục quân (1871-1918) do được tổng động viên.
Với sự ra đời của Luật quân sự Đế chế (Reichs-Militärgesetzes) ngày 2 tháng 5 năm 1874, một khuôn khổ ràng buộc cho hệ thống quân sự toàn Đức đã được thiết lập lần đầu tiên cho Đế quốc Đức mới được thành lập ba năm trước đó. Việc thành lập các cơ quan thanh tra quân đội đã được quy định tại mục 2 và 3, trong đó việc thành lập thanh tra quân đội đã được ban hành. Trong trường hợp có chiến tranh, các thanh tra quân đội phải nắm quyền lãnh đạo các Tập đoàn quân được thành lập. Nhưng trong thời bình, họ không có thẩm quyền đối với các tướng lãnh dưới quyền. Tuy nhiên, vì họ phải kiểm tra các đơn vị của mình nên trong thời bình họ được phép tìm hiểu về đội quân mà họ có thể phải lãnh đạo trong chiến tranh. |
Solihin Gautama Purwanegara (sinh ngày 21 tháng 7 năm 1926) là một cựu sĩ quan quân đội và chính trị gia người Indonesia, ông giữ chức thống đốc Tây Java từ năm 1970 đến năm 1975. Khi còn là sinh viên, ông gia nhập Lục quân Indonesia trong cuộc cách mạng dân tộc. Sau khi Indonesia công nhận chủ quyền vào năm 1949, ông phục vụ trong Quân khu Siliwangi trước khi gia nhập Quân khu Hasanuddin và sau đó trở thành tư lệnh quân khu này. Ông được bổ nhiệm giữ chức thống đốc Tây Java vào năm 1970, nhưng do bất đồng về chính sách với chính quyền trung ương nên ông chỉ đảm nhận một nhiệm kỳ. Ông vẫn hoạt động chính trị sau chức thống đốc, trở thành cố vấn cho Tổng thống Suharto đến năm 1993. Ông gia nhập PDI-P một thời gian ngắn sau khi Suharto sụp đổ, và hoạt động trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Joko Widodo.
Đầu đời và học vấn.
Solihin Gautama Purwanegara sinh ngày 21 tháng 7 năm 1926, tại Tasikmalaya, Preanger, Đông Ấn Hà Lan (nay là Tây Java, Indonesia). Ông là con trai của Abdulgani Poerwanegara, một công chức trong chính quyền thuộc địa từng làm việc ở Bandung, Garut và Siti Ningrum. Ông học tại trường tiểu học thuộc địa (ELS) và hai năm tại trường sơ đẳng nâng cấp (MULO).
Cách mạng Dân tộc Indonesia xảy ra lúc Solihin học trung học và ông gia nhập Lực lượng vũ trang Indonesia; ông tham gia kỳ thi cuối kỳ trong quân phục chiến đấu. Ông đấu tranh chống lại Đảng Cộng sản Indonesia sau Vụ Madiun năm 1948. Sau đó, ông tham gia các hoạt động chống lại cuộc nổi loạn Hồi giáo Darul ở Tây Java. Lúc đầu, ông được phân công đến #đổi ở Tây Java, cùng nhiệm vụ ở Bangka khi là tư lệnh tiểu đoàn từ năm 1951 đến năm 1953. Ông học tại Đại học Chỉ huy và Tổng tham mưu Lục quân Indonesia từ năm 1953 đến năm 1954, giảng dạy tại trường từ năm 1954 đến năm 1956, và sau đó tham gia khóa học một năm tại Hoa Kỳ.
Sau khi hoàn thành việc học, ông trở lại Quân khu Siliwangi và phục vụ đến năm 1964. Ông sau đó chuyển đến #đổi ở Nam Sulawesi, tham gia các hoạt động chống lại nhánh Hồi giáo Darul của #đổi . Ông trở thành tư lệnh Quân khu Hasanuddin vào năm 1965. Theo một giai thoại được kể lại trong tiểu sử của người tiền nhiệm #đổi , Solihin đã ngủ trong một nghi lễ thì Jusuf bất ngờ chỉ định Solihin là người kế nhiệm, và sĩ quan phụ tá của Solihin phải đánh thức ông để báo cho biết về việc này. Ông được bổ nhiệm giữ chức thống đốc bộ phận lục quân của Học viện Lực lượng Vũ trang Indonesia ("AKABRI Bagian Darat") vào ngày 15 tháng 7 năm 1968. Quân hàm cuối cùng của ông trong quân đội là trung tướng.
Solihin nhậm chức thống đốc Tây Java vào năm 1970. Cấp phó của ông Nasuhi, từng là cấp trên của Solihin trong lực lượng vũ trang trong cuộc cách mạng – Nasuhi là người chỉ huy tiểu đoàn và Solihin là chỉ huy đại đội trong tiểu đoàn. Theo Solihin kể lại, ông sau đó được thống đốc Ali Sadikin mời đến Jakarta. Trong chuyến thăm của Solihin tới Jakarta, Ali ghi nhận khu vực Tây Java tiếp giáp Jakarta chậm phát triển và cho rằng tỉnh này nên nhượng lại khu vực biên giới cho Jakarta để được phát triển tốt hơn. Solihin cho biết ông thấy khó chịu với điều này và do đó tập trung chú ý vào các khu vực trên – đặc biệt là Tangerang, Bekasi và Puncak phát triển đối với ngành dệt may, xi măng và du lịch.
Trái với thông lệ tiêu chuẩn của chính phủ Indonesia vào thời điểm đó là trực tiếp bầu chọn các viên chức hành chính cấp thấp, Solihin cho phép địa phương nhiều tự chủ trong việc bầu chọn chức nhiếp chính trong nhiệm kỳ, ngoài ra cho phép chính quyền địa phương kiểm soát doanh thu từ thuế. Ông tư nhân hóa các công ty đại chúng và tài sản thất thoát, như đất nông nghiệp không canh tác. Vì bất đồng về chính sách này của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Amir Machmud, Solihin không đảm nhận nhiệm kỳ thứ hai và chức thống đốc của ông kết thúc vào năm 1975.
Sự nghiệp sau đó.
Sau nhiệm kỳ thống đốc, Solihin nghỉ hưu tại một khu đất nông nghiệp nông thôn, cho đến khi được bổ nhiệm làm Thư ký Tổng thống về Kiểm soát Hoạt động Phát triển vào năm 1977. Ông giữ chức vụ này đến năm 1993, sau đó gia nhập Hội đồng Cố vấn Tối cao và trở thành chủ tịch ủy viên hội đồng tại một doanh nghiệp liên doanh giữa hai công ty thuộc sở hữu nhà nước. Ông gia nhập PDI-P ngay sau khi Suharto sụp đổ và trở thành đại biểu của Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR) với tư cách là người đại diện khu vực, nhưng ông rời khỏi PDI-P do bất đồng về sửa đổi Hiến pháp Indonesia. Với tư cách là đại biểu MPR, ông phản đối việc thành lập một ủy ban đặc biệt để kiểm toán tài sản cá nhân của các viên chức chính phủ, cho rằng ủy ban này sẽ kém hiệu quả và lãng phí tài chính. Ủy ban đã tố cáo Solihin với cảnh sát do ông từ chối đệ trình bản định giá tài sản cá nhân. Từ năm 2000 đến năm 2004, Solihin đi vận động đề án bình thường hóa bờ sông Ci Tanduy, cùng với Susi Pudjiastuti sau này trở thành bộ trưởng.
Solihin được các chính trị gia cấp cao đến thăm sau khi nghỉ hưu, gồm Susilo Bambang Yudhoyono và Joko Widodo trước chiến dịch tranh cử tổng thống của họ vào năm 2004 và 2014. Solihin công khai ủng hộ Widodo tranh cử thành công với tư cách tổng thống trong hai cuộc bầu cử năm 2014 và 2019, ông là cố vấn cho nhóm vận động tranh cử của Widodo vào năm 2019. Năm 2017, Solihin nhập viện do bị đột quỵ nhẹ, Tổng thống Joko Widodo đã đến thăm ông. Widodo đến thăm ông một lần nữa vào năm 2018. Solihin bị nhiễm COVID-19 vào năm 2021, và một trò lừa bịp lan truyền trên phương tiện truyền thông đưa tin về cái chết của ông. |
Vụ hỏa hoạn chung cư mini ở Khương Hạ 2023
Vụ hỏa hoạn chung cư mini ở Khương Hạ xảy ra ở tòa chung cư mini số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam vào tối ngày 12 tháng 9 năm 2023. Vụ hỏa hoạn đã làm ít nhất 56 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Đây là vụ cháy có số người thương vong lớn nhất tại Việt Nam kể từ vụ hỏa hoạn Trung tâm Thương mại Quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2002.
Vụ cháy bắt đầu vào khoảng 23:00 ngày 12 tháng 9, đường dây dẫn vào ắc quy của một xe máy tay ga (sử dụng xăng) bị chập mạch, từ chiếc xe ga được đặt giáp tường phía Nam tầng 1, lửa lan vào khu vực cáp điện và các hộp công tơ điện lắp trên tường tầng một, cùng với nhiều xe máy, xe điện trong tầng giữ xe của chung cư. Lửa bắt đầu bùng lên và lan sang nhiều phương tiện khác từ tầng một của tòa nhà, tràn ra ngoài ô thoáng. Ngôi nhà cháy rộng gần 200 m², được xây kiểu ống với một mặt tiền là lối thoát hiểm, ba mặt khác giáp với nhà dân, được chia làm 45 phòng trọ và đa số các phòng đều có người ở. Mười phút sau vụ hỏa hoạn, khoảng 15 xe cứu hỏa cùng 100 cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã tới hiện trường. Do nhà nằm sâu trong ngõ nên xe cứu hỏa phải đỗ ngoài phố Khương Hạ, dẫn vòi rồng vào trong.
Vụ cháy được kiểm soát lúc 1:00 ngày 13 tháng 9 nhưng bên trong vẫn còn rất nhiều khói, gần 50 lượt xe cứu hỏa liên tục tiếp nước, phun vòi rồng vào nhiều phía của ngôi nhà. Một tốp cảnh sát khác dùng thang dây, tiếp cận qua các ô thoáng để vào các phòng soi đèn tìm kiếm nạn nhân. Các nạn nhân sau đó đã được đưa đến nhiều bệnh viện lớn của Hà Nội, bao gồm có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Y Hà Nội và Bệnh viện Bưu điện. Các nạn nhân thiệt mạng phần lớn đều bị ngạt thở hoặc bị thương do nhảy khỏi tòa nhà từ các tầng cao.
Có ít nhất 150 người trong tòa nhà vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn. Tổng cộng có 56 người thiệt mạng, trong đó có 19 người tử vong ngoại viện hoặc khi đang được điều trị tại bệnh viện và 37 người bị thương, hơn 100 người mắc kẹt đã được cứu. Trong số những người thiệt mạng trong vụ cháy có 10 trẻ em. Có một trẻ được thả từ tầng cao xuống để được thoát khỏi ngọn lửa. Nhiều người bị thương sau khi nhảy lên các mái nhà lân cận hoặc nhảy từ cửa sổ xuống để thoát khỏi đám cháy.
"Căn hộ quá kín, không có lối thoát nên nạn nhân không thể thoát ra ngoài, tôi nghe thấy rất nhiều tiếng kêu cứu nhưng chúng tôi không thể giúp được gì nhiều"
– Chị Hoa, một người phụ nữ sống lân cận
Vào 00:15 sáng ngày 13 tháng 9 năm 2023, sau khi phá khóa cửa, cảnh sát tiếp cận một số phòng tầng thấp, đưa 2 em bé và 3 người lớn trong tình trạng ngất xỉu ra ngoài. Tất cả được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai cách đó khoảng 5 km. Đến 1:50, nạn nhân thứ sáu là một cháu bé được đưa ra ngoài. Công tác cứu hộ dự kiến còn kéo dài do chung cư mini quá nhiều phòng, mỗi phòng nhỏ lại có nhiều người, chứa nhiều đồ đạc. Đến 5:00, theo thống kê sơ bộ, đã thực hiện cứu hộ thành công trên 70 người dân, đưa đi cấp cứu 54 người, trong đó có hơn 30 người đã tử vong. Đến 9:00, chính quyền quận Thanh Xuân thông báo cứu được 70 người, đưa 54 người đi cấp cứu.
Đến 12:00, 5 bệnh viện lớn gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bưu điện đã công bố tiếp nhận 49 người, trong đó 10 ca tử vong ngoại viện, 4 ca nhẹ đã được cho xuất viện ngay, 35 bệnh nhân đang điều trị. Ngoài ra, nhiều nạn nhân thiệt mạng khác đã được Trung tâm 115 Hà Nội chuyển thẳng từ hiện trường đến nhà xác Bệnh viện Quân y 103.
Sáng ngày 13 tháng 9, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ cho biết bệnh viện đang điều trị 24 bệnh nhân, gồm 7 bệnh nhi, còn lại là người lớn đã được đưa vào ba khoa là Cấp cứu A9, Trung tâm Nhi và khoa Chống độc. Hơn 10 ca điều trị hồi sức tích cực, trong đó ba ca nguy kịch. Có hai nhóm tổn thương là ngạt khí và chấn thương do nạn nhân nhảy từ trên cao xuống thoát nạn. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa tiếp nhận 5 nạn nhân, trong đó một ca tử vong trước khi đến viện. 4 bệnh nhân còn lại có ba ca được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, gồm một người bị xẹp đốt sống do ngã cao và hai mẹ con bị ngạt khói. Như vậy, bệnh viện chỉ còn cấp cứu một nạn nhân. Ngoài ra, bệnh viện đã tiếp nhận ba thi thể, đưa vào nhà đại thể. Tổng cộng, 4 trường hợp tử vong đang ở nhà đại thể bệnh viện Đống Đa, trong đó có hai trẻ em.
Tám nạn nhân cũng được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trong đó có 4 người tử vong ngoại viện, gồm có hai phụ nữ và hai trẻ khoảng 4–6 tuổi. Ngoài ra, 4 trường hợp đang điều trị gồm hai bố con và hai anh em, bị thương nhẹ nhưng tinh thần hoảng loạn. Hai bố con điều trị tại Cấp cứu ngoại, khó thở nhẹ, bị thương ở tay, bác sĩ đang xử lý khâu. Hai trường hợp còn lại khó thở do hít khí trong vụ cháy, bị loạn mạch, được hỗ trợ thở oxy, điều trị ở khoa Tim mạch. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận 7 nạn nhân, trong đó một tử vong, một bị đa chấn thương đã được phẫu thuật ngay, một đang theo dõi, 4 người bị thương nhẹ đã được ra viện. Như vậy, hiện bệnh viện chỉ còn điều trị hai bệnh nhân. Hai nạn nhân đã được đưa vào Bệnh viện Bưu Điện, trong đó một trẻ được xác định tử vong ngoại viện, ca còn lại là người lớn và sức khỏe đã khả quan hơn.
Chiều ngày 13 tháng 9, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông báo hỗ trợ 37 triệu đồng mỗi nạn nhân tử vong, 12,4 triệu đồng với người bị thương trong vụ cháy, trẻ em tử vong được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng từ Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố, trẻ em bị thương phải điều trị tại bệnh viện được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng. Thành phố cũng trợ giúp sinh viên, công nhân, người lao động thuê hoặc ở ghép tại căn hộ mỗi người 1,5 triệu đồng/tháng, trong 6 tháng. Người bị thương trong vụ hỏa hoạn phải điều trị tại bệnh viện được hỗ trợ toàn bộ chi phí. Gia đình có trẻ đi học được hỗ trợ 5 triệu đồng mua sách vở, đồ dùng học tập.
Đến 17:00 ngày 18 tháng 9, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, địa phương đã ủng hộ hơn 68 tỷ đồng cho nạn nhân vụ hỏa hoạn. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp của Hà Nội dừng tiếp nhận hỗ trợ vào ngày 16 tháng 10 với số tiền hơn 130 tỉ đồng.
Sáng ngày 14 tháng 9 tại một hội nghị của chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo chính phủ cùng các đại biểu đã đứng nghiêm, cúi đầu, dành phút mặc niệm, tưởng nhớ các nạn nhân vụ chung cư mini tại Hà Nội và lũ quét tại Lào Cai. Tối ngày 14 tháng 9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thành phố dừng hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và tổ chức mặc niệm nạn nhân tử vong trong vụ cháy. Thời gian tạm dừng các hoạt động này từ ngày 14 tháng 9 đến hết ngày 17 tháng 9. Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết sẽ dừng mọi hoạt động vui chơi, văn nghệ tại không gian đi bộ Hồ Gươm cuối tuần này. Quận Ba Đình thông báo lùi giải chạy theo kế hoạch vào sáng 15 tháng 9 sang ngày khác. Nhiều quận huyện yêu cầu dừng hoạt động thể dục thể thao tại các cơ sở giáo dục. Các công sở, trường học ở Hà Nội dành một phút mặc niệm nạn nhân tử vong vào sáng ngày 18 tháng 9.
Theo giấy phép xây dựng của quận Thanh Xuân cấp tháng 3 năm 2015, tòa nhà chỉ được phép xây nhà ở riêng lẻ 6 tầng, nhưng chủ đầu tư đã xây 10 tầng, chia thành 45 căn hộ để bán.
Ông Nghiêm Quang Minh, 44 tuổi, thường trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy. Chiều ngày 13 tháng 9 năm 2023, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hà Nội đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng với ông Minh về tội Vi phạm quy định về Phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ Luật Hình sự (các quyết định và Lệnh bắt bị can đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố phê chuẩn). Cảnh sát mở một cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên nhân vụ cháy. Các nhân chứng cho biết đám cháy bắt đầu từ khu để xe của tòa nhà chung cư, nơi chứa đầy xe máy vào thời điểm đám cháy bắt đầu.
Ngày 15 tháng 9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có văn bản yêu cầu kiểm tra, xem xét, xử lý theo quy định khi có dấu hiệu vi phạm với các tổ chức Đảng, đảng viên bao gồm Ban Thường vụ Quận ủy Thanh Xuân; Đảng ủy Công an quận Thanh Xuân và Đảng ủy phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong hai nhiệm kỳ lần lượt 2015–2020 và 2020–2025 do có liên quan đến những sai phạm nghiêm trọng về xây dựng và luật phòng cháy, chữa cháy.
Ngày 20 tháng 9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội thông báo nguyên nhân gây cháy do "chập mạch điện đường dây dẫn điện tại khu vực của bình ắc quy" nằm ở phần đầu của chiếc xe máy tay ga.
12 giờ 30 phút ngày 13 tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đến hiện trường vụ cháy. Thủ tướng vào trong chung cư mini, đi cầu thang bộ lên tầng ba kiểm tra, sau đó nghe báo cáo của cơ quan chức năng. Ông đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân và tuyên bố rằng chính phủ sẽ trang trải mọi chi phí điều trị cho những người liên quan. Ông cũng kêu gọi các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy nghiêm ngặt hơn tại các chung cư mini và khu dân cư đông dân. Sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, lãnh đạo và công an thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân đã tới, chỉ đạo các phương án cứu hộ cứu nạn.
Chiều ngày 14 tháng 9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi thư thăm hỏi gửi đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố sau vụ hỏa hoạn.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Phạm Minh Chính, bày tỏ đau buồn khi nhận được tin về vụ hỏa hoạn, gửi lời thăm hỏi và lời chia buồn sâu sắc tới Thủ tướng, gia đình các nạn nhân cũng như nhân dân Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev gửi điện, thư chia buồn đến Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet gửi tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, các nạn nhân và gia đình lời chia buồn sâu sắc; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ sớm vượt qua những thời khắc đau thương này. Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã gửi thư thăm hỏi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Thay mặt Chính phủ Mỹ và Đại sứ quán tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã gửi lời chia buồn tới gia đình nạn nhân vụ cháy chung cư nghiêm trọng tại phố Khương Hạ. |
Chuyến thăm Việt Nam của Joe Biden 2023
Vào ngày 10 tháng 9 năm 2023, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có chuyến thăm đến Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Chuyến thăm được báo chí hai nước ca ngợi là "thời khắc lịch sử" giữa hai quốc gia khi chính thức nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, mức cao nhất trong quan hệ song phương của Việt Nam. Đây đồng thời cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ kể từ khi nhậm chức vào năm 2021 và cũng là chuyến thăm đầu tiên mà một Tổng thống Hoa Kỳ đến sau khi nhận được lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam hiện được coi là một đồng minh tiềm năng của Hoa Kỳ, đặc biệt trong bối cảnh địa chính trị liên quan đến các tranh chấp ở biển Đông và ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc đã từng có một cuộc xung đột ngắn vào năm 1979 cho đến khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1990. Mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên tồi tệ khi Bắc Kinh di chuyển một giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền hồi năm 2014. Mặc dù được ví von là "đồng chí" hay "anh em" nhưng với 1.000 năm là thuộc địa của Trung Quốc, việc này đã khiến Việt Nam vô cùng cảnh giác trước quốc gia này. Những điều này đã thúc đẩy việc chính phủ Việt Nam cần một đối tác đối trọng với Trung Quốc.
Vào ngày 25 tháng 7 năm 2013, tại Nhà Trắng, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có một cuộc trao đổi và chính thức nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên mức Đối tác toàn diện dựa trên các nguyên tắc tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đến tháng 7 năm 2015, Hoa Kỳ đã đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ. Trong những năm 2020, các tập đoàn công nghệ lớn như Dell, Google, Microsoft và Apple đã có xu hướng dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đang xem quốc gia này là một thị trường hứa hẹn về vũ khí và thiết bị quân sự khi Hà Nội đang cố gắng thoát khỏi sự lệ thuộc vào Nga. Việt Nam hiện cũng đang có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai sau Trung Quốc. Ngoài ra, năm 2023, cũng là năm kỷ niệm 10 năm hai quốc gia trở thành Đối tác toàn diện và đồng thời gần 30 năm đặt mốc quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong chuyến thăm đến Việt Nam vào tháng 4 năm 2023, Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói thêm về việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước có thể sẽ xảy ra "trong những tuần và tháng tới".
Chuyến thăm Việt Nam.
Vào lúc 16 giờ ngày 10 tháng 9 theo giờ Việt Nam, máy bay Không lực Một số hiệu 2900 chở Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hạ cánh tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ngoài Tổng thống Hoa Kỳ, chuyến bay còn có những quan chức cấp cao như Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan, Đặc phái viên về Khí hậu của Tổng thống John Kerry và Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Kritenbrink. Sau đó, Tổng thống Hoa Kỳ được đưa đến Phủ Chủ tịch để tham dự lễ đón chính thức theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia được chủ trì bởi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Lễ đón kết thúc, hai nhà lãnh đạo được đưa về Văn phòng Trung ương Đảng tiến hành hội đàm. Trong chuyến thăm, ông được sắp xếp ở tại khách sạn Marriott quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Sau khi kết thúc buổi hội đàm, vào tối ngày 10 tháng 9, Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức có Tuyên bố chung nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây được xem là cấp độ quan hệ cao nhất của Việt Nam, ngang mức với các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới xác lập và duy trì Đối tác chiến lược toàn diện cùng lúc với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.
Trong ngày thứ hai đến Việt Nam, tức vào ngày 11 tháng 9, Tổng thống Hoa Kỳ và có buổi gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hội nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ về Đổi mới sáng tạo và đầu tư. Đến trưa, ông Biden đã có buổi chiêu đãi cấp Nhà nước cùng với Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng. Trong cuộc gặp gỡ, Tổng thống Joe Biden đã có đề nghị mời Chủ tịch nước Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC diễn ra vào tháng 11 năm 2023 tại San Francisco và đã được phía Việt Nam đồng ý tham dự. Đồng thời, cả hai đã có buổi trao đổi thảo luận về quan hệ kinh doanh, kinh tế và tham vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Ngoài ra, đến chiều, Tổng thống Biden đã có buổi hội kiến cùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Cũng trong ngày thứ hai, nhiều đối tác công nghệ của Hoa Kỳ như Google, Intel, Amkor Technology, Marvell, GlobalFoundries và Boeing đã có buổi gặp gỡ với nhiều CEO công nghệ Việt Nam cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Washington được cho rằng đang mong muốn Việt Nam trở thành một phần trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn của thế giới.
Khi được hỏi về chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo Hoa Kỳ không nên lợi dụng mối quan hệ của mình với các quốc gia châu Á để nhắm vào "bên thứ ba". Ngày 30 tháng 8, tờ "The Washington Post" đăng một bài xã luận nêu vấn đề đàn áp nhân quyền tại Việt Nam dưới sự cai trị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gần đây nhất là đối với phong trào biến đổi khí hậu. Tờ báo kêu gọi Biden không phớt lờ tình trạng nhân quyền và lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền tự do và nhân phẩm của người dân. Vào ngày 1 tháng 9, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã yêu cầu Tổng thống Mỹ công khai cũng như đặt ra mối quan ngại đối với vấn đề nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Theo Phil Robertson, phó giám đốc châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, "Hoa Kỳ không nên bỏ qua các mối quan tâm nhân quyền để cố gắng tìm cách mở rộng quan hệ đối tác ngoại giao và kinh tế với Hà Nội". "The New York Times" có đưa ra thông tin dẫn lời quan chức chính quyền Biden cho rằng, Hoa Kỳ không mong Việt Nam từ bỏ hoàn toàn hợp tác với Trung Quốc mà muốn Việt Nam xem Hoa Kỳ như "phương án thay thế" cho Trung Quốc.
Theo "Reuters", sau chuyến thăm, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc bao gồm cả Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ có chuyến thăm Việt Nam khi Hà Nội đang cố gắng duy trì mối quan hệ cân bằng với nhiều siêu cường. Sau chuyến thăm, nhiều người đã cho rằng Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, tuy nhiên, sau đó, phía Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phủ nhận điều này. Ông Biden cũng nói thêm, "Tôi nghĩ chúng ta đã tư duy bằng nếp nghĩ của Chiến tranh Lạnh. Vấn đề không phải là như vậy mà là việc tạo ra sự tăng trưởng và ổn định kinh tế". Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đã đề cập đến việc nâng cấp quan hệ sẽ là "động lực cho thịnh vượng và an ninh trong khu vực". Tuy nhiên, ông Biden cũng như ông Trọng đều không đề cập đến Trung Quốc trong vấn đề an ninh khu vực. Sau chuyến thăm, Hoa Kỳ cũng tài trợ vật tư quân sự trị giá 8,9 triệu USD cho Việt Nam. Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Giáo sư tại Đại học New South Wales Canberra cho rằng việc nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước này xuất phát từ quan điểm "hợp tác và đấu tranh" của Việt Nam với Trung Quốc. Trước đó, Việt Nam luôn coi trọng Bắc Kinh, tuy nhiên, trước thái độ bành trướng của nước này tại biển Đông đã làm xói mòn nhiều trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000.
Các nhà hoạt động nhân quyền đã cáo buộc chính phủ Hoa Kỳ bỏ qua cam kết về việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài để gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực. Đề cập đến chuyến thăm của ông Biden đến Hà Nội, Phil Robertson, phó giám đốc châu Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, "Sự im lặng của Hoa Kỳ về nhân quyền có thể coi như là đồng lõa với Chính phủ Việt Nam ngày càng gia tăng trấn áp đối với quyền con người, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài".
Theo "CNN", mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chính là hệ quả cho việc Trung Quốc càng ngày càng trở nên hung hãn khi sử dụng sức mạnh và quân sự của mình trong khu vực. Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia tại Viện ISEAS – Yusof Ishak ở Singapore chia sẻ với "The New York Times", đã cho rằng việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ như một thông điệp gửi đến Trung Quốc rằng Việt Nam đang tiến gần quỹ đạo hơn đến Hoa Kỳ nhưng sẽ có những giới hạn. Trang tin "OhmyNews" của Hàn Quốc có đưa ra bình luận cho rằng, "Trung Quốc đang làm lung lay các quy tắc và trật tự quốc tế đã được thiết lập từ lâu bởi Hoa Kỳ và Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm ổn định và duy trì trật tự đó". Tờ báo này cũng đưa ra nhận định rằng chính phủ Hàn Quốc nên học hỏi từ nền ngoại giao Việt Nam khi bản thân Hàn Quốc đang yếu thế so với Hoa Kỳ. Bill Hayton, nhà nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương cho biết Việt Nam "đã đưa ra quyết định tối đa hóa lợi ích của mình một cách chiến lược thay vì đứng về một bên cụ thể trong cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".
"Izvestia" có chia sẻ thông tin về việc một quan chức Mỹ giấu tên đã xác nhận Biden có kế hoạch công bố các bước nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào vũ khí của Nga. Tuy nhiên, kết quả của chuyến thăm này vẫn chưa được đưa ra. |
Rajendra Bahadur Bhandari (tiếng Nepali: राजेन्द्र बहादुर भण्डारी) (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1975) là một vận động viên chạy đường dài người Nepal và là một người lính đã giành được hai huy chương bạc tại Thế vận hội châu Á lần thứ 9 và hai huy chương vàng tại Thế vận hội châu Á lần thứ 10.
Rajendra Bhandari sinh ra tại Chock Chisapani-9 V.D.C. (cách Dumre bazar, Quận Tanahun, Nepal 22 km) (hiện nay là Kathmandu, Nepal) trong một gia đình Hindu Bhandari Chhetri. Anh là một trong hai anh em với em trai Santosh Bhandari. Đến năm 2014, Bhandari đang sống tại Kathmandu. Theo truyền thống gia đình, anh đã có một cuộc hôn nhân sắp đặt với Shanta Thapa vào năm 1996. Họ có hai người con: một người con trai Roshan Bhandari và một người con gái Pramila Bhandari.
Anh đã bị dương tính với Deca Durabolin - một sự kiện đã đem lại sự chú ý rộng rãi đối với việc sử dụng các loại steroid tăng cơ ở Nepal. Năm 2007, Bhandari bị kết án vì việc sử dụng norandrosterone. Mẫu xét nghiệm được lấy vào ngày 25 tháng 8 năm 2006 trong một bài kiểm tra trong sự kiện tại Thế vận hội Nam Á 2006. Anh đã nhận án cấm thi đấu từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008 từ Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF).
Anh trở lại tại Thế vận hội Nam Á 2010 và giành huy chương vàng trong cuộc thi marathon. Tuy nhiên, quỹ đạo đường chạy ngắn hơn một khoảng cách sau một sai lầm trong tổ chức. |
Tam chích tiểu trư
Tam chích tiểu trư là cách phát âm tiếng Quan thoại của câu chuyện dân gian nổi tiếng "Ba chú heo con". Vào cuối năm 2005, Bộ Giáo dục ở Đài Loan đã liệt kê cụm từ này trong phần phụ lục của từ điển "thành ngữ" trực tuyến; giới truyền thông đưa tin về danh sách này đã xuất hiện ở Đài Loan và sau đó là Hồng Kông vào cuối tháng 1 năm 2007, tạo ra một cuộc tranh cãi về định nghĩa "thành ngữ" qua đó giới học giả và công chúng lên tiếng chỉ trích Bộ Giáo dục.
Cụm từ "tam chích tiểu trư" xuất hiện trong Từ điển "Thành ngữ" của Bộ Giáo dục trong phần phụ lục có tựa đề "Phim và Tiểu thuyết"; các mục khác trong cùng phần bao gồm "The Seven Year Itch" (七年之癢) và "Pinocchio" (小木偶奇遇記). Nó được đăng lần đầu vào cuối năm 2005; sự xuất hiện sớm nhất của mục này trên Internet Archive là ngày 3 tháng 11 năm 2005. Bản tin của đài TVBS từ Đài Loan tuyên bố đã phát hiện ra rằng Bộ Giáo dục đã xóa mục này khỏi phần chính của từ điển và chuyển nó thành một phụ lục sau khi tranh cãi nổ ra; thế nhưng mục này thực sự đã có trong phần phụ lục từ danh sách sớm nhất. Bản thân mục này có nội dung như sau:
Câu chuyện thiếu nhi. Trong rừng có ba chú heo, một chú cẩu thả xây nhà bằng cỏ, một chú khác nghĩ nhà gỗ là đủ, chỉ có chú heo thứ ba siêng năng xây nhà bằng gạch. Một con sói rừng lớn xông đến thổi bay cả ngôi nhà cỏ và ngôi nhà gỗ, cuối cùng ba chú heo phải trốn vào trong ngôi nhà gạch kiên cố trước khi con sói rừng lớn đành bỏ cuộc. Sau này, cụm từ "tam chích tiểu trư" được mượn để mô tả những thành tựu to lớn chỉ có thể đạt được nhờ sự siêng năng và tránh lười biếng. Ví dụ: "Chúng ta phải nhớ bài học về ba chú heo con; vì hôm nay chúng ta xây cầu nên chúng ta phải xây cầu thật vững chắc".
Phiên bản đầu tiên của mục này có lỗi khi gán câu chuyện này cho Hans Christian Andersen; lỗi này đã không được sửa chữa trong hơn một năm, cho đến khi giới truyền thông đưa tin về vụ việc vào tháng 1 năm 2007.
Phản đối và trả lời.
Giáo sư Đại học Quốc gia Đài Loan Hà Khởi Bằng đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ "Đại Công báo" của Hồng Kông rằng ưu điểm của "thành ngữ" này là chúng có ý nghĩa sâu sắc và nổi tiếng đằng sau chúng, nhưng Bộ Giáo dục quyết định liệt kê các thuật ngữ như "tam chích tiểu trư" làm "thành ngữ" quá rộng, vì các thuật ngữ này có thể có nhiều cách giải thích khác nhau. Người dùng Internet cũng xúc phạm người đứng đầu Bộ Giáo dục Đỗ Chính Thắng, chế nhạo việc ông cố gắng đưa ra các câu ví dụ bằng cách sử dụng cụm từ "tam chích tiểu trư", và mô tả ông là "chú heo thứ tư". Đáp lại những lời chỉ trích, một quan chức Bộ Giáo dục nhấn mạnh mặc dù mọi người đã quen với việc nghĩ rằng "thành ngữ" này đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng ngôn ngữ vẫn liên tục được thay đổi và cập nhật, và mục tiêu của Bộ chỉ đơn giản là mở rộng tài liệu mà họ đưa vào từ điển để làm tài liệu tham khảo cho công chúng. |
Engine JavaScript là một thành phần phần mềm thực thi mã JavaScript. Các JavaScript engine đầu tiên chỉ là trình thông dịch, nhưng tất cả các engine hiện đại đều sử dụng biên dịch tức thời để cải thiện hiệu suất.
Các JavaScript engine thường được phát triển bởi các nhà cung cấp trình duyệt web và mọi trình duyệt chính đều có một cái. Trong trình duyệt, JavaScript engine chạy cùng với công cụ hiển thị thông qua Document Object Model.
Việc sử dụng các JavaScript engine không giới hạn ở các trình duyệt. Ví dụ: Engine V8 là thành phần cốt lõi của hệ thống runtime N
Vì ECMAScript là thông số kỹ thuật tiêu chuẩn của JavaScript, nên engine ECMAScript là tên gọi khác của các engine này. Với sự ra đời của WebAssembly, một số engine cũng có thể thực thi mã này trong cùng sandbox như mã JavaScript thông thường.
JavaScript engine đầu tiên được tạo bởi Brendan Eich vào năm 1995 cho trình duyệt web Netscape Navigator. Đó là một trình thông dịch thô sơ cho ngôn ngữ non trẻ mà Eich đã phát minh ra. (Engine này đã phát triển thành engine SpiderMonkey, vẫn được trình duyệt Firefox sử dụng.)
JavaScript engine hiện đại đầu tiên là V8, do Google tạo cho trình duyệt Chrome của mình. V8 ra mắt như một phần của Chrome vào năm 2008 và hiệu suất của nó tốt hơn nhiều so với bất kỳ engine nào trước đó. Sự đổi mới quan trọng là biên dịch đúng lúc, có thể cải thiện đáng kể thời gian thực hiện.
Các nhà cung cấp trình duyệt khác cần đại tu trình thông dịch của họ để cạnh tranh. Các nhà cung cấp trình duyệt khác cần đại tu trình thông dịch của họ để cạnh tranh. Mozilla đã tận dụng một phần của Nitro để cải thiện engine SpiderMonkey của riêng mình.
Kể từ năm 2017, các engine này đã thêm hỗ trợ cho WebAssembly. Điều này cho phép sử dụng các tệp thực thi được biên dịch sẵn cho các phần quan trọng về hiệu suất của tập lệnh trang. |
Cách mạng quân () là một cuốn sách nhỏ mang tính cách mạng do Trâu Dung viết và xuất bản ở Thượng Hải năm 1903 với lời tựa của Chương Bính Lân. Tác phẩm này tuyên truyền về công lý và sự cần thiết của cuộc cách mạng, đồng thời vạch trần sự suy đồi và phản động dưới ách thống trị của người Mãn Châu. Tác giả công kích người Mãn Châu như một chủng tộc tà ác và kêu gọi Hán tộc thay thế họ. Mục đích của cuốn sách nhằm lật đổ chính quyền Mãn Thanh và thành lập nước Cộng hòa Trung Hoa bằng biện pháp cách mạng.
Năm 1902, Trâu Dung sang Nhật Bản du học, chịu ảnh hưởng tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn và cống hiến hết mình cho cuộc đấu tranh cách mạng dân chủ. Trong thời gian tại Nhật, Trâu Dung bắt tay viết một cuốn sách hơn 20.000 chữ Hán mang tên "Cách mạng quân", qua đó ông trình bày một cách có hệ thống về mục tiêu, bản chất, nhiệm vụ và tương lai của cuộc cách mạng dân chủ.
Từ năm 1903, "Cách mạng quân" đã được tái bản thành 29 ấn bản tại Thượng Hải, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông và Hoa Kỳ, với hơn 1 triệu bản được phân phối, chiếm vị trí đầu tiên về doanh số bán sách cách mạng vào cuối thời Thanh.
"Cách mạng quân" là tác phẩm đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hiện đại tuyên truyền một cách có hệ thống và rõ ràng các tư tưởng dân chủ, cách mạng cộng hòa và kêu gọi thành lập nước cộng hòa dân chủ, và đóng vai trò xúc tác trong cuộc cách mạng dân chủ Trung Quốc. Nhà cách mạng lão thành Chương Sĩ Chiêu từng ca ngợi tác phẩm này là “cuốn sách giáo khoa đầu tiên cho dân tộc ngày nay".
Cuốn "The Revolutionary Army. A Chinese Nationalist Tract of 1903" (tạm dịch: "Cách mạng quân - Đường lối dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc năm 1903") của John Lust (The Hague: Mouton; Matériaux Pour L'étude De L'extrême-Orient Moderne Et Contemporain. Textes ; 6, 1968) cung cấp văn bản tiếng Trung, bản dịch tiếng Anh, phần Đề tựa mở rộng và phần chú thích chi tiết. |
Diễn Thánh công () là một tước hiệu được các triều đại phong kiến Trung Quốc trao cho các hậu duệ trực hệ của Khổng Tử, được bắt đầu từ thời Tây Hán đến đầu thời Dân quốc. Hiện nay, nó là một chức quan không lương cha truyền con nối tại Đài Loan chuyên phụ trách các nghi lễ về Khổng Tử.
Từ triều đại Tây Hán đến giữa triều đại Bắc Tống, tước hiệu này đã trải qua nhiều lần đổi tên, trước khi tên hiện tại được Bắc Tống Nhân Tông định ra vào năm 1005. Người đầu tiên giữ tước hiệu "Diễn Thánh công" là Khổng Tông Nguyện, hậu duệ đời thứ 46 của Khổng Tử. Các Diễn Thánh công được hưởng nhiều đặc quyền mà các quý tộc khác không có, chẳng hạn như quyền được đánh thuế tại thực ấp Khúc Phụ của họ mà không cần nộp lên triều đình. Thực ấp của họ có hệ thống tư pháp riêng và có quyền lực pháp lý đưa ra mức án tử hình, mặc dù một bản án như vậy vẫn cần sự phê chuẩn của triều đình.
Năm 1935, chính phủ Quốc dân đảng Trung Hoa Dân Quốc đã chuyển tước hiệu Diễn Thánh công thành một chức vụ chính trị, "Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan" (大成至聖先師奉祀官), có nghĩa là "Quan chức phụ trách nghi lễ về Khổng Tử". Chức vụ này không chỉ được cha truyền con nối mà còn có cấp bậc và mức lương tương đương với một bộ trưởng trong nội các của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Năm 2008, với sự đồng ý của gia tộc họ Khổng, chức vụ chính trị này đã trở thành một chức vụ không được trả lương và chỉ thuần túy mang tính nghi lễ. Hiện tại, chức vụ này được Khổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử, đảm nhiệm.
Ngoài ra, cũng tồn tại những chức vụ chính trị tương tự dành cho con cháu của những nhà Nho nổi tiếng khác của Nho giáo như, "Quan chức phụ trách nghi lễ về Mạnh Tử", "Quan chức phụ trách nghi lễ về Tăng Tử", "Quan chức phụ trách nghi lễ về Nhan Hồi". Trong cuộc cải cách luật pháp năm 2009, "Quan chức phụ trách nghi lễ về Mạnh Tử" và "Quan chức phụ trách nghi lễ về Tăng Tử" sẽ trở thành những danh hiệu vinh dự không được trả lương sau khi những người giữ chức được nhiệm qua đời.
Lăng mộ của các Diễn Thánh công của triều đại nhà Minh và nhà Thanh được đặt tại nghĩa trang Khổng lâm tại Khúc Phụ, Sơn Đông.
Khổng Khâu (551–479 TCN), hay còn gọi là Khổng Tử, là một nhà giáo dục, chính trị gia và triết gia của nước Lỗ vào thời Xuân Thu của Trung Quốc cổ đại. Ông là hậu duệ của hoàng tộc Nhà Thương (khoảng 1558–1046 trước Công nguyên) thông qua các quân chủ của nước Tống (thế kỷ 11 – 286 trước Công nguyên).
Thời Tần (221–206 TCN) và Hán (206 TCN – 220 SCN).
Dưới thời Tần Thủy Hoàng (247–210 TCN), Hoàng đế đầu tiên của triều đại Nhà Tần, Khổng Du (孔鮒), hậu duệ đời thứ 9 của Khổng Tử, được phong tước hiệu "Văn Đồng Quân Lỗ quốc" (魯國文通君) và bổ nhiệm chức thiếu phu (少傅).
Vào năm 190 TCN, Hoàng đế Hán Cao Tổ của triều đại Nhà Hán đã phong chức quan lo việc tế tự (奉祀君; "Ceremonial Officer") cho Khổng Đằng (孔騰), em trai của Khổng Du.
Trong thời trị vì của Hoàng đế Hán Nguyên Đế (48–33 TCN), Khổng Bá (孔霸), hậu duệ đời thứ 13 của Khổng Tử, được phong là "Bảo Thành Quân" (褒成君). Ngoài ra, toàn bộ tiền thuế thu được từ 800 hộ gia đình ở thái ấp của Khổng Bá được dùng cho việc thờ cúng Khổng Tử. Khổng Bá cũng hướng dẫn con trai cả của mình, Khổng Phúc (孔福), trở về quê hương để đứng đầu việc tế tự ở miếu thờ Khổng Tử.
Tước hiệu "Âm Thiệu Giai hầu" (殷紹嘉侯) được phong cho Khổng Cơ (孔吉), một hậu duệ đời thứ 14 của Khổng Tử, bởi Hán Thành Đế (33–7 TCN). Hoàng đế cũng cho phép Khổng Cơ thực hiện nghi lễ hiến tế cho Thành Thang, vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Thương, và ban cho ông ta Nhị vương Tam khác (二王三恪) đặc quyền nghi lễ.
Dưới thời trị vì của Hán Bình Đế (1 TCN – 6 SCN), phong "Bảo Thành Hầu" (褒成侯) cho Khổng Quân (孔均), hậu duệ đời thứ 16 của Khổng Tử.
Hán Minh Đế (58–75 AD) đã phong cho Khổng Quyên (孔損), hậu duệ thế hệ thứ 18 của Khổng Tử, tước hiệu "Bảo Đình Hầu" (褒亭侯).
Hán An Đế (106–125 sau Công Nguyên) đã phong tước vị "Phong Thánh Đình Hầu" (奉聖亭侯) cho Khổng Diệu (孔曜), hậu duệ đời thứ 19 của Khổng Tử.
Tước hiệu Tống Công và "Âm Thiệu Gia Công" (殷紹嘉公) được triều đại Đông Hán ban tặng cho Khổng An (孔安 (東漢) vì là một phần di sản của nhà Thương. Nhánh này của gia tộc Khổng Tử là một nhánh riêng biệt với dòng giữ chức Phong Thánh Đình Hầu và sau này là Diễn Thánh công, tục lệ này được gọi là Nhị vương Tam khác (二王三恪).
Thời Tam Quốc (220–280 sau CN) qua thời kỳ Nam Bắc triều (420–589).
Trong thời Tam Quốc, nước Tào Ngụy (220–265) đã đổi tên tước hiệu "Bảo Thành Hầu" (荤成侯) thành "Tông Thánh Hầu" (宗圣侯).
Triều đại Nhà Tấn (266–420) và Lưu Tống (420–479) đổi tước hiệu thành "Phong Thánh Đình Hầu" (奉聖亭侯).
Triều đại Bắc Ngụy (386–535) đổi tước hiệu thành "Sùng Thánh Hầu" (崇聖侯) trong khi triều đại Bắc Tề (550–577) gọi là "Cung Thánh Hầu" (恭聖侯). Dưới thời Bắc Chu (557–581), tước hiệu này được thăng từ hầu tước lên công tước, với tên gọi "Trâu Quốc Công" (鄒國公).
Một thái ấp gồm 100 hộ và tước hiệu Sùng Thánh Hầu đã được ban cho một hậu duệ của Khổng Tử, dòng dõi của Nhan Hồi có 2 người nối dõi và dòng dõi của Khổng Tử có 4 người trong số họ được phong tước ở Sơn Đông vào năm 495 và một thái ấp gồm 10 hộ cùng với tước Sùng Thánh Đại phu (崇聖大夫) đã được Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế ban tặng cho Khổng Thắng, cháu đời thứ 28 của Khổng Tử, vào năm 472.
Triều đại Tùy (581–618) và Đường (618–907).
Vào triều đại Nhà Tùy, Tùy Văn Đế (581–604) phong tước hiệu "Trâu Quốc Công" (鄒國公) cho con cháu của Khổng Tử, nhưng Tùy Dạng Đế (604–618) đã hạ 1 cấp và đổi tên tước hiệu thành "Thiệu Thánh Hầu" (紹聖侯).
Vào đầu triều đại Nhà Đường, tước hiệu được đổi tên thành "Bảo Thánh Hầu" (褒聖侯). Vào thời Khai Nguyên (713–741) dưới triều đại của Đường Huyền Tông, hoàng đế truy tặng Khổng Tử là "Văn Tuyên vương" (文宣王) và thăng tước hiệu "Bảo Thánh Hầu" thành "Văn Tuyên Công" ( 文宣公). Văn Tuyên Công Khổng Nhân Ngọc sống vào thời Hậu Đường.
Cháu đời thứ 32 của Khổng Tử là Khổng Anh Đạt đã viết những diễn giải về 5 tác phẩm kinh điển của Nho giáo được gọi là Ngũ Kinh Công lý (五經正義). Một đoạn mô tả được ông viết về lễ hiến tế Di. Triệu Mục cũng được ông nhắc tới. Một dòng trong "Kinh Lễ" có lời giải thích của Khổng Anh Đạt. Khổng Anh Đạt đã viết một số diễn giải trên Lễ Kỷ (樂記). Sách Nghi thức công lý (禮記正義) do Khổng Anh Đạt biên soạn. Khổng Anh Đạt đã viết một ấn bản mới của Thạch Kinh.
Triều đại Bắc và Nam Tống (960–1279).
Năm 1055, Tống Nhân Tông đổi tước vị "Văn Tuyên Công" thành "Diễn Thánh Công" (衍聖公) để tránh việc đặt tên phạm húy gắn liền với Thụy hiệu của các hoàng đế trước đó. Tước hiệu "Diễn Thánh Công" sau đó được trao cho Khổng Tông Nguyên (孔宗願), hậu duệ đời thứ 46 của Khổng Tử. Sau đó nó được đổi thành "Phong Thánh Công" (奉聖公) nhưng nhanh chóng được khôi phục lại thành "Diễn Thánh Công" và tồn tại đến tận thời Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Trong các cuộc chiến tranh giữa Nhà Tống và Nhà Kim (1115–1234) của người Nữ Chân, kinh đô của nhà Tống là Khai Phong, bị quân Kim chinh phục vào năm 1127. Tàn dư của nhà Tống rút lui về phía nam và thành lập triều đại Nam Tống, và vị quân chủ đầu tiên là Tống Cao Tông (1127–1162). Khổng Đoan Du (孔端友), người lúc đó giữ tước hiệu Diễn Thánh Công, cũng di chuyển về phía Nam và định cư ở Cù Châu, Chiết Giang, nơi tạo ra nhánh phía Nam của dòng dõi Khổng Tử. Khổng Đoan Cao (孔端操), em trai của Khổng Đoan Du, vẫn ở lại Khúc Phụ, Sơn Đông, nơi ông tự gọi mình là "Diễn Thánh Công". Sau này, nhà Kim đã công nhận tính hợp pháp của Khổng Đoan Cao. Điều này dẫn đến sự chia rẽ theo hướng bắc-nam giữa các hậu duệ của Khổng Tử. Các nhà sử học coi nhánh phía nam là nhánh kế vị (hợp pháp) của dòng Khổng Tử, trong khi nhánh phía bắc được coi là nhánh phụ.
Từ năm 1127 cho đến triều đại Nhà Nguyên của người Mông Cổ, có hai Diễn Thánh Công - một ở Cù Châu, Chiết Giang (ở phía Nam) và người kia ở Khúc Phụ, Sơn Đông (ở phía Bắc). Năm 1233, Oa Khoát Đài (1229–1241) phong tước Diễn Thánh Công cho Khổng Nguyên Thố (孔元措), hậu duệ đời thứ 51 của Khổng Tử ở chi nhánh phía Bắc.
Hốt Tất Liệt (1260–1294) ban đầu muốn hợp nhất hai Diễn Thánh Công và trao cho nhánh phía Nam bằng cách phong cho Khổng Chú (孔洙), trưởng tộc của chi nhánh phía Nam, người kế vị hợp pháp của dòng Diễn Thánh Công. Tuy nhiên, vì Khổng Chú từ chối lời đề nghị, Hốt Tất Liệt đã bãi bỏ tước hiệu Diễn Thánh Công của nhánh phía Nam và bổ nhiệm Khổng Chú làm Tế tửu (祭酒) của Quốc tử giám. Kể từ đó, nhánh phía Bắc vẫn là người thừa kế "hợp pháp" của dòng dõi Diễn Thánh Công. Năm 1307, ngay sau khi lên ngôi, Nguyên Vũ Tông (1307–1311) đã truy tặng tước hiệu "Đại Thành Văn Tuyên Vương" (大成至聖文宣王) cho Khổng Tử.
Sự sụp đổ của Nhà Nguyên và sự trỗi dậy của Nhà Minh dưới thời Chu Nguyên Chương, đã dẫn đến sự mở rộng đáng kể về quyền lực kinh tế của các Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ khi tài sản của họ ngày càng tăng và họ có được nhiều tài nguyên kinh tế và đất đai hơn mặc dù thực tế là nhà Minh đã cắt giảm quyền lực chính trị của thái ấp trao cho con cháu Khổng Tử so với thời Nhà Tống, Nhà Kim và Nhà Nguyên. Nhà Minh cấm các Diễn Thánh Công không được nắm giữ cùng lúc các chức quan với tước hiệu Diễn Thánh Công, trong khi nhà Tống, Kim và Nguyên đã trao các chức quan hành chính ở triều đình trung ương hoặc khu vực hoặc các chức vụ quân sự cho các Diễn Thánh Công. Nhà Minh đảm bảo văn hóa và nghi lễ là nhiệm vụ duy nhất của các Diễn Thánh Công. Sự thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa các quan địa phương và Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ bắt đầu từ cuối thời Nguyên cũng đã được ấn định vào thời nhà Minh và được thể chế hóa. Sức mạnh kinh tế của các con cháu Khổng Tử dưới thời nhà Minh khiến họ có khả năng tốt hơn trong việc thao túng hậu trường trong bộ máy quan lại của nhà Minh ở địa phương để đạt được ảnh hưởng chính trị.
Năm 1506, Minh Vũ Tông (1505–1521) bổ nhiệm Khổng Diên Sinh (孔彥繩), một thành viên của chi nhánh phía Nam, làm "Ngũ Kinh Bác sĩ" (五經博士) trong Hàn lâm viện. Việc bổ nhiệm tương đương với chức quan bác phẩm trong triều đình nhà Minh. Con cháu của Khổng Diên Sinh được phép tập ấm chức "Ngũ Kinh Bác sĩ".
Vào ngày 31 tháng 10 năm 1644, Hoàng đế Thuận Trị (1643–1661) của triều đại Nhà Thanh do người Mãn lập ra đã xác nhận và công nhận tính hợp pháp của các tước vị Diễn Thánh Công và Ngũ Kinh Bác sĩ được trao cho hậu duệ nhánh phía Nam và Bắc của Khổng Tử.
Con gái của Tất Nguyên (毕沅), Lý Trường Xuân (李长森) và Phương Thủ Xương (方受畴) (cháu của Phương Quang Thành, Tổng đốc Trực Lệ) kết hôn với Khổng Phàm Hào (孔繁灏).
Khổng Lộ Hoa (họ hàng của Diễn Thánh Công) là vợ thứ hai của Nguyễn Nguyên, một đại thần trải qua 3 đời hoàng đế Nhà Thanh là Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang. Từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có Tổng đốc Hồ Quảng, Lưỡng Quảng rồi Thượng thự, Thể Nhân các Đại học sĩ...
Trung Hoa Dân quốc (1912–nay).
Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Nhà Thanh do người Mãn lãnh đạo, hầu hết các tước hiệu quý tộc được sử dụng trong thời kỳ phong kiến đều bị bãi bỏ. Tuy nhiên, tước hiệu Diễn Thánh Công dành cho con cháu của Khổng Tử cùng với tước Ân Hầu dành cho các hậu duệ của Mạnh Tử, Tăng Tử và Nhan Hồi là một ngoại lệ. Trong cuộc cách mạng, một số người phương Tây được thông báo rằng một người Hán sẽ được phong làm hoàng đế. Ứng cử viên có thể là người mang tước hiệu Diễn Thánh Công, hoặc người giữ tước hiệu "Ân Hầu", một danh hiệu được trao cho con cháu của hoàng tộc Nhà Minh. Diễn Thánh Công được Lương Khải Siêu đề xuất thay thế quân chủ Nhà Thanh làm hoàng đế Trung Quốc.
Năm 1913, Chính phủ Bắc Dương, do Viên Thế Khải lãnh đạo, đã thông qua luật Sùng Thắng cho phép tước vị Diễn Thánh Công được giữ lại và nắm giữ bởi Khổng Lệnh Di (孔令貽), một thành viên của chi nhánh phía Bắc. Mặt khác, danh hiệu Ngũ Kinh Bác sĩ được đổi tên thành "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Phụng tự quan nhánh phía Nam" (大成至聖先師南宗奉祀官) và do Khổng Thanh Di (孔慶儀), một thành viên của chi nhánh phía Nam nắm giữ.
Viên Thế Khải đã gia phong tước Thân vương cho Diễn Thánh Công ngay trước khi tuyên bố thành lập Hồng Hiến Đế chế.
Người giữ vai trò nhiếp chính cho Diễn Thánh Công Khổng Đức Thành là Khổng Linh Quân 孔令儁. Ông là quản gia của Khổng phủ.
Chính phủ Quốc Dân Đảng bắt đầu bảo vệ Nho giáo trong Phong trào Tân sinh sau khi Phong trào Tân văn hóa và Phong trào Ngũ Tứ bắt đầu tấn công Nho giáo, điều này đã tạo điều kiện cho gia tộc Khổng và Diễn Thánh Công chống lại những người chỉ trích.
Năm 1935, chính phủ Quốc dân đảng đã bãi bỏ hệ thống quý tộc cha truyền con nối của thời kỳ đế quốc và chuyển tước hiệu Diễn Thánh công thành một chức vụ chính trị, "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Phụng tự quan" (大成至聖先師奉祀官), có nghĩa đơn giản là "Văn quan nghi lễ cho Khổng Tử".
Trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (1937–1945), Khổng Đức Thành người giữ chức Phụng tự quan, sơ tán đến Hán Khẩu, Vũ Hán, nơi ông được Khổng Tường Hy, một hậu duệ của Khổng Tử tiếp đón. Sau đó họ chuyển đến Trùng Khánh, nơi đặt trụ sở của chính phủ Quốc dân đảng trong chiến tranh.
Sau chiến thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong Nội chiến, Khổng Đức Thành cùng chính phủ Quốc Dân đảng sơ tán đến Đài Loan, nơi đặt trụ sở của Phụng tự quan. Cho đến năm 2008, chức vụ "Phụng tự quan" có cấp bậc và mức lương tương đương với chức vụ bộ trưởng nội các trong Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Mặt khác, Nhan Thạch Dũng (顏世鏞, Phụng tự quan của Nhan Hồi, 1903–1975) và Khổng Tương Khải (孔祥楷, Phụng tự quan của Khổng Tử nhánh phía Nam, 1938-) không chuyển đến Đài Loan nên tước hiệu của họ là bị bãi bỏ sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Năm 1998, chính phủ Đài Loan đã phá bỏ tòa nhà văn phòng của Phụng tự quan nhưng vẫn giữ nguyên chức năng. Ký túc xá của Đại học Quốc gia Trung Hưng dọc theo Đường Quốc Quang ở Quận Nam, Đài Trung toạ lạc ở vị trí cũ của tòa nhà văn phòng Phụng sự quan.
Năm 2008, với sự chấp thuận của Gia tộc họ Khổng, Bộ Nội vụ Đài Loan đã chuyển đổi việc bổ nhiệm chính thức theo nghi lễ thành bổ nhiệm không lương. Chức vụ này hiện do Khổng Thùy Trường (Kong Chuichang), hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử nắm giữ, người được bổ nhiệm vào tháng 9 năm 2009 sau cái chết của ông nội ông là Khổng Đức Thành. Bộ Nội vụ cũng tuyên bố rằng nữ hậu duệ của Khổng Tử có đủ điều kiện để được bổ nhiệm chức quan này trong tương lai.
Nhánh phía Nam của gia tộc họ Khổng vẫn còn ở Cù Châu nơi họ sinh sống cho đến ngày nay, và con cháu Khổng Tử chỉ riêng ở Cù Châu đã lên tới 30.000 người. Người đứng đầu chi nhánh phía Nam là Khổng Tương Khải (孔祥楷), hậu duệ đời thứ 75 của Khổng Tử. Ông là giám đốc ủy ban quản lý Nam Khổng Tổ Miếu ở Cù Châu.
Theo truyền thống, con cháu của Khổng Tử sử dụng các bài thơ thế hệ (hệ thi) do Hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh đặt cho họ cùng với con cháu của Tứ Thánh khác (四氏). Tuy nhiên, họ Nhan, một trong Tứ Thánh và là hậu duệ của Nhan Hồi, cuối cùng đã không sử dụng hệ thi này vì Nhan Hồi có thể là anh em họ ngoại của Khổng Tử, vì vậy Minh Anh Tông của nhà Minh đã làm một bài hệ thi khác cho gia tộc họ Nhan.
Những chiếc áo choàng Hán phục truyền thống của triều đại nhà Minh do Hoàng đế nhà Minh tặng cho các Diễn Thánh công là hậu duệ của Khổng Tử vẫn được bảo tồn trong Khổng phủ sau hơn 5 thế kỷ. Áo choàng của các hoàng đế nhà Thanh cũng được bảo quản ở đó. Người Nữ Chân trong triều đại Nhà Kim và người Mông Cổ trong triều đại Nhà Nguyên tiếp tục bảo trợ và ủng hộ các Diễn Thánh công của gia tộc Khổng.
Có một cuộc biểu tình của các thành viên tộc họ Khổng ở Khúc Phụ chống lại việc xây dựng một nhà thờ Tin Lành do Khúc Phụ là quê hương của họ.
Các đầu bếp của hậu duệ Khổng Tử, Diễn Thánh Công đã tạo ra những món ăn thuộc phong cách ẩm thực quý tộc ở Trung Quốc và cũng được phục vụ cho các hoàng đế. Con cháu của Khổng Tử sống trong Khổng phủ và giữ tước hiệu cha truyền con nối tổ chức những bữa tiệc với nền ẩm thực độc đáo. Một món ăn được phục vụ bởi đầu bếp của Diễn Thánh Công ở Khúc Phụ được gọi là "Bát tiên vượt biển". Con cháu của Khổng Tử có nền văn hóa ẩm thực 2.000 năm tuổi, độc nhất vô nhị trong tầng lớp quý tộc Trung Quốc. Kho lưu trữ của Diễn Thánh Công ghi lại các món ăn được phục vụ trong các bữa tiệc khác nhau tại Khổng phủ, nơi có nhiều quan chức, học giả quốc tế và các hoàng đế đã đến thăm. |
Sinh thái học lý thuyết
Sinh thái học lý thuyết là môn khoa học dành cho việc nghiên cứu các hệ sinh thái bằng các phương pháp lý thuyết như mô hình khái niệm đơn giản, mô hình toán học, mô phỏng máy tính và phân tích dữ liệu nâng cao. Các mô hình hiệu quả cải thiện sự hiểu biết về thế giới tự nhiên bằng cách chỉ ra động lực học của quần thể các loài bằng cách dựa trên các điều kiện và quá trình sinh học cơ bản. Hơn nữa, lĩnh vực này nhằm mục đích thống nhất một số các quan sát thực nghiệm đa dạng bằng cách giả định rằng các quá trình cơ học phổ biến đã tạo ra các hiện tượng có thể quan sát được giữa các loài và môi trường sinh thái. Dựa trên các giả định thực tế về mặt sinh học, các nhà sinh thái học lý thuyết có thể khám phá những hiểu biết mới, không trực quan về các quá trình tự nhiên. Các kết quả lý thuyết thường được xác minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm và quan sát, cho thấy sự quan trọng của các phương pháp lý thuyết, cả việc dự đoán và tìm hiểu thế giới sinh học đa dạng.
Sinh thái học sinh lý.
Đây là nghiên cứu về cách "môi trường, cả vật lý và sinh học, tương tác với sinh lý học của sinh vật. Nó bao gồm các tác động của khí hậu và chất dinh dưỡng lên các quá trình sinh lý ở cả thực vật và động vật, đặc biệt tập trung vào quy mô các quá trình sinh lý với kích thước sinh vật".
Sinh thái học hệ sinh thái.
Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích. Trong đó, có thể tổ chức một mạng lưới tương tác phức tạp giữa động vật ăn thịt và con mồi. Mỗi chuỗi thức ăn bắt đầu với một sinh vật sản xuất sơ cấp hoặc sinh vật tự dưỡng, chẳng hạn như thực vật, có khả năng tự sản xuất thức ăn cho riêng mình.
Năm 1927, Charles Elton công bố một "sự tổng hợp" có ảnh hưởng lớn về việc sử dụng lưới thức ăn, khiến chúng trở thành một khái niệm trung tâm trong sinh thái học. Năm 1966, sự quan tâm đến lưới thức ăn tăng lên sau nghiên cứu thực nghiệm và mô tả của Robert Paine về một hệ sinh thái vùng gian triều bằng đá ở Vịnh Makah thuộc bang Washington, cho thấy độ phức tạp của lưới thức ăn là chìa khóa để duy trì sự đa dạng loài và ổn định sinh thái. Nhiều nhà sinh thái học lý thuyết, trong đó có Robert May và Stuart Pimm, bị thúc đẩy bởi những phát hiện này để kiểm tra các tính chất toán học của lưới thức ăn. Theo phân tích của họ, lưới thức ăn phức tạp sẽ kém ổn định hơn lưới thức ăn đơn giản.:75–77:64 Nghịch lý rõ ràng giữa sự phức tạp của lưới thức ăn quan sát được trong tự nhiên và tính không chắc về mặt toán học của các mô hình lưới thức ăn hiện đang là một lĩnh vực được nghiên cứu và tranh luận chuyên sâu. Nghịch lý này có thể một phần là do sự khác biệt về mặt khái niệm giữa tính bền vững và tính ổn định của lưới thức ăn.
Ngược lại với các lý thuyết sinh thái trước đây coi lũ lụt là sự kiện thảm khốc, khái niệm nhịp lũ sông cho rằng nhịp lũ hàng năm là khía cạnh quan trọng nhất và là đặc điểm sinh học hiệu quả nhất của hệ sinh thái sông. |
Sheridan Mortlock (sinh ngày 19 tháng 5 năm 2000)là một người mẫu, sinh viên ngành quan hệ quốc tế đến từ Úc. Cô đoạt vương miện Hoa hậu Trái Đất Úc 2022, đại diện cho Úc tham dự đấu trường Hoa hậu Trái Đất 2022 và cán đích ở vị trí Hoa hậu Không khí (tức "Á hậu 1" của cuộc thi). Cô là đại diện thứ ba của Úc đoạt được danh hiệu này. Cô hay được các fan yêu mến gọi là bản sao của Taylor Swift vì cô sở hữu gương mặt khá giống với ca sĩ này.
Thời thơ ấu và học vấn.
Mortlock và gia đình cô đã đi du lịch khắp nước Úc bằng xe kéo cắm trại khi cô 9 tuổi. Cô được học tại nhà cùng với hai em của mình. Họ định cư ở Jerilderie ngay sau đó.
Vào tháng 9 năm 2018, cô tốt nghiệp Trường Trung học Finley ở Finley, New South Wales. Sau đó cô tiếp tục theo học Đại học Wollongong ở Wollongong, New South Wales để lấy bằng cử nhân kép về chính trị và bền vững toàn cầu.
Trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2022, Mortlock chia sẻ rằng cô dự định thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là Hoa hậu Trái đất-Không khí cùng với nghĩa vụ học tập của mình.
Các cuộc thi sắc đẹp.
Hoa hậu Trái Đất Úc.
Mortlock đã tham gia Hoa hậu Trái Đất Úc ba lần.
Cuộc thi đầu tiên của Mortlock là Hoa hậu Trái Đất Úc 2019, nơi cô giành danh hiệu Á hậu 1. Cô cũng giành được các giải thưởng đặc biệt là "Hoa hậu Ảnh" và "Người yêu báo chí".
Vào ngày 4 tháng 9 năm 2022, Mortlock giành chiến thắng tại Hoa hậu Trái Đất Úc 2022 tại Hyatt Regency ở Sydney, Australia, đồng thời nhận được các giải thưởng đặc biệt; "Darling of the Press", "Trình diễn áo tắm đẹp nhất" và "Trang phục trang phục dạ hội đẹp nhất". Cô được trao vương miện bởi Hoa hậu Trái Đất Úc 2021, Phoebe Soegiono.
Hoa hậu Trái Đất 2022.
Khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Trái Đất Úc 2022, Mortlock được giao nhiệm vụ vận động chính sách là một trong những yêu cầu cốt lõi để tham gia Hoa hậu Trái đất. Sự ủng hộ của cô ấy là "Hành động, Chăm sóc và Giáo dục" (ACE). Mortlock nói thêm: "Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường đều được liên kết thông qua các mạng lưới kết nối. Nếu chúng ta thay đổi một thành phần của hệ sinh thái thì nó sẽ lan truyền sang các thành phần khác. Đây là lý do tại sao chúng ta phải sử dụng các trụ cột của ACE để thực hiện những thay đổi hiệu quả nhất . Chỉ thông qua Quan tâm đến môi trường, tự giáo dục bản thân về những thay đổi hiện tại của môi trường và sau đó trực tiếp hành động thì chúng ta mới có thể bảo vệ Đất Mẹ."
Chủ đề chính của Hoa hậu Trái Đất 2022 là " TÔI Yêu Động vật " và các ứng cử viên được yêu cầu quảng bá một sinh vật từ đất nước của họ; Mortlock đã chọn Lathamus discolor . Cô nói rằng theo báo cáo, chỉ còn lại 750 con, khiến nó trở thành loài cực kỳ nguy cấp. Cô cho rằng việc mất môi trường sống ở Tasmania, nơi sinh sản của loài vẹt Swift, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Mortlock tranh tài cùng 85 đại diện khác từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại Hoa hậu Trái Đất 2022.
Trong đêm chung kết, Mortlock đoạt danh hiệu Á hậu 1; vương miện Hoa hậu Trái Đất thuộc về Mina Sue Choi đến từ Hàn Quốc. |
Giải đua ô tô Công thức 1 Singapore 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Singapore 2023 (tên chính thức là Formula 1 Singapore Airlines Singapore Grand Prix 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 năm 2023 tại trường đua đường phố Marina Bay, Singapore, và là chặng đua thứ 15 của giải đua xe Công thức 1 2023.
Williams tham gia chặng đua này và hai chặng đua tiếp theo với màu sơn đặc biệt của nhà tài trợ Gulf Pro. McLaren cũng xuất hiện với màu sơn đặc biệt cùng với đối tác OKX của họ.
Bảng xếp hạng trước cuộc đua.
Sau giải đua ô tô Công thức 1 Ý, Max Verstappen dẫn đầu trước Sergio Pérez (219 điểm) và Fernando Alonso (170 điểm) trong bảng xếp hạng các tay đua với 364 điểm. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing dẫn đầu trước Mercedes (273 điểm) và Ferrari (228 điểm) với 583 điểm.
Lựa chọn bộ lốp.
Nhà cung cấp lốp xe Pirelli cung cấp các bộ lốp hạng C3, C4 và C5 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này.
Thay đổi tay đua.
Liam Lawson tiếp tục thay thế tay đua AlphaTauri Daniel Ricciardo tại cuộc đua này cho đến khi Ricciardo bình phục sau khi xương bàn tay trái của Ricciardo bị gãy trong buổi tập thứ hai của giải đua ô tô Công thức 1 Hà Lan.
Thay đổi hình dạng đường đua.
Đối với giải đua xe Công thức 1 2023, hình dạng đường đua đã được thay đổi giữa khu vực thứ hai và thứ ba do công trình liên quan đến cảnh quan thành phố. Đoạn giữa khúc cua số 16 và khúc cua số 19 bị bỏ qua khiến chiều dài đường đua bị làm giảm xuống 137 mét so với chiều dài chính thức. Số vòng đua dự kiến sẽ tăng từ 61 lên 62 để đạt được độ dài 305 km theo quy định.
Trong buổi tập đầu tiên, Charles Leclerc lập thời gian nhanh nhất với 1:33,350 phút trước Carlos Sainz jr. và Max Verstappen.
Trong buổi tập thứ hai, Sainz jr. lập thời gian nhanh nhất với 1:32,138 phút trước Leclerc và George Russell.
Trong buổi tập thứ ba, Sainz jr. lập thời gian nhanh nhất với 1:32,355 phút trước Russell và Lando Norris.
Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian tổng cộng là 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Yuki Tsunoda là tay đua nhanh nhất phần này. Sau Q1 kết thúc, cả hai tay đua Alfa Romeo, Oscar Piastri, Logan Sargeant và Lance Stroll bị loại. Q1 kết thúc sau khi Lance Stroll va chạm vào hàng rào của đường đua ở khúc cua cuối cùng.
Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba của vòng phân hạng. Sainz jr. là tay đua nhanh nhất phần này. Sau khi Q2 kết thúc, cả hai tay đua Red Bull Racing, Pierre Gasly, Alexander Albon và Yuki Tsunoda bị loại. Đây là lần đầu tiên cả hai tay đua Red Bull Racing bị loại khỏi Q2 kể từ tháng 9 năm 2018. Ngoài ra, Liam Lawson chính thức lọt vào Q3 lần đầu tiên trong sự nghiệp Công thức 1 của anh sau khi loại Verstappen khỏi Q2.
Phần cuối cùng (Q3) kéo dài mười hai phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên được xác định sẵn. Sainz jr. giành vị trí pole với thời gian là 1:20,294 phút trước Russell và Leclerc. Đây là vị trí pole thứ hai liên tiếp của Sainz jr. trong mùa giải này kể từ chặng đua trước đó ở Ý và cũng là vị trí pole thứ năm trong sự nghiệp Công thức 1 của anh.
Trước cuộc đua, Chu Quán Vũ bắt đầu cuộc đua từ làn pit do thay đổi đơn vị năng lượng.
Khi cuộc đua bắt đầu, Sainz Jr. giữ vị trí dẫn đầu trong khi đồng đội Leclerc, xuất phát với bộ lốp mềm, đã vượt lên dẫn trước Russell để giành vị trí thứ hai. Sau khi va chạm với Sergio Pérez, Tsunoda đã phải bỏ cuộc sớm trong cuộc đua. Vào vòng đua thứ 19, Logan Sargeant đâm vào rào chắn, gãy mũi xe và kích hoạt giai đoạn xe an toàn. Anh đã có thể vào làn pit trong khi xe của anh phun ra các mảnh vỡ xuống đường đua. Đáng chú ý, Red Bull Racing đã chọn không cho cả hai tay đua của họ vào làn pit để đổi bộ lốp mới hơn. Do vậy, cả hai đều bị Russell, Norris và Lewis Hamilton vượt qua sau khi giai đoạn xe an toàn kết thúc. Vài vòng đua sau đó, Verstappen và Pérez vào làn pit và bị tụt xuống các vị trí cuối cùng.
Ở vòng đua thứ 43, Esteban Ocon dừng lại trên đường do sự cố hộp số ở vị trí thứ 6 và anh kích hoạt giai đoạn xe an toàn ảo. Mercedes đã tận dụng giai đoạn này để đổi lốp mới cho hai tay đua của họ. Khi cuộc đua bước vào những vòng đua cuối cùng, Sainz bắt đầu đưa Norris DRS, nói rằng việc bảo vệ khỏi chiếc Mercedes là "có mục đích". Russell và Hamilton đều vượt qua Leclerc, thế nhưng, họ không thể vượt qua Sainz và Norris. Ở vòng đua cuối cùng, Russell đã tông vào tường và làm gãy hệ thống treo lốp sau và những hy vọng lên bục vinh quang của anh đã bị chấm dứt.
Sainz giành chiến thắng cuộc đua này sau khi dẫn đầu toàn bộ cuộc đua trước Norris và Hamilton. Đây là chiến thắng đầu tiên của anh trong mùa giải này kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Anh 2022 và cũng là chiến thắng đầu tiên của Ferrari kể từ giải đua ô tô Công thức 1 Áo 2022. Thêm vào đó, Sainz và Ferrari đã kết thúc chuỗi 15 chiến thắng của Max Verstappen và Red Bull Racing. Các tay đua còn lại ghi điểm trong cuộc đua này là Leclerc, Verstappen, Gasly, Piastri, Pérez, Lawson và Kevin Magnussen. |
Belgium's Next Top Model
Belgium's Next Top Model là chương trình truyền hình thực tế tái khởi động của "Topmodel" bắt đầu được phát sóng vào ngày 15 tháng 9 năm 2023 trên dịch vụ phát trực tuyến Streamz. Sau 15 năm vắng bóng, chương trình đã quay trở lại với thêm các thí sinh nam được phép tham gia trong mùa giải này.
Siêu mẫu Hannelore Knuts là host mới của mùa giải này, cùng với 3 vị giám khảo mới là nhà thiết kế Ine Onsea, stylist Tom Eerebout và nhà sáng lập của quản lí người mẫu "Noah Management" Tom Van Dorpe.
Người chiến thắng trong cuộc thi là Gilles Verbruggen, 19 tuổi từ Zottegem. Giải thưởng của anh giành được là: một hợp đồng người mẫu với "Noah Management" và xuất hiện trên ảnh bìa tạp chí "Marie Claire".
#đổi Thí sinh an toàn
#đổi Thí sinh được miễn loại
#đổi Thí sinh có tấm ảnh đẹp nhất
Thí sinh có nguy cơ bị loại
#đổi Thí sinh bị loại
#đổi Thí sinh chiến thắng cuộc thi |
Đứa trẻ bên trong bạn
Theo cũng như tâm lý học phân tích, khái niệm hay gọi là Đứa trẻ bên trong bạn được nhận định là một bản thể tồn tại bên trong mỗi chúng ta hành xử và phản ứng như một . Bản thể đó được hình thành nên bởi những gì mằ một người trải qua khi còn ở độ tuổi vị thành niên, cụ thể là trong độ tuổi dậy thì. Bản thể đứa trẻ bên trong bạn thường được tồn tại dưới dạng một độc lập trong nhận thức. Thuật ngữ này mang tính ứng dụng vào việc tư vấn chữa lành về mặt sức khỏe tâm thần. Khái niệm này sau đó được đại chúng biết đến nhiều hơn thông qua các cuốn sách của diễn giả truyền cảm hứng người Mỹ (29/06/1933 - 08/05/2016) và những cộng sự của ông.
Nguồn gốc khái niệm.
Nhà tâm thần học và phân tâm học người Thụy Sĩ (26/07/1875 - 06/06/1961) - người tìm ra tâm lý học phân tích đã khới xướng khái niệm này trong một . Trong (Tư tưởng mới), nhà lãnh đạo tinh thần người Ireland (30/07/1886 - 13/08/1951) sử dụng thuật ngữ "wonder child" thay cho "inner child". Sau đó, đôi vợ chồng nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu người Hoa Kỳ Vivian và tiếp tục phát triển khái niệm này trong phương pháp (là một liệu pháp chữa lành tâm lý gợi lại cho người bệnh những kinh nghiệm thất bại đã qua để từ đó loại bỏ những mặc cảm tinh thần), phương pháp này được trình bày trong những cuốn sách tiêu biểu như "The Primal Scream (1970)" và "The Feeling Child (1973)".
Một giải pháp khác được gọi là (có thể được dịch là "chăm sóc nhân cách đứa trẻ bên trong bạn") được khởi xướng bởi (được dịch từ cụm từ "art therapist") người Mỹ gốc Ý vào năm 1976, giải pháp sau đó được bà xuất bản thành sách với tựa đề "Recovery of Your Inner Child (1991)". phương pháp của bà được giới thiệu bao gồm hai khái niệm "nurturing parent" và "protective parent" (ở đây parent là một trong ba trạng thái của cái tôi hay thuộc mô hình của nhà tâm lý học người Canada ) để đáp ứng những nhu cầu về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí và tinh thần của một cá nhân thông qua việc viết nhật ký và áp dụng trị liệu nghệ thuật (là một hình thức trị liệu tâm lý cải thiện bệnh nhân thông qua quá trình sáng tạo trong một không gian an toàn). Đó cũng đồng thời là định nghĩa của bà ấy về khái niệm inner child. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đưa ra thêm một khái niệm "critical parent within" và đồng thời cung cấp các công cụ để quản lý nó. Bác sĩ người Mỹ gọi inner child bằng thuật ngữ "child within" trong một cuốn sách của ông ấy với tựa đề "Healing the Child Within: Discovery and Recovery for Adult Children of Dysfunctional Families (1987)". Ngoài ra, một cuốn sách khác mang tựa đề "Rescuing the Inner Child (1990)" của tác giả Penny Park cung cấp cho độc giả một chương trình nhằm liên hệ để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.
Trong những chương trình truyền hình hay những quyển sách như "Homecoming: Reclaiming and Championing Your Inner Child (1990)" của tác giả John Bradshaw, ông sử dụng thuật ngữ inner child để chỉ ra những thực trạng thời thơ ấu cùng những tác động rối loạn chức năng kéo dài của chưa được giải quyết.
Sự phát triển của khái niệm.
Lịch sử phát triển.
Khái niệm inner child dường như từ lâu đã xuất hiện trong các tác phẩm chuyện cổ tích và tín ngưỡng của Pháp, bản thể đứa trẻ bên trong mỗi con người, phần bản thể nơi mà còn lưu giữ sự hồn nhiên, tính sáng tạo và diệu kỳ của tuổi thơ đã được thể hiện trong các câu chuyện, thần thoại nhưng chỉ mới được thừa nhận là một đối tượng nghiên cứu dưới dạng một hiện tượng tâm lý kể từ thế kỷ 20.
Theo , nhà nhân chủng học và dân tộc học, triết gia người Pháp Claude Lévi-Strauss lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về thuật ngữ "Deceptor" (là một nhân vật thần thoại với tính cách được mô tả là xảo huyệt, tham vọng và nghịch ngơm như một đứa trẻ), sau đó nhà nhân chủng học người Mĩ lần đầu tiên mô tả khái niệm "Trickster" (được cho là một dạng phức tạp hơn của Deceptor)., cùng với thuật ngữ "divine scoundrel" vào năm 1958 với những lời phê bình đóng góp từ Carl Gustav Jung.
sau đó làm rõ khái niệm của riêng mình trên cơ sở này và nó nhanh chóng được sử dụng lại trong các nhánh ngành khác của ngành tâm lý học. Một dẫn chứng điển hình vào những năm 1960 khi mà đã sử dụng nó theo cách riêng của ông, làm cơ sở lý luận cho mô hình nhằm phân biệt ba trạng thái thể hiện cái tôi của mỗi cá nhân hay được biết đến là .
Trong tâm lý học, tâm lý học trị liệu, đôi khi người ta sử dụng một thuật ngữ Latin "puer aeternus" hoặc "divine child" để chỉ nhân cách của một người vẫn còn non nớt, hồn nhiên và tự phát như thể họ vẫn còn là một đứa trẻ. Khái niệm trên bắt nguồn từ thần thoại và như đã nêu trên, tùy vào trường hợp nó có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển và hạnh phúc của con người, chứ hoàn toàn chưa hề được xem là một bản thể tồn tại bên trong mỗi cá nhân hành xử và phản ứng như một đứa trẻ.
Theo quan điểm của , qua cuốn sách tựa đề "The Divine Scoundrel: The Indian Myth (2019)". Nội dung trong cuốn sách đã hình dung đến một sự tồn tại của một quá trình có đề cập đến một đại diện cho loài người, bất kể nền văn minh. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tính phổ quát của khái niệm sơ khai của inner child thông qua các "divine scoundrel". Thuật ngữ divine scoundrel được định nghĩa là một sinh vật thần thoại nhỏ bé, nhưng sinh vật đó còn là một phần linh hồn của con người.
, nhà nhân chủng học trở nên nổi tiếng với việc nghiên cứu về khái niệm Trickster. Từ đó, cho phép Jung ủng hộ luận điểm này và khẳng định những tính chất của khái niệm "divine child" (thuật ngữ sơ khai của inner child) bằng cách đóng góp công sức vào nghiên cứu "the psychology of the scoundrel". Ngoài ra, Paul Radin còn lại một chuyên gia về văn hóa người Mỹ bản địa, ông thành lập một đội với cùng xuất bản một ấn phẩm. sau đó trở thành đồng tác giả của cuốn sách "Le Mythe du Fripon", ông bắt đầu bảo vệ tính phổ quát của luận điểm này cũng như chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt về lâu dài mà nó mang lại.
Ở độ tuổi trưởng thành (không nhất thiết phải là một độ tuổi cụ thể, mặc dù số liệu xã hội học thống kê chỉ ra phần lớn là 40 tuổi), người trưởng thành (hoặc đang trong giai đoạn trưởng thành) sẽ có lúc cảm thấy bản thân cần thật sự hiểu rõ bản thân mình hơn, đặc biệt là phần đứa trẻ bên trong mình.
Khi đó, việc xây dựng mối liên kết giữa đứa trẻ bên trong nội tâm bản thân với một cá nhân cũng sẽ được áp dụng các biện pháp trị liệu tâm lý, ví dụ như loại hình trị liệu (là một loại hình trị liệu sử dụng các lý thuyết phân tâm học làm nền tảng cho việc phân tích và hiểu biết quá trình trị liệu) như John Bradshaw hoặc Hal và trong cuốn sách "The Inner Dialogue" của họ.
Tiềm năng phát triển của khái niệm.
Trong khuôn khổ của quá trình , thuật ngữ inner child đặc trưng cho một nhánh nhân cách phụ hoặc cũng có thể được xem như là trung tâm nơi phát triển những nhánh nhân cách phụ khác.
(IFS therapy) thừa nhận rằng không chỉ tồn tại một, mà nhiều bản thể đứa trẻ trong mỗi cá nhân. IFS therapy gọi những bản thể trẻ bị tổn thương là "những kẻ lưu đày" bởi vì chúng có xu hướng bị trục xuất khỏi suy nghĩ để tránh gợi lại nỗi đau trong những ký ức đó. IFS therapy có một phương pháp an toàn để tiếp cận những ký ức đó, lắng nghe quá khứ cũng như tuổi thơ của để từ đó đưa ra liệu pháp chữa lành cho cá nhân ấy. |
Subsets and Splits