text
stringlengths
82
354k
Khương Tương (Hán tự: 姜瓖; ? – 1649) là vị tướng thời Minh mạt Thanh sơ, quê quán Du Lâm tỉnh Thiểm Tây. Theo "Sóc Châu chí", nhà họ Khương đã trải qua nhiều đời làm quan quân nhà Minh, anh cả Khương Nhượng là Tổng binh Du Lâm, Thiểm Tây, em trai Khương Tuyên là Phó Tổng binh Dương Hòa, Sơn Tây. Khương Tương được triều đình bổ nhiệm làm Tổng binh Đại Đồng và ban cho "Trấn Sóc Tướng quân ấn". Tháng 3 năm Sùng Trinh thứ 17 (1644), Lý Tự Thành đánh chiếm Thái Nguyên, Khương Tương ra hàng chính quyền Đại Thuận. Tháng 4 cùng năm (tháng 5 năm 1644), tướng nhà Thanh là Cung Thuận hầu Ngô Thuận Hoa dẫn quân tấn công Đại Đồng, đến ngày 6 tháng 6, Khương Tương giết chết tướng trấn thủ Đại Đồng là Trương Thiên Lâm và quy thuận Anh Thân vương A Tế Cách của nhà Thanh. Sau này xuất phát từ vùng Tam Tấn, ông tháp tùng A Tế Cách tiến binh chinh phạt Tam Tần lập nhiều chiến công, được phong làm tướng quân thống lĩnh binh mã của trấn Tuyên Hóa, Đại Đồng. Mùa đông năm Thuận Trị thứ năm (1648), Khương Tương hay tin Đa Đạc ngã bệnh chết, Đa Nhĩ Cổn bị nhiễm bệnh, ngày 3 tháng 12 (tháng 1 năm 1649), ông phát động binh mã nổi dậy ở Đại Đồng và theo về Nam Minh. Tổng đốc Tuyên Đại Cảnh Đôn không kịp ứng phó bèn chạy trốn đến Dương Hà, cả gia quyến đều bị Khương Tương xử tử. Ông còn đem quân vây hãm các phủ huyện xung quanh, Phú Khách Thiền bèn phái hai tướng Căn Đặc và Đỗ Mẫn tới cứu viện, mười một tòa thành lân cận dấy loạn, cắt bím tóc làm dấu hiệu, áp dụng lịch chính sóc năm Vĩnh Lịch. Đa Nhĩ Cổn biết tin liền phái A Tế Cách mang hồng di pháo đến Đại Đồng. Ngày 4 tháng 4 âm lịch , A Tế Cách mang quân đến dưới chân thành Đại Đồng và tiến hành chiến dịch bao vây, một mặt thuyết phục Khương Tương quy hàng, tuyên bố nếu có thể hối lỗi cải tà quy chánh thì vẫn "ân dưỡng như xưa". Đa Nhĩ Cổn thấy việc khuyên hàng vô hiệu bèn phái Đoan Trùng Thân vương Bác Lạc, Thừa Trạch Thân vương Thạc Tắc, Đa La Thân vương Mãn Đạt Hải, hợp sức cùng A Tế Cách tiếp tục chiến đấu. Tháng 6 năm Thuận Trị thứ sáu (1649), quân Thanh chinh phục một số châu quận ở Sơn Tây, A Tế Cách bao vây Đại Đồng trong vài tháng, trong thành Đại Đồng đã hoàn toàn cạn kiệt lương thực, "quân dân chết đói vô số, binh lính còn lại không nhiều". Tướng trấn thủ Dương Chấn Uy và những người khác nhận thấy tình thế vô vọng bèn chặt đầu Khương Tương cùng anh em ông này vào tháng 10, sau đó dâng thành đầu hàng. Khi A Tế Cách vào được thành, do căm thù binh lính và người dân trong thành kháng cự nên ra lệnh tàn sát toàn thành, ngoại trừ Dương Chấn Uy và những người khác cùng gia đình của họ, còn lại "tất cả các quan chức, binh lính và dân chúng hưởng ứng cuộc nổi dậy này đều bị trừng trị", khiến nhiều người liên lụy phải chịu tội chung, rồi mới cho phá bỏ năm phần trên của bức tường thành này. Chiến sự ở Sơn Tây dần dần lắng xuống.
Elena Bobrovskaya (sinh ngày 11 tháng 4 năm 1975) là một vận động viên người Kyrgyzstan đã giải nghệ, chuyên thi đấu ở nội dung chạy 100 mét và nhảy xa. Với tư cách là một vận động viên chạy nhanh, cô đã tham gia Thế vận hội trong nhà thế giới vào các năm 1997, 1999, 2001 và 2004 cũng như Thế vận hội mùa hè 2004, nhưng không vào được trận chung kết. Kỷ lục cá nhân của cô là 11,35 giây, đạt được vào tháng 7 năm 2004 tại Bishkek. Cô cũng có thành tích 23,35 giây ở nội dung 200 mét, đạt được vào tháng 5 năm 2004 tại Tashkent. Trong môn nhảy xa, cô đã tham gia Thế giới trong nhà vào các năm 1999 và 2001 cũng như Thế vận hội mùa hè 2000, nhưng cũng không vào được trận chung kết. Kỷ lục cá nhân của cô trong nhảy xa là 6,73 mét, đạt được vào tháng 6 năm 2001 tại Almaty. Cô cũng có thành tích 13,14 mét trong nội dung nhảy ba bước, đạt được vào tháng 5 năm 2000 tại Almaty.
Adi Winarso (11 tháng 12 năm 1950 – 8 tháng 9 năm 2023) là một chính trị gia và sĩ quan quân đội người Indonesia, ông giữ chức thị trưởng Tegal, Trung Java, trong hai nhiệm kỳ từ năm 1999 đến năm 2009. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, ông phục vụ trong Hải quân Indonesia. Winarso sinh ra ở làng Panggang, huyện Jepara, vào ngày 11 tháng 12 năm 1950. Lúc nhỏ, Winarso chuyển đến Tegal vì cha ông được phân công giảng dạy tại một trường trung học cơ sở ở đây. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông tuyển vào Học viện Hải quân Indonesia, tốt nghiệp năm 1974. Năm 1999, Winarso (lúc này giữ cấp bậc thuyền trưởng trong hải quân) ra tranh cử thị trưởng Tegal và giành được 13 trong tổng số 22 phiếu bầu từ hội đồng thành phố. Ông nhậm chức thị trưởng vào ngày 23 tháng 3 năm 1999. Hội đồng thành phố tái bầu ông trong nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1 năm 2004. Ông được đảng Golkar ủng hộ cả hai lần. Winarso đạt được 17 phiếu bầu trong khi đối thủ chính của ông, chủ tịch PDI-P địa phương Agil Abdurrohim giành được 10 phiếu. Abdurrohim khẳng định đã trả cho 12 ủy viên hội đồng PDI-P số tiền 500 triệu Rupiah, và những người ủng hộ Abdurrohim đã gây náo loạn trước tòa thị chính sau thất bại của ông. Winarso đã khánh thành #đổi , kỷ niệm lịch sử của Hải quân Indonesia trong thành phố vào tháng 12 năm 2008. Trong nhiệm kỳ thị trưởng Tegal, một vài trung tâm thương mại mới được mở cửa tại thành phố, và Winarso chọn một khu phố để trở thành điểm đến ẩm thực về đêm với những người bán thức ăn đường phố. Ông còn cải tạo các khu chợ địa phương và di dời trạm xe buýt của thành phố đến vị trí mới với không gian rộng hơn. Gần cuối nhiệm kỳ thị trưởng, Winarso tham gia một talkshow do các nhà quan sát văn hóa địa phương sắp xếp, chương trình được tổ chức bởi ứng cử viên liên danh với Abdurrohim trong khi Abdurrohim cũng tham gia chương trình này. Nhiệm kỳ của Winarso kết thúc vào ngày 23 tháng 3 năm 2009 và được kế nhiệm bởi Ikmal Jaya. Sau nhiệm kỳ thị trưởng, vào năm 2014, ông bị Ủy ban Phòng chống Tham nhũng thẩm vấn khi là nhân chứng liên quan đến cuộc điều tra về Ikmal Jaya. Ông nhập viện vào năm 2021 do bệnh đường hô hấp. Adi Winarso qua đời tại Surabaya vào ngày 8 tháng 9 năm 2023, ở tuổi 72. Ông được an táng vào ngày hôm sau tại thành phố này.
Empoli ([ˈempoli]) là một thị trấn và đô thị ở Thành phố đô thị Florence, Toscana, Ý, cách Florence khoảng về phía tây nam, về phía nam sông Arno trong một đồng bằng được hình thành bởi dòng sông. Đồng bằng đã được sử dụng cho nông nghiệp từ thời La Mã. Lãnh thổ của xã trở thành đồi núi khi rời khỏi sông. Empoli nằm trên tuyến đường sắt chính từ Florence đến Pisa và là điểm phân chia của tuyến đến Siena. Empoli có truyền thống lâu đời là một trung tâm nông nghiệp, đã được đặt tên cho một loại atisô địa phương. Các phát hiện khảo cổ đã tiết lộ rằng Empoli đã được định cư từ thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã và tiếp tục tồn tại cho đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên. Con sông đóng vai trò như một phương tiện giao thương để buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, cùng với các loại amphorae (bình gốm) của địa phương. Trong Tabula Peutingeriana (Bản đồ Peutinger) của thế kỷ thứ 4, Empoli được gọi "in portu" ("ở cảng") là một cảng sông trên con đường La Mã "Via Quinctia", dẫn từ Fiesole và Florence đến Pisa. Empoli cũng nằm trên Via Salaiola, nối với các ao muối của Volterra. Từ thế kỷ thứ 8 Empoli được hợp nhất thành một thị trấn xung quanh lâu đài, được gọi là "Emporium" hoặc "Empolis". Năm 1119 nó được đưa vào tài sản của bá tước Guidi. Năm 1182 nó nằm dưới sự cai trị của Florentine. Năm 1260, sau Trận Montaperti, Empoli là trụ sở của một hội đồng nổi tiếng trong đó Farinata degli Uberti phản đối việc phá hủy Florence. Sau này Empoli trở thành một pháo đài quan trọng nên liên tục bị cướp phá và tấn công. Năm 1530, sự sụp đổ của nó đánh dấu sự kết thúc nền độc lập của Cộng hòa Florentine.
Các bên vận hành. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ.
La Distinction: Critique sociale du jugement (tiếng Việt tạm dịch là Sự ưu biệt: Sự phê phán xã hội về sự phán đoán) là cuốn sách xuất bản năm 1979 của Pierre Bourdieu. Cuốn sách dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của ông từ năm 1963 đến năm 1968. Là một báo cáo xã hội học về tình trạng văn hóa Pháp, bản dịch tiếng Anh của "La Distinction" được xuất bản lần đầu vào năm 1984. Năm 1998, Hiệp hội Xã hội học Quốc tế đã bình chọn "La Distinction" là một trong mười cuốn sách xã hội học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Bourdieu cho rằng những người có vốn văn hóa cao - vốn tài sản xã hội phi tài chính, chẳng hạn như giáo dục, thứ thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội vượt trên các phương tiện kinh tế - có nhiều khả năng xác định được điều gì tạo nên thị hiếu() trong xã hội. Những người có khối lượng vốn tổng thể thấp hơn chấp nhận thị hiếu và sự ưu biệt văn hóa cao hay thấp này như là hợp lý và tự nhiên, và do đó chấp nhận những hạn chế đang tồn tại về sự chuyển đổi giữa các hình thức khác nhau của vốn (kinh tế, xã hội, văn hóa). Những người có vốn tổng thể thấp không thể tiếp cận một lượng vốn văn hóa cao hơn vì họ thiếu các phương tiện cần thiết để làm như vậy. Điều này có thể có nghĩa là thiếu thuật ngữ để mô tả hoặc phương pháp để hiểu tác phẩm nghệ thuật kinh điển, do các đặc điểm của của họ chẳng hạn. Theo cách nhìn này, Bourdieu khẳng định rằng 'những người thuộc giai cấp lao động mong đợi các đồ vật sẽ hoàn thành chức năng [của chúng .ND]' trong khi những người không chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu kinh tế có thể có cái nhìn () thuần khiết, tách biệt khỏi [yêu cầu của .ND] cuộc sống hàng ngày. Bourdieu lập luận rằng sự chấp nhận với các hình thức 'thống trị' của thị hiếu chính là một hình thức của 'bạo lực biểu trưng' (). Có nghĩa là, sự tự nhiên hóa "La Distinction" thị hiếu này và nhận thức sai lầm về nó như là thứ tất yếu đã tước đi khỏi các giai cấp bị trị những phương tiện để định nghĩa thế giới của chính mình, thứ sẽ dẫn đến sự thiệt thòi của chính những người có vốn tổng thể ít hơn. Hơn thế, ngay cả khi các giai cấp xã hội bên dưới dường như có ý kiến của riêng họ về điều gì là có thị hiếu hay không có thị hiếu, "'thẩm mỹ' của giai-cấp-lao-động là một thứ thẩm mỹ bị áp bức, thứ thẩm mỹ luôn luôn phải định nghĩa chính mình thông qua các khái niệm của thẩm mỹ thống trị" của giai cấp thống trị. Các lựa chọn thẩm mỹ của một người tạo ra "các phân tầng giai cấp" ("class fractions -" các nhóm xã hội dựa trên giai cấp) và tích cực tạo khoảng cách giữa giai cấp xã hội này với các giai cấp xã hội khác. Do đó, người ta dạy dỗ và làm cho trẻ em thấm nhuần khuynh hướng với một số loại đồ ăn, âm nhạc và nghệ thuật nhất định, và những thị hiếu cụ-thể-cho-giai-cấp này (không cụ thể cũng không cá nhân(?) sẽ định hướng trẻ em tới những vị trí xã hội "thích hợp" của chúng. Từ đó, sự tự lựa chọn vào một phân tầng giai cấp được thực hiện bằng cách thúc đẩy sự nội tâm hóa của trẻ em sự ưa thích với những đối tượng và hành vi phù hợp với chúng trong tư cách là thành viên của một giai cấp xã hội nhất định, và đồng thời, phát triển sự ác cảm với các đối tượng và hành vi được ưa thích bởi những người ở giai cấp xã hội khác. Trên thực tế, khi một người đàn ông hoặc phụ nữ tiếp xúc với văn hóa và nghệ thuật của một giai cấp xã hội khác, họ cảm thấy "ghê tởm, khiếp hãi, không chịu nổi ('cảm thấy phát ốm') với thị hiếu của người khác." Do đó, "thị hiếu" () là một ví dụ quan trọng về sự bá quyền văn hóa (), về cách thức xác định các phân tầng giai cấp. Đây không chỉ là sự sở hữu vốn xã hội và vốn kinh tế, mà còn là sự sở hữu vốn văn hóa. Người ta sử dụng sự thấm nhuần và sự tích lũy vốn văn hóa như một cơ chế ngấm ngầm đảm bảo sự tái sản xuất xã hội () cũng như tái sản xuất văn hóa () của giai cấp thống trị. Hơn thế, vì mọi người được dạy về thị hiếu từ khi còn bé, họ nội tâm hóa thị hiếu một cách sâu sắc. Rất khó để điều chỉnh thị hiếu. Và thị hiếu được tích lũy và thấm nhuần đó có xu hướng đặt một người vào một giai cấp xã hội nhất định nào đó vĩnh viễn. Điều này ngăn cản sự dịch chuyển xã hội (). Theo cách đó, thị hiếu văn hóa của giai cấp thống trị có xu hướng chi phối thị hiếu của các giai cấp xã hội khác, buộc các cá nhân đàn ông và đàn bà của các giai cấp bị trị về mặt kinh tế và văn hóa phải tuân thủ theo gu thẩm mỹ thống trị, hoặc có nguy cơ bị "xã hội" chối bỏ (nhưng trên thực tế là bị phân tầng và áp bức) - họ hiện lên như là thô thiển, thô tục và không có thị hiếu. Chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cấu trúc, Bourdieu đã tìm cách vượt ra khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào "phân tích hồi quy" () trong xã hội học đương đại và đạt tới một cách tiếp cận định lượng chặt chẽ hơn. Thay vì dựa vào mối tương quan của nhiều "biến số độc lập" (), ông quan tâm đến việc phát triển một nền tảng cho phép ông xem xét "hệ thống hoàn chỉnh của các mối quan hệ tạo nên nguyên lý thực sự của lực (force) và hình thức cụ thể cho các tác động được ghi lại trong mối tương quan đó." Với phân tích trong "Sự ưu biệt," Bourdieu, trong khi làm việc với kỹ thuật viên thống kê Salah Bouhedja, đã thực hiện nhiều vòng "phân tích tương quan" () trên bộ dữ liệu từ hai cuộc khảo sát, "khảo sát Kodak" năm 1963 và "khảo sát thị hiếu" năm 1967. Bên cạnh phân tích này, Bourdieu cũng áp dụng "phân tích tương quan" cho một tập hợp con dữ liệu, các câu trả lời từ những gì Bourdieu dán nhãn là "các giai cấp thống trị" và "giai cấp tiểu tư sản" (petite-bourgeoisie). Dạng nghiên cứu này đại diện cho nỗ lực ban đầu của "phân tích dữ liệu hình học" (), đặc biệt là "phân tích tương quan nhiều lần" ( - MCA) thứ sẽ trở thành khung phương pháp luận quan trọng trong các công trình của Bourdieu sau này. Năm 1998, Hiệp hội Xã hội học Quốc tế (ISA) đã bình chọn "La Distinction" là một trong mười cuốn sách xã hội học quan trọng nhất của thế kỷ 20, xếp sau cuốn "Sự kiến tạo xã hội về thực tại" "( -" 1966) của Peter L. Berger và Thomas Luckmann, nhưng trước cuốn "Tiến trình văn minh hóa (" - 1939) của Norbert Elias. Nhà phê bình Camille Paglia đồng ý với kết luận của Bourdieu rằng thị hiếu phụ thuộc vào sự thay đổi của các giả định xã hội, nhưng cho rằng điều đó đáng lẽ phải là hiển nhiên, và bác bỏ "La Distinction".
Tập đoàn quân số 2 (Đế quốc Đức) Tập đoàn quân số 2 (Tiếng Đức: 2. Armee / Armeeoberkommando 2 / A.O.K. 2) là một đơn vị cấp Tập đoàn quân của Đức trong Thế chiến thứ nhất. Nó được thành lập trong cuộc tổng động viên vào tháng 8 năm 1914. "Tập đoàn quân số 2" bị giải thể vào năm 1919. Khi cuộc tổng động viên của quân Đức bắt đầu diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 1914, tám tập đoàn quân đã được thành lập từ tám cơ quan Thanh tra quân đội hiện có. Tập "đoàn quân số 2" được thành lập ở Hannover, các đơn vị của họ tập trung ở khu vực phía nam Aachen. Đại tá Karl von Bülow trở thành Tổng tư lệnh "Tập đoàn quân số 2". Vào tháng 8 năm 1914, "Tập đoàn quân số 2" bao gồm các quân đoàn sau: Theo Kế hoạch Schlieffen, "Tập đoàn quân số 2" xâm lược Bỉ như một phần của cánh phải quân đội Đức, nhiệm vụ của "Tập đoàn quân số 2" là hỗ trợ cuộc càn quét xung quanh của Tập đoàn quân số 1 cánh trái của quân Pháp và bao vây Paris, đưa cuộc kết thúc chiến nhanh chóng. Bộ Tư lệnh "Tập đoàn quân số 2" cũng được trao quyền chỉ huy Tập đoàn quân số 1 để phối hợp tốt hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ gây ra xích mích với hai cơ quan chỉ huy này. Trong khoảng thời gian từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8 năm 1914, cả hai đội quân đều tham gia trận Mons và Charleroi. "Tập đoàn quân số 2" đã bao vây và chiếm các pháo đài của Bỉ xung quanh Namur, đồng thời chiến đấu với Tập đoàn quân số 5 (Pháp) do Tướng Charles Lanrezac chỉ huy trong trận Charleroi vào ngày 23–24 tháng 8 năm 1914 và một lần nữa tại St. Quentin vào ngày 29–30 tháng 8 năm 1914. Vào cuối tháng 8, "Tập đoàn quân số 2" đã giành chiến thắng trong Trận St. Quentin và đóng vai trò quan trọng trong Trận Marne từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 9. Sau đó Trận Aisne rơi vào chiến tranh chiến hào. Trụ sở của Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 đóng tại Saint-Quentin từ ngày 10 tháng 10 năm 1914 đến ngày 20 tháng 3 năm 1917 và sau đó tại Le Cateau cho đến ngày 27 tháng 3 năm 1918. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1916, quân đội Anh bắt đầu cuộc tấn công được chuẩn bị từ lâu chống lại Tập đoàn quân số 2 (→ Trận Somme ). Sau một số thắng lợi của quân Anh, Bộ Tư lệnh Lục quân Tối cao quyết định cải tổ quân đội. Vào ngày 19 tháng 7 năm 1916, tất cả các lực lượng ở phía bắc Somme được hợp nhất thành Tập đoàn quân số 1 mới và vẫn trực thuộc Bộ Tư lệnh "Tập đoàn quân số 2" trước đó. Cơ quan này vẫn do Tướng von Below chỉ huy, nhưng nay được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 1. Quân Đức ở phía nam Somme với tư cách là "Tập đoàn quân số 2" dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh Lục quân Tối cao mới dưới sự chỉ huy của Tướng von Gallwitz và tổng tham mưu trưởng của ông, Đại tá Bronsart von Schellendorf. Đầu năm 1917, "Tập đoàn quân số 2" rút lui về Phòng tuyến Siegfried và sau khi di dời Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 1, trấn giữ mặt trận phía đông Arras - Queant (với Quân đoàn dự bị số XIV) - Bellicourt - St. Quentin (với Quân đoàn IX). Ngày 20 tháng 11 năm 1917, cánh phải của "Tập đoàn quân số 2" nằm trong khu vực tấn công chính của Tập đoàn quân số 3 Anh Quốc trong Trận Cambrai. Quân đoàn dự bị số XIV mất một số căn cứ, nhưng vẫn giữ được vùng ngoại ô phía tây Cambrai. Tướng von der Marwitz tiến hành phản công từ ngày 30/11: "Gruppe Arras" tấn công giữa Moeuvres và Bourlon "Gruppe Caudry" (Quân đoàn XIII) và "Busigny" (Quân đoàn Dự bị số XXIII) dẫn đầu các cuộc tấn công nghi binh về phía nam gần Marcoing qua Banteux đến Vendhuille. Các đội phía nam đã tiến được 8 km trên chiều rộng khoảng 16 km. "Gruppe Arras", đến sau, ít thành công hơn; đến ngày 6 tháng 12 năm 1917, họ đã tiến được 4 km trên chiều rộng 10 km. Trong Chiến dịch Michael của Đức, "Tập đoàn quân số 2" đã hình thành giữa ba tập đoàn quân tấn công ở khu vực Cambrai, vào ngày 21 tháng 3 năm 1918, những quân đoàn sau đây phụ thuộc Bộ Tư lệnh "Tập đoàn quân số 2": Bước đột phá ở khu vực Somme đã đến khu vực Amiens vào đầu tháng 4, nơi mặt trận lại rơi vào bế tắc. Cuộc phản công của Anh-Pháp trong Trận Amiens ngày 8 tháng 8 năm 1918 đã gây tổn thất nặng nề cho "Tập đoàn quân số 2" và bắt đầu các cuộc rút lui liên tục cho đến khi chiến tranh kết thúc. Tổng tư lệnh ("Oberbefehlshaber"). Đại tá Karl von Bülow (từ ngày 2 tháng 8 năm 1914) Tướng Bộ binh Fritz von Below (từ ngày 4 tháng 4 năm 1915) Thượng tướng pháo binh Max von Gallwitz (từ ngày 19 tháng 7 năm 1916) Thượng tướng kỵ binh Georg von der Marwitz (từ ngày 17 tháng 12 năm 1916) Thượng tướng Bộ binh Adolph von Carlowitz (từ 22 ngày tháng 9 năm 1918) Tham mưu trưởng ("Chef des Stabes"). Trung tướng Otto von Lauenstein (từ ngày 2 tháng 8 năm 1914) Thiếu tướng von Zieten (từ ngày 24 tháng 12 năm 1914) Trung tướng Ernst von Hoeppner (từ ngày 30 tháng 6 năm 1915) Thiếu tướng Paul Grünert (từ ngày 13 tháng 4 năm 1916) Thượng tá Fritz von Loßberg (từ ngày 2 tháng 7 năm 1916) Thượng tá Wild (từ ngày 25 tháng 10 năm 1916) Trung tá Richard von Pawelsz (từ ngày 17 tháng 4 năm 1917) Thiếu tá von Stapff (từ ngày 27 tháng 8 năm 1917) Thượng tá Erich von Tschischwitz (từ ngày 27 tháng 02 năm 1918) Trung tá Willi von Klewitz (từ ngày 10 tháng 8/1916) Thiếu tá Friedrich von Miaskowski (từ ngày 21 tháng 9 năm 1918) Lục quân Đế quốc Đức
Lega Nazionale Professionisti Serie A (tiếng Ý, nghĩa là Giải chuyên nghiệp quốc gia Serie A), thường được gọi là LNPA hoặc Lega Serie A, là cơ quan quản lý điều hành các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp lớn ở Ý, nổi bật nhất là Serie A. Nó được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2010. Trước đây, bản quyền truyền hình của các câu lạc bộ Serie A được bán riêng và "Serie A" phải hỗ trợ tài chính cho Serie B thông qua việc chia một phần doanh thu truyền hình Serie A cho các câu lạc bộ Serie B. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, Serie A tuyên bố tách khỏi Serie B khi 19 trong số 20 câu lạc bộ bỏ phiếu ủng hộ việc này. Lecce bị đe dọa xuống hạng đã bỏ phiếu chống lại. Lega Serie A tiếp quản hầu hết các giải đấu do Lega Calcio tổ chức trước đây, cụ thể là Serie A, Coppa Italia, Supercoppa Italiana, và các giải trẻ Campionato Primavera 1, Coppa Italia Primavera và Supercoppa Primavera. Serie B hiện được tổ chức bởi Lega Serie B, giải đấu cũng được thành lập vào năm 2010.
Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2004 - Nam Môn bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè 2004 được tổ chức tại Athens và bốn thành phố khác ở Hy Lạp từ ngày 11 đến ngày 28 tháng 8. 16 đội tuyển U-23 quốc gia nam thuộc sáu liên đoàn châu lục được chia thành bốn bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn một lượt. Hai đội đứng đầu mỗi bảng tiến vào vòng loại trực tiếp, với trận chung kết tại Sân vận động Olympic Athens vào ngày 28 tháng 8 năm 2004. 16 đội sau đây vượt qua vòng loại cho giải đấu bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2004. Lễ bốc thăm cho nội dung bóng đá nam đã diễn ra vào ngày 9 tháng 6 năm 2004. Argentina, Hy Lạp, Nhật Bản và Maroc được xếp hạt giống tại lễ bốc thăm và lần lượt được xếp vào các bảng A–D. Các đội còn lại được bốc thăm từ 4 nhóm, với các đội cùng khu vực không cùng bảng đấu. section begin=A /section end=A / section begin=B /section end=B / section begin=C /section end=C / section begin=D /section end=D / Cầu thủ ghi bàn. Với 8 bàn thắng, Carlos Tevez của Argentina là vua phá lưới giải đấu. Tổng cộng 101 bàn thắng được ghi bởi 65 cầu thủ khác nhau, trong đó có 4 bàn phản lưới nhà. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Loukas Vyntra (trong trận gặp Hàn Quốc) Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Adama Tamboura (trong trận gặp Hàn Quốc) Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Haidar Jabar (trong trận gặp Bồ Đào Nha) Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Fernando Meira (trong trận gặp Costa Rica)
Giáo phận Malang (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Semarang, với tòa giám mục đặt tại thành phố Malang, Indonesia. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ núi Camêlô của giáo phận được đặt tại thành phố Malang. Giáo phận bao phủ diện tích 24.409 km² và được chia thành 31 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa được thành lập vào ngày 27/4/1927 theo đoản sắc "Nihil antiquius" của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta). Vào ngày 15/3/1939 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "De Malang" của Giáo hoàng Piô XII. Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 72.424 giáo dân trên dân số tổng cộng 18.426.634, chiếm 0,4%.
Giáo phận Purwokerto (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Semarang, với tòa giám mục đặt tại thành phố Purwokerto, Indonesia. Địa giới giáo phận bao gồm phần phía tây tỉnh Trung Java. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua của giáo phận được đặt tại thành phố Purwokerto. Giáo phận được chia thành 25 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Purwokerto được thành lập vào ngày 25/4/1932 theo đoản sắc "Magna animi" của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta). Vào ngày 16/10/1941 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "Valde rei catholicae" của Giáo hoàng Piô XII. Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 55.846 giáo dân trên dân số tổng cộng 15.966.516, chiếm 0,3%.
Giáo phận Surabaya (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma, với tòa giám mục đặt tại thành phố Surabaya trên đảo Java thuộc Indonesia. Địa giới giáo phận bao gồm một phần các tỉnh Đông Java và Trung Java thuộc Indonesia. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Tâm Chúa Giêsu của giáo phận được đặt tại thành phố Surabaya. Giáo phận được chia thành 44 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Surabaia được thành lập vào ngày 15/2/1928, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Batavia (nay là Tổng giáo phận Jakarta). Vào ngày 16/10/1941 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "Magno cum gaudio" của Giáo hoàng Piô XII. Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Vào ngày 22/8/1973 giáo phận đã đổi tên thành như hiện tại theo nghị định "Cum propositum" của Bộ Truyền giáo. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2020, giáo phận có 162.675 giáo dân trên dân số tổng cộng 25.033.865, chiếm 0,6%.
Sân vận động Pier Luigi Penzo Sân vận động Pier Luigi Penzo là một sân vận động đa năng ở Venice, Ý. Đây là cơ sở thể thao lớn nhất ở Venice và là sân nhà của Venezia FC. Sân vận động được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1913 và lấy tên từ phi công trong Thế chiến thứ nhất Pier Luigi Penzo (1896–1928). Đây là sân vận động được sử dụng liên tục lâu đời thứ hai ở Ý (lâu đời nhất là Sân vận động Luigi Ferraris của Genoa). Ban đầu được xây dựng từ gỗ, sân vận động đã được nâng cấp phần lớn với khán đài chính bằng bê tông vào những năm 1920 và những cải tiến tiếp theo đã được thực hiện trong những thập kỷ sau đó. Kỷ lục 26.000 người tham dự là một trận đấu bóng đá vào năm 1966, trận đấu ở Serie A với AC Milan. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1970, một cơn lốc xoáy tấn công Venice và gây thiệt hại lớn cho sân vận động. Do sự suy thoái của câu lạc bộ, sân vận động chỉ được khôi phục một phần và sức chứa giảm xuống chỉ còn hơn 5.000 và sau đó tăng trở lại lên 15.000 vào năm 1998. Việc câu lạc bộ trở lại Serie A vào năm 2021 đã thúc đẩy câu lạc bộ bắt đầu tái phát triển sân vận động trong mùa hè. Nằm ở rìa phía đông của Venice, sân vận động nổi bật vì có thể dễ dàng đến được bằng thuyền.
Hồ Văn Đức (sinh năm 1962) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Bí thư Đảng ủy - Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng - Bộ Quốc phòng. Hồ Văn Đức sinh năm 1962 tại Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh - Quảng Trị. - Nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn phòng không 367. - Nguyên Chính ủy Sư đoàn 363 Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam. - 11/2016 - 12/2017: Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời được thăng quân hàm Thiếu tướng. - 01/2018: Ông được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định bổ nhiệm chức vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam. - 12/2020: Ông được Chủ tịch nước ký quyết định thăng quân hàm Trung tướng. - 01/2023: Ông nghỉ chờ hưu theo chế độ.
Chan Ming Tai (tên tiếng Trung: 陳銘泰, sinh ngày 30 tháng 1 năm 1995), còn được biết đến với tên Theophilius Chan, là một vận động viên đến từ Hồng Kông, chuyên về môn nhảy xa. Anh được huấn luyện bởi bà Chan Wai Yin và Tiến sĩ Anthony Giorgi. Tại Thế vận hội Mùa hè năm 2015, anh đứng thứ 4 với một cú nhảy 7,89m (0,9). Tại Giải vô địch trong nhà châu Á năm 2016 tại Doha, anh giành huy chương đồng với một cú nhảy 7,85m. Tại Giải vô địch châu Á năm 2017 tại Bhubaneswar, anh giành huy chương bạc với một cú nhảy 8,03m. Kỷ lục cá nhân của anh trong môn thi này là 8,12m, được thiết lập tại Giải vô địch Hồng Kông năm 2016. Đây hiện là kỷ lục quốc gia.
Chan Sau Ying (tên tiếng Trung: 陳秀英; sinh ngày 30 tháng 8 năm 1970), còn được biết đến với tên Wanet Chan, là một vận động viên người Hồng Kông đã giải nghệ, thi đấu nội dung 100 mét vượt rào. Bà đại diện cho Hồng Kông tham dự Thế vận hội Mùa hè 1992 và 1996, cũng như ba Giải vô địch điền kinh ngoài trời thế giới và hai Giải vô địch điền kinh trong nhà thế giới. Bà cũng là người cầm cờ cho Hồng Kông trong buổi lễ khai mạc của Thế vận hội Mùa hè 1996. Kỷ lục cá nhân của bà là 13,14 giây trong môn 100 mét vượt rào (tại Walnut, Iowa vào năm 1994) và 8,32 giây trong nội dung 60 mét vượt rào (tại Montréal vào năm 1994). Cả hai kỷ lục này vẫn còn đang nắm giữ là kỷ lục của Hồng Kông. Bà thi đấu cho Trường Cao đẳng San Antonio, nơi bà đã giành chiến thắng trong nội dung bảy môn phối hợp vào năm 1993 của Hiệp hội Thể thao Trường Cao đẳng Cộng đồng California, và tại Đại học Nam California. Năm 1994, bà giành huy chương vàng trong bộ môn vượt rào tại Mt. SAC Relays với thời gian 13,14 giây. Bà xếp thứ tư chung cuộc tại trận chung kết NCAA Division I cùng năm đó với thành tích là 13,34 giây. Bà lặp lại vị trí đó tại trận chung kết của NCAA vào năm 1995, với thành tích là 13,32 giây.
Serie B 2022–23 (được gọi là Serie BKT vì lý do tài trợ) là mùa giải thứ 91 của Serie B kể từ khi thành lập vào năm 1929. Các câu lạc bộ sau đã thay đổi hạng đấu kể từ mùa giải 2021–22: Xuống hạng từ Serie A Thăng hạng từ Serie C Thăng hạng lên Serie A Xuống hạng Serie C Südtirol lần đầu tiên thi đấu ở Serie B trong mùa giải này, là đội thứ 124 tham dự giải đấu vòng tròn một lượt này. Đội xếp trên được chơi trên sân nhà trong trận lượt về. Nếu các đội hòa nhau về tổng điểm, đội xếp dưới sẽ xuống hạng ở Serie C, trừ khi các đội kết thúc bằng điểm sau mùa giải chính thức, trong trường hợp đó, đội chiến thắng được quyết định bằng hiệp phụ và loạt sút luân lưu nếu cần thiết.
Shing Chung Chan (tên tiếng Trung: 陳成忠) là một vận động viên người khuyết tật người Hồng Kông, thi đấu trong các nội dung chạy nước rút hạng C8. Chan đã thi đấu trong bốn kỳ Thế vận hội dành cho người khuyết tật và giành được 5 huy chương, 4 trong số đó thuộc về các nội dung tiếp sức. Giải đấu đầu tiên của ông là vào năm 1988, ông tham gia các nội ding chạy 200m và nhảy xa và giành được huy chương đồng trong nội dung chạy tiếp sức 4 × 100 m. Tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật 1992, ông giành được huy chương bạc nội dung chạy 100m và thi đấu nội dung chạy tiếp sức 4 × 100 m. Thế vận hội dành cho người khuyết tật 1996 đã giúp ông lập kỷ lục thế giới khi ông là thành viên của đội chạy tiếp sức 4 × 100 m của Hồng Kông, anh cũng thi đấu ở các nội dung chạy 100m và 200m. Giải đấu cuối cùng của ông vào năm 2000, giải đấu mà ông giành được 2 huy chương đồng, và cũng là thành viên của đội chạy tiếp sức 4 × 100 m và 4 × 400 m của Hồng Kông, thi đấu ở nội dung chạy 100m.
Jani Chathurangani Chandra Silva Hondamuni (sinh ngày 21 tháng 8 năm 1981) là một vận động viên điền kinh người Sri Lanka thi đấu chủ yếu ở nội dung chạy nước rút. Các kỳ Đại hội thể thao Nam Á. Năm 2006, tại Đại hội Thể thao Nam Á được tổ chức tại Colombo, Sri Lanka, cô đã hoàn thành nội dung 100m nữ trong thời gian 11,76 giây để giành huy chương bạc, và cô cũng là thành viên của đội tiếp sức 4x100m giành huy chương vàng. Sau Đại hội, trong một cuộc kiểm tra doping, cô có kết quả dương tính với chất Nandrolone. Sau Đại hội Thể thao Nam Á năm 2006 tại Colombo, cô bị cáo buộc dương tính với Nandrolone. Trong hai mẫu nước tiểu cô cung cấp đều chứa lượng Nandrolone vượt ngưỡng cho phép. Mẫu A chứa 27,5 ng/ml và mẫu B chứa một nửa so với mẫu A. Tuy nhiên, mức chịu đựng cho doping theo tiêu chuẩn của Cơ quan phòng chống doping thế giới chỉ là 2 ng/ml. Cô bị cấm thi đấu tạm thời trong thời gian chờ cuộc điều tra tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban Kỷ luật của Đại hội Thể thao Nam Á, Wijayadasa Rajapaksa đã ra quyết định gây tranh cãi trong một cuộc họp báo tại Viện Y học Thể thao Quốc gia Sri Lanka. Mặc dù Silva bị kết tội sử dụng chất cấm nandrolone, cô được xóa sạch mọi cáo buộc vì "chuỗi giám định" của cuộc điều tra y tế không được điều phối một cách đúng đắn. Quyết định sau đó đã bị Tòa án Trọng tài Thể thao điều tra lại, và cô bị ra quyết định cấm thi đấu trong hai năm vì doping. Lệnh cấm kéo dài từ ngày 14 tháng 4 năm 2008 đến ngày 13 tháng 4 năm 2010. Cô cũng bị hủy kết quả kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2006.
Xếp hạng đại học tại Hoa Kỳ Các bảng xếp hạng đại học tại Hoa Kỳ đánh giá các trường đại học và viện đại học tốt nhất tại nước này dựa trên các yếu tố khác nhau. Việc xếp hạng thường được thực hiện bởi các tạp chí, báo, trang web, chính phủ hoặc các học giả độc lập. Ngoài việc xếp hạng tổng thể cả một trường đại học thì các chương trình học hoặc khoa riêng lẻ cũng được xếp hạng cụ thể. Một số bảng xếp hạng xem xét các thước đo về độ giàu có, thành tựu nghiên cứu, sự chọn lọc trong công tác tuyển sinh và thành công của cựu sinh viên. Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều tranh cãi về phương pháp đánh giá, độ chính xác và tính hữu dụng của các bảng xếp hạng đại học này. Các bảng xếp hạng khác. Ngoài các bảng xếp hạng tổng thể, một số bảng xếp hạng khác đánh giá riêng tác động về mặt xã hội của các trường đại học. Các bảng xếp hạng về Chỉ số Di động xã hội (SMI) bởi CollegeNet và PayScale cung cấp thước đo về mức độ dịch chuyển kinh tế cho sinh viên. Dữ liệu được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công bố trực tuyến, cho phép người đọc tạo bảng xếp hạng tùy chỉnh theo địa điểm, tỷ lệ tốt nghiệp, chi phí và kết quả tài chính sau khi tốt nghiệp. Sử dụng dữ liệu này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgetown đã tính toán lợi tức đầu tư dựa trên học phí và mức tăng thu nhập của cựu sinh viên. Vào năm 2015, The Economist đã công bố bảng xếp hạng nhấn mạnh sự khác biệt giữa thu nhập dự kiến và thu nhập thực tế của cựu sinh viên. Hội đồng Hỗ trợ Giáo dục (Council for Aid to Education) công bố danh sách các trường đại học hàng đầu về gây quỹ hàng năm. Khả năng gây quỹ phản ánh quan điểm của cựu sinh viên và các nhà tài trợ bên ngoài về chất lượng của một trường đại học, cũng như khả năng của trường đại học đó trong việc đầu tư kinh phí cho các giảng viên và cơ sở vật chất. Bảng xếp hạng năm 2015 liệt kê Harvard và Stanford là hai trường gây quỹ nhiều nhất năm đó. Một số tổ chức đã thử nghiệm xếp hạng mức độ mong muốn của sinh viên đối với các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách phân tích bộ dữ liệu về quyết định chọn trường của sinh viên khi được nhận vào nhiều trường. Theo phương pháp này, các trường được chọn thường xuyên hơn, đặc biệt là so với các trường được chọn thường xuyên khác, sẽ được cộng nhiều điểm hơn trong hệ thống xếp hạng Elo để tạo ra thứ hạng. Nó cũng có thể được sử dụng để ước tính xác suất một học sinh được nhận vào hai trường khác nhau sẽ chọn trường này thay vì trường kia. Các bảng xếp hạng và hướng dẫn chọn trường (college guides) khác bao gồm ', ' và "Business Insider". Tạp chí "" hàng năm cũng xuất bản danh sách 389 trường đại học tốt nhất theo các thể loại cụ thể. Hệ thống xếp hạng đại học của Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích từ cả trong và ngoài nước. Một số chuyên gia giáo dục đại học, như Kevin Carey, đã lập luận rằng hệ thống xếp hạng đại học của "US News World Report" chỉ đơn thuần là một danh sách các tiêu chí phản ánh những đặc điểm bề ngoài của các đại học ưu tú. Theo Carey, "Hệ thống xếp hạng của "US News" có nhiều thiếu sót. Thay vì tập trung vào các vấn đề cơ bản về việc các trường đào tạo sinh viên của họ tốt như thế nào và họ chuẩn bị cho sinh viên thành công như thế nào sau đại học, bảng xếp hạng này dựa hầu như hoàn toàn vào ba yếu tố: danh tiếng, sự giàu có và sự độc quyền." Ông cho rằng những đặc điểm quan trọng hơn là sinh viên học tốt như thế nào và khả năng sinh viên tốt nghiệp thành công là bao nhiêu.
Ngựa tay quay là một nội dung thi đấu chỉ dành cho nam thuộc môn Thể dục nghệ thuật trong Thể dục dụng cụ với dụng cụ là một khung thân kim loại được bọc bởi cao su và da cùng hai tay nắm bằng nhựa. Bài thi Ngựa tay quay có nguồn gốc từ La Mã cổ đại, họ sử dụng ngựa gỗ để dạy kĩ thuật lên và xuống ngựa. Sau đó bài thi này được đưa vào Thế vận hội Cổ đại. Các bài tập cơ bản hiện đại được xây dựng vào đầu thế kỉ 19 bởi Friedrich Ludwig Jahn, người sáng lập câu lạc bộ thể dục dụng cụ Đức Turnverein. Kích thước dụng cụ thi đấu. Kích thước Ngựa tay quay được công bố bởi Liên đoàn Thể dục dụng cụ Quốc tế như sau:' Kĩ thuật thi đấu. Một bài thi ngựa tay quay thông thường bao gồm cả kĩ thuật một chân và cả hai chân. Các kĩ thuật một chân thường được thể hiện dưới dạng cắt kéo. Dù sao kĩ thuật hai chân mới là phần chính của bài thi này, trong đó người vận động viên thể dục quay cả hai chân theo một đường tròn (cùng hay ngược chiều kim đồng hồ tùy theo ý muốn) và thể hiện những kĩ năng đó trong mọi phần của bài thi. Để làm bài thi có độ khó cao hơn, các vận động viên sẽ thường thêm nhiều dạng động tác khác nhau cho một kĩ năng quay tròn thông thường bằng cách đổi hướng, đứng giạng chân, nắm một hay cả hai tay trên các tay nắm hoặc chuyển động lên xuống ngựa và giữ tay trên tay nắm. Bài thi kết thúc khi người vận động viên thực hiện động tác xuống ngựa, bằng cách quay người trên ngựa hoặc hạ xuống sàn bằng cách trồng chuối.
Ga Pyeongtaek (Tiếng Hàn: 평택역, Hanja: 平澤驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongbu ở Pyeongtaek-dong, Pyeongtaek-si, Gyeonggi-do. Khi mới xây dựng nhà ga, nhà ga tọa lạc tại Tongbok-ri (nay là Wonpyeong-dong), Byeongnam-myeon, Jinwi-gun, nằm ở phía Tây của Tuyến Gyeongbu, tuy nhiên nhà ga đã bị phá hủy do bị ném bom trong Chiến tranh Triều Tiên và một tòa nhà mới được xây dựng tại vị trí hiện tại vào năm 1953. Nhà ga hiện tại là nhà ga tư nhân, hoàn thành vào ngày 24 tháng 4 năm 2009 và AK Plaza được khai trương. Một số điểm dừng của ITX-Saemaeul, tất cả các chuyến tàu Mugunghwa-ho và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1. Khoảng cách từ ga này đến Ga Seonghwan là 9,4 km, băng qua ranh giới giữa Gyeonggi-do và Chungcheongnam-do, khiến ga này trở thành ga xa nhất so với Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1.
M for Malaysia là một bộ phim tài liệu của Malaysia sản xuất năm 2019, do Dian Lee và Ineza Rousille đạo diễn. Phim này ghi lại cuộc bầu cử tổng thể Malaysia năm 2018. Nó được ra mắt vào ngày 12 tháng 9 năm 2019 tại Malaysia. Bộ phim này đã được chọn làm đại diện của Malaysia dự thi hạng mục Phim Nước Ngoài Xuất Sắc Nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 92, nhưng không được đề cử. Bộ phim này ghi lại cuộc bầu cử tổng thể lần thứ 14 (GE14) vào tháng 5 năm 2018, từ chiến dịch tranh cử đến đêm bầu cử, trong đó có những khoảnh khắc lịch sử khi Pakatan Harapan tiến vào chính phủ và Mahathir Mohamad trở thành thủ tướng lần thứ hai.
Đảng Thăng Tiến Việt Nam Theo như cương lĩnh của tổ chức này, họ có mục tiêu chính trị bao gồm thành lập một chính phủ Việt Nam đa guyên, lật đổ quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, không đồng ý việc đổi mới dựa trên hệ thống chính trị hiện tại của Việt Nam. Cụ thể là 7 điều: Theo như chính phủ Việt Nam, tổ chức này đã liên kết với các đảng chính trị khác như Đảng Vì dân, dự định tổ chức công khai hoá cái gọi là "Liên đảng Lạc Hồng" vào đêm giao thừa Tết Đinh Hợi năm 2007, bằng các hình thức tán phát tài liệu, cương lĩnh, điều lệ trên Internet và công bố trên đài phát thanh phản động ở hải ngoại nhưng đã sớm bị phát hiện và ngăn cản Theo đó vào ngày 29 tháng 1 năm 2007, Nguyễn Phong, trưởng ban thành lập đảng Thăng Tiến Viêt Nam đã bị bắt khi trên đường từ Huế vào Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó là Lê Thị Công Nhân, phát ngôn viên của đảng cũng bị bắt tạm giam vào ngày 6 tháng 3 tại Hà Nội với cáo buộc hoạt động "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Phiên tòa xét xử diễn ra vào ngày 30 tháng 3 tại Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế với nhiều thành viên khác của Đảng Thăng Tiến Việt nam và Khối 8406, bao gồm Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý được cho là chủ mưu lãnh đạo toàn bộ sự việc. Tại phiên tòa xét xử công khai, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam của Nguyễn Văn Lý theo Điểm a, Điểm c, khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam: Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù. Các bị cáo còn lại đều bị xử phạt theo Điểm c, Khoản 1, Điều 88: Nguyễn Phong 6 năm tù giam và 3 năm quản chế tại nơi cư trú sau khi mãn hạn tù; Hoàng Thị Anh Đào (Thư ký Đảng Thăng Tiến) 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 năm. Riêng với Lê Thị Công Nhân Vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, sau hơn hai tháng bị tạm giam, cô và Nguyễn Văn Đài (thuộc Khối 8406) được đem ra xét xử. Cô bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Sau khi được thả vào năm 2010, cô vẫn bị công an bắt giữ nhiều lần.
Siti Hasmah Mohamad Ali Siti Hasmah binti Haji Mohamad Ali là vợ của Mahathir Mohamad, Thủ tướng Malaysia thứ 4 và thứ 7. Cô đã đảm nhiệm vai trò Vợ của Thủ tướng Malaysia từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 10 năm 2003 và từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 3 năm 2020, gần 24 năm. Cô là người giữ vai trò này lâu nhất còn sống. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2003, bà đã được trao tặng danh hiệu cao nhất của "Tun" cùng với chồng mình, Mahathir, bởi Yang di-Pertuan Agong.
Jung Ji-hun (; sinh ngày 3 tháng 3 năm 2001), tên sử dụng thi đấu là Chovy (), là một tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp đang thi đấu ở vị trí đường giữa cho đội tuyển Gen.G Esports. Chovy được xem là một trong những người đi đường giữa xuất sắc nhất của LCK, và là một trong sáu thành viên của đội tuyển quốc gia Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc tham dự Đại hội Thể thao châu Á 2022. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, anh đã đem về một số danh hiệu đáng chú ý như 3 chức vô địch LCK, 1 chức vô địch KeSPA Cup và 1 huy chương vàng tại Á vận hội 2022, giúp anh được miễn nghĩa vụ quân sự. Anh từng thi đấu với nghệ danh ji hun trong màu áo KeG Gwangju. Đến năm 2018, anh mới đổi nghệ danh thành Chovy như hiện nay. Jung Ji-hun sinh ngày 3 tháng 3 năm 2001 tại quận Tây, Incheon, Hàn Quốc. Anh tốt nghiệp trường cấp hai Jemulpo và học cấp ba tại trường Gajwa. Chovy đã sớm bộc lộ khả năng chơi game của mình từ khi còn học cấp hai. Đến những năm cấp ba, thông qua huấn luyện viên cvMax, anh chính thức bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp với bản hợp đồng gia nhập đội tuyển Griffin vào ngày 7 tháng 3 năm 2018. Sự nghiệp câu lạc bộ. Chovy (nghệ danh lúc ấy là ji hun) gia nhập KeG Gwangju vào ngày 19 tháng 11 năm 2017. Tại đây anh chỉ thi đấu đúng một trận, đó là trận với Jin Air Green Wings trong khuôn khổ KeSPA Cup 2017 và nhận thất bại ngay sau đó. Chovy cũng nhanh chóng rời đội sau thất bại ấy. Ngày 7 tháng 3 năm 2018, Chovy gia nhập Griffin. Đến khi LCK Mùa hè 2018 khởi tranh, Chovy mới có trận ra mắt đầu tiên trước đối thủ là HLE vào ngày 12 tháng 6. Mặc dù lần đầu thăng hạng nhưng Chovy cùng đồng đội đã thể hiện rất xuất sắc, kết thúc vòng bảng ở vị trí thứ 2 với tỉ số 13-5. Cuối năm ấy, Chovy đã giành được danh hiệu KeSPA Cup sau khi đánh bại Gen.G với tỉ số 3-0 ở trận chung kết. Sang năm 2019, anh cùng đồng đội đoạt được 2 chức á quân LCK và tiến đến Chung kết thế giới trước khi bị iG đánh bại với tỉ số 1-3 ở tứ kết. Ngày 4 tháng 12 năm 2019, Chovy chuyển sang thi đấu cho DRX (lúc đấy là DragonX). Tuy không đoạt được danh hiệu nào nhưng Chovy vẫn được đánh giá rất cao, 2 lần lọt vào đội hình All-LCK Second Team. Kết thúc LCK Mùa hè 2020, Chovy cũng như DRX giành quyền vào chơi Chung kết thế giới nhưng lại bị đánh bại ở tứ kết với tỉ số 0-3 bởi DWG. Hanwha Life Esports (2020-2021). Ngày 24 tháng 11 năm 2020, HLE chiêu mộ Chovy. Tại đây anh được hội ngộ với người đồng đội cũ ở DRX là Deft. Sự nghiệp thi đấu của anh với đội tuyển mới không mấy nổi bật, đoạt hạng 3 ở giải mùa xuân và hạng 8 ở giải mùa hè. Cũng như hai năm trước, Chovy lại phải dừng chân ở tứ kết Chung kết thế giới sau khi để thua T1 với tỉ số 0-3. Chuyển sang Gen.G vào ngày 24 tháng 11 năm 2021, Chovy đã có chức vô địch LCK đầu tiên trong sự nghiệp và tiến đến Chung kết thế giới với tư cách hạt giống số 1 khu vực. Dù thi đấu trong đội hình nhiều siêu sao nhưng anh lại nhận thất bại với tỉ số 1-3 ở bán kết trước đội tuyển cũ DRX. Đến năm 2023, Chovy lên ngôi vô địch LCK Mùa xuân và có lần đầu tiên được tham dự một kỳ MSI. Dù được kỳ vọng rất cao nhưng Gen.G lại bị BLG đánh bại sau 3 ván chóng vánh, kết thúc chiến dịch ở vị trí thứ 4. Sang Mùa hè, Chovy có lần thứ ba liên tiếp lên ngôi vô địch LCK và một lần nữa tiến đến Chung kết thế giới với tư cách hạt giống số 1. Sau khi nhanh chóng vượt qua vòng Thụy Sĩ với tỉ số 3-0 toàn thắng, anh cùng Gen.G đã gặp lại đối thủ cũ ở MSI 2023 là Bilibili Gaming ở tứ kết. Tuy là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch, Chovy cùng đồng đội lại có màn trình diễn không thuyết phục và phải nhận thất bại 2-3, kết thúc sớm giải đấu ở vị trí top 8. Sau khi kết thúc Chung kết thế giới, Chovy đã hết hạn hợp đồng với Gen.G vào ngày 20 tháng 11. 9 ngày sau, anh ký một bản hợp đồng mới để tái gia nhập với đội tuyển này. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Nhờ màn trình diễn vượt trội qua các mùa giải, Chovy đã được huấn luyện viên kkOma chọn vào đội tuyển quốc gia tham dự Á vận hội XIX tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc. Tại đây anh cùng đội tuyển Hàn Quốc đứng nhất vòng bảng sau khi đánh bại Hồng Kông và Kazakhstan. Hàn Quốc sau đó cũng dễ dàng đánh bại Ả Rập Saudi ở tứ kết với tỉ số 2-0 và chạm trán đối thủ mạnh là Trung Quốc tại vòng bán kết. Sau 2 ván đấu căng thẳng, Hàn Quốc đánh bại Trung Quốc trong một ngày mà Chovy được đánh chính và giành quyền vào chơi chung kết với đối thủ là Đài Loan. Do chênh lệch trình độ, Hàn Quốc nhanh chóng đánh bại người Đài và giành được tấm huy chương vàng trong lần đầu tiên mà Liên Minh Huyền Thoại được đưa vào nội dung tranh huy chương tại một kỳ Á vận hội. Thành tích này cũng giúp Chovy được miễn nghĩa vụ quân sự. Thành tích thi đấu. Cấp câu lạc bộ.
Trong thần thoại Hy Lạp, Deiphobus hay Deiphobos () là con trai của vua Priam và hoàng hậu Hecuba. Anh là hoàng tử của thành Troy và là người con trai lớn nhất của vua Priam chỉ sau hai anh là Hector và Paris. Deiphobus đã giết bốn người đàn ông nổi tiếng trong chiến tranh thành Troy. Deiphobus được nhà biên niên sử Malalas mô tả trong cuốn biên niên sử của ông như sau: "cao trên trung bình, đôi mắt tinh tường, mũi hơi hếch, da ngăm đen, gương mặt sáng sủa, dũng cảm, tốt bụng.". Trong khi đó, theo lời kể của Dares Phrygius, anh được mô tả là "... .trông giống cha mình (tức là có gương mặt đẹp trai). Anh là người có hành động cưỡng bức". Theo "Iliad" (quyển XII, XIV và XXII), trong chiến tranh thành Troy, Deiphobus cùng với người anh em của mình là Helenus, thành lập một nhóm binh sĩ ở cuộc bao vây bức tường Argive mới được xây dựng xong. Họ đã giết chết nhiều người và làm người anh hùng Hy Lạp Meriones bị thương. Khi Hector chạy trốn sự truy đuổi của Achilles, nữ thần Athena biến hình giả dạng thành Deiphobus và khuyên Hector hãy dũng cảm chiến đấu lại với Achilles. Hector tưởng rằng đó là em trai minh nên anh đã nghe theo và ném ngọn lao của mình về phía Achilles. Ném trượt, Hector quay lại định hỏi xin em trai mình thêm một ngọn lao khác, nhưng "Deiphobus" đã biến mất. Hector lại nhìn xung quanh tìm kiếm em trai nhưng chẳng thấy đâu. Lúc đó, Hector hiểu ra các vị thần đã định đoạt số phận của mình, và rồi anh bị Achilles giết. Một số dị bản kể rằng Deiphobus và Paris là những người đã bao vây phục kích và giết chết Achilles trong khi hai người dụ dỗ Achilles đến với Polyxena, em gái họ. Sau cái chết của Paris, Helen được gả cho Deiphobus như là phần thưởng xứng đáng cho những công lao của anh trong cuộc chiến tranh và đánh bại nỗ lực cướp lấy Helen từ Helenus. Trong "Những người phụ nữ thành Troy", Euripides kể lại rằng đó là cuộc hôn nhân bị ép buộc Helen cảm thấy cay đắng như một người nô lệ. Khi con ngựa thành Troy ở trong thành, Deiphobus cùng Helen khi cô đi xung quanh con ngựa, và giả giọng vợ của những chiến binh Hy Lạp gọi tên họ. Menelaus và Odysseus nỗ lực kiềm chế những người đàn ông khác đang trốn trong con ngựa cùng mình. Trong khi thành Troy bị vây hãm, Deiphobus bị Odysseus hoặc Menelaus giết và thi thể của anh bị làm hại. Vài dị bản lại nói thực chất Helen là người giết Deiphobus hoặc cô đã vui mừng trước cái chết của anh. Nhưng hầu hết các dị bản còn dường như chỉ ra rằng, Helen không hề yêu Deiphobus như hai người chồng trước của cô và cô quyết định thà quay về với Menelaus còn hơn là sống chung cùng Deiphobus. Trong tác phẩm "Aeneid" của Virgil, thi thể của Deiphobus bị cắt xéo khủng khiếp trong khi thành Troy đang bị bao vây, anh xuất hiện trước mặt Aeneas ở dưới âm phủ. Anh kể với Aeneas chuyện về cái chết của anh là do Helen đã phản bội anh khi ra hiệu cho Menelaus tới chỗ phòng ngủ của mình. Cùng với Aeneas, anh cầu xin các vị thần hãy giúp anh trả thù lại những người Hy Lạp.
Nham mạc (; "ḥammāda"; "yánmò") còn gọi là hoang mạc đá, là một kiểu cảnh quan hoang mạc bao gồm các cao nguyên đá cứng, cao, cằn cỗi, phần lớn cát đã bị loại bỏ bởi quá trình trầm tích gió. Phần lớn địa hình ở Sahara là nham mạc, các nham mạc khác là hoang mạc Negev ở Israel và cao nguyên Tinrhert ở Algeria. Nham mạc được tạo ra bởi gió loại bỏ các sản phẩm tốt của thời tiết: một quá trình aeilian được gọi là giảm phát. Các sản phẩm hạt mịn hơn được loại bỏ ở dạng huyền phù, trong khi cát được loại bỏ thông qua quá trình muối hóa và leo bề mặt, để lại cảnh quan toàn sỏi, đá tảng và đá trơ trụi. Địa hình liên quan. Nham mạc có liên quan đến bề mặt hoang mạc, xuất hiện dưới dạng đồng bằng đá hoặc vùng trũng được bao phủ bởi sỏi hoặc đá cuội, chứ không phải là cao nguyên vùng cao. Nham mạc tồn tại trái ngược với sa mạc, là những khu vực rộng lớn có cồn cát dịch chuyển.
Dũng sĩ (Hán tự: 勇士) là những người mang trong mình dũng khí và là biểu tượng đề cao lòng dũng cảm của các dân tộc thuộc nền văn hóa Đông Á. Dũng sĩ cũng được gọi là yongsa ( (dũng sĩ), yongsa) trong tiếng Hàn và yuusha ( (dũng giả), yuusha) trong tiếng Nhật. Trong tiếng Anh, thuật ngữ dũng sĩ thường được dịch là hero (anh hùng), điều này thường gây sự nhầm lẫn vì trong tiếng Anh không có từ ngữ cụ thể để phân biệt hai khái niệm dũng sĩ và anh hùng. Trong quan niệm truyền thống. Ở các dân tộc du mục Châu Á, dũng sĩ là một danh hiệu vinh dự dành cho những chiến binh, thể hiện đây là chiến binh mạnh mẽ, can đảm và thiện chiến nhất. Dũng sĩ là danh hiệu của người Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Bạt Đô - Бат Хаан/Batu trong đó từ Бат có nghĩa là mạnh mẽ, dũng cảm, phát âm tương đồng với từ Баb có nghĩa là hổ), Đại hãn Bạt Đô được đặt tên theo danh hiệu này hay Dã Tốc Cai, cha của Thành Cát Tư Hãn cũng có danh hiệu là dũng sĩ. Người Mãn Châu cũng có danh hiệu dũng sĩ, gọi là Ba Đồ Lỗ (Baturu). Trong thời kỳ đầu của nhà Thanh, những vị Đại hãn đứng đầu tộc Mãn Châu hay những quý tộc Mãn Châu cũng được tôn xưng như những Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ hay Bát kỳ đệ nhất dũng sĩ như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Chử Anh… và sau này là Ngao Bái. Ở Nhật Bản, có Thập dũng sĩ là 10 Ninja tài nghệ dưới trướng của Sanada Yukimura. Ở Việt Nam, dũng sĩ cũng là danh xưng chỉ về những người có dũng khí, lòng dũng cảm trong xã hội đương thời, những người can đảm chống lại cái xấu, cái ác. Trong truyện cổ tích, dũng sĩ thường là những người lập được công lao như bắt thuồng luồng, giết mãng xà…. để cứu dân lành. Sau này tước hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ còn được phong cho những anh hùng đã có công giết được nhiều lính Mỹ của quân đội Hoa Kỳ. Trong thể loại giả tưởng. Trong các tác phẩm ACG. Dũng sĩ là một nghề hư cấu thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm ACG khác nhau như anime, manga, phim hoạt hình, trò chơi điện tử (đặc biệt là thể loại RPG) và light novel. Dũng sĩ thường là nhân vật chính hoặc nhân vật chính thứ hai của những tác phẩm này và được các nhân vật khác trong tác phẩm coi là anh hùng, một nhân vật huyền thoại và được coi là đỉnh cao của nghề nghiệp trong thế giới giả tưởng. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt về dũng sĩ ở các tác phẩm khác nhau. Dũng sĩ thường là thủ lĩnh của đội mạo hiểm giả, có kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng sử dụng vũ khí của chiến binh, thể chất tốt và nhiều khả năng khác. Dũng cũng có thể học ma thuật, trình độ về ma thuật của dũng sĩ có thể không cao bằng ma thuật sư, nhưng một số loại ma thuật chỉ có thể được dùng bởi dũng sĩ. Họ thường mặc áo giáp, mang vũ khí là gươm giáo hoặc khiên, dẫn dắt các đồng đội đi chu du khắp nơi và chiến đấu với nhiều loại quái vật khác nhau. Do tính chất phiêu lưu mạo hiểm, họ thường xuyên đối mặt với các chủng tộc khác nhau như goblin, orc, ogre, elf, tinh linh, pixie, tiên tộ, quý tộc, các nhóm tôn giáo. Dũng sĩ thường nhận ủy thác và tiền thưởng từ hiệp hội mạo hiểm giả, thường dân, các quốc gia và thậm chí cả các vị thần linh. Quỷ và ác ma đôi khi cố gắng dụ dỗ họ trở thành thuộc hạ, nhưng mục đích của dũng sĩ thường là quyết tâm đánh bại Ma vương để bảo vệ nhân loại. Trong một số anime hoặc light novel của Nhật Bản, cốt truyện thường gặp là cuộc đối đầu giữa dũng sĩ và ma vương, thậm chí họ còn trở thành người yêu của nhau, chẳng hạn như "" và " Ma vương đi làm!".
200 đồng (tiền Việt) 200 đồng (tiền Việt Nam) là đồng tiền của Việt Nam. Đồng tiền này được phát hành sớm nhất. Mặc dù vẫn còn được lưu hành, song vì mệnh giá đồng tiền quá thấp, nên đồng tiền này không còn được sử dụng rộng rãi. Thậm chí, đồng tiền này còn được bán trên các trang mạng xã hội với giá tiền gấp nhiều lần mệnh giá gốc.
Ground Zero là một khu vực được tạo ra sau khi hai chuyến bay 11 của American Airlines và chuyến bay 175 của United Airlines, lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới vào sự kiện 11 tháng 9. Vào khoảng 9 giờ 59 phút sáng, tòa nhà phía Nam (WTC 2) sụp đổ và tạo ra nhiều mảnh vụn gây hư hại cho các tòa nhà xung quanh đó. 29 phút sau, tòa nhà phía Bắc sụp đổ, những mảnh vụn rơi vào các tòa nhà xung quanh. Đây là một trong những lí do khiến cho Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 (WTC 7) sụp dổ. Ngay sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, người ta đã gọi khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới là Ground Zero hoặc The Piles, một khu vực rộng 5,9 ha. Nỗ lực cứu hộ và tìm kiếm. Sau vài tiếng đồng hồ sau khi khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ, đã có những nổ lực tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lắp bởi các mảnh vỡ của các tòa nhà. Tổng cộng đã có hơn 91000 nhân viên cứu hộ, phục hồi và dọn dẹp cũng như tình nguyện viên—bao gồm hầu như toàn bộ Sở cứu hỏa New York (FDNY). Hầu như tất cả đã làm việc trong điều kiện hiểm họa môi trường tại Ground Zero. Các thành viên FDNY, gần như tất cả đều đã phản ứng với các điều kiện sức khỏe khắc nghiệt tại Ground Zero trong tuần đầu tiên sau cuộc tấn công, phải chịu mức độ phơi nhiễm nặng nề nhất với hỗn hợp bụi và hóa chất độc hại tại Ground Zero. Việc nghiên cứu tác động của việc tiếp xúc này đối với các thành viên FDNY đã dễ dàng hơn vì họ phải khám sức khỏe trước khi làm việc và được kiểm tra y tế hàng năm như một phần công việc của họ. Tổng cộng đã có 23 người sống ở bên trong hoặc bên dưới tòa tháp đã thoát khỏi đống đổ nát, trong đó có 15 nhân viên cứu hộ. Việc tìm kiếm bị đình trệ vài phút sau khi tòa WTC 7 sụp đổ. Đã có gần 300 xác người được tìm thấy bên trong Ground Zero. Các mảnh vụn tại Ground Zero. Trong sáu tháng, những người thợ sắt đã giúp cắt các dầm thép thành các kích cỡ dễ quản lý hơn để tháo dỡ. Phần lớn các mảnh vỡ đã được chuyển đến bãi rác Fresh Kills trên Đảo Staten để tiếp tục tìm kiếm và phân loại. Theo The New York Times, Từ ngày 24 tháng 9 năm 2001, hơn 100.000 tấn mảnh vụn đã được di dời khỏi Ground Zero. Đã có 24 tấn kim loại được tái chế lại để đóng tàu USS New York tại cảng Northrop Grumman Ships Systems shipyard tại Avondale, Los Angeles.
Battle Fever J (Batoru Fībā Jei, Battle Fever J) là một bộ phim truyền hình hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản. Bộ phim thứ 3 của loạt phim "Super Sentai", "Battle Fever J" là sản phẩm hợp tác giữa Toei Company vàMarvel Comics. Có tất cả 52 tập phim đã được phát sóng trên TV Asahi. Đây là chiến đội tiếp nối "J.A.K.Q. Dengekitai" và sau đó được kế thừa bởi "Denshi Sentai Denjiman". Các thành viên của chiến đội được đặt mật danh theo tên các quốc gia trên thế giới, lần lượt là: Battle France (Pháp), Battle Cossack (Liên Xô), Battle Kenya, Miss America (Hoa Kỳ) và Battle Japan (Nhật Bản). Đây là bộ phim đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của chiến binh màu đen (Black Ranger) trong loạt phim. Đây cũng là chiến đội đầu tiên trong loạt phim Super Sentai mà các anh hùng phải điều khiển robot để đánh bại quái vật khổng lồ. Phiên bản "Spider-Man của Toei" cũng là nguồn cảm hứng cho phần phim này và các phần tiếp theo trong loạt phim Super Sentai. Bộ truyện cũng được lấy cảm hứng một phần từ nhân vật truyện tranh Marvel là Captain America. Bộ phim cũng đánh dấu lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ Super Sentai (không giống như hai phần trước chỉ được gọi là Sentai, không có "Super") cho đến khi Toei thông báo vào năm 1995 rằng những chiến đội tiền nhiệm của họ là Himitsu Sentai Gorenger và J.A.K.Q. Dengekitai cũng là một phần của loạt phim Super Sentai khi Chouriki Sentai Ohranger được công bố là đội Super Sentai thứ 19.#đổi Tướng Kurama tập hợp các đặc vụ trẻ được phái đi khắp thế giới để huấn luyện. Năm thành viên được hỗ trợ bởi bộ giáp Battle Fever Squad. Con át chủ bài của Battle Fever Squad là Battle Fever Robo. Egos cố gắng ngăn chặn việc xây dựng Robot, nhưng những quái vật được gửi đến để thực hiện nhiệm vụ này đã bị Battle Fever Squad đánh bại từng con một. Sau đó, Egos giải phóng "em trai" của Quái vật Buffalo, một bản sao robot khổng lồ của "anh trai" của nó. May mắn thay, Robot đã được hoàn thành kịp thời. Trên đó, Battle Fever Squad đánh bại Quái vật Buffalo và những kẻ kế nhiệm nó. Battle Fever Squad không bao giờ dừng lại, ngay cả khi mất đi hai thành viên (Hoa hậu Mỹ ban đầu và Battle Cossack). Với các thành viên mới, nhóm đánh bại Hedder, giờ là Quái vật Hedder, và đột nhập vào trụ sở của Egos, nơi chúng được đưa vào Máy tạo quái vật Egos để có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho Quái vật Battle Fever. Nhóm phá hủy cỗ máy và tự mình tiêu diệt vị thần bí ẩn Satan Egos bằng chiêu ném kiếm Lightning Sword Rocketter. The Battle Fever Squad (バトルフィーバー隊, Batoru Fībā Tai): điều độc đáo của chiến đội này là ở chỗ ban đầu họ không "biến hình" thành trang phục của mình (như trong hai loạt phim trước Gorenger và JAKQ), thay vào đó họ sử dụng một cách thay đổi trang phục vô hình. Tuy nhiên, trong hầu hết các tập, các thành viên đều hét lên "Fever!" và quay xung quanh để biến hình mặc dù trong tập 24 người ta tiết lộ rằng họ có thể cất trang phục của mình trong Battleceiver. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Masao Den (伝正夫, Den Masao) / Battle Japan (バトルジャパン, Batoru Japan):Cựu sĩ quan Bộ Quốc phòng. Anh ấy giỏi judo và karate. Trong buổi điểm danh của đội, anh ấy biểu diễn một điệu nhảy lấy cảm hứng từ võ thuật. 21 năm sau khi Battle Fever J kết thúc, Battle Japan xuất hiện với tư cách là một trong 24 Red Rangers trong "Hyakujuu Sentai Gaoranger vs. Super Sentai." Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Battle Cossack (バトルコサック, Batoru Kosakku): Có biệt danh Chiến binh Cam đầu tiên trong lịch sử Super Sentai và có 2 nhân vật ẩm nhận vị trí này. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Kyousuke Shida (志田京介, Shida Kyōsuke) / Battle France (バトルフランス, Batoru Furansu): Anh ấy đã được huấn luyện chiến đấu ở Pháp. Anh trở thành người chỉ huy thứ hai mới của đội sau cái chết của Kensaku. Bình thường anh là một thẩm mỹ viện, một chàng trai bảnh bao và ăn chơi. Anh ấy thích ăn escargot. Trong buổi điểm danh của đội, anh ấy biểu diễn điệu nhảy flamenco. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Shiro Akebono (曙四郎, Akebono Shirō) / Battle Kenya (バトルケニア, Batoru Kenia): là Chiến binh đen đầu tiên trong lịch sử Super Sentai. Anh ấy đã được huấn luyện chiến đấu ở Kenya. Anh ấy là một đứa trẻ hoang dã có thể nói chuyện với động vật. Trong buổi điểm danh của đội, anh ấy biểu diễn một điệu nhảy của bộ lạc. Anh ấy ăn bất cứ thứ gì, khẩu vị của anh không được các thành viên khác trong nhóm đánh giá cao. Shirou sau đó xuất hiện trong Kaizoku Sentai Gokaiger. Về chủ đề, anh ấy cũng có chủ đề tương tự như siêu anh hùng Marvel Black Panther. Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Miss America (ミスアメリカ, Misu Amerika) : Biệt danh màu hồng được trang bị dao ném. Trong cuộc điểm danh của đội, cô ấy biểu diễn một điệu nhảy disco. Giáo hội Society Egos. Society Egos (秘密結社エゴス, Himitsu Kessha Egosu): là một tà giáo của những kẻ ích kỷ điên rồ có ý định đẩy thế giới vào hỗn loạn. Có một bản chiếu rạp của Battle Fever J được phát hành như một phần của Toei Manga Matsuri vào ngày 29 tháng 7 năm 1979. Đây là phiên bản điện ảnh của Tập 5 "Robot Big Dogfight". Tuy nhiên, điều thú vị là phiên bản này không xuất hiện trên DVD tổng hợp Super Sentai Movie của Toei, nhưng nó đã xuất hiện trong loạt DVD Tokusatsu Hero The Movie của Toei, được giới thiệu trên Tập 5 của bộ sưu tập đó.
Phượng Hoàng Truyền Kỳ Phượng Hoàng Truyền Kỳ (; ) là một bộ đôi nhạc nhẹ tiếng Hoa của Trung Quốc, bao gồm giọng ca nữ Dương Ngụy Linh Hoa () và giọng ca nam (). Âm nhạc của họ pha trộn dân ca với các yếu tố rap và hip hop. Tháng 5 năm 2012, Phượng Hoàng Truyền Kỳ được đề cập trên báo China Daily rằng họ đã tiêu thụ được hơn 6 triệu album tại thị trường Trung Quốc kể từ năm 2005, và 10 ca khúc lấy từ 4 trong số các album của họ đã đạt kỷ lục 1 tỷ lượt hit trực tuyến. Ca khúc "Nguyệt Lượng Chi Thượng" () đã mang về cho nhóm sự chú ý toàn quốc sau khi họ biểu diễn bài này trên sóng chương trình truyền hình "Tinh Quang Đại Đạo". Nhạc sĩ cũng tham gia viết lời cho 3 ca khúc nổi tiếng của nhóm nhạc Phượng Hoàng Truyền Kỳ, bao gồm "Tối Huyễn Dân Tộc Phong" và "Moon Over the Lotus Pond".
Chính phủ đế quốc Chính phủ đế quốc (tiếng Đức: Reichsregiment; tiếng Anh: "Imperial Government") là thuật ngữ dùng để chỉ 2 cơ quan, được thành lập vào năm 1500 và 1521, trong Đế chế La Mã Thần thánh nhằm tạo điều kiện cho một sự lãnh đạo chính trị thống nhất, với sự tham gia của các Thân vương. Cả 2 cơ quan đều bao gồm hoàng đế hoặc đại diện của ông ta và 20 - sau này là 22 - đại diện của các Nhà nước trong đế chế và Thành bang Đế chế Nuremberg là trụ sở của chính phủ. Cả hai nỗ lực đều thất bại sau một thời gian ngắn do sự phản kháng của Hoàng đế và lợi ích khác nhau của các Thân vương. Chính phủ đế quốc đầu tiên. Chính phủ đế quốc đầu tiên là sáng kiến của Tuyển đế hầu Berthold von Henneberg xứ Mainz và Nghị viện Worms (1495). Để đổi lấy việc cấp thuế "Gemeiner Pfennig" và hỗ trợ trong cuộc chiến chống Pháp, ông yêu cầu Hoàng đế Maximilian I thành lập một chính phủ thường trực, với sự đại diện của các Thân vương đế chế. Hoàng đế sẽ là chủ tịch danh dự của ủy ban phụ trách Kho bạc, chiến tranh và chính sách đối ngoại. Nếu hoàng đế chấp nhận điều này thì có nghĩa là quyền lực của ông bị cắt giảm đáng kể nên Maximilian I đã từ chối. Tuy nhiên, trước áp lực do tình hình tài chính bấp bênh, ông đã đồng ý thực hiện những cải cách khác nhằm mở đường cho chính quyền đế quốc. Chỉ tại Nghị viện Augsburg năm 1500, khi các Thân vương cho phép Hoàng đế tổ chức lực lượng dân quân của đế quốc thì việc hình thành chính quyền đế quốc mới diễn ra. Một hội đồng gồm 20 đại diện của các Giám mục vương quyền và Thân vương thế tục của Đế quốc được thành lập và họ chọn Thành phố Đế chế Tự do Nuremberg làm trụ sở của mình. Tuy nhiên, Maximilian đã từ chối hợp tác với tổ chức này ngay từ đầu và giải thể nó vào năm 1502. Chính phủ đế quốc thứ hai. Người kế vị Maximilian là Karl V cũng phải đối mặt với yêu cầu của các Thân vương về việc thành lập Hội đồng Nhiếp chính. Như một điều kiện để được bầu làm Vua La Mã Đức, ông phải cho phép triệu tập lại hội đồng trong hiệp ước bầu cử của mình. Vì Karl V cũng là Vua của Tây Ban Nha và các vùng lãnh thổ khác trong và ngoài Đế quốc La Mã Thần thánh nên ông phải dành phần lớn thời gian bên ngoài nước Đức. Vào những lúc như vậy, em trai Ferdinand của ông phải thay ông làm chủ tịch chính phủ và lo các công việc của Đế chế. Do đó, tại Nghị viện Worms năm 1521, nơi Martin Luther phải giải trình trước Hoàng đế, Chính phủ Đế quốc thứ hai đã được thành lập. Karl V tán thành nó, nhưng chỉ trao quyền quyết định cho nó khi ông vắng mặt ở Đế quốc. Mặt khác, nó chỉ có vai trò tư vấn thuần túy. Vì vậy, hiệu quả của chính phủ đế quốc thứ hai cũng bị thất vọng do thiếu sự hỗ trợ từ hoàng đế.
Chủ quyền lãnh thổ (tiếng Đức: "Landeshoheit"; tiếng Anh: "territorial superiority", "territorial supremacy" hoặc "territorial sovereignty" ), trong Đế chế La Mã Thần thánh, thuật ngữ này được dùng để chỉ quyền lực thuộc sở hữu của các lãnh chúa trực tiếp trong lãnh thổ của họ. Nó được sở hữu bởi tất cả các điền trang của đế quốc và các hiệp sĩ hoàng gia. Nó thường được kết hợp với chủ quyền nhưng trong khi nó "mang theo gần như tất cả các thành phần hoặc thuộc tính của chủ quyền thực sự, [nó] khác biệt về mặt pháp lý với chủ quyền và được mọi nơi ở Đức thừa nhận như vậy." Hòa ước Westphalia thường được miêu tả là trao toàn quyền chủ quyền cho các Thân vương Đế chế. Trên thực tế, quyền lực của các Thân vương không được mở rộng, nhưng quyền duy trì lực lượng quân sự của các thần dân quý tộc (lãnh chúa trung gian) đã bị loại bỏ. Quyền của các Thân vương trong việc ký kết các hiệp ước và tham gia các liên minh và do đó tham gia vào các quan hệ đối ngoại không bị ảnh hưởng nhưng vẫn "bị hạn chế bởi nghĩa vụ không làm hại đến quyền lợi của hoàng đế hoặc Đế quốc." Quyền lực của họ trên lãnh thổ của họ vẫn bị "giới hạn" bởi luật pháp triều đình và bởi vị trí chính thức của hoàng đế là lãnh chúa phong kiến của họ".
Tandiono Manu (28 tháng 6 năm 1913 – 30 tháng 10 năm 1986) là một chính trị gia người Indonesia, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong #đổi từ năm 1950 đến 1951, và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp trong #đổi thuộc Cộng hòa Indonesia trong giai đoạn Hợp chúng quốc Indonesia. Tandiono sinh ra ở Banyuwangi, ngày nay là tỉnh Đông Java, vào ngày 28 tháng 6 năm 1913. Ông là con một, cha ông Martoprawiro là viên chức làm việc trong cục thủy lợi. Ông tốt nghiệp trường dành cho người bản xứ (HIS) ở Jember và trường sơ đẳng nâng cấp (MULO) ở Surabaya , trước khi tiếp tục học tại "Rechtshogeschool" (học viện luật) ở Batavia. Ông tốt nghiệp vào năm 1941. Trong quá trình học, ông hoạt động trong các tổ chức thanh niên như Jong Java và "Unitas Studiorum Indonesiensis". Nhật Bản chiếm đóng Đông Ấn Hà Lan diễn ra không lâu sau khi Tandiono tốt nghiệp, ban đầu ông làm việc tại một cơ quan thuế trước khi được tái bổ nhiệm vào cơ quan tư pháp của chính quyền quân sự, phục vụ tại Semarang. Ông tiếp tục làm việc trong hệ thống tòa án sau tuyên ngôn độc lập Indonesia, lúc đầu ở Yogyakarta, cho đến khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thường trú của Bojonegoro vào năm 1947. Ông tham gia chiến tranh du kích chống lại người Hà Lan sau Chiến dịch Kraai. Trong thời gian này, ông hoạt động trong tổ chức nông dân chính của quốc gia "Barisan Tani Indonesia". Sau khi chuyển giao chủ quyền, ông được bổ nhiệm chức phó thống đốc Đông Java trong thời gian ngắn vào ngày 1 tháng 1 năm 1950 cho đến khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp trong Kabinet Halim vào ngày 21 tháng 1. Sau khi Hợp chúng quốc Indonesia giải thể, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong Kabinet Natsir, với tư cách đảng viên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Indonesia. Sau đó ông được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh của công ty đồn điền #đổi . Ông có mối quan hệ thân thiết với người tiền nhiệm và bộ trưởng đương nhiệm #đổi , và các công ty Anh lúc đó cố gắng lấy lòng giao thiệp với chính phủ Indonesia.:1306 Trong giai đoạn #đổi , ông tham gia vào một nhóm bàn luận chính trị bao gồm người theo chủ nghĩa Hồi giáo, các cựu tướng lĩnh (như Tahi Bonar Simatupang) và nhân vật chính trị khác. Ông qua đời vào ngày 30 tháng 10 năm 1986 và được an táng tại Nghĩa trang Anh hùng Kalibata.
Đồng Vương công Andorra Đồng Thân vương của Andorra (Tiếng Catalunya: "cap d'estat"; tiếng Pháp: "Cosuzeraineté d'Andorre"; tiếng Anh "Co-Princes of Andorra") cùng là nguyên thủ quốc gia của Công quốc Andorra, một quốc gia không giáp biển nằm trong dãy Pyrenees giữa Pháp và Tây Ban Nha. Được thành lập vào năm 1278 bằng một hiệp ước giữa Giám mục xứ Urgell và Bá tước xứ Foix, sự sắp xếp chế độ phân cấp độc đáo này đã tồn tại qua thời trung cổ cho đến tận ngày nay. Hiện tại, Giám mục xứ Urgell (Joan Enric Vives Sicília) và Tổng thống Pháp (Emmanuel Macron) đóng vai trò là đồng Thân vương của Andorra, sau khi chuyển giao quyền lực của Bá tước xứ Foix cho Vương quốc Pháp và sau đó là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Pháp. Mỗi đồng Thân vương chỉ định một đại diện cá nhân cho mình, Giám mục xứ Urgell chỉ định Josep Maria Mauri và Tổng thống Pháp Macron chỉ định Patrick Strzoda làm đại diện cho mình. Nguồn gốc của tước hiệu. Truyền thống cho rằng Charlemagne đã cấp một hiến chương cho người Andorra để đổi lại họ sẽ ủng hộ cuộc chiến chống lại người Moor trên Bán đảo Iberia. Lãnh chúa phong kiến ​​của lãnh thổ này lúc đầu là Bá tước xứ Urgell. Tuy nhiên, vào năm 988, Bá tước Borrell II đã trao Andorra cho Giáo phận Urgell để đổi lấy đất ở Cerdanya. Giám mục xứ Urgell, có trụ sở tại La Seu d'Urgell, đã cai trị Andorra kể từ đó. Trước năm 1095, Andorra không có bất kỳ hình thức bảo vệ quân sự nào, và vì Giám mục xứ Urgell biết rằng Bá tước xứ Urgell muốn đòi lại các thung lũng Andorra nên ông đã nhờ đến sự giúp đỡ từ Lãnh chúa xứ Caboet. Năm 1095, lãnh chúa và giám mục đã ký tuyên bố về đồng chủ quyền của họ đối với Andorra. Arnalda, con gái của Arnau xứ Caboet, kết hôn với Tử tước Castellbò, và cả hai đều trở thành Tử tước xứ Castellbò và Cerdanya. Con gái của họ, Ermessenda, kết hôn với Roger Bernat II, Bá tước xứ Foix người Pháp. Họ lần lượt trở thành bá tước và bá tước phu nhân xứ Foix, tử tước và tử tước phu nhân xứ Castellbò và Cerdanya, đồng thời là đồng chủ quyền của Andorra (cùng với Giám mục xứ Urgell). Vào thế kỷ XI, một cuộc tranh chấp nảy sinh giữa Giám mục xứ Urgell và Bá tước xứ Foix. Cuộc xung đột được Vương quyền Aragon làm trung gian vào năm 1278 và dẫn đến việc ký kết paréage đầu tiên, trong đó quy định rằng chủ quyền của Andorra được chia sẻ giữa bá tước và giám mục. Điều này mang lại cho công quốc lãnh thổ và hình thức chính trị, đồng thời đánh dấu sự khởi đầu chính thức của thể chế quân chủ độc đáo của Andorra. Thông qua quyền thừa kế, tước hiệu của Bá tước xứ Foix ở Andorra được truyền lại cho các vị vua của Vương quốc Navarre. Sau khi Henry III của Navarre lên ngôi và trở thành vua Henri IV của Pháp, ông đã ban hành một sắc lệnh vào năm 1607, quy định vua Pháp và Giám mục xứ Urgell sẽ trở thành đồng Thân vương của Andorra. Năm 1812–1813, Đệ Nhất Đế chế Pháp của Vương tộc Bonaparte sáp nhập Catalonia và chia vùng này thành 4 tỉnh, trong đó Andorra trở thành một phần của quận Puigcerdà (thuộc tỉnh Sègre). Sau thất bại của Napoléon I, một sắc lệnh của hoàng gia đã đảo ngược việc sáp nhập này, và Andorra trở lại trạng thái độc lập và chính trị trước đây. Nguyên thủ quốc gia Pháp - dù là vua, hoàng đế hay tổng thống - vẫn tiếp tục giữ chức vụ đồng Thân vương của Andorra kể từ đó cho đến tận ngày nay. Lịch sử gần đây. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1934, hệ thống quân chủ của Andorra bị thách thức bởi một nhà thám hiểm tên là Boris Skossyreff, người đã đưa ra một tuyên bố tại Urgell tự xưng là "Boris I, Vua của Andorra". Mặc dù ban đầu được hưởng một số sự ủng hộ trong cơ sở chính trị của Andorra, nhưng cuối cùng ông vẫn bị chính quyền Tây Ban Nha bắt giữ vào ngày 20 tháng 7 năm 1934 sau khi tuyên chiến với Giám mục xứ Urgell (người đã từ chối từ bỏ yêu sách của mình đối với Thân vương quốc Andorra). Skossyreff đã bị trục xuất và chưa bao giờ được coi là Vua của Andorran theo bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào. Trước năm 1993, Andorra không có hiến pháp được luật hóa và các đặc quyền chính xác của các đồng Thân vương không được quy định cụ thể trong luật. Vào tháng 3 năm 1993, một Hiến pháp đã được thông qua bởi cuộc bỏ phiếu của người dân Andorran và được hai vị đồng Thân vương trị vì vào thời điểm đó: Giám mục Joan Martí Alanis và Tổng thống François Mitterrand ký thành luật. Nó làm rõ sự tiếp tục của chế độ quân chủ đồng Thân vương của Andorra, đồng thời cũng phân định vai trò và đặc quyền chính xác của hai vị đồng Thân vương. Trước khi thông qua Hiến pháp, Andorra đã cống nạp vào những năm lẻ khoảng 460 USD cho nhà cai trị Pháp, trong khi vào những năm chẵn, Andorra đã cống nạp khoảng 12 USD cho giám mục Tây Ban Nha, cộng với 6 miếng giăm bông, sáu bánh pho mát, và sáu con gà sống. Phong tục thời trung cổ này sau đó đã bị bãi bỏ vào năm 1993. Năm 2009, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đe dọa sẽ thoái vị với tư cách là đồng Thân vương nếu Thân vương quốc Andorra không thay đổi luật ngân hàng để loại bỏ tình trạng là thiên đường thuế, đã tồn tại lâu đời của quốc gia này. Năm 2014, Joan Enric Vives i Sicília nói rằng ông sẽ thoái vị làm giám mục xứ Urgell và đồng Thân vương của Andorra nếu Quốc hội Andorra thông qua luật hợp pháp hóa việc phá thai. Tòa giám mục sau đó đã tạm ngừng hoạt động ít nhất cho đến khi luật được ban hành, để không giáo sĩ nào phải ký vào đó. Điều này sẽ khiến Andorra trở thành quốc gia thứ hai (sau Vương quốc Bỉ) nơi nguyên thủ quốc gia từ chối ký luật hợp pháp hóa việc phá thai mà không ngăn cản việc ban hành luật. Vai trò chính trị đương đại. Hiến pháp Andorra xác định cẩn thận vai trò và đặc quyền chính xác của các đồng Vương công Andorra ngày nay. Hiến pháp thiết lập Andorra như một "tính đồng nguyên của nghị viện", cho phép Giám mục xứ Urgell và Tổng thống Pháp cùng phục vụ với tư cách là nguyên thủ quốc gia chung. Hiến pháp phân biệt giữa những quyền lực nào họ có thể tự mình thực hiện (Điều 46) và quyền lực nào cần có chữ ký của người đứng đầu chính phủ Andorra hoặc sự chấp thuận của "Síndic General" (Đại hội đồng), cơ quan lập pháp Andorra (Điều 45). Quyền hạn mà các đồng Vương công có thể tự mình thực hiện bao gồm: Quyền hạn của các đồng Vương công có thể thực hiện cùng với người đứng đầu chính phủ bao gồm: Mỗi đồng Vương công được Đại hội đồng cấp một khoản trợ cấp hàng năm để xử lý khi họ thấy phù hợp. Mỗi người bổ nhiệm một đại diện cá nhân ở Andorra, và trong trường hợp một trong số họ mất năng lực, hiến pháp quy định cho Thân vương kia trị vì khi vắng mặt, với sự đồng tình của người đứng đầu chính phủ Andorra hoặc Đại hội đồng. Một số điều trong hiệp ước nhất định yêu cầu sự tham gia của các đồng Thân vương (hoặc đại diện được chỉ định của họ) trong quá trình đàm phán cũng như sự phê duyệt cuối cùng của họ; những điều này được nêu chi tiết trong Điều 66 và 67 của hiến pháp. Các đồng Thân vương cùng giữ quyền đề xuất sửa đổi hiến pháp; quyền này thuộc về Đại Hội đồng. Họ không có quyền phủ quyết đối với các đạo luật được Đại hội đồng thông qua, mặc dù họ vẫn có quyền phủ quyết đối với một số hiệp ước quốc tế nhất định, như đã mô tả ở trên.
Sarswati Chaudhary (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1997) là một vận động viên Điền kinh nữ người Nepal tham gia các cuộc thi chạy 100 mét. Cô là đại diện duy nhất của đất nước nội dung chạy 100 mét nữ của Giải vô địch điền kinh thế giới 2019. Tại vòng loại, cô đã thiết lập kỷ lục cho Nepal với thời gian 12,72 giây cho nội dung này và xếp hạng 46 chung cuộc. Cô không đủ điều kiện để thi đấu ở bán kết.
Thân vương xứ Canino và Musignano Các Thân vương xứ Canino và Musignano đã hình thành nên dòng dõi cao cấp của Vương tộc Bonaparte sau cái chết của Joseph Bonaparte vào năm 1844. Dòng dõi này được kế vị bởi một trong những em trai của Hoàng đế Napoléon là Lucien Bonaparte. Nó đã bị tuyệt tự ở dòng nam vào năm 1924. Những người tuyên bố ngai vàng theo chủ nghĩa Bonapartist của triều đại xuất thân từ dòng dõi nam từ Thân vương Jérôme Bonaparte, em trai út của Napoléon. Canino và Musignano là hai ngôi làng lân cận ở tỉnh Viterbo ở Bán đảo Ý. Chúng được chính quyền Lãnh địa Giáo hoàng ban tặng cho Lucien Bonaparte vào ngày 18 tháng 8 năm 1814 (Thân vương xứ Canino) và vào ngày 21 tháng 3 năm 1824 (Thân vương xứ Musignano).
Tanigawa Kōji ( (Cốc Xuyên Hạo Ty), Tanigawa Kōji sinh ngày 6 tháng 4, 1962 (Chiêu Hòa thứ 37) tại quận Suma, thành phố Kōbe, tỉnh Hyōgo) là một kỳ thủ shogi chuyên nghiệp người Nhật Bản. Ông là Thập thất thế Danh Nhân (Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ 17). Ông là môn hạ của Wakamatsu Masazaku Bát đẳng, có số hiệu kỳ thủ là 131. Ông từng giành 27 kỳ danh hiệu, đứng thứ 5 trong lịch sử. Ông từng đảm nhận các chức vụ Hội trưởng Kỳ sĩ hội của Liên đoàn Shogi Nhật Bản (người đầu tiên nhậm chức, tháng 4/2009 - tháng 3/2011), Tổng Giám đốc điều hành Liên đoàn Shogi Nhật Bản (tháng 5/2011 - tháng 12/2012), và Chủ tịch Liên đoàn Shogi Nhật Bản (tháng 12/2012 - tháng 1/2017). Ông từng là người giữ kỷ lục kỳ thủ trẻ tuổi nhất giành danh hiệu Danh Nhân (21 tuổi 2 tháng) trong vòng 40 năm cho đến ngày 1 tháng 6 năm 2023 khi Fujii Sōta phá vỡ kỷ lục này. Ông cũng giữ kỷ lục khoảng thời gian ngắn nhất từ khi thăng lên Tứ đẳng (lên chuyên) đến khi giành danh hiệu Danh Nhân (6 năm 177 ngày).
Ga Mokpo (Tiếng Hàn: 목포역, Hanja: 木浦驛) là ga trên Tuyến Honam ở Mokpo-si, Jeollanam-do. Đây là ga đường sắt cực tây ở Hàn Quốc. Trạm này là điểm dừng cuối cùng trên Tuyến Honam. Nằm ở phía tây nam bán đảo Triều Tiên, nó được sử dụng bởi những khách hàng đến thăm Đảo Jeju, Đảo Heuksan và Đảo Hong kết nối với KTX.
Nội các Kishida lần 2 (cải tổ lần 2) Vào ngày 8 tháng 9 năm 2023, Kishida thông báo cho các thành viên đảng cầm quyền về ý định cải tổ nội các vào ngày 13 tháng 9 năm 2023.。 Ngày 10 tháng 9 năm 2023, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 18 tại New Delhi, Ấn Độ được tổ chức cùng năm, ông đã tổ chức họp báo trong và ngoài nước vào ngày 10 tháng 9. Kishida đã công bố chính sách "tiến hành cải tổ nội các và cải tổ các quan chức đảng vào ngày 13". Tại cuộc họp báo được tổ chức tại Văn phòng Thủ tướng vào ngày 13 để đánh dấu buổi thành lập nội các mới được cải tổ, Kishida nói rằng nội các này là "nội các mang lại sức mạnh để thay đổi". Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nishimura Yasutoshi, đồng thời giữ chức vụ "Chịu trách nhiệm về Hợp tác kinh tế với Nga", do Nhật Bản đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga để đáp trả về chiến tranh Nga-Ukraine, vì vậy Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, người chịu trách nhiệm trừng phạt kinh tế, đã thay đổi quan điểm, ngay cả trước khi cải tổ, cả đảng cầm quyền và phe đối lập đều đề nghị bãi bỏ chức vụ này vì nếu đồng thời giữ cùng một chức vụ sẽ mâu thuẫn, nhưng người ta đã quyết định rằng Nishimura, người vẫn giữ chức vụ này, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Ngày 14 tháng 12 năm 2023, sau một loạt bê bối quỹ đen trong phái Abe bị phanh phui, KIshida đã sa thải toàn bộ các Bộ trưởng Nội các, Thứ trưởng và một số nhân vật trong trong Nội các thuộc phái Abe. Nhân sự Nội các. Đảng Dân chủ Tự do(phái Kishida) Đảng Dân chủ Tự do (phái Motegi) Đảng Dân chủ Tự do(phái Asō) Đảng Dân chủ Tự do(phái Abe) Đảng Dân chủ Tự do(phái Nikai) Đảng Dân chủ Tự do(phái Moriyama) Đảng Dân chủ Tự do(Tanigaki G) Đảng Dân chủ Tự do(Ishiba G) Đảng Dân chủ Tự do(không phái) Bộ trung ương・không đảng Bộ trưởng Nhà nước. Bổ nhiệm ngày 13 tháng 9 năm 2023. Phó Chánh Văn phòng Nội các・Tổng giám đốc Văn phòng Pháp chế Nội các. Bổ nhiệm ngày 10 tháng 8 năm 2022. Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng. Bổ nhiệm ngày 15 tháng 9 năm 2023. Bổ nhiệm ngày 15 tháng 9 năm 2023. Thư ký Nghị viện Bộ trưởng. Bổ nhiệm ngày 15 tháng 9 năm 2023. Thống kê phe phái. ※Nghị trưởng Chúng Nghị viện Nukaga Fukushirō (phái Motegi) và Nghị trưởng Tham Nghị viện Otsuji Hidehisa (phái Motegi) đều được đưa vào thành viên của phái, theo thông lệ. ※Các thành viên phái Nikai bao gồm Mitazono Satoshi độc lập. ※Nhóm Tanigaki và nhóm Ishiba loại trừ các thành viên có liên kết với các phe phái khác.
Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù Xuyên biên giới Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù Xuyên biên giới (tiếng Anh: ASEAN Agreement on Transboundary Haze Pollution) là một thỏa thuận môi trường mang tính ràng buộc pháp lý, do các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ký kết vào năm 2002, với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm khói mù ở Đông Nam Á. Hiệp định thừa nhận rằng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới là do cháy đất và/hoặc rừng, và cần được giảm thiểu thông qua các nỗ lực phối hợp quốc gia và hợp tác quốc tế. Tính đến tháng 9 năm 2014, tất cả 10 nước ASEAN đều đã phê chuẩn hiệp định này. Thỏa thuận này là một phản ứng trước cuộc khủng hoảng môi trường xảy ra ở Đông Nam Á vào cuối những năm 1990. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đốt ngoài trời nhằm giải phóng mặt bằng cho nông nghiệp trên đảo Sumatra của Indonesian. Hình ảnh vệ tinh xác nhận sự hiện diện của các điểm nóng trên khắp Kalimantan/Borneo, Sumatra, bán đảo Mã Lai và một số nơi khác, với ước tính khoảng 45.000 km2 rừng và đất bị thiêu rụi. Malaysia, Singapore, và ở một mức độ nhất định là Thái Lan và Brunei, cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Khói mù gần như xảy ra hàng năm ở một số quốc gia ASEAN. Mức độ khói mù nguy hiểm thường trùng với mùa khô từ tháng 6 đến tháng 9 khi có gió mùa Tây Nam. Gió mùa Tây Nam thổi khói mù từ Sumatra, Indonesia về phía bán đảo Mã Lai và Singapore, đôi khi tạo ra làn khói mù dày đặc có thể kéo dài hàng tuần. Quá trình đàm phán. Hiệp định này được thiết lập vào năm 2002, mặc dù đã có một số nền tảng từ thỏa thuận năm 1990 giữa các Bộ trưởng Môi trường ASEAN về kêu gọi những nỗ lực nhằm hài hòa hóa các hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm xuyên biên giới. Hiệp định này cũng được xây dựng dựa trên Kế hoạch Hợp tác ASEAN về Ô nhiễm Xuyên biên giới năm 1995 và Kế hoạch hành động về Khói mù khu vực năm 1997. Hiệp định này là một nỗ lực nhằm đưa kế hoạch hành động đi vào thực tiễn. Cơ cấu tổ chức. Hiệp định này do bởi các Bộ trưởng Bộ Môi trường và đại diện đồng cấp khác từ các nước ASEAN tham gia quản lý. Các cuộc họp hoạt động dưới sự điều phối của Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), một trong ba hội đồng, trực thuộc Hội nghị cấp cao ASEAN và là chủ tịch của Hội đồng này. Hiệp định kêu gọi giảm thiểu khói mù thông qua các nỗ lực phối hợp quốc gia và tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong bối cảnh phát triển bền vững. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động giám sát và phòng ngừa. Thủ tục hoặc hệ thống quy tắc chính thức hình thành nên hiệp định này là bộ quy tắc ứng xử ngoại giao theo "Con đường ASEAN" của khu vực. Nó có đặc trưng về các nguyên tắc không can thiệp, tham vấn, đồng thuận, ngoại giao thầm lặng, chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa tối giản về mặt tổ chức. Thành tựu đạt được. Tháng 10 năm 2013, các nhà lãnh đạo ASEAN đã phê duyệt hệ thống giám sát khói mù chung với chi phí 100.000 USD. Ngoài ra, Singapore cũng đề nghị làm việc trực tiếp với nông dân Indonesia để khuyến khích các hoạt động bền vững và giảm thiểu khói mù theo thời gian bằng cách "giải quyết tận gốc vấn đề khói mù". Singapore trước đây đã từng làm việc theo cách này với nông dân ở tỉnh Jambi của Indonesia. Indonesia, với tư cách là bên gây khói mù chính cho vấn đề này, là quốc gia ASEAN cuối cùng phê chuẩn hiệp định vào năm 2014, 12 năm sau khi văn bản này được ký lần đầu tiên vào năm 2002. Hiện vẫn có các lo ngại về năng lực của chính phủ Indonesia trong việc theo dõi và thực hiện các thay đổi nhằm giải quyết vấn đề. Hiệp định đã không thể ngăn chặn khói mù hàng năm từ năm 2004 đến năm 2010 và những năm 2013, 2014 và 2015. Gần đây, Indonesia được xếp vào danh sách các nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới với 75% lượng khí thải xuất phát từ nạn phá rừng. Các tranh luận chính trong cộng đồng văn học và chính sách. "Hiệp định khói mù" bị cho là mơ hồ và thiếu cơ chế thực thi hoặc công cụ mạnh mẽ để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, ASEAN rõ ràng đã cố gắng thoát khỏi văn hóa thể chế của mình nhằm đạt được sự hợp tác sâu sắc hơn về vấn đề này. Điều này thể hiện rõ ở chỗ đây là một hiệp định có tính ràng buộc pháp lý, điều mà ASEAN đã kịch liệt phản đối trước đây. Hiệp định này không phù hợp với truyền thống tham gia của ASEAN vốn kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia. Kết quả là các quốc gia buộc phải hành động vì lợi ích riêng của mình hơn là vì lợi ích khu vực. Ngoài ra, mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ thể kinh tế chủ chốt và giới tinh hoa chính trị đồng nghĩa với việc duy trì hiện trạng. Năm 2014, Singapore ban hành Đạo luật Ô nhiễm khói mù Xuyên biên giới để xử phạt hành vi phát thải gây hại xuyên quốc gia.
Quốc tế ca Tuva Khi các cuộc cách mạng sau Thế chiến thứ nhất kết thúc, những người cộng sản chỉ lên nắm quyền ở ba quốc gia: Liên Xô, Tuva và Mông Cổ. Sau khi Liên Xô được thành lập, nước này lấy Quốc tế ca làm quốc ca. Để vinh danh điều này, các nhà soạn nhạc ở Tuva và Mông Cổ đã lần lượt sáng tác Quốc tế ca Tuva và Quốc tế ca Mông Cổ. Quốc tế ca Mông Cổ sau này được dùng làm quốc ca của Mông Cổ từ năm 1924 đến năm 1950. Bài hát nằm trong album "60 Horses In My Herd. Old Songs And Tunes Of Tuva" (#đổi "60 Con Ngựa Trong Đàn Của Tôi. Những bài hát và giai điệu cũ của Tuva") của nhóm nhạc Huun-Huur-Tu.
Ebosia saya là một loài cá biển thuộc chi "Ebosia" trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2014. Từ định danh "saya" được đặt theo tên gọi của bãi ngầm Saya de Malha (phía tây Ấn Độ Dương), khu vực duy nhất mà loài cá này được biết đến. "E. saya" được mô tả dựa trên 10 mẫu vật được thu thập từ bãi ngầm Saya de Malha ở độ sâu khoảng 95–126 m. Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở "E. saya" là 8,7 cm. "E. saya" có các đặc điểm hình thái giống với loài "Ebosia falcata" nhất, như có cùng số lượng tia vây ngực và vây hậu môn; gai trên đỉnh đầu thon dài ở cá đực khá lớn và có hình liềm, và vây ngực hoàn toàn màu đỏ ở cá đực. Tuy nhiên, "E. saya" khác với "E. falcata" do có 5 hàng vảy phía trên đường bên (so với thường thấy là 4 ở "E. falcata"); nhiều ngạnh hơn một ít ở quanh mắt; đốm phía trên gốc vây ngực và các đốm trên màng vây ngực đều tương đối nhỏ hơn. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ngực: 17–18.
Tư thế chữ T Trong hoạt hình máy tính, tư thế chữ T (), còn được gọi là tư thế kết nối hoặc tư thế mẫu, là tư thế mặc định cho khung của mô hình 3D trước khi nó được tạo hoạt ảnh. Tư thế này được gọi như vậy bởi vì hình dạng của nó: chân và cánh tay thẳng của mô hình hình người kết hợp với nhau tạo thành chữ T in hoa. Khi cánh tay hướng chéo xuống dưới, tư thế đôi khi được gọi là tư thế chữ A. Tương tự như vậy, nếu cánh tay hướng chéo lên trên thì được gọi là tư thế chữ Y. Tư thế chữ T thường được sử dụng làm tư thế mặc định trong phần mềm hoạt hình mà sau đó được dùng để tạo hoạt ảnh. Ngoài tư thế mặc định trong phần mềm hoạt hình, tư thế chữ T thường được sử dụng làm phần giữ chỗ cho hoạt ảnh chưa hoàn thành, đặc biệt là trong trò chơi video có đồ hoạ 3D. Trong một số phần mềm ghi hình chuyển động, diễn viên phải thực hiện tư thế chữ T trong bộ đồ ghi hình chuyển động trước khi bắt đầu ghi chuyển động. Nhiều tư thế khác cũng được sử dụng nhưng đây là tư thế phổ biến nhất. Bắt đầu từ năm 2016 và xuất hiện lại vào năm 2017, tư thế chữ T đã trở thành một meme phổ biến trên Internet do sự kỳ quặc của nó, đặc biệt là trong các lỗi của trò chơi điện tử khi không có hoạt ảnh. Nó thường được sử dụng để diễn tả ý tưởng khẳng định sự thống trị trong các meme Internet. Trong video phát hành trước của trò chơi "NBA Elite 11", bản demo có nhiều lỗi, đáng chú ý là đoạn video vô tình hiển thị tư thế chữ T thay cho hoạt ảnh thích hợp cho mô hình của cầu thủ Andrew Bynum. Lỗi này sau đó đã trở nên nổi tiếng với cái tên "lỗi Jesus Bynum". Nhà phát hành EA cuối cùng đã hủy bỏ trò chơi vì họ thấy nó không đạt yêu cầu. Điều tương tự cũng xảy ra với "Cyberpunk 2077".
Trong thần thoại Hy Lạp, Polymestor hay Polymnestor () là vua của người Biston thành Thrace. Polymestor xuất hiện trong vở kịch "Hecuba" của Euripides và trong tác phẩm "Hecuba, Polyxena và Polydorus" của Ovid. Polymestor cũng là tên của một vị vua Hy Lạp thành Arcadia. Polymestor kết hôn với Ilione, con gái cả của vua Priam và hoàng hậu Hecuba thành Troy. Hai người chỉ có với nhau một người con trai là Deipylus. Trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh thành Troy, vua Priam lo sợ cho tính mạng của người con trai út Polydorus vì anh không thể tự chiến đấu bảo vệ bản thân mình. Priam gửi đi người con trai, với những món quà trang sức và vàng tới triều đình vua Polymestor, hi vọng ông có thể bảo vệ Polydorus khỏi cuộc chiến tranh. Sau khi thành Troy thất thủ, Polymestor phản bội vua Priam. Ông ta ném Polydorus xuống đại dương chỉ để giữ số của cải đó cho riêng mình. Mẹ của Polydorus là hoàng hậu Hecuba tìm thấy thi thể con trai và phát hiện ra chân tướng sự việc. Bà yêu cầu vị tướng Agamemnon giải Polymestor tới chỗ bà. Agamemnon nghe theo vì khi đó ông có tình cảm với công chúa Cassandra, một người con khác của Hecuba. Hecuba dụ Polymestor bằng tiền vàng và của cải. Bà ra lệnh cho những người phụ nữ khác ở thành Troy phải giết con trai của Polymestor, rồi bà dùng thủ đoạn làm mù mắt ông. Polymestor sau đó bị những nữ nô lệ sỉ nhục vì ông bị mù và không còn có con. Agamemnon đưa ra cho Polymestor thử thách phải chống đối lại Hecuba. Polymestor tuyên bố đã giết Polydorus để liên minh với quân Hy Lạp trước khi ông ta có thể cha thù cho cha và những anh em của mình. Nhưng Hecuba bác bỏ lời ngụy biển của ông, bà nói người Hy Lạp không bao giờ liên minh với những người độc ác. Agamemnon đứng về phía Hecuba và tuyên bố hành động của Polymestor chính là tội giết người. Agamemnon ra lệnh cho binh lính bắt giữ Polymestor. Khi bị giải đi, Polymestor tiên đoán về cái chết của Cassandra, con gái của Hecuba và Agamemnon sau này.
Enchilada (, [entʃiˈlaða]) là một món ăn của México. Nguyên liệu chính của món này bao gồm thịt, pho mát, khoai tây, rau, các loại đậu và nước sốt, tất cả cuộn lại trong lớp vỏ bánh (tortilla) làm từ bột ngô. Phần nước sốt là một hỗn hợp sệt, có thể bao gồm ớt, cà chua, queso. Học viện Hoàng gia Tây Ban Nha định nghĩa từ "enchilada" dùng ở Mexico là một loại tortilla ngô nhồi thịt với nước xốt ớt, cà chua phủ lên trên. Trong tiếng Tây Ban Nha, "enchilada" là dạng quá khứ phân từ của động từ "enchilar", có nghĩa là "thêm ớt vào (món ăn)". Món ăn này bắt nguồn từ thời Aztec ở México khi mà người ta dùng bánh bột mì tortilla để cuộn thức ăn. Người dân vùng Thung lũng México, nay là Thành phố México, khi đó dùng tortilla để cuốn ăn với cá. Tới thế kỷ 19 khi ẩm thực México bắt đầu trở nên phổ biến, enchilada đã góp mặt trong các cuốn sách nấu ăn "El cocinero mexicano" (Đầu bếp Mexico), xuất bản năm 1831 và "Diccionario de Cocina" của Mariano Galvan Rivera, xuất bản năm 1845.
(]; 'quá khứ kép') là một thì quá khứ trong tiếng Pháp hiện đại. Thì này được dùng để thể hiện một hành động đã được hoàn thành hoặc chưa hoàn thành tại thời điểm nói, hoặc tại một số (có thể không rõ) thời điểm trong quá khứ. Ban đầu tương ứng về chức năng với thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Anh, nhưng bây giờ có một xu hướng để dùng thì này cho tất cả các hành động đã được hoàn thành trong quá khứ dưới dạng một thì tương đương với quá khứ đơn. Cách sử dụng hiện tại tương ứng khá chặt chẽ với của thì hoàn thành trong tiếng Latinh. Thì này hình thành bằng cách sử dụng một trợ động từ và phân từ quá khứ của động từ. Trong giáo dục tiếng Pháp ở Vương quốc Anh, "passé composé" thường được gọi là "thì hoàn thành". "Passé composé" được hình thành bởi trợ động từ, thường là trợ động từ "avoir", theo sau là phân từ quá khứ. Cấu trúc câu thì song song với cấu trúc của thì hiện tại hoàn thành (không có sự khác biệt trong tiếng Pháp giữa các dạng hoàn thành và không phải là hoàn thành - mặc dù có một sự khác biệt quan trọng trong cách sử dụng giữa thì hoàn thành và chưa hoàn thành). Trợ động từ có thể thực sự được sử dụng tương tự ở bất kỳ thì nào, dẫn tới các thì kép trong tiếng Pháp. Trợ động từ "avoir". Trợ động từ thường là "avoir" 'có', nhưng đôi khi là "être" 'là' (xem bên dưới) Đây là chia động từ của "avoir", với một phân từ quá khứ: Trợ động từ "être". Các động từ sử dụng "être" dưới dạng một trợ động từ là các nội động từ thường biểu thị chuyển động hoặc sự thay đổi trạng thái. Vì một số động từ này có thể cũng sử dụng dưới dạng một ngoại động từ, thay vào đó chúng sẽ dùng "avoir" dưới dạng một trợ động từ trong những trường hợp đó; Đây là chia động từ của "être", với một phân từ quá khứ: Dưới đây là danh sách các động từ sử dụng "être" (cho cách sử dụng nội động từ) làm trợ động từ của chúng trong "passé composé": Các từ trên được ghi nhớ bằng cách sử dụng từ viết tắt từ chữ đầu dễ nhớ DR MRS VANDERTRAMP (Các phương pháp giáo dục khác được sử dụng. Bản khác của từ viết tắt từ chữ cái đầu dễ hiểu này thêm một chữ "P" đứng cuối (dưới dạng ...TRAMPP), để giải thích "passer" trong phần sau của các động từ được chia với être "bổ sung". Sự tiến hóa ngôn ngữ theo thời gian đặt ra một thách thức cho phương pháp này.) Ngoài những từ này, có ít nhất hai động từ khác được chia với être: Ngoài các động từ trên, tất cả các động từ phản thân sử dụng "être" làm trợ động từ của chúng. Một động từ phản thân là động từ liên quan ngược lại đến người nói, hoặc là một đối tượng "Je me suis trompé" 'tôi nhầm rồi, tôi đã sai lầm' (= "*j'ai trompé moi-même", literally 'tôi đã lừa dối bản thân mình'), hoặc dưới dạng vị cách "Je me suis donné du temps" (= "*j'ai donné du temps à moi-même", 'tôi đã cho mình một chút thời gian'). Sự hình thành phân từ quá khứ trong tiếng Pháp. Để hình thành phân từ quá khứ cho các động từ nhóm 1 (động từ -ER) và cả "aller", loại bỏ "-er" và thêm -é. parler (nói) - er + é = parlé (đã nói) arriver (đến nơi) - er + é = arrivé (đã đến nơi) manger (ăn) - er + é = mangé (đã ăn) Để hình thành phân từ quá khứ cho các động từ nhóm 2 (động từ -IR với danh động từ -ISSANT), loại bỏ "-ir" và thêm -i. finir (hoàn thành) - ir + i = fini (đã hoàn thành) choisir (chọn) - ir + i = choisi (đã chọn) grandir (lớn lên) - ir + i = grandi (đã lớn lên) Để hình thành phân từ quá khứ cho các động từ nhóm 3 (động từ -RE), loại bỏ "-re" và thêm -u. pendre (treo) - re + u = pendu (đã treo) vendre (bán) - re + u = vendu (đã bán) entendre (nghe) - re + u = entendu (đã nghe) attendre (đợi) - re + u = attendu (đã đợi) acquérir: acquis (đã giành được) apprendre: appris (đã học) atteindre: atteint (đã đạt được) avoir: eu (đã có) boire: bu (đã uống) comprendre: compris (đã hiểu) conduire: conduit (đã lái) connaître: connu (đã biết) construire: construit (đã xây dựng) courir: couru (đã chạy) couvrir: couvert (đã phủ) craindre: craint (đã lo ngại) croire: cru (đã tin) décevoir: déçu (đã thất vọng) découvrir: découvert (đã phát hiện) devoir: dû (đã phải) dire: dit (đã nói) écrire: écrit (đã viết) être: été (đã là) faire: fait (đã xong) instruire: instruit (đã chuẩn bị) joindre: joint (đã tham gia) lire: lu (đã đọc) mettre: mis (đã đặt) offrir: offert (đã đề nghị) ouvrir: ouvert (đã mở) paraître: paru (đã giống nhau) peindre: peint (đã sơn) pouvoir: pu (đã có thể) prendre: pris (đã lấy) produire: produit (đã sản xuất) recevoir: reçu (đã nhận) rire: ri (đã cười) savoir: su (đã biết) souffrir: souffert (đã đau) surprendre: surpris (đã bất ngờ) suivre: suivi (đã đi theo) tenir: tenu (đã giữ) venir: venu (đã đến) vivre: vécu (đã sống) voir: vu (đã nhìn) vouloir: voulu (đã muốn)
Trong thần thoại Hy Lạp, Chryses (; Hy Lạp, Χρύσης "Khrúsēs", có nghĩa là "vàng") là người trông coi đền thờ thần Apollo ở Chryse, gần với thành Troy. Theo Eustathius của Thessalonica, Chryses và Briseus (cha của Briseis) là hai anh em, con của một người đàn ông tên Ardys (nếu không phải vậy thì không rõ). Trong thời gian xảy ra chiến tranh thành Troy (trước khi câu chuyện được kể lại trong tác phẩm "Iliad" của Homer xảy ra), Agamemnon được trao thưởng người nữ tỳ Chryseis (Astynome) vì những chiến công của ông lập được. Khi Chryses cố gắng chuộc lại con gái, Agamemnon từ chối trả lại Chryseis cho ông. Chryses cầu xin thần Apollo hãy giáng xuống quân Hy Lạp một dịch bệnh trừng phạt họ để bảo vệ danh dự của mình. Agamemnon buộc phải trả lại Chryseis nhằm chấm dứt dịch bệnh. Sự trừng phạt quân Hy Lạp không phải vì hành động bắt giữ Chryseis của Agamemnon (những vụ bắt cóc tương tự như vậy rất phổ biến thời Hy Lạp cổ đại) mà là vì việc ông từ chối thả người nữ tỳ ra theo lời cầu xin của cha cô.
Joel Joshghene Asoro (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Điển hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Metz tại Ligue 1, và Đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Điển. Sự nghiệp thi đấu. Asoro bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ IFK Haninge ở ngoại ô phía nam Stockholm. Khi lên 11 tuổi, anh chuyển đến IF Brommapojkarna, nơi nổi tiếng khắp Thụy Điển với học viện đào tạo trẻ đã đào tạo ra những cầu thủ ưu tú như John Guidetti, Albin Ekdal, Simon Tibbling, Dejan Kulusevski và Ludwig Augustinsson. Asoro đã lọt vào tầm ngắm của các "ông lớn" ở châu Âu như Manchester City, Manchester United, Chelsea và Juventus. Asoro ký hợp đồng với câu lạc bộ Sunderland vào năm 2015. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2016, một năm sau khi gia nhập câu lạc bộ, Asoro có trận ra mắt chuyên nghiệp ở Giải bóng đá Ngoại hạng Anh trước Middlesbrough, khi vào sân thay người ở phút thứ 81 cho Duncan Watmore; anh đã trở thành cầu thủ Premier League trẻ nhất của Sunderland, đồng thời là cầu thủ Thụy Điển trẻ nhất góp mặt. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2016, Asoro có trận đầu tiên ở Sunderland dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên David Moyes trong chiến thắng 1–0 trước Shrewsbury Town ở vòng 2 Cúp EFL. Asoro sau đó xuất phát ngay từ đầu trong chiến thắng ở vòng 3 Cúp EFL trước Queens Park Rangers và được thay ra cho Josh Maja. Vào ngày 18 tháng 1 năm 2017, Asoro vào sân từ băng ghế dự bị để góp mặt trong trận thua 2–0 ở trận đá lại vòng 4 Cúp FA trước Burnley. Asoro ghi bàn thắng đầu tiên cho Sunderland trong chiến thắng 1-0 trước Hull City vào ngày 20 tháng 1 năm 2018. Asoro gia nhập câu lạc bộ Swansea City the bản hợp đồng 4 năm với mức phí chuyển nhượng 2 triệu bảng vào tháng 7 năm 2018. Cho mượn tại FC Groningen. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2019, Asoro đã đồng ý để chuyển đến FC Groningen theo dạng cho mượn tại mùa giải 2019–20. Anh đã có 17 lần ra sân và ghi 3 bàn thắng cho đội bóng trước khi mùa giải bóng đá ở Hà Lan bị hủy vào tháng 3. Cho mượn tại Genoa. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2020, Asoro gia nhập câu lạc bộ Genoa theo dạng cho mượn một mùa giải. Vào ngày 8 tháng 2 năm 2021, Asoro ký hợp đồng với câu lạc bộ Djurgårdens IF tại Allsvenskan, giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2024. Vào ngày 25 tháng 8 năm 2023, Asoro gia nhập câu lạc bộ Metz tại Ligue 1 bằng bản hợp đồng kéo dài 4 năm, có thời hạn tới tháng 6 năm 2027. Sự nghiệp quốc tế. Vào ngày 5 tháng 9 năm 2016, Asoro ra mắt cho U-21 Thụy Điển, khi xuất phát ngay từ đầu trong trận đấu với Tây Ban Nha với tỷ số hòa 1-1. Anh có trận ra mắt quốc tế cho Thụy Điển vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, thay thế cho Christoffer Nyman ở phút thứ 82 trong chiến thắng 2–0 trước Phần Lan, trong đó anh cũng đóng góp bàn thắng quốc tế đầu tiên. Bố mẹ của Asoro đến từ Nigeria. Chị gái Abigail Glomazic là một cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp đã từng chơi với những câu lạc bộ như CCC Polkowice hay Sleza Wroclaw ở Ba Lan. "Tính đến 6 tháng 1 năm 2021." "Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Thụy Điển, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Asoro."
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ (, tên viết tắt là ICG) là cơ quan thực thi pháp luật hàng hải, bảo vệ biên giới biển và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển của Ấn Độ có thẩm quyền đối với các vùng lãnh hải bao gồm vùng tiếp giáp và các vùng đặc quyền kinh tế, được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 2 năm 1977 theo Đạo luật Lực lượng Bảo vệ bờ biển năm 1978 của Quốc hội Ấn Độ. Lực lượng này hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng. Lực lượng này hợp tác chặt chẽ với Hải quân Ấn Độ, Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân, Bộ Tài chính, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Trung ương và Sở Cảnh sát Tiểu bang. Việc thành lập Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Ấn Độ lần đầu tiên được Hải quân Ấn Độ đề xuất nhằm cung cấp các dịch vụ hàng hải phi quân sự cho quốc gia. Vào những năm 1960, buôn lậu hàng hóa thông qua đường biển đang đe dọa nền kinh tế nội địa của đất nước Ấn Độ. Cục Hải quan Ấn Độ thường xuyên kêu gọi Hải quân Ấn Độ hỗ trợ tuần tra và ngăn chặn trong nỗ lực chống buôn lậu. Ủy ban Nagchaudhuri được thành lập với sự tham gia của Hải quân Ấn Độ và Không quân Ấn Độ để nghiên cứu vấn đề. Vào tháng 8 năm 1971, Ủy ban xác định yêu cầu phải tuần tra bờ biển rộng lớn của Ấn Độ, thiết lập cơ quan đăng ký các tàu đánh cá xa bờ để xác định mọi hoạt động bất hợp pháp và thành lập một lực lượng vũ trang có năng lực và được trang bị tốt để ngăn chặn các tàu tham gia các hoạt động bất hợp pháp. Ủy ban cũng xem xét số lượng và tính chất của thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân sự cần thiết để cung cấp các dịch vụ đó. Đến năm 1973, Ấn Độ bắt đầu mua các trang thiết bị và bắt đầu cử nhân sự từ Hải quân Ấn Độ thi hành các nhiệm vụ chống buôn lậu và thực thi pháp luật, theo quy định của Đạo luật Duy trì An ninh Nội bộ. Hải quân Ấn Độ nhận thấy rằng bản chất thực thi pháp luật của những nhiệm vụ này khác so với nhiệm vụ cốt lõi của họ là nghĩa vụ quân sự. Do đó, Sourendra Nath Kohli, khi đó là Tham mưu trưởng Hải quân, đã đưa ra khuyến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ sự cần thiết phải có một lực lượng hàng hải riêng biệt để thực hiện các nhiệm vụ đó và đề nghị hỗ trợ Hải quân trong việc thành lập lực lượng này. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1974, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đệ trình một công hàm lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề xuất nội các hành động theo khuyến nghị của Đô đốc Kohli. Và kết quả là, vào tháng 9 năm 1974, nội các trong chính phủ Ấn Độ đã thành lập "Ủy ban Rustamji", dưới sự chủ trì của Khusro Faramurz Rustamji, với sự tham gia của lực lượng Hải quân, Không quân và Bộ Tài chính để kiểm tra những lỗ hổng trong an ninh và thực thi pháp luật giữa Hải quân Ấn Độ cùng các lực lượng cảnh sát trung ương và tiểu bang. Việc phát hiện ra dầu khí ngoài khơi Bombay High càng nhấn mạnh thêm sự cần thiết của dịch vụ bảo vệ và thực thi pháp luật hàng hải. Ủy ban đã đệ trình đề xuất thành lập Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ trực thuộc Bộ Quốc phòng vào ngày 31 tháng 7 năm 1975. Tuy nhiên, sau đó là một sự tranh cãi về quan liêu, với việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ đưa ra khuyến nghị đặt lực lượng này trực thuộc Bộ Nội vụ. Sau đó, Thủ tướng Ấn Độ lúc đó là Indira Gandhi đã bác bỏ ý kiến trên và quyết định chấp nhận khuyến nghị ban đầu của Ủy ban Rustamji để đặt lực lượng này trực thuộc Bộ Quốc phòng. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ ra đời vào ngày 1 tháng 2 năm 1977, được trang bị 5 tàu hộ tống nhỏ và 5 tàu ​​tuần tra được chuyển giao từ Hải quân Ấn Độ. Nhiệm vụ và chức năng của lực lượng này được xác định trong Đạo luật Lực lượng Bảo vệ bờ biển, được Quốc hội Ấn Độ thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm 1978 và có hiệu lực ngay lập tức. Phó Đô đốc V. A. Kamath của Hải quân Ấn Độ được bổ nhiệm làm Đô đốc. Thủ tướng Ấn Độ Morarji Desai duyệt Đội danh dự tại lễ ra mắt lực lượng. Phó Đô đốc Kamath đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm phát triển lực lượng thành một lực lượng hùng mạnh vào năm 1984, nhưng toàn bộ tiềm năng của kế hoạch này chưa được hiện thực hóa do khủng hoảng nguồn lực về kinh tế. Một trong những thành công lớn nhất trong lịch sử hoạt động của lực lượng này diễn ra vào tháng 10 năm 1999, với việc bắt giữ một con tàu chở hàng của Nhật Bản được đăng ký ở Panama, tên là MV Alondra Rainbow, bị cướp ở ngoài khơi Indonesia. Cả đoàn thủy thủ đã được cứu ở ngoài khơi đảo Phuket (Thái Lan). Con tàu đã được sơn lại và đổi tên thành MV Mega Rama, bị phát hiện ngoài khơi cảng Kochi (Ấn Độ), hướng về Pakistan. Con tàu bị ICGS Tarabai và INS Prahar (K98) của Hải quân Ấn Độ truy đuổi và bắt giữ. Đây cũng là vụ bắt giữ thành công băng nhóm cướp biển có vũ trang đầu tiên trong hơn một thế kỷ qua.
Chiến tranh Nguyên – Tống Mông Cổ chinh phục nhà Tống (11 tháng 2 năm 1235 – 19 tháng 3 năm 1279), còn gọi là Nhà Nguyên chinh phục Nam Tống hay Chiến tranh Nguyên – Tống, là các chiến dịch quân sự của Đế quốc Mông Cổ nhắm vào nhà Nam Tống, triều đại cai trị miền nam Trung Hoa lúc bấy giờ. Công cuộc chinh phạt được tiến hành dưới thời Đại Hãn Oa Khoát Đài (1229–1241) và hoàn thành vào thời Hốt Tất Liệt (1260–1294). Cuộc xâm lược là bước đi cuối cùng của người Mông Cổ trong quá trình chiếm lĩnh toàn bộ vùng Đông Á và thành lập nên nhà Nguyên (một Hãn quốc của Đế chế). Đây được xem là thành tựu chinh phục vĩ đại cuối cùng của Mông Cổ. Bối cảnh lịch sử. Trước khi chiến tranh Mông-Kim leo thang, một sứ thần nhà Tống đã đến Mông Cổ, có lẽ để đàm phán về cuộc tấn công phối hợp vào nước Kim, một quốc gia thù địch mà nhà Tống đã chiến đấu với họ trong cuộc chiến Kim-Tống. Thành Cát Tư Hãn từ chối lời đề nghị, nhưng trước khi qua đời vào năm 1227, ông đã dặn dò lại kế hoạch tấn công nhà Kim bằng cách mượn đường qua lãnh thổ nhà Tống. Sau đó, một đại sứ Mông Cổ đã bị nguyên soái nhà Tống giết chết trong một hoàn cảnh không rõ ràng. Trước khi nhận được bất kỳ lời giải thích nào từ nước Tống, quân Mông Cổ đã hành quân qua lãnh thổ quốc gia này để tiến đánh quân Kim đồn trú ở Hà Nam. Xung đột vào năm 1227. Vào đầu mùa xuân năm 1227, Thành Cát Tư Hãn ra lệnh cho một đội quân nhỏ tiến vào Lợi Châu của Tống, dưới danh nghĩa đánh Kim và Tây Hạ. Năm phủ của Tống là Giai Châu, Phụng Châu, Thành Châu, Hòa Châu và Thiên Thủy bị tàn phá. Sau đó quân Mông Cổ tiến về phía nam và bao vây cả Vân Châu. Đến tháng bảy, quân Mông Cổ rút lên phía bắc. Thành Cát Tư Hãn đã nhận ra rằng để tiêu diệt triều Kim, quân đội Mông Cổ phải mượn thêm đường đi qua nhà Tống. Vào năm 1227, xung đột vũ trang lần đầu tiên giữa Mông Cổ và Nam Tống đã diễn ra, nhưng đó là sự cố ngẫu nhiên và người Mông Cổ bỏ qua nó để tiếp tục xâm lược nhà Kim. Trận chiến Thư Khâu. Từ mùa đông năm 1230 đến mùa thu năm 1231, quân Mông Cổ vượt qua lãnh thổ Tống bằng cách cưỡng chế. Tại khu vực ba đoạn đèo thuộc Thư Khâu, họ đã tham gia vào loạt trận chiến với quân Tống. Đây là cuộc xung đột vũ trang thứ hai giữa hai nước trước khi cuộc chinh phục nhà Tống của người Mông Cổ chính thức bắt đầu. Hậu kỳ Mông Cổ phạt Kim. Năm 1233, nhà Tống cuối cùng trở thành đồng minh của người Mông Cổ. Mông Cổ đồng ý chia sẻ lãnh thổ phía nam sông Hoàng Hà của Kim với nhà Tống. Tướng Tống là Mạnh Củng đã đánh bại tướng Vũ Tiên của nhà Kim và chỉ huy quân bao vây thành phố Thái Châu, nơi hoàng đế cuối cùng của người Nữ Chân trú ngụ. Với sự giúp đỡ của quân Mông Cổ, quân Tống cuối cùng đã có thể tiêu diệt hoàn toàn triều đại kình địch là triều Kim đã chiếm đóng miền bắc Trung Quốc trong hơn một thế kỷ. Một năm sau, các tướng nhà Tống tung quân đánh chiếm kinh đô cũ của nhà Bắc Tống. Họ tiến xa tới Khai Phong nhưng bị đẩy lùi bởi các đơn vị đồn trú của Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Tachir, hậu duệ của Boorchu, một tướng lĩnh đồng hành nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn. Quân Mông Cổ, do các con trai của Oa Khoát Đài Hãn (người kế vị Thành Cát Tư Hãn) dẫn đầu, bắt đầu một cuộc xâm lược chậm chạp nhưng chắc chắn về phía nam. Quân Tống chống cự quyết liệt, dẫn đến một loạt chiến dịch kéo dài; tuy nhiên, những trở ngại chính của Mông Cổ là địa hình xa lạ, ngựa chiến của họ không thích ứng được, những căn bệnh mới và nhu cầu tiến hành các trận hải chiến, một hình thức chiến tranh hoàn toàn xa lạ với các chiến binh của thảo nguyên. Sự kết hợp này dẫn đến một trong những cuộc chiến tranh khó khăn và kéo dài nhất trong các cuộc chinh phục của người Mông Cổ. Người Nam Tống đã kháng cự quyết liệt, và người Mông Cổ buộc phải sử dụng "mọi kỹ xảo quân sự được biết đến vào thời điểm đó" để giành chiến thắng. Nước Cao Ly và nước Tống chống lại các cuộc xâm lược của quân Mông Cổ với sự kháng cự ngoan cường hơn những nước châu Âu, những vương quốc đã bị quân Mông Cổ đè bẹp với tốc độ chớp nhoáng. Lực lượng Mông Cổ xâm chiếm miền nam Trung Quốc đông hơn nhiều so với lực lượng họ cử đi xâm lược Trung Đông năm 1256. Giai đoạn thứ nhất (1235–1248). Từ năm 1235, tướng Mông Cổ Kuoduan Hequ bắt đầu tấn công vùng Tứ Xuyên qua đồng bằng Thành Đô. Việc chiếm đóng khu vực này là một bước quan trọng trong cuộc chinh phục miền nam. Trọng điểm lớn nhất là thành Tương Dương, cánh cổng dẫn đến đồng bằng sông Dương Tử, nơi được phòng thủ bởi tướng Tống là Tào Hữu Văn, đã đầu hàng năm 1236. Trong khi đó ở phía đông, các tướng nhà Tống như Mạnh Củng và Đỗ Quốc đã chống chọi lại được áp lực của quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Kouwen Buhua vì lực lượng chính của Mông Cổ lúc đó đang tiến về châu Âu. Tại Tị Thủy, thái thú Vũ Tiếp đã áp dụng kế hoạch của hai anh em Nhân Tiến và Nhân Phổ để củng cố các địa điểm quan trọng ở vùng núi như Điếu Ngư Thành. Từ thời điểm này, Vũ Tiếp đã có thể giữ Tứ Xuyên thêm mười năm nữa. Năm 1239, tướng Mạnh Củng đánh bại quân Mông Cổ và chiếm lại Tương Dương, tranh giành Tứ Xuyên với Mông Cổ trong nhiều năm. Lợi ích lâu dài duy nhất cho người Mông Cổ là chiếm được Thành Đô vào năm 1241. Tại khu vực sông Hoài, các chỉ huy của Đế quốc Mông Cổ vẫn ở thế phòng thủ, chiếm một số thành phố lớn của nhà Tống, mặc dù Bột Lạt Cáp Chân và con trai bà là Quý Do Hãn (người kế vị Oa Khoát Đài Hãn) đã ra lệnh cho các tướng của họ tấn công nhà Tống.. Rất nhiều người Hán gia nhập quân Mông Cổ để đánh Kim. Có bốn vị tướng lĩnh người Hán dưới trướng Oa Khoát Đài là Trương Nhược, Nghiêm Trí, Sử Thiên Trạch và Lưu Hắc Mạc, mỗi người trong số họ thống lĩnh hơn 10.000 binh sĩ. Xung đột giữa quân Mông Cổ và quân Tống diễn ra ở khu vực Thành Đô. Khi Bột Lạt Cáp Chân cử sứ giả đến đàm phán hòa bình, nhà Tống đã bỏ tù họ. Người Mông Cổ xâm lược Tứ Xuyên vào năm 1242. Các chỉ huy của họ ra lệnh cho tướng quân người Hán là Trương Nhược và tướng người Mông Cổ là Chagaan tấn công nhà Tống. Khi họ cướp phá lãnh thổ Tống, triều đình đã cử một phái đoàn đến đàm phán ngưng chiến. Chagaan và Trương Nhược quay trở lại phía bắc sau khi người Mông Cổ chấp nhận các điều khoản. Người Mông Cổ sử dụng nhiều binh lính dân tộc thiểu số bản địa ở miền nam Trung Quốc hơn là người Mông Cổ. Quân đội bản địa của Vương quốc Đại Lý do hoàng gia họ Đoàn lãnh đạo chiếm phần lớn trong đội quân đó. Họ được cử đi tấn công nhà Tống trong các tiền đồn dọc sông Dương Tử. Trong một cuộc tấn công của người Mông Cổ, có 3.000 kỵ binh là người Mông Cổ dưới quyền chỉ huy của Ngột Lương Hợp Thai, còn phần lớn là người bản địa. Giai đoạn thứ hai (1251–1260). Các cuộc tấn công của người Mông Cổ vào Nam Tống ngày càng gia tăng sau khi Mông Kha lên làm Đại Hãn vào năm 1251. Vượt qua đồng bằng Thành Đô ở Tứ Xuyên, quân Mông Cổ chinh phục Vương quốc Đại Lý vào năm 1253. Người Mông Cổ đã bao vây Hồ Châu và dỡ bỏ vòng vây vào năm 1254. Em trai của Mông Kha là Hốt Tất Liệt sau khi đánh chiếm Vân Nam và Tây Tạng, đã cử tướng Ngột Lương Hợp Thai đi xâm lược Đại Việt (Việt Nam) đang do nhà Trần cai trị. Ngột Lương Hợp Thai đã lãnh đạo các chiến dịch thành công ở phía tây nam Trung Quốc và bình định các bộ lạc ở Tây Tạng trước khi quay về hướng nam đến Đại Việt vào năm 1257. Ngột Lương Hợp Thai tiến đánh Đại Việt vào tháng 12 năm 1257 với các tướng Triệt Triệt Đô và A Truật ở hậu phương. nhưng nhanh chóng rút khỏi Việt Nam sau chín ngày do không quen thủy thổ, và bị Đại Việt đánh bại đầu năm 1258. Ngột Lương Hợp Thai quay về đánh vào lãnh thổ nhà Tống tại Quảng Tây ngày nay như một phần của cuộc tấn công phối hợp với đội quân của Mông Kha từ hướng Tứ Xuyên và các đội quân Mông Cổ khác ở hướng Sơn Đông và Hà Nam. Khoảng 17 tháng 11 năm 1259, Hốt Tất Liệt nhận được một sứ giả khi đang bao vây Ngạc Châu ở Hồ Bắc, người này mô tả quân của Ngột Lương Hợp Thai đang tiến từ Thăng Long đến Đàm Châu ở Hồ Nam qua Vĩnh Châu và Quế Lâm ở Quảng Tây. Quân đội của Ngột Lương Hợp Thai sau đó đã tiến về phía bắc để tái gia nhập quân đội của Hốt Tất Liệt ở phía bắc sông Dương Tử trên đường trở về miền bắc Trung Quốc. Trong khi tiến hành cuộc chiến tại pháo đài Điếu Ngư ở Trùng Khánh ngày nay, Mông Kha đã qua đời vào 11 tháng 8 năm 1259. Trong khi đó, chính quyền trung ương của Nam Tống không thể đương đầu với thách thức của quân Mông Cổ và các cuộc nổi dậy của nông dân mới ở vùng Phúc Kiến do Nghiêm Minh Biểu và Hồ Nam lãnh đạo. Triều đình của Hoàng đế Lý Tông do các gia tộc ngoại thích Nghiêm và Giả, cùng các hoạn quan lũng loạn. Năm 1260, Giả Tự Đạo trở thành tể tướng, người nắm quyền kiểm soát hoàng đế mới Triệu Kỳ (tức Tống Độ Tông) và trục xuất những đối thủ của mình như Văn Thiên Tường và Lý Phúc. Vì quốc khố nước Nam Tống quá thấp nên Giả Tự Đạo đã cố gắng cải cách các quy định về buôn bán đất đai bằng luật ruộng đất của mình. Các loại vũ khí dùng thuốc súng như súng Thổ Hỏa được người Trung Quốc triển khai để chống lại lực lượng Mông Cổ, có thể bắn đạn từ ống tre. Các thủ lĩnh người Thổ Tư, các thủ lĩnh bộ lạc địa phương và các vương quốc ở Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên quy phục sự cai trị của nhà Nguyên và được phép giữ tước hiệu của mình. Họ Dương người Hán cai trị vương quốc Bạc Châu được nhà Tống và nhà Đường công nhận cũng được người Mông Cổ thời nhà Nguyên và sau đó là nhà Minh công nhận. Sự đầu hàng của chính phủ Lâm An (1260–1276). Sau khi Hốt Tất Liệt được bầu làm Đại Hãn của người Mông Cổ vào năm 1260, cuối cùng ông đã chinh phục được nhà Tống ở phía nam, nhưng phải trả giá đắt. Từ năm 1260 đến năm 1264, ông phải đối mặt với cuộc nổi dậy dân sự bên trong phe Mông Cổ do em trai ông, A Lý Bất Ca lãnh đạo, người được giao quyền chỉ huy miền bắc và đóng quân tại thủ đô Mông Cổ, Karakorum. Điều này dẫn đến Nội chiến và sau đó là cuộc đối đầu lớn tại Pháo đài Điếu Ngư ở Tứ Xuyên vào năm 1265. Người Mông Cổ cuối cùng đã đánh bại lục quân và hải quân nhà Tống và chiếm giữ được hơn 100 tàu chiến. Nhà Nguyên đã tạo ra một "Hán Quân" gồm quân Kim đào tẩu và một đội quân Tống đào tẩu được gọi là "Tân Phụ Quân". Lính Nam Tống đào tẩu và đầu hàng quân Mông Cổ đã được người Mông Cổ ban cho phụ nữ Cao Ly làm vợ, những người mà trước đó quân Mông Cổ đã bắt giữ làm chiến lợi phẩm khi xâm lược quốc gia này. Nhiều quân nhà Tống đào thoát sang quân Mông Cổ đã được Hốt Tất Liệt cấp gia súc, quần áo và đất đai. Như phần thưởng cho những chiến thắng trên chiến trường, những vùng đất bị chia cắt được nhà Nguyên trao lại cho các sĩ quan Nam Tống đào tẩu sang phía Mông Cổ, một loại đất nông nghiệp quân sự. Năm 1268, cuộc tiến công của quân Mông Cổ bị dừng lại ở thành Tương Dương, nằm trên sông Hán Thủy, nơi tiếp cận sông Dương Tử, cửa ngõ vào trung tâm Hàng Châu. Các bức tường của Tương Dương dày khoảng 6 đến 7 mét (20 đến 23 ft) và bao trùm một khu vực rộng 5 km (3,1 mi). Các lối vào chính trong bức tường dẫn ra một con đường thủy như một đầm lầy với hàng loạt ao hồ và bãi bùn. Tương Dương được kết nối với tòa thành lền kề là Phàn Thành, ở bờ sông đối diện, bằng một cây cầu phao bắc qua sông, nơi những người Tống cố thủ cố gắng phá vỡ vòng vây. Tuy nhiên, quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của A Truật đã ngăn cản mọi nỗ lực và đè bẹp quân tiếp viện từ nhà Tống, mỗi đội lên tới hàng ngàn người. Theo giáo sư Trương Lượng Cảo của Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, năm 1269, quân Mông Cổ xâm chiếm thung lũng sông Dương Tử nhưng bị đẩy lui. Sau thất bại này, A Truật đã yêu cầu Hốt Tất Liệt cung cấp những cỗ máy bao vây mạnh mẽ. A Bất Ca Hãn của Y Nhi hãn quốc đã gửi các chuyên gia Ba Tư Ismail và Al al-Din từ Mosul, Iraq, đến Nam Trung Quốc theo chiếu chỉ của Đại Hãn Hốt Tất Liệt vào năm 1272 để chế tạo một loại máy bắn đá mới có tầm bắn lên tới 500 m, và có thể phóng các quả đạn nặng tới 300 kg. Các kỹ sư của Mosul đã chế tạo máy bắn đá bao vây mới và các máy bắn đá nhỏ hơn. Thiết kế của những chiếc máy bắn đá mới được lấy từ những chiếc được Hulagu sử dụng để đập phá các bức tường của Baghdad vào năm 1258. Những chiếc máy bắn đá trọng lực mà Hulegu sử dụng gần như chắc chắn được mượn từ các chư hầu của ông, đã được quân thập tự chinh Pháp gửi đến Levant, chậm nhất là 1242. Theo nhà sử học Ilkhanate Rashid Al-Din, việc giới thiệu những loại vũ khí này vào năm 1268 có ý nghĩa quyết định và cho phép người Mông Cổ nhanh chóng đánh hạ các thành phố kiên cố mà trước đây họ không thể chiếm được. Trong cuộc vây hãm, cả quân Mông Cổ và quân Tống đều sử dụng bom sấm sét, một loại vũ khí gây cháy bằng thuốc súng bằng gang, chứa đầy thuốc súng. Mỗi chiếc đều được giao qua trebuchet hoặc bằng các phương tiện khác. Tác dụng của những quả đạn này đối với con người và vật liệu tự nhiên là vô cùng tàn khốc, tiếng ồn có sức tàn phá và vang dội xa nhiều dặm trong khi áo giáp sắt có thể bị vỏ bom xuyên thủng khi nổ. Người Mông Cổ cũng sử dụng nỏ vây hãm, và nhà Tống cũng sử dụng mũi tên lửa và thương lửa. Đấu đá chính trị nội bộ nhà Tống cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Tương Dương và Phàn Thành do quyền lực của nhà họ Lã. Nhiều người đặt câu hỏi về lòng trung thành của họ với nhà Tống khi tinh thần đang suy sụp, và Hoàng đế đã cho Giả Tự Đạo ra lệnh. Lý Đình Tri, kẻ thù của gia tộc họ Lã, được bổ nhiệm làm chỉ huy. Giả Tự Đạo cho phép quân họ Lã phớt lờ mệnh lệnh của Lý Đình Tri, dẫn đến những quyết định khó khăn. Sau đó, Lý Đình Tri không thể giải vây cho Tương Dương và Phàn Thành, chỉ tiếp tế tạm thời trong một số lần phá vây. Bá Nhan, chỉ huy Mông Cổ, sau đó đã gửi một nửa lực lượng của mình ngược sông sang bờ nam, xây cầu bắc qua để chiếm pháo đài của Tống; ba nghìn thuyền nhà Tống tiến lên sông Hán Thủy và bị đẩy lui, năm mươi thuyền bị phá hủy và 2.000 lính bị tiêu diệt. Trong các cuộc giao tranh trên biển, quân Tống sử dụng tàu có mái chèo, và ít nhất trên một số tàu, thương lửa, nỏ vây hãm và thiết bị gây cháy đã được triển khai để chống lại lực lượng Mông Cổ. Năm 1270, Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng năm nghìn chiến thuyền. Ba năm sau, thêm hai nghìn chiếc được đóng xong; những tàu chiến này sẽ chở theo khoảng 50.000 lính thủy đánh bộ để tấn công nhà Tống. Năm 1273, bức tường Phàn Thành bị đánh sập bởi máy bắn đá trọng lực của quân Nguyên. Sau khi nhập thành, quân Nguyên giết toàn bộ dân chúng Phàn Thành để khủng bố cư dân Tương Dương. Tướng thủ thành Tương Dương là Lã Văn Hoán sau đó đầu hàng nhà Nguyên và dẫn đường cho người Mông Cổ đi xuôi dòng Dương Tử, khiến các pháo đài phòng thủ đều phải đầu hàng theo, nhiều căn cứ đồn trú của Nam Tống ở hạ lưu sông cũng rơi vào tay quân Nguyên. Sau khi thành Tương Dương thất thủ, hàng nghìn tàu chiến đã được triển khai. Hạm đội nhà Tống, mặc dù được thiết kế như một hạm đội phòng thủ bờ biển hơn là một lực lượng hải quân chiến đấu, nhưng vẫn không phải là đối thủ của quân Nguyên. Dưới sự chỉ huy của danh tướng vĩ đại Bá Nhan, Hốt Tất Liệt đã tiến hành một cuộc tấn công ven sông vào các tiền đồn trên sông Hán Thủy. Cuối cùng, quân Mông Cổ đã chiếm ưu thế, nhưng phải mất 6 năm chiến đấu. Hốt Tất Liệt đã thành lập triều đại nhà Nguyên vào năm 1271 và đến năm 1273, quân Mông Cổ đã giành chiến thắng trên sông Hán Thủy. Tuyến đường sông Dương Tử được mở ra cho một hạm đội lớn có thể chinh phục đế chế Nam Tống. Một năm sau, hoàng tử trẻ Triệu Hiển lên ngôi hoàng đế. Cuộc kháng chiến tiếp tục diễn ra, dẫn đến việc thảm sát của Bá Nhan đối với cư dân Thường Châu vào năm 1275 và vụ tự sát hàng loạt của quân phòng thủ tại Trường Sa vào tháng 1 năm 1276. Khi lục quân và hạm đội của quân Nguyên Mông tiến đến và hết quận này đến quận khác quy phục nhà Nguyên, Giả Tự Đạo đã đề nghị một hiệp ước đình chiến, nhưng tể tướng nhà Nguyên là Bá Nhan từ chối. Đạo quân phòng thủ cuối cùng của nhà Tống gồm 13 vạn người bị thất bại nặng nề, thành Kiến Khang thất thủ, Giả Tự Đạo bị giết. Kinh đô của nhà Tống, thành Lâm An, lúc đó đang được Văn Thiên Tường và Trương Thế Kiệt bảo vệ. Khi Bá Nhan và Đổng Văn Bình đến đóng trại bên ngoài Lâm An vào tháng 2 năm 1276, chính quyền Tống Cung Tông tại Lâm An đã chính thức đầu hàng với việc giao nộp con dấu của hoàng gia. Nỗ lực cuối cùng của nhà Tống (1276–1279). Tạ Thái hậu đã bí mật gửi hai anh em của hoàng đế đến Phúc Châu. Các thành trì trung thành với nhà Tống lần lượt thất thủ: Dương Châu năm 1276, Trùng Khánh năm 1277 và Hà Châu năm 1279. Những lực lượng khác cũng đầu hàng quân Mông Cổ ở vùng núi biên giới Phúc Kiến-Quảng Đông-Giang Tây. Vào tháng 2 năm 1279, Văn Thiên Tường, một trong những trung thần nhà Tống, bị bắt và hành quyết tại kinh đô Khanbaliq của nhà Nguyên. Chiến tranh Nguyên-Tống kết thúc vào ngày 19 tháng 3 năm 1279, khi 1000 tàu chiến Nam Tống đối đầu với một hạm đội từ 300 đến 700 tàu chiến Nguyên Mông tại Nhai Môn. Hạm đội nhà Nguyên do Trương Hoằng Phạm, một tướng người Hán và Lý Hằng, một tướng người Đảng Hạng chỉ huy. Máy bắn đá là loại vũ khí bị triều đình Hốt Tất Liệt loại bỏ vì sợ hạm đội nhà Tống sẽ tách ra nếu dùng những vũ khí như vậy. Thay vào đó, họ phát triển một kế hoạch phong tỏa trên biển, nhằm khiến nhà Tống phải khuất phục. Nhưng ngay từ đầu, có một khiếm khuyết trong chiến thuật của nhà Tống mà sau này quân Nguyên đã khai thác được. Nhà Tống muốn có một vị trí phòng thủ vững chắc hơn, và hạm đội của họ "liên kết với nhau thành một khối vững chắc" nhằm tạo một tuyến bảo vệ. Kết quả là nhà Tống đã gặp khó khăn trong việc tấn công cũng như không thể điều động các tàu chiến. Việc bỏ chạy cũng là không thể vì nhà Tống không có căn cứ hải quân nào gần đó. Vào ngày 12 tháng 3, một số lính Nam Tống đã đào thoát sang phía nhà Nguyên. Vào ngày 13 tháng 3, một đội quân Tống đã tấn công một số tàu tuần tra phía bắc của quân Nguyên. Hành động này được coi như một nỗ lực đột phá nhưng đã thất bại. Đến ngày 17 tháng 3, Lý Hằng và Trương Hoằng Phạm chuẩn bị cho một trận chiến quyết định. Bốn hạm đội Nguyên tiến đánh nhà Tống: Lý Hằng tấn công từ phía bắc và tây bắc; Trương Hoằng Phạm sẽ tiến đánh từ phía tây nam; hai hạm đội cuối cùng tấn công từ phía nam và phía tây. Thời tiết ủng hộ quân Nguyên vào sáng hôm đó. Sương mù dày đặc và mưa đã che khuất cuộc tấn công lúc bình minh của Lý Hằng. Sự chuyển động của thủy triều về hướng tây nam cũng mang lại lợi ích tương tự cho hạm đội Nguyên Mông, khi di chuyển ở phía bắc quân Tống. Cuộc tấn công bất ngờ ở chỗ hạm đội Nguyên giao chiến với hậu quân Tống trước. Trước trận chiến, người Mông Cổ đã xây dựng bệ bắn cung cho thủy quân lục chiến của họ. Vị trí này cho phép các cung thủ hướng tầm bắn cao hơn, tập trung hơn vào kẻ thù. Đội lính thủy gồm bảy hoặc tám cung thủ điều khiển các bệ này, và họ đã chứng tỏ được hiệu quả tàn khốc khi chiến đấu ở khoảng cách gần. Cuộc tấn công đầu tiên của Lý Hằng đã cắt đứt đầu mối liên kết các hạm đội Nam Tống với nhau. Giao tranh nổ ra trong khoảng cách gần. Giữa trưa, Nam Tống mất ba chiếc thuyền vào tay quân Nguyên. Đến buổi sáng, tàu của Lý Hằng chọc thủng phòng tuyến ngoài cùng của quân Tống, hai đội quân Nguyên khác đã tiêu diệt đội hình của quân Tống ở góc tây bắc. Vào khoảng thời gian này, thủy triều đã thay đổi. Thuyền của Lý Hằng trôi ngược lại, về phía bắc. Nhà Tống tin rằng quân Nguyên đang tạm dừng cuộc tấn công và mất cảnh giác. Hạm đội của Trương Hoằng Phạm đi theo dòng chảy phía bắc, sau đó tấn công tàu Nam Tống. Trương Hoằng Phạm quyết tâm bắt được đô đốc nhà Tống là Trương Thế Kiệt. Kỳ hạm quân Nguyên được bảo vệ bằng lá chắn để ngăn chặn hỏa lực tên lửa của quân Nam Tống. Sau đó, khi Trương Hoằng Phạm chiếm giữ được một kỳ hạm của Tống, thuyền của ông đã bị bắn đầy tên. Hạm đội của Lý Hằng cũng quay trở lại trận chiến. Đến chiều muộn, trận chiến kết thúc và người lính cuối cùng của hải quân nhà Tống đầu hàng. Hoàng tộc nhà Tống không muốn đầu hàng nhà Nguyên và đã chọn cái chết bằng cách nhảy xuống biển tự sát. Một quan văn nhà Tống là Lục Tú Phu, người được giao nhiệm vụ trông coi vị hoàng đế trẻ của nhà Tống trong trận chiến, cũng được chọn tự tử theo hoàng thân nhà Tống. Lục Tú Phu đã cõng theo Tống Thiếu Đế Triệu Bính và nhảy xuống biển. Hàng vạn quan lại, binh lính và cung nữ nhà Tống đã lao mình xuống biển chết đuối. Với cái chết của vua Tống, tàn dư cuối cùng của lực lượng kháng chiến nhà Tống đã bị tiêu diệt. Chiến thắng của trận hải chiến Nhai Môn đánh dấu sự hoàn thành cuộc chinh phục Trung Quốc của Hốt Tất Liệt và sự thống nhất lãnh thổ của triều đại nhà Nguyên. Các quốc gia vùng Đông Á là Kim, Tây Hạ, Đại Lý, Nam Tống, Cao Ly và Đông Hạ đến đây đều bị người Mông Cổ tiêu diệt và bắt phải thần phục. Thành viên tàn dư của hoàng tộc nhà Tống tiếp tục sống ở thời nhà Nguyên như Triệu Mạnh Phủ và Triệu Ung. Đại Việt Sử ký ghi lại rằng một phần tàn dư của hoàng tộc nhà Tống đã đến kinh đô Thăng Long của Đại Việt vào mùa đông năm 1276 trên ba mươi chiếc thuyền và cuối cùng định cư ở huyện Nhai và mở chợ bán thuốc và lụa gấm. Chính sách cai trị. Nhà sử học Patricia Buckley Ebrey lưu ý rằng Đế quốc Mông Cổ đã đối xử rất khắc nghiệt với hoàng tộc Hoàn Nhan của người Nữ Chân và tàn sát hoàng tộc họ Lý của người Đảng Hạng khi họ bị đánh bại trước đó. Tuy nhiên, Patricia cũng lưu ý rằng người Mông Cổ hoàn toàn khoan dung với hoàng gia họ Triệu của người Hán, rõ ràng không giống như những gì người Nữ Chân đã làm trong sự kiện Tĩnh Khang, nhà Nguyên tha bổng cho cả hoàng gia Nam Tống ở thủ đô Hàng Châu, trong đó có Tống Cung Đế và mẹ của ông ta. Họ cũng tha cho dân thường bên trong thành phố và không cướp phá nó, cho phép họ tiếp tục công việc kinh doanh bình thường của mình, tuyển dụng lại các quan chức Nam Tống. Người Mông Cổ không cưỡng bức các cung nữ nhà Tống mà thay vào đó, cho phép các nghệ nhân người Hán ở Thượng Đô được kết hôn với họ. James Waterson cho rằng sự sụt giảm dân số ở miền bắc Trung Quốc không phải là do sự tàn sát của người Mông Cổ, mà là vì phần lớn dân số có thể đã di chuyển đến miền nam Trung Quốc dưới thời Nam Tống hoặc chết vì bệnh tật và nạn đói khi cơ sở hạ tầng nông nghiệp và thành thị bị phá hủy. Người Mông Cổ tránh cho các thành phố khỏi bị thảm sát và cướp phá nếu họ đầu hàng, chẳng hạn như Khai Phong, nơi đã đầu hàng Tốc Bất Đài; Dương Châu, nơi phó tướng của của Lý Đình Tri đã đầu hàng Bá Nhan sau khi Lý Đình Tri bị nhà Nam Tống hành quyết, và Hàng Châu, nơi được tha không bị cướp phá sau khi đầu hàng Hốt Tất Liệt. Binh lính người Hán và người Khiết Đan đã đào tẩu hàng loạt sang đoàn quân của Thành Cát Tư Hãn để chống lại triều đại Kim của người Nữ Chân. Các thị trấn đầu hàng đều không bị Hốt Tất Liệt cướp phá và thảm sát. Người Khiết Đan đã phải miễn cưỡng rời khỏi quê hương của họ khi nhà Kim chuyển thủ đô từ Trung Đô về phía nam đến Khai Phong, và họ đã đào thoát sang quân Mông Cổ. Người Hoa lưu vong giúp Đại Việt kháng Nguyên. Một bộ phận các tướng lĩnh quân đội và thần dân Nam Tống đã chạy trốn ra nước ngoài, cụ thể là Đại Việt và Chiêm Thành. Ở Đại Việt, họ kết hôn với giới thượng lưu cầm quyền Việt Nam, và ở Chiêm Thành, họ phục vụ chính quyền ở đó theo ghi chép của Trịnh Tứ Tiêu. Lính Nam Tống đã phục vụ trong quân đội Đại Việt do hoàng đế Trần Thánh Tông lãnh đạo, chống lại cuộc xâm lược lần thứ hai của quân Nguyên vào năm 1285. Giáo sư Liam Kelley lưu ý rằng những người từ nhà Tống như Triệu Trung và Từ Trọng Đạo đã trốn sang Đại Việt (khi đó thuộc triều đại nhà Trần) sau cuộc xâm lược của người Mông Cổ vào Trung Quốc và giúp đỡ nhà Trần chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của nhà Nguyên. Giáo sĩ Đạo giáo Trung Quốc Từ Trọng Đạo, người đã ghi lại cuộc xâm lược của người Mông Cổ, gọi họ là "Những tên cường đạo phương Bắc". Ông trích dẫn trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng "Khi nhà Tống sụp đổ, cư dân nước ấy đã đến với nước ta. Trần Nhật Duật đã đón họ vào. Có Triệu Trung làm cận vệ riêng cho ông. Vì vậy, trong số những người đã đánh bại được nhà Nguyên, thành tích Trần Nhật Duật là rất lớn."
Vé 49 Euro (còn được gọi là Deutschlandticket) là vé hàng tháng cho phương tiện giao thông công cộng địa phương (xe bus, tàu điện, tàu vùng) có hiệu lực trên khắp nước Đức. Được giới thiệu vào ngày 1 tháng 5 năm 2023, chính phủ liên bang và tiểu bang Đức ban đầu sẽ tham gia tài trợ từ ngân sách nhà nước cho đến năm 2025 và do đó, mỗi chính phủ sẽ chịu 1,5 tỷ euro mỗi năm. năm để bù lỗ cho các công ty vận tải. Vé Deutschlandticket có giá trị cho việc đi lại cho toa hạng hai trên tất cả các tàu vùng và tất cả loại hình giao thông công cộng địa phương ở Đức. Trong một số trường hợp, vé còn có giá trị cho các hành trình đến và đi từ các điểm đến xuyên biên giới ở nước ngoài. Vé Deutschlandticket chỉ xài cho cá nhân và không thể chuyển nhượng. Không bao gồm đi cùng với người thứ 2, vận chuyển xe đạp. Đối với nhân viên, phiên bản giảm giá được cung cấp dưới dạng vé làm việc với giá tối đa 34,30 euro mỗi tháng. Ở nhiều nơi, vé học kỳ dành cho sinh viên có thể được chuyển đổi thành loại vé như vậy bằng cách trả thêm phần chênh lệch so với giá vé Deutschlandticket (từ 12-15 Euro). Vé chính thức mở bán vào ngày 3 tháng 4 năm 2023. Vé được bán qua các ứng dụng và trang web trên các thiết bị di động và thông qua văn phòng khách hàng của các hiệp hội, các công ty vận tải. Vé có thể được lưu dưới dạng vé điện tử qua mã QR trên ứng dụng hoặc trên thẻ chip. Cũng có thể phát hành nó dưới dạng vé giấy. Thanh toán thường được thực hiện bằng thẻ ghi nợ (Debit). Do đó, vé Deutschlandticket có thể được mua bởi bất kỳ ai có tài khoản ngân hàng được mở tại một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng cũng như bằng PayPal, do đó khách du lịch ngoài châu Âu cũng có thể mua vé. Điều khoản và thời hạn. Vé có thể được mua hàng tháng. Vé có giá trị từ 0 giờ sáng ngày đầu tiên của tháng đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo. Khi mua cho tháng hiện tại, vé cũng có giá trị đến ngày đầu tiên của tháng dương lịch tiếp theo, bất kể thời gian mua hàng. Một số hiệp hội và công ty vận tải cung cấp dịch vụ nâng cấp trả phí cho các dịch vụ bổ sung. Ví dụ, chúng bao gồm việc sử dụng toa hạng nhất, đi thêm cùng người khác, vận chuyển xe đạp, hoặc giảm giá khi thuê xe đạp hoặc ô tô. Một số lượng lớn các tiểu bang và thành phố trợ cấp việc mua vé Deutschlandticket cho một số nhóm người nhất định, ví dụ như vé xã hội cho các thành viên của các hộ gia đình có thu nhập thấp, cũng như cho sinh viên, hoặc người lớn tuổi. Ngoài ra, Deutschlandticket còn được trợ cấp như một tấm vé việc làm cho công chức và nhân viên trong khu vực công. Tiểu bang Bayern giới thiệu vé giảm giá cho thực tập sinh, tình nguyện viên và sinh viên với giá 1 euro lần lượt vào ngày 1 tháng 9 và ngày 29 tháng 10 năm 2023. Tiểu bang Baden-Württemberg đang có kế hoạch giảm giá Deutschlandticket thành 365 euro một năm. Quy định sẽ được áp dụng từ ngày 1 tháng 12 năm 2023 cho học sinh, sinh viên, thực tập sinh và tình nguyện viên đến 27 tuổi. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2023 tại tiểu bang Saarland, sinh viên, thực tập sinh hoặc tình nguyện viên, cư trú tại Saarland chỉ phải đóng 30,40 euro – 18,60 euro còn lại do tiểu bang chi trả.
Amangkurat II (còn gọi là Rahmat; mất 1703) là "susuhunan" (quân chủ) của Vương quốc Hồi giáo Mataram từ năm 1677 đến năm 1703. Trước khi lên ngôi, ông là thái tử và có hiệu là Pangeran Adipati Anom. Ông là quân chủ Java đầu tiên mặc đồng phục kiểu châu Âu, do đó có biệt danh là Sunan Amral, Amral có nghĩa là "đô đốc" trong tiếng Java. Sinh ra với tên Raden Mas Rahmat, ông là con trai của Amangkurat I của Mataram và Ratu Kulon- con gái của Pangeran Pekik của Surabaya. Amangkurat II có nhiều vợ, nhưng ông chỉ có một người con là Sutikna (sau này là Amangkurat III). Theo "Babad Tanah Jawi", mẹ của Sutikna đã sử dụng phép thuật lên những người vợ khác của Amangkurat II để khiến họ không thể thụ thai. Mâu thuẫn trong gia đình. Rahmat lớn lên tại Surabaya. Sau đó ông chuyển đến Cung điện Plered với tư cách là "adipati anom" (thái tử). Tuy nhiên, mối quan hệ của ông với em trai mình là Vương tử Singasari trở nên tồi tệ. Cũng có tin tức rằng vị trí thái tử sẽ được chuyển giao cho Vương tử Singasari. Năm 1661, Rahmat nổi dậy chống lại cha mình, được ủng hộ từ phe chống Amangkurat I. Cuộc nổi dậy nhỏ này bị dập tắt nhưng Amangkurat I đã đầu độc Rahmat không thành công vào năm 1663, do đó mối quan hệ của họ trở nên tồi tệ hơn. Năm 1668, Rahmat yêu một cô gái Surabaya là Rara Oyi, người sẽ trở thành thiếp của cha ông. Pangeran Pekik bắt cóc cô để kết hôn với Rahmat. Điều này khiến Amangkurat I tức giận và sát hại Pangeran Pekik cùng gia đình cha vợ. Rahmat được ân xá sau khi buộc phải giết Rara Oyi. Liên minh với Trunajaya. Amangkurat I cũng loại bỏ vị trí thái tử từ Rahmat và chuyển giao nó cho Vương tử Puger (sau này là Pakubuwono I). Năm 1670, Rahmat nhờ đến sự giúp đỡ từ Panembahan Rama, một vị thầy tâm linh của gia đình Kajoran. Panembahan Rama đã giới thiệu con rể cũ của mình là Trunajaya tới từ Madura làm trợ lý cho ông. Năm 1674, Karaeng Galesong của Makassar và những người theo ông ta đến Mataram. Họ yêu cầu một dải đất tại Mataram, nhưng bị Amangkurat I từ chối. Họ bị tổn thương trước sự từ chối và tham gia với Trunajaya đang nổi loạn tại Đông Java. Rahmat bí mật trao cho họ một mảnh đất tại Demung, Besuki (nay thuộc huyện Situbondo). Sau khi hợp quân giữa Karaeng Galesong và phe của Trunajaya, lực lượng chung của họ trở nên lớn hơn và khó kiểm soát. Rahmat lo lắng và quyết định về phe của cha mình. Ông lấy lại vị trí thái tử vì Vương tử Puger được sinh ra từ một người mẹ có nguồn gốc từ gia đình Kajoran đang ủng hộ cuộc nổi dậy. Khi Rahmat đoàn tụ với cha ông Amangkurat I, cuộc nổi dậy của Trunajaya và Karaeng Galesong ngày càng trở nên bạo lực. Cuối cùng, Trunajaya xâm chiếm Cung điện Plered vào ngày 2 tháng 7 năm 1677. Amangkurat I và Rahmat đào thoát về phía tây, trong khi cung điện được Vương tử Puger bảo vệ để cho thấy không phải tất cả các thành viên của gia đình Kajoran đều ủng hộ Trunajaya. Tuy nhiên, bản thân Vương tử Puger sau đó cũng bị đẩy về Kajenar. Cuộc nổi loạn Trunajaya kết thúc. Amangkurat II trở thành quốc vương vào năm 1677 vào đỉnh cao của khởi nghĩa Trunajaya. Ông kế vị cha mình Amangkurat I khi ông ta qua đời tại Tegal sau khi bị trục xuất khỏi Plered. Theo Babad Tanah Jawi, cái chết của Amangkurat I là do chất độc trong đồ uống của mình, do Rahmat đưa cho. Mặc dù vậy, Rahmat vẫn được bổ nhiệm làm người kế vị. Tại Tegal, Rahmat được Nhiếp chính Martalaya chào đón. Ban đầu Rahmat dự định đi hành hương ("hajj") thay vì chiến đấu với Trunajaya. Nhưng ông đột ngột hủy bỏ kế hoạch của mình, được cho là vì nhận được "wahyu keprabon" (sự ủy thác của thần thánh). Rahmat sau đó thực hiện ý muốn của cha mình là hợp tác với Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC). Giống như cha mình, Amangkurat II gần như bất lực, phải chạy trốn mà không có quân đội cũng như ngân khố. Trong nỗ lực giành lại vương quốc của mình, ông nhượng bộ đáng kể với Công ty Đông Ấn Hà Lan, công ty sau đó đã tham chiến để phục hồi quyền lực cho ông. Vào tháng 9 năm 1677, một hiệp ước được ký kết tại Jepara. Công ty Đông Ấn Hà Lan được đại diện bởi Cornelis Speelman. Hầu hết duyên hải phía bắc của Java, nằm giữa huyện Karawang và Panarukan, huyện Situbondo, được thế chấp cho Công ty Đông Ấn Hà Lan để đảm bảo thanh toán chi phí chiến tranh. Đối với người Hà Lan, một đế chế Mataram ổn định và mang ơn họ sâu sắc sẽ giúp đảm bảo hoạt động thương mại được tiếp tục với những điều kiện thuận lợi. Họ sẵn sàng cho mượn sức mạnh quân sự của mình để giữ vương quốc tồn tại. Các lực lượng Hà Lan đa sắc tộc, bao gồm quân trang bị hạng nhẹ từ Makasar và Ambon, ngoài ra còn có binh lính châu Âu được trang bị hạng nặng, họ đánh bại Trunajaya tại Kediri vào tháng 11 năm 1678, và bản thân Trunajaya bị bắt giữ vào năm 1679 gần Ngantang phía tây Malang, rồi bị chính tay Amangkurat II giết chết vào ngày 2 tháng 1 năm 1680. Khởi nghĩa Giri Kedaton. Thành bang Giri Kedaton vốn là chư hầu của Mataram từ thời Sultan Agung vào khoảng đầu đến giữa thế kỷ 17, nhưng họ hỗ trợ cuộc nổi dậy Trunajaya. Panembahan Ageng Giri tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ để tăng cường lực lượng của quân nổi dậy. Sau khi lên ngôi, Amangkurat II đến Kadilangu, huyện Demak, để gặp Panembahan Natapraja, một trưởng lão khôn ngoan, bất khả xâm phạm và thông minh, người có những binh lính sẵn sàng giúp đỡ Amangkurat I. Panembahan Natapraja, với tư cách là hậu duệ của Sunan Kalijaga, được yêu cầu viết lại lịch sử Java, vì bản viết gốc đã bị quân nổi dậy đốt. Điều này trở thành nguồn gốc của "Babad Tanah Jawi". Amangkurat II cũng liên minh và ký hiệp ước với Công ty Đông Ấn Hà Lan để có được hỗ trợ về vũ khí nhằm trả thù Giri Kedaton. Giri Kedaton trở thành đồng minh cuối cùng của Trunajaya còn lại lực lượng vũ trang lớn. Vào tháng 4 năm 1680, Panembahan Natapraja thực hiện một cuộc xâm chiếm quy mô lớn vào Giri Kedaton, được Công ty Đông Ấn Hà Lan hỗ trợ. Người chỉ huy giỏi nhất và cũng là đệ tử đáng tin cậy của Giri Kedaton là Vương tử Singosari (Senopati Singosekar). Cuối cùng ông ta đã bị giết khi đấu tay đôi với Panembahan Natapraja. Binh lính của Panembahan Natapraja có số lượng ít nhưng vẫn có thể tàn phá Giri Kedaton. Panembahan Ageng Giri bị bắt và bị kết án tử hình bằng roi. Gia đình ông cũng bị tiêu diệt. Điều này đánh dấu mốc kết thúc của Giri Kedaton. Vào năm 1683, một thành viên của gia tộc Kajoran là Wanakusuma đã nổi dậy. Cuộc nổi dậy có căn cứ tại Gunung Kidul của ông ta bị đàn áp thành công. Xây dựng cung điện mới. Vì Plered thất thủ được cho là điềm xấu nên Amangkurat II xây dựng một cung điện mới trong rừng Wanakarta, và chuyển thủ đô đến Kartasura trong vùng đất Pajang (nằm giữa núi Merapi và núi Lawu, điểm phía nam tiếp giáp với Mataram). Vương tử Puger ban đầu ở lại Kajenar, sau đó chuyển đến Plered sau khi nơi này bị Trunajaya bỏ rơi. Người này từ chối gia nhập Amangkurat II vì nghe tin Amangkurat II không phải là Rahmat (anh trai cùng cha khác mẹ của ông ta), mà đó là con trai của Cornelis Speelman cải trang thành Rahmat. Tin tức nhầm lẫn này cuối cùng gây ra tình trạng hỗn loạn. Cuộc chiến giữa Plered và Kartasura xảy ra vào tháng 11 năm 1680. "Babad Tanah Jawi" đề cập đến đây là cuộc chiến giữa Mataram và Kartasura. Sau đó, vào năm 1681, liên minh giữa người Hà Lan và Amangkurat II buộc Vương tử Puger, người tự phong là "susuhunan" ing Alaga khi ông chiếm lấy ngai vàng, phải đầu hàng vào ngày 28 tháng 11 năm 1681. "Babad Tanah Jawi" kể rằng Vương quốc Hồi giáo Mataram đã sụp đổ vào năm 1677, và Vương quốc Hồi giáo Kartasura là kế tục của Mataram, được hợp pháp hóa bởi Panembahan Natapraja của Kadilangu, người được cho là một trưởng lão Mataram. Thái độ đối với người Hà Lan. Các biên niên sử Java mô tả Amangkurat II là một nhà cai trị yếu đuối, dễ bị ảnh hưởng, trong khi Vương tử Puger, em trai cùng cha khác mẹ của ông, có vai trò sâu sắc hơn trong chính phủ. Amangkurat II lên ngôi với sự giúp đỡ của người Hà Lan và cuối cùng phải trả chi phí chiến tranh lên tới 2,5 triệu guilder. Một quan chức chống Hà Lan là Patih Nerangkusuma đã thành công trong việc thuyết phục ông thoát nợ. Bằng cách giúp đỡ giành lại ngôi vị, người Hà Lan đặt Amangkurat II dưới sự kiểm soát chặt chẽ của họ. Amangkurat II rõ ràng không hài lòng với tình hình này, đặc biệt là việc Hà Lan ngày càng kiểm soát bờ biển, nhưng ông bất lực trước khoản nợ tài chính tê liệt và mối đe dọa từ sức mạnh quân sự của Hà Lan. Quốc vương tham gia vào một loạt âm mưu nhằm cố gắng làm suy yếu vị thế của Hà Lan nhưng không đối đầu trực tiếp với họ. Ví dụ, ông cố gắng hợp tác với các vương quốc khác như Cirebon và Johor, và triều đình che chở cho những người bị người Hà Lan truy nã vì tội tấn công các văn phòng thuộc địa hoặc làm gián đoạn việc vận chuyển, chẳng hạn như Untung Surapati. Amangkurat II cấp cho người này một dinh thự tại làng Babirong, và Untung Surapati củng cố sức mạnh của mình tại đó. Năm 1685, Batavia (nay là Jakarta) cử François Tack, viên sĩ quan đã bắt Trunajaya, tới triều đình của Amangkurat II tại Kartasura để bắt Surapati và đàm phán thêm chi tiết về thỏa thuận giữa người Hà Lan và Amangkurat II. François Tack bị giết khi truy đuổi Surapati tại Kartasura, nhưng Batavia quyết định không làm gì vì tình hình ở Batavia không hề ổn định, chẳng hạn như cuộc nổi dậy của Thuyền trưởng Jonker, một chỉ huy bản địa của khu dân cư người Ambon tại Batavia, vào năm 1689. Chủ yếu là do sự cố này, đến cuối triều đại của ông, Amangkurat II đã bị người Hà Lan mất lòng tin sâu sắc, nhưng Batavia cũng không quan tâm đến việc kích động một cuộc chiến tốn kém khác tại Java. Amangkurat II sau đó chấp thuận cho Untung Suropati và Nerangkusuma chiếm giữ huyện Pasuruan. Anggajaya, Nhiếp chính của Pasuruan, người ban đầu được chính Amangkurat II bổ nhiệm, đã phải trở thành nạn nhân. Người này trốn đến Surabaya cùng với em trai là Anggawangsa. Thái độ mơ hồ của Amangkurat II thu hút sự chú ý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, họ tìm thấy bức thư của Amangkurat II gửi cho các vương quốc Hồi giáo Cirebon, Johor, Palembang, và Anh, trong đó thúc giục tiến hành chiến tranh với Cộng hòa Hà Lan. Amangkurat II cũng ủng hộ cuộc nổi dậy của Thuyền trưởng Jonker năm 1689. Công ty Đông Ấn Hà Lan tăng áp lực lên triều đình Mataram về chi phí chiến tranh 2,5 triệu guilder. Bản thân Amangkurat II cố gắng cải thiện quan hệ bằng cách giả vờ xâm chiếm Untung Suropati tại Pasuruan. Amangkurat II mất năm 1703 và con trai ông là Amangkurat III (trị vì 1703–1705) kế vị một thời gian ngắn, và triều đại này được đánh dấu bằng Chiến tranh Kế vị Java lần thứ nhất.
Chi Khiêm (; khoảng 222–252 CE) là một cư sĩ Phật giáo gốc Trung Á, người đã dịch một loạt kinh điển Phật giáo Ấn Độ sang chữ Hán. Ông là cháu trai (một số nguồn ghi là con trai) của một người nhập cư từ Đại Nguyệt Chi, một lãnh thổ gần tương ứng với Đế quốc Kushan lúc bấy giờ. Theo thông lệ tên người Trung Quốc thời đó, ông sử dụng tiền tố "Chi" làm họ, hàm ý chỉ gốc gác tổ tiên là người ngoại vực. Chi Khiêm được sinh ra ở miền bắc Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, ông đã trở thành đệ tử của Chi Lương, một đệ tử của đại sư, dịch giả kinh điển Đại thừa nổi tiếng, Lokakṣema, cũng là một người gốc Nguyệt Chi. Cuối thời nhà Hán, khi loạn lạc lan rộng khắp miền bắc, Chi Khiêm cùng hàng chục đồng hương của mình đã di cư đến Đông Ngô ở miền nam. Đầu tiên, ông định cư ở Vũ Xương, sau đó ở Kiến Nghiệp sau năm 229 CN. Theo tài liệu sớm nhất còn tồn tại, "Xuất tam tạng ký tập" của Tăng Hựu, thì do Tôn Quyền rất ấn tượng với danh tiếng của Chi Khiêm nên đã bổ nhiệm ông làm thầy dạy cho thái tử. Cuối đời, Chi Khiêm trở thành một upāsaka, thọ năm giới cư sĩ và lui về sống trong ẩn dật. Khi ông qua đời ở tuổi 60 (vào năm 252 CN hoặc ngay sau đó), Ngô đế Tôn Lượng, được cho là đã ban chiếu cho giới tu sĩ thương tiếc cái chết của ông. Mặc dù có vẻ như Chi Khiêm đã bắt đầu công tác dịch các kinh văn Phật giáo khi còn ở Lạc Dương phía bắc, nhưng phần lớn hoạt động dịch thuật của ông lại được thực hiện ở phía nam. Các bản dịch của ông – trong đó có hơn hai chục bản dịch còn tồn tại cho đến ngày nay – trải rộng trên nhiều thể loại và bao gồm cả kinh điển Đại thừa và phi Đại thừa. Trong số đó có một số kinh văn āgama, các kinh tụng ngắn, tiểu sử của Đức Phật, và một số kinh Đại thừa, trong đó nổi tiếng nhất là Duy-ma-cật sở thuyết kinh ("Vimalakīrtinirdeśa"), Phật thuyết Vô lượng thọ kinh ("Sukhāvatīvyūha" đại bản), Tiểu phẩm bát-nhã kinh ("Aṣṭasāhasrikā-prajñāpāramitā"), và phiên bản đầu tiên của Hoa nghiêm kinh ("Buddhāvataṃsaka"). Rất khó để mô tả phong cách dịch thuật của Chi Khiêm, vì kho tác phẩm được cho là xác thực của ông trải dài từ những tác phẩm văn học tao nhã, trong đó hầu hết các tên và thuật ngữ nước ngoài đều được dịch sang âm Hán, cho đến những tác phẩm cồng kềnh hơn nhiều với những phiên âm nhiều âm tiết của các từ Ấn Độ. Có vẻ như những bản dịch thuộc loại thứ hai, giống với những bản dịch do Lokakṣema thực hiện, có thể đã được tạo ra từ rất sớm trong sự nghiệp của Chi Khiêm, khi mà ông vẫn còn là một thành viên tích cực trong nhóm kế thừa của Lokakṣema; cũng có nhiều tác phẩm của Chi Khiêm dường như được tạo ra sau khi ông chuyển đến miền nam, với nhiều đặc điểm về phong cách với Khương Tăng Hội, người cũng đang ở Đông Ngô lúc bấy giờ. Đặc biệt, cả Chi Khiêm và Khương Tăng Hội đều phóng khoáng đưa các thuật ngữ tín ngưỡng bản địa của Trung Quốc vào tác phẩm của họ. Một yếu tố bổ sung trong trường hợp của Chi Khiêm là việc ông đã sửa lại một số bản dịch do những người tiền nhiệm (đặc biệt là Lokakṣema) biên soạn, mà — cùng với sở thích rõ ràng của ông về sự đa dạng — có thể đã góp phần tạo ra sự mâu thuẫn trong từ vựng và văn phong của ông.
Amangkurat I (Amangkurat Agung; 1619–1677) là "susuhunan" (quân chủ) của Vương quốc Hồi giáo Mataram từ năm 1646 đến năm 1677. Ông là con trai của Sultan Agung của Mataram. Ông phải đối phó với nhiều cuộc nổi loạn trong thời gian trị vì của mình. Ông chết trong cảnh lưu vong năm 1677 và được chôn cất tại Tegalwangi (gần Tegal), và được truy phong là Sunan Tegalwangi hay Sunan Tegalarum. Ông còn có biệt danh là Sunan Getek, vì từng bị thương khi đàn áp cuộc nổi loạn của em trai là Raden Mas Alit. Năm 1645, Amangkurat được bổ nhiệm làm quân chủ hoặc lãnh đạo ("susuhunan") của Mataram, kế vị cha mình. Sau đó ông lấy hiệu là Susuhunan Ing Alaga. Sau khi đăng quang vào năm 1646, ông lấy hiệu là Kanjeng Susuhunan Prabu Amangkurat Agung, viết tắt là Amangkurat. Trong tiếng Java, từ "Amangku" có nghĩa là "quản lý" và "Rat" có nghĩa là "thế giới", do đó Amangkurat có nghĩa là "quản lý thế giới". Sau đó, ông trở thành một quân chủ có toàn quyền đối với toàn bộ Vương quốc Hồi giáo Mataram và nước chư hầu. Trong lễ đăng quang của ông, tất cả các thành viên vương thất đều tuyên thệ trung thành với ông. Cái chết của Sultan Agung của Mataram là điều bất ngờ, có nguy cơ xảy ra tranh chấp quyền kế vị và hỗn loạn. Để ngăn chặn các tranh chấp quyền kế vị thách thức tính hợp pháp của mình, Amangkurat I (đăng quang với an ninh quân sự nghiêm ngặt vào năm 1646) đã phát động một số cuộc tấn công phủ đầu (ám sát, đồ sát và trận chiến) nhằm loại bỏ các đối thủ tiềm năng tranh giành vương vị, bao gồm nhiều quý tộc và thủ lĩnh quân sự. Amangkurat giành được lãnh thổ Mataram rộng lớn từ cha mình và kiểm soát tập trung hoá các lãnh thổ của mình. Khi lên ngôi, ông cố gắng mang lại sự ổn định lâu dài cho vương quốc, một quốc gia có quy mô đáng kể nhưng bị tàn phá do có các cuộc nổi dậy liên tục. Ông giết các lãnh đạo địa phương mà ông cho là không đủ cung kính mình, bao gồm cả quý tộc vẫn còn quyền lực từ Surabaya là cha vợ ông Pangeran Pekik. Các nạn nhân khác là Tumenggung Wiraguna và Tumenggung Danupaya, những người được lệnh xâm chiếm Vương quốc Blambangan đã bị Vương quốc Bali chinh phục vào năm 1647, nhưng họ đã bị sát hại trên đường tiến về phía đông. Toàn bộ gia đình Wiraguna sau đó cũng bị sát hại theo lệnh của Amangkurat. Cuộc thanh trừng này khiến em trai của ông là Hoàng tử Raden Mas Alit (người bảo trợ của gia đình Wiraguna) cố gắng lật đổ ông, người này tấn công cung điện cùng với hỗ trợ của các giáo sĩ Hồi giáo (ulema) và một phe Hồi giáo sùng đạo vào năm 1648, nhưng họ bị đánh bại và Alit bị giết trong trận chiến. Hai ngày sau, Amangkurat thực hiện thảm sát ulema và gia đình họ (khoảng 5.000–6.000 người) để đảm bảo quyền cai trị của ông. Họ bị tập trung tại "alun-alun" (quảng trường thành phố) để bị giết. Amangkurat cũng ra lệnh đóng cửa các cảng biển và phá hủy tàu thuyền ở các thành phố ven biển để ngăn chặn họ trở nên quá mạnh mẽ từ sự giàu có của mình. Để nâng cao vinh quang của bản thân, tân vương từ bỏ Cung điện Karta là thủ đô của Sultan Agung và chuyển đến một cung điện gạch đỏ lớn hơn tại Plered (cung điện trước được xây bằng gỗ). Quan hệ đối ngoại. Amangkurat I thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC), thế lực từng giao chiến với cha ông. Năm 1646, ông cho phép Công ty Đông Ấn Hà Lan thiết lập các trạm mậu dịch trên lãnh thổ Mataram, trong khi Mataram được phép buôn bán trên các hòn đảo khác do Hà Lan cai trị. Họ cũng được cho là trao đổi tù nhân với nhau. Hiệp ước được Amangkurat xem là dấu hiệu cho thấy công ty khuất phục quyền cai trị của Mataram. Tuy nhiên, ông bị sốc khi Công ty Đông Ấn Hà Lan chinh phục Vương quốc Hồi giáo Palembang vào năm 1659. Sự thù địch giữa Mataram và Banten cũng trở nên tồi tệ hơn. Năm 1650, Cirebon được lệnh chinh phục Banten, nhưng thất bại. Hai năm sau, Amangkurat cấm xuất khẩu gạo và gỗ sang nước này. Trong khi đó, quan hệ ngoại giao giữa Mataram và Gowa (được thành lập bởi Sultan Agung) đang xấu đi. Amangkurat từ chối sứ giả của Gowa và yêu cầu đích thân Sultan Hasanuddin đến Java, nhưng yêu cầu bị từ chối dứt khoát. Xung đột với thái tử. Amangkurat I cũng có mâu thuẫn với Thái tử Rahmat (sau này là Amangkurat II). Xung đột bắt đầu với thông báo rằng vị trí thái tử sẽ được chuyển giao cho Vương tử Singasari (một người con trai khác của Amangkurat I). Sau đó vào năm 1661, Rahmat lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại cha mình nhưng không thành công. Amangkurat đàn áp toàn bộ đoàn tùy tùng ủng hộ con trai ông nhưng thất bại trước Rahmat vào năm 1663. Thái tử cảm thấy cuộc sống của mình không an toàn trong triều đình sau khi lấy thiếp của cha mình là Rara Oyi với sự giúp đỡ của ông ngoại là Pangeran Pekik của Surabaya. Điều này khiến Amangkurat nghi ngờ về một âm mưu giữa các phe phái Surabaya nhằm giành lấy quyền lực ở thủ đô bằng cách sử dụng vị trí thái tử đầy quyền lực của cháu ngoại Pekik. Amangkurat kết án tử hình cha vợ của mình, Pangeran Pekik, với cáo buộc bắt cóc Rara Oyi cho thái tử. Amangkurat tha thứ cho con trai mình sau khi buộc ông phải tự tay giết Rara Oyi. Vào giữa thập niên 1670, sự bất mãn với quốc vương chuyển thành cuộc nổi dậy công khai, bắt đầu từ Đông Java ngoan cố và lan dần vào bên trong. Thái tử Rahmat âm mưu với Panembahan Rama của Kajoran, người này đề xuất một mưu kế trong đó thái tử tài trợ cho con rể của Rama là Trunajaya để bắt đầu một cuộc nổi loạn tại Đông Java. Raden Trunajaya, một vương công từ Madura, lãnh đạo một cuộc nổi dậy được các chiến binh lưu động đến từ Makassar hỗ trợ, do Karaeng Galesong lãnh đạo, họ chiếm được triều đình của quốc vương tại Mataram vào giữa năm 1677. Người ta tin rằng sau đó đã xảy ra xung đột giữa Trunajaya và RM. Rahmat, khiến Trunajaya không nhường lại quyền lực cho Thái tử như kế hoạch trước đó, thậm chí còn cướp bóc cung điện. RM. Rahmat không thể kiểm soát Trunajaya và cuối cùng đã đứng về phía cha mình.#đổi Quốc vương trốn thoát đến bờ biển phía bắc cùng với thái tử, để lại đứa con trai thứ Pangeran Puger ở Mataram. Phiến quân Trunajaya rõ ràng quan tâm đến lợi nhuận và trả thù hơn là điều hành một đế chế đang gặp khó khăn, họ cướp phá triều đình và rút lui về thành trì của mình ở Kediri, Đông Java, để Puger kiểm soát một triều đình yếu kém. Nắm bắt cơ hội này, Puger lên ngôi trong đống đổ nát của Plered với hiệu Susuhunan ing Alaga. Ngay sau sự kiện này, Amangkurat lâm bệnh khi lưu vong. Theo "Babad Tanah Jawi", cái chết của ông là do nước dừa nhiễm độc do thái tử đưa cho. Mặc dù vậy, ông vẫn chỉ định con trai mình làm người kế vị, nhưng kèm theo lời nguyền cho con cháu của người này rằng sẽ trở thành vua nhưng chỉ trị vì trong một thời gian ngắn, ngoại trừ một người. Amangkurat còn lập di chúc cho con trai mình cầu cứu Công ty Đông Ấn Hà Lan để chiếm lấy vương vị từ Trunajaya.#đổi Amangkurat chết trong rừng Wanayasa và được chôn cất gần thầy của mình gần Tegal. Vì đất thơm nên ngôi làng nơi ông được chôn cất được gọi là Tegalwangi hay Tegalarum. Mười hai người lính Hà Lan do Oufers chỉ huy đã đến dự đám tang của ông.#đổi Ông được con trai cả của mình kế vị "susuhunan" vào năm 1677, người này trị vì với hiệu là Amangkurat II.
Trunajaya hay Tronajâyâ, còn gọi là Panembahan Maduretno (1649 – 2 tháng 1 năm 1680), là một vương công và lãnh chúa đến từ Arosbaya, Bangkalan, Madura, được biết đến với việc lãnh đạo khởi nghĩa Trunajaya (1674–1681) chống lại những người thống trị của Vương quốc Mataram trên đảo Java. Trunajaya sinh tại đảo Madura. Năm 1674, ông lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống lại Amangkurat I và Amangkurat II của Mataram. Ông nhận được hỗ trợ của các chiến binh lưu động từ Makassar do Karaeng Galesong chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa Trunajaya diễn ra nhanh chóng và có động lực, và chiếm được triều đình Mataram tại Plered vào giữa năm 1677. Quốc vương Mataram Amangkurat I trốn thoát đến duyên hải phía bắc cùng với con trai cả của mình là quốc vương tương lai Amangkurat II, để lại con thứ "Pangeran" (Vương tử) Puger lại Mataram. Quân khởi nghĩa Trunajaya rõ ràng quan tâm đến lợi nhuận và trả thù hơn là điều hành một đế chế đang gặp khó khăn, họ cướp phá triều đình và rút về thành trì của mình tại Kediri, Đông Java, để lại Vương tử Puger kiểm soát một triều đình yếu kém. Khi đang trên đường đến Batavia để nhờ người Hà Lan giúp đỡ, Amangkurat I mất tại làng Tegalarum gần Tegal ngay sau khi bị trục xuất, do đó Amangkurat II lên làm quốc vương vào năm 1677. Ông cũng gần như bất lực, phải chạy trốn mà không có quân đội hay ngân khố. Trong nỗ lực giành lại vương quốc của mình, ông nhượng bộ đáng kể cho Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) tại Batavia, họ sau đó đã tham chiến để phục vị cho ông. Theo thỏa thuận, Amangkurat II hứa sẽ giao thị trấn cảng Semarang cho người Hà Lan nếu họ cho ông mượn quân. Người Hà Lan đồng ý, vì đối với họ, một đế chế Mataram ổn định và mang ơn họ sâu sắc sẽ giúp đảm bảo hoạt động thương mại được tiếp tục với những điều kiện thuận lợi. Các lực lượng Hà Lan đa sắc tộc, bao gồm quân trang bị hạng nhẹ từ Makassar và Ambon, ngoài ra còn có binh lính châu Âu được trang bị hạng nặng, đánh bại Trunajaya tại Kediri vào tháng 11 năm 1678. Bản thân Trunajaya cũng bị bắt vào năm 1679 gần Ngantang phía tây Malang. Ông bị xử tử theo lệnh của Amangkurat II tại Payak, Bantul vào ngày 2 tháng 1 năm 1680. Cuộc khởi nghĩa Trunajaya được nhớ đến với niềm tự hào là một cuộc đấu tranh anh dũng của người Madura, chống lại các lực lượng ngoại bang của nhà nước Mataram và VOC Hà Lan. Ngày nay sự nghiệp của ông được tưởng nhớ trong tên gọi Sân bay Trunojoyo tại Sumenep và Đại học Trunojoyo tại Bangkalan, cả hai đều nằm tại Madura.
Khởi nghĩa Trunajaya (còn viết là Trunojoyo; ) hay Chiến tranh Trunajaya là cuộc khởi nghĩa do vương công người Madura Trunajaya và các chiến binh từ Makassar tiến hành nhằm chống lại Vương quốc Mataram và Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) ủng hộ họ tại Java (nay là Indonesia) trong thập niên 1670. Cuộc khởi nghĩa ban đầu giành được thành công; quân khởi nghĩa chiếm được Gegodog (1676), phần lớn duyên hải phía bắc đảo Java (1677), và thủ đô của Mataram (1677) từ tay quân triều đình. Trong quá trình triều đình triệt thoái, Quốc vương Amangkurat I qua đời. Người kế vị là Amangkurat II yêu cầu VOC hỗ trợ, với điều kiện sẽ thanh toán bằng tiền mặt và nhượng bộ lãnh thổ. Sự can dự sau đó của VOC đã thay đổi diễn biến của cuộc chiến. Trunajaya bị lực lượng VOC và Mataram đánh đuổi khỏi Surabaya (1677), VOC cũng giúp Mataram giành lại lãnh thổ đã mất và giành quyền kiểm soát Kediri (1678). Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp diễn cho đến khi Trunajaya bị bắt giữ vào cuối năm 1679 và các thủ lĩnh khởi nghĩa khác bị lật đổ, bị giết hoặc khuất phục (1679–1680). Amangkurat II đích thân hành quyết Trunajaya vào năm 1680 trong khi người này là tù nhân của VOC. Sau khi cha mình mất vào năm 1677, AmangkuratII cũng phải đối mặt với các đối thủ tranh giành ngôi vị. Đối thủ nặng ký nhất là em trai ông Pangeran Puger, người này chiếm thủ đô Plered vào năm 1677 và không đầu hàng cho đến năm 1681. Amangkurat I nắm giữ ngôi vương của Mataram vào năm 1646 khi kế nhiệm Sultan Agung, Sultan Agung là người mở rộng lãnh địa của Mataram ra hầu hết Trung và Đông Java, cũng như một vài chư hầu hải ngoại tại Nam Sumatra và Borneo. Những năm đầu trị vì của Amangkurat I có dấu ấn là các vụ hành quyết và thảm sát kẻ thù chính trị của ông. Để đối phó với nỗ lực đảo chính thất bại của em trai mình là Pangeran Alit, ông ra lệnh thảm sát những người đàn ông Hồi giáo mà ông tin rằng đồng lõa với cuộc khởi nghĩa của Alit. Bản thân Alit cũng bị giết trong cuộc đảo chính thất bại. Cha vợ của ông Pangeran Pekik là con trai của Công tước Surabaya bị Mataram chinh phục, sống tại triều đình Mataram sau khi Surabaya chiến bại, đến năm 1659, Amangkurat I nghi ngờ rằng người này đang cầm đầu một âm mưu chống lại tính mạng của ông. Ông ra lệnh giết chết Pekik và người thân. Vụ thảm sát gia tộc vương công quan trọng nhất Đông Java này tạo ra rạn nứt giữa Amangkurat I và các thần dân Đông Java của ông, và gây ra xung đột với con trai ông là thái tử (sau này Amangkurat II), cũng là cháu ngoại của Pekik. Trong vài năm tiếp theo, Amangkurat I thực hiện thêm một số vụ giết người nhằm vào các thành viên giới quý tộc mà ông mất đi lòng tin. Raden Trunajaya (còn viết là Trunojoyo) là một hậu duệ của những người thống trị Madura, họ bị buộc phải sống tại triều đình Mataram sau khi Madura chiến bại và bị sáp nhập vào Mataram năm 1624. Sau khi cha ông bị Amangkurat I xử tử vào năm 1656, ông rời triều đình, chuyển đến Kajoran và kết hôn với con gái của Raden Kajoran, người đứng đầu gia tộc cầm quyền tại đó. Gia tộc Kajoran là một gia tộc giáo sĩ cổ xưa và có quan hệ hôn nhân với vương tộc. Raden Kajoran kinh hoàng trước sự tàn bạo dưới quyền cai trị của AmangkuratI, bao gồm việc hành quyết các quý tộc trong triều đình. Năm 1670, Kajoran giới thiệu con rể Trunajaya của mình với thái tử, người mới bị quốc vương lưu đày do một vụ bê bối, và cả hai xây dựng một tình bạn trong đó có cả sự ghét bỏ chung đối với Amangkurat I. Năm 1671, Trunajaya quay trở lại Madura, tại đây ông sử dụng sự ủng hộ của thái tử để đánh bại thống đốc địa phương và trở thành chủ nhân của Madura. Makassar là trung tâm thương mại chính của khu vực nằm về phía đông của Java. Sau chiến thắng năm 1669 của VOC trước Vương quốc Gowa trong Chiến tranh Makassar, các nhóm binh sĩ Makassar đã chạy trốn khỏi Makassar để tìm kiếm vận may ở nơi khác. Ban đầu, họ định cư tại các lãnh thổ của Vương quốc Banten, nhưng đến năm 1674 thì họ bị trục xuất và chuyển sang làm cướp biển, tấn công các thị trấn ven biển ở Java và Nusa Tenggara. Thái tử Mataram sau đó cho phép họ định cư tại Demung, một ngôi làng ở phần cực đông của Java. Năm 1675, một nhóm chiến binh và cướp biển người Makassar bổ sung do Kraeng của Galesong lãnh đạo đã đến Demung. Những chiến binh lưu động Makassar này sau đó sẽ tham gia cuộc khởi nghĩa với tư cách là đồng minh của Trunajaya. Thế lực liên quan. Mataram thiếu quân đội thường trực, phần lớn lực lượng quân sự được lấy từ quân do các chư hầu của quốc vương gây dựng, họ cũng cung cấp vũ khí và vật tư. phần lớn binh sĩ là nông dân bị các lãnh chúa địa phương bắt đi lính. Ngoài ra, quân đội còn bao gồm một số ít binh sĩ chuyên nghiệp được lấy ra từ lực lượng bảo vệ cung điện. Quân đội đã sử dụng đại bác, các loại súng cầm tay nhỏ bao gồm súng kíp (tiếng Java: "senapan") và súng carbine, kỵ binh và công sự. Sử gia M. C. Ricklefs cho biết việc chuyển giao công nghệ quân sự của châu Âu cho người Java là "gần như ngay lập tức", khi mà người Java sản xuất thuốc súng và súng cầm tay muộn nhất là vào năm 1620. Người châu Âu được thuê để huấn luyện quân Java về cách sử dụng vũ khí, kỹ năng lãnh đạo quân sự và kỹ thuật xây dựng, nhưng bất chấp sự huấn luyện này, các nông dân nhập ngũ của quân đội Java thường thiếu kỷ luật và bỏ chạy trong trận chiến. Quân của Mataram có số lượng "lớn hơn nhiều" so với 9.000 quân của quân khởi nghĩa tại Gegodog vào tháng 9 năm 1676, giảm xuống chỉ còn "một đoàn tùy tùng nhỏ" sau khi thủ đô thất thủ vào tháng 6 năm 1677, và tăng lên hơn 13.000 trong cuộc hành quân đến thủ đô của Trunajaya tại Kediri vào cuối năm 1678. VOC có binh sĩ chuyên nghiệp của riêng họ. Mỗi binh sĩ VOC có một thanh kiếm, vũ khí nhỏ, hộp đạn, túi đựng và thắt lưng, bom khói và lựu đạn. Phần lớn thành viên chính quy của VOC là người Indonesia, với một số ít binh sĩ và thủy quân lục chiến châu Âu, tất cả đều dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan châu Âu. Mặc dù về mặt công nghệ, quân VOC không vượt trội so với đối tác bản địa của họ, nhưng nhìn chung họ được huấn luyện, kỷ luật và trang bị tốt hơn các quân đội bản địa Indonesia. Binh sĩ VOC cũng khác biệt về hậu cần: quân của họ hành quân từng bước, theo sau là một đoàn xe đẩy dài chở đồ tiếp tế. Điều này mang lại cho họ lợi thế trước quân Java, những người thường sống xa đất ruộng và thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung. Lực lượng VOC lên tới 1.500 người vào năm 1676, nhưng sau đó họ được tăng cường từ các đồng minh Bugis dưới quyền lãnh đạo của Arung Palakka. Đạo quân 1.500 người Bugis đầu tiên đến Java vào cuối năm 1678, và đến năm 1679 đã có 6.000 quân Bugis tại Java. Tương tự như những bên tham chiến khác, quân đội của Trunajaya và các đồng minh của ông cũng sử dụng đại bác, kỵ binh và công sự. Khi VOC chiếm Surabaya từ tay Trunajaya vào tháng 5 năm 1677, Trunajaya bỏ chạy với 20 khẩu đại bác bằng đồng của mình và để lại 69 chiếc bằng sắt và 34 chiếc bằng đồng. Lực lượng của Trunajaya bao gồm người Java, người Madura và người Makassar. Khi quân khởi nghĩa xâm chiếm Java năm 1676, quân số của họ là 9.000 người và bao gồm những người theo Trunajaya và các chiến binh Makassar. Sau đó, cuộc khởi nghĩa có sự tham gia của các quý tộc Java và Madura khác. Đáng chú ý là lãnh chúa Giri gia nhập vào đầu năm 1676, ông là một trong những lãnh chúa tinh thần Hồi giáo nổi bật nhất tại Java. Cha vợ của Trunajaya là Raden Kajoran, người đứng đầu gia tộc Kajoran hùng mạnh, gia nhập sau chiến thắng của Trunajaya tại Gegodog vào tháng 9 năm 1676, và chú của Trunajaya là thân vương của Sampang (sau này là Cakraningrat II) tham gia sau khi thủ đô của Mataram thất thủ vào tháng 6 năm 1677. Khởi đầu và các thắng lợi ban đầu. Cuộc khởi nghĩa bắt đầu bằng một loạt cuộc tấn công của cướp biển Makassar đóng tại Demung nhằm vào các thị trấn mậu dịch trên duyên hải phía bắc Java. Cuộc đột kích đầu tiên diễn ra vào năm 1674 tại Gresik nhưng bị đẩy lùi. Trunajaya ký kết một hiệp ước và liên hôn với thủ lĩnh của người Makassar là Kraeng của Galesong vào năm 1675, và lên kế hoạch cho các cuộc đột kích tiếp theo. Cùng năm đó, quân Makassar-Madura chiếm lĩnh và đốt cháy các thành phố chính ở phần đông bắc Java, từ Pajarakan đến Surabaya và Gresij. Do lực lượng trung thành thất bại trước quân khởi nghĩa, Quốc vương Amangkurat I bổ nhiệm một thống đốc quân sự tại Jepara, thủ phủ của tỉnh duyên hải phía bắc, và củng cố thị trấn. Lực lượng Mataram hành quân đến Demung đã bị đánh bại, và các hành động phối hợp của tàu Mataram và VOC nhằm vào khu vực duyên hải do quân đột kích kiểm soát không phải lúc nào cũng thành công. Kraeng của Galesong chuyển đến Madura, lãnh địa của đồng minh Trunajaya của ông. Năm 1676, Trunajaya tự phong cho mình tước hiệu Panembahan (Lãnh chúa của) Maduretna và nhận được sự ủng hộ của sunan (chúa tể tâm linh) của Giri, gần Gresik. Một cuộc tấn công của hạm đội VOC sau đó đã phá hủy căn cứ của quân đột kích tại Demung, nhưng họ không có hành động chống lại Trunajaya tại Madura. Vào tháng 9 năm 1676, một đội quân khởi nghĩa gồm 9.000 người do Kraeng của Galesong lãnh đạo đã từ Madura vượt sang Java và sau đó chiếm lĩnh thành phố chính của miền đông Java là Surabaya. Mataram cử một lực lượng lớn do thái tử chỉ huy (sau này Amangkurat II) đến đương đầu với quân khởi nghĩa. Một trận chiến diễn ra tại Gegodog, phía đông Tuban, vào năm 1676, khiến cho lực lượng Mataram lớn hơn nhiều bị thất bại hoàn toàn. Đội quân trung thành bị đánh tan tác, chú của quốc vương là Pangeran Purbaya bị giết, và thái tử chạy trốn đến Mataram. Thái tử bị đổ lỗi cho thất bại này vì do dự quá lâu trước khi tấn công quân khởi nghĩa. Ngoài ra, còn có tin đồn rằng ông thông đồng với kẻ thù, trong đó có người bảo trợ cũ của ông là Trunajaya. Trong vài tháng sau chiến thắng tại Gegodog, quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm các thị trấn mậu dịch phía bắc Java từ Surabaya về phía tây đến Cirebon, bao gồm các thị trấn Kudus và Demak. Các thị trấn dễ dàng thất thủ, một phần vì các công sự tại đó đã bị phá hủy do cuộc chinh phục của Sultan Agung khoảng 50 năm trước. Chỉ Jepara là có thể chống lại việc bị chiếm giữ, nhờ có nỗ lực chung của thống đốc quân sự mới và lực lượng VOC, vì họ đã củng cố thị trấn kịp thời. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào nội lục khi cha vợ quyền lực của Trunajaya trú tại phía đông thủ đô Mataram là Raden Kajoran tham gia cuộc khởi nghĩa. Lực lượng của Kajoran và Trunajaya hành quân đến thủ đô, nhưng bị lực lượng trung thành đẩy lùi. VOC can thiệp và thủ đô thất thủ. Để đáp lại yêu cầu can thiệp của Mataram, VOC phái một hạm đội lớn chứa lực lượng người Indonesia và châu Âu, do Đô đốc Cornelis Speelman chỉ huy. Vào tháng 4 năm 1677, hạm đội đi đến nơi Trunajaya đóng quân là Surabaya. Sau khi đàm phán thất bại, lực lượng của Speelman xông vào Surabaya và chiếm được nơi này sau giao tranh ác liệt. Quân đội tiến hành quét sạch quân khởi nghĩa khỏi khu vực xung quanh Surabaya. Lực lượng VOC cũng chiếm hòn đảo quê hương Madura của Trunajaya và khiến dinh thự của ông tại đó trở thành đống đổ nát. Trunajaya trốn khỏi Surabaya và thành lập thủ đô của mình tại Kediri. Mặc dù quân khởi nghĩa bị đánh bại tại Surabaya, nhưng chiến dịch của họ tại nội lục Trung và Đông Java lại đạt được nhiều thành công hơn. Chiến dịch khởi nghĩa lên đến đỉnh điểm khi thủ đô Plered thất thủ vào tháng 6 năm 1677. Quốc vương lâm bệnh, và sự ngờ vực giữa các thành viên vương tộc ngăn cản sự phản kháng có tổ chức. Quốc vương bỏ chạy về phía tây cùng với thái tử và đoàn tùy tùng, để cho quân khởi nghĩa tiến vào và cướp bóc thủ đô mà có ít giao tranh. Quân khởi nghĩa sau đó rút về Kediri, mang theo ngân khố triều đình. Amangkurat II lên ngôi và liên minh với VOC. Quốc vương Amangkurat I qua đời trong thời gian triệt thoái tại Tegal vào tháng 7 năm 1677. Thái tử kế vị cha mình và lấy hiệu là Amangkurat II, và được giới quý tộc Java tại Tegal (quê hương của bà nội ông) cũng như VOC chấp nhận. Tuy nhiên, ông thất bại trong việc khẳng định quyền lực của mình tại thị trấn Cirebon gần đó, khi người thống trị tại đó quyết định tuyên bố độc lập khỏi Mataram với hỗ trợ từ Vương quốc Banten. Hơn nữa, em trai của ông là Pangeran Puger (sau này là PakubuwanaI) chiếm lĩnh thủ đô đã bị tàn phá, người này từ chối tiếp nhận những người trung thành với AmangkuratII và tự xưng là quốc vương với hiệu là Ingalaga Mataram. Không có quân đội, ngân khố và không thể khẳng định quyền lực của mình, Amangkurat II quyết định liên minh với VOC. Tại thời điểm này, Đô đốc Speelman đang ở Jepara, ông đi thuyền từ Surabaya đến đó sau khi nghe tin thủ đô thất thủ. Lực lượng của VOC giành lại được các thị trấn duyên hải quan trọng tại Trung Java, bao gồm Semarang, Demak, Kudus và Pati. Amangkurat II chuyển đến Jepara trên tàu VOC vào tháng 9 năm 1677. Quốc vương phải đồng ý nhượng bộ sâu rộng yêu cầu của VOC để đổi lấy việc khôi phục chế độ quân chủ của mình. Ông hứa hẹn với VOC về thu nhập của tất cả các thị trấn cảng trên duyên hải phía bắc. Cao nguyên Priangan và Semarang sẽ được nhượng lại cho VOC. Quốc vương cũng đồng ý công nhận quyền tài phán của các tòa án VOC đối với tất cả những người không phải người Java cư trú trên lãnh thổ của mình. Nhà sử học Hà Lan H. J. de Graaf nhận xét rằng bằng cách làm này, tập đoàn VOC đã tham gia vào một "cuộc đầu cơ nguy hiểm", khi họ mong đợi sẽ được đền đáp trong tương lai khi cộng sự của họ giành lại quyền kiểm soát Mataram. Lực lượng VOC–Mataram tiến chậm chống lại quân khởi nghĩa. Đến đầu năm 1678, quyền kiểm soát của họ bị giới hạn ở một số thị trấn duyên hải. Năm 1678, Speelman trở thành tổng giám đốc của VOC, thay thế Rijcklof van Goens, người trở thành toàn quyền (Speelman trở thành toàn quyền vào năm 1681). Quyền chỉ huy của ông tại Jepara được giao cho Anthonio Hurdt, người đến nơi vào tháng 6 năm 1678. Phe trung thành thắng lợi và Trunajaya bị giết. Lực lượng VOC và Mataram hành quân vào nội lục nhằm tiến đánh Kediri vào tháng 9 năm 1678. Theo đề xuất của quốc vương, quân đội được chia ra để đi ba lộ song song, ít trực tiếp hơn, nhằm bao trùm nhiều địa điểm hơn và thị uy những phe phái đang do dự về việc nên chọn bên nào. Ý tưởng của quốc vương có hiệu quả, và khi chiến dịch tiếp tục, các băng đảng địa phương đã gia nhập quân đội, háo hức giành chiến lợi phẩm. Kediri bị lực lượng tấn công do François Tack chỉ huy chiếm lĩnh vào ngày 25tháng 11. Đội quân chiến thắng tiến đến Surabaya, tại đây Amangkurat II thành lập triều đình của mình. Ở những nơi khác, quân khởi nghĩa cũng bị đánh bại. Vào tháng 9 năm 1679, lực lượng liên hợp VOC, Java và Bugis dưới quyền Sindu Reja và Jan Albert Sloot đánh bại Raden Kajoran trong một trận chiến tại Mlambang, gần Pajan. Kajoran đầu hàng nhưng bị hành quyết theo lệnh của Sloot. Vào tháng 11, lực lượng VOC và Bugis đồng minh dưới quyền chỉ huy của Arung Palakka trục xuất thành trì của quân Makassar tại Keper, Đông Java. Vào tháng 4 năm 1680, sau trận chiến mà VOC coi là khốc liệt nhất trong cuộc chiến, lãnh chúa khởi nghĩa Giri bị đánh bại và phần lớn gia đình ông bị hành quyết. Khi VOC và Amangkurat II giành được nhiều chiến thắng hơn, ngày càng nhiều người Java tuyên bố trung thành với quốc vương. Sau khi thành trì của mình tại Kediri thất thủ, Trunajaya trốn thoát đến vùng núi miền đông Java. Lực lượng của VOC và quốc vương truy đuổi Trunajaya, ông bị cô lập và thiếu lương thực và cuối cùng đầu hàng VOC vào ngày 26 tháng 12 năm 1679. Ban đầu, ông được đối xử tôn trọng trong thân phận một tù nhân của chỉ huy VOC. Tuy nhiên, trong chuyến viếng thăm mang tính nghi lễ tới dinh thự vương thất tại Payak, Đông Java, vào ngày 2 tháng 1 năm 1680, ông bị đích thân Amangkurat II đâm, và các cận thần của quốc vương đã kết liễu ông. Quốc vương bảo vệ việc giết một tù nhân VOC bằng cách nói rằng Trunajaya đã cố giết mình. VOC không bị thuyết phục bởi lời giải thích này nhưng quyết định không yêu cầu quốc vương giải trình. Một câu chuyện lãng mạn hóa về cái chết của Trunajaya xuất hiện trong các "babad" Trung Java thế kỷ 18. Kết thúc cuộc khởi nghĩa của Pangeran Puger. Ngoài lực lượng của Trunajaya, Amangkurat II tiếp tục vấp phải sự phản đối từ em trai là Pangeran Puger, người này chiếm lĩnh thủ đô cũ tại Plered và tự xưng vương vào năm 1677. Trước khi Trunajaya bị đánh bại, lực lượng của Amangkurat II chưa có hành động chống lại ông. Sau khi Trunajaya bị đánh bại, Amangkurat II vẫn không thể thuyết phục được em trai mình quy phục. Vào tháng 9 năm 1680 Amangkurat II xây dựng thủ đô mới tại Kartasura. Vào tháng 11, lực lượng Amangkurat II và VOC đánh đuổi Puger khỏi Plered. Tuy nhiên, Puger nhanh chóng xây dựng lại lực lượng của mình, tái chiếm Plered vào tháng 8 năm 1681 và suýt chiếm được Kartasura. Vào tháng 11 năm 1681, lực lượng VOC và Mataram lại đánh bại Puger, lần này ông ta quy phục và được anh trai mình ân xá. Amangkurat II bảo đảm vững chắc triều đại của mình khi đánh bại quân khởi nghĩa. Do quân khởi nghĩa chiếm giữ và sau đó phá hủy thủ đô tại Plered, nên ông xây dựng thủ đô mới là Kartasura tại huyện Pajang, và chuyển triều đình của mình đến đó. Một pháo đài VOC được xây dựng tại thủ đô, bên cạnh dinh thự của vương thất, nhằm bảo vệ nó khỏi bị xâm chiếm. Đối với VOC, sự tham gia của họ cho phép AmangkuratII đang bị dồn vào chân tường và suýt bị đánh bại có thể ngồi trên ngai vàng của mình. Điều này bắt đầu tiền lệ của việc VOC hỗ trợ các quốc vương hoặc những người yêu cầu ngôi vị tại Java để đổi lấy nhượng bộ. Tuy nhiên, vào năm 1680, chính sách này đòi hỏi mức chi tiêu cao để duy trì sự hiện diện quân sự tại Trung và Đông Java, và điều này góp phần làm suy giảm tài chính của VOC. Các khoản thanh toán mà Amangkurat II hứa hẹn đã không được thực hiện, và đến năm 1682, khoản nợ của quốc vương đối với VOC vượt quá 1,5triệu "real", gấp khoảng 5 lần số tiền của ngân khố triều đình. Việc nhượng lại Semarang bị trì hoãn do tranh chấp, và các quy định khác trong hợp đồng phần lớn đã bị các quan chức Java địa phương phớt lờ. Hơn nữa, một phe chống VOC phát triển trong triều đình Mataram, và một thành viên của phe này là Nerangkusuma trở thành "patih" (tể tướng) từ năm 1682 đến năm 1686. Mối quan hệ kém giữa Mataram và VOC tiếp tục khi Mataram che chở cho kẻ thù của VOC là Surapati vào năm 1684, và việc thuyền trưởng VOC François Tack chết tại triều đình Mataram năm 1686. Em trai quốc vương là Pangeran Puger từng cố gắng giành lấy ngôi vương trong cuộc khởi nghĩa Trunajaya, nhưng được quốc vương ân xá. Tuy nhiên, sau khi AmangkuratII mất vào năm 1703 và con trai ông Amangkurat III kế vị, Puger lại giành được vương vị. Yêu sách của Puger được VOC ủng hộ và liên minh VOC-Puger giành chiến thắng trong Chiến tranh Kế vị Java lần thứ nhất sau đó (1704–1708). Puger lên ngôi với hiệu Pakubuwana I và AmangkuratIII bị đày đến Ceylon.
Trộm cắp cưỡng bức Đây là một đổi hướng từ một trang đó đã được . Trang này được giữ lại dưới dạng một trang đổi hướng để tránh phá vỡ các liên kết, cả bên trong và bên ngoài, có thể đã được liên kết tới tên trang cũ. Trộm cắp cưỡng bức hay hội chứng nghiện trộm cắp (tiếng Anh: "kleptomania", tiếng Hy Lạp: "kλεπτομανία") là sự thôi thúc trộm cắp tài sản không phải của bản thân. Người mắc hội chứng này luôn có ý nghĩ không thể kiềm chế về việc lấy cắp đồ của người khác chỉ để tiêu khiển, làm chiến lợi phẩm chứ không sử dụng hay bán đi. Họ trở nên hưng phấn, giải toả căng thẳng khi trộm cắp, mặc dù đôi khi cảm thấy tội lỗi nhưng sau đó vẫn không thể cưỡng lại được ý muốn này. Các nghiên cứu y học cho rằng căn nguyên của hội chứng này xuất phát từ những mất mát trong quá khứ mà người bệnh đã phải trải qua. Đó có thể là mất đi người thân hoặc tài sản nào đó quan trọng, gây ảnh hưởng tâm lý cho người bệnh. Mặt khác, một số nhà sinh học khẳng định đây là sự rối loạn điều hòa của các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tới chức năng và hoạt động của bộ não. Khác với tội trộm cắp tài sản, trộm cắp cưỡng bức không phải vì lợi ích cá nhân. Trên hết, người bệnh thực hiện hành vi chỉ vì cảm giác thoải mái, thỏa mãn, giảm bớt lo âu và căng thẳng. Họ lấy trộm đồ mà không có nhu cầu sử dụng và trên thực tế hoàn toàn có thể mua được món đồ đó. Trong nhiều trường hợp, đó chỉ là những món đồ ít hoặc không có giá trị tiền bạc, chúng sau sẽ được cất, bỏ đi hoặc thậm chí bí mật trả lại cho chủ cũ. Người mắc hội chứng này hành động đơn độc, tự phát, trong khi nhiều tội phạm trộm cắp sẽ có kế hoạch chi tiết và có đồng phạm. Địa điểm kích thích người bệnh lấy trộm là những nơi công cộng, ví dụ như cửa hàng, tạp hóa, hội chợ hoặc ở các sự kiện, buổi tiệc. Họ cũng có thể ăn cắp của bạn bè, người quen. Kleptomania có thể dẫn tới mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, công việc. Bệnh cũng có liên quan đến các rối loạn tâm thần khác như chứng bất ổn tâm lý, lo lắng, trầm cảm. Ngoài ra, vì trộm cắp là phạm tội, người bệnh có thể phải đối mặt với pháp lý và nguy cơ bị bắt giữ, tống giam. Nguyên nhân của hội chứng này hiện chưa được xác định rõ, vì vậy cũng chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý, thuốc chống trầm cảm.
Lại Thị Ngọc Trân Lại Thị Ngọc Trân (chữ Hán: 賴氏玉軫, ? - ?), thụy hiệu Từ Phúc (慈福), Tục gọi là Đức bà Chợ Huyện, là phu nhân chánh thất của Thế Tổ Minh Khang thái vương Trịnh Kiểm, vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, đích mẫu của Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng là vị chúa thứ 2. Như vậy có thể xem bà là vương phi đầu tiên của phủ chúa Trịnh. Bà nguyên quán ở xã Long Hà, huyện Thạch Hà, xứ Nghệ An, Loại chí chép là làng Phúc Long huyện Thanh Hà. Là con của Thái bảo Nhân Quận Công Lại Thế Tưởng, là em gái của Thái tể Trang Quốc Công Lại Thế Vinh và Hữu phủ Lương Quận Công Lại Thế Đạt, là cô ruột của Thái bảo Phúc Quận Công Lại Thế Mỹ, Phó tướng Phúc Quận Công Lại Thế Thiện, Thái Tể Khiêm Quốc Công Lại Thế Khanh. Theo cụ Hoàng Xuân Hãn, bà nguyên phối của Trịnh Kiểm là Trần Thị Ngọc Lĩnh (kết hôn năm 1526). Nếu điều đó là đúng, thì bà Ngọc Trân chỉ là vợ 2. Tuy nhiên trong thế phả họ Trịnh, bà được gọi là Chính phi, tức là người vợ chính thất; còn bà Ngọc Lĩnh không rõ sau này thế nào. Bà sinh ra Đạt Nghĩa công Trịnh Cối là Trưởng tử của Trịnh Kiểm vào năm 1535. Về sau Trịnh Kiểm lại lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, con gái của Nguyễn Kim, làm vợ lẽ và sinh ra Trịnh Tùng. Sau khi chúa Trịnh Kiểm qua đời (1570), Trịnh Cối là con trưởng được vua Lê Anh Tông giao cho nắm giữ binh quyền, tuy nhiên không được lòng các tướng sĩ. Người em là Trịnh Tùng dùng âm mưu bắt cóc nhà vua và ra mặt chống nhau với Trịnh Cối. Nhân anh em họ Trịnh đánh nhau, Bắc triều nhà Mạc cử Mạc Kính Điển đánh vào Thanh Hoa. Trước tình thế thọ địch hai đầu, Trịnh Cối đem bà Thái phu nhân cùng vợ con cùng một số thân thuộc họ Lại, đầu hàng nhà Mạc. Từ đó quyền hành Nam triều rơi vào tay Trịnh Tùng. Năm 1584, Trịnh Cối chết tại đất nhà Mạc, khi đó 49 tuổi. Họ Mạc sai người đến điếu tế; lại sai quân đưa linh cữu, cho người nhà, mẹ và vợ con đem về chôn. Tiết chế Trịnh Tùng cũng sai người đón tiếp linh cữu về quàn ở bên hữu núi Quân Yên, huyện Yên Định, đặt lễ cúng tế, dâng biểu tâu vua tha tội cho Cối, tặng thái phó Trung quốc công, cho con cái là bọn Trịnh Sâm để tang. Như vậy ít nhất bà Ngọc Trân vẫn còn sống vào thời điểm này và sau dó bà đã trở về Thanh Hoa. Bà mất ngày 20 tháng 8, chưa biết năm nào. Sau khi bà qua đời được ban thụy hiệu là Từ Phúc, an táng ở quê nhà, thờ ở nhà Kim thất thứ nhất trong Cung miếu họ Trịnh. Đức bà có người cháu ruột là Lại Thế Khanh vẫn đi theo chúa Trịnh Tùng, làm quan đến chức Khiêm quốc công. Ông Khanh là bố ruột của bà Lại Thị Ngọc Nhu, chính thất của Trịnh Tùng.
Arnold Stuart Zuboff (sinh tháng 1 năm 1946) là một nhà triết học Mỹ. Ông đã nghiên cứu về các chủ đề như bản sắc cá nhân, triết học về tâm trí, đạo đức học, siêu hình học, nhận thức luận và triết học xác suất. Ông là người đầu tiên xây dựng vấn đề Người đẹp ngủ trong rừng và một quan điểm tương tự như chủ nghĩa cá nhân cởi mở – quan điểm cho rằng có một chủ thể trải nghiệm, là tất cả mọi người – được ông gọi là "universalism". Giáo dục và sự nghiệp. Zuboff tốt nghiệp bằng cử nhân triết học tại Đại học Connecticut, năm 1968, và sau đó là bằng PhD tại Đại học Princeton năm 2009; do Thomas Nagel làm cố vấn tiến sĩ. Zuboff giảng dạy tại Khoa Triết học của Đại học College London từ năm 1974 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2011; ông hiện là Cộng tác viên Nghiên cứu Cao cấp Danh dự.
Adam W. Oberlin (13 tháng 5 năm 1859 – tháng 11 năm 1921) là một chính trị gia người Mỹ đến từ tiểu bang Ohio. Ông là nghị sĩ Hạ viện Ohio từ năm 1915 đến năm 1916 và là nghị sĩ Thượng viện Ohio năm 1917. Năm 1917, Oberlin mất tích khi đang là ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử chức thị trưởng Canton. Bảy tháng sau, ông được tìm thấy ở Norfolk, Virginia khi làm thợ mộc. Ông đến Miami và trở thành Nhân viên Cảnh sát Tòa án Hoa Kỳ cho đến khi qua đời vào năm 1921. Cuộc sống và gia đình. Adam W. Oberlin sinh ngày 13 tháng 5 năm 1859, tại một nông trại ở Xã Plain, Quận Stark, Ohio. Cha mẹ ông là Anna (nhũ danh Wenger) và John Oberlin đến từ Quận Lancaster, Pennsylvania. Ông nội của ông là John Oberlin phục vụ trong Chiến tranh Hoa Kỳ–Anh Quốc và ông cố là Mike Oberlin phục vụ trong Chiến tranh Cách mạng. Lúc trẻ, Oberlin học cách khai thác mỏ và vận chuyển than tại mỏ than từ nông trại của gia đình. Oberlin được học tại các trường phổ thông và Học viện Avery ở Canton. Ông tham gia một khóa học kinh doanh tại Đại học Kinh doanh Spencerian ở Cleveland. Năm 1881, Oberlin mua một bãi than ở Canton giữa khu phố số 3 và số 4. Oberlin kết hôn với Marietta Gans tại Middlebranch vào năm 1878. Họ có 5 người con, John Frederick, Gertrude, Harold Vincent, Benjamin G. và Edith. Ông tái hôn với Ida Marie Keough vào ngày 1 tháng 6 năm 1921. Ông là thành viên của Nhà thờ Cải cách Ba Ngôi ở Canton. Sự nghiệp lập pháp. Oberlin là đảng viên Đảng Cộng hòa. Ông trở thành cảnh sát trưởng của Quận Stark từ năm 1911 đến năm 1915. Ông được bầu vào Hạ viện Ohio, đại diện cho Quận Stark vào năm 1914. Khi ở Hạ viện, Oberlin đệ trình dự luật thành lập nhà cho trẻ em khuyết tật ở Ohio. Ông được bầu vào Thượng viện Ohio, đại diện cho khu 21 (quận Stark và Carroll) vào năm 1916. Khi ở Thượng viện, Oberlin giữ chức chủ tịch ủy ban nội địa của binh lính và thủy thủ. Oberlin làm việc tại công ty bất động sản Adam W. Oberlin Agency Company. Tranh cử và mất tích. Vào tháng 8 năm 1917, Oberlin đánh bại Charles A. Stolberg đương nhiệm để được Đảng Cộng hòa đề cử cho chức thị trưởng Canton. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1917, Oberlin mất tích. Vào giữa tháng 9, một người đàn ông được phát hiện đã tử vong do tự sát ở Lima gần đó nhưng thi thể được xác định là một người khác. Mặc dù đang mất tích, tên của Oberlin vẫn có trong phiếu bầu tranh cử thị trưởng, nhưng thất bại trước Charles E. Poorman. Vào cuối tháng 3 năm 1918, Oberlin được tìm thấy ở Norfolk, Virginia. Sau khi đến Norfolk vào cuối tháng 9 năm 1917, ông làm một vài công việc trước khi chuyển sang nghề thợ mộc. Ông hành nghề này ở Trạm Hải quân Norfolk, rồi sau đó là căn cứ lục quân. Theo tường thuật, trong thời gian này, Oberlin đã tưởng rằng mình tên là "A. Wegner". Oberlin quay về Ohio cùng con trai và được đưa vào một viện điều dưỡng ở Cleveland. Sau khi ông được tìm thấy ở Norfolk, có tin đồn cho rằng Oberlin đã cạo râu để che giấu lai lịch của mình. Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 5 cùng năm, Oberlin cho biết ông bỏ đi để tránh bị bầu làm thị trưởng Canton; ông giải thích mình không còn muốn tham chính mà chỉ muốn làm công việc chân tay. Năm 1919, Oberlin chuyển đến Miami, Florida. Sau khi đến Miami, ông tranh cử chức cảnh sát trưởng Miami với tư cách ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, nhưng thất cử. Ông được Giám đốc Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ Dyson bổ nhiệm làm Nhân viên Cảnh sát Tòa án Hoa Kỳ của Miami. Ông bắt đầu chức vụ này vào ngày 1 tháng 8 năm 1921. Ngày 15 tháng 11 năm 1921, Oberlin mất tích lần nữa. Thi thể của ông được phát hiện vào ngày 29 tháng 12 năm 1921, tại Everglades ở Quận Miami-Dade. Ông tử vong do tự sát bằng súng. Ông được an táng tại Canton.
Vườn quốc gia Dãy núi Bale Vườn quốc gia Dãy núi Bale là một vườn quốc gia ở Ethiopia. Nó bao phủ khu vực có diện tích của Dãy núi Bale và cao nguyên Sanetti của Cao nguyên Ethiopia. Môi trường sống Afromontane của vườn quốc gia là một trong những môi trường sống có tỷ lệ động vật đặc hữu cao nhất so với các dạng môi trường sống trên cạn khác trên thế giới. Vườn quốc gia được đề cử vào danh sách di sản thế giới dự kiến từ năm 2009. Vườn quốc gia nằm ở phía đông nam Ethiopia, nằm cách 400 km về phía đông nam thủ đô Addis Ababa và cách 150 km về phía đông của Shashamene trong khu vực Oromia. Ranh giới của vườn quốc gia nằm trong 5 "wearda" (huyện): Adaba, Dinsho, Goba, Delo-Mena-Angetu và Harena-Buluk. Khu vực nằm trong tọa độ địa lý giữa 6°29' – 7°10'Bắc và 39°28' – 39°57'Đông. Dãy núi Bale là một phần của khối núi Bale-Arsi, tạo thành phần phía tây của đông nam Cao nguyên Ethiopia. Dãy núi Bale đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khí hậu của khu vực khi nó hút một lượng lượng lớn bởi địa hình nơi đây, điều này có ý nghĩa rõ rết đối với chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Ở các khu vực có địa hình thấp hơn có đã có lượng mưa khoảng 600 - 1.000 mm mỗi năm, trong khi ở khu vực cao lượng mưa đạt 1.000 - 1.400 mm, và hơn 12 triệu người ở Kenya, Somalia và Ethiopia phụ thuộc vào nguồn nước từ khối núi Bale. Khu vực vườn quốc gia là nơi bắt nguồn của khoảng 40 con sông, góp phần hình thành lên các con sông lớn là Weyib, Shebelle, Welmel, Ganale Doria và Dumal. Ngoài ra, dãy núi Bale là nguồn cung cấp nước cho nhiều con suối ở vùng đất thấp, điều này có tầm quan trọng đặc biệt vì chúng là nguồn cung cấp nước quanh năm duy nhất cho người dân trong khu vực. Dân cư sinh sống ở phía nam vườn quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào việc quản lý tốt nguồn nước từ thượng nguồn ở trên vùng cao. Nếu dòng chảy của những con sông này bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào bởi nạn phá rừng, chăn thả hoặc khai thác nguồn nước quá mức để tưới tiêu, tất cả đều đang diễn ra thì sự mất cân bằng dẫn đến cạn kiệt nguồn nước ở vùng đất thấp. Sự phân bố không đồng đều về con người và vật nuôi cũng sẽ dẫn đến sự suy thoái nhanh chóng hơn và vì vậy người dân phụ thuộc nguồn luơng thực và nước từ Dãy núi Bale sẽ phải đối mặt với những nguy cơ tiềm tàng. Hơn nữa, trên hai con sông bắt nguồn từ Bale là Wabe Shebele và Yadot, (nhánh của sông Ganale) đều có sự hiện diện của công trình thủy điện. Con đập trên sông Yadot cung cấp điện cho Delo-Mena, trong khi con đập trên sông Wabe Shebele cung cấp điện cho khu vực Bale. Tại khu vực vườn quốc gia có rất nhiều suối nước khoáng thiên nhiên, người dân địa phương gọi là "horas", chúng cung cấp nguồn khoáng chất thiết yếu cho ngành chăn nuôi. Các suối khoáng tại đây được đánh giá cao vì hàm lượng khoáng chất cao (natri, kali, magie, kẽm và canxi). Những người chăn nuôi địa phương tin rằng, để duy trì sức khỏe tốt và sản xuất lượng sữa chất lượng, vật nuôi của họ phải được uống nước từ những suối nước khoáng này. Họ sẽ lùa đàn gia súc trong hai ngày để đến suối nước khoáng. Tuy nhiên, điều này ngày càng trở thành cái cớ để người dân địa phương ra vào vườn quốc gia để tiếp cận các khu vực chăn thả tốt hơn. Nhiệt độ có sự khác nhau trên khắp vườn quốc gia. Tại cao nguyên, nhiệt độ ban ngày thường vào khoảng 10 °C (50 °F) với gió mạnh. Thung lũng Gaysay nhiệt độ ban ngày trung bình là khoảng 20 °C (68 °F) và trong rừng Harenna là quanh ngưỡng 25 °C (77 °F). Tuy nhiên, thời tiết thay đổi thường xuyên và đôi khi là đột ngột. Ở độ cao trên 3.000 mét, vào ban đêm sương giá khá phổ biến. Mùa mưa tại đây kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Vườn quốc gia được chia thành 05 môi trường sống riêng biệt: đồng cỏ phía Bắc, rừng phía Bắc, Đồng cỏ núi cao châu Phi, vùng đất hoang thạch nam và rừng Harenna. Độ cao dao động từ khoảng , đến đỉnh núi Tullu Demtu ở độ cao so với mực nước biển. Đây chính là điểm cao thứ hai ở Ethiopia. Vùng rừng và đồng cỏ phía bắc là sự có mặt của bách xù Châu Phi và ban St.John, những loài hoa dại và cỏ cao đến thắt lưng như thạch nam có nguồn gốc từ vùng đất hoang núi cao Ethiopia. Vùng đồng cỏ Afromontane của Cao nguyên Sanetti là khu vực có độ cao liên tục lớn nhất trên toàn bộ lục địa Châu Phi. Những tảng đá trong khu vực phủ đầy địa y, và điểm nhấn chính là loài Lỗ bình khổng lồ đặc hữu cao đến 12 mét. Cao nguyên còn có rải rác các hồ và suối trên núi cao, cung cấp nguồn cho các loài động vật hoang dã cũng như là điểm dừng chân trên con đường trú đông của các loài chim quý hiếm và đặc hữu trong khu vực. Rừng Harenna chiếm khoảng một nửa diện tích vườn quốc gia là khu rừng phủ đầy rêu và địa y. Nó thường xuyên bị bao phủ bởi sương mù và khó có thể tìm thấy các loài động vật hoang dã. Các khu rừng ở Dãy núi Bale rất quan trọng khi là nguồn gen của Cà phê chè hoang dã ("Coffea arabica") và các cây thuốc ở Ethiopia. Ba điểm nóng về cây thuốc đã được xác định gồm hai điểm ở khu vực thung lũng Gaysay và một ở khu vực Angesu. Hoa cái của cẩm lai Đông Phi có chứa chất điều chế huốc trị giun, được người dân địa phương sử dụng để điều trị sán dây. Vườn quốc gia Dãy núi Bale là khu vực quan trọng đối với một số loài đặc hữu và đang bị đe dọa của Ethiopia. Nơi đây bảo tồn 26% các loài đặc hữu của Ethiopia, trong đó có quần thể chuột chũi châu Phi đầu to. Các loài động vật đáng chú ý gồm có sói Ethiopia, linh dương Nyala miền núi, chuột chũi châu Phi đầu to, linh dương bụi rậm, lnh dương hoẵng thông thường, linh dương Klipspringer, linh dương lau sậy Bohor, thỏ rừng cao nguyên Ethiopia, ửng mật, lợn lòi, linh cẩu đốm, linh miêu đồng cỏ, khỉ vervet Dãy núi Bale. Một số loài khác trong rừng Harenna gồm sói vàng châu Phi, lợn rừng lớn, khỉ colobus đen trắng phía đông, sư tử, báo châu Phi, chó hoang châu Phi. Gần một phần ba trong số 47 loài động vật có vú sống tại vườn quốc gia là loài gặm nhấm, đặc biệt tập trung nhiều ở vùng đồng cỏ núi cao châu Phi. Chúng là con mồi chính của loài sói Ethiopia. Dãy núi Bale là nơi sinh sống của hơn 282 loài chim, trong đó có 9 loài đặc hữu (56% số loài chim đặc hữu ở Ethiopia). Hơn nữa, vườn quốc gia có hơn 170 loài chim di trú đã được ghi nhận. Các loài đáng chú ý gồm ngỗng cánh lam, te te ngực chấm, hét cao cẳng Abyssinia, vẹt mặt vàng, vuốt dài Abyssinia, hoàng yến Abyssinia, cú Abyssinia, sẻ hoa ngực nâu vàng.
Toyoshima Masayuki ( (Phong Đảo Tướng Chi), Toyoshima Masayuki , sinh ngày 30 tháng 4 năm 1990 (Bình Thành thứ 2) tại thành phố Ichinomiya, tỉnh Aichi) là một kỳ thủ shogi chuyên nghiệp người Nhật Bản. Anh là môn hạ của Kiriyama Kiyozumi Cửu đẳng, có số hiệu kỳ thủ là 264. Hiện anh đang sinh sống tại thành phố Amagasaki, tỉnh Hyōgo. Anh tốt nghiệp Trường THPT số 1 - Trường Đại học Kansai, sau đó theo học tại Khoa Văn học Trường Đại học Kansai, nhưng xin thôi học giữa chừng để tập trung cho shogi. Là người nhỏ tuổi nhất gia nhập Trường Đào tạo Kỳ thủ, anh trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp vào năm 2007 và trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp đầu tiên sinh ra vào niên hiệu Bình Thành. Anh giành danh hiệu đầu tiên là Kỳ Thánh tại lần thứ 5 khiêu chiến danh hiệu vào năm 2008, sau đó anh giành được Vương Vị, Danh Nhân và cuối cùng là Long Vương vào năm 2019, trở thành Long Vương - Danh Nhân thứ 4 trong lịch sử.
Cheung Wang Fung (sinh ngày 21 tháng 1 năm 1997) là một vận động viên đến từ Hong Kong chuyên về chạy vượt rào. Anh đã đại diện cho đất nước của mình tại Giải vô địch Thế giới trong nhà 2018 mà không tiến lên từ vòng một. Ngoài ra, anh đã giành huy chương đồng tại Thế vận hội Dành cho Châu Á và Nghệ thuật võ thuật 2017. Kỷ lục cá nhân của anh là 13,97 giây ở chặng chạy vượt rào 110 mét (+1,0 m/s, Hong Kong 2017) và 7,85 giây ở chặng chạy vượt rào 60 mét (Ashgabat 2017). Cả hai đều là kỷ lục quốc gia hiện tại.
Maug (từ ngôn ngữ của người Chamorro , Ma'ok , có nghĩa là "vững chắc" hay "vĩnh cửu") bao gồm một nhóm gồm ba hòn đảo nhỏ không có người ở. Nhóm đảo này là một phần của Khu Tự quản Quần đảo Bắc thuộc Quần đảo Bắc Mariana , bản thân nó là một phần của quần đảo Mariana ở tiểu vùng Châu Đại Dương của Micronesia . Quần đảo Maug nằm cách Farallon de Pajaros khoảng 70 km (43 mi) về phía nam và cách Asuncion 37 km (23 mi) về phía bắc . Quần đảo bao gồm ba hòn đảo, vành ngoài bị xói mòn lộ ra của một ngọn núi lửa chìm với miệng núi lửa có đường kính khoảng 2,2 km (1,4 mi). Đáy của miệng núi lửa thấp khoảng 225 m (738 ft) dưới mực nước biển, và ở giữa là một ngọn núi có đỉnh chỉ cao 22 m (72 ft) dưới mực nước biển. Tổng diện tích của các hòn đảo cộng lại là 2,13 kilômét vuông (0,82 dặm vuông Anh) và điểm cao nhất là 227 m (745 ft) so với mực nước biển. Cách Quần đảo Maug khoảng 10 km (6,2 mi) về phía tây bắc là Rạn san hô Supply., một ngọn núi lửa ngầm có đỉnh cao 8 m (26 ft) dưới mực nước biển. Quần đảo Maug và Rạn san hô Supply là một phần của cùng một khối núi lửa và được nối với nhau bằng một yên ngựa ở độ sâu khoảng 1.800 feet (550 m) dưới mực nước biển.
Top Model (Ba Lan mùa 12) Top Model, mùa 12 là mùa thứ mười hai của loạt chương trình truyền hình thực tế đang diễn ra dựa trên chương trình "America’s Next Top Model" của Tyra Banks, các thí sinh Ba Lan cạnh tranh với nhau trong một loạt các thử thách để xác định ai sẽ giành được danh hiệu "Top Model" Ba Lan tiếp theo. Joanna Krupa là giám khảo chính. Các giám khảo khác bao gồm nhà thiết kế thời trang Dawid Woliński, đạo diễn chương trình thời trang Kasia Sokołowska và nhiếp ảnh gia Marcin Tyszka. Đây là mùa thứ 9 của chương trình có sự góp mặt của các thí sinh nam. Giải thưởng của mùa này gồm một hợp đồng với Selective Management, xuất hiện trên bìa tạp chí "Glamour" của Ba Lan, và tiền mặt trị giá 200.000 złotys. Người chiến thắng trong cuộc thi là Dominik Szymański, 21 tuổi đến từ Siedlce. Thí sinh bị loại Thí sinh ban đầu bị loại nhưng được cứu Thí sinh miễn loại
Tổng giáo phận Palembang Tổng giáo phận Palembang (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma, với tòa giám mục đặt tại thành phố Palembang thuộc tỉnh Nam Sumatra, Indonesia. Địa giới tổng giáo phận bao gồm các tỉnh Nam Sumatra, Jambi và Bengkulu ở phía nam đảo Sumatra thuộc Indonesia. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Bà Maria của tổng giáo phận được đặt tại thành phố Palembang. Tổng giáo phận được chia thành 29 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Benkoelen được thành lập vào ngày 27/12/1923 theo đoản sắc "Cum propagationi" của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Phủ doãn Tông tòa Sumatra (nay là Tổng giáo phận Medan). Vào ngày 13/6/1939 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "Apostolica" của Giáo hoàng Piô XII, đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Palembang. Vào ngày 19/6/1952 một phần lãnh thổ của Hạt Đại diện Tông tòa được tách ra để thành lập Hạt Phủ doãn Tông tòa Tandjung-Karang (nay là Giáo phận Tanjungkarang). Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Ban đầu giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Medan. Vào ngày 1/7/2003 giáo phận được nâng cấp thành một tổng giáo phận đô thành theo tông sắc "Pascendi Dominici gregis" của Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, trên toàn tổng giáo phận có 80.880 giáo dân trên dân số tổng cộng 14.717.600, chiếm 0,5%.
Giáo phận Pangkalpinang (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Palembang, với tòa giám mục đặt tại quần đảo Bangka Belitung, Indonesia. Địa giới giáo phận ở Indonesia bao gồm toàn bộ tỉnh Bangka-Belitung và quần đảo Riau, và huyện Indragiri Hilir thuộc tỉnh Riau. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse của giáo phận được đặt tại thành phố Pangkal Pinang. Giáo phận được chia thành 18 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Bangka và Biliton được thành lập vào ngày 27/12/1923 theo đaỏn sắc "Cum propagationi" của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Phủ doãn Tông tòa Sumatra (nay là Tổng giáo phận Medan). Vào ngày 8/2/1951 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc "Si enascens" của Giáo hoàng Piô XII, đồng thời đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Pangkal-Pinang. Vào ngày 3/1/1961 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Ban đầu giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Medan. Vào ngày 1/7/2003 giáo phận được trao cho giáo tỉnh của Tổng giáo phận Palembang mới thành lập quản lí. Bắt đầu từ Annuario pontificio bản năm 2019, tên giáo phận đã được viết như hiện tại, giữ nguyên phiên bản tiếng Latinh. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2021, giáo phận có 59.140 giáo dân trên dân số tổng cộng 3.697.876, chiếm 1,6%.
Mùa bão ở châu Âu 2020-21 Mùa bão gió châu Âu 2020–2021 là trường hợp thứ sáu về việc đặt tên bão gió châu Âu theo mùa ở châu Âu. Đây là mùa thứ hai Hà Lan tham gia, cùng với các cơ quan khí tượng của Ireland và Vương quốc Anh. Tên bão của mùa mới được công bố vào ngày 1 tháng 9 năm 2020. Những cơn bão xảy ra cho đến ngày 31 tháng 8 năm 2021 sẽ được đưa vào mùa này. Các cơ quan khí tượng của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp cũng sẽ lại hợp tác với sự tham gia của cơ quan khí tượng Bỉ.
Danh sách nhân vật trong BanG Dream! Thương hiệu truyền thông âm nhạc Nhật Bản "BanG Dream!" có số lượng lớn nhân vật, với dàn nhân vật chính được chia thành chín ban nhạc toàn nữ gồm có năm thành viên. Ban nhạc Poppin'Party giữ vai chính trong bộ anime truyền hình của thương hiệu, lần đầu xuất hiện vào năm 2015. Bốn ban nhạc mới được giới thiệu trong lần ra mắt trò chơi di động "BanG Dream! Girls Band Party!" năm 2017: Afterglow, Pastel Palettes, Roselia, và Hello, Happy World!. Vào cuối năm 2018, một ban nhạc dự phòng tên là The Third được đổi tên thành Raise A Suilen, với các thành viên vào vai các nhân vật mới. Một ban nhạc thứ bảy tên Morfonica được giới thiệu vào năm 2020. Trong các buổi trình diễn trực tiếp, các thành viên của Poppin'Party, Roselia, Raise A Suilen, và Morfonica tự chơi nhạc của họ, trong khi các ban nhạc khác chỉ có ca sĩ trình diễn. Ngoại trừ Morfonica, các ban nhạc sống này xuất hiện nổi bật trong ba mùa phim anime so với các ban nhạc khác, mặc dù cả bảy ban nhạc có các câu chuyện trong game kể về quá trình thành lập và hoạt động của họ. Các diễn viên lồng tiếng cũng dẫn chương trình cho radio online và chương trình truyền hình có chủ đề ban nhạc. Sáng tạo và ý tưởng. "BanG Dream!" được thành lập bởi chủ tịch Bushiroad Kidani Takaaki với tiền đề diễn viên lồng tiếng có thể chơi nhạc cụ tại các buổi hòa nhạc trực tiếp. Để tạo ra các nhân vật và bối cảnh, ông tìm đến tiểu thuyết gia Nakamura Kō; mặc cho có ít kinh nghiệm sáng tạo ban nhạc giả tưởng, hai tác phẩm của Nakamura là dựa trên âm nhạc và cảm hứng từ các bạn đại học của anh. Anh đã tạo hình cho Poppin'Party, ban nhạc đầu tiên trong thương hiệu, và quá trình thành lập của nó phỏng theo thời gian của anh tại trường cấp ba. Ví dụ, Kasumi gặp các bạn của cô là dựa trên Nakamura làm bạn với các bạn cùng lớp có mong muốn lập ban nhạc; như Kasumi, người chơi guitar trong ban nhạc của Nakamura đã mua một cây guitar tại một tiệm cầm đồ địa phương, trong khi các nhóm tụ tập tại một nhà kho. Diện mạo các nhân vật khác được dựa trên các diễn viên lồng tiếng, như là Tae trình diễn trên đường phố trong anime mùa hai là lấy cảm hứng từ Ōtsuka Sae đã làm điều tương tự khi còn trẻ và Chiyu và Tsumugi Risa đều thông thạo tiếng Anh. Thiết kế nhân vật cho Poppin'Party cũng dựa theo các chi tiết ngoài đời thật của diễn viên lồng tiếng. Tác phẩn đầu tiên của thương hiệu, manga "BanG_Dream! Star Beat" viết bởi Nakamura và Aya Ishida, chứa nhiều đặc điểm nhân vật khác biệt mà đã được thay đổi trong các tác phẩm sau này. Câu chuyện tái khởi động xảy ra ở các khu vực Kita và Shinjuku của Tokyo. Lần đầu ra mắt anime và phát hành "BanG Dream! Girls Band Party!" năm 2017 có màn ra mắt của Afterglow, Pastel Palettes, Roselia, và Hello, Happy World!. Roselia lần đầu xuất hiện theo nhóm live-action tại Tokyo Game Show 2016. Nakamura không tham gia viết chuyện trong game do nhà phát triển Craft Egg đã giám sát nó. The Third, ban nhạc dự phòng chơi nhạc nền tại các buổi hòa nhạc trực tiếp cho Afterglow, Pastel Palettes, và Hello, Happy World!, đã ra mắt cùng với Poppin'Party và Roselia vào tháng 4 năm 2018. Ban nhạc sau đó đổi tên thành Raise A Suilen. Morfonica, ban nhạc thứ bảy có người chơi vĩ cầm, được thành lập vào năm 2020 để mừng kỷ niệm 3 năm "Girls Band Party!". Nakamura chủ yếu viết lời bài hát cho Poppin'Party, trong khi Oda Asuka của Elements Garden viết cho các ban nhạc khác. Nhiều nhân vật là học sinh cấp ba, đa số chia ra giữa trường cấp ba Hanasakigawa và trường nữ sinh Haneoka. Trong kỷ niệm lần thứ 6 của "Girls Band Party!", mười nhân vật bắt đầu học đại học tại Trường đại học Nữ sinh Yotsuba hoặc Trường đại học Nữ sinh Keiho. Ban nhạc đầu tiên trong thương hiệu "BanG Dream!", Poppin'Party (viết tắt PoPiPa) là nhân vật chính của bộ anime. Thành lập bởi Toyama Kasumi, ban nhạc gồm có năm người bạn học cấp ba hỗ trợ cô trong hành trình tìm lại "Star Beat". Mặc dù kỹ năng non nớt của họ không phải là nhất, họ bù đắp lại với năng lượng mạnh mẽ của họ và liên kết bẩm sinh lẫn nhau. Tên của họ đề cập đến chủ đề "bùng nổ" của ban nhạc và âm nhạc của họ; trước các màn trình diễn, họ tụ tập lại và hô khẩu hiệu, "PoPiPa, PiPoPa, PoPiPaPaPiPoPa!". Mùa anime đầu tiên tập trung vào sự thành lập của Poppin'Party và nỗ lực trình diễn tại live house Space, trong khi mùa hai và ba kể về việc tổ chức buổi hòa nhạc tự tài trợ và tham gia BanG Dream! Girls Band Challenge. Trong câu chuyện chính trong "Girls Band Party!", ban nhạc giúp nhân vật người chơi tuyển các ban nhạc cho một sự kiện. Poppin'Party có bốn câu chuyện ban nhạc trong game: "Poppin'Party is Born!" là kể lại việc thành lập từ mùa một của anime; "Colorful, Poppin' Candy" kể về kế hoạch cứu lễ hội khu mua sắm của ban nhạc; "Double Rainbow" tập trung vào tranh luận giữa Arisa và những người khác; và "Live Beyond!!" tập trung vào ban nhạc tham gia Rocking Star Festival và mong muốn lan tỏa âm nhạc của họ. Poppin'Party là ban nhạc pop rock có âm nhạc vui vẻ. Phù hợp với mục tiêu tìm Star Beat của họ, trang phục của họ—dựa trên đồng phục trường học—chủ yếu có chủ đề về sao. Toyama Kasumi (戸山 香澄, Toyama Kasumi) là học sinh năm ba tại Trường cấp ba nữ sinh Hanasakigawa là trưởng nhóm, hát chính, và chơi guitar đệm của Poppin'Party. Cô chơi đàn ESP Random Star màu đỏ. Vui vẻ, năng động và lạc quan, cô luôn tìm kiếm âm thanh thổn thức, lấp lánh gọi là "Star Beat". Asuka là em gái của cô nhỏ hơn một tuổi, nhưng đôi khi khó biết ai lớn hơn trong hai người. Trước khi thành lập Poppin'Party, Kasumi dành tuần đầu tiên học cấp ba đi tìm Star Beat, bao gồm thử mọi hoạt động câu lạc bộ. Cuối cùng, cô phát hiện ra cây Random Star tại tiệm cầm đồ do gia đình của Arisa sở hữu, và màn trình diễn của Glitter Green tại live house Space cuối cùng đã thuyết phục cô khởi động ban nhạc của mình. Mặc cho tính tình vui vẻ, cô bị ảnh hưởng nặng nề bởi thất bại, mất giọng do căng thẳng sau khi bị nói cô là thành viên trong ban nhạc trình diễn tệ nhất tại buổi thử giọng tại Space. Các bạn của cô động viên cô để vượt qua khó khăn và tiếp tục ca hát, cuối cùng thành công khi họ vượt qua buổi thử giọng thứ hai của họ và trình diễn trong buổi cuối cùng tại live house. Là trưởng nhóm của Poppin'Party, cô dẫn đầu nhiều hoạt động của ban nhạc và tương tác với các nhóm khác, bao gồm giúp live house CiRCLE tổ chức Girls Band Party và serving làm người đại diện năm nhất của Hanasakigawa vào cuối năm học đầu tiên của cô. Trong năm cuối cấp ba, cô trở thành nhân viên tại RiNG, một live house phụ của CiRCLE. Cô được lồng tiếng bởi Aimi. Trong bản lồng tiếng Anh, Juliet Simmons lồng tiếng Kasumi. Đối lập về bản chất vô tư lự của cô trong phiên bản hoàn chỉnh, Kasumi là một cô gái nhút nhát và khép kín trong manga "Star Beat". Sau khi bị chế nhạo vì cảm nhận được Star Beat và hát "Twinkle, Twinkle Little Star" hồi nhỏ, cô trở nên thu mình khi lên cấp ba, nhưng ước được thay đổi bản thân bằng cách tìm lại Star Beat. Nhờ việc tìm ra guitar tại tiệm cầm đồ của nhà Arisa, cô được tuyển vào trở thành nhân vật chính của "trò chơi" của Arisa "BanG_Dream!". Khi cô học chơi nhạc cụ, cô lấy lại sự tự tin trong trình diễn. Biệt danh "O-tae", Hanazono Tae (花園 たえ, Hanazono Tae) là người chơi guitar chính của Poppin'Party và học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa. Một người chơi guitar đầy kinh nghiệm đã chơi từ nhỏ, cô yêu âm nhạc và làm việc bán thời gian tại một live house, số tiền từ cô tiết kiệm được là để mua cây guitar ESP Snapper màu xanh dương. Một cô gái đầu óc mơ màng, cô có xu hướng nắm bắt thông tin theo tốc độ của mình, và đôi lúc có thể ngạc nhiên và khó hiểu. Tae sống với bố mẹ và 20 con thỏ, mà cô coi như con mình. Hồi năm nhất, Tae và Kasumi là bạn cùng lớp bị bắt học phụ đạo môn kinh tế gia đình. Ở đó, hai người hình thành mối quan hệ trong guitar, Tae dạy Kasumi các hợp âm cơ bản. Kasumi cố tuyển Tae vào ban nhạc, nhưng bị thử thách gây ấn tượng cô bằng cách làm "tăng nhịp tim" của cô. Nỗ lực đạt thành quả khi cô nảy ra cảm hứng bởi màn trình diễn của họ và chơi cùng trước khi chính thức nhập hội. Khi người bạn hồi nhỏ Rei đến Tokyo, Tae được chiêu mộ bởi cô và Chiyu để trở thành người chơi guitar của Raise A Suilen. Cô được Poppin'Party đồng ý và cố chơi cho cả hai ban nhạc, nhưng điều này bị phản tác dụng khi cô lỡ mất buổi hòa nhạc kỷ niệm của Poppin'Party tại lễ hội văn hóa. Tae cuối cùng đã rút khỏi RAS sau buổi trình diễn cuối cùng và tái khẳng định trách nhiệm với Poppin'Party, bao gồm viết một bài hát về lòng biết ơn. Lúc kỷ niệm một năm Poppin'Party thử giọng thành công tại Space đến gần, Tae làm việc với Arisa để tổ chức một bữa tiệc. Tae được lồng tiếng bởi Ōtsuka Sae. Luci Christian vào vai cô trong bản tiếng Anh. Đối ngược với cô trong "Star Beat" là cô gái nhút nhát nhưng cứng cỏi. Cô gia nhập ban nhạc sau khi hỗ trợ Kasumi, Arisa, và Rimi trong viết lời cho bài hát của họ "Yes! BanG_Dream". Ushigome Rimi (牛込 りみ, Ushigome Rimi) là học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa và người chơi bass của Poppin'Party; cô có biệt danh "Rimi-rin" do bạn trong ban nhạc đặt. Cô rất nhút nhát và lo sợ, và nỗ lực vượt qua điều này chưa có kết quả thành công. Rimi chơi cây bass ESP Viper màu hồng, được truyền lại từ chị cô Ushigome Yuri của Glitter Green. Cô yêu bánh ốc kem sô cô la từ Yamabuki Bakery và sô cô la (ngoài sô cô la bạc hà) và đồ ngọt nói chung. Trái với cá tính nhu mì của cô, cô cũng thích những thứ giải trí kinh dị như phim siêu nhiên giả tưởng và phim zombie miễn nó không quá phi lý. Rimi lớn lên trong vùng Kansai trước khi chuyển đi hồi học cấp hai, và cô đôi khi nói giọng Kansai khi cô hoảng loạn. Vào ngày khai giảng trường cấp ba của họ, màn tự giới thiệu rực rỡ và vui vẻ của Kasumi làm Rimi muốn biết thêm về cô ấy. Mặc dù cô tiết lộ cho Kasumi rằng cô có họ hàng với Yuri và có thể chơi bass, chứng lo âu của cô làm cô ngập ngừng và từ chối lời mời vào ban nhạc của Kasumi. Khi Glitter Green đến trễ buổi hòa nhạc của họ tại Space, cô tham gia với Kasumi trên sân khấu để diễn "Twinkle, Twinkle, Little Star". Sau màn trình diễn ngẫu hứng của họ câu đủ giờ cho ban nhạc của chị cô đến, Rimi đồng ý tham gia. Ngoài chơi bass, Rimi là người viết nhạc chính của Poppin'Party, và các bạn của cô nhận thấy các bài hát của cô có một tác động tích cực vào ban nhạc. Cô có xu hướng so sánh bản thân với chị mình, dẫn đến bế tắc sáng tác khi cô được giao nhiệm vụ viết bài hát chủ đề cho khu phố mua sắm, mặc cho cô dần dần học cách phát triển hình ảnh của bản thân với sự giúp đỡ của ban nhạc. Trong thời gian Girls Band Challenge, Rimi và Arisa cùng làm video âm nhạc quảng cáo cho Poppin'Party, mặc cho niềm vui cô có trong cuộc thi khiến cô lo lắng về kết thúc của nó trước buổi biểu diễn cuối cùng trước khi được sự hỗ trợ của người hâm mộ và bạn trong ban nhạc an ủi. Rimi được lồng tiếng bởi Nishimoto Rimi. Cô được lồng tiếng bởi Avery Smithhart trong bản lồng tiếng Anh. Trong "Star Beat", Rimi được mô tả là một cô gái bí ẩn thích ăn cơm và giả vờ làm ninja. Yamabuki Sāya (山吹 沙綾, Yamabuki Sāya) là người chơi trống của Poppin'Party và học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa. Cô trình diễn với một bộ trống Pearl. Với một tâm hồn tốt bụng, Sāya luôn là người bạn tốt đối với Kasumi và những người xung quanh cô. Ngoài việc học ở trường và hoạt động ban nhạc, cô cũng phụ giúp công việc kinh doanh của gia đình, Cửa hàng bánh mì Yamabuki. Cô có em trai, Jun, và em gái, Sana. Cô trở thành bạn với Kasumi tại lễ khai giảng trường cấp ba và hai người đã ăn trưa chung mỗi ngày từ đó. Dù cô chứng kiến Kasumi phát triển ban nhạc, cô ban đầu từ chối trở thành thành viên do cô lo lắng cô sẽ là cánh nặng cho ban nhạc và gia đình; nỗi sợ này xuất phát từ thời học cấp hai, khi cô là một phần của ban nhạc CHiSPA cho đến khi mẹ cô ngã bệnh. Mặc dù miễn cưỡng, cô nhận được sự ủng hộ của mẹ mình và Kasumi để trở lại với âm nhạc, trở thành thành viên cuối cùng của Poppin'Party. Do bản tính của cô, Sāya bày tỏ sự bất mãn về tương lai của ban nhạc khi Arisa mắng Rimi do căng thẳng và Tae được mời chơi cho Raise A Suilen nhưng lại lo suy nghĩ của mình là ích kỷ. Ban nhạc cuối cùng đã bù đắp lại khi Sāya bày tỏ mong muốn của cô là tiếp tục chơi với họ. Đến năm cuối cấp ba, cô bắt đầu làm việc tại RiNG trong quầy café. Sāya được lồng tiếng bởi Ōhashi Ayaka. Christina Kelly lồng tiếng cho cô trong bản tiếng Anh. Phiên bản "Star Beat" của Sāya không xuất hiện cho đến cuối manga, cô dành vài chương đầu giao tiếp với Kasumi bằng cách viết trên bàn của cô ấy. Mặc dù cô thúc giục Kasumi thành lập ban nhạc với những người khác và giúp cô ấy hoàn thành lời bài hát "Yes! BanG_Dream", cô do dự việc tham gia. Ichigaya Arisa (市ヶ谷 有咲, Ichigaya Arisa) là người chơi keyboard của Poppin'Party và học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa. Cô chơi keyboard Roland Juno-DS61. Arisa là một cô gái thích ở trong nhà thích chăm sóc cây bonsai và lướt mạng. Cô không đi ra ngoài nhiều, nhưng cực kỳ thông minh và xuất sắc về học thuật, bao gồm người chơi piano đứng đầu tại trường âm nhạc của cô. Miệng lưỡi sắc bén của cô làm cho cô và Kasumi thường xuyên đấu đá nhau, mặc dù cô cố giữ vẻ ngoài của một cô gái giàu có và lịch sự quanh những người khác. Bà của cô làm chủ tiệm cầm đồ Ryuseido. Trước khi gặp Kasumi, Arisa thường bỏ học, dẫn đến tin đồn cô thật sự là một con ma. Ban đầu cô chống đối đề nghị thành lập ban nhạc của Kasumi và cố bán cây Random Star, nhưng chịu khuất phục và sau này chịu trách nhiệm tạo tên Poppin'Party. Mặc dù trò hề của các bạn cô làm cô bực tức, như là lên lịch tập tại tầng hầm của cô mà không có sự đồng ý, cô vẫn tậm tâm cho Poppin'Party, bao gồm chỉ đạo ban nhạc trong việc tạo video ca nhạc và tăng số lượng trình diễn để giành sức hút trong BanG Dream! Girls Band Challenge. Tuy nhiên, bản tính cô lập của cô cũng xung khắc với nhóm; lúc điểm số của cô bắt đầu rớt trước một buổi diễn trực tiếp, cô tuyên bố cho giáo viên của cô rằng cô sẽ có thể đạt điểm cao trong kì thi kiểm tra và trình diễn cùng ngày, nhưng áp lực và việc không muốn tiết lộ chuyện với giáo viên làm cô mắng Rimi. Mặc dù nóng giận bởi tội lỗi, cô bắt đầu kể cho họ về mục đích của cô và họ làm lành. Cô trở thành thư ký hội học sinh Hanasakigawa trong năm hai cấp ba, nghĩ là vị trí này sẽ tạo ra điểm tốt trong học bạ của cô. Vào năm cuối, Arisa được xướng tên làm hội phó hội học sinh. Arisa được lồng tiếng bởi Itō Ayasa. Maggie Flecknoe lồng tiếng cho cô trong bản tiếng Anh. Trong "Star Beat", Arisa là một "hikikomori" chơi trò chơi điện tử. Cô giới thiệu cho Kasumi cây Random Star tại tiệm cầm đồ của cô như trong phiên bản hiện tại, cô cho phép cô ấy chơi với điều kiện Kasumi đồng ý tham gia "trò chơi" của cô. Một ban nhạc của những người bạn từ thời thơ ấu do Uehara Himari dẫn đầu, Afterglow được thành lập sau khi Ran Mitake bị xếp học khác lớp với những người khác hồi cấp hai. Năm người sống bởi tín điều duy trì tình bạn của họ; phù hợp với việc giữ hiện trạng như trước của họ, họ có tính thẩm mỹ "không bóng bẩy" và âm nhạc của họ tập trung vào tình bạn của họ. Cái tên đến từ từ tiếng Anh về hiệu ứng bầu trời lúc mặt trời lặn, xuất phát từ những người bạn thường ngắm mặt trời lặn cùng nhau. Trong anime mùa hai, Afterglow tham gia lễ hội khu mua sắm với Poppin'Party, sau đó là buổi diễn trực tiếp tự tài trợ. Ban nhạc bỏ qua Girls Band Challenge trong mùa ba do kẹt lịch. Afterglow có ba câu chuyện ban nhạc trong "Girls Band Party!": "Afterglow, The Same As Always" tập trung vào mối quan hệ của Ran với bố mình và sự phản đối của ông về ban nhạc; "Tied to the Skies" xoay quanh sự phát triển của cô và các bạn ban nhạc của cô sợ rằng họ bị bỏ lại phía sau; và "One of Us" theo ban nhạc tham gia sự kiện âm nhạc Melodic Rain. Mitake Ran (美竹 蘭, Mitake Ran) là ca sĩ chính và người chơi guitar đệm cho Afterglow, và học sinh năm ba tại trường cấp ba nữ sinh Haneoka. Gia đình của Ran có lịch sử 100 năm trong nghệ thuật cắm hoa "ikebana". Cô có ý chí mạnh mẽ, ghét thua cuộc, và dễ cô đơn do bản tính hay ngượng và xa lánh của cô. Ran trân trọng sâu sắc thời gian của cô với bạn bè, và thường nói câu "Vẫn như mọi khi" như là lời khen cho màn trình diễn của ban nhạc cô ấy. Mặc dù cô chính thức không phải là thủ lĩnh ban nhạc, cô phải ra quyết định cho họ khi mà Himari không có đủ dũng khí làm thế. Do đánh giá tầm quan trọng của mối liên kết giữa các thành viên hơn kỹ năng âm nhạc, cô coi Yukina và Roselia là đối thủ của Afterglow. Hồi năm hai cấp hai, Ran được phân vào lớp khác với các bạn của mình, kết thúc chuỗi ngày năm người học chung từ hồi tiểu học. Do tính cách trầm lặng của cô, cô gặp khó khăn làm quen bạn mới trong lớp mới, khiến cô bỏ học trốn lên sân thượng trường học. Trên sân thượng, cô xả sự thất vọng vào vần thơ, cuối cùng trở thành lời bài hát của Afterglow. Ran được các bạn thúc đẩy làm ca sĩ chính do cô hiểu lời bài hát, nhưng cô chọn cũng chơi guitar để tay được bận rộn trên sân khấu. Lúc ban nhạc trở nên nổi tiếng trong khu vực và có nhu cầu tham gia cuộc thi Girl Jam, bố của Ran phản đối và ra lệnh cho cô ưu tiên nghệ thuật cắm hoa; áp lực của sự kiện và gia đình cô làm Ran trở nên lãnh đạm và chỉ trích người trong ban nhạc. Sau khi làm lành với các bạn, cô đối chất bố cô về sự cống hiến cho Afterglow và mời ông đi xem Girl Band Jam. Sau khi xem màn trình diễn của họ, ông đổi ý định và chấp nhận tầm quan trọng của ban nhạc đối với cô ấy. Lúc Ran tiếp tục việc cắm hoa ngoài việc chơi cho ban nhạc, các bạn trong ban nhạc sợ hiện trạng như trước của họ bị rối loạn bởi việc Ran thay đổi bổn phận, bao gồm việc họ không có khả năng lĩnh hội lời bài hát do cô viết. Lúc năm người gặp mặt và hòa giải sau khi ngắm mặt trời lặn và mặt trời mọc, Ran đổi lời bài hát của cô để phản ánh những người bạn vẫn còn kết nối mặc cho sự phát triển con người của cô. Ran được lồng tiếng bởi Sakura Ayane. Sakura ban đầu ngần ngại đóng vai Ran do thiếu kinh nghiệm âm nhạc, nhưng đồng ý tham gia sau khi bị hấp dẫn bởi tiền đề của Afterglow. Courtney Lomelo lồng tiếng Ran trong bản tiếng Anh. Aoba Moca (青葉 モカ, Aoba Moka) là người chơi guitar chính của Afterglow và học sinh năm ba tại trường Haneoka. Moca hoàn toàn hờ hững với những thứ mà cô không có hứng thú, nhưng sẵn lòng làm bất cứ điều gì cho bạn bè, đặc biệt với Ran, người mà cô thân thiết. Cô yêu manga và bánh bao từ tiệm bánh mì Yamabuki, và làm việc bán thời gian tại một cửa hàng tiện lợi với Lisa. Moca có thói quen gọi bản thân là "Moca-chan" khi cô cảm thấy thật sự tự tin, và thường đặt biệt danh cho bạn của cô và những người xung quanh cô. Mặc cho bản tính ngái ngủ và đôi lúc phiền hà, Moca nhạy bén và thấu hiểu lo âu của bạn bè, làm người hòa giải cho các bất đồng trong ban nhạc. Ví dụ, hồi nhỏ, cô là người đầu tiên tiếp cận Ran và mời cô ấy chơi với các bạn trong công viên. Hồi học cấp hai, cô cũng nắm bắt hành vi của Ran sau khi bị tách lớp. Lúc ban nhạc bị rạn nứt do Ran liên tục tách biệt bản thân trước Girl Jam, Moca trực tiếp khơi mào cãi vả căng thẳng trong phòng bệnh của Tsugumi cho đến khi y tá nhắc nhở họ, khiến họ nhận ra tình bạn của họ quá mạnh đến nỗi không thể bị phá vỡ bởi những bất đồng nhỏ nhặt. Mặc dù Moca ủng hộ sự phát triển của Ran, cô phát triển nỗi sợ bị bỏ lại phía sau và không thể giúp cô ấy, đến cuối thì được khuây khỏa khi Ran bày tỏ sự cảm kích của cô ấy vì sự hiện diện của cô. Moca được lồng tiếng bởi Misawa Sachika. Misawa là đồng dẫn chương trình radio Afterglow "Sunset STUDIO". Moca được lồng tiếng bởi Cat Thomas trong bản tiếng Anh. Uehara Himari (上原 ひまり, Uehara Himari) là người chơi bass và trưởng nhóm Afterglow và học sinh năm ba tại trường Haneoka và thành viên của câu lạc bộ tennis của trường. Một cô gái vui vẻ và tốt bụng, cô bị các bạn trong ban nhạc chọc ghẹo nhiều. Cô không giỏi đọc vị người khác và nỗ lực của cô đôi khi có thể là vô ích. Himari dễ khóc khi cô cảm thấy xúc động và trong nhiều cách khác, phụ thuộc vào các thành viên khác để ra quyết định. Cô cũng thích làm bánh và đánh giá đồ ngọt từ các cửa hàng tiện lợi khác nhau. Moca gọi cô là "Hii-chan". Hồi học cấp hai, Himari thường mời các bạn đi karaoke do cô thích cảm giác trình diễn. Khi những người khác đồng ý với cô nhưng chỉ ra họ không thể tiếp tục như thế này, Tsugumi đề xuất lập ban nhạc. Himari chọn bass sau khi nghe Tomoe gợi ý nhạc cụ khi hỏi về các vai trò trong một ban nhạc. Là bạn thân của Lisa, Himari ngưỡng mộ người cùng chơi bass và độ tin cậy của đàn chị lớp trên và muốn giống như cô ấy, mặc dù các bạn trong ban nhạc của cô khăng khăng rằng cô đủ khả năng làm được nhờ hành động và sự hỗ trợ cho họ của cô. Katō Emiri lồng tiếng cho Himari. Chaney Moore lồng tiếng bản tiếng Anh. Udagawa Tomoe (宇田川 巴, Udagawa Tomoe) là người chơi trống của Afterglow và học sinh năm ba tại trường Haneoka. Tomoe là một cô gái thật thà, không bao giờ nói xấu người khác và không có cảm giác hối tiếc. Cô thân thiện với người lớn trong khu phố mua sắm, chơi trống taiko cho họ trong các dịp lễ hội địa phương. Giống em gái của cô Ako, cô có điểm yếu trong thời trang. Ngoài ban nhạc, Tomoe làm việc bán thời gian tại nhà hàng đồ ăn nhanh và là thành viên của câu lạc bộ nhảy hiện đại của Haneoka. Moca gọi cô là "Tomo-chin". Tomoe trở thành người chơi trống trong ban nhạc nhờ kinh nghiệm chơi taiko của cô. Lúc Ran tách bản thân khỏi ban nhạc trước Girl Jam do bố cô, Tomoe chất vấn cô ấy nhưng tình cờ xúc phạm cô ấy khi cô cãi Ran không tiết lộ chuyện gia đình cho họ. Sau khi Ran và Moca bắt đầu cãi nhau, Tomoe cố can nhưng bị kéo vào tranh cãi cho đến khi y tá nhắc nhở và hòa giải. Tomoe cũng gọi ban nhạc họp khẩn cấp trên sân thượng khi những người khác gặp khó khăn trong việc bám theo Ran khi cô ấy có tiến triển với nghệ thuật cắm hoa, giải thích mong muốn của cô là được "vẫn như mọi khi" bằng cách ngắm mặt trời lặn lần nữa. Ngoài ban nhạc, Tomoe duy tri hình ảnh ngầu mà Ako ngưỡng mộ, mặc dù màn trình diễn được cải thiện với Roselia của Ako làm Tomoe thắc mắc sự hiện diện của cô trong sự phát triển của em gái mình. Cuối cùng, cô quyết định tiếp tục thái độ lạc quan của cô, lý do là cô thấy hài lòng miễn là nó làm Ako hạnh phúc. Tomoe được lồng tiếng bởi Hikasa Yoko, và được lồng tiếng bởi Celeste Roberts trong bản tiếng Anh. Hazawa Tsugumi (羽沢 つぐみ, Hazawa Tsugumi) là người chơi keyboard của Afterglow và học sinh năm ba tại trường Haneoka, cô cũng là hội phó hội học sinh. Biệt danh "Tsugu" do bạn bè đặt và là cô gái bình thường nhất trong ban nhạc, Tsugumi có tính cách tích cực giữ cho tinh thần của ban nhạc luôn cao. Ngoài ban nhạc, cô làm việc tại quán cà phê của gia đình cô, sở thích của cô là ngắm sao và đọc manga. Trước sự ngạc nhiên của bạn bè, Tsugumi chịu trách nhiệm thành lập Afterglow, để duy trì khoảng cách gần với Ran; cô trở thành người chơi keyboard của ban nhạc do cô đã chơi piano lúc lớn lên. Tsugumi thúc đẩy ban nhạc tham gia Girl Jam, mặc dù cô làm quá sức giữa việc lo cho ban nhạc và nhiệm vụ hội học sinh, làm cô bất tỉnh và nhập viện. Đợt nằm viện của cô dẫn các bạn của cô đến phòng cô ấy, nơi mà Ran và Moca cãi nhau đến khi họ có thể giải quyết tình hình. Sau đó cô phát triển mối quan hệ với cặp sinh đôi Hikawa, làm bạn với Sayo trong lớp học làm bánh và làm việc bên cạnh Hina tại hội học sinh Haneoka trong năm hai cấp ba, và trở thành người thầy với Tsukushi khi cô ấy bắt đầu làm việc tại quán cà phê Hazawa. Tsugumi trở thành hội trưởng hội học sinh khi lên năm cuối. Viết cách điệu là Pastel*Palettes, một "ban nhạc thần tượng" được thành lập làm mánh lới quảng cáo bởi một công ty quản lý tài năng. Mặc dù dự tính họ không chơi nhạc cụ trong trình diễn trực tiếp, họ bắt đầu làm thế sau khi lỗi kỹ thuật gây tai tiếng cho buổi ra mắt của họ. Phương pháp này đã biến họ thành một nhóm nổi tiếng. "Pastel Palettes" đề cập đến cá tính đầy màu sắc và đa dạng của ban nhạc, trang phục của mỗi thành viên có màu tươi sáng và nhiều lớp và đồng điệu sự hài hòa giữa năm người trong bài hát của họ. Lần ra mắt trong anime của Pastel Palettes là ở mùa hai khi họ tham gia World Idol Festival và buổi diễn của Poppin'Party. Nhóm có ba câu chuyện ban nhạc trong trò chơi: "Pastel Palettes, The Beginning" bao gồm sự hình thành của họ và nỗ lực hồi phục từ màn ra mắt thảm họa của họ; "Luminous Once More" bàn về ước mơ và mục đích của các thành viên khi các hoạt động chung của họ bị cản trở bởi các nghĩa vụ khác, và "Title Idol" kể về mối quan hệ của họ với một nhóm thần tượng mới được công ty quản lý tài năng của họ thành lập. Maruyama Aya (丸山 彩, Maruyama Aya) là ca sĩ của Pastel Palettes và sinh viên năm nhất khoa văn học tại trường đại học Yotsuba. Cựu học sinh của trường Hanasakigawa, cô dễ xúc động và khóc nhiều, mặc cho bề ngoài cô rất vui vẻ, can đảm, và đầy năng lượng. Cô có những kỹ năng kì lạ như biết cách chụp selfie hoàn hảo và ước người ta sẽ nhận ra cô ấy khi cô ra ngoài, do đó cô không cải trang ở nơi công cộng. Ngoài ban nhạc, cô làm việc bán thời gian tại cửa hàng đồ ăn nhanh cùng với Kanon. Một người hâm mộ cuồng nhiệt các nhóm thần tượng khác, Aya từng là thực tập sinh thần tượng ba năm trước khi được chọn là ca sĩ chính của Pastel Palettes. Mặc cho màn trình diễn ra mắt thất bại của ban nhạc, cô lấy lại danh tiếng của họ bằng cách tự đi bán vé cho buổi hòa nhạc tiếp theo của họ trong trời mưa. Khi công ty quản lý của cô cân nhắc việc cấm cô hát trong buổi diễn do thiếu kinh nghiệm, sự quyết tâm được hát của cô và sự giúp đỡ của các thành viên ban nhạc thuyết phục được họ. Trong khi cô là trưởng ban nhạc, tính không đáng tin cậy của cô làm cho cô khác biệt giữa các thành viên ban nhạc, những người đôi khi cố cản cô cố làm nhiệm vụ khó khăn. Cô được lồng tiếng bởi Maeshima Ami, từng đồng dẫn chương trình tạp kỹ "Bandori! TV" với Aimi, cho đến khi cô tạm thời rút khỏi vai từ ngày 30 tháng 11 năm 2022 đến ngày 1 tháng 9 năm 2023. Mai Le lồng tiếng cho Aya trong bản tiếng Anh. Hikawa Hina (氷川 日菜, Hikawa Hina) là người chơi guitar của Pastel Palettes, sinh viên năm nhất tại trường đại học Keiho, và em gái sinh đôi của Sayo. Cô là một thiên tài, có thể làm bất kì việc gì sau một lần làm mẫu. Cô là một cô gái vui vẻ và thật thà, mặc dù cô khó khăn trong việc hiểu cảm xúc người khác (đặc biệt với người làm việc chăm chỉ cho ước mơ của họ) và dễ thấy chán. Hina thường dùng những từ kì lạ để mô tả cảm xúc, như là "boppin' (るん)" và "zappin' (ピピツ)". Tìm kiếm điều gì đó thú vị để làm, Hina gia nhập Pastel Palettes sau khi vượt qua buổi tuyển chọn dễ dàng. Khi ban nhạc có tiếng hơn, Hina thu hút những người hâm mô thích thú với tính cách kì lạ của cô. Mặc dù lúc đầu bị bối rối, cô nhận ra thú vui của mình khi là thành viên của Pastel Palettes cũng xuất phát từ tính tò mò về người khác của cô. Ngoài Pastel Palettes, Hina rất gắn bó với Sayo và muốn dành thời gian bên cô ấy, do đó cô chọn chơi guitar. Mặc dù Sayo ban đầu cố tách rời khỏi Hina, hai người dần dần gắn bó và hứa hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp âm nhạc của họ. Sau khi làm hội trưởng hội học sinh của trường Haneoka trong năm cuối, cô trở thành sinh viên nhân chủng học tại trường đại học Keiho. Ozawa Ari lồng tiếng cho Hina, Katelyn Barr lồng tiếng trong bản tiếng Anh. Shirasagi Chisato (白鷺 千聖, Shirasagi Chisato) là người chơi bass của Pastel Palettes, sinh viên năm nhất khoa văn học tại trường đại học Yotsuba, và bạn thời thơ ấu của Kaoru. Đã là diễn viên nổi tiếng từ lúc nhỏ, Chisato đã học cách coi trọng cuộc sống riêng tư và bạn bè của cô. Bên dưới cách nhìn tử tế và dịu dàng của cô, cô có thể khá toan tính và thậm chí lỗ mãng và lạnh lùng tùy lúc, đặc biệt đối với tính cách diễn kịch của Kaoru. Cô cũng là bạn thân với Kanon, người mà cô gặp ở trường cấp hai Hanasakigawa và kết bạn với tư cách là người đầu tiên coi cô như là người bình thường hơn là người nổi tiếng. Sau màn trình diễn ra mắt thảm họa của Pastel Palettes, một Chisato hoài nghi cố gắng rời ban nhạc do cô cảm thấy cô không thể ở lại với một dự án đang sụp đổ mà sẽ hủy hoại danh tiếng của cô, nhưng sự tiêu cực từ công chúng vẫn còn đó và hậu quả tiềm ẩn khi cô bỏ đã ép cô ở lại. Mặc dù bi quan về tương lai của ban nhạc, Chisato bị ngạc nhiên khi cô thấy Aya cố bán vé cho buổi diễn tiếp theo của Pastel Palettes trong trời mưa; lấy lại cảm hứng, cô đã bỏ công sức vào ban nhạc. Mặc dù cô được coi là tấm gương mẫu cho sự chuyên nghiệp bởi các cô gái khác, họ không biết cô nỗ lực chăm chỉ để có kết quả tốt. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Chisato trúng tuyển trường đại học Yotsuba và bắt đầu sống chung căn hộ với Kanon. Uesaka Sumire lồng tiếng cho Chisato, trong khi Patricia Duran lồng tiếng trong bản tiếng Anh. Yamato Maya (大和 麻弥, Yamato Maya) là người chơi trống của Pastel Palettes có đeo kính và sinh viên năm nhất ngành xã hội học tại trường đại học Keiho. Vui vẻ nhất khi có nhạc cụ xung quanh, Maya là dân nghiện công nghệ trở nên không thể cản được khi nói về sở thích của cô, và hoàn toàn quên thời gian khi cô bắt đầu chỉnh sửa mọi loại chi tiết và thiết bị. Cô từng là thành viên của câu lạc bộ kịch trường Haneoka. Trước khi gia nhập Pastel Palettes, cô từng là nhạc công phòng thu làm việc cho công ty quản lý. Không như các dụng cụ khác mà có thể làm giả cho mưu trò ban nhạc thần tượng, phía công ty quản lý yêu cầu một tay trống thực thụ, dẫn đến việc nhân viên chọn Maya làm tay trống tạm thời. Mặc dù cô thích quãng thời gian với Pastel Palettes, Maya ban đầu thấy khó hiện diện trong ban nhạc do cô cảm thấy cô không phù hợp với hình ảnh thần tượng bởi vì sở thích và tính hay ngượng của cô. Với sự hỗ trợ của bạn bè, cô nhận ra sự lạc quan của cô ảnh hưởng đến những người hâm mộ của cô và vận dụng tính cách của cô. Maya cũng phụ trách một chuyên mục cho tạp chí thần tượng, thường viết về nhạc cụ. Nakagami Ikumi lồng tiếng cho Maya, trong khi Chelsea McCurdy lồng tiếng trong bản tiếng Anh. Wakamiya Eve (若宮 イヴ, Wakamiya Ivu) là người chơi keyboard của Pastel Palettes và học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa, cô là người trẻ nhất nhưng cao nhất của ban nhạc. Cô là người nửa Nhật nửa Phần Lan và lớn lên ở Phần Lan. Eve khá thoải mái và tử tế với mọi người, yêu và thích thú với văn hóa Nhật Bản, và tin vào con đường "võ sĩ đạo". Ngoài ban nhạc, cô là thành viên của các câu lạc bộ cắm hoa, kendo và trà đạo trường Hanasakigawa. Eve cũng là nhân viên bán thời gian tại quán cà phê Hazawa. Trước khi gia nhập Pastel Palettes, cô từng là người mẫu tại công ty quản lý. Bạn học của Kasumi trong năm đầu, Eve nhanh chóng làm bạn với các thành viên của Poppin'Party và Hello, Happy World! khi họ tham gia một buổi tiệc ngắm hoa anh đào. Do tính thân thiện của cô, cô khó có thể nói dối khi cô muốn gây ấn tượng bạn người Phần Lan của cô Hanne lúc cô đến Nhật, và dập tắt một cuộc cãi vả giữa những người hâm mộ Pastel Palettes trong buổi diễn trực tiếp của họ. Cô cuối cùng đã vượt qua những khổ cực đó với các thành viên ban nhạc và lý tưởng học được từ "võ sĩ đạo". Eve được lồng tiếng bởi cựu thành viên SKE48 Hata Sawako, trong khi cô được lồng tiếng bởi Skyler Sinclair trong bản tiếng Anh. Một ban nhạc Gothic rock nổi tiếng được công nhận ở mức cận chuyên và được ngành công nghiệp âm nhạc để ý. Tên của họ là sự kết hợp giữa "rose (hoa hồng)" và "camellia (chi Chè)", ám chỉ đến hoa hồng xanh đại diện cho mục tiêu đạt được điều không thể của ban nhạc. Với âm nhạc cũng thiên về symphonic metal, các buổi diễn của Roselia được dựa trên phong cách visual kei với trang phục cầu kỳ và hình ảnh ấn tượng. Trong anime mùa đầu tiên, Roselia đóng vai nhỏ khi trình diễn tại buổi diễn cuối cùng của Space. Sự hiện diện của ban nhạc tăng lên nhờ đồng vai chính trong mùa hai và ba khi các thành viên tổ chức một buổi diễn tự tài trợ và tham gia Girls Band Challenge. Trong trò chơi, mục tiêu chính của họ là trình diễn tại lễ hội Future World Fes có uy tín. Roselia có ba câu chuyện ban nhạc: "Bloom of the Blue Rose" kể lại sự thành lập của họ; "Neo-Aspect" kể về nỗ lực tìm lại niềm tự hào của họ sau một màn trình diễn nhạt nhẽo; và "Sprechchor" tập trung vào những suy nghĩ của ban nhạc trong việc trở thành một nhóm chuyên nghiệp. Hai câu chuyện ban nhạc đầu tiên và bộ ba câu chuyện sự kiện "Noble Rose" được chuyển thể thành hai phần phim điện ảnh "Episode of Roselia". Minato Yukina (湊 友希那, Minato Yukina) là trưởng nhóm và ca sĩ cầu toàn của Roselia đánh đổi mọi thứ tập trung vào âm nhạc rất nghiêm túc. Cô đã hát rất nhiều, lấy cảm hứng từ bố cô, người có sự nghiệp âm nhạc nổi trội đã từ bỏ sau khi ông bị ép từ bỏ việc làm nhạc theo riêng mình và phản bội. Mặc dù cô thường lạnh nhạt và khắc kỷ, cô sẽ thể hiện mặt mềm dẻo hơn cho những người mà cô thân thiện. Cô là bạn thân từ thời thơ ấu của Lisa. Ngoài ban nhạc, cô là sinh viên năm nhất khoa âm nhạc tại trường đại học Yotsuba sau khi tốt nghiệp trường cấp ba nữ sinh Haneoka. Yukina cũng yêu mèo một cách bí mật. Trước khi hình thành Roselia, Yukina từng là người diễn độc tấu tại các live house trong khu vực có mong muốn lập một nhóm hoàn hảo để trình diễn tại Future World Fes. Mặc cho thành công ban đầu của ban nhạc, Yukina bí mật họp kín với các công ty quản lý để xúc tiến mở rộng cửa vào Future World Fes cho riêng mình, dẫn đến bất hòa khi Ako và Rinko phát hiện ra. Lúc nhận ra động cơ cá nhân của cô đã làm tổn thương những người khác và mong muốn giữ lại nhóm của cô, cô từ chối lời mời của các công ty và tiếp tục trình diễn với Roselia. Ban nhạc sau này chơi tại sự kiện Sweet Music Shower, nhưng màn trình diễn tệ hại đẩy Yukina trở lại bản tính lạnh lùng hơn của cô trong nỗ lực khôi phục âm thanh của họ, dẫn đến việc Ako bỏ đi. Lúc tham dự một buổi diễn của Poppin'Party, cô nhận ra cô và các thành viên khác đã mất niềm tự hào trong bản thân, và quyết tâm tìm lại cảm giác đó và thích được làm một phần của Roselia. Sau khi ban nhạc tổ chức buổi diễn tự tài trợ, Yukina được Chiyu tiếp cận về việc trở thành nhà sản xuất của Roselia nhưng bị khiển trách, nảy sinh hận thù một phía giữa cô ấy và Roselia. Sau khi Chiyu thách thức Roselia tham gia Girls Band Challenge và cuộc chiến giữa những ban nhạc, Yukina đồng ý tham gia mặc cho dự định của nhóm là tập trung vào Future World Fes, cảm thấy rằng các sự kiện này sẽ giúp Roselia phát triển. Màn trình diễn thành công tại Future World Fes cho phép cô nhận ra rằng cô cuối cùng đã vượt qua bố cô và đã tạo ra tính cách nghệ sĩ của riêng mình. Aina Aiba vào vai Yukina, trong khi Olivia Swasey lồng tiếng trong bản tiếng Anh. Hikawa Sayo (氷川 紗夜, Hikawa Sayo) là người chơi guitar của Roselia và sinh viên năm nhất ngành luật tại trường đại học Keiho. Cô chơi guitar ESP M-II. Nghiêm túc với khuyết điểm và không đi tắt đón đầu, cô là chị của người em sinh đôi Hina; Sayo có phức cảm tự ti do Hina luôn có thể làm nhiều việc hoàn hảo mà không cần thử, trong khi Sayo luôn đặt nỗ lực tuyệt đối vào mọi thứ nhưng không thể thực hiện tốt như cô ấy. Cô không thích cà rốt một cách mạnh mẽ do cô từng ăn phần của Hina (người cũng không thích cà rốt) hồi họ còn nhỏ, và bị mắng vì cô không ăn phần của mình. Sayo từng học tại trường cấp ba nữ sinh Hanasakigawa, cô từng tham gia câu lạc bộ bắn cung và ủy ban kỷ luật hội học sinh. Sau khi chơi cho vài ban nhạc nhưng rút lui do nghi vấn về tài năng của các thành viên ban nhạc của cô, Sayo trở thành người đầu tiên gia nhập Roselia sau khi Yukina tiếp cận. Mặc cho hoài nghi ban đầu về Roselia, cô cống hiến cho ban nhạc trong nỗ lực tạo ra khác biệt với Hina. Kết quả là, cô liên tục tức giận khi cô phát hiện Hina trong đám đông tại các buổi diễn của Roselia. Bất chấp phức cảm của cô, Sayo ước được thành thật trước Hina và hứa rằng hai người sẽ thúc đẩy lẫn nhau trong việc chơi guitar. Khi Girls Band Challenge bắt đầu, Sayo miễn cưỡng tham gia và Roselia đấu với Raise A Suilen khi mà Future World Fes đến gần, nhưng sau khi đến căn penthouse của Chiyu và nghe cô ấy giải thích, cô có động lực đánh bại RAS. Tuy nhiên, sau khi Roselia bại trận và đổi hướng chuẩn bị cho vòng sơ khảo Over the Future, cô hoạt động quá sức và ngất xỉu sau buổi tập. Trong lúc hồi phục từ cơn sốt, Sayo viết một bài hát mà Roselia sau đó trình diễn tại vòng chung kết Girls Band Challenge. Imai Lisa (今井 リサ, Imai Risa) là người chơi bass của Roselia, sinh viên năm nhất ngành quan hệ quốc tế tại trường đại học Yotsuba, và bạn thân và hàng xóm của Yukina từ nhỏ. Cô có diện mạo như là "gyaru", nhưng thường làm những việc không phù hợp với hình ảnh đó và kết cục phải giấu nó. Thực tế, Lisa là một cô gái đầy lòng trắc ẩn thích chăm sóc người khác, dễ gần, và có nhiều bạn, và cũng thích làm bánh quy, cô thậm chí được gọi là mẹ của Roselia. Ngoài ban nhạc, cô làm việc bán thời gian tại một cửa hàng tiện lợi với Moca và từng tham gia câu lạc bộ nhảy hiện đại và tennis của trường Haneoka. Lớn lên với Yukina, Lisa từng chơi bass trước khi dừng lại để tập trung vào làm móng. Khi Sayo chỉ ra Roselia cần một người chơi bass, Lisa đề nghị lắp vào các buổi tập nhưng trở thành thành viên cố định sau khi gây ấn tượng những người khác. Mặc dù Lisa cảm thấy cô là nhạc công ít kinh nghiệm nhất trong ban nhạc, tính cách thoải mái và hữu ích của cô giữ các thành viên vừa lòng. Tuy vậy, cô hăng hái hỗ trợ ban nhạc về phần âm nhạc, bao gồm cố viết lời bài hát. Trước Future World Fes, cô hỏi bản thân lý do làm một phần của Roselia, nhưng cuộc trò chuyện với các thành viên và hồi tưởng lại thời nhỏ với Yukina giục cô nhớ lại mong ước hỗ trợ người bạn thời thơ ấu trong âm nhạc. Lisa ban đầu được lồng tiếng bởi Endō Yurika cho đến khi cô nghỉ hưu vào tháng 5 năm 2018, và Nakashima Yuki tiếp quản nhân vật. Trong bản tiếng Anh, Lisa được lồng tiếng bởi Nastasia Marquez. Udagawa Ako (宇田川 あこ, Udagawa Ako) là người chơi trống của Roselia và em gái của Tomoe, người cô ngưỡng mộ nhiều và có chung niềm đam mê thời trang goth và punk. Cô là học sinh năm hai tại trường Haneoka, cô là thành viên nhỏ tuổi nhất và lùn nhất của Roselia. Cô được biết đến thường có khuynh hướng "chūnibyō", có thể là kết quả của thời gian cô dành để chơi trò chơi điện tử trực tuyến. Cô là bạn thân với Rinko, người mà cô gặp thông qua trò chơi trực tuyến "Neo Fantasy Online". Ngoài ban nhạc, cô là bạn cùng lớp với Rokka và Asuka, và cũng là thành viên của câu lạc bộ nhảy hiện đại tại trường. Trước khi thành lập Roselia, Ako từng là người hâm mộ Yukina và thường tham dự các màn trình diễn độc tấu của cô. Cô cố gia nhập ban nhạc mới của Yukina, nhưng bị từ chối liên tục đến khi Lisa thuyết phục Yukina cho cô chơi thử. Khi Roselia thất vọng với Sweet Music Shower và Yukina trở lại bản chất nghiêm khắc của cô, Ako là người đầu tiên chỉ ra mối bất hòa của ban nhạc. Với lời động viên từ Tomoe, cô và Rinko cùng nhau hàn gắn ban nhạc. Mặc dù Ako ngưỡng mộ Tomoe là chính, người chị thấy bản thân bất mãn với khả năng chơi trống liên tục cải thiện của Ako nên cô ấy bắt đầu cảm thấy không cần đến. Khi hai người thảo luận vấn đề, Ako giải thích cô chọn chơi trống và tham gia câu lạc bộ nhảy hiện đại để theo chân Tomoe, thuyết phục Tomoe không được để lộ mối lo của cô ấy khi cô ấy muốn tiếp tục là nguồn cảm hứng của Ako. Cô được lồng tiếng bởi Sakuragawa Megu, người đồng dẫn chương trình "Radio Shout!" với Kudō. Julia Traber lồng tiếng cho Ako trong bản tiếng Anh. Shirokane Rinko (白金 燐子, Shirokane Rinko) là người chơi keyboard của Roselia và sinh viên năm nhất ngành âm nhạc tại trường đại học Yotsuba. Rinko đã chơi piano từ nhỏ và đã thắng vài cuộc thi piano. Cô cực kỳ nhút nhát và khó giao tiếp, dễ bị sợ nếu cô bị bao quanh bởi đám đông người mà cô không quen biết. Do đó, cô không ra ngoài nhiều, dễ bối rối, và trở nên bi quan. Trong thời gian rảnh, cô thích đọc sách và chơi trò chơi trực tuyến, gặp bạn thân Ako trong trò chơi; Ako cũng gọi cô là "Rin-rin". Cô là người cuối cùng gia nhập Roselia sau khi chơi cùng với video tập của ban nhạc và vượt qua buổi tuyển chọn. Do thiên hướng nhút nhát của cô, Rinko do dự việc trình diễn trực tiếp nhưng tuyên bố cô muốn chơi với ban nhạc. Là thợ may có kỹ năng, cô thiết kế trang phục của Roselia, mỗi trang phục có chủ đề khác nhau; ví dụ, trang phục "Neo-Aspect" của ban nhạc lấy đồng hồ làm chủ đạo để biểu tượng hóa thời gian dừng lại (sau một cuộc cãi nhau làm họ tách ra) và chuyển động của kim đồng hồ chính là họ (sau hòa giải). Hồi năm hai cấp ba, Rinko đã thử vài câu lạc bộ—mà sau này cô đã từ chối gia nhập—trong nỗ lực xây dựng sự tự tin để tham gia cuộc thi piano mà cô đã tham gia hồi nhỏ nhưng kết thúc thất bại. Mặc cho sự hồ nghi về việc trở lại cuộc thi và tự hỏi tại sao cô thích chơi piano, cô tìm thấy động lực sau khi nhớ lại nhạc cụ đã giúp cô bày tỏ những cảm xúc hơn cả ngôn từ. Rinko trở thành hội trưởng hội học sinh của Hanasakigawa vào năm cuối trong nỗ lực chống lại chứng lo âu của cô trong khi cũng giúp đỡ những người khác. Akesaka Satomi đã vào vai Rinko đến khi bị giảm thính lực đột ngột buộc cô ấy rời ban nhạc và dự án "BanG Dream!" trong tháng 9 năm 2018. Cuộc tuyển vai mở được tổ chức để tìm người nối tiếp, và Shizaki Kanon nhận vai Rinko vào tháng 11. Cynthia Martinez lồng tiếng cho Rinko trong bản tiếng Anh. Hello, Happy World!, thường gọi tắt là HaroHapi (ハロハピ) được thành lập bởi Tsurumaki Kokoro với ước mơ làm cho mọi người khắp thế giới cười. Ban nhạc nổi tiếng với trẻ em và họ thường biểu diễn tại trường mẫu giáo và bệnh viện dành cho trẻ em, mặc dù âm nhạc của họ hấp dẫn mọi lứa tuổi từ big band ("Goka! Gokai!? Phantom Thief!") đến hip hop ("Worldwide Treasure!"). Họ được đặt tên sau nhiệm vụ duy nhất của họ để "làm cho thế giới vui vẻ" thông qua âm nhạc của họ. Khẩu hiệu của họ là "Happy, Lucky, Smile, Yay~!", còn được viết tắt là "HLSY". Trong anime mùa hai, ban nhạc đã giúp Poppin'Party lên kế hoạch buổi hòa nhạc tự tài trợ trước khi cũng tham gia. Trong trò chơi, Hello, Happy World! có ba câu chuyện ban nhạc: "Smiles To The World! Hello, Happy Union!" kể về sự hình thành của họ và giúp một người bạn bị thương; "I Need You!" tập trung vào kế hoạch khôi phục công viên giải trí cũ của họ; và "Smile Connection!" kể về chuyến đi ra nước ngoài của họ. Tsurumaki Kokoro (弦巻 こころ, Tsurumaki Kokoro) là trưởng nhóm và ca sĩ của ban nhạc và học sinh năm ba trường Hanasakigawa. Đến từ một gia đình khá giả, Kokoro thường làm mọi thứ cô muốn, và cũng sống trong một trong những căn nhà to nhất trong vùng. Kokoro cực kỳ tò mò do bản tính và mắt cô lấp lánh khi cô bắt gặp cái gì đó mới. Thích thấy người khác cười và mong muốn làm thế giới cười thông qua âm nhạc. Hagumi và Kasumi gọi cô là "Kokoron". Theo Misaki, cô là một cô gái vô tư không quan tâm đến cái gì hết, do đó giải thích được việc cô làm ngơ sự thật về Misaki là Michelle và sự thiếu hiểu biết của cô về những thay đổi của người khác; dù vậy, cô thật sự quan tâm đến các thành viên ban nhạc. Kokoro thể hiện là người giỏi nhào lộn—thường nhào lộn và thậm chí nhảy xuống từ tầng cao—và có kỹ năng parkour, khiến cô rất nổi tiếng với lớp trên. Kokoro thành lập Hello, Happy World! trong khi tìm gì đó vui để làm. Do cô giàu cùng với tính lạc quan, cô thường dẫn ban nhạc vào các hoạt động vô lý như khôi phục một công viên giải trí đổ nát và đi thám hiểm một hòn đảo. Khi Poppin'Party thấy khó tìm cảm hứng cho buổi hòa nhạc tự tài trợ, Kokoro giúp họ bằng cách tổ chức một sự kiện trên tàu du lịch cá nhân của cô để làm họ cười. Cô được lồng tiếng bởi Itō Miku. Itō tham gia dự án sau khi bày tỏ sự thích thú và sức hút trong miêu tả của Hello, Happy World! do Bushiroad cung cấp; mặc cho lo ngại ban đầu về việc đóng vai Kokoro do yêu cầu về tính cách hiếu động của nhân vật, Itō hiểu ra rằng "không nghĩ quá sâu" khi lồng tiếng cô ấy. Cô từng đồng dẫn chương trình bản tin online "HaroHapi CiRCLE Broadcast" với Toyota Moe. Kokoro được lồng tiếng bởi Natalie Rial trong bản tiếng Anh. Seta Kaoru (瀬田 薫, Seta Kaoru) là người chơi guitar của ban nhạc, sinh viên năm nhất khoa diễn viên sân khấu tại trường đại học Yotsuba, và bạn thời thơ ấu của Chisato. Một cô gái nổi tiếng trong câu lạc bộ kịch của trường, Kaoru thường bị người hâm mộ bao vây, cô gọi họ là "mèo con"; đây là sự tương phản hoàn toàn với tính cách nhút nhát hồi nhỏ với Chisato, mà cô đã bỏ nó hồi học cấp hai để trở thành người mạnh mẽ hơn. Cô thích đọc thơ và sách về triết học và nói những câu từ Shakespeare, nhưng cô không hiểu cô đang đọc hay trích dẫn cái gì. Ví dụ, cô tuyên bố thích bánh torte Sacher và súp vichyssoise vì nghe nó hay, nhưng thực tế thì thích đồ ăn thông thường như súp miso. Mặc dù cô tự tin, cô có thể nhạy cảm về những vấn đề khác và cũng bị bối rối khi cô gặp Chisato, người thường chọc cô về cuộc sống riêng tư của cô. Do Kokoro tin người chơi guitar là bộ mặt lớn nhất trong ban nhạc, cô mời Kaoru gia nhập Hello, Happy World! bất chấp cô chỉ có kinh nghiệm với nhạc cụ nhờ đóng một vai người chơi guitar. Trong câu lạc bộ kịch, Kaoru thường hợp tác với các thành viên của các ban nhạc khác trong các buổi trình diễn, bao gồm Yukina và Rinko của Roselia, Chisato và Maya của Pastel Palettes, và Tomoe và Himari của Afterglow. Cô sau này kết bạn với Tōko của Morfonica sau khi cô ấy tiếp cận cô nhờ giúp thêm kỹ năng biểu diễn cho màn trình diễn của cô ấy. Tadokoro Azusa là diễn viên lồng tiếng của Kaoru, trong khi đó Shanae'a Moore là diễn viên lồng tiếng Anh của cô. Kitazawa Hagumi (北沢 はぐみ, Kitazawa Hagumi) là người chơi bass của ban nhạc và học sinh năm ba trường Hanasakigawa. Gia đình cô có một cửa hàng thịt, có món croquette nổi tiếng trong phố. Một cô gái đầy sức sống và vui vẻ với trái tim thuần khiết, cô là bạn cùng lớp của Kasumi và bạn thời thơ ấu. Khả năng phản xạ thần tốc giúp cô trở thành vận động viên xuất sắc trong môn bóng mềm và cô là đội trưởng của đội bóng trường học. Cô gia nhập Hello, Happy World! sau khi gặp Kokoro và những người khác trong khu phố mua sắm. Mặc dù cô không biết gì về bass trước khi vào ban nhạc, anh trai cô đã dạy cô cách chơi guitar, dễ dàng chuyển sang nhạc cụ mới. Hagumi giúp ban nhạc suốt hoạt động đầu tiên khi năm người cố cổ vũ đồng đội bóng mềm của cô Akari, người bị thương do tai nạn. Hagumi được lồng tiếng bởi Yoshida Yuri, bản tiếng Anh được lồng tiếng bởi Elizabeth Byrd. Matsubara Kanon (松原 花音, Matsubara Kanon) là người chơi trống của ban nhạc, sinh viên năm nhất khoa văn học tại trường đại học Kaiho, và nhân viên tại cửa hàng đồ ăn nhanh với Aya. Cô là một cô gái nhút nhát, hay lo lắng và vụng về có xu hướng bị cuốn vào những vấn đề mà cô không là một phần của nó; lúc bị áp đảo, cô thường phát ra tiếng "fuee". Tuy nhiên, cô cũng cố hết sức để kìm hãm trò cười của ban nhạc. Kanon không thể phân biệt phương hướng, mặc dù cô có thể dễ dàng tìm quán cà phê nhờ mùi. Cô được đặt biệt danh "Kano-chan-senpai" bởi Hagumi, và là bạn thân và bạn cùng phòng của Chisato. Tại trường Hanasakigawa, cô đã tham gia câu lạc bộ trà đạo. Cô là người đầu tiên gia nhập Hello, Happy World! khi Kokoro gặp cô đang cố tìm cửa hàng nhạc cụ để bán bộ trống của cô; Kokoro sau đó kéo cô vào màn trình diễn đường phố trước khi tuyển cô vào ban nhạc. Mặc dù Kanon thường bị cuốn vào những trò tai quái của ban nhạc ngoài mong muốn, cô thể hiện khả năng xử lý tình huống như là dẫn đầu năm người trong hành trình khám phá đảo. Kanon cũng công nhận ban nhạc đã giúp cô cởi mở và trở nên xã giao hơn "với sức mạnh của nụ cười." Okusawa Misaki (奥沢 美咲, Okusawa Misaki) là DJ của ban nhạc, học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa, và thành viên của câu lạc bộ tennis của trường. Dưới bộ trang phục con gấu hồng cô dùng để mặc cho công việc bán thời gian, cô sử dụng nghệ danh Michelle (ミッシェル, Misheru) trong khi ban nhạc coi Misaki là nhà soạn nhạc của ban nhạc và "người quản lý" hay "bạn" của Michelle. Misaki là người rất kín đáo và châm chọc, có xu hướng phản ứng xấu với trò hề điên rồ và hoang dại của ban nhạc, và thường bị khó giữ tính tích cực bất kể tình huống ra sao. Hagumi gọi cô là "Mii-kun". Misaki có sở thích thích làm búp bê bằng nỉ cho em gái. Trong lúc tìm một công việc bán thời gian dễ làm, Misaki ứng tuyển cho một vị trí không rõ—làm cô bất an, cô phát hiện ra nó là nhập vai linh vật của khu phố mua sắm Michelle. Trong khi làm việc, cô gặp Kokoro và bị kéo vào việc giúp cô tuyển thành viên mới cho ban nhạc. Mặc dù nghi ngờ và cố rút ra, Misaki cuối cùng đã có chỗ trong ban nhạc. Tính khó chịu của cô trở lại trong nỗ lực khôi phục công viên giải trí của ban nhạc khi cô thắc mắc vai trò của cô trong ban nhạc, nhưng cuộc trò chuyện với Kokoro thuyết phục cô rằng cô có một chỗ trong nhóm hơn cả Michelle. Bất chấp cỡ nào, cô liên tục bực tức bởi trò tinh quái của các thành viên ban nhạc; với nỗi đau của cô, không ai trong họ, ngoài Kanon có thể đồng cảm, tin rằng cô là Michelle. Misaki trở thành hội trưởng hội học sinh trường Hanasakigawa khi lên năm cuối. Misaki được lồng tiếng bởi Kurosawa Tomoyo, trong khi cô được lồng tiếng bởi Emerick Shannon trong bản tiếng Anh. Raise A Suilen (viết cách điệu là RAISE A SUILEN và đôi khi gọi tắt là RAS) là một nhóm ban đầu được thành lập là ban nhạc hỗ trợ để chơi nhạc trong các buổi hòa nhạc cho các nhóm có diễn viên lồng tiếng không thể chơi nhạc cụ. Là ban nhạc thứ ba trong vũ trụ "BanG Dream!" diễn trực tiếp được (sau Poppin'Party và Roselia), RAS ban đầu được đề cập là The Third (tạm thời) trước khi có tên chính thức và nhân vật trong thương hiệu trong buổi hòa nhạc thứ hai của họ vào ngày 17 tháng 7 năm 2018. Ban nhạc lần đầu xuất hiện trong anime mùa hai trước khi trở thành tiêu điểm cốt chuyện trong mùa ba. RAS được thêm vào "Girls Band Party!" vào ngày 10 tháng 6 năm 2020. Câu chuyện ban nhạc đầu tiên của họ "Raise the Curtain" là kể lại mùa ba của anime, trong khi câu chuyện thứ hai "Coruscate -DNA-" kể về gia đình của Chiyu. Wakana Rei (和奏 レイ, Wakana Rei), trình diễn với nghệ danh LAYER (レイヤ, Reiya), là ca sĩ và người chơi bass của ban nhạc. Học sinh năm ba cấp ba, cô là bạn thời thơ ấu của Tae và từng hứa rằng hai người sẽ cùng thành lập một ban nhạc. Trước khi thành lập Raise A Suilen, Rei từng là nhạc công hỗ trợ cho đến khi cô được Chiyu tuyển chọn. Cô sau này trở lại Tokyo, nơi cô tái ngộ với Tae và mời cô cùng tạo một ban nhạc. Mặc dù hai người gia nhập RAS và tận hưởng sự nổi tiếng ban đầu, Rei thấy rằng Tae đã là thành viên của Poppin'Party và nhận ra cô đang chiếm lấy Tae từ họ. Sau khi nói chuyện với Masuki, cô quyết định ủng hộ Tae và chấp nhận Poppin'Party. Raychell là diễn viên lồng tiếng của Rei. Shelley Calene-Black vào vai cô ấy trong bản tiếng Anh. Satō Masuki (佐藤 ますき, Satō Masuki), còn được biết là MASKING (マスキング, Masukingu), là người chơi trống của ban nhạc. Cô là học sinh năm ba cấp ba tại học viên tư thục Shirayuki danh tiếng, trường học Công giáo toàn nữ mà mẹ cô—một cựu học sinh—khuyến khích cô theo học. Cô là con gái của chủ Live House Galaxy, người từng là tay trống cho ban nhạc Death Galaxy. Mặc dù nhìn cô cộc cằn, cô thích những thứ dễ thương và làm bánh. Biệt danh "King" do những người cùng nghề đặt cho, cô nổi tiếng với những tay trống khác như Ako và Maya. Do phong cách đánh trống điên cuồng, vai trò của Masuki trong các ban nhạc khác thường ngắn ngủi trước khi được Chiyu tuyển chọn. Khi Raise A Suilen tìm người chơi guitar cho Girls Band Challenge, Masuki thuyết phục Rokka đi dự tuyển sau khi nghe cô ấy tập; mặc dù Rokka ban đầu từ chối, cô ấy trở nên thân thiết với Masuki ủng hộ cô cho đến khi cô được nhận. Khi Chiyu đối chất Masuki và những người khác vì giao du với những người khác bất chấp bị giảm phiếu bầu, một Masuki điên tiết bùng dậy, làm Rokka hiểu sai cô bỏ ban nhạc. Raise A Suilen cuối cùng làm hòa và vào đến chung kết. Masuki được lồng tiếng bởi Natsume. Molly Searcy vào vai cô trong bản tiếng Anh. Tamade Chiyu (珠手 ちゆ, Tamade Chiyu), hay #đổi (チュチュ, Chuchu), là trưởng ban nhạc, nhà sản xuất và DJ. Cô là cô gái 14 tuổi đã nhảy lớp để trở thành học sinh năm ba tại học viên nữ sinh Celosia, một trường học quốc tế. Nhờ giáo dục nước ngoài, cô thông thạo tiếng Anh và có tật chèn từ tiếng Anh trong lúc nói chuyện. Mẹ cô là một người chơi vĩ cầm tài giỏi, một dòng dõi mà Chiyu khó bắt kịp đến khi cô trở thành một nhà sản xuất. Ban đầu cô muốn tham gia Roselia làm nhà sản xuất nhưng bị Minato Yukina từ chối, thúc đẩy cô thành lập Raise A Suilen để thách đấu Roselia. Chiyu quyết định trộm Tae từ Poppin'Party để đánh bại họ, mặc dù kế hoạch của cô thất bại; trong vị trí của Tae, cô bị ép phụ thuộc vào tiếng guitar đã thu âm trước để thay cho người chơi guitar nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Cô cho RAS tham gia Girls Band Challenge và tuyển Rokka sau khi xem video cô ấy trình diễn trong lễ hội văn hóa. Mặc dù RAS tận hưởng thành công trong cuộc bình chọn Challenge, Chiyu trở nên bực tức các thành viên ban nhạc tương tác với Poppin'Party và Roselia và cấm họ đi gặp mặt. Khi các thành viên ban nhạc quay lưng và Reona thấy thất vọng, cô trở nên chán nản cho đến khi cô được Rei tạo động lực để hòa giải. Sau khi hòa giải với Reona, Chiyu trở nên dễ gần với các ban nhạc trong Girls Band Challenge, dù vậy cô vẫn duy trì không khí chuyên nghiệp. Sau Girls Band Challenge, cô bắt đầu giúp các ban nhạc khác khi họ cần. Chiyu được lồng tiếng bởi Tsumugi Risa, thành viên cuối cùng gia nhập ban nhạc. Tsumugi dẫn chương trình chủ đề RAS "Radio R・I・O・T" với Kurachi Reo. Trong bản tiếng Anh, cô được lồng tiếng bởi Hilary Haag. Nyūbara Reona (鳰原 れおな, Nyūbara Reona), còn được biết đến là PAREO (パレオ, PAREO), là người chơi keyboard của ban nhạc và học sinh năm ba tại trường cấp hai Kamogawa Chuo ở Kamogawa, Chiba. Cô là người hâm mộ Pastel Palettes, thường biểu diễn lại các bài hát của ban nhạc và đăng lên mạng; có lúc, cô chờ trước sân khấu cả ngày tại World Idol Festival để xem họ trình diễn. Trước khi gia nhập RAS, Reona từng là một học sinh gương mẫu ít nói mong muốn có thể thể hiện bản chất thật của mình. Cô nhận được cơ hội này khi cô được Chiyu tuyển chọn khi đang xem các bản cover Pastel Palettes của cô, và cô ấy trở thành người trung thành với nhà sản xuất. Mặc dù cô theo lệnh của Chiyu mà không chống đối, Reona biết và có lúc nghi ngờ động lực của cô; ví dụ, cô không ép Rokka tham gia ban nhạc ngoài ý muốn và tiếp tục tương tác với các ban nhạc khác. Sau này trong Girls Band Challenge, khi Masuki và Chiyu cãi về Chiyu đang tăng quyền kiểm soát ban nhạc, Reona cố trấn an Chiyu nhưng bị khiển trách vì "vô dụng". Bị choáng và tỉnh ngộ, cô trở lại bản thân không cởi mở trước đây của mình và về Chiba. Với sự giúp đỡ của các thành viên ban nhạc và lời xin lỗi từ Chiyu, Reona trở lại ban nhạc. Reona được lồng tiếng bởi Kurachi Reo. Kurachi và Tsumugi Risa đồng dẫn chương trình "Radio R・I・O・T". Taylor Fono lồng tiếng Anh cho cô ấy. Asahi Rokka (朝日 六花, Asahi Rokka), còn được biết là LOCK (ロック, Rokku), là học sinh năm hai tại trường Haneoka. Cô thần tượng Poppin'Party từ lúc cô xem họ biểu diễn tại Space, và thường gặp ban nhạc để giúp tổ chức buổi hòa nhạc của họ. Cô ban đầu chơi nhạc với các học sinh từ trường cấp hai của cô ở tỉnh Gifu trước khi chuyển đến Tokyo, nơi cô làm việc trong live house Galaxy. Ngoài ban nhạc, cô là bạn cùng lớp với Ako và Asuka. Được Poppin'Party truyền cảm hứng, Rokka tìm ban nhạc để cùng trình diễn nhưng việc tìm kiếm không có kết quả. Lúc Tae chưa có mặt ở lễ hội văn hóa, Rokka cố câu giờ bằng cách chơi guitar độc tấu, sau này thu hút sự chú ý của Chiyu khi video trình diễn được đăng lên mạng. Chiyu cố tuyển cô trở thành người chơi guitar của Raise A Suilen, nhưng nhanh chóng từ chối bởi sự hoảng loạn của Rokka. Khi Rokka bị kéo vào buổi tuyển chọn, cô thấy thích chơi nhạc trong ban nhạc nhưng bị loại do Chiyu cảm thấy cô kiềm chế bản thân trong màn trình diễn. Kiên quyết gia nhập, cô dự tuyển lần nữa và thành công, mặc dù ban đầu cô được cho làm tạm thời. Sau khi quay video âm nhạc của RAS, Rokka chính thức gia nhập ban nhạc và được cấp biệt danh "LOCK" bởi Chiyu. Sau này cô làm bạn với Mashiro vì có chung tình yêu dành cho Poppin'Party và ngưỡng mộ Kasumi, mặc dù họ thường cãi xem ai hâm mộ hơn. Kohara Riko lồng tiếng cho Rokka. Rokka được lồng tiếng bởi Brittney Karbowski trong bản tiếng Anh. Morfonica gồm có năm học sinh năm hai tại học viên nữ sinh Tsukinomori danh giá. Tương tự với Poppin'Party, Roselia, và Raise A Suilen, các diễn viên của Morfonica có thể trình diễn nhạc trực tiếp. Tên của ban nhạc là được ghép từ "morpho" và "symphonic (giao hưởng)". Các thành viên của Morfonica lần đầu xuất hiện trong câu chuyện chính thứ hai của "Girls Band Party!", đồng thời với câu chuyện ban nhạc của họ "Morfonica, To the Sparkling World"; câu chuyện ban nhạc thứ hai của họ "Fly with the night" liên quan đến vai trò của Rui trong ban nhạc. Lần đầu xuất hiện trong anime của ban nhạc xảy ra trong spin-off "BanG Dream! Girls Band Party! Pico: Ohmori". Các thành viên ban nhạc chủ trì chương trình trên YouTube hàng tuần "Morfonical". Kurata Mashiro (倉田ましろ, Kurata Mashiro) là ca sĩ của ban nhạc. Mới đến Tsukinomori sau khi học tại một trường cấp hai bình thường, Mashiro là một cô gái trầm lặng thấy bản thân bị choáng ngộp bởi thành công của các bạn cùng trang lứa, cô chật vật cho đến khi cô thành lập ban nhạc. Trong khi cô không phải trưởng ban nhạc, cô viết lời cho các bài hát của Morfonica. Biệt danh "Shiro" do ban nhạc đặt, Mashiro thích các linh vật mềm mịn như Michelle và có tật mơ mộng. Cô theo dõi sát sao Poppin'Party, kết quả là thường cãi vặt với Rokka về việc ai hâm mộ hơn. Sau khi làm bạn với Tsukushi và Tōko, Mashiro tham dự buổi hòa nhạc nhỏ tại CiRCLE mà truyền cảm hứng cho cô tạo ban nhạc của riêng mình, bao gồm việc dán áp phích tuyển dụng và viết về mong muốn của mình vào sổ khách hàng tại live house. Hi vọng rằng nó sẽ giúp tạo dựng sự tự tin, cô chọn trở thành ca sĩ của ban nhạc sau khi xem Kasumi trình diễn. Tuy nhiên, sự đón nhận thờ ơ cho màn trình diễn ra mắt của nhóm và khả năng hát của cô làm cô chán nản và cô bỏ ban nhạc. Chạm trán với Tōko, người khen tác động của lời bài hát của cô lên những người khác và hỏi cô cân nhắc cô có thật sự muốn chơi nhạc không, và Kasumi, người giải thích Poppin'Party có ý nghĩa thế nào với cô ấy, thuyết phục cô về lại ban nhạc. Tại Girls Band Party lần thứ hai, năm ban nhạc gốc trình diễn bài hát mà Mashiro và các bạn của cô đã viết trong sổ khách hàng, ủng hộ mong muốn trình diễn của cô. Mặc dù Mashiro ban đầu bị dọa dẫm bởi các ban nhạc trong CiRCLE khi họ gặp mặt tại buổi tiệc ngắm hoa anh đào, cô làm bạn với năm ca sĩ khác sau khi nói chuyện với họ. Cô sau này gắn bó với Rokka và Ako vì hâm mộ Poppin'Party và các tác phẩm giả tưởng, mặc dù Mashiro và Rokka thường cãi vặt xem ai hâm mộ hơn. Mashiro được lồng tiếng bởi Shindō Amane, diễn viên lồng tiếng nhỏ tuổi nhất trong thương hiệu "BanG Dream!". Kirigaya Tōko (桐ヶ谷透子, Kirigaya Touko) là người chơi guitar của ban nhạc. Cô chơi cây ESP Arrow. Một cô gái hướng ngoại và thân thiện, cô nổi tiếng trên mạng xã hội và trường học, theo học hệ thống giáo dục Tsukinomori từ mẫu giáo. Với ảnh hưởng mạng xã hội mạnh mẽ của cô, Tōko luôn hăng hái học về xu hướng lớn tiếp theo. Gia đình của cô có một cửa hàng kimono, nên cô có hiểu biết về thời trang và cung cấp trang phục cho ban nhạc. Cô cũng tham gia câu lạc bộ điền kinh của trường. Tōko gặp Mashiro và Tsukushi tại buổi hòa nhạc nhỏ của CiRCLE và đồng ý lập ban nhạc, trở thành người chơi guitar của họ do cô thích sự chú ý mà nhạc cụ mang lại. Sau khi cô chật vật trong màn trình diễn đầu của ban nhạc, cô, Mashiro, và Tsukushi cãi nhau đến khi Mashiro bỏ đi; lúc Tōko gặp lại Mashiro, cô xin lỗi vì thiếu tập luyện và trở thành gánh nặng, nhưng giục Mashiro trở lại. Sau khi làm hòa, cô nhận ra cô thích chơi guitar đến nhường nào và bắt đầu tập tại nhà thường xuyên hơn. Tōko và Nanami sau này thiết kế trang phục của Morfonica trước màn trình diễn của họ tại lễ hội âm nhạc trường học. Tính cách vô tư của cô thường xung khắc với Rui, dẫn đến cãi nhau khi Rui khiển trách yêu cầu của cô để được chơi một khúc khó trong một bài hát của ban nhạc, nhưng tính bướng bỉnh của cô có kết quả. Cô trở thành bạn với Himari và Lisa, người nhận ra cô từ hoạt động trên mạng của cô, trong khi gia đình cô quen với gia đình Ran do nhà Mitake mặc đồ từ cửa hàng của Kirigaya. Hiromachi Nanami (広町七深, Hiromachi Nanami) là người chơi bass của ban nhạc chơi cây ESP Bottom Bump. Con gái của một nhà điêu khắc và họa sĩ, Nanami thừa hưởng tài năng nhưng thành công của cô làm cho cô bị các bạn đồng trang lứa tẩy chay, cô mong muốn có một cuộc sống bình thường. Dù vậy, cô thường thể hiện dấu hiệu kỹ năng của cô như là nhanh chóng học cách soạn nhạc. Ban nhạc luyện tập tại xưởng vẽ của gia đình. Ngoài âm nhạc, Nanami thích sưu tầm đồ chơi và giải thưởng miễn phí được kèm theo đồ ăn vặt. Cô tham gia Morfonica từ hồi chưa đặt tên sau khi bị phát hiện đang nghe nhóm quyết định nhạc cụ của họ, thấy rằng việc chơi trong ban nhạc là "bình thường" mặc cho không có kinh nghiệm chơi bass. Khi ban nhạc gặp nguy do Mashiro bỏ, Nanami không thể nói chuyện với cô ấy cho đến khi cô nói chuyện với Rui, người suy luận rằng Nanami đang kiềm hãm tài năng của cô để ra vẻ bình thường, nhưng sự lĩnh hội âm nhạc nhanh chóng và mượt mà của cô là dấu hiệu kỹ năng của cô tiếp tục bùng phát ra. Sau khi ban nhạc tái hợp, Nanami và Tōko hợp tác thiết kế trang phục của Morfonica cho lễ hội. Cô là thành viên của câu lạc bộ kinh dị của Tsukinomori, và sở thích chung trong thể loại cho phép cô dễ dàng làm bạn với Rimi. Futaba Tsukushi (二葉つくし, Futaba Tsukushi) là trưởng và người chơi trống của ban nhạc. Là lớp trưởng, Tsukushi nhắm mục tiêu trở thành người lãnh đạo có trách nhiệm, mặc dù cô có thể vụng về lúc này lúc nọ. Bố cô là chủ chuỗi xe bán cà phê và đồ ăn. Cô trở nên quen với bạn cùng lớp Mashiro khi cô đề nghị giúp cô điều chỉnh đời sống tại Tsukinomori, và mời cô tham dự buổi hòa nhạc nhỏ của CiRCLE trong nỗ lực đánh bay thái độ hoài nghi của cô ấy. Tsukushi trở thành người chơi trống của ban nhạc do cô đã chơi trống trong ban nhạc diễu hành của trường tiểu học. Khi Mashiro vỡ mộng bởi các chỉ trích của ban nhạc trên mạng xã hội và thiếu sự hỗ trợ, Tsukushi đối chất cô ấy và làm cô ấy bỏ ban nhạc. Thấy tội lỗi về hành động của mình, cô chật vật nối lại và xin lỗi Mashiro. Khi Mashiro trở lại, Tsukushi niềm nở chào đón cô ấy. Cô hâm mộ Aya như là một trưởng ban nhạc. Tsukushi sau này nhận làm bán thời gian tại quán cà phê Hazawa. Tsukushi được lồng tiếng bởi mika. Yashio Rui (八潮瑠唯, Yashio Rui) là người chơi vĩ cầm của ban nhạc. Học sinh giỏi nhất trong lớp cô và thành viên hội học sinh, Rui là một cô gái lịch sự với thái độ thiết thực nhưng lỗ mãng. Rui lần đầu chạm trán ban nhạc khi cô bắt dừng buổi tập trong lớp học của họ do tiếng ồn họ gây ra, nhưng cuối cùng cho phép họ tập miễn là có đại diện hội học sinh theo dõi và đưa cho nhóm một bài hát mà cô đã soạn. Tuy nhiên, cô từ chối cộng tác ngoài việc giám sát do cô đã dừng chơi vĩ cầm nhiều năm sau khi thua một thần đồng piano trẻ (sau này được tiết lộ là Rinko, bạn bè quen biết nhờ người thân từ nhỏ) tại một cuộc thi âm nhạc; khi Mashiro rời ban nhạc, Rui giải thích cho cô ấy rằng cô bỏ chơi vĩ cầm do cô cảm thấy tương lai với nhạc cụ của cô ảm đạm sau thất bại, nhưng nói thêm Mashiro không cần phải theo cùng hướng đi với ban nhạc. Mặc cho ban nhạc bị rạn nứt, Rui cho phép những người khác tiếp tục tập trong lớp cho đến khi Mashiro trở lại. Mặc dù cô hoài nghi về hướng đi của ban nhạc và giữ nguyên quyết định từ bỏ âm nhạc ban đầu, cô đồng ý gia nhập khi bốn người thuyết phục cô xem xét việc chơi vì sự thích thú mà ban nhạc đem lại. Sau khi gặp các ban nhạc khác, Rui trở nên quen biết với Yukina do họ có chung triết lý âm nhạc. Cô được lồng tiếng bởi Ayasa. MyGO!!!!! là ban nhạc toàn nữ có các thành viên đang học ở các trường khác nhau. Ba thành viên trong ban nhạc từng là thành viên của ban nhạc CRYCHIC cho đến khi tan rã. Tên của ban nhạc là chơi chữ "迷子" (maigo), nghĩa là "Những đứa trẻ lạc lối" trong tiếng Nhật, phản ánh mỗi cá nhân mất phương hướng. Năm dấu chấm than ở cuối là đại diện cho mỗi thành viên ban nhạc. Takamatsu Tomori (高松 燈, Takamatsu Tomori) là ca sĩ của ban nhạc. Học sinh năm nhất trường cấp ba nữ sinh Haneoka, Tomori từ lâu đã khó kết bạn do cô cảm thấy không thuộc về nơi nào. Cô có tính cách hay lúng túng, có tiếng là "Cô gái lập dị của Haneoka" vì lý do này, cô thích sưu tầm tất cả đồ vật như là băng cá nhân, đồ vật trơn, đồ vật vừa kích cỡ, đá và lá rơi nhặt từ mặt đất. Cô là thành viên của câu lạc bộ thiên văn trường Haneoka. Tomori từng hát với CRYCHIC sau khi nhận lời mời từ Togawa Sakiko hồi học cấp hai. Tuy nhiên, sau buổi diễn trực tiếp duy nhất, ban nhạc tan rã và sự kiện này gây chấn thương tâm lý cho Tomori, và cô liên tục trách bản thân vì sự sụp đổ của ban nhạc. Cho đến khi Anon đến, cô bắt đầu mở lòng và bắt đầu chứng tỏ kỹ năng ca hát của mình, mặc dù cô vẫn xa cách. Tomori được lồng tiếng bởi Yōmiya Hina. Chihaya Anon (千早 愛音, Chihaya Anon) là người chơi guitar đệm của ban nhạc. Học sinh năm nhất trường cấp ba nữ sinh Haneoka, cô từng nổi tiếng trong trường cấp hai và từng học ở Anh, nhưng có kết quả xấu và trở về Nhật Bản. Cô là một cô gái dễ gần gũi, và có thể lấy lòng những người xung quanh cô; bất chấp sự nổi tiếng của cô, Anon khó kết bạn với họ. Cô là người đầu tiên tiếp cận Tomori và hỏi cô thành lập ban nhạc, đóng góp vào việc Tomori mở lòng về quá khứ của cô ấy. Tuy nhiên, cô có mối quan hệ gay go với Taki, do nỗ lực thấu hiểu Tomori, dẫn đến căng thẳng giữa hai người. Anon được lồng tiếng bởi Tateishi Rin, vai diễn lồng tiếng đầu tiên của cô. Kaname Rāna (要 楽奈, Kaname Rāna) là người chơi guitar chính của ban nhạc. Học sinh năm ba trường cấp hai nữ sinh Hanasakigawa, cô là người chơi guitar rất tài năng cũng có tính cách rất ngay thẳng, cô luôn nói rõ cô thích cái gì và không thích cái gì. Cô hơi háu ăn và thích đồ ngọt, đặc biệt món parfait, nhưng cũng không thích đồ ăn nóng do cô có lưỡi nhạy cảm. Cô có một lai lịch khá bí ẩn, và được Taki gọi là "mèo hoang" do tính cách thất thường của cô, xuất hiện tại RiNG để trình diễn tại sân khấu mở hoặc tập với ban nhạc trước khi bất ngờ rời đi mà không một lời giải thích. Cô chỉ đồng ý gia nhập ban nhạc do thích thú Tomori. Rāna được lồng tiếng bởi Aoki Hina. Nagasaki Soyo (長崎 そよ, Nagasaki Soyo) là người chơi bass của ban nhạc. Học sinh năm nhất từ học viện nữ sinh Tsukinomori, cô phụ trách đại vĩ cầm trong ban nhạc kèn đồng của trường. Cô có tính cách điềm tĩnh và chu đáo, làm cho cô đáng tin cậy với nhiều bạn cùng trang lứa trong trường, do đó nâng cô lên chức chị cả với vài người. Soyo là một trong ba thành viên gốc của CRYCHIC, cùng với Taki và Tomori, và cô biết về chấn thương mà Tomori mang sau khi ban nhạc tan rã. Cô giúp Anon khi Anon muốn lập ban nhạc với Tomori, và làm người hòa giải giữa Anon và Taki. Tuy nhiên, sâu trong tâm, Soyo cũng bị tác động sâu sắc bởi sự tan rã của CRYCHIC, và có thể xúc động đến mức cô háo hức làm mọi thứ để hồi sinh CRYCHIC, như là khi họ chơi một bài hát trong buổi diễn đầu tiên của MyGO!!!!!, Harukikage, mà không nhận ra rằng Sakiko đã ở đó. Sau này tiết lộ rằng cô lấy họ Nagasaki từ mẹ, và tên đầy đủ ban đầu của cô từng là Ichinose Soyo (一ノ瀬 そよ, Ichinose Soyo) cho đến một hoàn cảnh chưa biết dẫn đến chuỗi sự kiện hiện tại. Soyo được lồng tiếng bởi Kohinata Mika, vai lồng tiếng đầu tiên của cô. Shiina Taki (椎名 立希, Shiina Taki) là người chơi trống của ban nhạc. Học sinh năm nhất từ trường cấp ba nữ sinh Hanasakigawa, Taki có tính cách hỗn xược và gay gắt, dẫn đến việc khó kết bạn. Hành vi và cách nhìn này ăn sâu vào Taki khi cô làm cấp dưới của Sāya tại RiNG, cũng ngăn cô phục vụ tốt khách hàng. Cô là người nhỏ nhất trong gia đình có năm chị em, và theo Soyo, một trong những người chị của cô—học tại Tsukinomori—từng là hội trưởng ban nhạc kèn đồng và thành viên của dàn nhạc địa phương mà thường tham dự và thắng các cuộc thi. Taki là một trong ba thành viên chính của CRYCHIC khi cô vẫn còn học chi nhánh cấp hai trường nữ sinh Haneoka, rồi cô có trận cãi nhau nảy lửa với Sakiko. Như hậu quả, cô bảo vệ Tomori kỹ càng và nghi ngờ Anon khi cô muốn lập ban nhạc với Tomori từ đầu. Cô được lồng tiếng bởi Hayashi Coco. Ave Mujica là ban nhạc toàn nữ trong thương hiệu BanG Dream!. Nhóm có năm thành viên, hai trong đó từng là thành viên của CRYCHIC cho đến khi tan rã. Danh tính các thành viên của Ave Mujica không được biết và giấu mặt trong khi biểu diễn. Trong Ave Mujica 0th LIVE, họ cũng mặc áo choàng cho đến bài cuối. Danh tính của họ sau này được tiết lộ trong tập 13 của BanG Dream! It's MyGO!!!!!. Togawa Sakiko (豊川 祥子, Togawa Sakiko) là người chơi keyboard và trưởng ban nhạc. Cô dùng nghệ danh Oblivionis (オブリビオニス, Oburibionisu) và là người đề xướng sáng lập Ave Mujica. Học sinh năm nhất trường cấp ba nữ sinh Haneoka, cô có tính cách rất gay gắt, xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, một phần là do người cha nghiện rượu. Ngoài ra, cô là người hâm mộ Morfonica. Trong những năm học cấp hai, cô từng là người đề xướng tạo ra CRYCHIC, làm trưởng nhóm, nhà soạn nhạc và người chơi keyboard. Tuy nhiên, sau màn trình diễn đầu tiên và duy nhất của họ, Sakiko trở nên muộn phiền sau khi đọc cái gì đó trên điện thoại của cô, và đến một ngày thông báo rằng ban nhạc sẽ tan rã. Sự kiện này đã gây ra mối thù lớn giữa Shiina Taki và Sakiko, và cũng chịu trách nhiệm cho chấn thương tâm lý của Takamatsu Tomori. Cô sau này chứng kiến màn trình diễn của MyGO!!!!! trước khi có tên chính thức, lúc họ đã hát bài Harukikage, từ đó cô nhận ra không có lý do gì để hồi sinh CRYCHIC và nó cũng đóng vai trò chính đằng sau quyết định thành lập Ave Mujica để đáp lại. Cô được lồng tiếng bởi Takao Kanon. Wakaba Mutsumi (若葉 睦, Wakaba Mutsumi) là người chơi guitar của ban nhạc, trình diễn dưới nghệ danh Mortis (モーティス, Mōtisu). Học sinh năm nhất tại học viện nữ sinh Tsukinomori, cô có tính cách trầm lặng, khắc kỷ và ít nói. Bố cô là một diễn viên hài nổi tiếng tên Wakaba, và mẹ cô là Minami Mori, một diễn viên. Cô là thành viên cuối cùng của CRYCHIC gốc, nhưng cô không thấy vui vẻ khi chơi cho ban nhạc. Mặc cho bản tính trầm lặng, cô là người duy nhất hiểu hoàn cảnh của Soyo, đặc biệt sự ám ảnh hồi sinh CRYCHIC của Soyo. Đồng thời, cô cũng là người duy nhất thật sự nhận ra rằng CRYCHIC không còn tồn tại sau cú sốc tan rã của nó. Mặt khác, cô đồng ý gia nhập Ave Mujica sau hoàn cảnh của Sakiko và được đoán là chịu trách nhiệm đưa Yahata Umiri vào ban nhạc. Cô được lồng tiếng bởi Watase Yuzuki. Misumi Uika (三角 初華, Misumi Uika) là người chơi guitar và ca sĩ của ban nhạc cũng như với sumimi. Cô dùng nghệ danh Doloris (ドロリス, Dororisu). Học sinh năm nhất tại trường cấp ba nữ sinh Hanasakigawa, bạn cùng lớp với Taki và Umiri và bạn thời thơ ấu của Sakiko, cô có tính cách hoạt bát, và yêu thích ngắm sao. Cô là một trong hai thành viên chính của sumimi, thành viên khác là Sumida Mana, và cô đã nổi tiếng trước khi bắt đầu sự kiện. Cô cũng là người gặp Tomori (mặc dù Tomori không nhận ra cô cho đến sau này), và giục Tomori thành thật với cảm xúc của cô, đóng góp vào sự thành lập cuối cùng của MyGO!!!!!. Cô sau này gia nhập Ave Mujica sau lời mời từ phía Sakiko. Cô được lồng tiếng bởi Sasaki Rico. Yahata Umiri (八幡 海鈴, Yahata Umiri) là người chơi bass của ban nhạc và dùng nghệ danh Timoris (ティモリス, Timorisu). Học sinh năm nhất tại trường cấp ba nữ sinh Hanasakigawa và là bạn cùng lớp với Taki và Uika, cô là người rất thẳng thắn mặc cho vẻ ngoài khắc kỷ, cô có thể thể hiện sự hài hước khô khan của cô ấy, cũng mua đồ ăn hoặc uống cho Taki. Cô ban đầu không gia nhập ban nhạc và thường thử chơi cho nhiều ban nhạc trong thời gian ngắn. Dù vậy, cô cũng là một người chơi bass tài giỏi lạ thường mà đã chơi hỗ trợ cho hơn 30 ban nhạc khác nhau, đôi khi chơi cho nhiều ban nhạc trong một ngày. Cô sau này được Taki đưa vào làm người thay thế cho Soyo, nhưng việc giằng co đối phó với khả năng MyGO!!!!! tan rã của Tomori làm cô mất hứng chơi. Cô sau này đồng ý gia nhập Ave Mujica, được đoán là do Wakaba Mutsumi thuyết phục. Cô được lồng tiếng bởi Okada Mei. Yūtenji Nyamu (祐天寺 にゃむ, Yūtenji Nyamu), trình diễn dưới nghệ danh Amoris (アモーリス, Amōrisu), là người chơi trống của ban nhạc. Nyamu là người có ảnh hưởng trong giới làm đẹp triển vọng dưới tên Nyamuchi (にゃむち, Nya muchi). Cô chủ yếu đăng các video về trang điểm trên kênh của cô nhưng cũng thích thử thách bản thân và cũng làm nhiều thể loại video, có lần cô còn lấy ra bộ trống và bắt đầu đánh trống như là một cách để câu lượt xem. Cô là thành viên cuối cùng của Ave Mujica được Sakiko tiếp cận. Cô được lồng tiếng bởi Yonezawa Akane, vai diễn lồng tiếng đầu tiên của cô. Chủ nhân live house Space (viết cách điệu là SPACE) nơi mà ban nhạc Glitter Green thường biểu diễn. Được gọi đơn giản là "Owner" bởi các nhân viên và các ban nhạc tham dự, bà khá nghiêm khắc và có tính cách không cầu kỳ. Bà từng là người chơi guitar trong một ban nhạc nổi tiếng tên Miraculous Scarlet, và đã mở Space để bác bỏ định kiến rằng nơi tụ tập nghe nhạc là nơi đáng sợ. Shifune cuối cùng đã đóng cửa Space, nhưng vẫn còn theo các live house khác làm cố vấn và trông coi cháu gái Rāna. Bà sau này giúp các live house tổ chức BanG Dream! Girls Band Challenge. Em gái của Kasumi và học sinh tại trường Haneoka. Được Kasumi gọi là "A-chan", cô từng là thành viên câu lạc bộ bơi lội của Hanasakigawa hồi học cấp hai trước khi chuyển đến trường Haneoka để chuẩn bị cho đại học. Tại Haneoka, cô trở thành bạn thân với Rokka và Ako. Cô sau này giúp Marina tổ chức vòng chung kết Girls Band Challenge, bao gồm thực hiện phỏng vấn với các ban nhạc tham gia. Diễn viên lồng tiếng của cô Ozaki Yuka từng là đồng dẫn chương trình "Bandori! TV" với Aimi trước khi Maeshima Ami lên thay. Một nhân viên của live house CiRCLE và nhân vật không phải người chơi chính trong trò chơi "BanG Dream! Girls Band Party!", nơi cô cố tụ tập năm ban nhạc cho sự kiện biểu diễn trực tiếp với sự giúp đỡ của người chơi. Trước khi làm việc tại CiRCLE, cô từng là người chơi guitar trong ban nhạc toàn nữ hướng đến chuyên nghiệp, nhưng tan rã sau khi nhận ra họ không có vui vẻ trong lúc trình diễn. Đáp lại sự thất bại của ban nhạc cô ấy, cô gia nhập CiRCLE để giúp nâng nhận thức phấn đấu vì thành công cho các nhóm khác. Cô là nhân vật chính trong anime spin-off "Girls Band Party! Pico", cô giúp tổ chức Girls Band Challenge trong mùa ba. Các nhân vật khác. CHiSPA là ban nhạc mà Sāya từng là thành viên hồi học cấp hai. Như Poppin'Party, CHiSPA đã thi tuyển để chơi tại Space và thành công; trong buổi hòa nhạc cuối cùng của live house, CHiSPA là ban nhạc cuối cùng biểu diễn trước PoPiPa. Bài hát của CHiSPA "Be shine, shining!" xuất hiện trong mùa đầu tiên của anime như là nhạc ngẫu nhiên. Natsuki là học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa. Cô là ca sĩ và chơi guitar chính và là bạn với Sāya. Satomi là học sinh năm ba tại trường Hanasakigawa. Cô trở thành người chơi trống của CHiSPA sau khi Sāya rời đi, và các thành viên khác gọi cô là "Sato-chan". Cô là "người trầm lặng nhưng màn trình diễn thì hào nhoáng." Fumika là người chơi bass của CHiSPA. Cô là học sinh năm ba tại một trường học lân cận. Mayu là người chơi keyboard của CHiSPA. Cô là học sinh năm ba tại trường của Fumika. Glitter Green (viết cách điệu là Glitter☆Green) là ban nhạc bốn người là học sinh đến từ trường Hanasakigawa. Dẫn đầu bởi chị của Rimi, Ushigome Yuri, ban nhạc chủ yếu biểu diễn tại Space cho đến khi nó đóng cửa và các thành viên tốt nghiệp. Trước khi rời trường cấp ba, bốn người từng là thành viên của hội học sinh. Các diễn viên lồng tiếng của nhân vật đã cùng đóng vai trong thương hiệu Bushiroad "Tantei Opera Milky Holmes". Đĩa đơn duy nhất của họ "Don't be afraid!", được dùng là nhạc ngẫu nhiên trong mùa đầu tiên, được phát hành khi hợp tác với "Milky Holmes" vào ngày 21 tháng 11 năm 2018. Bài hát thứ hai "Glee! Glee! Glee!" cũng xuất hiện trong mùa phim đó. Trong bản lồng tiếng Anh của mùa hai, Kara Greenberg lồng tiếng cho ban nhạc, trừ Hinako, được Melissa Molano lồng tiếng. Ca sĩ và người chơi guitar của Glitter Green và chị của Ushigome Rimi. Yuri có tính cách trưởng thành và tốt bụng, và từng là thành viên của câu lạc bộ bơi lội của Hanasakigawa. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô bắt đầu học đại học ở nước ngoài nhưng vẫn giữ liên lạc Rimi bằng tin nhắn. Người chơi trống của Glitter Green. Cô là một cô gái mạnh mẽ thích biểu lộ tình cảm bằng cách đụng chạm, ôm và vuốt ve những người mà cô làm bạn. Hinako cũng làm việc với Rii tại cửa hàng nhạc cụ Edogawa, mặc dù tính hiếu động của cô thường làm phiền Rii; đáp lại, Rii ra lệnh cho cô giữ im lặng trong các buổi diễn của ban nhạc để tránh gây náo động. Người chơi bass của Glitter Green. Ngoài ban nhạc, cô làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng nhạc cụ Edogawa với Hinako. Rii mang một con quỷ nhồi bông tên "Debeko" mà cô thường dùng để giao tiếp với người khác. Người chơi keyboard của Glitter Green và hội trưởng hội học sinh trước khi tốt nghiệp. Cô kết nối với những người chơi keyboard tại Hanasakigawa bằng cách tương tác với Arisa, bao gồm tập và ăn tại quán ramen cùng nhau, và một phần chịu trách nhiệm cho việc Rinko kế vị hội trưởng hội học sinh.
Alexey Fyodorovich Zubov () (1682 – k.1741) là một thợ khắc acid người Nga. Zubov và anh trai Ivan được cho học việc với cha của họ, Fyodor Evtikhievich Zubov, ngay từ khi còn nhỏ. Năm 1699, ông được thợ khắc acid người Hà Lan Adrian Schoonebek nhận làm học viên theo lệnh của Pyotr Đại đế. Những tác phẩm khắc acid của ông về các sự kiện, con người và công trình kỷ niệm quan trọng của nước Nga Sa hoàng đã đem đến cho ông danh tiếng lớn trong cuộc đời. Năm mất của ông không rõ, nhưng được cho là vào hoặc sau năm 1750.
Anzai Rara (, Anzai Rara 1 tháng 3 năm 1994 –) là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô sinh ra tại Kyōto năm 1994. 7/9/2013, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm từ hãng S1 dưới tên Utsunomiya Shion (, Utsunomiya Shion) với phim "Tân binh NO.1STYLE Utsunomiya Shion ra mắt ngành phim khiêu dâm" (新人NO.1STYLE 宇都宮しをんAVデビュー). Công ti chủ quản của cô là Eightman. Tại sự kiện AV OPEN2014 năm 2014, phim của cô đã xếp thứ 2 trong hạng mục siêu cân nặng (スーパーヘビー). Cô đã dừng ra mắt phim vào tháng 8 sau phim "Dương vật lớn Zubozubo Utsunomiya Shion" (巨根ズボズボ 宇都宮しをん). Năm 2015, cô chuyển công ti chủ quản sang T-Powers và trở lại ngành từ hãng S1 dưới tên RION với phim "Tân binh NO.1STYLE RION ra mắt ngành phim khiêu dâm" (新人NO.1STYLE AVデビューRION). Cô đã tạm dừng hoạt động vào tháng 9/2018. Tháng 12/2019, cô trở lại công ti Eightman dưới tên Anzai Rara (, Anzai Rara), tên cô đã sử dụng trong các hoạt động chụp ảnh áo tắm trên tạp chí Playboy từ năm 2014. Đây là lần thứ 3 cô ra mắt ngành từ hãng S1. Cô còn được gọi là Thần bầu sữa (神の乳). Sở thích của cô là bơi lội.
Benjamin Šeško (], sinh ngày 31 tháng 5 năm 2003) là cầu thủ bóng đá người Slovenia thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ RB Leipzig tại Bundesliga và Đội tuyển bóng đá quốc gia Slovenia. Šeško gia nhập Red Bull Salzburg vào năm 2019 ở tuổi 16 từ Domžale. Anh được đem cho đội bóng vệ tinh của Salzburg là FC Liefering mượn trong hai mùa bóng. Tháng 1 năm 2021, anh có trận đấu đầu tiên cho đội một Red Bull Salzburg và giành ba danh hiệu Giải bóng đá vô địch quốc gia Áo và một danh hiệu Cúp bóng đá Áo. Šeško là cầu thủ trẻ nhất có trận đấu ra mắt đội tuyển Slovenia ở tuối 18 và 1 ngày. Anh cũng nắm giữ kỷ lục là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn cho đội tuyển bóng đá nước này. Sự nghiệp câu lạc bộ. Šeško bắt đầu tập luyện tại đội bóng địa phương Radeče lúc mới 8 tuổi. Năm 2016, anh chuyển đến Krško và tại đội U-15 của Krško, anh ghi tới 59 bàn chỉ sau 23 trận. Thành tích này giúp anh được được đội bóng giàu truyền thống Domžale chiêu mộ và cũng khiến anh trở thành mục tiêu chuyển nhượng của các đội bóng lớn Manchester City, Bayern München, Juventus, Borussia Dortmund và Ajax. Ngày 3 tháng 6 năm 2019, Šeško ký hợp đồng có thời hạn 3 năm với đội bóng Áo Red Bull Salzburg. Ngay lập tức anh được đem cho đội bóng vệ tinh của Salzburg là FC Liefering thi đấu tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia Áo mượn. Trong mùa giải thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên ở tuổi 16, anh gặp nhiều khó khăn khi thi đấu với các đối thủ lớn tuổi hơn nên chỉ có 1 bàn thắng sau 15 trận đấu. Thế nhưng đến mùa giải tiếp theo 2020-21, anh ghi được đến 21 bàn thắng sau 29 trận cho Liefering, giúp anh đứng thứ hai trong danh sách vua phá lưới Giải hạng nhất Áo sau Fabian Schubert (33 bàn). Anh còn có thêm 6 đường chuyền thành bàn. Sau hai mùa giải cho Liefering với 22 bàn thắng sau 44 trận, Šeško đã được tân huấn luyện viên Salzburg Matthias Jaissle triệu hồi cho mùa giải 2021-22. Dù chỉ đá chính 12 trận trên mọi đấu trường, Šeško ghi tới 11 bàn thắng và có thêm 7 pha kiến tạo giúp Salzburg giành chức Giải bóng đá vô địch quốc gia Áo lần thứ 9 liên tiếp. Ngày 1 tháng 5 năm 2022, Šeško là một trong ba cầu thủ Salzburg lập công trong trận chung kết Cúp bóng đá Áo 2021–22 thắng SV Ried 3-0 để giúp Salzburg giành cú đúp danh hiệu quốc nội. Ngày 3 tháng 5 năm 2023, Šeško lập hat-trick chỉ trong vòng 7 phút trong chiến thắng 4-2 trước SK Rapid Wien tại Giải vô địch quốc gia Áo. Anh có một mùa giải 2022-23 thành công với tổng cộng 16 bàn thắng trong 30 trận tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Áo góp công giúp Salzburg một lần nữa vô địch giải đấu này. Ngày 9 tháng 8 năm 2022, RB Leipzig thông báo đã chiêu mộ thành công Šeško với phí chuyển nhượng 24 triệu € và hợp đồng có thời hạn 5 năm. Šeško có trận đấu chính thức đầu tiên cho RB Leipzig khi vào sân thay cho Timo Werner trong trận tranh Siêu cúp Đức 2023 và cũng có luôn danh hiệu đầu tiên tại Đức với chiến thắng 3-0 trước Bayern München. Ngày 3 tháng 9 năm 2023, anh có những bàn thắng đầu tiên cho RB Leipzig với một cú đúp trong chiến thắng 3–0 trước Union Berlin tại vòng 3 Bundesliga 2023-24. Ngày 19 tháng 9, với pha lập công ấn định chiến thắng 3-1 trước BSC Young Boys, Šeško trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn cho RB Leipzig tại đấu trường UEFA Champions League ở tuổi 20 và 111 ngày, phá kỷ lục cũ của Jean-Kevin Augustin. Sự nghiệp đội tuyển quốc gia. Šeško khởi đầu sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình từ mùa bóng 2017-18 với đội tuyển U-15 Slovenia, và có được 4 bàn thắng trong 6 trận đấu. Sau đó anh lần lượt thi đấu cho các đội tuyển U-16, U-17 và U-19 Slovenia. Tháng 5 năm 2021, Šeško được huấn luyện viên Matjaž Kek trao cơ hội lần đầu tiên triệu tập anh vào Đội tuyển bóng đá quốc gia Slovenia cho các trận đấu giao hữu vào tháng 6 năm 2021. Ngày 1 tháng 6 năm 2021, với việc được ra sân trong trận giao hữu hòa Bắc Macedonia 1-1, Šeško đi vào lịch sử bóng đá Slovenia với tư cách cầu thủ trẻ nhất có trận ra mắt đội tuyển quốc gia ở tuổi 18 và 1 ngày. Ngày 8 tháng 10 năm 2021, Šeško tiếp tục lập một kỷ lục khác là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn cho đội tuyển Slovenia ở tuổi 18, 4 tháng và 8 ngày với pha lập công trong chiến thắng 4-0 trước Malta tại vòng loại World Cup 2022. "Tính đến ngày 7 tháng 10 năm 2023" "Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2023" "Bàn thắng và kết quả của Slovenia được để trước."
Privilegium de non appellando Privilegium de non appellando (đặc quyền không kháng cáo) là một thuật ngữ pháp lý bằng tiếng La Tinh được áp dụng trong Đế chế La Mã Thần Thánh, nó là một đặc quyền có thể được Hoàng đế La Mã Thần thánh ban cho một điền trang hoàng gia. Nó hạn chế quyền của các chủ thể thuộc điền trang được kháng cáo các vụ việc từ các tòa án lãnh thổ lên một trong các tòa án tối cao của đế quốc, Tòa án Hoàng gia ("Reichskammergericht") hoặc Hội đồng Aulic ("Reichshofrat"). Bản thân đặc quyền có thể bị giới hạn (limitatum) hoặc không giới hạn (illimitatum). Khi không có giới hạn, nó thực sự biến tòa án lãnh thổ cao nhất thành tòa án cuối cùng. Đặc quyền này được các điền trang hoàng gia đánh giá cao, vì nó vừa mang lại uy tín vừa thúc đẩy sự thống nhất trong chính quyền của họ bằng cách tách rời cơ quan tư pháp của họ với phần còn lại của Đế quốc. Giữa thế kỷ XVI và XVIII, hầu như tất cả các điền trang lớn hơn đều nhận được đặc quyền. Hầu như tất cả các vùng đất Habsburg cũng có đặc quyền. Ngay cả đặc quyền không giới hạn trên thực tế cũng không phải là tuyệt đối. Nó không áp dụng khi một chủ thể không được quyền truy đòi các tòa án lãnh thổ (từ chối công lý, Rechtsverweigerung) hoặc khi một nhà cai trị từ chối thi hành quyết định của tòa án (trì hoãn công lý, Rechtsverzögerung). Trong những trường hợp như vậy, đối tượng có thể ra tòa án hoàng gia.
Pierre-Jacques Lemonnier de la Bissachère Là một linh mục, ngài vào chủng viện truyền giáo hải ngoại và rời đi Bắc Kỳ vào năm 1790. Ngài ở đó mười bảy năm và tìm cách thoát khỏi các cuộc đàn áp năm 1798-1802. La Bissachère đã thực hiện nhiều cuộc hành trình khắp đất nước và tới Nam Kỳ , Campuchia và Lào . Sau đó, ông nghiên cứu cả khía cạnh thể chất và con người. Được triều đình vua Bắc Kỳ sủng ái, ông nhận được tước hiệu quan lại và rời khỏi đất nước vào năm 1807. Sau đó, ông định cư ở London , nơi ông làm việc để xuất bản nghiên cứu của mình nhưng vì đã mất nhiều tiếng Pháp nên ông đã yêu cầu được đến đây. một người đồng hương cũng sống ở London, Montyon, để viết tác phẩm. Sau này đã thực hiện nhiều đoạn cắt mà không có sự cho phép của ông và thêm các yếu tố của riêng ông vào các bản thảo La Bissachère. Năm 1817, La Bissachère trở lại Pháp. Công tước Richelieu sau đó đã tham khảo ý kiến ​​của ông về các giải pháp khả thi để nối lại quan hệ thương mại với Nam Kỳ. Ngài kết thúc cuộc đời tại chủng viện truyền giáo hải ngoại.
Amami Tsubasa (, Amami Tsubasa 8 tháng 3 năm 1988 –) là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Tháng 10/2009, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm từ hãng Idea Pocket với phim "FIRST IMPRESSION 44". 7/3/2011, cô nhận giải Asahi Geinō tại Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm SkyPerfecTV! của SkyPerfecTV!. Tháng 6 cùng năm, cô đã xuất hiện trong loạt phim "Gangbang hiếp dâm giáo viên nữ" (女教師レイプ輪姦) của dự án hợp tác kỉ niệm 10 năm thành lập MOODYZ. Tháng 12/2021, cô ra mắt ngành đĩa CD nhạc với tư cách là thành viên của VITCH VITCH. Kể từ đó, cô cũng hoạt động riêng với tư cách ca sĩ. Cô là một trường hợp hiếm có khi đã hoạt động với tư cách nữ diễn viên độc quyền trong hơn 10 năm sau khi ra mắt ngành, và vẫn hoạt động với tư cách nữ diễn viên khiêu dâm mặc dù đã hơn 30 tuổi. Tháng 8/2021, cô xếp thứ 45 trong "Bảng xếp hạng FLASH 2021 diễn viên nữ gợi cảm chọn bởi 300 độc giả".
Juan Vicente Pérez Mora (sinh ngày 27 tháng 5 năm 1909) là một người sống trăm tuổi với tuổi người Venezuela. Ông là người đàn ông sống lâu đời nhất được xác nhận trên thế giới kể từ sau khi Saturnino de la Fuente García của Tây Ban Nha qua đời vào ngày 18 tháng 1 năm 2022. Pérez cũng là người đàn ông cuối cùng còn sống được xác nhận là sinh vào thập niên 1900. Pérez sinh ngày 27 tháng 5 năm 1909 tại El Cobre, Venezuela, là người con thứ chín của Euquitio Pérez và Edelmira Mora. Năm 1938, Pérez kết hôn với Ediofina del Rosario García và họ có tất cả sáu con trai và năm con gái. Năm 31 tuổi, Pérez cùng vợ chuyển đến thị trấn Caricuena để mua một trang trại. Ông trở thành cảnh sát trưởng của Caricuena vào năm 1948. Vào cuối những năm 1950, Pérez được thuê để tham gia công việc xây dựng đường cao tốc giữa San José de Bolívar và Queniquea. Vào khoảng những năm 1960, ông đã bán đất trang trại của mình ở Caricuena để mua một ngôi nhà ở San José de Bolívar, nơi ông vẫn sống tới hiện tại. Pérez là người theo đạo Công giáo cả đời. Những năm sau này. Năm 2007, ở tuổi 98, Pérez tháo răng giả và bắt đầu sử dụng xe lăn. Tuy nhiên, ông vẫn có thể đi lại được một thời gian ngắn ở ngoài thời kì trăm tuổi. Khi được tuyên bố là người đàn ông lớn tuổi nhất còn sống vào ngày 17 tháng 5 năm 2022, có thông tin cho rằng Pérez vẫn không có vấn đề gì về sức khỏe và có thể nhớ lại những ký ức thời thơ ấu của mình. Ông cho biết sở dĩ ông sống lâu như vậy là vì ông đã làm việc chăm chỉ, cầu nguyện tràng hạt Mân côi hai lần một ngày và uống một ly aguardiente mỗi ngày. Vào ngày 18 tháng 1 năm 2022, sau khi Saturnino de la Fuente García qua đời tại Tây Ban Nha, Pérez trở thành người đàn ông lớn tuổi nhất thế giới. Điều này đã được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới xác nhận vào ngày 4 tháng 2 và công bố vào ngày 17 tháng 5. Ngày 1 tháng 6, ông trở thành người đàn ông cuối cùng sinh vào thập niên 1900 được biết đến. Pérez bước sang tuổi 114 vào tháng 5 năm 2023, trở thành người đàn ông thứ bảy được xác nhận là đã làm được điều này, và là người đầu tiên sau 12 năm (kể từ Jiroemon Kimura). Tính đến none }}, Pérez là người đàn ông được xác nhận lớn tuổi thứ sáu từ trước đến nay và là người sống lâu đời thứ sáu được xác nhận trên thế giới.
Chang Sop-choe (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1955) là một vận động viên điền kinh người Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên giải nghệ. Anh đã thi đấu trong cuộc thi Marathon tại Thế vận hội Mùa hè 1976 và Thế vận hội Mùa hè 1980. Chang đã giành chiến thắng tại Giải Marathon Hòa bình Košice 1975 với thời gian 2 giờ, 15 phút và 47 giây. Chiến thắng của ông đánh dấu sự bắt đầu của việc chạy marathon ở Triều Tiên. Ông trở thành vận động viên vĩ đại nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thời điểm đó và nhận được danh hiệu Vận động viên có thành tựu trọn đời. Bộ phim mang tên "Run, Korea!" kể về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Mun Gyong-ae, vận động viên nữ tham gia nội dung Marathon, đã quyết tâm đưa Marathon trở lại thời kỳ đỉnh cao sau cuộc suy thoái vào cuối những năm 1980 và được so sánh với Chang.
Evika Siliņa (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1975) là một chính trị gia người Latvia, bà là Thủ tướng Latvia từ ngày 15 tháng 9 năm 2023, trở thành người phụ nữ thứ hai đảm nhận cương vị này. Trước đây bà từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Phúc lợi trong nội các thứ hai của Thủ tướng Krišjānis Kariņš. Siliņa sinh ra ở Riga, tại Latvia thuộc Liên bang Xô Viết (nay là nước Cộng hòa Latvia) vào ngày 3 tháng 8 năm 1975. Bà học luật tại trường Đại học Latvia trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến năm 1997, bà được nhận bằng Cử nhân Luật và đủ điều kiện trở thành một luật sư. Bà cũng được nhận bằng thạc sĩ khoa học xã hội, luật quốc tế và luật châu Âu và tại Trường Luật Riga.
Tharman Shanmugaratnam (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1957) là một chính khách và nhà kinh tế học người Singapore, là tổng thống Singapore thứ chín kể từ năm 2023. Trước khi đảm nhận cương vị tổng thống, Tharman từng là Bộ trưởng cấp cao Singapore từ năm 2019 đến năm 2023, và Bộ trưởng Điều phối Chính sách Xã hội từ năm 2015 đến năm 2023. Ông cũng giữ chức Chủ tịch và Bộ trưởng phụ trách Cục tiền tệ Singapore từ năm 2011 đến năm 2023. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2023, Tharman được công bố là người chiến thắng sau khi nhận được 70,41% phiếu bầu so với các ứng cử viên khác — Ng Kok Song (15,72%) và Tan Kin Lian (13,87%) và được bầu làm tổng thống Singapore thứ 9. Ông là ứng cử viên tổng thống không phải người gốc Hoa đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi ở Singapore. Tharman cũng đã giành được số phiếu bầu cao nhất 70,41% trong lịch sử bầu cử tổng thống Singapore. Ông sinh ra trong gia đình người Tamil, đã học tại trường phổ thông Anh-Hoa, đã tốt nghiệp cử nhân Trường Kinh tế London và thạc sĩ Học viện Wolfson, Cambridge và thạc si tại Đại học Harvard.
Quạt chắn gió (tiếng Anh: air door hay air curtain), còn gọi là quạt cắt gió, là một thiết bị có chức năng đặc biệt, đóng vai trò như một bức màn chắn vô hình ngăn cách giữa 2 không gian. Do đó chúng thường được lắp đặt ở cửa ra vào ở trong những không gian có điều hòa để ngăn hơi lạnh / hơi ấm thoát ra bên ngoài cũng như ngăn chặn bụi bẩn, côn trùng xâm nhập. Việc sử dụng quạt chắn gió không chỉ thay đổi tốc độ và hướng dòng không khí gần cửa ra vào của tòa nhà mà còn làm giảm hiệu quả sự trao đổi nhiệt và độ ẩm giữa hai bên cửa mở để đạt được hiệu quả cách ly không khí. Vào những năm 1960, điều hòa đã được sử dụng rộng rãi tại các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Do đặc thù thương mại hay công việc phải ra vào liên tục nên việc hơi lạnh / hơi ấm bị thất thoát ra ngoài là điều không thể tránh khỏi. Điều này khiến điều hòa phải hoạt động thường xuyên khiến điều hòa giảm tuổi thọ, và chi phí tiêu thụ điện cũng tăng cao. Chính vì thế, các giải pháp ngăn chặn hơi lạnh thoát ra ngoài đã được các kỹ sư đặc biệt nghiên cứu. Một trong những giải pháp đầu tiên và phổ biến ở thời điểm đó là sử dụng các cánh cửa ngăn gió thông minh như cửa xoay tròn (các cánh cửa được gắn với nhau với trục tròn ở giữa, khó khả năng chặn gió thất thoát. Đồng thời, chúng chỉ phù hợp với các không gian sang trọng cao cấp). Ngoài ra, các loại cửa tự động cũng rất được ưa chuộng, cánh cửa này sẽ được thiết kế thông minh, có thể tự mở ra khi có người và đóng lại khi không có người. Tuy nhiên giải pháp này có nhiều hạn chế như giá thành cao, khó lắp đặt và bảo trì. Giải pháp thứ hai là sử dụng các tấm chắn bằng nhựa hoặc các tấm rèm nhựa dẻo trong suốt. Các tấm này sẽ được gắn ngay trên cửa ra vào thay cho cửa, tuy nhiên người dùng cũng gặp nhiều khó khăn khi sử dụng như khó vệ sinh, cản trở tầm nhìn, dễ bị hư hỏ Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực nghiên cứu khắc phục những hạn chế từ các phương pháp trước đó, các kỹ sư đã phát minh ra quạt cắt gió. So với việc dùng cửa tự động hoặc rèm PVC thì quạt chắn gió hoạt động với nguyên lý tạo luồng gió cực mạnh theo phương thẳng. Khi lắp trên cửa ra vào sẽ tạo ra một tấm màn trong suốt ngăn cách không khí ngay tại đó. Ưu điểm của chúng là khả năng hoạt động hiệu quả, có tính thẩm mỹ cao, không gây cản trở tầm nhìn mà việc bảo trì quạt cũng đơn giản hơn. Chính vì vậy ngay từ khi ra đời, quạt chắn gió đã được sử dụng rộng rãi trong các sảnh chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, quán ă Quạt cắt gió điều hòa thoạt hình có hình dáng giống như chiếc điều hòa không khí, tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác biệt về cấu tạo. Cụ thể, quạt chắn gió có những bộ phận chính như sau: Nguyên lý hoạt động. Nguyên lý hoạt động của quạt cắt gió có thể hiểu như sau: khi quạt vận hành, cánh quạt sẽ quay và tạo ra một luồng gió mạnh. Luồng gió được đưa ra ngoài qua cửa máy và đi theo hướng từ trên xuống tạo hành một bức màn khí. Bức màn này sẽ được duy trì liên tục và ngăn cách giữa hai môi trường có nhiệt độ khác nhau khiến hơi lạnh / hơi ấm không thoát ra ngoài, đồng thời ngăn bụi, côn trùng xâm nhập vào trong. Công suất của quạt càng lớn thì luồng gió tạo ra sẽ càng mạnh và khả năng hoạt động sẽ càng hiệu quả hơn. Với nhiều ưu điểm, quạt chắn gió còn có thể được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác, chẳng hạn như:
Sunil Chhetri (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1984 tại Secunderabad, Andhra Pradesh, Ấn Độ) là một cầu thủ bóng đá người Ấn Độ thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Bengaluru FC tại Indian Super League và đội tuyển bóng đá quốc gia Ấn Độ. Anh hiện đứng thứ 3 danh sách những cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, sau Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, và cũng là cầu thủ ghi bàn và ra sân nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia Ấn Độ với 93 bàn thắng sau 144 lần ra sân. Anh từng giúp Ấn Độ giành chức vô địch Nehru Cup vào các năm 2007, 2009 và 2012. Anh cũng giúp đội tuyển này vô địch AFC Challenge Cup 2008 ngay trên sân nhà, góp phần giúp đội nhà giành vé tham dự Cúp bóng đá châu Á 2011 tại Qatar, đồng thời anh cũng ghi 2 bàn thắng tại giải đấu đó. Chhetri cũng từng 7 lần nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất của Liên đoàn bóng đá Ấn Độ vào các năm 2007, 2011, 2013, 2014, 2017, 2018–2019 và 2021–2022. Anh cũng từng nhận được Giải thưởng Arjuna vào năm 2011 vì những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực thể thao, Giải thưởng Padma Shri vào năm 2019. Vào năm 2021, anh nhận được Giải thưởng Khel Ratna, danh hiệu cao nhất trong lĩnh vực thể thao của Ấn Độ và cũng là cầu thủ bóng đá đầu tiên nhận được danh hiệu này. Sự nghiệp câu lạc bộ. Anh bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp tại Mohun Bagan vào năm 2002, sau đó chuyển đến JCT, nơi anh đã ghi đến 21 bàn sau 48 lần ra sân. Vào năm 2010, anh ký hợp đồng thi đấu cho câu lạc bộ đang thi đấu tại MLS Kansas City Wizards, chính thức trở thành cầu thủ thứ ba từ tiểu lục địa Ấn Độ ra nước ngoài. Anh trở lại Ấn Độ thi đấu cho Chirag United và Mohun Bagan trước khi trở lại nước ngoài, khi thi đấu cho Sporting CP tại Giải bóng đá Ngoại hạng Bồ Đào Nha. Năm 2013, anh thi đấu cho Bengaluru FC và giúp cho câu lạc bộ này vô địch Cúp Liên đoàn Ấn Độ 2014–2015. Năm 2015, anh chuyển đến câu lạc bộ Mumbai City với mức giá 1,2 triệu Rupee, trở thành cầu thủ đắt giá nhất lịch sử bóng đá Ấn Độ, tại đây anh đã ghi được 7 bàn thắng sau 17 trận. Năm 2015, anh trở lại Bengaluru FC theo dạng cho mượn trong mùa giải I-League 2015–2016, giải đấu mà anh ghi 5 bàn thắng, qua đó giúp đội bóng này giành chức vô địch giải đấu lần thứ hai chỉ trong vòng ba năm. Anh cũng lập cú đúp trong trận đấu ở vòng 16 đội với Câu lạc bộ thể thao Kiệt Chí (Hồng Kông, Trung Quốc) ở AFC Cup 2016, giúp đội bóng này giành chiến thắng khó tin 3–2 ngay trên đất Hồng Kông (Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên Bengaluru FC lọt vào đến tứ kết của giải đấu. Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã có 58 bàn thắng sau 134 lần ra sân cho Bengaluru FC. Sự nghiệp quốc tế. Vào ngày 30 tháng 3 năm 2004, Sunil Chhetri đã thi đấu trận đầu tiên cho U-20 Ấn Độ trong chiến thắng 1–0 trước U-23 Pakistan tại Đại hội Thể thao Nam Á 2004 diễn ra tại Pakistan. 5 ngày sau đó, anh đã có cho mình một cú đúp trong chiến thắng 4–1 trước U-23 Bhutan. Vào ngày 12 tháng 6 năm 2005, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận ra mắt cho Ấn Độ trước Pakistan. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2019, anh đã trở thành cầu thủ Ấn Độ đầu tiên trong lịch sử lọp vào top 10 danh sách các cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Giải đấu quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của Sunil Chhetri chính là Nehru Cup 2007. Trong trận khai màn, Ấn Độ hủy diệt Campuchia 6–0, trong đó Chhetri đã lập một cú đúp. Anh cũng ghi một bàn thắng trong trận thua 2–3 trước Syria và một bàn thắng khác trong chiến thắng 3–0 trước Kyrgyzstan, qua đó nâng tổng số bàn thắng của anh lúc đó lên con số 4. Anh đã góp dấu giày kiến ​​tạo cho bàn thắng quyết định của Pappachen Pradeep khi Ấn Độ trả nợ thành công trước Syria với tỷ số 1–0 trong trận chung kết để có lần đầu tiên vô địch giải đấu kể từ khi giải đấu lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1997. Vào cuối năm 2007, Ấn Độ tham dự chiến dịch vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010. Họ đã bị loại ở vòng đầu tiên trước Liban mặc dù Chhetri đã ghi một bàn thắng ở trận lượt đi (thảm bại 4–1 trên đất Liban) và một bàn thắng ở trận lượt về diễn ra trên sân nhà (hòa 2–2), qua đó nhận thất bại chung cuộc với tổng tỷ số 6–3. Trong trận khai mạc của Giải vô địch bóng đá Nam Á 2008, Sunil Chhetri đã ghi một bàn thắng trong chiến thắng 4–0 trước Nepal. Anh cũng đã ghi một bàn thắng trong chiến thắng 2-1 trước Bhutan ở trận bán kết, trước khi Gouramangi Singh ghi bàn thắng quyết định để đưa Ấn Độ vào đến trận chung kết. Tuy nhiên, họ đã để thua Maldives 0–1, qua đó đánh rơi chức vô địch của giải đấu, trong trận đấu mà Chhetri đã thi đấu suốt 90 phút. Vào cuối năm đó, tại AFC Challenge Cup 2008, Chhetri thi đấu tất cả các trận đấu của giải và ghi được 4 bàn thắng. Trong chiến thắng 1–0 trước Afghanistan, anh đã kiến ​​tạo cho Climax Lawrence ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Anh cũng thi đấu trọn vẹn 90 phút trong cả 2 trận đấu với Tajikistan (hòa 1–1) và Turkmenistan (thắng 2–1). Trong trận bán kết với Myanmar, anh cũng là chủ nhân của bàn thắng duy nhất trong trận thắng 1–0 để đưa Ấn Độ vào chung kết. Trong trận chung kết với đội tuyển Tajikistan, Sunil Chhetri đã lập một cú hat-trick giúp Ấn Độ giành chức vô địch, giúp Ấn Độ giành vé tham dự Cúp bóng đá châu Á 2011, lần đầu tiên họ vượt qua vòng loại giải đấu sau 24 năm. Bàn thắng đầu tiên của anh ban đầu không được công nhận do lỗi việt vị bởi quyết định của trọng tài người Uzbekistan Valentin Kovalenko, tuy nhiên đã thay đổi quyết định của mình sau khi hỏi ý kiến các ​​trợ lý trọng tài. Ban đầu, trang web "G" xác nhận rằng Sunil Chhetri sẽ bỏ lỡ giải giao hữu Nehru Cup 2009 do chấn thương. Tuy nhiên, anh đã thi đấu trọn vẹn trong giải đấu này và đã ghi bàn thắng trong trận đấu thứ hai của Nehru Cup, một quả phạt đền trong chiến thắng 2-1 trước Kyrgyzstan, đây là lần đầu tiên anh thi đấu trọn vẹn trong một trận đấu kể từ khi anh dính chấn thương trong chuyến du đấu mùa hè tại Tây Ban Nha cùng câu lạc bộ chủ quản. Anh cũng thi đấu trọn vẹn trong 3 trận đấu vòng bảng, và trận chung kết với Syria, nhưng đều không ghi bàn. Chhetri là một trong những người đã thực hiện thành công loạt sút luân lưu trong chiến thắng trước Syria trong trận chung kết sau khi cả hai đội hòa nhau 1-1 sau 90 phút. Anh tiép tục thể hiện phong độ chói sáng và ghi bàn thắng thứ hai trong trận thua 5–2 trước Bahrain ở Cúp bóng đá châu Á 2011. Anh cũng là chủ nhân của bàn thắng duy nhất vào lưới Hàn Quốc tại giải đấu trên. Anh được bầu làm đội trưởng của đội tuyển Ấn Độ tại Vòng loại AFC Challenge Cup 2012 được tổ chức tại Malaysia. Vào ngày 16 tháng 11 năm 2011, anh ghi bàn thắng vào các phút 39 và 53 trong trận đấu với Malaysia trên sân vận động Salt Lake, Kolkata, Ấn Độ. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 3–2 dành cho Ấn Độ. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2011, sau khi ghi bàn thắng trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá Nam Á 2011, anh đã lập kỷ lục mới khi ghi bảy bàn thắng trong một Giải vô địch bóng đá Nam Á, vượt qua kỷ lục sáu bàn thắng của người đồng hương I. M. Vijayan trong giải đấu năm 1997. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chhetri ghi một bàn thắng bằng cú đánh đầu vào thời gian bù giờ của hiệp một trong trận đấu đầu tiên trong trận đấu với Syria tại Nehru Cup 2012, trận đấu mà Ấn Độ giành chiến thắng với tỷ số 2–1. Trong trận đấu thứ hai, vào ngày 25 tháng 8, anh lập cú đúp vào lưới Maldives, trong đó, một bàn thắng đến từ quả phạt đền giúp Ấn Độ giành chiến thắng với tỷ số 3–0. Trong trận chung kết với đối thủ được đánh giá cao hơn là Cameroon, anh đã ghi bàn từ một quả phạt đền đẹp mắt để cân bằng tỷ số 2–2. Trong loạt sút luân lưu sau đó, Ấn Độ chiến thắng với tỷ số 5–4, trong đó, Sunil Chhetri là người thực hiện quả đá phạt đền trong loạt sút thứ hai cho Ấn Độ và đã thành công. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2017, Chhetri ghi bàn và kiến ​​tạo trong chiến thắng 4–1 trên sân nhà trước Ma Cao ở vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2019, với chiến thắng này giúp họ giành vé tham dự Cúp bóng đá châu Á 2019 sau khi bỏ lỡ giải đấu năm 2015. Anh cũng đã giúp Ấn Độ có chuỗi 13 trận bất bại trước khi thua trận đấu cuối cùng trước Kyrgyzstan. Ấn Độ vượt qua vòng loại của giải đấu với vị trí nhất bảng A. Vào tháng 6 năm 2018, Chhetri đã lập một hat-trick trong trận hủy diệt Đài Bắc Trung Hoa với tỷ số 5–0 trong trận đấu ra quân của họ tại Cúp Liên lục địa 2018. Tuy nhiên, sau trận đấu này, Chhetri thất vọng với lượng khán giả đến sân vận động rất ít và anh đã đăng một video lên Twitter yêu cầu mọi người đến sân Mumbai Football Arena để cổ vũ cho Ấn Độ. Video của anh ấy đã được lan truyền và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều người hâm mộ, những người nổi tiếng và 2 cầu thủ cricket huyền thoại như Sachin Tendulkar và Virat Kohli. Sân vận động chật cứng khán giả cuồng nhiệt trong những trận đấu còn lại. Trong trận đấu thứ hai của giải đấu, cũng là trận đấu thứ 100 của Sunil Chhetri cho Ấn Độ và anh cũng ghi được cú đúp, trong đó có bàn thắng từ chấm phạt đền trong chiến thắng 3–0 trước Kenya. Sunil Chhetri đã ghi bàn thắng trong trận đấu cuối cùng của vòng bảng với New Zealand, nhưng không thể thoát khỏi trận thua 1–2 trước đối thủ, mặc dù Ấn Độ đã giành vé thi đấu trận chung kết. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2018, Chhetri tiếp tục lập cú đúp trong chiến thắng 2–0 trước Kenya trong trận chung kết để giành chức vô địch Cúp Liên lục địa và cũng cân bằng thành tích 64 bàn thắng trên mọi đấu trường quốc tế của Lionel Messi (Argentina), giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai chung cuộc trong lịch sử bóng đá thế giới vào thời điểm đó, xếp ngay sau Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha). Anh đoạt danh hiệu Vua phá lưới của giải đấu với 8 bàn thắng. Vào ngày 6 tháng 1 năm 2019, anh lập một cú đúp vào lưới Thái Lan, giúp Ấn Độ nghiền nát "Voi chiến" với tỷ số 4–1 tại Cúp bóng đá châu Á 2019, đồng thời gián tiếp khiến huấn luyện viên Milovan Rajevac (người Serbia) bị bay ghế huấn luyện viên trưởng của "Voi chiến". Vào ngày 7 tháng 6 năm 2021, Sunil Chhetri ghi cả hai bàn trong chiến thắng 2–0 trước Bangladesh ở vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2021, anh tiếp tục lập cú đúp trong chiến thắng 3–1 trước nhà đương kim vô địch của giải đấu thời điểm đó, Maldives ở Giải vô địch bóng đá Nam Á 2021, giúp anh trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ sáu trong lịch sử mọi thời đại của bóng đá thế giới, đồng thời cũng vượt qua thành tích của vua bóng đá Pele để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ ba trong lịch sử bóng đá thế giới, chỉ xếp sau Lionel Messi và Cristiano Ronaldo. Vào ngày 16 tháng 10 năm 2021, anh một lần nữa ghi bàn trong chiến thắng 3–0 trước Nepal trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá Nam Á 2021, cân bằng 80 bàn thắng trên mọi đấu trường quốc tế của Messi. Do dính chấn thương sau mùa giải 2021–2022 của Indian Super League, Sunil Chhetri không có tên trong đội hình của Ấn Độ thi đấu 2 trận trận giao hữu quốc tế gặp các đối thủ lần lượt là Bahrain và Belarus được tổ chức vào tháng 3 năm 2022. Sau đó, anh góp mặt trong trận giao hữu gặp Jordan, là một phần trong quá trình chuẩn bị cho Vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023 ​​được tổ chức vào tháng 6 năm 2022 tại Ấn Độ. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2022, Chhetri và các đồng đội gặp Afghanistan ở vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023, trong trận đấu mà anh có cho mình một cú đúp, từ một quả phạt đền và một pha đánh đầu từ đường chuyền của Brandon Fernandes, qua đó Ấn Độ giành chiến thắng với tỷ số 2–0 trên Sân vận động Salt Lake. Trong trận đấu tiếp theo gặp Afghanistan, anh ghi một bàn thắng từ pha đá phạt trực tiếp ở phút 83, ấn định chiến thắng 2–1 cho Ấn Độ. Anh cũng đã ghi bàn thắng thứ 84 trong sự nghiệp cầu thủ của mình trong chiến thắng 4–0 trước Hồng Kông (Trung Quốc) ở trận đấu cuối cùng. Ấn Độ vượt qua vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2023 với vị trí đầu bảng D cùng thành tích toàn thắng, còn Sunil Chhetri dẫn đầu danh sách vua phá lưới ở vòng 3 với 4 bàn thắng. Vào ngày 28 tháng 3 năm 2023, Chhetri ghi bàn thắng thứ 85 trong sự nghiệp của mình vào lưới Kyrgyzstan trong trận giao hữu thuộc giải tam hùng và chính thức vượt qua huyền thoại bóng đá người Hungary Ferenc Puskás để trở thành cầu thủ ghi bàn quốc tế nhiều thứ năm trong lịch sử mọi thời đại của bóng đá thế giới. Vào ngày 18 tháng 6 năm 2023, anh đã ghi bàn thắng mở tỷ số trong chiến thắng 2–0 trước Liban trong trận chung kết Cúp Liên lục địa 2023, qua đó góp phần giúp Ấn Độ giành chức vô địch của giải đấu. Anh cũng chính là vua phá lưới của giải đấu với hai bàn thắng cùng người đồng đội Lallianzuala Chhangte. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2023, anh đã lập cú hat-trick thứ 4 cho bóng đá Ấn Độ trong thắng lợi 4–0 trước Pakistan ở trận đấu vòng bảng của Giải vô địch bóng đá Nam Á 2023. Bàn thắng thứ ba trong buổi tối ngày hôm đó là bàn thắng thứ 90 của anh trên mọi đấu trường quốc tế, qua đó chính thức vượt qua con số 89 bàn thắng của huyền thoại người Malaysia Mokhtar Dahari để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều thứ hai trong lịch sử bóng đá châu Á, chỉ sau huyền thoại người Iran Ali Daei và đứng thứ ba trong số các cầu thủ còn đang thi đấu sau Lionel Messi và Cristiano Ronaldo. Tiểu sử và đời tư. Sunil Chhetri sinh ngày 3 tháng 8 năm 1984 tại Secunderabad, Andhra Pradesh, Ấn Độ. Cha của anh là K. B. Chhetri, một sĩ quan trong Quân đoàn Kỹ sư Cơ khí và Điện tử của Quân đội Ấn Độ. Cha của anh từng thi đấu cho đội bóng đá của Quân đội Ấn Độ, trong khi mẹ và người chị gái sinh đôi của anh từng thi đấu cho đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nepal. Thời thơ ấu, anh sống cùng gia đình ở Darjeeling. Anh có thể thông thạo được năm thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Hindi, tiếng Nepal, tiếng Punjab và tiếng Bengal. Vào ngày 4 tháng 12 năm 2017, Sunil Chhetri kết hôn với người bạn gái mà anh quen biết lâu năm Sonam Bhattacharya, con gái của cựu danh thủ Subrata Bhattacharya. Cả 2 người đã hạ sinh ra một bé trai vào ngày 31 tháng 8 năm 2023. Anh được AFC vinh danh là "Asian Icon" (tạm dịch là: "Biểu tượng của châu Á") nhân dịp kỷ niêm sinh nhật lần thứ 34 vào năm 2018. Anh ký hợp đồng 3 năm với thương hiệu thể thao toàn cầu Puma kể từ năm 2020. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2022, FIFA chính ra mắt một bộ phim tài liệu về FIFA+, dài ba tập mang tên "Captain Fantastic" (tạm dịch là: "Người đội trưởng tuyệt vời nhất"), kể lại nhiều điều chưa từng biết về Sunil Chhetri, có thể là nỗi khổ ở thời niên thiếu, trận ra mắt của anh tại đội tuyển Ấn Độ ở tuổi 20, chuyện tình lãng mạn với người bạn gái lâu năm và đạt đến đỉnh cao với tư cách là một cầu thủ bóng đá với nhiều giải thưởng và kỷ lục trong sự nghiệp của anh. "Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2023" "Tính đến ngày 21 tháng 11 năm 2023" Các danh hiệu khác
Rotwand ("Bức tường đỏ") là đỉnh núi cao 1,884 m ở dãy núi Mangfall thuộc Bayern, đỉnh cao nhất ở vùng Spitzingsee và là một trong những ngọn núi địa phương nổi tiếng của München. Đỉnh của nó có thể leo lên được dễ dàng từ Hồ Spitzingsee trên các tuyến đường đi dạo núi khác nhau (VD Thông qua hẻm núi Pfanngraben với những vòng xoáy đẹp như tranh vẽ). Đỉnh núi có thể lên được thậm chí dễ dàng hơn từ trạm núi gần đó bằng xe cáp của Taubensteinbahn và do đó, thường có thể trở nên quá đông đúc vào những ngày hè. Thay vào đó, đỉnh có thể được leo lên từ Geitau qua hồ Soinsee. Bên dưới đỉnh, ở độ cao 1,737 m, là trạm dừng nghỉ Rotwandhaus. Vào mùa đông, Rotwand thường xuyên được những người đi trượt tuyết leo lên. Tuyến Rotwand-reib'n truyền thống bắt đầu từ Spitzingsee đến Rotwand, sau đó qua Kümpflscharte Arête (1.695 m) đến đỉnh Auerspitz (1.811 m) M; tiếp tục qua khu đồng cỏ trên núi của "Großtiefentalalm" (1,500 m), qua Miesingsattel (1704 m; có thể lên đỉnh Hochmiesing 1883 m) , "Kleintiefentalalm" và Taubensteinhaus và trở về Spitzingsee. Chuyến này là có thể đi với giày tuyết. Con gấu JJ1 (được gọi là Bruno), được cho là gấu hoang dã đầu tiên trên đất Đức trong 170 năm. Nó bị cho là mối đe dọa mạng sống người dân và bị giết vào ngày 26 tháng 6 năm 2006 vào khoảng 4,50 sáng tại khu vực Rotwand sau khi nó được thấy ở Rotwandhaus.
Giáo phận Tanjungkarang (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma trực thuộc Tổng giáo phận Palembang, với tòa giám mục đặt tại thành phố Tanjungkarang, Indonesia. Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ tỉnh Lampung nằm tại phần phía nam đảo Sumatra, Indonesia. Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua của giáo phận được đặt tại thành phố Bandar Lampung, trước năm 1983 là thành phố Tanjungkarang. Giáo phận bao phủ diện tích 35.377 km² và được chia thành 24 giáo xứ. Hạt Phủ doãn Tông tòa Tandjung-Karang được thành lập vào ngày 19/6/1952 theo tông sắc "Ad animorum bonum" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Phủ doãn Tông tòa Palembang (nay là Tổng giáo phận Palembang). Vào ngày 3/1/1961 [Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Quod Christus" của Giáo hoàng Gioan XXIII. Ban đầu giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Medan. Vào ngày 22/8/1973 giáo phận đã đổi tên thành như hiện tại theo nghị định "Cum propositum" của Bộ Truyền giáo. Vào ngày 1/7/2003 giáo phận được trao cho giáo tỉnh của Tổng giáo phận Palembang mới thành lập quản lí. Giám mục quản nhiệm. Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. Đến năm 2020, giáo phận có 75.200 giáo dân trên dân số tổng cộng 8.999.000, chiếm 0,8%.
Bùi Xuân Trường (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1996 tại Tuyên Quang), thường được biết đến với nghệ danh Double2T hay Người Miền Núi Chất, là một nam rapper, ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác ca khúc người Việt Nam. Năm 2023, anh trở thành quán quân Rap Việt mùa 3. Double2T tên thật là Bùi Xuân Trường, sinh ra và lớn lên ở Tuyên Quang. Từ khi còn nhỏ, Double2T đã bộc lộ niềm yêu thích với rap khi nghe thể loại âm nhạc này từ một chiếc tivi đen trắng ở nhà. Trong những năm học phổ thông, anh bắt đầu tìm hiểu về rap và bắt đầu việc sáng tác và thu âm bài rap đầu tiên từ một chiếc tai nghe cũ ở tiệm internet. Trước khi đến với Rap Việt, anh có một thời gian làm nghề cắt tóc. Anh chia sẻ, nghệ danh Double2T có ý nghĩa là 22T (22 Tuyên Quang), biển số xe quê hương anh. Ngoài ra, T còn có nghĩa là Trường (trong tên thật của anh). Tại Rap Việt mùa 3, anh vốn là thí sinh của đội B Ray. Sau màn trình diễn không thành công ở vòng 2, anh được BigDaddy tung nón vàng giải cứu và là thí sinh cuối cùng lọt vào chung kết Rap Việt. Anh đã đánh bại các thí sinh khác để trở thành quán quân mùa 3 của chương trình. Double2T cũng đã rất thành công khi cho ra mắt bản hit "À Lôi" và "Chài điếp noọng". Danh sách đĩa hát. TikTok Awards Việt Nam 2023: "Bài hát nổi bật nhất của năm:" À Lôi - Double2T x Masew (@_double2t - @masew777) Quán quân Rap Việt Mùa 3
Eikawa Noa ( (Vinh-Xuyên Nãi-Á), Eikawa Noa 25 tháng 12 năm 1997 –) là một nữ diễn viên khiêu dâm người Nhật Bản. Cô thuộc về công ti Life Promotion. Tháng 7/2016, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm. Trong 6 tháng sau khi vào ngành, cô còn làm một công việc ban ngày khác (nhân viên bán quần áo), tuy nhiên sau đó đã chọn chỉ tập trung vào công việc chính là đóng phim khiêu dâm. Lí do là vì cô trước đó đã tìm một công việc phụ với tiêu chí "thu nhập cao". Khi cô mới vào ngành, cô được thể hiện là một nữ diễn viên kiểu loli vì mái tóc đen và vóc dáng thấp, tuy nhiên cô đã thay đổi chóng mặt khi xuất hiện trong một phim với hình tượng một loli dâm đãng khoảng 3 tháng sau khi ra mắt. Khi quay, cô thấy khó hiểu về một vai "dâm đãng", vì hình tượng loli cơ bản là không chủ động. Cô cũng như người quản lí nghĩ rằng sẽ không bán được nhiều bản, tuy nhiên cô đã trở thành người tiên phong trong thể loại này và nó đã trở thành phim bán chạy nhất của cô. Kể từ đó, số vai S (bạo dâm) của cô đã tăng lên. 30/6/2017, cô trở thành thành viên mới (thành viên số 21) của nhóm thần tượng SEXY-J bao gồm cấc nữ diễn viên phim khiêu dâm. Cô là thành viên của nhóm cho đến buổi phát trực tiếp giải thể nhóm vào ngày 19/12 cùng năm. 8/10/2017, cô cùng nữ diễn viên cũng công ti chủ quản Kirishima Sakura tạo thành nhóm "Luludi" (ルルディ). 18/11/2017, nhóm Luludi đã tổ chức sự kiện đầu tiên. 19/12/2017, nhóm "SEXY-J" sẽ giải thể vào buổi phát trực tiếp cuối cùng. 24/1/2018, cô được chỉ định làm trưởng nhóm Luludi, Kirishima Sakura là hát chính, và cô đã được ngưới hâm mộ đặt biệt danh là "Rurutto" (るるっと). 1/3/2018, cô nhận giải Nữ diễn viên mới tại Giải thưởng truyền hình phim khiêu dâm Sky PerfecTV!. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một nữ diễn viên tự do đã nhận giải Nữ diễn viên mới. 9/6/2018, buổi diễn độc tấu đầu tiên của cô "Luludi Idol Yachamasu! ~Cùng làm những bông hoa đẹp nở~" đã được đổ chức tại Shinjuku LEFKADA. 11/6/2018, nhóm Luludi đã phát hành địa đơn đầu tiên "LuLuLuMelody". Nhóm lần đầu tiên xuất hiện tại TIF vào tháng 8. Từ tháng 3 đến tháng 8/2019, cô trở thành nữ diễn viên độc quyền của I Energy. Ngày 12/12, nhóm Luludi thông báo giải thể. Vào ngày 11/2/2020, cô xuất hiện trên chương trình Ngày hội thể thao nửa đêm Ebisu Muscats với tư cách là thí sinh vòng cuối cùng của buổi tuyển thành viên mới của Ebisu Muscats. Cô đã thông báo tham gia Ebisu Muscats vào chương trình Ngày hội thể thao nửa đêm Ebisu Muscats (AbemaTV) phát sóng vào ngày 31/3 cùng năm. 27/11/2020, cô đã biểu diễn trực tiếp trên sân khấu với tư cách là ca sĩ solo tại sự kiện "LADY MADONNA-phiên bản mở rộng~I saw her standing there~Lúc đó trái tim tôi đã bị đánh cắp~" (LADY MADONNA-拡大版-I saw her standing there~その時ハートは盗まれた~) tổ chức tại CLUB-CHITTA Kawasaki. 13/8/2022, tất cả thành viên bao gồm cô đã tốt nghiệp nhóm Ebisu Muscats tại "Lễ tốt nghiệp Ebisu Muscats thế hệ thứ hai giữa mùa hè" được tổ chức tại Yebisu Garden Place.。 17/10/2022, cô thông báo đã được chỉ định làm đạo diễn của Life Promotion, tuy nhiên cô vẫn sẽ tiếp tục đóng phim. Cô đã nói rằng mục tiêu ngắn hạn của cô là tạo nên một môi trường tốt cho các nữ diễn viên, nơi họ có thể trao đổi các vấn đề trong công việc. 3/8/2023, cô xuất hiện tại sự kiện trực tiếp "LADY MADONNA ANNEX" tổ chức tại GOTANDA G6 Shinagawa. Cô đã nói rằng độ tuổi mãi mãi của cô là 21. Đồ ăn yêu thích của cô là dâu. Sở thích của cô là ăn uống. Kĩ năng đặc biệt của cô là ngủ và ăn mì udon bằng mũi. Cô đã nói rằng cô giết thời gian bằng cách ngủ, chơi với chú chó Mimi của cô, và chơi Tamagotchi. Người gắn bó nhất với cô là YouTuber và cựu nữ diễn viên khiêu dâm Abe Mikako từ khi Mikako còn hoạt động nữ diễn viên khiêu dâm. Trong phần giới thiệu trên Twitter của nhau, họ đã ghi là "bạn trai Abe Mikako" và "bạn gái Noa-tan". Họ tạo thành một bộ đôi "Abe☆noa" (あべ☆のあ) và thường tự tổ chức các sự kiện trò chuyện và các sự kiện khác. Các phim cô đóng có nhiều sự kiện kịch tính, và diễn xuất của cô được nói là "nhập vai tốt". Tại thời điểm ra mắt, cô thường đóng các phim loli dâm đãng và hành hạ người khác, nhưng kể từ khoảng năm 2020, cô đã xuất hiện nhiều hơn trong các phim khiểu gyaru, tập trung vào quan hệ tình dục thông thường. Nhà văn Health Samurai đã miêu tả cô là có cơ thể nhỏ, nhưng có một "cặp mông lớn" và khen ngợi cô rằng "Độ đàn hồi ngoài sức tưởng tượng, và hấp thụ hoàn hảo các động tác lên xuống của nam diễn viên". Cô đã chưa từng xem phim khiêu dâm đến khi trở thành nữ diễn viên khiêu dâm. Đến khi ra mắt ngành, cô chưa từng xem phim khiêu dâm, và chỉ hiểu ý nghĩa của các phim khiêu dâm Mosaic từ các lời bình phẩm trên báo. Khi cô nói với nghệ sĩ Minamikawa rằng cô đã thay đổi ngoạn mục khi diễn vai dâm đãng, cô đã nhận được những lời khen rằng các biểu cảm khuôn mặt và giọng khàn khàn, lạnh lùng của cô phù hợp với vai diễn người hành hạ. Futaba Ema, một đàn em cùng công ti, gọi cô là "Eikawa-san". Hành động cô không thích nhất là irrumatio. Vì các hành động khó mà đạo diễn yêu cầu thực hiện khi quay, cô không ngừng đau đầu vì khóc và nức nở, cô thậm chí hầu như không uống các đồ uống thạch trong các giờ nghỉ và không ăn các bữa ăn đã được chuẩn bị sẵn. Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, cô nói rằng cô rất khó chịu vì bị đẩy dương vật sâu vào họng đến mức cô muốn xé dương vật của nam diễn viên ra trong cảnh sau. Cô nói rằng buổi ghi hình này đã làm cô nhận ra cô không phải là người có tính cách M (khổ dâm). Ngoàn ra, cô không muốn uống một lượng lớn tinh dịch được chuẩn bị sẵn trong một cốc đựng và không biết thuộc về ai, nên cô đã từ chối đóng các phim trong đó cần uống tinh dịch. Cô đã nói rằng từ khi trở thành nữ diễn viên khiêu dâm kĩ năng liếm dương vật và tư thế 90 độ (cowgirl) của cô đã trở nên tốt hơn. Cụ thể hơn, cô nói rằng cô thích liếm dương vật vì nó kích thích sự S (bạo dâm) của cô và cô cảm thấy thú vị khi tìm những nơi nhạy cảm của người kia và sau đó hành hạ hoặc cố ý chọc ghẹo ở đó. Cô cũng đã nói rằng sau khi vào ngành cô đã phát hiện ra rằng vùng kích dục của cô là tai. Tại các sự kiện, cô thường thực hiện "Noa Gachi Call" trong đó cô hét lên "Noa dake wa? (Noa là gì nào?)" và người hâm mộ hét trả lời lại "Gachi!" (lấy cảm hứng từ Pro Wrestling Noah).
Adelheid của Áo (3 tháng 1 năm 1914 – 2 tháng 10 năm 1971) là một Nữ Đại vương công Áo, con gái của Karl I của Áo và Zita của Borboné-Parma. Những năm đầu đời. Adelheid sinh ngày 3 tháng 1 năm 1914, tại Schloss Hetzendorf . Nữ Đại vương công là con thứ hai và con gái lớn của Thái tử Karl của Áo và Zita của Borbone-Parma. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1914, Nữ Đại vương công được Friedrich Gustav Piffl rửa tội và được đặt tên là: "Adelheid Maria Josepha Sixta Antonia Roberta Ottonia Zita Charlotte Luise Immakulata Pia Theresia Beatrix Franziska Isabella Henriette Maximiliana Genoveva Ignatia Marcus d'Aviano". Cha mẹ đỡ đầu của Adelheid là bà nội Maria Josepha của Sachsen, và anh trai của mẹ là Sisto của Borbone-Parma. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1916, Hoàng đế Franz Joseph I của Áo qua đời và cha của Adelheid kế vị Franz Joseph I trở thành Hoàng đế Áo và Quốc vương Hungary. Trong Thế chiến thứ nhất, Adelheid thường đi cùng anh trai cô, Thái tử Otto và cha trong các chuyến thị sát quân đội Áo. Sau thất bại của Đế quốc Áo-Hung trong chiến tranh, cha của Adelheid buộc phải từ bỏ việc tham dự vào quốc sự và đế chế bị tan rã — và các quốc gia cộng hòa được thành lập ở Áo và Hungary. Năm 1919, Adelheid và gia đình lâm vào cảnh sống lưu vong, ban đầu là ở Thụy Sĩ và cuối cùng là ở Đảo Madeira. Ngày 9 tháng 3 năm 1922, Adelheid cùng anh trai Otto và cha vào thị trấn để mua đồ chơi nhân dịp sinh nhật của Carl Ludwig. Trên đường về, ba cha con bị bao phủ bởi sương mù lạnh lẽo; kể từ đó, Cựu Hoàng đế Karl I bị cảm lạnh và mắc phải bệnh viêm phổi cũng như đã qua đời vì căn bệnh này vào ngày 1 tháng 4. Cuộc sống sau này. Vào tháng 12 năm 1933, Adelheid trở thành thành viên đầu tiên trong gia đình đặt chân đến Viên kể từ khi Áo thành lập nền cộng hòa, khi Nữ Đại vương công đến Viên bằng tàu hỏa từ Budapest. Adelheid theo học tại Đại học Louvain và lấy bằng tiến sĩ năm 1938. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Adelheid cùng hầu hết gia đình di cư sang Hoa Kỳ để trốn thoát Đức Quốc xã; sau này Adelhied trở lại Châu Âu. Vào ngày 2 tháng 10 năm 1971, Adelheid qua đời ở Pöcking, Bayern, thọ 57 tuổi và hiện được chôn cất tại Tulfes Friedhof.
Charlotte của Áo (tiếng Đức: "Charlotte von Österreich"; 1 tháng 3 năm 1921 – 23 tháng 7 năm 1989) là con gái của Karl I của Áo và Zita của Borbone-Parma. Charlotte còn được biết đến với cái tên là Charlotte de Bar khi còn là nhân viên phúc lợi ở Hoa Kỳ từ năm 1943 đến năm 1956. Charlotte sinh ngày tháng 3 năm 1921 ở Prangins, Thụy Sĩ, nơi Hoàng thất Áo sống lưu vong sau sự sụp đổ của Đế quốc Áo-Hung sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Gia đình của Charlotte đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau trong thời gian lưu vong: sau khi rời Thụy Sĩ, họ đến đảo Madeira thuộc Bồ Đào Nha, nơi cha của Hoàng nữ qua đời một tháng sau sinh nhật đầu tiên của Charlotte vì mắc bệnh viêm phổi. Em gái của Charlotte là Elisabeth chào đời một tháng sau đó. Sau đó cả gia đình định cư ở Bỉ trước khi rời châu Âu để sang Mỹ trốn Đức quốc xã. Sau khi cùng gia đình chuyển đến Canada, Charlotte lấy bằng kinh tế tại Đại học Laval vào năm 1942 và theo học tại Đại học Fordham khi trở về Hoa Kỳ. Năm 1943, Charlotte bắt đầu làm nhân viên phúc lợi ở khu East Harlem thuộc Manhattan với cái tên là Charlotte de Bar. Vào tháng 5 năm 1956, Charlotte đính hôn với George Alexander xứ Mecklenburg, Công tước xứ Mecklenburg cũng như là gia chủ của Gia tộc Mecklenburg-Strelitz. Họ kết hôn trong một buổi lễ dân sự vào ngày 21 tháng 7 năm 1956 tại Pöcking, Đức, sau đó là một buổi lễ tôn giáo bốn ngày kế tiếp. Charlotte đã rời bỏ công việc nhân viên phúc lợi sau khi kết hôn. George qua đời vào ngày 6 tháng 7 năm 1963 và hai vợ chồng không có con. Charlotte qua đời ở München bốn tháng sau cái chết của mẹ là Cựu Hoàng hậu Zita.
Carolina Maria Annunziata Bonaparte Murat Macdonald (tiếng Pháp: "Caroline Marie Annonciade Bonaparte"; 25 tháng 3 năm 1782 – 18 tháng 5 năm 1839), hay được biết đến nhiều hơn với cái tên Caroline Bonaparte, là một hoàng nữ của Đệ Nhất Đế chế Pháp; con thứ 7 và là con gái thứ 3 của Carlo Bonaparte và Letizia Ramolino, và em gái của Hoàng đế Napoléon I của Pháp. Bà là vương hậu của Vương quốc Napoli trong thời kỳ chồng bà là Joachim Murat được người anh vợ Napoleon trao quyền cai trị vùng đất này. Caroline đã trở thành nhiếp chính của Napoli trong 4 lần khi chồng bà vắng mặt: vào các năm 1812–1813, 1813, 1814 và 1815. Năm 1800, Caroline kết hôn với Joachim Murat, Thống chế của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp và là người thuộc phe cánh của Đệ nhất Tổng tài Napoleon Bonaparte, cũng là anh rể của ông. Năm 1804, Napoleon xưng đế, chính thức lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, Joachim Murat bước vào hoàng tộc Pháp với tước hiệu Thân vương Đế chế. Năm 1808, sau khi Joseph Bonaparte rời Napoli để tiếp nhận ngai vàng Tây Ban Nha, Joachim Murat đã được đưa đến bán đảo Ý để trở thành vua của nhà nước này. Cuộc sống đầu đời. Caroline sinh ra ở Ajaccio, Corsica, là con gái của Carlo Bonaparte và Letizia Ramolino. Cô là em gái của Joseph Bonaparte, Napoléon Bonaparte, Lucien Bonaparte, Élisa Bonaparte, Louis Bonaparte và Pauline Bonaparte. Cô là chị gái của Jérôme Bonaparte. Được đánh giá cao về vẻ đẹp và trí thông minh, Caroline cũng có tính khí phức tạp, đầy tham vọng và hiểu biết về chính trị, đặc biệt là khi bà có đến 6 anh chị em là quân chủ cai trị các lãnh thổ khắp châu Âu, chồng bà cũng được trao ngai vàng của vương quốc có lãnh thổ lớn thứ 2 trên bán đảo Ý. Hoàng nữ Caroline Bonaparte Năm 1793, Caroline cùng gia đình chuyển đến Pháp trong Cách mạng Pháp. Caroline được giáo dục khi còn là học sinh tại trường Saint-Germain-en-Laye do Henriette Campan thành lập. Cô học cùng trường với Hortense de Beauharnais, con gái của Joséphine. Trong tương lại Hortense trở thành vợ của anh trai Louis Bonaparte, trong khi đó mẹ của Hortense lại trở thành vợ của Napoléon Bonaparte, tương lai là hoàng hậu đầu tiên của Đế chế Pháp. Cô yêu Joachim Murat hào hoa và lôi cuốn, một trong những chỉ huy kỵ binh cấp cao của anh trai cô, và họ kết hôn vào ngày 20 tháng 1 năm 1800. Caroline mới 17 tuổi. Ban đầu, Napoléon không muốn cho phép họ kết hôn, tuy nhiên, vợ ông là Joséphine de Beauharnais đã thuyết phục ông thay đổi ý định. Khi Napoléon trở thành Hoàng đế, bà và các chị gái đã thuyết phục anh trai phong họ làm công chúa Hoàng gia của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Caroline trở thành Đại công tước phu nhân xứ Berg và Cleves vào ngày 15 tháng 3 năm 1806 và là Vương hậu của Napoli vào ngày 1 tháng 8 năm 1808, khi chồng của bà được anh trai bà bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương. Theo các điều khoản, Caroline vẫn sẽ giữ tước hiệu Vương hậu sau cái chết của chồng. Với tư cách là Vương hậu, Caroline đã cải tạo các dinh thự hoàng gia ở Vương quốc Napoli, quy hoạch những khu vườn mới, khuyến khích sự quan tâm ngày càng tăng đối với đồ nội thất có thiết kế Cổ điển, bảo trợ cho ngành công nghiệp tơ lụa, bông và các nghệ sĩ người Pháp ở Napoli, thể hiện sự quan tâm đến những khám phá khảo cổ học ở Pompei và thành lập một trường học dành cho nữ sinh. Caroline được mô tả là người cực kỳ ghen tị với chị dâu Joséphine và các con của cô, vì Caroline cảm thấy Hoàng đế Napoléon ưu ái họ hơn những người thân thuộc Vương tộc Bonaparte của mình. Theo báo cáo, Caroline là người đã sắp xếp để Napoléon lấy một tình nhân, Éléonore Denuelle, người đã sinh ra đứa con ngoài giá thú đầu tiên cho Napoleon một cách hợp pháp. Điều này có tác dụng như mong muốn trong việc chứng minh rằng Joséphine bị vô sinh, vì Napoléon đã cho thấy rõ ràng rằng ông có khả năng sinh con, điều này cuối cùng dẫn đến việc ông ly hôn với Josephine và tái hôn với Hoàng nữ của Đế chế Áo. Năm 1810, khi Napoléon kết hôn với người vợ thứ hai Marie Louise của Áo, Caroline chịu trách nhiệm hộ tống bà đến Pháp. Sau khi gặp cô ở biên giới Áo và công quốc của cô, Caroline buộc Marie-Louise phải bỏ lại tất cả hành lý, người hầu và thậm chí cả con chó cưng của cô ở Áo. Caroline cống hiến hết mình vì lợi ích của chồng mình Joachim Murat, Vua của Napoli, nơi bà tham gia rất nhiều vào công việc của Vương quốc. Với tư cách là vương hậu của Napoli, bà giữ chức vụ nhiếp chính của Napoli trong thời gian Joachim vắng mặt trong 4 lần: khi ông tham gia cuộc chiến với Nga năm 1812–1813, khi ông tham gia cuộc chiến ở Đức năm 1813, trong cuộc chiến chống lại Napoléon vào năm 1814, và cuối cùng là trong thời điểm Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815. Năm 1814, bà ủng hộ quyết định của chồng về việc thực hiện các hòa ước riêng với các đồng minh chống Napoléon, giữ ngai vàng của ông trong khi Napoléon bị phế truất. Sau đó, trong Triều đại Một trăm ngày năm 1815, Joachim ra mặt ủng hộ Napoléon. Trong thời gian ông vắng mặt, Caroline được giữ lại làm nhiếp chính của Napoli. Joachim bị đánh bại và bị xử tử, còn Caroline thì trốn sang Đế quốc Áo. Trong thời gian sống lưu vong, bà lấy tước hiệu 'Nữ bá tước xứ Lipona'; 'Lipona' là cách đảo chữ của 'Napoli' (Naples). Năm 1830, bà kết hôn với Francesco (François) Macdonald (1777–1837), họ hàng của Nguyên soái Étienne Macdonald, từng là Bộ trưởng Bộ Chiến tranh của Vương quốc Napoli trong giai đoạn 1814-1815. Bà sống ở Florence cho đến khi qua đời vào năm 1839, và 2 người không có con. Caroline qua đời năm 1839 và được chôn cất tại Chiesa di Ognissanti, ở Florence. Một trong những chắt trai của bà là nam diễn viên người Mỹ René Auberjonois. Caroline và Joachim là cha mẹ của 4 đứa trẻ:
Lewis Carl Dunk (sinh ngày 21 tháng 11 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh Cầu thủ thủ Bóng đá thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Premier League Brighton Hove Albion và Đội tuyển quốc gia Anh. Dunk bắt đầu sự nghiệp trẻ của mình tại Wimbledon trước khi gia nhập học viện của Brighton Hove Albion vào năm 2003. Anh ấy đã có trận ra mắt đội một cho Brighton vào năm 2010, và là một phần của đội đã giành chức vô địch League One tại mùa 2010–11. Trong mùa giải 2016–17, Dunk đã đạt được thăng hạng đến Premier League cùng Brighton và có tên trong Đội vô địch PFA của năm. Dunk trở thành đội trưởng của Brighton từ mùa 2019–20. Anh ấy đã dẫn dắt câu lạc bộ đến vòng loại châu Âu đầu tiên của họ tại mùa giải 2022–23, khi họ giành được một suất tham dự UEFA Europa League 2023-24. Dunk chưa được huấn luyện ở cấp độ đội trẻ quốc tế, mặc dù đã được gọi vào đội tuyển U21 Anh vào năm 2011. Anh đã có trận ra mắt đội tuyển Anh vào năm 2018.
Bá tước xứ Foix Bá tước xứ Foix (tiếng Catalan: "Comtat de Foix"; tiếng Pháp: "Comté de Foix"; tiếng Anh: "Count of Foix") là những nhà cai trị Bá quốc Foix, nơi ngày nay toạ lạc ở miền Nam nước Pháp, trong thời Trung cổ. Nhà Foix cuối cùng đã mở rộng quyền lực của mình trên khắp dãy núi Pyrenees, mua lại Tử quốc Béarn và chuyển triều đình của họ đến Pau ở Béarn. Bá tước Francis Phoebus trở thành vua của Navarre vào năm 1479. Bá tước cuối cùng là Vua Henry III của Navarre, sau khi lên ngôi vua Pháp, bá quốc này đã thuộc lãnh thổ của hoàng gia Pháp. Cho đến ngày nay, tổng thống Pháp được coi là người kế vị không chính thức của bá tước xứ Foix (với tư cách là người cai trị hiện tại của nhà nước Pháp) với tư cách là Đồng Vương công Andorra.
Bá quốc Foix (tiếng Pháp: "Comté de Foix"; tiếng Occitan: "Comtat de Fois"; tiếng Anh: "County of Foix") là một thái ấp thời trung cổ ở miền nam nước Pháp, và sau này là một tỉnh của Pháp, có lãnh thổ tương ứng với phần phía đông của tỉnh Ariège hiện đại. (phần phía tây của Ariège là Couseran). Trong thời Trung cổ, Bá quốc Foix được cai trị bởi Bá tước xứ Foix, người có lâu đài nhìn ra thị trấn Foix. Năm 1290, bá tước xứ Foix thừa kế Tử quốc Béarn, nơi trở thành trung tâm lãnh thổ của họ, và từ thời điểm đó trở đi, bá tước xứ Foix hiếm khi cư trú ở Bá quốc Foix, họ thích Béarn giàu có và xanh tươi hơn. Bá quốc Foix là một thái ấp tự trị của Vương quốc Pháp và bao gồm một tập hợp các lãnh địa nhỏ được cai trị bởi các lãnh chúa, những người mặc dù trực thuộc các Bá tước xứ Foix nhưng có một số tiếng nói trong chính quyền của bá quốc. Các điền trang cấp tỉnh của bá quốc, một cơ quan lập pháp có thể có từ thế kỷ XIV, bao gồm ba mệnh lệnh và sở hữu quyền lực và năng lực đáng kể. Vào thế kỷ XVII và XVIII, Foix đã thành lập một trong 33 chính phủ hoặc khu quân sự của Pháp và giữ các điền trang cấp tỉnh cho đến Cách mạng Pháp. Năm 1790 nó được sáp nhập với Couserans để thành lập tỉnh Ariège. Bá quốc Foix tồn tại ngay trước Cách mạng Pháp, có diện tích đất là 2.466 km2 (952 dặm vuông). Tại cuộc điều tra dân số năm 1999, có 76.809 cư dân sống trên lãnh thổ tỉnh cũ của Bá quốc Foix, nghĩa là mật độ chỉ 32 inh trên mỗi km2 (84 inh. mỗi dặm vuông). Các khu vực đô thị lớn nhất là Pamiers, với 17.715 dân vào năm 1999, và Foix, với 10.378 dân vào năm 1999. Bá tước xứ Foix phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Lúc đầu, họ có mối thù giữa các Bá tước xứ Toulouse và các Bá tước xứ Barcelona, nhưng sau thất bại trong cuộc Thập tự chinh Cathar, họ đã thành công trong việc thiết lập chế độ chư hầu trực tiếp của mình với vua nước Pháp. Trong thế kỷ XIII và XIV, Bá tước xứ Foix được coi là một trong những quý tộc phong kiến Pháp quyền lực nhất. Sống ở biên giới Vương quốc Pháp, có sự tương tác thường xuyên với Vương quốc Navarre và thường xuyên liên lạc với Vương quốc Anh thông qua Gascony và Aquitaine, họ ở vị trí thuận lợi cho việc khẳng định nền độc lập và hành động giống như những nhà cai trị bình đẳng hơn là những người phụ thuộc vào các vị vua của Pháp. Tước hiệu Bá tước xứ Foix lần đầu tiên được đảm nhận bởi Roger xứ Foix (mất khoảng năm 1064), con trai của Bernard Roger xứ Couserans, con trai nhỏ của Roger I de Cominges, Bá tước xứ Carcassonne, de Couserans et de Razés, khi ông thừa kế thị trấn Foix và các vùng đất liền kề mà cho đến nay vẫn là một phần của huyện Carcassonne. Cháu trai của ông, Roger II, tham gia cuộc Thập tự chinh thứ nhất vào năm 1095 và sau đó bị Giáo hoàng Paschal II rút phép thông công vì tội chiếm đoạt tài sản của giáo hội. Sau đó, ông xoa dịu cơn giận của nhà thờ thông qua những khoản quyên góp phong phú, và khi ông qua đời vào năm 1125, ông được con trai là Roger III và Roger Bernard I kế vị. Con trai duy nhất của Roger-Bernard là Raymond Roger, đi cùng vua Pháp là Philip Augustus, tới Palestine vào năm 1190 và nổi bật khi chiếm được Acre. Sau đó, ông tham gia vào Cuộc Thập tự chinh Albigensian để bảo vệ Cathars, và do bị buộc tội dị giáo, đất đai của ông đã được trao cho Simon de Montfort, Bá tước thứ 5 xứ Leicester. Raymond Roger đã thỏa thuận với Giáo hội và lấy lại tài sản của mình trước khi qua đời vào năm 1223. Ông là người bảo trợ cho các nhà thơ Provençal và bản thân cũng là một nhà thơ. Ông được kế vị bởi con trai mình là Roger Bernard II, người đã hỗ trợ Raymond VII, Bá tước xứ Toulouse và gia đình Albigenses trong cuộc kháng chiến chống lại các vị vua Pháp, Louis VIII và Louis IX, đã bị rút phép thông công hai lần và qua đời vào năm 1241. Con trai ông, Roger IV, qua đời năm 1265 và được kế vị bởi con trai mình, Roger Bernard III, người nổi tiếng là một nhà thơ hơn là một chiến binh, đã bị cả Philippe III của Pháp và Pero III của Aragon bắt làm tù binh. Ông kết hôn với Marguerite, con gái và là nữ thừa kế của Gaston VII, Tử tước xứ Béarn, đồng thời ông thừa kế Tử quốc Béarn và Nébouzan từ cha vợ vào năm 1290, dẫn đến bùng nổ mối thù lâu dài giữa Nhà Foix và Nhà Armagnac. Từ năm 1278, Bá tước xứ Foix và những người kế vị hợp pháp của họ cũng là Đồng Vương công Andorra, sau này khi Foix bị hợp nhất vào ngai vàng Pháp thì Vua, hoàng đế hoặc Tổng thống Pháp giữ vị trí là Đồng vương công Andorra, quyền này vẫn còn hiệu lực cho đến tận ngày nay. Cuộc tranh cãi tiếp tục diễn ra dưới thời con trai và người kế vị của Roger Bernard là Gaston I, người trở thành bá tước vào năm 1302, thừa kế cả Bá quốc Foix và Tử quốc Béarn. Bị lôi kéo vào mối quan hệ với Vua Philippe IV của Pháp, do cuộc đấu tranh với Bá tước xứ Armagnac, Gaston bị giam ở Paris. Ông nhanh chóng lấy lại được tự do và tháp tùng Vua Louis X trong chuyến viễn chinh đến Flanders vào năm 1315, và qua đời khi trở về Pháp cùng năm. Con trai cả của ông, Gaston II, đã làm hòa với Nhà Armagnac và tham gia vào nhiều cuộc chiến tranh khác nhau ở cả Pháp và Tây Ban Nha, qua đời tại Seville vào năm 1343, và ông được kế vị bởi con trai nhỏ của mình, Gaston III. Công tước Gaston III (1331–1391), được gọi là Phoebus, phiên bản tiếng La Tinh của Apollo, vì vẻ đẹp trai của ông, là thành viên nổi tiếng nhất của Nhà Foix-Béarn. Giống như cha mình, ông đã hỗ trợ Pháp trong cuộc chiến chống lại nước Anh, được giao nhiệm vụ bảo vệ biên giới Gascony. Khi vua Pháp là John II, sủng ái Bá tước xứ Armagnac, Gaston từ bỏ sự phục vụ của mình và đi chiến đấu chống lại những kẻ ngoại giáo ở Phổ. Trở về Pháp vào khoảng năm 1357, ông đã giải cứu một số phụ nữ quý tộc khỏi các cuộc tấn công của những người theo Jacquerie tại Meaux, và nhanh chóng gây chiến với Bá tước xứ Armagnac. Trong cuộc đấu tranh này, ông cũng tấn công Bá tước xứ Poitiers, đại diện hoàng gia ở Languedoc, nhưng nhờ sự can thiệp của Giáo hoàng Innocent VI ông đã làm hòa với bá tước này vào năm 1360. Tuy nhiên, Gaston vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại Bá tước xứ Armagnac, và đến năm 1362 thì vị bá tước này bị đánh bại và buộc phải trả tiền chuộc. Cuộc chiến này kéo dài đến năm 1377. Đầu năm 1380, Bá tước xứ Foix được bổ nhiệm làm thống đốc Languedoc, nhưng khi Charles VI kế vị Charles V làm vua vào cuối năm đó, việc bổ nhiệm này đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, từ chối tuân theo mệnh lệnh của hoàng gia và được sự ủng hộ của các công xã Languedoc, Gaston đã chiến đấu trong khoảng 2 năm chống lại John, công tước xứ Berry, người đã được chọn làm người kế vị ông. Khi chiến thắng trong trận chiến, ông từ bỏ cuộc đấu tranh và lui về dinh thự của mình, giữ thái độ trung lập và độc lập. Sau đó ông cư trú tại Orthez, thủ đô của Tử quốc Béarn. Năm 1348 Gaston kết hôn với Agnes, con gái của Philip, Bá tước xứ Évreux (mất năm 1343), với vợ ông là Jeanne II, Nữ vương của Navarre. Với Agnes, người mà ông đã ly hôn vào năm 1373, ông có một con trai duy nhất, Gaston, người được cho là đã bị chú của ông, Carlos II của Navarra, xúi giục đầu độc cha mình, và người đã chết vào năm 1381. Có khả năng là anh ta bị cha mình giết chết. Gaston rất thích săn bắn nhưng không phải là không có niềm yêu thích nghệ thuật và văn học. Hiện có một số bản thảo tuyệt đẹp được thực hiện theo lệnh của ông, và chính ông đã viết một chuyên luận về săn bắn, "Livre de chasse", được biết đến bằng tiếng Anh là "The Hunting Book". Jean Froissart, người đã mô tả sinh động về triều đình và cách sống của ông tại Orthez ở Béarn, đã nói một cách nhiệt tình về Gaston, rằng: "Tôi chưa bao giờ thấy một người nào giống ông ấy về tính cách, cũng không có hình thức đẹp đẽ, cũng không lịch sự đến thế, và một lần nữa, về mọi mặt anh ấy đều hoàn hảo đến mức không thể khen ngợi quá nhiều". Không còn con trai hợp pháp, Gaston de Foix dễ dàng bị thuyết phục để thừa kế đất đai của mình cho Vua Charles VI, người nhờ đó đã có được Bá quốc Foix và Tử quốc Béarn khi bá tước qua đời tại Orthez vào năm 1391. Gần như ngay sau cái chết của Gaston, Vua Charles đã trao Bá quốc Foix cho Matthew, Tử tước xứ Castelbon, hậu duệ của Bá tước Gaston I xứ Foix. Khi Matthew qua đời mà không có hậu duệ thừa kế vào năm 1398, đất đai của ông bị Archambault, Bá tước xứ Grailly và Captal de Buch, chồng của chị gái Matthew là Isabella (mất năm 1426), người được xác nhận là Bá tước hợp pháp xứ Foix, chiếm giữ vào năm 1401. Con trai cả của Archambault là John (khoảng 1382–1436), người kế vị đất đai và tước hiệu của cha mình vào năm 1412, đã kết hôn với Jeanne vào năm 1402, con gái của Charles III, vua của Navarre. Từng phục vụ vua Pháp ở Guyenne và vua Aragon ở Sardinia, John trở thành đại diện hoàng gia ở Languedoc, khi cuộc cãi vã cũ giữa Bá tước xứ Foix và Armagnac lại nổ ra. Trong cuộc đấu tranh giữa đảng Burgundian và Armagnacs, ông đã bày mưu tính kế với cả hai, và do đó bị "Dauphin nước Pháp", sau này là Vua Charles VII của Pháp, nghi ngờ. Từ bỏ chính nghĩa của Pháp, ông sau đó liên minh với Henry V của Anh. Khi Charles VII trở thành vua vào năm 1423, ông quay trở lại lòng trung thành trước đây và trở thành đại diện của nhà vua ở Languedoc và Guyenne. Sau đó, ông hỗ trợ đàn áp các băng cướp đang tàn phá nước Pháp, chiến đấu cho Vương quyền Aragon chống lại Vương quyền Castile, và hỗ trợ anh trai mình, Hồng y xứ Foix, dẹp tan cuộc nổi dậy ở Aragon. Peter, Hồng y xứ Foix (1386–1464), là con trai thứ năm của Archambault xứ Grailly, và được bổ nhiệm làm tổng giám mục xứ Arles vào năm 1450. Ông tham gia nổi bật vào cuộc đấu tranh giữa các Giáo hoàng đối lập, đồng thời thành lập và ban tặng Collège de Foix ở Toulouse. Bá tước tiếp theo là con trai của John là Gaston IV xứ Foix, người kết hôn với Leonora (mất năm 1479), con gái của John, vua của Aragon và Navarre. Năm 1447, ông mua lại Tử quốc Narbonne và hỗ trợ Vua Charles VII ở Guyenne, ông được phong Đẳng cấp quý tộc Pháp vào năm 1458. Năm 1455, cha vợ ông chỉ định ông làm người kế vị ở Vương quốc Navarre, và Louis XI của Pháp đã phong ông làm người kế vị, cho ông các Bá quốc Roussillon và Cerdagne, và phong ông làm đại diện của mình ở Languedoc và Guyenne; nhưng những dấu hiệu ưu ái này không ngăn cản ông tham gia liên minh chống lại Louis vào năm 1471. Con trai cả của ông là Gaston, Thân vương xứ Viana, chồng của Madeleine của Pháp, con gái của Charles VII của Pháp, qua đời năm 1470, và khi Gaston IV qua đời 2 năm sau đó, đất đai của ông được chuyển cho cháu trai ông, Francis Phoebus (mất năm 1483). Francis Phoebus trở thành vua Navarre năm 1479 và được kế vị bởi chị gái ông là Catherine (mất năm 1517), vợ của Jean d'Albret (mất năm 1516). Con trai thứ của Bá tước Gaston IV là John (mất năm 1500), người được cha mình phong làm Tử tước xứ Narbonne và kết hôn với Marie, em gái của vua Pháp Louis XII. Ông có quan hệ tốt với cả Louis XI và Louis XII, và sau cái chết của cháu trai ông là Francis Phoebus vào năm 1483, ông đã giành được Vương quốc Navarre trước Jean d'Albret và vợ ông, Catherine de Foix. Cuộc đấu tranh sau đó kéo dài cho đến năm 1497 khi John từ bỏ yêu sách của mình. Ông để lại một con trai, Gaston de Foix (1489–1512), một vị tướng nổi tiếng người Pháp, và một con gái, Germaine de Foix, người trở thành vợ thứ hai của Ferdinand II xứ Aragon. Năm 1507, Gaston trao đổi Tử quốc Narbonne với Vua Louis XII của Pháp để lấy công quốc Nemours, và với tư cách là Công tước xứ Nemours, ông nắm quyền chỉ huy quân đội Pháp ở Ý. Sau khi giải phóng Bologna và chiếm Brescia, Gaston chạm trán với quân đội của Liên minh Thánh tại Ravenna vào tháng 4 năm 1512 và đánh tan quân địch, nhưng bị giết trong cuộc truy đuổi. Ngoài ra còn có các nhánh trẻ hơn của gia tộc Foix-Grailly: tử tước xứ Lautrec (hậu duệ của Pierre de Foix, con trai út của Jean III); Bá tước xứ Candale và Benauges (hậu duệ của Gaston de Foix, con trai nhỏ của Archemboult và con trai John de Foix, Bá tước thứ nhất xứ Kendal); Bá tước Gurson và Fleix và Tử tước Meille (Jean de Foix, Comte de Meille, Gurson et Fleix, là con trai nhỏ của Jean de Foix, Bá tước xứ Kendal), và Bá tước Caraman, hay Carmain, xuất thân từ Isabeau de Foix, Dame de Navailles (con duy nhất của Archambaud de Foix-Grailly, Nam tước de Navailles) và chồng bà Jean, Vicomte de Carmain, con cháu của họ lấy tên và huy hiệu của Foix. Nhà Albret và Nhà Bourbon. Khi Catherine, vợ của Jean d'Albret, kế vị anh trai bà là Francis Phoebus, Nhà Foix-Grailly được sáp nhập vào Nhà Albret, và sau đó là Nhà Bourbon với Henry III của Navarre, con trai của Antoine de Bourbon và Juana III của Navarra. Henry III của Navarre trở thành Vua Henri IV của Pháp vào năm 1589. Năm 1607, ông hợp nhất với vương quốc Pháp các thái ấp riêng của ông thuộc chủ quyền của Pháp (tức là Bá quốc Foix, Bigorre, Quatre-Vallées và Nébouzan, nhưng không bao gồm Béarn và Hạ Navarre, là các nhà nước có chủ quyền bên ngoài vương quốc Pháp), và do đó Bá quốc Foix trở thành một phần lãnh thổ của hoàng gia.
Frantzisko Febus của Navarre Frantzisko I Febus của Navarra (tiếng Basque: "Frantzisko Febus", tiếng Pháp: "François Fébus", tiếng Occitan: "Francés Fèbus", tiếng Tây Ban Nha: "Francisco Febo"; 4 tháng 12 năm 1467 – 7 tháng 1 năm 1483) là Vua của Navarre (1479–1483), Tử tước xứ Béarn, và Bá tước xứ Foix (1472). Ông là con trai của Gaston, Thân vương xứ Viana, và là cháu trai của Nữ vương Eleanor, người mà ông đã kế vị ngai vàng Navarra. Bà đề nghị ông liên minh với Vương quốc Pháp. Việc kế vị của ông đã được đảng Agramon chấp thuận, trong khi đảng Beaumont ủng hộ Ferrando II của Aragón, người bắt đầu gây áp lực chính trị và quân sự lên Vương quốc Navarra trước cuộc xâm lược toàn diện vào năm 1512. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi của mình, Francis Phoebus được sự bảo vệ của mẹ ông, nhiếp chính Magdalena xứ Valois. Ông chết trẻ khi đang chơi nhạc cụ Pipe, được cho là bị đầu độc. Ông được chôn cất ở Lescar.
Gaston, Thân vương xứ Viana Gaston, Thân vương xứ Viana, còn được gọi là Gaston de Foix (1445 – 23 tháng 11 năm 1470), là con trai của Gaston IV, Bá tước xứ Foix và Nữ vương Eleanor của Navarre, và là người thừa kế của cả hai 2 nhà nước Bá quốc Foix và Vương quốc Navarre. Gaston là Thái tử của Navarre, nên ông nhận được tước phong Thân vương xứ Viana. Ông kết hôn với Vương nữ Magdalena, con gái của Charles VII của Pháp và Marie xứ Anjou vào ngày 7 tháng 3 năm 1461 tại Lescar. Họ có hai người con: Gaston qua đời năm 1470, do vết thương trong một giải đấu thương ở Libourne, Aquitaine, trước khi tiếp nhận ngai vàng Navarre. Do đó, Francis I và Catherine I liên tiếp lên ngôi, nhưng chính vợ của Gaston là Magdalena mới là người thực sự là người cai trị trên danh nghĩa là nhiếp chính vương cho đến cuộc hôn nhân của Catherine với John, Lãnh chúa xứ Albret vào năm 1494, và cái chết của bà vào năm 1495.
Tử tước xứ Narbonne Tử tước xứ Narbonne (tiếng Pháp: "Vicomtes de Narbonne"; tiếng Anh: "Viscounts of Narbonne") là người cai trị thế tục của Tử quốc Narbonne vào thời Trung cổ. Narbonne từng là thủ phủ của tỉnh Septimania của Người Visigoth, cho đến thế kỷ thứ VIII, sau đó nó trở thành Tử quốc Narbonne thuộc Vương triều Caroling. Narbonne trên danh nghĩa chịu sự quản lý của Bá tước xứ Toulouse nhưng thường được quản lý một cách tự trị. Thành phố này là một cảng lớn trên biển Địa Trung Hải. Vào thế kỷ XII, Ermengarde xứ Narbonne (trị vì từ 1134 đến 1192) đã chủ trì một trong những trung tâm văn hóa nơi phát triển tinh thần "tình yêu lịch sự" (Courtly love), là một quan niệm văn học châu Âu thời trung cổ về tình yêu, nhấn mạnh đến sự cao quý và tinh thần hiệp sĩ. Vào thế kỷ XV, Narbonne sáp nhập vào Bá quốc Foix và vào năm 1507 thuộc lãnh thổ hoàng gia Pháp.
Evan Joe Ferguson (sinh ngày 19 tháng 10 năm 2004) là cầu thủ bóng đá người Ireland thi đấu ở vị trí tiền đạo cho Brighton Hove Albion tại Premier League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Ireland. Ferguson trưởng thành từ câu lạc bộ Bohemians, ra mắt đội một của Bohemians khi mới 14 tuổi trước khi gia nhập Brighton năm 2021. Sự nghiệp câu lạc bộ. Ferguson bắt đầu chơi bóng tại St Kevin's Boys, một đội bóng nằm tại Dublin nơi từng sản sinh ra các cầu thủ nổi tiếng thi đấu tại Premier League như Liam Brady và Damien Duff trước khi chuyển đến đội trẻ của Bohemians. Ferguson ra mắt đội một Bohemians khi còn chưa đủ 15 tuổi trong trận giao hữu hòa Chelsea ngày 21 tháng 7 năm 2019. Tháng 1 năm 2021, Ferguson ký hợp đồng chuyển sang thi đấu cho Brighton Hove Albion. "Tính đến ngày 8 tháng 10 năm 2023" "Tính đến ngày 16 tháng 10 năm 2023" "Bàn thắng và kết quả của Ireland được để trước."
Conger conger là một loài cá chình trong họ Congridae. Đây là loài cá chình nặng nhất thế giới, sinh sống ở khu vực đông bắc Đại Tây Dương, gồm cả Địa Trung Hải. Mô tả và hành vi. Chiều dài trung bình của cá thể trưởng thành "Conger conger" là , chiều dài tối đa hiện biết là (có khả năng đạt đến ở cá thể lớn nhất), với cân nặng tối đa khoảng , có nghĩa đây là loài cá chình nặng nhất thế giới. Về chiều dài, một số loài cá lịch biển lớn nhất có thể sánh ngang hay vượt hơn "C. conger" nhưng về cân nặng, chúng đều nhẹ hơn do có dáng vóc mảnh khảnh. Cá thể "C. conger" trung bình chỉ nặng . Con cái, với chiều dài trung bình khi đạt thành thục về tính là , có kích thước lớn hơn nhiều so với con đực (chiều dài trung bình khi đạt thành thục về tính là ). Thân mình "C. conger" dài, thon, không vảy. Chúng thường có màu nâu, nhưng có khi ngả về đen. Mặt bụng màu trắng. Dọc theo đường bên có một chuỗi đốm trắng nhỏ. Đầu gần như có hình nón nhưng hơi dẹp. Mõm tròn, có lỗ khứu giác. Khe mang dọc. Răng có hình nón. Vây lưng và vây hậu môn tiếp liền với vây đuôi. Chúng có vây lưng nhưng thiếu vây bụng. "C. conger" có môi trường sống tương tự cá lịch biển. Chúng thường sống trong khe đá, đôi khi chia sẻ nơi sống với cá lịch biển. Chúng rời khe đá vào ban đêm để săn mồi. Đây là loài săn mồi về đêm, ăn cá, chân đầu, giáp xác; chúng vừa ăn cá chết hay thối rữa vừa săn cá sống. "C. conger" có thể có biểu hiện hung hăng với con người, và cá thể lớn có thể là mối nguy hiểm với thợ lặn. Loài này sinh sống ở miền đông Đại Tây Dương, từ Na Uy-Iceland đến Senegal, có mặt cả ở Địa Trung Hải và biển Đen ở nơi có độ sâu 0–500 m, dù chúng có thể bơi đến với sâu 3600 m trong quá trình di cư. Có thể bắt gặp chúng ở cạnh bờ biển, nơi nước rất nông, lẫn ở nơi có độ sâu . Khi còn non, chúng ưa nơi đáy gồ ghề, nhiều đá sỏi, gần bờ biển, khi lớn lên thì di chuyển đến nơi nước sâu hơn. Di cư và sinh sản. Khi "C. conger" đạt từ 5 đến 15 tuổi, cơ thể chúng biến đổi mạnh, cơ quan sinh sản đực và cái tăng kích thước, bộ xương giảm khối lượng, răng rụng dần. Chúng bắt đầu di cư đến vùng sinh sản, "dù hiện không chắc rằng loài này chỉ có một hay nhiều vùng sinh sản". Con cái đẻ hàng triệu trứng, rồi cả con cái và đực đều chết. Một khi trứng nở, ấu trùng "C. conger" bắt đầu bơi về nơi nước nông, sống ở đó cho đến khi trưởng thành, rồi lại lặp lại chu trình di cư.
Packages from Planet X Packages from Planet X (tạm dịch sang tiếng Việt: Chuyến giao hàng từ Hành tinh X) là một bộ phim hoạt hình do DHX Media Vancouver và hãng American Greetings sản xuất. Bộ phim được công chiếu trên Disney XD vào ngày 13 tháng 7 năm 2013, sau đó là Teletoon và Télétoon vào ngày 16 tháng 1 năm 2014 như một phần của dòng sản phẩm ""Can't Miss Thursday". Bộ phim này kết thúc vào ngày 24 tháng 2 năm 2014. Tại Việt Nam, loạt phim 26 tập được phát sóng trên kênh SAM - BTV11 và An Viên - BTV9 với tên gọi "Chuyến giao hàng từ Hành tinh X"""." Ban đầu được lên kế hoạch làm một bộ phim truyện, ý tưởng của loạt phim này đến từ Jeff Harter sau vài tuần nghiên cứu và xem lại những gì ông thích khi còn là một đứa trẻ 10 tuổi: Khoa học viễn tưởng, truyện tranh, siêu anh hùng, robot, tàu không gian, người ngoài hành tinh, quái vật và bất cứ điều gì liên quan đến Không gian bên ngoài. Ý tưởng về nguồn gốc của các gói hàng trên Hành tinh X là một trong những quảng cáo đồ chơi mới lạ mà ông luôn chú ý đến. Ý kiến trái chiều. Bộ truyện nhận được sự đón nhận trái chiều. Joyce Slaton của Common Sense Media đã mô tả loạt phim này là một loạt phim hoạt hình có nhịp độ nhanh, tồi tệ, với "sự hài hước thô lỗ" và "tiện ích của người ngoài hành tinh" cùng với những yếu tố bạo lực trong phim hoạt hình. Cô lập luận thêm rằng một số trẻ nhỏ có thể bị "đe dọa hoặc bị kích thích quá mức trước tốc độ nhanh"". Mặc dù bị xem là nhanh, tồi tệ, nhưng mỗi tập phim của bộ phim hoạt hình này là những câu chuyện hài hước, vui nhộn, đầy ý nghĩa, sẻ chia những bài học sâu sắc về tình bạn trong sáng, tinh thần hợp tác, từ đó, hình thành đức tính tốt cho các khán giả nhỏ tuổi. Không chỉ vậy, bộ phim này còn khuyến khích những khán giả nhỏ tuổi đam mê khám phá, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học.