text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Acacia huegelii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên. là loài bản địa Tây Úc.
Miêu tả.
Cây bụi nhiều thân gai nhọn thường phát triển đến chiều cao 0,2 đến 1,0 mét (1 đến 3 ft). Các nhánh cây có thể là lông mềm hoặc hơi có lông với các quy tắc dựng đứng có chiều dài từ 2 đến 4 milimét (0,079 đến 0,177). Các phyllode xanh hăng rộng nhất ở gần giữa và thường có chiều dài từ 7 đến 16 mm (0,28 đến 0,63 in) và rộng từ 2 đến 7 mm (0,079 đến 0,276 in). Nó tạo ra những bông hoa màu vàng kem từ tháng 10 đến tháng 2. Các cụm hoa đơn được sắp xếp với một trên mỗi sợi trục. Đầu hoa hình cầu chứa 20 đến 35 bông hoa màu kem hoặc trắng. Sau khi hình thành vỏ hạt màu nâu đỏ cong cong phẳng có kích thước lên đến 40 mm (1,57 in) 4 dài với chiều rộng 3,5 đến 5 mm (0,125 đến 0,197) có chứa hạt lốm đốm thuôn.
Phân loại.
Loài này lần đầu tiên được mô tả chính thức bởi nhà thực vật học George Bentham vào năm 1837 trong công trình của Bentham, Stephan Endlicher, Eduard Fenzl và Heinrich Wilhelm Schott có tựa "Enumeratio plantarum quas in Novae Hollandiae ora austro-occidentali ad fluvium Cygnorum et in Sinu Regis Georgii collegit Carolus liber baro de Hügel". Nó đã được phân loại lại vào năm 2003 với tên "Racosperma huegelii" bởi Leslie Pedley sau đó được chuyển trở lại chi "Acacia" vào năm 2006. Từ đồng nghĩa duy nhất khác là "Acacia huegelii" Benth. var. "huegelii".
Tên loài vinh danh Carl Alexander Anselm, Baron von Hugel, một nhà tự nhiên học người Áo đã đến thăm Tây Úc vào năm 1833 và thu thập mẫu vật từ xung quanh sông Swan.
"A. huegelii" có liên quan chặt chẽ với "Acacia forrestiana" và có các phyllodes tương tự như "Acacia imparilis". | 1 | null |
The Planets ("tiếng Việt: Các hành tinh)", là một tác phẩm dành cho dàn giao hưởng gồm bảy phần, lần lượt được đặt tên theo 7 hành tinh ở hệ Mặt Trời. Tác phẩm được viết bởi nhà sáng tác người Anh Gustav Holst vào giữa năm 1914 và 1917.
Tác phẩm được ra mắt với công chúng lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 11 năm 1918 tại Queen's Hall ở London với ông Adrian Boult làm nhạc trưởng (là bạn của Holst), buổi ra mắt có 250 khách mời tham gia. Sau đó, lần lượt vào năm 1919 và đầu năm 1920, 3 phần của tác phẩm được biểu diễn trong 3 buổi diễn khác nhau, và vào ngày 15 tháng 11 năm 1920, tác phẩm được lần đầu tiên biểu diễn hoàn chỉnh bởi Dàn nhạc giao hưởng London (London Symphony Orchestra) với Albert Coates làm nhạc trưởng.
Tác phẩm mang lại nhiều sự quan tâm của công chúng và vì có môtip khá mới mẻ nên đa số khán giả đều thích tác phẩm này, mặc dù vẫn bị chỉ trích bởi một phần nhỏ khán giả. Nhanh chóng, tác phẩm trở nên nổi tiếng và được biểu diễn bởi các dàn nhạc khác nhau, chính ông Holst cũng đã tự làm nhạc trưởng cho 2 buổi biểu diễn tác phẩm này của ông. Sau này, cũng phải đến ít nhất 80 buổi biểu diễn tác phẩm này ở nước Anh nói riêng, và ở cả thế giới nói chung. | 1 | null |
Helianthus laetiflorus là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Pers. mô tả khoa học đầu tiên năm 1807.
Loài cây này phổ biến ở các địa điểm rải rác trên phần lớn Canada từ Newfoundland đến British Columbia, miền trung và miền đông Hoa Kỳ cho đến tận miền nam Texas và Georgia.
"Helianthus × laetiflorus" là một loại cây thân thảo, mọc xen kẽ, lá đơn, trên thân màu xanh lục. Hoa màu vàng, nở vào cuối mùa hè. | 1 | null |
Gustav Theodore (von) Holst (1874-1934) là nhà soạn nhạc người Anh. Ông là nhà soạn nhạc sống trong sự chuyển giao âm nhạc giữa Lãng mạn và Hiện đại. Ông là một trong những nhà soạn nhạc Anh xuất sắc nhất. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bản tổ khúc 7 chương "The Planets".
Tiểu sử.
Xuất thân, thời thơ ấu và niên thiếu.
Gustav Holst sinh vào ngày 21 tháng 9 năm 1874 tại Cheltenham, Anh. Ông là con trai cả của Adolph Holst và Clara Holst. Gia đình nhà Holst có nguồn gốc từ Thụy Điển, tổ tiên của gia đình này từng phục vụ trong triều đình của Nga với tư cách là một nhà soạn nhạc, tuy nhiên sau đó bị thất sủng và bị lưu đày đến tận Đức. Không lâu sau, nhà Holst di cư đến nước Anh. Bà cố nội của Gustav là một diễn viên Tây Ban Nha, lấy một người đàn ông Ireland làm chồng và định cư tại Ireland.
Gustav Holst đã chịu cảnh mất mẹ khi mới 8 tuổi. Chị gái của Adolph là Nina có nhiệm vụ trông nom Gustav và một đứa trẻ nữa. Tuy nhiên, bà bị làm cho xao lãng. Trước đây, thời con gái, Nina tỏ ra lãng mạn khi trải những cánh hoa trên con đường mà Franz Liszt đi qua.
Lại nói về Gustav. Đây là con người có tuổi thơ bất hạnh. Đôi mắt của cậu rất yếu, thế nhưng không có ai nhận ra rằng cậu cần có kính để đeo. Cậu có hai lá phổi cũng yếu đến nỗi cậu bị bệnh hen, thế nhưng không quan tâm đến điều đó. Chính căn bệnh này đã khiến cậu phải ngừng thở tạm thời khi leo cầu thang.
Trong thời niên thiếu, Gustav Holst rất ghét chơi violin, nhưng lại thích piano, nhạc cụ cậu bắt đầu chơi ngay khi chạm vào nó.
Vào năm 1885, Adolph Holst tái hôn với Mary Thorley Stone và quyết định gửi đứa con trai Gustav đến Trường Ngữ pháp Cheltenham với hy vọng cậu trở thành một nghệ sĩ piano giỏi. Tuy nhiên, Gustav lại gặp vấn đề vì sức khỏe khi mắc phải bệnh viêm dây thần kinh bàn tay. Điều đó rất tệ bởi mỗi giờ thực hành dài là mỗi giờ học mà Gustav bị quá sức. Khi đã lớn hơn, cậu thử sức tại các cuộc thi piano, nhưng không học bổng nào được trao cho cậu từ Cao đẳng Âm nhạc Hoàng gia và các trường cao đẳng khác ở Luân Đôn.
Khi trưởng thành.
Thời sinh viên.
Gustav Holst được nhận lời mời làm việc chuyên nghiệp đầu tiên vào năm 1893. Holst chơi đàn organ tại làng Wick Rissington. Không lâu sau, chàng trai trẻ trở thành người chơi organ chính, đồng thời trở thành một nhạc trưởng của dàn hợp xướng của một nhà thờ cộng đồng tại Bourton-on-the-Water. Trải nghiệm đó đã giúp cho Holst có kinh nghiệm về hoạt động một dàn hợp xướng. Âm nhạc hợp xướng và truyền thống hợp xướng của Anh đã trở thành một phần không thể thiếu trong sự nghiệp sáng tác của nhà soạn nhạc Anh.
Tuy nhiên, sự nghiệp sáng tác của Holst lại không phải là một tác phẩm hợp xướng mà là một vở nhạc kịch. Vở opera "Lâu đài Lansdown" được người thanh niên Holst viết vào năm 1892. Buổi biểu diễn đầu tiên của tác phẩm thật tuyệt vời khi có cả những nhà phê bình âm nhạc và thính giả chứng kiến thành công của nó. Điều đó đã khiến cha của Gustav, Adolph, cảm thấy kinh ngạc và không ngần ngại đi vay tiền để cậu con trai của ông có thể đi học tại Cao đẳng Âm nhạc Hoàng gia với tư cách là một chiêu sinh bình thường.
Tại ngôi trường đó, Gustav Holst học sáng tác với Charles Villiers Stanford. Mặc dù giữa hai thầy trò có những bất đồng, người học trò vẫn kính trọng người thầy, đặc biệt là khi người thầy dạy trò trở thành một nhà phê bình âm nhạc của chính bản thân mình.
Có hai ấn tượng lớn ảnh hưởng đến Holst. Thứ nhất là buổi trình diễn "Götterdämmerung" của Richard Wagner do Gustav Mahler làm nhạc trưởng tại Covent Garden. Ấn tượng đó cộng thêm việc ông có người bạn sinh viên tên Fritz Hart đã khiến Holst trở thành một người hâm mộ của Wagner. Thứ hai, cũng đến từ một nhà soạn nhạc người Đức, là buổi công diễn bản Mass giọng Si thứ của Johann Sebastian Bach vào năm 1893. Ấn tượng của nó lớn đến nỗi nó ảnh hưởng đến cả nhà soạn nhạc người Anh sau này.
Quay trở lại chuyện học tập của Holst. Do viêm dây thần kinh ở tay phải, Holst đã vĩnh viễn chia tay việc chơi keyboard. Điều đó bắt buộc chàng sinh viên phải chơi kèn trombone. Nó giúp cho Holst nhiều điều: thu nhập, kinh nghiệm về một dàn nhạc giao hưởng và sức mạnh cho cả lá phổi như Holst nghĩ.
Trong tuổi sinh viên, Holst không thể tiêu xài phung phí. Hút thuốc lá hay uống rượu là những điều không có trong suy nghĩ của nhà soạn nhạc này. Chàng trai này cũng đi ăn chay mặc dù điều đó không được khuyến khích. Do điều kiện ăn uống như vậy, đôi mắt đã yếu lại còn yếu hơn và bàn tay thì vẫn đau. Tuy vậy, mọi người vẫn thấy ở con người mảnh khảnh này một sự hấp dẫn. Đây là con người không thích một khuôn mẫu nào mà thích những điều thú vị và hài hước, thích những tiếng cười giòn giã.
Không chỉ tiết kiệm trong ăn uống, Holst cũng tiết kiệm trong việc đi lại. Chẳng thế mà anh hay đi bộ hoặc đạp xe từ Cheltenham đến trường. Mỗi khi đi như vậy, Holst xuất hiện với hình ảnh một anh chàng đeo chéo người một chiếc kèn trombone.
Năm 1895, Holst cảm thấy bất ngờ khi nhận được học bổng mở cho khóa học sáng tác. Đó là một nguồn tiền quan trọng trong hoàn cảnh tiền anh nhận từ nhà ngày càng ít đi. Tiền phụ cấp của Holst tăng lên 30 bảng Anh nhờ chơi kèn trombone trên bến tàu Brighton và những khu nghỉ mát vào mùa hè.
Không lâu sau đó, Holst đã sáng tác vở opera thật sự mang phong cách của bản thân. Dưới sự hướng dẫn của Stanford, chàng sinh viên viết nhạc cho libretto mà Hart là tác giả. Holst có gọi nó là "Lệch chất" và định trình diễn tại Paris. Nhưng rất tiếc là tác phẩm chưa bao giờ được công diễn.
Mùa thu năm 1895, Holst gặp Ralph Vaughan Williams và tình bạn giữa hai người bắt đầu nảy nở. Ngoài việc chơi nhạc cho nhau theo kiểu cứ chơi dù chưa sáng tác xong, họ còn bàn luận đến văn học: thơ của Walt Whitman và các tác phẩm về chủ nghĩa xã hội của William Morris.
Gustav Holst có tham gia vào Câu lạc bộ Chủ nghĩa xã hội, Hammersmith. Ở đó, anh nghe Bernard Shaw giảng và trở thành người chỉ huy của Đội hợp xướng Câu lạc bộ Chủ nghĩa xã hội, Hammersmith. Và cũng ở đó, Holst đem lòng yêu Isobel Harrison, người con gái thuyết phục nhà soạn nhạc cạo râu, ăn uống đầy đủ và ăn mặc chỉnh tề.
Cũng trong năm 1895 đó, Holst quan tâm đến triết học Hindu và văn học tiếng Phạn. Điều đó đã thúc đẩy Holst đến một sáng tác thánh ca liên quan đến Kinh Vệ Đà. Thất vọng trước những bản dịch sang tiếng Anh cứng nhắc, người thanh niên này tự học tiếng Phạn.
Vào năm 1897, Holst có sáng tác tác phẩm "Cánh đồng quê mùa đông".
Thời gian đầu sau sinh viên (1898-1907).
Vào năm 1898, Holst được Đoàn opera Carl Rosa đề nghị chơi kèn trombone cho họ. Vì thế, chàng sinh viên của Cao đẳng Âm nhạc Hoàng gia chia tay ngôi trường của mình một cách tiếc nuối. Tại đoan opera đó, nhà soạn nhạc huấn luyện những ai chơi độc tấu trombone trong các tiết mục mới. Nhừ là một người chơi trombone trong một dàn nhạc giao hưởng, Holst rất hiểu về dàn nhạc. Với tài năng của mình, Holst có thể hòa âm ngay khi viết một tác phẩm cho đối tượng này.
Holst bắt đầu viết vở opera tiếp theo có tên là "Sita" vào năm 1899. Anh đã tốn công sức vì nó cho đến năm 1906. Dù không được trình diễn, "Sita" cũng để lại cho cha đẻ của nó những bài học lớn. Sáng tác tiếp theo của tác giả này là "Giao hưởng Cotswold" (1900). Tiếp theo đó nữa là bản "Ave Maria", tác phẩm đầu tiên của Holst được đem đi xuất bản. Đến năm 1903, nhà soạn nhạc trẻ viết thêm tác phẩm "Indra", một tác phẩm khác thể hiện phong cách Ấn Độ đã ảnh hưởng đến Holst như thế nào. Còn về chuyện đời tư, Holst đã kết hôn với cô bé tóc vàng mà anh gặp năm xưa, Isobel Harrison vào năm 1901. Ngôi nhà đầu tiên của đôi vợ chồng trẻ này nằm ở thị trấn Shepherds Bush.
Gustav Holst thừa kế từ người cha Adolph một gia tài nhỏ khi ông này qua đời. Chính vì vậy, người nghệ sĩ này cùng vợ tới Berlin để tận hưởng một kỳ nghỉ ngắn. Sau đó, Holst trở về Luân Đôn, sau đó đi đến quyết định là từ bỏ việc chơi kèn trombone, nhạc cụ đã gắn bó với anh suốt thời sinh viên, để tập trung sáng tác. Holst bắt đầu sự nghiệp sáng tác chuyên tâm với những thất bại đầu tiên. Viết nhiều bài hát, thế nhưng Holst đã nhận rất nhiều lời từ chối của các nhà xuất bản. Các bản nhạc này được Isobel sao chép lại, đồng thời cô còn may quần áo cho bạn bè của mình để phụ giúp người chồng của mình trong lúc khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, một cái nghề nữa đến với Holst. Đó là trở thành một thầy giáo dạy hát cho Trường Allen James ở Dulwich. Có vai trò trong chuyện này chính là người bạn nghệ sĩ Williams. Từ đây, Holst thể hiện cái tài giảng dạy của mình.
Đến năm 1905, Gustav Holst được bổ nhiệm là giám đốc âm nhạc tại Trường nữ sinh thánh Paul, Hammersmith. Đồng thời, cùng năm, Holst được chỉ huy tác phẩm "Người thổi kèn trumpet bí ẩn trong sảnh những nữ hoàng". Đây là tác phẩm cuối cùng mà Holst thể hiện sự chịu ảnh hưởng từ Wagner, đơn giản là vì anh đang quan tâm đến những bài dân ca Anh. Sự giản dị của những tác phẩm xa xưa này đã đưa Holst ra khỏi tầm ảnh hưởng của nhà soạn nhạc người Đức, một người luôn tạo cho mình một phong cách hoành tráng.
Năm 1906, Holst chịu một thất bại cay đắng khi không trở thành người thắng cuộc trong một cuộc thi sáng tác mang tên "Giải thưởng Ricordi". Tác phẩm mà ông đem đi dự thi chính là tác phẩm về người phụ nữ Ấn Độ "Sita". Nguyên nhân của vấn đề có thể nằm ở người thầy Stanford.
Sự chán nản và làm việc quá sức đã khiến nhà soạn nhạc Anh suy nhược đến mức bác sĩ đi nghỉ một thời gian ở vùng có khí hậu ấm áp. Đó là lý do để Holst đến với Algérie, một quốc gia châu Phi, đến đó, Holst đạp xe đạp trên những sa mạc đầy cát. Một nơi đầy màu sắc như thế đã giúp Holst có cảm hứng sáng tác trở lại và tác phẩm tiếp theo của người đàn ông này, "Beni Mora", đã ra đời. Có một nghịch lý ở chỗ đó là khi tác phẩm được trình diễn ở Anh, một nhà phê bình đã nói: "Chúng ta không yêu cầu về những cô gái Biskra đang nhảy múa trong lâu đài Langham", còn nếu như nó được trình diễn tại Paris, Pháp, như lời Williams nói, thì có lẽ Holst đã nổi tiếng sớm hơn 10 năm so với thời điểm trình diễn "The Planets".
Năm 1907, nhà soạn nhạc trên đã hoàn thành "Sita" và bắt đầu làm việc với đội hợp xướng thứ nhất của "Thánh ca hợp xướng từ kinh Vệ Đà". Holst cũng đang viết bản "Rhapsody Somerset". Công việc soạn nhạc của anh đã trở nên dễ dàng hơn khi anh và vợ mình sống ở một ngôi nhà nhỏ ở Richmond. Cứ vào những ngày cuối tuần, họ lai lui tới ngôi nhà nhỏ hai tầng trên đảo Sheppey, một nơi yên bình và dễ chịu.
Khoảng thời gian tiếp theo (1908-1929).
Trước Thế chiến.
Trong các năm 1908-1912, Gustav Holst viết 4 bộ thánh ca từ kinh Vệ Đà. Tập tác phẩm này có tên "Đám mây đưa tin".
Trong mùa hè năm 1911, Holst hướng dẫn Trường Cao đẳng Morley trình diễn vở opera "Nữ chúa tiên" của Henry Purcell. Holst đã cho phép một số sinh viên sao chép lại tác phẩm này. Do thiếu kinh nghiệm, những con người này đã tốn công sức trong gần 1 năm để hoàn thành công việc. Đối với Holst, trình diễn vở nhạc kịch của nhà soạn nhạc Anh thời Baroque là điều hoàn hảo nhất mà ông từng làm.
Năm sau, buổi biểu diễn đầu tiên của "Đám mây đưa tin" cũng đã diễn ra. Lại thêm một tác phẩm mang phong cách Ấn Độ không mang lại thành công cho Holst, sẽ thất vọng hơn khi chính Holst là người cầm đũa chỉ huy buổi diễn đó. Thế nên, ông cảm thấy phiền muộn và thực hiện một chuyến đi đến Tây Ban Nha với 3 người Balfour Gardiner, Clifford Bax và Arnold Bax. Clifford Bax là người, trong chuyến đi đó, khuyên Holst nên đến với chiêm tinh học. Nghe lời ngươi bạn, sau buổi trình diễn thành công của "The Planets", Holst giới thiệu thuật chiêm tinh cho những người bạn của ông, thứ mà ông gọi là "Thay thế cho thú cưng của tôi!".
Đến năm tiếp theo, năm 1913, một khu vực mới dành riêng cho âm nhạc thuộc Trường Thánh Paul được mở rộng. Holst được cấp ở đó một phong thử âm thanh rộng rãi để sáng tác. Vào những ngày cuối tuần, ông có dạy ở đó; vào ngày chủ nhật cũng như ngày lễ, ông tập trung vào sáng tác. "Tổ khúc Thánh Paul" trở thành tác phẩm đầu tiên ông viết ở đây. Cũng ở căn phong đó, Holst tỏ ra quá hưng phấn khi tìm hiểu về những nhà soạn nhạc Anh, những người chuyên viết các tác phẩm thuộc thể loại madrigal. Trong số những người này, Thomas Weelkes trở thành người mà Holst hâm mộ nhất; Holst cũng dành sự yêu quý cho cả William Byrd và Purcell.
Trong Thế chiến.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Trong thời kỳ đạn lửa khốc liệt đó, "Khúc bi ca dành cho hai cựu chiến binh" đã được sáng tác bởi Holst. Holst cũng bắt tay vào việc sáng tác tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, "Các hành tinh". Ông mới chỉ phác thảo một vài đoạn hòa âm trong những ngày nghỉ cuối tuần dài tại ngôi nhà của ông ở Thaxted, thị trấn Essex. Nhà thờ nhỏ tại đây giống như một thánh đường, bên trong là sự rộng rãi và sáng sủa. Holst mơ ước về một lễ hội âm nhạc được tổ chức tại đây. Ông cũng muốn đưa những học sinh của mình về đây. Cuối cùng, giấc mơ của Holst đã thành hiện thực vào năm 1916, có đến 4 ngày nghỉ liên tục để ca hát và vui chơi.
Đến năm 1917, nhà soạn nhạc người Anh sáng tác thánh ca về Jesus dựa trên bộ sách "Phúc âm ngụy tác". Để hoàn thành nó, ông đã học tiếng Hy Lạp để hiểu bộ sách và cố gắng giữ tinh thần trong bộ sách đó càng nhiều càng tốt.
Ngoài việc sáng tác âm nhạc ra, Holst còn tình nguyện đăng ký tham gia chiến đấu. Tuy nhiên, ông không đủ tiêu chuẩn để được phục vụ trong cuộc chiến, điều này khiến ông không khỏi thất vọng. Nhưng cơ hội đã đến với ông khi YMCA đề bạt ông vào vị trí người tổ chức sự kiện âm nhạc trong công tác giáo dục của tổ chức này cho quân đội vùng cận đông. Holst đã bỏ chữ "von" trong tên của mình đi và đi thuyền đến Salonica sau khi Balfour Gardiner tổ chức một buổi diễn riêng cho "Những hành tinh" do Adrian Boult.
Sau Thế chiến.
Gustav Holst trở về ngôi nhà của mình vào năm 1919, trở lại làm giảng viên cho Cao đẳng Âm nhạc Hoàng gia. Trở lại phòng thử âm thanh ngày xưa, Holst phổ nhạc cho tác phẩm "Khúc tụng ca về cái chết" của Walt Whitman cho đội hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng.
Năm 1920, Holst trình diễn một tác phẩm của mình có tên "Tụng ca Jesus" và nó đã đem lại thành công cho ông. Hai năm sau, cuộc sống của ông trở nên dễ chịu hơn. Lần đầu tiên trong đời, thu nhập của ông trên một nghìn bảng Anh một năm. Tuy vậy, ông lại không có thêm tác phẩm lớn nào đem lại thành công vang dội hơn.
Đầu năm 1923, một sự cố đã đến với ông. Khi đang chỉ huy một buổi diễn tập, nhà soạn nhạc đã bị trượt chân và đập đầu vào bục giảng. Cú va chạm đó không nặng, nhưng nó lại đến đúng lúc sức khỏe và tinh thần của Holst không được ổn lắm. Chính vì vậy, tổn thương của sự cố này nặng hơn ông nghĩ và mất nhiều năm sau, ông mới hồi phục lại sức khỏe. Trong khoảng thời gian hồi phục sau chấn thương, Holst nhận được lời mời đến nước Mỹ để chỉ huy một liên hoan âm nhạc tại Đại học Michigan, Ann Arbor. Trong cuộc hành trình vượt Đại Tây Dương đó, ông viết tác phẩm "Fugal Concerto". Trong khi Holst ở Mỹ, vở opera của ông, "Tên khờ dại hoàn hảo", đã được cho trình diễn bởi Nhà hát Opera quốc gia Anh. Ngoại trừ phần âm nhạc dành cho ballet là được ưa thích, phần lớn tác phẩm đều khiến khán giả không hài lòng bởi cốt truyện của nó khó hiểu. Những người đến xem đều yêu cầu trả lại tiền. Ở quê hương, Holst đang dần đánh mất khán giả; nhưng ở Mỹ, ông nhận rất nhiều lời ca ngợi.
Tuy vậy, ông vẫn trở về nước Anh. Ông đã được tung hô sau khi "Những hành tinh" được trình diễn. Tuy nhiên, Holst lại chẳng vui vẻ gì. Tinh thần của ông lúc này rất tệ. Ông mất ngủ thường xuyên. Ông luôn ở trong tình trạng suy sụp thần kinh nghiêm trọng. Rồi một người đàn ông lạ ẩn danh đã tặng ông vài trăm bảng Anh để ông rảnh rỗi hơn để sáng tác trong mỗi đêm.
Để giải quyết tình trạng thần kinh không được khỏe, Holst quyết định không dạy học nữa, trở về Thaxted và chỉ đến Luân Đôn mỗi ngày một lần. Khoảng thời gian có vè nghi ngơi đó là 3 tháng. Nhưng thực ra, Holst vẫn không thể ngừng làm việc. Hậu quả là những dây thần kinh của ông càng càng tệ hơn và ông bắt đầu hứng chịu những cơn đau đầu khủng khiếp. Cái đầu của ông yếu đến nỗi dù cho những cơn đau có dịu đi thì ông không thể chịu nổi bất cứ cái gì chạm vào chỗ đó, cho dù đó là đội mũ hay gối đầu lên chiếc gối. Càng tệ hơn khi có thêm những tiếng ồn. Holst luôn bị ác mộng về việc sáng tác không đúng hoặc thiếu ý tưởng. Trước tình hình đó, bác sĩ đã phải khuyên ông nên nghỉ ngơi trong một năm. Sức khỏe yếu đã khiến nhà soạn nhạc giảng rất ít tại Trường Thánh Paul, nơi ông giảng dạy cho đến cuối đời.
Holst sống gần một năm ở Thaxted. Nơi đây, ông sống cùng với người đầu bếp, người mà năm xưa làm người chèo thuyền trong quân đội, người phục vụ và người gác rừng. Ông vẫn tiếp tục sáng tác: "Giao hưởng hợp xướng" và vở opera "Trên đầu con lợn rừng".
Đến đầu năm 1925, sức khỏe của Holst đã hồi phục, đủ cho ông trở lại Luân Đôn và bước vào luyện tập tác phẩm "Trên đầu con lợn rừng". Một lần nữa, ông lại thất bại vì rất nhiều lý do: nó quá láu lỉnh, khán giả cảm giác khó chịu và những diễn viên không đạt tới trình độ cần phải có. Cả "Giao hưởng hợp xướng" cũng chịu chung số phận trong buổi công diễn đầu tiên. Sự hoang vu, buồn tẻ là cái mà các nhà phê bình chỉ trích, "Holst đã trình diễn một quang cảnh u sầu của sự suy tàn không ngừng và đơn điệu". Holst khong để tâm đến những con người đó, nhưng khi Williams nói rằng ông dành cho nó tình cảm lạnh lẽo, ông lại cảm thấy lo lắng.
Sang năm 1926, Holst thuyết trình tại hai trường Đại học Liverpool và Đại học Glasgow. Ông đã có ngôi nhà đẹp tại Thaxted, Brook End, nhưng thỉnh thoảng ông mới về đó. Holst không nghỉ ngơi và không có ý định trở về một ngôi nhà cố định. Ở Luân Đôn, ông cảm thấy thư thái khi đi bộ một mình. Trong năm này, ông vẫn sáng tác. Ông đã thực hiện một chuyến đi bộ trong Dorset, và cảm hứng đã đến để ông viết "Sự trở lại của thổ dân". Lại thêm lần mà người ta lại tỏ vẻ không hài lòng về Holst, tuy nhiên ông vẫn giữ sự thản nhiên ở bản thân. Ông cũng chọn thể loại ballet: "Con ngỗng vàng" và "Buổi sáng trong năm".
Mùa xuân năm 1927 đến. Có hai tác phẩm của Holst được trình diễn: "Rhapsody Somerset" và "Những hành tinh". Tháng 10 năm đó, ông nhận lời mời của George Bell, tu viện trưởng của Nhà thờ lớn Canterbury, để ông viết nhạc cho vở kịch "Sự xuất hiện của Chúa trời".
Tiếp theo đó, vào năm 1928, Holst viết "Tổ khúc Moorside".
Lại đến tháng 3 năm sau, Holst trở về từ chuyến đi nghỉ dài ở Ý để tới Mỹ. Ông là một trong số những vị khách tham dự dịp kỷ niệm lần thứ 21 của Viện Nghệ thuật và Khoa học Mỹ. Ông trở thành đại diện cho nghệ thuật của Anh ở xứ cờ hoa. Holst giảng về "việc giảng dạy nghệ thuật" tại Đại học Yale. Trở về quê hương, ông bắt tay vào viết ca khúc. Ông viết bài hát đầu tiên trong chùm 12 bài Humbert Wolfe, "Thành phố Giấc mơ".
Cuối sự nghiệp (1930-1934).
Năm 1930, "Double Concerto" của Holst được trình diễn. Nó tạo nên những lời phê bình trái ngược nhau. Tuy nhiên, nhờ nó, Holst được nhận huy chương vàng của Hội yêu nhạc Hoàng gia. Cũng trong năm này, Holst viết vở opera cuối cùng của đời mình, vở opera thứ mười ba mang tên "Câu chuyện của học giả lang thang". Ấy là còn chưa kể sự ra đời của tác phẩm "Hammersmith". Tiếp theo đó, năm 1931, "Choral Fantasia" đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi là tác phẩm đứng đầu tại Three Choirs Festival.
Năm 1932, Holst được mời đi thuyết trình về soạn nhạc tại Đại học Harvard danh tiếng. Khoảng thời gian đó kéo dài đến sáu tháng. Một lần, ông đảm trách một chương trình về chỉ huy và thuyết trình, trò chuyện về nhà soạn nhạc người Áo mà ông ngưỡng mộ, Joseph Haydn, tại thư viện của Hội đồng thành phố Washington. Nhưng ngay lập tức sau đấy, ông phải nhập viện bởi viêm dạ dày xuất huyết, hệ quả của loét tá tràng. Và ông phải nghỉ ngơi trước khi trở về nước Anh. Khi trở về quê nhà, ông uống rất nhiều sữa và đi bộ cũng rất nhiều, như ông nói là nhiều hơn cả ngày xưa.
Năm sau, 1933, Holst lại lao đầu vào công việc quen thuộc của mình: sáng tác. Ông viết "Lyric Movement" cho viola và dàn nhạc. Đồng thời, ông cũng viết "Tổ khúc dòng sông xanh" tặng những học sinh của Trường Thánh Paul. Cuối năm đó, ông vào nhà an dưỡng và đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tiểu phẫu để chịu sự hạn chế về sau, hoặc đại phẫu để nhận lấy sự tự do. Ông đã lựa chọn một cuộc đại phẫu. Cuộc phẫu thuật này dự định sẽ được tiến hành vào mùa xuân năm sau.
Trong những tháng đầu tiên của năm 1934, Holst nghe những bản nhạc của bản thân trên đài phát thanh và bắt tay viết tiếp khúc scherzo mà ông đã phác thảo trong năm trước. Đó là một phần của một bản giao hưởng, tuy nhiên bản giao hưởng đó không được trọn vẹn.
Qua đời.
Mặc dù cuộc phẫu thuật cho Holst đã thành công, Holst không thể nào chịu được sự căng thẳng. Ông đã ra đi chỉ 2 ngày sau cuộc phẫu thuật ấy. Đó là ngày 25 tháng 5. Ông mất khi sự sáng tạo mới cũng như thanh thoát và ấm áp đang chảy trong con người ông. Người ta không khỏi băn khoăn liệu với những gì đã làm vào thập niên 1920 và nếu còn được sống thêm, Holst có thể còn làm gì thêm nữa.
Sau khi ông qua đời, số lần trình diễn các tác phẩm của Holst ngày càng ít đi. Tuy nhiên, "Những hành tinh" vẫn có chỗ đứng riêng cho mình. Và tên tuổi của Holst được khẳng định khi đứa con gái của ông, Isobel Holst, cố gắng phổ biến các tác phẩm của cha mình.
Thói quen.
Có thể nói thói quen đáng chú ý nhất của Gustav Holst đó là đi bộ. Thời sinh viên ông đi, đến khi đạt tuổi trung niên và về già ông vẫn đi. Thời sinh viên ông đi bộ để tiết kiệm chi phí đi lại. Sau này ông đi bộ để tránh ánh hào quang của danh vọng. Ông đã đi tới Yorkshire, khắp miền quê của Anh, và đi đến nhiều nơi của châu Âu, thậm chí là đến tận những thành phố tận miền đông nam của lục địa già là Istanbul và Athens (trong chiến tranh). Khi thảo luận về liên hoan Whitsuntide, ông đi qua Chichester từ Midhurst, băng qua đồi chăn thả và đến Pulborough trước khi lên tàu trở về Luân Đôn. Mỗi khi đi bộ, ông luôn mang bảng giờ tàu và bảng chi tiết tuyến đường xe bus trong hai túi áo.
Phong cách âm nhạc.
Đúng là Holst có đi học âm nhạc tại Cao đẳng Âm nhạc Hoàng gia, nhưng Holst tự học là chủ yếu. Ông học dựa trên kinh nghiệm của bản thân và tư duy sâu sắc. Ông cố gắn tranh đi sự định kiến và ràng buộc. Holst đi theo con đường thực nghiệm của mình, kiên định tìm những âm thanh đúng đắn. Nhà soạn nhạc Anh không chấp nhận sự dễ dãi.
Đúng là Holst có suy nghĩ về tôn giáo, có các tác phẩm về tôn giáo, nhưng tôn giáo mà ông hướng đến không thông thường. Cái mà nhà soạn nhạc này tin tưởng đó là khả năng siêu phàm của con người cũng như những hiểu biết sư qua về chiêm tinh. Ông chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Đông, đặc biệt là Đạt-ma và sự tái sinh.
Đúng là Holst hết mình vì âm nhạc. Và ông cố gắng hoàn thành bổn phận đáp ứng yêu cầu về thực hành như ông đã suy nghĩ. Ông cũng nghĩ rằng nếu âm nhạc có thể mang đến các lớp học thì hãy mang đến. Holst có một cảm giác dễ dàng khi chuyển các tác phẩm tôn giáo thành các tác phẩm thế tục với một sự nghiêm túc mà chẳng có sự vô lý nào cả.
Chú thích.
</references> | 1 | null |
Acacia maidenii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được F.Muell. miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài cây này là loài bản địa Úc (New South Wales, Queensland và Victoria). Nó đã được đưa vào Ấn Độ, (Tamil Nadu) và Argentina, và nó phát triển trên các đồn điền ở Nam Phi.
Loài keo này thích ánh nắng mặt trời đầy đủ hơn một phần bóng râm và nó thường được tìm thấy ở rìa của rừng mưa nhiệt đới. Chúng phát triển chiều cao lên tới 20 m theo thói quen cương cứng hoặc lan rộng. | 1 | null |
Senegalia pennata, tức rau gai thối hoặc rau thối, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (L.) Willd. miêu tả khoa học đầu tiên.
Rau gai thối được người Thái Lan và người Lào ưa chuộng dùng làm rau trong các món ăn, dùng sống cũng như chín. Món gỏi "cha om" là món phổ biến ở miền bắc Thái Lan.
Tại Việt Nam cây này được trồng ở vùng Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu do người dân tộc Thái và Khơ Mú canh tác coi như đặc sản miền núi. Họ dùng rau gai thối (tên địa phương là "phắc nam min") làm các món nộm như nộm hoa ban hoặc trụng sơ ăn với cá nướng. Ngoài ra, rau thối cũng có thể được sử dụng để nấu canh, xào. Rau có mùi hôi đặc trưng khi nấu chín. | 1 | null |
Acacia phlebophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được H.B.Will. miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài này chỉ được biết đến từ các sườn đá granit trên cao của Công viên Quốc gia Núi Buffalo, Victoria, Úc, nơi chúng hiện diện trên 350 mét trong rừng và vùng đất nóng thường nằm giữa các tảng đá granit. | 1 | null |
Ngọc nữ biển, còn gọi là trùm gọng hay vạng hôi, mò biển (danh pháp Volkameria inermis, đồng nghĩa: "Clerodendrum inerme" là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Trong một thời gian dài nó được ghi nhận trong chi "Clerodendrum" dưới danh pháp "Clerodendrum inerme".
Phân bố.
Loài này là bản địa khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới miền đông và miền nam châu Á và các đảo miền tây Thái Bình Dương; từ Pakistan, Ấn Độ ở phía tây tới Nhật Bản ở phía đông bắc, Australia ở phía đông nam. Du nhập vào Gabon, Libya, quần đảo Line, quần đảo Phoenix, Tunisia. | 1 | null |
Thánh mẫu học Anh Giáo thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các nhóm độc lập trong giáo hội Anh.
Khi bắt đầu cuộc ly giáo với Công giáo vào thế kỷ XVI, những người theo Anh giáo đã đập phá các thánh tượng và đền thánh của Đức Mẹ, ngăn cấm việc cầu xin với Đức Mẹ và các thánh. Đến thế kỷ thứ XVII những người Carolines (môn đệ của Charles II) bắt đầu có sự sùng kính Đức Mẹ, nhưng vẫn không chấp nhận việc cầu xin cùng Đức Mẹ. Những người theo chủ nghĩa hợp lý (Rationalism) ở thế kỷ thứ XVIII hủy bỏ tất cả những việc sùng kính Đức Mẹ.
Vào thế kỷ thứ XIX, phong trào sùng kính Đức Mẹ trong Anh giáo mạnh mẽ. John Keble xuất bản tập thơ "Ave Maria" trong đó Đức Maria được xưng tụng là "Nữ Tì có phước" và "hoa huệ trong vườn địa đàng." Tập thơ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong giáo hữu Anh Giáo. Ngoài ra phong trào ở Đại Học Oxford cũng cho thấy tầm quan trọng của Đức Mẹ trong chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa.
Hiện nay, nhiều nhóm trong giáo hội Anh Giáo đã công khai dựng tượng Đức Mẹ trong hoặc trước thánh đường của họ. Một vài linh mục Anh Giáo đã lần chuỗi mân côi với các giáo hữu. Tuy nhiên, hai tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và Hồn Xác Lên Trời vẫn chưa chính thức được thừa nhận..
Các học giả Anh giáo như Eric Mascall (1905-1993), John Macquarrie (1919-2007) đều bày tỏ sự ủng hộ đối với việc sùng kính Đức Maria, Mascall cho rằng: "Mối liên hệ của Đức Maria với Giáo hội là sản phẩm tương đối của hai mối liên hệ căn bản hơn. Mối liên hệ căn bản thứ nhất là mối liên hệ giữa Đức Maria và Con của ngài; Người vốn là một con người và ngài vốn là mẹ của Người. Mối liên hệ căn bản thứ hai là mối liên hệ của Chúa Giêsu với chúng ta và với Giáo hội; ta là chi thể của Người và Giáo hội là nhiệm thể của Người. Bởi thế, Đức Maria là mẹ ta và ta là con cái của ngài nhờ được nhận làm con nơi Con Trai ngài. Đây không hẳn là một bột phát từ lòng sùng kính mà là một sự kiện thần học".
Anh Giáo đã cộng tác với Công giáo cho ra đời cuốn "Trinh Nữ Maria" (The Blessed Virgin Mary). Một hội nghị của các thần học gia Anh Giáo và Chính thống giáo đã được đúc kết thành cuốn "Đấng Trung Gian Duy Nhất, Các Thánh và Đức Maria" (The One Mediator, The Saints and Mary). Vào ngày 16 tháng 5 năm 2005 hai uỷ ban đại kết Anh giáo và Công giáo đã cho xuất bản tài liệu chung với chủ đề "Mary: Grace and Hope in Christ." ("Đức Mẹ Maria, Niềm Ơn Phúc và Hy Vọng trong Chúa Kitô"). Trong đó nhấn mạnh rằng Mẹ Maria đã có "những nổi bật mới trong thờ phượng Anh giáo" qua các canh tân phụng vụ thế kỷ 20. | 1 | null |
Helichrysum italicum là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Roth) G.Don mô tả khoa học đầu tiên năm 1830. Trong tự nhiên, nó mọc trong khu vực khô nhiều đá và cát ven Địa Trung Hải. Là cây bụi nhỏ, cao 40–60 cm, với các hoa màu vàng kim từ đầu tháng 6 tới cuối tháng 7. Lá nó có mùi thơm nồng, và nói chung được sử dụng để chiết tinh dầu từ các chủng gieo trồng (tại nhiều quốc gia, nó là loài được bảo vệ).
Thuật ngữ ""Helichrysum" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "helios" = mặt trời, và "chrysos" = vàng (để nói tới màu sắc tổng thể của hoa). Tính từ định danh loài "italicus"" có nguồn gốc từ tiếng Latinh "italicus" = Italia, là khu vực nơi nó lần đầu tiên được mô tả. Tên gọi tiếng Pháp "L'Immortelle d'Italie" (hoa bất tử Italia) là do hoa khô giữ màu trong thời gian rất dài bất thường. Trong tiếng Anh, đôi khi nó được gọi là "curry plant" (cây cà ri) do có mùi giống như bột cà ri, nhưng không phải thành phần trong bột cà ri và cũng không có quan hệ họ hàng gì với cây cà ri ("Murraya koenigii"). Thay vì thế, nó có mùi nhựa hơi đắng, giống như các loài ngải và được sử dụng tương tự như các loài thực vật đó. Cành non và lá được dùng để hầm các món thịt, cá và rau để tạo hương vị, nhưng sau đó bị loại bỏ ra khỏi món ăn trước khi phục vụ. | 1 | null |
Khúc vàng có tài liệu gọi tên nó là Rau khúc tẻ danh pháp khoa học Helichrysum luteoalbum (đồng danh: "Gnaphalium luteoalbum/ Pseudognaphalium luteoalbum") là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (L.) Rchb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1829. Trước khi được chuyển sang chi Cúc bất tử thì loài này từng được xếp vào chi Rau khúc giả rồi chi Rau khúc. | 1 | null |
Clerodendrum quadriloculare (còn được gọi là bân bấn lá đồng (tiếng Anh: bronze-leaved clerodendrum), cây pháo hoa, Ngọc nữ Philippine, trong tiếng Anh; bagawak hoặc bagawak morado trong tiếng Filipino) là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc ở New Guinea và Philippines. Nó là một trong nhiều loài trước đây thuộc họ Verbenaceae, nhưng sau đó được chuyển sang họ Lamiaceae dựa trên các nghiên cứu phân tử. Cây ra hoa trông rất đẹp trong vườn, nhưng lại khó diệt trừ.
Mô tả.
Bân bấn lá đồng là một loại cây bụi có kích thước trung bình đến lớn, mọc ở độ cao khoảng . Nhánh và cành đều có bốn mặt. Các lá mọc thành cặp đối xứng nhau và mọc đối xứng trên các cuống lá. Phiến lá hình thuôn dài có chiều dài đến , mặt trên màu xanh lục và mặt dưới màu tía; chúng có đáy tròn, mép lá lượn sóng và đầu lá nhọn. Các cụm hoa có màu sặc sỡ được nở ra ở đầu các chồi lá. Mỗi đóa chứa nhiều hoa với các ống màu hồng mảnh dài khoảng 7 cm (3 in), cuối mỗi hoa là năm thùy hoa màu trắng mảnh, lá bao hoa dài khoảng . Hoa hình elip, quả nang chứa 4 hạt. Các ống hoa đặc biệt dài và cần có côn trùng thụ phấn.
Phân bố và môi trường sống.
Bân bấn lá đồng có nguồn gốc từ Philippines và Papua New Guinea, và cũng đã được ghi nhận tìm thấy từ Samoa thuộc Mỹ, Liên bang Micronesia, Fiji, Polynesia thuộc Pháp, Guam, quần đảo Marshall, quần đảo Bắc Mariana, Palau và Samoa, cũng như Puerto Rico, Singapore và Hawaii. Ngoài công viên và vườn, nó cũng được tìm thấy ở ven đường và trên các khu đất bị xáo trộn, đồng cỏ, ven rừng và các khu rừng nguyên sinh, ở đó nó có thể thay thế các loài bản địa.
Sự xâm lấn.
Bân bấn lá đồng được trồng như một loại cây bụi trang trí vườn nhưng nó đã tự nhiên hóa ở nhiều nơi, trong đó một số nơi nó được xem như một loài xâm lấn. Đây là một loài cây bụi phát triển nhanh và mạnh mẽ, có các chồi của nó có thể phát triển thành bụi rậm. Ngoài ra, cành giâm và các đoạn rễ tách rời cũng có thể phát triển thành cây mới, hạt giống dễ nảy mầm của cây sẽ được động vật và các loài chim lây lan qua đường phân của chúng. Loại cây bụi này có thể phát triển dưới ánh nắng mạnh, bóng râm một phần và bóng râm mát, và ở một số nơi chúng phát triển thành một lớp phủ mặt đất dày đặc, chuyên biệt dưới tán rừng.
Sử dụng.
Chiết xuất từ lá cây của loài thực vật này đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa chứng khó tiêu và làm giảm đau bụng. Trong một nghiên cứu, chất chiết xuất được phát hiện là không độc và có khả năng gây giãn các tế bào cơ trơn, với các tác dụng tương đương với tác dụng của việc sử dụng atropine, một phương pháp điều trị tiêu chuẩn. | 1 | null |
Acacia rostellata là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Maslin miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là loài bản địa vùng Wheatbelt, Goldfields-Esperance và Great South của Tây Úc.
Cây bụi thấp, lan rộng thường phát triển đến chiều cao 0,1 đến 0,5 mét (0 đến 2 ft). Hoa nở từ tháng 8 đến tháng 11, hoa màu vàng xanh lá cây. | 1 | null |
Acacia sibina là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Maslin miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là loài bản địa một khu vực rộng lớn ở vùng Trung Tây, Goldfields và Wheatbelt của Tây Úc. Cây mọc thẳng hoặc cây bụi thường phát triển đến chiều cao từ 1 đến 4 mét (3 đến 13 ft). Chúng nở hoa màu vàng từ tháng 8 đến tháng 10. | 1 | null |
Acacia stellaticeps là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Kodela, Tindale & D.A.Keith miêu tả khoa học đầu tiên.
Người Úc bản địa, người Nyangumarta gọi loài cây bụi này là pirrnyur hoặc pirrinyurru và người Ngarla gọi chúng là panmangu. Chúng là một loại cây bụi bản địa một khu vực thuộc vùng Kimberley, Pilbara và phía bắc Goldfields của Tây Úc.
Cây bụi rậm thấp thường phát triển đến chiều cao 1 mét (3 ft). Hoa nở từ tháng 10 đến tháng 5 với hoa màu vàng. | 1 | null |
Acacia stenoptera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài này là loài đặc hữu ở phía tây nam của Tây Úc.
Đây là một loại cây bụi cứng và gai thường phát triển đến chiều cao 0,2 đến 0,7 mét (0,7 đến 2,3 ft) [2] nhưng có thể đạt tới 2 m (7 ft). | 1 | null |
Acacia stipuligera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được F.Muell. miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài cây này là loài bản địa từ một vùng khô cằn và nhiệt đới của miền bắc Australia.
Cây đa thân hoặc cây bụi thường có chiều cao từ 1 đến 6 mét (3 đến 20 ft) và có hình bụi tròn. | 1 | null |
Acacia tenuissima là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được F.Muell. miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài cây bụi thuộc này chi "Acacia" và phân chi "Juliflorae" đặc hữu ở vùng ôn đới và nhiệt đới của Úc. Người thổ dân Úc, người Kurrama gọi loài cây này là Janangungu và người Banyjima gọi loài cây này là Murruthurru.
Đây là cây bụi mảnh mai và thẳng đứng thường mọc đến độ cao từ 1 đến 3 mét mặc dù nó có thể đạt tới 4 m và có thể có nhiều thân cây. | 1 | null |
Acacia uncifera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên.
Phân bố.
Đây là loài đặc hữu chỉ ở một khu vực nhỏ ở Queensland từ các núi White đến rạch Torrens và các đầu nguồn của sông Nogoa, nơi chúng được tìm thấy trên các đồng bằng và đồi nơi nó mọc trên đất cát trên và xung quanh sa thạch như một phần của rừng mở hoặc rừng cây các cộng đồng gồm các loài Angophora và Eucalyptus. | 1 | null |
Acacia vestita là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Ker. Gawl. miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là loài bản địa New South Wales, Úc.
Mô tả.
Acacia vestita cao tới khoảng 3 mét (9,8 ft) và đường kính 3 m. Nó ra hoa từ khoảng tháng 8 đến tháng 10. Nó có thể được nhân giống bằng hạt, theo đó, lần đầu tiên nó có thể được ngâm trong nước nóng để thấm qua lớp phủ hạt cứng trước khi trồng.
Acacia vestita được trồng trong ngành trồng trong các khu vườn, và phổ biến ở California để làm cảnh quan khu vực khô hạn. | 1 | null |
Acacia yorkrakinensis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được C.A.Gardner miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là loài bản địa Tây Úc. Cây bụi thường mọc dày đặc thường phát triển đến chiều cao từ 1 đến 4 mét và các nhánh từ gần mặt đất. | 1 | null |
Trạch quạch hạt nhỏ hay còn gọi muồng ràng ràng, ràng ràng, (danh pháp khoa học: Adenanthera microsperma) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Johannes Elias Teijsmann & Simon Binnendijk miêu tả khoa học đầu tiên năm 1864.
Đặc điểm.
Cây gỗ nhỡ hay lớn, cao đến 30m, đường kính có thể tới 80 cm. Tán xoè rộng. Vỏ màu nâu có nhiều nốt sần, Cây mọc lẻ thường phân cành thấp, cành lúc còn non màu nâu đỏ và có cạnh. Lá kép lông chim 2 lần, mọc cách có 3-4 đôi cuống cấp 2 mỗi cuống mang 9-12 lá chét mọc cách, lá chét hình trái xoan tròn, dài, lá non màu đỏ vàng. Gân lá nổi rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa hình chùm bông viên chuỳ, mỗi cụm dài 20–30 cm. Hoa lưỡng tính mẫu năm đều, tràng màu xanh vàng 5 cánh hẹp và nhị 10; chỉ nhị rời; bầu phủ nhiều lông. Quả đậu hình xoắn ruột gà dài 12–15 cm, rộng 1,5 cm. Hạt tròn dẹt, màu đỏ. Hoa tháng 3-5, quả tháng 10-11.
Loài này phổ biến ở Myanma, miền nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia. Ở Việt Nam, có gặp từ Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tây, Quảng Ninh vào tới Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. | 1 | null |
Elsholtzia argyi là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được H.Lév. mô tả khoa học đầu tiên năm 1910. Tên gọi trong tiếng Trung: 紫花香薷 (tử hoa hương nhu).
Phân bố.
Bụi rậm sườn đồi, rừng, ven suối, đồng cỏ ven sông; ở độ cao 200-1.200 m. Phân bố ở các tỉnh An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Chiết Giang. Trồng tại Nhật Bản và Việt Nam. | 1 | null |
Trận Nghi Dương (chữ Hán: 宜陽之戰, Hán Việt: "Nghi Dương chi chiến"), là trận chiến diễn ra vào thời Chiến Quốc giữa bốn nước Chư hầu là Tần, Ngụy, Hàn và Sở.
Nguyên nhân và sự chuẩn bị của Tần.
Ý định của vua Tần.
Sau khi đánh bại liên quân các nước ở Trận Hàm Cốc và chiếm được đất Hán Trung của nước Sở uy thế của Tần ngày càng tăng. Năm 308 TCN, Tần Vũ vương triệu thừa tướng Cam Mậu đến, bảo:
-"Quả nhân muốn đem chiến xa vào đất Tam Xuyên để cướp ngôi nhà Chu, như vậy khi quả nhân chết rồi danh sẽ bất hủ".
Cam Mậu bèn xin Tần Vũ vương cho mình sang Ngụy để liên minh cùng Ngụy đánh Hàn, thông Tam Xuyên tiến vào đất Chu. Vua Tần đồng ý, cử Cam Mậu cùng Hướng Thọ đi sứ nước Ngụy.
Lời thề Tức Nhưỡng.
Khi tới nước Ngụy, Cam Mậu bảo Hướng Thọ về báo đừng nên đánh nước Hàn vội. Khi Cam Mậu trở về, Tần Vũ vương thân hành đến đón ở Tức Nhưỡng, hỏi lý do vì sao không đánh Hàn ngay. Cam Mậu cho vua Tần biết là vì ông sợ vua Tần sau sẽ nghe lời gièm pha mà sinh nghi ông, buộc vua Tần phải cùng thề sẽ không ra lệnh lui quân ngay ở Tức Nhưỡng.
Năm 308 TCN, Tần Vũ vương cử Cam Mậu và Thứ trưởng Tật đem quân đánh Nghi Dương của nước Hàn. Trận chiến Nghi Dương bùng nổ.
Diễn biến trận chiến.
Phùng Chương dâng đất cho Sở.
Trong khi Cam Mậu đang đánh Nghi Dương thì Sở Hoài vương cũng sai Cảnh Thúy xuất quân giúp nước Hàn. Trước tình hình đó, Phùng Chương tâu xin với Tần Vũ vương đem đất Hán Trung dâng cho nước Sở để Sở không giúp Hàn nữa. Quân nước Sở rút lui.
Vua Tần tăng viện cho Cam Mậu.
Cam Mậu đánh thành Nghi Dương hơn năm tháng, sang đến năm 307 TCN vẫn chưa hạ được. Trong triều đình nước Tần, Công tôn Thích và Sư Lý Tật ở trong nước quả nhiên khuyên vua triệu Cam Mậu về. Tần Vũ vương ban đầu nghe theo. Cam Mậu sai sứ sang đáp:
"-"Tức Nhưỡng còn đó"".
Vua Tần chợt nhớ ra, không đòi về nữa, mà đem quân sang Nghi Dương tiếp viện cho Cam Mậu.
Tăng tiền thưởng, lấy lòng quân.
Sau khi có được viện quân, Cam Mậu tập trung binh lực đánh Nghi Dương, nhưng thúc trống ba lần mà quân không tiến tới được. Có viên hữu tướng nói rằng Cam Mậu không biết lượng sức. Cam Mậu bèn xuất tiền riêng ra thưởng cho tướng sĩ. Không bao lâu sao, Cam Mậu hạ được thành, chém đầu 6 vạn quân nước Hàn và chiếm được Nghi Dương.
Kết quả và ý nghĩa.
Sau khi đoạt được Nghi Dương, quân Tần tiếp tục tiến sau vào lãnh thổ nước Hàn, vượt sông Hoàng Hà chiếm được đất Vũ Toại, xây thành phòng thủ, từ đó áp sát và bước đầu tiếp cận được nhà Chu. Hàn Tương vương hoảng sợ, đành phải sai tướng quốc Công Trọng Xỉ sang nước Tần cầu hòa. Tần Vũ vương triệu Cam Mậu về nước, sai Hướng Thọ ở lại trấn thủ Nghi Dương. | 1 | null |
Aenictophyton reconditum là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được A.T.Lee miêu tả khoa học đầu tiên năm 1973.
Miêu tả.
Cây bụi, dẻo dai, gần như không có lá, cao 0,3-0,6 m. Hoa màu vàng và màu cam và nâu, nở từ tháng 5 đến tháng 11. Mọc trên các cồn cát.
Phân bố.
Loài này phân bố ở vùng lãnh thổ Bắc Úc và Tây Úc.
Phân loài.
Các phân loài của "Aenictophyton reconditum" gồm: | 1 | null |
Udo von Tresckow (7 tháng 4 năm 1808 tại Jerichow ở Magdeburg – 20 tháng 1 năm 1885 tại Stünzhain ở Altenburg) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Ông đã khởi đầu sự nghiệp quân sự của mình vào năm 1824, khi ông nhập ngũ trong Tiểu đoàn Jäger ("Jägerbataillon"). Trên con đường binh nghiệp của mình, Tresckow đã chỉ huy đạo quân trợ chiến Sachsen-Altenburg từ năm 1856 cho đến năm 1864. Ông được phong cấp Đại tá và Tư lệnh của Trung đoàn số 53, tham chiến trong "Chiến dịch Main" của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ tổng hợp vào ngày 3 tháng 7. Ông đã tham gia các trận đánh tại Dermbach, Kissingen và Aschaffenburg. Sau khi Sachsen bị chiếm đóng, tại Leipzig ông đã thành lập Sư đoàn Phổ thuộc Quân đoàn Trừ bị số 2, và, dưới quyền chỉ huy của Đại Công tước Friedrich Franz II xứ Mecklenburg-Schwerin, ông chiếm đóng Bayern.
Sau năm 1866, ông là Tư lệnh của Lữ đoàn số 33 ở Hansestadt Hamburg. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn Dân binh số 1 ("1. Landwehrdivision"), và chỉ huy sư đoàn này tham gia cuộc vây hãm Straßburg. Sau đó, ông tiến hành cuộc vây hãm pháo đài Belfort nhưng quân đồn trú Pháp ở đây cầm cự được cho đến khi đầu hàng trong danh dự sau khi hiệp định đình chiến được ký kết giữa Đức và Pháp. Vào tháng 1 năm 1871, ông được lên quân hàm Trung tướng và sau khi hòa bình được lập lại ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 2. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1871, ông được phong tặng Huân chương Quân công.
Tresckow giải ngũ vào năm 1875 và từ trần vào ngày 20 tháng 1 năm 1885 ở Stünzhain tại Altenburg. Tại quận Generalsviertel ở Hamburg-Hoheluft có một con đường mang tên ông (tiếng Đức: "Tresckowstraße"). | 1 | null |
Gomphostemma crinitum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Wall. ex Benth. mô tả khoa học đầu tiên năm 1830.
Phân bổ.
Ở Việt Nam, Gomphostemma crinitum được gọi với cái tên khác là Đinh hùng tơ. Cây phân bổ ở Lạng Sơn (Hữu Lũng). Cây mọc tự nhiên dưới tán rừng ẩm, ở độ cao 400-800 m. Lá cây có thể chữa sâu quảng, ghẻ lở.
Trên thế giới, loài cây này phân bổ chủ yếu ở Assam, Bangladesh, Trung Nam (Trung Quốc), Malaya, Myanmar, Sumatra, Thái Lan. Chúng phát triển tốt ở những vùng nhiệt đới ẩm ướt. | 1 | null |
Mát tễ dài (danh pháp khoa học: Padbruggea filipes) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Stephen Troyte Dunn mô tả khoa học đầu tiên năm 1911 dưới danh pháp "Adinobotrys filipes". Năm 1928, William Grant Craib chuyển nó sang chi "Padbruggea". Năm 1984, Robert Geesink chuyển nó sang chi "Afgekia" với danh pháp "Afgekia filipes". Năm 2019, Compton "et al." phục hồi lại chi "Padbruggea" và chuyển nó trở lại chi này.
Tên gọi trong tiếng Trung là 猪腰豆 (trư yêu đậu), nghĩa đen là đậu eo lợn.
Mô tả.
Cây bụi, leo bám. Vỏ cây màu vàng, nứt dọc. Thân tới 20 m, thon búp măng, có lông lụa và lông cứng màu đỏ tươi khi non, trở thành nhẵn nhụi khi già. Lá kèm hình tam giác hẹp, ~6 mm. Lá (13-)17- hoặc 19-lá chét; trục cuống lá 25-35 cm, gồm cả cuống lá 5-8 cm; lá kèm con hình chỉ, có phấn xám; cuống con 3-4 mm; phiến lá chét thuôn dài, 6-10 × 2-3,5 cm, dạng giấy hay da, hai mặt có lông tơ trắng bạc nhưng sau nhẵn nhụi hoặc mặt xa trục rậm lông cứng màu nâu sáng và mặt gần trục thô nhám, gân thứ cấp 7-9 ở mỗi bên gân giữa, đáy thuôn tròn và bất đối xứng. Chùy hoa mọc ở thân, thô nhám với vảy hoặc lá bắc rụng; lá bắc ~2 cm, dạng màng, lông lụa. Cuống hoa ~2 cm. Hoa ~2,5 cm. Đài hoa hình chén, với các thể dạng lông, cặp răng gần trục hợp sinh. Tràng hoa màu tím hoa cà, mặt xa trục có lông tơ nhỏ. Quả đậu hình con suốt, ~17 × 9 cm, có lông nhung, không nứt, treo lâu dài trên thân cây. Hạt 1 mỗi quả, màu nâu sẫm, hình thận, ~8 × 4,5 cm, nhẵn, bóng; rốn hạt 3,5-4 cm. Ra hoa tháng 7-8, tạo quả tháng 9-11.
Phân bố.
Các bụi cây thưa, bìa rừng lá rộng thường xanh; cao độ 200-1.300 m. Có tại Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (Quảng Tây, nam Vân Nam) và Việt Nam. | 1 | null |
Đức Maria trong Tin Lành bao gồm các quan điểm thần học của những đại diện lớn như Martin Luther và John Calvin cũng như một số cá nhân hiện đại. Rất khó để có được một khái quát chung về vị trí của Đức Maria trong Tin Lành vì có rất nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau giữa các hệ phái.
Tin lành cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa. Một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác như đã trích dẫn trong Kinh thánh (Mt13: 55-56) (Gioan 2:12). Do vậy, Tin lành không tôn sùng Maria như Công giáo. Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa.
Các nhà thần học Tin Lành.
Martin Luther.
Martin Luther dành sự tôn kính cho Đức Maria cũng như niềm tin của ông trong các giáo huấn chính yếu về Đức Mẹ. Trong một bài giảng tại Wittenberg vào tháng 1 năm 1546, ông nói: "Đức Kitô có là người duy nhất được tôn thờ? Hoặc Mẹ Thiên Chúa không được tôn kính? Đây là phụ nữ đã đạp đầu con rắn. Hãy nghe chúng tôi. Vì Chúa Con không từ chối điều gì".
Luther đã viết và tin Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội: "Nhưng quan niệm khác, nghĩa là sự truyền thụ của linh hồn, đó là điều được tin thích hợp và đạo đức, là không có tội, để khi linh hồn được truyền thụ, Đức Mẹ cũng được tẩy sạch khỏi tội nguyên tổ và được trang điểm bằng những Ơn Chúa để nhận linh hồn thánh thiện đã được truyền thụ. Và như vậy, trong chính lúc Đức Mẹ bắt đầu sống thì Đức Mẹ đã không nhiễm tội…"
Trong cuốn "Against the Roman Papacy: An Institution of the Devil" (Chống lại Giáo hoàng Rôma: Tổ chức của Ma quỷ), xuất bản năm 1545, Luther đã nói tới "… Đức Maria đồng trinh, không nhiễm tội và không thể phạm tội mãi mãi". Về thiên chức Mẹ Thiên Chúa, Luther viết: "Đức Mẹ được mời gọi không chỉ là Mẹ của nhân loại, mà còn là Mẹ Thiên Chúa… Chắc chắn Mẹ Maria là Mẹ của Thiên Chúa thật".
John Calvin.
John Calvin cũng cho rằng Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh: "Bà Elidabét gọi Maria là mẹ Thiên Chúa, vì sự duy nhất của con người có hai bản tính của Đức Kitô, Đức Mẹ có thể nói rằng con người hay chết được tạo nên trong cung lòng Đức Mẹ cũng là Thiên Chúa vĩnh hằng". Trong một số tác phẩm, ông viết: "Không thể phủ nhận việc Thiên Chúa đã chọn và tiền định Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa Ngôi Con, và được ban cho sự kính trọng cao nhất". "Tới ngày nay, chúng ta không thể hưởng phúc lành nơi Đức Kitô nếu không nghĩ đồng thời Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ sự cao trọng, theo ý của Đức Mẹ chấp nhận là Mẹ của Con Một Thiên Chúa".
Khi giải thích về những người con khác của Đức Maria, ông viết: "Có một số người nào đó đã muốn đề cập đến đoạn Tin mừng của Thánh Matthêu (Matthêu 1,25) rằng đức Nữ Trinh Maria, ngoài Đức Giêsu Con Thiên Chúa, còn có những người con khác, và rằng Thánh Giuse sau đó đã ăn ở với bà, nhưng thật là ngu muội! Vì tác giả Phúc âm chẳng muốn ghi lại điều gì xảy ra sau đó. Tác giả chỉ đơn thuần muốn xác minh đức vâng lời của Thánh Giuse, và chỉ cho ta thấyThánh Giuse rất tỉnh táo, và để xác thực rằng chính Chúa đã sai sứ thần của Người đến với Đức Maria. Vì thế, Thánh Giuse chẳng khi nào ăn ở với bà, và cũng chẳng chung sống cùng bà... Ngoài điều này ra, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta được gọi là con đầu lòng. Đó chẳng phải vì còn đứa con thứ hai, thứ ba; đó chẳng qua vì tác giả Tin mừng chú trọng đến quyền ưu tiên. Do Thánh kinh chỉ đếm xỉa đứa con đầu lòng, bất luận đứa thứ hai có hay không cũng chẳng hỏi tới."(Calvin: Sermon on Matthew 1: 22-25, published in 1562).
Huldrych Zwingli.
Huldrych Zwingli, nhà cải cách Thụy Sĩ cũng cho rằng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và vô nhiễm nguyên tội. Loài người càng tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô thì càng nên tôn kính và yêu mến Đức Mẹ. "Tôi vững tin rằng Đức Maria, theo lời Phúc âm, với tư cách một trinh nữ, đã sinh hạ cho chúng ta người Con Của Thiên Chúa, và trong khi sinh con, sau khi sinh con vẫn còn đồng trinh không vương tì ố đến muôn đời." (Zwingli Opera, vol. 1, page 424)
Tác giả hiện đại.
Tiến sĩ Ross Mackenzie, đã phát biểu rằng: "Dù bất cứ thực tại nào đang có trong các giáo phái Tin Lành hôm nay, không một nhà cải cách nào kể cả những người kế vị họ đã đặt vấn đề về nền tảng Kinh Thánh của hai câu trong kinh Tin Kính, rằng Đức Chúa Giêsu "bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria." Calvin, Luther và Swingli đều đã dạy về sự trinh khiết muôn đời của Đức Mẹ. Những nhà cải cách tiên khởi còn gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), bởi vì…"Mẹ đã mang thai Ngài, mà Ngài là Thiên Chúa." (Trích lời phát biểu của tiến sĩ ở Washington, 4/1976, ibid. p. 162).
Trong thần học Tin Lành.
Mặc dù, các nhà cải cách đầu tiên của Tin Lành không bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc không được tôn kính Đức Maria. Nhưng trên thực tế, việc tôn kính Maria trong nhiều hệ phái tin lành bị coi như một sự tôn thờ ngẫu tượng. Các tín đồ Tin lành cho rằng bất cứ điều gì liên quan Đức Mẹ đều làm giảm việc tôn thờ Đức Kitô.
Tin lành cho rằng Đức Maria không thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa nhưng chỉ là Mẹ Chúa Giêsu.
Tin lành chủ trương lý thuyết duy Kinh thánh. Theo đó "Đức tin chỉ căn cứ vào Kinh thánh là đầy đủ", không cần dựa vào Huấn quyền của Giáo hội và không cần thánh truyền. Tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên trời và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội không được mạc khải trong Kinh thánh, vì vậy không thể chấp nhận được. | 1 | null |
Albizia numidarum là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Capuron miêu tả khoa học đầu tiên.
Nơi sống.
Albizia numidarum có nguồn gốc từ Madagascar và có thể được tìm thấy trong các khu rừng rụng lá khô, bụi rậm hoặc thảo nguyên.
Đặc điểm.
Loài cây này có tán lá rộng, thân cây thẳng với đường kính lên đến 1 mét. Lá cây mọc xen kẽ, nhẵn và dài đến 30cm.
Lợi ích, công dụng.
Albizia numidarum được sử dụng như một loại cây cảnh, lấy gỗ, và làm thuốc.
Hoa, hạt và cây giống.
Albizia numidarum có hoa nhỏ màu vàng-trắng mọc thành chùm. Hạt là một quả nhỏ màu nâu sẫm. Cây con nhỏ và mảnh khảnh.
Trồng trọt và nhân giống.
Albizia numidarum là một loại cây phát triển nhanh, có thể đạt chiều cao lên tới 20 mét. Nó có thể được nhân giống từ hạt hoặc bằng cách giâm cành. Hạt giống phải được gieo ở đất thoát nước tốt và giữ ẩm cho đến khi hạt nảy mầm.
Nếu trồng bằng cách giâm, nên cắt cành từ cây trưởng thành và trồng nơi thoát nước tốt, đất ẩm đến khi bén rễ. | 1 | null |
Holmskioldia sanguinea là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Retz. mô tả khoa học đầu tiên năm 1791. Chúng là loài duy nhất trong chi Holmskioldia.
Trước đây, chi "Holmskioldia" không phải là chi đơn loài. Sau này, hầu hết các loài trong chi được chuyển qua chi "Karomia": | 1 | null |
Amherstia nobilis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên. Đây là loài bản địa Myanmar, được trồng rộng rãi cho trang trí trong vùng nhiệt đới ẩm, nhưng là rất hiếm trong tự nhiên và chỉ được thu thập từ môi trường sống của nó một vài lần. | 1 | null |
Bộ lọc Kalman, được Rudolf (Rudy) E. Kálmán công bố năm 1960, là thuật toán sử dụng chuỗi các giá trị đo lường, bị ảnh hưởng bởi nhiễu hoặc sai số, để ước đoán biến số nhằm tăng độ chính xác so với việc sử dụng duy nhất một giá trị đo lường. Bộ lọc Kalman thực hiện phương pháp truy hồi đối với chuỗi các giá trị đầu vào bị nhiễu, nhằm tối ưu hóa giá trị ước đoán trạng thái của hệ thống.
Bộ lọc Kalman được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật, phổ biến trong các ứng dụng định hướng, định vị và điều khiển các phương tiện di chuyển. Ngoài ra, bộ lọc Kalman còn được ứng dụng để phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực xử lý tín hiệu và kinh tế. | 1 | null |
Chung kết Cúp FA 1927 là một trận thi đấu bóng đá giữa hai câu lạc bộ Cardiff City và Arsenal trong khuôn khổ Cúp FA do Hiệp hội bóng đá Anh tổ chức, diễn ra vào ngày 23 tháng 4 năm 1927 tại Sân vận động Empire (Sân vận động Wembley cũ). Trận đấu khép lại với chiến thắng tối thiểu 1–0 dành cho Cardiff City, qua đó giúp đội bóng đến từ xứ Wales này trở thành nhà vô địch đầu tiên bên ngoài nước Anh. , chức vô địch của Cadiff vẫn là lần duy nhất mà chiếc cúp (trước đây thường gọi là "Cúp Anh") được trao cho một câu lạc bộ có trụ sở bên ngoài nước này.
Hai đội cùng tham gia giải đấu ở lượt trận thứ thứ ba với tư cách là đại diện của Football League First Division và đều trải qua năm vòng để tiến vào chung kết. Tại lượt trận thứ năm, Cadiff hạ gục Bolton Wanderers để chính thức biến đội bóng này thành cựu vương. Cho đến vòng tứ kết, Arsenal và Cardiff là hai đội bóng duy nhất của First Division còn sót lại.
Vào ngày diễn ra trận chung kết, ban tổ chức đã bổ sung thêm một số đoàn tàu nhằm vận chuyển người hâm mộ của Cardiff đến sân theo dõi trận đấu. Số lượng cảnh sát được huy động tối đa nhằm ngăn chặn những người dùng vé giả vào sân. Trước khi trận đấu diễn ra, ban tổ chức đã tiến hành một buổi lễ long trọng có sự trình diễn của ca khúc "Abide with Me", bài hát sau này trở thành truyền thống trong các trận chung kết. Đây cũng là lần đầu tiên, một trận chung kết được phát sóng trực tiếp trên đài truyền thanh của BBC. Có nhiều thông tin cho rằng chương trình phát sóng này là nguồn gốc của cụm từ "back to square one", mặc dù từ ngữ này xuất hiện trước khi trận đấu diễn ra. Hơn 91.206 người đã đến sân theo dõi trực tiếp trận đấu, bên cạnh đó là hơn 15.000 cổ động viên Cardiff có mặt tại Cathays Park, trung tâm hành chính thành phố để theo dõi đội bóng con cưng qua hệ thống phát thanh.
Bàn thắng duy nhất của trận chung kết được ghi do công của Hughie Ferguson bên phía Cardiff sau khi thủ môn Dan Lewis bắt bóng không chắc, để bóng lăn thẳng vào lưới. Lewis sau đó đổ lỗi cho chiếc áo nịt len mới của mình, nói rằng nó như dính mỡ. Điều này truyền cảm hứng cho việc các thủ môn Arsenal luôn giặt áo của họ trước mỗi trận đấu. Bên cạnh đó, báo chí còn gọi cuộc so tài này là "Trận chung kết hát", đồng thời nhấn mạnh việc chiếc Cúp FA có lần đầu tiên về đến xứ Wales. Những năm sau đó, Cardiff dần đánh mất phong độ vì nhiều lý do. Họ không thể lọt vào bất kỳ một trận chung kết Cúp FA nào nữa mãi cho đến năm 2008.
Đường đến trận chung kết.
Cardiff City.
Cardiff City mở màn chiến dịch chinh phục Cúp FA 1926–27 của mình với trận đấu đầu tiên trên sân nhà Ninian Park trước 30.000 người hâm mộ. Đối thủ của họ là đội bóng đồng hạng Aston Villa. Sau hiệp đầu không bàn thắng, Cardiff vươn lên mạnh mẽ bằng hai bàn thắng, một từ cú đánh đầu của Len Davies và một từ cú sút của Ernie Curtis. Nỗ lực của Aston Villa chỉ giúp họ có được một bàn thắng khi thủ môn Tom Farquharson của Cardiff có một pha phản lưới nhà sau nỗ lực cản phá cú sút của tiền đạo Arthur Dorrell bên phía Aston Villa. Ở vòng tiếp theo, Cardiff đối đầu với đội hạng dưới Darlington. Các thống kê sau trận đấu chỉ ra rằng Cardiff là đội chơi tốt hơn và nếu hàng thủ của Darlington không chơi tập trung, Cadiff có thể đã giành chiến thắng với tỉ số đậm hơn. Hai bàn thắng bên phía đội bóng đến từ xứ Wales được ghi do công của George McLachlan và Hughie Ferguson.
Ở lượt trận thứ năm, Cardiff phải đối đầu đội bóng giàu truyền thống Bolton Wanderers, đương kim vô địch FA Cup. Trước đám đông 49.465 người tại Burnden Park của Bolton, Cardiff vẫn xoay xở giành chiến thắng ngoạn mục với tỉ số 2–0. Những người ghi bàn là Ferguson và Davies. Sau vòng này, Cardiff và Aresnal là những đội duy nhất từ First Division còn sót lại. Đến ngày 5 tháng 3, sau trận hòa không bàn thắng với Chelsea (đội bóng đang chơi ở giải Second Division), hai bên có trận đá lại tại Ninian Park. Sam Irving đưa đội bóng xứ Wales vượt lên dẫn trước sau chín phút, trước khi Len Davies nhân đôi cách biệt ở phút 21. Chelsea sau đó được hưởng một quả phạt đền, nhưng cú sút của Andrew Wilson lại dễ dàng bị thủ thành Farquharson cản phá. Chàng thủ môn này từng nổi danh với những pha bắt phạt đền theo cách lao ra khỏi vạch cầu môn khi đối phương thực hiện cú sút. Vì thế, pha cản phá này sau đó đã gián tiếp dẫn đến việc ban tổ chức thay đổi quy tắc, cấm các thủ môn lao về phía trước trong bất kỳ một pha đá phạt đền nào. Dù không thành công, Chelsea vẫn xoay xở ghi hai bàn liên tiếp. Bàn thắng đầu tiên do công của Albert Thain khi hiệp một chỉ còn một phút. Sang hiệp hai, Bob Turnbull gỡ hòa cho Chelsea ở phút thứ 49. Cardiff sau đó có bàn thắng quyết định khi Harry Wishing bên phía đối thủ có pha chạm tay trong vòng cấm. Ferguson bình tĩnh xử lý bóng và chuyển hóa pha đá phạt đền thành bàn thắng.
Trong trận bán kết, Cardiff chạm trán Reading, đội bóng có lần đầu tiên lọt vào bán kết. Trận đấu diễn ra trên sân trung lập Molineux ở Wolverhampton. Ban tổ chức đã sắp xếp các chuyến tàu bổ sung để đưa người hâm mộ Cardiff đến Wolverhampton, kỳ vọng rằng trận đấu sẽ lập kỷ lục khán giả tham dự. Ngoài ra, trước trận cũng xuất hiện một cơn mưa lớn khiến mặt sân bị nhão. Reading tấn công phủ đầu ngay sau tiếng còi khai cuộc, nhưng đến phút thứ 25, tận dụng pha phá bóng hỏng của Bert Eggo trong vòng cấm Reading, Ferguson ngay lập tức có mặt ghi bàn cho Cardiff. Từ thời điểm đó đến khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên, đội bóng xứ Wales kiểm soát hoàn toàn thế trận. Phút thứ 35, Harry Wake ghi bàn nhân đôi cách biệt, đưa Cardiff vào giờ nghỉ với hai bàn dẫn trước. Reading tiếp tục tấn công dồn dập ngay đầu hiệp hai, nhưng nỗ lực của họ không kéo dài lâu trước khi Cardiff giành lại quyền kiểm soát bóng. Phút 70, Ferguson có pha lập công thứ hai nâng tỉ số lên 3–0. Lúc này, người hâm mộ của Cardiff bắt đầu ăn mừng sớm, vì họ tin tưởng rằng Reading không cách nào lội ngược dòng sau ba bàn thua.
Arsenal.
Vòng đầu tiên, Arsenal chạm trán đối thủ bốn lần vô địch Sheffield United tại Bramall Lane. Cả hai đội đều nhập cuộc tốt và mỗi bên có được cho mình một bàn thắng sớm. Ba bàn đến vỏn vẹn chỉ trong khoảng sáu phút đầu trận. Bàn đầu tiên là kết quả của pha tranh chấp tay đôi, Jimmy Brain tranh chấp tốt, đánh đầu đưa bóng vào lưới Sheffield. Đội bóng đến từ vùng Nam Yorkshire ngay lập tức đáp trả cũng bằng một tình huống đánh đầu, người ghi bàn cho họ là Harry Johnson, nhưng Arsenal cho thấy bản lĩnh đáng gờm khi Charlie Buchan điền tên lên bảng tỉ số giúp đội bóng một lần nữa vươn lên dẫn trước. Tuy nhiên, đến phút 40, David Mercer san bằng cách biệt cho Sheffield, đưa hai đội bước vào giờ nghỉ với kết quả hòa. Vào phút 60 của hiệp hai, Joe Hulme trở thành người hùng khi ghi bàn thắng quyết định giúp cho Arsenal giành chiến thắng chung cuộc 3–2 và đi tiếp.
Arsenal gần như bị loại ở vòng tiếp theo bất chấp họ chỉ phải gặp đội bóng hạng dưới Port Vale. Ngay phút thứ tám, Tom Parker lập công đưa Port Vale vượt lên dẫn trước. Buchan sau đó gỡ hòa cho Arsenal ngay đầu hiệp hai, nhưng Port Vale tiếp tục có thêm một bàn thắng nữa khi Wilf Kirkham có pha đá bồi sau khi quả bóng dội ra từ tình huống cản phá phạt đền của Dan Lewis. Tuy nhiên, Jimmy Brain bên phía Arsenal đã xuất sắc ghi bàn giúp Arsenal rời Old Recreation Ground với một trận hòa.
Có rất ít bàn thắng được ghi trong trận đá lại trên sân của Arsenal. Mưa tuyết dày đặc khiến mặt sân lầy lội, buộc hai đội phải chơi bóng dài. Trong hiệp một, Brain có một tình huống sút bóng trúng cột dọc, nhưng anh không phải tiếc nuối quá lâu khi ngay sau đó, Buchan dứt điểm tung lưới Port Vale. Đó cũng là bàn thắng duy nhất của trận đấu. Ba trận còn lại của Arsenal đều diễn ra tại London. Ở lượt trận thứ năm, họ đánh bại Liverpool trên sân nhà với hai bàn cách biệt, đây cũng là tỉ số trong cuộc chạm trán của hai đội hồi đầu mùa. Tính từ ngày đầu năm mới đến trận đấu này, Liverpool vẫn bất bại. Cả hai bàn thắng mà Arsenal ghi được trong trận đều là kết quả của những pha đá phạt trực tiếp, bàn đầu tiên do công của Brain, bàn thứ hai do công của Buchan, khi nỗ lực đáng khen của thủ môn Liverpool chỉ có thể giúp anh cản phá quả bóng sau khi nó đã lăn qua vạch vôi.
Trong trận tứ kết với Wolverhampton Wanderers, Arsenal bị thủng lưới trước nhưng chỉ 15 phút sau, Billy Blyth đã san bằng cách biệt. Hai đội đều có những pha tấn công nguy hiểm vào khung thành đối phương trong suốt phần còn lại của trận đấu, nhưng bàn thắng quyết định đến từ cú đánh đầu của Hulme bên phía Arsenal sau một pha bứt tốc và tạt cánh của Jack Butler. Lá thăm sau đó đã đưa Arsenal chạm trán Southampton tại vòng bán kết. Trận đấu được tổ chức trên sân vận động Stamford Bridge. Mặt sân xấu, lầy lội đã cản trở tốc độ cũng như lối chơi của Arsenal, nhưng "Pháo thủ" vẫn giành thắng lợi chung cuộc 2–1 bằng hai pha lập công của Buchan và Hulme. Bàn thắng duy nhất bên phía Southampton được ghi bởi Bill Rawlings. Trong trận đấu này, trọng tài đã hai lần khước từ phạt đền cho Southampton bất chấp các cầu thủ của họ phản ứng quyết liệt.
Trước trận đấu.
Cardiff City từng có hai lần lọt vào bán kết Cúp FA và chỉ có một lần duy nhất góp mặt trong một trận chung kết. Đó là trận đấu mà họ phải chứng kiến đối thủ Sheffield United đăng quang. Mặt khác, với việc Arsenal chưa bao giờ có mặt trong bất kỳ một trận chung kết nào trước đó nên ai thắng trong cuộc đối đầu này sẽ có lần đầu tiên giương cao chiếc cúp. Ngày 21 tháng 4 năm 1927, huấn luyện viên (HLV) Herbert Chapman của Arsenal trong một cuộc họp báo tổ chức bất ngờ đã lên tiếng tuyên bố rằng Horace Cope bị dính chấn thương và sẽ không thể chơi ở vị trí hậu vệ trái. Ông không chắc liệu Syd Hoar hay Alf Baker sẽ có mặt vì cả hai vẫn đang hồi phục chấn thương. Vì vậy vị huấn luyện viên 49 tuổi buộc phải để trống hai vị trí tiền vệ lẫn tiền đạo và chờ đợi xem ai sẽ là người phù hợp trước khi trận đấu diễn ra. Trong trường hợp những cầu thủ ban đầu không thể hồi phục kịp, Chapman sẽ trao cơ hội cho Bill Seddon và Sam Haden. Khi được hỏi về việc đội bóng nào sẽ giành chiến thắng trong trận đấu, ông không trả lời mà hứa với báo giới rằng mình sẽ có đáp án cho họ sau khi cuộc so tài kết thúc. Cả Baker và Hoar cuối cùng đều có tên trong đội hình Arsenal góp mặt trong trận chung kết. Đội bóng dành ít thời gian tập luyện trên sân nhà của họ trước khi khởi hành đến Empire. Vào buổi sáng hôm diễn ra trận đấu, các cầu thủ và ban huấn luyện đội bóng gặp nhau tại khách sạn Hendon Hall. Họ dự định sẽ di chuyển từ đó đến địa điểm thi đấu nhưng kế hoạch gặp chút trục trặc do tắc đường. HLV Chapman cuối cùng phải rời đoàn để gọi điện thoại cho cảnh sát địa phương yêu cầu một người đến hộ tống. Lát sau, hai sĩ quan có mặt và đưa cả đội đến sân.
Về phần Cardiff City, họ chuẩn bị cho trận chung kết tại Southport, Lancashire. Họ nghỉ ngơi ở khách sạn Palace, nơi đội bóng từng lưu trú vài vòng đấu trước. Các cầu thủ thư giãn bằng cách mát xa, chơi bóng gỗ và tắm muối. Một ngày trước trận đấu, họ di chuyển đến Harrow on the Hill và nghỉ tại khách sạn Kings Head. Toàn đội đều cởi mở với báo giới về chiến thuật của họ, đồng thời hy vọng rằng lối chơi thiên về phòng ngự cùng việc để Billy Hardy theo kèm cây săn bàn Charlie Buchan sẽ khuất phục được các cuộc tấn công của "Pháo thủ". Bởi lẽ, Hardy cùng hàng thủ vững chãi của Cardiff chính là xương sống quan trọng của toàn đội. Trước trận đấu, Buchan bên phía Arsenal cũng dành lời khen cho Cadiff, mô tả hàng phòng ngự của họ là "một rào cản không thể vượt qua". Cardiff gần như thoải mái trong việc lựa chọn các cầu thủ ra sân. Thiếu sót duy nhất là Harry Wake, khi anh bị chấn thương ở thận trong trận đấu giải với Sheffield Wednesday một tuần trước trận chung kết. Trừ Wake ra, đội hình mà Cadiff dự định thi đấu trong trận chung kết giống hệt như đội hình từng chạm trán Reading trong trận bán kết. Cầu thủ 19 tuổi Ernie Curtis, người trẻ nhất từng góp mặt trong một trận chung kết Cúp FA vào thời điểm đó được chọn làm người thay thế. Ngoài ra, bộ tứ Tom Farquharson, Jimmy Nelson, Fred Keenor cùng Billy Hardy còn là những người từng góp mặt trong trận thua năm 1925 của Cadiff trước Sheffield United.
Cựu Thủ tướng Vương quốc Anh David Lloyd George và Thủ tướng tương lai Winston Churchill cùng đến sân dự khán trận đấu. Báo chí liên tục giật tít với tiêu đề Anh đối đầu xứ Wales, lưu ý rằng trong số những người hâm mộ xứ Wales, nhiều người là phụ nữ, bao gồm cả những bà mẹ có em bé. Từ 4 giờ sáng, nhiều chuyến tàu đặc biệt đã được chỉ định để đưa những người hâm mộ Cardiff đến ga tàu Paddington. Trên tuyến đường sắt đô thị London, ban tổ chức cũng sắp xếp thêm nhiều chuyến tàu phụ nhằm vận chuyển người hâm mộ từ ga Baker Street đến ga Wembley Park hai phút mỗi chuyến. Từ 11 giờ trưa đến thời điểm trận đấu bắt đầu, có đến 30.000 người đã đi trên tuyến đường này mỗi giờ, khoảng 100.000 người hâm mộ dự kiến sẽ đến sân. Những người hâm mộ đội bóng xứ Wales cũng tranh thủ thực hiện vài chuyến du ngoạn đặc biệt trên khắp London. Một số người đi đến Nhà thờ chính tòa Thánh Paul và hát vang ca khúc "Hen Wlad Fy Nhadau". Một số người khác thì thăm thú Đài tưởng niệm Cenotaph và khoác lên mình trang phục truyền thống xứ Wales nhằm tôn vinh các cựu chiến binh trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khi xe buýt của đội Cardiff đến sân vận động, nhiều cổ động viên quá khích, phân biệt sắc tộc đã ném tỏi tây vào chiếc xe. Đội cũng nhận nuôi một con mèo đen trong dịp này, tên là Trixie, được một số người chơi tìm thấy khi đang đi lang thang trong một khu đánh golf tại Câu lạc bộ Golf Hoàng gia Birkdale trước trận bán kết với Bolton Wanderers. Họ xem đó như là một điềm tốt và cử Ferguson đi tìm chủ nhân của con vật. Những người chủ nhân của con mèo trên đồng ý để câu lạc bộ giữ nó với điều kiện câu lạc bộ phải đặc cách tặng họ hai vé trong trường hợp toàn đội lọt vào chung kết. Cảnh sát được tăng cường tại sân vận động Empire lúc 1 giờ chiều nhằm ngăn chặn đám đông tụ tập bên ngoài phòng vé đe dọa ban tổ chức. Nhiều người trong số này cầm trên tay những chiếc vé giả và lẽ dĩ nhiên các nhân viên ở đó đã từ chối cho họ vào sân.
Lúc 1 giờ 50 phút chiều, một buổi hòa nhạc trang trọng chính thức được cử hành bên trong sân vận động do hai đội nhạc binh Grenadier và Ireland lĩnh xướng. Phần trình diễn có sự xuất hiện của bài hát "Abide with Me". Đây là lần đầu tiên ca khúc này xuất hiện tại một trận chung kết Cúp FA. Sau này, nó đã trở thành bài hát truyền thống vang lên trong mỗi trận chung kết. Có nhiều tiếng reo hò, vỗ tay vang lên trên khắp khán đài bốn mươi phút sau trong buổi hòa nhạc để chào mừng sự xuất hiện của vua George V. Khi các cầu thủ vào sân, nhà vua bắt tay với từng người trong số họ, cũng như những người làm nhiệm vụ điều khiển trận đấu: trọng tài William F. Bunnell từ Preston, và hai trợ lý G.E. Watson từ Kent và M. Brewitt đến từ Lincoln. Trận đấu này là trận chung kết cúp đầu tiên mà BBC truyền thanh trực tiếp qua radio. Bình luận cho trận đấu là Derek McCulloch và George Allison. Trong chương trình phát sóng, các bình luận viên đã dùng một cụm từ "back to square one" để mô tả khu vực của sân nơi diễn ra trận đấu. Từ "square" (hình vuông) trong bối cảnh này là một khu vực gần nhất với một trong hai cầu môn. Nhiều người cho rằng cụm từ này bắt nguồn trừ chương trình trực tiếp của BBC. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng cụm từ trên cũng từng xuất hiện trước khi trận đấu diễn ra. Có gần 92.000 cổ động viên mua vé đến theo dõi cuộc thư hùng này trong số hơn 300.000 vé bán ra ban đầu.
Diễn biến.
Tóm lược.
Đội trưởng của Cardiff City, Fred Keenor là người chiến thắng trong trò tung đồng xu và giành về cho đội quyền giao bóng trước. Tuy nhiên, cơ hội nguy hiểm đầu tiên lại thuộc về Arsenal khi họ có được một quả đá phạt. Quả bóng có lần đầu tiên lọt vào vòng cấm của Cardiff nhưng đã bị Tom Watson phá ra. Sam Irving sau đó có pha dốc bóng bên phía cánh phải, nhưng hậu vệ Andy Kennedy của Arsenal đã kịp thời ngăn cản. Arsenal phát động tấn công một lần nữa nhưng Sid Hoar di chuyển hơi sớm dẫn đến mắc lỗi việt vị. Arsenal tiếp tục được hưởng một cú đá phạt trực tiếp khác. Parker tiến tới và tung cú sút từ cự ly , buộc thủ môn Tom Farquharson phải trổ tài cứu thua cho Cadiff. Sau pha phối hợp của Joe Hulme và Charles Buchan, Arsenal được hưởng một quả phạt góc, liền sau đó là ba quả phạt góc khác, nhưng Arsenal không thể tận dụng tốt các cơ hội và sau tình huống phạt góc cuối cùng, quả bóng bay vọt xà. Hiệp một kết thúc với thế trận nghiêng hẳn về phía Arsenal nhưng hàng thủ của Cardiff City đã cho thấy bản lĩnh của mình. Ở một diễn biến ngoài sân bóng, tại khu vực cổng chính của sân vận động nơi bốn sĩ quan an ninh đang canh gác khi trận đấu đang diễn ra ở phút thứ 25, có một sự cố hy hữu. Theo đó, khoảng 400 khán giả bên ngoài sân vận động có ý định lao qua cánh cổng để vào sân. Lực lượng an ninh đã có mặt kịp thời và đẩy đám đông trở lại trước khi họ chạm tới các cánh cửa xoay.
Arsenal tràn lên tấn công khi hiệp hai bắt đầu. Họ giành được một quả phạt góc sau nỗ lực không chiến của Buchan. Trong tình huống phạt góc, Hulme có vị trí khá thoáng để tung ra pha đánh đầu nhưng pha bóng trôi qua mà không có gì xảy ra. Cardiff trả đũa bằng một cú sút chìm của Ernie Curtis nhưng Dan Lewis đã may mắn cứu thua. Ngay sau đó, tiền vệ Jack Butler bên phía Arsenal bị bóng đập mạnh vào mặt làm anh choáng váng. Trận đấu bị gián đoạn trong giây lát trước khi được tiếp tục bằng pha tấn công biên của George McLachlan bên phía Cardiff. McLachlan chuyền bóng cho Len Davies nhưng cú sút của anh lại bay quá xa cầu môn đối phương. Trong một nỗ lực nhằm giành lại thế trận cho Arsenal, Buchan có đường chuyền dài sang cánh trái cho Hoar, nhưng Jimmy Nelson của Cardiff City đã kịp thời bọc lót. Cardiff có pha tấn công nguy hiểm khác và lần này cú sút từ Billy Hardy phần nào gây cho thủ thành Lewis đôi chút lúng túng khi anh có một pha bắt bóng không gọn gàng.
Tuy nhiên, khán giả không phải chờ lâu để chứng kiến bàn thắng. Phút 74, sau tình huống bứt tốc mãnh liệt, Curtis chuyền bóng như đặt cho Hughie Ferguson lúc bấy giờ đang phục sẵn gần cầu môn. Chàng tiền đạo 32 tuổi lập tức dứt điểm về phía khung thành, nhưng lực sút lại quá yếu khiến cho quả bóng dễ dàng bị Lewis chặn lại. Tuy nhiên, khi vừa nhặt lên, quả bóng bất ngờ tuột ra khỏi tay Lewis, trượt qua khuỷu tay trái của anh và hướng thẳng về mảnh lưới. Tiền đạo Cardiff lập tức áp sát trong khi Lewis cố gắng trườn người với lấy quả bóng nhưng vô tình khuỷu tay anh lại vào trúng bóng làm lực đi của nó mạnh hơn. Kết quả là Lewis phải vào lưới nhặt bóng. Bàn thua nghiệt ngã khiến Arsenal điên cuồng tìm bàn gỡ ngay sau tiếng còi giao bóng, nhưng tốc độ của họ nhanh chóng chững lại khi Jimmy Brain bị phất cờ việt vị. Cardiff phản công chớp nhoáng và suýt có cơ hội kết liễu trận đấu, nhưng Curtis đã hơi cá nhân khi quyết định sút thẳng thay vì chuyền cho Davies, người đứng ở một vị trí khá trống trải khi Lewis đã rời bỏ khung thành. Mặc dù vậy, trận đấu vẫn kết thúc với thắng lợi chung cuộc 1–0 dành cho Cardiff City. Đích thân vua George V là người trao chiếc cúp vô địch cho đội trưởng Fred Keenor của Cardiff cũng như huy chương cho tất cả cầu thủ của hai đội.
Chi tiết.
Nguồn:
Sau trận đấu.
Chiến thắng của Cardiff City trong trận Chung kết Cúp FA 1927 vẫn là lần duy nhất chiếc cúp này được trao cho một đội bóng bên ngoài nước Anh. Lúc bấy giờ, chiếc cúp này vẫn mang tên "Cúp Anh". Báo chí ngay sau đó đã nhanh chóng khai thác thông tin thú vị này. Tờ "Daily Mirror" giật tít tiêu đề "Làm thế nào Cúp bóng đá Anh đi đến xứ Wales", cũng như đề cập tới âm thanh sôi động tạo ra bởi màn trình diễn âm nhạc lúc khởi đầu trận đấu. Tờ "Hull Daily Mail" thậm chí còn đi xa đến mức cho rằng trận đấu sẽ được ghi nhớ vì tiếng hát đặc trưng vang vọng trên khắp khán đài. Họ thậm chí còn gọi đó là "trận chung kết hát". Tại một đài phát thanh ngoài trời phát sóng trận đấu trên khuôn viên Cathays Park, 15.000 người hâm mộ đã có mặt, nín thở với mọi khoảnh khắc. Và sau chiến thắng, màu đại diện của đội được treo lên, trang hoàng khắp các ngõ ngách, con phố ở Cadiff. Nhiều chủ cửa hàng địa phương đã nhân cơ hội, tạo ra vô số bản sao của chiếc cúp bằng bơ rồi trưng bày chúng trong các khung kính cửa tiệm mình. Tom Farquharson, thủ môn người Ireland đầu tiên giành Cúp FA đã may mắn có được một quả bóng sau trận đấu. Anh sau đó trao tặng nó cho nhà thờ. Quả bóng hiện vẫn còn được lưu giữ tại Đại sảnh Danh vọng Thể thao xứ Wales thuộc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Thánh Fagans.
Sau trận đấu, toàn đội Cardiff City liền di chuyển đến một khách sạn ở Bloomsbury trước khi ghé qua Windsor vào ngày hôm sau. Một số cầu thủ tham quan khuôn viên trường Eton College trong khi một số khác đến thăm Lâu đài Windsor và Trường đua ngựa Kempton Park. Họ lên tàu từ ga Paddington và trở lại Cardiff cuối ngày hôm đó. Trên đường đi, cả đội bị đám đông cuồng nhiệt trì hoãn tại một số trạm tàu ở Reading, Swindon và Newport. Cuối cùng, họ cũng đặt chân đến Cardiff vào 6 giờ 35 phút chiều. Ngay lập tức, các cầu thủ bị bao vây bởi một đám đông khác tại nhà ga khi một số người quá khích vượt qua dây căng của cảnh sát chắn ở lối vào trước khi băng qua các tuyến đường sắt để chào đón những người hùng của mình trở về. Khi cả đội xuống tàu, họ được một ban nhạc và một đoàn xe đến đón, đưa về Tòa thị chính. Khoảng 150.000 người hâm mộ đã xếp hàng trên đường phố Cardiff như một ngày hội lớn. Sau khi hát hò chung vui bên ngoài Tòa thị chính, toàn đội cùng vợ của họ tham dự một bữa ăn tối và khiêu vũ trong tòa nhà. Một số hãng tin cho rằng đội trưởng Fred Keenor đã thừa nhận Cadiff may mắn mới giành thắng lợi, nhưng anh đã vội vàng lên tiếng bác bỏ câu nói trên, khẳng định chính hàng phòng thủ xuất sắc của Cardiff mới là nhân tố chính đưa họ đến vinh quang. Vào năm 2012, một bức tượng Keenor nâng chiếc Cúp FA đã được dựng lên bên ngoài sân vận động Cardiff City để vinh danh chiến tích vĩ đại của cá nhân anh cũng như toàn đội.
Thủ môn Dan Lewis của Arsenal đổ lỗi cho chiếc áo nịt len mới mua của mình là nguyên do dẫn đến bàn thua. Anh cho rằng nó như dính mỡ, khiến quả bóng trượt khỏi tay mình. Kể từ đó, các thủ môn của Arsenal luôn giặt giũ chiếc áo của họ trước mỗi trận đấu. Bình luận về tình huống đó, đội trưởng Keenor bên phía Cardiff cho biết: "Anh ấy (Ferguson) đã thực hiện một cú sút xoáy khiến quỹ đạo của nó gây ra khó khăn cho 'việc bắt dính bóng của thủ môn'. Quả bóng xoắn trong tay, nảy lên ngực anh (Lewis) và cuộn tròn vào lưới. Vẻ thách thức của Len Davies khiến tôi nghĩ rằng Lewis đã rời mắt khỏi quả bóng trong một giây chết người để rồi phải chới với vì nó". Khi được trao huy chương á quân sau trận đấu, Lewis dường như đã ném giải thưởng đi trước khi các đồng đội của anh vội vàng nhặt nó lại. Lewis thậm chí còn bị một số người hâm mộ Arsenal cáo buộc là cố tình phá hoại trận đấu để giúp đội tuyển quê hương của mình giành chiến thắng trong trận chung kết.
Đội trưởng của Arsenal, Charles Buchan đã dành lời ngợi khen Cardiff, anh nói: "Tôi xin chúc mừng Cardiff City với tư cách là câu lạc bộ đầu tiên trong lịch sử đưa chiếc cúp ra khỏi nước Anh. Toàn đội đã cố hết mình để ngăn họ đạt được ý nguyện đó, nhưng chúng tôi đã không thành công. Tuy nhiên, vì chiếc cúp đã được chuyển đến Cardiff, không có ai chân thành chúc mừng họ hơn đội trưởng của những người thua cuộc. Cardiff đã chơi một trận đấu xứng đáng, trong sạch, mỗi cầu thủ trong đội rõ ràng đang cố gắng làm hết sức mình và những lời cuối cùng của tôi là chúc may mắn cho [Cadiff] City, chúc may mắn cho xứ Wales và liên đoàn bóng đá của họ với chiến thắng này".
Chưa đầy hai tuần sau, Cardiff hạ gục Rhyl 2–0 trong trận chung kết Cúp xứ Wales để có lần đầu tiên giành cú đúp cúp xuyên quốc gia. Họ cũng có mặt tại FA Charity Shield năm 1927 và đánh bại đội bóng nghiệp dư Corinthian với tỉ số tương tự, sau đó ăn mừng với lá cờ phạt góc hình tam giác. Hai năm sau, Ferguson trở về quê hương Scotland rồi gia nhập câu lạc bộ Dundee. Tuy nhiên, người hùng năm nào lại chìm đắm trong sầu muộn sau một thời gian dài vật lộn để tìm lại điểm rơi phong độ. Anh tự sát chưa đầy ba năm sau hành trình khó quên năm 1927. Vận may của Cardiff cũng không khá khẩm hơn. Đội bóng tụt dốc không phanh sau đó. Chỉ trong vòng bốn năm kể từ kỳ chung kết lịch sử, họ phải xuống chơi ở Football League Third Division. Keenor vẫn trụ lại với tư cách thủ quân trong giai đoạn này. Anh rời câu lạc bộ sau 19 năm gắn bó để chuyển đến Crewe Alexandra trong mùa giải 1930–1931. Năm 1934, Cardiff trượt dài theo ánh hào quang đã mờ dần vào dĩ vãng khi kết thúc giải ở vị trí cuối bảng. Điều này đồng nghĩa với việc họ đủ điều kiện để bị loại khỏi giải. Ban huấn luyện đội bóng phải gửi thỉnh nguyện thư lên Hiệp hội bóng đá Anh xin được trụ lại với giải đấu. Ernie Curtis của Cadiff, cầu thủ trẻ nhất xuất hiện trong trận chung kết ngày hôm đó với 19 tuổi 317 ngày, qua đời vào tháng 11 năm 1992 ở tuổi 85. Curtis là cầu thủ cuối cùng còn sống sau trận chung kết. Với Cardiff, họ có một lần nữa lọt vào Chung kết FA Cup năm 2008, nhưng để thua Portsmouth với cách biệt tối thiểu.
Arsenal không phải chờ lâu để mơ mộng vô địch. Trong cuộc thư hùng với Huddersfield Town năm 1930, "Pháo thủ" đả bại đội bóng cũ của HLV Herbert Chapman, người đang dẫn dắt Arsenal hai bàn không gỡ. Chiến thắng này đánh dấu chiếc cúp lớn đầu tiên mà đội bóng thành London giành được, đồng thời khởi đầu cho một kỷ nguyên thành công cho câu lạc bộ với hai chức vô địch liên đoàn, lần đầu dưới thời Chapman và sau đó là dưới triều đại George Allison sau khi Chapman qua đời. Họ cũng giành thêm một chiến thắng nữa ở kỳ Cúp FA tiếp theo năm 1936 trước Sheffield United. | 1 | null |
Aphanocalyx microphyllus là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Harms) Wieringa miêu tả khoa học đầu tiên.
Aphanocalyx microphyllus" subsp. "compactus là một loài cây rừng nhiệt đới thuộc Họ Đậu. Đây là loài đặc hữu của rừng đất thấp tây Guine của Bờ Biển Ngà, Liberia, và Sierra Leone. Phân loài có tên đồng nghĩa là "Aphanocalyx microphyllus" subsp. "microphyllus" gặp ở rừng mưa Trung Phi. | 1 | null |
Apios americana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Medik. miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là là một loại cây dây leo lâu năm, mang hạt đậu và củ lớn ăn được.
Cây dây leo có thể dài tới 1–6 m, với các lá hình lông chim dài 8–15 cm với 5–7 lá chét. [2] Hoa thường có màu hồng, tím hoặc đỏ nâu. | 1 | null |
Archidendron hendersonii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (F.Muell.) I.C.Nielsen miêu tả khoa học đầu tiên.
Đây là một loài cây quý hiếm, được liệt kê là là loài dễ bị tổn thương. Danh pháp được đặt tên theo J.A. Henderson, người thu thập mẫu vật gốc ở Ballina. Loài cây này mọc từ phía bắc sông Richmond, bang New South Wales lên tới Cape Melville ở Queensland nhiệt đới.
Cây cao lên tới 18 mét và đường kính gốc 60 cm. Các môi trường sống cũ của chúng là rừng mưa nhiệt đới ven sông và đồng bằng trong New South Wales được chủ yếu là những nơi bị phá hủy để xây nhà ở và làm đất nông nghiệp. | 1 | null |
Lamium album là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là loài bản địa trên khắp châu Âu và Tây Á, chúng mọc ở nhiều môi trường khác nhau từ các vùng cỏ đến rừng gỗ, thường trên đất ẩm màu mỡ. | 1 | null |
Chè Rooibos (hay còn gọi là Hồng trà Nam Phi), tên khoa học Aspalathus linearis, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Burm.f.) R.Dahlgren miêu tả khoa học đầu tiên.
Trồng và thu hoạch.
Rooibos thường được trồng ở vùng Cederberg, một khu vực đồi núi nhỏ ở tỉnh Tây Cape của Nam Phi. | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng đá Police Tero () là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp có trụ sở tại thành phố Băng Cốc Thái Lan. Câu lạc bộ đã từng là Á quân của AFC Champions League (hay còn gọi là Cúp C1 của châu Á) vào năm 2003 sau khi để thua trước câu lạc bộ Al-Ain của Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất.
Lịch sử câu lạc bộ.
Câu lạc bộ này được thành lập vào năm 1992. Trước đây được gọi dưới tên là đội Trường Sasana Witthaya và được thành lập bởi ông Worawi Makudi. Trận đấu đầu tiên của đội là với Sư đoàn 3 của Hoàng gia Thái Lan trong năm 1993. Trong năm 1994, đội chơi ở giải hạng 2. Năm 1995, đội chơi ở giải hạng 1 của bóng đá Thái Lan, và bắt đầu chơi ở giải này vào năm 1996. Trong năm đó, Worawi Makudi và ông Brian L. Marcar, giám đốc điều hành của BEC Tero-Entertainment Co. Ltd, quyết định đổi tên đội thành Câu lạc bộ bóng đá BEC Tero Sasana. Mùa giải đầu tiên kết thúc ở vị trí thứ 12 trong số 18 đội tham dự giải.
Trong năm 1997, câu lạc bộ BEC Tero Sasana kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 5. Sau đó vào năm 1998, Công ty thông tin BEC-World tài trợ cho đội bóng và đổi tên thành Tero Sasana Sasana F.C.. Kết thúc mùa giải đội bóng đã giành vị trí thứ 3 ở giải Thai Premier League. và cũng là một trong tám đội cuối cùng để vào vòng chung kết Thai FA Cup.
Năm 1999, một lần nữa câu lạc bộ giành được vị trí thứ 3 tại giải hạng 1 vô địch quốc gia và nằm trong số các đội bóng cuối cùng tại giải Thai FA Cup.
Năm 2000 là một năm thành công cho BEC Tero Sasana FC. Đội bóng lần đầu tiên vô địch tại Thai Premier League cùng việc vô địch King's Cup.
Trong năm 2001, BEC Tero Sasana lần thứ hai liên tiếp vô địch Thai League khiến lượng fan hâm mộ tăng lên rất nhiều.
Sự thành công của câu lạc bộ tiếp tục trong một vài năm tiếp theo và lên đến đỉnh điểm với vị trí Á quân AFC Champions League trong mùa giải 2002/03.
Nhà tài trợ.
Dưới đây là các nhà tài trợ của câu lạc bộ BEC Tero Sasana (tên là "BEC Tero Sasana Partners"): | 1 | null |
Sonchus novae-zelandiae là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được Joseph Dalton Hooker mô tả khoa học đầu tiên năm 1864 dưới danh pháp "Crepis novae-zelandiae". Năm 1895, Benjamin Daydon Jackson chuyển nó sang chi "Sonchus". Năm 1961, Harry Howard Barton Allan chuyển nó sang chi đơn loài "Kirkianella".
Nghiên cứu năm 2004 cho thấy "K. novae-zelandiae" có quan hệ họ hàng gần với "Embergeria grandifolia". Cùng nhau chúng tạo thành cặp có quan hệ chị-em với "Actites megalocarpa" + ["Sonchus maritimus" và "Sonchus arvensis"]. Vì thế, nó được chuyển trở lại chi "Sonchus" nghĩa rộng.
Phân bố.
Loài này là đặc hữu Đảo Nam (New Zealand). | 1 | null |
Maximilian Eduard August Hannibal Kunz Sigismund Vogel von Fal(c)kenstein (29 tháng 4 năm 1839 – 7 tháng 12 năm 1917) là một "Thượng tướng Bộ binh" và chính trị gia của Phổ.
Gia đình.
Falckenstein sinh ra tại Berlin, là con trai của chủ đất và Thượng tướng Bộ binh Phổ Eduard Vogel von Falckenstein (1797 – 1885), Toàn quyền các Vùng đất ven biển của Đức tại Hanover, với bà Luise Gärtner (1813 – 1892). Ông đã kết hôn với Marie Freiin von Stoltzenberg (15 tháng 9 năm 1842 tại Koblenz – 2 tháng 10 năm 1915 tại Gut Dolzig) ở Koblenz vào ngày 3 tháng 9 năm 1862.
Tiểu sử.
Falckenstein là chủ của điền trang Gut Dolzig, với diện tích là 1000 hectar. Ông là Thượng tướng Bộ binh, Chỉ huy trưởng ("Chef") của Tiểu đoàn Công binh số 19 và trở thành một thành viên của Viện Quý tộc Phổ vào năm 1907
Ông đã nhập ngũ trong quân đội Phổ vào năm 1855, lên quân hàm đại úy trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1871 và trở thành giảng viên tại Học viện Quân sự Phổ vào năm 1881. Ông được phong cấp bậc Thiếu tướng và Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào năm 1888. Falckenstein lãnh chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh trong Bộ Chiến tranh vào năm 1889. Năm sau, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được ủy nhiệm làm Tư lệnh của Sư đoàn số 5.
Vào năm 1896, Falckenstein được lên quân hàm "Thượng tướng Bộ binh", và được bổ nhiệm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn VIII tại Koblenz, đồng thời là chỉ huy trưởng của Quân đoàn Kỹ thuật và Công binh. Ông nghỉ hưu vào năm 1898, và từ trần vào ngày 7 tháng 12 năm 1917 ở Dolzig. | 1 | null |
Kinh giới cay là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Công dụng.
Ẩm thực.
Oregano là một loại rau thơm, được sử dụng để tạo hương vị từ lá của nó, khi sấy khô hơn hương vị có thể đậm hơn là tươi. Nó có vị mộc, ấm và hơi đắng, có thể khác nhau về cường độ. Oregano chất lượng tốt có thể đủ mạnh để làm tê lưỡi, nhưng những giống cây trồng thích nghi với khí hậu lạnh hơn có thể có hương vị kém hơn. Các yếu tố như khí hậu, mùa và thành phần đất có thể ảnh hưởng đến các loại tinh dầu, và ảnh hưởng này có thể còn lớn hơn sự khác biệt giữa các loài thực vật khác nhau. Các hợp chất hóa học góp phần tạo nên hương vị gồm có carvacrol, thymol, limonene, pinene, ocimene, và caryophyllene.
Công dụng hiện đại nổi bật nhất của Oregano là một loại rau thơm chính của ẩm thực Ý. Món ăn này bắt đầu phổ biến ở Mỹ khi những người lính trở về từ Thế chiến thứ hai mang theo hương vị của món "pizza rau thơm", có lẽ đã được ăn ở miền nam nước Ý trong nhiều thế kỷ. Ở đó, nó thường được sử dụng với rau, thịt và cá chiên hoặc nướng. Oregano kết hợp tốt với các loại thực phẩm cay phổ biến ở miền nam nước Ý. Nó ít được sử dụng hơn ở phía bắc của đất nước, vì kinh giới tây thường được ưa chuộng hơn.
Loại thảo mộc này được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của Lưu vực Địa Trung Hải và Mỹ Latinh, đặc biệt là trong ẩm thực Argentina.
Trong mùa hè, một lượng lớn lá oregano khô thường được rắc lên trên món salad cà chua và dưa chuột ở Bồ Đào Nha, và nó cũng có thể được dùng để nêm các món thịt và cá.
Lá khô và xay thường được sử dụng nhiều nhất ở Hy Lạp để tăng thêm hương vị cho salad Hy Lạp, và thường được thêm vào nước sốt chanh-dầu ô liu đi kèm với cá hoặc thịt nướng và thịt hầm. | 1 | null |
Perovskia atriplicifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Benth. mô tả khoa học đầu tiên năm 1848.
Cây thường mọc thẳng, thường đạt chiều cao 0,5-1,2 m, với thân vuông và lá màu xanh xám mang lại một mùi đặc biệt khi bị nghiền nát. Loài cây này được biết đến với hoa của chúng. Mùa hoa nở kéo dài từ giữa mùa hè đến tận cuối tháng 10, với màu hoa xanh da trời đến violet sắp xếp thành các nhánh hoa rực rỡ. | 1 | null |
Cựa gà miền Trung, Cựa gà Trung Bộ hay Giác hoa Trung Bộ (danh pháp khoa học: Platostoma annamense) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được George Taylor miêu tả khoa học đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Ceratanthus annamensis". Năm 1997 Alan James Paton chuyển nó sang chi "Platostoma". | 1 | null |
Platostoma axillaris là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1848 dưới danh pháp "Acrocephalus axillaris". Năm 1997 Alan James Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực Assam, Ấn Độ. | 1 | null |
Platostoma calcaratum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được William Botting Hemsley miêu tả khoa học đầu tiên năm 1844 dưới danh pháp "Plectranthus calcaratus". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) tới Đông Dương.
Phân loài.
Ngoài phân loài nguyên chủng thì người ta còn công nhận thêm một phân loài là "Platostoma calcaratum" var. "garrettii" . | 1 | null |
Platostoma cochinchinense là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được João de Loureiro miêu tả khoa học đầu tiên năm 1790 dưới danh pháp "Dracocephalum cochinchinense" / "Dracocephalum cochinchinensis". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ đông nam Trung Quốc (gồm cả Hải Nam), Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam tới Indonesia (Sumatra, Java). | 1 | null |
Platostoma coeruleum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Robert Elias Fries miêu tả khoa học đầu tiên năm 1916 dưới danh pháp "Limniboza coerulea". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa Angola tới bắc Zambia. | 1 | null |
Platostoma dilungense là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Lisowski & Mielcarek miêu tả khoa học đầu tiên năm 1984 dưới danh pháp "Limniboza dilungensis". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ tây nam Tanzania tới bắc Zambia. | 1 | null |
Platostoma elongatum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1832 dưới danh pháp "Geniosporum elongatum". Năm 1997 A.J.Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa miền nam Ấn Độ và Sri Lanka. | 1 | null |
Thủy cẩm hoa to (danh pháp khoa học: Platostoma grandiflorum) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Doan T. miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Mesona grandiflora" trong quyển 4 sách "Flore Générale de l'Indo-Chine" do Paul Henri Lecomte "et al." chủ biên viết bằng tiếng Pháp. Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma" như là "Platostoma grandiflorum" nhưng không hợp lệ hóa nó (như viết mô tả bằng tiếng Latinh). Năm 2005 Suddee & A. J. Paton hợp lệ hóa danh pháp "Platostoma grandiflorum".
Loài này là bản địa Đông Dương (gồm cả Thái Lan). | 1 | null |
Platostoma hildebrandtii là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Wilhelm Vatke miêu tả khoa học đầu tiên năm 1881 dưới danh pháp "Ocimum hildebrandtii". Năm 1997 A. J. Paton & Hedge chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ Kenya tới đông bắc Tanzania. | 1 | null |
Đỉnh đầu hay nhân trần (danh pháp khoa học: Platostoma hispidum) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1762 dưới danh pháp "Gomphrena hispida". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ qua miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á tới Papua New Guinea. | 1 | null |
Platostoma kerrii là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Doan T. mô tả khoa học đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Ceratanthus kerrii" tại trang 953 quyển 4 sách Flore Générale de l'Indo-Chine do Paul Henri Lecomte "et al." chủ biên viết bằng tiếng Pháp. Năm 1997 A.J.Paton chuyển nó sang chi "Platostoma" như là "Platostoma kerrii" nhưng không hợp lệ hóa danh pháp này. 2005 Suddee & A.J.Paton hợp lệ hóa danh pháp "Platostoma kerrii".
Loài này là bản địa Campuchia, Thái Lan. | 1 | null |
Platostoma longicorne là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Ferdinand Jacob Heinrich von Mueller miêu tả khoa học đầu tiên năm 1865 dưới danh pháp "Plectranthus longicornis". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ đông New Guinea tới đông bắc Queensland.. | 1 | null |
Platostoma menthoides là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Ocimum menthoides". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa miền trung và nam Ấn Độ, Sri Lanka. | 1 | null |
Platostoma montanum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Robyns miêu tả khoa học đầu tiên năm 1943 dưới danh pháp "Octomeron montanum". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo tới tây nam Tanzania. | 1 | null |
Platostoma rotundifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được John Isaac Briquet miêu tả khoa học đầu tiên năm 1894 dưới danh pháp "Geniosporum rotundifolium". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực nhiệt đới châu Phi. | 1 | null |
Platostoma rubrum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Doan T. mô tả khoa học đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Mesona rubra". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma". Năm 2005 Suddee & A. J. Paton hợp lệ hóa danh pháp "Platostoma rubrum".
Loài này là bản địa Lào và Thái Lan. | 1 | null |
Platostoma stoloniferum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được G.Taylor miêu tả khoa học đầu tiên năm 1936 dưới danh pháp "Ceratanthus stolonifer". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa đông nam Thái Lan và Lào. | 1 | null |
Platostoma strictum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được William Philip Hiern miêu tả khoa học đầu tiên năm 1900 dưới danh pháp "Geniosporum strictum". Năm 1997 A. J. Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa miền nam khu vực nhiệt đới châu Phi. | 1 | null |
Platostoma verbenifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Watt ex Mukarjee miêu tả khoa học đầu tiên năm 1938 dưới danh pháp "Acrocephalus verbenifolius". Năm 1997 A.J.Paton chuyển nó sang chi "Platostoma".
Loài này là bản địa khu vực từ đông bắc Ấn Độ tới Myanmar. | 1 | null |
Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn.
Đặc trưng.
Khi mức lương của người lao động ở các nước đang phát triển tăng lên, các nhà sản xuất thường cho rằng họ không thể cạnh tranh với những nhà sản xuất có giá thành sản phẩm thấp hơn trong thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng bản thân mình không có công nghệ tốt nhất như ở các nước đã phát triển. Đó chính là bẫy thu nhập trung bình. Một ví dụ là hai nước Nam Phi và Brasil đã phát triển ở tốc độ thấp trong vài thập kỉ khi mà thu nhập bình quân đầu người của họ rơi vào khoảng "thu nhập trung bình" như cách gọi của Ngân hàng Thế giới (khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD tính theo giá trị năm 2010).
Tiêu biểu, các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình có:
Thực trạng trên thế giới.
Một biểu đồ kèm báo cáo về Trung Quốc năm 2030 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960 vẫn chỉ có thu nhập trung bình vào năm 2008, và chỉ có 13 quốc gia trong thống kê là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao. Tại châu Á, chỉ có năm nước và vùng lãnh thổ thoát được bẫy, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng mắc bẫy thu nhập trung bình.
Tránh bẫy thu nhập trung bình.
Bẫy thu nhập trung bình xảy đến khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đạt được một mức thu nhập trung bình. Vấn đề này thường nảy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ tối tân, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ.
Để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi phải có những chiến lược để đưa vào những phương thức sản xuất mới và tìm kiếm các thị trường mới để duy trì xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó việc khuyến khích tiêu dùng trong nước cũng rất quan trọng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng có thể dùng sức mua của mình để mua sản phẩm chất lượng cao và giúp thúc đẩy tăng trưởng.
Khó khăn lớn nhất là việc chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên (phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và vốn tư bản) sang sự tăng trưởng dựa vào sự đổi mới kỹ thuật sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Để làm điều này cần phải đầu tư vào nền giáo dục và phát triển khoa học công nghệ đồng thời khuyến khích việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế. Hàn Quốc là một minh chứng. Quốc gia này đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao đồng thời nhà nước khuyến khích sự sáng tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển trong khoa học và kỹ thuật. | 1 | null |
Prostanthera campbellii là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được F.Muell. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1882. Đây là loài đặc hữu phía tây nam của Tây Úc. Nó là một loại cây bụi mọc thẳng với những chiếc lá thẳng và chùm hoa gồm từ hai đến mười sáu bông màu trắng đến màu kem với những đường vân màu tím. | 1 | null |
Atractocarpus chartaceus là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo ở phía đông Úc. Loài này được (F.Muell.) Puttock mô tả khoa học đầu tiên năm 1999. Môi trường sống của loài là dưới tán rừng nhiệt đới cận nhiệt đới và nhiệt đới với đất đai màu mỡ. Loài có hoa đẹp với mùi hương thơm. | 1 | null |
HTV Thể thao là Kênh Thể thao tổng hợp của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, được phát sóng trên nhiều hạ tầng truyền dẫn khác nhau: Phát quảng bá miễn phí trên truyền hình số mặt đất DVB-T2 do Công ty TNHH Truyền hình Kỹ thuật số Miền Nam phát sóng, trên internet; phát trên các hệ thống truyền hình trả tiền như HTVC, VTVCab, VTC, MyTV, Mobifone - Truyền hình An Viên, Truyền hình FPT, Truyền hình Viettel. Trên hạ tầng truyền hình cáp HTVC và truyền hình internet HTV online, kênh được phát với định dạng hình ảnh độ nét cao.
Lịch sử.
Giai đoạn khởi đầu.
Trước khi kênh HTV Thể thao phát sóng vào năm 2013, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã cho phát sóng kênh truyền hình HTVC Thể thao duy nhất trên hệ thống truyền hình cáp HTVC. Đây cũng là kênh được phát sóng thay thế cho kênh HTV2 khi kênh truyền hình này bắt đầu được xã hội hóa cũng như thay đổi nội dung, chuyển sang phát sóng các chương trình giải trí nhằm thu lợi nhuận về cho nhà Đài cũng như đối tác hợp tác phát sóng.
Trước đó HTVC Thể thao cũng từng hợp tác với hãng truyền thông E-Sport TV để phát triển nội dung chương trình, hứa hẹn sẽ là kênh truyền hình chuyên biệt về thể thao điện tử đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian phát sóng, kênh E-Sport TV đã phải hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía truyền thông do đã phát sóng những chương trình có nội dung mang tính chất gây nghiện trò chơi điện tử trực tuyến, ảnh hưởng xấu đến lối sống của giới trẻ. Điều này đã dẫn tới việc E-Sport TV bị rút giấy phép phát sóng; đồng thời, HTVC cũng quyết định ngừng hợp tác với hãng truyền thông này.
Ngay sau khi dừng phát sóng, việc HTV2 đã được cấp phép trở lại là kênh giải trí tổng hợp đã dẫn tới việc chuyển đổi toàn bộ nội dung thể thao của HTV2 sang kênh HTVC Thể thao, dưới sự quản lý của Trung tâm Truyền hình cáp HTVC.
Giai đoạn phát triển.
Vào lúc 06h00 ngày 19/05/2013, Trung tâm Truyền hình cáp HTVC đã bàn giao kênh HTVC Thể thao cho Ban Thể dục - Thể thao Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý và sản xuất các chương trình thể thao do HTV tổ chức. HTV đã đổi tên kênh HTVC Thể thao thành HTV Thể thao. Đồng thời, Ban Thể dục - Thể thao của HTV cũng đã biên tập lại toàn bộ nội dung và cải thiện chất lượng các chương trình thể thao để phục vụ khán giả.
Sau đó, kênh HTV Thể thao chính thức thay đổi bộ nhận diện mới từ 19/05/2013 với slogan: Kênh thể thao của bạn.
Ngày 30/04/2014, các chương trình chuyên biệt về E-Sport chính thức trở lại trên HTV Thể thao sau khi HTV phối hợp cùng với Vietnam E-Sports TV phát sóng các chương trình E-Sport của đơn vị này vào mỗi buổi chiều hàng ngày từ Thứ 4 - Chủ nhật.
Từ tháng 6 và tháng 7/2018, HTV Thể thao phát sóng trên hệ thống của truyền hình cáp SCTV; sau FIFA World Cup 2018, HTV Thể thao ngừng phát sóng trên hệ thống của truyền hình cáp SCTV. | 1 | null |
Austrocallerya australis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Stephan Ladislaus Endlicher mô tả khoa học đầu tiên năm 1833 dưới danh pháp "Pterocarpus australis". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Austrocallerya" và chuyển nó sang như là loài điển hình của chi này.
Mẫu định danh.
"F.Bauer s.n..", W0046224 (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Viên (W), lectotype); W0046223 (W, isolectotype); W0046225 (W, isolectotype); "Norfolk Island, Bauer Hb. Brown" K000880984 (Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew (K), isolectotype).
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại quần đảo Cook, New Caledonia, New Guinea, Australia (New South Wales, đảo Norfolk, Queensland), quần đảo Solomon, quần đảo Tuamotu, quần đảo Tubuai. Là loài dây leo rừng mưa trong các bụi cây trên các sườn đồi núi ở cao độ 300-1.600 m.
Mô tả.
Lá bắc hoa 2–4 × 0,5–1 mm; bề mặt quả đậu có gân mịn và nông; hạt màu da cam-nâu.
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Thàn mát tro hay mát tro, lăng yên tro, kê huyết đằng núi, máu gà núi (danh pháp khoa học: Callerya cinerea) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Millettia cinerea". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya".
Trong tiếng Trung nó được gọi là 灰毛鸡血藤 (hôi mao kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà lông màu tro.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ (Assam), Bangladesh, Campuchia, Đông Himalaya (Bhutan, Nepal), Lào, bán đảo Mã Lai, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (Hoa Nam, Tây Tạng), Việt Nam.
Mô tả.
Cây bụi, leo bám, đến 6 m. Thân cây thon búp măng, xù xì, có gờ, non có lông sau nhẵn nhụi. Lá có 5 lá chét; trục cuống 15-25 cm, gồm cả cuống lá chét 3-4 cm; lá kèm nhỏ ~4 mm; cuống ~ 4 mm; phiến lá chét hình trứng ngược-elip, cặp lá chét ở đáy ~5,5 × 3 cm, cặp lá chét ở bên và lá chét tận cùng ~15 × 7 cm, với các lá chét bên hơi nhỏ hơn lá chét tận cùng, dạng giấy, mặt xa trục thưa lông cứng và đặc biệt rõ trên các gân lá, mặt gần trục nhẵn nhụi ngoại trừ gân giữa, đáy hình nêm rộng, thuôn tròn, hoặc hiếm khi gần hình tim, đỉnh nhọn. Chùy hoa ở đầu cành, 10-15 cm; các cành nhỏ ra hoa lan rộng đến 6 cm, với các thể dạng lông (trichome) áp ép dày đặc. Hoa 1,2-1,6 cm. Tràng hoa màu từ đỏ đến tím cẩm quỳ; hình trứng tiêu chuẩn, mặt ngoài có lông lụa màu rỉ sét, đáy dày và có khía. Bầu nhụy có cuống ngắn, có lông măng, với 5-7 noãn. Quả đậu thẳng-thuôn dài, ~13 × 2 cm, phồng lên nhưng thu nhỏ lại ở khoảng giữa các hạt, rậm lông tơ màu xám. Hạt 1-4 mỗi quả đậu, màu tím sẫm, hình elipxoit, ~1,4-1,8 cm. Ra hoa tháng 2-7, tạo quả tháng 8-11.
Môi trường sống.
Rừng lá rộng thường xanh thứ sinh cạnh các khe núi; ở cao độ 500-1.200 m. | 1 | null |
Thàn mát lá ráp (danh pháp khoa học: Padbruggea dasyphylla) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Friedrich Anton Wilhelm Miquel miêu tả khoa học đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Padbruggea dasyphylla". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, Compton "et al." phục hồi lại chi "Padbruggea" và chuyển nó trở lại chi này trong vai trò của loài điển hình của chi.
Phân bố.
Loài này có tại Indonesia (Borneo: Kalimantan, Java, Sumatra), Malaysia (bán đảo Mã Lai, Borneo: Sarawak), Thái Lan và có thể có ở Việt Nam. | 1 | null |
Whitfordiodendron erianthum là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Millettia eriantha". Năm 1912, Stephen Troyte Dunn chuyển nó sang chi "Whitfordiodendron" với danh pháp "Whitfordiodendron erianthum". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya" với danh pháp "Callerya eriantha". Năm 2019, Compton "et al." phục hồi lại chi "Whitfordiodendron" và chuyển nó trở lại chi này.
Phân bố.
Loài này có tại Borneo, bán đảo Mã Lai, Philippines, Sumatra, Thái Lan. | 1 | null |
Austrocallerya megasperma là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Ferdinand von Mueller mô tả khoa học đầu tiên năm 1858 dưới danh pháp "Wistaria megasperma" = "Wisteria megasperma". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Austrocallerya" và chuyển nó sang chi này.
Mẫu định danh.
"F.von Mueller & W.Hill s.n..", MEL2144485 (Vườn Thực vật Hoàng gia tại Victoria, Melbourne (MEL), lectotype); MEL2144484 (MEL, isolectotype).
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại Australia (đông bắc New South Wales, đông nam Queensland). Là loài dây leo trong rừng khô ở cao độ 0-300 m. | 1 | null |
Whitfordiodendron nieuwenhuisii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Johannes Jacobus Smith mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Millettia nieuwenhuisii". Năm 1912, Stephen Troyte Dunn chuyển nó sang chi "Whitfordiodendron". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, Compton "et al." phục hồi lại chi "Whitfordiodendron" và chuyển nó trở lại chi này.
Mẫu định danh.
"A. W. Nieuwenhuis n. 1294" (Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Cibinong, Indonesia (BO), holotype); do Anton Willem Nieuwenhuis (1864-1953) thu thập tại đảo Borneo.
Phân bố.
Loài này có trên đảo Borneo (Indonesia: Kalimantan; Malaysia: Sarawak, Sabah; và Brunei). | 1 | null |
Callerya nitida là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1842 dưới danh pháp "Millettia nitida". Năm 1984, Robert Geesink chuyển nó sang chi "Callerya" trong vai trò là loài điển hình của chi này.
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 亮叶鸡血藤 (lượng diệp kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà lá sáng.
Mô tả.
Cây bụi, leo bám, 2-10 m. Thân cây màu nâu gỉ sắt, lông tơ nhỏ mịn sau nhẵn nhụi. Lá 5 lá chét; trục cuống lá 15-20 cm, gồm cả cuống lá 3-6 cm; phiến lá chét hình mác, thuôn dài hoặc hình trứng, 3,5-9(-11) × 2-4 cm, dạng giấy, gân thứ cấp 5 hoặc 6 ở mỗi bên gân giữa, cong ở đỉnh gần mép lá, nổi rõ ở cả hai mặt, đáy tù tới thuôn tròn, đỉnh có mũi nhọn, nhọn hay nhọn thon. Chùy hoa đầu cành, 10-12 cm, mập, lông măng màu gỉ sắt; cành mang hoa 6-10 cm, thẳng. Hoa 1,6-2,4 cm. Cuống và đài hoa có lông măng. Tràng hoa màu tím tới tía; cánh cờ thuôn dài, với 2 thể chai ở đáy, mặt ngoài rậm lông lụa. Bầu nhụy hình cuống, có lông măng, 4-8 noãn. Quả đậu thẳng-thuôn dài, 10-14 × 1,5-2 cm, hình cuống, phẳng, lông măng màu nâu, đỉnh có mỏ. Hạt 4 hoặc 5 mỗi quả, màu nâu-nâu hạt dẻ, thuôn dài lệch, ~1 × 1,2 cm. Ra hoa tháng 5-9, tạo quả tháng 7-11.
Phân bố.
Bụi rậm,rừng thưa vùng đất thấp, bìa rừng, những khoảng trống trên sườn dốc; từ gần mực nước biển tới 1.500 m. Các tỉnh Chiết Giang, Giang Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam và đảo Đài Loan. | 1 | null |
Austrocallerya pilipes là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Năm 1890 Frederick Manson Bailey công bố mô tả khoa học cho danh pháp "Millettia pilipes" tại trang 108 của Second Addenda to Third Supplement of the Synopsis of the Queensland Flora (in trong Catalogue of the Indigenous and Naturalised Plants of Queensland). Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Austrocallerya" và chuyển nó sang chi này.
Mẫu định danh.
"T.L.Bancrofts.n.." do Thomas Lane Bancroft thu thập khoảng năm 1885-1886, BRI-AQ0022887 (Phòng mẫu cây Queensland ở Brisbane (BRI), holotype); BM000810924 (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (BM), isotype).
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại Australia (Queensland). Là loài dây leo rừng mưa trên các cây gỗ và cây bụi, ở cao độ 300-1.200 m. | 1 | null |
Dây máu gà hay kê huyết đằng, mát mạng, thàn mát mạng (danh pháp khoa học: Wisteriopsis reticulata) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 网络鸡血藤 (võng lạc kê huyết đằng), nghĩa là dây máu gà mạng lưới.
Lịch sử phân loại.
Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Millettia reticulata". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya" với danh pháp "Callerya reticulata". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi "Wisteriopsis" và chuyển nó sang chi này.
Phân bố.
Loài này có ở Đài Loan, Trung Quốc (các tỉnh An Huy, Chiết Giang, Giang Tây, Giang Tô, Hải Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, nam Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam), miền bắc Việt Nam. Du nhập vào Nhật Bản và Hoa Kỳ (Florida). Môi trường sống là các bụi cây trên sườn dốc hay trong thung lũng, các bụi cây ven suối; cao độ 100-1.200 m.
Mô tả.
Dây leo, 2-10 m. Thân mập, nhiều cành, có gờ mỏng, lông tơ màu nâu sau nhẵn nhụi. Lá 5 hoặc 7 hoặc 9 lá chét; trục cuống lá 10-20 cm, gồm cả cuống lá 2-5 cm; phiến lá chét hình trứng-hình elip, thuôn dài, thẳng hoặc hình mác hẹp, (3-)5-6(-8) × (0,5-)1,5-4 cm, dạng giấy, nhẵn nhụi cả hai mặt hoặc hiếm khi thưa lông tơ mịn, đáy thuôn tròn, thon nhỏ hoặc hình nêm, đỉnh tù, nhọn tho hoặc rộng đầu. Chùy hoa đầu cành hoặc nách lá gần đỉnh các cành, 10-20 cm, thường rủ xuống, lông tơ màu nâu; các cành mang hoa ken dày đặc. Cuống hoa 3-5 mm. Hoa 1,3-1,7 mm. Đài hoa 3-4 × ~5 mm, sau nhẵn nhụi; các răng ngắn, mép có lông rung màu vàng. Tràng hoa tía; cánh cờ hình trứng-thuôn dài, nhẵn nhụi, không có thể chai ở đáy, đáy có vuốt ngắn. Bầu nhụy nhẵn nhụi, nhiều noãn. Quả đậu chuyển màu đen khi khô, thẳng, ~15 × 1-1,5 cm, phẳng, dạng da mỏng; đường ráp không dày lên. Hạt 3-6 mỗi quả, màu đen, thuôn dài, ~11 × 7 mm. Ra hoa tháng 4-8, tạo quả tháng 6-11.
Các chủng.
Compton "et al." (2019) ghi nhận các chủng sau: | 1 | null |
Whitfordiodendron scandens là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Adolph Daniel Edward Elmer mô tả khoa học đầu tiên năm 1910 dưới danh pháp "Whitfordiodendron scandens". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya". Năm 2019, Compton "et al." phục hồi lại chi "Whitfordiodendron" và chuyển nó trở lại chi này trong vai trò của loài điển hình của chi.
Phân bố.
Loài đặc hữu Philippines. | 1 | null |
Dây cát sâm hay sâm nam, sâm trâu, sâm chào mào, sâm chèo mèo, mát to, sâm gạo, lăng yên to, mỹ lệ kê huyết đằng (美丽鸡血藤), ngưu đại lực đằng (牛大力藤) (danh pháp khoa học: Nanhaia speciosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Millettia speciosa". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya" thành "Callerya speciosa". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire thiết lập chi mới "Nanhaia" và chuyển nó sang làm loài điển hình của chi này.
Phân bố.
Loài này có tại miền nam Trung Quốc (Hải Nam, nam Hồ Nam, Hồng Kông, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Vân Nam) và miền bắc Việt Nam. Môi trường sống là những nơi thông thoáng, rừng thưa, ở cao độ 2.00-1.700 m.
Mẫu định danh.
Anne M. Schot đã chọn một mẫu vật lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew (K) là "Champion 505" làm mẫu tuyển (lectotype) cho tên gọi "Millettia speciosa" . Tuy nhiên, đây rõ ràng là một lỗi, vì một mẫu vật khác với chú thích "Millett 505" đã được trích dẫn trong mô tả loài gốc của Bentham và được chọn là mẫu ("typus") trong chú thích của Stephen Troyte Dunn trên mẫu vật K000881029 lưu giữ tại Kew trước khi công bố chuyên khảo của ông về sửa đổi chi "Millettia" vào năm 1912. Tuy nhiên, trong chuyên khảo năm 1912 thì Dunn đã trích dẫn sai mẫu vật là "Champion 505, 261" (type) chứ không phải "Millett 505", và điều này có thể giải thích cho lỗi của Schot. Bài báo của Bentham về thực vật Hồng Kông dựa trên bộ sưu tập của thiếu tá John George Champion (1815–1854). Có hai mẫu vật tại Kew được Champion thu thập và trong phòng mẫu cây của Hooker là K000881027 và K000881028. Cả hai đều được chú thích là "Champion 261, Hồng Kông", nhưng những mẫu vật này không được Bentham trích dẫn cụ thể trong mô tả loài mà chỉ đơn thuần viết "trên núi Victoria" [On Victoria peak] và do đó chúng được coi là những mẫu vật chưa được trích dẫn tạo thành một phần của vật liệu gốc gắn liền với tên gọi (Điều 9.4 (a) ICN 2018). Bộ sưu tập của Charles Millett (1793-1870) số K000881029 được chú thích "505 Millettia grandiflora sp. n. fls white and yellow Hong Kong" và có thời gian là năm 1854 trong phòng mẫu cây của Bentham. Bộ sưu tập này đã được trích dẫn trong mô tả loài gốc của Bentham "Nó cũng có trong phòng mẫu cây của Hooker từ bộ sưu tập của Millett" [It is also in the Hookerian herbarium from Millett’s collection], và vì thế nó là một mẫu tương đồng (syntype) khi không có bất kỳ mẫu gốc (holotype) nào được trích dẫn (Điều 9.6 ICN 2018). Theo Điều 9.12 ICN thì một mẫu tương đồng (syntype) có ưu thế hơn bất kỳ mẫu chưa được trích dẫn nào khi lựa chọn mẫu tuyển (lectotype). Do đó, "Millett 505" là mẫu tuyển (lectotype) bắt buộc.
Mô tả.
Dây leo, 1-3 m. Vỏ màu nâu. Cành có lông măng màu nâu, sau nhẵn nhụi. Lá 13 lá chét; trục cuống 15-25 cm, gồm cả cuống lá 3-4 cm; phiến lá chét thuôn dài-hình mác đến hình elip-hình mác, 4-8 × 2-3 cm, dạng giấy, mặt xa trục có lông tơ màu gỉ sắt, sau nhẵn nhụi, có màu nâu ánh đỏ khi khô, mặt gần trục nhẵn nhụi và bóng, nhưg có màu xám phấn khi khô, đáy thuôn tròn, mép hơi cuốn ngoài, đỉnh nhọn và với chóp ngắn. Cành hoa nách lá, thường ken đặc gần đỉnh cành để tạo ra các chùy hoa lớn, dài ~30 cm, có lông măng màu nâu. Cuống và đài hoa có lông măng. Hoa 2,5-3,5 cm, thơm. Tràng hoa màu trắng, kem hay hồng nhạt; cánh cờ hình tròn, nhẵn nhụi, với 2 thể chai ở đáy. Bầu nhụy có lông măng, nhiều noãn. Quả đậu thẳng, 10-15 × 1-2 cm, phẳng, lông măng màu nâu, đáy thon thành cuống quả ngắn, đỉnh có mỏ; các mảnh vỏ dạng gỗ. Hạt 4-6 mỗi quả, màu đen, hình trứng, ~10 × 8 mm. Ra hoa tháng 7-9, tạo quả tháng 8-10. Rễ giàu tinh bột và được sử dụng làm rượu thuốc bổ dưỡng. | 1 | null |
Serawaia strobilifera là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Anne M. Schot miêu tả khoa học đầu tiên năm 1994 dưới danh pháp "Callerya strobilifera". Năm 2019, J. Compton & Schrire thiết lập chi mới "Serawaia" và chuyển nó sang như là loài điển hình và duy nhất của chi này.
Phân bố.
Borneo. Indonesia (miền trung và đông Kalimantan); Malaysia (bang Sabah). | 1 | null |
Thàn mát Sumatrana (danh pháp: Whitfordiodendron sumatranum) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Tên gọi địa phương là "olor kalibeu".
Lịch sử phân loại.
Loài này được Elmer Drew Merrill miêu tả khoa học đầu tiên năm 1934. Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya" với danh pháp "Callerya sumatrana". Năm 2019, J. Compton & Schrire phục hồi chi "Whitfordiodendron" và chuyển nó trở về chi này.
Mẫu định danh.
"Yates 1261", thu thập năm 1907 tại Boenoet (nay là , huyện Asahan, tỉnh Bắc Sumatra), vùng Bờ Đông (East Coast), Asahan, Sumatra. Holotype lưu giữ tại Università degli Studi di Milano (MI); isotype: tại Đại học Harvard (A) và Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Indonesia ở Cibinong (BO).
Phân bố.
Loài này có trên đảo Sumatra, Indonesia. Môi trường sống là rừng ven sông vùng đất thấp, trên đất sét-cát, tới cao độ 50-100 m.
Mô tả.
Dây leo, dài 15-18 m. Lá kèm hình tam giác hẹp, 3-4 mm, phần lớn sớm rụng. Trục cuống lá dài 8,5-18,5 cm, đường kính 1-3 mm, nhẵn nhụi; gối 7-9 × 2-4 mm. Lá kèm con sớm rụng. Cuống lá nhỏ 7-10 mm, đường kính 1,5-2 mm. Lá chét 5, hình trứng tới elip hay trứng ngược, 6-12 × 3-6 cm; đáy thuôn tròn; đỉnh nhọn thon; nhẵn nhụi cả hai mặt. Gân lá nhẵn nhụi. Gân giữa hơi lõm ở mặt trên. Gân thứ cấp 4 hay 5 đôi, phẳng mặt trên, không tạo thành các vòng cung ở gần mép lá. Gân giữa các gân thứ cấp thay đổi. Hệ gân khác biệt, nổi rõ mặt trên, hình mắt lưới-hình thang. Cụm hoa là chùy hoa ở nách lá, dài 10-18 cm, đường kính 1,5-2 mm, có lông lụa, mọc thẳng đứng. Cuống hoa dài 1-2 mm. Lá bắc ở trục cụm hoa hình tam giác hẹp, dài 2,5-3 mm, sớm rụng; lá bắc hoa hình trứng, dài 3,5-7 mm, nhẵn nhụi về phía đỉnh, sớm rụng. Lá bắc con ở đáy đài hoa, hình trứng ngược hẹp, 4-7 × ~ 1 mm, bền. Hoa dài 11-13 mm, màu hồng cá hồi ánh xám. Đài hoa hình chuông, hơi lệch, chén hoa 3-3,5 × ~4 mm, có lông mặt ngoài, mặt trong chỉ có trên các răng, các răng hơi không đều, nhọn, dài 0,8-1,5 mm. Phiens cánh cờ gần tròn tới hình elip, không tai, ~8 × 9 mm, mặt ngoài rậm lông lụa, có các thể chai ở đáy, không đường dẫn mật, vuốt dài 1,5-2 mm. Các cánh bên dài xấp xỉ bằng cánh lưng, các phiến rời, hình trứng ngược, tai phía dưới rất nhỏ, ~9,5 × 2,5-3 mm, rất thưa lông gần mép dưới, có nếp nhăn ở bên, tai trên nhăn nheo ở đáy, vuốt dài 2,2-3 mm. Cánh lưng hình trứng ngược, tai trên khác biệt, 8-9 × ~3,8 mm, có lông lụa mặt ngoài, chủ yếu dọc theo mép dưới, túi bên khác biệt, vuốt dài 3,2-3,5 mm. Ống nhị dài ~7,5 mm. Đĩa khác biệt. Bầu nhụy dài ~7 mm, có lông lụa. Vòi nhụy có lông rung. Noãn 2. Ra hoa tháng 7. Không rõ quả đậu và hạt. | 1 | null |
Adinobotrys vastus là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Loài này được André Joseph Guillaume Henri Kostermans mô tả khoa học đầu tiên năm 1960 dưới danh pháp "Millettia vasta". Năm 1994, Anne M. Schot chuyển nó sang chi "Callerya" với danh pháp "Callerya vasta". Năm 2019, James A. Compton và Brian D. Schrire chuyển nó sang chi "Adinobotrys".
Phân bố.
Loài này được tìm thấy trên đảo Borneo: Brunei; Indonesia (Kalimantan); Malaysia (Sabah, Sarawak). | 1 | null |
Benkara griffithii là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (Hook.f.) Ridsdale mô tả khoa học đầu tiên năm 2008.
Phân bổ.
Phạm vi bản địa của loài này là Assam đến miền Trung Trung Quốc và Đông Himalaya. Nó là một loại cây bụi và phát triển chủ yếu ở quần xã cận nhiệt đới. | 1 | null |
Salvia cyanescens là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Boiss. & Balansa miêu tả khoa học đầu tiên năm 1859. Ở vùng khí hậu ôn đới, nó là loài cây lá xanh quanh năm, mọc cao tới 1 feet. Các lá xanh muốt có 2 inches chiều dài, 1 inches chiều rộng bao phủ lông tơ. Nó nở hoa vào mùa hè và cuối thu. | 1 | null |
Kiều hùng Suriname (danh pháp khoa học: Calliandra surinamensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1844. Danh pháp khoa học của loài được đặt gắn liền với chỉ dẫn địa lý về quốc gia Xu-ri-nam (Suriname ở Nam Mỹ). Trong tự nhiên Kiều hùng Xu-ri-nam là loài cây bụi thường xanh có chiều cao 3-5m. Vỏ thân cây màu xám trắng, cành vươn dài. Lá cây kép lông chim 2 lần chẵn, có 1 cặp lá thứ cấp và 8-12 cặp lá tam cấp. Lá tam cấp không có lông, hình thuôn dài 1,1–6 cm (đôi khi dài tới 2,5 cm), rộng 0,3-0,4 cm (đôi khi là 0,6 cm). Lá kèm búp thon nhọn. Hoa tự đầu trạng hình cầu, cánh hoa nhỏ có màu xanh lá cây. Các nhị hoa dài hình sợi tóc vươn dài ra khỏi hoa, mỗi bông hoa có khoảng 90-100 sợi nhị có màu sắc đẹp. Hoa có thể nở gần quanh năm. Quả dạng quả đậu bên trong không vách ngăn, dài khoảng 5-7,5 cm rộng 0,8–1 cm.
Loài Kiều hùng Xu-ri-nam phân bổ tự nhiên trong vùng nhiệt đới có độ cao từ 200-700m so với mực nước biển. Cây có thể được canh tác trong mô hình nông lâm kết hợp có tác dụng che bóng giai đoạn non cho cây công nghiệp và cải tạo đất. Người ta cũng có thể dùng lá làm thức ăn cho gia súc trong mùa khô lạnh. Gần đây loài cây này được nhân giống và trồng nhiều nơi trên thế giới để làm cảnh do vẻ quyến rũ từ các bông hoa có nhị nhiều, dài và đẹp. | 1 | null |
Salvia hispanica là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, cùng loại với các loại thảo mộc dùng làm gia vị như loại húng quế (basil), bạc hà (mint). Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.. Tên thông thường của loài này là chia, có gốc từ tiếng Nahuatl "chian", có nghĩa là "chứa dầu". Cây cho loại hạt rất giàu dinh dưỡng và thường được sử dụng trong thực dưỡng. Hạt chia có các đốm màu nâu, xám, đen và trắng.
Dinh dưỡng.
Hạt chia có nguồn acid béo thiết yếu Omega-3 vượt trội, hàm lượng Natri thấp, hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Hạt có hàm lượng đạm 19-23%, nguồn vitamin B dồi dào, calci cao gấp 6 lần sữa, chất xơ cao gấp 1,6 lần lúa mạch, nồng độ lipid trong hạt cũng rất cao.
Tác dụng lượng chất xơ trong Hạt chia.
Hạt chia có chứa 40% trọng lượng là chất xơ, khiến chúng trở thành nguồn chất xơ tốt nhất trên thế giới.
Ứng dụng.
Hạt chia được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực dưỡng sinh, làm đẹp, giảm cân, chống lão hóa, và điều trị một số chứng bệnh. | 1 | null |
Salvia miltiorhiza là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Bunge miêu tả khoa học đầu tiên năm 1835.
Có khả năng trị ung thư (Trương Ngọc Ngũ dùng Đơn sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 7 ca lymphosarcome Kết quả: hoàn toàn hết 1 ca, hết 1/3 ca, ổn định 1 ca, tiến bộ 1 ca - Học báo trường Đại học Y khoa Tây An 1986 7(4): 403). | 1 | null |
Carissoa angolensis là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Baker f. miêu tả khoa học đầu tiên. Chúng xuất hiện ở châu Phi, chủ yếu là Angola.
Danh phái chi đơn loài được đặt theo tên nhà sinh vật học người Bồ Đào Nha Luís Wittnich Carrisso. | 1 | null |
Xô thơm, xôn, hoa xôn, tên khoa học Salvia officinalis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Carolus Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Xô thơm là cây bụi phụ thường xanh lâu năm, thân gỗ, lá màu xám, hoa màu xanh lam đến tía. Đây là loài bản địa vùng Địa Trung Hải, mặc dù loài này đã được du nhập ở nhiều nơi trên thế giới. Xô thơm có một lịch sử lâu đời trong việc sử dụng y học và ẩm thực, và trong thời hiện đại, nó đã được sử dụng như một loại cây cảnh trong vườn. | 1 | null |
Cassia leptophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Vogel miêu tả khoa học đầu tiên.
Mô tả.
Cây huy chương vàng phát triển với tốc độ vừa phải đến nhanh, cao từ 7 - 9 m. Tán rộng 9m, phát triển nhanh nhất ở các khu vực mùa hè ấm áp. Về cơ bản nó là cây thường xanh, nhưng có thể rụng một số lá vào mùa đông và đầu mùa xuân nếu tiếp xúc với sương giá hoặc nhiệt độ mát mẻ kéo dài. Khi cây trưởng thành, chúng phát triển vỏ có rãnh màu nâu sẫm đặc trưng, dạng tán rộng và tán lá dày đặc gồm các lá kép dài, màu xanh đậm. Mỗi lá bao gồm chín đến mười bốn lá chét hình elip, dài từ 2-3 cm; đầu nhọn của lá chét có thể là một công cụ hỗ trợ nhận dạng khi so sánh với các lá chét tròn hơn của nhiều loài muồng khác và một số loài Senna giống cây hơn. Sự ra hoa rất ngoạn mục vào mùa hè, với các cụm hoa đầu cuối có kích thước bằng quả bóng rổ bao phủ trên cây. Mỗi cụm tạo ra từ ba mươi đến năm mươi bông hoa có mùi thơm, màu vàng tươi, rộng 3 cm trong thời gian nở dài. Nở rộ thậm chí còn ngoạn mục hơn khi thời tiết nóng lên. Tiếp theo sự ra hoa là các vỏ hạt màu nâu sẫm, dài bằng foot, dễ thấy chứa nhiều hạt nhỏ dẹt | 1 | null |
Castanospermum australe là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được A.Cunn. & C.Fraser miêu tả khoa học đầu tiên. Chúng là loài bản địa của bờ biển phía đông của Úc tại Queensland và New South Wales, và các đảo Vanuatu, Nouvelle-Calédonie.
Sinh trưởng.
Đây là cây thường xanh loại lớn, cao đến . Lá cây dài khoảng và rộng . Hoa có hai màu là vàng và đỏ, dài . Quả hình trụ, dài với đường kính chia thành 3 đến 5 ngăn.
Sử dụng.
Hạt có độc tố nhưng có thể ăn được nếu nghiền thành bột, lọc với nước và rang lên. Gỗ cũng sử dụng được. | 1 | null |
Salvia thymoides là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1833. Đây là một loại cây bụi lâu năm thường xanh bản địa một vùng nhỏ ở Mexico trên biên giới của các bang Oaxaca và Puebla, mọc ở độ cao từ 7.000 feet (2.100 m) đến 9.000 feet (2.700 m). Môi trường sống bản địa của loài cây này là rừng mây, với những ngọn núi có độ ẩm thường xuyên dưới dạng sương mù và mưa. | 1 | null |
Bouvardia multiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được (Cav.) Schult. mô tả khoa học đầu tiên năm 1827.
Đây là loài cây bụi thường xanh và cây lâu năm có lá đơn và hoa hình ống với 4 thùy trải rộng ở các cụm ở đầu và nách lá
Phạm vi bản địa của loài này là khu vực Mexico và Trung Mỹ, bao gồm: El Salvador, Guatemala, Trung tâm Mexico, Đông Bắc Mexico, Tây Bắc Mexico, Đông Nam Mexico, Tây Nam Mexico, Nicaragua. Đây là là một loại cây bụi hoặc cây gỗ và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật cận nhiệt đới. | 1 | null |
Gáo nước hay vậy nước (danh pháp hai phần: Cephalanthus tetrandra) là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo. Loài này được William Roxburgh miêu tả lần đầu tiên trong quyển 2 Flora Indica năm 1824 theo danh pháp "Nauclea tetrandra". Năm 1976, Colin Ernest Ridsdale & Reinier Cornelis Bakhuizen van den Brink, Jr. chuyển nó sang chi "Cephalanthus".
Mô tả.
Cây bụi hay cây gỗ nhỏ lá sớm rụng, cao 1–5 m, phân cành nhánh nhiều, nhẵn hay có lông. Cành non hơi có cạnh, sau tròn, màu nâu. Lá thuôn hình trái xoan dài nhọn ở đầu, tròn hay gần hình tim ở gốc, màu nâu, nhẵn ở mặt trên, có lông ở mặt dưới, dai, gân nổi rõ ở mặt dưới, cuống dài, phẳng ở mặt trên, mọc đối hay mọc vòng 3-5 lá; lá kèm hình bầu dục rộng ở gốc, nhọn ở đầu. Ra hoa tháng 6-9, tạo quả tháng 7-9. Cụm hoa hình đầu tròn tập trung thành chùy ở đầu cành, lá bắc hình giáo, nhọn, có lông. Hoa màu trắng. Đài 4, rất ngắn, tù, hơi có lông ở đỉnh, có tuyến đen ở khoảng giữa các thùy, ống đài nhẵn. Tràng 4, nhẵn ở mặt ngoài, có lông ở mặt trong, tù, có tuyến đen ở khoảng giữa các thùy. Nhị 4, chỉ nhị rất ngắn, bao phấn hình trái xoan nhọn đầu. Bầu 2 ô, vòi mảnh; mỗi ô bầu 1 noãn. Quả có đài còn lại, có lông ở đỉnh, mỗi ô có 1 hạt màu nâu, đường kính 3–5 mm.
Phân bố.
Loài này ưa thích sinh sống trong khu vực có bóng râm ở ven đường hay ven nơi ẩm ướt như ao, suối tới độ cao 700 m trên mực nước biển, có trong khu vực Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Tại Việt Nam, có gặp từ Hải Dương, Bắc Giang, Phú Thọ vào tới Thừa Thiên-Huế. Ra hoa quả từ tháng 2 đến tháng 5. Gỗ trung bình, dùng khá phổ biến để làm đồ dùng thông thường. | 1 | null |
Đậu biếc (danh pháp: Clitoria ternatea) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên. Những bông hoa của cây này được hình dung là có hình dạng của bộ phận sinh dục phái nữ, vì thế tiếng Latin tên của chi là Clitoria từ chữ clitoris (âm vật)
Mô tả.
Đậu biếc là cây leo thân thảo và sống lâu năm, thân và cành mảnh có lông. Chiều cao của đậu biếc sẽ nằm trong khoảng từ 3-10 m. Lá có màu xanh lá cây đậm và mang hình bầu dục khá thuôn dài với phần đầu nhọn. Lá thường xanh quanh năm. Hoa đậu biếc có màu xanh tím hoặc xanh lam đậm và thường thì mọc ở nách lá thành chùm hoặc riêng lẻ. Đậu biếc có hoa rải rác quanh năm. Quả đậu biếc có chiều dài khoảng từ 4-13 cm, chiều rộng khoảng từ 0,8-1,2 cm, quả sẽ có màu xanh khi mới kết trái và màu nâu khi già đi. Trong mỗi quả thì thường có khoảng từ 6-10 hạt.
Phạm vi.
Nguồn gốc của đậu biếc có thể nằm ở Mỹ Latinh hoặc là châu Á. Tuy nhiên, đậu biếc hiện đã được tự nhiên hóa trong tất cả các vùng nhiệt đới bán khô cằn và vùng nhiệt đới bán ẩm ướt của Châu Á, Châu Phi và Úc.
Quá trình phát triển.
Đầu tiên thì cây Đậu biếc phải trải qua giai đoạn đầu tiên, đó là giai đoạn mọc mầm, giai đoạn này được tính từ khi hạt được gieo vào đất cho tới khi hạt nảy mầm. Trong thời gian này, nếu đất có đủ độ ẩm và hạt chắc khỏe thì hạt sẽ bắt đầu hút nước, mọc lên mầm và từ từ đẩy hai lá mầm ra. Quá trình này sẽ kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Sau đó là giai đoạn cây con, giai đoạn này được tính từ khi cây có 2 lá mầm cho đến khi có 3 lá kép. Rễ cây trong thời gian này sẽ phát triển rất nhanh và mọc sâu xuống dưới đất để hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Tiếp theo là giai đoạn tăng trưởng, trong giai đoạn này thì cây sẽ bắt đầu ra thêm nhánh để bám và leo mà không bị rơi xuống, cũng trong giai đoạn này thì cây sẽ bắt đầu nhú ra nụ từ các nách lá. Đến giai đoạn ra hoa, những nụ hoa sẽ lớn dần và bung nở ra những bông hoa. Dây đậu biếc khi tới giai đoạn ra hoa thì sẽ ra hoa thường xuyên vì dây vẫn dài ra thêm, các nách lá dần dần đều nhú nụ và các nách lá cũng từ từ phát triển ra thêm nhánh mới. Và cuối cùng là giai đoạn ra quả, nếu hoa đậu biếc không bị thu hoạch thì chúng sẽ dần dần sẽ phát triển trở thành quả chứa hạt. Nếu tính thời gian từ khi hạt được gieo trồng thì cây sẽ cho ra quả trưởng thành từ 110 đến 150 ngày.
Công dụng.
Trong hoa đậu biếc có chứa chất Anthocyanins, Anthocyanins là một loại chất giúp điều chỉnh lượng đường có trong máu bằng cách ức chế các hoạt động của các enzyme tiêu hóa tiêu hóa carbohydrate như alpha-amylase trong tuyến tụy và alpha-glucosidase trong ruột. Điều này giúp quá trình tiêu hóa và khả năng hấp thụ đường bị chậm đi, làm giảm đáng kể lượng insulin và đường trong máu.
Khi insulin trong máu bị giảm đi thì cũng sẽ làm cho nguy cơ kháng insulin giảm đi, hạn chế được nguy cơ béo phì và rối loạn chức năng mạch máu.
Đậu biếc được dùng trong các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới như là một cây leo làm cảnh trong vườn và công viên. Ở những nơi mát hơn, chúng có thể được trồng trong nhà kính.
Đậu non có thể ăn được. Hoa đậu biếc được sử dụng tạo màu xanh trong thực phẩm xanh (ví dụ trong gạo ở Ấn Độ hoặc Cuba) và đồ uống. Có thể lấy ra từ quả đậu khoáng chất và vitamin.
Đậu biếc cũng thường được sử dụng như phân xanh và lớp phủ mặt đất trên các cánh đồng và đồn điền. Clitoria ternatea là thức ăn gia súc tốt, tươi hoặc là cỏ khô.
Hạt và thân được sử dụng để nhuộm các vật liệu, chẳng hạn như vải.
Trong y học dân gian, quả và rễ của Clitoria ternatea cũng được dùng. | 1 | null |
Codariocalyx motorius là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Houtt.) H.Ohashi miêu tả khoa học đầu tiên.
Loài này phân bố rộng rãi khắp Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Nó thậm chí có thể được tìm thấy trên quần đảo Society, một chuỗi từ xa các đảo ở Nam Thái Bình Dương. Cây này có hoa nhỏ màu tím. | 1 | null |
Crotalaria abscondita là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Baker mô tả khoa học đầu tiên.
Phạm vi bản địa của loài này là miền Nam Congo đến Angola. Nó là một loại cây lâu năm và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật nhiệt đới khô theo mùa.
Đặc điểm.
Cây lâu năm, với một số thân cuối cùng phân nhánh tốt, dài tới 30–70 cm từ một rễ cái phát triển tốt, có nhiều nhung mao (lông thường dài tới c. 2 mm, rất mịn, trở nên xoắn lại và có vẻ giống như sợi tơ). Lá mọc sát, có bầu, không cuống, 3 lá chét; lá chét chủ yếu mọc thẳng, chủ yếu có kích thước 8–20 × 2–5(8) mm, hình mác hoặc elip hẹp, nhọn, có nhung mao. Vòi hoa dạng chùm, không cuống, dày đặc, hình trụ ngắn, 8–16 hoa; lá bắc dài 6–10 mm, hình mũi mác thẳng đến hình elip thuôn hẹp, thuôn nhỏ ở hai đầu; cuống dài 0,5–1,5 mm; bracteole không dễ thấy. Đài hoa dài 6–10 mm, có lông tơ; thùy thuôn hẹp hình tam giác, dài gấp 2–3 lần ống. Tiêu chuẩn hình elip rộng đến hình trứng ngược, màu vàng, ở đỉnh có lông ở ngoài; cánh vượt quá sống; keel dài 5–6 mm, tròn, có mỏ nhọn nhỏ rất hơi cong. Quả thực tế không cuống, dài 6–8 mm, hình elip gần hình cầu, bên ngoài có nhiều nhung mao, đôi khi có lông tơ trên đường khâu bên trong, 2–4 hạt. Hạt dài 2–3 mm, hình thoi rộng, nhẵn đến nhú gai nhỏ, màu vàng đến nâu sẫm.
Điều kiện sinh trưởng.
Những nơi ẩm ướt theo mùa trong rừng miombo.
Phạm vi độ cao: 1200–1500 m. | 1 | null |
Dalbergia abrahamii là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Bosser & R.Rabev. miêu tả khoa học đầu tiên.là một loài cây đặc hữu của Madagascar.
Phân bố.
Dalbergia abrahamii là loài cây đặc hữu của Madagascar. Nó chỉ được biết đến ở một số địa phương xung quanh Antsiranana và khối núi Ankarana có độ cao từ 50 đến 600 m. Phạm vi xuất hiện ước tính là 1.714 km2 | 1 | null |
Cẩm sừng hay cẩm sừng trâu ( danh pháp hai phần: Dalbergia cultrata) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Benth. miêu tả khoa học đầu tiên.
Cây trưởng thành cao từ 15 đến 30 m. Có thân thẳng, tán thưa và hẹp. Loài này phân bố ở Myanmar, Cambodia, Laos, Thailand và Việt Nam. Nó đang bị đe dọa do mất môi trường sống và bị khai thác quá mức để làm gỗ xẻ. | 1 | null |
Trắc dây, (danh pháp khoa học: Dalbergia rimosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Roxb. miêu tả khoa học đầu tiên.
Cây bụi lớn hoặc dây leo, dài 10-15m. Nhánh non thường khúc khữu dạng sóng. Lá mọc cách, dạng lá kép lông chim lẻ, có từ 7-13 lá chét. Lá chét đính so-le trên cuống kép. Lá chét có phiến lá hình xoan thuôn. Khi lá chét khô có màu hơi đỏ mặt trên và xám mặt dưới. Hoa tự tán mọc ra từ nách lá. Tràng hoa có màu trắng hoặc ngả vàng. Quả dạng đậu dài 6–8 cm, mỗi quả chỉ có 1 hạt, hạt hình thận dẹp có kích thước 1,2 cm.
Phân bổ ven rừng hoặc ven suối. Vỏ cây có thể được dùng ăn trầu. Gỗ lâu năm cho vật liệu quý giá làm đồ nội thất nhỏ, thớ gỗ mịn hơn, hương thơm hơn loại gỗ Sưa thường gặp "(Dalbergia tonkinensis)". | 1 | null |
Daniellia oliveri là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Rolfe) Hutch. & Dalziel mô tả khoa học đầu tiên.
Phân bố và môi trường sống.
Daniellia oliveri được tìm thấy ở vùng nhiệt đới phía Tây và Trung Phi, phạm vi của nó kéo dài từ Sénégal đến Sudan, Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo. Nó là một thành phần điển hình của vùng sinh thái khảm rừng savanna và mọc ở thảo nguyên rừng, nơi thường là cây lớn nhất. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.