text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Đào Tiêu là vị Trạng nguyên mở đầu cho nền khai khoa của vùng (Nam Châu Hoan) Đức Thọ, Hà Tĩnh. Về năm sinh và năm mất của ông, hiện chưa có tư liệu tra cứu. Ông là người huyện Đông Sơn (sau đổi là La Sơn, phủ Đức Thọ), nay là vùng đất Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.[1] cũng giống như một số vị thủy tổ của nhiều dòng họ khác đã đến định cư ở vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh xưa. Ông từng thi đỗ và làm quan dưới các triều vua Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…, là văn quan có công lao trong việc xây dựng nền nội chính của vương triều Trần nửa sau thế kỷ XIII.
Ông là 1 trong 3 vị Tiến sĩ đỗ kỳ thi Thái học sinh dưới thời Trần của huyện Đức Thọ, ông giành học vị cao nhất: Trạng nguyên trong khoa thi Thái học sinh năm Ất Hợi (1275) đời vua Trần Thánh Tông (1258 -1278). Khoa thi này lấy đỗ 27 người, gồm Đào Tiêu đỗ Trạng nguyên; Quách Nhẫn đỗ Thám hoa, kỳ thi này không có Bảng Nhãn, còn lại 20 người đỗ cho xuất thân theo thứ bậc. Đây cũng là khoa thi Thái học sinh khá đặc biệt của triều Trần khi không chia ra Kinh, Trại trạng nguyên sau 19 năm nhà Trần áp dụng. Chế độ Kinh, Trại Trạng nguyên được đặt từ mùa xuân năm Bính Thìn (1256), trong đó những người đỗ từ Thanh Hóa trở vào gọi là Trại Trạng nguyên; từ Ninh Bình trở ra gọi là Kinh Trạng nguyên. Theo Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí", việc phân biệt Kinh, Trại là do “Đời Trần lấy Hoan, Ái (chỉ Nghệ An, Thanh Hóa) làm các châu ở xa, giáo dục chưa được thấm nhuần, nhân tài không nhiều bằng ở các Kinh trấn, cho nên mỗi khoa lấy người giỏi nhất về bên trại gọi là Trại Trạng nguyên, cho ngang hàng với Kinh Trạng nguyên để tỏ ý khuyến khích”[2].
Sau khi thi đỗ, không rõ ông được đảm nhận các chức quan gì. Tuy nhiên, thời kỳ ông làm quan cho nhà Trần lại gắn liền với nhiều biến sự quan trọng, nổi bật nhất là hai cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên xâm lược năm 1285 và 1288 dưới triều vua Trần Nhân Tông (1279 -1293). Là ngạch văn quan của triều đình nên chắc hẳn ông được giao chuẩn bị và tham dự vào những công việc triều chính quan trọng, hoặc tham gia bàn bạc những kế sách để chống quân giặc ngoại xâm.
Đối với lĩnh vực giáo dục, khoa cử, Đào Tiêu là người có công lớn “khai khoa” nền giáo dục và khoa cử Nho học cho vùng đất Đức Thọ nói riêng, Hà Tĩnh nói chung. Dưới thời Trần, tuy sùng Phật giáo nhưng Nho giáo vẫn được coi trọng. Việc học Nho được quan tâm nhiều hơn với việc mở ra trường lớp để thu hút việc học tập trong nước. Nhiều khoa thi đã được tổ chức, trong đó đáng chú ý là từ năm Bính Ngọ (1246) việc định niên hạn thi Đại tị 7 năm một lần chính thức được ban hành, tuyển chọn được nhiều Nho sĩ có trình độ Nho học tham gia bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, so với các vùng đất khác như Thăng Long và phụ cận giáo dục Nho học đã phát triển thì vùng Thanh Nghệ, nhất là xứ Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn là đất trại xa xôi, việc học hành và đỗ đạt còn rất hạn chế, khi mãi đến nửa sau thế kỷ XIII vùng đất này mới có người đỗ đạt[1]. Việc ông thi đỗ Trạng nguyên đã tạo bước đệm rất quan trọng cho sự phát triển giáo dục Nho học và hình thành nên truyền thống khoa bảng, đỗ đạt của Hà Tĩnh trong các triều đại sau này.
Đối với người dân, chắc hẳn cũng luôn quan tâm, chăm lo đến họ. Vì thế, sau khi qua đời, danh tiếng của ông được người dân ghi nhớ, lưu truyền với tên gọi rất dân gian: “quan trạng” hay “Trạng Đào”: “"Kẻ Giè (tức Yên Hồ) vang tiếng truyền xa. Có hai quan Trạng dân ta phụng thờ"” (hai quan trạng ở đây chỉ Trạng nguyên Đào Tiêu và Khôi nguyên Đoàn Xuân Lôi, cũng một nho sĩ thi đỗ Thái học sinh đời Trần).
Sau khi mất, ông còn được người dân quê hương lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn, được tôn phong là phúc thần. Trước năm 1945, tại làng Trung Xá, Yên Hồ có đền thờ của Đào Tiêu với vị hiệu là “"Trần triều Trạng nguyên lịch triều phong Đoan túc Dực bảo trung hưng, gia phong quang ý tôn thần, Đào Tướng công"”. Tuy nhiên, từ sau năm 1945 do chiến tranh, hạn dịch đền thờ của ông không còn, hiện nay ông được con cháu họ Đào thờ phụng tại nhà thờ họ. Đặc biệt là hiện nay trong nhà thờ vẫn giữ được ba đạo sắc của vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định của triều Nguyễn phong thần cho ông. Một đạo đề “Thành Thái thập niên, lục nguyệt sơ nhất nhật"” (ngày 1 tháng 6 năm Thành Thái thứ 10 -1898); 1đạo đề “Duy Tân tam niên, bát nguyệt thập nhất nhật”" (ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909); và 1 đạo đề “"Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật"” (ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 -1924)[2].
Việc người dân quê hương lập đền thờ sau khi ông qua đời, lại được nhà nước quân chủ ban sắc thần cho thấy Đào Tiêu là một Nho sĩ, một văn quan được nhân dân mến mộ, được nhà nước quân chủ ghi nhận công lao.
----[1] Về quê quán của ông, chính sử ghi chép khá cụ thể: Sách Lịch triều đăng khoa lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đều ghi quê của ông ở huyện Đông Sơn. Riêng Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có tra thêm thông tin ông là người xã An Hồ, huyện La Sơn. Các nghiên cứu hiện đại như: Thái Kim Đỉnh trong "Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh", Ngô Đức Thọ trong "Các nhà khoa bảng Việt Nam từ 1075 đến 1919", sách "Địa chí huyện Đức Thọ" đều ghi Đào Tiêu người làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh.
[2] Phan Huy Chú, "Lịch triều hiến chương loại chí", Tập 2, Nxb Giáo dục, 2007; tr.10
[3] Vùng Nghệ An đến khoa thi năm 1256 mới có Trương Xán (người Hoành Sơn, nay là huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đỗ Trại Trạng nguyên khoa thi Thái học sinh; khoa thi năm 1266 có Bạch Liêu người làng Đỗ Xá, nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, đỗ Trại Trạng nguyên.
[4] Thái Kim Đỉnh, "Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh", Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, 2005; tr.35 | 1 | null |
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai Kế hoạch, điều thách thức lớn với hầu hết các nhà quản lý, đặc biệt là với các doanh nghiệp.
Khái niệm.
kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.
Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội phạm, gây án, hãm hại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm ăn, tài chính…). Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh doanh khác.
Vai trò.
Ở góc độ tổng thể, việc xây dựng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng. Trên thực tế, có thể không có kế hoạch nào hoàn toàn đúng, hoặc không khả thi nhưng không hoạch định gì thì cũng không được. Kế hoạch là tiêu chuẩn, là thước đo kết quả so với những gì đã đề ra. Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết điều này đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, nó là trọng tâm của hoạt động kinh doanh. Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.
Ở góc độ cá nhân, khi lập được kế hoạch thì tư duy quản lý sẽ có hệ thống hơn để có thể dự liệu được các tình huống sắp xảy ra. Việc phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững mục tiêu cuối cùng hướng đến. Đồng thời dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của cá nhân. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian của cá nhân. David Besio-nhà nghiên cứu tại Đại học California-San Francisco nói: ""Nếu bắt đầu một ngày mà không có kế hoạch, thì bạn sẽ luôn phải đối phó với những việc bất ngờ ập đến. Còn khi bạn đã có kế hoạch rõ ràng, những việc ngoài lề sẽ không thể cản trở được bạn".
Một kế hoạch cụ thể, chi tiết và sự quyết tâm thực hiện sẽ giúp cá nhân chiến thắng bệnh trì hoãn để đạt đến sự thành công. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ. Lập kế hoạch và thực hiện nó là cách mà người thành công làm. Hãy giúp bản thân đi đến vinh quang bằng cách tạo lập một kế hoạch hành động phù hợp, bất kể bản đang ở hoàn cảnh nào. Mặc dù làm theo kế hoạch, họ vẫn hiểu rằng cần phải linh hoạt và cần cải tiến nhiều hơn nữa cũng như theo dõi chặt chẽ. Điều chỉnh kế hoạch theo những thành đổi và yêu cầu mới là cần thiết nhưng vẫn phải chú ý đến mục tiêu. Alan Mulally cho rằng: "Chúng ta có kế hoạch cụ thể cho tương lai, nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện tại"
Lập kế hoạch.
Lập Kế hoạch hay lên kế hoạch, xây dựng kế hoạch, viết một bản kế hoạch thể là khâu đầu tiên. Peter Gollwitzer giải thích rằng: "Quyết định trước những gì cần làm giúp chúng ta tránh được sự phân tâm, thói quen xấu, hay hoàn thành những mục tiêu khó"". Nhà nghiên cứu Debbie Moskowitz nhận thấy thứ Hai là ngày dành cho các công việc ít đòi hỏi, bao gồm lên mục tiêu, tổ chức và lập kế hoạch.
Ngày nay, người ta dùng phương pháp 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau:
Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc: Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng. Nếu các bạn không thường xuyên hướng đến các mục tiêu, bạn sẽ dành cả cuộc đời mình chỉ để đạt được các mục tiêu của những người khác, đặc biệt là những người luôn biết hướng đến mục tiêu. Khi không có mục đích rõ ràng, ta trở nên trung thành kỳ lạ với những thứ vặt vãnh vớ vẩn
Xác định nội dung công việc: Công việc đó là gì và các bước, công đoạn thể thực hiện công việc đó. Cốt lõi của nội dung công việc là tác động vào đối tượng như thế nào thông qua việc xác định 3W (where, when, who). Trong đó:
Xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch: Gồm tài liệu, cẩm nang hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện cho từng công việc, từng bước. Tiêu chuẩn của công việc, cách thức vận hành máy móc. Điều quan trọng là phải có dữ liệu, thông tin để xây dựng kế hoạch. Có thể là:
Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực gồm: xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra và đặc biệt là phải xác định cho được nguồn lực thực hiện gồm nguồn nhân lực, tài lực (tiền bạc), vật lực (nguyên liệu, hệ thống cung ứng, hệ thống máy móc, công nghệ) và phương thức, phương pháp làm việc (những nguyên tắc, quy trình, quy cách tiến hành). | 1 | null |
Apache là loại tên lửa hành trình phá đường băng được phát triển bởi Matra BAE Dynamics (MBDA) tại Pháp. Dự án ban đầu là một liên doanh giữa Pháp và Đức từ năm 1983 cho đến năm 1988 khi Đức rút ra khỏi chương trình. Tên lửa được thông qua đưa vào phục vụ năm 2001, đây là loại tên lửa hành trình đầu tiên được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân Pháp. Chính phủ Pháp được tin là đã mua khoảng 100 đến 250 tên lửa loại này. Tên lửa đã được dùng để phát triển phiên bản phái sinh Shadow Storm.
Thiết kế.
Apache sử dụng động cơ tuốc bin phản lực thả từ máy bay như Mirage 2000 hay Rafale. Với tầm bắn tối đa 140–200 km nó sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS làm hệ thống dẫn đường để bay đến mục tiêu. Đầu đạn của tên lửa chứa 10 đầu đạn con Kriss được thiết kế để phá đường băng, mỗi đầu đạn nặng 50 kg. | 1 | null |
Nguyễn Ý (1796-?) là nhà khoa bảng Việt Nam. Quê ông là xã Vân La, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, nay xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Ông đỗ Cử nhân năm 1821, tức là năm Tân Tỵ, niên hiệu Ming Mạng thứ 2. Một năm sau, ông đỗ Hoàng giáp. Ông làm quan Biên tu. | 1 | null |
Hoàng Tế Mỹ (1795-?), hiệu Phục Đình, tự Thế Thúc, tên khác là Hoàng Phạm Thanh, là nhà khoa bảng Việt Nam. Gia tộc ông vốn quê gốc ở xã Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, gia đình ông di cư đến xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội). Ông là con của Hoàng Nguyễn Thự. Hoàng Tế Mỹ thi đỗ Cử nhân năm Ất Dậu, niên hiệu Minh Mạng thứ 6 1825. Năm sau ông đỗ Hoàng giáp. Ông giữ các chức Án sát xứ Hải Dương, Bố chánh Hải Dương, Án sát Cao Bằng, Hữu thị lang Hình bộ, Tham tri Hình bộ và được cử làm sứ sang Trung Quốc. Sau khi ông mất, nhà Nguyễn tặng chức Thượng thư Lễ bộ. | 1 | null |
Nguyễn Huy Hựu (1783-?) là Hoàng giáp của triều Nguyễn. Ông có quê là xã Xuân Niễu, huyện Tứ Kỳ, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương, nay thuộc huyện Tứ Kỳ, tình Hải Dương. Năm sau, ông đỗ Hoàng giáp. Ông đỗ Hoàng giáp vào năm Ất Dậu 1825, niên hiệu Minh Mạng thứ 6. Ông làm quan Đốc học.
Chú thích.
Ông có quê là thôn Xuân Nẻo,xã Hưng Đạo,huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương.Mộ phần của ông hiện nay ở làng Đoàn,xã Kỳ Sơn,huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương(Nguyen Thái -Đã thêm và sửa) | 1 | null |
Ngụy Khắc Tuần (1799-1854) là vị khoa bảng thời Nguyễn. Ông là người của xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, trấn Nghệ An (nay là xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Ông là anh của Ngụy Khắc Thành, em của Ngụy Khắc Thận. Cha là Ngụy Khắc Hài, đậu Tam trường năm Canh Tý đời Lê Cảnh Hưng (1780) lúc đầu cụ làm tri huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc), sau cụ về dạy học.
Ngụy Khắc Tuần đỗ Cử nhân năm Tân Tỵ, niên hiệu Minh Mạng 1821.
Năm 1826, ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Khoa thi này có 200 thí sinh, lấy đỗ 10 tiến sĩ, trong đó Nghi Xuân có 2 người là ông và ông Võ Thời Mẫn (người xã Hội Thống).
Ông giữ chức Hàn lâm viện, Lang trung Hộ bộ, Tham hiệp trấn Ninh Bình và Thanh Hóa, Bố chánh Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Hóa, Nam Định, Hữu thị lang Công bộ, Tuàn phủ Bắc Ninh, Tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên, Thượng thư Hộ bộ.
Năm Tân Sửu (1841) dâng sớ thành lập phủ Điện Biên (nay là Điện Biên Phủ).
Năm Nhâm Dần (1842) được cử đi sứ sang Trung Quốc, ông có tiếng là người thanh liêm, mẫn cán từng được vua yêu mến ban ngự chế.
Ông từng đi sứ sang Pháp.
Tử trận khi đang giữ chức Hộ lý Tuần phủ quan phòng trấn Hưng Hóa (Quảng Trị) được truy tặng Hiệp biên đại học sĩ và được thờ trong đền Hiền Lương. Khi mất năm 1854, ông được triều đình Huế tặng chức Hiệp biện Đại học sĩ. | 1 | null |
Tradescantia hirsuticaulis là một loài thực vật có hoa trong họ Commelinaceae. Loài này được Small miêu tả khoa học đầu tiên năm 1897.
Đây là loài bản địa Nam Trung bộ Hoa Kỳ.
Là loại cây lâu năm, ra hoa màu tím hoặc xanh lam vào mùa xuân trên thân cây thân thảo. | 1 | null |
Tradescantia reverchonii là một loài thực vật có hoa trong họ Commelinaceae. Loài này được Bush miêu tả khoa học đầu tiên năm 1902.
Đây là loài bản địa Trung bộ và Đông Texas, tây Louisiana và tây nam Arkansas ở Hoa Kỳ. Là loại cây lâu năm, ra hoa màu tím hoặc xanh lam vào mùa xuân trên thân cây thân thảo. | 1 | null |
Cây sò huyết (hay sò tím, sắc màu, lẻ bạn, bạng hoa) là một loài thực vật có hoa trong họ Thài lài, danh pháp khoa học là "Tradescantia spathacea" hoặc "Tradescantia discolor". Loài này được Sw. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Cây có tác dụng làm cảnh và thuốc trong y học. | 1 | null |
Cỏ đuôi lươn hay còn gọi đũa bếp, bồn bồn, điền thông (danh pháp khoa học: Philydrum lanuginosum) là một loài thực vật có hoa trong họ Philydraceae. Loài này được Banks & Sol. ex Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Chúng là loài duy nhất trong chi đơn loài Philydrum. | 1 | null |
Kamov là một công ty sản xuất máy bay cánh quạt và trực thăng của Nga, do Nikolai Il'yich Kamov, người tự chế tạo máy bay trực thăng đầu tiên vào năm 1929, cùng với N. K. Skrzhinskii thành lập nên. Tới thập niên 1940, Kamov đã chế tạo nhiều chiếc autogyro, bao gồm của loại A-7-3, đây là loại trực thăng vũ trang duy nhất trên thế giới tham gia chiến tranh thế giới II lúc đó.
Kể từ đó, Viện thiết kế Kamov (tiền tố viện thiết kế Ka) chuyên sản xuất các loại máy bay trực thăng nhỏ gọn có thiết kế cánh quạt đồng trục, thích hợp cho các hoạt động hải quân và chiến dịch cần tốc độ.
Kamov sáp nhập với Mil và Rostvertol thành Tập đoàn Oboronprom năm 2006. Tên thương hiệu Kamov vẫn được giữ lại, mặc dù công ty mới liên tục đưa ra các dòng sản phẩm chồng chéo. | 1 | null |
Khu bảo tồn hổ thung lũng Hukawng (Miến Điện: ဟူကောင်း ကျား ထိန်းသိမ်းရေး နယ်မြေ [hùkáʊɴ tɕá t ʰ éɪɴ θéɪɴ Je nɛ mjè]) là một khu bảo tồn động vật hoang dã nằm trong thung lũng Hukawng, gần Tanai trong Quận Myitkyina của bang Kachin, Miến Điện(Myanmar). Hukawng là thung lũng bảo tồn hổ có diện tích 21.890 km ². Chính phủ Miến Điện cũng đã quy hoạch 6500 km ² của thung lũng để bảo tồn rừng. Đây chính là khu bảo tồn hổ lớn nhất thế giới.
Theo một báo cáo của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã được phát hành vào tháng 10 năm 2010, chỉ có 50 con hổ vẫn còn trong sinh sống trong thung lũng Hukawng. (Trên thế giới chỉ còn khoảng 3.500 con hổ còn sót, trong đó chỉ có hơn 1.000 con cái có thể sinh sản.) Toàn bộ khu bảo tồn bao gồm 35 loài động vật có vú ngoài hổ thì còn có báo, voi, gấu và các loài khỉ, hơn 370 loài chim, 46 loài ếch, 37 loài cá nước ngọt, 4 loài rùa, các loài bướm và 13.500 loài thực vật. | 1 | null |
Một Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (NBCA) là một khu vực bảo vệ môi trường tại Lào. Có tất cả 21 NBCAs tại Lào, bảo vệ diện tích 29.775 km vuông. Ngoài ra, 10 NBCAs đã được đề xuất cũng được nêu ra dưới đây, nhiều khu vực trong số đó đang được quản lý bởi chính quyền địa phương như là một đơn vị bảo vệ chính thức.
Dưới đây là danh sách 31 khu vực bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia tại Lào đã được công nhận và đề xuất. | 1 | null |
Đặng Văn Khải (1784-?) là nhà khoa bảng Việt Nam. Quê ông là xã Lộng Đình, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh (thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng thuộc huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên). Ông đỗ Cử nhân năm Ất Dậu, tức niên hiệu Minh Mạng thứ 6 1825. Sau ông đỗ đồng tiến sĩ xuất thân vào năm sau, Bính Tuất 1826. Ông làm quan Lang trung, từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi mất, ông được tặng chức Viên ngoại. | 1 | null |
Phan Trứ (1794-?) tự là Thành Chương là vị Hoàng giáp dưới triều vua Minh Mạng. Ông là người thuộc xã Phù Ủng, tổng Chiêu Lai, huyện Đường Hào, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương (nay xã Phù Ủng thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp) vào năm Nhâm Thìn, tức niên hiệu thứ 13 của vua Minh Mạng 1832. Ông giữ chức Hàn lâm viện, Viên ngoại lang Hình bộ, Án sát Quảng Bình, Thị lang Lại bộ, Bố chánh Bình Định và Bắc Ninh, Tuần phủ Thuận Khánh. | 1 | null |
Phạm Sĩ Ái (1806-?), hiệu là Nghĩa Khê và tự là Đôn Nhân, là vị Hoàng giáp đồng khoa với Phạm Trứ. Quê quán vị Hoàng giáp này là xã Trung Lập, tổng Trương Xá, huyện Đường Hào, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương (nay là xã Phùng Chí Kiên, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Ông đỗ Cử nhân năm Mậu Tý, tức là niên hiệu Minh Mạng thứ 9 1828. Sau đỗ Hoàng giáp cùng khoa với Phạm Trứ. Ông có đời làm quan với các chức Hàn lâm viện Biên tu, Tri phủ Cam Lộ, Viên ngoại lang Lại bộ, Lang trung Lại bộ, Án sát Hà Tĩnh, rồi được vua thăng lên làm Thị lang Binh bộ và được cử làm Chánh chủ khảo trường thi Gia Định. | 1 | null |
Nguyễn Tán (1804-?) là đồng tiến sĩ xuất thân của khoa thi năm Nhâm Thìn, tức là niên hiệu Minh Mạng thứ 13 1832. Ông là người xã Tiên Điền, tổng Phan Xá, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Tiên Điền huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ Cử nhân năm Mậu Tý, niên hiệu Minh Mạng thứ 9 1828. Ông làm quan Viên ngoại lang, nhưng sau bị cách chức. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Cơ (Hán tự: 阮有機; 1804-?) là một danh sĩ và đại thần triều Nguyễn. Ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp khoa thi Hội năm Ất Mùi 1835, quan trường đến chức Tổng đốc An Hà, nhưng do để quân Pháp chiếm thành Châu Đốc, bị triều đình biếm truất.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh năm Giáp Tý 1804, người xã Tống Xá Hạ, tổng An Lưu, huyện Giáp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (nay thuộc làng Tống Xá xã Thái Thịnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Ông đỗ Cử nhân năm Giáp Ngọ, niên hiệu Minh Mạng thứ 15 1834, năm sau thi Hội, được xếp đỗ Đình nguyên Hoàng giáp.
Sau khi thi đỗ, ông được triều đình bổ dụng làm Hàn lâm viện Kiểm thảo. Cuối năm 1842, ông thự Viên ngoại lang bộ Hộ, do có công tố giác Thư lại bộ Hộ Trần Đình Hưng làm giả giấy tờ, mạo lĩnh tiền công, được đặc cách cho thực thụ đường thuộc bộ Hộ, sau thăng lên quyền Lang trung ty Kinh trực bộ Hộ. Năm 1845, ông được bổ làm quyền Án sát Phú Yên, năm sau thăng Án sát, sau thăng Bố chính Quảng Bình, rồi Tuần phủ Thuận Khánh, kiêm lĩnh chức Bố chính.
Khi quân Pháp đánh thành Gia Định, ông bấy giờ là Tuần phủ Thuận Khánh, phái người đem quân đến tiếp ứng và cho tổ chức huấn luyện dân dũng để dự bị, nhưng triều đình không chấp nhận. Ông được đổi về làm Hữu tham tri bộ Hộ, không lâu sung làm Tuần phủ Quảng Ngãi, rồi lại bổ lại làm Tuần phủ Thuận Khánh, sau đó đổi về thự Thượng thư bộ Lễ, rồi lại lĩnh chức Tuần phủ Thuận Khánh, thăng thự Thượng thư bộ Binh.
Năm 1866, ông được triều đình thăng hàm thực thụ Thượng thư bộ Binh, đổi bổ làm Tổng đốc An Hà. Trong lúc vào nhậm chức, nhân có việc Tổng đốc An Hà mới bị cách chức là Phan Khắc Thận đánh úp Acha Xoa ở núi Tốn thuộc An Giang, đem giải giao cho quân Pháp. Trên đường đi gặp Nguyễn Hữu Cơ, ông bảo đem trở lại, nhưng Tổng đốc Trương Văn Uyển "sợ sinh ra trở ngại khác, nên hai ba lần giục, (Khắc Thận) bèn giải giao cho Pháp ". Khi vào đến Gia Định, bấy giờ đã được triều đình nhượng cho Pháp, nhân việc người Pháp trách cứ về việc triều đình không quyết liệt trong việc truy bắt Võ Duy Dương, ông lựa lời bao che, khi vào đến Vĩnh Long, ông bàn với Phan Thanh Giản tìm cách đưa các nghĩa quân của Thiên hộ Dương sung vào lính thú thay vì giao nộp cho quân Pháp. Vì việc này, về sau ông bị đàn hặc, phải bị giáng 2 cấp, nhưng vẫn lưu chức.
Khi triều đình bàn luận việc thương thuyết chuộc 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, có triều thần xin phái ông cùng với Phan Thanh Giản vào Gia Định hội bàn, vua Tự Đức chê rằng: "Các ông cũng chưa biết hay sao? Nguyễn Hữu Cơ là người thế nào, mà có thể chống với tướng Pháp được, xem tờ tâu gần đây, trước thì sơ suất, sau thì cuống quít đã có thể biết, lại cùng Phan Thanh Giản không hợp, sao được việc được?"
Sự việc càng tồi tệ hơn, khi quân Pháp dùng quỷ kế đoạt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Nửa đêm 19 tháng 6 năm 1867, Đô đốc Pháp là De Lagrandière đem binh thuyền từ Định Tường đến Vĩnh Long, đưa tối hậu thơ cho Phan Thanh Giản bảo phải nhường ba tỉnh miền Tây. Khi Phan Thanh Giản cùng với Án sát Võ Đoãn Thanh, xuống tàu L’Ondine thương thuyết, De Lagrandière buộc ông phải nhường ba tỉnh miền Tây cho Pháp và phải giao tỉnh Vĩnh Long nội trong 2 tiếng đồng hồ. Trước tình hình đó, Phan Thanh Giản bằng lòng và yêu cầu đừng nhiễu hại dân lành, rồi ông trở vào thành viết văn thư gửi cho Tổng đốc An Hà Nguyễn Hữu Cơ để giao thành An Giang và Hà Tiên cho Pháp. Đêm 21 tháng 6 năm 1867 (21 tháng Năm Đinh Mão), quân Pháp tiến đến thành Châu Đốc, cũng dùng thủ đoạn cũ, gọi Tổng đốc Nguyễn Hữu Cơ xuống tàu nhận thư của Kinh lược Phan Thanh Giản sau đó tiến vào thành mà không phải nổ một phát súng.
Thế là thành Vĩnh Long mất vào sáng ngày 20 tháng 6 năm, thành Châu Đốc mất đêm 21 rạng 22 và thành Hà Tiên mất sáng sớm ngày 24. Phan Thanh Giản sau đó tự sát. Các quan lại ba tỉnh miền Tây, trong đó có Nguyễn Hữu Cơ, bị quân Pháp bắt xuống tàu chở về Vĩnh Long, sau đó đưa ra Bình Thuận giao trả lại cho triều đình Huế.
Triều đình đổ hết mọi tội lỗi lên đầu các quan lại của ba tỉnh miền Tây. Nguyễn Hữu Cơ bị kết tội đánh 100 trượng, đồ 3 năm, nhưng vì già yếu, nên cho chiểu lệ nộp tiền chuộc tội.
Tài liệu sau đó không ghi chép thêm về việc ông làm Bang biện tỉnh vụ Hải Dương khi nào. Ông qua đời khi nào cũng không rõ. | 1 | null |
Vườn quốc gia tại Ấn Độ là khu bảo tồn loại II của IUCN. Vườn quốc gia đầu tiên của Ấn Độ được thành lập vào năm 1936 là Vườn Quốc gia Hailey, bây giờ được gọi là Vườn quốc gia Jim Corbett. Năm 1970, Ấn Độ chỉ có 5 vườn quốc gia. Năm 1972, Ấn Độ đã ban hành Đạo luật Bảo vệ động vật hoang dã và Dự án Hổ để bảo vệ môi trường sống của các loài. Pháp luật liên bang tiếp tục là công cụ pháp lý để tăng cường bảo vệ động vật hoang dã đã được ban hành trong những năm 1980. Tính đến tháng 4 năm 2012, có 102 vườn quốc gia tại Ấn Độ. Tất cả các vùng đất của các vườn quốc gia bao trùm diện tích 39.919 km ² (15,413 dặm vuông), chiếm 1,21% tổng diện tích bề mặt của Ấn Độ.
Tổng cộng có 166 vườn quốc gia đã được ủy quyền. Hiện chính phủ đang có kế hoạch thành lập các vườn quốc gia dự kiến còn lại. Tất cả các vườn quốc gia của Ấn Độ được liệt kê dưới đây cùng với bang hoặc vùng lãnh thổ, khu vực và năm được thành lập.
Danh sách.
Đây là một danh sách sắp xếp những vườn quốc gia lớn tại Ấn Độ.
Một số vườn quốc gia mới đã được Chính phủ các bang ở Ấn Độ đề xuất, và đang chờ sự chấp thuận, sau đó các vườn quốc gia sẽ được thành lập và phân ranh giới. Vườn quốc gia quan trọng đã được đưa vào bao gồm: | 1 | null |
Kế hoạch kinh doanh là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian. Nó đánh giá việc kinh doanh đã có kết quả như thế nào và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai.
Vai trò.
Để có thể tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp thì người làm ăn cần có một kế hoạch kinh doanh, kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai. Nó là một công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.
Kế hoạch dù có sai vẫn rất cần thiết. Nó là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh là thước đo của kết quả kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh giúp người làm ăn có được tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai. Trong kinh doanh, nếu không có kế hoạch gì vào phút khởi đầu, người làm ăn sẽ không biết phục hồi hoặc điều chỉnh kế hoạch của mình ra sao.
Việc viết một kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp. Người ta có thể sử dụng nó để đánh giá ý tưởng, có thể dùng nó để vay vốn tại ngân hàng, tìm kiếm cơ hội từ các nhà đầu tư.
Nguyên tắc.
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh nên tham khảo một số nguyên tắc sau:
Nội dung.
Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh phải được thiết kế một cách đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư cũng như để cung cấp chi tiết những việc cần phải làm của doanh nghiệp. Do đó, trong bản kế hoạch này cẩn phải nói rõ và nêu bật được mục tiêu, mục đích, chiến lược và ý nghĩa của các hoạt động của doanh nghiệp. Một số nội dung cụ thể gồm: | 1 | null |
Cam là một họ người ít phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam.
Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, thực chất có 2 họ phát âm gần giống nhau là ' (bính âm: gàn) và ' (bính âm: gān).
Họ Cam.
Họ này thời Tống được xếp thứ 245 trong Bách gia tính. Họ này được xem là có nguồn gốc lâu đời, tuy nhiên có nhiều thuyết giải thích khác nhau.
Một số nhân nhân vật nổi bật mang họ này như:
Họ này được cho là xuất hiện từ thời Tống, và cũng có nhiều thuyết khác nhau giải thích sự hình thành.
Đại bộ phận họ này có tổ tịch ở huyện Vĩnh Tu, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).
Việt Nam.
Dòng họ Cam Việt Nam hiện nay tập trung đông ở thôn Khoan Tế, xã Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. Một chi nhỏ ở thôn Cẩm Cơ, Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội. Ngoài ra, người Tày cũng có họ Cam nhưng không phổ biến. | 1 | null |
Caldesia parnassifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được (L.) Parl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1860.
"Caldesia parnassifolia" sinh sống trong môi trường ao hồ nước sạch và chảy chậm trong nhiều khu vực tại châu Âu, châu Á, châu Phi và Australia, từ Pháp tới Viễn Đông Nga và về phía nam tới Botswana, Madagascar và Queensland. | 1 | null |
Hydrocleys nymphoides là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được Carl Ludwig Willdenow mô tả khoa học đầu tiên năm 1806 dưới danh pháp "Stratiotes nymphoides" trên cơ sở công bố trước đó của Alexander von Humboldt & Aimé Jacques Alexandre Bonpland. Năm 1871 Franz Georg Philipp Buchenau chuyển nó sang chi "Hydrocleys". | 1 | null |
Sagittaria australis là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được (J.G.Sm.) Small miêu tả khoa học đầu tiên năm 1903.
Đây là một loài thực vật bản địa phần lớn phía đông của Hoa Kỳ, từ Louisiana đến Iowa đến bang New York đến Florida, chủ yếu là giữa New Jersey và Mississippi với các địa điểm rải rác ở những nơi khác trong phạm vi phân bố.
Đây là một loài thực vật thủy sinh, phát triển trong đầm lầy và dọc theo các bờ của hồ, ao. Loài này đôi khi được bán làm cảnh được trồng trong hồ hoặc vườn ao. | 1 | null |
Sagittaria cuneata là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được E.Sheld. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1893.
Giống như vài loài "Sagittaria" khác, loài này có thể được gọi là wapato. Nó là loài bản địa phần lớn Bắc Mỹ, bao gồm phần lớn Canada (các tỉnh ngoại trừ Nunavut) cũng như tây và đông bắc Hoa Kỳ (New England, Ngũ Đại hồ, Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, Rocky Mountain, Đại Bồn địa Hoa Kỳ và các bang Duyên hải Thái Bình Dương; bao gồm Alaska nhưng không mọc ở Hawaii).
"Sagittaria cuneata" là loài cây thủy sinh, mọc ở nơi nước tù hoặc chảy chậm như ao, suối nhỏ. Nó có bề ngoài khá đa dạng, và phần ngập nước của các cây trông khác với những phần mọc bên trên bề mặt hoặc mặt nước hoặc mọc trên đất. Nói chung, nó là một loại thảo dược lâu năm phát có thân củ màu xanh biển nhẹ hoặc màu trắng. | 1 | null |
Sagittaria lancifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1759..
Đây là loài thân thảo, là loài bản địa miền đông nam Hoa Kỳ. Loài này được biết đến từ mọi tiểu bang ven biển từ Delaware tới Texas. Loài này được coi là loài bản địa Mexico, Trung Mỹ, Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Loài này được trồng trên đảo Java ở Indonesia. Tên thường gặp là "khoai tây vịt" vì thân củ lớn giống khoai tây hình thành dưới lòng đất. | 1 | null |
Sagittaria latifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được Willd. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.
Tên trong tiếng Anh gồm có broadleaf arrowhead ("đầu mũi tên lá rộng"), duck-potato ("khoai tây vịt"), Indian potato ("Khoai tây Anh Điêng"), hay wapato. Loại cây này có phần thân củ ăn được được người Mỹ bản địa dùng làm thực phẩm phổ biến.
Thân của có thể ăn sống hoặc nấu chính từ 15-20 phút. Vị của củ giống như khoai tây và hạt dẻ và có thể chế biến dưới dạng nướng, chiên, luộc...Củ có thể phơi khô nghiền thành bột.
"Sagittaria latifolia" là loài bản địa nam Canada và phần lớn Hoa Kỳ lục địa cũng như Mexico, Trung Mỹ, Colombia, Venezuela, Ecuador, và Cuba. Loài này cũng được trồng ở Hawaii, Puerto Rico, Bhutan, Australia and much of Europe (Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Romania, Đức, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, và Nga thuộc châu Âu. Nó bị xem là một cỏ dại xâm lấn ở những nơi này. Tại Mexico, loài này được ghi nhận ở Campeche, Nayarit, Tabasco, Tamaulipas, Puebla, Jalisco, Durango, Tlaxcala, Estado de México, Veracruz và Michoacán. | 1 | null |
Trận phòng thủ Luga diễn ra từ ngày 6 tháng 8 đến giữa tháng 9 năm 1941 là một trong các trận đánh ác liệt nhất tại mặt trận Tây Bắc Liên Xô trong giai đoạn quyết định của chiến dịch phòng thủ Leningrad do Phương diện quân Bắc và Cụm phòng thủ Leningrad (Liên Xô) tiến hành chống lại Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức). Quân đội Đức Quốc xã đã bị giam chân trước phòng tuyến Luga trong hơn 1 tháng. Chỉ đến khi Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) tìm được chỗ yếu trong tuyến phòng ngự của Cụm phòng thủ Kingisepp (Liên Xô) tại khu vực Ivanovskoye - Porechye (???) ở phía Bắc Luga và các quân đoàn bộ binh 1, 28 (Tập đoàn quân 16) cùng Quân đoàn xe tăng 39 (tăng cường từ Tập đoàn quân xe tăng 3) mở cuộc đột kích vào khu vực Batetsky - Shimsk phía Nam Luga, Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) mới chọc thủng được tuyến phòng thủ Luga và tiến sâu về phía Nam Leningrad, hoàn thành bước 1 của Chiến dịch "Ánh sáng phương Bắc". Một bộ phận quân đội Liên Xô phòng thủ tại Luga bị bao vây.
Sau trận đánh này, Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) đã chia cắt được quân đội Liên Xô tại mặt trận phía Nam Leningrad với Phương diện quân Tây Bắc (tái lập), tiếp tục mở các cuộc tấn công về hướng Chudovo - Novgorod, cắt đứt đường sắt Moskva - Leningrad và tiến ra bờ Nam hồ Ladoga. Đại tướng G. K. Zhukov, tư lệnh mới của Phương diện quân Leningrad buộc phải thiết lập tuyến phòng thủ mới xung quanh phía Nam và Đông Nam Leningrad, phòng giữ bàn đạp Oranienbaum và mở các trận phản kích đẫm máu nhằm lấy lại khu vực "cổ chai" Mga - Sinyavino.
Tình huống mặt trận.
Tháng 8 năm 1941, quân đội Liên Xô phải tập trung lực lượng để đối phó với quân đội Đức Quốc xã trên cả ba hướng chiến lược. Hướng Tây Bắc với trọng tâm là Leningrad; hướng Tây với trọng tâm là Smolensk, được coi như cửa ngõ của Moskva và hướng Tây Nam với trọng tâm là Kiev. Cả ba cụm tập đoàn quân "Bắc", "Trung tâm" và "Nam" của quân đội Đức Quốc xã trên mặt trận Xô-Đức đều còn khá sung sức. Các tập đoàn quân xe tăng 1, 2, 3, 4 thường xuyên được bổ sung và tăng viện bởi các lực lượng dự bị. Quân đội các nước đồng minh của Đức Quốc xã như Ý, Phần Lan, Romania, Hungary, Slovakia đều đã tham chiến trong hàng ngũ quân Đức.
Trên hướng Leningrad, sau khi bẻ gãy cuộc phản công của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) tại khu vực Soltsy, đầu tháng 8 năm 1941, thống chế Wilhelm von Leeb lệnh cho tướng Erich Höpner tiếp tục sử dụng Tập đoàn quân xe tăng 4 làm mũi chủ công tiến đánh Leningrad, các tập đoàn quân 16, 18 phát triển rộng sang hai bên sườn để yểm hộ cho mũi đột kích chính bằng xe tăng.
Sau khi buộc phải bỏ phòng tuyến Pskov - Opochka, Bộ tổng tư lệnh hướng Tây Bắc của quân đội Liên Xô quyết định chọn tuyến sông Luga làm tuyến phòng thủ chính che chở cho Leningrad. Nguyên soái K. E. Voroshilov coi các cụm cứ điểm Narva, Kingisepp, Ivanovskoye, Bolshoy Sabsk, Luga, Batetsky, Shimsk ở tuyến 1 và các cụm cứ điểm Ust-Luga, Kotly, Siversky, Selogora và Novgorod ở tuyến 2 là các quyết chiến điểm trong phòng ngự để đánh bại quân đội Đức Quốc xã trên hướng Tây Nam và Nam Leningrad.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Đức Quốc xã.
Ngay từ ngày 30 tháng 7 năm 1941, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã đã ra Chỉ thị số 34 giao nhiệm vụ đặc biệt cho Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) không chỉ bao vây, đánh chiếm Leningrad mà còn bao hàm cả nhiệm vụ tiến ra eo đất Karelia để nối liên lạc với quân đội Phần Lan. Khoản 1 của chỉ thị này viết:
Thực hiện chỉ thị trên, thống chế Wilhelm von Leeb đã ra lệnh bố trí lại các lực lượng Đức Quốc xã tấn công vào phòng tuyến Luga như sau:
Tại cuộc họp Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân "Bắc" ngày 1 tháng 8, cắc tướng Erich Höpner, Erich von Manstein và Georg-Hans Reinhardt đã nhất trí đánh giá khu vực từ ven hồ Ilmen đến Chudovo đều là địa hình thấp, lầy lội nên rất khó sử dụng xe tăng tại đây. Ngược lại, khu vực phía Bắc từ Kingisepp đến Krasnogvardeysk, nơi có con đường sắt ven Baltic chạy qua có mạng lưới giao thông phát triển hơn. Do đó, cần bố trí các sư đoàn xe tăng tấn công trên hướng này. Do phải mất thêm thời gian chuyển quân từ cánh phải sang và vượt qua vùng rừng - đầm lầy giữa sông Narva và sông Luga, cuộc tấn công của Tập đoàn quân 16 (Đức) bị hoãn lại từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8.
Tuy nhiên, trong quá trình chiến dịch, ngày 25 tháng 8 năm 1941, cánh phải của Tập đoàn quân xe tăng 4 và cánh trái của Tập đoàn quân 16 bẻ gãy cuộc phản công của quân đội Liên Xô ở khu vực Staraya Russa, một lỗ hổng lớn trong tuyến phòng thủ của quân đội Liên xô đã xuất hiện trên hướng Shimsk - Chudovo. Lợi dụng cơ hội này, thống chế Wilhelm von Leeb đã thuyết phục được Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức điều động Quân đoàn cơ giới 39 từ Tập đoàn quân xe tăng 3 đến tham gia tấn công và tạo ra một mũi tấn công thứ hai có xe tăng mở đường để chọc thủng tuyến phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô ở phía Bắc hồ Ilmen.
Quân đội Liên Xô.
Phòng tuyến Luga của quân đội Liên Xô được thiết lập ngay từ khi quân Đức đang tấn công trên hướng Pskov. Hai cụm phòng thủ được thành lập trên bờ Đông sông Luga từ Narva đến Batetsky và một cụm phòng thủ được thiết lập ở khu vực phía Đông hồ Ilmen. Trận phản công Soltsy của Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) mặc dù không thành công nhưng đã giành thêm thời gian cho Bộ tư lệnh mặt trận hướng Tây Bắc (Liên Xô) tổ chức tuyến phòng thủ Luga. Binh lực gồm có:
Ý đồ của Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) là khi Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) bị hút từ về hướng Luga và bị cầm chân trên tuyến sông này, các tập đoàn quân 11, 34 và 27 trên hướng Staraya Russa sẽ giáng một đòn phản công mạnh vào sườn phải của Tập đoàn quân xe tăng 4. Nguyên soái K. E. Voroshilov tin tưởng rằng đòn công kích từ phía sau không những sẽ buộc Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) phải chia sẻ lực lượng để đối phó mà còn tạo cơ hội hất quân Đức ra xa phòng tuyến Luga.
Diễn biến.
Ngày 6 tháng 8 năm 1941, mây mù bao phủ bầu trời khu vực Tây Nam Leningrad đã làm cho không quân Đức không thể nhìn rõ mục tiêu trên mặt đất. Mặc dù tất cả các đơn vị thiết giáp, bộ binh và pháo binh của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đều đã vào vị trí xuất phát tấn công nhưng tướng Erich Höpner vẫn buộc phải hoãn cuộc tấn công và chỉ tiến hành các trận đánh trinh sát chiến đấu nhằm xác định rõ hơn các vị trí phòng thủ của quân đội Liên Xô. Hai ngày sau, khi bầu trời vẫn không quang đãng hơn, quân Đức buộc phải tấn công trong điều kiện không có không quân cường kích yểm hộ.
Hướng Luga.
Ngay trong ngày đầu tiên, cuộc tấn công của các Sư đoàn xe tăng 1, 6, Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn bộ binh 1 (Đức) vào khu phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô đã vấp phải sự chống trả quyết liệt. Những bãi mìn và thủy lôi trả dài từ phía Bắc đến phía Nam Luga và trên sông Luga đã làm cho công binh Đức không thể bắc được cầu phao qua sông. Hệ thống hào chống tăng dày đặc và các bãi mìn được công binh Liên Xô do tướng K. P. Pyadyshev chỉ đạo bố trí trên các con đường cao tốc P23 và M20 nối Pskov với Luga đã cản trở đáng kể tốc độ tấn công của các đơn vị thiết giáp Đức. Mặc dù không có không quân yểm hộ nhưng tại các hỏa điểm được xây dựng kiên cố xung quanh khu vực Luga, các tiểu đoàn pháo chống tăng, các tiểu đoàn và đại đội súng máy độc lập của Cụm phòng thủ Luga đã đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của quân Đức từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 8 năm 1941.
Sang ngày thứ ba của cuộc tấn công, chỉ có Sư đoàn xe tăng 1 và Sư đoàn bộ binh 1 tiến lên được từ 3 đến 5 km nhưng vẫn phải dừng lại trước căn cứ bàn đạp Luga và gọi pháo binh yểm hộ trước hỏa lực bắn thẳng dày đặc của quân đội Liên Xô. Cho rằng binh lực hai bên trên hướng Luga khá cân bằng và nắm được tin tình báo về việc Sư đoàn xe tăng 24 của quân đội Liên Xô đã di chuyển đến Luga, tướng Erich Höpner yêu cầu thống chế Wilhelm von Leeb cho dừng cuộc công kích tại bàn đạp Luga để chờ thời cơ thuận lợi hơn, nhất là cần chọn thời điểm quang mây để Quân đoàn không quân 8 (Đức) có thể yểm hộ cho các cuộc công kích trên bộ. Thống chế Wilhelm von Leeb không đồng ý dừng tấn công nhưng cũng không phản đối ý tưởng của Erich Höpner. Nhận thấy việc để cho các bàn đạp Luga và Staraya Russa tồn tại hai bên sườn sẽ rất nguy hiểm cho Tập đoàn quân xe tăng 4, Wilhelm von Leeb yêu cầu cả hai cánh của Tập đoàn quân xe tăng 4 phải công kích cùng lúc. Binh lực tấn công của Tập đoàn quân xe tăng 4 cũng được điều chỉnh. Quân đoàn xe tăng 41 di chuyển lên hướng Kingisepp. Quân đoàn cơ giới 56 thế chân Quân đoàn xe tăng 4 kiềm chế bàn đạp Luga. Tướng Ernst Busch, tư lệnh Tập đoàn quân 16 được lệnh sử dụng cánh trái của tập đoàn quân này để lập Cụm xung kích Shimsk gồm các quân đoàn bộ binh 1 và 28 để thay thế cho Quân đoàn cơ giới 56.
Hướng Kingisepp.
Ngày 10 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) chuyển hướng công kích vào khu phòng thủ Kingisepp của quân đội Liên Xô. Cuối ngày 10 tháng 8, các đơn vị tiên phong của Sư đoàn xe tăng 1 (Đức) chiếm được đầu cầu Porechye, Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) cũng vượt sông Luga tại Sabsk. Ngày 12 tháng 8, Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) được đưa vào tham chiến đã chọc thủng phòng tuyến của Sư đoàn dân quân 2 (Liên Xô) và Trung đoàn học viên Trường bộ binh Kirov tại khoảng giữa Sabsk và Porechya. Không để lỡ thời cơ, tướng Erich Höpner ra lệnh cho toàn bộ Quân đoàn xe tăng 41 vượt sông tại đầu cầu Sabsk, nhanh chóng triển khai tấn công tỏa ra hai bên sườn và cắt đứt đường sắt từ Krasnogvardeysk đi Kingisepp.
Đòn đột kích của Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) đã chia cắt Cụm phòng thủ Kingisepp và Cụm phòng thủ Luga tại chỗ tiếp giáp giữa hai cụm này, nơi hiểm yếu nhất trên phòng tuyến Luga. Đòn đột kích này còn đe dọa tấn công từ phía sau Quân đoàn bộ binh 11 (Liên Xô) đang giữ phòng tuyến phía Bắc hồ Chudskoye trước 3 sư đoàn Đức đang tấn công từ hướng Rakvere, buộc quân đoàn này phải rút về Narva. Trước những đòn công kích liên tục của Quân đoàn bộ binh 38 (Đức), ngày 15 tháng 8, Quân đoàn bộ binh 11 (Liên Xô) buộc phải bỏ Narva rút sang bờ Đông sông Narva. Pháo binh bờ biển và các pháo hạm của hạm đội Baltic đã tạm thời chặn được cuộc tấn công vượt sông Narva của các sư đoàn bộ binh 114, 291 và 374 (Đức) tại bờ Tây sông Narva được mấy ngày.
Ngày 12 tháng 8, Bộ tư lệnh Phương diện quân "Bắc" (Liên Xô) đưa Quân đoàn bộ binh 50 và Sư đoàn xe tăng 1 ra trấn giữ hướng Moloskovitsy. Cả sư đoàn chỉ có 58 xe tăng trong đó có 4 chiếc T-28 và 7 chiếc KV-1. Đến ngày 14 tháng 8, có thêm 12 xe tăng KV-1 từ Nhà máy Kirov đến tăng viện. Do tiếp cận chiến trường chậm trễ nên từng trung đoàn của Sư đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) không thể chặn được đòn tấn công của 3 sư đoàn xe tăng Đức. Tình hình khu phòng thủ Kingisepp của quân đội Liên Xô ngày một nghiêm trọng hơn khi ngày 16 tháng 8, các sư đoàn xe tăng 1, 6 và 8 (Đức) tiếp tục khoét sâu lỗ thủng trên phòng tuyến của quân đội Liên Xô ở phía Nam Kingisepp. Sư đoàn xe tăng 6 (Đức) đánh chiếm nhà ga đầu mối Staryi Veymarnovsky (???), Sư đoàn xe tăng 1 (Đức) chiếm thị trấn Moloskovitsy, Sư đoàn xe tăng 8 (Đức) vượt qua thị trấn Domashovo. Trận tuyến phòng ngự của Cụm Kingisepp (Liên Xô) bị cắt làm đôi. Các sư đoàn bộ binh 11, 118, 191 và Sư đoàn dân quân 2 Leningrad bị Quân đoàn bộ binh 38 (Đức) dồn lên phía Bắc và phải bố trí phòng thủ cơ động dọc theo tuyến đường bộ từ Kingisepp đi Ilyeshi. Các sư đoàn bộ binh 90, 281, Sư đoàn dân quân 4 và Sư đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) bị đánh bật về tuyến Ilyeshi, Malaya Vruda, Letoshitsy, Orlovka (???), Gusina (???). Khu phòng thủ Krasnogvardeysk, tiền đồn phía Nam Leningrad, nơi có các sân bay của không quân thuộc Quân khu Leningrad (Liên Xô) bắt đầu bị uy hiếp.
Ở phía Bắc Luga, Sư đoàn bộ binh 1 và Sư đoàn cơ giới 36 (Đức) bắt đầu vây bọc Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô từ hướng Bắc. Ngày 17 tháng 8, Quân đoàn xe tăng 41 (Đức) đánh chiếm đầu mối giao thông đường sắt quan trọng ở Volosovo và chỉ còn cách thành phố Krasno-Gvardeysk 40 km về phía Tây. Trên khu vực này hầu như không còn một đơn vị quân đội Liên Xô nào. Nguyên soái K. E. Voroshilov buộc phải điều ba sư đoàn bộ binh dự bị 270, 274 và 282 vừa mới được thành lập một cách vội vã ra phòng thủ khu vực Krasno-Gvardeysk. Trên cánh Bắc, Cụm phòng thủ Kingisepp (Liên Xô) bị đánh bật về phía Bắc con đường bộ từ Krasnoye Selo đi Kingisepp. Nhiều trận giao chiến ác liệt đã nổ ra dọc con đường này tại Antashi, Teshkovo (???), Pruzhitsy, Krestovo (kyorstovo) và Alekseyevka giữa Sư đoàn xe tăng 1, Sư đoàn bộ binh 281, các sư đoàn dân quân tình nguyện 1 và 2 Leningrad (Liên Xô) với Sư đoàn xe tăng 6, Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn bộ binh 1 (Đức).
Hướng Shimsk - Batetsky.
Sau trận phản công Soltsy bất thành với thiệt hại lớn của Quân đoàn bộ binh 16, ngày 4 tháng 8, Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) gấp rút cải tổ lại Cụm phòng thủ Novgorod thứ nhất thành Tập đoàn quân 48 bao gồm các sư đoàn bộ binh 128 và 311, Lữ đoàn bộ binh sơn chiến 1, Trung đoàn bộ binh độc lập 170, Trung đoàn lựu pháo 541 và Sư đoàn xe tăng 21. Thực chất đây chỉ là một quân đoàn tăng cường nhưng lại phải trấn giữ một địa đoạn dài gần 60 km từ hồ Ilmen qua Shimsk đến sông Luga với binh lực mỏng và hầu như không có lực lượng dự bị ở thê đội 2. Khác với địa thế của các cụm phòng thủ Luga và Kingisepp, khu vực này không có con sông nào chảy qua để làm chướng ngại thiên nhiên trong phòng thủ.
Trinh sát mặt trận của Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) đã không phát hiện được ngay phía trước họ không còn là các đơn vị của Quân đoàn cơ giới 56 (Đức) đã bị thiệt hại qua trận phản công Soltsy mà là 2 quân đoàn mới được chuyển đến từ cánh trái của Tập đoàn quân 16 (Đức) gồm các sư đoàn bộ binh 11, 21, 22, 122, 126, 128, Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf" và Sư đoàn dự bị 96. Với ưu thế binh lực gấp 3 lần về bộ binh và nhỉnh hơn về thiết giáp, tướng Kuno-Hans von Both có thể triển khai 2 thê đội xung kích mạnh để tấn công ngay từ ngày đầu của chiến dịch, tạo nên một mật độ binh lực cao gồm 5 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn cơ giới trên 50 km chính diện tấn công. Mặc dù thời tiết không cho phép máy bay hoạt động nhưng Quân đoàn bộ binh 1 (Đức) vẫn phá vỡ tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô ở phía đông sông Mshaga, tạo ra một lỗ thủng rộng đến 16 km bên cánh trái của Tập đoàn quân 48 (Liên Xô).
Ngày 7 tháng 8, Sư đoàn bộ binh 11 (Đức) phối hợp với Sư đoàn cơ giới SS "Totenkopf" đánh chiếm Shimsk. Sau khi để lại sư đoàn bộ binh 128 kiềm chế cánh trái của Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) tại khu vực Novgorod, tướng Kuno-Hans von Both tiếp tục triển khai cánh quân xe tăng xung kích tấn công lên Chudovo nhằm cắt đứt con đường sắt Moskva - Leningrad. Ở cánh trái, Quân đoàn bộ binh 28 (Đức) triển khai tấn công dọc theo con đường sắt Utorgosh đi Leningrad qua Batetsky và đến ngày 11 tháng 8 đã chiếm được một vị trí đầu cầu trên bờ hữu ngạn sông Oredezh, phía Tây Bắc Luga. Đòn đột kích vào phía sau của Quân đoàn bộ binh 28 (Đức) đã buộc tướng A. N. Astanin phải điều bớt lực lượng từ hướng Luga sang đối phó với bàn đạp nguy hiểm của quân Đức trên hướng sông Oredezh. Cụm phòng thủ Luga của quân đội Liên Xô đứng trước nguy cơ bị hợp vây từ phía Nam.
Sự kiện phòng tuyến Luga ở khu vực Shimsk bị phá vỡ đã tạo điều kiện cho Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) tấn công sâu hơn trên hướng Nam Leningrad. Ngày 22 tháng 8, Quân đoàn cơ giới 39 (Đức) được điều động từ Tập đoàn quân xe tăng 3 đến mặt trận phía Bắc hồ Ilmen đã làm tăng thêm sức đột kích của quân đội Đức Quốc xã tại đây. Ngày 25 tháng 8, Quân đoàn cơ giới 39 và các quân đoàn bộ binh 1 và 28 (Đức) đã có mặt ở phía Nam Chudovo 15 km. Tập đoàn quân 48 (Liên Xô) bị thiệt hại nặng và phải tổ chức lại thành Cụm phòng thủ Novgorod thứ hai do thiếu tướng I. T. Korovnikov chỉ huy, binh lực bao gồm các trung đoàn còn lại của Tập đoàn quân 48 và Sư đoàn xe tăng 28 mới được điều động từ lực lượng dự bị của STAVKA.
Cuộc phá vây ở Luga.
Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) thấy việc để Cụm tác chiến Luga (Liên Xô) tồn tại ở bên sườn của cả hai cánh quân của Georg-Hans Reinhardt và Kuno-Hans von Both không phải là mối đe dọa lớn. Trên thực tế, cụm phòng thủ này đã bị Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) đánh thiệt hại nặng và sẽ không thể giữ nổi trận địa một khi bị cắt hết các đường giao thông quan trọng nối với hậu phương. Thống chế Wilhelm von Leeb cho rằng một khi Leningrad bị bao vây và đánh chiếm, khi Quân đoàn xe tăng 41, Quân đoàn cơ giới 39 và các quân đoàn bộ binh 1, 28 và cánh trái của Tập đoàn quân 18 tiến ra phía Đông Nam hồ Ladoga thì Cụm quân Liên Xô tại khu phòng thủ Luga sẽ không còn đáng lo ngại nữa.
Sở dĩ Bộ tư lệnh hướng Tây Bắc (Liên Xô) chậm rút quân khỏi khu vực Luga là vì họ hi vọng vào đòn phản công của các tập đoàn quân 11, 34 và 27 thuộc Phương diện quân Tây Bắc sẽ kéo lùi quân Đức trở lại. Tuy nhiên, đến ngày 25 tháng 8, khi Trận phản công Staraya Russa thất bại thì Phương diện quân Bắc (Liên Xô) buộc phải tính đến việc rút quân khỏi "cái chảo" Luga. Lực lượng Liên Xô bị vây tại khu vực Luga và trên tuyến sông Oredezh gồm các sư đoàn bộ binh 70, 90, 111, 177 và 235, các sư đoàn dân quân 1, 3 Leningrad và Sư đoàn xe tăng 24. Ngày 26 tháng 8, tướng A. N. Astanin ra lệnh cho các sư đoàn xoay chính diện 180 độ về hướng Đông Bắc và đồng loạt phá vây. Ngày 28 tháng 8, tuyến bao vây của quân đội Đức Quốc xã tại các khu vực Kirishi, Pogostye và Nam Siversky lần lượt bị chọc thủng, một số lớn thiết giáp và bộ binh Liên Xô bắt đầu thoát khỏi vòng vây. Giữa tháng 9 năm 1941, các sư đoàn bộ binh 111, 177 và trung đoàn còn lại của Sư đoàn xe tăng 24 nhập vào tuyến phòng thủ Leningrad ở khu vực Lyuban. Các sư đoàn bộ binh 70 và 90 rút về khu phòng thủ Krasnogvardeysk. Sư đoàn bộ binh 235 rút về Chudovo.
Kết quả và ảnh hưởng.
Các trận đánh phòng ngự trên tuyến sông Luga của quân đội Liên Xô chỉ có thể cầm chân quân đội Đức Quốc xã tại tuyến phòng thủ chiến lược phía Tây Nam Leningrad không quá 40 ngày. Cuối cùng, phòng tuyến được xây dựng rất công phu này của Phương diện quân Bắc (Liên Xô) vẫn sụp đổ khi Cụm tập đoàn quân "Bắc" (Đức) được tăng viện thêm 1 quân đoàn cơ giới và 2 quân đoàn bộ binh để tấn công vào những chỗ hiểm yếu trên phòng tuyến Luga. Các binh đoàn xe tăng Đức tiến lên thêm hơn 120 km về hướng Leningrad, đe dọa bao vây thành phố từ phía Nam và uy hiếp con đường sắt huyết mạch nối Leningrad với Moskva. Quân đội Liên Xô tổn thất trên 120.000 người chết và bị thương, khoảng 20.000 người bị bắt làm tù binh, 443 pháo và súng cối, 139 xe tăng các loại bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng. | 1 | null |
Từ cô hay còn gọi rau mác (danh pháp khoa học: Sagittaria sagittifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là loài bản địa các khu vực đất ngập nước phần lớn của châu Âu từ Ireland và Bồ Đào Nha sang Phần Lan và Bulgaria, cũng như ở Nga, Ukraina, Siberia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Việt Nam và vùng Kavkaz. Loài này được trồng làm cây lương thực ở một số nước khác. Ở Anh nó là loài "Sagittaria" bản địa duy nhất .
"Sagittaria sagittifolia" là một loại cây thân thảo lâu năm, mọc trong nước sâu từ 10–50 cm. Các lá trên mặt nước là có đầu hình mũi tên, phiến lá dài 15–25 cm và rộng 10–22 cm, trên một cuống dài giữ lá lên đến 45 cm so với mặt nước. Cây này cũng có lá thẳng hẹp chìm dưới nước, dài tới 80 cm và rộng 2 cm. Hoa rộng 2-2,5 cm, với ba lá đài nhỏ và ba cánh hoa màu trắng, và nhiều nhị hoa màu tím.
Sử dụng.
Lá non và củ có thể sử dụng trong ẩm thực. | 1 | null |
Bèo Nhật (danh pháp khoa học Hydrocharis laevigata) là một loài thực vật có hoa trong họ Hydrocharitaceae. Tên đồng danh phổ biến của loài là "Limnobium laevigatum", tên chính danh hiện tại là "Hydrocharis laevigata" được tu chỉnh và công bố năm 2018.
Phân bố.
Chúng có thể tìm thấy mọc tự nhiên ở hồ, ao và các dòng sông nước chảy chậm khắp Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Đặc điểm.
Đây là loài thực vật thủy sinh nổi, cao 1 – 5 cm, lá rộng từ 5 – 10 cm, rễ đẹp, dài. Cây ưa sống trong môi trường nước tĩnh. Trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm cao và đủ chất dinh dưỡng trong nước, cây sẽ phát triển nhanh mạnh dễ dàng và xuất hiện lá mới trên bề mặt nước.
Cây có cách phát triển giống như các loại cây nổi khác. Cây mọc chồi non trong nước và sản sinh ra cây mới. Cây rất dễ sinh sản và có thể tự nhân giống nên không cần phải tác động nhiều.
Sử dụng.
Bèo Nhật rất thích hợp cho bể cá ngoài trời cũng như hồ thủy sinh dùng làm trang trí bảo vệ những loài cá sống ở tầng mặt nước. Cây còn có công dụng hút độc và những chất hữu cơ dư thừa trong nước nên có tác dụng lọc vi sinh cho nước tự nhiên như các loại thực vật thủy sinh nổi khác (lục bình, bèo tây, bèo tấm). Vì vậy bèo Nhật là lựa chọn phù hợp cho những người chơi cá cảnh thủy sinh bận rộn không có thời gian thay nước thường xuyên. | 1 | null |
Rong tóc tiên (danh pháp: Vallisneria spiralis) (hoặc Rong tóc mái, Hẹ nước, Rong lá hẹ, Rong mái chèo, Tóc tiên nước, Cỏ băng, Cỏ Lươn) là một loài thực vật có hoa trong họ Hydrocharitaceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Phân bố.
Ở Việt Nam, rong tóc tiên thường được tìm thấy ở miền Nam.
Sử dụng.
Rong được sử dụng để làm thực phẩm cho người. Người dân có thể bóp gỏi, ăn sống, xào, luộc, nấu canh hoặc muối chua. Ngoài ra, rong còn được sử dụng để trang trí bể cá cảnh.
Ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, hẹ nước là một loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng. | 1 | null |
Posidonia australis là một loài cỏ biển thuộc chi "Posidonia", cũng là chi duy nhất trong họ Posidoniaceae. Loài này được Hook.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1858.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "australis" trong tiếng Latinh có nghĩa là "ở phương nam", hàm ý đề cập đến phạm vi phân bố của loài này nằm chủ yếu ở Nam Úc.
Mô tả.
Thân rễ dẹt ở hai bên, dày khoảng 5–15 mm. Lóng dài 1–4 cm. Thân già và thân rễ đều được bao phủ bởi các bẹ lá già dạng sợi. Mỗi chồi có 2–4 lá; bẹ lá dài 6–10 cm, các mép chồng lên nhau khoảng 1/3 chiều dài của chúng, trở thành một bụi như tóc sau khi lá rụng; lưỡi bẹ dài 1–1,5 mm. Phiến lá phẳng, thường hơi cong, dài 15–45 cm, rộng 6–20 mm, với 14–20 gân dọc hợp nhất gần ngọn lá. Lá bắc hình mũi giáo, dài 0,5–1 mm. Cụm hoa có cuống dài 15–60 cm và rộng 3–5 mm, mỗi cụm có 2–6 hoa; bao phấn màu nâu sẫm trước khi tách ra. Quả dài 2–3 cm, hình elip thuôn dài, không đối xứng, hơi dẹt ở một bên. Hạt dài 15–25 mm.
Phân bố và môi trường sống.
Từ vịnh Shark (Tây Úc), "P. australis" được phân bố dọc theo bờ nam Úc, ngược lên phía bắc đến Lake Macquarie (New South Wales), bao gồm bờ bắc và đông Tasmania.
"P. australis" sinh sống và phát triển phổ biến trong các vịnh và cửa sông ở vùng dưới triều, độ sâu đến 22 m. "P. australis" phát triển tạo thành những thảm cỏ biển rộng lớn, thường mọc xen lẫn với các loài cỏ biển "Amphibolis", hay "Posidonia angustifolia" và "Posidonia sinuosa" ở phần phạm vi nông hơn, và cũng có thể mọc cùng với "Zostera tasmanica" và "Halophila ovalis" ở khu vực trầm tích phía đông nam Úc.
"P. australis" là một loài sinh trưởng chậm và mất nhiều thời gian để tái sinh khi bị loại bỏ. Các hoạt động khai thác, xây dựng ven biển làm gia tăng tình trạng ô nhiễm biển, hiện tượng bồi lắng và phú dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của "P. australis". Do đó, "P. australis" được xếp vào Loài sắp bị đe dọa.
Vật hậu học.
"P. australis" ra hoa vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, kết trái từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Sinh vật lớn nhất thế giới.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí "Proceedings of the Royal Society" vào tháng 6 năm 2022 cho biết, các mẫu "P. australis" được thu thập từ một thảm cỏ ở vịnh Shark trong phạm vi gần 200 km² đều bắt nguồn từ cùng một thân cây mẹ. Từ một mầm cây ban đầu, cá thể "P. australis" này đã tự nhân bản vô tính bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng và vươn dài đến ít nhất là 180 km. Ước tính, nó mất khoảng 4500 năm tuổi để trải dài trên một phạm vi rộng lớn như vậy. Điều này khiến "P. australis" trở thành loài thực vật nhân bản vô tính lớn nhất được biết đến tính đến hiện tại.
Phân loại học.
Trừ "Posidonia oceanica" là loài đặc hữu của Địa Trung Hải, 8 loài còn lại trong họ Posidoniaceae (gồm cả "P. australis") là đặc hữu của bờ biển phía nam Úc. | 1 | null |
Zostera marina là một loài cỏ biển, với các tên thông thường trong tiếng Anh như common eelgrass và seawrack. Đây là một loài thực vật thủy sinh sống ở môi trường biển dọc theo bờ biển hầu hết vùng miền bắc của Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu. Nó loài loài thực vật có hoa thủy sinh có phân bố rộng nhất ở Bán cầu Bắc. | 1 | null |
Thanh anh hay huệ sông Nile (danh pháp hai phần: Agapanthus africanus) là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Crinum africanum". Năm 1824 Johann Centurius von Hoffmannsegg chuyển nó sang chi "Agapanthus". | 1 | null |
Allium ampeloprasum là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Phạm vi phân bố bản địa của nó từ nam châu Âu đến Tây Á, nhưng nó cũng được trồng ở nhiều nơi khác và trở thành thành phần tự nhiên của nhiều nước.
"Allium ampeloprasum" được xem là bản địa của tất cả các quốc gia nằm ven biển Đen, Adriatic, và Địa Trung Hải từ Bồ Đào Nha qua Ai Cập đến Romania. Ở Nga và Ukraine, nó được xem là loài xâm hại trừ Crimea là nơi bản địa của nó. Nó cũng là loại bản địa của Ethiopia, Uzbekistan, Iran và Iraq. Nó được xem là tự nhiên hóa ở UK, Ireland, cộng hòa Czech, Các quốc gia Baltic, Belarus, Azores, Madeira, quần đảo Canary, Armenia, Azerbaijan, Pakistan, Trung Quốc, Australia (tất cả các bang trừ Queensland và Tasmania), Mexico, cộng hòa Dominica, Puerto Rico, Haiti, Hoa Kỳ (đông nam bao gồm California, tiểu bang New York, Ohio và Illinois), Galápagos, và Argentina. | 1 | null |
Allium ascalonicum là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1756. Tên của loài này trong tiếng Việt mang tính tương đối là hành tím, hành tía, hành ta, hẹ tây vì có thể trùng với loài khác. | 1 | null |
Lớp tàu khu trục C và D là một nhóm 14 tàu khu trục được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Giống như những năm trước, người ta dự định đặt hàng mỗi năm một chi hạm đội trọn vẹn bao gồm tám tàu khu trục và một soái hạm khu trục như là chiếc thứ chín. Tuy nhiên, chỉ có bốn chiếc và một soái hạm được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1929–1930 như lớp C; bốn chiếc còn lại không bao giờ được đặt hàng do những biện pháp kinh tế và xu hướng giải trừ quân bị của chính phủ đảng Lao động thời Thủ tướng Ramsay Macdonald. Một chi hạm đội đầy đủ, trở thành lớp D, được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo 1930–1931.
Năm chiếc thuộc lớp C được phân về Hạm đội Nhà sau khi hoàn tất, rồi được tăng cường cho Hạm đội Địa Trung Hải khi Ý xâm chiếm Abyssinia vào năm 1935–1936 và thực thi Thỏa thuận không can thiệp trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha các năm 1936–1939. Chúng được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào các năm 1937–1939 và trải qua hầu hết thời gian trong Chiến tranh Thế giới thứ hai làm nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương. "Crescent" bị đắm do tai nạn bị chiếc tàu tuần dương húc phải vào năm 1940. "Crusader" bị một tàu ngầm Đức đánh chìm năm 1942, cho dù nó đã đánh chìm một tàu ngầm Ý năm 1940. Những chiếc khác trong lớp đã đánh chìm ba tàu ngầm Đức trong chiến tranh. Tất cả chúng đều bị hao mòn khi chiến tranh kết thúc và bị tháo dỡ trong những năm 1946–1947.
Những chiếc tàu khu trục lớp D thoạt tiên được phân về Hạm đội Địa Trung Hải sau khi được nhập biên chế, rồi được điều sang Trạm Trung Quốc vào năm 1935. Giống như lớp C, đa số được tạm thời bố trí đến Hồng Hải khi Ý xâm chiếm Abyssinia, nhưng quay trở lại Trạm Trung Quốc sau khi chiến tranh kết thúc. Chúng tiếp tục ở lại đây khi Thế Chiến II bùng nổ, nhưng được điều sang tăng cường Hạm đội Địa Trung Hải không lâu sau đó. Năm chiếc được điều sang Hạm đội Nhà vào tháng 12 năm 1939, nhưng "Duchess" bị chìm trên đường đi nó nó mắc tai nạn bị thiết giáp hạm húc phải, và "Duncan" bị hư hại nặng do va chạm với một tàu buôn, buộc phải được sửa chữa kéo dài. "Daring" bị một tàu ngầm Đức đánh chìm vào tháng 2 năm 1940. Hai chiếc khác tham gia Chiến dịch Na Uy vào tháng 4-tháng 6, nhưng "Delight" bị một máy bay Đức đánh chìm vào tháng 7 và "Diana" được chuyển sang Hải quân Hoàng gia Canada thay thế cho "Crescent" khi chiếc này bị tàu tuần dương "Calcutta" húc chìm. Tuy nhiên, nó cũng bị một tàu hàng mà nó hộ tống húc phải và chìm nhiều tháng sau đó.
Bốn chiếc ở lại cùng Hạm đội Địa Trung Hải đã đánh chìm ba tàu ngầm Ý vào năm 1940 trong khi hộ tống các Đoàn tàu vận tải Malta và các tàu chiến lớn của hạm đội. Nhiều chiếc đã tham gia các trận Calabria và Spartivento năm đó. "Duncan" gia nhập Lực lượng H tại Gibraltar vào tháng 10 và đã hộ tống cho nhóm này. "Dainty" bị máy bay ném bom Đức đánh chìm vào tháng 2 năm 1941 và "Diamond" cùng chung số phận vào tháng 4 đang khi triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Hy Lạp. "Defender" phải tự đánh đắm vào tháng 7 sau khi nó bị máy bay Đức đánh hỏng khi quay về sau một chuyến hộ tống vận tải đến Tobruk. "Duncan" và "Decoy" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến hết năm trước khi được điều sang Hạm đội Đông vào đầu năm 1942. Chúng quay trở về Anh cuối năm đó để được cải biến thành tàu khu trục hộ tống. "Decoy" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào đầu năm 1943, nhưng cả hai trở thành các tàu hộ tống vận tải tại Đại Tây Dương. Chúng đã đánh chìm hai tàu ngầm Đức trước khi được điều về Anh bảo vệ tàu bè Đồng Minh trong Chiến dịch Overlord. Chúng đánh chìm thêm ba tàu ngầm đối phương trước khi chiến tranh kết thúc, và được cho ngừng hoạt động vào năm 1945. "Duncan" bị tháo dỡ năm 1945–1949 và "Decoy" vào năm 1946.
Thiết kế.
Những con tàu này vẫn dựa trên lớp B dẫn trước, nhưng được mở rộng để tăng tầm hoạt động và có thể mang một khẩu QF 3-inch 20 cwt phòng không. Lớp này cũng giới thiệu tháp điều khiển cho tàu khu trục Anh. Lớp C độc đáo ở điểm nó có cầu tàu tách rời với bệ la bàn và cần điều khiển bánh lái riêng biệt khỏi phòng hải đồ và tháp chỉ huy. Cách sắp xếp bất thường này không hề được lặp lại. Do chính sách của Bộ Hải quân Anh luân phiên chuyển đổi chức năng Quét mìn khu trục hai tốc độ (TSDS: Two-Speed Destroyer Sweep) và sonar giữa các chi hạm đội khu trục, lớp C không được trang bị sonar ASDIC và chỉ được thiết kế để mang sáu mìn sâu. Lớp D là sự lặp lại của lớp C, ngoại trừ thiết bị quét mìn TSDS được thay bằng ASDIC và chỗ trống cho đến 30 quả mìn sâu.
Các tàu khu trục lớp C và D có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Các con tàu có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước . Chúng được cung cấp động lực bởi hai turbine hơi nước hộp số Parsons, dẫn động hai trục chân vịt, tạo ra công suất cho phép đạt tốc độ tối đa . Hơi nước cho turbine được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty hoạt động ở áp suất và nhiệt độ . Các con tàu khu trục mang theo tối đa dầu đốt cho phép chúng có tầm xa hoạt động ở tốc độ đường trường . Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
, soái hạm của lớp C, có trọng lượng choán nước nặng hơn so với những chiếc còn lại và chở thêm 30 người hình thành nên ban tham mưu của Tư lệnh chi hạm đội. Điểm độc đáo của nó so với tất cả những chiếc lớp C và D là nó có ba nồi hơi ống nước Yarrow hoạt động ở áp suất . , soái hạm của lớp D, nặng hơn những chiếc cùng lớp và cũng chở thêm 30 người.
Mọi con tàu đều trang bị bốn khẩu pháo QF Mk IX trên các tháp pháo đơn, được đặt tên 'A', 'B', 'X' và 'Y' tuần tự từ trước ra sau. Cho mục đích phòng không, chúng có một khẩu QF 3 inch 20 cwt giữa hai ống khói. Lớp C mang hai khẩu QF 2-pounder Mk II phòng không phía sau sàn trước. Lớp D dự định mang súng máy QF 0.5-inch Vickers Mk III bốn nòng kiểu mới hai bên cánh cầu tàu; nhưng do chưa sẵn có, pháo 2-pounder kiểu cũ được giữ lại trên các chiếc "Daring", "Diana", "Diamond" và "Defender". Pháo phòng không 3-inch được tháo dỡ vào các năm 1936–1937, và các khẩu 2-pounder được tái bố trí trên các bệ giữa hai ống khói.
Dàn pháo chính được điều khiển bằng một Đồng hồ Kiểm soát Hỏa lực Admiralty Mk I, sử dụng thông tin có từ bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa. Chúng không có khả năng phòng không, nên các khẩu pháo phòng không được ngắm thuần túy bằng mắt.
Khi được Canada mua lại vào năm 1937–1938, bốn tàu khu trục lớp C được tái trang bị để đáp ứng các đặc tính kỹ thuật riêng cho Canada, kể cả việc trang bị sonar ASDIC Kiểu 124. Ngoại trừ việc trang bị hệ thống sưởi hơi nước, không rõ là "Kempenfelt" có được cải biến gì khác khi nó được chuyển giao vào tháng 10 năm 1939.
Các cải biến trong thời chiến.
Bắt đầu từ tháng 5 năm 1940, bệ phóng ngư lôi phía sau được tháo dỡ thay bằng một khẩu QF 12-pounder Mk V phòng không; cột ăn-ten sau và ống khói được cắt ngắn để tăng cường góc bắn cho nó. Từ bốn đến sáu khẩu pháo tự động QF 20 mm Oerlikon được bổ sung cho các con tàu sống sót, thường là để thay cho các khẩu 2-pounder hay súng máy.50-calibre bố trí giữa các ống khói. Một cặp được bố trí hai bên cánh của cầu tàu và một cặp khác đặt trên bệ đèn pha tìm kiếm. Vào đầu chiến tranh, lượng mìn sâu mang theo tăng lên 33 quả trên lớp C, trong khi lớp D mang 38 quả. Tháp pháo 'Y' trên sàn sau được tháo dỡ trên nhiều chiếc lấy chỗ để chứa thêm mìn sâu cũng như pháo 12-pounder; và ít nhất trên một chiếc kiểu pháo này thay thế cho tháp pháo 'X'. Trên hầu hết các con tàu, tháp pháo 'A' hay 'B' được thay thế bằng Hedgehog, một dàn cối chống tàu ngầm, riêng "Duncan" vẫn giữ lại hai tháp pháo khi dàn Hedgehog được tách ra làm đôi gắn hai bên tháp pháo 'A'. Một số chiếc trang bị Hedgehog ở vị trí tháp pháo 'B' còn được trang bị hai khẩu pháo Hotchkiss QF 6-pounder cũ để chống lại tàu ngầm U-boat ở tầm rất gần.
Bộ điều khiển hỏa lực và máy đo tầm xa đặt trên nóc cầu tàu của hầu hết các con tàu được thay thế bằng radar dò tìm mục tiêu Kiểu 271. Một bộ radar bước sóng mét Kiểu 286 dò tìm mặt đất tầm ngắn cũng được bổ sung. Dựa trên thiết bị ASV của Không quân Hoàng gia Anh, thiết bị sơ khai này chỉ có một ăn-ten cố định quét một góc trước mũi tàu, đòi hỏi con tàu phải thường xuyên đổi hướng để thay đổi hướng quét. Một số chiếc còn có thiết bị định vị vô tuyến Huff-Duff đặt trên một cột ăn-ten ngắn.
Lịch sử hoạt động.
Cả năm chiếc thuộc lớp C được phân về Chi hạm đội Khu trục 2 thuộc Hạm đội Nhà khi chúng nhập biên chế vào năm 1932. Sau khi Ý xâm chiếm Abyssinia, toàn chi hạm đội được gửi đến Hồng Hải vào tháng 8 năm 1935 theo dõi sự điều động các tàu chiến Ý cho đến tháng 4 năm 1936. Được tái trang bị sau khi quay trở về, chúng được điều đến vùng biển Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào những năm 1936-1937 ngăn chặn tàu chở vũ khí và bảo vệ các tàu mang cờ Anh. "Crescent" và "Cygnet" được bán cho Hải quân Hoàng gia Canada vào năm 1937, tiếp nối bởi "Comet" và "Crusader" vào năm 1938; lần lượt được đổi tên tương ứng thành HMCS "Fraser", HMCS "St. Laurent", HMCS "Restigouche" và HMCS "Ottawa". "Kempenfelt" cũng được mua vào năm 1939 và đổi tên thành HMCS "Assiniboine", nhưng Hải quân Hoàng gia Anh trì hoãn việc bàn giao con tàu cho đến khi có đủ tàu hộ tống chống tàu ngầm được nhập biên chế thay thế cho nó sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra.
Cả bốn chiếc lớp C được đặt căn cứ tại Esquimalt thuộc British Columbia khi chiến tranh bắt đầu, nhưng chỉ có "Fraser" và "St. Laurent" được gọi quay trở lại để bắt đầu nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải tại bờ biển Đại Tây Dương; hai chiếc kia tiếp nối vào tháng 11. "Assiniboine" được gửi đến vùng biển Caribe cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại chỗ vào tháng 12, nơi nó giúp vào việc chặn bắt chiếc tàu vượt phong tỏa MV "Hannover" vào tháng 3 năm 1940. "Fraser", "St. Laurent" và "Restigouche" được chuyển sang Anh vào cuối tháng 5, và đã giúp vào việc triệt thoái người tị nạn khỏi Pháp. "Fraser" bị đắm ngày 25 tháng 6 năm 1940 do va chạm với tàu tuần dương tại cửa sông Gironde, trong khi hai chiếc kia được điều về Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải.
Những chiếc còn lại trải qua hết thời gian chiến tranh hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương, đặt căn cứ tại Anh hoặc Canada. "Ottawa" đã hỗ trợ tàu khu trục Anh trong việc đánh chìm tàu ngầm Ý "Comandante Faà di Bruno" vào ngày 7 tháng 11 năm 1940. Nó bị tàu ngầm Đức "U-91" đánh chìm vào ngày 14 tháng 9 năm 1942 đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải ON 127. "St. Laurent" có chiến công đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1942 khi nó được công nhận đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-356" đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải ON 154. Cùng với tàu khu trục Anh và các tàu corvette HMCS "Owen Sound" và HMCS "Swansea", nó đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-845". Đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải SC 94 vào ngày 3 tháng 8 năm 1942, "Assiniboine" đã húc trúng và đánh đắm tàu ngầm Đức "U-210". "Restigouche" không đánh chìm được tàu ngầm đối phương nào, nhưng nó cùng với "St. Laurent" được chuyển sang Anh để bảo vệ các tàu bè tập trung cho Chiến dịch Overlord vào tháng 5 năm 1944, với "Assiniboine" tiếp nối vào tháng 7. Chúng đã chiến đấu cùng các tàu tuần tra Đức tại vịnh Biscay, nhưng "Restigouche" và "St. Laurent" lúc này ở trong tình trạng vật chất tồi tệ, được gửi về Canada để sửa chữa vào cuối năm 1944, và ở lại Canada sau khi hoàn tất vào đầu năm 1945, còn "Assiniboine" tiếp tục ở lại Anh cho đến tháng 6. Cả ba đã tham gia hồi hương binh lính Canada sau ngày chiến thắng cho đến khi chúng được cho xuất biên chế vào cuối năm 1945. Cả ba bị tháo dỡ trong các năm 1946-1947.
Sau khi nhập biên chế vào các năm 1932-1933, lớp D hình thành nên Chi hạm đội Khu trục 1 và được phân về Hạm đội Địa Trung Hải. Chi hạm đội đã tuần tra tại vùng vịnh Ba Tư và Hồng Hải vào tháng 9–tháng 11 năm 1933. Sau khi được tái trang bị tại Anh vào năm 1934, chúng được điều sang Trạm Trung Quốc, đi đến Hồng Kông vào tháng 1 năm 1935 và được đổi tên thành Chi hạm đội Khu trục 8. Hầu hết chi hạm đội được gửi đến Hồng Hải khi Ý xâm chiếm Abyssinia vào năm 1935-1936. Chúng quay trở lại Hồng Kông vào giữa năm 1936, ở lại đây cho đến khi Thế Chiến II nổ ra. Trừ "Diamond" đang trong một đợt tái trang bị kéo dài cho đến tháng 11, phần còn lại của chi hạm đội được lập tức điều sang Hạm đội Địa Trung Hải. "Daring" được giữ lại ở Hồng Hải cho nhiệm vụ hộ tống cho đến tháng 11, số còn lại sử dụng trong nhiệm vụ tuần tra. Tất cả đều cần phải được sửa chữa, vốn được thực hiện trước cuối năm.
"Duncan", "Diana", "Duchess", "Delight" và "Daring" được chuyển sang Hạm đội Nhà vào tháng 12 năm 1939, cho dù "Duchess" bị chiếc thiết giáp hạm mà nó hộ tống húc phải và bị đắm vào ngày 10 tháng 12. "Duncan" cũng bị hư hại nặng do va chạm với một tàu buôn vào tháng 1 năm 1940, khiến mất đến 6 tháng để sửa chữa. "Daring" bị tàu ngầm Đức "U-23" đánh chìm vào ngày 18 tháng 2 đang khi hộ tống một đoàn tàu vận tải từ Na Uy. "Diana" và "Delight" được phân công hộ tống các đoàn tàu vận tải vào đầu năm 1940 trước khi tham gia Chiến dịch Na Uy trong tháng 4-tháng 6. Trong khi tìm cách vượt qua eo biển Anh Quốc vào ban ngày bất chấp lệnh cấm, "Delight" bị máy bay Đức đánh chìm vào ngày 29 tháng 7. Sau một đợt sửa chữa ngắn trong tháng 7–tháng 8, "Diana" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada thay thế cho chiếc HMCS "Fraser" bị đắm do va chạm với một tàu tuần dương Anh. Nhập biên chế ngày 6 tháng 9, và được đổi tên thành HMCS "Margaree", con tàu được phân nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương; nhưng đến ngày 22 tháng 10, nó bị đắm do va chạm với chiếc tàu hàng MV "Port Fairy".
Bốn chiếc còn lại của chi hạm đội được điều đến Freetown, Tây Phi một thời gian ngắn vào đầu năm 1940 để hộ tống các đoàn tàu vận tải qua lại khu vực này cũng như truy tìm các tàu cướp tàu buôn Đức. Tất cả chúng được gọi quay lại Địa Trung Hải vào tháng 4–tháng 5 phòng ngừa việc Ý tham chiến. "Decoy", "Defender" và "Dainty" đã đánh chìm hai tàu ngầm Ý, riêng "Dainty" còn cùng với tàu khu trục đánh chìm thêm một tàu ngầmđ ối phương vào tháng 6 trước khi tham gia trận Calabria vào đầu tháng 7. "Diamond" gia nhập cùng các tàu chị em vào cuối tháng 7, và cả bốn chiếc đã hộ tống vận tải và bảo vệ tàu bè của Hạm đội Địa Trung Hải cho đến hết năm. "Duncan" được điều về Lực lượng H vào tháng 10, cùng với "Diamond" và "Defender" tham gia trận chiến mũi Spartivento bất phân thắng bại vào tháng 11. "Decoy" bị hư hại do không kích trước đó và phải sửa chữa cho đến tháng 2 năm 1941.
Đang khi tuần tra ngoài khơi bờ biển Bắc Phi vào ngày 24 tháng 2 cùng với tàu khu trục , "Dainty" bị máy bay ném bom Đức đánh chìm. "Duncan", "Diamond" và "Defender" tiếp tục vai trò hộ tống cần thiết vào đầu năm 1941, mặc dù "Duncan" được chuyển sang Freetown vào tháng 3. "Decoy", "Defender" và "Diamond" tham gia triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Hy Lạp và đảo Crete vào tháng 4-tháng 5, nơi mà "Diamond" bị máy bay Đức đánh chìm vào ngày 27 tháng 4. Sau khi "Defender" tham gia tấn công Syria và Liban dưới sự kiểm soát của lực lượng Vichy Pháp vào tháng 6, nó tham gia cùng "Decoy" hộ tống các đoàn tàu vận tải đến Tobruk, và bị hư hại nặng khi quay trở về sau một chuyến như thế. Chiếc tàu khu trục bị một mát bay ném bom Đức Junkers Ju 88 tấn công vào ngày 11 tháng 7, và sau đó bị chiếc tàu khu trục Úc cùng đi đánh đắm. "Duncan" gia nhập lại Lực lượng H cùng tháng đó, hộ tống cho nhiều đoàn tàu vận tải đi đến Malta trước khi quay trở về Anh vào tháng 10 cho một đợt tái trang bị kéo dài. "Decoy" bị hư hại do một vụ va chạm vào tháng 12, và được sửa chữa tại Malta cho đến tháng 2 năm 1942.
"Decoy" được chuyển sang Hạm đội Đông vào tháng 3, và đã hộ tống cho Lực lượng B khi các tàu sân bay Hải quân Nhật tấn công Ceylon. Lực lượng B không bị phía Nhật phát hiện, và chiếc tàu khu trục ở lại hạm đội này cho đến khi được gọi về nhà để cải biến thành một tàu khu trục hộ tống. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị vào tháng 1 năm 1942, "Duncan" lại gia nhập Lực lượng H, hộ tống cho nhiều chiến dịch vận chuyển máy bay tiêm kích Không quân Hoàng gia Anh đến Malta trước khi được điều chuyển sang Hạm đội Đông vào tháng 4 để hỗ trợ Chiến dịch Ironclad nhằm chiếm đóng Diego Suarez vào đầu tháng 5. Nó cũng được gọi quay trở về Anh để cải biến thành một tàu khu trục hộ tống.
Đang khi cải biến, "Decoy" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 1 tháng 3 năm 1943, và nhập biên chế ngày 12 tháng 4 dưới cái tên HMCS "Kootenay". Nó được phân về Đội hộ tống C5 cho nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Vào tháng 4, "Duncan" gia nhập Đội hộ tống B-7. Đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải ON-207 vào ngày 23 tháng 10, cùng với tàu khu trục và một máy bay Consolidated B-24 Liberator thuộc Phi đội 224 Không quân Hoàng gia Anh, "Duncan" đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-274". Cùng trong tháng đó, ngày 29 tháng 10, "Duncan" chia sẻ chiến công đánh chìm tàu ngầm Đức " U-282" cùng với "Vidette" và tàu corvette đang khi hộ tống đoàn tàu vận tải ON-208. Cả hai tiếp tục nhiệm vụ hộ tống cho đến tháng 5 năm 1944, khi chúng được điều sang Anh tham gia Chiến dịch Overlord. "Duncan" được điều sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây làm nhiệm vụ chống tàu ngầm cho đến hết chiến tranh. "Kootenay" được giao nhiệm vụ bảo vệ tàu bè Đồng Minh trong eo biển Anh Quốc và vịnh Biscay. Cùng với các tàu khác, nó tham gia đánh chìm tàu ngầm Đức "U-678" vào ngày 7 tháng 7 năm 1944, "U-621" trong vịnh Biscay ngày 18 tháng 8, và hai ngày sau, "U-984" ở phía Tây Brest, Pháp.
Sau một đợt tái trang bị kéo dài tại Canada từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, "Kootenay" quay trở lại Anh và điều sang Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó được sử dụng để chuyên chở binh lính Canada hồi hương sau ngày chiến thắng cho đến khi được xuất biên chế vào tháng 10; nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1946. "Duncan" ngừng hoạt động vào tháng 5 và bị bán vào tháng 7, cho dù việc tháo dỡ nó chỉ hoàn tất vào năm 1949. | 1 | null |
Kẻ trộm Mặt Trăng 2 (tựa gốc tiếng Anh: Despicable Me 2) là một bộ phim hoạt hình máy tính hài của Mỹ năm 2013 do Illumination Entertainment sản xuất và được phân phối bởi Universal Pictures, được công chiếu ở Úc vào ngày 5 tháng 6 năm 2013 và tại các rạp ở Mỹ vào ngày 3 tháng 7 năm 2013. Bộ phim này là phần tiếp theo của "Kẻ trộm mặt trăng" trong loạt phim "Kẻ trộm mặt trăng" được sản xuất vào năm 2010, cả hai bộ phim điều do Pierre Coffin và Chris Renaud làm đạo diễn, đồng thời Cinco Paul và Ken Daurio viết kịch bản.
"Kẻ trộm Mặt Trăng 2" ra mắt tại Úc vào ngày 5 tháng 6 năm 2013, và được phát hành rạp tại Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 7, bởi Universal Pictures. Bộ phim nhận được đánh giá chung tích cực từ các nhà phê bình và thu về 970,8 triệu đô la trên toàn thế giới, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ ba trong năm 2013. Bộ phim đã được đề cử cho hai giải thưởng tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 86, và nhận được nhiều lời khen ngợi. Phim cũng là phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử 101 năm của Universal Pictures. "Kẻ trộm Mặt Trăng 3" (2017) tiếp nối "Kẻ trộm Mặt Trăng 2", và "Minions" được phát hành vào năm 2015.
Nội dung.
Bộ phim mở đầu khi một khu nghiên cứu bí mật ở Bắc Cực đang phát triển một loại huyết thanh gây đột biến có tên là PX-41 bị hút lên trời bởi một vật thể không xác định có hình dạng giống như nam châm. Trong lúc này thì Felonius Gru đang tổ chức sinh nhật cho cô con gái út Agnes. Khi bữa tiệc kết thúc thì một người phụ nữ tên là Lucy Wilde, đặc vụ của AVL (Anti-Villain League, Liên minh chống tội phạm), yêu cầu Gru đi với cô ấy. Gru liền phản đối nhưng bị Lucy đánh ngất bằng Lipstick Taser và đưa lên xe cô. Hai Minion khác cũng bị bắt khi cố gắng giải cứu chủ nhân. Lucy đưa Gru và 2 Minion đến trụ sở chính của ALV - là một chiếc tàu ngầm. Khi đến nơi thì Lucy giải thích rằng PX-41 là một loại huyết thanh gây đột biến cực mạnh, biến các sinh vật bị tiêm nó trở thành những cỗ máy giết người không thể bị tiêu diệt. Người lãnh đạo của AVL, Silas Ramsbottom cho biết PX-41 đã bị đánh cắp và sẽ trở thành vũ khí nguy hiểm nhất thế giới nếu nó rơi vào tay kẻ xấu. Ông yêu cầu Gru, với tư cách là một cựu ác nhân, giúp AVL điều tra thủ phạm và lấy lại PX-41. Gru từ chối và nói rằng anh đã là cha và là một doanh nhân hợp pháp. Khi ra về thì Lucy đưa cho Gru một cái thẻ và nói rằng nếu anh thay đổi ý kiến thì hãy liên lạc với cô. Vì muốn tiếp tục cuộc sống tội phạm của mình nên Tiến sĩ Nefario, bạn và là trợ lý của Felonius, quyết định rời đi để tìm việc làm mới. Sau đó Felonius miễn cưỡng tham gia điều tra vụ trộm với cộng sự mới - Lucy Wilde.
Cặp đôi bắt đầu tìm kiếm trong Trung tâm mua sắm Paradise và cải trang thành nhân viên tiệm bánh. Gru ngay lập tức nghi ngờ ông chủ nhà hàng Mexico, Eduardo Pérez là El Macho, một tên tội phạm khét tiếng, người đã chết cách đây 20 năm bằng cách cưỡi một con cá mập cùng với 250 pound thuốc nổ buộc vào ngực và nhảy vào ngọn núi lửa đang hoạt động. Gru và Lucy đột nhập vào cửa hàng của Eduardo vào ban đêm nhưng không tìm được bằng chứng. Trong khi đó Agnes, người mơ ước có một người mẹ, tin rằng Gru yêu Lucy. Gru phủ nhận và nói rằng anh với Lucy chỉ là cộng sự.
Mặc dù Eduardo là nghi phạm hàng đầu của mình nhưng Feduardo vẫn theo dõi những người khác, bao gồm cả ông chủ cửa hàng tóc giả Floyd Eagle-san. Sau khi chứng kiến con trai của Eduardo, Antonio, mời Margo mọi người tham dự bữa tiệc Cinco de Mayo của mình thì Gru tiếp tục nghi ngờ Eduardo. Hàng xóm của Gru là Jillian rủ anh đi ăn tối với cô bạn Shannon. Cuộc hẹn trở nên tồi tệ khi Shannon biết Gru đang đội tóc giả và cô muốn lấy nó ra khỏi đầu Gru để làm anh bẽ mặt. Nhưng Lucy đã kịp thời giải cứu Gru bằng cách bắn Shannon bằng súng an thần. Trong khi họ đưa Shannon về nhà, Gru và Lucy dành thời gian riêng tư cho nhau, và Gru đã yêu cô.
Ngày hôm sau, AVL bắt giữ Eagle-san sau khi tìm thấy một cái lọ có dấu vết PX-41 trong cửa hàng của ông, và cuộc điều tra được Ramsbottom kết thúc. Lucy được chỉ định chuyển đến chi nhánh AVL ở Úc và tặng Gru cây son môi của cô như một món quà trước khi rời đi. Gru vì không đủ can đảm để hẹn hò với Lucy nên thay vào đó lại đưa các con anh đến bữa tiệc Cinco de Mayo. Ở đó, anh đi theo Eduardo và phát hiện ra một lối đi bí mật, và anh đã phát hiện ra rằng Eduardo chính là El Macho.
Trên chuyến bay đến Úc, Lucy nhận ra rằng mình cũng đã yêu Gru. Cô nhảy ra khỏi máy bay và sử dụng dù lượn để đến bữa tiệc. Gru phát hiện ra rằng Macho, người đã thuê Nefario làm đối tác, đã bắt cóc các Minion của anh và tiêm huyết thanh vào chúng. Macho có kế hoạch phóng tên lửa chứa Minion đột biến vào các thành phố lớn để thống trị thế giới. Anh ta cho Gru cơ hội hợp tác với anh ta, nhưng Gru đã từ chối.
Lucy sau đó đến bữa tiệc, nhưng Macho đã nhận ra danh tính và bắt Lucy sau khi Pollito, con gà cưng của Macho, lấy huy hiệu AVL từ ví của Lucy. Khi thấy cảnh đó thì tiến sĩ Nefario đã thông báo cho Gru biết. Sau đó ông quay trở lại nhóm của Gru và chế ra thuốc giải PX-41. Gru, Nefario và các con anh sử dụng nó như một vũ khí để biến các Minion trở lại bình thường. Macho sau đó tự tiêm PX-41 vào mình và biến thành quái vật, nhưng Gru đã đánh bại hắn bằng Lipstick Taser.
Gru thấy Lucy bị trói vào một tên lửa được buộc TNT xung quanh và bắt đầu cởi trói cho cô, nhưng Pollito đã kích hoạt công tắc, khiến nó bay về ngọn núi lửa nơi Macho trước đó đã dựng lên cái chết của mình. Trước khi đâm vào ngọn núi lửa thì Gru hỏi Lucy rằng "Cô có muốn hẹn hò với tôi không?" khiến cô ấy rất ngạc nhiên và trả lời "Tất nhiên rồi". Cả hai nhảy xuống biển trước khi tên lửa đâm vào núi lửa và phát nổ. 147 ngày sau, Gru và Lucy kết hôn với nhau và trở thành mẹ của 3 đứa trẻ, đúng với nguyện vọng của Agnes. | 1 | null |
Allium trifoliatum là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được Cirillo mô tả khoa học đầu tiên năm 1792.
"Allium trifoliatum" là loài bản địa ở Pháp, Đảo Síp, Malta, một số vùng ở Ý, Hy Lạp, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Palestine và Israel. Đây là loài sống lâu năm, cao tới 30cm. Hoa của cây có hình tán chặt chẽ, với cuống nhỏ ngắn. Cánh đài chủ yếu có màu trắng, thi thoảng có màu hồng. | 1 | null |
Ammocharis tinneana là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được Carl Theodor Kotschy & Johann Joseph Peyritsch mô tả khoa học đầu tiên năm 1867 dưới danh pháp "Crinum tinneanum". Năm 1939, Edgar Wolston Bertram Handsley Milne-Redhead & Herold Georg Wilhelm Johannes Schweickerdt chuyển nó sang chi "Ammocharis". | 1 | null |
Tôn Khuông (; 180 - ?), tự Quý Tá (季佐), là em trai của quân phiệt Giang Đông Tôn Sách, Tôn Quyền.
Cuộc đời.
Tôn Khuông quê ở huyện Phú Xuân, quận Ngô, Dương Châu, là con trai thứ tư của Tôn Kiên với Ngô phu nhân, là em trai của Tôn Sách, Tôn Quyền, Tôn Dực. Năm 191, Tôn Kiên tử trận. Tôn Sách từ chối tập tước Ô Trình hầu của cha, thoái vị nhường cho Tôn Khuông.
Tôn Sách ban đầu nhờ vả Trương Hoành, an trí gia đình (gồm mẹ đẻ Ngô phu nhân cùng các em trai) tại Giang Đô thuộc quận Quảng Lăng. Sau đó, Sách lại dời nhà đến Khúc A thuộc quận Đan Dương, nơi cậu ruột Ngô Cảnh giữ chức thái thú. Năm 192, Tôn Sách tự chiêu bộ bộ khúc, bị tông soái Tổ Lang đánh tan, bèn để người nhà cho cậu trông nom, cùng Tôn Hà đến chỗ Viên Thuật xin quân, trở thành thuộc hạ.
Năm 197, Tôn Sách bình định Giang Đông. Triều đình Tào Tháo hủy tước vị của Tôn Khuông, sửa phong Tôn Sách làm Ô Trình hầu.
Năm 200, Tào Tháo cùng Viên Thiệu giằng co, muốn mượn sức đồng thời kiềm chế Tôn Sách, bèn hứa gả con gái của em trai cho Tôn Khuông, triệu Trương Chiêu, Tôn Quyền, Tôn Dực đến Hứa Đô làm con tin. Tôn Sách đồng ý hôn sự, nhưng từ chối đưa người.
Tôn Khuông sau đó được cử hiếu liêm, mậu tài, còn chưa chính thức làm quan thì mất sớm, thọ hơn 20 tuổi. "Giang Biểu truyện" chép việc Tôn Khuông tham gia trận Động Khẩu, mâu thuẫn với các nội dung còn lại. Người tham gia trận chiến trên được chỉ ra là Tôn Lãng, con vợ lẽ của Tôn Kiên.
Con của Khuông với Tào phu nhân là Tôn Thái, tử trận tại Hợp Phì. Con của Thái là Tôn Tú, đầu hàng Tây Tấn.
Trong văn hóa.
Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", Tôn Khuông xuất hiện ở hồi 29, được giới thiệu là em trai của Tôn Sách. Năm 199, Tôn Sách đánh bại Lưu Huân, bức hàng Hoa Hâm, phái Trương Hoành đến Hứa Đô xin phong. Tào Tháo lo lắng, hứa gả con gái Tào Nhân cho Tôn Khuông, hai nhà thành thông gia. | 1 | null |
Đại quân tử (danh pháp hai phần: Clivia miniata) là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được (Lindl.) Bosse miêu tả khoa học đầu tiên năm 1859. Nhiều người chơi hoa và cây cảnh nhận dạng nhầm nó là một loài lan và gọi là Quân Tử Lan | 1 | null |
Nguyễn Cửu Trường (1805-1853) là người ở Gia Miêu Ngoại Trang,tổng Thượng Bạn, huyện Tống Sơn (nay thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa),nhưng trú quán của ông là xã Hoàng Công, tổng Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (nay thuộc Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Ông đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ năm Mậu Tuất, tức niên hiệu Minh Mạng thứ 19 1838. Ông giữ các chức quan Hàn lâm viện Tu soạn, Tri phủ Kiến Xương, Viên ngoại lang sung làm Cơ mật viện Hành tẩu, Hàn lâm viện Thị độc học sĩ, Thái bộc Tự khanh, Thị giảng học sĩ, Bố chánh Hà Nội, Thị lang Lại bộ, Tuần phủ Biên Hoà. | 1 | null |
Tỏi trời tỏa hoặc bỉ ngạn, thạch toán, (danh pháp khoa học: Lycoris radiata) là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae.
Ý nghĩa.
Còn có ý nghĩa là "phân ly, đau khổ, không may mắn, vẻ đẹp của cái chết", nhưng nhiều người hiểu ý nghĩa hoa là "hồi ức đau thương".
Bỉ Ngạn hoa loài hoa không thanh khiết như sen trắng, cũng không cao quý ngưỡng trời như vạn hoa chi vương Mẫu Đơn.
Theo truyền thuyết và các tiểu thuyết ngôn tình, ứng với hoa Mạn Đà La miền Cực Lạc và hoa Mạn Châu Sa bên bờ sông Vong Xuyên là hai thứ hoa Bỉ Ngạn (đỏ và trắng) sinh trưởng ở cõi thế gian. Hoa giống như lời nhắc nhở với thế nhân.
Người ta nói nhiều về ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn, ở Nhật Bản là ‘hoa hồi ức đau thương’, ở Triều Tiên là ‘hoa nhung nhớ’, ở Trung Quốc là ‘hoa ưu mỹ thuần khiết'.
Xuất xứ.
Hoa bỉ ngạn ban đầu được tìm thấy ở Trung Quốc. Nó cũng được tìm thấy ở Nhật Bản. Ở Hoa Kỳ bỉ ngạn phát triển ở Bắc Carolina, Texas, và nhiều tiểu bang phía Nam khác.
Ở phía bắc Carolina,Texas và nhiều tiểu bang ở phía Nam Khác , loài cây này được thấy lần đầu tiên năm 1854. Đó là khi Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản. Thuyền trưởng William Roberts trong một lần trở lại Hoa Kỳ đã mang theo loài "Lycoris radiata" này từ Nhật. Ông mang theo 3 cây, và những cây này được trồng và chăm sóc bởi cô cháu gái. Sau một thời gian chăm sóc và cô thấy rằng loài cây này không nở hoa cho đến khi sau một cơn mưa đầu mùa của mùa thu.
Đặc điểm.
Cây hoa bỉ ngạn thuộc loại cây thân thảo lâu năm, chiều cao khoảng 40 - 100cm. Hoa tạo thành chùm sắp xếp lạ mắt. Hoa bỉ ngạn có ba màu chính: Đỏ, trắng và vàng. Hoa bỉ ngạn màu trắng gọi là Mạn Đà La - mandara, hoa màu đỏ gọi là Mạn Châu sa - Manjusaka.Phổ biến nhất là hoa màu đỏ. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa. Hoa bỉ ngạn nở rất đặc biệt Ba ngày trước và sau xuân phân gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày trước và sau thu phân gọi là Thu Bỉ Ngạn. Bỉ Ngạn hoa nở vào Thu Bỉ Ngạn, thời gian rất chính xác cho nên mới gọi là Bỉ Ngạn hoa.
Bỉ ngạn mọc hoang trên những triền đồi, đôi bờ sông, ven đường đi, những bờ ruộng và rất nhiều trong nghĩa địa. "Củ" của loài hoa này rất độc vì chứa lycorin, một chất độc thuộc nhóm ancaloit, gây tổn hại đến hệ thần kinh. Truyền thuyết kể rằng có người đã tuyệt mệnh bằng cách ăn "củ" của loài hoa này trong lúc đói. Có lẽ vì thế, thời xa xưa, người Nhật cho rằng đó là loài hoa của điềm gở và chết chóc.
Trong một năm có 2 ngày mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, vào thời điểm đó độ dài của ngày và đêm bằng nhau, đó là ngày xuân phân và thu phân. Bỉ ngạn nở hoa trùng với tiết thu phân. Đây cũng là thời gian mà theo lời dạy của Phật trong thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên. Với người Nhật, đây cũng là dịp họ đi thăm viếng sửa sang mồ mả của những người đã khuất.
Trong dân gian người ta cho rằng bỉ ngạn là cửa ngõ để đi vào thế giới của những người đã chết, cũng có người lại nói rằng, vào những ngày người trần gian gặp người âm giới, bỉ ngạn là nơi trú ngụ của những linh hồn (tên gọi higanbana (彼岸花)cũng có nguồn gốc từ đó).
Bỉ ngạn không ưa thích nhiệt mà ưa thích một môi trường ấm áp. Khi nhiệt độ vào mùa hè quá cao, các cây bỉ ngạn sẽ chết. Các cây bỉ ngạn thường được trồng ở những khu vực có hệ thống thoát nước tốt để các bông hoa không bị tổn hại và phát triển bình thường. Đặc biệt là khu vực trồng cũng không bị ảnh hưởng bởi gió quá nhiều vào những tháng mùa đông. | 1 | null |
Narcissus jonquilla là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là loài bản địa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng nay đã được trồng ở nhiều khu vực khác: Pháp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư cũ, Madeira, British Columbia, Utah, Illinois, Ohio, và đông nam nước Mỹ từ Texas đến Maryland. | 1 | null |
Narcissus poeticus (tên tiếng Anh: poet's daffodil, poet's narcissus, nargis, pheasant's eye, findern flower, và pinkster lily) là một trong những loài thủy tiên đầu tiên được nuôi trồng. Nó thường được liên đới với thần thoại Narcissus Hy Lạp. Đây là loài điển hình của chi "Narcissus". Hoa có mùi rất thơm, cánh hoa trắng muốt, bao hoa ngắn màu vàng nhạt với viền đỏ dễ thấy. Chúng phát triển đến chiều cao , và rất phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ. | 1 | null |
Nothoscordum dialystemon là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được Encarnación Rosa Guaglianone mô tả khoa học đầu tiên năm 1971 dưới danh pháp "Ipheion dialystemon". Năm 1975 Orfeo Crosa chuyển nó sang chi "Nothoscordum". Năm 2014 các tác giả Agostina B. Sassone, Liliana M. Giussani và Encarnación R. Guaglianone chuyển nó sang chi "Beauverdia". Tuy nhiên, hiện tại Kew World Checklist không công nhận chi này mà coi nó là đồng nghĩa của "Nothoscordum", dựa theo kết quả nghiên cứu của Souza "et al." (2016). The Plant List (TPL) và World CheckList of Selected Plant Families (WCSP) hiện công nhận nó thuộc chi "Nothoscordum". | 1 | null |
Sternbergia clusiana là một loài thực vật có hoa trong họ Amaryllidaceae. Loài này được (Ker Gawl.) Ker Gawl. ex Spreng. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825.
Sternbergia clusiana được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran Lebanon, Syria, Israel, Palestine và các đảo Aegea. Loài này mọc ở các vùng đá khô, bao gồm các cánh đồng. Những bông hoa vàng xanh nở vào cuối mùa thu (tháng 10-tháng 11 trong môi trường sống tự nhiên của chúng). Chúng có những bông hoa lớn nhất trong chi này, với các cánh hoa dài lên đến 7 cm cộng với một ống hơi ngắn. Lá màu xanh xám, chiều rộng 8–16 mm, xuất hiện sau khi những bông hoa, vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân. | 1 | null |
Painite là một khoáng chất rất cứng và cực kì hiếm. Chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới. Painite có công thức phân tử là CaZrAl9O15(BO3). Một số kim loại thường bị lẫn vào khoáng chất này, đặc biệt là sắt làm cho khoáng vật này có màu nâu đỏ giống màu của Topaz. Painite được xem là loại đá hiếm nhất trên hành tinh. Loại đá này có từ màu hồng đậm đến nâu nhưng sẽ có màu sắc khác nhau khi nhìn từ các góc độ khác nhau. Loại đá này được phát hiện và đặt tên bởi Arthur C.D. Pain vào năm 1950 nhưng tại thời điểm đó không nhiều người biết Painite là gì. Cho tới gần đây, một số tảng đá Painite có kích thước đủ lớn để cắt thành đá quý được phát hiện thì người ta mới chú ý nhiều đến nó. Mặc dù vậy, số lượng Painite trong tự nhiên là cực kì hiếm, "điều này lí giải vì sao chỉ 1 gram Painite đã có giá hơn 190 triệu VNĐ". | 1 | null |
Thùa hay dứa sợi Mỹ (danh pháp hai phần: Agave americana) là một loài cây có hoa thuộc họ Măng tây (Asparagaceae), bản địa México và Hoa Kỳ (New Mexico, Arizona và Texas). Ngày nay, nó được trồng làm cây cảnh khắp thế giới. Nó tự nhiên hóa tại nhiều nơi, gồm Tây Ấn, một phần Nam Mỹ, nam bồn địa Địa Trung Hải, một phần châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, và Úc. Dù trong tiếng Anh có khi được gọi là "American aloe" (nha đam Mỹ), nó không có họ hàng gần với chi Nha đam "Aloe". Loại cây này là nguyên liệu cho món ăn Ram Kand Mool ở Ấn Độ.
Mô tả.
Thùa thường sống từ 10-30 năm. Chiều đài dán với lá xanh xám dài , mép lá có khía. Lúc sắp chết, cây trổ ra một nhánh cao, đầy hoa vàng, làm cây đạt chiều cao đến .
Dù cây chết sau khi ra hoa, đồng thời nó cũng tạo ra chồi tự sinh ở gốc.
Phân loại.
"A. americana" là một trong nhiều loài Carl Linnaeus mô tả trong ấn bản "Species Plantarum" năm 1753, với danh pháp hai phần vẫn được dùng tới nay.
Phân loài và giống.
Hai phân loài và hai thứ "A. americana" được World Checklist of Selected Plant Families công nhận:
Loài này có các giống:
(những giống có , đã nhận Award of Garden Merit của Hội Làm vườn Hoàng gia). | 1 | null |
Hãng phim, xưởng phim hay hãng phim điện ảnh là một công ty giải trí lớn hay công ty điện ảnh có cơ sở trường quay tư nhân riêng hay những phương tiện được sử dụng để làm phim (trường hợp này gọi là xưởng phim), được xử lý bởi các đơn vị chế tác. Phần lớn các hãng phim trong ngành công nghiệp giải trí chưa bao giờ sở hữu trường quay hay phim trường riêng của họ, nhưng lại thuê không gian từ các công ty khác.
Ngoài ra còn có các cơ sở trường quay sở hữu độc lập (hay còn gọi là phim trường) nhưng những công ty này chưa bao giờ sản xuất một bộ phim nào cho riêng mình bởi đó không phải là các công ty giải trí hay công ty điện ảnh. Họ chỉ làm nhiệm vụ cho thuê không gian phim trường.
Xưởng phim lớn nhất trên thế giới là phim trường Hoành Điếm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. | 1 | null |
Aloe ferox là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây có nguồn gốc từ Miền Nam châu Phi. Loài này được Mill. mô tả khoa học đầu tiên năm 1768.
Mô tả.
Aloe ferox có chiều cao thường từ 2-3 mét. Những bông hoa của Aloe ferox sẽ được nâng đỡ trên một cái đầu hoa lớn có hình thù giống cây nến. Cây sẽ ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8, nhưng ở các vùng lạnh hơn của Miền Nam châu Phi, thì cây sẽ trì hoãn việc ra hoa đến tháng 9.
Phạm vi.
Aloe ferox có phạm vi sinh sống kéo dài hơn 1000 km từ phía nam Tây Cape đến phía nam KwaZulu-Natal. Nó cũng được tìm thấy ở phía đông nam của Free State và miền nam Lesotho. | 1 | null |
Hugo Hans Karl von Winterfeld (8 tháng 10 năm 1836 ở Landsberg-Warthe, tỉnh Brandenburg – 4 tháng 9 năm 1898 tại Schreiberhau, Hạ Schlesien) là một Thượng tướng bộ binh của Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Winterfeld sinh ngày 8 tháng 10 năm 1836, trong gia đình quý tộc cổ Winterfeld vùng Mark. Ông là con trai của Adolf von Winterfeld, auf Klein-Rinnersdorf (23 tháng 1 năm 1793 – 21 tháng 2 năm 1869) và Luise Wilhelmine Emilie von Waldow (3 tháng 7 năm 1804 – 18 tháng 10 năm 1863). Từ năm 1854 cho đến năm 1856, với vai trò là một lính phóng lựu, ông học một khóa đào tạo sĩ quan bộ binh tại Trường thiếu sinh quân. Vào năm 1856, ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander với quân hàm Thiếu úy. Năm 1867, ông được thuyên chuyển vào Cục Đo đạc địa hình ("Topografische Büro") của Bộ Tổng tham mưu, rồi được thăng cấp Đại úy vào năm 1868.
Vào ngày 11 tháng 2 năm 1868, ở Berlin, ông thành hôn với Pauline Elisa Schmidt (1 tháng 11 năm 1839 tại New York – 27 tháng 9 năm 1904 tại Berlin). Người con gái của họ, Ilse von Winterfeld, chào đời ngày 8 tháng 11 năm 1876 tại Berlin.
Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và tham gia trận đánh quyết định ở Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm 1870, nơi Hoàng đế Pháp Napoléon III và toàn bộ đạo quân của ông ta bị buộc phải đầu hàng. Sau đó, ông được đổi vào Bộ Tư lệnh của Bộ Tư lệnh Tối cao vào năm 1872, ông trở thành sĩ quan hầu cận của Đức hoàng Wilhelm I, với cấp bậc Thiếu tá. Vào năm 1875, ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt.
Sau khi được lên quân hàm Thượng tá vào năm 1877, ông được trao tặng Huân chương Vương miện hạng II của Phổ năm 1878. Vào năm 1880, Winterfeld được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander và trên cương vị này ông được phong quân hàm Đại tá năm 1881. Về sau này, ông được ủy nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ("Staatsrat") ở Elsass-Lothringen và cũng được giao chỉ huy việc mở rộng pháo đài Metz. Vào năm 1882, ông được tặng Huân chương Vương miện hạng II của Phổ.
Vào năm 1887, ông được lên quân hàm Thiếu tướng. Tiếp theo đó, trong các năm 1887 – 1888, ông giữ chức Thống đốc pháo đài Mainz. Trong năm 1888, năm mà lịch sử Đức gọi là "Năm tam đế" ("Dreikaiserjahr"), ông là Tướng phụ tá ("Generaladjutant") của ba vị hoàng đế Đức Wilhelm I, Friedrich III và Wilhelm II. Người vợ của Đức hoàng Friedrich III, Victoria, đã đả kích Winterfeld trong những lá thư gửi cho mẹ mình là Nữ vương Victoria của Anh, trong đó đề cập đến mối quan hệ rắc rối của họ với Triều đình Đức.
Sau khi Wilhelm II đăng quang vào mùa hè năm 1888, vị tân Hoàng đế cử ông cùng với Albano von Jacobi làm sứ giả đến Luân Đôn để chính thức thông báo cho Nữ vương Victoria về sự lên ngôi của Wilhelm II. Năm sau (1889), Winterfeld đại diện cho Hoàng đế trong lễ mai táng Teresa Maria Cristina của Nhị Sicilia, vị Hoàng hậu cuối cùng của Brasil.
Kể từ năm 1890 cho đến năm 1891, sau khi lên quân hàm Trung tướng, ông được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn Bộ binh số 20 ở Hannover. Chức vụ cuối cùng của ông là Tư lệnh Quân đoàn Vệ binh ("Gardekorps") từ năm 1893 cho đến năm 1897, thay thế tướng Oskar von Meerscheidt-Hüllessem. Trên cương vị này, ông được phong cấp bậc Thượng tướng bộ binh vào năm 1895. Trong năm cuối cùng phục vụ của ông trong quân đội Phổ, ông kiêm nhiệm chức Tổng chỉ huy Tối cao quân đội vùng Mark Brandenburg ("Oberkommando in den Marken").
Winterfeld, một trong những tướng lĩnh nổi bật nhất trong thời đại của ông, là nguồn cảm hứng cho nhân vật cùng tên "Bá tước von Winterfeld" trong tiểu thuyết "The War in the Air" của H. G. Wells.
Sau khi từ trần vào ngày 4 tháng 9 năm 1898, ông được mai táng tại Nhà thờ Alter St.-Matthäus-Kirchhof Berlin. | 1 | null |
Hoàng Đình Tá (1816-?) là người đã đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ (tên gọi phổ biến là hoàng giáp) dưới triều Nguyễn. Hoàng Đình Tá là người thôn Linh Đường, xã Linh Đường, tổng Quang Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội (nay thuộc Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội). Năm Canh Tý 1840, ông đỗ Cử nhân dưới triều vua Minh Mạng. 2 năm sau, dưới thời Thiệu Trị, ông đỗ Hoàng giáp. Khi đó ông đã 26 tuổi. Ông làm Tri phủ Nghĩa Hưng. | 1 | null |
Androstephium breviflorum là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được S.Watson mô tả khoa học đầu tiên năm 1873.
Phân bố.
Loài thực vật một lá mầm này là bản địa vùng hoang mạc ở miền tây Hoa Kỳ, từ Wyoming và New Mexico ở phía đông kéo về phía tây qua Đại Bồn địa Hoa Kỳ và hoang mạc Sonora, tới vùng cây bụi creozot trong hoang mạc Mojave ở miền đông California.
Nó sinh sống ở độ cao trong các loại đất cát tới đá của các vùng đất cây bụi hoang mạc và khô cằn thưa cây cối.
Mô tả.
"Androstephium breviflorum" là cây thân thảo sống lâu năm, mọc ra từ thân hành hình cầu.
Cụm hoa của nó bao gồm 1 cuống dài tới 30 cm, chứa tới 12 hoa hình phễu với màu từ trắng tới tím oải hương nhạt, mỗi hoa dài 1–2 cm. Ra hoa từ tháng 3 tới tháng 6. Quả là quả nang 3 ngăn dài trên 1 cm. | 1 | null |
Asparagus aethiopicus (tiếng Anh gọi là Sprenger's asparagus, Asparagus fern và foxtail fern) là một loài cây bản địa Cape Provinces và Northern Provinces của Cộng hòa Nam Phi. Dù thường là cây cảnh, nó trở thành cây xâm lấn ở nhiều nơi. Dù được gọi là "fern" (dương xỉ), đây không phải một loài dương xỉ. "A. aethiopicus" và "A. densiflorus" từng được coi là chung một loài, nên thông tin về "A. aethiopicus" hay mang danh "A. densiflorus".
Phân bố.
"Asparagus aethiopicus" bản xứ vùng ven biển đông nam Nam Phi, Đông Cape và Northern Provinces (các tỉnh miền bắc).
Ở Hoa Kỳ, nó được coi là cây xâm lấn tại Hawaii, và Florida. Nó còn là cây xâm lấn ở New Zealand, và đã được xác nhận xung quanh các khu vực đô thị lớn ở Úc bao gồm Sydney, Wollongong, Central Coast, Đông Nam Queensland và Adelaide, cũng như đảo Lord Howe và đảo Norfolk. Hạt của chúng được chim phát tán. Có thể diệt loài cây này bằng cách phun glyphosat, hay nhổ củ bằng tay. | 1 | null |
Măng tây trắng (danh pháp hai phần: Asparagus albus) hay esparreguera de gat (tiếng Catalynya) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây (Asparagaceae). Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là một loài thực vật bản địa vùng tây và trung Địa Trung Hải, được tìm thấy ở các khu sinh học cây bụi maquis và ở những địa điểm bỏ hoang. | 1 | null |
Thiên môn đông (danh pháp: Asparagus cochinchinensis) là loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (Lour.) Merr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1919.
Mô tả: Dây leo sống lâu năm dài 1-2m. Rễ củ hình thoi mọc thành chùm. Thân mang nhiều cành, có ba cạnh, dài nhọn, hình lưỡi liềm nom như lá. Lá thật nhỏ như vẩy. Hoa nhỏ màu trắng, mọc ở nách lá. Quả mọng màu đỏ khi chín.
Hoa tháng 5. | 1 | null |
Thiên môn chùm (danh pháp hai phần: "Asparagus racemosus"), trước đây thuộc họ Loa Kèn (Liliaceae), hiện tại được xếp vào họ Măng Tây (Asparagaceae). Loài này được Willd miêu tả khoa học lần đầu vào năm 1799. Nguồn gốc
Thiên môn chùm được trồng phổ biến ở Nepal, Java, Australia, Sri Lanka, Ấn Độ và Himalaya. Tại Ấn Độ, nó được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong dãy Himalaya ở độ cao 1.000-1.500 m
Đặc điểm thực vật.
Thiên môn đông là loại cây dây leo, thân thảo, dài từ 1-2 mét, bén rễ trong sỏi, đất đá ở độ cao 1300-1400 mét tại các vùng đồng bằng. Cây có lá nhỏ hình kim như lá thông, màu xanh đồng đều và sáng bóng. Vào tháng bảy, nở hoa màu trắng ngắn, thân nhọn, quả mọng hình cầu, khi chín có màu đỏ hoặc tím đen.
Thành phần hóa học
Thành phần chính trong rễ thiên môn đông là saponin steroid (shatavarin từ I đến IV). Shatavarin IV là một glycoside của sarsasapogenin có 2 phân tử của Asparagusrhamnose và 1 phân tử glucose. Ngoài thành phần chính là saponin steroid, rễ cây còn chứa glycosides steroid (asparagosides), glycosides đắng, asparagin và flavonoids. Lá tươi có chứa diosgenin và saponin khác như shatavarin I đến IV. Hoa và quả có chứa glycosides của quercetin, rutin và hyperoside. Quả chín chứa cyanidin 3-glycosides. Trong rễ cây còn có vitamin A, B1, B2, C,E, Mg, P, Ca, Fe, axit folic, tinh dầu, nhựa và tanin.
Công dụng.
Thiên môn đông được khuyến khích trong các văn bản y học A Dục Phệ Đà nổi tiếng ở Ấn Độ như một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh và hầu hết thường được sử dụng cho phụ nữ. Nó giúp phòng ngừa và điều trị viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém và là một thảo dược lợi sữa.
Nó cũng được sử dụng ở Ấn Độ giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến rối loạn thần kinh, hỗ trợ sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng các cơ quan sinh sản nữ, duy trì cân bằng nội tiết tố, có tác dụng giảm đau, giảm co thắt, kiểm soát mất máu trong khi hành kinh.
Đặc biệt cây có tác dụng tăng tiết sữa mẹ nhanh chóng đối với bà mẹ cho con bú, giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa. Bằng cách sản xuất ra hormon estrogen giúp tăng nồng độ estrogen ở phụ nữ mãn kinh hoặc có cắt tử cung, làm cho nồng độ estrogen trở về mức bình thường.
Thiên môn đông cũng làm tăng ham muốn tình dục
Độc tính.
Thiên môn đông đã được các nhà khoa học Ấn Độ nghiên cứu và thử nghiệm tác dụng trên 60 bà mẹ cho con bú sau khi uống sản phẩm chứa rễ cây. Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng tăng tiết sữa mẹ của thiên môn đông và chế phẩm an toàn, hoàn toàn không có độc tính với đối tượng sử dụng.
Tham khảo.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4027291/
http://ayurveda-foryou.com/ayurveda_herb/shatavari.html | 1 | null |
Aspidistra cyathiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Y.Wan & C.C.Huang mô tả khoa học đầu tiên năm 1989.
Năm 2017, một thứ của loài này đã được phát hiện ở miền bắc Việt Nam, công bố trên tạp chí Nordic Journal of Botany số 35, tập 4 ngày 16/8. | 1 | null |
Giang Bắc tứ trấn (chữ Hán: 江北四鎮), dân gian quen gọi là Nam Minh tứ trấn (南明四鎮), là 4 quân khu trọng yếu của chính quyền Nam Minh, nhưng thường được hiểu là 4 cánh quân chủ lực thuộc về Cao Kiệt, Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh, Hoàng Đắc Công: Cao Kiệt trấn thủ Từ Châu; Lưu Lương Tá trấn thủ Thọ Châu (nay là huyện Thọ, An Huy); Lưu Trạch Thanh trấn thủ Lư Châu (nay là Hợp Phì, An Huy); Hoàng Đắc Công trấn thủ Lư Châu, dời đi Nghi Chân (nay là thành phố cấp huyện Nghi Chinh, địa cấp thị Dương Châu, tỉnh Giang Tô), rồi lại về Lư Châu. Bọn họ được toàn quyền trong mọi vấn đề quân sự – chính trị tại nhiệm sở của mình.
Bối cảnh ra đời.
Năm 1644, giữa các triều thần nhà Minh dời về phía nam đã nổ ra cuộc tranh luận xem vị phiên vương nào là người thích hợp kế thừa đế vị. Đảng Đông Lâm bị chia rẽ: Sử Khả Pháp ủng lập Quế vương Chu Thường Doanh, bọn Tiền Khiêm Ích ủng lập Lộ vương Chu Thường Điến; nhưng Phúc vương Chu Do Tung – con trai của Chu Thường Tuân, người từng tranh ngôi Thái tử với Minh Quang Tông Chu Thường Lạc – được Phượng Dương tổng đốc Mã Sĩ Anh ủng lập đã giành được thắng lợi, trở thành Hoằng Quang đế của chính quyền Nam Minh. Dưới tay Mã có 3 viên đại tướng: Cao Kiệt, Hoàng Đắc Công, Lưu Lương Tá, lại thêm Lưu Trạch Thanh – đều là những tướng lãnh bỏ miền bắc chạy xuống miền nam, nương nhờ ở Phượng Tường – nắm giữ phần lớn quân đội Nam Minh, khiến cho đảng Đông Lâm đành chịu thất bại.
Nhờ công phù lập, Hoàng Đắc Công được tiến phong làm Tĩnh Nam hầu (vốn là bá tước), Cao Kiệt được phong Hưng Bình bá, Lưu Trạch Thanh được phong Đông Bình bá, Lưu Lương Tá được phong Quảng Xương bá. Không rõ ai đã kiến nghị ban tước cho họ , nhưng thành lập Tứ trấn là sách lược của Sử Khả Pháp: …""Thần cho rằng cần nắm lấy địa lợi, gấp đặt 4 phiên. 4 phiên là: một ở Hoài, Từ, một ở Dương, Trừ, một ở Phượng, Tứ, một ở Lư, Lục. Lấy Hoài, Dương, Tứ, Lư để phòng thủ, lại lấy Từ, Trừ, Phượng, Lục làm căn bản để tiến đánh. Phàm các món binh mã tiền lương thuộc về họ, đều cho phép được tự ý sử dụng"… "4 phiên nên dùng Tĩnh Nam bá Hoàng Đắc Công, tổng trấn Cao Kiệt, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá, ban nhiều ưu đãi, (để họ) làm bình phong cho ta, nghe theo mệnh lệnh của đốc thần, giữ lấy địa phương được giao phó, cùng nhau cố thủ""…
Những bất cập dẫn đến thất bại.
Như vậy Sử Khả Pháp bỏ qua hiềm khích cũ, thẳng thắn thừa nhận Tứ trấn là chủ lực của quân đội Nam Minh, đề nghị điều động bọn họ tiến hành kháng Thanh. Nhưng điều này nảy sinh ra nhiều bất cập:
Năm Hoằng Quang đầu tiên nhà Nam Minh, tức năm Thuận Trị thứ 2 nhà Thanh (1645), Cao Kiệt bị phản tướng Hứa Định Quốc ám hại, lực lượng mạnh nhất trong Tứ trấn tan rã. Không lâu sau, Hoàng Đắc Công tử trận ở Vu Hồ, Lưu Trạch Thanh, Lưu Lương Tá hàng Thanh. Giang Bắc tứ trấn hoàn toàn thất bại. Người đương thời xem kết cục này là đương nhiên . | 1 | null |
Beaucarnea recurvata, có tên tiếng Việt là cây chân voi, Lan bình rượu, hay Náng đế là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Lem. mô tả khoa học đầu tiên năm 1861.
Chăm sóc.
Ở vùng ôn đới "B. recurvata" thường được trồng như cây kiểng trong nhà tuy cây này có thể chịu lạnh đến -5 °C (23 °F), miễn là hanh khô và không quá lâu để sau đó có nắng ấm. Tuyết giá sẽ giết cây. "B. recurvata" cần đất ráo để mọc; cây rất dễ úng nước nếu quá ẩm và sẽ bị rệp son phá hoại.
Khi thay chậu thì cây dễ bị hư hại nếu rễ bị cắt. Để duy trì hình dạng tự nhiên phải tránh cắt tỉa chỏm lá. Cây mọc rất chậm nhưng chịu được hạn. Đặc biệt nhất là gốc cây phình to, nên có nơi gọi cây này là cây "chân voi".
Hội làm vườn Hoàng gia đã trao giải Garden Merit cho cây này vì tính đặc hữu của cây, thích hợp với người chơi cây kiểng. | 1 | null |
Nguyễn Khắc Cần (chữ Hán: "阮克勤"; 1817-1868), hiệu Dật Khanh ("逸卿"), là một danh thần triều Nguyễn.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông còn có tên là Nguyễn Khắc Lệ. Theo Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi Hội năm Mậu Thân 1848 thì ông là người thôn Trung Hà, tổng Bính Quán, huyện Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), sinh vào năm Đinh Sửu (1817).
Ông đỗ Cử nhân năm Nhâm Dần 1842 (niên hiệu Thiệu Trị thứ 2). Sáu năm sau, ông đỗ Hội nguyên khoa thi Ân khoa năm Mậu Thân 1848, vào thi Đình đỗ tiếp Đình nguyên Hoàng giáp, khi mới 32 tuổi. Do ông đỗ đầu 2 kỳ thi Hội và thi Đình, nên ông còn có biệt danh là Song nguyên Trung Hà.
Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình bổ dụng, lần lượt giữ các chức quan Hàn lâm viện Tu soạn, Nội các thừa chỉ (1849), Đốc học Bắc Ninh (1850). Năm Tự Đức thứ 6 (1853), được thăng chức Thị giảng học sĩ ở viện Tập Hiền, sung Kinh diên khởi cư chú. Năm Tự Đức thứ 9 (1856), đổi làm Án sát Quảng Bình, sau được điều về Kinh giữ chức Biện lý Lại bộ sự vụ, rồi đổi làm Án sát Nghệ An.
Từ tháng 11 năm Tự Đức thứ 14 (1861), ông đổi tên là Nguyễn Khắc Mại, hay Nguyễn Mại, vì có sắc chỉ kiêng húy chữ Cần. Sau đó ông được thăng hàm Quang lộc Tự khanh, lĩnh Bố chánh Thái Nguyên (1865). Sau thăng Hữu tham tri (chức quan dưới Thượng thư, trên Thị lang) bộ Hình hàm tòng nhị phẩm (1866). Đầu năm Tự Đức thứ 21 (1868), đổi làm thự Tuần phủ Hà Nội. Tháng Ba (âm lịch) năm Tự Đức thứ 21 (1868), sung chức Tham tán quân thứ Lạng Bình, cùng dự việc tiễu trừ thổ phỉ Ngô Côn, tàn quân Thái Bình Thiên Quốc. Tháng Bảy (âm lịch) năm đó, trong một trận giao tranh để cố thủ đồn Tú Sơn, thuộc Lạng Sơn, ông cùng với Lãnh binh sung Phó đề đốc Nguyễn Viết Thành tử tiết tại trận. Triều đình truy tặng ông hàm Tư thiện đại phu, Thượng thư bộ Binh.
Tác phẩm.
Tác phẩm của ông hiện còn gồm:
Ngoài ra, ông cũng có bài trong sách Tân giang văn tập. | 1 | null |
Cao Kiệt (chữ Hán: 高傑, ? – 1645), tên tự là Anh Ngô, người Mễ Chi, Thiểm Tây, đồng hương của Lý Tự Thành. Ông vốn là bộ tướng của Tự Thành, sau đó hàng Minh, trấn thủ Từ Châu – một trong Giang Bắc tứ trấn do Đông Các đại học sĩ Sử Khả Pháp đặt ra. Cao Kiệt nắm giữ lực lượng mạnh nhất trong các tướng lĩnh Nam Minh, có công phù lập Hoằng Quang đế, cậy thế mà hoành hành ghê gớm, gây ra nhiều tội ác với nhân dân. Đúng vào lúc được Sử Khả Pháp cảm hóa, muốn dốc sức vì đại nghiệp kháng Thanh, ông lại bị phản tướng Hứa Định Quốc ám hại.
Đầu hiệu triều đình.
Ban đầu Cao Kiệt đi theo Lý Tự Thành, tham gia khởi nghĩa. Tháng 8 nhuận năm Sùng Trinh thứ 7 (1634), tổng đốc Trần Kỳ Du sai tham tướng Hạ Nhân Long cứu Lũng Châu, Nhân Long sau đó bị nghĩa quân vây khốn trong thành Lũng Châu. Tự Thành lệnh cho Kiệt gởi thư hẹn Nhân Long ra hàng (Nhân Long cũng là người Mễ Chi), ông ta không trả lời. Sứ giả trở về, gặp Kiệt trước rồi mới gặp Tự Thành. Nghĩa quân vây thành 2 tháng không hạ được, Tự Thành nghi ngờ Kiệt, sai bộ tướng khác thay thế, Kiệt quay về giữ doanh trại. Vợ Tự Thành là Hình thị nhiều mưu trí, cai quản quân tư, phân phối lương thực, binh khí mỗi ngày. Kiệt đi qua doanh trại của bà ta, phải khớp thẻ xác nhận. Hình thị vừa lòng với tướng mạo của ông, cùng nhau tư thông, sợ bị Tự Thành phát giác, tìm cách quy hàng triều đình.
Tháng 8 năm sau, ông trộm lấy Hình thị về hàng triều đình. Hồng Thừa Trù giao cho Nhân Long, sai hiệp đồng với du kích Tôn Thủ Pháp (cũng là hàng tướng) đánh phá nghĩa quân. Kiệt chấp nhận lập công để làm tin, từ đây ở dưới trướng của Nhân Long.
Đánh dẹp khởi nghĩa.
Năm thứ 13 (1640), Trương Hiến Trung thua trận ở núi Mã Não, trốn đi giao giới Hưng, Quy, Kiệt theo Nhân Long cùng phó tướng Lý Quốc Kỳ đánh cho ông ta đại bại ở Diêm Tỉnh.
Năm thứ 15 (1642), Thiểm Tây tổng đốc Tôn Truyện Đình làm tội Nhân Long, mệnh cho Kiệt được thực thụ Du kích. Tháng 10, Truyện Đình đến Nam Dương, Tự Thành và La Nhữ Tài tây tiến kháng cự. Truyện Đình lấy Kiệt và Lỗ Mỗ làm tiên phong, gặp địch ở Trủng Đầu, đại chiến đánh bại nghĩa quân, đuổi theo 60 dặm. Nhữ Tài thấy Tự Thành thua nên đến cứu, quấy nhiễu phía sau quan quân. Hậu quân Tả Nhương Vọng thấy nghĩa quân, sợ hãi chạy trước, toàn quân đều chạy, nên tan rã, ông mất hết bộ hạ.
Năm thứ 16 (1643), Kiệt được tiến Phó tổng binh, cùng tổng binh Bạch Quảng Ân (cũng là hàng tướng) làm tiên phong. Quảng Ân đến Ngao, tố cáo ông không nghe lệnh, mà Kiệt ngày càng hung bạo. Triều đình cho rằng ông vốn là nanh vuốt của Tự Thành, nên mệnh cho đi theo Truyện Đình đánh dẹp. Tháng 9, Kiệt theo Truyện Đình hạ Bảo Phong, rồi đi huyện Giáp. Khi ấy quan quân thừa thắng vào sâu, hết lương thực. Hàng tướng Lý Tế Ngộ thông báo cho nghĩa quân, Tự Thành soái tinh kỵ rầm rộ kéo đến. Truyện Đình hỏi kế các tướng, Kiệt xin đánh, Quảng Ân nói không thể. Truyện Đình cho rằng Quảng Ân sợ giặc, Quảng Ân không hài lòng, đưa quân bản bộ bỏ đi. Quan quân đón đánh, rơi vào ổ mai phục. Kiệt lên chỗ cao mà trông, nói: "Không giữ nổi đâu!" rồi xua quân lui chạy. Quan quân cũng tan rã, chết đến mấy vạn. Quảng Ân chạy đi Nhữ Châu không cứu, Kiệt bèn theo Truyện Đình chạy đi Hà Bắc. Bọn họ từ Sơn Tây vượt Hoàng Hà, chuyển vào Đồng Quan, Quảng Ân đã đến trước. Tháng 11, Tự Thành đánh Quan, Quảng Ân ra sức chiến đấu. Bởi Kiệt oán Quảng Ân không cứu mình ở Bảo Phong, không chịu cứu. Quảng Ân thua trận, Quan bị phá, Truyện Đình bị giết. Tự Thành phá Tây An, chiếm cứ nơi ấy. Kiệt chạy đi Duyên An ở phía bắc, Lý Quá đuổi theo. Kiệt chạy đi Nghi Xuyên ở phía đông, Hoàng Hà vừa đóng băng, bèn vượt sông, chiếm lấy Bồ Tân. Nghĩa quân đuổi đến thì băng đã tan, đành thôi.
Năm thứ 17 (1644), Kiệt được tiến hàm Tổng binh. Sùng Trinh đế lệnh cho Tổng đốc Lý Hóa Hi soái Kiệt đi cứu Sơn Tây, mà Bồ Châu, Bình Dương mất đã lâu, nên ông lui về Trạch Châu, ven đường cướp bóc, nghĩa quân nhân đó áp sát Thái Nguyên.
Phục vụ Nam Minh.
Kinh sư bị hãm, Kiệt chạy về nam , Hoằng Quang đế phong Kiệt làm Hưng Bình bá, liệt vào Tứ trấn , lĩnh Dương Châu, trú ở ngoài thành. Kiệt vốn muốn vào thành , dân Dương Châu sợ không cho vào. Kiệt đánh thành rất gấp, ngày ngày bắt hiếp phụ nữ các thôn lân cận, dân càng thêm ghét. Tri phủ Mã Minh Lục, thôi quan Thang Lai Hạ kiên thủ hơn tháng. Ông biết không đánh nổi, có ý nhác. Các bộ Sử Khả Pháp bàn lấy Qua Châu cho Kiệt, ông bèn dừng việc đánh thành. Tháng 9, triều đình Nam Minh mệnh cho Kiệt dời đi Từ Châu, lấy Tả trung doãn Vệ Dận Văn kiêm chức Binh khoa Cấp sự trung giám sát quân đội của ông đánh dẹp phía tây. Thủ lĩnh nghĩa quân Từ Châu là Trình Kế Khổng bị bắt đến kinh sư, nhân lúc Lý Tự Thành phá thành mà trốn về, tháng 12, Kiệt bắt chém ông ta. Được gia Thái tử thiếu phó, một con trai được ấm chức, thế tập Cẩm y thiêm sự.
Ban đầu, Kiệt phục binh muốn giết Hoàng Đắc Công ở Thổ Kiều, Đắc Công dũng mãnh nên chạy thoát, hai trấn sinh ra cừu oán. Khi ông đòi lấy Dương Châu, Sử Khả Pháp càng thêm khó xử. Đến nay, Kiệt cảm động trước tấm lòng trung kiên của Khả Pháp, cùng mưu tính khôi phục giang sơn . Khả Pháp bàn rằng điều 2 trấn Đắc Công và Lưu Trạch Thanh đi Bi, Túc phòng ngự Hoàng Hà, Kiệt tự đề nghị đưa quân thẳng đến Quy, Khai, vừa nhìn đến Uyển, Lạc, Kinh, Tương, dùng làm căn bản. Ông bèn dâng sớ, lời lẽ thẳng thắn, khẳng định sẽ không tranh chấp với Đắc Công, nhưng Đắc Công rốt cục vẫn không chịu hợp tác; còn Trạch Thanh ngày càng xằng bậy khó làm nên việc gì, Khả Pháp bất đắc dĩ điều Lưu Lương Tá đến Từ Châu giúp Kiệt.
Cái chết.
Tháng giêng năm Hoằng Quang đầu tiên (1645), Kiệt đến Quy Đức. Tổng binh Hứa Định Quốc đang giữ Tuy Châu, có người nói ông ta đã đưa con sang sông làm con tin ở chỗ quân Thanh. Kiệt vời Định Quốc đến gặp, ông ta không nhận lời. Ông yêu cầu tuần phủ Việt Kỳ Kiệt, tuần án Trần Tiềm Phu cùng đi Tuy Châu, Định Quốc buộc phải ra đón. Kỳ Kiệt khuyên Kiệt chớ vào thành, ông xem thường Định Quốc, không nghe. Ngày 11, Định Quốc mời rượu Kiệt. Ông cứ uống mãi, còn Định Quốc đã đến giờ hẹn đưa con đến chỗ quân Thanh. Ông ta đâm ra vừa ngờ vừa sợ, trong đêm cho nổ pháo, phục binh nổi dậy. Bọn Kỳ Kiệt chạy thoát, Kiệt say nằm trong trướng chưa ngóc đầu lên, bị kéo đến chỗ Định Quốc mà giết đi .
Trước đó, Kiệt cho rằng Định Quốc sắp rời Tuy Châu, nên phát hết binh đi thú ở Khai Phong, chỉ giữ lại vài chục tên lính. Định Quốc vờ cung thuận, chọn nhiều kỹ nữ đến hầu Kiệt, mỗi tên lính đều được ngủ cùng 2 kỹ nữ. Bọn lính say mềm, nghe tiếng pháo muốn ngồi dậy, nhưng bọn kỹ nữ giữ chặt tay nên không thoát chết. Ngày hôm sau, bộ hạ của Kiệt đến đánh thành, già trẻ đều bị hại, Định Quốc trốn thoát, đầu hàng quân Thanh.
Đánh giá.
Kiệt tính tình dâm đãng độc ác . Nhưng Kiệt có chí tiến thủ rất mạnh mẽ, nên nhiều người thương tiếc.
Từ đầu triều đình Nam Minh cho các trấn cùng nghe chính sự, nên Kiệt mấy lần dâng sớ cứu những kẻ đầu hàng nghĩa quân, xin tha Vũ Tố khỏi ngục, không được chấp nhận. Ông còn dâng sớ tiến cử bọn Ngô Sân, Trịnh Tam Tuấn, Kim Quang Thần, Khương Thải, Hùng Khai Nguyên, Kim Thanh, Thẩm Chánh Tông… Đại khái, Kiệt hành xử theo lối bọn võ tướng đắc ý trong thời loạn.
Kiệt chết, được tặng Thái tử thái bảo, lấy con trai là Nguyên Tước tập tước Hưng Bình bá, Sử Khả Pháp mệnh cho anh ta bái Đề đốc Giang Bắc binh mã lương hướng thái giám Cao Khởi Tiềm làm cha nuôi. | 1 | null |
Bùi Thức Kiên (1813-1892) là một nhà nho. Ông quê ở xã Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Châu Phong, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh). Bùi Thức Kiên đỗ Cử nhân năm Canh Tý 1840 (niên hiệu Minh Mạng thứ 21), sau đỗ Hoàng giáp vào năm Tự Đức thứ 2 1848. Ông giữ các chức quan: Đốc học Bình Định, Phủ thừa phủ Thừa Thiên, Biện lý Lễ bộ, Tuần phủ Hưng Yên, Tham tri Lễ bộ, Tham tri Lại bộ và Tham tri Hình bộ, Thượng thư Lễ bộ, Tổng đốc Hà Ninh. Vì để thành Hà Nội thất thủ, ông bị cách chức và bị đục tên ở bia Tiến sĩ ở Huế. Sau khi mất, ông được truy phục hàm Thị lang và cho khắc lại tên ở bia Tiến sĩ. | 1 | null |
Lục thảo lan (danh pháp khoa học: Chlorophytum orchidastrum) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Lindl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Cây thân thảo lâu năm, có thế cao đến 80 cm. Phiến lá dài tới 20 cm, có nhiều gân phụ song song cách nhau 0,8-1,2 mm. Hoa tự chùm, tràng hoa màu trắng. Cây có thể chịu bóng, không chịu được gió bão. Lục thảo lan thường được sử dụng làm cây trang trí nội thất. | 1 | null |
Hoàng Đắc Công (chữ Hán: 黃得功, ? – 1645), hiệu Hổ Sơn, người vệ Khai Nguyên (nay là thành phố cấp huyện Khai Nguyên, địa cấp thị Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh), xước hiệu là Hoàng sấm tử, tướng lãnh nhà Minh, trấn thủ Lư Châu (nay là Hợp Phì), dời đi Nghi Chân (nay là thành phố cấp huyện Nghi Chinh, địa cấp thị Dương Châu, tỉnh Giang Tô), rồi lại về Lư Châu – một trong Giang Bắc tứ trấn do Đông Các đại học sĩ Sử Khả Pháp đặt ra. Trong Tứ trấn, ông là người kiên trung với nhà Minh nhất, tận lực bảo vệ Hoằng Quang đế cho đến khi tử trận ở Vu Hồ.
Đánh dẹp khởi nghĩa.
Tổ tiên của Đắc Công từ Hợp Phì dời đến vệ Khai Nguyên. Mồ côi cha từ sớm, cùng mẹ sống ở Từ Châu. Từ nhỏ có sức mạnh, đảm lược hơn người. Năm lên 12, mẹ cất được mẻ rượu, trộm mà uống sạch. Mẹ trách mắng, thì cười nói: "Đền dễ mà!" Khi ấy chiến sự ở Liêu Dương đang gấp, Đắc Công cắp đao tham gia quân đội, chém được 2 thủ cấp, trúng thưởng 50 lạng bạc, đưa về cho mẹ, nói: "Con đền rượu đấy!" do đó được gia nhập phủ Kinh lược làm thân quân, nhờ công làm đến Du kích.
Năm Sùng Trinh thứ 9 (1636), được thăm làm Phó tổng binh, chia quản kinh vệ.
Năm thứ 11 (1638), đưa Cấm quân theo tổng đốc Hùng Văn Xán đánh dẹp ở Vũ Dương, lập nhiều chiến công. Tháng 8, lại tham gia đánh dẹp Mã Quang Ngọc ở Ngô Thôn, Vương Gia Trại thuộc Tích Xuyên, đại phá được. Có chiếu gia Thái tử thái sư, thự hàm Tổng binh.
Năm thứ 13 (1640), theo thái giám Lư Cửu Đức phá nghĩa quân ở Bản Thạch Phán, 5 doanh của bọn "Cách khỏa nhãn" đầu hàng.
Năm thứ 14 (1641), nhận chức tổng binh cùng Vương Hiến chia nhau bảo vệ lăng Phượng Dương, Tứ Châu, Đắc Công đóng quân ở Định Viễn. Trương Hiến Trung đánh Đồng Thành, cậy bộ tướng Liêu Ứng Đăng đến dưới thành dụ hàng. Đắc Công và Lưu Lương Tá hợp binh đánh trả ở Bảo Gia Lĩnh, nghĩa quân thua chạy, quan quân đuổi đến Tiềm Sơn, chém các tướng nghĩa quân "Sấm thế vương" Mã Vũ, "Tam diêu tử" Vương Hưng Quốc (con nuôi của Hiến Trung). Đắc Công trúng tên vào mặt, lại càng hăng hái, cũng nghĩa quân giao chiến hơn 10 ngày, tự mình giết địch rất nhiều.
Năm sau, dời đi trấn thủ Lư Châu.
Phục vụ Nam Minh.
Năm thứ 17 (1644), được phong Tĩnh Nam bá. Phúc vương Chu Do Tung lên ngôi ở Giang Nam, là Hoằng Quang đế, được tiến phong hầu tước. Được toàn quyền ở nhiệm sở, cùng Lưu Lương Tá, Lưu Trạch Thanh, Cao Kiệt gọi là Tứ trấn.
Ban đầu, Sử Khả Pháp lo Cao Kiệt cứng đầu khó chế ngự, nên để Đắc Công ở Nghi Chân, ngầm khống chế ông ta. Hoảng Phỉ mới lên chức tổng binh, gởi thư xin Đắc Công binh sĩ và quân nhu. Phỉ và ông cùng họ, gọi nhau anh em, nên Đắc Công soái 300 kỵ binh từ Dương Châu đi Cao Bưu để đón. Phó tướng của Kiệt là Hồ Mậu Trinh báo cho Kiệt. Ông ta vốn kiêng dè Đắc Công, lại ngờ ông có ý đồ với mình, bèn phục binh ở giữa đường. Đắc Công đi đến Thổ Kiều, đang lấy thức ăn ra, trong lúc không đề phòng, phục binh nổi dậy. Ông vừa rút Thiết tiên, thì tên như mưa ập đến, ngựa ngã ra chết, Đắc Công vượt qua đám kỵ binh của địch mà chạy. Có một kỵ sĩ múa sóc ngăn lại, ông thét lớn, ghì sóc của hắn mà đánh chết cả người lẫn ngựa. Đắc Công quay lại giết mấy chục người, rồi nhảy vào trong một bức tường lở, gầm lên như sấm, không ai dám đuổi theo, nên ông chạy thoát về với đại quân. Trong lúc này, Kiệt ngầm đưa quân lật nhào Nghi Chân, quân đội của Đắc Công bị tổn thất, 300 kỵ binh đi theo đều mất cả. Ông tố cáo lên triều đình, xin cùng Kiệt một trận tử chiến. Khả Pháp mệnh Giám quân Vạn Nguyên Cát hòa giải bọn họ, nhưng không thể. Gặp lúc Đức Công có tang mẹ, Khả Pháp đến điếu, lựa lời khuyên bảo, ông mới có ý bỏ qua, nhưng vẫn căm phẫn không thôi. Khả Pháp lệnh cho Kiệt bồi thường ngựa cho Đắc Công, bỏ ra ngàn vàng phúng mẹ của ông. Ông bất đắc dĩ nghe theo.
Năm sau (1645), Kiệt muốn đi Hà Nam, giành lại Trung Nguyên. Có chiếu cho Đắc Công và Lưu Lương Tá giữ Bi, Từ. Kiệt chết rồi, Đắc Công về Nghi Chân. Gia đình của Kiệt cùng vợ con tướng sĩ ngược dòng lên Dương Châu, ông mưu tập kích. Triều đình gấp sai Lư Cửu Đức truyền dụ ngăn lại, Đắc Công bèn dời đi trấn thủ Lư Châu. Tháng 4, Tả Lương Ngọc đông hạ, mượn danh nghĩa "thanh quân trắc", đến Cửu Giang thì bệnh chết, con là Tả Mộng Canh lên thay. Triều đình mệnh cho Đắc Công đi Thượng Giang chống giữ, đóng quân ở Địch Cảng. Ông phá Mộng Canh ở Đồng Lăng, cởi vòng vây của ông ta. Triều đình mệnh cho Đắc Công dời nhà đi trấn thủ Thái Bình, một lòng lo việc chống Thanh, luận công được gia Tả trụ quốc.
Cái chết.
Khi quân Thanh vượt Trường Giang, biết Hoằng Quang đế bỏ chạy, bèn chia quân tập kích Thái Bình. Đắc Công đang thu binh lập đồn ở Vu Hồ, Đế ngầm vào doanh trại của ông. Đắc Công kinh hãi, khóc nói: ""Bệ hạ tử thủ kinh thành, bọn thần mới có thể tận lực, sao lại nghe lời kẻ gian, thảng thốt đến đây! Vả thần đang chống giặc, làm sao hộ giá?" Đế nói: "Chẳng khanh thì không còn ai!" Ông khóc nói: "Nguyện ra sức đến chết!""
Khi Đắc Công chiến đấu ở Địch Cảng, tay bị thương rất nặng, cơ hồ rơi ra. Ông mặc áo vải thô, dùng lụa buộc tay, giắt đao ngồi thuyền nhỏ, chỉ huy 8 viên tổng binh dưới quyền ra nghênh địch. Còn Lưu Lương Tá đã hàng Thanh, ở trên bờ gọi lớn chiêu hàng. Đắc Công giận quát rằng: "Mày đã hàng ư!?" Chợt có tên bay lạc, trúng vào yết hầu lệch về bên trái. Ông biết là không xong, ném đao xuống mà nhổ tên ra, rồi chết. Vợ ông nghe tin, cũng tự thắt cổ. Tổng binh Ông Chi Kỳ đâm đầu xuống sông mà chết, trung quân Điền Hùng Toại bắt Hoằng Quang đế ra hàng.
Đánh giá.
Đắc Công tính thô bạo, không có học vấn. Giang Nam mới lập, chiếu thư phần nhiều đều do bọn gian thần làm ra. Ông nhận chiếu chỉ thường nghi ngờ mà mắng sứ giả dữ dội .
Nhưng Đắc Công bản tính trung nghĩa, gặp việc nước đều tham gia bàn bạc, vì lợi ích chung sẵn sàng chịu thiệt thòi để thỏa hiệp. Khi vấn đề tranh luận Thái tử thật – giả nổ ra, phần nhiều đều xu nịnh mà cho là giả, ông nằm trong số ít người đòi hỏi phải làm rõ sự thật, quyết không a dua theo số đông. Đắc Công mỗi khi chiến đấu, uống mấy đấu rượu, càng say càng hăng hái. Ông thích dùng Thiết tiên, tiên đẫm máu chảy xuống cổ tay, lấy nước mà rửa, hồi lâu mới hết, trong quân gọi là Hoàng sấm tử .
Ban đầu Đắc Công làm tỳ tướng, tham gia đánh dẹp khởi nghĩa nông dân, chưa gặp đại địch. Đến khi chuyên quyền một trấn, tiến phong hầu tước, thì quân Thanh nam hạ, chúa bỏ trốn, tướng đầu hàng, chẳng lập nên công lao to lớn gì, đành cùng mất với nước.
Ông giữ nghiêm quân kỷ, bộ hạ không dám xâm phạm nhân dân. Mọi người cảm ân đức, ở Lư Châu, Đồng Thành, Định Viễn đều lập sanh từ. Sau khi mất được táng ở bên mộ mẹ tại Phương Sơn thuộc Nghi Chân. | 1 | null |
Dracaena cinnabari, hay cây máu rồng, hoặc cây long huyết (tên thông tục trong tiếng Anh là Dragon Blood Tree) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây. Đôi khi loài cây này bị nhầm lẫn với cây "Dracaena draco". Loài này được Isaac Bayley Balfour mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1882. Loài cây này trồng chủ yếu tại quần đảo Socotra thuộc Yemen trên Ấn Độ Dương. Người dân địa phương gọi nó là là Dam al-Akhawain (nghĩa là "máu của hai anh em"). Tên gọi "cây máu rồng" là do nhựa cây màu đỏ của nó.
Cây máu rồng là loài cây nổi bật nhất trong số 900 loài thực vật trên quần đảo Socotra, thuộc Biển Ả Rập cách vùng đất liền của Yemen 380 km về phía Nam. Dáng cây máu rồng trông giống như một cây nấm. Bên dưới chủ yếu là cành còn hầu hết lá đều nằm ở bên trên và phân bố khá đều.
Mô tả.
Cây máu rồng có vẻ ngoài đặc biệt với tán cây trông như một cái ô đang mở. Giống cây thường xanh này được đặt tên theo nhựa màu đỏ sẫm của nó, được biết đến như là "máu rồng". Không giống hầu hết các loài thực vật một lá mầm, "Dracaena" có hiện tượng sinh trưởng thứ cấp, "D. cinnabari" thậm chí còn có các vùng sinh trưởng giống như là các vòng cây ở các loài cây hai lá mầm. Cùng với các loài "Dracaena" dạng cây gỗ khác, nó có một cách sinh trưởng đặc biệt gọi là "phương thức phát triển dracoid". Lá cây chỉ xuất hiện ở ngọn những cành non nhất; tất cả các lá đều rụng 3 hoặc 4 năm một lần trước khi các lá mới đồng thời trưởng thành. Phân nhánh thường xảy ra khi sự phát triển của chồi cuối bị ngừng lại, do sự ra hoa hoặc các tổn thương (ví dụ do động vật ăn thực vật).
Cây có những quả mọng nhỏ chứa từ 1 đến 4 hạt. Quả chuyển dần từ màu xanh lá cây sang màu đen, rồi màu cam khi chín. Các loài chim (như "Onychognathus frater") ăn quả và phát tán hạt. Hạt có đường kính 4–5 mm và nặng trung bình 68 mg. Quả mọng tiết ra chất nhựa màu đỏ đậm, được gọi là "máu rồng".
Hình dáng khác thường của cây huyết rồng là sự thích nghi để sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, chẳng hạn như trên đỉnh núi. Tán cây lớn, dày đặc cung cấp bóng râm và giảm sự bay hơi. Bóng râm này cũng tạo điều kiện cho các cây con mọc bên dưới, giải thích tại sao các cây có xu hướng mọc gần nhau.
Nguồn gốc.
Mô tả đầu tiên về "D. cinnabari" được thực hiện trong một cuộc khảo sát quần đảo Socotra do Đại úy hải quân James Raymond Wellsted của Công ty Đông Ấn Anh dẫn đầu vào năm 1835. Đầu tiên loài này được đặt tên là Pterocarpus draco, nhưng tới năm 1880, nhà thực vật học người Scotland Isaac Bayley Balfour đã đặt tên lại thành "Dracaena cinnabari" trong mô tả chính thức của ông. Trong khoảng từ 60 đến 100 loài "Dracaena", "D. cinnabari" là một trong sáu loài phát triển thành cây gỗ.
Tiến hóa.
Cùng với các loài thực vật khác trên quần đảo Socotra, " D. cinnabari " được cho là có nguồn gốc từ hệ thực vật Tethys. Nó được coi là tàn tích của những khu rừng cận nhiệt đới Laurasia Miocen-Pliocen, hiện nay gần như tuyệt chủng do quá trình sa mạc hóa trên diện rộng ở Bắc Phi.
Bảo tồn.
Nguy cơ.
Một khu rừng có nhiều "D. cinnabari" nằm trên cao nguyên đá vôi tên là Rokeb di Firmihin. Khu rừng rộng khoảng này có nhiều loài quý hiếm. Nghiên cứu cho thấy trong những thập kỷ tới số lượng cây trong khu rừng này sẽ giảm do không còn khả năng tái sinh tự nhiên.
Sử dụng.
Người dân quần đảo Soquotra sử dụng nhựa "D. cinnabari" trong y học dân gian để chữa bá bệnh. Nhựa cây máu rồng được sử dụng như chất kích thích và thuốc phá thai. Rễ cây tạo ra một loại nhựa-cao su được sử dụng trong nước súc miệng như một chất kích thích, chất làm se và trong kem đánh răng. Rễ được sử dụng trong điều trị bệnh thấp khớp, lá có thể dùng để gây trung tiện.
Nhựa đỏ của cây từng có giá rất cao thời cổ đại và ngày nay vẫn còn được sử dụng. Xung quanh lưu vực Địa Trung Hải, nó được sử dụng làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh. Người dân trên đảo Socotra sử dụng nó làm vật trang trí cũng như nhuộm vải, làm keo dán đồ gốm, làm thơm hơi thở và làm son môi. Vì niềm tin rằng đó là máu của rồng nên nó cũng được sử dụng trong các nghi lễ và thuật giả kim. Vào năm 1883, nhà thực vật học người Scotland Isaac Bayley Balfour đã xác định được ba loại nhựa: loại có giá trị nhất là có bề ngoài giống như giọt nước mắt, sau đó là hỗn hợp các mảnh nhỏ hơn, với hỗn hợp các mảnh vụn là rẻ nhất. | 1 | null |
Lưu Trạch Thanh (chữ Hán: 劉澤清, ? – 1645 hoặc 1649), tự Hạc Châu, người Tào Châu (nay là huyện Tào, Sơn Đông) tướng lĩnh nhà Minh, trấn thủ Lư Châu (nay là Hợp Phì, An Huy) – một trong Giang Bắc tứ trấn do Đông Các đại học sĩ Sử Khả Pháp đặt ra.
Khởi nghiệp.
Ông là anh trai của Lâm Thanh tổng binh Lưu Nguyên Thanh, tử trận năm Sùng Trinh thứ 15 (1642).
Không có ghi chép chính thức về thuở thiếu thời của Trạch Thanh, chỉ tìm được một đoạn văn ngắn trong Hà Hoàn Thuần (1631 – 1647) – Tục hạnh tồn lục: "Lưu Trạch Thanh thuở nhỏ, từng theo Nho học, trong lúc thi cử đánh chết một tên sai dịch, nên bỏ đi. Tham dự đợt tuyển chọn nhân tài của Binh bộ và giành ngôi đầu, ông thường nói với khách rằng: "Ta năm 21 tuổi ném bút, năm 31 tuổi lên đàn (ý nói làm tướng), năm 41 tuổi (được) chia đất (ý nói được phong tước), thật không rõ 20 năm qua làm được việc gì, mà sao ngày càng giàu, tiểu trượng phu, tiểu trượng phu (có ý khiêm tốn)!""
Qua cuộc tuyển chọn đấy, ông được thụ Ninh, Tiền vệ thủ bị ở Liêu Đông, thăng làm Sơn Đông đô tư thiêm thư, gia Tham tướng.
Thăng tiến ở miền bắc.
Năm thứ 3 (1630), quân Thanh đánh Thiết Xưởng, muốn cắt đứt đường vận lương cho Phong Nhuận. Nhận lệnh cứu viện, Tam Đồn tổng binh Dương Triệu Cơ sai ông đi, còn cách 15 dặm, gặp địch, ra sức chiến đấu, từ sáng đến giữa không phân thắng bại. Qua khỏi lần này, ông chuyển sang chiến đấu ở Tuân Hóa, giáp kích quân Thanh, rồi vào thành. Xét công, được gia 2 cấp làm đến Phó tổng binh.
Năm thứ 5 (1632), bị hặc vì xâm phạm quân lương, có chiếu cho lập công ở nơi xung yếu.
Năm thứ 6 (1633), thăng làm Tổng binh. Mùa đông năm ấy, được gia Tả đô đốc, có công khôi phục Đăng Châu.
Năm thứ 8 (1635), có chiếu cho nắm quân Sơn Đông để phòng bị vận tải đường thủy.
Năm thứ 9 (1636), kinh sư giới nghiêm, đưa quân về phòng vệ, nhận lệnh đóng quân ở Tân Thành nhằm chẹn giữ nam bắc, rồi nhận mệnh lưu thủ Thông Châu. Được gia Tả đô đốc, Thái tử thái sư.
Tháng 5 năm thứ 13 (1640), Sơn Đông có nạn đói, dân tụ tập làm cướp, các nơi Tào, Bộc rất đông. Đế mệnh cho Trạch Thanh hội binh với tổng binh Dương Ngữ Phiền đi tiễu bắt bọn họ. Tháng 8 bị giáng làm Hữu đô đốc, trấn thủ Sơn Đông để phòng vệ biển. Ông lấy cớ mình sanh trưởng ở Sơn Đông, làm việc quá lâu ở tỉnh này là không hợp lẽ, xin từ nhiệm. Đế lệnh cho Trạch Thanh chỉnh đốn quân đội vượt Hoàng Hà, hợp binh với các trấn nhanh chóng tiễu phạt.
Tháng 2 năm thứ 16 (1643), nghĩa quân vây Khai Phong đã lâu, ông đến cứu. Từ Chu Gia Trại cách thành 8 dặm, đưa 5000 quân sang bờ nam, dựa sông làm trại; khi nước đổ về vây quanh, Trạch Thanh muốn kết 8 trại làm nên một con đê lớn, đắp dũng đạo (đường cao ở giữa) trong thành. Tường lũy chưa xong, nghĩa quân đến đánh, giằng co 3 ngày, đôi bên đều bị tổn thất. Ông đột ngột mệnh cho nhổ doanh mà đi, gây ra rối loạn, binh sĩ giành thuyền, nhiều người chết đuối.
Hoành hành ở miền nam.
Triều đình mệnh đi Bảo Định tiễu nghĩa quân, không nghe, ngày hôm ấy cướp bóc Lâm Thanh. Soái binh nam hạ, đến nơi nào đốt phá, cướp bóc bằng sạch nơi đấy. Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, Cấp sự trung Hàn Như Dũ, Mã Gia Thực đều mưu đưa triều đình về nam. Như Dũ thường hặc ông, khi ông ta đi qua Đông Xương, Trạch Thanh sai người giết Như Dũ giữa đường, không ai dám nói gì!
Kinh sư thất thủ, Trạch Thanh chạy đi Nam Kinh, là một trong Tứ trấn thời Hoằng Quang, được phong Đông Bình bá, đóng quân Lư Châu. Khi đế mới lên ngôi, ông mượn cố sự Tĩnh Khang, xin đổi niên hiệu vào tháng 5 năm ấy; lại xin tha cho Chu Duyên Nho về tội lấy bạc xấu làm tiền lương. Đô ngự sử Lưu Tông Chu hặc tình hình các võ tướng làm việc ngang trái, Trạch Thanh 2 lần dâng sớ hặc lại Tông Chu, còn nói: ""Bề trên mà giết Tông Chu, thần lập tức cởi chức." Triều đình phải ban chiếu hòa giải. Lại xin cấm tuần án không được truy cứu việc bạc xấu, xin pháp tư bắt giữ cha con tổng đốc Hầu Tuân và Hầu Phương Vực. Những đòi hỏi điên rồ và trái lẽ đến vậy, triều đình đều uyển chuyển đáp ứng.
Trong trướng của Trạch Thanh có một đôi vượn (có thuyết là tinh tinh), gọi tên là đến ngay. Một ngày, ông thết đãi con trai của cố nhân, rót rượu vào cái bồn vàng, bồn có thể chứa đến 3 thăng. Gọi vượn bưng đến, quỳ dâng cho khách. Vượn rất dữ tợn, khách run rẩy lắc đầu, rụt rè không dám nhận. Trạch Thanh cười nói: "Anh sợ à?"" rồi mệnh đem tù nhân ra đánh chết dưới thềm, moi não cùng tim gan, thả vào âu, hòa rượu, giao cho vượn dâng lên trước mặt. Ông rót ra uống, thần sắc thản nhiên. Trạch Thanh đã làm nhiều việc tàn nhẫn, hung ác như vậy đấy!
Cái chết.
Tháng 4 năm Hoằng Quang đầu tiên (1645), Dương Châu cấp báo, triều đình mệnh cho bọn Trạch Thanh đi cứu, nhưng ông lại ngầm xin hàng. Minh sử chép nhà Thanh ghét Trạch Thanh phản phúc nên giết đi. Thanh sử cảo chép ông đã hàng lại phản nên bị giết, không rõ thời điểm.
Ngô Vĩ Nghiệp – Tiêu lộc kỷ văn chép Trạch Thanh nhận hịch cầu cứu của Sử Khả Pháp, lập tức bỏ Lư Châu trốn đi Hoài An ở phía bắc. Quân Thanh phá Hoài An, ông chạy ra biển, ít lâu sau quay về Hoài An xin hàng. Ngày 25 tháng 10 năm Thuận Trị thứ 6 (1649), Trạch Thanh cấu kết với bọn gian đồ ở huyện Tào, nhà Thanh cho rằng ông phản phúc vô thường, đem xé xác cùng con em và đồng đảng là bọn Lý Hồng Cơ, Lý Hóa Kình.
Tính cách.
Minh sử chép: Trạch Thanh tính cách nhút nhát, làm việc do dự. Thường hoang báo đại thắng đòi ban thưởng, lại nói dối ngã ngựa bị thương, có chiếu ban cho 40 lạng tiền thuốc.
Trạch Thanh mặt trắng môi son, tướng – mạo đều đẹp, thích đọc sách làm thơ, thường mời khách uống rượu xướng họa, rất có phong nhã. Vương Bồi Tuân - Hương viên ức cựu lục, quyển 1 chép ông có tính cách hung tàn, một cái lườm mắt cũng báo thù; từng cùng bộ tướng Lưu Khổng Hòa (1613 – 1644) luận thơ không hợp, lại ghét binh lực của ông ta hùng mạnh, muốn trừ khử , cuối cùng sai người giết chết Khổng Hòa trong thuyền . | 1 | null |
Lưu Lương Tá (chữ Hán: 刘良佐, ? – 1667), tự Minh Phụ (明輔), hiệu là Hoa Mã Lưu, người Trực Lệ . Ông ban đầu tham gia phong trào khởi nghĩa nông dân, sau đó đầu hàng nhà Minh, tham gia trấn áp nghĩa quân. Bắc Kinh thất thủ, ông có công ủng lập Hoằng Quang đế nhà Nam Minh, trấn thủ Thọ Châu – một trong Giang Bắc tứ trấn do Đông Các đại học sĩ Sử Khả Pháp đặt ra. Rồi lại đầu hàng nhà Thanh, tham gia bình định Giang Nam.
Đầu hiệu nhà Minh.
Em trai là Lưu Lương Tảo, làm đến chức Du kích, một trong các tướng lĩnh nhà Minh đầu hàng Hậu Kim ở trận Đại Lăng Hà (1631). Còn Lương Tá lại tham gia nghĩa quân của Lý Tự Thành. Tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 11 (1438), nghĩa quân bị tướng triều đình là Tào Biến Giao đánh cho đại bại, ông đầu hàng. Trong những năm Sùng Trinh, ông nắm quân ở một dải Túc Tùng, Lư Châu, Lục An giao chiến với nghĩa quân, làm đến chức Tổng binh. Năm thứ 14 (1441), đánh bại mấy vạn nghĩa quân của Viên Thì Trung.
Bắc Kinh thất thủ (1644), Lương Tá đóng quân ở khu vực Chánh Dương thuộc Hà Nam. Tháng 4, ông nhận lời Phượng Dương tổng đốc Mã Sĩ Anh đưa quân tiến vào Nam Trực Lệ, "trên đường cướp bóc, hãm hiếp, dân Lâm Hoài nghe tin Lương Tá sắp đến, cố thủ nghiêm ngặt. Ông giận, tấn công nhưng không hạ được" . Mã Sĩ Anh để ông đóng quân ở một dải Thọ Châu. Lương Tá cùng bọn Cao Kiệt trợ giúp Mã Sĩ Anh ủng lập Phúc vương Chu Do Tung, là Hoằng Quang đế nhà Nam Minh, được phong Quảng Xương bá.
Đầu hiệu nhà Thanh.
Năm sau, Dự thân vương Đa Đạc tiến xuống Giang Nam, Lương Tá đưa 10 vạn quân đầu hàng. Hạ tuần tháng 6 nhuận, ông đưa mấy vạn quân bao vây Giang Âm, tự làm ra Khuyến dân ca để gọi hàng, tướng giữ thành là Diêm Ứng Nguyên không theo. Tháng 8, quân Thanh tập trung Hồng y đại pháo oanh kích, Giang Âm thất thủ. Ông cũng khuyên hàng Hoàng Đắc Công ở Vu Hồ, nhưng ngay lúc ấy Đắc Công trúng tên mà chết.
Giang Nam đã định, Lương Tá đến kinh sư, quy về Hán quân Tương Hoàng kỳ. Năm thứ 5 (1648), xét công đến hàng, thụ thế chức Nhị đẳng Tinh Kì Ni Cáp Phiên (tên Hán là Tử tước). Theo Đại tướng quân Đàm Thái dẹp Kim Thanh Hoàn. Trở về, được thụ Tán trật đại thần.
Năm thứ 18 (1661), được thụ Giang An đề đốc thuộc Giang Nam, gia hàm Tổng quản. Sau đó đổi làm Trực Lệ đề đốc, lại đổi làm Tả đô đốc.
Năm Khang Hi thứ 5 (1666), xin hưu. Năm thứ 6 (1667), mất. | 1 | null |
Drimia karooica là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (Oberm.) J.C.Manning & Goldblatt mô tả khoa học đầu tiên năm 2000.
Phạm vi bản địa của loài này là Tỉnh Mũi (Cape Province), Nam Phi. Đây là một loại cây địa sinh có củ và phát triển chủ yếu ở sa mạc hoặc quần xã cây bụi khô. | 1 | null |
Eriospermum cooperi là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Baker mô tả khoa học đầu tiên năm 1876.
Nguồn gốc và nơi sinh sống.
Là một loại thảo mộc địa sinh phổ biến, được tìm thấy ở nhiều nơi ở miền nam châu Phi và Lesotho, nhưng cũng từng được phát hiện ở Zimbabwe. Ở Nam Phi, nó được phát hiện ở các khu vực khô cằn của Karoo, Eastern Cape và Orange Free State trong nhiều môi trường sống khác nhau. Loài này đặc biệt phổ biến trên sườn núi Drakensberg ở độ cao lên tới 1.700 mét, nhưng cũng có thể sinh trưởng gần bờ biển.
Bên cạnh đó, "Eriospermum cooperi" còn là một loài mưa mùa hè, chủ yếu được tìm thấy ở đồng cỏ đá và bụi rậm, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở những khu vực nhiều cây cối thưa thớt dưới bụi rậm, trong đồn điền thông hoặc ven suối ẩm ướt. Nó cũng được tìm thấy ở những khu vực bị xáo trộn.
Đặc điểm.
Mô tả: Eriospermum cooperi là một loài thực vật có củ và địa sinh. Ngoài tự nhiên, củ luôn ở dưới lòng đất và có thể phát triển đường kính tới 7 cm. Cụm hoa dạng chùm (cành) gồm những bông hoa nhỏ màu trắng có thể dễ dàng đạt tới 50–80 cm. Tiếp theo là một chiếc lá mọc ra từ củ và nằm phẳng trên mặt đất. Lưỡi hình bầu dục rộng với một đầu cùn. Sự khác biệt đáng kể được thể hiện ở E. cooperi về độ xù lông, chiều dài của cuống và các đặc điểm khác.
Củ: đường kính 6 cm. Thịt trắng.
Lá: Thường đơn độc, có cuống rõ rệt, mọc cùng lúc với sau hoa, mọc úp (nằm trên mặt đất) hoặc mọc thẳng, hình trứng ngược, có cuống lá dài. Khá nhẵn hoặc có nhiều lông ở các mức độ khác nhau.
Cụm hoa: Cuống đơn độc, mọc thẳng dài 30-80(-100) cm xuất hiện trước khi tàn. Raceme (cành) ngắn và rất rậm rạp trong giai đoạn ra hoa; cuống dưới dài 3-4 (hoặc hơn) mm; tổng bao hình mác-deltoid, dài gần bằng cuống lá.
Hoa: Màu trắng, trắng kem hoặc xanh nhạt với các đốt bao hoa chỉ nối ở gốc. Bao hoa hình chuông, dài 4 mm. Các đốt (tepals) thuôn dài, tù. Ba đốt ngoài đôi khi có màu nâu đỏ trên lưng; bên trong màu trắng với một keel màu nâu. Nhị ngắn hơn bao hoa; sợi hình mũi mác.
Quả (quả nang): Hình bầu dục, dài 6 mm.
Hạt: Hạt có nhiều lông tơ dài màu trắng nâu, dày đặc.
Các loài tương tự: E. cooperi là họ hàng gần của Eriospermum brevipes, nhưng nó có thể được phân biệt với loài đó bởi củ lớn hơn và các lá bắc có cuống lớn hơn, thường nhẵn. Eriospermum schinzii cũng khó phân biệt, nhưng màu thịt của củ có màu trắng ở E. cooperi và màu đỏ ở E. schinzii. Một loài khác, Eriospermum porphyrium chỉ có một chút khác biệt nhưng lớp vỏ sần sùi, bong tróc của củ E. porphyrium là đặc điểm phù hợp để phân biệt với E. cooperi. | 1 | null |
Furcraea foetida là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Adrian Hardy Haworth định danh lại vào chi "Furcraea" năm 1812 từ tên khoa học "Agave foetida" do Carl Linnaeus đặt năm 1753.
Phân bố.
Bản địa.
Antilles thuộc Hà Lan, Trinidad-Tobago, Antilles thuộc Venezuela, Costa Rica, Panama, Guiana thuộc Pháp, Guyana, Surinam, Venezuela, Colombia.
Du nhập.
Cabo Verde, đảo Ascension, đảo Saint Helena, Angola, tỉnh Cape, tỉnh KwaZulu-Natal, tỉnh Northern (Nam Phi), Benin, Senegal, Congo, Rwanda, Madagascar, Mauritius, các đảo eo biển Mozambique, Seychelles, Assam, Ấn Độ, Sri Lanka, quần đảo Andaman, Thái Lan, New South Wales, quần đảo Norfolk, Queensland, quần đảo Kermadec, đảo Bắc New Zealand, Bồ Đào Nha, Florida, Hawaii, quần đảo Mariana, đảo Cook, Fiji, Nauru, New Caledonia, Niue, Samoa, Tonga, Cuba, Cộng hòa Dominica, Haiti, Jamaica, quần đảo Leeward, quần đảo Windward. | 1 | null |
Haworthia bruynsii là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được M.B.Bayer mô tả khoa học đầu tiên năm 1981.
Loài này là loài đặc hữu của một khu vực nhỏ ở tỉnh Eastern Cape ở Nam Phi.
Phân bố.
Loài này hiện diện trong một khu vực nhỏ xung quanh trang trại Springbokvlakte, ở tỉnh Eastern Cape, Nam Phi. Nó cũng có mặt xa tận các vùng nông thôn phía đông nam của Steytlerville. Trong phạm vi này, loài này mọc cùng với loài có mối quan hệ tương đối gần, "haworthia sordida", cũng như "haworthia springbokvlakensis", "haworthia decipiens" và "haworthia nigra".
Đây là một khu vực khô cằn có mưa mùa hè. Loài cây này có xu hướng mọc trong bóng mát, khu vực có mái che giữa đá và bụi cây bên dưới - thường được bao phủ trong cát, sỏi và đá mạt. Chúng đòi hỏi đất thoát nước tốt. | 1 | null |
Hoa Chuông Xanh là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được (L.) Chouard ex Rothm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1944. Đây là một loại cây lâu năm có củ, được tìm thấy ở các khu vực Đại Tây Dương từ phía tây bắc Tây Ban Nha đến Quần đảo Anh, và cũng thường được trồng trong vườn. Nó được biết đến trong tiếng Anh là hoa chuông xanh thông thường hoặc đơn giản là hoa chuông xanh, một cái tên được sử dụng ở Scotland để chỉ hoa chuông xanh Scotland, Campanula rotundifolia. Vào mùa xuân, hoa chuông xanh nở từ nụ rủ mọc thành chùm từ một nhánh thân, bông hình ống từ 5 đến 12 cạnh, màu tím và có mùi thơm ngọt, cánh xoăn mạnh và 3 nhánh lá phụ dài, tuyến tính. Hoa chuông xanh đặc biệt gắn liền với vùng rừng cổ tại Anh.
Phân loại học.
"Hyacinthoides non-scripta" được Carl Linnaeus mô tả lần đầu tiên trong tác phẩm "Giống Loài Thực Vật" năm 1753 của ông, là một loài trong chi "Hyacinthus". Cụm "non-scriptus" có nghĩ có nghĩa là "không được đánh dấu" và nhằm phân biệt loài thực vật này với loài lục bình cổ điển trong thần thoại Hy Lạp. Loài hoa thần thoại này, gần như chắc chắn không phải là hoa lục bình hiện đại, mọc lên từ máu của hoàng tử Hyacinthus sắp chết. | 1 | null |
Lachenalia bulbifera, syn. "L. pendula", là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây, có nguồn gốc từ Western Cape của Nam Phi. Đây là một loại cây lâu năm thân hành phát triển cao tới . Loài này được (Cirillo) Engl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1899. | 1 | null |
Ophiopogon planiscapus là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây (Asparagaceae). Đây là một thực vật lâu năm thường xanh phát triển đến chiều cao và rộng . Nó phát triển từ một thân rễ ngắn. "Ophiopogon planiscapus" là loài bản địa của Nhật Bản, nơi nó mọc ở những sườn dốc. | 1 | null |
Huệ đá hay còn gọi sâm cau (danh pháp khoa học: Peliosanthes teta) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Andrews mô tả khoa học đầu tiên trong "Bot. Repos." (Botanists' Repository, for New, and Rare Plants) 10: t. 605. trước tháng 9 năm 1810. | 1 | null |
Rohdea japonica là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây, đặc hữu Nhật Bản, Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Loài này được (Thunb.) Roth miêu tả khoa học đầu tiên năm 1821. Tại Trung Quốc nó được gọi là vạn niên thanh (万年青).
Mô tả.
Là loài thực vật thân thảo sống lâu năm có thân rễ dày 1,5-2,5 cm, với bộ rễ chùm. Lá thường xanh, hình mác rộng bản, dài 15–50 cm và rộng 2,5–7 cm, nhọn đỉnh. Hoa mọc thành chùm rậm rạp, ngắn, mập, dài 3–4 cm, mỗi hoa có màu ánh vàng nhạt, dài 4–5 mm. Quả là quả mọng màu đỏ khi chín đường kính 8 mm, mọc thành các cụm dày gồm vài quả. Trồng làm cây cảnh. Mọc trong các khu rừng ẩm ướt cao độ 700-1.700 m. Tại Trung Quốc có ở các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Chiết Giang. | 1 | null |
Ruscus aculeatus (còn được gọi là butcher's-broom) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây có thể ăn được. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Ruscus aculeatus có nguồn gốc từ Tây và Nam Âu, phổ biến nhất ở miền nam nước Anh. Ruscus aculeatus có thân sọc, màu xanh, mọc thẳng, phân nhánh nhiều, cao 25–80 (100) cm, mọc thành bụi, đường kinh khoảng 2m. Lá có màu xanh đậm, cứng, có gai nhọn. Hầu hết là hoa đơn tính cùng gốc nhưng thỉnh thoảng có hoa lưỡng tính. Cây đực và cây cái có hình dáng rất giống nhau. Hoa 1–2, mọc ra từ nách của một lá bắc nhỏ ở giữa mặt trên của tán, mỗi hoa có một cuống ngắn. Bao hoa màu trắng xanh, dài khoảng 3 mm, xếp thành hai vòng, ba đoạn, có nhú. Hoa cái có cốc hình thành từ các sợi nhị dính nhau xung quanh bầu nhụy đơn thùy trên, có đầu nhụy dưới cuống. Hoa đực có ba nhị, sợi màu xanh hoặc tím, hợp nhất thành ống bao quanh bầu nhụy chưa phát triển. Quả mọng hình cầu màu đỏ tươi, 8–14 mm với 1–4 hạt lớn; khối lượng hạt 163 mg.
Đặc điểm sinh trưởng.
Cây có khả năng chịu bóng râm và chịu hạn đáng kể nhờ khả năng dẫn và thoát hơi nước thấp, đồng thời trữ nước trong các nhánh cây. Tuy nhiên, điều bất thường đối với một loại cây quang hợp có thân chịu hạn là nó lại thích môi trường râm mát.
Thành phần.
Các thành phần hoạt chất chính là saponin steroid ruscogenin và neoruscogenin, nhưng các thành phần khác đã được phân lập, bao gồm sapogenin và saponin steroid, sterol, triterpenes, flavonoid, coumarin, sparteine, tyramine và axit glycolic.
Độc tính - tương tác.
Ruscogenin không liên kết với protein huyết tương và được đào thải qua thận và mật. Thời gian bán hủy thải trừ là 16 đến 24 giờ. Không có thông tin đầy đủ về độc tính cấp tính của Ruscus aculeatus được cung cấp.
Chiết xuất Ruscus aculeatus có thể tương tác với các loại thuốc và thảo dược khác, chẳng hạn như thuốc chống dị ứng và thuốc thông mũi không kê đơn cũng như một số loại thuốc huyết áp. Nó cũng có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất (đặc biệt là kẽm và sắt) vì nó có chứa saponin là hợp chất thực vật có thể hoạt động như chất phản dinh dưỡng.
Các chế phẩm từ chiết xuất Ruscus aculeatus không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị bệnh thận hoặc huyết áp.
Công dụng.
Ruscus aculeatus được sử dụng ở gia súc để điều trị bệnh viêm vú tại chỗ. Một sản phẩm kết hợp chứa chiết xuất mềm của Ruscus aculeatus và một chiết xuất chất lỏng thảo dược khác có sẵn ở EU dưới dạng thuốc mỡ chống sung huyết và chống viêm. Sản phẩm này được chỉ định điều trị chứng phù nề vú ở gia súc, cừu, ngựa và lợn để bôi tại chỗ 2 đến 3 lần một ngày. Sản phẩm thường được áp dụng trong 2 đến 3 ngày.
Trong y học dân gian Palestine, chiết xuất thân rễ được sử dụng bên ngoài để chữa các bệnh về da (Ali-Shtayeh và cộng sự, 1998), trong khi ở miền Trung nước Ý, nó được sử dụng để điều trị mụn cóc và chilblains (Guarrera, 2005). Ở Thổ Nhĩ Kỳ, thuốc sắc của nó được dùng để chữa bệnh chàm (Tuzlaci và Aymaz, 2001), sỏi thận và viêm thận (Kültür, 2007). Ở một số vùng của Ý, chế phẩm tương tự được sử dụng cho bệnh viêm đại tràng và tiêu chảy (Savo và cộng sự, 2011). Nó cũng được sử dụng tại chỗ để chống viêm và viêm khớp (Vieira, 2010).
Thành phần Ruscogenin trong chiết xuất Ruscus aculeatus có thể cải thiện vi tuần hoàn của các chi bằng cách co bóp cơ trơn tĩnh mạch và tăng cường sức căng tĩnh mạch. Vì vậy nó được ứng dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mãn tính, chẳng hạn như đau nhức chân, nặng chân, chuột rút ở chân, cũng như liệu pháp hỗ trợ cho bệnh trĩ.
Theo nghiên cứu của đại học Washington tại Hoa Kỳ, đậu chổi có thể kích thích tăng sản sinh Noradrenaline làm tăng tác dụng co mạch.
Theo nghiên cứu của Vanscheidt W1 và các cộng sự vào năm 2002 trên 166 bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch với liều 150mg chiết xuất cây đậu chổi/ 2 lần ngày, so sánh với giả dược, kết quả cho thấy sau 2 tuần sử dụng đã có những chuyển biến giảm các triệu chứng bệnh. Những thay đổi trong các triệu chứng chủ quan cảm nhận được, đôi chân mệt mỏi nặng nề và cảm giác căng thẳng cải thiện đáng kể sau 12 tuần sử dụng.
Các sản phẩm thuốc dùng cho người được bán trên thị trường ở EU có chứa ruscugenines (0,8 g/100 g và 0,5 g/ 100 g thuốc mỡ, và thuốc đạn 8 mg và 10 mg). Những sản phẩm này được sử dụng trong điều trị tại chỗ các cơn bệnh trĩ.
Những công dụng mới hiện đại của loại cây này bao gồm việc sử dụng nó như một chất chống viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. | 1 | null |
Lưỡi cọp hay hổ vĩ mép lá vàng, lưỡi hổ (danh pháp khoa học: Sansevieria trifasciata) là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Prain mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Do các cây trong chi Sansevieria bây giờ được nhập vào chi Dracaena cho nên tên chính thức của cây này bây giờ là Dracaena trifasciata.
Các tên gọi.
Ở các nước, cây lưỡi cọp được gọi là "lưỡi mẹ chồng/vợ" (mother-in-law's tongue), "cây rắn" (snake plant) vì hình dạng và độ bén của mép lá. Tại Á Âu, nó được gọi là "hǔwěilán" (虎尾兰, "hổ vĩ lan", "lan đuôi cọp" "tiger's tail orchid") ở Trung Quốc, "tora no o" (とらのお, "tiger's tail") ở Nhật Bản, "paşa kılıcı" ("pasha's sword") ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại Việt Nam, loài này có hai thứ thực vật với hai tên gọi khác nhau:
Các giống cây.
Nhiều giống cây trồng đã được lựa chọn lai tạo cho ra nhiều trạng thái khác nhau về màu sắc (variegation) với sọc (stripe) vàng, bạc hoặc trắng ở mép (margin) lá. Các giống phổ biến như 'Compacta', 'Goldiana', 'Hahnii', 'Laurentii', 'Silbersee', và 'Bạc Hahnii'. Giống lưỡi mèo (lưỡi cọp lùn) danh pháp "Sansevieria trifasciata Hahnii" được khám phá vào 1939 bởi William W. Smith, Jr. trong the Crescent Nursery Company ở thành phố New Orleans, bang Louisiana. Bằng sáng chế 1941 được cấp cho Sylvan Frank Hahn, Pittsburgh, Pennsylvania.
Cây được nhân giống (propagated) bằng cách cắt hoặc phân tách thân rễ (rhizome, một thân ngầm phát triển liên tục), tuy nhiên cách cắt có nhược điểm sẽ làm mất trạng thái khác nhau về màu sắc (variegation) của cây.
Lưỡi cọp được một số nhà chức trách coi là một loại cỏ dại (weed) tiềm năng ở Úc dù được sử dụng rộng rãi làm cây cảnh ở cả vùng nhiệt đới ngoài trời trồng trong chậu và giá treo vườn (garden beds) và như một cây trong nhà ở các khu vực ôn đới (temperate area).
Sử dụng.
Cây lưỡi cọp được sử dụng chủ yếu như là một cây cảnh ngoài trời trong khí hậu ấm hơn, và trong nhà như một cây trong nhà (houseplant) trong khí hậu mát mẻ hơn vì có khả năng chịu đựng (tolerant) mức ánh sáng thấp và việc tưới nước bất thường; thậm chí suốt mùa đông cây chỉ cần tưới nước mỗi hai tháng một lần bởi vì cây sẽ bị thối (rot) dễ dàng nếu bị ngập úng nước (overwatered).
Nghiên cứu không khí sạch NASA cho thây cây lưỡi cọp có phẩm chất thanh lọc không khí (air purification qualities), loại bỏ 4 hoặc 5 chất độc chính. Bằng cách sử dụng tiến trình thực vật CAM (crassulacean acid metabolism), lưỡi cọp là một trong những cây có khả năng hấp thu CO2 vào buổi tối.
Như những loài cây khác của chi "Sansevieria", cây lưỡi cọp sinh ra cây gai dầu dây cung (bowstring hemp), một cây sợi (fiber crop) khỏe được sử dụng một lần để làm dây cung (bowstring).
Cây có chứa chất độc saponin có thể gây độc nhẹ (mildly toxic) đối với chó và mèo và có thể dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa nếu ăn. | 1 | null |
Yucca schidigera là một loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Loài này được Roezl ex Ortgies miêu tả khoa học đầu tiên năm 1871. Chúng là loài thực vật có mặt tại khu vực Đông Nam Hoang mạc Mojave, Chihuahuan, Sonoran thuộc tiểu bang California, Baja California, New Mexico, phía Nam Nevada và Arizona.
Môi trường sống của chúng là trên sườn núi sa mạc đá giữa đô cao 300-1.200 mét (980-3,940 ft), và có thể lên đến 2.500 mét (8.200 ft). Chúng là loài phát triển mạnh trong điều kiện ánh nắng mặt trời đầy đủ và nền đất thoát nước tốt. Nó cũng không cần nước vào mùa hè và có quan hệ gần gũi với loài "Yucca baccata". | 1 | null |
Sâm cau hay còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao (danh pháp khoa học: Curculigo orchioides) là một loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Loài này được Gaertn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1788. Nó là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương.
Mô tả.
Cây thảo, lá hẹp, cao 20 – 30 cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20–30 cm, rộng 2,5–3 cm gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 - 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm. Quả nang, thuôn, dài 1,2 - 1,5 cm. Hạt 1 - 4, phình ở đầu.
Phân bố.
Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh. Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm.
Tác dụng của sâm cau.
Sâm cau có vị cay, ngọt, tính ấm, quy kinh vào hai kinh can thận.
Bài thuốc dùng sâm cau.
Mỗi ngày sắc 10g Sâm Cau đem dùng hoặc ngâm rượu mỗi ngày dùng 1 chén. Khi dùng để chữa chứng đau nhức do hàn thấp thì dùng sống (không sao tẩm). Khi dùng để chữa liệt dương do thận hư, tiểu tiện nhiều lần hoặc són tiểu, thì tẩm rượu sao để tăng cường tác dụng bổ dương.
Sâm cau giả.
Hiện nay trên thị trường có 1 loại củ được gọi là sâm cau đỏ. Đây thực chất không phải sâm cau (tiên mao). Nó là một loại cây dược liệu nhưng chưa có 1 công trình nghiên cứu cụ thể nào về loại cây này.
Đài truyền hình kỷ thuật số VTC đã thực hiện một phóng sự về việc đi tìm loại cây "sâm cau đỏ" này
Có một số tài liệu nhầm lẫn giữa cây được gọi là "sâm cau đỏ" với cây bồng bồng.
Tuy nhiên cây "sâm cau đỏ" này lá to và dày hơn cây bồng bồng (tên khoa học là Dracaena angustifolia Roxb) có lá nhỏ và nhiều lớp.
Bồng bồng mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta, thậm chí có nhiều gia đình trồng để làm cảnh. Ngoài ra còn một loài nữa cũng được bán nhiều với tên gọi sâm cau đỏ là Huyết giác Nam Bộ (tên khoa học *Dracaena cochinchinensis), một số nơi cũng gọi là cây bồng bồng. Cây Bồng bồng được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa lỵ ra máu (sử dụng rễ, hoa), nhuận tràng, lợi tiểu, bạch đới...
Cả hai loài này theo Y học cổ truyền đều chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào để biết chúng có tác dụng cường dương hay không như được thương lái quảng cáo, thậm chí rễ cây bồng Bồng còn có độc tính nguy hiểm cho cơ thể. | 1 | null |
Cao Quý Hưng () (858-28 tháng 1 năm 929), nguyên danh Cao Quý Xương (), trong một khoảng thời gian mang tên Chu Quý Xương (朱季昌), tên tự Di Tôn (貽孫), gọi theo thụy hiệu là Sở Vũ Tín vương (楚武信王), là vị quân chủ khai quốc của nước Kinh Nam (Nam Bình) thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Thân thế.
Cao Quý Xương sinh năm 858, dưới Triều đại của Đường Tuyên Tông. Ông là người Thiểm Thạch, Thiểm châu. Khi còn nhỏ, ông là nô bộc cho một phú nhân tại Biện châu. Theo "Cựu Ngũ Đại sử" và "Tư trị thông giám", ông là nô bộc của Lý Thất Lang (李七郎)- sau này trở thành con nuôi của Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung và đổi tên thành Chu Hữu Cung (朱友恭). Theo "Tân Ngũ Đại sử" và "Thập Quốc Xuân Thu", ông là nô bộc của Lý Nhượng (李讓)- sau cũng trở thành con nuôi của Chu Toàn Trung, đổi tên thành Chu Hữu Nhượng (朱友讓); "Thập Quốc Xuân Thu" còn ghi rằng ông cũng là nô bộc của Đổng Chương (董璋) và Khổng Tuần (孔循)- sau trở thành các nhân vật chính trị/quân sự nổi bật. Khi Cao Quý Xương tìm cách để gặp Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung ấn tượng trước tài năng của Cao Quý Xương, và lệnh cho chủ nhân nhận ông làm con — do đó ông trở thành cháu nuôi của Chu Toàn Trung và mang họ Chu.
Phụng sự quân phiệt Chu Toàn Trung.
Mùa thu năm 902, sau một năm bao vây Phượng Tường mà vẫn chưa chiếm được thành, quân Tuyên Vũ chịu cảnh mưa gió và binh sĩ đổ bệnh. Chu Toàn Trung định triệt thoái đến Hộ Quốc. "Thân tòng chỉ huy sứ" Chu Quý Xương và "Tả khai đạo chỉ huy sứ" Lưu Tri Tuấn (劉知俊) lên tiếng can ngăn, chỉ ra rằng Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh đang khốn khó. Tuy nhiên, Chu Toàn Trung lo lắng về sách lược từ chối giao chiến của Lý Mậu Trinh và việc Phượng Tường phòng thủ kiên cố. Theo mưu của Chu Quý Xương, Chu Toàn Trung quyết định cho lính trá hàng để lừa Lý Mậu Trinh ra khỏi thành giao chiến. Lý Mậu Trinh quả nhiên mắc bẫy, chịu tổn thất nặng nề và sau đó phải đầu hàng, trao Đường Chiêu Tông cho Chu Toàn Trung. Đến tháng 9 ÂL, Chu Toàn Trung tiến cử Cao Quý Xương làm Tống châu đoàn luyện sứ.
Sau đó, Chu Quý Xương tham gia vào chiến dịch của quân Tuyên Vũ chống lại Bình Lư tiết độ sứ Vương Sư Phạm (王師範), và được bổ nhiệm làm Dĩnh châu phòng ngự sứ. Ông phục nguyên tính Cao.
Năm 905, Chu Toàn Trung chinh phục Trung Nghĩa và Kinh Nam từ tay hai huynh đệ Triệu Khuông Ngưng (趙匡凝) và Triệu Khuông Minh (趙匡明). Thoạt đầu, Chu Toàn Trung bổ nhiệm Hạ Côi (賀瓌) làm Kinh Nam lưu hậu. Tuy nhiên, sau đó, Vũ Trinh tiết độ sứ Lôi Ngạn Cung (雷彥恭) liên tục xâm nhập Kinh Nam, còn Hạ Côi chỉ cố thủ trong quân thành Giang Lăng mà không giao chiến. Chu Toàn Trung cho rằng Hạ Côi sợ địch nên quyết định cử Cao Quý Xương dến thay thế Hạ Côi, đồng thời cũng khiển "Chỉ huy sứ" Nghê Khả Phúc (倪可福) đem 5.000 quân đến phòng thủ Kinh Nam. Lôi Ngạn Cung sau đó triệt thoái.
Phụng sự Hậu Lương Thái Tổ.
Năm 907, Chu Toàn Trung soán vị Đường Ai Đế, trở thành Hậu Lương Thái Tổ, mở ra triều Hậu Lương. Hậu Lương Thái Tổ bổ nhiệm Cao Quý Xương làm Kinh Nam tiết độ sứ. Kinh Nam trước đó gồm có 8 châu (tính cả Giang Lăng), phải chịu cảnh từ chiến hỏa, và hầu hết các châu nay nằm trong tay các quân phiệt khác. Thậm chí ngay cả thành ấp trong thành Giang Lăng cũng bị tàn phá, hộ khẩu suy giảm đáng kể. Khi Cao Quý Xương đến Giang Lăng, ông tiến hành ổn định và tập hợp dân lưu tán quay trở lại, theo ghi chép thì mọi người đều phục nghiệp.
Vào mùa thu năm 907, được sự trợ giúp của Sở vương Mã Ân, Lôi Ngạn Cung đem quân tiến công Giang Lăng. Cao Quý Xương dẫn binh đóng tại Công An để cắt đường vận lương của Lôi Ngạn Cung, và sau đó đánh bại quân Vũ Trinh. Lôi Ngạn Cung triệt thoái, quân Sở cũng chạy trốn. Đến tháng 9 ÂL, Lôi Ngạn Cung lại tiến công Sầm Dương và Công An, song lại chiến bại trước Cao Quý Xương.
Hậu Lương Thái Tổ quyết tâm tiêu diệt Lôi Ngạn Cung, do vậy tước quan tước của ông ta và hạ chiếu cho Cao Quý Xương và Mã Ân tiến công. Vào mùa đông năm 907, Cao Quý Xương khiển bộ tướng Nghê Khả Phúc đến hợp binh với tướng Sở là Tần Ngạn Huy (秦彥暉) để tiến công Lãng châu (朗州)- thủ phủ của Vũ Trinh. Lôi Ngạn Cung cầu viện Hoằng Nông, Hoằng Nông vương Dương Ác khiển các tướng Linh Nghiệp (泠業) và Lý Nhiêu (李饒) đến cứu. Tuy nhiên, Linh Nghiệp và Lý Nhiêu bị tướng Hứa Đức Huân (許德勳) của Sở chặn lại và bắt giữ. Sau đó, Dương Ác lại khiển quân tiến công Trung Nghĩa và Kinh Nam, song đều bị đánh bại, trong đó Cao Quý Xương đánh bại 5.000 thủy quân Hoằng Nông dưới quyền tướng Lý Hậu (李厚). Vào mùa hè năm 908, Lãng châu về tay Tần Ngạn Huy, Lôi Ngạn Cung chạy sang Hoằng Nông, song Vũ Trinh được sáp nhập vào lãnh thổ của Sở. Đáp trả, Cao Quý Xương cho đóng quân tại Hán Khẩu để cắt đứt tuyến đường triều cống giữa Sở và kinh thành Lạc Dương của Hậu Lương. Sau đó, Mã Ân khiển Hứa Đức Huân đem thủy quân tiến công quân Kinh Nam, Cao Quý Xương quyết định cầu hòa trước khi Hứa Đức Huân đến nơi. Cũng vào năm 907, Hậu Lương Thái Tổ ban chức "Đồng bình chương sự" cho Cao Quý Xương.
Cũng vào năm 908, khi Lương Chấn (梁震)- người từng thi đỗ Tiến sĩ vào những năm Đường mạt- từ Lạc Dương trở về quê hương thuộc lãnh địa của Tiền Thục. Khi Lương Chấn đi qua Giang Lăng, Cao Quý Xương gặp mặt và ấn tượng với tài năng trí tuệ của ông ta, do đó muốn giữ ông ta ở lại Kinh Nam giữ chức phán quan. Do Cao Quý Xương có xuất thân thấp kém, Lương Chấn xem việc phụng sự Cao Quý Xương là một sự sỉ nhục, song cũng không dám đi vì sợ gặp họa. Do đó, Lương Chấn nói với Cao Quý Xương: "Chấn xưa nay chưa từng muốn vẻ vang làm quan, Minh Công không xem Chấn là kẻ ngu muội, lại muốn cho làm tham mưu nghị. [Ta] có thể mặc bạch y hầu hạ, hà tất phải ở tại mạc phủ", Cao Quý Xương đồng ý. Từ đó cho đến cuối đời, Lương Chấn chỉ xưng là "Tiền Tiến sĩ", không thụ tịch thự của họ Cao. Cao Quý Xương rất xem trọng Lương Chấn, dùng làm mưu chủ, gọi là tiên bối.
Năm 909, các binh sĩ Trung Nghĩa tiến hành binh biến và sát hại lưu hậu Vương Ban (王班), ủng hộ người của họ là Lý Hồng (李洪) làm lưu hậu. Lý Hồng quy phục và cầu viện Tiền Thục, ông ta sau đó cũng tiến công Kinh Nam, song bị Cao Quý Hưng khiển Nghê Khả Phúc đem quân đẩy lui. Hậu Lương Thái Tổ sau đó khiển "Mã bộ đô chỉ huy sứ" Trần Huy (陳暉) đem quân đến hội với quân Kinh Nam để thảo phạt Lý Hồng. Liên quân nhanh chóng chiếm được thủ phủ Tương châu (襄州) của Trung Nghĩa quân, bắt Lý Hồng và giải đến Lạc Dương để hành hình.
Năm 910, Mã Ân phái quân tiến công Kinh Nam, song bị Cao Quý Xương đánh bại và đẩy lui.
Năm 912, theo ghi chép thì Cao Quý Xương bắt đầu suy tính chuyện cát cứ Kinh Nam, do đó ông bèn tấu xin được xây ngoại quách cho thành Giang Lăng để tăng cường khả năng phòng thủ.
Tiếp tục phụng sự Hậu Lương.
Vào mùa hè năm 912, Dĩnh vương Chu Hữu Khuê sát hại Hậu Lương Thái Tổ, sau đó tức hoàng đế vị. Cuối năm 912, tướng Ngô (tức Hoằng Nông) là Hoài Nam tiết độ phó sứ Trần Chương (陳璋) đem quân công chiếm Nhạc châu của Sở. Sau đó, Trần Chương tiến công Kinh Nam, Cao Quý Hưng cử Nghê Khả Phúc cự chiến, Trần Chương không thể chiếm được quân này và phải triệt thoái. Quân Kinh Nam và Sở sau đó hội binh ở Giang Khẩu để chặn đường, song Trần Chương vẫn thoát được.
Đồng thời, Cao Quý Xương suất binh, tuyên bố là giúp Hậu Lương chống Tấn, tiến công Tương châu (襄州)- thủ phủ của Sơn Nam Đông đạo (tức Trung Nghĩa quân). Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ Khổng Kình (孔勍) đánh bại Cao Quý Hưng. Theo ghi chép, từ sau trận chiến này, Cao Quý Xương ngừng gửi cống phẩm cho triều đình Hậu Lương.
Năm 913, Chu Hữu Trinh đoạt lấy hoàng vị Hậu Lương, đổi tên thành Chu Trấn, ông ta cố gắng xoa dịu Cao Quý Xương bằng việc phong tước Bột Hải vương cho Cao Quý Xương. Tuy nhiên, Cao Quý Hưng vẫn bắt đầu gây dựng một hạm đội, phát triển lên tới 500 thuyền, tu sửa thành hào, bổ sung khí giới, chuẩn bị công thủ, chiêu tụ những người tị nạn. Hơn nữa, ông bắt đầu giao thông với Tiền Thục và Ngô, triều đình Hậu Lương không thể ngăn chặn.
Năm 914, Cao Quý Xương suất thủy quân ngược dòng Trường Giang, cố đoạt lấy bốn châu của Thục song trước đó thuộc về Kinh Nam: Quỳ châu (夔州), Vạn châu (萬州), Trung châu (忠州), và Phủ châu (涪州)- nay đều thuộc Trùng Khánh. Trong cuộc tiến công đầu tiên vào Quỳ châu, Cao Quý Xương định dùng hỏa thuyền đốt chiến hạm Tiền Thục, song quân Tiền Thục trước đó đã căng xích sắt ngang sông, thuyền Kinh Nam không thể tiến được. Gặp đúng hướng gió, ngọn lửa hướng ngược về quân Kinh Nam, binh sĩ Kinh Nam chết cháy và chết đuối rất nhiều. Sau cuộc tiến công của Cao Quý Xương, có người đề xuất với Hoàng đế Tiền Thục Vương Kiến rằng hãy phá một con đập ở vùng Tam Hiệp để dùng dòng nước hủy diệt Giang Lăng, song Vương Kiến không làm như vậy vì e ngại sẽ làm hại nhiều dân thường vô tội.
Năm 917, Cao Quý Xương và Khổng Kình khôi phục quan hệ, ông lại nộp cống phẩm cho triều đình Hậu Lương.
Năm 919, quân Sở tiến công Kinh Nam, Cao Quý Xương cầu viện Ngô. Ngô khiển Trấn Nam tiết độ sứ Lưu Tín (劉信) đem bộ binh tiến công Đàm châu- thủ đô của Sở, khiển Vũ Xương tiết độ sứ Lý Giản (李簡) đem thủy binh tiến công Phục châu. Do quân Ngô tiến đến Đàm châu, quân Sở buộc phải bỏ tiến công Kinh Nam và triệt thoái, song Sở để mất Phục châu về tay Ngô.
Năm 921, Cao Quý Xương lệnh cho "Đô chỉ huy sứ" Nghê Khả Phúc đem 10 vạn tốt tu sửa ngoại quách của thành Giang Lăng. Khi Cao Quý Xương đích thân đến thị sát, ông trách Nghê Khả Phúc tiến hành công trình một cách chậm chạp, phạt đánh trượng vị thông gia này. Tuy nhiên, ông lại nói với nhi nữ (làm dâu của Nghê Khả Phúc): "Truyền lại lời cho cha chồng của con: Ta chỉ muốn uy chúng nên mới trừng phạt ông ta thôi." Ông cũng bí mật đưa vài trăm lượng bạc cho bà để giao cho Nghê Khả Phúc.
Thời Hậu Đường Trang Tông.
Năm 923, Tấn vương Lý Tồn Úc xưng là Hoàng đế của triều Hậu Đường, tức Hậu Đường Trang Tông, sau đó tiêu diệt triều Hậu Lương. Các tiết độ sứ do Hậu Lương bổ nhiệm, bao gồm Cao Quý Xương đều dâng biểu cam kết trung thành với Hậu Đường. Cao Quý Xương còn đổi tên thành Cao Quý Hưng do húy kỵ tổ phụ Lý Quốc Xương của Hậu Đường Trang Tông. Để thể hiện lòng trung thành, Cao Quý Hưng còn muốn đến Đại Lương để triều kiến Hoàng đế Hậu Đường. Tuy nhiên, Lương Chấn cố ngăn cản ông, nói rằng:
Cao Quý Hưng không nghe theo và vẫn đến Đại Lương, Hậu Đường Trang Tông cho ông giữ chức "Trung thư lệnh". Trong một dịp, Hoàng dế hỏi Cao Quý Hưng: "Trẫm muốn dụng binh đánh hai nước Thục và Ngô, vậy nên đánh nước nào trước?" Cao Quý Hưng không thực tâm muốn Hậu Đường thắng lợi, lại thấy đường vào Thục hiểm trở gian nan, nên đáp "Ngô đất xấu dân nghèo, chiến thắng cũng vô ích, nên phạt Thục trước. Thục có đất đai phú nhiêu, chúa lại hoang dâm còn dân thì oán, phạt Thục tất thắng lợi. Sau khi đoạt được Thục, việc xuôi dòng [Trường Giang] chiếm Ngô là trong tầm tay." Hậu Đường Trang Tông cho sách lược này là hay.
Không lâu sau, Hậu Đường Trang Tông định đô tại Lạc Dương, Cao Quý Hưng tháp tùng. Cao Quý Hưng nhanh chóng trở nên thất vọng trước việc các con hát và thái giám mà Hậu Đường Trang Tông sủng ái yêu cầu ông tặng quà, do vậy ông muốn trở về Kinh Nam. Tuy nhiên, Hậu Đường Trang Tông lại muốn giữ Cao Quý Hưng ở lại Lạc Dương. Xu mật sứ Quách Sùng Thao (郭崇韜) thì chỉ ra rằng các tiết độ sứ khác hầu hết chỉ cử tử, đệ, hay tướng tá nhập triều, chỉ có Cao Quý Hưng là đích thân đến; Quách Sùng Thao cho rằng giữ Cao Quý Hưng ở lại sẽ phát đi thông điệp sai; Hậu Đường Trang Tông chấp thuận và cho Cao Quý Hưng về Kinh Nam. Khi Cao Quý Hưng đến Hứa châu, ông nói với hầu cận: "Chuyến đi này có hai điều sai: Cái sai thứ nhất là việc ta nhập triều; cái sai còn lại là thả cho ta đi." Khi ông đi qua Tương châu, Khổng Kình thiết tiệc nghênh đón ông, song đến đêm, Cao Quý Hưng cắt then cửa cổng thành và chạy trốn. Khi đến Giang Lăng, ông nắm tay Lương Chấn và nói: "Không dùng quân ngôn, suýt không thoát khỏi miệng hổ." Ông còn nói với tướng tá của mình:
Sau đó, ông cho tu bổ thành trì, tích thóc, chiêu nạp cựu binh của Hậu Lương, chuẩn bị cho việc phòng thủ trong chiến tranh.
Năm 924, Hậu Đường Trang Tông cho Cao Quý Hưng kiêm chức "Thượng thư lệnh", phong tước Nam Bình vương.
Vào mùa thu năm 925, Hậu Đường quyết định phát động chiến dịch diệt Tiền Thục, bổ nhiệm Cao Quý Hưng làm "Đông nam diện hành doanh đô chiêu thảo sứ", lệnh cho ông công chiếm Quỳ châu, Trung châu và Vạn châu để tuần thuộc. Cao Quý Hưng để nhi tử là "Hành quân tư mã" Cao Tòng Hối ở lại trấn thủ Giang Lăng, còn mình đem thủy quân ngược dòng Trường Giang. Sau đó, quân Kinh Nam bị cản trở do một chuỗi xích sắt lớn mà "Hiệp lộ chiêu thảo sứ" Trương Vũ (張武) của Thục thiết lập ở Tam Hiệp. Cao Quý Hưng phái quân đi phá xích sắt, song bị Trương Vũ tiến công và đánh bại, ông buộc phải trở về Giang Lăng. khi hay tin Thục chủ Vương Diễn đầu hàng quân Hậu Lương, Cao Quý Hưng đang ăn thì liền buông đũa và nói: "Là lỗi của lão phu." Lương Chấn an ủi: "Không đáng để ưu sầu, Đường chủ đoạt được Thục thì ắt kiêu ngạo, sẽ sớm mất nước, sao biết được không phải là phúc của ta!" Vào mùa hè năm 926, Hậu Đường Trang Tông bị giết trong một cuộc binh biến tại Lạc Dương, khi Cao Quý Hưng hay tin, ông càng xem trọng Lương Chấn.
Thời Hậu Đường Minh Tông.
Sau cái chết của Hậu Đường Trang Tông, Lý Tự Nguyên xưng đế, tức Hậu Đường Minh Tông. Trong khi đó, Cao Quý Hưng huy động thủy quân để tiến công Sở. Tông Quang Hiến- người được Lương Chấn tiến cử làm thư ký cho Cao Quý Hưng- chỉ ra rằng Kinh Nam chưa kịp phục hồi sau các cuộc chiến, và nếu nay lại giao chiến với Sở, các nước khác có thể thừa cơ tiến công Kinh Nam. Cao Quý Hưng đồng ý và dừng kế hoạch tiến công Sở. Trong khi đó, Cao Quý Hưng thượng biểu cầu giao ba châu Quỳ, Trung, Vạn cho Kinh Nam; Hậu Đường Minh Tông chấp thuận.
Sau khi được trao cho ba châu Quý, Trung, Vạn, ông lại yêu cầu triều đình không bổ nhiệm thứ sử cho các châu này, thay vào đó để ông bổ nhiệm các thành viên trong gia tộc vào vị trí đó; Hậu Đường Minh Tông từ chối. Tiếp đó, khi Quỳ châu thứ sử Phan Kháng (潘炕) bãi quan, Cao Quý Hưng liền khiển binh đột nhập châu thành, giết chết các binh sĩ trấn thủ, từ đó kiểm soát trực tiếp Quỳ châu. Khi Hậu Đường Minh Tông bổ nhiệm Phụng Thánh chỉ huy sứ Tây Phương Nghiệp (西方鄴) làm Quỳ châu thứ sử, Cao Quý Hưng không cho Tây Phương Nghiệp đến nhậm chức. Ông cũng khiển binh tập kích Phù châu, song không thể chiếm được.
Khi áp nha Hàn Củng (韓珙) đem vàng bạc châu báu của triều đình Tiền Thục xuôi dòng Trường Giang để đến Lạc Dương, Cao Quý Hưng khiển binh tập kích giết chết Hàn Củng ở cửa Tam Hiệp, cướp lấy tài sản. Khi Hậu Đường Minh Tông khiển sứ gạn hỏi, Cao Quý Hưng nói: "Củng và những người khác đi thuyền xuôi Hiệp qua vài nghìn lý. Nếu muốn biết vì nguyên nhân sao lại lật chìm, cứ đem nghi án hỏi thủy thần." Hậu Đường Minh Tông tức giận, tước đoạt quan tước của Cao Quý Hưng, cho Sơn Nam Đông đạo tiết độ sứ Lưu Huấn (劉訓) làm "Nam diện chiêu thảo sứ", cùng Trung Vũ tiết độ sứ Hạ Lỗ Kỳ (夏魯奇) làm phó Chiêu thảo sứ, đem 4 vạn bộ-kị binh tiến công; Đông Xuyên tiết độ sứ Đổng Chương (董璋) làm "Đông nam diện chiêu thảo sứ", Tây Phương Nghiệp làm phó, đem binh Thục xuôi Tam Hiệp hội với quân Sở của Mã Ân, tiến công Kinh Nam từ ba phía.
Lưu Huấn nhanh chóng bao vây Giang Lăng, song Giang Lăng lại ẩm ướt trong mùa mưa, việc bao vây do vậy mà bị cản trở, binh sĩ và bản thân Lưu Huấn bị bệnh. Hậu Đường Minh Tông khiển Khổng Tuần đến Giang Lăng xem xét tình hình. Khổng Tuần cũng không thể chiếm được Giang Lăng, khiển sứ giả vào thành thuyết phục Cao Quý Hưng quy phục. Cao Quý Hưng không những từ chối mà còn vô lễ với sứ giả của Khổng Tuần. Trong khi đó, bất chấp việc nhận được quà của Hậu Đường Minh Tông, Mã Ân vẫn không tiến công Giang Lăng. Do bao vây thất bại, Hậu Đường Trang Tông lệnh cho Lưu Huấn triệt thoái. Tuy nhiên, Tây Phương Nghiệp đánh bại được quân Kinh Nam đóng ở Quỳ châu, Trung châu và Vạn châu, tái chiếm ba châu này cho triều đình Hậu Đường. Hậu Đường Minh Tông cho lập ra Ninh Giang quân, trị sở tại Quý châu, bổ nhiệm Tây Phương Nghiệp làm Ninh Giang tiết độ sứ. Mặc dù Tây Phương Nghiệp chiến thắng, Hậu Đường Minh Tông định tội các cựu tể tướng Đậu Lô Cách và Vi Thuyết vì từng tán thành việc trao ba châu cho Cao Quý Hưng, lệnh cho hai người này phải tự sát.
Đồng thời, Cao Quý Hưng chặn và bắt giữ sứ giả do Mã Ân khiển sang Hậu Lương là Sử Quang Hiến (史光憲) trên đường người này trở về, cùng với các quà tặng do Hậu Đường Minh Tông gửi cho Mã Ân. Sau đó, ông dâng biểu xin được làm thần của Ngô. Tuy nhiên, phụ chính Từ Ôn của Ngô cho rằng Ngô không có lợi nếu nhận Cao Quý Hưng làm chư hầu, vì Giang Lăng quá gần với Lạc Dương so với kinh đô Quảng Lăng của Ngô và do đó Ngô sẽ gặp khó khăn nếu cứu viện cho Kinh Nam; do đó Từ Ôn nhận cống phẩm của Cao Quý Hưng song từ chối nhận Cao Quý Hưng làm chư hầu.
Vào mùa xuân năm 928, Tây Phương Nghiệp chiếm được Quy châu của Kinh Nam, song ngay sau đó quân Kinh Nam tái chiếm được châu này.
Năm 928, Mã Ân khiển "Lục quân sứ" Viên Thuyên (袁詮), "Phó sứ" Vương Hoàn (王環), và nhi tử là giám quân Mã Hy Chiêm (馬希瞻) đem thủy quân tiến công Kinh Nam. Sau khi quân Sở đại thắng quân Kinh Nam tại Lưu Lang Phục, Cao Quý Hưng lo sợ và trao trả Sử Quang Hiến cho Sở. Sau đó, khi Mã Ân trách mắng Vương Hoàn về việc không tiếp tục tiến công để diệt Kinh Nam, Vương Hoàn đáp: "Giang Lăng nằm giữa Trung triều [tức Hậu Đường], Ngô, và Thục, là đất tứ chiến. Tốt nhất là để nó tồn tại nhằm che chắn cho ta", Mã Ân hiểu ra.
Vào mùa hè 928, một vạn thủy quân Ngô dưới quyền chỉ huy của Hữu hùng vũ quân sứ Miêu Lân (苗璘) và Tĩnh Giang thống quân Vương Ngạn Chương (王彥章) tiến công Nhạc châu của Sở, hội binh với Kinh Nam. Hứa Đức Huân đánh bại quân Ngô, song không rõ quân Kinh Nam có thực sự tham chiến hay không.
Không lâu sau, Cao Quý Hưng lại xin làm chư hầu của Ngô, lúc này Từ Ôn đã qua đời và con nuôi là Từ Tri Cáo nắm quyền phụ chính, Ngô chấp thuận cho Cao Quý Hưng làm chư hầu, phong tước Tần vương. Hậu Đường Minh Tông sau đó hạ chiếu cho Mã Ân tiến công Cao Quý Hưng, Mã Ân khiển Hứa Đức Huân đem binh công Kinh Nam, cho Mã Hy Phạm làm giám quân, tiến tới Sa Đầu. Khi quân Kinh Nam và quân Sở chạm trán, cháu của Cao Quý Hưng là Cao Tòng Tự (高從嗣) thách Mã Hy Phạm đọ sức một trận duy nhất để phân thắng bại, phó chỉ huy sứ Liệu Khuông Tề (廖匡齊) của Sở đem quân giao chiến và giết chết Cao Tòng Tự. Sau đó, Cao Quý Hưng cầu hòa, Mã Ân chấp thuận và lệnh cho Hứa Đức Huân và Mã Hy Phạm triệt thoái.
Vào mùa thu năm 928, Hậu Đường Minh Tông cho Vũ Ninh tiết độ sứ Phòng Tri Ôn (房知溫) kiêm "Kinh Nam hành doanh chiêu thảo sứ", huy động quân các đạo tập trung tại Tương châu để chuẩn bị tiến công Giang Lăng. Tuy nhiên, trước khi quân Hậu Đường có thể hội binh và tiến công, Cao Quý Hưng lâm bệnh rồi qua đời vào ngày Bính Thìn tháng 12 ÂL. Hoàng đế Ngô là Dương Phổ bổ nhiệm Cao Tòng Hối làm Kinh Nam tiết độ sứ, sau đó Cao Tòng Hối quy phục Hậu Đường Minh Tông, xin làm chư hầu của Hậu Đường. Vào mùa xuân năm 929, Hậu Đường Minh Tông chấp thuận và chấm dứt chiến dịch chống Kinh Nam. Tháng thứ 1 năm Trường Hưng thứ 1 (930), Hậu Đường Minh Tông truy phong Cao Quý Hưng là Sở vương, thụy hiệu "Vũ Tín". | 1 | null |
Từ Ôn (, 862-20 tháng 11 năm 927), tên tự Đôn Mỹ (敦美), gọi theo thụy hiệu là Tề Trung Vũ Vương (齊忠武王), sau được Từ Tri Cáo truy thụy hiệu Vũ hoàng đế và miếu hiệu Nghĩa Tổ (義祖), là một đại tướng và người phụ chính của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông liên kết với Trương Hạo để ám sát Hoằng Nông vương Dương Ác và sau đó lại giết Trương Hạo, đoạt lấy quyền lực của Hoằng Nông (tức Ngô). Ông vẫn là người nắm giữ việc quân chính trên thực tế trong thời gian trị vì của Dương Long Diễn và đầu thời gian trị vì của Dương Phổ. Sau khi ông qua đời, con nuôi của ông là Từ Tri Cáo kế nhiệm ông trong việc cai quản Ngô, người này sau đó soán vị và lập ra nước Nam Đường.
Thân thế.
Từ Ôn sinh năm 862, dưới triều đại của Đường Ý Tông. Ông là người Cù Sơn, Hải châu. Khi còn trẻ, ông làm nghề buôn lậu muối (triều Đường giữ độc quyền buôn bán muối). Mẹ của ông mang họ Chu. Sau đó, ông trở thành một sĩ quan dưới quyền Lư châu thứ sử Dương Hành Mật.
Phụng sự Dương Hành Mật.
Từ Ôn thoạt đầu không thể hiện được bản thân trong các chiến dịch, mặc dù Lưu Uy (劉威) và Đào Nhã (陶雅) chỉ huy "Tam thập lục anh hùng", độc Từ Ôn chưa từng có chiến công. Năm 889, trong cuộc chiến tranh giành Hoài Nam giữa Dương Hành Mật và Tôn Nho, Dương Hành Mật chiếm được Tuyên châu sau một thời gian bao vây. Theo ghi chép, chư tướng đều tranh nhau vàng và lụa, độc có Từ Ôn chiếm cứ vựa thóc, nấu cháo rồi phát cho những người bị đói ở Tuyên châu.
Năm 895, Hoài Nam tiết độ sứ Dương Hành Mật chiếm được Hào châu, các binh sĩ bắt được một đứa trẻ 8 tuổi (âm), Dương Hành Mật thoạt đầu đem về nhà nuôi dưỡng như con. Tuy nhiên, trưởng tử của Dương Hành Mật là Dương Ác lại ghét đứa trẻ này, do vậy Dương Ác quyết định trao lại đứa bé cho Từ Ôn; Từ Ôn đặt tên cho đứa trẻ là Từ Tri Cáo và giao đứa trẻ cho nhị phu nhân là Lý thị nuôi dưỡng. Từ Tri Cáo được mô tả là cần hiếu, Từ Ôn yêu mến người con nuôi này.
Năm 902, Dương Hành Mật lên kế hoạch tiến công Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung. Khi đó, hầu hết các tướng lại đều chủ trương dùng cự hạm để vận lương, song Từ Ôn phản đối và chỉ ra rằng các kênh đào bị ứ đọng trong một thời gian dài và cự hạm sẽ khó đi qua; và ông chủ trương dùng tiểu đĩnh để vận lương. Tuy nhiên, ý kiến của ông không được lắng nghe, và sau đó quả nhiên quân Hoài Nam bị cản trở do cự hạm chở lương thực lớn không tới được (trong khi các tiểu đĩnh thì đi qua được) và buộc phải triệt thoái, từ đó Dương Hành Mật xem trọng Từ Ôn và bắt đầu cho ông cùng nghị quân sự.
Năm 903, Dương Hành Mật phải đối diện với cuộc nổi dậy của chư hầu là Ninh Quốc tiết độ sứ Điền Quân và Nhuận châu đoàn luyện sứ An Nhân Nghĩa (安仁義). Thoạt đầu, Dương Hành Mật khiển Vương Mậu Chương (王茂章) đem quân tiến công An Nhân Nghĩa, song Vương Mậu Chương không thể giành được thắng lợi. Dương Hành Mật lại khiển Từ Ôn đem binh đến tăng viện cho Vương Mậu Chương. Từ Ôn lệnh cho binh sĩ đổi y phục và kỳ xí giống như binh của Vương Mậu Chương. An Nhân Nghĩa không biết rằng quân tăng viện đã đến, vì thế không đề phòng, và bị Từ Ôn đánh bại. (Tuy nhiên, lúc này Nhuận châu vẫn chưa thất thủ.) Cũng trong năm đó, Dương Hành Mật nhận được tin rằng Chu Diên Thọ (朱延壽, đệ của Chu phu nhân) đồng ý tham gia nổi dậy cùng Điền Quân và An Nhân Nghĩa và dự định khởi sự tại Thọ châu. Nghe theo ý của khách Nghiêm Khả Cầu (嚴可求), Từ Ôn đề xuất với Dương Hành Mật giả bộ bị mù để bẫy Chu Diên Thọ, thậm chí là cả Chu thị. Sau đó, Dương Hành Mật triệu Chu Diên Thọ trở về Dương châu, Dương Hành Mật và Từ Ôn phục kích giết chết Chu Diên Thọ. Sau khi Chu Diên Thọ bị giết, Dương Hành Mật bổ nhiệm Từ Ôn là "Hữu nha chỉ huy sứ".
Năm 904, khi Tuyên châu quan sát sứ Đài Mông (台濛) qua đời, Dương Hành Mật cho Dương Ác đi làm chủ Tuyên châu, Từ Ôn nói với Dương Ác: "Vương nằm bệnh song đích tự lại bị đưa đi xa, vậy tất là mưu của gian thần. Nếu có ngày nhận được lệnh triệu hồi, nếu không phải là sứ giả của Ôn cùng với vương lệnh thư, chớ đừng về gấp". Dương Ác rớt nước mắt cảm tạ Từ Ôn rồi ra đi.
Năm 905, khi bệnh tình nặng hơn, Dương Hành Mật triệu hồi Dương Ác từ Tuyên châu trở về Dương châu để giao phó lại Hoài Nam, tiết độ phán quan Chu Ẩn (周隱) phản đối vì cho rằng Dương Ác là một người kế nhiệm không phù hợp. Chu Ẩn đề xuất rằng Dương Hành Mật nên ủy thác lại Hoài Nam cho Lưu Uy (劉威), với chỉ thị rằng quyền lực sẽ được trao lại cho một trong số các nhi tử của Dương Hành Mật khi họ lớn lên, song Từ Ôn và Trương Hạo (張顥) thì cho rằng việc này là bất khả thi. Đến khi Dương Hạo lại bảo Chu Ẩn triệu kiến Dương Ác, Chu Ẩn soạn thảo lệnh song trì hoãn việc gửi đi. Tuy nhiên, Từ Ôn và Trương Hạo phát hiện ra và truyền lệnh đi. Dương Hành Mật cho Dương Ác giữ chức Hoài Nam lưu hậu, và không lâu sau thì hoăng. Theo thỉnh cầu của các tướng tá Hoài Nam, Lý Nghiễm (李儼) "thừa chế" bổ nhiệm Dương Ác kế nhiệm Dương Hành Mật.
Phụng sự Dương Ác.
Sau khi thôn tính Trấn Nam vào năm 906, Dương Ác trở nên ngạo mạn và cố chấp. Dương Ác xử tử Chu Ẩn, khiến các quan lại lo sợ. Mặc dù vẫn trong thời kỳ để tang Dương Hành Mật, song Dương Ác vẫn ngày đêm tiệc tùng vui đùa. Khi Từ Ôn và Trương Hạo đẫm lệ khuyên can, Dương Ác giận dữ nói với họ: "Nếu thấy ta bất tài, sao không giết ta rồi tự mình cai quản?" Điều này khiến Từ và Trương sợ hãi, do vậy quay sang lập mưu chống Dương Ác. Thoạt đầu, Từ Ôn và Trương Hạo phái ba chỉ huy sứ Chu Tư Kình (朱思勍), Phạm Tư Tòng (范思從), và Trần Phan (陳璠) đem thân binh hợp với Tần Bùi (秦裴) bình định Trấn Nam, sau đó lại phái Trần Hựu (陳祐) đi trừ khử họ tại doanh trại của Tần Bùi với tội danh mưu phản. Dương Ác hay tin thì liền chuẩn bị hạ sát Từ Ôn và Trương Hạo, song hai người lại ra tay trước. Vào mùa xuân năm 907, Từ Ôn và Trương Hạo đem 200 nha binh dưới quyền nhập đình, xưng là tiến hành "binh gián". Họ trừ khử một nhóm các thân tín của Dương Ác và sau đó việc quân chính đều quy về hai người Từ Ôn và Trương Hạo, Dương Ác không thể quản nổi. Nếu như có quan lại nào không đồng ý với Từ Ôn và Trương Hạo, hai người sẽ tìm ra cớ để xử tử.
Cũng trong năm 907, Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương. Dương Ác cùng với Tấn vương Lý Khắc Dụng, Kỳ vương Lý Mậu Trinh, Thục vương Vương Kiến từ chối công nhận Hoàng đế Hậu Lương, tiếp tục sử dụng niên hiệu "Thiên Hựu" của triều Đường.
Dương Ác tiếp tục không thể kiểm soát nổi quyền lực của Trương Hạo và Từ Ôn, song vẫn cố gắng tìm cách. Trương Hạo và Từ Ôn nhận thấy vị thế của họ mong manh nên quyết định sát hại Dương Ác, rồi cùng nhau phân chia lãnh địa và quy phục Hậu Lương. Vào ngày 9 tháng 6 năm 908, Trương Hạo khiển kì đảng Kỉ Tường (紀祥) đem người đến sát hại Dương Ác trong tẩm thất. (Từ Ôn chỉ ra rằng nếu đem quân của nhiều người tiến vào thì có thể họ sẽ không phối hợp với nhau, vì thế chỉ có quân lính của Trương Hạo hành động.) Theo ghi chép, khi các sát thủ bước vào tẩm thất của Dương Ác, Dương Ác cố thuyết phục họ quay sang chống lại Trương Hạo và Từ Ôn, hứa sẽ cho họ làm thứ sử, song Kỉ Tường vẫn ải sát Dương Ác. Trương Hạo và Từ Ôn sau đó tuyên bố rằng Dương Ác bạo hoăng. Sau đó Trương Hạo tôn Dương Long Diễn làm Hoằng Nông vương.
Thời Dương Long Diễn.
Sau đó, Trương Hạo cố gắng đẩy Từ Ôn ra khỏi quân phủ, đi nhậm chức Chiết Tây quan sát sứ, song Nghiêm Khả Cầu thuyết phục Từ Ôn và Hoài Nam tiết độ phó sứ Lý Thừa Tự (李承嗣) rằng Trương Hạo có ý định muốn loại bỏ họ; sau đó Từ Ôn kiếm cớ để được ở lại Dương châu. Sau khi Trương Hạo thất bại trong một nỗ lực ám sát Nghiêm Khả Cầu, Nghiêm Khả Cầu và Từ Ôn lên kế hoạch lật đổ Trương Hạo. Sau đó, Từ Ôn thuyết phục được "Tả giám môn vệ tướng quân" Chung Thái Dương (鍾泰章) cùng tham gia vào âm mưu. Vào đêm ngày 18 tháng 6, Chung Thái Dương đem quân tiến vào nha đường, giết chết Trương Hạo cùng thân cận. Sau đó, Từ Ôn đổ tội ám sát Dương Ác cho một mình Trương Hạo, được Dương Long Diễn bổ nhiệm là "Tả hữu nha đô chỉ huy sứ", xử lý quân phủ sự. Từ Ôn ủy thác việc quân cho Nghiêm Khả Cầu, ủy thác việc chi kế cho Lạc Tri Tường (駱知祥), và theo ghi chép thì cả Nghiêm Khả Cầu và Lạc Tri Tường đều có tài, Hoằng Nông được cai quản tốt. Bản thân Từ Ôn được mô tả là trầm nghị, tự phụng, và giản kiệm. Tuy không biết chữ, song khi phải quyết định về vấn đề pháp lý, ông sẽ bảo người khác đọc cho mình nghe trước khi quyết định theo tình và lý.
Năm 909, do tin rằng Kim Lăng là một địa điểm chiến lược trong việc kiểm soát Trường Giang bằng chiến hạm, Hoài Nam hành quân phó sứ Từ Ôn tự lĩnh chức Thăng châu thứ sử, song khiển Nguyên Tòng chỉ huy sứ Từ Tri Cáo đi quản lý chiến hạm ở Kim Lăng, giữ chức Thăng châu đội sát kiêm "Lâu thuyền phó sứ". Cũng vào năm đó, khi Phủ châu thứ sử Nguy Toàn Phúng (危全諷) (quy phục trên danh nghĩa cả Hoằng Nông và Hậu Lương) quay sang chống lại Hoằng Nông và xưng là Trấn Nam tiết độ sứ, theo đề xuất của Nghiêm Khả Cầu, Từ Ôn khiển Chu Bản (周本) suất quân đi đánh Nguy Toàn Phúng. Kết quả, Chu Bản đánh bại và bắt được Nguy Toàn Phúng, Hoằng Nông thôn tính Phủ châu.
Năm 910, Vạn Toàn Cảm (萬全感) trở về Dương châu sau khi đi sứ sang Tấn và Kỳ, người này tuyên bố rằng Kỳ vương Lý Mậu Trinh "thừa chế" phong cho Dương Long Diễn tước "Ngô vương", do vậy Hoằng Nông từ nay được gọi là Ngô.
Cũng vào năm 910, mẹ của Từ Ôn là Chu thị qua đời. Khi các tướng lại chuẩn bị lễ tế, họ cho làm một tượng người bằng gỗ cao vài thước, mặc gấm, định đốt tượng gỗ để tế. Từ Ôn chỉ ra rằng gấm nên được trao cho người nghèo thay vì đem đốt. Ông chính thức rời khỏi triều đình để chịu tang mẹ, song không lâu sau đó, Dương Long Diễn chính thức triệu ông về, phục vị "Nội ngoại mã bộ quân đô quân sứ", lĩnh Nhuận châu quan sát sứ.
Việc Từ Ôn tiếp tục nắm quyền cai quản quân chính khiến cho một số tướng lĩnh cao cấp của Ngô bất bình: Trấn Nam tiết độ sứ Lưu Uy (劉威), Thiệp châu quan sát sứ Đào Nhã (陶雅), Tuyên châu quan sát sứ Lý Ngộ (李遇), và Thường châu thứ sử Lý Giản (李簡), họ đều có công lao và địa vị cao hơn trong quân đội so với Từ Ôn khi Dương Hành Mật còn sống. Khi quán dịch sứ Từ Giới (徐玠) đi sứ sang Ngô Việt, Từ Ôn lệnh cho Từ Giới dừng lại ở Tuyên châu, cố thuyết phục Lý Ngộ đến Quảng Lăng yết kiến Dương Long Diễn, song không thành công. Khi Từ Ôn biết tin, ông ta tức giận và khiển "Đô chỉ huy sứ" Sài Tái Dụng (柴再用), cho Từ Tri Hạo làm phó, suất binh lính bốn châu: Thăng, Nhuận, Trì, Thiệp đi tiến công Tuyên châu. Từ Ôn sau đó sai điển khách Hà Nhiêu (何蕘) nhân danh Dương Long Diễn nói: "Nếu Công dứt khoát quyết tâm làm phản, thỉnh trảm Nhiêu để thể hiện, nếu không thì theo Nhiêu ra khỏi thành." Lý Dục sau đó đầu hàng nhưng Từ Ôn vẫn lệnh cho Sài Tái Dụng xử tử Lý Dục cùng gia quyến. Sau sự việc này, các quan lại khác không dám phản đối Từ Ôn nữa
Từ Ôn cũng nghe được lời đồn rằng Lưu Uy có kế hoạch chống lại ông, vì thế chuẩn bị thảo phạt Lưu Uy. Lưu Uy cố gắng xua tan nghi ngờ bằng việc tiến về Dương châu cùng với Đào Nhã, yết kiến Dương Long Diễn. Từ Ôn hậu đãi Lưu Uy và Đào Nhã, rồi cùng với họ đến gặp Lý Nghiễm và đề nghị Lý Nghiễm "thừa chế" trao cho Dương Long Diễn chức "Thái sư" và Ngô vương. Từ Ôn lĩnh Trấn Hải tiết độ sứ, "Đồng bình chương sự" (tể tướng trên danh nghĩa), "Hoài Nam hành quân tư mã". Sau đó, ông khiển Lưu Uy và Đào Nhã hoàn trấn, thể hiện rằng ông không nghi ngờ họ.
Năm 913, Ngô Việt vương Tiền Lưu, khiển các nhi tử Tiền Truyền Quán, Tiền Truyền Liệu (錢傳鐐), và Tiền Truyền Anh (錢傳瑛) tiến công Thường châu của Ngô, họ chiến bại trước quân Ngô do Từ Ôn và tướng Trần Hựu (陳祐) thống lĩnh, nhiều binh sĩ Ngô Việt tử chiến.
Cũng vào năm 913, tướng Vương Cảnh Nhân của Hậu Lương tiến hành chiến dịch chống Ngô, tiến đến Thọ châu và Lư châu. Từ Ôn và Bình Lô tiết độ sứ Chu Cẩn (朱瑾) suất chư tướng cự chiến, kết quả giành được chiến thắng, gây thương vong lớn cho quân Hậu Lương.
Năm 915, Từ Ôn bổ nhiệm trưởng tử là "Nha nội đô chỉ huy sứ" Từ Tri Huấn (徐知訓) làm "Hoài Nam hành quân phó sứ", "Nội ngoại mã bộ chư quân phó sứ". Sau đó, Từ Ôn bổ nhiệm mình là "Quản nội thủy lục mã bộ chư quân đô chỉ huy sứ", "Lưỡng Chiết đô chiêu thảo sứ", thủ "Thị trung", phong tước "Tề quốc công", trấn Nhuận châu và tuần thuộc 6 châu: Thăng, Nhuận, Thường, Tuyên, Thiệp Trì; để Từ Tri Huấn ở lại Quảng Lăng (Dương châu) bình chính, vẫn là người quyết định việc quân chính của Ngô như trước. Năm 917, Từ Ôn chuyển căn cứ đến Thăng châu, bổ nhiệm Từ Tri Cáo là Nhuận châu thứ sử.
Trong vài năm sau đó, Từ Tri Huấn dần dần tăng cường quyền lực, song lại tỏ ra ngạo mạn với các quan lại khác và thậm chí còn bất kính với Ngô chủ Dương Long Diễn. Năm 918, Chu Cẩn tiến hành binh biến, giết chết Từ Tri Huấn, song đến khi bị Trạch Kiền (翟虔) bao vây, Chu Cẩn tự sát. Từ Tri Cáo nhanh chóng vượt Trường Giang đến Dương châu để ổn định tình hình, Từ Ôn đến sau và quyết định giết chết Lý Nghiễm và Mễ Chí Thành (米志誠) do tin rằng hai người này đồng mưu với Chu Cẩn. Từ Ôn còn muốn đồ sát toàn bộ các quan lại mà ông nghi ngờ là đồng đảng với Chu Cẩn, song sau khi được Từ Tri Cáo và Nghiêm Khả Cầu thông báo về thái độ ngạo mạn của Từ Tri Huấn, Từ Ôn dừng truy cứu. Do toàn bộ các nhi tử đều còn trẻ, Từ Ôn cho Từ Tri Cáo ở lại Dương châu thay thế vị trí của Từ Tri Huấn, còn ông trở về Thăng châu.
Trong khi đó, Từ Ôn lệnh cho tướng Lưu Tín (劉信) suất quân đi tiết công Bách Thắng tiết độ sứ Đàm Toàn Bá (譚全播) — người trên danh nghĩa quy phục cả Ngô và Hậu Lương — nhằm thôn tính Bách Thắng. Lưu Tín có thể đẩy lui quân cứu viện của Ngô Việt, Sở vương Mã Ân, và Mân vương Vương Thẩm Tri, song không thể chiếm được thủ phủ Kiền châu (虔州) của Bách Thắng. Do đó, Lưu Tín cầu hòa với Đàm Toàn Bá, song Từ Ôn khi được Lưu Tín thông báo thì tức giận và khiển Lưu Ngạn Anh (劉英彥)- nhi tử của Lưu Tín- suất 3.000 quân và nói với Lưu Ngạn Anh rằng: "Phụ thân ngươi ở trên đất thượng du, lại có binh lính đông gấp 10 lần, nếu như không thể hạ được một thành thì là làm phản. Ngươi có thể đem số binh này đến cùng phụ thân ngươi làm phản" Khi Lưu Ngạn Anh đến doanh trại của Lưu Tín và truyền lại lời của Từ Ôn, Lưu Tín trở nên lo sợ và quyết định lại bao vây Kiền châu. Cuối cùng, Kiền châu thất thủ, Lưu Tín bắt được Đàm Toàn Bá, Bách Thắng quân về tay Ngô.
Trong khi đó, Nghiêm Khả Cầu chỉ ra rằng Hậu Lương liên tiếp chiến bại dưới tay Lý Tồn Úc- đang chuẩn bị xưng là hoàng đế Đường, còn Ngô do vẫn xưng là chư hầu của triều Đường thì nay cần khẳng định sự độc lập về chính trị, Từ Ôn nghe theo ý của Nghiêm Khả Cầu và cố gắng thúc giục Dương Long Diễn xưng đế trước. Năm 919, Dương Long Diễn xưng là Ngô quốc vương và bắt đầu thi hành lễ tiết hoàng đế. Từ Ôn được bổ nhiệm làm "Đại thừa tướng", "Đô đốc trung ngoại chư quân sự", "chư đạo đô thống", Trấn Hải-Ninh Quốc tiết độ sứ, thủ "Thái úy", kiêm "Trung thư lệnh", phong tước "Đông Hải quận vương".
Cuối năm 919, Ngô Việt lại tiến công Thường châu, Từ Ôn đích thân suất quân cự chiến mặc dù khi đó ông đang bị bệnh. Kết quả, Từ Ôn đánh bại quân Ngô Việt ở Vô Tích và bắt được nhiều tù binh Ngô Việt. Sau chiến thắng, Từ Tri Cáo chủ trương đánh chiếm Tô châu. Tuy nhiên, Từ Ôn, nói rằng ông muốn để người dân nghỉ ngơi, và quyết định phóng thích các tù binh Ngô Biệt, đề xuất thiết lập hòa bình lâu dài với Tiền Lưu. Tiền Lưu chấp thuận và cũng phóng thích các tù binh Ngô, trong 20 năm sau đó giữa hai nước không có chiến tranh. Trong khi đó, cả Từ Ôn và Dương Long Diễn đều viết thư cho Tiền Lưu để thuyết phục người này tuyên bố độc lập với Hậu Lương, song không có kết quả. Từ Ôn lúc này cũng nghe được tin rằng tam đệ của Dương Long Diễn là Lư Giang quận công Dương Mông (楊濛) than thở về việc Dương gia bị mất thực quyền, do vậy trở nên cảnh giác Dương Mông; Từ Ôn do đó khiển Dương Mông ra ngoài kinh thành, đi nhậm chức Sở châu đoàn luyện sứ.
Mặc dù tuyên bố độc lập theo ý của Từ Ôn, song Dương Long Diễn không hài lòng trước việc này, và sau đó ông ta uống nhiều rượu rồi bị ốm. Năm 920, do bệnh tình của Dương Long Diễn rất xấu, Từ Ôn trở về Dương châu. Một số thuộc hạ đề xuất ông nên soán vị, song ông từ chối. Thay vào đó, Từ Ôn bỏ qua Dương Mông, và ban chỉ nhân danh Dương Long Diễn để triệu tứ đệ là Đan Dương quận công Dương Phổ về Dương châu giám quốc (trên danh nghĩa). Dương Long Diễn sau đó qua đời, Dương Phổ trở thành quốc vương của Ngô.
Thời Dương Phổ trị vì.
Năm 921, theo ý của Từ Ôn, Dương Phổ tế Nam Giao, mục đích là khẳng định Thiên mệnh. (Các quan lại khác cố gắng can ngăn Từ Ôn vì cho rằng phải chịu phí tổn lớn, song ông nói rằng có thể tiến hành nghi thức này một cách tiết kiệm mà không cần phải chi phí nhiều như triều Đường.)
Năm 923, Lý Tồn Úc xưng là hoàng đế Đường (tức Hậu Đường Trang Tông). Khi Hậu Đường và Hậu Lương chuẩn bị cho một cuộc cuộc chiến quyết định, hoàng đế Hậu Đường đề nghị Ngô cùng hợp binh tiến công Hậu Lương. Tuy nhiên, vào thời điểm này Ngô cũng bắt đầu nhận thấy Hậu Đường là một mối đe dọa, vì thế Từ Ôn dự tính khiển một hạm đội tiến về phía bắc, hỗ trợ bên nào chiếm ưu thế. Nghiêm Khả Cầu sau đó can gián, cho rằng sẽ khó xử nếu Hậu Lương cũng yêu cầu hợp binh, Từ Ôn do vậy quyết định không hành động.
Cũng trong năm 923, Hậu Đường chiếm được kinh đô Đại Lương của Hậu Lương, hoàng đế Chu Trấn của Hậu Lương tự sát. Hậu Đường sau đó khiển sứ giả đến Ngô và Tiền Thục để thông báo việc diệt Lương, cả hai nước đều khiếp sợ. Từ Ôn thoạt đầu oán trách Nghiêm Khả Cầu rằng khi trước không nên ngăn ông hợp binh, Nghiêm Khả Cầu chỉ ra rằng Hậu Đường Trang Tông trở nên kiêu ngạo sau chiến thắng và không còn cai quản tốt, và bày tỏ mình tin rằng Hậu Đường Tràng Tông sẽ mất ngôi vị trong vòng vài năm.
Vẫn trong năm 923, sau khi Thọ châu đoàn luyện sứ Chung Thái Chương bị buộc tội biển thủ tiền mua quan mã, Từ Tri Cáo bổ nhiệm Trừ châu thứ sử Vương Nhẫm (王稔) thay thế chức vụ của Chung Thái Chương, giáng Chung Thái Chương làm Nhiêu châu thứ sử. Từ Ôn triệu Chung Thái Chương đến Kim Lăng để đích thân thẩm vấn, song đến khi Chung Thái Chương từ chối biện hộ cho bản thân, Từ Ôn thả người này ra. Từ Tri Cáo muốn trừng phạt Chung Thái Chương hơn nữa, song Từ Ôn nói rằng nếu không có Chung Thái Chương thì ông đã chết dưới tay Trương Hạo, và từ chối. Thay vào đó, Từ Ôn cho nhi tử của Từ Tri Cáo là kết hôn với nhi nữ của Chung Thái Chương nhằm hòa giải.
Năm 924, khi Dương Phổ đến cảng Bạch Sa để xem xét lâu thuyền, Từ Ôn và Từ Tri Cáo đều đến yết kiến Dương Phổ, và Dương Phổ nhân thời cơ này để than phiền về thân lại của Từ Ôn là Trạch Kiền (翟虔)- người mà Từ Ôn cho quản lý các môn, cung thành, võ bị; do Trạch Kiền đặt ra nhiều hạn chế trong việc di chuyển của Dương Phổ và theo dõi các động thái của ông. Từ Ôn đốn thủ (lạy đầu sát đất) tạ tội, thỉnh trảm Trạch Kiền, song Dương Ác nói rằng việc này không cần thiết mà chỉ cần lưu đày là đủ, do vậy Từ Ôn đày Trạch Kiền đến Phủ châu.
Năm 926, do bị ốm nên Tiền Lưu đã đến Y Cẩm quân tĩnh dưỡng, cho Tiền Truyền Quán xử lý chính sự tại quốc đô. Từ Ôn phái sứ giả đến, bề ngoài là nhằm chúc cho Tiền Lưu nhanh bình phục, song Tiền Lưu đã đánh giá chính xác rằng Từ Ôn đang cố tìm ra bệnh của mình để chuẩn bị tiến công, vì thế vẫn cố gắng tiếp sứ giả. Từ Ôn cho rằng Tiền Lưu không bị bệnh nên đã hủy bỏ kế hoạch tiến công. Sau đó, Tiền Lưu hồi phục và trở về Tiền Đường.
Sau khi Hậu Đường Trang Tông bị hành thích và Hậu Đường Minh Tông tức vị ở Trung Nguyên, quốc chủ Kinh Nam là Cao Quý Hưng tuyên bố độc lập. Năm 927, Cao Quý Hưng cho bắt ngựa mà Hậu Đường Minh Tông ban cho Mã Ân, đề nghị được làm thần của Ngô. Từ Ôn cho rằng việc nhận Kinh Nam làm chư hầu là không thực tế vì khoảng cách xa xôi, nên quyết định từ chối.
Trong nhiều năm, các tham mưu của Từ Ôn, trong đó có Nghiêm Khả Cầu, Trần Ngạn Khiêm (陳彥謙), và Từ Giới, chủ trương rằng Từ Ôn nên để một nhi tử thân sinh thay thế Từ Tri Cáo bình chính, trong khi Từ Tri Tuân (徐知詢) thì từ lâu đã thỉnh cầu được thay thế Từ Tri Cáo. Từ Ôn không muốn làm điều này vì Từ Tri Cáo siêng năng và hiếu thảo. Tuy nhiên, cuối năm 927, Từ Ôn từ Kim Lăng đến Giang Đô (tức Dương châu) để thúc giục Dương Phổ xưng đế, và nhân cơ hội này để tái bổ nhiệm Từ Tri Tuân và Từ Tri Cáo. Tuy nhiên, khi rời khỏi Kim Lăng, Từ Ôn lâm bệnh, vì thế ông ta khiển Từ Tri Tuân đem biểu dâng lên Dương Phổ. Từ Tri Cáo hay tin thì chuẩn bị từ vị và thỉnh được trao cho chức Trấn Nam tiết độ sứ, song Từ Ôn qua đời trước khi Từ Tri Tuân đến được Giang Đô. Từ Tri Huấn vội vã trở về Kim Lăng để lo hậu sự cho cha, Từ Tri Cáo vẫn phụ trách chính sự. Dương Phổ truy phong Từ Ôn là Tề vương. Sau khi Từ Tri Cáo soán vị Ngô gia và lập quốc Hậu Đường, ông ta cải danh tính thành Lý Biện, song vẫn truy thụy hiệu cho Từ Ôn là Vũ hoàng đế, miếu hiệu là Nghĩa Tổ. | 1 | null |
Dương Phổ (, 900-21 tháng 1 năm 939), gọi theo thụy hiệu là Ngô Duệ Đế, tôn hiệu là Cao Thượng Tư Huyền Hoằng Cổ Nhượng hoàng đế (高尚思玄弘古讓皇帝) hay gọi tắt là Nhượng hoàng đế, là quân chủ cuối cùng của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc, cũng là vị quân chủ duy nhất của nước Ngô từng xưng đế. Trong thời gian ông trị vì, chính sự trên thực tế nằm dưới quyền kiểm soát của Từ Ôn và con nuôi Từ Tri Cáo. Năm 938, Từ Tri Cáo buộc Dương Phổ phải nhượng vị cho mình, lập ra nước Nam Đường.
Thân thế.
Dương Phổ sinh năm 900, dưới triều đại của Đường Chiêu Tông, là tứ tử của Hoài Nam tiết độ sứ Dương Hành Mật. Mẫu thân của ông là Vương thị- thiếp của Dương Hành Mật. Năm 919, trong thời gian trị vì của nhị huynh Dương Long Diễn, Dương Phổ được phong tước Đan Dương quận công.
Lên ngôi.
Năm 920, Dương Long Diễn lâm bệnh, người nắm quyền lực trên thực tế trong chính quyền Ngô là Từ Ôn đến Giang Đô để thảo luận với các quan lại ở đây về việc chuyển giao quyền lãnh đạo. Một số thuộc hạ của Từ Ôn đề nghị ông ta soán vị, song Từ Ôn bác bỏ và nói rằng sẽ tìm một nhi tử khác của Dương Hành Mật để tập vị Dương Long Diễn. Từ Ôn lo ngại về Lư Giang quận công Dương Mông- tam tử của Dương Hành Mật- do người này từ lâu đã thể hiện sự không hài lòng với việc Từ Ôn nắm giữ chính sự nước Ngô, vì thế Từ Ôn không muốn để cho Dương Mông tập vị. Thay vào đó, Từ Ôn ban một sắc lệnh nhân danh Dương Long Diễn, triệu Dương Phổ đến Giang Đô giữ chức giám quốc, cho Dương Mông đi nhậm chức Thư châu đoàn luyện sứ. Dương Long Diễn qua đời vào ngày 17 tháng 6 năm 920 DL, đến ngày 7 tháng 7 DL thì Dương Phổ kế thừa vương vị nước Ngô, tôn mẫu thân Vương thị là Thái phi.
Ngô vương.
Năm 921, theo ý của Từ Ôn, Dương Phổ tế Nam Giao, mục đích là khẳng định Thiên mệnh. (Các quan lại khác cố gắng can ngăn Từ Ôn vì cho rằng phải chịu phí tổn lớn, song Từ Ôn nói rằng có thể tiến hành nghi thức này mà không cần phải chi phí nhiều như dưới thời triều Đường.)
Năm 923, đồng minh trên danh nghĩa của Ngô là Hậu Đường Trang Tông Lý Tồn Úc chiếm được thành Vận châu của Hậu Lương, Hậu Đường Trang Tông đích thân viết thư cho Dương Phổ, đề nghị hai bên cùng hợp binh tiến công Hậu Lương. Tuy nhiên, vào thời điểm này Ngô cũng bắt đầu nhận thấy Hậu Đường là một mối đe dọa, vì thế Từ Ôn dự tính khiển một hạm đội tiến về phía bắc, hỗ trợ bên nào chiếm ưu thế. Nghiêm Khả Cầu (嚴可求) sau đó can gián, Từ Ôn quyết định không hành động.
Cũng trong năm đó, Hậu Đường Trang Tông chiếm được thủ đô Đại Lương của Hậu Lương, hoàng đế Chu Hữu Trinh của Hậu Lương tự sát. Sau đó, Hậu Đường khiển sứ giả đến Ngô cáo việc diệt Hậu Lương, đem theo chiếu chỉ của Hậu Đường Trang Tông, song Ngô không xem mình là chư hầu của Hậu Đường nên từ chối tiếp nhận. Hậu Đường Trang Tông sau đó viết thư, song thể hiện ưu thế khi viết: "Đại Đường hoàng đế đưa thư cho Ngô quốc chủ". Dương Phổ phục thư, xưng "Đại Ngô quốc chủ thượng Đại Đường hoàng đế". Không lâu sau, Dương Phổ cũng khiển Lô Bình (盧蘋) đi sứ sang Hậu Đường. Khi Lô Bình trở về Ngô, bẩm lại rằng (Hậu) Đường chủ chìm đắm trong ngao du và săn bắn, keo kiệt trong chuyện tiền bạc và khước từ lời can gián, nội ngoại đều oán.
Năm 924, khi đến cảng Bạch Sa để xem xét lâu thuyền, ông đổi tên Bạch Sa thành Nghênh Loan trấn ("nghênh loan" (鑾鎮) tức là "đón vua"). Từ Ôn khi đó đóng quân tại Kim Lăng, còn Từ Tri Cáo ở Giang Đô giám sát triều đình, đều đến yết kiến Dương Phổ, và Dương Phổ nhân thời cơ này để than phiền về thân lại của Từ Ôn là Trạch Kiền (翟虔)- người mà Từ Ôn cho quản lý các môn, cung thành, võ bị; do Trạch Kiền đặt ra nhiều hạn chế trong việc di chuyển của Dương Phổ và theo dõi các động thái của ông. (Dương Phổ chủ động than phiền khi cố ý nói đến vũ (雨, "mưa") và "thủy" (水, "nước"), do tên phụ thân của Trạch Kiền là Trạch Vũ. Dương Phổ nói rằng mặc dù là quân chủ, song vì lo sợ Trạch Kiền nên phải húy kỵ cả phụ danh của Trạch Kiền). Từ Ôn lạy đầu sát đất tạ tội, thỉnh trảm Trạch Kiền, song Dương Ác nói rằng việc này không cần thiết mà chỉ cần lưu đày là đủ, do vậy Từ Ôn đày Trạch Kiền đến Phủ châu.
Năm 925, quốc vương Tiền Lưu của nước Ngô Việt khiển sứ sang Ngô để thông báo rằng mình được Hậu Đường Trang Tông phong làm quốc vương nước Ngô Việt. Do trong quốc hiệu của Ngô Việt có chữ "Ngô", Ngô từ chối tiếp nhận sứ giả của Tiền Lưu, còn cắt đứt quan hệ ngoại giao và mậu dịch giữa hai nước.
Năm 926, Hậu Đường Minh Tông tức vị tại Trung Nguyên sau các cuộc binh biến, Dương Phổ khiển sứ sang thiết lập quan hệ hữu hảo, đem theo lá trà tươi cống nạp, song trong nước cũng dành ra một thời kỳ để tang Hậu Đường Trang Tông.
Năm 927, khi "Mã quân đô chỉ huy sứ" Sài Tái Dụng (柴再用) của Ngô đến yết kiến Hậu Đường Minh Tông, song lại mặc áo giáp nên bị kết tội. Sài Tái Dụng cậy có công nên không phục. Thị trung Từ Tri Cáo sau đó cố gắng khôi phục kỷ luật trong quân đội Ngô bằng cách cố tình "lỡ" xâm nhập vào cung điện, sau đó ngay lập tức thoái lui và tự hặc tội. Dương Phổ ra chiếu bất vấn, song Từ Tri Cáo cố thỉnh được tước trừ một tháng bổng lộc.
Cuối năm 927, Từ Ôn chuẩn bị từ Kim Lăng đến Giang Đô để thúc giục Dương Phổ xưng đế, và sau đó nhân cơ hội này để tái bổ nhiệm nhị tử Từ Tri Tuân và Từ Tri Cáo. Tuy nhiên, khi rời khỏi Kim Lăng, Từ Ôn lâm bệnh, vì thế ông ta khiển Từ Tri Huấn đi thay. Từ Tri Cáo hay tin thì chuẩn bị từ vị và thỉnh được trao cho chức Trấn Nam tiết độ sứ, song Từ Ôn qua đời trong khi Từ Tri Huấn đang trên đường đi. Từ Tri Huấn vội vã trở về Kim Lăng để lo hậu sự cho phụ thân, Từ Tri Cáo vẫn phụ trách chính sự. Dương Phổ truy phong Từ Ôn là Tề vương.
Tháng 11 ÂL, theo ý nguyện của Từ Ôn trước lúc qua đời, Dương Phổ tức hoàng đế vị. Ông cũng truy tôn phụ thân Dương Hành Mật, cùng đại huynh Dương Ác và nhị huynh Dương Long Diễn là hoàng đế. Khi hay tin, xu mật sứ An Trọng Hối (安重誨) ủng hộ tiến hành một chiến dịch chống Ngô, song Hậu Đường Minh Tông từ chối.
Làm Ngô Đế.
Sau khi tức hoàng đế vị, Dương Phổ tôn Vương thái phi làm hoàng thái hậu. Ông cũng phong tước vương cho các hoàng đệ, hoàng tử và nhi tử Dương Phân (楊玢) của Dương Long Diễn.
Sau khi Từ Ôn qua đời, Từ Tri Cáo kiểm soát triều đình ở Giang Đô còn Từ Tri Tuân kiểm soát đội quân lớn nhất của Ngô ở Kim Lăng. Vào mùa đông năm 929, Từ Tri Cáo lừa Từ Tri Tuân đến Giang Đô rồi bắt giữ, đoạt lấy binh quyền của Từ Tri Tuân.
Năm 930, Dương Phổ lập trưởng tử là Giang Đô vương Dương Liễn làm thái tử. Cũng vào năm 930, Từ Tri Cáo rời khỏi Giang Đô đến trấn thủ Kim Lăng, song tiếp tục nắm quyền nhiếp chính, để trưởng tử là Từ Cảnh Thông ở lại Giang Đô cai quản chính sự, với sợ hỗ trợ của Vương Lệnh Mưu (王令謀) và Tống Tề Khâu (宋齊丘).
Trong khi đó, Từ Tri Cáo từ lâu đã muốn soán vị, song vì Dương Phổ được đánh giá là đức độ và không mắc sai lầm, nên Từ Tri Cáo quyết định đợi đến khi Dương Phổ qua đời thì mới tức vị, nhận được sự đồng thuận của Tống Tề Khâu. Cuối năm 934, Dương Phổ hạ chỉ bổ nhiệm Từ Tri Cáo làm "Đại thừa tướng", "Thượng phụ", kế tục tước Tề vương, ban cửu tích, song Từ Tri Cáo không nhận.
Vào mùa đông năm 935, khi Dương Phổ lại hạ chỉ bổ nhiệm Từ Tri Cáo làm "Thượng phụ", "Thái sư", "Đại thừa tướng", "Đại nguyên soái", tiến phong Tề vương, ban cho 10 châu: Thăng, Nhuận, Tuyên, Trì, Thiệp, Thường, Giang, Nhiêu, Tín, Hải lập thành Tề quốc. Từ Tri Cáo chấp thuận tước Tề vương, chức "Thái sư", "Đại thừa tướng", từ chối nhận "Thượng phụ" và "Đại thừa tướng".
Vào mùa hè năm 936, do Từ Cảnh Thiên bị bệnh, Dương Phổ bãi các chức vị của người này, trong đó có nhiệm vụ giám sát triều đình Ngô; các chức vị này được giao lại cho Từ Cảnh Toại (徐景遂). Vào mùa đông năm 936, Dương Phổ hạ chiếu để Từ Tri Cáo trí bá quan, lấy Kim Lăng phủ làm Tây Đô. (Từ Tri Cáo làm theo chiếu chỉ này vào mùa xuân năm 937, đổi tên thành Lý Cáo.)
Vào mùa thu năm 937, Dương Mông cho rằng Từ Cáo sắp soán vị, do vậy quyết định tiến hành một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu Ngô. Từ Cáo nhân danh Dương Phổ để giáng Dương Mông làm thứ dân, rồi xử tử.
Ngày Bính Dần (17) tháng 9 (23 tháng 10), Dương Phổ mệnh cho Giang Hạ vương Dương Lân dâng ấn tín cho Tề. Đến ngày Giáp Thân (5) tháng 10 (10 tháng 11), Từ Cáo tức hoàng đế vị, tại Kim Lăng tuyên bố đại xá, đặt quốc hiệu "Đường", trở thành Nam Đường Liệt Tổ.
Thời Nam Đường.
Hoàng đế Nam Đường khiển hữu thừa tướng Từ Giới đến sách nghệ Dương Phổ, xưng: "Thụ thiện lão thần cáo cẩn bái kê thủ "Cao Thượng Tư Huyền Hoằng Cổ Nhượng hoàng". Cung thất, thừa dư, phục ngự đều như cũ. Tông miếu, chính sóc, huy chương, phục sắc, đều theo Ngô chế". Dương Phổ thấy việc này không ổn nên viết thư xin từ chối. Hoàng đế Nam Đường cảm tạ, song vẫn tiếp tục xưng là thần trên danh nghĩa.
Dương Phổ thường mặc áo choàng làm bằng lông và dành thời gian tập tịch cốc thuật. Tuy nhiên, ông vẫn lo sợ trước tình hình này, và liên tục yêu cầu được chuyển ra khỏi cung thất cũ của Ngô, Lý Đức Thành cũng đề xuất điều tương tự. Vào mùa hè năm 938, Hoàng đế Nam Đường cải nha thành của Nhuận châu thành Đan Dương cung, nghênh đón Dương Phổ đến ở. Không lâu sau, toàn bộ các thành viên của hoàng tộc Dương Ngô cũng được chuyển đến Đan Dương cung, bị giám sát nghiêm ngặt.
Ngày 21 tháng 1 năm 939, Dương Phổ qua đời. Nam Đường Liệt Tổ phế triều 21 ngày, truy tự "Duệ hoàng đế". (Do Dương Phổ qua đời một thời gian ngắn sau khi nhượng vị, người ta cho rằng ông bị giết theo lệnh của Nam Đường Liệt Tổ, song thiếu chứng cứ.) | 1 | null |
Vương Diễn () (899-926), nguyên danh Vương Tông Diễn (), tên tự Hóa Nguyên (化源), cũng được gọi là Hậu Chủ, là hoàng đế thứ hai và cuối cùng của nước Tiền Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông là hoàng tử nhỏ tuổi nhất của Tiền Thục Cao Tổ Vương Kiến, song được quyền kế vị vì mẹ đẻ Từ hiền phi được Vương Kiến sủng ái và nhận được sự ủng hộ của tể tướng Trương Cách.
Triều đại của Vương Diễn về mặt truyền thống được nhìn nhận là một sự suy đồi, hủ bại, và bất tài. Năm 925, Tiền Thục bị Hậu Đường thôn tính, Vương Tông Diễn đầu hàng quân Hậu Đường, song sau đó bị Hậu Đường Trang Tông giết chết.
Thân thế.
Vương Tông Diễn sinh năm 899, dưới triều đại của Đường Chiêu Tông, và là người nhỏ tuổi nhất trong số 11 nhi tử của Vương Kiến, khi đó đang giữ chức Tây Xuyên tiết độ sứ của triều Đường. Mẹ của ông là Từ hiền phi- một nhi nữ của viên quan Từ Canh (徐耕), và là sủng thiếp của Vương Kiến. (Muội của bà cũng là thiếp của Vương Kiến; do đó, sau khi Vương Kiến xưng đế, bà được gọi là đại Từ phi, còn muội của bà được gọi là tiểu Từ phi.) Theo ghi chép, Vương Tông Diễn có tài văn chương ngay từ khi còn nhỏ, giỏi làm thơ.
Năm 907, sau khi Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương, Vương Kiến cũng xưng làm Hoàng đế Đại Thục. Năm 910, Vương Kiến phong vương cho các hoàng tử, Vương Tông Diễn được phong làm Trịnh vương.
Năm 913, Thái tử Vương Nguyên Ưng bị giết trong một cuộc tranh chấp với Đường Đạo Tập (唐道襲). "Xu mật sứ" Phan Kháng (潘炕) thúc giục Vương Kiến nhanh chóng lập thái tử mới, Vương Kiến ban đầu định chọn một trong hai người là Hoàng tam tử Nhã vương Vương Tông Lộ (王宗輅), và Hoàng bát tử Tín vương Vương Tông Kiệt (王宗傑). Tuy nhiên, Từ hiền phi lại muốn Vương Tông Diễn làm thái tử. Do đó, bà liên kết với Phi long sứ Đường Văn Ỷ (唐文扆) và tể tướng Trương Cách (張格). Trương Cách truyền đạt với các công thần, nói dối rằng nhận được mật chỉ nói rằng Hoàng đế lựa chọn Vương Tông Diễn song không muốn tuyên bố công khai. Sau đó, ông ta soạn biểu thỉnh Tôn Vương Tông Diễn làm thái tử, bảo những người khác ghi tên vào. Khi nhận được biểu, do nghĩ rằng Vương Tông Diễn được các công thần ủng hộ, nên Vương Kiến lập Vương Tông Diễn làm thái tử mặc dù nghi ngờ về tài năng của vị hoàng tử này.
Làm Thái tử.
Vương Tông Diễn hiếu tửu sắc, nhạc du hí. Vương Kiến thường trông thấy cảnh Thái tử cùng chư vương chơi đá gà và đánh cầu, rèo hò ầm ĩ; Vương Kiến than thở: "Ta bách chiến mà lập nên cơ nghiệp, lũ này có thể giữ gìn được không?" Vương Kiến do vậy bực bội vơi Trương Cách, song với sự trợ giúp của Từ hiền phi, Trương Cách không bị ông bãi chức tể tướng. Tuy nhiên, Vương Kiến xem xét việc cho Vương Tông Kiệt thay thế ngôi vị Thái tử. Đến khi Vương Tông Kiệt đột ngột qua đời, Vương Kiến nghi ngờ rằng Tông Kiệt bị mưu sát, song sau đó không có thêm hành động nào nhằm thay thế Vương Tông Diễn.
Cũng vào năm 918, Vương Kiến lâm bệnh nặng, và do tin tưởng "Bắc diện hành doanh chiêu thảo sứ" kiêm "Trung thư lệnh" Vương Tông Bật (王宗弼) trầm tĩnh hữu mưu nên có thể trợ giúp cho vị hoàng đế trẻ tuổi sau này, Vương Kiến triệu Vương Tông Bật từ chiến trường với Kỳ về nhậm chức "Mã bộ đô chỉ huy sứ". Vương Kiến triệu các đại thần đến tẩm điện, nói với họ:
Tuy nhiên, sau đó "Nội phi long sứ" Đường Văn Ỷ sai người canh giữ ở cửa cung, muốn trừ khử các đại thần, tự mình kiểm soát Vương Kiến. Tuy nhiên, đồng đảng của Đường Văn Ỷ là "Nội hoàng thành sứ" Phan Tại (潘在迎) tiết lộ kế hoạch cho các đại thần, các đại thần xông vào cung và đuổi Đường Văn Ỷ. Không lâu sau, Vương Kiến ban di chiếu bổ nhiệm Tống Quang Tự (宋光嗣) làm "Nội xu mật sứ", cùng với Vương Tông Bật, Vương Tông Dao, Vương Tông Oản, Vương Tông Quỳ phụ chính cho Vương Tông Diễn rồi qua đời; Vương Tông Diễn kế vị. Ông cải danh thành Vương Diễn.
Thời kỳ đầu trị vì.
Sau khi tức hoàng đế vị, Vương Diễn tôn phong Từ hiền phi làm thái hậu, tôn phong Từ thục phi làm thái phi. Ông lập Cao thái tử phi làm hoàng hậu. Do Trương Cách là cộng sự của Đường Văn Ỷ nên bị lưu đày.
Người xử lý quốc sự tuy nhiên không phải là Vương Diễn, tất cả các quyết định quan trọng đều được giao phó lại cho Vương Tông Bật. Tuy nhiên, Vương Tông Bật lại hủ bại và nhận nhiều hối lộ, còn Tống Quang Tự thì xu nịnh Hoàng đế và Vương Tông Bật. Điều này được nhìn nhận là khởi đầu cho việc Tiền Thục suy yếu. Theo ghi chép thì Vương Diễn, Từ thái hậu, và Từ thái phi thường xuyên dành thời gian du yến ở tư gia của các quần thần, và đi du ngoạn danh sơn ở các quận lân cận kinh thành, ăn uống, ngâm thơ, khiến ngân khố kiệt quệ. Thậm chí, Từ thái hậu và Từ thái phi cũng bán chức quan, bán đến cả chức thứ sử, càng khiến tình hình hối lộ trong nền chính trị Tiền Thục thêm trầm trọng. Ngoài ra, khi các quan văn võ mà Vương Diễn tin tưởng phạm pháp, họ đều không bị trừng phạt, pháp luật do vậy cũng mất đi hiệu lực.
Vào cuối năm 919, Hùng Vũ tiết độ sứ Vương Tông Lang (王宗郎) bị buộc tội. Vương Diễn quyết định tước đoạt quan tước, phục tính danh cho người này là Toàn Sư Lãng (全師郎) và khiển Vũ Định tiết độ sứ Tang Hoằng Chí (桑弘志) đem quân tiến đánh Toàn Sư Lãng. Tang Hoằng Chí nhanh chóng đánh bại và bắt được Toàn Sư Lãng, giải người này về Thành Đô, song sau đó Vương Diễn quyết định phóng thích Toàn Sư Lãng.
Năm 920, khi Vương Diễn đến tế Tiền Thục Cao Tổ trong Nguyên Miếu ở Vạn Lý Kiều; ông suất hậu phi, bá quan đi cùng; tế thực phẩm và dùng nhạc trống không phù hợp theo quy tắc của Nho giáo. Đến khi "Hoa Dương úy" Trương Sĩ Kiều (張士喬) thượng sớ can gián, Vương Diễn tức giận và suýt giết chết Trương Sĩ Kiều, chỉ đổi ý khi Từ thái hậu can thiệp. (Trương Sĩ Kiều vẫn bị lưu đày và tự sát trên đường đi.) Lúc này vua Nam Hán Cao Tổ nước Nam Hán khiển sứ đến Tiền Thục (đời vua Vương Diễn), thiết lập quan hệ hữu hảo.
Cũng vào năm 920, Vương Diễn quyết định thân chinh đánh Kỳ (đời vua Lý Mậu Trinh), phô trương tiến đến chiến tuyến, bất chấp lời can gián của "Lạc lệnh" Đoàn Dung (段融). Sau khi tiến đến tiền tuyến, ông lại trở về Thành Đô, giao lại quyền chỉ huy chiến dịch cho các tướng lĩnh. Theo ghi chép, chuyến đi này khiến cho các châu mà Vương Diễn đi qua chịu cảnh cạn kiệt tài vật. Khi Vương Diễn đến Lãng châu, mĩ nữ là con của châu dân Hà Khang đang chuẩn bị được gả đi. Vương Diễn cho bắt cô, giao cho nhà chồng của cô 100 thất lụa như là bồi thường, song người chồng này vẫn bi thương rồi chết. Tương tự, vào năm 921, khi con gái của quân sứ Vương Thừa Chương (王承綱) chuẩn bị kết hôn, Vương Diễn cũng bắt cô nhập cung; và khi Vương Thừa Chương thỉnh Vương Diễn trả cô về, Vương Diễn cho lưu đày Vương Thừa Chương. (Con gái của Vương Thừa Chương nghe tin cha đắc tội thì quyết định tự sát.)
Vương Diễn chưa từng sủng ái Cao hoàng hậu, và đến năm 921, trong khi đang rất sủng ái Vi nguyên phi, Vương Diễn gửi trả Cao hoàng hậu về nhà của cha là Cao Tri Ngôn (高知言). Cao Tri Ngôn sửng sốt, ngừng ăn và qua đời ngay sau đó. (Vi nguyên phi thực ra là cháu của Từ thái hậu, song vì Vương Diễn không muốn mọi người biết rằng mình lấy họ hàng làm thiếp nên tuyên bố rằng bà là cháu nội của tể tướng Vi Chiêu Độ triều Đường.) Mặc dù sủng ái Vi nguyên phi, song Vương Diễn không lập bà làm hoàng hậu; người được phong hậu là Kim Phi Sơn. Vương Diễn hiếu vi hành, dựng lều ở bất cứ nơi nào đến ẩn mình nhằm không để người dân trông thấy. Ngoài ra, do Vương Diễn chuộng đội một kiểu mũ rộng gọi là "đại tài mạo" (大裁帽), do vậy ông hạ lệnh cho sĩ dân Tiền Thục cũng đều phải đội loại mũ này.
Thời kỳ trị vì cuối.
Trong nhiều năm, Vương Diễn quen thuộc với việc cùng Văn Tư điện đại học sĩ Hàn Chiêu (韓昭), "Nội hoàng thành sứ" Phan Tại Nghênh (潘在迎), "Vũ dũng quân sứ" Cố Tại Tuần (顧在珣) du yến, ngồi cùng cung nữ, ca xướng, hay nói chuyện cười. Do vậy mà Xu mật sứ Tống Quang Tự có thể đưa ra các quyết định quan trọng nhân danh Vương Diễn. Khi các đại thần khác thượng biểu thỉnh cầu Vương Kiến thay đổi hành vi, Vương Kiến không làm theo (song cũng không làm theo ý của Phan Tại Nghênh là trừng phạt họ). Gia vương Vương Tông Thọ (王宗壽) cũng lên tiếng khuyên bảo Vương Diễn, nói rằng xã tắc sẽ nguy khốn, song cũng không có kết quả.
Năm 923, ở phía bắc, Hậu Đường tiêu diệt Hậu Lương, và khi Hậu Đường Trang Tông khiển sứ sang thông báo tin diệt Lương với Tiền Thục, nước Thục đều sợ hãi, song không có hành động nào. Khi một sao chổi (đương thời được xem là một điềm báo tai họa sắp xảy ra) xuất hiện và "tư thiên giám" nói rằng nước nhà có đại tai, Vương Diễn ra chiếu cho ngọc cục hóa thiết đạo trường để trừ họa, khi "Hữu bổ khuyết" Trương Vân (張雲) thượng sớ thỉnh rằng tốt hơn là nên thay đổi các chính sách nhằm xoa dịu bách tính, Vương Diễn tức giận và cho Trương Vân đi lưu đày, Trương Vân chết trên đường đi.
Hậu Lương sau đó lên kế hoạch cho một chiến dịch thôn tính Tiền Thục, kế hoạch này được Kinh Nam tiết độ sứ Cao Quý Hưng khuyến khích. Năm 924, Hậu Đường Trang Tông khiển "Khách tỉnh sứ" Lý Nghiêm (李嚴) đi sứ Tiền Thục, dò xét tình hình Tiền Thục. Trong lúc ở Tiền Thục, Lý Nghiêm xưng rằng Hậu Đường Trang Tông uy đức nhất thiên hạ, khi Hậu Lương Thái Tổ Chu Toàn Trung soán vị triều Đường thì chư hầu chưa từng cần vương. Các quan lại Tiền Thục, bao gồm Vương Tông Trù (王宗儔) liền lấy những lời này để quy kết Hậu Đường có ý xâm lược Tiền Thục, thỉnh trảm sứ giả, song Vương Diễn không nghe theo. Theo ý của Tông Quang Bảo (宋光葆), Vương Diễn bổ nhiệm Quang Bảo làm Vũ Đức tiết độ sứ, chuẩn bị binh mã nhằm đề phòng Hậu Đường xâm phạm.
Lý Nghiêm trở về kinh thành Lạc Dương của Hậu Đường trong cùng năm, một phần trong các nhiệm vụ khi đi sứ là đổi ngựa Hậu Đường lấy đồ quý của Tiền Thục, song không thành công, do luật của Tiền Thục cấm vận chuyển đồ quý đến Hậu Đường, trừ các loại đồ quý chất lượng thấp được gọi là "nhập thảo vật" (入草物). Hậu Đường Trang Tông giận dữ nói: "Vương Diễn lẽ nào không phải là "nhập thảo chi nhân" ư?", Lý Nghiêm nhân cơ hội này tiếp tục nói với Hậu Đường Trang Tông rằng Vương Kiến không đích thân quản lý quốc sự, và Vương Tông Bật và Tống Quang Tự cùng các quan lại quyền lực khác đều hủ bại, do vậy có thể dễ dàng chinh phục được Tiền Thục.
Vương Diễn không hẳn là không biết khả năng bị Hậu Đường tiến công, vào tháng 8 ÂL năm 924, ông bổ nhiệm "Hữu định viễn quân sứ" Vương Tông Ngạc (王宗鍔) làm "Chiêu thảo mã bộ sứ", suất 21 đội quân đến đỗ trú ở Dương châu, và bổ nhiệm "Trưởng trực mã quân sứ" Lâm Tư Ngạc làm (林思諤) làm Chiêu Vũ tiết độ sứ, sẵn sàng phòng bị Hậu Đường. Trong khi đó, Vương Tông Trù nhận thấy rằng Vương Diễn không có tài trị quốc, ông ta thảo luận với Vương Tông Bật về khả năng lật đổ Vương Diễn, song Vương Tông Bật do dự, Vương Tông Trù sau đó qua đời trong tức giận và lo sợ. Đồng thời, Vương Diễn cũng thể hiện sự xa lánh với các tướng lại khi bổ nhiệm thái giám Vương Thừa Hưu (王承休) chỉ huy Long Vũ quân tinh nhuệ. Cuối năm 924, tin rằng sẽ có hòa bình giữa Tiền Thục và Hậu Đường, Vương Diễn bắt đầu cắt giảm một số đội quân mà trước đây ông cho triển khai. Thêm vào đó, theo ý của Vương Thừa Hưu, ông bổ nhiệm Thừa Hưu làm Thiên Hùng tiết độ sứ, để Long Vũ quân làm nha binh của Vương Thừa Hưu. (Vương Thừa Hưu được Vương Diễn bằng lòng do kể với Vương Diễn rằng Tần châu có nhiều mỹ nữ, sau khi nhậm chức sẽ chọn để hiến cho Vương Diễn.) Vương Diễn cũng bổ nhiệm cữu phụ Từ Diên Quỳnh (徐延瓊) làm "Kinh thành nội ngoại mã bộ đô chỉ huy sứ", thay thế nhiệm vụ của Vương Tông Bật, chống lại di huấn của Vương Kiến.
Vào mùa thu năm 925, Hậu Đường tiến xa hơn trong việc chuẩn bị xâm chiếm Tiền Thục, Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm hoàng tử-Ngụy vương Lý Kế Ngập (李繼岌) làm "Tây Xuyên tứ diện hành doanh đô thống", bổ nhiệm Quách Sùng Thao (郭崇韜) làm "Đông bắc diện hành doanh đô chiêu thảo chế trí đẳng sứ", việc quân đều do Quách Sùng Thao nắm giữ.
Vương Diễn không hay biết về cuộc xâm lược sắp diễn ra, ông vẫn vi hành khắp đất nước cùng Thái hậu và Thái phi, đến những nơi như Thanh Thành Sơn, Bành châu, và Hán châu. Theo ý của Vương Thừa Hưu, Vương Kiến lên kế hoạch vi hành đến Tần châu, một phần vì muốn gặp mặt thê Nghiêm thị xinh đẹp của Vương Thừa Hưu- người mà ông từng có quan hệ. Bất chấp những lời can gián, ngay cả của Vương Tông Bật và thậm chí là Từ thái hậu, Vương Diễn vẫn du Tần châu.
Khi Vương Diễn đến Hán châu, ông nhận được tin từ Vũ Hưng tiết độ sứ Vương Thừa Tiệp (王承捷) rằng Hậu Đường xâm phạm, song Vương Diễn lại cho rằng việc này là do quần thần đồng mưu hù dọa ông, do vậy không để ý đến. Tuy nhiên, khi ông tiến đến Lợi châu (利州)- thủ phủ của Chiêu Vũ, và gặp các bại binh chạy đến từ Vũ Hưng (lúc này Thừa Tiệp đã đầu hàng) thì ông mới tin rằng Hậu Đường xâm lược. Theo kiến nghị của Vương Tông Bật và Tống Quang Tự, ông ở tại Lợi châu và bổ nhiệm "Tùy giá thanh đạo chỉ huy sứ" Vương Tông Huân (王宗勳), Vương Tông Nghiễm (王宗儼), và kiêm "Thị trung" Vương Tông Dục (王宗昱) làm tam "Chiêu thảo sứ", đem 3 vạn binh nghịch chiến. Tuy nhiên, quân Tiền Thục bị tiêu diệt bởi tướng tiên phong Lý Thiệu Sâm (李紹琛) của Hậu Đường. Hay tin chiến bại, Vương Diễn lo sợ và chạy về Thành Đô, để Vương Tông Bật trấn thủ Lợi châu; ông cũng lệnh cho Vương Tông Bật hành quyết Vương Tông Huân, Vương Tông Nghiễm và Vương Tông Dục. Trong khi đó, các tướng Tiền Thục khác lũ lượt đầu hàng hoặc chiến bại trước quân Hậu Đường, trong đó có Tống Quang Bảo và Vương Thừa Hưu.
Khi Vương Tông Huân, Vương Tông Nghiễm và Vương Tông Dục rút về Lợi châu, Vương Tông Bật lại cho họ xem chiếu chỉ của Vương Diễn, cùng họ lên kế hoạch đầu hàng Hậu Đường. Vương Tông Bật hành quân trở lại Thành Đô và chiếm giữ cung điện, quản thúc hoàng gia, trong đó có Vương Diễn và Từ thái hậu, thu giữ ngân khố. Vương Tông Bật viết thư cho Lý Kế Ngập và Quách Sùng Thao, đề nghị đầu hàng, và cũng viết một lá thư đề tên Vương Diễn để gửi cho Lý Nghiêm, nói rằng sẽ đầu hàng ngay khi Lý Nghiêm đến. Do đó, Lý Nghiêm đến Thành Đô, Vương Diễn gặp Lý Nghiêm và giao phó lại mẹ cùng hoàng hậu cho Lý Nghiêm. Vương Tông Bật nhân cơ hội này cũng tiến hành đại thành trừng các quan lại mà ông ta khinh miệt từ lâu, tuyên bố rằng mình cùng Vương Diễn từ lâu đã muốn đầu hàng song bị các quan lại này ngăn cản. Khi đại quân Hậu Đường dưới quyền Lý Kế Ngập đến Thành Đô, Vương Diễn chính thức đầu hàng.
Sau khi đầu hàng Hậu Đường.
Thoạt đầu, Hậu Đường Trang Tông cố thể hiện vẻ khoan dung, ban một chiếu chỉ cho Vương Diễn, hứa rằng sẽ phong ấp cho Vương Diễn, không làm hại Vương Diễn.
Vào mùa xuân năm 926, Lý Kế Ngập đưa Vương Diễn cùng gia quyến và một nhóm lớn gồm các quan lại Tiền Thục đi từ Thành Đô đến kinh thành Lạc Dương của Hậu Đường. Tuy nhiên, khi Vương Diễn đến Trường An, đế chế Hậu Đường đang rơi vào cảnh hỗn loạn. Hậu Đường Trang Tông lệnh cho Vương Diễn ở lại Trường An đợi đến khi tình hình tốt lên.
Khi tình thế ngày càng xấu đi, con hát được Hậu Đường Trang Tông sủng ái là Cảnh Tiến (景進) nói với Hậu Đường Trang Tông rằng đoàn người Tiền Thục đông đảo và có thể sinh biến, đề nghị giết Vương Diễn. Hậu Đường Trang Tông chấp thuận và khiển hoạn quan Hứa Diên Tự (向延嗣) đi, thoạt đầu lệnh xử tử toàn bộ đoàn người Tiền Thục. Tuy nhiên, "Xu mật sứ" Trương Cư Hàn (張居翰) khi trông thấy chiếu chỉ thì liền đổi chữ "hành" (行) thành chữ "gia" (家), do vậy mà hơn 1.000 bá quan và nô bộc Tiền Thục thoát chết. Vương Diễn cùng gia quyến bị xử tử.
Năm 928, thời Hậu Đường Minh Tông Lý Tự Nguyên, Vương Tông Thọ lúc này đang giữ chức "Hánh quân tư mã" tại Bảo Nghĩa quân của Hậu Đường, ông ta thỉnh được táng Vương Kiến. Hậu Đường Minh Tông chấp thuận, truy tặng Vương Diễn tước "Thuận Chính công", lệnh táng theo lễ chư hầu. Vương Tông Thọ tiến hành táng Vương Diễn và 17 thành viên khác của hoàng tộc Tiền Thục. | 1 | null |
Dương Ác (, 886 - 9 tháng 6 năm 908), tên tự Thừa Thiên (承天), gọi theo thụy hiệu là Hoằng Nông Uy vương, Ngô Cảnh Vương rồi Ngô Cảnh Đế, là vị quân chủ độc lập đầu tiên của nước Ngô thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong thời gian trị vì, ông giành được nhiều thắng lợi về quân sự nên tỏ ra ngạo mạn, cuối cùng, các đại thần Trương Hạo và Từ Ôn nhận thấy vị thế của họ mong manh nên quyết định sát hại Dương Ác.
Thân thế.
Dương Ác sinh năm 886, dưới triều đại của Đường Hy Tông. Ông là con cả của Dương Hành Mật- khi đó đang giữ chức Lư châu thứ sử. Mẹ của ông là Sử thị- thiếp của Dương Hành Mật, sau đó bà cũng sinh thêm Dương Long Diễn. Dương Ác còn có bốn em khác: Dương Mông, Dương Phổ, Dương Tầm (楊潯), và Dương Triệt (楊澈).
Thời Dương Hành Mật.
Dương Hành Mật sau đó trở thành một quân phiệt, kiểm soát Hoài Nam cùng một vài quân lân cận và có tước hiệu Ngô vương. Năm 904, khi Tuyên châu quan sát sứ Đài Mông (台濛) qua đời, Dương Hành Mật cử "Nha nội chư quân sứ" Dương Ác thay thế chức vụ của Đài Mông, "Hữu nha đô chỉ huy sứ" Từ Ôn nói với Dương Ác:"Vương nằm bệnh song đích tự lại bị đưa đi xa, vậy tất là mưu của gian thần. Nếu có ngày nhận được lệnh triệu hồi, nếu không phải là sứ giả của Ôn cùng với vương lệnh thư, chớ đừng về gấp". Dương Ác rớt nước mắt cảm tạ Từ Ôn rồi ra đi.
Năm 905, khi bệnh tình nặng hơn, Dương Hành Mật triệu hồi Dương Ác từ Tuyên châu trở về Dương châu để giao phó lại Hoài Nam, tiết độ phán quan Chu Ẩn (周隱) phản đối vì cho rằng Dương Ác là một người kế nhiệm không phù hợp do con người này ham mê ăn uống và đánh cầu. Chu Ẩn đề xuất rằng Dương Hành Mật nên ủy thác lại Hoài Nam cho Lưu Uy (劉威), với chỉ thị rằng quyền lực sẽ được trao lại cho một trong số các nhi tử của Dương Hành Mật khi họ lớn lên, song Từ Ôn và Trương Hạo (張顥) thì cho rằng việc này là bất khả thi. Đến khi Dương Hạo lại bảo Chu Ẩn triệu kiến Dương Ác, Chu Ẩn soạn thảo lệnh song trì hoãn việc gửi đi. Tuy nhiên, Từ Ôn và Trương Hạo phát hiện ra và truyền lệnh đi, Dương Ác đến Dương châu vào mùa đông năm 905. Dương Hành Mật cho Dương Ác giữ chức Hoài Nam lưu hậu, và không lâu sau thì hoăng. Theo thỉnh cầu của các tướng tá Hoài Nam, Lý Nghiễm (李儼)"thừa chế"bổ nhiệm Dương Ác là Hoài Nam tiết độ sứ, "Đông Nam chư đạo hành doanh đô thống", kiêm "Thị trung", "Hoằng Nông quận vương", kế nhiệm Dương Hành Mật.
Cai trị.
Khi triệu Dương Ác quay trở về Dương châu, Dương Hành Mật cho Nhuận châu đoàn luyện sứ Vương Mậu Chương đi nhậm chức Tuyên châu quan sát sứ. Dương Ác muốn đem theo màn che và thân binh về Dương châu, song Vương Mậu Chương không đồng ý, khiến Dương Ác tức giận. Ngay sau khi tập vị, Dương Ác khiển "Mã bộ đô chỉ huy sứ" Lý Giản (李簡) đem binh tiến công Vương Mậu Chương. Vương Mậu Chương thấy không thể chống lại Lý Giản, ông ta chạy sang lãnh thổ của Trấn Hải-Trấn Đông tiết độ sứ Tiền Lưu.
Sau đó, Dương Ác bắt đầu tiến hành các chiến dịch nhằm tiếp tục mở mang lãnh địa. Năm 906, ông khiển "Tiên phong chỉ huy sứ" Trần Tri Tân (陳知新) tiến công Vũ An- đương thời nằm dưới quyền cai quản của Mã Ân, Trần Tri Tân chiếm được Nhạc châu và trục xuất thứ sử Hứa Đức Huân (許德勳) do Mã Ân bổ nhiệm. Sau đó, Dương Ác cho Tăng châu thứ sử Tần Bùi (秦裴) làm "Tây Nam hành doanh đô chiêu thảo sứ", khiển đem binh tiến công Trấn Nam, trong bối cảnh Chung Diên Quy (鍾延規)- người quy phục Dương Ác- tranh chấp quyền tập vị tại quân này với Chung Khuông Thì (鍾匡時). Tần Bùi nhanh chóng chiếm được thủ phủ Hồng châu của Trấn Nam quân, giam giữ Chung Khuông Thì. Dương Ác tự kiêm Trấn Nam tiết độ sứ, cho Tần Bùi làm Hồng châu chế trí sứ.
Do nhanh chóng đạt được các thắng lợi, Dương Ác trở nên ngạo mạn. Dương Ác cho rằng Chu Ẩn mưu phản nên quyết định xử tử Chu Ẩn, điều này khiến các quan lại khác trở nên lo sợ. Mặc dù vẫn trong thời kỳ để tang Dương Hành Mật, song Dương Ác vẫn ngày đêm tiệc tùng vui đùa. Khi Từ Ôn và Trương Hạo đẫm lệ khuyên can, Dương Ác giận dữ nói với họ:"Nếu thấy ta bất tài, sao không giết ta rồi tự mình cai quản?"Điều này khiến Từ và Trương sợ hãi, do vậy quay sang lập mưu chống Dương Ác. Thoạt đầu, Từ Ôn và Trương Hạo phái ba chỉ huy sứ Chu Tư Kình (朱思勍), Phạm Tư Tòng (范思從), và Trần Phan (陳璠) đem thân binh hợp với Tần Bùi bình định Trấn Nam, sau đó lại phái Trần Hựu (陳祐) đi trừ khử họ tại doanh trại của Tần Bùi với tội danh mưu phản. Khi Dương Ác hay tin, ông chuẩn bị giết Từ Ôn và Trương Hạo, song hai người này lại ra tay trước. Vào mùa xuân năm 907, Từ Ôn và Trương Hạo đem 200 nha binh dưới quyền nhập đình, xưng là tiến hành "binh gián". Họ trừ khử một nhóm các thân tín của Dương Ác và sau đó việc quân chính đều quy về hai người Từ Ôn và Trương Hạo, Dương Ác không thể quản nổi. Nếu như có quan lại nào không đồng ý với Từ Ôn và Trương Hạo, hai người này sẽ tìm ra cớ để xử tử.
Cũng trong năm 907, một quân phiệt hùng mạnh là Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung soán vị triều Đường và lập ra triều Hậu Lương. Dương Ác cùng với Tấn vương Lý Khắc Dụng, Kỳ vương Lý Mậu Trinh, Thục vương Vương Kiến từ chối công nhận Hoàng đế Hậu Lương, tiếp tục sử dụng niên hiệu"Thiên Hựu"của triều Đường. Vương Kiến và Dương Ác di hịch chư đạo, kêu gọi cùng Kì vương và Tấn vương hội binh hưng phục Đường thất, song không được hưởng ứng trên quy mô lớn. Sau đó, Vương Kiến xưng đế, còn Dương Ác, Lý Khắc Dụng và Lý Mậu Trinh mặc dù tuyên bố là bầy tôi của Đại Đường, song trở thành các quân chủ cai quản lãnh địa của họ.
Cuối năm đó, Dương Ác khiển Lưu Tồn (劉存) làm "Tây Nam diện đô chiêu thảo sứ", cùng Trần Tri Tân, Lưu Uy (劉威), giám quân Hứa Huyền Ứng (許玄應) đem ba vạn thủy quân tiến công nước Sở của Mã Ân (nay xưng thần với Hậu Lương). Quân Hoằng Nông bị quân Sở tiêu diệt, Lưu Tồn và Trần Tri Tân bị bắt rồi bị Mã Ân xử tử, Hứa Huyền Ứng chạy thoát trở về song bị Trương Hạo và Từ Ôn xử tội chết.
Trong khi đó, Hậu Lương Thái Tổ quyết định tiến công Vũ Trinh của Lôi Ngạn Cung (雷彥恭)- chư hầu của Hoằng Nông, lệnh cho Mã Ân và Kinh Nam tiết độ sứ Cao Quý Xương tiến công Lôi Ngạn Cung. Lôi Ngạn Cung cầu viện Hoằng Nông, Dương Ác khiển Linh Nghiệp (泠業) đem thủy binh và Lý Nhiêu (李饒) đem bộ-kị binh đi cứu viện, song thất bại, hai tướng Hoằng Nông này bị Hứa Đức Huân của Sở xử tử. (Sau khi Dương Ác qua đời, Lôi Ngạn Cung buộc phải chạy sang Hoằng Nông, lãnh địa của ông ta rơi vào tay Sở.)
Dương Ác tiếp tục không thể kiểm soát nổi quyền lực của Trương Hạo và Từ Ôn, song ông vẫn cố gắng tìm cách. Trương Hạo và Từ Ôn nhận thấy vị thế của họ mong manh nên quyết định sát hại Dương Ác, rồi cùng nhau phân chia lãnh địa và quy phục Hậu Lương. Vào ngày 9 tháng 6 năm 908, Trương Hạo khiển kì đảng Kỉ Tường (紀祥) đem người đến sát hại Dương Ác trong tẩm thất. Theo ghi chép, khi các sát thủ bước vào tẩm thất của Dương Ác, Dương Ác cố thuyết phục họ quay sang chống lại Trương Hạo và Từ Ôn, hứa sẽ cho họ làm thứ sử. Hầu hết các sát thủ bị cám dỗ, duy có Kỉ Tường thì không và chính người này ải sát Dương Ác. Trương Hạo và Từ Ôn sau đó tuyên bố rằng Dương Ác bạo hoăng. Từ Ôn sau đó sát hại Trương Hạo, tôn Dương Long Diễn làm tân vương. Sau khi tức hoàng đế vị vào tháng 11 ÂL năm 927, Dương Phổ truy phong Dương Ác là"Cảnh hoàng đế". | 1 | null |
Tiền Nguyên Quán (, 887-941), nguyên danh Tiền Truyền Quán (錢傳瓘), gọi theo thụy hiệu là Ngô Việt Văn Mục Vương, tên tự Minh Bảo (明寶), là quốc vương thứ nhì của nước Ngô Việt thời Ngũ Đại Thập Quốc. Trong thời gian ông trị vì, vương quốc tập trung tại khu vực Chiết Giang ngày nay. Ông kế vị cha Tiền Lưu vào năm 932, tiếp tục cai trị cho đến năm 941. Ba quốc vương sau đó của Ngô Việt đều là vương tử của ông.
Thân thế.
Tiền Truyền Quán sinh năm 887, trong thời gian trị vì của Đường Hy Tông, khi đó cha Tiền Lưu của ông đang giữ chức Hàng châu thứ sử, và là chư hầu của Uy Thắng tiết độ sứ Đổng Xương. Ông là thất tử của Tiền Lưu, mẹ của ông là Trần thị- thiếp của Tiền Lưu.
Làm con tin.
Năm 902, lúc này Tiền Lưu đang giữ chức tiết độ sứ của Trấn Đông và Trấn Hải, và phải đối mặt với một cuộc binh biến của Từ Oản (徐綰) và Hứa Tái Tư (許再思), ngoài ra Ninh Quốc tiết độ sứ Điền Quân còn đem quân đến tiếp viện cho Từ và Hứa. Khi Tiền Lưu tập hợp các con và hỏi: "Ai có thể làm rể của Điền thị" (nhằm cầu hòa), không ai đáp lại. Tiền Lưu định khiển ấu tử Tiền Truyền Cầu (錢傳球), song Truyền Cầu từ chối, Tiền Lưu rất phẫn nộ và định giết Truyền Cầu, Tiền Truyền Quán quyết định thỉnh xin đi. Chính thất của Tiền Lưu là Ngô phu nhân yêu quý Truyền Quán nên khóc không thành tiếng, và không muốn cử ông đi, song Tiền Truyền Quán đáp: "Trừ nạn cho quốc gia, sao có thể tiếc thân?" Tiền Truyền Quán dời đi cùng với Điền Quân, và dường như kết hôn với một nữ nhi của Điền Quân.
Năm 904, Điền Quân bất mãn nên quyết định nổi dậy chống lại Hoài Nam tiết độ sứ Dương Hành Mật (trước đó Điền Quân là chư hầu của Dương Hành Mật). Sau khi liên tiếp thất bại và rơi vào tình thế tuyệt vọng, Điền Quân định giết Tiền Truyền Quán, song Tiền Truyền Quán thoát chết nhờ được mẹ của Điền Quân là Ân thị và Tuyên châu đô ngu hậu Quách Sư Tòng (郭師從) luôn bảo hộ. Sau khi Điền Quân bị đánh bại và bị giết, Tiền Truyền Quán trở về Hàng châu cùng với Quách Sư Tòng, Quách Sư Tòng trở thành thuộc hạ dưới quyền Tiền Lưu.
Dưới quyền phụ thân.
Thời Hậu Lương.
Năm 907, Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung soán vị triều Đường, mở đầu triều Hậu Lương, bản thân trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Tiền Lưu công nhận Hậu Lương, được Hậu Lương Thái Tổ phong làm Ngô Việt vương, quốc gia của Tiền Lưu do đó được gọi là Ngô Việt.
Một thời gian ngắn trước khi được phong tước Ngô Việt vương, Tiền Lưu khiển Tiền Truyền Liệu và Tiền Truyền Quán đi đánh Ôn châu và Xử châu, hai châu này thuộc về Trấn Đông quân song được cai quản độc lập dưới quyền huynh đệ Lô Cát (盧佶) và Lô Ước (盧約). Tiên đoán Tiền Truyền Liệu và Tiền Truyền Quán sẽ dùng thủy quân, Lô Cát đem thủy quân đến cự chiến tại Thanh Áo. Tiền Truyền Quán nhận định thủy quân của Lô Cát đều là tinh binh và không nên giao chiến, ông cùng binh lính tiến đến An Cố, đổ bộ và tiến thẳng đến Ôn châu. Họ nhanh chóng chiếm được Ôn châu và bắt giữ, giết chết Lô Cát. Tiền Lưu tiếp tục lệnh cho Truyền Liệu và Truyền Quán di binh thảo Xử châu, Lô Ước đầu hàng Ngô Việt.
Năm 913, "Hành doanh chiêu thảo sứ" Lý Đào (李濤), của Ngô suất hai vạn quân tiến công Ngô Việt, vượt Thiên Thu lĩnh hướng đến quê nhà Y Cẩm quân của Tiền Lưu. Tiền Lưu phong Hồ châu thứ sứ Tiền Truyền Quán làm "Bắc diện ứng viện đô chỉ huy sứ" và đem quân đi ngăn chặn, trong khi khiển Tiền Truyền Liệu đem thủy quân tiến công Đông Châu của Ngô để phân tán quân Ngô. Tiền Truyền Quán nhận thấy đường qua Thiên Thu lĩnh hiểm trở và hẹp, sai người đốn cây cối để chặn đường tiến quân của quân Ngô và sau đó tiến công, kết quả quân Ngô chiến bại, Tiền Truyền Quán bắt được Lý Đào và 3.000 quân Ngô. Cuối năm đó, Ngô khiển Tuyên châu phó chỉ huy sứ Hoa Kiền (花虔) đem binh đến hội với Quảng Đức trấn át sứ Qua Tín (渦信), mục đích là để tiếp tục lên kế hoạch tiến công Y Cẩm quân. Tiền Truyền Quán chủ động tiến công Quảng Đức, bắt giữ Hoa Kiền và Qua Tín. Tuy nhiên, khi Tiền Truyền Quán, Tiền Truyền Liệu và một huynh đệ khác là Tiền Truyền Anh (錢傳瑛) cùng tiến công Thường châu của Ngô, họ chiến bại trước phụ chính Từ Ôn và tướng Trần Hựu (陳祐) của Ngô, nhiều binh sĩ Ngô Việt tử chiến.
Cuối năm 913, Hoàng đế Hậu Lương đương thời là Chu Trấn phong cho Tiền Truyền Quán là "kiểm hiệu thái bảo", Đại Bành huyện khai quốc nam, thực ấp 300 hộ. Sang năm 914, ông được bổ nhiệm "đặc tiến", "Quảng Lộc đại phu", tiến tước Đại Bành huyện khai quốc hầu, thực ấp 1.000 hộ.
Năm 919, theo chỉ của Chu Trinh, Tiền Lưu phong tiết độ phó đại sứ Tiền Truyền Quán làm "Chư quân đô chỉ huy sứ", suất 500 chiến hạm, đánh Ngô từ Đông Châu. Ngô khiển Thư châu thứ sử Bành Ngạn Chương (彭彥章) cùng phó tướng Trần Phần (陳汾) cự chiến. Để chuẩn bị cho trận chiến, Tiền Truyền Quán cho đưa tro, cát và đậu lên các thuyền. Khi hai bên chạm mặt ở Lang Sơn Giang, Tiền Lưu cho các chiến hạm đến vị trí thuận chiều gió và sau đó rải tro vào các chiến hạm của quân Ngô, khiến binh lính Ngô không thể trông thấy các chiến hạm của Ngô Việt. Sau đó, Tiền Truyền Quán cho trải cát ra sàn các chiến hạm của mình, trong khi ném đậu vào chiến hạm của Ngô, khiến sàn các chiến hạm của Ngô đầy hạt đậu và binh lính Ngô sau đó trượt ngã và không thể hành động một cách nhanh chóng. Kế tiếp, Tiền Truyền Quán cho ném đuốc vào các chiến hạm của Ngô khiến chúng bốc cháy, quân Ngô thảm bại. Trần Phần không đến cứu viện cho Bành Ngạn Chương, vị chỉ huy này quyết định tự sát. Sau đó, Tiền Lưu lệnh cho Tiền Truyền Quán tiến công Thường châu, Từ Ôn đích thân đem quân Ngô đến cự chiến. Khi đó, thời tiết khô hanh, quân Ngô có thể dùng hỏa công chống lại quân Ngô Việt, khiến binh lính Ngô Việt hoảng sợ. Các tướng Ngô Việt là Hà Phùng (何逢) và Ngô Kiến (吳建) bị quân Ngô giết, Tiền Truyền Quán buộc phải chạy trốn. Từ Ôn nhân cơ hội này để thiết lập hòa bình giữa hai nước bằng việc trao trả các tù binh bị quân Ngô bắt, và theo ghi chép thì trong 20 năm sau đó, giữa hai nước không xảy ra vụ đụng độ lớn nào.
Năm 920, Chu Trấn bổ nhiệm Tiền Truyền Quán là Thanh Hải tiết độ sứ, và chức "Đồng bình chương sự", tuy nhiên Thanh Hải quân lúc này thực tế nằm dưới quyền cai quản của nước Nam Hán. Năm 923, khi Chu Trấn phong Tiền Lưu làm Ngô Việt quốc vương, Tiền Lưu nay có được chủ quyền và bổ nhiệm Tiền Truyền Quán là "lưu hậu" của Trấn Hải và Trấn Đông, "tổng quản phủ sự".
Đương thời, Tiền Truyền Quán đã hơn 30 tuổi mã chưa có đích tử với chính thất Mã thị, song khi đó quan lại của Ngô Việt không được phép có tiểu thiếp theo lệnh của Tiền Lưu, do vậy Mã thị đến gặp Tiền Lưu để xin cho Tiền Truyền Quán được miễn. Tiền Lưu vui mừng trả lời: Tế tự nhà ta, con là thực chủ." Do đó, Tiền Lưu cho phép Tiền Truyền Quán nạp thêm thiếp, và họ sinh cho ông nhiều nhi tử, Mã thị đối đãi với chúng như những nhi tử thân sinh.
Thời Hậu Đường.
Cũng vào năm 923, Hậu Đường diệt Hậu Lương. Năm 924, Tiền Lưu thiết lập quan hệ triều cống với Hậu Đường, xưng thần với Hậu Đường Trang Tông. Hậu Đường Trang Tông ban tất cả các chức tước mà Hậu Lương từng ban cho Tiền Lưu. Hậu Đường Trang Tông bổ nhiệm Tiền Truyền Quán làm Thanh Hải tiết độ sứ, lưu hậu của Trấn Hải và Trấn Đông, "Trung thư lệnh", "kiểm hiệu thái sư", và "Khai phủ nghi đồng tam ti".
Năm 926, Tiền Lưu bị ốm trong một thời gian ngắn, ông ta đến Y Cẩm quân để tĩnh dưỡng, giao lại quốc sự tại Hàng châu cho Tiền Truyền Quán xử lý, Tiền Lưu sau đó phục hồi và trở về Hàng châu.
Năm 928, Tiền Lưu muốn chính thức lập Tiền Truyền Quán làm người kế nhiệm, song do Tiền Truyền Quán không phải là trưởng tử nên ông đã quyết định tập hợp các vương tử và tuyên bố sẽ lập ai có nhiều công lao nhất làm người kế nhiệm. Đáp lại, các huynh của Truyền Quán là Truyền Trù (傳懿), Truyền Liệu, và đệ là Truyền Cảnh (傳璟) đều ủng hộ Truyền Quán. Sau đó, Tiền Lưu thượng biểu cho Hậu Đường Minh Tông xin trao chức tiết độ sứ của Trấn Hải và Trấn Đông cho Tiền Truyền Quán, Hậu Đường Minh Tông chấp thuận lời thỉnh cầu.
Năm 929, mối quan hệ giữa Ngô Việt và Hậu Đường bị xấu đi. Hậu Đường Minh Tông ban cho Tiền Lưu chức "Thái sư" để trí sĩ và tước tất cả các chức tước khác của Tiền Lưu, và còn ra lệnh cho các địa phương của Ngô Việt bắt hết sứ giả của Ngô Việt. Tiền Lưu lệnh cho Tiền Truyền Quán cùng thượng biểu kêu oan song không được xem xét. Năm 931, Hậu Đường Minh Tông phục quan tước cho Tiền Lưu.
Năm 932, Tiền Lưu lâm bệnh nặng. Mặc dù trước đó đã chỉ định Tiền Truyền Quán là người kế nhiệm của mình, song để kiểm tra lòng trong thành của các thuộc hạ, Tiền Lưu tuyên bố: "Ta chắc sẽ không qua khỏi cơn bệnh này, các con ta đều ngu muội và nhu nhược, ai có thể làm soái đây?" Các thuộc hạ đều đáp lại: "Lưỡng Trấn lệnh công [tức Tiền Truyền Quán] nhân hiếu lại có công lao, thì có ai dám không ủng hộ!" Tiền Lưu do đó đã giao ấn khóa cho Tiền Truyền Quán, tuyên bố: "Tướng lại đều tiến cử con, hãy cai quản cho tốt." Ông cũng nói: "Tử tôn của ta thiện sự "Trung Quốc" [tức triều đình ở Trung Nguyên], bất kể khi xảy ra thay đổi triều đại." và qua đời sau đó. Tiền Truyền Quán kế vị, tức Ngô Việt Văn Mục vương.
Trị vì.
Làm Tiết độ sứ.
Sau khi Tiền Lưu qua đời, Tiền Truyền Quán cùng các huynh đệ thoạt đầu để tang trong cùng một lều, song "Nội nha chỉ huy sứ" Lục Nhân Chương (陸仁章) chỉ ra rằng cần có sự khác biệt giữa ông và những người còn lại, vì thế ông để tang trong một lều riêng. Ông đổi tên thành Tiền Nguyên Quán, các huynh đệ của ông cũng cải tên theo cách tương tự (Truyền cải thành Nguyên). Ông không dùng tước vương hay quốc vương trong giao thiệp với triều đình Hậu Đường, mà chỉ xưng là tiết độ sứ. Ông giao phó chính sự cho Tào Nhân Đạt (曹仁達) và giao quyền cất nhắc các quan lại cho tướng Thẩm Tung (沈崧). Trong khi đó, các quan lại từ lâu đã bất mãn trước quyền lực của "Nội nha chỉ huy sứ" Lục Nhân Chương và Lưu Nhân Kỉ (劉仁杞), và một hôm chư tướng cùng đến phủ của Tiền Truyền Quán, yêu cầu giết chết Lục Nhân Chương và Lưu Nhân Kỉ. Đáp lại, Tiền Nguyên Quán khiển tụng tử Tiền Nhân Tuấn (錢仁俊) ra thông báo với họ:
Chư tướng sợ hãi và đều thoái lui. Sau đó, Tiền Nguyên Quán khiển Lục Nhân Chương và Lưu Nhân Kỉ đi nhậm chức Cù châu thứ sử và Hồ châu thứ sử. Theo ghi chép, ông cũng khuyến khích hòa thuận giữa các tướng lại khi từ chối truy vấn khi ai đó thượng thư cáo buộc khuyết điểm của người khác. Năm 933, Hậu Đường Minh Tông phong tước Ngô vương cho Tiền Nguyên Quán.
Tiền Nguyên Quán hậu đãi các huynh đệ, khi Trung Vũ- Kiến Vũ tiết độ sứ Tiền Nguyên Liệu đến Hàng châu yết kiến, Tiền Nguyên Quán dùng lễ người trong nhà để tiếp đãi, dâng rượu mừng thọ, nói, "Ngôi vị này là của huynh. Tiểu tử ngồi đây được là do huynh ban cho." Tiền Nguyên Liệu đáp: "tiên Vương chọn người hiền để kế vị. Nay quân thần đã định, Nguyên Liệu chỉ biết trung thuận thôi." Hai người xúc động khóc không thành tiếng. Tuy nhiên, khi cần thiết, ông vẫn sẵn sàng có hành động chống lại các huynh đệ, như vào năm 933, đệ của ông là Thuận Hóa tiết độ sứ Tiền Nguyên Hướng (錢元珦) kiêu túng bất pháp, mỗi khi ông ta thỉnh sự lên vương phủ thì đều bị bác bỏ, do vậy ông ta thượng thư thể hiện sự oán hận và vô lễ. Tiền Truyền Quán khiển nha tướng Ngưỡng Nhân Thuyên (仰仁詮) đến thủ phủ Minh châu của Thuận Hóa để triệu Tiền Nguyên Hướng, biết trước rằng người đệ này sợ Ngưỡng. Ngưỡng Nhân Thuyên bắt được Tiền Nguyên Hướng và đưa ông ta về Hàng châu, Tiền Nguyên Quán cho Tiền Nguyên Hướng sống trong biệt đệ.
Năm 934, Hậu Đường Mẫn Đế phong tước Ngô Việt vương cho Tiền Truyền Quán. Mẹ Trần thị của ông cũng qua đời vào khoảng thời gian này, và bà được hoàng đế Hậu Đường đương thời là Lý Tòng Kha truy tặng "Tấn quốc thái phu nhân". Do tình cảm dành cho mẹ, ông hậu đãi gia tộc của mẹ, song không ban chức quan cho họ.
Năm 936, Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường xưng là hoàng đế của Hậu Tấn, cùng quân Khiết Đan tiêu diệt Hậu Đường. Tiền Truyền Quán có vẻ nhanh chóng xưng thần với Hậu Tấn, vì cuối năm đó Hậu Tấn Cao Tổ bổ nhiệm ông là "Thiên hạ binh mã phó nguyên soái".
Năm 937, Tiền Nguyên Quán tước bỏ chức tiết độ sứ và "Đồng bình chương sự" của Tiền Nguyên Hướng, giáng Nguyên Hướng làm thứ dân. Trong cùng năm, Tiền Nguyên Quán, tiếp tục nghi ngờ một đệ khác là Tiền Nguyên Tuất (錢元㺷), người này thu gom vũ khí và cố gắng kết đảng với nhiều quan lại, đặc biệt là sau khi Tiền Nguyên Tuất từ chối thu binh và đi nhậm chức ở Ôn châu. Tận dụng thời cơ khi Tiền Nguyên Tuất đang dự tiệc trong vương phủ, Tiền Truyền Quan sát hại cả Tiền Nguyên Tuất và Tiền Nguyên Hướng. Sau đó, ông tiếp tục xem xét việc trừng phạt các quan lại liên kết chặt chẽ với Tiền Nguyên Tuất và Tiền Nguyên Hướng, song do Tiền Nhân Tuấn khuyên can, ông quyết định khoan dung.
Làm Ngô Việt vương.
Cũng vào năm 937, Hậu Tấn Cao Tổ ban cho Tiền Truyền Quán các danh dự "Hưng Bang Bảo Vận Sùng Đức Trung Đạo công thần", "Thiên hạ binh mã phó nguyên soái", tiết độ sứ Trấn Hải và Trấn Đông, Chiết Giang đông tây đẳng xứ, "Khai phủ nghi đồng tam ty", "kiểm hiệu thái sứ" giữ chức "Trung thư lệnh", Hàng châu-Việt châu đại đô đốc phủ trưởng sử, Thượng trụ quốc, cầm ấp 15000 hộ, thực phong 1500 hộ. Sau đó, Tiền Nguyên Quán "phục kiến quốc", ra lệnh xá trong lãnh địa, lập Tiền Hoằng Tổn (錢弘僔) làm thế tử, bổ nhiệm Tào Trọng Đạt, Thẩm Tung, Bì Quang Nghiệp (皮光業) là thừa tướng.
Năm 939, chính thất của Tiền Truyền Quán là Mã thị qua đời.
Năm 940, Mân vương Dương Hi tranh chấp với đệ là Kiến châu thứ sử Vương Diên Chính, cuối cùng nổ ra nội chiến. Vương Hy phái 4 vạn quân bao vây Kiến châu, Vương Diên Chính cầu viện Ngô Việt. Bất chấp lới can gián của thừa tướng Lâm Đỉnh (林鼎), Tiền Nguyên Quán vẫn khiển Ninh Quốc tiết độ sứ-Đồng bình chương sự Ngưỡng Nhân Thuyên và "Nội đô giám sứ" Tiết Vạn Trung đem 4 vạn lính đến cứu viện cho Vương Diên Chính. Tuy nhiên, khi quân Ngô Việt đến nơi thì Vương Diên Chính đã đẩy lui cuộc tiến công của Vương Hi, Vương Diên Chính tặng quà cho quân Ngô Việt và thỉnh cầu quân Ngô Việt triệt thoái. Tuy nhiên, Ngưỡng Nhân Thuyên và Tiết Vạn Trung từ chối và dựng trại ở gần châu thành. Vương Diên Chính lo sợ và quay sang cầu viện Vương Hy, Vương Hy khiển Tuyền châu thứ sử Vương Kế Nghiệp (王繼業) suất 2 vạn quân đến cứu viện. Sau đó, Vương Diên Chính tiến công quân Ngô Việt, Ngưỡng Nhân Thuyên và Tiết Vạn Trung thua trận và chạy trốn. Cũng trong năm 940, Hậu Tấn Cao Tổ bổ nhiệm Tiền Nguyên Quán là "Thiên hạ binh mã đô nguyên soái", "Thượng thư lệnh".
Năm 941, vương phủ thự của Ngô Việt xảy ra hỏa hoạn, cung thất và phủ khố bị cháy gần hết. Tiền Nguyên Quán kinh sợ, phát cuồng tật. Các quan lại của Nam Đường (thay thế Ngô) đều khuyến khích Nam Đường Liệt Tổ công chiếm Ngô Việt. Tuy nhiên, Hoàng đế Nam Đường không muốn tận dụng thời cơ này, thay vào đó ông ta khiển sứ giả sang chúc Tiền Truyền Quán bình phục, ngoài ra còn tặng quà.
Ngoài việc phát cuồng tật, thể chất của Tiền Truyền Quán cũng suy sụp, ông giao phó Tiền Hoằng Tá (Tiền Hoằng Tổn qua đờì năm 940) cho "Nội đô giám" Chương Đức An (章德安), sau đó qua đời. Tiền Hoằng Tá tức vị, được Hậu Tấn Cao Tổ sắc phong là Ngô Việt quốc vương. | 1 | null |
La Thiệu Uy (, 877-4 tháng 7 năm 910), tên tự Đoan Kỉ (端己), là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường và đầu thời nhà Hậu Lương. Ông giữ chức Ngụy Bác tiết độ sứ, quân này cũng gọi là Thiên Hùng. Ông cai quản Ngụy Bác theo cách thức phần lớn là độc lập, song đến cuối đời ông phải tăng cường hợp nhất với Hậu Lương, lý do phần nhiều là vì ông từng tiến hành đồ sát các đội quân ương bướng dưới quyền, khiến thực lực suy yếu.
Thân thế.
La Thiệu Uy sinh năm 877, dưới triều đại của Đường Hy Tông. Ông là người Quý Hương (貴鄉), một trong hai huyện của Ngụy châu- thủ phủ của Ngụy Bác. Khi ông sinh ra, cha ông là La Hoằng Tín (羅弘信) chưa giữ chức Ngụy Bác tiết độ sứ. Năm 888, các binh sĩ Ngụy Bác tiến hành binh biến chống lại tiết độ sứ Lạc Ngạn Trinh, Lạc Ngạn Trinh buộc phải đi tu. Thoạt đầu, các binh sĩ ủng hộ Triệu Văn Biện kế nhiệm Lạc Ngạn Trinh, song khi nhi tử của Lạc Ngạn Trinh là Lạc Tòng Huấn (樂從訓) đem quân tiến công, Triệu Văn Biện lại từ chối giao chiến, các binh sĩ vì thế quay sang giết chết Triệu Văn Biện và ủng hộ La Hoằng Tín làm thủ lĩnh thay thế. La Hoằng Tín sau đó đánh bại và giết chết Lạc Tòng Huấn, cũng giết chết Lạc Ngạn Trinh, giành được chức tiết độ sứ.
Khi còn trẻ, La Thiệu Uy được mô tả là có tính quả quyết và thông minh, có tài cai quản. Sau đó, khi La Hoằng Tín hoăng vào năm 898, quân lính ủng hộ Tiết độ phó sứ La Thiệu Uy làm "lưu hậu", sau đó được Đường Chiêu Tông bổ nhiệm là Ngụy Bác lưu hậu. Trong cùng năm, Đường Chiêu Tông chính thức bổ nhiệm La Thiệu Uy làm tiết độ sứ, và phong tước Trường Sa quận vương.
Tiết độ sứ.
Thời Đường.
Sau đó, Đường Chiêu Tông cho La Thiệu Uy giữ chức "kiểm hiệu thái úy".
Năm 899, Lô Long tiết độ sứ Lưu Nhân Cung cùng con là Nghĩa Xương tiết độ sứ Lưu Thủ Văn đem quân tiến công Ngụy Bác. Lưu Nhân Cung đầu tiên tiến công Bối châu của Ngụy Bác và đồ sát dân chúng, sau đó tiến về Ngụy châu. La Thiệu Uy cầu viện đồng minh lâu năm của cha mình là Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung phái bộ tướng Lý Tư An (李思安) và Trương Tồn Kính (張存敬) đến cứu viện La Thiệu Uy. Lý Tư An sau đó đánh bại Lưu Nhân Cung và buộc người này phải triệt thoái. Trong lúc Lưu Nhân Cung tiến đánh, La Thiệu Uy cũng cầu viện Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng, mặc dù Lý Khắc Dụng là địch thủ của cha ông và Chu Toàn Trung; Lý Khắc Dụng cũng phái cháu là Lý Tự Chiêu (李嗣昭) đến cứu viện Ngụy Bác, song trước khi Lý Tự Chiêu tiến quân đến nơi thì quân Lô Long đã bị quân Tuyên Vũ đẩy lui, La Thiệu Uy lại cắt đứt quan hệ với Hà Đông. Cũng trong năm đó, Đường Chiêu Tông trao cho La Thiệu Uy chức "Đồng bình chương sự".
Năm 901, Đường Chiêu Tông trao chức "Thị trung" cho La Thiệu Uy.
Năm 904, Chu Toàn Trung buộc Đường Chiêu Tông phải thiên đô từ Trường An đến Lạc Dương. Chu Toàn Trung yêu cầu các quân là đồng minh của ông ta phải đóng góp trong việc xây dựng cung điện và các công trình khác của đế chế tại Lạc Dương, La Thiệu Uy do vậy đã khiển một đội quân đến xây Thái Miếu ở Lạc Dương. Nhờ việc này, trong cùng năm, Ngụy Bác quân được đổi tên thành Thiên Hùng quân. Cũng trong năm 904, tước hiệu của La Thiệu Uy được thăng thành Nghiệp vương.
Năm 905, nha tướng Lý Công Thuyên (李公佺) cùng nha quân âm mưu tiến hành binh biến. Khi bị La Thiệu Uy phát hiện, Lý Công Thuyên đốt một số phủ và cướp phá thành, sau đó chạy sang Nghĩa Xương.
Cuộc binh biến của Lý Công Thuyên khiến cho La Thiệu Uy càng trở nên lo sợ nha quân, vốn có vai trò trọng yếu trong việc lật đổ các tiết độ sứ khác. Do đó, ông bí mật thông báo tình hình cho Chu Toàn Trung và yêu cầu Chu Toàn Trung giúp đỡ tiêu diệt nha quân. Năm 906, Chu Toàn Trung khiển Lý Tư An đem 7 vạn lính tiến đến Thiên Hùng, tuyên bố là để tiến công Nghĩa Xương cùng quân Ngụy Bác và Thành Đức, nhằm trừng phạt quân này vì dám tiếp nhận Lý Công Thuyên. Chu Toàn Trung có một nhi nữ kết hôn với nhi tử của La Thiệu uy là La Đình Quy (羅廷規), song vào lúc này cô lại qua đời. Chu Toàn Trung khiển Mã Tự Huân (馬嗣勳) vào thành với một đội quân hộ vệ có vẻ là nhỏ, xưng là để chuẩn bị tang lễ cho cô, song trên thực tế giấu các binh sĩ khác trong các đồ dùng chuẩn bị cho tang lễ. Sau đó, La Thiệu Uy bí mật khiển binh sĩ làm hỏng cung và áo giáp của nha quân. Đêm hôm đó, Lã Thiệu Uy và Mã Tự Huân hợp binh tiến công nha quân, các binh sĩ nha quân cùng gia quyến bị đồ sát, lên tới khoảng 8.000 hộ.
Việc đồ sát các binh sĩ nha quân khiến các đội quân Thiên Hùng khác sửng sốt và tức giận, kể cả khi La Thiệu Uy cố gắng giải thích lý do cho họ. Nha tướng Sử Nhân Ngộ (史仁遇) tiến hành binh biến, tập hợp binh sĩ chiếm cứ Cao Đường và xưng là lưu hậu, cầu viện Hà Đông và Nghĩa Xương. Tuy nhiên, các bộ tướng của Chu Toàn Trung là "Nguyên soái phủ tả tư mã" Lý Chu Di (李周彝) và "hữu tư mã" Phù Đạo Chiêu (符道昭) nhanh chóng đánh bại và giết chết Sử Nhân Ngộ, trước khi binh sĩ Hà Đông và Nghĩa Xương kịp đến cứu viện. Mặc dù được Chu Toàn Trung giúp sức song La Thiệu Uy cũng phải mất tới nửa năm để dập tắt toàn bộ các cuộc binh biến. Trong giai đoạn đó, do phải tiếp tế cho quân Tuyên Vũ đến tăng viện, Thiên Hùng trở nên kiệt quệ. Việc tiêu diệt nha quân giúp chấm dứt nhiều mối đe dọa với La Thiệu Uy, song cũng vì thế mà sức chiến đấu của quân đội Thiên Hùng bị suy giảm, bản thân La Thiệu Uy cũng ân hận.
Sau đó, khi Chu Toàn Trung phát động chiến dịch trừng phạt Nghĩa Xương, La Thiệu Uy đóng vai trò là nguồn tiếp tế chính. La Thiệu Uy cũng cho xây một phủ cho Chu Toàn Trung ở Ngụy châu, cung cấp các đồ dùng xa xỉ cho Chu Toàn Trung. Sau khi Chu Toàn Trung buộc phải bỏ dở chiến dịch do Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Đinh Hội (丁會) nổi dậy, ông ta trở về Ngụy châu vào mùa xuân năm 907 và ở tại đây một thời gian để dưỡng bệnh. La Thiệu Uy sợ rằng Chu Toàn Trung dự tính đoạt lấy Thiên Hùng nên đến gặp Chu Toàn Trung và đề xuất Chu Toàn Trung nên soán vị triều Đường. Khi đó, Chu Toàn Trung từ chối, trong lòng thì biết ơn La Thiệu Uy. Trong cùng năm, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải thiện nhượng cho mình, trở thành Hậu Lương Thái Tổ.
Thời Hậu Lương.
Hậu Lương Thái Tổ cho La Thiệu Uy giữ chức "Thái phó". Cũng trong năm đó, sau khi Lưu Thủ Quang lật đổ cha và nắm quyền cai quản Lô Long, ông ta quy phục hoàng đế Hậu Lương, Lưu Thủ Văn chiến bại trước Lưu Thủ Quang. La Thiệu Uy cho rằng đây là thời cơ tốt để thuyết phục Lưu Thủ Văn quy phục Hậu Lương, vì thế viết một lá thư cho Lưu Thủ Văn. Lưu Thủ Văn chấp thuận, xưng thần với Hậu Lương Thái Tổ.
Năm 909, La Thiệu Uy mắc bệnh tê liệt, thượng biểu xưng: "Ngụy Bác vốn là đại trấn, có nhiều đối thủ. Xin hãy phái hữu công trọng thần đến trấn thủ. Thần xin được được đem thân quy phủ đệ". Hậu Lương Thái Tổ cảm động, đánh giá cao đề xuất của La Thiệu Uy, bổ nhiệm thứ tử của ông là La Chu Hàn (La Đình Quy qua đời trước đó) là tiết độ phó sứ và tạm thời làm chủ, nói với sứ giả của La Thiệu Uy: "Nhanh chóng quay về và nói với chủ của ngươi: Phải tận lực ăn vì ta. Nếu như không thể tránh được, ta sẽ đền đáp lòng tôn kính với con cháu." Tuy nhiên, La Thiệu Uy qua đời vào năm 910. Hậu Lương Thái Tổ cho La Chu Hàn giữ chức "lưu hậu", rồi "tiết độ sứ".
Tài văn chương.
La Thiệu Uy được ghi chép là có tài văn chương, ông có một bộ sưu tập sách lớn, và đã cho lập trường học trong quân. Khi thiết tiệc thuộc cấp, ông thường làm thơ. Ông ngưỡng mộ thơ của La Ẩn (羅隱), một thuộc cấp của Ngô Việt vương Tiền Lưu, từng khiển sứ mang lễ vật cho La Ẩn. La Ẩn trả ơn bằng việc gửi các bài thơ của mình cho La Thiệu Uy. Sau đó, La Thiệu Uy tập hợp các bài thơ của mình thành một tuyển tập có tên "Thâu Giang Đông tập" (偷江東集). | 1 | null |
Vương Dung (, 877?-921), là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường và sau trở thành người cai trị duy nhất của nước Triệu thời Ngũ Đại Thập Quốc.
Thời Đường, Vương Dung thoạt đầu đã cố gắng thể hiện sự độc lập bên cạnh các quân phiệt hùng mạnh Chu Toàn Trung và Lý Khắc Dụng, song sau đã buộc phải quy phục Chu Toàn Trung, mặc dù ông vẫn cai quản lãnh địa của mình tương đối độc lập. Sau khi Chu Toàn Trung xưng đế và lập ra nhà Hậu Lương, Vương Dung tiếp tục là một chư hầu và được phong tước Triệu vương. Sau đó, khi hoàng đế Hậu Lương cố gắng dùng vũ lực để đoạt lấy đất Triệu, Vương Dung đã ly khai khỏi Hậu Lương và quay sang liên kết với Tấn vương Lý Tồn Úc. Năm 921, con nuôi Vương Đức Minh đã tiến hành chính biến, lật đổ và giết chết Vương Dung.
Thân thế.
Vương Dung có lẽ sinh năm 877. Khi đó, cha Vương Cảnh Sùng của ông giữ chức Thành Đức tiết độ sứ (trị sở nay thuộc Thạch Gia Trang, Hà Bắc)- chức vụ này do gia tộc họ Vương nắm giữ từ thời cụ của Vương Cảnh Sùng là Vương Đình Thấu. Mẹ của Vương Dung là Hà thị- không rõ bà là chính thất hay tiểu thiếp của Vương Cảnh Sùng, song bà được mô tả là hiền đức và nghiêm khắc trong việc răn dạy Vương Dung.
Vương Cảnh Sùng qua đời vào năm 883, các binh sĩ của Thành Đức quân ủng hộ tiết độ phó sứ Vương Dung (khi đó mới 10 tuổi âm) làm 'lưu hậu'. Đường Hi Tông sau đó đã sớm công nhận Vương Dung là lưu hậu, trong cùng năm chính thức bổ nhiệm Vương Dung là tiết độ sứ.
Thời Đường.
Liên kết với Lữ Long quân.
Thời điểm đó, Đại Đường đã rơi vào tình trạng rối loạn, các tiết độ sứ tiến công và chiếm đất của nhau. Một trong số các tiết độ sứ hùng mạnh nhất khi đó là Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng. Láng giềng của Vương Dung là Nghĩa Vũ tiết độ sứ Vương Xử Tồn liên kết với Vương Khắc Dụng. Cả Vương Dung và Lữ Long tiết độ sứ Lý Khả Cử đều lo sợ trước sức mạnh ngày càng tăng của Lý Khắc Dụng và do đó khinh miệt Vương Xử Tồn trước việc ông ta liên kết với Lý Khắc Dụng. Do đó, Thành Đức quân và Lư Long quân đã liên minh chống lại Vương Xử Tồn, dự tính sẽ tiêu diệt Vương Xử Tồn và chia hai châu Định và Dịch của Nghĩa Vũ quân. Sau khi thuyết phục Đại Đồng tiết độ sứ Hách Liên Đạc tiến công Lý Khắc Dụng để Lý Khắc Dụng không thể đem quân đến cứu viện Vương Xử Tồn, họ phát động tiến công vào năm 885, thuộc cấp của Lý Khả Cử là Lý Toàn Trung tiến công Dịch châu còn quân của Vương Dung tiến công Vô Cực. Sau đó, khi Lý Khắc Dụng phái Khang Quân Lập đi cứu viện Vương Xử Tồn, Vương Dung đã triệt thoái, còn Lý Toàn Trung sau khi chiếm được Dịch châu thì lại để mất khi Vương Xử Tồn phản công. Lý Toàn Trung do lo sợ sẽ bị Lý Khả Cử trừng phạt nên đã đưa quân tiến công thủ phủ U châu của Lư Long quân. Lý Khả Cử thấy tình thế vô vọng nên đã tự sát, Lý Toàn Trung chiếm được Lư Long quân.
Sau đó, cả Vương Dung và người kế nhiệm Lý Toàn Trung là Lý Khuông Uy vẫn là địch thủ của Lý Khắc Dụng, và đến năm 890, khi Đường Chiêu Tông tuyên bố tổng tiến công chống Lý Khắc Dụng dưới quyền thống soái của Trương Tuấn, Vương Dung được phong là "đông diện chiêu thảo sứ" còn Lý Kuông Uy là "bắc diện chiêu thảo sứ". Tuy nhiên, Vương Dung cũng như Ngụy Bác tiết độ sứ La Hoằng Tín thì xem Hà Đông quân là đối trọng với triều đình nên từ chối đóng góp binh sĩ và hậu cần cho chiến tranh, góp phần khiến cho Trương Tuấn chiến bại trước Lý Khắc Dụng.
Năm 891, sau khi đánh bại quân triều đình, Lý Khắc Dụng quyết định tiến công Thành Đức quân, thoạt đầu chiếm được ưu thế. Lý Khuông Uy đem quân đến cứu viện Vương Dung, Lý Khắc Dụng cho quân triệt thoái. Khi Lý Khuông Uy và Vương Dung hợp binh tiến công Nghiêu Sơn do Hà Đông quân kiểm soát vào mùa xuân năm 892, họ đã chiến bại trước thuộc hạ của Lý Khắc Dụng là Lý Tự Huân (李嗣勳). Sau đó, Lý Khắc Dụng và Vương Xử Tồn cùng hợp binh tiến công Vương Dung, thoạt đầu họ giành được thắng lợi, song sau đó Vương Dung đã đẩy lui liên quân này. Sau đó, Đường Chiêu Tông phái sứ giả đến để hoà giải tranh chấp giữa bốn quân, song không có kết quả.
Tuy nhiên, trận chiến Nghiêu Sơn đã giúp Vương Dung có thêm sự ủng hộ trong một thời gian ngắn, do trước khi phái Lý Tự Huân, Lý Khắc Dụng đã lệnh cho hai con nuôi là Hình-Minh-Từ châu lưu hậu Lý Tồn Hiếu và Lý Tồn Tín đi giải vây Nghiêu Sơn. Tuy nhiên, do Lý Tồn Hiếu và Lý Tồn Tín lại tranh chấp với nhau nhằm được Lý Khắc Dụng sủng ái, họ không hiệp đồng tốt và không tiến quân, buộc Lý Khắc Dụng phái cử Lý Tự Huân đi thay. Lý Tồn Tín sau đó đã cáo buộc Lý Tồn Hiếu bí mật liên lạc với Vương Dung và Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung. Lý Tồn Hiếu tức giận trước cáo buộc của Lý Tồn Tín nên đã ly khai Lý Khắc Dụng và liên minh với Vương Dung và Chu Toàn Trung. Sau đó, khi Lý Khắc Dụng tiến công Lý Tồn Hiếu vào mùa xuân năm 893, Vương Dung đã đến cứu viện Lý Tồn Hiếu, song sau đó quân của ông chiến bại. Đến khi Lý Khắc Dụng tiến công thủ phủ Trấn châu của Thành Đức quân, Lý Tồn Hiếu đã đến cứu viện Vương Dung, song Lý Khắc Dụng vẫn tiếp tục tiến công. (Vương Dung cũng cầu viện Chu Toàn Trung, song Chu Toàn Trung khi đó đang tiến hành chiến dịch chống lại Cảm Hóa tiết độ sứ Thì Phổ và không thể đến cứu viện.) Đến khi Lý Khuông Uy kéo quân từ Lữ Long đến, Lý Khắc Dụng mới triệt thoái.
Tuy nhiên, trong khi Lý Khuông Uy không có mặt tại Lữ Long, Lý Khuông Trù đã phát động binh biến tại U châu và đoạt lấy quyền kiểm soát Lư Long quân. Khi hay tin về cuộc binh biến, hầu hết quân sĩ đã bỏ rơi Lý Khuông Uy và chạy về U châu. Lý Khuông Uy ban đầu thượng biểu cho Đường Chiêu Tông để được đến Trường An phụng sự, tuy nhiên Vương Dung do biết ơn nên đã nghênh đón Lý Khuông Uy trở về Trấn châu, xây phủ đệ cho Lý Khuông Uy và tôn vinh Lý Khuông Uy là cha.
Lý Khuông Uy đã giúp Vương Dung củng cố thành trì và huấn luyện binh sĩ. Tuy nhiên, Lý Khuông Uy lại có ý đồ muốn đoạt lấy Thành Đức quân nên vào năm 893, trong ngày giỗ phụ mẫu của Lý Khuông Uy, khi Vương Dung đang ở trong phủ đệ của Lý Khuông Uy để dự lễ, Lý Khuông Uy đã lệnh cho binh sĩ cố gắng bắt giữ Vương Dung. Vương Dung đã phản ứng một cách nhanh chóng, tuyên bố rằng mình sẵn sàng chuyển giao quyền kiểm soát quân cho Lý Khuông Uy song nên làm điều này một cách cách chính thức trong công cộng phủ. Lý Khuông Uy chấp thuận, và họ cùng cưỡi ngựa nhập phủ, các binh sĩ của Lý Khuông Uy hộ tống. Trên đường, một trong các binh sĩ Thành Đức là Mặc Quân Hòa (墨君和) đã ẩn trong một góc rồi tóm lấy Vương Dung và đưa ông ra khỏi đội quân của Lý Khuông Uy. Các đội quân còn lại của Thành Đức nhận thấy Vương Dung đã ra khỏi cảnh hiểm nguy nên đã tiến công và đồ sát Lý Khuông Uy cùng quân lính của người này, Vương Dung đoạt lại Thành Đức. (Tuy nhiên, điều này đã chấm dứt liên minh giữa Thành Đức và Lữ Long, do Lý Khuông Trù tuyên bố rằng sẽ báo thù cho cái chết của Lý Khuông Uy, rồi sau đó tiến công Thành Đức song không thành công.)
Cai trị độc lập.
Gần như ngay lập tức sau khi Lý Khuông Uy chết, Vương Dung lại cố gắng cứu viện Lý Tồn Hiến- đang bị Lý Khắc Dụng bao vây tại Hình châu (邢州). Tuy nhiên, Vương Dung đã bị Lý Khắc Dụng đánh bại, và trong lo sợ, Vương Dung quay sang hợp binh với Lý Khắc Dụng tiến công Lý Tồn Hiếu và cho đưa lương thực đến cho quân của Lý Khắc Dụng. Năm 894, Lý Tồn Hiếu buộc phải đầu hàng, Lý Khắc Dụng giành lại Hình-Minh-Từ châu.
Năm 895, Đường Chiêu Tông ban cho Vương Dung chức vụ mang tính danh dự là "Thị trung".
Năm 897, cuộc tiến công của Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh đã buộc Đường Chiêu Tông phải chạy khỏi kinh thành Trường An để đến Khuông Quốc do Hàn Kiến cai quản, Lý Khắc Dụng muốn bắt đầu một chiến dịch nhằm cần vương nên đã viết thư cho Vương Dung và người kế nhiệm Vương Xử Tồn là Vương Cáo để thỉnh cầu họ đóng góp, song không có ghi chép về phản ứng của Vương Dung. Lý Khắc Dụng sau đó buộc phải từ bỏ chiến dịch khi Lữ Long tiết độ sứ Lưu Nhân Cung ly khai và cai quản độc lập. Sau đó, vào năm 898, khi Lý Khắc Dụng xem xét hòa bình với Chu Toàn Trung, ông ta đã viết thư cho Vương Dung và nhờ Vương Dung làm trung gian giữa hai bên, song Chu Toàn Trung sau đó đã cự tuyệt lời đề nghị của Lý Khắc Dụng. Cũng trong năm đó, Đường Chiêu Tông ban cho Vương Dung chức vụ danh dự là "Trung thư lệnh".
Năm 900, khi Chu Toàn Trung phái bộ tướng Cát Tòng Chu đi đánh Nghĩa Xương do Lưu Thủ Văn cai quản, Cát Tòng Chu thoạt đầu giành chiến thắng trước Lưu Thủ Văn, song sau khi Vương Dung phái sứ giả đến hòa giải và Cát Tòng Chu gặp phải các trận mưa lớn, Chu Toàn Trung đã triệu hồi Cát Tòng Chu và quân sĩ.
Tuy nhiên, Chu Toàn Trung sau đó đã quyết định tiến công Vương Dung vì Vương Dung giao thiệp với Lý Khắc Dụng. Chu Toàn Trung tiếp cận và tiến công Trấn châu, phóng hỏa đốt nam môn. Vương Dung lo sợ, khiển Chu Thức (周式) đi cầu xin Chu Toàn Trung, nói rằng Vương Dung đánh cuộc với Lý Khắc Dụng để có được hòa bình và rằng người dân Thành Đức đã trung thành với gia tộc họ Vương trong nhiều đời và sẽ chiến đấu hết mình vì Vương Dung. Chu Toàn Trung chấp thuận hòa bình, song buộc Vương Dung phải cử trưởng tử là Vương Chiêu Tộ (王昭祚) và con của nhiều quan lại Thành Đức đến Tuyên Vũ làm con tin; Vương Dung cũng bị buộc phải dâng một lượng lớn lụa. Chu Toàn Trung sau đó triệt thoái, gả một nữ nhi của mình cho Vương Chiêu Tộ. Từ đó, Vương Dung trở thành một chư hầu của Chu Toàn Trung.
Quy phục Chu Toàn Trung.
Sau khi Vương Dung chấp thuận trở thành chư hầu của Chu Toàn Trung, Thành Đức phán quan Trương Trạch (張澤) đã chỉ ra rằng Nghĩa Vũ và Lữ Long vẫn còn liên hệ với Hà Đông, và rằng Thành Đức nên tiếp tục suy tính về việc sẽ bị các quân này hợp binh tiến đánh. Trương Trạch đề xuất rằng Vương Dung hãy thuyết phục Chu Toàn Trung công chiếm Nghĩa Vũ và Lữ Long. Vương Dung sau đó đã lệnh cho Chu Thức đệ trình đề xuất này cho Chu Toàn Trung, Chu Toàn Trung phái bộ tướng là Trương Tồn Kính (張存敬) tiến về phía bắc đánh Lữ Long và Nghĩa Xương trước, chiếm được Doanh châu (瀛州), Cảnh châu (景州), và Mạc châu (莫州). Tuy nhiên, sau khi sau khi không thể tiến đánh U châu vì gặp phải ngập lụt, Trương Tồn Kính đã tiến về phía tây đánh Nghĩa Vũ, Vương Cáo chiến bại và phải chạy trốn. Dư bộ của Nghĩa Vũ ủng hộ Vương Xử Trực trở thành người kế nhiệm Vương Cáo, và sau đó Vương Xử Trực đã thuyết phục Chu Toàn Trung triệt thoái khi chấp thuận quy phục.
Năm 903, sau khi Thôi Dận và Chu Toàn Trung hợp lực đồ sát các hoạn quan tại Trường An, Vương Dung nhận được chiếu chỉ phải tuyển 50 hoạn giả tại Thành Đức và đưa đến Trường An làm nô bộc, lý do là vì người Thành Đức được đánh giá thâm hậu và có tính cẩn trọng, thật thà.
Sau khi buộc Đường Chiêu Tông phải dời đô từ Trường An đến Lạc Dương, rồi ám sát Đường Chiêu Tông, Chu Toàn Trung đã buộc Đường Ai Đế phải thiện nhượng cho mình vào năm 907, khởi đầu nhà Hậu Lương và trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Vương Dung đã công nhận Chu Toàn Trung là Thiên tử, trong khi Thành Đức được đổi tên thành Vũ Thuận (武順) do húy kỵ cha của Chu Toàn Trung là Chu Thành (朱誠)..
Chư hầu của Hậu Lương.
Sau khi tức vị, Hậu Lương Thái Tổ phong cho Vương Dung tước hiệu Triệu vương. Hậu Lương Thái Tổ cũng cho Vương Dung thủ chức "Thái sư". Mặc dù Vũ Thuận và Nghĩa Vũ theo truyền thống từ thời trung Đường và hậu Đường nên từ chối nộp thuế cho triều đình Hậu Lương, song Vương Dung và Vương Xử Trực thường xuyên triều cống.
Năm 910, Hà thị qua đời, Hậu Lương Thái Tổ đã phái sứ giả đến điếu và phục quan cho Vương Dung (sau thời gian để tang). Các tiết độ sứ lân cận cũng cử người đến điếu, trong đó có Tấn vương Lý Tồn Úc- người từ chối công nhận thẩm quyền của hoàng đế Hậu Lương. Khi sứ giả Hậu Lương tình cờ trông thấy sứ giả Tấn, ông ta đã sửng sốt. Sau khi trở về kinh thành của Hậu Lương, vị sứ giả này đã thông báo sự việc cho Hậu Lương Thái Tổ và trình bày nghi ngờ của mình rằng Vương Dung và Vương Xử Trực bí mật liên kết với Tấn. Do Nghiệp vương La Thiệu Uy mới qua đời, Hậu Lương Thái Tổ muốn nhân cơ hội này để đoạt quyền kiểm soát thực tế với Ngụy Bác, Vũ Thuận và Nghĩa Vũ.
Đến mùa đông năm 910, Yên vương Lưu Thủ Quang giả bộ tiến công Nghĩa Vũ, Hậu Lương Thái Tổ phái Đỗ Đình Ẩn (杜廷隱) và Đinh Diên Huy (丁延徽) đem quân Ngụy Bác tiến về phía bắc, đến Thâm châu (深州) và Ký châu (冀州) của Vũ Thuận, tuyên bố là đến giúp Vũ Thuận và Nghĩa Vũ chống lại cuộc tiến công của Lưu Thủ Quang. Bộ tướng của Vương Dung là Thạch Công Lập (石公立) khi đó đang trấn thủ Thâm châu, người này nghi ngờ về ý định của quân Hậu Lương nên đã đề xuất với Vương Dung rằng ông nên từ chối đề nghị giúp đỡ. Vương Dung không muốn tạo thêm bất kỳ tranh chấp nào giữa mình và Hậu Lương nên đã lệnh cho Thạch Công Lập rút quân khỏi Thâm châu. Tuy nhiên, ngay sau đó, Đỗ Đình Ẩn và Đinh Diên Huy đã tương ứng đoạt lấy Thâm châu và Ký châu, đồ sát toàn bộ binh sĩ Vũ Thuận còn ở lại, và bố trí phòng thủ để đợi Vương Cảnh Nhân đem đại quân Hậu Lương tiến đến. Vương Dung lệnh cho Thạch Công Lập tiến công quân Hậu Lương, song không thể nhanh chóng tái chiếm hai châu. Sau đó, Vương Dung cầu viện Lưu Thủ Quang (bị từ chối) và Lý Tồn Úc (được chấp thuận). Lý Tồn Úc lập tức tiến quân, khiển Chấn Vũ tiết độ sứ Chu Đức Uy đem quân tiến đến trước còn mình thì đi phía sau, tiến đến Trấn châu để cứu viện Vương Dung. Từ thời điểm này, Vũ Thuận (đổi lại tên thành Thành Đức) và Nghĩa Vũ ly khai Hậu Lương và khôi phục sử dụng niên hiệu "Thiên Hựu" của nhà Đường, và trên thực tế trở thành các thực thể hoàn toàn độc lập.
Đồng minh với Tấn.
Hậu Lương Thái Tổ tiếp tục phái Vương Cảnh Nhân tiến đến Trấn châu khi hay tin quân Tấn tiến đến Triệu châu của Triệu. Sau một số cuộc giao tranh nhỏ, liên quân Tấn-Triệu và quân Hậu Lương giao chiến tại Bá Hương vào mùa xuân năm 911. Tình thế thoạt đầu bất phân thắng bại, song sau khi Vương Cảnh Nhân phạm sai lầm khi chuyển một bộ phận quân lính về phía sau, tướng Tấn Lý Tự Nguyên đã lừa quân Hậu Lương tin rằng Vương Cảnh Nhân đã chạy trốn, khiến quân Hậu Lương rối loạn và bị liên quân Tấn-Triệu đồ sát. Khi hay tin Vương Cảnh Nhân chiến bại, Đỗ Đình Ẩn và Đinh Diên Huy đã bỏ Thâm châu và Ký châu, đem những người trưởng thành khỏe mạnh đi theo họ và sát hại số dân còn lại. Lý Tồn Úc đã truy kích, trong một thời gian ngắn đã bao vây thủ phủ Ngụy châu của Ngụy Bác, song vì lo ngại rằng Lưu Thủ Quang sẽ tiến công từ phía sau nên đã triệu thoái và trở về Triệu. Khi Lý Tồn Úc và Vương Dung gặp mặt nhau, họ gọi nhau là "thúc phụ", Lý Tồn Úc còn hứa hẹn sẽ gả một vương nữ của mình cho vương tử Vương Chiêu Hối (王昭誨) của Vương Dung. Vương Dung cũng khiển con nuôi Trương Đức Minh cùng với 37 đội quân của Triệu theo Lý Tồn Úc chinh thảo trong những năm tiếp theo.
Khi hay tin Hậu Lương chiến bại, Lưu Thủ Quang đã tính đến chuyện xưng đế. Lưu Thủ Quang khiển sứ giả đến chỗ Vương Dung và Vương Xử Trực, yêu cầu họ ủng hộ để Thủ Quang nhận được tước "Thượng phụ". Khi Vương Dung báo việc này cho Lý Tồn Úc, thoạt đầu Lý Tồn Úc muốn tiến công Lưu Thủ Quang ngay tức khắc, song các tướng Tấn cho rằng khi Lưu Thủ Quang nhận được tước đó thì sẽ trở nên ngạo mạn và dễ đánh bại hơn. Do đó, Lý Tồn Úc đã cùng với Vương Dung, Vương Xử Trực, và ba tiết độ sứ khác để tiến cử Lưu Thủ Quang giữ chức "Thượng thư lệnh", "Thượng phụ". Đối mặt với sự việc này, hoàng đế Hậu Lương đã cố gắng giữ Lưu Thủ Quang làm chư hầu trên danh nghĩa bằng việc bổ nhiệm Lưu Thủ Quang là "Thái phóng sứ". Sau đó, Lưu Thủ Quang vẫn xưng là Yên Đế.
Năm 912, Chu Đức Uy thống soái quân Tấn, Vương Đức Minh thống soái quân Triệu, Trình Nham (程巖) thống soái quân Nghĩa Vũ, đã hội quân tại Dịch Thủy để bắt đầu tiến công Yên. Liên quân nhanh chóng tiến đến U châu và bao vây thành. Lưu Thủ Quang cầu viện Hậu Lương, Hậu Lương Thái Tổ vẫn quyết định đem một quân tiến về phía bắc cứu viện. Quân Hậu Lương chiếm được thành Tảo Cường của Triệu và đồ sát dân chúng. Tuy nhiên, Hậu Lương Thái Tổ sau đó bị các tướng Tấn là Sử Kiến Đường (史建瑭) và Lý Tự Quăng (李嗣肱) nhiều lần phục kích, Hậu Lương Thái Tổ nhận định rằng sắp phải đương đầu với một cuộc tiến công từ Tấn nên đã chạy trốn, từ bỏ việc cứu viện Lưu Thủ Quang.
Vào mùa đông năm 912, mặc dù Chu Đức Uy vẫn đang bao vây U châu, Vương Đức Minh đã trở về lãnh thổ Triệu và tiến công Ngụy Bác của Hậu Lương. Vương Đức Minh chiến bại trước tướng Hậu Lương Dương Sư Hậu, và đến mùa xuân năm 913, Dương Sư Hậu tiến sâu vào lãnh thổ Triệu, bao vây Hạ Bác. Vương Dung cầu viện khẩn cấp Chu Đức Uy, người này đã khiển Lý Thiệu Hành (李紹衡) đến điểm hẹn với Vương Đức Minh để hội quân kháng Hậu Lương, quân Hậu Lương sau đó dời khỏi lãnh thổ Triệu.
Cũng trong năm 913, sau khi Lý Tồn Úc đích thân đến U châu và đánh bại Lưu Thủ Quang, theo thỉnh cầu của Vương Xử Trực và Vương Dung, Lý Tồn Úc đã diễu hành mừng thắng lợi qua Nghĩa Vũ và Thành Đức, trước khi trở về kinh thành Thái Nguyên của Tấn. (Khi Lý Tồn Úc tới Trấn châu, theo thỉnh cầu của Vương Dung, Lý Tồn Úc đã cởi bỏ xiềng xích cho Lưu Thủ Quang và Lưu Nhân Cung trong một thời gian ngắn và cho phép Vương Dung thiết tiệc hai người này như là khách.) Trong khi đó, các quân sư của Vương Dung đã chỉ ra rằng tước "Thượng thư lệnh" mà Hậu Lương ban cho ông đã không còn phù hợp vì trên danh nghĩa Triệu vẫn thuộc lãnh thổ Đường và không có quan lại nào của Đường dám giữ tước hiệu này do Đường Thái Tông đã từng mang tước hiệu này khi còn là Tấn vương. Theo đề xuất của các quân sư, Vương Dung đề xuất nhượng lại tước hiệu này cho Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc chấp thuận và sau đó bắt đầu tổ chức một triều đình thực tế y theo thời Đường Thái Tông còn là Tấn vương.
Vào mùa hè năm 914, Vương Dung và Chu Đức Huy hợp binh tiến công Hình châu, song sau các thất bại ban đầu trước Dương Sư Hậu, liên quân triệt thoái.
Thất bại và bị giết.
Thời gian trôi qua, Vương Dung giành được lòng trung thành của người dân Triệu, và ông sống một cách xa hoa, xây dựng nhiều trang viên để tiêu khiển. (Khi Hà thị còn sống, bà đã kiềm chế khuynh hướng hoang phí của ông, song sau khi bà qua đời, các khuynh hướng này có xu hướng phát triển.) Ông không chú ý đến việc trị quốc, và giao phó các vấn đề này cho thuộc cấp, đặc biệt là hành quân tư mã Lý Ái (李藹) và hoạn giả Lý Hoằng Quy (李弘規). Ông cũng giành nhiều thời gian cúng tế Phật và các thần thánh Đạo giáo, giảng kinh Phật, cũng như luyện tiên đan. Phí tổn tăng lên, và người dân bắt đầu phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng. Đặc biệt, ông thích đến thăm quán của mình trên vùng núi phía tây thành Trấn châu; trong chuyến đi, ông thường đem theo khoảng 1 vạn quân để bảo vệ mình, tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình chi tiêu và khiến quân lính mệt mỏi. Trong khi đó, do muốn Vương Đức Minh Wang thống soái thân quân, Vương Dung đã triệu hồi Vương Đức Minh và khiển Phù Tập (符習) đi chỉ huy quân Triệu trong các chiến dịch của Lý Tồn Úc.
Vào mùa đông năm 920, khi Vương Dung đến vùng Tây Sơn, Lý Hoằng Quy đã tâu rằng nếu thường xuyên dành thời gian ở xa trị sở thì Vương Dung có nguy cơ phải đối mặt với binh biến, và cũng không thể hiện đủ mối quan tâm đối với các chiến dịch chống Hậu Lương do Lý Tồn Úc đích thân tiến hành. Thoạt đầu, Vương Dung đồng ý và trở về Trấn châu, song một hoạn giả khác là Thạch Hi Mông (石希蒙) đã buộc tội Lý Hoằng Quy nói những điều giả dối khiến Vương Dung hoang mang. Vương Dung đồng ý với ý kiến của Thạch Hi Mông và do đó quyết định ở lại quán và không nói khi nào sẽ trở về Trấn châu. Sau đó, Lý Hoằng Quy đã khiển Tô Hán Hành (蘇漢衡) đưa thân quân vào trong quán để thể hiện sự bất bình của họ. Khi Vương Dung không nghe theo, các binh sĩ đã giết chết Thạch Hi Mông. Vương Dung giận dữ và lo sợ, ngay lập tức trở về trị sở tại Trấn châu. Đêm hôm đó, Vương Dung khiển Vương Chiêu Tộ và Vương Đức Minh đồ sát Lý Hoằng Quy cùng Lý Ái và gia quyến của họ, 10 gia tộc khác có liên đới với Lý Hoằng Quy và Lý Ái, bao gồm cả họ Tô, cũng bị giết. Nhiều cộng sự của Tô Hán Hành bị bắt giữ, khiến quân đội có cảm giác bị khủng bố.
Sau khi Lý Hoằng Quy và Lý Ái bị giết, Vương Dung giao phó quốc sự cho Vương Chiêu Tộ. Tuy nhiên, Vương Chiêu Tộ lại có ngạo mạn và tàn nhẫn với các binh sĩ, giết chết nhiều cộng sự của Lý Hoằng Quy. 500 binh sĩ do Lý Hoằng Quy chỉ huy dự tính đào ngũ, song không đủ kiên quyết để làm vậy. Khi đó, Vương Dung ngẫu nhiên khao thưởng binh sĩ bằng tiền bạc, song lại không ban thưởng cho các binh sĩ thân quân vì họ đã giết Thạch Hi Mông, khiến thân quân càng trở nên lo sợ. Vương Đức Minh lúc này đã dự tính quay sang phản lại dưỡng phụ, vì thế ông ta đã thông tin sai cho thân quân rằng Vương Dung có kế hoạch đồ sát bọn họ, thân quân vì thế càng giận dữ và sợ hãi.
Vào một đêm mùa xuân năm 921, khi các binh sĩ thân quân đang ăn tiệc, một người trong số họ nói rằng anh ta biết Vương Đức Minh đang suy nghĩ điều gì, và rằng họ nên nổi dậy. Các binh sĩ khác chấp thuận và họ tiến vào quân phủ. Khi đó, Vương Dung đang tiến hành một nghi lễ cúng tế Đạo giáo, hai binh sĩ xông vào lấy thủ cấp của ông. Quân hiệu Trương Hữu Thuận (張友順) sau đó đến phủ đệ của Vương Đức Minh, thúc giục người này tiếp nhận quyền cai quản quân, Vương Đức Minh chấp thuận. Vương Đức Minh cải nguyên danh là Trương Văn Lễ, sau đó đồ sát gia tộc của Vương Dung, chỉ tha cho thê của Vương Chiêu Tộ (là Phổ Ninh công chúa của Hậu Lương Thái Tổ), song cam kết trung thành với Lý Tồn Úc. | 1 | null |
Vương Xử Trực (, 862-922), tên tự Doãn Minh (允明), là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường và đầu thời Ngũ Đại Thập Quốc. Ông giữ chức Nghĩa Vũ tiết độ sứ từ năm 900, đến năm 910 thì ly khai triều Hậu Lương, và đến năm 921 thì bị con nuôi là Vương Đô lật đổ.
Thân thế.
Vương Xử Trực sinh năm 862, dưới triều đại của Đường Ý Tông. Ông là người Vạn Niên, Kinh Triệu, và tổ tiên của ông từng nhiều đời làm các sĩ quan trong Thần Sách quân, là một phú tộc ở kinh sư. Cha ông là Vương Tông (王宗), từng giữ chức "kiểm hiệu tư không", "kim ngô đại tướng quan", "tả nhai sứ", tiết độ sứ tại Diêu Lĩnh và Hưng Nguyên. Vương Tông đồng thời cũng hoạt động mậu dịch và trở nên giàu có, theo ghi chép thì ông có thể phung phí lương thực và có cả vạn nô bộc. Vương Xử Trực có lẽ theo anh là Vương Xử Tồn đến Nghĩa Vũ quân khi Vương Xử Tồn được Đường Hy Tông bổ nhiệm giữ chức Nghĩa Vũ tiết độ sứ vào năm 879, và trở thành một sĩ quan tại đây.
Vương Xử Trực là người ưa thích pháp thuật, ông trở nên thân thiết với phương sĩ Lý Ứng Chi (李應之). Lý Ứng Chi kiếm được một cậu bé tên là Lưu Vân Lang đến từ Hình Ấp và nhận làm con của mình, song vì thấy Vương Xử Trực lúc này vẫn chưa có con trai nên Lý Ứng Chi giao cậu bé cho Vương Xử Trực, Vương Xử Trực nhận nuôi cậu bé và cải danh thành Vương Đô. Mặc dù sau đó Vương Xử Trực có một con tên là Vương Úc (王郁) với một tiểu thiếp, song người ông yêu mến là Vương Đô.
Giao chiến với Chu Toàn Trung.
Năm 900, bộ tướng của Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung là Trương Tồn Kính (張存敬) đem quân tiến đánh Nghĩa Vũ. Con và người kế nhiệm của Vương Xử Tồn là Vương Cáo đang cai quản Nghĩa Vũ, Vương Cáo khiển "Hậu viện đô tri binh mã sứ" Vương Xử Trực đem vài vạn binh lính chống cự lại quân của Trương Tồn Kính. Vương Xử Trực đề xuất không giao chiến ngay lập tức với quân Tuyên Vũ, mà nên khiến cho quân Tuyên Vũ mệt mỏi trước rồi mới giao chiến sau, tuy nhiên Vương Cáo lại không nghe theo ý của thúc phụ. Vương Cáo theo ý của quan khổng mục Lương Vấn (梁汶) và lệnh cho Vương Xử Trực phải lập tức giao chiến. Trương Tồn Kính đánh bại Vương Xử Trực, quân Nghĩa Vũ tổn thất nặng nề, song Vương Xử Trực chạy thoát được về thủ phủ Định châu của Nghĩa Vũ. Vương Cáo hoảng sợ và bỏ chạy đến lãnh địa của Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng- đồng minh của Nghĩa Vũ. (Vốn đã khó chịu trước việc cha không yêu mến mình, Vương Úc cũng quyết định chạy đến Hà Đông và sau đó kết hôn với một con gái của Lý Khắc Dụng.)
Quân Nghĩa Vũ ủng hộ Vương Xử Trực làm lưu hậu, sau đó, ông đàm phán hòa bình với Chu Toàn Trung, hứa từ nay sẽ quy phục Chu Toàn Trung và không còn liên minh với Lý Khắc Dụng, cống nộp tơ lụa cho Chu Toàn Trung. Do đó, Chu Toàn Trung triệt thoái, và theo tiến cử của ông ta, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm Vương Xử Tồn làm Nghĩa Vũ tiết độ sứ.
Làm tiết độ sứ của Đường.
Năm 901, Chu Toàn Trung phát động một cuộc tiến công năm hướng vào Hà Đông, mục đích là chiếm thành Thái Nguyên. Do là đồng minh của Chu Toàn Trung, Vương Xử Trực chỉ huy quân Nghĩa Vũ là một trong năm hướng tiến công. Chu Toàn Trung cùng các đồng minh bao vây Thái Nguyên, song cuối cùng phải triệt thoái do mưa lớn và bệnh tật. Năm 904, Đường Chiêu Tông ban chức "Thái bảo" cho Vương Xử Trực, phong cho ông tước hiệu Thái Nguyên vương.
Ly khai Hậu Lương.
Năm 907, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải thiện nhượng cho mình, trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Hậu Lương Thái Tổ sau đó ban chức "Thị trung" cho Vương Xử Trực, và phong cho ông tước hiệu Bắc Bình vương.
Sau khi triều Hậu Lương thành lập, Nghĩa Vũ quân của Vương Xử Trực và Vũ Thuận quân láng giềng của Triệu vương Vương Dung từ chối nộp tô thuế cho triều đình như lúc trước, song thường xuyên nộp cống cho Hậu Lương Thái Tổ. Mặc dù vậy, Hậu Lương Thái Tổ cho rằng cuối cùng thì họ sẽ quay sang làm phản nên dự tính dùng vũ lực để đưa hai quân này nằm dưới quyền cai quản trực tiếp của mình.
Năm 910, Hậu Lương Thái Tổ khiển Đỗ Đình Ẩn (杜廷隱) và Đinh Diên Huy (丁延徽) dùng phương thức gian trá mà chiếm được Thâm châu (深州) và Ký châu (冀州 của Vũ Thuận, sau đó chuẩn bị khiển bộ tướng Vương Cảnh Nhân tiến công Trấn châu (鎮州)- thủ phủ của Vũ Thuận. Đáp lại, Vương Dung cắt đứt quan hệ với Hậu Lương (trở thành quân chủ nước Triệu) và cầu viện con- người kế nhiệm của Lý Khắc Dụng là Tấn vương Lý Tồn Úc, cũng như Lô Long tiết độ sứ là Yên vương Lưu Thủ Quang. Biết rằng nếu Triệu bị diệt thì Nghĩa Vũ sẽ là mục tiêu kế tiếp, Vương Xử Trực cũng khiển một sứ giả đến Thái Nguyên, bày tỏ việc ủng hộ Lý Tồn Úc làm lãnh đạo chung.
Lưu Nhân Cung từ chối cứu viện, song Lý Tồn Úc thì chấp thuận, phái bộ tướng Chu Đức Uy làm tiên phong và sau đó đích thân dẫn đại quan Tấn cứu viện Vương Dung. Trong các chiến dịch sau đó giữa liên minh Tấn/Triệu và quân Hậu Lương, Vương Xử Trực cũng hợp binh với phe Tấn/Triệu, họ tiêu diệt quân Hậu Lương của Vương Cảnh Nhân vào mùa xuân năm 911. Từ thời điểm này trở đi, Nghĩa Vũ là đồng minh của Tấn và sử dụng niên hiệu "Thiên Hựu" của triều Đường (do Tấn bề ngoài tuyên bố là muốn khôi phục triều Đường). Sau khi Vương Cảnh Nhân chạy trốn, Lý Tồn Úc truy kích, thậm chí từng bao vây Ngụy châu trong một thời gian ngắn, song vì lo ngại sẽ bị Lưu Thủ Quang tiến công từ phía sau, Lý Tồn Úc lại dẫn quân về Triệu.
Cai trị độc lập.
Lưu Nhân Cung hay tin Hậu Lương thua trận thì quay sang tính đến việc xưng đế, ông ta phái sứ giả đến chỗ Vương Dung và Vương Xử Trực, đề xuất họ suy tôn ông ta là "Thượng phụ". Khi Vương Dung báo tin này cho Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc cho rằng thực hiện việc này sẽ càng khiến cho Lưu Thủ Quang thêm kiêu ngạo và tự diệt vong, vì thế Lý Tồn Úc cùng với Vương Dung, Vương Xử Trực và ba tiết độ sứ khác dưới quyền Lý Tồn Úc cùng suy tôn Lưu Thủ Quang là "Thượng phụ", Lưu Thủ Quang sau đó xưng là hoàng đế của nước Yên.
Vào mùa đông năm 911, Lưu Thủ Quang tiến công Nghĩa Vũ, Vương Xử Trực cầu viện Tấn. Lý Tồn Úc khiển Chu Đức Đức Uy đến Dịch Thủy hội quân với tướng Vương Đức Minh của Triệu và tướng Trình Nham (程巖) của Nghĩa Vũ, tiến công quân Yên. Cuối năm 912, Lý Tồn Úc công hạ thủ đô U châu (幽州) của Yên, Yên sau đó diệt vong. Lý Tồn Úc giải Lưu Thủ Quang và cha là Lưu Nhân Cung về Thái Nguyên, cả Vương Xử Trực và Vương Dung đều yêu cầu Lý Tồn Úc diễu hành mừng thắng lợi qua lãnh địa của mình. Lý Tồn Úc chấp thuận, và khi đến Nghĩa Vũ, Vương Xử Trực và Lý Tồn Úc cùng nhau đến thờ phụng tại một ngôi chùa trên Hằng Sơn. Sau đó, Vương Xử Trực và Vương Dung cùng thượng biểu đề xuất trao tước "Thượng thư lệnh" hết sức cao quý cho Lý Tồn Úc. Lý Tồn Úc chấp thuận, và sau đó bắt đầu tổ chức một chính quyền theo mô hình thời Đường Thái Tông.
Năm 918, Lý Tồn Úc sau khi đoạt được Thiên Hùng, chuẩn bị tiến hành một chiến dịch lớn để chiếm kinh thành Đại Lương của Hậu Lương. Vương Xử Trực đóng góp 1 vạn quân cho chiến dịch của Lý Tồn Úc. Tuy nhiên, chiến dịch kết thúc với một trận chiến vợ thảm đối với cả hai bên tại Hồ Liễu pha, cả quân Tấn và quân Hậu Lương đều thương vong đến hai phần ba, quân Tấn triệt thoái.
Bị lật đổ.
Năm 921, Vương Dung bị giết trong một cuộc binh biến, loạn binh ủng hộ Vương Đức Minh tiếp quản Thành Đức, Vương Đức Minh chấp thuận và đổi sang tên họ trước đây là Trương Văn Lễ. Lý Tồn Úc sau đó tuyên bố thảo phạt Trương Văn Lễ để trả thù cho Vương Dung. Vương Xử Trực lại tỏ ra lo lắng, ông suy nghĩ rằng nếu Lý Tồn Úc kiểm soát trực tiếp Thành Đức, thì Nghĩa Vũ cũng sẽ bị chiếm đoạt, và do đó ông đề xuất Lý Tồn Úc hãy chấp thuận cho Trương Văn Lễ quy phục, song Lý Tồn Úc từ chối.
Do lo lắng, Vương Xử Trực liên lạc với Vương Úc — đang giữ chức Tân châu đoàn luyện sứ dưới quyền Lý Tồn Úc. Vương Xử Trực nhờ Vương Úc bí mật kích động Da Luật A Bảo Cơ suất quân Khiết Đan xâm nhập, Vương Úc chấp thuận và yêu cầu cha phải cho mình kế nhiệm, Vương Xử Trực đồng ý.
Tuy nhiên, hầu hết các thuộc hạ của Vương Xử Trực sợ hãi trước một cuộc tiến công của Khiết Đan. Còn Vương Đô khi đó đang giữ chức tiết độ phó sứ và được nhìn nhận là người kế nhiệm, vì thế Vương Đô lo sợ trước việc bị Vương Úc thay thế. Do đó, Vương Đô và thư lại Hoa Chiêu Huấn (和昭訓) lập mưu giam giữ Vương Xử Trực. Họ hành động sau một bữa tiệc do Vương Xử Trực tổ chức để thiết đãi sứ giả do Trương Văn Lễ phái đến Nghĩa Vũ, bắt Vương Xử Trực và sau đó quản thúc ông cùng các vợ thiếp tại phủ. Sau đó, Vương Đô đồ sát tất cả các hậu duệ là nam giới của Vương Xử Trực ở tại Định châu, cũng như các thân tín của Vương Xử Trực. Vương Đô xưng là "lưu hậu" và thông báo sự việc cho Lý Tồn Úc, Lý Tồn Úc sau đó phê chuẩn việc Vương Đô kế nhiệm Vương Xử Trực. (Một người con của Vương Xử Trực là Vương Uy (王威) chạy thoát sang lãnh thổ Khiết Đan, và sau đó người này phụng sự dưới quyền Liêu Thái Tổ và Liêu Thái Tông.)
Qua đời.
Vào mùa xuân năm 922, Vương Đô đến thăm phủ đệ của Vương Xử Trực, có vẻ là muốn giả vờ duy trì một mối quan hệ cha-con. Mặc dù không có vũ khí, song Vương Xử Trực nắm tay đấm vào ngực và cố gắng cắn mũi Vương Đô, nói rằng: "Nghịch tặc! Ta đã phụ ngươi bao giờ chưa?" Vương Đô may mà thoát khỏi vòng tay của Vương Xử Trực. Ngay sau đó, Vương Xử Trực qua đời trong tức giận hoặc bị Vương Đô giết. | 1 | null |
Quy Nghĩa quân () là một chính quyền địa phương tồn tại từ cuối thời nhà Đường, qua thời Ngũ Đại Thập Quốc đến đầu thời nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Chính quyền này do nhà họ Trương cai quản cho đến đầu thế kỷ 10, nhà họ Tào tiếp nối cai quản cho đến thế kỷ 11. Quy Nghĩa Quân cai quản vùng Hà Tây, trung tâm là Đôn Hoàng, trị sở của Quy Nghĩa quân đặt tại Sa châu (沙州)- nay thuộc Đôn Hoàng.
Bối cảnh.
Hành lang Hà Tây là một bộ phận quan trọng trên Con đường tơ lụa kết nối vùng Trung Á và miền Bắc Trung Hoa. Từ sau loạn An Sử, hành lang Hà Tây dần rơi vào tay Thổ Phồn. Khoảng thập niên 770 hay 780, người Thổ Phồn chiếm được Sa châu- một thành quan trọng tại hành lang Hà Tây.
Gia tộc Trương.
Sau khoảng 60 năm nằm dưới sự cai trị của Thổ Phồn, một cư dân Sa Châu là Trương Nghĩa Triều lãnh đạo một cuộc nổi dậy và chiếm được Sa châu và Qua châu (瓜州, nay thuộc Qua Châu) vào năm 848, năm 849 chiếm được Cam châu và Túc châu, năm 850 chiếm được Y châu, năm 861 chiếm Lương châu. Theo mô tả lãnh thổ của Trương Nghĩa Triều"tây đến Y Ngô, đông tiếp Linh Vũ, đất đai hơn 4.000 lý, hộ khẩu trăm vạn nhà". Trương Nghị Triêu tiếp tục đánh đuổi quân Thổ Phồn ở các châu lân cận, và sức mạnh của Quy Nghĩa quân lên đến đỉnh cao vào năm 861, kiểm soát 11 châu.
Đường Tuyên Tông hạ chỉ thiết lập Quy Nghĩa quân và bổ nhiệm Trương Nghĩa Triều giữ chức Quy Nghĩa tiết độ sứ vào năm 851. Trương Nghĩa Triều cử nhiều đoàn đến Trường An để bày tỏ quy phục triều đình Đường. Tuy nhiên, do triều đình Đường không tin tưởng Quy Nghĩa quân, huynh của Trương Nghị Triêu là Trương Nghị Đàm (張議潭) được cử đến Trường An làm con tin. Năm 867, có lẽ là vì Trương Nghị Đàm qua đời, Trương Nghĩa Triều đích thân đến Trường An làm con tin, và cuối cùng qua đời tại đây. Trương Nghĩa Triều cho Trương Hoài Tâm (張淮深)- nhi tử của Trương Nghị Đàm, cai quản Quy Nghĩa quân.
Năm 840, Hồi Cốt diệt vong, các đoàn người lớn lưu lạc đến hành lang Hà Tây.. Ảnh hưởng của người Hồi Cốt tại hành lang Hà Tây trở nên mạnh mẽ dưới thời Trương Hoài Tâm. Năm 870, người Hồi Cốt xâm nhập, bị Trương Hoài Tâm đánh bại ở Tây Đồng Hải (nay thuộc Aksay). Năm 875, Trương Hoài Tâm tiếp tục đánh bại quân Hồi Cốt. Tuy nhiên, dưới thời Trương Hoài Tâm, sức mạnh của Quy Nghĩa quân suy yếu, lãnh thổ bị thu hẹp.
Sau khi Trương Hoài Tâm qua đời vào năm 890, Quy Nghĩa quân rơi vào một thời kỳ hỗn loạn. Trong giai đoạn 890-894, con rể của Trương Nghị Đàm là Sách Huân (索勳) tự xưng là tiết độ sứ. Người con gái thứ 14 của Trương Nghị Triêu cùng với gia tộc Lý bên chồng, giết chết Sách Huân. Trương nữ lập cháu trai của bà là Trương Thừa Phụng (張承奉)- cũng là cháu nội của Trương Nghị Triêu, làm tiết độ sứ vào năm 894. Theo như một số học giả, có lẽ từng xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực giữ Trương Thừa Phụng và gia tộc Lý, song không rõ về các diễn biến chi tiết do thiếu ghi chép lịch sử rõ ràng, song Trương Thừa Phụng cuối cùng có được thực quyền.
Kim Sơn Quốc.
Cam Châu Hồi Cốt trở nên hùng mạnh hơn trong thời gian Trương Thừa Phụng trị vì, trong khi triều đình Đường cũng ở vào những năm cuối cùng. Do vậy, Trương Thừa Phụng sau đó xưng là"Kim Sơn Bạch Y thiên tử", lập ra"Tây Hán Kim Sơn Quốc". Không rõ về thời điểm thành lập của Kim Sơn Quốc, song có lẽ vào khoảng năm 905 hoặc 910. Tuy nhiên, đến năm 911, Cam Châu Hồi Cốt đánh bại Kim Sơn Quốc. Đại tể tướng và các bậc trưởng lão của Kim Sơn Quốc thiết lập một hiệp ước hòa bình với Cam Châu Hồi Cốt, công nhận vị thế bề trên của Cam Châu Hồi Cốt. Mối quan hệ giữa hai bên được mô tả:"Khả hãn là cha, Thiên tử là con""
Khả hãn của Hồi Cốt khi đó là Thiên Mục khả hãn (天睦可汗). Kim Sơn Quốc sử dụng Can Chi trong xác định thời gian và không đặt niên hiệu riêng. Kim Sơn Quốc tồn tại cho đến năm 914.
Gia tộc Tào.
Tào Nghị Kim (曹議金) trở thành người cai trị khu vực vào năm 914, sau đó ông thủ tiêu Kim Sơn Quốc và lấy lại danh xưng Quy Nghĩa quân. Tào Nghị Kim kết hôn với nữ nhi của Thiên Mục khả hãn, và với sự đồng ý của Khả hãn, ông từng khiển các đoàn sứ giả đến triều Hậu Lương. Vào thập niên 920, Cam Châu Hồi Cốt xảy ra xung đột nội bộ, một nhi tử của Thiên Mục khả hãn là Nhân Mỹ (仁美) trở thành tân khả hãn, sau đó đệ của người này là Địch Ngân (狄銀) lại trở thành khả hãn. Khoảng thời gian đó, Tào Nghị Kim dẫn binh tiến hành viễn chinh tới Cam Châu và Túc Châu, tiến công Cam Châu Hồi Cốt. Cuộc viễn chinh giành được thắng lợi, Quy Nghĩa quân lại có thể liên hệ với phần còn lại của Trung Hoa. Năm 926, Địch Ngân qua đời, A Đốt Dục (阿咄欲) trở thành khả hãn của Cam Châu Hồi Cốt, A Đốt Dục kết hôn với một nữ nhi của Tào Nghị Kim. Cả Cam Châu Hồi Cốt và Quy Nghĩa quân đều cử đoàn sứ thần đến triều Hậu Đường ở Trung Nguyên vào năm 926.
Tào Nghị Kim qua đời vào năm 935, Quy Nghĩa quân về tay ba nhi tử của ông là Tào Nguyên Đức (曹元德) (cai trị 935-939), Tào Nguyên Thâm (曹元深) (cai trị 939-944), và Tào Nguyên Trung (曹元忠) (cai trị 944-974). Trong thời gian này, Quy Nghĩa quân từng khiển sứ thần sang Hậu Đường, Hậu Tấn, Đại Liêu của người Khiết Đan, Hậu Hán, Hậu Chu, và Bắc Tống.
Quy Nghĩa quân có một khoảng thời gian tương đối ổn định dưới sự cai trị của Tào Nguyên Trung. Nông nghiệp, giao thông và văn hóa được chú trọng phát triển, đất đai được phân chia cho người dân. Các nỗ lực này giúp đảm bảo khả năng tiếp cận và trao đổi văn hóa qua hành lang Hà Tây. Thời kỳ này cũng nổi tiếng với nghề làm điêu bản ấn xoát kinh và tranh Phật được tìm thấy tại Đôn Hoàng. Năm 1006, Khách Lạt hãn quốc diệt Vu Điền, tăng nhân trong các chùa viện ở Quy Nghĩa quân hết sức lo sợ, đem văn vật giấu vào trong các hang động, cũng chính là Đôn Hoàng di thư sau này. Mặc dù vẫn diễn ra các cuộc xung đột quy mô nhỏ, mối quan hệ giữa Quy Nghĩa quân và Cam Châu Hồi Cốt tương đối tốt đẹp trong thời gian cai trị của Tào Nguyên Trung.
Sau khi Tào Nguyên Trung qua đời vào năm 974, hai nhi tử của ông là Tào Diên Cung (曹延恭) (cai trị 974-976) và Tào Diên Lộc (曹延祿) (cai trị 976-1002) lần lượt tiếp quản Quy Nghĩa quân. Năm 1002, xảy ra một cuộc nổi dậy tại Quy Nghĩa quân, tộc tử của Tào Diên Lộc là Tào Tông Thọ (曹宗壽) phải chạy trốn đến Qua châu. Tào Tông Thọ dâng biểu cho triều đình Bắc Tống nói rằng mình làm như vậy là do gặp nguy hiểm trước Tào Diên Lộc. Tào Tông Thọ sau đó dẫn loạn binh bao vây chính quyền ở Sa Châu. Tào Diên Lộc và Tào Diên Thụy (曹延瑞) tự sát, Tào Tông Thọ tiếp quản Quy Nghĩa quân.
Sau khi Tào Tông Thọ qua đời vào năm 1014, nhi tử là Tào Hiền Thuận (曹賢順) kế nhiệm. Cả Tào Tông Thọ và Tào Hiền Thuận đều từng cử đoàn sứ thần sang Bắc Tống và Liêu. Không rõ về đoạn cuối trong lịch sử của Quy Nghĩa quân, khi đó người Đảng Hạng lân cận trở nên hùng mạnh. Khoảng năm 1028, người Đảng Hạng đánh bại Cam Châu Hồi Cốt và chiếm được Cam châu. Khoảng năm 1030, Tào Hiền Thuận đầu hàng người Đảng Hạng. Khoảng năm 1036, người Đảng Hạng chiếm Qua châu, Sa châu và Túc châu (肅州)- nay thuộc Tửu Tuyền. | 1 | null |
Tần Ngạn (, ? - 2 tháng 3 năm 888), nguyên danh Tần Lập (秦立), là một quân phiệt và cuối thời [[nhà Đường]], ông kiểm soát Tuyên Thiệp, và sau đó từng kiểm soát Dương châu- thủ phủ của Hoài Nam quân trong một thời gian ngắn, trước khi chiến bại trước [[Dương Hành Mật]]. Sau đó, ông hợp binh với tướng lĩnh nổi dậy [[Tôn Nho]] (孫儒), rồi bị người này giết chết.
Tham gia nổi dậy.
Tần Lập là người Từ châu, là một binh sĩ ở châu này. Trong những năm "Càn Phù" (874-879) thời [[Đường Hy Tông]], trong một sự kiện, ông bị buộc tội trộm cắp và bị giam giữ, bị kết án tử hình. Vào một đêm, ông mơ thấy ai đó nói với mình: "Ngươi có thể theo ta". Khi tỉnh dậy, ông đã thoát khỏi nhà tù. Ông đổi tên thành Tần Ngạn, tập hợp được một nhóm gồm 100 người. Cùng với họ, ông tập kích và giết chết huyện lệnh của Hạ Bi, đoạt lấy tư trang của chính quyền huyện. Sau đó, ông cùng những người này tham gia [[loạn Hoàng Sào|cuộc nổi dậy]] của [[Hoàng Sào]].
Vào năm 879, khi Trấn Hải tiết độ sứ [[Cao Biền]] khiển các bộ tướng Trương Lân (張璘) và Lương Toản (梁瓚) tiến công Hoàng Sào và liên tiếp giành được thắng lợi, Tần Ngạn cùng với một số tướng lĩnh khác của Hoàng Sào, bao gồm [[Tất Sư Đạc]], [[Lý Hãn Chi]] (李罕之) và Hứa Kình (許勍), đầu hàng Cao Biền. Cao Biền bổ nhiệm Tần Ngạn là Hòa châu thứ sử.
Đoạt lấy Tuyên Thiệp.
Năm 882, Tần Ngạn lệnh cho con đem vài nghìn lính tập kích thủ phủ Tuyên châu của Tuyên Thiệp quân. Quân của Tần Ngạn trục xuất Tuyên Thiệp quan sát sứ Đậu Quất (竇潏)- người đang bị bệnh, Tần Ngạn thay thế chức vụ của Đậu Quất. Triều đình Đường không thể làm được gì, phải đồng ý để Tần Ngạn làm quan sát sứ. Một thuộc cấp của Đậu Quất là Trương Cát (張佶), rời khỏi Tuyên châu do khinh miệt Tần Ngạn.
Đoạt lấy Dương châu.
Vào mùa hè năm 887, Tất Sư Đạc nổi dậy và bao vây thủ phủ Dương châu của Hoài Nam. [[Lã Dụng Chi]] cố thủ trong thành, Tất Sư Đạc không thể nhanh chóng chiếm thành nên sai người đến chỗ Tần Ngạn, xin cứu viện và hứa sẽ ủng hộ Tần Ngạn làm chủ Hoài Nam sau khi giành được thắng lợi. Tần Ngạn khiển thuộc hạ là Tần Trù (秦稠) đến tiếp viện cho Tất Sư Đạc, Lã Ngạn Chi sau đó bỏ thành. Tất Sư Đạc quản thúc tiết độ sứ [[Cao Biền]], nghênh đón Tần Ngạn đến Dương châu và ủng hộ Tần Ngạn làm Hoài Nam tiết độ sứ.
Bại trận và bị giết.
Lư châu thứ sử [[Dương Hành Mật]] không sẵn sàng chấp thuận Tần Ngạn, ông ta mượn thêm binh của Hòa châu thứ sử Tôn Đoan (孫端) tiến quân về Dương châu. Lã Dụng Chi hợp binh với Dương Hành Mật, và Trương Thần Kiếm (張神劍). Dương Hành Mật bao vây Dương châu, bắt đầu từ ngày 20 tháng 6. Tần Ngạn khiển Tất Sư Đạc và Trịnh Hán Chương phản công, song bị Dương Hành Mật đánh bại, Tần Ngạn sau đó không dám tiến hành một cuộc phản công giải vây nào khác. Lo ngại rằng Cao Biền dùng phép thuật để yểm mình và binh lính, Tần Ngạn đồ sát Cao Biền cũng gia quyến. Sau vài tháng bị bao vây, Dương châu chịu một [[nạn đói]] lớn, và các binh sĩ của Tần Ngạn đến từ Tuyên Thiệp phải [[ăn thị đồng loại|dùng thịt người làm quân lương]]. Tuy vậy, Dương Hành Mật vẫn không chiếm được thành và định triệt thoái, song vào ngày 18 tháng 11, một thuộc hạ của Lã Dụng Chi là Trương Thẩm Uy (張審威) mở cổng thành cho quân của Dương Hành Mật tiến vào. Khi hay tin, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc hỏi ý ni cô Vương Phụng Tiên (王奉仙) vì cho rằng bà có khả năng tiên tri, họ làm theo lời ni cô là chạy trốn, Dương Hành Mật đoạt được Dương châu.
Thoạt đầu, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc định chạy đến Đông Đường ở gần Dương châu, song tướng [[Trương Hùng]] (張雄) từ chối tiếp nhận họ. Hai người định chạy về phía nam đến thủ phủ Tuyên châu của Tuyên Thiệp, song vào lúc này quân của Tần Tông Quyền do đệ là Tần Tông Hành (秦宗衡) tiến đến vùng lân cận, Tần Tông Hành phái sứ giả đến chỗ Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, mời họ hợp binh chống Dương Hành Mật, hai người chấp thuận.
Không lâu sau, Tần Tông Hành bị cấp phó là [[Tôn Nho]] (孫儒) sát hại, Tôn Nho giành lấy quyền chỉ huy. Tôn Nho cùng với Tần Ngạn và Tất Sư Đạc sau đó tiến công Cao Bưu, buộc Trương Thần Kiếm phải chạy trốn đến Dương châu rồi bị Dương Hành Mật giết. Tuy nhiên, Tôn Nho không tin tưởng Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, dần dần tước bỏ binh quyền của họ. Phó tướng Đường Hoành (唐宏) tin rằng Tôn Nho cuối cùng sẽ giết chết họ, vì thế ông ta quyết định tự cứu mình bằng cách vu cáo Tần Ngạn và Tất Sư Đạc phối hợp với Tuyên Vũ tiết độ sứ [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Toàn Trung]]. Vào đầu năm 888, Tôn Nho sát hại Tần Ngạn, Tất Sư Dạc và Trịnh Hán Chương.
Tham khảo.
[[Thể loại:Mất năm 888]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Đường]]
[[Thể loại:Năm sinh không rõ]]
[[Thể loại:Sinh thế kỷ 9]] | 1 | null |
Tôn Nho (, ? - 3 tháng 7 năm 892), là một quân phiệt vào cuối thời [[nhà Đường]]. Thoạt đầu, ông là một tướng lĩnh dưới quyền phản tướng [[Tần Tông Quyền]], sau khi Tần Tông Quyền bị đánh bại thì ông quay sang quy phục triều đình Đường trên danh nghĩa, tranh giành quyền kiểm soát khu vực trung hạ du [[Trường Giang]] với [[Dương Hành Mật]]. Cuối cùng, ông bị Dương Hành Mật đánh bại và xử tử, thuộc hạ của ông là [[Mã Ân]] sau đó lập ra [[Sở (Thập quốc)|nước Sở]] thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]].
Phụng sự Tần Tông Quyền.
Tôn Nho là người Hà Nam, từng là "bì hiệu" tại Trung Vũ quân, thân thiết với [[Lưu Kiến Phong]] (劉建鋒). Sau đó, trong [[loạn Hoàng Sào|cuộc nổi dậy]] của [[Hoàng Sào]], Tôn Nho là đô tướng của [[Tần Tông Quyền]].
Năm 884, Hoàng Sào bị tiêu diệt, song Tần Tông Quyền vẫn tiếp tục chống đối triều đình. Cuối năm 884, Tần Tông Quyền khiển một số bộ tướng tiến công hay thôn tính các lãnh thổ xung quanh. Trong chiến dịch của Tần Tông Quyền, Tôn Nho công chiếm Lạc Dương, Mạnh châu, Thiểm châu, và Quắc châu. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 885, ông lại phải giao chiến với Đông Đô lưu thủ [[Lý Hãn Chi]] (李罕之) để kiểm soát Lạc Dương. Lý Hãn Chi thoạt đầu từ bỏ Lạc Dương sau khi cạn nguồn lương thực, song Tôn Nho chỉ chiếm cứ Lạc Dương trong khoảng 1 tháng, sau đó ông đốt các cung điện, công thự và nhà cửa, rời khỏi Lạc Dương sau khi cướp phá, Lý Hãn Chi tái chiếm Lạc Dương.
Vào cuối năm 886, Tần Tông Quyền khiển Tôn Nho đem quân đi tiến công Trịnh châu, Tôn Nho buộc Trịnh châu thứ sử Lý Phan (李璠) phải chạy đến Đại Lương- thuộc lãnh địa của tiết độ sứ [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Toàn Trung]]. Tôn Nho sau đó tiến công và chiếm được Hà Dương, buộc Hà Dương lưu hậu Gia Cát Trọng Phương (諸葛仲方) cũng phải chạy đến Đại Lương. Tôn Nho tự xưng là Hà Dương tiết độ sứ, song các tướng Đường là [[Trương Toàn Nghĩa]] (張全義) và Lý Phan liên kết với nhau và đóng quân tại Hoài châu và Trạch châu, tiếp tục kháng cự Tôn Nho.
Vào mùa hè năm 887, Tần Tông Quyền tập hợp binh lính nhằm tiêu diệt Chu Toàn Trung, song bại trận trước liên quân Chu Toàn Trung-[[Chu Tuyên]]-[[Chu Cẩn]]. Khi hay tin Tần Tông Quyền chiến bại, hầu hết các bộ tướng mà ông ta khiển đi các khu vực xung quanh đều rời bỏ vị trí và chạy trốn. Tôn Nho cũng từ bỏ Hà Dương, theo ghi chép thì ông tiến hành đồ sát người dân và đốt cháy nhà cửa của họ, sau đó Hà Dương do Lý Phan và Trương Toàn Nghĩa cùng kiểm soát.
Chiếm Dương châu.
Vào mùa thu năm 887, do Hoài Nam quân có nội chiến giữa tiết độ sứ [[Cao Biền]] và các thuộc hạ [[Lã Dụng Chi]], [[Tần Ngạn]], [[Dương Hành Mật]], và [[Tất Sư Đạc]], kết quả là Dương Hành Mật chiếm được Dương châu (揚州). Tần Tông Quyền khiển đệ là Tần Tông Hành (秦宗衡) và Tôn Nho tiến về đông nam để giành Hoài Nam từ tay Dương Hành Mật. (Cũng với các bộ tướng Lưu Kiến Phong, Trương Cát (張佶), [[Mã Ân]], và Tần Ngạn Huy (秦彥暉)). Họ nhanh chóng tiến về Dương châu và đoạt được nguồn lương thực mà Dương Hành Mật đem đến Dương châu khi bao vây Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, tiến hành bao vây Dương châu. Tuy nhiên, do Tần Tông Quyền trước đó chiến bại trước Chu Toàn Trung, Tần Tông Hành nhận được lệnh phải trở về Thái châu để cứu viện. Tôn Nho cho rằng Tần Tông Quyền sắp thất bại, vì thế từ chối tuân lệnh, sau khi Tần Tông Hành ban thêm các mệnh lệnh chuẩn bị rút quân, Tôn Nho quyết định giết Tần Tông Hành và đoạt lấy quyền chỉ huy binh sĩ. Bộ tướng của Tần Tông Hành là An Nhân Nghĩa (安仁義) quyết định quy phục Dương Hành Mật.
Tôn Nho mời Tần Ngạn và Tất Sư Đạc hợp binh, hai người này chấp thuận. Liên quân công chiếm Cao Bưu, buộc đồng minh của Dương Hành Mật là Trương Thần Kiếm (張神劍) phải chạy trốn đến chỗ Dương Hành Mật. Tuy nhiên, Tôn Nho bắt đầu tước đi binh quyền của Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, vào mùa xuân năm 888, Tôn Nho tin vào cáo buộc của phó tướng Đường Hồng (唐宏) rằng Tần Ngạn và Tất Sư Đạc đề nghị Chu Toàn Trung tiến công Tôn Nho, quyết định xử tử Tần Ngạn và Tất Sư Đạc. Trong khi đó, Dương Hành Mật cho rằng lúc này không thể tranh giành Dương châu với Tôn Nho, vì thế bắt đầu chuyển quân về lại căn cứ ở Lư châu, và đến khi Tôn Nho tiến công Dương châu vào mùa hè năm 888, ông dễ dàng chiếm được thành do Dương Hành Mật chạy trốn. Tôn Nho sau đó tự xưng là Hoài Nam tiết độ sứ.
Tiếp tục giao chiến với Dương Hành Mật.
Dương Hành Mật không trở về Lư châu mà công chiếm Tuyên châu, thủ phủ của Tuyên Thiệp; sau đó được [[Đường Chiêu Tông]] bổ nhiệm là Tuyên Thiệp quan sát sứ. Tôn Nho tiến công Lư châu, Thái Trù (蔡儔) đầu hàng. Vào cuối năm 889, Hoài Nam tiết độ sứ do triều đình bổ nhiệm là Chu Toàn Trung, khiển bộ tướng Bàng Sư Cổ (龐師古) tiến công Hoài Nam, song sau khi chiến bại trước Tôn Nho vào mùa xuân năm 890 tại Lăng Đình, Bàng Sư Cổ triệt thoái. Lo sợ Chu Toàn Trung và Dương Hành Mật hợp binh tiến công, Tôn Nho cầu hòa với Chu Toàn Trung, và Chu Toàn Trung thoạt đầu chấp thuận; theo tiến cử của Chu Toàn Trung, Đường Chiêu Tông cho Tôn Nho làm Hoài Nam tiết độ sứ, song ngay sau đó, Chu Toàn Trung cắt đứt quan hệ và sát hại sứ giả của Tôn Nho.
Tại thời điểm này, Dương Hành Mật vẫn nắm giữ một số châu ở phía đông nam của Dương châu: Thường châu, Nhuận châu, và Tô châu. Vào mùa thu năm 890, trong khi bản thân đang tiến công Nhuận châu, Tôn Nho lệnh cho Lưu Kiến Phong công chiếm Thường châu, giết thuộc hạ của Dương Hành Mật là Trương Hành Chu (張行周). Khoảng tết năm 891, Tôn Nho đoạt lấy Tô châu và giết chết thuộc hạ của Dương Hành Mật là Lý Hữu (李友). Khi hay tin Tô châu thất thủ, An Nhân Nghĩa bỏ Nhuận châu, toàn bộ khu vực về tay Tôn Nho.
Vào mùa xuân năm 891, Tôn Nho tiếp tục chiến dịch chống Dương Hành Mật, tiến gần hơn tới Tuyên châu và nhiều lần đánh bại An Nhân Nghĩa và [[Điền Quân]] (田頵), song bị [[Lý Thần Phúc]] (李神福) cản trở trong một thời gian ngắn. Tôn Nho tiến đến Hoàng Trì, quân của Dương Hành Mật dưới quyền chỉ huy của Lưu Uy (劉威) và [[Chu Diên Thọ]] (朱延壽) chiến bại khi tiến công Tô Nho tại đây. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 891, lũ lụt tàn phá nặng nề doanh trại của Tôn Nho, vì thế ông phải triệt thoái về Dương châu. Tuy nhiên, ông vẫn khiển bộ tướng Khang Vưởng (康暀) và An Cảnh Tư (安景思) công chiếm Hòa châu và Trừ châu. Tuy nhiên, sau đó Lý Thần Phúc phản công và tái chiếm hai châu này.
Đúng như Tôn Nho từng lo sợ, Chu Toàn Trung và Dương Hành Mật liên kết chống lại ông, song vào lúc này, do giành được nhiều thắng lợi, ông quyết định tiêu diệt Dương Hành Mật trước, rồi sau đó tiến về phía bắc đánh Chu Toàn Trung. Tôn Nho cho đốt phá Dương châu, buộc những người trưởng thành phải vượt Trường Giang sang bờ nam, đồ sát những người lớn tuổi và trẻ nhỏ, đem toàn quân tiến về Tuyên châu. Dương Hành Mật khiển Trương Huấn (張訓) và Lý Đức Thành (李德誠) tiếp quản Dương châu, còn bản thân cố gắng chặn Tôn Nho tại Quảng Đức, song Tôn Nho lại cho bao vây doanh trại của Dương Hành Mật; nhờ có Lý Giản (李簡) mà Dương Hành Mật mới thoát khỏi vòng vây. Trong khi đó, một quân phiệt khác là [[Tiền Lưu]] lúc này đang kiểm soát khu vực Hàng châu, ông ta đoạt lấy Tô châu và gửi lương thực cứu viện cho Dương Hành Mật. Dương Hành Mật thấy quân của Tôn Nho đông hơn nhiều thì lo sợ, định từ bỏ Tuyên châu vào mùa xuân năm 892. Tuy nhiên, sau đó Dương Hành Mật đổi ý, quyết định cố thủ Tuyên châu để đợi đến khi quân của Tôn Nho bị hao mòn. Hơn nữa, Dương Hành Mật còn cho đưa những người tị nạn Dương châu hồi hương, mục đích là để khiến các binh sĩ của Tôn Nho dao động vì tiếc nuối khi trước từng từ bỏ Dương châu.
Tôn Nho bao vây Tuyên châu, song do ông tập trung toàn bộ binh lính tại Tuyên châu, bộ tướng của Dương Hành Mật tái chiếm Thường châu và Nhuận châu. Sau đó, Dương Hành Mật liên tiếp đánh bại Tôn Nho, còn Trương Huấn thì cắt đứt tuyến đường cung cấp lương thực của Tôn Nho. Tôn Nho buộc phải khiển Lưu Kiến Phong và Mã Ân đem một số binh lính đi cướp bóc lương thực ở các khu vực xung quanh. Vào mùa hè năm 892, sau khi Tôn Nho bị [[sốt rét]] và tin tức này đến chỗ Dương Hành Mật, Dương Hành Mật phát động tập kích doanh trại của Tôn Nho. Vào ngày 3 tháng 7, vào lúc mưa lớn và bầu trời u ám, Dương Hành Mật tiêu diệt quân của Tôn Nho. Điền Quân bắt được Tôn Nho, ông bị Dương Hành Mật xử trảm, thủ cấp bị đưa đến kinh sư Trường An. Lưu Kiến Phong và Mã Ân hay tin chủ tướng thất bại thì đem tàn quân chạy về phía nam, đến Hồng châu, Dương Hành Mật chiếm được toàn bộ Hoài Nam. Sau khi Mã Ân kiểm soát khu vực [[Hồ Nam]], ông ta thượng biểu cho triều đình xin truy tặng cho Tôn Nho chức "Tư đồ", truy phong "Lạc An quận công", lập miếu thờ tự Tôn Nho.
Tham khảo.
[[Thể loại:Mất năm 892]]
[[Thể loại:Nhân vật quân sự nhà Đường]]
[[Thể loại:Quân nổi dậy Trung Quốc]]
[[Thể loại:Sinh thế kỷ 9]] | 1 | null |
Tần Tông Quyền () (? - 1 tháng 4 năm 889) là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường. Sau đó, ông xưng đế, tranh giành tính hợp pháp với Đường Hy Tông và sau đó là Đường Chiêu Tông. Tần Tông Quyền định đô tại Thái châu. Vào thời điểm đỉnh cao, Tần Tông Quyền kiểm soát một lãnh thổ bao gồm hầu hết tỉnh Hà Nam và một phần các tỉnh Hồ Bắc, An Huy và Giang Tô hiện nay, song cuối cùng ông đã chiến bại trước tướng Chu Toàn Trung của Đường. Các thủ hạ đã quay sang phản lại ông, khiến ông bị giải đến kinh thành Trường An- nơi ông bị hành hình.
Đoạt lấy Thái châu.
Gia đình Tần Tông Quyền có nguồn gốc từ Thái châu, thuộc Trung Vũ, Tần Tông Quyền từng giữ chức nha tướng tại Hứa châu- thủ phủ của Trung Vũ quân. Vào năm 880, khi thủ lĩnh nổi dậy Hoàng Sào chuẩn bị vượt sang bờ bắc Hoài Hà, Trung Vũ tiết độ sứ Tiết Năng (薛能) khiển Tần Tông Quyền suất quân cố gắng ngăn cản Hoàng Sào. Tuy nhiên, Chu Ngập sau đó đã tiến hành một cuộc binh biến và giết chết Tiết Năng. Khi hay tin Tiết Năng bị giết, Tần Tông Quyền trục xuất Thái châu thứ sử và đoạt lấy quyền kiểm soát châu này. Sau đó, khi Đường Hi Tông bổ nhiệm Chu Ngập làm Trung Vũ tiết độ sứ, Chu Ngập đã bổ nhiệm Tần Tông Quyền là Thái châu thứ sử.
Sau đó, Hoàng Sào chiếm được kinh thành Trường An, buộc Đường Hy Tông phải chạy trốn đến Thành Đô. Thoạt đầu, Chu Ngập quy phục Hoàng Sào, song đến mùa hè năm 881 thì nghe theo giám quân Dương Phục Quang trở lại trung thành với Đường. Dương Phục Quang cũng thuyết phục Tần Tông Quyền phái quân đi đánh Hoàng Sào, Tần Tông Quyền khiển bộ tướng Vương Thục (王淑) suất 3.000 lính hội quân với Dương Phục Quang. Tuy nhiên, do thấy Vương Thục không chịu phục tùng, Dương Phục Quang đã xử tử Vương Thục và đoạt lấy quân lính của Vương. Theo thỉnh cầu của Dương Phục Cung, trong cùng năm đó, Đường Hy Tông đã thăng Thái châu thành Phụng Quốc quân, bổ nhiệm Tần Tông Quyền làm phòng ngự sứ. Sau đó, Đường Hy Tông lại thăng Tần Tông Quyền làm tiết độ sứ.
Làm tiết độ sứ và nổi dậy.
Năm 883, không chống trả nổi liên quân do Lý Khắc Dụng thống soái, Hoàng Sào buộc phải từ bỏ Trường An và chạy về phía đông. Hoàng Sào khiển bộ tướng Mạnh Khải (孟楷) tiến công Thái châu, Tần Tông Quyền chiến bại nên đã quyết định mở cổng thành và xin quy phục Hoàng Sào. Sau đó, Tần Tông Quyền sáp nhập quân đội của mình vào quân nổi dậy của Hoàng Sào. Liên quân bao vây Trần châu, song không thể chiếm được thành. Vào mùa đông năm 883, khi Hoàng Sào vẫn đang bao vây Trần châu, Tần Tông Quyền đích thân dẫn quân bao vây Hứa châu, song cũng không thể chiếm được thành này. Vào mùa xuân năm 884, Tần Tông Quyền khiển một người đệ tiến công Lư châu, và chiếm cứ Thư Thành trong một thời gian, trước khi Lư châu thứ sử Dương Hành Mật phái thuộc hạ là Điền Quân đi đẩy lui huynh đệ họ Tần.
Vào mùa hè năm 884, Hoàng Sào bị đánh bại và bị cháu là Lâm Ngôn (林言) giết chết. Tuy nhiên, Tần Tông Quyền không quy phục triều đình Đường, ông đem quân đến cướp phá các quân xung quanh. Đặc biệt, ông còn tiến công Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung; song đến khi Thiên Bình tiết độ sứ đến cứu viện cho Chu Toàn Trung; Tần Tông Quyền chiến bại và phải triệt thoái. Trong khi đó, vào mùa đông năm 884, khi một tướng Đường làm phản khác là Lộc Yến Hoằng tiến công Tương châu, Tần Tông Quyền đã phái thuộc hạ là Tần Cáo (秦誥) và Triệu Đức Nhân (趙德諲) đến tăng viện cho Lộc Yến Hoằng, liên quân chiếm được Tương châu. Sau đó, Lộc Yến Hoằng tiến công và chiếm được Hứa châu, buộc Chu Ngập phải chạy trốn, trong khi quân của Tần Tông Quyền tiếp quản Tương châu.
Đồng thời, Tần Tông Quyền cũng phái các bộ tướng đi tiến công các quân lân cận: Trần Ngạn (陳彥) tiến công Hoài Nam ; Tần Hiền (秦賢) tiến công Giang Tây; Tần Cáo chiếm được Sơn Nam Đông đạo; Tôn Nho chiếm được đông đô Lạc Dương của Đường, cũng như Thiểm Quắc; Trương Chí (張晊) chiếm Nhữ châu và Trịnh châu; và Lô Đường (盧瑭) tiến công Tuyên Vũ quân. Theo mô tả, quân của Tần Tông Quyền đi đến bất cứ đâu cũng đều tiến hành tàn sát, phóng hỏa, hãm hiếp và cướp bóc, thậm chí còn tàn ác hơn quân của Hoàng Sào. Hơn nữa, quân của Tần Tông Quyền không có nguồn cung thực phẩm, và họ đã nhiều lần lấy thịt người làm quân lương. Khi đó, Đường Hy Tông đã lập kế hoạch trở về Trường An, song vì lo sợ trước những gì mà quân của Tần Tông Quyền đã thực hiện, hoàng đế đã ban một chiếu chỉ nhằm chiêu dụ Tần Tông Quyền, song Tần Tông Quyền không có hành động nào.
Vào mùa xuân năm 885, Tần Tông Quyền lệnh cho Quang châu thứ sử Vương Tự phải nộp tô thuế cho ông, khi Vương Tự không có khả năng cung cấp, Tần Tông Quyền tức giận và phát binh tiến công. Vương Tự lo sợ và buộc người dân Quang châu và Thọ châu theo ông ta vượt sang bờ nam Trường Giang. Tần Tông Quyền cũng tiến công Dĩnh châu và Bạc châu, song bị Chu Toàn Trung đẩy lui.
Làm hoàng đế.
Vào mùa xuân năm 885, Tần Tông Quyền xưng đế. Trước tình thế này, Đường Hy Tông đã bổ nhiệm Vũ Ninh tiết độ sứ Thì Phổ làm 'Thái châu tứ diện hành doanh binh mã đô thống', song thoạt đầu Thì Phổ và các tướng Đường khác không tiến hành nhiều hành động chống lại Tần Tông Quyền.
Sau khi xưng đế, Tần Tông Quyền tiếp tục chiến dịch mở mang lãnh thổ. Ông sai em là Tần Tông Ngôn (秦宗言) tiến công Kinh Nam, còn bản thân ông tiến công Hứa châu, giết Lộc Yến Hoằng. Trong số 20 châu xung quanh, chỉ còn Trần châu do Triệu Thù (趙犨) trấn thủ, và Biện châu trong tay Chu Toàn Trung; là tiếp tục chống lại Tần Tông Quyền. Vào mùa xuân năm 887, Tần Tông Quyền tức giận vì không thể đánh bại Chu Toàn Trung, do vậy đã chuẩn bị cho một cuộc tiến công quyết định vào Biện châu. Chu Toàn Trung phái thuộc hạ là Chu Trân (朱珍) tuyển mộ binh sĩ ở phía đông; Chu Trân trở về với quân tiếp viện và ngựa, nhờ đó mà Chu Toàn Trung đã đánh bại Tần Hiền. Khi Tần Tông Quyền thân chinh vào mùa hè năm 887, Chu Toàn Trung tập hợp binh sĩ Tuyên Vũ quân và Nghĩa Thành, cũng như quân cứu viện của Chu Tuyên và Chu Cẩn- người đã chiếm được Thái Ninh quâ. Binh sĩ của bốn quân hợp binh và khiến quân của Tần Tông Quyền thảm bại tại Biên Hiếu thôn (邊孝村) ở ngay bên ngoài thành Biện châu, Tần Tông Quyền chạy trốn. Khi hay tin Tần Tông Quyền chiến bại, các thuộc hạ của ông cũng bỏ thành Lạc Dương, Hà Dương, Hứa châu, Nhữ châu, Hoài châu, Trịnh châu, Thiểm châu Quắc châu; và chạy trốn. Từ thời điểm đó trở đi, sức mạnh của Tần Tông Quyền bắt đầu suy yếu.
Khi Hoài Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn, tận dụng thời cơ, Tần Tông Quyền đã phái em là Tần Tông Hành (秦宗衡) và Tôn Nho tiến về đông nam để đoạt lấy Hoài Nam từ tay Dương Hành Mật. Sau đó, khi hay tin Tần Tông Quyền thất bại trước Chu Toàn Trung, Tần Tông Hành đã cố gắng trở về Thái châu cứu viện Tần Tông Quyền, song Tôn Nho đã giết chết Tần Tông Hành và đoạt lấy binh lính, sau đó Tôn Nho tiếp quản Hoài Nam một thời gian song không còn nghe theo lệnh của Tần Tông Quyền. Trong khi đó, vào mùa đông năm 887, Tần Tông Quyền tái chiếm Trịnh châu, trong khi Triệu Đức Nhân (được Tần Tông Quyền bổ nhiệm là Sơn Nam Đông đạo lưu hậu) chiếm được Kinh Nam và giết tiết độ sứ Trương Côi của Đường, để thuộc hạ của Trương là Vương Kiến Triệu kiểm soát thủ phủ Giang Lăng của Kinh Nam.
Vào mùa thu năm 888, tướng Thành Nhuế của Đường đã tái chiếm Giang Lăng, Vương Kiến Triệu phải chạy trốn. Sau khi để mất Kinh Nam và nhận thấy Tần Tông Quyền đang trong tình thế khó khăn, Triệu Đức Nhân đã quyết định quay sang quy phục Đường và liên kết với Chu Toàn Trung - người đang giữ chức đô thống chống lại Tần Tông Quyền. Theo biểu của Chu Toàn Trung, Đường Chiêu Tông bổ nhiệm Triệu Đức Nhân là Trung Nghĩa quân tiết độ sứ (đổi tên từ Sơn Nam Đông đạo), 'Thái châu tứ diện hành doanh phó đô thống'. Trong khi đó, Chu Toàn Trung sau khi đoạt được Lạc Dương và Hà Dương vào trước đó, đã quyết định tiến hành chiến dịch quyết định chống lại Tần Tông Quyền. Chu Toàn Trung đánh bại Tần Tông Quyền trong một trận chiến diễn ra ngay phía nam Thái châu, Tần Tông Quyền triệt thoái vào Thái châu và thủ thành chống lại cuộc bao vây của Chu Toàn Trung. Đến khi nguồn lương thực cạn kiệt, Chu Toàn Trung đã triệt thoái. Sau khi Chu Toàn Trung dời đi, quân của Tần Tông Quyền tái chiếm Hứa châu.
Bị lật đổ và qua đời.
Khoảng tết năm 889, thuộc hạ của Tần Tông Quyền là Thân Tùng (申叢) đã tiến hành binh biến chống lại ông, Tần Tông Quyền bị bắt, bị bẻ gãy chân và bị giam giữ. Thân Tùng sau đó quy phục Chu Toàn Trung, được Chu Toàn Trung bổ nhiệm là Thái châu lưu hậu. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 889, một bộ tướng khác là Quách Phan (郭璠) đã giết chết Thân Tùng (tuyên bố với Chu Toàn Trung rằng Thân Tùng có ý định phục vị cho Tần Tông Quyền) và giải Tần Tông Quyền đến Biện châu.
Chu Toàn Trung sau đó giải Tần Tông Quyền đến Trường An. Vào ngày 1 tháng 4, Tần Tông Quyền bị xử chém đầu dưới một gốc liễu, Kinh Triệu doãn Tôn Quỹ (孫揆) giám sát việc hành hình. Ngay trước khi bị hành hình, Tần Tông Quyền la hét với Tôn Quỹ: "Thượng thư xét Tông Quyền là kẻ phản loạn sao?. Nhưng đó chỉ là lòng trung thành của ta không thể hiện được." Nghe được những lời này, những người tụ tập để chứng kiến vụ hành hình đều bật cười. Vợ của Tần Tông Quyền là Triệu thị cũng bị xử chém cùng ông, hoặc bị đánh đến chết. | 1 | null |
Hàn Kiến (, 855 – 15 tháng 8 năm 912), tên tự Tá Thì (佐時), là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường, sau đó trở thành hạ thần của nhà Hậu Lương. Ông được biết đến nhiều vì đã buộc Đường Chiêu Tông nằm dưới quyền kiểm soát của mình tại Hoa châu từ năm 896 đến 898 và đồ sát các thân vương.
Khởi đầu sự nghiệp.
Hàn Kiến sinh năm 855, tức dưới triều đại của Đường Tuyên Tông, là người Hứa châu. Các tổ tiên của ông, bao gồm cả cha là Hàn Thúc Phong (韓叔豐) nhiều đời phục vụ trong quân đội Đường. Khi Tần Tông Quyền đoạt lấy Thái châu vào năm 880, ông ta tiến hành mộ binh, Hàn Kiến nhập ngũ.
Năm 881, khi giám quân Dương Phục Quang thuyết phục được Trung Vũ tiết độ sứ Chu Ngập từ bỏ trung thành với Hoàng Sào và quay sang quy phục Đường, Dương Phục Quang cũng thuyết phục Tần Tông Quyền đóng góp binh lính cho nỗ lực trấn áp Hoàng Sào. Dương Phục Quang phân 8.000 quân thành tám đô, khiển các nha tướng Lộc Yến Hoằng (鹿晏弘), Tấn Huy (晉暉), Vương Kiến, Hàn Kiến, Trương Tạo (張造), Lý Sư Thái (李師泰), và Bàng Tùng (龐從) chỉ huy.
Dương Phục Quang qua đời năm 883 khi đang đóng quân ở Hà Trung và vẫn đang giao chiến với Hoàng Sào. Thay vì tiếp tục giao chiến, Lộc Yến Hoằng quyết định đem binh lính đi cướp bóc khu vực. Vương Kiến, Hàn Kiến, Trương Tạo, Tấn Huy và Lý Sư Thái cũng theo Lộc Yến Hoằng. Cũng trong năm 883, Lộc Yến Hoằng chiếm được Hưng Nguyên- thủ phủ của Sơn Nam Tây đạo, trục xuất tiết độ sứ Ngưu Úc (牛勖) và xưng là "lưu hậu". Lộc Yến Hoằng bổ nhiệm Hàn Kiến và các tướng Trung Vũ khác làm các thứ sử tại Sơn Nam Tây đạo, song không thực sự cho phép họ đến các châu nhậm chức. Lộc Yến Hoằng đặc biệt nghi ngờ Vương Kiến và Hàn Kiến do họ có quan hệ thân thiết, song vì muốn dỗ dàng họ nên Lộc Yến Hoằng vẫn thường đối đãi tốt. Vương Kiến và Hàn Kiến nhận ra ý định của Lộc Yến Hoằng, và đến mùa thu năm 884, khi "Tả Thần Sách trung úy" Điền Lệnh Tư bí mật lôi kéo, Vương Kiến, Hàn Kiến cùng với Trương Tạo, Tấn Huy và Lý Sư Thái đã từ bỏ Lộc Yến Hoằng để đến Thành Đô phụng sự Điền Lệnh Tư. Sau khi Hoàng Sào bị đánh bại, Đường Hi Tông trở về Trường An vào năm 885, Hàn Kiến được trao chức "Đồng Quan phòng ngự sứ" và "Hoa châu thứ sử".
Hoa châu thứ sử.
Đương thời, Đại Đường bị phân chia giữa các quân phiệt, hầu hết trong số họ chỉ quan tâm đến việc chiến đấu và đoạt thêm nhiều lãnh thổ. Tuy nhiên, khi giữ chức Hoa châu thứ sử, Hàn Kiến lại khuyến khích những người dân lưu tán vì chiến hỏa đến định cư tại Hoa châu và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo ghi chép, trong khoảng vài năm, cả chính quyền và người dân Hoa châu đều thịnh vượng. Khi đó người đời rất khen ngợi Hàn Kiến cùng Kinh Nam tiết độ sứ Thành Nhuế (成汭).
Giao chiến với Lý Khắc Dụng.
Năm 890, Hàn Kiến được bổ nhiệm giữ chức tiết độ sứ của một quân mới được thành lập là Trấn Quốc (鎮國), quân này chỉ bao gồm Hoa châu và Đồng châu. Năm đó, khi Đường Chiêu Tông tuyên bố thảo phạt Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng và bổ nhiệm "Đồng bình chương sự" Trương Tuấn (張濬) làm tổng chỉ huy chiến dịch, Hàn Kiến đã đích thân đến hợp binh với Trương Tuấn và cũng chịu trách nhiệm về tiếp tế. Sau đó, khi quân triều đình và đại quân của Lý Khắc Dụng chạm trán, Hàn Kiến tiến hành tập kích Lý Tồn Hiếu (con nuôi của Lý Khắc Dụng) vào ban đêm, song bị đẩy lui. Sau khi Hàn Kiến chiến bại, binh lính Phượng Tường và Tĩnh Nan tiến hành đào ngũ. Sau khi quân của Lý Khắc Dụng tiếp tục đánh bại Trương Tuấn và buộc quân triều đình phải cố thủ tại Tấn châu, binh lính Bảo Đại và Định Nan cũng từ bỏ quân triều đình, Trương Tuấn và Hàn Kiến trấn thủ Tấn châu với binh lính do Tuyên Vũ tiết độ sứ Chu Toàn Trung phái đến. Lý Tồn Hiếu bao vây Tấn châu, song sau đó thấy việc bao vây một tể tướng là điều không hay nên từ bỏ bao vây và cho phép Trương Tuấn và Hàn Kiến chạy trốn. Để qua Hoàng Hà, họ buộc phải phá bỏ nhà cửa của cư dân địa phương để làm bè. Thất bại này khiến cho quân triều đình rối loạn, song không rõ về thiệt hại của quân Hàn Kiến. Sau đó, Lý Khắc Dụng lại quy phục triều đình song ra điều kiện phải đưa Trương Tuấn và đồng cấp là Khổng Vĩ (孔緯) đi lưu đày, tuy nhiên, cả Trương Tuấn và Khổng Vĩ đều chạy đến Hoa châu để được Hàn Kiến bảo hộ.
Liên kết đối đầu với triều đình.
Năm 891, do nghi ngờ Dương Phục Cung âm mưu làm phản, Đường Chiêu Tông đã khiển binh lính triều đình tiến công phủ đệ của Dương Phục Cung. Dương Phục Cung chạy đến chỗ con nuôi là Sơn Nam Tây đạo tiết độ sứ Dương Thủ Lượng, họ cùng một số con nuôi và cháu nuôi khác của Dương Phục Cung cùng nổi dậy chống triều đình. Vào mùa xuân năm 892, Hàn Kiến cùng Phượng Tường tiết độ sứ Lý Mậu Trinh, Tĩnh Nan tiết độ sứ Vương Hành Du, Thiên Hùng tiết độ sứ Lý Mậu Trang (李茂莊), và Khuông Quốc tiết độ sứ Vương Hành Ước (王行約) cùng thượng tấu cho Đường Chiêu Tông để thỉnh cầu Hoàng đế tuyên bố thảo phạt họ Dương, Đường Chiêu Tông cuối cùng phải chấp thuận. Lý Mậu Trinh đánh bại được họ Dương, họ Dương định chạy đến Hà Đông nương nhờ Lý Khắc Dụng, song trên đường bị các binh sĩ của Hàn Kiến chặn lại và bắt giữ. Hàn Kiến giải họ Dương về Trường An, nơi họ bị hành quyết.
Năm 895, sau khi Hộ Quốc tiết độ sứ Vương Trọng Doanh qua đời, chức vụ tiết độ sứ của quân này trở thành vấn đề tranh chấp giữa con nuôi-cháu trai ruột Vương Kha và con trai Vương Củng của ông ta. Hàn Kiến, Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du thượng tấu cho Đường Chiêu Tông để ủng hộ Vương Củng, song Đường Chiêu Tông thấy Lý Khắc Dụng ủng hộ con rể Vương Kha nên từ chối đề xuất của ba người, khiến họ cảm thấy bị sỉ nhục. Vương Hành Du và Hàn Kiến còn tiếp tục thể hiện sự bất mãn bằng việc thỉnh cầu được kiểm soát lưỡng quân Thần Sách quân song bị từ chối. Vào mùa hè năm 895, Hàn Kiến, Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du quyết định tiến quân vào Trường An, họ buộc tộc hai "Đồng bình chương sự" cũ là Vi Chiêu Độ và Lý Hề tham ô, và khi Đường Chiêu Tông từ chối hành quyết hai người này, họ đã tự ý hành động. Họ cũng buộc Đường Chiêu Tông phải hạ chỉ chuyển Vương Kha đến Khuông Quốc, chuyển Vương Củng đến Hà Trung, và chuyển Vương Hành Ước đến Bảo Nghĩa, rồi mới trở về quân của mình.
Các hành động của Hàn Kiến và đồng minh đã khiêu khích Lý Khắc Dụng phải có hành động, Lý Khắc Dụng nhanh chóng vượt qua Hoàng Hà, bao vây Hoa châu. Những lời thỉnh cầu bỏ bao vây của Hàn Kiến ban đầu bị Lý Khắc Dụng bác bỏ, song sau đó do hay tin Lý Mậu Trinh và Vương Hành Du đều muốn bắt Đường Chiêu Tông, Lý Khắc Dụng nhanh chóng tiến về Tĩnh Nan. Lý Khắc Dụng bao vây thủ phủ Bân châu (邠州) của Tĩnh Nan, Vương Hành Du bị thuộc hạ giết trên đường chạy trốn. Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến do sợ hãi nên quay sang tỏ thái độ rất phục tùng với triều đình. Tuy nhiên sau khi Lý Khắc Dụng triệt thoái, Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến lại trở nên ngạo mạn.
Kiểm soát Hoàng đế ở Hoa châu.
Năm 896, Đường Chiêu Tông mộ thêm tân binh cho cấm binh để giảm bớt áp lực của Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến lên triều đình, giao các đội quân cho một số thân vương chỉ huy. Lý Mậu Trinh tuyên bố các thân vương có kế hoạch tiến công mình nên đã huy động binh sĩ tiến về Trường An. Đường Chiêu Tông cầu viện Lý Khắc Dụng, song lần này Lý Khắc Dụng không thể đáp ứng. Khi Lý Mậu Trinh đánh bại Đàm vương Lý Tự Chu (李嗣周) và tiến sát Trường An, Đường Chiêu Tông quyết định đem triều sĩ và các thân vương chạy khỏi kinh sư. Sau đó, Hàn Kiến đã vài lần dâng tấu mời Đường Chiêu Tông đến Trấn Quốc, lập luận rằng nếu Đường Chiêu Tông đến một nơi xa như Hà Đông thì sẽ không bao guờ còn có thể trở về Quan Trung nữa. Đường Chiêu Tông và thuộc hạ cũng do dự trước khoảng cách xa xôi khi đến Hà Đông và quyết định đến Trấn Quốc.
Các "Đồng bình chương sự" triều đình khi đó là Vương Đoàn (王摶), Tôn Ác (孫偓), và Lục Ỷ) (陸扆) lo sợ Hàn Kiến và không dám quyết định chính sự. Trước tình thế này, Đường Chiêu Tông hạ chỉ yêu cầu Hàn Kiến tham gia vào việc đưa ra các quyết định, song do Hàn Kiến từ chối nên yêu cầu này bị bãi bỏ. Trong khi đó, Thôi Dận (崔胤) uất ức vì từng bị bãi chức theo yêu cầu của Hàn Kiến, vì thế đã cầu viện Chu Toàn Trung; Chu Toàn Trung làm ra vẻ sắp tiến công Hàn Kiến và viết thư cho Hàn Kiến để yêu cầu phục chức cho Thôi Dận, Hàn Kiến lo sợ nên đã chấp thuận.
Đường Chiêu Tông sau đó ban chức "Trung thư lệnh" cho Hàn Kiến. Hoàng đế bổ nhiệm Tôn Ác là "Phượng Tường tứ diện hành doanh đô thống", Hàn Kiến được bổ nhiệm là "Kinh Triệu doãn" kiêm "bả tiệt sứ", chuẩn bị tiến công Lý Mậu Trinh. Tuy nhiên, Hàn Kiến không muốn Hoàng đế tiến công đồng minh của mình, và do Lý Mậu Trịnh trình tấu tạ lỗi, quân triều đình chưa từng chuyển sang thế tiến công.
Trong khi đó, Hàn Kiến lo sợ các binh sĩ cấm binh do các vị thân vương chỉ huy, ông vu cáo họ âm mưu làm phản và còn cho quân lính bao vây hành cung của Đường Chiêu Tông, la hét yêu cầu Hoàng đế tước quyền chỉ huy của các thân vương. Do vậy, Đường Chiêu Tông buộc phải tước bỏ quyền chỉ huy của các thân vương và xử tử Phùng Nhật đô đầu Lý Quân (李筠). Sau đó, Hàn Kiến tiến hành quản thúc các thân vương tại gia, khiến Đường Chiêu Tông trên thực tế không còn binh lính để chỉ huy. Biết rằng Đường Chiêu Tông bất mãn với mình, Vương Kiến đã cố khiến Hoàng đế khuây khỏa bằng việc thúc giục Đường Chiêu Tông lập trưởng tử là Đức vương Lý Hựu làm hoàng thái tử. Đường Chiêu Tông chấp thuận và lập Lý Hựu làm hoàng thái tử (đổi tên thành Lý Dụ). Cũng trong khoảng thời gian này, Hàn Kiến vu cáo hai cận thần của Đường Chiêu Tông là "Thái tử chiêm sự" Mã Đạo Ân (馬道殷) và "Tương tác giám" Hứa Nham Sĩ (許巖士) và hành quyết họ, sau đó lại cáo buộc Tôn Ác và Chu Phác (朱朴) câu kết với Mã Đạo Ân và Hứa Nham Sĩ, khiến hai người này bị bãi chức "Đồng bình chương sự".
Vào mùa hè năm 897, Đường Hy Tông bổ nhiệm Lý Tự Chu là Phượng Tường tiết độ sứ, song khi Lý Tự Chu tiến đến Phượng Tường, Lý Mậu Trinh từ chối giao lại quyền hành và bao vây Lý Tự Chu cùng binh lính. Chỉ sau khi Hàn Kiến viết thư cho Lý Mậu Trinh, Lý Mậu Trinh từ bỏ bao vây và cho Lý Tự Chu trở về Trấn Quốc, sau đó việc bổ nhiệm được rút lại.
Sau khi Lý Tự Chu trở về Trấn Quốc, Lý Giới Phi (李戒丕) cũng từ Hà Đông trở về. Biết rằng Lý Khắc Dụng sẽ không can thiệp, Hàn Kiến đã yêu cầu giết chết Lý Tự Chu, Lý Giới Phi và các thân vương khác, cáo buộc họ âm mưu làm phản. Đường Chiêu Tông không làm theo đề nghị của Hàn Kiến, song Hàn Kiến và "xu mật sứ" Lưu Quý Thuật sau đó tự hành động và hành quyết Lý Tự Chu, Lý Giới Phi, và chín vị thân vương. Hàn Kiến gửi lời đe dọa cho Khuông Quốc tiết độ sứ Lý Kế Đường (李繼瑭)- con nuôi của Lý Mậu Trinh, Lý Kế Đường lo sợ và chạy về Phượng Tường, Hàn Kiến đoạt được Khuông Quốc. Đường Chiêu Tông do đó ban thêm cho Hàn Kiến chức Khuông Quốc tiết độ sứ.
Chu Toàn Trung liên tục xin Đường Chiêu Tông hãy chuyển đến Lạc Dương, Lý Mậu Trinh và Hàn Kiến lo sợ rằng Chu Toàn Trung sẽ tiến công về phía tây nên đã quyết định tu sửa lại cung điện ở Trường An để đưa Đường Chiêu Tông về kinh sư. Họ cũng thiết lập hòa bình với Lý Khắc Dụng. Việc trùng tu cung điện hoàn tất vào mùa xuân năm 898, Hàn Kiến đích thân đến Trường An để xem xét. Vào mùa thu năm 898, Đường Chiêu Tông và triều đình trở về Trường An, Hàn Kiến ở lại Trấn Quốc. Đường Chiêu Tông ban cho Hàn Kiến chức "Thái phó", đổi Hoa châu thành Hưng Dức phủ, cho Hàn Kiến làm phủ doãn. Hoàng đế cũng tiến phong cho Hàn Kiến tước "Hứa quốc công", lại ban cho "thiết khoán"- tức khế ước miễn tử.
Quy phục Chu Toàn Trung.
Năm 901, Đường Chiêu Tông được phục vị sau khi bị các hoạn quan phế truất vào năm trước, Thôi Dận đã đề xuất Đường Chiêu Tông đồ sát các hoạn quan. Tin tức này đến tai Hàn Toàn Hối (韓全誨) và Trương Ngạn Hoằng (張彥弘), họ lo sợ sẽ bị giết nên đã liên minh với Lý Mậu Trinh và cố gắng loại bỏ Thôi Dận. Thôi Dận lo sợ rằng các hoạn quan sẽ giết mình nên thỉnh cầu Chu Toàn Trung đem quân đến Trường An. Hay tin Chu Toàn Trung tiến quân, Hàn Toàn Hối và Trương Ngạn Hoằng buộc phải đưa Đường Chiêu Tông đến Phượng Tường.
Trong khi đó, khi quân của Chu Toàn Trung tiến gần, thủ hạ của Hàn Kiến là Khuông Quốc lưu hậu Tư Mã Nghiệp (司馬鄴) đầu hàng và dâng Khuông Quốc cho Chu Toàn Trung. Chu Toàn Trung khiển Tư Mã Nghiệp trở lại Trấn Quốc để truyền đi thông điệp rằng nếu Hàn Kiến không chịu đầu hàng thì Chu Toàn Trung sẽ tiến công. Hàn Kiến lo sợ và khiển tiết độ phó sứ Lý Cự Xuyên (李巨川) đi thỉnh hàng. Cựu "Đồng bình chương sự" Trương Tuấn (張濬) gặp Chu Toàn Trung và thuyết phục ông ta rằng Hàn Kiến từng có một hời gian dài liên kết với Lý Mậu Trinh, vì thế cần phải loại bỏ. Khi Chu Toàn Trung gặp Hàn Kiến và quở trách ông vì các hành động trong quá khứ, ông đã đổ lỗi cho Lý Cự Xuyên. Chu Toàn Trung xử tử Lý Cự Xuyên và tha cho Hàn Kiến. Tuy nhiên, vì muốn loại bỏ Hàn Kiến khỏi chính trường, Chu Toàn Trung bổ nhiệm Hàn Kiến là Trung Vũ tiết độ sứ và chuyển Trung Vũ tiết độ sứ Triệu Hứa (趙珝) đến Khuông Quốc. Theo ghi chép thì một lượng lớn số tô thuế mà Hàn Kiến thu được và giữ lại khi Đường Chiêu Tông ở tại Hoa châu (Hưng Đức phủ lúc này bị bãi bỏ) nay rơi vào tay Chu Toàn Trung.
Chu Toàn Trung sau đó bao vây Phượng Tường, và vào năm 903, Lý Mậu Trinh đã phải giao Đường Chiêu Tông cho Chu Toàn Trung và đề nghị hòa bình. Nắm Hoàng đế trong tay, Chu Toàn Trinh bắt đầu tính đến chuyện soán vị, thoạt đầu buộc Đường Chiêu Tông giết Thôi Dận và dời đô đến Lạc Dương. Trên hành trình đến Lạc Dương, Đường Chiêu Tông dừng chân tại Hoa châu và ở lại một thời gian. Vào một thời điểm, Chu Toàn Trung đến gặp Đường Chiêu Tông cùng với Hàn Kiến và cùng dự một bữa tiệc. Tuy nhiên, trong bữa tiệc Hàn Kiến dẫm lên chân Chu Toàn Trung và cảnh báo rằng Đường Chiêu Tông có thể có kế hoạch ám sát ông ta, do đó Chu Toàn Trung đã cắt ngắn buổi tiệc và rời đi. Chu Toàn Trung do đó cảm kích Hàn Kiến. Sau này, Chu Toàn Trung quy vùng Quan Trung thành Hựu Quốc quân, trị sở tại Trường An, và bổ nhiệm Hàn Kiến làm Hựu Quốc tiết độ sứ.. Tuy nhiên, vào năm 906, lo ngại Hàn Kiến sẽ lại cộng tác với Lý Mậu Trinh, Chu Toàn Trung chuyển Hàn Kiến đến Bình Lô và chuyển Bình Lô tiết độ sứ Vương Trọng Sư (王重師) đến Hựu Quốc.
Thời Hậu Lương.
Năm 907, Chu Toàn Trung buộc Đường Ai Đế phải thiện nhượng cho mình, chấm dứt triều Đường và mở đầu triều Hậu Lương, bản thân trở thành Hậu Lương Thái Tổ. Hậu Lương Thái Tổ hạ chỉ bổ nhiệm Hàn Kiến giữ chức "Tư đồ", "Đồng bình chương sự", và đến năm 908 thì ban cho Hàn Kiến chức "Thị trung", kiêm "Kiến Xương cung sứ". Vào thời điểm này, Hậu Lương Thái Tổ thường xuyên trở nên hung bạo và vượt quá giới hạn, và chỉ có rất ít quan lại dám đề xuất với ông ta. Tuy nhiên, Hàn Kiến nằm trong thiểu số này, và Thái Tổ đánh giá cao lời khuyên của Hàn Kiến. Tuy nhiên, vào năm 909, Hàn Kiến bị giáng làm "Thái bảo". Năm 910, sau khi tên của Trung Vũ và Khuông Quốc được hoán đổi từ năm 908. Hàn Kiến được bổ nhiệm giữ chức Khuông Quốc tiết độ sứ (tức ở Trung Vũ quân khi trước).
Năm 912, Dĩnh vương Chu Hữu Khuê ám sát phụ hoàng, sau đó tức vị. Sau cái chết của Hậu Lương Thái Tổ, các đội quân khắp lãnh thổ Hậu Lương trở nên bối rối, song Hàn Kiến không có biện pháp nào phòng ngừa biến loạn tại Khuông Quốc. Không lâu sau, "Mã bộ đô chỉ huy sứ" Trương Hậu (張厚) tiến hành binh biến và giết chết Hàn Kiến. Con của Hàn Kiến là Hàn Tùng Huấn (韓從訓) - người được Chu Hữu Khuê cử đến Khuông Quốc để thông báo tin tức về việc Thái Tổ băng hà - cũng bị giết chết trong binh biến. | 1 | null |
Chu Mai (硃玫/朱玫, ? - 7 tháng 1 năm 887) là một quân phiệt vào cuối thời nhà Đường. Ông từng ủng hộ Đường Hy Tông và hoạn quan nhiều quyền lực Điền Lệnh Tư, song sau lại tôn một thành viên trong tông thất nhà Đường là Lý Uân làm hoàng đế mới, nhưng cuối cùng lại bị thủ hạ là Vương Hành Du sát hại.
Sự nghiệp ban đầu.
"'Cựu Đường thư" và "Tân Đường thư" đều ghi rằng Chu Mai là người Bân châu, thủ phủ của Bân Ninh. "Đường thư" ghi rằng khi còn trẻ, ông phụng sự trong đội quân biên thùy của Đường và sau đó trở thành thứ sử, trong khi "Tân Đường thư" ghi rằng ông là chỉ huy quân sự tại một châu (ngụ ý rằng đó là Bân châu). Có ghi chép về một người tên là Chu Mai phụng sự tại Hà Đông, vào năm 879, người này phụng lệnh tiết độ sứ Lý Khản (李侃) bắt giữ và giết chết các binh sĩ nổi loạn sau cái chết của nha tướng Hạ Công Nhã (賀公雅). Đến cuối năm 880, dưới quyền tiết độ sứ Trịnh Tòng Đảng (鄭從讜), người này chỉ huy các binh sĩ Hà Đông (cùng với Gia Cát Sảng) và đến cứu viện kinh sư Trường An chống lại quân nổi dậy Hoàng Sào.
Vào mùa hè năm 881, khi Chu Mai đang giữ chức Thông Tái trấn tướng, Hoàng Sào sau khi xưng làm hoàng đế Đại Tề ở Trường An đã khiển tướng Vương Mai (王玫) đến Bân Ninh làm tiết độ sứ. Chu Mai đã tiến công và giết chết Vương Mai, sau đó nhường lại chức tiết độ sứ cho Lý Trọng Cổ (李重古). Sau đó, Chu Mai đem binh lính tiến đến Trường An sẵn sàng tiến công Hoàng Sào, phối hợp với các tướng Đường là Đường Hoằng Phu (唐弘夫), Vương Trọng Vinh, Vương Xử Tồn, Thác Bạt Tư Cung, và Trịnh Điền. Sau khi hợp binh, quân Đường tái chiếm Trường An trong một thời gian ngắn song sau đó đại bại trước quân Tề và buộc phải bỏ thành. Bân Ninh tiết độ phó sứ Chu Mai đóng quân tại Hưng Bình. Đến khi tướng Tề là Vương Bá (王播) bao vây Hưng Bình, Chu Mai rút đến Phụng Thiện và Long Vĩ pha.
Bân Ninh/Tĩnh Nan tiết độ sứ.
Vào mùa thu năm 881, Chu Mai được bổ nhiệm là Bân Ninh tiết độ sứ, và trong cùng năm đó được giữ chức "Hà Nam đô thống". Sau khi liên quân Đường tái chiếm Trường An vào mùa xuân năm 883, Đường Hy Tông ban cho Chu Mai chức "Đồng bình chương sự". Sang năm 884, Đường Hy Tông đã đổi tên quân thành Tĩnh Nan.
Năm 885, khi Đường Hy Tông trở về Trường An, hoạn quan đầy quyền lực là "Tả Thần Sách trung úy" Điền Lệnh Tư xảy ra tranh chấp với Hà Trung tiết độ sứ Vương Trọng Vinh do Điền Lệnh Tư muốn đoạt lấy quyền kiểm soát các đầm muối tại Hà Trung. Điền Lệnh Tư đã quyết định chuyển Vương Trọng Vinh đến Thái Ninh, song Vương Trọng Vinh từ chối và liên kết với Hà Đông tiết độ sứ Lý Khắc Dụng để chuển bị kháng cự. Đáp lại, Điền Lệnh Tư liên kết với Chu Mai và Phượng Tường tiết độ sứ Lý Xương Phù. Nhằm kích Đường Hy Tông hạ lệnh tiến hành chiến dịch chống Lý Khắc Dụng, Chu Mai nhiều lần phái người bí mật xâm nhập vào Trường An để đốt cháy kho của triều đình hoặc ám sát thân tín của Đường Hy Tông, mục đích là để để tội cho Lý Khắc Dụng. Sau đó, Điền Lệnh Tư tập hợp binh lính Thần Sách quân và hợp binh cùng Chu Mai và Lý Xương Phù. Họ giao chiến với liên quân Lý Khắc Dụng và Vương Trọng Vinh, song đến khoảng tết năm 886 thì bị đè bẹp. Lý Khắc Dụng sau đó tiến về Trường An, Điền Lệnh Tư đem Đường Hy Tông chạy đến Phượng Tường, rồi Hưng Nguyên.
Ủng hộ Lý Uân làm hoàng đế.
Hầu hết quan lại triều đình tháp tùng Đường Hy Tông đến Phượng Tường, song không theo đến Hưng Nguyên. Trong khi Đường Hy Tông vẫn còn ở Phượng Tường, "Đồng bình chương sự" Tiêu Cấu (蕭遘) đã triệu Chu Mai cùng binh lính của ông đến Phượng Tường, song khi Chu Mai đem 5.000 binh lính đến, Đường Hy Tông đã rời đi. Chu Mai và Lý Xương Phù quay sang chống lại Điền Lệnh Tư, đem quân đuổi theo Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư. Mặc dù ban đầu họ giành được thắng lợi trước quân của Điền Lệnh Tư, song vẫn không thể đuổi kịp Đường Hy Tông và Điền Lệnh Tư. Tuy nhiên, Chu Mai đã bắt được một họ hàng xa của Đường Hy Tông là Tương vương Lý Uân, ông đưa Lý Uân trở về Phượng Tường.
Chu Mai cho rằng Đường Hy Tông sẽ không bao giờ thoát khỏi ảnh hưởng của Điền Lệnh Tư, vì thế quyết tâm lập một hoàng đế mới, quyết định này được Lý Xương Phù đồng thuận. Chu Mai cố gắng thuyết phục Tiêu Cấu phối hợp với mình, tuy nhiên ông chỉ có thể buộc các triều sĩ khác ủng hộ Lý Uân làm quyền giám quân quốc sự. Chu Mai tự phong mình là chỉ huy cấm binh triều đình, sau đó hộ tống Lý Uân trở về Trường An. Bùi Triệt vẫn được giữ chức "Đồng bình chương sự" còn Trịnh Xương Đồ thì thay thế chức vụ này của Tiêu Cấu. Khi Chu Mai và Lý Uân đến Trường An, Chu Mai yêu cầu Lý Uân bổ nhiệm mình là "Thị trung", "Chư đạo diêm, thiết chuyển vận đẳng sứ". Theo ghi chép thì có khoảng 60-70% số phiên trấn chấp thuận ủng hộ Lý Uân làm hoàng đế. Tuy nhiên, Lý Xương Phù tức giận việc Chu Mai không phong cho mình chức vụ cao cấp nên đã từ chối ủng hộ Lý Uân và quay sang tái quy phục Đường Hy Tông. Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng cũng trình tấu cam kết trung thành với Đường Hy Tông, bất chấp các nỗ lực của Chu Mai. Lý Uân xưng đế vào mùa đông năm 886, và tôn phong Đường Hy Tông là "Thái thượng hoàng".
Qua đời.
Chu Mai sau đó phái thủ hạ là Vương Hành Du suất 5 vạn quân đi tiến công Hưng Nguyên để bắt Đường Hy Tông. Vương Hành Du thoạt đầu đánh bại thủ hạ của Điền Lệnh Tư là Dương Thịnh (楊晟), song sau đó bị Mãn Tồn (滿存) đẩy lui và không thể tiến thêm. Vương Hành Du lo sợ sẽ bị Chu Mai trừng phạt vì thất bại, hơn nữa khi đó "Tả Thần Sách quân trung úy" Dương Phục Cung lại đưa ra tuyên bố rằng bất cứ ai giết được Chu Mai sẽ được trao cho Tĩnh Nan. Do đó, Vương Hành Du quyết định quay sang chống lại Chu Mai, và khoảng tết năm 887, Vương Hành Du trở về Trường An mà không có lệnh của Chu Mai. Chu Mai tức giận triệu Vương Hành Du đến và nói "Ngươi tự ý về, muốn phản sao?" Vương Hành Du đáp: "Ta không phản, chỉ muốn giết kẻ làm phản là Chu Mai nhà ngươi!" sau đó bắt giữ và giết chết Chu Mai. Bùi Triệt và Trinh Xương Đồ hộ tống Lý Uân chạy đến Hà Trung, hy vọng được Vương Trong Vinh bảo hộ, song Vương Trọng Vinh đã giết chết Lý Uân và bắt giữ Bùi Triệt cùng Trinh Xương Đồ. Cả thủ cấp của Chu Mai và Lý Uân đều bị đưa đến Hưng Nguyên để trình Đường Hy Tông. | 1 | null |
Lý Uân (李熅, ? - 887), là một người đồi hỏi hoàng vị của nhà Đường. Trong một thời gian ngắn, với sự giúp đỡ của quân phiệt Chu Mai, ông đã tuyên bố là hoàng đế trong hai tháng vào năm 886-887 tại kinh thành Trường An, trong cuộc tranh chấp với Đường Hy Tông. Thời gian trị vì ngắn ngủi của Lý Uân chấm dứt khi thuộc hạ của Chu Mai là Vương Hành Du nổi dậy và giết chết Chu Mai. Lý Uân chạy đến lãnh địa của quân phiệt Vương Trọng Vinh, Vương Trọng Vinh đã giết chết Lý Uân và dâng thủ cấp của Lý Uân cho Đường Hi Tông.
Thân thế.
Cụ của Lý Uân là Tương vương Lý Quang (李僙) - một hoàng tử của Đường Túc Tông, ông nội của Lý Uân là Lý Tuyên (李宣)- được phong tước Y Ngô vương.
Năm 885, trong thời gian trị vì của Đường Hi Tông, hoạn quan Điền Lệnh Tư tranh chấp với Hà Trung tiết độ sứ Vương Trọng Vinh do muốn đoạt lại quyền kiểm soát các đầm muối tại Hà Trung cho triều đình. Vương Trọng Vinh quay sang liên kết với tiết độ sứ người Sa Đà Lý Khắc Dụng. Điền Lệnh Tư phản ứng bằng việc liên kết với Tĩnh Nan tiết độ sứ Chu Mai và Phượng Tường tiết độ sứ Lý Xương Phù. Quân triều đình dưới quyền kiểm soát của Điền Lệnh Tư đã hội quân với Chu Mai và Lý Xương Phù để tiến công Vương Trọng Vinh; Vương Trọng Vinh và Lý Khắc Dụng đã đánh bại liên quân đối phương vào khoảng tết năm 886. Khi quân của Lý Khắc Dụng và Vương Trọng Vinh tiến đến gần Trường An, Đường Hi Tông và Điền Lệnh Tư thoạt đầu chạy đến Phượng Tường, sau đó chạy đến Hưng Nguyên (興元, nay thuộc Hán Trung, Thiểm Tây). Trong khi đó, Chu Mai và Lý Xương Phù do lo sợ Lý Khắc Dụng và Vương Trọng Vinh nên đã quay sang chống Điền Lệnh Tư và Đường Hi Tông, phái quân đi bắt Đường Hi Tông song không thành công.
Khi Đường Hy Tông chạy khỏi Trường An, Lý Uân tháp tùng hoàng đế đến Phượng Tường, song đã không thể kịp theo đến Hưng Nguyên. Khi ông ở tại Tuân Đồ dịch (遵塗驛, gần Phượng Tường), các binh sĩ của Chu Mai đã bắt được ông và giải ông đến Phượng Tường. Thời điểm này, Chu Mai cho rằng Điền Lệnh Tư có ảnh hưởng xấu lên Đường Hi Tông, còn mình sẽ nhận được sự ủng hộ của các quân phiệt khác nếu ủng hộ một hoàng đế mới, Chu Mai tham khảo ý kiến của tể tướng Tiêu Cấu. Mặc dù Tiêu Cấu phản đối song Chu Mai đã bỏ qua và buộc các quan lại triều đình ở tại Phượng Tường thượng biểu tiến cử Lý Uân tức vị. Tuy nhiên, thoạt đầu Lý Uân chỉ chấp thuận làm nhiếp chính. Ngoài các quan lại triều đình Đường đang ở Phượng Tường, Hoài Nam tiết độ sứ Cao Biền, Vương Trọng Vinh, và Thôi An Tiềm cũng thượng biểu ủng hộ Lý Uân. Quân của Chu Mai hộ tống các quan lại triều đình và Lý Uân trở về Trường An, nhằm chuẩn bị chính thức tôn Lý Uân làm hoàng đế. Tuy nhiên, Lý Khắc Dụng lại từ chối đề nghị của Chu Mai và Lý Uân mà ủng hộ Đường Hy Tông; Lý Xương Phù tức giận vì không được tham gia vào cơ cấu triều đình mới nên cũng thượng biểu ủng hộ cho Đường Hy Tông.
Trị vì ngắn ngủi.
Vào mùa đông năm 886, sau khi các quan lại triều đình tiếp tục thúc giục, Lý Uân đã chấp thuận tức vị. Ông đề nghị Đường Hy Tông đang lưu vong làm Thái thượng hoàng.
Trong khi đó, lúc này Điền Lệnh Tư đã từ bỏ chức vụ chỉ huy Thần Sách quân và đến Tây Xuyên với thân thích. Người kế nhiệm Điền Lệnh Tư là Dương Phục Cung đã ra một thông cáo đến vùng Quan Trung rằng bất kỳ ai có thể giết Chu Mai sẽ được thay thế Chu Mai làm Tĩnh Nan tiết độ sứ. Thuộc hạ của Chu Mai là Vương Hành Du bị cám dỗ, ngoài ra cũng lo sợ vì không hoàn thành sứ mệnh được Chu Mai giao phó là chiếm Hưng Nguyên và bắt Hy Tông, nên đã quyết định hành động. Vương Hành Du tiến về Trường An, bắt giữ và giết chết Chu Mai. Bùi Triệt và Trịnh Xương Đồ đã hộ tống Lý Uân đến Hà Trung. Tuy nhiên, lúc này Vương Trọng Vinh đã chấp thuận quy phục Đường Hy Tông, ông ta giả bộ nghênh tiếp song sau đó đã bắt giữ và xử trảm Lý Uân. Vương Trọng Vinh đưa thủ cấp của Lý Uân đến trình Đường Hy Tông. Thoạt đầu, Đường Hy Tông đã tổ chức đại lễ mừng Lý Uân bị giết, song do nghe theo lời của Thái thường bác sĩ Ân Doanh Tôn rằng không thể ăn mừng việc một hoàng thân quốc thích qua đời, Đường Hy Tông thay vào đó phế Lý Uân làm thứ nhân và chôn cất thủ cấp của ông. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.