text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Theo sách Thẩm phán, trước Vương quốc thống nhất của Saul, các chi tộc Israel sống cùng nhau tạo thành 1 liên minh dưới sự lãnh đạo của các đời thẩm phán. Tuy nhiên, Thẩm phán Abimelech là người đầu tiên được tuyên bố là vua bởi dân thành Shechem và nhà Millo và do đó cai quản cả Israel trong 3 năm trước khi mất mạng trong trận Thebez. Trong thập niên 1020 TCN, dưới sự đe dọa của ngoại bang, tất cả các chi tộc đã hiệp nhất với nhau để hình thành vương quốc Israel thống nhất. Ngôn sứ Samuel đã tấn phong Saul thuộc chi tộc Benjamin làm vị vua đầu tiên năm 1026 TCN, nhưng vua David là người đã tạo nên một vương triều mạnh mẽ trong khoảng thời gian 1009-1000 TCN. Vua David, vị vua thứ hai (hoặc thứ ba nếu Ish-bosheth cũng được tính) của Israel đã chọn Jerusalem làm kinh thành vào năm 1006 TCN . Trước đó, kinh đô của vương quốc là Hebron, Mahanaim và Gibeah là kinh đô đầu tiên.
Khoảng năm 930 TCN, vương quốc thống nhất này tan rã do 9 chi tộc phương Bắc từ chối công nhận Rehoboam, thuộc Nhà David của chi tộc Judah ở phía Nam làm vua. Các chi tộc này hình thành nên một vương quốc tiếp tục lấy tên gọi là Israel, còn được gọi là Vương quốc Samaria để phân biệt với vương quốc ban đầu. Chi tộc Simeon dù tọa lạc ở giữa vùng đất của chi tộc Judah cũng theo liên minh phía Bắc này. Còn lại, ban đầu chỉ có chi tộc Judah vẫn trung thành với Nhà David, không lâu sau có thêm chi tộc Benjamin nữa, hai chi tộc này tạo thành Vương quốc Judah. | 1 | null |
Trong toán học, đặc biệt là lý thuyết nhóm, các phần tử của một nhóm có thể được phân hoạch thành các lớp liên hợp; các phần tử của cùng một lớp liên hợp có nhiều tính chất chung, và việc nghiên cứu các lớp liên hợp của các nhóm không giao hoán cho ta biết nhiều đặc điểm quan trọng về cấu trúc của nhóm. Trong mọi nhóm giao hoán, mọi lớp liên hợp đều là các tập chỉ chứa một phần tử.
Các hàm số nhận cùng một giá trị với các phần tử thuộc cùng một lớp liên hợp được gọi là các hàm lớp.
Định nghĩa.
Giả sử formula_1 là một nhóm. Hai phần tử formula_2 và formula_3 của formula_1 được gọi là liên hợp với nhau nếu tồn tại một phần tử formula_5 sao cho formula_6.
Có thể dễ dàng chứng minh được rằng quan hệ liên hợp là một quan hệ tương đương, và do đó nó phân hoạch formula_1 thành các lớp tương đương. (Điều này có nghĩa là mọi phần tử của một nhóm thuộc vào duy nhất một lớp liên hợp, và hai lớp liên hợp formula_8 và formula_9 trùng nhau khi và chỉ khi formula_10 liên hợp, nếu không, hai lớp liên hợp này rời nhau.) Lớp tương đương chứa phần tử formula_11 là
và nó được gọi là lớp liên hợp của formula_2. Số liên hợp của formula_1 là số các lớp liên hợp phân biệt. Mọi phần tử thuộc cùng một lớp liên hợp thì có cùng cấp.
Các ví dụ.
Nhóm đối xứng formula_15, gồm 6 hoán vị của 3 phần tử, có 3 lớp liên hợp:
Nhóm đối xứng formula_19, chứa 24 hoán vị của 4 phần tử, có 5 lớp liên hợp, được liệt kê sau đây theo cấu trúc xích và cấp:
Tổng quát, số các lớp liên hợp của nhóm đối xứng formula_20 bằng số các phân hoạch nguyên của formula_21. Điều này xảy ra vì mỗi lớp liên hợp tương ứng với đúng một phân hoạch của formula_22 thành các xích rời rạc, chính xác đến một hoán vị của các phần tử của formula_22.
Phương trình lớp liên hợp.
Nếu formula_1 là một nhóm hữu hạn, khi đó với mọi phần tử formula_2, các phần tử nằm trong lớp liên hợp của formula_2 có một tương ứng một-một với các lớp kề của nhóm tâm hóa formula_40. Điều này có thể thấy được từ việc quan sát thấy rằng hai phần tử bất kì formula_55 thuộc cùng một lớp kề (tức là formula_56 với formula_57 thuộc nhóm tâm hóa formula_40) cho chúng ta cùng một phần tử khi tác động liên hợp lên formula_2:
Vì vậy số các phần tử nằm trong lớp liên hợp của formula_2 bằng với chỉ số formula_45 của nhóm con chuẩn hóa formula_40 trong formula_1. Từ đó suy ra kích thước của mỗi lớp liên hợp là một ước của cấp của nhóm.
Hơn nữa, nếu ta chọn một phần tử đại diện formula_65 từ mỗi lớp liên hợp, ta suy ra từ việc các lớp liên hợp phân hoạch nhóm formula_1 rằng
với formula_68 là nhóm tâm hóa của phần tử formula_65. Quan sát thấy rằng mỗi phần tử của formula_38 tạo thành một lớp liên hợp chỉ chứa chính nó, ta suy ra phương trình lớp như sau:
trong đó tổng được lấy theo các phần tử đại diện của các lớp liên hợp có nhiều hơn một phần tử.
Ví dụ.
Xét một formula_72-nhóm hữu hạn formula_1. Ta sẽ chứng minh rằng: "mọi formula_72-nhóm hữu hạn luôn có tâm không tầm thường".
Vì cấp của mọi lớp liên hợp của formula_1 phải chia hết cấp của formula_1. Ta suy ra rằng mọi lớp liên hợp formula_77 có cấp formula_78, với formula_79. Từ phương trình lớp, ta suy ra
Từ đây ta suy ra formula_72 là ước của formula_82, hay formula_83.
Liên hợp của nhóm con và tập con.
Tổng quát hơn, cho một tập con formula_84 bất kì của formula_1 (formula_84 không nhất thiết phải là một nhóm con), ta định nghĩa một tập con formula_87 của formula_1 liên hợp với formula_84 nếu tồn tại formula_5 sao cho formula_91. Đặt formula_92 là hợp của tất cả các tập con formula_87 của formula_1 sao cho formula_87 liên hợp với formula_84.
Một định lý thường được sử dụng khẳng định rằng, cho trước một tập con formula_84 bất kì của formula_1, chỉ số của formula_99 (nhóm chuẩn hóa của formula_84 trong formula_1) bằng với cấp của formula_92:
Điều này được suy ra từ việc nếu formula_104 thì formula_105 khi và chỉ khi formula_106, nói cách khác, khi và chỉ khi formula_43 và formula_108 cùng nằm trong một lớp kề của formula_99.
Chú ý rằng công thức này tổng quát hóa một công thức ở trên về số phần tử trong một lớp liên hợp.
Các kết quả ở trên đặc biệt có ích khi xét các nhóm con của formula_1. Các nhóm con có thể được chia thành các lớp liên hợp, với hai nhóm con thuộc cùng một lớp khi và chỉ khi chúng liên hợp với nhau. Các nhóm con liên hợp thì đẳng cấu, nhưng điều ngược lại không đúng.
Xét dưới góc độ tác động nhóm.
Nếu ta đặt
với hai phần tử formula_112 bất kì của formula_1, ta có một tác động nhóm của formula_1 lên chính nó. Các quỹ đạo của tác động này là các lớp liên hợp, và ổn định hóa của một phần tử là nhóm tâm hóa của phần tử đó.
Tương tự, ta có thể xác định một tác động nhóm từ formula_1 lên tập tất cả các tập con của formula_1 như sau:
Biểu diễn hình học.
Các lớp liên hợp trong nhóm cơ bản của một không gian topo liên thông đường có thể được xem như các lớp tương đương của các vòng tự do dưới đồng luân tự do. | 1 | null |
"Cửu Hương" được gọi là "Thế giới hang động" cách thành phố Côn Minh 90Km tổng cộng có trên 100 hang động lớn nhỏ, là quần thể hang động lớn của Vân Nam-Trung Quốc. Thiên nhiên trải qua hàng trăm triệu năm đã kiến tạo nên một cảnh quan tuyệt mỹ dưới lòng đất. Các hang đá, thạch nhũ trong hang được đặt tên, khiến cho các khối đá trở nên có hồn và sinh động. Tổng cộng có trên 100 hang động lớn nhỏ và là quần thể hang động lớn nhất Trung Quốc có diện tích 170 km2 nằm ở độ cao từ 1.750m – 1.900 m so với mặt nước biển, nhiệt độ bình quân năm là 14,6oC. Theo kết luận của các nhà hang động học trên Thế giới, quần thể hang động Củu Hương được hình thành từ 600 triệu năm về trước, là một hang động điển hình của châu Âu và trên thế giới chưa nơi nào có.
Mô tả.
Có diện tích 170 km² nằm ở độ cao 1750m-1900m so với mặt nước biển, nhiệt độ bình quân trong năm là 14,60C. Cửu Hương là một quần thể gồm trên 100 hang động thạch nhũ lớn nhỏ, tạo ra những cảnh quan huyền bí như: Âm Thuý Hiệp, Thần Nữ Cung, thác nước Uyên Ương, Hùng Sư đại sảnh rộng 15.000 m².
Du lịch.
Quần thể hang động Cửu Hương hiện đang là một trong ba thắng cảnh du lịch trọng điểm của thành phố Côn Minh, là thành viên hiệp hội hang động quốc tế. | 1 | null |
"Làng Quan họ quê tôi" là một bài của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ từ bài thơ "Làng Quan họ" của nhà thơ Nguyễn Phan Hách từ năm 1978. Năm 1979 được Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh (do ca sĩ Thanh Hoa và tốp nữ Ban ca nhạc Đài TNVN trình bày) phát sóng lần đầu tiên, và lập tức sau đó được phát trên chương trình "Bài hát theo yêu cầu thính giả" và được dạy hát qua Đài. Đây cũng là bài hát chính thức của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Ninh.
Bài hát được đưa vào chương trình karaoke Âm nhạc Việt Nam (chọn lọc) do Nhật Bản và Việt Nam thực hiện. Nhiều ca sĩ đã biểu diễn, in đĩa CD VCD DVD và được nhiều biên đạo dựng thành tiết mục múa, và đã được xếp trong danh sách "Những bài hát đi cùng năm tháng". | 1 | null |
là loạt phim truyền hình tokusatsu nằm trong dòng phim Ultra Series của Tsuburaya Productions chào mừng 50 năm thành lập công ty và là một phần của giờ phim trên TV Tokyo.
Cốt truyện.
Trong , tất cả Ultraman và quái vật đều bị biến thành những con búp bê tên là và bị rơi xuống Trái Đất. Một chàng trai trẻ tên là Hikaru Raidō đã tìm thấy không chỉ cho phép anh trở thành Ultraman Ginga, mà còn có thể thành bất cứ Spark Doll nào. | 1 | null |
INS "Sindhurakshak" là tàu ngầm lớp Kilo chạy điện-diesel loại 877 EKM (lớp Sindhughosh) do Nga chế tạo của Hải quân Ấn Độ. Được chạy thử vào ngày 24 tháng 12 năm 1997, nó là chiếc thứ chín trong số mười tàu ngầm lớp Kilo trong Hải quân Ấn Độ. Ngày 04 tháng 6 năm 2010, Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà máy đóng tàu Zvezdochka đã ký một hợp đồng trị giá 80 triệu USD để nâng cấp và sửa chữa lớn chiếc tàu ngầm. Sau khi sửa chữa lớn, nó trở về Ấn Độ từ Nga giữa tháng 5-tháng 6 năm 2013.
Tàu ngầm bị sự cố cháy nhỏ trong năm 2010 và sự cố lớn vào ngày 14 tháng 8 năm 2013, mà kết quả là nó bị đắm tại bến hải quân của Mumbai. Vào thời điểm tàu này chìm, đã có báo cáo 18 thuyền viên trên tàu và tất cả đã thiệt mạng.
Nguyên nhân vụ nổ chưa được công bố chính thức. Truyền thông địa phương dẫn các nguồn tin hải quân giấu tên cho biết nhiều khả năng số vũ khí trên tàu ngầm đã phát nổ. Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng vụ nổ là do sự cố sạc pin. | 1 | null |
Sàn gỗ công nghiệp và loại vật liệu hiện đại bắt nguồn từ Đức, được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ mật độ cao có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại được các ảnh hưởng của môi trường lên các loại vật liệu gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống xước…
Cấu tạo sàn gỗ.
Cấu trúc của sàn gỗ công nghiệp: bao gồm 4 lớp:
Chất lượng của sàn gỗ phụ thuộc vào lõi được làm bằng HDF (High Density Fibreboard). HDF chịu được mức sử dụng cao do áp suất nén lớn 850kg/cm2, và khối lượng riêng từ 850 – 900kg/m³.
Lịch sử phát triển.
Lịch sử phát triển của sàn gỗ công nghiệp:
Đặc tính cơ bản.
Những đặc tính cơ bản của sàn gỗ công nghiệp
Lõi HDF, Chống trầy AC, E1 của sàn gỗ là gì? | 1 | null |
Ibrahim Boubacar Keïta (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1945 - ngày 16 tháng 1 năm 2022) là một chính trị gia người Mali đã được bầu làm Tổng thống Mali vào tháng 8 năm 2013. Trước đây ông là Thủ tướng Mali 1994-2000 và Chủ tịch Quốc hội Mali từ năm 2002 đến năm 2007. Ông đã thành lập một đảng chính trị trung tả, Tập hợp cho Mali (RPM), trong năm 2001, và cũng như ông đã lãnh đạo đảng cánh tả này kể từ đó.
Tiểu sử.
Keïta sinh ra tại Koutiala, Mali. Ông học tại Lycée Janson-de-Sailly ở Paris và Lycée Askia-Mohamed tại Bamako, tiếp tục học tại Đại học Dakar, Đại học Paris I và "Institut d'Histoire des Relations Internationales Contemporaines" (IHRIC, Viện lịch sử quan hệ quốc tế đương đại). Ông có bằng thạc sĩ lịch sử và bằng tốt nghiệp khoa học chính trị và quan hệ Quốc tế.
Sau đó, ông là một nhà nghiên cứu tại CNRS và giảng dạy các khóa học về chính trị thế giới thứ ba tại Đại học Paris I. Quay trở lại Mali, ông trở thành một nhà tư vấn kỹ thuật cho Quỹ phát triển châu Âu lúc đó đang triển khai chương trình phát triển quy mô nhỏ đầu tiên trong các hoạt động viện trợ của Liên minh châu Âu ở Mali. Ông đã trở thành giám đốc Mali cho chương Pháp "Terre des Hommes", một tổ chức phi chính phủ quốc tế giúp đỡ trẻ em trong các nước đang phát triển.
Vào ngày 18 tháng 8 năm 2020, ông cùng với Thủ tướng Boubou Cissé bị bắt giữ bởi những người lính nổi dậy trong âm mưu đảo chính Malian 2020. Ngày hôm sau, ông giải tán quốc hội và tuyên bố từ chức, nói rằng ông muốn "không đổ máu" để giữ quyền lực cho mình.
Ông được thả tự do vào ngày 27 tháng 8 năm 2022 theo một phát ngôn viên của quân đội.
Ông qua đời tại nhà riêng ở Bamako vào ngày 16 tháng 1 năm 2022 ở tuổi 76. | 1 | null |
Kreider-Reisner XC-31 hay Fairchild XC-31 là một loại máy bay vận tải của Hoa Kỳ trong thập niên 1930, do Kreider-Reisner thiết kế chế tạo. Đây là máy bay một động cơ lớn nhất được chế tạo vào thời kỳ đó, cũng như là máy bay bọc vải cuối cùng do quân đoàn không quân lục quân Hoa Kỳ thử nghiệm. | 1 | null |
Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Hoa Kỳ () là đại diện Hoa Kỳ tham gia thi đấu tại các giải bóng đá nữ quốc tế. Đội do Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ quản lý và thi đấu tại khu vực CONCACAF.
Hoa Kỳ có đội tuyển bóng đá nữ thành công nhất thế giới khi đã 4 lần vô địch World Cup (trong đó chức vô địch đầu tiên thuộc về giải đấu năm 1991) và 4 lần đoạt huy chương vàng bóng đá nữ Olympic. Cùng với đó, đội còn sở hữu 7 chiếc Cúp vàng CONCACAF và 10 chiếc Cúp Algarve. Cùng với Đức, họ là hai đội tuyển duy nhất từng đứng đầu Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Hoa Kỳ đã lấy lại vị trí số 1 từ tay đội tuyển Đức vào ngày 23 tháng 6 năm 2017 và hiện tại vẫn giữ vững vị trí này. Đội được bầu là "Đội tuyển của năm" của Ủy ban Olympic Hoa Kỳ vào năm 1997 và 1999, còn "Sports Illustrated" bầu chọn cả đội tuyển là các "Nữ vận động viên của năm 1999".
Lịch sử.
Đội có trận đấu đầu tiên tại giải Mundialito gặp vào ngày 12 tháng 8 năm 1985, dưới quyền của huấn luyện viên Mike Ryan, họ đã thua đối phương tối thiểu.
Một trong những chiến tích đáng nhớ nhất của Hoa Kỳ tại World Cup là vào năm 1999 là khi họ vượt qua với tỷ số 5–4 ở loạt luân lưu trong trận chung kết. Trên 90.000 người (con số lớn nhất cho một sự kiện thể thao nữ) đã lấp đầy sân Rose Bowl để theo dõi trận đấu. Trong loạt luân lưu, Brandi Chastain là người sút thành công quả quyết định và pha ăn mừng của cô trở thành hình ảnh đáng nhớ khi cô quỳ gối xuống mặt cỏ, vẫy chiếc áo thi đấu ăn mừng và để lộ chiếc áo ngực thể thao, hình ảnh sau đó xuất hiện trên bìa tạp chí "Sports Illustrated" và trang nhất của nhiều tờ báo trong và ngoài nước Mỹ. Chiến thắng này giúp đội trở nên nổi tiếng hơn, đồng thời giúp cho bóng đá nữ nhận được nhiều sự chú ý hơn, cũng như tạo động lực cho những cô gái trẻ tham gia vào các môn thể thao. Tuy nhiên 4 năm sau họ thất bại trong việc bảo vệ ngôi Hậu khi thua Đức (về sau vô địch) 0-3 tại bán kết, dù vậy họ có huy chương đồng khi hạ Canada 3-1
Vào tháng 3 năm 2004, 2 trong số các cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của bóng đá nữ Hoa Kỳ nói riêng và bóng đá nữ thế giới nói chung, Mia Hamm (người sẽ giải nghệ trong năm 2004 sau khi kết thúc Thế vận hội Mùa hè 2004) và Michelle Akers (người đã giải nghệ), là 2 cầu thủ nữ cũng như 2 người Mỹ duy nhất có tên trong danh sách FIFA 100 gồm 125 cầu thủ vĩ đại nhất còn sống do Pelé bầu chọn nhân kỷ niệm 100 năm FIFA ra đời. Cùng năm, đội đã đạt huy chương vàng tại thế vận hội mùa hè Athens 2004 sau chiến thắng 2-1 trước Brazil nhờ bàn thắng của Wambach ở hiệp phụ.
Tại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2007,Hoa Kỳ đánh bại Anh 3-0 ở tứ kết nhưng sau đó phải chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử đội bóng khi thua Brazil 0-4 ở bán kết. Họ sau đó đánh bại Na Uy để chiếm vị trí thứ ba. Abby Wambach là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của đội với 6 bàn thắng, và Kristine Lilly là người Mỹ duy nhất có tên trong đội hình toàn sao của giải đấu.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2008, họ bảo vệ thành công huy chương vàng khi thắng Brazil 1-0
Tại tứ kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011 tại Đức, Hoa Kỳ đánh bại Brazil 5-3 trên chấm phạt đền. Bàn thắng của Abby Wambach ở phút 122 để gỡ hòa 2-2 đã được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử bóng đá Mỹ và là bàn thắng đẹp nhất trong lịch sử World Cup nữ.Mỹ đánh bại Pháp 3-1 trong trận bán kết, nhưng thua Nhật Bản 3-1 trên chấm phạt đền trong trận chung kết sau khi hòa 2-2 cả trận. Hope Solo được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu và Abby Wambach đã giành được quả bóng bạc với tư cách là cầu thủ xuất sắc thứ hai của giải đấu.
Tại Thế vận hội Mùa hè 2012, Hoa Kỳ giành huy chương vàng thứ 4 trong 5 lần dự Olympic khi hạ 2–1 ở trận chung kết trước 80.203 cổ động viên có mặt trên sân Wembley. Trước đó trong trận bán kết gặp , các cầu thủ Mỹ đã 3 lần vươn lên dẫn trước trước khi cú đánh đầu thành bàn của Alex Morgan ở phút thứ 3 thời gian bù giờ hiệp phụ thứ 2 ấn định chiến thắng 4–3. Bàn thắng của Morgan (phút thứ 123) là bàn thắng được ghi muộn nhất trong một trận đấu do FIFA tổ chức.
Vào năm 2013, Hoa Kỳ giữ kỷ lục bất bại với 14 thắng và 2 hòa và là một phần trong chuỗi 43 trận kéo dài trong 2 năm. Chuỗi 43 trận bất bại kết thúc sau thất bại 1–0 trong trận gặp ở Cúp Algarve 2014. Chuỗi trận bắt đầu bằng trận thắng 4–0 trước chính Thụy Điển tại Cúp Algarve 2012 sau trận thua 1–0 trước Nhật Bản. Vào tháng 12 năm 2013, USSF công bố đội hình 11 cầu thủ nữ xuất sắc nhất mọi thời đại của đội tuyển quốc gia USWNT All-Time Best XI.
Ngày 5 tháng 7 năm 2015, Hoa Kỳ đánh bại Nhật Bản 5–2 trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015, giành chức vô địch World Cup thứ ba của mình. Carli Lloyd ghi 3 bàn trong vòng 16 phút đầu tiên của trận đấu, trong đó có một bàn từ khoảng cách 52 mét, trở thành hat-trick nhanh nhất kể từ lúc bắt đầu trận đấu. Sau chức vô địch thế giới 2015, đội tuyển được tổ chức buổi diễu hành tung hoa giấy ở thành phố New York, buổi diễu hành tung hoa giấy đầu tiên của một đội thể thao nữ, và nhận giải Outstanding Team tại ESPY Awards 2015 và một giải Teen Choice Award cho Nữ vận động viên yêu thích. Đội một lần nữa được vinh danh vào ngày 27 tháng 10 năm 2015 khi Tổng thống Barack Obama tiếp đón họ tại Nhà Trắng.
Một năm sau tại Rio de Janeiro, Hoa Kỳ bước vào hành trình bảo vệ tấm huy chương vàng bóng đá nữ Thế vận hội. Tuy vậy, họ để lại thất vọng lớn khi bị Thụy Điển hạ gục trong loạt penalty ở trận tứ kết. Sau giải, thủ môn chính của đội là Hope Solo bị Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ chấm dứt hợp đồng sau khi có phát ngôn coi thường đối thủ.
Năm 2019 tại Pháp, tuyển nữ Hoa Kỳ xác lập những kỷ lục World Cup mới với lần thứ hai liên tiếp bảo vệ thành công ngôi vương sau khi thắng 2–0 và mang về chiếc cúp vô địch thứ tư của họ. Các chân sút Mỹ ghi 26 bàn thắng, nhiều nhất tại một kỳ World Cup và có trận thắng thứ 12 liên tiếp, mạch chiến thắng dài nhất trong lịch sử sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh của cả nam và nữ. Chính quyền New York một lần nữa lên kế hoạch tổ chức diễu hành vinh danh "những cô gái Vàng" vào sáng mùng 10 tháng 7 dọc đại lộ Broadway. Thị trưởng New York Bill de Blasio và tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những lời ca ngợi và chúc mừng đội tuyển Mỹ trên Twitter. Kể từ sau thất bại trước Úc tháng 7 năm 2017, đội đã "xé lưới đối phương" ở 45 trận đấu liên tiếp và ghi 148 bàn thắng.
Để nêu thông điệp bình quyền thu nhập giữa nữ và nam, 28 tuyển thủ nữ Hoa Kỳ từng nộp đơn lên Tòa án Liên bang để đưa Liên đoàn bóng đá Hoa Kỳ ra tòa vì vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, trong đó nêu đích danh người không chịu thực thi các bước tiến tới bình quyền thu nhập là trưởng các bộ phận kiêm chủ tịch Liên đoàn Carlos Cordeiro.
Hình ảnh của đội.
Truyền thông.
Việc truyền hình trực tiếp tại Mỹ cho 5 kỳ World Cup nữ từ 1995 tới 2011 được cung cấp bởi ESPN/ABC và Univision, trong khi bản quyền của ba kì World Cup nữ từ 2015 tới 2023 được trao cho Fox Sports và Telemundo. Vào tháng 5 năm 2014 một hợp đồng được ki kết để phân chia bản quyền phủ sóng truyền hình của các trận đấu của đội tuyển nữ Hoa Kỳ giữa ESPN, Fox Sports, và Univision cho tới cuối năm 2022. Các trận của đội tuyển tại Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 2014 và Cúp Algarve 2015 được Fox Sports phát sóng.
Trận đấu được nhiều người theo dõi nhất của đội là trận chung kết World Cup 1999 với Trung Quốc, với kỉ lục số người tới sân xem cao nhất cho một sự kiện thể thao nữ: 90.185 người có mặt tại Rose Bowl ở California. Trận đấu giữ kỉ lục số người xem cao nhất tại Mỹ cho một trận đấu bóng đá nữ với trung bình 17.975 triệu người xem và ước tính ít nhất 40 triệu lượt người xem, và là trận đấu bóng đá (cả nam và nữ) phát sóng bằng tiếng Anh được nhiều người xem nhất cho tới trận chung kết World Cup 2015 giữa Mỹ và Nhật.
Trang phục.
Màu trang phục của đội tuyển Mỹ kể từ khi thành lập hầu hết là xen kẽ giữa đỏ, trắng, hoặc xanh lam (màu quốc kỳ), với một số ngoại lệ như màu vàng ánh kim vào năm 2007, màu đen vào năm 2011, hay viền đen cùng tất màu xanh neon tại World Cup 2015. Năm 2012 đội bắt đầu mặc cùng màu áo với đội tuyển nam Hoa Kỳ, bắt đầu với bộ trang phục sọc ngang đỏ và trắng. Nike là nhà cung cấp trang phục thi đấu của LĐBĐ Mỹ vào năm 1995, và có thỏa thuận cung cấp trang phục cho tới năm 2022. Đội tuyển nữ Hoa Kỳ bắt đầu mang hai ngôi sao trên huy hiệu kể từ 1999 để tượng trưng cho hai chức vô địch thế giới. Ngôi sao thứ ba được thêm vào tháng 7 năm 2015.
Đội hình hiện tại.
Danh sách triệu tập cho World Cup nữ 2022.
"Số trận và bàn thắng tính đến 6 tháng 8 năm 2023, sau trận gặp ."
Triệu tập gần đây.
Các cầu thủ dưới đây được triệu tập trong vòng 12 tháng.
Chú thích:
Ban huấn luyện.
Ban huấn luyện hiện tại.
"Nguồn"
Kỉ lục cá nhân.
Đội tuyển nữ Hoa Kỳ là đội tuyển sở hữu 6 cầu thủ đầu tiên trong lịch sử bóng đá khoác áo đội tuyển quốc gia đủ 200 lần (cả nam và nữ) gồm: Kristine Lilly, Christie Rampone, Mia Hamm, Julie Foudy, Joy Fawcett, Tiffeny Milbrett. Sau này còn có nhiều cầu thủ nữ của các quốc gia khác lặp lại thành tích này cũng như 4 cầu thủ Mỹ gồm: Kate Markgraf, Abby Wambach, Heather O'Reilly, Carli Lloyd và Hope Solo. Kristine Lilly, Carli Lloyd và Christie Rampone là những cầu thủ duy nhất có trên 300 trận quốc tế.
Thi đấu nhiều trận nhất.
"Nguồn"
Ghi nhiều bàn thắng nhất.
"Nguồn" | 1 | null |
Một vụ bê bối thịt giả mạo năm 2013 là một vụ bán thịt giả mạo tại Âu Châu, khi các loại thực phẩm được quảng cáo có chứa thịt bò nhưng thực chất được phát hiện có chứa thịt ngựa không khai báo, lên đến 100% hàm lượng thịt trong một số trường hợp, và các loại thịt không khai báo khác, chẳng hạn như thịt heo. Vụ việc bị đưa ra ánh sáng ngày 15 tháng 1 năm 2013, khi có báo cáo rằng DNA của ngựa được phát hiện trong thịt bò burger đông lạnh bày bán tại một số siêu thị Ireland và Anh.
Vụ khủng hoảng thịt này khiến người ta đặt vấn đề phải có những quy định và kiểm soát chặt chẽ hơn về thực phẩm bán cho công chúng.
Anh và Ireland.
Tại Anh và Ireland, cơ quan an toàn thực phẩm nhận thấy thịt ngựa lẫn trong thịt bò và thịt cừu bán ở một số nhà hàng và các siêu thị. Hamburger của Burger King cũng có thịt ngựa và công ty này phải chấm dứt hợp đồng với một hãng cung cấp thịt.
Thịt ngựa thông dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Âu Châu, nhưng không phải đồ ăn bình thường tại Anh cũng như Hoa Kỳ. Ở Hòa Lan có nhiều hàng thịt bán thịt ngựa chế biến sẵn thành nhiều món ăn khác nhau. Tại Anh bán thịt ngựa không là phạm pháp nếu ghi rõ là thịt gì.
Hàng chục lò sát sinh tại Anh bị khám xét và một số nơi người ta thấy có pha lẫn thịt heo trong thịt bò, không bị cấm nhưng là trái phép.
Pháp.
Ngày 12 tháng 2 năm 2013, Pháp trở thành quốc gia Âu Châu thứ nhì, sau Anh Quốc, xác nhận có sự kiện thịt đông lạnh đem bán cho dân chúng, thay vì thịt bò lại hóa ra thịt ngựa.
Picard, nhà buôn lẻ có hằng trăm tiệm trên khắp nước Pháp, cho biết qua nhiều thử nghiệm, xác nhận có thịt ngựa hiện diện trong hai lô thịt "bò" đông lạnh và được thu hồi, sau khi vụ tai tiếng đổ bể.
Nguồn gốc thịt.
Hệ thống bán lẻ Picard của Pháp nói tâm điểm của hiện tượng lo sợ về thực phẩm lan rộng trên khắp Âu Châu xuất phát từ công ty Pháp Comigel. Hệ thống này quyết định cho thu hồi tất cả sản phẩm của Comigel, chủ yếu là món Findus lasagne vốn bị phát giác ở Anh là gồm 100% thịt ngựa.
Các nhà buôn lẻ ở Anh, Thụy Điển, Pháp, Thụy Sĩ và Hòa Lan cũng cho thu hồi các sản phẩm của Comigel như thịt viên, hamburger, lasagne... ngay sau khi Comigel báo động có sự hiện diện của thịt ngựa trong sản phẩm Findus.
Về phần Comigel, họ phủ nhận không làm gì sai trái vì họ nhận thịt từ một công ty Pháp khác tên Spanghero, công ty này lại nói rằng nhận nguồn tiếp tế từ hai lò tế sinh ở România, được xem là thủ phạm tráo thịt ngựa cho thịt bò.
Phản ứng.
Thủ tướng Anh David Cameron cho mở cuộc điều tra tường tận và truy tố theo luật những nơi bán thịt ngựa mà nói là thịt bò. Tại Brussels, Bỉ, có một cuộc họp của Liên Âu về vụ này. Bộ trưởng Môi trường Owen Paterson đề nghị thử nghiệm DNA cho tất cả các món thịt bán ở Âu Châu.
Ngày 11 tháng Hai, Thủ tướng România, Victor Ponta, nói trong một cuộc họp báo rằng "không có bất bình thường" trong việc hai công ty ở Romania bán thịt gọi là thịt bò cho các hãng thực phẩm Âu Châu nhưng bị tố cáo là thịt ngựa. | 1 | null |
Gấu nước (, tiếng Anh: moss piglets - lợn rêu hoặc waterbears) là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrada, là các động vật nhỏ bé, sống trong nước, rêu, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có 8 chân. Gấu nước thuộc về ngành "Tardigrada", một phần của siêu ngành Ecdysozoa. Một nhóm cổ xưa, với hóa thạch được tìm thấy cách đây 530 triệu năm trước, vào kỷ Cambri.
Tên gọi.
Chúng được mô tả lần đầu tiên bởi mục sư Johann August Ephraim Goeze năm 1773. Tên Tardigrada được đặt ba năm sau đó bởi nhà sinh vật học người Ý Lazzaro Spallanzani.
Johann August Ephraim Goeze ban đầu đặt tên cho Tardigrada là "kleiner Wasserbär" (nay là "Bärtierchen"), nghĩa là 'gấu nước nhỏ' trong tiếng Đức. Tên "Tardigrada" nghĩa là "bước chậm" được đặt bởi Lazzaro Spallanzani năm 1776. Tên gọi Gấu nước bắt nguồn từ hình dạng mập mạp và rất giống một con gấu tí hon của chúng trên kính hiển vi. Con trưởng thành lớn đạt chiều dài , con nhỏ nhất dưới 0,1 mm. Con mới nở có thể nhỏ hơn 0,05 mm.
Khoảng 1,150 loài gấu nước đã được mô tả.
Hình thái.
Tên gọi "Gấu nước" bắt nguồn từ hình dạng mập mạp và rất giống một con gấu tí hon của chúng trên kính hiển vi. Thông thường gấu nước dài trung bình khoảng . Nó có bốn cặp chân, mỗi chân có từ bốn đến tám vuốt chân. Chúng thường được tìm thấy trên rêu hay địa y và ăn tế bào thực vật, tảo hay các động vật không xương sống nhỏ. Khi được thu thập, nó có thể được nhìn thấy qua kính hiển vi rất yếu, khiến nó rất dễ quan sát kể cả với học sinh và các nhà khoa học nghiệp dư.
Môi trường sống.
Thông thường.
Nơi dễ tìm thấy gấu nước nhất là rêu và địa y. Các môi trường khác cồn cát, bãi biển, đất, và trầm tích biển hoặc nước ngọt, nơi chúng được tìm thấy với mật độ cao (trên 25,000 cá thể/lít).
Khắc nghiệt không tưởng.
Gấu nước còn được gọi là một extremophile, những sinh vật có thể phát triển trong các môi trường khắc nghiệt có thể gây tổn thương cho sự sống khác. Nó có thể chịu được từ nhiệt độ gần độ không tuyệt đối đến trên nhiệt độ sôi của nước, áp lực gấp sáu lần tại điểm sâu nhất của đáy biển, phóng xạ ion hóa gấp hàng trăm lần mức chết người và chân không trong không gian. Nó có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, cả khi cơ thể chỉ còn 3% nước hay ít hơn.
Do những khả năng không tưởng trên nên gấu nước được tìm thấy trên toàn thế giới, từ dãy Himalaya (trên ), tới đáy biển sâu (dưới ), từ vùng cực tới xích đạo.
Sinh sản.
Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột. Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển.
Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.
Thức ăn.
Hầu hết các loài gấu nước là phytophagous (ăn thực vật) hay bacteriophagous (ăn vi khuẩn), nhưng một vài loài ăn thịt (ví dụ "Milnesium tardigradum").
Sinh thái và lịch sử sự sống.
Gấu nước có đặc điểm hình thái với nhiều loài khác nhau phần lớn theo lớp. Các nhà sinh vật học gặp khó khăn trong việc xác minh giữa các loài gấu nước vì mối quan hệ này. Những loài động vật này có mối quan hệ chặt chẽ nhất đến sự tiến hóa ban đầu của động vật chân đốt (Arthropoda). Hóa thạch gấu nước có từ kỷ Phấn Trắng ở Bắc Mỹ. Gấu nước phân bố khắp thế giới. Trứng và nang (cytst) của gấu nước rất chắc chắn nên chúng có thể di chuyển rất xa trên chân của động vật khác.
Gấu nước đã sống sót sau cả 5 lần tuyệt chủng hàng loạt. Điều này đã mang lại cho chúng rất nhiều đặc điểm sinh tồn, bao gồm khả năng sống, sống trong các tình huống có thể gây tử vong cho hầu hết các loài động vật khác.
Tuổi thọ của gấu nước từ 3 đến 4 tháng đối với một số loài, lên đến 2 năm đối với các loài khác, không tính thời gian của chúng ở trạng thái không hoạt động (bất động).
Tầm quan trọng sinh thái.
Nhiều sinh vật sống trong môi trường nước, ăn các loài như giun tròn, gấu nước, vi khuẩn, tảo, ve, và các loài collembola. Gấu nước hoạt động như những loài tiên phong (người khai thác) bằng cách sinh sống trong các môi trường đang phát triển mới. Sự di chuyển này thu hút các động vật không xương sống khác đi cư trú trong không gian đó, đồng thời thu hút những kẻ săn mồi.
Bộ gen và giải trình tự bộ gen.
Các bộ gen của gấu nước có kích thước khác nhau từ khoảng 75 đến 800 cặp siêu dữ liệu DNA. Hypsibius exelaris (trước đây là Hypsibius dujardini) có bộ gen nhỏ gồm 100 cặp siêu dữ liệu (megabase) và thời gian thế hệ khoảng hai tuần, nó có thể được nuôi cấy vô thời hạn và bảo quản lạnh.
Các protein Dsup của gấu nước Ramazzottius varieornatus và Hypsibius exemplaris thúc đẩy sự sống sót bằng cách liên kết với các nhiễm sắc thể và bảo vệ DNA nhiễm sắc thể khỏi các gốc hydroxyl. Protein Dsup của R. varieornatus cũng tạo ra khả năng chống lại tia cực tím-C bằng cách điều chỉnh tăng các gen sửa chữa DNA để bảo vệ DNA bộ gen khỏi những tổn hại mà chiếu xạ UV gây ra. | 1 | null |
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giải khát và thức uống đóng chai tại Việt Nam.
Lịch sử hình thành.
Năm 1994, tiền thân của công ty là Phân xưởng nước giải khát Bến Thành chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia. Năm 1995, mở rộng thêm xưởng sản xuất sữa đậu nành dạng chai 220ml. Năm 1996, công ty mở rộng dây chuyền và tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Flash.
Năm 1999, Xưởng nước giải khát Bến Thành đổi tên thành Nhà máy nước giải khát Bến Thành, sản xuất các mặt hàng sữa đậu nành, bia chai, bia hơi, bia tươi Flash.
Năm 2000: Bia Bến Thành là đơn vị ngành bia đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9001- 2000, do cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) chứng nhận vào ngày 23/3/2000.
Năm 2001, công ty cho xây dựng Nhà máy sản xuất và Văn phòng tại xã Vĩnh Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Trong những năm sau đó, công ty tung ra thị trường các sản phẩm Nước tăng lực Number 1, Bia tươi đóng chai Laser, Sữa đậu nành Number 1, Nước tinh khiết Number 1, Bia Gold Bến Thành...
Tháng 9 năm 2015, Tân Hiệp Phát đổi tên thành Number 1, chính thức bổ nhiệm ông Roland Ruiz vào vị trí Phó Tổng Giám đốc dịch vụ tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Công Ty TNHH TM–DV Tân Hiệp Phát: 219 Đại Lộ Bình Dương, Phường Vĩnh Phú, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Khủng hoảng truyền thông.
2015 - Vụ Võ Văn Minh.
Ngày 3 tháng 12 năm 2014, khi bán hàng cho khách, chủ quán cơm Võ Văn Minh (35 tuổi, ngụ xã An Cư, huyện Cái Bè, Tiền Giang) phát hiện có ruồi trong chai nước Number One chưa mở nắp của Công ty Tân Hiệp Phát. Minh giữ lại chai nước rồi gọi điện cho doanh nghiệp yêu cầu cử đại diện gặp Minh thương lượng. Trong lần gặp đầu tiên, Minh yêu cầu phía công ty phải đưa cho Minh 1 tỷ đồng nếu không sẽ tung tin ra ngoài. Sau ba lần thương lượng có lập biên bản, hai bên đã đồng ý mức giá 500 triệu đồng. Tới ngày 27/1/2015, Minh hẹn gặp đại diện Công ty Tân Hiệp Phát tại một quán cà phê ở huyện Cái Bè, (Tiền Giang), trong lúc Minh nhận 500 triệu đồng thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang bắt quả tang.
Phiên tòa sơ thẩm.
Ngày 18 tháng 12 năm 2015, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với ông Võ Văn Minh vì tội “cưỡng đoạt tài sản”. Tại phiên tòa, đại diện Tân Hiệp Phát cho biết kể từ khi sự việc xảy ra công ty đã bị thiệt hại 2000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Tấn Thi - người nhận bào chữa miễn phí cho ông Võ Văn Minh- thì cơ quan điều tra đã không khách quan và vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng khi luật sư và người đại diện của Tân Hiệp Phát lại được tham gia quá trình hỏi cung bị cáo. Sau phiên tòa, gia đình ông Võ Văn Minh tuyên bố sẽ kháng cáo lên cấp phúc thẩm.
Ngày 19 tháng 12 năm 2015, Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát - bà Trần Uyên Phương gửi lời "xin lỗi tới người tiêu dùng và đặc biệt là gia đình ông Võ Văn Minh về những phiền toái trong thời gian qua".
Phiên tòa phúc thẩm.
Chiều 8 tháng 9 năm 2016, TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên y án 7 năm tù đối với Võ Văn Minh về tội Cưỡng đoạt tài sản. Toà phúc thẩm xác định Minh "đổi" chai nước có ruồi lấy 500 triệu đồng không phải là giao dịch dân sự, bởi trái pháp luật, nên giữ nguyên mức án.
2023.
Vụ ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt.
Chiều 10 tháng 4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Quí Thanh và hai con gái tại 9 địa điểm. Hàng trăm cảnh sát vũ trang đã phong toả trụ sở Công ty Tân Hiệp Phát trên quốc lộ 13, phường Lái Thiêu, Thành phố Thuận An (Bình Dương) để khám xét. Ông Trần Quí Thanh bị cáo buộc với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản."
Theo C01, việc khởi tố và bắt tạm giam ba cha con ông Thanh là một phần của quá trình giải quyết đơn tố cáo của một số người ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Đơn tố cáo này tố cáo ông Thanh, bà Uyên Phương, bà Bích và một số cá nhân khác đã thực hiện các hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế và Cưỡng đoạt tài sản" liên quan đến các dự án và bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
là trò chơi điện tử nhập vai do Game Arts phát triển và phát hành cho hệ máy Dreamcast. Đây là phiên bản thứ hai trong dòng trò chơi Grandia, trò chơi đã phát hành vào ngày 03 tháng 8 năm 2000 tại Nhật Bản. Việc phát hành ra thị trường quốc tế được thực hiện từ ngày 06 tháng 12 năm 2000 do Ubisoft đảm nhiệm. Phiên bản cho các hệ PlayStation 2 và máy tính cá nhân cũng đã được thực hiện và phát hành vào năm 2002 và sau đó độc quyền cho Microsoft Windows ở Bắc Mỹ và Châu Âu vào cuối năm đó. Một bản chuyển đổi nâng cao dựa trên phiên bản Dreamcast và mang tên "Grandia II Anniversary Edition" đã được phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2015 trên Steam và GOG.com. Bản làm lại độ nét cao của trò chơi đã được phát hành ở Bắc Mỹ và Châu Âu vào ngày 16 tháng 8 năm 2019, cùng với một bản gốc, dành cho Nintendo Switch; bản cập nhật liên quan "Anniversary Edition" cho Windows PC được phát hành vào ngày 15 tháng 10 năm 2019. GungHo Online Entertainment đã làm rõ rằng bản phát hành phiên bản làm lại tại Nhật Bản sẽ theo sau trong tương lai.
Trò chơi nhận được nhiều đánh giá tích cực kể cả tại Nhật Bản và thị trường quốc tế cho phiên bản trên hệ Dreamcast. Còn phiên bản với các hệ khác thì thường được xem là kém hơn, do việc chuyển đổi phiên bản giữa các hệ máy từ hệ máy chính mà trò chơi được đặc biệt phát triển cho, thường không được hoàn hảo.
Tổng quan.
Bối cảnh lấy thời điểm hàng ngàn năm sau cuộc chiến giữa Granas và Valmar hai vị thần ánh sáng và bóng tối. Trận chiến này đã phá hủy hầu hết thế giới và để lại những vết sẹo trên hành tinh hình thành từ sức mạnh của cả hai vị thần. Cốt truyện xoay quanh một lính đánh thuê tên Ryudo người nhận hợp đồng bảo vệ một cô gái người có giọng hát có thể làm yếu đi các sinh vật bóng tối và làm những người xung quanh vững tin hơn từ một ngôi làng đến thánh địa của Granas. Trên đường đi cả hai chiến đấu với vô số quái vật cũng như có thêm các thành viên khác gia nhập vào chuyến hành trình. Trên đường đi nhóm bắt đầu hiểu rõ hơn về lịch sử của cả thế giới và nó không giống với những gì mà họ từng biết. Thần bóng tối cũng đang trỗi dậy và nhóm phiêu lưu sẽ phải ngăn chặn việc đó bằng việc tập hợp các phần cơ thể của Valmar lại để tránh việc chúng tìm đường nhập vào cơ thể chính. Ngoài việc chiến đấu thì tại các thị trấn mà các nhân vật đến đều có các quán trọ để dừng chân và tại đó các nhân vật trò chuyện với nhau khi dùng bữa để người chơi hiểu rõ hơn lai lịch các nhân vật cũng như những gì đang xảy ra trên thế giới.
Phát triển.
"Grandia II" được phát triển bởi hầu hết nhân viên đã từng tham gia phát triển Grandia như việc soạn nhạc được đảm nhiệm bởi Iwadare Noriyuki nhưng trò chơi được thiết kế với phong cách "trưởng thành" hơn phiên bản trước cũng như được phát triển trên môi trường hoàn toàn 3D. Trò chơi đã phát hành vào ngày 03 tháng 8 năm 2000 tại Nhật Bản.
Sau khi phát hành trên hệ Dreamcast thì phiên bản cho hệ PlayStation 2 và máy tính cá nhân cũng bắt đầu được thực hiện. Trên hệ PS2 thì thiết kế khung cảnh và nhân vật ít chi tiết hơn DC. Dù vậy đồ họa của phiên bản này vẫn có xu hướng bị giật và chậm lại khi đến các vùng có nhiều chi tiết. Còn phiên bản trên hệ máy tính thì có lỗi ở phần thực hiện phép thuật của Millenia các đoạn phim chỉ hiển hiện lên một đoạn ngắn sau đó đứng hình không hiện hết phim nhưng vẫn có thể chơi tiếp khi phép thuật được thực hiện xong chứ không phải treo luôn trò chơi.
Truyền thông.
Sách.
Một cuốn sách hướng dẫn giới thiệu các nhân vật và bản đồ của tất cả các khu vực trong trò chơi có tên "Grandia 2 Official Guide Book" (グランディア2 オフィシャルガイドブック) đã phát hành vào tháng 8 năm 2000.
Một cuốn sách hướng dẫn khác có tên "Grandia 2 Kōshiki Kōryaku Guide" (グランディア2 公式攻略ガイド) hướng dẫn tất cả những gì cần biết về hệ thống chiến đấu cùng tất cả các thông tin về quái vật và những cách chiến đấu hiệu quả chống lại các sinh vật này đã phát hành vào tháng 8 năm 2000.
Một cuốn sách tô màu có tựa "Grandia 2 Kōshiki Settei Shiryōshū" (グランディア2 公式設定資料集) đã phát hành vào tháng 4 năm 2001.
Hai cuốn sách hướng dẫn cho phiên bản hệ PS2 có tên "Grandia 2 Official Guide Book Kaichōban" (グランディア2 オフィシャルガイドブック 改訂版) và "Grandia 2 Kōshiki Kōryaku Guide" (グランディア2 公式攻略ガイド) đã phát hành vào tháng 3 năm 2002. Hai cuốn này khá giống với hai cuốn phát hành trước đó.
Light novel.
Dengeki Bunko đã phát hành một loạt light novel gồm hai tập do Īno Fumihiko viết và Kanoe Youshi minh họa trong tháng 10 năm 2000.
Īno Fumihiko và Kanoe Youshi cũng thực hiện một tập light novel khác có tựa "Grandia 2 Katami no Medaru" (グランディアII 形見のメダル) và Famitsu Bunko đã phát hành vào tháng 11 năm 2000.
Manga.
MediaWorks đã phát hành một tuyển tập manga có tựa "Grandia 2 Kōshiki Comic Fan Book" (グランディア2 公式コミックファンブック) vào tháng 9 năm 2000.
Enix (nay là Square Enix) cũng đã phát hành một tuyển tập vào tháng 11 năm 2000.
Âm nhạc.
TWOFIVE đã phát hành hai album chứa các bản nhạc dùng trong trò chơi có tên "Grandia II ~Deus~" và "Grandia II ~Povo~" vào ngày 08 tháng 9 năm 2000.
Đón nhận.
Phiên bản Dreamcast.
Phiên bản gốc trên hệ Dreamcast đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong lần ra mắt tại Nhật Bản, tạp chí "Dreamcast Magazine" đã cho trò chơi 9.75/10 còn tạp chí Famitsu Weekly thì cho điểm là 35/40 cùng danh hiệu "Bạch kim của ban biên tập." "Famitsu DC" thì đánh giá trò chơi là 26/30 dự trên ba bài đánh giá. Mặc dù được đón nhận tốt, doanh số của trò chơi vẫn tương đối thấp trong khu vực, với ước tính 184.863 bản đã được bán ra.
Phiên bản quốc tế của trò chơi đã nhận được đánh giá tích cực áp đảo với Metacritic đánh giá trò chơi là 90/100, GameRankings đánh giá là 88.81%, tạp chí "GamePro" đã nhận xét "Thiết lập vững chắc, hình ảnh tuyệt đẹp, hệ thống điều khiển tuyệt vời và hệ thống chiến đấu sáng tạo." nhưng thêm nhận xét là kịch bản quá tuyến tính. GameSpot đã nhận xét trò chơi là "Mặc dù các bản đồ trong phiên bản Grandia đầu có nhiều câu đố cùng cách giải quyết khác nhau như Grandia II thì lại quá tuyến tính" và kết luận là "Trò chơi đặc tính nhập vai... ngay cả khi nó không có chiều sâu như phiên bản đầu." IGN thì cho trò chơi danh hiệu "Bình chọn của ban biên tập" và gọi trò chơi là "Chuẩn mực" của hệ Dreamcast với hệ thống chiến đấu "Được cho là tiên tiến nhất hiện nay" chỉ có đều là cốt truyện hơi rọc khuôn và có thể dự đoán trước. Eurogamer thì đánh giá là cốt truyện và cách chơi hỗ trợ cho nhau và gọi trò chơi là "Trò chơi nhập vai hay nhất trên hệ Dreamcast tại châu Âu" và "ủng hộ mạnh" cũng như "Trò chơi rất khó để phân biệt" khi thấy trò chơi làm cho tên gọi "trò chơi nhập vai" là quá chung chung. Tạp chí Electronic Gaming Monthly đã đánh giá trò chơi là 9/10 cùng "Danh hiệu vàng".
Francesca Reyes của "Next Generation "đã đánh giá phiên bản Dreamcast bốn trên năm sao.
Phiên bản PlayStation 2 PC.
Bản phát hành lại PlayStation 2 của "Grandia II" năm 2002 có doanh số bán hàng thấp hơn so với phiên bản Dreamcast ở Nhật Bản, bán được khoảng 42.060 bản trong tháng đầu tiên. Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, trò chơi chủ yếu nhận được đánh giá thấp hơn so với bản gốc, với nhiều tạp chí nhận xét về những thiếu sót kỹ thuật của việc chuyển sang hệ máy mới. "Electronic Gaming Monthly" nói rằng phiên bản này thua kém nhiều so với bản gốc như việc tụt khung hình, màu sắc và chất lượng hình ảnh và nhận xét "Hình ảnh tệ hại một cách đáng ngạc nhiên là thật sự làm hỏng một tựa trò chơi tuyệt vời". "GamePro" thì thấy những thiếu sót chuyển đổi là phần lớn là không đáng kể và nói "Trò chơi vẫn giữ cấu trúc của riêng mình nhưng trên nền PlayStation 2 nơi có nhiều tựa trò chơi kỳ ảo" nên "Hoàn toàn bị che mờ bởi Final Fantasy X". IGN thì vẫn đánh giá phiên bản này là "Tốt" và là một trong những game nhập vai hàng đầu cho các hệ vào thời điểm đó nhưng cũng nói là "Sức ép và thời gian của việc chuyển đổi" cũng như sự xuất hiện của nhiều trò chơi nổi bật khác trong thời gian này khiến cho sự hấp dẫn của phiên bản này bị pha loãng. GameSpot thì nói rằng ai thật sự chưa chơi phiên bản gốc trên Dreamcast thì phiên bản này "Rất đáng để chơi".
Giống như phiên bản PlayStation 2, bản phát hành PC của "Grandia II " đã nhận được phản hồi kém hơn nhiều so với phiên bản Dreamcast từ các nhà phê bình. Đánh giá trò chơi theo hướng trò chơi PC thì IGN thì đánh giá "Đây không giống một RPG dành cho PC, nó sáng sủa, mềm mại, sặc sỡ và không thực sự có chiều sâu" nhưng cũng nói là "Vẫn rất thú vị để chơi vì nó khác với hầu hết các trò chơi nhập vai ảm đạm và nặng nề." GameSpot cũng nói rằng trò chơi trên hệ này sẽ rất khó thu hút được sự quan tâm của những người đam mê các trò chơi nhập vai theo kiểu phương Tây với phong cách anime chắc chắn sẽ không thể làm người đang chờ một phiên bản Baldur's Gate II mới vừa lòng nhưng "Grandia II" rất đáng để chơi nếu người chơi đam mê các trò chơi nhập vai Nhật Bản, hoặc không cần quan tâm đến đặc điểm đó. | 1 | null |
Bạo lực chính trị và tình trạng bất ổn dân sự bùng nổ do hậu quả của cuộc đảo chính Ai Cập năm 2013 (được một số phương tiện truyền thông gọi là cuộc "khủng hoảng Ai Cập" ). Ngay sau vụ lật đổ tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi ngày 3/7/2013 bởi Các lực lượng vũ trang Ai Cập trong khi có các cuộc biểu tình của dân chúng chống lại sự cầm quyền của Morsi, nhiều người tham gia biểu tình đã tập hợp gần Nhà thờ Hồi giáo Rabia Al-Adawiya để kêu gọi sự trở lại nắm quyền của Morsi và lên án quân đội trong khi những người khác thì bày tỏ ủng hộ quân đội và chính quyền lâm thời. Các cuộc đụng độ chết người tiếp tục trong vài ngày, với hai sự kiện đặc biệt đẫm máu được các quan chức Huynh đệ Hồi giáo mô tả là "thảm sát" gây ra bởi lực lượng an ninh. Trong tháng Ramadan (10 tháng 7- 7 tháng 8), thủ tướng Hazem al-Beblawy đã đe dọa giải tán những người biểu tình ngồi ủng hộ Morsi ở quảng trường Rabaa al-Adaweya và quảng trường al-Nahda. Các cuộc đàn áp của chính phủ đối với các cuộc biểu tình xảy ra trong "đụng độ" ngày 14 tháng 8 Vào giữa tháng 8, bạo lực giữa người Hồi giáo và quân đội leo thang, với hàng chục người thiệt mạng, và chính phủ tuyên bố lệnh giới nghiêm ban đêm kéo dài cả tháng. | 1 | null |
Cá đuối sông đuôi dài hay Cá đuối sông gai độc, tên khoa học Plesiotrygon iwamae, là một loài cá đuối sông trong họ Potamotrygonidae. Tên khoa học được đặt theo tên nhà động vật học người Brasil là Satoko Iwama.
Con mồi của chúng bao gồm giun, động vật giáp xác, động vật thân mềm và cá đáy nhỏ (như cá da trơn). Chúng có thể phát hiện các tín hiệu điện và hóa học từ con mồi trong bùn và cát.
Loài này đã được mô tả vào năm 1987 bởi Hugo P. Castello từ Museu de Zoologia, Đại học São Paulo. Các mẫu vật bị xác định sai, hoặc không xác định được trước đây thì sau này được tìm thấy trong các bảo tàng khác.
Phân bố: Từ thượng nguồn tới hạ lưu của lưu vực sông Amazon, từ Ecuador tới Belém, Brasil, trên các sông Napo, Solimões, Amazon và Pará.
Cá này hiếm khi xuất hiện trong thị trường cá cảnh. | 1 | null |
Trần Văn Khiêm là một chính khách, luật sư và quan chức của chế độ miền Nam, từng là người phát ngôn báo chí của tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông cũng chính là em trai của bà Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu, cựu đệ Nhất Phu nhân Việt Nam Cộng hòa.
Sự nghiệp chính trị.
Khi xảy ra biến cố Phật giáo, 1963 cùng với việc mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa xấu đi, Trần Văn Khiêm bị giới chức Hoa Kỳ liệt vào danh sách cần loại bỏ. Trong cuộc bầu cử tháng 9 năm 1963, ông tranh cử đại biểu quốc hội tại Vĩnh Long và sau đó đã giành chiến thắng. Cùng lúc đó, ông bị vợ chồng chị mình ghẻ lạnh vì nghi ngờ ông làm lộ những thông tin nhạy cảm về chính quyền. Sau khi nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam bị lật đổ, Khiêm bị bắt giam ba năm rồi được xuất cảnh sang Mỹ năm 1968 rồi sang sống bên Pháp.
Gia đình.
Trần Văn Khiêm hai lần ly dị. Người vợ trước người Đức.
Tại Pháp, ông có một người con trai tên là Pierre (mẹ là Mireille Sautereau).
Cáo buộc hình sự.
Năm 1986, Trần Văn Khiêm bị cáo buộc giết hại cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng của họ ở Washington D.C. Ông Chương từng là đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ và tại Liên Hợp Quốc trong thời gian con rể ông làm cố vấn tổng thống Ngô Đình Diệm. Khiêm không bị xét xử với lý do thiếu năng lực nhận thức.
Trục xuất.
Năm 1993, ông được thả từ bệnh viện St. Elizabeths và bị trục xuất sang Pháp theo phán quyết của tòa án. | 1 | null |
là quân kỳ của Nhật Bản. Lá cờ này từng được dùng để tượng trưng cho may mắn từ thời Edo. Ngày 27 tháng 1 năm 1870 theo một chính sách của cuộc cải cách Minh Trị, lá cờ này đã được chọn làm quốc kỳ. Cờ hiệu hải quân và một phiên bản đã chỉnh sửa của cờ chiến tranh vẫn tiếp tục được sử dụng trong Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, và thiết kế này cũng được đưa vào nhiều quảng cáo và sản phẩm thương mại. Tuy nhiên vì lá cờ từng được người Nhật dùng trong khi xâm lược và chiếm đóng Đông Á và trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương nên nó bị coi là mang tính xúc phạm tại Hàn Quốc, và Trung Quốc, những nơi mà nó bị cho là gợi nhớ đến chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản.
Thiết kế.
Thiết kế của cờ tương tự như quốc kỳ Nhật Bản, cùng có một hình tròn đỏ ở chính giữa tượng trưng cho mặt trời, điểm khác là có thêm những tia nắng (trên cờ hiệu có 16 tia) minh họa cho tên gọi "đất nước mặt trời mọc" của Nhật Bản. Cuộc cải cách Minh Trị lần đầu giới thiệu Húc Nhật Kỳ vào năm 1870. Cả Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Lục quân Đế quốc Nhật Bản đều có một phiên bản của lá cờ này; hiệu kỳ hải quân upset với mặt trời đỏ gần về phía dây treo; trong khi đó phiên bản của lục quân có mặt trời ở chính giữa. Chúng được giới thiệu vào năm 1889. Lá cờ này được sử dụng cho những hoạt động ở nước ngoài từ thời Minh Trị cho đến Thế chiến thứ hai. Khi Nhật Bản bại trận vào tháng 8 năm 1945 và Hải quân và Lục quân đế quốc bị giải tán, lá cờ này không còn được dùng đến. Tuy nhiên với sự tái lập của Lực lượng Phòng vệ, lá cờ đã được sử dụng lại vào năm 1954. Ngày nay Húc Nhật Kỳ với 16 tia nắng là cờ hiệu của Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản trong khi Lực lượng Tự vệ Mặt đất sử dụng phiên bản có 8 tia sáng.
Cách nhìn nhận ngày nay.
Lá cờ được cho là mang tính xúc phạm tại những quốc gia có thái độ bài Nhật mạnh mẽ, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, những nơi nó bị coi là gắn liền với chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, các cổ động viên Nhật Bản được khuyến cáo là không vẫy lá cờ này vì nó có thể gây ra bạo lực và rắc rối với người Trung Quốc. Tại Nhật Bản, đôi khi người ta thấy Húc Nhật Kỳ tại những sự kiện thể thao hoặc những vụ biểu tình của các nhóm cánh hữu cực đoan. Húc Nhật Kỳ cũng xuất hiện trên các bao bì sản phẩm thương mại, ví dụ như trên vỏ lon một thương hiệu bia của Asahi Breweries. Hình tượng lá cờ này cũng có mặt trên logo của tờ báo "Asahi Shimbun" cũng như trên các ngọn cờ mà ngư dân Nhật thường treo. | 1 | null |
Nepenthes alata () là một loài Nấp ấm đặc hữu của Philippines. Nó được tìm thấy trên tất cả các đảo chính của quần đảo, với ngoại lệ có thể có thể là Palawan. Nó đã được ghi nhận tại Camiguin, Cebu, Culion, Leyte, Luzon, đảo Mindanao, Mindoro, Negros, Panay, Samar và Sibuyan. Nepenthes alata xuất hiện trong rừng rêu ở độ cao từ 800 đến 2.400 m. "Nepenthes alata" occurs in mossy forest at elevations ranging from 800 to 2,400 m.
Nepenthes alata là một trong những loài Nepenthes đơn giản nhất và phổ biến nhất trong canh tác. | 1 | null |
Cá ma cà rồng, tên khoa học Hydrolycus scomberoides, là một loài cá săn mồi nước ngọt. Chúng được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon, biên giới phía đông của phạm vi phân bố của nó là sông Tapajós. Nó là loài đầu tiên được mô tả trong bốn loài thuộc chi "Hydrolycus".
Mô tả.
Tính năng đáng chú ý nhất của loài này là hai chiếc răng nanh dài nhô ra từ hàm dưới của nó. Những chiếc răng nanh có thể có từ 4 đến 6 inch. Cá ma cà rồng có thể đạt chiều dài và khối lượng , dù nhiều người cho rằng nó chỉ đạt và báo cáo về các cá thể lớn hơn có thể là do nhầm lẫn với các họ hàng của nó, đặc biệt "H. armatus". Chế độ ăn gồm chủ yếu là cá nhỏ, nó cũng chia sẻ cùng vùng sống với "Cichla ocellaris".
Trong văn hóa đại chúng.
Cá ma cà rồng xuất hiện trong mùa đầu tiên của chương trình River Monsters. | 1 | null |
Azemiops kharini là một loài rắn trong họ Rắn lục. Loài này được Nikolai Lutseranovich Orlov, Sergei A. Ryabov và Nguyễn Thiên Tạo mô tả khoa học đầu tiên năm 2013. Loài được đặt theo tên nhà khoa học Nga Vladimir Kharin nhằm vinh danh những đóng góp của ông trong lĩnh vực nghiên cứu bò sát và cá ở châu Á. Đầu rắn có màu trắng với hai đường sọc đen, chiều dài cơ thể khoảng từ 760 đến 980 mm. | 1 | null |
Phiên âm Bạch thoại hay Bạch thoại tự (Pe̍h-ōe-jī, viết tắt là POJ, có nghĩa là "văn bản tiếng địa phương", còn được gọi là Church Romanization) là một hệ thống chữ viết Latin dùng để chú âm các biến thể của tiếng Mân Nam, một dạng của tiếng Hoa hay phương ngữ Trung Quốc, đặc biệt là tiếng Đài Loan và phương ngữ Hạ Môn. | 1 | null |
Giải thưởng lớn Văn học của Viện Hàn lâm Pháp (tiếng Pháp: "Grand prix de littérature de l’Accadémie française") là một giải thưởng văn học của Viện Hàn lâm Pháp dành cho toàn bộ tác phẩm của một nhà văn Pháp. Giải được thiết lập năm 1911 và được trao lần đầu từ năm 1912. Giải này được Quỹ"Le Métais-Larivière"tài trợ.
Ban đầu, giải được trao hàng năm, tới năm 1979 thì giải được trao mỗi 2 năm, xen kẽ với Giải thưởng lớn văn học Paul Morand. | 1 | null |
Giải thưởng lớn Văn học Paul Morand (tiếng Pháp: "Grand prix de littérature Paul-Morand") là một giải thưởng văn học của Viện Hàn lâm Pháp, dành cho toàn bộ tác phẩm của một nhà văn. Giải được thiết lập năm 1977, và được trao lần đầu năm 1980, xen kẽ với Giải thưởng lớn Văn học của Viện Hàn lâm Pháp. | 1 | null |
Lactobacillus casei là loài vi khuẩn thuộc chi "Lactobacillus" được tìm thấy chủ yếu trong hệ thống tiêu hóa của Loài người (chủ yếu là ruột và miệng). Chủng sinh vật "Lactobacillus" này thích nghi tốt với độ pH rộng và ở nhiều nhiệt độ khác nhau,loài này cùng với "L. acidophilus" thường được bổ sung vào các chế phẩm lên men từ sữa trong ngành công nghiệp sản xuất các loại enzyme amylase (một enzyme phân giải carbohydrate), từ công dụng này chúng thường được gọi là lợi khuẩn (vi khuẩn có lợi).
Ngành sữa.
Ứng dụng phổ biến nhất của "L. casei" là trong công nghiệp, đặc biệt là ngành sữa. "Lactobacillus casei" thường là loài chiếm ưu thế của vi khuẩn lên men acid lactic, có trong phô mai cheddar chín, và gần đây, trình tự bộ gen hoàn chỉnh của "L. casei" ATCC 334 đã được công bố. "L. casei" cũng là loài chiếm ưu thế trong olives xanh Sicilian lên men tự nhiên.
Y học.
Thức uống đã được thương mại chứa khuẩn "L. casei" Shirota đã được chứng minh là có khả năng ức chế Helicobacter pylori "trong những thí nghiệm trong ống nghiệm", nhưng thức uống này đưa vào thử nghiệm trên người ở cỡ mẫu nhỏ thì khuẩn lạc "H. pylori" chỉ giảm nhẹ và xu hướng này không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê. Một số chủng "L. casei" được công nhận là probiotic và có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các bệnh do vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những lợi ích này phải được chứng minh riêng từng chủng – đòi hỏi những nghiên cứu lâm sàng trên người có giá trị. "L. casei" kết hợp với các chủng vi khuẩn probiotic khác trong các thử nghiệm ngẫu nhiên để nghiên cứu hiệu quả của chúng trong việc ngăn chặn bệnh tiêu chảy do kháng sinh (antibiotic-associated diarrhea – AAD) và chủng gây bệnh "Clostridium difficile" (CDI), và trong những bệnh nhân tham gia thử nghiệm, những người không sử dụng giả dược có tỉ lệ bị mắc AAD hoặc CDI thấp hơn so với những người sử dụng giả dược (theo kết quả thử nghiệm) mà không gặp phải tác dụng phụ nào. Hơn nữa, thử nghiệm cũng cho thấy thời gian hồi phục ngắn hơn đáng kể ở trẻ em bị tiêu chảy cấp (chủ yếu do rotavirus) khi điều trị bằng nhiều chủng "L. casei" khác nhau so với trẻ được cho sử dụng giả dược. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng "Lactobacillus" là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả tiêu chảy cấp và nhiễm trùng. Trong sản xuất thực phẩm, "L. casei" có thể sử dụng được trong lên men tự nhiên các loại đậu để giảm các chất gây đầy hơi khi tiêu hóa.
Probiotic thương mại.
Theo các tài liệu uy tín nhất, probiotic "L. casei", "L. casei" DN-114001 và "L. casei" Shirota đã được nghiên cứu rộng rãi và đã được sản xuất rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng (xem Actimel, Yakult). Một dạng sản phẩm thương mại khác của "L. casei" có thể được tìm thấy trong Danactive do Dannon sản xuất. Họ đã đăng ký nhãn hiệu "L. casei" là "L. casei" Immunita.
Ứng dụng khác.
Trong vài năm qua, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trong việc khử màu thuốc nhuộm azo bởi các vi khuẩn axit lactic như "L. casei" TISTR 1500, "L. paracasei", "Oenococcus oeni", v.v... Với hoạt tính azoreductase, các liên kết đơn và diazo bị suy giảm hoàn toàn, và tạo ra các hợp chất thơm khác làm chất trung gian. | 1 | null |
Chiến dịch Prairie là một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ diễn ra trong Chiến tranh Việt Nam. Diễn ra từ ngày 3 tháng 8 đến ngày 27 tháng 10 năm 1966, chiến dịch được thực hiện bởi lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ nhằm đánh bật Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra khỏi khu vực phi quân sự chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam. | 1 | null |
Bộ trưởng Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi tắt là Bộ trưởng Bộ Công an, là thành viên chính phủ Việt Nam đứng đầu Bộ Công an. Bộ trưởng Bộ Công an là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Đây là một trong những chức vụ quan trọng nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công an hiện nay là Đại tướng Tô Lâm. Ông tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng trước Quốc hội Việt Nam ngày 8 tháng 4 năm 2016.
Chức năng và nhiệm vụ.
Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ Công an, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Bộ Công an và có trách nhiệm:
Quyền hạn.
Bộ trưởng Bộ Công an trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể sau:
Tiêu chuẩn ứng viên Bộ trưởng Bộ Công an của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, Bộ trưởng Bộ Công an phải là người:
""Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước. Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.""
Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
"Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu."
Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
""Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công quản lý, phụ trách. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ; có khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương."
"Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương phải là những cán bộ trẻ; cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; qua thực tiễn công tác thể hiện có năng lực, triển vọng phát triển về tố chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; được quy hoạch chức danh Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương và lãnh đạo chủ chốt tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương nhiệm kỳ tới và các nhiệm kỳ tiếp theo"."
Tiêu chuẩn chung.
"1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng."
"1.2. Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và cũng không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình và chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ."
"1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên, tin học phù hợp."
"1.4. Về năng lực và uy tín: Có quan điểm khách quan, toàn diện, biện chứng, lịch sử cụ thể, có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hoá và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết toàn diện về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công quản lý, phụ trách. Kịp thời nắm bắt những thời cơ, vận hội; phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; có thành tích nổi trội, có kết quả và "sản phẩm" cụ thể góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao."
"1.5. Sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn."" | 1 | null |
Garfield là một bộ phim thuộc thể loại live-action của Hoa Kỳ được công chiếu vào năm 2004 của đạo diễn Peter Hewitt, bộ phim dựa trên loạt phim hoạt hình và bộ truyện tranh cùng tên Garfield của Jim Davis. Trong phim, chú mèo Garfield được tạo ra bằng hình ảnh máy tính, còn các nhân vật khác đều là người thật hay thú nuôi thật đóng. Bộ phim được sản xuất bởi Davis Entertainment và hãng 20th Century Fox. Bộ phim có vài nét tương đồng với bộ phim hoạt hình sản xuất năm 1982 Here Comes Garfield.
Mặc dù truyện tranh về "Garfield" được các phương tiện truyền thông đánh giá cao, tuy vậy bộ phim "Garfield" đã làm nhiều người xem yêu thích chú mèo trong phiên bản hoạt hình.
Nội dung.
Garfield là một chú mèo béo, lười biếng sống với chủ của mình là Jon Arbuckle. Garfield thường dành thời gian của mình để quấy rối Jon và trêu chọc chú chó giống Doberman hàng xóm là Luca. Ngoài Jon, Garfield duy trì tình bạn với chú chuột Louis. Chú cũng chơi với các chú mèo khác. Trong thời gian sau đó, Happy Chapman, một người dẫn chương trình truyền hình, được cho biết con mèo của mình, "Persnikitty", đã được phỏng vấn như một người anh vui vẻ, nhưng anh thực sự ghen tị với người trai của anh, Walter J. Chapman, phóng viên tin tức, và muốn đánh lừa anh bằng sự khôn ngoan và thành công bởi trình diễn trên TV show Ngày vui New York.
Sau khi Garfield làm bừa bộn căn nhà, Jon nhốt Garfield ngoài sân, sau đó Odie đến để an ủi chú. Garfield chạy trong nhà và nhốt Odie ngoài sân. Odie rồi bỏ chạy, và chạy trước tòa nhà nơi bà Baker đã làm ở. Bà đã nghĩ rằng Odie là con chó bị lạc mất, rồi nuôi Odie và tìm ra ai là chủ cùa Odie.
Happy Chapman giả vờ thương xót Odie và xin Bà Baker để cho anh Odie. Chapman đã nói rằng Odie là tên gọi trong gia đình, rồi Odie chạy đến Happy và Wendell. Happy Chapman ăn cắp Odie, rồi đem về nuôi.
Arlene biết rằng Garfield ghét Odie và Garfield nói rằng Odie là chú chó dễ ghét. Arlene, Nermal và Luca rất tức giận với Garfield tại chú nhốt Odie ngoài thế giới độc ác và lạnh lùng. Rồi họ bỏ Garfield.
Bà Baker nghĩ rằng Jon sai lầm, nhưng bà Baker đã tin rằng Odie là chú chó của Chapman. Chapman đã được đến nhà ga tàu, để đi thăm New York. Người đàn ông hỏi Chapman và Wendell rằng họ sẽ ăn: cá hồi nướng, thịt bò nướng hay mì ống? Chapman nói thịt bò và nói rằng anh không thích ăn mì ống. Khi xe lửa đã rời nhà ga, Garfield thấy một chú bé với cái nhà ga tàu lửa đồ chơi đã làm Garfield tưởng nhớ xe lửa của chú đã được đặt ở nhà giống nhau, nhưng bấy giờ, Jon và Liz rất muộn để lấy Odie. Jon đã cầu xin một người phụ nữ để dừng lại xe lửa, nhưng người phụ nữ nói rằng cô không thể dừng lại nó được. Garfield đã lẻn vào phòng kiểm soát và dừng lại xe lửa của Odie. Xe lửa đã được trở về nhà ga, Garfield chạy và nghe tiếng sủa của Odie. Họ ôm nhau vào lòng, mừng rỡ, rồi trốn chạy khỏi Chapman, nhưng Chapman đứng lên và đuổi theo Odie.
Có mấy chú chó, chú chuột và chú mèo xuất hiện và bắt đầu tấn công Chapman. Chú chó cắn Chapman, nhưng không nhai, thì chú mèo cào Chapman, và tất cả các động vật đã khiến Chapman hoảng sợ. Thật đáng đời kẻ tham lam, độc ác.
Liz và Jon đã đến để tìm kiếm Odie, và Jon đánh Chapman vì hắn bắt cóc Odie, tưởng rằng hắn bắt cóc cả hai Odie và Garfield. Cuối Cùng thì Odie đã trở về. Tin tức mới đã được xuất hiện từ phía Trung Tây: Happy Chapman bắt lấy Odie và đem về nuôi nên hắn bị cảnh sát bắt trong tù. Nó cũng chiếu chú mèo siêu hạng và dũng cảm đã giải cứu chú chó bị bắt cóc.
Loạt phim mở rộng.
Phần tiếp theo.
Phần tiếp theo của nó là "" công chiếu vào ngày 16 tháng 6 năm 2006.
Phim hoạt hình.
Phim hoạt hình "Garfield" dựa theo loạt truyện tranh cùng tên có sự tham gia của Chris Pratt sẽ công chiếu vào ngày 24 tháng 5 năm 2024. | 1 | null |
Cơ quan Liên Hợp Quốc vì Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (tiếng Anh: United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women), cũng gọi là Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women), là một thực thể Liên Hợp Quốc vì vị thế của phụ nữ, được thành lập theo Nghị quyết 64/289 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. UN Women ủng hộ quyền của phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời tập trung vào nhiều vấn đề, bao gồm bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực đối với người LGBTIQ+.
UN Women được thành lập bằng cách hợp nhất Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (UNIFEM, thành lập năm 1976) và các thực thể khác, bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2011.
Mục tiêu.
UN Women hoạt động vì sự xóa bỏ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái; trao quyền cho phụ nữ; và đạt được bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là đối tác và các đối tượng của sự phát triển, quyền con người, hành động nhân đạo và hòa bình và an ninh.
Hoạt động.
Các hoạt động vì vai trò phụ nữ: | 1 | null |
Vitali Volodymyrovych Klitschko (; , ; sinh ngày 19 tháng 7 năm 1971) là một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp người Ukraina và là đương kim vô địch hạng nặng của WBC. Ông cũng là nhà lãnh đạo của đảng phái chính trị Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraina và từ ngày 5 tháng 12 năm 2012, là thành viên của Quốc hội Ukraina. Ông từng nắm giữ đồng thời các danh hiệu của WBO và WBC. Klitschko là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới có được tấm bằng tiến sĩ.
Klitschko được biết đến là một người có cú đấm mạnh mẽ và khả năng chịu đòn, giữ thăng bằng cực tốt. Với tỷ lệ thắng knockout 87,23%, ông là nhà vô địch có tỷ lệ số trận thắng knockout cao thứ hai trong lịch sử quyền Anh hạng nặng thế giới, chỉ đứng sau con số 87,76% của Rocky Marciano và hiện đang đứng thứ 9 về thời gian nắm giữ chiếc đai vô địch hạng nặng mọi thời đại. Ông chưa bao giờ bị đánh gục cũng như chưa bao giờ để thua điểm trong bất kỳ một trận quyền Anh chuyên nghiệp nào. Anh phải nhận hai trận thua là do bị dính một chấn thương ở vai và bị rách mí mắt trong trận đấu, ở hai trận đấu đó ông đã bị xử knockout kỹ thuật. Tuy nhiên, tại thời điểm kết thúc trận đấu ông vẫn đang dẫn trước trên bảng điểm. Sức mạnh của ông cũng như việc ông sở hữu tấm bằng tiến sĩ đã khiến ông có được biệt danh "Tiến sĩ Búa thiết" (Dr. Ironfist).
Sự nghiệp thể thao.
Quyền cước.
Klitschko nguyên là một võ sĩ quyền cước nghiệp dư. Vào năm 1992 ông đã bị đánh gục bởi một cú đá xoáy vào quai hàm trong trận chung kết Giải vô địch Quyền cước châu Âu hạng cân +89 kg bởi võ sĩ người Anh Pelé Reid. Năm 1993,ông đánh bại Yanagisawa Ryushi trong sự kiện quảng bá môn võ thuật tổng hợp Pancrase của Nhật Bản dưới những quy định đặc biệt (không thực hiện những cú đá thấp) thông qua quyết định R5 của Hiệp hội Quyền cước Thế giới. Năm 1994, ông đánh bại Richard Vince với chiến thắng KO ở vòng hai để giữ vững danh hiệu của Hiệp hội Karate Thể thao Quốc tế ISKA hạng siêu nặng. Vince đã bị loại chỉ trong 3 phút. Vào năm 1996, ông chuyển lên chuyên nghiệp và thiết lập thành tích 34–1 với 22 trận thắng knockout. Ông đã sáu lần giành được danh hiệu vô địch thế giới (cả chuyên nghiệp và nghiệp dư).
Quyền Anh.
Klitschko đã giành được chức vô địch hạng siêu nặng tại Đại hội thể thao Quân sự Thế giới lần đầu tiên ở Ý vào năm 1995. Vitali cũng đã giành huy chương bạc tại Giải vô địch Quyền Anh nghiệp dư thế giới 1995 ở Berlin, Đức, giải đấu mà ông đã bị đánh bại bởi võ sĩ người Nga Aleksey Lezin ở trận chung kết. Trong cuốn tự truyện của ông, xuất bản ở Đức vào năm 2004, ông tiết lộ ông đã dương tính với chất bị cấm steroid vào năm 1996. Ông giải thích rằng ông sử dụng loại thuốc này là để điều trị chấn thương ở chân nhưng ông vẫn bị loại khỏi đội tuyển quyền Anh Ukraina và bỏ lỡ Thế vận hội Atlanta 1996. Em trai của ông, Wladimir, đã chuyển từ hạng nặng lên hạng siêu nặng để có được một vị trí trong đội hình và giành được huy chương vàng Olympic. Thành tích thi đấu nghiệp dư của ông là 195–15 với 80 trận thắng knockout.
Sự nghiệp chính trị.
Năm 2005, Klitschko bắt đầu vận động tranh cử cho vị trí thị trưởng Kiev lúc ông nghỉ hưu. Ông đã không thành công trong cuộc bầu cử này và đứng thứ hai với 26% số phiếu bầu. Các nhà phân tích cho rằng việc ông tham gia tương đối muộn trong cuộc tranh cử có thể đã khiến ông bị mất phiếu.
Năm 2006, Klitschko đã được bầu làm Phó chủ tịch hội đồng nhân dân thành phố Kiev. Tháng 5 năm 2008, ông được bầu vào Hội đồng thành phố Kiev. Năm 2008, ông cũng là thành viên của phái đoàn Ukraine tham gia Đại hội Hội đồng châu Âu.
Tháng 4 năm 2010, Klitschko trở thành lãnh đạo của các đảng chính trị UDAR.
Tháng 10 năm 2011, Klitschko tuyên bố ông sẽ tranh cử chức thị trưởng Kiev vào năm 2012.
Năm 2012, Klischko là thành viên của Quốc hội Ukraine. Đảng của ông đã giành được 40 ghế trong Quốc hội Ukraina.
Theo thăm dò dư luận từ đầu năm 2011 cho thấy tỷ lệ dự đoán số phiếu mà Klitschko sẽ đạt được trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Ukraina năm 2015 tăng lên từ 4,8% trong tháng 12 năm 2011 đến 15,1% trong tháng 2 năm 2013.
Ngoài là một võ sĩ đánh bốc nổi tiếng, ông được mọi người biết tới như là một trong những chính trị gia dẫn dắt những người biểu tình Euromaidan đưa tới việc hạ bệ tổng thống Yanukovych. Ngày 25.02.2014 Klitschko tuyên bố trên trang web của đảng Liên minh Dân chủ Cải cách Ukraine mà ông lãnh đạo, là sẽ ra tranh cử tổng thống với lý do: " Tôi chắc chắn rằng cần có một sự thay đổi về các nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước".
Ngày 28.03.2014, Klitschko tuyên bố là sẽ không ra tranh cử tổng thống mà sẽ ủng hộ Petro Poroschenko trong cuộc bầu cử này. Thay vào đó ông ta sẽ ra tranh cử thị trưởng Kiev. Trong cuộc thăm dò dân ý gần đây nhất ở Ukraina thì Poroschenko được 25% phiếu, Klitschko chỉ được 9%, còn cựu thủ tướng Julia Timoschenko được 8%..
Trong cuộc bầu cử thị trưởng thủ đô Kiev vào ngày 25 tháng 5 năm 2014 trùng ngày với cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, một phần nhờ thỏa hiệp với ứng cử viên tổng thống Poroschenko, Vitali đã thắng cử với 57,4% số phiếu. Đảng Udar của ông ta đạt được 40% số phiếu, và như vậy có nhiều số ghế nhất trong hội đồng thành phố.
Ngày 28 tháng 8 năm 2015 Vitali Klitschko được bầu làm chủ tịch đảng Khối "Đoàn kết" Petro Poroshenko sau khi đảng UDAR nhập vào khối này.
Gia đình.
Cha của Vitali Klitschko là Vladimir Klitschko Rodionovich (1947-2011), một tùy viên quân sự của Liên Xô ở Đông Đức. Ông cũng là một trong những chỉ huy trong công cuộc dọn dẹp thảm họa hạt nhân Chernobyl vào năm 1986. Mẹ của Vitali Klitschko là Nadezhda Ulyanovna.
Klitschko kết hôn với Natalia Egorova, một vận động viên và là cựu người mẫu. Họ gặp nhau ở Kiev và đã kết hôn vào ngày 26 tháng 4 năm 1996. Ông có ba người con, Yegor-Daniel, Elizabeth, Victoria và Max.
Năm 1996, ông tốt nghiệp Học viện Sư phạm Pereyaslav-Khmelnytsky (Ukraine) và đã được chấp nhận vào chương trình nghiên cứu sau đại học tại Đại học Quốc gia Taras Shevchenko của Kiev. Ngày 29 tháng 2 năm 2000, ông đã trình bày luận án tiến sĩ của ông về "tài năng và tài trợ trong thể thao" tại "Đại học Khoa học Thể dục Thể thao Kiev" và được trao bằng tiến sĩ.
Người em trai của ông, Wladimir Klitschko, cũng là một nhà vô địch quyền Anh chuyên nghiệp có bằng tiến sĩ. Hai anh em cũng đều là kỳ thủ cờ vua. Vitali có người bạn thân là cựu vô địch cờ vua thế giới Vladimir Kramnik. Ông nhận xét rằng ""cờ vua cũng tương tự như boxing. Bạn cần phải xây dựng chiến lược, và bạn cần phải suy nghĩ hai hoặc ba bước về phía trước về những gì đối thủ của bạn đang làm. Bạn phải thông minh. Nhưng sự khác biệt giữa cờ vua và quyền Anh là gì? Trong cờ vua, không ai là một chuyên gia, nhưng tất cả mọi người chơi. Trong đấm bốc tất cả mọi người là một chuyên gia, nhưng không ai chiến đấu" ".
Vitali và anh trai của ông cũng đã được tham gia vào các hoạt động từ thiện dành riêng để hỗ trợ các nhu cầu của các trường học, nhà thờ và trẻ em. Năm 2002, anh em nhà Klitschko thông báo rằng họ đã đồng ý làm việc cho UNESCO. | 1 | null |
Sảnh (chữ Hán:廳) là căn phòng dùng để tiếp khách, mở tiệc hay tụ hợp mọi người để làm các công việc khác. Đại sảnh (大廳) chỉ sảnh rộng trong toà nhà tương đối lớn. Khái niệm rộng hẹp, lớn nhỏ ở đây chỉ mang tính tương đối. Chữ "廳" theo phiên thiết trong các vận thư của Trung Quốc thì phải đọc là "thinh". nhưng hay bị đọc là "sảnh". Có lẽ là do lấy âm "sảnh" của chữ "省" gán cho chữ này.
Theo văn hóa phương Tây, là một căn phòng chính trong một cung điện hoàng gia, lâu đài quý tộc hoặc một thái ấp hay điền trang, sơn trang lớn cũng như những hội trường trong nhà vào thời Trung Cổ phong kiến. Từ đại sảnh nghĩa đen chỉ về những sảnh có quy mô lớn và nó không đơn giản chỉ về kích thước mà còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của căn phòng này. Đại sảnh chính là trung tâm của một tòa nhà và thường diễn ra các hoạt động, sự kiện quan trọng, chẳng hạn như nghị sự, thảo luận, hội nghị.
Một đại sảnh điển hình là một căn phòng hình chữ nhật và có chiều cao, chiều rộng có cửa sổ ở hai bên và nằm chính giữa tâm của tòa nhà tính từ cổng đi vào. Trong đại sảnh thường có trang trí vật dụng khá công phu và trưng bày nhiều bộ sưu tập của gia chủ, nó đóng vai trò như một phòng khách. Ở Châu Âu phong kiến, đại sảnh có thể thông qua phòng ăn hoặc thông với phòng ngủ của các gia đình lãnh chúa. Thậm chí trong đại sảnh của hoàng gia và quý tộc có phòng khách và một sảnh lớn là một căn phòng đa chức năng. Nó được sử dụng để tiếp khách và đó là nơi mà các hộ gia đình sẽ ăn cơm trưa với nhau. Vào ban đêm một số thành viên trong gia đình có thể ngủ trên sàn của đại sảnh.
Trong các tiểu thuyết võ hiệp của Trung Quốc cũng như những bộ phim kiếm hiệp, cổ trang, đại sảnh thường được chọn làm khung cảnh nền cho những sự kiện quan trọng như đại hội võ lâm, nghị sự, lễ tẩy thủ kim bồn, hoặc những sự kiện quan trọng khác trong giới võ lâm đồng đạo và đại sảnh cũng là cảnh nền cho những trận quyết đấu võ hiệp đẹp mắt. | 1 | null |
Chiến dịch Sea Dragon (Rồng Biển) diễn ra trong chiến tranh Việt Nam là một loạt các chiến dịch hải quân của Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 1966 nhằm cắt đứt các tuyến vận tải và liên lạc từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào miền nam Việt Nam, đánh phá các mục tiêu trên đất liền bằng hỏa lực từ tàu chiến. Mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Rồng Biển là đánh chặn và phá hủy tàu thuyền hậu cần của đối phương có kích cỡ từ những xà lan tự hành cỡ lớn cho đến thuyền buồm cỡ nhỏ và thuyền tam bản. Các cố vấn Hải quân Hoa Kỳ được điều động sang Hải quân Việt Nam Cộng hòa và các trục lôi hạm Hoa Kỳ đã hỗ trợ các tàu hải quân Việt Nam Cộng hòa trong hoạt động tuần tra gần khu phi quân sự. Các máy bay trực thăng tấn công của Mỹ được sửa đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ đuổi theo và vô hiệu hóa những tàu miền Bắc, giúp cho biệt kích hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa có thể leo lên tàu. | 1 | null |
"Bài này viết về chuột nhắt sử dụng trong khoa học (laboratory mouse). Về cách dùng khác, xem chuột cống thí nghiệm (laboratory rat)."
Chuột nhắt thí nghiệm, là những con chuột nhỏ thuộc Bộ Gặm nhấm, thường từ loài chuột nhắt "Mus musculus". Chuột thí nghiệm thông thường, nhưng không phải luôn luôn, có bộ lông màu trắng (thường gọi là chuột bạch) được sử dụng phổ biến trong các thí nghiệm khoa học về các lĩnh vực y học, sinh học, tâm lý học hoặc các lĩnh vực khác. Các nhà nghiên cứu thường dùng chuột để làm thí nghiệm vì chúng dễ nuôi, sinh sản nhanh, vòng đời ngắn và đặc biệt có hệ gene gần giống con người. Thuật ngữ chuột bạch hiểu theo nghĩa rộng còn dùng để chỉ về những cá nhân, tổ chức là nạn nhân của những cuộc thí nghiệm.
Tổng quan.
Với đặc trưng của chuột bạch là tính hiền, được nuôi và nhân đàn một cách dễ dàng và quan trọng hơn là do tính tương đồng cao trong bộ gene của chuột và bộ gene của người nên hiện nay chuột bạch được coi là đối tượng quan trọng cho các nghiên cứu Y sinh học. Y sinh học cũng là lĩnh vực nghiên cứu sử dụng chuột bạch làm mẫu thí nghiệm nhiều nhất. Các gene của chuột bạch được giải mã để làm giàu ngân hàng gene nhưng với mục đích chính là phục vụ cho con người. Chuột bạch còn được dùng để thử tác dụng bảo hộ và tác dụng phụ của vac-xin, thử tác dụng chữa bệnh của thuốc, của các tia xạ, tác dụng và ảnh hưởng của một loại thức ăn.
Chuột thường được dùng để làm thí nghiệm vì chúng có kích thước nhỏ và khá vô hại. Chuột cũng là loài động vật dễ nuôi, không cần nhiều không gian sống, có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ nhân giống hàng loạt với giá rẻ. Tuổi thọ của chuột ngắn, chỉ trong một vài năm. Do đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những thế hệ khác nhau của chúng dễ dàng. Người và chuột có hệ gene giống nhau hơn 90%. Điều này khiến chuột trở thành con vật trung gian thích hợp, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu cách thức gene người phản ứng với những nhân tố môi trường tương tự. Ngoài yếu tố di truyền, hệ thống sinh học trong cơ thể chuột, chẳng hạn như các bộ phận cơ thể, cũng hoạt động rất giống con người. Một trong những lý do quan trọng nhất là chuột dễ biến đổi gene. | 1 | null |
Maurice Thorez (28 tháng 4 năm 1900 – 11 tháng 7 năm 1964) là một chính trị gia người Pháp và là nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp (PCF) từ năm 1930 cho đến khi ông mất. Từ 1946 đến 1947 ông giữ chức phó Thủ tướng Pháp.
Tiểu sử.
Thorez sinh ra tại Noyelles-Godault, Pas-de-Calais. Năm 12 tuổi ông đã là công nhân mỏ than. Ông gia nhập Chi bộ Pháp của Quốc tế Công nhân (SFIO) (mà sau nay trở thành Đảng Cộng sản Pháp) năm 1919 và đã bị bắt giam nhiều lần vì các hoạt động chính trị của mình. Năm 1923 ông trở thành bí thư đảng rồi năm 1930 là tổng bí thư đảng, chức vụ mà ông nắm giữ cho đến khi mất. Thorez đã được nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin ủng hộ để làm lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp sau khi nhiều đảng Cộng sản bên ngoài Liên Xô bị chia rẽ với việc Stalin mâu thuẫn với Leon Trotsky. Tuy chính thức là một nhà lãnh đạo, Thorez bị bí mật kiểm soát bởi Đệ Tam Quốc tế và Eugene Fried. | 1 | null |
Tiền tệ Đại Việt thời Lê sơ phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông vào thời nhà Lê sơ (1428-1527) trong lịch sử Việt Nam.
Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội.
Tiền thời Trần đang có mức quan hệ giữa các đơn vị là 69-70 đồng = 1 mạch, đến thời Lê Thái Tổ chỉ còn 50 đồng = 1 mạch (tiền), tức 1 quan = 500 đồng.
Tiền đồng của các đời trước, vốn đã bị mất nhiều sau đợt Trần Nghệ Tông chôn giấu trong núi rồi núi bị sập, sau đó lại bị người Chiêm Thành, người Minh thiêu hủy nên lúc đó rất khan hiếm. Quân Minh còn gom tiền đồng của Đại Việt đúc các đời trước mang về Kim Lăng nhằm tiêu hủy hết tiền chính thống của nước Việt. Năm 1429 đã có người kiến nghị in tiền giấy để dùng nhưng không được chấp nhận. Lê Thái Tổ đã triệu tập bách quan để bàn cách đối phó với tình hình này.
Sang thời Lê Thái Tông, năm 1439 vua ra quy định 1 quan = 10 tiền (mạch) = 600 đồng. Hệ thống đơn vị này từ đó được dùng ổn định trong các đời vua sau, qua nhà Mạc, thời Lê trung hưng tới khi nhà Nguyễn chấm dứt, nghĩa là trong hơn 500 năm, đến lúc chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc. Đơn vị tiền cổ này còn được lưu truyền trong những câu ca dao như:
Các đồng tiền thời Lê sơ.
Từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, các đời vua đều đặn đúc tiền, chỉ ngoại trừ vua Lê Túc Tông chỉ ở ngôi quá ngắn trong 6 tháng, niên hiệu Thái Trinh không có tiền đúc.
Các đồng tiền nhà Lê sơ qua các đời vua gồm có:
Sau khi đánh bại hoàn toàn quân Minh xâm lược, chẳng cần đợi nhà Minh công nhận, ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi xưng vua và lấy niên hiệu là Thuận Thiên; một tháng sau thì cho đúc tiền kim loại Thuận Thiên thông bảo bằng đồng mà không tiếp tục chính sách sử dụng tiền giấy của nhà Hồ. Đó là theo Đại Việt sử ký toàn thư. Còn theo phát hiện của khảo cổ học, thì tên tiền kim loại đó có lẽ là Thuận Thiên nguyên bảo. Hiện các nhà nghiên cứu còn chưa có kết luận được là sử chép sai "nguyên" thành "thông" hay Lê Lợi cho đúc hai loại nhưng hiện mới chỉ phát hiện di chỉ loại Thuận Thiên nguyên bảo.
Thuận Thiên nguyên bảo có kích thước to hơn, dày hơn và được đánh giá là đẹp hơn các đồng tiền kim loại của các thời trước ở Việt Nam. Đường kính tiền là 25 mm, dày dặn. Mặt trước đúc nổi bốn chữ Hán là Thuận Thiên nguyên bảo với nét viết chân phương. Mặt sau không có chữ hay hình gì, viền mép và gờ viền lỗ rõ ràng và đều đặn.
Thuận Thiên thông bảo có ba đơn vị đếm là đồng, tiền và quan. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết 1 tiền bằng 50 đồng. Đồng tiền này nặng 2,67 gram.
Đây là tiền kim loại do Lê Thái Tông cho đúc khi lên ngôi năm 1434 và đặt niên hiệu là Thiệu Bình (1434-1439). Về kiểu dáng, Thiệu Bình thông bảo căn bản giống Thuận Thiên nguyên bảo. Ban đầu, 1 tiền bằng 50 đồng như theo quy định của đời vua trước, nhưng từ năm 1439 thì định lại 1 tiền bằng 60 đồng. Đồng tiền này nặng 2,86 gram.
Sử không nhắc đến tiền này, nhưng Lacroix công bố mẫu của nó và do vua Việt Nam và vua Trung Quốc không còn ai đặt niên hiệu là Đại Bình nữa, nên Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là tiền do Lê Thái Tông cho đúc và đặt tên theo niên hiệu thứ hai của ông, Đại Bình (1440-1442). Như vậy, dưới triều vua Lê Thái Tông của Việt Nam đã lần lượt có hai tiền kim loại là Thiệu Bình thông bảo và Đại Bảo thông bảo. Đồng tiền này nặng 3,77 gram.
Đây là tiền kim loại do Lê Nhân Tông cho đúc và đặt tên theo niên hiệu Thái Hòa (1443-1453) của mình. Kiểu dáng và kích thước tiền này giống tiền của các vua Lê đời trước. Tuy nhiên, Lacroix đã công bố một mẫu tiền Thái Hòa thông bảo có kích thước nhỏ và lưng tiền không có gờ viền. Ngoài ra, ông này còn công bố một mẫu tiền ghi là Đại Hòa thông bảo. Đỗ Văn Ninh cho rằng có thể viết là Đại song vẫn đọc là Thái. Đồng tiền này nặng 3,18 gram.
Tiền kim loại bằng đồng do Lê Nhân Tông cho đúc khi đổi niên hiệu thành Diên Ninh. Tiền này được khảo cổ học phát hiện nhiều. Kiểu dáng và kích thước to đẹp giống như tiền của các đời vua Lê trước. Đồng tiền này nặng trung bình 2,96 gram.
Tiền kim loại do Lê Nghi Dân cho đúc và đặt tên theo niên hiệu Thiên Hưng của mình. Đồng tiền này nặng 2,53 gram.
Là tiền do Lê Thánh Tông cho đúc. Di chỉ tiền này được phát hiện khá nhiều. Quang Thuận thông bảo được khen là đẹp vào loại nhất trong các tiền kim loại Việt Nam. Không rõ tiền được bắt đầu phát hành từ năm nào, song niên hiệu Quang Thuận của Lê Thánh Tông bắt đầu từ năm 1460, kết thúc vào năm 1469. Đồng tiền này nặng 3,57-3,84 gram.
Cũng là tiền do Lê Thánh Tông phát hành từ năm 1470 đến năm 1497 theo niên hiệu thứ hai của mình. Đồng tiền này nặng 3,57-4,25 gram.
Cảnh Thống là niên hiệu duy nhất của Lê Hiến Tông kéo dài khoảng 6 năm. Sử không ghi về việc ông vua này cho đúc tiền, song khảo cổ học tìm ra nhiều di chỉ tiền Cảnh Thống thông bảo. Về kiểu dáng thì giống tiền của các vua Lê đời trước, song trọng lượng thì lớn hơn. Đồng tiền này nặng 3,28-5,53 gram.
Đoan Khánh thông bảo là tiền kim loại do Lê Uy Mục cho đúc. Niên hiệu Đoan Khánh của ông vua này kéo dài từ năm 1505 đến năm 1509. Đồng tiền này nặng 6,2 gram.
Đây là tiền kim loại do Lê Tương Dực (ở ngôi từ năm 1509 đến năm 1516 có một niên hiệu duy nhất là Hồng Thuận). Kích thước và kiểu dáng như các tiền trước đây của nhà Lê.
Đây là tiền do Lê Chiêu Tông cho đúc. Ông vua này chỉ có một niên hiệu là Quang Thiệu từ năm 1516 đến năm 1522. Hình thức cơ bản giống các tiền nhà Lê trước đó nhưng xấu hơn, kích thước bé hơn, nhẹ hơn.
Thống Nguyên thông bảo do Lê Cung Hoàng (lấy niên hiệu Thống Nguyên) phát hành. Tiền này đẹp hơn Quang Thiệu thông bảo nhưng vẫn chưa bằng được các tiền nhà Lê trước đó.
Tiền được khảo cổ học phát hiện ra, song hiện giờ các nhà nghiên cứu chưa khẳng định được là do ai phát hành. Lacroix cho là do Trần Tuân, người đã nổi loạn ở Sơn Tây thời Lê Tương Dực phát hành.
Được cho là tiền do Trần Cảo phát hành khi nổi dậy chống nhà Lê và tự xưng vương đặt niên hiệu là "Thiên Ứng". Tiền này đã được khảo cổ học phát hiện và ngoài Trần Cảo không còn ai ở Việt Nam hay Trung Quốc đặt niên hiệu là "Thiên Ứng".
Đây cũng là sự kiện hy hữu trong lịch sử tiền tệ mà việc phát hành tiền lại được làm dưới danh nghĩa nhà Phật. Đồng tiền này được cho là tiền do Trần Cảo phát hành và được dùng thông thường.
Theo Lê Quý Đôn, đồng tiền "Thuận Thiên nguyên bảo" của vua Lê Thái Tổ và đồng tiền "Hồng Đức thông bảo" thời vua Lê Thánh Tông được xem là đồng tiền đẹp nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Hình đồng tiền xinh xắn, tròn trịa, lỗ vuông sắc cạnh, chữ nét, rõ. Chất lượng đúc loại đồng tiền này khá tốt, nét chữ thể hiện rất đẹp không thua kém tiền đồng Trung Quốc.
Một đồng tiền Hồng Đức hay Quang Thuận nặng trung bình 3,8 gram (dao động từ 3,57 gram đến 4,25 gram). Cá biệt có những đồng tiền Cảnh Thống (đời Lê Hiến Tông) và Đoan Khánh (Lê Uy Mục) rất dày, nặng tới 10 gram, là những đồng tiền nặng nhất thời Lê sơ. | 1 | null |
Vườn di sản thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đại diện của những nỗ lực để bảo tồn các khu vực đa dạng sinh học có tầm quan trọng hoặc mang tính độc đáo đặc biệt tại các quốc gia thành viên ASEAN. Các Bộ trưởng về Môi trường của ASEAN đã hợp tác và cùng ký kết Tuyên bố ASEAN về việc thành lập các Vườn di sản vào ngày 18 tháng 12 năm 2003. Các nước thành viên ASEAN đã nhất trí rằng
"Hợp tác chung là cần thiết để bảo tồn và quản lý các Vườn di sản ASEAN nhằm đảm bảo cho sự phát triển và thực hiện bảo tồn khu vực và kế hoạch hành động quản lý cũng như các cơ chế bổ sung cho nỗ lực của các quốc gia nhằm thực hiện các biện pháp bảo tồn".
Trung tâm ASEAN về Đa dạng sinh học (ACB) có nhiệm vụ như là thư ký của Chương trình Vườn Di sản ASEAN và có trách nhiệm xem xét các nguyên tắc sau:
Danh sách.
Cho đến hết năm 2023, đã có tổng cộng 53 địa danh được công nhận là vườn di sản ASEAN. Trong đó, 11 địa danh được công nhận đầu tiên là vào năm 1984, còn khu vực gần đây nhất mới được công nhận vào năm 2023 là Vườn quốc gia Côn Đảo của Việt Nam và Công viên tự nhiên Dãy núi Inayawan của Philippines. Trong số tất cả các địa danh được công nhận là Vườn di sản ASEAN, 8 địa danh đồng thời cũng là các Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Đó là các Vườn quốc gia Gunung Leuser, Kerinci Seblat, Lorentz ở Indonesia; Vườn quốc gia Gunung Mulu, Kinabalu ở Malaysia; Vườn quốc gia Khao Yai ở Thái Lan; và Rạn san hô Tubbataha, Khu bảo tồn động vật hoang dã Núi Hamiguitan ở Philippines. | 1 | null |
Great Northern Railway (Hoa Kỳ), hay Tuyến đường sắt lớn phía Bắc (viết tắt tuyến đường sắt GN) là tuyến đường sắt chạy từ Saint Paul, Minnesota tới thành phố Seattle, Washington với chiều dài hơn 1.700 dặm (2.736 km). Đây được coi là sự sáng tạo của ông trùm đường sắt James J. Hill vào thế kỷ 19 và tạo ra sự phát triển khắp các khu vực từ Saint Paul tới bờ biển Thái Bình Dương. Các tuyến đường GN là tuyến đường sắt xuyên lục địa cực Bắc tại Hoa Kỳ. Nó được hoàn thành vào ngày 06 tháng 1 năm 1893, tại Suối nước nóng, Washington.
GN là tuyến đường sắt được tài trợ bởi tư nhân và xây dựng thành công tuyến đường sắt xuyên lục địa chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Đất của liên bang không được tài trợ và sử dụng trong quá trình xây dựng nó, không giống như tất cả các tuyến đường sắt xuyên lục địa khác; theo Hill, đường sắt của ông được xây dựng "mà không có bất kỳ viện trợ nào của chính phủ, thậm chí là việc bảo vệ công trình, thông qua hàng trăm dặm đất công, được trả bằng tiền mặt". Do đó, nó là một trong số ít các tuyến đường sắt xuyên lục địa không bị tiếp quản sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1983.
Tuyến đường sắt GN đã từng là nạn nhân của các trận tuyết lở nguy hiểm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, tại địa điểm mà ngày nay là thành phố bây giờ không tồn tại của Wellington, Washington (tên trước kia là Tye, Washington đã được đổi do thiên tai).
Tính tới cuối năm 1967, hoạt động của GN đạt 8282 dặm đường, không tính hai công ty con là PT & CR (3 dặm) và PC (32 dặm) | 1 | null |
Ánh, một khái niệm trong khoáng vật học, là cách ánh sáng tương tác và phản xạ với bề mặt của một tinh thể, đá, hoặc khoáng vật. Trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, từ này là "lustre", nó bắt nguồn từ từ Latin là "lux", có nghĩa là "ánh sáng" nói chung.
Ánh có thể dao động trong một khoảng rộng và liên tục, do đó không có ranh giới rõ ràng cố định giữa các loại ánh khác nhau. Vì vậy, cùng một khoáng vật có thể có ánh được mô tả khác nhau. Các thuật ngữ phân loại ánh thường được kết hợp để mô tả những tính chất trung gian của nó (ví dụ, "ánh thủy tinh lụa").
Một số khoáng vật có những ánh khá đặc biệt, như ánh "ánh sao" (hình ngôi sao nhiều cánh) hay ánh "mắt mèo" (chứa những dải sáng di chuyển khi xoay mẫu vật).
Phân loại.
Giống như ánh kim nhưng mờ và ít phản xạ ánh sáng hơn, ví dụ như khoáng Sphalerit hay Chu sa
Thường thấy ở kim cương hay các kim loại trong suốt, bán trong suốt có chỉ số phản xạ lớn hơn 1,9. Kim loại có ánh kim cương hoàn toàn thường khá hiếm, ví dụ như Cerussite hay Zircon.
Những khoáng vật ánh kim trông giống như một miếng kim loại đánh bóng. Chúng có những bề mặt phản xạ ánh sáng rất tốt, ví dụ như Galena, Pyrit, Magnetit.
Khoáng vật ánh lụa cấu thành bởi những sợi siêu nhỏ xếp song song, ví dụ như Amiăng hay một số loại thạch cao
Những khoáng vật này trông giống như nhựa cây với bề mặt trơn láng. Một ví dụ tiêu biểu của nhóm này là hổ phách, một dạng nhựa cây hóa thạch.
Ánh mờ (hay ánh đất) là ánh rất yếu cho đến hoàn toàn không có ánh. Những khoáng vật này, ví dụ như Cao lanh, thường có cỡ hạt thô nên ánh sáng bị tán xạ đi nhiều hướng.
Những khoáng vật ánh mỡ thường trông giống như một miếng mỡ, Opan là một ví dụ.
Trông giống như sáp, ví dụ như ngọc thạch hay Canxedon.
Các khoáng vật có ánh trân châu thường bao gồm nhiều mặt phân lớp mỏng trong suốt. Ánh sáng phản xạ từ đây sẽ cho cảm giác giống như những hạt ngọc trai. Những khoáng vật này thường có cát khai hoàn toàn, ví dụ như Muscovit hay các khoáng trong nhóm Zeolit.
Là một trong những ánh phổ biến nhất, thường thấy ở các khoáng trong suốt, nửa trong suốt và có hệ số khúc xạ tương đối thấp. Những ví dụ điển hình là Thạch anh, Canxit, Topa, Tourmalin, Fluorit...
Các hiện tượng quang học.
Hiện tượng hình ngôi sao (thường là 6 cánh) xuất hiện trên bề mặt tinh thể, rất phổ biến ở Xa-phia, Hồng ngọc, Granat, Spinen, Diopxit...
Xuất hiện những dải sáng dường như di chuyển khi ta xoay mẫu khoáng vật. Các khoáng này cấu thành bởi các sợi song song và phản xạ ánh sáng vuông góc với hướng chính của chúng. Một số khoáng vật làm ví dụ là Tourmalin, Aquamarin...
Bắt nguồn từ chữ "schiller" trong tiếng Đức, có nghĩa là "lấp lánh", trông giống như váng dầu, gây ra khi ánh sáng phản xạ qua những mặt lớp của khoáng vật. | 1 | null |
Khái yếu.
Binh pháp tam đại nguyên lưu (兵法三大源流 - Hyōhō sandai genryū, Heihō sandai genryū) là danh từ chỉ chung 3 lưu phái kiếm thuật Nhật Bản, bao gồm Nen-ryū (Niệm lưu), Shintō-ryū (Thần Đạo lưu) và Kage-ryū (Âm lưu). Tên gọi này bắt nguồn từ tên 3 môn phái gồm Nen-ryū (Niệm lưu), Shintō-ryū (Tân Đương lưu) và Kage-ryū (Âm lưu) thời trung cổ trong lịch sử binh pháp từ cuốn "Kage mokuroku" (Ảnh mục lục) mà kiếm sư Kami-izumi Nobutsuna trao lại cho Yagyū Muneyoshi vào niên hiệu Eiroku thứ 9 (1566).
Người ta cho rằng khi lần theo nguồn gốc kiếm thuật Nhật Bản thì sẽ đến được 3 lưu phái này. Cũng có trường hợp bao gồm luôn cả phải Chūjō-ryū và gọi là binh pháp tứ đại nguyên lưu.
Từ "binh pháp" (heihō, hyōhō) không chỉ có nghĩa là thuật bày binh bố trận, điều binh khiển tướng mà còn mang nghĩa võ nghệ, kiếm pháp.
Nen-ryū (Niệm lưu).
Là lưu phái do Nen-ami Jion sáng lập.
Các lưu phái khởi nguồn từ Nen-ryū
Shintō-ryū(Thần Đạo lưu).
Là kiếm pháp truyền thừa ở địa phương Katori, Kashima. Shintō-ryū trong tam đại nguyên lưu không phải danh từ chỉ bất cứ môn phái cụ thể nào, chẳng hạn như Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū.
Dưới đây là các lưu phái kiếm thuật bắt nguồn từ Shintō-ryū
Kage-ryū (Âm lưu).
Môn phái do Aisu Hisatada gây dựng nên còn gọi là Aisu Kage-ryū.
Dưới đây là các lưu phái khởi nguồn từ Kage-ryū. | 1 | null |
Vườn quốc gia Các hồ Waterton là một vườn quốc gia nằm ở góc tây nam của tỉnh Alberta, Canada, và giáp Vườn quốc gia Glacier ở Montana, Hoa Kỳ. Waterton là vườn quốc gia thứ tư của Canada, được thành lập vào năm 1895 và được đặt tên sau theo Hồ Waterton, lần lượt sau khi nhà tự nhiên học Victoria và nhà bảo tồn học Charles Waterton tới đây. Vườn quốc gia này có diện tích 505 km 2 (195 sq mi) là khu vực tự nhiên và núi đá gồ ghề.
Điều hành bởi cơ quan Công viên Quốc gia Canada trực thuộc Chính phủ Canada, Waterton mở vào tất cả các khoảng thời gian trong năm, nhưng mùa du lịch chính là trong tháng 7 và tháng 8. Chỉ cơ sở thương mại có sẵn trong công viên được đặt tại khu du lịch Waterton. Phạm vi vườn quốc gia này thay đổi từ 1.290 mét (4.232 ft) tới 2,910 m (9,547 ft) tại Núi Blakiston. Nó tạo ra nhiều con đường mòn danh lam thắng cảnh, trong đó có Đường mòn Hồ Crypt. Trong giai đoạn 2011/2012, Vườn quốc gia Các hồ Waterton đã có 400.520 khách tham quan.
Địa danh này cũng là chủ đề của một bộ phim ngắn được sản xuất vào năm 2011 của "Dự án công viên quốc gia" ("National Parks Project"), của đạo diễn Peter Lynch và ghi bàn của Cadence Weapon, Laura Barrett và Mark Hamilton.
Người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ David Letterman trong chương trình phỏng vấn với Melissa McCarthy vào thứ 2 ngày 24 tháng 6 năm 2013 tập phim "Late Night with David Letterman" đã nhắc tới vườn quốc gia này. Trong một cuộc phỏng vấn với Melissa McCarthy, ông đã nói với cô ấy ", khi bạn đi đến Montana, bạn phải đi qua phía Bắc Glacier... và sau đó sẽ tới được Vườn quốc gia Waterton, một phần của Công viên hòa bình quốc tế Waterton-Glacier. Đó là cảnh quan tuyệt đẹp" Các báo giá được bao phủ bởi nhiều hãng tin Canada. | 1 | null |
The Quarrymen (hay còn được viết thành The Quarry Men) là nhóm nhạc skiffle và rock and roll của Anh, được thành lập bởi John Lennon vào năm 1956 tại Liverpool và sau này trở thành The Beatles vào năm 1960. Vốn được cấu trúc từ Lennon và một vài người bạn thân, tên ban nhạc được lấy theo tên của trường trung học Quarry Bank, nơi mà họ theo học. Mẹ của Lennon, bà Julia, là người dạy cậu chơi banjo và chỉ cho cậu và Eric Griffiths cách lên dây đàn guitar theo kiểu banjo và một số hợp âm cùng ca khúc đơn giản đầu tiên.
Ban nhạc skiffle của Lennon có một thời gian ngắn mang tên The Blackjacks song lúc đó chưa có được bất kể buổi trình diễn nào. Có vài tài liệu cho rằng chính Lennon là người đổi tên nhóm, song có tài liệu khác lại cho rằng Pete Shotton mới là người gợi ý ra tên này. The Quarrymen thường chơi tại các buổi tiệc, các buổi dạ hội hay chiếu phim của trường, và trở thành nhóm skiffle nghiệp dư có tiếng trước khi Paul McCartney gia nhập nhóm vào tháng 10 năm 1957. George Harrison vào nhóm sau đó vào khoảng đầu năm 1958 theo lời giới thiệu từ McCartney cho dù Lennon ban đầu đã kịch liệt phản đối do e ngại rằng Harrison (lúc đó mới 14 tuổi) còn quá nhỏ. Cả Paul lẫn George đều là học sinh từ trường nam sinh danh giá của thành phố Liverpool.
Ban nhạc tiến hành thu những bản thu thử đầu tiên vào năm 1958 với việc hát lại ca khúc của Buddy Holly là "That'll Be the Day", cùng với đó là bài "In Spite of All the Danger" sáng tác bởi McCartney và Harrison. Tới năm 1960, ban nhạc trải qua nhiều lần đổi tên. Sau khi Lennon tuyển người bạn học cùng trường nghệ thuật là Stuart Sutcliffe vào nhóm, họ quyết định lấy tên là Silver Beetles và vài tên liên quan khác, trước khi cuối cùng chọn The Beatles là tên gọi chính thức vào tháng 8 cùng năm khi họ lần đầu được mời tới diễn ở Hamburg, Đức.
Vào năm 1997, 5 thành viên đầu tiên của nhóm (trừ Lennon đã qua đời) đã tái hợp để trình diễn kỷ niệm nhân dịp 40 năm cuộc gặp lịch sử giữa McCartney và Lennon. Ban nhạc quyết định tiếp tục chơi nhạc, và kể từ năm 1998, họ vẫn đi trình diễn trên khắp thế giới. Griffiths qua đời vào năm 2005, còn Shotton hiện nay không còn theo diễn nữa vì lý do sức khỏe. Tới năm 2011, 3 thành viên còn lại vẫn tiếp tục các tour diễn của mình dưới tên The Quarrymen. | 1 | null |
Lãnh địa Giáo hoàng hay Nhà nước Giáo hoàng (tiếng Ý: "Stato Pontificio"; tiếng Anh: "Papal States"), tên gọi chính thức là Nhà nước Giáo hội hay Quốc gia Giáo hội (tiếng Ý: "Stato della Chiesa", phát âm tiếng Ý: ; tiếng Latinh: "Status Ecclesiasticus"; cũng là "Dicio Pontificia"; tiếng Anh: "State of the Church"), là một lãnh thổ ở Bán đảo Ý nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Giáo hoàng từ năm 756 đến năm 1870. Đây là một trong những quốc gia lớn nhất từng tồn tại trên Bán đảo Ý từ thế kỷ VIII cho đến khi Vương quốc Sardegna thống nhất bán đảo này bằng cách chinh phục và kết thúc vào năm 1861 và dứt điểm vào năm 1870 để lập ra Vương quốc Ý.
Trong thời kỳ Phục hưng, lãnh thổ của giáo hội đã mở rộng rất nhiều và Giáo hoàng trở thành một trong những nhà cai trị thế tục quan trọng nhất của Ý cũng như người đứng đầu Giáo hội. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, Lãnh địa Giáo hoàng đã bao phủ hầu hết các vùng Lazio (bao gồm cả Rome), Marche, Umbria và Romagna và một phần của Emilia thuộc nước Ý hiện nay. Những tài sản này được coi là biểu hiện của quyền lực nhất thời của Giáo hoàng, trái ngược với quyền lực tối cao trong giáo hội của ngài.
Tuy nhiên, đến năm 1861, phần lớn lãnh thổ của Lãnh địa Giáo hoàng đã bị Vương quốc Ý của Victor Emmanuel II chinh phục. Chỉ có Lazio, bao gồm Rome, vẫn nằm dưới sự kiểm soát tạm thời của Giáo hoàng. Năm 1870, Giáo hoàng mất Lazio cũng như Rome, và không còn kiểm soát bất kỳ lãnh thổ thực tế nào. Ngoại trừ Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nơi ở của Giáo hoàng và các toà nhà liên quan xung quanh Đồi Vatican thuộc thành phố Rome, mà nhà nước Ý mới không chiếm đóng về mặt quân sự, mặc dù đã sáp nhập. Năm 1929, lãnh tụ Phát xít Ý Benito Mussolini, người đứng đầu Chính phủ Ý, đã chấm dứt vấn đề "Tù nhân ở Vatican" bằng cách đàm phán và ký kết Hiệp ước Lateran. Hiệp ước này đã công nhận quyền của Toà thánh đối với một lãnh thổ với diện tích tương đương với 0,44 km2 mà ngày nay được biết đến là Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền với diện tích nhỏ nhất thế giới nằm bên trong thủ đô Rome của nước Ý.
Tên gọi.
Các lãnh địa Giáo hoàng còn được gọi chung là Nhà nước Giáo hoàng, mặc dù số nhiều thường được sử dụng phổ biến, nhưng số ít thì đúng hơn, vì nó được dùng cho một chính thể thống nhất hơn là một liên minh cá nhân đơn thuần. Ngoài ra nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: các lãnh địa Giáo hội, các lãnh địa La Mã... ở một mức độ nào đó, tên dùng được thay đổi theo sở thích và thói quen của các ngôn ngữ châu Âu mà nó được thể hiện.
Lịch sử.
Nguồn gốc.
Trong 300 năm đầu tiên, Giáo hội bị Đế chế La Mã đàn áp và không được công nhận, không thể giữ hoặc chuyển nhượng tài sản. Các hội chúng ban đầu nhóm họp trong những căn phòng của những gia đình khá giả, và một số nhà thờ ban đầu, nằm ở ngoại ô của Rome cổ đại, được giữ như tài sản của các cá nhân, thay vì bởi chính Giáo hội. Tuy nhiên, tài sản do các thành viên riêng lẻ của Giáo hội nắm giữ trên danh nghĩa hoặc thực tế thường được coi là tài sản thừa kế chung được chuyển tiếp cho người thừa kế hợp pháp của tài sản đó, thường là các phó tế cao cấp, những người phụ tá cho Giám mục địa phương. Nói chung khối tài sản này gọp chung lại thì khá lớn, vì nó không chỉ có những ngôi nhà ở Rome, hoặc lân cận mà còn bao gồm các điền trang trên khắp nước Ý...
Hệ thống này bắt đầu thay đổi dưới thời trị vì của Constantinus Đại đế, người đã công nhận sự hợp pháp của Cơ đốc giáo trong Đế chế La Mã, và trao trả lại bất kỳ tài sản nào đã bị tịch thu trước đó. Cung điện Lateran là khoản quyên góp mới quan trọng đầu tiên cho Nhà thờ, đây có lẽ là một món quà từ chính Constantinus Đại đế.
Các khoản quyên góp sau đó chủ yếu nằm trên Bán đảo Italia, nhưng một số khác cũng có ở các tỉnh của Đế chế La Mã. Tuy nhiên, Giáo hội nắm giữ tất cả những vùng đất này như một chủ đất tư nhân, chứ không phải là một thực thể có chủ quyền. Sau sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã, vị trí Giáo hoàng ngày càng bị đe doạ và dễ bị tổn thương. Khi quyền lực trung ương của La Mã tan rã trong suốt cuối thế kỷ V, quyền kiểm soát trên Bán đảo Ý liên tục bị đổi chủ, rơi vào tay người Arian dưới thời trị vì của Odoacer và sau đó là người Ostrogoth. Tổ chức Giáo hội ở Ý do Giáo hoàng đứng đầu đã đệ trình lên chính quyền đương thời khẳng định quyền tối cao của mình trong toàn thể Giáo hội.
Nền móng của Nhà nước Giáo hoàng với tư cách là một thực thể chính trị có chủ quyền đã được bắt đầu từ thế kỷ VI. Năm 535, Đế chế Đông La Mã - được hầu hết các nhà sử học gọi là Đế chế Byzantine để phân biệt chính thể Chính thống nói tiếng Hy Lạp và có thủ phủ tại Constantinople với Đế chế Tây La Mã của Công giáo nói tiếng Latinh cai trị từ Rome - dưới thời Hoàng đế Justinianus I, đã tái chiếm Ý kéo dài vài thập kỷ và tàn phá các cấu trúc chính trị, kinh tế của Ý. Sau đó vào năm 568, người Lombard tiến vào Bán đảo Ý từ phía Bắc, thành lập một vương quốc Ý, và trong 2 thập kỷ tiếp theo, họ đã chinh phục phần lớn lãnh thổ Ý do Byzantine cai trị trước đó. Đến thế kỷ VII, quyền lực của Byzantine chủ yếu giới hạn trong một dãi chéo chạy từ Ravenna, nơi đặt đại diện của hoàng đế, đến Rome và về phía Nam tới Naples, cộng với các vùng ven biển. Phía Bắc Naples, dãi kiểm soát của Byzantine đã bị thu hẹp và biên giới của "hành lang Rome-Ravenna" đã cực kỳ hẹp.
Với quyền lực cai trị của Byzantine ở phần lãnh thổ còn lại thuộc Đông Bắc bán đảo, Giáo hoàng với tư cách là chủ đất lớn nhất và là nhân vật có uy tín nhất ở Ý, mặc nhiên bắt đầu đảm nhận phần lớn quyền cai trị mà Byzantine không thể thực hiện ở các khu vực xung quanh thành phố Rome. Trong khi các Giáo hoàng vẫn là "thần dân La Mã" về mặt pháp lý, dưới quyền của Byzantine, tuy nhiên trên thực tế thì Công quốc Roma, một khu vực gần tương đương với Latium ngày nay, đã trở thành một quốc gia độc lập do Giáo hoàng cai trị.
Sự độc lập của Giáo hội phần lớn đến từ việc người dân ủng hộ đối với vị trí của Giáo hoàng ở Ý, đã cho phép nhiều Giáo hoàng khác nhau chống lại ý muốn của hoàng đế Byzantine: Thậm chí Giáo hoàng Grêgôriô II đã ra Vạ tuyệt thông cho Hoàng đế Leon III trong Cuộc tranh cãi Iconoclastic. Tuy nhiên, Giáo hoàng và các đại diện của Hoàng đế Byzantine ở Ý vẫn làm việc cùng nhau để kiểm soát sức mạnh đang lên của người Lombard ở bán đảo. Tuy nhiên, khi quyền lực của Byzantine suy yếu, Giáo hoàng đảm nhận một vai trò ngày càng lớn trong việc bảo vệ Rome khỏi người Lombard, vì không sở hữu quyền lực quân sự, nên Giáo hoàng chủ yếu đạt được mọi thứ thông qua ngoại giao. Dấu mốc quan trọng nhất trong việc thành lập Nhà nước Giáo hoàng là thoả thuận về ranh giới được thể hiện trong Lễ hiến tặng Sutri của Vua Lombard Liuprand (728) cho Giáo hoàng Grêgôriô II.
Hiến tặng của Pepin.
Khi Lãnh địa của Đế quốc Đông La Mã ở Bán đảo Ý (Exarchate of Ravenna) rơi vào tay của người Lombard vào năm 751, Công quốc Roma hoàn toàn bị chia cắt khỏi Đế chế Byzantine, nhưng về mặt lý thuyết thì nó vẫn là một phần của đế chế. Các Giáo hoàng đã nỗ lực trong ngoại giao để đảm bảo sự ủng hộ của người Frank. Năm 751, Giáo hoàng Dacaria đã phong cho Pépin Lùn làm vua thay cho vị vua bù nhìn của Vương triều Merovee Childeric III. Người kế vị Giáo hoàng Dacaria là Giáo hoàng Stêphanô II, đã phong cho Pepin danh hiệu "Patrician of the Romans". Pepin đã dẫn đầu một đội quân Frank vào Ý vào năm 754 và 756. Pepin đã đánh bại người Lombard - nắm quyền kiểm soát miền bắc nước Ý - và dâng tặng cho Giáo hoàng những tài sản trước đây thuộc về Exarchate của Ravenna (lãnh thổ mà Đế quốc Đông La Mã kiểm soát ở Ý).
Năm 781, Charlemagne đã hệ thống hoá các khu vực mà Giáo hoàng sẽ được trao chủ quyền: Công quốc Roma là trung tâm và là thủ phủ của các Giáo hoàng, nhưng lãnh thổ sau đó được mở rộng ra bao gồm Ravenna, Công quốc Pentapolis, Công quốc Benevento, Toscana, Corse, Lombardy, và một số thành phố của Ý. Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Giáo hoàng và triều đại Carolingian lên đến đỉnh điểm vào năm 800, khi Giáo hoàng Lêô II phong cho Charlemagne làm "Hoàng đế của người La Mã".
Mối quan hệ với Đế chế La Mã Thần thánh.
Bản chất chính xác của mối quan hệ giữa các Giáo hoàng và hoàng đế - và giữa Nhà nước Giáo hội và Đế chế là không rõ ràng. Người ta không biết liệu các Lãnh địa Giáo hoàng có phải là một vương quốc riêng biệt, mà Giáo hoàng là người cai trị hay không, hay chỉ đơn thuần là một phần của Đế chế Frankish, trong đó vai trò của Giáo hoàng là kiểm soát hành chính như được đề xuất trong chuyên luận cuối thế kỷ IX "Libellus de imperatoria potestate in urbe Roma", hoặc liệu các Hoàng đế La Mã Thần thánh có phải là đại diện của Giáo hoàng (như một loại Lãnh chúa) cai trị Các quốc gia Cơ đốc giáo (Christendom), trong đó Giáo hoàng chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp về các khu vực Rome và các nhiệm vụ tinh thần.
Các sự kiện vào thế kỷ IX đã làm trì hoãn cuộc xung đột quyền lời. Đế chế La Mã Thần thánh của người Frank đã sụp đổ khi lãnh thổ của nó đã bị chia nhỏ cho các cháu của Charlemagne. Quyền lực của hoàng gia ở Bán đảo Ý suy yếu và uy tín của Giáo hoàng giảm sút. Điều này dẫn đến sự gia tăng quyền lực của giới quý tộc La Mã địa phương, và quyền kiểm soát các Lãnh địa Giáo hoàng trong đầu thế kỷ X đã rơi vào tay của một gia đình quý tộc quyền lực và thối nát, Theophylacti. Thời kỳ này sau đó được gọi là Saeculum obscurum ("thời đại đen tối"), và đôi khi được coi là "rule by harlots".
Trên thực tế thì các Giáo hoàng không thể thực hiện chủ quyền hiệu quả đối với toàn bộ lãnh thổ rộng lớn và nhiều đồi núi của Nhà nước Giáo hội, và các khu vực này vẫn duy trì hệ thống chính quyền cũ của mình, với nhiều lãnh địa và hầu quốc nhỏ, mỗi lãnh thổ đều đóng kiên cố vào một rocca - thành trì hoặc pháo đài kiên cố, thường nằm trên đỉnh đồi, trên thực tế một rocca có thể không lớn hơn một trang trại, những rocca lớn hơn sẽ được gọi là castello.
Qua một số chiến dịch vào giữa thế kỷ X, nhà cai trị người Đức Otto I đã chinh phục miền Bắc nước Ý; Giáo hoàng Gioan XII đã phong cho ông làm Hoàng đế (người đầu tiên đăng quang sau hơn 40 năm) và hai người đã phê chuẩn Văn bằng Ottonianum, theo đó hoàng đế trở thành người bảo đảm cho nền độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng. Tuy nhiên, trong hai thế kỷ tiếp theo, các Giáo hoàng và hoàng đế đã tranh cãi về nhiều vấn đề, và các nhà cai trị Đức thường coi Lãnh địa Giáo hoàng như một phần lãnh thổ của Đế quốc La Mã Thần thánh. Sau cuộc Cái cách Gregorian đã giúp giải phóng việc quản lý Giáo hội khỏi sự can thiệp của Đế chế La Mã Thần thánh, từ đó tính độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng càng ngày càng tăng lên. Sau khi Triều đại Hohenstufen bị diệt vong, các hoàng đế Đức hiếm khi can thiệp vào công việc của Ý. Để đối phó với cuộc đấu tranh gữa Guelphs và Ghibellines, Hiệp ước Venice chính thức công nhận sự độc lập của Lãnh địa Giáo hoàng khỏi Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1177. Đến năm 1300, Lãnh địa Giáo hoàng, cùng các công quốc và thân vương quốc trên Bán đảo Ý đã kiểm soát quyền cai trị độc lập của mình một cách hiệu quả.
Giáo hoàng ở Avignon.
Từ năm 1305 đến năm 1378, các Giáo hoàng đều cư trú tại lãnh địa Avignon, được bao quanh bởi Provence và chịu ảnh hưởng bởi các vị vua Pháp. Thời kỳ này được gọi là "Avignonese" hay "Babylonian Captivity". Thành phố Avignon đã được thêm vào Lãnh địa Giáo hoàng; nó vẫn thuộc sở hữu của các Giáo hoàng trong khoảng 400 năm nữa, ngay cả sau khi các Giáo hoàng quay trở lại Rome. Avignon bị chiếm giữ và sáp nhập vào nhà nước Pháp trong cuộc Cách mạng Pháp.
Phục hưng.
Trong thời Phục hưng, lãnh thổ của Nhà nước Giáo hoàng mở rộng rất nhiều, đặc biệt là dưới thời các Giáo hoàng Alexanđê VI và Giáo hoàng Giuliô II. Giáo hoàng trở thành một trong những nhà cai trị thế tục quan trọng nhất của Ý cũng như người đứng đầu Giáo hội, ký kết các hiệp ước với các vị vua khác và chống lại các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các Lãnh địa Giáo hoàng vẫn chỉ do Giáo hoàng kiểm soát trên danh nghĩa, và phần lớn lãnh thổ được cai trị bởi các thân vương nhỏ. Quyền kiểm soát luôn luôn bị tranh cãi; thực sự thì phải đến thế kỷ XVI, Giáo hoàng mới có quyền kiểm soát thực tế đối với tất cả các lãnh thổ của mình.
Các trách nhiệm của Giáo hoàng thường bị xung đột. Nhà nước Giáo hoàng đã tham gia vào ít nhất 3 cuộc chiến trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XVI. Giáo hoàng Giuliô II, "Giáo hoàng chiến binh", đã chiến đấu thay mặt họ.
Cải cách Kháng nghị.
Cuộc Cải cách Kháng nghị bắt đầu vào năm 1517. Năm 1527, trước khi Đế quốc La Mã Thần thánh chiến đấu với những người theo đạo Tin lành, quân đội trung thành với Hoàng đế Charles V đã cướp phá tàn bạo thành Rome và bỏ tù Giáo hoàng Clêmentê VII, như một kết quả phụ của các cuộc chiến tranh giành Lãnh địa Giáo hoàng. Vì vậy, mà Clêmentê VII buộc phải từ bỏ Parma, Modena, và một số lãnh thổ nhỏ hơn. Một thế hệ sau, quân đội của Vua Felipe II của Tây Ban Nha đã đánh bại quân đội của Giáo hoàng Phaolô IV vì cùng một vấn đề.
Thời kỳ này chứng kiến sự hồi sinh dần dần quyền lực tạm thời của Giáo hoàng tại các Lãnh địa Giáo hoàng. Trong suốt thế kỷ XVI, các thái ấp hầu như độc lập như Rimini (thuộc sở hữu của gia đình Malatesta) đã được đưa trở lại dưới sự kiểm soát của Giáo hoàng. Năm 1512, Giáo hội sáp nhập Parma và Piacenza, năm 1545 trở thành một giáo quyền độc lập dưới quyền một người con trai ngoài giá thú của Giáo hoàng Phaolô III. Quá trình này lên đến đỉnh điểm trong việc giành lại Công quốc Ferrara vào năm 1598, và Công quốc Urbino vào năm 1631.
Vào thế kỷ XVIII, Lãnh địa Giáo hoàng phát triển đến mức cực đại, bao gồm phần lớn miền Trung nước Ý ngày nay - Latium, Umbria, Marche và các Legation của Ravenna, Ferrara và Bologna kéo dài về phía Bắc đến Romagna. Nó cũng bao gồm các vùng đất nhỏ Benevento và Pontecorvo ở miền Nam nước Ý, cũng như Comtat Venaissin lớn hơn xung quanh Avignon ở miền Nam nước Pháp.
Thời đại Napoleon.
Cách mạng Pháp đã ảnh hưởng đến các lãnh thổ của Giáo hoàng cũng như Giáo hội La Mã nói chung. Năm 1791, sau một cuộc bầu cử ở Comtat Venaissin và Avignon, lực lượng của Cách mạng Pháp đã chiếm đóng lãnh thổ này. Sau đó, với cuộc xâm lược của Đệ Nhất Cộng hòa Pháp vào Bán đảo Ý năm 1796, Legation (lãnh thổ phía Bắc của Lãnh địa Giáo hoàng ) đã bị chiếm giữ và trở thành một phần của Cộng hòa Cisalpine.
Hai năm sau, quân Pháp xâm chiếm khu vực còn lại của Lãnh địa Giáo hoàng và tướng Louis Alexandre Berthier đã tuyên bố thành lập Cộng hòa La Mã trên lãnh thổ này vào tháng 2/1798. Giáo hoàng Piô VI đã trốn đến Siena, và chết trong quá trình lưu vong ở Valence (Pháp) năm 1799. Chế độ Tổng tài Pháp đã cho khôi phục lại Lãnh địa Giáo hoàng vào tháng 6/1800 và Giáo hoàng Piô VII mới được bầu lên cư trú tại Roma, nhưng Đệ Nhất Đế chế Pháp dưới thời Napoleon Bonaparte đã tái xâm lược vào năm 1808, và vào ngày 17/05/1809, phần còn lại của Lãnh địa Giáo hoàng đã bị sáp nhập vào Pháp , để lập ra các tỉnh Tibre và Trasimène.
Sau sự sụp đổ của hệ thống Napoleon vào năm 1814, Đại hội Viên chính thức cho khôi phục lại Lãnh địa Giáo hoàng (nhưng không bao gồm Contat Venaissin hay Avignon).
Từ năm 1814 cho đến khi Giáo hoàng Grêgôriô XVI qua đời vào năm 1846, các Giáo hoàng đã tuân theo chính sách phản động tại Lãnh địa Giáo hoàng. Ví dụ, thành phố Roma duy trì khu Do Thái cuối cùng ở Tây Âu. Người ta hy vọng rằng điều này sẽ thay đổi khi Giáo hoàng Piô IX (tại vị 1846 - 1878) kế vị Giáo hoàng Grêgôriô XVI và bắt đầu đưa ra các cải cách tự do.
Thống nhất Ý.
Chủ nghĩa dân tộc của Ý đã được khơi dậy trong thời kỳ Napoléon nhưng mọi thứ đã tiêu tan bởi Đại hội Viên (1814–15), họ muốn khôi phục lại hiện trạng Bán đảo Ý trước thời Napoléon: phần lớn miền Bắc nước Ý nằm dưới sự cai trị của các nhánh nhỏ của Nhà Habsburg và Nhà Bourbon. Lãnh địa Giáo hoàng ở miền Trung nước Ý và Vương quốc Hai Sicilia của Nhà Bourbon ở miền Nam đều được khôi phục. Sự phản đối phổ biến đối với giới cầm quyền tu sĩ tham nhũng đã dẫn đến nhiều cuộc nổi dậy, nhưng sau đó bị dập tắt bởi sự can thiệp của Đế quốc Áo.
Cuộc Cách mạng dân tộc chủ nghĩa và tự do năm 1848 đã ảnh hưởng phần lớn lên châu Âu. Vào tháng 2/1849, một nước Cộng hoà La Mã đã được tuyên bố thành lập tại Roma và Giáo hoàng Piô IX phải rời khỏi thành phố. Cuộc cách mạng bị dập tắt với sự giúp đỡ của Pháp vào năm 1849 và Giáo hoàng Piô IX chuyển từ khuyên hướng tự do sang đường lối bảo thủ. Cho đến khi ông trở lại Roma vào năm 1850, Lãnh địa Giáo hoàng được cai quản bởi một nhóm Hồng y được gọi là Tam đầu chế Đỏ (Red Triumvirate).
Chiến tranh Áo-Sardinia năm 1859 kết thúc, Vương quốc Sardegna-Piedmont của Nhà Savoy đã sáp nhập Lombardy vào lãnh thổ của mình, trong khi Giuseppe Garibaldi lật đổ chế độ quân chủ của Nhà Bourbon cai trị Vương quốc Hai Sicilia ở phía Nam. Sợ rằng Garibaldi sẽ lập chính phủ cộng hòa, Chính phủ Sardegna-Piedmont đã thỉnh cầu Hoàng đế Pháp Napoleon III cho phép gửi quân qua Lãnh địa Giáo hoàng để giành quyền kiểm soát miền Nam Bán đảo Ý. Pháp đồng ý với điều kiện thành Roma không bị quấy phá.
Vào năm 1860, phần lớn khu vực đã nổi dậy chống lại sự cai trị của Giáo hoàng, Vương quốc Sardegna-Piedmont dã chinh phục 2/3 phía Đông của Lãnh địa Giáo hoàng và củng cố quyền lực của mình ở phía Nam. Bologna, Ferrara, Umbria, Marche, Benevento và Pontecorvo đều bị sáp nhập vào tháng 11 cùng năm. Mặc dù đã mất nhiều lãnh thổ, nhưng Giáo hoàng vẫn kiểm soát Latium và các khu vực rộng lớn phía Tây Bắc của Roma.
Một Vương quốc Ý thống nhất được tuyên bố thành lập vào tháng 3/1861, Quốc hội Ý đầu tiên đã nhóm họp tại Turin, cố đô của Vương quốc Sardegna-Piedmont, tuyên bố Roma là thủ đô của Vương quốc. Tuy nhiên, chính phủ mới của Ý không thể chiếm giữ thành phố vì một đơn vị đồn trú của Đệ Nhị Đế chế Pháp đang hiện diện ở Roma để bảo vệ Giáo hoàng Piô IX.
Năm 1870, cơ hội để Vương quốc Ý sáp nhập toàn bộ Lãnh địa Giáo hoàng đã đến. Sự bùng nổ của Chiến tranh Pháp-Phổ vào tháng 7 đã khiến Napoleon III phải cho rút toàn bộ quân Pháp đồn trú ở Roma về, và sự sụp đổ của Đệ Nhị Đế chế Pháp sau Trận Sedan đã tước bỏ quyền bảo hộ của Pháp ở Lãnh địa Giáo hoàng.
Vua Victor Emmanuel II ban đầu nhắm đến một cuộc chinh phục thành phố trong hòa bình và đề xuất gửi quân vào Roma, dưới chiêu bài đề nghị bảo vệ Giáo hoàng. Khi bị Giáo hoàng từ chối, Vương quốc Ý đưa ra lời tuyên chiến vào ngày 10/09/1870, và Quân đội Ý, do Tướng Raffaele Cadorna chỉ huy, đã vượt qua biên giới vào lãnh thổ của Giáo hoàng vào ngày 11/09 và tiến chậm về phía Roma.
Quân đội Ý đã đến được Bức tường Aurelian vào ngày 19/09 và đặt thành Roma trong tình trạng bị bao vây. Mặc dù đội quân nhỏ bé của Giáo hoàng không có khả năng bảo vệ thành phố, nhưng Giáo hoàng Piô IX đã ra lệnh cho họ tiến hành nhiều động thái hơn để nhấn mạnh rằng Vương quốc Ý đang tiến vào Roma bằng vũ lực chứ không phải được Giáo hoàng đồng ý. Điều này tình cờ phục vụ các mục đích của Nhà nước Ý và làm nảy sinh huyền thoại về Vụ đột nhập Porta Pia, sự kiện này đã phá hủy bức tường 1600 năm tuổi.
Giáo hoàng Piô IX đã ra lệnh cho chỉ huy lực lượng của Giáo hoàng hạn chế việc phòng thủ thành phố để tránh đổ máu. Thành phố bị chiếm vào ngày 20/09/1870. Roma và những gì còn lại của Lãnh địa Giáo hoàng đã bị sát nhập vào Vương quốc Ý sau một cuộc Trưng cầu dân ý vào tháng 10 năm sau. Điều này đánh dấu sự cáo chung của Lãnh địa Giáo hoàng.
Mặc dù trên thực tế Giáo hoàng đã mất hết các quyền hành trên lãnh thổ của mình, nhưng Giáo hoàng không công nhận quyền lực của Vương quốc Ý, bác bỏ "Luật Bảo đảm" năm 1871, đặc biệt là bất kỳ đề xuất nào yêu cầu Giáo hoàng trở thành một chủ thể thuộc Vương quốc Ý. Thay vào đó, Giáo hoàng tự giam mình (xem Người tù ở Vatican) trong Điện Tông tòa và các công trình cổ xưa xung quanh được gọi là Thành phố Leonine, trên Đồi Vatican (Vatican Hill).
Vào những năm 1920, Giáo hoàng khi đó là Piô XI đã tuyên bố từ bỏ Lãnh địa Giáo hoàng. Ngày 11/02/1929, Hiệp ước Latêranô được ký kết với Vương quốc Ý (khi đó do Đảng Phát xít Quốc gia dưới quyền của Benito Mussolini ) đã tạo ra một nhà nước mới nằm trong lòng của thủ đô Roma chỉ với diện tích 0,44 km2, được cai trị thế tục bởi các Giáo hoàng cho đến ngày nay, với tên gọi chính thức là Toà Thánh Thiên Chúa giáo Vatican.
Thống đốc khu vực.
Như tên gọi số nhiều của "Papal States" (Các Nhà nước Giáo hoàng), lãnh thổ này quy tụ nhiều thực thể khác nhau và họ vẫn giữ nguyên bản sắc vốn có trước đó của mình. Ở mỗi tỉnh, Giáo hoàng cử đến một đại diện, gọi lại Thống đốc (Gevernor), những đại diện này mang một số tước vị, bao gồm: "Đại sứ của Giáo hoàng" hay "Tông truyền" (Papal legate/Apostolic legate) như ở Công quốc cũ của Benevento, hoặc ở Bologna, Romagna, và Ancona. Ngoài ra còn có "Đại biểu của Giáo hoàng" (Papal delegate), như ở Công quốc Pontecorvo và Tỉnh Campagna và Maritime. Các tước hiệu khác như "Đại diện của Giáo hoàng" (Papal Vicar), "Tổng đại diện" (Vicar Genegal) và một số danh hiệu quý tộc khác, chẳng hạn như "Bá tước" hoặc thậm chí là "Thân vương" đã được sử dụng. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử của Lãnh địa Giáo hoàng, nhiều lãnh chúa và thậm chí cả những thủ lĩnh băng cướp đã kiểm soát các thành phố và công quốc nhỏ mà không nhận được bất kỳ danh hiệu nào từ Giáo hoàng.
Quân đội Giáo hoàng.
Trong suốt lịch sử của mình, Lãnh địa Giáo hoàng đã duy trì các lực lượng quân sự bao gồm những người tình nguyện và lính đánh thuê, bao gồm cả các đơn vị quân đội Công giáo. Từ năm 1860 đến năm 1870, Quân đội Giáo hoàng (tiếng Ý là Esercito Pontificio) bao gồm hai trung đoàn bộ binh Ý được tuyển chọn tại địa phương, hai trung đoàn Thụy Sĩ và một tiểu đoàn quân tình nguyện Ireland, cộng với pháo binh và lính kéo. Năm 1861, một quân đoàn tình nguyện Công giáo quốc tế, được gọi là "Papal Zouaves" theo tên một loại bộ binh gốc Algeria thuộc địa của Pháp, và bắt chước kiểu đồng phục của họ, được thành lập. Chủ yếu bao gồm các tình nguyện viên đến từ Hà Lan, Pháp và Bỉ, quân đoàn này đã phục vụ chống lại quân Áo đỏ của Giuseppe Garibaldi, những người yêu nước Ý, và cuối cùng là với lực lượng của Vương quốc Ý mới thống nhất.
Quân đội Giáo hoàng bị giải tán vào năm 1870, chỉ còn lại Đội Vệ binh Palatine, đội này cũng bị giải tán vào ngày 14/09/1970 bởi Giáo hoàng Piô VI; Đội Vệ binh Quý tộc, cũng giải tán vào năm 1970; và Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ vẫn tiếp tục đóng vai trò như một đơn vị nghi lễ tại Vatican và là lực lượng bảo vệ của Giáo hoàng.
Một lực lượng Hải quân nhỏ của Giáo hoàng cũng được duy trì, đóng tại Civitavecchia trên bờ biển phía Tây và Ancona ở phía Đông. Với sự sụp đổ của các Lãnh địa Giáo hoàng vào năm 1870, những con tàu cuối cùng của đội tàu đã được lên đường đến Pháp, nơi chúng được bán lại sau cái chết của Giáo hoàng Piô IX. | 1 | null |
Going-to-the-Sun là con đường duy nhất mà đi qua vườn quốc gia Glacier ở Montana, Hoa Kỳ, đi qua Continental Divide tại đèo Logan. Nó được hoàn thành vào năm 1932. Năm 1930, một đội xe buýt du lịch đỏ với tên gọi là các " thiết bị làm nhiễu ", xây dựng lại vào năm 2001 để chạy bằng nguyên liệu prôpan, cung cấp tour du lịch trên đường. Tuyến đường này là một Địa điểm lịch sử về Kỹ thuật Xây dựng Quốc gia, kéo dài 53 dặm (85 km) theo chiều rộng của vườn quốc gia Glacier.
Đường là một trong những con đường khó qua lại nhất ở Bắc Mỹ trong mùa đông tới mùa xuân. Tại độ cao 80 feet (24 m) tuyết có thể phủ chắn ngang đèo Logan, và chỉ xa hơn về phía đông đèo nơi tuyết phủ sâu nhất từ lâu đã được gọi là Big Drift. Con đường mất khoảng mười tuần để gạt bỏ tuyết, ngay cả với các thiết bị có thể di chuyển 4000 tấn tuyết trong một giờ. Ở phía Đông của lục địa phân chia, có rất ít trạm kiểm tra do tuyết rơi và kết quả là vào cuối mùa đông tuyết lở đã nhiều lần bị phá hủy tất cả các hàng rào bảo vệ từng được xây dựng. Tuyến đường thường cho phép lưu thông từ đầu tháng sáu đến giữa tháng mười, muộn nhất là vào ngày 13 tháng 7 (năm 2011).
Hai làn đường Going-to-the-Sun khá hẹp và quanh co, đặc biệt là phía tây của đèo Logan. Do đó, chiều dài xe hbị giới hạn không vượt quá 21 feet (6,4 m) và có nghĩa là không có phương tiện du lịch vượt quá giới hạn chiều dài này được phép đi qua đoạn đường này. | 1 | null |
Schmidtea mediterranea là một loài giun dẹp nước ngọt sống ở miền nam châu Âu và Tunisia. Đây là một sinh vật mô hình cho sự tái sinh và phát triển của các mô như não.
Phân bố.
Schmidtea mediterranea được tìm thấy ở một số vùng ven biển và hải đảo ở Tây Địa Trung Hải: Catalonia, Menorca, Mallorca, Corsica, Sardinia, Sicily và Tunisia.
Sinh thái.
Nhiệt độ nước cao (25-27 °C) có tác dụng tiêu diệt S. mediterranea, trong khi sự khác biệt về độ pH của nước (6,9-8,9) dường như không có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của loài này.
S. mediterranea có thể có liên hệ với các động vật như các loài chân bụng, hai mảnh vỏ, côn trùng, đỉa, và tuyến trùng.
Sinh sản.
Mẫu vật sinh sản của Schmidtea mediterranea đón kén giữa tháng 11 và tháng tư. Trong tháng Năm, khi nhiệt độ nước tăng lên trên 20 °C, chúng sẽ mất bộ máy sinh sản của chúng. Mặc dù vậy, chúng không sinh sản vô tính (bằng cách phân đôi) trong những tháng mùa hè. | 1 | null |
Chiến dịch Nam Kỳ là chiến dịch Pháp giành quyền bảo hộ toàn bộ miền Nam Kỳ, nhà Nguyễn bắt đầu từ năm 1858. Pháp phát động cuộc chiến tranh đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng đến ngày 5 tháng 6 năm 1862, nhà Nguyễn cắt đất cầu hòa ký hiệp ước với Pháp về việc công nhận nền bảo hộ của Pháp tại Nam Kỳ và không tiếp tục xâm phạm lãnh thổ nhà Nguyễn tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ tại Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Nhưng không lâu sau đó, Pháp trở mặt, lịch sử chuyển sang giai đoạn mới không còn trong Nam Kỳ.
Bối cảnh.
Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh giành được nhiều sự giúp đỡ của người Pháp, đặc biệt là Giám mục Pigneau de Béhaine để củng cố quân đội và tạo cho mình một thế đứng vững vàng. Cũng đồng thời lúc đó vua Quang Trung của Tây Sơn đột ngột qua đời, nhà Tây Sơn rơi vào cảnh "cốt nhục tương tàn", triều đình nhanh chóng suy yếu và mất lòng dân. Nguyễn Ánh ra sức tấn công và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đại nhà Nguyễn. Sau khi diệt xong nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn vẫn có quan hệ tốt với Pháp, đặc biệt, những người Pháp như Chaigneau, Vannier và Despiau làm quan tại triều. Gia Long (Nguyễn Ánh) cho mỗi người 50 lính hầu và khi chầu thì không cần lạy Hoàng đế.
Năm 1817, chính phủ Pháp phái tới Việt Nam chiếc "Cybèle" để thăm dò bang giao. Thuyền trưởng là Achille De Kergariou nói rằng vua Louis XVIII sai sang xin thi hành những điều ước do Bá Đa Lộc ký năm 1787 về việc nhường cửa Đà Nẵng và đảo Côn Lôn. Vua Gia Long sai quan ra trả lời rằng những điều ước ấy nước Pháp trước đã không thi hành thì nay bỏ, không nói đến nữa. Tuy nhiên, sự bành trướng của châu Âu ở Đông Nam Á khiến Gia Long e ngại, nhất là sau khi người Anh đánh chiếm được Singapore. Nhà vua thấy rằng cần phải giao hảo với người Tây phương nhưng không thể biệt đãi một quốc gia đặc biệt nào. Năm 1819, John White, một thương gia Hoa Kỳ tới Gia Định và được hứa hẹn sẽ dành cho mọi sự dễ dàng khi buôn bán ở Việt Nam.
Vị vua kế tục Gia Long là Minh Mạng không có cảm tình với người Pháp như thái độ chung của người Á Đông lúc đó, coi người châu Âu là bọn man di, là quân xâm lược. Ngoài ra ông cũng không thích cả Công giáo của châu Âu. Trong thời kỳ Minh Mạng nắm quyền, tín đồ Công giáo bị đàn áp quyết liệt. Với những người Pháp đã từng giúp vua Gia Long, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi Chaigneau trở lại Việt Nam không được trọng dụng nữa. Minh Mạng cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Việt Nam vẫn đối xử tốt đẹp với người Pháp là đủ, ông chỉ thỏa thuận mua bán với người Pháp nhưng không chấp nhận xây dựng đặt quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho ông Chaigneau làm Lãnh sự Pháp ở Việt Nam không được nhà vua đếm xỉa đến.
Vào giữa thế kỷ 19, ở Việt Nam đã có khoảng 300.000 người theo đạo Công giáo. Hầu hết các Giám mục và linh mục đều nói tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha. Hầu hết người Việt Nam thời bấy giờ không thích và nghi ngờ này cộng đồng Kitô giáo. Người Pháp lại bắt đầu cảm thấy có trách nhiệm đảm bảo tính mạng cho họ. Sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Việt Nam. Sự căng thẳng càng ngày càng gia tăng. Do những việc cấm đạo và tàn sát giáo dân của vua Minh Mạng mà ngay trong năm 1838 đã có sĩ quan Hải quân Fourichon đề nghị nước Pháp gửi Hải quân tới can thiệp nhưng bị Ngoại trưởng Pháp là Guizot bác bỏ. Dư luận Pháp thì sôi động vì sự ngược đãi giáo dân của Minh Mạng nên ủng hộ đề nghị dùng vũ lực. Khi Thiệu Trị nối ngôi có thái độ mềm mỏng hơn, cho thả một số linh mục bị bắt và tỏ ý sẽ cho tàu sang Châu Âu mua bán nhưng sự kiện đụng độ tại Đà Nẵng năm 1847 giữa tàu Pháp và Việt khiến nhà vua tức giận và ông ra lệnh xử tử ngay tại chỗ tất cả người Âu bắt được tại Việt Nam.
Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo. Triều đình không có một biện pháp nào đối phó với phương Tây, ngược lại chỉ cấm đạo và cấm mua bán quyết liệt hơn trước. Nhân vụ An Phong Công Hồng Bảo mưu phản, tìm cách liên hệ với các giáo sĩ để soán ngôi mà nhà vua cho công bố 2 đạo dụ cấm đoán Công giáo các năm 1848 và 1851, từ 1848-1860, đã có hàng vạn giáo dân bị tàn sát hay lưu đày.
Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu chiến "Catinat" đưa phái viên Pháp cầm quốc thư đến Đà Nẵng, và cũng nhằm mục đích dò xét tình hình, nhưng triều đình Huế lo ngại không chịu tiếp. Thất bại trong âm mưu điều tra tình hình Việt Nam nhằm phục vụ âm mưu xâm lược, ngày 26 tháng 9 năm 1856, hải quân Pháp trắng trợn khai hỏa bắn phá các đồn lũy rồi kéo lên khóa tất cả các đại bác bố trí ở trên bờ, sau đó tàu nhổ neo bỏ đi. Một tháng sau, ngày 24 tháng 10, chiến hạm "Capricieuse" lại cập bến cảng Đà Nẵng xin được gặp các quan lại trong triều để thương lượng, nhưng cũng bị cự tuyệt. Cuối cùng, ngày 23 tháng 1 năm 1857, một phái viên tên là Montigny của Napoléon III cập bến Đà Nẵng yêu cầu được tự do truyền đạo và buôn bán. Thực ra đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc. Cho nên, ngay trước khi Montigny đến Đà Nẵng một tháng, Bộ trưởng Hải quân Pháp là Hamelin đã tiếp viện thêm cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Ngoại giao nước Pháp là Walewski cũng đã ra lệnh cho Phó Đô đốc Rigault de Genouilly, lúc đó đang chỉ huy hạm đội Pháp tham gia cuộc tấn công Trung Quốc, sau khi bắn phá và chiếm cứ xong Quảng Châu phải kéo ngay quân xuống đánh Việt Nam. Rõ ràng việc cử Montigny sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mô kế hoạch đều đã được sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vì thế, bản thân Montigny đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, y đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo, đồng thời y cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kỳ. Trước khi xuống tàu về nước, y còn lén lút đưa tên gián điệp đội lốt giáo sĩ Pellerin về Pháp yêu cầu Napoleon III cử binh sang Việt Nam để bênh vực những người theo đạo.
Ngày 22 tháng 4 năm 1857, Napoleon III quyết định lập ra Hội đồng Nam Kì để xét lại Hiệp ước Versailles đã được ký kết năm 1787 giữa Pigneau de Behaine, đại diện cho Nguyễn Ánh và Montmorin, đại diện cho Louis XVI. Âm mưu của Pháp lúc đó là muốn dựa vào Hiệp ước Versailles để "hợp pháp hóa" việc mang quân sang đánh chiếm Việt Nam. Nhưng trong thực tế thì hiệp ước đó đã bị thủ tiêu ngay sau khi ký kết, Chính phủ Pháp lúc đó không có điều kiện thi hành vì còn lo đối phó với ngọn sóng cách mạng đang dâng cao trong nước. Họ không thể dựa vào cớ thi hành hiệp ước để đưa quân chiếm đóng Đà Nẵng, Côn Đảo, đòi độc quyền thương mại và tự do truyền đạo ở Việt Nam như các điều khoản của hiệp ước đã ghi. Mặc dù vậy, người Pháp vẫn quyết định cử quân sang đánh chiếm Việt Nam, lập luận một cách trắng trợn rằng việc đem quân đánh chiếm Nam Kỳ đã từ lâu nằm trong dự kiến của nước Pháp, đến nay thi hành chẳng qua chỉ là tiếp tục truyền thống cũ, trung thành với một "quốc sách" đã được các chính phủ tiếp tục theo đuổi qua các thời kì mà thôi. Tháng 7 năm 1857, Napoleon III quyết định can thiệp vào Việt Nam bằng vũ lực. Pháp đã lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không tiếp nhận quốc thư của Pháp do tàu chiến "Catina" đem đến tháng 9 năm 1856, vì cho là "làm nhục quốc kì" Pháp. Mặt khác, họ còn lấy cớ "bênh vực đạo", "truyền bá văn minh công giáo" để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận công giáo ở Pháp và Việt Nam. Nhưng tất cả những lý do đó đều không che đậy nổi nguyên nhân sâu xa bên trong của âm mưu xâm lược. Đó là yêu cầu tìm kiếm thị trường và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, của chủ nghĩa tư bản Pháp đang chuyển mạnh lên con đường đế quốc thực dân, đó là cuộc chạy đua giành giật thị trường giữa Pháp với các nước tư bản khác ở khu vực Viễn Đông, đặc biệt với Anh.
Năm 1857, Tự Đức lại cho xử tử hai nhà truyền giáo Tây Ban Nha. Đây không phải là đầu tiên nhưng cũng không phải là sự cố mới nhất, và lần trước chính phủ Pháp đã bỏ qua các hành động khiêu khích kiểu này. Nhưng lần này, Tự Đức hành xử không đúng thời gian, vì hiện đang diễn ra cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ 2. Quân đoàn viễn chinh của Anh và Pháp được gửi đến vùng Viễn Đông để trừng phạt Trung Quốc, và kết quả là người Pháp có thừa quân trong tay để can thiệp vào tình hình Đại Nam. Tháng 11 năm 1857, hoàng đế Napoleon III của Pháp ra lệnh Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đem một đoàn viễn chinh sang trừng phạt Việt Nam. Tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã cập bến tại Tourane (Đà Nẵng) và chiếm được đánh được thành phố. | 1 | null |
Sau đây là Danh sách các cột mốc về Kỹ thuật Xây dựng Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ theo chỉ định của Hiệp hội các kỹ sư xây dựng kể từ khi chương trình bắt đầu vào năm 1964. Việc chỉ định được cấp cho các dự án, công trình, và các địa điểm trong nước Mỹ (Cột mốc về Kỹ thuật Xây dựng Lịch sử Quốc gia) và phần còn lại của thế giới (Cột mốc về Kỹ thuật Xây dựng Lịch sử Quốc tế). Tính đến năm 2012, có 256 điểm mốc nằm trong danh sách. Mục hoặc chương của Hiệp hội Kỹ sư dân dụng cũng có thể chỉ định cột mốc tiểu bang hay địa phương trong khu vực của họ, nhưng những điểm mốc này không được liệt kê ở đây. | 1 | null |
Amdo (, ) là một huyện thuộc địa khu Nagqu (Na Khúc), Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Huyện Amdo nằm ở thượng du của sông Salween (Nộ Giang). "Amdo" trong tiếng Tạng nghĩa là "phần cuối cùng". Năm 1960, huyện Amdo được thành lập trên cơ sở lãnh thổ của 8 bộ lạc Amdo. Chính quyền huyện đặt tại trấn Phách Na.
Năm 2012, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tổng diện tích của huyện Amdo là 43.410,85 km², chưa kể 47.502,45 km² ở phía bắc dãy núi Tanggula thuộc tỉnh Thanh Hải song do khu tự trị Tây Tạng quản lý trên thực tế. Huyện Amdo có khí hậu cao nguyên á hàn đới bán ẩm gió mùa, mỗi năm có trung bình 2.847 giờ nắng, lượng mưa hàng năm là 411 mm. Amdo là huyện thuần mục nghiệp, là một trong những nơi sản xuất gia súc tại Tây Tạng.
Năm 2011, huyện Amdo được chia thành 4 trấn và 9 hương: | 1 | null |
Lâm Tây () là một huyện thuộc thành phố Xích Phong, khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc. Lâm Tây cách đô thị trung tâm của Xích Phong 165 km về phía nam-đông nam.
Huyện Lâm Tây ở phía bắc tựa vào dãy Đại Hưng An Lĩnh, giáp với minh Xilin Gol, ở phía nam tách biệt với kỳ Ongniud qua sông Xar Moron, tây giáp kỳ Hexigten, đông giáp với kỳ Baarin Hữu.
Huyện Lâm Tây có địa hình thấp dần từ tây bắc về đông nam, cao độ tối đa là 1.879,2 mét, cao độ tối thiểu là 670 m. Huyện có khí hậu ôn đới lục địa gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 2,1 °C, số giờ nắng một năm là 2.900, lượng mưa 360–380 mm, thời gian sương giá 120 ngày. Có các tài nguyên khoáng sản như đồng, bạc, sắt, wolfram.
Quốc lộ 205 và quốc lộ 303 giao nhau trên địa bàn huyện. | 1 | null |
Jalainur () là một khu thuộc Hulunbuir (Hô Luân Bối Nhĩ), Nội Mông, Trung Quốc, nằm ở phía đông thành phố Mãn Châu Lý và là khu công nghiệp nặng của thành phố này. Jalainur nằm ở sườn tây của dãy Đại Hưng An Lĩnh, nằm ở tây bộ thảo nguyên Hulunbuir, giới hạn tọa độ từ 49°19′ đến 49°31′ vĩ Bắc, 117°30′ đến 117°44′ kinh Đông. Jalainur thuộc đới khí hậu ôn đới bán khô hạn lục địa với bốn mùa rõ rệt, thời kỳ không có sương giá ngắn, ánh nắng mặt trời đầy đủ, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm, nhiệt độ trung bình năm là -1,3 °C. Jalainur nguyên là một khoáng khu thuộc Mãn Châu Lý, ngày 8 tháng 3 năm 2013, Quốc vụ viện phê chuẩn việc nâng Jalainur thành một khu thuộc Hulunbuir, ngang cấp huyện, do Mãn Châu Lý đại diện quản lý, chính quyền đặt tại số 1 đường Tân Chính thuộc nhai đạo số 3. Khu có 6 nhai đạo: 1, 2, 3, 4, 5, Linh Tuyền. | 1 | null |
Khu Hồng Tự Bảo () thuộc Ngô Trung, nằm ở trung bộ khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc. Hồng Tự Bảo nguyên là khu vực chủ yếu của một dự án thủy lợi mang tầm quốc gia, là một khu phát triển sinh thái thu hút di dân nghèo, dùng làm nơi an trí những ngươi nghèo từ các huyện có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở nam bộ Ninh Hạ: Đồng Tâm, Hải Nguyên, Nguyên Châu, Bành Dương, Tây Cát, Long Đức, Kính Nguyên và Trung Ninh. Tháng 9 năm 2009, Quốc vụ viện phê chuẩn việc thành lập khu Hồng Tự Bảo thuộc thành phố Ngô Trung, có diện tích 2767 km², quản lý 2 trấn và 3 hương, 1 nhai đạo biện sự xử, 61 thôn hành chính, 2 khu thành trấn xã. Sau hơn 10 năm cải tạo thủy lợi, có 200 nghìn người di cư đến Hồng Tự Bảo, trong đó 61% là người Hồi. Hồng Tự Bảo có độ cao trung bình 1240-1450 mét, có khí hậu ổn đới lục địa điển hình, thường khô hạn thiếu mưa, chênh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm. | 1 | null |
Kỳ (chữ Hán: 淇) là một huyện thuộc thành phố Hạc Bích, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Kỳ nằm ở phía bắc của tỉnh, nằm ở bờ bắc Hoàng Hà. Tổng diện tích của huyện là 567,43348175 km², độ che phủ rừng đạt 21%. Tổng nhân khẩu năm 2002 là 260 nghìn người. Kinh đô Triều Ca của nhà Thương nằm trên địa bàn của huyện Kỳ, hiện vẫn còn lại "trích tinh đài", tương truyền là nơi Trụ Vương tự thiêu. Tên gọi của huyện có nguồn gốc từ sông Kỳ. Thời Xuân Thu-Chiến Quốc, huyện Kỳ thuộc nước Vệ, từng là đô thành của nước Vệ, thường xuất hiện trong Thi Kinh. Hiện nay là huyện nông nghiệp-công nghiệp nhẹ. Vào hạ chí, ánh nắng mặt trời kéo dài trong 14 giờ 35 phút; còn vào Đông chí, ánh nắng mặt trời chỉ kéo dài trong 9 giờ 44 phút. Nhiệt độ trung bình năm của huyện là 13,9 °C, lượng giáng thủy trung bình năm là 605,2 mm. | 1 | null |
Vũ Thành () là một huyện cấp thị thuộc địa cấp thị Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, với sự phát triển của ngành sản xuất đường tại địa phương, Vũ Thành còn được gọi là "Trung Quốc công năng đường thành".
Năm thứ 26 (221 TCN) thời Tần Thủy Hoàng, huyện Chúc Kha được thiết lập, sang năm thứ 5 (202 TCN) thời Hán Cao Tổ thì đổi thành huyện Chúc A. Năm Thiên Bảo thứ 1 (742) thời Đường Huyền Tông, Hoàng đế thủ thành Nam Vũ, do vậy đổi Chúc A thành Vũ Thành, kỉ niệm Đại Vũ từng suất chúng trị thủy tại đây. Năm Kim Hội thứ 8 (1130) thời Kim Thái Tông, phân trị huyện Tề Hà. Năm 1958, huyện Vũ Thành nhập vào huyện Cao Tân, lệ thuộc chuyên thự Liêu Thành. Năm 1961, huyện Vũ Thành được khôi phục, phụ thuộc chuyên thự Đức Châu. Ngày 9 tháng 9 năm 1993, Vũ Thành trở thành một thành phố cấp huyện.
Trên địa bàn Vũ Thành có đường sắt Bắc Kinh-Thượng Hải, đường sắt Tế Nam-Hàm Đan, đường sắt Bắc Kinh-Phúc Kiến, quốc lộ 309, tỉnh lộ 1001 và 1009 chạy qua. | 1 | null |
Tư Dương () là một khu thuộc thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khu được thành lập vào tháng 4 năm 1994, thuộc phía nam của đồng bằng hồ Động Đình. Khu Tử Dương có tổng diện tích 571,8 km², dân số 423.000 người. Tử Dương có khí hậu á nhiệt đới lục địa gió mùa, bốn mùa rõ rệt, lượng mưa dồi dào, nhiệt độ trung bình hàng năm là 17,8 °C, mỗi năm có 236-276 ngày có sương giá, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.288 mm, số giờ nắng là 1414 giờ. Tư Dương có quốc lộ 319, tỉnh lộ 204 và 308, đường cao tốc Trường Sa-Trương Gia Giới chạy qua; là nơi giao nhau giữa đường sắt Thạch Môn-Trường Sa và đường sắt Lạc Dương-Trạm Giang. | 1 | null |
Vườn quốc gia Yugyd Va (Komi, Nga: Югыд ва) là một vườn quốc gia ở Cộng hòa Komi, một nước cộng hòa thành viên của Liên bang Nga, nằm ở phía đông bắc châu Âu. Nó là của vườn quốc gia lớn nhất tại Nga cho đến năm 2013, khi vườn quốc gia Beringia được thành lập để bảo vệ khu vực tự nhiên của cầu đất Beringia. Nhưnng do Yugyd Va vẫn nằm bên phần lãnh thổ châu Âu nên nó vẫn là vườn quốc gia lớn nhất châu Âu ngoài Greenland.
Vị trí.
Vườn quốc gia Yugyd Va bao gồm diện tích 18.917 km vuông (7.304 mẫu Anh) nằm ở phía bắc dãy núi Ural, gần với chân đồi và vùng đồng bằng. Toàn bộ vườn quốc gia nằm trong lưu vực sông Pechora, tức là nằm ở khu vực phía tây của ranh giới phân chia lục địa Á-Âu, điều này có nghĩa là về địa lý thì nó nằm hoàn toàn tại châu Âu.
Vườn quốc gia nằm ở phần phía đông nam của Cộng hòa Komi, trên lãnh thổ các huyện thị Vuktylsky, Intinsky và Pechorsky của nước cộng hòa. Trụ sở của vườn quốc gia là ở thị trấn Vuktyl, văn phòng chi nhánh hoạt động tại Pechora và Inta.
Ở phía Nam, nó tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên nhiên Pechora-Ilych, một khu vực có tuổi đời lâu hơn vườn quốc gia.
Lịch sử.
Vườn quốc gia được thành lập bởi chính phủ Nga vào ngày 23 tháng 4 năm 1994, với mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả khu vực rừng taiga nguyên sinh phía Bắc Urals.
Năm 1995, khu vực diện tích rừng bao gồm Vườn quốc gia Yugud Va và Khu bảo tồn thiên nhiên Pechora-Ilych đã được công nhận bởi UNESCO như một di sản thế giới vào năm 1995, với tên gọi Rừng nguyên sinh Komi.
Động thực vật.
Hơn một nửa diện tích của vườn quốc gia bao phủ bởi rừng taiga, phần còn lại chủ yếu là lãnh nguyên ở độ cao cao hơn. Ngoài ra còn có khoảng 20 km ² là đồng cỏ, núi cao và các thung lũng sông.
Khoảng 180 loài chim sống tại đây, một số trong số đó là những loài quý hiếm. Hai mươi loài cá được biết là sống ở các con sông và hồ nước của vườn quốc gia. Năm loài lưỡng cư và một số loài bò sát cũng là những loài có mặt tại vườn quốc gia.
Trong số các động vật có vú phổ biến tại vườn quốc gia bao gồm có thỏ tuyết, sóc bay, tuần lộc, rái cá, nai sừng tấm, chó sói, cáo, chồn sói, chồn ermine, chồn thông châu Âu, gấu, cáo Bắc cực.
Du lịch.
Hoạt động giải trí trong vườn quốc gia bao gồm có đi bè, chèo thuyền trên sông, đi bộ đường dài trong mùa hè, trượt tuyết vào mùa đông. Việc săn bắn bị hạn chế và phải có giấy phép trước đó vài tháng.
Do vị trí khá xa các thành phố lớn, nên số lượng khách du lịch tới đây vẫn còn khá ít. Theo cơ quan quản lý, vườn quốc gia hiện đang đón khoảng 4.000 khách du lịch mỗi năm, ít hơn nhiều so với tiềm năng của nó. Việc quản lý đã quan tâm đến chi phí sử dụng các hoạt động (khoảng 2,4 triệu rúp, tương đương 100.000 USD/ năm) không bao gồm vé tham quan (khoảng 5 triệu rúp, tương đương 200.000 USD/ năm). | 1 | null |
Liêm Khê () là một khu thuộc thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Liêm Khê gần với Trường Giang ở phía bắc, đông kề hồ Bà Dương, ở phía nam tựa vào Lư Sơn- một thắng cảnh nổi tiếng. Liêm Khê được mệnh danh là "Kinh-Cửu trọng trấn, Bà Hồ minh châu". Khu Liêm Khê dài 34 km theo chiều bắc-nam và dài 29 km theo chiều đông-tây. Khu Liêm Khê được thành lập từ năm 2016.
Hành chính.
Liêm Khê được chia ra làm 10 đơn vị hành chính cấp hương, gồm 3 nhai đạo, 5 trấn và 2 hương. Ngoài ra quận này còn quản lí 2 đơn vị tương đương cấp hương khác
Đơn vị ngang cấp hương khác | 1 | null |
Cộng Thanh Thành () là một thành phố cấp phó địa khu thuộc địa cấp thị Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cộng Thanh Thành nguyên nằm ở nơi giao giới giữa ba huyện Đức An, Vĩnh Tu và Tinh Tử; dưới chân Lư Sơn, sát hồ Bà Dương. Cộng Thanh Thành có diện tích 193 km², nhân khẩu khoảng 120.000 người, trong đó nhân khẩu thường trú là 68.000 người. Cộng Thanh Thành là thành thị duy nhất tại Trung Quốc được đặt tên theo Cộng Thanh Đoàn.
Lịch sử.
Ngày 16 tháng 10 năm 1955, những người tình nguyện thuộc Cộng Thanh Đoàn Thượng Hải đến khu vực này khai hoang, lập ra Cộng Thanh Xã. 40 ngày sau đó, Thư ký Trung ương Đoàn Hồ Diệu Bang đến đây thị sát. Tháng 12 năm 1984, Tổng thư ký Trung ương Đảng Hồ Diệu Bang lần thứ hai đến nơi này, phỏng theo Komsomolsk-na-Amure của Liên Xô mà đặt tên nơi này là "Cộng Thanh Thành".
Năm 1992, chính quyền Giang Tây phê chuẩn việc thành lập khu phát triển mở cửa Cộng Thanh Thành. Năm 1994, thành lập Khu đầu tư thương gia Đài Loan Cộng Thanh. Năm 2002, Cộng Thanh Thành được cho phép thành lập chính quyền, cấp phó sảnh. Tháng 10 năm 2002, Cộng Thanh Thành được xác định là một cơ cấu thuộc chính quyền Cửu Giang- Quản ủy hội khu phát triển mở cửa Cộng Thanh Thành.
Năm 2010, Quốc vụ viện phê chuẩn thăng Cộng Thanh Thành là một thành phố cấp phó địa.
Cộng Thanh Thành đông giáp hồ Bà Dương, tây nằm sát đường sắt Bắc Kinh-Hồng Kông, đường sắt liên thành Nam Xương-Cửu Giang, quốc lộ 105 và đường cao tốc Nam Xương-Cửu Giang; bắc nhìn lên Lư Sơn, cách sân bay quốc tế Xương Bắc Nam Xương 30 km.
Hành chính.
Cộng Thanh Thành được chia ra làm 6 đơn vị hành chính cấp hương, gồm 1 nhai đạo, 2 trấn và 3 hương. | 1 | null |
Quan Sơn Hồ (), trước là tân khu Kim Dương, là một khu thuộc thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Quan Sơn Hồ đông tựa vào dãy núi Kiềm Linh, tây liền với dãy núi Bách Hoa. Quan Sơn Hồ nằm ở tây bắc khu vực đô thị của Quý Dương, trên vùng cao nguyên với các ngọn đồi cao 1.400 mét. Do là khu vực đô thị mới của thành phố, kinh tế Quan Sơn Hồ tập trung vào các ngành dịch vụ công, tài chính, bất động sản, công nghệ cao, giao thông vận tải, hàng không và dịch vụ thương mại. Từ năm 2006, Quan Sơn Hồ là nơi đặt trụ sở của chính quyền và Thị ủy Quý Dương. Từ năm 2004 đến 2008, dân số Quan Sơn Hồ tăng từ 70.000 đến 180.000 người, đến cuối năm 2012 đạt khoảng 220.000 cư dân, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm sau đó. | 1 | null |
Phúc tấn (chữ Hán: 福晉; ), khi trước từng được phiên thành Phúc kim (福金), là danh hiệu dành cho các thê thiếp của những Hoàng tử, Tông thất thời nhà Thanh, theo chữ Hán dùng là Vương phi. Đồng thời từng là một danh hiệu cho Phi tần trong Hậu cung nhà Thanh thời kỳ Thuận Trị đến hết thời kỳ Khang Hi.
Trước và sau khi nhập quan, ngôn ngữ Mãn của triều đình nhà Thanh vẫn còn khá nặng nề, "Phúc tấn" đến thời gian đầu của triều Khang Hi vẫn là một danh hiệu phổ biến dùng cho các Phi tần, dẫu vậy "Phúc tấn" thường chỉ biểu hiện ở đãi ngộ mà không phải tước danh chính thức cần xác phong. Đến khi Khang Hi Đế chính thức định ra "Bát đẳng Hậu phi", và từ triều Ung Chính đều gia phong tước hiệu chính thức cho Hậu phi, thì danh xưng "Phúc tấn" chỉ còn dùng riêng cho các bà vợ Chính thất và Trắc thất của Hoàng tử, Thân vương và Quận vương.
Khái quát.
Quốc chủ Hậu phi.
Nguyên từ "Phúc tấn" có hai thuyết về xuất xứ. Một thuyết là từ tiếng Mông Cổ của "Fujin", có nghĩa là "Phu nhân" trong Hán ngữ, lại có thuyết nói từ này xuất phát từ nguyên danh Khả đôn - tước hiệu dùng để gọi vợ các Khả hãn tại các sắc dân Đột Quyết.
Thời kỳ khai quốc Hậu Kim của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, trong hậu cung của Hãn vương, Chính thê của Hãn vương được gọi Đại Phúc tấn (大福晉; "Amba fujin") hay còn gọi đơn giản hơn là "Đại phi" (大妃). Ở dưới còn có những cấp thấp hơn nữa dành cho thiếp thị, các trắc thất có địa vị đặc thù nên được xưng gọi Trắc Phúc tấn (侧福晉; "Ashani fujin"), còn các thiếp hầu khác đều là phận nhỏ nên được chia làm hai dạng là Thứ Phúc tấn (庶福晉; "Buya fujin") hay Tiểu Phúc tấn (小福晉; "Ajige fujin").
Trong hậu cung từ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích đến Hoàng Thái Cực, các Chính phi và Thứ phi trong hậu cung của Đại hãn đều gọi chung là Phúc tấn, chỉ phân chia Chính thất Phúc tấn đặc biệt triệt để. Năm Hoàng Thái Cực thành lập nhà Thanh (1636), ngoài Triết Triết được phong danh hiệu Quốc quân Phúc tấn (國君福晉; "Ejen fujin") cực kỳ khác biệt, thì còn có Hải Lan Châu cùng Na Mộc Chung là Đại Phúc tấn, cùng Ba Đặc Mã Tảo và Bố Mộc Bố Thái đều là Trắc Phúc tấn. Sang thời Thuận Trị, trong hậu cung vẫn hay giữ kiểu gọi tương ứng Hoàng hậu ("Đích Phúc tấn"), Phi ("Trắc Phúc tấn") và Cách cách ("Thứ thiếp") mà xưng hô cùng thiết đặt đãi ngộ, không khác thời Hậu Kim. Tóm gọn lại, hậu cung triều Thuận Trị có 7 định mức, được gọi là "Cấp" (級), ngoài Hoàng hậu, Hoàng quý phi, Phi và Tần rất đặc thù, thì có 3 cấp phổ biến nhất:
Thời kỳ Khang Hi ban đầu vẫn giữ đãi ngộ làm tiêu chuẩn, đa phần dựa vào số lượng lụa, gấm được cấp hàng tháng mà được xem ai trên ai dưới. Tuy nhiều hậu cung phi tần thời Khang Hi không có danh vị, nhưng đã có chế độ thiện đãi nhất định tương ứng với các danh vị chính thức. Như Tuệ phi do là Mông Cổ Minh kỳ mà nhập cung đãi ngộ Phúc tấn, sau khi chết truy tặng làm Phi, hoặc như 4 vị Phúc tấn xuất thân long trọng thời Thuận Trị là Cung Tĩnh phi, Thục Huệ phi, Đoan Thuận phi và Ninh Khác phi đều chỉ được tôn làm "Phi" dưới thời Khang Hi. Sau thời Khang Hi, Hậu cung chủ vị không còn được gọi là "Phúc tấn" nữa.
Tông thất thê thiếp.
Từ thời Hậu Kim, ngoài Chính phi và Thứ phi của Đại hãn, thì Chính thất và Thứ thất của các thành viên Hoàng thất có tước Bối tử trở lên đều gọi chung là Phúc tấn. Tuy nhiên, thời Thanh đầu trước khi nhập quan, nam giới Mãn Châu thịnh hành kiểu "Một chồng, nhiều vợ, nhiều thiếp", đàn ông có thể dùng lễ cưới nhiều hơn 1 người vợ, song vẫn có thể nạp thật nhiều thiếp. Các vợ được cưới cùng với vợ cả thường được ghi theo chữ Hán là Kế thê (繼妻) hoặc Kế thất (繼室), tiếng Việt nôm na là "Vợ kế" hoặc "Vợ thứ". Văn bản Hán dịch về thời Thanh trước khi nhập quan tuy gọi các bà vợ này thành "Kế Phúc tấn" hoặc "Trắc Phúc tấn", song có phần không chính xác với tình hình lúc đó.
Với chế độ này, vợ cả và vợ thứ trên thực tế là bình quyền (Hán ngữ gọi là Bình thê), con cái do họ sinh ra có quyền thừa kế ngang bằng. Với lý do này, rất nhiều gia phả Vương phủ thời kỳ này ghi việc cưới các Chính thât Phúc tấn này theo kiểu số lần cưới, như Phúc tấn được cưới đầu tiên sẽ gọi là "Nhất thú Phúc tấn" (一娶福晉), rồi vị Phúc tấn được cưới lần sau sẽ được gọi là "Nhị thú Phúc tấn" (二娶福晉), ví dụ cho việc này có gia phả Trịnh Hiến Thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng. Bên cạnh đó, cũng nhiều văn bản chia các Trắc thất danh hiệu "Trắc Phúc tấn" khác với các "Chính thất Phúc tấn" khác, song trong nhiều trường hợp thì Trắc Phúc tấn ấy lại có thân phận không kém gì các Chính thất Phúc tấn, đây là một biểu hiện rõ chế độ "Nhiều vợ và nhiều Thiếp" rất mạnh trong xã hội Mãn Châu khi ấy.
Căn cứ Mãn văn lão đương (满文老档) ghi nhận, thời Sùng Đức nguyên niên ra chỉ dụ:
Thời Thuận Trị, như đã đề cập, khi danh phận hậu cung vừa mới nhập quan cũng chưa thực sự rõ, các Hậu cung Phi tần cũng được dùng danh hiệu "Phúc tấn" để xưng hô. Chỉ cho đến hết Khang Hi, chế độ Hậu cung cũng được được kiện toàn, các danh xưng như "Phúc tấn" mới được chuyển xuống chuyên dùng cho vợ của các Hoàng tử. Theo chế độ hoàn bị từ đời Ung Chính và Càn Long trở đi, tước danh "Phúc tấn" cho Chính thất và "Trắc Phúc tấn" cho Trắc thất chỉ dùng cho những Hoàng tử chưa thụ phong hoặc Tông thất được thụ phong tước Vương, tức là Thân vương (親王), Quận vương (郡王) cùng Thế tử (世子). Còn như Chính thất và Trắc thất của những Tông thất từ Bối lặc trở xuống đến Trấn quốc Tướng quân, chỉ có thể dùng Phu nhân.
Hoàng thất nhà Thanh quan niệm Tông thất được thụ phong tước ("tức là Vương công Bối lặc") và Hoàng tử chưa được thụ phong đều không giống nhau, do đó cũng phân ra hai cách gọi của Phúc tấn thuộc hoàng thất, đó là "Hoàng tử Phúc tấn" (皇子福晉) và "Mỗ vương Phúc tấn" (某王福晉) - trong đó "Mỗ" là tước hiệu của bản thân Thân vương hay Quận vương ấy. Theo quy định triều Thanh, các Hoàng tử dù chưa phong tước hoặc đã phong tước, đều có thân phận cao hơn những người Tông thất là anh em chú bác của Hoàng đế, mặc cho người Tông thất ấy đã có tước và Hoàng tử vẫn chưa được phong tước, đây là bởi vì các Hoàng tử có quan hệ thân phận với Hoàng đế nhất. Do đó các Phúc tấn của các Hoàng tử vẫn là đứng cao hơn Phúc tấn của Thân vương khi quy định thứ tự.
Trong văn bản.
Do chỉ có tước Vương sử dụng, nên trong Hán văn thì "Phúc tấn" cũng đồng nghĩa "Vương phi", các văn bản thời Thanh khi tuyên phong cũng không ít lần sử dụng "Phi" để thay cụm danh xưng Phúc tấn, ví dụ:
Chế độ.
Phẩm cấp và giai vế.
Trong hậu viện của các Hoàng tử và các Vương, có tổng cộng ba loại phân cấp bậc thê thiếp:
Theo quy định của nhà Thanh, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được tuyển cho Hoàng tử Vương công thường đều thông qua Bát Kỳ tuyển tú, được Hoàng đế chỉ định Tú nữ từ trong đợt tuyển này mà trở thành hôn phối cho các Hoàng tử Vương công. Do đó, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được chỉ định từ Bát Kỳ tuyển tú đều xuất thân Kỳ phân Tá lĩnh. Dựa theo việc này, họ có địa vị rất cao trong phủ và phả hệ một chi của vị Hoàng tử Vương công ấy, bởi vì cả hai vị Đích Phúc tấn cùng Trắc Phúc tấn khi nhập phủ, đều dùng lễ đại hôn (Trắc Phúc tấn có thể kém hơn một chút), và đều do bộ Lễ tiến hành tuyên sách phong tước hiệu bằng lễ Sách phong chính thức. Cũng theo phân lệ ấy, các Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn được chỉ định trực tiếp trong Bát Kỳ tuyển tú có thể mang theo "Bồi giá Nha hoàn" (陪嫁丫鬟) - tức những Nữ tỳ theo từ nhà mẹ đẻ của các Phúc tấn nhập phủ. Dù không phổ biến, song các Bao y nhân, tức Nội Bát kỳ, cũng có thể được chỉ định trực tiếp làm Trắc Phúc tấn trong Nội vụ phủ tuyển tú, tuy nhiên việc này xảy ra không nhiều lắm và cũng chưa xác định rõ họ có thể hưởng lễ cưới nhập phủ hay không. Những Bao y nhân được chỉ định trực tiếp này phần nhiều đều xuất thân thế gia trong hàng quan lại Nội vụ phủ.
Các Thứ Phúc tấn, cũng gọi "Cách cách", là những vị trí không được tham dự Bát Kỳ tuyển tú, mà chỉ được chọn nạp vào phủ, do đó các Cách cách thông thường xuất thân là Bao y thuộc Hạ ngũ kỳ, một số lại thuộc Bao y Thượng tam kỳ vì họ là Cung nữ tử hầu hạ Hoàng tử từ trong cung, sau đó theo Hoàng tử khi phân phủ. Những nữ tử xuất thân Bao y Hạ ngũ kỳ, thông thường là được phái đến hầu trong Vương phủ theo nghĩa vụ bắt buộc, sau đó tùy theo hoàn cảnh mà được ["Thu phòng"; 收房], tức nạp làm thiếp. Trong phủ, Cách cách hoàn toàn chỉ bị xem là tiểu thiếp, địa vị rất thấp nên thông thường chỉ dùng hình thức ["Nạp"; 納] để vào phủ hầu hạ, không khác gì nữ tỳ bình thường, do vậy họ không có lễ cưới và không được mang theo người hầu riêng. Mức hạn về số lượng Cách cách ban đầu không quy định, thường tùy vào việc Hoàng đế ban cho bao nhiêu hoặc là có thể thu nạp bao nhiêu. Tuy nhiên theo quy định chính thức vào năm Càn Long thứ 7 (1742) bởi Càn Long Đế, một Thân vương chỉ có 10 vị Dắng thiếp chính thức, còn Quận vương là 6 người. Điều này có nghĩa số "Thứ Phúc tấn" của Thân vương và Quận vương được chính thức công nhận chỉ trong phạm vi "10 người" và "6 người" này, ngoài ra đều không được công nhận.
Ngoài thân phận Bao y, các Cách cách cũng có thể xuất thân từ Thuộc nhân hoặc Gia nô, cụ thể:
Vấn đề Thỉnh phong.
Các vị Cách cách trong Vương phủ cũng có thể được ban Sách phong trở thành Trắc Phúc tấn vì nhiều lý do. Có hai cách khiến Cách cách trở thành Trắc Phúc tấn vào đời Thanh:
Thông thường các Cách cách được Hoàng đế ân chuẩn trở thành Trắc Phúc tấn đa số là vì sinh ra con trai, trường hợp này có Tề phi Lý thị của Ung Chính Đế và Hòa phi Na Lạp thị của Đạo Quang Đế. Còn ngoài ra, chỉ khi Hoàng đế đặc biệt cho phép thì bọn họ mới có thể trở thành Trắc Phúc tấn, loại này có Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị, vốn là "Thuộc nhân" của Ung Chính Đế khi còn là Hoàng tử, và Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị, vốn là "Bao y nhân" hầu Càn Long Đế với tư cách Cung nữ tử, cả hai đều do Khang Hi Đế và Ung Chính Đế chính thức ban cho vị trí Trắc Phúc tấn. Từ đời Càn Long, để có thể thỉnh lên Trắc Phúc tấn, thì "Bắt buộc phải từng sinh dục", nếu không cho dù chỗ cho Trắc Phúc tấn vẫn còn, thì cũng không thể xin thỉnh phong. Điều này có nghĩa, giả dụ Vương phủ A đã có 2 Trắc Phúc tấn, còn 2 vị trí nữa, Vương gia A cũng không thể thỉnh phong cho Cách cách B nếu B không sinh con. Và dù các Cách cách trong nhiều trường hợp có thể được nâng làm Trắc Phúc tấn, nhưng hiện tượng "Phù chính" (扶正), tức là từ Trắc Phúc tấn đi lên Đích Phúc tấn rất khó xảy ra do vấn đề thân phận cách biệt. Thời kỳ nhà Thanh trọng thân phận, các chính thất của Hoàng tử Vương công đều phải thuộc thân phận chính danh của người Bát Kỳ, tức Kỳ phân Tá lĩnh, do đó rất ít khi Trắc Phúc tấn có thể đi lên vị trí Chính đích, bởi vì đại đa số Trắc Phúc tấn đều xuất thân Bao y hoặc Gia nô - một loại thân phận không bao giờ được xem là phù hợp để làm vợ chính trong gia đình Bát Kỳ. Trong trường hợp Đích Phúc tấn qua đời, triều đình đều sẽ chọn người Bát kỳ khác hợp tuổi nhập phủ làm Kế thất Phúc tấn, đó gọi là "Tục huyền" hoặc "Điền phòng" theo cách nói dân gian (xem bài Vợ). Thời gian cưới kế thất đối với Hoàng tử Vương công không có quy định gắt gao như Hoàng đế, không có quy định vị Vương công ấy phải để tang bao lâu mới cưới vợ kế, ví dụ cho chuyện này chính là trường hợp Hiếu Mục Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Đạo Quang Đế, bà vừa qua đời đầu năm ấy thì cuối năm ấy triều đình đã cưới Hiếu Thận Thành Hoàng hậu làm Kế thất Phúc tấn.
Bên cạnh đó, việc sách phong Trắc Phúc tấn triều Thanh cũng có nhiều vấn đề, khiến việc Thỉnh phong chậm trễ hoặc trù trì mãi không được, nên thời kỳ cuối cũng có một tình trạng "phong khống" Trắc Phúc tấn diễn ra trong các Vương phủ. Ấy là như một Vương phủ nói có 5 vị "Trắc Phúc tấn", trong phủ cũng xưng hô như vậy, song thực tế chỉ có 3 người được sách phong chính thức bởi triều đình.
Quyền lợi của con cái.
Do vai vế chênh lệch, con cái được sinh ra bởi các vị giai cũng không hề giống nhau. Trước khi nhập quan, con cái do Đích Phúc tấn và Trắc Phúc tấn sinh ra gần như là như nhau, vì Trắc Phúc tấn chung quy cũng được không chính thức xem là Bình thê. Tuy nhiên, khi Thanh triều đã thiết lập quy tắc chính quy từ khi nhập quan, Trắc Phúc tấn địa vị đã khác, con cái của Trắc Phúc tấn cũng từ đó kém hơn con cái do Đích Phúc tấn hạ sinh. Còn con cái của các Cách cách, hoàn toàn không thể so sánh.
Từ quy định của nhà Thanh buổi đầu nhập quan, con cái của Thân vương, Thế tử và Quận vương đều có tương lai khác nhau tùy vào thân phận của mẹ đẻ. Từ giữa Trung kỳ niên hiệu Khang Hi, và nhất là Càn Long về sau, vì để giảm đi số Tông thất tử đệ được phong tước mà triều đình áp dụng chế độ Khảo phong. Luận theo thân phận ban đầu:
Về phương diện khác, căn cứ khảo sát của Quất Huyền Nhã, con cái do Trắc Phúc tấn thời Càn Long về sau một khi được sinh ra thì sẽ không có khái niệm "Mẫu gia" (母家) đối với dòng họ của mẹ ruột, khái niệm ấy đều chỉ đến nhà mẹ của Đích Phúc tấn. Điều này được tra ra trong các hồ sơ Vương phủ từ Càn Long trở đi đều nhất quán, không có ngoại lệ. Kể từ thời Càn Long thì triều Thanh đã theo mô thức Nho Khổng hóa rất mạnh, nhiều dấu hiệu "Nhiều vợ nhiều thiếp" của người Mãn Thanh trước khi nhập quan cũng đều không còn, phận vợ cả và thứ thiếp ngày càng nghiêm ngặt, nên tư duy theo kiểu Nho Khổng như "Mẫu gia" cũng càng hoàn thiện.
Phẩm phục và Nghi vệ.
Căn cứ ghi nhận của Thanh sử cảo trong "Chí thất thập bát" (志七十八), trang phục của các Phúc tấn cùng Tông thất Thê tử về cơ bản có hai loại gọi là Triều phục (朝服) và Cát phục (吉服), thành phần chủ yếu của hai trang phục này là mũ và áo. Trong đó mũ chia làm "Triều quan" (朝冠) và "Cát phục quan" (吉服冠), mà áo lại chia làm hai thành phần là "Quái" (褂) khoác bên ngoài và "Bào" (袍) là áo mặc bên trong. Áo "Quái" chia làm "Triều quái" (朝褂) và "Cát phục quái" (吉服褂), còn "Bào" là "Triều bào" (朝袍) và "Mãng bào" (蟒袍), hình thức đều là áo cổ tròn, khai vạt, 2 bên hông xẻ tà, cổ tay áo bình phẳng, sắc thường dùng xanh đá, tức "Thạch thanh" (石青) theo chữ Hán.
Cái gọi là Nghi vệ (儀衛), cũng kêu Nghi trượng (儀仗), là một chuỗi đồ dùng gồm kiệu, xe, cờ hiệu và kèn trống để hộ tống một nhân vật cố định khi xuất hiện bên ngoài trong một dịp lễ nào đó. Nghi vệ của những Mệnh phụ thuộc Hoàng thất, ngoại trừ Hậu phi có quy định riêng, thì đều lấy Cố Luân Công chúa làm tiêu chuẩn. Theo Thanh sử cảo, "Chí bát thập" (志八十), Nghi vệ của Cố Luân Công chúa được quy định:
Hoàng tử Phúc tấn và Thân vương Phúc tấn như nhau, đều án theo Cố Luân Công chúa, chỉ có "Khúc bính tán" màu đỏ, và Thị nữ tùy hầu là 4 người. Thế tử Phúc tấn như Hòa Thạc Công chúa, Quận vương Phúc tấn án theo Quận chúa, Phúc tấn của Quận vương Trưởng tử cùng Bối lặc phu nhân đều án Huyện chúa, còn Bối tử Phu nhân trở xuống thì không có Nghi vệ, Thị nữ tùy hầu 1 người, riêng từ Trấn quốc Tướng quân Phu nhân trở xuống không có Thị nữ tùy hầu. Theo quy chế thời Sơ kỳ, đại đa số được quy định như nhau, chỉ thêm bớt vài chỗ. | 1 | null |
Triều Dương () là một khu thuộc thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tên gọi "Triều Dương" là do khu vực nằm ở phía bắc của vùng biển lớn. Ngay từ thời nhà Thanh, huyện Triều Dương đã là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất tại Triều Châu. Triều Dương là quê hương của khoảng 1,2 triệu người Hoa hải ngoại và người dân Hồng Kông-Ma Cao-Đài Loan. Cư dân Triều Dương chủ yếu nói phương ngữ Triều Dương của tiếng Triều Châu. | 1 | null |
Danh sách các quốc gia châu Âu theo GDP danh nghĩa năm 2009 được thống kê theo giá trị dollar Mỹ, bảng thống kê được cập nhật từ Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF năm 2009, các quốc gia và vùng lãnh thổ không có số liệu từ IMF được bổ sung từ số liệu của Ngân hàng Thế giới WB, CIA Facbook và một số nguồn khác. Bảng thống kê ngoài 47 quốc gia độc lập, còn có mặt của các vùng lãnh thổ Guernsey, Jersey, Đảo Man, Gibraltar thuộc Anh. Các lãnh thổ Quần đảo Faroe thuộc Đan Mạch, Svalbard và Jan Mayen thuộc Na Uy cùng Kosovo và Transnistria. | 1 | null |
Hồ Ngọc Nhuận (1935 – 19 tháng 5 năm 2022) sinh tại tỉnh Mỹ Tho là nhà báo, nhà hoạt động xã hội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh . Ông Nhuận từng là Giám đốc chính trị chủ bút nhựt báo Tin Sáng của ông Ngô Công Đức (Dưới chế độ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Tin Sáng là tờ báo đối lập có uy tín, với những cây bút nổi tiếng Nguyễn Ngọc Lan, Lý Chánh Trung, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quí Chung...).
Tiểu sử.
Ông Hồ Ngọc Nhuận từng là dân biểu đối lập thời Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, Giám đốc chính trị chủ bút nhật báo Tin Sáng. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông được cho tiếp tục điều khiển tờ Tin Sáng thêm một thời gian rồi bị bắt đóng cửa. Là một nhân sĩ có tiếng, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đến nay.
Hoạt động nổi bật.
Hồi ký "ĐỜI-Chuyện về những người tù của tôi" được ông Nhuận viết năm xong vào năm 2003, bổ sung hai lần (2006 và 2010), nhưng vẫn chưa tìm được nhà xuất bản.
Ngày 08/12/2012, ông Hồ Ngọc Nhuận kêu gọi lãnh đạo Đảng CSVN và chính quyền thành phố, cùng với các đại biểu của nhân dân tham gia mít tinh trước Nhà hát lớn thành phố để phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên một quan chức đương nhiệm trong chính quyền Việt Nam công khai kêu gọi tập hợp phản đối Trung Quốc..
Ông Hồ Ngọc Nhuận, ủng hộ ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi thành lập chính đảng mới tại Việt Nam, rằng "chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam"". Trong một bài viết có cái tựa "Phá Xiềng", ông kêu gọi các đảng viên ĐCSVN bỏ đảng, gia nhập đảng mới Dân Chủ Xã hội .
Phát biểu.
Nói về Quốc hội Việt Nam trong cuộc phỏng vấn với Mặc Lâm, biên tập viên RFA, đăng ngày 30.09.2013:
Chính kiến.
Ngày 9.12.2015 ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật tên tuổi như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Nguyễn Đình Cống, GS Chu Hảo, GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, GS Trần Văn Thọ, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị ""đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin"". | 1 | null |
Anaspidacea là một bộ động vật giáp xác, bao gồm mười một chi trong bốn gia họ. Koonungidae được tìm thấy ở Tasmania và phần phía đông nam của Úc. Các họ Psammaspididae và Stygocarididae đều hạn chế đến hang động, nhưng Stygocarididae có phân bố rộng hơn nhiều so với các họ khác, với Parastygocaris có loài ở New Zealand và Nam Mỹ cũng như Úc, hai chi khác trong họ là loài đặc hữu ở Nam Mỹ, và một, Stygocarella, là loài đặc hữu của New Zealand. | 1 | null |
Lê Hiếu Đằng (6 tháng 1 năm 1944 – 22 tháng 1 năm 2014) là luật gia, nhà hoạt động xã hội, Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới 2013, ông đã có 45 năm là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông cũng là một trong các "lãnh tụ" sinh viên trước đây đã trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn.
Tiểu sử.
Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, từng học Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, học Đại học Luật Khoa, Sài Gòn, cũng có một năm học Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn (1964). Ông nguyên là phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam (1968 – 1977), Nguyên Tổng thư ký Ủy ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định (1969 – 1975), Nguyên phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1989 – 2009), là Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa 4, khóa 5. Từ năm 1975 đến 1983, ông là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.Ông từ trần vào ngày 22 tháng 1 năm 2014 tại Bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 70 tuổi.
Hoạt động nổi bật.
Ông Đằng là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 kiến nghị trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.
Ông Lê Hiếu Đằng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Ông nói "Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc".
Ông phát biểu: ""mọi người phải xác định rằng đất nước là của chung, nước Việt Nam là một, đã là người Việt Nam thì phải làm sao để Việt Nam lớn mạnh hơn, từ đó chung tay, góp sức làm cho đất nước phát triển"." Ông nói "sự tồn vong của đất nước là quan trọng".
Về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức, ông Đằng nói: ""Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần"."
Về phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ngày 30/10/2012, ông nói: ""Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng"."
Ông khẳng định: ""Việc đổi tên nước là thời cơ rất lớn để thay đổi một số điều trong hiến pháp, làm đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Nếu vẫn như cũ thì rất tiếc, thời cơ qua đi"."
Vào tháng 8/2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông Lê Hiếu Đằng đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng Cộng sản đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại, kêu gọi thành lập chính đảng mang tên Đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam. Có những ý kiến cho rằng bài viết này của ông là "thiếu khách quan và thiếu tính xây dựng", "nhận định phiến diện".
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vì theo ông, "Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân."
Qua đời.
Theo như tin mà BBC Việt ngữ đưa vào ngày 14 tháng 12 năm 2013 thì ông Lê Hiếu Đằng đang trong tình trạng "trong cơn nguy kịch" và được "cấp cứu tích cực" tại một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 2014 tại Bệnh viện Nhân dân 115, hưởng thọ 70 tuổi.Trong mấy ngày tang lễ ông Đằng, mặc dù đã có sự hiện diện của một số quan chức cao cấp của chính quyền, vẫn xảy ra các hiện tượng 'chọc phá', 'cản trở' và 'xâm phạm' đồ phúng viếng cố luật gia.
Phát biểu.
Lê Hiếu Đằng đã từng nêu ý tưởng thành lập một chính đảng mới và cho là: | 1 | null |
Danh sách các quốc gia châu Á theo GDP danh nghĩa năm 2009 được thống kê theo giá trị dollar Mỹ, bảng thống kê được cập nhật từ Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF năm 2009, các quốc gia và vùng lãnh thổ không có số liệu từ IMF được bổ sung từ số liệu của Ngân hàng Thế giới - WB, CIA Facbook và một số nguồn khác. Bảng thống kê ngoài 48 quốc gia độc lập, còn có mặt của các vùng lãnh thổ: Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông, Palestine, Abkhazia, Nam Ossetia, Nagorno-Karabakh. | 1 | null |
Rita Hayworth and Shawshank Redemption là một tiểu thuyết ngắn của Stephen King, được in trong tập truyện "Different Seasons" (1982) với nhan đề phụ là "Hope Springs Eternal". Truyện được chuyển thể thành phim điện ảnh "The Shawshank Redemption" (1994). Phim được đề cử bảy Giải Oscar (lần thứ 67), bao gồm cả giải dành cho phim xuất sắc nhất. Năm 2009, truyện được chuyển thể cho sân khấu kịch vẫn với tên gọi "The Shawshank Redemption".
Cốt truyện.
Andy Dufresne là một chủ ngân hàng đến từ tiểu bang Maine, Hoa Kỳ. Anh bị bắt với cáo buộc giết chết hai người gồm vợ anh và tình nhân của cô ta. Với án phạt tù chung thân, anh bị chuyển đến Nhà tù Shawshank. Tại đây anh gặp bạn tù là Red - người chuyên chuyển lậu hàng hóa từ bên ngoài vào cho các tù nhân có nhu cầu.
Vốn là một người yêu thích đá, Andy nhờ Red mang vào tù cho anh một cái búa đẽo đá và dùng công cụ này để chế tác những hòn đá nhặt được ở sân thể thao của nhà tù thành các món đồ nhỏ. Một trong những mặt hàng mà anh đặt mua từ Red nữa là tấm ảnh treo tường khổ lớn chụp Rita Hayworth. Khi nhận lời, Red chỉ nghĩ rằng Andy thích thú với tấm hình và không nghĩ thêm gì vào thời điểm đó.
Vào một ngày mùa xuân, Andy và Red cùng một số tù nhân khác đang rải nhựa trên nóc một tòa nhà trong trại tù. Vô tình Andy nghe thấy viên gác ngục tàn nhẫn ở gần đó đang phàn nàn về khoản thuế mà anh ta sẽ phải trả khi nhận được số tiền thừa kế từ ông anh trai đã từ lâu không có liên lạc. Andy tiến đến gần người gác ngục và suýt bị anh ta ném xuống đất. Tuy nhiên, anh được tha nhờ gợi ý rằng viên gác ngụ có thể tránh thuế một cách hợp pháp bằng cách chuyển khoản tiền đó cho vợ anh ta.
Trong nhà tù Shawshank có một nhóm tù nhân hung hãn với biệt danh "The Sisters" do Bogs Diamond cầm đầu. Nhóm này sẽ cưỡng dâm bất kỳ người tù nào mà chúng cảm thấy có thể "xử" được, và Andy không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ Andy tỏ ra có ích cho các viên gác ngục nên họ bảo vệ anh khỏi nhóm "The Sisters". Một đêm nọ người ta tìm thấy Bogs bị đánh trọng thương và bất tỉnh trong phòng giam. Andy cũng được phép ở một mình một phòng thay vì bị giam chung với tù nhân khác. Có một thời gian ngắn Andy chung phòng với một tù nhân tên là Normaden nhưng anh này sớm chuyển đi.
Andy được chuyển từ phòng giặt ủi sang thư viện nhỏ của nhà tù - trước đây nằm dưới sự cai quản của Brooks Hatlen, một trong số ít tù nhân có bằng đại học. Red cộc lốc cho hay thực tế bằng cấp của Brooks chỉ là bằng chăn nuôi, tuy nhiên "ăn mày thì không thể đòi xôi gấc". Công việc mới cho phép Andy dành nhiều thời gian hơn để làm các công việc bàn giấy liên quan đến tài chính cho các nhân viên nhà tù. Anh còn gửi thư mời Thượng viện Tiểu bang Maine tài trợ cho việc mở rộng thư viện. Qua nhiều năm, dù không nhận được thư hồi đáp nhưng anh vẫn kiên trì gửi thư hàng tuần. Cho đến một ngày nọ, cuối cùng Thượng viên tiểu bang cũng gửi 200 USD; họ nghĩ rằng anh sẽ ngừng yêu cầu tiền. Tuy nhiên, thay vì ngừng viết thư thì Andy còn tăng gấp đôi lượng thư gửi đi. Sự cần mẫn của anh giúp thư viện có cơ hội mở rộng lớn kho sách. Thời kỳ này Andy cũng giúp nhiều tù nhân lấy chứng chỉ tương đương, giúp chuẩn bị cho họ trở về xã hội sau khi được tạm tha.
Giám đốc nhà tù Shawshank là Norton cũng nhận thấy những kỹ năng của Andy có ích với ông ta. Ông khởi động một chương trình có tên gọi "Inside-Out", theo đó các tù nhân được phép ra ngoài làm việc với tiền công cực rẻ mạt. Các doanh nghiệp bên ngoài không thể cạnh tranh nổi với mức giá cực thấp của chương trình này, do vậy họ chọn cách hối lộ Norton để ông ta không tham gia đấu thầu. Số tiền bẩn này cần phải được chuyển giấu bằng cách nào đó. Vậy là Andy trở thành người giúp ông ta đạt được mục đích.
Một ngày kia, Andy nghe Tommy Williams - một tù nhân khác - kể về việc bạn tù chung phòng cũ của anh ta đã khoe khoang rằng hắn đã giết một tay golf giàu có và vợ của một "luật sư" (Andy hiểu rằng người kể có thể đã dễ dàng nhầm lẫn từ "lawyer" với "banker" do đây là một nghề được giới bình dân thất học xem như là tương tự), khiến luật sư đó bị buộc tội. Sau nghe được chuyện này, Andy nhận ra rằng nếu mang được bằng chứng này ra tòa thì anh có thể được xử lại và có cơ hội được phóng thích. Tuy vậy, Norton nhạo báng câu chuyện và chuyển Tommy đến một nhà tù mức độ an ninh thấp hơn càng sớm càng tốt, có lẽ là sự đền bù cho việc anh ta hứa sẽ không nói gì thêm về chuyện này. Norton biết Andy quá sức hữu ích nên không thể để anh này được thả ra; hơn nữa, anh lại biết chi tiết về những vụ nhận hối lộ của Norton. Vì sự vụ này, Andy bị biệt giam vài tháng. Anh từ bỏ suy nghĩ về triển vọng một phiên tòa xác minh sự thật.
Trước khi vào tù thì Andy - với sự giúp đỡ của bạn thân - đã tìm cách bán hết mọi tài sản của mình và gửi tiền dưới một cái tên giả là "Peter Stevens". Con người không có thật này có bằng lái xe, số an sinh xã hội và các giấy tờ khác. Những tài liệu cần cho việc rút tài sản và chứng minh nhân thân của Stevens được ký thác an toàn trong một cái hộp tại một nhà băng ở Portland. Chìa khóa mở hộp được giấu dưới một viên đá núi lửa màu đen nằm trong bức tường bằng đá dạy dọc cánh đồng cỏ khô ở thị trấn nhỏ Buxton, không xa nhà tù Shawshank.
Sau 18 năm trong tù, Andy chia sẻ bí mật với Red và mô tả chính xác cách tìm nơi này và một ngày nào đó "Peter Stevens" sẽ sở hữu một khách sạn nghỉ dưỡng nhỏ ven bờ biển Zihuatanejo, México. Andy cũng nói cho Red biết rằng Andy có thể cần một người "biết lấy đồ đạc" giúp mình kinh doanh ở đó. Red bối rối, không hiểu tại sao Andy lại cho kể cho ông biết điều này.
Andy biến mất khỏi phòng giam bị khóa vào một buổi sáng sau gần 27 năm trong tù. Sau khi truy tìm khắp các sân tù và khu vực lân cận nhưng không tìm thấy Andy, Norton nhìn vào phòng giam của anh và phát hiện ra tấm ảnh khổ lớn chụp Linda Ronstadt (trong phim thì là Raquel Welch) dán trên tường thực chất là để che giấu một cái lỗ đục vừa đủ cho người chui vào. Nhiều năm trong tù, Andy chỉ dùng cái búa mà ngày đó Red mua cho, vừa để làm ra các vật tạo tác nhỏ, vừa để đục ra cái lỗ trên tường này. Khi chui qua lỗ, Andy đập vỡ ống nước thải và bò khoảng 500 thước Anh (trên 450 mét) trong ống thải này để tẩu thoát ra cánh đồng bên ngoài phạm vi của nhà tù. Người ta tìm thấy bộ đồng phục tù cách cửa cống thải hai dặm (trên ba kilômét). Không ai xác định được bằng cách nào mà Andy đã trốn thoát được mà không có dụng cụ, không quần áo hay tòng phạm.
Một vài tuần sau đó, Red nhận được tấm bưu thiếp không có nội dung được gửi từ một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Texas - gần biên giới giữa Hoa Kỳ và México - và ngạc nhiên vì Andy đã vượt biên tại đó. Không lâu sau, Red được tạm tha. Sau gần 40 năm trong tù, ông nhận ra việc chuyển tiếp ra cuộc sống "bên ngoài" rất khó khăn. Vào cuối tuần, Red đi nhờ xe đến Buxton để tìm cánh đồng cỏ khô mà trước đây Andy từng kể. Sau vài tháng lang thang ở các ngả đường thị trấn vùng quê, ông tìm thấy cánh đồng với bức tường đá và hòn đá đen nằm phía dưới. Tại đây Red tìm thấy lá thư gửi cho ông từ "Peter Stevens", nội dung là mời ông đến México hội ngộ với Peter. Kèm theo lá thư là 20 tờ bạc mệnh giá 50 USD. Truyện kết thúc khi Red vi phạm lệnh tạm tha để đến México. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các quốc gia châu Á theo diện tích.
Một số quốc gia có diện tích trải dài trên nhiều đại lục hoặc có lãnh thổ nằm bên ngoài châu Á. Các nước này được đánh dấu bằng dấu hoa thị. (*)
Trong các dạng thống kê thì thống kê diện tích là ít biến chuyển nhất, có một số ngoại lệ như: mở rộng bằng cách lấn biển (Singapore, Ma Cao, Hàn Quốc), thay đổi vì tranh chấp, chiến tranh... | 1 | null |
Đậu triều hay đậu săng, đậu cọc rào (danh pháp khoa học: Cajanus cajan) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), dạng bán thân gỗ, thuộc nhóm cây lâu năm nhưng hầu hết được trồng hàng năm để thu quả; thân khoẻ, hoá gỗ cao tới 4m, nhánh đâm tự do, hệ rễ ăn sâu và rộng, rễ cái ăn sâu tới khoảng 2m. Lá mọc xen, lá kép có 3 lá chét nhỏ. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau. Quả có từ 2 - 9 hạt nhỏ hình trứng với đường kính hạt khoảng 8mm.
Đậu triều là cây trồng dễ tính, có thể sống được ở mọi loại đất có pH dao động từ 4,5-8,4. Ở những vùng khô hạn với lượng mưa hàng năm thấp hơn 650mm, đậu triều vẫn cho năng suất hạt rất cao vì cây chín sớm và tỉ lệ nhiễm sâu bệnh hại thấp. Đậu triều có thể mẫn cảm với quang chu kỳ, không chịu được úng và sương giá. Cây sinh trưởng ở nhiệt độ 10°C- 35°C nhưng thích hợp nhất là 18°C - 29° C.
Loài này được (L.) Millsp. miêu tả khoa học đầu tiên.
Nguồn gốc và phân bố.
Đậu triều có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng xuất hiện ở hầu khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trong khoảng từ 30° Bắc tới 30° Nam. Giống có quan hệ gần gũi nhất với loài hoang dại là Haines ("Atylosias cajanifolia") đã được tìm thấy ở một số vùng thuộc Đông Ấn. Hầu hết những giống khác thuộc chi Atylosias được tìm thấy rải rác trên toàn lãnh thổ Ấn Độ. Ở châu Phi, Hindustani được xem là trung tâm đa dạng nguồn gen đậu triều và là nơi đậu triều được chọn lọc theo các hướng khác nhau như chống chịu bệnh, điều kiện bất thuận…(Duke, 1981a).
Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia thuộc Trung tâm Tài nguyên thực vật hiện đang lưu giữ và tư liệu hóa 14 nguồn gen đậu triều được thu thập và nhập nội năm 1996.
Các giống đậu triều mới chịu hạn của Viên nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) được trồng thử nghiệm tại Trảng Bàng (Đồng Nai) từ năm 2009 và bước đầu cho kết quả tương đối khả quan (Theo TS. Hoàng Kim).
Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng.
Đậu triều là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khá nổi tiếng ở các nước đang phát triển khu vực nhiệt đới vì có hàm lượng protein cao (có thể tới 22% tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác và vùng địa lý). Đậu triều được sử dụng trong gia đình và thương mại hoá (sản xuất đồ hộp).
Quả và hạt xanh được sử dụng làm rau xanh. Hạt già dùng nấu súp, cơm nếp hoặc ủ nảy mầm làm giá. Cây đậu triều có sinh khối nhanh nên có thể sử dụng làm cây thức ăn gia súc lưu niên hoặc làm phân xanh. Tại Việt Nam, đậu triều thường được trồng làm cây che bóng, cây che phủ hoặc làm hàng rào chắn gió. Ở Thái Lan và Bắc Bengal, đậu triều được dùng làm cây ký chủ sản xuất cánh kiến, nhựa cánh kiến. Ở Malagasy, lá đậu triều được dùng làm thức ăn cho tằm, thân cây phơi khô dùng làm nhiên liệu đốt và đan lát thủ công mỹ nghệ.
Morton (1976) đã liệt kê khá nhiều bài thuốc truyền thống sử dụng đậu triều. Ở Ấn Độ và Java, lá non được sử dụng chữa trị các vết đau, lở loét. Cư dân khu vực Đông Nam á dùng bột lá để tống sỏi bàng quang ra ngoài. Lá đậu triều cũng được dùng để chữa trị đau răng, thuốc sát trùng miệng, dán vết thương, chữa bệnh lị và trong sinh nở. Nước lá ướp muối được dùng để chữa bệnh vàng da. Ở Argentina, nước sắc lá đậu triều được sử dụng để kích thích cơ quan sinh dục.
Người Trung Quốc cho rằng đậu triều có tác dụng tiêu ẩm, giảm sưng tấy, tiêu huyết ứ và cầm máu. Chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng đau khớp thấp khớp, vết bầm tím, chảy máu cam, phân có máu, vết loét, mụn nhọt và chảy máu sau sinh, phù nề và viêm gan loại vàng da. Hạt rang cháy thêm một ít cà phê giúp giảm hoa mắt, chóng mặt. Hạt tươi được sử dụng chữa bệnh đái són ở đàn ông. Quả xanh được sử dụng chữa trị các bệnh về gan và thận. Ở Việt Nam, người dân dùng nước sắc lá đậu triều làm thuốc giảm đau nhức cho người bị zona thần kinh.
Ở Việt Nam, cây đậu triều đã được nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường (sản xuất dầu diesel sinh học, thay thế cho dầu diesel truyền thống) tại tỉnh Lâm Đồng.
Năng suất.
Năng suất quả xanh dao động từ 1.000 – 9.000 kg/ha. Năng suất hạt khô có thể đạt tới 2.500 kg/ha. Ấn Độ là nước đứng đầu về sản xuất đậu triều với năng suất hạt khô trung bình đạt 716 kg/ha.
Đa dạng nguồn gen đậu triều.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống đậu triều khác nhau về đặc điểm sinh học như chiều cao, tập tính sinh trưởng, màu hoa... Ở Ấn Độ và Ceylon thì giống Tur 5 và Tenkasi được trồng phổ biến. Những giống có nguồn gốc từ Ấn Độ có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn gồm: Co-1, Kanke 3, Kanke 9, Makta, Pusa ageta, Sharda, T-21 và UPAS 120. Ở Mỹ (bang Florida), có giống phản ứng trung tính như Amarillo. Một số giống tốt khác có thể kể đến là Morgan Congo, Cuban Congo và No-eye Pea. Những giống có năng suất tốt với nhiều cành cấp 2, ít cành cấp 3 cũng đã được thử nghiệm ở Uganda như CIVE1, UC948, UC2288, UC3035, UC16 hoặc những giống thuộc nhóm cây bụi như UC1377, UC959.
Cùng với sự phát triển của Công nghệ sinh học, ngày 06 tháng 11 năm 2011, nhóm nghiên cứu dẫn đầu là Trung tâm nghiên cứu cây trồng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) đã lần đầu tiên công bố kết quả phân tích bộ gen đậu triều với 46.860 gen trong đó phát hiện tới 200 gen chịu hạn duy nhất chỉ có ở đậu triều. Kết quả này đem đến tiềm năng rất lớn trong việc chuyển gen chịu hạn tới những cây họ đậu khác như đậu tương, đậu đen và đậu đũa (Rajeev K Varshney et al., 2011). | 1 | null |
Một tháp nước là một cấu trúc trên cao chứa một bồn nước lớn, được xây dựng ở độ cao đủ lớn để tạo áp lực cho các hệ thống cấp nước phân phối nước uống, cũng như cung cấp lượng nước dự trữ khẩn cấp cho việc phòng cháy chữa cháy. Ở một số nơi, từ "ống nước dạng đứng (standpipe)" được sử dụng để thay thế cho từ "tháp nước". Tháp nước thường hoạt động kết hợp với dịch vụ hồ chứa dưới lòng đất hoặc trên mặt đất, nơi dự trữ nước đã xử lý gần nơi mà nước sẽ được sử dụng. Các loại tháp nước chỉ có thể lưu trữ nước thô (không uống được) sử dụng trong phòng cháy chữa cháy hoặc trong các mục đích công nghiệp, và có thể không nhất thiết phải được kết nối với một nguồn cung cấp nước công cộng.
Tháp nước có thể cung cấp nước ngay cả khi mất điện, vì chúng dựa vào áp suất thủy tĩnh do do trọng lực tạo ra để đẩy nước vào hệ thống phân phối nước sinh hoạt và công nghiệp, tuy nhiên, chúng không thể hoạt động được lâu vì phụ thuộc vào các máy bơm để bơm nước vào bồn chứa. Một tháp nước cũng phục vụ như một hồ chứa để giúp đỡ với nhu cầu sử dụng nước trong thời gian sử dụng cao điểm. Mực nước trong tháp thường xuống thấp vào các giờ cao điểm trong ngày, và sau đó các máy bơm sẽ bơm đầy nó lại lên trong đêm. Quá trình này cũng giữ cho nước không bị đóng băng trong điều kiện thời tiết lạnh.
Lịch sử.
Mặc dù việc sử dụng các bể chứa nước trên cao đã tồn tại từ thời cổ đại trong nhiều hình thức khác nhau, việc sử dụng hiện đại của tháp nước cho các hệ thống nước công cộng được bắt đầu phát triển vào thế kỷ 19, vì việc bơm hơi trở nên phổ biến hơn, và người ta cũng đã phát triển được ống dẫn có thể xử lý áp suất cao hơn. Tại Anh, standpipes là một ống cao dạng chữ n, được sử dụng để giảm áp lực và để cung cấp một độ cao cố định cho hơi nước theo hướng động cơ bơm để tạo ra dòng chảy mạnh, trong khi hệ thống phân phối yêu cầu một mức áp suất cố định. Các Standpipes cũng được thiết kế một thành phần cố định thuận tiện cho việc đo lưu lượng dòng chảy. Vào cuối thế kỷ 19, các standpipe được thiết kế lớn hơn để tích hợp các thùng chứa để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng của những thành phố phát triển.
Hiện tại, nhiều tháp nước có ý nghĩa lịch sử, và đã được đưa vào danh sách di sản khác nhau trên thế giới. Một số được chuyển đổi thành căn hộ hoặc căn hộ penthouse độc quyền. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như thành phố New York ở Hoa Kỳ, các tháp nước nhỏ được xây dựng cho các tòa nhà riêng lẻ. Ở California và một số bang khác, các tháp nước địa phương được thi công kèm với những tankhouses đã từng được xây dựng (năm 1850-năm 1930) để cung cấp cho nhà riêng. Người ta dùng cối xay gió để bơm nước từ giếng lên vào bể.
Thiết kế và xây dựng.
Một loạt các vật liệu có thể được sử dụng để xây dựng một tháp nước điển hình, thép và bê tông cốt thép | gia cố hay bê tông dự ứng lực thường được dùng bằng gỗ, sợi thủy tinh, hoặc gạch cũng được sử dụng, kết hợp một lớp phủ bên trong để bảo vệ nước từ hiệu ứng phụ (nếu có) của các vật liệu lót. Hồ chứa trong tháp có thể có dạng hình cầu, hình xi lanh, hình trụ, hoặc ellipsoid, với chiều cao tối thiểu là khoảng 6 m (20 ft) và đường kính tối thiểu 4 m (13 ft). Một tháp nước chuẩn thường có chiều cao khoảng 40 m (130 ft). Và chứa trung bình 1,2 triệu lít nước.
Việc điều áp được thực hiện thông qua các áp lực thủy tĩnh của độ cao nước, vì mỗi độ cao của tháp nước sẽ tạo áp suất khác nhau. Cứ mỗi một mét chiều cao thì tháp nước tạo được áp suất khoảng 1.4 PSI (1 PSI = 0.07 kg/cm2).Thông thường áp suất của mạng lưới thủy cục là khoảng 20-50 PSI, đủ áp lực để hoạt động và cung cấp cho hầu hết các nước áp lực nước và yêu cầu hệ thống phân phối.
Chiều cao của tháp tạo áp lực cho hệ thống cấp nước, và áp lực này có thể được tăng lên bằng bơm. Khối lượng hồ chứa và đường kính của đường ống cung cấp và duy trì tốc độ dòng chảy. Tuy nhiên, chỉ sử dụng một máy bơm để tăng áp lực nước là rất tốn kém; để theo kịp với nhu cầu khác nhau, máy bơm sẽ phải có kích thước phù hợp để đáp ứng nhu cầu trong những giờ cao điểm. Trong những khoảng thời gian có nhu cầu thấp, các máy bơm jockey được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về dòng nước thấp này.
Khi xảy ra hỏa hoạn, cần có khối lượng và lưu lượng rất cao để dập lửa. Với một tháp nước hiện nay, máy bơm chỉ được thiết kế cho nhu cầu trung bình, không thể sử dụng vào giờ cao điểm. Tháp nước cung cấp áp suất nước trong ngày và máy bơm sẽ bơm lại tháp nước khi nhu cầu thấp hơn.
Hoạt động.
Chiều cao của tháp cung cấp áp lực cho hệ thống cấp nước, và nó có thể được bổ sung với một bơm. Khối lượng của hồ chứa (nước) | hồ và đường kính của hệ thống đường ống cung cấp và duy trì tốc độ dòng chảy. Tuy nhiên, dựa vào một máy bơm để cung cấp áp lực là đắt tiền, để theo kịp với nhu cầu khác nhau, các máy bơm sẽ phải được kích thước để đáp ứng nhu cầu cao điểm. Trong thời kỳ nhu cầu thấp, DJ bơm s được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu lưu lượng nước thấp hơn. Tháp nước làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện của máy bơm xe đạp và vì vậy cần có một hệ thống điều khiển bơm đắt tiền, như hệ thống này sẽ phải được kích thước đầy đủ để cung cấp cho cùng một áp lực ở lưu lượng cao.
Khối lượng rất cao và lưu lượng là cần thiết khi chữa cháy. Với một hiện tại tháp nước, máy bơm có thể được kích thước cho nhu cầu trung bình, không nhu cầu cao điểm; tháp nước có thể cung cấp áp lực nước vào ban ngày và máy bơm sẽ nạp tháp nước khi nhu cầu thấp hơn.
Sử dụng không dây cảm biến mạng để theo dõi mức nước trong tháp cho phép thành phố để tự động theo dõi và kiểm soát máy bơm mà không cần cài đặt và duy trì cáp dữ liệu đắt tiền.
Trang trí.
Tháp nước có thể được bao quanh bởi các tấm phủ trang trí công phu bao gồm ưa thích gạch, một lớn ivy bao phủ Trellis | lưới mắt cáo hoặc có thể chỉ đơn giản là vẽ. Một số tháp nước của thành phố có tên của thành phố sơn chữ lớn trên mái nhà, như một chuyển hướng quan sát cho phi công và lái xe. Đôi khi trang trí có thể là hài hước. Một ví dụ này là tháp nước được xây dựng cạnh nhau, dán nhãn" NÓNG" và" LẠNH". Các thành phố ở Mỹ sở hữu nước side-by-side tháp dán nhãn nóng và lạnh bao gồm Granger, Iowa, Canton, Kansas và Thánh James, Missouri Eveleth, Minnesota cùng một lúc có hai tháp như vậy, nhưng không còn hoạt động.Khi một tháp nước thứ ba được xây dựng bên cạnh bộ tháp Hot and Cold Okemah, Oklahoma, thị trấn một thời gian ngắn xem xét đặt tên nó là "Running", nhưng cuối cùng quyết định sử dụng tên "Ngôi nhà của Woody Guthrie". Tháp nước có tên Nhà trên mây The House in the Clouds in Thorpeness, nằm ở hạt Suffolk nước Anh, được xây dựng để trông giống như một ngôi nhà, trong khi các tầng thấp hơn là sử dụng cho chỗ ở. Khi thị trấn được kết nối với nguồn cung cấp nước đường ống, tháp nước đã bị tháo dỡ và chuyển đổi thành không gian sống thêm.)
Tháp nước dạng cây "nấm" " Svampen" trong tiếng Thụy Điển - được xây dựng trong Örebro tại Thụy Điển vào đầu những năm 1950 và sau đó là các bản sao được xây dựng trên toàn thế giới bao gồm Ả-rập Xê-út và Kuwait, New Scientist ngày 20 tháng 7 năm 1961].
Nhiều thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ sử dụng nước của tháp để quảng bá du lịch địa phương, các đội thể thao trường trung học địa phương của họ, hoặc những sự kiện đáng chú ý khác tại địa phương.Kể từ khi tháp nước là đôi khi điểm cao nhất trong thị trấn, ăng ten, hệ thống địa chỉ công cộng, máy ảnh và còi báo động cảnh báo lốc xoáy đôi khi được đặt trên họ là tốt.
Nhiều tháp nước phục vụ sản xuất và cơ sở thương mại khác. Các tháp nước này thường được trang trí với tên của công ty đó tháp nước phục vụ.
Tháp nước ở Việt Nam.
Tháp nước tại Việt Nam xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 tại các đô thị do người Pháp quy hoạch và xây dựng như Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thành phố Hải Dương, thành phố Nam Định, thành phố Thái Bình, thành phố Phan Thiết, thành phố Biên Hòa...
Tháp nước Hàng Đậu, công trình xây dựng năm 1894 (xây trước cả cầu Long Biên), nằm tại ngã sáu của các phố cổ Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng. Tháp có đài nước(bồn chứa nước) khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, xây trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều đặn như nan quạt. Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi.Tường của công trình này xây bằng đá hộc, những chấn song sắt và những vòm cửa sổ, cùng cái mái tôn của một toà tháp cao tới 25 mét tính đến chóp.
Cuối thế kỷ XIX, dân số Hà Nội trong đó có một cộng đồng người Âu khá đông đảo đang đòi hỏi được cung cấp nước sạch, lại gặp mấy trận dịch nặng nề đến nỗi người đại diện cho nước Pháp đứng đầu ở xứ sở này là ông Thống sứ Paul Bert cũng mắc bệnh lỵ mà chết, khiến người Pháp phải hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu, thay vì nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn theo kiểu dân gian.
Vào năm 1894, hai nhà máy nước đã được xây dựng: Một ở phía Yên Phụ chuyên cũng cấp cho khu Thành cổ - lúc này là nơi tập trung quan chức và binh lính người Âu cùng với khu dân cư "36 phố phường"; một nhà máy nữa ở Đồn Thủy - lúc này đã được chuyển thành bệnh viện và một vài công sở của người Âu từ vùng đất nhượng địa lan dần ra phía Tràng Tiền và quanh Hồ Gươm.
Vì thế, ngoài Tháp nước Hàng Đậu còn có tháp Đồn Thủy, nhưng hiện tại nằm sâu ở cuối phố Đinh Công Tráng, ít người biết đến.
Vì phải chịu tải trọng của một khối nước có dung tích tới 1.250 m3 nước (tương đương 1.250 tấn) chứa trong một bể bằng thép đặt ở trên cao (mép sát nóc 21m) nên toà nhà phải rất kiến cố với những bức tường đá xây theo vòng tròn, bức ngoài cùng có đường kính dài tới 19m và hệ thống tường chịu lực hỗ trợ, thông nhau bởi những vòm cửa. Đá tảng dùng để xây được lấy từ đá hộc dỡ của thành cổ do cô Tư Hồng thầu phá.
Chính nhờ những tháp nước này mà mộ bộ phận cư dân lớp trên được hưởng thụ "nước máy". Nước từ độ cao của Tháp có áp lực chảy vào hệ thống đường ống dẫn, ban đầu chủ yếu tới những vòi nước máy công cộng đúc bằng gang đặt rải rác trên các đường phố, rồi dần dần vươn tới các công thự và nhà riêng.
Một thời gian dài, 2 tháp nước này đã đáp ứng về căn bản nhu cầu nước cho cư dân nội thành Hà Nội cho đến khi Hà Nội phát triển áp dụng những công nghệ mới, khiến 2 khối kiến trúc này không còn đảm nhiệm công năng ban đầu là tháp nước nữa. Riêng Tháp Hàng Đậu, do vị trí đắc địa của nó nên đến nay vẫn sừng sững như một nhân chứng già nua nhưng vẫn tạo nên ấn tượng về sự cổ xưa của Hà Nội.
Tháp nước là biểu tượng của thành phố Phan Thiết. Tháp nước được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào đầu năm 1934, do kiến trúc sư Hoàng thân Xuphanuvông (Lào) thiết kế, do nhà thầu Ưng Du đảm trách. Có những chữ "U.E.PT" (viết tắt của "Usine Des Eaux de Phan Thiet") được kiến trúc bằng các mảnh sứ chén kiểu ngày xưa ghép lại theo lối viết chữ hình tròn chạy quanh tháp nước.
Tháp nước Biên Hòa được xây dựng vào năm 1960, nằm trên quảng trường thành phố Biên Hòa.(cần bổ sung thông tin)
1- Tháp nước cổ ở Sài Gòn vị trí chưa xác định (cần bổ sung thông tin)
2- Tháp nước nằm trong khuôn viên Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), địa chỉ: Số 1 Công trường Quốc tế, quận 3. Đây là tháp nước thứ hai ở Đông Dương được xây dựng năm 1886, sau tháp nước đầu tiên được xây dựng năm 1879 tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay và bị phá bỏ năm 1921. (cần bổ sung thông tin)
3- Tháp nước Thủ Đức xây dựng năm 1969
Tháp nước trong hệ thống cấp nước cho thành phố Hải Dương được người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ 20 tại khuôn viên Nhà thiếu nhi Hải Dương.
Tháp nước được xây trên đảo Cồn Dã Viên, TP Huế với thân tháp đồ sộ, soi bóng xuống dòng sông Hương tạo thành một cảnh quan tuyệt đẹp.
Nhà Tròn là cái tên được người dân địa phương dùng để gọi kiến trúc hình trụ tròn cao 20m ngay trung tâm thành phố Bà Rịa, vốn là tháp nước hay lầu nước (Chatoau deau) được chính quyền Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay Nhà Tròn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn tạo tu bổ, gìn giữ và bảo vệ. Nhà Tròn giờ là tụ điểm văn hoá, đọc sách báo.
Di tích Nhà Tròn nằm ở giao điểm giữa đường 27 tháng 4 và Cách mạng Tháng Tám, P. Phước Hiệp, ngay trung tâm Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Nhà tròn được người Pháp xây dựng từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam với hình dáng khá đặc biệt. Kiến trúc chính của nhà tròn là một tháp chứa nước hình tròn, chiều cao từ chân lên đỉnh là khoảng 20m, có mái che bằng tôn, đường kính 7,2m. Tháp được đỡ bằng 8 trụ xi măng cốt sắt, liên kết với nhau bởi các xà ngang, 2 ống dẫn nước lên và 1 ống dẫn nước từ bồn xuống. Thanh sắt cũng được gắn vào dùng cho việc di chuyển lên xuống tháp nước. Dưới chân Nhà Tròn là một nhà bát giác, cạnh dài 6m, cao 4m, dùng làm nhà làm việc cho nhân viên.
Nhà tròn là điểm giao lưu chính của các con đường. Phía Tây là lộ 15 nối liền thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa qua Bà Rịa đến Vũng Tàu, phía Bắc là lộ 2 nối với Xuân Lộc, phía Đông là tỉnh lộ 23 ra Đất Đỏ, phía Nam từ Long Hải theo đường 44 ra tỉnh lộ 23 xuống. Chính vì thế, Nhà Tròn vốn là một đài quan sát từ xa rất tốt.
Năm 1945 sau khi đảo chính Pháp, phát xít Nhật cho đặt một bộ hệ thống loa báo động gồm sáu cái bên dưới bồn nước, hiện những loa báo động này vẫn được giữ nguyên, có thêm các loa truyền thanh của đài truyền hình huyện Châu Thành. Dưới mái Nhà Tròn, chim én về làm tổ với đủ hình dáng. Mỗi sáng sớm hay chiều về, hàng ngàn chim én bay lượn quanh di tích tạo nên không khí đầy sinh động.
Chung quanh Nhà Tròn là một loạt các công sở, biệt thự do Pháp xây dựng với đường nét kiến trúc cổ như Hội đồng xã Phước Lễ nay là UBND thành phố Bà Rịa, nhà dành riêng cho sĩ quan. Năm 1954, nơi đây là trụ sở của Thanh niên tiền phong Bà Rịa nay là Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Châu Thành. Bungalow, nơi ăn uống vui chơi dành riêng cho sĩ quan gần giống như khách sạn nay là Công đoàn huyện Châu Thành, trụ sở sĩ quan gần giống như khách sạn hiện được chuyển thành Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện Châu Thành. | 1 | null |
Caridina dennerli," hay còn gọi là tép Sulawesi chân trắng, tép Sulawesi white shock (Danh pháp khoa học: Caridina dennerli") là một là một loài tôm nhỏ từ Indonesia mà phát triển lên đến 2,5 cm (1,0 in). Nó lấy tên từ các công ty của Đức Dennerle tài trợ cho cuộc thám hiểm đã dẫn đến việc phát hiện ra loài này. Nó được gọi phổ biến là "tôm Đức Hồng Y" trong thị trường cá cảnh.
Phân bố và sinh thái.
"C. dennerli" là loài đặc hữu của hồ Matano và được tìm thấy trên đá và vách đá, từ nước cạn xuống đến 10 mét (33 ft). Hồ Matano là cực kỳ nghèo dinh dưỡng, có nghĩa là nó là vô cùng nghèo dinh dưỡng và chứa rất ít chất hữu cơ. Nhiệt độ trong hồ Matano thay đổi trong khoảng 27-31 °C (81-88 °F). Một pH là 7,4 và độ dẫn của 224 μS /cm). "C. dennerli" được cho là ăn mảnh vụn trong tự nhiên.
Mô tả.
Con cái thì lớn hơn con đực, và màu sắc mai đậm hơn. Những quả trứng của C. dennerli là tương đối lớn cho kích thước của chúng và được ấm dưới bụng của con cái. | 1 | null |
Caridina serratirostris là một loài tôm nước ngọt sống ở Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, từ Madagascar đến Fiji, bao gồm bắc Queensland. Tên phổ biến của nó trong thị trường cá cảnh, "tôm ninja", xuất phát từ khả năng nhanh chóng thay đổi màu sắc và biến mất vào môi trường xung quanh như một ninja. Con trưởng thành phát triển đến chiều dài 25–35 mm (1,0-1,4 in). | 1 | null |
USS "Chew" (DD-106) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên USS "Chew" nhằm vinh danh Samuel Chew (1750–1778), một sĩ quan Hải quân Lục địa hy sinh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.
Từ năm 1918 đến năm 1922, "Chew" hoạt động tuần tra và huấn luyện dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ, bao gồm một nhiệm vụ hộ tống cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương của các thủy phi cơ Curtiss NC. Đến năm 1940, nó nhập biên chế trở lại và hoạt động ngoài khơi Trân Châu Cảng. Trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, các khẩu pháo của nó đã nhắm vào máy bay của Đế quốc Nhật Bản, và hai người trong số thủy thủ của nó thiệt mạng khi sang trợ giúp vận hành thiết giáp hạm . Trong thời gian còn lại của chiến tranh, "Chew" làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống cho đến khi ngừng hoạt động vào năm 1945.
Thiết kế và chế tạo.
"Chew" nằm trong số bảy chiếc tàu khu trục lớp "Wickes" được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Union Iron Works tại San Fransisco, California, sử dụng các tính năng kỹ thuật và bản vẽ chi tiết do Bethlehem Steel thiết kế.
Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Khi chạy thử máy, chiếc cùng lớp đạt được tốc độ tối đa . Nó được trang bị bốn khẩu pháo /50 caliber và mười hai ống phóng ngư lôi; và có một thành phần thủy thủ đoàn gồm 113 sĩ quan và thủy thủ. Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Curtiss và được cung cấp hơi nước bởi bốn nồi hơi Yarrow.
Các tính năng thể hiện của "Chew" không được biết rõ, nhưng nó nằm trong số những chiếc lớp "Wickes" được đóng bởi Bethlehem Steel, chế tạo theo một thiết kế khác biệt so với "kiểu Liberty", do Bath Iron Works thiết kế sử dụng turbine Parsons hay Westinghouse. Những chiếc tàu khu trục không thuộc "kiểu Liberty" bị xuống cấp đáng kể trong chiến tranh, và cho đến năm 1929, tất cả 60 chiếc trong nhóm này đều bị Hải quân cho nghỉ hưu. Tính năng thể hiện trong thực tế kém xa so với tính năng thiết kế, đặc biệt là hiệu suất nhiên liệu; đa số chỉ có thể đạt ở tốc độ thay vì ở như thiết kế. Chúng cũng gặp vấn đề khi bẻ lái và trọng lượng.
"Chew" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 1 năm 1918, được hạ thủy vào ngày 4 tháng 7 cùng năm, được đỡ đầu bởi F. X. Gygax, và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 12 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân J. H. Klein Jr.
Lịch sử hoạt động.
"Chew" lên đường đi sang vùng bờ Đông Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 12 năm 1918, và đến cảng Newport, Rhode Island vào ngày 10 tháng 1 năm 1919. Sau một đợt sửa chữa ngắn tại New York, New York cùng một đợt huấn luyện ôn tập tại vịnh Guatanamo, nó rời New York ngày 28 tháng 4, làm nhiệm vụ hỗ trợ dẫn đường cho chuyến bay vượt Đại Tây Dương đầu tiên của các thủy phi cơ Curtiss NC-1, NC-3 và NC-4 của hải quân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nó viếng thăm Azores, Gibraltar, Malta và Constantinople trước khi quay trở về New York vào ngày 5 tháng 6. Sau khi được sửa chữa, nó rời New York để chuyển sang San Diego, California vào ngày 17 tháng 9 và đi đến San Diego vào ngày 12 tháng 10. Bắt đầu từ ngày 19 tháng 11 năm 1919, nó được đặt trong tình trạng biên chế giảm thiểu, chỉ thỉnh thoảng hoạt động cùng nhân sự Hải quân Dự bị thuộc Đội dự bị 10 cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 6 năm 1922.
Như một phần của việc động viên trước khi Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Chew" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 14 tháng 10 năm 1940, được phân về Lực lượng Phòng thủ trực thuộc Quân khu Hải quân 14. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 12 năm 1940, nơi nó được đặt làm cảng nhà mới, và trải qua một năm tiếp theo tiến hành tuần tra và huấn luyện từ Trân Châu Cảng. Nó được phân về Đội khu trục 80 cùng các tàu chị em , và .
Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Chew" neo đậu tại Neo X-5, cạnh "Allen" và chiếc vốn đã ngừng hoạt động và sử dụng như kho chứa. Khi Đế quốc Nhật Bản mở màn cuộc tấn công sáng hôm đó, "Chew" đưa được một khẩu pháo 3 inch/23 caliber của nó vào hoạt động, bắt đầu khai hỏa lúc 08 giờ 03 phút, dưới sự chỉ huy của vị hạm phó. Đến 08 giờ 11 phút, hai trong số các khẩu súng máy.50 caliber cũng được hoạt động và bắt đầu nổ súng. Khẩu pháo của nó bắn rơi được một máy bay đối phương và làm hư hại hai máy bay khác, trong khi các khẩu súng máy không bắn trúng phát nào. "Chew" duy trì hỏa lực cho đến 09 giờ 34 phút, khi chiếc máy bay Nhật cuối cùng rời khỏi chiến trường. Sau đó nó nhổ neo và bắt đầu tuần tra canh phòng hoạt động của tàu ngầm đối phương ở phía Tây Nam phao tiêu lối ra vào cảng. Nó phát hiện tám mục tiêu nghi ngờ và đã thả tổng cộng 28 quả mìn sâu; vị chỉ huy của nó lúc đó, H. R. Hummer, Jr., báo cáo đã tiêu diệt được hai tàu ngầm Nhật. Các dữ kiện sau này cho thấy "Chew" không đánh trúng bất kỳ tàu đối phương nào. Trong cơn hoảng loạn của cuộc tấn công, một số thành viên thủy thủ đoàn của "Chew" trên bờ đã lên chiếc thiết giáp hạm gần đó vốn đang trong ụ tàu, và đã giúp vận hành vũ khí, lập băng chuyền đạn dược và cứu hỏa. Bên trên chiếc "Pennsylvania", hai thành viên "Chew" đã tử trận trong khi bảo vệ con tàu: Matthew J. Agola và Clarence A. Wise.
Từ năm 1941 cho đến hết Thế Chiến II, "Chew" hoạt động tuần tra tại khu vực ngoài khơi Trân Châu Cảng, thỉnh thoảng làm nhiệm vụ hộ tống dọc theo quần đảo Hawaii và huấn luyện tàu ngầm. Nó từng thực hiện hai chuyến đi đến San Francisco và Seattle hộ tống các đoàn tàu vận tải và bảo vệ các tàu chiến lớn, hộ tống đi lại giữa các đảo, và huấn luyện tàu ngầm. Sau khi chiến tranh kết thúc, nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 21 tháng 8 năm 1945 và đi đến Philadelphia vào ngày 13 tháng 9. Nó ngừnghoạt động tại đây vào ngày 10 tháng 10 năm 1945, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 4 tháng 10 năm 1946.
Phần thưởng.
"Chew" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Ingraham" (DD–111) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DM-9. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Duncan Nathaniel Ingraham (1802-1891).
Thiết kế và chế tạo.
"Ingraham" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 1 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Union Iron Works ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 7 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Alfred S. Gann, và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân D. L. Le Breton.
Lịch sử hoạt động.
"Ingraham" khởi hành vào ngày 20 tháng 5 cho chuyến đi chạy thử máy, băng qua kênh đào Panama và đi đến Newport, Rhode Island vào ngày 6 tháng 6. Sau khi được sửa chữa tại New York, nó lên đường cho một lượt phục vụ tại vùng biển Châu Âu. Đang khi viếng thăm Ostend, Bỉ vào ngày 22 tháng 9, nó đã đưa Vua và Hoàng hậu Bỉ đến Calais, Pháp. Chiếc tàu khu trục quay trở về San Diego vào ngày 8 tháng 1 năm 1920, ngang qua New York và vùng kênh đào, để bắt đầu được cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ.
Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DM-9, "Ingraham" bắt đầu các cuộc thực tập rải mìn vào tháng 1 năm 1921 dọc theo bờ biển California trước khi rời Mare Island vào ngày 7 tháng 6. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 6, tham gia các hoạt động tại đây cho đến khi được cho ngừng hoạt động tại Trân Châu Cảng vào ngày 29 tháng 6 năm 1922. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12 năm 1936, và nó bị bán để tháo dỡ sau đó. | 1 | null |
USS "Ludlow" (DD–112) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DM-10. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Augustus C. Ludlow (1792–1813), một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh 1812.
Thiết kế và chế tạo.
"Ludlow" được đặt lườn vào ngày 7 tháng 1 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Union Iron Works ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 6 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Elizabeth Imdlow Chrystie, một hậu duệ của Trung úy Ludlow, và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 12 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân M. K. Metcalf.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi chạy thử máy tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ, "Ludlow" tham gia nhiệm vụ huấn luyện. Đến ngày 17 tháng 7 năm 1920 nó được cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ và được xếp lại với ký hiệu lườn mới DM-10. Cảng nhà cũng được thay đổi vào ngày 19 tháng 1 năm 1921 khi nó đi đến Trân Châu Cảng, và hoạt động trong tám năm tiếp theo cùng với Hải đội Rải mìn 2, Lực lượng Căn cứ Hạm đội.
"Ludlow" tham gia các cuộc thực tập tác xạ, hoạt động rải mìn và huấn luyện chống tàu ngầm, cũng như tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội ngoài khơi vùng biển Hawaii và dọc theo bờ Tây; vào năm 1929 đã tham gia huấn luyện nhân sự Hải quân Dự bị. Rời Trân Châu Cảng ngày 16 tháng 11 năm 1929, "Ludlow" đi đến San Diego vào ngày 26 tháng 11, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 24 tháng 5 năm 1930. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 18 tháng 11 năm 1930, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 10 tháng 3 năm 1931. | 1 | null |
Có bốn loại quạt thông gió chính
Quạt thông gió vuông.
Là loại thông dụng nhất vì tiết kiệm điện năng và lưu lượng gió lớn nên thích hợp trong không gian rộng của nhà xưởng.
Quạt Thông Gió Tròn.
Hình dạng quạt tròn nên thường được dùng trong việc thông gió đường ống là chính
Quạt Ly Tâm.
Ưu điểm là lưu lượng lớn đồng thời cũng tạo được áp lực lớn nên thích hợp được dùng trong những công trình cần đến áp suất lớn như hệ thống cầu thang trong các tòa nhà, còn được dùng để lưu thông không khí trong hệ thống ống thông gió.
Quạt Hơi Nước.
Được sử dụng chính để tạo không khí thoáng mát trong môi trường kín cần cưỡng bức thông gió
Sử dụng nguyên lý bay hơi nước nên rất tiết kiệm, hiệu quả làm mát cực nhanh, dễ lắp đặt và bảo trì, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Lợi ích công nghiệp.
Đối với những nhà xưởng khép kín thì sự lưu thông không khí là tối quan trọng vì thứ nhất đối với con người thì năng suất làm việc không cao và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do không khí không lưu thông nhất là môi trường công nghiệp ô nhiễm như hiện nay, thứ hai là đối với hàng hóa thì sẽ gây hư hao giảm tuổi thọ sản phẩm...
Đối với những nhà xưởng thông thoáng thì cũng phải cần đến hệ thống thông gió công nghiệp để chủ động giảm thiểu tối đa ô nhiễm không khí do quá trình hoạt động phát sinh. | 1 | null |
Toyota Vios là loại xe 4 cửa được Toyota sản xuất. Mẫu xe này được phát triển dành cho các thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, và Đài Loan.
Được sản xuất từ năm 2002, dựa trên các mẫu xe Tercel (còn được gọi là Soluna ở Thái Lan và Indonesia).
Đây là đối thủ lớn trong dòng xe compact sedan, cạnh tranh với các mẫu xe khác như Honda City, Nissan Sunny, Ford Fiesta, Hyundai Accent... | 1 | null |
Tôm ong sọc, tên khoa học Gnathophyllum americanum, là một loài tôm được phổ biến khắp vùng nhiệt đới đầm phá, vịnh và các rạn san hô. Màu sắc của chúng tương tự với con ong một màu sắc rực rỡ, với điểm nổi bật màu xanh. Tôm ong sọc có thể phát triển lên đến 1 inch (25 mm) chiều dài. | 1 | null |
Tôm cỏ phía đông, tên khoa học Palaemonetes paludosus, là một loài tôm nước ngọt từ Đông Hoa Kỳ.
Mô tả.
"Palaemonetes paludosus" phần lớn trong suốt và dài 2,5 cm (1.0). Bằng cách điều khiển các hạt sắc tố trong cơ thể, nó có thể ngụy trang hiệu quả chống lại kẻ thù của nó. Nó rất giống với P. kadiakensis, từ đó nó có thể được phân biệt bởi sự sắp xếp của các gai trên gai đuôi. | 1 | null |
"A Whole New World" là một đĩa đơn nhạc pop nổi tiếng từng giành giải Oscar trong album nhạc phim của bộ phim do Disney sản xuất năm 1992, "Aladdin". Bài hát do Alan Menken biên soạn với phần lời của Tim Rice. Bài hát này là một bản ballad giữa hai nhân vật chính trong phim là Aladdin và Jasmine nói về thế giới họ đang cùng nhau khám phá. Bản gốc của bài hát này do Brad Kane và Lea Salonga thể hiện trong phim. Họ cũng biểu diễn bài này trong vai các nhân vật của họ tại lễ trao giải Oscar lần thứ 65, và đã nhận được giải Bài hát gốc hay nhất.
Một phiên bản đĩa đơn của bài hát đã được phát hành trước đó (nhưng cùng năm) do hai ca sĩ Peabo Bryson và Regina Belle thể hiện. Phiên bản này được đưa vào phần chạy chữ cuối phim (credits) và nhắc đến trong album với tên gọi "Chủ đề từ phim "Aladdin"". Là bản hit lớn nhất của cả hai ca sĩ, bài hát đã vươn tới vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng âm nhạc Billboard Hot 100 vào ngày 6 tháng 3 năm 1993, thay cho bài hát "I Will Always Love You" của Whitney Houston, đã đứng ở đầu bảng xếp hạng này mười bốn tuần. Bài hát đạt vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng UK Singles Chart vào năm 1992. Đây là bài hát đầu tiên, và đến thời điểm này, là bài hát duy nhất từ một bộ phim hoạt hình của Disney đứng đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100.
Bối cảnh.
Trong phim, bài hát được thể hiện bởi Brad Kane và Lea Salonga, hai diễn viên lần lượt lồng tiếng cho nhân vật Aladdin và Jasmine khi Aladdin đưa công chúa Jasmine đi chu du mọi nơi trong vương quốc, khắp trên trời dưới đất bằng chiếc thảm bay thần kỳ của anh. Hai người đã cùng nhau khám phá "một thế giới hoàn toàn mới" và lúc đó họ đã nhận ra tình cảm của mình dành cho nhau.
Các phiên bản hát lại.
Các phiên bản hát lại trực tiếp.
Một số ca sĩ đáng chú ý đã hát lại bài hát này trực tiếp (live) trong đó có:
Trên thế giới.
Như hầu hết các bài hát của Disney, "A Whole New World" đã được dịch và đính kèm vào các phiên bản phát hành không phải bằng tiếng Anh của bộ phim. | 1 | null |
White Hart Lane là một sân vận động bóng đá cũ ở Tottenham, Bắc Luân Đôn. Đây là sân nhà của Tottenham Hotspur F.C. từ năm 1899 đến năm 2017. Sân là một sân vận động toàn chỗ ngồi với sức chứa 36.284 chỗ ngồi trước khi bị phá hủy. Sân vận động đã bị phá bỏ hoàn toàn sau khi kết thúc mùa giải 2016-17 và được thay thế bằng Sân vận động Tottenham Hotspur làm sân nhà của Tottenham.
Sân được các cổ động viên Spurs biết đến với cái tên The Lane. Nơi đây đã tổ chức 2.533 trận đấu trong giải đấu của Spurs trong lịch sử 118 năm của sân. Sân cũng được sử dụng cho các trận đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Anh và đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh. White Hart Lane từng có sức chứa gần 80.000 người với số lượng khán giả dự khán các trận đấu vào đầu thập niên 1950 có lúc lên đến hơn 70.000 người, nhưng sau khi lắp ghế ngồi, sức chứa của sân vận động này đã giảm xuống ở mức khiêm tốn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League. Lượng khán giả kỷ lục của sân vận động là 75.038 người, được thiết lập trong trận hòa giữa Tottenham và Sunderland tại Cúp FA vào ngày 5 tháng 3 năm 1938. Trận đấu cuối cùng của Tottenham tại White Hart Lane diễn ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2017 với chiến thắng 2–1 trước Manchester United.
Năm 2019, Tottenham chuyển đến sân vận động mới với sức chứa 62.062 chỗ ngồi, do Populous thiết kế. Sân vận động mới được xây dựng trên vị trí của White Hart Lane cũ, thay vì chuyển đi nơi khác ở trong hoặc xa quận Haringey.
Lịch sử.
Tottenham Hotspur chuyển tới White Hart Lane vào năm 1899, cải tạo nó từ 1 nhà trẻ bị bỏ hoang, thành 1 sân vận động. Trận đấu đầu tiên trên sân White Hart Lane là trận thắng Notts County 4-1, với sự cổ vũ của 5000 cổ động viên.
Các khán đài của Bắc và Đông đứng ở góc phía đông bắc đã được gỡ bỏ vào năm 2016 để cho phép xây dựng sân vận động mới bên cạnh sân vận động cũ trong mùa giải cuối cùng tại Lane.
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2017, White Hart Lane tổ chức trận đấu cuối cùng của nó ở Giải Ngoại Hạng Anh giữa Tottenham Hotspur và Manchester United. Nó kết thức với chiến thắng 2-1 dành cho đội chủ nhà, bảo đảm vị trí cao nhất cho Spurs từ năm 1963, với các bàn thằng từ Victor Wanyama và Harry Kane, và bàn thắng cuối cùng tại sân vận động này là tiền đạo của Manchester United Wayne Rooney. Công việc phá dỡ sân vận động bắt đầu vào ngày hôm sau.
Bảng tỉ số.
Trận thắng đậm nhất của Tottenham là trận thắng Crewe 13-2 tại Cúp FA. Đây cũng là tỉ số lớn nhất được thấy trên sân vận động.Trận thua đậm nhất của câu lạc bộ là trận thua Sunderland 6-0 tại Giải Hạng nhất Anh. | 1 | null |
Dưa hấu nhỏ Mexico, tên khoa học Melothria scabra, là một loài cây leo ăn trái. Trái của nó có kích thước của nho, hương vị như dưa chuột với chút chua. Chúng còn được gọi là dưa hấu chuột, dưa chuột chua Mexico, cucamelon.
Cây này có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ, nơi nó được gọi là sandita. Nó được cho là đã được một cây trồng thuần hóa trước khi bắt đầu tiếp xúc phương Tây. | 1 | null |
JPM là một nhóm nhạc Mandopop của Đài Loan được thành lập dưới sự quản lý của công ty Sony Music cùng với các nghệ sĩ Châu Kiệt Luân, Vương Lực Hoành và Dương Thừa Lâm. Nhóm ra mắt vào ngày 11 tháng 1 năm 2011 với ba thành viên: Tiểu Kiệt, Vương Tử và Mao Đệ đến từ công ty A Legend Star Entertainment. Hai thành viên Tiểu Kiệt và Vương Tử nguyên là một phần của ban nhạc Bổng Bổng Đường cho tới năm 2009, trong khi Mao Đệ đến từ Choc7.
Trước khi thêm Mao Đệ, Tiểu Kiệt và Vương Tử đã phát hành một đĩa đơn mang tựa đề "Dance Can Be Replaced" (舞可取代) vào ngày 8 tháng 7 năm 2010. Ngày 26 tháng 8 năm 2011, JPM cuối cùng đã phát hành album đầu tay Moonwalk trong đó có 1 bài hát và một phiên bản tiếng Quảng Đông của "Because of You".
Từ nguyên.
Tên gọi ban nhạc được lấy từ chữ cái đầu tiên của tên mỗi thành viên: LilJay (Tiểu Kiệt), Prince (Vương Tử) và Modi (Mao Đệ), hình thành nên tên ban nhạc JPM. | 1 | null |
Comic Boyz hay Khả Mễ Tiểu Tử (chữ Hán: 可米小子) là một nhóm nhạc nam của Đài Loan. Năm 2001, sau thành công của F4, công ty Comic Ritz Production tìm cách tạo ra một nhóm nhạc mới để lấp đầy 'cơn sốt boy band' ở Đài Loan và sau khi lựa chọn kĩ càng, 11 thành viên đã được ứng cử cho ban nhạc Comic Boyz. Mặc dù sự công khai và xuất hiện trong các bộ phim truyền hình Đài Loan, Comic Boyz đã không thành công so với F4, Họ tan rã vào năm 2005 với album cuối cùng "Goodbye Comic Boyz". | 1 | null |
Karl Georg Gustav von Willisen, sau năm 1866 là "Freiherr von Willisen" ("Nam tước von Willisen") (19 tháng 10 năm 1819 tại Breslau, Hạ Schlesien – 24 tháng 7 năm 1886 tai Berlin) là một Thượng tướng kỵ binh Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức. Về sau này, ông giữ chức vụ Thống đốc thành phố Berlin.
Tiểu sử.
Gia đình.
Karl sinh vào tháng 10 năm 1819 tại Breslau, trong gia đình quý tộc cổ von Willisen có nguồn gốc từ Wetterau. Ông là con trai của Trung tướng Phổ "Carl von Willisen" (1788 – 1873). Vào ngày 29 tháng 4 năm 1866, tại Berlin, ông Carl von Willisen và hai người em trai, Wilhelm và Friedrich Adolf von Willisen, được triều đình Phổ phong hàm Nam tước cùng với các hậu duệ của mình. Thân mẫu của Karl là Albertine, xuất thân trong gia tộc von Köller (1787 – 1825). Bà nguyên là Nữ Nam tước Dyhrn, vợ góa của Nam tước Wilhelm Karl von Dyhrn-Schönau – người đã mất vào năm 1813.
Vào năm 1866, Karl thành hôn với người em họ của ông là bà Julie von Köller (1843 – 1934), con gái của quận trưởng Matthias von Köller. Bà đã sinh cho ông một người con gái và hai người con trai.
Sự nghiệp quân sự.
Ông được huấn luyện quân sự lần đầu tiên trong đội Thiếu sinh quân Berlin. Vào ngày 5 tháng 8 năm 1837, ông gia nhập Trung đoàn Thết kỵ binh số 7 với vai trò là học viên sĩ quan cấp "Portopeefähnrich", và vào ngày 6 tháng 3 năm 1838 ông được phong cấp bậc Thiếu úy, trong trung đoàn này. Kể từ năm 1844 cho đến năm 1846, ông được cử vào học tại Học viện Quân sự Phổ để đợc đào tạo thêm. Trong thời gian Cách mạng Tháng Ba tại Đức vào năm 1848, ông đã tham gia giao chiến trên đường phố Berlin.
Vào năm 1849, ông được bổ nhiệm chức sĩ quan phụ tá trong Lữ đoàn Kỵ binh số 14. Tếp theo đó, ông được lên quân hàm Trung úy và thuyên chuyển vào Cục Đo đạc Địa hình trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1852. Đến năm 1855, ông được thăng hàm Đại úy, sau đó được đổi vào Bộ Tham mưu của Quân đoàn VIII vào năm sau (1856) rồi vào làm việc trong Bộ Tổng tham mưu năm 1857.
Sau khi được thăng cấp hàm Trưởng quan kỵ binh vào năm 1858, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan Bộ Tham mưu của Sư đoàn Kỵ binh số 3 vào năm 1859 và được phong cấp Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu cùng năm đó. Đến năm 1860, ông được chuyển vào Bộ Tham mưu của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ.
Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch vào mùa hè năm 1864, ông giữ chức vụ sĩ quan Bộ Tham mưu của Sư đoàn Bộ binh số 13 và tham chiến trong trận đánh chiếm đảo Alsen vào ngày 29 tháng 6 năm đó, một thắng lợi quyết định đã dẫn đến sự kết thúc của cuộc chiến với sự bại trận của Đan Mạch.
Vào ngày 4 tháng 1 năm 1866, với quân hàm Thượng tá, ông được lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Long kỵ binh số 3 ở vùng Neumark, và chỉ huy trung đoàn này đã tham gia trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7 năm 1866 trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông được lên cấp Đại tá vào năm 1870 và đơn vị của ông đã tham gia chiến đấu như một phần thuộc biên chế của Sư đoàn Bộ binh số 8. Ông đã thể hiện tài năng của mình trong một số trận đánh và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng I. Năm 1871, ông được phong cấp Thiếu tướng và Lữ trưởng của Lữ đoàn Kỵ binh số 28, đóng quân tại Karlsruhe. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1875, ông được đổi làm Tư lệnh Sư đoàn số 28. Năm 1876, ông được thăng cấp Trung tướng. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1882, ông được bổ nhiệm làm Thống đốc Berlin. Trong khi vẫn giữ chức vụ của mình, ông được thăng quân hàm Thượng tướng kỵ binh vào năm 1884. Ông từ trần tại Berlin và được mai táng ở nghĩa trang Invalidenfriedhofvào ngày 28 tháng 7 năm 1886. | 1 | null |
Warrior Sports là nhà sản xuất dụng cụ cho các môn thể thao bóng vợt, khúc côn cầu trên băng, bóng đá và sản xuất quần áo thể thao. Công ty đặt trụ sở tại Warren, Michigan, Hoa Kỳ. Năm 2012, Warrior gia nhập mảng thị trường bóng đá với việc sản xuất quần áo thi đấu và trang thiết bị tập luyện cho một số câu lạc bộ trên thế giới. Đối tác đầu tiên của họ là đội bóng Anh Liverpool F.C..
Lịch sử.
Warrior Sports được thành lập vào năm 1992 bởi cựu cầu thủ bóng vợt David Morrow. Năm 2004, Warrior trở thành thành viên của New Balance Athletic Shoe, Inc. sau khi hãng này mua và nắm giữ phần lớn cổ phần công ty. Một năm sau, Warrior tiếp quản công ty Innovative Hockey và mở rộng lĩnh vực sản xuất sang khúc côn cầu trên băng.
Đối tác.
Tháng 4, 2012, Warrior Sports thông báo thỏa thuận đối tác với Liverpool F.C. với khoảng tài trợ 25 triệu bảng\mùa dành cho đội bóng này, bắt đầu từ mùa giải 2012/13, vượt qua hợp đồng kỷ lục của Anh lúc đó là 23.3 triệu bảng\mùa của Nike dành cho Manchester United F.C.. Hợp đồng này là sự thay thế hợp đồng trước đó với Adidas cùng giá trị 13 triệu bảng/mùa. Trước đó, ngày 18 tháng 1 năm 2012, Liverpool và Warrior công bố thỏa thuận đôi bên, theo đó Warrior trở thành nhà tài trợ trang phục cho Liverpool kể từ ngày 1, tháng 6 năm 2012. Warrior sẽ thiết kế trang phục sân nhà, sân khách và trang phục phụ, cũng như quần áo luyện tập của Liverpool trong vòng sáu năm. Bộ trang phục sân nhà mới được giới thiệu trên website chính thức của Liverpool vào ngày 11, tháng 5 năm 2012, với điểm nhấn là phong cách cổ điển và biểu trưng của đội bóng được đơn giản hóa. Thiết kế này đã nhận được sự chào đón từ đa số cổ động viên nhưng cũng khiến một số không hài lòng. Lý do là áo trang phục mới đã dời biểu trưng cho sự tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa Hillborough từ trước ra sau áo.
Warrior là nhà sản xuất trang phục thi đấu chính thức cho một số đội thể thao sau: | 1 | null |
ABB (tên cũ là ASEA Brown Boveri) là một công ty đa quốc gia của Thuỵ Sĩ. Công ty có trụ sở tại Zurich, Thuỵ Sĩ. Nó hoạt động chủ yếu trong ngành robot, điện, thiết bị điện nặng và công nghệ tự động hoá. Công ty được xếp hạng thứ 341 trong danh sách Fortune Global 500 năm 2018.
ABB là một trong công ty lớn nhất thế giới. ABB hoạt động khoảng 100 quốc gia, với khoảng 145.000 nhân viên vào tháng 6 năm 2012, và doanh thu 40 tỷ USD vào năm 2011. | 1 | null |
Ludwig Georg Leopold Franz von Spangenberg (24 tháng 5 năm 1826 tại Fulda – 19 tháng 1 năm 1896 tại Frankfurt am Main) là một Thượng tướng Bộ binh Phổ. Nguyên là một sĩ quan quân đội Hessen, ông đã gia nhập quân đội Phổ vào năm 1866 và tham gia nhiều trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tểu sử.
Thân thế.
Ludwig Georg sinh vào tháng 5 năm 1826 tại Fulda, là con trai của ông Johann Georg Friedrich Ernst von Spangenberg (12 tháng 3 năm 1789 ở Kassel – 2 tháng 6 năm 1850 cũng ở Kassel) và bà Dorothea, xuất thân trong gia đình Molter (19 tháng 3 năm 1806 tại Neuhof – 18 tháng 12 năm 1883 tại Kassel). Phụ thân của ông là một Thiếu tướng và Lữ đoàn trưởng của quân đội Tuyển hầu quốc Hesse.
Sự nghiệp quân sự.
Khi còn trẻ, Spangenberg học Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Kassel, và về sau ông nhập học trường thiếu sinh quân tại đây. Vào ngày 17 tháng 6 năm 1844, ông gia nhập Tiểu đoàn bộ binh nhẹ "Jäger" của quân đội Tuyển hầu quốc Hesse với vai trò là học viên sĩ quan cấp "Portepeefähnrich" và vào ngày 14 tháng 9 năm 1844, ông được phong quân hàm Thiếu úy trong đơn vị này. Về sau, Spangenberg được thăng cấp hàm Trung úy và là thành viên Ủy ban Thử nghiệm Vũ khí Bộ binh từ giữa tháng 11 năm 1857 cho đến giữa tháng 2 năm 1860. Tiếp theo đó, ông được thăng quân hàm Đại úy và gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 2 "Bá tước Wilhelm". Chẳng bấy lâu sau, ông được đổi vào Bộ Tổng tham mưu Hesse vào ngày 22 tháng 7 năm 1860, và làm việc tại đây trong suốt 6 năm tới. Trong cuộc chiến tranh chống Phổ vào năm 1866, Spangenberg tham gia phòng ngự Mainz và theo Hòa ước Praha kết thúc cuộc chiến, ông gia nhập quân đội Phổ.
Bước vào cỗ máy quân sự Phổ, Spangenberg được phong cấp Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu vào ngày 16 tháng 2 năm 1867, và được bổ nhiệm vào Bộ Tham mưu của Quân đoàn III từ ngày 7 tháng 6 năm 1867 cho đến ngày 26 tháng 5 năm 1868. Sau đó, vào ngày 16 tháng 3 năm 1869, ông rời khỏi chức vụ tham mưu của mình và lãnh chức Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn trong Trung đoàn Bộ binh số 25. Năm sau (1870), Spangenberg nhậm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bắn súng hỏa mai ("Füsilierbataillon"), và chỉ huy đơn vị của mình tham gia cuộc vây hãm Belfort và các trận giao chiến tại Gebweiler, Pesmes, Villersexel, Arcey, Clerval, St. Juan d’Adam, Orsans và Pontarlier trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vì những thành tích của mình trong chiến tranh, ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II và I, đồng thời được Quốc vương Wilhelm I liệt vào hàng khanh tướng Phổ vào ngày 16 tháng 6 năm 1871.
Sau khi Spangenberg được thăng cấp Thượng tá vào ngày 18 tháng 1 năm 1872, ông được trao quyền chỉ huy ("Führung") Trung đoàn Bộ binh "Công tước xứ Holstein" (Holstein) số 85 vào ngày 28 tháng 5 năm 1874, rồi được phong chức Trung đoàn trưởng vào ngày 9 tháng 6 năm 1874. Trên cương vị này, ông được lên quân hàm Đại tá vào ngày 19 tháng 9 năm 1874. Ông chỉ huy trung đoàn này cho đến ngày 9 tháng 7 năm 1880 rồi được phong chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 28 (đóng quân tại Düsseldorf), đồng thời được thăng hàm Thiếu tướng. Để ghi nhận tài năng chỉ huy của ông, Spangenberg được phong thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi vào ngày 14 tháng 1 năm 1883 và được đổi làm Thống lĩnh quân đội ở Berlin vào cuối năm đó. Sau đó, với cấp bậc Trung tướng, ông được bổ nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn số 12 tại Neiße vào ngày 24 tháng 11 năm 1885. Ông chỉ huy sư đoàn cho đến ngày 5 tháng 11 năm 1888, rồi được xuất ngũ (zur Disposition) với một khoản lương hưu, đồng thời được trao tặng Huân chương Vương miện hạng I.
Chưa hết, Spangenberg được phong quân hàm Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh vào ngày 19 tháng 9 năm 1891, và để ghi nhận những sự nghiệp phục vụ lâu dài của ông trong quân đội Phổ, ông được phong tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I vào này 9 tháng 1 năm 1896. 10 ngày sau, ông từ trần ở Frankfurt am Main.
Gia quyến.
Tại Wommen, vào ngày 28 tháng 4 năm 1858 Spangenberg đã thành hôn với bà Sophie Henriette Wilhelmine Amalie von Kutzleben (20 tháng 11 năm 1835 tại Wommen – 15 tháng 10 năm 1859 tại Kassel). Cuộc hôn nhân này không mang lại cho ông một người con nào. Sau khi vợ ông qua đời, ông tái giá tại Kassel vào ngày 30 tháng 3 năm 1863 với Charlotte Moritze Alberte Amalie von Schmidt (16 tháng 7 năm 1840 tại Kassel – 28 tháng 11 năm 1885 tại Berlin), và họ có với nhau hai người con trai: | 1 | null |
"Ma Boy" là một bài hát của nhóm nhỏ Sistar19 thuộc nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Sistar, được phát hành trực tuyến vào ngày 3 tháng 5 năm 2011 bởi Starship Entertainment.
Phát hành.
Ngày 28 tháng 4 năm 2011, Starship Entertainment công bố việc thành lập nhóm nhỏ Sistar19 bao gồm hai thành viên Hyorin và Bora, nhóm ra mắt vào ngày 3 tháng 5 năm 2011. Con số '19' trong tên của nhóm mang ý nghĩa là độ tuổi trưởng thành của các cô gái.
Đoạn video giới thiệu cho "Ma Boy" được ra mắt vào ngày 28 tháng 4 năm 2011. Đĩa đơn được phát hành trực tuyến trên các trang web âm nhạc của Hàn Quốc vào ngày 3 tháng 5 năm 2011. Video âm nhạc chính thức của bài hát cũng được đăng tải lên YouTube trong cùng ngày.
Một phiên bản đặc biệt của bài hát xuất hiện trong album phòng thu đầu tay "So Cool" của Sistar với sự góp mặt của hai thành viên còn lại trong nhóm, Soyou và Dasom. Sau đó, bài hát xuất hiện trong album đầu tay "Gone Not Around Any Longer" của Sistar19.
Quảng bá.
Sistar19 xuất hiện lần đầu tiên trên truyền trình trong "M! Countdown" của Mnet vào ngày 5 tháng 5 năm 2011. Nhóm cũng biểu diễn trên những chương trình âm nhạc khác như "Music Bank" của KBS, "Music Core" của MBC và "Inkigayo" của SBS trong tháng 4 và tháng 5.
Doanh số.
Bài hát xuất hiện lần đầu tiên trên bảng xếp hạng đĩa đơn của Gaon ở vị trí thứ hai. | 1 | null |
Nhà xuất bản Trẻ là một đơn vị chuyên xuất bản và phát hành sách nhiều thể loại có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 2008 trở về trước, tên gọi "nhà xuất bản Trẻ" chỉ đơn vị được thành lập năm 1981; nhưng sau đó đến nay, cái tên này dùng để nói đến Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Trẻ, có chủ sở hữu là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đơn vị sớm nhất ký và tuân thủ Công ước Berne năm 2003.
Thành viên.
E-BOOK.
Từ cuối năm 2012, nhà xuất bản Trẻ đã bắt đầu phân phối phiên bản sách điện tử của các ấn phẩm đã xuất bản thông qua đơn vị thành viên YBOOK, tên đầy đủ là Công ty TNHH Sách điện tử Trẻ.
Một số ấn phẩm và dịch phẩm tiêu biểu.
Dù chiếm một phần không nhỏ trong các đầu sách của nhà xuất bản Trẻ là sách kiến thức phổ thông, thường thức đời sống, mảng sách hư cấu (sách dịch lẫn sách trong nước) mới có những ấn phẩm để lại dấu ấn. Nhà xuất bản Trẻ cũng là bệ phóng cho những tên tuổi văn học Việt Nam đương đại như Nguyễn Nhật Ánh hay Nguyễn Ngọc Tư; hoặc giới thiệu nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới đến Việt Nam như Mario Puzo ("Bố già"), Paul Auster, Thomas Mann (qua Tủ sách "Cánh cửa mở rộng"), J. K. Rowling (qua bộ sách "Harry Potter")...
Ngoài ra, nhà xuất bản Trẻ còn xuất bản nhiều truyện tranh nước ngoài (truyện tranh Pháp - Bỉ, Manga) cũng như hỗ trợ xuất bản truyện tranh Việt Nam (các tập đầu của Thần Đồng Đất Việt, bộ truyện tranh Việt Nam mới đây là Học viện Bóng Đá). | 1 | null |
"Beauty and the Beast" là một bài hát do ca sĩ người Canada Celine Dion và ca sĩ người Mỹ Peabo Bryson thể hiện. Bài hát được viết bởi nhà viết lời Howard Ashman và nhà soạn nhạc Alan Menken cho bộ phim hoạt hình thứ 30 của Walt Disney Pictures', "Người đẹp và quái thú "(1991), với vai trò là ca khúc chủ đề của phim. Ban đầu do nữ diễn viên người Anh Angela Lansbury thu âm với vai diễn của cô trong bộ phim, Mrs. Potts, đĩa đơn này, sản xuất bởi Walter Afanasieff, là bài hát cuối cùng trong album nhạc phim, được phát hành vào ngày 16 tháng 11 năm 1991. Thêm nữa, Dion cũng đưa bài hát này vào album phòng thu thứ 17 mang tên chính cô. Là một bản ballad pop, "Beauty and the Beast" diễn tả tình cảm và mối quan hệ giữa hai nhân vật chính của phim, Belle và Quái thú.
"Beauty and the Beast" đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các nhà phê bình. Họ ca ngợi vai trò "đôi" của ca khúc, vừa là một bài hát trong phim vừa là một đĩa đơn thương mại. Ca khúc đã giành được một số giải thưởng, bao gồm Giải Quả cầu vàng cho bài hát gốc hay nhất, Giải Oscar cho Bài hát gốc hay nhất và Giải Grammy cho Bài hát hay nhất viết cho sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Với vai trò một đĩa đơn, "Beauty and the Beast" là một thành công xuất sắc về thương mại, đạt vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và trở thành bản hit nằm trong top 10 thứ hai của cả Dion và Bryson ở Hoa Kỳ. Thành công của bài hát này được gắn với dấu mốc bắt đầu sự nghiệp ca sĩ của Dion.
"Beauty and the Beast" được phát hành cùng với một đoạn phim âm nhạc, do Dominic Orlando đạo diễn. Dion và Bryson đã biểu diễn ca khúc này trực tiếp một số lần, trong số đó có ở lễ trao giải Oscar lần thứ 64 năm 1992 và tại lễ trao giải Grammy lần thứ 35 năm 1993. Cả hai ca sĩ đều đưa bài hát này vào lần lượt các album "những bản hit lớn nhất" và "album tổng hợp" của mình. "Beauty and the Beast" đã được hát lại nhiều lần bởi nhiều ca sĩ khác nhau. Nhóm nhạc pop người Mỹ Jump5 và quán quân "American Idol" Jordin Sparks đã thu âm hai phiên bản pop khác nhau của ca khúc cho lần phát hành lại phiên bản bạch kim và kim cương của bộ phim này.
Bối cảnh và quá trình thu âm.
Bộ phim.
Sau khi nỗ lực của đạo diễn Richard Purdum nhằm chuyển thể truyện "Người đẹp và quái vật" thành một sản phẩm phim hoạt hình chiếu rạp bị loại bỏ rồi lại tái khởi động, CEO của Disney Jeffrey Katzenberg yêu cầu bộ phim phải được thiết kế theo phong cách nhạc kịch Broadway gợi nhớ tới bộ phim "Nàng tiên cá "(1989), mời nhà viết lời Howard Ashman và nhà soạn nhạc Alan Menken biên soạn các bài hát cho phim này. Ashman và Menken, những người vừa hoàn thành phần nhạc phim "Nàng tiên cá", đã bắt đầu viết các bài hát cho dự án phim hoạt hình tiếp theo của họ "Aladdin "(1992). Ashman, người vừa bị chẩn đoán nhiễm HIV, ban đầu từ chối tham gia nhóm sản xuất phim "Người đẹp và quái thú" đầy áp lực. Tuy nhiên, cuối cùng ông đã đồng ý.
Nữ diễn viên người Anh Angela Lansbury thực hiện cả phần lời thoại và giọng hát của nhân vật Mrs. Potts trong phim. Lansbury nói với tờ "The Huffington Post" rằng Ashman và Menken ban đầu viết "Beauty and the Beast" theo phong cách một bài hát nhạc rock. Mặc dù Lansbury thích thú với bài hát này, cô cảm thấy mình không có khả năng thu âm nó bởi phong cách của bài hát này không mấy quen thuộc với cô. Cô băn khoăn về việc các nhạc sĩ chọn cô, hỏi họ rằng, "Các anh có chắc muốn để tôi làm việc này không?" Lansbury cũng cảm thấy mặc dù giọng hát của cô không ở trong điều kiện thực sự tốt để thu âm ca khúc "Beauty and the Beast", cho rằng sẽ không an toàn khi cô phải chịu đựng nhiều "nốt dài, mở rộng" của bài hát. Ashman và Menken chỉ đơn giản khuyên Lansbury "hãy hát bài hát này theo đúng cách [cô] hình dung nó". Cuối cùng, cô đã thu âm thành công bài hát chỉ trong đúng một lần thu.
Đĩa đơn.
Do bộ phim "Beauty and the Beast" đã nhận được tới ba đề cử giải Oscar riêng biệt cho giải Bài hát gốc hay nhất, nhà sản xuất Don Hahn bày tỏ lo ngại điều này sẽ dẫn tới việc tác phẩm sẽ bị lu mờ. Trong nỗ lực nhằm thuyết phục khán giả bầu chọn cho bài hát chủ đề của phim, Disney quyết định phát hành bài hát "Beauty and the Beast" dưới dạng một đĩa đơn. Menken coi "Beauty and the Beast" là một "bước ngoặt" trong sự nghiệp của ông, giải thích rằng đây là lần đầu tiên một trong số các tác phẩm của ông được sắp xếp lại cho một mục đích như vậy. "[Nhà sản xuất âm nhạc] Walter Afanasieff...đã nhào nặn ['Beauty and the Beast'] thành một thứ rất khác biệt so với những gì tôi đã dự định," Menken phản ánh. "Walter đã biến nó thành của riêng mình". Do phòng thu không thể chi trả cho một "ca sĩ lớn", họ mời ca sĩ người Canada Celine Dion, người hầu như không được biết đến ở Mỹ vào thời điểm đó, để thu âm một phiên bản pop của bài hát này. Lo ngại rằng Dion sẽ không gây nhiều sự chú ý bởi danh tiếng ít nổi của cô, Disney mời thêm ca sĩ người Mỹ Peabo Bryson, một ca sĩ nổi tiếng và thành công hơn thời bấy giờ, để thu âm bài hát này cùng với cô dưới dạng một bản song ca. Và cuối cùng, "Beauty and the Beast" đã giành giải Bài hát gốc hay nhất. Thành công của đĩa đơn này thường được gắn liền với việc giới thiệu Dion với khán giả toàn cầu và mở đầu sự nghiệp một ca sĩ thu âm quốc tế của cô.
Lời bài hát và tác phẩm.
"Beauty and the Beast" là một bài hát pop ballad lãng mạn. Damon Smith của báo "Chichester Observer" miêu tả giai điệu của bài hát này là "khó quên," trong khi Lisa Schwarzbaum của báo "Entertainment Weekly" miêu tả phiên bản của Lansbury như một "lời ru". Thường được biết đến với vai trò ca khúc chủ đề của phim, lời bài hát "Beauty and the Beast" miêu tả tình cảm và mối quan hệ giữa hai nhân vật chính của phim, Belle và Quái thú, và đặc biệt nhấn mạnh tới việc tình cảm ấy đã thay đổi họ, khiến tình bạn giữa họ đâm chồi. Một nhà phê bình của JoBlo.com viết rằng bài hát đã thực hiện tốt vai trò của nó trong phim qua việc "mang đến một dấu hiệu rõ ràng của tình cảm lãng mạn giữa" Belle và Quái thú.
Phản hồi và các giải thưởng.
Nhận xét từ giới chuyên môn.
Là một tác phẩm âm nhạc, "Beauty and the Beast" nhận được nhiều ý kiến nhận xét rộng rãi và rất tích cực từ các nhà phê bình của giới giải trí. Janet Maslin của báo "The New York Times" ca ngợi vai trò của ca khúc trong bộ phim, miêu tả nó là một bản "ballad lộng lẫy" cũng như "thành công lớn nhất" của hai nhà soạn nhạc Alan Menken và Howard Ashman. Anthony Quinn của tờ "The Independent" cho "Beauty and the Beast" là bài hát hay nhất trong số các ca khúc của phim. Quinn cũng khen ngợi phần biểu diễn của Lansbury, miêu tả bài hát này "đã được thể hiện một cách tuyệt đẹp". Roger Moore của tờ "Chicago Tribune" ca ngợi tài năng viết ca khúc của Ashman và Menken, miêu tả "Beauty and the Beast" là một bài hát "có thể khiến bạn rơi nước mắt." Trong khi ca ngợi bộ sưu tập ca khúc của bộ phim này, James Berardinelli của báo "ReelViews" miêu tả "Beauty and the Beast" là "thật đáng nhớ". Bill Gibron của báo PopMatters cảm thấy bài hát hơi buồn, giải thích rằng, "khoảnh khắc nhân vật chiếc ấm trà cũ kỹ của Angela Lansbury bước lên hát bài hát chủ đề của phim, mọi nỗ lực giữ cho đôi mắt ráo hoảnh đều thất bại."
Các ý kiến nhận xét về đĩa đơn phần lớn là tích cực. Arion Berger của tờ "Entertainment Weekly" nhận xét tích cực về phần thể hiện giọng hát của Dion, miêu tả "Beauty and the Beast" là "một sự thể hiện tuyệt vời những gì Dion giỏi nhất." Phóng viên Stephen Thomas Erlewine của Allmusic nhấn mạnh đây là bài hát xuất sắc và nổi bật trong album album phòng thu cùng tên với cô. Trong khi đó, Brad Webber của tờ "Chicago Tribune" lại nhận xét không mấy tích cực, miêu tả "Beauty and the Beast" là "ngọt ngào nhưng hơi uỷ mị, theo đúng tiêu chuẩn của một ca khúc pop" đã "gây ấn tượng không đúng về tài năng [của Dion]" qua việc phô trương "những âm vang mạnh mẽ và giọng ca nhiều mùi vị."
Nói về album nhạc phim của "Beauty and the Beast", Menken của Filmtracks viết: "Bài hát pop có phong cách cũ này là một cái liếc mắt qua sự xuất hiện của Celine Dion trong siêu phẩm phim sắp tới, mà phần biểu diễn "Beauty and the Beast" của cô đã khiến nhiều người hâm mộ ước ao rằng cô đã thu âm nó dưới dạng một bản đơn ca..."
Các giải thưởng và sự công nhận.
"Beauty and the Beast" đã giành được một số giải thưởng. Bài hát nhận được giải Bài hát gốc hay nhất ở Lễ trao giải Quả cầu vàng lần thứ 49 vào tháng 1 năm 1992. Tháng 3 năm đó, "Beauty and the Beast" giành Giải "Bài hát gốc hay nhất" ở Lễ trao giải Oscar lần thứ 64. Giải thưởng này là một sự truy tặng trong trường hợp của Ashman, người đã chết vì bệnh AIDS vào ngày 14 tháng 3 năm 1991, tám tháng trước ngày phát hành của phim. Menken thể hiện sự biết ơn với Ashman trong diễn văn trao giải của mình, thay mặt Ashman cảm ơn Lansbury, Dion, Bryson, và Afanasieff cho những đóng góp âm nhạc của họ. Thay mặt Ashman là đồng nghiệp lâu năm của ông, William "Bill" Lauch, người đã nhận giải hôm đó. Năm tiếp theo, "Beauty and the Beast" nhận được hai giải trong số tám đề cử ở Lễ trao giải Grammy lần thứ 35, một cho Bài hát hay nhất viết cho sản phẩm truyền thông đa phương tiện, giải còn lại cho Phần biểu diễn pop hay nhất bởi một cặp đôi hay một nhóm nhạc. Thêm đó, bài hát còn được đề cử cho Bản thu âm của năm và Bài hát của năm, nhưng để lỡ cả hai vào tay bài hát "Tears in Heaven" của Eric Clapton. Ở Canada, "Beauty and the Beast" giành được một Giải Juno cho Đĩa đơn của năm, chiến thắng chính bài hát "If You Asked Me To" của Dion.
Viện điện ảnh Hoa Kỳ (American Film Institute) xếp "Beauty and the Beast" ở vị trí số sáu mươi hai trong danh sách 100 năm...100 bài hát. "Total Film" xếp bài hát ở vị trí thứ chín trong danh sách "50 khoảnh khắc tuyệt vời nhất của các phim Disney".
Thành công về chuyên môn và thương mại của "Beauty and the Beast" được gắn liền với sự bắt đầu sự nghiệp của Celine Dion trong những năm 1990. Tạp chí "People Magazine" viết về những ngày đầu sự nghiệp của ca sĩ, "ngôi sao chớm toả sáng thực sự đến với toàn thế giới thông qua bản song ca năm 1992 của cô với Peabo Bryson, 'Beauty and the Beast'– chủ đề cho bộ phim của Disney– đã mang đến cho cô cả một giải Oscar lẫn một giải Grammy." Tương tự như vậy, tạp chí "Billboard" viết, "đó là bản song ca của cô với Peabo Bryson trong bài hát chủ đề phim Beauty and the Beast của Disney, đây thực sự là một bước ngoặt của cô." Bài hát đã được đưa vào album phòng thu thứ 17 mang chính tên Dion, được phát hành vào ngày 31 tháng 3 năm 1992.
Trên các bảng xếp hạng.
"Beauty and the Beast" có vị trí rất tốt trên các bảng xếp hạng toàn cầu. Bài hát trở thành đĩa đơn thứ hai của Dion xuất hiện trong top 10 của bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, đứng ở vị trí thứ chín. Bài hát đạt tới vị trí số 3 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot Adult Contemporary (Các bài hát hiện đại cho người lớn). Ở Canada, "Beauty and the Beast" vươn tới vị trí thứ nhất trên bảng xếp hạng RPM Adult Contemporary (Bài hát hiện đại cho người lớn), cùng lúc đó xếp ở vị trí thứ hai mươi ba trên bảng xếp hạng Top Singles (Các đĩa đơn đầu bảng). Ở ngoài Bắc Mỹ, bài hát nằm trong top 10 tại các bảng xếp hạng ở các quốc gia gồm New Zealand và Anh, và ở trong top 20 ở Australia, Bỉ, Hà Lan và Ireland.
Phim âm nhạc.
Đoạn phim âm nhạc của bài hát do Dominic Orlando đạo diễn, phát hành cùng với phiên bản đơn giản. Phim bắt đầu với hình ảnh cận cảnh của Dion đang thể hiện những lời ca đầu tiên của bài hát "Tale as old as time/True as it can be" (Những câu chuyện kể cổ kính như thời gian/Chân thực nhất có thể) trong một căn phòng lớn giống như ở một phòng thu. Bryson sau đó bước vào căn phòng cùng với Dion, thể hiện tiếp lời một của ca khúc. Hình ảnh cận cảnh và toàn cảnh của hai ca sĩ được lồng cùng với các cảnh trong bộ phim, các cảnh này được chiếu ở phía trên hai ca sĩ bằng một màn hình lớn. Một dàn nhạc lớn đứng quanh Bryson và Dion khi họ thể hiện từng phần hát của riêng mình, xen kẽ giữa các lời và đoạn điệp khúc, giai điệu và phần hoà âm, cho tới khi bài hát kết thúc và đoạn phim âm nhạc khép lại.
Các phần biểu diễn trực tiếp.
Angela Lansbury, Celine Dion và Peabo Bryson đã biểu diễn bài hát này trực tiếp ở Lễ trao giải Oscar lần thứ 64 vào năm 1992. Dion và Bryson sau đó đã biểu diễn ca khúc tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 35 một năm sau đó.
Các phiên bản khác.
Trong bộ phim, "Beauty and the Beast" do Angela Lansbury thể hiện trong vai bà Ấm trà, xuất hiện trong khi Belle và Quái thú nhảy cùng nhau trong phòng kiêu vũ của lâu đài. Một phiên bản khác của bài hát do Céline Dion và Peabo Bryson thể hiện ở cuối phim. Đây cũng là phiên bản được phát hành trên một đĩa đơn CD và cũng được đưa vào album mang chính tên Dion (1992).
Ca sĩ Chris Connor đã thu âm một phiên bản của bài hát trong album năm 1992 của cô, "My Funny Valentine", phát hành trên Alfa Jazz ở Japan.
Ca khúc được thu âm bởi Beth Fowler trong album âm nhạc của phiên bản nhạc kịch của "Beauty and the Beast" năm 1994.
Năm 1998, một phiên bản của bài hát này, có tên gọi "Beauty and the Bees", được thực hiện cho loạt phim 3D "It's Tough to be a Bug!" tại Disney's Animal Kingdom và Disney California Adventure Park. Một phiên bản dàn dựng ngắn của "Beauty and the Beast" cũng xuất hiện trong trò chơi điện tử "Kingdom Hearts II". Bài hát sau đó được đưa vào các album những bản hit lớn nhất "All the Way... A Decade of Song" (1999) và "" (2008).
Năm 2002, bài hát được thể hiện lại bởi nhóm Jump5 và được đưa vào album, "DisneyMania". Sau đó cũng được làm mới lại bởi Ian 'H' Watkins & Claire Richards của nhóm Steps trong album Another You Another Me của họ.
Năm 2005, Julie Andrews chọn bài hát này cho album của cô "Julie Andrews Selects Her Favorite Disney Songs".
Paige O'Hara, người lồng tiếng cho nhân vật Belle của phim, cũng đã thu âm một bản của bài hát này cho album của cô "Dream with Me".
Năm 2010, Jordin Sparks thu âm phiên bản của riêng cô cho bài hát chủ đề "Beauty and the Beast", và quay một đoạn phim âm nhạc kèm theo cùng với đạo diễn Philip Andelman, cho lần phát hành lại vào năm 2010 của phiên bản DVD/Blu-ray của bộ phim.
Trong album năm 2011 có tên "V-Rock Disney", bao gồm các ca sĩ visual kei (họ mặc các trang phục và trang điểm giống như các nhân vật trong phim) hát lại các ca khúc của Disney, Ryuichi Kawamura đã thể hiện bài hát này bằng tiếng Nhật.
Trong album năm 2012 có tựa đề "Disney - Koe no Oujisama Vol.2", gồm các diễn viên lồng tiếng hát lại các bài hát của Disney, ca khúc này được thể hiện lại bởi Tomokazu Seki và Ryoutaro Okiayu
Các ca sĩ khác đã thu âm lại ca khúc này gồm Cher và Jeffrey Osborne, James Ingram và Britney Spears, H & Claire, Christina Aguilera và Luther Vandross, Linda Ronstadt và Barry Manilow, Sting và Erykah Badu, Richard Marx và Shania Twain, Phil Collins và Regina Belle, Amy Jo Johnson và R. Kelly, Nana Mouskouri và Harry Belafonte, Usher & Jennette McCurdy, và cả Michael Jackson cùng với Whitney Houston.
Định dạng đĩa và danh sách bài hát.
Đĩa đơn CD toàn cầu
Đĩa đơn maxi CD của Canada | 1 | null |
Hans Lothar von Schweinitz (30 tháng 12 năm 1822 tại điền trang Klein Krichen, huyện Lüben, Schlesien – 23 tháng 6 năm 1901 tại Kassel) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Về sau này, ông là Tướng phụ tá của Đức hoàng, ngoài ra ông còn là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng giữ chức vụ Đại sứ Đế quốc Đức tại Viên và Sankt-Peterburg.
Tiểu sử.
Thân thế.
Hans Lothar sinh vào tháng 12 năm 1822, trong gia đình quý tộc lâu đời von Schweinitz ở vùng Schlesien, và là con trai của Heinrich von Schweinitz (25 tháng 2 năm 1796 tại Alt-Raudten – 4 tháng 3 năm 1872 tại Liegnitz), một địa chủ và Đốc học ("Studiendirektor") Học viện Hiệp sĩ Liegnitz. Thân mẫu của ông là Emilie, xuất thân trong gia đình von Heugel (20 tháng 6 năm 1799 – 21 tháng 5 năm 1870 tại Berlin). Thuở nhỏ, ông được một gia sư giáo dưỡng tại tư dinh của cha mình. Năm 14 tuổi, ông đến Breslau, tại đây ông học Trường Trung học Chính quy Maria Magdalenen cho đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sự nghiệp quân sự.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 1840, Schweinitz nhập ngũ trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 tại và vào năm 1854, với quân hàm Trung úy, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Bộ Chỉ huy quân đội Liên minh các quốc gia Đức tại Frankfurt am Main, do thành công của các tác phẩm "Die Armeen des westlichen Europa" ("Các quân đội tại Tây Âu") và "Die Geschichte des Ordens vom Goldenen Vließ" ("Lịch sử Huân chương Golden Fleece") của mình.
Vào năm 1857, với cấp hàm Đại úy Schweinitz được ủy nhiệm làm trợ lý cá nhân của Thái tử Friedrich Wilhelm nước Phổ. Sau đó, vào năm 1860, ông được thăng cấp Thiếu tá, được đổi vào Bộ Tổng tham mưu và được cử làm tùy viên quân sự tại Tòa Công sứ Phổ từ năm 1861 cho đến năm 1862. Tiếp theo đó, ông trở lại phụng sự Thái tử rồi tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch vào năm 1864.
Vào năm 1865, Schweinitz đợc bổ nhiệm làm sĩ quan tùy tùng ("Flügeladjutant") của Đức vua và trong khi vẫn giữ chức vụ này, ông được phái đến Sankt-Peterburg với vai trò là phái viên quân sự. Trong chiến dịch đánh Áo vào năm 1866, ông tham gia Bộ Tổng tham mưu và chiến đấu trong trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông trở lại Sankt-Peterburg để tiếp tục đảm đương chức vụ của mình và tại đây ông được phong cấp hàm Đại tá vào ngày 31 tháng 12 năm 1866. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1869, Schweinitz được thăng quân hàm Danh dự ("Charakter") Thiếu tướng đồng thời được lãnh chức Thuộc tướng ("General ") của Đức vua. Không lâu sau đó, ông rời nhiệm sở của mình tại kinh đô Nga và vào ngày 9 tháng 12 năm 1896, ông được phái đến Viên với vai trò là Công sứ của Phổ và Liên bang Bắc Đức. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ ngăn chặn của liên minh giữa Áo và Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Áo đã không làm điều đó và cuộc chiến kết thúc với sự bại trận của Pháp. Sau khi Đế quốc Đức được kến lập, Schweinitz được ủy thác làm Đại sứ Đức tại Viên. Trên cương vị này, ông được phong cấp hàm Danh dự Trung tướng vào ngày 16 tháng 12 năm 1871 và được Hoàng đế Franz Joseph I của Áo phong tặng Đại Thập tự của Huân chương Thánh Stephan vào ngày 6 tháng 9 năm 1872. Schweinitz là người đã tổ chức cuộc hội kiến của ba hoàng đế Đức, Áo và Nga vào năm 1872.
Trong khi ông vẫn giữ chức Đại sứ Đức tại Viên, Schweinitz được Đức hoàng Wilhelm I phong chức Tướng phụ tá. Sau đó, vào tháng 1 năm 1876, ông rời nhiệm sở của mình tại Viên và được phái đến Sankt-Peterburg với chức vụ tương tự. Tại đây, vào ngày 22 tháng 3 năm 1877, ông được nhận văn bằng ("Patent") chính thức xác nhận cấp bậc Trung tướng của mình và sau đó ông được lên quân hàm Thượng tướng Bộ binh vào ngày 20 tháng 9 năm 1884. Vào năm 1890, ông ủng hộ Thủ tướng Leo von Caprivi khuyến khích Đức hoàng Wilhelm II bãi bỏ Mật ước tái cam kết mà cựu Thủ tướng Otto von Bismarck đã ký kết với Nga vào năm 1887. Sau đó, vào ngày 12 tháng 12 năm 1892, ông rời khỏi cương vị Đại sứ của mình, và được về hưu đồng thời nhận Huân chương Hoàng gia Hohenzollern với cấp Chỉ huy. Tuy nhiên, ông vẫn là Tướng phụ tá của Đức hoàng, đồng thời mang danh hiệu "à la suite" của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm gia nhập quân ngũ của ông, Schweinitz được tặng thưởng Kim cương đính kèm Huân chương Đại bàng Đen vào ngày 28 tháng 11 năm 1900.
Hans Lothar von Schweinitz đã từ trần vào ngày 24 tháng 6 năm 1901 tại Kassel.
Gia quyến.
Vào ngày 18 tháng 10 năm 1872, tại Luân Đôn, ông thành hôn với Anna Jay (12 tháng 8 năm 1849 tại New York City – 19 tháng 6 năm 1925 tại Kassel), con gái của John Jay (Công sứ Hoa Kỳ tại Viên) với bà Eleanor Kingsland Field. Bà Anna là chắt gái của John Jay, một trong những quốc phụ của Hoa Kỳ, và cuộc hôn nhân đã mang lại cho Schweinitz 6 người con trai và 2 người con gái.
Con gái của ông là Eleonore von Schweinitz (1875 – 1948) đã kết hôn với Quốc vụ khanh Phổ August von Trott zu Solz (1855 – 1938) vào năm 1901. Người con trai trưởng của ông, Wilhelm von Schweinitz (1873 – 1932) là một quân nhân cho đến năm 1918, giữ chức vụ tùy viên quân sự ở Roma và Den Haag trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông đã kết hôn với Victoria (1882 – 1966), con gái của Bộ trưởng Hoàng gia August zu Eulenburg. | 1 | null |
"Gone Not Around Any Longer" (Tiếng Hàn: 있다 없으니까; phiên âm: "Itda Eopseunikka") là album đĩa đơn đầu tay của nhóm nhỏ Sistar19 thuộc nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Sistar, được phát hành vào ngày 30 tháng 1 năm 2013 bởi Starship Entertainment.
Phát hành.
Ngày 24 tháng 12 năm 2012, Starship Entertainment cho biết Sistar19 sẽ quay trở lại vào tháng 1 năm 2013. Đĩa đơn mới của nhóm được sản xuất bởi Brave Brothers. Ngày 24 tháng 1 năm 2013, một số hình ảnh giới thiệu cho "Gone Not Around Any Longer" được ra mắt, đồng thời ngày phát hành 31 tháng 1 cũng được công bố.
Ngày 31 tháng 1 năm 2013, đĩa đơn "Gone Not Around Any Longer" cùng với video âm nhạc được phát hành. Video âm nhạc của bài hát do Joo Hee Sun đạo diễn và có sự góp mặt của nam diễn viên Ahn Jae-hyun. Đĩa đơn nhanh chóng đạt thành công về mặt thương mại và đứng đầu tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến tại Hàn Quốc trong vòng 2 tuần. Ngoài ra bài hát còn đạt vị trí nhứ nhất trên bảng xếp hạng "Billboard" "Korea K-Pop Hot 100".
Quảng bá.
Sistar19 quay trở lại trên các chương trình âm nhạc trên "M! Countdown" của Mnet vào ngày 31 tháng 1 năm 2013. Nhóm cũng biểu diễn "Gone Not Around Any Longer" trên những chương trình khác như "Music Bank" của KBS, "Music Core" của MBC và "Inkigayo" của SBS trong tháng 1. Bài hát mang về cho nhóm giải thưởng âm nhạc đầu tiên trên "M! Countdown" vào ngày 7 tháng 2 năm 2013. | 1 | null |
Giải văn hóa Anders Jahre (tiếng Na Uy: "Anders Jahres kulturpris") là một giải thưởng của "Quỹ Nhân đạo Anders Jahre" ("Anders Jahres Humanitære Stiftelse") dành cho những người có cống hiến xuất sắc trong lãnh vực văn hóa Na Uy.
Giải được trao hàng năm, bắt đầu từ năm 1990, theo bình chọn của một tiểu ban giám khảo do Quỹ đề cử.
Hàng năm có một hoặc 2 người được trao giải. Giải thưởng gồm một tượng nhỏ do nhà điêu khắc Nils Aas làm, một bằng khen, và một khoản tiền 500.000 krone Na Uy cho mỗi người.
Song song với "Giải văn hóa Anders Jahre", từ năm 1996, "Quỹ nhân đạo Anders Jahre" cũng trao một giải cho các nghệ sĩ trẻ tài năng. Khoản tiền thưởng cho nghệ sĩ trẻ là 100.000 krone Na Uy.
Các giải thưởng này nhằm tưởng niệm Anders Jahre, chủ hãng tàu thủy lớn của Na Uy. | 1 | null |
Sóc bay có tên khoa học là Pteromyini hay Petauristini, là một tông của 44 loài sóc (Họ Sóc).
Mô tả.
Có bộ lông xám đen, mắt to đen, chiều dài khoản 15 cm từ đầu đến đuôi, có đuôi bóng hình dẹp, có màng cánh.
Phân loại.
Loài lớn nhất là Sóc bay lông len ("Eupetaurus cinereus"). Hai loài thuộc chi Glaucomys ("Glaucomys sabrinus" và "Glaucomys volans") có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, còn Sóc bay Xibia ("Pteromys volans") có nguồn gốc từ Bắc Âu.
Thorington và Hoffman (2005) chia thành 15 chi sóc bay trong hai Phân bộ.
Bộ Pteromyini – Sóc bay | 1 | null |
Losang Jamcan, cũng viết là Losang Gyaltsen (; ; sinh tháng 7 năm 1957), là một chính trị gia dân tộc Tạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức Chủ tịch khu tự trị Tây Tạng và thị trưởng của thủ phủ Lhasa.
Sự nghiệp.
Losang Jamcan là người đến từ huyện Zhag'yab, địa khu Qamdo ở đông bộ Khu tự trị Tây Tạng. Từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 2 năm 1976, ông theo học tại Học viện Dân tộc Tây Tạng tại Hàm Dương, Thiểm Tây, học ngành ngữ văn. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc trong trường đại học này 10 năm với vai trò là một giảng viên và một cán bộ của Đoàn Thanh niên Cộng sản chủ nghĩa Trung Quốc tại trường.
Vào tháng 12 năm 1986, Losang Jamcan trở về Tây Tạng, tại đây ông giữ chức Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản chủ nghĩa của khu tự trị. Từ năm 1992 đến 1995, ông giữ chức phó thư ký địa ủy và chuyên viên hành thự của địa khu Nagqu ở bắc bộ khu tự trị. Vào tháng 6 năm 1995, ông được điều nhiệm đến thủ phủ Lhasa của khu tự trị và giữ chức Phó thư ký thị ủy. Ông được bổ nhiệm làm quyền Thị trưởng vào tháng 9 năm 1995, và trở thành Thị trưởng Lhasa vào tháng 5 năm 1996. Từ năm 2001 đến 2004, ông theo học lớp tại chức nghiên cứu sinh, học tập chuyên nghiệp triết học chủ nghĩa Marx của Viện nghiên cứu sinh thuộc Trường đảng Trung ương.
Vào tháng 1 năm 2003, Losang Jamcan được thăng chức làm Phó chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng, và đến tháng 5 năm 2010 thì trở thành phó chủ tịch thường vụ Chính phủ Khu tự trị Tây Tạng. Ngày 29 tháng 1 năm 2013, ông được Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị Tây Tạng bầu làm Chủ tịch Khu tự trị, kế nhiệm Padma Choling- người trở thành Chủ nhiệm Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân khóa 10 của Khu tự trị. Với chức vụ chủ tịch của khu tự trị, ông là cấp dưới của Bí thư khu ủy Trần Toàn Quốc.
Losang Jamcan là ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. | 1 | null |
Karl Botho Wend Heinrich Graf zu Eulenburg (2 tháng 7 năm 1843 tại Wicken – 26 tháng 4 năm 1919 cũng tại Wicken) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Ông đã được phong cấp bậc Thượng tướng kỵ binh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Tiểu sử.
Thân thế.
Karl Botho sinh vào tháng 7 năm 1843, trong gia đình quý tộc cổ zu Eulenburg ở Đông Phổ. Ông là con trai của nhà chính trị Botho Heinrich zu Eulenburg (27 tháng 12 năm 1804 tại Königsberg – 17 tháng 4 năm 1879 tại Berlin) với người vợ của ông này là Therese, thuộc dòng họ Bá tước Dönhoff (4 tháng 10 năm 1806 tại Königsberg – 13 tháng 2 năm 1885 tại Berlin). Trong số những người anh em của ông có August, Botho và Wendt.
Sự nghiệp quân sự.
Từ năm 1856, Eulenburg học Trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Marienwerder và về sau này ông trở thành một thiếu sinh quân ở Berlin vào ngày 4 tháng 5 năm 1859. Sau khi rời khỏi đội thiếu sinh quân Berlin, Eulenburg gia nhập quân đội Phổ với cấp bậc Thiếu úy trong Trung đoàn Thiết kỵ binh số 3 "Bá tước Wrangel" (Đông Phổ) vào ngày 6 tháng 5 năm 1862. Ngay trong năm sau, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá trung đoàn vào ngày 25 tháng 10 năm 1863. Trên cương vị này, ông đã tham gia cuộc chiến tranh với Áo vào năm 1866 trong các trận đánh tại Trautenau, Königgrätz-Sadowa cùng với cuộc vây hãm Olmütz. Đến tháng 10 năm 1869, ông được thăng quân hàm Trung úy và được đổi làm sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 2. Trong cuộc tổng động viên khởi đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào năm 1870, Eulenburg ban đầu không tham gia do một thương tích ở chân. Phải đến cuối tháng 8 thì ông mới đến Pháp để cùng với lữ đoàn của mình chiến đấu và bị thương nhẹ trong trận đánh quyết định tại Sedan vào ngày 1 tháng 9 năm 1870. Trong giai đoạn kế tiếp của cuộc chiến tranh, ông tham gia Bộ Tham mưu Lữ đoàn dưới quyền Vương tử Albrecht của Phổ, chiến đấu trong các trận đánh lớn tại Hallue, Bapaume và Saint-Quentin, cũng như trong cuộc vây hãm Péronne và các cuộc giao tranh tại Pierrefitte, Gisors cùng với Vernon. Do những thành tích của ông trong cuộc chiến, Eulenburg đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II vào ngày 21 tháng 10 năm 1870. Sau khi cuộc chiến kết thúc với thất bại của Pháp, ông được thuyên chuyển sang Trung đoàn Thương ky6 binh Cận vệ số 2 nhưng vẫn giữ chức vụ cũ của mình, và phải đến ngày 22 tháng 9 năm 1873 ông mới rời khỏi chức sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số 2. Sau khi Eulenburg được thăng cấp Trưởng quan kỵ binh vào ngày 14 tháng 2 năm 1874, ông được bổ nhiệm làm đội trưởng một đội kỵ binh vào ngày 15 tháng 10 năm 1874. Ông đảm nhiệm chức vụ này cho đến ngày 11 tháng 6 năm 1880 rồi được ủy nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Sư đoàn Kỵ binh Cận vệ. Năm sau (1881), ông được chuyển vào Bộ Tổng chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh với chức vụ tương tự vào ngày 13 tháng 10. Ông giữ cương vị này gần 8 năm, và trong thời gian đó ông được lên quân hàm Thiếu tá vào ngày 2 tháng 6 năm 1883. Cũng trong thời gian này, ông thường được cử làm quan sát viên trong các cuộc diễn tập của quân đội Nga.
Vào ngày 16 tháng 4 năm 1889, Eulenburg rời khỏi chức vụ phụ tá của mình và được giao quyền chỉ huy ("Führung") Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2. Sau khi ông được phong chức Trung đoàn trưởng vào ngày 27 tháng 6 năm 1889, ông được thăng hàm Thượng tá vào ngày 21 tháng 9 năm 1889 rồi được phong cấp hàm Đại tá vào ngày 17 tháng 11 năm 1891. Với cấp bậc này, ông được trao quyền chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ số từ ngày 19 tháng 8 năm 1893 cho đến ngày 13 tháng 5 năm 1894, sau đó ông chính thức được phong chức Lữ đoàn trưởng. Đến ngày 4 tháng 4 năm 1892, Eulenburg được thăng quân hàm Thiếu tướng, nhưng phải đến ngày 30 tháng 3 năm 1896 thì mới được nhận văn bằng ("Patent"). Sau đó, vào ngày 4 tháng 4 năm 1899, ông được giao quyền chỉ huy Sư đoàn số 1, sau đó ông được thụ phong Sư đoàn trưởng vào ngày 18 tháng 4 năm 1899, đồng thời được thăng hàm Trung tướng. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1902, ông rời khỏi chức chỉ huy của mình, và theo yêu cầu của ông, Eulenburg được xuất ngũ (zur Disposition) với một khoản lương.
Ông trở về trông nom điền trang của mình ở Wicken và thường tham dự các cuộc họp mặt tại kinh đô Berlin với vai trò là thành viên Viện Quý tộc Phổ. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1910, Đức hoàng Wilhelm II phong cho ông quân hàm Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh. Ngoài ra, ông còn được phép vận quân phụ của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 2 vào tháng 5 năm 1912.
Trong cuộc tổng động viên khởi đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm 1914, ông được triệu hồi về quân đội Đức và được lãnh chức Phó Tướng tư lệnh của Quân đoàn I, đóng quân ở Königsberg. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1914, ông được nhận văn bằng chính thức xác nhận cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh của mình. Đến ngày 10 tháng 7 năm 1916, ông lại xuất ngũ, đồng thời được tặng thưởng Vương miện của Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I đính kèm Bó sồi.
Vào ngày 24 tháng 6 năm 1886, Eulenburg được phong tước Hiệp sĩ Công lý của Huân chương Thánh Johann và để ghi nhận sự nghiệp phục vụ lâu dài của ông trong quân đội Đức-Phổ, ông được trao tặng Huân chương Vương miện hạng I vào ngày 19 tháng 9 năm 1901. Tháng 4 năm 1919, ông từ trần tại Wicken.
Gia quyến.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1867, tại Krangen, Eulenburg thành hôn với bà Luise Johanna Valeska von Bonin (19 tháng 1 năm 1845 tại Berlin – 29 tháng 11 năm 1871 tại Potsdam). Sau khi bà qua đời, ông tái giá tại Prassen vào ngày 3 tháng 10 năm 1894 với Nữ Bá tước Marie Gräfin zu Eulenburg (sinh vào ngày 17 tháng 12 năm 1871 tại Breslau, Schlesien). Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông một số người con. Trong số họ có: | 1 | null |
Moa khổng lồ Đảo Bắc, tên khoa học Dinornis novaezealandiae là một trong ba loài moa tuyệt chủng trong chi Dinornis.
Môi trường sống.
Moa này đặc biệt sống trên cả đảo Bắc và đảo Nam của New Zealand, và sống ở các vùng đất thấp (cây bụi, đồng cỏ, và rừng). | 1 | null |
Karl Freiherr von Wrangel (28 tháng 9 năm 1812 tại Königsberg, Đông Phổ – 28 tháng 11 năm 1899 tại điền trang của con rể ông ở huyện Rothenburg, Oberlausitz) là một Thượng tướng Bộ binh của Vương quốc Phổ. Ông đã có nhiều đóng góp đến chiến thắng của Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Wrangel sinh vào tháng 9 năm 1812 tại tỉnh Đông Phổ. Sau khi học tại các trường thiếu sinh quân ở Culm và Berlin, ông gia nhập quân đội Phổ vào ngày 13 tháng 8 năm 1830 với quân hàm Thiếu úy trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, và tham dự "Trường Chiến tranh Tổng hợp" (hay còn gọi là "Học viện Quân sự Phổ") ở kinh đô Berlin kể từ năm 1837 cho đến năm 1840.
Vào tháng 12 năm 1847, ông bị buộc phải rời khỏi quân ngũ do một cuộc đấu súng, và – sau khi được trị khỏi vết thương nặng của mình do cuộc đấu súng này gây nên – ông được trở lại phục vụ dưới quyền vị Hoàng đế tương lai Wilhelm I trong Trung đoàn Bộ binh số 1 vào tháng 3 năm 1843. Sang năm sau (1844), ông được đổi vào Cục Lượng giác học trong Bộ Tổng tham mưu. Tại đây, ông được thăng cấp Trung úy vào năm 1846. Vào tháng 4 năm 1848, khi Phổ tham chiến chống Đan Mạch trong cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất và người chú của ông là Trung tướng von Wrangel (sau được phong cấp Thống chế) được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh các lực lượng Đức ở Schleswig-Holstein, ông được phái đến đây với cấp bậc Đại úy trong Bộ Tổng tham mưu Schleswig-Holstein và tham chiến trong các chiến dịch năm 1848 và 1849.
Trong cuộc chiến tranh này, ông đã được một tờ báo đặt cho cái tên là "Người đánh trống Kolding". Cái tên này xuất phát từ sự dũng cảm của ông trong một trận đánh đường phố tại thành phố Kolding dưới sự kiểm soát của quân đội Schleswig-Holstein vào ngày 29 tháng 4 năm 1849. Quân Đan Mạch tấn công Kolding và trong khi quân Schleswig-Holstein sắp sửa rút lui, Đại úy Wrangel nhảy xuống lưng ngựa, tóm lấy một cái trống và gióng trống liên hồi để thôi thúc quân sĩ tấn công đối phương. Quân Schleswig-Holstein quay lại, theo chân vị chỉ huy can trường tiến công và đánh bại được quân Đan Mạch.
Khi Phổ triệu hồi các sĩ quan của mình về nước vào tháng 4 năm 1850, Wrangel được bổ nhiệm làm Giám đốc Cục Đo đạc địa hình của Bộ Tổng tham mưu và trở lại phục vụ tiền tuyến với cấp bậc Thượng tá trong cuộc tổng động viên vào năm 1859. Giờ đây, ông được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng của một trung đoàn Vệ binh quốc gia ("Landwehr"), và đơn vị này không lâu sau đó được đổi thành Trung đoàn Bộ binh số 61 (số 8 Pommern) tại Stolp.
Sau đó, vào năm 1864, ông được ủy nhiệm chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 26 tại Münster. Sau khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ vào năm 1866, ông đã chỉ huy lữ đoàn của mình tham gia Chiến dịch Main ở miền Tây Đức. Trên cương vị là một chỉ huy độc lập, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong các trận thắng của quân đội Phổ tại Dermbach, Kissingen, Laufach, Aschaffenburg, Tauberbischofsheim và Gerchsheim. Nhờ những công trang của ông trong cuộc chiến, ông được tặng thưởng Huân chương Quân công của Phổ.
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc với thắng lợi của Phổ, ông được lãnh chức Sư trưởng của Sư đoàn số 18 tại Flensburg và được lên quân hàm Trung tướng vào năm 1868. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871, ông đã tham chiến trong các trận đánh quyết liệt tại Colombey-Nouilly, Mars-la-Tour và Gravelotte-St. Privat, cũng như trong cuộc vây hãm Metz cùng trận đánh chiếm Orléans. Sau chiến thắng Orléans, Vương thân Friedrich Karl Nikolaus của Phổ, Tư lệnh Tập đoàn quân số 2, đã đánh điện cho Bộ Tổng chỉ huy Đức tại Versailles: "Vinh quang trong ngày thuộc về Sư đoàn Wrangel". Do vậy, Wrangel được trao tặng Bó sồi đính kèm Huân chương Quân công của mình. Về sau, sư đoàn của ông cũng tham gia trận tấn công Le Mans vào tháng 1 năm 1871, nơi các lực lượng Đức-Phổ giành một thắng lợi quyết định.
Sau khi hòa bình được lập lại, Wrangel chỉ huy sư đoàn của mình tại Flensburg cho đến tháng 6 năm 1872, rồi được phong chức Thống đốc Posen. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1876, ông giải ngũ với cấp bậc Thượng tướng Bộ binh. Giờ đây, ông lui về điền trang của người con rể mình, một Nam tước von Liliencron, tại huyện Rothenburg, tọa lạc tại Oberlausitz. Ở đây, ông từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 1899.
Vào năm 1903, tượng đài ông được xây dựng tại Flensburg và đến nay, bức tượng đài vẫn còn tồn tại (xem tấm hình bên tay phải). | 1 | null |
Chorisodontium aciphyllum là một loài rêu trong họ Dicranaceae mọc chủ yếu ở hai bên eo biển Magellan. Loài này có khả năng trạng thái ẩn sinh () đến mức bất thường, tức sống vô hạn ở trạng thái không trao đổi chất.
Miêu tả.
"Chorisodontium aciphyllum" mọi trên bờ châu Nam Cực. Nó được phát hiện ở Argentina, Chile, châu Nam Cực, New Zealand, và Nam Georgia. Sau khi các đống rêu mọi lên cao, những lớp sau hơn trở thành màu nâu vì thiếu nắng và từ từ đóng băng vĩnh cửu. Các đống rêu có thể mọc cao hơn .
Loài này được Joseph Dalton Hooker và William M. Wilson mô tả khoa học đầu tiên năm 1844 với tên "Dicranum aciphyllum" trong "London Journal of Botany" (Tạp chí Thực vật học Luân Đôn). Viktor Ferdinand Brotherus đặt tên hiện tại vào năm 1924. | 1 | null |
Downfall () là một bộ phim chiến tranh 2004 của đạo diễn Oliver Hirschbiegel, kể về mười ngày cai trị cuối cùng của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã.
Bộ phim được biên kịch và sản xuất bởi Bernd Eichinger, dựa trên cuốn tiểu thuyết "Inside Hitler's Bunker" của nhà sử học Joachim Fest; "Until the Final Hour", những ký ức của Traudl Junge, một trong các thư ký của Hitler, và với Melissa Müller; ký ức của Albert Speer, "Inside the Third Reich"; "Hitler's Last Days: An Eye–Witness Account", của Gerhardt Boldt; "Das Notlazarett Unter Der Reichskanzlei: Ein Arzt Erlebt Hitlers Ende in Berlin" của Tiến sĩ Ernst-Günther Schenck; và,ký ức của Siegfried Knappe, "Soldat: Reflections of a German Soldier, 1936–1949".
Bộ phim được đề cử giải Oscar cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.
Nội dung.
Bộ phim bắt đầu với cuộc sống hiện tại của Traudl Junge khi bà bày tỏ cảm giác xấu hổ khi lúc trẻ ngưỡng mộ Adolf Hitler. Vào tháng 11 năm 1942, một nhóm thư ký người Đức được hộ tống đến văn phòng của Hitler tại Hang Sói ở Rastenburg, Đông Phổ. Hitler chọn Traudl Humps là một trong các thư ký riêng của mình.
Hai năm rưỡi sau, vào ngày 20 tháng 4 năm 1945 (ngày sinh nhật thứ 56 của Hitler), ở giữa trận chiến Berlin, Tổng thư ký Traudl Humps (sau khi kết hôn là Traudl Junge) được đánh thức trong boongke của Quốc trưởng bởi âm thanh của pháo binh Liên Xô. Sau đó, Tướng Wilhelm Burgdorf và Karl Koller xác nhận với Hitler một điều ngạc nhiên là Hồng quân chỉ còn cách trung tâm thành phố 12 km. Tại tiệc sinh nhật của Hitler, Thống chế SS Heinrich Himmler và trợ thủ SS Hermann Fegelein cầu xin ông rời khỏi thành phố. Thay vào đó, Hitler tuyên bố "Tôi sẽ đánh bại họ ở Berlin, hoặc phải đối mặt với sự sụp đổ của tôi". Himmler rời Berlin với ý định đàm phán các điều kiện đầu hàng với các nước Đồng minh phương Tây mà không cho Quốc trưởng biết.
Tại một nơi khác trong thành phố, một nhóm thiếu sinh quân Hitler tiếp tục xây dựng hệ thống phòng thủ. Peter, một cậu bé trong nhóm, được thúc giục bởi bố cậu rời khỏi thành phố. Peter không vâng lời bố và sau đó đơn vị của cậu được trao tặng huân chương Thập Tự Sắt từ Hitler. Quốc trưởng nói với Peter rằng "Ta ước các tướng của ta cũng dũng cảm giống cháu". Giáo sư Ernst-Günther Schenck được lệnh sơ tán Berlin như là một phần của Chiến dịch Clausewitz. Schenck thuyết phục một vị tướng SS cho ông ở lại để chữa trị cho những người bị thương. Schenck theo lệnh của Thiếu tướng Wilhelm Mohnke mang những dụng cụ sơ cứu cho các tướng của Đế chế Thứ Ba. Sau khi vào một bệnh viện bỏ hoang, Schenck thấy xác chết chất đống dưới hầm và bệnh nhân bị bỏ rơi. Lúc đến đưa các vật dụng sơ cứu, ông không thể ngăn cản một nhóm sĩ quan SS đang hành quyết những người dân già bỏ chạy. Trong khi đó, Hitler đang thảo luận với Bộ trưởng Bộ vũ khí Albert Speer. Speer xin Hitler hãy rũ lòng thương xót cho người dân Đức, nhưng Hitler tuyên bố họ là lũ hèn nhát và không xứng đáng tồn tại trên đời này. Eva Braun bỏ qua lời thuyết phục rời Berlin của Fegelein và tổ chức một bữa tiệc cho các tướng trong tòa nhà Chancellery Reich, nhưng đạn pháo từ phía Liên Xô đã sớm kết thúc nó.
Ngày hôm sau, Tướng Helmuth Weidling nhầm lẫn nên đã ra lệnh rút quân về phía Tây và thực thi việc đến boongke. Weidling tự giải thích với Burgdorf và Hans Krebs để được chỉ huy Khu vực Quốc phòng Berlin. Trong phòng họp ở boongke, Hitler được báo cáo về việc tuyến phòng thủ Berlin đã tan rã. Alfred Jodl đã nói rằng Steiner không đủ quân mở cuộc phản công nên các kế hoạch không được triển khai. Hitler cho tất cả mọi người ra khỏi phòng họp, trừ Burgdorf, Krebs, Jodl và Wilhelm Keitel, sau đó ông đã giận dữ la mắng các tướng và quân đội. Hitler cuối cùng cũng thừa nhận chiến tranh đã kết thúc nhưng vẫn muốn ở lại Berlin và sẵn sàng tự tử.
Tướng Mohnke nổi cơn thịnh nộ khi nhìn thấy dân quân bị giết chết vô nghĩa trên đường phố. Mohnke biết rằng đó là những người dân quân Volkssturm dưới sự chỉ huy của Joseph Goebbels. Mohnke đưa họ ra khỏi làn đạn và trở về Chancellery Reich đối mặt với Goebbels. Trong quá trình tranh luận, Goebbels nói rằng ông không thương hại dân thường, như cách họ đã chọn cho số phận của họ. Hitler, Eva, Traudl và Gerda Christian thảo luận về các cách khác nhau để tự tử trong khi Krebs, Burgdorf và các tướng khác say rượu. Hitler đưa Christian và Traudl mỗi người một viên xyanua. Eva và Magda Goebbels gửi thư tạm biệt: Eva gửi cho chị gái và Magda gửi cho đứa con trai đã lớn, Harald Quandt. Trên đường phố Berlin, những người lính trẻ đang bị tiêu diệt bởi quân lính Liên Xô.
Hitler, với nước Đức đã thua cuộc, mất ý thức về thực tại. Thống chế Keitel được lệnh tìm Đô đốc Karl Dönitz, Hitler tin rằng quân đội đang tập hợp ở phía Bắc và giúp ông đề ra những kế hoạch tấn công nhằm chiếm lại mỏ dầu ở Rumani. Oberscharführer Rochus Misch, chịu trách nhiệm cho đài phát thanh của Quốc trưởng, nhận được một bức điện tín từ Thống chế Không quân Hermann Göring, yêu cầu chính để nhận được lệnh. Bormann đọc bức điện tín cho Hitler, Göring yêu cầu sự cho phép để trở thành người đứng đầu đất nước và yêu cầu xác nhận vào lúc 10:00 tối, lúc đó ông sẽ toàn quyền nếu không có phản ứng. Walther Hewel cố gắng biện minh cho hành động của mình nhưng Bormann và Goebbels tuyên bố hành động của Göring là tội phản quốc, Hitler ra lệnh bắt giữ Göring và bãi bỏ chức vụ của ông. Speer thúc giục Hitler lần cuối cùng nhằm ngăn chặn những lệnh tiêu thổ, nhưng Hitler phớt lờ. Speer thú nhận với Hitler rằng ông không bao giờ thực hiện các kế hoạch và trực tiếp bãi bỏ các lệnh của Hitler bằng cách bí mật chỉ đạo các tướng trong khu vực phản lệnh của Hitler. Hitler rõ ràng bị kích động do các tin báo nhưng không phạt Speer và cho phép ông rời khỏi thành phố.
Hitler triệu Tướng Robert Ritter von Greim và người tình của ông, Hanna Reitsch, đến hầm. Quốc trưởng bổ nhiệm von Greim làm Tổng tư lệnh Không quân và cần xây dựng nó lại. Trong bữa ăn tối, Hitler đã nhận được một báo cáo nói rằng Himmler đã cố gắng thương lượng một thỏa thuận hòa bình với các nước Đồng minh phương Tây. Bị phản bội bởi người mà ông tin cậy nhất, Hitler đã nổi giận kinh thiên nhất từ trước đến nay. Ông ra lệnh cho von Greim và Reitsch rời Berlin, nói với Dönitz, người đang chuẩn bị một cuộc tấn công gọng kìm với Thống chế Albert Kesselring, rằng phải bảo đảm Himmler bị trừng phạt. Hitler còn chắc chắn với von Greim sẽ có nhiều máy bay phản lực trong kho dự trữ (thực ra không tồn tại). Reichsphysician SS Ernst-Robert Grawitz, người đứng đầu Hội chữ Thập Đỏ Đức và chịu trách nhiệm cho các thí nghiệm y học trên người, xin phép rời khỏi Berlin vì sợ bị trừng phạt chống lại ông và gia đình của mình. Hitler từ chối yêu cầu của ông, bảo đảm ông không có gì phải xấu hổ và thế hệ tương lai sẽ "cảm ơn ông" vì nghiên cứu y tế của ông. Grawitz trở về căn hộ và giết chết cả gia đình bằng cách tự sát bằng lựu đạn trong bữa ăn tối.
Hitler muốn nói chuyện với Fegelein về sự phản bội của Himmler, nhưng không tìm thấy Fegelein. Hitler ngay lập tức nghi ngờ Fegelein, với một số bằng chứng cho thấy anh đã trốn khỏi boongke và có kế hoạch trốn khỏi đất nước. Hitler yêu cầu phải tìm thấy Fegelein và anh phải bị tra vấn. Một đội RSD bắt Fegelein tại nhà của anh. Bất chấp lời cầu xin từ Eva hãy tha mạng cho Fegelein (Fegelein là anh rể của Eva), Hitler vẫn tuyên bố Fegelein là kẻ đào ngũ phản bội. Ngay sau đó Fegelein bị xử bắn bởi Peter Högl. Weidling báo cáo không thể bảo vệ cánh trái và không quân cũng không thể hỗ trợ. Mohnke báo cáo rằng Hồng quân đang cách Chancellery Reich từ 300 đến 400 mét và lực lượng phòng thủ chỉ cầm chân họ lâu nhất là khoảng một đến hai ngày. Hitler bác bỏ bản báo cáo và cam đoan Quân đoàn 12 của Tướng Walther Wenck sẽ cứu họ. Sau khi Hitler rời khỏi phòng hội nghị, Weidling hỏi các tướng lĩnh khác rằng Wenck thật sự không thể tấn công, tất cả đều đồng ý nhưng họ không muốn đầu hàng.
Ngày hôm sau, Hitler cho lập di chúc và chứng minh cho thư ký riêng của mình, Traudl Junge, trước khi kết hôn với Eva. Hitler ra lệnh cho Goebbels rời khỏi Berlin nhưng Goebbels bác bỏ mệnh lệnh, có ý chết cùng Hitler. Khi trợ thủ của Hitler là Otto Günsche cuối cùng cũng đem câu trả lời của Keitel rằng Wenck không thể mở cuộc phản công ở Berlin, Hitler vẫn nói sẽ không bao giờ đầu hàng. Ông cũng cấm các tướng lĩnh đầu hàng. Hitler sau đó ra lệnh cho Günsche thiêu xác của ông và Eva. Tiến sĩ Schenck, Tiến sĩ Werner Haase và y tá Erna Flegel được triệu đến boongke và đích thân Hitler cảm ơn vì đóng góp của họ trong công tác y tế. Tiến sĩ Haase giải thích với Hitler phương pháp tốt nhất để tự sát cũng như việc giết con chó Blondi của Quốc trưởng, Tiến sĩ Schenck đã chứng kiến cảnh này. Eva trìu mến tặng cho Traudl chiếc áo khoác lông đắc nhất của mình và bắt Traudl hứa phải chạy trốn khỏi hầm. Hitler ăn bữa ăn cuối cùng trong đời trong im lặng với Constanze Manziarly và thư ký của ông. Quốc trưởng tạm biệt các nhân vật trong boongke, trao cho Magda huy hiệu Golden Party Badge #1, sau đó đi vào phòng với Eva. Magda điên cuồng với ý nghĩ không còn Hitler và khả năng giết con mình, Magda cầu xin Hitler hãy thay đổi ý định. Ông phát biểu rằng "Ngày mai, hàng triệu người sẽ nguyền rủa tôi, nhưng số phận đã định".
Adolf và Eva Hitler lui vào phòng riêng của họ rồi tự tử. Thi thể của họ được đưa ra vườn Chancellery Reich. Ở đó xác của họ được tưới xăng trong một cái hố nhỏ. Từ lối vào hầm, một số tay sai trung thành chào theo kiểu của Đức Quốc Xã trước ngọn lửa đang bốc cháy. Sau đó, Tướng Krebs cố gắng liên lạc với bên Liên Xô để đàm phán hòa bình với Trung tướng Vasily Chuikov. Chuikov chỉ đàm phán nếu phía Đức chịu đầu hàng vô điều kiện, Krebs không chấp nhận và về trắng tay.
Không chấp nhận một đất nước không có chủ nghĩa quốc xã, Magda đầu độc sáu đứa con của mình trong khi chồng cô chờ bên ngoài. Sau đó vợ chồng Goebbels ra vườn Chancellery Reich, tại đây Joseph bắn vợ và tự tử. Một nhóm lính SS cầm xăng nhanh chóng tiến lại xác chết hai vợ chồng để hỏa táng. Những người còn lại trong boongke quyết định phải trốn thoát khỏi vòng vây của quân Liên Xô. Krebs và Burgdorf tự tử, những người còn lại đều ra ngoài. Nhiều người trong số những người cố gắng trốn thoát thì bị giết hoặc tự tử. Weidling thông báo với toàn dân Berlin là Quốc trưởng đã tự tử và ông kêu gọi mọi người hãy ngừng bắn.
Trong khi đó, Schenck và Hewel ở lại với Mohnke và đội quân SS của ông, Mohnke đang thảo luận những việc cần làm khi Hồng quân đến. Schenck cố gắng lay chuyển Hewel, người đã hứa với Hitler là sẽ tự tử khi quân Liên Xô đến. Khi nghe tin nước Đức đã đầu hàng, Hewel và một số sĩ quan SS đã tự tử, làm tinh thần của Schenck vụn vỡ. Trên đường phố, Peter thấy các đồng đội của mình đã hi sinh. Peter đi vào một căn hộ gần đó và thấy bố mẹ mình đã bị hành hình.
Trong sự hỗn loạn khi thành phố sụp đổ, Traudl Junge và Peter gặp nhau trong một khu vực quân Đức đầu hàng còn Hồng quân thì đang nhảy múa khi biết chiến tranh đã chấm dứt và đối thủ đã thua cuộc. Mohnke khuyên Traudl đừng nhìn vào mắt của lính Hồng quân, Traudl và Peter nắm tay nhau đi qua nhóm lính Liên Xô và tìm cách thoát ra ngoài.
Tiến lên phía trước, Traudl bắt gặp ánh mắt của một người lính Hồng quân say xỉn và có vẻ như cô sẽ bị ép vào vòng tròn của một đám đàn ông bặm trợn. Peter kéo tay Traudl và họ đi nhanh hơn. Tại chân cầu, Peter tìm được một chiếc xe đạp và cả hai nhanh chóng đạp xe rời khỏi Berlin cùng nhau. Số phận của các nhân vật được nói đến thông qua những dòng chữ ở đoạn cuối và hình ảnh Traudl Junge thực sự khi già xuất hiện kết thúc bộ phim.
Đón nhận.
Bộ phim được đề cử giải Oscar năm 2005 cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất. Nó còn chiến thắng giải World Cinema competition năm 2005 của đài BBC Four.
Bộ phim được quay chủ yếu xung quanh và ở trong boongke của Hitler. Hirschbiegel cố gắng tái tạo cái nhìn, không gian thông qua các nhân chứng còn sống và các nguồn tư liệu lịch sử. Theo ghi chú trên đĩa DVD, Downfall được quay ở Berlin, Munich, và trong một quận ở Saint Petersburg, Nga, với nhiều toà nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Đức, được cho là giống với Berlin những năm 1940. Bộ phim đứng thứ 48 trong danh sách "100 phim điện ảnh thế giới xuất sắc nhất" của tạp chí Empire năm 2010.
Ở trong Rotten Tomatoes, bộ phim giành được những đánh giá tích cực, 91% từ 133 lời phê bình (121 "tươi", 12 "thối") với số điểm trung bình là 8.0/10. Metacritic cho nó với số điểm 82 trên 100, từ 35 nhà phê bình.
Chỉ trích.
Tác giả Giles MacDonogh chỉ trích bộ phim đã miêu tả Wilhelm Mohnke và Ernst-Günther Schenck quá tốt. Có tin đồn cho rằng (dù không được chứng minh là có thật) Mohnke đã ra lệnh sát hại một nhóm tù binh Anh trong vụ thảm sát Wormhoudt gần Dunkirk năm 1940, còn Schenck trong một thí nghiệm với cây thuốc vào năm 1938 đã dẫn đến cái chết của một số tù binh trong trại tập trung. Khi trả lời cho những chỉ trích này, đạo diễn bộ phim, trong các bài bình luận ở DVD, đã khẳng định ông đã tự nghiên cứu riêng và không thấy những lời cáo buộc Schenck được thuyết phục. Hơn nữa Mohnke mạnh mẽ phủ nhận những lời buộc tội chống lại ông, nói với nhà sử học Thomas Fischer, "Tôi không ra lệnh giết những tù binh Anh hay giết họ."
Parodies.
Bộ phim là nguồn cảm hứng cho các video chế về Hitler, thường được gọi là "Hitler Rants". Một cảnh trong phim, trong đó Hitler chửi dữ dội khi cuối cùng nhận ra rằng chiến tranh đang sắp kết thúc, đã trở thành một phần chính của các video trên internet. Trong các video này, âm thanh gốc của tiếng Đức được giữ lại, nhưng phụ đề mới được thêm vào để Hitler và cấp dưới của ông dường như phản ứng thay vì vấn đề thụt lùi trong chính trị, thể thao, giải trí, văn hóa đại chúng hay cuộc sống hàng ngày ngày nay.
Đến năm 2010, đã có hàng ngàn video chế như vậy, có nhiều video trong đó Hitler tức giận khi mọi người tiếp tục thực hiện parodies về Downfall. Các video chế đó, cũng như chính bộ phim, cũng đã đạt được sự đón nhận rất tốt, tạo ra một cộng đồng người dùng YouTube tự gọi mình là "Untergangers", dành cho việc thực hiện các video liên quan đến Downfall. Một số người trong số họ đã trích dẫn lý do của họ để thực hiện các parodies. Stacy Lee Blackmon, một người dùng YouTube được biết đến với việc duy trì kênh Hitler Rants Parody, có hơn 1.800 video với tên của anh ấy vào tháng 10 năm 2018, anh ấy cũng đã thực hiện các video này trong 10 năm. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Kobra của Thụy Điển, Blackmon đã phủ nhận rằng các Untergangers là những người đồng tình với chủ nghĩa phát xít mới và tuyên bố rằng cộng đồng Unterganger chê bai chủ nghĩa phát xít.
Đạo diễn của bộ phim, Oliver Hirschbiegel, đã nói rất tích cực về những parodies này trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 với tạp chí New York, nói rằng nhiều trong số đó là hài hước và chúng là một phần mở rộng phù hợp của mục đích của bộ phim: "Điểm của bộ phim là để đá những điều kinh khủng này từ ngai vàng thành ác quỷ, biến chúng thành hiện thực và hành động của họ thành hiện thực. Tôi nghĩ sẽ công bằng nếu bây giờ nó được coi là một phần của lịch sử của chúng tôi và được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào mà mọi người thích. "Tuy nhiên, Constantin Film có đã đưa ra một cái nhìn "không rõ ràng" về các video chế này và đã yêu cầu các trang web video loại bỏ nhiều trong số chúng. Vào ngày 21 tháng 4 năm 2010, các nhà sản xuất đã bắt đầu xóa parodies khỏi YouTube. Điều này đã khiến cộng đồng Untergangers tức giận.
Vào tháng 10 năm 2010, YouTube đã ngừng chặn các video chế có nguồn gốc từ Downfall. Corynne McSherry, một luật sư chuyên về sự sở hữu trí tuệ và các vấn đề về tự do ngôn luận cho Electronic Frontier Foundation, nói: "Tất cả các video nhại lại mà tôi từng xem là những trường hợp sử dụng rất công bằng và vì vậy chúng không vi phạm, và họ không nên bị gỡ xuống. "Constantin Film tiếp tục sản xuất và phân phối bộ phim hài có chủ đề Hitler (2015), bao gồm một cảnh giả mạo kéo dài về cảnh bị nhại lại từ Downfall.
Vào tháng 1 năm 2012, Nghị sĩ Lao động Anh Tom Harris đã từ bỏ vai trò cố vấn Internet của mình sau phản ứng bất lợi của truyền thông đối với sự nhại lại của ông nhạo báng Bộ trưởng Thứ nhất Scotland Alex Salmond.
Vào tháng 7 năm 2013, Jefferies Group, một công ty đầu tư của Mỹ, đã bị tòa án Hồng Kông yêu cầu trả 1,86 triệu đô la cho người đứng đầu giao dịch vốn cổ phần Grant Williams vì đã sa thải anh ta vì đã gửi một bản tin liên quan đến video nhại lại Hitler, chế giễu JPMorgan Chase & Giám đốc điều hành của Công ty Jamie Dimon. | 1 | null |
Peter Friedrich Ludwig „Louis“ von Weltzien (1 tháng 4 năm 1815 tại Bockhorn (Friesland) – 16 tháng 10 năm 1870 tại Wiesbaden) là một sĩ quan Đức, đã được phong đến cấp Trung tướng trong quân đội Phổ. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Louis sinh vào tháng 4 năm 1815 tại Friesland, trong gia đình quý tộc cổ von Weltzien. Ông là con trai của viên Thiếu tá quân đội Oldenburg Maximilian von Weltzien (1776 – 1852) và người vợ của ông này là Johanna, họ Reiche (1789 – 1847).
Năm 14 tuổi, Weltzien gia nhập quân đội Đại Công quốc Oldenburg với tư cách là lính bộ binh, và vào ngày 30 tháng 12 năm 1832, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Từ năm 1834 cho đến năm 1837, Weltzien theo học Trường Chiến tranh Tổng quan ("Allgemeine Kriegsschule") tại kinh đô Berlin của Phổ. Ông gia nhập Liên đoàn Sinh viên Vandalia Rostock vào năm 1836 và Liên đoàn Hanseatia Rostock vào năm 1837. Đến năm 1840, ông được đổi vào một Bộ Tham mưu Lữ đoàn và vào ngày 1 tháng 5 năm 1841 ông được thăng cấp Trung úy.
Vào năm 1839, ông gia nhập "Hiệp hội Văn chương-Xã hội" ("Literarisch-geselligen Verein") mới được thành lập và tham gia tích cực Phong trào phòng chống rượu chè ("Mäßigkeitsbewegung") đang thịnh hành lúc bấy giờ. Kể từ năm 1846 cho đến năm 1848, ông tháp tùng Đại Công tước August tại Đại học Leipzig. Vào năm 1848, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá lữ đoàn và vào năm 1849, ông tham gia Bộ Tham mưu của Sư đoàn Trừ bị với quân hàm Đại úy trong cuộc chiến tranh chống Đan Mạch. Vào năm 1853, ông được giao quyền hạn của một Tham mưu trưởng Lữ đoàn và được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Quân sự. Đến năm 1856, ông được phong chức Tham mưu trưởng Lữ đoàn và được thăng cấp Thiếu tá vào năm 1857, sau đó vào ngày 1 tháng 2 năm 1859 ông được chuyển đến Frankfurt am Main với vai trò là đại biểu quân sự của Ủy ban quân sự Liên minh các quốc gia Đức.
Sau khoảng 6 tháng làm Tiểu đoàn trưởng, vào ngày 1 tháng 1 năm 1862 ông được phong cấp Đại tá và Trung đoàn trưởng. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1865, với cấp bậc Thiếu tướng, Weltzien được bổ nhiệm chức Tư lệnh quân đội Oldenburg và là Lữ trưởng Lữ đoàn Oldenburg-Hansestadt. Vào năm sau (1866), ông chỉ huy lữ đoàn của mình tham gia cuộc Chiến tranh nước Đức chống lại Áo và các bang miền Nam Đức, và đánh bại Sư đoàn Baden trong trận Werbach.
Sau khi thỏa ước quân sự giữa Oldenburg với Phổ quy định toàn bộ lực lượng trợ chiến liên minh của Oldenburg gia nhập biên chế quân đội Phổ, Weltzien được ủy nhiệm vào Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 15, đóng quân tại Köln, vào ngày 25 tháng 9 năm 1867.
Sau khi được thăng cấp hàm Trung tướng vào ngày 22 tháng 3 năm 1868, Weltzien được lãnh chức Sư trưởng Sư đoàn số 15 vào ngày 8 tháng 4 năm 18690 và tham chiến trong cuộc chiến tranh giữa Phổ-Đức với Pháp (1870 – 1871). Ông đã chỉ huy sư đoàn của mình chiến đấu một cách tài tình trong trận Gravelotte đẫm máu vào ngày 18 tháng 8 năm 1870. Sau đó, ông tham gia cuộc vây hãm Metz và bị nhiễm bệnh thương hàn tại đây. Nỗi đau về sự hy sinh của người con trai duy nhất của ông là Peter (sinh năm 1852), một tình nguyện viên chiến tranh, đã khiến cho bệnh tình của ông trầm trọng hơn, và vào ngày 16 tháng 10 năm 1870 ông từ trần tại Wiesbaden.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 1847, Weltzienđã thành hôn với Marianne, họ Brockhaus (1829 – 1919). Bà là con gái của Friedrich Brockhaus, một chủ hiệu sách và nhà xuất bản. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.