text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Homotaurine (cũng được phát âm là homotaurin, công thức (NH2)-(CH2)-(CH2)-(CH2)-(SO2)-(OH)) là một hợp chất hữu cơ tổng hợp. Chất này tương tự với taurine ((NH2)-(CH2)-(CH2)-(SO2)-(OH)) nhưng chứa thêm một Carbon trong chuỗi. Bởi vì có sự giống nhau về cấu trúc với một chất dẫn truyền thần kinh là "gamma-aminobutyric acid" (GABA), homotaurine cũng có tác dụng tương tự GABA và hữu ích như một chất chống co giật.
Homotaurine cũng được nghiên cứu như một liệu pháp điều trị cho bệnh Alzheimer. Nó liên kết với Amyloid Beta (Aβ or Abeta) hòa tan trong nước và ức chế sự hình thành các chất độc thần kinh (dẫn đến sự tích tụ các mảng bám trong não). However, clinical trials failed to show value.
Homotaurine là một phân tử zwitterion tồn tại ở điều kiện pH cân bằng. | 1 | null |
Chi Hoàng kỳ (danh pháp khoa học: Astragalus) là một chi thực vật lớn gồm khoảng 3.000 loài cây thân thảo và cây bụi nhỏ, thuộc phân họ Faboideae, họ Đậu (Fabaceae). Đây là chi lớn nhất về số loài đã được mô tả. Đây là những loài cây miền ôn đới và cận nhiệt tại Bắc Bán Cầu. Một số loài "Vicia" cũng tương tự về ngoại hình, nhưng chúng giống cây leo hơn. | 1 | null |
Chi Kiều hùng (danh pháp khoa học: Calliandra) là một chi thực vật có hoa trong phân họ Trinh nữ, họ Đậu. Ý nghĩa tên khoa học chi này "Calliandra" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lap "kalli = "đẹp"" và "Andros = "nam"" (đề cập đến nhị hoa của nó có nhiều màu đẹp). Danh giới các loài của chi này chưa rõ dàng, có nhiều quan điểm hiểu rằng chi này có khoảng 150-200 loài, song có nhiều quan điểm lại tách các loài không có nguồn gốc thuộc châu Mỹ ra là một chi riêng "Zapoteca" và cho rằng chi "Calliandra" này chỉ gồm khoảng 140 loài có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Các loài trong chi Kiều hùng chủ yếu là dạng thân bụi hoặc gỗ nhỏ thường xanh cao từ 0,5-6m. Lá kép lông chim 2 lần chẵn có 1 cặp lá thứ cấp. Hoa tự đầu trạng hình cầu có nhiều nhị dài vươn ra. Kiều hùng có thể trổ hoa quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa xuân - hạ. | 1 | null |
Chi Đậu tương (danh pháp khoa học Glycine) là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.
Lịch sử phân loại.
Danh pháp "Glycine" được Carl Linnaeus định nghĩa lần đầu tiên trong "Genera Plantarum" năm 1737. Trong "Species Plantarum" năm 1753 ông mô tả 8 loài được coi là thuộc về chi này, bao gồm "G. apios", "G. frutescens", "G. abrus", "G. tomentosa", "G. comosa", "G. javanica", "G. bracteata", "G. bituminosa".
Năm 1798, Johann Christoph Wendland mô tả loài "G. clandestina". Năm 1802, Carl Ludwig Willdenow liệt kê và mô tả 44 loài được ông cho là thuộc chi "Glycine", trong đó có "G. clandestina" của Wendland và 6/8 loài của Linnaeus (trừ "G. bracteata" và "G. abrus"). Theo dòng thời gian, định nghĩa và phạm vi của "Glycine" được mở rộng, trong đó loài có tầm quan trọng kinh tế, được biết đến và được đề cập nhiều nhất trong nhiều tài liệu khoa học khác nhau là đậu nành ("Glycine max" ).
Năm 1966, Bernard Verdcourt đưa ra đề xuất liên quan tới "Glycine" theo định nghĩa của Linnaeus, theo đó loài điển hình "G. javanica" lại không phải là loài thuộc chi "Glycine" theo giới hạn định nghĩa của "Glycine" cũng như của phân tông Glycininae trong giai đoạn này, mà nó là một loài "Pueraria" (hiện nay là "Pueraria montana" var. "montana") và cả 8 loài "Glycine" của Linnaeus tại thời điểm năm 1966 người ta đã xác định là thuộc về các chi khác nhau ("Abrus", "Amphicarpaea", "Apios", "Bolusafra", "Pueraria", "Rhynchosia", "Wisteria").
Loài có thể chọn làm loài điển hình lịch sử của "Glycine" theo nghĩa Linnaeus (nếu duy trì nó) là "Glycine apios", do Linnaeus định nghĩa "Glycine" của ông là "Apios" của Herman Boerhaave, mà Boerhaave khi viết về "Apios" chỉ có một loài là "Apios americana". "A. americana" là loài điển hình của chi "Apios" (phân tông Erythrininae của tông Phaseoleae).
Để tránh sự lộn xộn, nhầm lẫn và bảo toàn tính toàn vẹn của "Glycine" gắn với loài cây quan trọng được nhắc tới trong nhiều tài liệu khoa học khác nhau là đậu nành ("Glycine max"), năm 1978 Lackey đã đề xuất giữ "Glycine" do Willdenow thiết lập năm 1802 (đồng nghĩa với từ bỏ "Glycine" của Linnaeus năm 1753) so với danh pháp thay thế khả dĩ là "Soja" do Moench thiết lập năm 1794. Đề xuất này đã được International Code of Botanical Nomenclature (ICBN) chấp thuận. Loài duy nhất trong số 44 loài mà Willdenow đề cập còn được giữ lại trong chi "Glycine" theo định nghĩa mới là "Glycine clandestina", và như thế nó là loài điển hình của chi này.
Phân bố.
Bản địa Đông Á, Đông Nam Á, Australia, New Guinea và các đảo phía tây Thái Bình Dương. Dạng cây trồng của "Glycine max" du nhập sang nhiều nơi khác trên thế giới. Australia là nơi có sự đa dạng nhất về loài.
Các loài.
Tại thời điểm năm 2022, Plants of the World Online công nhận 28 loài.
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Pfeil "et al." (2006) và Hwang "et al." (2019); với vị trí của "G. remota" và "G. montis-douglas" lấy theo Barrett "et al." (2015).
Các loài không có trong cây này là "G. dolichocarpa", "G. koidzumii" và "G. pindanica". "G. koidzumii" giống với "G. pescadrensi", (= "G. clandestina" hoặc gần đây hơn là "G. tabacina") "G. pindanica" gần với "G. microphylla" và "G. gracei" về một số đặc điểm hình thái, trong khi "G. dolichocarpa" gần với tổ hợp loài "G. tomentella". | 1 | null |
Chi Cam thảo (danh pháp khoa học: Glycyrrhiza) là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.
Từ nguyên.
Tên chi bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp γλυκός ("glykós") nghĩa là ngọt và ῥῐ́ζᾰ ("rhíza") nghĩa là rễ, để nói tới rễ có vị ngọt của các loài trong chi này.
Mô tả.
Cây thảo lâu năm hoặc cây bụi nhỏ. Rễ và thân rễ rất phát triển. Thân thẳng đứng, nhiều cành. Lá kép lẻ, 3 hoặc 5 tới 17 lá chét; lá kèm 2, rời, sớm rụng hoặc bền; lá chét nguyên hoặc có răng cưa nhỏ. Cành hoa ở nách lá; lá bắc sớm rụng. Đài hoa hình chuông hoặc hình trụ, 5 răng, hơi 2 môi. Tràng hoa trắng, vàng, tía hoặc tía-đỏ; cánh cờ có vuốt ngắn; các cánh bên ngắn hơn cánh cờ, thuôn dài hơi lệch; cánh lưng hợp lại. Nhị hai bó hoặc một bó. Bầu nhụy không cuống, 2-10 noãn. Quả đậu hình trứng, thuôn dài hoặc thẳng, hiếm khi hình chuỗi, thẳng hoặc cong, phẳng hoặc phồng, có gai hiếm khi nhẵn, nứt hoặc không nứt. Hạt hình thận hoặc hình cầu.
Các loài.
Chi này chứa khoảng 17-20 loài, với sự phân bố rộng khắp ở châu Á, Australia, châu Âu và châu Mỹ. Các loài hiện được công nhận bao gồm: | 1 | null |
Hedysarum (tiếng Anh hay gọi là sweetvetch) là một chi trong họ Đậu (Fabaceae), gồm chừng 200 loài cây sống khắp châu Á, châu Âu, Bắc Phi, và Bắc Mỹ.
Mô tả.
Các loài trong chi "Hedysarum" là cây thân thảo hay cây bụi. Chúng có lá chét xếp lông chim; lá chét không có khía hay hóp vào. Lá kèm đơn hay hợp sinh, không có lá kèm thứ cấp.
Lá bắc nhỏ, với lá bắc con nằm dưới lá dài. Cánh hoa màu hồng, tím phớt, vàng, hay trắng lợt. Nhị xếp hai bó, 9+1. Nhụy có 2-8 noãn. Trái thắt ngấn.
Vai trò.
"Hedysarum" là vật chủ ấu trùng của một số loài Lepidoptera (bướm, ngài) trong đó có "Coleophora accordella". Vài loài, như "Hedysarum alpinum" (tiếng Anh gọi là Alpine sweetvetch hay wild potato), là thứ người Inuit ăn để chống chọi bệnh scorbut do nó giàu vitamin C, đạt đến 21 mg/100g.
Loài.
Các loài được công nhận theo "The Plant List" là: | 1 | null |
Oxyrhynchus (; "Oxýrrhynkhos"; "mũi bén"; tiếng Ai Cập Cổ "Pr-Medjed"; tiếng Coptic "Pemdje"; tiếng Ả rập Ai Cập hiện đại "el-Bahnasa") là một thành phố ở Trung Ai Cập, nằm cách khoảng 160 km về phía Tây Nam của Cairo.
Khai quật khảo cổ.
Vào năm 1896, hai thành viên của Đại học Nữ hoàng, thuộc Viện đại học Oxford là Bernard Pyne Grenfell và Arthur Surridge Hunt đã tiến hành khai quật tại đây. Theo ấn tượng ban đầu của họ thì nơi này chỉ là những đống rác, nhưng hai người đã sớm nhận ra giá trị của những gì họ tìm được. Sự kết hợp độc đáo giữa hoàn cảnh và khí hậu đã khiến cho Oxyrhynchus là nơi có một không hai để lưu giữ những văn bản của thế giới cổ đại. Nơi này còn nhiều hiện vật đến nỗi, theo tường thuật của Grenfell, chỉ cần phủi một lớp đất bằng giày thôi là đã có thể thấy một lớp hiện vật lộ ra.
Các thủ bản được tìm thấy trong quá trình khai quật tại đây được gọi chung là "Oxyrhynchus Papyri". Kể từ năm 1898, các học giả đã đối chiếu và phiên âm hơn 5.000 tài liệu từ hàng trăm hộp chứa các mảng giấy cói có kích thước bằng những bông ngô lớn. Con số này được cho là chỉ chiếm 1-2% số lượng văn bản giấy cói được ước tính ít nhất là nửa triệu vẫn còn đang được bảo tồn, phiên âm, giải mã và lập danh mục. Tại thời điểm viết bài, quyển mới nhất được xuất bản là Quyển LXXXV, phát hành vào tháng 12 năm 2020. | 1 | null |
Chi Giáng hương, tên khoa học Pterocarpus, là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.
Nó là chi thuộc phân họ Faboideae và gần đây được gán vào nhánh đơn ngành với tên gọi không chính thức là "nhánh Pterocarpus"trong phạm vi tông Dalbergieae. Phần lớn các loài của "Pterocarpus" sản sinh ra gỗ có giá trị, được buôn bán quốc tế dưới các tên gọi như padauk, padouk, mukwa hay narra. Gỗ của "P. santalinus" được đánh giá cao tại Trung Quốc và tại đây người ta gọi nó là tử đàn (紫檀). Gỗ từ giáng hương ấn ("P. indicus") và giáng hương chân ("P. macrocarpus") cũng được tiếp thị quốc tế dưới tên gọi amboyna khi chúng được trồng thành dạng có mắt gỗ.
Từ nguyên.
Tên khoa học là dạng viết chữ Latinh của các từ tiếng Hy Lạp cổ πτέρυξ (ptérux) và καρπός (karpós), có nghĩa là "quả cánh", để nói tới hình dạng bất thường của quả đậu trong chi này.
Các loài.
Có 35-66 loài hiện được chấp nhận trong chi này, tùy theo quan điểm phân loại: Danh sách 41 loài dưới đây lấy theo Plants of the World Online. | 1 | null |
Swainsona là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.
Chi này chứa các loài bản địa khu vực Australasia. Có khoảng 85 loài, trong đó trừ 1 loài ở New Zealand ("S. novae-zelandiae") thì các loài còn lại đều là đặc hữu Australia.
Các chi có quan hệ họ hàng gần là "Montigena", "Clianthus" và "Carmichaelia".
"Swainsona" được đặt tên theo nhà thực vật học người Anh là Isaac Swainson (1746-1812).
Một số loài chứa swainsonin, một độc tố thực vật có hại cho gia súc. Tại Australia, động vật bị ngộ độc swainsonin được gọi là pea struck. | 1 | null |
Virgilia là một chi thực vật có hoa thuộc họ Fabaceae. Loài này sinh sống ở nam châu Phi, có lá có lông. Hoa chúng được đánh giá cao nên cây được trồng làm cảnh, đặc biệt là loài "Virgilia divaricata" và "Virgilia oroboides" ('Pink Blossom Tree'), dù chúng có tuổi thọ ngắn khoảng 15 năm. Chúng ưa thích đất tưới tiêu tốt, vài cây cao 2 m ở mùa đầu tiên.
"Virgilia oroboides" có và đồng nghĩa, còn cả hai "V. oroboides" và "V. divaricata" đã từng được đặt tên "V. capensis" bởi các tác giả khác nhau. | 1 | null |
Chi Tử đằng (danh pháp khoa học: Wisteria) là một chi thực vật có hoa trong họ Đậu.
Từ nguyên.
"Wisteria" lấy theo tên của Caspar Wistar (1761-1818), bác sĩ kiêm nhà giải phẫu học người Mỹ, chủ tịch Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ (American Philosophical Society) từ năm 1815 đến năm 1818.
Các loài.
Plants of the World Online hiện công nhận 4 loài như sau:
Phát sinh chủng loài.
Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo Compton "et al." (2019). | 1 | null |
Cryptostylis (một số mô tả gọi là Lan Lưỡi - "Tongue orchid") là một chi thực vật có hoa trong họ Lan. Lan lưỡi là loài thảo mộc trên cạn có một đến một vài lá có cuống ở gốc của thân hoa, hoặc không có lá. Một đến một vài bông hoa có màu xỉn được sinh ra trên một thân hoa mọc thẳng. Phần dễ thấy nhất của bông hoa là cánh giữa, so với lá đài và cánh hoa đã giảm đi nhiều. Một số loài được thụ phấn bởi ong bắp cày. Có khoảng 25 loài được tìm thấy ở Nam Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương.
Mô tả.
Hoa lan trong chi "Cryptostylis" là loài sống trên cạn, thân thảo lâu năm với thân rễ dày, phân nhánh dưới đất với các chồi thẳng đứng hình thành tại nút. Cây có rễ dày, nhiều thịt nhưng thiếu củ. Có một đến một vài lá mọc thẳng, mỗi lá có cuống lá riêng biệt và thường có màu tía ở mặt dưới, mặc dù "C. hunteriana" là hoại sinh và không có lá. Lá mới được tạo ra mỗi năm sau khi ra hoa nhưng mỗi chiếc lá chỉ có tuổi thọ vài năm.
Cụm hoa là một chùm với từ một đến một vài chùm không hồi sinh hoa. Các lá đài và cánh hoa (ngoài lá cánh giữa) hẹp, không dính và tương tự nhau. Phần dễ thấy nhất của bông hoa là cánh giữa được gắn vào gốc của thân và bao quanh nó. Quả có hình nang, thành mỏng, chứa một lượng lớn hạt sáng màu.
Phân loại và đặt tên.
"Cryptostylis" được nhà thực vật học người Scotland Robert Brown mô tả chính thức lần đầu tiên vào năm 1810, xuất bản trong cuốn sách của ông là "Prodromus Florae Novae Hollandiae et Insulae Van Diemen". Brown đã mô tả ba loài trong cùng một ấn phẩm ("C. longifolia", "C. ovata" và "C. erecta") nhưng không đề cử loại. ("Cryptostylis longifolia" là tên không chính thức và loài hiện gọi là "C. subulata".)
Cái tên "Cryptostylis" có nguồn gốc từ các từ Hy Lạp cổ đại "kryptos" có nghĩa là "ẩn" và "stylos" có nghĩa là "trụ" hoặc "cột", đề cập đến cột của những loài lan này bị ẩn một phần bởi cánh giữa.
Nghiên cứu phân tử về DNA của lan lưỡi cho thấy chi này nằm trong tông Diurideae trong họ lan, trước đây được coi là một phần của Cranichideae. Chi "Cryptostylis" và "Coilochilus" (đặc hữu của New Caledonia) tạo nên phân tông Cryptostylidinae.
Phân bố và môi trường sống.
Chi này bao gồm khoảng 25 loài phong lan trên cạn phân bố từ Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Philippines, và Malaysia qua Indonesia đến Úc và New Zealand, cũng như Samoa, New Caledonia và Vanuatu. Năm loài được tìm thấy ở Úc, trong đó ba loài là đặc hữu. Lan lưỡi xuất hiện từ các vùng ôn đới đến nhiệt đới và ở các khu vực thoát nước tốt đến đầm lầy. "Cryptostylis arachnites" có phân bố rộng nhất và phát triển ở rừng nhiệt đới, thường là ở các vùng núi.
Sinh thái học.
Tất cả các loài ở Úc được thụ phấn bởi ong bắp cày ichneumon hay còn gọi là ong bắp cày phong lan ("Lissopimpla excelsa"). Con ong bắp cày đực nhầm các bộ phận của hoa với con cái và cố gắng giao cấu với nó. Mặc dù các loài khác nhau có thể xuất hiện cùng nhau, nhưng chúng dường như ức chế quá trình thụ tinh chéo và không có giống lai nào tìm thấy trong tự nhiên. Khám phá này được thực hiện bởi nhà tự nhiên học người Úc Edith Coleman vào năm 1928, và thuật ngữ được đặt ra là "pseudocopulation". Kể từ đó, việc bắt chước các bông hoa để giống với các bộ phận của ong bắp cày cái đã được ghi nhận ở các chi phong lan khác nhưng chỉ ở "Cryptostylis", loài côn trùng này mới quan sát thấy tinh dịch chứa các tế bào tinh trùng. Coleman cho rằng những con đực bị hoa phong lan thu hút mạnh mẽ hơn là những con ong bắp cày cái cùng loài. Hoa của hoa lan "Cryptostylis" và các bộ phận cơ thể của ong bắp cày cái có màu sắc rất giống nhau khi quan sát dưới hệ thống thị giác của bộ Cánh màng, mặc dù trông khác với mắt người. Mặc dù màu sắc mà ong bắp cày nhìn thấy vẫn chưa biết là gì, nhưng ong và ong bắp cày có nhận thức tương tự với các bước sóng màu lục, lam và cực tím.
Hoa lan "Cryptostylis" khác thường ở chỗ một số loài được thụ phấn bởi cùng một loài ong bắp cày; các loài lan bắt chước côn trùng khác thường đặc trưng cho loài. Những bông hoa không có mùi mà con người có thể ngửi thấy, nhưng đã được chứng minh là có mùi thu hút loài ong bắp cày. Hơn nữa, sắc ký khí và điện sinh lý học cho thấy rằng hợp chất hoạt động duy nhất để thu hút các loài thụ phấn được tìm thấy ở các loài "Cryptostylis" khác nhau.
Loài.
Các loài hiện được chấp nhận kể từ tháng 7 năm 2018: | 1 | null |
Lan hình nhân (danh pháp: Orchis) là một chi thuộc họ Lan (Orchidaceae), sinh sống chủ yếu ở châu Âu và Maghreb, nhưng cũng vươn xa tới tận Tây Tạng, Mông Cổ, và Tân Cương (Trung Quốc). Tên chi xuất phát từ tiếng Hy Lạp ὄρχις "orchis", nghĩa là "tinh hoàn".
Phân loại.
Các loài.
, World Checklist of Selected Plant Families công nhận 21 loài, cùng với một số phân loài:
Loài lai tự nhiên.
, World Checklist of Selected Plant Families công nhận 37 loài lai, cùng với một số phân loài tai: | 1 | null |
Oxystophyllum là một chi thực vật có hoa trong họ Lan.
Các loài trong chi Oxystophyllum nhìn chung thể hiện tính biểu sinh. Thực vật thuộc chi này có độ cao đa dạng từ thấp đến cao, sinh sống trong rừng nhiệt đới và mọc thành cụm nhỏ. Lá nhọn, dẹt, nhiều thịt và xếp chồng lên nhau ở gốc. Chi này có liên quan chặt chẽ với chi Aporum, Rhopalanthe và Strongyle.
Theo Danh sách kiểm tra thực vật một lá mầm của Vườn thực vật Hoàng gia Kew, các loài trong phần này đã được nâng lên cấp bậc Chung, Oxystophyllum. Chi Oxystophyllum được thuộc Phân chi Dendrobium, Xerobium, có thân cứng, khô và rất mảnh. Hoa mọc trên các cụm hoa ngắn, mỗi lần nở chỉ có một hoa. Những bông hoa thường có kích thước nhỏ. Một hình chiếu nhỏ bên dưới đỉnh môi giúp phân biệt chúng với các chi gần khác. | 1 | null |
Rhomboda là một chi thực vật có hoa trong họ Lan.
Các loài trong chi này thường là địa lan, nhưng một vài loài là lan biểu sinh. Chúng là các loài bản địa Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Himalaya, New Guinea, Queensland và một số đảo ở tây Thái Bình Dương.
Các loài.
Các loài được công nhận tại thời điểm tháng 6 năm 2014: | 1 | null |
Thrixspermum là một chi thực vật có hoa trong họ Lan.
Chi này bao gồm khoảng 150 loài phân bố từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và New Guinea. Chi này cũng có mặt trong một số đảo Thái Bình Dương và hai loài đã được tìm thấy ở Úc. Những cây lan sống trong rừng mưa nhiệt đới vùng thấp lên đến độ cao 1.200 m. | 1 | null |
Clara Petacci hay còn gọi là Claretta Petacci (; 28 tháng 2 năm 1912 – 28 tháng 4 năm 1945) là người tình của nhà độc tài Ý Benito Mussolini, người lớn hơn bà hai mươi tám tuổi.
Ngày 27 tháng 4 năm 1945, Mussolini và Petacci đã bị những người du kích Cộng sản bắt được khi đang trốn trong một đoàn xe hộ tống của các thành viên nước Cộng hòa Xã hội Ý. Vào ngày 28 tháng 4, bà và Mussolini được đưa tới xử bắn ở Mezzegra. Ngày hôm sau, ngày 29 tháng 4, thi thể của Mussolini và Petacci được đưa đến Loreto Piazzale ở Milan và treo ngược trước một trạm xăng gần quảng trường thành phố. Các thi thể được một số phóng viên chụp ngay khi đám đông dân chúng trút hết cơn thịnh nộ vào đó. Thi thể của họ vẫn để ở quảng trường công cộng một vài ngày rồi mới mang chôn tại một nghĩa trang bí mật.
Sau khi Clara Petacci được chôn cất lần đầu tiên ở nghĩa trang Milan, dưới cái tên giả Rita Colfosco, mãi đến năm 1959, với sự cho phép của Chủ tịch Hội đồng thành phố Fernando Tambroni, thi hài của bà mới được dời sang hầm mộ của gia đình tại Nghĩa trang Thành phố Monumental Campo Verano ở Roma.. | 1 | null |
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp (tiếng Anh: "Van Kiep National Training Center", VKNTC) là một cơ sở đào tạo quân nhân Viễn thám của Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1962 đến 1975, tọa lạc tại địa phận Thị xã Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Lịch sử hình thành.
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp do Tổng thống Ngô Đình Diệm ký quyết định thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1962, ban đầu nhằm đào tạo lực lượng Viễn thám cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Trung tá Vĩnh Lộc.
Mục tiêu huấn luyện.
Sau này, Bộ Tổng tham mưu và Tổng cục Quân huấn giao phó cho Trung tâm nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo:<br>-Tân binh Chủ lực quân, Địa phương quân và Nghĩa quân thuộc Quân khu 3.<br>-Các khóa hạ sĩ quan Đặc biệt.<br>-Các khóa bổ túc và nâng cấp Chuyên môn C1, C2 và B1.<br>-Các khóa bổ túc quân sự và chiến thuật cho các cấp đơn vị Đại đội, Tiểu đoàn.<br>-Các khóa "Tác chiến trong rừng" "(tương tự như khóa "Rừng núi sình lầy" của Quân trường Dục Mỹ)" dành cho hạ sĩ quan và sĩ quan của các đơn vị Bộ binh và Địa phương thuộc Quân khu, để có thêm kinh nghiệm ngoài chiến trường.<br>-Các khóa lấy Chứng chỉ Trung đội trưởng dành cho hạ sĩ quan và Chứng chỉ Đại đội trưởng dành cho sĩ quan, để có kinh nghiệm trong việc chỉ huy và điều động cấp Trung đội, Đại đội.
Trung tâm đã tròn trách vụ được giao phó đến ngày 26/4/1975 thì chấm dứt nhiệm vụ và giải tán. | 1 | null |
Chuckie Akenz (29, tháng 1 năm 1986), thường được biết đến với nghệ danh C-A, là một rapper Canada gốc Việt. Anh đã lớn lên ở khu Jane and Finch, Toronto, Canada. C-A bắt đầu có tiếng tăm khi thực hiện video rap nghiệp dư có tên là "You Got Beef?" Video âm nhạc này được lan truyền trên mạng, nhận được cả lời tán dương lẫn chỉ trích. Tháng 10 năm 2006. C-A xuất hiện trong một tập của chương trình truyền hình toàn quốc "The Fifth Estate" có tên là "Lost in the Struggle". Anh cũng từng góp mặt trong một tập "Music Is My Life" trên kênh MuchMusic, kể về đời tư của anh. | 1 | null |
Cảnh sát đặc nhiệm hay cảnh sát hình sự đặc nhiệm là một lực lượng cảnh sát đặc biệt hoặc một bộ phận trong lực lượng cảnh sát thực thi những nhiệm vụ đặc biệt, phức tạp có độ khó hoặc những chuyên án mang tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm có phạm vi ảnh hưởng lớn, hoặc các nhiệm vụ như tuần tra, bắt cướp...
Thuật ngữ cảnh sát đặc nhiệm không quy định cụ thể, thống nhất. Ví dụ như ở Việt Nam được hiểu là lực lượng cảnh sát theo chuyên án, có chức năng tham gia những vụ án trọng điểm và trực thuộc Bộ Công an do Bộ Công an chỉ định thành lập để phá các chuyên án. Trong khi đó ở Khối Thịnh vượng chung châu Âu và Hoa Kỳ thì cảnh sát đặc nhiệm hay cảnh sát đặc biệt thường được hiểu là những tình nguyện viên hoặc bán thời gian của một quốc gia hoặc địa phương trong lực lượng cảnh sát hoặc một người có liên quan trong thực thi pháp luật mà không phải là sĩ quan cảnh sát nhưng có một số các quyền hạn của một sĩ quan cảnh sát.
Cảnh sát đặc nhiệm là đối tượng và cảm hứng cho nhiều bộ phim, tiểu thuyết hành động, trinh thám, xã hội đen. | 1 | null |
Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Dục Mỹ (tiếng Anh: "Duc My Ranger Training Center", DMRTC) là một Cơ sở đào tạo nhân sự cho Binh chủng Biệt động quân. Về mặt quản lý trực thuộc và dưới sự điều hành của Tổng cục Quân huấn thuộc Bộ Tổng Tham mưu, tồn tại từ 1961 đến 1975, tọa lạc tại địa phận thị trấn Dục Mỹ, xã Ninh Sim, quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Lịch sử.
Vào năm 1960, để đối phó lại Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam "(một công cụ do Đảng Lao động nhào nặn ra nhằm phát động Chiến tranh du kích đánh phá các đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa)". Một Binh chủng mới được Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa thành lập mang tên là Binh chủng Biệt động quân(hậu thân của các chiến sĩ Biệt động đội cũ), chuyên dùng chiến thuật "Gậy ông đập lưng ông" tức là lấy "Du kích phản lại du kích" để tiêu diệt kẻ thù.
Ban đầu, tất cả các chiến sĩ Biệt Động quân đều được tuyển chọn từ các tay súng gan dạ, có kỷ luật và có nhiều kinh nghiệm chiến trường của các Sư đoàn Bộ binh để làm nòng cốt, lập thành từng Đại đội Biệt lập tung ra trên khắp các chiến trường. Kế đến, thành lập ba ban Huấn luyện chuyên biệt về chiến thuật phản du kích của Biệt động quân, do các sĩ quan ưu tú đã được gởi đi Mỹ học khóa RANGER trở về nước huấn luyện cho từng cán bộ, chiến sĩ nòng cốt nói trên gồm có:
Các đại đội Biệt động quân biệt lập đã thành công trong nhiều sứ mạng phản du kích trên khắp các chiến trường, khiến cho du kích đối phương bị tiêu diệt khá nhiều. Đó là sự góp phần không nhỏ về công lao huấn luyện khắt khe, kỹ lưỡng, và đa hiệu của các ban Huấn luyện chuyên biệt này.
Cũng vì vậy, ngày 1 tháng 8 năm 1961, Bộ Tổng Tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng hòa quyết định sáp nhập ba ban Huấn luyện chuyên biệt đó lại, để thành lập một Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân với tầm vóc quy mô hơn, đạt nhiều hiệu quả hơn, song song với đà mở rộng và gia tăng thêm nhiều Đại đội Biệt động quân Biệt lập mới nữa.
Địa điểm đồn trú của Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân mới sáp nhập là sửa sang lại toàn bộ Doanh trại hoang phế của Trung tâm Huấn luyện Sư đoàn 23 Bộ binh đã di chuyển đi nơi khác, cộng thêm một phần đất của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (cũng đã di chuyển) tại Dục Mỹ thuộc xã Ninh Sim, quận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để làm nơi huấn luyện, cho nên thường gọi là Trung tâm Huấn luyện Biệt động Quân Dục Mỹ. Phần đất còn lại của Bộ tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh được trường Pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng hòa từ Bình Dương dời về tọa lạc.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 1961 đáng ghi nhớ đó cho đến những ngày gần cuối "Tháng tư đen 1975", hễ ai đã từng đi lại trên đoạn đường Quốc lộ 21 (nay là Quốc lộ 26), nếu từ Ban Mê Thuột xuôi về hướng quận Ninh Hòa, khi đổ hết dốc đèo Phụng Hoàng để đi vào một thung lũng quang đãng rộng lớn hoặc từ quận Ninh Hòa đi ngược lên Ban Mê Thuột qua khỏi dãy Núi Đeo (cách Ninh Hòa trên 10 cây số) đều lần lượt thấy hiện ra nhiều nhà tranh, nhà gạch dọc ngang hai bên Quốc lộ, cất theo kiểu trại lính (gia binh) và thấy nhộn nhịp nhiều sắc lính đi lại tập tành dưới trời nắng đổ hào quang, hoặc dưới mưa dầm tơi tả, mà nhiều khi nước suối chảy xiết băng qua đường. Chính đó là Huấn khu Dục Mỹ với ba đơn vị huấn luyện gồm: | 1 | null |
Trong Phật giáo, súc sinh hay súc sanh (chữ Hán:畜生, tiếng Phạn: "tiryañc") là các loài thú vật nói chung gồm tất cả loài thú, chim, cá, rắn, côn trùng. Trong chữ Hán, từ "súc" có nghĩa là "súc dưỡng", nuôi lấy, còn "sinh" có nghĩa là "chúng sinh" thuộc súc vật và bản tính của súc sinh thì ngu, si, sự sống của súc sinh thì dơ dáy, tồi tàn, ăn ở lộn xộn.
"Súc sinh" trong phương ngôn tiếng Việt ở Bắc Bộ được đọc là hoặc , trong phương ngôn tiếng Việt ở Nam Bộ đọc là hoặc . "Súc sanh" trong phương ngôn tiếng Việt Nam Bộ được đọc là hoặc , trong phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ đọc là hoặc . Theo cách hiểu thông dụng trong xã hội thì câu "súc sinh" hay "đồ súc sinh", "thằng súc sinh", "bọn súc sinh" được xem là một câu chửi rất nặng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác và có thể bị kiện ra tòa vì theo quan niệm xã hội thì súc sinh là thứ tệ nhất trong muôn loài vật còn tệ hơn cả con chó, con mèo.
Quan niệm.
Kiếp súc sinh.
Súc sinh còn được hiểu là một kiếp trong Bát nạn và đồng thời là luân hồi trong Lục đạo( cõi Ta bà ) gồm địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh , người, a-tu-la, trời. Theo cách hiểu của Phật tử thì ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trong đó nạn khổ súc sinh thì sự khổ có thể nhận thấy dễ dàng ở trước mắt, ai cũng thấy và để thoát khỏi kiếp súc sinh thì phải qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh. Theo quan điểm Phật giáo thì kiếp súc sinh hình thành người đời trước do si mê không biết rõ thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phước, thế nào là tà, thế nào là chánh nên kiếp hiện tại này đọa làm súc sinh theo phương châm người không phân biệt rành rõ thiện ác, tội phước, tà chánh, mê đắm gọi là si mê. Si mê nên chết phải đọa làm loài súc sinh, chúng chính là những con người đã mang thân súc vật. Sự chuyển hóa vào loài súc sinh do hai kiểu gồm do sự tiến hóa lần lần theo nấc thang của vạn vật. Thứ hai là bị đày vì tội nghiệt, quả báo nặng. Ví dụ như kẻ vì hà tiện mà chuyển hóa làm rắn, làm chó, thiếu nợ mà chuyển hóa làm trâu, làm lừa, ngựa (kiếp trâu ngựa) để đền bù. | 1 | null |
Bình Ba là một đảo nhỏ diện tích trên 3 km² thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía nam, cách cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) 15 km về phía đông.
Đảo Bình Ba là một trong Tứ Bình (đảo Bình Hưng, bãi biển Bình Lập, Bình Tiên và đảo Bình Ba - khu du lịch biển còn mang vẻ đẹp hoang sơ ở Khánh Hòa, còn được mệnh danh là Maldives của Việt Nam hay đảo tôm hùm).
Ngư dân địa phương cho rằng "Bình" trong tên gọi có thể là "bình yên" mà cũng có thể là "Bình Định" - là một cách để người dân ghi nhớ tổ tiên từ Bình Định đến đây lập nghiệp giai đoạn khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII. Trên đảo có bốn thôn là Bình Hưng, Bình An, Bình Ba Đông và Bình Ba Tây. Dân số khoảng gần 5.000 người. Dân cư sống tập trung tại cầu cảng kéo dài sang bãi Nồm. Những nơi còn lại thưa dân.
Bình Ba có phong cảnh đẹp và các bãi cát trắng trải dài. Đảo có ba bãi biển đẹp nhất là bãi Chướng (nhiều đá, nước trong), bãi Nồm (cát trắng, nơi dân địa phương hay ra tắm) và bãi Nhà Cũ (có nhiều cầu gai). Tại đây còn rất nhiều di tích chiến tranh có từ trước 1975. Một số địa điểm thu hút khách du lịch là lăng Ngũ Hành và đình làng Bình Ba. | 1 | null |
Giỏ là một loại dụng cụ chứa đựng cỡ vừa và nhỏ và được làm từ các loại vật liệu xơ cứng như nẹp gỗ, các loại tre, nứa, mây, lát, mía…theo truyền thống hoặc bằng nhựa, kim loại và các vật liệu hiện đại khác. Trong khi hầu hết các giỏ được làm từ nguyên liệu thực vật, vật liệu khác như lông bờm ngựa, sừng, hoặc dây kim loại và giỏ thường được dệt bằng tay. Một số giỏ được trang bị nắp đậy.
Hệ thực vật có sẵn trong một khu vực ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu, do đó ảnh hưởng đến kỹ thuật dệt. Mây hoặc cây cọ, cỏ tranh, gianh của vùng ôn đới đòi hỏi một phương pháp đan lát khác nhau và bện xoắn sẽ được thực hiện, do có sự khác nhau về nghệ thuật cho phép các nhà sản xuất giỏ nhiều lựa chọn về màu sắc, chất liệu, kích thước, hoa văn và họa tiết. Giỏ thường có các loại theo công dụng như: giỏ trái cây, giỏ để thức ăn, giỏ để đồ đạc, thêu thùa. | 1 | null |
Vườn quốc gia Białowieża (, , ) là một vườn quốc gia nằm ở Podlaskie, Ba Lan, tiếp giáp với biên giới Belarus. Tổng diện tích của nó là . Nó nằm cách thành phố Białystok về phía đông nam. Được biết đến khi nó bảo vệ phần lớn diện tích tự nhiên của Rừng Białowieża, khu rừng nguyên sinh ôn đới cuối cùng tại châu Âu đã từng phát triển rộng khắp vùng đồng bằng châu Âu. Đây là nơi sinh sống của quần thể bò bison châu Âu lớn nhất thế giới, loài động vật trên cạn nặng nhất lục địa. Biên giới của hai quốc gia Ba Lan và Belarus chạy xuyên qua khu rừng nên trong thực tế khu rừng Białowieża bao gồm hai phần đều được bảo vệ là vườn quốc gia Białowieża ở Ba Lan và vườn quốc gia Belovezhskaya Pushcha thuộc lãnh thổ Belarus. Có một lối đi qua biên giới dành cho những người đi bộ đường dài và xe đạp trong rừng. Theo một nghiên cứu, vườn quốc gia này mang lại doanh thu du lịch khoảng 72 triệu zloty mỗi năm.
Vườn quốc gia nói riêng và khu rừng Białowieża nói chung có sự đa dạng sinh học đáng ngạc nhiên. Chính vì vậy mà nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Nó đồng thời là trung tâm của vùng lõi khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng Białowieża.
Lịch sử.
Khởi đầu của vườn quốc gia này là một khu bảo tồn rừng được thành lập năm 1921. Khu bảo tồn được chuyển đổi thành vườn quốc gia vào ngày 11 tháng 8 năm 1932 dưới thời kỳ Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khu rừng được phân chia giữa Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và SSR Belarus của Liên Xô. Cộng hòa Nhân dân Ba Lan mở cửa trở lại Vườn quốc gia Białowieża vào năm 1947.
Mô tả.
Đây thường được gọi là "vùng đất hoang sơ cuối cùng của châu Âu", Białowieża là vườn quốc gia duy nhất ở Ba Lan có những cánh rừng ôn đới nguyên sinh. Bên trong vùng lõi của nó là những khu rừng già không chịu sự tác động đáng kể nào của con người trong 800 năm qua. Chỉ có các nhà khoa học được cấp phép mới có thể tiếp cận được vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia. Khách du lịch tới đây chỉ được vào theo nhóm không quá 20 người và phải đi cùng hướng dẫn viên du lịch. Một con đường tham quan cổ điển dẫn du khách tới phần phía nam của vườn quốc gia, một khu vực có diện tích 4.747 hecta.
Trụ sở của cơ quan quản lý vườn quốc gia đặt tại Bảo tàng Thiên nhiên và Rừng nằm ở làng Białowieża. Tòa nhà phức hợp này được xây dựng trong những năm 1960, nằm trên vị trí của một cung điện cũ của August III đã bị quân đội Liên Xô phá hủy vào tháng 7 năm 1944. Phía trên mái của bảo tàng là một tháp quan sát dành cho khách du lịch trong giờ mở cửa. | 1 | null |
Gunnera manicata là một loài thực vật có hoa trong họ Dương nhị tiên. Loài này được Linden ex Delchev, mô tả khoa học đầu tiên năm 1867. Gunnera manicata được coi là loài thực vật thân thảo có lá to nhất thế giới. Phân bố chủ yếu tại Trung Mĩ và Nam Mĩ. | 1 | null |
Beauty and the Beast: Original Motion Picture Soundtrack là album nhạc phim của bộ phim hoạt hình Disney phát hành năm 1991 đã giành giải Oscar "Người đẹp và quái vật". Các bài hát gốc của phim do nhạc sĩ Alan Menken biên soạn; với phần lời của Howard Ashman. Album đã nhận được giải Giải Oscar cho nhạc phim gốc hay nhất, Giải Quả cầu vàng cho nhạc phim gốc hay nhất và Giải Grammy cho bộ sưu tập nhạc không lời hay nhất viết cho phim hoặc chương trình truyền hình. Album cũng được đề cử cho Giải BAFTA cho nhạc phim gốc hay nhất (nhưng đã để mất vào phần nhạc phim "Strictly Ballroom").
Vào năm 2001, album nhạc phim được phát hành lại lần thứ hai dưới dạng một"Phiên bản đặc biệt"trùng với dịp ra mắt lại bộ phim dưới định dạng IMAX. Lần ra mắt mới này có thêm phiên bản trong phim của bài hát "Transformation", vốn đã bị thay thế bởi một phiên bản sớm hơn (nhưng không được sử dụng) trong một số bản thu âm nén ra mắt sớm hồi đó; bài hát mới được hoạt hình có tên gọi "Human Again"; bài nhạc không lời ban đầu định sử dụng cho phân cảnh "biến hình", (với tên gọi ở đây là "Death of the Beast [Early Version]") và các bản thu âm thử của bài hát "Be Our Guest" và ca khúc tựa đề của phim. Album nhạc phim một lần nữa được phát hành lại vào tháng 10 năm 2010, dưới dạng"Phiên bản kim cương", trùng với lần ra mắt rất thành công"phiên cảm kim cương"dưới dạng đĩa Blu-ray và DVD của phim. Phiên bản này cũng bao gồm bản thu âm ca khúc "Beauty and the Beast" của Jordin Sparks.
Danh sách bài hát.
Trong phim, bài hát số 8 xuất hiện sau bài hát số 9.
Các bài hát/nhạc nền chưa được phát hành.
Tổng thời lượng nhạc phim không được phát hành, không tính bản không lời của các bài hát: khoảng 33 phút
Tổng thời lượng nhạc phim không được phát hành, tính cả bản không lời của các bài hát: khoảng 1 giờ | 1 | null |
Cà dại hoa vàng (danh pháp khoa học: Argemone mexicana) là một loài thực vật có hoa trong họ Anh túc. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Cây thảo, cao 0,60-1,10m. Cành phân nhánh nhiều, thân màu xanh sẫm, nhẵn bóng, trên thân có gai thưa. Lá mọc cách, gần như không cuống, phiến xẻ sâu, dài 7–15 cm. Lá có màu xanh sẫm, gân màu trắng. Mép lá có gai nhọn.
Hoa đơn độc, cuống màu xanh, gai nhỏ. Thân, cuống lá, cuống hoa có mủ trắng. Hoa màu vàng tươi, đài có 2-3 thùy màu xanh, có 4-6 cánh hoa, màu vàng. Quả nang, ngắn, khi chín mở ở đỉnh, hạt nhiều, nhỏ.
Toàn thân có độc. | 1 | null |
Lamprocapnos spectabilis hay Huyết tâm là một loài thực vật có hoa trong họ Anh túc. Loài này được (L.) Fukuhara mô tả khoa học đầu tiên năm 1997.
Hoa này còn được mang tên là "Trái tim rỉ máu" ("bleeding heart") trong tiếng Anh, "Trái tim nước mắt" ("Tränendes Herz") trong tiếng Đức và "Trái tim Marie" ("Cœur de Marie") trong tiếng Pháp.
"Lamprocapnos spectabilis" thường thấy tại Hàn Quốc, và ở phía bắc và phía tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong các khu rừng ẩm và sáng ở độ cao 30-2400 mét. Tại đồng bằng, hoa thường được trồng như hoa vườn và ít khi mọc hoang dã.
Mùa hoa nở là vào tháng 5 và tháng 6, tuy hiếm nhưng đôi khi cũng nở vào tháng 4. | 1 | null |
Papaver rhoeas là một loài thực vật có hoa trong họ Anh túc, còn gọi là anh túc đỏ, anh túc cỏ, anh túc ngô, ngu mỹ nhân. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Tại châu Âu, thời kỳ ra hoa là từ tháng 5 đến tháng 7. Hoa thường được thấy mọc hoang trên những cánh đồng sau mùa gặt cùng với hoa cúc La Mã và hoa thanh cúc.
Biểu tượng.
Ở các nước nói tiếng Anh và Khối Thịnh vượng chung Anh, hoa anh túc đỏ là biểu tượng cho sự tưởng niệm đến những người lính ngã xuống (chiến sĩ trận vong). Bắt nguồn từ bài thơ "Trên cánh đồng Flanders" (In Flanders Fields) trong Thế chiến I, theo đó trên những ngôi mộ mới đắp của binh sĩ, đầu tiên là có hoa anh túc nở rộ.
Ở khu vực Ba Tư (Iran), anh túc đỏ tượng trưng cho tình yêu. Như trong một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Ba Tư hiện đại Sohrab Sepehri: "Chừng nào còn hoa anh túc đỏ (=tình yêu), thì còn phải sống". Hơn nữa, tim màu đen ở chính giữa hoa tượng trưng cho những đau khổ của tình yêu.
Ở Trung Quốc, Anh túc đỏ được gọi là "ngu mỹ nhân" theo tên của nàng Ngu Cơ, người vợ yêu của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Vào tháng 12 năm 202 Trước Công Nguyên, khi vợ chồng họ bị bao vây trong Trận Cai Hạ bởi lực lượng của Lưu Bang (người sáng lập ra nhà Hán), nàng Ngu Cơ đã tự sát; Theo truyền tụng dân gian, hoa anh túc mọc lên khỏi mặt đất nơi nàng Ngu Cơ ngã xuống và hoa anh túc đỏ vì thế trở thành biểu tượng của lòng thủy chung cho đến chết. | 1 | null |
Passenger, thường được viết thành /Passenger. "(với một dấu gạch chéo ở đầu và một dấu chấm ở cuối)" từng là một ban nhạc rock dân gian được thành lập vào năm 2003 ở Brighton and Hove, Anh Quốc. Trưởng ban nhạc là Mike Rosenberg, hát chính và viết nhạc trong ban, và Andrew Phillips. Passenger thay đổi liên tục từ nhóm nhạc 4 người đến 5 người.
Album đầu tay của /Passenger là Wicked Man's Rest được phát hành năm 2007 ở Chalkmark. Toàn bộ 11 bài hát trong album được đồng sáng tác bởi Andrew Phillips và Mike Rosenberg. Không lâu sau khi album được phát hành, ban nhạc tan rã khi Andrew Phillips rời nhóm năm 2009. Mike Rosenberg lấy tên ban nhạc làm nghệ danh Passenger và bắt đầu con đường solo của mình. | 1 | null |
Albrecht Ritter Mertz von Quirnheim (25 tháng 3 năm 1905 – 21 Bảy, 1944) là một sĩ quan Đức và là một phi công lái máy binh tiêm kích của Đức Quốc xã. Tham gia vào Âm mưu 20 tháng 7 ám sát Adolf Hitler.
Thuở nhỏ.
Von Quirnheim sinh ra ở München, Bavaria.
Gia nhập quân đội.
Von Quirnheim gia nhập "Reichswehr" vào năm 1923. Tình bạn của ông với Claus von Stuffenberg đã giúp hai người trở thành nhân vật quan trọng trong Âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944. | 1 | null |
Bảo tàng Tôn Đức Thắng là một bảo tàng lưu niệm danh nhân ở Việt Nam, tọa lạc tại địa chỉ số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản trưng bày, nơi lưu giữ và giới thiệu với khách tham quan những tài liệu, hiện vật có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tình cảm của nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế đối với ông, nhằm mục đích là nơi giáo dục truyền thống bổ ích cho thế hệ trẻ. Bảo tàng cũng là địa điểm tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương trong những dịp kỷ niệm về Tôn Đức Thắng. Ban đầu, bảo tàng bảo tàng này có tên Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Thành lập.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập theo Quyết định số 86/QĐ-UB ngày 18 tháng 5 năm 1988 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/08/1888 - 20/08/1988), với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" (gọi tắt là Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng) và giao cho Sở Văn hóa và Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) trực tiếp quản lý. Sau đó, chính thức đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng theo Quyết định số 894/QĐ ngày 13 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Khối công trình chính của bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa, sau đó được chỉnh trang, cải tạo thành công trình bảo tàng.
Giới thiệu.
Hiện nay, Bảo tàng Tôn Đức Thắng có 05 phòng trưng bày thường trực (Thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng; Cuộc đời và sự nghiệp; 15 năm tù Côn Đảo; Bác Tôn tại ATK - Việt Bắc; Bác Tôn qua các tác phẩm mỹ thuật) và 01 phòng trưng bày chuyên đề (Tặng phẩm của Chủ tịch Tôn Đức Thắng), với diện tích trên 700m2. Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Đức Thắng qua hơn nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh. Bảo tàng có hệ thống trưng bày với khoảng 1.000 hiện vật, tài liệu, hình ảnh. Sau nhiều đợt đón nhận hiến tặng, Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 16.500 hiện vật, tư liệu, phim tư liệu trong đó có những tư liệu quý về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ.
Một số di vật tiêu biểu như:
Và các chuyên đề mở rộng có liên quan đến hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng như: Viên ngọc Côn Sơn, Bác Hồ và Bác Tôn, Cuộc sống đời thường của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bác Tôn trong lòng nhân dân thế giới.
Vào năm 2013, Bảo tàng ra mắt và giới thiệu đến công chúng Tuyển tập ảnh "Hiện vật về Chủ tịch Tôn Đức Thắng". Ấn phẩm gồm 74 ảnh hiện vật và những câu chuyện kể về hiện vật liên quan đến Bác Tôn, thể hiện tấm gương đạo đức của Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng như tình cảm của nhân dân trong nước và quốc tế đối với Bác Tôn, tổ chức Trại sáng tác với chủ đề "Bác Tôn và quê hương An Giang" qua tranh vẽ tại tỉnh An Giang cho 350 em thiếu nhi. Nhân đây, bảo tàng cũng khai mạc trưng bày chuyên đề "Chuyện giáo dục gia đình qua những bức thư" và phát hành tuyển tập ảnh Hiện vật về Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ông Vũ Khiêu đã gởi tặng bảo tàng 2 câu đối: "Nổi trống Ba Son, biển cách mạng dạt dào sóng đỏ"/"Treo cờ Hắc Hải, bóng anh hùng cao vút mây xanh". | 1 | null |
Cuspidaria convoluta là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (Vell.) A.H.Gentry mô tả khoa học đầu tiên năm 1975.
Phạm vi bản địa của loài này là từ Bolivia đến Brazil và Đông Bắc Argentina. Nó là một loại dây leo và phát triển chủ yếu trong quần xã sinh vật nhiệt đới khô theo mùa. Từng có báo cáo cho biết loài này đã được nhập vào bang New South Wales, Úc (Điều tra dân số thực vật Úc, CHAH 2010), tuy nhiên hồ sơ không được chứng minh.
Dặc điểm.
Cây leo thân gỗ lâu năm, rụng lá.
Lá mọc đối, thường có 3 lá; lá chét có phiến trứng hình trứng đến hình trứng hẹp, dài 20–40 mm hoặc hơn, nhẵn ngoại trừ có lông ở mép và lông domatia mặt dưới, đỉnh nhọn đến nhọn; cuống lá có lông ở trên.
Cụm hoa chùy ở đầu mút. Hoa sặc sỡ, 5 cánh; tràng hoa hình ống-phễu, màu hồng hoặc hồng tím thường có các vệt sẫm màu hơn và họng trắng (ví dụ Cuspidaria convoluta 'Rosa Cipó'), hoặc trắng hoàn toàn (như Cuspidaria convoluta 'Alba').
Nang tuyến, to, dài 25 cm, thân gỗ mảnh, có cánh dọc theo khía; hạt có cánh mờ ở hai bên. | 1 | null |
Deplanchea tetraphylla là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (R.Br.) F.Muell. ex Steenis mô tả khoa học đầu tiên năm 1927.
Chúng mọc tự nhiên ở New Guinea, quần đảo Aru, bán đảo Cape York và Vùng nhiệt đới ẩm của Queensland, north eastern Australia.
Trên cành, những cây trưởng thành có những bó hoa lớn ngoạn mục với nhiều bông hoa màu vàng, do đó được trồng phổ biến trong nghề làm vườn nhiệt đới ẩm ướt của Úc. | 1 | null |
Mansoa alliacea hay garlic vine (nho-tỏi) là một loài cây leo có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (Lam.) A.H.Gentry mô tả khoa học đầu tiên năm 1979..
Nguồn gốc và tên gọi.
"Mansoa alliacea" có nguồn gốc ở rừng mưa Amazon và các vùng lân cận của nó thuộc Nam Mỹ | 1 | null |
Hoa chuông tỏi, Thiên lý tỏi, Lan tỏi, Chuông tím hay Hoa bâng khuâng (danh pháp khoa học: Mansoa hymenaea) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle miêu tả lần đầu tiên với danh pháp "Bignonia hymenaea", được công bố trong quyển 9 tuyển tập "Prodromus Systematis Naturalis Regni Vegetabilis" năm 1845. Năm 1979, A.H.Gentry chuyển loài này sang chi "Mansoa". Loài này là đặc hữu Mexico và Trung, Nam Mỹ. | 1 | null |
Núc nác hay còn gọi nam hoàng bá, hoàng bá nam, mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ (danh pháp khoa học: Oroxylum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt (Bignoniaceae).
Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Bignonia indica". Năm 1808, Étienne Pierre Ventenat lập ra chi Oroxylum và gán "Bignonia indica" sang chi này, nhưng không lập ra tổ hợp tên gọi mới (comb. nov. "O. indicum") nên danh pháp "Oroxylum indicum" là không hợp lệ ("nom. inval."). Năm 1877 Wilhelm Sulpiz Kurz chuyển nó sang chi "Oroxylum".Loài hoa này có nói trong trò chơi " Rồng rắn lên mây " nổi tiếng ở Việt Nam.
Mô tả cây.
Cây cao 7 – 10 m, thân nhẵn ít phân nhánh, có nhiều sẹo lá, vỏ màu xám, bẻ ra có màu vàng.
Lá kép lông chim hai lần, dài tới 1.5m.
Hoa màu đỏ tím to, mọc thành chùm ở đầu cành.
Quả nang to, dẹp, dài tới 80 cm, rộng 5 – 7 cm.
Hạt dẹt có cánh mỏng màu trắng ngà.
Phân bố sinh thái.
Cây mọc hoang ở miền núi, nhiều nơi trồng làm cảnh
Bộ phận dùng.
Vỏ thân, hạt(Mộc hồ điệp)
Tác dụng, công dụng và cách dùng.
Flavonoid trong núc nác có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, làm giảm tính thấm của màng mao mạch.
Vỏ chữa bệnh ngoài da, bệnh sởi và kiết lỵ.
Hạt chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.
Chế phẩm.
Nunacin(Viên nén), Oroxin | 1 | null |
Podranea ricasoliana (hay còn gọi là hồng thiên hương ở thị trường cây cảnh Việt Nam) là một loài thực vật có hoa trong chi Podranea, họ Chùm ớt, được (Tanfani) Sprague miêu tả khoa học đầu tiên năm 1904. Đây là loài bản địa ở Nam Phi, Malawi, Mozambique và Zambia, và được mang trồng ở Algeria, Tây Ban Nha, quần đảo Canaria, Saint Helena, Hawaii, Bolivia, Trung Mỹ, Mexico và nhiều quần đảo ở vùng Caribe.
Loài đã đạt giải Garden Merit của tổ chức Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia (Royal Horticultural Society). | 1 | null |
Sò Đo Cam, chuông đỏ, tên khoa học Spathodea campanulata, là một loài thực vật có hoa trong họ Núc Nác. Loài này được P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1805.
Có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới khô của châu Phi. Sò đo cam được trồng rộng rãi làm cây cảnh khắp vùng nhiệt đới và được nhiều đánh giá cao do hoa hình chuông màu đỏ cam rất sặc sỡ của nó hoặc đỏ (ít khi màu vàng).
Mô tả.
Cây cao từ 7 - 25m. Cây phân cành nhánh cao, tán tập trung ở đỉnh cành và xòe rộng sang các phía, thân nhẵn màu xám hoặc nâu, lá hình trái xoan có lông mịn, cuống lá ngắn, thuộc lá kép lông chim cấp 1, cuống lá mọc đối diện dọc theo thân cây khi rụng để lại vết sẹo. Hoa lớn hình chuông rỗng có 5-10 cánh màu cam hoặc vàng, đường kính lên tới 15 cm, quả có hình mũi giáo nhọn, dài 20 cm đường kính 3-5 cm hướng thẳng lên trên tạo hình vương miện gai, hạt dẹp có hình như hạt dẻ, khi quả già bung ra giải phóng các hạt có cánh, hạt có thể bay xa gần 30m | 1 | null |
Kèn hồng (tên khoa học: Tabebuia rosea) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (Bertol.) Bertero ex A.DC. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1845. Kèn hồng có thể cao tới 30 m và ở độ cao tới ngực có thể to tới 1 m. Nó là quốc thụ của El Salvador, nơi nó được gọi là "Maquilíshuat".
Mô tả.
Kèn hồng thường cao từ 5 - 30m, xuất xứ từ Nam Mexico tới Venezuela và Ecuador. Nó là cây thân gỗ, đường kính thân 50 cm và có thể lớn hơn, tán cây hình dù, rễ cọc, có thể phát triển tối đa lớn hơn 10m. Lá dạng lá kép chân vịt với 3 đến 5 lá chép, mặt trên nhẳn, mép nguyên, cuốn lá dài từ 3 đến 12 cm. Hoa có hình dạng giống hình chuông, 5 thùy phát triển đều ở đầu, có màu hồng phấn, mọc thành chùm mõi chùm từ 4-7 hoa. Mùa ra hoa từ tháng 4 –tháng 6 trong năm. Thông thường khi cây ra hoa, hầu hết lá đều rụng, trên đầu mõi cành chỉ nhìn thấy những cụm hoa tím tím hồng hồng. Quả cây có hình trụ dài từ 7 đến 16 cm, mở dài hai đường nối, hạt có cánh. | 1 | null |
Huỳnh liên - theo Phạm Hoàng Hộ hay sò đo bông vàng (danh pháp hai phần: Tecoma stans), tên khác: Chuông vàng (theo tên Anh Yellow bells) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (L.) Juss. ex Kunth mô tả khoa học đầu tiên năm 1818.
Phân loài.
Loài này có các phân loài sau: | 1 | null |
Acanthorrhinum ramosissimum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Ernest Saint-Charles Cosson và Michel Charles Durieu de Maisonneuve mô tả khoa học đầu tiên năm 1855 dưới danh pháp "Antirrhinum ramosissimum". Năm 1943 Werner Hugo Paul Rothmaler chuyển nó sang chi "Acanthorrhinum".
Phân bố.
Loài này có tại Algérie, Libya, Mauritanie, Maroc, Tunisia, miền tây Sahara. | 1 | null |
Acanthorrhinum rivas-martinezii là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Daniel Pablo de la Cruz Sánchez Mata mô tả khoa học đầu tiên năm 1988 dưới danh pháp "Misopates rivas-martinezii". Cùng năm này Francisco Javier Fernández Casas chuyển nó sang chi "Acanthorrhinum".
Nó đôi khi cũng được tách ra thành chi riêng với danh pháp "Pseudomisopates rivas-martinezii" , hiện tại được Plants of the World Online coi là danh pháp chính thức.
Phân bố.
Loài này có tại miền trung Tây Ban Nha (Cepeda la Mora, Ávila). | 1 | null |
Adenosma indianum tên tiếng Việt bồ bồ hay nhân trần ta, nhân trần bồ bồ, tuyến hương Ấn là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được (Lour.) Merr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1935.
Phân bố.
Loài cây này sinh sống trên các vùng đất cằn cỗi, các sườn núi khô, dọc theo các con suối và đồng ruộng ở độ cao thấp. Thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. | 1 | null |
Albraunia fugax là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Pierre Edmond Boissier và Friedrich Wilhelm Noë mô tả khoa học đầu tiên năm 1856 dưới danh pháp "Antirrhinum fugax". Năm 1982 Franz Speta chuyển nó sang chi "Albraunia".
Phân bố.
Loài này có tại miền bắc Iraq và trung tây Iran. | 1 | null |
Ngọc hân hay hương dạ thảo, bâng khuâng, lưu ly (danh pháp khoa học: Angelonia goyazensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được George Bentham mô tả khoa học đầu tiên năm 1846.
Phân bố.
Loài này là bản địa khu vực đông bắc và trung tây Brasil, nhưng đã du nhập vào Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Mô tả.
Cây thân thảo, cao từ 1-1.5m, sống lâu năm. Cụm hoa đẹp, hình đầu lớn ở đỉnh. Cánh hoa lớn dài, màu xanh lam đậm. | 1 | null |
Asarina procumbens là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Antirrhinum asarina". Năm 1768 Philip Miller chuyển nó sang chi "Asarina".
Từ nguyên và tên gọi.
Tính từ định danh "procumbens" là phân từ hiện tại của động từ trong tiếng Latinh "prōcumbō", có nghĩa là ngã xuống, rũ xuống, chìm xuống, phủ phục, nằm rạp, nằm bò ra đất, bò lan. Từ đây mà có các tên gọi thông thường của loài này trong tiếng Pháp và tiếng Anh.
Các tên gọi thông thường trong tiếng Pháp là "asarine couchée" (asarina bò lan), "muflier à feuilles d'asaret" (mõm chó/sói lá tế tân), "muflier à feuilles d'asarum" (mõm chó/sói lá tế tân), "muflier couché" (mõm chó/sói nằm bò), "petit asaret" (tế tân nhỏ) còn trong tiếng Anh là "trailing snapdragon" (mõm chó/sói nằm bò).
Phân bố.
Loài này là bản địa miền nam châu Âu - có tại Áo, Tây Ban Nha và Pháp, nhưng đã du nhập tới Đức, Hungary và Thụy Sĩ. | 1 | null |
Lệ nhi, Móng tay hay Vảy ốc (danh pháp Bacopa caroliniana) là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được (Walter) B.L.Rob. mô tả khoa học đầu tiên năm 1908.
Phân bố.
Cây lệ nhi phát triển thích nghi tốt với các điều kiện khu vực đầm lầy ở cả hai dạng đưới nước và trên cạn và thường được tìm thấy ở miền nam Hoa Kỳ.
Đặc điểm.
Cây có cấu trúc thân dài, chiều cao 20–30 cm, tán rộng 3–6 cm. Một số hình dạng của loài này hiện đang phổ biến, bao gồm hình dạng lá nhỏ và dạng có đốm. Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của cây này là mùi chanh do lá phát ra khi bị nghiền nát.
Cây sống tốt trong môi trường nhiệt độ 15-28 độ C, mức độ ánh sáng từ trung bình đến cao, dinh dưỡng nhiều. Nếu bổ sung thêm CO2 cây sẽ cho ra lá xanh căn và bung xòe rất đẹp như một cái tháp. Nếu ánh sáng có cường độ cao và nitrat thấp, cây sẽ có một đồng xỉn hoặc màu nâu. Khi phophate được hạn chế, cây sẽ có màu ửng hồng. Trồng cạn ngoài trời ở bờ ao hoặc trong một hồ đủ ánh sáng sẽ giúp cây tăng trưởng tốt và có hoa màu tía đặc trưng của loài này.
Sử dụng.
Nhờ có hình dáng nhỏ và vẻ đẹp tuyệt vời nên cây là loài thực vật thủy sinh phổ biến được ưu chuộng trong giới thủy sinh hiện nay và được bài trí thích hợp làm cây trung cảnh và hậu cảnh trong hồ thủy sinh nhỏ.
Để nhân giống cho cây, chỉ cần ngắt 1 phần thân kèm theo lá và cắm thẳng xuống đất thì cây có thể phát triển thành cây mới nên thuộc loại cây thủy sinh cắt cắm. Cây cũng thường xuyên sản xuất rễ bò ở phần gốc, những thân này có thể được tỉa cẩn thận và trồng lại nên rất dễ trồng. Cây tăng trưởng nhanh, hấp thu dinh dưỡng tốt nên là ứng viên xuất sắc trong môi trường không có CO2 và là ứng viên tuyệt vời cho các hồ thủy sinh bị dư dinh dưỡng. Khi chăm sóc cây, việc bón cả 2 loại chất dinh dưỡng chính và vi chất dinh dưỡng là không cần thiết nhưng sẽ có hiệu quả, cũng tương tự đối với việc bổ sung CO2 cho cây. | 1 | null |
Chaenorhinum calycinum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Joseph Banks và Daniel Solander mô tả khoa học đầu tiên năm 1794 dưới danh pháp "Antirrhinum calycinum". Năm 1978 Peter Hadland Davis chuyển nó sang chi "Chaenorhinum". Đôi khi người ta tách nó riêng ra thành loài của chi "Hueblia".
Phân bố.
Loài này có tại Iran, Iraq, Kazakhstan, Liban, Syria, Palestine, Saudi Arabia, Transkavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Chaenorhinum cryptarum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Pierre Edmond Boissier và Heinrich Carl Haussknecht mô tả khoa học đầu tiên năm 1879 dưới danh pháp "Linaria cryptarum". Năm 1978 Peter Hadland Davis chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại miền đông Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Chaenorhinum flexuosum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được René Louiche Desfontaines mô tả khoa học đầu tiên năm 1798 dưới danh pháp "Linaria flexuosa". Năm 1870 Johan Martin Christian Lange chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Loài này đôi khi được coi là phân loài của "Chaenorhinum origanifolium", với danh pháp tương ứng là "C. origanifolium" subsp. "flexuosum" . Khi được công nhận là loài riêng biệt thì ngoài phân loài nguyên chủng đôi khi nó được coi là có thêm phân loài "C. flexuosum" subsp. "maroccanum" .
Phân bố.
Loài này là bản địa Bắc Phi, bao gồm Algérie, Maroc, Tunisia. Phân loài "C. flexuosum" subsp. "maroccanum" chỉ có tại Maroc. | 1 | null |
Chaenorhinum glareosum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Pierre Edmond Boissier mô tả khoa học đầu tiên năm 1838 dưới danh pháp "Linaria origanifolia" var. "glareosa". Năm 1886 Heinrich Moritz Willkomm chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại khu vực sông băng đầy sỏi đá trên dãy núi Sierra Nevada ở miền nam Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum johnstonii là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Otto Stapf mô tả khoa học đầu tiên năm 1906 dưới danh pháp "Linaria johnstonii". Năm 1943 Francis Whittier Pennell chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ (trong vùng Tây Himalaya như Kashmir). | 1 | null |
Chaenorhinum litorale là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Ludwig von Willdenow mô tả khoa học đầu tiên năm 1809 dưới danh pháp "Linaria litoralis" theo mô tả trước đó của Johann Jacob Bernhardi. Năm 1882 Georges Rouy chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại Albania, Hy Lạp, Italia, Nam Tư cũ. Hiện tại đã du nhập vào Cộng hòa Séc và Slovakia và có thể có ở Romania. | 1 | null |
Chaenorhinum macropodum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Pierre Edmond Boissier và George François Reuter mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Linaria macropoda". Năm 1870 Johan Martin Christian Lange chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại Almería, Córdoba, Granada ở miền nam Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum minus là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Antirrhinum minus". Năm 1870 Johan Martin Christian Lange chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này phổ biến rộng tại châu Âu (gồm cả đảo Anh cũng như phần thuộc châu Âu của Nga, nhưng không là bản địa tại Thụy Sĩ, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia), Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và Bắc Phi (Maroc, Algérie). Hiện tại đã du nhập vào Bắc Mỹ, Cộng hòa Séc, Slovakia, bắc Kavkaz, Altai, Viễn Đông Nga và Kazakhstan. | 1 | null |
Chaenorhinum origanifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Antirrhinum origanifolium". Theo The Plant List thì năm 1844 Vincenz Franz Kosteletzky chuyển nó sang chi "Chaenorhinum", nhưng danh pháp này tại IPNI được ghi nhận là do Jules-Pierre Fourreau chuyển năm 1869.
Phân bố.
Loài này là bản địa Nam Âu và Bắc Phi (bao gồm Algérie, Pháp, Hy Lạp, Italia, Maroc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Tunisia) nhưng đã du nhập vào Áo, Đức, đảo Anh và Hà Lan.
Phân loài và thứ.
Loài "Chaenorhinum flexuosum" đôi khi cũng được coi là phân loài của "C. origanifolium", với danh pháp tương ứng là "C. origanifolium" subsp. "flexuosum" | 1 | null |
Chaenorhinum rubrifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Augustin Pyramus de Candolle mô tả khoa học đầu tiên năm 1815 dưới danh pháp "Linaria rubrifolia" dựa theo mô tả trước đó của Louis Marc Antoine Robillard d'Argentelle và Jean Louis Martin Castagne. Năm 1869 Jules Pierre Fourreau chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này có tại khu vực ven Địa Trung Hải kéo dài tới miền bắc Somalia. Các quốc gia ghi nhận bao gồm Algérie, Tây Ban Nha (quần đảo Baleares), Pháp (gồm cả đảo Corse), Hy Lạp (gồm cả đảo Crete, các đảo Đông Aegean), Italia (gồm cả Sardinia), Maroc, Somalia, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Chaenorhinum rupestre là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Giovanni Gussone mô tả khoa học đầu tiên năm 1828 dưới danh pháp "Linaria rupestris". Năm 1980 Franz Speta chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này là bản địa Algérie, Maroc, Sicilia, Tunisia và có thể có ở Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum semiglabrum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Javier José Loidi và Antonio Galán de Mera mô tả khoa học đầu tiên năm 1988 dưới danh pháp "Chaenorhinum segoviense" subsp. "semiglabrum". Năm 1999 Juan Antonio Alejandre, Jose Antonio Arizaleta và Javier Bonito nâng cấp nó thành loài độc lập.
Phân bố.
Loài này là bản địa Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum serpyllifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Johan Martin Christian Lange mô tả khoa học đầu tiên năm 1863 dưới danh pháp "Linaria serpyllifolia". Năm 1870 tác giả này chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này là bản địa Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum tenellum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Antonio José Cavanilles mô tả khoa học đầu tiên năm 1793 dưới danh pháp "Antirrhinum tenellum". Năm 1870 Johan Martin Christian Lange chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Loài này là bản địa vùng núi Ayora, Valencia, Tây Ban Nha. | 1 | null |
Chaenorhinum villosum là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1763 dưới danh pháp "Antirrhinum villosum". Năm 1870 Johan Martin Christian Lange chuyển nó sang chi "Chaenorhinum".
Phân bố.
Nguyên chủng của loài này là bản địa miền đông và đông nam Tây Ban Nha. | 1 | null |
Erinus alpinus là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Là loài cây lâu năm bán thường xanh, với thân gồm các lá hẹp màu lục-lam và các cụm hoa màu hồng-tím ở đỉnh trong mùa xuân-hè. Nó được trồng phổ biến trong các vườn đá hay vườn cây núi cao; và đôi khi trở thành tự nhiên hóa ngoài phạm vi bản địa của nó, đặc biệt là trên các bức tường đá cũ, thể hiện rõ tại nơi nổi tiếng cho loài này trên cầu ngựa thồ cổ xưa tại Carrbridge trong vùng cao nguyên của Scotland.
Phân bố.
Loài này là bản địa vùng núi non nhiều sỏi đá ở Bắc Phi (bao gồm Algeria, Morocco) và miền nam châu Âu như tại Áo, quần đảo Baleares (Tây Ban Nha), Pháp, Italia (gồm cả đảo Sardinia), Thụy Sĩ; nhưng đã du nhập tới đảo Anh và Ireland. | 1 | null |
Globularia sarcophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Svent. mô tả khoa học đầu tiên năm 1954.
Đặc điểm.
"Globularia sarcophylla" là loại cây lâu năm thường xanh, mọc thành các thảm thực vật. Chúng có lá hình mũi mác hoặc hình cái thìa; và vào mùa hè, loài này mọc ra những bông hoa nhỏ màu xanh oải hương có đầu bông mịn. "Globularia sarcophylla" là một loài thực vật quý hiếm đặc hữu của Gran Canaria; tại đây, nó chỉ tồn tại với số lượng ít trên vách đá bazan của các vùng Caldera de Tirajana, Los Leales, La Culata, v.v. ở độ cao khoảng 1.600 m. Tại đây, loài này có lá nhỏ, hình trứng, nhiều thịt, dài khoảng 2 cm và đầu hoa màu xanh lam. | 1 | null |
Quế đất hay còn gọi hồi nước, rau quế vị, rau xá xị, rau vị (danh pháp khoa học: Limnophila rugosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được (Roth) Merr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1917. Rau quế vị vừa là một loại rau gia vị với mùi thơm rất riêng, mùi xá xị nồng nhẹ, hương vị khi ăn rất đặc biệt, khó lẫn với các loại rau khác vừa là một vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều tại một số nước châu Á. Rau quế vị còn được chiết xuất để lấy tinh dầu vì chúng có mùi giống húng quế và hồi. | 1 | null |
Maurandya barclayana là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được John Lindley mô tả khoa học đầu tiên năm 1827.
Phân bố.
Loài này là bản địa Mexico, nhưng hiện nay đã du nhập vào đông bắc và tây bắc Argentina, Bolivia, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Jamaica, New Caledonia, Peru. | 1 | null |
Maurandya scandens là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Antonio José Cavanilles mô tả khoa học đầu tiên năm 1793 dưới danh pháp "Usteria scandens". Năm 1806 Christiaan Hendrik Persoon chuyển nó sang chi "Maurandya".
Phân bố.
Loài này là bản địa El Salvador, Guatemala, Honduras và Mexico; nhưng hiện nay đã du nhập vào Bermuda, Bolivia, quần đảo Canary, Ecuador, Madeira, Saint Helena, Venezuela. | 1 | null |
Maurandya wislizeni là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Asa Gray mô tả khoa học đầu tiên năm 1858 dựa theo mô tả trước đó của George Engelmann. Nó đôi khi cũng được xếp trong chi riêng với danh pháp là Epixiphium wislizeni.
Phân bố.
Loài này có tại tây nam Hoa Kỳ (Arizona, California, New Mexico, Texas) và vùng đông bắc Mexico, nơi nó sinh sống trên các cồn cát.
Nó có các hoa hình ống với sắc từ lam tới tím nhạt và trắng, các lá không khía hình tam giác nhiều hay ít. Tính từ định danh "wislizeni" là để vinh danh Friedrich Adolph Wislizenus (1810-1899). Nó hay bị viết sai thành "wislizenii". | 1 | null |
Mohavea confertiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được (Benth.) A. Heller mô tả khoa học đầu tiên năm 1912.
Loài hoa này xuất hiện ở vùng hoang mạc rộng lớn nhất của sa mạc Mojave nơi được mệnh danh là khô cằn nhất trên Trái đất. | 1 | null |
Monopera perennis là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được Robert Hippolyte Chodat và Emil Hassler mô tả khoa học đầu tiên năm 1904 như là một thứ của "Angelonia micrantha" với danh pháp "Angelonia micrantha" var. "perennis". Năm 1983 Kerry A. Barringer nâng cấp nó thành loài và chuyển sang chi "Monopera".
Phân bố.
Loài này có tại tây trung Brasil. | 1 | null |
Monttea aphylla là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được John Miers mô tả khoa học đầu tiên năm 1852 dưới danh pháp "Oxycladus aphyllus". Năm 1876 George Bentham và Joseph Dalton Hooker khi viết về "Monttea" có đề cập đến chi "Oxycladus" nhưng không định rõ danh pháp của loài này.. Năm 1913 Lucien Leon Hauman chuyển nó sang chi "Monttea".
Phân bố.
Loài này có tại Argentina (đông bắc, tây bắc, nam). | 1 | null |
Sairocarpus nuttallianus là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề. Loài này được George Bentham miêu tả khoa học đầu tiên năm 1846 dưới danh pháp "Antirrhinum nuttallianum". Năm 1988 David A. Sutton chuyển nó sang chi "Sairocarpus".
Phân bố.
Loài này có trong khu vực từ tây nam bang California qua bang Arizona của Hoa Kỳ đến các bang Baja California, Sonora và đảo Guadalupe của Mexico. | 1 | null |
Cam thảo nam hay cam thảo đất, thổ cam thảo (danh pháp khoa học: Scoparia dulcis) là một loài thực vật có hoa trong họ Mã đề ("Plantaginaceae"). Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Mô tả.
Là loại cây cỏ, chiều cao trung bình 30-80cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá đơn, mọc đối hoặc vòng 3 lá một. Phiến lá hình mác hay hình trứng ngược, dài trung bình 20 - 30mm, rộng 8- 12mm, phía cuống hẹp lại thành cuống ngắn, mép lá nửa phía trên có răng cưa to, phía dưới nguyên.
Hoa đơn hoặc nhiều thành đôi mọc ở nách lá, cuống hoa mảnh, dài 5-10 mm, không lông; không có bao hoa nhỏ, đài phân sinh, răng 4, hình trứng chữ nhật, dài khoảng 2 mm, đầu tròn, có lông mi, cánh hoa nhỏ, màu trắng, đường kính khoảng 4 mm, có ống rất ngắn, cổ hoa có lông dày, cánh hoa 4, cánh trên 1 cái hơi lớn hơn, đầu tròn, mép có răng nhỏ hình khía, dài khoảng 2-3 mm; nhị 4, gần bằng nhau, nhuỵ hình mũi tên, bầu hoa thẳng, đầu bầu hoa hình cắt ngang hoặc lõm vào.
Quả nang hình trứng hoặc hình cầu, đường kính 2-3 mm, các ngăn và các mặt sau của các ngăn đều nứt, trục quả còn lại.
Thành phần hóa học.
Toàn cây chứa fredelin, β-glutinol, α-amyrin và axit betulinic (axit betulinic), axit iflaionic, axit dulcioic, axit scoparic A, B , C, scoparinol, dulic -nol), benzoxazolinon (6-metoxybenzoxazolinene), 5,7-dihydroxy-3′,4′,6,8-tetramethoxyflavon (5,7-dihydroxy-3′,4′ , 6,8 -tetramethoxyflavone), 5,7,8,3′,4′,5′-hexahydroxyflavone-7-O-β-D-glucuronide (5,7,8,3′, 4′, 5′-hex-ahydro xyflavone ), luteoline, 6,8-di-C-glucosyl apigenin (vicenin-2), linarin, vitexin, isovitexin, scutellarin, scutellarin metyl este, luteolin-7-glucoside, acacetin, axit p-coumaric, dulciol, amelin. Phần trên mặt đất chứa glycyrrhizol, một chi của scopadiol. Lá chứa glycyrrhizinol, β-myxenol, 6-methoxybenzoxazolinone, robinin, axit glycyrrhizic B và axit glycyrrhizinic A. Rễ chứa β-sitosterol, hexacosanol, D-mannitol, 6-methoxybenzoxazolinone, axit ephric, axit betulinic và Coixol.
Tính vị.
Vị ngọt, tính mát | 1 | null |
Trường Trung học Độc lập Pei Hwa (Tiếng Anh: Pei Hwa High School, gọi tắt là: PHHS; Chữ Hán giản thể: 培华独立中学; Tiếng Mã Lai: Sekolah Menengah Persendirian Pei Hwa) là 1 Trường Trung học Độc lập tiếng Hoa do cộng đồng người Hoa ở Malaysia tài trợ, nằm ở châu Sungai Mati, Ledang, Johor, được thành lập năm 1929, những người thành lập trường lúc bấy giờ bao gồm: Mr. Cai Jing San, Mr. Zheng Qing Mou, Mr. Li Hui Mu, Mr. Zhang Yu Cai, Mr. Liu Guang Wen, Mr. Cai Qi Zheng, Mr. Chen Shu, Mr. Li Guo Zhu...
"Pháp lệnh giáo dục năm 1961" (Tiếng Anh: The Education Act 1961, Chữ Hán giản thể: 1961年教育法令) nhằm xoá bỏ cung cấp tài chính cho các trường tiếng Hoa. Mục đích là xoá bỏ tiếng Hoa, sử dụng tiếng Anh làm phương tiện giảng dạy, chấp nhận thay đổi theo thể chế Trường Trung học bán công, như vậy mới có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Trường đã chọn trở thành Trường Trung học Độc lập, do vậy phải tự chủ về tài chính, trở thành 1 cơ sở giáo dục dân lập, không được công nhận trong hệ thống giáo dục của Malaysia. Do đó, bản chất là 1 Trường Trung học Độc lập, trường không nhận được bất cứ 1 sự hỗ trợ tài chính nào từ chính phủ Malaysia, ngoài học phí do học sinh đóng, các kinh phí hoạt động của trường còn cần sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm.
Trường chủ yếu dùng tiếng Hoa trong dạy học, nhưng tiếng Ang và Tiếng Mã Lai cũng được coi trọng. Thời gian học tập ở trường gồm 6 năm, 3 năm Trung học cơ sở vả 3 năm Trung học phổ thông. Dựa vào trình độ của học sinh, có thể tiến hành lưu ban. Thành tích học tập của học sinh nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được lên lớp. Những học sinh cuối mỗi cấp sẽ phải thông qua một kỳ thi tiêu chuẩn hóa bởi Dong Zong và được gọi là Bằng Thi Thống nhất (Tiếng Anh: Unified Examination Certificate, Chữ Hán giản thể: 独立中学统一考试, gọi là UEC hoặc 统考).
Tổng quan.
Lược sử.
1929 – 1946.
Trường Pei Hwa được thành lập năm 1929 tại Tam Giác Phụ (Chữ Hán giản thể: 三角埠之裕源火较厂), do những người người nhiệt tình ở địa phương lập ra,sau đó được chuyển đến Hội Liên hiệp Quảng Đông (Tiếng Anh: Kwang Tung Association, Chữ Hán giản thể: 广东会馆). Năm 1936 do số phòng học không đủ trường phải thuê thêm địa điểm của Công đoàn nhựa mủ cây người Hoa (Tiếng Anh: Chinese Rubber Trade Association, Chữ Hán giản thể: 华人树胶公会) thành lập phân hiệu 2 của trường. Sau khi được công ty Thái Xương hiến tặng một miếng đất, Ban quản lý trường quyết định mua thêm khoảnh đất kế bên và đặt trụ sở của trường tại đây,tổng diện tích lúc này của trường là 4 mẫu Anh. Năm 1938, các phòng học mới được khánh thành,tính tới thời điểm này, tổng số học sinh của trường là hơn 140 học sinh.
Năm 1942 trong Thế chiến thứ 2, Malaysia bị Nhật Bản chiếm đóng, trường buộc phải đóng cửa, cơ sở vật chất của trường bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1946, dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Hội người Hoa, trường mở cửa trở lại.
1947-1962.
Cùng với sự phát triển của trường cùng nhu cầu của xã hội, từ năm 1947 trường bắt đầu đào tạo thêm những năm cuối tiểu học. Năm 1949, trường mở thêm các lớp cấp Trung học cơ sở, bắt đầu cho việc đào tạo giáo dục bậc trung học, quy mô của trường ngày càng được mở rộng. Sự thiếu hụt phòng học khiến cho việc mở rộng diện tích, xây dựng thêm cơ sở vật chất càng thêm bức thiết. Tính đến năm 1958, số lượng học sinh toàn trường vượt qua con số 1000, phòng học không đủ khiến các lớp Tiểu học phải luân phiên học ca sáng và ca chiều. Cùng năm đó, Trung học và Tiểu học chính thức phân tách. Năm sau Trường tiểu học bán công tiếng Hoa Pei Hwa (Chữ Hán giản thể: 培华国民型华文小学; Tiếng Mã Lai: Sekolah Rendah Jenis Kebangsaan Cina Pei Hwa, gọi tắt là: SJK(C) Pei Hwa) được chuyển đến địa chỉ bây giờ. Năm 1960, trường mở các lớp bậc Trung học Phổ thông và trở thành trường tiếng Hoa duy nhất ở khu vực Ma Bắc đào tạo bậc Trung học Phổ thong.
Sau khi Chính phủ thông qua "Pháp lệnh giáo dục năm 1961", năm 1962 trường buộc phải đổi thành mô hình bán công, trong giai đoạn này đã bùng phát các phong trào học sinh. Tuy nhiên, giáo dục bằng tiếng Hoa vẫn tiếp tục được duy trì. Do Trường Trung học Pei Hwa vẫn còn lưu giữ giấy phép thành lập trường lúc ban đầu, cho nên Ban giám hiệu trường quyết định tiếp tục dùng tiếng Hoa trong dạy và học, thay đổi mô hình không lâu trường quay lại với hình thức cũ, Trường Trung học Độc lập. Thời kì đầu, rất nhiều học sinh không được Trường Trung học bán công Pei Hwa (Chữ Hán giản thể: 培华国民型中学; Tiếng Mã Lai: Sekolah Menengah Jenis Kebangsan Pei Hwa, gọi tắt là: SMJK Pei Hwa) tiếp nhận do quá tuổi so với quy định.
Từ năm 1963 đến nay.
Trong thời gian thay đổi thể chế, PHHS đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm các vấn đề về kinh phí và chất lượng đầu vào của học sinh, ngoài ra trường còn không có cơ sở riêng, các hoạt động dạy và học đều phải tiến hành trong khu vực của SMJK Pei Hwa. Năm 1971, Hội Che Kuan Khor Moral Uplifting Society, Sungai Mati cùng với chủ tịch hội cựu học sinh trường Pei Hwa đương nhiệm Ngô Nãi Quang góp tặng một miếng đất, giúp trường thành lập cơ sở mới. Năm 1975, trường chính thức chuyển đến địa chỉ mới như ngày nay, nằm đối diện với SMJK Pei Hwa,lúc đó toàn bộ học sinh chỉ gồm 46 người.
Cùng với sự phát triển của trường,số học sinh ngày càng gia tăng, tính đến năm 1987 số học sinh. Để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, năm 1982 trường mở lớp máy tính, năm 1989 thành lập lớp nghề mộc chuyên chế tạo các dụng cụ trong gia đình, đây cũng là lớp nghề mộc đầu tiên ở cấp trung học trên toàn Malaysia. Từ năm 1996 đến năm 1999, 4 năm liên tiếp học sinh lớp nghề của trường đều giành giải nhất ở cuộc thi kĩ năng thanh niên toàn Malaysia ở hạng mục nghề mộc. Năm 1999, đoàn học sinh của trường đại diện cho Malaysia tham gia cuộc thi kỹ năng quốc tế được tổ chức ở Canada. Tuy nhiên năm 2001 do không đủ kinh phí lớp nghề mộc tạm thời ngừng lại. Năm 2001, trường mở lớp dạy các môn khoa học tự nhiên, năm 2004, trường thay đổi từ dạy học 5 ngày thành 6 ngày trong một tuần như ban đầu.
Năm 2008, trường cùng với trường Tsun Jin High School kết tình hữu nghị. Cùng năm đó tại cuộc thi "Trần Gia Canh cúp" lần thứ 15, trường vinh dự nhận giải có số học sinh trung học tiến bộ nhiều nhất. Năm 2012, trường cùng với Đại học kĩ thuật Trung Châu, Đài, Loan (Tiếng Anh: Chung Chou University of Science and Technology, Taiwan) ký hiệp ước kết tình hữu nghị. Cùng với tầm quan trọng của việc dạy học tiếng hoa ngày càng nâng cao, số học sinh của trường ngày càng gia tăng.
Phong cảnh trong trường.
Các công trình kiến trúc.
Thông tin chi tiết taị đây.
Văn hoá và truyền thống.
Lời thề của học sinh.
Tôi học sinh của Trường Trung học Độc lập Pei Hwa, xin thành tâm thành ý tuân thủ những điều lệ dưới đây:
Các hoạt động của trường.
Ngoài những hoạt động trên trường còn tổ chức hội trại khích lệ tinh thần học sinh tiểu học cuối cấp,ngày hội phụ huynh, ngày nhà giáo,các cuộc thi văn nghệ, thuyết trình bằng ba ngôn ngữ…...Ngoài ra các trong các kì nghỉ các đoàn thể cũng tổ chức các hội trại...
Các tổ chức hành chính.
Hội cựu học sinh.
Hội cựu học sinh được tổ chức nhằm liên kết giữa những học sinh đã tốt nghiệp, càng rộng hơn là liên kết những người đã từng học tập ở trường. Hiện nay, hội cựu học sinh của trường có quan hệ với các tổ chức sau:
Tham gia các tổ chức này đều là những người tình nguyện, các hoạt động của tổ chức đều là phi lợi nhuận.Mục đích và phạm vi hoạt động bao gồm:
Liên kết ngoài.
=Xem thêm= | 1 | null |
Trận sông Scheldt là một loạt các chiến dịch quân sự thực hiện bởi quân đoàn số 1 Canada do trung tướng Guy Simonds chỉ huy. Trận đánh diễn ra ở phía bắc nước Bỉ và tây nam Hà Lan trong chiến tranh thế giới thứ hai từ 2 tháng 10 cho đến 8 tháng 11 năm 1944.
Trước tháng 9 năm 1944, đòi hỏi cấp thiết khi đấy là quân Đồng Minh cần phải dọn sạch hai bên cửa sông Scheldt để khai thông cảng Antwerpen cho tàu thuyền Đồng Minh, nhờ đó giảm bớt gánh nặng hậu cần cho những tuyến chi viện kéo dài hàng trăm dặm Normandy về phía tây đến tận tuyến phòng thủ Siegfried. Từ lúc quân đội Đồng Minh đổ bộ vào Normandy (Pháp) ngày 6 tháng 6 năm 1944 (D-day), quân đoàn số 2 Anh Quốc đã tiến đến Low Countries, chiếm được Brussels và Antwerpen (các cảng của Antwerpen vẫn còn nguyên vẹn); trong khi người Đức vẫn kiểm soát cửa sông Scheldt.
Tháng 9 không diễn ra động thái gì đối với cảng Antwerpen đang bị chặn vì phần lớn nguồn lực của Đồng Minh được tập trung vào chiến dịch Market Garden bắt đầu từ ngày 17 tháng 9, một kế hoạch táo bạo sử dụng một mũi tấn công duy nhất vào nước Đức. Trong khi đó, người Đức ở Scheldt có cơ hội triển khai quân để đón họ.
Đầu tháng 10, sau khi chiến dịch Market Garden thất bại với tổn thất nặng nề, lực lượng Đồng Minh dẫn đầu bởi quân đoàn số 1 Canada bắt đầu chiếm cảng Antwerpen. Tuy nhiên quân đội Đức Quốc xã được tổ chức tốt đã phòng thủ hiệu quả. Phải sau nhiều trận đánh hết sức ác liệt, quân Canada mới chiếm được Antwerpen vào ngày 8 tháng 11 năm 1944. | 1 | null |
Quan hệ giữa Việt Nam và Pakistan phần lớn dựa trên thương mại song phương và những cơ hội hợp tác chính trị quốc tế giữa hai quốc gia. Pakistan đã mở đại sứ quán ở Hà Nội, và Việt Nam cũng có đại sứ quán ở Islamabad.
Khi Pakistan hứng chịu trận lũ lịch sử năm 2010, Việt Nam đã cung cấp viện trợ trị giá 50.000 USD cho chính phủ Pakistan.
Trao đổi thương mại.
Thương mại hai nước đã tăng từ 10 triệu USD năm 1999 lên đến 150 triệu USD năm 2008. Pakistan là nhà nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam. Pakistan xuất khẩu sang Việt Nam bông, da thuộc và dược phẩm, và có tiềm năng xuất khẩu xe máy, đồ nhựa, thiết bị phẫu thuật và đầu tư vào khai thác than và thủy sản. Trong khi đó Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu cao su, các sản phẩm từ cao su và máy móc sang Pakistan.
Hợp tác chính trị.
Tháng 5 năm 2001, tướng Pervez Musharraf đã có một chuyến thăm chính thức đến Việt Nam. Tháng 3 năm 2004 chủ tịch nước Trần Đức Lương theo lời mời của tổng thống Pervez Musharraf đã đến thăm Pakistan. Pakistan luôn coi Việt Nam là đối tác ngoại giao quan trọng bởi Việt Nam là thành viên đầy đủ của ASEAN và Việt Nam ủng hộ nỗ lực Pakistan trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Do đó với chính sách ngoại giao "Chiến lược tầm nhìn Đông Á" của Pakistan, Việt Nam có tiềm lực thúc đẩy lợi ích chung của Pakistan ở ASEAN trong khi Pakistan ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các nhà ngoại giao Pakistan cũng đánh giá cao ủng hộ của Việt Nam cho việc EU từ bỏ hàng thuế quan đánh vào hàng dệt may của Pakistan năm 2011.
Chống lại ảnh hưởng của Ấn Độ.
Pakistan đã nghiêm túc tuân theo chính sách ngoại giao của Việt Nam và có ý thức cảnh giác với sự ràng buộc mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Việt Nam, Ấn Độ có mối quan hệ căng thẳng với Pakistan trong khi phía sau có sự thù địch mạnh mẽ với đồng minh lâu năm của Pakistan, Trung Quốc. Về kết quả, "Chiến lược tầm nhìn Đông Á" của Pakistan đã được dự kiến để cân bằng các mối quan hệ của họ.
Người Pakistan tại Việt Nam.
Các khu vực có dân số Pakistan đáng kể ở Việt Nam bao gồm Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Đại sứ quán, lãnh sự quán.
- Tại Việt Nam:
- Tại Pakistan: | 1 | null |
Giải cầu lông Ấn Độ 2013 là mùa đầu tiên ở Giải Cầu Lông Ấn Độ bắt đàu từ ngày 14 tháng 8 năm 2013.
Đội.
Sáu đội tham dự ở mùa đầu tiên ở Giải Cầu Lông Ấn Độ:
Địa điểm.
6 Địa điểm có vẻ ở mùa đầu tiên giải cầu lông Ấn Độ:
Lịch.
Theo dõi các lịch thi đấu của Giải Cầu Lông Ấn Độ 2013. | 1 | null |
Trận Aleppo () là cuộc đối đầu quân sự tại Aleppo, Syria giữa Quân đội Syria Tự do và các đồng minh và chính phủ Syria. Giao tranh bắt đầu vào ngày 19 tháng 7 năm 2012 như một phần của cuộc nội chiến Syria. Xung đột leo thang vào cuối tháng Bảy tại thành phố lớn nhất Syria vì nó giữ tầm quan trọng chiến lược và kinh tế.
Lực lượng nổi dậy áp sát phi trường.
Các cuộc giao tranh quanh phi trường ở Aleppo kéo dài liên tục trong nhiều tuần và phía nổi dậy đánh thủng các phòng tuyến chính nhưng quân chính phủ vẫn còn giữ được bên trong phi trường.
Ngày 12 tháng Hai, các tay súng nổi dậy chiếm được phần lớn căn cứ mang tên "Lữ Ðoàn 80" gần phi trường và tấn công căn cứ Không Quân Nairab nằm cạnh phi trường quốc tế Aleppo, sau khi tràn ngập một nút chặn của quân đội chính phủ tại al-Manara.
Sang đến ngày 13 tháng Hai, Tổ chức Quan Sát Nhân quyền Syria cho biết phía nổi dậy coi như hoàn toàn kiểm soát căn cứ "Lữ Ðoàn 80" vốn có trách nhiệm bảo vệ khu vực, cùng một trạm kiểm soát quân đội. Nguồn tin này nói rằng có hơn 40 lính của chế độ Assad bị giết trong cuộc giao tranh, trong số có cả hai chuẩn tướng, một đại tá và hai trung tá.
Các cuộc giao tranh lớn vẫn còn tiếp diễn để giành quyền kiểm soát căn cứ Không Quân Nairab cũng như khu vực bên ngoài phi trường quốc tế Aleppo.
Trong hai ngày 15 và 16 tháng Hai, các cuộc giao tranh dữ dội khiến khoảng 150 tay súng nổi dậy và lính chính phủ Syria thiệt mạng. Giám đốc Rami Abdul-Rahman của Tổ chức Quan Sát Nhân quyền Syria nói rằng tổn thất hai bên coi như ngang bằng. | 1 | null |
Moro-oka Ippa, hay còn gọi Moro-oka Ichiha (諸岡 一羽) là kiếm hào Nhật Bản sống vào thời Chiến quốc, húy danh là Tsunenari hoặc Kagehisa, tên thường gọi là Heigorō. Họ của ông (Moro-oka) còn được viết là 師岡, tên (Ippa, Ichiha) còn được viết cách khác là 一端 hoặc 一巴.
Có thuyết cho rằng ông ra đời vào năm thứ 2 niên hiệu Temmon (1533), mất ngày mùng 8 tháng 9 năm Bunroku thứ 2 (mùng 2 tháng 10 năm 1593) nhưng cũng có thuyết cho là trước đó 100 năm.
Moro-oka Ippa được cho là khai tổ của kiếm phái Ippa-ryū.
Cuộc đời.
Người ta cho rằng ông xuất thân từ gia hệ họ Toki ở xứ Mino, con trai của Moro-oka Tsuneyoshi.
Ông là đệ tử của Iizasa Chō-isai Ienao, người sáng lập phái võ nghệ Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū (cũng có thuyết cho là đệ tử của Tsukahara Bokuden).
Ban đầu ông theo thờ họ Toki ở thành Edozaki, đương chủ của họ này là Toki Hara Harutsuna lại theo họ Gōhōjō nên bị Daimyō xứ Hitachi là Satake Yoshishige tiêu diệt khi đại quân Toyotomi Hideyoshi chinh phạt thành Odawara. Khi họ Toki bị diệt, con trai của Satake Yoshishige là Ashina Yoshihiro có khuyên Moro-oka Ippa ra làm quan cho họ Satake nhưng ông kiên quyết từ chối, mở võ đường dạy kiếm thuật, sống trọn một đời binh pháp gia. Những năm cuối đời, ông mắc chứng phong cùi, qua đời ở tuổi 60. Mộ của ông vẫn còn ở chùa Dainen-ji (Đại Niệm tự), làng Edozaki, quận Inashiki, tỉnh Ibaraki.
Các đệ tử của Moro-oka Ippa còn xưng tên lưu phái là Bokuden-ryū, Mijin-ryū, Kashima Shintō-ryū. Cục trưởng Shinsengumi là Kondō Isami hội đắc được cực ý của phái kiếm Tennen Rishin-ryū, và phái này cũng được cho là thuộc hệ thống của Ippa- ryū. | 1 | null |
Hydractinia echinata là một hydrozoa biển sống thành quần thể được tìm thấy mọc trên vỏ của ốc vỏ bụng. Nó đặc biệt phổ biến ở bên ngoài vỏ ốc bị chiếm đóng bởi cua ẩn sĩ vuốt phẳng.
Hydractinia echinata tạo các mảng màu hồng trên vỏ ốc bị chiếm đóng bởi một con cua ẩn sĩ, thường gần miệng ốc. Nó bao gồm gai lởm chởm dày đến ba mm.
H. echinata được tìm thấy ở Đại Tây Dương phía đông bắc bao gồm cả Bắc Băng Dương, biển Baltic và Biển Nam Bắc đến Tây Bắc châu Phi. Đây là vòng chung bờ biển của Anh và Ai-len và được tìm thấy nơi ốc mượn hồn ("Eupagurus bernhardus") có mặt, trên bờ thấp hơn trên nền cát. | 1 | null |
Paul Truong (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1965) là một kỳ thủ, huấn luyện viên, nhà quảng bá và nhà tổ chức cờ vua của Mỹ.
Tiểu sử.
Truong được sinh ra với tên đầy đủ Trương Minh Hoài Nhân tại Sài Gòn, Việt Nam.
Truong học chơi cờ cùng cha từ lúc năm tuổi và chơi cho Trung tâm thể thao quốc gia tại Sài Gòn. Từ nhỏ tuổi, ông đã vô địch nhiều giải cờ vua do Trung tâm thể thao quốc gia tổ chức. Các giải này được coi như giải vô địch quốc gia không chính thức của Việt Nam cộng hòa. Tổng cộng, ông vô địch bốn lần giải dưới 21 tuổi hàng năm kể từ lúc lên 5 và năm lần vô địch giải người lớn hàng năm kể từ khi lên 8.
Với tư cách là một kỳ thủ, ông giữ danh hiệu Kiện tướng quốc gia và Kiện tướng suốt đời của USCF và danh hiệu Kiện tướng củaFIDE.
Với tư cách là nhà quảng bá và tổ chức, ông kết hôn với cựu vô địch cờ vua thế giới Susan Polgar. Đồng thời, ông cũng là nhà quản lý kinh doanh và phó chủ tịch hiệp hội Susan Polgar Foundation. Truong tổ chức và quảng bá hầu hết các sự kiện mà Polgar tham gia kể từ khi bà chuyển tới Mỹ sinh sống. Ông cũng là Chủ tịch Ủy ban Polgar của Hiệp hội cờ vua mỹ giám sát giải cờ vua cho nữ thiếu niên quốc gia Susan Polgar. Vào tháng 5 năm 2007, Truong trở thành Giám đốc tiếp thị và quảng bá của Học viện cờ vua Susan Polgar SPICE) và trợ lý huấn luyện viên của đội cờ vua Đại học kỹ nghệ Texas trong khi Polgar là Giám đốc điều hành của SPICE và huấn luyện viên trưởng.
Truong cũng phối hợp cùng Polgar trong hầu hết các sách và video của bà và cùng là đồng tác giả của rất nhiều mục và bài báo về cờ vua. Năm 2003, Polgar và Truong đoạt giải Cramer về mục cờ vua hay nhất và 3 giải Báo chí cờ vua Mỹ về mục trên tạp chí hay nhất, mục phân tích trận đấu hay nhất và mục quảng bá cờ vua hay nhất Họ còn giành giải Chess Journalist of America Award 2004 dành cho mục báo kết thúc ván hay nhất trong Chess Horizons.
Năm 2004, Truong là đội trưởng và giám đốc của đội cờ vua nữ Mỹ cho giải Vô địch cờ vua thứ 36, và đã đoạt huy chương bạc sau khi đánh bại đội tuyển Việt Nam trong vòng cuối. | 1 | null |
Standard Chartered plc là một ngân hàng đa quốc gia của Anh và công ty của dịch vụ tài chính có trụ sở chính tại London, Anh. Công ty vận hành một mạng lưới hơn 1.200 chi nhánh và đại lý (bao gồm các công ty con, công ty liên kết và công ty liên doanh) trên hơn 70 quốc gia với khoảng 87.000 nhân viên. Công ty là một ngân hàng toàn cầu với các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tiêu dùng, doanh nghiệp và tổ chức, và các dịch vụ ngân quỹ. Mặc dù có trụ sở tại Vương quốc Anh, công ty không hoạt động ngân hàng bán lẻ ở Anh và khoảng 90% lợi nhuận của công ty đến từ Châu Á, Châu Phi và Trung Đông.
Standard Chartered có tên trên Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn và trong Chỉ số FTSE 100. Công ty có danh sách thứ cấp trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, Sở giao dịch chứng khoán quốc gia của Ấn Độ và Nhóm thị trường OTC màu hồng. Cổ đông lớn nhất là Chính phủ Singapore thuộc sở hữu của Temasek Holdings. Công ty được coi là ngân hàng quan trọng về mặt hệ thống nhờ vào Hội đồng ổn định tài chính.
José Viñals là Chủ tịch Tập đoàn của Standard Chartered. Bill Winters là Giám đốc điều hành Tập đoàn hiện tại.
Tên.
Tên Standard Chartered xuất phát từ tên của hai ngân hàng mà cty hình thành sau khi sáp nhập vào năm 1969: The Chartered Bank of India, Australia and China, và Standard Bank of British South Africa.
Lịch sử.
Tiền thân.
Ngân hàng Chartered.
Ngân hàng Chartered bắt đầu khi Nữ vương Victoria cấp Hiến chương Hoàng gia cho James Wilson người Scots vào năm 1853. Chartered mở các chi nhánh đầu tiên tại Mumbai (Bombay ), Kolkata (Calcutta) và Thượng Hải vào năm 1858, tiếp theo là Hồng Kông và Singapore vào năm 1859. Ngân hàng bắt đầu phát hành tiền giấy đô la Hồng Kông vào năm 1862
Ngân hàng Standard.
Standard Bank là một ngân hàng của Anh do John Paterson, một người Scotland, thành lập tại Cape Province của Nam Phi vào năm 1862. Standard nổi tiếng trong việc tài trợ cho sự phát triển của các mỏ kim cương ở Kimberley từ năm 1867 và sau đó mở rộng mạng lưới nhiều chi nhánh xa hơn về phía bắc đến thị trấn mới Johannesburg khi vàng được phát hiện ở đó vào năm 1885. Một nửa sản lượng của mỏ vàng lớn thứ hai trên thế giới đã đi qua Ngân hàng Standard trên đường đến Luân Đôn. Standard đã mở rộng ở Châu Phi trong những năm qua, nhưng từ năm 1883 đến năm 1962 chính thức được gọi là Ngân hàng Standard của Nam Phi. Năm 1962, ngân hàng đổi tên thành Standard Bank Limited, và hoạt động ở Nam Phi trở thành một công ty con riêng biệt lấy tên trước đây của ngân hàng mẹ, Standard Bank of South Africa Ltd. | 1 | null |
Khánh Ninh là một huyện cũ của tỉnh Phú Khánh, Việt Nam.
Huyện được thành lập 29 tháng 10 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh.
Phía Bắc giáp 2 huyện Tuy Hòa và Tây Sơn, phía Nam giáp 2 huyện Khánh Xương và Khánh Vĩnh, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện M'Drắk của tỉnh Đắk Lắk.
Khi hợp nhất, huyện Khánh Ninh có 32 xã: Ninh An, Ninh Bình, Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Đông, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Hải, Ninh Hiệp, Ninh Hưng, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Phú, Ninh Phụng, Ninh Phước, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thân, Ninh Thọ, Ninh Thượng, Ninh Xuân, Vạn Bình, Vạn Hưng, Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Phước, Vạn Thắng và Vạn Thạnh.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, thành lập 2 thị trấn Ninh Hòa và Vạn Giã.
Ngày 2 tháng 3 năm 1979, thành lập xã Ninh Trung gồm các thôn Quảng Cư, Mông Phú, Vĩnh Thạnh (xã Ninh Thượng) và các thôn Phú Văn, Thạch Sơn (xã Ninh Đông).
Từ đó, đơn vị hành chính của huyện Khánh Ninh gồm 2 thị trấn Ninh Hòa, Vạn Giã và 33 xã: Ninh An, Ninh Bình, Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Đông, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Hải, Ninh Hiệp, Ninh Hưng, Ninh Ích, Ninh Lộc, Ninh Phú, Ninh Phụng, Ninh Phước, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh Tân, Ninh Tây, Ninh Thân, Ninh Thọ, Ninh Thượng, Ninh Trung, Ninh Xuân, Vạn Bình, Vạn Hưng, Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Lương, Vạn Phú, Vạn Phước, Vạn Thắng, Vạn Thạnh.
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, huyện Khánh Ninh được chia thành 2 huyện cũ là Ninh Hòa và Vạn Ninh: | 1 | null |
Khánh Xương là một huyện cũ của tỉnh Phú Khánh, Việt Nam.
Huyện được thành lập 29 tháng 10 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Diên Khánh và Vĩnh Xương.
Phía Bắc giáp huyện Khánh Ninh, phía Nam giáp huyện Cam Ranh, phía Đông giáp thị xã Nha Trang và Biển Đông, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh.
Đơn vị hành chính của huyện Khánh Xương gồm 24 xã: Diên An, Diên Bình, Diên Điền, Diên Hòa, Diên Lạc, Diên Lâm, Diên Lộc, Diên Phú, Diên Phước, Diên Sơn, Diên Tân, Diên Thạnh, Diên Thọ, Diên Thủy, Diên Toàn, Suối Cát, Suối Hiệp, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Phương, Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh và Vĩnh Trung.
Ngày 10 tháng 3 năm 1977, huyện Khánh Xương được hợp nhất với huyện Khánh Vĩnh thành huyện Diên Khánh. Riêng 7 xã: Vĩnh Thái, Vĩnh Thanh, Vĩnh Trung, Vĩnh Lương, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Ngọc sáp nhập vào thị xã Nha Trang và chuyển thành thành phố Nha Trang. | 1 | null |
Henry Jaynes Fonda (16 tháng 5 năm 1905 – 12 tháng 8 năm 1982) là diễn viên điện ảnh và sân khấu Mỹ.
Fonda là trưởng tộc của một gia đình của các diễn viên nổi tiếng, trong đó có con gái Jane Fonda, con trai Peter Fonda, cháu gái Bridget Fonda, và cháu trai Troy Garity. Gia đình và bạn bè thân thiết gọi ông là "Hank". Năm 1999, ông đứng thứ thứ 6 trong danh sách 100 ngôi sao điện ảnh của Viện phim Mỹ. | 1 | null |
Tiên Hưng là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Huyện Tiên Hưng trước có tên là huyện Thần Khê, thuộc phủ Tiên Hưng (tên phủ này thời nhà Trần gọi là phủ Long Hưng, nhà Hồ và Hậu Lê gọi là phủ Tân Hưng, thời thuộc Minh trước nhà Lê gọi là Trấn Man, nhà Nguyễn gọi là Tiên Hưng). Các năm 1832-1890, huyện Thần Khê (tức là huyện Tiên Hưng sau này) thuộc phủ Tiên Hưng tỉnh Hưng Yên. Năm 1890-1894, huyện Thần Khê thuộc phủ Thái Bình tỉnh Thái Bình, Sau đó, thuộc phủ Tiên Hưng tỉnh Thái Bình cho đến khi bỏ cấp phủ thì lấy tên phủ làm tên huyện.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, sáp nhập xã Trọng Quan thuộc huyện Đông Quan vào huyện Tiên Hưng; chuyển xóm Duyên Tề của xã Bắc Sơn (huyện Tiên Hưng) vào huyện Quỳnh Côi để sáp nhập với ba thôn Khả Lang, Mỹ Xa và Lê Hoàng của xã Tây Sơn (huyện Quỳnh Côi) thành xã Quỳnh Châu.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Tiên Hưng được hợp nhất với huyện Đông Quan thành huyện Đông Hưng, riêng 5 xã: Bắc Sơn, Chi Lăng, Đông Đô, Hòa Bình, Tây Đô được sáp nhập vào huyện Hưng Hà mới thành lập.
Hành chính.
Đến năm 1969, huyện Tiên Hưng có 27 xã: An Châu, Bắc Sơn, Bạch Đằng, Chi Lăng, Chương Dương, Đô Lương, Đông Đô, Đồng Phú, Hòa Bình, Hoa Lư, Hoa Nam, Hồng Châu, Hồng Giang, Hồng Việt, Hợp Tiến, Liên Giang, Lô Giang, Đông Hưng, Minh Châu, Minh Tân, Nguyên Xá, Phong Châu, Phú Châu, Phú Lương, Tây Đô, Thăng Long, Trọng Quan. | 1 | null |
Valeria Messalina, đôi khi được gọi cách ngắn gọn là Messallina, (kh. 17/20–48) là người vợ thứ ba của Hoàng đế La Mã Claudius. Bà là một người chị em họ bên nội của Hoàng đế Nero, chị em họ của Caligula, và chút của hoàng đế Augustus. Dù là một người phụ nữ có quyền lực nhưng bà lại bị mang tiếng là tạp hôn, người ta cho rằng bà đã âm mưu chống lại chồng mình và bị xử tử sau khi âm mưu bại lộ. Tiếng xấu của bà được cho là được hình thành từ những lời buộc tội mang tính công kích chính trị. Nó đã được lưu truyền bởi các tác phẩm nghệ thuật và văn học vào thời hiện đại.
Thiếu thời.
Messalina là con gái đầu tiên và đứa con thứ hai của Domitia Lepida Trẻ cùng với người anh em họ của bà Marcus Valerius Messalla Barbatus. Mẹ cô là con út của Chấp chính quan Lucius Domitius Ahenobarbus và Antonia Già. Domitius là người chồng đầu tiên của Hoàng hậu tương lai Agrippina Trẻ và cha đẻ của Hoàng đế Nero tương lai, điều này đã khiến Nero trở thành anh họ của Messalina bất chấp việc Messalina hơn ông tới mười bảy tuổi. Gia đình của Messalina khá phức tạp. Bà Claudia Marcella Messalina và Antonia Già là chị em cùng mẹ khác cha. Claudia Marcella, bà nội của Messalina, là con gái của chị gái Augustus, Octavia Trẻ với Gaius Claudius Marcellus nhỏ. Antonia Già, bà ngoại của Messalina, là con gái cả của Octavia với Marcus Antonius, và là dì của hoàng đế Claudius. Do đó, một số lượng lớn thành viên trong gia đình có quan hệ cận huyết.
Có rất ít thông tin về cuộc sống của Messalina trước khi kết hôn với người anh em họ hai đời Claudius vào năm 38, lúc đó ông khoảng 48 tuổi. Hai đứa trẻ được sinh ra như một kết quả của sự kết hợp của họ: một cô con gái tên là Claudia Octavia (sinh năm 39 hoặc 40), là một hoàng hậu tương lai, chị gái và người vợ cả của hoàng đế Nero, và một con trai, Britannicus. Khi Hoàng đế Caligula đã bị sát hại năm 41, thuộc Đội Cận vệ của Hoàng đế tuyên bố Claudius trở thành hoàng đế mới và Messalina trở thành hoàng hậu.
Tai tiếng.
Messalina đi vào lịch sử với tai tiếng là vô tình và dâm loạn. Khi trở thành hoàng hậu, Messalina đã cho mở nhiều căn phòng bí mật để có thể quan hệ với tất cả những người đàn ông khác. Sau khi những vị khách ấy đi, bà thường lấy của họ 1 đồng xu để đếm số lượng người mình phục vụ. Không chỉ như vậy, hàng đêm, bà ăn mặc như gái mại dâm và ẩn danh, bà bán dâm như một gái điếm - tìm kiếm tình dục vô độ của mình với nam giới. Bà đã từng thách thức cô gái điếm La Mã nổi tiếng nhất thời bấy giờ, Scylla, quan hệ tình dục-tập thể hết đêm, theo đó người chiến thắng là người có thể quan hệ với nhiều người đàn ông hơn. Và kết quả là Messalina thắng khi Scylla đã từ bỏ vào lúc bình minh vì kiệt sức, trong khi Messalina vẫn còn làm tiếp cả trong buổi sáng.
Một trong những tình nhân của bà là Gaius Silius. Thông qua ảnh hưởng của Messalina, Silius được chỉ định làm Nguyên lão vào năm 48. Silius đã bắt đầu quan hệ với Messalina, và ông đã ly dị vợ mình là Iunia Silana, mặc dù ông thừa nhận sự nguy hiểm của mối quan hệ này. Rõ ràng, ông đã nhiều lần chủ động từ chối quan hệ với Hoàng hậu để ít bị đe dọa hơn và hy vọng sẽ vẫn giữ mối quan hệ bí mật của mình. Như một phần thưởng, Messalina đã tắm với ông và đã tặng nhiều tiền và danh dự, đã có rất nhiều người làm công trong cung đi theo Silius và những lúc đến thăm ông thì họ tụ tập lại đi với nhau rất đông. Tuy nhiên, Claudius đã không biết gì về điều này.
Sau khoảng một năm quan hệ, Silius đã tỏ ý rằng muốn cưới Messalina, và điều này đồng nghĩa bà sẽ ly dị Claudius. Và khi hoàng đế có việc phải tuần du đến Ostia, Messalina đã tổ chức một đám cưới bí mật với Silius trong sự hiện diện của nhiều vị khách mời. Một số nhà sử học nghi ngờ liệu điều này có thực sự là một cuộc hôn nhân hợp pháp mới của Messalina hay chỉ là một cuộc hôn nhân giả, mục đích cơ bản của cả hai bên là một buổi lễ.
Bà đã âm mưu ám sát chồng mình để đưa người tình lên ngôi. Tuy nhiên, một trong những cố vấn thân cận của Claudius, Narcissus, đã tiếp xúc với âm mưu của bà. Narcissus đã tiết lộ chuyện này với Claudius, Claudius đau khổ và khó có thể tin vào tai của mình, ông đã hạ lệnh giết chết Silius. Hoàng đế ra lệnh bắt Messalina chết và cho phép tự xử. Bà không đủ can đảm để cầm dao đâm vào người mình, và cuối cùng bị những binh sĩ được sai đến bắt giết chết. Viện nguyên lão La Mã sau đó ra lệnh xóa bỏ tên của Messalina bỏ khỏi tất cả những nơi công cộng hay tư nhân và tất cả các bức tượng của bà ("damnatio memoriae") đều bị lệnh gỡ xuống.
Sử gia Tacitus thường liên kết Messalina với bạo lực. Thật vậy, một trong những diễn giả trường phái Tacitus vô danh đời sau gọi bà là một "con điếm dã man" (saevienti impudicae). | 1 | null |
Đông Quan là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Từ cổ đến thời thuộc nhà Minh, huyện Đông Quan gọi là Cổ Lan, từ thời nhà Hậu Lê đến nhà Nguyễn đổi tên thành huyện Đông Quan và thuộc phủ Thái Ninh (tên phủ này thời nhà Lý là hương Thái Bình, nhà Trần gọi là lộ An Tiêm, nhà Hậu Lê gọi là phủ Thái Bình, nhà Tây Sơn gọi là phủ Thái Ninh, đầu nhà Nguyễn gọi là phủ Thái Bình sau đổi là Thái Ninh).
Các năm 1832-1890, phủ Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định, sau đó mới thuộc tỉnh Thái Bình. Lỵ sở của phủ Thái Bình, vào thời nhà Hậu Lê, lúc đầu là ở xã Đông Động, huyện Đông Quan, sau chuyển về Cát Đàm.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, chuyển xã Trọng Quan về huyện Tiên Hưng quản lý, chuyển hai xóm Tân An và Thái Học của xã Liên Phương vào huyện Phụ Dực để sáp nhập với hai thôn Trung Thượng và Tràng Lữ của xã Tân Mỹ (huyện Phụ Dực) thành xã An Tràng, chuyển hai xóm Thông Liệt và Vĩnh Linh của xã Đằng Giang (huyện Thái Ninh) vào huyện Đông Quan để sáp nhập với thôn Phù Xá của xã An Bình thành xã Đông An.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Đông Quan được hợp nhất với huyện Tiên Hưng thành huyện Đông Hưng.
Hành chính.
Đến năm 1969, huyện Đông Quan có 25 xã: Đông Á, Đông Các, Đông Cường, Đông Động, Đông Dương, Đông Giang, Đông Hà, Đông Hòa, Đông Hoang, Đông Hợp, Đông Huy, Đông Kinh, Đông La, Đông Lĩnh, Đông Mỹ, Đông Phong, Đông Phương, Đông Quang, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vinh, Đông Xá, Đông Xuân, Hoàng Diệu. | 1 | null |
Centrophorus là một chi cá nhám góc được tìm thấy trong các đại dương ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới, được đặc trưng bởi màu xám hoặc nâu, đôi mắt màu xanh lá cây lớn, và gai trên cả hai vây lưng.
Chi có mặt trong các mẫu hóa thạch từ thế Paleocen (C. squamosus) trở đi. | 1 | null |
Anisocycla cymosa là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được Troupin mô tả khoa học đầu tiên năm 1949.
Đặc điểm.
Anisocycla cymosa là một loại cây bụi leo, thân cây có đường kính lên tới 5cm.
Phân bổ.
Loài cây này thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới miền Trung Châu Phi và miền Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo. Chúng thường sống ở những bờ sông nhiều cát và ở ven rừng xung quanh thảm thực vật thoáng đãng ở nơi ẩm ướt.
Công dụng.
Lá và rễ cây có tác dụng giảm đau và bồi bổ. Nó cũng đóng vai trò là một hỗn hợp được sử dụng trong điều trị đau thấp khớp và đau dạ dày. Rễ, lá và hạt chứa nhiều alkaloid, vai trò của chúng trong hóa học thần kinh vẫn đang được nghiên cứu. | 1 | null |
Chondrodendron tomentosum là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được Ruiz & Pav. mô tả khoa học đầu tiên năm 1798.
Chất độc thần kinh có nguồn gốc thực vật như curare được điều chế từ thực vật này. Nó được thổ dân Nam Mỹ sử dụng tẩm vào mũi tên để săn bắn động vật. | 1 | null |
Dây gián (danh pháp khoa học: Hypserpa nitida) là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được John Miers mô tả khoa học đầu tiên năm 1851 khi mô tả chi này. Nó là loài điển hình của chi "Hypserpa".
Phân bố.
Loài này sinh sống trong rừng và ven rừng. Có tại Trung Quốc (nam Phúc Kiến, trung và nam Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, nam Vân Nam), Bangladesh, Ấn Độ (Assam), Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. | 1 | null |
Dây đau xương, còn gọi là vàng giang, khoan cân đằng (danh pháp khoa học: Tinospora sinensis), là một loài thực vật có hoa trong họ Biển bức cát. Loài này được João de Loureiro mô tả khoa học đầu tiên năm 1790 dưới danh pháp "Campylus sinensis". Năm 1934, Elmer Drew Merrill chuyển nó sang chi "Tinospora".
Tên gọi "dây đau xương" vì người ta dùng cây này để chữa bệnh đau xương. "Khoan cân đằng" là tên của loại cây này trong tiếng Trung Quốc, cũng có nghĩa là làm cho xương cốt được khỏe.
Mô tả cây.
Dây đau xương là một loại cây leo, dài 7-8m, có cành dài rũ xuống, lúc đầu có lông, sau thì nhẵn, có bì không sần sùi, mang lông. Lá có lông, nhất là ở mặt dưới làm cho mặt dưới có màu trắng nhạt, phiến lá hình tim, phía cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp lại thành mũi nhọn, dài 10–12 cm, rộng 8–10 cm, có 5 gân rõ, toả hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đơn độc, hoặc mấy chùm tụ lại, chùm dài chừng 10 cm, có lông măng, màu trắng nhạt. Quả hạch, khi chín có màu đỏ, có dịch nhầy, hạch hình bán cầu, mặt phẳng của bán cầu hõm lại. Mùa quả ở miền Bắc: tháng 3-4 (Hình bên).
Phân bố, thu hái và chế biến.
Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, miền núi cũng như miền đồng bằng. Ở phạm vi thế giới, loài cây này là bản địa khu vực từ Ấn Độ, Sri Lanka ở phía tây, kéo dài về phía đông tới Trung Quốc (miền nam các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Việt Nam, về phía nam tới Campuchia, Thái Lan. Du nhập vào Pakistan.
Cây mọc rất khỏe. Một mẩu thân trồng trong vòng 2 năm cho tới 20 kg vừa thân vừa lá. cắt lấy thân về cắt ngắn thành từng đoạn dài 20–30 cm rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng lá. Thường dùng tươi, mùa thu hái quanh năm.
Sử dụng trong Đông y.
Dây đau xương được sử dụng như một nguyên liệu dược trong Đông y để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc bổ.
Dùng dưới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp. Người ta cho rằng thân cây có tác dụng mạnh hơn.
1. Lá dây đau xương giã nhỏ, trộn với rượu để đắp lên những chỗ sưng đau.
2. Thái nhỏ thân dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1 phần 5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 cốc con. Phụ nữ và những người không uống được rượu có thể sắc với nước mà uống. Thường thời gian điều trị kéo dài 15 ngày. | 1 | null |
Berberis aquifolium hay nho Oregon là một loại thực vật thuộc họ Hoàng mộc, có cành xanh quanh năm và có liên hệ họ hàng với hoàng liên gai. Đây là một loại thực vật thuộc họ Berberidaceae, có cành xanh quanh năm và có liên hệ họ hàng với hoàng liên gai. Loại thực vật này không có liên hệ họ hàng nào với nho (mặc dù tên của nó có từ "grape" có nghĩa là nho trong tiếng Việt) nhưng có cái tên như vậy là vì nó có những chùm trái nhỏ như nho. Nó đôi khi còn được gọi là Tall Oregon-grape để phân biệt nó với Creeping Oregon-grape ("M. repens") và "Cascade" hay Dwarf Oregon-grape ("M. nervosa"). Tên gọi của nó thường không dùng dấu gạch nối thành ra là Oregon grape mặc dù khi dùng như vậy dễ tạo nhầm lẫn với nho thật sự. Đôi khi nó được in ấn trong sách báo là Oregongrape.
Tổng quan.
Oregon-grape cao từ 1 đến 5 mét. Lá day như da của nó giống như lá cây nhựa ruồi. Cuốn lá và nhánh nhỏ của nó có hình dạng mập dày. Hoa nở vào cuối mùa xuân có màu vàng hấp dẫn.
Oregon-grape được trồng làm cảnh tương tự như hoàng liên gai. Oregon-grape chịu được hạn vào mùa hè, không kén đất, và không đổ lá nhiều. Trái chùm của nó rất được chim ưa thích
Trái nhỏ màu đen tím của nó khá chua và có hạt to, đôi khi được trộn cùng với salal để làm jelly. Trái có vị đắng nên thường làm ngọt trước khi ăn. Vì lá Oregon-grape giống như lá của nhựa ruồi và chống được héo nên tán lá của nó đôi khi được các người trưng bày hoa dùng để làm nền xanh trưng hoa. Vỏ trong của những nhánh lớn và rễ của Oregon-grape cho ra một chất màu vàng.
Oregon-grape là thực vật bản xứ duyên hải phía tây của Bắc Mỹ từ British Columbia đế Bắc California, mọc bên dưới các rừng Linh sam Douglas và trong các vùng đất cỏ bụi. Nó là hoa tiểu bang của Oregon.
Tại một số khu vực bên ngoài phạm vi bản xứ của nó, Oregon-grape được xếp vào loại cây lạ có tính lan tràn mà có thể gây hại cho các loài hoa quả bản xứ.
Dùng làm thuốc.
Thực vật này được dùng làm thuốc đông y. Các cuộc nghiên cứu cho thấy là "Berberis aquifolium" có chứa 5'methoxyhydnocarpin (5'MHC) có hiệu quả giảm chế sự đề kháng của vi trùng đối với các tác nhân và thuốc kháng sinh. Rễ của "Berberis aquifolium" thông thường được dùng làm thuốc thay thế cho loài thực vật Goddenseal khan hiếm. Cả hai loài thực vật này có chứa tương tự chất ancaloit berberine được dùng để trị các vết thương nhiễm trùng. Berberine và các chất ancaloit khác trong rễ Oregon grape đã được chứng minh là giết được nhiều loại vi sinh vật và hữu hiệu trong việc làm hồi phục nhanh các bệnh như giardia, candida, tiêu chảy, và dịch tả. "Berberis aquifolium" cũng còn được biết là có thể trị được các bệnh viêm da như Eczema và Psoriasis. Rễ M. aquifoulium cũng có các đặc tính chống ung thư và đang được các nhà nghiên cứu lưu ý quan tâm. | 1 | null |
Podophyllum cymosum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoàng mộc. Loài này được André Michaux mô tả khoa học đầu tiên năm 1803 dưới danh pháp "Diphylleia cymosa". Năm 2018 Maarten Joost Maria Christenhusz và James W. Byng chuyển nó sang chi "Podophyllum" như là "Podophyllum cymosum".
Phân bố.
Loài bản địa miền nam dãy Appalachia, từ tây nam Virginia tới tây bắc Georgia. | 1 | null |
Podophyllum grayi là một loài thực vật có hoa trong họ Hoàng mộc. Loài này được Friedrich Schmidt mô tả khoa học đầu tiên năm 1868 trong chi "Diphylleia" dưới danh pháp "Diphylleia grayi". Năm 2018 Maarten Joost Maria Christenhusz và James W. Byng chuyển nó sang chi "Podophyllum" như là "Podophyllum grayi".
Tên gọi trong tiếng Trung là sơn hà diệp (山荷叶).
Phân bố.
Loài bản địa khu vực từ Sakhalin (Nga) tới miền trung Nhật Bản
Đặc điểm.
Sơn hà diệp sinh trưởng từ mùa xuân đến mùa hè nhưng rộ nhất là vào tháng 6 tháng 7 khi mưa nhiều và thời tiết thuận lợi. Hoa mọc thành từng chum nho nhỏ trông duyên dáng như đang khoe dánh dưới tán lá xanh. Điều đặc biệt có 1 không 2 ở loài hoa này là khi gặp nước, những cánh hoa trắng muốt kia sẽ dần chuyển sang trong suốt như pha lê một cách kỳ diệu, lộ ra những mạch gân bé xíu trên cánh hoa như bộ xương; nhưng khi khô, chúng lại quay lại màu trắng ban đầu. Hoa sau đó sẽ kết thành quả khi chín có màu tím mọng. Hoa sơn hà diệp là giống hoa ưa những nơi mát mẻ, độ ẩm cao và ít ánh sáng mặt trời, mọc dưới những tán cây cao. Chúng là cây lâu năm, có thể mọc cao đến khoảng nửa mét, tán cậy rộng 30–40 cm.
Những nhà nghiên cứu Trung Quốc còn xem sơn hà diệp như một bài thuốc tự nhiên quý hiếm. Khi bị rắn cắn chúng ta có thể dùng nó làm thuốc giải độc, ngoài ra còn giúp lưu thông máu rất hiệu quả.
Trong văn hóa.
Giống cây này được gọi là sơn hà diệp (山荷叶) trong tiếng Trung, người Nhật gọi nó là sankayou, còn người Mỹ đơn giản gọi là hoa xương (Skeleton Flower).
Người Nhật gọi giống hoa này là "ảo thuật gia" của các loài hoa và có thơ rằng: 雨に濡れ透けた花弁を観るのも、雨の日ならではの楽しみですね. (Ngắm nhìn những cánh hoa mỏng ướt trong mưa, mong đến những ngày mưa thật là vui).
Ca sỹ Hàn Quốc Kim Jong-hyun, ban nhạc SHINee cũng từng thể hiện một ca khúc có tên Sanhayeob (산하엽) chính là tên loài hoa này trong tiếng Hàn, với câu mở đầu: Em là cánh hoa trở lên trong suốt khi dính ướt (넌 젖을수록 투명해지는 꽃). | 1 | null |
Epimedium sagittatum là một loài thực vật có hoa trong họ Hoàng mộc. Loài này được Philipp Franz von Siebold và Joseph Gerhard Zuccarini mô tả khoa học đầu tiên năm 1845 dưới danh pháp "Aceranthus sagittatus". Năm 1876 Carl Johann Maximowicz chuyển nó sang chi "Epimedium".
Tên gọi.
Tên gọi thông thường tại Trung Quốc là tam chi cửu diệp thảo (三枝九叶草) hay quang diệp dâm dương hoắc (光叶淫羊藿 ).
Mô tả.
Cây thảo, cao 30–50 cm. Thân rễ ngắn, mập, nhiều đốt, nhiều rễ chùm. Lá ở gốc và trên thân cây, ba lá chét; các lá chét hình trứng đến hình trứng-hình mác, 5-19 × 3–8 cm, dạng da, thưa lông cứng hoặc nhẵn nhụi ở mặt xa trục, ở phía gần trục nhẵn nhụi, đáy hình tim sâu hoặc nông, đỉnh nhọn hoặc nhọn thon, các lá chét tận cùng với các thùy bằng nhau thuôn tròn hoặc thuôn dài, các lá chét bên lệch với thùy ngoài lớn, hình tam giác và nhọn, thùy trong nhỏ hơn và thuôn tròn, mép có gai nhỏ-gần khía răng cưa sát nhau. Thân mang hoa có 2 lá gồm 3 lá chét mọc đối nhau. Chùy hoa 10-20(-30) × 2–4 cm, 20-60 hoa, đôi khi với các cuống phía dưới gồm 3 hoa, thường nhẵn nhụi, đôi khi thưa thớt lông tuyến. Cuống ~1 cm, nhẵn nhụi. Hoa màu trắng hoặc vàng, đường kính từ 8 mm trở xuống. Lá đài ngoài 4, có đốm tía, đỉnh tù, đôi bên ngoài hình trứng hẹp, ~3,5 × 1,5 mm, đôi bên trong thuôn dài-hình trứng, ~4,5×2mm; các lá đài bên trong màu trắng, hình trứng-tam giác, ~4 × 2 mm, đỉnh nhọn. Cánh hoa màu vàng ánh nâu, hình túi, 1,5–4 mm, tù. Nhị thuôn dài, 3–5 mm; bao phấn 2–3 mm. Nhụy ~3 mm; vòi nhụy dài hơn bầu nhụy. Quả nang ~1 cm; vòi nhụy ~6 mm. Ra hoa tháng 4-5 (không rõ ở var. glabratum), tạo quả tháng 5-7, đôi khi trong tháng 4. "2n" = 12.
Phân bố.
Loài bản địa Trung Quốc (An Huy, Cam Túc, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Thiểm Tây, Tứ Xuyên). Du nhập vào Nhật Bản và Việt Nam. Môi trường sống là rừng, ở các nơi có cỏ dại trên sườn núi, bụi rậm, ven suối, khe đá; cao độ 200-1.800 m. | 1 | null |
Tàu Mærsk Mc-Kinney Møller là tàu container hàng đầu loại Triple E class. của hãng A.P.Møller-Mærsk. Tàu này có trọng tải lớn nhất về TEU tính cho tới nay, và là tàu thủy đang hoạt động dài nhất thế giới . Tàu này được nhà máy đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) của Hàn Quốc đóng cho hãng A.P. Møller-Mærsk, và bắt đầu hoạt động từ ngày 2.7.2013. Tàu được đặt tên là Mærsk Mc-Kinney Møller, tổng giám đốc điều hành của hãng Maersk từ năm 1965 tới năm 1993. Tàu này là tàu đầu tiên thuộc loại "Triple E" trong số 20 tàu được dự trù sẽ đóng.
Khi được hạ thủy trong tháng 7 năm 2013, tàu "Mærsk Mc-Kinney Møller" là tàu container lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới, với chiều dài và có trọng tải 18.270 TEU container. Hiệu quả của tàu được tối đa hóa bằng các động cơ tiết kiệm nhiên liệu và có tốc độ tối đa là 23 knots, giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu cùng giảm thải carbon dioxide 20% so với tàu vận tải hiệu quả nhất trước đây. Trong thời gian hoạt động bình thường, tàu được vận hành bởi một thủy thủ đoàn 19 người.
Quá trình đóng tàu.
Hợp đồng đóng tàu "Mærsk Mc-Kinney Møller" được ký ngày 21.2.2011. Công việc bắt đầu với một buổi lễ cắt thép tại nhà máy đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering ở Hàn Quốc ngày 18.6.2012. Thân tàu thủy được đưa xuống nước ngày 27.11. 2012 và tàu được chính thức hạ thủy ngày 24.2.2013.
Tàu "Mærsk Mc-Kinney Møller" rời hãng đóng tàu Daewoo với đầy đủ khả năng hoạt động ngày 2.7.2013, và bắt đầu cuộc thử sức với biển. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.