text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cảnh sát giao thông hoặc công an giao thông, nhân viên giao thông, là nhân viên cảnh sát điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ thực thi các quy tắc của đường. Cảnh sát giao thông bao gồm các sĩ quan tuần tra các con đường lớn và bao gồm các cảnh sát giải quyết các vi phạm giao thông trên các con đường khác. Đã có ghi chú như sau:
Lịch sử.
Cảnh sát giao thông đã tồn tại dưới một số hình thức trong gần ba thế kỷ:
Cảnh sát giao thông tự động.
Tại Cộng hòa Dân chủ Congo, năm cảnh sát giao thông tự động đang hoạt động. Các hình nhôm lớn có thể xoay ở thắt lưng, và chứa các camera truyền hình mạch kín để cho phép họ ghi lại những người phạm tội, để sau đó bắt giữ hoặc áp dụng tiền phạt. Hệ thống chạy bằng năng lượng mặt trời, từ các tấm trên nóc của cấu trúc mà robot đứng. Robot điều khiển giao thông với đèn đỏ và xanh lá cây trong tay và sử dụng cánh tay có khớp nối. Các robot cũng có thể nói chuyện với người đi bộ và giúp họ băng qua đường một cách an toàn.
Hệ thống này được thiết kế và xây dựng bởi một hợp tác xã kỹ thuật của phụ nữ ở DRC. Năm robot khác đã được mua cho tỉnh Katanga, và hơn ba mươi cho việc sử dụng đường cao tốc đã được đề xuất. | 1 | null |
The World at War (1973-74) là một bộ phim truyền hình tài liệu Anh gồm 26 tập nêu lên những sự kiện trong Thế Chiến Thứ Hai. Tại thời điểm hoàn thành năm 1973, nó là bộ phim có kinh phí lớn nhất (900,000 Bảng Anh). Bộ phim được sản xuất bởi Jeremy Isaacs, người đọc lời bình là Laurence Olivier và được soạn nhạc bởi Carl Davis. Cuốn sách, "The World at War", của tác giả Mark Arnold-Forster và xuất bản năm 1973 đi cùng với bộ phim.
Kể từ lúc bộ phim hoàn thành, nó đã nhận được nhiều bình luận tích cực và là một bước ngoặt trong lịch sử truyền hình Anh. Sau khi nó được hoàn thành, Thế Chiến Thứ Hai vẫn còn nằm trong tâm trí của nhiều người, nhà sản xuất Jeremy Isaacs được coi là người tiên phong làm sống lại lịch sử nghiên cứu quân sự. Bộ phim tập trung vào những trận đánh lịch sử, làm thế nào để sống và chết ra sao trong suốt những năm chiến tranh xảy ra của binh sĩ, phi công, thủy thủ, người dân, những nạn nhân của chế độ độc tài và các tù nhân tại các trại tập trung.
Tổng quan.
"The World at War", đã dùng những cuộn phim màu quý hiếm, được uỷ quyền bởi Thames Television năm 1969. Như vậy, nghiên cứu và sản xuất phải mất bốn năm hoàn thành 900,000 Bảng (tương đương 11,4 triệu Bảng vào năm 2009).) Vào thời điểm đó, đây là một mức kỷ lục về kinh phí đối với một bộ phim truyền hình Anh. Nó được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1973 trên đài ITV.
Bộ phim phỏng vấn các thành viên chính của Đồng Minh và các chiến dịch chống phe Trục bao gồm các nhân chứng là người dân, binh sĩ, thủy thủ, phi công và các chính trị gia. Trong đó có Albert Speer, Karl Dönitz, Walter Warlimont, James Stewart, Bill Mauldin, W. Averell Harriman, Curtis LeMay, Lord Mountbatten của Miến Điện, Alger Hiss, Toshikazu Kase, Mitsuo Fuchida, Minoru Genda, JB Priestley, Brian Horrocks, John J. McCloy, Lawrence Durrell,Arthur Harris, Charles Sweeney, Paul Tibbets, Anthony Eden, Traudl Junge, Mark Clark, Adolf Galland, Hasso von Manteuffel, và nhà sử học Stephen Ambrose.
Trong phần phụ lục "The Making of "The World at War" được đính kèm vào DVD, Jeremy Isaacs giải thích việc ưu tiên phỏng vấn các sĩ quan hậu cần còn sống và những người phụ tá thay vì số liệu ghi nhận. Những người khó khăn nhất khi xác định vị trí và thuyết phục phỏng vấn là trợ thủ của Heinrich Himmler, Karl Wolff. Trong suốt cuộc phỏng vấn, Wolff đã thừa nhận đã chứng kiến một sự thực thi với quy mô lớn có mặt Himmler. Isaacs bày tỏ hài lòng về nội dung của bộ phim, chú ý là nếu nó chưa được phân loại kiến thức tại thời điểm sản xuất, ông sẽ có thêm tài liệu tham khảo từ Bletchley Park.
Trong danh sách "100 phim truyền hình Anh xuất sắc nhất"' của viện phim Anh năm 2000, được bình chọn từ các chuyên gia ngàng công nghiệp điện ảnh, "The World At War" đứng vị trí thứ 19.
Lịch sử phát sóng.
Bộ phim ban đầu được phát sóng trên kênh ITV ở Vương quốc Anh từ 31 tháng 10 năm 1973 đến 8 tháng 5 năm 1974 và sau đó là toàn thế giới. Nó được chiếu đầu tiên tại Mỹ vào năm 1975 trên đài PBS. WOR ở New York đã phát sóng bộ phim này vào giữa thập niên 70, mặc dù những tập phim đã bị chỉnh sửa cả về nội dung lẫn đồ hoạ. WGBH của PBS phát sóng các tập phim chưa được chỉnh sửa trong những năm tám mươi. Kênh DR2 ở Đan Mạch cũng phát sóng nó vào tháng 12 năm 2006 và năm 2007. History Channel ở Nhật Bản đã trình chiếu toàn bộ trong tháng 4 năm 2007 và chiếu lại vào tháng 8 năm 2011. Military History Channel ở Anh đã phát sóng bộ phim vào cuối tuần vào ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2009. Military Channel ở Hoa Kỳ đã phát sóng nó vào tháng 1 năm 2010, và đã chiếu thường xuyên kể từ đó. Vào mùa hè năm 2010, BBC2 ở Anh phát lại bộ phim. Năm 2011, kênh Yesterday ở Anh lại bắt đầu chiếu nó.
Mỗi tập phim 52 phút không bao gồm quảng cáo, như là cách của ITV lúc đó cho các bộ phim tài liệu, nó chiếu với chỉ có một lần nghỉ ở giữa. Tập The Genocide đã được chiếu đi chiếu lại liên tục.
Bộ phim cũng được đưa vào 13 Laservision Longplay videodisks bởi Video Garant Amsterdam 1980, và bao gồm cả phụ đề tiếng Hà Lan cho thị trường truyền hình Hà Lan.
Các tập phim.
Bộ phim có 26 tập. Nhà sản xuất Jeremy Isaacs yêu cầu Noble Frankland, sau đó là Giám đốc Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia, liệt kê 15 chiến dịch chính của chiến tranh và dành một tập với nhau. Mười một tập phim còn lại dành cho các vấn đề khác, chẳng hạn như sự trỗi dậy của Đế chế Thứ Ba (Third Reich), cuộc sống của các gia đình ở Anh và Đức, kinh nghiệp nghề nghiệp ở Hà Lan, và tội ác chiến tranh (sự diệt chủng) của Đức Quốc xã. Tập đầu tiên mở đầu bằng một cuộc mô tả vụ ám sát tại ngôi làng Oradour-sur-Glane ở Pháp bởi lực lưởng Waffen SS. Cùng một sự kiện như thế được chiếu lần nữa vào cuối tập 26. Bộ phim kết thúc bằng cảnh Laurence Olivier thốt ra một từ sâu sắc mà ám ảnh, "Remember".
Các tập bổ sung.
Một số cảnh quay và các bài phỏng vấn không được đưa vào loạt phim gốc đã được đưa vào đoạn phim tài liệu một giờ hoặc nửa giờ bổ sung được đọc lời bỉnh bởi Eric Porter. Chúng được phát hành nhằm tăng tiền cho băng VHS và có trong phiên bản DVD của bộ phim, phát hành đầu tiên vào năm 2002. | 1 | null |
Pesto (, ) được bắt nguồn từ pesto alla genovese () là một loại sốt có nguồn gốc từ Genova, thủ phủ của Liguria, Italy.
Món này theo truyền thống gồm có tỏi nghiền, hạt thông châu Âu, muối thô, lá húng tây, pho mát cứng như Parmigiano-Reggiano (còn được biết đến với tên gọi pho mát Parmesan) hay Pecorino Sardo (loại pho mát làm từ sữa cừu), tất cả được hòa quyện với dầu ô liu.
Từ nguyên học.
Tên gọi bắt nguồn là phân từ quá khứ của động từ pestâ trong tiếng địa phương vùng Genova (tiếng Ý: pestare), có nghĩa là "đập", "nghiền nát", liên quan đến cách thức sơ chế nguyên liệu ban đầu: theo truyền thống, các thành phần được "nghiền nát" hoặc nghiền trong một cối đá cẩm thạch thông qua một chuyển động tròn của chày gỗ. Tên này cùng có nguồn gốc từ tiếng Latin, qua ngôn ngữ tiếng Pháp cổ, cũng hình thành danh từ trong tiếng Anh là "pestle".
Nói một cách chính xác, "pesto" là một thuật ngữ chung cho bất cứ điều gì được thực hiện bằng cách đập; đó là lý do tại sao từ này được sử dụng cho một số món pesto ở Ý. Tuy nhiên, pesto alla genovese ("Món sốt Pesto vùng Genova") vẫn là pesto phổ biến nhất ở Ý và phần còn lại của thế giới.
Lịch sử.
Pesto được cho khởi nguồn là hai loại thức ăn từ thời cổ đại, quay ngược lại từ xa xưa như thời La Mã. Người La Mã cổ đại thường ăn một loại bột nhão tương tự gọi là moretum, được làm bằng cách nghiền nát tỏi, muối, phô mai, thảo mộc, dầu ô liu và giấm với nhau. Việc sử dụng thứ bột nhão này trong ẩm thực La Mã được đề cập trong "Phụ lục Vergiliana", một tập thơ cổ mà tác giả tập trung vào các chi tiết về công đoạn chuẩn bị món "moretum". Trong thời trung cổ, một loại nước sốt phổ biến trong ẩm thực Genova là "agliata", về cơ bản là một hỗn hợp tỏi và quả óc chó, vì tỏi là một thành phần chính trong dinh dưỡng của người Liguria, đặc biệt là cho những người thủy thủ.
Sự ra đời của lá húng Tây (basil), thành phần chính của loại sốt pesto thời nay, diễn ra trong thời kỳ gần đây và chỉ được ghi nhận lần đầu tiên vào giữa thế kỷ 19, khi nhà ẩm thực Giovanni Battista Ratto xuất bản cuốn sách "La Cuciniera Genovese"' vào năm 1863:
""Lấy một nhánh tỏi, lá húng Tây, hoặc khi thiếu thay bằng lá thơm marjoram và parsley, phô mai Hà Lan và Parmigiano nghiền và trộn chúng với hạt thông và nghiền nát tất cả trong một cối với một ít bơ cho đến khi trộn thành bột nhão. Sau đó hòa tan với loại dầu ngon và phong phú. Lasagne và Trofie được trộn với hỗn hợp này, làm lỏng hơn bằng cách thêm một chút nước nóng không muối.
Dù giống cây được bắt nguồn và được thuần hóa ở Ấn Độ, lá húng tây đã sinh trưởng mạnh mẽ nhất tại các vùng Liguria, Ý và Provence, Pháp. Lá mọc rất nhiều ở vùng này của Ý, mặc dù chỉ mọc khi đúng mùa, đó là lý do tại sao các loại lá thơm như marjoram, parsley được đề xuất như là lựa chọn thay thế khi thiếu lá húng Tây (basil). Ratto đề cập đến phô mai Hà Lan ("formaggio olandese") thay vì Pecorino Sardo vì phô mai Bắc Âu thực sự phổ biến ở Genève vào thời điểm đó, nhờ các giao dịch thương mại kéo dài hàng thế kỷ của Genoa.
Công thức "pesto alla genovese" này đã được sửa đổi liên tục trong những năm tiếp theo (một sửa đổi được ghi nhận bởi Emanuele Rossi xảy ra vào năm 1865, chỉ một vài năm sau khi cuốn "Cuciniera" của Ratto) và nó nhanh chóng trở thành một yếu tố chính trong truyền thống ẩm thực của người Liguria, mỗi gia đình thường có công thức pesto riêng (với một chút khác biệt so với các thành phần truyền thống). Đây là lý do chính tại sao công thức làm món sốt pesto thường khác nhau.
Năm 1944, tờ The New York Times đã đề cập đến một món sốt pesto đóng hộp nhập khẩu. Năm 1946, tạp chí "'Sunset" đã xuất bản một công thức pesto của Angelo Pellegrini. Pesto không trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ cho đến những năm 1980 và 1990. | 1 | null |
Nguyễn Hùng Thuận (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1983) là một nam diễn viên và ca sĩ người Việt Nam. Anh được khán giả biết đến qua vai diễn bé An trong bộ phim "Đất phương Nam." Đồng thời anh cũng từng là thành viên của ban nhạc "MBK". Ngoài ra Hùng Thuận còn được khán giả biết đến sau những thành công của các bộ phim truyền hình ăn khách và đặc sắc nhất Việt Nam như: "Hoa ngũ sắc", "Nàng dâu bất đắc dĩ", "Dòng đời" và đặc biệt là "Cổng mặt trời"...
Tiểu sử và sự nghiệp.
Sau khi bộ phim "Đất phương Nam" được công chiếu vào năm 1997, Hùng Thuận được khán giả biết đến và anh đã đến với con đường nghệ thuật. Cùng năm 1997, Hùng Thuận đã đoạt giải Mai Vàng với giải diễn viên được yêu thích nhất cùng với nhiều giải thưởng khác của báo Mực Tím, Hoa Học Trò...
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Hùng Thuận đã chính thức được công ty Á Châu mời về làm ca sĩ độc quyền cùng với nhóm Nhật Thực và anh đã phát hành album đầu tay với tựa đề ""Không thể ở bên nhau".
Khi nhóm Nhật Thực tan rã, Hùng Thuận quyết định sang công ty KC, đồng thời thành lập nhóm MBK với 2 thành viên khác là Nguyễn Châu và Huỳnh Phong. Sau khi phát hành album "Game Over"", sang năm thì MBK tan rã. Cũng kể từ đây, Hùng Thuận chính thức bước vào sự nghiệp solo của mình.
Năm 2009, Hùng Thuận quay lại sự nghiệp diễn xuất với các phim "Cổng mặt trời, Hoa ngũ sắc, Nàng dâu bất đắc dĩ"... tham gia các chương trình truyền hình và làm diễn viên tự do. Từ năm 2020, anh làm thêm việc môi giới bất động sản.
Đời tư.
Hùng Thuận và Thanh Vân quen biết qua điện thoại từ năm 2006 nhưng 1 năm sau mới có thể gặp nhau trực tiếp. Đến năm 2009, hai người quyết định kết hôn, họ có một bé trai tên là Kim Bảo.
Hai người đột ngột chia tay vào năm 2014 nhưng đến 2015, trong chương trình "Các ông bố nói gì?" của HTV, anh mới xác nhận, con anh quyết định chọn ở với mẹ. Năm 2018, anh công khai tình cảm với nữ DJ Đặng Thái Hưng, đến tháng 4 năm 2021, Hùng Thuận xác nhận họ đã chia tay. | 1 | null |
Dinh Cô là một khu đền có lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại; hiện tọa lạc bên bờ biển tại thị trấn Long Hải, thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Đây là một di tích "in đậm bản sắc dân tộc Việt mà chủ thể trực tiếp là ngư dân ở địa phương" . Ngày 16 tháng 1 năm 1995, Dinh Cô đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích "Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia" theo Quyết định số 65QĐ/BT.
Lịch sử.
Ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách).
Tương truyền, cô là người ở Tam Quan (Bình Định). Trên đường đi ra biển thì bị lâm nạn và xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16. Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân… nên dân trong vùng tôn xưng cô là "Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần".
Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn sau khi bị hỏa hoạn. Năm 2006 - 2007, Dinh Cô lại được trùng tu.
Kiến trúc, thờ cúng.
Dinh Cô có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp. Phía trên mái có gắn "Lưỡng long chầu nguyệt" và "song phụng chầu". Lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp.
Trong chính điện bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị Hồng). Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền...và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát...
Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa...Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn bên bờ biển, cách Dinh Cô chừng 1 km. Mộ Cô cũng là một nơi khang trang đẹp đẽ. | 1 | null |
Diêu Bình Trọng (chữ Hán: 姚平仲), tự Hy Yến, không rõ năm sanh năm mất, người Ngũ Nguyên, Sơn Tây, tướng lĩnh cuối đời Bắc Tống. Sau khi kháng Kim thất bại, tương truyền ông ẩn cư ở núi Đại Diện, đông nam Đạt Châu, Tứ Xuyên, đắc đạo thành tiên.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Bình Trọng mồ côi từ nhỏ, được tòng phụ (có thể hiểu là chú hoặc bác đàng nội) Diêu Cổ thu nhận làm con nuôi. Khi ấy, Diêu, Chủng là hai dòng dõi tướng lĩnh nổi tiếng ở Sơn Tây, có công phòng bị Tây Hạ. Năm 18 tuổi, ông tham gia trận đánh với quân Tây Hạ ở sông Tang Để, tiêu diệt rất nhiều kẻ địch. Tuyên phủ sứ Đồng Quán rất hài lòng, gọi đến nói chuyện, nhưng Bình Trọng tỏ ra rắn rỏi, chẳng chịu khuất dưới trướng của Đồng Quán, khiến ông ta không hài lòng, ức chế việc phong thưởng của ông; hào kiệt Quan Trung đều ca ngợi, gọi Bình Trọng là "Tiểu thái úy" .
Tống Huy Tông sai Quán dẹp giặc cướp ở Mục Châu, Quán tuy ghét Bình Trọng, nhưng khâm phục sự trầm – dũng của ông, lại chọn ông đi cùng. Dẹp xong giặc cướp, ông công trùm ba quân, đến gặp Quán mà nói: "Bình Trọng chẳng nguyện được thưởng, nguyện được một lần diện kiến thánh thượng." Quán càng nghị kỵ, sau đó các tướng Vương Uyên, Lưu Quang Thế được triệu kiến, chỉ có Bình Trọng không được .
Tống Khâm Tông khi còn là Thái tử đã nghe tiếng của Bình Trọng, vừa lên ngôi thì người Kim xâm lược, bao vây đô thành. Chủng Sư Đạo và ông là những người đầu tiên đưa quân đến bảo vệ kinh sư, lập tức được triệu kiến ở điện Phúc Ninh, nhận hậu thưởng vàng lụa, còn có lời hứa sẽ trọng thưởng nếu đánh lui quân địch . Vì thế Bình Trọng xin đưa tử sĩ đi cướp trại, hòng bắt Kim soái dâng lên. Tống sử quy kết đây là hành vi khởi phát từ sự tranh chấp của 2 gia tộc tướng lãnh Diêu – Chủng, có ý tranh cường hiếu thắng, hòng độc chiếm công lao của ông. Tháng giêng năm Tĩnh Khang đầu tiên (1126), Bình Trọng đưa quân ra đánh doanh Kim, phá liền 2 trại mới nhận ra Kim soái Hoàn Nhan Tông Vọng đã cho dời đi từ trước .
Cướp trại thất bại, Bình Trọng cưỡi la bỏ trốn, một ngày đêm đi được 150 dặm, đến Đặng Châu mới ăn uống. Vào Vũ Quan, đi Trường An, muốn ẩn cư Hoa Sơn, hiềm rằng chưa đủ xa, bèn chạy sang đất Thục; ở lại cung Thượng Thanh của núi Thanh Thành mới 1 ngày, bỏ vào núi Đại diện, dấn thêm hơn 270 dặm, vượt qua những nơi con người chưa từng đến, rồi cởi dây thả con la đi, tìm hang đá mà ở. Triều đình mấy lần hạ chiếu dò la không có kết quả .
Trong khoảng những năm Càn Đạo (1165 – 1173), Thuần Hi (1174 – 1189), Bình Trọng xuất hiện ở Trượng Nhân Quan đạo viện, kể lại những việc ở trên. Khi ấy ông đã ngoài 80 tuổi, râu vẫn rậm đen, dài đến mấy thước, sắc mặt sáng láng, dẫm lên gai góc mà đi, nhanh như ngựa chạy. Người thời ấy chép lại những việc kỳ lạ này, nhưng hỏi nhờ đâu đắc đạo thì Bình Trọng không đáp .
Tham khảo.
Ghi chép về Diêu Bình Trọng ở chính sử chỉ có vài dòng ngắn ngủi trong Tống sử quyển 349, liệt truyện 108, Diêu Cổ truyện và quyển 358, liệt truyện 117, Lý Cương truyện, thuật lại việc cướp doanh Kim. Phần lớn tiểu sử của Bình Trọng được đời sau biết đến dựa vào Lục Du – Vị Nam văn tập, quyển 23, Diêu Bình Trọng tiểu truyện. | 1 | null |
Võ hiệp (tiếng Anh: Dragon; tiếng Hoa: 武侠, bính âm: Wǔ Xia) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - võ thuật xen lẫn với hình sự của Hồng Kông - Trung Quốc ra mắt năm 2011 do Trần Khả Tân làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất, với các diễn viên chính gồm Chân Tử Đan, Takeshi Kaneshiro, Vương Vũ và Thang Duy. Bản thân Chân Tử Đan còn thực hiện phần chỉ đạo võ thuật trong phim. Phim lần đầu công chiếu ngày 13 tháng 5 năm 2011 tại Liên hoan phim Cannes năm 2011.
Nội dung.
Chuyện xảy ra vào năm 1917, thời điểm mà nhà Thanh đang trên đà suy yếu. Tại Lưu Gia thành - một ngôi làng chài hiếu khách, biên giới tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, người thợ giấy Lưu Kim Hỷ sống một cuộc sống giản dị, hạnh phúc bên người vợ A Ngọc và hai người con trai Hiểu Thiên và Phương Chính. Mọi chuyện bị đảo lộn khi hai tên tội phạm vào làng và tìm nơi giao dịch để cướp tiền. Chúng hành hung ông chủ trong tiệm giấy khi anh đang làm việc bên trong, thế nên anh đã chống lại bọn chúng và cả hai tên đều chết dưới tay anh. Thám tử Từ Bách Cửu được gửi đến điều tra vụ việc. Trong lúc khám nghiệm tử thi, anh đã phát hiện ra một tên cướp bị chết là Diêm Đông Sinh, hắn chính là một trong mười tên tù đào tẩu đang bị truy nã. Được sự chấp thuận của cơ quan an ninh địa phương, nhân dân xem Kim Hỷ là anh hùng của ngôi làng này.
Dù vậy, Bách Cửu còn nghi ngờ khả năng Đông Sinh có thể chết dễ dàng dưới tay của Kim Hỷ, mà trông vẻ ngoài anh ta chỉ là một thợ giấy bình thường. Bằng việc lần theo dấu vết bằng chứng trong cửa hàng và các tình tiết kể lại của Kim Hỷ cho anh, cùng với các kiến thức của anh về pháp y, Bách Cửu suy luận rằng Kim Hỷ là cao thủ võ thuật, cùng với những chi tiết được anh quan sát trong cuộc đấu sau khi ghi nhận dấu hiệu xuất huyết não do chấn thương dây thần kinh của Đông Sinh. Qua những điều tra và chứng cứ thu thập được, anh mới biết được rằng Kim Hỷ chính là Đường Long, một sát thủ nằm trong một tổ chức tàn ác và khát máu (là 72 Địa Sát tinh nằm ở tộc Tây Hạ); nhiều năm trước, anh chính là người đã sát hại dã man một gia đình bán thịt ở Kinh Châu. Thế là Bách Cửu nhanh chóng trở lại văn phòng quận để lấy lệnh bắt giữ Kim Hỷ lại nhưng chưa nhận được lệnh vì chưa có đủ chứng cứ. Vậy nên anh đến vay tiền người vợ cũ để có tiền hối lộ cho thẩm phán. Sau khi phát lệnh bắt Đường Long, tên thẩm phán thông báo cho Bang chủ (thủ lĩnh của tổ chức sát thủ 72 Địa Sát tinh) về nơi ở của Đường Long, hy vọng rằng ông sẽ nhận được một phần thưởng. Bang chủ bị xúc phạm và tiết lộ rằng Đường Long chính là con trai ruột của mình, và thế là hắn đấm chết thẩm phán làm cho ông bị xuất huyết não rồi tắt thở.
Bang chủ cho tay sai đến làng để bắt Đường Long về đây và đốt phá nhà cửa nơi này. Lúc Bách Cửu và các cảnh sát đang trên con đường trở lại làng, hai tên sát thủ đã đến được ngôi làng và giết chết một dân làng để ép buộc Kim Hỷ phải thừa nhận danh tính của mình. Quá phẫn nộ, Kim Hỷ giao đấu với chúng và hạ chết một trong hai sát thủ rồi bỏ trốn. Sau đó, anh còn phải đấu tay đôi với người vợ thứ của Bang chủ (Thập Tam Nương) ở một khu chuồng trâu. Kết cục, cô bị những con trâu húc trong vụ giẫm đạp và rơi xuống thác nước. Dân làng rút lui vào một pháo đài để ẩn nấp nhóm sát thủ, còn Kim Hỷ và Bách Cửu ở lại chờ bọn chúng. Trong lúc chờ đợi, Bách Cửu đã nghĩ ra một kế, bằng việc sử dụng các kiến thức của mình về châm cứu, anh đã cho Kim Hỷ giả chết để các sát thủ sẽ không truy lùng anh nữa. Lúc bọn họ đến nơi, thấy xác của Kim Hỷ trên chiếc xe kéo, tên cầm đầu than khóc vì Đường Long đã chết. Tuy nhiên, Bách Cửu nghĩ lại rằng Kim Hỷ không thể giả chết quá lâu như thế (vì như thế sẽ bị tắt thở), vậy nên khi hết giờ giả chết, anh làm Kim Hỷ hồi phục nhanh chóng. Kim Hỷ chặt đứt cánh tay trái của mình trước mặt tên cầm đầu và nói rằng anh đã chấm dứt quan hệ với tổ chức sát thủ, nhưng tên cầm đầu bảo với anh rằng anh hãy đem chuyện ra để nói với Bang chủ, vì hắn bây giờ đang chờ ở nhà anh.
Lúc Kim Hỷ trở về nhà, anh cực kì sốc khi thấy Bang chủ đã bắt vợ con anh làm con tin. Sau một hồi ức về tình cha con năm xưa, Bang chủ sẽ tha mạng cho anh nhưng đổi lại anh phải giết Hiểu Thiên. Bị xúc phạm danh dự, Kim Hỷ nổi điên lên và giao đấu với Bang chủ nhưng bất thành. Lúc này, Bách Cửu âm thầm đột nhập vào nhà bằng lối đi ngầm. Trong một thoáng mất tập trung, Bang chủ đã bị Bách Cửu tung tuyệt chiêu "đâm kim" vào người hắn, làm cho hắn nổi giận và ném anh văng khỏi góc nhà. Kim Hỷ vẫn kiên cường chiến đấu với Bang chủ, nhưng lúc này anh đã yếu thế thật sự và cuối cùng anh đã bị áp đảo hoàn toàn dưới tay hắn. Lúc Bang chủ chuẩn bị giết anh, Bách Cửu nhận thấy cây kim vẫn còn bị mắc kẹt trong gót chân của hắn. Và lần này anh lại tung tuyệt chiêu "đâm kim" khác vào cổ của Bang chủ, nhưng anh bị hắn ta đấm một phát vào người và bị ném văng vào hòn đá ngoài sân. Anh bị đập đầu vào đá nằm bất tỉnh và ứa đầy máu. Rất may, các kim châm đã hoạt động đúng theo nguyên lý và kết cục, Bang chủ bị sét kết hợp với các kim châm đánh chết, còn bản thân Bách Cửu lúc này cũng đã chết sau khi vụ án đã được giải quyết xong.
Kết phim, Kim Hỷ và vợ con anh đã được trở về cuộc sống như xưa.
Diễn viên.
"Cùng các diễn viên khác."
Sản xuất.
Ý tưởng làm phim "Võ hiệp" bắt đầu khi Chân Tử Đan và Trần Khả Tân đã có một cuộc trao đổi và nhận ra rằng cả hai đều có niềm đam mê nghệ thuật phim kiếm hiệp của những năm 1960 và 1970, đặc biệt là phim Độc thủ đại hiệp (One-Armed Swordsman - 独臂 刀) năm 1967. Bộ phim của đạo diễn Trương Triệt đã đưa diễn viên Vương Vũ (người đóng vai nhân vật nghĩa hiệp) trở nên nổi danh.
Khả Tân giải thích rằng "Võ hiệp" là một sự tôn trọng lớn từ bản gốc "Độc thủ đại hiệp", nhưng không phải là một phiên bản làm lại hoặc tái tưởng tượng dưới mọi hình thức. Quyết định nhân vật của Chân Tử Đan bị mất một cánh tay đã được khẳng định khi bấm máy, nhưng trên thực tế nhiều người vẫn có ấn tượng rằng "Võ hiệp" là một phiên bản làm lại của "Độc thủ đại hiệp". | 1 | null |
McDonnell Douglas DC-9 (định danh ban đầu Douglas DC-9) là một loại máy bay chở khách phản lực mà sau này phát triển thành MD-80 và MD-90. Nó là loại máy bay ngắn chở được từ 80 đến 135 khách và tầm bay khoảng hơn 4700km. Được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney JT8D với lực đẩy khoảng 12.200 pound lực.
Biến thể.
Series 30.
Các phiên bản của Series 30 versions.
Series 30 được chế tạo với 4 phiên bản phụ chính.
Quốc gia sử dụng.
Giao hàng.
Nguồn: "Jane's All The World's Aircraft 1976–77" except where specified. | 1 | null |
Gulfstream II (G-II) là một loại máy bay phản lực thương mại của Hoa Kỳ, do Grumman thiết kế chế tạo, Grumman American và Gulfstream American đều được phát triển từ loại máy bay này. Grumman đặt tên là G-1159 trong khi quân đội Hoa Kỳ định danh nó là C-11 Gulfstream II. Tiếp theo của dòng máy bay này là Gulfstream III. | 1 | null |
C-12 Huron là tên định danh quân sự cho loạt máy bay 2 động cơ dựa trên loại Beechcraft Super King Air và Beechcraft 1900. Biến thể của C-12 được Không quân Hoa Kỳ, Lục quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sử dụng. | 1 | null |
Táo Phú Sĩ hay Táo Fuji là một giống táo đường (táo đỏ) lai được phát hiện và nhân rộng bởi các chuyên gia cây trồng tại Trạm nghiên cứu Tohoku (農林省園芸試験場東北支場: Nông lâm tỉnh, viên nghiệp thí nghiệm trường, Đông Bắc chi trường) thuộc thị trấn Fujisaki, Aomori, Nhật Bản vào những năm 1930 và được đưa ra thị trường trong năm 1962. Nó là giống táo được lai chéo giữa hai giống táo Mỹ (Delicious đỏ) và giống Virginia Ralls Genet. Cái tên Phú Sĩ (Fuji) của loại táo này không phải đặt để chỉ về núi Phú Sĩ như cách hiểu phổ biến mà nó được đặt tên cho thị trấn Fujisaki (vị trí của Trạm nghiên cứu Tohuku).
Tại Việt Nam, từ trước đến nay, táo Fuji được biết đến thông qua con đường nhập khẩu từ Trung Quốc, những trái táo Fuji đẹp, hấp dẫn có xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường (cùng với đó những tai tiếng về vệ sinh an toàn thực phẩm) đến mức người tiêu dùng và các phương tiện truyền thông báo chí thường gọi táo Fuji bằng tên gọi táo Trung Quốc và từ trước đến nay người tiêu dùng ở Việt Nam đều gọi chung các loại táo nhập từ Trung Quốc là táo Trung Quốc (tuy nhiên cần phân biệt với táo tàu cũng là một loại táo khác từ Trung Quốc)
Đặc điểm.
Về bề ngoài, táo Fuji thường tròn và dao động từ lớn đến rất lớn, với đường kính trung bình 75mm. Trong táo có chứa từ 9-11% các loại đường theo trọng lượng và có một xác thịt dày, dòn và rất ngọt hơn so với nhiều giống táo khác, làm cho chúng phổ biến với người tiêu dùng trên toàn thế giới. Táo Fuji cũng có tuổi thọ cao hơn rất nhiều với quả táo khác, ngay cả khi không trong môi trường đông lạnh. Trong môi trường đông lạnh lạnh, táo Fuji có thể vẫn còn tươi cho đến một năm.
Trên thị trường Việt Nam, các giống táo Fuji từ Trung Quốc đều có màu sắc đẹp mắt, vỏ bóng, màu sắc đẹp, ăn giòn và ngọt và táo Trung Quốc quả thường tròn, được bọc trong lưới xốp (lưu ý khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi).
Táo Phú Sĩ có nhiều loại, đã có thêm gần 30 biến thể táo Phú Sĩ được lai tạo ở nhiều nước, trong đó có 20 giống đã được cấp bằng sáng chế. Cụ thể một số loại được biết đến là ở Việt Nam, hai loại táo Fuji nhập từ Nhật và Mỹ như táo Ambrosia Mỹ (quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm), táo Ambrosia quả to, dài, có màu đỏ xen lẫn vàng kem, ngọt, giòn và rất thơm; Táo Fuji Mỹ (Quả màu đỏ với các chấm đỏ hồng tới đỏ đậm)và Táo Xanh Mỹ (Quả màu xanh lá, vị chua đậm, rất giòn, nhiều nước); Táo Gala (Sọc hồng cam trên nền vàng, khá giòn và ngọt) và có hai loại táo Trung Quốc đẹp, giòn, ngọt, táo bở và táo đường Fuji vỏ bóng đẹp.
Táo New Zealand, Mỹ thì hình dáng hơi vuông (có góc cạnh), cao thành. Với táo Trung Quốc, quả thường tròn và ăn có vị chát, giòn, còn táo New Zealand, Mỹ thì quả thường có góc cạnh, cao thành và có vị ngọt hơn. Mùa thu hoạch táo Trung Quốc thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, vì thế, loại trái cây này cũng được nhập nhiều sang Việt Nam từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đây là lúc táo đang ra hoa, kết quả.
Giống táo Fujji đỏ ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông nổi tiếng với vỏ đỏ hồng và giòn những trái táo Yên Đài nổi tiếng khi chín rất đẹp mã, trên vỏ có một lớp phấn trắng không loại trừ có chứa thứ bột thuốc trừ sâu từ vỏ bao. Các giống táo chín sớm ở TQ có thể cho thu hoạch khoảng 100 ngày sau khi ra hoa, các loại táo chín vừa khoảng 100-140 ngày và táo chín muộn khoảng 140-175 ngày. Thông thường, do phải cất trữ trong thời gian dài sau khi thu hoạch nên táo phải được thu hoạch trước khi chín hoàn toàn, khoảng từ 7-10 ngày.
Ngoài ra, trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây còn xuất hiện loại Táo Phúc Lộc của Trung Quốc là loại cây độc đáo có in chữ Phúc Lộc bằng chữ Trung Quốc, thân cây được tạo dáng, thế cây cảnh nên vô cùng bắt mắt và được bày bán nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sản xuất và bảo quản.
Cũng như các loại quả khác, táo Fujji sau thu hoạch sẽ tiếp tục trao đổi chất, tạo ra etylen khi chín. Sau khi thu hoạch, táo sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn xử lý nghiêm ngặt trước khi được đưa đi bảo quản, tiêu thụ hay xuất khẩu. Táo ở Trung Quốc thường được thu hoạch từ tháng 9-10 hàng năm. Suốt thời gian này, do nhiệt độ tương đối cao, vì thế đa số sản phẩm phải được làm lạnh sơ bộ sớm nhất bằng cách dựa vào thời tiết lạnh tự nhiên vào ban đêm ở hầu hết các vùng trồng táo. Sau đó táo sẽ trải qua công đoạn rất quan trọng là xử lý hóa chất bằng cách nhúng rửa sạch quả bằng các loại hóa chất. Việc nhúng rửa táo như vậy có thể làm giảm tác động của các loại bệnh thông thường và cải thiện vỏ ngoài của táo (như độ săn chắc, màu sắc đẹp hơn). Sau khi xử lý hóa chất, táo sẽ được phân loại kỹ dựa trên 4 tiêu chí gồm màu sắc, kích cỡ, thiệt hại cơ khí, sâu bệnh và sâu hại. Phân loại xong, những lô táo đảm bảo đủ các điều kiện để dự trữ bảo quản, sẽ tiếp tục phải trải qua một công đoạn xử lý hóa chất khác, đó là quá trình rửa và đánh bóng.
Rửa và đánh bóng có tác dụng làm sạch và khử trùng táo trước quá trình vận chuyển và lưu trữ. Quá trình đánh bóng táo có thể hạn chế việc mất nước và mất trọng lượng của quả suốt quá trình vận chuyển và bảo quản, đồng thời có thể làm tăng độ bóng bề mặt quả. Công việc này thường được thực hiện bằng rất nhiều các loại máy chuyên dụng. Kết thúc các quá trình xử lý hóa chất, táo sẽ được đóng gói bằng cách dùng các loại giấy bọc có chứa Difenilamin (C6H5)2NH, một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ vỏ táo hoặc Ethoxyquin để bọc bên ngoài quả. Trước khi vận chuyển đi bảo quản hoặc tiêu thụ nội địa, táo chủ yếu được chứa trong những thùng các-tông. Đối với táo đóng gói xuất khẩu, thường được chứa trong các thùng các-tông làm bằng bìa lót, có làn sóng độ bền cao.
Táo ở Trung Quốc sau khi trải qua các công đoạn xử lý hóa chất như trên, được bảo quản bằng nhiều cách, thời gian có thể kéo dài tới nửa năm mà quả táo vẫn được giữ nguyên chất lượng. Cách bảo quản táo thông dụng nhất tại các vùng trồng táo phía Bắc Trung Quốc bằng cách người ta thường đào các hầm để chứa táo. Trước khi xếp táo vào hầm, người ta thường rải dưới đấy hầm một lớp cát ướt dày, sau đó táo được xếp vào hầm với độ dày khoảng 33–67 cm. Phía trên hầm, thường được phủ bằng các tấm chiếu làm từ cây sậy hoặc rơm để duy trì và kiểm soát nhiệt độ trong hầm. Mặc dù hầm bảo quản khá đơn giản, nhưng bảo quản rất hiệu quả.
Thời gian bảo quản táo trong hầm có thể duy trì được tới 5 tháng. Phương pháp này thường áp dụng đối với táo chín muộn. Tại các vùng trồng táo ở cao nguyên hoàng thổ Trung Quốc như Thiểm Tây và Sơn Tây, thông thường, bảo quản bằng lò nung đối với táo mới thu hoạch thường bắt đầu vào mùa thu và kết thúc vào mùa xuân, hoặc thậm chí là mùa hè. Tại các vùng trồng táo phía Nam Trung Quốc, do nhiệt độ tự nhiên thường rất cao nên táo thường được lưu trữ trong các kho lạnh. Phương pháp bảo quản này có thể giữ táo tươi trong hơn 6 tháng. Ngoài ra, táo ở Trung Quốc còn được bảo quản táo bằng phương pháp kiểm soát không khí hoặc bảo quản đóng gói trong túi nhựa... nhưng do giá thành cao nên chỉ dành cho các loại táo xuất khẩu.
Ngày nay, việc xử lý và bảo quản táo và nhiều loại hoa quả sau thu hoạch thường được kết hợp nhiều phương pháp như: Bọc túi nhựa bảo quản lù nung; bọc túi nhựa bảo quản kho lạnh; bảo quản lạnh kết hợp xử lý hóa chất. Bằng những phương pháp kết hợp này, việc bảo quản hoa quả có thể kéo dài trung bình 5-6 tháng, thậm chí có thể kéo dài 8 tháng, với tỉ lệ hư hỏng rất thấp, chất lượng dinh dưỡng hoa quả vẫn cơ bản được giữ nguyên. Một trong những lý do để quả táo đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển là "chiếc áo khoác" mỏng sáp tự nhiên bảo quản quả táo. Táo tươi sau khi thu hoạch được rửa sạch trên dây chuyền công nghiệp hiện đại để loại bỏ bụi, sau đó mỗi quả táo được phủ bóng bằng một lớp sáp ong tự nhiên để bảo vệ táo khỏi vi khuẩn.
Về lý thuyết chung là như vậy tuy nhiên trên thực tế, nhiều hộ sản xuất táo ở Trung Quốc lại thực hiện việc sản xuất và bảo quản bằng những phương pháp độc hại hơn nhiều và gây ảnh hưởng đến chất lượng táo và quan trọng là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể là: Tại Trung Quốc, áo Fuji xuất xứ từ Yên Đài, Sơn Đông và Thê Hà và Chiêu Viễn (Sơn Đông) được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa tẩm bột có hại cho sức khỏe người dùng, hầu hết nông dân trồng táo đều sử dụng một loại túi tẩm thuốc trừ sâu cấm sử dụng để bọc trái táo từ khi còn xanh. Chất bột trong các bọc nhựa khi trồng táo chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen) hay đó chính là một loại thuốc diệt nấm độc hại và asen - thạch tín. Một cơ quan chức năng địa phương đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này, tuy nhiên một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo.
Trung Quốc được sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc chín khiến nhiều người lo ngại về tính an toàn khi sử dụng loại trái cây này, Việc sử dụng túi tẩm thuốc sâu để bọc táo từ nhỏ cho tới lúc chín thông qua những chiếc túi có màu vàng nhạt được làm bằng giấy tái chế, bên trong bám đầy những hạt bột trắng, đó chính là thuốc trừ sâu tiếp xúc trực tiếp với quả táo từ lúc còn non. Người dân trồng táo khi buộc túi đều phải dùng găng tay và khẩu trang, nếu không muốn mình bị ngộ độc. Những trái táo sau khi được bọc túi thuốc sâu, khi chín rất đẹp mã và không có dấu hiệu nào của nấm mốc nên bán được giá rất cao. Ngoài ra, táo Trung Quốc còn được bảo quản bằng phương pháp độc hại khác đó là được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để cả nửa năm mà không bị hư, thối. Ngoài việc giúp cho trái táo có mã đẹp, tươi sáng và láng mượt việc bôi sáp nên còn giúp táo bảo quản được lâu hơn. Những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để cả nửa năm mà không bị hư thối.
Sản lượng và tiêu thụ.
Biểu đồ thể hiện sản lượng táo nói chung trên toàn thế giới và sản tỷ lệ % sản lượng táo Fuji.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất tới 40% giống táo đường của thế giới. Trong đó chủ yếu là giống táo đỏ Fuji, là loại táo giòn, ngọt, thơm với nguồn gốc của giống táo này là từ Úc và là nước sản xuất táo Fuji lớn nhất thế giới với tổng sản lượng táo khoảng 25 triệu tấn/năm, chiếm 34% tổng số sản lượng táo toàn thế giới. Trong số đó có khoảng 4% được xuất khẩu vào các thị trường chính như Nga, Philippines, Indonesia và EU ngoài ra còn xuất sang Việt Nam và Ấn Độ. Trong đó, táo Phú Sĩ chiếm tới 80% trong tổng số 32 triệu tấn táo nước này sản xuất hằng năm (44% sản lượng thế giới), trong đó 7,1 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Trung Quốc hiện có 650 công ty xuất khẩu táo.
Nhờ giá thành rẻ hơn so với các loại khác nên mặt hàng này bán khá chạy tính chung, hơn 30 năm qua, các nhà xuất khẩu nước táo cô đặc Trung Quốc đã tăng từ 10.000 thùng lên đến gần nửa tỷ thùng mỗi năm; và ngày nay Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Mỹ Một báo cáo cho biết tổng sản lượng thu hoạch táo Fuji Trung Quốc năm 2011 dự kiến tăng từ 4 – 5% so với nên vụ trước và đạt khoảng 35 triệu tấn. Sản lượng thu hoạch tăng mạnh nhất tại các vùng trồng ở các tỉnh Cam Túc, Hà Bắc và Thiểm Tây với tỷ lệ ước tính lần lượt là 30%, 20% và 10%. Táo Fuji chủ yếu được trồng tại tỉnh Sơn Đông. Sản lượng thu hoạch táo Fuji tại tỉnh Sơn Đông năm 2011 lại giảm sút từ 20 – 30% do thời tiết ẩm và se lạnh trong thời gian cây táo ra hoa.
Thương hiệu táo nổi tiếng nhất của Trung Quốc chính là Hồng Phú Sĩ ở đất Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vùng Yên Đài l nơi được xem là thủ đô táo của Trung Quốc dùng những chiếc túi tẩm thuốc sâu để bọc táo khi còn non, táo chín sẽ rất đẹp mã và không có dấu hiệu nào của nấm mốc bán được giá cao Những trái táo sau khi được bọc túi thuốc sâu, khi chín rất Chỉ tính riêng các chợ đầu mối lớn tại Bắc Kinh mỗi năm đã tiêu thụ hơn 10 vạn tấn táo Hồng Phú Sĩ. Loại táo Hồng Phú Sĩ táo Hồng Phú Sĩ hay còn được gọi là táo đỏ Fuji. Loại táo này chiếm đến 40% lượng cung cấp trên thị trường thế giới. Nó không chỉ tiêu thụ trong nội địa Trung Quốc mà còn xuất bán sang nhiều nước.
Ở Nhật Bản, táo Phú Sĩ tiếp tục là giống táo bán chạy nhất. Người tiêu dùng Nhật Bản thích vị giòn và ngọt ngào của táo Fuji gần như để loại trừ các giống khác và táo nhập khẩu của Nhật Bản. Tại Aomori, quê hương của táo Fuji, là khu vực phát triển táo nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Trong số gần 900.000 tấn táo Nhật Bản sản xuất hàng năm, 500.000 tấn đến từ Aomori.
Ở Mỹ, táo Phú Sĩ đứng thứ 4 trong số các loại táo được yêu thích. Giống này được trồng ở các bang Washington, New York và California với sản lượng 135.000 tấn/năm, chỉ đứng sau hai giống Red Delicious và Golden Delicious.
Tại Ấn Độ, những loại táo của Ấn Độ vẫn đang bị thua nặng trên sân nhà so với táo giá rẻ của Trung Quốc, các mặt hàng táo giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường. Táo nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang có mặt tại khắp nơi như Delhi, Mumbai, Chennai Kolkata của Ấn Độ. Giá táo nội địa tại Ấn Độ đang giảm mạnh, thấp hơn tới 4 lần so với trước đây mà nguyên nhân duy nhất của sự mất giá này chính là do sự tràn ngập của các mặt hàng táo giá rẻ Trung Quốc, táo nhập khẩu từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường và khó để táo nội địa cạnh tranh được khi mà táo của Trung Quốc chỉ bán bằng nửa giá táo
Tại Việt Nam, táo Trung Quốc được bày bán tràn ngập, trong đó có cả loại được cho là Hồng Phú Sĩ, tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, táo có xuất xứ từ Trung Quốc được bán khá phổ biến, các loại táo Trung Quốc hiện nay bán phổ biến tại các chợ lớn ở Hà Nội như Trương Định, Long Biên, Đồng Xuân…các tiểu thương tại chợ Long Biên hàng ngày vẫn đón nhận hàng trăm lượt xe tải chở trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu chính đổ về cung cấp cho Hà Nội và đổ vào miền Trung và miền Nam để tiêu thụ và phần lớn là theo đường tiểu ngạch. Nhiều tiểu thương đã giả mạo hoa quả Trung Quốc thành nhiều loại hoa quả nhập về từ các nước khác để đánh lừa người tiêu dùng và bán giá đắt. Chẳng hạn như táo Trung Quốc được dán nhãn mác táo Mỹ, lê Trung Quốc được phù phép thành lê Úc, dâu tây Trung Quốc thành dâu tây Đà Lạt, Pháp… việc trái cây ngoài đường nhập khẩu chính thức còn được các thương lái nhập khẩu theo đường tiểu ngạch sau đó được các hộ buôn bán đem về lại dán mác do đó trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc với giá rẻ nhưng nếu được dán mác Australia, Mỹ… thì giá sẽ được đẩy lên rất cao.
Tại Miền Nam Việt Nam, mà cụ thể là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hiện táo đỏ Fuji được tiêu thụ rất mạnh tại thành phố này, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2012 sản lượng táo đỏ nhập vào thành phố là 4.772 tấn, trong đó có 4.672 tấn có nguồn gốc từ Trung Quốc táo Trung Quốc có mặt khắp nơi, từ chợ đầu mối đến chợ lẻ và cửa hàng, kể cả các quầy bán hàng, sạp bán hàng lề đường. Trái cây Trung Quốc nói chung và mặt hàng táo - chiếm đến gần 50%, ngoài ra, trái cây này không chỉ có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn tiêu thụ mạnh tại các tỉnh, kể cả vùng trọng điểm trái cây Đồng Bằng Sông Cửu Long Chợ đầu mối Thủ Đức thì mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm chợ đầu mối Thủ Đức nhận khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế. Từ các chợ đầu mối này, hàng được phân phối đi khắp thành phố và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, hằng đêm có đến 30 tấn trái cây Trung Quốc về chợ, nhiều nhất là táo. Mỗi đêm, hàng chục tấn trái cây Trung Quốc cũng về chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn - TPHCM.
An toàn thực phẩm.
Trung Quốc xảy ra vụ bê bối về công nghệ sản xuất táo độc hại được phanh phui, Những quả táo đỏ, thơm ngon nổi tiếng ở Yên Đài, Sơn Đông được bọc trong túi chứa chất bột độc hại ngay từ trên cây những quả táo trông đẹp mắt, thơm ngon lại gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng, bởi chúng được bọc trong những túi không được kiểm dịch, chứa một loại bột độc hại, các túi đó chứa thiram (một loại diệt nấm nguy hiểm, bị cấm) và melarsoprol (hợp chất thạch tín hữu cơ độc hại) đặc biệt những lại táo này sẽ trở nên cực kỳ độc hại khi ăn cả vỏ do công nghệ bọc táo từ khi còn non ở trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc. Tại Việt Nam có ghi nhận 01 ca tử vong do ăn táo Trung Quốc dẫn đến chết vì ngộ độc thực phẩm. Thông tin này đã ảnh hưởng đến Việt Nam vì là nước nhập khẩu nhiều táo Fuji từ Trung Quốc.
Tuy rằng, công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ. Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc Qua vụ việc này, nhiều người Việt Nam gọi táo Trung Quốc là táo độc với câu cửa miệng đẹp mà độc, người dân Hà Nội sau khi biết thông tin này đã không mấy mặn mà với táo Trung Quốc, nhất là từ khi có thông tin về loại táo "cực đẹp cực độc" thông tin loại táo này trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại không tiêu thụ mà táo Trung Quốc chỉ sử dụng để bày mâm ngũ quả.
Tuy nhiên vẫn còn một số quan điểm cho rằng Chất độc trong táo Trung Quốc ở ngưỡng an toàn, theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thì 40 mẫu táo Trung Quốc lấy tại các chợ đầu mối trên thị trường Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, được 2 trung tâm kiểm nghiệm phân tích đều trong ngưỡng an toàn. kết quả phân tích các mẫu táo đã phát hiện một số mẫu táo có chứa hóa chất độc hại thiram với hàm lượng 0,08 ppm, thấp hơn 100 lần so với ngưỡng cho phép là 2 ppm. Bên cạnh đó, 15 mẫu phát hiện có hóa chất aren ở mức từ 0,02 - 0,11 ppm cũng nằm trong ngưỡng cho phép (dư lượng tối đa được phép là 1 ppm). Một kết quả khác của Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất lấy 28 mẫu táo được nhập khẩu từ Trung Quốc đang có mặt trên thị trường gửi kiểm tra hai hóa chất là Thiram và hóa chất Arsen (As). Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự hiện diện của Arsen, chỉ có một mẫu táo phát hiện có hoạt chất Thiram với hàm lượng thấp (thấp hơn nhiều so với mức cho phép). Thiram có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại VN (số thứ tự: 445, mã hồ sơ: 3808.20) được đăng ký với tên thương mại Pro-Thiram 80WP, 80WG để phòng trị bệnh đốm lá/phong lan và bệnh thán thư/xoài.
Ngoài ra, với việc bảo quản táo bằng sáp nến sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, ngoài việc giúp cho trái táo có mã đẹp, tươi sáng và láng mượt việc bôi sáp nên còn giúp táo bảo quản được lâu hơn. Một số chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc cho rằng vỏ táo có nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt quả táo. Hầu hết những trái táo phủ sáp nến công nghiệp là trái to, mọng, đẹp mã và được đóng gói để xuất khẩu hoặc đưa vào siêu thị bán với giá cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá táo bình thường. những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để cả nửa năm mà không bị hư thối.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn phát hiện vi khuẩn tiêu chảy trong táo Trung Quốc các chợ tại Minh Hóa, Quảng Bình. Táo Trung Quốc có phản ứng dương tính với khuẩn E.coli (loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) và vi khuẩn Shigella (gây nên bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em). Trung tâm Y tế dự phòng huyện Minh Hóa (Quảng Bình) khi xét nghiệm mẫu phẩm trên hoa quả tại các quầy hoa quả ở chợ thị trấn Quy Đạt (Minh Hóa), đã phát hiện trong loại táo Trung Quốc có phản ứng dương tính với khuẩn E.coli (loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cấp) và vi khuẩn Shigella (gây nên bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em), tại chợ Quy Đạt, táo Trung Quốc được bày bán và tiêu thụ với số lượng lớn. | 1 | null |
Boeing C-17 Globemaster III là một loại máy bay vận tải quân sự bốn động cơ tua bin phản lực cánh quạt chiến thuật/chiến lược thuộc McDonnell Douglas và sau này sáp nhập với Boeing phát triển cho Không quân Hoa Kỳ từ thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990. | 1 | null |
Gulfstream III là một loại máy bay phản lực thương mại do Gulfstream Aerospace chế tạo, đây là một biến thể nâng cấp của Grumman Gulfstream II.
Biến thể.
Quân sự.
Chú ý: C-20F và C-20J là tên gọi của Lục quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ/Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ gọi với tên C-20G, Không quân Hoa Kỳ đặt tên là C-20H
Biến thể cho nhiệm vụ đặc biệt.
Gulfstream III (83-0502 cn 389) của NASA được lắp giá treo ở giữa bụng để mang thiết bị UAVSAR. | 1 | null |
"John Howard"', Công tước thứ nhất của Norfolk, Hiệp sĩ đeo Huân chương Garter, Nguyên soái bá tước (khoảng 1425 - 22 tháng 8 năm 1485), là quý tộc và chiến binh Anh, Ông là công tước Norfolk đầu tiên của đệ nhất của nhà Howard. Ông là cận thần và người ủng hộ trung thành của quốc vương Richard III của Anh, cùng tử trận với vua trong trận Boswoth.
Gia thế.
John Howard là con của Robert Howard of Tendring (1385–1436) và Margaret de Mowbray (1388–1459), con gái cả của Thomas de Mowbray, Đệ nhất công tước Norfolk (trong lần phòng tước đầu tiên) (1366–1399), và Elizabeth FitzAlan (1366–1425). Ông bà về đằng nội của John Howard là John Howard of Wiggenhall, Norfolk, và Alice Tendring, con gái của William Tendring. Howard là người nối dõi về cả hai đằng nội ngoại của vương thất Anh. Về phía cha ông, Howard là người nối dõi từ Richard, Bá tước thứ nhất của Cornwall, con thứ hai của vua John, người đã có một người con vô thừa nhận tên là Richard (chết năm 1296, con gái ông này là Joan Corwall đã cưới Sir John Howard. Về phía mẹ, Howard thừa kế từ Thomas xứ Brotherton, Đệ nhất bá tước Norfolk, con lớn của Edward đệ nhất, vua nước Anh với người vợ hai, Margaret nước Pháp. đồng thời kế thừa từ người em của Edward đệ nhất, Edmund Crouchback.
Sự nghiệp.
Howard kế vị cha ông vào năm 1436. Thời niên thiếu, ông là người của gia đình John Mowbray, Công tước xứ Norfolk (ông này chết năm 1461) sau đó bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp xứ Norfolk với William de la Poe, Công tước xứ Suffolk. Năm 1453, ông lao vào kiện tụng với vợ của Suffolk, bà Alice Chaucher. Trong những năm 1450, ông đã điều khiển được một số quan chức địa phương và được bầu vào Nghị viện năm 1449. Theo sử gia Crowford, ông được miêu tả là người "bướng như bò hoang". Người ta nói ông đã theo lãnh chúa Lesli chinh phục Guyene và cuộc chinh phục này kết thúc sau chiến bại ngày 17 tháng 7 năm 1453 tại Castillon. Ông nhận được nhiệm vụ chính thức từ nhà vua vào 10 tháng 12 năm 1455 và nhiệm vụ này cũng được sử dụng để thúc đẩy tình thân với bố vợ ông, Lãnh chúa Moleyn.
Ông đã gắn bó với gia tộc York trong cuộc chiến tranh Hoa hồng và được vua Edward phong hiệp sĩ trong trận Townton ngày 29 tháng 3 năm 1461, cũng trong năm này ông được phong Pháp quan của lâu đài Norwich và Colchester, trở thanh một thành viên của hoàng gia và bắt đầu phục vụ gia tộc York đến cuối cuộc đời.
Hôn nhân và con cái.
Trước này 29 tháng 12 năm 1443, Howard lấy Katerine Moleyn (? - 3 tháng 11 năm 1465), con gái của Sir William Moleyn và bà Margery Whalesborough.
Howard và Katerine có hai con trai và bốn con gái:
Thomas Howard, Công tước Norfolk đệ nhị, Bá tước của Surrey (1443 - 1524). Ông này kết hôn lần đầu ngày 30 tháng 4 năm 1472 với Elisabeth Tilney (là chồng kế) và có với nhau mười con, trong đó có Thomas Howard, Công tước Norfolk đệ tam và Elisabeth Howard, người sau này lấy Sir Thomas Boleyn, Bá tước Wiltshire đệ nhất.
Cái chết.
John Howard bị chết trận trong trận đánh ở cánh đồng Bothworth ngày 22 tháng 8 năm 1485 bên cạnh người bạn và chúa tể của ông, Vua Richard III. Trong trận này, Howard là chỉ huy quân tiên phong, với sự phụ tá của con trai ông, Bá tước Surrey. | 1 | null |
Douglas DC-8 (còn gọi là McDonnell Douglas DC-8) là một loại máy bay chở khách phản lực thương mại thân hẹp,một tầng,4 động cơ đầu tiên của hãng Douglas Aircraft Company chế tạo từ năm 1958 tới 1972 để cạnh tranh với Boeing 707 viết tắt là B707 của Boeing .
Quốc gia sử dụng.
Tổng cộng có 22 chiếc DC-8 (tất cả biến thể) còn hoạt động đến tháng 8 năm 2013, các hãng còn sử dụng là:
Tính năng kỹ chiến thuật.
Nguồn: | 1 | null |
Boeing VC-25 là phiên bản quân sự của Boeing 747, được cải tiến phục vụ mục đích chuyên chở tổng thống, được vận hành bởi Không lực Hoa Kỳ với tên gọi là "Air Force One", cũng là tên gọi không lưu của bất cứ phi cơ nào của Không lực Hoa Kỳ dùng để chuyên chở Tổng thống Hoa Kỳ.
Chỉ có duy nhất hai mẫu của loại máy bay này tồn tại; đây là những chiếc máy bay được cải tiến rất cao của loại Boeing 747-200B, được đặt tên chính thức là VC-25A với số đuôi là 28000 và 29000. Mặc dù "Không Lực Một" chỉ được dùng đối với những chiếc máy bay nào có mặt tổng thống trên khoang, tên gọi này chỉ thường dùng để chỉ đến chiếc VC-25. Hai chiếc máy bay này hoạt động chung với chiếc trực thăng Marine One, do Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vận hành, để vận chuyển tổng thống nếu di chuyển bằng đoàn xe hộ tống là không thích hợp.
Phát triển.
Vào những năm 1985, hai chiếc Boeing 707, tên chính thức VC-137, đã được sử dụng làm chuyên cơ tổng thống lần lượt 23 năm, và 13 năm, khi đó, Không lực Hoa Kỳ bắt đầu tìm kiếm một chiếc máy bay khác để thay thế. Đề nghị Yêu cầu Đề Xuất, của Không lực khi ấy đã đưa ra điều kiện rằng muốn được chọn, chiếc máy bay phải có ít nhất 3 động cơ, với tầm bay không cần tiếp nhiên liệu ít nhất là 6,000 dặm (9,700 km). Cả hai hãng Boeing và McDonnell Douglas đã đề xuất hai chiếc Boeing 747 và DC-10, cuối cùng chiếc 747 của Boeing đã được chọn. Việc chế tạo và thiết kế của hai chiếc máy bay bắt đầu dưới thời của tổng thống Ronald Reagan. Ông đã đặt mua hai chiếc 747-200B giống hệt nhau để thay thế chiếc 707 ông hiện đang sử dụng để di chuyển.
Hai chiếc VC-25 đã xuất xưởng vào năm 1986 và đã có chuyến bay đầu tiên vào năm 1987. Nội thất của chiếc máy bay được thiết kế bởi Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ Nancy Reagan. Thiết kế của bà làm gợi nhớ đến Miền Tây Nam Hoa Kỳ. Một vài trục trặc với việc nối dây cho hệ thống liên lạc đã làm ngăn cản việc giao hai chiếc máy bay đến năm 1990, dưới thời tổng thống George H.W. Bush.
Không quân Hoa Kỳ nói rằng vận hành chiếc máy bay này tiêu tốn gần $210,877 cho mỗi giờ bay.
Thiết kế và cấu hình.
Trong khi chiếc VC-25 có hai khoang chính và một khoang hàng hóa, giống như một Boeing 747 bình thường, một khoảng không gian rộng khoảng 370 m² đã được chỉnh sửa lại cho nhiệm vụ vận chuyển tổng thống. Tầng dưới cùng của chiếc máy bay thường là không gian chứa hàng hóa, như hành lý và nguồn thức ăn.
Khoang hành khách nằm trên tầng hai và khoang chính. Trên máy bay, có 3 cửa ra vào, 2 cửa ở dưới thân, và 1 cánh trên khoang chính. Thông thường tổng thống lên và xuống máy bay thông qua cửa trên khoang chính, trong khi phóng viên và các hành khách khác lên máy bay bằng cửa đằng sau ở dưới thân. Khoang hành khách dành cho phóng viên và các hành khách khác được làm giống như khoang hạng nhất của một máy bay thương mại thông thường.
"Nhà Trắng trên không".
Phần trước của chiếc máy bay thường được gọi là khu vực "Nhà Trắng" của chiếc máy bay. Có Khu Tổng thống, gồm chỗ ngủ với hai ghế có thể biến thành giường, phòng vệ sinh và phòng tắm, khu trang điểm, hai bồn rửa mặt, và một văn phòng riêng, hay còn gọi là "Phòng Bầu Dục trên Không lực Một" của tổng thống. Nếu cần thiết, tổng thống có thể phát biểu trước người dân từ chính văn phòng ấy. Khả năng này đã được thêm vào sau vụ Khủng bố 11 tháng 9, khi đó tổng thống buộc phải hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Barksdale chỉ để phát biểu tới người dân. Những văn phòng này, gồm cả Khu Tổng thống, hầu hết nằm bên phải chiếc máy bay, cùng với một hành lang dọc bên trái. Dọc hành lang cũng có một khu vực dành cho hai Mật vụ Hoa Kỳ. Chiếc máy bay cũng gồm có cả phòng họp, trước đây được dùng làm phòng tình huống nhưng hiện nay được sử dụng làm khu vực họp mặt với các nhân viên trong khi di chuyển. Phòng này cũng gồm có một màn hình TV phẳng 50-inch dùng để họp mặt di động. Chiếc máy bay có các văn phòng được trang bị đầy đủ những hệ thống liên lạc (gồm có 87 điện thoại bàn và 19 cái TV).
Trên VC-25 cũng có cả phòng y tế, gồm có cả bàn mổ, dụng cụ y tế khẩn cấp, cũng như một nguồn cung dược phẩm đầy đủ; George W. Bush đã cho lắp đặt một chiếc máy chạy bộ lên Không lực Một trong nhiệm kỳ của ông. Mỗi chuyến bay đều có mặt bác sĩ và y tá. Trên máy bay cũng có cả thức ăn, cũng như 2 phòng bếp nơi thức ăn được chế biến, cùng lúc có thể nấu ăn cho tới 100 người một lúc. Tổng thống có thức ăn riêng của ông. Một khu vực nơi các khách mời thưởng thức món ăn năm gần khu vực giữa của máy bay, ngoài khu vực "Nhà Trắng".
Trên máy bay có một khu vực riêng dành cho khách mời, các nhân viên cao cấp, Mật vụ Hoa Kỳ và nhân viên bảo vệ, và phóng viên nhà báo nằm ở phía sau trên khoang chính. Luật trên máy bay cho phép cách phóng viên đi lang thang ngoài vị trí ngồi chỗ mình, tiến về phía sau nhưng không được phép tiến về phía trước. Các thiết bị liên lạc và buồng lái nằm ở tầng trên khoang chính. Ngoài ra cũng có các đường dây liên lạc fax, giọng nói, và liên lạc dữ liệu có bảo mật, và không bảo mật. Trong khi sức chứa của chiếc máy bay có thể chứa đầy đủ hành lý của các hành khách, và đoàn hậu cần, nhưng chiếc máy bay phải bay trước những chuyến bay vận chuyển hàng hóa, có chứa trực thăng, đoàn xe hộ tống, và các thiết bị khác được yêu cầu cho đoàn tùy tùng tổng thống.
Chiếc VC-25 có khả năng bay tới 7,800 dăm (12,600 km) - gần một phần ba quãng đường di chuyển vòng quanh thế giới - mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Mặc dù vậy, chiếc máy bay này cũng có thể được tiếp nhiên liệu trên không, thông qua ống thông trên phần mũi nhô lên của chiếc máy bay. Chiếc VC-25A có thể chứa hơn 70 người. Mỗi chiếc VC-25A có giá $325 triệu USD. Khi VC-25 di chuyển trên mặt đất tới khu dừng của nó cho một sự kiện, thì nó thường hay dừng với mặt trái của chiếc máy bay hướng về những người xem.
Lịch sử hoạt động.
Chiếc VC-25 là chiếc máy bay thay thế chiếc chuyên cơ VC-137C trong đội bay "Air Force One". Trong một số trường hợp, Boeing VC-25 cũng được sử dụng để chuyên chở Phó Tổng thống Hoa Kỳ, khi ấy sẽ sử dụng số hiệu "Air Force Two" (Không lực Hai). Những chiếc máy bay này đều được bảo dưỡng và vận hành quân sự bởi Đội bay vận chuyển Tổng thống, thuộc Tư lệnh Di động Không quân số 89, đóng quân ở Căn cứ Không quân Andrews, ở Camp Springs, Maryland.
Trong trường hợp khẩn cấp, như có một cuộc tấn công hạt nhân trên nước Mỹ, chiếc máy bay này có thể trở thành làm một trung tâm chỉ huy quân đội trên không. Ngoài ra máy bay cũng có khả năng được tiếp nhiên liệu trên không và các biện pháp đối phó tên lửa đất đối không. Các thiết bị điện tử trên máy bay được nối với nhau bằng các sợi dây tổng cộng dài khoảng 238 dặm (383 km), gấp đôi một chiếc 747 bình thường. Các sợi dây này được che chắn kỹ càng, có khả năng chống lại xung điện từ, từ bom hạt nhân. Chiếc máy bay cũng có các lá chắn như các biện pháp đối phó điện từ nhằm phá sóng radar của địch, pháo sáng để chống lại tên lửa tầm nhiệt, và trấu kim loại để đánh lạc hướng các tên lửa radar. Tất cả các loại súng ngắn và đạn dược, không thuộc sở hữu của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ trên máy bay sẽ được cất kỹ càng bởi Mật vụ trong các ngăn khóa, mỗi ngăn khóa đều có cơ chế khóa khác nhâu nhằm tăng thêm tính bảo mật. Nhiều tính năng khác của VC-25 đều được giữ bí mật vì lý do an ninh.
Sau khi một tổng thống mới lên nhậm chức dẫn đến sự thay đổi nhân sự, thì tổng thống cũ sẽ được cho một chiếc VC-25 riêng để chở ông về nhà riêng của ông. Chuyến bay này sẽ không có tên gọi "Không lực Một" vì không có tổng thống nào đang nắm quyền trên chuyến bay ấy. Ví dụ như tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, chuyến bay chở ông về nhà được gọi là "Nhiệm vụ Bay Đặc biệt 28000 (Special Air Mission 28000)", tên gọi của số đuôi máy bay.
Chiếc VC-25A cũng từng được dùng để chở thi hài cũng các cựu tổng thống. Khu vực dành cho khách ở phía sau khu vực "Nhà Trắng" có các bàn ghế có thể được tháo dỡ nhằm tạo không gian cho quan tài của cựu tổng thống. Thi hài của Ronald Reagan và Gerald Ford đều được vận chuyển bởi lần lượt các máy bay có số đuôi 28000 và 29000 đến Washington D.C. cho lễ quốc tang của họ, rồi sau đó cũng được vận chuyển về nơi an nghỉ cuối cùng của họ.
Tương lai.
Đội bay Boeing 747-200B hiện tại đang già đi và trở nên rất tốn kém để hoạt động. Trung tâm Chỉ huy Di động Hàng không thuộc Không quân Hoa Kỳ đã tìm kiếm một chiếc máy bay mới để thay thế. Trong cuộc họp báo đầu tiên, Không quân đã nói rằng có thể là hai chiếc Boeing 747-8 và Airbus A380. Vào ngày 9 tháng 1, năm 2009, Chỉ huy Lực lượng Không quân đã đăng thông bào Tìm kiếm Nguồn cung để tìm kiếm một chiếc máy bay thay thế có thể đi vào hoạt động vào năm 2017 với thêm hai chiếc nữa vào năm 2019 và 2021. Vào ngày 28 tháng 1, năm 2009, Công ty Phòng thủ Hàng không và Vũ trụ châu Âu thuộc khu vực Bắc Mỹ đã nói rằng, chế tạo 3 chiếc máy bay ở Hoa Kỳ sẽ không có ý nghĩa tài chính cho họ. Việc này làm Boeing trở thành nhà sản xuất máy bay duy nhất thích thú với việc làm máy bay thay thế cho tổng thống, và cũng cân nhắc thêm chiếc Boeing 787. Vào ngày 28 tháng 1, năm 2015, Không quân thông báo rằng đã chọn chiếc Boeing 747-8 làm máy bay thay thế cho chiếc VC-25A già nua làm phương tiện vận chuyển cho tổng thống.
Vào ngày 10 tháng 5 năm 2016, Không quân Hoa Kỳ ra thông cáo trực tuyến sửa đổi lại hợp đồng "Air Force One" cho phép Boeing bắt đầu các hoạt động thiết kể sơ bộ. Thế nhưng, phiên bản hiện tại của hợp đồng, xác nhận rằng chính phủ sẽ chỉ mua hai chiếc 747-8; Boeing đã giành được hợp đồng vào tháng 1 năm 2016 để tìm kiếm các cơ hội giảm giá trong các phân khu như bảo trì, tiếp nhiên liệu trên không và thiết bị liên lạc. | 1 | null |
Cộng hòa Xã hội Ý (, viết tắt là RSI), thường được biết đến như là Cộng hòa Salò (), là một chính quyền bù nhìn của Đức Quốc xã trong suốt giai đoạn sau của Thế chiến thứ 2 (từ năm 1943 đến 1945). Là chế độ thứ nhì và là sau cùng của chế độ Phát xít Ý được lãnh đạo bởi Benito Mussolini và Đảng Phát xít Cộng hòa mang tính canh tân. Chế độ tuyên bố Roma là thủ đô nhưng trên thực tế thủ đô ở Salò (do tên thông tục), một thị trấn nhỏ ở Lkae Gordon, nơi Mussolini và Bộ Ngoại giao đặt trụ sở ở đó. RSI thực hiện chủ quyền trên danh nghĩa ở miền Bắc nước Ý, nhưng phần lớn phụ thuộc vào quân đội Đức quốc xã để duy trì quyền kiểm soát.
Lịch sử.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 1943, Ý đã bí mật ký hiệp định đình chiến (thực tế là đầu hàng) với các Đồng minh phương Tây. Vào ngày 8 tháng 9, thỏa thuận được Radio phát sóng lúc 5 giờ 30 phút chiều tại Algiers, nửa giờ sau, Tướng Dwight D. Eisenhower của Hoa Kỳ đã xác nhận điều đó bằng dòng chữ: "Chính phủ Ý đã ra lệnh cho các lực lượng vũ trang của mình đầu hàng mà không có điều kiện".
Vào lúc 19 giờ 45 phút, Thống chế Pietro Badoglio tuyên bố triệt để rằng vào ban đêm, quân đội sẽ bị giải tán; Vài ngày sau, khi quân Đức chiếm Roma, ông chạy trốn về phía nam đến Brindisi. Benito Mussolini đã bị chính quyền Ý bắt giữ, nhưng vào ngày 12 tháng 9 đã được thả bởi lính nhảy dù Đức.
Các nhà lãnh đạo phát xít muốn tiếp tục cuộc kháng chiến đã thành lập Cộng hòa Xã hội ở phía bắc, mặc dù họ đã chiến đấu ở đó bởi các Đảng phái Ý. Mussolini vào ngày 23 tháng 9 đã trở thành lãnh đạo của nước Cộng hòa.
Cộng hòa có luật riêng, gửi thư có tem, quân đội ("Esercito Nazionale Repubblicaano" viết tắt "ENR" nghĩa là Quân đội Cộng hòa Quốc gia) và radio, thậm chí cả biển hiệu xe hơi. | 1 | null |
Cyprinus rubrofuscus là một loài thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Nó phân bố rộng rãi ở miền Viễn Đông, bản địa Lào, Việt Nam và Trung Quốc, từ lưu vực sông Amur đến sông Hồng. Nó cũng được du nhập đến những vùng khác. Đây là dạng hoang dại của cá chép koi. Do nhiều xương và tanh mùi bùn, loài cá này ít khi được dùng làm thức ăn.
Trong quá khứ, nó từng được xem là phân loài của cá chép thường, và thường được gán cho danh pháp ba phần "C. carpio haematopterus". Bởi sự khác biệt di truyền và ngư sinh lượng (meristics), "C. rubrofuscus" nay được nhìn nhận là một loài riêng biệt. | 1 | null |
Thủy trang hay bông lồng đèn nước (tên khoa học: Hydrocera triflora) là một loài thực vật có hoa trong họ Bóng nước (Balsaminaceae). Loài này được (L.) Wight & Arn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1834.
Phân bố.
Loài này sinh sống ở ven hồ, đầm lầy, vùng đất ẩm, ruộng lúa; ở cao độ tới 100 m. Có mặt tại Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Sri Lanka, Thái Lan, miền nam Trung Quốc (trong tỉnh Hải Nam, như Lăng Thủy, Tam Á), và Việt Nam. | 1 | null |
Phụng tiên hay bóng nước Himalaya (danh pháp hai phần: Impatiens glandulifera) là một loài thực vật có hoa trong họ Bóng nước được Royle mô tả khoa học đầu tiên năm 1835. Năm 2017, loài này đã được Ủy ban Châu Âu liệt vào danh sách những loài xâm lấn ngoại lai, không được phép du nhập, buôn bán, trồng hay vứt bỏ ra bên ngoài.
Phân bố.
Phụng tiên là loài bản địa của dãy Himalaya, đặc biệt là giữa các khu vực Kashmir và Uttarakhand. Trong phạm vi phân bố bản địa của loài, chúng thường được tìm thấy ở độ cao từ 2000–2500 m trên mực nước biển, mặc dù đã có báo cáo chúng được tìm thấy ở độ cao lên đến 4000 m so với mực nước biển.
Tại châu Âu, loại cây này được du nhập đầu tiên vào Vương quốc Anh và được tìm thấy phổ biến trên các bờ sông. Hiện nay, chúng có thể được tìm thấy trên khắp lãnh thổ châu Âu.
Tại Bắc Mỹ, chúng được tìm thấy tại các tỉnh bang của Canada là British Columbia, Manitoba, Ontario, Quebec, Nova Scotia, New Brunswick, đảo Hoàng tử Edward và Newfoundland. Còn tại Mỹ, chúng được tìm thấy ở cả bờ biển phía đông lẫn phía tây, nhưng chúng có vẻ phân bố hạn chế ở vĩ độ phía bắc.
Tại New Zealand, chúng đôi khi mọc hoang dọc theo các bờ sông và đầm lầy. | 1 | null |
USS "Rathburne" (DD–113) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John Peck Rathbun (1746-1782), một trong những sĩ quan đầu tiên của Hải quân Lục địa.
Thiết kế và chế tạo.
"Rathburne" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 7 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 12 năm 1917, được đỡ đầu bởi cô Malinda B. Mull, và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 6 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Ward R. Wortman.
Lịch sử hoạt động.
Thế Chiến I và sau đó.
Trong những tháng cuối cùng của Thế Chiến I, từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1918, "Rathburne" hộ tống các đoàn tàu vận tải từ khu vực giữa bờ biển Đại Tây Dương lên phía Bắc đến tận Halifax, Nova Scotia, cùng các đoàn tàu vượt đại dương đến quần đảo Azore. Hoàn tất chuyến vận tải cuối cùng tại New York, New York vào ngày 27 tháng 11, nó ở lại đây cho đến dịp năm mới 1919, rồi lên đường đi Cuba cho các cuộc thực tập cơ động mùa Đông. Sang mùa Xuân, nó lại vượt Đại Tây Dương, hoạt động từ Brest Pháp trong tháng 5 và tháng 6, rồi quay về New York vào tháng 7. Vào tháng 8, nó được chuyển sang Hạm đội Thái Bình Dương, làm nhiệm vụ dọc vùng bờ Tây Hoa Kỳ cho đến hết năm, và trải qua nữa đầu năm 1920 đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound. Được phân ký hiệu lườn DD-113 vào tháng 7, nó hoạt động ngoài khơi Washington và trong vịnh Alaska từ tháng 8 năm 1920 đến tháng 1 năm 1921, rồi chuyển về phía Nam hoạt động ngoài khơi California.
Vào tháng 7, "Rathburne" lên đường đi sang phía Tây, và đến cuối tháng 8 đã đi đến Cavite để gia nhập Hạm đội Á Châu. Hoạt động tại khu vực này trong gần một năm, nó khởi hành từ Philippines vào ngày 16 tháng 7 năm 1922, tuần tra ngoài khơi bờ biển Trung Quốc trong tháng 8, và đến ngày 30 tháng 8 đã khởi hành từ Nagasaki, đi ngang đảo Midway và Trân Châu Cảng để quay về San Francisco. Đến nơi ngày 2 tháng 10, nó chuyển sang San Diego không lâu sau đó, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày và neo đậu cùng hạm đội dự bị cho đến năm 1930.
Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 8 tháng 2 năm 1930, "Rathburne" tiếp tục ở lại khu vực Đông Thái Bình Dương, tham gia các cuộc thực hành, các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội bao gồm tuần tiễu chiến lược, theo dõi, tấn công, bảo vệ vận tải và phòng thủ duyên hải bờ Tây trong suốt năm 1933. Vào mùa Xuân năm 1934, nó rời San Diego đi kênh đào Panama và đi đến vùng biển Caribe tham gia Vấn đề Hạm đội XV, cuộc tập trận gồm ba giai đoạn bao gồm tấn công và phòng thủ vùng kênh đào, chiếm các căn cứ tiền phương, và hoạt động hạm đội. Một chuyến đi dọc theo bờ Đông được tiếp nối trước khi nó quay về San Diego vào mùa Thu. Hai năm sau, nó được chuyển sang Hải đội Huấn luyện Thủy âm bờ Tây, và cho đến mùa Xuân năm 1944, nó hoạt động chủ yếu như một tàu huấn luyện.
Thế Chiến II.
Ngày 25 tháng 4 năm 1944, "Rathburne" rời San Diego đi đến Xưởng hải quân Puget Sound để được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn APD-25 vào ngày 20 tháng 5, nó quay trở lại San Diego vào tháng 6, trải qua các cuộc huấn luyện đổ bộ; rồi đến tháng 7 khởi hành đi Hawaii. Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8, nó huấn luyện cùng với đội phá hoại dưới nước (UDT: underwater demolition team). Đến ngày 10 tháng 8, Đội UDT 10 được đón lên tàu, và sang ngày 12 tháng 8, "Rathburne" tiếp tục đi về phía Tây.
Sau các cuộc tổng dượt tại quần đảo Solomon, "Rathburne" khởi hành từ vịnh Purvis cùng với Đội đặc nhiệm 32.5 vào ngày 6 tháng 9. Sáu ngày sau, nó đi đến ngoài khơi Palau bắt đầu các hoạt động tác chiến đầu tiên: bắn phá chuẩn bị xuống Peleliu và Angaur cùng các hoạt động quét mìn. Vào ngày 14 tháng 9, nó tung Đội UDT 10 ra, hỗ trợ họ bằng hỏa lực khi họ dọn sạch lối tiếp cận các bãi đổ bộ Angaur, rồi đón đội UDT trở lại tàu vào ngày hôm sau. "Rathburne" lại hỗ trợ hỏa lực cho Đội UDT 8, sau khi đưa Đội UDT 10 rời tàu, và đến ngày 16 tháng 9 làm nhiệm vụ hộ tống. Đến ngày 19 tháng 9, nó rời Angaur hướng đến Ulithi, nơi Đội UDT 10 khảo sát các bãi Falalop và Asor bắt đầu từ ngày 21 tháng 9. Đến ngày 23 tháng 9, đảo san hô này được chiếm đóng, và "Rathburne" di chuyển về phía Nam đến New Guinea và quần đảo Admiralty nhằm chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng đảo Leyte.
Vào ngày 18 tháng 10, chiếc APD đi vào vịnh Leyte; và sang ngày hôm sau Đội UDT 10 đổ bộ lên bờ tại bãi Red tại khu vực tấn công phía Bắc giữa Palo và San Ricardo. Suốt buổi sáng "Rathburne" cung ứng hỏa lực hỗ trợ, và sau giữa trưa cho triệt thoái đội UDT khỏi bãi đổ bộ. Đến ngày 20 tháng 10, nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ, rồi chuyển sang bắn pháo hỗ trợ ngoài khơi các bãi ở Dulag. Được cho tách ra không lâu sau đó, nó thực hiện các chuyến đi vận chuyển thông báo và hành khách giữa hai khu vực đổ bộ phía Bắc và phía Nam. Sang ngày hôm sau, nó đi qua eo biển Surigao trên đường đi đến Kossol Roads, quần đảo Admiralty, quần đảo Solomon, và Nouvelle-Calédonie. Vào cuối tháng 11, nó di chuyển về phía Tây đến New Guinea. Đến tháng 12, nó chuẩn bị cho cuộc tấn công chiếm đóng Luzon; và vào ngày 27 tháng 12, nó lên đường đi vịnh Lingayen.
Được phân về Đơn vị đặc nhiệm 77.2.1, nhóm hỏa lực hỗ trợ cho San Fabian, "Rathburne" hoạt động như lực lượng bảo vệ phòng không trên đường đi, và đã bắn rơi hai máy bay đối phương vào ngày 5 tháng 1 năm 1945. Sang ngày hôm sau, nó có mặt trong vịnh Lingayen, hộ tống cho các tàu chiến lớn hơn bắn phá khu vực đổ bộ. Đến ngày 7 tháng 1, nó cho đổ bộ Đội UDT 10 lên bờ tại bãi Blue và hỗ trợ hỏa lực trong khi các người nhái khảo sát khu vực và phá hủy các chướng ngại vật tự nhiên cũng như nhân tạo. Sang ngày 8 tháng 1, nó tiếp nối hoạt động bắn phá. Đến ngày 9 tháng 1, hoạt động đổ bộ chính diễn ra, và từ đó cho đến ngày 11 tháng 1, nó luân phiên nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực và tuần tra tại khu vực vận chuyển. Vào ngày 11 tháng 1, "Rathburne" lên đường đi Leyte, rồi quay trở lại Luzon vào ngày 25 tháng 1 bắn pháo hỗ trợ cho việc xâm chiếm Manila. Đội UDT 10 được cho đổ bộ lên San Narciso vào ngày 29 tháng 1 nhưng báo cáo không gặp bất kỳ sự kháng cự nào. Tuy nhiên "Rathburne" tiếp tục ở lại khu vực sau khi diễn ra cuộc đổ bộ.
Đến ngày 3 tháng 2, "Rathburne" quay trở lại vịnh San Pedro, nơi mà vào ngày 4 tháng 2, nó khởi hành đi Saipan. Từ đây nó chuyên chở thư tín đến Iwo Jima vào đầu tháng 3, rồi đến giữa tháng lại quay trở về khu vực Bonin-Volcano cho nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Vào ngày 22 tháng 3, nó rời khu vực chuyên chở tàu bình chiến tranh đến Guam rồi chuyển bị cho cuộc chiếm đóng Okinawa.
Hộ tống cho Đội LST 91 trên đường đi, "Rathburne" đi đến Kerama Retto vào ngày 18 tháng 4. Sang ngày 19 tháng 4, nó chuyển sang khu vực neo đậu Hagushi làm nhiệm vụ bảo vệ và hộ tống. Lúc chiều tối ngày 27 tháng 4, "Rathburne" tuần tra ngoài khơi Hagushi; cả ngày hôm đó nó luôn ở trong tình trạng cảnh báo phòng không. Lúc khoảng 22 giờ 00, màn hình radar của nó bắt được một máy bay đối phương về phía đuôi bên mạn trái, ở khoảng cách và đang tiếp cận nhanh. Việc tăng tốc, đổi hướng và hỏa lực phòng không không ngăn được chiếc máy bay tấn công cảm tử kamikaze đâm bổ vào mũi tàu bên mạn trái phía trên mực nước. Ba ngăn bị ngập nước, thiết bị dò âm ngừng hoạt động, sàn tàu trước bốc cháy, nhưng không có thương vong. Các đội kiểm soát hư hỏng nhanh chóng dập tắt đám cháy và kiểm soát được việc ngập nước. Giảm tốc độ xuống còn , "Rathburne" rút lui về Kerama Retto.
Đến giữa tháng 5, việc sửa chữa tạm thời hoàn tất, và nó lên đường quay về San Diego. Đến nơi vào ngày 18 tháng 6, nó được cải biến trở lại thành một tàu khu trục và mang ký hiệu lườn cũ DD-113 vào ngày 20 tháng 7. Vẫn còn ở lại vùng bờ Tây khi chiến tranh kết thúc vào giữa tháng 8, "Rathburne" được lệnh đi sang vùng bờ Đông để ngừng hoạt động. Lên đường vào ngày 29 tháng 9, nó đi đến Philadelphia vào ngày 16 tháng 10, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 2 tháng 11 năm 1945. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 11, và nó bị bán cho hãng Northern Metals Co. ở Philadelphia vào tháng 11 năm 1946 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Rathburne" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được mang cái tên USS "Rathburne", được đặt nhằm vinh danh John Peck Rathbun (1746-1782), một trong những sĩ quan đầu tiên của Hải quân Lục địa. "Rathburne" là một cách đọc nhầm tên Rathbun, vốn đôi khi còn được viết là Rathbourne, Rathburn hay Rathbon: | 1 | null |
Diospyros crassiflora là một loài thực vật có hoa trong họ Thị. Loài này được Hiern mô tả khoa học đầu tiên năm 1873. Đây là loài đặc hữu tây châu Phi. Nó được đặt theo tên của quốc gia Tây Phi Gabon, mặc dù chúng cũng mọc ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo và Nigeria.
Gỗ mà loại cây đặc biệt này tạo ra được cho là màu đen nhất trong tất cả các loài sản xuất gỗ "Diospyros", và gỗ từ cây này đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại. Nó cứng và bền với lỗ chân lông rất mịn, và nó đánh bóng đến độ bóng cao. Nó được sử dụng để tạo ra các tác phẩm điêu khắc, chạm khắc, gậy đi bộ, tín hiệu hồ bơi, tay nắm cửa, tay cầm dao và dao, kẹp súng, phím đen trên đàn piano, đàn organ, đàn guitar và cầu, và quân cờ. Nó là loại gỗ được lựa chọn cho các phím đàn, đuôi và chốt điều chỉnh được sử dụng trên tất cả các nhạc cụ có dây trong dàn nhạc, bao gồm cả violin, violon, cellos và bass đôi. | 1 | null |
Diospyros blancoi (đồng nghĩa: "Diospyros discolor") hay hồng nhung là một loài thực vật có hoa trong họ Thị. Loài này được Willd mô tả khoa học đầu tiên năm 1806.
Quả ăn được của có một lớp da bao phủ trong một lông mịn, mượt mà thường có ruột quả màu nâu đỏ, và mềm, màu hồng, với hương vị và mùi thơm tương đương với phô mai kem trái cây. Là loài bản địa Philippines, trong đó "kamagong" thường đề cập đến toàn bộ cây, và "mabolo" hoặc "tálang" được áp dụng cho quả. | 1 | null |
USS "Talbot" (DD-114/APD-7) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc APD-7 trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Silas Talbot (1751–1813), một sĩ quan phục vụ trong Quân đội Lục địa và Hải quân Lục địa trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Talbot" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 7 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 2 năm 1918, được đỡ đầu bởi Cô Elizabeth Major, và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 7 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Isaac Foote Dortch.
Lịch sử hoạt động.
"Talbot" khởi hành từ New York vào ngày 31 tháng 7 để đi sang quần đảo Anh Quốc. Nó thực hiện ba chuyến khứ hồi khác đến Anh, và vào tháng 12 đã ghé qua Brest, Pháp. Sang năm 1919, nó gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương và phục vụ cùng đơn vị này cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1923, khi nó được cho xuất biên chế tại San Diego. Nó được mang ký hiệu lườn DD-114 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920 đang khi ở trong lực lượng dự bị.
"Talbot" nhập biên chế trở lại vào ngày 31 tháng 5 năm 1930, và gia nhập Hải đội Khu trục 10 của Lực lượng Chiến trận tại San Diego. Nó tiếp tục phục vụ cùng lực lượng này cho đến năm 1937, khi nó đi đến Hawaii hỗ trợ cho Lực lượng Tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương trong một năm. Sang năm 1939, nó phục vụ cùng Lực lượng Chiến trận và Lực lượng Tàu ngầm. Trong các năm 1940 và 1941, chiếc tàu khu trục đặt căn cứ tại San Diego.
Thế Chiến II.
Một ngày sau khi Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, "Talbot" lên đường hộ tống cho tàu sân bay hướng đến Hawaii, đến nơi đúng một tuần sau trận tấn công. Nó tuần tra ngoài khơi quần đảo trong 10 ngày, rồi quay về San Diego. Đến tháng 2 năm 1942, nó gia nhập Lực lượng Tuần tra của Quân khu Hải quân 12 và hộ tống các đoàn tàu vận tải dọc theo bờ biển Thái Bình Dương.
Vào cuối tháng 5, "Talbot" rời Puget Sound hộ tống các chiếc , và đến Alaska. Chúng đi đến Dutch Harbor vào ngày 2 tháng 6, chịu đựng một đợt không kích nhỏ bất thành vào ngày hôm sau. Ngoại trừ ba chuyến đi hộ tống ngắn đến Seattle, chiếc tàu khu trục hoạt động tuần tra và hộ tống tại vùng biển Alaska trong bảy tháng tiếp theo. Đến ngày 31 tháng 10 năm 1942, nó được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn mới APD-7. "Talbot" rời Dutch Harbor vào ngày 31 tháng 1 năm 1943 để được cải biến tại Xưởng hải quân Mare Island cho vai trò mới, một tàu nhỏ nhưng nhanh hơn, có khả năng vận chuyển 147 binh lính. Công việc hoàn tất vào ngày 15 tháng 3. Ngay ngày hôm sau, "Talbot" lên đường hướng đi Hawaii, đến Trân Châu Cảng một tuần sau đó. Vào ngày 2 tháng 4, nó lên đường đi Espiritu Santo gia nhập Đội vận chuyển 12; và trong hai tháng tiếp theo, con tàu tham gia thực tập huấn luyện cùng đội của nó, đồng thời hộ tống tàu bè đi đến Nouvelle-Calédonie, New Zealand, Australia và Guadalcanal.
Vào giữa tháng 6, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 31.1, nhóm tấn công Rendova, cho nhiệm vụ chiếm đóng New Georgia. Nó cùng tàu quét mìn phải chiếm đóng hai đảo nhỏ kiểm soát lối ra vào vũng biển Roviana từ eo biển Blanche. Hai con tàu đã nhận lên tàu các đơn vị của Trung đoàn Bộ binh 169 tại Guadalcanal, và vào ngày 30 tháng 6 đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ được chỉ định, nơi cần tấn công. Mưa rào nặng đã che khuất các hòn đảo, và "Zane" bị mắc cạn lúc 02 giờ 30 phút. Sau khi cho đổ bộ binh lính và tiếp liệu lên đảo mà không gặp kháng cự, "Talbot" tìm cách kéo chiếc tàu quét mìn nhưng thất bại. Sau đó, đến nơi và kéo thành công trong khi "Talbot" giúp hỗ trợ phòng không; trong quá trình chiến dịch, máy bay đối phương đã tấn công lực lượng đổ bộ chính. Trong đêm 4 tháng 7, nó cùng sáu tàu vận chuyển cao tốc khác đi đến ngoài khơi chỗ neo đậu Rice, và trong khi cho đổ bộ lực lượng tấn công sáng hôm sau, một quả ngư lôi "long-lance" Nhật đã đánh chìm , một trong những tàu khu trục thuộc nhóm bắn phá.
"Talbot" quay trở lại Guadalcanal chuẩn bị cho việc chiếm đóng Vella Lavella. Vào ngày 14 tháng 8, nó lên đường cùng với Đội đặc nhiệm 31.5, nhóm vận chuyển tiền phương của Lực lượng Đổ bộ phía Bắc; binh lính được đổ bộ lên bờ từ các tàu khu trục vận chuyển sáng hôm sau mà không gặp kháng cự. Tuy nhiên, chỉ hai giờ sau đó, phía Nhật bắt đầu không kích các con tàu và kéo dài suốt cả ngày. Hạm đội Mỹ không chịu thiệt hại nào và tự nhận đã bắn rơi 44 máy bay đối phương.
"Talbot" sau đó dành ra hơn một tháng cho nhiệm vụ hộ tống các tàu nhỏ hơn và vận chuyển tiếp liệu đến nhiều đảo thuộc quần đảo Solomon. Vào cuối tháng 9, nó gia nhập Lực lượng Tấn công phía Nam dưới quyền Đô đốc George H. Fort để chiếm đóng quần đảo Treasury. Tám chiếc ADP và 23 tàu đổ bộ nhỏ làm nhiệm vụ chuyên chở Lữ đoàn 8 New Zealand, các tàu nhỏ rời Guadalcanal vào các ngày 23 và 24 tháng 10, trong khi các tàu khu trục nhanh hơn khởi hành vào ngày 26. Đến ngày 27 tháng 10, binh lính được đổ bộ lên các đảo Mono và Stirling, còn các tàu vận chuyển rời khu vực lúc 20 giờ 00.
Vào ngày 3 tháng 11, "Talbot" đi đến Nouméa để đón lên tàu binh lính tăng cường cho lực lượng mà hai ngày trước đã đổ bộ lên các bãi biển ở Bougainville tại vịnh Nữ hoàng Augusta. Nó đến nơi vào ngày 6 tháng 11, cho đổ bộ binh lính lên bờ, đón nhận 19 người bị thương rồi bảo vệ cho một nhóm tàu đổ bộ LST quay trở lại Guadalcanal. Vào ngày 11 tháng 11, "Talbot" quay trở lại bãi đổ bộ cùng một đợt tiếp liệu. Bốn ngày sau, nó lên đường đi Guadalcanal. Nó nhân lên tàu binh lính, đạn dược và khẩu phần ăn, tham gia một cuộc tập dượt đổ bộ, rồi lên đường hướng đến Bougainville. Vào ngày 16 tháng 11, nó cùng năm tàu chị em hội quân cùng một lực lượng LST và tàu khu trục. Lúc 03 giờ 00, một máy bay trinh sát Nhật ném pháo sáng ở cuối đoàn tàu vận tải; tiếp nối bởi các máy bay ném bom đối phương tấn công đoàn tàu trong suốt gần một giờ, cho đến khi ném bom trúng khiến nó bốc cháy. Cho dù bị tấn công liên tục, các xuồng của "Talbot" đã cứu được 68 thủy thủ và 106 binh lính hành khách trên chiếc tàu bị đánh đắm.
"Talbot" tiếp tục đi đến mũi Torokina, đến nơi ngay giữa cao trào của một đợt không kích khác. Nó cho đổ bộ binh lính rồi hướng đến Guadalcanal. Sau khi được đại tu động cơ tại Nouméa vào tháng 12, nó thực hiện một chuyến đi khứ hồi đến Sydney. Vào ngày 8 tháng 1 năm 1944, nó rời Nouvelle-Calédonie đi Espiritu Santo để đón một đoàn tàu vận tải và hộ tống chúng đến Guadalcanal. Nó đi đến ngoài khơi Lunga Point vào ngày 13 tháng 1, rồi tuần tra tại khu vực từ đây cho đến Koli Point trong hai tuần. Đến ngày 28 tháng 1, chiếc tàu vận chuyển cao tốc đón các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 30 New Zealand và một nhóm chuyên viên tình báo và liên lạc của Hải quân Hoa Kỳ rồi hướng đến quần đảo Green thuộc Papua New Guinea tham gia một cuộc trinh sát bằng sức mạnh.
Trong đêm 30 tháng 1, chiếc tàu khu trục cho đổ bộ lực lượng đột kích lên bờ rồi rút lui khỏi khu vực, và quay trở lại vào đêm hôm sau để đón họ. "Talbot" đưa binh lính New Zealand lên bờ tại Vella Lavella và nhân sự Hải quân Mỹ tại Guadalcanal. Vào ngày 13 tháng 2, "Talbot" lại đón binh lính New Zealand lên tàu rồi khởi hành cùng Lực lượng đặc nhiệm 31, đơn vị làm nhiệm vụ tấn công quần đảo Green. Nó đi đến ngoài khơi đảo Bara-hun vào ngày 15 tháng 2, cho đổ bộ binh lính trong đợt tấn công. Sau đó nó đi lại để vận chuyển lực lượng tăng cường và tiếp liệu giữa Guadalcanal và quần đảo Green.
Vào ngày 17 tháng 3, chiếc tàu vận chuyển đón các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4 Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal rồi khởi hành cùng lực lượng đổ bộ đi đến quần đảo St. Matthias. Lực lượng Thủy quân Lục chiến chiếm đóng Emirau một cách bình yên vào ngày 20 tháng 3, và "Talbot" quay trở về vịnh Purvis. Nó đi đến New Guinea vào ngày 4 tháng 4, tham gia các cuộc thực hành đổ bộ cùng với toán chiến đấu của Trung đoàn bộ binh 168. Hai tuần sau, nó đón 145 binh lính của trung đoàn này và khởi hành cùng Đội đặc nhiệm 77.3, đơn vị hỗ trợ hỏa lực, cho cuộc tấn công Aitape. Vào ngày 22 tháng 4, "Talbot" cho đổ bộ lực lượng, bắn phá đảo Tumleo rồi quay trở về mũi Cretin. Nó hộ tống các đợt tiếp liệu đến khu vực đổ bộ cho đến ngày 10 tháng 5, khi các tàu vận chuyển được cho tách ra khỏi Hạm đội 7.
"Talbot" gia nhập Đệ Ngũ hạm đội tại Guadalcanal vào ngày 13 tháng 5, và bắt đầu huấn luyện cùng các Đội phá hoạt dưới nước (UDT). Vào ngày 4 tháng 6, nó gia nhập một đoàn tàu vận tải đi đến quần đảo Marshall, đi đến Kwajalein vào ngày 8 tháng 6. Hai ngày sau, chiếc tàu vận tải cao tốc gia nhập Đội đặc nhiệm 53.15 thuộc Lực lượng Tấn công phía Nam và lên đường hướng đến quần đảo Mariana. Tuy nhiên, nó gặp tai nạn va chạm với thiết giáp hạm sau một cú bẻ lái khẩn cấp; nhiều ngăn bị ngập nước buộc nó phải quay trở lại để sửa chữa. "Talbot" lên đường hai ngày sau, gia nhập trở lại đội đặc nhiệm về phía Đông Nam Saipan, và đi đến ngoài khơi các bãi đổ bộ vào ngày D 15 tháng 6. Trong những ngày đầu tiên của chiến dịch, nó hộ tống cho đội bắn phá. Vào ngày 17 tháng 6, nó bắt giữ một người sống sót của một chiếc xuồng Nhật bị đánh đắm. Con tàu gặp phải trục trặc động cơ, buộc phải thả neo tại khu vực đổ bộ nơi một máy bay đối phương ném một chùm bom xuống mạn trái mũi tàu, nhưng không gây thiệt hại nào. Nó cho chuyển đội UDT của nó sang tàu khu trục rồi tham gia một đoàn tàu vận tải đi Hawaii. Từ đây nó được gửi về San Francisco để đại tu, kéo dài từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 28 tháng 8.
"Talbot" quay trở lại Trân Châu Cảng vào đầu tháng 9, và tiếp tục đi đến Eniwetok và Manus. Nó đón Đội UDT 3 lên tàu vào ngày 12 tháng 10, rồi khởi hành cùng Đội đặc nhiệm 77.6, lực lượng bắn phá và hỗ trợ hỏa lực, đi đến đảo Leyte. Vào ngày 18 tháng 10, các người nhái thuộc đội UDT tiến hành cuộc trinh sát ban ngày tại vùng biển giữa San Jose và Dulag. Cho dù gặp phải sự kháng cự bởi hỏa lực súng máy và súng cối, đội UDT quay trở về tàu mà không gặp thương vong. Chiếc tàu vận chuyển lên đường cùng một đoàn tàu vận tải và đi đến Seeadler Harbor vào ngày 27 tháng 10, nơi nó chuyển đội UDT sang chiếc vào ngày 31 tháng 10.
"Talbot" đi đến vịnh Oro để gặp gỡ và hộ tống nó đi đến mũi Gloucester, rồi quay trở lại Seeadler Harbor vào ngày 8 tháng 11. Hai ngày sau, đang khi thả neo tại đây và chỉ cách chiếc khoảng , chiếc tàu chở đạn bất ngờ nổ tung, rải khoảng mảnh vỡ và kim loại lên chiếc tàu vận chuyển. "Talbot" bị thủng nhiều chỗ, và nhiều thành viên thủy thủ đoàn bị thương. Xuồng của "Talbot" đã tìm kiếm những người sống sót nhưng không tìm thấy ai.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1944, sau khi các hư hại được sửa chữa tại Manus, "Talbot" lại lên đường, đi ngang qua Aitape để đi đến đảo Noemfoor tham gia các cuộc thực tập đổ bộ. Ngày 4 tháng 1 năm 1945, nó nhận binh lính lên tàu rồi khởi hành cùng Đơn vị đặc nhiệm 77.9.8 hướng đến vịnh Lingayen. Nó cho đổ bộ lực lượng tăng cường lên San Fabian trong tuần lễ tiếp theo rồi tiếp tục đi đến Leyte. Nó nhận lên tàu các đơn vị thuộc Sư đoàn nhảy dù 11 vào ngày 26 tháng 1 rồi hướng đến Luzon cùng một đoàn tàu vận tải. Đến ngày 31 tháng 1, nó cho đổ bộ binh lính lên bờ trong đợt tấn công thứ hai lên Nasugbu rồi đi đến Mindoro, chất đạn pháo cối và xuồng rocket lên tàu để chuyển giao đến Leyte.
Vào ngày 14 tháng 2, chiếc tàu vận chuyển cao tốc đón lên tàu các đơn vị thuộc Trung đoàn bộ binh 151 và di chuyển đến Bataan. Nó cho đổ quân lên Mariveles Harbor sáng hôm sau rồi quay trở về vịnh Subic. Đến ngày 17 tháng 2, nó đưa hàng tiếp liệu đến Corregidor, rồi hộ tống một đoàn tàu vận tải quay trở lại Ulithi, và ở lại đây trong nhiều tuần cho đến khi được lệnh đi đến Guam. "Talbot" cùng với LSM-381 đi đến Parece Vela tiến hành một cuộc khảo sát khả năng xây dựng một trạm vô tuyến, quan trắc thời tiết và trinh sát tại đây. Nó quay trở về Guam vào ngày 20 tháng 4, và đi đến Ulithi vào ngày hôm sau.
Vào ngày 22 tháng 4, "Talbot" tham gia một đoàn tàu vận tải đi Okinawa. Năm ngày sau, nó bắt đầu các cuộc tuần tra chống tàu ngầm về phía Nam Kerama Retto, rồi đến ngày 30 tháng 4 tham gia một đoàn tàu vận tải đi Saipan. Nó quay trở lại Kerama Retto để phục vụ như một tàu canh phòng từ ngày 22 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6, khi nó quay lại Saipan. Từ khu vực Mariana, chiếc tàu vận chuyển cao tốc đi ngang qua Eniwetok và Hawaii để quay trở về Hoa Kỳ.
"Talbot" về đến San Pedro vào ngày 6 tháng 7, và được cải biến trở lại thành một tàu khu trục. Ký hiệu xếp lớp của nó quay trở lại "DD-114" vào ngày 16 tháng 7. Tuy nhiên, một Ủy ban Điều tra và Khảo sát đã đề nghị nó nên ngừng hoạt động. "Talbot" được cho xuất biên chế vào ngày 9 tháng 10, và tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 24 tháng 10 năm 1945. Lườn tàu được bán cho hãng Boston Metals Company tại Baltimore, Maryland vào ngày 30 tháng 1 năm 1946 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Talbot" được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Waters" (DD-115/ADP-8) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn APD-8 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Daniel Waters (1731–1816), một sĩ quan thuộc Hải quân Lục địa và Hải quân Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Waters" được đặt lườn vào ngày 26 tháng 7 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Mary Borland Thayer, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 8 tháng 8 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Charles F. Russell.
Lịch sử hoạt động.
Thế Chiến I và sau đó.
Cho dù chỉ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất vào giai đoạn kết cuộc, "Waters" vẫn kịp thực hiện hai chuyến đi khứ hồi đến quần đảo Anh Quốc và một chuyến đến Azores trước khi có thỏa thuận Ngừng bắn với Đức vào tháng 11 năm 1918. Vào ngày 11 tháng 8, nó gia nhập một đoàn tàu vận tải tại Tompkinsville, New York, rồi khởi hành đi Anh; hộ tống chúng đến Devenport an toàn vào ngày 23 tháng 8, rồi lại lên đường bốn ngày sau đó hộ tống bốn tàu buôn quay trở về nhà. Chiếc tàu khu trục đưa đoàn tàu nhỏ về đến New York vào ngày 6 tháng 9, và sau ba ngày nghỉ ngơi lại lên đường hướng đến Ireland. Mười một ngày sau, nó đi vào cảng Buncrana, ở lại đây trong tám ngày trước khi lại ra khơi. Vào ngày 8 tháng 10, "Waters" về đến New York, thực hiện chuyến đi đến Newport, Rhode Island từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11, và ở lại đây cho đến khi khởi hành vào ngày 4 tháng 11 cùng một đoàn tàu vận tải bao gồm mười một tàu buôn hướng đến Azores. "Waters" và các tàu cùng đi vẫn còn cách Ponta Delgada ba ngày đường vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, khi có tin tức về việc ngừng bắn giúp kết thúc xung đột tại Châu Âu. Nó đi vào cảng thuộc hòn đảo của Bồ Đào Nha cùng đoàn tàu vào ngày 14 tháng 11. Tám ngày sau, "Waters" hướng về phía Tây và về đến New York vào ngày 28 tháng 11.
Chiếc tàu khu trục ở lại New York để sửa chữa cho đến giữa tháng 1 năm 1919. Vào ngày 15 tháng 1, nó ra khơi cho một chuyến đi khác đến Azores. "Waters" ở lại Ponta Delgada từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 17 tháng 2, khi nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ. Nó về đến Boston vào ngày 25 tháng 2, và đi đến Philadelphia vào đầu tháng 3 cho một loạt các cuộc sửa chữa khác. Vào ngày 3 tháng 4, nó khởi hành cho một chuyến đi ngắn ngang qua New York để đi đến vịnh Guantánamo, Cuba. Chiếc tàu khu trục quay trở về New York vào ngày 14 tháng 4 và ở lại đây cho đến cuối tháng.
Vào ngày 1 tháng 5, nó rời cảng cùng với , , , và , một phần của lực lượng tàu khu trục làm nhiệm vụ cột mốc dẫn đường cho chuyến bay vượt đại dương đầu tiên của các thủy phi cơ hải quân. Sau khi dừng qua đêm tại vịnh Trepassey Newfoundland ngày 4-5 tháng 5, "Waters" thả neo ngoài khơi Santa Cruz thuộc quần đảo Azores vào ngày 10 tháng 5. Đến ngày 17 tháng 5, nó khởi hành lúc 06 giờ 43 phút và đi đến địa điểm cột mốc được phân công giữa các đảo Corvo và Plores lúc 07 giờ 50 phút, chờ đợi sự xuất hiện của ba chiếc thủy phi cơ đang thực hiện chuyến bay. Cuối cùng lúc khoảng 11 giờ 12 phút, thủy thủ đoàn nghe thấy tiếng động cơ của NC-4, chiếc duy nhất trong số ba chiếc thủy phi cơ thực hiện thành công chuyến bay, khi nó bay ngang bên trên.
Xế trưa hôm đó, nó rời vị trí để tìm kiếm chiếc NC-1 vốn bị buộc phải đáp xuống nước. Trong quá trình tìm kiếm, nó nhận được tin chiếc thủy phi cơ NC-3 cũng bị mất tích trong sương mù. Xế trưa ngày hôm sau, nó nhận được tin đã tìm thấy NC-1 và đội bay được chiếc cứu vớt; vì vậy "Waters" quay trở về nơi neo đậu tại Santa Cruz. Sáng sớm ngày hôm sau, nó nhổ neo để tham gia cuộc tìm kiếm NC-3, nhưng nhanh chóng được tin người ta đã trông thấy chiếc thủy phi cơ trên mặt nước ngoài khơi Ponta Delgada và đang tự di chuyển bằng chính động cơ của nó để đi vào cảng. Cùng ngày hôm đó 19 tháng 5, chiếc tàu khu trục rời quần đảo Azores để đi về Newport, Rhode Island, đến nơi vào ngày 23 tháng 5.
Chiếc tàu khu trục hoạt động ngoài khơi Newport và New York cho đến giữa tháng 7. Nó nằm trong số các tàu khu trục hộ tống cho ra khơi vào ngày 8 tháng 7, khi Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels lên chiếc thiết giáp hạm để đón chiếc ngoài khơi New York và chào mừng Tổng thống Woodrow Wilson khi ông quay trở về nhà sau các cuộc thương lượng hòa bình tại châu Âu. Vào ngày 14 tháng 7, "Waters" khởi hành từ New York, đi ngang Hampton Roads và kênh đào Panama để đi sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Đi đến San Diego vào ngày 5 tháng 8, sau sáu tuần lễ hoạt động bao gồm một chuyến đi đến quần đảo Hawaii, nó được đưa về lực lượng dự bị tại San Diego vào ngày 21 tháng 9 năm 1919.
Thập niên 1920.
"Waters" được đưa ra khỏi thành phần dự bị vào ngày 24 tháng 2 năm 1920, và di chuyển đến Bremerton, Washington, nơi nó trải qua cuộc đại tu kéo dài chín tháng nhằm chuẩn bị để hoạt động thường trực trở lại. Đang khi neo đậu tại Puget Sound, Hải quân áp dụng hệ thống đánh số lườn tàu, và "Waters" mang ký hiệu lườn DD-115 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920. Nó hoàn thành việc tân trang vào ngày 30 tháng 11, và quay trở lại San Diego vào cuối tuần thứ nhất của tháng 12.
Trong những tháng đầu năm 1921, nó hoạt động như một đơn vị của Đội X, một đơn vị được tổ chức đặc biệt vốn bao gồm cả và "Dent" trong khi chờ đợi việc tái thành lập toàn bộ Đội khu trục 14. Trong tháng 1 và tháng 2, nó thực hiện một chuyến đi đến Trung và Nam Mỹ, dừng lại tại vùng kênh đào Panama trên đường đi xuống phía Nam, viếng thăm Valparaíso và vịnh Mejillones thuộc Chile trong hai tuần đầu của tháng 2, rồi quay trở lại Panama trong chín ngày cho một cuộc tập trận cùng hạm đội. Vào ngày 23 tháng 2, nó lên đường quay trở về nhà, và sau khi viếng thăm Costa Rica và El Salvador, về đến San Diego vào ngày 11 tháng 3.
"Waters" tiếp tục ở lại đây cho đến ngày 21 tháng 6, khi nó khởi hành đi lên phía Bắc, và sau các chặng dừng tại San Pedro và Mare Island, đi đến Bremerton, Washington vào ngày 27 tháng 6, được chuẩn bị tại Xưởng hải quân Puget Sound để làm nhiệm vụ tại Viễn Đông. Gần một tháng sau, nó quay về phía Nam đến San Francisco, nơi nó khởi hành đi Viễn Đông vào ngày 21 tháng 7. Sau các chặng dừng tại Trân Châu Cảng, Midway và Guam, "Waters" tiến vào vịnh Manila vào ngày 24 tháng 8, và trình diện để hoạt động cùng Hạm đội Á Châu tại Xưởng hải quân Cavite.
Chiếc tàu khu trục ở lại khu vực phụ cận Luzon trong hầu hết lượt hoạt động của nó tại Viễn Đông. Nó thường xuyên viếng thăm Olongapo và Manila, tiến hành huấn luyện tác chiến và thực hành ngư lôi ngoài khơi bờ biển Tây Bắc của hòn đảo trong vịnh Lingayen. Vào ngày 3 tháng 6 năm 1922, nó rời Philippines hướng lên phía Bắc cho chuyến đi thường lệ hàng năm của Hạm đội Á Châu đến vùng biển Trung Hoa. Nó đi đến Thượng Hải ba ngày sau đó, và trong bảy tuần lễ còn lại của lượt hoạt động tại Viễn Đông, đã viếng thăm các cảng Trung Hoa như Yên Đài và Tần Hoàng Đảo.
Vào ngày 25 tháng 8, chiếc tàu chiến nhổ neo rời Yên Đài để quay về Hoa Kỳ. Nó ghé qua Nagasaki ở Nhật Bản, Midway và Trân Châu Cảng trên đường về San Francisco, và đến nơi vào ngày 3 tháng 10. Sau một tuần lễ được sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island, "Waters" đi xuống phía Nam, và sau khi đến San Diego vào ngày 23 tháng 10, được chuẩn bị để cho ngưng hoạt động. Vào ngày 28 tháng 12 năm 1922, "Waters" được cho xuất biên chế tại đây và neo đậu tại căn cứ tàu khu trục.
Thập niên 1930.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1930, sau hơn bảy năm bị bỏ không, "Waters" được cho nhập biên chế trở lại tại San Diego dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Conrad Ridgely. Sau một tháng được tân trang, nó bắt đầu hoạt động dọc theo vùng bờ Tây vào ngày 18 tháng 7, và tiếp tục hoạt động thường lệ này trong 18 tháng tiếp theo. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1932, nó rời vùng bờ Tây lần đầu tiên kể từ khi quay về từ Viễn Đông vào năm 1922, và đi đến Lahaina Roads thuộc quần đảo Hawaii vào ngày 12 tháng 2 để tham gia một cuộc thực tập đổ bộ như một đơn vị của lực lượng bảo vệ chống tàu ngầm. Chiếc tàu khu trục trải qua hầu hết thời gian tại Lahaina Roads, cho dù cũng có những chuyến viếng thăm ngắn đến Oahu và Hilo.
"Waters" quay trở về San Diego vào ngày 21 tháng 3, tiếp nối các hoạt động thường lệ cho đến cuối tháng 1 năm 1933. Vào ngày 24 tháng 1, nó đi đến Mare Island nơi nó được đưa về Hải đội Dự bị Luân phiên 20, và trải qua sáu tháng tiếp theo hầu như nằm in, neo đậu tại bến tàu ở Mare Island với một thủy thủ đoàn bị cắt giảm đáng kể. Đến đầu tháng 7 năm 1933, nó quay trở lại biên chế hiện dịch như một đơn vị của Đội khu trục 5, Hải đội Khu trục 2 trực thuộc Lực lượng Chiến trận. Nó rời Mare Island vào ngày 10 tháng 7, đi đến San Diego hai ngày sau đó, và tiếp nối các hoạt động thường lệ dọc theo vùng bờ Tây. Sau hơn tám tháng hoạt động, nó khởi hành từ San Diego vào ngày 9 tháng 4 năm 1934 cho một hành trình dài sang Đại Tây Dương.
"Waters" đi đến Balboa, Panama vào ngày 22 tháng 4, băng qua kênh đào ba ngày sau đó, và neo đậu qua đêm tại Cristobal. Vào ngày 5 tháng 5, nó lên đường thực tập tác xạ tại đảo Culebra gần Puerto Rico. Trong ba tuần lễ tiếp theo, nó tham gia các cuộc cơ động gắn liền với Vấn đề Hạm đội XV, một cuộc tập trận ba giai đoạn bao gồm một đợt tấn công và phòng thủ kênh đào Panama, chiếm đóng các căn cứ phía trước, và một trận đụng độ hạm đội lớn. Đến ngày 25 tháng 5, chiếc tàu khu trục chuyển hướng về phía Bắc đi Rhode Island. Sau một chặng dừng tại thành phố New York, nó đi đến Newport vào ngày 6 tháng 7, rồi tiến hành các cuộc thực tập chiến thuật ngoài khơi Newport trong hai tháng.
Vào ngày 7 tháng 9, "Waters" nó khởi hành cho chuyến đi nhàn hạ quay trở lại San Diego. Trên đường đi, nó ghé qua Hampton Roads, Tampa, Florida và vịnh Guantánamo, Cuba, băng qua kênh đào Panama vào ngày 25 tháng 10, và đến San Diego vào ngày 8 tháng 11; nó quay trở lại Hải đội Dự bị Luân phiên vào ngày 19 tháng 12. Chiếc tàu chiến quay trở lại hoạt động thường trực vào tháng 5 năm 1935, thực hiện nhiệm vụ dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ như một đơn vị của Đội khu trục 19. Vào cuối tháng 4 năm 1936, nó đi về phía Nam đến vùng kênh đào Panama tham gia các cuộc cơ động gắn liền với việc tập trung hạm đội hàng năm, vốn được tiến hành bên bờ Thái Bình Dương của bán đảo. Nó quay trở về San Diego vào đầu tháng 6 cho các hoạt động thường lệ trong một tháng trước khi rời vùng bờ Tây vào ngày 6 tháng 7.
Chuyến đi của "Waters" đến vùng quần đảo Hawaii nằm trong khuôn khổ việc bố trí Đội khu trục 19 đến Lực lượng Tàu ngầm kết hợp với việc thử nghiệm sonar. Vào khoảng đầu năm 1936, nó và các tàu chị em nhận được những thiết bị dò âm cao tần định hướng hiện đại nhất, cho phép một tàu khu trục có thể định vị chính xác hơn một tàu ngầm. Trước đó, sonar tốt nhất chỉ cho biết sự hiện diện của một tàu ngầm đâu đó gần tàu khu trục. Thiết bị mới cho phép ước lượng phương vị và khoảng cách của vật phản hồi, do đó giúp tăng xác suất thành công của các đợt tấn công bằng mìn sâu. Từ tháng 7 năm 1936 cho đến cuối tháng 6 năm 1939, "Waters" và đội của nó phối hợp với các đơn vị của Lực lượng Tàu ngầm trong các thử nghiệm nhằm phát triển kỹ thuật, qua đó biến những tiềm năng lý thuyết trở thành những học thuyết chống tàu ngầm hiệu quả. Nó rời khu vực Hawaii để quay về vùng bờ Tây vào ngày 20 tháng 6 năm 1939, đến San Diego mười ngày sau đó và được phân về Trường Huấn luyện Thủy âm. Cho đến khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó tham gia vào việc tiếp tục phát triển khả năng chống tàu ngầm của Hải quân qua việc huấn luyện kỹ thuật sonar cho sĩ quan và nhân viên vận hành sonar hạm đội.
Thế Chiến II.
Khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản tung ra cuộc tấn công bất ngờ xuống Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Waters" đang ở trong cảng San Diego và vẫn đang hoạt động cùng Trường Thủy âm. Nhận được tin tức về cuộc xung đột lúc 11 giờ 25 phút, nó lập tức chuẩn bị để ra khơi. Xế trưa hôm đó, chiếc tàu khu trục thực hiện chuyến tuần tra chống tàu ngầm kéo dài ba giờ ở các lối tiếp cận San Diego. Sang ngày 8 tháng 12, nó rời San Diego trong thành phần hộ tống cho chiếc hướng đến Hawaii; sáu ngày sau, chiếc tàu sân bay cùng thành phần tháp tùng, Đội khu trục 50, tiến vào Trân Châu Cảng. Trong 10 ngày ở lại Oahu, nó thỉnh thoảng thực hiện các cuộc tuần tra tại các vùng biển tiếp cận cảng. Hai ngày trước lễ Giáng Sinh, nó lên đường quay trở về lục địa cùng một đơn vị đặc nhiệm hình thành chung quanh , và . Nó hộ tống các tàu tuần dương về đến San Francisco vào ngày 29 tháng 12 và quay về San Diego vào ngày 30 tháng 12.
1942.
Sau một tháng tuần tra tại vùng bờ biển California, "Waters" rời nơi neo đậu tại San Diego vào ngày 31 tháng 1 năm 1942 để hướng lên phía Bắc, làm nhiệm vụ cùng lực lượng phòng thủ thuộc Quân khu Hải quân 13. Nó đi đến Bremerton, Washington vào ngày 5 tháng 2, và tiếp tục lên đường sáu ngày sau lên phía Bắc đến Alaska. Trong mười tháng tiếp theo sau, chiếc tàu khu trục hộ tống các tàu tiếp liệu đi lại từ Seattle, Washington đến các căn cứ dọc theo bờ biển Alaska và suốt theo chuỗi quần đảo Aleut. Nó sau đó được phân về lực lượng Tiền duyên biển Tây Bắc như một đơn vị thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 8 để phòng thủ khu vực Alaska. Dù sao nhiệm vụ của nó cũng hầu như tương tự, khi nó tuần tra qua vùng biển lạnh giá Đông Bắc Thái Bình Dương giữa các cảng Kodiak, Dutch Harbor, Chernofski, Adak và Sitka, xen kẻ với những lần quay lại Seattle.
Nhu cầu cấp bách cho chiến dịch Guadalcanal, nơi cả hai phía không thể chiếm ưu thế áp đảo hoàn toàn trên mặt biển hay trên không, vốn cần thiết nhằm đảm bảo chiến thắng cho mọi hoạt động đổ bộ trong chiến tranh, đã nảy sinh nhu cầu phải gia tăng số lượng tàu vận chuyển cao tốc. Những tàu chiến lai này kết hợp những chức năng của tàu vận chuyển và tàu khu trục, được trang bị đầy đủ vũ khí để có thể tự vệ chống lại các tàu chiến nhỏ hơn đồng thời hỗ trợ binh lính nó chuyên chở với tốc độ đủ nhanh nhằm vượt thoát mọi tàu chiến được trang bị mạnh hơn. Các tàu khu trục sàn phẳng cũ giống như "Waters" là những tàu đầu tiên được cải biến nhằm đáp ứng vai trò này
"Waters" đi vào Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 19 tháng 12 năm 1942 để bắt đầu được cải biến, và đến cuối tháng đó được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-8. Trong quá trình cải biến, các nồi hơi phía trước được tháo dỡ lấy chỗ cho binh lính mà nó chuyên chở, cũng như các ống phóng ngư lôi được tháo dỡ lấy chỗ chứa xuồng đổ bộ và các cần trục neo chúng. Cho dù con tàu giữ lại cấu hình bốn khẩu pháo chính, nó tráo đổi loại pháo đơn dụng đã lạc hậu bằng kiểu pháo lưỡng dụng hiện đại hơn. Việc phòng không được tăng cường bằng cách bổ sung nhiều khẩu 20 mm nòng đơn. Nó hoàn tất việc cải biến vào tháng 2 năm 1943 và quay trở lại San Diego vào ngày 10 tháng 2.
1943.
"Waters" khởi hành từ San Diego vào ngày 17 tháng 2 hướng đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Sau một chặng dừng kéo dài năm ngày tại Trân Châu Cảng, nó tiếp tục hành trình và đã trình diện để hoạt động cùng Lực lượng Đổ bộ Nam Thái Bình Dương tại Noumea, New Caledonia vào ngày 21 tháng 3. Năm ngày sau, nó lên đường đi Espiritu Santo, đến nơi vào ngày hôm sau. Trong ba tuần lễ tiếp theo, chiếc tàu vận chuyển cao tốc thực hành huấn luyện đổ bộ tại Espiritu Santo cùng các đơn vị của Tiểu đoàn Biệt kích Thủy quân Lục chiến 4. Vào ngày 18 tháng 4, "Waters" hướng đến quần đảo Fiji, đi đến Suva hai ngày sau đó, tiếp nhận nhân sự và thiết bị thuộc Phi đoàn Tàu sân bay 11 và tiếp tục đi đến quần đảo Solomon ngang qua Espiritu Santo. Nó đi đến ngoài khơi Guadalcanal vào ngày 25 tháng 4, chất dỡ người và thiết bị rồi khởi hành cùng ngày hôm đó.
Trong chín ngày tiếp theo, nó thực hiện chuyến đi quay vòng đến Efate, rồi đến quần đảo Fiji, và từ đây quay trở lại Espiritu Santo, đến nơi vào ngày 4 tháng 5. Mười một ngày sau, "Waters" rời eo biển Segond lên đường đi đến Pago Pago tại Samoa thuộc Hoa Kỳ, nơi nó có một chặng dừng từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 5. Chặng dừng tiếp theo là Auckland, New Zealand, từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, nơi thủy thủ đoàn có một dịp nghỉ ngơi trên bờ cuối cùng trong một thời gian dài. Nó quay trở lại Nouméa vào ngày 8 tháng 6, rồi lại lên đường ngay ngày hôm sau cùng một đoàn tàu vận tải hướng đến khu vực Nam Solomon. Nó và các tàu tháp tùng đi đến ngoài khơi Guadalcanal vào ngày 14 tháng 6, và chiếc tàu vận chuyển cao tốc bắt đầu tuần tra tại khu vực neo đậu ngoài khơi Koli Point.
Sau khi đi đến khu vực Solomon, "Waters" trải qua gần một năm sau đó tham gia các hoạt động phù hợp với kiểu tàu của nó. Lực lượng phòng thủ Nhật Bản đã rút lui khỏi Guadalcanal ba tháng trước đó, và Hải quân, Thủy quân Lục chiến cùng Lục quân Hoa Kỳ sở hữu các căn cứ tương đối an toàn tại đảo này và dọc theo eo biển Đáy Sắt tại đảo Florida, nơi mà họ bắt đầu tiến dọc theo quần đảo Solomon về phía Bismarcks và Rabaul. Hoạt động từ vịnh Purvis thuộc đảo Florida, "Waters"chuyển quân và tiếp liệu lên phía Bắc trong nhiều cuộc đổ bộ chiếm đóng nhiều đảo thuộc khu vực trung tâm và Bắc quần đảo Solomon: New Georgia, Vella Lavella, đảo Bougainville, đảo Treasury và nhóm tiểu quần đảo Green. Sau khi cuộc tiến quân về phía Bismarcks được bắt đầu một cách tích cực, nó bắt đầu hỗ trợ cho cả các cuộc đổ bộ ban đầu lẫn các chiến dịch củng cố tiếp theo.
New Georgia, hòn đảo trung tâm của một chuỗi vốn cùng với Vella Lavella hình thành nên nhánh phía Nam của quần đảo Solomon, là bước tiếp theo của công cuộc chinh phục Rabaul. Trong khi chờ đợi việc tiến công hòn đảo vốn đặt kế hoạch vào cuối tháng 6, "Waters" tuần tra tại khu vực thả neo giữa Guadalcanal và đảo Florida. Vào ngày 16 tháng 6, nó có hoạt động tác chiến đầu tiên khi đánh trả các máy bay ném bom Nhật Bản đang thả một loạt bom ngay sát cạnh nó; hỏa lực phòng không chống trả của nó tỏ ra chính xác hơn đối thủ, bắn rơi được hai máy bay ném bon tấn công.
Bốn ngày sau nó được lệnh đi đến Guadalcanal để đón lên tàu năm sĩ quan và 187 người thuộc Tiểu đoàn Biệt kích Thủy quân Lục chiến 4, một phần của lực lượng được vội vã tập trung để chiếm đóng Segi Point trên bờ biển phía Nam của New Georgia. Lực lượng Nhật Bản đang tiến đến một vị trí, nơi một trinh sát viên duyên hải tên Kennedy duy trì một điểm quan sát; và Chuẩn đô đốc quyết định đi trước thời hạn mở màn giai đoạn Segi Point của chiến dịch New Georgia nhằm duy trì được bãi đổ bộ vốn được đặt kế hoạch dự định tại đây, đồng thời bảo vệ cho Kennedy và quân du kích người bản địa của ông. "Waters" và "Dent" băng qua "cái khe" (The Slot, tên lóng của eo biển New Georgia) trong đêm 20-21 tháng 6, và vào sáng sớm hôm sau băng qua vùng biển nông không được ghi chú trên bản đồ giữa New Georgia và Vangunu để đến Segi Point. Trong vòng không đầy hai giờ, hai chiếc tàu khu trục cho đổ bộ các hành khách trước khi trở ra khơi; và sau khi đi trở lại "cái khe" vào ban ngày, "Waters" và con tàu chị em quay trở lại Guadalcanal xế trưa hôm đó, rồi tiếp tục đi đến Purvis mà không gặp sự cố nào.
Vào ngày 25 tháng 6, "Waters" đi đến Guadalcanal để đón nhận thêm binh lính, lần này là lực lượng trinh sát "Barracudas" thuộc Sư đoàn Bộ binh 172. Cho đến ngày 29 tháng 6, nó thực tập đổ bộ tại vịnh Purvis, rồi hướng lên phía Bắc cho cuộc đổ bộ lên Rendova, một hòn đảo nhỏ phía Nam New Georgia đối diện trực tiếp với đảo Munda, mục tiêu chính của chiến dịch. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã che khuất sự dẫn đường, nên lực lượng "Barracudas" đổ bộ cách chếch về phía dưới địa điểm dự kiến. Vào lúc binh lính trở về tàu và di chuyển trở lên bãi đổ bộ chính, họ đổ bộ không gặp trở ngại nào trên một bãi đổ bộ đã được các đơn vị thuộc lực lượng đổ bộ chính kiểm soát. "Waters" hoàn tất việc chất dỡ, và đến 08 giờ 55 đã lại cùng với "Dent" vượt eo biển Blanche để quay trở lại vịnh Purvis, và thả neo tại đây vào xế chiều hôm đó.
Rendova được chiếm đóng chủ yếu như một bước đi đến mục tiêu chính Munda cũng như đường băng của nó, và cung cấp địa điểm cho hỏa lực pháo hạng nặng hỗ trợ và trạm trinh sát. Vào lúc binh lính bắt đầu chuyển từ Rendova đến Zanana, về phía Đông Munda Point, theo kế hoạch chiếm đóng, "Waters" đã đón nhận thêm nhiều binh lính từ Guadalcanal và cho đổ bộ họ lên bờ biển đối diện New Georgia. Nó rời Guadalcanal vào Ngày Độc lập, và vào sáng hôm sau đã cho đổ bộ họ lên bờ tại Rice Anchorage ở bờ biển phía Bắc hòn đảo. Lực lượng hỗn hợp mà nó đổ bộ, bao gồm các đơn vị Thủy quân Lục chiến và Lục quân, đã thành công trong việc cô lập và tiêu hao binh lính Nhật đồn trú tại Bairoko và Enogai Inlet, trong khi lực lượng phía Nam tập trung vào việc chiếm đóng Munda mà không lo bị can thiệp từ phía Bắc.
Trong mười ngày tiếp theo sau, "Waters" thực hiện thêm hai chuyến đi đến New Georgia chuyên chở lực lượng tăng viện và tiếp liệu, và quay trở về Guadalcanal với thương binh. Vào sáng ngày 13 tháng 7, sau các trận hải chiến ngoài khơi vịnh Kula và Kolombangara, nó hộ tống các tàu tuần dương và "St. Louis" đi vào vịnh Purvis. Hai ngày sau, nó được lệnh hướng đến Vella Lavella về phía Tây Bắc New Georgia, để cứu vớt những người sống sót của tàu tuần dương "Helena" vốn bị đánh chìm trong trận chiến vịnh Kula. Nó đón lên tàu ba thông tín viên tại Koli Point và rời Guadalcanal vào 13 giờ 25 phút ngày 15 tháng 7, Lúc 22 giờ 58 phút đêm đó, nó bắt đầu tìm kiếm những gì còn sót lại của "Helena", và đến 01 giờ 59 phút sáng ngày hôm sau đã hạ thủy những chiếc xuồng của nó để đi vào vịnh Paraso. Sau đó, nó di chuyển đến vịnh nhỏ Lambu Lambu, nơi các xuồng của nó vớt được 40 sĩ quan và thủy thủ của chiếc tàu tuần dương bị đánh chìm. Nó hoàn tất chiến dịch giải cứu lúc 04 giờ 50 phút và rời Vella Lavella để đi Guadalcanal. Nó đưa những người sống sót lên bờ tại Tulagi ngay sau 13 giờ 00 và thả neo tại vịnh Purvis một giờ sau đó.
Trong tháng tiếp theo, "Waters" vận chuyển tiếp liệu, lực lượng tăng cường và binh lính đồn trú từ Guadalcanal đến Rendova và New Georgia, và giúp triệt thoái những người thương vong để hỗ trợ cho việc bình định New Georgia, chiếm đóng các đảo nhỏ còn lại của nhóm đảo. Trong các hoạt động này, nó phục vụ cả như một tàu vận chuyển lẫn một tàu hộ tống cho những chiếc LST và LCI chậm hơn và vũ trang kém hơn, vốn cũng được thường xuyên huy động vào việc vận chuyển trong suốt các chiến dịch tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Vào giữa tháng 8, nó hướng trọng tâm sang một mục tiêu mới; Kolombangara, một đảo lớn về phía Tây Bắc New Georgia, có thể là bước tiếp theo trong con đường tiến đến Rabaul. Các chỉ huy Đồng Minh quyết định bỏ qua, hoặc "nhảy cóc", để cô lập một đơn vị trú phòng mạnh nhưng đơn độc này bằng cách chiếm Vella Lavella, đảo tiếp theo trên cánh phía Nam của chuỗi quần đảo Solomon.
Vì vậy, "Waters" và sáu tàu vận chuyển nhanh khác được chất đầy binh lính và thiết bị tại Guadalcanal vào các ngày 13 và 14 tháng 8. Hai đội vận chuyển khác bao gồm những chiếc LST và LCI chậm hơn đã khởi hành trước nó và các tàu chị em, vốn đã rời Guadalcanal ngay trước 16 giờ 00 ngày 14 tháng 8. Trong khi di chuyển ngược lên "cái khe", các tàu vận chuyển nhanh chuyển lên dẫu đầu các đoàn tàu, và đi đến ngoài khơi Vella Lavella lúc 05 giờ 29 phút sáng hôm sau. Do thiếu vắng một sự kháng cự có tổ chức từ phía Nhật Bản trên hòn đảo, binh lính từ "Waters" và các tàu vận chuyển nhanh khác đã thiết lập và củng cố được đầu cầu một cách nhanh chóng. Đến 07giờ 30 phút, nó di chuyển xuôi xuống "cái khe" về phía Guadalcanal và vịnh Purvis. Trong những giờ đầu tiên, máy bay đối phương tấn công các tàu vận chuyển; hỏa lực phòng không của "Waters" đã đối đầu với những kẻ tấn công, nhưng không bên nào ghi được chiến tích. Phần còn lại của chuyến đi an bình, và "Waters" thả neo tại vịnh Purvis lúc 21 giờ 33 phút đêm đó.
Trong hai tháng tiếp theo, "Waters" vận chuyển binh lính thay thế, lực lượng tăng viện và tiếp liệu đến New Georgia và Vella Lavella. Trong chặng quay trở về nó triệt thoái những người thương vòng, và sau khi cả hai hòn đảo được bình định và binh lính đồn trú đến nơi, bắt đầu triệt thoái những cựu binh dạn dày trong chiến đấu ra khỏi chiến dịch. Các hoạt động này đánh dấu việc khép lại giai đoạn miền Trung Solomon của chiến dịch nhằm cô lập Rabaul. Các hoạt động tiếp theo tập trung vào Bougainville, đảo lớn ở phía cực Bắc của Solomon. Để chuẩn bị cho cuộc chiếm đóng đảo này, "Waters" tham gia các cuộc đổ bộ mô phỏng huấn luyện tại bãi Kulum thuộc Guadalcanal vào ngày 26 tháng 10. Cuối ngày hôm đó, nó đón lên tàu binh lính New Zealand rồi lên đường đi ngược lên "cái khe" hướng đến đảo Treasury, hai đảo nhỏ nằm cách không xa về phía Nam Bougainville, địa điểm lý tưởng để tập trung các tàu nhỏ và các xuồng phóng lôi PT boat tuần tra. Chiếc tàu chiến đã cho đổ bộ binh lính thuộc lực lượng đổ bộ Treasury lên bờ vào ngày 27 tháng 10, rồi quay về phía Nam đến vịnh Purvis vào ngày 28 tháng 10.
"Waters" tiếp tục ở lại vịnh Purvis trong thời gian còn lại của tháng 10 và tuần đầu tiên của tháng 11, và vì vậy đã lỡ mất cuộc đổ bộ vào ngày 1 tháng 11 lên Bougainville tại mũi Torokina. Tuy nhiên, nó di chuyển đến Guadalcanal vào ngày 4 tháng 11 với những đơn vị thuộc thê đội hai, và di chuyển đến Bougainville. Nó tiến vào vịnh Nữ hoàng Augusta lúc 06 giờ 09 phút ngày 6 tháng 11 và cho đổ bộ hành khách của nó lúc 07 giờ 33 phút. Sau đó nó di chuyển ra khỏi vịnh để chiếm lấy vị trí tuần tra bên ngoài, giúp bảo vệ lối ra vào cho đến ngày hôm sau, khi nó lên đường quay trở lại vịnh Purvis.
Trong hai tuần lễ tiếp theo, "Waters" vận chuyển binh lính và thiết bị đi lại giữa Guadalcanal và Bougainville, đón binh lính lên tàu tại Guadalcanal và đưa họ lên bờ tại vịnh Nữ hoàng Augusta sau khi băng qua "cái khe", rồi quay trở lại với những người bị thương hướng đến Guadalcanal. Mọi chuyến đi hầu như đều diễn ra bình yên; tuy nhiên trong chuyến sau cùng, máy bay ném bom bổ nhào đối phương đã tấn công đoàn tàu ngay khi chúng đi đến ngoài khơi mũi Torokina lúc 07 giờ 55 phút ngày 17 tháng 11. Các khẩu đội phòng không trên tàu nhanh chóng nổ súng vào các kẻ tấn công, bắn rơi một chiếc máy bay Aichi D3A "Val" Nhật Bản. Giữa các đợt tấn công, "Waters" cho đổ bộ binh lính lên bờ, nhưng một đợt tấn công khác khiến nó phải trì hoãn việc đón nhận những người bị thương, vốn chỉ hoàn tất vào 08 giờ 45 phút. Nó ở lại ngoài khơi mũi Torokina cho đến 18 giờ 19 phút, khi hình thành nên một đoàn tàu hướng về phía Nam để quay trở lại Guadalcanal. Vào ngày 19 tháng 11, nó đưa những người bị thương đến bãi Kukum và quay trở về vịnh Purvis lúc khoảng 13 giờ 30 phút.
Sau mười một ngày trong cảng tại vịnh Purvis, "Waters" rời quần đảo Solomon lần đầu tiên kể từ khi đó đến khu vực này vào tháng 6. Vào ngày 1 tháng 12, nó khởi hành từ vịnh Purvis để đi Nouméa, đến nơi vào ngày 3 tháng 12. Hai ngày sau, nó lại nhổ neo để hộ tống cho và đi đến tận đảo Lady Elliot, rồi tiếp tục di chuyển độc lập đến Australia. Nó đi đến Sydney vào ngày 10 tháng 12, bắt đầu một đợt chín ngày nghỉ phép trên bờ và sửa chữa. Sáng ngày 20 tháng 12, khởi hành đi New Caledonia. Đến ngày 23 tháng 12, nó được lệnh gặp gỡ chiếc , để hộ tống đến Nouméa. Chiếc tàu chiến đi đến điểm hẹn gặp vào ngày trước lễ Giáng Sinh, bắt đầu một cuộc tìm kiếm "Walter Colton" kéo dài hai ngày nhưng không mang lại kết quả. Nó bỏ dỡ cuộc tìm kiếm và một mình đi đến Nouméa.
1944.
Bốn ngày sau "Waters" trở ra khơi, và vào ngày 30 tháng 12 năm 1943 đã tham gia hộ tống một đoàn tàu hướng đi Guadalcanal. Trên đường quay trở về Solomon, nó được lệnh tách khỏi đoàn tàu để bảo vệ cho . Nó gặp gỡ con tàu ngay ngày hôm đó, 5 tháng 1 năm 1944, hộ tống chiếc này đi đến Auckland, New Zealand an toàn, rồi khởi hành quay trở lại Nouméa, đến nơi vào ngày 9 tháng 1. Một tuần sau, nó vào ụ tàu để sửa chữa trong ba ngày, và một ngày sau khi rời ụ tàu, 20 tháng 1, chiếc tàu vận chuyển cao tốc quay trở lại Solomon, đi đến vịnh Purvis hai ngày sau đó.
Sau khi phục vụ một thời gian ngắn như tàu mục tiêu để thực hành cùng Lực lượng Đặc nhiệm 38 vào các ngày 24 và 25 tháng 1, "Waters" đi đến Guadalcanal vào ngày 28 tháng 1, nhận lên tàu một đội trinh sát cho cuộc đổ bộ lên quần đảo Green, một cặp đảo nhỏ về phía Bắc Buka và Bougainville. Nó khởi hành ngay ngày hôm đó đi ngược lên "Cái Khe"; và trên đường đi đã ghé qua Vella Lavella vào ngày 29 tháng 1 để đón thêm 112 sĩ quan và binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 30 Lực lượng Commando New Zealand. Chiều tối hôm đó, chiếc tàu vận chuyển cao tốc và lính biệt kích tổng dợt thực hành đổ bộ tại Vella Lavella. Sáng hôm sau, nó lên đường cho chặng cuối của hành trình, đi đến Green khoảng nữa đêm hôm đó, và lính biệt kích đổ bộ lên đảo lớn hơn trong hai đảo, đảo Nissan, mà không gặp kháng cự. Lúc 01 giờ 20 phút ngày 31 tháng 1, "Waters" nhận được tin cuộc đổ bộ thành công; và chiều tối ngày hôm đó nó đi đến khu vực vận chuyển Nissan để đón đội trinh sát đã hoàn thành nhiệm vụ, hoàn tất trước bình minh ngày 1 tháng 2, và di chuyển ngược trở lại "Cái Khe". Cuối ngày hôm đó, nó và "Hudson" tách khỏi phần còn lại của đội đặc nhiệm để đưa các binh lính New Zealand đi đến Vella Lavella. Sau đó nó tiếp tục đi đến Guadalcanal, đến nơi vào ngày 2 tháng 2.
Sau khi tiễn các hành khách còn lại rời tàu tại Guadalcanal, "Waters" quay trở lại vịnh Purvis cho một lượt nghỉ ngơi kéo dài 11 ngày. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc sau đó tiếp nối công việc như hai tuần trước. Nó đón binh lính lên tàu tại Guadalcanal vào ngày 13 tháng 2 và di chuyển lên hướng Tây Bắc ngược "Cái Khe", và sang ngày 14 tháng 2 đã dừng tại đón thêm binh lính lên tàu, hầu hết thuộc Tiểu đoàn 207 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh New Zealand, rồi tiếp tục đi đến Green cho cuộc chiếm đóng thực sự. Lúc 06 giờ 25 phút ngày 15 tháng 2, lực lượng đi đến ngoài khơi Nissan và bắt đầu cho đổ bộ lực lượng chiếm đóng. Lực lượng đối phương đồn trú nhỏ bé đã không kháng cự cuộc đổ bộ, và "Waters" hoàn tất phần nhiệm vụ của nó, rời khu vực lúc 08 giờ 46 phút, và về đến đảo Florida vào ngày 16 tháng 2. Từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 2, nó thực hiện thêm một chuyến đi khứ hồi đến Green vận chuyển một nhóm hỗn hợp nhân sự của Hải quân, Lục quân và lực lượng New Zealand trước khi quay trở về vịnh Purvis cho thời gian còn lại của tháng.
Trong nữa đầu của tháng 3, "Waters" thực hiện thêm hai chuyến đi khác đến Green, ngang qua Bougainville, trước khi quay trở về vịnh Purvis vào ngày 16 tháng 3 để chuẩn bị cho việc chiếm đóng đảo Emirau. Lúc 06 giờ 30 phút ngày 17 tháng 3, nó chuyển từ đảo Florida đến Guadalcanal nơi nó đón lên tàu những đơn vị thuộc Sư đoàn 4 Thủy quân Lục chiến mới thành lập; và đến 18 giờ 00 đã băng qua eo biển Indispensable cùng với lực lượng tấn công Emirau, thực hiện hành trình hướng lên phía Tây Bắc quần đảo Solomons và New Ireland. Đến 06 giờ 15 phút ngày hôm sau, nó đi đến quần đảo St. Matthias và bắt đầu cho đổ bộ binh lính để tấn công Emirau, đảo cực Nam của nhóm đảo này; một lần nữa lực lượng từ "Waters" đổ bộ mà không gặp sự kháng cự. Chiếc tàu vận chuyển cao tốc hoàn tất việc đổ quân lúc 10 giờ 30 phút, và bắt đầu tuần tra tại khu vực vận chuyển đề phòng tàu ngầm đối phương. Cuối cùng lúc 19 giờ 30 phút chiều tối hôm đó, nó tập hợp lại cùng các con tàu cùng đội để quay trở lại phía Nam Solomon. Chiều tối ngày 22 tháng 3, lực lượng băng qua eo biển Indispensable, và đến sáng hôm sau vượt qua đảo Savo để trở về nơi neo đậu thường lệ, đi vào vịnh Purvis và thả neo lúc 11 giờ 30 phút.
"Waters" ở lại vịnh Purvis trong thời gian còn lại của tháng 3 và tuần đầu tiên của tháng 4. Vào ngày 8 tháng 4 nó rời khỏi nơi neo đậu, đón những hành khách tại Guadalcanal rồi lên đường đi Trân Châu Cảng cùng với chiếc . Nó có một chặng dừng ngắn tại Funafuti thuộc quần đảo Ellice vào ngày 11 tháng 4 và thả neo tại Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 4. Khi công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 1 tháng 5, nó bắt đầu huấn luyện đổ bộ tại Kauai nhằm chuẩn bị cho các hoạt động tại quần đảo Mariana.
Vào ngày 21 tháng 5, trong khi "Waters" tiếp tục neo đậu tại Trân Châu Cảng, một tàu đổ bộ LST neo đậu gần nó phát nổ. Đám cháy lan nhanh đến các tàu neo đậu lân cận. Cho dù "Waters" không thể lên đường ngay lập tức để rời khỏi khu vực nguy hiểm, thủy thủ đoàn của nó đã phản ứng nhanh chóng để vận hành thiết bị chữa cháy và tưới nước các sàn tàu. Có thêm các vụ nổ khác xảy ra vào buổi xế trưa, tung một cơn mưa mảnh đạn lên nó và làm bị thương một người, nhưng con tàu chỉ bị hư hại nhẹ. Thủy thủ đoàn phản ứng với tình trạng khẩn cấp khi thả các xuồng và cứu vớt được 75 người sống sót từ các tàu LST neo đậu chung quanh bị ngập trong dầu và lửa. Đám cháy tiếp tục kéo dài trong hai ngày, nhưng nhanh chóng hoàn tất sửa chữa những hư hại chịu đựng, và tiếp tục huấn luyện đổ bộ nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Forager.
Vào ngày 28 tháng 5, "Waters" khởi hành từ Trân Châu Cảng để đi vịnh Kawaihae, nơi nó đón lên tàu lực lượng Thủy quân Lục chiến vào ngày hôm sau. Cùng ngày hôm đó, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 51 và khởi hành từ quần đảo Hawaii trên đường đi đến đảo san hô Eniwetok, điểm tập trung cho cuộc tấn công lên Saipan. Nó đi đến vũng biển Eniwetok lúc 09 giờ 00 ngày 8 tháng 6, và thả neo tại đây trong ba ngày. Đến ngày 11 tháng 6, Lực lượng Đặc nhiệm 52, đội tấn công phía Bắc, khởi hành từ Eniwetok để hướng đến khu vực quần đảo Mariana. "Waters" phục vụ như là soái hạm cho cả Đội vận chuyển 12 lẫn Đội đặc nhiệm 52.8 là đội đổ bộ phía Đông, bao gồm sáu tàu vận chuyển cao tốc. Đang khi dẫn đầu đội của nó trên đường tiếp cận Saipan, vào ngày 14 tháng 6, nó bắt được tín hiệu sonar một tàu ngầm đối phương, và tấn công bằng mìn sâu lúc 22 giờ 00. Không tìm thấy tín hiệu đối phương sau cuộc tấn công, nó không thể xác nhận đã tiêu diệt mục tiêu, nhưng thủy thủ đoàn trông thấy một mảng dầu loang, xác định ít nhất đã gây hư hại cho tàu ngầm đối phương. Nó quay trở lại đội hình trước 23 giờ 00, và tiếp tục hành trình đi đến Saipan, đảo cực Bắc của quần đảo Mariana.
Lúc 05 giờ 10 phút, "Waters" bước vào trực chiến để chuẩn bị cho việc đổ bộ, và nó đi đến khu vực vận chuyển ngoài khơi phần thấp của bờ biển phía Nam Saipan. Nó được lệnh tuần tra ngoài khơi khu vực đổ bộ, và dẫn đầu Đội vận chuyển 12 tiến vào vị trí vào khoảng 07 giờ 15 phút. Lực lượng tấn công bắt đầu tiến chiếm các bãi đổ bộ lúc khoảng 08 giờ 45 phút, nhưng binh lính Thủy quân Lục chiến của nó tiếp tục ở lại tàu trong suốt cả ngày và đêm 15 và 16 tháng 6 trong khi nó bảo vệ khu vực vận chuyển. Nó tiếp cận các tàu vận chuyển một lần lúc 18 giờ 35 phút để đánh trả một cuộc không kích, và sau đó bảo vệ cho chúng rút lui vào ban đêm. Khoảng 0800 ngày 16 tháng 6, nó cùng các tàu APD thuộc Đội vận chuyển 12 tiếp cận bãi Charon Kanoa và cho đổ bộ lực lượng: các thành viên thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2 Thủy quân Lục chiến. Đơn vị này nguyên được dự định đưa vào cuộc đổ bộ phụ trên bờ biển phía Đông ở vịnh Magicienne, nhưng phải được tung vào bãi đổ bộ chính do sự kháng cự quyết liệt bất ngờ của đối phương cũng như một trận hải chiến sắp diễn ra. Hoàn tất việc đổ quân lúc 08 giờ 58 phút, nó tập hợp các con tàu thành đội hình để bảo vệ các tàu đổ bộ. Nó đi đến địa điểm được phân công lúc 13 giờ 30 phút để thay phiên cho .
"Waters" tiếp tục ở lại ngoài khơi Saipan cho đến cuối tháng 6, hộ tống các tàu vận tải của Lực lượng Đặc nhiệm 51. Trong thời gian này, nó giúp đánh trả nhiều cuộc không kích, nhưng không tham dự trực tiếp vào Trận chiến biển Philippine diễn ra vào các ngày 19 và 20 tháng 6 năm 1944. Trước khi rời vùng biển Mariana vào ngày 2 tháng 7, nó còn thực hiện hai cuộc tấn công bất thành nhắm vào tàu ngầm và bắn phá các vị trí phòng thủ đối phương tại Tinian.
Vào ngày 2 tháng 7, "Waters" rời Mariana hộ tống Đội đặc nhiệm 51.4 đi Eniwetok. Đến nơi hai ngày sau đó, nó được nghỉ ngơi hai ngày trước khi rời vũng biển quay trở lại khu vực Mariana. Nó tiếp nối nhiệm vụ tuần tra khu vực vận chuyển ngoài khơi Saipan sau khi đi đến nơi vào ngày 12 tháng 7. Đêm hôm đó, nó hỗ trợ bắn pháo sáng và bắn pháo quấy phá lên Tinian gần Tinian Town, nhằm ngăn chặn những nỗ lực tập trung quân để tăng viện cho lực lượng trú phòng tại Saipan lân cận. Nó làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm trong ngày 13 tháng 7, và sang ngày hôm sau lại rời Mariana để hộ tống cho và đi Eniwetok. Sau khi đi đến nơi vào ngày 17 tháng 7, nó trải qua 11 ngày tiếp theo được sửa chữa, rồi khởi hành từ vũng biển vào ngày 28 tháng 7 để hộ tống một đội đặc nhiệm khác trên đường đến Saipan. Nó đi đến nơi hai ngày sau đó, tách khỏi đơn vị đặc nhiệm để tiến vào nơi neo đậu ngoài khơi Guam, vốn được lực lượng Hoa Kỳ chiến khi nó còn ở lại Eniwetok.
Sau ba ngày hộ tống các tàu vận chuyển tại vịnh Agat, "Waters" tham gia một đội đặc nhiệm được hình thành chung quanh các thiết giáp hạm và "Pennsylvania", rồi đi đến Eniwetok vào ngày 6 tháng 8, qua đêm tại đây trước khi rời vũng biển hộ tống cho "Colorado" đi đến Trân Châu Cảng.
"Waters" đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 8, để rồi lại lên đường sáu ngày sau đó, đi đến San Francisco vào ngày 22 tháng 8. Sau sáu tuần lễ được sửa chữa và cải biến, chiếc tàu vận chuyển cao tốc rời San Francisco vào ngày 7 tháng 10 để quay trở lại khu vực Hawaii. Sau khi đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 14 tháng 10, nó lại được sửa chữa thêm để chuẩn bị cho việc huấn luyện cùng các đội phá hoại dưới nước (UDT), vốn bắt đầu vào cuối tháng 10. Nó hoàn tất việc huấn luyện vào đầu tháng 1 năm 1945, và vào ngày 10 tháng 1 đã rời Trân Châu Cảng cùng Đội đặc nhiệm 52.11, được hình thành chung quanh các thiết giáp hạm và . Đội đặc nhiệm đi đến đảo san hô Ulithi vào ngày 23 tháng 1, nơi ở lại đây cho đến ngày 10 tháng 2, khi nó lên đường tham gia lực lượng tấn công lên Iwo Jima. Nó đi đến Mariana vào ngày 12 tháng 2, tiến hành các cuộc tổng dượt tại Saipan và Tinian rồi tiếp tục lên đường hướng đến cụm đảo Bonin-Volcano vào ngày 14 tháng 2.
1945.
"Waters" đi đến ngoài khơi Iwo Jima sáng ngày 16 tháng 2 trong thành phần đội hỗ trợ hỏa lực. Trong ba ngày trước khi diễn ra cuộc đổ bộ, nó bảo vệ các thiết giáp hạm bắn phá khỏi các cuộc tấn công của tàu ngầm đối phương cũng như hỗ trợ các đội UDT trong việc trinh sát chuẩn bị các bãi đổ bộ. Vào ngày đổ bộ, nó gia nhập cùng các tàu vận chuyển và bảo vệ chúng trong quá trình đổ bộ. Con tàu ở lại vùng phụ cận Iwo Jima cho đến tuần lễ đầu của tháng 3, hỗ trợ các hoạt động UDT và tuần tra chống tàu ngầm Nhật Bản. Đến ngày 5 tháng 3, chiếc tàu vận chuyển cao tốc rời khu vực cùng với Đội vận chuyển 33 và một lực lượng bốn tàu hộ tống để hướng đến Guam. Nó chỉ ở lại đây trong một ngày đêm từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 3, rồi lại có mặt tại Ulithi vào ngày 11 tháng 3 để bắt đầu chuẩn bị cho chiến dịch lớn cuối cùng trong Thế Chiến II, Chiến dịch Iceberg, nhằm chiếm đóng Okinawa.
Sau mười ngày trong vũng biển Ulithi, "Waters" rời đảo san hô vào ngày 21 tháng 3 gia nhập Đội đặc nhiệm 54.2, một phần của Lực lượng Bắn phá và Bảo vệ dưới quyền Chuẩn đô đốc M. L. Deyo, cho chuyến đi đến quần đảo Ryūkyū. Trong khi tiếp cận mục tiêu để bắn phá chuẩn bị, nó đã nổ súng nhắm vào một chiếc "Val" đang cố đâm vào . Cho dù không trúng đích, hỏa lực phòng không của "Waters" cũng góp phần làm chiếc máy bay kamikaze đâm chệnh khỏi mục tiêu của nó . Trong suốt bốn ngày đổ bộ, nó hộ tống cho các thiết giáp hạm cũ trong khi chúng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ đồng thời hỗ trợ các hoạt động trinh sát UDT.
Trong tuần lễ đầu tiên của cuộc tấn công, "Waters" thực hiện tuần tra ngoài khơi các bãi đổ bộ. Vào ngày 6 tháng 4, nó phối hợp cùng tàu khu trục bắn rơi một máy bay "Betty". Chiều tối hôm đó, một máy bay kamikaze đâm trúng "Morris", và "Waters" vội vã tiến đến trợ giúp dập lửa đám cháy bùng phát trong vòng hai giờ. Hai ngày sau, "Waters" tiến vào Kerama Retto để tiếp nhiên liệu và chợ đợi nhiệm vụ mới. Nó nhận mệnh lệnh vào ngày hôm sau bảo vệ Hải đội Quét mìn 3, và cho đến hết thời gian còn lại của tháng hỗ trợ các hoạt động quét mìn. Đến ngày 3 tháng 5, nó nhận nhiệm vụ quen thuộc bảo vệ khu vực vận chuyển chống tàu ngầm.
Ngày hôm sau, "Waters" gia nhập thành phần hộ tống cho một đoàn tàu hướng đến Ulithi; nhưng đến ngày 6 tháng 5, nó và được cho chuyển hướng đến vịnh Leyte, đến nơi vào ngày 8 tháng 5. Tại đây, họ đón một đoàn tàu LST và hố tống chúng đi Okinawa, đến nơi vào ngày 15 tháng 5. Sau bốn ngày tại Okinawa thường xuyên bị máy bay Nhật Bản tấn công, nó lại hộ tống một đoàn tàu vận tải quay trở về Saipan. "Waters" đến nơi vào ngày 24 tháng 5, được sửa chữa, rồi chuyển sang Guam vào ngày 5 tháng 6 để tháo dỡ các thiết bị UDT. Từ Guam nó đi đến Ulithi cho một đợt sửa chữa khác từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 6; rồi đến ngày 17 tháng 6 lại lên đường cùng một đoàn tàu vận tải đi Okinawa, và sau hai ngày tại Kerama Retto, nó rời khu vực quần đảo Kyuryu lần cuối cùng.
Trong chuyến đi này, "Waters" bắn những phát đạn cuối cùng trong chiến tranh vào ngày 24 tháng 6, khi nó thả một loạt mìn sâu do phát hiện tin hiệu âm thanh dưới nước của đối phương. Sau đó nó mất liên lạc và tiếp tục cuộc hành trình. Sau các chặng dừng tại Saipan, Eniwetok và Trân Châu Cảng, con tàu về đến San Pedro, California vào ngày 21 tháng 7. Không lâu sau đó, nó bắt đầu được đại tu tại xưởng tàu của hãng Western Steel & Pipe Company; và từ ngày 2 tháng 8, nó mang trở lại ký hiệu lườn cũ DD-115. Chiến tranh kết thúc vào ngày 14 tháng 8, khi nó vẫn đang trong xưởng tàu, và sang tháng 9, nó được chuyển đến đảo Terminal nơi công việc đại tu chuyển thành việc chuẩn bị ngừng hoạt động. Chiếc tàu chiến kỳ cựu từng trải qua hai cuộc thế chiến được cho ngừng hoạt động tại đảo Terminal vào ngày 12 tháng 10 năm 1945. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 24 tháng 10 năm 1945, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 10 tháng 5 năm 1946.
Phần thưởng.
"Waters" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Dent" (DD–116/APD-9) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành tàu vận chuyển cao tốc với ký hiệu lườn ADP-9 và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thuyền trưởng John H. Dent (1782–1823).
Thiết kế và chế tạo.
"Dent" được đặt lườn vào ngày 30 tháng 8 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp and Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô A. W. Collins, và được đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 9 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân B. C. Allen.
Lịch sử hoạt động.
Những năm giữa hai cuộc thế chiến.
"Dent" hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Ireland từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 11 năm 1918, rồi tiến hành huấn luyện tại vịnh Guatánamo, Cuba. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1919, nó khởi hành từ New York để phục vụ như cột mốc dẫn đường ngoài khơi cảng Trepassey, Newfoundland cho chuyến bay lịch sử vượt Đại Tây Dương của chiếc thủy phi cơ Hải quân NC-4. Nó quay trở về Newport vào ngày 24 tháng 5, và đến ngày 20 tháng 6 đã tham gia đoàn hộ tống cho chiếc tàu buồm đưa Tổng thống Brasil từ New York đến Newport.
"Dent" đi đến San Pedro, California vào ngày 6 tháng 8 năm 1919 để gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Nó đã hộ tống thiết giáp hạm đưa Bộ trưởng Hải quân đi đến quần đảo Hawaii vào tháng 8, rồi đi đến Seattle tham gia một cuộc Duyệt binh Hải quân vào tháng 9. Nó quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 9 và được đưa vào thành phần dự bị, nhưng được cho hoạt động thường trực trở lại vào ngày 14 tháng 12 năm 1920 với một nửa biên chế nhân sự cho các hoạt động thực hành tác xạ và ngư lôi cũng như cơ động hạm đội. Chiếc tàu khu trục thực hiện một chuyến đi đến Nam Mỹ từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 11 tháng 3 năm 1921, viếng thăm Valparaíso, Chile; Costa Rica cùng nhiều cảng México. "Dent" được cho xuất biên chế và đưa về Hạm đội Dự bị vào ngày 7 tháng 6 năm 1922.
"Dent" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 15 tháng 5 năm 1930 và hoạt động như tàu hộ tống cho tàu sân bay, huấn luyện quân nhân dự bị; tham gia một cuộc tập trận hạm đội tại vùng biển Caribe và viếng thăm vùng bờ Đông Hoa Kỳ từ tháng 4 đến tháng 11 năm 1934. Vào ngày 18 tháng 12, nó gia nhập lực lượng dự bị luân phiên tại San Diego, làm nhiệm vụ thử nghiệm đạn dược cho đến khi quay trở lại hoạt động thường trực vào ngày 10 tháng 6 năm 1935. "Dent" hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ và tại vùng quần đảo Hawaii cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai lan đến Thái Bình Dương do Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng. Có mặt tại San Diego vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó lên đường vào ngày hôm sau hộ tống cho tàu sân bay đang vội vã đi đến Trân Châu Cảng.
Thế Chiến II.
Quay trở về San Francisco vào ngày 29 tháng 12 năm 1941, "Dent" hoạt động cùng Trường dò âm dưới nước San Diego và hoạt động dọc theo bờ Tây trong nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1942, khi nó lên đường đi đến vùng biển Alaska. Từ ngày 8 tháng 5, nó hoạt động ngoài khơi Dutch Harbor cho nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải, hộ tống các tàu vận tải cho việc chiếm đóng đảo Adak vào ngày 1 tháng 9. Nó quay trở về Seattle vào ngày 30 tháng 1 năm 1943 để sửa chữa đồng thời cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc. "Dent" được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới APD-9 vào ngày 7 tháng 3 năm 1943.
"Dent" đi đến Noumea, Nouvelle-Calédonie vào ngày 20 tháng 4 năm 1943, rồi hoạt động từ căn cứ này và Espiritu Santo trong nhiệm vụ đổ bộ binh lính chiếm đóng New Georgia, Rendova, Vella Lavella và mũi Torokina, Bougainville. Sau khi được đại tu tại Sydney, Australia vào tháng 11, nó quay trở lại vịnh Milne, New Guinea vào ngày 17 tháng 12. Đang khi tiến hành huấn luyện tại mũi Sudest năm ngày sau đó, nó va phải một dãi đá ngầm không thể hiện trên hải đồ. Sự hư hỏng đáng kể cấu trúc lườn tàu buộc nó phải quay về Australia để sửa chữa suốt tháng 1 năm 1944.
"Dent" đi đến Noumea vào ngày 7 tháng 2 năm 1944, và cho đổ bộ lực lượng Sư đoàn 4 Thủy quân Lục chiến lên đảo Emirau vào ngày 20 tháng 3. Từ vịnh Milne, nó chuyển binh lính để đổ bộ lên Aitape vào ngày 22 tháng 4. Khởi hành từ New Guinea vào ngày 9 tháng 5, nó quay lại khu vực quần đảo Solomon để huấn luyện một đội phá hoại dưới nước (UDT) chuẩn bị cho việc chiếm đóng quần đảo Mariana. Nó đưa đội UDT đến Roi, nơi họ được tiếp tục vận chuyển đến Guam, rồi hộ tống cho chiếc đi đến Saipan chở hàng tiếp liệu khẩn cấp gồm đạn dược cho các tàu hoả lực bắn phá. "Dent" tuần tra ngoài khơi Saipan và Tinian cho đến đầu tháng 7, khi nó hộ tống các tàu vận chuyển đi đến Eniwetok, rồi lên đường quay về San Diego để đại tu, đến nơi vào ngày 3 tháng 8.
Từ ngày 8 tháng 11 năm 1944 cho đến khi chiến tranh kết thúc, "Dent" phục vụ cùng Lực lượng Huấn luyện Đổ bộ trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego. Nó lên đường vào ngày 20 tháng 10 năm 1945 để đi sang vùng bờ Đông, đến Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 6 tháng 11. "Dent" được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 4 tháng 12 năm 1945, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 13 tháng 6 năm 1946.
Phần thưởng.
"Dent" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Mun châu Phi ("Diospyros mespiliformis") là một loài thực vật có hoa trong họ Thị. Loài này được Hochst. ex A.DC. mô tả khoa học đầu tiên năm 1844.
Đây là một cây thường xanh lớn được tìm thấy chủ yếu ở thảo nguyên châu Phi.Chó rừng thích trái cây loài này.
Môi trường sống.
Cây này thường mọc trên các gò mối, thích đất phù sa sâu, nhưng không phổ biến trên đất cát ở savanna. Chúng thường mọc trong sự tương sinh với mối mọt, điều hòa đất xung quanh rễ của nó nhưng không ăn gỗ sống; đáp lại, cây cung cấp sự bảo vệ cho mối. Đây là thành viên lớn nhất trong chi của nó ở vùng cận nhiệt đới phía nam, và có mặt ở phía bắc tới Sahara. Nó xảy ra ở mật độ cao từ vùng cận nhiệt đới đến nhiệt đới.
Sử dụng.
Quả.
Là một loài cây thực phẩm truyền thống ở châu Phi, loại quả này có tiềm năng cải thiện dinh dưỡng, tăng cường an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển nông thôn và hỗ trợ chăm sóc đất bền vững.
Quả có thể ăn được cho con người; hương vị của nó đã được mô tả là giống như chanh. Chúng đôi khi được bảo quản, có thể được sấy khô và nghiền thành bột và thường được sử dụng để sản xuất bia và rượu mạnh.
Người ovambo gọi trái cây của quả là "eenyandi" và sử dụng nó để chưng cất "ombike", rượu truyền thống của họ.
Thuốc.
Lá, vỏ và rễ của cây có chứa tannin, có thể được sử dụng như một styptic để cầm máu. Rễ được tiêu thụ để thanh lọc ký sinh trùng và được cho là một phương thuốc cho bệnh phong.
Gỗ.
Gỗ gần như không bị mối mọt. Gỗ ruột mịn và cứng, và thường được sử dụng để làm sàn gỗ và đồ nội thất. Thân cây được sử dụng cho ca nô. Gỗ có màu từ nâu đỏ nhạt đến nâu rất đậm. | 1 | null |
USS "Dorsey" (DD–117), là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất sau cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc với ký hiệu lườn DMS-1 và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo John Dorsey (1780-1804), một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc Chiến tranh Barbary thứ nhất.
Thiết kế và chế tạo.
"Dorsey" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 9 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà A. Means, người họ hàng với John Dorsey, và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 9 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. F. Neal.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
"Dorsey" lên đường cùng một đoàn tàu buôn từ Philadelphia vào ngày 20 tháng 9 năm 1918 để hộ tống chúng đến Ireland, rồi quay trở về New York vào ngày 19 tháng 10. Từ ngày 28 tháng 10 đến ngày 20 tháng 11, nó làm nhiệm vụ hộ tống tại khu vực quần đảo Azore, rồi hoạt động tại chỗ ngoài khơi New York cho đến ngày 13 tháng 1 năm 1919, khi nó lên đường thực hành tác xạ và cơ động hạm đội tại vùng biển Cuba, và quay trở về vào ngày 2 tháng 3. Ba ngày sau, nó lên đường để hộ tống cho chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson đi Châu Âu đến tận Azore, rồi quay về vịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 21 tháng 3 để tham gia cơ động hạm đội.
"Dorsey" rời vịnh Guantánamo vào ngày 9 tháng 4 năm 1919, và đi đến Valletta, Malta vào ngày 26 tháng 4 để trình diện hoạt động cùng Tư lệnh Hải đội Adriatic. Nó làm nhiệm vụ thực thi các điều khoản của Thỏa thuận ngừng bắn với Áo, và phục vụ tại khu vực Địa Trung Hải cho đến ngày 9 tháng 7, khi nó lên đường quay trở về New York, đến nơi vào ngày 21 tháng 7. Nó khởi hành từ New York cùng với đội của nó vào ngày 17 tháng 9 năm 1919 để đi sang vùng bờ Tây, đi đến San Diego vào ngày 12 tháng 10, tham gia các cuộc cơ động hạm đội tại vùng kênh đào Panama và hoạt động cùng thủy phi cơ tại Valparaíso, Chile, cho đến khi nó rời San Diego vào ngày 25 tháng 6 năm 1921 để gia nhập Hạm đội Á Châu.
"Dorsey" đi đến Cavite, quần đảo Philippine, vào ngày 24 tháng 8 năm 1921, và phục vụ vào việc thực hành thử nghiệm tàu ngầm cũng như tác xạ tầm xa và ngư lôi. Ngày 3 tháng 6 năm 1922, nó khởi hành từ Manila cho hành trình đi Thượng Hải và Yên Đài, Trung Quốc; Nagasaki, Nhật Bản, và Trân Châu Cảng để đi đến San Francisco, đến nơi vào ngày 2 tháng 10. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 9 tháng 3 năm 1923 và đưa về lực lượng dự bị.
"Dorsey" được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 3 năm 1930, và hoạt động tại vùng bờ Tây, vùng kênh đào và vùng biển quần đảo Hawaii, phục vụ như tàu hộ tống cho tàu sân bay đồng thời tham gia các cuộc cơ động chiến thuật của hạm đội. Từ ngày 10 đến ngày 29 tháng 6 năm 1935, nó đi vào Xưởng hải quân Mare Island để lắp đặt thiết bị cho vai trò mới như một tàu kéo mục tiêu thực tập. "Dorsey" tiếp tục hoạt động từ căn cứ San Diego, hoạt động như tàu kéo mục tiêu tốc độ cao cho các cuộc thực tập dọc bờ Tây và vùng kênh đào, và từ ngày 29 tháng 12 năm 1938 đến ngày 25 tháng 4 năm 1939 tại vùng biển Caribe. Từ ngày 3 tháng 7 năm 1940, nó được cho đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng. "Dorsey" đi vào Xưởng hải quân Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 11 để được cải biến thành một tàu quét mìn cao tốc, và được xếp lại lớp với ký hiệu lườn mới DMS-1 vào ngày 19 tháng 11 năm 1940.
Thế Chiến II.
Khi Hải quân Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Dorsey" đang ở ngoài khơi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 3 hướng đến đảo Johnson. Lực lượng quay trở về căn cứ vào ngày 9 tháng 12, và chiếc tàu quét mìn được phân vào Lực lượng Tiền duyên Hawaii làm nhiệm vụ tuần tra, hộ tống tại chỗ và huấn luyện. Ngoài một đợt đại tu tại San Francisco từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 11 tháng 2 năm 1943, nó tiếp tục làm nhiệm vụ này cho đến ngày 24 tháng 9 năm 1943.
Sau khi hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Efate, New Hebrides và Noumea, Nouvelle-Calédonie, "Dorsey" lên đường đi đến quần đảo Solomon cho các hoạt động tuần tra và quét mìn. Nó càn quét và tuần tra ngoài khơi mũi Torokina, Bougainville, bảo vệ các tàu vận tải trong cuộc đổ bộ vào ngày 1 tháng 11, quay trở lại vào các ngày 8 và 13 tháng 11 cùng các tàu vận chuyển lực lượng tăng cường và tiếp liệu. Nó hộ tống các đoàn tàu từ căn cứ của nó ở Port Purvis đến Noumea cho đến ngày 29 tháng 3 năm 1944, rồi hộ tống các tàu vận chuyển đi lại giữa Port Purvis, Kwajalein, Manus và New Georgia cho đến khi nó đi đến Majuro vào ngày 12 tháng 5 làm nhiệm vụ kéo mục tiêu tốc độ cao trong các hoạt động huấn luyện. Từ ngày 20 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7, nó bảo vệ các đoàn tàu đi lại giữa Kwajalein và Eniwetok, rồi tháp tùng tàu sân bay hộ tống quay trở lại Trân Châu Cảng và tiếp tục đi đến San Francisco để đại tu.
Quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1944, "Dorsey" làm nhiệm vụ kéo mục tiêu huấn luyện và tham gia các thử nghiệm quét mìn cho đến ngày 9 tháng 11, khi nó hộ tống đoàn tàu vận tải đi Port Purvis. Vào ngày 1 tháng 12, nó đi đến Manus thực hiện hoạt động quét mìn cho đến ngày 23 tháng 12. Tiếp tục đi đến vịnh San Pedro, Leyte, "Dorsey" khởi hành vào ngày 2 tháng 1 năm 1945 cho cuộc tấn công chiếm vịnh Lingayen. Trong hoạt động quét mìn chuẩn bị, nó đánh trả nhiều cuộc không kích đồng thời cứu vớt những người sống sót từ chiếc .
"Dorsey" đi đến ngoài khơi Iwo Jima vào ngày 16 tháng 2 năm 1945 cho hoạt động quét mìn chuẩn bị. Nó tuần tra tại khu vực này cho đến khi đổ bộ, và đã kéo chiếc đến vùng an toàn vào ngày 18 tháng 2. Nó khởi hành từ Iwo Jima vào ngày 1 tháng 3 để đi Ulithi nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng Okinawa, đến nơi vào ngày 25 tháng 3 để bắt đầu hoạt động quét mìn. Vào ngày 27 tháng 3, nó bị một máy bay tấn công cảm tử kamikaze đâm sượt qua, làm ba thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và hai người khác bị thương. Con tàu tiếp tục ở lại tiền phương, làm nhiệm vụ bảo vệ tàu bè trong cuộc đổ bộ vào ngày 1 tháng 4, và tuần tra cho đến ngày 4 tháng 4, khi nó lên đường quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa những hư hại trong chiến đấu.
Quay trở lại Okinawa vào ngày 1 tháng 7 năm 1945, "Dorsey" tham gia đơn vị quét mìn hoạt động phối hợp cùng các cuộc không kích do Đệ Tam hạm đội tiến hành xuống các đảo chính quốc Nhật Bản. Nó khởi hành vào ngày 14 tháng 9 cho nhiệm vụ quét mìn tại eo biển Van Diemen, quay trở lại Okinawa năm ngày sau đó. Vào ngày 9 tháng 10, nó bị mắc cạn do một cơn bão mạnh. Được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 12 năm 1945, xác tàu của nó bị phá hủy vào ngày 1 tháng 1 năm 1946.
Phần thưởng.
"Dorsey" được tặng thưởng sáu Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Lea" (DD-118) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Edward Lea, một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Lea" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 9 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng William Cramp & Sons ở Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Harry E. Collins, và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 10 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Willis Augustus Lee.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau khi phục vụ tại Đại Tây Dương cùng Hải đội Khu trục 19 vào năm 1919, "Lea" được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1920 và hoạt động chủ yếu dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ trong những năm giữa hai cuộc thế chiến. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 22 tháng 6 năm 1922; rồi được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. "Lea" được cho xuất biên chế một lần nữa vào ngày 7 tháng 4 năm 1937; rồi hoạt động trở lại vào ngày 30 tháng 9 năm 1939. Dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân F. W. Slaven, nó lên đường đi sang vùng bờ Đông để tham gia các cuộc Tuần tra Trung lập bảo vệ vùng bờ biển Đại Tây Dương trong giai đoạn căng thẳng trước khi Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó đã phục vụ hộ tống đoàn tàu vận tải chuyển binh lính Thủy quân Lục chiến đến chiếm đóng vào ngày Iceland 8 tháng 7 năm 1941.
Thế Chiến II.
Trong suốt hai năm rưỡi từ khi Hoa Kỳ tham gia chiến tranh, "Lea" làm nhiệm vụ hộ tống vận tải tại Bắc Đại Tây Dương, vùng biển Caribe và dọc theo bờ Đông trong bối cảnh có sự hoạt động tích cực của tàu ngầm U-boat Đức và điều kiện thời tiết khác nghiệt. Nó tham gia cứu vớt những người sống sót từ những tàu buôn bị đánh chìm cũng như kháng cự các cuộc tấn công của tàu ngầm đối phương, đạt thành công trong một số trường hợp.
Trường hợp cứu hộ ngoài biển khơi đầu tiên của "Lea" diễn ra vào tháng 2 năm 1942, khi nó cứu vớt thủy thủ đoàn của chiếc tàu buôn Xô Viết "Dvinoles", vốn đã bỏ tàu sau khi hư hại do va chạm. Cuối tháng đó, vào ngày 24 tháng 2, là một ngày dài chiến đấu chống lại tàu ngầm đối phương, khi "Lea" và các tàu hộ tống khác phải lần lượt tách ra để đẩy lui các U-boat, vốn đã thành công trong việc đánh chìm bốn tàu buôn Đồng Minh.
Từ ngày 22 tháng 4 đến ngày 30 tháng 5 năm 1943, "Lea" tham gia đội tìm-diệt hình thành chung quanh tàu sân bay hộ tống trong nhiệm vụ đầu tiên của một đội như thế. Vào các ngày 21 và 22 tháng 5, máy bay của "Bogue" trở thành những chiếc đầu tiên đụng độ với một cuộc tấn công tàu ngầm quy mô lớn (wolfpack: bầy sói) nhắm vào đoàn tàu vận tải. Kết quả của sáu đợt tấn công nhằm bảo vệ đoàn tàu vận tải đã khiến đội tìm-diệt này được trao tặng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống mà "Lea" được chia sẻ.
Hoạt động phụ trợ.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 1943, "Lea" rời New York trong năm ngày cho nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải khi nó bị một tàu buôn đâm phải. Được kéo đến Bermuda và sau đó là Boston, nó hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 28 tháng 6 năm 1944, và bắt đầu khởi hành từ Newport để hoạt động như một tàu mục tiêu cho việc thực hành huấn luyện bay của máy bay ném bom ngư lôi thuộc tàu sân bay hộ tống. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1945, nó đảm trách nhiệm vụ tương tự ngoài khơi Florida. Đi đến Philadelphia vào ngày 14 tháng 6, "Lea" được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 20 tháng 7 năm 1945; tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 13 tháng 8 năm 1945; và lườn tàu được bán cho hãng Boston Metals Salvage Company tại Baltimore vào ngày 30 tháng 11 năm 1945 để tháo dỡ.
Phần thưởng.
"Lea" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Lamberton" (DD-119)/(DMS-2) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành tàu kéo mục tiêu AG-21 rồi thành tàu quét mìn hạng nhẹ DMS-2, và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc Benjamin P. Lamberton.
Thiết kế và chế tạo.
"Lamberton" được đặt lườn vào ngày 1 tháng 10 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding and Drydock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Isabell Stedman Lamberton, cháu nội Đô đốc Lamberton, và được đưa ra hoạt động vào ngày 22 tháng 8 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Frank L. Slingluff.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau chuyến đi chạy thử máy tại vùng biển Caribe, "Lamberton" gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương để thực tập cơ động ngoài khơi quần đảo Azores vào mùa Xuân năm 1919. Được điều về Hạm đội Thái Bình Dương mới được thành lập, chiếc tàu khu trục khởi hành từ Hampton Roads vào ngày 19 tháng 7 và đi đến San Diego vào ngày 7 tháng 8.
Đặt căn cứ tại San Diego, "Lamberton" hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ từ tháng 8 năm 1919 đến tháng 6 năm 1922. Nó tham gia các cuộc thực tập cơ động và thử nghiệm phát triển chiến thuật hải quân. Con tàu được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 30 tháng 6 năm 1922 và được đưa về lực lượng dự bị.
"Lamberton" được tái biên chế trở lại vào ngày 15 tháng 11 năm 1930 dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân S. N. Moore. Tiếp tục hoạt động dọc theo bờ Tây, nó thực hiện các cuộc thực tập huấn luyện trong gần hai năm trước khi được tái xếp lớp với ký hiệu lườn AG-21 vào ngày 16 tháng 4 năm 1932 và được cải biến thành một tàu kéo mục tiêu. Từ năm 1933 đến năm 1940, nó hoạt động ngoài khơi San Diego, kéo mục tiêu cho các cuộc thực tập tác xạ của tàu nổi, tàu ngầm và máy bay, một vai trò mang lại kết quả trong chiến tranh. Nó cũng tham gia các cuộc thực tập quét mìn thử nghiệm tại vùng bờ Tây, và được tái xếp lớp với ký hiệu lườn DMS-2 vào ngày 19 tháng 11 năm 1940.
Thế Chiến II.
Sau khi được điều đến Trân Châu Cảng vào ngày 11 tháng 9 năm 1941, "Lamberton" lại tiếp tục vai trò kéo mục tiêu và tuần tra chống tàu ngầm tại vùng biển quần đảo Hawaii. Khi máy bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó đang hộ tống tàu tuần dương hạng nặng đi đến Oahu. Sau cuộc tấn công, nó quay trở lại cảng để quét mìn. Trong bảy tháng tiếp theo, nó tiếp tục vai trò tuần tra ngoài khơi vùng biển Hawaii.
Rời Trân Châu Cảng ngày 11 tháng 7 năm 1942, "Lamberton" di chuyển lên phía Bắc, đi đến Kodiak, Alaska bảy ngày sau đó. Chiếc tàu quét mìn cao tốc thực hiện nhiệm vụ tuần tra và hộ tống tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương băng giá trong thời gian diễn ra Chiến dịch quần đảo Aleut. Đến giữa tháng 5 năm 1943, nó hộ tống đội đặc nhiệm đưa lực lượng tăng cường cho lượt đổ bộ thứ hai lên vịnh Massacre thuộc đảo Attu. "Lamberton" tiếp tục nhiệm vụ tuần tra cho đến cuối tháng 6, khi nó lên đường đi vịnh Kuluk.
Chiếc tàu quét mìn cao tốc sau đó lên đường đi San Diego, đến nơi vào ngày 23 tháng 7. Trong suốt thời gian còn lại trong chiến tranh, nó thực hiện nhiệm vụ kéo mục tiêu thực hành ngoài khơi bờ Tây và Trân Châu Cảng. "Lamberton" được tái xếp lớp trở lại ký hiệu lườn AG-21 vào ngày 5 tháng 6 năm 1945, và sau khi Nhật Bản đầu hàng, nó hoạt động ngoài khơi San Diego như một tàu phụ trợ. "Lamberton" được cho ngừng hoạt động tại Bremerton, Washington vào ngày 13 tháng 12 năm 1946, và bị bán cho hãng National Metal and Steel Corporation ở đảo Terminal, Los Angeles, California vào ngày 9 tháng 5 năm 1947 để tháo dỡ.
Diễn viên Ernest Borgnine từng phục vụ trên tàu khu trục "Lamberton" trong chiến tranh.
Phần thưởng.
"Lamberton" được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Radford" (DD–120) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau được cải biến thành tàu kéo mục tiêu AG-22. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc William Radford (1809–1890).
Thiết kế và chế tạo.
"Radford" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 10 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Drydock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 4 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Mary Lovell Radford, và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 9 năm 1918 tại Xưởng hải quân Norfolk dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Arthur S. Carpender.
Lịch sử hoạt động.
Được phân về Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Đại Tây Dương, "Radford" rời Norfolk vào ngày 12 tháng 10 cho chuyến đi chạy thử máy đến Melville, Rhode Island. Nó quay trở về Hampton Roads vào ngày 21 tháng 10 để gia nhập lực lượng hộ tống tại Newport News cho Đoàn tàu vận tải chuyển quân 76 đi New York rồi hướng sang vùng biển Châu Âu.
Sau đó "Radford" hoạt động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến năm 1919, di chuyển về phía Nam đến Cuba vào ngày 14 tháng 1 năm 1919. Đang khi đặt căn cứ tại vịnh Guantanamo, nó cũng đi đến vịnh Guacanayabo và Santiago, Cuba trước khi quay trở lên phía Bắc vào ngày 13 tháng 3. "Radford" hoạt động từ Hampton Roads cùng với Hạm đội Đại Tây Dương từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1919.
"Radford" được phân về Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 7 năm 1919 và đã rời Hampton Roads vào ngày 19 tháng 7 đi Balboa, Panama để sang San Diego, California. Đến nơi vào ngày 7 tháng 8, nó gia nhập Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. "Radford" hoạt động từ Xưởng hải quân Mare Island, San Diego và San Pedro cho đến năm 1922, tham gia các hoạt động thực tập huấn luyện và cơ động hải đội như một đơn vị của Đội 12, Hải đội 10 thuộc Chi hạm đội Khu trục 4. Nó ghé qua Seattle, Tacoma và Bellingham, Washington vào tháng 9 năm 1919, và đến Portland, Oregon vào tháng 12 năm 1920. Được mang ký hiệu lườn DD-120 từ tháng 7 năm 1920, "Radford" được cho xuất biên chế vào ngày 9 tháng 6 năm 1922, và nằm trong lực lượng dự bị tại San Diego trong gần 15 năm.
"Radford" được xếp lớp lại với ký hiệu lườn AG-22 vào ngày 16 tháng 4 năm 1932 sau khi có quyết định chuyển nó thành một tàu mục tiêu di động. Tuy nhiên, việc cải biến không bao giờ được thực hiện, và "Radford" quay trở lại ký hiệu lườn DD-120 vào ngày 27 tháng 6. Tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 5 năm 1936, và "Radford" bị đánh chìm vào ngày 5 tháng 8 năm đó nhằm tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Hải quân London nhằm giới hạn và cắt giảm việc vũ trang hải quân. | 1 | null |
Chuyện ngày xưa là một loạt chương trình kể chuyện dành cho thiếu nhi của Sân khấu kịch Idecaf. Chương trình kể lại những câu chuyện cổ tích của Việt Nam cũng như trên thế giới với phần minh họa mang màu sắc hài hước hơn của các diễn viên. Chương trình được dẫn dắt bởi nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc trong vai chính mình cùng các nhân vật tưởng tượng được nhân hóa để cùng anh minh họa cho các câu chuyện mình kể. Nhóm này gồm 5 nhân vật mang tên "Líu lo" trong đó có anh Thành Lộc, chó Lulu, két Lala, mèo Lili và hề Lí Lắc. Một điều đáng chú ý là tên các nhân vật trong nhóm cũng như tên nhóm đều được cố tình đặt tên bắt đầu bằng phụ âm L.
Chương trình được phát sóng mỗi tháng một lần bao gồm 65 tập. Nhờ phong cách kể chuyện thú vị và giàu hình ảnh, chương trình được phát lại khá nhiều lần trên nhiều kênh của HTV. Hiện tại chương trình vẫn còn được phát lại trên một số kênh.
Người dẫn chuyện.
Sân khấu kịch Idecaf.
Để có thể kể các câu chuyện xuyên suốt qua nhiều tập, một nhóm kể chuyện đã được lập ra. Người duy nhất trong nhóm này là NSƯT Thành Lộc. Anh giới thiệu các nhân vật khác điều là do trí tưởng tượng từ những thú cưng hay những món đồ chơi trong gia đình gần gũi với tuổi thơ. Các nhân vật khác hiện ra dưới hình người là:
Nhóm Líu Lo:
Sự cố với đài truyền hình.
Sau một thời gian thành công trên sóng truyền hình, chương trình Chuyện Ngày Xưa bị đài truyền hình xem xét, thay vì thuộc Ban Khoa Giáo (phát sóng lúc 19h) đã bị chuyển qua Ban Văn Nghệ. Chính vì vậy, chương trình bị đẩy lên sáng sớm lúc 6h sáng. Nguyên nhân là do các chương trình gameshow trúng thưởng bắt đầu xuất hiện với số lượng tài trợ lớn đã yêu cầu được vào "khung giờ vàng" của Chuyện Ngày Xưa. NSƯT Thành Lộc và các nghệ sĩ khác của sân khấu kịch Idecaf đã có một cuộc tranh cãi với đài, và kết quả anh cùng các bạn đồng nghiệp rút ra khỏi chương trình. Điều đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các diễn viên của sân khấu kịch Phú Nhuận (NSND Hồng Vân, NSUT Bảo Quốc, Anh Vũ, Hòa Hiệp, và Lý Thanh Thảo) trong chương trình mặc dù opening vẫn là của nhóm Líu Lo. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, chương trình Chuyện Ngày Xưa đã kết thúc hoàn toàn. Điều này đã khép lại những bước đi đầu tiên của một chương trình thiếu nhi hấp dẫn thời bấy giờ và để lại rất nhiều tiếc nuối trong lòng khán giả thời bấy giờ. | 1 | null |
USS "Montgomery" (DD–121) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DM-17. Nó là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu tướng Richard Montgomery (1738-1775), người tử trận trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.
Thiết kế và chế tạo.
"Montgomery" được đặt lườn vào ngày 2 tháng 10 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 3 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Andrew Jones, một hậu duệ của Thiếu tướng Montgomery; và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 7 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. R. Purnell.
Lịch sử hoạt động.
Thế Chiến I và sau đó.
Sau đợt chạy thử máy dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ, "Montgomery" rời Hampton Roads vào ngày 25 tháng 8 năm 1918 cho chuyến tuần tra chống tàu ngầm đầu tiên, và luân phiên hoạt động tuần tra với nhiệm vụ hộ tống ven biển cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Nó tiến hành các cuộc huấn luyện và cơ động hạm đội trải rộng từ Maine đến Cuba cho đến ngày 19 tháng 7 năm 1919, khi nó rời Hampton Roads sang nhận nhiệm vụ mới tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ.
"Montgomery" đi đến San Diego vào ngày 7 tháng 8 để gia nhập Hải đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Trong gần bốn năm tiếp theo, nó tham gia các hoạt động của hạm đội trải rộng từ Alaska đến Panama, và đến ngày 17 tháng 3 năm 1922 bắt đầu được chuẩn bị để ngưng hoạt động tại San Diego, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 6 tháng 6 năm 1922.
Được xếp lại lớp với ký hiệu lườn DM-17 vào ngày 5 tháng 1 năm 1931, "Montgomery" được cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ và nhập biên chế trở lại vào ngày 20 tháng 8 năm 1931. Đến tháng 12, nó lên đường đi Trân Châu Cảng, đặt căn cứ tại đây cho đến ngày 14 tháng 6 năm 1937, khi nó quay trở lại San Diego và lại được cho xuất biên chế vào ngày 7 tháng 12 năm 1937 để đưa về lực lượng dự bị.
Thế Chiến II.
Khi tình hình thế giới ngày thêm căng thẳng ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Montgomery" được huy động trở lại và nhập biên chế vào ngày 25 tháng 9 năm 1939. Nó tiến hành huấn luyện và thực hành tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ cho đến ngày 3 tháng 12 năm 1940, khi nó khởi hành đi đến cảng nhà mới Trân Châu Cảng.
Sau khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Montgomery" lập tức thực hiện các cuộc tuần tra chống tàu ngầm tại các lối tiếp cận căn cứ quan trọng này, cũng như hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa các đảo. Rời khu vực quần đảo Hawaii vào ngày 11 tháng 4 năm 1942 để đi Suva thuộc Fiji, "Montgomery" bắt đầu một đợt hoạt động kéo dài 16 tháng giữa Suva, Espiritu Santo và Noumea cho các nhiệm vụ rải mìn và hộ tống tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, giúp vào việc ổn định khu vực quần đảo Solomon. Nhiệm vụ này chỉ bị ngắt quãng từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 12 tháng 11, khi nó đi lên phía Bắc rải mìn tại khu vực quần đảo Aleut chuẩn bị cho việc tái chiếm Attu và Kiska.
Đang khi rải một bãi mìn ngoài khơi Guadalcanal trong đêm 24-25 tháng 8 năm 1943, "Montgomery" va chạm với tàu khu trục , bị mất phần mũi tàu. Nó được sửa chữa tạm thời tại Tulagi và Espiritu Santo trước khi lên đường vào ngày 1 tháng 10 đi San Francisco để sửa chữa toàn diện, đến nơi vào ngày 19 tháng 10.
Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, trong mười tháng tiếp theo, "Montgomery" thực hiện hộ tống hai đoàn tàu vận tải đi lại giữa San Francisco và Hawaii từ ngày 8 tháng 12 năm 1943 đến ngày 5 tháng 2 năm 1944; rải mìn phòng thủ chung quanh Kwajalein từ ngày 17 tháng 3 đến ngày 4 tháng 4; hộ tống vận tải đến Majuro vào tháng 5 năm 1944; và hộ tống vận tải tại chỗ trong khu vực Hawaii. Vào ngày 25 tháng 6, nó tấn công sau khi phát hiện một tàu ngầm đối phương nhưng không thấy có kết quả rõ ràng. Sau khi thực hiện một chuyến hộ tống vận tải đi Eniwetok và quay về từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7, nó đi đến Guadalcanal để chuẩn bị cho việc chiếm đóng Palau.
Lên đường cho cuộc tấn công vào ngày 6 tháng 9, "Montgomery" trực chiến ngoài khơi Peleliu từ ngày 12 tháng 9 để phá hủy các bãi mìn của quân Nhật. Đến ngày 17 tháng 9, nó bảo vệ cho các tàu vận chuyển đổ quân lên Angaur, và hai ngày sau lại lên đường cho nhiệm vụ phá mìn và tuần tra tại Ulithi cho đến ngày 14 tháng 10. Nó tiến hành bắn phá Ngulu vào ngày 15 tháng 10, và hoạt động như tàu tiếp liệu cho các tàu rải mìn nhỏ trong quá trình chiếm đóng đảo san hô này.
Đang khi thả neo ngoài khơi Ngulu ngày 17 tháng 10 với động cơ được tắt, "Montgomery" phát hiện một quả thủy lôi trôi nổi bên mạn trái con tàu. Sóng biển khiến con tàu trôi dạt vào quả mìn trước khi nó kịp lên đường hay phá hủy trái thủy lôi. Vụ nổ đã khiến ngập nước cả hai phòng động cơ và một phòng nồi hơi, làm vỡ thùng nhiên liệu và làm thiệt mạng bốn thành viên thủy thủ đoàn. Các nỗ lực kiểm soát hư hỏng đã giúp nó tiếp tục nổi cho đến khi nó được kéo về Ulithi. Lên đường bằng chính động lực của nó vào ngày 12 tháng 1 năm 1945, "Montgomery" về đến San Francisco vào ngày 14 tháng 2. Tại đây nó được đề nghị cho ngừng hoạt động, và "Montgomery" được cho xuất biên chế vào ngày 23 tháng 4 năm 1945 và được bán để tháo dỡ ngày 11 tháng 3 năm 1946.
Phần thưởng.
"Montgomery" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Breese" (DD–122) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DM-18 và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Kidder Breese (1831-1881), một sĩ quan hải quân trong cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và sau đó trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Được đưa vào hoạt động như một tàu khu trục vào năm 1919, nó thực hiện một số cuộc tuần tra và huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông Hoa Kỳ cho đến khi được cho xuất biên chế vào năm 1922. Được đại tu vào năm 1931, nó quay trở lại phục vụ cùng Hạm đội Thái Bình Dương trong vai trò tuần tra và huấn luyện trong mười năm tiếp theo. "Breese" đã có mặt tại chỗ khi diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, và sau đó đã tham gia nhiều hoạt động, chủ yếu là rải mìn và quét mìn, cho đến hết chiến tranh tại Thái Bình Dương. Nó ngừng hoạt động khi chiến tranh kết thúc và bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo.
"Breese" nằm trong số 111 tàu khu trục lớp "Wickes" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo từ năm 1917 đến năm 1919. Nó cùng với mười chiếc tàu chị em được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding ở Newport News, Virginia, sử dụng những đặc tính và bản vẽ chi tiết do hãng Bath Iron Works thiết kế.
Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước sâu . Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước Parsons và bốn nồi hơi Normand. Khi chạy thử máy, chiếc tàu chị em cùng lớp đạt được tốc độ tối đa . Nó được trang bị bốn khẩu pháo /50 caliber, hai khẩu /23 caliber và mười hai ống phóng ngư lôi ngư lôi. Thành phần thủy thủ đoàn bao gồm 122 sĩ quan và thủy thủ.
Chi tiết về tính năng thể hiện của "Breese" không được biết rõ, nhưng nó nằm trong nhóm tàu khu trục lớp "Wickes" được gọi không chính thức là "Kiểu Liberty" để phân biệt với nhóm được chế tạo dựa trên bản vẽ chi tiết do hãng Bethlehem thiết kế, vốn sử dụng turbine hơi nước Curtis và nồi hơi Yarrow. Những chiếc nhóm bị xuống cấp nhanh chóng trong phục vụ, và cho đến năm 1929 tất cả 60 chiếc trong nhóm này được Hải quân cho nghỉ hưu. Đặc tính thể hiện thực sự của các con tàu này thấp hơn nhiều so với tính năng được kỳ vọng, đặc biệt là khía cạnh hiệu suất nhiên liệu, khi hầu hết chỉ đi được ở tốc độ thay vì ở theo thiết kế tiêu chuẩn. Lớp cũng gặp vấn đề khi bẻ lái và trọng lượng. Tuy nhiên, những chiếc như "Breese" thể hiện tính năng hoạt động tốt hơn.
"Breese" được đặt lườn vào ngày 10 tháng 11 năm 1917. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 5 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà Gilbert McIlvaine, con gái Đại tá Breese, và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 10 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân B. Smith.
Lịch sử hoạt động.
Thế Chiến I và những năm tiếp theo.
Khi nhập biên chế, "Breese" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, và đã trải qua nhiều ngày hộ tống các đoàn tàu vận tải trong giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Khi cuộc xung đột kết thúc vào ngày 11 tháng 11, nó quay trở về Norfolk, Virginia, nơi nó được phân về Đội khu trục 12 và hoạt động ngoài khơi bờ biển Cuba trong các cuộc thực tập huấn luyện vào mùa Xuân năm 1919. Đến tháng 7 năm 1919, Đội khu trục 12 được điều động sang Hạm đội Thái Bình Dương, đặt căn cứ tại San Diego, California. Trong năm tiếp theo, nó phục vụ cùng Hải đội Khu trục 4; và từ tháng 6 năm 1920, bắt đầu hoạt động cùng Hải đội Dự bị Luân phiên. Từ tháng 10 năm 1920 đến tháng 6 năm 1922, nó tham gia các cuộc cơ động hải đội và hạm đội cùng lực lượng chiến trận chính của Hạm đội Đại Tây Dương. "Breese" được cho xuất biên chế vào ngày 17 tháng 6 năm 1922.
Vào ngày 5 tháng 1 năm 1931, "Breese" được xếp lại lớp như một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn mới DM-18. Sau một đợt đại tu và cải biến tại Xưởng hải quân Mare Island, nó nhập biên chế trở lại vào ngày 1 tháng 6 năm 1931, rồi đi đến San Diego để chạy thử máy và cân chỉnh hiệu chuẩn cho vai trò mới. Sau đó nó khởi hành đi Trân Châu Cảng, gia nhập Đội rải mìn 1 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, và hoạt động ngoài khơi vùng biển Hawaii. Nó thực hiện nhiều cuộc thực tập huấn luyện, kể cả với các đội tàu ngầm khi nó phục vụ như là tàu mục tiêu cho thực tập, cũng như vai trò tàu cột mốc cho máy bay. Nó quay trở lại San Diego vào tháng 6 năm 1937, và lại được cho xuất biên chế để đưa về lực lượng dự bị vào ngày 12 tháng 11 năm 1937. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1939, "Breese" lại được cho nhập biên chế trở lại và được phân về Đội rải mìn 5, Hạm đội Thái Bình Dương. Đến ngày 2 tháng 11 năm 1939, nó đi đến Xưởng hải quân Puget Sound và bắt đầu thực hiện các cuộc Tuần tra Trung lập ngoài khơi bờ biển Oregon và Washington. Trong suốt năm 1940, nó di chuyển đến nhiều căn cứ dọc theo bờ biển Alaska; và sau khi quay về, nó gia nhập trở lại Đội rải mìn 5 tại San Francisco rồi đi đến khu vực Hawaii, đến nơi vào ngày 10 tháng 12 năm 1940. Được điều về Đội rải mìn 2 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, nó tham gia thực tập huấn luyện tại khu vực hoạt động và tại Maui trong phần lớn thời gian của năm 1941.
Thế Chiến II.
Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Breese" đang neo đậu tại Middle Loch, phía Tây Bắc đảo Ford, neo vào phao D-3 cùng với ba tàu rải mìn chị em khác vốn cũng được cải biến từ lớp tàu khu trục "Wickes": , và . Khi cuộc tấn công bất ngờ nổ ra, thủy thủ của nó bị thu hút bởi cuộc tấn công lên đảo Ford và được báo động bởi sự xuất hiện của một tốp máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N. "Breese" nhanh chóng nạp đạn các khẩu súng máy phòng không và bắt đầu khai hỏa lúc 07 giờ 57 phút. Nó cùng nhiều tàu khác tại khu vực nhanh chóng dựng lên màn hỏa lực phòng không kéo dài suốt buổi sáng, được ghi nhận đã bắn trúng nhiều máy bay và làm hư hại ít nhất một tàu ngầm bỏ túi đối phương. "Breese" không bị hư hại trong cuộc tấn công này. Sau đó, nó tiếp tục neo lại trong cảng cho đến khi khởi hành vào ngày 26 tháng 12, vận chuyển thư tín và mệnh lệnh cho các con tàu khác. Nó gặp gỡ tàu khu trục ở lối ra vào cảng để bàn giao lại nhiệm vụ, rồi tiếp tục tuần tra về phía Đông.
Vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, "Breese" cứu giúp 84 người sống sót từ chiếc tàu sân bay vốn bị đánh chìm sau Trận Midway. Trong mùa Hè năm 1942, nó hoạt động tại khu vực Nam Thái Bình Dương; nó cùng các tàu rải mìn "Gamble" và đã rải mìn tại eo biển Segond thuộc Espiritu Santo vào ngày 3 tháng 8 năm 1942. Đi vào eo biển trong nhiệm vụ tuần tra hộ tống mà không được lưu ý về bãi mìn, tàu khu trục trúng phải một quả mìn và bị chìm. Đang neo đậu trong eo biển, "Breese" đã đến để trợ giúp. Vào ngày 30 tháng 9 năm 1942, trong một cuộc thực tập ban đêm ngoài khơi Espiritu Santo, nó bị hư hại nhẹ do va chạm với tàu tuần dương hạng nặng . Nó tiến hành các hoạt động quét mìn trong quá trình củng cố quần đảo Solomon từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 5 năm 1943, khi nó được phân về Đội đặc nhiệm 36.5 cùng với "Gamble", và . Chúng đã rải mìn trong eo biển Blackett để bảo vệ lối tiếp cận phía Tây của vịnh Kula.
"Breese" đã hỗ trợ cho các nỗ lực của Đồng Minh chung quanh New Georgia-Rendova Vangunu từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 25 tháng 8. Được phân về Đơn vị đặc nhiệm 36.2.2, nó đã cùng "Preble" và "Gamble" rải mìn ngoài khơi cảng Shortland, Bougainville. Sau đó nó hỗ trợ cho chiến dịch chiếm đóng và phòng thủ mũi Torokina, thực hiện nhiệm vụ quét mìn tại đây từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 11. "Breese" sau đó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte từ ngày 12 đến ngày 24 tháng 10 năm 1944; và nằm trong thành phần hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen từ ngày 4 đến ngày 18 tháng 1 năm 1945. Nó tham gia Trận Iwo Jima từ ngày 7 tháng 2 đến ngày 7 tháng 3, rồi làm nhiệm vụ quét mìn hỗ trợ cho trận Okinawa từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, nó hỗ trợ cho lực lượng của Đệ Tam hạm đội trong các hoạt động gần chính quốc Nhật Bản từ ngày 5 đến ngày 31 tháng 7; và sau khi cuộc xung đột kết thúc, trong tháng 8 và tháng 9 năm 1945, "Breese" làm nhiệm vụ quét mìn biển Hoa Đông và khu vực Kyūshū-Triều Tiên.
Vào ngày 7 tháng 11 năm 1945, "Breese" lên đường quay trở về vùng bờ Tây, đến nơi vào ngày 26 tháng 11. Nó băng qua kênh đào Panama và đến thành phố New York vào ngày 13 tháng 12. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 1 năm 1946 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 16 tháng 5 năm 1946.
Phần thưởng.
"Breese" được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
USS "Gamble" (DD–123/DM-15) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, sau cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ với ký hiệu lườn DM-15 và tiếp tục phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo hai anh em, Đại úy Hải quân Peter Gamble (1793-1814) và Thiếu tá John Marshall Gamble (1791-1836).
Thiết kế và chế tạo.
"Gamble" được đặt lườn vào ngày 12 tháng 11 năm 1917 tại xưởng tàu của hãng Newport News Shipbuilding & Dry Dock Company ở Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 5 năm 1918, được đỡ đầu bởi cô Evelyn H. Jackson, họ hàng với Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels; và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 11 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. J. Abbett.
Lịch sử hoạt động.
Giữa hai cuộc thế chiến.
Sau chuyến đi chạy thử máy huấn luyện ngoài khơi Virginia Capes, "Gamble" lên đường đi New York vào ngày 13 tháng 1 năm 1919 để tham gia thực tập cơ động ngoài khơi vùng biển Cuba; Key West, Florida; và New England cho đến tháng 6 năm 1919. Sau khi được đại tu tại Norfolk, Virginia, nó gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego vào ngày 7 tháng 8 năm 1919, và hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ cho đến khi được đưa về lực lượng dự bị tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 1 tháng 12 năm 1919. Đến tháng 10 năm 1920, nó được đưa ra khỏi lực lượng dự bị để hỗ trợ thực hành ngư lôi, cơ động cùng Lực lượng Chiến trận, và hoạt động dọc theo bờ biển California như tàu huấn luyện cho quân nhân dự bị. "Gamble" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 17 tháng 6 năm 1922.
"Gamble" nhập biên chế trở lại vào ngày 24 tháng 5 năm 1930; được tái xếp lớp với ký hiệu lườn DM-15 vào ngày 13 tháng 6, và được cải biến thành một tàu rải mìn hạng nhẹ tại Xưởng hải quân Mare Island. Chuyển từ vùng bờ Tây đến Trân Châu Cảng, nó trở thành soái hạm của Hải đội Rải mìn 2 vào tháng 7 năm 1930, rồi sau đó phục vụ như là soái hạm của Đội 1 trực thuộc Hải đội Rải mìn 1. Nó tuần tra tại vùng biển Hawaii, huấn luyện cho quân nhân dự bị kỹ thuật rải mìn, và hoạt động như tàu bảo vệ và cột mốc vô tuyến cho thủy phi cơ. Nó cũng tham gia các cuộc tập trận hạm đội hàng năm, cho đến khi quay trở về San Diego nơi nó lại được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 12 năm 1937. Được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 9 năm 1939, khi châu Âu sa vào cuộc chiến tranh mới, "Gamble" gia nhập Đội rải mìn 5 cho nhiệm vụ tuần tra và huấn luyện ngoài khơi San Francisco. Đến tháng 4 năm 1941, nó được chuyển đến Trân Châu Cảng làm nhiệm vụ tuần tra trong thành phần Đội rải mìn 2.
Thế Chiến II.
Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Gamble" quay trở về sau chuyến tuần tra ngoài khơi, khi buổi sáng Chủ nhật thanh bình của nó bị phá vỡ bởi đợt không kích đầu tiên của máy bay hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Xạ thủ trên con tàu đã tham gia hỏa lực phòng không cùng các con tàu khác, chứng kiến một máy bay đối phương rơi xuống bên mạn trái con tàu. Sau cuộc tấn công, nó tuần tra chống tàu ngầm trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay , và sau đó bảo vệ các lối ra vào Trân Châu Cảng. Đến giữa tháng 2 năm 1942, nó đi về phía Nam hộ tống một đoàn tàu vận tải đi Pago Pago, Samoa, rồi hợp cùng chiếc rải một bãi mìn bảo vệ ngoài khơi Tutuila. Vào cuối, hai chiếc tàu rải mìn chuyển sang quần đảo Fiji rải một bãi mìn tại vùng biển Nadi từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 4. Quay trở lại Trân Châu Cảng để được tái trang bị, "Gamble" giúp bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi đến Midway vào giai đoạn diễn ra trận chiến mang tính bước ngoặt này, rồi đi về phía Nam cùng và để rải một bãi mìn bảo vệ ở lối ra vào eo biển thứ hai ở Espiritu Santo, thuộc quần đảo New Hebride.
Ngày 27 tháng 8 năm 1942, "Gamble" gia nhập một đơn vị đặc nhiệm hướng đến Guadalcanal. Cho dù được thiết kế như một tàu khu trục rải mìn, con tàu cũ kỹ vẫn mang các thiết bị chống tàu ngầm. Sáng ngày 29 tháng 8, khi các trinh sát viên của nó phát hiện một tàu ngầm lớn, nó lập tức đi vào hoạt động; và sau nhiều đợt tấn công bằng mìn sâu, trên mặt biển nổi lên nhiều váng dầu, mảnh vỡ và nhiều bọt bong bóng lớn. Đối thủ của nó sau này được xác minh là chiếc tàu ngầm Nhật "I-123" với bức điện vô tuyến sau cùng được đánh đi cho biết: "Đang chịu đựng sự tấn công ác liệt của đối phương". Xế trưa hôm đó, nó di chuyển hết tốc độ đến đảo Nura cứu vớt bốn phi công thuộc tàu sân bay . Tiếp tục giúp đỡ trong chiến dịch Guadalcanal, nó vận chuyển 158 binh lính Thủy quân Lục chiến đến hòn đảo này vào ngày 31 tháng 8, tuần tra ngoài khơi Lunga Point, rồi vào ngày 5 tháng 9 đã giúp giải cứu khỏi mắc cạn chiếc và hộ tống nó đến Espiritu Santo, New Hebride.
Năm phút sau nữa đêm ngày 6 tháng 5 năm 1943, "Gamble" cùng với và "Breese" đã đồng loạt chuyển hướng giữa các cơn mưa rào, tạo nên một đội hình lý tưởng. Di chuyển ở tốc độ , các con tàu đã rải mìn ở khoảng cách mỗi 12 giây, rải khoảng 250 quả mìn trong khoảng 17 phút ngang qua eo biển Blackett, lối vào phía Tây của vịnh Kula ngay trên lối đi được ưa chuộng của các con tàu vận chuyển Tốc hành Tokyo Nhật Bản. Các con tàu sau đó di chuyển nhanh lên phía Bắc gia nhập thành phần bảo vệ cho lực lượng tuần dương-khu trục dưới quyền Chuẩn đô đốc Walden L. Ainsworth trước khi được tiếp nhiên liệu tại Tulagi. Trong đêm7-8 tháng 5, bốn tàu khu trục Nhật đã đi vào vùng biển bị cài mìn. Một chiếc, "Kurashio", đắm ngay lập tức, trong khi hai chiếc khác, "Oyashio" và "Kagero", bị hư hại nặng và phải ra tín hiệu cầu cứu chiếc "Michishio" đến trợ giúp. Được thông báo bởi một trinh sát viên duyên hải, máy bay Đồng Minh đã đến ngăn chặn việc cứu hộ, đánh chìm "Oyashio"và "Kagero" cùng làm hư hại nặng "Michishio", buộc nó phải lết quay trở lại căn cứ.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 1943, trong cuộc chiếm đóng New Georgia, "Gamble" rải một bãi mìn ngoài khơi bãi đổ bộ trước khi quay trở về Tulagi. Đến tháng 7, nó quay trở về Hoa Kỳ để đại tu. Nó lại hướng sang phía Tây vào ngày 20 tháng 9 năm 1943, nơi nhiệm vụ rải mìn đưa nó đến vịnh Nữ hoàng Augusta vào ngày 1-2 tháng 11 năm 1943 để hỗ trợ các hoạt động đổ bộ; đến eo biển Bougainville ngày 7-8 tháng 11; vịnh Purvis thuộc đảo Florida ngày 23-24 tháng 11; rồi đến khu vực quần đảo New Hebride làm nhiệm vụ hộ tống dọc theo quần đảo Solomon cho đến khi nó quay trở về San Francisco vào ngày 12 tháng 10 năm 1944.
Sau một đợt đại tu và huấn luyện ôn tập, "Gamble" rời San Diego vào ngày 7 tháng 1 năm 1945, đi ngang qua Hawaii và quần đảo Marshall hướng đến Iwo Jima, đến nơi vào ngày 17 tháng 2. Nó cung cấp hỏa lực hỗ trợ cho các đơn vị quét mìn, và phá hủy các quả thủy lôi trôi dạt, từng phá hủy một kho đạn đối phương dưới chân núi Surabachi.
Ngày 18 tháng 2 năm 1945, "Gamble" trúng hai quả bom ngay phía trên mực nước, khiến cả hai phòng nồi hơi bị ngập nước và nó chết đứng giữa biển, thủng hai lỗ dưới đáy lườn tàu. Mọi người tham gia vào việc kiểm soát hư hỏng, hàn kín lỗ thủng, chữa cháy và phóng bỏ mọi vật nặng xuống biển. Con tàu chịu tổn thất năm người thiệt mạng, một người mất tích và tám người bị thương. Trong khi lực lượng thủy quân lục chiến đổ bộ trên bờ Iwo Jima vào ngày hôm sau, "Gamble" được tàu chị em kéo đi rút lui, và bàn giao lại cho L8M-126. Nó về đến Saipan vào ngày 24 tháng 2, và được cặp bên mạn "Hamul" để sửa chữa.
Mọi hy vọng giữ lại "Gamble" trở nên mong manh. Con tàu được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 6 năm 1945, và đến ngày 16 tháng 7, nó được kéo ra ngoài khơi cảng Apra, Guam, và bị đắnh đắm.
Phần thưởng.
"Gamble" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. | 1 | null |
Cá rô dẹp đuôi hoa (danh pháp khoa học: Belontia hasselti) là một loài cá trong họ Osphronemidae.
Mô tả.
Chiều dài tối đa: 20 cm (7,9 in) SL đực / không giới tính.
Phânh bố.
Châu Á: bán đảo Mã Lai, quần đảo Sunda lớn và Phú Quốc, Việt Nam. | 1 | null |
Huỳnh Tấn Mẫm (sinh 1942) là một bác sĩ và chính khách Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia Định nhiệm kỳ 1969-1970 trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam trước năm 1975, là lãnh đạo phong trào sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh phản đối chính quyền tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam (Việt Nam Cộng hòa) trước 1975, từng là Đại biểu Quốc hội khóa VI, từng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Hiện ông là Chủ tịch hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thiên Tâm, thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố, Ủy viên Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu sử và hoạt động.
Trước 1975.
Ông tên thật là Trần Văn Thật, sinh tại xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định (bên trong Sân bay Tân Sơn Nhất ngày nay) trong một gia đình nghèo, cha mất sớm, có 4 chị, một em trai út. Xong tiểu học, Mẫm thi đậu vào trường Trung học Petrus Ký (nay là Lê Hồng Phong). Năm 1963, ông Mẫm đậu Tú tài toàn phần và trúng tuyển kì thi vào Đại học Y khoa Sài Gòn, vì học khá cho nên được Bộ Y tế chính quyền Sài Gòn cấp học bổng.
Năm 1958, lên 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ (lớp 8) trường Pétrus Ký, Tấn Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí (Sáu Chí) cầm đầu. Tại đây, Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính quyền Sài Gòn và năm 1960 được kết nạp vào Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Vì đã được kết nạp vào tổ chức của cộng sản nên thời kì Phong trào Phật giáo 1963, Tấn Mẫm luôn luôn có mặt và hành động táo bạo trong hầu hết các cuộc biểu tình chống chính quyền và đã từng bị bắt. Do quá trình tranh đấu, năm 1965, Mẫm được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng.
Tại trường Y Sài Gòn, ông trúng ghế phó chủ tịch phụ trách ngoại vụ của trường. Được sự phân công của tổ chức, ông đại diện cho trường Y khoa Sài Gòn ứng cử vào Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và trúng tiếp chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách nội vụ. Theo luật, khi chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn tốt nghiệp ra trường, ông được đôn lên thay thế. Tổng hội sinh viên Sài Gòn giống như Hội sinh viên ở Việt Nam ngày nay.
Huỳnh Tấn Mẫm đã cùng với ban chấp hành lãnh đạo sinh viên chống quân sự hóa học đường (giáo dục quân sự cho sinh viên), chống bắt đi lính, tổ chức những đêm đốt giường chiếu và ca hát ầm ĩ ở quân trường. Không chỉ vậy, ông Mẫm còn lãnh đạo những đêm nhạc "Hát cho đồng bào tôi nghe" đã khơi dậy lòng yêu nước khắp đường phố Sài Gòn.
Huỳnh Tấn Mẫm nổi tiếng vì "vụ 10 tháng 3", ngày ông bị bắt.
Năm 1971, ông tổ chức khởi động chiến dịch đốt xe Mỹ. Trong vòng hai tháng, mấy trăm chiếc xe Mỹ đã bốc cháy. Sinh viên còn tổ chức đốt xe Mỹ trước ống kính máy ảnh, quay phim của các hãng tin nước ngoài. Tinh thần và hành động phản chiến dữ dội của sinh viên Sài Gòn được truyền đi khắp thế giới.
Khoảng thời gian 1969 - 1972 là giai đoạn phong trào học sinh sinh viên lên cao trào. Khí thế đấu tranh lan tỏa khắp đường phố Sài Gòn, được sự ủng hộ của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội, từ tăng ni Phật tử, các ba má phong trào, công đoàn, đội ngũ dân biểu đối lập… cho đến Phó Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Nguyễn Cao Kỳ, đại tướng Dương Văn Minh.
Tháng 6/1970, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ đã từng giải cứu Huỳnh Tấn Mẫm để lợi dụng ông chống lại Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 05/01/1972 Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt và cầm tù cho tới đầu 1973 được trao trả theo Hiệp định Paris. Sau đó, Huỳnh Tấn Mẫm tiếp tục tham gia phong trào sinh viên chống Mỹ và chính quyền, rồi bị bắt.
Sau 11 lần bị bắt vào nhà tù chính trị của chính quyền Sài Gòn, ngày 28/4/1975, Huỳnh Tấn Mẫm được đích thân Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh trả tự do.
Bác sĩ Mẫm nói: ""Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, không ít lần tôi phải đối diện với sự tra tấn, hành hình của kẻ thù, tôi không nghĩ mình có thể sống đến hôm nay. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ vì độc lập dân tộc và sự yên bình cho cuộc sống của nhân dân thì dù có chết cũng không có gì phải sợ"."
Theo những người ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa, Huỳnh tấn Mẫm chỉ là Cộng sản nằm vùng, đội lốt sinh viên thực thi đường lối của Đảng Cộng sản phá rối an ninh trật tự xã hội miền Nam thời đó.
Hoạt động sau 1975.
Sau năm 1975, ông Mẫm về Trường Đại học Y khoa TP HCM để học tiếp năm cuối.
Năm 1976, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP. Hồ Chí Minh và được bầu vào Quốc hội khóa VI (1976-1981).
Sau năm 1980, ông được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, hoàn thành luận án phó tiến sĩ triết học.
Năm 1984 về nước, ông tiếp tục công tác ở Trung ương Đoàn với chức danh Trưởng ban Mặt trận Thanh niên, Phó Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ông có nguyện vọng ra tờ báo để đoàn kết tập họp thanh niên.
Năm 1986, ông Mẫm là người sáng lập và cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thanh Niên.
Ông Mẫm là một trong số những trí thức miền Nam ủng hộ chủ trương đổi mới toàn diện của ông Trần Xuân Bách (ủy viên Bộ chính trị từ 1986 tới 1990 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh), tức đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Vì ủng hộ ông Trần Xuân Bách mà ông Mẫm mất chức Tổng biên tập tờ báo Thanh Niên.
Hoạt động chuyên môn.
Năm 1990, khi rời tờ báo này, ông Mẫm xin chuyển công tác về Hội Chữ Thập Đỏ TP.HCM, làm Phó chủ tịch. Hội Chữ Thập Đỏ TP. Hồ Chí Minh giao cho ông Mẫm phụ trách phòng khám miễn phí dành cho các bệnh nhân nghèo.
Năm 2004 về hưu, ông ra Hà Nội làm chuyên viên huyết học tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương trong chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ trách chương trình vận động hiến máu toàn quốc, nhưng chỉ làm 3 tháng. Về Sài Gòn, ông Mẫm về Hội Bảo trợ Bệnh nhân Nghèo TP.HCM phụ trách chương trình vận động kinh phí cho trẻ em bệnh tim bẩm sinh, thành lập chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thiện Tâm.
Ông cũng mở Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí tại TP HCM dành cho trẻ tự kỷ, ông có một phòng mạch tư.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm tham gia biểu tình chống Trung Quốc (ngày 05/6/2011) tại Sài Gòn, cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước Nhà hát Lớn tại Sài Gòn sáng 09/12/2012. "Ông Mẫm nói: "Tôi tuy đã từng là đại diện sinh viên mà bây giờ không đứng ra để đấu tranh thì các anh chị sẽ đánh giá tôi như thế nào?"". Vậy là đúng 36 năm, cũng tại thềm nhà hát lớn Sài Gòn, nơi mà gần 40 năm trước Huỳnh Tấn Mẫm đã từ đây dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên Sài Gòn chống chế độ Nguyễn Văn Thiệu, ông Mẫm đứng đầu trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Ông đã giữ im lặng suốt 40 năm.
Ông Mẫm là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 kiến nghị trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm là một trong những người ký vào kiến nghị của giới trí thức trong và ngoài nước yêu cầu trả tự do cho hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Theo ông, 'Bỏ tù hai sinh viên là vi hiến'.
Ý kiến.
Theo BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, GS Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị ""đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Marx - Lenin"". | 1 | null |
Chia rẽ Tito–Stalin, hay Chia rẽ Nam Tư–Liên Xô, là đỉnh điểm cuộc xung đột giữa các giới lãnh đạo Nam Tư và Liên Xô, đặc biệt là dưới thời Josip Broz Tito và Iosif Vissarionovich Stalin. Mặc dù cả hai bên đều cho rằng nguyên nhân là do sự tranh chấp về ý thức hệ, cuộc xung đột là sản phẩm của cuộc đấu tranh địa chính trị ở vùng Balkan, bao gồm Albania, Bulgaria và cuộc nổi dậy của cộng sản ở Hy Lạp.
Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nam Tư theo đuổi các mục tiêu phát triển kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại không phù hợp với lợi ích của Liên Xô và Khối phía Đông. Việc Tito muốn sáp nhập Albania vào Nam Tư cũng như ủng hộ lực lượng cộng sản trong Nội chiến Hy Lạp càng làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình chính trị. Liên Xô phản đối chính sách của Nam Tư đối với Hy Lạp và nỗ lực làm chậm quá trình sáp nhập Nam Tư - Albania. Khi trở nên công khai vào năm 1948, xung đột giữa Nam Tư và Liên Xô được miêu tả như sự tranh chấp ý thức hệ nhằm loại bỏ nghi ngờ về một cuộc tranh giành quyền lực ở Đông Âu.
Sự chia rẽ đã mở ra cuộc thanh trừng trong Đảng Cộng sản Nam Tư, đồng thời gây ra gián đoạn không nhỏ đối với nền kinh tế, vốn trước đây phụ thuộc vào Khối phía Đông. Xung đột cũng làm dấy lên lo ngại về sự xâm lược của Liên Xô. Bị Liên Xô và Khối phía Đông tước viện trợ, Nam Tư sau đó quay sang Hoa Kỳ để được hỗ trợ kinh tế và quân sự.
Bối cảnh.
Xung đột Tito-Stalin trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào ngày 6 tháng 4 năm 1941, phe Trục mở cuộc tấn công xâm lược Nam Tư. Nam Tư đầu hàng 11 ngày sau đó, và chính phủ chạy ra nước ngoài. Đức Quốc xã, Phát xít Ý, Bulgaria và Hungary thôn tính các phần Nam Tư. Phần lãnh thổ còn lại bị chia cắt thành nhiều phần: phía đông được chia thành các khu vực do Đức chiếm đóng ở Serbia và Banat, trong khi phía tây trở thành Nhà nước Độc lập Croatia, một chính phủ bù nhìn do quân Đức và Ý đồn trú. Liên Xô, vẫn tôn trọng Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, đã cắt đứt quan hệ với chính phủ Nam Tư và tìm cách thành lập một tổ chức Cộng sản mới độc lập với Đảng Cộng sản Nam Tư ở Croatia. Liên Xô cũng ngầm chấp thuận việc tái cơ cấu Đảng Công nhân Bulgaria sao cho phù hợp với các lãnh thổ Nam Tư bị Bulgaria chiếm đóng. Liên Xô chỉ đảo ngược quyết định trên vào tháng 9 năm 1941 - ngay sau khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu và sau sự phản đối liên tục từ Đảng Cộng sản Nam Tư.
Vào tháng 6 năm 1941, Tito thông báo cho Đệ Tam Quốc tế và Stalin về kế hoạch nổi dậy chống lại sự chiếm đóng của phe Trục. Tuy nhiên, Stalin cho rằng không nên sử dụng nhiều biểu tượng cộng sản, bởi ông cho rằng phe Đồng Minh phải đi ngược lại với những hành động hủy diệt "quyền tự do dân chủ" do phe Trục gây ra. Do đó, Stalin cảm thấy các lực lượng Cộng sản ở châu Âu phải có nghĩa vụ chiến đấu khôi phục các quyền tự do dân chủ. Đối với Nam Tư, điều này có nghĩa là chiến đấu để khôi phục lại chính phủ lưu vong. Tàn dư của Quân đội Hoàng gia Nam Tư, do Draža Mihailović chỉ huy, đã tập hợp lại thành đội quân Chetnik, tổ chức chiến tranh du kích, nhằm khôi phục lại Vua Petar II.
Vào tháng 10 năm 1941, Tito đã hai lần gặp Mihailović đề xuất cùng nhau mở một cuộc đấu tranh chung chống lại phe Trục, cũng như đề bạt Mihailović làm tham mưu trưởng, nhưng Mihailović từ chối. Đến cuối tháng 10, Mihailović kết luận rằng Cộng sản là kẻ thù thực sự. Lúc đầu, lực lượng Mihailović chống lại cả Tito và phe phát xít, nhưng trong vòng vài tháng, họ bắt đầu hợp tác với phe Trục chống lại Tito. Đến tháng 11, lực lượng Quân đội Giải phóng chiến đấu với quân Chetnik trong khi gửi thông điệp tới Moskva để phản đối việc Liên Xô ca ngợi Mihailović.
Năm 1943, Tito biến Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) thành một cơ quan lập pháp, tố cáo chính phủ lưu vong và cấm nhà vua trở về nước, đi ngược lại lời khuyên của Liên Xô. Cùng thời điểm đó, Stalin đang tham dự Hội nghị Tehran và coi hành động này là một sự phản bội. Vào năm 1944–1945, chỉ thị mới của Stalin thiết lập liên minh với các chính trị gia tư sản đã vấp phải sự hoài nghi ở Nam Tư. Sự nghi ngờ ngày càng gia tăng sau khi Thỏa thuận Tỷ lệ phần trăm giữa Stalin và Churchill được tiết lộ.
Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, lực lượng giải phóng Nam Tư đã chiếm được một số khu vực ở Kärnten và đang trên đường tiến đến Ý. Trong khi các nước Đồng minh tin rằng việc này đã được Stalin sắp xếp từ trước, Stalin thực sự phản đối kế hoạch này, và lo sợ xảy ra xung đột với phe Đồng Minh ở Trieste. Stalin ra lệnh cho Tito rút lui, và các lực lượng giải phóng đã tuân theo.
Tình hình chính trị ở Đông Âu, 1945–1948.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tìm cách thiết lập tầm ảnh hưởng chính trị ở các khu vực bị Hồng quân chiếm đóng, chủ yếu bằng cách thành lập các chính phủ liên minh ở các nước Đông Âu. Sự cai trị đơn đảng về cơ bản là khó đạt được vì lực lượng các đảng Cộng sản thường khá nhỏ. Ở Nam Tư và Albania, đảng Cộng sản nhận được sự ủng hộ đáng kể của quần chúng. Trong khi Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư của Tito nằm dưới ảnh hưởng của Liên Xô trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến và những năm đầu tiên sau chiến tranh, Stalin đã nhiều lần tuyên bố ngược lại. Sự tương phản này được thể hiện trong các cuộc tấn công của Liên Xô vào tháng 10 năm 1944. Lực lượng của Tito đã hỗ trợ cuộc tấn công, cuối cùng đã đẩy Wehrmacht và đồng minh ra khỏi miền bắc Serbia và chiếm được Beograd. Fyodor Ivanovich Tolbukhin phải xin phép chính phủ lâm thời của Tito để được vào Nam Tư và chấp nhận quyền lực dân sự Nam Tư trên bất kỳ lãnh thổ nào được giải phóng.
Mối quan hệ xấu đi.
Chính sách đối ngoại của Nam Tư, 1945–1947.
Sau chiến tranh, Liên Xô và Nam Tư đã ký một hiệp ước hữu nghị khi Tito gặp Stalin tại Moskva vào năm 1945. Hai quốc gia thiết lập quan hệ song phương tốt đẹp bất chấp những khác biệt về quan điểm. Stalin cho rằng chính sách đối ngoại của Nam Tư là không hợp lý vì những tuyên bố lãnh thổ của Nam Tư chồng lấn với hầu hết các nước láng giềng, bao gồm Hungary, Áo, và Ý. Tito sau đó đã có một bài phát biểu chỉ trích Liên Xô vì đã không ủng hộ các yêu sách về lãnh thổ của mình. Cuộc đối đầu với các nước Đồng Minh trở nên căng thẳng vào tháng 8 năm 1946 khi Nam Tư buộc một chiếc Douglas C-47 Skytrain của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ hạ cánh xuống gần Ljubljana và bắn hạ một chiếc khác ở trên bầu trời Bled, bắt sống 10 người và giết chết 5 người. Các nước phương Tây tin rằng Stalin khuyến khích hành động này; tuy nhiên Stalin thực sự muốn tránh đối đầu với phương Tây.
Tito cũng tìm cách thiết lập sự thống trị trong khu vực đối với các nước láng giềng phía nam của Nam Tư - Albania, Bulgaria và Hy Lạp. Việc Macedonia trước chiến tranh do cả ba nước Nam Tư, Bulgaria, Hy Lạp kiểm soát và người gốc Albania chiếm đa số ở Kosovo càng làm tình hình trong khu vực trở nên phức tạp. Năm 1943, Đảng Cộng sản Albania đề xuất việc chuyển Kosovo sang cho Albania quản lý. Nam Tư khi đó đã đưa ra một đối sách là hợp nhất Albania vào Nam Tư. Tito và thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Albania, Enver Hoxha, đã xem xét ý tưởng vào năm 1946, và đi tới quyết định hợp nhất hai nước.
Năm 1946, Albania và Nam Tư ký hiệp ước tương trợ và hiệp định hải quan, gần như hoàn toàn hợp nhất Albania vào hệ thống kinh tế Nam Tư. Gần một nghìn chuyên gia kinh tế Nam Tư đã được cử đến Albania, và đại diện của Đảng Cộng sản Nam Tư đã được bổ sung vào ủy ban trung ương của Đảng Cộng sản Albania. Quân đội hai nước cũng tăng cường hợp tác, tiêu biểu trong Sự cố kênh Corfu vào tháng 10 năm 1946, khiến 44 người chết và 42 người bị thương. Mặc dù Liên Xô đã khẳng định trước đó rằng họ sẽ chỉ làm việc với Albania thông qua Nam Tư, Stalin vẫn cảnh báo Nam Tư nên làm chậm quá trình thống nhất với Albania.
Vào tháng 8 năm 1947, Bulgaria và Nam Tư đã ký Thỏa thuận Bled mà không tham khảo ý kiến của Liên Xô. Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov đã lên tiếng chỉ trích hành động này. Mặc dù vậy, khi Cục thông tin của Quốc tế được thành lập vào tháng 9 để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và liên lạc của các tổ chức Cộng sản quốc tế, Liên Xô đã tán dương Nam Tư như một hình mẫu để Khối phía Đông noi theo. Kể từ năm 1946, các báo cáo nội bộ từ đại sứ quán Liên Xô ở Beograd đã miêu tả các nhà lãnh đạo Nam Tư ngày càng tiêu cực.
Hợp nhất với Albania và hỗ trợ cho quân nổi dậy Hy Lạp.
Liên Xô bắt đầu cử cố vấn đến Albania vào giữa năm 1947. Tito coi động thái này là mối đe dọa đối với sự hợp nhất sâu hơn của Albania vào Nam Tư. Theo Tito, nguyên nhân dẫn đến điều này là do cuộc tranh giành quyền lực trong ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Albania giữa Enver Hoxha, bộ trưởng nội vụ Koçi Xoxe, và bộ trưởng kinh tế và công nghiệp, Naco Spiru. Spiru là một trong những người phản đối mạnh mẽ việc sáp nhập với Nam Tư và ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô. Bị Xoxe thúc giục và những lời buộc tội của Nam Tư, Hoxha đã mở một cuộc điều tra về Spiru. Vài ngày sau, Spiru chết trong hoàn cảnh không rõ ràng, và được chính thức tuyên bố là tự sát. Sau cái chết của Spiru, đã có một loạt cuộc gặp giữa các nhà ngoại giao, quan chức Nam Tư và Liên Xô, đỉnh điểm là cuộc họp giữa Stalin và Milovan Djilas vào tháng 12 năm 1947 và tháng 1 năm 1948. Stalin cuối cùng cũng ủng hộ sự hợp nhất của Albania vào Nam Tư, miễn là điều này được hoãn lại cho đến một thời điểm thích hợp và được thực hiện với sự đồng ý của người Albania. Người ta vẫn còn tranh luận về việc liệu Stalin có thực sự ủng hộ hay không, hay là ông đang theo đuổi một chiến thuật trì hoãn. Djilas cho rằng Stalin thật sự ủng hộ sự hợp nhất.
Sự hỗ trợ của Nam Tư đối với lực lượng cộng sản trong Nội chiến Hy Lạp đã gián tiếp khuyến khích người Albania ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nam Tư. Cuộc nội chiến ở Hy Lạp củng cố nhận thức của người Albania rằng biên giới phía nam đang bị Hy Lạp đe dọa. Trong khi đó, Mỹ và Anh bắt đầu tổ chức các hoạt động thu thập thông tin tình báo ở Abania. Năm 1947, mười hai đặc vụ Cơ quan Tình báo Anh đã nhảy dù xuống miền Trung Albania để bắt đầu một cuộc nổi dậy nhưng bất thành. Nam Tư hy vọng rằng mối đe dọa từ Hy Lạp sẽ làm tăng sự ủng hộ của người Albania trong việc sáp nhập với Nam Tư. Các đặc phái viên của Liên Xô tại Albania cho rằng nỗ lực này đã thành công trong việc khiến người Albania cho rằng họ không thể tự vệ, mặc dù các nguồn tin của Liên Xô chỉ ra rằng không có mối đe dọa thực sự nào về việc Hy Lạp xâm lược Albania. Bên cạnh đó, Tito cho rằng, vì nhiều thành viên lực lượng Quân đội Dân chủ Hy Lạp (một lực lượng của Đảng Cộng sản Hy Lạp) là người Slav Macedonia, nên việc hợp tác với họ có thể cho phép Nam Tư mở rộng lãnh thổ sang Macedonia thuộc Aegea ngay cả khi Quân đội Dân chủ Hy Lạp không giành được chính quyền.
Ngay sau khi Djilas và Stalin gặp nhau, Tito đề nghị với Hoxha rằng Albania nên cho phép Nam Tư sử dụng các căn cứ quân sự gần Korçë, gần biên giới Albania-Hy Lạp, để phòng thủ trước cuộc tấn công tiềm tàng của Hy Lạp và lực lượng Anh-Mỹ. Đến cuối tháng 1, Hoxha chấp nhận ý tưởng này. Hơn nữa, Xoxe chỉ ra rằng việc hợp nhất quân đội Albania và Nam Tư đã được chấp thuận. Mặc dù việc này được cho là đã tiến hành trong bí mật, Liên Xô đã biết về kế hoạch này từ một nguồn tin trong chính phủ Albania.
Thành lập Liên bang với Bulgaria.
Vào cuối năm 1944, Stalin lần đầu tiên đề xuất một liên bang Nam Tư - Bulgaria. Nam Tư cho rằng điều này có thể thực hiện được, nhưng chỉ khi Bulgaria trở thành một trong bảy thành viên của Nam Tư, và Pirin Macedonia được nhượng cho Macedonia thuộc Nam Tư. Vì hai bên không thể thống nhất, Stalin đã mời họ đến Moskva vào tháng 1 năm 1945 để phân xử. Ban đầu Liên Xô ủng hộ quan điểm của Bulgaria, thế nhưng vài ngày sau đó lại chuyển sang lập trường của Nam Tư. Vào ngày 26 tháng 1, chính phủ Anh đã cảnh báo chính quyền Bulgaria không được có bất kỳ thỏa thuận nào với Nam Tư trước khi ký hiệp ước hòa bình với Đồng minh. Kế hoạch trên đã bị hủy bỏ.
Ba năm sau, vào năm 1948, khi Tito và Hoxha chuẩn bị triển khai Quân đội Nhân dân Nam Tư đến Albania, lãnh đạo Đảng Công nhân Bulgaria Georgi Dimitrov đã nói chuyện với các nhà báo phương Tây về việc biến Khối phía Đông thành một nhà nước có tổ chức liên bang. Sau đó, ông đưa Hy Lạp vào danh sách các nước "Dân chủ Nhân dân", khiến cả phương Tây và Liên Xô cảm thấy lo ngại. Tito cố gắng giữ Nam Tư thoát khỏi ý tưởng này, nhưng Liên Xô cho rằng lời nói của Dimitrov là bị ảnh hưởng bởi ý định của Nam Tư tại Balkan. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1948, Molotov chỉ thị cho các nhà lãnh đạo Nam Tư và Bulgaria cử đại diện đến Moskva trước ngày 10 tháng 2. Vào ngày 5 tháng 2, chỉ vài ngày trước cuộc gặp dự kiến với Stalin, Quân đội Dân chủ Hy Lạp đã phát động cuộc tổng tấn công, và 4 ngày sau tiến hành pháo kích vào Thessaloniki.
Cuộc gặp với Stalin tháng 2 năm 1948.
Đáp lại lệnh triệu tập của Molotov, Tito cử Kardelj và Vladimir Bakarić đến Moskva. Stalin chỉ trích Nam Tư và Dimitrov vì đã phớt lờ Liên Xô trong việc ký kết Hiệp định Bled, cũng như đưa Hy Lạp vào một liên bang giả định với Bulgaria và Nam Tư. Ông cũng yêu cầu chấm dứt cuộc nổi dậy ở Hy Lạp, cho rằng bất kỳ sự hỗ trợ nào nữa cho quân du kích Cộng sản ở đó có thể dẫn đến một cuộc xung đột lớn hơn với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Stalin đã hạn chế sự ủng hộ đối với Quân đội Dân chủ Hy Lạp, từ đó tuân thủ Thỏa thuận Tỷ lệ phần trăm, đặt Hy Lạp vào vùng ảnh hưởng của Anh.
Stalin cũng yêu cầu ngay lập tức thành lập một liên bang giữa Bulgaria và Nam Tư với Albania sẽ tham gia sau. Đồng thời, ông bày tỏ sự ủng hộ với việc thành lập các liên bang tương tự giữa Hungary và Romania cũng như Ba Lan và Tiệp Khắc. Phái đoàn Nam Tư và Bulgaria đã thừa nhận sai lầm, và Stalin đã yêu cầu Kardelj và Dimitrov ký một hiệp ước buộc Nam Tư và Bulgaria phải tham khảo ý kiến của Liên Xô về các chính sách đối ngoại. Bộ chính trị Đảng Cộng sản Nam Tư họp bí mật vào ngày 19 tháng 2 và quyết định phản đối thành lập bất kỳ liên bang nào với Bulgaria. Hai ngày sau, Tito, Kardelj và Djilas gặp Nikos Zachariadis, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hy Lạp, và thông báo cho ông rằng Stalin phản đối cuộc đấu tranh vũ trang của lực lượng cộng sản ở Hy Lạp nhưng Nam Tư hứa sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ.
Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư đã họp vào ngày 1 tháng 3 và lưu ý rằng Nam Tư sẽ chỉ có thể độc lập nếu chống lại kế hoạch phát triển kinh tế của Liên Xô ở Đông Âu. (Liên Xô không đồng ý với kế hoạch phát triển 5 năm của Nam Tư vì không phù hợp với nhu cầu của Khối phía Đông mà ưu tiên phát triển chỉ dựa trên nhu cầu của địa phương.) Ủy ban trung ương cũng bác bỏ khả năng thanh lập liên bang với Bulgaria, coi đó là một chiến thuật ngựa thành Troia, và quyết định tiếp tục tiến hành các chính sách hiện có đối với Albania. Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bộ trưởng chính phủ Sreten Žujović, người không có mặt tại cuộc họp ngày 19 tháng 2, tham dự cuộc họp ngày 1 tháng 3 và thông báo tình hình cho Liên Xô.
Tại Albania, Xoxe đã thanh trừng tất cả các lực lượng chống Nam Tư khỏi ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Albania tại hội nghị toàn thể từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 8 tháng 3. Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Albania đã thông qua một nghị quyết tuyên bố chính sách thân Nam Tư. Các nhà chức trách Albania đã thông qua một tài liệu bí mật nêu chi tiết kế hoạch sáp nhập các lực lượng quân đội Albania với Nam Tư, với lý do sự đe dọa xâm lược từ Hy Lạp và cho rằng việc có quân đội Nam Tư tại biên giới Albania-Hy Lạp là một "điều cần thiết cấp bách". Trước những động thái đó, Liên Xô đã triệu hồi các cố vấn quân sự ở Nam Tư về nước vào ngày 18 tháng 3.
Các bức thư của Stalin.
Bức thư đầu tiên.
Vào ngày 27 tháng 3, Stalin gửi bức thư đầu tiên cho Tito và Kardelj, đánh dấu cuộc xung đột trở thành mang tính ý thức hệ. Trong thư, Stalin tố cáo Tito và Kardelj, cũng như Djilas, Svetozar Vukmanović, Boris Kidrič, và Aleksandar Rankovi là những người theo chủ nghĩa Marx đáng ngờ, và chịu trách nhiệm cho bầu không khí chống Liên Xô ở Nam Tư. Stalin cũng chỉ trích các chính sách an ninh, kinh tế của Nam Tư cũng như bổ nhiệm chính trị. Đặc biệt, ông phẫn nộ với ý kiến cho rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô chưa triệt để và Nam Tư có tính cách mạng hơn Liên Xô. Mục đích bức thư là để thúc giục những người Cộng sản trung thành loại bỏ những người theo chủ nghĩa Marx đáng ngờ. Liên Xô duy trì liên lạc với Žujović và cựu bộ trưởng công nghiệp Andrija Hebrang và vào đầu năm 1948, chỉ thị Žujović cách chức Tito. Họ hy vọng sẽ giữ vị trí tổng thư ký Đảng Cộng sản Nam Tư cho Žujović và để Hebrang đảm nhiệm vị trí thủ tướng.
Tito đã triệu tập ủy ban trung ương vào ngày 12 tháng 4 để viết một bức thư đáp lại Stalin. Tito bác bỏ những tuyên bố của Stalin và cho rằng đó là vu khống và thông tin sai lệch. Ông cũng nhấn mạnh những thành tựu của Nam Tư về độc lập và bình đẳng quốc gia. Žujović là người duy nhất phản đối Tito tại cuộc họp. Ông ủng hộ việc biến Nam Tư trở thành một phần của Liên Xô, và ông đặt câu hỏi về vị trí tương lai của đất nước trong quan hệ quốc tế nếu liên minh Xô viết không được duy trì. Tito kêu gọi hành động chống lại Žujović và Hebrang, tố cáo Hebrang là nguyên nhân chính khiến Liên Xô không tin tưởng. Để làm mất uy tín của Hebrang, Tito bịa đặt cáo buộc rằng Hebrang đã trở thành gián điệp của Ustaše trong thời gian bị giam cầm vào năm 1942 và sau đó đã bị Liên Xô tống tiền. Cả Žujović và Hebrang đều bị bắt trong vòng một tuần.
Bức thư thứ hai.
Vào ngày 4 tháng 5, Stalin gửi bức thư thứ hai cho Nam Tư phủ nhận việc giới lãnh đạo Liên Xô bị thông tin sai về tình hình ở Nam Tư và tuyên bố rằng sự khác biệt là vấn đề nguyên tắc. Ông cũng phủ nhận sự liên quan của Hebrang nhưng xác nhận rằng Žujović thực sự có dính líu. Stalin đặt câu hỏi về quy mô thành tựu của Nam Tư, cho rằng rằng sự thành công của bất kỳ đảng cộng sản nào đều phụ thuộc vào sự trợ giúp của Hồng quân - ngụ ý rằng quân đội Liên Xô là yếu tố cần thiết để Nam Tư giữ được quyền lực. Cuối cùng, ông đề nghị đưa vấn đề ra trước Cục thông tin của Quốc tế. Trong thư phản hồi, Tito và Kardelj từ chối sự phân xử của Cục thông tin của Quốc tế, và cáo buộc Stalin vận động hành lang các đảng cộng sản khác về phe mình.
Bức thư thứ ba và Nghị quyết của Cục thông tin của Quốc tế.
Vào ngày 19 tháng 5, phái đoàn Nam Tư nhận được lời mời tham dự một cuộc họp của Cục thông tin của Quốc tế để thảo luận về tình hình Đảng Cộng sản Nam Tư. Tuy nhiên, Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư đã từ chối lời mời. Sau đó, Stalin đã gửi bức thư thứ ba cho Tito và Hebrang, nói rằng việc Đảng Cộng sản Nam Tư không cử phái đoàn đến Cục thông tin của Quốc tế đồng nghĩa với việc ngầm thừa nhận tội lỗi. Vào ngày 19 tháng 6, Đảng Cộng sản Nam Tư nhận được lời mời chính thức tham dự cuộc họp Cục thông tin của Quốc tế ở Bucharest trong hai ngày. Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Tư đã thông báo với Cục thông tin của Quốc tế rằng họ sẽ không cử bất kỳ đại biểu nào.
Cục thông tin của Quốc tế đã đưa ra Nghị quyết về Đảng Cộng sản Nam Tư vào ngày 28 tháng Sáu chỉ trích Nam Tư về chủ nghĩa chống Xô viết và những sai sót về ý thức hệ, thiếu dân chủ trong đảng và bảo thủ không chấp nhận chỉ trích. Hơn nữa, Cục thông tin của Quốc tế cáo buộc Đảng Cộng sản Nam Tư chống lại các đảng phái khác, tách khỏi mặt trận xã hội chủ nghĩa thống nhất, phản bội sự đoàn kết quốc tế của nhân dân lao động và có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Cuối cùng, Đảng Cộng sản Nam Tư đã bị khai trừ khỏi Cục thông tin của Quốc tế. Nghị quyết cũng hi vọng những thành viên trung thành của Đảng Cộng sản Nam Tư sẽ lật đổ Tito và quyền lãnh đạo của ông. Stalin mong muốn Đảng Cộng sản Nam Tư sẽ lùi bước và khôi phục lại quan hệ với Liên Xô.
Hậu quả.
Tito đã chọn phương án chống lại Stalin, tin tưởng rằng hệ thống mạng lưới rộng khắp của Đảng Cộng sản Nam Tư, được xây dựng thông qua phong trào du kích trước đây, sẽ ủng hộ ông. Ước tính rằng có tới 20% thành viên của Đảng Cộng sản Nam Tư ủng hộ Stalin thay vì Tito. Nhận thấy điều này, Ban lãnh đạo của Đảng đã tiến hành các cuộc thanh trừng trên diện rộng. Hàng ngàn người bị bỏ tù, bị giết hoặc bị lưu đày. Theo Ranković, 51 nghìn người đã bị giết, bị bỏ tù hoặc bị kết án lao động cưỡng bức. Nhiều địa điểm, bao gồm cả nhà tù thực tế và trại tù ở Stara Gradiška và trại tập trung Ustaše trước đây ở Jasenovac, được sử dụng để giam giữ các tù nhân. Năm 1949, một trại tù đặc biệt cho những người theo Liên Xô được xây dựng trên các đảo không có người như Goli Otok và Sveti Grgur.
Viện trợ của Hoa Kỳ cho Nam Tư.
Nam Tư phải đối mặt với những khó khăn kinh tế do hậu quả của sự chia rẽ, vì nền kinh tế kế hoạch của Nam Tư phụ thuộc vào thương mại với Liên Xô và Khối phía Đông. Lo ngại về một cuộc chiến tranh với Liên Xô dẫn đến phí tổn quân sự cao - tăng lên 21,4% thu nhập quốc dân vào năm 1952. Mặc dù Hoa Kỳ coi sự chia rẽ là cơ hội để giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, họ vẫn tiếp cận một cách thận trọng, bởi không chắc liệu chính sách đối ngoại của Nam Tư có thay đổi trong tương lai.
Nam Tư lần đầu tiên yêu cầu sự hỗ trợ từ Hoa Kỳ vào mùa hè năm 1948. Vào tháng 12, Tito thông báo rằng các nguyên liệu thô sẽ được chuyển đến phương Tây để đổi lấy việc tăng cường thương mại. Vào tháng 2 năm 1949, Hoa Kỳ quyết định hỗ trợ kinh tế cho Tito. Đổi lại, Mỹ yêu cầu Nam Tư ngừng viện trợ cho Quân đội Dân chủ Hy Lạp. Cuối cùng, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Dean Acheson cho rằng kế hoạch 5 năm của Nam Tư bắt buộc phải thành công nếu Tito muốn giành được ưu thế trước Stalin. Acheson cũng cho rằng việc ủng hộ Tito là vì lợi ích của Hoa Kỳ, bất kể bản chất của chế độ Tito như thế nào. Viện trợ của Mỹ đã giúp Nam Tư vượt qua những vụ mùa kém năm 1948, 1949 và 1950, nhưng hầu như không có tăng trưởng kinh tế trước năm 1952. Tito cũng nhận được sự ủng hộ của Hoa Kỳ để có được một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 1949, bất chấp sự phản đối của Liên Xô.
Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp các khoản vay cho Nam Tư vào năm 1949, và tăng dần các khoản vay vào năm 1950, cũng như cung cấp các khoản trợ cấp lớn. Ban đầu, Nam Tư tránh tìm kiếm viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ, tin rằng điều này sẽ tạo cớ cho Liên Xô xâm lược. Đến năm 1951, Nam Tư tin rằng một cuộc tấn công từ Liên Xô là điều không thể tránh khỏi bất kể có nhận viện trợ quân sự từ phương Tây hay không. Do đó, Nam Tư đã được đưa vào Chương trình Hỗ trợ Phòng thủ lẫn nhau của Mỹ.
Phản ứng của Liên Xô và cuộc đảo chính quân sự.
Khi cuộc xung đột trở nên công khai vào năm 1948, Stalin bắt tay vào một chiến dịch tuyên truyền chống lại Tito. Các đồng minh của Liên Xô phong tỏa biên giới của họ với Nam Tư; xảy ra 7.877 vụ giao tranh biên giới. Đến năm 1953, các cuộc xâm nhập của Liên Xô hoặc do Liên Xô hậu thuẫn đã dẫn đến cái chết của 27 nhân viên an ninh Nam Tư. Tuy nhiên không rõ liệu Liên Xô có lên kế hoạch can thiệp quân sự nào chống lại Nam Tư hay không. Thiếu tướng Hungary Béla Király, người đã đào tẩu sang Mỹ năm 1956, tuyên bố rằng có tồn tại những kế hoạch như vậy, nhưng nghiên cứu sau đó kết luận những tuyên bố của ông là sai. Nguyên nhân có thể là do phản ứng của Hoa Kỳ đối với Chiến tranh Triều Tiên. Một bức thư Stalin gửi cho Tổng thống Tiệp Khắc Klement Gottwald ngay sau cuộc họp Cục thông tin của Quốc tế tháng 6 năm 1948 gợi ý rằng mục tiêu của Stalin là cô lập Nam Tư, từ đó gây ra sự suy tàn của chế độ, thay vì lật đổ Tito.
Sau Chia rẽ Tito–Stalin, đã có ít nhất một nỗ lực đảo chính do Liên Xô hỗ trợ đã thất bại. Cuộc đảo chính này do Arso Jovanović, Branko Petričević Kadja và Vladimir Dapčević chủ mưu. Âm mưu nhanh chóng bị lật tẩy. Kết quả, lính biên phòng đã giết Jovanović gần Vršac trong khi anh ta đang cố gắng chạy trốn sang România. Petričević bị bắt ở Beograd còn Dapčević bị bắt ngay khi chuẩn bị vượt qua biên giới Hungary. Năm 1952, Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô lên kế hoạch ám sát Tito bằng chất độc sinh học, tuy nhiên Stalin đã chết trước khi âm mưu được thực hiện.
Ở khối phía Đông, sự chia rẽ với Nam Tư đã dẫn đến việc truy tố những người bị cáo buộc là thân Tito, nhằm tăng cường sự kiểm soát của Stalin đối với các đảng cộng sản trong khối. Kết quả là nhiều người đã đưa ra xét xử như Xoxe, Rudolf Slánský, László Rajk và Traicho Kostov. Hơn nữa, Albania và Bulgaria đã quay lưng lại với Nam Tư và hoàn toàn nghiêng về Liên Xô. Bất kể Quân đội Dân chủ Hy Lạp phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nam Tư, Đảng Cộng sản Hy Lạp vẫn đứng về phía Cục thông tin của Quốc tế, tuyên bố ủng hộ chia cắt Nam Tư và Macedonia độc lập. Vào tháng 7 năm 1949, Nam Tư cắt đứt sự hỗ trợ và Quân đội Dân chủ Hy Lạp gần như sụp đổ ngay lập tức. | 1 | null |
Chất hoạt hóa enzym là các phân tử liên kết với enzym và làm tăng hoạt động của các enzym đó. Các chất hoạt hóa enzym có tác dụng ngược so với các chất kìm hãm enzym.
Một ví dụ về chất hoạt hóa enzym là fructose 2,6-bisphosphat, chất này hoạt hóa phosphofructokinase 1 và làm tăng tốc độ glycolysis trong phản ứng với hormon insulin. | 1 | null |
Hàn (chữ Hán: 寒) là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại vào thời nhà Hạ, qua thời nhà Thương và Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Những ghi chép trong sử sách.
Bấy giờ là lúc Hậu Nghệ đang thao túng quyền lực trong cung đình nhà Hạ, vua Thái Khang bị chặn mất đường về phải lưu vong ở bên kia bờ Lạc Thủy. Thời kỳ đó người trị vì nước Hàn là Bá Minh nhưng ông này trung lập chẳng theo nhà Hạ mà cũng chẳng về phe Hậu Nghệ, Bá Minh có một bề tôi thân cận là Hàn Trác. Nhưng sau nhiều lần theo dõi mọi cử chỉ hành động của người này thì Bá Minh thấy rằng y là kẻ bất nhẫn vô lương tâm sau này có thể sẽ làm phản, vì vậy Bá Minh quyết định trục xuất Hàn Trác cùng hai con ông ta là Hàn Kiêu và Hàn Ế ra khỏi nước Hàn. Quả nhiên Bá Minh phán đoán không sai, Hàn Trác chạy sang theo Hậu Nghệ rồi sau này y trở mặt giết chết ông ta và cướp ngôi.
Từ sau thời Thiếu Khang trung hưng, lịch sử không ghi chép được những sự kiện gì liên quan đến quốc gia này nữa. Đầu thời Xuân Thu, nước Hàn bị nước Yên sáp nhập. | 1 | null |
Lớp tàu khu trục E và F bao gồm 18 tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Lớp E được đặt hàng trong Chương trình chế tạo 1931, còn lớp F trong Chương trình chế tạo 1932, chúng được hạ thủy vào năm 1934 và đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ba chiếc sau đó đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada; một chiếc cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp và một chiếc khác cho Hải quân Dominica. Chín chiếc đã bị mất, cùng một chiếc khác bị loại bỏ do hư hại quá nặng trong chiến tranh.
Thiết kế.
Lần đầu tiên kể từ khi lớp tàu khu trục A được chế tạo trong Chương trình Hải quân 1927, soái hạm khu trục được chế tạo theo một thiết kế mở rộng, được kéo dài để bổ sung thêm một khẩu pháo QF giữa các ống khói. Thiết kế kéo dài đưa đến việc bố trí ba phòng nồi hơi để tăng cường độ kín nước. Các soái hạm khu trục không được trang bị tính năng rải mìn hay quét mìn. | 1 | null |
Lằn ranh đỏ (tiếng Anh: red line) là thuật ngữ dùng để chỉ một giới hạn hoặc ranh giới vô hình được vạch ra nhằm cảnh báo việc không được phép vượt qua ranh giới này do nguy cơ phải đối diện với một sự trừng phạt hoặc hậu quả bất lợi. Đây là cụm từ có nguồn gốc từ tiếng Anh và bắt nguồn sâu xa từ tiếng Do Thái (קו אדום, Kav Adom), nó được nhắc đến qua một tường thuật của một nhà báo với tựa đề "Lằn ranh đỏ mong manh" trong một bài báo.
Sử dụng.
Trong thế giới ngày nay, thuật ngữ lằn ranh đỏ mang nhiều tính chất chính trị và thể hiện sự áp đặt tiêu chuẩn của những quốc gia lớn đối với những quốc gia nhỏ hơn hoặc các quốc gia vạch ra ranh giới vô hình với nhau qua đó xác định giới hạn của cách hành xử quốc tế. Chẳng hạn:
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi đi thông điệp cảnh báo đến nhiều nước về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria là một lằn ranh đỏ và nếu chính quyền Syria vượt qua lằn ranh này thì Hoa Kỳ sẽ can thiệp sau đó, có thông tin cho rằng Syria đã vượt qua lằn ranh này bằng việc sử dụng vũ khí hóa học để tấn công phe đối lập do đó chính quyền Mỹ đã cáo buộc Syria đã vượt qua lằn ranh đỏ do Mỹ tự đặt ra và tuyên bố sẽ cung cấp viện trợ quân sự cho các lực lượng chống Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên Nga cho rằng thông tin chế độ Syria sử dụng vũ khí hóa học là bịa đặt, cũng giống như chuyện vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein ở Iraq nhằm tạo cớ cho sự can thiệp của Mỹ.
Chính quyền Israel cũng ra cảnh báo về lằn ranh đỏ đối với Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran. Và nếu Iran không tuân theo, Israel tấn công phủ đầu Iran, Thủ tướng Israel Netanyahu cho rằng cần một bàn tay cứng rắn để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran Mỹ và Israel thậm chí còn tổ chức họp thượng đỉnh về lằn ranh đỏ với Iran
Ấn Độ cũng đã đặt lằn ranh đỏ với Trung Quốc về việc tranh chấp biên giới, theo đó nước này không thể chấp nhận bất kỳ sự xáo trộn nào đối với tình trạng hiện có và rằng sự khiêu khích - như việc đột nhập thung lũng Depsang, phía Đông Ladakh, vụ rắc rối ở vùng đất phía Tây là nơi quân đội Trung Quốc đột kích và dựng lều ở sâu 19 km bên trong vùng lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và có tin cho rằng Ấn Độ có thể tấn công hạt nhân phủ đầu Trung Quốc và cả Pakistan.
Trong văn hóa.
Đã có 04 bộ phim hành động của Mỹ với tên gọi Lằn ranh đỏ (Red line) được sản xuất vào các năm 1959, 1965, 1996, 1998 và 2013 là một bộ phim có tự đề Lằn ranh đỏ mong manh | 1 | null |
William Byrd (1540/1543-1623) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ người Anh. Ông cùng với Thomas Tallis trở thành hai nhà soạn nhạc quan trọng nhất của thời kỳ Phục hưng Anh. Có thể nói, William Byrd là một trong những nhà soạn nhạc xuất sắc nhất của nước Anh trong mọi thời đại. Đồng thời ông còn có chỗ đứng trong hàng những nhà soạn nhạc châu Âu xuất sắc của một trong những thời đại đáng nhớ nhất của châu Âu và thế giới.
My Ladye Nevells Booke.
My Ladye Nevells Booke là một bản thảo âm nhạc gồm 42 mảnh dành cho nhạc cụ phím của William Byrd, bản thảo này cũng là một trong những bản thảo quan trọng nhất thời kỳ phục hưng. "Ladye Nevells" có khả năng là Elizabeth Bacon, con gái của nữ hoàng Elizabeth I. Cuốn sách có thể là món quà mà William Byrd gửi tặng. | 1 | null |
HMS "Echo" (H23) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã phục vụ trên các mặt trận Đại Tây Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải cho đến khi được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Hy Lạp vào năm 1944. Được đổi tên thành Navarinon, nó tiếp tục hoạt động cho đến khi bị tháo dỡ vào năm 1956.
Thiết kế và chế tạo.
"Echo" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 20 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng William Denny and Brothers ở Dumbarton; được hạ thủy vào ngày 16 tháng 2 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 22 tháng 10 cùng năm với chi phí 247.009 Bảng Anh.
Lịch sử hoạt động.
"Echo" đóng một vai trò nhỏ trong bộ phim "Q Planes", công chiếu vào tháng 3 năm 1939.
Vào tháng 1 năm 1940 "Echo" được bố trí cùng Chi hạm đội Khu trục 12 tại Scapa Flow cho vai trò hộ tống tàu rải mìn và tuần tra. Đến tháng 5, nó được bố trí để hỗ trợ cho Chiến dịch Na Uy. Đến tháng 8, nó hộ tống các con tàu của Hải đội Rải mìn một trong nhiều hoạt động, và vào ngày 28 tháng 8, được cho tách ra để hoạt động cùng lực lượng Pháp tự do trong Chiến dịch Menace, một dự định chiếm đóng Dakar. Sau khi chiến dịch bị hủy bỏ vào ngày 25 tháng 9, nó hộ tống cho thiết giáp hạm bị hư hại đi đến Freetown, và ở lại đây cho nhiệm vụ hộ tống vận tải tại chỗ, chỉ gia nhập trở lại Chi hạm đội vào cuối tháng 10.
Vào ngày 21 tháng 5, "Echo" cùng năm tàu khu trục khác được bố trí để hộ tống chiếc tàu chiến-tuần dương cùng thiết giáp hạm trên đường đi đến eo biển Đan Mạch để truy tìm các tàu chiến Đức "Prinz Eugen" và "Bismarck". Đến ngày 25 tháng 5, một ngày sau khi diễn ra Trận chiến eo biển Đan Mạch, nó hộ tống cho chiếc "Prince of Wales" bị hư hại quay trở lại Iceland. Vào cuối tháng 7, nó nằm trong thành phần khu trục hộ tống cho Lực lượng P, bao gồm các tàu sân bay và cùng các tàu tuần dương và , trong cuộc bắn phá Kirkenes và Petsamo (Chiến dịch EF). Từ giữa tháng 8, nó được tái trang bị tại xưởng tàu Harland and Wolff ở North Woolwich, rồi gia nhập trở lại Chi hạm đội vào ngày 4 tháng 11.
Từ ngày 8 tháng 12, "Echo" và đã cùng tàu tuần dương hộ tống Đoàn tàu Vận tải PQ 6 đi sang Nga đến bán đảo Kola. Đến nơi vào ngày 19 tháng 12, nó được cho tách ra để hộ tống một tàu buôn Nga đi đến Murmansk. Nó bị hai máy bay ném bom Đức Junkers Ju 88 tấn công, nhưng được hỗ trợ nhờ sự có mặt kịp thời của các máy bay tiêm kích Hurricane của Nga cùng "Edinburgh". Sau đó nó hộ tống Đoàn tàu Vận tải QP 4 quay trở về, về đến Scapa Flow vào ngày 10 tháng 1 năm 1942.
"Echo" quay trở lại Scapa Flow làm nhiệm vụ phòng thủ chống tàu ngầm cho các đoàn tàu đi lại giữa Anh và Iceland. Đến giữa tháng 6, nó được tái trang bị tại một xưởng tàu trên sông Humber, quay trở lại Scapa Flow vào ngày 22 tháng 8, để gia nhập Chi hạm đội Khu trục 8. Vào ngày 2 tháng 9, nó được bố trí để hộ tống Đoàn tàu Vận tải PQ 18 đi sang Nga; tiếp nối bởi các chuyến vận tải Bắc Cực khác: Đoàn tàu QP 15 quay trở về vào tháng 11, đoàn tàu JW 51A vào tháng 12 năm 1942, và Đoàn tàu JW 52 vào tháng 1 năm 1943.
Vào tháng 2, "Echo" bắt đầu một đợt tái trang bị khác tại một xưởng tàu trên sông Humber, rồi gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 8 vào tháng 6, và lên đường đi sang Gibraltar vào ngày 17 tháng 6. Sang đầu tháng 7, hải đội được điều chuyển đến Alexandria nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ chiếm đóng Sicily của Đồng Minh. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1943, với sự giúp đỡ của , nó đánh chìm tàu ngầm Ý "Nereide" về phía Đông Nam eo biển Messina. Đi đến Sicily vào ngày 16 tháng 9, nó lập tức được bố trí để hỗ trợ các hoạt động nhằm tái chiếm các đảo nhỏ trong biển Aegean. Ngày hôm sau, nó cùng tấn công chiếc tàu săn tàu ngầm "UJ-2104" của Đức ngoài khơi Stampalia, buộc nó phải tự mắc cạn và bỏ tàu.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 1944, "Echo" được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Hoàng gia để chuyển cho Hy Lạp. Nó hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Hy Lạp dưới tên "Navarinon" () cho đến năm 1956, khi nó được hoàn trả cho Anh Quốc vào ngày 8 tháng 3, và được bán để tháo dỡ sau đó. | 1 | null |
Ralph Vaughan Williams (, 12 tháng 10 năm 1872-26 tháng 8 năm 1958) là nhà soạn nhạc người Anh. Ông cùng với Gustav Holst là hai học trò xuất sắc nhất của nhà soạn nhạc Charles Villiers Stanford, đồng thời cả hai đều có ảnh hưởng lớn trong việc phát triển âm nhạc Anh cuối thế kỷ XIX. Williams là người lấy cảm hứng từ âm nhạc dân gian để viết nên những tác phẩm của mình. Ông đã trộn lẫn những âm thanh của những bài hát truyền thống với âm nhạc nhà thờ và những gì còn sót lại của âm nhạc Lãng mạn vốn đang trên đường tàn lụi vào cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, tức là thời đại ông đang sống. Rõ ràng ông là một trong số ít những nhà soạn nhạc trong thời đại của mình cố kéo dài sự sống cho âm nhạc Lãng mạn, một trong những thời kỳ huy hoàng nhất của nhạc cổ điển (ngoài ra còn có Richard Strauss, Sergei Rachmaninoff). Ông còn là người tập hợp các bài hát dân ca, viết chúng ra hoặc ghi âm lại. | 1 | null |
HMS "Exmouth" (H02) là chiếc soái hạm khu trục dẫn đầu lớp tàu khu trục E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Được phân về Hạm đội Nhà sau khi hoàn tất, con tàu được điều về Hạm đội Địa Trung Hải vào những năm 1935-1936 trong vụ Khủng hoảng Abyssinia; và trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha vào những năm 1936-1939, nó trải qua một thời gian đáng kể tại vùng biển Tây Ban Nha thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp cho cả hai phía xung đột. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Exmouth" được giao nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm tại khu vực Tiếp cận phía Tây. Nó bị tàu ngầm Đức "U-22" phóng ngư lôi đánh chìm vào ngày 21 tháng 1 năm 1940 đang khi hộ tống một tàu buôn về phía Bắc Scotland.
Thiết kế và chế tạo.
"Exmouth" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Exmouth" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Do phải đảm nhiệm vai trò soái hạm của hải đội khu trục, thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 175 sĩ quan và thủy thủ.
Con tàu được trang bị năm khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Exmouth" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng dành cho ngư lôi. Một đường ray và hai máy phóng mìn sâu được trang bị, và nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Exmouth" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 3 năm 1933 tại Xưởng tàu Portmouth; được hạ thủy vào ngày 30 tháng 1 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 9 tháng 11 cùng năm.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Exmouth" được đặt làm soái hạm của Chi hạm đội Khu trục 5 trực thuộc Hạm đội Nhà. Do sự căng thẳng gia tăng giữa Ý và Abyssinia, mà cuối cùng đưa đến cuộc Chiến tranh Ý-Abyssinia thứ hai, Chi hạm đội 5 được điều về Hạm đội Địa Trung Hải từ tháng 8 năm 1935 đến tháng 3 năm 1936, riêng "Exmouth" được tái trang bị tại Alexandria từ ngày 4 tháng 10 năm 1935 đến ngày 5 tháng 1 năm 1936. Con tàu đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp cho cả hai phía xung đột. Nó được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 17 tháng 11 năm 1936 đến ngày 19 tháng 1 năm 1937 và từ ngày 21 tháng 11 năm 1938 đến ngày 16 tháng 1 năm 1939; trước khi quay trở về Anh vào tháng 3 làm nhiệm vụ huấn luyện và hoạt động hải đội tại chỗ từ căn cứ vào ngày 28 tháng 4. Nó đảm nhiệm vai trò này cho đến ngày 2 tháng 8, khi được điều quay trở lại lãnh đạo Chi hạm đội Khu trục 12.
"Exmouth" cùng chi hạm đội của nó được đặt trực thuộc Hạm đội Nhà khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Nó cùng hai tàu chị em và đã hộ tống cho chiếc tàu chiến-tuần dương khi chiếc này săn đuổi các tàu cướp tàu buôn đối phương về phía Nam Iceland vào cuối tháng 11. Sang tháng 12, nó được điều về trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải, nhưng lại chuyển sang Rosyth vào tháng 1 năm 1940 làm nhiệm vụ tương tự tại Bắc Hải. Nó đang hộ tống chiếc tàu buôn "Cyprian Prince" vào ngày 21 tháng 1 năm 1940 khi bị tàu ngầm Đức "U-22", dưới quyền chỉ huy của Karl-Heinrich Jenisch, phát hiện và tấn công. "Exmouth" trúng ngư lôi lúc 05 giờ 35 phút và bị chìm với tổn thất toàn bộ nhân mạng trên tàu. Mười tám thi thể sau đó được tìm thấy và được chôn cất tại một nghĩa trang ở Wick.
Tái phát hiện.
Xác tàu đắm của "Exmouth" được phát hiện tại Moray Firth vào tháng 7 năm 2001 bởi một cuộc khảo sát độc lập, và tung tích được xác nhận bởi Historic Scotland. Địa điểm xác tàu đắm được liệt kê là một "địa điểm được bảo vệ" theo Đạo luật bảo vệ di sản Hải quân 1986. Một hiệp hội thân nhân thủy thủ đoàn của "Exmouth" được hình thành năm 2001, với các hoạt động nhằm tưởng niệm những người đã hy sinh. | 1 | null |
HMS "Escapade" (H17) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã phục vụ trên các mặt trận Đại Tây Dương và Địa Trung Hải cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào năm 1946 và tháo dỡ vào năm 1947.
Thiết kế và chế tạo.
"Escapade" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 30 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng Scotts ở Greenock cùng với tàu chị em ; được hạ thủy vào ngày 30 tháng 1 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 30 tháng 8 cùng năm với chi phí 249.987 Bảng Anh, không kể các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc. | 1 | null |
HMS "Encounter" (H10) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã phục vụ tại vùng biển Nhà và tham gia Chiến dịch Na Uy trước khi chuyển đến Địa Trung Hải phục vụ trong các đoàn tàu vận tải Malta, rồi chuyển sang Hạm đội Đông trước khi bị tàu chiến Hải quân Nhật đánh chìm trong Trận chiến biển Java thứ hai vào ngày 1 tháng 3 năm 1942.
Thiết kế và chế tạo.
"Encounter" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie and Company ở Hebburn; được hạ thủy vào ngày 29 tháng 3 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 2 tháng 11 cùng năm với chi phí 252.250 Bảng Anh.
Lịch sử hoạt động.
Vào ngày 30 tháng 7 năm 1941, "Encounter" gia nhập Lực lượng H, rồi khởi hành vào ngày 31 tháng 7 cùng sáu tàu khu trục khác như lực lượng hộ tống cho chiếc tàu sân bay trong chiến dịch Hurry, một hoạt động chuyển giao 12 máy bay tiêm kích Hurricane đến đảo Malta đang bị vây hãm.
Đang khi phục vụ cùng Hạm đội Đông vào đầu năm 1942, "Encounter" cùng với tàu khu trục Hoa Kỳ bị bốn tàu tuần dương và bốn tàu khu trục của Hải quân Nhật Bản tấn công trong Trận chiến biển Java thứ hai vào ngày 1 tháng 3 năm 1942. "Encounter" bị hư hại nặng và bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm. Tám thành viên thủy thủ đoàn tử trận, 149 người còn lại bị bắt làm tù binh trong đó 38 người từ trần đang khi bị giam giữ. "Pope" sau đó cũng bị đánh chìm sau khi bị 12 máy bay ném bom bổ nhào tấn công, chịu đựng nhiều phát trúng đích.
Sang ngày hôm sau, tàu khu trục Nhật "Ikazuchi" đã cứu vớt 442 người trên cả hai chiếc HMS "Encounter" và USS "Pope". Những người sống sót đã trôi dạt trong khoảng 20 giờ trên các bè cứu sinh, áo phao hay các mảnh vỡ còn nổi được, nhiều người bị phủ đầy dầu và không thể nhận ra. Trong số những người được cứu có Sir Sam Falle, sau trở thành một nhà ngoại giao. Quyết định mang đầy tính nhân đạo của hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Shunsaku Kudō đã đặt "Ikazuchi" vào nguy cơ bị tàu ngầm đối phương, cũng như ảnh hưởng đến sức chiến đấu của nó do số lượng lớn thủy thủ đối phương được cứu vớt. Hành động này là đề tài của một quyển sách và của một chương trình TV vào năm 2007.
Tái khám phá.
Xác tàu đắm của "Encounter" và thoạt tiên được các thợ lặn khám khá ngoải khơi Java vào tháng 2 năm 2007, và tung tích của chúng được xác nhận ngay sau đó. | 1 | null |
HMS "Eclipse" (H08) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã phục vụ trên các mặt trận Đại Tây Dương, Bắc Cực và Địa Trung Hải cho đến khi bị chìm do trúng mìn tại biển Aegean vào ngày 24 tháng 10 năm 1943.
Thiết kế và chế tạo.
"Eclipse" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 22 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng William Denny and Brothers ở Dumbarton; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 4 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 29 tháng 11 cùng năm với chi phí 246.664 Bảng Anh.
Lịch sử hoạt động.
Từ ngày 12 tháng 4 năm 1941 "Eclipse" được tái trang bị tại Xưởng tàu Devonport. Nó lên đường vào đầu tháng 6 để gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 3. Vào ngày 25 tháng 6, nó được bố trí hộ tống các con tàu thuộc Hải đội Rải mìn một trong nhiệm vụ rải mìn ở Bắc Hải thay thế cho tàu khu trục , vốn bị hư hại do va chạm với tàu tuần dương . Đến cuối tháng 7, nó nằm trong thành phần khu trục hộ tống cho Lực lượng P, bao gồm các tàu sân bay và cùng các tàu tuần dương và , trong cuộc bắn phá Kirkenes và Petsamo (Chiến dịch EF).
Vào giữa tháng 8, "Eclipse" cùng năm tàu khu trục khác được bố trí như lực lượng tháp tùng các tàu tuần dương và , khi chúng hộ tống chiếc tàu chở quân "Empress of Canada" và tàu chở dầu phụ thuộc RFA "Oligarch" đến Spitsbergen trong Chiến dịch Gauntlet. Binh lính Canada đã đổ bộ để phá hủy các thiết bị khai thác mỏ cùng hai trạm vô tuyến, trong khi thường dân Nga và Na Uy được di tản.
"Eclipse" tiếp tục làm nhiệm vụ hộ tống từ tháng 6 đến tháng 8, được điều sang Chi hạm đội Khu trục 8 vào tháng 7. Đến tháng 9, nó được bố trí cùng các tàu khu trục , , và như lực lượng hộ tống cho các tàu tuần dương và trong Chiến dịch Gearbox nhằm thiết lập một căn cứ tiếp nhiên liệu tại eo biển Lowe, Spitsbergen, và tiếp liệu cho lực lượng trú đóng tại đây. Sau đó nó được tái trang bị tại một xưởng tàu trên sông Humber trước khi gia nhập trở lại chi hạm đội tại Scapa Flow vào ngày 20 tháng 11.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1943, "Eclipse" trúng phải một quả thủy lôi về phía Đông Kalymnos thuộc biển Aegean, ở tọa độ . Nó bị vỡ làm đôi và chìm chỉ trong vòng năm phút, làm thiệt mạng 119 người trong số thành viên thủy thủ đoàn và 134 binh lính nó chuyên chở. | 1 | null |
Friedrich Hermann Hund (1896-1997) là nhà vật lý người Đức, được biết đến nhờ các công trình khoa học về nguyên tử và phân tử . Ông là người phát triển quy tắc Hund. Với quy tắc này, ông cho rằng các electron cần phải sắp xếp sao cho số electron độc thân là lớn nhất và các electron này có chiều quay như nhau. Ngoài ra, ông có công trình khoa học khác với nhà hóa học Mỹ Robert Mulliken. Đó là phương pháp Hund-Mulliken. Đây là phương pháp khi quỹ đạo phân tử khó hình dung, nhưng khi tiên đoán các tính chất thì vô cùng lợi hại. Chính vì sự khó hình dung của nó mà các máy tính phải vào cuộc để giải quyết vấn đề. | 1 | null |
Cuộc đụng độ tại Lahad Datu năm 2013 khơi dậy sau khi 235 chiến binh, một phần trong số này được võ trang, đi bằng thuyền đặt chân lên Lahad Datu, Sabah, Malaysia từ đảo Simunul, Tawi-Tawi thuộc miền nam Philippines ngày 11 tháng 2 năm 2013. Nhóm này, tự nhận là "Lực lượng An Ninh Hoàng Gia của Hồi Quốc Sulu và Bắc Borneo", được đưa bởi Jamalul Kiram III, một trong các bên tranh chấp cho ngai vàng của vương quốc Hồi giáo Sulu. Kiram tuyên bố rằng mục tiêu của họ là để khẳng định tuyên bố lãnh thổ chưa được giải quyết của Philippines ở phía đông Sabah (trước đây là Bắc Borneo). Các lực lượng an ninh Malaysia bao vây làng Tanduo ở Lahad Datu nơi nhóm nổi dậy tụ tập và sau nhiều tuần đàm phán và thời hạn bị đổ vỡ cho những người xâm nhập phải rút lui, lực lượng an ninh tiến vào và di dời các chiến binh Sulu.
Bối cảnh.
Khu vực này trước là nơi do tiểu vương Sulu cai quản và thường có các cuộc xâm nhập bất hợp pháp của các nhóm võ trang từ Philippines sang tìm nơi ẩn náu khi bị chính quyền Manila săn lùng.
Diễn biến.
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, Agbimuddin Kiram và ít nhất 101 phò tá đặt chân lên làng Tanduo, gần Tungku thuộc huyện duyên hải Lahad Datu, Sabah từ đảo lân cận Simunul, Tawi-Tawi thuộc phía nam Philippines. Khoảng tám mươi người rời bỏ 15 căn nhà ở Tanduo.
Ngày 14 tháng Hai, lực lượng an ninh Malaysia bao vây nhóm võ trang người Philippines. Trong khu vực hẻo lánh trên đảo Borneo, nhóm này đòi được quyền ở lại Malaysia. Có từ 80 đến 100 người võ trang hùng hậu bị lực lượng an ninh bao vây.
Tư lệnh cảnh sát quốc gia Malaysia, Ismail Omar, nói rằng những người tự nhận họ phò tá cho một "hậu duệ" của Tiểu Vương Sulu và đòi phải được công nhận là "Quân Đội Hoàng Gia Tiểu Vương Quốc Sulu."
Cuộc thương thảo để nhóm người này ra khỏi khu vực được tiến hành. | 1 | null |
Dinamo Moskva ( ) là một câu lạc bộ bóng đá của Nga có trụ sở tại Moskva hiện đang chơi ở giải bóng đá ngoại hạng Nga. Áo đấu truyền thống của câu lạc bộ có màu xanh dương và trắng. Khẩu hiệu của Dinamo là "Sức mạnh là Động lực", do nhà văn nổi tiếng Liên Xô Maksim Gorky đề xuất, ông từng là thành viên tích cực của hiệp hội thể thao Dinamo.
Dinamo Moskva là câu lạc bộ bóng đá lâu đời nhất nước Nga và là câu lạc bộ duy nhất luôn góp mặt tại giải cao nhất của Liên Xô (dưới thời Xô viết, chia sẻ thành tích này còn có Dynamo Kiev). Dynamo Moscow đã từng xuống hạng một lần, vào mùa 2015-16 vì thành tích bết bát của họ. Dù vậy, câu lạc bộ này chưa bao giờ giành danh hiệu vô địch ngoại hạng Nga bây giờ.
Dưới thời Xô viết, nó được đỡ đầu bởi Bộ Nội vụ Liên Xô và KGB và thuộc Hiệp hội Thể thao Dinamo. Ngày 10 tháng 4 năm 2009, ngân hàng VTB nắm giữ 74% cổ phần câu lạc bộ.
Cầu thủ.
Đội hình hiện tại.
"RPL official website " | 1 | null |
Họ Cá sơn biển (danh pháp khoa học: Ambassidae) là một họ cá, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây đã được đề xuất tách ra ở vị trí không xác định ("incertae sedis") trong nhánh Ovalentariae. Các loài trong họ này có nguồn gốc từ các vùng biển của Châu Á, Châu Đại Dương, Ấn Độ và Thái Bình Dương. Họ này bao gồm 8 chi và khoảng 51 loài.
Ambassidae đạt đến kích thước tối đa khoảng 26 cm (10 inch). Nhiều loài trong số các loài được ghi nhận có các cơ quan trong suốt hoặc bán trong suốt.
Một số loài được sử dụng như cá cảnh, cá sơn Ấn Độ ("Parambassis ranga"), đôi khi được tiêm thuốc nhuộm màu bởi các đại lý ở Thái Lan. | 1 | null |
An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu. Theo định nghĩa của FAO thì "An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động".
Việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình đặc biệt là việc ưu tiên phát triển nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay, vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,gia tăng dân số và Đại dịch Covid-19
Phạm vi.
Theo cách hiểu của thế giới qua nhiều lần bổ sung, phát triển thì có một số cách hiểu như:
Tiêu chí.
Theo định nghĩa như trên thì có các tiêu chí để xét đến an ninh lương thực gồm:
Sự sẵn có lương thực: là đảm bảo có đủ khối lượng dự trữ lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước hay nguồn thực phẩm dồi dào từ tự nhiên.
Tiếp cận lương thực: là khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỷ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.
Ổn định lương thực: một quốc gia, dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kỳ (như mất an ninh lương thực theo mùa). Các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực gồm:
Tiêu dùng lương thực: tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lý, nước sạch, đảm bảo vệ sinh và y tế để đảm bảo dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lý được đáp ứng. | 1 | null |
HMS "Express" (H61) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã phục vụ trên các mặt trận Đại Tây Dương, Viễn Đông và Singapore cho đến khi được chuyển cho Canada vào năm 1943. Được đổi tên thành HMCS "Gatineau" (H61), nó tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia Canada cho đến khi ngừng hoạt động năm 1955 và được đánh chìm làm đê chắn sóng tại Royston, British Columbia.
Thiết kế và chế tạo.
"Express" có chiều dài chung , trọng lượng choán nước và đạt được tốc độ tối đa .Lớp tàu khu trục E có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước.
"Express" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 24 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng Swan Hunter ở Tyne and Wear; được hạ thủy vào ngày 29 tháng 5 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 2 tháng 11 cùng năm với chi phí khoảng 300.000 Bảng Anh. "Express" cùng với tàu chị em được trang bị như một tàu rải mìn, với cột ăn-ten chính ba chân và sắp xếp những chiếc xuồng của chúng ở sàn trước.
Lịch sử hoạt động.
Hoạt động rải mìn.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939 do Đức xâm chiếm Ba Lan, "Express" được phân về Chi hạm đội Khu trục 20, thoạt tiên đặt căn cứ tại Portsmouth nhưng sau đó được chuyển về Immingham trên bờ biển Bắc Hải. Nó trải qua năm đầu tiên của chiến tranh rải các bãi mìn phòng thủ tại vùng biển Anh cũng như tấn công tại vùng biển đối phương cùng Chi hạm đội 20. Vào tháng 9 năm 1939, nó đưa Quận công và Nữ công tước Windsor từ Portsmouth đến Cherbourg.
Vào cuối tháng 5 năm 1940, "Express" cùng nhiều tàu khu trục được huy động vào việc triệt thoái Lực lượng Viễn chinh Anh khỏi Dunkirk; nó nằm trong số những tàu chiến đầu tiên đến nơi và bắt đầu đón binh lính khỏi các bãi biển. Sau đó binh lính được đón lên tàu tại cảng Dunkirk. "Express" cùng với tàu khu trục là những con tàu cuối cùng rời Dunkirk cùng với binh lính được giải cứu khi chiến dịch triệt thoái kết thúc vào ngày 4 tháng 6. Tổng cộng nó đã giúp triệt thoái được 2.795 binh lính, bị hư hại do bom trong quá trình này, nhưng được sửa chữa vội trên đường đi để có thể tiếp tục tham gia cuộc triệt thoái.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 1940, nó rời Immingham để rải một bãi mìn ngoài khơi bờ biển Hà Lan. Trong đêm, "Express" trúng phải một quả mìn, bị mất toàn bộ phần mũi tàu cho đến cầu tàu. và , đang khi tìm cách tiếp cận để trợ giúp cho "Express", cũng bị trúng mìn. "Express" được kéo quay trở về Anh, bị tổn thất 4 sĩ quan và 55 thủy thủ; "Esk" và "Ivanhoe" bị đắm tại chỗ. Sự kiện này được đặt tên là Thảm họa Texel.
Viễn Đông.
"Express" quay trở lại hoạt động vào tháng 9 năm 1941 như một tàu khu trục hạm đội. Vào tháng 10, nó được lệnh hộ tống thiết giáp hạm đi sang Viễn Đông cùng với tàu chị em , nơi chúng sẽ trở thành những hạt nhân cho Hạm đội Đông với ý định răng đe sự bành trướng của Đế quốc Nhật Bản. Vào ngày 2 tháng 11, các con tàu đi đến Freetown. Chúng đi đến Cape Town vào ngày 16 tháng 11, nơi các tàu khu trục đi vào Căn cứ Hải quân Simon's Town. Chúng rời Cape Town vào ngày 18 tháng 11, và đi đến Colombo, Ceylon vào ngày 28 tháng 11, có dừng qua Mauritius và đảo san hô Addu để tiếp nhiên liệu trên đường đi.
Vào ngày 29 tháng 11, các tàu khu trục và từ Hạm đội Địa Trung Hải đến gia nhập lực lượng tại Colombo, và các con tàu lên đường ngay cuối ngày hôm đó. Chúng được tháp tùng ngoài khơi bởi chiếc tàu chiến-tuần dương vốn khởi hành từ Trincomalee, và lực lượng hướng đến Singapore, đến nơi vào ngày 2 tháng 12. Ngày 1 tháng 12, Bộ Hải quân Anh công bố việc Phó đô đốc Sir Tom Phillips được thăng hàm Đô đốc, và được chỉ định làm Tư lệnh Hạm đội Đông. Vài ngày sau đó, "Repulse" bắt đầu một chuyến đi sang Australia cùng với HMAS "Vampire" và , nhưng lực lượng này được gọi quay trở lại Singapore để tập trung cho những chiến dịch có thể có chống lại quân Nhật.
Lực lượng Z tại Singapore.
Sáng sớm ngày 8 tháng 12, Singapore bị máy bay Nhật Bản không kích. "Prince of Wales" và "Repulse" bắn trả bằng hỏa lực phòng không, nhưng không bắn rơi được máy bay nào và các con tàu cũng không bị thiệt hại. Sau khi nhận được tin tức về việc Trân Châu Cảng bị tấn công và lực lượng Nhật xâm chiếm Xiêm La, Lực lượng Z ra khơi lúc 17 giờ 30 phút ngày 8 tháng 12. Lực lượng Z lúc này bao gồm "Prince of Wales" và "Repulse", được hộ tống bởi các tàu khu trục "Electra", "Express", "Vampire" và "Tenedos". Đến khoảng 18 giờ 30 phút ngày 9 tháng 12, "Tenedos" được cho tách ra để quay trở lại Singapore do trữ lượng nhiên liệu hạn chế của nó. Đêm đó, "Express" trông thấy và báo cáo một pháo sáng về phía Bắc, điều này khiến lực lượng Anh phải né tránh về phía Đông Nam. Quả pháo sáng này do một máy bay Nhật nhầm lẫn thả ngay trên các con tàu của họ, và cũng khiến hạm đội Nhật quay mũi về phía Đông Bắc. Vào lúc này hai lực lượng đối đầu chỉ cách nhau khoảng .
Đến 20 giờ 55 phút, Đô đốc Phillips quyết định hủy bỏ chiến dịch, và ra lệnh cho lực lượng quay trở lại Singapore, vì đã mất yếu tố bất ngờ. Trên đường đi, chúng bị tàu ngầm "I-58" phát hiện và báo cáo vị trí. Sáng hôm sau, 10 tháng 12, Phillips nhận được một báo cáo rằng quân Nhật đã đổ bộ lên Kuantan, nên "Express" được cho tách ra để trinh sát khu vực này, nhưng không phát hiện được gì. Xế trưa hôm đó, "Prince of Wales" và "Repulse" bị 85 máy bay ném bom Mitsubishi G3M và G4M của Hải quân Nhật đặt căn cứ tại Sài Gòn tấn công ngoài khơi Kuantan. "Repulse" bị đánh chìm do trúng năm quả ngư lôi chỉ trong vòng 20 phút; "Prince of Wales" cầm cự được thêm một giờ trước khi cũng bị đánh chìm. "Electra" và "Vampire" tiếp cận để cứu vớt những người sống sót từ chiếc "Repulse", trong khi "Express" trợ giúp cho thủy thủ của "Prince of Wales". Tổng cộng ba con tàu đã cứu được trên 1.000 người sống sót từ hai chiếc "Prince of Wales" và "Repulse".
Nó trải qua năm 1942 tại Ấn Độ Dương trong thành phần Hạm đội Đông trước khi được gọi quay trở về nhà để tái trang bị.
Chuyển cho Canada.
Vào tháng 6 năm 1943, "Express" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada, được đổi tên thành HMCS "Gatineau" (H61), và phục vụ tại khu vực Đại Tây Dương. Nó ngừng hoạt động năm 1955 và được bán để tháo dỡ. Lườn tàu của nó cùng với nhiều chiếc khác được sử dụng để làm đê chắn sóng tại Royston, British Columbia, ở tọa độ . Xác tàu vẫn còn được nhìn thấy trong nhiều năm, nhưng hiện tại hầu như không còn gì. | 1 | null |
Giải bóng đá Ngoại hạng Nga (Russian Premier League – RPL; ; РПЛ) (Russian Premier Liga) là giải đấu ở hạng cao nhất của bóng đá Nga. Giải được thành lập vào năm 2001 với tên Russian Football Premier League (RFPL; ; РФПЛ) và được đổi tên như hiện tại vào năm 2018. Từ năm 1992 đến năm 2001, cấp cao nhất của hệ thống giải bóng đá Nga là Russian Football Championship (, "Chempionat Rossii po Futbolu"). Có 16 câu lạc bộ tham dự giải đấu. Ba đội đứng đầu mỗi mùa giải sẽ giành suất tham dự UEFA Champions League và hai đội đứng ở vị trí thứ 4, 5 sẽ dự UEFA Europa League. Hai đội đứng cuối bảng sẽ phải xuống chơi ở giải bóng đá quốc gia Nga (Russian National Football League).
Giải ngoại hạng Nga kế tục "Top Division", giải đấu do Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp Nga điều hành. Việc ra đời Giải ngoại hạng được cho là đem đến cho các câu lạc bộ mức độ độc lập lớn hơn. Giải đấu hiện tại mang tên Tinkoff Russian Premier League (tiếng Nga: Тинькофф Российская Премьер-Лига) vì lý do nhà tài trợ.
Kể từ mùa giải đầu tiên năm 2002, Zenit Saint Petersburg (9 lần), CSKA Moskva (6 lần), Lokomotiv Moscow (3 lần), Rubin Kazan (2 lần) và Spartak Moskva (1 lần) là những đội đã giành được chức vô địch. Zenit Saint Petersburg hiện đang là đội đương kim vô địch của giải đấu.
Lịch sử.
Sau khi Liên Xô tan rã, bắt đầu từ năm 1992, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tổ chức giải vô địch quốc gia độc lập. Tại Nga, 6 câu lạc bộ từng chơi ở giải bóng đá vô địch Liên Xô năm 1991 (CSKA Moskva, Spartak Moskva, Torpedo Moscow, Dynamo Moscow, Spartak Vladikavkaz và Lokomotiv Moscow) cùng 14 đội từ các hạng đấu thấp hơn hợp lại thi đấu giải Russian Top Division. Giải này chia các đội thành hai bảng đấu để giảm thiểu tổng số trận đấu. Số lượng các đội thi đấu tại Top Division đã giảm dần xuống còn 18 vào năm 1993 và 16 vào năm 1994. Kể từ đó, Russian Top Division (và Russian Premier League từ năm 2002) có 16 đội thi đấu, ngoại trừ hai mùa 1996 và 1997 có thêm 2 đội để thử nghiệm.
Spartak Moskva là đội thi đấu thành công nhất khi giành 9 chức vô địch trong 10 mùa đầu tiên. Spartak-Alania Vladikavkaz là đội duy nhất phá vỡ sự thống trị của Spartak khi vô địch vào năm 1995.
Năm 2007, Zenit St. Petersburg lần đầu tiên giành được danh hiệu vô địch quốc gia Nga; họ cũng từng vô địch Liên Xô vào năm 1984. Năm 2008 chứng kiến sự trỗi dậy của Rubin Kazan, một câu lạc bộ hoàn toàn mới đối với giải đấu hàng đầu nước Nga, vì họ chưa bao giờ thi đấu ở giải vô địch quốc gia Liên Xô (Soviet Top League).
Trước khi bước vào mùa giải 2018–19, biểu trưng mới của giải đấu được ra mắt.
Xếp hạng của UEFA.
Bảng xếp hạng giải đấu của UEFA tại thời điểm mùa giải 2018–19 kết thúc:
Nga hiện đang đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng hệ số UEFA. Các câu lạc bộ Nga có thành tích tốt nhất ở châu Âu tính đến tháng 12 năm 2020:
Các câu lạc bộ hiện tại.
Các đội bóng tham dự Russian Premier League mùa giải 2021–22
Bản quyền truyền hình.
2020–21 và 2021–22.
Trên toàn thế giới (ngoại trừ Nga, CIS và Trung Quốc).
Tất cả 240 trận đấu đều được phát sóng trực tiếp trên toàn cầu trên YouTube với đăng ký bắt buộc. Sẽ có hai cấp độ thành viên cho người xem bên ngoài Nga, CIS và Trung Quốc. Cấp độ đầu tiên bao gồm hai trận đấu với bình luận tiếng Anh mỗi ngày và sẽ có mức phí hàng tháng là $ 2,99. Mức thứ hai, với giá 4,99 đô la một tháng, cung cấp cho người đăng ký quyền truy cập vào tất cả tám trận đấu bằng tiếng Nga và hai trận đấu có bình luận bằng tiếng Anh. Trong mùa giải 2018–19, YouTube phát sóng miễn phí bốn trận đấu trực tiếp mỗi tuần (trong tuần 30 trận đấu, phát sóng tất cả tám trận đấu cuối cùng). Từ năm 2020–21, YouTube cũng phát sóng toàn bộ FTA về Siêu cúp trước khi phát sóng giải đấu. | 1 | null |
Ekranoplan (Экраноплан) là một loại phương tiện di chuyển kết hợp khá độc đáo giữa tàu thủy và máy bay với việc sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển. Nó vừa có thể được xem là một loại thủy phi cơ vừa là một tàu đệm khí. Loại phương tiện được nghiên cứu khá nhiều và có nhiều mẫu khác nhau dự định có thể đưa vào phục vụ trong cả mục đích quân sự lẫn dân sự, nó bay quá thấp để có thể bị phát hiện bởi ra đa nhưng cũng quá cao để các bộ phận dò thủy âm có thể nghe thấy và thủy lôi cũng chẳng thể làm gì được. Dù vậy chưa thật sự có mẫu nào được đưa vào sử dụng rộng rãi.
Lướt gần mặt đất.
Hiệu ứng này được biết đến nhiều ngay từ buổi bình minh khi ngành hàng không thế giới mới bắt đầu phát triển. Khi đó những người lái máy bay thử nghiệm thấy rõ là máy bay của họ có lực nâng tốt hơn khi cất/hạ cánh hay bay ở gần mặt đất nhưng không rõ tại sao. Sau đó các nhà khoa học đã lý giải được hiện tượng này là khi bay máy bay đã đè một lượng khí xuống để tạo lực nâng nhưng khi ở gần mặt đất lượng khí này bị dội ngược trở lên cánh máy bay tạo ra một vùng đệm khí áp cao mà tại đó máy bay được cung cấp một lực nâng rất lớn. Nhưng nếu bay quá cao thì vùng đệm khí này không có tác dụng. Hiệu ứng này đã thu hút được sự chú ý vì lực nâng cao hơn tương ứng với tải trọng lớn hơn của máy bay.
Lịch sử.
Ban đầu khi các cuộc chiến tranh thế giới nổ ra và khi đó những nhà phát triển máy bay không biết dùng hiệu ứng này để làm gì thì việc phát triển loại phương tiện này bị dừng lại khi thấy việc bay gần mặt đất quá nguy hiểm và rắc rối so với các loại máy bay bình thường do có thể cọ quẹt với các vật cản.
Sau đó đến năm 1960, Rostislav Alexeyev một kỹ sư làm việc tại một xưởng đóng tàu Liên Xô đã nghĩ đến việc sử dụng hiệu ứng này khi đang cố gắng phát triển một loại tàu có tốc độ cao khi mà ông thấy là các loại tàu cánh ngầm, nhiều thân có tốc độ cao vẫn chậm do chịu lực cản của nước ở mức độ nào đó vì thế một ý tưởng cần làm là một loại phương tiện không hề chạm vào nước khi di chuyển nhưng cũng không hẳn là tách rời khỏi mặt nước, một loại nhanh hơn nhiều so với tàu và chở nặng hơn nhiều so với máy bay. Vì thế ekranoplan đã được tiến hành bắt đầu phát triển một cách nghiêm túc và vùng nước rộng là nơi được chọn để phát triển vì phương tiện không thể va chạm vào bất cứ thứ gì khi bay thấp như trên mặt đất.
Năm 1961 một phương tiện kỳ lạ được gọi là SM-1 đã được thực hiện nó trông giống với máy bay nhưng cánh rất nhỏ để có thể bay, nó lại có thể di chuyển rất nhanh với việc lướt cách mặt nước một khoảng không nhiều. Để có lực nâng cần thiết phương tiện có hai bộ cánh ngắn một ở thân và một ở đuôi được đẩy bởi một động cơ phản lực. Do mẫu này được thực hiện một cách vội vã để thử nghiệm ý tưởng nên động cơ được chế tạo một cách sơ sài và ngoại hình cũng không được châm chút và hơi khó điều khiển nhưng việc thử nghiệm đã mang lại nhiều khám phá và ý tưởng mới. Alexeyev đã trở nên tự tin với loại phương tiện này sau khi thử nghiệm nhiều lần và tin chắc một phương tiện vận chuyển mới đã được tạo ra. Ông dự đã đưa thiết kế này giới thiệu cho giới quân sự Liên Xô để có thể có được hỗ trợ nhiều hơn trong việc phát triển nếu họ thấy thiết kế có tiềm năng và giới quân sự đã đáp lại đúng như những gì mà Alexeyev hy vọng nhất là Nikita Khrushchev khi rất thích tốc độ cao đến 200 km/h của loại "tàu" này cũng như khả năng di chuyển trên bờ biển của mẫu SM-1.
Mẫu SM-2 sau đó đã được phát triển dựa trên SM-1 nhưng trau chuốt, dễ điều khiển hơn và sử dụng động cơ thổi thẳng xuống cánh tạo đệm khí để nhất phương tiện lên kể cả ở tốc độ thấp vì ở tốc độ thấp thì hiệu ứng lướt khó hình thành và thiết kế này nhanh chóng trở thành thiết kế chuẩn cho các mẫu ekranoplan khác. SM-2 đã được đưa đến Moskva để ra mắt giới quân sự, do không có thời gian phát triển động cơ phản lực nên SM-2 chỉ được trang bị động cơ đẩy có sẵn. Giới quân sự khi đó đang muốn tìm một thiết kế phương tiện mới và thiết kế này trông rất có tiềm năng nên đã quyết định sẽ hỗ trợ tối đa. Còn trong khi đó ở phương Tây cũng đang có ý định phát triển loại phương tiện này tuy nhiên giới quân sự ở đó không muốn mạo hiểm với một thiết kế mới nên không cung cấp bất kỳ khoản hỗ trợ nào để phát triển loại phương tiện này.
Khi chiến tranh lạnh nổ ra thì tất cả điều muốn có một thiết kế vũ khí mới từ thiết kế ekranoplan. Một nhóm phát triển khác nhưng thuộc ngành hàng không do Robert Bartini dẫn đầu đã đưa ra một ý tưởng về tàu sân bay ekranoplan di chuyển với tốc độ cao và các máy bay trên đó có thể cất hạ cánh thẳng đứng mà không cần đường băng dài. Dự án này đã được thông qua để phát triển, thiết kế này thì dựa nhiều trên thiết kế thủy phi cơ và nguyên mẫu nhỏ để bay thử nghiệm là Be-1 đã được thực hiện. Nó dùng cánh ngầm để di chuyển với tốc độ cao cho việc tạo ra hiệu ứng lướt gần mặt đất và cũng gặp các vấn đề mà xưởng đóng tàu trước đó mắc đã mắc phải vì thế mẫu Be-1 không còn được thử nghiệm sau khoảng chục lần thử. Mẫu thử nghiệm khác tên VVA-14 đã được chế tạo năm 1963, mẫu này không giống với bất cứ thứ gì được tạo ra trước đó nó chính là mô hình thu nhỏ để thử nghiệm của tàu sân bay mới, khi hạ cánh trên đường băng sau khi bay thử nghiệm thì hiệu ứng lướt gần mặt đất rất mạnh và phi công lái thử đã nói là "Máy bay giống như từ chối hạ cánh". Việc thử nghiệm trên mặt nước đã được thử nghiệm và mẫu này có thể sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất để di chuyển cũng như nếu cần thì có thể cất cánh lên luôn như các loại thủy phi cơ vì thế nó được gọi là máy bay ekranoplan. Nhưng sau đó kế hoạch chế tạo loại tàu sân bay này đã bị hủy bỏ vì thế việc thử nghiệm với VVA-14 không còn được tiếp tục.
Các thử nghiệm của nhóm Alexeyev thì vẫn được thực hiện để xem phương tiện có thể di chuyển được trên các địa hình khác ngoài nước không cũng như cải thiện độ đáng tin và nó di chuyển khá tốt ở các địa hình tương đối bằng phẳng như tàu đệm khí. Năm 1963 lực lượng quân đội Liên Xô đã phát triển một mẫu có khả năng mang tên lửa dựa trên những gì mà nhóm Alexeyev đã phát triển và kết quả là ekranoplan lớp Lun mà NATO gọi là quái vật biển Caspian đã được chế tạo. Nó có 8 động cơ Kuznetsov NK-87 với tốc độ tối đa đạt tới 500 km/h, trang bị 6 tên lửa đối hạm có thể mang theo đầu đạn hạt nhân đã gây ngỡ ngàng cho phương Tây. Ngoài ra lực lượng quân đội còn yêu cầu thêm một loại ekranoplan có khả năng chở hàng và chiếc A-90 Orlyonok đã được phát triển với tải trọng chở hàng trăm lính trang bị tận răng hay các xe bọc thép, di chuyển với tốc độ 400–500 km/h để đến điểm đổ bộ trong khoảng cách 1.500 km và khi đến nơi nó có thể leo lên bờ để binh lính và xe bọc thép có thể đổ bộ. Nhưng do một số lý do như Alexeyev qua đời vào tháng 2 năm 1980, một tai nạn của một chiếc lớp Lun sau đó khi nó bay lên quá cao và phi công lại mắc sai lầm trong việc điều khiển nên phải dừng hoạt động để điều tra nguyên nhân, đến năm 1985 thì bộ quốc phòng tạm ngừng việc cấp kinh phí chế tạo vì cần tập trung cho các dự án khác nhưng việc Liên Xô tan rã ngay sau đó nên loại phương tiện này không kịp chế tạo với số lượng lớn để sử dụng rộng rãi nhưng 3 chiếc Orlyonok vẫn hoạt động cho đến năm 1993.
Việc ekranoplan lớp Lun xuất hiện đã gây sự chú ý của phương Tây đến loại phương tiện này và nó được xem như một hiểm họa hiện hữu vì nó bay quá thấp để có thể bị phát hiện bởi ra đa nhưng cũng quá cao để các bộ phận dò thủy âm có thể nghe thấy và thủy lôi cũng chẳng thể làm gì được còn tầm hoạt động của chiếc Orlyonok làm nó có thể chở một lượng lớn lính đổ bộ vươn tới hầu hết các bãi biển ở Bắc châu Âu trong thời gian ngắn.
Hoa Kỳ đã cố phát triển ekranoplan sau khi thấy chiếc quái vật biển Caspian hoạt động năm 1967. Kỹ sư hàng không Đức là Alexander Lippisch cũng phát triển loại phương tiện này với hai mẫu RFB X-113 (1970) và RFB X-114 (1977) khi nó gây được sự chú ý của chính phủ Đức, trước đó Lippisch cũng thực hiện mẫu X-112 nhưng không ai quan tâm khi đó. Ông đã đóng góp lớn và để lại dấu ấn của mình trong việc phát triển loại phương tiện này ở phương Tây với kiểu cánh ngược giúp loại phương tiện này hoạt động khá ổn định nhưng lại không phát triển xa hơn. Günther W. Jörg cũng phát triển một phương tiện tương tự là chiếc Tandem Airfoil Flairboat nhưng ít được biết tới.
Thiết kế cánh.
Rostislav Alexeyev và Alexander Lippisch là hai kỹ sư đóng góp rất lớn cho việc phát triển loại phương tiện này một làm trong ngành đường thủy một làm trong ngành hàng không vì thế hầu hết các ekranoplan được phát triển gần đây mang dấu ấn rất lớn về kiểu cánh của hai nhà phát triển này và được phân biệt như hai trường phái Nga và phương Tây. Ngoài ra còn thiết có thiết kế hai tầng cánh mà Günther W. Jörg sử dụng nhưng lại có ít ảnh hưởng hơn.
Sử dụng và phát triển tiếp.
Hiện tại thì loại phương tiện này đã được chế tạo nhưng với kích thước nhỏ chuyên chở từ 12 người trở lên để dành cho thị trường dân sự tại Nga và chúng được chế tạo và đăng ký trong danh mục tàu thủy. Xí nghiệp nghiên cứu và sản xuất Radar MMS và Phòng Thiết kế trung tâm Alexeyev đã đề xuất dự kiến đến năm 2016 sẽ xây dựng các ekranoplan mới, có trọng tải từ 50 đến 600 tấn. Sản phẩm nhằm phục vụ các mục đích dân sự và quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cũng từng công bố việc nối lại kế hoạch phát triển ekranoplan có trọng tải lớn cho hải quân Nga. Còn hãng Beriev thì dự tính phát triển chiếc Be-2500.
Dù chưa có dự án lớn nào của Hoa Kỳ về loại phương tiện này thành hiện thực từ Atlantis-1 cho đến Boeing Ultra Pelican nhưng loại phương tiện này hứa hẹn một kỷ nguyên giao thông mới.
Nhật Bản đang phát triển một loại tàu hỏa tốc độ cao sử dụng hiệu ứng lướt gần mặt đất gọi là Aero-Train còn Hàn Quốc thì đang phát triển chiếc WSH-500 có 50 chỗ ngồi. Ngoài ra các nước khác cũng tiến hành phát triển các phương tiện tương tự nhưng chỉ đến 10 chỗ. Iran thì đã chế tạo và đưa vào phục vụ hai phi đội Bavar 2 từ tháng 9 năm 2010. | 1 | null |
Ernst Kasimir Friedrich Karl Eberhard, Bá tước xứ Lippe-Biesterfeld (tiếng Đức: "Ernst Kasimir Friedrich Karl Eberhard Graf zur Lippe-Biesterfeld"; 09 tháng 06 năm 1842 - 26 tháng 09 năm 1904) là người đứng đầu của dòng họ Lippe-Biesterfeld thuộc Nhà Lippe. Từ năm 1897 cho đến khi qua đời, ông là nhiếp chính của Thân vương quốc Lippe.
Sinh thời.
Ông sinh ra ở Oberkassel con thứ tư của Julius, Bá tước xứ Lippe-Biesterfeld (1812-1884) và Nữ Bá tước Adelheid xứ Castell-Castell (1818-1900). Ngày 17 tháng 05 năm 1884, Bá tước Ernst kế vị cha mình là người đứng đầu của dòng họ Lippe-Biesterfeld thuộc Nhà Lippe.
Hôn nhân và con cái.
Ernest đã kết hôn với Nữ bá tước Karoline Friederike Cecilia xứ Wartensleben (1844-1905), ngày 16 tháng 09 năm 1869 ở Neudorf. Từ cuộc hôn nhân ông có sáu người con (hoàng tử / công chúa của Lippe từ năm 1905). | 1 | null |
HMS "Escort" (H66) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Được phân về Hạm đội Nhà sau khi nhập biên chế, con tàu được điều đến Hạm đội Địa Trung Hải vào năm 1935-1936 nhân vụ Khủng hoảng Abyssinia, rồi trải qua phần lớn thời gian trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) tuần tra tại vùng biển nước này thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp cho cả hai phe xung đột. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Escort" phục vụ hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm trên Đại Tây Dương, hộ tống các tàu chiến của Hạm đội Nhà trong Chiến dịch Na Uy và kéo tàu chị em rút lui sau khi bị hư hại do không kích. Sau đó nó gia nhập Lực lượng H vào cuối tháng 6 và tham gia cuộc tấn công Mers-el-Kébir vào đầu tháng 7. Nó trúng ngư lôi phóng bởi tàu ngầm Ý "Guglielmo Marconi" vào ngày 8 tháng 7 năm 1940 và bị đắm ba ngày sau đó trong lúc đang được kéo về Gibralta.
Thiết kế và chế tạo.
"Escort" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Escort" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Escort" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng dành cho ngư lôi. Một đường ray và hai máy phóng mìn sâu được trang bị, và nó mang theo 20 quả mìn sâu, nhưng tăng lên 35 quả không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu.
"Escort" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 30 tháng 3 năm 1933 tại Scotts Shipbuilding and Engineering Company ở Greenock, Scotland; được hạ thủy vào ngày 29 tháng 3 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 30 tháng 10 năm 1934 với chi phí tổng cộng 249.587 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Escort" được phân về Chi hạm đội Khu trục 5 trực thuộc Hạm đội Nhà, nhưng cũng từng trải qua một đợt bố trí ngắn đến Tây Ấn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1935. Sau đó, nó được tái trang bị tại Sheerness từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4. "Escort" được điều về Hạm đội Địa Trung Hải từ tháng 9 năm 1935 đến tháng 3 năm 1936 nhân vụ Khủng hoảng Abyssinia, rồi bị hư hại do va chạm tại Sheerness, buộc phải sửa chữa trong bảy tuần tại đây vốn chỉ hoàn tất vào ngày 5 tháng 9. Con tàu đã tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha, khi cuộc nội chiến xảy ra nước này, để thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp cho cả hai phe xung đột, cho đến ngày 24 tháng 3 năm 1939, khi nó quay trở về Anh. "Escort" trở thành tàu tiếp liệu cho chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc Hạm đội Dự bị sau khi quay về, và chỉ nhập biên chế trở lại vào ngày 2 tháng 8, khi nó được phân về Chi hạm đội Khu trục 12.
Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào ngày 3 tháng 9, "Escort" và tàu chị em đã cứu vớt khoảng 300 người sống sót từ chiếc tàu biển chở hành khách , vốn trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-30". Con tàu được phân nhiệm vụ hộ tống và tuần tra chống tàu ngầm trực thuộc Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, rồi được chuyển đến Rosyth vào tháng 12 cho nhiệm vụ tương tự tại Bắc Hải. "Escort" được tái trang bị tại Falmouth từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 12 tháng 2 năm 1940, rồi tiếp tục nhiệm vụ trên sau khi hoàn tất. Cùng các tàu khu trục và , nó đã đánh chìm "U-63" vào ngày 25 tháng 2, sau khi chiếc tàu ngầm Đức bị tàu ngầm phát hiện ở khoảng cách về phía Đông quần đảo Orkney.
Khi Chiến dịch Na Uy mở màn vào đầu tháng 4, "Escort" được chuyển về Hạm đội Nhà hộ tống cho các tàu chiến chủ lực khi chúng tiến ra Bắc Hải truy tìm các tàu chiến Đức vào ngày 9 tháng 4. Sau khi tàu chị em bị hư hại do không kích vào ngày 11 tháng 4, "Escort" đã kéo nó quay trở lại Sullom Voe. Chiếc tàu khu trục đã hộ tống cho các tàu sân bay và từ ngày 25 tháng 4, khi máy bay của chúng không kích các mục tiêu Đức tại Na Uy, rồi hộ tống cho "Glorious" khi chiếc này quay trở về Scapa Flow để tiếp nhiên liệu và bổ sung máy bay vào ngày 27 tháng 4. Con tàu đã bị hư hại nhẹ do va chạm với chiếc tàu biển chở hành khách Ba Lan "Chrobry" vào ngày on 11 tháng 5. "Escort" đặt căn cứ tại Scapa Flow trong thành phần Hạm đội Nhà cho đến ngày 26 tháng 6, khi nó lên đường đi Gibralta để chuyển sang Lực lượng H. Vào lúc này, không rõ là dàn ống phóng ngư lôi phía đuôi của nó có được thay thế bởi khẩu đội (12-pounder) phòng không hay không ?
"Escort" đến nơi vào ngày 2 tháng 7, và gia nhập Lực lượng H để tấn công các tàu chiến của Hải quân Pháp còn theo phe Vichy tại Mers-el-Kébir vào ngày hôm sau. Trong Chiến dịch MA 5, một kế hoạch không kích các sân bay Ý trên đảo Sardinia, "Escort" trúng ngư lôi từ tàu ngầm Ý "Guglielmo Marconi" vào ngày 8 tháng 7, sau khi chiến dịch bị hủy bỏ do thiếu yếu tố bất ngờ. Vụ nổ của quả ngư lôi làm thủng một lỗ rộng trên lườn tàu giữa hai phòng nồi hơi, nhưng chỉ làm thiệt mạng hai thành viên thủy thủ đoàn. Sau ba ngày trên đường kéo trở về Gibralta, nó bất ngờ bị đắm vào sáng ngày 11 tháng 7. | 1 | null |
Uta Ranke-Heinemann (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1927) là nhà thần học và học giả người Đức. Bà là giáo sư dạy môn lịch sử Tôn giáo tại Đại học Essen ở quê hương bà.
Uta Ranke-Heinenann là người phụ nữ đầu tiên chiếm được ngôi vị Giáo sư Thần học của Giáo hội Công giáo Rôma, nhưng đến năm 1987 bà bị tước bằng dạy học vì dám phủ nhận tính chất đồng trinh của Đức Mẹ Maria. Uta Ranke-Heinemann cũng là tác giả của quyển sách "Dẹp bỏ những chuyện ấu trĩ" ("Putting Away Childish Things") có nội dung phủ nhận các tín điều truyền thống của Công giáo mà bà cho là lỗi thời, tỉ như tư cách thần thánh của chúa Giêsu, chuyện xác chết sống lại, thuyết Chúa Ba Ngôi. Trong một tác phẩm nổi tiếng khác, "Thái giám của Nước Trời" ("Eunuchs of the Kingdom of Heaven"), Uta Ranke-Heinenmann đã vạch trần những vấn đề về tình dục trong Giáo hội Công giáo từ trước tới nay.
Tiểu sử.
Uta Ranke-Heinemann sinh ra tại thành phố Essen trong một gia đình theo đạo Tin Lành nhánh Calvin. Cha của Uta, ông Gustav Heinemann là đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức và là Tổng thống Đức trong giai đoạn 1969–74. Mẹ của Uta, bà Hilda Heinemann, là hậu duệ của nhà sinh học Albrecht von Haller và là một nhà thần học nghiên cứu dưới trướng của Rudolf Bultmann tại Đại học Marburg. Năm 1944, khi quê hương Essen bị ném bom nặng nề bởi quân Đồng Minh, Uta được mẹ đưa đi di tản sang nơi sống của gia đình Bultmann. Uta sống với Bultmann cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1945.
Quá trình học tập và công tác trước năm 1987.
Thuở nhỏ, Uta Heinemann theo học trường Burggymnasium Essen, một trường trung học thành lập từ thế kỷ thứ 9. Bà là nữ sinh đầu tiên và cũng là duy nhất của trường này tốt nghiệp với thành tích xuất sắc. Trong thời gian đó, rất ít học sinh của trường này có thể vượt qua kì thi tốt nghiệp với thành tích xuất sắc, trước Uta trong vòng 30 năm không có ai đạt được thành tích này. Từ năm 1947 đến 1973, Uta theo học Thần học Phúc Âm trong 13 học kỳ tại các Đại học Basel, Oxford, Montpellier và Bonn. Ngày 25 tháng 9 năm 1953, Heinemann cải đạo sang Công giáo và tiếp tục học Thần học Công giáo ở Đại học Ludwig Maximilian München. Bà là bạn học cùng lớp trong niên khóa 1953/54 với nhà Thần học Nữ giới Maria Elisabeth Gössmann và linh mục Joseph Ratzinger, tức giáo hoàng tương lai Biển Đức XVI. Năm 1954, dưới sự hướng dẫn của nhà thần học Michael Schmaus, bà làm luận án "Das frühe Mönchtum. Seine Motive nach den Selbstzeugnissen der ersten Mönche" và năm 1954 tốt nghiệp bằng tiến sĩ cấp bậc "rất danh dự" ("magna cum laude") về môn thần học tại Đại học LMU. Cần lưu ý, trước năm 1954, việc phụ nữ đậu tiến sĩ Thần học là chuyện không thể có.
Ngày 30 tháng 12 năm 1954, Uta Heinenmann kết hôn với người bạn cũ cùng lớp, giảng viên thần học Công giáo Edmund Ranke và có hai người con trai, Johannes (sinh năm 1958) và Andreas (sinh năm 1960). Từ năm 1955, Heinenmann làm giảng viên tại Erzbischöflichen Katechetinnenseminar ở Bonn và từ năm 1965 bà giảng dạy tại đại học Pädagogischen ở Neuss. Năm 1969, bà là người phụ nữ đầu tiên được cấp chứng chỉ HDR - tức là công nhận đủ tư cách giảng dạy ở bậc đại học - về Thần học Công giáo tại Đức và vì vậy trở thành người phụ nữ đầu tiên chiếm được ghế giảng dạy thần học tại một đại học Đức. Không lâu sau đó, tháng 1 năm 1970 bà trở thành nữ Giáo sư thần học đầu tiên của Công giáo, giảng dạy tại Đại học Essen. Năm 1980 bà được bổ nhiệm làm Giáo sư dạy về Tân Ước và về lịch sử Giáo hội Công giáo thời kỳ sơ khai tại Đại học Duisburg. Kể từ năm 1985 thì đổi sang dạy tại đại học Essen.
Bị huyền chức.
Từ thập niên 1970, Uta Ranke-Heinemann bắt đầu có những tư tưởng chỉ trích các vấn đề của giới linh mục trong Giáo hội Công giáo. Thật ra, ảnh hưởng của Rudolf Bultmann lên Uta Heinenmann - diễn ra trong thời kỳ bà lánh nạn tại nhà của Rudolf trong chiến tranh - đã góp phần định hình nên tư tưởng cải cách và chủ nghĩa hòa bình của Uta. Rudolf Bultmann cũng đánh giá cao tài năng và bày tỏ sự quý mến của mình đối với Uta trong một bức thư ngày 16 tháng 1 năm 1945 gửi cho Gustav Heinemann.
Rồi câu chuyện bùng nổ vào ngày 15 tháng 4 năm 1987 trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên đài truyền hình WDR Fernsehen ở Nhà thờ Đức Mẹ Maria tại Kevelaer. Khi được hỏi về tính chất đồng trinh của Đức Mẹ Maria, Uta Ranke-Heinemann đã thẳng thừng bác bỏ tín điều này.
Nói cách khác, Uta Heinenmann tuyên bố tín điều về sự trinh trắng của Đức Mẹ về mặt sinh học là chuyện không có thật, và chỉ có "tinh khí tâm linh" trong bụng của Maria là thứ thật sự bắt nguồn từ Thánh Linh mà thôi.
Để củng cố cho lập luận "sinh ra từ một nữ trinh" không thể hiểu theo nghĩa sinh học mà phải hiểu theo nghĩa thần học, Ranke-Heinemann đã viện dẫn các ý kiến của nhà thần học Karl Rahner (1904-1984) và ngay cả của Joseph Ratzinger, và đã trình bày điều này trên chương trình truyền hình West 3-Magazins "Gott und die Welt" vào ngày 13 tháng 6 năm 1987. Bà sử dụng mô tả của Rahner về tính chất đồng trinh của Maria như là một huyền thoại kiểu Midrash cũng như đoạn văn sau của Ratzinger trong cuốn sách "Giới thiệu về đạo Kitô":
Hậu quả đến ngay lập tức. Ngày 15 tháng 6 năm 1987, Giám mục Essen là Franz Hengsbach đã huyền chức Heinenmann và tước bỏ tư cách giảng dạy thần học của bà. Từ lúc đó Heinenmann chỉ có thể giảng dạy các môn không phải là thần học trong nhà trường và phải tìm kiếm việc làm độc lập trong các trường Đại học. Tuy nhiên Uta Ranke-Heinenmann vẫn tự coi mình là tín đồ Công giáo, chỉ xem Giáo hội hiện thời là "không đủ" cho bà.
Trước khi bị huyền chức, ngày 14 tháng 6 Heinemann đã gửi một bức thư thỉnh cầu sự giúp đỡ đến người bạn học cũ Ratzinger, lúc đó đã là một Hồng Y. Cuối cùng, năm 1987 bà cũng được bổ nhiệm làm giảng viên Lịch sử Tôn giáo, độc lập với giáo hội, và bà giữ chức vị này đến khi nghỉ hưu. Uta Ranke-Heinemann tự xem mình đã bị Giáo hội tuyệt thông tiền kết ("latae sententiae") căn cứ theo điều 1364 §1 CIC và 751 CIC thuộc luật Giáo hội năm 1983, bởi vì bà đã phạm phải điều cấm kỵ là nghi ngờ một đức tin cơ bản của Công giáo (tính chất đồng trinh của Maria). Tuy nhiên trên thực tế không có một văn bản tuyệt thông nào được chính thức ban hành, tức là bà không bị phạt vạ tuyệt thông hậu kết ("ferendae sententiae").
Thật ra thì, trước đó, trong sách "Die Tochter Zion – Betrachtungen über den Marienglauben der Kirche", Ratzinger đã cải chính về câu nói này (mặc dù trong các phiên bản ấn hành của cuốn "Giới thiệu về đạo Kitô" thì câu nói đó vẫn giữ nguyên, không cải sửa). Nhận xét về việc viện dẫn của Heinemann, linh mục dòng Đa Minh Willehad Paul Eckert (1926-2005) đã khuyên rằng "Những điều mà Ratzinger và Rahner nói là sai lầm, bà đừng nên viện dẫn vào chúng."
Viết sách "Thái giám của Nước Trời".
Tháng 10 năm 1988, một tác phẩm nổi bật của Uta Ranke-Heinemann là "Thái giám của Nước Trời: Giáo hội Công giáo và chuyện tình dục" ("Eunuchen für das Himmelreich – Katholische Kirche und Sexualität") được xuất bản. Nó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1989 theo thống kê của Der Spiegel, với khoảng 2,3 triệu bản in được bán ra. Năm 2000, cuốn sách được tái bản với nhiều thông tin mới được cập nhật, ví du như có thêm nguyên một chương nói về nạn đồng tính luyến ái trong giáo hội. Bản sách bìa mềm năm 2012, có thêm một chương nói về giáo hoàng Biển Đức XVI. Trong tác phẩm này, Ranke-Heinemann miêu tả cảm tưởng của bà về lịch sử 2000 năm của Giáo hội về đạo đức tình dục, từ thời Giêsu tới thời Biển Đức XVI. Việc tác giả thông hiểu 12 thứ tiếng đã giúp ích rất nhiều cho việc dịch thuật chính xác cuốn sách này.
Lên tiếng về vấn đề linh mục loạn dâm.
Ranke-Heinemann xem hành vi ấu dâm của các linh mục là:"mối nguy tồn tại trong một giáo hội đơn giới tính, vốn loại bỏ hoàn toàn vai trò của phụ nữ nhưng không thành công trong việc làm mất giới tính suốt 2000 năm qua."
Chuyện linh mục loạn dâm vốn được coi là "thâm cung bí sử" của Giáo hội và những ai tiết lộ đều đứng trước nguy cơ bị vạ tuyệt thông, căn cứ theo các quy định ban hành trong các sắc chỉ "Crimen sollicitationis" năm 1962 và "De delictis gravioribus" năm 2001.
Nhân việc Giám mục Regensburg là Gerhard Ludwig Müller bị tố cáo tuyển dụng một linh mục phạm tội hiếp dâm trẻ em làm cha xứ dưới quyền ông ta, Uta Ranke-Heinemann đã tuyên bố, chỉ lệnh của Biển Đức XVI hồi còn làm Hồng y năm 2001 ("De delictis gravioribus") sẽ tiếp tục gây thêm nhiều tai vạ cho trẻ em và thiếu niên trên thế giới, vì vậy bà yêu cầu Giáo hoàng hãy thu hồi lại những thứ cản trở công lý một cách trắng trợn gây ra bởi cái chỉ lệnh đó.
Hoạt động xã hội và chống chiến tranh.
Từ thập niên 1970, Uta Ranke-Heinemann bắt đầu dấn thân vào các hoạt động xã hội và bảo vệ quyền con người. Bà vận động cho việc chống sử dụng bom napalm và tiêu hủy toàn bộ vũ khí hạt nhân. Năm 1972, bà kêu gọi viện trợ nhân đạo và thuốc men cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam, và thực hiện các cuộc vận động tương tự vào năm 1973 (cho Ấn Độ) và 1979 (cho Campuchia). Trong thập niên 1980, bà tham gia tích cực vào phong trào ủng hộ hòa bình và diễn thuyết trong nhiều cuộc mít tinh. Năm 1999, trong nỗ lực phản đối cuộc ném bom của NATO vào Nam Tư năm 1999 mà Đức là một thành viên tham gia, bà tham gia ứng cử tổng thống Đức cho Đảng Xã hội Dân chủ (PDS, đến năm 2007 sáp nhập với đảng WASG trở thành Đảng Cánh tả Đức). Tuy nhiên bà đã thất bại trước ứng viên Johannes Rau của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, chồng của cháu bà.
Viết sách "Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con".
Năm 1992, một tác phẩm khác của Uta-Ranke Heinemann là "Vâng và Amen: Sách hướng dẫn dành cho người nghi ngờ đức tin" ("Nein und Amen. Anleitung zum Glaubenszweifel") đã được ấn hành. Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Anh với tên gọi "Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con: sự sinh ra từ nữ trinh, ngôi mộ trống, và những chuyện cổ tích khác mà bạn không cần phải tin để có một đức tin sống động" ("Putting away childish things: the Virgin birth, the empty tomb, and other fairy tales you don't need to believe to have a living faith").
Sau khi người chồng Edmund Ranke qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, vào năm 2002 Uta Ranke-Heinemann cho ra đời ấn phẩm tái bản của cuốn "Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con" trong đó có chương cuối cùng được coi như là để tưởng niệm người chồng quá cố. Tên tiếng Đức của phiên bản 2002 là "Vâng và Amen: Lời từ biệt của tôi với Kitô giáo truyền thống" ("Nein und Amen. Mein Abschied vom traditionellen Christentum"). Trong tác phẩm "Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con", Heinemann khẳng định bà vẫn là một tín đồ Kitô, nhưng điều này không ngăn cản việc bà nghi ngờ và phủ bác các tín điều cũ kỹ của nó, đồng thời ghi ơn sự dạy dỗ của nhà thần học Rudolf Bultmann dành cho bà:
Trong tác phẩm này, Uta Ranke-Heinemann đã nêu ra những "chuyện trẻ con" trong tín lý Kitô giáo truyền thống và yêu cầu phải dẹp bỏ. Ý kiến của bà có thể được tổng hợp thành 7 mục như sau: | 1 | null |
Danh sách các quốc gia châu Mỹ theo diện tích được thống kê theo đơn vị Km2, cập nhật từ bảng số liệu của Liên Hợp Quốc công bố năm 2007, danh sách này đã có một số chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế. Ngoài 35 quốc gia độc lập, bảng thống kê còn có mặt của 19 vùng lãnh thổ: Quần đảo Cayman, Quần đảo Turks và Caicos, Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Anguilla, Saint Pierre và Miquelon, Saint-Barthélemy, Bermuda, Martinique, Sint Maarten, Saint-Martin, Aruba, Bonaire, Curaçao, Quần đảo Falkland, Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Greenland và Guadeloupe | 1 | null |
Centropomidae là một họ cá vây tia. FishBase coi họ này thuộc về bộ Cá vược (Perciformes). Tuy nhiên, gần đây người ta coi là họ này xếp ở vị trí không xác định trong nhóm Carangaria (= Carangimorpha).
Phân loại.
Trước năm 2004, Centropomidae bao gồm 3-4 chi, với phân họ Latinae gồm 2-3 chi ("Hypopterus" đôi khi được coi là đồng nghĩa của "Psammoperca"). Sau năm 2004 phân họ này đã được nâng lên cấp họ và đổi tên thành Latidae (họ Cá chẽm) vì một phân tích sử dụng 29 đặc trưng hình thái của các loài còn sinh tồn và đã tuyệt chủng cho thấy Centropomidae cũ là cận ngành nên chỉ còn lại một chi là "Centropomus" trong họ Centropomidae.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra các khiếm khuyết trong phân tích này và cho thấy họ Centropomidae "sensu" Greenwood, 1976 là đơn ngành.
Phân loại dưới đây dựa theo Li và ctv (2011):
Các loài.
Hiện tại có 25 loài ghi nhận trong họ Centropomidae nghĩa rộng
Quan hệ khác.
Trong quá khứ, các chi "Glaucosoma", "Niphon", "Siniperca", "Ambassis" đã từng xếp trong họ này hoặc được coi là có quan hệ họ hàng gần với họ này. | 1 | null |
Nữ Đại vương công Anastasia Nikolaevna của Nga (tiếng Nga: Великая Княжна Анастасия Николаевна Романова, Velikaya Knyazhna Anastasiya Nikolayevna Romanova) ( – 17 tháng 7 năm 1918) là đứa con thứ tư cũng là con gái út của Sa hoàng Nikolai II, và vợ ông, Sa hậu Aleksandra Feodorovna (Alix của Hessen). Thông qua mẹ của mình, Anastasia còn là cháu cố của Victoria của Anh.
Anastasia là em gái của Nữ Đại vương công Olga, Tatyana, và Mariya, là chị của Aleksey Nikolayevich, Thái tử của Nga. Bà cùng với gia đình và những người hầu cận bị giết chết bởi những người Bolshevik vào ngày 17 tháng 07 năm 1918. Điều này dẫn đến việc cô được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh.
Tin đồn về việc bà đã thoát chết trong vụ thảm sát bởi những người cộng sản lên gia đình Sa hoàng năm 1918 được lan truyền, vụ việc này thúc đẩy bởi vị trí chôn cất của cô không được xác định rõ ràng từ thời Liên bang Xô Viết.
Những ngôi mộ tập thể chứa xác của Sa hoàng, vợ ông cùng ba cô con gái gần Yekaterinburg đã được tiết lộ năm 1991. Xác của Alekse7 và một người nữa có thể là Anastasia hay chị gái của bà là Mariya được phát hiện năm 2007.
Việc tin đồn về việc Anastasia còn sống đã bị bác bỏ. Phân tích pháp y và xét nghiệm DNA xác nhận rằng phần hài cốt còn lại là của các gia đình hoàng gia, cho thấy rằng tất cả bốn Nữ đại vương công đã thiệt mạng trong năm 1918. Một số phụ nữ đã tuyên bố mình là Anastasia, trong đó có Anna Anderson là được biết đến nhiều nhất. Câu chuyện của cô ta về những ngày cuối cùng của gia đình Romanov bằng một cách nào đó, vô cùng thuyết phục, khiến cho rất nhiều người tin tưởng. Cơ thể của Anderson đã được hỏa táng sau khi qua đời vào năm 1984, nhưng xét nghiệm ADN trong năm 1994 trên mảnh có sẵn của mô và tóc của Anderson cho thấy không có bất cứ mối quan hệ nào với ADN của gia đình hoàng gia.
Thời thơ ấu.
Khi Anastasia được sinh ra, như những người chị gái của cô khi trước, cha mẹ của cô và dòng họ đã cảm thấy thất vọng do không sinh được con trai. Mặc dù Nicky và Alix (biệt danh của Sa hoàng và Sa hậu) rất yêu thương chúng, Alix gần như phát khóc. Họ hy vọng có một đứa con trai để tiếp tục nối ngôi báu. Sa hoàng Nikolai II đã phải mất một lúc lâu đi dạo để trấn tĩnh lại trước khi gặp vợ của mình, Hoàng hậu Aleksandra và đứa con gái mới chào đời lần đầu. Nữ đại vương công thứ tư này đã được đặt tên theo Thánh Anastasia được biến đến là "người phá bỏ xiềng xích" bởi lẽ để vinh danh ngày sinh ra cô, Sa hoàng đã ân xá và cho phép các học sinh bị giam do tham dự vào cuộc bạo loạn ở Sankt-Peterburg và ở Moskva vào mùa đông trước đó. "Anastasia" có nguồn gốc tiếng Hy Lạp (Aναστασία) tức là "sự hồi sinh", một cái tên ám chỉ đến câu chuyện về sự sống sót của cô sau này. Tước hiệu của cô có thể dịch chính xác hơn là "Đại Công Chúa". Tuy nhiên, cái tên "Nữ đại vương công" được sử dụng rỗng rãi nhất trong các bản dịch thuật từ tiếng Nga.
Bà cùng với các chị em đã được dạy dỗ một cách giản dị nhất có thể. Với lối sống 'thắt lưng buộc bụng' cô phải ngủ ở trên giường trại nệm cứng mà không có gối, ngoại trừ lúc ốm, tắm nước lạnh vào buổi sáng, được dạy phải dọn giường và làm công việc thêu thùa để bán trong các sự kiện từ thiện khi rảnh. Hầu hết trong gia đình, bao gồm cả các người hầu, đều gọi cô bằng tên và tên cha ông (patronym), Anastasia Nikolaevna, và không sử dụng tước hiệu và tước vị. Đôi khi, Anastasia được gọi theo tên phiên bản tiếng Pháp là "Anastasie" hoặc bằng biệt danh tiếng Nga là "Nastya", "Nastas", hoặc "Nastenka". Các biệt danh trong gia đình khác của cô là "Malenkaya" - cô bé nhỏ (tiếng Nga) hoặc "shvybzik" - cô bé nghịch ngợm (tiếng Đức).
Anastasia và chị gái Maria đã được biết đến là "Cặp đôi nhỏ". Hai cô gái ở cùng phòng và thường mặc các phiên bản khác nhau của cùng một loại váy và thường dành phần lớn thời gian với nhau. Còn hai người chị lớn khác được biết đến là "Cặp đôi lớn". Cả bốn cô gái trong gia đình thường ký thư dựa theo biệt danh 'OTMA' của mình, bắt nguồn từ chữ cái đầu tiên trong tên mỗi người.
Ngoại hình và tính cách.
Cũng giống như tên biệt danh của mình, Anastasia thời nhỏ là một đứa bé lanh lợi và hoạt bát được mô tả với vẻ ngoài thấp, có xu hướng hơi mũm mĩm với đôi mắt xanh và tóc màu nâu sáng. Bảo mẫu của bốn Nữ Đại vương công, Margaretta Eagar, đã từng kể lại rằng có người mô tả Anastasia lúc mới chỉ 1 đến 3 tuổi là một cô bé có nét duyên dáng nhất trong tất cả đứa trẻ mà bà từng gặp.
Trong khi thường được tả là một người tài năng và thông minh, cô không hứng thú với sự gò bó trong lớp học, theo lời gia sư của bà là Pierre Gilliard và Sydney Gibbes. Cùng với hai gia sư trên còn có nữ quan Lili Dehn và Anna Vyrubova đều mô tả Nữ đại vương công là một diễn viên tài năng, tinh nghịch và năng động. Những lời bình nhạy bén và hóm hỉnh của cô thường chạm vào những chỗ rất nhạy cảm.
Cũng có lúc, sự liều lĩnh của bà vượt quá giới hạn chấp nhận được. "Rõ ràng là cô ấy có bảng thành tích về các hành động đáng bị trừng phạt trong gia đình vì nếu bàn đến sự tinh nghịch của mình, cô ta là thiên tài", nhận xét bởi Gleb Botkin, con trai của nhà vật lý Yevgeny Botkin (người sau này đã chết cùng với gia đình Romanov ở Yekaterinaburg). Anastasia đôi khi làm người hầu vấp ngã và trêu đùa gia sư của mình. Khi còn là đứa trẻ, Anastasia có thể leo lên cây và không chịu xuống, trừ khi cha cô ấy quát thật to và bắt cô trèo xuống. Có một lần, trong trận ném bóng tuyết tại dinh thự của gia đình ở Ba Lan, bà đã nặn bóng tuyết lớn với cục đá và ném vào chị gái Tatyana và khiến bà ấy ngã xuống đất. Một người chị em họ, Công chúa Nina Georgievna, đã kể lại "Anastasia chơi xấu đến mức ác độc", và dám gian lận, đạp và cào những người chơi cùng; bà bị sỉ nhục khi người em họ Nina cao hơn bà. Nữ Đại vương công không lo lắng về ngoại hình của mình như các chị gái của mình. Hallie Erminie Rives, tác giả người Mỹ có sách bán chạy nhất, và vợ của mình, đã mô tả cô bé 10 tuổi Anastasia khi ăn sôcôla không hề suy nghĩ gì về việc bỏ đôi găng trắng, dài của mình tại nhà hát Sankt-Peterburg.
Dù rất hiếu động, sức khỏe của Anastasia đôi khi không được tốt. Nữ Đại vương công phải trải qua bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái đau đớn, ảnh hưởng đến cả hai ngón chân cái. Anastasia có nhóm cơ sau yếu và phải được điều trị massage hai lần mỗi tuần. Bà luôn trốn ở dưới giường hoặc tủ để không phải điều trị.
Hemophilia.
Chị gái Mariya đã bị xuất huyết vào tháng 12 năm 1914 trong ca phẫu thuật cắt amidan theo lời kể người dì Olga Aleksandrovna của cô khi được phỏng vấn sau này. Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật sau đó đã mất tự tin đến mức mà phải nhờ sự ra lệnh của hoàng hậu mới có thể tiếp tục. Olga Aleksandrovna nói rằng bà tin cả bốn đứa cháu đã chảy máu nhiều hơn người bình thường và cho rằng chúng mang gen Hemophilia như mẹ của chúng.
Người mang triệu chứng của gen này, mặc dù chưa hẳn là bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông, có thể có các triệu chứng bao gồm hệ số đông máu thấp hơn thông thường có thể dẫn tới chảu nhiều máu. Vào năm 2009, một thử nghiệm DNA trên gia đình hoàng tộc này đã chứng minh rằng Aleksey mắc Hemophilia B, một dạng hiếm của bệnh này. Mẹ và một chị của ông, được xác định là Mariya hoặc Anastasia, như người mang bệnh. Do đó, nếu Anastasia sống đến lúc có con cháu, có thể chúng cũng sẽ mắc căn bệnh này. Bệnh của Aleksey là mãn tính và không chữa được. Những cuộc tấn công thường xuyên của căn bệnh này dẫn tới việc ông tàn tật và phải ngồi xe lăn trong nhưng ngày cuối của đời mình.
Quan hệ với Grigori Rasputin.
Mẹ của bà phụ thuộc vào ý kiến của Grigori Rasputin, một người xuất thân nông dân và được cho là "thánh nhân". Lời cầu nguyện của ông rất được tin tưởng khi cứu sống Thái tử rất nhiều lần. Anastasia và các anh chị em được dạy phải coi Rasputin như "một người bạn" và phải tin tưởng vào ông. Vào mùa thu năm 1907, dì của Anastasia là Nữ Đại vương công Olga Aleksandrovna của Nga đã được hộ tống đến nhà trẻ bởi Sa hoàng để gặp Rasputin. Anastasia, các chị em gái và đứa em trai, Alekseyei đều mặc áo ngủ dài màu trắng. "Tất cả bọn trẻ đều có vẻ thích ông ta", Nữ đại vương công kể lại. "Chúng hoàn toàn thoải mái bên ông ấy." Tình bạn giữa Rasputin và những đứa trẻ hoàng tộc đã được minh chứng trong một số các tin nhắn ông gửi cho lũ trẻ. Vào tháng 2, năm 1909, Rasputin gửi chúng một bức điện tín, khuyên chúng "yêu thiên nhiên của Chúa trời, toàn bộ sản phẩm của Ngài cụ thể là thế giới này. Đức mẹ của Chúa đã luôn hiện hữu với hoa thơm và việc thêu thùa."
Tuy nhiên, một trong số các gia sư, Sofia Ivanovna Tyutcheva, đã sợ hãi ở năm 1910 về việc Rasputin được phép vào nhà trẻ khi bốn cô gái đang mặc đồ ngủ và muốn ông ta không được vào. Nikolai đã từng bảo Rasputin tránh vào nhà trẻ trong tương lai. Những đứa trẻ này đều biết sự căng thẳng giữa hai người và sợ rằng mẹ của chúng sẽ tức giận khi biết được hành động của Tyutcheva. "Con sợ rằng S.I (cô giáo Sofia Ivanovna Tyutcheva) có thể nói... gì đó xấu về người bạn của chúng ta," Tatyana, chị gái 12 tuổi của Anastasia, viết thư cho mẹ vào ngày 8, tháng 3 năm 1910. "Con hy vọng cô bảo mẫu sẽ đối xử tốt với bạn của chúng ta từ nay."
Tyutcheva cuối cũng cũng bị cho thôi việc. Cô mang câu chuyện của mình kể cho các thành viên khác trong gia đình. Trong khi các chuyến thăm của Rasputin, theo tất cả nguồn tin, là hoàn toàn lương thiện, cả gia đình đều cảm thấy khó chịu. Tyutcheva kể với em gái của Nikolai, Nữ Đại vương công Ksenya, rằng Rasputin đến thăm các cô bé, nói chuyện với chúng trước khi đi ngủ, và ông ta còn ôm và xoa đầu bọn trẻ. Tyutcheva nói rằng những đứa trẻ đã được dạy không được nói về Rasputin với bà và phải giấu những chuyện thăm này khỏi những bảo mẫu một cách cẩn thận. Xenia viết vào ngày 15 tháng 3 năm 1910 rằng cô không thể hiểu được "... thái độ của Alix và những đứa trẻ đối với tên Grigory nham hiểm đó (người mà họ coi là vị thánh trong khi hắn chỉ là một tên theo giáo phái Khlysty!)".
Vào mùa xuân năm 1910, Mariya Ivanovna Vishnyakova, một giáo viên hoàng tộc, khẳng định rằng Rasputin đã hãm hiếp bà. Vishnyakova nói rằng Hoàng hậu đã không tin những lời báo cáo về vụ cưỡng hiếp, và khăng
khăng rằng "mọi thứ Rasputin làm là linh thiêng." Nữ Đại vương công Olga Aleksandrovna đã nói rằng lời khẳng định của Vishnyakova đã được điều
tra ngay lập tức, nhưng thay vào đó "họ bắt được người phụ nữ trẻ chung giống với một người Kazakh của Cấm vệ quân." Vishnyakova đã bị ngăn cấm gặp Rasputin sau khi đưa ra lời buộc tội trên và sau đó đã bị từ chức vào năm 1913.
Tuy nhiên, các tin đồn vẫn lan truyền và sau đó xã hội bảo nhau rằng Rasputin không chỉ mê hoặc Hoàng hậu mà còn cả bốn Nữ đại vương công trẻ. Những lời bàn tán còn thêm thắt bởi bức thư, mặc dù vô hại, viết cho Rasputin bởi Hoàng hậu và bốn nữ đại công tức mà được phát tán bởi Rasputin và sau đó truyền trong khắp xã hội. "Người bạn quý già, thân yêu của tôi," Anastasia viết. "Tôi thích gặp lại bạn biết nhường nào. Bạn đến với tôi trong giác mơ hôm nay. Tôi đã luôn hỏi mẹ rằng khi nào bạn tới... Tôi luôn nghĩ về bạn thân yêu của tôi, vì bạn thật tốt bụng..."
Tiếp nối bức thư là sự lan truyền về một đoạn hoạt hình khiêu dâm mô tả Rasputin có quan hệ với Hoàng hậu, bốn Nữ đại vương công và Anna Vyrubova, bạn thân của Hoàng hậu. Sau vụ bê bối, Nikolai ra lệnh cho Rasputin rời Sankt-Peterburg một thời gian, một điều khiến cho Alexandra rất không hài lòng. Rasputin sau đó bắt đầu chuyến hành hương đến Palestine và mặc dù có các tin đồn như vậy, gia đình hoàng tộc vẫn tiếp tục mối quan hệ với Rasputin cho đến vụ ám sát của ông vào ngày 17 tháng 12 năm 1916. "Người bạn của chúng tôi rất hài lòng với các cô con gái, nói rằng chúng đã trải quả "các giai đoạn" khó khăn trong tầm tuổi của chúng và linh hồn đã phát triển rất nhiều", Aleksandra viết cho Nikolai vào ngày 6 tháng 12 năm 1916.
Trong hồi ký của mình, A. A. Mordvinov ghi lại rằng bốn Nữ đại vương công có vẻ "ớn lạnh và buồn một cách tồi tệ" trước cái chết của Rasputin và ngồi "túm tụm gần nhau" trên ghế sofa trong phòng ngủ vào đêm nhận tin đó. Mordvinov kể rằng những những người phụ nữ trẻ này trong tâm trạng buồn bã và có thẻ nhận thấy biến động chính trị đang sắp ập đến. Rasputin đã được chôn cất với biểu tượng được ký đằng sau bởi Anastasia, mẹ và các chị em. Bà tham dự đám tang của ông vào ngày 21 tháng 12 năm 1916, và gia đình của cô dự định xây một nhà thờ gần mộ của Rasputin. Sau khi họ bị giết bởi thành viên của phe Bolshevik, Anatasia và các chị em của cô đã được phát hiện đang đeo bùa hộ mệnh có ảnh Rasputin và lời cầu nguyện.
Thế chiến thứ nhất và Cách mạng Nga.
Trong thế chiến thứ nhất, Anastasia cùng với chị của mình, Mariya, đã đến thăm các binh lính bị thương tại bệnh viện tư tại Tsarskoye Selo. Hai cô gái, quá trẻ để tham gia Hội chữ thập đỏ giống mẹ và chị gái, đã chơi cờ đam và bi-a với các binh lính để gia tăng nhuệ khí của họ. Felix Dassel, người được chữa trị tại bệnh viện và biết Anastasia, kể lại rằng bà có "điệu cười như tiếng sóc", và đi lại liên tục "như đang nhảy múa."
Vào tháng 2 năm 1917, Anastasia và gia đình đã bị quản thúc tại gia ở Cung điện Alexandr trong cuộc Cách mạng Nga. Nikolai II thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Khi thành viên phe Bolshevik đang tiến đến, Aleksandr Kerensky của chính phủ lâm thời đã chuyển gia đình hoàng tộc đến Tobolsk, Siberia. Sau khi phe Bolshevik kiểm soát hầu hết nước Nga, Anastasia và gia đình đã được chuyển đến căn nhà Ipatiev, hoặc "Ngôi nhà với mục đích đặc biệt - House of Special Purpose", tại Yekaterinburg.
Áp lực và sự không chắc chắn đã ảnh hưởng xấu đến Anastasia và gia đình. "Tạm biệt", cô viết cho người bạn vào mùa đông năm 1917. "Đừng quên chúng tớ." Tại Tobolsk, cô viết một đoạn văn ngắn đượm buồn cho gia sư tiếng Anh, có rất nhiều lỗi sai chính tả, về "Evelyn Hope", một bài thơ của Robert Browning về một cô gái.
Tại Tobolsk, bà cùng các chị em đã may nhiều viên đá quý và đồ trang sức lên quần áo với hy vọng giấu được chúng khỏi những kẻ bắt giam kể từ khi Aleksandra đã viết để cảnh báo rằng bà, Nikolas và Mariya đã bị lục soát kể từ lúc đến Yekaterinburg, và bị tịch thu các vật dụng. Mẹ của bà đã sử dụng các mật mã xác định trước là "medicines" và "Sednev's belongings" dành cho đá quý. Các bức thư từ Demidova đến Tegleva đưa ra các chỉ dẫn. Piere Gilliard nhớ lại lần cuối nhìn thấy lũ trẻ ở Yekaterinburg:
"Thủy thủ Nagorny, người đã từng hộ tống Aleksey Nikolayevich, đi qua cửa sổ của tôi mang theo một cậu bé ốm yếu trên tay, đằng sau anh ta là các Nữ Đại vương công chất vali và vật dụng cá nhân nhỏ. Tôi cố ra ngoài, nhưng bị đẩy vào trong toa tàu bởi lính gác. Tôi quay trở lại cửa sổ. Tatyana Nikolayevna vào cuối cùng mang theo chú chó nhỏ và khó khăn trong việc kéo vali to màu nâu. Trời đang mưa và tôi thấy mỗi bước chân cô bé ngập trong bùn. Nagorny cố gắng đến gần giúp cô bé; nhưng anh ấy bị đẩy mạnh bởi các ủy viên..."
Nam tước phu nhân Sophie Buxhoeveden kể lại khoảnh khắc cuối nhìn thấy Anastasia:
"Có một lần, khi đang đứng trên bậc cửa ở ngôi nhà gần đó, tôi thấy một bàn tay và ống tay áo màu hồng mở tấm kính cao nhất. Theo bộ áo cánh đó, bàn tay chắc hẳn phải của Nữ Đại vương công Marie hoặc Anastasia. Họ không thể nhìn thấy tôi từ cửa sổ đó, và đây là khoảng khắc cuối cùng tôi có được về họ!"
Tuy nhiên, ngay cả trong tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, cô cũng tìm nhiều cách tận hưởng cuộc sống. Cô cùng các thành viên khác trong gia đình
đóng các vở kịch trong niềm vui sướng của cha mẹ và mọi người xung quanh vào mùa xuân năm 1918. Buổi biểu diễn của Anastasia đã mang lại tiếng cười mọi người, theo gia sư của cô, ông Sydney Gibbes.
Vào ngày 7 tháng 5, 1918, bức thư từ Tobolsk đến cho Mariya, chị gái của bà, ở Yekaterinburg, Anastasia mô tả khoảnh khắc vui mừng mặc dù cảm giác buồn, cô đơn của mình và sự lo lắng dành cho Aleksey ốm yếu:
"Chúng em đã chơi đu quay, đó là khi em cất lên những tiếng cười, mùa thu đã thật là tươi đẹp! Thật vậy! Em nói với các chị về nó rất nhiều lần hôm qua cho đến khi họ phát chán, nhưng em vẫn có thể nói về nó đến hàng ngàn lần nữa... Một mùa chúng ta đã từng có! Một mùa mà chúng ta có thể hét lên vui sướng."
Trong hồi ký của mình, một trong các lính gác của Nhà Ipatiev, Aleksandr Strekotin, nhớ đến Anastasia là một người "thân thiện và tràn ngập niềm vui, trong khi các lính gác khác thì nói rằng cô ta y như "một con quỷ duyên dáng! Cô ta đã rất nghịch ngợm, và tôi nghĩ, hiếm khi mệt mỏi. Cô ấy chứa đầy sức sống, và rất thích biển diễn kịch câm theo truyện với các con chó như thể họ đang biểu diện trong rạp xiếc vậy." Vậy mà, một lính gác khác lại gọi nữ Đại vương công trẻ nhất là "phiền nhiễu và như một tên khủng bố" và phàn nàn rằng cô thỉnh thoảng nói ra những bình luận động chạm và đôi khi gây căng thẳng trong hàng ngũ. Anastasia và các chị đã phải tự khâu vá và nấu ăn trong việc chuẩn bị bánh mỳ và các việc vặt nhà bếp khác trong khi họ bị giam ở Nhà Ipatiev.
Vào mùa hè, tình cảnh thiếu thốn, bao gồm sự hạn chế nhiều hơn tại Nhà Ipatiev đã ảnh hưởng xấu đến gia đình. Theo một số nguồn tin, vào một thời điểm, Anastasia đã rất buồn bực về những khung cửa sổ bị khóa, bị sơn đến mức cô mở hẳn một cửa ra để nhìn ra ngoài và hít khí trời. Một lính gác được báo cáo đã thấy vậy và bắn vào chân cô. Anastasia đã không thử lại điều này. Vào ngày 14 tháng 7, 1918, các linh mục ở Yekaterinburg tiến hành buổi lễ nhà thờ cá nhân dành cho gia đình. Họ báo lại rằng gia đình cô, trái với thông lệ, đã quỳ xuống trong khi cầu nguyện cho những người chết, và các cô gái đã rơi vào chán nản và tuyệt vọng, không còn có thể hát trong buổi lễ. Nhận thấy sự thay đổi trong cử chỉ từ lần trước gặp mặt, một linh mục đã nói với họ, "Có chuyện gì đó đã xảy ra với mọi người ở đây?" Nhưng trong ngày hôm sau, vào ngày 15 tháng 7 năm 1918, Anastasia và các chị gái trong tình trạng tinh thần tốt khi mà họ vui đùa và giúp di chuyển giường trong phòng ngủ chung để những người phụ nữ được thuê có thể dọn dẹp sàn nhà. Những cô gái giúp người phụ nữ lau dọn cọ sàn và thì thầm với họ khi không bị lính gác thấy. Anastasia đã lè lưỡi về phía Yakov Yurovsky, người đứng đầu chi đội, khi ông ta quay đi và rời khỏi phòng.
Bị bắt giữ và cái chết.
Sau cuộc cách mạng Bolshevik vào tháng 10 năm 1917, nước Nga đã nhanh chóng bị chia rẽ thành cuộc nội chiến. Các cuộc đàm phán để thả Nhà Romanov giữa những người bắt giam của phe Bolshevik (thường được gọi là "Hồng Quân") và người khác trong dòng dõi, rất nhiều trong số đó là các thành viên đáng chú ý thuộc gia đình hoàng gia ở Châu Âu, đã bị trì hoãn. Khi quân Bạch Vệ (các lực lượng chống lại phe Bolshevik, măc dù không nhất thiết ủng hộ Sa hoàng) tiến đến Yekaterinburg, Hồng quân đã rơi vào tình thế gian nan. Hồng Quân biết rằng Yekaterinburg sẽ thất thủ trước quân Bạch Vệ được trang bị và chỉ huy tốt hơn. Khi quân Bạch Vệ tới Yekaterinburg, gia đình hoàng gia đã biến mất. Nguyên nhân được chấp nhận nhiều nhất là họ đã bị giết. Nguyên nhân được đưa ra là nhờ cuộc điều tra bởi Nikolai Sokolov thuộc quân Bạch Vệ, người đã kết luận được dựa trên các vật dụng thuộc gia đình hoàng gia được tìm thấy bị vứt lại ở hầm mỏ ở Ganina Yama.
"Ghi chép Yurovsky", đã nói về sự kiện đến gặp cấp trên Bolshevik của ông sau vụ giết hại, đã được tìm thấy vào năm 1989, và mô tả chi tiết trong cuốn "The Last Tsar" của Edvard Radzinsky, 1992. Theo ghi chép, vào đêm diễn ra việc giết hại, gia đình đã được gọi dậy và yêu cầu mặc quần áo. Họ phải chuyển đến địa điểm mới để chắc chắn an toàn trước lo ngại về tình trạng bạo lực mà có thể xảy ra khi quân Bạch Vệ đến Yekaterinburg. Sau khi thay đồ xong, gia đình cùng số lượng nhỏ người hầu ở cùng đã được chuyển đến căn phòng nhỏ trong tầng hầm phụ của căn nhà bị bỏ lại và phải chờ đợi. Nikolai đã yêu cần 2 cái ghế cho Aleksey và Alexandra ngồi.
Sau một vài chục phút, lính gác đi vào phòng, dẫn đầu bởi Yurovsky, đã nhanh chóng thông báo Sa hoàng cùng gia đình rằng họ sẽ bị xử tử. Sa hoàng chỉ kịp thốt lên: "Cái gì? Cái gì?" khi quay về phía gia đình, chưa kịp quay mặt lại và bị bắn vào vùng ngực (không phải vùng đầu như thường được xác định; sọ của ông đã được khôi phục vào năm 1991 mà không có dấu đạn). Vợ cùng cô con gái Olga cố gắng làm dấu chữ thập và thốt lên. Những phát bắn đầu tiên chỉ giết chết Sa hoàng, Sa hậu, bác sĩ Boktin và hai người hầu cận khác, ngoại trừ người hầu của Aleksandra, Anna Demidova và chỉ làm Mariya bị thương. Những đứa trẻ hoàng gia vẫn còn sống bởi kim cương và đồ trang sức may trong áo lót đã làm chệch hướng viên đạn.
Hầu nữ Demidova sống sót sau lần công kích đầu, nhưng nhanh chóng bị đâm tới chết khi nép vào tường của tầng hầm, với nỗ lực cố gắn phòng vệ bằng chiếc gối nhỏ mà bà mang theo chứa đầy ngọc và đá quý. Khi các làn khói dày đặc từ loạt đạn bắn ra ở cự ly gần đã tan, những kẻ hành quyết sau khi phát hiện những viên đạn của chúng đã bật nảy khỏi áo nịt của ba Nữ Đại vương công do kim cương và đá quý được khâu dưới lớp vải của áo nịt để giấu chúng khỏi những người bắt giam. Những chiếc áo nịt này được sử dụng như "áo giáp" chống đạn. Anastasia và Maria đã bị yêu cầu quỳ xuống dựa vào tường, tay che đầu do sợ hãi cho đến khi bị bắn như được kể lại bởi Yurovsky. Tuy nhiên, một người lính gác khác, Peter Ermakov, bảo với vợ rằng Anastasia đã bị giết bằng lưỡi lê. Khi các thi thể được mang ra ngoài, Maria hoặc có thể Anastasia đã bật khóc, hét lên, và đã bị giết chết ngay sau đó.
Tuyên thánh.
Vào năm 2000, Anastasia và cả gia đình được tuyên thánh với tư cách là người chịu nỗi thống khổ bởi Giáo hội Chính thống giáo Nga. Cả gia đình trước đó được tuyên thánh vào năm 1981 bởi Giáo hội Chính thống giáo Nga ngoài Nga với tư cách là thánh tử đạo. Thi thể của Sa hoàng Nikolai II, Hoàng hậu Aleksandra, và ba cô con gái cuối cùng được an táng tại Nhà nguyện thánh Etkaterina thuộc Nhà thờ chính tòa Thánh Pyotr và Pavel ở Sankt-Peterburg vào ngày 17 tháng 7 năm 1998, tám mươi năm sau khi bị ám sát. Tới năm 2018 bộ xương của Aleksey và Mariya (hoặc Anastasia) vẫn được giữ bởi Giáo hội. | 1 | null |
Gustav Adolf Oskar Wilhelm Freiherr von Meerscheidt-Hüllessem (15 tháng 10 năm 1825 tại Berlin – 26 tháng 12 năm 1895 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức từ năm 1864 cho đến năm 1871, và là Chỉ huy trưởng Quân đoàn Vệ binh kể từ năm 1888 cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1893.
Tiểu sử.
Thân thế.
Oskar chào đời vào tháng 10 năm 1825, là con trai của cựu Thiếu tá Paul Wilhelm von Meerscheidt-Hüllessem (6 tháng 9 năm 1791 tại Berlin – 9 tháng 10 năm 1848 tại Stargard), người đã từng phục vụ Trung đoàn Bộ binh số 21, với bà vợ của ông này là Ehefrau Karoline Wilhelmine Ernestine Pauline Klara, nhũ danh von Bredow (28 tháng 5 năm 1797 tại Buchow-Karpzow – 2 tháng 8 năm 1835 tại Küstrin).
Sự nghiệp quân sự.
Từ năm 1838, Meerscheidt-Hüllessem được đào tạo tại trường Thiếu sinh quân Potsdam, sau đó ông chuyển sang Trường Thiếu sinh quân Berlin. Theo yêu cầu của thân phụ ông, ông rời khỏi Trường Thiếu sinh quân vào ngày 22 tháng 8 năm 1843 và nhập ngũ quân đội Phổ với vai trò là ứng viên sĩ quan ("Fahnenjunker") trong Trung đoàn Bộ binh số 21 tại Thorn. Vào năm 1845, ông được phong quân hàm Danh dự ("Charakter") Thiếu úy, sau đó vào ngày 23 tháng 5 năm 1846, Meerscheidt-Hüllessem được cấp văn bằng chính thức xác nhận cấp hàm của ông. Trong cuộc Cách mạng Đức năm 1848, ông tham gia dập tắt cuộc nổi dậy của người Ba Lan tại Posen. Tiếp sau đó, vào năm 1857, Meerscheidt-Hüllessem được thăng hàm Trung úy rồi vào năm 1859 ông lên quân hàm Đại úy. Thoạt tiên, ông được đổi sang Trung đoàn Bộ binh số 24, nhưng sau cuộc tái tổ chức các lực lượng Phổ năm 1860, ông vào Trung đoàn Bộ binh số 64.
Sau đó, trên cương vị là một Đại đội trưởng trong trung đoàn của mình, ông đã tham gia cuộc chiến tranh chống Đan Mạch vào năm 1864, và thể hiện tài năng của mình trong trận đột chiếm Düppel.
Tiếp theo đó, trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ vào năm 1866, ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu số 5, một phần thuộc biên chế của Quân đoàn I, với cấp bậc Thiếu tá và Tiểu đoàn trưởng, tham chiến trên chiến trường Böhmen. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy tạm quyền ("Führer") của Trung đoàn Bộ binh số 41, tiếp theo đó ông được thăng cấp Đại tá và Trung đoàn trưởng vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, cùng ngày với lễ thành lập Đế quốc Đức tại cung điện Versailles (Pháp). Ông đã tham gia các chiến dịch của Tập đoàn quân số 1 phía trước Metz và ở miền Bắc Pháp. Đến năm 1872, Meerscheidt-Hüllessem được đổi làm Tư lệnh của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 3 Vương hậu Elisabeth trong Quân đoàn Vệ binh, sau đó ông được lãnh chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 11 tại kinh đô Berlin vào năm 1874. Sau khi được thăng quân hàm Thiếu tướng, ông trở lại Quân đoàn Vệ binh vào tháng 10 năm 1875 với chức vụ Lữ đoàn trưởng. Năm 1880, ông làm Thống lĩnh quân đội ở Berlin trong một khoảng thời gian và trong cùng năm đó, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy tạm quyền của Sư đoàn số 30.
Vào năm 1881, Meerscheidt-Hüllessem được phong cấp hàm Trung tướng, rồi vào năm 1882, ông được ủy nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn số 28. Sau khi ông trở thành Tư lệnh của Quân đoàn V vào năm 1886 (đóng quân tại Posen), ông được thăng cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào ngày 14 tháng 4 năm 1888 rồi được lãnh chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh cùng năm đó, thay thế tướng Alexander von Pape. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1890, ông được phong chức Trưởng Đại tá ("Chef") của Trung đoàn Bộ binh số 41 "von Boyen" (số 5 Đông Phổ). Để ghi nhận sự nghiệp phục vụ lâu dài của ông trong quân đội Đức, ông được tặng thưởng Đại Thập tự của Huân chương Đại bàng Đỏ đính kèm Bó sồi rồi vào ngày 22 tháng 8 năm 1891, ông được phong tước Hiệp sĩ của Huân chương Đại bàng Đen.
Vào ngày 6 tháng 5 năm 1893, Meerscheidt-Hüllessem được xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu. Hai năm sau, ông từ trần tại Berlin năm 1895, và được chôn cất trong nghĩa trang Invalidenfriedhof của thành phố. Ông không hề lập gia đình. | 1 | null |
Schola cantorum (tiếng Latin có nghĩa là trường dạy ca nhạc) là một ban hợp xướng chuyên nghiệp tại nhà thờ của đức Giáo hoàng trong thời Trung cổ.
Theo truyền thuyết thì Schola cantorum được thành lập vào thời trị vì của Giáo hoàng Grêgôriô I. Những bằng chứng chắc chắn sự có mặt của ban hợp xưống này chỉ có từ thời cuối thế kỷ thứ 7. Những ca sĩ của Schola cantorum, nhiều người đã trở thành Giáo hoàng, đóng vai trò quan trọng trong phần hướng dẫn âm nhạc trong lúc hành lễ. Vì vậy họ cũng được triệu tập ra nước ngoài chẳng hạn đến Anh, Ireland hay Franken. Nhờ đó mà ca nhạc thánh lễ kiểu Roma cũng được phổ biến tại cung điện của hoàng đế Charlemagne và tiếp tục phát triển. Sau khi ngôi Giáo hoàng được chuyển về thành phố Avignon vào năm 1305, Schola cantorum không còn đóng vai trò quan trọng nữa. Ngày nay ban hợp xướng này được gọi là Cappella musicale pontificia sistina (Sistine Chapel Choir). | 1 | null |
Nữ Đại vương công Tatyana Nikolaevna của Nga (Tatiana Nikolaevna Romanova) (Tiếng Nga Великая Княжна Татьяна Николаевна) (29 tháng 5 (OS) / 10 tháng 6 (NS) 1897- 17 tháng 7 năm 1918) (năm 1900 và sau đó, sinh nhật Tatiana đã được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 phong cách mới) là con gái thứ của Sa hoàng Nikolai II của Nga, vị vua cuối cùng của Nga với vợ Hoàng hậu Aleksandra (trước kia là Alix của Hessen). Tatyana là chị gái của Nữ đại vương công Anastasia Nikolayevna của Nga nổi tiếng, người được cho là đã sống sót sau vụ giết người ở nhà Ipatiev. Thông qua mẹ mình, Hoàng hậu Aleksandra, Tatyana còn là cháu cố của Victoria của Anh. Năm 1918, Tatyana cùng gia đình đã bị giết chết bởi những người Cộng sản Bolshevik. Điều này dẫn đến việc bà được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh.
Chị gái của bà là Nữ đại vương công Olga. Các em của bà gồm có Nữ đại vương công Maria, Anastasia và Thái tử Aleksey, người thừa kế của Đế quốc Nga.
Thời thơ ấu.
Tatyana sinh ngày 10 tháng 6 năm 1897. Bà là con thứ của Sa hoàng Nikolai II và Hoàng hậu Aleksandra. Đại công tước Konstantin Konstantinovich viết "tất cả mọi người đều rất thất vọng vì họ đã hi vọng về một bé trai." Đại công tước Georgey Aleksandrovich, em trai Nikolai nói với ông "Em đã chuẩn bị nghỉ hưu, nhưng hình như chưa đến lúc thì phải." Lúc đó ở Nga, phụ nữ không thể thừa kế ngai vàng cho tới không còn một hậu duệ nam hợp pháp nào. Vì vậy nên người thừa kế của Nikolai là em trai ông Georgey trừ phi ông có con trai. Tatyana có chị là Olga, và các em là Mariya, Anastasia và Aleksey. Cả năm chị em đều thân thiết với nhau và với bố mẹ.
Vào ngày 29 tháng 5 năm 1897, Đại vương công Konstantin Konstantinovich của Nga viết trong nhật ký rằng Nikolai II đặt tên Tatyana cho bà là để bày tỏ lòng tôn kính đến nữ anh hùng trong cuốn tiểu thuyết thơ "Yevgeny Onegin" của Aleksandr Pushkin. Ông muốn đặt tên cho hai cô con gái là Olga và Tatyana theo tên hai chị em trong bài thơ nổi tiếng.
Giống như những đứa trẻ Romanov khác, Tatyana được nuôi dạy trong tình trạng thắt lưng buộc bụng. Bà với chị và các em ngủ trên những giường không gối, tắm nước lạnh mỗi buổi sáng, và thêu thùa và dệt để làm quà hoặc bán ở các phiên chợ từ thiện.
Trong nhà, Tatyana và Olga được biết đến là "Cặp đôi Lớn". Họ ngủ chung phòng và rất thân với nhau. Vào mùa xuân 1901, Olga bị sốt thương hàn và không được tiếp xúc với ai trong vài tuần. Khi bắt đầu hồi phục, Tatyana được phép gặp chị gái trong vòng năm phút nhưng không nhận ra bà. Khi gia sư Margaretta Eagar bảo rằng đứa trẻ đó là Olga, Tatyana khóc lóc và phủ nhận rằng đứa trẻ xanh xao ấy là chị gái. Eagar gặp khó khó khăn trong việc thuyết phục Tatyana rằng Olga sẽ hồi phục.
Mộ phần và xác nhận ADN.
Trong nhiều thập kỷ, có nhiều giả thuyết cho rằng một hoặc nhiều hơn một thành viên trong gia đình sống sót sau khi bị ám sát. Những giả thuyết này
giảm đi đáng kể khi các thi thể của hầu hết các thành viên trong gia đình được tìm thấy và xác nhận từ một ngôi mộ tập thể được phát hiện trong khu rừng ngoài Yekaterinaburg. Các giả thuyết còn lại xoay quanh việc hai bộ hài cốt chưa được tìm thấy của Aleksey và một trong bốn chị gái của ông, các nhà khoa học Nga cho rằng đó là Mariya còn các nhà khoa học Mỹ lại nghĩ là Anastasia. Michael Occleshaw viết trong cuốn sách "The Romanov Conspiracies: The Romanovs and the House of Windsor" xuất bản năm 1995 rằng Tatyana có thể đã được giải cứu tới Anh, rồi cưới một sĩ quan và sống dưới cái tên Larissa Tudor. Occleshaw xác nhận điều này sau khi nghiên cứu nhật ký của đặc vụ Anh Richard Meinertzhagen, người ám chỉ việc giải thoát thành công người được cho là Tatyana. Tuy nhiên, các nhà sử học đã phủ nhân điều này, và khẳng định rằng toàn bộ thành viên nhà Romanov đã bị ám sát tại Yekaterinaburg.
Vào ngày 23 tháng 8 năm 2007, một nhà khảo cổ học người Nga thông báo tìm được hai bộ xương bị cháy và rời rạc tại một điểm đốt lửa trại gần Yekaterinburg có vẻ khớp với địa điểm trong hồi kỷ của Yurovsky. Các nhà khảo cổ học nói bộ xương thuộc về một cậu bé tầm 12 đến 15 tuổi khi qua đời và một người phụ nữ trẻ tầm 15 đến 19 tuổi. Anastasia 17 và 1 tháng tuổi khi bị ám sát, trong khi chị gái Mariya 19 và 1 tháng tuổi và em trai Aleksey còn 2 tuần nữa là tròn 14 tuổi. Olga và Tatyana lần lượt 22 và 21 tuổi khi bị ám sát. Cùng với bộ hài cốt của 2 thi thể, các nhà khảo cổ học tìm thấy "những mảnh vỡ của thùng chứa acid sulfuric, đinh, dải kim loại dải kim loại từ hộp gỗ và đạn có cỡ nòng khác nhau." Các bộ xương được tìm thấy bởi máy dò kim loại.
Các pháy y Nga thông báo vào ngày 22 tháng 1 năm 2008 rằng cuộc khám nghiệm sơ bộ cho thầy "khả năng cao" bộ hài cốt thuộc về Thái tử Aleksey và một trong những người chị của ông. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2008, các pháp y Nga thông báo rằng giám định ADN cho thấy bộ hài cốt thuộc về Thái tử Aleksey và một trong những người chị của ông. Kết quả này đã xác nhận rằng cả gia đình Sa hoàng đều đã qua đời.
Tuyên thánh.
Vào năm 1981 Tatyana và gia đình được tuyên thánh bởi Giáo hội Chính thống giáo Nga ngoài Nga với tư cách là thánh tử đạo. Vào năm 2000, Tatyana và cả gia đình được tuyến thánh bởi Giáo hội Chính thống giáo Nga với tư cách là người chịu nỗi thống khổ.
Thi thể của Sa hoàng Nikolai II, Sa hậu Aleksandra, và ba con gái cuối cùng được an táng tại Nhà thờ chính tòa Thánh Pyotr và Pavel tại Sankt-Peterburg vào ngày 17 tahngs 7 năm 1998, tám mươi năm sau khi họ bị ám sát. | 1 | null |
Nữ Đại vương công Maria Nikolayevna của Nga (Maria Nikolaevna Romanova; tiếng Nga: Великая Княжна Мария Николаевна, ( – 17 tháng 7 năm 1918). Vào năm 1900 và sau đó, sinh nhật của cô diễn ra vào ngày 26 theo lịch mới. Là con gái thứ ba của Sa hoàng Nicholas II của Nga và Sa hậu Alexandra Feodorovna (Alix của Hessen). Là chị gái của Nữ Đại vương công Anastasia nổi tiếng. Thông qua mẹ của mình, Maria còn là cháu cố của Victoria của Anh. Cô và gia đình cùng những người hầu cận bị xử bắn bởi những người Bolshevik Nga năm 1918 dẫn đến việc được Giáo hội Chính thống Nga phong thánh.
Các chị gái của Maria là Nữ Đại vương công Olga, Tatiana. Các em của cô gồm có Nữ Đại vương công Anastasia và Thái tử Alexei, người thừa kế của Đế quốc Nga.
Chào đời.
Maria Nikolaevna Romanova chào đời tại Cung điện Peterhof, Saint Peterburgs, Nga. Sự ra đời của cô lại tiếp tục là điều không mong muốn của Hoàng gia, nhất là Sa hậu Alexandra, vì Đế quốc Nga cần có một người nối ngôi. Theo bộ luật của Sa hoàng Pavel I, thứ tự thừa kế hoàng vị nước Nga được ưu tiên cho các thành viên nam của triều Romanov dù quan hệ huyết thống với sa hoàng xa đến đâu đi nữa, miễn là có bất cứ người nào còn sống. Vì thế, Maria không đủ điều kiện để làm người nối ngôi.
Tuổi thơ và tính cách.
Dù là đứa con không được mong muốn, song Sa hậu Alexandra và Sa hoàng Nicholas II vẫn hết mực yêu thương Maria và những người chị em của cô (Olga, Tatiana, Anastasia). Maria được coi là người ngoan hiền nhất trong cả bốn chị em. Olga và Tatiana đều phản đối việc cho Maria chơi cùng vì cô quá hiền và sẽ chẳng bao giờ muốn làm những trò nghịch ngợm như các chị. Thậm chí, Sa hoàng Nicholas II từng lo lắng vì cô con gái yêu của mình quá hiền lành và tỏ vẻ vui mừng một lần khi cô nghịch ngợm bằng cách trộm vài cái bánh quy lên bàn trà của ông. Người trong non Maria, Eagar, nói rằng cô rất yêu cha của mình và luôn cố gắng trốn khỏi sự kiểm soát của Eagar để đi gặp Sa hoàng. Khi Nicholas II bị bệnh thương hàn, Maria luôn hôn vào tấm chân dung của cha mình hằng đêm trước khi đi ngủ để mong cho ông khỏi bệnh.
Maria Nikolaevna nổi tiếng về vẻ đẹp của mình. Cô có mái tóc nâu nhạt và đôi mắt to màu xanh thẫm, được biết đến trong gia đình là "Maria's saucer" (ý chỉ đôi mắt to tròn). Giống như ông nội của mình Sa hoàng Aleksandr III của Nga, Maria khỏe 1 cách phi thường. Thỉnh thoảng cô nâng gia sư của mình lên khỏi mặt đất để giải trí. Maria Nikolaevna, một mình trong số các chị em, có tài năng vẽ và phác họa khá tốt, luôn luôn bằng tay trái. Cô thường được các chị em gọi là "Mashka".
Khác với ba người chị em của mình, Marie tuy không năng động bằng nhưng cô hiểu rõ về bản thân. Cô có tài hội họa và theo phác thảo khung cảnh bằng tay trái nhưng lại không hứng thú với việc học hành. Mặc dù tính tình ngọt ngào, Maria đôi lúc trở nên cứng đầu và biếng nhác. Mẹ của cô phàn nàn trong một lá thư rằng Maria hai cau có và "coi thường" những người làm cô khó chịu. Tâm trạng thất thường của cô thường xảy ra vào mỗi kỳ kinh nguyệt. Cô rất thích những lời tán tỉnh vui đùa của những lính cai quản cung điện. Cô rất thích trẻ em và nếu không phải vì sinh ra trong gia đình Hoàng gia rất có nhiều khả năng của sẽ lấy một người lính làm chồng và sinh thật nhiều con.
Lưu vong và hành quyết.
Lưu vong.
Năm 1917, Đế quốc Nga rơi vào cơn lốc Cách mạng. Bắt đầu từ những vụ cướp kho lương, bãi công, và cuộc binh biến tại Petrograd (Saint Peterburg), một loại sự kiện quan trọng đã xảy ra. Ngày 15/3, cha của Maria là Sa hoàng Nicholas II thoái vị và một chính phủ lâm thời đước các chính khách Nga trong Duma (quốc hội Nga) thành lập. Công nhân và binh lính cũng thành lập các ủy ban, gọi là "Xô viết", tạo ra hai chính quyền song song tồn tại. Ngày 22 tháng 3 năm 1917, gia đình ông tại Cung điện Aleksander ở Tsarskoe Selo, bị chính phủ lâm thời cai quản. Vào tháng 8 năm 1917, chính phủ lâm thời Aleksandr Kerensky di tản gia đình Romanov tới Tobolsk, Siberia với lý do là để bảo vệ họ tránh khỏi làn sóng cách mạng. Ở đó họ sống trong ngôi nhà của cựu thống đốc cũ, tương đối tiện nghi. Nhưng tháng 4/1918, Maria cùng với gia đinh bị chuyển tới Yekaterinburg, thuộc dãy núi Ural, và sống trong dinh thự Ipatiev, hay còn gọi là "Căn nhà có mục đích đặc biệt" (tiếng Anh: "The House of Special Purpose;" tiếng Nga": Дом Особого Назначения)", và bị những người Bolshevik đia phương canh gác chặt chẽ.
Hành quyết.
Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 17/7/1918, trong một biệt thự kiên cố ở thị trấn Yekaterinburg, thuộc dãy núi Ural, gia đình Romanov, gồm Sa hoàng Nicholas II, Sa hậu Alexandra, Maria và các chị em, bốn người hầu còn lại của họ, bị những người Bolshevik đánh thức và lệnh cho họ phải mặc quần áo và tập trung trong hầm của biệt thự. Nicholas II, vẫn bình tĩnh bồng đứa con duy nhất của mình, Alexei, xuống dưới tầng hầm. Bạch vệ, quân đội hỗ trợ Sa hoàng, đang đến gần; và họ có thể nghe thấy tiếng nổ của những khẩu súng lớn. Họ đứng gần nhau như thể họ đang chụp ảnh chân dung gia đình trong một căn hầm trống trải. Nicholas đã yêu cầu ghế cho Alexandra và Alexei ngồi. Họ vẫn tỏ ra không biết gì về số phận của mình. Họ đợi ở đó cho đến khi, đột nhiên, 11 hoặc 12 người đàn ông có vũ trang nặng nề vào phòng. Yurovsky, kẻ hành quyết chính, tiếp cận họ, với những kẻ hành quyết phía sau anh ta và đọc một tuyên bố đã chuẩn bị khiến cho Maria và những người khác kinh ngạc: "Hồi Chủ tịch của Liên Xô khu vực, hoàn thành ý chí của Cách mạng, đã ra lệnh rằng cựu Sa hoàng Nicholas Romanov, có tội Vô số tội ác đẫm máu đối với người dân, nên bị bắn." Khi hắn ta kết thúc, họ bắt đầu nổ súng vào gia đình.
Nicholas II chết do nhiều phát súng bắn vào, Alexandra chết do bị một viên đạn nã vào đầu. Những phát súng đầu tiên chỉ giết chết Sa hoàng, Sa hậu, bác sĩ Boktin và hai người hầu cận khác. Maria cố gắng trốn thoát qua cửa phía sau căn phòng dẫn đến khu vực nhà kho nhưng nó đã bị đóng đinh khóa kín. Những âm thanh phát ra khi cô đập cửa đã thu hút sự chú ý của tên chỉ huy quân sự Peter Ermakov say xỉn. Hắn xả súng về phía Maria và viên đạn đã trúng bắp chân của cô. Maria, Anna Demidova (hầu nữ của Alexandra) và các chị em vẫn còn sống và chỉ có Maria bị thương (sau đó người ta phát hiện ra rằng trang sức kim cương được khâu vào quần áo của họ có tác dụng như áo giáp trong cuộc tấn công ban đầu). Những kẻ ám sát sau đó rời căn phòng vài phút đợi làn khói từ những phát súng tan bớt rồi giết những người còn lại. Hầu nữ Demidova sống sót sau lần công kích đầu, nhưng do nghe được tiếng của bà, Demidova nhanh chóng bị đâm tới chết khi nép vào tường của tầng hầm, với nỗ lực cố gắn phòng vệ bằng hai chiếc gối nhỏ mà bà mang theo chứa đầy ngọc và đá quý. Alexei thì ngồi trên ghế, sợ hãi và bị kết liễu bởi hai phát súng vào đầu. Ermakov tiến tới 2 chị em Maria và Anastasia. Hắn chật vật với Maria và cố đâm cô bằng lưỡi lê được gắn trên súng. Trang sức được khâu vào quần áo đã bảo vệ cô và hắn nói rằng cuối cùng hắn đã bắn vào đầu cô. Ermakov sau đó cũng chật vật với Anastasia và nói rằng cũng kết liểu cô bằng cách tương tự. Khi các thi thể được mang ra ngoài, Maria hoặc có thể Anastasia đã bật khóc, hét lên, và đã bị giết chết ngay sau đó.
11 thi thể bị lôi ra khỏi nhà và chất lên xe tải. Việc xử lý hài cốt rất hỗn loạn. Thi thể của họ sau đó được đưa đến khu rừng Koptyaki, bị lột đồ và cướp sạch trang sức. Các học giả tin rằng các thi thể đầu tiên được đổ vào một mỏ nông có tên Ganina Yama, mà những người Bolshevik đã cố gắng làm sụp đổ với lựu đạn. Trên đường đến nơi chôn cất mới, chiếc xe tải đã bị vùi lấp trong bùn, và hai thi thể hiện còn sót được cho là Alexei và Maria được chôn tại Porosenkov Log. Chín thi thể khác đã bị đốt cháy, nhúng axit clohidric và chôn cất trong một ngôi mộ riêng cách đó không quá xa.
Thi thể của các nạn nhân nằm trong hai ngôi mộ, các vị trí được giữ bí mật bởi các nhà lãnh đạo Liên Xô. Năm 1979, các nhà sử học nghiệp dư đã phát hiện ra hài cốt của Nicholas, Alexandra và ba cô con gái (Olga, Tatiana và Anastasia). Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, các ngôi mộ đã được mở cửa trở lại và danh tính của xác nhận được xác nhận bằng xét nghiệm DNA. Trong một buổi lễ năm 1998 có sự tham dự của tổng thống Nga, ông Vladimir Yeltsin và khoảng 50 người thân Romanov, hài cốt đã được cải táng trong hầm mộ gia đình ở Saint Peterburg. Khi phần còn lại của hai bộ xương được cho là những đứa trẻ Romanov còn lại, Maria và Alexei, được tìm thấy vào năm 2007 và được thử nghiệm tương tự, sau đó cũng được cải táng ở đó. Việc xét nghiệm DNA vào năm 2009 đã cho thấy Alexei mắc chứng máu khó đông loại B (hemophilia B), và một trong bốn người con gái là người mang gen bệnh, bị di truyền từ bà cố, Victoria của Anh. Phía bên nước Nga nói rằng đó là Anastasia, trong khi các nhà khoa học Mỹ nói đó chính là Maria. | 1 | null |
Argania spinosa là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được (L.) Skeels mô tả khoa học đầu tiên năm 1911.
Ứng dụng.
Ở Ma-rốc, Argania được trồng từ nhiều thế kỷ để sản xuất dầu, nơi nó sinh trưởng tự nhiên trước đây; chỉ từ những năm 1980, các chương trình do chính phủ tài trợ cho tái trồng rừng được thực hiện. Những cánh rừng argania rậm rạp cũng giúp ngăn chặn sa mạc hóa. | 1 | null |
Aulandra beccarii là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Marcel Marie Dubard mô tả khoa học đầu tiên năm 1909 dưới danh pháp "Palaquium beccarii" theo tên gọi trước đó của Jean Baptiste Louis Pierre. Năm 1958, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Aulandra".
Mẫu định danh.
Mẫu định danh là "Beccari 3347", do Odoardo Beccari thu thập, lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp ở Paris.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy trên đảo Borneo, ở núi Balang, Batang Lupar, bang Sarawak, Malaysia.
Mô tả.
Cây gỗ. Các cành có góc cạnh, đường kính 2-5 mm, có lông măng màu mâu đỏ gỉ sắt, sau trở thành nhẵn nhụi; nón đầu cành dài đến 5 mm, có lông măng màu ánh xám hoặc gỉ sắt, lá kèm hình mác, tới 1,5 × 1 mm, nhọn, mặt ngoài có lông măng màu gỉ sắt, mặt trong nhẵn nhụi, màu xanh xám. Lá mọc thưa, hình trứng ngược thuôn dài đến hình elip, (17-)23-30 × (5-)7,5-9,5 cm, đỉnh nhọn thon tù, phần nhọn dài tới 1,2 cm, đáy thu hẹp đột ngột và men xuống dọc theo các bên của cuống lá, nhẵn nhụi mặt trên, ngoại trừ thưa lông măng màu ánh trắng dọc theo phần đáy của gân giữa, nhẵn nhụi mặt dưới ngoại trừ dọc theo gân giữa, dạng da; gân giữa nổi rõ và góc cạnh ở hai bên, gân thứ cấp 9-15 đôi, xiên hướng lên tạo thành góc 50°-55° so với gân giữa, thẳng hoặc hơi cong, đột ngột cong ở đỉnh, thu nhỏ dần cho đến khi không thấy rõ ở gần mép lá, có rãnh ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới, gân tam cấp không rõ ở mặt trên, thanh mảnh và nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá dài (1,5-)2-3,5 cm, mặt trên phẳng, khi non có lông măng màu gỉ sắt nhưng sớm nhẵn nhụi. Hoa mọc trên thân, dọc theo các chồi ngắn hình giun sinh ra trên các bướu lớn phía dưới lá, các chồi ngắn có chiều dài tới 1,1 cm, với nhiều sẹo của các lá bắc hình tam giác, kích thước tới 1,5 × 1 mm với đỉnh gần nhọn, mặt ngoài có lông măng màu gỉ sắt, mặt trong nhẵn nhụi, cuống hoa có góc cạnh, dài 2-5,5 mm, có lông măng màu gỉ sắt. Các lá đài bên ngoài hình trứng, 2,5-3 × 2-2,5 mm, đỉnh gần tù, có lông măng màu gỉ sắt ở mặt ngoài, nhẵn nhụi mặt trong, các lá đài bên trong hình elip-hình trứng, hơi nhỏ hơn các lá ngoài, tù, có mào ở mặt ngoài, có lông măng màu gỉ sắt hoặc màu xám ở mặt ngoài, mặt trong nhẵn nhụi, mép của cả hai loạt lá đài đều có lông ở rìa. Tràng hoa chỉ nhìn thấy ở nụ, dài đến 3 mm, nhẵn nhụi cả hai mặt, các thuỳ thuôn dài, ~2,5 × 1 mm, đỉnh thuôn tròn. Nhị 18, xếp thành 3 hàng, dài ~1,5 mm, chỉ nhị hình dùi rộng, hợp nhất (?), dài ~0,3 mm, nhẵn nhụi; bao phấn hình tim-hình tên, dài 1-1,5 mm, nhọn, phần nhọn chia hai nhánh hoặc có khía răng cưa, với lông dài màu ánh trắng ở mặt ngoài, dễ rụng. Bầu nhụy hình nêm, ~0,5 × 1 mm, có lông măng màu gỉ sắt, ở đáy nhẵn nhụi. Vòi nhụy hình dùi, dài ~2 mm, với 6 rãnh, nhẵn nhụi trừ một ít lông ở đỉnh. Ra hoa tháng 4. Quả không rõ. | 1 | null |
Aulandra cauliflora là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Herman Johannes Lam mô tả khoa học đầu tiên năm 1938.
Mẫu định danh.
Mẫu định danh là "Richards 1125" lưu giữ tại Vườn Thực vật Hoàng gia tại Kew.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy trên đảo Borneo, trong rừng thứ sinh trên các đỉnh đồi ở cao độ tới 300 m tại bang Sarawak, Malaysia.
Mô tả.
Cây gỗ cao tới 10-15 m. Cành con đường kính 4-8 mm, nhẵn nhụi. Không rõ lá kèm và nón đầu cành. Lá hình trứng ngược-thuôn dài, 60-70 x 18 cm, tù và nhọn thon ngắn, phần nhọn dài ~6mm, thu hẹp đột ngột và hình nêm hẹp ở đáy, men xuống dài dọc theo hai bên cuống lá; dạng giấy, nhẵn nhụi cả hai mặt, gân thứ cấp 32-35 đôi, xiên hướng lên tạo thành góc 60°-65° (-80° ở phần đáy) với gân giữa, các gân ở đỉnh cong, các gân khác thẳng và cong đột ngột ở phần đỉnh của chúng, thu nhỏ dần cho đến không rõ ở gần mép, hơi nổi ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới, gân tam cấp thanh mảnh, khác biệt ở hai bên. Cuống lá mập, dài 6-7 cm, nhẵn nhụi. Hoa mọc thành cụm hoa trên thân ở dưới lá, ở đỉnh của có các chồi ngắn, chiều dài tới 5 mm phủ đầy sẹo của lá bắc; cuống hoa dài 3-6 mm, có lông lụa màu nâu đỏ gỉ sắt. Lá đài hình tam giác, 3,5-5 × 2,5-3,5 mm, các lá đài bên ngoài hơi nhọn, các lá đài bên trong tù hoặc tròn, các lá đài trong lớn hơn các lá đài ngoài, tất cả các lá đài đều có lông lụa màu gỉ sắt ở mặt ngoài, mặt trong nhẵn nhụi. Tràng hoa màu trắng kem, dài ~8,5 mm, nhẵn nhụi, các thuỳ thuôn dài, 5-6 × 2-3 mm, gần nhọn hoặc thuôn tròn ở đỉnh, uốn ngược khi nở hoa. Nhị 18 hoặc 19, ống nhị dài 2,5-3 mm, nhẵn nhụi, các phần rời của chỉ nhị dài 1,5-4 mm, bao phấn thuôn dài, tới 2-3 mm, nhọn, có lông màu gỉ sắt khi non, sau nhẵn nhụi. Bầu nhụy hình cầu, đường kính 1-1,5 mm, có lông màu gỉ sắt, vòi nhụy dài 4-5,5 mm, nhẵn nhụi. Không thấy quả. Ra hoa tháng 8, hoa màu trắng kem, cây có hoa từ gần mặt đất cho đến ~7 m. | 1 | null |
Aulandra longifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Herman Johannes Lam mô tả khoa học đầu tiên năm 1927.
Mẫu định danh.
Mẫu định danh là "Amdjah 238", lưu giữ tại Naturalis, Leiden, Hà Lan (L). Mẫu syntype lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Indonesia ở Cibinong (BO).
Phân bố.
Loài này được tìm thấy trên đảo Borneo, phân bố rộng trong khu vực thuộc cả Brunei, Indonesia và Malaysia. Môi trường sống là các rừng khộp (Dipterocarpaceae) hỗn hợp, ở cao độ tới 1.000 m.
Mô tả.
Cây gỗ cao tới 12 m. Cành con mập mạp, đường kính 7–12 mm, nhẵn nhụi ngoại trừ phần ngọn nhiều lông măng nhỏ sớm trở thành nhẵn nhụi. Các lá kèm hình mác, 2-3 × 1-1,5 mm, nhọn, có lông măng nhỏ màu gỉ sắt ở mặt ngoài, nhẵn nhụi ở mặt trong, sớm tàn. Các lá mọc so le hay chụm lại ở đầu các cành con, hình mác ngược, 32-97 × 7,2–28 cm, nhọn thon tù ở đỉnh, phần nhọn dài đến 2,4 cm, đáy hình nêm hẹp, men xuống dọc theo mặt trên của cuống lá; gần dạng da, nhẵn ở cả hai mặt hoặc thưa lông lụa màu gỉ sắt ở mặt dưới của gân giữa, gân thứ cấp 22-36 đôi, thẳng nhưng cong ở đỉnh và thu nhỏ dần cho đến khi không thấy rõ, xiên hướng lên tạo thành góc 60° -70° so với gân giữa, có rãnh hoặc hơi nổi ở mặt trên, nổi rõ ở mặt dưới, gân tam cấp thanh mảnh. Cuống lá dài 2-5,5 cm, phẳng ở trên, có mào ở dưới, hơi nhăn nheo ở mặt dưới của phần đáy, nhẵn nhụi. Cụm hoa mọc trên thân, hoa ở đỉnh của các chồi ngắn có chiều dài tới 3 cm phân nhánh và được bao phủ bởi các sẹo của lá bắc, lá bắc hình trứng hoặc hình tam giác, tới 1,5 × 1,5 mm, tù, có lông măng màu gỉ sắt ở mặt ngoài, nhẵn nhụi ở mặt trong. Hoa màu trắng, cuống hoa góc cạnh, dài 4–8 mm, có lông măng màu gỉ sắt. Lá đài hình trứng-hình mác, 2-6 × 2-3,5 mm, tù, có lông măng màu gỉ sắt ở mặt ngoài, nhẵn nhụi ở mặt trong, các lá đài bên trong lớn hơn, có mào ở mặt ngoài, thuôn tròn hơn ở đỉnh so với các lá đài bên ngoài, có lông ở rìa và các mép dạng màng và nhẵn nhụi ở ngoài. Tràng hoa dài 6-8,5 mm, nhẵn nhụi, các thùy hình trứng ngược hoặc hình thìa, 5-6,5 × 2,5–4 mm, tù hoặc cắt cụt ở đỉnh. Nhị 18, ống nhị dài 2,5-3,5 mm, nhẵn nhụi, phần đỉnh của chỉ nhị rời, bao phấn hình mác, dài ~3 mm, nhọn thon nhọn, nhẵn nhụi, nhưng với lông màu gỉ sắt ở mặt trong khi non. Bầu nhụy hình trứng, ~1,5 × 2 mm, rậm lông màu gỉ sắt, vòi nhụy hình chỉ, dài 7-9,5 mm, nhẵn nhụi, nhưng có lông tơ nhỏ ở đáy. Quả hình trứng đến gần hình cầu, đôi khi lệch, 2-2,5 × 2-2,3 cm, nhọn, ở đỉnh với tàn tích của vòi nhụy, 1 hạt, vỏ quả dạng gỗ, mỏng, nhẵn nhụi; hạt hình quả lê, 1,5-1,8 × 1,3-1,5 × 0,6-0,8 cm, nhọn thon tù ở đỉnh, thuôn tròn ở đáy, sẹo bao phủ khoảng 3/4 bề mặt hạt, không nội nhũ. | 1 | null |
Bầu sô hay bầu show (), đôi khi còn gọi là ông bầu hay bà bầu, vào thời cổ xưa thường được gọi với cái tên bầu gánh (đối với các gánh hát), là người đứng ra tổ chức và thường thu lời từ các buổi hoà nhạc, kịch sân khấu, cải lương, tuồng, opera, hài kịch hay nhạc kịch; tương đương với một nhà quản lý nghệ sĩ, nhà sản xuất phim hay nhà sản xuất truyền hình. Nguồn gốc của thuật ngữ này ở phương Tây được tìm thấy trong thế giới kinh tế và xã hội của nhạc kịch Ý nơi mà từ giữa thế kỷ 18 cho đến những năm 1830, bầu sô là nhân vật chủ chốt trong việc tổ chức season lời nhạc. , thường là các tài tử quý tộc, giao cho bầu sô công việc thuê mướn một nhà soạn nhạc, cho đến những năm 1850 nhạc kịch trên sân khấu được trông chờ vào sự mới mẻ, cũng như tập trung lại những trang phục cần thiết, các dàn nhạc và ca sĩ, trong khi giả định được những rủi ro tài chính đáng kể.
Nhiều bầu sô đã vỡ nợ, có khi nhiều hơn một lần; vì vậy nên một nền tảng thương mại và bản năng của một con bạc là rất hữu dụng.
Cách dùng hiện đại.
Thuật ngữ truyền thống này vẫn được sử dụng trong ngành công nghiệp giải trí để chỉ nhà sản xuất của các buổi hoà nhạc, chuyến lưu diễn và những sự kiện khác trong âm nhạc, opera, nhạc kịch, sân khấu và thậm chí trong cả những môn thể thao như bóng đá và rodeo. Ngoài ra, ông bầu hay bà bầu còn có thể là những người chuyên sản xuất hoặc giới thiệu các chương trình tạp kỹ và biểu diễn xiếc, đặc biệt là chủ sở hữu, nhà quản lý hay người dẫn chương trình (MC). Trong trường hợp này, họ được gọi là "showman" trong tiếng Anh.
Ứng dụng của thuật ngữ.
Thuật ngữ này đôi khi được áp dụng cho những người khác, chẳng hạn như người phụ trách các bảo tàng nghệ thuật độc lập và người tổ chức hội nghị, những người đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện hợp xướng.
Bầu sô theo nghĩa bóng.
Jacques-Yves Cousteau tự nói rằng ông ấy là một ông bầu của các nhà khoa học với vai trò như một nhà thám hiểm và nhà làm phim đã từng làm việc với các nhà khoa học trong việc thăm dò dưới nước.
Tại Việt Nam.
Bất kỳ nhà tổ chức đại nhạc hội nào ở Sài Gòn trước đây và ngay cả Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại cũng tỏ ra thán phục mỗi khi nhắc đến "tứ quái" bầu sô mà có người còn gọi là các ông "vua" đại nhạc hội. Đó là các ông Hoàng Biếu, Ngọc Giao, Sĩ Đặng và Duy Ngọc. Họ đã làm mưa, làm gió hầu khắp các sân khấu Sài Gòn suốt gần ba thập niên 60, 70 và 80 của thế kỉ 20. Tại các rạp Quốc tế, Quốc Thanh, Trần Hưng Đạo, Hào Huê, Hoàng Kiếm… bốn ông "vua" chia nhau ký hợp đồng độc quyền khai thác 5-10 năm.
Không chỉ sở hữu rạp hát, các ông "vua" này còn sở hữu luôn những ca sĩ hàng đầu lúc bấy giờ như Elvis Phương, Thái Châu, Duy Quang, Phương Đại, Thái Thanh, Phương Dung, Thanh Thúy, Khánh Ly, Giao Linh, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Mộng Tuyền… Trong đó, Duy Ngọc được coi là người may mắn hơn cả khi mời được ca sĩ Hoàng Oanh biểu diễn đến ba lần, bởi nữ danh ca này chỉ hát cho đài phát thanh.
Đến nay ba ông "vua" đã mất, chỉ còn Duy Ngọc, đã bước sang tuổi 70. Tuy nhiên, ông vẫn là cây đại thụ trong giới bầu sô hiện tại. Những buổi lưu diễn dài ngày được ông tổ chức thường xuyên, lúc thì Nha Trang, Vũng Tàu, khi thì Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu… thu hút hàng chục ngôi sao ca nhạc, nghệ sĩ cải lương và danh hài tham gia. Những ông bầu lớn khi ký hợp đồng với những ngôi sao xong, họ bao giờ cũng ứng trước cho ca sĩ vài ba suất diễn để giữ chân. Một ngôi sao đi lưu diễn tỉnh trung bình mỗi suất diễn khoảng 20 triệu đồng, nếu lưu diễn dài ngày cát xê có thể ít hơn. Nhưng một chương trình có 9, 10 ngôi sao, lưu diễn khoảng chục ngày, tiền ứng trước cho ca sĩ cũng lên đến bạc tỉ. Những ông bầu, bà bầu đủ sức chi bạo kiểu này hiện không nhiều, chỉ một vài người như Duy Ngọc, Minh Dzũng hoặc Hương Loan. Vì vậy các ngôi sao đang được coi là "ăn khách không chịu nổi" như Đan Trường, Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Thanh Thảo, Vũ Linh, Hoài Linh… khó thoát khỏi tay các ông bầu lớn.
Cái mà ít ông bầu nào so bì được với các ông bầu lớn là cung cách tổ chức chuyên nghiệp, lấy uy tín làm trọng và đặc biệt là trả cát xê rất sòng phẳng. Bởi vậy có không ít ngôi sao sẵn sàng "diễn chùa" nếu như đêm diễn khán giả lèo tèo. | 1 | null |
Chrysophyllum roxburghii là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được G.Don mô tả khoa học đầu tiên năm 1837.
Từ nguyên.
Tên Latinh cụ thể của loài "roxburghii" liên quan đến nhà thực vật học người Scotland William Roxburgh.
Phân bố và môi trường sống.
Môi trường sống của loài này trong các khu rừng vùng đất thấp từ mực nước biển đến độ cao . "Chrysophyllum roxburghii" mọc tự nhiên ở Madagascar, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Philippines, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Queensland. | 1 | null |
Chrysophyllum viridifolium là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được J.M.Wood & Franks mô tả khoa học đầu tiên năm 1911.
Phân bố và môi trường sống.
"Chrysophyllum viridifolium" là loài bản địa ở Kenya, Mozambique, đông Zimbabwe, Eswatini và Nam Phi (các tỉnh KwaZulu-Natal, Đông Cape). Môi trường sống của loài này là các khu rừng ven biển ở phía bắc East London và các khu rừng miền núi của dãy Chimanimani và Malawi. | 1 | null |
Inhambanella guereensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được André Aubréville và François Pellegrin mô tả khoa học đầu tiên năm 1957 dưới danh pháp "Kantou guereensis". Năm 1991 Terence Dale Pennington gộp "Kantou" vào "Inhambanella" và như thế nó danh pháp mới là "Inhambanella guereensis".
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại Bờ Biển Ngà, Liberia.
Chú thích.
| 1 | null |
Inhambanella henriquesii là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm.
Lịch sử phân loại.
Năm 1903, Adolf Engler và Otto Warburg đặt ra danh pháp "Mimusops henriquesiana" tại trang 516 trong "Bulletin de la Société Belge d'Études Coloniales" số X, nhưng không kèm theo mô tả khoa học. Năm 1904, Adolf Engler thiết lập tổ "Inhambanella", đặt nó trong tổ này đồng thời cung cấp mô tả khoa học đầu tiên cho nó nhưng viết danh pháp thành "Mimusops henriquezii". Tuy nhiên, tại hình minh họa thì tác giả lại chỉnh sửa thành "Mimusops henriquesii".
Năm 1915, Marcel Marie Maurice Dubard thiết lập chi "Inhambanella" và chuyển nó sang chi này, với danh pháp "Inhambanella henriquezii". Tuy nhiên, hiện nay IPNI, Plants of the World Online (POWO) và World Checklist of Selected Plant Families (WCSP) công nhận danh pháp "Inhambanella henriquesii".
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại Kenya, KwaZulu-Natal, Malawi, Mozambique, Tanzania, Zimbabwe. Môi trường sống là trong các thung lũng sông, ở cao độ 10 đến 300 m.
Mô tả.
Cây gỗ nhỡ nhiều nhựa mủ, cao tới 25 m, vỏ cây màu xám. Các chồi non với lông tơ màu ánh xám hoặc nâu; các chồi khác, cuống lá và lá nhẵn nhụi. Cuống lá tương đối dài, tới 4 cm. Phiến lá hình trứng ngược, hình elip-trứng ngược tới elip, thường dài 7-15(-18) cm, rộng 3,5-8,5 cm, như da cứng, đỉnh tù tới có khía răng cưa, hình nêm, mép uốn ngược, gợn sóng và thường có hình dạng không đều; mặt dưới với 3-12 gân bên chính ở mỗi bên của gân giữa nổi cao rõ nét. Cuống hoa và đài hoa với lông tơ màu ánh xám hoặc ánh nâu; cuống hoa dài tới 1,2 cm. Lá đài hình trứng rộng-hình tam giác, dài tới 5 mm, rộng tới 4 mm. Ống tràng hình chuông, dài tới 3 mm; các thùy tràng chẻ 3; thùy giữa hình trứng nhiều hay ít, dài tới 5 mm; các thùy tràng bên nhỏ và hẹp hơn. Nhị hoa gắn vào tại họng tràng; chỉ nhị dẹp, dài tới 3 mm; các nhị lép dạng cánh hoa, hình trứng rộng, dài tới 3 mm. Bầu nhụy dài tới 2 mm; vòi nhụy dài tới 1 mm. Quả màu đỏ khi chín, đường kính tới 3 cm. Hạt dài tới 2,5 cm.
Chú thích.
| 1 | null |
Letestua durissima là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Auguste Jean Baptiste Chevalier mô tả khoa học đầu tiên năm 1917 dưới danh pháp "Pierreodendron durissimum". Năm 1920, Paul Henri Lecomte thiết lập chi Letestua và chuyển nó sang chi này.
Lịch sử phân loại.
Năm 1917, Auguste Jean Baptiste Chevalier tạo ra chi "Pierreodendron" với 1 loài duy nhất do ông đặt tên là "Pierreodendron durissimum" do Georges Marie Patrice Charles Le Testu thu thập tại Gabon năm 1910. Tuy nhiên, danh pháp "Pierreodendron" đã được Heinrich Gustav Adolf Engler sử dụng từ năm 1907 để chỉ một chi trong họ Simaroubaceae, vì thế "Pierreodendron" của Chevalier là không hợp lệ. Năm 1920, Paul Henri Lecomte phát hiện ra điều này và thành lập chi "Letestua" để thay thế.
Lecomte cũng mô tả loài thứ hai là "Letestua floribunda", nhưng hiện nay nó được coi là đồng nhất với "Letestua durissima".
Từ nguyên.
Tên gọi "Letestua" là để vinh danh nhà thực vật học Georges Marie Patrice Charles Le Testu (1877-1967), người đã thu thập mẫu (số Le Testu 1669/1169? ngày 25 tháng 12 năm 1910) để Chevalier cũng như Lecomte mô tả loài mới.
Phân bố.
Loài này được tìm thấy ở Congo và Gabon.
Chú thích.
| 1 | null |
Găng néo (danh pháp khoa học: Manilkara hexandra) là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1795 dưới danh pháp "Mimusops hexandra". Năm 1915 Marcel Marie Maurice Dubard chuyển nó sang chi "Manilkara".
Phân bố.
Loài bản địa Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Malaysia bán đảo, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, đông nam Trung Quốc, Việt Nam. | 1 | null |
Cá rô sông Hằng, Anabas cobojius là một loài cá rô nguồn gốc Ấn Độ và Bangladesh, nơi nó xuất hiện trong vũng nước đọng. Loài này đạt đến chiều dài 30 cm (12 in) và có tầm quan trọng thương mại như một loài cá thực phẩm trong phạm vi nguồn gốc của nó. | 1 | null |
Neolemonniera batesii là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Heinrich Gustav Adolf Engler mô tả khoa học đầu tiên năm 1904 dưới danh pháp "Mimusops batesii". Năm 1960, Hermann Heino Heine chuyển nó sang chi "Neolemonniera".
Phân bố.
Loài này có ở Bờ Biển Ngà, Gabon, Liberia và có thể có ở Cameroon. | 1 | null |
Neolemonniera ogouensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Marcel Marie Maurice Dubard mô tả khoa học đầu tiên năm 1914 dưới danh pháp "Lecomtedoxa ogouensis", theo mẫu vật mà Jean Baptiste Louis Pierre gán nhãn với danh pháp "Mimusops ogouensis". Năm 1918, Paul Henri Lecomte mô tả chi "Le Monniera" và chuyển "Lecomtedoxa ogouensis" sang chi này thành "Le Monniera ogouensis". Năm 1960, Hermann Heino Heine đổi tên chi "Le Monniera" thành "Neolemonniera" và chuyển nó theo danh pháp mới của chi này.
Từ nguyên.
Tên gọi thông thường tại Gabon là "ogooué" và nó là nguồn gốc của "ogouensis", tính từ định danh loài này trong danh pháp khoa học của nó.
Phân bố.
Loài được tìm thấy tại tây và tây nam miền trung Gabon.
Chú thích.
| 1 | null |
Danh sách các quốc gia châu Mỹ theo GDP danh nghĩa 2009 được thống kê theo đơn vị triệu USD, cập nhật từ bảng số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF, những số liệu còn thiếu được bổ sung theo số liệu của Ngân hàng Thế giới - WB và CIA Factbook công bố năm 2009. Ngoài 34 quốc gia độc lập, bảng thống kê còn có mặt của 19 vùng lãnh thổ: Quần đảo Cayman, Quần đảo Turks và Caicos, Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Anguilla, Saint Pierre và Miquelon, Saint-Barthélemy, Bermuda, Martinique, Sint Maarten, Saint-Martin, Aruba, Bonaire, Curaçao, Quần đảo Falkland, Quần đảo Nam Georgia và Nam Sandwich, Greenland và Guadeloupe. | 1 | null |
Betta simorum là một loài cá trong họ Osphronemidae
Số lượng.
Trong khi không có ước tính định lượng về xu hướng dân số, sự suy giảm dân số có thể được suy ra dựa trên số lượng lớn các cá thể đánh bắt tự nhiên được quan sát được xuất khẩu để buôn bán cá cảnh. Sự phân bố loài và tỷ lệ mất rừng đầm lầy than bùn trong quá khứ để ước tính xác suất loài này bị tuyệt chủng trên toàn cầu do mất môi trường sống dự kiến sẽ xảy ra trong giai đoạn 2010-2050. Xác suất tuyệt chủng của loài này được ước tính là 8-86%. Ước tính này là xác suất loài này cuối cùng sẽ bị tuyệt chủng do mất môi trường sống và không phải là xác suất mà chúng sẽ bị mất vào năm 2050 vì có thể bị trễ thời gian tuyệt chủng. | 1 | null |
Sideroxylon wightianum là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Hook. & Arn. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1837. Trong tiếng Việt gọi là bù miên (có lẽ là phiên âm từ "Bumelia"), mai lai Wight, sến nhai, sến đất Trung Hoa. Phạm Hoàng Hộ trong sách "Cây cỏ Việt Nam" ghi nhận chúng như là 2 loài khác biệt là bù miên ("Bumelia harmandii") và mai lai Wight ("Sinosideroxylon wightianum"). | 1 | null |
Vitellaria paradoxa là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Carl Friedrich von Gärtner miêu tả khoa học đầu tiên năm 1807.
Phân loài.
"Vitellaria paradoxa" subsp. "paradoxa".
"Vitellaria paradoxa" subsp. "paradoxa": Nguyên chủng. Khu vực phân bố: Từ miền tây châu Phi nhiệt đới tới Ethiopia; bao gồm Benin, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Cameroon, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Mauritania, Nigeria, Senegal, Togo.
Nó có các đồng nghĩa sau:
"Vitellaria paradoxa" subsp. "nilotica".
"Vitellaria paradoxa" subsp. "nilotica" : Khu vực phân bố: Cộng hòa Dân chủ Congo, Sudan, Uganda.
Nó có các đồng nghĩa sau:
Chú thích.
| 1 | null |
Xantolis baranensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Paul Lecomte miêu tả khoa học đầu tiên năm 1930 dưới danh pháp "Sideroxylon baranense". Năm 1957 Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Theo Plants of the World Online, loài này có tại Việt Nam.
Tên gọi.
Phạm Hoàng Hộ trong sách "Cây cỏ Việt Nam" quyển 1, mục từ 2549, trang 638 in là "Xantolis barauensis" (Lec.) van Royen. Ma dương Bà-rau...Gỗ đỏ cứng, tốt, làm cột. Bà-rau, Phan rang. Các tài liệu thực vật học tiếng Việt khác gọi nó là ma dương Bà-rau hay ma dương Bà Râu hoặc sến găng Bà Râu.
Tuy nhiên, danh pháp "Xantolis barauensis" lại không được ghi nhận trong các tài liệu thực vật học quốc tế. Cụ thể, các mẫu isotype MNHN-P-P00649463 và MNHN-P-P00649464 cũng như mẫu MNHN-P-P00649462 lưu tại MNHN ghi chép là "Name: "Xantolis baranensis" (Lecomte) P.Royen; Verbatim locality: Annam: Ba-Ran, province de Phanrang". Địa danh ghi chép trong hồ sơ kèm theo các mẫu vật này là chữ viết tay của M. Poilane năm 1924, không thể phân biệt đó là Ba Ran hay Ba Rau.
Tại tỉnh Phan Rang cũ và tỉnh Ninh Thuận ngày nay chỉ có các địa danh liên quan tới Bà Râu (từ tiếng Raglai B'rau) như thôn Bà Râu 1, thôn Bà Râu 2 thuộc xã Lợi Hải () huyện Thuận Bắc hay hồ Bà Râu (), nhà thờ Bà Râu. Vì thế, nếu loài này được đặt tên theo địa danh nơi thu thập mẫu vật thì danh pháp đúng phải là "Xantolis barauensis". | 1 | null |
Xantolis boniana là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Marcel Marie Maurice Dubard miêu tả khoa học đầu tiên năm 1911 dưới danh pháp "Planchonella boniana". Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Loài này có tại Lào, Trung Quốc (Hải Nam) và Việt Nam. Tên Việt: sảo trai, sao trai.
Tên gọi.
Trong tiếng Trung nó được gọi là 越南刺榄 (Việt Nam thích lãm), thứ có tại Hải Nam gọi là 喙果刺榄 (uế quả thích lãm).
Mô tả.
E-flora cung cấp mô tả cho thứ có tại Trung Quốc ("X. boniana" var "rostrata") như sau:
Cây gỗ cao 10–20 m. Cành nhỏ từ thon búp măng đến ép dẹp tại đỉnh, lông tơ mịn màu gỉ sắt khi non, dần trở thành nhẵn nhụi. Cuống lá 0,8-1,5 cm, lông tơ mịn màu gỉ sắt, nhẵn nhụi; phiến lá hình elip, hình trứng hoặc hình trứng ngược, 6-15 x 3–6 cm, gần giống da, cả hai mặt có lông len màu gỉ sắt ánh vàng khi còn non, nhẵn nhụi và bóng hoặc lông măng màu gỉ sắt dọc theo gân lá khi trưởng thành, đáy lá hình nêm, đỉnh từ tù tới nhọn, gân bên 9-13 đôi. Hoa màu trắng. Cuống hoa 6–10 mm, có lông măng màu gỉ sắt dần trở thành nhẵn nhụi. Lá đài hình trứng-mũi mác, 4-5,5 x 2–3 mm, cả hai mặt có lông măng trắng áp ép, rìa dạng màng. Tràng hoa nhẵn nhụi. Nhị lép hình tam giác rộng. Bầu nhụy hình trứng, 2–3 mm, lông tơ mịn màu trắng. Vòi nhụy thon búp măng, 0,9-1,1 cm. Quả màu đen, dạng quả ô liu, 2-4 x 1,4-2,2 cm, gốc có đài hoa bền, đỉnh có mỏ, có lông tơ màu vàng nhạt, vỏ quả ngoài dạng gỗ, 1-2 hạt. Hạt từ thuôn dài đến hình elip, 2-3 x 0,8-1,5 cm, màu nâu vàng bóng, sẹo thuôn dài và dài như hạt. Ra hoa tháng 1-2.
Sách "Cây cỏ Việt Nam" cung cấp mô tả cho nguyên chủng có tại Việt Nam như sau:
Đại mộc; nhánh, lá non có lông. Phiến lá xoan bầu dục, to 6-12 x 3-5,5 cm, chót nhọn, đáy từ từ hẹp, không lông, gân phụ 5-6 cặp; cuống 1-1,5 cm. Hoa ở nách; cọng dài 1 cm; lá đài 4-4,5 mm, có lông; noãn sào có lông, vòi nhụy dài. Trái bầu dục, dài 2,5 cm, nạc vàng; hột 1, dẹp dẹp, dài 22 mm, thẹo dài 17 mm. | 1 | null |
Xantolis burmanica là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Henry Collett và William Botting Hemsley miêu tả khoa học đầu tiên năm 1890 dưới danh pháp "Sideroxylon burmanicum". Năm 1957 Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Loài này có tại Myanmar và Thái Lan. | 1 | null |
Xantolis cambodiana là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Marcel Marie Maurice Dubard miêu tả khoa học đầu tiên năm 1911, dựa theo mô tả năm 1890 của Jean Baptiste Louis Pierre, với danh pháp "Planchonella cambodiana". Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Loài này có tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tên gọi tại Việt Nam bao gồm: sến găng, găng tu hú, dau ka diệu.
Mô tả.
Mô tả dưới đây lấy theo Phạm Hoàng Hộ.
Đại mộc nhỏ; mủ trắng; gai ngay. Phiến lá nhỏ, 3,3-6,5 x 2,5-4 cm, có lông dày mặt dưới, gân phụ mảnh, 5-6 cặp; cuống ngắn. Chụm; cọng 3 mm; đài 2,5 mm, có lông mặt ngoài; cánh hoa 4,5 mm; tiểu nhụy lép 5, có mũi nhọn. Trái xoan, có lông, to 2,5 cm; quả bì cứng; hột 1, dẹp, thẹo dài. Gỗ trắng; trái ăn được; lá, rễ kiện vị, thanh huyết, sinh sữa. Rừng đến 400 m: Hà Sơn Bình, Bắc Thái, Phú Khánh, Phan Rang; III-IV, 3. | 1 | null |
Xantolis hookeri là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Charles Baron Clarke miêu tả khoa học đầu tiên năm 1882 dưới danh pháp "Sideroxylon hookeri". Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Loài này có tại Đông Himalaya (Bhutan và Sikkim thuộc Ấn Độ) và Lào. | 1 | null |
Xantolis longispinosa là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Elmer Drew Merrill miêu tả khoa học đầu tiên năm 1934 dưới danh pháp "Sideroxylon longispinosum". Năm 1974, Hsien Shui Lo chuyển nó sang chi "Xantolis".
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 琼刺榄 (Quỳnh thích lãm).
Phân bố và môi trường sống.
Loài này có tại Hải Nam (Trung Quốc). Rừng ở các cao độ từ thấp đến trung bình.
Mô tả.
Cây bụi hoặc cây gỗ, cao 8-9(-13) m. Vỏ cây màu vàng ánh xám đến đen ánh xám. Cành con nhẵn nhụi, đôi khi có gai; gai 1,5-3,5 cm, mọc thẳng, cứng và nhọn đầu. Cuống lá 1-3 mm; phiến lá thường hình trứng ngược, 2-4 (-8) x 1-2,3 (-3) cm, gốc lá hình nêm, đỉnh từ tròn tới tù, gân bên khoảng 10 đôi. Hoa đơn độc hoặc thành cụm gồm vài hoa. Cuống hoa 3-5 (-8) mm, có lông tơ màu gỉ sắt. Lá đài 5, hình trứng, 5-6 mm, cả hai mặt có lông tơ màu gỉ sắt. Tràng hoa màu trắng; thuỳ 5, bên ngoài có lông tơ ở phần giữa nhưng dần trở thành nhẵn nhụi, bên trong có lông nhung thưa thớt. Nhị 5; chỉ nhị dày với một cụm lông nhung màu gỉ sắt ở mỗi bên tại gốc; nhị lép 5, hình mũi mác đến hình trứng, mép có lông tơ màu nâu ánh vàng. Bầu nhụy hình gần cầu, khoảng 1,5 mm, dày đặc lông tơ màu gỉ sắt. Vòi nhụy khoảng 3 mm. Quả màu xanh lục dần trở thành màu nâu nhạt, hình từ gần cầu đến gần elipxoit, 1,2 cm, nhẵn nhụi hoặc có lông màu gỉ sắt áp ép, với một vòi nhụy bền dài khoảng 1,2 cm và đài hoa phình to; cuống quả 8-10 mm, nhẵn nhụi. Hạt hình gần cầu, hơi ép dẹp, đường kính khoảng 8 mm, màu nâu bóng; sẹo hình elip. Ra hoa tháng 10 - tháng 2 năm sau, tạo quả tháng 6-tháng 10. | 1 | null |
Xantolis maritima là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Jean Baptiste Louis Pierre đặt tên khoa học đầu tiên năm 1890 dưới danh pháp "Planchonella maritima", dù trong tài liệu này ông cũng đề cập tới nó dưới danh pháp "Sideroxylon maritimum". Năm 1911 Marcel Marie Maurice Dubard bổ sung mô tả khoa học cho loài "Planchonella maritima".
Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Phân bố.
Loài này có tại Việt Nam. Đồi cát ven biển, từ Đà Nẵng tới Bà Rịa.
Mô tả.
Cây bụi cao 4-5 m, thân có gai ngay, mủ trắng. Lá lúc non có lông dày hoe; phiến già không lông, xoan tròn, dài 1,5-2,5 cm. Chụn ít hoa; hoa trắng, thơm. Lá đài 5, có ít lông, cao 2,5 cm. Cánh hoa cao 7 mm; tiểu nhụy (nhị) thụ 5, lép 5, có lông; noãn sào có lông. Trái cao 1,5-2 cm, ăn được. Hột 1, dài 1 cm.
Tên Việt là ma dương, găng gai (Dubard ghi là gang-gay). | 1 | null |
Xantolis racemosa là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Marcel Marie Maurice Dubard miêu tả khoa học đầu tiên năm 1911 dưới danh pháp "Planchonella racemosa". Tác giả cũng ghi chép như sau: Tonkin no. 5220, 4266 [Bon]; no. 4337 [Balansa]. Mẫu lectotype lưu tại MNHN ghi chú 5220(TH) Phú Diền và ngày tháng thu mẫu 6 Martii 1892 (Latinh, 06/3/1892). Tuy nhiên, không thấy tài liệu thực vật học nào bằng tiếng Việt đề cập tới loài này.
Năm 1957 Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Theo Plants of the World Online, loài này có tại Việt Nam. | 1 | null |
Xantolis shweliensis là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được William Wright Smith miêu tả khoa học đầu tiên năm 1920 dưới danh pháp "Sideroxylon shweliense". Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Phân bố và môi trường sống.
Loài này có tại Vân Nam (Trung Quốc). Rừng hỗn giao; ở cao độ 2.400-3.000 m.
Tên gọi.
Tên gọi trong tiếng Trung là 瑞丽刺榄 (Thụy Lệ thích lãm).
Mô tả.
Cây bụi cao 1–2 m. Cành con màu xám, có sọc, lông măng màu trắng hoặc nhẵn nhụi. Cuống lá 5–8 mm, lông tơ mềm màu trắng khi còn non, nhưng sớm trở thành nhẵn nhụi; phiến lá hình mác đến hình elip, 5-10 x 1,3-2,5 cm, dạng giấy, nhẵn nhụi hoặc có lông tơ rải rác ở mặt xa trục, mặt gần trục bóng và nhẵn nhụi hoặc có lông nhung mịn thưa thớt dọc theo gân giữa, gốc lá hình nêm hẹp, đỉnh tù đến nhọn, gân bên 9-12 cặp. Hoa đơn độc hoặc thành cụm gồm vài hoa, lủng lẳng. Cuống hoa 3–4 mm, lông măng màu màu nâu ánh vàng. Lá đài 5, xếp lợp, hình trứng đến hình tam giác, 3-4 x 2,5–4 mm, mặt ngoài có lông nhung về phía đỉnh, mặt trong có lông măng màu nâu ánh vàng. Tràng hoa màu vàng nhạt, 7,5–9 mm; thuỳ 5, hình trứng-hình mác, 5-6 x 2-2,5 mm, rìa có lông ở gốc. Nhị 5 với một cụm lông nhung ở mỗi bên tại gốc; nhị lép hình mác, 3-4 x 1–2 mm, đỉnh nhọn. Bầu nhụy hình nón, 5 ngăn, có lông tơ màu vàng ánh xám. Quả hình trứng, hơi có mỏ, đường kính khoảng 3 cm. Hạt ép dẹp-hình elipxoit, khoảng 18 x 12 mm, màu nâu bóng, sẹo hình elip, khoảng 14 x 6 mm. | 1 | null |
Xantolis stenosepala là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được Hồ Tiên Túc (Hu) miêu tả khoa học đầu tiên năm 1938 dưới danh pháp "Adinandra stenosepala". Năm 1957, Pieter van Royen chuyển nó sang chi "Xantolis".
Loài này sinh sống ở cao độ 1.100-1.800 m tại Tây Song Bản Nạp, tây nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tên gọi trong tiếng Trung là 滇刺榄 (Điền thích lãm).
Mô tả.
Cây gỗ cao 6-15(- 20) m. Vỏ màu nâu ánh xám. Cành con màu xám, có lông măng màu nâu ánh vàng nhạt hoặc nhẵn nhụi. Cuống lá 0,8-1,8 cm; phiến lá hình mác, mác ngược hay hình mác thuôn dài, (5-)7-15 x 2,5–6 cm, gốc lá hình nêm rộng, đỉnh nhọn, gân bên 15-17 đôi. Hoa đơn độc hoặc thành cụm gồm vài hoa. Cuống hoa 6–10 mm, có lông tơ màu xám. Lá đài 5, hình mác, hình trứng-hình mác, hoặc hình trứng, 4-6 x 1,5–3 mm, bên ngoài có lông tơ màu xám, bên trong có lông tơ màu gỉ sắt. Tràng hoa màu trắng, ống tràng ngắn; thùy 5, hình mác, hình trứng-hình mác, hoặc thuôn dài, 5-6,5 x 2-2,5 mm. Nhị 5, dài 3–5 mm, có chùm lông nhung ở mỗi bên tại gốc; nhị lép 5, hình mác, dài khoảng 4 mm, đỉnh nhọn và có râu, rìa có lông dày đặc. Bầu nhụy hình trứng-hình cầu, 1–2 mm, đáy có lông nhung, nhẵn nhụi về phía đỉnh. Vòi nhụy 4–12 mm. Quả màu nâu, hình trứng thuôn dài, 3-4 x 1,7-2,2(- 3) cm, từ có lông tơ màu gỉ sắt tới có lông hay nhẵn nhụi, với đài hoa và vòi nhụy bền, hạt 1(-3). Hạt hình elipxoit, ép dẹp, 2-2,5 x khoảng 1,2 cm, tròn cả hai đầu; sẹo hình thuôn dài hẹp. | 1 | null |
Xantolis tomentosa là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm. Loài này được William Roxburgh miêu tả khoa học đầu tiên năm 1795 dưới danh pháp "Sideroxylon tomentosum". Năm 1838 Constantine Samuel Rafinesque chuyển nó sang chi "Xantolis".
Tên gọi.
Tại Việt Nam gọi là cheo, găng, chéo.
Phân bố.
Loài này có tại Ấn Độ, Campuchia, Myanmar, Sri Lanka và Việt Nam.
Mô tả.
Cây gỗ cao đến 10-15 m. Thân cây nứt nẻ, khía rãnh nông, nứt dọc; vỏ cây màu nâu ánh đỏ nhạt, bong mảng vỏ lớn không đều; vết bong hơi hồng. Thân và cành có gai; Cành non thon búp măng, có bì khẩu, lông tơ màu xám hay màu gỉ sắt, sau chuyển thành nhẵn nhụi. Cành già có gai mập. Nhựa mủ trắng, nhiều. Lá đơn, mọc so le hay mọc vòng, không lá kèm; cuống lá dài 0,4-1,0 cm, thanh mảnh, mặt cắt ngang phẳng lồi, có lông tơ; phiến lá 4-13 x 1,5-5 cm, hình elip, hình trứng ngược hẹp đến hình elip-hình trứng ngược, đỉnh gần nhọn hay tù, đáy hình nêm hoặc giảm dần, mép lá nguyên, giống da, có lông len mặt dưới khi non, nhẵn nhụi khi già. Gân bên 8-12 đôi, hình lông chim, thanh mảnh; gân con dạng mắt lưới. Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm ở nách lá, màu trắng hay trắng ánh vàng, có hương thơm; cuống hoa dài khoảng 0,4-0,7 cm, có lông măng. Lá đài 3-3,6 x 3 mm, hình trứng, nhọn, có lông, bên trong nhỏ hơn. Thùy tràng hoa dài 5-6(-10) mm, hình chuông, ống tràng tròn, họng rậm lông, thùy hình mác. Nhị 6; chỉ nhị thẳng, có lông ở đáy; bao phấn hình trứng hay hình mác, hướng ra ngoài; nhị lép 4, hình chỉ, có lông với đáy rộng. Bầu nhụy thượng, 5 ngăn, rậm lông, hình nón; lá noãn trên thực giá noãn đính trụ; vòi nhụy dài 10 mm, hình trụ; đầu nhụy nhỏ. Quả mọng màu xanh, hình trứng-elipxoit, dài khoảng 2,5 x 1,5 cm, nhọn đột ngột; hạt 1-2 (mặc dù có sự phát triển thô sơ của 5 hạt), hình elipxoit, màu nâu, bóng.
Mô tả của sách "Cây cỏ VIệt Nam" cho quần thể ở Việt Nam ("Xantolis dongnaiensis") là: Đại mộc 10-15 m, có gai; chồi non có lông. Phiến lá bầu dục, dài 11-13 cm, mỏng, không lông, gân phụ mịn, 8-12 cặp. Chụm, cọng hoa 8 mm; đài 4,5 mm, có lông; vành cao 4,2 mm; tiểu nhụy lép 5, có bìa rìa; noãn sào có lông. Trái dài 2,5 cm; hột 1-2, to 20 x 11 mm, thẹo dài mm; phôi nhũ dày. Quảng Trị, Đồng Nai; IX-IV, 9-4. | 1 | null |
Cá còm, tên khoa học Chitala ornata, là một cá đêm nhiệt đới với một cơ thể dài như dao.
Hành vi.
Chúng là sinh vật về đêm và thường kiếm ăn vào ban đêm. Chúng thường săn con mồi sống và sẽ cố gắng ăn bất kỳ cá nào vừa miệng. Những con cá này cũng có thể thở không khí để tồn tại trong nước tù đọng và ít oxy. Cá còm thích nước trung hòa pH và nhiệt độ khác nhau, 75-85 F.
Vị trí.
Hầu hết đến từ Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Việt Nam, Borneo, Malaysia, Ấn Độ, và Sumatra.
Những con cá này thường được tìm thấy trong hồ, đầm lầy, và thượng nguồn sông. Chúng thích hồ nhiều nước và có thể tồn tại với oxy thấp.
Ăn.
Cá còm có chế độ ăn thịnh soạn, một trong những lý do người ta thích nuôi chúng như vật nuôi. Chúng là loài cá săn mồi và sẽ ăn thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm ma và giun đen. Với thời gian chúng có thể thích nghi với các loại thực phẩm như Beefheart và đôi khi sẽ học cách chấp nhận thức ăn viên thương mại. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm, do đó thích ăn khi đèn tắt. | 1 | null |
Hans Alfred Konstantin von Kretschmann, còn gọi là "Hans von Kretschman", (21 tháng 8 năm 1832 tại Charlottenburg – 30 tháng 3 năm 1899 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh. Ông đã từng tham gia nhiều trận đánh của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
Hans sinh vào tháng 8 năm 1832, là con trai của Ernst Karl von Kretschmann (24 tháng 11 năm 1802 – 5 tháng 1 năm 1847) với người vợ của ông này là Emilie, nhũ danh Vogel (27 tháng 11 năm 1806 – 25 tháng 7 năm 1885). Ông thân sinh của ông là Trưởng quan kỵ binh trong lực lượng Dân quân, điền chủ Schönau đồng là Hội thẩm Tòa án Tối cao Địa phương.
Sự nghiệp quân sự.
Thời trẻ, Kretschmann đi học tại Bunzlau, rồi học Trung học Chính quy ("Gymnasium") ở Brieg và Guben. Sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 1849, ông nhập ngũ quân đội Phổ với tư cách là lính pháo thủ của Trung đoàn Phóng lựu Hộ vệ số 8 "Vua Friedrich Wilhelm III" ở Frankfurt (Oder). Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1856 cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1859, Kretschmann là Giảng viên tại Trường Sư đoàn tại Frankfurt (Oder), và cũng trong thời gian đó ông được thăng quân hàm Trung úy vào ngày 31 tháng 5 năm 1859. Sau đó, ông học tại Học viện Quân sự ("Kriegsakademie") từ ngày 1 tháng 10 năm 1860 cho đến ngày 10 tháng 2 năm 1863. Mặc dù quá trình rèn luyện của Kretschmann vẫn đang dang dở, ông rời học viện sớm vì vào ngày 10 tháng 2 năm 1863, ông được phong cấp hàm Đại úy đồng thời được ủy nhiệm làm Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh số 27 (số 2 Magdeburg), đóng quân ở Halberstadt. Vào ngày 14 tháng 7 năm 1865, ông được phong danh hiệu và được giao một ghế giảng viên tại Trường Quân sự Neiße. Khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo bùng nổ (1866), Kretschmann trở lại trung đoàn của mình và được lãnh chức Chỉ huy tạm quyền ("Führer") của Đại đội 8. Với đơn vị này, ông đã chiến đấu trong các trận đánh lớn tại Gitschin và Königgrätz-Sadowa, nơi Kretschmann bị thương nặng do trúng đạn ở chân trái. Vì những thành tích của mình, ông đã được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng IV kèm theo Thanh kiếm vào ngày 20 tháng 9 năm 1866. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông lại hành nghề giảng viên và giảng dạy tại Trường Quân sự Potsdam. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1869, ông được lên quân hàm Thiếu tá, đồng thời được phong danh hiệu à la suite của Bộ Tham mưu quân đội và được bổ nhiệm làm Giám đốc Trường Quân sự Neiße.
Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Kretschmann là sĩ quan Bộ Tham mưu trong Quân đoàn III dưới quyền chỉ huy của Tướng tư lệnh Konstantin von Alvensleben. Trong cuộc chiến tại Pháp, ông đã tham gia các trận đánh quan trọng tại Spicheren, Vionville, Gravelotte-St. Privat, Noisseville, Beaune-la-Rolande, Orléans lần thứ hai và Le Mans, cũng như trong cuộc vây hãm Metz cùng với các trận giao chiến tại Courcelles, Bellevue, Neuville-aux-Bois, Gien, Vendôme và Artenay. Nhờ những công trạng của ông trong chiến dịch, ông được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng I vào ngày 20 tháng 9 năm 1870 rồi hạng I vào ngày 5 tháng 11 năm 1870.
Sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, Kretschmann trở lại làm Giám đốc Trường Quân sự Neiße kể từ ngày 9 tháng 5 cho tới ngày 24 tháng 10 năm 1871, sau đó ông được chuyển đến Karlsruhe để tham gia Bộ Tham mưu của Quân đoàn XIV. Ông làm nhiệm vụ tại đây trong vòng hai năm rưỡi, rồi được đổi làm một chức Trưởng phòng trong Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin và tại đây ông được phong cấp hàm Thượng tá vào ngày 19 tháng 9 năm 1874.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1890, Kretschmann được phong cấp bậc danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh, đồng thời được xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu.
Vì những cống hiến của mình cho quân đội Phổ, ông được vua Wilhelm II tưởng thưởng Huân chương Vương miện hạng I vào ngày 18 tháng 1 năm 1891, rồi tặng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng I kèm theo Bó sồi và Thanh kiếm trên Chiếc nhẫn vào ngày 18 tháng 1 năm 1896.
Sau khi ông từ trần vào tháng 3 năm 1899 ở Berlin, Kretschmann được mai táng tại nghĩa trang Garnisonfriedhof in der Hasenheide của thành phố này vào ngày 2 tháng 4 năm đó.
Gia đình.
Vào ngày 3 tháng 5 năm 1864, tại Halberstadt, Kretschmann thành hôn với Jenny Auguste Frieda Karoline von Gustedt (14 tháng 6 năm 1843 – 19 tháng 1 năm 1903). Cặp đôi này đã sản sinh ra Lily, nữ văn sĩ và là nhà hoạt động vì nữ quyền về sau này. | 1 | null |
Thử Thách Cùng Bước Nhảy: So You Think You Can Dance Vietnam season 2 là mùa thi thứ nhì của chương trình Thử Thách Cùng Bước Nhảy: So You Think You Can Dance tại Việt Nam khởi động & ra mắt vào tháng 8 năm 2013. Chí Anh & Tuyết Minh đã quay trở lại với vai trò giám khảo cùng các giám khảo khách mời như là John Huy Trần, Việt Max, Viết Thành... Trấn Thành vẫn là người dẫn chương trình.
Tuyển sinh.
Những vòng tuyển sinh đã được tổ chức lớn hơn ở 6 địa điểm:
Tuần thi ở Thành phố Hồ Chí Minh.
116 thí sinh vượt qua được vòng tuyển sinh sẽ được tham gia những phần thi liên tiếp cho tới khi nào mà tìm ra được top 20 vũ công xuất sắc nhất vượt qua được VBK.
Chung kết.
Top 20.
Nam.
Kiện tướng Dancesport Phan Hiển phải dùng tên thật trong suốt cuộc thi
Nhung đêm Gala VCK.
Đêm Gala VCK 1 - 28/09/2013.
"Giám khảo khách mời:Đoan Trang"
Top 20 vũ công nhảy múa Furison,biên đạo múa John Huy Trần.
Đêm Gala VCK 2 - 05/10/2013.
"Giám khảo khách mời:Hà Anh"
Top 18 vũ công nhảy Hiphop,biên đạo múa James Horner
Đêm Gala VCK 3 - 19/10/2013.
"Giám khảo khách mời:Hoài Linh"
Top 16 vũ công múa đương đại,biên đạo múa John Huy Trần
Đêm Gala VCK 4 - 26/10/2013.
"Giám khảo khách mời:Hà Anh"
Đêm Gala VCK 5 - 02/11/2013.
"Giám khảo khách mời:Ngô Thanh Vân"
Top 12 vũ công nhảy Jazz Funk,biên đạo múa Michael Schwandt.
Đêm Gala VCK 6 - 9/11/2013.
"Giám khảo khách mời:Thu Minh"
Đêm Gala VCK 7 - 16/11/2013.
"Giám khảo khách mời:Thanh Bùi"
Đêm Gala VCK 8 - 23/11/2013.
"Giám khảo khách mời:John Huy Trần"
Đêm Gala VCK 9 - 30/11/2013 & Gala công bố KQ,đăng quang & trao giải - 07/12/2013.
"Giám khảo khách mời: John Huy Trần & Thu Minh"
Top 4 vũ công múa đương đại,biên đạo múa John Huy Trần | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.