text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Emanuel Pastreich (Tên tiếng Trung: , tiếng Hàn: ; tiếng Nhật: , sinh ở Nashville, Tennessee, 1964) là một học giả người Mỹ lĩnh vực hoạt động chính là Hàn Quốc học. Pastreich là phó giáo sư tại đại học Kyung Hee và là giám đốc Viện châu Á tại Seoul, ông là người viết các bài nghiên cứu về văn học cổ điển Đông Á và các bài về quan hệ quốc tế và công nghệ quốc tế gần đây. Pastreich tuyên bố ứng cử tổng thống Hoa Kỳ với tư cách độc lập vào tháng 2 năm 2020 và tiếp tục chiến dịch tranh cử của mình, đưa ra nhiều bài phát biểu kêu gọi một cách tiếp cận chuyển đổi đối với an ninh và kinh tế.
Tiểu sử.
Pastreich học tại trường Trung học Lowell ở San Francisco, tốt nghiệp năm 1983. Ông bắt đầu học cử nhân tại trường Đại Học Yale năm 1987 chuyên ngành Trung Quốc học, trong thời gian đó ông cũng đến học tại trường Đại học Quốc gia Đài Loan. Pastreich nhận được bằng thạc sĩ Văn học so sánh tại trường Đại học Tokyo vào năm 1991, nơi ông hoàn thành luận văn bằng tiếng Nhật "Edo kôki bunjin Tanomura Chikuden: Muyô no shiga" (Nhà văn Tonomura Chikuden Thời Hậu Kì Edo: Sự Vô Dụng của Tranh và Thơ). Sau đó, ông quay về Mỹ vào năm 1998 và lấy bằng tiến sĩ ngành Đông Á học tại Đại học Harvard. Ông làm giáo sư trợ giảng tại Đại học Illinois tại Urbana- Champaign, Đại học George Washington, và Đại học quốc tế chuyên ngành kinh doanh Solbridge. Pastreich hiện là phó giáo sư Khoa quốc tế học, trường Đại học Kyunghee.
Hoạt động công nhà nước.
Pastreich từng làm tư vấn mảng quan hệ quốc tế cho thống đốc tỉnh Chungnam, tư vấn ngoại giao tại trung tâm nghiên cứu Daedeok Innopolis, trong năm 2010 và năm 2012 ông lần lượt được bổ nhiệm vào thành viên hội đồng quản lý và đầu tư nước ngoài của thành phố Daejeon.
Nghề nghiệp.
Pastreich là giám đốc Viện châu Á, viện tiên phong về lĩnh vực nghiên cứu tương quan trong quan hệ quốc tế, môi trường, và công nghệ khu vực Đông Á. Ông từng làm tư vấn quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài cho thống đốc tỉnh Chungnam (2007- 2008). Pastreich làm giám đốc trung tâm KORUS House (2005-2007) đứng đầu bộ phận quan hệ quốc tế của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Washington D.C, và là tổng biên tập viên tạp chí "Dynamic Korea"- tạp chí của Bộ Đối Ngoại Hàn Quốc chuyên giới thiệu về văn hóa và xã hội Hàn Quốc.
Xuất bản của ông bào gồm các sách "The Novels of Park Jiwon: Translations of Overlooked Worlds", "The Visible Vernacular: Vernacular Chinese and the Emergence of a Literary Discourse on Popular Narrative in Edo Japan", "Life is a Matter of Direction, not Speed: A Robinson Crusoe in Korea", "Scholars of the World Speak out About Korea's Future", ông cũng có các bài phỏng vấn với các học giả hàng đầu như Francis Fukuyama, Larry Wilkerson, và Noam Chomsky về Hàn Quốc đương đại. | 1 | null |
Waldemar Gustav Carl von Hennigs (1 tháng 7 năm 1849 tại Stremlow – 1 tháng 6 năm 1917 tại Steglitz) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh và là em của Thượng tướng Kỵ binh Victor von Hennigs. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và bị thương trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Tiểu sử.
Waldemar sinh vào tháng 7 năm 1849, là con thứ sáu trong chín người con của Chủ thái ấp Albert von Hennigs và người vợ của ông này là Kathinka, nhũ danh Baronesse von Fock. Sự nghiệp quân sự của ông đã khởi đầu khi ông tham gia đội thiếu sinh quân tại Potsdam. Sau đó, Hennigs gia nhập Tiểu đoàn Bộ binh nhẹ số 9 ở Greifswald và chiến đấu cùng với đơn vị của mình trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với chiến thắng toàn diện của người Đức, ông trở về với Huân chương Thập tự Sắt hạng II và với chức vụ sĩ quan phụ tá Tiểu đoàn. Sau khi được thăng quân hàm Đại úy, ông gia nhập Tiểu đoàn Súng trường Cận vệ. Trong đơn vị này, ông chứng kiến Năm Tam đế (1888) và tham gia chủ yếu trong lễ duyệt binh đưa tiễn Đức hoàng Wilhelm I. Vào năm 1892, ông được lên cấp hàm Thiếu tá và được đổi sang Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 73 "Thống chế Vương tử Albrecht của Phổ" (Hannover), đóng quân tại Hannover.
Dưới sự điều động trực tiếp của tân Hoàng đế Wilhelm II, ông là Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Biển I tại Kiel kể từ năm 1894 cho đến năm 1896. Thời gian ông tại nhiệm chứng kiến các buổi lễ khánh thành Kênh đào Hoàng đế Wilhelm (được đặt theo tên của Hoàng đế Wilhelm I đã băng hà năm 1888). Nhà soạn nhạc của Tiểu đoàn Biển là Hasselmann đã sáng tác bản "Hành khúc Hennigs" ("Hennigs-Marsch") và "Điệu Walzer Elfrieden" ("Elfrieden-Walzer") theo tên con gái của ông là Elfriede von Hennigs, sau kết hôn với Đại úy Viktor Cramer von Clausbruch.
Vào năm 1899, sau một khoảng thời gian ông ở Schwerin (1896 – 1899), ông được phong quân hàm Đại tá và lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 83 "von Wittich" (số 3 Tuyển hầu quốc Hessen) tại Kassel. Vào năm 1902, ông được nhậm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh số 105 "Vua Wilhelm II của Württemberg" (số 6 Vương quốc Sachsen) tại Straßburg, sau đó ông được lên cấp hàm Thiếu tướng vào năm 1903 và được giao quyền chỉ đạo Lữ đoàn Bộ binh số 83 tại Erfurt. Vào năm 1907, ông được đổi vào Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin và được phong danh hiệu à la suite của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 3.
Về sau, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bị thương và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng I. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1917, một năm sau lễ kỷ niệm Vàng của binh nghiệp của ông, ông từ trần tại Berlin-Steglitz do hậu quả của vết thương.
Gia đình.
Vào ngày 16 tháng 1 năm 1874, Hennigs đã thành hôn với bà Eva Maria (22 tháng 2 năm 1855 – 11 tháng 8 năm 1926), con gái ông Georg Koch – chủ điền trang Buggow. Cặp đôi này có hai người con. Người anh trai của ông, Victor von Hennigs (1848 – 1930), cũng là một tướng lĩnh quân đội Phổ. | 1 | null |
Heuristic (; , "tìm kiếm" hay "khám phá")
là các kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm để giải quyết vấn đề, học hỏi hay khám phá nhằm đưa ra một giải pháp mà không được đảm bảo là tối ưu. Với việc nghiên cứu khảo sát không có tính thực tế, các phương pháp heuristic được dùng nhằm tăng nhanh quá trình tìm kiếm với các giải pháp hợp lý thông qua các suy nghĩ rút gọn để giảm bớt việc nhận thức vấn đề khi đưa ra quyết định. Ví dụ của phương pháp này bao gồm sử dụng một luật ngón tay cái, giả thuyết, phán đoán trực giác, khuôn mẫu hay nhận thức thông thường.
Thuật giải Heuristic là một sự mở rộng khái niệm thuật toán. Nó thể hiện cách giải bài toán với các đặc tính sau:
"Thường "tìm được lời giải tốt (nhưng không chắc là lời giải tốt nhất)
Giải bài toán theo thuật giải Heuristic thường dễ dàng và nhanh chóng đưa ra kết quả hơn so với giải thuật tối ưu, vì vậy chi phí thấp hơn.
Thuật giải Heuristic thường thể hiện khá tự nhiên, gần gũi với cách suy nghĩ và hành động của con người.
Có nhiều phương pháp để xây dựng một thuật giải Heuristic, trong đó người ta thường dựa vào một số nguyên lý cơ sở như sau:
Nguyên lý vét cạn thông minh:
Trong một bài toán tìm kiếm nào đó, khi không gian tìm kiếm lớn, ta thường tìm cách giới hạn lại không gian tìm kiếm hoặc thực hiện một kiểu dò tìm đặc biệt dựa vào đặc thù của bài toán để nhanh chóng tìm ra mục tiêu.
Nguyên lý tham lam (Greedy):
Lấy tiêu chuẩn tối ưu (trên phạm vi toàn cục) của bài toán để làm tiêu chuẩn chọn lựa hành động cho phạm vi cục bộ của từng bước (hay từng giai đoạn) trong quá trình tìm kiếm lời giải.
Nguyên lý thứ tự:
Thực hiện hành động dựa trên một cấu trúc thứ tự hợp lý của không gian khảo sát nhằm nhanh chóng đạt được một lời giải tốt.
Hàm Heuristic:
Trong việc xây dựng các thuật giải Heuristic, người ta thường dùng các "hàm Heuristic". Đó là các hàm đánh giá thô, giá trị của hàm phụ thuộc vào trạng thái hiện tại của bài toán tại mỗi bước giải. Nhờ giá trị này, ta có thể chọn được cách hành động tương đối hợp lý trong từng bước của thuật giải. | 1 | null |
Cuộc tấn công bằng hơi độc tại Ghouta 2013 - xảy ra vào ngày 21 tháng 8 năm 2013 - là một loạt những vụ sử dụng hơi độc để tấn công, diễn tại vùng Ghouta ở phía đông thủ đô Damas và là một phần sự kiện trong cuộc nội chiến tại Syria. Theo những loan báo trái ngược nhau đã có từ 355 đến 1729 người đã chết. Vài ngàn người đã phải vào nhà thương để được điều trị. Trong khi phe nổi dậy buộc tội chính quyền của Bashar al-Assad, phe chính phủ nắm quyền bảo là không có việc này xảy ra. Tuy nhiên sau đó họ công nhận là có, nhưng lại đổ tội cho phe nổi dậy đã sử dung các vũ khí hóa học.
Trong lúc các cuộc tấn công này đang xảy ra thì có một ủy ban chuyên viên của Liên Hợp Quốc (LHQ) có mặt tại đó chỉ cách vài cây số, và đang điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học tại 3 nơi khác. Tuy nhiên họ không được cho phép tới đây. Vào ngày 25 tháng 8 báo chí Syria loan báo, là chính quyền đã cho phép các thanh tra LHQ tới nơi này. Khi nhóm này tới đây vào ngày sau thì bị kẻ lạ mặt đuổi bắn. Tuy nhiên lần sau họ đã có cơ hội nói chuyện với các bác sĩ, khám nghiệm các nạn nhân và thu thập được các mẫu thử.
Phía Hoa Kỳ cho là, chính quyền Syria phải chịu trách nhiệm trong sự cố này, và cả các quan chức các nước như Pháp, Anh, và Israel cũng tuyên bố tương tự. Chính quyền Hoa Kỳ đang xem xét có nên dùng quân đội để can thiệp cuộc chiến mà không cần sự ủy nhiệm của LHQ. Iran buộc tội là phe nổi dậy phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này, và cùng Nga cảnh cáo Hoa Kỳ về hậu quả của việc can thiệp quân sự.
Bối cảnh.
Vào tháng 7 năm 2012 chính phủ Syria thú nhận lần đầu tiên là có sở hữu vũ khí hóa học, nhưng tuyên bố là chỉ dùng nó khi nào họ bị tấn công bởi một nước khác. Tổng thống Hoa Kỳ Obama vào ngày 20 tháng 8 năm 2012 – gần đúng 1 năm trước khi xảy ra sự cố này – tuyên bố là việc sử dụng vũ khí sinh học cũng như hóa học là lằn ranh giới cấm, mà khi bị vượt qua thì Hoa Kỳ sẽ xem xét có nên can thiệp quân đội vào hay không? Những tháng sau đó cả hai bên, phe nổi dậy cũng như chính quyền Assad, tiếp tục quả quyết là phía bên kia đã sử dụng vũ khí hóa học. Phe chính phủ thì bảo là phía nổi dậy vào tháng 3 năm tại thành phố Chan al-Asal gần Aleppo đã dùng vũ khí hóa học giết chết ít nhất 25 người. Tổng cộng có đến 13 vụ sử dụng vũ khí hóa học đã được trình lên LHQ. Sau nhiều cuộc thương lượng lâu dài cuối cùng Bashar al-Assad vào cuối tháng 7 năm 2013 đã cho phép một ủy ban chuyên môn của LHQ đến điều tra 3 trong số 13 chỗ bị cho là có dùng vũ khí hóa học. Tuy nhiên cuộc điều tra của các nhà chuyên môn bị trì hoãn, vì chính phủ Syria không bảo đảm cho sự an toàn của những người được LHQ ủy nhiệm. Ngoài ra, ngay từ lúc đầu của cuộc thương lượng, LHQ nói rằng họ sẽ không tìm hiểu ai là kẻ có tội, mà chỉ xem xét coi vũ khí hóa học có được sử dụng hay không.
Biến cố.
Cuộc tấn công theo như nguồn tin của phe đối lập bắt đầu gần 3 giờ sáng ngày 21 tháng 8 tại một khu do phe nổi dậy kiểm soát ở Ghouta, nằm về phía Đông của Damas. Các đầu đạn của hỏa tiễn mà được dùng để bắn vào phe nổi dậy, được cho là có chứa hơi độc. Theo những bài tường thuật đầu tiên của các nhân chứng thì có vài chục người chết vì hơi độc.Theo nguồn tin của tổ chức Bác sĩ không biên giới, trong vòng 3 tiếng 3.600 người có triệu chứng trúng độc được chở vào 3 nhà thương, 355 người trong số này đã chết sau đó. Một phát ngôn viên của Quân đội Tự do Syria tường thuật là, đã có 1.729 người chết và 6.000 bị thương. Trong số các nạn nhân nhiều người là phụ nữ và trẻ em, một số còn đang ngủ. Hình và phim ảnh cho thấy các xác chết được sắp hàng với bọt nước miếng trước mũi và miệng và hầu như không thấy có vết thương bên ngoài nào cả. Nhiều người trần truồng hay chỉ ăn mặc sơ sài. Các triệu chứng theo lời nói của một bác sĩ, từ bất tỉnh, bọt nước miếng trước mũi và miệng, tròng mắt nhỏ lại rõ rệt, tim đập mạnh cho tới khó thở, rồi dẫn tới nghẹt thở. Các bệnh nhân được điều trị bằng Atropin, loại thuốc mà các bác sĩ không biên giới đã phát cho các nhà thương trước đó.Chính quyền Syria ban đầu cho là các tường thuật về việc sử dụng vũ khí hóa học là không có thật, chỉ công nhận là đã tấn công bằng vũ khí thường.
Sau đó họ công nhận là có một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, nhưng khẳng định là phe nổi dậy đã dùng để chống lại quân đội chính quyền. Thông tấn xã Ả Rập Syria (SANA) tường thuật, quân đội chính quyền đã khám phá ra một chỗ chứa vũ khí hóa học của phe nổi dậy, một số binh lính đã chết vì nghẹt thở. Những ngày sau đó, vùng này lại bị bỏ bom cũng như bị phóng hỏa tiễn liên tục, khiến cho việc điều tra tìm các chứng cớ cho việc sử dụng vũ khí hóa học trở nên khó khăn. | 1 | null |
là một bộ phim chiến tranh tiếng Nhật năm 2006 của Mỹ do Clint Eastwood đạo diễn và đồng sản xuất, với sự tham gia diễn xuất của Ken Watanabe và Kazunari Nimomiya. "Những lá thư từ Iwo Jima" miêu tả Trận Iwo Jima dưới góc nhìn của những người lính Nhật Bản và là phần phim song hành với "Ngọn cờ cha ông" cũng của Eastwood, miêu tả Trận Iwo Jima nhưng là dưới góc nhìn của người Mỹ; hai phần phim được quay liên tiếp nhau. Ngôn ngữ trong bộ phim hầu như là tiếng Nhật, mặc dù được sản xuất bởi ba công ty Mỹ DreamWorks Pictures, Malpaso Productions và Amblin Entertainment. Sau khi "Ngọn cờ cha ông" thất thu phòng vé, Paramount Pictures đã bán bản quyền phân phối "Những lá thư từ Iwo Jima" tại Mỹ cho Warner Bros. Pictures.
"Những lá thư từ Iwo Jima" được phát hành ở Nhật Bản vào ngày 9 tháng 12 năm 2006, phát hành giới hạn ở Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 12 năm 2006 để đủ điều kiện xét Giải thưởng Viện Hàn lâm lần thứ 79; bộ phim nhận bốn đề cử, bao gồm Phim hay nhất và chiến thắng đề cử Biên tập âm thanh xuất sắc nhất. Sau đó, "Những lá thư từ Iwo Jima" phát hành rộng rãi hơn ở Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 1 năm 2007 và phát hành hầu khắp các bang vào ngày 19 tháng 1 năm 2007. Một phiên bản lồng tiếng Anh của bộ phim được công chiếu vào ngày 7 tháng 4 năm 2008. Khi phát hành, "Những lá thư từ Iwo Jima" đã nhận được sự hoanh nghênh nhiệt liệt từ giới phê bình. Mặc dù có doanh số phòng vé chỉ nhỉnh hơn một chút so với "Ngọn cờ cha ông", "Những lá thư từ Iwo Jima" thành công hơn nhiều với mức kinh phí làm phim.
Nội dung.
Năm 2005, một nhóm nhà khảo cổ Nhật Bản khám phá hệ thống địa đạo trên đảo Iwo Jima, nơi họ khai quật được một chiếc túi vải bí ẩn.
Bối cảnh phim quay ngược trở lại Iwo Jima năm 1944, Binh nhất Saigo, một thợ làm bánh vừa nhập ngũ, luôn đau đáu nhớ vợ và con gái, đang cùng cả trung đội đào hào trên bãi biển khi Trung tướng Tadamichi Kuribayashi đến nhận quyền chỉ huy đồn trú. Kuribayashi cứu Saigo khỏi trận đòn roi của Đại úy Taiga vì tội "không yêu nước", và ra lệnh cho quân đồn trú đào địa đạo phòng thủ trên khắp hòn đảo.
Kuribayashi và Trung tá Takeichi Nishi, cựu vận động viên cưỡi ngựa từng đoạt huy chương vàng Olympic nổi tiếng, xích mích với một số sĩ quan khác, những người không đồng tình với chiến thuật phòng ngự chiều sâu của Kuribayashi. Tướng Kuribayash biết Hải quân Đế quốc Nhật Bản sẽ không thể gửi tiếp viện tới hòn đảo nên tin chắc rằng hệ thống địa đạo và các tuyến phòng thủ trên núi là phương án phòng ngự hiệu quả hơn cả. Nhiều lính Nhật chết vì kiết lỵ do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn và điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Binh nhì Shimizu được cử đến hòn đảo, Saigo nghi ngờ anh này là gián điệp từ Hiến binh đội được cử đến để báo cáo về những người lính không trung thành.
Ngay sau đó, máy bay và tàu chiến Mỹ bắn phá hòn đảo. Vài ngày sau, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ Iwo Jima và chịu thương vong nặng nề, nhưng vẫn vượt được lớp phòng thủ bãi biển và tấn công núi Suribachi. Trong khi chuyển yêu cầu lấy thêm súng máy từ Đại úy Tanida, Saigo nghe lén được mệnh lệnh rút lui giữ mạng của Kuribayashi. Tuy nhiên, Tanida phớt lờ mệnh lệnh cấp trên và ép cả trung đội tự sát tập thể. Saigo chạy trốn cùng Shimizu, thuyết phục anh tiếp tục sống và chiến đấu.
Lính Nhật sống sót trên núi Suribachi gắng chạy thoát thân, nhưng hầu hết bị Thủy quân lục chiến quét sạch, chỉ trừ Saigo và Shimizu. Cả hai đến được khu vực an toàn nhưng lại bị Trung úy Ito buộc tội hèn nhát, đòi chặt đầu. Kuribayashi lại một lần nữa cứu Saigo trong gang tất khi đến và xác nhận lệnh rút lui với Ito. Kháng lệnh Kuribayashi, Ito dẫn đầu một cuộc phản công vô vọng, khiến nhiều binh sĩ bỏ mạng. Trung tá Nishi khiển trách Ito vì không chịu phối hợp; đáp lại, Ito ôm mìn bỏ đi, quyết tìm diệt bằng được xe tăng Mỹ. Shimuzu kể cho Saigo nghe chuyện anh bị đuổi khỏi Hiến binh đội chỉ vì không dám giết một con chó. Trong cuộc đột kích ngay sau đó của lính Mỹ, Nishi mù mắt vì mảnh đạn, ra lệnh cho người của mình rút lui rồi đặt súng lên đầu tự sát.
Saigo và Shimizu tìm cách đầu hàng; chỉ mình Shimizu trốn thoát thành công và rơi vào tay một nhóm Thủy quân lục chiến đang tuần tra nhưng rồi cũng bị bắn chết. Saigo và những đồng đội còn lại chạy tới vị trí của Kuribayashi. Anh kết bạn với Kuribayashi lúc này đang lên kế hoạch cho cuộc phản công cuối cùng khi nhu yếu phẩm đã cạn kiệt. Kuribayashi ra lệnh cho Saigo ở lại và tiêu hủy mọi tài liệu quan trọng, cứu anh lính trẻ lần thứ ba.
Đêm đó, Kuribayashi lãnh đạo một cuộc tấn công banzai cảm tử. Hầu hết người của Kuribayashi đều tử trận, ông thì bị thương nặng và được phụ tá trung thành Fujita kéo khỏi trận địa. Trong khi đó, Ito đã từ bỏ nhiệm vụ tự sát từ lâu và bị Thủy quân lục chiến bắt giữ. Sáng hôm sau, Kuribayashi ra lệnh cho Fujita chặt đầu mình bằng thanh Guntō, nhưng một tay lính bắn tỉa Mỹ đã kịp bắn chết Fujita trước khi ông này ra tay. Saigo chôn một túi vải đựng toàn thư xuống đất trước khi rời căn hầm chỉ huy. Anh gặp Kuribayashi đang thoi thóp. Kuribayashi nhờ Saigo chôn cất mình trước khi tự tử bằng khẩu M1911 được tặng khi còn theo học ở Mỹ.
Sau đó, một trung đội Thủy quân lục chiến tìm thấy xác Fujita. Saigo xuất hiện rồi tấn công lính Mỹ khi thấy một viên trung úy lấy khẩu súng lục của Kuribayashi. Nhóm lính Mỹ áp chế Saigo và đưa anh đến bãi biển để dưỡng thương. Thức dậy trên cáng, Saigo nhìn thoáng cảnh mặt trời lặn và mỉm cười.
Quay trở lại năm 2005, nhóm nhà khảo cổ phát hiện ra túi thư mà Saigo đã chôn giấu. Khi những lá thư tràn khỏi miệng túi, giọng nói của những người lính Nhật chợt vang lên.
Sản xuất.
Mặc dù lấy bối cảnh Nhật Bản, "Những lá thư từ Iwo Jima" quay chủ yếu ở Barstow và Bakersfield, California. Trừ Ken Watanabe, tất cả diễn viên Nhật Bản đều được chọn thông qua các buổi thử vai. Quá trình quay phim ở California bắt đầu vào ngày 8 tháng 4, dàn diễn viên cùng đoàn làm phim quay lại trường quay ở Los Angeles để quay thêm vài cảnh.
Một số cảnh có Ken Watanabe được quay trực tiếp trên đảo Iwo Jima. Những địa điểm trên đảo Iwo Jima được lên hình bao gồm bãi biển, thị trấn và núi Suribachi. Vì đoàn làm phim chỉ được phép quay vài cảnh nhỏ trên đảo Iwo Jima nên hầu hết cảnh chiến đấu đều quay ở Reykjavik, Iceland. Ngoài hai tháng ở Los Angeles, quá trình quay phim trải rộng khắp Hoa Kỳ, ở Virginia, Chicago và Houston.
Các nhà làm phim đã phải xin phép Chính quyền Thủ đô Tokyo để quay phim trên đảo Iwo Jima, khi hơn 10.000 lính Nhật mất tích vẫn đang nằm tại đây. Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản vận hành một căn cứ không hải quân trên đảo Iwo Jima, được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng cho một vài hoạt động như thực hành đổ bộ tàu sân bay vào ban đêm. Chỉ trừ những người tham dự lễ tưởng niệm liệt sĩ, dân thường không được đặt chân lên đảo Iwo Jima.
Thiết giáp hạm USS "Texas" (BB-35), xuất hiện trong các cảnh quay hạm đội cận cảnh (trong cả hai phần phim), thực sự đã tham gia Trận Iwo Jima trong năm ngày. Nhân vật duy nhất xuất hiện trong cả "Ngọn cờ cha ông" và "Những lá thư từ Iwo Jima" là Charles W. Lindberg, do Alessandro Mastrobuono thủ vai.
Nguồn.
Bộ phim lấy cảm hứng từ cuốn sách phi hư cấu ""Gyokusai sōshikikan" no etegami" ("Những bức thư hình từ ngài tổng tư lệnh") của tướng Tadamichi Kuribayashi (do Ken Watanabe thủ vai) và "So Sad To Fall In Battle: An Account of War" của Kumiko Kakehashi đều về Trận Iwo Jima. Một số nhân vật như Saigo là hư cấu, trận chiến tổng thể và vài sĩ quan chỉ huy dựa trên những con người và sự kiện có thật.
Phản hồi.
Phê bình.
Tại Hoa Kỳ.
"Những lá thư từ Iwo Jima" được giới phê bình đánh giá cao, gây chú ý vì miêu tả được cái thiện và cái ác ở cả hai bờ chiến tuyến. Các nhà phê bình dành nhiều lời khen cho phần biên kịch, chỉ đạo, quay phim và diễn xuất. Trên trang web tổng hợp Rotten Tomatoes, "Những lá thư từ Iwo Jima" nhận đánh giá tích cực 91%, điểm đánh giá trung bình 8,20/10 và chứng nhận "tươi". Trang này ca ngợi bộ phim là "Một bức chân dung mang tính nhân văn mạnh mẽ về hiểm họa chiến tranh, tác phẩm song hành với "Ngọn cờ cha ông" đầy sức thuyết phục và kích thích tư duy, thể hiện sự trưởng thành của Clint Eastwood trong vai trò đạo diễn." Metacritic cho bộ phim điểm 89 dựa trên 37 bài đánh giá, xếp vào dạng "hoan nghênh rộng rãi". Lisa Schwarzbaum của "Entertainment Weekly", Kenneth Turan của "Los Angeles Times" và Richard Schickel của "Time" cùng nhiều nhà phê bình khác cho rằng "Những lá thư từ Iwo Jima" là phim hay nhất năm. Peter Travers của "Rolling Stone" và Michael Phillips của "Chicago Tribune" đều chấm bộ phim bốn sao, Todd McCarthy của "Variety" khen ngợi bộ phim, gán cho nó điểm xếp hạng 'A' hiếm hoi.
Ngày 6 tháng 12 năm 2006, Ủy ban Quốc gia về Phê bình điện ảnh vinh danh "Những lá thư từ Iwo Jima" là Phim hay nhất năm 2006. Ngày 10 tháng 12 năm 2006, "Những lá thư từ Iwo Jima" giành giải Phim hay nhất năm 2006 do Hiệp hội phê bình phim Los Angeles trao, Clint Eastwood về nhì khi tranh giải Đạo diễn xuất sắc nhất. Viện phim Mỹ xếp "Những lá thư từ Iwo Jima" vào Danh sách 10 bộ phim hay nhất năm 2006. Ngày 15 tháng 1, tại Giải Quả cầu vàng, "Những lá thư từ Iwo Jima" giành giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất trong khi Clint Eastwood nhận đề cử Đạo diễn xuất sắc nhất.
Tom Charity của CNN trong bài đánh giá đã khen "Những lá thư từ Iwo Jima" là "bộ phim Mỹ duy nhất trong năm mà tôi sẽ không ngần ngại gọi là kiệt tác." Ngày 31 tháng 12 năm 2006, trong phần phát sóng "Phim hay nhất năm 2006" của chương trình truyền hình "Ebert & Roeper", Richard Roeper và nhà phê bình khách mời A. O. Scott lần lượt xếp "Những lá thư từ Iwo Jima" là phim hay nhất năm và phim hay thứ ba năm, cho rằng bộ phim "gần như hoàn mỹ". Roger Ebert ưu ái chấm phim điểm tuyệt đối (4 điểm). James Berardinelli chấm phim 3 trên 4 sao, kết luận rằng cả 'Những lá thư' và 'Ngọn cờ' đều không hoàn hảo nhưng lại rất thú vị, riêng "Những lá thư từ Iwo Jima" thì tập trung, mạnh mẽ và đơn giản hơn so với tác phẩm song hành.
Ngày 23 tháng 1 năm 2007, tại Giải thưởng Viện Hàn lâm, "Những lá thư từ Iwo Jima" nhận bốn đề cử bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất, thắng đề cử Biên tập âm thanh xuất sắc nhất.
Bộ phim góp mặt trong nhiều danh sách phim hay nhất năm 2006 của giới phê bình.
Tại Nhật Bản.
Bộ phim thành công về mặt thương mại ở Nhật Bản hơn là ở Hoa Kỳ, đứng đầu phòng vé trong năm tuần, và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của cả khán giả và giới phê bình Nhật Bản. Các nhà phê bình Nhật Bản lưu ý rằng Clint Eastwood đã khắc họa Kuribayashi như "một chỉ huy chu đáo, uyên bác của đồn trú Iwo Jima, sát cánh cũng những người lính Nhật một cách nhạy cảm và tôn trọng." Tờ báo Nhật Bản Asahi Shimbun khẳng định bộ phim rõ ràng "khác biệt" so với nhiều phim Hollywood khác có xu hướng giao vai người Nhật cho các diễn viên không phải người Nhật (chẳng hạn người Mỹ gốc Hoa nói riêng hay người Mỹ gốc Á nói chung). Ngữ pháp tiếng Nhật không chính xác hay ngữ điệu lạ lẫm dễ gây khó chịu cho khán giả Nhật Bản. Trong khi đó, hầu hết vai người Nhật trong "Những bức thư từ Iwo Jima" đều do diễn viên người Nhật đảm nhận. Bài báo cũng ca ngợi cách tiếp cận mới mẻ của bộ phim vì phần kịch bản được viết với những nghiên cứu xã hội Nhật Bản đương thời sâu sắc. Theo bài báo, nhiều phim Hollywood trước đây mô tả người Nhật dựa trên những khuôn mẫu cứng nhắc về xã hội Nhật Bản, trông khá "kỳ cục" với chính khán giả bản xứ. "Những bức thư từ Iwo Jima" đáng chú ý khi cố thoát khỏi những khuôn mẫu đó. Chính nhờ không quá rập khuôn mà bộ phim được giới phê bình và khán giả Nhật Bản đánh giá cao.
Kể từ khi bộ phim thành công ở Nhật Bản, người ta đổ xô du lịch quần đảo Ogasawara mà đảo Iwo Jima là một phần.
Bài đánh giá của Nicholas Barber trên tờ "The Independent" của Vương quốc Anh, cho rằng "Những lá thư từ Iwo Jima" là "một bộ phim truyền thống khoác lên mình đồng phục của một bộ phim xét lại", điều này chứng tỏ Hollywood cũng có thể "sướt mướt về lính nước khác như chính lính nước họ", và rằng các nhân vật người Nhật "có khả năng trở thành những người bạn tử tế, chu đáo, miễn là họ từng dành thời gian ở Hoa Kỳ".
Mặc dù được đánh giá tốt, "Những lá thư từ Iwo Jima" chỉ thu về 13,7 triệu đô la Mỹ tại thị trường nội địa Hoa Kỳ. Đóng góp tổng doanh thu chủ yếu là từ thị trường nước ngoài với 54,9 triệu đô la Mỹ. Nhìn chung, bộ phim khá lãi so với mức chi phí sản xuất 19 triệu đô la Mỹ.
Giải thưởng và vinh danh.
Danh sách tốp 10.
Tốp 10 chung
Vinh danh khác.
Bộ phim được Viện phim Mỹ công nhận trong danh sách:
Phương tiện tại gia.
"Những lá thư từ Iwo Jima" được Warner Home Video phát hành DVD vào ngày 22 tháng 5 năm 2007. Bộ phim cũng được phát hành dưới định dạng HD DVD và Blu-ray. Ngoài ra, "Những lá thư từ Iwo Jima" còn được cung cấp trên Netflix với tính năng "Xem ngay". Bộ phim được phát hành lại vào năm 2010 như một phần của bộ sưu tập tri ân Clint Eastwood: 35 Phim, 35 Năm tại Warner Bros. Trong một bộ năm đĩa kỷ niệm, hai đĩa sưu tập đặc biệt "Những lá thư từ" "Iwo Jima" đi kèm hai đĩa sưu tập đặc biệt "Ngọn cờ cha ông" và một đĩa thứ năm gồm hai phim tài liệu "Heroes of Iwo Jima" của kênh History và "To the Shores of Iwo Jima" do Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sản xuất.
"Những lá thư từ Iwo Jima" phiên bản lồng tiếng Anh phát hành DVD vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, từng phát sóng lần đầu trên kênh truyền hình cáp AMC vào ngày 26 tháng 4 năm 2008. | 1 | null |
Julius von Groß (21 tháng 11 năm 1812 tại Darkehmen, Đông Phổ – 18 tháng 9 năm 1881 tại Berlin) là một Thượng tướng Bộ binh Vương quốc Phổ. Ông đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Vào ngày 6 tháng 2 năm 1835, tại Berlin, gia đình của ông được ghép họ và gia huy của mình với gia đình "von Schwarzhoff", thành "von Groß genannt von Schwarzhoff". Không lâu sau đó, "von Schwarzhoff" trở thành tên họ phổ biến của gia đình ông.
Sự nghiệp quân sự.
Von Groß sinh vào tháng 11 năm 1812 ở tỉnh Đông Phổ. Vào năm 1830, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 5 với quân hàm Thiếu úy và học tại Trường Quân sự Tổng hợp kể từ năm 1833 cho đến năm 1836. Đến năm 1861, ông được thăng cấp Đại tá. Sau đó, vào năm 1865, ông được lãnh chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 13 và được phong cấp hàm Thiếu tướng.
Vào năm 1866, von Groß tham chiến tại Böhmen trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ. Ông đã chiến đấu trong các trận đánh tại Münchengrätz, Königgrätz-Sadowa cùng với trận đánh cuối cùng ở Blumenau. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với thắng lợi của Phổ, ông được điều đến Hannover, nơi ông tổ chức lực lượng Dân binh ("Landwehr").
Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), von Groß được thăng hàm Trung tướng và được ủy nhiệm làm Sư trưởng của Sư đoàn Bộ binh số 7 vào tháng 7 năm 1870. Trong trận Beaumont cuối tháng 8 năm đó, ông thu giữ được 28 khẩu pháo và bắt 1.500 tù binh. Về sau, ông liên tiếp đẩy lui các cuộc đột vây của quân Pháp trong cuộc vây hãm Paris.
Kể từ ngày 27 tháng 3 năm 1873 cho đến ngày 17 tháng 10 năm 1881, von Groß giữ chức vụ Tướng tư lệnh của Quân đoàn III ở kinh đô Berlin. Trong thời gian này, ông đã được thăng cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào năm 1875. Ông từ trần vào tháng 9 năm 1881 trong khi vẫn còn tại chức. | 1 | null |
Cá sóc (tên khoa học Oryzias latipes) là một loài cá thuộc chi Cá sóc trong họ Cá sóc. Loài này phân bố tự nhiên ở Đông Á trong sông Mekong, sông Irrawaddy, Salween, sông Hồng và lưu vực Nanpangjiang. Được du nhập vào Kazakhstan và Nga (trong hệ thống thoát nước Kuban Hạ). Chúng cũng lan rộng trong lưu vực Azov.
Ở Việt Nam còn có cá sóc Hậu Giang ("Oryzias haugiangensis") và cá sóc Mê Công ("Oryzias mekongensis"). Chúng thuộc họ Cá sóc. Ngoài ra có cá sóc đầu đỏ ("Hemigrammus bleheri") là cá cảnh thuộc họ Characidae. | 1 | null |
Air Busan Co., Ltd., được biết đến như là Air Busan () là một hãng hàng không giá rẻ khu vực của Busanjin-gu, Busan, Hàn Quốc. Hãng hàng không bắt đầu hoạt động từ năm 2007 với tên gọi Công ty Hàng không quốc tế Busan (); nó cung cấp các dịch vụ vào tháng 11 năm 2008.
Khi mới đưa vào sử dụng sân bay, đường bay từ Seoul–Busan, Air Busan chiếm 49.7% số ghế ngồi, trong khi các đối thủ cùng đường bay như Korean Air đạt 61.2%. Tuy nhiên, khoảng 5 tháng sau vào tháng 03 - 2009, Air Busan's đã đánh bại đối thủ để vươn lên 54.7% so với 54.1%. Đối với đường bay Busan-Jeju, Air Busan luôn luôn dẫn đầu, chiếm 77.7% tổng lượng khách. Hãng đã chia sẻ bớt các chuyến bay quan trọng của mình cho công ty mẹAsiana với 4 đường bay.
Tuyến bay.
Tính đến tháng 12 năm 2022:
Đội bay.
Đội bay hiện tại.
Độ tuổi trung bình đội bay tính đến tháng 2 năm 2023 là 10.6 năm.
Tính đến tháng 2 năm 2023, đội tàu bay của Air Busan gồm các máy bay sau: | 1 | null |
Eduard Wilhelm Hans von Liebert (16 tháng 4 năm 1850 tại Rendsburg – 14 tháng 11 năm 1934 tại Tscheidt) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, đồng thời là một nhà chính trị và tác giả quân sự. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Gia đình.
Liebert sinh vào tháng 4 năm 1850, trong một gia đình ở Schlesien. Ông nội của ông là Johann Karl Sigismund Liebert, một bác sĩ có tên tuổi tại Langenbielau ở Hạ Schlesien. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1876, tại Kiel, Liebert kết hôn lần thứ nhất với Helene Dittmer (14 tháng 2 năm 1856 tại Grönwold, Holstein – 3 tháng 10 năm 1898 tại Berlin); cuộc hôn nhân này mang lại cho ông một người con gái là Elsa (1877 – sau 1941). Về sau này, Liebert tái giá.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1900, tại kinh đô Berlin, Liebert được ban địa vị quý tộc di truyền của Phổ. Tuy nhiên, dòng họ của ông bị tuyệt hậu khi con gái ông là Elsa qua đời vào khoảng năm 1941.
Tiểu sử.
Thuở trẻ, ông được giáo dưỡng trong đội thiếu sinh quân. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1866, Liebert gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 58 với cấp bậc Chuẩn úy. Tiếp theo đó, vào ngày 6 tháng 8 năm 1866, ông lên quân hàm Thiếu úy và không lâu sau, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) với chức vụ sĩ quan phụ tá của Tiểu đoàn II, và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 1872, ông được thăng cấp hàm Trung úy, sau đó ông trở thành giảng viên Trường Quân sự ("Kriegsschule") Hannover vào năm 1876 rồi được thăng hàm Đại úy vào ngày 17 tháng 9 năm 1878. Đến năm 1881, ông được bổ nhiệm vào Bộ Tổng tham mưu ở Berlin, rồi được thăng quân hàm Thiếu tá vào ngày 20 tháng 2 năm 1886 và Thượng tá vào ngày 16 tháng 5 năm 1891. Vào ngày 28 tháng 7 năm 1892, ông được lãnh chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn X tại Hannover, và trên cương vị này ông đã tiến hành một chuyến khảo sát thông tin dài ngày đến Đông Phi thuộc Đức. Đến ngày 14 tháng 5 năm 1894, ông lên cấp hàm Đại tá và được nhậm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Phóng lựu số 12 "Vương tử Carl của Phổ" (số 2 Brandenburg) tại Frankfurt (Oder).
Vào năm 1896, với quân hàm Thiếu tướng, ông được giao nhiệm vụ Tư lệnh Lực lượng Bảo hộ của Đế quốc Đức ở Đông Phi và vào năm 1897, ông được cử làm Toàn quyền của thuộc địa này, thay thế cho Hermann von Wissmann. Do áp đặt sưu cao thuế nặng, vị Toàn quyền trở nên bị căm phẫn và điều này khiến cho ông sớm bị huyền chức vào năm 1901. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1901, ông được lãnh tạm quyền chỉ huy ("Führung") Sư đoàn số 6 tại Brandenburg an der Havel, thay thế cho Bruno Joas. Tiếp theo đó, ông được phong cấp hàm Trung tướng đồng thời được bổ nhiệm chức Sư đoàn trưởng vào ngày 18 tháng 5 năm 1901. Ông chỉ huy sư đoàn này cho đến ngày 6 tháng 4 năm 1903 rồi xuất ngũ ("zur Disposition").
Sau khi từ giã quân đội, ông chuyển sang hoạt động chính trị. Vào năm 1904, ông trở thành vị Chủ tịch sáng lập của Liên minh Đế chế chống Dân chủ Xã hội tại Berlin, đồng thời là thành viên Nhánh trưởng của Liên hiệp Đại Đức và Ủy ban của Hiệp hội Thuộc địa Đức. Vào năm 1909, ông là một trong những người thành lập tổ chức cánh hữu Liên hiệp Phụ nữ Đức ("Deutschen Frauenbunds"). Kể từ năm 1907 cho đến năm 1914, ông là thành viên Quốc hội với vai trò là Đại biểu Đảng Bảo thủ Tự do và Đế chế (RFKP).
Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Liebert được triệu hồi vào ngày 4 tháng 10 năm 1914 và được phong làm Toàn quyền Łódź tại Ba Lan. Ông chỉ đảm nhiệm cương vị này cho đến ngày 7 tháng 11 thì được rời khỏi chức vụ của mình và xuất ngũ. Tuy nhiên, ông lại được triệu hồi vào ngày 14 tháng 1 năm 1915 và được chuyển vào Mặt trận phía Tây để đảm nhiệm chức vụ Sư trưởng của Sư đoàn Trừ bị số 15. Trên cương vị này, ông đã được Đức hoàng Wilhelm II phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Bộ binh vào ngày 27 tháng 1 năm 1916. Đến ngày 25 tháng 2 năm 1917, ông được nhận văn bằng chính thức xác nhận cấp hàm của ông, đồng thời được bổ nhiệm làm Tư lệnh "Bộ Chỉ huy Lực lượng Đặc biệt số 54" ("Generalkommandos z.b.V. Nr. 54"). Trên cương vị này, Liebert đã góp phần đẩy lui các cuộc tấn công của quân đội Pháp nhằm vào Tập đoàn quân số 7 của Đức dọc theo sông Aisne, và những thắng lợi của ông trong chiến dịch này đã khiến cho ông được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ vào ngày 6 tháng 6 năm 1917. Nhưng, do đã qua sinh nhật thứ 67 của mình, vào ngày 17 tháng 6 năm đó, Liebert được rời khỏi chức vụ của mình và xuất ngũ lần cuối cùng.
Bước sang năm sau, ông gia nhập Viện Quý tộc Phổ (1918), không lâu trước khi viện này giải thể vào năm 1918.
Liebert cũng là một tác giả quân sự và có lần ông đã đặt cho mình bút danh "Samarticus". Trong các công trình nghiên cứu của ông có tiểu sử các danh tướng Gneisenau và Moltke.
Vào năm 1929, ông gia nhập Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa đang trên đà phát triển, và từ trần 5 năm sau đó (1934) tại Hạ Schlesien. | 1 | null |
Chakalaka là một loại rau gia vị ở Nam Phi, có vị cay. Là loại rau truyền thống thường được dùng kèm với bánh mỳ, pap, samp, thịt hầm hoặc Cà-ri. Để giảm bớt hương vị cay của loại rau này, người ta thường dùng kèm với amasi (một loại sữa chua). Chakalaka có nguồn gốc tại các thị trấn của Johannesburg. Có rất nhiều cách để chế biến rau Chakalaka, tùy thuộc vào từng vùng miền và khẩu vị mỗi người. Ngoài ra còn dùng với đỗ. Nhiều biến thể của Chakalaka tồn tại, tùy thuộc vào khu vực và truyền thống gia đình. Một số phiên bản bao gồm đậu, bắp cải và hạt bơ. | 1 | null |
Nhân quyền tại Syria là tổng thể tình hình thực thi quyền con người tại quốc gia này. Tình trạng Nhân quyền tại Syria được các nhà quan sát quốc tế đánh giá là đặc biệt kém. Tình trạng khẩn cấm được áp đặt từ những năm 1963 kéo dài cho tới tháng 4/2011, cho phép lực lượng an ninh nhà nước có quyền bắt giữ và giam cầm người dân.
Tình hình.
Syria là một quốc gia đa đảng nhưng không có quyền bầu cử tự do. Giới cầm quyền đàn áp và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền và những người phê phán chính phủ. Tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp bị kiểm soát nghiêm ngặt. Phụ nữ và dân tộc thiểu số bị phân biệt đối xử. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch), Tổng thống Bashar al-Assad đã thất bại trong việc cải thiện hồ sơ nhân quyền của Syria trong vòng 10 năm đầu tiên cầm quyền,
và tình trạng nhân quyền tại Syria vẫn nằm trong những nơi tồi tệ nhất thế giới. Theo Tổ chức Amnesty International, chính phủ Syria phạm tội ác chống lại loài người căn cứ theo các bằng chứng về chết do giam dữ, tra tấn và cầm tù trong cuộc đàn áp chống lại đợt nổi dậy năm 2011.
Syria có hồ sơ lâu dài về việc chính phủ bắt giữ vô cớ, xét xử thiếu công minh và giam dữ trường kỳ người bị tình nghi. Hàng ngàn tù nhân chính trị bị cầm tù, nhiều người thuộc đảng Anh em Hồi giáo và đảng Cộng sản bị cấm. Từ tháng 6 năm 2000, hơn 700 tù chính trị bị giam giữ lâu dài đã được thả tự do, nhưng còn tới hơn 4000 người nữa vẫn bị cầm tù. Các thông tin về những ngượi giam dữ do lý do chính trị và an ninh không được nhà cầm quyền thông báo minh bạch Chính quyền không thừa nhận trách nhiệm về sự biến mất của khoảng 17,000 người Li băng và Palestin tại Lebanon những năm 1980s, 1990s và được nghi ngờ là đã cầm tù những người này tịa Syria. Năm 2009, hàng trăm người bị bắt và bị cầm tù vì các lý do chính trị. Cảnh sát đã giết ít nhất 17 người bị giam giữ. Những nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục là mục tiêu và bị cầm tù bởi chính phủ.
Số lượng báo chí đã tăng trong thập kỷ vừa qua, nhưng Đảng Ba'ath, đảng cầm quyền trong suốt vài thập kỷ qua, vẫn tiếp tục duy trì kiểm soát báo chí. Nhà báo và bloggers tiếp tục bị bắt giữ và kết án. Trong năm 2009, Tổ chức Bảo vệ Nhà báo đã xéo Syria đứng thứ ba trong danh sách mười nước tồi tệ nhất bắt giữ giam cầm và hạn chế blogger (bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cuba).
Kiểm duyệt Internet tại Syria rất chặt chẽ và rộng khắp. Syria cấm các website về chính trị và bắt những người truy cập các website bị cấm. Các quán cà phê Internet bị bắt phải ghi lại tất cả các bình luận người dùng đã đăng tải lên các diễn đàn.
Các Websites như Wikipedia tiếng Ả Rập, YouTube và Facebook bị chặn trong thời gian 2008 tới 2011. Lọc và chặn được sử dụng rộng rại tại các lĩnh vực liên quan tới chính trị Syria được đưa vào danh sách "Kẻ thù của Internet" của Tổ chức Phóng viên Không biên giới từ năm 2006 khi danh sách này bắt đầu được đưa ra. | 1 | null |
Georg Demetrius von Kleist (22 tháng 12 năm 1822 tại Rheinfeld – 30 tháng 5 năm 1886 tại Rheinfeld) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.
Tiểu sử.
Thân thế.
Georg Demetrius sinh vào tháng 12 năm 1822, trong chi Rheinfeld nay đã tuyệt tự, thuộc nhánh Tychow-Dubberow của gia đình quý tộc lớn và lâu đời Kleist vùng Pommern.
Sự nghiệp quân sự.
Thời trẻ, Kleist học Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Danzig, sau đó ông nhập ngũ quân đội Phổ vào ngày 9 tháng 5 năm 1840 với vai trò là ứng viên sĩ quan trong Trung đoàn Thiết kỵ binh số 5 (Tây Phổ). Vào năm 1841, ông được phong cấp Chuẩn úy. Sau kỳ thi tuyển sĩ quan quân đội, ông được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 9 tháng 6 năm 1841, rồi được thăng hàm Trung úy vào năm 1851 và Trưởng quan kỵ binh vào năm 1854. Tiếp theo đó, vào ngày 30 tháng 6 năm 1859, ông được lãnh chức chỉ huy một đội kỵ binh. Sau đó, ông được điều đi làm nhiệm vụ ở một số nơi khác: vào năm 1863, ông được đổi vào Trung đoàn Thiết kỵ binh số 3 Đông Phổ, rồi chuyển sang Trung đoàn Long kỵ binh số 5 (Rhein) vào năm 1864 và được phong cấp hàm Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1865. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, Kleist tham gia trận đột chiếm pháo đài Dybbøl vào ngày 18 tháng 4 và cuộc tấn công đại thắng vào đảo Als vào tháng 5. Hai năm sau, trong cuộc chiến tranh với Áo, ông đã chiến đấu trong trận đánh quyết định tại Königgrätz-Sadowa vào ngày 3 tháng 7. Đến năm 1868, ông thoạt tiên được giao tạm quyền Chỉ huy ("Führung") Trung đoàn Thương kỵ binh số 2 Pommern. sau đó ông được phong chức Trung đoàn trưởng đồng thời được lên cấp hàm Thượng tá vào ngày 22 tháng 3 năm 1868. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Kleist đã thể hiện tài năng của mình trong trận Gravelotte đẫm máu vào ngày 18 tháng 8 năm 1870, cùng với cuộc vây hãm Metz và cuộc vây hãm Verdun.
Vào năm 1871, ông được thăng quân hàm Đại tá. Đến năm 1876, ông được phong hàm Thiếu tướng và được nhậm chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Kỵ binh số 20 và chỉ huy lữ đoàn này cho tới năm 1880. Về sau đó, ông xin nghỉ hưu và sau 44 năm phục vụ tại ngũ, ông được xuất ngũ ("zur Disposition") với cấp bậc Danh dự ("Charakter") Trung tướng. Vào tháng 5 năm 1886, ông từ trần ở quê nhà.
Gia đình.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1856, Kleist thành hôn với Adelheid Gräfin von Schlippenbach (1833 – 1916), con gái của Trung tướng Phổ Ferdinand Graf von Schlippenbach. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho họ một người con trai và năm người con gái.
Tặng thưởng.
Vì những cống hiến của mình cho quân đội Đức-Phổ, Kleist đã được trao tặng nhiều huân chương. Trong số đó các phần thưởng này có: | 1 | null |
Nhà tù Tần Thành (, âm Hán Việt: Tần Thành giam ngục) là một nhà tù của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được canh gác cẩn mật, tọa lạc tại Xương Bình, Bắc Kinh. Nhà tù này được xây dựng năm 1958 với sự hỗ trợ của Liên Xô và là nhà tù duy nhất thuộc Bộ Công an. Các nhà tù còn lại do Bộ Tư pháp quản lý.
Phần lớn số phạm nhân là tù nhân chính trị, trong số đó có những người từng tham gia phong trào dân chủ Trung Quốc và Sự kiện Thiên An Môn. Trong số các tù nhân nổi tiếng có thể kể đến Giang Thanh, Bào Đồng, Đái Tình cũng như các nhân vật Tây Tạng như Ban-thiền Lạt-ma thứ 10 Khước-cát Kiên-tán, và Phuntsok Wangyal Goranangpa. Ngoài ra còn có nhiều phạm nhân là cốt cán cộng sản từng đấu tranh trong Cách mạng Văn hóa ví dụ như Bạc Nhất Ba, Bành Chân, Israel Epstein, Sidney Rittenberg và David Crook. Hiện nay đây là nơi giam giữ những nhân vật cấp cao thoái hóa biến chất của chính quyền Trung Quốc. Bạc Hy Lai và vợ là Cốc Khai Lai được cho là cũng bị giam giữ tại đây.
Nhà tù này nằm tại ngon đồi phía đông núi Yên Sơn, hướng về bình nguyên Hoa Bắc ở phía đông, bắc và nam. Nông trường Tần Thành (GT: 秦城农场, PT:秦城農場, P: Qínchéng Nóngchǎng), một phần của nhà tù, thuộc bình nguyên này. | 1 | null |
Karl Ernst Freiherr von Kleist (14 tháng 7 năm 1839 tại Niesky – 5 tháng 3 năm 1912 tại Liegnitz) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được phong đến cấp Trung tướng và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 3. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
Karl Ernst sinh vào tháng 7 năm 1839, trong một nhánh của gia đình quý tộc lớn và lâu đời Kleist có nguồn gốc từ Pommern. Mặc dù nhánh này đã từng đến lập nghiệp ở Courland và được phong hàm Nam tước Nga, về sau họ trở lại Phổ và định cư ở Oberlausitz. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1860, theo Chỉ dụ Tối cao ("Allerhöchste Kabinettsorder") của Triều đình Phổ, tước hiệu Nam tước Nga của cha ông được công nhận là Nam tước ("Freiherr") của Phổ. Ernst là con trai trưởng của Karl Heinrich von Kleist và người vợ của ông này là bà Agnese Natalie Alexandrine, nhũ danh von Haugwitz (27 tháng 1 năm 1807 – 26 tháng 3 năm 1882). Ông thân sinh của ông là một Trung úy đã về hưu và là thành viên Nghị viện Phổ kể từ năm 1849 cho đến năm 1851.
Sự nghiệp quân sự.
Cũng giống như hầu hết các quý tộc trẻ thời bấy giờ, Kleist theo đuổi sự nghiệp quân sự. Ông đã khởi đầu binh nghiệp của mình khi nhập ngũ quân đội Phổ vào ngày 12 tháng 3 năm 1859 với cấp bậc Chuẩn úy ("Portepee-Fähnrich") trong Trung đoàn Long kỵ binh số 4. Năm sau (1860), ông được lên quân hàm Thiếu úy và được đổi vào Trung đoàn Long kỵ binh số 7. Hai năm sau đó (1862), ông gia nhập Trung đoàn Long kỵ binh số 8, rồi được thăng cấp hàm Trung úy vào năm 1866 và Trưởng quan kỵ binh vào năm 1869. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo vào năm 1866, Kleist đã chiến đấu cùng với trung đoàn của mình trong một cuộc tấn công gần Nachod. Sau đó, ông cũng tham gia cuộc chiến tranh giữa Liên bang Bắc Đức và đồng minh với Pháp (1870 – 1871), và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1871, tại "Phòng Gương" trong điện Versailles của Pháp, ông tham dự lễ tấn công Wilhelm I làm hoàng đế đầu tiên của một nước Đức thống nhất. Vào năm 1880, ông được lên cấp hàm Thiếu tá và vào năm 1882, Kleist được bổ nhiệm một chức vụ sĩ quan tham mưu trong Trung đoàn Khinh kỵ binh Cận vệ. Vào năm 1887, ông được lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Long kỵ binh số 8, đóng quân tại Oels. Tiếp sau đó, vào năm 1889, Kleist được nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 3 tại Allenstein. Đến năm 1895, với quân hàm Trung tướng, ông được xuất ngũ ("zur Disposition") và về hưu. Ông từ trần vào tháng 3 năm 1912 ở Liegnitz, Schlesien.
Danh hiệu.
Thành phố Namslau tại Oels, nơi ông từng đóng quân qua nhiều năm, đã phong tặng cho ông danh hiệu Công dân Danh dự ("Ehrenbürger") của mình.
Gia đình.
Kleist đã kết hôn hai lần. Lần đầu là vào ngày 31 tháng 8 năm 1864, khi ông thành hôn với Therese von Watzdorf (27 tháng 5 năm 1842 – 14 tháng 9 năm 1872). Sau khi bà này qua đời, ông tái giá vào ngày 23 tháng 8 năm 1878 với Johanna Freiin von Ohlen und Adlerskron (10 tháng 7 năm 1860 – 14 tháng 2 năm 1924) Hai cuộc hôn nhân đã mang lại cho ông 5 người con: 4 người (2 trai, 2 gái) từ cuộc hôn nhân lần tứ nhất và 1 người con gái từ cuộc hôn nhân lần thứ hai. | 1 | null |
Đặc điểm.
Geranium pavonianum là một loài thực vật có hoa trong họ Mỏ hạc. Loài này được Briq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1908.
Loài cây này còn có tên gọi khác là Peacock Crane's-bill, thuộc cây thân thảo có lá xẻ thùy sâu.
Nơi sống.
Geranium pavonianum có nguồn gốc từ Châu Âu và sống nhiều ở khu vực Địa Trung Hải. Những nơi như đồng cỏ, nhiều đá và vùng cây bụi cũng có thể tìm thấy loại cây này.
Công dụng và lợi ích.
Loài cây này thường sử dụng làm cây cảnh trồng trong chậu trang trí hoặc trong vườn. Lá cây có mùi thơm, thường sử dụng như một loại thảo dược trong y học để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, vấn đề về da và tâm trạng lo lắng.
Hoa, hạt giống và cây con.
Hoa cây Geranium pavonianum thường có năm cánh, có màu trắng, hồng, hoặc tím. Hạt là hạt nhỏ, tròn, màu đen. Cây con mỏng, giống cỏ.
Có thể nhân giống loài cây này từ hạt hoặc bằng cách chia bụi vào mùa xuân. Nó thích những nơi đủ ánh nắng và đất ẩm, thoát nước tốt và có khả năng chịu hạn cao. | 1 | null |
Pelargonium peltatum là một loài thực vật có hoa trong họ Mỏ hạc. Loài này được (L.) L'Hér. mô tả khoa học đầu tiên năm 1789.
Đây là loài bản địa miền nam châu Phi, đặc biệt là Nam Phi. Nó thường được trồng như một cây cảnh. Đây là một loại cây bụi nhỏ hơn có thể cao tới 2 m (6 ft 7 in) và các nhánh của nó có thể thấp, lan rộng, bò hoặc leo. | 1 | null |
Pelargonium zonale còn có tên tiếng Việt phong lữ là một loài thực vật có hoa trong họ Mỏ hạc. Loài này được (L.) L'Hér. mô tả khoa học đầu tiên năm 1789.
Phong lữ là cây bụi nhiều năm, mọc đứng có thể cao tới 1 m, đôi lúc có thể mọc bò. Thân mọng nước hoạc nửa hóa gỗ ở gốc. Phiến lá hình tròn xẻ thùy nông dạng chân vịt, mép lá có răng cưa tròn. Mặt trên phiến lá có vết vòng màu nâu nhạt. Kích thước phiến lá từ 2-8cm, cuống lá dài 5-6cm. Hoa tự tán giả. Hoa khá cân đối, tràng hoa có màu từ trắng, phớt tím đến đỏ thắm. Mùa hoa có thể nở quanh năm ở Nam Phi, ở các khu vực khác thường là nở rộ vào mùa xuân.
Phong lữ thường được được trồng trong các chậu cảnh đặt ở ban công hoặc sân thượng, thích nghi được những nơi có gió lùa.
Có nhiều giống hoa mới được lai tạo ra từ nguồn hoang dã ban đầu của cây phong lữ. | 1 | null |
Lá Khat (Danh pháp khoa học: "Catha edulis") thường được gọi tên trong tiếng Việt là lá Khát hay qat bắt nguồn từ . Nó là một loài thực vật có hoa trong họ Dây gối. Loài này được (Vahl) Endl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1841. Lá Khát là loại cây trồng lâu năm. Ở nhiều nước châu Phi, lá Khát được sử dụng như nhai trầu ở Việt Nam. Chúng được phơi khô, chế biến thành nước để uống như uống cà phê. Lá Khát - hay còn gọi là lá thiên đường. Trên thị trường, giá lá Khát là 0,5 đến 20 USD một bó, tuy nhiên tùy thuộc vào chất lượng và độ tươi của lá mà giá thành có thể đắt hơn một chút. Nhu cầu lớn nên lượng tiêu thụ lớn, trung bình một ngày hơn 25.000 kg lá Khát được bán ra tại chợ Adaway của Ethiopia. | 1 | null |
Parnassia palustris là một loài thực vật có hoa trong họ Dây gối. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là hoa biểu tượng của hạt Cumberland ở Anh, và xuất hiện trên lá cờ của hạt này.
Tên đến từ tiếng Hy Lạp cổ đại: hiển nhiên là gia súc trên núi Parnassus thích ăn loài này; do đó nó là một "cỏ danh dự". Các loài biểu tượng palustris là tiếng Latin có nghĩa là "của đầm lầy" và chỉ ra môi trường sống chung của nó. Nó được mô tả bởi bác sĩ người Hy Lạp Dioscorides, lớn lên trên một ngọn núi vào thế kỷ thứ nhất A.D. | 1 | null |
Pedro Mendiondo (1945 – 2013) là một thiếu tướng kiêm Tư lệnh Phòng không – Không quân của Quân đội Cuba.
Sự nghiệp.
Pedro Mendiondo sinh ngày 13 tháng 8 năm 1945 tại La Habana thủ đô của Cuba.
Từ năm 1961 ông tham gia vào lực lượng pháo binh và chiến đấu tại một tiểu đoàn dân quân trong cuộc khủng hoảng Caribe năm 1962. Sau đó ông chính thức tham gia các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba năm 1963 và khi đó ông được vào học tại trường quân sự và được huấn luyện ở một học viện quân sự ở Liên bang Xô Viết.
Từ năm 1982, ông thực hiện nhiệm vụ ở Angola và tham gia vào chiến trường Angola vào năm 1982 và 1989 tại đây ông được thăng hàm Đại tá. Sau đó, ông được bầu làm Tư lệnh Không quân Cuba vào năm 2000, ông Pedro Mendiondo chính thức nhận chức vụ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Cuba với hàm Thiếu tướng.
Cái chết.
Tướng Pedro Mendiondo đã qua đời do bị thương sau vụ tai nạn giao thông (tai nạn ô tô) ở tuổi 68, vụ tai nạn xảy ra ngày 25 tháng 8 năm 2013, vụ tai nạn còn cướp đi sinh mạng của 3 người khác trong gia đình ông.
Mendiondo và cha mẹ vợ đã tử vong do những chấn thương nặng trong đó cha vợ Thiếu tướng đã chết ngay lập tức trong vụ tan nạn. Vợ thiếu tướng là Rafaela Rubalcaba ũng bị thương nặng trong vụ tai nạn này và sau đó cũng qua đời lúc 18h28 cùng ngày (theo giờ địa phương) tại một bệnh viện quân đội. Theo tâm nguyện, thi hài của ông sẽ được hỏa táng và an nghỉ tại một nghĩa trang quân đội ở thủ đô La Habana
Vinh danh.
Dựa trên công trạng và hoạt động cách mạng, ông Mendiondo được Nhà nước Cuba trao tặng nhiều giải thưởng cao quý trong đó có Huy chương Hội đồng nước Cộng hòa Cuba. Ông còn được Bộ Các lực lượng vũ trang của Cuba ca tụng là người "dày dạn kinh nghiệm và được huấn luyện rất kỹ lưỡng". | 1 | null |
Chia rẽ Trung Quốc - Albania vào năm 1978 giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania là cuộc xung đột duy nhất giữa một quốc gia Đông Âu với Trung Quốc trong cuộc Chia rẽ Trung-Xô đầu những năm 60 của thế kỷ XX.
Lịch sử.
Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Lao động Albania đình đốn từ trước những năm 1970. Khi Trung Quốc thoát khỏi sự cô lập những năm 1970, Mao Trạch Đông và một số nhà lãnh đạo khác đã đánh giá lại quan hệ với Albania. Đáp lại, Tirana, lãnh đạo bởi Enver Hoxha, cũng bắt đầu mở rộng vị thế của mình trên trường quốc tế. Albania mở cửa thương mại với Pháp, Ý và một số quốc gia mới giành độc lập ở châu Á và châu Phi. Năm 1971, họ bình thường hóa quan hệ với Liên bang Nam Tư và Hy Lạp. Giới lãnh đạo Albania cũng ghét cay ghét đắng việc Trung Quốc nối lại quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970. Báo chí và sóng phát thanh Tirana phớt lờ chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh năm 1972. Tuy vậy, Albania vẫn đề nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chấp thuận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hợp Quốc.
Albania tích cực làm giảm sự lệ thuộc của mình vào Trung Hoa, bằng cách đa phương hóa thương mại, cải thiện ngoại giao và quan hệ văn hóa với các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên Albania không gia nhập Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu và là nước duy nhất tại châu Âu không tham gia Hiệp ước Helsinki tháng 7 năm 1975.
Ngay sau cái chết của Mao năm 1976, cộng với đó là phế truất Bè lũ bốn tên trong Cách mạng văn hóa, Enver Hoxha lên án giới cầm quyền mới cũng như Học thuyết Ba đại diện. Trung Hoa phản ứng bằng cách đưa Josip Broz Tito đến Bắc Kinh năm 1977. và chấm dứt mọi chương trình viện trợ cho Albania năm 1978.
Đổ vỡ với Trung Quốc làm cho Albania mất đi sự bảo vệ của quốc tế. Tirana bỏ qua mọi cuộc gọi từ Hoa Kỳ và Liên Xô mong muốn bình thường hóa mối quan hệ. Thay vào đó, Albania mở ra lối đi ngoại giao với các nước phía Tây Âu và các nước đang phát triển, bắt đầu nhấn mạnh sự tự cường của mình để phát triển kinh tế.
Chia rẽ quốc tế.
Mặc dù chằng mấy quan trọng trên chính trường quốc tế, nhưng chia rẽ Trung-Albania và những tranh cãi quanh Học thuyết Ba đại diện tạo ra mối chia rẽ to lớn trong xu thế tư tưởng Chủ nghĩa Mao. cùng với những tổ chức chống chủ nghĩa xét lại chọn con đường theo quan điểm chính thống. Xu hướng này được đặt tên là Hoxhaism theo tên lãnh đạo Albania Enver Hoxha, phổ biến tại châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Mĩ Latinh. Tiêu biểu nhất là Đảng cộng sản Brazil chống lại chính quyền quân sự thân Mỹ và Liên minh Mác xít - Lênin nít Tigray chống lại chính quyền thân Xô ở quốc gia mình. | 1 | null |
Linh mục triều là những linh mục Công giáo phục vụ trong một khu vực địa lý nhất định, và được thụ phong để chịu trách nhiệm về giáo dân trong một giáo phận. Nhiệm vụ của họ bao hàm việc chăm lo nhu cầu hằng ngày của giáo dân, nhưng hoạt động của các linh mục này không giới hạn trong giáo xứ của họ.
Để trở thành linh mục triều, sau khi tốt nghiệp Trung học, thông thường một người cần phải theo học một chương trình kéo dài 8 năm, thường là phải tốt nghiệp cử nhân một trường đại học và sau đó là học thần học trong một chủng viện trong thời gian 4 năm hay hơn ngoài đó còn phải học 1 năm Tu Đức, 2 Năm Triết Học, 1 năm Giúp Xứ.
Khi một chủng sinh được thụ phong phó tế (thường là một năm trước khi thụ phong linh mục), họ sẽ tuyên thệ vâng lời và kính trọng các Giám mục của giáo phận và những người kế vị Ngài. Họ cũng phải thề sống trinh sạch theo luật lệ của giáo hội - bao gồm cả nghĩa vụ sống độc thân. Tuy nhiên, linh mục triều không bị ràng buộc bởi lời khấn dòng nên trên danh nghĩa họ không bắt buộc phải sống nghèo khổ. Vì vậy, linh mục triều có quyền sở hữu tài sản riêng, và được toàn quyền đối với tài sản của mình.
Nghĩa vụ.
Theo tông thư "Ngày của Chúa" ("Dies Domini"), giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: "Trong số những hoạt động trong giáo xứ, không có hoạt động nào trọng yếu hay có tính cách cộng đồng như lễ thánh Chúa ngày Chủ nhật và lễ ban thánh thể".
Một linh mục triều có nghĩa vụ chuẩn bị và tổ chức các nghi thức bí tích (Thanh Tẩy, Thêm Sức, Thánh Thể, Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Hôn Phối). Theo Hiến chế Tín lý về Giáo hội mang tên "Ánh sáng muôn dân" ("Lumen gentium") ban hành trong Công đồng Vaticanô II, các linh mục phải nhân danh Chúa Kitô ("in persona Christi") thực hiện lễ Hi sinh và chủ trì các bí tích. "Chúa Kitô cũng hiện hữu trong việc cầu nguyện và sự hướng dẫn của lòng sùng tín, đây là nhiệm vụ mà các linh mục được kêu gọi."
Người linh mục triều phải viếng thăm những giáo dân đang ốm đau, bệnh tật, hấp hối, hoặc không thể rời khỏi nhà. Đôi khi, linh mục phải tham gia trực tiếp vào việc giảng dạy giáo lý hoặc đứng các lớp giáo lý. Làm việc với giáo xứ và cơ quan tài chính có nhiệm vụ giúp linh mục chăm lo đời sống của giáo dân. Linh mục triều có thể phải tham gia trong nhiều lĩnh vực, và nhiệm vụ của họ bao hàm giảng dạy, campus ministry, làm công tác tuyên úy trong nhà tù hay bệnh viện, và một số công việc khác. | 1 | null |
Simon Luc Hildebert Mignolet (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1988) là cầu thủ bóng đá người Bỉ thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Club Brugge của Bỉ và Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ.
Mignolet bắt đầu sự nghiệp tại Giải hạng nhì Bỉ trong màu áo Sint-Truiden năm 2004, nơi anh gắn bó 6 năm và có 100 lần ra sân với 1 bàn thắng. Sau đó, anh chuyển đến Premier League khoác áo Sunderland vào tháng 6 năm 2010 với phí chuyển nhượng 2 triệu £. Sau ba năm, anh chuyển đến Liverpool vào tháng 6 năm 2013 với phí chuyển nhượng 9 triệu £.
Trong màu áo đội tuyển quốc gia, Mignolet từng là thành viên của các đội trẻ Bỉ từ U-16 đến U-21 và có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển vào năm 2011, có mặt tại Giải bóng đá vô địch thế giới 2014 với ĐTQG Bỉ.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sint-Truiden.
Mignolet sinh ra tại Sint-Truiden, Bỉ. Câu lạc bộ đầu tiên trong sự nghiệp của anh là câu lạc bộ quê nhà Sint-Truiden thi đấu tại Giải vô địch bóng đá hạng hai Bỉ vào năm 2004. Từ vị trí trong đội trẻ, anh được đôn lên đội hình một vào năm 2006 khi chỉ mới 18 tuổi. Năm 2009, anh bắt chính 29 trận và ghi được một bàn từ phạt đền, góp phần giúp Sint-Truiden vô địch Giải bóng đá hạng hai Bỉ. Một năm sau đó, anh được bầu là Thủ môn xuất sắc nhất trong năm của Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ sau khi giúp Sint-Truiden tránh bị rớt hạng.
Sunderland.
Ngày 17 tháng 6 năm 2010, Mignolet đã gia nhập câu lạc bộ Anh Sunderland với phí chuyển nhượng 2 triệu £. Để có được chữ ký của Mignolet, Sunderland đã phải vượt qua các câu lạc bộ khác như PSV Eindhoven, FC Twente và Udinese.
Mignolet có trận đấu đầu tiên cho Sunderland trong trận hòa 2–2 với Birmingham City ngày 15 tháng 8 năm 2010. Anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu này. Ở trận đấu sân nhà kế tiếp với Manchester City, Mignolet giữ sạch lưới lần đầu tiên cho Sunderland và có một pha cản phá đầy ngoạn mục từ chối bàn thắng của Emmanuel Adebayor. Sau đó anh lại có một trận chơi tốt nữa trước Arsenal, giúp Sunderland cầm hòa được 1–1. Vị trí chính thức của anh trong nhiều tuần sau đó bị thay thế bởi Craig Gordon và Mignolet chỉ xuất hiện trở lại vào ngày 8 tháng 1 năm 2011, trong trận thua của Sunderland trước Notts County tại vòng ba Cúp FA. Gordon dính chấn thương đầu gối vào tháng 2 và điều này tạo cơ hội cho Mignolet bắt chính trở lại. Mignolet giữ sạch lưới trong trận lượt về với Arsenal để trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Sau trận đấu, huấn luyện viên Steve Bruce khen ngợi anh là thủ môn trẻ tuyệt vời và là phát hiện lớn của Sunderland.
Ở mùa giải tiếp theo, Mignolet vẫn là sự lựa chọn số một cho vị trí thủ môn chính thức của Sunderland, bất chấp sự cạnh tranh từ bản hợp đồng mới Keiren Westwood. Ngày 29 tháng 10 năm 2011, Mignolet bị gãy mũi sau pha va chạm với Emile Heskey trong trận hòa 2-2 với Aston Villa.
Trong mùa giải cuối cùng cho Sunderland, Mignolet đã ra sân trong toàn bộ các trận và nhiều lần trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Thủ môn của Manchester City và đội tuyển Anh Joe Hart đã khen Mignolet là thủ môn xuất sắc nhất Giải Ngoại hạng Anh mùa bóng 2012-13 vào tháng 12 năm 2012. Ngày 21 tháng 6 năm 2013, Liverpool đã đồng ý mua anh với phí chuyển nhượng khoảng 9 triệu £.
Liverpool.
Ngày 25 tháng 6 năm 2013, Mignolet ký bản hợp đồng có thời hạn 5 năm với Liverpool, với phí chuyển nhượng là 9 triệu £. Huấn luyện viên Brendan Rodgers của Liverpool đã đánh giá Mignolet là "một trong những thủ môn hàng đầu tại Premier League". Anh cũng là cầu thủ người Bỉ đầu tiên khoác áo Liverpool.
Ngày 13 tháng 7 năm 2013, anh có trận đấu không chính thức đầu tiên cho Liverpool trong trận giao hữu trước mùa giải thắng Preston North End 4-0. Trận đấu chính thức đầu tiên của Mignolet cho "the Kop" là trận khai mạc Premier League 2013-14 với Stoke City. Anh đã có màn ra mắt tuyệt vời khi cản phá thành công quả phạt đền của Jonathan Walters ở phút 89, đem về 3 điểm đầu tiên cho Liverpool khi trước đó Daniel Sturridge đã ghi bàn mở tỉ số. Một tuần sau đó, anh và Sturridge lại trở thành những người hùng của Liverpool trong chiến thắng 1-0 trước Aston Villa khi anh đã cứu thua hàng loạt bàn thua trông thấy cho Liverpool. Ngày 24 tháng 11 năm 2013, anh được Goal.com đánh giá là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu derby thành phố Liverpool với Everton. Dù để lọt lưới ba bàn nhưng anh đã có đến năm pha cứu thua xuất sắc, trong đó có ba tình huống đối mặt với các cầu thủ của Everton để giúp Liverpool có được trận hòa 3-3, anh có tất cả chín pha cứu thua trận này. Cuối mùa 2013-14, Liverpool về nhì sau Manchester City F.C.
Ngày 4 tháng 11 năm 2014, Mignolet có đến tám pha cứu thua trong trận đấu vòng bảng UEFA Champions League với Real Madrid và được chấm điểm cao nhất trận nhưng không thể giúp Liverpool tránh khỏi thất bại 0-1. Giai đoạn nửa đầu mùa giải 2014-15, Mignolet có phong độ không tốt khi liên tục mắc sai lầm khiến cho Liverpool phải nhận đến 22 bàn thua sau 16 vòng đấu. Ngày 14 tháng 12 năm 2014, huấn luyện viên Brendan Rodgers đã quyết định để anh ngồi dự bị cho thủ môn người Úc Brad Jones trong trận đấu với Manchester United tại Old Trafford và tuyên bố "không xác định thời gian trở lại đội hình chính của cậu ta [Mignolet]". 12 ngày sau đó, Jones gặp phải chấn thương chỉ sau 16 phút đầu tiên trận đấu với Burnley và Mignolet vào sân từ băng ghế dự bị dù mắc một số lỗi nhưng vẫn giữ sạch lưới thành công, giúp Liverpool thắng 1-0. Sau trận đấu đó, Mignolet đã có chuỗi bốn trận liên tiếp không để đối phương ghi bàn (trước Sunderland, Aston Villa, West Ham và Everton). Ngày 16 tháng 3 năm 2015, Mignolet thi đấu xuất sắc trong trận thắng Swansea City 1-0 trước những pha dứt điểm của Bafétimbi Gomis và Gylfi Sigurðsson. Một tuần sau đó, anh cản phá thành công quả phạt đền của Wayne Rooney trong trận thua 1-2 trước Manchester United tại Giải Ngoại hạng Anh.
Ngày 18-1-2016, Mignolet ký hợp đồng 5 năm với CLB, 8 ngày sau anh cản thành công 2 cú sút penalty của Peter Crouch và Marc Muniesa tại bán kết cup Liên đoàn Anh trước Stoke City F.C. để đưa Liverpool vào chung kết. Đáng tiếc là Liverpool đã thua Manchester City 1-3 trên chấm 11m sau 120' thi đấu, trước đó 2 đội hòa 1-1, Mignolet đã mắc lỗi trong bàn thua bởi Fernandinho phút 49.
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Mignolet khoác áo đội tuyển U-21 Bỉ từ năm 2008 và có 10 lần được ra sân. Ngày 1 tháng 9 năm 2010, anh được triệu tập vào đội tuyển Bỉ nhờ phong độ tốt tại Sunderland. Anh có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển Bỉ là chiến thắng 2-0 trước đội tuyển Áo ngày 25 tháng 3 năm 2011 trong khuôn khổ Vòng loại Euro 2012. Mignolet chiếm vị trí thủ môn chính thức cho đội tuyển trong suốt bốn trận đấu còn lại của vòng loại, ngoài ra còn có ba trận giao hữu khác trong thời gian diễn ra vòng loại. Tuy nhiên, thất bại 3-1 trước Đức khiến Bỉ chỉ xếp thứ ba bảng đấu và không thể tham dự Euro 2012.
Trong mùa giải 2011-12, anh bắt chính trong hai trận giao hữu với Hy Lạp và Anh. Sau trận đấu với đội tuyển Anh, Mignolet mất vị trí chính thức về tay thủ môn trẻ Thibaut Courtois trong suốt bốn tháng. Anh trở lại vị trí chính thức trong trận giao hữu thắng Romania 2-1. Tháng 6 năm 2014, anh cùng đội tuyển Bỉ tham dự World Cup 2014 nhưng không có cơ hội được ra sân. Bỉ dừng bước ở tứ kết giải đấu này sau thất bại trước Argentina.
Anh cũng tiếp tục có tên trong danh sách 23 cầu thủ Bỉ dự World Cup 2018 tại Nga nhưng cũng không có cơ hội ra sân. Đội tuyển Bỉ sau đó kết thúc giải với vị trí thứ ba chung cuộc.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
Liverpool
Quốc tế.
Bỉ | 1 | null |
Reinhard Gottlob Georg Heinrich Freiherr von Scheffer-Boyadel (28 tháng 3 năm 1851 tại Hanau – 8 tháng 11 năm 1925 tại Boyadel) là một sĩ quan quân đội Phổ-Đức, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được phong quân hàm Thợng tướng Bộ binh vào năm 1908. Trong cộc Chến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông đã thể hiện tài năng của mình và được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ.
Tiểu sử.
Reinhard sinh vào tháng 3 năm 1851, là con trai của Eduard Scheffer (1818 – 1899), Tư vấn Hành pháp của Tuyển hầu quốc Hessen và sau đó là của Vương quốc Phổ. Vào năm 1870, ông nhập ngũ quân đội Phổ với tư cách là lính tính nguyện ("Freiwilliger") trong Trung đoàn Bộ binh số 83 "von Wittich" (số 3 Tuyển hầu quốc Hessen) và tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 12 tháng 2 năm 1871, khi mà cuộc chiến tranh đã đến hồi chấm dứt, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Sau đó, vào tháng 4 năm 1874, ông bắt đầu tham dự Học viện Quân sự và trong thời gian học tập tại đây, ông được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 12 tháng 12 năm 1879. Sau khi học ở Học viện Quân sự, ông được lên cấp hàm Đại úy vào ngày 13 tháng 11 năm 1883. 7 năm sau, ông cùng với vợ mình (mất năm 1904), con gái của nhà đại tư bản công nghiệp Carl Adolf Riebeck, đã được phong làm quý tộc Pổ. 4 năm sau, ông được phong hàm Thượng tá vào năm 1894, rồi được lãnh chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn Vệ binh vào ngày 3 tháng 5 năm 1896. Sau khi được lên quân hàm Đại tá vào ngày 22 tháng 3 năm 1897, ông được nhậm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander vào ngày 25 tháng 3 năm 1899. Với cấp bậc Thiếu tướng, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 và vào năm 1903, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu với chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Vào ngày 19 tháng 10 năm 1904, ông được thăng cấp hàm Trung tướng.
Vào năm 1906, tướng Scheffer được Đức hoàng Wilhelm II phong hàm Nam tước ("Freiherr"), với hậu tố "Boyadel" trong tên gọi của ông.
Cùng năm đó, ông được ủy nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Cận vệ số 2 ở Berlin vào ngày 22 tháng 2. Hai năm sau (1908), ông được phong cấp hàm Thượng tướng Bộ binh và lãnh chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI tại Kassel. Về sau, Scheffer-Boyadel đệ đơn xin từ chức và vào ngày 31 tháng 12 năm 1913, ông được xuất ngũ ("zur Disposition") đồng thời nhận danh hiệu à la suite của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Scheffer được triệu hồi và nhậm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XXV vào ngày 25 tháng 8 năm 1914. Ông đã trở nên nổi tiếng khi phục vụ trong biên chế của Tập đoàn quân số 9 mới được thành lập dưới sự chỉ huy của tướng August von Mackensen. Trong trận chiến Łódź vào tháng 11 năm 1914, mặc dù thời tiết khắc nghiệt đẩy cuộc tiến công của quân đội Đức và tình hình bất lợi, Scheffer chỉ huy một cụm quân bao (gồm Quân đoàn XXV của mình, cùng với Sư đoàn Cận vệ số 3 do tướng Karl Litzmann chỉ huy, "Bộ Chỉ huy Tối cao Kỵ binh 1" (HKK 1) do tướng Manfred Freiherr von Richthofen chỉ huy và phần còn lại Lữ đoàn Bộ binh số 72) thọc sâu vào cánh quân Nga ở phía đông và tiến đến tận Rzgow. Mặc dù đòn tấn công này đe dọa quân Nga từ bên hông và phía sau, chính người Đức đã lâm vào tình thế khó khăn. Viện binh Nga đã kéo đến và vào ngày 22 tháng 11, các lực lượng của Scheffer dưới sự yểm trợ của pháo binh sư đoàn và quân đoàn đã bị cắt đứt và hợp vây cách chiến tuyến của Nga 14 km về phía sau bởi 2 vạn quân Nga. Trước tình hình đó, tướng von Scheffer-Boyade quyết định tấn công quân Nga về phía đông ở thành phố Brzeziny thay vì phá vây về phía tây. Từ ngày 22 cho đến ngày 25 tháng 11, quân của ông liên tục giao chiến với các lực lượng Nga truy kích từ ba mũi, đồng thời cố gắng chọc một lỗ thủng vào các lực lượng khác của Nga cản đường ông. Trong khi đó, Tham mưu tưởng quân đội Nga Nikolai N. Yanushkevich lạc quan đến mức mà ông ta ra lệnh cho các xe vận tải trống rỗng chuẩn bị vận chuyển tù binh Đức. Nhưng ông ta đã nhầm. Bất chấp thời tiết lạnh âm 20 °C, vào ngày 24 tháng 11 năm 1914, Scheffer đánh tan tác Sư đoàn số 6 Xibia và buộc họ phải rút lui, sau đó Quân đoàn XXV di chuyển lên hướng bắc rồi sau đó là về hướng tây theo một đội hình vuông dày đặc. Quân đoàn XXV cuối cùng đã hội quân với Tập đoàn quân số 9 vào ngày hôm sau (25 tháng 11), sau khi chỉ chịu thiệt hại 4.300 người, nhưng cứu vãn được 2.000 thương binh của mình và bắt được 16.000 tù binh cùng với 64 khẩu pháo của Nga. Họ đã tiêu diệt tất cả mọi đơn vị Nga ngăn cản đường rút của họ. Đây được xem là một trong những một trong những chiến công hiển hách nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nhờ thành tích này, ông đã được trao tặng Huân chương Quân công vào ngày 2 tháng 12 năm 1914. Vào ngày 3 tháng 9 năm 1916, ông được lãnh chức chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XVII, tiếp theo đó ông trở thành Tư lệnh Tối cao Phân bộ quân Scheffer vào ngày 4 tháng 10 năm đó. Ngày 17 tháng 9 năm 1917, ông được ủy nhiệm làm chỉ huy "Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Đặc biệt 67" ("Generalkommando 67") được hình thành từ Phân bộ quân Scheffer. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1918, ông giải ngũ.
Là chủ nhân của "Lâu đài Brandenstein" gần Schlüchtern-Elm, Hessen, Scheffer đã tân trang lại lâu đài này trước khi bán nó cho Gustav von Brandenstein vào năm 1895. Vào năm 1905, ông mua điền trang Boyadel tại Hạ Schlesien vốn đã thuộc về gia đình von Kollwitz 325 năm trước đó. Ông từ trần tại đền trang này vào cuối năm 1925. | 1 | null |
Désirée von Hohenzollern (tên đầy đủ trong tiếng Đức: "Désirée Margarethe Victoria Louise Sibylla Katharina Maria Prinzessin von Hohenzollern"; sinh ngày 27 tháng 11 năm 1963, tại München, Đức) là một hậu duệ quý tộc Đức - Thụy Điển, thành viên vương tộc Hohenzollern và vương tộc Bernadotte. Bà là người con thứ hai của Vương tử Johann Georg von Hohenzollern và Công chúa Birgitta của Thụy Điển.
Hôn nhân và con cái.
Công nương Désirée kết hôn với Heinrich Franz Josef Georg Maria, Bá tước kế tục xứ Ortenburg tại Hechigen ngày 6 tháng 10 năm 1990. Bá tước Heirich sinh năm 1956 ở Bamberg, Đức. Ông là con trai của Alram, Bá tước xứ Ortenburg (1925-2007) và Agathe, Nữ Bá tước xứ Ortenburg. Công nương Désirée và Heinrich đã ly hôn năm 2002. Do cha của Heinrich qua đời ngày 6 tháng 8 năm 2007, ông trở thành "Bá tước xứ Ortenburg" mới và đồng thời cũng trở thành người đứng đầu Nhà Hohenzollern-Sigmaringen. Còn con trai ông, Carl-Theodor trở thành "Bá tước kế tục" mới.
Họ có với nhau 3 người con:
Désirée tái hôn với Eckbert von Bohlen und Halbach (sinh năm 1956) - con trai của Gustav Krupp von Bohlen und Halbach - tháng 11 năm 2004 tại Schloss Bruchsal. | 1 | null |
Đây là Bảng thống kê Tỷ lệ tử vong thô. Bảng thống kê này được cập nhật từ OECD và CIA Factbook. Tỷ lệ tử vong thô là số ca tử vong trong một thời gian nhất định chia cho người-năm sống bằng dân số trong giai đoạn đó. Nó được thể hiện như số người chết trên 1000 dân.
Danh sách theo tỷ lệ tử vong thô.
Danh sách đầu tiên được dựa trên các số liệu của OECD "năm 2011 thống kê hàng năm".
Danh sách 236 quốc gia và vùng lãnh thổ trong năm 2011 tỷ suất chết thô, tính theo số chết trên 1000 người (‰).
Danh sách cập nhật là dựa trên số liệu của CIA World Factbook ước tính 2014 và CIA World Factbook ước tính 2017 . Vùng lãnh thổ phụ thuộc và quốc gia không được công nhận đầy đủ không được xếp hạng. | 1 | null |
Friedrich Karl "Walther" Degenhard Freiherr von Loë (9 tháng 9 năm 1828 tại Lâu đài Allner ở Hennef ven sông Sieg – 6 tháng 7 năm 1908 tại Bonn) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thống chế, đồng là Tướng phụ tá của các Vua Phổ và Hoàng đế Đức. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Walther sinh vào tháng 9 năm 1828 tại Allner, trong gia tộc von Loë, một gia đình quý tộc cổ, theo Công giáo và giữ tước hiệu Nam tước qua nhiều đời. Ông thân sinh của ông là Maximilian von Loë, một Thị thần và Quận trưởng quận Sieg của Phổ kể từ năm 1801 cho đến năm 1850; thân mẫu ông là Helene, nhũ danh Gräfin von Hatzfeldt-Schönstein (1801 – 1838).
Thời trẻ, von Loë được cha gửi đến học tại Học viện Hiệp sĩ ("Ritterakademie") ở Bedburg, một học viện đã được thành lập với sự hỗ trợ của thân phụ ông. Vào năm 1845, von Loë gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 5 tại Düsseldorf với tư cách là lính tình nguyện một năm, và được sung vào lực lượng Trừ bị sau khi hoàn tất nghĩa vụ của mình. Sau khi tốt nghiệp học viện ở Bedburg, ông học Luật tại Đại học Bonn kể từ năm 1846 cho đến năm 1848 và trong khoảng thời gian này ông gia nhập Liên đoàn Sinh viên Borussia. Tuy nhiên, binh lửa đã làm gián đoạn quá trình học tập của ông: một cuộc tranh chấp về biên giới gọi là Vấn đề Schleswig-Holstein đã dẫn đến cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất giữa Liên minh các quốc gia Đức với Đan Mạch. Khi nhân dân Schleswig-Holstein khởi nghĩa chống lại Đan Mạch, Phổ và các quốc gia khác ở Đức đưa quân đến đây để can thiệp.
Vào tháng 3 năm 1848, ông gia nhập Trung đoàn Long kỵ binh số 2 của quân đội Schleswig-Holstein với quân hàm Thiếu úy. Trong cuộc chiến, ông đã tham gia các trận đánh tại Schleswig, Düppel và Hadersleben.
Tuy nhiên, vào năm 1849, ông được đổi vào Trung đoàn Khinh kỵ binh số 3. Ông được điều đến Baden để tham gia chiến dịch trấn áp cuộc nổi dậy ở đây, và chiến đấu trong các trận đánh tại Ladenberg, Steinmauren cùng với Ruppenheim. Cũng ở Baden, ông gặp Vương tử Wilhelm, em trai vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ và là Hoàng đế Wilhelm I của Đức về sau này, từ đây hai người đã thiết lập mối liên hệ lâu dài với nhau.
Sau đó, von Loë tiếp tục phục vụ quân ngũ và vào năm 1853, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của Trường Kỵ binh quân đội Phổ ở Schwedt. Đến ngày 22 tháng 2 năm 1855, ông trở thành sĩ quan phụ tá của Sư đoàn số 2. Tiếp theo đó, kể từ ngày 18 tháng 9 năm 1855 cho đến ngày 30 tháng 9 năm 1857, ông học tại Trường Quân sự Tổng hợp ("Allgemeine Kriegsschule") ở kinh đô Berlin. Trong khoảng thời gian này, ông được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 5 tháng 9 năm 1857. Với cấp bậc này, vào ngày 9 tháng 1 năm 1858, von Loë được cắt cử làm sĩ quan phụ tá của Toàn quyền tỉnh Rhein và Westfalen. Không lâu sau đó, ông được cử vào Trung đoàn Khinh kỵ binh số 7 với cấp bậc Trưởng quan kỵ binh và trở thành trợ lý cá nhân của Vương tử Phụ chính Wilhelm.
Vào ngày 18 tháng 1 năm 1858, von Loë được lên quân hàm Thiếu tá và vào ngày 7 tháng 1 năm 1861, sau khi vua Wilhelm I đăng ngôi, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan hầu cận của tân vương. Vào năm 1862, ông cùng với Vương tử Albrecht, em ruột của Wilhelm I, tham gia chiến dịch Kavkaz của quân đội Nga. Sau khi trở về vào năm 1863, ông được phó thác làm tùy viên quân sự Phổ ở Paris. Từ đây, ông đến Algérie vào năm 1864 để cùng với quân Pháp dưới ự chỉ huy của tướng Rose dập tắt cuộc kháng cự của người Kabyle. Tiếp theo đó, trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo, ông được phong cấp hàm Thượng tá và được đổi vào Đại bản doanh Tối cao của vua Phổ vào ngày 8 tháng 6 năm 1866. Năm sau (1867), ông được lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 7 Đức vua (Trung đoàn Khinh kỵ binh Đức vua Bonner - "Bonner Königs-Husaren"), sau đó, ông được thăng hàm Đại tá vào năm 1868.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông chỉ huy trung đoàn Khinh kỵ binh của mình liên tiếp giành chiến thắng trong các trận đánh tại Amiens, St. Quentin và Bapaume. Thắng lợi vang dội của người Đức trong cuộc chiến tranh này đã dẫn đến sự thống nhất nước Đức dưới sự trị vị của vua Wilhelm I, giờ đây là Hoàng đế của Đế quốc Đức. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1871, ông được nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 21. Ông chỉ huy lữ đoàn này cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1872 thì được điều đi chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh Cận vệ ố 3. Sau khi được thăng quân hàm Thiếu tướng vào ngày 22 tháng 3 năm 1873 và được phong làm "Thuộc tướng của Hoàng thượng" ("General Seiner Majestät") vào ngày 19 tháng 8 năm 1876, ông được ủy nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 5 vào ngày 13 tháng 5 năm 1876 rồi được lên cấp Trung tướng vào tháng 6 năm 1879.
Vào ngày 18 tháng 9 năm 1880, ông được phong chức Tướng phụ tá và vào ngày 22 tháng 4 năm 1884, ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn VII. Tiếp sau đó, ông được phong cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh ngày 18 tháng 4 năm 1886. Vào tháng 2 năm 1893, ông được phái đến Roma trong một sứ mệnh ngoại giao. Tại đây, ông gặp gỡ Giáo hoàng Lêô XIII. Sau khi hoàn thành chuyến viếng thăm này, ông được thăng cấp Đại tướng Kỵ binh quyền lãnh Thống chế vào ngày 8 tháng 9 năm 1893 rồi được bổ nhiệm làm Thống lĩnh tối cao quân đội tại Mark và Thống đốc Berlin.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 1897, ông được nghỉ hưu theo yêu cầu của ông vì bệnh tình trầm trọng. Tuy nhiên, ông vẫn đảm đương chức Tướng phụ tá của nhà vua. Vào năm 1900, von Loë lại được giao thực hiện một sứ mệnh ngoại giao. Ngoài ra, ông cũng trở thành thành viên suốt đời của Viện Quý tộc Phổ. Đến ngày 1 tháng 10 năm 1905, von Loë được phong cấp hàm Thống chế. Vào tháng 4 năm 1907, Thống chế von Loë tổ chức lễ kỷ niệm 60 phục vụ quân ngũ của mình ở Bonn. Tới dự lễ có Hoàng đế, Vương công và Công nương Schaumburg-Lippe, các Tướng tư lệnh von Deindes và Plötz, các Truung đoàn trưởng trong Quân đoàn VIII, Đô trưởng và nhiều cựu sĩ quan cấp cao khác.
Ngày 6 tháng 7 năm 1908, tại thành phố Bonn, ông từ trần vào lúc 11 giờ tối, hưởng thọ 79 tuổi.
Vai trò chính trị.
Bên cạnh các vương thân của các vương tộc trong Đế quốc Đức, von Loë là tín đồ Công giáo duy nhất được phong cấp bậc Thống chế của quân đội Phổ vào thời kỳ đế quốc và đảm nhiệm chức Tướng phụ tá của vua Phổ. Điều đó, cùng với mối quan hệ thân mật giữa ông và gia đình Hatzfeldt-Trachenberg, đã khiến cho ông trở thành một người đối lập với chính sách của Thủ tướng Otto von Bismarck kể từ thập niên 1870, nhất là từ khi Bismarck đề ra chính sách "Đấu tranh Văn hóa" ("Kulturkampf") nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo. Có thể kể đến một sự việc nổi tiếng vào năm 1880, khi em dâu của Loë là Công nương Carolath-Beuthen ly hôn chồng mình để kết hôn với Herbert, con trai của Thủ tướng. Thủ tướng đã kiên quyết ngăn chặn con mình cưới người phụ nữ mà anh yêu.
Mặc dù là một tín đồ Công giáo, Loë cổ vũ các thông lệ của giới sĩ quan Kháng Cách trong quân đội Phổ, điển hình như các cuộc đấu súng gữa các sĩ quan.
Gia đình.
Vào ngày 24 tháng 5 năm 1859, Von Loë thành hôn với Franziska Gräfin von Hatzfeldt (1833 – 1922), và đây là cuộc hôn nhân lần thứ hai của bà Franziska. Cặp đôi này có ba người con, bao gồm Helene và cặp song sinh Margarethe và Hubert. Trước đó, trong cuộc hôn nhân lần đầu của mình với Paul von Nimptsch, Franziska cũng đã có ba người con, Hermann, Guido và Maria Magdalena. Ông có người em dâu là Elisabeth zu Carolath-Beuthen và em dâu ghẻ là Marie von Schleinitz, một nhân vật đối lập với Otto von Bismarck. Người em trai của Loë, Otto von Loë, là một luật gia và thành viên Quốc hội.
Tặng thưởng.
Vào năm 1897, von Loë được phong danh hiệu Công dân Danh dự Bonn. Ngày 8 tháng 7 năm 1908, ông được cấp bằng Tiến sĩ Danh dự ("Doctor honoris causa") của Đại học Friedrich-Wilhelm Rhein. Vì những cống hiến của ông đối với quân đội Phổ, ông được trao tặng nhiều huân chương. Trong số đó có:
Tại quận Südstadt ở Bonn có một con đường mang tên Thống chế Walter von Loë: "Đường Loe" ("Loestraße") nằm giữa "Đường đáy trũng Bonner" và "Đường Vương tử Albert".
Tuyên dương trên báo chí.
Thống chế von Loë đã được tán dương trên nhiều bài báo, điển hình là trong các tờ báo sau đây: | 1 | null |
Hiến chương 77 là một kiến nghị được công bố vào tháng giêng 1977 lên án những hành động vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản tại Tiệp Khắc, nó cũng là tên của một phong trào dân quyền, mà trong thập niên 1970 cũng như 1980 trở thành trung tâm của phe đối lập.
Năm 1976 nhiều văn nghệ sĩ và nhiều người trong giới trí thức, cả thợ thuyền, giám mục, cựu đảng viên Cộng sản và cả cựu mật thám, trong số này có nhà viết kịch Václav Havel, Jiří Hájek và Jiří Dienstbier (chính trị gia của Mùa xuân Praha) – cùng với những người Tiệp Khắc bình thường khác họp lại với nhau để mà nêu lên những vi phạm nhân quyền, trái lại với những gì mà ngoại trưởng Tiệp Khắc đã ký trong Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.
Trực tiếp đưa tới vụ này là những hành động trù dập của chính quyền đối với ban nhạc "The Plastic People of the Universe". Ban nhạc này, được thành lập ngay sau vụ xâm lăng của Khối Warszawa vào năm 1968, đã tổ chức nhiều đại hội nhạc. Họ là nơi thu hút quan trọng trong giới nhạc độc lập với chính quyền và rất lôi cuốn giới trẻ. Trong một buổi trình diễn vào tháng 2 năm 1976 nhiều thành viên ban nhạc bị bắt và nhiều người đi nghe bị hỏi cung. Hành động này đưa tới những phản đối trong nước, cũng như tại hải ngoại. Václav Havel xem những trù dập đối với "nhóm the Plastic People" là cuộc tấn công của một chế độ toàn trị vào đời sống con người, vào tự do của con người. Theo Havel thì phải ngăn cản để việc này không còn tiếp diễn.
Tuyên ngôn.
Vào ngày 1 tháng giêng 1977 Hiến chương 77 được công báo với 242 chữ ký. 6 ngày sau nó được in ra tại các báo chí lớn tại Âu châu như tờ The Times, Le Monde hay là Frankfurter Allgemeinen Zeitung. Tuy nhiên tại các báo chí trong nước thì nội dung không được phổ biến. Trong tháng giêng và tháng 2 có một chiến dịch rầm rộ của nhà nước chống lại hiến chương này, cũng nhờ vậy mà cả nước biết đến đến nó.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 1977 danh sách của 208 người ký thêm vào được công bố. Cho tới mùa hè 1977 con số người ký lên đến 600. Cho tới cuối năm 1977 hiến chương có 800 người ký, tới 1985 khoảng 1200 và tới 1989 2000. Những người viết chính của hiến chương và cũng là những phát ngôn viên đầu tiên của phong trào là Václav Havel, triết gia Jan Patočka và cựu ngoại trưởng Jiří Hájek. Từ tháng giêng 1977 một ủy ban quốc tế đã được thành lập để trợ giúp Hiến chương 77, trong số những người tham dự có Heinrich Böll, Friedrich Dürrenmatt, Graham Greene và Arthur Miller.
Hiến chương này so sánh những quyền căn bản, mà đã được thỏa thuận trong Hiệp ước Helsinki và một phần cả trong luật pháp của Tiệp Khắc, với những gì đã xảy ra trong thực tế. Nó cho thấy quyền tự do ngôn luận chỉ là ảo tưởng, quyền được học tập bị ngăn cản, hàng trăm ngàn người trong giới trẻ vì những tư tưởng của họ hay của cha mẹ không được vào đại học, tự do tôn giáo bị giới hạn có hệ thống một cách độc đoán. Nói chung thì dụng cụ để giới hạn hoặc tướt đoạt hoàn toàn một số dân quyền là đặt tất cả các cơ quan và các tổ chức dưới sự chỉ đạo chính trị của những người cầm đầu đảng cầm quyền và quyết định của một vài người có thế lực. Hiến chương đòi hỏi chính phủ Tiệp Khắc phải tuân theo những gì họ đã ký, đặc biệt là hiệp ước Helsinski.
Phong trào.
Tham dự vào phong trào gồm nhiều nhóm có quan điểm chính trị khác nhau, có cả đảng viên Đảng Cộng sản, cũng như những người chống đối đảng này, những người vô thần, hoặc theo các đạo Ki tô giáo cũng như các đạo khác. Những người nổi tiếng khác của phong trào còn có nhà xã hội học Rudolf Battěk hay triết gia kiêm toán học gia Václav Benda.
Mục đích của phong trào, mỗi năm bầu 3 người phát ngôn viên, là có được những cuộc đối thoại với những người đại diện cho chính quyền. Phong trào sẽ cho ý kiến về các vấn đề xã hội, trong nghề nghiệp, tự do đi lại, bảo vệ môi trường, tự do tiến ngưỡng... và đòi hỏi phóng thích những tù nhân chính trị. Họ ghi nhận và loan báo các vụ vi phạm nhân quyền và đưa ra các đề nghị giải quyết. Một trong những hoạt động khác là in ra các sách hay các bài bị cấm, thí dụ như các dịch phẩm của các tác phẩm của các tác giả như Orwell, Koestler, những tác phẩm của các nhà văn Tiệp Khắc cũng như những người khác hoặc đã di cư hoặc bị xem như là không có tồn tại.
Trong văn bản viết về việc thành lập hiến chương cũng viết về phong trào và thành viên của nó: "Hiến chương 77 không phải là một tổ chức, không có điều lệ, không có những bộ phận thường trực, không có những thành viên được tổ chức. Bạn tự nhiên là thành viên, nếu bạn cùng đồng ý với ý tưởng của nó, tham dự vào những việc làm của phong trào và ủng hộ, giúp đỡ nó. Hiến chương 77 không phải làm một nền tảng cho một hoạt động chính trị đối lập. Nó chỉ muốn phục vụ cho lợi ích của tập thể như những sáng kiến của người dân tại Tây và Đông Âu."
Trong số những người ký tên còn có: Petr Pithart (cựu Chủ tịch Thượng nghị viện và sau này là cựu thủ tướng), Václav Malý (tổng giám mục tại Prag), nhà xã hội học Jiřina Šiklová và nhà văn Josef Hiršal, Zdeněk Mlynář (Chính trị gia), tổng bí thư ủy ban trung ương đảng Cộng sản năm 1968, Ludvík Vaculík, tác giả của Tuyên ngôn với 2000 chữ và triết gia Milan Machovec, những người đóng vai trò quan trọng trong sự cố mùa xuân Praha.
Về nội dung những người ký tên vào Hiến chương muốn gây sự chú ý về các vi phạm nhân quyền, tạo ra các cơ cấu tổng quát để bảo vệ quyền của mỗi cá nhân và đóng vai trò trung gian khi có mâu thuẫn. Sau này ủy ban Helsinki Tiệp Khắc, thành lập vào năm 1988, đảm nhận vai trò này.
Hiến chương đạt được nhiều hưởng ứng tại Tây Âu (nơi nhiều tài liệu của hiến chương được công bố) cũng như trong giới bất đồng chính kiến tại Ba Lan, Hungary, và Đông Đức.
Năm 1978 một nhóm độc lập từ những người ký tên cho phát hành tờ báo "Tin tức về Hiến chương 77". Cho tới 1989 Hiến chương 77 công bố tổng cộng 572 văn kiện về những vi phạm nhân quyền, về tình hình của nhà thờ tại Tiệp Khắc, về những vấn đề như hòa bình, bảo vệ môi trường, triết học và về lịch sử.
Một tổ chức mà thực sự phát xuất từ Hiến chương 77 là "Ủy ban bảo vệ những người bị ngược đãi phi pháp" vào năm 1978.
Hiến chương cho tới 1989 đã đóng vai trò nổi bật, cho phương Tây và cả người Tiệp Khắc biết về tình hình thực sự ở Tiệp Khắc và tạo một "sân chơi", nơi mà mọi người có thể thảo luận tự do. Nhờ sự hiến thân của những người ủng hộ và tiếng tăm của Hiến chương, cuộc Cách mạng Nhung năm 1989 đã xảy ra một cách yên bình, nhiều người trong Hiến chương đã đạt được các chức vụ chính trị cao trong chính quyền mới.
Năm 1992 Hiến chương 77 chấm dứt chính thức công việc của mình.
Phản ứng của chính quyền.
Mặc dù Nhóm hiến chương không tự định nghĩa mình là phe đối lập và đòi hỏi đối thoại, chính quyền Tiệp Khắc đã phản ứng mạnh và đàn áp. Phản ứng đầu tiên của chính quyền xảy ra vào ngày 12 tháng giêng trên tờ báo "Rudé právo". Những người ký tên bị cho là những kẻ phản động cũng như là những kẻ đã tổ chức cuộc phản cách mạng vào năm 1968, những người mà hành động theo những đặt hàng của phe Chống cộng và phe theo Chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionismus). Văn kiện được cho là "chống chính quyền, chống xã hội chủ nghĩa, chống lại nhân dân, thuộc loại những bài viết mị dân và khích động quần chúng, một cách lỗ mãng xuyên tạc đã bôi nhọ chế độ Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc và những thành đạt cách mạng của nhân dân." Tiếp theo đó trong tháng giêng và tháng hai có một chiến dịch mạnh mẽ với mọi phương tiện thông tin, trong đó rất nhiều văn nghệ sĩ và trí thức phản đối Hiến chương.
Những người ký tên bị bắt giữ nhiều lần, hỏi cung, theo dõi, không được tiếp tục hành nghề và bị xã hội cô lập.
Václav Havel đã bị nhốt vào tù vài tháng. Một trong người phát ngôn viên đầu tiên của Hiến chương, Jan Patočka, vào ngày 13 tháng 3 năm 1977 đã ngất xỉu sau nhiều giờ bị công an hỏi cung và chết sau đó. Tại lễ đám tang của ông mọi người tham dự đều bị chụp hình và bị quay phim, trong lúc có một trực thăng luôn bay trên đầu. Vào tháng 10 năm 1977 có một vụ án chính thức đầu tiên. Bị can bị buộc tội là đã buôn lậu những văn kiện cấm ra khỏi nước, anh ta bị tù 3 năm rưỡi.
Hàng trăm người ký tên bị tước bỏ quyền công dân. Nhà văn Pavel Kohout sau khi đi ra khỏi nước vào năm 1979 không được phép trở vào và không được công nhận quyền công dân nữa. Nhiều người khác sợ bị trù dập phải bỏ trốn. Tổng cộng có khoảng 300 người ký tên đã di cư sang nước ngoài, đa số là đến Áo, nơi mà họ được cho tị nạn một cách dễ dàng. Từ đó nhiều người di cư sang Hoa Kỳ, Canada hay Úc.
Ngoài ra đảng Cộng sản còn lập ra một Phản hiến chương (Anticharta), mà được hưởng úng ngay của khoảng 2000 văn nghệ sĩ, kịch sĩ. Hầu như các kịch sĩ nào cũng ký tên vào, ai không ký sẽ bị cấm hành nghề.
Liên kết ngoài.
Text of the Charter
Đọc thêm | 1 | null |
Dưới đây là danh sách các quốc gia theo tốc độ tăng trưởng dân số.
Danh sách theo tốc độ tăng trưởng dân số.
Danh sách theo tốc độ tăng trưởng dân số tính ra %, lấy từ các nguồn:
Các vùng lãnh thổ phụ thuộc được thể hiện bằng "chữ nghiêng". | 1 | null |
James Kavanaugh (17 tháng 9 năm 1928 - 29 tháng 12 năm 2009) [1] là một linh mục, tác giả và là nhà thơ Công giáo người Mỹ được nhớ đến nhiều nhất với lời kêu gọi cải cách bằng biểu tượng vào năm 1967. [2] [3] [4]
Sinh ra ở Kalamazoo, Michigan, và thụ phong năm 1954, Kavanaugh từng là linh mục quản xứ ở Lansing và Flint, Michigan trước khi lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở Washington DC, cuốn sách năm 1967 của ông, A Modern Priest Look at His Outdated Church, trở thành sách bán chạy nhất quốc gia. [5] | 1 | null |
Alexandre Astruc (13 tháng 7 năm 1923 tại Paris – 19 tháng 5 năm 2016, là đạo diễn điện ảnh, diễn viên và nhà văn người Pháp.
Trước khi trở thành nhà đạo diễn phim, ông đã từng là nhà báo, nhà văn và nhà phê bình điện ảnh. Là bạn của Boris Vian, Alexandre Astruc thường tiếp xúc giao du với những nhà văn theo chủ nghĩa hiện sinh ở khu Saint-Germain-des-Prés. Ông bắt đầu làm đạo diễn điện ảnh từ năm 1948 với cuốn phim ngắn "Ulysse ou les Mauvaises Rencontres".
Ông cũng là người đưa ra khái niệm caméra-stylo trên tạp chí "L'Écran français".
Ông đã đoạt Giải René Clair của Viện Hàn lâm Pháp năm 1944. | 1 | null |
Giải René Clair (tiếng Pháp: "Prix René-Clair") là một giải thưởng hàng năm của Viện Hàn lâm Pháp dành cho toàn bộ tác phẩm điện ảnh của một nhà làm phim. Giải được thiết lập năm 1994 và được đặt theo tên nhà làm phim René Clair.
Riêng năm 1995, ngoài giải chính, Viện Hàn lâm Pháp còn trao 2 huy chương bạc mạ vàng cho các tác phẩm phê bình điện ảnh của Pierre Billard và Jean-Michel Frodon. | 1 | null |
Is This It là album phòng thu đầu tay của ban nhạc indie rock người Mỹ The Strokes. Được thu âm tại Transporterraum ở New York bởi nhà sản xuất Gordon Raphael, album được phát hành vào ngày 30 tháng 6 năm 2001 tại Úc bởi RCA Records. Album này đạt vị trí số 2 tại UK Albums Chart và vị trí cao nhất là số 33 tại "Billboard" 200, ngoài ra đạt chứng chỉ Bạch kim ở nhiều nơi khác. "Hard to Explain", "Last Nite", và "Someday" là 3 đĩa đơn theo kèm album.
Với album này, The Strokes cố gắng xây dựng một thứ nhạc rock giản lược mà không qua nhiều chỉnh sửa phòng thu. Tiếp theo phong cách từ ấn bản EP năm 2001, "The Modern Age", các thành viên trong nhóm hoàn thiện những trải nghiệm của quá trình thu âm trực tiếp các ca khúc trong phòng thu, trong khi trưởng nhóm Julian Casablancas bắt đầu sáng tác và khai thác nhiều hơn các vấn đề về sự sống và các mối quan hệ của giới trẻ. Để quảng bá "Is This It", The Strokes cũng tiến hành một tour diễn nhỏ vòng quanh thế giới trước khi ra mắt chính thức album. Phần bìa đĩa của album bị cho là quá nhục dục và bị thay thế ở vài quốc gia, trong đó có thị trường Bắc Mỹ. Danh sách các ca khúc phát hành tại đây có thay đổi ít nhiều vì ảnh hưởng của vụ khủng bố 11 tháng 9.
Được quảng bá rộng rãi bởi các tạp chí âm nhạc qua thứ giai điệu gần với chất pop, The Strokes nhờ đó có được nhiều đánh giá chuyên môn cũng như những thành công thương mại nhất định. "Is This It" được ngợi ca nhiều bởi tính cuốn hút và nhịp điệu liên tưởng nhiều tới thứ nhạc garage rock của những năm 70. Đây là một album nổi tiếng, được coi là một album quan trọng cho sự phát triển của alternative cũng như của nền công nghiệp âm nhạc thế kỷ mới. "Is This It" được vinh danh trong nhiều danh sách những album xuất sắc nhất của thập niên 2000 cũng như của mọi thời đại.
Danh sách ca khúc.
Tất cả các ca khúc đều được viết bởi Julian Casablancas.
Thành phần tham gia sản xuất.
Danh sách bao gồm:
Xếp hạng.
Album
Đĩa đơn
<br> | 1 | null |
Đảo Kadovar là một hòn đảo núi lửa, tọa lạc ở phía Bắc Papua New Guinea.
Địa lý.
Kadovar là một phần của quần đảo Schouten, cách 25 km về phía Bắc cửa sông Sepik. Làng Gewai gần vành miệng núi lửa. Không có hồ sơ nào ghi chép về của vụ phun trào trong lịch sử và các hoạt động núi lửa gần đây nhất là một số hiện tượng tăng nhiệt cao trong năm 1976. | 1 | null |
, là một mảnh vải (hoặc cuộn giấy) dài khoảng 10m đã thành tinh. Chúng là một loại ma của Nhật Bản có tên Tsukumogami. Theo truyền thuyết, Tsukumogami được tạo ra từ các đồ vật hoặc các vật lạ đã đạt từ 100 năm tuổi trở lên. Do đó, chúng có sự sống và hiểu biết. Ittan-momen thường bay lượn trên bầu trời đêm hoặc đi bộ và tấn công con người. Chúng áp sát nạn nhân và bóp cổ họ bằng chính tay của mình khiến họ nghẹt thở đến chết mới thôi. | 1 | null |
Pupienus (; 178 – 238), Còn gọi là Pupienus Maximus, là Hoàng đế La Mã với Balbinus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế. Các nguồn tài liệu vào thời kỳ này đều ít ỏi, do đó những hiểu biết về cuộc đời của Hoàng đế có phần hạn chế. Trong hầu hết các văn bản hiện nay thì Pupienus thường gọi bằng cái tên "Maximus" hơn là tên riêng (tên gia đình) Pupienus của mình.
Thiếu thời.
"Historia Augusta" mà cứ liệu khó mà tin tưởng được một cách dè dặt đã mô tả Pupienus như một tấm gương về sự thăng tiến thông qua cursus honorum nhờ thành công quân sự. Nó ghi rằng ông là con trai của một thợ rèn được nhận nuôi bởi một người tên là Pescennia Marcellina (cũng không rõ) và bắt đầu sự nghiệp của mình như một "Centurio" "primus pilus" trước khi trở thành một Militum Tribunus rồi sau là một Pháp quan. Trên thực tế ông còn có một phần thuộc giới quý tộc, dù chỉ là thứ yếu và có thể là thời gian gần đây. Đến từ thành phố Volterra của người Etrusca, từ đó suy đoán rằng Pupienus là con trai của Marcus Pupienus Maximus, một nghị viên và là thành viên đầu tiên của nhà ông tham gia vào Viện Nguyên lão và vợ Clodia Pulchra.
Sự nghiệp của Pupienus khá là ấn tượng, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới thời trị vì của nhà Severanus trong suốt cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 3. Điều này còn bao gồm cả việc ông được phân công làm Thống đốc các tỉnh thuộc Viện Nguyên lão gồm Bithynia et Pontus, Achaea, và Gallia Narbonensis. Sau đó ông được bổ nhiệm làm đại sứ triều đình cho một trong những tỉnh vùng Germania, có lẽ là sau khi được bổ làm chấp chính quan lần đầu tiên vào khoảng năm 207. Trong thời gian làm thống đốc, ông khá nổi tiếng và từng giành nhiều chiến thắng quân sự trước người Sarmatia và các bộ tộc German.
Năm 234, trong những năm cuối của triều đại Alexander Severus, ông được chỉ định làm chấp chính quan đến lần thứ hai. Cũng trong năm đó ông cũng được bổ nhiệm làm Thị trưởng thành Roma và nổi tiếng về tính nghiêm nghị, đến mức ông bị đám đông dân chúng Roma căm ghét.
Triều đại.
Khi hai cha con Gordianus I và II tự xưng là Hoàng đế ở châu Phi, Viện Nguyên lão đã bổ nhiệm một ủy ban gồm hai mươi người, bao gồm cả nghị viên già Pupienus phối hợp các hoạt động chống lại Maximinus cho tới khi Gordianus về đến. Khi nghe tin về thất bại và cái chết của cha con nhà Gordianus, Viện Nguyên lão đã tổ chức một phiên họp kín trong ngôi đền thờ thần Jupiter Capitolinus và bầu chọn hai thành viên của ủy ban làm đồng hoàng đế là Pupienus và Balbinus. Không giống với tình hình năm 161 như trường hợp của Marcus Aurelius và Lucius Verus, cả hai vị hoàng đế đều được bầu làm "pontifices maximi", trưởng tư tế chính của giáo phái.
Theo nhà sử học Edward Gibbon (như sự mô tả từ bài tường thuật của Herodianus và trong cuốn "Historia Augusta"), thì sự lựa chọn là hợp lý vì:
Trí tuệ của Maximus [Pupienus] được hình thành trong một cái khuôn đúc gồ ghề [so với Balbinus]. Nhờ lòng dũng cảm và tài năng của mình mà ông đã đưa ra bản thân từ gốc gác mờ nhạt đến những chức vụ đầu tiên của nhà nước và quân đội. Chiến thắng của ông trước những người Sarmatia và German, sự khổ hạnh trong cuộc đời và tính công minh cứng rắn của ông khi còn làm thị trưởng, đã kiềm chế sự quý trọng của một dân tộc mà tình cảm của họ đã dành cho việc ủng hộ Balbinus vốn hòa nhã hơn. Cả hai người đều từng là chấp chính quan... và, kể từ khi một người đã sáu mươi tuổi và người kìa thì bảy mươi bốn tuổi, họ đều có cả sự trưởng thành đầy đủ về tuổi tác lẫn kinh nghiệm.
Tuy nhiên, các phe phái trong Viện Nguyên lão đã hy vọng lợi dụng từ sự kế vị của nhà Gordianus để nhằm thao túng nhân dân và Cấm vệ quân "Praetorian Guard" vận động cho việc bầu chọn Gordianus III làm đồng hoàng đế như họ. Giao lại cho người đồng nghiệp cấp cao của ông Balbinus phụ trách chính quyền dân sự ở Roma, đôi khi trong cuối tháng 4 Pupienus hành quân đến Ravenna, nơi ông giám sát các chiến dịch chống lại Maximinus, tuyển mộ quân đồng minh người German đã từng phục vụ dưới trướng của ông khi còn ở Germania; về sau bị đám binh sĩ ám sát ngay bên ngoài Aquileia mà ông đã phái binh sĩ của cả bên Maximinus và của mình quay trở lại các tỉnh của họ (cùng với những món tiền thưởng lớn) và trở lại Roma cùng với đám vệ sĩ người German mới kiếm được.
Balbinus trong khi đó đã thất bại trong việc giữ gìn trật tự trị an ở thủ đô. Các nguồn tài liệu đều cho rằng Balbinus đã nghi ngờ việc Pupienus sử dụng đội vệ sĩ người German mới kiếm được để nhằm mục đích thay thế mình và họ sớm được sống trong các khu khác nhau trong hoàng cung. Điều này có nghĩa rằng họ đều lo ngại những thành phần bất mãn trong đám Cấm vệ quân, vốn đã phật ý khi phụng sự dưới quyền hoàng đế đã được Viện Nguyên lão bổ nhiệm rồi giờ đây định âm mưu giết họ. Pupienus đã nhận thấy mối đe dọa này nên xin Balbinus cho gọi đội vệ binh người German về triều trừ diệt phản tặc. Balbinus vì ngờ rằng tin này là một phần trong một âm mưu của Pupienus định ám sát ông nên đã từ chối, khi cả hai bắt đầu tranh luận thì đột nhiên đội Cấm vệ quân lập tức xông vào phòng, bắt giữ cả hai vị hoàng đế và kéo lê họ trở về trại lính của Cấm vệ quân để tra tấn và đâm chém dã man cho đến chết.
Gia đình.
Pupienus đã có ít nhất ba người con. Con trưởng là Tiberius Clodius Pupienus Pulcher Maximus, người nắm giữ chức chấp chính quan vào năm 235 và cũng là một người bảo trợ cho thị trấn Tibur bên ngoài Roma. Con út là Marcus Pupienus Africanus Maximus, từng giữ chức Chấp chính Ordinarius vào năm 236 như người đồng nhiệm của Hoàng đế Maximinus Thrax. Việc gia đình liên tục giữ chức chấp chính quan dưới thời Severus Alexander và Maximinus Thrax, đã cho thấy gia đình ông có tầm một ảnh hưởng và đặc ân cao trong triều. Pupienus còn có một đứa con gái tên là Pupiena Sextia Paulina Cethegilla, vợ của Marcus Ulpius Eubiotus Leurus. | 1 | null |
Balbinus (; 165 – 238), là Hoàng đế La Mã với Pupienus trong ba tháng vào năm 238, năm của sáu vị Hoàng đế.
Thiếu thời.
Hầu như không biết gì nhiều về cuộc đời của Balbinus trước khi ông được chọn làm hoàng đế. Có tài liệu phỏng đoán rằng ông là hậu duệ của Publius Coelius Balbinus Vibullius Pius, chấp chính quan vào năm 136 hoặc 137 và vợ là Aquilia. Nếu điều này là thật thì ông cũng có liên quan đến gia đình của Quintus Pompeius Falco, một gia tộc đã cung cấp cho triều đình nhiều chính trị gia giữ chức chấp chính quan trong suốt thế kỷ thứ 3, cùng nhiều chính trị gia, công trình sư và nhà văn Julius Frontinus của thế kỷ thứ 1, cũng như một hậu duệ của một người anh em họ đầu tiên của Hoàng đế Trajan. Ông vốn xuất thân là một quý tộc từ khi sinh ra và là con trai (hoặc bằng cách sinh hoặc con nuôi) của Caelius Calvinus, đại sứ Cappadocia vào năm 184. Ông còn là một trong những thầy tế cấp bậc Salii thờ thần Mars. Theo Herodianus thì ông từng là tỉnh trưởng, nhưng danh sách bảy tỉnh được đưa ra trong "Historia Augusta", cũng như các bản tuyên bố rằng Balbinus từng là thống đốc tỉnh của cả châu Á và châu Phi. Ông chắc chắn đã từng giữ chức chấp chính quan hai lần; lần đầu giữ chức thì không được rõ nhưng cho là vào khoảng năm 203 hoặc tháng 7 năm 211; lần hai là vào năm 213 cùng với Caracalla, cho thấy ông rất mực ủng hộ hoàng đế và nhận được nhiều ân sủng.
Triều đại.
Theo nhà sử học Edward Gibbon (như sự mô tả từ bài tường thuật của Herodianus và trong cuốn "Historia Augusta"):
Balbinus là một nhà hùng biện được mến mộ, một nhà thơ nổi tiếng cá biệt và là một thẩm phán khôn ngoan, người đã thi hành với sự ngây thơ và hoan nghênh thẩm quyền dân sự ở hầu hết các tỉnh bên trong của đế quốc. Dòng dõi cao quý, tài sản giàu có, lối cư xử hào phóng và niềm nở. Ở ông hiện lên niềm say mê yêu thích khoái lạc đã được sửa lại bởi một ý thức về phẩm giá, cũng như không có thói quen bị ràng buộc đã lấy đi của ông năng lực làm việc. (...) Cả hai người [Pupienus và Balbinus] đều từng là chấp chính quan (Balbinus đã hai lần được vinh dự giữ chức vụ danh giá này), cả hai đều có tên trong hai mươi phụ tá của Viện Nguyên lão và, kể từ khi một người đã sáu mươi tuổi và người kìa thì bảy mươi bốn tuổi, họ đều có cả sự trưởng thành đầy đủ về tuổi tác lẫn kinh nghiệm.
Khi Gordianus I và con trai của ông tự xưng là Hoàng đế ở Africa, Viện nguyên lão đã bổ nhiệm một ủy ban gồm hai mươi người, bao gồm cả nghị viên già Pupienus phối hợp các hoạt động chống lại Maximinus Thrax cho tới khi Gordianus về đến. Khi nghe tin về thất bại và cái chết của cha con nhà Gordianus, Viện Nguyên lão đã tổ chức một phiên họp kín trong ngôi đền thờ thần Jupiter Capitolinus và bầu chọn hai thành viên của ủy ban làm đồng hoàng đế là Pupienus và Balbinus, dù họ đã sớm buộc phải chọn đứa trẻ Gordianus III cùng làm hoàng đế trước sức ép từ các phe phái đối lập trong Viện Nguyên lão. Không giống với tình hình năm 161 như trường hợp của Marcus Aurelius và Lucius Verus, cả hai vị hoàng đế đều được bầu làm "Pontifices Maximi", trưởng tư tế chính của giáo phái. Điều này là không tưởng trong thời kỳ Cộng hòa.
Balbinus có lẽ lúc này đã vào độ tuổi thất thập cổ lai hy: khả năng trị vì của ông thì không rõ, ngoại trừ có lẽ rằng ông là một nghị viên cấp cao, giàu có và có mối quan hệ rộng. Trong khi Pupienus hành quân đến Ravenna, nơi ông giám sát chiến dịch chống lại Maximinus, thì Balbinus vẫn còn ở lại Roma nhưng đã thất bại trong việc giữ gìn trật tự trị an ở thủ đô. Các nguồn tài liệu đều cho rằng sau khi Pupienus chiến thắng trở về sau cái chết của Maximinus, Balbinus đã sớm nghi ngờ là Pupienus muốn thay thế ông, căng thẳng đôi bên bắt đầu nên ít lâu sau thì họ chuyển đến sống trong các khu riêng biệt trong hoàng cung. Điều này có nghĩa rằng họ đều lo ngại những thành phần bất mãn trong đám Cấm vệ quân "Praetorian Guard", vốn đã phật ý khi phụng sự dưới quyền hoàng đế đã được Viện Nguyên lão bổ nhiệm rồi giờ đây định âm mưu giết họ. Pupienus đã nhận thấy mối đe dọa này nên xin Balbinus cho gọi đội vệ binh người German của ông về triều trừ diệt phản tặc. Balbinus vì ngờ rằng đó là một phần trong một âm mưu của Pupienus nhân cơ hội này sẽ ra tay ám sát ông nên đã từ chối, khi cả hai bắt đầu tranh luận thì đột nhiên đội Cấm vệ quân lập tức xông vào phòng, bắt giữ cả hai vị hoàng đế và kéo lê họ trở về trại lính của Cấm vệ quân để tra tấn và đâm chém dã man cho đến chết | 1 | null |
Năm ngũ đế là chỉ đến năm 193 mà năm có năm người tranh giành hoàng vị Hoàng đế La Mã. Năm người đó gồm Pertinax, Didius Julianus, Pescennius Niger, Clodius Albinus và Septimius Severus.
Năm 193 mở đầu với cái chết của Commodus vào đêm giao thừa, ngày 31 tháng 12 năm 192 và tuyên bố thị trưởng Pertinax làm Hoàng đế vào ngày đầu năm mới, 1 tháng 1 năm 193. Pertinax ít lâu sau thì bị Cấm vệ quân "Praetorian Guard" ám sát vào ngày 28 tháng 3 năm 193. Sau ngày hôm đó, Didius Julianus vận động Titus Flavius Sulpicianus (cha vợ của Pertinax và cũng là thị trưởng mới) vì danh hiệu Hoàng đế.
Flavius Sulpicianus đề nghị trả cho mỗi người lính 20.000 sestertii để mua lòng trung thành của họ (gấp tám lần mức lương hàng năm của họ, cũng cùng khoản tiền được Marcus Aurelius bỏ ra để đảm bảo ủng hộ của họ vào năm 161). Tuy nhiên Didius Julianus lại bỏ ra số tiền lên đến 25.000 sestertii cho từng người lính nhằm giành chiến thắng trong cuộc đấu giá và được Viện Nguyên lão tuyên bố là Hoàng đế La Mã vào ngày 28 tháng 3.
Tuy nhiên, ba người La Mã nổi tiếng khác đã thách thức lẫn nhau vì ngôi vị: Pescennius Niger ở Syria, Clodius Albinus ở Britannia và Septimius Severus ở Pannonia. Septimius Severus hành quân về Roma để lật đổ Didius Julianus và ra lệnh xử trảm ông vào ngày 1 tháng 6 năm 193, rồi sau đó giải tán đội Cấm vệ quân Praetorian Guard và xử tử những người lính đã giết Pertinax.
Nhằm củng cố quyền lực của mình, Septimius Severus đã lần lượt đem quân tiêu diệt các thế lực soán vị khác như với Pescennius Niger ở Cyzicus và Nicea năm 193 và sau đó đánh bại ông này trong trận quyết chiến ở Issus năm 194. Clodius Albinus ban đầu ủng hộ Septimius Severus vì tin rằng ông ta sẽ kế vị mình. Khi chợt nhận ra rằng Severus đã có ý định khác, Albinus quyết định tự xưng đế vào năm 195 nhưng đã bị Septimius Severus đánh bại trong trận Lugdunum vào ngày 19 tháng 2 năm 197. | 1 | null |
Đế quốc Palmyra (260 - 273) là một quốc gia được tách khỏi Đế quốc La Mã trong cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba. Quốc gia này bao gồm các tỉnh La Mã như Syria Palaestina, Aegyptus và phần lớn vùng Tiểu Á. Đế quốc Palmyra do Nữ vương Zenobia cai trị, đại diện cho người con thơ Vaballathus của bà. Thủ đô trong một thời gian ngắn là Palmyra (nay thuộc Syria).
Lịch sử.
Bất chấp một số cuộc khủng hoảng, Đế quốc La Mã vẫn đứng vững như bàn thạch kể từ khi thành lập dưới thời Augustus. Nhưng sau khi Hoàng đế Alexander Severus bị đám binh sĩ sát hại vào năm 235, các đạo quân lê dương La Mã thì đại bại trong một chiến dịch chống lại đế quốc Sassanid Ba Tư khiến đế chế mau chóng tan vỡ. Các tướng lĩnh liền nhân cơ hội này mà lao vào tranh giành quyền kiểm soát đế chế, khiến các vùng biên giới bị bỏ bê và phải hứng chịu các cuộc tấn công triền miên của các man tộc Carpia, Goth, Vandal và Alamanni, cùng những đợt xâm lấn ngay từ kẻ thù không đội trời chung là Sassanid ở phía đông.
Cuối cùng vào năm 258, những xung đột nội bộ đã xảy ra khiến Đế quốc La Mã bị phân chia thành ba quốc gia đối lập riêng biệt. Các tỉnh La Mã là Gallia, Britannia và Hispania bị các cuộc bạo loạn nhấn chìm dẫn tới việc thành lập Đế quốc Gallia. Septimius Odaenathus, một tiểu vương xứ Palmyra, được Hoàng đế Valerianus bổ nhiệm làm thống đốc tỉnh Syria. Kể từ khi chính quyền La Mã bất lực trong việc bảo vệ các tỉnh phía đông chống lại đế quốc Sassanid của Ba Tư, ngay sau đó Septimius Odaenathus quyết định sử dụng các đạo quân lê dương trọng yếu mà ông được tùy ý sử dụng - trong đó có quân đoàn lê dương nổi tiếng Legio XII "Fulminata" - để bảo vệ các tỉnh của mình còn hơn là can thiệp vào các cuộc tranh giành đấu đá vì Roma.
Sau khi Valerianus bị quân Sassanid bắt giữ và bị giam cầm đến chết ở Bishapur, Odaenathus đã tiến quân tới tận Ctesiphon (gần Baghdad ngày nay) để trả thù, xâm phạm thành phố đến hai lần. Khi Odaenathus bị cháu trai của mình là Maconius ám sát, Vương hậu Septimia Zenobia của ông đã lên nắm quyền, cai trị ở Palmyra thay mặt cho con trai còn nhỏ của bà là Vaballathus. Zenobia liền nhân cơ hội nổi dậy chống lại chính quyền La Mã lúc này hết sức hỗn loạn với sự giúp đỡ của Cassius Longinus và tiến chiếm Bosra và các vùng đất xa xôi về phía tây như Ai Cập, Syria, Palestine, Tiểu Á và Liban để thành lập Đế quốc Palmyra trong một thời gian ngắn ngủi. Tiếp theo, bà còn mang quân đánh chiếm Antioch ở phía bắc để mở rộng cương thổ của đế chế.
Năm 270, Aurelianus trở thành Hoàng đế La Mã. Sau khi hành quân đánh bại người Alamanni, vốn định đe dọa xâm lược Ý để khống chế Roma, Aurelianus liền chuyển sự chú ý đến các tỉnh phía đông bị mất mà thế lực đóng vai trò chủ yếu tại đây là Đế quốc Palmyra. Sau hai năm tích trữ lương thảo và chiêu mộ binh lính thì vào năm 272, Hoàng đế Aurelianus đã xua quân đánh bại Nữ hoàng Zenobia trong trận Immae và quyết chiến lần cuối trong trận Emesa. Trong vòng sáu tháng, quân đội của ông đã đứng trước cửa chân thành Palmyra, nhận thấy đại thế đã mất nên dân chúng cùng tướng sĩ liền mở cổng thành đầu hàng. Còn lại một mình Zenobia và vài người hầu cận đã định chạy trốn qua Ba Tư nhưng họ chưa kịp khởi hành thì bị binh lính la Mã phát hiện và bắt được. Quân đội La Mã ca khúc khải hoàn giải bà về Roma xét xử, số phận của Zenobia về sau thế nào cho đến nay vẫn không rõ, có thuyết nói bà bị xử tử, cũng có thuyết cho rằng vì cảm mến tài năng và vẻ đẹp tuyệt trần của Nữ vương mà Aurelianus đã quyết định tha tội chết cho bà.
Sau một cuộc đụng độ ngắn với người Ba Tư và đánh dẹp kẻ cướp ngôi Firmus ở Ai Cập, Aurelianus còn trở lại trấn áp Palmyra vào năm 273 khi thành phố này lại nổi loạn lần nữa. Sau khi chiếm được thành, Aurelianus đã cho phép binh lính mặc sức cướp phá thành phố và Palmyra không bao giờ hồi phục được sự thịnh vượng như xưa. Ông còn được biết đến với tên gọi "Parthicus Maximus" và "Restitutor Orientis" ("Người khôi phục phương Đông"). | 1 | null |
HMS "Esk" (H15) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Nó được thiết kế để dễ dàng cải biến thành một tàu rải mìn cao tốc bằng cách tháo dỡ một số khẩu pháo và ống phóng ngư lôi. Được phân về Hạm đội Nhà sau khi nhập biên chế, con tàu được điều đến Hạm đội Địa Trung Hải vào năm 1935-1936 nhân vụ Khủng hoảng Abyssinia, rồi trải qua phần lớn thời gian trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) tuần tra tại vùng biển nước này thực thi chính sách cấm vận vũ khí của Anh và Pháp cho cả hai phe xung đột. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, "Esk" được cải biến thành một tàu rải mìn và trải qua hầu hết quãng đời hoạt động còn lại của nó trong nhiệm vụ này. Trong Chiến dịch Na Uy vào tháng 4-tháng 6 năm 1940, nó rải mìn tại vùng biển Na Uy khi Đức xâm chiếm nước này, nhưng được gọi quay trở về nhà tiếp nối nhiệm vụ rải mìn vào đầu tháng 5. Trong một nhiệm vụ như vậy, "Esk" bị chìm bởi trúng mìn do quân Đức rải trong vụ thảm họa Texel vào đêm 31 tháng 8 năm 1940.
Thiết kế và chế tạo.
"Esk" có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và độ sâu của mớn nước là . Nó được dẫn động bởi hai turbine hơi nước Parsons truyền động ra hai trục chân vịt, sản sinh tổng công suất , cho phép nó đạt tốc độ tối đa . Hơi nước được cung cấp bởi ba nồi hơi ống nước Admiralty. "Esk" có thể mang theo tối đa dầu đốt, cho phép một tầm hoạt động tối đa ở tốc độ . Thành phần thủy thủ đoàn của nó bao gồm 145 sĩ quan và thủy thủ.
Con tàu được trang bị bốn khẩu pháo QF Mk. IX L/45 trên các tháp pháo nòng đơn. Cho mục đích phòng không, "Esk" có hai khẩu đội súng máy Mk.III bốn nòng. Nó còn có hai bệ ống phóng ngư lôi bốn nòng dành cho ngư lôi. Để bù trừ trọng lượng của 60 quả thủy lôi Mark XIV, đường ray thả mìn và cơ cấu băng chuyền vận chuyển được trang bị, hai trong số các khẩu pháo QF 4,7 inch, cả hai dàn ống phóng ngư lôi và một số xuồng được tháo dỡ. Nó được trang bị các bệ nhô nhỏ ở đuôi tàu nhằm thuận tiện trong việc thả mìn.
"Esk" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 24 tháng 3 năm 1933 tại Swan Hunter & Wigham Richardson ở Wallsend; được hạ thủy vào ngày 19 tháng 3 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 28 tháng 9 năm 1934 với chi phí tổng cộng 247.279 Bảng Anh, không tính đến các thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược và thiết bị thông tin liên lạc.
Lịch sử hoạt động.
"Esk" tháp tùng Hạm đội Nhà trong chuyến đi đến Tây Ấn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1935. "Esk" được phân về Hạm đội Địa Trung Hải từ tháng 9 năm 1935 đến tháng 3 năm 1936 nhân vụ Khủng hoảng Abyssinia, rồi tiến hành tuần tra tại vùng biển Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến tại nước này để thực thi chính sách không can thiệp của Anh và Pháo cho đến tháng 3 năm 1939, khi nó quay trở về Anh. Trong vụ Khủng hoảng Munich, "Esk" cùng với tàu chị em được tạm thời phối thuộc cho Chi hạm đội Khu trục 9 trực thuộc Tổng tư lệnh The Nore, thực hành rải mìn vào ngày 3 tháng 10 năm 1938. Nó được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 24 tháng 6 năm 1939 và chỉ cho nhập biên chế trở lại vào ngày 2 tháng 8, rồi tham gia duyệt binh hạm đội dự bị vào ngày 15 tháng 8 trước khi được cải biến thành một tàu rải mìn bắt đầu từ ngày 28 tháng 8.
Công việc cải biến hoàn tất vào ngày 7 tháng 9 năm 1939, và con tàu được phân về Chi hạm đội Khu trục 20 vào ngày hôm sau. "Esk" cùng với tàu chị em "Express" đã rải mìn tại Heligoland Bight trong đêm 9-10 tháng 9. Nó hộ tống thiết giáp hạm đi từ Scapa Flow đến Portsmouth từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 9, rồi tiến hành các hoạt động rải mìn từ Milford Haven và Portsmouth trong suốt tháng 12. Vào các ngày 17–18 tháng 12, "Esk", "Express", và đã rải 240 quả mìn ngoài khơi cửa sông Ems. Nó được tái trang bị tại Portsmouth từ ngày 29 tháng 12 đến ngày 26 tháng 1 năm 1940.
Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, "Esk" hộ tống các tàu rải mìn phụ trợ và trong sáu tháng tiếp theo, khi chúng rải mìn ngăn chặn dọc theo bờ biển phía Đông, cũng như thỉnh thoảng rải các bãi mìn của chính nó. Ngày 3 tháng 3, "Esk", "Express", và đã rải mìn tại Horns Reef thuộc Heligoland Bight, vốn đã đánh chìm tàu ngầm Đức "U-44" khoảng ngày 13 tháng 3. Con tàu được phân về Hạm đội Nhà tại Scapa Flow vào đầu tháng 4, và được điều về Lực lượng WV cùng các con tàu của Chi hạm đội 20 cho Chiến dịch Wilfred, một hoạt động rải mìn tại Vestfjord nhằm ngăn cản việc chuyên chở quặng sắt của Thụy Điển từ Narvik về Đức. Vào ngày 5 tháng 4, Lực lượng WV khởi hành từ Scapa Flow, được hộ tống bởi các tàu khu trục , , và thuộc Chi hạm đội Khu trục 2. Các con tàu thuộc Chi hạm đội 20 đã rải 234 quả mìn tại Vestfjord vào sáng ngày 8 tháng 4, và sau đó gặp gỡ tàu chiến-tuần dương . Vào ngày 15 tháng 4, nó hộ tống thiết giáp hạm quay trở lại Scapa Flow.
Vào ngày 10 tháng 5, "Esk", "Express", "Intrepid" và "Princess Victoria" rải 236 quả mìn ngoài khơi Bergen, North Holland, và vào ngày 15 tháng 5, nó cùng "Express" và "Ivanhoe" rải 164 quả mìn ngoài khơi Hook of Holland. Ba tàu quét mìn Đức "M 61", "M 89" và "M 136" đã bị đánh chìm do bãi mìn này vào ngày 26 tháng 7. Con tàu đã tham gia vào việc triệt thoái binh lính Đồng Minh khỏi Dunkirk từ ngày 29 tháng 5; "Esk" đã giúp triệt thoái được 3904 binh lính từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 3 tháng 6, bao gồm trên 1.000 binh lính Pháp được cứu vớt từ chiếc TSS "Scotia", sau khi chiếc này bị đắm do các cuộc không kích của Đức. Sau khi được sửa chữa những hư hại nhẹ do đợt triệt thoái, con tàu tiếp tục các nhiệm vụ như trước đây.
Ngày 31 tháng 8 năm 1940, nó lên đường cùng với "Intrepid", "Icarus", "Ivanhoe" và "Express" để rải một bãi mìn ngoài khơi bờ biển Hà Lan, về phía Bắc Texel. Đêm hôm đó "Express" trúng một quả mìn Đức vừa mới rải, bị thổi tung mũi tàu. "Esk" tiến đến gần để trợ giúp nó và hầu như ngay lập tức trúng một quả mìn khác. Khoảng 15 phút sau, một vụ nổ khác phía giữa tàu đã khiến "Esk" bị vỡ làm đôi, và nó nhanh chóng chìm ở tọa độ . "Ivanhoe" cứu vớt một số người sống sót, nhưng có 127 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng. | 1 | null |
Đại tá James Alix Michel là một chính trị gia Seychelles, là Tổng thống Seychelles kể từ 16 tháng 4 năm 2004. Trước đây ông từng là Phó tổng thống dưới thời người tiền nhiệm của mình, France-Albert René, từ năm 1996-2004. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc giáo viên, nhưng đã tham gia vào ngành du lịch đang bùng nổ của quần đảo và tham gia đảng phái chính trị René trước khi độc lập vào năm 1976.
Michel đã đi theo Tổng thống René qua các chức vụ chính trị khác nhau trong tất cả các giai đoạn lịch sử của Seychelles là một thực thể độc lập. Ông là thành viên của Ban chấp hành của Đảng Thống nhất Nhân dân Seychelles giai đoạn 1974-1977, sau đó, khi đảng đã được chuyển đổi thành Mặt trận Tiến bộ của nhân dân Seychelles (SPPF), ông trở thành một thành viên của Ban chấp hành trung ương của đảng này. René đã tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống đầu tiên của nước này, James Mancham, chỉ một năm sau khi độc lập, và Michel được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Hành chính công và thông tin vào tháng 6 năm 1977. Dưới thời cầm quyền độc đảng của Đảng xã hội chủ nghĩa 1977-1993, Michel đã nắm giữ nhiều cương vị và chức vụ bộ trưởng khác nhau của đảng cầm quyền. Năm 1984, ông trở thành Phó Tổng bí thư SPPF, và vào năm 1994 ông trở thành Tổng bí thư đảng này. | 1 | null |
Paul Hansen (sinh 25 tháng 4 năm 1964 ở Gothenburg) là một nhiếp ảnh gia báo chí Thụy Điển, làm việc cho nhật báo "Dagens Nyheter".
Ngày 15 tháng 2 năm 2013, Hansen giành được Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới 2012, nhờ tấm hình chụp một đám tang, với cảnh mấy người Palestine khiêng xác hai em nhỏ bị chết vì hỏa tiễn do Israel oanh kích. Tấm hình cho thấy một nhóm gồm nhiều người đàn ông đang khiêng thi hài của hai em nhỏ đi qua một con phố hẹp ở Thành phố Gaza, trên đường đến nơi làm tang lễ ở một ngôi đền Hồi Giáo. Hai nạn nhân là hai anh em, một trai một gái, được bọc bằng vải trắng chỉ chừa lại khuôn mặt.
Giám khảo Mayu Mohanna, người Peru, nói: "Sức mạnh của tấm hình nằm ở nét tương phản giữa sự phẫn nộ và đau đớn của những người lớn với nét ngây thơ của con trẻ. Đây là bức hình mà tôi không thể nào quên." Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới là một trong những giải thưởng cao quý nhất của ngành báo chí, được phân thành chín hạng mục dành cho 54 nhiếp ảnh gia từ 32 quốc gia.
Bức hình chụp vào hôm 20 Tháng Mười Một, 2012 của ông Hansen về nhất, cả trong hạng mục đơn ảnh về tin tường thuật tại chỗ lẫn cho giải tranh tài tổng quát. Bức hình chuyển tải hình ảnh bé Suhaib Hijazi, 2 tuổi, và anh trai Muhammad, 3 tuổi, cả hai cùng thiệt mạng khi căn nhà của các em bị hủy hoại sau cuộc tấn công của Israel. Xác hai em được mấy người chú khiêng, trong khi người cha cũng bị chết mà thi hài của ông được khiêng trên băng ca, có thể thoáng thấy ở hậu cảnh của tấm hình. Người mẹ bấy giờ đang hôn mê và phải nằm ở phòng săn sóc đặc biệt của một bệnh viện.
Hansen nói: "Giải này là vinh dự lớn nhất của nghề làm báo. Tôi thật sung sướng nhưng cũng rất buồn vì gia đình đó bị mất hai con nhỏ, trong khi người mẹ lại đang hôn mê trong bệnh viện." | 1 | null |
1Q84 ( "Ichi-Kyū-Hachi-Yon") là tên tiểu thuyết gồm 3 tập phát hành trong khoảng từ năm 2009 đến 2010 của nhà văn người Nhật, Murakami Haruki.
Sơ lược nội dung.
Bối cảnh trong "1Q84" đặt ở Tokyo, Nhật Bản trải dài từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1984 hư cấu. Tiểu thuyết được phân chia làm 2 tuyến truyện chính thông qua điểm nhìn của Aomame và Tengo, tương tự cấu trúc trong "Kafka bên bờ biển". Tập 3 còn có thêm một tuyến truyện phụ nữa nhìn từ nhân vật Ushikawa.
Một ngày bình thường 20 năm trước, khi lớp học không còn ai khác sau giờ học, Aomame và Tengo đã lặng lẽ cầm tay nhau. Dù không trao đổi một lời nào, từ trong thâm tâm cả hai người đã nhen nhóm lên tình cảm không thể xoá nhoà. Thế nhưng theo dòng đời đẩy đưa, hai người không còn liên hệ gì với nhau.
Trở lại năm 1984, Aomame lúc này đã là một huấn luyện viên có tiếng tại một phòng tập thể dục. Mặt khác, cô còn một công việc ngầm nữa là trừng phạt những gã đàn ông sử dụng bạo lực trong gia đình dưới sự chỉ đạo của Bà chủ, người cũng sở hữu một mái nhà dành cho các phụ nữ bị bạo hành. Tháng 4, sau khi giải quyết một gã đàn ông về, cô nhận thấy thế giới xung quanh có nhiều điểm khác lạ với thế giới mà cô - một người thường xuyên cập nhật tình hình - biết đến như chuyện khẩu súng, mặt trăng... Aomame đặt tên thế giới này là "1Q84" và ngờ rằng sự thay đổi này là từ lúc cô đi bằng cầu thang thoát hiểm ở Shibuya.
Tengo, giáo viên một trường dự bị và đồng thời đang có mục tiêu làm tiểu thuyết gia, từ mối quan hệ với biên tập Komatsu đã dính vào việc làm một cây bút giấu mặt, viết lại phác thảo "Nhộng không khí" của cây bút trẻ Fuka-Eri để nó đạt giải "Tác giả mới" và thành cuốn sách bán chạy. Sau đó, Tengo để ý thế giới mình đang sống từ lúc nào đã có hai vầng trăng lớn bé trên bầu trời và đang thay đổi dần dần giống như thế giới hư cấu trong "Nhộng không khí"...
Từ khi bước vào thế giới mới này, dần dần các mắt xích trong mối quan hệ của Aomame và Tengo dẫn họ đến một điểm chung, đó là tổ chức tôn giáo Sakigake và giống Người Tí Hon bí ẩn.
Quá trình thực hiện.
Murakami dành ra bốn năm để viết cuốn tiểu thuyết sau khi nghĩ ra tựa đề và hình ảnh mở đầu nó. Tựa đề cuốn sách sử dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa giữa chữ Q và số 9; cả hai đều được phát âm là "kyū" trong tiếng Nhật. Ngoài ra, tựa đề cuốn sách còn ám chỉ đến tiểu thuyết "Một chín tám tư" của George Orwell.
Phát hành.
Tại Nhật, 2 tập đầu được phát hành bản bìa cứng bởi Shinchosha vào 30 tháng 5 năm 2009. Gần một năm sau, ngày 16 tháng 4 năm 2010, tập 3 được phát hành.
Tại Mỹ, ấn bản "1Q84" ba-trong-một được phát hành vào tháng 10 năm 2011 bởi Knopf. Còn tại Anh, Harvill Secker phát hành thành 2 tập cách nhau 1 tuần cũng trong tháng 10 năm 2011, tập đầu tương ứng cuốn 1 và 2 trong bản tiếng Nhật.
Tại Việt Nam, 2 tập đầu tiểu thuyết dài kỳ này được chuyển ngữ từ tiếng Trung Quốc có đối chiếu bản tiếng Nhật và được ra mắt độc giả vào năm 2012. Tập 3 được phát hành vào cuối năm 2013. Cả ba tập được dịch giả Lục Hương chuyển ngữ và được Nhà xuất bản Hội nhà văn và Nhã Nam phát hành. | 1 | null |
Louis William Tomlinson (/ˈluːi ˈtɒmlɪnsən/) (tên khai sinh Louis Troy Austin, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1991) là một ca sĩ nhạc pop người Anh, là thành viên của nhóm nhạc nam One Direction và cũng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, anh từng chơi cho Doncaster Rovers tại Giải bóng đá hạng nhất Anh. Tomlinson bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một diễn viên, ban đầu là với một vai diễn trong bộ phim "Fat Friends" trên kênh ITV, sau đó là bộ phim "If I Had You" trên kênh ITV1 và "Waterloo Road" trên BBC. Năm 2010 anh được chọn trở thành thành viên của nhóm nhạc pop One Direction và họ lọt vào được top 3 trong chương trình The X Factor 2010. Năm 2013, anh được kết nạp vào câu lạc bộ bóng đá Doncaster Rovers trên cơ sở không hợp đồng.
Cuộc sống thuở nhỏ.
Tomlinson đến từ Doncaster, South Yorkshire, Anh. Mẹ của anh là bà Johannah Poulston và bố của anh là ông Troy Austin. Cha mẹ anh li dị nhau khi anh còn trẻ và anh đã lấy họ của cha dượng là Mark Tomlinson để đặt cho mình. Tomlinson có năm người em gái, và 2 trong số họ có mặt với vai trò như những đứa trẻ trong series phim "Fat Friends" bên cạnh anh trai họ. Anh ấy là học sinh tại trường Hall Cross, một trường tiêu chuẩn quốc gia, và là một học sinh cũ của trường Hayfield. Tomlinson bị đánh rớt trong năm học đầu tiên tại Hayfield và phải quay trở lại hoàn thành trình độ học khác tại Hall Cross. Anh có nhiều việc làm bao gồm làm việc tại rạp chiếu bóng Vue và tại sân vận động Doncaster Rovers như công việc của một bồi bàn trong các dãy phòng ở khách sạn. Khi còn là học sinh của Hall Cross, Tomlinson được xuất hiện trong nhiều vở nhạc kịch của trường. Và Danny Zuko, người đứng đầu môn nhạc lý tại Hall Cross, đã thúc đẩy Tomlinson đến vòng thử giọng của cuộc thi The X Factor.
Sự nghiệp diễn xuất.
Tomlinson cùng 2 người em của anh đã có được vai diễn đầu tiên trong series phim "Fat Friends". Sau Fat Friends, anh đã tham gia học diễn xuất tại một trường nghệ thuật tại Barnsley. Tomlinson đã có được vai nhỏ trong bộ phim "If I Had You" của kênh ITV1 và "Waterloo Road" của đài BBC. Và khi trở thành thành viên của nhóm nhạc One Direction thì anh cùng các thành viên của nhóm cũng đã xuất hiện trong một tập phim của iCarly vào năm 2012.
Sự nghiệp âm nhạc.
Vào năm 2010, Tomlinson được chọn trở thành thành viên của nhóm nhạc pop One Direction (họ về thứ ba chung cuộc tại The X Factor 2010). Họ đã ký kết một hợp đồng âm nhạc với ông chủ của hãng thu âm Syco, Simon Cowell, sau khi kết thúc tại vị trí thứ ba ở mùa thứ 7 của cuộc thi tìm kiếm giọng ca nước Anh "The X Factor" năm 2010. Sự thành công mang tầm quốc tế của họ được thông qua nhờ sức mạnh của giới truyền thông. Hai album phòng thu của One Direction là Up All Night và Take Me Home phát hành tương ứng vào năm 2011 và 2012 đã phá vỡ kỷ lục, đứng đầu các bảng xếp hạng của hầu hết các thị trường âm nhạc lớn và tạo ra nhiều bài hát siêu hit, bao gồm cả "What Makes You Beautiful" và "Live While We're Young".
Thường được báo chí mô tả như là một phần của "cuộc xâm lược Anh" tại Hoa Kỳ, nhóm đã tiêu thụ hết trên 30 triệu bản album, theo thống kê của công ty quản lý ban nhạc. Họ cũng đã nhận được nhiều giải thưởng bao gồm 2 giải BRIT Awards và 3 giải MTV Video Music Awards. Theo Nick Gatfield, chủ tịch và giám đốc điều hành công ty giải trí Sony Music tại Anh, One Direction đã thu về cho công ty số lợi nhuận kếch xù là 50 triệu đô-la Mỹ tính từ tháng 6 năm 2012. Và One Direction đã trở thành nghệ sĩ mới xuất sắc thế giới năm 2012 do Billboard bình chọn và công bố.
Tomlinson nói rằng Robbie Williams là thần tượng và là người có ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp ca hát của anh. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí NOW, anh ấy nói: "Tôi luôn luôn yêu Robbie. Anh ấy thật táo bạo, anh ấy có thể đi với bất cứ thứ gì. Những gì anh ấy trình diễn trên sân khấu thật không tin được". Tomlinson còn là thần tượng của nhạc sĩ - ca sĩ người Anh Ed Sheeran và đã gọi Sheeran là "một hiện tượng".
Sự nghiệp bóng đá.
Sau khi gây ấn tượng trong một trận đấu từ thiện tại sân vận động Keepmoat tại quê nhà Doncaster với mục đích quyên góp tiền cho Quỹ từ thiện Bluebell Wood, anh đã được thỏa thuận thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Doncaster Rovers với tư cách là cầu thủ không hợp đồng. Thoả thuận này đã được chấp thuận với những cam kết trước đó trong hợp đồng của One Direction. Tomlinson được ra mắt với số áo 28 trong mùa giải 2013-2014. Anh ấy nói: "Thật sự không thể tin được. Tôi đã là một fan hâm mộ lớn của bóng đá từ rất lâu rồi và khi lớn lên ở Doncaster, tôi đã có nhiều khoảng thời gian tại Keepmoat. Được là một phần của đội bóng quả là một điều tuyệt vời". Quản lý của Doncaster Rovers, Paul Dickov đã nói đùa rằng "Anh ấy đã bỏ lỡ mất mùa giải trước và anh ấy đã có một kỳ nghỉ tại Mỹ, do đó năm nay chúng tôi đã có được anh ấy từ rất sớm".
Tomlinson hiện tại cũng đang là chủ sở hữu của một đội bóng nhỏ mang tên Three Horseshoes. | 1 | null |
Bí tích Thêm Sức là một dấu chỉ nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần của người Công giáo. Bí tích Thêm Sức không thể tẩy xóa nên chỉ lãnh nhận một lần.
Thừa tác viên thông thường của bí tích Thêm Sức là Giám mục. Ngoài ra, có thể Giám mục ủy quyền cho linh mục để ban bí tích Thêm Sức hoặc Rửa Tội cho người lớn hoặc khi có người tín hữu sắp qua đời mà chưa được nhận phép Thêm Sức.
Trẻ em đến tuổi biết phán đoán được quyền lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Trong trường hợp nguy tử, Hội Thánh vẫn ban bí tích này cho trẻ em dù chưa đến tuổi biết phán đoán. Người lớn khi lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy thì phải được lãnh nhận ngay bí tích Thêm Sức là một trong ba bí tích khai tâm Kitô giáo.
Để lãnh nhận bí tích Thêm Sức, người tín hữu phải hiểu biết giáo lý, phải ở trong tình trạng ân sủng, nghĩa là sạch tội. Cũng như bí tích Thánh Tẩy, nên có một người đỡ đầu để được trợ giúp trong đời sống thiêng liêng, nên chọn chính người đỡ đầu Rửa Tội để nhấn mạnh sự thống nhất của hai bí tích này.
Nghi thức chính yếu của bí tích Thêm Sức được trao ban bằng việc đặt tay (Giám mục hay Linh mục giơ tay trên đầu tân tòng) và đọc lời cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, kèm theo việc xức dầu thánh trên trán và đọc lời này: "...Hãy nhận lấy ấn tín ơn Chúa Thánh Thần"
Vai trò của Chúa Thánh Thần rất quan trọng trong đời sống của người Kitô hữu. Họ tin Chúa Thánh Thần sẽ giúp đổi mới con người và đi sâu vào đời sống tâm linh của họ. | 1 | null |
Nhà xuất bản Hội nhà văn là một nhà xuất bản nhà nước của Việt Nam được thành lập vào năm 1957, có trụ sở hiện nay đóng tại 65, Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và chủ sở hữu là Hội nhà văn Việt Nam. Sản phẩm chủ yếu là nhà xuất bản là sách đa dạng các thể loại (tiểu thuyết, nghiên cứu, thơ...) và báo chí. | 1 | null |
Meiolaniidae là một họ rùa cổ lớn đã tuyệt chủng. Chúng có thể là loài ăn cỏ, đầu và đuôi bọc giáp dày, được biết đến từ Nam Mỹ và hầu hết Châu Đại Dương.
Mặc dù từng được cho là "Cryptodira", chúng không liên quan chặt chẽ với bất kỳ loài rùa nào còn sinh tồn ngày nay, và không thuộc nhóm chỏm cây bộ Rùa sau khi tách ra từ khoảng Trung Jura. Chúng được biết đến nhiều nhất từ chi cuối cùng, "Meiolania", sống trong các khu rừng mưa của Úc từ Miocen cho đến Pleistocen, và các loài rùa đảo sống trên đảo Lord Howe và New Caledonia trong kỷ Pleistocen và có thể là Holocen muộn. Một dạng tương tự cũng được biết đến từ hệ động vật Miocen Saint Bathans của New Zealand.
Trước đây người ta tin rằng chúng đã tuyệt chủng từ ít nhất 50.000 năm trước, nhưng những nghiên cứu mới chỉ ra rằng có ít nhất một loài đã tồn tại trên các hòn đảo biệt lập ở Thái Bình Dương đến 3000 năm trước. Loài "Meiolania damelipi" đã sống sót qua Sự kiện tuyệt chủng kỷ Đệ Tứ nhưng cuối cùng cũng bị xoá sổ trong vòng 300 năm kể từ khi người Lapita đến định cư ở Vanuatu.
Chúng từng được cho là có nguồn gốc từ Úc vào khoảng Miocen, khi "Meiolania" sớm nhất xuất hiện lần đầu tiên. Tuy nhiên, do sự phát hiện ra Meiolaniidae ở Nam Mỹ, bao gồm "Niolamia" ở Argentina Eocen, người ta tin rằng chúng đã xuất hiện vào khoảng thời gian trước khi Nam Mỹ, Úc và Nam Cực tách ra trong thời kỳ Eocene.
Gần đây, các loài Úc Eocen cũng đã được phát hiện. | 1 | null |
Huỳnh Phương Đài Trang sinh ngày 1 tháng 8 năm 1993 tại Bà Rịa – Vũng Tàu, là vận động viên quần vợt nữ Việt Nam.
Sự nghiệp.
Trang bắt đầu cầm vợt lúc 5 tuổi. Gia đình là chủ tiệm phở gia truyền nổi tiếng ở Vũng Tàu. Vì cô có khiếu, nên cha cô đã bán cả nhà và tiệm phở dọn về Sài Gòn để cô có thể chơi Tennis chuyên nghiệp.
Thành tích: Vô địch U14 châu Á, vô địch giải các tay vợt xuất sắc 2009 (vượt qua đàn chị Huỳnh Mai Huỳnh), vô địch quốc gia 2010 (vượt qua đàn chị Nguyễn Thuỳ Dung).
Ngày 11.10.2013 Đài Trang bị chấn thương, đã thua tay vợt Huỳnh Phi Khanh cùng đội (TP.HCM) trong vòng chung kết với tỉ số 4–6,1–6, sau khi đã giữ giải vô địch quốc gia nữ 2 năm liên tiếp.
Tại đại hội TDTT toàn quốc 2014, Huỳnh Phương Đài Trang đã đạt được 3 HCV các nội dung đơn nữ, đôi nam nữ và đồng đội nữ cho đội Quần vợt Tp Hồ Chí Minh. Đài Trang hiện học tại và thi đấu tennis cho Đại học Troy, bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo bảng xếp hạng của hệ thống sinh viên các trường Đại học tại Mỹ, Trang đứng hạng 107 đơn nữ và 50 đôi nữ.
Ngày 17 tháng 4 năm 2015, Huỳnh Phương Đài Trang vừa được vinh danh tại Mỹ bởi Hội các trường đại học Sun Belt với danh hiệu "Tay vợt nữ của năm". Cô lập kỷ lục về số trận thắng đơn tại các giải trẻ trong hệ thống của Hội Sun Belt là 15 trong tổng số 18 trận, trong đó có chuỗi 12 trận thắng liên tiếp. Ngoài ra, tại nội dung đôi, Đài Trang cũng đã lập kỉ lục số trận thắng/thua là 14/2. | 1 | null |
Rùa lưng phẳng ("Natator depressus") là một loài rùa biển sống quanh những bãi biển lắm cát và vùng nước nông nước Úc. Chúng là một thành viên họ Cheloniidae, cùng với những loài rùa biển khác. Tên loài rùa này bắt nguồn từ việc mai chúng phẳng, bẹt hơn các loài rùa biển khác. Mặt lưng màu xanh ôliu đến xám, mặt bụng màu kem. Con trưởng thành dài trung bình 76 cm đến 96 cm, nặng 70 kg đến 90 kg. IUCN coi loài này như một loài thiếu dữ liệu, tức là hiện chưa có đủ tài liệu để kết luận tình trạng bảo tồn. Hồi năm 1994, nó được liệt kê là loài dễ thương tổn. Tuy vậy, ta biết chúng không bị đe dọa ngang các loài rùa biển khác nhờ phạm vi lan tỏa không rộng.
Phân loại.
Rùa lưng phẳng được Samuel Garman mô tả dưới tên "Chelonia depressa" năm 1880, trước khi nó được Allan Riverstone McCulloch chuyển sang chi "Natator" năm 1908. | 1 | null |
Paul Albert Hector August Baron von Collas (31 tháng 1 năm 1841 tại Bromberg – 27 tháng 10 năm 1910 tại Kassel-Wehlheiden) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được phong đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và là Thống đốc quân sự của Mainz. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Gia đình.
Paul sinh vào tháng 1 năm 1851, là con trai của August von Collas, một kiểm định viên đủ tư cách hành nghề, Thanh tra đạc điền và kế toán viên hoàng gia ("Rechnungsrats") Phổ, với người vợ của ông này là Adelinde, nhũ danh Bugisch.
Vào ngày 2 tháng 11 năm 1875, tại điền trang Möglin ở Wriezen, ông kết hôn lần thứ nhất với Ottilie, nhũ danh von Schmieden (22 tháng 7 năm 1856 tại Berlin – 9 tháng 10 năm 1883 tại Wiesbaden), con gái của Đại úy quân ội Phổ và sau này là Trung úy Cảnh sát ("Polizeileutnants") Adolph von Schmieden với bà Auguste Kuschke, điền chủ điền trang Möglin kể từ năm 1872.
Sau khi người vợ thứ nhất của ông qua đời, vào ngày 30 tháng 5 năm 1888, tại Dresden, ông tái giá với Charlotte, nhũ danh von Lemmers-Danforth (28 tháng 5 năm 1863 tại Berlin – 24 tháng 11 năm 1952 tại Kassel), con gái của Đại tá Alphons von Lemmers-Danforth và bà Elise Schulze.
Tiểu sử.
Collas rất có khiếu hội họa – chắc hẳn đây là một tài năng mà ông kế thừa từ tổ phụ của mình là kiến trúc sư John von Collas hồi thế kỷ 17, 18. Vào năm 1852 (khi mà ông chỉ mới 11 tuổi), ông đã vẽ những bức tranh tuyệt đẹp bằng bút chì tại Pelplin, và bây giờ gia đình ông vẫn còn sở hữu những bức tranh này.
Thuở nhỏ, Paul von Collas thoạt tiên học Trung học Chính quy ("Gymnasium") ở quận Dirschau tại Pelplin thuộc tỉnh Tây Phổ kể từ năm 1850 cho đến năm 1853, sau đó ông chuyển đến học ở Arnsberg. Học xong, vào ngày 21 tháng 6 năm 1860, ông nhập ngũ quân đội Phổ với vai trò là học viên sĩ quan ("Fahnenjunker") trong Trung đoàn Bắn súng hỏa mai Westfalen, và tại đây ông được phong cấp bậc Chuẩn úy vào ngày 13 tháng 12 năm đó. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1861, ông được thăng quân hàm Thiếu úy. 5 năm sau đó (1866), với cấp bậc Thiếu úy, Collas đã tham gia chiến dịch tấn công Áo của Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần và đảm nhiệm chức sĩ quan phụ tá của viên Tiểu đoàn trưởng từ ngày 22 tháng 7 cho đến ngày 14 tháng 11 năm đó. Trong chiến dịch này, ông đã viết những nhât ký và thư từ chi tiết gửi cho cha mẹ mình.
Sau khi chiến dịch kết thúc thắng lợi và tiểu đoàn của ông được chuyển đến đóng đồn ở Posen, Collas được cử vào học tại Học viện Quân sự ở kinh đô Berlin vào ngày 15 tháng 11 năm 1866. Ông học tại đây cho đến ngày 3 tháng 8 năm 1869 và trong giai đoạn cuối của khóa học của mình, ông được lên cấp hàm Trung úy vào ngày 18 tháng 6 năm 1869. Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, viên Trung úy Collas được chỉ định làm sĩ quan Bộ Tham mưu trong Bộ Tổng chỉ huy của Tập đoàn quân số 1 vào ngày 18 tháng 7 năm 1870, và đảm đương chức vụ này cho đến ngày 9 tháng 1 năm 1871. Tiếp theo đó, ông được đổi vào Bộ Tham mưu của Tập đoàn quân số 2 và Tập đoàn quân phía Nam dưới sự thống lĩnh của tướng Edwin Freiherr von Manteuffel cho đến ngày 27 tháng 6 năm 1871. Sau đó, Collas phục vụ trong Bộ Tham mưu của Lực lượng chiếm đóng ("Okkupationsarmee") của Đức tại Pháp, cũng nằm dưới quyền chỉ huy của Manteuffel kể từ ngày 27 tháng 6 năm 1871 cho đến ngày 19 tháng 9 năm 1873, và trong khoảng thời gian đó, ông được lên cấp Đại úy vào ngày 3 tháng 10 năm 1871. Cuối cùng, ông được phó thác làm sĩ quan phụ tá trong "tình trạng xuất ngũ" ("zur Disposition") của Manteuffel, người đã được phong hàm Thống chế vào năm 1873, kể ừ ngày 19 tháng 9 năm 1873 cho đến ngày 13 tháng 4 năm 1876. Collas đã viết hồi ký cho Manteuffel và hồi ký được xuất bản vào năm 1874.
Trong thời gian Chiến tranh Pháp-Đức và cuộc chiếm đóng Paris về sau đó, Collas cũng miêu tả tường tận những trải nghiệm của ông trong chến tranh qua những lá thư thời chiến gửi cho cha mẹ ông (xem phần tài liệu tham khảo).
Theo Chỉ dụ Tối cao của Triều đình Phổ ("A.C.O."), ông được phong tước hiệu Nam tước vào ngày 15 tháng 5 năm 1882 sau một thời gian dài yêu cầu.
Từ năm 1898 cho đến năm 1903, ông giữ chức Thống đốc Mainz. Dưới sự chỉ đạo của ông, công trình quân sự Neue Proviantamt đã được xây dựng từ năm 1899 cho đến năm 1906. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1903, Collas được xuất nfu3 ("z.D.", rời khỏi quân ngũ với một khoản lương hưu nhưng sẽ được triệu hồi một khi có chiến tranh).
Rạng sáng ngày 27 tháng 10 năm 1910, Collas hứng chịu một cơn đột quỵ rồi gục chết trên bàn của mình vào lúc 03:45 tại nhà nghỉ của ông trên "Đường Eulenburg 4" ("Eulenburgstraße 4") tại Kassel-Wehlheiden, mặc dù mặc dù sức khỏe vẫn đang "mạnh mẽ và sung mãn". Trước đó không lâu, ông hãy còn tổ chức được lễ kỷ niệm 50 năm ngày gia nhập quân ngũ của ông vào ngày 21 tháng 6 năm 1910. Sau khi ông từ trần, Đức hoàng Wilhelm II lập tức truyền lệnh cho giới sĩ quan của Trung đoàn Phóng lựu Hộ vệ số 8 "Vua Friedrich Wilhelm III" (số 1 Brandenburg) „"để tang ba ngày. Thêm vào đó, Tư lệnh của trung đoàn nêu trên phải tham dự tang lễ.""(Chỉ dụ Tối cao của Triều đình vào ngày 28 tháng 10 năm 1910). | 1 | null |
Như sương như mưa lại như gió hay có các tên khác là Thượng Hải ngày sương mù, Sóng gió Thượng Hải, Tình tựa gió sương là bộ phim truyền hình Trung Quốc phát sóng năm 2000 với sự tham gia của các diễn viên Châu Tấn và Trần Khôn, Lý Tiểu Nhiễm, Lục Nghị.
Giới thiệu.
Bộ phim lấy bối cảnh Thượng Hải những thập niên 1930, khi xã hội có sự phân cấp và nhiều chuyển biến do tác động từ phương Tây . Lúc này, thế lực nhà họ Đỗ thống trị phần lớn bến Thượng Hải. Nội dung phim là những mối quan hệ tình cảm phức tạp đan xen giữa các nhân vật qua nhiều giai đoạn và thay đổi, đọng lại một kết thúc buồn, chủ yếu là để minh họa cho những thứ tình yêu thực sự là khó có thể hiểu được, cũng như tiêu đề của bộ phim .
Bộ phim đã bị loại ra khỏi danh sách đánh giá ban đầu của Liên hoan phim Kim Ưng vào năm 2001 vì câu chuyện diễn ra trong những năm 30 cuối của thế kỷ trước, trong bối cảnh xã hội và lịch sử là người dân Trung Quốc đang đấu tranh cho chiến tranh mà nội dung lại "sương gió mưa", một nam một nữ lẩn trong "đào viên" tách rời xã hội để yêu, bị cho rằng không mang tính thực tế .
Nội dung.
Thượng Hải những năm thập niên 1930 là một xã hội đầy rẫy những biến động, bạo lực đẫm máu... do các tác động từ phương Tây. Lúc này thế lực của Đỗ Vân Hạc là lớn nhất, khủng bố nhất.
Trần Tử Khôn, một thanh niên học sửa chữa đồng hồ tại một tiệm đồng hồ có tiếng đem lòng yêu con gái của ông chủ, Phương Tử Nghi. Cứ tưởng chuyện tình tươi đẹp của họ sẽ kết thúc bằng một đám cưới ngọt ngào thì đúng lúc này một biến cố xảy ra, vì muốn cứu cha con An Kỳ trên một chuyến tàu nên Tử Khôn bị cảnh sát bắt giam.
Lý Anh Kỳ, một bác sĩ trạc tuổi Tử Khôn mới du học ở Anh về, đẹp trai, xuất thân con nhà giàu vì cảm kích hành động của Tử Khôn nên đã bảo lãnh để anh tại ngoại. Hai người trở thành bạn với nhau. Anh Kỳ gặp gỡ và ngay lập tức yêu Tử Nghi dù anh đã có hẹn ước với Lệ Quân, bạn thân nhất của Tử Nghi.Dù là ông trùm lớn nhất Thượng Hải nhưng Đỗ Vân Hạc lại có một nỗi day dứt là đứa con gái ông yêu quý nhất Đỗ Tâm Vũ lại bị bệnh tâm lý. Ngày còn nhỏ cô chứng kiến cha mình tra tấn rồi giết người nên cô sợ hãi mà phát bệnh, cô sống khép kín trong phòng riêng, không ra ngoài và cũng không nói chuyện với ai. Rồi định mệnh cũng đến khi cô gặp gỡ Tử Khôn trong lúc anh đến nhà sửa đồng hồ cho nhà mình, anh chất phác thật thà, lúc vui vẻ hoạt bát, khi lại điềm tĩnh chín chắn khiến cho cô bị thu hút. Dần dần cô cởi mở hơn, vui vẻ và nói chuyện nhiều hơn với mọi người, anh đã yêu cô nhưng càng gần Tâm Vũ, Tử Khôn càng không còn nhận ra mình nữa khi anh không biết phải làm gì khi anh vừa yêu Tâm Vũ lại vừa muốn cưới Tử Nghi. Quá bế tắc nên anh bỏ đi. Tâm Vũ lại trở về với căn bệnh của mình trước đây.Đỗ Vân Hạc biết nỗi mất mát trong lòng con gái nên ông đã bắt cóc Tử Khôn rồi đưa anh và Tâm Vũ về một rừng trúc tại nông thôn cách rất xa Thượng Hải. Lúc đầu Tử Khôn vô cùng căm tức vì cho rằng cha con Tâm Vũ lừa gạt mình nhưng sau đó anh nhận ra con người thật của Tâm Vũ nên anh ở lại cùng cô. Tại đây họ trải qua những ngày cơ cực nhưng vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Tử Khôn mất tích bí ẩn, Anh Kỳ lúc nào cũng bên cạnh an ủi rồi vẽ ra một thế giới phù phiếm xa hoa khiến cho Tử Nghi siêu lòng nên đã nhận lời cầu hôn của Anh Kỳ. Lệ Quân vô cùng căm giận nhưng vẫn tỏ ra vui vẻ, cô đề nghị ba người họ ở chung một nhà để cô có cơ hội trả tù Tử Nghi. Đến lúc này Tử Nghi mới biết con người thật của Anh Kỳ nên thất vọng bỏ đi. Anh Kỳ tìm đến Lệ Quân nhưng bị từ chối, anh lại tìm đến An Kỳ nhưng cũng bị cô từ chối. Tử Khôn và Tâm Vũ về lại Thượng Hải. Họ tổ chức đám cưới nhưng Tử Khôn lại đến muộn vì chuyện của Tử Nghi. Lúc này Tâm Vũ đã hiểu hết mọi chuyện, cô biết một người trọng tình trọng nghĩa như Tử Khôn sẽ không thể quên được người cũ nên cô lặng lẽ bỏ đi. Kết thúc phim là hình ảnh Tâm Vũ mặc áo cà sa, quét lá trong sân chùa, ngẩng mặt nhìn cánh diều bị đứt dây bay đi mất. | 1 | null |
Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt tại Bắc Kinh còn được gọi là Trường Đảng Trung ương là một cơ quan giáo dục cấp đại học chuyên đào tạo quan chức cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tính đến 3 tháng 10 năm 2007 tại đây có khoảng 1.300 sinh viên. Hiệu trưởng đương nhiệm của trường là Ủy viên Bộ Chính trị Trần Hi.
Lịch sử.
Trường Đảng này được thành lập năm 1933 tại Thụy Kim, Giang Tây với tên gọi Trung Quốc Trung ương Mã Khắc Tư cộng sản chủ nghĩa học hiệu (), tức Trường chủ nghĩa cộng sản Marx của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nó tạm thời đóng cửa khi Hồng quân bắt đầu cuộc Vạn lý Trường chinh rồi được mở lại khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc dừng chân tại Thiểm Tây, phía tây bắc Trung Quốc, vào mùa đông năm 1936. Khi đó nó được đổi tên là Trường Đảng Trung ương. Trường bị đóng cửa năm 1947 khi Đảng Cộng sản rút lui khỏi Diên An và được mở lại năm 1948.
Vị trí.
Hiện nay trường này nằm tại số 100, phố Hào Cận Thượng (Dayouzhuang), quận Hải Điến, Bắc Kinh, gần Viên Minh Viên và Di Hòa Viên. | 1 | null |
Danh sách các quốc gia châu Á theo chiều dài đường bờ biển là một bảng thống kê được cập nhật từ CIA World Factbook của Mỹ, bao gồm thống kê chiều dài đường bờ biển của 54 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á (48 quốc gia và 6 vùng lãnh thổ). Trong đó có một số đối tượng không rõ số liệu, như: Abkhazia và Palestine. | 1 | null |
Lý Hoàng Nam (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1997) là vận động viên quần vợt Việt Nam. Anh là vận động viên quần vợt Việt Nam đầu tiên vô địch một nội dung trẻ ở một giải quần vợt Grand Slam, khi anh giành ngôi vô địch nội dung . Vào ngày 17 tháng 10 năm 2022, anh xếp thứ 239 trên bảng xếp hạng của Hiệp hội quần vợt nam chuyên nghiệp (ATP), thứ hạng cao nhất mà Lý Hoàng Nam nói riêng và các tay vợt nam Việt Nam nói chung đạt được từ trước đến nay.
Sự nghiệp.
Hoàng Nam sinh ra tại Gò Dầu (Tây Ninh). Năm 9 tuổi, cậu được ba dẫn lên Bình Dương xin học quần vợt dưới sự dẫn dắt của tay vợt Trần Đức Quỳnh. Nhờ có khiếu, chịu khó tập luyện, và có tinh thần cầu tiến, thêm sự tài trợ của hội Becamex Bình Dương, anh liên tiếp đoạt ngôi vô địch U.14, U.16, U.18 quốc gia. Cả ba giải đấu này Hoàng Nam đều thi đấu vượt tuổi: 12 tuổi vô địch U.14, 14 tuổi vô địch U.16 và 16 tuổi vô địch U.18. Với tuổi 15 và 8 tháng Hoàng Nam đã đoạt giải vô địch quốc gia. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2012, Hoàng Nam đã đánh bại đối thủ Trần Hoàng Anh Khoa (hơn mình 7 tuổi) để đoạt giải vô địch quốc gia, sau khi đã hạ đàn anh Đỗ Minh Quân trong vòng bán kết, người từng nhiều năm liền thống trị nội dung đơn nam. Với chiến thắng này Hoàng Nam cũng phá kỷ lục của Đỗ Minh Quân (vô địch lúc 18 tuổi, 8 tháng) để trở thành người vô địch trẻ tuổi nhất.
Tại Đại hội Thể thao Trẻ châu Á 2013 ở Nam Kinh (Trung Quốc), Hoàng Nam đã đoạt được huy chương vàng giải đơn nam sau khi hạ tay vợt Mendoza Zosimo (hạng 89 ITF) người Philippines, mặc dù đã thua ở hiệp đầu.
Trong giải vô địch quần vợt nam quốc gia 2013 tại Hà Nội, Hoàng Nam đã thắng Nguyễn Hoàng Thiên (6-2,5-7,6-3), bảo vệ chức vô địch, trong trận chung kết vào ngày 11 tháng 10 năm 2013. Vào ngày 27 tháng 10 năm 2013 Hoàng Nam thắng trận chung kết giải U18 ITF Grade 2 Bangkok 2013, khi đối thủ người Nga Boris Pokotilov (103 ITF) bỏ cuộc vì bị chấn thương, sau khi bị dẫn 6–7. Với thành tích này Hoàng Nam vượt lên được 47 bậc, đứng hạng 95, trở thành thiếu niên Việt Nam đầu tiên có hạng cao hơn hạng 100 ITF. Tại giải đấu giải vô địch quần vợt trẻ quốc tế ở Manila, Philippines, Lý Hoàng Nam lọt vào tứ kết đơn nam. Ở nội dung đôi nam, Lý Hoàng Nam cùng với Bobrov (Nga) cũng giành quyền thi đấu ở bán kết. Nhờ những chiến thắng ở giải này, Nam được lên hạng 49 ITF vào ngày 24 tháng 3 năm 2014. Đây là thứ bậc cao nhất mà 1 tay vợt Việt Nam đạt được ở ITF dành cho các tay vợt U18. Nhờ sự thăng tiến này, Hoàng Nam lọt vào tốp 10 châu Á cùng với 6 tay vợt Hàn Quốc và 3 tay vợt Nhật Bản. Anh cũng chiếm vị trí số 1 khu vực Đông Nam Á ở lứa tuổi U18.
Trong giải Metropolia Orange Bowl International Championship 2014, Nam đã vào được vòng 3 sau khi đánh bại Mate Valkusz (Hungary) [13] 2–1 (2–6 6–2 6–0), và Kalman L. Boyd (Hoa Kỳ) 2–0 (6-4 7-6(0)).
Năm 2015.
Sau chức vô địch quần vợt đôi nam, trưa ngày 18 tháng 4 năm 2015 Lý Hoàng Nam đoạt chức vô địch quần vợt đơn nam tại giải Asian Closed Junior Championships 2015 ở Ấn Độ. Với số điểm đạt được, anh đứng hạng 14 ITF (11 tháng 5 năm 2015).
Tại giải quần vợt trẻ Roland Garros ngày 3 tháng 6 trong nội dung đơn nam vòng 3, Hoàng Nam, được xếp hạng 11 trong bảng đấu, thất bại trước Manuel Pena Lopez của Argentina sau trận đấu kéo dài hơn 3 tiếng với tỷ số 7–6 (4), 3–6, 8–10. Ở nội dung đôi cũng vòng 3, Hoàng Nam cùng đồng đội Bogdan Bobrov thua cặp Tim Sandkaulen và Mate Valkuzs với tỉ số 2-6, 5-7.
Tại giải quần vợt trẻ Wimbledon 2015, Hoàng Nam dừng bước ngay tại vòng 1 nội dung đơn nam trẻ nhưng anh cùng với Sumit Nagal đã vô địch trận chung kết đôi nam trẻ để trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên vô địch một giải đánh đôi Grand Slam trẻ.
Năm 2017.
Lý Hoàng Nam lần đầu được đại diện cho Việt Nam tham gia SEA Games 29 tại Malaysia Ở nội dung đầu tiên, Hoàng Nam được đặt là hạt giống số 1 và đã vào đến vòng bán kết tại nội dung đơn nam cuối cùng lại để thua tay vợt hạt giống số 5 của giải ("hạng 927 thế giới") và giành huy chương đồng. Còn ở nội dung đôi nam, Hoàng Nam cùng đồng đội mình là Nguyễn Hoàng Thiên đã vào đến vòng bán kết đụng độ với cặp đôi người Thái Lan hạt giống số 1, kết quả là Lý Hoàng Nam cùng Đội quần vợt Việt Nam giành 2 tấm huy chương đồng.
Năm 2019.
Trong trận chung kết đơn nam môn quần vợt tại SEA Game 30, Lý Hoàng Nam chạm trán với người đồng đội Daniel Cao Nguyễn và phần chiến thắng đã thuộc về tay vợt 22 tuổi người Tây Ninh với tỷ số các set lần lượt là 6-2, 6-4. Với chiến thắng này Lý Hoàng Nam trở thành tay vợt Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng (HCV) ở một kỳ SEA Games..
Năm 2022.
Lý Hoàng Nam đã bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng SEA Games 31 khi đánh bại Trịnh Linh Giang với tỷ số 2-0. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, Lý Hoàng Nam giành ngôi vị cao nhất ở SEA Games, qua đó đánh dấu cột mốc lịch sử cho quần vợt Việt Nam tại đại hội thể thao Đông Nam Á.
Lý Hoàng Nam là tay vợt Việt Nam đầu tiên vào chung kết một giải Challenger 50 khi anh chiến thắng Dane Sweeny (AUS) với tỉ số 6-4, 6-7, 6-3. Song, anh để để tuột mất chức vô địch tại chung kết khi để thua tay vợt Valentin Vacherot với tỉ số 6-3, 7-6. | 1 | null |
Mại dâm tại New Zealand phản ánh tình hình hoạt động mại dâm tại quốc gia này, tại đây, hoạt động mại dâm, công nghiệp tình dục, nhà chứa, việc sống nhờ vào tiền thu được từ bán dâm của người khác được coi là hợp pháp ở New Zealand, tuy nhiên việc cưỡng chế ép người khác bán dâm lại là bất hợp pháp.
New Zealand hợp pháp hóa mại dâm vào năm 2003, Nhà nước New Zealand cho mại dâm nội địa tồn tại tuy nhiên cấm du học sinh bán dâm. Theo quy định của Cơ quan di trú thì du học sinh đang học tập ở New Zealand bị cấm bán thân, du học sinh không được hành nghề mại dâm, không được điều hành hay đầu tư vào bất kỳ hình thức kinh doanh thân xác như nhà thổ, tuy nhiên, luật pháp New Zealand không cấm du học sinh hành nghề mát xa. Số lượng người Trung Quốc chiếm 1/3 trong số 1.700 người hành nghề mại dâm ở thành phố Auckland. | 1 | null |
Sophia của Hy Lạp và Đan Mạch (; ; sinh ngày 2 tháng 11 năm 1938) là Vương hậu của Tây Ban Nha với tư cách là vợ của Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Như mọi "hoàng gia" của Châu Âu được dịch thuật trên báo đài và văn bản ở Việt Nam, Vương hậu Sofia hay được biết đến là Hoàng hậu Sofia, tức tước vị của bà trở thành Hoàng hậu ("Empress consort") thay vì chính xác là Vương hậu ("Queen consort").
Sinh ra là một vương nữ của Hy Lạp và Đan Mạch, bà đã trở thành Vương hậu của Tây Ban Nha sau khi chồng bà lên ngôi vua của Tây Ban Nha năm 1975. Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Vua Juan Carlos I thoái vị, con trai của hai người là Felipe VI của Tây Ban Nha kế vị, Sofia trở thành [Queen Sofía], tức "Vương hậu Sofía" mà không phải là Thái hậu vì chồng bà vẫn chưa qua đời. | 1 | null |
Juan Carlos de Borbón (Juan Carlos Teresa Silverio Alfonso de Borbón y Battenberg; tiếng Anh: John Charles Theresa Sylverius Alphonse of Bourbon and Battenberg) (20 tháng 06 năm 1913 - ngày 01 tháng 04 1993), là con trai thứ ba còn sống sót và người thừa kế được chỉ định của vua Alfonso XIII của Tây Ban Nha và Victoria Eugenie của Battenberg. Dưới thời cha của ông, Tây Ban Nha quân chủ được thay thế bời nền cộng hòa thứ hai, và dưới thời con trai của ông, Juan Carlos I của Tây Ban Nha, một chế độ quân chủ lập hiến đã được thiết lập. Như vua của Tây Ban Nha, ông được xem như là Juan III. | 1 | null |
Infanta María del Pilar của Tây Ban Nha, Nữ Công tước xứ Badajoz (María del Pilar Alfonsa Victoria Juana Luisa Ignacia y Todos los Santos de Borbón y Borbón-Dos Sicilias ) (30 tháng 7 năm 1936 - 8 tháng 1 năm 2020) là con gái cả của Juan của Tây Ban Nha và María de las Mercedes của Hai Sicilie, và chị gái của đương kim quốc vương Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Cô cũng có một cô em gái, Infanta Margarita của Tây Ban Nha. | 1 | null |
Infanta Margarita, Nữ Công tước xứ Soria (Margarita María de la Victoria Esperanza Jacoba Felicidad Perpetua y Todos los Santos (et omnes Sancti) de Borbón y Borbón-Dos Sicilias; sinh 06 tháng 03 năm 1939), là em gái của vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha.
Infanta Margarita được sinh ra ở Roma là cô con gái nhỏ của Juan của Tây Ban Nha, và María de las Mercedes của Hai Sicilie. Margarita đã bị mù từ khi mới sinh. | 1 | null |
Ratchanok Intanon (Thái: รัชนก อินทนนท์; sinh ngày 5 tháng 2 năm 1995) là một nữ vận động viên cầu lông Thái Lan. Cô là người đã giành chức vô địch thế giới nội dung đơn nữ tại Giải cầu lông vô địch thế giới 2013 diễn ra ở Quảng Châu, và cũng là nữ vận động viên trẻ nhất từng vô địch giải đấu này.
Sự nghiệp.
2009-2012.
Ratchanok giành danh hiệu quốc tế cá nhân đầu tiên vào năm 2009, khi cô mới chỉ mới 14 tuổi, bằng chiến thắng tại giải cầu lông Quốc tế Việt Nam Challenge. Sau đó, cô đã làm lên lịch sử khi trở thành nhà vô địch trẻ nhất tại Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra ở Malaysia khi mới 14 tuổi. Cô cũng lọt vào tới trận chung kết ở SEA Games 2009, nhưng đã để thua trước người đồng hương của mình là Salakjit Ponsana.
Năm 2010, ở tuổi 15, cô đã bảo vệ thành công danh hiệu của mình tại giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra ở México. Ngay sau đó, cô đã giành được hai danh hiệu tại Giải cầu lông Việt Nam mở rộng YONEX-SUNRISE và Indonesia mở rộng. Á vận hội 2010 tại Quảng Châu, cô giành được tấm huy chương bạc sau trận thua trước tay vợt xếp hạng số 1 thế giới lúc bấy giờ là Wang Xin, với tỉ số lần lượt là 22-20 17-21 14-21.
Năm 2011, cô trở thành vận động viên thành công nhất của Giải cầu lông trẻ vô địch thế giới khi giành danh hiệu đơn nữ lần thứ ba liên tiếp tại Đài Loan. Cô đã giành YONEX-SUNRISE Syed Modi Memorial Ấn Độ mở rộng và cũng là một thành viên của đội tuyển cầu lông nữ Thái Lan đánh bại Indonesia trong trận chung kết tại SEA Games 2011.
Trong năm 2012 Ratchanok bước sang tuổi 16 được trao giải thưởng Nữ vận động viên xuất sắc nhất Thái Lan sau khi ba lần liên tiếp vô địch giải cầu lông trẻ thế giới. Mục tiêu lớn nhất của Ratchanok chính là giành huy chương vàng tại Olympic. Tuy nhiên, tại Thế vận hội Mùa hè 2012, trong trận đấu tứ kết với Wang Xin, mặc dù cô dẫn đối thủ của mình ở hiệp đấu thứ nhất 21-17 và 16-9 trong hiệp thi đấu thứ hai, nhưng mất điểm ở những thời khắc quyết định khiến cô thua ngược với tỉ số 21-17, 18-21, 14-21. Sau đó không lâu, tại giải Thái Lan mở rộng, dù đã vào đến trận chung kết nhưng cô lại để thua trước tay vợt người Ấn Độ Saina Nehwal 21-19 15-21 10-21. Cô bước vào trận chung kết của giải đấu Super series đầu tiên trong năm 2012 tại Giải cầu lông Trung Quốc mở rộng Super Series, nhưng để thua trước Li Xuerui chóng vánh 12-21, 9-21.
2013.
2013 là một năm vàng của Ratchanok. Cô lọt vào trận chung kết tại giải cầu lông toàn Anh 2013. Dù thua trước Tine Rasmussen 14-21, 21-16, 10-21 nhưng cô vẫn là vận động viên trẻ nhất lọt vào tới trận chung kết tại giải cầu lông toàn Anh. Cuối cùng, cô đã giành danh hiệu giải đấu Super Series đầu tiên của mình sau chiến thắng trước tay vợt Đức Juliane Schenk 22-20, 21-14 trong giải YONEX-SUNRISE Ấn Độ mở rộng 2013 để trở thành người chiến thắng Superseries trẻ nhất, khi 18 tuổi 2 tháng 22 ngày. Sau đó không lâu, cô tiếp tục vào tới trận chung kết của Giải cầu lông Thái Lan mở rộng năm 2013. Cô đánh bại Busanan Ongbumrungpan 20-22, 21-19, 21-13 để trở thành tay vợt Thái đầu tiên giành danh hiệu đơn nữ tại giải đấu kể từ khi lần đầu tiên giải được tổ chức vào năm 1984.
Sau khi vô địch giải Thái Lan mở rộng, cô quyết định rút khỏi cả hai giải đấu là Indonesia mở rộng và Singapore mở rộng để phục hồi chấn thương và chuẩn bị cho Giải cầu lông vô địch thế giới. Vào tháng 8, Ratchanok giành được chức vô địch tại giải cầu lông vô địch thế giới năm 2013 sau khi đánh bại số đương kim số 1 thế giới và cũng là người giành huy chương vàng Olympic London 2012 Li Xuerui trong trận chung kết với tỉ số lần lượt là 22-20 18-21 21-14 . Cô trở thành tay vợt cầu lông đầu tiên vô địch thế giới. Ở tuổi 18, cô cũng là nhà vô địch thế giới trẻ nhất ở nội dung đơn nữ..Ratchanok vẫn còn đủ điều kiện để bảo vệ chức vô địch tại giải cầu lông trẻ vô địch thế giới diễn ra tại Bangkok.
Thành tích cá nhân.
Danh hiệu và giải thưởng.
Ratchanok Intanon giành được nhiều giải thưởng danh dự để ghi nhận những thành tựu của cô, dưới đây là một số giải thưởng uy tín quốc tế cô đã giành được cho đến nay. | 1 | null |
C'est pas sorcier (tiếng Anh: "It's not sorcery") là một chương trình truyền hình giáo dục của Pháp được phát sóng từ ngày 19/9/1993 đến ngày 1/2/2014. Tổng cộng chương trình có 559 tập.
Các diễn giả.
Sabine Quindou và Fred Courant là những chuyên gia trong các lĩnh vực. Họ đi đến những địa điểm khác nhau, gặp gỡ các chuyên gia, phỏng vấn và giới thiệu những câu hỏi. Jamy Gourmaud thường có mặt trong một chiếc xe tải mang theo phòng thí nghiệm. Anh lái đến các địa danh mang tính biểu tượng có liên quan đến chủ đề với một phòng thí nghiệm di động được trang bị màn hình cảm ứng, đồ họa máy tính và tất nhiên các mô hình đã đem lại thành công cho chương trình ngay từ khi mới phát sóng. | 1 | null |
Tàu ngầm lớp Rubis là một lớp tàu ngầm thế hệ đầu tiên loại tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Pháp. Đây là những tàu ngầm hạt nhân tấn công nhỏ gọn nhất cho đến nay.
Lịch sử.
Mặc dù lớp Rubis áp đảo các lớp thế hệ tương tự như các Tàu ngầm lớp Redoutable, do sự nhấn mạnh của Tổng thống Charles De Gaulle cần có được một loạt vũ khí hạt nhân cho Pháp, chương trình RUBIS được bắt đầu chỉ trong năm 1974. Sau khi chương trình tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo bắt đầu. Các thân tàu đầu tiên lớp Rubis được thiết kế trong tháng 12 năm 1976 và hạ thủy vào năm 1979.
Trong năm 1987, Sách trắng Quốc phòng Canada về đề nghị mua 10-12 Rubis hoặc tàu ngầm lớp Trafalgar và chuyển giao công nghệ. Mục đích để xây dựng một lực lượng hải quân ba đại dương và để khẳng định chủ quyền của Canada trên vùng biển Bắc Cực. Nhưng tháng 4 năm 1989, việc mua những chiếc tàu ngầm bị hủy bỏ.
Kế hoạch.
Tàu ngầm lớp Rubis có một hệ thống máy tính trung tâm để phát hiện tàu ngầm, xử lý thông tin, và bắn vũ khí. Thân tàu được làm bằng 80 HLES thép đàn hồi cao. Mái vòm sonar và tháp Conning được làm bằng vật liệu composite. Các tàu ngầm có hai đội, "xanh" và "đỏ", những người làm việc trong tàu thay đổi 3 tháng 1 lần.
Tàu ngầm lớp Rubis sẽ được thay thế bởi các Tàu ngầm lớp Barracuda thế hệ 2.
Tai nạn.
S601 RUBIS: ngày 20 tháng 8 năm 1993 - Va chạm với tàu chở dầu Lyria
S604 Emeraude: ngày 30 tháng 3 năm 1994 - khí hơi bị rò rỉ, thương vong 10 người. | 1 | null |
The Sarah Jane Adventures (tạm dịch "Những cuộc phiêu lưu của Sarah Jane") là một bộ phim truyền hình dành cho thiếu niên của Anh thuộc thể loại khoa học viễn tưởng do đài BBC Cymru Wales (CBBC) sản xuất, sáng tạo bởi Russell T Davies và nhân vật chính do Elisabeth Sladen thủ diễn. Bộ phim là phần ngoại truyện của loạt phim "Doctor Who" của đài BBC, câu chuyện xoay quanh những cuộc phiêu lưu của Sarah Jane Smith, một nhà báo kiêm thám tử nghiệp dư, người mà trong quá khứ từng có nhiều cuộc du hành xuyên không gian và thời gian cùng với The Doctor trong phim "Doctor Who" (loạt phim năm 1965). Bộ phim được chính thức chiếu trên BBC One bằng một tập đặc biệt dài 60-phút mang tên "Invasion of the Bane", vào ngày 1 tháng Giêng, 2007. 10 tập còn lại của loạt phim dài 25-phút được phát sóng sau đó, từ ngày 24 tháng 9 năm 2007. Phần đầu của loạt phim bao gồm 5 câu chuyện, mỗi câu chuyện kéo dài 2 tập, và phần 2 bao gồm 6 câu chuyện, mỗi câu chuyện cũng kéo dài 2 tập, bắt đầu lên sóng từ ngày 29 tháng 9 năm 2008. Phần 3 tiếp nối cũng bao gồm 6 câu chuyện, mỗi chuyện gồm 2 tập, tồng cộng là 12 câu chuyện, với Russell T Davies là chỉ đạo sản xuất, lên sóng từ 15 tháng 10 năm 2009 đến 20 tháng 11 năm 2009.
Phần 4 của loạt phim được lên sóng từ ngày 11 tháng 10 năm 2010. Sau mỗi một tập của loạt phim chính, là một chương trình đặc biệt kể về những chuyện bên lề và những thông tin thêm về tập đã được phát sóng mang tên "Sarah Jane's Alien Files". Quá trình quay cho 3 câu chuyện đầu của 6 tập phim đã được lên kế hoạch cho phần 5 của loạt phim. May thay việc quay đã hoàn tất trước sự ra đi của Elisabeth Sladen vào ngày 19 tháng 4 năm 2011. Dù nhiều phương tiện truyền thông ở Anh kể cả tờ "The Sun" thông báo vào đầu tháng 5 năm 2011 rằng bộ phim vẫn sẽ tiếp tục được sản xuất, nhưng sau đó BBC đã khẳng định rằng sẽ không có bất cứ tập mới nào được quay cho loạt phim này nữa. Phần 5 và cũng là phần cuối của loạt phim được lên sóng vào ngày 3 thánh 10 năm 2011 vào thứ hai và thứ ba. Bộ phim kết thúc 2 tuần sau đó vào ngày 18 tháng 10 năm 2011.
"The Sarah Jane Adventures" từng được đề cử cho hạng mục phim truyền hình của British Academy Children's Award vào năm 2008, và Giải BAFTA Cymru năm 2009 cho hạng mục phim truyền hình dành cho thiếu nhi. Loạt phim đã dành giải Royal Television Society 2010 cho Phim truyền hình dành cho thiếu niên hay nhất.
Bộ phim từng được phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTVC Gia đình với tựa đề "Những cuộc phiêu lưu của Sarah Jane" trên hệ thống truyền hình cáp của HTV và năm 2011. | 1 | null |
HMS "Electra" (H27) là một tàu khu trục lớp E được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã chứng kiến những trận hải chiến quan trọng như trận chiến eo biển Đan Mạch và việc đánh chìm thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương , cho đến khi bản thân nó cũng bị đánh chìm trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2 năm 1942.
Thiết kế và chế tạo.
Lớp tàu khu trục E có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước.
"Electra" được đặt hàng vào ngày 1 tháng 11 năm 1932 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1931. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 3 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng Hawthorn Leslie and Company ở Hebburn, Tyneside; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 2 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 15 tháng 9 cùng năm với chi phí 253.350 Bảng Anh.
Lịch sử hoạt động.
Trước chiến tranh.
Sau khi nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1934, "Electra" được phân về Chi hạm đội Khu trục 5 trực thuộc Hạm đội Nhà, cùng với các tàu chị em cùng lớp E. Đến tháng 9 năm 1935, Chi hạm đội 5 được điều động sang Hạm đội Địa Trung Hải trong thời gian diễn ra vụ Khủng hoảng Abyssinia, trước khi quay trở lại Hạm đội Nhà vào tháng 3 năm sau. Trong năm 1936, "Electra" được phân nhiệm vụ tuần tra không can thiệp tại vùng biển Tây Ban Nha nhân cuộc Nội chiến tại nước này. Đến năm 1938, nó trải qua một đợt tái trang bị tại Sheerness, rồi được đưa về lực lượng dự bị. Tuy nhiên, nó nhanh chóng được huy động trở lại vào ngày 2 tháng 8 năm 1939, với một thủy thủ đoàn quân nhân dự bị, và được Vua George VI thị sát vào ngày 26 tháng 8 năm 1939.
Các hoạt động đầu Thế Chiến II.
Lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Electra" được điều về Chi hạm đội Khu trục 12. Vào ngày 3 tháng 9 năm 1939, nó tham gia cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu biển chở hành khách , vốn bị trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-30". Hạm trưởng của "Electra", Thiếu tá Hải quân Stuart Austen "Sammy" Buss, là vị sĩ quan cao cấp nhất tại chỗ, nên đã chỉ huy việc cứu hộ. Ông giao cho tàu khu trục nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm, trong khi bản thân "Electra", tàu chị em , chiếc tàu buồm Thụy Điển "Southern Cross", chiếc tàu hàng Na Uy "Knut Nelson" và chiếc tàu chở dầu Hoa Kỳ tham gia cứu vớt những người sống sót. Có khoảng 980 hành khách và thủy thủ đã được cứu; chỉ có 112 người thiệt mạng, và "Athenia" đắm vào sáng hôm sau.
Nhiệm vụ tiếp theo của nó là cùng và hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ Pentland Firth. Sau khi nồi hơi của nó được tẩy sạch tại Rosyth vào tháng 12 năm 1939, "Electra" tiếp tục hoạt động hộ tống vận tải và săn đuổi tàu ngầm U-boat tại Khu vực Tiếp cận phía Tây cho đến tháng 4 năm 1940. Nó từng hộ tống cho các đoàn tàu ON 14, HN 14, ON 16, HN 16, ON 18, HN 18, ON 20, và HN 20.
Chiến dịch Na Uy.
Vào đầu tháng 4 năm 1940, "Electra" hộ tống hai đoàn tàu đi và về từ Na Uy. Chuyến thứ nhất, vốn bao gồm và tàu tuần dương , diễn ra an bình. Trong chuyến thứ hai, đoàn tàu bị máy bay ném bom Đức tấn công; một tàu biển chở khách nguyên của Ba Lan phục vụ như một tàu vận chuyển bị đánh chìm, nhưng số còn lại đến nơi an toàn. Sau khi chuyển giao đoàn tàu, "Electra" được cho tách ra để đưa hai sĩ quan quân đội đến một nơi biệt lập. Trong thời gian này, chiếc tàu khu trục đã bắn rơi một máy bay ném bom Đức bằng pháo .
Vài ngày sau, "Electra" được lắp đặt thiết bị quét mìn TSDS (Two-Speed Destroyer Sweep) với dự định sẽ dẫn trước thiết giáp hạm đi vào Ofotfjord về phía Narvik, dọn sạch một luồng ngang qua các bãi mìn. Tuy nhiên, Đô đốc Sir William Whitworth quyết định mạo hiểm qua bãi mìn, để "Electra" lại bên ngoài canh phòng lối ra vào vũng biển. Vào ngày 24 tháng 4, "Electra" hộ tống cho đi từ Bogen đến Narvik để đổ bộ lính cận vệ Ireland. Đến ngày 8 tháng 5, "Electra" quay trở lại Scapa Flow để được tiếp liệu.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1940, "Electra" hộ tống cho tàu sân bay để tung ra cuộc không kích xuống Trondheim, Na Uy. Trong hoàn cảnh thời tiết sương mù dày đặc, đô đốc ra lệnh cho đội hình bẻ lái sang hướng gió để "Ark Royal" có thể phóng máy bay lên. Các tàu khu trục hộ tống đang trong đội hình mũi tên phía trước các tàu chiến chủ lực, với "Electra" bên mạn trái và bên mạn phải. Mệnh lệnh cơ động được đưa ra trên liên lạc vô tuyến tần số ngắn với công suất thấp, và rõ ràng nhân viên vô tuyến trên "Antelope" đã bỏ sót thông điệp; kết quả là "Antelope" tiếp tục hướng đi trong khi "Electra" bẻ lái. Bất ngờ, "Antelope" xuất hiện cắt ngang mũi "Electra". Không có thời gian để dừng lại, "Electra" đâm trúng phía sau "Antelope" ngay phía sau phòng động cơ. Mũi "Electra" bị hỏng nặng, và "Electra" cùng "Antelope" phải mất bốn ngày để quay trở lại Scotland với tốc độ chậm.
"Electra" được sửa chữa đồng thời tái trang bị tại xưởng tàu của hãng Ailsa Shipbuilding Company ở Troon, South Ayrshire, Scotland cho đến cuối tháng 8. Dàn ống phóng ngư lôi phía sau của nó được thay thế bằng pháo phòng không , và một khẩu Oerlikon 20 mm được bố trí giữa tàu rên bệ phòng không. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị vào ngày 31 tháng 8, "Electra" gia nhập Chi hạm đội Khu trục 3 trực thuộc Hạm đội Nhà, đặt căn cứ tại Scapa Flow.
Sau đó, "Electra" cùng các tàu khu trục , và đã hộ tống các con tàu thuộc Hải đội Rải mìn một trong Chiến dịch SN41, một hoạt động rải mìn các lối tiếp cận Tây Bắc của Biển Ireland. Hoạt động tiếp theo của nó là hộ tống chiếc tàu chiến-tuần dương trong cuộc truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn Đức đã tấn công Đoàn tàu HX-84 và đánh chìm chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang cùng năm con tàu của đoàn tàu. Sau đó "Electra" tham gia việc tìm kiếm những người sống sót của đoàn tàu vận tải.
Đến tháng 12, nó lại tham gia cuộc truy tìm chiếc tàu cướp tàu buôn được cho là đã thoát ra Bắc Đại Tây Dương. Lực lượng bao gồm tàu chiến-tuần dương , tàu tuần dương hạng nhẹ cùng các tàu khu trục "Electra", , và . Sau khi trải qua một tuần lễ ngoài biển khơi, kể cả ngày Giáng sinh, và được biết các báo cáo trên là sai lầm, nó quay trở về cảng. Vài ngày sau, "Electra" được gửi đi biển Bắc Cực trong một nhiệm vụ truy tìm tàu đối phương, quay trở về ngang qua eo biển Đan Mạch, và được tiếp nhiên liệu từ một tàu tuần dương đang khi biển động nặng.
Trong những tháng đầu năm 1941, "Electra" hầu như chỉ đảm trách nhiệm vụ hộ tống vận tải chung quanh quần đảo Anh Quốc và eo biển Bristol, hầu hết là trong thời tiết lạnh giá và biển động nặng. Vào tháng 1, nó hộ tống chiếc tàu chiến-tuần dương "Hood" trong các chiến dịch SN6 và SN65, bảo vệ cho các hoạt động rải mìn ở phía Bắc do Hải đội Rải mìn 1 tiến hành. Bắt đầu từ ngày 23 tháng 1, "Electra" tham gia Chiến dịch Rubble giúp giải thoát nhiều tàu buôn Na Uy khỏi Gothenburg, Thụy Điển. Sang tháng 2, nó hộ tống cho Đoàn tàu WS6A đi từ Clyde trong hai ngày, và vào cuối tháng 2 đã hộ tống cho thiết giáp hạm trong cuộc chạy thử máy của hãng tàu. Vào tháng 3, "Electra" và "Inglefield" đã hộ tống thiết giáp hạm trong cuộc truy tìm các tàu chiến-tuần dương Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau". Sau đó, nó hộ tống Đoàn tàu HX 122 rời Halifax vào ngày 20 tháng 4 và đi đến Liverpool vào ngày 8 tháng 5. Trong một chuyến đi, nó đã giải cứu đội bay của một chiếc máy bay tuần tra Avro Anson thuộc Bộ chỉ huy Duyên hải bị rơi ngoài đại dương. Vào giữa tháng 5, nó tham gia Chiến dịch SN9B bảo vệ Hải đội Rải mìn 1 tiến hành các hoạt động rải mìn ở phía Bắc.
Săn đuổi "Bismarck".
Ngay đầu tháng 5, Bộ Hải quân Anh được cảnh báo việc thiết giáp hạm Đức "Bismarck" có thể tìm cách thoát ra Bắc Đại Tây Dương. Vì vậy, "Electra" được lệnh đi đến Scapa Flow để có thể được phái đi đối phó. Ngày 22 tháng 5, ngay sau nữa đêm, "Electra" khởi hành cùng các tàu khu trục , , , và , hộ tống cho "Hood" và "Prince of Wales" trong nhiệm vụ vây kín lối tiếp cận phía Bắc. Theo kế hoạch, lực lượng sẽ được tiếp nhiên liệu tại Hvalfjord, Iceland, rồi lại lên đường canh phòng eo biển Đan Mạch. Chiều tối ngày 23 tháng 5, thời tiết trở xấu; đến 20 giờ 55 phút, Đô đốc Lancelot Holland trên chiếc "Hood" ra mệnh lệnh cho các tàu khu trục: "Nếu các bạn không thể duy trì tốc độ này, tôi sẽ tiếp tục đi mà không có các bạn. Hãy theo sau với tốc độ nhanh nhất có thể." Đến 02 giờ 15 phút sáng ngày 24 tháng 5, các tàu khu trục được lệnh phân tán ra ở khoảng cách để truy tìm về phía Bắc.
Lúc khoảng 05 giờ 35 phút, "Hood" nhìn thấy lực lượng Đức, và ngay sau đó "Bismarck", có tàu tuần dương hạng nặng "Prinz Eugen" tháp tùng, cũng nhìn thấy đối thủ. Trong Trận chiến eo biển Đan Mạch diễn ra sau đó, cuộc đấu pháo bắt đầu lúc 05 giờ 52 phút. Đến 06 giờ 01 phút, "Hood" trúng một quả đạn pháo ngay vào hầm đạn, gây một vụ nổ khủng khiếp, và khiến nó chìm chỉ trong vòng hai phút. "Electra" và các tàu khu trục khác lúc đó đang ở cách khoảng . Nghe tin "Hood" bị chìm, "Electra" vội vã đến ngay hiện trường, đến nơi khoảng hai giờ sau khi "Hood" chìm xuống nước. Họ hy vọng sẽ tìm thấy nhiều người sống sót, đã chuẩn bị sẵn phương tiện để chăm sóc và cứu chữa y tế. Tuy nhiên, trong tổng số 94 sĩ quan và 1.321 thủy thủ trên chiếc "Hood" vào lúc đó, chỉ tìm thấy ba người sống sót. "Electra" đã vớt họ và tiếp tục cuộc tìm kiếm; không lâu sau đó "Icarus" và "Anthony" cũng tham gia tìm kiếm trong khu vực, nhưng chỉ phát hiện các mảnh gỗ, quần áo, vật dụng cá nhân, bè vỡ, và một ngăn tủ chứa đầy hồ sơ. Sau nhiều giờ tìm kiếm, họ rời khu vực. Với thời tiết lạnh ở một vĩ đội Bắc như vậy vào thời điểm đó trong năm, thời gian sống sót được dưới nước chỉ tính bằng phút, và ít có khả năng còn người nào sống sót dưới nước.
Sau khi đưa những người được cứu vớt lên bờ ở Iceland, "Electra" tiếp nhiên liệu, rồi lại lập tức lên đường hộ tống cho chiếc "Prince of Wales" bị hư hại quay trở lại Rosyth. Khi đến nơi, thủy thủ đoàn có một đợt nghỉ phép ngắn, lần đầu tiên sau nhiều tháng, rồi trong vòng hai tuần lại đi đến Scapa Flow, thực hiện một chuyến đi dọc bờ Tây nước Anh, đi đến Ireland, rồi được tiếp nhiên liệu tại Derry và hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển quân vượt Đại Tây Dương. "Electra" sau đó được tái trang bị tại Xưởng tàu Hoàng gia của hãng Green & Silley Weir ở Luân Đôn trong 6 tuần, hộ tống một đoàn tàu đi đến Sheerness trên đường đi. Đợt tái trang bị mang đến cho nó một diện mạo mới với màu sơn ngụy trang xanh dương, xanh lá và xám. Chỉ hai ngày sau khi ra khỏi xưởng tàu, nó lại hộ tống một đoàn tàu vận tải, chịu đựng không kích ác liệt của máy bay Đức, nhưng thoát được mà không bị thiệt hại.
Đoàn tàu vận tải Bắc Cực.
Không lâu sau khi đi đến Scapa Flow, "Electra" phục vụ như là tàu chỉ huy hộ tống cho đoàn tàu vận tải Bắc Cực đầu tiên, Chiến dịch Dervish, vốn bao gồm sáu tàu buôn, được hộ tống bởi các tàu khu trục "Electra", và , ba tàu quét mìn lớp "Algerine" và ba tàu đánh cá vũ trang. Đoàn tàu đã giữ khoảng cách về phía Tây Na Uy, đánh một vòng rộng để tránh các căn cứ Đức phía Bắc Na Uy, trước khi quay về phía Nam hướng đến Archangelsk. Không có tổn thất trong chuyến đi đến Liên Xô; và trong chuyến quay trở về cùng Đoàn tàu OP1, nó khởi hành vào ngày 26 tháng 9 cùng với "Active", các tàu tuần dương và , và 11 tàu buôn.
Viễn Đông.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1941, "Electra" được lệnh cùng với tàu chị em hộ tống thiết giáp hạm đi sang Viễn Đông dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Sir Tom Phillips, nơi các con tàu sẽ trở thành hạt nhân cho Hạm đội Đông với ý định răng đe sự bành trướng của Đế quốc Nhật Bản. Trong ba ngày tiếp theo, họ được chất đầy tiếp liệu và đạn dược, đồng thời hoàn trả áo ấm từng được cấp phát cho các chuyến đi đến Nga. Đến ngày 23 tháng 10, chúng rời đi Scapa Flow for Greenock, và vào ngày 25 tháng 10 bắt đầu khởi hành đi sang Viễn Đông. Đơn vị mới này được đặt tên là Lực lượng G cho đến khi đi đến Viễn Đông, khi chúng sẽ được đổi tên là Lực lượng Z. Chúng được tháp tùng bởi tàu khu trục , được cho tách ra từ Bộ chỉ huy Tiếp cận phía Tây, trong chặng đầu của hành trình. Các tàu khu trục được "Prince of Wales" tiếp nhiên liệu về phía Nam Ireland; rồi hai ngày sau, một tàu khu trục khác, , được cho tách ra từ một đoàn tàu vận tải Gibralta để bảo vệ cho "Prince of Wales" trong khi "Electra" và "Express" được tiếp nhiên liệu từ một tàu chở dầu ở Ponta del Garda thuộc quần đảo Azore. Sau khi "Electra" và "Express" quay trở lại vào ngày hôm sau, "Hesperus" và "Legion" tách ra để đi đến Gibraltar.
Vào ngày 2 tháng 11, các con tàu đi đến Freetown, được nghỉ ngơi ngắn trước khi lại lên đường ngay ngày hôm sau. Chúng lại được tiếp nhiên liệu trên đường đi, và đi đến Cape Town vào ngày 16 tháng 11, nơi các tàu khu trục đi vào Căn cứ Hải quân Simon's Town. Thủy thủ đoàn lại được nghỉ phép ngắn, nhưng nhiều sự kiện đại chúng, bao gồm việc phỏng vấn của báo chí bị hủy bỏ. Chúng rời Cape Town ngày 18 tháng 11 và đi đến Colombo, Ceylon vào ngày 28 tháng 11, có ghé qua Mauritius và đảo san hô Addu để tiếp nhiên liệu trên đường đi.
Vào ngày 29 tháng 11, các tàu khu trục và tách ra từ Hạm đội Địa Trung Hải đến gia nhập lực lượng tại Colombo, và các con tàu lên đường ngay cuối ngày hôm đó. Chúng được tháp tùng ngoài khơi bởi chiếc tàu chiến-tuần dương vốn khởi hành từ Trincomalee, và lực lượng hướng đến Singapore, đến nơi vào ngày 2 tháng 12, được nghỉ phép vài ngày để tái trang bị và chờ mệnh lệnh. Ngày 1 tháng 12, Bộ Hải quân Anh công bố việc Sir Tom Phillips được thăng hàm Đô đốc, và được chỉ định làm Tư lệnh Hạm đội Đông. Vài ngày sau đó, "Repulse" bắt đầu một chuyến đi sang Australia cùng với HMAS "Vampire" và , nhưng lực lượng này được gọi quay trở lại Singapore để tập trung cho những chiến dịch có thể có chống lại quân Nhật.
Lực lượng Z tại Singapore.
Sáng sớm ngày 8 tháng 12, Singapore bị máy bay Nhật Bản không kích. "Prince of Wales" và "Repulse" bắn trả bằng hỏa lực phòng không, nhưng không bắn rơi được máy bay nào và các con tàu cũng không bị thiệt hại. Sau khi nhận được tin tức về việc Trân Châu Cảng bị tấn công và lực lượng Nhật xâm chiếm Xiêm La, Lực lượng Z ra khơi lúc 17 giờ 30 phút ngày 8 tháng 12. Lực lượng Z lúc này bao gồm "Prince of Wales" và "Repulse", được hộ tống bởi các tàu khu trục "Electra", "Express", "Vampire" và "Tenedos". Đến khoảng 18 giờ 30 phút ngày 9 tháng 12, "Tenedos" được cho tách ra để quay trở lại Singapore do trữ lượng nhiên liệu hạn chế của nó. Đêm đó, "Electra"trông thấy và báo cáo một pháo sáng về phía Bắc, điều này khiến lực lượng Anh phải né tránh về phía Đông Nam. Quả pháo sáng này do một máy bay Nhật nhầm lẫn thả ngay trên các con tàu của họ, và cũng khiến hạm đội Nhật quay mũi về phía Đông Bắc. Vào lúc này hai lực lượng đối đầu chỉ cách nhau khoảng .
Đến 20 giờ 55 phút, Đô đốc Phillips quyết định hủy bỏ chiến dịch, và ra lệnh cho lực lượng quay trở lại Singapore, vì đã mất yếu tố bất ngờ. Trên đường đi, chúng bị tàu ngầm "I-58" phát hiện và báo cáo vị trí. Sáng hôm sau, 10 tháng 12, Phillips nhận được một báo cáo rằng quân Nhật đã đổ bộ lên Kuantan, nên "Express" được cho tách ra để trinh sát khu vực này, nhưng không phát hiện được gì. Xế trưa hôm đó, "Prince of Wales" và "Repulse" bị 85 máy bay ném bom Mitsubishi G3M và G4M của Hải quân Nhật đặt căn cứ tại Sài Gòn tấn công ngoài khơi Kuantan. "Repulse" bị đánh chìm do trúng năm quả ngư lôi chỉ trong vòng 20 phút; "Prince of Wales" cầm cự được thêm một giờ trước khi cũng bị đánh chìm. "Electra" và "Vampire" tiếp cận để cứu vớt những người sống sót từ chiếc "Repulse", trong khi "Express" trợ giúp cho thủy thủ của "Prince of Wales".
"Electra" gửi điện vô tuyến báo cáo việc "Repulse" và "Prince of Wales" bị đánh chìm, và Đô đốc Tom Phillips tử trận cùng với con tàu. Khi được cứu vớt, một số người sống sót từ chiếc "Repulse" đã trực chiến trên "Electra" để thủy thủ của nó có thể rảnh tay cứu vớt thêm những người khác; đặc biệt là pháo thủ của "Repulse" đã vận hành các tháp pháo 4,7 inch 'X' và 'Y', còn viên nha sĩ của "Repulse" đã trợ giúp đội y tế của "Electra" trong việc cứu chữa những người bị thương. Tổng cộng ba con tàu đã cứu được trên 1.000 người sống sót từ hai chiếc "Prince of Wales" và "Repulse", trong đó "Electra" cứu được khoảng 571 người; một số sau đó bị bắt làm tù binh tại Malaya và Đông Ấn thuộc Hà Lan khi cả hai đầu hàng Nhật Bản ba tháng sau đó, và một số tử trận khi các con tàu Anh bị đánh chìm trong Ấn Độ Dương cũng như trong Trận chiến biển Java. "Electra" và các tàu khu trục khác quay trở lại Singapore để đưa những người sống sót lên bờ, tiếp nhiên liệu và bổ sung đạn dược.
Hộ tống vận tải.
Trong ba tuần lễ tiếp theo, "Electra" làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi và đến Singapore, thường xuyên được tháp tùng bởi chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HMAS "Hobart". Nó đã hộ tống đoàn tàu vận tải BM-9B, vốn khởi hành từ Bombay, Ấn Độ vào ngày 22 tháng 12 năm 1941 vận chuyển Lữ đoàn bộ binh 45 Ấn Độ, từ ngày 3 tháng 1 năm 1942 cho đến khi chúng đến Singapore vào ngày 6 tháng 1. Sau đó là đoàn tàu BM-10, rời Bombay ngày 8 tháng 1 với Lữ đoàn bộ binh 44 Ấn Độ, xe cộ và tiếp liệu cho Sư đoàn 18; chúng được "Electra" hộ tống từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 1.
Trong tuần lễ cuối cùng của tháng 1, "Electra" nằm trong thành phần hộ tống đoàn tàu vận tải BM-11, bao gồm các tàu vận chuyển Hoa Kỳ và cùng các tàu Anh "Duchess Of Bedford", "Empress of Japan" và "Empire Star", rời Bombay ngày 19 tháng 1 năm 1942. Chúng chuyên chở 5 khẩu đội phòng không hạng nhẹ, 1 đại đội xe tăng hạng nhẹ và Sư đoàn 18 (ngoại trừ Lữ đoàn 53), tổng cộng 17.000 binh lính, được "Electra" hộ tống từ ngày 24 tháng 1, di chuyển qua các eo biển Berhala, Durian, Philips và cuối cùng đi đến cảng Keppel tại Singapore vào ngày 29 tháng 1. Tại đây, vào khoảng 11 giờ 00 phút ngày 31 tháng 1, "Electra" cặp mạn "West Point" để chuyển giao 20 nhân sự của xưởng tàu hải quân, 8 phụ nữ, một sĩ quan Pháp Tự do và một sĩ quan Không quân Hoàng gia sang "West Point" để được đưa trở về Ceylon.
Bắt đầu từ ngày 3 tháng 2, "Electra" còn trợ giúp vào việc kéo tàu khu trục , vốn đang trong giai đoạn tân trang, đi từ Singapore đến Java. Chúng bị máy bay ném bom tầm cao Nhật Bản tấn công trên đường đi, nhưng không bị hư hại. "Electra" còn hộ tống cho đoàn tàu vận tải BM-12 quay trở về Bombay từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 2, khi chúng băng qua eo biển Sunda. Ngay trước khi Singapore thất thủ, "Electra" và các tàu khu trục khác hộ tống các tàu buôn còn lại đi đến Tanjong Priok, Java.
Trận chiến biển Java.
Ngày 26 tháng 2 năm 1942, "Electra" từ Tanjong Priok đi đến Surabaya cùng với , HMAS "Perth", tàu tuần dương hạng nhẹ Hà Lan HNLMS "Java" và các tàu khu trục và . Các chiếc , và HMAS "Hobart" tiếp tục ở lại Tanjong Priok. Vào ngày 27 tháng 2, lực lượng tấn công rời Surabaya, với đội hình gồm ba tàu khu trục Anh dẫn đầu, với "Electra" ở giữa, "Jupiter" bên mạn trái và "Encounter" bên mạn phải; tiếp theo là tàu tuần dương Hà Lan HNLMS "De Ruyter", HMS "Exeter", tàu tuần dương Hoa Kỳ , HMAS "Perth" và HNLMS "Java", rồi được bọc hậu bởi hai tàu khu trục Hà Lan và bốn tàu khu trục Mỹ.
Xế trưa hôm đó, chúng đụng độ với lực lượng tàu chiến đối phương. "Electra" xoay xở né tránh các loạt đạn pháo và ngư lôi trong lượt đầu tiên. Lúc 17 giờ 15 phút, "Exeter" trúng một quả đạn pháo khiến phá hủy một tháp pháo và gây một vụ nổ trong một phòng nồi hơi, khiến nó bị mất tốc độ. Đến 17 giờ 25 phút, thấy "Exeter" gặp khó khăn, "Electra" hướng mũi về phía các tàu đối phương, có hai tàu khu trục Anh tiếp nối, để che chở cho "Exeter" rút lui. Sau khi né tránh nhiều loạt đạn pháo suýt trúng từ tàu tuần dương hạng nhẹ Nhật "Jintsu", "Electra" bắn trả, ghi được nhiều phát trúng vào "Jintsu" và tàu khu trục "Asagumo". Trong mối tương quan bị áp đảo lực lượng, "Electra" chịu đựng nhiều phát bắn trúng đích, làm hỏng tháp pháo 'A' và 'X', hỏng hệ thống điện phía trước, liên lạc bị cắt đứt, bệ đèn pha bị phá hủy, phòng nồi hơi phía sau bị hư hại và ống dẫn hơi nước chính bị vỡ. Con tàu chết đứng giữa biển, phóng toàn bộ số ngư lôi, và bắt đầu nghiêng sang mạn trái. Sau khi một đám cháy phát sinh bên dưới tháp pháo 'B' và tháp pháo 'Y' hết đạn, lệnh bỏ tàu được đưa ra. "Electra" chìm lúc chiều tối ngày 27 tháng 2 năm 1942 với mũi chìm trước.
Những người sống sót.
Đêm đó, lúc 02 giờ 35 phút ngày 28 tháng 2, 54 người sống sót trong tổng số 173 thành viên thủy thủ đoàn được chiếc tàu ngầm Mỹ cứu vớt và đưa đến Surabaya; có thêm một người từ trần khi còn trên chiếc tàu ngầm. Sau khi được cứu chữa tại một bệnh viện, 42 người được đưa đến Australia trên chiếc tàu hơi nước "Verspeck", đến nơi vào ngày 10 tháng 3. Thêm một người khác qua đời tại bệnh viện, 10 người trong tình trạng nguy kịch được để lại bệnh viện. Sau khi trải qua thêm một thời gian để hồi phục, nhiều người được đưa lên chiếc tàu biển chở khách "Nankin" để đi Ceylon, để cuối cùng có thể quay trở về Anh. Trên đường đi, "Nankin" bị chiếc tàu cướp tàu buôn Đức "Thor" đánh chìm. Sau khi trải qua bảy tuần trên chiếc tàu tiếp liệu "Regensburg" tháp tùng theo "Thor", những người sống sót bị giao cho phía Nhật Bản, và họ trải qua thời gian cho đến hết chiến tranh trong một trại tập trung tù binh.
Ngày 29 tháng 3 năm 1947, một tấm cửa sổ kính màu được đặt tại nhà nguyện St. George thuộc Căn cứ Hải quân Hoàng gia Chatham được dành riêng để tưởng niệm thủy thủ đoàn của HMS "Electra".
Tái phát hiện.
Vào tháng 8 năm 2003, chiếc M/V "Empress" đã phát hiện ra xác tàu đắm của HMS "Electra". Nó nằm nghiêng sang mạn trái ở độ sâu nước, hoàn toàn bị bao phủ bởi lưới đánh cá. Điều thú vị là vị trí phát hiện xác tàu đắm không gần vị trí do các bản đồ chiến trận Đồng Minh ghi nhận, nhưng khớp với vị trí được đánh dấu trên bản đồ chiến trận của Nhật Bản. | 1 | null |
Cá thực phẩm hay còn gọi là cá thức ăn, cá mồi là thuật ngữ chỉ về những con cá nhỏ sống gần biển được săn đuổi bởi những kẻ săn mồi lớn hơn để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm của mình.
Khái yếu.
Động vật ăn thịt bao gồm các loài cá khác lớn hơn, chim biển và động vật có vú biển. Cá mồi đại dương xếp trên của chuỗi thức ăn trước sinh vật phù du và chúng thường ăn sinh vật phù du bằng cách lọc thức ăn. Chúng bao gồm các loài cá đặc biệt của họ Clupeidae như cá trích, cá mòi, cá mòi dầu, cá cơm, cá trứng và cá trích cơm. Các con cá mồi bù đắp cho kích thước nhỏ bằng cách thành lập thành từng đàn cá rất lớn. Một số bơi và phối hợp đồng bộ với nhau tạo thành một mẻ lưới với miệng mở để lọc và ăn sinh vật phù du.
Những đàn cá lớn như thế này lại trở thành nguồn thực phẩm tuyệt vời cho các động vật ăn thịt ở biển ví dụ như cá voi chỉ cần há miệng và nuốt chửng cả đàn cá mồi. Trong thời gian gần đây, nhiều người trong ngành thủy sản khai thác các loại hải sản cỡ lớn đã trở nên hao hụt. Để bù lại, ngành công nghiệp đánh bắt cá lại hướng vào những đàn cá mồi này. | 1 | null |
Julius Hartwig Friedrich von Hartmann (2 tháng 3 năm 1817 tại Hannover – 30 tháng 4 năm 1878 tại Baden-Baden) là một Thượng tướng Kỵ binh của Phổ. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và giữ chức Thống đốc Straßburg.
Gia đình.
Ông sinh vào tháng 3 năm 1817, là con trai của Thượng tướng Pháo binh Hannover Julius von Hartmann (1774 – 1856) với người vợ đầu của ông này là Sophie Hausmann (1788 – 1824).
Vào ngày 3 tháng 5 năm 1849, tại Hildesheim, Hartmann thành hôn với bà Luise Hartmann (21 tháng 12 năm 1825 tại Nienburg/Weser – 28 tháng 1 năm 1906 tại Illenau thuộc Achern, Baden).
Vào ngày 29 tháng 5 năm 1856, tại Sanssouci, khi Hartmann đang là Thiếu tá trong Trung đoàn Thương kỵ binh số 3, địa vị quý tộc Hannover cũ của ông được đổi thành quý tộc Phổ.
Sự nghiệp quân sự.
Vào năm 1834, Hartmann gia nhập Trung đoàn Khinh kỵ binh số 10 của Phổ tại Aschersleben. Năm sau (1835, ông được phong cấp sĩ quan và học tại Trường Quân sự Tổng hợp ("Allgemeinen Kriegsschule") kể từ năm 1839 cho đến năm 1842. Các cấp trên của ông đều thừa nhận năng lực học tập của ông. Sau khi được ủy nhiệm trong Cục Đo đạc Địa hình của Bộ Tổng tham mưu năm 1844, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu vào năm 1848. Với cấp hàm Đại úy của Bộ Tổng tham mưu, ông đã tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy ở Baden.
Vào tháng 7 năm 1848, ông được lên quân hàm Trung úy. Năm 1850, Hartmann được Bộ Ngoại giao Phổ phái đến Schleswig-Holstein; các bản báo cáo của ông về tình hình hai công quốc này cho thấy sự quan sát chặt chẽ và những nhận định đầy sức thuyết phục của ông, ""về mọi mặt đều đáng được xuất bản". Tiếp sau đó, ông được bổ nhiệm vào một số bộ chỉ huy quân sự tại Böhmen, Sachsen và Schlesien. Ông gia nhập Bộ Tham mưu của Quân đoàn III vào tháng 2 năm 1851, được thăng quân hàm Thiếu tá trong Bộ Tổng tham mưu vào năm 1853 rồi được phong chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Long kỵ binh số 2 vào năm 1856, và chỉ huy trung đoàn này cho tới năm 1857.
Cùng năm đó, với quân hàm Thượng tá, Hartmann lãnh nhiệm chức Trưởng Khoa Quân sự ("Abteilung für Armeeangelegenheiten") trong Phổ. Nhận thấy sự yếu kém của quân đội Phổ qua những trải nghiệm chiến tranh trước đó, ông thúc đẩy việc tiến hành tái cấu trúc Phổ và đã đệ trình dự thảo này lên Nghị viện với tư cách là Ủy viên Vương triều ("Regierungskommissar"). Vào ngày 12 tháng 6 năm 1860, Hartmann được nhậm chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn VI tại Breslau và vào tháng 1 năm 1863, ông lãnh chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 9, và chỉ huy lữ đoàn cho đến tháng 5 năm 1864 thì được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Biên giới 1 và 2 ("Militärgrenzbezirk") chống lại những kẻ xâm lược Ba Lan ở biên giới Phổ-Nga. Vào năm 1865, Hartmann được thăng hàm Thiếu tướng và trở thành vị Thống lĩnh đầu tiên của Koblenz và Ehrenbreitstein.
Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo vào năm 1866, ông được giao chỉ huy Sư đoàn Kỵ binh Trừ bị thuộc Tập đoàn quân số 2. Ông đã tham gia truy kích quân đội Áo trong trận Königgrätz, và phối hợp với Lữ đoàn Malotki đánh nhau với người Áo ở Tobitschau và Roketnitz. Tại Tobitschau, ông thu giữ được 16 khẩu pháo dưới làn đạn ác liệt của đối phương, và đây được xem là bằng chứng tốt nhất về hiệu quả của kỵ binh trong Chiến tranh Bảy tuần. Trong một cuộc duyệt binh ở Brünn, vua Wilhelm I đã bày tỏ sự hài lòng của mình đối với Hartmann. Sau chiến thắng, ông trở về pháo đài Koblenz, và được thăng cấp hàm Trung tướng vào năm 1867. Không lâu sau đó, ông được phái đến München với vai trò là đại biểu quân sự, để hỗ trợ cho dự kiến cải tổ quân đội Bayern của Bộ Chiến tranh nước này. Đến năm 1868, ông lãnh nhiệm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 2 ở Danzig và hai năm sau đó, khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông được giao chỉ huy Sư đoàn Kỵ binh số 1.
Hartmann đã chỉ đạo sư đoàn của minh tham gia các trận đánh quyết liệt tại Colombey-Nouilly và Gravelotte-St. Privat, rồi tham gia cuộc vây hãm Metz cho đến cuối tháng 9 năm 1870. Sau đó, ông được cử làm chỉ huy các lực lượng Đức quanh Thionville (tiếng Đức: Diedenhofen) trong một thời gian, và sau khi pháo đài Metz thất thủ, ông kéo quân đến trung lưu sông Seine và Loire để cùng với Tập đoàn quân số 2 do Vương thân Friedrich Karl chỉ huy chống nhau với các lực lượng của nền Cộng hòa Pháp non trẻ. Tại đây, ông tham chiến trong trận Beaune-La-Rolande vào ngày 28 tháng 11 năm 1870, sau đó ông hành binh đến Vendôme và giao chiến ác liệt với đối phương ở Coulommiers. Vào ngày 15 tháng 12 năm 1871, ông chỉ huy một Phân bộ quân ("Heeresabtheilung") đánh nhau dữ dội với quân Pháp tại Villechauve và Chateau-Renault. Cuối cùng, vào ngày 19 tháng 1 năm 1871, ông đánh chiếm Tours, tại đây ông được tin về Hiệp định đình chiến giữ hai nước. Sau đại thắng của người Đức trong cuộc chiến, Hartmann được bổ nhiệm làm Thống đốc Straßburg (Elsass) vào cuối tháng 5 năm 1871, và được mô tả là "người đúng việc đúng chỗ"".
Vào năm 1873, Hartmann phong cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh và vào tháng 5 năm 1875, ông được giải ngũ. Ông dời về Freiburg im Breisgau và từ trần vào tháng 4 năm 1878. | 1 | null |
Choi Yong-kun (, phiên âm Hán Việt: "Thôi Dong Kiện") (21/6/1900 - 19/9/1976) từng là tổng tư lệnh quân đội Nhân dân Triều Tiên từ 1948 đến 1953, bộ trưởng quốc phòng Triều Tiên từ 1953 đến 1957 và là chủ tịch quốc hội (Hội nghị Nhân dân Tối cao) từ 1957 đến 1972.
Choi Yong-kun sinh tại huyện T'aech'ŏn (태천군, Thái Xuyên quận), Pyongan Bắc, Triều Tiên năm 1900. Sau khi theo học tại hai học viện quân sự, ông đã chiến đấu trong cuộc Bắc phạt của Trung Quốc năm 1927 rồi tham gia khởi nghĩa Quảng Châu tháng 12 bốn năm sau đó. Ông đã lãnh đạo một đơn vị du kích kháng Nhật sau khi Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng tháng 9 năm 1931.
Tháng 8 năm 1936, Choi trở thành một sĩ quan của Quân đội Cách mạng Nhân dân Triều Tiên. Năm 1946 ông là chủ tịch Đảng Dân chủ Triều Tiên và dẫn dắt tổ chức này theo đường lối thân cộng sản. Sau đó, Choi được chỉ định làm tổng tư lệnh mọi lực lượng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Trên thực tế ông là tư lệnh chiến trường cao cấp chỉ huy tất cả quân đội Bắc Triều Tiên trong chiến tranh Triều Tiên, từ khi nó bắt đầu tháng 6 năm 1950 cho đến khi ký kết hiệp định ngừng bắn tháng 7 năm 1953.
Sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, Choi được thăng chức Phó Nguyên soái và làm Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1957 ông là chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao. Ở cương vị này, ông là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa của Bắc Triều Tiên. Ông nghỉ hưu năm 1972 và qua đời tại Bình Nhưỡng năm 1976.
Trong hồi ký của mình, một cựu chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao đã đào tẩu cho biết rất khó để có một mối quan hệ gần gũi với Choi nhưng thực tế ông không phải là người khắt khe. | 1 | null |
Israel "Iz" Kaʻanoʻi Kamakawiwoʻole () có nghĩa là Đôi mắt táo bạo (The Fearless Eyed) (20/05/1959 - 26/06/1997), còn được gọi là Bruddah Iz (Brother Iz), là 1 nhạc sĩ Hawaii.
Giọng ca của anh trở nên nổi tiếng bên ngoài Hawaii khi album của mình Đối mặt với tương lai ("Facing Future") được phát hành vào năm 1993. Các bản hoà tấu của anh về "Somewhere Over the Rainbow / What a Wonderful World" sau đó được làm nổi bật trong một số bộ phim, chương trình truyền hình, quảng cáo và quảng cáo truyền hình.
Thông qua kỹ năng chơi đàn ukulele khéo léo của mình và kết hợp các thể loại khác (chẳng hạn như nhạc jazz và reggae), âm nhạc Kamakawiwoʻole vẫn còn sức ảnh hưởng rất lớn đến âm nhạc Hawaii.
Tuổi thơ.
Kamakawiwoole được sinh ra tại Bệnh viện Kuakini ở Honolulu đến Henry Kaleialoha Naniwa Kamakawiwoole, Jr, và Evangeline Leinani Kamakawiwoole. Nhạc sĩ Hawaii nổi tiếng Moe Keale là chú của anh. Anh lớn lên trong cộng đồng của Kaimuki, nơi cha mẹ của anh đã gặp nhau và kết hôn. Anh bắt đầu chơi nhạc với anh trai của anh Skippy và anh em họ Allen Thornton ở tuổi 11, được tiếp xúc với âm nhạc của nghệ sĩ Hawaii của thời gian như Peter Moon Kaimuki Peter Moon, Palani Vaughn, và Don Ho, thường xuyên lui tới các cơ sở có cha mẹ Kamakawiwoole đã từng làm việc. Nhạc sĩ Hawaii Del Beazley nói về lần đầu tiên anh nghe nói Israel chơi, khi, trong khi chơi cho một bữa tiệc tốt nghiệp, cả căn phòng im lặng khi nghe anh ta. Israel đã tiếp tục con đường nghệ thuật của mình cũng như người anh Skippy của anh đã gia nhập quân đội vào năm 1971 và người họ hàng Allen đã chia tay vào năm 1976 để vào đại lục Mỹ.
Thời thơ ấu, anh học tại Upward Bound (UB) của Đại học Hawaii tại Hilo và gia đình anh cũng chuyển tới Mākaha. Ở đó anh gặp Louis "Moon" Kauakahi, Sam Gray, và Jerome Koko. Cùng với anh trai Skippy họ hình thành nhóm nhạc Makaha Sons of Niʻihau. Như một phần của thời kỳ Phục hưng Hawaii, sự pha trộn của phong cách hiện đại và truyền thống của ban nhạc Hawaii tài năng này đã trở nên nổi tiếng khi họ lưu diễn ở Hawaii và lục địa Hoa Kỳ, phát hành mười lăm album thành công. Mục đích của Israel là để làm cho âm nhạc giữ được đúng chất âm thanh riêng biệt của âm nhạc truyền thống Hawaii. Trong thời kỳ đó, các bài hát mà mọi người gắn liền với Hawaii không phải những bài hát có chất âm thanh đích thực hoặc truyền thống của Hawaii. | 1 | null |
Wilhelm Ludwig Karl Kurt Friedrich von Tümpling (30 tháng 12 năm 1809 tại Pasewalk – 13 tháng 2 năm 1884 tại Talstein thuộc Jena) là một sĩ quan Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Kỵ binh. Mặc dù ban đầu ông định theo đuổi một sự nghiệp dân sự, ông đã gia nhập quân đội Phổ và có được một sự nghiệp quân sự thành công. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Thân thế.
Wilhelm sinh vào tháng 12 năm 1809, trong gia đình quý tộc lâu đời von Tümpling. Ông là con trai của Adam von Tümpling (10 tháng 5 năm 1781 tại Soldau – 10 tháng 8 năm 1871 tại Potsdam) với người vợ thứ nhất của ông này là Ernestine Wilhelmine Gräfin von Bohlen (16 tháng 11 năm 1783 tại Neidenburg – 7 tháng 3 năm 1815 tại Pasewalk). Ông thân sinh của ông là một Thượng tướng Kỵ binh và đã được trao tặng nhiều phần thưởng quân sự, trong đó có Huân chương Đại bàng Đen.
Sự nghiệp quân sự.
Ban đầu, Tümpling nuôi ý ưởng trở thành một luật sư. Sau khi tốt nghiệp Trung học Chính quy Grauen Kloster ở Berlin, ông học khoa Luật tại Đại học Heidelberg và tại đây ông gia nhập Liên đoàn Sinh viên Saxo-Borussia vào năm 1829.
Phải đến ngày 25 tháng 7 năm 1830, ông mới nhập ngũ Quân đoàn Vệ binh với tư cách là ứng viên sĩ quan, tiếp theo đó ông được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 18 tháng 6 năm 1831. Nhờ vào trình độ giáo dục khoa học của mình, ông được thăng tiến như diều gặp gió và do vậy việc chậm trễ gia nhập quân ngũ của ông không có ảnh hưởng xấu đến con đường binh nghiệp của ông. Mùa thu năm 1833, ông vào học tại Trường Quân sự Tổng hợp ("Allgemeinen Kriegsschule"), rồi gia nhập Cục Đo đạc Địa hình vào năm 1837. Hai năm sau, ông được tuyển dụng vào Bộ Tổng tham mưu vào năm 1839, rồi trở thành sĩ quan thường trực của Bộ Tổng tham mưu vào năm 1841. Trước đó, ông được thăng cấp hàm Trung úy vào năm 1840. Hai năm sau (1842), ông được chuyển vào Bộ Tham mưu của Quân đoàn VIII tại Koblenz vào ngày 12 tháng 4, đồng thời được lên quân hàm Đại úy. Đến ngày 27 tháng 3 năm 1848, với cấp bậc Thiếu tá, ông được đổi từ Koblenz về kinh đô Berlin để phụng sự Bộ Tổng tham mưu. Với cương vị là sĩ quan Bộ Tổng Tham mưu, ông đã tham gia cùng Sư đoàn số 1 (Hậu vệ) dưới sự chỉ huy của tướng von Hannecken, trực thuộc Quân đoàn I do tướng von Hirschfeldt thống lĩnh, đánh dẹp cuộc nổi dậy tại Baden vào năm 1849.
Sau đó, kể từ cuối năm 1850, ông trở lại phục vụ quân đội tiền tuyến. Thoạt tiên, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan tham mưu của Trung đoàn Long kỵ binh số 4 tại Lüben. Ba năm sau (1853), ông được lãnh chức Tư lệnh đầu tiên trong sự nghiệp của mình khi được đổi làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Long kỵ binh số 5. Mùa hè năm sau (1854), ông được điều đến Potsdam làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 1. Cuối năm 1857, ông được thăng cấp Đại tá và Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 11 ở Breslau. Ông chỉ huy lữ đoàn của mình ở đây cho đến đầu năm 1863, khi ông được nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 5 (đóng quân tại Frankfurt an der Oder) với cấp hàm Trung tướng.
Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, mặc dù các thành phần thuộc sư đoàn của ông có tham gia chiến trận, chẳng hạn như trong trận đột chiếm Düppel và trận đánh chiếm Fehmarn, ông không tham gia chiến đấu và ở lại Kiel trong suốt chiến dịch. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, sư đoàn của ông là một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 1 dưới sự thống lĩnh của Friedrich Karl, đã vượt biên giới Böhmen để tấn công Áo vào ngày 23 tháng 6. Cuộc chiến đã mang lại cho ông cơ hội chỉ huy chiến trường lần đầu tiên, đó là trận Gitschin vào ngày 29 tháng 6 năm 1866. Tại đây, ông được giao nhiệm vụ tiến đánh thị trấn Gitschin theo con đường từ hướng bắc qua Knitznitz trong một đòn đánh gọng kìm nhằm chiếm giữ Gitschin. Sau vài tiếng đồng hồ giao tranh dữ dội, ông quyết tâm dứt điểm trận đánh bằng một đợt tấn công của bộ binh do ông trực tiếp chỉ huy và bị trọng thương. Vì vậy, ông phải nằm viện trong thời gian còn lại của chiến dịch. Tuy nhiên, cuộc tiến công đã giành thắng lợi, quân đội Phổ làm chủ Gitschin vào buổi tối và thành tích này đã mang lại cho ông Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, ông là Toàn quyền của Vương quốc Sachsen trong vòng vài tuần lễ. Kể từ ngày 30 tháng 10 nắm 1866, Tümpling là Tướng tư lệnh của Quân đoàn VI, đặt bản doanh tại Breslau.
Khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, Quân đoàn VI dưới quyền ông được giữ lại tỉnh Schlesien, để phòng khi người Áo tham chiến về phía Pháp. Sau khi tình hình cho thấy rõ là Áo sẽ không liên minh với Pháp trong cuộc chiến, quân đoàn của ông mới được triệu tập vào ngày 6 tháng 8 tại Landau, rồi từ đây họ kéo đến chiến trường Pháp. Cho đến thời điểm mà Quân đoàn VI hội quân với phần còn lại của Tập đoàn quân số 3 do Thái tử Friedrich Wilhelm, quân đội Đức đã cô lập được Metz. Trong khi Tập đoàn quân số 3 hành quân về hướng Bắc để tấn công Tập đoàn quân Châlons của Pháp dưới quyền Napoléon III và MacMahon, Tümpling được giữ lại bảo vệ sườn và hậu quân của Tập đoàn quân. Vì thế, khi trận đánh quyết định tại Sedan bùng nổ, ông đóng bản doanh tại Attigny và dĩ nhiên là không tham gia trận này. Ông được giao nhiệm vụ chặn đường rút của các lực lượng Pháp tháo chạy từ Sedan để họ không thể về được Paris. Mặc dù vậy, Quân đoàn XIII của Pháp do tướng Joseph Vinoy chỉ huy đã thoát khỏi cái bẫy này và tới được Paris. Trong cuộc vây hãm Paris, Quân đoàn VI dưới quyền ông án ngữ tại khu vực phía Tây Nam thành phố. Trong trận Chevilly vào ngày 30 tháng 9 năm 1870, họ đập tan một cuộc đột vây của quân Pháp do Vinoy cầm đầu, gây cho địch thủ nhiều thiệt hại.
Sau thắng lợi hoàn toàn của người Đức trong cuộc chiến, tướng von Tümpling kéo quân trở về Breslau. Nhưng trước đó, ông đã tham gia đội quân danh dự trong lễ diễu binh chiến thắng ở kinh thành Berlin. Ngoài ra, ông cũng được phong tặng Huân chương Đại bàng Đen vào năm 1875 và được phong chức Trưởng Đại tá ("Regimentschef") của Trung đoàn Long kỵ binh số 15 (số 3 Schlesien). Đến năm 1883, vì vấn đề sức khỏe, Tümpling giải ngũ. Ít lâu sau, ông từ trần vào tháng 2 năm 1884 ở Jena. | 1 | null |
là một kiếm hào, binh pháp gia Nhật Bản sống vào thời Chiến quốc. Ngoài phái kiếm Kashima Ko-ryū do tổ phụ ông truyền dạy, Bokuden còn theo học phái Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū, sau sáng lập nên phái Kashima Shintō-ryū.
Cuộc đời và giai thoại.
Tsukahara Bokuden chào đời ở Kashima, xứ Hitachi, là con trai của Urabe Akikata. Cha ông là một trong tứ Gia lão của họ Kashima, một nhánh trong họ Daijō, một dòng họ quyền thế đương thời, giữ chức thần quan (tư tế) trong Kashima thần cung.
Tên lúc nhỏ của Bokuden là Tomotaka, sau trở thành dưỡng tử của Tsukahara Yasumoto (không rõ vào thời gian nào), đồng thời đổi tên húy thành Takamoto. Họ Tsukahara vốn bắt nguồn từ họ Taira ở xứ Hitachi và là một nhánh phụ (phân gia) của họ Kashima.
Bokuden học kiếm pháp Kashima Ko-ryū (còn gọi là Kashima Chūko-ryū) và kiếm pháp Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū từ nhạc phụ. Theo sách Kan Hasshū Kosen Roku và sách Bokuden-ryū Densho thì Matsumoto Masanobu đã truyền thụ áo nghĩa kiếm pháp "Ichi no tachi" lại cho dưỡng phụ của Bokuden là Yasumoto, Yasumoto lại truyền lại cho Bokuden (cũng có thuyết cho rằng Bokuden được Matsumoto trực tiếp truyền thụ, lại có thuyết khác cho rằng Bokuden tự công phu ra). Sau đó Bokuden lên đường phiêu du khắp nơi để trau dồi võ nghệ (Musha shugyō), mài dũa kiếm pháp của riêng mình. Theo ký thuật trong Bokuden Hyakyushu thì Bokuden đã tham gia 39 trận đánh, 19 trận đấu bằng kiếm thật và không lần nào bị thương. Chỉ tính riêng số kiếm sĩ bị Bokuden chém chết trong suốt đời và có ghi chép lại cũng lên đến con số 212 người. Trong số đó, được biết đến nhiều nhất là trận đấu bằng kiếm thật với Kajiwara Nagato ở dưới thành Kawagoe.
Trong số các đệ tử của ông, có những nhân vật nổi tiếng như Ujii Shōken (Yashirō Mitsuhide) và những cao đồ kiệt xuất gây dựng nên các nhánh riêng như Moro-oka Ippa, Makabe Ujimoto, Saitō Denkibō. Ngoài ra ông còn dạy kiếm pháp cho Tướng quân Ashikaga Yoshiteru và vị Quốc ty (thái thú) xứ Ise là Kitabatake Tomonori. Hai người này cũng được Bokuden truyền cho áo nghĩa "Ichi no tachi".
Tsukahara Bokuden được người đời ca tụng là kiếm thánh, được biết đến rộng rãi khi trở thành đề tài yêu thích của thể loại kể chuyện Kōdan.
Một trong số các giai thoại nổi tiếng về Bokuden là chuyện "Mutekatsu-ryū" (Vô Thủ Thắng lưu) xoay quanh chuyện Bokuden bị thách đấu. Một lần nọ Bokuden cùng lên thuyền với một kiếm sĩ trẻ trên hồ Biwa. Kiếm sĩ nọ sau khi biết đó là Tsukahara Bokuden thì lên tiếng thách đấu. Bokuden khéo léo tìm cách thoái thác nhưng tay kiếm khách trẻ kia hăng máu, nghĩ rằng Bokuden sợ mà từ chối nên mắng nhiếc thậm tệ. Vì không muốn làm phiền người chung quanh nên Bokuden xuống thuyền, nhận lời thách đấu rồi hai người lên một chiếc thuyền khác, chèo đến hòn đảo nhỏ gần đó. Khi đến chỗ nước cạn có thể đứng chân được, kiếm sĩ trẻ nhảy xuống thuyền, nôn nóng lên đảo. Khi đó Bokuden lẳng lặng vung mái, chèo xa khỏi hòn đảo. Biết mình bị bỏ lại, kiếm sĩ trẻ lớn tiếng mắng nhiếc Bokuden nhưng ông chỉ cười, đáp rằng "không cần đánh mà vẫn thắng, đây chính là Mutekatsu-ryū" rồi bỏ đi. Câu chuyện này được ghi chép trong Kōyō Gunkan, sách quân sự về chiến lược, chiến thuật của Takeda Shingen.
Lại có giai thoại khác, rằng khi Bokuden đang ăn cơm thì Miyamoto Musashi đương thời trai trẻ, đến thách đấu rồi chém Bokuden. Bokuden thoăn thoắt dùng cái nắp nồi trên bếp lửa làm lá chắn đỡ nhát kiếm của Musashi. Nhưng thục ra khi Musashi ra đời thì Bokuden đã chết rồi nên không thể có chuyện Bokuden và Musashi gặp nhau, giai thoại này không phải là thực sử.
Theo sách "Tenshin Shōden Shintō-ryū Heihō Denmyaku" thì Bokuden qua đời tại nhà của Matsuoka Norikata ở hương Numao, xứ Kashima. Theo cuốn "sử Kashima" thì ông mất vào ngày 11 tháng 2 năm Genki thứ 2 (1571), thọ 83 tuổi. Mộ của ông được cho là nằm trong chùa Baikō-ji (Mai Hương tự) thuộc làng Suka (nay là làng Suka, thành phố Kashima, tỉnh Ibaraki) nhưng ngôi chùa đã cháy, hiện chỉ còn lại ngôi mộ. Bài vị của ông được an trí trong chùa Chōkichi-ji (Trường Cát tự).
Môn hạ.
Các đệ tử của Tsukahara Bokuden | 1 | null |
Begonia rhynchocarpa là một loài thực vật có hoa trong họ Thu hải đường. Loài này được Y.M.Shui & W.H.Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 2005.
Phân bổ.
Loài này thường sống ở Trung Quốc (Vân Nam). Nó là một loài cây chồi dưới thân rễ và phát triển chủ yếu ở nơi có khí hậu cận nhiệt đới. | 1 | null |
Begonia variifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Thu hải đường. Loài này được Y.M.Shui & W.H.Chen mô tả khoa học đầu tiên năm 2005.
Phân bổ.
Phạm vi bản địa của loài này là Trung Quốc (Bama, Quảng Tây). Đây là một loài thực vật thân rễ và phát triển chủ yếu ở hệ sinh thái cận nhiệt đới. | 1 | null |
Vành đai Không giáo phái ("Unchurched Belt") là một thuật ngữ ám chỉ một vùng địa lý ở miền Tây Hoa Kỳ có tỉ lệ tham gia các hoạt tôn giáo thấp.
Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng bởi Roney Stark và William Sims Bainbridge vào năm 1985 nhằm miêu tả vùng Duyên hải Tây Hoa Kỳ, khi họ nhận thấy rằng các bang California, Oregon, and Washington có tỉ lệ giáo dân thuộc dạng thấp nhất trong năm 1971 và tỉ lệ này không thay đổi mấy trong giai đoạn 1971-1980. Tuy nhiên từ năm 1980, tỉ lệ giáo dân ở California đã tăng nhiều và đến năm 2000 khu vực này có tỉ lệ giáo dân cao hơn so với một số bang ở vùng Đông Bắc và Trung Tây. Một số cộng đồng tôn giáo cũng đã không được tính đến trong cuộc khảo sát.
Cho đến năm 2006, có 6 bang của Hoa Kỳ được báo cáo là có tỉ lệ giáo dân thấp nhất nước, đó là Oregon, Washington, Alaska, Nevada, Maine, và Virginia Tây. Mặc dù là bang có tỉ lệ tín đồ thấp, tuy nhiên tỉ lệ người tham gia các lễ nhà thờ ở Virginia Tây nằm ở trên mức trung bình. Cũng vào năm 2006, Tổ chức Gallup báo cáo rằng, trong số 48 tiểu bang Hoa Kỳ ở đại lục, tỉ lệ dân chúng tham dự các nghi lễ nhà thờ thấp nhất là ở Nevada và các bang Connecticut, New Hampshire, Vermont, Rhode Island, Massachusetts, Maine ở vùng New England. Tỉ lệ tham dự các lễ nhà thờ hơi hơi cao hơn ở các bang miền Tây như Oregon, Washington, và California. Một khảo sát khác của Gallup vào năm 2008 so sánh mức độ của niềm tin vào Thiên Chúa trên nước Mỹ, thì cho thấy chỉ có 59% người dân vùng Tây Hoa Kỳ tin vào một Thiên Chúa, so sánh với 80% ở miền Đông Hoa Kỳ, 83% ở miền Trung Tây Hoa Kỳ và 86% ở miền Nam Hoa Kỳ.
Vẫn có nhiều tranh cãi cho rằng liệu vùng Tây Hoa Kỳ có phải vẫn là khu vực "không tôn giáo" nhất nước hay không, tự vì vùng New England lại là nơi đứng nhất về tỉ lệ dân chúng không thuộc tôn giáo nào. Trên mức độ tiểu bang, người ta cũng không rõ liệu bang "không tôn giáo" nhất có thuộc vùng New England hay không hay thực ra nằm ở vùng Tây Hoa Kỳ, vì căn cứ theo kết quả Khảo sát Nhận diện Tôn giáo Hoa Kỳ ("American Religious Identification Survey - ARIS") do Viện nghiên cứu Chủ nghĩa thế tục trong văn hóa và xã hội thực hiện, Vermont là bang đứng nhất với 34% dân số tự nhận là không theo tôn giáo nào, nhưng một cuộc thăm dò ý kiến dư luận của Gallup vào năm 2009 cho thấy Oregon mới là bang có tỉ lệ dân chúng "không theo tôn giáo nào, vô thần, hay bất khả tri" là cao nhất - 24,6%. | 1 | null |
"Everything Has Changed" là một bài hát của bởi nữ ca sĩ kiêm người viết bài hát người Mỹ Taylor Swifthợp tác với nam ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Anh Ed Sheeran, nằm trong album phòng thu thứ tư của Swift, "Red" (2012). Được sáng tác bởi Swift và Sheeran và đồng thời được sản xuất bởi Butch Walker, "Everything Has Changed" được phát hành làm đĩa đơn thứ sáu trích từ album vào ngày 16 tháng 7 năm 2013. Đây là một bản ballad thuộc thể loại folk-pop với tiếng đàn guitar acoustic làm chủ đạo, với nội dung nói về mong muốn được biết nhiều hơn về một người yêu mới.
Sau khi phát hành, "Everything Has Changed" đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các nhà phê bình âm nhạc, đặc biệt là những mâu thuẫn trong giới về phần biên soạn và sản xuất của bài hát. "Everything Has Changed" lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ với vị trí cao nhất là 32 và xuất hiện trong top 10 bảng xếp hạng của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Bỉ, Ireland và Vương quốc Anh. Video âm nhạc của "Everything Has Changed" được phát hành trên kênh VEVO chính thức của Swift vào ngày 6 tháng 6 năm 2013. Swift đã trình diễn "Everything Has Changed" cùng với Sheeran trong chương trình "Britain's Got Talent" vào ngày 8 tháng 6 năm 2013. Ngoài ra bài hát này cũng nằm trong danh sách biểu diễn của Swift cho chuyến lưu diễn The Red Tour (2013–14). Một phiên bản tái thu âm của bài hát mang tựa đề "Everything Has Changed (Taylor's Version)" được đưa vào album tái thu âm thứ hai của Swift, "Red (Taylor's Version)" (2021)"."
Bối cảnh và biên soạn.
Đã có một bài báo viết rằng nam ca sĩ-người viết bài hát người Anh Ed Sheeran sẽ xuất hiện với vai trò nghệ sĩ khách mời trong album phòng thu sắp phát hành lấy tựa là "Red" của nữ ca sĩ kiêm sáng tác nhạc người Mỹ Taylor Swift. Ngày 18 tháng 10 năm 2012, "Everything Has Changed" của Swift hợp tác với Sheeran bất ngờ bị tuồn trực tuyến lên Internet. Bài hát được sáng tác bởi Swift và Sheeran tại sân sau nhà Swift. "Everything Has Changed" là một bản guitar ballad có sự pha trộn giữa nhạc folk và pop. Được viết ở khóa Sol giáng trưởng, bài hát có nhịp độ trung bình rơi vào khoảng 84 nhịp trên phút. Giọng của cả hai nghệ sĩ kéo dài trong quãng từ nốt G♭3 tới D♭5. Về ca từ, bài hát miêu tả "mong muốn được biết nhiều hơn về một người yêu mới". Swift cũng miêu tả thêm về chủ đề và bối cảnh sáng tác của bài hát, "Ca khúc nói về việc bạn gặp một người đặc biệt, và cách nhìn của bạn về thế giới bất chợt thay đổi. Lúc viết ca khúc này, tôi cảm thấy rất thoải mái. Tôi dành ra một vài ngày để chỉnh sửa lời bài hát, để chắc chắn nó sẽ truyền tải được cảm xúc của mình".
Đánh giá chuyên môn.
Sau khi phát hành "Everything Has Changed" đã nhận được nhiều đánh giá khác nhau từ các nhà phê bình âm nhạc. Một cây bút từ "Billboard" đã cho bài hát nhiều ý kiến hỗn tạp, phê bình phần biên soạn của bài hát nhưng lại đề cao sự xuất hiện của Sheeran: "'I just wanna know you better / know you better now', Swift và Sheeran đã song ca một bản tình ca ngọt ngào và họ đã tạo ra một chiều hướng lãng mạn mới. Theo chủ đề, đây có vẻ như là một đề tài quen thuộc với Swift, nhưng sự hòa nhịp dịu dàng của Sheeran cũng đã tạo cho bài hát chiều sâu cần thiết." About.com đã xếp hạng bài hát 4 trên 5 sao và nói: ""Hình ảnh của Taylor trong những chiếc tất trong phòng ngủ của cô ấy chơi với bốn ca khúc. Còn nhiều tiếng guitar mà chúng chưa bao giờ được thu âm lại. Và khi tiếng trống vang lên, "All I know is you held the door / You'll be mine and I'll be yours." Hoá ra đó là một bản tình ca: "I just wanna know you better know you better know you better I just wanna know..."". Allmusic cũng đánh giá cao bài hát khi cho điểm 4 trên 5 sao.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc chính thức của bài hát được đăng tải trên kênh Vevo của Swift vào ngày 6 tháng 6 năm 2013. Video cho thấy hình ảnh của hai đứa trẻ có tạo hình giống với Swift và Sheeran. Cả hai đều tham gia vào các hoạt động khác nhau trong trường học và một số hoạt động khác như khiêu vũ, cắm trại, vẽ... với chỉ hai nhân vật chính. Video kết thúc với hình ảnh những đúa trẻ rời khỏi trường học trong lúc tan trường. Cả hai đứa trẻ chạy lại và ôm người thân của chúng (do Swift và Sheeran đóng). Hiện chưa rõ vai diễn của Swift và Sheeran là anh chị, bố mẹ hay những người thân khác.
Nhiều ý kiến tích cực cho phần hình ảnh đẹp và trong sáng của video. Nó đã đưa người xem quay trở về thời thơ ấu với hình ảnh đôi bạn thân đáng yêu với hình ảnh hai cô bé cậu bé đã cùng nhau chia sẻ đam mê âm nhạc cũng như những ngày tháng tươi đẹp thời thơ ấu. Ed Sheeran chia sẻ lý do anh và Taylor Swift không xuất hiện nhiều trong video: "Chúng tôi muốn video phải truyền tải được ý nghĩa của ca khúc chứ không phải làm nổi bật nghệ sĩ thể hiện"". | 1 | null |
Khim Borey (, sinh ngày 29 tháng 9 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá người Campuchia người đang chơi cho câu lạc bộ Phnom Penh Crown FC ở giải bóng đá quốc gia Campuchia và là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. Năm 2013, anh được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á.
Sự nghiệp.
Sự nghiệp thi đấu của Khim Borey được bắt đầu từ khá sớm khi anh mới 17 tuổi trong màu áo của đội tuyển Bộ Quốc phòng (National Defense Ministry) và cũng giành được Hun Sen Cup cùng với đội bóng này vào năm 2010.
Sau đó, Khim Borey chuyển sang Phnom Penh Crown và về nhì trong giải đấu AFC President's Cup (1 giải đấu trực thuộc AFC dành cho các CLB nhỏ mới nổi). Hiện tại anh đang thi đấu cho 1 CLB ở Thái Lan - Sisaket F.C, dưới dạng cho mượn.
Đến năm 2013, anh đã ghi được 10 bàn thắng trong tổng số 26 lần ra sân trong màu áo đội tuyển Campuchia và được bạn bè quốc tế đánh giá khá cao về mặt chuyên môn. | 1 | null |
Ngoại giao Việt Nam thời Tiền Lê phản ánh các hoạt động ngoại giao của chính quyền nhà Tiền Lê từ năm 980 đến năm 1009 trong lịch sử Việt Nam.
Hoàn cảnh.
Năm 979, cha con vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị ám hại. Con nhỏ của vua là Đinh Toàn được lập lên ngôi. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn tư thông với Dương thái hậu và thao túng triều đình khiến các đại thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp bất bình khởi binh chống lại nhưng không thành và bị Lê Hoàn giết chết.
Tháng 6 năm 980, Tri Ung Châu của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo dâng thư tâu với Tống Thái Tông nên nhân lúc cha con Đinh Tiên Hoàng bị giết mà mang quân sang đánh. Tống Thái Tông nghe theo, điều các lộ quân Quảng châu, Ninh châu, Lan Lăng giao cho Hầu Nhân Bảo chuẩn bị tiến sang.
Tháng 7 năm 980, nghe tin báo từ Lạng Châu, Lê Hoàn được sự ủng hộ của Dương thái hậu và tướng Phạm Cự Lạng bèn lên ngôi hoàng đế thay Đinh Toàn.
Ngoại giao với Trung Quốc.
Trước chiến tranh 981.
Từ khi Lê Hoàn lên ngôi đến trước cuộc chiến tranh 981, Lê Hoàn bang giao với nhà Tống vẫn trên danh nghĩa Đinh Toàn.
Tháng 8 năm 980, Tống Thái Tông chưa biết việc thay ngôi của Lê Hoàn, chính thức phát lệnh đánh Đại Cồ Việt. Vua Tống sai Lư Đa Tốn sang đưa thư sang dùng lời lẽ dọa nạt và dụ Đinh Toàn quy phục.
Tháng 10 năm đó, Lê Hoàn sai nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang nước Tống giả làm thư của Vệ Vương Đinh Toàn thỉnh cầu nối ngôi cha, xin ban cho mệnh lệnh chính thức, ý muốn hoãn binh nhà Tống.
Tống Thái Tông đang muốn trách hỏi về việc xưng đế đổi niên hiệu, bèn sai Trương Tông Quyền đưa thư trả lời yêu cầu mẹ con Đinh Toàn cùng thân thuộc sang quy phụ nhà Tống thì sẽ được phong chức, nhưng Lê Hoàn không chịu nghe theo.
Tháng 4 năm 981, quân Tống tiến sang đánh Đại Cồ Việt, bị Lê Hoàn đánh bại.
Sau chiến tranh 981.
Thời Lê Đại Hành.
Nhà Tống sau thất bại lại liên tiếp phải đối phó với nhà Liêu ở phía bắc nên tỏ ra rất mềm mỏng với nhà Tiền Lê. Trong nhiều năm dưới thời Tiền Lê, nhà Tống luôn tỏ rõ sự cố gắng giữ gìn quan hệ thân thiện giữa hai nước.
Năm 983 Lê Đại Hành sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống lần đầu. Năm 985, Tống Thái Tông sai sứ sang thăm Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành sai sứ sang nhà Tống lần thứ 2, xin giữ chức Tiết Trấn
Tháng 10 năm 986, Tống Thái Tông sai Tả bổ khuyết Lý Nhược Chuyết, Quốc Tử Giám bác sĩ Lý Giác mang chế sách sang phong cho Lê Đại Hành làm "An Nam đô hộ Tĩnh Hải quân Tiết độ sử kinh triệu quận hầu". Từ đó nhà Tống công nhận nhà Tiền Lê, không hỏi tới dòng dõi nhà Đinh nữa.
Năm 987, Lý Giác lại đi sứ sang Đại Cồ Việt. Trong lần này Lý Giác đã cùng họa thơ với nhà sư Đỗ Pháp Thuận (được Lê Đại Hành sai đóng vai người coi sông, chèo thuyền cho sứ giả). Khi trở về, Lý Giác làm thơ tiễn có câu: "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu", nghĩa là: "Ngoài trời lại có trời soi nữa". Sư Khuông Việt nói rằng thơ này có ý tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống.
Năm 988, Tống Thái Tông lại sai sứ sang gia phong Lê Hoàn làm Kiểm hiệu thái úy.
Năm 990, nhà Tống lại cử Tống Cảo đi sứ Đại Cồ Việt lần nữa. Lê Văn Siêu bình luận điều này cho rằng: thượng quốc ít khi chịu mất công vì nước nhỏ như vậy, vì nhà Tống trong thời kỳ giao tranh với nước Liêu năm 986 và bộ lạc Thảng Cốt năm 990.
Khi sứ Tống là Tống Cảo sang phong chức, Lê Hoàn nhận tờ chiếu của vua Tống mà không chịu quỳ, nói thác rằng bị ngã ngựa đau chân. Lúc đó sứ Tống im lặng không thắc mắc gì. Lê Văn Siêu cho rằng điều này hoàn toàn là do sự ngang ngạnh của vua Lê và không phải Tống Cảo không biết, nhưng đã không phản ứng. Trong sớ tâu Tống Thái Tông sau này, Tống Cảo nói rằng dù thác cớ đau chân nhưng ngay sau đó Lê Hoàn lại có thể đi chân đất, cầm cần câu lội xuống nước câu cá.
Trong lần tiếp sứ Tống, Lê Hoàn còn làm những việc trêu chọc sứ phương bắc khác như sai người mang con hổ đến công quán cho sứ Tống xem; lại sai mang con trăn lớn đến công quán, hỏi sứ Tống có ăn được thì làm cơm thết đãi. Sứ Tống khước từ không nhận và không dám nổi nóng theo tư thế của sứ giả thiên triều.
Sau đó Lê Hoàn nói với Tống Cảo về việc ngoại giao:
Tống Cảo về tâu lại, Tống Thái Tông bằng lòng với đề nghị của vua Lê.
Năm 995, nhà Tống lại sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản sang phong Lê Hoàn làm "Giao Chỉ quận vương". Năm 995-996 ở biên giới hai bên đã có biến cố vì sự bạo loạn của các thổ quan vùng khe động. Tướng nhà Tống bắt bắt hơn 100 người làm loạn trả lại cho Đại Cồ Việt. Phía nhà Lê cũng bắt 27 người trả lại phía Tống và sai sứ sang tạ ơn. Nhà Tống lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho Lê Hoàn.
Năm 997, nhà Tống lại gia phong vua Lê làm "Nam Bình vương".
Năm 1004, Lê Đại Hành sai hoàng tử Lê Long Đề đi sứ Tống. Sang năm 1005 khi Long Đề chưa trở về thì Lê Hoàn mất, các con tranh ngôi, trong nước loạn lạc. Mình Đề phải ở lại trú ở Quảng Châu. Triều thần nhà Tống xui Tống Chân Tông phát binh đánh, nhưng vua Tống cho rằng nhà Lê giữ lệ tiến cống và sai con sang chầu, không nên đánh để giữ cho phía nam yên ổn.
Thời Lê Long Đĩnh.
Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh giết anh là Trung Tông giành được ngôi vua. Nhà Tống không can thiệp. Sang năm 1007, Tống Chân Tông sai sứ sang phong cho Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương và đúc ấn đưa sang.
Năm 1009, Lê Ngọa Triều sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu thuần. Vua Tống cho rằng tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ muốn trả lại; nhưng sợ phật ý vua Lê, đợi cho sứ Đại Cồ Việt về rồi mới mang thả ra biển. Lê Ngọa Triều sau đó lại xin áo giáp mũ trụ giát vàng, vua Tống bằng lòng cho.
Như vậy trong 30 năm tồn tại, nhà Tiền Lê đã sang sứ nhà Bắc Tống 7 lần và 11 lần tiếp đón sứ nhà Bắc Tống. Trong đó, 2 lần đón sứ và 1 lần sang sứ trong năm 980 Lê Đại Hành mới lên ngôi, nhân danh vua Đinh Toàn làm ngoại giao. Từ năm 983 tới 1009 nhà Tiền Lê chỉ sai sứ sang Biện Kinh 6 lần, ngược lại các vua Tống có tới 9 lần phái sứ sang Đại Cồ Việt để giữ quan hệ hòa hiếu phía nam.
Ngoại giao với Chiêm Thành.
Sau khi thắng quân Tống, Lê Đại Hành sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành. Vua Chiêm là Bê Mi Thuế bắt giữ 2 sứ giả Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành nổi giận, sai đóng chiến thuyền sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận, rồi tiến vào nước Chiêm san phẳng thành trì.
Năm 992, vua Chiêm mới là Harivarman II sai sứ sang xin lại 360 tù binh bị bắt giữ mang về châu Ô Lý. Harivarman II sai sứ là Chế Đông sang dâng sản vật địa phương, vua Lê trách là trái lễ, không nhận. Harivarman II sợ hãi, năm 994 lại sai cháu Chế Cai sang chầu. Từ đó quan hệ hai bên khá yên ổn không xảy ra xung đột. | 1 | null |
Yên Lãng là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau là một huyện của tỉnh Vĩnh Phú và sau này là huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội.
Địa lý.
Huyện Yên Lãng có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Ngược dòng lịch sử, đất Yên Lãng thời Hùng Vương thuộc huyện Phong Châu; thời Hán (206 TCN – 253 SCN) thuộc huyện Chu Diên; thời Ngô (năm 220 – 280) thuộc quận Tân Hưng; thời Tấn (337 – 420) quận Tân Hưng đổi là quận Tân Xương; thời Tùy (581 – 618) thuộc Châu Phong và quận Giao Chỉ; thời Đường (618 – 907) thuộc Phong Châu đô đốc phủ đạo Lĩnh Nam. Dưới các Vương triều phong kiến Việt Nam, huyện Mê Linh thuộc lộ Tam Giang, phủ Tam Đới, thời Lê thuộc trấn Sơn Tây. Từ năm 1831, sau một cuộc cải cách hành chính thì huyện Mê Linh là huyện Yên Lãng, phủ Tam Đới, tỉnh Sơn Tây.
Huyện Yên Lãng, (nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội, và các huyện Mê Linh, Đông Anh Hà Nội), gồm 9 tổng: tổng Yên Lãng ("cấp làng xã gồm: Yên Lãng, Xuân Lãng, Tuyền Mỹ, Lý Nhân, Mộ Đạo, Can Bì, Hợp Lễ, Lý Hải, Thái Lai"), tổng Kim Đà ("cấp làng xã gồm: Kim Đà, Hoàng Xá, Văn Quán, Khê Ngoại, Đông Cao"), tổng Hạ Lôi ("cấp làng xã gồm: Hạ Lôi, Lục Trì, Đại Bối, Đường Lệ, Văn Lôi, Cư Triền, Nam Cường, Nội Động"), tổng Hương Canh ("cấp làng xã gồm: Hương Canh (nay là thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), Ngọc Canh, Tiên Hàng, Quất Lưu (nay thuộc huyện Bình Xuyên Vĩnh Phúc), Vị Nội, Vị Trù, Nội Phật, Ngoại Trạch"), tổng Bạch Trữ ("cấp làng xã gồm: Bạch Trữ, Đạm Nội, Nhuế Khúc, Đạm Xuyên, Tháo Miếu, Thịnh Kỳ, Đông Lỗ, Kim Tuyến"), tổng Thiên Lộc (Đa Lộc) ("cấp làng xã gồm: Thiên Lộc (Đa Lộc), Thiên Dưỡng, Trung Hậu, Yên Nhân, Do Nhân, Trang Việt; nay là phần đất thuộc các xã Tráng Việt (Trang Việt), Tiên Phong huyện Mê Linh, xã Kim Chung (Đa Lộc, Thiên Dưỡng-Trung Hậu (Hậu Dưỡng)) huyện Đông Anh Hà Nội"), tổng Quải Mai (sau đổi là Sáp Mai) ("cấp làng xã gồm: Quải Mai, Mai Châu, Đại Độ (Đại đội), Đại Đồng, Mạch Lũng; nay thuộc các xã Đại Mạch (Đại Đồng, Mạch Lũng, Mai Châu), Võng La (Quải Mai (Sáp Mai), Đại Độ (Đại đội)) huyện Đông Anh Hà Nội"), tổng Hải Bối ("cấp làng xã gồm: Hải Bối, Cổ Điển, Uy Nỗ Hạ (Kim Nỗ), Đồng Nhân, Tàm Xá, Yên Hà, Thọ Đồi (Thọ Đa); nay là phần đất thuộc các xã Hải Bối (Hải Bối, Cổ Điển, Đồng Nhân, Yên Hà), Kim Nỗ (Kim Nỗ, Thọ Đa), Tầm Xá(Tàm Xá) của huyện Đông Anh Hà Nội"), tổng Võng La ("cấp làng xã gồm: Võng La, Canh Tác, Canh Vân, Công Ngư; nay thuộc xã Võng La huyện Đông Anh").
Năm 1901, huyện Yên Lãng thuộc tỉnh Phù Lỗ, năm 1904 thuộc tỉnh Phúc Yên. Đầu thế kỷ XX, Yên Lãng là phủ có 9 tổng 55 làng. Từ năm 1950, khi 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Yên Lãng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Từ năm 1955 – 1960, thị xã Phúc Yên được tái lập và là tỉnh lị của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ sau năm 1960, tỉnh lỵ Vĩnh Phúc chuyển về thị xã Vĩnh Yên. Năm 1961, xã Kim Chung được chuyển về huyện Đông Anh của Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phúc Yên vẫn là thị xã, cho đến tháng 10-1976 trở thành thị trấn thuộc huyện Yên Lãng theo Quyết định số 97 ngày 26/6/1976 của Hội đồng Chính phủ.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Bình Xuyên thành huyện Mê Linh.
Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Yên Lãng cũ gần tương ứng với huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ngày nay.
Hành chính.
Huyện Yên Lãng có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phúc Yên và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh, Hoàng Kim, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Văn Khê, Vạn Yên. | 1 | null |
Bướm phượng cánh đuôi nheo, còn gọi là bướm rồng đuôi trắng (danh pháp khoa học: Lamproptera curius) là một loài bướm có nguồn gốc từ một bộ phận của Nam Á và Đông Nam Á. Loài này thuộc chi "Lamproptera" của họ Bướm phượng. Đây không phải là loài hiếm.
Phân bố.
Loài này hiện diện ở Ấn Độ, từ Assam đến Miến Điện. Ngoài ra bướm còn có ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines.
Cây chủ.
Cũng như các loài khác trong chi, ấu trùng được ghi nhận ăn lá các loài cây thuộc chi "Illigera", họ Hernandiaceae | 1 | null |
Paik Sun-yup (tiếng Triều Tiên: 백선엽, Hanja: 白善燁, phiên âm Hán Việt: Bạch Thiện Diệp, 23 tháng 11 năm 1920 – 10 tháng 7 năm 2020) là một cựu tướng lĩnh quân đội nổi tiếng của Hàn Quốc.
Ông nổi tiếng nhờ những chiến công hiển hách trong chiến tranh Triều Tiên và cũng vì thế mà ông trở thành vị tướng bốn sao đầu tiên trong lịch sử quân sự Hàn Quốc. Em trai của ông là Paik In-Yup cũng từng tham gia vào Lục quân Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên, là chỉ huy trung đoàn độc lập số 17 trong trận Ongjin và cuộc đổ bộ vào Inchon.
Tiểu sử.
Tuổi trẻ và sự nghiệp.
Paik sinh ngày 23 tháng 11 năm 1920 dưới thời Triều Tiên thuộc Nhật tại Kangsŏ-gun, P'yŏngan Nam, ngày nay là thành phố Nampo, Bắc Triều Tiên. Ông là con thứ hai trong gia đình gồm một chị gái và một em trai. Năm 1925, gia đình ông chuyến đến Bình Nhưỡng nơi họ phải sống khổ sở trong một căn phòng thuê. Không nuôi nổi gia đình, cha của ông có ý định ôm các con nhảy cầu tự tử trên sông Đại Đồng nhưng may mắn thay, chị gái ông đã thuyết phục cha ông từ bỏ ý định đó.
Cha và chị gái của ông đã phải làm việc tại nhà máy cao su để kiếm tiền cho ông đi học. Ông đã học tại trường tiểu học Mansu bốn năm trước khi chuyển sang trường tiểu học Yaksong. Sau đó ông theo học 5 năm tại trường tiêu chuẩn Bình Nhưỡng, được đào tạo để trở thành một giáo viên năm 1939.
Thay vì làm một giáo viên, ông đã vào Học viện Quân sự Mãn Châu của Mãn Châu quốc. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành sĩ quan Lục quân Đế quốc Mãn Châu quốc, phục vụ trong lực lượng đặc biệt Gando. Ông có nhiệm vụ tiêu diệt quân du kích cộng sản tại Giá Giang (phía đông Mãn Châu). Paik Sun-yup đã tham gia các chiến dịch quan trọng của Nhật Bản ở miền bắc Trung Quốc trong vòng 10 tháng từ 1944 đến 1945.
Sau khi thế chiến thứ hai kết thúc, ông trở về Bình Nhưỡng nhưng đến tháng 12 năm 1945 thì di cư xuống miền nam vì ông lo sợ việc chủ nghĩa cộng sản trỗi dậy sẽ đe dọa đến sự an toàn của ông. Tại Nam Hàn, ông được bổ nhiệm thượng úy cảnh sát, tiền thân của Quân đội Hàn Quốc. Ông có nhiệm vụ xây dựng các lực lượng du kích, đàn áp những người lính cộng sản và thanh trừng những người cánh tả trong quân đội.
Chiến tranh Triều Tiên.
Khi chiến sự nổ ra ngày 25 tháng 6 năm 1950, ông được phân công phòng thủ Seoul với tư cách sĩ quan chỉ huy Sư đoàn Bộ binh số 1. Cuối cùng ông phải rút xuống Gyeongsang Nam nhưng đã có những đóng góp quan trọng cho việc phòng thủ vành đai Busan, đặc biệt là chiến thắng tại làng Dabudong.
Khi hành quân lên phía bắc, sư đoàn 1 của ông trực thuộc quân đoàn I Hoa Kỳ là đơn vị đầu tiên tiến vào Bình Nhưỡng ngày 19 tháng 10. Ông là một trong những sĩ quan đầu tiên nhận thấy việc Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến. Chịu trách nhiệm phòng thủ tây bắc Triều Tiên nhưng ông đã bị đẩy lui bởi quân đội Trung Quốc áp đảo.
Tháng 4, 1951, Paik được bổ làm chỉ huy Quân đoàn I Hàn Quốc đảm trách phía đông Triều Tiên. Tháng 7, 1951, Paik được chọn để đại diện cho quân đội Hàn Quốc tại cuộc đối thoại ngừng bắn Kaesong nhưng hội nghị này không đem lại kết quả.
Tháng 11, lực lượng đặc nhiệm Paik được thành lập để tiêu diệt du kích cộng sản ở Jirisan. Chiến dịch này kết thúc thành công tháng 3 năm 1952. Nhờ chiến công này ông được đề bạt lên cấp trung tướng và lực lượng đặc nhiệm Paik được chuyển thành quân đoàn II Hàn Quốc. Sau đó ông được chỉ định làm Tham mưu trưởng Lục quân tháng 7 năm 1952. Ông đã hiến dâng bản thân cho việc xây dựng quân đội Hàn Quốc. Tháng 1 năm 1952, ông được thăng hàm đại tướng, trở thành tướng bốn sao đầu tiên của quân đội Hàn Quốc.
Sự nghiệp hậu chiến.
Paik đã giữ các chức vụ như chỉ huy quân đoàn I, tham mưu trưởng lục quân, tham mưu trưởng liên quân Đại Hàn Dân Quốc cho đến khi ông rời khỏi các chức vụ quân đội tháng 5 năm 1960.
Ông là đại sứ tại Trung Hoa Dân quốc (Đài Loàn) năm 1960, Pháp năm 1961, và Canada năm 1965. Từ 1969 đến 1971, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ vận tải và đã khởi động việc xây dựng tàu điện ngầm Seoul. Năm 1970, ông phải đối phó với một vụ cướp máy bay của hãng Japan Airlines do Hồng quân Nhật Bản thực hiện tại sân bay quốc tế Gimpo. Ông đã tham gia vào việc xây dựng khu tưởng niệm chiến tranh tại Yongsan-gu, mở cửa năm 1990.
Tướng Paik là tác giả của cuốn sách "Từ Pusan đến Panmunjom: những hồi ký thời chiến của tướng bốn sao đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc" (Dulles, VA: Brassey's, 1992): ISBN 978-1-57488-202-5.
Ông qua đời ngày 10 tháng 7 năm 2020, hưởng thọ 99 tuổi.
Tham khảo.
(Dulles, VA: Brassey's, 1992): ISBN 978-1-57488-202-5. | 1 | null |
Truyện tranh Hồng Kông, tức mạn họa Hồng Kông hay manhua Hồng Kông (chữ Hán: 港漫), là dòng truyện tranh có nguồn gốc sản xuất tại Hồng Kông.
Lịch sử.
Tôn Dật Tiên thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1911 đã dùng mạn họa của Hồng Kông để tuyên truyền chống nhà Thanh.
Sự gia tăng người nhập cư Trung Quốc đã biến Hồng Kông thành thị trường mạn họa chính, đặc biệt là với thế hệ baby boom của trẻ em. Sự hiện diện của truyện tranh Nhật Bản và Đài Loan đã thách thức ngành công nghiệp địa phương.
Từ những năm 1950, thị trường mạn họa của Hồng Kông được tách biệt với Trung Quốc đại lục. Việc chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông trở về với Trung Quốc vào năm 1997 có thể biểu hiện cho một sự thống nhất của cả hai thị trường. Tuỳ thuộc vào cách mà tài liệu văn hoá được xử lý như thế nào, đặc biệt là thông qua tự kiểm duyệt, một lượng khán giả lớn hơn nhiều ở đại lục có thể có lợi cho cả hai thị trường. | 1 | null |
Côm lá hẹp (tên khoa học: Elaeocarpus angustifolius) là một loài thực vật có hoa trong họ Côm. Loài này được Carl Ludwig Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1825.
Phân bố.
Loài này là bản địa Ấn Độ (Assam, quần đảo Andaman và Nicobar), Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam, Tây Tạng, Quảng Đông?), Indonesia (Java, Tiểu Sunda, Moluccas), Malaysia bán đảo, Myanmar, Nepal, New Caledonia, Papua New Guinea, Philippines, quần đảo Solomon, Thái Lan, Vanuatu, Việt Nam, quần đảo Rotuma, quần đảo Wallis-Futuna, Australia (Queensland, New South Wales). Du nhập vào Hawaii, Samoa. | 1 | null |
Miêu tả.
Elaeocarpus floridanus là một loài thực vật có hoa trong họ Côm. Loài này được Hemsl. mô tả khoa học đầu tiên năm 1896.
Elaeocarpus floridanus còn có 1 số tên gọi khác như Florida Elaeocarpus, Florida Silverbell và Florida Quandong.
Nguồn gốc.
Nguồn gốc của Elaeocarpus floridanu bắt nguồn từ miền Đông Nam Hoa Kỳ. Nó được tìm thấy trong các khu rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
Công dụng và lợi ích.
Elaeocarpus floridanus là cây cảnh thường được trồng trong vườn hoặc công viên. Nó còn có tác dụng chắn gió và kiểm soát xói mòn hiệu quả.
Gỗ của loài cây này cũng được sử dụng làm đồ đồ nội thất, vật liệu xây dựng và nhiên liệu.
Hoa, hạt giống và cây con.
Hoa Elaeocarpus floridanus có hình chuông màu trắng với 5 cánh hoa. Hạt của cây màu đen, hạt nhỏ có ba mặt. Cây con có lá dài, nhọn và hẹp.
Trồng và nhân giống.
Elaeocarpus floridanus có thể trở thành 1 cây bụi lớn cao đến 15m.
Ta có thể nhân giống từ hạt hoặc giâm cành. Khi nhân giống bằng hạt nên gieo ở môi trường ẩm ướt, ấm áp và có mái che. Nếu giâm cành nên dùng cành gỗ bán cứng và ngâm trong đất ẩm, nhiệt độ ấm áp, vết cắt cần đặt ở nơi có mái che. | 1 | null |
Nguyễn Vĩnh Bảo (19 tháng 08 năm 1918 - 07 tháng 01 năm 2021) là nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống, nhạc sĩ trình tấu và nghệ nhân đóng đàn. Ông sinh ra tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc trong một gia đình nho học rất yêu thích đờn ca tài tử. Ông là người cải tiến đàn tranh từ 16 dây thành đàn tranh 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn.
Ông cũng nổi tiếng với tình bạn đẹp dành cho Giáo sư Trần Văn Khê. Khi vào những lúc cuối đời giáo sư Khê đã mong muốn được nghe lại tiếng đàn của ông một lần nữa.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mất ở tuổi 102 tại nhà riêng lúc 18h50 ngày 7 tháng 1 năm 2021, sau thời gian chữa bệnh già vì Ung thư dạ dày.
Sự nghiệp.
Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19 tháng 8 năm 1918 tại làng Mỹ Trà, nay thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc.
Từ năm 1955 cho đến năm 1964, ông dạy môn đàn tranh và cũng là trưởng ban nhạc cổ miền Nam tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở Sài Gòn. Ngoài ra ông cũng đã đi diễn thuyết giới thiệu và trình tấu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1972 ông cùng giáo sư Trần Văn Khê diễn tấu ghi âm đĩa "Nhạc tài tử Nam bộ" cho hãng Ocora và UNESCO tại Paris (Pháp) năm 1972.
Từ năm 1970-1972 ông là giáo sư biệt thỉnh về đàn tranh tại Đại học Illinois (Mỹ).
Năm 2003, ông xuất bản sách "Thử tự học đàn tranh" do Trung tâm Văn hóa tỉnh Long An ấn hành.
Năm 2016, tự truyện "Những giai điệu cuộc đời" do Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Thuyết Phong, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Ửng (tổng biên tập tạp chí "Kiến thức ngày nay") và Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyển (giảng viên Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh) chấp bút được phát hành.
Vinh danh.
Năm 2005, nhạc sư Vĩnh Bảo nhận giải thưởng Đào Tấn của Việt Nam tại TPHCM.
Đến năm 2008, nhạc sư Vĩnh Bảo cũng được Chính phủ Pháp tặng huy chương nghệ thuật và văn học () cấp bậc Officier.
Năm 2014, ông nhận bằng khen của Thủ tướng Việt Nam cho công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2015, ông nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh.
Tháng 5 năm 2018, ông rời Sài Gòn về quê Đồng Tháp sinh sống. Ngày 18 tháng 8 năm 2018, "Nhà trưng bày Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo – Giai điệu và Cuộc đời" được khánh thành tại quê hương Đồng Tháp của ông. | 1 | null |
Kinh tế Mông Cổ phản ánh tình hình và các hoạt động kinh tế tại quốc gia này. Kinh tế Mông Cổ có truyền thống và thế mạnh trong nông nghiệp, được biết đến nhiều bởi ngành chăn nuôi với đồng cỏ mênh mông rộng lớn và đàn gia súc còn đông hơn cả dân số của con người, trong khi đó trồng trọt không có thế mạnh vì thảo nguyên Mông Cổ có lớp đất mỏng, không dồi dào nguồn nước, thổ nhưỡng không phong phú, không phù hợp cho việc canh tác, trồng trọt. Quốc gia này cũng được chú ý bởi các hoạt động khai khoáng, hầm mỏ. Mặc dù vậy, nền kinh tế Mông Cổ cũng phụ thuộc lớn vào Trung Quốc, là đối tác xuất khẩu chính của họ.
Quy mô.
Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ. Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp. Nhờ vào nhu cầu khoáng sản không ngừng tăng của láng giềng Trung Quốc. Việc xuất khẩu khoáng sản đã giúp Mông Cổ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu (cừu Mông Cổ), dê, trâu bò, ngựa (ngựa Mông Cổ), và lạc đà hai bướu. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2006 là $2,100.
Hơn một thập kỷ trước, đất nước này xơ xác và bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của Liên Xô. Phần lớn người dân nước này, ngoài những lúc chăn nuôi gia súc và ủ men cho sữa chua, không biết làm gì khác mặc dù đất nước này có tiềm năng của những mỏ khoáng sản rộng lớn, Người Mông Cổ từ trước tới nay vốn sống trên một kho than đá, đồng và vàng khổng lồ.
Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006, và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.
Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hoá thị trường. Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô. Tuy vậy, kinh tế Mông Cổ đang trải qua thời kỳ lạm phát cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, với sự gia tăng chi phí của nhiên liệu và thực phẩm ngày càng tăng. Nga cung cấp cho Mông Cổ 95% lượng dầu khí sử dụng trong nước cũng như một con số khổng lồ về điện năng và hơn 70% xuất khẩu của Mông Cổ sang Trung Quốc đã khiến nền kinh tế Mông Cổ chịu nhiều nợ nần, phụ thuộc vào các nước láng giềng.
Công nghiệp.
Công nghiệp hiện chiếm 21.4% GDP, xấp xỉ tương đương với lĩnh vực nông nghiệp (20.4%). Các ngành công nghiệp gồm vật liệu xây dựng, khai mỏ (than, đồng, môlípđen, fluorspar, kẽm, tungsten, và vàng), dầu, thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm từ gia súc, và casơmia và sản xuất sợi tự nhiên. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ước tính ở mức 4.1% năm 2002. Khai mỏ tiếp tục phát triển như một ngành công nghiệp chính của Mông Cổ với bằng chứng ở số lượng công ty Trung Quốc, Nga và Canada có mặt và tiến hành kinh doanh tại Mông Cổ. Sản xuất thực phẩm trong nước, đặc biệt thực phẩm đóng gói đã tăng nhanh cùng tốc độ đầu tư từ các công ty nước ngoài.
Một số công ty cộng nghệ từ các quốc gia láng giềng, như Hàn Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu mở văn phòng tại Mông Cổ. Những công ty này có ý định tập trung vào phát triển phần mềm hơn là sản xuất phần cứng. Một số công ty viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ internet đã được thành lập dẫn tới sự cạnh tranh lớn trên thị trường internet và điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động như Mobicom Corporation và Magicnet, đây là những nhà điều hành điện thoại di động và ISP lớn nhất ở Mông Cổ.
Dịch vụ.
Sau những cú sốc chuyển tiếp đầu thập niên 1990, sản xuất nội địa Mông Cổ đã tăng trở lại. Theo CIA World Factbook, năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 58% GDP, với 29% lực lượng lao động và 1.488 triệu người tham gia.
Đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Nga) đã giúp làm gia tăng số lượng đường sá. Quan trọng nhất là một con đường theo hướng nam bắc dài 1000 km dẫn từ biên giới Nga ở Sükhbaatar tới biên giới Trung Quốc tại Zamyn-Üüd. Có nhiều công ty vận tải tại Mông Cổ, gồm MIAT, Aero Mongolia, và Eznis Airways.
Các sản phẩm dầu mỏ chủ yếu (80%) được nhập khẩu từ Nga, khiến Mông Cổ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ phía nhà cung cấp. Đây là một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng trên nền kinh tế của họ.
Mức sống.
Có sự chênh lệch về mức sống giữa các bộ phận dân cư. Giữa các khu nhà đổ nát và các cao ốc mới toanh, thủ đô Ulan Bator nhà của một nửa trong số 2,7 triệu dân Mông Cổ. Ulan Bator cũng vừa hoàn thành việc xây dựng công trình cao nhất thành phố, tích hợp hệ thống khách sạn với mức giá 300 USD cho một đêm. Sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phần người dân cũng song song với các vấn đề của những người không theo kịp. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng thu hút hàng nghìn nông dân từ các thảo nguyên chạy trốn mùa đông giá rét ở nông thôn. Họ đến và sống ở ngoại ô thành phố trong các khu ổ chuột đông đúc. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, điện nước thiếu thốn. Thậm chí những người thiếu may mắn phải chấp nhận qua đêm ở gầm cầu và cống thoát nước. Một số người Mông Cổ đang bắt đầu cảm nhận thấy quyền lợi của họ từ ngành công nghiệp khai khoáng. Công nhân viên chức được tăng lương tới 50%. Những người giàu có bây giờ phải đi một chiếc xế hộp hạng sang, dùng túi Louis Vuitton và sở hữu các món đồ nghệ thuật
Hiện nay, 36% người dân Mông Cổ sống dưới mức nghèo khổ, không có khả năng mua được thực phẩm cơ bản và các hàng hóa cần thiết để sinh sống và hầu như không thay đổi kể từ khi chính phủ mới thành lập từ năm 1990. Những gia đình ở đây sống chủ yếu bằng nghề nhặt lượm chai lọ nhựa, thủy tinh để mang về bán cho các trung tâm tái chế. Mỗi sáng trung bình họ nhặt được 100 chai mà họ có thể nhận lại 1000 Tugrik, tương đương với 1 USD. Với số tiền này và một chút để dành từ hôm trước, họ vào các trung tâm bán thực phẩm địa phương nơi họ sẽ không mua thức ăn mà là rượu vodka giá rẻ của Nga. Rượu giúp họ cầm cự được với cái lạnh của buổi sáng mùa đông trên cao nguyên Mông Cổ và một ngày mới của họ lại bắt đầu bằng việc thu thập vỏ chai, uống vodka, tìm kiếm thức ăn và ngủ trên những ống nước nóng.
Giải cứu tài chính năm 2017.
Mông Cổ là một quốc gia có dân số ít và trẻ, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Nền kinh tế Mông Cổ bắt đầu tăng tưởng đột biến gần đây, dựa chủ yếu vào khai thác khoáng sản, năm 2011 ước tính tăng trưởng kinh tế của Mông Cổ đạt 17%, nhưng năm 2016 thì nền kinh tế đã chạm đến đáy khi tăng trưởng chỉ còn 1% vì giá cả các loại hàng hóa sụt giảm và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - khách mua chính mặt hàng đồng và than đá xuất khẩu của nước này - giảm tốc. Đầu tư nước ngoài vào Mông Cổ cũng giảm mạnh sau vụ tranh chấp mỏ đồng Oyu Tolgoi của hãng Rio Tinto. Trước khả năng sẽ vỡ nợ, "Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều đối tác song phương khác trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc dự kiến sẽ cung cấp thêm đến 3 tỉ USD vào ngân sách và khoản hỗ trợ dự án. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thì dự kiến mở rộng chương trình hoán đổi tiền tệ 15 tỉ nhân dân tệ, tương đương 2,2 tỉ USD, với Ngân hàng Trung ương Mông Cổ thêm ít nhất ba năm nữa". Tổng cộng, gói tài trợ tài chính từ nước ngoài cho Mông Cổ vào khoảng 5,5 tỉ USD. | 1 | null |
Averrhoa carambola là một loài thực vật có hoa trong họ Chua me đất. Loài này được L. (Carl Linnaeus) mô tả khoa học đầu tiên năm 1753, khế có đầu tiên tại Ấn Độ. "Averhoa carambola" hay còn biết đến với cái tên "cây khế" và ở Việt Nam còn có sự tích "Ăn khế trả vàng". | 1 | null |
Họ Cá bám đá (danh pháp khoa học: Balitoridae) là một họ cá có kích thước nhỏ, sinh sống tại Nam Á. Đông Nam Á, và Đông Á. Họ Balitoridae gồm 99 loài. Nhiều thành viên trong họ này những loài cá cảnh phổ biến. Chúng có một số điểm tương đồng với các loài trong họ Cobitidae (một họ có họ hàng gần), chẳng hạn như nhiều râu xung quanh miệng. Không nên nhầm lẫn với các loài Loricariidae vì tuy trông tương tự nhưng đó là một họ cá da trơn.
Phần lớn các loài sống ở vùng nước suối chảy, trong và giàu oxy. Một số loài trong họ sống trong suối chảy nhanh hoặc các hay dòng nước chảy xiết và có các vây bụng biến đổi được sử dụng để bám vào đá.
Phân họ Nemacheilinae gần đây đã được tách ra thành một họ riêng biệt là Nemacheilidae, và nhiều loài và chi đã được tách ra thành họ Gastromyzontidae.
Các chi.
Các chi liệt kê dưới đây lấy theo sửa đổi năm 2012 của Kottelat: | 1 | null |
Sông Lô là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Huyện được thành lập từ ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất 3 huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa, 7 xã: Minh Phú, Tiên Phú, Trạm Thán, Chân Mộng, Vụ Quang, Liên Hoa, Phú Mỹ của huyện Phù Ninh. Riêng xã Thanh Minh của huyện Thanh Ba nhập vào thị xã Phú Thọ.
Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn của tỉnh Hà Tuyên, huyện Yên Bình và thị xã Yên Bái của tỉnh Hoàng Liên Sơn, phía Nam giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phong Châu, phía Tây giáp huyện Sông Thao.
Đơn vị hành chính của huyện Sông Lô gồm 2 thị trấn nông trường Vân Hùng, Vân Lĩnh và 80 xã: Ấm Hạ, Ấm Thượng, Bằng Doãn, Bằng Luân, Cáo Điền, Chân Mộng, Chí Đám, Chí Tiên, Chính Công, Đại An, Đại Nghĩa, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Đào Giã, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên, Đông Khê, Đông Lĩnh, Đông Thành, Đông Xuân, Gia Điền, Hà Lương, Hanh Cù, Hậu Bổng, Hoàng Cương, Hùng Long, Hùng Quan, Hương Xạ, Hữu Đô, Khải Xuân, Lang Sơn, Liên Hòa, Liên Phương, Lệnh Khanh, Lương Lỗ, Mai Tùng, Mạn Lạn, Minh Hạc, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Năng Yên, Nghinh Xuyên, Ngọc Quán, Ninh Dân, Phong Phú, Phụ Khánh, Phú Mỹ, Phú Thứ, Phúc Lai, Phương Lĩnh, Phương Trung, Phương Viên, Quảng Nạp, Quế Lâm, Sóc Đăng, Sơn Cương, Tây Cốc, Thái Ninh, Thanh Hà, Thanh Vân, Thanh Xá, Thọ Sơn, Tiên Phú, Tiêu Sơn, Trạm Thản, Vân Đồn, Vân Du, Vĩnh Chân, Vụ Cầu, Vũ Lao, Vụ Quang, Vũ Yển, Y Sơn, Yên Kiện, Yên Kỳ, Yên Luật, Yên Nội, Yển Khê.
Tháng 12 năm 1980, huyện Sông Lô được tách thành hai huyện là Đoan Hùng và Thanh Hòa; cùng lúc đó, 4 xã Trạm Thản, Tiên Phú, Liên Hòa và Phú Mỹ được trả về huyện Phong Châu | 1 | null |
Kim Anh là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau là một huyện của tỉnh Vĩnh Phú.
Địa lý.
Huyện Kim Anh có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1977, 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh hợp nhất thành huyện Sóc Sơn, khi ấy thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Từ ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn chuyển về trực thuộc thành phố Hà Nội.
Hành chính.
Huyện Kim Anh có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Xuân Hòa và 17 xã: Cao Minh, Đông Xuân, Hiền Ninh, Kim Hoa, Mai Đình, Minh Phú, Minh Trí, Nam Viêm, Ngọc Thanh, Phú Cường, Phù Lỗ, Phú Minh, Phúc Thắng, Quang Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Thanh Xuân. | 1 | null |
Đa Phúc là một huyện cũ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sau là một huyện của tỉnh Vĩnh Phú.
Địa lý.
Huyện Đa Phúc có vị trí địa lý:
Lịch sử.
Từ ngày 5 tháng 7 năm 1977, 2 huyện Đa Phúc và Kim Anh hợp nhất thành huyện Sóc Sơn, khi ấy thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Từ ngày 29 tháng 12 năm 1978, huyện Sóc Sơn chuyển về trực thuộc thành phố Hà Nội.
Hành chính.
Huyện Đa Phúc có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đức Hòa, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Nam Sơn, Phù Linh, Tân Hưng, Tân Minh, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu. | 1 | null |
Hưng Nhân là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Hưng Nhân được hợp nhất với huyện Duyên Hà thành huyện Hưng Hà và cộng thêm các xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Tây Đô, Hòa Bình, Chi Lăng của huyện Tiên Hưng (cũ) sáp nhập vào.
Hành chính.
Huyện Hưng Nhân có 29 xã: Canh Tân, Cấp Tiến, Chí Hòa, Cộng Hòa, Độc Lập, Hiệp Hòa, Hoàng Đức, Hồng Hà, Hồng Lĩnh, Hồng Phong, Kim Trung, Lam Sơn, Liên Hiệp, Minh Hòa, Minh Hồng, Minh Khai, Minh Tân, Phạm Lễ, Phúc Khánh, Tân Mỹ, Tân Sơn, Tân Tiến, Tân Việt, Thái Hưng, Thái Thịnh, Tiến Dũng, Trần Phú, Văn Lang. | 1 | null |
Duyên Hà là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Duyên Hà được hợp nhất với huyện Hưng Nhân thành huyện Hưng Hà.
Hành chính.
Huyện Duyên Hà có 10 xã: An Đình, An Đồng, Dân Chủ, Đoan Hùng, Duyên Hải, Hùng Dũng, Tam Điệp, Tam Nông, Thống Nhất, Văn Cẩm. | 1 | null |
Meir Yitzhak Halevi (Hebrew: מאיר יצחק - הלוי, sinh năm 1953 tại Jerusalem) là một chính trị gia Israel, hiện là thị trưởng thành phố Eilat.
Cuộc sống.
Halevi sinh ra tại Jerusalem vào năm 1953, quê quán ở Yemen. Ông nội của ông là Rabbi trưởng của Yemen.
Ông chuyển đến Eilat năm 1978 và điều hành một trung tâm cộng đồng và trường cao đẳng quản lý tại đây. Năm 1993, ông được bầu vào Hội đồng thành phố và thất bại trong cuộc chạy đua giành ghế thị trưởng vào năm 1998. Từ năm 1998 đến 2003, ông là lãnh đạo của phe đối lập trong Hội đồng thành phố. Ông đã thắng cuộc bầu cử địa phương vào năm 2003 và gia nhập đảng mới Kadima. Trong các cuộc bầu cử trong năm 2008, Halevi đã nhận được 50% số phiếu và do đó có thể tiếp tục cương vị thị trưởng.
Ông là một trong những người khởi xướng chương trình hành động "Thành phố không có bạo lực". | 1 | null |
Dựng cờ chiến thắng trên đảo Iwo Jima là một bức ảnh lịch sử được Joe Rosenthal chụp ngày 23 tháng 2 năm 1945. Bức ảnh ghi lại cảnh năm lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ và một y tá quân y của hải quân Hoa Kỳ dựng quốc kỳ Mỹ trên đỉnh núi Suribachi trong trận Iwo Jima thời thế chiến thứ hai.
Bức ảnh này cực kỳ nổi tiếng, đã được in trong hàng ngàn ấn bản. Nó là bức ảnh duy nhất giành giải Pulitzer cho ảnh chụp vào cùng năm nó được xuất bản. Ở Mỹ, nó được coi là một trong những hình ảnh chiến tranh có ý nghĩa và được biết đến nhiều nhất, và có thể là bức ảnh được tái bản nhiều nhất mọi thời đại.
Ba trong số năm thủy quân lục chiến trong ảnh là Harlon Block, Franklin Sousley và Michael Strank đã hi sinh trong chiến đấu sau khi dựng cờ. Ba người còn lại sống sót là hai lính thủy đánh bộ Rene Gagnon và Ira Hayes, cùng với thủy thủ John Bradley; họ đã trở thành người nổi tiếng sau khi được nhận diện trong ảnh.
Sau đó Felix de Weldon đã dùng hình tượng này để điêu khắc nên tượng đài Chiến tranh Thủy quân Lục chiến, nằm ngay cạnh nghĩa trang quốc gia Arlington ở ngoại ô thủ đô Washington, D.C. Khuôn gốc được đặt tại học viện Thủy quân Lục chiến, một học viện dự bị đại học tư nhân ở Harlingen, Texas. | 1 | null |
Phụ Dực là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, sáp nhập xã Đồng Tiến thuộc huyện Phụ Dực vào huyện Thụy Anh và đổi tên thành xã Thụy Tiến; sáp nhập hai xã Diên Hồng và Quang Vinh thuộc huyện Quỳnh Côi vào huyện Phụ Dực và chia thành 4 xã mới là: An Thọ, An Ấp, An Vinh, An Kỳ; chuyển hai xóm Tân An và Thái Học của xã Liên Phương (huyện Đông Quan) vào huyện Phụ Dực để sáp nhập với hai thôn Trung Thượng và Tràng Lữ của xã Tân Mỹ thuộc huyện Phụ Dực thành xã An Tràng.
Ngày 28 tháng 2 năm 1958, chuyển xã Thụy Tiến thuộc huyện Thụy Anh trở lại huyện Phụ Dực và đổi lại tên cũ là xã Đồng Tiến; sáp nhập hai xã An Thọ và An Kỳ vào huyện Quỳnh Côi và đổi tên xã An Thọ thành xã Quỳnh Thọ, đổi tên xã An Kỳ thành xã Quỳnh Minh.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Phụ Dực được hợp nhất với huyện Quỳnh Côi thành huyện Quỳnh Phụ.
Hành chính.
Đến năm 1969, huyện Phụ Dực có 18 xã: An Ấp, An Bài, An Cầu, An Đồng, An Dục, An Hiệp, An Khê, An Lễ, An Mỹ, An Ninh, An Quý, An Thái, An Thanh, An Tràng, An Vinh, An Vũ, Đông Hải, Đồng Tiến. | 1 | null |
Thái Ninh là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, chuyển xóm Rũ Tiên của xã Hữu Ban (huyện Tiền Hải) vào huyện Thái Ninh để sáp nhập với hai thôn Nam và Đoài của xã Thần Huống (huyện Thái Ninh) thành xã Thái Thịnh; chuyển hai xóm Thông Liệt và Vĩnh Linh của xã Đằng Giang (huyện Thái Ninh) vào huyện Đông Quan để sáp nhập với thôn Phù Xá của xã An Bình (huyện Đông Quan) thành xã Đông An.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Thái Ninh được hợp nhất với huyện Thụy Anh thành huyện Thái Thụy.
Hành chính.
Đến năm 1969, huyện Thái Ninh có 22 xã: Thái An, Thái Đô, Thái Dương, Thái Giang, Thái Hà, Thái Hòa, Thái Học, Thái Hồng, Thái Hưng, Thái Lộc, Thái Mỹ, Thái Nguyên, Thái Phúc, Thái Sơn, Thái Tân, Thái Thành, Thái Thịnh, Thái Thọ, Thái Thuần, Thái Thượng, Thái Thủy, Thái Xuyên. | 1 | null |
Thụy Anh là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, sáp nhập xã Đồng Tiến thuộc huyện Phụ Dực vào huyện Thụy Anh và đổi tên thành xã Thụy Tiến.
Ngày 28 tháng 2 năm 1958, chuyển xã Thụy Tiến thuộc huyện Thụy Anh trở lại huyện Phụ Dực và đổi lại tên cũ là xã Đồng Tiến.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Thụy Anh được hợp nhất với huyện Thái Ninh thành huyện Thái Thụy.
Hành chính.
Đến năm 1969, huyện Thụy Anh có 25 xã: Thụy An, Thụy Bình, Thụy Chính, Thụy Dân, Thụy Dũng, Thụy Dương, Thụy Duyên, Thụy Hà, Thụy Hải, Thụy Hồng, Thụy Hưng, Thụy Liên, Thụy Lương, Thụy Ninh, Thụy Phong, Thụy Phúc, Thụy Quỳnh, Thụy Sơn, Thụy Tân, Thụy Thanh, Thụy Trình, Thụy Trường, Thụy Văn, Thụy Việt, Thụy Xuân. | 1 | null |
Vũ Tiên là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Vũ Tiên được hợp nhất với huyện Thư Trì thành huyện Vũ Thư, riêng 13 xã Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình cắt sang huyện Kiến Xương.
Hành chính.
Huyện Vũ Tiên có 27 xã: Vũ An, Vũ Bình, Vũ Chính, Vũ Công, Vũ Đoài, Vũ Đông, Vũ Hòa, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp, Vũ Lạc, Vũ Lãm, Vũ Lễ, Vũ Nghĩa, Vũ Ninh, Vũ Phong, Vũ Phúc, Vũ Quý, Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Thuận, Vũ Tiến, Vũ Trung, Vũ Vân, Vũ Việt, Vũ Vinh. | 1 | null |
Thư Trì là một huyện cũ thuộc tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, huyện Thư Trì được hợp nhất với huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư.
Hành chính.
Huyện Thư Trì có 26 xã: Bách Thuận, Đông Phú, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Thuận Vi, Tiền Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Xuân Hòa. | 1 | null |
Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương (CHVGL; ) là một trường Trung học phổ thông chuyên công lập nằm ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Được thành lập vào năm 1993, đây là trường trung học phổ thông chuyên duy nhất của tỉnh Gia Lai.
Được coi là cơ sở giáo dục đi đầu của tỉnh, trường đã được ghi nhận về những thành thích học tập xuất sắc và sự đổi mới thường xuyên trong cách thức giáo dục. Nhiều học sinh trong trường đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và ngoài nước như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi khoa học – kỹ thuật. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng trường đã vươn lên và trở thành một trong những trường học dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn tỉnh và khu vực Tây Nguyên, hiện nay trường đã được công nhận lại đạt chuẩn quốc gia vào năm 2018.
Lịch sử.
Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1993 với tên gọi ban đầu là trường Trung học phổ thông chuyên tỉnh Gia Lai. Sau 5 năm thành lập, trường đổi tên thành trường Trung học phổ thông Hùng Vương, trong đó có hệ chuyên. Trải qua 10 năm thành lập, đến ngày 12 tháng 9 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ra quyết định thành lập lại trường Trung học phổ thông chuyên trên nền tảng là trường Trung học phổ thông Hùng Vương.
Sáng ngày 30 tháng 5 năm 2010, Ban Xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ khởi công tái xây dựng lại trường. Dự án trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn trên diện tích đất 16.800 m² tại vị trí cũ, gồm các hạng mục công trình chính: Nhà học lý thuyết, nhà thực hành, nhà hiệu bộ, nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ cùng trang thiết bị dạy và học, giảng đường, thư viện, phòng y tế... Dự kiến tổng mức đầu tư xấp xỉ 76,5 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, thời gian thực hiện từ năm 2009 đến 2012 (phân chia thành 3 giai đoạn).
Mô hình đào tạo.
Cơ cấu tổ chức.
Trường được tổ chức với mô hình ban giám hiệu điều hành và quản lý chung với Hiệu trưởng là cô Lê Thị Thu (thạc sĩ Ngữ văn) và các Phó Hiệu trưởng bao gồm:
Hệ thống giáo viên của trường được chia làm các tổ chuyên môn. Các tổ chuyên môn gồm: Toán, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử – Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Sinh học, Địa lí, Thể dục – Giáo dục Quốc phòng An ninh, Vật lí, Hóa học và các tổ Giáo vụ, Văn phòng.
Tuyển sinh.
Kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường thường được tổ chức vào đầu tháng 6 hằng năm, ngoại trừ năm học 2020–2021 vì những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam mà công tác tuyển sinh của trường được dời lại đến giữa tháng 7. Thông thường trường tuyển 465 chỉ tiêu, bao gồm hệ chuyên tuyển 11 lớp với 385 học sinh và hệ không chuyên tuyển 2 lớp với 80 học sinh. Việc tuyển sinh chia thành 2 vòng, sơ tuyển và thi tuyển. Các thí sinh phải trải qua các môn thi gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn chuyên. Nếu môn chuyên là các môn trên, các thí sinh phải làm môn này 2 bài thi, 1 bài thi không chuyên và 1 bài thi chuyên có mức yêu cầu cao hơn.
Học sinh.
Hoạt động ngoại khoá.
Trường Trung học phổ thông chuyên Hùng Vương gồm nhiều hội nhóm câu lạc bộ đang hoạt động. Đây là những tổ chức học sinh được Đoàn trường giám sát, được đánh giá là có rất nhiều hoạt động ý nghĩa trong năm học, góp phần hình thành và rèn luyện nhiều kỹ năng sống tích cực, phát huy tinh thần tự học hỏi sáng tạo và trải nghiệm, từ đó giúp cho các em phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và năng lực xã hội.
Hằng năm, trường thường tổ chức một cuộc thi có tên "Huyền thoại Vua Hùng" nhằm tuyển chọn những học sinh xuất sắc tham dự chương trình "Đường lên đỉnh Olympia". | 1 | null |
Hạc Trì là một huyện cũ thuộc tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Địa bàn huyện Hạc Trì gần tương ứng với thành phố Việt Trì hiện nay.
Lịch sử.
Huyện Hạc Trì được thành lập vào năm 1900 trên cơ sở tách một phần đất đai của hai huyện Sơn Vi và Phù Ninh. Khi mới thành lập, huyện có có 4 tổng, 30 làng.
Ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì tại đây.
Năm 1927, chính quyền thực dân Pháp cắt làng Sơn Vi về phủ Lâm Thao. Toàn huyện lúc này có 4 tổng với 32 làng:
Ngày 7 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 240-TTg sáp nhập thị trấn Bạch Hạc thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc về thị trấn Việt Trì và chuyển thành thị xã Việt Trì.
Ngày 2 tháng 1 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 003-TTg sáp nhập ba xã: Chính Nghĩa, Sông Lô, Trưng Vương của huyện Hạc Trì vào thị xã Việt Trì.
Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 65-CP thành lập thành phố Việt Trì trực thuộc tỉnh Phú Thọ trên cơ sở thị xã Việt Trì và 4 xã: Lâu Thượng, Minh Khai, Minh Phương (trừ xóm Minh Phú), Tân Dân thuộc huyện Hạc Trì. Cùng năm, giải thể huyện Hạc Trì, địa bàn sáp nhập vào thành phố Việt Trì và hai huyện Lâm Thao, Phù Ninh.
Từ đó, huyện Hạc Trì không còn tồn tại. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.