text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Quảng Nghĩa là một thị xã cũ của tỉnh Nghĩa Bình, Việt Nam. Thị xã được thành lập vào năm 1975 trên cơ sở hợp nhất thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa. Phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh (ranh giới là sông Trà Khúc), phía Nam giáp 2 huyện Mộ Đức và Nghĩa Minh, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Sơn Hà. Khi hợp nhất, thị xã Quảng Nghĩa có 4 phường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và 13 xã: Nghĩa An, Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộ, Nghĩa Phương, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung. Ngày 24 tháng 3 năm 1979, chia xã Nghĩa Lộ thành hai xã lấy tên là xã Nghĩa Phú và xã Nghĩa Chánh. Ngày 23 tháng 4 năm 1979, đổi tên xã Nghĩa Phú thành xã Nghĩa Lộ. Như vậy, đơn vị hành chính của thị xã Quảng Nghĩa gồm 4 phường: Nguyễn Nghiêm, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Trần Hưng Đạo và 14 xã: Nghĩa An, Nghĩa Chánh, Nghĩa Điền, Nghĩa Dõng, Nghĩa Hà, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Lộ, Nghĩa Phương, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung. Ngày 24 tháng 8 năm 1981, thị xã Quảng Nghĩa được chia lại thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa: Cũng trong năm này, huyện Nghĩa Minh được tách thành 2 huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long, huyện Phước Vân được tách thành 2 huyện là Tuy Phước và Vân Canh, huyện Hoài Ân được tách thành 2 huyện là Hoài Ân và An Lão, huyện Tây Sơn được tách thành 2 huyện là Tây Sơn và Vĩnh Thạnh.
1
null
Phước Vân là một huyện cũ của tỉnh Nghĩa Bình, Việt Nam, tồn tại từ cuối năm 1975 đến năm 1981. Cuối năm 1975, huyện Vân Canh và huyện Tuy Phước hợp nhất thành huyện Phước Vân. Địa lý. Huyện Phước Vân có vị trí địa lý: Hành chính. Huyện Phước Vân có 16 xã: Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Liên, Canh Thuận, Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Long, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Thuận. Lịch sử. Ngày 24 tháng 8 năm 1981, huyện Phước Vân được tách thành 2 huyện Tuy Phước và Vân Canh: Cũng trong năm này, huyện Nghĩa Minh được tách thành 2 huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long, thị xã Quảng Nghĩa được tách thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa, huyện Hoài Ân được tách thành 2 huyện là Hoài Ân và An Lão, huyện Tây Sơn được tách thành 2 huyện là Tây Sơn và Vĩnh Thạnh.
1
null
Quân đội Ả Rập Xê Út hay Lực lượng Vũ trang Ả Rập Xê Út () là lực lượng quân sự của Ả Rập Xê Út. Quân đội gồm 5 nhánh chính là: Lục quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út, Hải quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út, Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út, Phòng không Hoàng gia Ả Rập Xê Út và Lực lượng Tên lửa Chiến lược Hoàng gia Ả Rập Xê Út. Quân đội Ả Rập Xê Út do Bộ Quốc phòng quản lý. Ngoài ra còn có 3 nhánh vũ trang khác nhưng không thuộc Bộ Quốc phòng là: Vệ binh Quốc gia Ả Rập Xê Út (thuộc Bộ Vệ binh Quốc gia, là lực lượng dân quân), Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia Ả Rập Xê Út (chịu sự chỉ huy trực tiếp của Vua Ả Rập Xê Út, là lực lượng cảnh vệ và an ninh của hoàng gia) và Biên phòng Ả Rập Xê Út (thuộc Bộ Nội vụ). Quân đội Ả Rập Xê Út có tổng cộng khoảng 127.000 lính. Năm 2017 theo phỏng đoán, Lục quân có 75.000 lính; Không quân có 20.000 lính; Hải quân có 13.500 lính; Phòng không có 16.000 lính; Lực lượng Tên lửa Chiến lược có 2.500 lính và cảnh vệ quốc gia có 75.000 lính và 25.000 dân quân của các bộ tộc.
1
null
Catch Me If You Can là một bộ phim theo thể loại hình sự phá án, có mang tính chất hài hước (crime comedy-drama) dựa theo câu chuyện có thật về tiểu sử của Frank Abagnale (do Leonardo DiCaprio thủ vai) - người được biết đến là siêu lừa đảo trẻ tuổi nhất nước Mỹ, và cuộc truy tìm không ngừng nghỉ của Carl Hanratty (do Tom Hanks thủ vai) - một nhân viên FBI bên bộ phận phòng chống lừa đảo ngân hàng. Bộ phim được đạo diễn bởi Steven Spielberg cùng dàn diễn viên Tom Hanks, Leonardo DiCaprio, Christopher Walken, Martin Sheen, Amy Adams, Nathalie Baye... Tóm tắt. Sớm rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị, mọi thứ sụp đổ hoàn toàn với cậu thanh niên 16 tuổi. Frank bỏ nhà mang theo chí hướng của đời mình: bằng mọi cách phải kiếm thật nhiều tiền, để giành lại những gì mình đã mất, và cho cả người bố đáng thương - người mà Frank vô cũng yêu mến và kính phục. Từ 1964 đến 1967, Frank Abagnale đã giả danh Phi công của hãng hàng không Pan American World Airways, mạo nhận là Giám đốc khoa nhi tại bệnh viện Georgia, thậm chí còn là Trợ lý chánh án tại toà án tối cao bang Louisiana. Ngoài ra Frank còn ký hơn 4 triệu USD ngân phiếu giả ở tổng cộng 50 bang nước Mỹ và 26 nước trên thế giới. Tất cả được thực hiện khi cậu chưa đầy 19 tuổi. Frank cuối cùng bị bắt tại Montrichard, quê ngoại của cậu ở Pháp, vào năm 1969 và bị giam ở nhà tù Perpignan. Cậu được Carl Hanratty cùng cộng sự dẫn độ về Mỹ, và bị chịu kết án 12 năm tại nhà tù liên bang về nhiều tội danh giả mạo. Tuy nhiên với tài năng của mình, Frank đã được FBI trọng dụng. Vào năm 1974, cậu được mãn hạn tù với điều kiện phải cam kết phối hợp với các nhà chức trách liên bang điều tra tội phạm lừa đảo. Sau này Frank được coi là người đi tiên phong trong lĩnh vực tội phạm tài chính trên thế giới và là chủ sở hữu thiết kế của nhiều thiết bị soi ngân phiếu giả. Một điều thú vị đó là Frank và Carl tiếp tục trở thành bạn thân cho đến tận ngày nay. Bộ phim dựng lại quá trình trượt dài trên con đường phạm pháp của một "tài hoa giả mạo" vô tiền khoáng hậu. Với năng khiếu của mình, Frank có thể giúp ích rất nhiều cho đời, tiếc rằng anh lại đi vào con đường lừa đảo không lối thoát và muốn vươn lên nhanh chóng theo nguyên lý "con chuột trong hũ bơ" của ông bố ranh mãnh. Nó cũng phản ánh một lối giáo dục thiển cận, gieo hạt đắng làm sao hái quả ngọt, những bài học ma mãnh đầu đời của Frank đều được vô tình học hỏi qua người bố. Giải thưởng. "Catch Me If You Can" được đề cử 2 giải Oscar vào năm 2003 cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Nhân vật người cha của Frank, do Christopher Walken thủ vai) và Nhạc phim xuất sắc nhất (John Williams). Ngoài ra bộ phim còn nhận được 31 giải thưởng cùng đề cử khác nhau tại nhiều liên hoan phim trên thế giới.
1
null
Kim Chaek (Hangul: 김책, Hanja: 金策, phiên âm Hán Việt: "Kim Sách"; 14 tháng 8 năm 1903 - 31 tháng 1 năm 1951) từng là một tướng lĩnh và chính khách Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Được sinh ra ở Sŏngjin, năm 1927 Kim Chaek đã gia nhập quân du kích chống Nhật Bản chiếm đóng, ông đã chiến đấu bên cạnh Kim Nhật Thành tại Mãn Châu. Năm 1932, ông tham gia quân Cách mạng Nhân dân Triều Tiên. Ông đã chạy sang Liên Xô để thoát khỏi sự đàn áp quân du kích của Nhật năm 1940. Ông đã sống ở Khabarovsk, nơi ông gặp lại Kim Nhật Thành và hình thành nên lữ đoàn đặc biệt số 88. Ông đã trở lại Triều Tiên với quân Liên Xô. Ông được chỉ định làm phó bí thư thứ hai thường vụ đảng Lao động Triều Tiên. Kim Chaek trở thành bộ trưởng công nghiệp và phó thủ tướng dưới thời Kim Chính Nhật năm 1948. Trong chiến tranh Triều Tiên ông là chỉ huy quân đội Bắc Triều Tiên ở tiền tuyến. Kim Chaek đã bị thanh trừng khi bị quy trách nhiệm cho thất bại trong trận đánh Nhân Xuyên. Ông qua đời tháng 1 năm 1951. Vinh danh sau khi chết. Sau khi ông qua đời, huyện Haksong nơi ông sinh ra được sáp nhập với thành phố láng giềng Songjin và được đổi tên thành thành phố Kimchaek để tưởng nhớ ông. Trường Đại học Công nghệ Kim Chaek, khu liên hợp sắt thép Kim Chaek và sân vận động nhân dân Kim Chaek. cũng được đặt tên theo ông. Ông được truy phong "giải thưởng Thống nhất Quốc gia" của Bắc Triều Tiên năm 1998..
1
null
Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel (10 tháng 1 năm 1813 tại Berlin – 11 tháng 8 năm 1885 tại Brandenburg) là một Thượng tướng Bộ binh và Kinh nhật giáo sĩ ("Domherr") vùng Brandenburg của Phổ. Ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), trong đó ông đã phòng ngự thành công trước các lực lượng đông đảo của Pháp trong vòng vài tiếng đồng hồ ở trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8, và thể hiện sự quyết đoán của mình trong trận Beaune-la-Rolande vào ngày 28 tháng 11 năm 1870. Cuộc đời và sự nghiệp. Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel sinh vào tháng 1 năm 1813, trong gia đình quý tộc lâu đời von Stülpnagel vùng Uckermark. Là con trai của Trung tướng Ferdinand Wilhelm Wolf von Stülpnagel (1781 – 1839), ông đi học tại Trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") Königsberg, nơi thân phụ ông đóng quân trên cương vị là một Trung đoàn trưởng. Ông sớm nhập ngũ quân đội Phổ ở tuổi 16 khi gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 3 vào ngày 1 tháng 5 năm 1829, tại đây ông được phong cấp Chuẩn úy ("Portepeefähnrich"), rồi được thăng quân hàm Thiếu úy vào ngày 21 tháng 2 năm 1831. Trong trung đoàn của mình, ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá Tiểu đoàn II vào năm 1834, rồi được cắt cử vào làm giảng viên của đội Thiếu sinh quân Berlin vào năm 1838. Tại đây, ông dạy các môn trong đó có Thể dục. Hai năm sau (1840), ông được lên cấp hàm Trung úy ở Berlin. Năm sau (1841), vào ngày 3 tháng 11, ông thành hôn với Cäcilie von Lossau (15 tháng 4 năm 1809 – 27 tháng 3 năm 1886), con gái của Trung tướng Johann Friedrich Constantin von Lossau. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông một người con trai là Ferdinand Wolf Konstantin Karl vào năm 1842. 5 năm sau, vào tháng 2 năm 1847, ông xin được gia nhập quân đội Schleswig-Holstein nhưng bị từ chối, song vào ngày 27 tháng 3 năm đó ông được thăng hàm Đại úy, đồng thời được chuyển sang phục vụ các lực lượng tiền tuyến với chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh số 24 ở Neuruppin. Ông đã tham gia trấn áp các cuộc bạo động vào năm 1848 tại Berlin, nơi ông giành lại xưởng đúc vũ khí bị phe nổi dậy chiếm giữ, rồi tại vùng Pfalz và Baden vào năm 1849. Sau những cuộc binh lửa này, đơn vị của ông lập đồn trú tại Spandau. Sau khi ông được lên quân hàm Thiếu tá và lãnh nhiệm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn số 35 (số 1 Dân quân) tại Wriezen vào ngày 4 tháng 3 năm 1854, Tiểu đoàn Dân quân này được điều về Berlin vào năm 1855. Hai năm sau, ông được đổi vào Bộ Tham mưu của Quân đoàn IV, tại đây ông được lãnh chức Tham mưu trưởng vào năm 1858 và được lên cấp Thượng tá vào ngày 31 tháng 5 năm 1859. Tiếp theo đó, ngày 29 tháng 10 năm 1859, ông được nhậm chức Tham mưu trưởng Quân đoàn III ở kinh đô Berlin, sang năm sau (1866) Vương thân Friedrich Karl Nikolaus thụ phong Tư lệnh của quân đoàn này. Từ đây, một tình bạn suốt đời giữa hai người đã được khởi đầu và họ cùng nhau tiến hành một số cải cách. Trên cương vị này, von Stülpnagel được phong cấp hàm Đại tá vào ngày 18 tháng 10 năm 1861. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1863, ông được ủy nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh số 41 (số 5 Đông Phổ) tại Thorn và Strasburg (Tây Phổ) vào ngày 21 tháng 6 năm 1864, ông được bổ nhiệm làm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 2, sau đó ông lại được điều vào Bộ Tham mưu của Quân đoàn III vào ngày 10 tháng 12 năm 1864. Tại đây, ông được thăng cấp hàm Trung tướng vào ngày 18 tháng 6 năm 1865. Không lâu trước khi cuộc chiến tranh với Áo vào năm 1866, tướng von Stülpnagel lãnh chức Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần ("Oberquartiermeister") trong Bộ Tham mưu của Tập đoàn quân I (Quân đoàn II, III và IV). Vì những thành tích của mình trong cuộc chiến, ông được phong tặng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ. Sau khi chiến tranh chấm dứt với thắng lợi của Phổ, ông được giao chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 44 ở Kassel vào ngày 30 tháng 10 năm 1866. Tiếp theo đó, ông được lên cấp hàm Trung tướng, đồng thời lãnh nhiệm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh số 5 tại Frankfurt an der Oder vào ngày 16 tháng 7 năm 1867 theo đề xuất cá nhân của Vương thân Friedrich Karl bạn ông. 3 năm sau, ông chỉ huy sư đoàn của mình như một phần thuộc biên chế của Quân đoàn III trong Tập đoàn quân II tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong trận Mars-la-Tour đẫm máu vào ngày 16 tháng 8 năm 1870, sư đoàn dưới quyền ông phải đối mặt với các lực lượng đông gấp vài lần của Pháp, nhưng ông đã cầm cự được hàng tiếng đồng hồ cho đến khi viện binh đến. Cuộc phòng ngự của ông là một trong những chìa khóa dẫn đến thắng lợi chiến lược của người Đức trong cuộc chiến và tạo điều kiện cho việc bao vây cô lập Tập đoàn quân Rhine của Pháp tại pháo đài Metz. Sau khi trận chiến kết thúc, ông báo cáo cho cấp trên của mình: Trong trận thư hùng ở Mars-la-Tour, ông bị thương do trúng một mảnh đạn ở chân và một con ngựa cưỡi của ông bị bắn gục. Bất chấp hậu quả của vết thương và căn bệnh thấp khớp, ông cùng với sư đoàn của mình tiếp tục tham gia cuộc vây hãm Metz cho đến khi quân Pháp trong pháo đài này đầu hàng vào ngày 27 tháng 10 năm 1870. Phải đến thời điểm này, ông mới đến Wiesbaden để chữa trị. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, trước những diễn biến mới của cuộc chiến, ông trở lại Pháp và chỉ huy sư đoàn của mình tham chiến trong trận Beaune-la-Rolande vào ngày 28 tháng 11, tại đó ông đã quyết định đến thắng lợi của quân Phổ bằng một đòn tấn công mồi nhử để cứu rỗi Quân đoàn X đang chịu áp lực nặng nề. Quân đoàn X chính là lực lượng mà Quân đoàn III trong đó có Sư đoàn số 5 của ông phải đội ơn vì đã cứu viện kịp thời ở trận Mars-la-Tour. Trận chiến Beaune-la-Rolande đã chứng tỏ lòng dũng cảm và tinh thần chủ động của tướng von Stülpnagel. Là lực lượng tiếp viện cuối cùng cho Quân đoàn X, Sư đoàn số 5 của ông nhận lệnh phòng ngự tại các vị trí được giao ở hậu tuyến trong mọi trường hợp, nhưng trái lại ông đã tung một đòn tiến công và xoay chuyển thế trận với thuận lợi cho phía Đức. Sau đó, sư đoàn của ông cũng tham gia trận Orléans lần thứ hai và đầu tháng 12. Nhưng đặc biệt quan trọng và quyết định hơn là những thành tích của ông trong các cuộc giao chiến vào đầu tháng 1 năm 1871, kết thúc với cuộc đánh chiếm Le Mans và sự thất bại hoàn toàn của Tập đoàn quân Loire do Cộng hòa Pháp thành lập. Để tưởng thưởng công trạng của ông trong chiến dịch, ông đã được nhận nhiều phần thưởng trong đó có Bó sồi đính kèm Huân chương Quân công, Ngôi sao Tư lệnh Huân chương Vương tộc Hohenzollern với Thanh kiếm, và được ban thưởng 10 vạn thaler. 2 năm sau (1873), ông được trao tặng Huân chương Chiến công của Vương quốc Württemberg. Sau đại thắng của người Đức trong chiến tranh, ông thoạt tiên trở về đồn binh cũ của mình, trước khi được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn XIII của Vương quốc Württemberg tại Stuttgart vào ngày 18 tháng 10 năm 1871. Ở đây, ông được phong cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào ngày 2 tháng 9 năm 1873. Tại Stuttgart, ông thực hiện trọng trách tái cấu trúc các đơn vị quân đội Württemberg theo mô hình của Phổ. Nhưng ông chỉ đảm nhiệm chức vụ này cho đến ngày 24 tháng 12 năm 1873, khi mà ông được điều về làm Thống lĩnh quân đội ở Berlin và Chỉ huy trưởng lực lượng Hiến binh ("Landesgendarmerie"). Ông thực hiện nhiệm vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào ngày 16 tháng 10 năm 1875. Ông đã được phong chức Trưởng Đại tá ("Chef") của Trung đoàn Bộ binh số 48 tại Küstrin, một phần thuộc biên chế của sư đoàn mà ông đã chỉ huy kể từ năm 1867 cho đến 1871. Wolf Louis Anton Ferdinand von Stülpnagel từ trần vào ngày 11 tháng 8 năm 1885. 11 năm sau (1899), con trai ông là tướng Ferdinand Wolf Konstantin Karl được lãnh chức Tướng tư lệnh Quân đoàn V. Vinh danh. Trung đoàn Bộ binh số 48 (số 5 Brandenburg) đã được Đức hoàng Wilhelm đặc tên là "von Stülpnagel". Thành phố Frankfurt am Main đã phong cho ông danh hiệu Công dân Danh dự ("Ehrenbürger"). Tại Küstrin và Berlin-Westend có những con đường được đặt theo tên ông.
1
null
Trương Nhung (, , tiếng Anh: Jung Chang, sinh 25 tháng 3 năm 1952) là một nhà văn quốc tịch Anh sinh tại Trung Quốc và hiện đang sống ở Luân Đôn. Bà nổi tiếng với tự truyện viết về gia đình mình "Wild Swans" đã bán trên 10 triệu bản khắp thế giới nhưng bị cấm tại Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Cuốn tiểu sử Mao Trạch Đông dày 832 trang, "", của bà viết cùng chồng là sử gia Anh Jon Halliday đã được xuất bản tháng 6 năm 2005. Cuộc sống ở Trung Quốc. Trương Nhung sinh ra tại Nghi Tân, Tứ Xuyên ngày 25 tháng 3 năm 1952. Cha mẹ bà là viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và cha của bà là người đam mê văn chương. Từ khi còn nhỏ bà đã có tình yêu với việc đọc và viết, sáng tác thơ văn. Là cán bộ Đảng, gia đình bà có cuộc sống tương đối tốt. Cha mẹ bà lao động cần cù và cha bà là một tuyên truyền viên có uy tín tại địa phương. Ông là "cán bộ cấp 10", có nghĩa rằng ông là một trong 20.000 cán bộ quan trọng bậc nhất của Trung Quốc. Đảng Cộng sản cấp cho gia đình bà một chỗ ở trong khu nhà có tường bao và được canh gác, một người giúp việc, một tài xế, cùng với một vú nuôi cho năm anh chị em của bà. Những đặc quyền này là phi thường tại Trung Quốc những năm 1950 còn rất nghèo khó.
1
null
Gonzalo Damian Marronkle (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1984 tại Córdoba, Argentina) là cựu cầu thủ bóng đá người Argentina. Anh bắt đầu sự nghiệp với Lanús trước khi chuyển sang các câu lạc bộ khác như Los Andes và Defensa. Năm 2004, anh chuyển đến Bồ Đào Nha tới FC Porto nhưng không tạo được ảnh hưởng và chơi cho các câu lạc bộ thấp hơn của Bồ Đào Nha như Marco và Chaves trước khi chuyển đến Portimonense, nơi anh là tiền đạo và mối đe dọa bàn thắng. Thành tích. V-League:
1
null
Mathieu Valbuena (; sinh ngày 28 tháng 9 năm 1984) là cầu thủ bóng đá thuộc câu lạc bộ Olympiakos. Anh tuy nhỏ con nhưng nổi tiếng bởi kỹ thuật khéo léo, tốc độ cao và có tài sút xa. Cổ động viên của Marseille thường gọi anh bằng biệt danh "xe đạp nhỏ". Thống kê sự nghiệp. Câu lạc bộ. "Chú thích"
1
null
Eduard Ernst Friedrich Hannibal Vogel von Fal(c)kenstein (5 tháng 1 năm 1797 – 6 tháng 4 năm 1885) là một Thượng tướng Bộ binh của Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864, Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và được giao nhiệm vụ phòng ngự bờ biển Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Bên cạnh những thắng lợi của ông trên cương vị là Tư lệnh Tập đoàn quân phía Tây trong chiến dịch năm 1866, ông thường bất đồng với Bộ Tổng tham mưu trong đường lối chiến lược của mình và điều đó dẫn đến việc ông bị thế chức bởi tướng Edwin von Manteuffel. Nhà sử học Gustave L. M. Strauss vào thế kỷ 19 ca ngợi ông là một trong những lãnh đạo hàng đầu của công cuộc thống nhất nước Đức, và là "nhà chiến lược vĩ đại và sĩ quan tham mưu tài ba nhất của quân đội Phổ và Đức không thể chối cãi" sau Moltke; tuy nhiên, một số nhà sử học nhà sử học quân sự đương đại có đánh giá trái ngược về ông, trong số đó có tác giả Hoa Kỳ Geoffrey Wawro nhìn nhận ông như một trong những người "có vinh dự là viên tướng xoàng nhất của quân đội Phổ". Gia đình. Vogel von Falckenstein sinh ra tại Breslau ở tỉnh Schlesien vào tháng 1 năm 1797, là con trai của Hannibal Vogel von Falckenstein (1750 – 1808). Vào ngày 9 tháng 4 năm 1829, ông thành hôn với Luise Gärtner (21 tháng 1 năm 1813 tại Berlin – 24 tháng 8 năm 1892 tại điền trang Dolzig) ở Treuenbrietzen. Người con trai trưởng, Maximilian, cũng theo đuổi sự nghiệp quân sự và trở thành Thượng tướng Bộ binh Phổ. Cuộc đời. Thân phụ của Falckenstein, một cựu Thiếu tá quân đội Phổ, mất sớm vào năm 1808, khiến cho tình cảnh gia đình ông trở nên vô cùng khó khăn. Người mẹ góa bụa của ông không có điều kiện kinh tế để cho con đi học, nên buộc phải nhờ sự giúp đỡ của một thân quyến trong gia đình là Vương công-Tổng giám mục của Breslau lúc bấy giờ. Vị giáo sĩ cấp cao sẵn lòng nuôi dạy Falckenstein, nhưng với một điều kiện duy nhất là ông phải theo học giáo lý, cái mà Falckenstein hoàn toàn không ưa thích. Tuy nhiên, do không còn con đường nào khác, ông đành chấp nhận và học giáo lý một cách chú tâm và cần mẫn, để chuẩn bị trở thành một tăng lữ trong tương lai. Nhưng, đúng vào thời điểm này, một biến cố lịch sử đã diễn ra và làm thay đổi hoàn toàn định hướng của ông: năm 1813, nhân dân Phổ khởi nghĩa trên khắp cả nước chống lại sự thống trị của người Pháp. Dù khi ấy chỉ mới 16 tuổi, Falckenstein nghĩ rằng mình là một người Phổ và là con của một người lính. Vì vậy, ông quyết tâm phải tham gia cuộc Chiến tranh Giải phóng. Mong muốn gia nhập quân đội của ông đã gặp phải sự ngăn cản hết sức quyết liệt từ phía vị Giám mục và bà mẹ, nhưng cuối cùng, gia đình phải miễn cưỡng cho ông nhập ngũ. Song, những khó khăn khác lại đến với ông: Falckenstein nhìn trông ốm yếu, bệnh tật và vì vậy hết quân đoàn này đến quân đoàn khác đều từ chối đơn xin gia nhập của ông. Cuối cùng, Đại tá von Klüx, một người bạn cũ của cha ông, cảm thấy thương Falckenstein, bèn chấp nhận cho ông nhập ngũ với tư cách là lính bộ binh nhẹ ("Jäger") tình nguyện trong một tiểu đoàn phóng lựu Tây Phổ thuộc lữ đoàn của von Klüx. Ngay sau khi vào lính, Falckenstein đã thể hiện lòng dũng cảm của mình trong chiến đấu. Ông tham gua trận Bautzen và sau trận Katzbach vào năm 1813, ông được phong cấp Chuẩn úy ngày 11 tháng 8. Tiếp theo đó, ông chiến đấu ở Bischofswerda, nơi ông thể hiện sự quyết đoán của mình, và trong ngày hôm sau ông tham chiến tại Potschaplitz. Do chiến đấu tốt trong trận giao chiến này, ông được lên cấp hàm Thiếu úy vào ngày 8 tháng 12 năm 1813. Sau khi Blücher vượt sông Rhein trong đêm ngày Tết Dương lịch 1814, Falckenstein luôn thể hiện tài năng của mình trong các trận đánh, nhất là trận Montmirail vào năm 1814, khi mà mọi sĩ quan của tiểu đoàn đều tử trận và quyền chỉ huy tiểu đoàn thuộc về ông. Sau trận đánh này, ông được phong quân hàm Thiếu úy và được phong tặng Huân chương Thập tự Sắt cao quý. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1814, Trung đoàn Phóng lựu Hoàng đế Franz được thành lập và tiểu đoàn của ông cũng gia nhập biên chế trung đoàn này. Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, dĩ nhiên là không ai còn nói về việc đào tạo ông thành một tăng lữ nữa. Tuy nhiên, có một điều mà Falckenstein quan ngại sâu sắc: ông hầu như chưa được huấn luyện quân sự và chưa có mọi kiến thức về kỹ thuật quân sự. Vì vậy, ông dốc sức học tập nghệ thuật và khoa học quân sự về mọi mặt, và những nỗ lực của ông đã thành công khi mà ông được cử vào Cục Đo đạc Địa hình của Bộ Tổng tham mưu vào năm 1822. Ông cũng vài lần vào phục vụ Bộ Tổng tham mưu. Trong thời gian làm việc ở Cục Đo đạc Địa hình, ông bất chợt nhận ra rằng mình có khiếu hội họa và thiết kế, và ông đã ra sức phát huy tài năng này. Trong đó, ông đặc biệt chú trọng vẽ tranh sơn dầu. Một số bức vẽ đẹp của ông đã gây sự chú ý và cảm tình của Thái tử Phổ khi ấy, tức vua Friedrich Wilhelm IV về sau này, đối với ông. Về sau này, vị Thái tử đã hạ lệnh cho Falckenstein thành lập Học viện Vẽ trên thủy tinh Hoàng gia và ông là Chủ tịch học viện này trong một khoảng thời gian. Hình vẽ trang trí cửa sổ Nhà thờ Thánh Maria gần Danzig được coi là một điển hình cho khả năng hội họa của ông. Vào ngày 30 tháng 3 năm 1821, ông được thăng cấp Trung úy, sau đó ông được lên cấp hàm Đại úy vào ngày 5 tháng 10 năm 1829. Tiếp theo đó, vào ngày 26 tháng 3 năm 1841, ông được phong hàm Thiếu tá và ban đầu ông được giao chỉ huy Tiểu đoàn Trừ bị Cận vệ. 7 năm sau (1848), ông chỉ huy Tiểu đoàn I thuộc Trung đoàn Phóng lựu Hoàng đế Franz cũ (mà ông đã trở lại vào ngày 1 tháng 7 năm 1843) tham gia giao chiến trên đường phố Berlin trong cuộc Cách mạng Tháng Ba, và bị thương. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản ông đến Holstein tham gia cuộc Chiến tranh Schleswig lần thứ nhất, và lãnh chức Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn Bắn súng trường Cận vệ. Với tiểu đoàn này và 3 đội kỵ binh thuộc Trung đoàn Khinh kỵ binh số 3, ông đã dẹp tan cuộc nổi dậy ở vùng Niederlausitz. Sau khi được thăng hàm Thượng tá, ông được ủy nhiệm làm Tham mưu trưởng của Quân đoàn III vào năm 1850. Năm sau (1851) Falckenstein lên quân hàm Đại tá, sau đó ông đương phong cấp Thiếu tướng vào năm 1855. Ông giữ chức Trưởng khoa Kinh tế Quân sự kể từ năm 1856 cho đến năm 1858. Năm 1858, ông được thăng cấp hàm Trung tướng, và thoạt tiên ông được giao chỉ huy Sư đoàn số 5 tại Frankfurt an der Oder vào ngày 3 tháng 7, sau đó đổi sang Sư đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 ở kinh đô Berlin ngày 29 tháng 1 năm 1863. Chiến tranh Đức-Đan Mạch và Chiến tranh Áo-Phổ. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch, Vogel von Falckenstein đảm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng quân đội liên minh Áo-Phổ đồng thời là tư lệnh một quân đoàn Phổ dưới sự chỉ huy tối cao của Thống chế Friedrich Graf von Wrangel, và được tặng thưởng Huân chương Quân công vào ngày 22 tháng 4 năm 1864. Sử gia Strauss vào thế kỷ 19 không tiếc lời ca ngợi tài nghệ của Falckenstein trong chiến dịch này, tuy nhiên theo nhà sử học đương đại Wawro, khả năng chỉ huy tầm thường của Wrangel cùng với Falckenstein đã làm rối bời cuộc tấn công của Phổ vào Schleswig. Sử gia Michael Howard cho biết, họ bác bỏ lời khuyên của tướng Helmuth von Moltke rằng quân Đan Mạch phải bị bao vây và tiêu diệt tại các vị trí tiền tiêu trước khi có thể rút về những hòn đảo xa xôi. Sau ba tháng giao tranh không có kết quả, trước sự thúc giục của tướng Edwin Freiherr von Manteuffel đối với Bộ trưởng Chiến tranh Phổ, Albrecht von Roon, ông bị thế chức bởi tướng Helmuth von Moltke vào ngày 30 tháng 4 năm 1864, trong khi Vương thân Friedrich Karl thay thế Wrangel chỉ huy liên quân. Ông được đổi làm Thống đốc Jutland và đánh thọc đến eo biển Lymfjord. Sau đó, ông giữ chức Tư lệnh Quân đoàn VII từ ngày 21 tháng 11 năm 1864 cho đến ngày 29 tháng 10 năm 1866, và được thăng cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào năm 1865. Sau khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ vào năm 1866, Falckenstein được vua Wilhelm I giao chỉ huy các lực lượng Phổ ở miền Tây Đức, nói cách khác là Tập đoàn quân phía Tây nhỏ bé. Trong khi quân chủ lực của Phổ bao gồm 3 tập đoàn quân tấn công Sachsen và Böhmen để chống nhau với Đế quốc Áo, các lực lượng Falckenstein của phải đối phó với các đồng minh của Áo: phía bắc sông Main có quân đội Hannover và Hesse-Kassel, trong khi phía nam sông Main có quân đội Bayern, Baden, Württemberg, và Hessen-Darmstadt. Dưới trướng Falckenstein có ba sư đoàn binh lính, trong đó nhiều người là lính tiền tuyến, thay vì đó họ bao gồm Dân quân, đồn binh Phổ, hoặc là quân đồng minh Bắc Đức. Chiến dịch ở phía Tây khởi đầu vào ngày 15 tháng 6 năm 1866, khi các sư đoàn của tướng Manteuffel và Goeben tiến công Hannover, đồng thời sư đoàn của tướng Beyer từ Wetzlar xâm chiếm Hessen-Kassel. Trong khi các thành phố Hannover và Kassel rơi vào tay quân Phổ, quân đội hai bang này bỏ chạy hòng liên kết với quân Bayern, vốn đang tiến chậm về hướng bắc và lưỡng lự vượt sông Main. Trong khi tác giả Oscar Browning của cuốn "Wars of the century: and the development of military science" (xuất bản năm 1903) đề cao tài năng của Falckenstein khi viết về chiến dịch năm 1866, các sử gia như Wawro và Craig nhìn nhận ông là một viên tướng bất lực trong chiến dịch này. Quân Hannover và Hessen phá hủy một cách có hệ thống các tuyến đường sắt trên đường rút của mình, trong khi Falckenstein trì hoãn truy kích đối phương, thay vì đó ông chủ trương cho quân nghỉ ở Hannover vào ngày 18 tháng 6. Cuối cùng, ông cũng điều ba sư đoàn của mình tới Göttingen, dù được biết rằng đồng minh của Áo đã rời bỏ thành phố. Moltke hạ lệnh cho Falckenstein kết liễu quân đội Hannover, tuy nhiên, ông muốn để cho sự thiếu thốn lương thảo buộc Thiếu tướng Friedrich von Arentschildt và vua Georg V của Hannover. Ông tin rằng họ sẽ bị chết đói trước khi hội quân với người Bayern. Sau khi mất đấu quân Hannover vào ngày 22 tháng 6 và nghe theo lời khuyên của Thủ tướng Otto von Bismarck, Falckenstein khởi đầu cuộc hành binh tới Frankfurt về hướng nam để ngăn ngừa các lực lượng vô tổ chức của Liên minh các quốc gia Đức hợp binh với nhau. Moltke và Vua Wilhelm I đều nổi giận trước sự can thiệp của Bismarck và hối tiếc vì đã giao phó cho Falckenstein chỉ huy quân Phổ trên chiến trường này, bèn xuống lệnh cho viên tướng tấn công quyết liệt quân Hannover. Nhưng thực chất, quân đội của Arentschildt đang đói và bị dồn vào chân tường ở Langensalza tại Sachsen thuộc Phổ bởi bước tiến của ba sư đoàn dưới quyền Falckenstein từ hướng bắc, ngoài ra Moltke cũng điều 9.000 quân do tướng Eduard von Flies chỉ huy từ Gotha tiến về hướng nam để chặn đường rút của quân Hannover. Trong khi đó, cả quân Bayern lẫn Quân đoàn VIII của Liên minh Đức đều lo tổng động viên binh lực của mình và bỏ mặc cho số phận của quân Hannover. Falckenstein bắt đầu tấn công quân đội Hannover dưới quyền Arentschildt sau khi tiếp nhận một huấn dụ hoạng gia do Wilhelm I trực tiếp ban hành. Tuy vậy, Flies tự ý xua sư đoàn của mình tấn công quân đội đông gấp đôi của Hannover vào ngày 27 tháng 6. Quân Phổ dưới quyền Flies bị đẩy lùi trong trận Langensalza, nhưng người Hannover không thể khai thác thành quả của mình. Các lực lượng của Falckenstein kéo đến trong ngày hôm sau, và Arentschildt bị buộc phải chạy vào lãnh thổ bị các tuyến đường sắt của Phổ vây quanh ở hướng đông. Không còn sự chọn lựa nào khác, Hannover đầu hàng tại Nordhausen vào ngày 29 tháng 6. Sau khi Hannover đầu hàng, vấn đề tiếp theo đối với vị tướng là phải tấn công, chia rẽ quân đội Bayern và Quân đoàn VIII của Liên minh. Trước tình hình đó, Falckenstein nhanh chóng tập trung binh lực tiến qua Fulda xuống Frankfurt. Vào ngày 4 tháng 7 năm 1866, ông đánh tan một đạo quân Bayern trong trận Wiesenthal, buộc toàn bộ quân đội Bayern phải rút lui về phía sông Saale. Được tin này, Quân đoàn VIII bắt đầu triệt thoái về Frankfurt. Đến ngày 6 tháng 7, quân của Falckenstein chiếm Fulda, và nhận thấy vùng này cắt đôi hai cánh quân Liên minh này, ông quyết định xử lý từng cánh một. Ông không quá đề cao sự suy sụp sĩ khí của Quân đoàn VIII, khi ông tuyên bố rằng cánh quân này không là một mối đe dọa lớn trong vòng vài ngày tới. Vào ngày 8 tháng 7, ông nhổ doanh trại ở Fulda, và vào ngày hôm sau ông kéo quân qua vùng núi Hohe Rhön. Sáng ngày 10 tháng 7, các lực lượng của ông tấn công quân Bayern tại Hammelburg, Kissingen và Waldaschach, gây cho quân Bayern choáng ngợp. Ở mỗi vị trí, quân Bayern đều bị áp đảo về quân số và cách xa các lực lượng có thể hỗ trợ cho họ đến mức mà họ không nhận được một sự tiếp viện nào trong ngày hôm ấy. Ở Kissingen, quân Bayern đánh trả hết sức ác liệt, nhưng sư đoàn của tướng Goeben đã chiếm được thị trấn. Trước đó, quân Bayern ở Waldaschach đã triệt binh, trong khi sư đoàn của Manteuffel chỉ vấp phải sự kháng cự yếu ớt ở Waldaschach. Với chiến thắng của ông trong các trận đánh này, Falckenstein đã làm chủ được chiến tuyến sông Saale, và làm tổn thương sức mạnh tấn công của phía Bayern trong một khoảng thời gian. Sau khi đánh bại Bayern, vào ngày 11 tháng 7, ông chuyển tầm nhìn của mình sang Quân đoàn VIII, điều sư đoàn của Beyer đến Hanau và sư đoàn của Goeben tiến qua Laufach, nơi quân Hessen-Darmstadt đang án ngũ, vào Aschaffenburg. Ngày 13 tháng 8, Goeben đánh chiếm Laufach, và vào ngày hôm sau ông giáp mặt với lữ đoàn Áo huộc Quân đoàn VIII trong trận Aschaffenburg. Mặc dù pháo binh Áo chiến đấu hiệu quả, bộ binh của Áo vốn phần lớn là người gốc Ý bị hoảng loạn và mất 2.000 người bị bắt làm tù binh do kẹt lại trên các nẻo đường của thị trấn. Hoảng hốt trước sự bại trận của các lữ đoàn tiền tiêu, viên chỉ huy Quân đoàn VIII hối hả rút chạy khỏi Frankfurt, và đến ngày 16 tháng 7 năm 1866, các đoàn quân của Falckenstein tiến vào thành phố này. Thắng lợi vang dội này khiến ông được ưa chuộng và được ban thưởng một khoản tiền lớn, nhưng nó một lần nữa cho thấy mâu thuẫn giữa ông với Moltke: Falckenstein luôn chú trọng đánh chiếm Frankfurt, trái ngược với những huấn lệnh của vị Tổng tham mưu trưởng nhằm truy tìm và tiêu diệt quân đội Bayern. Do những bất đồng với Bộ Tổng tham mưu, vào ngày 19 tháng 7, ông bị huyền chức Tư lệnh Tập đoàn quân Main và điều đi làm Toàn quyền Böhmen. Một trong ba sư đoàn trưởng dưới quyền, tướng Manteuffel, lên thay ông chỉ huy Tập đoàn quân Main. Về sau. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, ông lãnh nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn I. Ông chỉ huy quân đoàn cho đến khi tướng Manteuffel thay thế ông vào ngày 3 tháng 8 năm 1868. Vào tháng 4 năm 1867, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Liên bang Bắc Đức tại khu vực bầu cử Königsberg và trên cương vị này ông cũng là thành viên Nghị viện Thuế quan Đức ("Zollparlament") kể từ năm 1868. Vào năm 1868, Vogel von Falckenstein được chuyển vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren der Armee"). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Vogel von Falckenstein được bổ nhiệm làm "Toàn quyền Các vùng ven biển của Đức" ("Generalgouverneur der deutschen Küstenlande") và cư trú tại Hannover. Trên cương vị này, ông tổ chức phòng ngự vùng biển của Đức và thành lập lực lượng Dân quân biển ("Seewehr") tình nguyện. Vào năm 1873, ông giải ngũ. Đến năm 1889, Trung đoàn Bộ binh số 56 tại Wesel lấy tên ông. Tháng 4 năm 1885, ông từ trần ở lâu đài Dolzig tại tỉnh Brandenburg.
1
null
Binh chủng Pháo Binh (tiếng Anh: "Artillery Republic of Vietnam Armed Forces", ARVNAF) là lực lượng hỏa lực trọng yếu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1955 đến 1975. Lịch sử hình thành. Giai đoạn Quốc gia Việt Nam. Pháo binh Quốc gia Việt Nam được thành hình vào đầu thập niên 1950. Thoạt đầu Pháp thành lập các Pháo đội Tác xạ biệt lập sử dụng người Việt, sau đó kết hợp thành các Tiểu đoàn Pháo binh:<br>-Pháo đội biệt lập đầu tiên thành lập tại Bắc Việt ngày 1/11/1951<br>-Tiểu đoàn 5 Pháo binh thành lập ngày 1/7/1952. Đơn vị này do Tiểu đoàn Pháo binh Liên hiệp Pháp số 1/41 R.A.C chuyển sang<br>-Tiểu đoàn 3 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1/11/1952 tại Bắc phần<br>-Tiểu đoàn 2 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1/2/1953 tại Trung phần<br>-Tiểu đoàn 4 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1/1/1953 tại Cao nguyên Trung phần<br>-Tiểu đoàn 1 Pháo Binh Việt Nam thành lập ngày 1/5/1953 tại Nam phần. Mỗi Tiểu đoàn Pháo binh có quân số 410 người, trang bị 12 khẩu đại bác 105 ly, gồm có một Bộ tham mưu, một Pháo đội chỉ huy và công vụ, ba Pháo đội tác xạ. Năm 1953, Pháo binh vị trí được thành lập do quyết định của Hội đồng cao cấp Việt Pháp ngày 24 tháng 2 năm 1953. Bắt đầu từ tháng 5 năm 1953, 42 khẩu đội Pháo binh vị trí của Pháp tại các phân khu Transbassac và Mỹ Tho được chuyển giao. Lần lượt ngành Pháo binh vị trí trên toàn quốc phát triển để ứng phó với tình thế. Ngoài các khẩu đội trên, sự thành lập và chuyển giao các Pháo binh vị trí đã được diễn ra như sau: Mỗi tổ chức Pháo binh vị trí miền thường gồm có một ban chỉ huy 17 người (1 cấp tá, 2 cấp úy, 5 hạ sĩ quan và 9 binh sĩ). Một ban chỉ huy của Pháo đội chỉ huy 19 người (1 cấp úy, 4 hạ sĩ quan và 14 binh sĩ), nhiều Trung đội bán lưu động với mỗi trung đội 36 người (1 sĩ quan, 5 hạ sĩ quan và 30 binh sĩ). Nhiều trung đội cố định với mỗi Trung đội 17 người (4 hạ sĩ quan, 13 binh sĩ). Mỗi khẩu đội cố định 7 người. Để thuận tiện cho việc nhận danh, kể từ 1/7/1954, các Pháo binh vị trí cải hiệu là:<br>-Pháo binh vị trí Tranabassac thành Pháo binh vị trí số 151<br>-Pháo binh vị trí miền Trung tâm thành Pháo binh vị trí số 152<br>-Pháo binh vị trí miền Bắc Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 251<br>-Pháo binh vị trí phân khu Quy Nhơn thành Pháo binh vị trí số 451<br>-Pháo binh vị trí miền Nam Trung Việt thành Pháo binh vị trí số 452<br>-Pháo binh vị trí phân khu Nam Định thành Pháo binh vị trí số 351 Các pháo đội chỉ huy và các trung đội cố định hay bán lưu động thuộc trong thành phần của một Pháo binh vị trí đều mang chung một danh hiệu với một vài khác biệt ở cách sắp xếp, thí dụ:<br>-Pháo đội chỉ huy 151 (thuộc Pháo binh vị trí số 151)<br>-Trung đội 151/1M là Trung đội 1 bán lưu động Pháo binh vị trí 151<br>-Trung đội 151/1F là trung đội 1 cố định Pháo binh vị trí 151 Pháo binh vị trí đã sử dụng những loại đại bác lỗi thời và hết sức phức tạp. Có cả thẩy 173 khẩu mà có tới những năm loại như sau:<br>-"HM-3 105 ly": 11 khẩu, -"25 Pounder 88 ly": 122 khẩu, -"75 đến 95 ly": 29 khẩu, -"37 ly": 7 khẩu và "138,6 ly": 4 khẩu Kể từ tháng 9/1953, tất cả các Tiểu đoàn Pháo binh hiện hữu được hệ thống hóa vào các Liên đoàn bộ binh (tổ chức mỗi Liên đoàn gồm có: một Bộ chỉ Huy, Đại đội chỉ huy công vụ, ba Tiểu đoàn bộ binh, một Tiểu đoàn pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, một phân đội truyền tin, một đơn vị công binh, ….), và vì sự xuất hiện của các Liên đoàn bộ binh mà những Tiểu đoàn được thành lập sau đó đã mang những danh hiệu theo một thứ tự khác với những Tiểu đoàn tiền lập:<br>-Tiểu đoàn Pháo binh số 22 thành lập ngày 1/12/1953 tại Huế đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn bộ binh số 22<br>-Tiểu đoàn 33 Pháo binh thành lập ngày 1/1/1954 tại Bắc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn bộ binh số 33<br>-Tiểu đoàn 34 Pháo binh thành lập ngày 1/1/1954 tại Bắc Việt đặt thuộc thành phần cơ hữu của Liên đoàn bộ binh số 34<br>-Tiểu đoàn 12 thành lập ngày 15/8/1954 tại Nam Việt để dành cho Liên đoàn bộ binh số 12. Nhưng thực ra chỉ riêng có các Liên đoàn bộ binh số 11, 21, 31, 32, và 41 được thành lập, còn các Liên đoàn bộ binh số 12, 22, 33 và 34 bị cắt bỏ. Đứng trước sự kiện này, trong số 4 Tiểu đoàn tân lập chỉ có 3 Tiểu đoàn được duy trì, còn Tiểu đoàn số 33 phải giải tán ngày 1/3/1955 Khi giải tán Tiểu đoàn trên, quân đội lại phải chấp nhận thu nạp Tiểu đoàn 3 Pháo binh R.A.C.M. hoàn toàn gốc Nùng, do Quân đội Pháp chuyển giao ngày 1/4/1955, và Tiểu đoàn này được cải thành Tiểu đoàn 6 Pháo binh Việt Nam. Liên đoàn Nhảy dù cũng thành lập Đại đội súng cối 4"2, năm 1960 đổi thành Pháo đội súng cối Nhảy dù. Cũng cần kể là khi ngừng chiến, ngành Pháo binh vị trí lần lượt bị giải tán và đến tháng 3/1955 thì sự giải tán này hoàn tất. Vừa lúc này quân đội lại tiếp nhận Trung tâm Huấn luyện Pháo binh Phú Lợi chuyển giao (16/3/1955). Pháo binh Việt Nam lúc ấy gồm có 9 Tiểu đoàn và một Trung tâm huấn luyện được phân bổ tại các vị trí như sau:<br>-Tiểu đoàn 1: Bình Thủy (Cần Thơ), Tiểu đoàn 2: Đông Hà (Quảng Trị), Tiểu đoàn 3: Nha Trang, Tiểu đoàn 4: Pleiku, Tiểu đoàn 5: Quảng Ngãi, Tiểu đoàn 6: Sông Mao (Phan Thiết), Tiểu đoàn 12: Dĩ An (Thủ Dầu Một), Tiểu đoàn 22: Huế và Tiểu đoàn 34: Mỹ Tho. Đầu năm 1954, Pháo binh Việt Nam có quân số 4248 gồm 163 sĩ quan, 732 hạ sĩ quan và 3453 binh sĩ. Bắt đầu từ tháng 10/1954, các chức vụ Tiểu đoàn trưởng mới được giao cho sĩ quan Pháo binh Việt Nam. Kể từ 1/1/1954, trước một quân số Pháo binh càng ngày càng lớn lao cần được quản trị và huấn luyện một cách chu đáo, phái bộ thanh tra Pháp đã phải đặt riêng ra 2 phòng thuộc lĩnh vực thanh tra của họ để chuyên trách về Pháo binh Việt Nam. Hai phòng đó là:-Phòng tổ chức theo dõi những vấn đề liên quan đến tổ chức đơn vị, thực hiện quân số, vật liệu, thăng thưởng và kỷ luật.-Phòng nghiên cứu tổng quát theo dõi những vấn đề liên quan đến việc sử dụng đơn vị, huấn luyện đơn vị và cá nhân, kinh nghiệm sử dụng vật liệu và kiểm soát điều hành. Trước đà tiến triển của các đơn vị Pháo binh và cũng để cho các Tư lệnh Quân khu Việt Nam có thể sử dụng được các đơn vị này một cách dễ dàng, ngày 3/5/1954, các bộ chỉ huy Pháo binh Quân khu thành lập, nhưng vẫn do sĩ quan Pháp điều khiển vừa với tư cách cố vấn vừa là chỉ huy trưởng Pháo binh cho Quân khu liên hệ. Việc tổ chức này được áp dụng cho cả các binh chủng Thiết giáp, Công binh, và Xa binh. Nhưng chi tới cuối tháng 1/1955, tất cả các Bộ Chỉ Huy binh chủng của Quân khu này đều bị giải tán. Tiếp sau đó một cơ quan thanh tra các binh chủng tại Bộ Tổng Tham mưu được thành lập vào tháng 3/1955, trong đó có binh chủng Pháo binh. Chính cơ quan thanh tra này đã khai sinh ra bộ chỉ huy Pháo Binh cũng như Thiết giáp, Công binh và Xa binh, kể từ 1/12/1955. Chỉ huy trưởng Pháo Binh Việt Nam đầu tiên là Trung tá Bùi Hữu Nhơn đảm nhiệm chức vụ vào tháng 8/1955. Do kế hoạch quân số 150.000 người, ngành Pháo binh đang từ 9 Tiểu đoàn gia tăng thành 11 Tiểu đoàn, trong đó có một Tiểu đoàn Pháo binh 155 ly đầu tiên được thành lập. Tiểu đoàn số 34 được cải biến thành 155 ly và di chuyển khỏi miền Nam để đồn trú tại Đà Nẵng. Giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa. Tháng 8 năm 1955, Quân đội Việt Nam Cộng hòa có 4 Sư đoàn Dã chiến với phiên hiệu: 1, 2, 3 và 4 (Quân số cho một Sư đoàn là 8.600 người), 6 Sư đoàn Khinh chiến quân số 5.245 với phiên hiệu: 11, 12, 14, 15, 22 và 23 (Quân số cho một Sư đoàn là 5245 người). Mỗi Sư đoàn Dã chiến có một Bộ chỉ huy Pháo binh và một Tiểu đoàn trang bị đại bác 105 ly. Đầu tháng 1 năm 1956 Pháo binh tăng thêm 2 Tiểu đoàn, Tiểu đoàn số 23, 25 thành lập liên tiếp và 3 Tiểu đoàn 155 ly với danh hiệu Tiểu đoàn 35, 36, và 37 Pháo binh. Trong lúc đó để hòa nhịp với sự cải tổ của quân đội:<br>-Tiểu đoàn 2 Pháo binh Đông Hà đổi tên thành Tiểu đoàn 1 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 1 Bộ binh<br>-Tiểu đoàn 5 Pháo binh Quảng Ngãi thành Tiểu đoàn 2 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 2 Bộ binh<br>-Tiểu đoàn 6 Pháo binh Sông Mao thành Tiểu đoàn 3 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 3 Bộ binh<br>-Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nha Trang thành Tiểu đoàn 4 Pháo binh, cơ hữu Sư đoàn 4 Bộ binh<br>-Tiểu đoàn 1 Pháo binh Bình Thủy thành Tiểu đoàn 21 Pháo binh, thuộc Quân khu 1<br>-Tiểu đoàn 12 Pháo binh Dĩ An thành Tiểu đoàn 27 Pháo binh, thuộc Quân khu 1<br>-Tiểu đoàn 22 Pháo binh Huế thành Tiểu đoàn 26 Pháo binh, thuộc Quân khu 2<br>-Tiểu đoàn 4 Pháo binh Pleiku thành Tiểu đoàn 24 Pháo binh, thuộc Quân khu 4<br>-Tiểu đoàn 34 Pháo binh Mỹ Tho trang bị đại bác 155 ly và di chuyển ra Đà Nẵng. Đồng thời, Đại đội Trọng pháo của Liên đoàn Thủy Quân Lục Chiến được thành lập. Cuối năm 1958, 10 Sư đoàn kể trên cải tổ thành 7 Sư đoàn Bộ binh mang phiên hiệu: 1, 2, 5, 7, 21, 22 và 23 (Quân số cho một Sư đoàn là 10.500 người), thành phần Pháo binh cũng gia tăng, mỗi Sư đoàn có một Bộ chỉ huy, một Tiểu đoàn pháo binh 105 ly, và một Tiểu đoàn súng cối với 27 khẩu 42 ly. Giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa. Năm 1961, Đại đội trọng pháo Thủy quân Lục chiến được biến đổi thành thành Pháo đội đại bác trang bị 8 khẩu 75 ly sơn Pháo. Cùng năm Tiểu đoàn Pháo binh Thủy quân Lục chiến thành lập với Pháo đội A, B trang bị mỗi Pháo đội 8 khẩu sơn Pháo, và Pháo đội C với 8 khẩu 105 ly. Năm 1962 tân lập 2 Bộ chỉ huy PB Sư đoàn cho SĐ 9 và SĐ 25 Bộ binh, tân lập Tiểu đoàn 9 Pháo binh, Tiểu đoàn 9 súng cối cho Sư đoàn 9 Bộ binh. Tân lập Tiểu đoàn 25 Pháo binh và Tiểu đoàn 25 súng cối cho Sư đoàn 25 Bộ binh. Bộ chỉ huy PB Sư đoàn 9 và 2 Tiểu đoàn di chuyển vào Sa Đéc thuộc Quân khu 4. Bộ chỉ huy PB Sư đoàn 25 di chuyển về Hậu Nghĩa thuộc Quân khu 3. Năm 1964 các Tiểu đoàn súng cối được biến cải và được trang bị đại bác 105 ly. Như vậy mỗi Tiểu đoàn Pháo binh được trang bị với 18 đại bác 105 ly. Danh hiệu cũng thay đổi, thí dụ PB Sư đoàn 1 có Bộ chỉ huy PB Sư đoàn, Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 12 Pháo binh. Tháng 8 năm 1965 thành lập thêm Sư đoàn 10 (Sư đoàn 18 bộ binh). Pháo binh thành lập thêm một PB Sư đoàn và 2 Tiểu đoàn PB 105 ly. Tháng 12 năm 1965 thành lập Tiểu đoàn Pháo Binh Nhảy Dù. Giữa năm 1968 Pháo binh Thủy quân Lục chiến thay các đại bác sơn pháo 75 thành đại bác 105 ly. Tháng 8 năm 1968 thành lập Bộ chỉ huy PB Sư đoàn Dù, tân lập Tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù, đồng thời đổi tên Tiểu đoàn Pháo binh Nhảy Dù thành Tiểu đoàn 1 Pháo binh ND. Tháng 10 năm 1968 Tiểu đoàn 3 Pháo binh Nhảy Dù thành lập. Sau Tết Mậu thân, Pháo Binh Sư đoàn được tăng thêm đơn vị và số lượng pháo như sau: Bộ chỉ huy PB Sư đoàn, một Tiểu đoàn 155 ly, ba Tiểu đoàn 105 ly, mỗi Tiểu đoàn đều trang bị 18 đại bác. Danh hiệu như sau, Thí dụ PB Sư đoàn 18: Tiểu đoàn 180 Pháo binh (155 ly), Tiểu đoàn 181 Pháo binh (105 ly), Tiểu đoàn 182 Pháo binh (105 ly), và Tiểu đoàn 183 Pháo binh (105 ly). Theo đó, các Tiểu đoàn PB được đổi tên khi sáp nhập vào các Sư đoàn Bộ binh:<br>-Tiểu đoàn 34 Pháo binh sáp nhập SĐ 1 BB đổi tên thành Tiểu đoàn 10 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tân lập Tiểu đoàn 155 ly cho SĐ 2 BB với danh hiệu Tiểu đoàn 20 Pháo Binh<br>-Tiểu đoàn 35 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 5 đổi tên thành Tiểu đoàn 50 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 32 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 18 đổi tên thành Tiểu đoàn 180 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 38 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 25 đổi tên thành Tiểu đoàn 250 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 45 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 22 đổi tên thành Tiểu đoàn 220 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 39 Pháo binh sáp nhập SD23BB đổi tên thành Tiểu đoàn 230 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 33 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 7 đổi tên thành Tiểu đoàn 70 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 34 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 9 đổi tên thành Tiểu đoàn 90 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 36 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 21 đổi tên thành Tiểu đoàn 210 Pháo Binh (155 ly) Đầu năm 1969 Tiểu đoàn 2 PB Thủy quân Lục chiến thành lập. Năm 1971 Pháo binh thành lập 5 Tiểu đoàn Pháo binh 175 cơ động, 3 cho Quân đoàn I, 1 cho Quân đoàn II và 1 cho Quân đoàn III. Pháo binh Phòng không có 4 Tiểu đoàn. Cuối năm 1971, Pháo binh Tiểu khu được thành lập, phần lớn cố định tại các vị trí cạnh quận lỵ để yểm trợ lãnh thổ hay di chuyển yểm trợ các cuộc hành quân ngắn hạn của các Tiểu khu. Mỗi Tiểu Khu có một Ban Pháo binh, phối hợp hỏa lực yểm trợ cho Tiểu khu. Số lượng đại bác tùy thuộc nhiệm vụ và lãnh thổ của Tiểu Khu. Tổng số tất cả pháo binh Tiểu khu là 176 Trung đội. Đồng thời cuối 1971 Sư đoàn 3 Bộ binh được thành lập, Pháo binh lại thành lập Bộ chỉ huy PB Sư đoàn:<br>-Tiểu đoàn 48 Pháo binh sáp nhập SĐ 3 BB đổi tên thành Tiểu đoàn 30 Pháo Binh (155 ly)<br>-Tiểu đoàn 62 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 3 đổi tên thành Tiểu đoàn 31 Pháo Binh<br>-Tiểu đoàn 64 Pháo binh sáp nhập Sư đoàn 3 đổi tên thành Tiểu đoàn 32 Pháo Binh<br>-Tân lập Tiểu đoàn 105 ly mang danh hiệu Tiểu đoàn 33 Pháo binh. Vì nhu cầu hành quân, Pháo binh Sư đoàn 3 vừa tổ chức, vừa huấn luyện, và vừa yểm trợ hành quân. Riêng Tiểu đoàn 33 chưa thụ huấn xong Giai Đoạn 3 Huấn luyện đơn vị đã phải sử dụng hành quân. Tính đến tháng 4/1975 Pháo binh Quân Lực Việt Nam Cộng hòa có:<br>-Bộ chỉ huy PB Trung ương tại Sài Gòn<br>-Trường Pháo binh tại Dục Mỹ, Ninh Hòa<br>-Bốn Bộ chỉ huy PB Quân đoàn tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hòa, và Cần Thơ<br>-Mười một Bộ chỉ huy PB Sư đoàn tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, An Sơn (Bình Định), Ban Mê Thuột, Long Khánh, Lai Khê, Củ Chi, Mỹ Tho, Sa Déc, Sóc Trăng<br>-Hai Bộ chỉ huy PB của 2 Sư đoàn Tổng trừ bị là Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến<br>-Bộ chỉ huy PB Biệt động quân được thành lập năm 1974 tại Sài Gòn Hậu cứ của PB Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn. Mỗi Pháo Binh Sư đoàn có một Tiểu đoàn PB 155 ly, 3 tiểu đoàn PB 105 ly. Các PB Sư đoàn Nhảy dù và Thủy Quân Lục Chiến không có 155 ly. 176 Trung đội Pháo binh Lãnh thổ (352 khẩu đại bác, tương đương với 20 Tiểu đoàn Pháo binh). Thuộc dụng các Quân đoàn gồm có:<br>-Năm Tiểu đoàn 105 ly (Tiểu đoàn 63 và 69 Quân đoàn II, Tiểu đoàn 61 Quân đoàn III, Tiểu đoàn 67 và 68 Quân đoàn IV)<br>-Bốn Tiểu đoàn 155 ly (Tiểu đoàn 44 Quân đoàn I, Tiểu đoàn 37 Quân đoàn II, Tiểu đoàn 46 Quân đoàn III, Tiểu đoàn 47 Quân đoàn IV)<br>-Năm Tiểu đoàn Pháo binh cơ động 175 ly (Tiểu đoàn 101, 102 và 105 Quân đoàn I, Tiểu đoàn 103 Quân đoàn II và Tiểu đoàn 104 Quân đoàn III)<br>-Bốn Tiểu đoàn Pháo binh phòng không (Tiểu đoàn 1 và 3 Quân đoàn I, Tiểu đoàn 4 Quân đoàn II và Tiểu đoàn 2 Quân đoàn III).
1
null
"Johnny, Johnny" là ca khúc do nữ ca sĩ người Pháp Jeanne Mas trình bày. Đây là đĩa đơn thứ hai rút từ album đầu tay "Jeanne Mas" của cô. Ca khúc ra mắt tháng 2 năm 1985 và vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng đĩa đơn tại Pháp trong vòng một tháng. Bài hát này đã được nhạc sĩ Khúc Lan đặt lời tiếng Việt dưới nhan đề "Đợi chờ" hay "Người tình Johnny". Sáng tác. Ca khúc "Johnny, Johnny" được sáng tác và sản xuất bởi Romano Musumarra - người viết nên các bài hát thành công trong thập niên dành cho nhiều nghệ sĩ như Thân vương nữ Stéphanie của Monaco, Elsa Lunghini, Demis Roussos và Céline Dion. Bản gốc của bài hát được thu âm bằng tiếng Pháp, ngoài ra còn có các phiên bản tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. "Johnny, Johnny" có nội dung kể về một người đàn ông tên Johnny vừa trải qua một cuộc đổ vỡ tình cảm rất khó khăn. Bài hát đặc trưng bởi "những nốt nhạc du dương và ngọt ngào cùng tiếng bass nhịp nhàng và nhạc gõ sinh động". Cấu trúc bài hát tương tự với bản hit trước đó của Jeanne Mas là "Toute première fois". Diễn viên Pháp Jacqueline Maillan có trình bày một trích đoạn của bài này trong bộ phim "La Vie dissolue de Gérard Floque" (1986). Bản phối lại (remix) của ca khúc được tái phát hành năm 2005 nhưng không thu được sự chú ý. Vị trí trên bảng xếp hạng. Ngay khi ra mắt, đĩa đơn "Johnny, Johnny" đã vươn thẳng lên vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng của Syndicat national de l'édition phonographique (SNEP) vào ngày 2 tháng 3 năm 1985. Năm tuần sau đó, bài hát leo lên vị trí quán quân và yên vị trong vòng bốn tuần kế tiếp. Sau đó, bài hát rơi xuống vị trí thứ sáu rồi hầu như liên tiếp sụt hạng. Bài hát bám trụ top 10 trong vòng 14 tuần và top 50 trong vòng 23 tuần. Ngày 17 tháng 8, ca khúc rời khỏi bảng xếp hạng. "Johnny Johnny" được SNEP chứng nhận đĩa Vàng nhờ doanh số bán trên 500.000 bản. Với ca khúc này, Jeanne Mas đã trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên giành vị trí quán quân trên Bảng xếp hạng đĩa đơn Pháp SNEP mới. Các phiên bản chính thức. Bản tiếng Việt. Bài hát "Johnny, Johnny" đã được nhạc sĩ Khúc Lan đặt lời tiếng Việt dưới nhan đề "Đợi chờ" hay "Người tình Johnny".
1
null
Trần Phi Sơn (sinh ngày 14 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam hiện chơi ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh và đội tuyển quốc gia Việt Nam. Sở hữu tốc độ cùng kỹ thuật rất tốt, điểm mạnh của anh là những tình huống đi bóng và rê bóng kỹ thuật cùng khả năng đá phạt chính xác. Sự nghiệp. Trần Phi Sơn được đôn lên đội một của Sông Lam Nghệ An từ năm 2011. Tại giải bóng đá U-21 Quốc gia năm 2012, Sơn đã chứng tỏ được khả năng điêu luyện của mình và góp công vào chức vô địch của U-21 Sông Lam Nghệ An. Sau đó, anh được triệu tập vào đội tuyển U-21 Việt Nam tham dự Giải U-21 Quốc tế Báo Thanh Niên ở Gia Lai, và trở thành không thể thiếu trong đội hình. Mặc dù đội tuyển U-21 Báo Thanh Niên Việt Nam để thua U-21 Malaysia trong trận chung kết nhưng Phi Sơn vẫn được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Thành công đó giúp anh được rất nhiều câu lạc bộ săn đón, trong đó có Sydney FC của Úc. Giữa mùa giải 2013, sau khi tiền đạo Lê Công Vinh sang Nhật Bản đầu quân cho Consadole Sapporo, Sơn đã được huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng tin tưởng trao một suất đá chính trong đội hình của Sông Lam Nghệ An. Tuyển quốc gia. Phong độ tốt của Sơn trong màu áo Sông Lam Nghệ An giúp cho anh được triệu tập vào Đội tuyển U-23 Việt Nam tham dự SEA Games 27.
1
null
là một diễn viên nổi tiếng người Nhật Bản. Những khán giả xem phim tiếng Anh thường biết đến ông với các vai diễn anh hùng bi kịch như tướng Kuribayashi Tadamichi trong phim "Letters from Iwo Jima" hay lãnh chúa Moritsugu Katsumoto trong "Võ sĩ đạo cuối cùng", vai diễn đem lại cho ông một đề cử giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Trong số các giải thưởng khác, ông đã hai lần giành giải thưởng Viện hàn lâm Nhật Bản cho nam diễn viên xuất sắc nhất, năm 2007 với phim "Memories of Tomorrow" và năm 2010 với phim "Shizumanu Taiyō". Ông cũng tham gia diễn xuất trong các siêu phẩm của đạo diễn Hollywood Christopher Nolan là "Batman Begins" và "Inception", phim bom tấn đạo diễn trẻ Gareth Edwards là "Gozilla" (tiếng Nhật: ゴジラ Gojira), và "Ông vua tài giỏi" trong vai Thiên hoàng Minh Trị.
1
null
"Con te partirò" (; tiếng Ý, dịch nghĩa: "Sẽ đi cùng em") là ca khúc pop opera tiếng Ý nổi tiếng do danh ca Andrea Bocelli trình bày lần đầu tiên tại Lễ hội Sanremo năm 1995 và thu âm vào album "Bocelli" cùng trong năm đó. Ca khúc do Francesco Sartori soạn nhạc và Lucio Quarantotto đặt lời. Ca khúc vươn lên vị trí quán quân ở Pháp, sau đó ở Bỉ, phá vỡ mọi kỷ lục doanh số mọi thời đại. Phiên bản thứ hai với một phần lời hát bằng tiếng Anh được ra mắt vào năm 1996 dưới nhan đề "Time to Say Goodbye", trong đó Bocelli hát cùng giọng nữ cao Sarah Brightman. Phiên bản này thậm chí còn giành được thành công vang dội hơn và chiếm vị trí dẫn đầu trên các bảng xếp hạng khắp châu Âu. Tại Đức, đĩa đơn này trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong lịch sử. Hơn 12 triệu bản đã được tiêu thụ trên toàn thế giới, biến đĩa đơn trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất thế giới. Bocelli cũng thu một bản tiếng Tây Ban Nha với nhan đề "Por ti volaré". Dù với phiên bản nào thì "Con te partirò" cũng được xem là ca khúc gắn liền với tên tuổi của Bocelli.
1
null
Nguyễn Văn Lập (1927 - 25 tháng 6 năm 2021), tên khai sinh Kostas Sarantidis (tiếng Hy Lạp: Κώστας Σαραντίδης), là một chiến sĩ người Hy Lạp–Việt Nam. Ông là người nước ngoài duy nhất từ trước tới nay được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân của Việt Nam. Ông là chiến sĩ "Việt Nam mới", người Hy Lạp duy nhất từng hoạt động trong lực lượng Việt Minh thời chiến tranh Đông Dương. Sau 1954, ông từng bị khai trừ khỏi Đảng Lao động Việt Nam vì không chấp nhận tái hôn với vợ cũ. Năm 1965, ông trở về Hy Lạp và sống tại đó đến khi qua đời. Sau khi về nước, ông tích cực vận động người Hy Lạp ủng hộ Việt Nam, ông đã vài lần về thăm Việt Nam và có nhiều đóng góp cho quan hệ giữa 2 nước. Ngày 9 tháng 11 năm 2010, Chủ tịch nước Việt Nam công nhận ông là công dân Việt Nam. Tháng 5 năm 2013, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cho ông. Tiểu sử. Thuở nhỏ. Kostas Sarantidis (có tài liệu chép là Costas Sarantidis) sinh năm 1927 trong một gia đình công nhân ở Thessaloniki, Hy Lạp. Khi 16 tuổi, ông bị phát xít Đức bắt đi lính và đưa sang Đức. Ông trốn thoát và sống tạm trên những chuyến tàu qua lại biên giới Nam Tư - Hy Lạp. Sau khi chấm dứt Thế chiến thứ hai, vì không có giấy tờ tùy thân nên ông không thể trở về Hy Lạp. Bị đưa vào trại tập trung tại Ý, đầu năm 1946 ông xin gia nhập quân lê dương Pháp và được đưa sang Đông Dương theo "sứ mệnh" giải phóng các dân tộc tại đây, giải giáp phát xít Nhật. Tham chiến tại Việt Nam. Đơn vị ông được tàu chiến đưa đến Sài Gòn rồi sau đó lên xe lửa đi ra miền Trung. Ngay những ngày đầu đến Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều hành động tàn ác của quân Pháp đối với người dân bản xứ, ông nhận ra quân Pháp chỉ là kẻ xâm lược nên nảy sinh ý định đào ngũ sang lực lượng Việt Minh. Ông kể lại: "Chúng tôi không tham gia vào nhiều trận đánh ở miền Nam. Các binh sĩ được lệnh đi càn và đốt phá để chứng tỏ bản thân mình cứng rắn... Tôi muốn bỏ hàng ngũ vì không thể chịu đựng thêm nữa khi ngày cuối cùng tại đơn vị, tôi tận mắt chứng kiến cả trung đội hãm hiếp một thiếu nữ 14-15 tuổi" Đóng quân Bình Hòa, Mũi Né, Bình Thuận, người trực tiếp giúp Kostas Sarantidis về với Việt Minh là nữ tình báo Mai Lê. Bố mẹ Mai Lê là những người yêu nước, tham gia kháng chiến và đã hy sinh. Mặc dù còn rất trẻ, nhưng Mai Lê và một số bạn học đã rời thành phố, tham gia kháng chiến. Kostas Sarantidis gặp Mai Lê khi cô đang là vợ của thiếu úy Christianis - một đồn trưởng tại Phan Thiết. Ông đã được Mai Lê móc nối với cơ sở của Việt Minh (sau đó, nữ tình báo này bị lộ và bị giặc hành quyết vào tháng 7 năm 1946). Sự hy sinh thầm lặng của Mai Lê khiến Kostas Sarantidis khâm phục. Khi thời cơ đến, vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 4 năm 1946, ông đào ngũ khỏi đội quân lê dương Pháp để ra vùng tự do ở Bình Thuận, rủ thêm một lính lê dương khác là Santo Merinos (quê ở Tây Ban Nha) cùng đi. Ông còn giải thoát cho 25 người tù khác ,mang theo một khẩu súng máy Bren và hai khẩu súng trường, hai hộp lựu đạn và một thùng đạn. Tại khu kháng chiến, lực lượng Việt Minh mà ông gặp chỉ có trang bị rất thiếu thốn: ba khẩu súng hỏa mai của Pháp với độ dài khác nhau, các sĩ quan đeo súng ngắn, một số chiến sĩ mang theo dao, kiếm hoặc dùng súng ngắn rất cũ. Ông đã tặng lại số súng đạn mang theo, các chiến sĩ Việt Nam rất vui mừng vì có vũ khí kiểu mới nên đã giết thịt một con bê để chiêu đãi. Ông được đặt tên Việt Nam là Nguyễn Văn Lập và chính thức gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những chiến sĩ "Việt Nam mới"., còn người bạn Santo Merinos đi cùng ông được đặt tên là Nguyễn Văn Vĩ (sau này hi sinh năm 1951 tại chiến trường Lào) Giai đoạn những năm 1946-1948, điều kiện sống hết sức khắc nghiệt.Ông kể: "Chúng tôi được cấp khẩu phần ăn 800 g mỗi ngày. Nếu mua được rau thì tốt, còn không chúng tôi cố gắng tìm thứ mang tên rau tàu bay. Đó là nguồn cung lương thực duy nhất cho toàn quân". Khẩu hiệu kháng chiến của Việt Nam tương đồng với người Hy Lạp, đó là "Tự do hay là chết" Khi tham gia Việt Minh, ông hoạt động trong các đơn vị chính quy Khu 5. Ở chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, ông được giao công tác địch vận, phát thanh vào đồn quân Pháp, gọi hàng được 40 lính lê dương bỏ hàng ngũ của Pháp và cứu sống được 120 người bị địch bắt. Ông cũng từng cùng đồng đội bắn rơi 1 máy bay Morane-Saulnier và bắt sống 3 phi công Pháp ở gần ga Phú Cang (Quảng Nam). Ngày 13 tháng 4 năm 1948, đơn vị ông chống càn tại Hương An - Bà Rén, tiêu diệt 200 quân đối phương. Nguyễn Văn Lập cũng từng làm tổng giám thị trại tù binh Âu Phi số 3 ở Quảng Ngãi, ông đã làm tốt công tác giáo dục, làm cho họ hiểu rõ chính nghĩa của Việt Nam chống xâm lược, và chính sách nhân đạo của chính phủ kháng chiến. Năm 1949, ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Cấp bậc cao nhất của ông là đại úy. Tại miền Bắc Việt Nam sau 1954. Sau Hiệp định Genève, 1954 ông tập kết ra Bắc và tiếp tục hoạt động cách mạng. Ông gặp người vợ người Việt đầu tiên trong lúc phục vụ trong quân đội. Sau 1954, vợ ông bị vu oan là phản động và bị bắt giam. Để khỏi bị liên lụy, ông từ bỏ người vợ này. Sau khi giải ngũ, ông làm phiên dịch cho chuyên gia Cộng hoà Dân chủ Đức ở Nhà máy in Tiến Bộ. Tại đây, ông quen biết và lấy vợ thứ hai là người Hà Nội. Sau đó người vợ thứ nhất của ông được tuyên trắng án và được thả tự do, bà khiếu nại việc bị chồng bỏ. Chính quyền cho phép ông được đa thê nhưng ông từ chối, nên ông bị khai trừ ra khỏi Đảng Lao động. Sau đó vợ thứ hai của ông sinh ra ba đứa con tại miền Bắc Việt Nam và 1 con nữa ở Hy Lạp. Ông từng lái xe tải ở các mỏ than Na Dương, mỏ thiếc Cao Bằng và nhiều lần đi đóng các vai Pháp, Mỹ trong một số bộ phim truyện Việt Nam. Trở về Hy Lạp. Năm 1965, ông cùng gia đình trở về Hy Lạp, nơi ông còn có mẹ già đang sống theo nguyện vọng của mẹ. Vợ ông hạ sinh đứa con thứ tư tại Thesaloniki. Tại quê hương, ông vất vả hòa nhập lại cộng đồng. Ông cũng tham gia Đảng Cộng sản Hy Lạp, thành lập Hội người Việt Nam tại Hy Lạp, vận động ủng hộ vật chất cho Việt Nam. Dù trở về Hy Lạp nhưng ông luôn nghĩ tới Việt Nam. Ông cảm thấy rất vui sướng khi nhận được tin Việt Nam chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông cũng chia sẻ: "Trong tâm trí tôi luôn có hình ảnh những trẻ em là nạn nhân chất độc dioxin. Tôi gặp các em trong vài chuyến thăm Đà Nẵng sau này. Nếu chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thấy trái tim mình đau đớn đến chừng nào". Ông đã nhiều lần trở lại Việt Nam thăm đồng đội cũ, chiến trường xưa và dự Đại hội Liên hoan Chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ông cũng từng tháp tùng Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias trong chuyến sang thăm chính thức Việt Nam năm 2008 và được nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết... tiếp thân mật. Ông từng phát biểu: Năm 2014, ông trả lời phỏng vấn: Qua đời. Ông qua đời ngày 25 tháng 6 năm 2021 tại Athens, Hy Lạp, hưởng thọ 94 tuổi. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã gửi điện chia buồn cho gia đình ông. Đại sứ Lê Hồng Trường và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp cùng tham dự Lễ tang ông tổ chức vào ngày 29 tháng 6. Do đại dịch Covid-19 tại hai nước Hy Lạp và Việt Nam, nên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 2022, ông mới được tổ chức an táng tại Việt Nam theo nguyện vọng của ông và gia đình, tại nghĩa trang Quân khu 5, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Gia đình. Ông có hai vợ người Việt. Người vợ thứ nhất ông gặp trong lúc phục vụ trong quân đội; ông bỏ bà sau khi bà bị cáo buộc là phản động và bị bắt giam. Sau đó ông kết hôn với một cô gái Việt Nam tên là Đỗ Thị Chung. Họ có 4 người con: một con trai Nguyễn Văn Thành, ba con gái Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Bạch Nga và Nguyễn Thị Tự Do. Ông cho rằng tên người con út cũng chính là một ý nguyện trong suốt cuộc đời ông, đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập và tự do. Khen thưởng. Nhà nước Việt Nam đã tặng ông nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị. Ngày 9 tháng 11 năm 2010, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết có quyết định công nhận quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng của ông. Tháng 5 năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cho ông. Cuộc đời ông được đạo diễn Yannis Tritsibidas dựng thành bộ phim tài liệu dài 88 phút "Viet Costas: Citizenship undefined" (tạm dịch: "Ông Costas Việt Nam - Quốc tịch chưa xác định") sản xuất năm 2012. Bộ phim được trao giải Nhất tại Liên hoan phim tài liệu lần thứ 6 của Hy Lạp diễn ra tại thành phố Chalkida.
1
null
Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970) là một nhà Toán học nghiên cứu về lý thuyết nhóm. Ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ năm 2017 đến 2022 và là Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam từ năm 2013 đến 2018. Ông là giáo sư trẻ nhất được công nhận năm 2012. Sự nghiệp. Phùng Hồ Hải sinh năm 1970, ông từng học Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Lomonosov Mátxcơva ở Nga năm 1992. Năm 1996, ông bảo vệ luận văn Tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Ludwig Maximilian Munich ở Đức với đề tài ""Über Quantengruppen und Koquasitiranguläre Hopf-Algebren in Verzopften Kategorien"." Năm 2005, ông bảo vệ luận văn Tiến sĩ khoa học tại Đại học Duisburg-Essen ở Đức. Ông nhận giải Baedeker dành cho luận án Tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất năm 2005 của Đại học Essen. Trong khoảng 2003-2008, ông nhận Heisenberg fellowship và giải thưởng Von-Kaven của Quỹ Nghiên cứu khoa học Đức (DFG). Ông được phong hàm phó giáo sư năm 2006 và hàm Giáo sư năm 2012. Ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 2017, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam (2013-2018) và Phó Tổng biên tập tạp chí Acta Mathematica Vietnamica (2008-2020). Nghiên cứu khoa học. Ông nghiên cứu về "cấu trúc và biểu diễn của các nhóm ma trận lượng tử", "đối ngẫu Tannaka-Krein cho các phạm trù monoid" và "Ứng dụng của đối ngẫu Tannaka vào việc nghiên cứu nhóm cơ bản". Tính đến 2018 ông đã công bố hơn 30 bài báo khoa học trên các tạp chí toán học quốc tế. Giảng dạy Ông chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông cũng từng giảng dạy tại đại học Essen (Đức) trong khoảng 2003-2008. Gia đình. Cả bố và mẹ ông đều là những nhà khoa học. Bố ông là GS Phùng Hồ - một nhà vật lý bán dẫn, nguyên giảng viên Trường Đại học Bách Khoa HN. Mẹ là PGS.TSKH Kiều Thị Xin, nguyên là CBGD Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN Ông có một khoảng thời gian 5 năm (2003-2008) đưa cả gia đình sang Đức nhưng rồi lại trở về Việt Nam vì không muốn con mình thành người Đức.
1
null
"Parole parole" (viết bằng tiếng Ý) là bài hát song ca của Gianni Ferrio, Leo Chiosso và Giancarlo Del Re. Bài hát ban đầu được thể hiện bởi Mina và Alberto Lupo. Dalida và Alain Delon đã thu âm bài hát bằng tiếng Pháp với tên "", bài hát này đã trở thành một bản hit quốc tế và một tiêu chuẩn ở Pháp. Nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời tiếng Việt cho bài hát này dưới nhan đề "Những lời mê hoặc" và nhạc sĩ Diệu Hương đã đặt lời tiếng Việt cho bài hát này dưới nhan đề "Lời hứa phù du" do ca sĩ Thanh Hà trình bày Sáng tác. Phần nhạc của ca khúc được Gianni Ferrio soạn còn phần lời do Leo Chiosso và Giancarlo Del Re đặt. Bài hát là sự hòa trộn giữa phần hát của Mina và phần thoại của Alberto Lupo. Nội dung là sự chỉ trích những lời nói sáo rỗng mà người đàn ông dành cho người đàn bà khi yêu. Nhân vật nữ than van về cái kết của tình yêu và những lời dối trá mà cô phải nghe, trong khi nhân vật nam không màng tới và vẫn tiếp tục buông lời đường mật. Nhân vật nữ tỏ ra coi thường những lời có cánh mà anh chàng dành cho cô, gọi chúng là những lời sáo rỗng - "parole". Đĩa đơn được nhãn đĩa độc lập của Mina là PDU phát hành tháng 4 năm 1972 và trở thành hit lớn trên các bảng xếp hạng tại Ý. Mina cũng đưa bài hát này vào album "Cinquemilaquarantatrè" của cô. Bộ phim "I'm Not Scared" cũng dùng bài này làm nhạc phim. Các bản hát lại. Năm 1973, phần lời của bài hát được Michaële dịch sang tiếng Pháp và do Dalida và Alain Delon thể hiện. Ca khúc trở thành hit ở Pháp, Nhật và Canada. Trong chương trình truyền hình vào tối ngày 31 tháng 12 năm 1996, Alain Delon một lần nữa thể hiện lại ca khúc này cùng nữ ca sĩ Céline Dion. Dalida còn thu âm bản tiếng Đức cùng ca sĩ Friedrich Schütter vào năm 1973 với nhan đề "Worte, nur Worte". Năm 1983, bà song ca lại ca khúc cùng tên với Harald Juhnke. Vicky Leandros phát hành bản tiếng Đức của ca khúc dưới nhan đề "Gerede Gerede", hát cùng nam diễn viên Ben Becker trong album "Zeitlos" vào năm 2010.
1
null
Casearia sylvestris là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được Sw. mô tả khoa học đầu tiên năm 1798. Loài này được Hệ thống Y tế Thống nhất Brazil xếp vào danh mục là loài thực vật được người dân Brazil quan tâm với mục đích điều trị các rối loạn viêm nhiễm.
1
null
Populus balsamifera là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. "Populus balsamifera" là loại gỗ cứng ở cực bắc của Bắc Mỹ, mọc xuyên lục địa trên các vùng đồng bằng ngập lũ và vùng núi cao và vùng đồng bằng ngập lũ, và phát triển tốt nhất ở vùng đồng bằng ngập lũ. Đây là một loại cây cứng cáp, phát triển nhanh, thường sống ngắn hạn, nhưng một số cây có tuổi đời lên tới 200 năm đã được tìm thấy. Cây được biết đến với hương thơm ngọt ngào, mạnh mẽ, tỏa ra từ những chồi nhựa dính của nó. Mùi đã được so sánh với mùi của cây linh sam balsam.
1
null
Populus tremula là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đây là loài bản địa các xứ ôn đới châu Âu và châu Á, từ Iceland và British Isles về phía đông đến Kamchatka, về phía bắc đến vòng Bắc Cực ở Scandinavia và phía bắc Nga, phía nam và trung bộ Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Thiên Sơn, Triều Tiên và miền bắc Nhật Bản. Loài này cũng hiện diện tại một địa điểm ở tây bắc châu Phi ở Algeria. Ở phía nam phạm vi phân bố, loài cây này xuất hiện ở những nơi có độ cao lớn trên núi.
1
null
Populus tremuloides là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được Michx. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1803. Cây có thân cao, cao tới 25 mét, vỏ nhẵn màu nhạt, có sẹo màu đen. Những chiếc lá xanh bóng, xỉn màu bên dưới, trở nên vàng đến vàng, hiếm khi có màu đỏ, vào mùa thu. Loài dương này thường lan tỏa thông qua rễ tạo thành những lùm cây vô tính lớn có nguồn gốc từ một hệ thống rễ chung. Những rễ này không phải là thân rễ, vì sự phát triển mới phát triển từ các chồi bất định trên hệ thống rễ mẹ. "Populus tremuloides" là cây phân bố rộng rãi nhất ở Bắc Mỹ, được tìm thấy từ Canada đến miền trung Mexico. Nó là loài xác định của quần xã sinh vật đất công viên cây dương ở các tỉnh Prairie của Canada và cực tây bắc Minnesota. Cây dương xỉ động đất là cây biểu tượng của tiểu bang Utah.
1
null
Salix babylonica có tên là liễu, liễu rũ , đúng chính tả hơn thì gọi là liễu rủ (Trung Quốc gọi là thùy liễu - 垂柳, thùy: rủ xuống), là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
1
null
Văn Hanh (tên thật Nguyễn Văn Hanh) (sinh 1927) là một ca sĩ Việt Nam trong thập niên 1940 - 1960, nổi tiếng với các bài hát cách mạng và dân ca. Ngoài ra ông còn được biết đến là em trai ruột của Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền. Sự nghiệp. Năm 1945 Văn Hanh gia nhập Quân đội, chiến đấu chống Pháp ở các đơn vị tiền thân của đại đoàn 308 sau này và hoạt động văn nghệ nghiệp dư. Năm 1948 ông ốm nặng, sau khi khỏi bệnh được giải ngũ về Chi sở Kho thóc Thái Nguyên. . Đầu năm 1955 Văn Hanh về Đài Tiếng nói Việt Nam, làm Đội trưởng Đội ca trong Ban ca nhạc của Đài. Năm 1959 ông được học tại chức với chuyên gia Liên Xô về thanh nhạc tại Khoa Thanh nhạc, Trường Âm nhạc Việt Nam. Khi ông mới về Đài, một số nghệ sĩ đã đi Trung Quốc thu đĩa hát nên Đội ca còn ít người, nam chỉ có ông, Trần Thụ, Anh Tuấn, nữ chỉ có Kim Oanh, Bùi Thị Thái, Lê Thu. Sau đó mới tuyển dần thêm cho đủ dàn đồng ca rồi lên hợp xướng. Ông đã thu thanh nhiều ca khúc dưới nhiều hình thức: đơn ca, song ca, lĩnh xướng cho tốp ca... Sau 34 năm công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, ông nghỉ hưu năm 1989. Tác phẩm trình bày. Văn Hanh sở hữu một giọng nam cao rất sáng và khá chuẩn. Ông hát bài Tình trong lá thiếp (Phan Huỳnh Điểu) cùng với chị ruột là Thương Huyền. Tác phẩm này nổi tiếng trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thập niên 1950, 1960. Ông là người đầu tiên thể hiện ca khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương, cũng trên sóng của Đài Tiếng nói. Văn Hanh có các bài đơn ca khác như: Tiếng hát trong rừng cọ đồi chè (Trương Quang Lục), Đổi công tát nước (Phạm Hanh), Bên kia sông Đuống (Hồ Bắc, phỏng thơ Hoàng Cầm), Dòng sông, Chiếc nón Huế (Trần Viết Bính)... Ông song ca cùng với Thương Huyền các bài Gặp nhau dưới ánh trăng (Mạc Hy), Sao cô em chưa về (Lê Lan), Dòng sông Đắkrông (Văn Thìn); song ca với Nguyễn Thị Hồng: Gọi nghé trên đồng (Doãn Mẫn), Ta sẽ cưới nhau (Phan Huỳnh Điểu), Ông Tơ (quan họ Bắc Ninh); với Kim Oanh: Thư em (Đặng Đình Hưng), Múc nước giếng thơi (Thịnh Trường); song ca với Mộng Dung. Ông còn hát lĩnh xướng với tốp ca và đồng ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Vinh danh. Đến năm 2016, tức khi gần 90 tuổi, Văn Hanh mới được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ông là nghệ sĩ ưu tú cao tuổi nhất của đợt phong tặng này. Lý do việc nhận được danh hiệu muộn như vậy do ông không màng đến danh hiệu nên không làm hồ sơ và đến đợt xét tặng năm 2016 thì ông mới làm hồ sơ đề nghị. Gia đình. Văn Hanh là em ruột Nghệ sĩ Nhân dân Thương Huyền. Vợ ông là người Đình Bảng, tản cư lên Thái Nguyên, bán hàng xén. Ông gặp vợ khi vừa giải ngũ, làm ở Chi sở Kho thóc Thái Nguyên. Hai người cưới nhau năm 1950 và có bốn con: hai trai, hai gái, trong đó con gái đầu là Phó giáo sư nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái (sinh năm 1951).
1
null
Giun tròn (còn gọi là Tuyến trùng) là nhóm các động vật thuộc ngành Nematoda. Chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi môi trường rộng lớn. Có thể khó phân biệt được chúng dù người ta đã miêu tả được hơn 28.000 loài, trong số đó trên 16.000 loài là loài ký sinh; tổng số loài giun tròn được thống kê khoảng 1 triệu loài. Khác với Ngành Giun dẹp và Ngành Thích ty bào, giun tròn có hệ thống tiêu hóa hở hai đầu. Môi trường sống. Nematode đã thích nghi hầu hết tất cả hệ sinh thái từ biển đến nước ngọt, trong đất, và từ các vùng cực đến vùng nhiệt đới, cũng như ở các độ cao lớn nhất và thấp nhất. Chúng phổ biến trong nước ngọt, nước biển, và các môi trường trên đất liền, trong các môi trường này chúng thường đông hơn các động vật khác về số lượng cá thể lẫn số lượng loài, và được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau như núi, hoang mạc và rãnh đại dương. Chúng cũng được tìm thấy trong những phần của thạch quyển của Trái Đất. Chúng chiếm 90% tất cả các dạng sống trên đáy biển. Sự thống trị của chúng thường hơn 1 triệu cá thể trên một mét vuông và chiếm khoảng 80% tất cả các cá thể động vật trên Trái Đất, đa dạng về vòng đời, và chúng hiện diện ở các cấp độ dinh dưỡng khác nhau trong các hệ sinh thái. Nhiều dạng ký sinh của chúng gây ra các bệnh ở hầu hết thực vật và động vật (bao gồm cả con người). Một nhóm nấm ăn thịt, nematophagous fungi, là các loài săn nematode trong đất. Chúng đặt các bẫy dụ giun tròn lọt vào một cấu trúc dính. Nematode từng được phát hiện ở độ sâu rất lớn (0,9–3,6 km) dưới bề mặt đất trong các mỏ vàng ở Nam Phi. Phân loại học. Nhóm giun tròn ban đầu được Karl Rudolphi xác định năm 1808 với tên là Nematoidea, trong tiếng Hy Lạp Cổ νῆμα ("nêma, nêmatos", 'sợi chỉ') và -eiδἠς ("-eidēs", 'loài'). Nó đã được phân loại lại thành họ Nematodes bởi Burmeister năm 1837 và bộ Nematoda bởi K. M. Diesing năm 1861. Từ ban đầu, "Nematoidea" đã bao gồm giun tròn và giun lông ngựa (Nematomorpha). Cùng với Acanthocephala, Trematoda và Cestoidea, nó hình thành nhóm Entozoa. Những khác biệt đầu tiên của giun tròn với nematomorpha, dù có những sai lầm, là do von Siebold (1843) xếp với các bộ Nematoidea và Gordiacea. Chúng được xếp vùng với Acanthocephala trong ngành mới Aschelminth (hiện đã lỗi thời) bởi Gegenbaur (1859). Phân loại học Nematoidea, bao gồm họ Gordiidae sau đó được nâng lên thành ngành bởi Ray Lankester (1877). Năm 1919, Nathan Cobb đề xuất rằng giun tròn nên được tổ chức lại là một ngành. Ông cho rằng chúng nên có tên là nema trong tiếng Anh thay vì "nematodes" và định nghĩa phân loại Nemates (số nhiều trong tiếng Latinh của "nema"). Kể từ khi Cobb đầu tiên đề nghị loại bỏ tất cả nematode khỏi nhóm, một số nguồn xem tên phân loại học đúng là Nemata thay vì Nematoda. Phát sinh loài. Các mối quan hệ của nematode và họ hàng gần của chúng trong nhóm protostomia Metazoa vẫn chưa được giải quyết. Thông thường, chúng được xếp vào một nhánh riêng của chúng nhưng trong thập niên 1990 chúng được đề xuất tách ra tạo thành một nhóm Ecdysozoa cùng với moulting, như arthropoda. Danh tính của các họ hàng còn sinh tồn của Nematoda luôn được xem là đã giải quyết rõ ràng. Đặc điểm hình dạng và phát sinh loài nguyên tử phù hợp với việc xếp giun tròn là một cấp phân loài ngang hàng với giun ký sinh (Nematomorpha); cùng với nhóm này chúng tạo thành Nematoida. Cùng với nhóm Scalidophora (trước đây là Cephalorhyncha), Nematoida tạo thành Introverta. Không có sự phân biệt rõ ràng liệu Introverta có quan hệ gần gũi với Gastrotricha hay không; nếu có, chúng được xem là một nhánh Cycloneuralia,nhưng bất đồng lại xảy ra khi cả hai dạng dữ liệu hình thái và phân tử. Cycloneuralia hay Introverta thường được xếp thành một liên ngành. Phân loại Nematoda. Do thiếu kiến thức về nhiều loài Nematode, hệ thống phân loại của chúng vẫn đang tiến hành. Một phân loại sớm nhất và có ảnh hưởng nhất là đề xuất của Chitwood và Chitwood -sau đó cũng do ông sắp xếp lại—ông đã chia ngành này thành 2 nhóm Aphasmidia và Phasmidia. Các nhóm này sau đó được đổi tên theo thứ tự thành Adenophorea và Secernentea. Secernentea có chung nhiều đặc điểm như sự hiện diện của phasmid, một cặp cơ quan cảm giác nằm ở vùng hai bên vùng sau, và cặp này được dùng làm đặc điểm cơ bản trong việc phân chia nhóm này. Cơ chế này đã được kế thừa trong nhiều phân loại sau đó, mặc dù Adenophorea không phải một nhóm đồng nhất. Chúng được chia thành năm nhánh: Trong đó, Secernentea thực sự là một nhóm tự nhiên có quan hệ gần nhất. Nhưng "Adenophorea" thể hiện là một tập hợp cận ngành của giun tròng đơn giản là chúng mang các đặc điểm nhiều đốt của tổ tiên chúng. Nhóm cũ Enoplia không có vẻ là đơn ngành, nhưng có thể gồm hai dòng riêng biệt. Nhóm cũ "Chromadoria" có vẻ là một tập hợp cận ngành khác, với Monhysterida đại diện cho một nhóm nhỏ rất cổ của nematoda. Trong số Secernentea, Diplogasteria có thể cần phải gộp với Rhabditia, khi đó Tylenchia có thể là cận ngành với Rhabditia. Những kiến thức về hệ thống phân loại và phát sinh loài của giun tròn cho đến năm 2002 được tóm tắt như sau: Ngành Nematoda Dịch tễ học. Một số loài giun tròn gây nên bệnh đường ruột ở con người như giun đũa, trichuriasis và giun mốc.
1
null
Salix qamdoensis là một loài thực vật có hoa trong họ Liễu. Loài này được N. Chao & J. Liu mô tả khoa học đầu tiên năm 2001. Phân bổ. Nơi sống của loài cây này chủ yếu ở Tây Tạng, những nơi có khí hậu ôn đới, vùng núi cao và cận núi cao của Tây Tạng. Đặc điểm. Salix qamdoensis là loài cây bụi xanh có lá nhỏ hình bầu dục và hoa nhỏ không cánh màu xanh vàng. Hạt nhỏ, tròn và màu nâu. Cây con nhỏ và có một cặp lá. Chúng phát triển tốt ở nơi đất khô, nhiều đá, cát như đồng cỏ hay vùng cây bụi mở rộng, vùng núi cao. Công dụng. Loài thực vật này thường được trồng để trang trí trong vườn hoặc các cảnh quan khác. Nó cũng có tác dụng kiểm soát sự xói mòn của đất và chắn gió. Trồng trọt và nhân giống. Salix qamdoensis là một loại cây bụi lâu năm phát triển chậm, có thể cao tới 2 feet (0,61m). Nó ưa đất ẩm, thoát nước tốt và bóng râm một phần. Việc nhân giống được thực hiện bằng cách giâm cành hoặc hạt. Nên cắt từ đầu cành và trồng trong hỗn hợp đất ẩm, thoát nước tốt. Hạt giống cũng cần được gieo trong hỗn hợp đất ẩm, thoát nước tốt và giữ ẩm cho đến khi nảy mầm.
1
null
Cistus incanus hay còn gọi là Rockrose là một loài thực vật có hoa trong họ Nham mân khôi. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Đó là loài hoa hồng dại có mùi thơm, phát triển cao khoảng 1 mét. Hình dạng cây chủ yếu là cây bụi, mọc trên các khu đất có hàm lượng Magnesi cao. Loại thực vật này chứa một lượng polyphenol. Với các hàm lượng hợp chất phenolic khác nhau tập trung ở hoa nó đã trở thành một cây trồng rất có giá trị cho cơ thể con người. Các nghiên cứu đã chứng minh một số công dụng nổi bật của Cistus như sau: Hàm lượng chất chống oxy hóa trong trà cistus cao vượt bậc so với các thực phẩm mà chúng ta từng biết, cụ thể: (Hàm lượng chất chống oxy hóa (mmol/lít)) Trà đen 3,1 Nước ép Việt quốc 4,8 Rượu vang đỏ 5,3 Trà xanh 8,5 TRÀ CISTUS: 24. Tức là khả năng chống oxy hóa của trà Cistus rất vượt trội (gấp 8 lần so với trà đen, gấp 5 lần so với Việt Quốc, gấp 4.5 lần so với rượu vang đỏ, và gấp 3 lần so với trà xanh). Bên cạnh đó, trong trà Cistus còn chứa một lượng lớn chất polyphenol-phenolic thuộc nhóm các chất thực vật có hoạt tính chống oxy hóa hỗ trợ hệ thống miễn dịch của con người, trà Cistus cung cấp một nguồn phong phú các polyphenol, proanthocyandidins, bioflavonoids, catechins, axit gallic, rutin và các hợp chất hoạt tính sinh học có ích khác., các vi chất này một mặt giúp đào thải các kim loại nặng tồn dư trong cơ thể người, mặt khác, chúng giúp ức chế sự phân bào và phát triển của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng giải độc thanh lọc cơ thể, giúp giảm mùi hôi của cơ thể làm tăng sức đề kháng, đặc biệt chống lại các vi khuẩn, vi rut, nấm tấn công đường ruột và hệ hô hấp, giảm nguy cơ viêm nhiễm đường tiêu hóa. Đặc biệt, Trà Cistus đã được chứng minh công dụng giảm u xơ tuyến tiền liệt/ hay còn gọi tăng sản tuyến tiền liệt ở đàn ông lớn tuổi, Trà Cistus giúp làm chậm quá trình phát triển và phân bào của tế bào tuyến tiền liệt hiệu quả. Ngày nay, Cistus được sử dụng nhiều trong việc chế biên mỹ phầm và dược phẩm như thông qua các hình thức như tinh dầu và mỹ phẩm và làm thức uống hàng ngày như một loại trà thảo mộc. Ở Châu Âu, trà Cistus được sử dụng như một loại trà thảo mộc phổ biến hàng ngày của người dân.
1
null
Tuberaria guttata là một loài thực vật có hoa trong họ Nham mân khôi. Loài này được (L.) Fourr. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1868. Có tên gọi trong tiếng Anh "spotted rockrose", tiếng Pháp "hélianthème taché" hay "hélianthème à gouttes" (nghĩa là nham mân khôi đốm), nó là loài thực vật thân thảo sống một năm, phổ biến của khu vực ven Địa Trung Hải, và mọc lẻ tẻ trong khu vực Wales và Ireland. Thân cây đơn hay phân nhánh, cao 2–30 cm, nhiều lông. Các lá ở gốc hình elip, dài 3 cm, rộng 1–5 cm, mọc thành hình nơ, thường chết vào thời gian ra hoa. Các lá trên thân cây ở phần thấp mọc đối, 2 -5 cặp, thiếu lá kèm, không cuống, hình elip tới hình mũi mác hơi nhọn tới tù, 3 gân lá. Các lá ở phần trên thân cây ít, ngắn và hẹp, hình mũi mác tới thẳng, mọc so le, có hoặc không lá kèm, có lông, với lông tơ hình sao thưa thớt ở mặt dưới. Ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8 trong điều kiện thời tiết khô. Hoa khi ở dạng nụ cuộn lại giống như vỏ ốc, màu vàng, rất hay thay đổi, với các đốm đặc trưng ở gốc cánh hoa có kích thước và độ đậm nhạt màu sắc hay thay đổi. Mọc thành xim hoa ở một phía. Thụ phấn nhờ côn trùng hay tự thụ phấn. Quả nang hình trứng, gần như nhẵn nhụi hoặc có lông thưa ở các mép gần đỉnh, chứa nhiều hạt màu nâu nhạt, phát tán nhờ động vật. Loài này thường mọc trong các bụi cây thấp trong các khu vực truông Địa Trung Hải (garigơ), thường là trên đất đá vôi và gần với biển.
1
null
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ là một trường trung học phổ thông công lập của Việt Nam, tọa lạc ở Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Trường được thành lập vào năm 1957, phụ trách đào tạo và giảng dạy học sinh hệ trung học phổ thông trong toàn tỉnh Yên Bái và các tỉnh, thành phố khác. Lịch sử. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ tiền thân là Trường cấp 3A thị xã Yên Bái, được thành lập từ năm 1957 theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh Yên Bái, là trường cấp 3 đầu tiên của tỉnh ra đời trên cơ sở phát triển từ Trường cấp 2 Yên Bái. Từ năm 1965 đến 1975, khi quân đội Mỹ can thiệp vào Chiến tranh Việt Nam, Trường cấp 3A thị xã Yên Bái phải sơ tán đi nhiều nơi và duy trì quy mô từ 8 đến 10 lớp với trên 300 học sinh theo học. Năm 1975, trường chuyển về đóng tại phường Yên Thịnh, thị xã Yên Bái với lớp học, nhà làm việc được xây dựng từ tranh tre, nứa, lá; có thời điểm lên đến 33 lớp với trên 1.500 học sinh và hơn 80 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Năm 1982, nhà trường đổi tên thành Trường Nguyễn Huệ và đến năm 1983 thì chuyển về đường Yên Ninh, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái với điều kiện cơ sở vật chất kiên cố; trang thiết bị được tăng cường và hoàn thiện, quy mô có lúc đạt 36 lớp với gần 1.800 học sinh, hơn 100 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Cơ sở vật chất. Đến năm 2007, trường có diện tích gần 2 ha, trong đó khu đa năng gần 1 ha với 1.500 giáo viên và học sinh. Trường có năm khu nhà cao tầng được đánh số thứ tự: A, B, C, D, E; gồm 16 phòng học hai ca; một phòng vi tính với 47 máy tính; một phòng thư viện với trên 5.000 đầu sách. Ngoài ra, trường còn có các phòng thí nghiệm, thực hành, bồi dưỡng, phụ đạo học sinh; một hội trường với 100 chỗ ngồi, một số phòng làm việc chức năng khác. Thành tích. Theo thống kê năm 2007, trường có tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt, khá từ 70 đến 98%; học sinh xếp loại học lực khá, giỏi từ 10% đến 60%; tỷ lệ lên lớp từ 90% đến 100%; tỷ lệ tốt nghiệp từ 90% đến 100%. Năm học 2006–2007, trường có tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp là 98,89%, tỷ lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp từ 25% đến 70%. Tính đến năm 2007, trường đã có 226 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 51 học sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia. Năm 2007, trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ được nhận Huân chương lao động hạng Nhì. Năm 2009, trường được công nhận Trường chuẩn Quốc gia mức I. Năm 2012, trường được nhận Huân chương lao động hạng Nhất.
1
null
Tê tê đuôi dài (danh pháp khoa học: Manis tetradactyla) - còn gọi là Tê tê bụng đen hoặc IPI - là một loài tê tê sống trên cây thuộc họ Manidae, bộ Pholidota. mô tả. Tê tê đuôi dài có đặc điểm là chiếc đuôi rất dài (vì thế tạo nên tên gọi phổ biến của nó), đạt độ dài khoảng 60–70 cm. Cơ thể con vật có thể đạt chiều dài 30–40 cm và trọng lượng 2–3 kg. Ngay cả với đuôi dài thì tê tê đuôi dài vẫn là loài tê tê nhỏ nhất. Tương tự những loài tê tê khác, cơ thể tê tê đuôi dài được bao phủ bởi một lớp vảy chồng chéo, trong trường hợp này là một lớp vảy màu nâu sẫm với một vành sáng hơn và được dùng như là phương tiện ngụy trang. Bàn chân tê tê có móng vuốt lớn. Chóp đuôi trần và được sử dụng cho việc nắm. Đầu được cấu tạo rất đơn giản và không có răng, trong khi lưỡi rất dài. Bụng được bao phủ trong lông đen thay vì vảy. Tê tê này là một loài ăn côn trùng đêm. Phân bố và môi trường sống. Loài này có nguồn gốc từ các khu rừng vùng hạ Sahara của châu Phi, chủ yếu là rừng mưa. Phạm vi phân bố đang lan rộng từ Senegal đến Uganda và phía đến Angola ở phía tây.
1
null
Warszawianka là một bài hát Ba Lan được viết trong khoảng thời gian 1879-1883. Tên của bài hát có thể dịch là "bài ca Vácsava" hay "cô gái Vácsava". Nó trùng tên với bài hát cùng tên được sáng tác nhằm cổ vũ cho cuộc Khởi nghĩa Tháng Mười Một tại Ba Lan năm 1831. Để phân biệt với bài hát năm 1831, người ta thường gọi bài ca "mới" này là "Bài ca Vácsava năm 1905", tự vì nó được sử dụng làm "thánh ca" của những người công nhân Ba Lan khi họ khởi nghĩa hưởng ứng cuộc cách mạng 1905 sau khi 30 công nhân bị bắn chết trong một cuộc biểu tình ủng hộ ngày Quốc tế Lao động tại Warszawa năm 1905. Có tài liệu cho rằng Wacław Święcicki là người viết lời cho bài hát trong khoảng năm 1879, khi ông đang bị giam tại nhà ngục khét tiếng tại sảnh số 10 thuộc pháo đài Warszawa vì các hoạt động liên quan đến chủ nghĩa xã hội. Một ý kiến khác cho rằng bài hát được viết vào năm 1883 sau khi Święcicki vừa mới mãn hạn đi đày tại Siberia. Cho đến thập niên sau đó, bài hát đã trở thành một trong những nhạc phẩm nổi tiếng của nhũng người cách mạng Ba Lan. Bài hát đã được dịch sang nhiều thứ tiếng, trong đó phiên bản tiếng Nga (Varshavianka) có sự thay đổi lời ca một chút và đó cũng là một phiên bản nổi tiếng. Nó xuất hiện trong bộ phim Liên Xô "Vikhri vrazhdebnye". Gleb Maksimilianovich Krzhizhanovskiy được cho là tác giả của bản dịch tiếng Nga, viết vào năm 1897 khi ông đang bị cầm tù. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha mang tên "A las Barricadas", với lời mới được viết lại bởi Valeriano Orobón Fernández. Phiên bản tiếng Đức được sử dụng như một bài quân hành phổ biến của Quân đội Nhân dân Quốc gia ("Nationale Volksarmee") Cộng hòa Dân chủ Đức. Trung đoàn Kỵ binh nhẹ nhảy dù số 1 của Pháp cũng sử dụng bài nhạc này với lời khác. Phiên bản tiếng Anh do Paul Robeson đặt lời, nhưng không nổi tiếng lắm. Đoạn phim mở đầu của phim The Jackal, "bài ca Vácsava" được thể hiện với cảnh phim của Cách mạng Tháng Mười. Vững bước đi lên theo ngọn cờ hồng đỏ rực tươi Thẳng tiến phía trước chúng ta đạp bằng chông gai gian khó, Đi qua cơn bão giông tương lai chờ ta về lại Phải nắm chắc lấy trong tay ngọn cờ thắng lợi này Warsaw đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta Người người truyền thống đấu tranh vẻ vang bao vinh quang, Giành lại toàn thắng trong tương lai cho nhân loại Mạnh mẽ giữ vững yên vui thanh bình cho hoà bình Tương lai đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta, Vì tiền hậu tuyến anh em, vì tương lai tự do Vì một cuộc sống ấm no cho nhân loại, Thề quyết vững bước tiến theo ngọn cờ thắng lợi Vững bước đi lên theo ngọn cờ hồng đỏ rực tươi Thẳng tiến phía trước chúng ta đạp bằng chông gai gian khó, Đi qua cơn bão giông tương lai chờ ta về lại Phải nắm chắc lấy trong tay ngọn cờ thắng lợi này Warsaw đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta Người người truyền thống đấu tranh vẻ vang bao vinh quang, Giành lại toàn thắng trong tương lai cho nhân loại Mạnh mẽ giữ vững yên vui thanh bình cho hoà bình Tương lai đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta, Vì tiền hậu tuyến anh em, vì tương lai tự do Vì một cuộc sống ấm no cho nhân loại, Thề quyết vững bước tiến theo ngọn cờ thắng lợi Lời tiếng Việt. Vững bước đi lên theo ngọn cờ hồng đỏ rực tươi Thẳng tiến phía trước chúng ta đạp bằng chông gai gian khó, Đi qua cơn bão giông tương lai chờ ta về lại Phải nắm chắc lấy trong tay ngọn cờ thắng lợi này Warsaw đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta Người người truyền thống đấu tranh vẻ vang bao vinh quang, Giành lại toàn thắng trong tương lai cho nhân loại Mạnh mẽ giữ vững yên vui thanh bình cho hoà bình Tương lai đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta, Vì tình đoàn kết anh em, vì tương lai tự do Vì một cuộc sống ấm no cho nhân loại, Thề quyết vững bước tiến theo ngọn cờ thắng lợi này Vững bước đi lên theo ngọn cờ hồng đỏ rực tươi Thẳng tiến phía trước chúng ta đạp bằng chông gai gian khó, Đi qua cơn bão giông tương lai chờ ta về lại Phải nắm chắc lấy trong tay ngọn cờ thắng lợi này Warsaw đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta Người người truyền thống đấu tranh vẻ vang bao vinh quang, Giành lại toàn thắng trong tương lai cho nhân loại Mạnh mẽ giữ vững yên vui thanh bình cho hoà bình Tương lai đang chờ ta, vinh quang đang đợi ta, Vì tiền hậu tuyến anh em, vì tương lai tự do Vì một cuộc sống ấm no cho nhân loại, Thề quyết vững bước tiến theo ngọn cờ thắng lợi này
1
null
Bốn phương hướng địa lý chính là hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam, hướng Bắc, thường được ký hiệu bằng chữ cái đầu tiên Đ, T, N, B hay N, E, S, W (north, east, south, west trong tiếng Anh). Hướng Đông và Tây vuông góc (90 độ) với hướng Nam và Bắc, trong đó từ hướng Bắc quay 90 độ theo chiều kim đồng hồ sẽ tới hướng Đông, còn từ hướng Bắc quay ngược chiều kim đồng hồ 90 độ sẽ tới hướng Tây. Trong địa lý, các điểm hướng này chính là những hướng chính của la bàn, các bản đồ (nếu không có chỉ dẫn thêm) thường được biểu diễn sao cho hướng Bắc là hướng trên, hướng Nam là dưới, hướng Đông bên phải và hướng Tây bên trái. Ngoài bốn hướng chính, trên la bàn còn phân ra bốn hướng trung gian, gồm các cặp hướng vuông góc, mỗi hướng nằm ở chính giữa các cặp hướng chính: hướng đông bắc (NE), tây bắc (NW), đông nam (SE), tây nam (SW). Đôi khi các hướng này còn được tiếp tục chia đôi thành tám "hướng trung gian thứ cấp", trong hình bên là những hướng được vẽ ngắn nhất (ví dụ, bắc đông bắc (NNE), đông đông bắc (ENE), đông đông nam (ESE)...). Xác định phương hướng địa lý. Đường trắc địa. Trên mặt cầu Trái Đất, các kinh tuyến (nối liền hai cực Bắc-Nam) là những đường tròn lớn (đường tròn đi qua tâm Trái Đất) và cũng là các đường trắc địa. Các vĩ tuyến trừ Xích đạo không phải là đường tròn lớn. Tức là, để đi dọc theo những đường này thì ta chỉ cần đi thẳng phía trước mà không cần bẻ lái để rẽ. Vậy khi đi dọc theo phương Bắc-Nam (kinh độ không đổi) thì chỉ cần đi thẳng, trong khi để giữ đường đi theo đúng phương Đông-Tây (vĩ độ không đổi) thì cần phải bẻ lái, ngoại trừ ở Xích đạo. Tuy nhiên, khi đi vòng quanh Trái Đất dọc theo vĩ tuyến càng gần Xích đạo thì phải bẻ lái càng ít, nên có thể khó nhận biết. La bàn từ. Trái Đất có từ trường với các cực từ gần như thẳng hàng với trục quay của nó. La bàn từ là một thiết bị sử dụng từ trường này để xác định phương hướng. Chúng được sử dụng phổ biến nhưng chỉ có độ chính xác tương đối. Đầu bắc của kim la bàn chỉ về cực bắc của Trái Đất là do cực từ nam của từ trường Trái Đất nằm khá gần với cực bắc thực sự. Mặt Trời. Vị trí của Mặt Trời trên bầu trời có thể được sử dụng để định hướng nếu biết thời gian trong ngày. Vào buổi sáng Mặt Trời mọc gần phía Đông (chỉ mọc hướng chính Đông vào các ngày điểm phân), còn buổi chiều tối nó mọc gần phía Tây, và cũng chỉ lặn ở đúng hướng Tây vào các ngày điểm phân. Lúc buổi trưa nó mọc lên vị trí cao nhất trong ngày (vào lúc chính trưa Mặt Trời nằm trên đường kinh tuyến thiên thể). Một người quan sát ở Bắc Bán cầu, ở phía Bắc của chí tuyến Bắc sẽ luôn thấy Mặt Trời trưa nằm ở phía nam, và ngược lại, người quan sát ở Nam Bán cầu, phía Nam của chí tuyến Nam sẽ luôn thấy Mặt Trời trưa nằm ở phía bắc. Tuy nhiên, với những vùng gần Xích đạo (các vùng nhiệt đới nằm trong khoảng giữa hai chí tuyến), thì điều này không phải là đúng quanh năm. Bởi vì, Mặt Trời có thể ở ngay trên đỉnh đầu hoặc thậm chí là ở phía bắc vào buổi trưa mùa hè ở vùng nhiệt đới Bắc Bán cầu, chẳng hạn (xem hạ điểm mặt trời). Vì thế, ở những địa điểm này phải quan sát sự chuyển động của Mặt Trời trong một khoảng thời gian, hay xác định hướng bằng cách xem bóng của các vật trên mặt đất. Nếu bóng của một vật cắm thẳng đứng di chuyển theo chiều kim đồng hồ thì Mặt Trời sẽ ở phía nam lúc trưa, còn nếu ngược chiều kim đồng hồ thì Mặt Trời sẽ ở phía bắc. Bởi độ nghiêng trục quay của Trái Đất, ở mọi nơi, sẽ có hai ngày mà Mặt Trời mọc ở hướng chính Đông và đó là hai ngày điểm phân. Mặt Trời mọc lệch về phía bắc hoặc nam hướng Đông chính (và lặn về bắc hoặc năm hướng Tây chính) vào các ngày còn lại trong năm. Đối với mọi địa điểm, Mặt Trời mọc dần về phía bắc hướng Đông chính (hoặc lặn về bắc hướng Tây chính) từ ngày điểm phân tháng 3 tới điểm phân tháng 9, và mọc dần về phía nam hướng Đông chính (lặn về hướng Tây chính) từ ngày điểm phân tháng 9 tới điểm phân tháng 3. Sử dụng đồng hồ đeo tay. Có một cách truyền thống sử dụng đồng hồ đeo tay analog (có kim) để định hướng bắc và nam. Mặt Trời di chuyển trên bầu trời theo chu kỳ 24 tiếng đồng hồ trong khi kim giờ của một mặt đồng hồ 12 giờ quay một vòng trong 12 tiếng. Ở Bắc Bán cầu, nếu đặt đồng hồ sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời, thì tia phân giác của góc giữa kim giờ và hướng 12 giờ sẽ chỉ hướng nam. Ở Nam Bán cầu, ta cần hướng số 12 của đồng hồ về phía Mặt Trời thì điểm chính giữa cung giữa kim giờ và hướng 12 giờ sẽ chỉ hướng bắc. Nếu đồng hồ đã được chỉnh theo quy ước giờ mùa hè, ta cần sử dụng điểm 1 giờ thay vì 12 giờ. Sự sai lệch giữa giờ mặt trời địa phuơng và giờ múi, phương trình thời gian, và sự thay đổi không đều của góc phương vị Mặt Trời (các vùng nhiệt đới) ở những thời điểm khác nhau trong ngày giới hạn độ chính xác của phương pháp này. Đồng hồ mặt trời. Một đồng hồ mặt trời (loại có thể mang theo được) có thể được sử dụng để định hướng một cách chính xác hơn đồng hồ đeo tay, và có thể sử dụng ở bất kỳ vĩ độ nào. Quan sát thiên văn. Trong thiên văn học có một số phương pháp giúp định hướng vào ban đêm. Tất cả mọi ngôi sao đều được trông thấy nằm trên một mặt cầu tưởng tượng gọi là thiên cầu. Bởi sự quay quanh trục của Trái Đất, thiên cầu được thấy quay quanh một trục đi qua các cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Trục này cắt thiên cầu ở các thiên cực Bắc và Nam, đối với người quan sát, các cực này nằm trực tiếp phía trên các hướng Bắc và Nam tương ứng trên đường chân trời. Ở cả hai bán cầu, người quan sát bầu trời đêm có thể thấy các ngôi sao thấy được di chuyển theo những đường vòng tròn, do sự quay của Trái Đất. Có thể thấy điều này rõ nhất trong các đoạn video time-lapse, hoặc ảnh chụp phơi sáng dài (bằng cách cho mở màn trập máy ảnh trong thời gian dài vào ban đêm tối không trăng) về bầu trời ban đêm. Bức ảnh cho thấy những cung tròn đồng tâm mà tâm chính là một trong hai thiên cực (ở ngay trên hướng Bắc hoặc Nam của đường chân trời). Một bức ảnh chụp trong vòng gần 8 tiếng đồng hồ đã xuất bản cho thấy điều này. Thiên cực Bắc hiện tại (nhưng không phải là vĩnh viễn) nằm ở gần 1 độ so với ngôi sao sáng Polaris. Vị trí chính xác của thiên cực thay đổi trong suốt hàng nghìn năm do sự tiến động điểm phân (còn gọi là hiện tượng tuế sai). Polaris còn được gọi là sao Bắc cực, hay đơn giản là sao cực (pole star). Polaris chỉ có thể được nhìn thấy trong điều kiện thời tiết tốt và không có ô nhiễm ánh sáng vào ban đêm đối với những người ở Bắc Bán cầu. Có thể tìm Polaris nhờ nhóm sao Bắc Đẩu ("Big Dipper"). Nhóm sao dễ nhận biết này có hình cái muỗng, và kéo dài đoạn thẳng nối hai ngôi sao cạnh ngoài của đáy "muỗng" (đối diện với tay cầm) khoảng năm lần sẽ chỉ lên hướng của Polaris. Ngoài ra, còn có thể tìm Polaris bằng chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) nếu không thấy nhóm sao Bắc Đẩu: năm ngôi sao sáng chính của chòm sao này có hình chữ W, kéo dài hai cạnh ngoài của chữ W đến khi chúng cắt nhau, thì điểm cắt đó chính là Polaris. Trong khi các quan sát viên ở Bắc Bán cầu có thể tìm Polaris để xác định thiên cực Bắc và phương Bắc, ở Nam Bán cầu, sao Nam cực (Sigma Octantis) của chòm sao Nam Cực (Octans) lại khá mờ và khó có thể đủ trông thấy để quan sát định hướng. Bởi lý do này, một cách được hay dùng hơn là sử dụng chòm sao Nam Thập Tự (Crux). Thiên cực nam nằm ở điểm cắt giữa (a) trục dài của hình thập tự (tức là đường đi qua hai sao Alpha Crucis và Gamma Crucis), và (b) đường trung trục phân chia đoạn thẳng nối giữa hai sao "Pointers" (Alpha Centauri và Beta Centauri). Vào những đêm trăng khuyết (không phải là trăng tròn hoặc trăng non), có thể định hướng nhờ quan sát Mặt Trăng. Ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất, phần bề mặt được chiếu sáng của Mặt Trăng khuyết luôn hướng về phía Mặt Trời. Trăng khuyết đầu tháng có bề mặt sáng hướng về phía Mặt Trời vừa lặn (phía Tây), trong khi trăng khuyết cuối tháng có bề mặt sáng hướng về phía Mặt Trời sắp mọc (phía Đông). Do đó, đường phân chia sáng-tối của Mặt Trăng bán nguyệt xấp xỉ chỉ trục hướng Nam-Bắc. Bởi góc nhìn từ Trái Đất phụ thuộc vĩ độ, Mặt Trăng nhìn từ Nam Bán cầu sẽ trông lật ngược so với vĩ độ tương ứng ở Bắc Bán cầu. Một đường thẳng tưởng tượng nối hai đầu mút của trăng lưỡi liềm hoặc đường phân chia sáng-tối của trăng bán nguyệt kéo dài sẽ xấp xỉ cắt đường chân trời ở hướng Nam đối với Bắc Bán cầu, hoặc ở hướng Bắc đối với Nam Bán cầu. La bàn hồi chuyển. Cuối thế kỷ 19, với sự phát triển các tàu chiến ngày càng được trang bị những khẩu súng ngắm lớn có thể gây ảnh hưởng đến la bàn từ, và cũng có thể để tránh phải đợi thời tiết tốt vào ban đêm để chỉnh cho đúng hướng bắc thực, la bàn hồi chuyển (gyrocompass) đã được phát triển cho sử dụng trong hàng hải. La bàn hồi chuyển hoạt động theo nguyên tắc tiến động của con quay hồi chuyển (gyroscope). Bởi nó có thể tìm ra hướng bắc thực thay vì hướng bắc từ nên nó không bị nhiễu bởi từ trường nơi địa phương hoặc trên tàu. Tuy nhiên, bất lợi chủ yếu của nó là nó phụ thuộc vào công nghệ chế tạo mà nhiều người thời đó có thể cho rằng là quá đắt đỏ để sử dụng cho các mục đích khác ngoài kinh doanh thương mại hoặc chiến dịch quân sự quy mô lớn. Nó cũng cần một nguồn điện liên tục cung cấp cho động cơ, và cần được giữ cố định trong một khoảng thời gian để có thể tự chỉnh thẳng hướng. Định hướng bằng vệ tinh. Gần cuối thế kỷ 20, sự xuất hiện của Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) cung cấp một phương tiện định hướng hiện đại mà bất kỳ cá nhân có thể sử dụng để tìm hướng bắc thực một cách chính xác. Trong khi bộ thu GPS hoạt động tốt nhất trong điều kiện thời tiết quang mây, chúng có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, và trong mọi điều kiện thời tiết ngoại trừ những thời tiết xấu nhất. Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cho các vệ tinh định vị liên tục giám sát và điều chỉnh chúng để giữ hệ thống chỉ đúng hướng trên Trái Đất. Trái với la bàn hồi chuyển chỉ chỉnh xác nhất khi được đặt cố định, bộ thu GPS, nếu nó chỉ có một ăng ten, phải được di chuyển, thường với tốc độ 0.1 mph (0.2 km/h), để có thể thể hiện chính xác hướng chính. Trên tàu thuyền hoặc máy bay, bộ thu GPS thường được trang bị hai hoặc ăng ten nhiều hơn, được gắn rời nhau trên phương tiện. Kinh độ và vĩ độ chính xác của các ăng ten có thể được xác định, cho phép phương hướng được tính toán theo với cấu trúc của phương tiện. Với những điều kiện này, GPS được coi là chính xác và tin cậy, cho nên nó đã trở thành cách nhanh nhất và tiện lợi nhất để có được vị trí và phương hướng địa lý chính xác có thể kiểm chứng. Phương hướng và góc độ. Hướng chính. Các phương hướng thường được gán với các góc độ quay trên đường tròn đơn vị, đây là một bước chuyển đổi cần thiết để sử dụng trong các tính toán định hướng (suy ra từ lượng giác) và để sử dụng trong lập trình các phần mềm cho các bộ thu GPS. Bốn hướng chính tương ứng với các góc phương vị sau đây trên một la bàn: Hướng trung gian. Các hướng trung gian là bốn hướng la bàn được đặt chính giữa (phân giác) các cặp hướng chính
1
null
"Grand Canyon của Greenland" () là tên hiệu của một hẻm núi có độ dài kỷ lục được khám phá dưới lớp băng phủ Greenland, theo lời tuyên bố tháng 8 năm 2013. Nó được đặt tên theo Hẻm núi lớn ở Hoa Kỳ. Chương trình Operation IceBridge của NASA sử dụng máy ra đa để phát hiện một hẻm núi khổng lồ chạy ở dưới mặt băng từ điểm cao nhất ở trung tâm của Greenland về phía bắc tới vịnh hẹp của sông băng Petermann trên Bắc Băng Dương. Hẻm núi có lẽ ảnh hưởng đến các dòng nước chảy ở dưới lớp băng phủ từ phía trong đến bờ. Theo nhà địa lý Jonathan Bamber của Đại học Bristol, "Các tường hình V và đáy phẳng gợi ý rằng nước đã cào thung lũng ngầm này, chứ không phải băng đá." Hẻm núi dài hơn , sâu đến , và rộng đến . Nó là hẻm núi dài nhất được khám phá trên Trái Đất cho đến nay. Tuy nhiên, hẻm núi sông Gandaki tại Nepal hiện là hẻm núi sâu nhất. Hẻm núi hình thành trước lớp băng phủ và đã ảnh hưởng đến các dòng nước chảy ở dưới lớp băng phủ ở Greenland trong các chu kỳ sông băng trước đây. Hẻm núi có tuổi ước lượng ít nhất 4 triệu năm nhưng có thể cổ xưa hàng triệu năm hơn. Sự khám phá được các nhà khoa học tại Đại học Bristol, Đại học Calgary, và Đại học Urbino công bố trên tạp chí "Science" ngày 30 tháng 8 năm 2013 (bài được đề xuất ngày 29 tháng 4 năm 2013).
1
null
Máy tính bỏ túi (còn được gọi là máy tính toán, máy tính cầm tay, gọi tắt là máy tính) là một thiết bị điện tử nhỏ gọn được dùng để thực hiện việc tính toán từ đơn giản đến phức tạp. Thiết kế. Bố cục phím. Các phím sau đây xuất hiện trên phần lớn máy tính bỏ túi. Dù các phím số thường được sắp xếp theo cùng tiêu chuẩn, vị trí của các phím khác lại thay đổi tuỳ theo mẫu mã; minh hoạ dưới đây là một ví dụ. Lịch sử. Bàn tính cơ học chính là tiền thân của máy tính bỏ túi ngày nay. Công cụ tính toán số học đầu tiên được biết đến là chiếc bàn tính (Abacus) được sử dụng bởi những người Sumer và người Ai Cập vào khoảng 2000 năm trước công nguyên. Sau đó, bàn tính được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Á, châu Phi, châu Mỹ và nhiều vùng lãnh thổ khác chủ yếu bởi các thương nhân. Cho đến ngày nay, vẫn còn khá nhiều người sử dụng loại bàn tính cơ học của người Trung Quốc, với các hạt được xâu thành chuỗi theo chiều dọc trong một khung gỗ chữ nhật. Đến năm 1964, Công ty Nhật Bản Sharp đã chế tạo được chiếc máy tính đầu tiên có thể tự thực hiện các phép tính toán, mặc dù chiếc máy tính có kích thước gần bằng một chiếc xe ô tô. Năm 1967, Texas Instruments giới thiệu dự án công nghệ "Cal Tech" với chiếc máy tính bỏ túi đầu tiên có kích thước nhỏ gọn, có khả năng thực hiện các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia... Sau đó vài năm, Canon đã sử dụng công nghệ này để sản xuất những chiếc máy tính bỏ túi thương mại đầu tiên và bán rộng rãi trên thị trường với giá 400 USD. Tuy nhiên chỉ đến năm 1971, sau khi Intel ra mắt mẫu chip xử lý thương mại đầu tiên là Intel 4004, những chiếc máy tính bỏ túi mới thực sự trở nên hữu dụng với khả năng tính toán tốt hơn, kích thước nhỏ hơn cũng như giá thành hợp lý hơn. Cho đến nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy tính bỏ túi không chỉ đơn giản là thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Mà bên cạnh đó chúng còn có khả năng thực hiện nhiều phép biến đổi, các hàm lượng giác và logarit, làm việc với các hằng số như pi và e, tính toán với số phức hay phân số, giải phương trình, phân tích thống kê, xác suất hay ma trận. Cấu tạo và cơ chế. Cấu tạo. Một chiếc máy tính bỏ túi có một chip vi xử lý đơn để giải các phép tính và thuật toán. Bên cạnh đó nó được trang bị một bảng mạch với các nút cao su hoặc nhựa phía trên để bạn nhập dữ liệu và các phép tính. Giống như mô hình của một chiếc điều khiển từ xa, khi bấm một nút trên bàn phím, một mạch điều khiển sẽ được đóng phía dưới lớp cao su và gửi các xung điện đến chip xử lý, đồng thời gửi tín hiệu đến màn hình hiển thị. Màn hình của hầu hết các máy tính bỏ túi đầu tiên là loại màn hình LED hay diode chân không. Sau này, việc sử dụng màn hình tinh thể lỏng hay màn hình LCD giúp tiết kiệm điện năng hơn. Nguồn năng lượng chính được sử dụng trong các máy tính bỏ túi là pin, nhưng máy tính đầu tiên sử dụng các hệ thống pin khá cồng kềnh khiến cho chúng có kích thước rất lớn. Ngày nay, công nghệ năng lượng phát triển giúp pin ngày càng nhỏ gọn hơn, giúp giảm bớt kích thước của những chiếc máy tính bỏ túi hiện đại và có hiệu suất pin cao hơn. Bên cạnh đó, những chiếc máy tính bỏ túi sử dụng rất ít năng lượng, do đó một miếng pin năng lượng mặt trời nhỏ cũng có khả năng cung cấp đủ nguồn điện năng cần thiết cho máy hoạt động. Do đó mà từ năm 1970, có khá nhiều loại máy tính bỏ túi được trang bị sẵn pin năng lượng mặt trời để cung cấp điện năng song song với pin hóa học thông thường. Các máy tính bỏ túi cũng có khả năng lưu trữ dữ liệu ngắn hạn trong bộ nhớ, tương tự bộ nhớ RAM. Các máy tính bỏ túi hiện đại có khả năng lưu trữ nhiều hơn, đồng thời có thể gán dữ liệu vào các biến và truy suất ra khi tính toán. Nguyên lí hoạt động. Như đã nói ở trên, những chiếc máy tính bỏ túi có thể thực hiện các phép tính nhờ vào hệ thống mạch tích hợp và chip vi xử lý. Các mạch này sử dụng bóng bán dẫn để thực hiện các phép tính cộng, trừ cũng như các phép tính phức tạp hơn như số mũ hay căn. Về cơ bản, khả năng tính toán phụ thuộc vào số lượng các bóng bán dẫn, càng nhiều bóng bán dẫn thì chiếc máy tính càng có khả năng tính toán phức tạp hơn. Ngày nay, các máy tính bỏ túi hiện đại đều có một tiêu chuẩn về mạch tích hợp với số lượng các bóng bán dẫn gần giống nhau. Giống như các hệ thống điện tử khác, chip xử lý bên trong sẽ chuyển đổi các thông tin mà bạn nhập từ bàn phím thành hệ nhị phân tương đương. Trong hệ nhị phân chỉ hiển thị hai số 1 và 0, vi mạch sử dụng logic nhị phân bằng cách chuyển các bóng bán dẫn bật hoặc tắt. Ví dụ nếu bạn muốn cộng phép tính "2+2", máy tính sẽ chuyển số "2" về hệ nhị phân là "10" sau đó sẽ cộng với nhau theo chiều dọc. Ở đây có thể thấy ở hàng đơn vị là "0+0" do đó ta sẽ có giá trị là "0", tiếp đến hàng chục "1+1" sẽ được giá trị "2". Tuy nhiên hệ nhị phân lại không hiển thị số 2, do đó nó sẽ được thay bằng "10", vậy ta sẽ có giá trị cuối cùng là "100" chuyển đổi về hệ thập phân sẽ bằng 4. Cách hiển thị trên màn hình của máy tính bỏ túi cũng sử dụng logic nhị phân này. Nếu bạn để ý sẽ thấy mỗi ô trống hiện thị có 7 vạch ngắn, giúp nó có thể hiển thị tất cả các số từ 0-9, ví dụ số 3 sẽ được hiển thị bằng 5 vạch. Các vạch này sẽ được bật hoặc tắt tùy thuộc vào thông tin gửi đến từ chip xử lý, giúp nó có thể hiển thị giá trị nhập cũng như kết quả của phép tính trên màn hình.
1
null
Nefer-neferuaten Nefer-titi (; khoảng 1370 TCN – khoảng 1330 TCN) là Vương hậu Ai Cập và là vợ cả của Pharaoh Akhenaten, thường được biết qua danh hiệu Amenhotep IV. Nefertiti và chồng được biết đến với cuộc cách mạng tôn giáo, trong đó họ chỉ thờ một thần, Aten, hay đĩa Mặt Trời. Bà cùng trị vì với chồng mình với tư cách Nữ chúa của Ai Cập, trong một thời kì mà được đánh giá là giàu có nhất của Ai Cập cổ đại. Một số học giả tin rằng bà đã từng trị vì với tư cách của một Pharaoh sau khi chồng mình qua đời, với cái tên "Neferneferuaten". Nếu thật là vậy, triều đại của bà chứng kiến sự sụp đổ của Amarna và sự kiện Ai Cập dời đô đến Thebes. Sau đó, bà nhượng vị cho con rể và cũng là con chồng, Tutankhamun. Bà nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập vì bức tượng đất nung chỉ có một con mắt, trở thành 1 trong 4 vị Nữ chúa nổi tiếng nhất khi người ta biết đến Ai Cập cổ đại, bên cạnh Cleopatra, Hatshepsut và Nefertari. Thân thế. Một số học giả cho rằng Nefertiti chính là công chúa Tadukhipa (hay "Tadukhepa") của Vương quốc Mitanni. Theo lịch sử, công chúa Tadukhipa kết hôn với Pharaoh Amenhotep III để củng cố mối quan hệ của hai đế chế. Amenhotep III qua đời sau khi Tadukhipa tới Ai Cập không lâu. Vì thế, công chúa lại tái giá với con trai của chồng là Amenhotep IV (Akhenaten sau này). Cũng có quan điểm cho rằng, bà là con gái/cháu gái của Ay, người sau này cầm quyền khi Tutankhamun qua đời, nhưng điều đó nhanh chóng bị bác bỏ. Không biết rõ chính xác thời gian diễn ra hôn lễ của Nefertiti vị Pharaoh Akhenaton. Nhưng người ta tin rằng bà kết hôn năm 15 tuổi, trước khi Akhenaten lên ngôi. Bà có với Akhenaton 6 người con gái, lần lượt là: Có giả thuyết cho rằng Akhenaten đã lấy chính con gái của mình làm vợ, là Meritaten, Ankhesenamun và Meketaten. Cuộc đời. Cuộc đời trước của bà hết sức bí ẩn, dù nhiều học giả cho rằng bà là công chúa Tadukhipa của Mitanni. Nefertiti được đề cập lần đầu khi người ta tìm thấy mộ () của , một cố vấn của Akhenaten, vị Pharaoh trẻ được tháp tùng bởi một phụ nữ hoàng tộc, và đó là miêu tả sớm nhất về Nefertiti. Vị vua và vợ của ông đang được mô tả thờ phụng thần Aten. Trong mộ của Tể tướng Ramose, Nefertiti được mô tả đứng phái sau Akhenaten trong một buổi lễ chào đón Ramose. Vào những năm đầu trị vì ở Thebes, Akhenaten có nhiều ngôi đền được dựng lên ở . Và một trong số đó, "Mansion of the Benben" (hwt-ben-ben) được dành cho Nefertiti. Bà được khắc họa cùng cô con gái Meritaten, đôi khi có cả Meketaten. Trong một số "", Nefertiti xuất hiện thường xuyên bên cạnh Akhenaten. Có thể kết luận, bà vừa được miêu tả như một Vương hậu giúp đỡ chồng mình là Pharaoh, lại vừa xuất hiện trong vài tình huống vốn chỉ đặc quyền của một Pharaoh. Trong năm trị vì thứ tư của Akhenaten, vị Pharaoh dời đô từ Akhataten (bây giờ là Amarna). Và sang năm sau, Pharaoh chính thức đổi tên hiệu thành Akhataten, và từ đó Nefertiti được đề cập đến với tôn hiệu Neferneferuaten Nefertiti. Sự đổi tên hiệu, không chỉ đánh dấu cuộc cách mạng độc tôn Aten của Amenhotep IV, mà còn chính thức xác nhận quyền lực và ảnh hưởng ngang bằng, thậm chí vượt trội của Nefertiti đối với chồng mình. Nó đổi tình hình tôn giáo Ai Cập từ đa thần trở thành độc thần giáo (người ta gọi là "Monolatry"). Bà cũng được cho là đã có một triều đại độc lập sau cái chết của chồng và con chồng, với tên gọi là Ankhkheperure Neferneferuaten. Tuy nhiên đây chỉ là suy đoán. Lăng mộ. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2003, nhà Ai Cập học ở Đại học New York, Mỹ, , cho rằng xác ướp "" (Younger Lady) là của Nefertiti. Nhà nghiên cứu người Pháp cũng nghiêng về ý kiến của Fletcher. Hầu hết các nhà Ai Cập học đều bác bỏ tuyên bố của . Họ cho rằng, "Quý bà trẻ" chính là mẹ đẻ của Tutankhamun, Kiya. Vào năm 2015, tiến sĩ , nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Arizona, Mỹ tin rằng ông đã tìm thấy 2 lối đi bí mật trong lăng mộ Pharaoh Tutankhamun. Ông khám phá ra dấu tích của hai con đường mà những người xây dựng lăng mộ đã bịt kín lại. Một trong hai con đường này dẫn đến phòng chôn cất chưa hề bị đụng tới, nhiều khả năng có chứa thi hài Nefertiti. Reeves đưa ra giả thuyết rằng, kích thước lăng mộ Pharaoh Tutankhamun nhỏ hơn so với nơi an nghỉ thông thường của một vị vua Ai Cập. Kích thước không tương xứng và cách bố trí của nó cho thấy, đây là phần lăng mộ mở rộng được thiết kế trước đó dành cho Nữ vương. Ông đi đến kết luận, lăng mộ nhiều khả năng dành cho một Nữ vương Ai Cập vào cuối triều đại thứ 18, mà Nefertiti là người phụ nữ duy nhất nằm trong vị trí này. Cũng theo Reeves, Tutankhamun qua đời đột ngột mà không có sự chuẩn bị trước, nên được chôn cất tạm thời trong lăng mộ vốn không phải dành cho nhà vua, mà cho mẹ kế của ông, Nefertiti. Vào ngày 2/2/2018, các nhà khoa học đã tiến hành quét radar lăng mộ của Tutankhamun để tìm kiếm căn phòng bí ẩn, được cho là nơi chôn cất của Nefertiti. Đây là lần thứ 3 trong vòng 2 năm tìm kiếm căn phòng bí ẩn này. Phục dựng khuôn mặt. Vào đầu năm 2018, gương mặt của Nefertiti được tiết lộ trong chương trình Expedition Unknown trên kênh Travel Channel. Theo đó, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol đã dựa vào hộp sọ của xác ướp "" để phục dựng khuôn mặt của bà. Điều này đã dấy lên một cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học. Điều đáng nói là, xác ướp "Quý bà trẻ" được xác định là mẹ đẻ của Tutankhamun và là một người con gái chưa biết tên của pharaoh Amenhotep III và Tiye; tức là chị em ruột cùng cha cùng mẹ của Akhenaten. Thứ hai, Nefertiti chỉ là mẹ kế của Tut, và bà không phải là con gái của Pharaoh Amenhotep III và Tiye. Và người ta cũng chưa đưa ra kết luận chính xác rằng, xác ướp "" có đúng là của Nefertiti hay không.
1
null
Kaaba ( "" , "Khối lập phương") là tòa nhà hình hộp chữ nhật nằm trong trung tâm sân thánh đường hồi giáo Al-Masjid Al-Haram ở Mecca, Ả Rập Xê Út. Tòa nhà cao 13,1 m, có đáy 11,03 m × 12,62 m. 4 cạnh chỉ về 4 hướng chính.. Đây là trung tâm thánh địa thiêng liêng nhất của đạo Hồi. Al-Masjid Al-Haram, thánh đường Hồi giáo lớn nhất đã được xây xung quanh Kaaba. Ở phía đông của Kaba có một phiến đá đen (tiếng Ả Rập: الحجر الأسود al-Ḥajar al-Aswad) được xem là di tích của Hồi giáo. Theo truyền thống Hồi giáo, phiến đá đã được gắn nguyên vẹn vào bức tường của Kaaba bởi nhà tiên tri Muhammad trong năm 605 của Công Nguyên, 5 năm trước khi sự mặc khải đầu tiên của ông. Kể từ đó, phiến đá đã bị phá vỡ thành nhiều mảnh và bây giờ được gắn vào một khung bằng bạc ở mặt bên của Kaaba.
1
null
Dầu () là bất kỳ chất hóa học không phân cực nào dưới dạng chất lỏng nhớt ở nhiệt độ môi trường và cả kỵ nước (không pha trộn với nước, nghĩa đen là "sợ nước") và ưa béo (pha lẫn với các loại dầu khác, nghĩa đen là "sự thu hút các chất béo"). Dầu có hàm lượng carbon và hydro cao, thường dễ cháy và là chất hoạt động bề mặt. Hầu hết các loại dầu là lipid không bão hòa dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Định nghĩa chung về dầu bao gồm những nhóm hợp chất hóa học có thể không liên quan nhau về cấu trúc, tính chất và cách sử dụng. Dầu có thể là động vật, thực vật hoặc hóa dầu có nguồn gốc, và có thể dễ bay hơi hoặc không bay hơi. Chúng được sử dụng cho thực phẩm (ví dụ, dầu ô liu), nhiên liệu (ví dụ dầu đốt), mục đích y tế (ví dụ dầu khoáng), dầu bôi trơn (ví dụ dầu động cơ) và sản xuất nhiều loại sơn, nhựa và các vật liệu khác. Dầu được chuẩn bị đặc biệt được sử dụng trong một số nghi lễ tôn giáo và nghi lễ như là hoạt động thanh tẩy. Từ nguyên gốc. Chứng thực đầu tiên bằng từ tiếng Anh "oil" năm 1176, bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ "oile", trong tiếng Latin "oleum", lần lượt xuất phát từ tiếng Hy Lạp ("elaion"), "dầu ô liu, dầu" và từ ("elaia") có nghĩa là "cây ô liu", "quả ô liu". Các hình thức chứng thực sớm nhất của từ này trong Thời kỳ Mycenae , "e-ra-wo" và , "e-rai-wo", được viết trong tập lệnh âm tiết Linear B. Phân loại. Dầu hữu cơ. Dầu hữu cơ được sản xuất trong sự đa dạng đáng chú ý của thực vật, động vật và các sinh vật khác thông qua các quá trình trao đổi chất tự nhiên. "Chất béo" là thuật ngữ khoa học cho các axit béo, steroid và các hóa chất tương tự thường được tìm thấy trong các loại dầu được tạo ra bởi các sinh vật sống, trong khi dầu dùng để chỉ một hỗn hợp tổng thể của các hóa chất. Dầu hữu cơ cũng có thể chứa các hóa chất khác ngoài lipid, bao gồm protein, sáp (loại hợp chất có đặc tính giống như dầu ở nhiệt độ phổ biến) và các ancaloit. Lipid có thể được phân loại theo cách mà chúng được tạo ra bởi một sinh vật, cấu trúc hóa học và giới hạn độ hòa tan trong nước so với dầu. Chúng có hàm lượng carbon và hydro cao và thiếu đáng kể oxy so với các hợp chất và khoáng chất hữu cơ khác; chúng có xu hướng là các phân tử tương đối không phân cực, nhưng có thể bao gồm cả phân cực và không phân cực như trong trường hợp phospholipid và steroid. Dầu khoáng. Dầu thô, hoặc dầu mỏ, và các thành phần tinh chế của nó, được gọi chung là " hóa dầu ", là những tài nguyên quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Dầu thô có nguồn gốc từ các vật liệu hữu cơ hóa thạch cổ đại, như động vật phù du và tảo, mà quá trình địa hóa chuyển thành dầu. Tên gọi "dầu khoáng" là một cách dùng từ sai, trong đó khoáng sản không phải là nguồn gốc của các loại thực vật và động vật cổ xưa. Dầu khoáng là hữu cơ. Tuy nhiên, nó được phân loại là "dầu khoáng" thay vì "dầu hữu cơ" vì nguồn gốc hữu cơ của nó là từ xa (và chưa được biết đến tại thời điểm phát hiện ra nó) và bởi vì nó thu được trong vùng lân cận của đá, bẫy ngầm và cát. "Dầu khoáng" cũng đề cập đến một số sản phẩm chưng cất cụ thể của dầu thô. Các ứng dụng. Nấu ăn. Một số loại dầu thực vật và động vật ăn được, và cả chất béo, được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nấu ăn và chế biến thực phẩm. Đặc biệt, nhiều loại thực phẩm được chiên trong dầu nóng hơn nhiều so với nước sôi. Dầu cũng được sử dụng để tạo hương vị và điều chỉnh kết cấu của thực phẩm (ví dụ: các món xào). Dầu ăn có nguồn gốc từ mỡ động vật, như bơ, mỡ và các loại khác, hoặc dầu thực vật từ ô liu, ngô, hướng dương và nhiều loài khác. Mỹ phẩm. Dầu được áp dụng cho tóc để mang lại vẻ bóng mượt, ngăn ngừa rối và thô ráp và ổn định tóc để thúc đẩy tăng trưởng. Xem dầu xả. Tôn giáo. Dầu đã được sử dụng trong suốt lịch sử như một phương tiện tôn giáo. Nó thường được coi là một tác nhân thanh lọc tâm linh và được sử dụng cho mục đích xức dầu. Một ví dụ cụ thể là dầu xức thánh đã là một chất lỏng nghi lễ quan trọng trong Do Thái giáo và Kitô giáo. Hội hoạ. Các sắc tố màu dễ dàng lơ lửng trong dầu, làm cho nó phù hợp như một phương tiện hỗ trợ cho sơn. Những bức tranh sơn dầu còn tồn tại lâu đời nhất có từ năm 650 sau Công nguyên. Truyền nhiệt. Dầu được sử dụng làm chất làm mát trong bộ tản nhiệt dùng dầu, ví dụ như trong máy biến thế điện. Dầu truyền nhiệt được sử dụng cả làm chất làm mát, để sưởi ấm (ví dụ: trong máy sưởi dầu và trong các ứng dụng truyền nhiệt khác. Bôi trơn. Cho rằng chúng không phân cực, dầu không dễ dàng bám dính vào các chất khác. Điều này làm cho chúng hữu ích như chất bôi trơn cho các mục đích kỹ thuật khác nhau. Dầu khoáng thường được sử dụng làm chất bôi trơn máy hơn dầu sinh học. Dầu cá voi được ưa thích để bôi trơn đồng hồ, vì nó không bay hơi, hay để lại bụi, mặc dù việc sử dụng nó đã bị cấm ở Hoa Kỳ vào năm 1980. Có lời đồn đại từ lâu rằng "Spermaceti" từ cá voi vẫn được sử dụng trong các dự án của NASA như kính viễn vọng Hubble và đầu dò Voyager vì nhiệt độ đóng băng cực thấp. Spermaceti thực sự không phải là một loại dầu, mà là một hỗn hợp chủ yếu là este sáp, và không có bằng chứng nào cho thấy NASA đã sử dụng dầu cá voi. Nhiên liệu. Một số loại dầu đốt ở dạng lỏng hoặc khí dung, tạo ra ánh sáng và nhiệt có thể được sử dụng trực tiếp hoặc chuyển đổi thành các dạng năng lượng khác như điện hoặc công việc cơ khí. Để thu được nhiều dầu nhiên liệu, dầu thô được bơm từ mặt đất và được vận chuyển qua tàu chở dầu hoặc đường ống đến nhà máy lọc dầu. Trong đó, nó được chuyển đổi từ dầu thô sang nhiên liệu diesel là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ (còn gọi là petrodiesel), ethane (và các ankan mạch ngắn khác), dầu nhiên liệu (nặng nhất của nhiên liệu thương mại, được sử dụng trong tàu /lò nung), xăng (petrol), nhiên liệu phản lực, dầu hỏa, benzen (trong lịch sử) và khí hóa lỏng. Một thùng dầu thô sản xuất khoảng dầu diesel, nhiên liệu bay, xăng, chế phẩm khác, phân chia giữa dầu nhiên liệu nặng và khí hóa lỏng, và dầu đốt. Tổng sản lượng một thùng dầu thô làm thành các sản phẩm khác nhau dẫn đến sự gia tăng . Không phải tất cả các loại dầu được sử dụng làm nhiên liệu đều là dầu khoáng, xem Diesel sinh học, nhiên liệu sinh học và dầu ô liu. Vào thế kỷ 18 và 19, dầu cá voi được sử dụng làm dầu cho đèn, được thay thế bằng khí đốt tự nhiên và sau đó là điện.
1
null
Tâm thần phân liệt (Tiếng Anh: "Schizophrenia") là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức như lo sợ, hoảng loạn, giận dữ hay cư xử với người và vật xung quanh bằng những hành vi thiếu kiểm soát. Người bệnh không thể định được thân tâm, rối loạn suy nghĩ; vô cảm và thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%. Việc chẩn đoán dựa trên quan sát hành vi và những cảm nhận do người bệnh thuật lại. Các yếu tố góp phần cấu thành bệnh bao gồm di truyền, sử dụng các chất ma túy, môi trường những năm đầu đời, tâm lý và diễn biến xã hội. Một số loại thuốc kích thích và thuốc được kê đơn được cho là nguyên nhân hoặc khiến các triệu chứng thêm trầm trọng. Khả năng kết hợp các triệu chứng bệnh cao đã gây ra sự tranh luận rằng liệu chẩn đoán cho kết quả của một loại rối loạn hay của nhiều hội chứng khác nhau. Thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp "skhizein" ("phân chia") và "phrēn" ("tâm trí"), tâm thần phân liệt ám chỉ sự "phân chia tính cách" hay chứng "rối loạn nhân cách". Tuy nhiên, thuật ngữ này còn có nghĩa "sự phân tách chức năng tâm thần", phản ánh từ biểu hiện của bệnh. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt. Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms), rối loạn tổ chức. Thuật ngữ triệu chứng dương tính  không phải chỉ những triệu chứng này có lợi hoặc có khả năng thích nghi với bệnh nhân. Ngược lại, những triệu chứng này có đặc điểm là sự hiện diện của  phản ứng khác thường (ví dụ như nghe những giọng nói không có thật – huyễn thính). Còn triệu chứng âm tính là chỉ về sự khuyết thiếu phản ứng đặc thù (ví dụ như cảm xúc, ngôn ngữ, động lực) mà đáng ra họ nên có. "Triệu chứng dương tính (còn gọi là triệu chứng loạn tinh thần)". Các giác quan cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong việc xác định chúng ta là ai, chúng ta đang làm cái gì, hay người khác đang nghĩ gì về chúng ta. Nhiều người mắc bệnh tâm thần phân liệt trải nghiệm sự thay đổi phức tạp hoặc đáng sợ về nhận thức. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính là ảo giác, hoặc trải nghiệm của giác quan không đến từ kích thích thật sự. Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng huyễn thính – nghe thấy giọng nói không có thật. Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ. Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau. Tuy nhiên, ảo giác phải được phân biệt với lỗi nhận thức xảy ra trong giây lát mà nhiều người mắc phải. Bạn có từng đi trên đường và dường như nghe thấy tiếng ai đó gọi bạn, và khi bạn quay lại thì không có ai cả? Chắc hẳn bạn sẽ tự nhủ với mình, "Là do mình tưởng tượng ra thôi". Nhưng ảo giác thì trái ngược lại, nó tấn công vào tâm trí bệnh nhân rất thật, khiến cho thực sự trải nghiệm, thực sự thấy được dù rằng thực tế thì không. Hoang tưởng. Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng, hoặc có những niềm tin đặc thù kỳ quái dù cho nó có lố bịch thế nào đi chăng nữa. Trong những trường hợp tệ nhất, bệnh nhân cố hết sức và khăng khăng bảo vệ niềm tin ảo tưởng của mình mặc cho những bằng chứng trái ngược hiện ra ngay trước mắt. Lo lắng là một đặc tính khác của ảo tưởng. Trong chu kỳ loạn tinh thần cấp tính,  người bệnh không thể nào ngưng suy nghĩ về những niềm tin không thật đó. Và cuối cùng, bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng có thể không quan tâm hoặc suy nghĩ về những phương diện mà người khác đưa ra về niềm tin của họ. Mặc dù hoang tưởng có nhiều loại nhưng đa số thì nó thuộc về dạng cá nhân. Những niềm tin này không được chia sẻ với người thân trong gia đình hoặc cộng đồng. Những hoang tuởng thông thường mà bệnh nhân có bao gồm suy nghĩ được đưa vào trong não họ, người khác có thể đọc được suy nghĩ của họ hay bệnh nhân bị điều khiển bởi sức mạnh siêu nhiên huyền bí nào đấy. Những niềm tin này là những mảnh rời rạc và không gắn kết tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh xuyên suốt nhận thức, không được bệnh nhân diễn tả thường xuyên. Ảo giác. Ảo giác là tri giác không có đối tượng. Ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào (ví dụ ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị giác) nhưng ảo thanh là hay gặp nhất và có giá trị chẩn đoán cao cho tâm thần phân liệt. - Ảo thanh có ở 60-70% số bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói không có thật, nhưng được bệnh nhân cho là thật. Chúng thường được chia làm ảo thanh thật và ảo thanh giả. Nội dung của ảo thanh có thể rất khác nhau, căn cứ vào nội dung người ta chia làm các loại ảo thanh sau: + Ảo thanh bình phẩm là tiếng người khen hoặc chê bai bệnh nhân nhưng xúc phạm hoặc đe dọa bệnh nhân là hay gặp nhất. + Ảo thanh xui khiến, ra lệnh: là tiếng nói xui khiến hoặc ra lệnh cho bệnh nhân phải làm một việc gì đó. Thông thường, bệnh nhân không thể cưỡng lại các mệnh lệnh của ảo thanh đưa ra. + Ảo thanh là tiếng người trò chuyện với bệnh nhân: bệnh nhân nói chuyện với ảo thanh (giống như ta nói chuyện qua điện thoại) mà người ngoài có thể thấy bệnh nhân nói chuyện một mình to thành tiếng. + Ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói đối thoại với nhau hoặc giọng nói bình phẩm về ý nghĩ và hành vi của bệnh nhân. - Ảo thị giác: là những hình ảnh không có thật nhưng được bệnh nhân nhìn thấy  như  thật. Ảo thị giác gặp ở 10% số bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh tâm thần phân liệt hơn ảo thanh. Các ảo thị có thể có nội dung dễ chịu, vui vẻ; tuy nhiên, các ảo thị thường là các hình ảnh ghê sợ khiến bệnh nhân rất lo lắng và sợ hãi. Bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm như đánh người, tự sát do sự chi phối của ảo thị. - Ảo xúc giác: ít gặp trong tâm thần phân liệt và ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh này. Bệnh nhân có cảm giác có các con côn trùng bò dưới da, có con rắn đang bò trong dạ dày bệnh nhân. Ngôn ngữ thanh xuân: - Ngôn ngữ thanh xuân là một triệu chứng rất có giá trị chẩn đoán trong tâm thần phân liệt. Triệu chứng này thường chỉ gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân. Bệnh nhân có tư duy (lời nói) rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu. Hành vi thanh xuân: - Hành vi thanh xuân là rối loạn hành vi nặng, rất có giá trị chẩn đoán cho tâm thần phân liệt. Triệu chứng này hay gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân và thể không biệt định. - Các hành vi này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích động. Các hành vi này thường là rất lố lăng, hời hợt, kỳ dị, khó hiểu. Hành vi căng trương lực: Hành vi căng trương lực bao gồm: - Sững sờ căng trương lực: là sự giảm sút rõ ràng các phản ứng lại mọi tác động của môi trường. Một số trường hợp đạt đến mức độ vô thức quá mức, bệnh nhân giữ ở một tư thế rất lâu. - Kích động căng trương lực: là kích động do căng trương lực cơ. Các kích động này rất lố lăng, kỳ quái nhưng chỉ xuất hiện trong không gian hẹp (trên giường, trong phòng) chứ không xảy ra trong không gian rộng như hưng cảm. - Phủ định căng trương lực là bệnh nhân chống lại mọi tác động bên ngoài. Ví dụ: khi ta kéo tay bệnh nhân ra thì bệnh nhân co tay chống lại. - Uốn sáp căng trương lực là bệnh nhân giữ lâu ở một số vị trí vô lý và kỳ lạ (ví dụ: khi ta đưa tay bệnh nhân lên đầu làm tư thế chào, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tư thế đó hàng tiếng đồng hồ). Trong lâm sàng, người ta thường làm nghiệm pháp gối không khí, bệnh nhân có thể giữ đầu ở tư thế không chạm xuống giường trong nhiều chục phút. - Nếu tình trạng căng trương lực quá nặng, bệnh nhân sẽ  không đáp ứng với các kích thích bên ngoài mà chỉ nằm im một chỗ. Triệu chứng âm tính. Triệu chứng tiêu cực là sự khuyết thiếu những phản ứng đặc thù về cảm xúc, ngôn ngữ hay động lực. Và bởi vì thế, ban đầu nó thường rất khó thấy và khó phát hiện hơn triệu chứng tích cực. Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng tích cực vì triệu chứng tích cực biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần. Một trong những triệu chứng điển hình của dạng tiêu cực chính là người bệnh không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào, được gọi là "Diễn đạt cảm xúc bị giảm thiểu" (diminished emotional experssion) hoặc "hiệu ứng cảm xúc cùn mòn" (blunted affect). Bệnh nhân với chứng này thường không thể hiện bất kỳ dấu hiện cảm xúc hay suy nghĩ. Họ không vui cũng chẳng buồn, và có vẻ thờ ơ với môi trường chung quanh. Gương mặt họ vô cảm và lãnh đạm. Giọng nói không có nhịp điệu lên xuống – Cái thể hiện cảm xúc của người nói. Những tình huống sự kiện diễn ra xung quanh chẳng có nghĩa gì với họ cả. Họ có thể hoàn toàn không quan tâm đến bản thân  và những người xung quanh. Một dạng khác của sự thiếu hụt cảm xúc chính là không thể cảm nhận được khoái lạc. Trong khi sự khuyết thiếu cảm xúc là chỉ về sự thiếu hụt phản ứng bề ngoài, còn không thể cảm nhận được khoái lạc là kiểu thiếu hụt những cảm giác tích cực. Người mắc triệu chứng này không hề cảm thấy hứng thú với bất kỳ hoạt động cơ thể và mối quan hệ xã hội nào. Họ không tìm được niềm vui trong đó. Đồng thời, họ cũng có thể đánh mất đi vị giác và xúc giác của mình. Nhiều người mắc tâm thần phân liệt trở nên cách ly với xã hội. Trong nhiều trường hợp, sự cô lập này phát triển trước khi các triệu chứng phát tác. Nó vừa là triệu chứng cũng vừa là chiến lược mà nhiều người bệnh dùng để đối phó với những triệu chứng khác của họ. Ví dụ như họ có thể hạn chế giao tiếp với người khác để giảm bớt mức độ kích thích có thể khiến cho sự rối loạn tri giác và nhận thức của họ trở nên trầm trọng hơn. Sự cô lập này thường đi kèm lưỡng lự, mâu thuẫn trong tư tưởng, và không có động lực làm gì cả. Họ có thể ngồi cả ngày trên ghế, chẳng buồn nhúc nhích lấy một ly, hay không thèm chải đầu hay tắm rửa mấy tuần liền. Một dạng triệu chứng âm tính  khác đó là nhiễu loạn ngôn ngữ. Một kiểu của triệu chứng này được gọi là "nghèo nàn ngôn ngữ" (poverty of speech), người bệnh giảm thiểu số lượng ngôn ngữ quá nhiều. Họ dường như chẳng có gì để nói cả. Một kiểu khác là "suy nghĩ bị chặn", chuỗi suy nghĩ của bệnh nhân bị ngăn lại trước khi một suy nghĩ hay ý tưởng kịp hình thành. Rối loạn tổ chức. Một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt khó có thể phân loại vào tích cực hay tiêu cực. Vì thế mà nhiễu loạn suy nghĩ và hành vi kỳ quặc thể hiện khía cạnh thứ ba của bệnh này, và được gọi bằng cái tên rối loạn vô tổ chức (Disorganization). Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức (disorganized speech). Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả. Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường. Triệu chứng này cũng được gọi là "rối loạn suy nghĩ". Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục. Chuyển động cơ thể bất thường. Người mắc bệnh tâm thần phân liệt còn bị cứng chi hay cứng cơ dẫn đến di chuyển không được bình thường. Trong những trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể giữ nguyên tư thế bất thường, cứng ngắc khi đứng hoặc khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, một số bệnh nhân sẽ nằm thẳng lưng nhưng gồng người lại, đầu nâng lên một chút như thể họ đang gối đầu vậy. Người bệnh mắc chứng này thường không chịu đổi tư thế khác dù cho giữ nguyên tư thế này sẽ khiến họ cực kỳ khó chịu và đau đớn. Để được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, người bệnh phải có ít nhất hai trong những triệu chứng bên trên, và phát tác ít nhất một tháng. Đồng thời, cuộc sống, công việc và các mối quan hệ cá nhân của người đó phải bị ảnh hưởng nặng nề so với trước khi phát bệnh. Tuy nhiên, nếu các bạn đã đọc qua các bài viết về bệnh tâm lý trước của tôi, ắt hẳn các bạn sẽ nhận ra một số triệu chứng tiêu cực của tâm thần phân liệt giống với bệnh trầm cảm lâm sàng. Vì thế, triệu chứng  phải phác tác trong khoảng vắng của bệnh trầm cảm và hưng cảm thì mới được coi là mắc tâm thần phân liệt. Đào sâu các trường hợp. "Khánh Ly, 24 tuổi nhưng có ngoại hình trẻ hơn mười tuổi. Cô ta được người anh trai đưa vào bệnh viện lần thứ 12 vì anh dần cảm thấy sợ cô ta. Ly mặc một chiếc áo choàng dài rách bươm, mang đôi dép ngủ, đội chiếc mũ bóng chày và đeo vài tấm huy chương quanh cổ. Triệu chứng bệnh của cô ta trải rộng từ cơn giận vô cớ với anh mình (anh ấy cho tôi ăn phân từ ruột già của người khác) đến cười khúc khích, xun xoe dụ dỗ người khám. Ngôn ngữ và thái độ của cô ta như một đứa trẻ con, bước đi õng ẹo, đánh eo quá mức. Người anh trai bảo rằng cô ta không chịu uống thuốc chừng 1 tháng trước. Rồi từ đó, cô ta bảo mình lúc nào cũng nghe có một giọng nói trong đầu, cách ăn mặc và hành xử càng lúc càng kỳ quái. Khi được hỏi đang làm gì, thì cô ta trả lời: "Tôi đang ăn dây điện và chuẩn bị đốt lửa."Trong trường hợp của Khánh Ly, bạn có thể nhận thấy rõ ràng sự mất khả năng vận hành tổ hợp nhận thức và cảm xúc. Ly không thể suy luận, nhận biết về những gì mình đang làm, không thể giao tiếp trôi chảy, ngôn ngữ bất bình thường, không thể điều khiển hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội cho phép. Và vì thế nên Ly được chẩn đoán là mắc chứng tâm thần phân liệt. Cô ta phải uống thuốc hàng ngày, nhưng sự gián đoạn trong việc dùng thuốc khiến cho bệnh tình quay lại và nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc cô ta nghe được tiếng nói nào đó hay hành xử càng khác lạ."Bà Hồng Thủy, một nhân viên thư viện 79 tuổi đã về hưu khi đi khám Bác sĩ đã nói: "Mấy con giun đó vẫn còn trong người tôi." 4 năm về trước, trong một lần tắm, bà ta bắt đầu chú ý đến những thứ mà bà ta cho là "mấy con giun nhỏ". Không lâu sau đó, bà ta bắt đầu trải nghiệm cái cảm giác "mấy con giun đó đang chui qua da tôi". Nhiều lần đi khám Bác sĩ và mang theo cả mẫu nước mà bà ta cho rằng có giun, nhưng không nhân viên nào có thể tìm ra được bất kỳ ký sinh trùng nào. Dù cho Bác sĩ không ngừng bảo rằng cái đó chỉ là mấy mảnh da khô của bà ta thôi nhưng bà ta vẫn không tin. Bà ta cảm thấy rằng bạn bè và đồng nghiệp đang dần lánh xa mình vì mấy con giun đó. Sau đó khoảng 9 tháng, lúc đi nhà thờ, bà ta thấy chuỗi tràng hạt tự dưng xoay theo chiều kim đồng hồ và bà thấy được mình có lực từ hút những thứ xung quanh. Bà Thủy cho rằng bởi vì những con giun xâm nhập vào tủy sống và không ngừng di chuyển lên xuống đã tạo ra lực từ như thế. Khi xét về lịch sử bệnh lý, bà Thủy không hề dùng bất kỳ chất kích thích nào, nên trường hợp của bà ta không khó để Bác sĩ trị liệu xếp vào Tâm thần phân liệt."Trường hợp của bà Thủy lẫn cô Ly đều là ví dụ điển hình của các triệu chứng tâm thần phân liệt tích cực. Không khó để xác định bà Thủy bị ảo giác và ảo tưởng thông qua miêu tả bên trên. Vậy thì triệu chứng tiêu cực có những biểu hiện như thế nào, mời các bạn đọc ca bệnh dưới đây:"Thúy Vân, 26 tuổi, lúc nào cũng khom người, cúi gầm mình xuống. Cô ta có gương mặt như một đứa trẻ với những bím tóc và dây ruy-băng hồng. Cô ta được đưa tới Văn phòng tâm lý bởi Bác sĩ gia đình, người ái ngại về tình trạng cô ta hoạt động cơ thể ở mức quá thấp này. Điều duy nhất mà cô ta nói với Bác sĩ chính là: " Tôi có khoảng thời gian gián đoạn trong việc chăm sóc bản thân và có cuộc sống thấp dưới mức Bình thường." Rồi sau đó, cô ta tiếp tục giữ im lặng và nhốt mình trong phòng. 20 năm về trước, sau khi vị hôn phu hủy bỏ lễ đính hôn, cô ta bắt đầu không thể tự sắp xếp mọi thứ cho ngăn nắp, lang thang một mình vô định trên những con đường, mặc những bộ đồ không đi đôi với nhau. Vân bị sa thải và được đưa tới bệnh viện, sau đó được một người anh cả làm giấy xuất viện với hy vọng là cô ta sẽ mau chóng hồi phục tinh thần và bắt đầu cuộc sống thật. Nhưng, thời gian trôi qua, cô ta vẫn trốn tránh xã hội, và càng ngày càng ít vận động hẳn đi. Hầu hết thời gian cô ta dành cho việc nấu nướng và xem TV. Những món ăn của cô ta là hỗn hợp lạ kỳ của những nguyên liệu như cải súp-lơ với bánh ngọt, ngồi một mình vì không ai trong gia đình muốn ăn những thứ đó. Khi người anh bước vào phòng thì cô ta luôn quơ đại một cuốn tạp chí hay sách gì đó rồi giả vờ như đang đọc nhưng thực tế, cô ta chỉ ngồi đó và ngẩn ngơ nhìn vào khoảng không vô chừng. Vân rất lười tắm hay thậm chí là không chịu chải đầu. Cô ta ăn càng lúc càng ít đi. Lúc đi khám thì từ chối nhìn thẳng và đối thoại với bác sĩ."Ở đây bạn có thể thấy được rằng cô Vân đã cô lập bản thân mình với xã hội, không hề có hứng thú với bất kỳ hoạt động xã hội nào và hạn chế giao tiếp với người khác. Số lượng ngôn từ mà cô ta dùng bị hạn chế và dường như cô ta chẳng có gì để nói cả. Rõ ràng, đây là những triệu chứng tâm thần phân liệt tiêu cực. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng tâm thần phân liệt, người mẹ đang mang thai bị virus xâm nhập thì đứa con sinh ra có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này cao, di truyền, hay bị những chấn thương tâm lý, hoặc cả cấu trúc não bất thường. Chứng bệnh này không chỉ gói gọn trong một bộ phận não nhất định mà nó lên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu MRI báo cáo rằng tổng số lượng tế bào não của người mắc tâm thần phân liệt ít hơn hẳn so với người thường (trong hình, phần màu đen đen là phần rỗng, có thể thấy rõ ràng người bệnh tâm thần phân liệt (bên trái) có phần rỗng nhiều hơn người bình thường (bên phải). Các nghiên cứu về hoạt động não (fMRI) cũng cho thấy hoạt động não của người bệnh tâm thần phân liệt ít hơn hẳn người bình thường.  Một số báo cáo còn chỉ ra kích thước một số Bộ phận não như hồi hải mã, hạch hạnh nhân bị giảm. Những Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc điều khiển cảm xúc, suy nghĩ và nhận thức. Sự giảm thiểu kích thước này thấy rõ nhất ở não trái – chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ. Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) dopamine ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hành vi, học tập, và cảm xúc. Là chất khiến bạn cảm thấy hưng phấn và vui vẻ.  Thuyết Dopamine, thuyết có ảnh hưởng nhất về trong số các thuyết về chất dẫn truyền thần kinh và tâm thần phân liệt cho rằng các triệu chứng tích cực của bệnh là sản phẩm từ lượng dopamine và cơ quan thụ cảm, hay cửa tiếp nhận dopamine quá nhiều (mỗi chất dẫn truyền thần kinh có một cửa riêng biệt), dẫn đến người bệnh bị ảo giác. Tất cả những loại thuốc chữa trị tâm thần phân liệt ngày nay có cơ chế hoạt động chủ yếu là chặn cơ quan thụ cảm D2, ngăn cản cơ quan này tiếp nhận chất dopamine. Ngoài ra, những chất dẫn truyền thần kinh khác như serotonin (chịu trách nhiệm cho cảm xúc), và glutamate (cảm giác phấn khích) đều nằm trong vòng nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học tin rằng, chúng đều có vai trò quan trọng cấu thành nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt. Nhất là với glutamate(có nhiều trong bột ngọt), đã có bằng chứng chứng minh sự suy giảm chất này (cơ quan thụ cảm bị chặn, không thể tiếp nhận) có thể gây ra một số triệu chứng tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, những sự kiện gây áp lực từ bên ngoài có thể tác động lên sinh lý và tâm lý, khiến bệnh bộc phát nhanh hơn với những người đã có sẵn gene bệnh vì gene và môi trường luôn tác động lẫn nhau. Điều trị. Bởi vì các nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt nặng về phần di truyền và sinh lý nên việc chữa trị chủ yếu dựa vào thuốc. Tâm thần phân liệt không thể được chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc đúng liều và đều đặn, nếu không bệnh có thể sẽ tái phát nặng hơn, sẽ tổn hại đến não bộ nhiều hơn, như trường hợp của Khánh Ly bên trên. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là khoa học thần kinh vẫn còn khá nhiều hạn chế, mà thuốc chữa trị các bệnh tâm thần, tâm lý có ảnh hưởng chủ yếu lên hệ nội tiết và chất dẫn truyền thần kinh. Mà hệ nội tiết và chất dẫn truyền thần kinh có mối quan hệ khá phức tạp chồng chéo lên nhau. Việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ khó lường. Đối với bệnh tâm thần phân liệt thì tác dụng phụ của việc dùng thuốc chính là cứng cơ miệng và cơ mặt. Ví dụ như lưỡi thè ra ngoài, môi nhăn lại, tứ chi và chân tay co thắt. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh khiến cơ thể run rẩy, cứng cơ, kích động, hoặc có những dáng điệu kỳ dị mà người bệnh không thể khống chế được. May mắn là những tác dụng phụ này nằm ở những loại thuốc đời đầu (như Thorazine và Hadol) Những loại thuốc đời hai như Clorazil, Risperdal, Zyprexa,  Seroqul và Solian thì có ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn giữ được hiệu quả như thuốc đời đầu và có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát. Một nghiên cứu  cho thấy chỉ có 13%  những người bệnh dùng thuốc đời hai là bị tác dụng phụ cứng cơ và co thắt, trong khi tỷ lệ đó là 32% đối với những người dùng thuốc đời đầu. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là những loại thuốc đời hai này không có hiệu quả mấy trong việc chữa trị những triệu chứng âm tính. Đã vậy, tác dụng phụ của nó còn khá nguy hiểm. Nó có thể khiến cho bệnh nhân tăng cân và béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, và các bệnh về tim mạch. Những tác dụng phụ này có thể khiến cho bệnh nhân ngưng thuốc và dẫn đến tình trạng bệnh tái phát nặng hơn. Trị liệu tâm lý cũng giúp cải thiện đời sống của bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt. Các nhà trị liệu tâm lý giúp đỡ bệnh nhân cải thiện những vấn đề cuộc sống mà họ gặp phải khi mắc bệnh. Đồng thời huấn luyện những kỹ năng sống cần thiết để quản lý bệnh hiệu quả. Phương pháp nhận thức hành vi được sử dụng nhiều trong những năm gần đây, giúp bệnh nhân phán đoán, kiểm tra và chỉnh sửa lại những suy nghĩ méo mó của họ về bản thân mình và môi trường xung quanh.
1
null
Noah tiếng Việt: Nô-a, là vị tổ phụ thứ 10 và cũng là cuối cùng trước trận đại hồng thủy. Câu chuyện về Tàu Nô-ê được kể trong tường thuật về lũ lụt của Genesis trong Kinh thánh và Lời nguyền của Canaan = Trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. = Bên cạnh sách Sáng Thế, Noah cũng được đề cập trong cuốn sách đầu tiên của Chronicles, và những cuốn sách của Tobit, Wisdom, Sirach, Isaiah, Ezekiel, 2 Esdras, 4 Maccabees; và có trong Kinh thánh Tân Ước theo Tin Mừng Matthêu, Tin Mừng của Thánh Luca, Thư gửi tín hữu Do Thái, 1st Peter và 2nd Peter. và trong Tân Ước trong Tin Mừng Matthêu, Tin Mừng của Thánh Luca, Thư gửi tín hữu Do Thái, 1st Peter và 2nd Peter. Nô-ê là chủ đề được nhiều người giải thích trong các tài liệu về các tôn giáo Abrahamic sau này, bao gồm cả Kinh Quran (Sura 71).
1
null
Năm Cột trụ của Hồi giáo (أركان الإسلام - "arkān al-Islām" hay "arkān ad-dīn -" أركان الدين - "Cột trụ của tôn giáo)" là những điều cơ bản để vận hành Hồi giáo, đồng thời là những hành vi hành đạo bắt buộc đối với tất cả những người theo tôn giáo này. Cả hai nhánh quan trọng của Hồi giáo là Sunni và Shia đều đồng thuận về những điều cơ bản của những cột trụ này và thực hiện chúng, nhưng nhánh Shia có những cái tên khác cho chúng. Năm Cột trụ này bao gồm: Tuyên xưng Đức tin - Shahada "(ٱلشَّهَادَةُ aš-šahādah), Cầu nguyện -" Salah "(صَلاة ṣalāh), Bố thí -" Zakat "(زكاة"), Nhịn ăn - Sawm "(صوم)" và Hành hương - Hajj "(حج‎ haǧǧ)" Tổng quan. Những nghĩa vụ tôn giáo của các tín đồ Hồi giáo được gọi là Năm Cột trụ. Chúng được biết đến và thực hành bởi các tín đồ trên khắp thế giới, bất kể điều kiện hay sự khác biệt. Những điều được quy định này được cho rằng là điều kiện bắt buộc để một con người có thể sống một cuộc sống như Muhammad - một cuộc sống cẩn trọng và tinh thông. Giống như các tôn giáo khác, Hồi giáo coi những Cột trụ và việc thực hành nó là tiêu chuẩn, tuy nhiên không đồng nghĩa với việc tất cả những người cho mình là tín đồ Hồi giáo phải tuân theo nó một cách hà khắc. Sự thực hành của mỗi cá nhân phụ thuộc tương đối vào niềm tin của họ, ví dụ như không phải tín đồ nào cũng cầu nguyện hàng ngày, giữ chế độ nhịn ăn nghiêm ngặt, hành hương tới thánh địa Mecca hay trích thu nhập của mình cho Zakat. Không bao lâu sau khi những tín đồ Hồi giáo Ả Rập chinh phục những vùng lãnh thổ mới, họ bắt đầu xây dựng các thánh đường và thành trì, xây dựng các công trình kỷ niệm và hiện vật khác nhau để thể hiện đức tin và văn hóa của họ. Mỗi Cột trụ trong cả năm cột trụ của Hồi giáo đều xuất hiện trong Thiên Kinh Qur'an, trong những chương khác nhau. Mặc dù trong kinh Qur'an, Shahada không hề xuất hiện với dạng đầy đủ như hiện nay, câu 20 của chương 8 đã chấp thuận cho những người tin tưởng vào sự duy nhất của Allah và sứ giả Muhammad. Những lời cầu nguyện xuất hiện liên tục trong kinh Qur'an, với thời gian phải thực hiện cầu nguyện xuất hiện trong câu 130 của chương 20, và cách quỳ lạy khi làm lễ là câu 29 - chương 48. Trong một vài chương khác, các tín đồ Hồi giáo đã được yêu cầu để cầu nguyện và bố thí - giống với nội dung của Zakat và Salah (ví dụ như câu 12 - chương 5), tuy nhiên bố thí khi nào, bố thí cho ai lại chỉ được làm rõ hơn trong Hadith. Riêng với việc nhịn ăn, điều này đã được làm rõ trong kinh Qur'an từ câu 183 - 187 của chương 2 - khi quy định thời gian của tháng Ramadan, quy định rằng ai phải và không phải nhịn ăn, và việc không nhịn phải có những điều kiện gì. Đối với việc hành hương Hajj - cũng là phần dài nhất trong Thiên Kinh (chương 2, từ câu 196 tới 203) đã khuyên nhủ về nơi hành hương, hành vi và tư tưởng của những người sẽ tham gia cuộc hành hương và luôn khẳng định rằng Allah là ưu tiên hàng đầu của mỗi tín đồ. Năm Cột trụ của Hồi giáo Sunni. Thứ nhất: Tuyên xưng Đức tin - Shahada. Cột trụ đầu tiên của Hồi giáo là Shahada, nhằm khẳng định cho niềm tin của mỗi tín đồ. Lời Chứng ngôn này có hai phần: لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ (lā ʾilāha ʾillā -llāh) "- "Không có thánh thần nào ngoài Allah," مُحَمَّدٌ رَسُولُ ٱللَّٰهِ (muḥammadur rasūlu -llāh) "- Muhammad là sứ giả của Allah."" Hai mệnh đề trên được kết nối với nhau thông qua cụm أَشْهَدُ أَنْ - ("ašhadu -" "tôi thừa nhận rằng"), từ đó trở thành một câu Shahada hoàn chỉnh:أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ ٱللَّٰهِ "Tôi thừa nhận rằng không có thánh thần nào ngoài Allah, và tôi chứng nhận Muhammad là sứ giả của Ngài."Chứng ngôn Shahada là điều kiện duy nhất cần thiết để một người có thể trở thành tín đồ Hồi giáo, hoặc để cải đạo sang đạo Hồi. Phần đầu tiên của Chứng ngôn nhằm khẳng định sự duy nhất của Allah. Tawhid (Sự Duy Nhất của Thượng Đế) cũng thường sử dụng phần "لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ" này để làm rõ sự độc thần trong Hồi giáo, khẳng định sự toàn năng của Allah như nguồn gốc của vạn vật. Phần thứ hai của Chứng ngôn thể hiện sự độ lượng hết mực của Ngài, đồng thời thừa nhận Muhammad là sứ giả cuối cùng, sử dụng Muhammad như một chuẩn mực cho tất cả các tín đồ Hồi giáo, khi Muhammad thừa nhận đã từng bị lung lay tư tưởng bởi các cộng đồng đạo Thiên Chúa hay Do Thái, nhưng sau đó đã được giác ngộ bởi những lời dạy trong kinh Qur'an để từ đó trở thành sứ giả cuối cùng của cộng đồng Hồi giáo trong suốt lịch sử. Lời Chứng ngôn được thốt lên năm lần mỗi ngày, trong các lần cầu nguyện. Shahada là điều đầu tiên được truyền đạt với một đứa trẻ mới sinh, và là điều cuối cùng với một người trong lúc hấp hối, cho thấy tín đồ Hồi giáo và các cột trụ là nền tảng của một đời người - kể từ khi họ sinh ra và cho tới khi họ chết. Thứ hai: Cầu nguyện - Salah. Cột trụ thứ hai của Hồi giáo Sunni là Salah - cầu nguyện. Trước khi cầu nguyện, mỗi tín đồ phải vệ sinh bản thân mình như rửa tay, mặt và chân của mình, việc này được gọi là wudu "(الوضوء al-wuḍū - Sự thanh tẩy)." Một Muezzin sẽ xướng thật to những lời cầu nguyện trong nơi trang nghiêm của một thánh đường. Các câu trong kinh Qur'an có thể được xướng trong lặng lẽ hoặc với âm lượng lớn. Các tín đồ tham gia cầu nguyện sẽ thực hiện tư thế Sujud "(سُجود)", hướng đầu về Kaaba ở thánh địa Mecca. Việc cầu nguyện được thực hiện năm lần một ngày: Việc cầu nguyện diễn ra là tổng hợp của một chuỗi các tư thế cầu nguyện, gồm có: cúi đầu khi đặt tay ngang đầu gối, đứng, lễ lạy và ngồi trong một tư thế đặc biệt (mà không tựa đỡ bằng gót chân hay mông). Mỗi khi thay đổi tư thế, câu Takbir "Allahu Akbar" "(الله أكبر, Thánh Allah là đấng vĩ đại nhất)" được xướng lên. Một tín đồ Hồi giáo có thể cầu nguyện ở bất cứ đâu như tại cơ quan, trường học, tuy nhiên các thánh đường là nơi được ưu tiên hơn để thực hiện việc cầu nguyện này do nơi này phù hợp hơn với hành vi tôn giáo. Việc cầu nguyện này là không bắt buộc đối với phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt, trẻ em chưa dậy thì hoặc những người khuyết tật (về cả khả năng nhận thức hoặc khả năng vận động). Những tín đồ đang mắc bệnh hoặc không thể thực thi các tư thế cầu nguyện vẫn phải cầu nguyện, họ có thể thực hiện việc này trên giường hay thậm chí là trong tư thế nằm. Khi đi du lịch, những lần cầu nguyện có thể được gộp lại, ví dụ như gộp Maghrib với Isha vào với nhau. Thứ ba: Bố thí - Zakat. Cột trụ thứ ba của Hồi giáo là Zakat - bố thí. Bản thân từ Zakat trong tiếng Ả Rập là زكاة - sự thanh lọc, mà ở đó mỗi tín đồ sẽ trích ra một phần tài sản của mình để khiến phần tài sản còn lại trở nên thuần khiết và hợp lệ về mặt tôn giáo. Làm theo cột trụ này, mỗi tín đồ sẽ trích ra một phần tài sản của họ để giúp đỡ cộng đồng Hồi giáo, thường vào khoảng 2,5%. Hành vi này không được tìm thấy trực tiếp trong Thiên Kinh Qur'an mà là trong Hadith. Phần "thuế" này thường được sử dụng cho những nơi linh thiêng, thánh đường của cộng đồng Hồi giáo bản điạ, hoặc dùng để giúp đỡ những người cần thiết, nghèo đói, bần cùng. Zakat là điều bắt buộc phải thực hiện với mọi tín đồ tôn giáo có khả năng thực hiện nó, và cũng là trách nhiệm cá nhân của mỗi tín đồ để xóa đi sự chênh lệch giàu - nghèo, loại bỏ bất công. Tín đồ cũng có thể quyên góp nhiều hơn mức được quy định - điều này được gọi là Sadaqah "(صدقة)," và hành vi này nên được thực hiện tự nguyện thay vì cố gắng đạt được một phần thưởng nào đó thông qua sự bố thí này. Có năm quy tắc cơ bản mà một tín đồ phải tuân theo khi thực hiện Zakat: Thứ tư: Nhịn ăn - Sawm. Cột trụ thứ tư của Hồi giáo là Sawm, tức nhịn ăn. Việc nhịn ăn này được diễn ra trong tháng Ramadan - là tháng lễ theo lịch Hồi giáo. Sử dụng lịch Hồi giáo cũng đồng nghĩa với việc tháng Ramadan của năm này sẽ diễn ra sớm hơn tháng Ramadan của năm trước 11 ngày. Việc này được đề cập tới trực tiếp trong kinh Qur'an: "أُحِلَّ لَكُمْ لَيْلَةَ ٱلصِّيَامِ ٱلرَّفَثُ إِلَىٰ نِسَآئِكُمْ ۚ هُنَّ لِبَاسٌۭ لَّكُمْ وَأَنتُمْ لِبَاسٌۭ لَّهُنَّ ۗ" "عَلِمَ ٱللَّهُ أَنَّكُمْ كُنتُمْ تَخْتَانُونَ أَنفُسَكُمْ فَتَابَ عَلَيْكُمْ وَعَفَا عَنكُمْ ۖ" "فَٱلْـَٔـٰنَ بَـٰشِرُوهُنَّ وَٱبْتَغُوا۟ مَا كَتَبَ ٱللَّهُ لَكُمْ ۚ وَكُلُوا۟ وَٱشْرَبُوا۟ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ" "ٱلْخَيْطُ ٱلْأَبْيَضُ مِنَ ٱلْخَيْطِ ٱلْأَسْوَدِ مِنَ ٱلْفَجْرِ ۖ ثُمَّ أَتِمُّوا۟ ٱلصِّيَامَ إِلَى ٱلَّيْلِ ۚ وَلَا" "تُبَـٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمْ عَـٰكِفُونَ فِى ٱلْمَسَـٰجِدِ ۗ تِلْكَ حُدُودُ ٱللَّهِ فَلَا تَقْرَبُوهَا ۗ" "كَذَٰلِكَ يُبَيِّنُ ٱللَّهُ ءَايَـٰتِهِۦ لِلنَّاسِ لَعَلَّهُمْ يَتَّقُونَ" "Cho phép các ngươi được ăn nằm với vợ ban đêm, trong suốt thời gian nhịn chay. Họ là y phục của các ngươi, và các ngươi cũng là y phục của họ." "Allah biết điều các ngươi thường lén lút với nhau. Do đó, Ngài đoái thương quay lại tha thứ cho các ngươi." "Bởi thế, bây giờ các ngươi được phép chung chạ với họ, nhưng hãy cố gắng thực hiện điều Allah đã ra lệnh cho các ngươi, và hãy ăn và uống cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách khỏi sợi chỉ đen của nó, rồi hoàn tất viêc nhịn chay cho đến lúc đêm xuống." "Và không được ăn nằm với vợ trong thời gian các người ẩn mình E'tikaaf trong Masjid." "Đó là những giới cấm quy định bởi Allah. Do đó, chớ vi phạm chúng." "Allah trình bày những Lời Mặc Khải của Ngài cho nhân loại đúng như thế để may ra họ trở thành người ngay chính sợ Allah." - câu 187, chương 2 - Al-Baquarah (Con bò), Thiên Kinh Qur'an, bản dịch của Dr. Mustafa KhattabViệc nhịn ăn được diễn ra từ trước khi mặt trời mọc cho tới khi kết thúc hoàng hôn, trong khoảng thời gian đó các tín đồ không được phép bỏ bất cứ thứ gì vào miệng (việc ăn - uống, hút thuốc hoặc kể cả nói xấu người khác) và các hành vi tình dục. Lý do cho hành vi nhịn ăn này là để nhắc nhở các tín đồ Hồi giáo về việc tất cả đều được ban ân bởi Allah, và có những hoàn cảnh kém may mắn hơn cần sự giúp đỡ của họ. Ramadan cũng là thời gian để các tín đồ củng cố niềm tin của mình, hoạt động thiện nguyện và thú tội. Việc nhịn ăn trong tháng Ramadan là bắt buộc, nhưng có những nhóm người bị cấm làm điều này bởi sự nguy hiểm và vấn đề mà nó có thể đem lại. Những nhóm này bao gồm: Trẻ em chưa dậy thì, những người cần điều trị y tế liên tục, người già, phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú. Phụ nữ đang trong kì kinh nguyệt, người đang bị ốm hoặc đang ở nơi xa được miễn nhịn ăn, với điều kiện họ phải nhịn bù vào một ngày khác. Thứ năm: Hành hương - Hajj. Cột trụ cuối cùng của Hồi giáo là Hajj - hành hương. Trong cuộc đời của một tín đồ, nếu có khả năng - họ sẽ phải thực hiện một chuyến hành hương tới thánh địa Mecca trong tháng 12 theo lịch Hồi giáo. Khi tới Mecca, tín đồ nam chỉ được mặc áo choàng đơn sơ, tín đồ nữ sẽ mặc một bộ đồ giản dị hơn trang phục thường ngày, để nhắc nhở rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước Allah. Trong quá trình thực hiện Hajj, tín đồ sẽ đi vòng quanh Kaaba bảy lần, chạm vào Viên Đá Đen ("ٱلْحَجَرُ ٱلْأَسْوَد, al-Ḥajaru al-Aswad)," đi qua Safa và Marwa bảy lần và thực hiện Jamarat "(رمي الجمرات ramy al-jamarāt)". Khi tới Mecca, một tín đồ sẽ tới Kaaba trong thánh đường Al-Masjid al-Haram và đi vòng quanh nó, sau đó sẽ tưởng niệm Bài giảng Tạ Thế của Muhammad tại Arafat. Trên đường trở về nghỉ ngơi, các tín đồ sẽ dừng lại ở Mina, nơi họ sẽ ném 7 viên sỏi - tượng trưng cho sự căm thù Shaitan (Satan). Cuối cùng, họ quay trở lại Mecca cho lễ cầu nguyện cuối cùng - khi họ đi vòng quanh Kaaba bảy lần, và rời khỏi Mecca để trở về quê hương. Sau khi thực hiện xong chuyến hành hương này, tín đồ đó sẽ được gọi là hajj(với nam)/hajja(với nữ) - nhằm chỉ người đã hành hương tới Mecca.
1
null
Một ngón tay là một bộ phận thuộc phần chi của cơ thể, một bộ phận thao tác và cảm giác trên những bàn tay của con người và các động vật linh trưởng. Thông thường, một bàn tay con người có năm ngón (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út).
1
null
Liên đoàn An ninh Thủ đô là tên gọi đơn vị vũ trang chuyên trách phòng vệ khu vực nội thành Sài Gòn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1965 đến 1975. Liên đoàn trực thuộc và dưới quyền điều động của Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô.
1
null
Văn hóa dân gian ("folk-lore", trong tiếng Anh) là truyền thống của một nền văn hóa, cận-văn hóa hoặc nhóm. Nó bao gồm lịch sử truyền hết lại, giống truyền miệng, như huyền thoại, tục ngữ, thành ngữ, truyện kể, truyện viết, truyện tranh, truyện cổ tích, truyện cười; các truyền thống kiến trúc hay các đồ chơi dân gian, thủ công; các phong tục, tập quán, các truyền thống lâu đời; các tác phẩm âm nhạc, nghệ thuật truyền thống. Văn hóa dân gian được hình thành trong đời sống cá nhân của từng dân tộc, từng khu vực dân cư, cộng đồng.
1
null
Vả tây, hay còn gọi là sung ngọt, sung trái, sung mỹ (danh pháp khoa hoc: Ficus carica) là một loài thực vật có hoa thuộc chi "Ficus", trong họ Moraceae. Mô tả. Cây thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, thân cao từ 3-10m. Vỏ cây màu nâu xám, thân hợp trục, cành nhánh thẳng. Lá kèm búp màu đỏ sớm rụng. Lá đơn mọc cách. Cuống lá cứng, dài từ 2–5 cm. Lá chất liệu dai, có lông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới xanh nhạt và hơi ráp. Phiến lá có dạng trứng rộng xẻ 3-5 thùy sâu, kích thước phiến lá dài và rộng 10–20 cm. Hệ gân của lá có từ 2-4 cặp gân sơ cấp và 5-7 cặp gân thứ cấp từ mỗi gân sơ cấp. Hoa quả dạng sung to, dạng như quả lê, hình gụ hay gần hình cầu, có màu sắc thay đổi khi chín. Hoa quả từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm. Sinh thái khô hạn. Loài Vả tây có nguyên xuất tự nhiên vùng khô hạn Trung Á, trong tiếng Ba Tư nó được gọi là "Anjeer Kohi", انجیر کوهی, sinh trưởng tự nhiên tại những vùng núi nửa khô hạn ở Iran, nhất là vùng núi Kohestan của vùng Khorasan. Dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng 100 gram cung cấp 229 calories, quả khô có nhiều chất xơ (> 20% DV) và khoáng chất cần thiết, mangan, trong khi vitamin K và các khoáng chất khác thì có hàm lượng trung bình.
1
null
Tiếng Zaza - còn gọi là tiếng Kirmanj, tiếng Kird hoặc tiếng Diml - là ngôn ngữ được nói chủ yếu ở phía đông Thổ Nhĩ Kỳ. Tiếng Zaza là một phần của nhóm Tây, ngữ chi Iran, ngữ hệ Ấn-Âu. Ngôn ngữ này có nhiều điểm chung về đặc điểm, cấu trúc và từ vựng với tiếng Gora, đồng thời cũng có một số nét tương đồng với tiếng Talysh và các ngôn ngữ Caspi khác. Theo Ethnologue (dẫn lại Paul (1998)) thì số người dùng ngôn ngữ này nằm trong khoảng 1,5 - 2,5 triệu người. Theo Nevins, số người nói tiếng Zaza là từ 2 đến 4 triệu. Phân loại. Từ góc độ ngôn ngữ nói thì họ hàng gần nhất với tiếng Zaza là tiếng Mazandaran, tiếng Hewram, tiếng Gilak và các ngôn ngữ Caspi khác. Tuy nhiên, việc phân loại tiếng Zaza lại hàm chứa vấn đề chính trị. Một số ít nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Zaza là phương ngữ con của tiếng Kurd. Phương ngữ. Tiếng Zaza gồm một số phương ngữ chính: Các phương ngữ con là: Các phương ngữ con là: Bảng chữ cái. Bảng chữ cái Zaza gồm 31 chữ cái: Ghi chú
1
null
Khớp đầu gối nối đùi và phần chân dưới và bào gồm hai khớp: một ở giữa xương đùi và xương chày và một ở giữa xương đùi và xương mác. Đây là khớp lớn nhất cơ thể và rất phức tạp. Đầu gối là khớp bản lề được sửa đổi, cho phép uốn cong và mở rộng cũng như xoay nhẹ bên trong và bên ngoài. Đầu gối dễ bị tổn thương và sự phát triển của viêm xương khớp. Nó thường được gọi là một phần hợp chất có tibiofemoral và bánh chè thành phần. (Dây chằng tài sản xơ thường được xem xét với các thành phần tibiofemoral.) Cấu trúc. Đầu gối là một sửa đổi bản lề khớp, một loại khớp hoạt dịch, trong đó gồm có ba ngăn chức năng: các khớp bánh chè, bao gồm các xương bánh chè, hoặc "đầu gối", và các rãnh bánh chè trên mặt trước của xương đùi mà qua đó nó trượt; và các khớp nối tibiofemoral trung gian và bên liên kết xương đùi, hoặc xương đùi, với xương chày, xương chính của chân dưới. Khớp được tắm trong chất lỏng hoạt dịch được chứa bên trong màng hoạt dịch gọi là nang khớp. Góc hậu phương đầu gối là một lĩnh vực gần đây đã trở thành chủ đề của nghiên cứu và nghiên cứu mới. Đầu gối là khớp lớn nhất và là một trong những khớp quan trọng nhất trong cơ thể. Nó đóng một vai trò thiết yếu trong chuyển động liên quan đến việc mang trọng lượng cơ thể theo hướng ngang (chạy và đi bộ) và dọc (nhảy). Khi mới sinh, các xương bánh chè chỉ là hình thành từ sụn, và điều này sẽ thành chai (thay đổi để xương) trong độ tuổi từ ba đến năm năm. Bởi vì nó là xương vừng lớn nhất trong cơ thể con người, quá trình hóa thạch mất nhiều thời gian hơn đáng kể.
1
null
Tiếng Kyrgyz hay tiếng Kirghiz (, , ', hay , , ', ) là một ngôn ngữ Turk được nói bởi khoảng 4 triệu người tại Kyrgyzstan cũng như tại Trung Quốc, Afghanistan, Kazakhstan, Tajikistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Pakistan và Nga. Tiếng Kyrgyz là thành viên trong nhánh Kyrgyz–Kipchak của nhóm ngôn ngữ Kypchak, và có quan hệ gần với tiếng Kazakh. Tiếng Kyrgyz ban đầu được viết bằng chữ Turk cổ, sau đó bằng chữ Ba Tư-Ả Rập. Từ năm 1928 đến 1940, bảng chữ cái Latinh được sử dụng. Sau đó, do chính sách chung của Liên bang Xô Viết, bảng chữ cái Kirin trở nên phổ biến và còn được dùng tới nay.
1
null
Thực quản () là cơ quan ở động vật có xương sống có chức năng đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày nhờ nhu động. Thực quản hình ống, ở người lớn dài , ở phía sau khí quản và tim, đi qua cơ hoành và đổ vào vùng trên cùng của dạ dày. Trong quá trình nuốt, nắp thanh quản nghiêng về phía sau để ngăn thức ăn đi xuống thanh quản và phổi. Trong tiếng Anh, từ "oesophagus" xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại οἰσοφάγος (oisophágos), trong đó: οἴσω (oísō) là dạng tương lai của φέρω (phérō, "tôi mang") + ἔφαγον (éphagon, "tôi đã ăn"). Từ lòng ống ra ngoài, thành thực quản cấu tạo bởi niêm mạc, lớp dưới niêm mạc (mô liên kết), các lớp sợi cơ nằm giữa lớp mô sợi và một lớp mô liên kết bên ngoài. Niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa, có khoảng ba lớp tế bào, tương phản với biểu mô trụ đơn của dạ dày. Vùng ranh giới giữa hai loại biểu mô này giống như một đường zig-zag. Cơ ở thực quản phần lớn là cơ trơn, ở 1/3 trên của thực quản cơ vân chiếm ưu thế. Thành thực quản có hai cơ thắt: cơ thắt trên và dưới. Cơ thắt dưới giúp ngăn trào ngược acid trong dạ dày. Thực quản có nguồn cung cấp máu và dẫn máu dồi dào từ động mạch và tĩnh mạch. Cơ trơn của thực quản do thần kinh thực vật chi phối (thần kinh giao cảm qua thân giao cảm và thần kinh phó giao cảm qua thần kinh lang thang. Hệ thần kinh thân thể (neuron vận động dưới) cho phối một phần, đi cùng thần kinh lang thang để chi phối cơ vân. Thực quản đi vào khoang ngực, xuyên qua cơ hoành vào dạ dày. Một số tổn thương thực quản: trào ngược dạ dày thực quản, ung thư thực quản, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản có thể chảy nhiều máu, rách, co thắt và rối loạn nhu động. Triệu chứng thường gặp: nuốt khó, nuốt đau, đau ngực hoặc không gây ra triệu chứng gì. Cận lâm sàng: chụp X-quang sau khi uống bari sulfat, nội soi và chụp cắt lớp vi tính. Ít chỉ định mổ thực quản. Cấu trúc giải phẫu. Thực quản là cấu trúc giải phẫu thuộc phần trên hệ tiêu hóa. Phần trên có nhú vị giác. Thực quản bắt đầu ở phía sau miệng, đi xuống phần sau của trung thất, qua cơ hoành vào dạ dày. Ở người, thực quản thường bắt đầu ngang mức đốt sống cổ VI phía sau sụn nhẫn của khí quản, đi vào cơ hoành tại vị trí ngang mức đốt sống ngực 10, và kết thúc tại tâm vị của dạ dày ngang mức đốt sống ngực 11. Thực quản dài khoảng 25 cm (10 in). Có nhiều mạch máu nuôi dưỡng thực quản, với lượng máu cung cấp có sự khác nhau theo từng đoạn. Phần trên thực quản và cơ thắt thực quản trên nhận máu từ động mạch giáp dưới. Phần thực quản trong lồng ngực nhận máu từ động mạch phế quản và các nhánh trực tiếp từ động mạch chủ ngực.Phần dưới thực quản và cơ thắt thực quản dưới nhận máu từ động mạch vị trái và động mạch hoành dưới trái. Tĩnh mạch có sự phân bố khác nhau dọc theo đường đi của thực quản. Phần trên và phần giữa thực quản máu đổ vào tĩnh mạch đơn và tĩnh mạch bán đơn, và phần dưới thực quản máu đổ vào tĩnh mạch vị trái. Tất cả các tĩnh mạch này đều đổ vào tĩnh mạch chủ trên, ngoại trừ tĩnh mạch vị trái đổ vào tĩnh mạch cửa. Đối với hệ bạch huyết, 1/3 trên thực quản bạch huyết đổ vào các hạch cổ sâu, 1/3 giữa thực quản bạch huyết đổ vào hạch trung thất trên và sau, và 1/3 thực quản dưới đổ vào hạch dạ dày và hạch thân tạng. Bạch huyết của các cấu trúc trong ổ bụng phát sinh từ ruột trước (cơ quan tiêu hóa nguyên thủy), tất cả đều đổ bạch huyết về hạch thân tạng. Thực quản trên nằm ở phía sau của trung thất, sau khí quản, tiếp giáp dọc theo dải khí quản-thực quản, đi phía trước cơ dựng gai sống và cột sống. Phần dưới thực quản đi sau tim và đi trước động mạch chủ ngực. Từ chỗ cựa khí quản trở xuống, thực quản đi ra phía sau động mạch phổi phải, phế quản chính bên trái và tâm nhĩ trái. Tại vị trí này, thực quản đi qua cơ hoành. Ống ngực là ống bạch huyết lớn nhất của cơ thể, đi ở sau - phải phần dưới thực quản và khi ống ngực lên trên thì đi ở sau - trái phần trên thực quản. Thực quản cũng ở phía trước tĩnh mạch bán đơn và các tĩnh mạch gian sườn ở phía bên phải. Thần kinh lang thang phân chia tạo thành đám rối thực quản. Thực quản có bốn chỗ thắt. Khi nuốt phải chất ăn mòn hay vật rắn, rất có thể vật này sẽ bám vào và làm tổn thương một trong bốn vị trí này. Các chỗ thắt của thực quản: Cơ thắt. Thực quản được bao quanh ở phía trên và phía dưới bởi hai cơ thắt, được gọi là cơ thắt thực quản trên và cơ thắt thực quản dưới. Các cơ thắt này có tác dụng đóng thực quản khi không có thức ăn. Cơ thắt thực quản trên là một cơ thắt giải phẫu hình thành bởi phần dưới của cơ thắt hầu dưới (cơ thắt hầu họng do liên quan của nó với sụn nhẫn của thanh quản trước). Tuy nhiên, cơ thắt thực quản dưới không phải là cơ thắt giải phẫu mà là cơ thắt chức năng, nghĩa là nó hoạt động như một cơ thắt nhưng độ dày cơ thắt thực quản dưới không rõ rệt như các cơ thắt khác. Cơ thắt thực quản trên bao quanh phần trên của thực quản, cấu tạo bởi cơ vân nhưng không co cơ chủ động. Cơ thắt thực quản trên mở ra bởi phản xạ nuốt. Sợi cơ của cơ thắt thực quản trên là phần nhẫn hầu của cơ thắt hầu dưới. Cơ thắt thực quản dưới hay còn gọi là cơ thắt dạ dày-thực quản bao quanh phần dưới của thực quản ở phần tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày. Cơ này còn có tên gọi là cơ thắt tâm vị"." Rối loạn cơ thắt dạ dày thực quản gây ra tình trạng trào ngược, ợ chua và nếu nó xảy ra thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày gây tổn thương niêm mạc thực quản. Chi phối thần kinh. Thực quản được do thần kinh lang thang và thân giao cảm cổ và ngực chi phối. Thần kinh lang thang có chức năng phó giao cảm chi phối các cơ của thực quản và kích thích co bop thực quản. Hai tập hợp các sợi thần kinh di chuyển trong dây thần kinh lang thang để chi phối cơ. Cơ vân trên và cơ thắt thực quản do neuron từ nhân hoài nghi chi phối, còn cơ trơn và cơ thắt thực quản dưới do neuron từ nhân vận động lưng của thần kinh lang thang chi phối. Thần kinh lang thang đóng vai trò chính trong việc tạo sóng nhu động. Thân giao cảm có chức năng giao cảm, tăng cường chức năng của thần kinh lang thang, tăng nhu động và hoạt động của tuyến, đồng thời gây co thắt cơ vòng. Ngoài ra, kích thích giao cảm có thể làm giãn thành thực quản và gây co thắt mạch máu. Cảm giác dọc theo thực quản do cả hai thần kinh nêu trên chi phối: cảm giác thô do thần kinh lang thang và cảm giác đau truyền qua thân giao cảm. Chỗ nối dạ dày-thực quản. Chỗ nối dạ dày-thực quản (hay còn gọi là chỗ nối thực quản) nằm ở đầu dưới của thực quản. Màu hồng của niêm mạc thực quản có sự tương phản với màu đỏ đậm hơn của niêm mạc dạ dày, và vị trí chuyển tiếp của niêm mạc có thể được nhìn thấy tựa như đường zig-zag không đều, thường được gọi là đường z. Trên tiêu bản mô học quan sát được vị trí chuyển đổi đột ngột giữa biểu mô lát tầng của thực quản và biểu mô trụ đơn của dạ dày. Thông thường, tâm vị ở phía dưới đường z và đường z phù hợp với giới hạn trên của nếp gấp dạ dày tâm vị; tuy nhiên, khi cấu trúc giải phẫu của niêm mạc bị biến dạng trong bệnh cảnh thực quản Barrett, chỗ nối dạ dày-thực quản thực sự có thể được xác định bởi giới hạn trên của các nếp gấp của dạ dày chứ không phải là sự chuyển tiếp của niêm mạc. Vị trí chức năng của cơ thắt dưới thực quản thường nằm dưới đường z khoảng . Giải phẫu vi thể. Thực quản người có lớp niêm mạc cấu tạo bởi biểu mô lát tầng không sừng hóa, lớp đệm niêm mạc trơn nhẵn và lớp cơ niêm. Biểu mô của thực quản có tốc độ tái tạo lại tương đối nhanh và có chức năng bảo vệ chống lại các tác động mài mòn của thức ăn. Ở nhiều loài động vật có chế độ ăn thô, biểu mô chứa một lớp keratin. Có hai loại tuyến, với tuyến thực quản tiết chất nhầy được tìm thấy ở lớp dưới niêm mạc và tuyến tim thực quản, tương tự như tuyến tim của dạ dày, nằm ở lớp đệm và thường gặp nhất ở phần cuối của cơ quan này. Chất nhờn từ các tuyến giúp bảo vệ tốt lớp niêm mạc. Lớp dưới niêm mạc cũng chứa đám rối dưới niêm mạc, một mạng lưới các tế bào thần kinh là một phần của hệ thống thần kinh ruột. Lớp cơ thực quản có hai loại, 1/3 trên thực quản là cơ vân và 1/3 dưới là cơ trơn. 1/3 giữa có 2 loại cơ này. Cơ phân bố theo 2 lớp: lớp cơ dọc (sợi cơ đi theo chiều dài thực quản) và lớp cơ vòng (sợ cơ đi theo chu vi ống thực quản). Xen giữa hai lớp này là đám rối thần kinh cơ ruột (đám rối Auerbach), một mạng lưới sợi thần kinh chi phối tiết dịch nhầy và sự co bóp cơ trơn theo nhu động của thực quản. Lớp ngoài cùng của hầu hết chiều dài thực quản là ngoại mạc, phần bụng của thực quản được thanh mạc bao phủ thêm. Cấu trúc này phân biệt các cấu trúc khác của ống tiêu hóa (chỉ được bao phủ bởi thanh mạc). Phát triển. Trong quá trình phát triển phôi, thực quản phát triển từ ống ruột nguyên thủy nội bì. Phần bụng của phôi chứa túi noãn hoàng. Túi được bao quanh bởi mạng lưới động mạch noãn hoàng. Theo thời gian, những động mạch này hợp nhất thành ba động mạch chính đưa máu nuôi dưỡng cho đường tiêu hóa đang phát triển: động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên và động mạch mạc treo tràng dưới. Ba động mạch nêu trên xác định mốc của ruột giữa, ruột sau và ruột trước. Túi bao quanh trở thành ruột nguyên thủy. Các phần của ruột này bắt đầu phân biệt thành các cơ quan của đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực quản, dạ dày và ruột. Thực quản phát triển như một phần của ống tiêu hóa nguyên thủ. Phần trong của thực quản phát triển từ cung họng. Chức năng. Nuốt. Thức ăn đưa vào miệng, sau khi nuốt thức ăn đi vào cổ họng rồi đến thực quản. Do đó, thực quản là một trong những thành phần đầu tiên của hệ tiêu hóa và ống tiêu hóa. Sau khi thức ăn đi qua thực quản sẽ đi vào dạ dày. Khi nuốt thức ăn, các nắp thanh quản di chuyển ra sau để đậy thanh quản, ngăn chặn thức ăn chui vào khí quản. Đồng thời, các cơ vòng thực quản trên giãn, cho phép thức ăn vào thực quản. Cơ thực quản co bóp theo nhu động đẩy thức ăn xuống thực quản. Những đợt co thắt nhịp nhàng này là phản ứng phản xạ với thức ăn trong miệng, và cũng là đáp ứng đối với cảm giác trong thực quản. Theo chiều nhu động, cơ thắt thực quản dưới giãn ra để thức ăn vào dạ dày. Giảm trào ngược dạ dày. Dạ dày tạo ra dịch vị, một hỗn hợp có tính acid mạnh bao gồm acid hydrochloric (HCl), muối kali và natri để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự co thắt của cơ vòng thực quản trên và dưới giúp ngăn thức ăn trong dạ dày và acid trào ngược vào thực quản, bảo vệ niêm mạc thực quản. Góc His và cuống hoành cũng giúp cơ vòng thực quản dưới thực hiện hiệu quả. Biểu hiện gen và protein. Khoảng 20.000 gen mã hóa protein biểu hiện trong tế bào người và gần 70% số gen này quy định đặc tính của một thực quản bình thường. Trong đó, khoảng 250 gen này đặc hiệu ở thực quản với ít hơn 50 gen có tính đặc hiệu cao. Các protein tương ứng dành riêng cho thực quản chủ yếu tham gia vào quá trình biệt hóa biểu mô lát tầng như keratin KRT13, KRT4 và KRT6C. Các protein đặc hiệu khác quy định chức năng bôi trơn mặt trong của thực quản bằng cách tiết chất nhầy (mucin) như MUC21 và MUC22. Ý nghĩa lâm sàng. Viêm thực quản. Trào ngược dịch vị từ dạ dày, nhiễm trùng, hấp thu chất ăn mòn, một số loại thuốc (chẳng hạn như bisphosphonat), và dị ứng thực phẩm đều có thể dẫn đến viêm thực quản. Nấm Candida thực quản là một bệnh nhiễm trùng của nấm men "Candida albicans" có thể xảy ra khi một người bị suy giảm miễn dịch. , nguyên nhân của một số dạng viêm thực quản (chẳng hạn như viêm thực quản tăng bạch cầu ưa acid) vẫn chưa rõ. Viêm thực quản có thể gây nuốt đau và thường được điều trị bằng cách kiểm soát nguyên nhân gây viêm thực quản - chẳng hạn như kiểm soát trào ngược hoặc điều trị nhiễm trùng. Thực quản Barrett. Viêm thực quản kéo dài, đặc biệt là do trào ngược dạ dày, là một yếu tố thuận lợi cho thực quản Barrett. Trong tình trạng này, lớp niêm mạc của thực quản dưới chuyển sản, thay đổi từ biểu mô vảy lát tầng thành biểu mô trụ đơn. Thực quản Barrett được cho là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây ung thư thực quản. Túi thừa thực quản. Là những túi có kích thước từ 2 đến 4 cm, được lót bởi lớp niêm mạc và một ít sợi bao quanh. Những túi thừa ở 1/3 trên và 1/3 dưới thực quản thường do sự tăng áp lực trong lòng thực quản trong các bệnh thoát vị hoành, co thắt tâm vị, vòng thực quản. Những túi thừa ở 1/3 giữa thường là hậu quả của viêm thực quản. Đó là một tổn thương dạng túi nhô ra bên ngoài tại thực quản. Tổn thương có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trong niêm mạc thực quản giữa hầu họng và dạ dày. Đây là bệnh lý hiếm gặp tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,015%. Túi thừa hình thành do sự thoát vị của niêm mạc và dưới niêm mạc qua những lớp cơ của thực quản. Ung thư. Ung thư thực quản có hai loại. Ung thư biểu mô tế bào vảy là một loại ung thư biểu mô có thể xảy ra trong các tế bào vảy lót trong thực quản. Loại này phổ biến hơn nhiều ở Trung Quốc và Iran. Loại còn lại là ung thư biểu mô tuyến xảy ra trong các tuyến hoặc mô cột của thực quản. Điều này phổ biến nhất ở các nước phát triển ở những người bị Barrett thực quản, và xảy ra ở các tế bào hình khối. Trong giai đoạn đầu, ung thư thực quản có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi nghiêm trọng, ung thư thực quản cuối cùng có thể gây tắc nghẽn thực quản, khiến việc nuốt bất kỳ thức ăn rắn nào trở nên rất khó khăn và gây sụt cân. Tiến trình của bệnh ung thư được phân loại bằng cách sử dụng một hệ thống đo lường mức độ xâm lấn của ung thư vào thành thực quản, bao nhiêu hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và liệu có bất kỳ di căn nào ở các bộ phận khác nhau của cơ thể hay không. Ung thư thực quản thường được quản lý bằng xạ trị, hóa trị và cũng có thể được quản lý bằng phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản. Đặt một stent vào thực quản, hoặc đặt một ống thông mũi dạ dày, cũng có thể được sử dụng để đảm bảo rằng một người có thể tiêu hóa đủ thức ăn và nước uống. , tiên lượng ung thư thực quản vẫn còn kém, vì vậy chăm sóc giảm nhẹ cũng có thể là một trọng tâm của điều trị. Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Giãn tĩnh mạch thực quản là những nhánh xoắn sưng lên của tĩnh mạch dưới niêm mạc thực quả ở 1/3 dưới của thực quản. Các mạch máu này nối liền (nối với nhau) với các mạch máu của tĩnh mạch cửa khi tăng áp lực tĩnh mạch cửa phát triển. Các mạch máu này bị ứ đọng nhiều hơn bình thường, và trong trường hợp xấu nhất có thể gây tắc nghẽn một phần thực quản. Các mạch máu này phát triển như một phần của tuần hoàn bàng hệ nhằm dẫn lưu máu máu từ ổ bụng do tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thường là kết quả của các bệnh gan như xơ gan. Tuần hoàn bàng hệ xuất hiện do phần dưới của thực quản dẫn máu vào tĩnh mạch vị trái, là một nhánh của tĩnh mạch cửa. Do đám rối tĩnh mạch mở rộng tồn tại giữa tĩnh mạch này và các tĩnh mạch khác, nếu xảy ra tăng áp lực tĩnh mạch cửa, hướng thoát máu trong tĩnh mạch có thể đảo ngược: máu dẫn từ hệ tĩnh mạch cửa sẽ đi qua qua đám rối tĩnh mạch. Các tĩnh mạch trong đám rối có thể phồng lên và biến dạng, vỡ. Giãn tĩnh mạch thực quản thường không có triệu chứng cho đến khi chúng bị vỡ. Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản được coi là một trường hợp cấp cứu y tế, vì tĩnh mạch thực quản có thể chảy nhiều máu. Người bệnh nôn ra máu hoặc bị sốc mất máu. Để đối phó với tĩnh mạch bị vỡ, có thể đặt một vòng cao su xung quanh mạch máu đang chảy máu hoặc có thể tiêm một lượng nhỏ chất đông máu gần chỗ chảy máu. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể cố gắng sử dụng một quả bóng bơm hơi nhỏ để tạo áp lực làm vết thương cầm máu. Dịch truyền tĩnh mạch và các chế phẩm máu có thể được sử dụng để ngăn ngừa giảm thể tích tuần hoàn do mất máu quá nhiều. Rối loạn nhu động. Một số rối loạn ảnh hưởng đến nhu động đưa thức ăn di chuyển xuống thực quản, khiến bệnh nhân khó nuốt hoặc nuốt đau. Co thắt tâm vị là hiện tượng cơ thắt thực quản dưới không giãn như bình thường, và thường tiến triển nặng thêm trông cuộc đời bệnh nhân. Thực quản giãn dần, có thể gây nên hội chứng thực quản giãn to. Co thắt thực quản cục bộ ("Nutcracker esophagus") khi nuốt cực kỳ đau đớn. Co thắt thực quản lan tỏa là tình trạng co thắt thực quản có thể là một trong những nguyên nhân gây đau ngực. Những cơn đau liên quan đến thành ngực trên như vậy là khá phổ biến trong các bệnh lý về thực quản. Xơ cứng thực quản thường gặp trong bệnh cảnh xơ cứng toàn thân hoặc trong hội chứng CREST có thể gây cứng thành thực quản và cản trở nhu động ruột. Dị tật. Hẹp thực quản thường lành tính và phát triển sau khi một người bị trào ngược trong nhiều năm. Các bệnh cảnh gây hẹp khác gồm lưới thực quản (có thể do bẩm sinh), tổn thương thực quản do xạ trị, ăn mòn, hoặc viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan. Vòng Schatzki bị xơ hóa ở chỗ nối dạ dày-thực quản. Hẹp thực quản tiến triển trong bệnh cảnh thiếu máu mạn tính và hội chứng Plummer-Vinson. Hai trong số các bất thường bẩm sinh phổ biến nhất ảnh hưởng đến thực quản là teo thực quản bẩm sinh: thực quản kết thúc bằng một mỏm cụt thay vì thông với dạ dày; và rò khí quản-thực quản: tồn tại vị trí nối thông bất thường giữa thực quản và khí quản. Cả hai bệnh này thường tồn tại cùng nhau, tìm thấy với tỷ lệ khoảng 1/3500 ca sinh. Một nửa số trường hợp mắc bất thường bẩm sinh này có thể tồn tại trong bệnh cảnh mắc hội chứng bất thường khác đặc biệt là tim hoặc tay chân. Chẩn đoán hình ảnh. Chụp X-quang nuốt bari giúp phát hiện kích thước và hình dạng của thực quản, và tìm khối bất thường trong thực quản. Có thể chụp thực quản bằng cách sử dụng camera linh hoạt đưa vào thực quản, gọi là phương pháp nội soi. Nếu nội soi được sử dụng trên dạ dày, máy ảnh cũng sẽ phải đi qua thực quản. Trong quá trình nội soi, kỹ thuật viên có thể sinh thiết. Nếu bệnh nhân đang theo dõi ung thư thực quản, có thể chỉ định các phương pháp khác (như chụp cắt lớp vi tính). Lịch sử. Tiếng Anh: "esophagus" (tiếng Anh Anh: "oesophagus"), tiếng Pháp: "œsophage"), xuất phát từ ( ) nghĩa là "khe hở". Từ này bắt nguồn từ hai gốc "(eosin):" mang và (): ăn. Việc sử dụng từ "oesophagus" được ghi lại trong tài liệu giải phẫu học thời Hippocrates. Ông viết: "thực quản ... nhận được những gì chúng ta ăn uống với lượng lớn nhất." Sự tồn tại của thực quản ở các loài động vật khác và mối liên quan của cấu trúc giải phẫu này với dạ dày được nhà tự nhiên học người La Mã Pliny the Elder ghi lại (23 SCN - 79 SCN), Galenus ghi nhận các cơn co thắt nhu động của thực quản. Năm 1871, Theodore Billroth thực hiện phẫu thuật thực quản trên chó. Năm 1877 Czerny tiến hành phẫu thuật thực quản người. Đến năm 1908, Voeckler thực hiện ca cắt bỏ thực quản, và vào năm 1933, ca phẫu thuật đầu tiên cắt bỏ các phần của thực quản dưới để kiểm soát ung thư thực quản được tiến hành. Phẫu thuật bao đáy vị Nissen ("Nissen fundoplication" – “"fundus"” = “đáy vị”; “"plication"” = “bao lại”, “cuộn lại”) là một phẫu thuật dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản và thoát vị khe thực quản gián đoạn. Đây là một thủ thuật xâm lấn được thực hiện để khôi phục lại chức năng của các cơ vòng thực quản dưới (van giữa thực quản và dạ dày) bằng cách quấn xung quanh dạ dày thực quản. Thủ thuật này tạo ra một “van chức năng” mới giữa thực quản và dạ dày và ngăn ngừa trào ngược acid từ dạ dày vào thực quản. Phương pháp này lần đầu tiên được Rudolph Nissen tiến hành vào năm 1955. Ở động vật. Động vật có xương sống. Trong đa số các vật có xương sống, thực quản chỉ đơn giản là một ống nối. Ở một số loài chim, một đoạn thực quản phát triển thành diều để lưu trữ thức ăn trước khi đi vào dạ dày. Ở động vật nhai lại (dạ dày có 4 ngăn), tồn tại một rãnh gọi là "rãnh lưới" ("sulcus reticuli") trong thực quản. Ở ngựa, thực quản dài mang thức ăn đến dạ dày. Cơ thắt tâm vị là vòng cơ nối dạ dày với thực quản. Cơ vòng này rất phát triển ở ngựa. Nhờ có cơ thắt tâm vị và góc hợp bởi thực quản và dạ dày giải thích tại sao ngựa không bao giờ nôn. Ngựa có thể sặc nếu thức ăn mắc kẹt ở thực quản. Thực quản của rắn giãn rất rộng khi rắn nuốt con mồi. Ở hầu hết các loài cá, thực quản cực kỳ ngắn, chủ yếu là do độ dài của hầu (liên kết với mang). Tuy nhiên, một số loài cá (chẳng hạn như cá mút đá, cá "Chimaeriforme" và cá phổi) không có dạ dày thực sự. Thực quản của những loài này nối hầu trực tiếp tới ruột do đó dài hơn một chút. Ở nhiều động vật có xương sống, thực quản được lót bởi biểu mô lát tầng không chứa tuyến. Ở cá, thực quản được lót bằng biểu mô trụ. Ở lưỡng cư, cá mập và cá đuối, biểu mô thực quản có lông mao giúp làm trôi sạch thức ăn. Ngoài ra, ở dơi "Plecotus auritus", cá và một số loài lưỡng cư, người ta đã tìm thấy các tuyến tiết ra pepsinogen hoặc acid hydrochloric. Cơ của thực quản ở nhiều loài động vật có vú đoạn trên là cơ vân, nhưng cơ trơn dần chiếm ưu thế ở 1/3 dưới. Tuy nhiên, ở họ Chó và động vật nhai lại, thực quản hoàn toàn có thể cho phép nôn ra thức ăn để cho nuôi con (họ Chó) hoặc nôn để nhai lại thức ăn (động vật nhai lại). Thực quản của động vật lưỡng cư, bò sát và chim hoàn toàn là cơ trơn. Trái ngược với quan niệm thông thường, kích cỡ cơ thể người trưởng thành không thể đi qua thực quản của cá voi. Thực quản cá voi thường có đường kính dưới , ở những con cá voi tấm sừng hàm lớn, thực quản khi giãn có thể lên đến . Động vật không xương sống. Một cấu trúc có cùng tên thường thấy ở động vật không xương sống (động vật thân mềm và động vật chân đốt) nối khoang miệng với dạ dày. Về hệ tiêu hóa của ốc và sên, thức ăn từ miệng vào thực quản và đi xuống dạ dày. Do cấu trúc xoắn ốc tạo chuyển động quay của cơ thể chính của động vật trong quá trình phát triển của ấu trùng, thực quản thường đi qua dạ dày sau đó nối vào dạ dày ở vị trí xa miệng nhất. Tuy nhiên, ở những loài không còn cấu trúc xoắn ốc, thực quản thông vào phía trước của dạ dày, điều này ngược lại với sự sắp xếp của động vật chân bụng thông thường. Ở phía trước của thực quản trong tất cả các ốc ăn thịt và sên tồn tại một cấu trúc giải phẫu gọi là mỏ. Ở loài ốc nước ngọt "Tarebia granifera", túi ấp nằm phía trên thực quản. Ở động vật chân đầu, não bao quanh thực quản.
1
null
Tiếng Tajik, Tajiki, (đôi khi viết "Tadjik" hoặc "Tadzhik"; , , ) là ngôn ngữ của người Tajik ở Trung Á. Đây là ngôn ngữ chính thức ở Tajikistan. Tiếng Tajik là một nhánh của tiếng Ba Tư, ở Tajikistan văn tự chính thức là chữ Kirin thay cho chữ Ba Tư truyền thống. Người Tajik và người Iran nói chuyện có thể hiểu nhau.
1
null
Tiếng Nahuatl (), tiếng Aztec, hoặc tiếng Mexicano, là một ngôn ngữ hoặc một nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Uto-Aztec. Hiện trên thế giới có tầm 1,7 triệu người dân tộc Nahua nói thứ tiếng này như tiếng mẹ đẻ. Họ sinh sống chủ yếu ở miền Trung Mexico và một bộ phận thiểu số sống ở Hoa Kỳ. Cư dân miền trung Mexico bắt đầu nói tiếng Nahuatl ít nhất kể từ thế kỷ thứ 7 CN. Đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của người Aztec/Mexica, một sắc dân từng phát triển rất hùng cường vào giai đoạn Hậu cổ điển trong lịch sử Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều thế kỷ trước cuộc chinh phục của Tây Ban Nha–Tlaxcala, người Aztec đã liên tục mở mang bờ cõi đế chế của họ, thôn tính phần lớn miền trung Mexico. Tầm ảnh hưởng kinh tế – chính trị – xã hội của đế quốc Aztec đã nâng vị thế của phương ngữ Nahuatl, vốn chỉ được nói tại thị quốc Tenochtitlan, thành một ngôn ngữ uy tín thực sự của Trung bộ Châu Mỹ. Sau khi kỷ nguyên chinh phục khép lại, thực dân Tây Ban Nha và các nhà truyền giáo phương Tây du nhập bảng chữ cái Latinh vào châu Mỹ, góp phần biến tiếng Nahuatl thành một ngôn ngữ thành văn thực thụ. Rất nhiều các tác phẩm sử học, sách ngữ pháp, thơ ca, văn thư hành chính, và thủ bản đã được xuất bản trong tiếng Nahuatl suốt từ thế kỷ thứ 16–17. Chuẩn ngôn ngữ văn chương sơ khai này phần lớn dựa theo giọng Tenochtitlan, hay còn gọi là tiếng Nahuatl cổ điển. Đây là một trong những ngôn ngữ châu Mỹ được nghiên cứu kỹ càng nhất và sở hữu lịch sử ghi chép hoàn thiện nhất. Ngày nay, một số cộng đồng bản địa rải rác khắp nông thôn miền trung và dọc bờ biển México vẫn sử dụng các dạng tiếng Nahuatl trong đối thoại thường nhật. Những dạng ấy khác biệt đáng kể khi so với nhau, thậm chí có trường hợp không thể thông hiểu lẫn nhau. Tiếng Nahuatl Huasteca là biến thể tiếng Nahuatl có số lượng người nói nhiều nhất, với hơn 1 triệu người nói. Tất cả các biến thể Nahuatl hiện đại đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ tiếng Tây Ban Nha. Qua quá trình diễn tiến ngôn ngữ, tiếng Nahuatl cổ điển đã dần mất đi và phái sinh những ngôn ngữ mới, song một số đặc điểm cổ của nó vẫn còn được bảo tồn trong một số biến thể hiện đại phân bố trong thung lũng México. Theo Công pháp về Quyền Ngôn ngữ của các Dân tộc Bản địa () do chinh phủ México ban hành vào năm 2003, tiếng Nahuatl cùng 63 ngôn ngữ bản địa khác được chính thức công nhận là ngôn ngữ quốc gia ("lenguas nacionales") tại những địa phương có người nói thứ tiếng tương ứng, tức là chúng có địa vị pháp lý bình đẳng với tiếng Tây Ban Nha tại địa phương đó. Hình thái học của tiếng Nahuatl khá phức tạp, đặc trưng bởi tính hỗn nhập và chắp dính. Qua hàng thế kỷ tồn tại song song với các ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ bản điại, tiếng Nahuatl cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng từ các ngôn ngữ xung quanh, và do vậy nên nó được coi là một phần của khu vực ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ. Nhiều từ vựng tiếng Nahuatl đã len lỏi vào vốn từ tiếng Tây Ban Nha, rồi tiếp tục khuếch tán sang hàng trăm ngôn ngữ khác. Hầu hết các từ mượn chỉ những sản vật đặc hữu của miền trung México do người Tây Ban Nha lần đầu tiên nghe thấy chúng qua tiếng Nahuatl, chẳng hạn "aguacate" (trái bơ), "chayote" (cây su su), "jitomate" (cà chua), v.v. Phân loại học. Về mặt tên gọi, danh từ "Nahuatl" thường được dùng để chỉ một nhóm các ngôn ngữ có quan hệ mật thiết, hoặc các phương ngữ phân kỳ, thuộc ngành Nahua của ngữ hệ Uto-Aztec. Instituto Nacional de Lenguas Indígenas (Viện Quốc gia về Ngôn ngữ Dân tộc Bản địa) của Mexico công nhận 30 biến thể riêng biệt tồn tại trong "nhóm ngôn ngữ" Nahuatl. Tuy vậy Ethnologue chỉ công nhận 28 biến thể với mã ISO chính thức. Theo một số phân loại, tiếng Nahuatl còn bao gồm cả tiếng Pipil ("Nawat") ở El Salvador và Nicaragua. Bất kể "Nahuatl" có là một dãy liên tục phương ngữ hay là một tập hợp ngôn ngữ đi chăng nữa, thì chúng vẫn tạo thành một chi nhánh đơn lẻ của hệ Uto-Aztec, đều phát sinh từ cùng một sơ ngữ là tiếng Nahua nguyên thủy. Đối với nhà nước Mexico, câu hỏi liệu nên coi chúng là các biến thể hay các phương ngữ của cùng một ngôn ngữ lại bị làm rối rắm thêm bởi các vấn đề chính trị. Trong quá khứ, nhánh Uto-Aztec chứa tiếng Nahuatl được gọi là "Aztecan". Kể từ những năm 1990 trở đi, cách gọi "Nahuan" đã trở nên phổ biến và thay thế cách gọi cũ, đặc biệt là trong các ấn phẩm tiếng Tây Ban Nha. Theo đồng thuận đa số, nhánh Nahuan (Aztecan) của hệ Uto-Aztec được chia thành hai nhóm: Aztec chung và Pochutec. Nhóm Aztec chung bao gồm tiếng Nahuatl và tiếng Pipil; nhóm Pochutec chỉ bao gồm tiếng Pochutec, một ngôn ngữ đã thất truyền trong thế kỷ 20, chưa được nghiên cứu kĩ lưỡng. Campbell và Langacker cho rằng tiếng Pochutec nằm ngoài nhóm Aztec, song một số nhà nghiên cứu lại cho rằng nó nên được coi là một biến thể phân kỳ thuộc khu vực ngoại vi phía tây. "Nahuatl" tất nhiên bao hàm tiếng Nahuatl cổ điển, cùng các ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với nó ở Mexico. Giới ngôn ngữ học vẫn chưa thống nhất được là có nên xếp tiếng Pipil vào nhóm này hay không. Lyle tách tiếng Pipil khỏi nhánh Nahuatl của nhóm Aztec; trong khi các nhà phương ngữ học như Una Canger, Karen Dakin, Yolanda Lastra, và Terrence Kaufman lại nghiêng về phương án xếp tiếng Pipil vào nhánh Aztec chung, dẫn chứng các mối quan hệ lịch sử gần gũi của nó với các phương ngữ ngoại vi đông của nhánh Aztec chung. Nghiên cứu hiện nay về cấp phân loại thấp hơn của nhóm Nahuatl dựa phần lớn vào các công trình của , và . Canger giới thiệu mô hình phân loại bao gồm một nhóm Trung Tâm và hai nhóm Ngoại vi. Lastra tán thành quan điểm này, tuy vẫn bất đồng ở một vài chi tiết. đã chứng minh rằng có một đứt gãy giữa nhánh Đông và Tây Nahua, dấu hiệu khả dĩ về sự phân tách sớm nhất của cộng đồng nói tiếng proto-Nahua. Canger ban đầu nhìn nhận khu vực phương ngữ trung tâm như một cận vùng biến đổi cao của nhánh Tây; song vào năm 2011, bà đề xuất khu vực này vốn phát sinh từ một ngôn ngữ koiné thành thị sở hữu các đặc điểm của khu vực phương ngữ Tây lẫn Đông. đề xuất, song không dám chắc, rằng các phương ngữ ở La Huasteca đều thuộc về nhóm Trung tâm. Trước đó thì đã xếp chúng vào nhóm Ngoại vi Đông, quan điểm mà được tiếp nối bởi . Thuật ngữ. Không có sự nhất quán về thuật ngữ chỉ các biến thể của tiếng Nahuatl. "Nahuatl" vốn là một danh từ tiếng Nahuatl, có lẽ bắt nguồn từ "nāwatlatōlli" ('ngôn ngữ trong trẻo'). Ngôn ngữ này trước đây được gọi là tiếng Aztec vì lẽ nó từng được nói bởi dân tộc Aztec ở Trung Mexico (). Dưới sự cai trị của đế chế Aztec đóng đô ở Mexico-Tenochtitlan, thứ tiếng này dần trở thành biểu tượng tương liên với bá quyền của nhóm sắc tộc , do vậy tiếng Nahuatl xưa kia có tên là 'theo lề thói của người Mexica' hay "mēxihcatlahtolli" 'ngôn ngữ Mexica'. Ngày nay hiếm ai còn sử dụng từ "Aztec" để chỉ các ngôn ngữ Nahuan hiện đại, song tên gọi truyền thống do các nhà ngôn ngữ học đặt cho một nhánh của hệ ngôn ngữ Ute-Aztec vẫn giữ nguyên là "Aztec", tuy cũng có một số nhà ngôn ngữ học ưa chuộng cách gọi "Nahuan" hơn. Kể từ năm 1978, người ta dùng thuật ngữ "Aztec chung/General Aztec" để chỉ nhánh ngôn ngữ Aztec ngoại trừ tiếng Pochutec. Người bản ngữ Nahuatl thường gọi tiếng mẹ đẻ của mình bằng danh từ "Mexicano" hoặc một từ nào đó bắt nguồn từ "mācēhualli" (nghĩa đen là "dân thường" trong tiếng Nahuatl). Ví dụ, người bản ngữ Nahuatl ở vùng Tetelcingo, Morelos gọi tiếng mẹ đẻ của mình là . Người Pipil ở El Sanvador không gọi tiếng mẹ đẻ của mình là "Pipil" như phần đông giới ngôn ngữ học, mà gọi bằng cái tên "nawat". Người Nahua ở bang Durango gọi ngôn ngữ của mình là "Mexicanero". Người nói tiếng Nahuatl ở Eo đất Tehuantepec gọi ngôn ngữ của mình là 'ngôn ngữ ngay thẳng'. Một số cộng đồng ngôn ngữ dùng từ "Nahuatl" để chỉ tiếng mẹ đẻ, song đây có vẻ là hiện tượng mới nổi thời hiện đại. Các nhà ngôn ngữ học thường định danh cho một phương ngữ Nahuatl bằng cách gắn thêm địa danh của ngôi làng hay khu vực tương ứng vào làm tính ngữ. Lịch sử. Thời tiền Colombo. Về vấn đề nguồn gốc địa lý, giới ngôn ngữ học thế kỷ 20 đồng thuận cho rằng ngữ hệ Ute-Aztec phát tích ở miền tây nam Hoa Kỳ. Bằng chứng khảo cổ học và dân tộc học ủng hộ luận đề về cuộc khuếch tán nam tiến trải dài trên lục địa Bắc Mỹ, cụ thể là các nhóm dân nói tiếng Nahuan di cư từ Aridoamerica vào miền trung Mexico theo nhiều đợt. Năm 2001, Jane H. Hill phản bác quan điểm truyền thống và đề xuất điều ngược lại, cho rằng ngữ hệ Ute-Aztec bắt nguồn từ miền trung Mexico rồi lan tỏa lên phía bắc. Tuy nhiên giả thuyết này, cũng như sự phân tích dữ liệu mà nó dựa trên, nhận phải nhiều chỉ trích gay gắt. Cuộc di cư giả thuyết vào Trung Bộ châu Mỹ của người nói tiếng Nahuan nguyên thủy được xác định là diễn ra vào khoảng năm 500 CN, tức gần cuối giai đoạn Cổ điển Sớm theo niên biểu Trung Bộ châu Mỹ. Trước khi đặt chân đến Cao nguyên Mexico, các nhóm tiền-Nahuan có lẽ đã tiếp xúc trong một thời gian dài với các dân tộc nói tiếng Corachol như Cora và Huichol ở tây bắc Mexico (đều là những ngôn ngữ Ute-Aztec). Trong giai đoạn Cổ điển Sớm, Teotihuacan đóng vai trò trung tâm chính trị và văn hóa của Trung Bộ châu Mỹ. Từ lâu, danh tính (các) ngôn ngữ của các nhà sáng lập thị quốc này đã là chủ đề gây nhiều tranh cãi, theo đó thì giả thuyết mối quan hệ giữa tiếng Nahuatl và Teotihuacan khá nổi tiếng. Cho tới thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, người ta vẫn cho rằng dân tộc dựng thành Teotihuacan nói tiếng Nahuatl, song các nghiên cứu khảo cổ và ngôn ngữ sau đó đã chống lại điều này. Thời điểm diễn ra dòng nhập cư Nahuatl dường như tương thích với giai đoạn suy vong của Teotihuacan hơn là khi nó trỗi dậy, thế nên giả thuyết dân tộc thành lập Teotihuacan nói tiếng Totonaca có vẻ hợp lý hơn. Mới đây hơn, bằng chứng kim thạch Maya có chứa các từ mượn Nahuatl dường như chỉ ra rằng các ngôn ngữ thuộc khu vực Trung Bộ châu Mỹ đã tiếp xúc với tiếng Nahuan nguyên thủy (hoặc hậu duệ của nó) sớm hơn những gì các chuyên gia từng nghĩ; phát hiện này góp phần củng cố giả thuyết người nói tiếng Nahuatl đã có mặt tại Teotihuacan từ lâu. Các ngôn ngữ Maya, Oto-Mangue và Mixe–Zoque đã tồn tại cạnh nhau hàng thiên niên kỷ. Do vậy, khu vực tiếp xúc giữa các thứ tiếng ấy được đặt tên là vùng ngôn ngữ Trung Bộ châu Mỹ (khu vực mà các ngôn ngữ sở hữu nhiều điểm chung do sự khuếch tán vay mượn, chứ không phải do thừa hưởng đặc điểm của cùng một ngôn ngữ). Sau khi người Nahua di cư vào vùng văn hóa Trung Bộ châu Mỹ, tiếng nói của họ chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ kia. Một số ví dụ minh chứng cho khẳng định này bao gồm: các danh từ quan hệ, các thành ngữ dịch sao phỏng, và cấu trúc sở hữu cách cực kỳ đặc trưng của Trung Bộ châu Mỹ, xuất hiện trong tiếng Nahuatl. Ngôn ngữ tổ tiên của tiếng Pochutec có lẽ đã tách khỏi tiếng Nahuan nguyên thủy (hay tiếng Aztec nguyên thủy) sớm tận khoảng năm 400, và dân tộc nói thứ tiếng này đã tràn vào Trung Bộ châu Mỹ trước cả làn sóng nhập cư chính của các dân tộc Nahua về sau. Một số nhóm Nahua còn men theo eo đất Trung Bộ châu Mỹ, nam tiến xuống tận Nicaragua. Ví dụ sống sót duy nhất của nhánh Nahuatl về phía nam Mexico được nhắc đến ở đây là tiếng Pipil cực kỳ nguy cấp của El Salvador. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, người nói tiếng Nahua trở thành bá chủ vùng trung nguyên Mexico. Chủ nhân của văn hóa Toltec tại Tula, từng hoạt động ở trung nguyên Mexico vào khoảng thế kỷ thứ 10, được cho là những người nói tiếng Nahuatl. Tới thế kỷ thứ 11, dân số nói tiếng Nahuatl tại Thung lũng Mexico và xa hơn tăng lên ngày một nhiều, thành lập ra các khu định cư như Azcapotzalco, Colhuacan và Cholula. Các đợt di cư của dân Nahua từ phía bắc vào khu vực này tiếp diễn cho đến giai đoạn Hậu cổ điển. Một trong những đợt cuối tràn vào Thung lũng Mexico kết thúc tại Hồ Texcoco. Bầy lưu dân trong đợt này tự xưng là Mexica, và trong vòng 3 năm tiếp sau, đã kiến lập được một đế chế rộng lớn, đóng đô ở Tenochtitlan và khuất phục tất cả các dân tộc lân cận. Tầm ảnh hưởng ngôn ngữ và chính trị của họ đã lan truyền xuống tận Trung Mỹ, góp phần biến tiếng Nahuatl thành "lingua franca" của giới quý tộc và thương buôn ở Trung Bộ châu Mỹ (kể cả các dân tộc phi-Nahua như người K'iche' Maya). Tenochtitlan bành trướng và trở thành trung tâm quần cư chính của Trung Mỹ, đồng thời trở thành một trong những đô thị lớn nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Người nói tiếng Nahuatl từ khắp nơi đổ về đây, góp phần tạo nên một thứ tiếng Nahuatl thành thị mang đặc sắc của nhiều phương ngữ khác nhau. Biến thể đô thị hóa của Tenochtitlan được nhắc đến ở đây chính là tiếng Nahuatl cổ điển; thứ tiếng mà đã được ghi chép rất chi tiết vào thời thực dân. Thời thực dân. Với sự kiện người Tây Ban Nha đổ bộ châu Mỹ vào năm 1519, ưu thế thống trị của tiếng Nahuatl đã bị đạp đổ hoàn toàn, tuy vẫn tồn đọng phần nào trong các cộng đồng Nahua dưới ách cai trị của Tây Ban Nha. Rất nhiều tư liệu thời thuộc địa ở Tlaxcala, Cuernavaca, Culhuacan, Coyoacan, Toluca, và các địa điểm khác trong Thung lũng Mexico, được thảo bằng tiếng Nahuatl. Kể từ những năm 1970, giới nghiên cứu lịch sử dân tộc Trung Bộ châu Mỹ đã khảo cứu các văn bản địa phương trong tiếng Nahuatl, cũng như trong các thổ ngữ khác, để tìm kiếm cái nhìn sâu sắc về sự chuyển biến văn hóa dưới thời thuộc địa thông qua hiện tượng biến đổi ngôn ngữ – phong trào học thuật còn có tên là Bác ngữ Mới. Nhiều văn bản trong đó đã được biên dịch và xuất bản một phần hoặc toàn bộ. Các thể loại tư liệu bao gồm bản điều tra dân số, đặc biệt là một bản có niên đại rất sớm từ vùng Cuernavaca, các ghi chép của hội đồng thị trấn từ Tlaxcala, và các di chúc của nhiều người Nahua. Kể từ khi người Tây Ban Nha lần đầu tiên liên minh với những người nói tiếng Nahuatl từ Tlaxcala và sau đó là với những người Mexica bị đánh bại từ thành Tenochtitlan (người Aztec), tiếng Nahuatl vẫn tiếp tục lan rộng khắp Trung Bộ châu Mỹ trong nhiều thập kỷ sau cuộc chinh phục. Người Tây Ban Nha, đồng hành cùng hàng ngàn chiến binh Nahua bản địa, đã tổ chức hàng loạt các cuộc viễn chinh, lên bắc xuống nam, để thôn tính các vùng lãnh thổ mới. Các khu truyền giáo Dòng Tên do thực dân thành lập ở miền bắc Mexico và Tây Nam Hoa Kỳ thường được bảo vệ bởi một toán quân "barrio" Tlaxcaltec. Ví dụ, khoảng 14 năm sau khi thành phố Saltillo ở miền đông bắc được thành lập vào năm 1577, cộng đồng Tlaxcaltec tại đây đã được tái định cư sang một làng phụ cận, có tên là San Esteban de Nueva Tlaxcala, để gieo trồng đất đai và hỗ trợ nỗ lực thực dân hóa bấy giờ đang bị cản trở bởi thổ dân thù địch. Ở Trung Mỹ, Pedro de Alvarado xâm lược Guatemala nhờ sự trợ giúp của hàng chục ngàn đồng minh Tlaxcaltec, sau được tái định cư bên ngoài thành phố Antigua Guatemala. Để dễ bề truyền giáo, các tín đồ của nhiều dòng Kitô khác nhau (phần lớn là dòng Phan Sinh, dòng Đa Minh và dòng Tên) đã giới thiệu đến người Nahua bảng chữ cái Latinh. Trong vòng 20 năm đầu tiên sau khi người Tây Ban Nha đặt chân đến Mexico, các văn bản tiếng Nahuatl viết bằng chữ Latinh gia tăng mạnh. Đồng thời, các ngôi trường do thực dân thành lập, chẳng hạn như Colegio de Santa Cruz de Tlatelolco vào năm 1536, giảng dạy tiếng bản địa và tiếng châu Âu cho cả thổ dân lẫn linh mục. Bộ ngữ pháp Nahuatl đầu tiên, soạn bởi Andrés de Olmos, được xuất bản vào năm 1547 – ba năm trước khi có một bộ ngữ pháp tiếng Pháp hoàn chỉnh. Tới năm 1645, bốn bộ ngữ pháp nữa được xuất bản, với tác giả lần lượt là Alonso de Molina (1571), Antonio del Rincón (1595), Diego de Galdo Guzmán (1642), và Horacio Carochi (1645). Bộ của Carochi được coi là quan trọng nhất trong số các công trình ngữ pháp tiếng Nahuatl, quý giá đối với phong trào Bác ngữ Mới tới mực nhà sử học James Lockhart đã biên dịch hẳn một bản tiếng Anh của tác phẩm này vào năm 2001. Tiếng Nahuatl vay mượn rất nhiều từ vựng tiếng Tây Ban Nha trong quá trình lịch sử giao thoa giữa hai ngôn ngữ, và do lượng người nói song ngữ tăng cao dưới thời thuộc địa, cấu trúc tiếng Nahuatl cũng dần bị ảnh hưởng về sau. Năm 1570, Vua Felipe II của Tây Ban Nha ra chiếu chỉ chính thức hóa tiếng Nahuatl ở các thuộc địa Tân Tây Ban Nha nhằm tạo thuận lợi cho việc giao thiệp giữa người Tây Ban Nha và dân bản địa. Các giáo sĩ phương Tây lặn lội xuống tận Honduras và El Salvador để rao giảng tiếng Nahuatl cho người Anh-điêng. Vào thế kỷ thứ 16 và 17, tiếng Nahuatl cổ điển trở thành ngôn ngữ thành văn, và các tác phẩm tiếng Nahuatl thời đó vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Chúng bao gồm các sử ký, các biên niên sử, các bài thơ, các bản kịch, các tác phẩm Kitô kinh điển, các bản dân tộc ký, và văn thư hành chính. Chính quyền Tây Ban Nha cho phép người bản địa tự trị ở cấp địa phương trong thời kỳ này; ở nhiều thị trấn, tiếng Nahuatl trở thành ngôn ngữ chính thức "de facto" trên giấy tờ và trong lời nói hằng ngày. Nhờ vậy mà một kho tàng văn học Nahuatl đồ sộ đã manh nha phát triển, với các ví dụ đáng chú ý bao gồm: bản trích yếu gồm 12 tập về văn hóa Aztec có nhan đề "Thủ bản Florentine," soạn bởi tín hữu dòng Phan Sinh Bernardino de Sahagún; gia phả hoàng gia Tenochtitlan có nhan đề "Crónica Mexicayotl," soạn bởi Fernando Alvarado Tezozómoc; một tuyển tập các bài hát Nahuatl có nhan đề "Cantares Mexicanos"; một từ điển song ngữ Nahuatl - Tây Ban Nha, soạn bởi Alonso de Molina; và một tường thuật có nhan đề "Huei tlamahuiçoltica", kể về sự hiện ra của Đức Mẹ Guadalupe. Rất nhiều mô tả về ngữ pháp-ngữ vựng của các ngôn ngữ bản địa được biên soạn suốt thời kỳ thuộc địa, song chất lượng của chúng giảm dần theo thời gian. Trong một thời gian ngắn, tình trạng ngôn ngữ ở Trung Bộ châu Mỹ vẫn khá ổn định; tuy nhiên vào năm 1696, Carlos II của Tây Ban Nha ban lệnh cấm tất cả các ngôn ngữ khác, trừ tiếng Tây Ban Nha, trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của Đế quốc Tây Ban Nha. Tới năm 1770 lại ra chiếu chỉ kêu gọi diệt trừ thổ ngữ, xóa bỏ tiếng Nahuatl cổ điển. Tận tới khi Mexico giành được độc lập vào năm 1821, các tòa án Tây Ban Nha vẫn chấp nhận lời khai và tư liệu bằng tiếng Nahuatl, sau được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, để dùng cho việc tố tụng. Thời hiện đại. Tình trạng thổ ngữ tại Mexico suốt thời hiện đại đang ngày một trầm trọng, và số lượng người nói thổ ngữ bản địa cũng đang ngày một giảm. Tuy rằng lượng người nói tuyệt đối của tiếng Nahuatl đã tăng so với quá khứ, sự thật là các cộng đồng bản địa đang dần bị tách li khỏi xã hội Mexico. Năm 1895, chỉ hơn 5% dân số Mexico nói tiếng Nahuatl. Tới năm 2000, con số này giảm xuống còn 1,49%. Quan ngại về quá trình tách li xã hội cũng như khuynh hướng di cư tới thành thị và tới Hoa Kỳ của người dân Mexico, một số nhà ngôn ngữ cảnh báo sự thất truyền ngôn ngữ đang rất kề cận. Kể từ đầu thế kỷ 20 cho tới giữa những năm 1980, chính phủ Mexico thực hiện chính sách giáo dục Tây Ban Nha hóa () các cộng đồng bản địa, chỉ giảng dạy bằng tiếng Tây Ban Nha và ngăn cản người dân sử dụng các thổ ngữ. Vì thế nên hiện nay hầu như chẳng có người nói tiếng Nahuatl nào biết chữ Nahuatl, đồng thời tỉ lệ người nói tiếng Nahuatl biết chữ Tây Ban Nha cũng rất thấp so với phần còn lại của Mexico. Ngay cả vậy, số người nói tiếng Nahuatl hiện nay vẫn đạt hơn một triệu, trong đó 10% là người độc ngữ. Sự sinh tồn tổng thể của tiếng Nahuatl chưa hẳn là đã lâm nguy, song sự sinh tồn cục bộ của các phương ngữ mới là vấn đề cần sự quan tâm sát sao. Một số phương ngữ đã bị thất truyền trong vài thập kỷ gần đây của thế kỷ 20. Giai đoạn những năm 1990 chứng kiến sự chuyển biến lớn lao trong chính sách của Mexico đối với quyền lợi của các dân tộc bản địa và các ngôn ngữ bản địa. Sự phát triển của các hiệp ước trên chính trường quyền lợi quốc tế cộng với các áp lực nội bộ (chẳng hạn các xúc tác về chính trị – xã hội gây ra bởi Quân đội Giải phóng Dân tộc Zapatista cùng các phong trào đấu tranh của nhân dân bản địa) đã dẫn đến các cải cách hiến pháp và sự hình thành của các cơ quan phi tập trung hóa như Ủy ban quốc gia vì sự phát triển của các dân tộc bản địa (CDI) và Instituto Nacional de Lenguas Indígenas (INALI), mang trọng trách tuyên truyền cũng như bảo vệ các cộng đồng người bản địa và ngôn ngữ bản địa. Cụ thể, đạo luật cấp liên bang "Ley General de Derechos Lingüísticos de los Pueblos Indígenas" ['Công pháp về Quyền Ngôn ngữ của các Dân tộc Bản địa', ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2003] chính thức công nhận tất cả các ngôn ngữ bản địa, bao gồm tiếng Nahuatl, như là các ngôn ngữ quốc gia và cho phép người bản địa sử dụng chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống riêng tư và công cộng. Căn cứ vào Điều 11, giáo dục liên văn hóa và song ngữ là bắt buộc. Tuy nhiên, tiến độ của việc tích hợp tiếng Nahuatl vào chương trình giảng dạy và việc đảm bảo quyền ngôn ngữ cho người nói vẫn còn khá chậm chạp. Nhân khẩu và phân bố. Hiện nay, một loạt các ngôn ngữ Nahua phân bố rải rác từ bang Durango phía bắc xuống bang Tabasco phía đông nam. Một phần thiểu số người dân nói tiếng Pipil, ngôn ngữ Nahua xa nhất về phía nam, sinh sống ở El Salvador. Theo IRIN-International, dự án Phục hồi tiếng Nawat, lượng người nói tiếng Pipil chưa thể được xác định chính xác. Số liệu dao động trong khoảng "có lẽ vài ngàn người, [hoặc] có lẽ chỉ vài trăm người". Số liệu điều tra năm 2000 của INEGI cho biết có tầm 1,45 triệu người nói tiếng Nahuatl, trong đó khoảng 198.000 (14,9%) là người độc ngữ ("monolingual"). Theo đó, lượng nữ giới độc ngữ nhỉnh hơn nam giới, cụ thể là phụ nữ chiếm gần 2/3 số người độc ngữ. Các bang Guerrero và Hidalgo có tỉ lệ người chỉ nói tiếng Nahuatl cao nhất khi so với tổng dân số nói tiếng Nahuatl, lần lượt ở mức 24,2% và 22,6%. Đối với các bang còn lại, số người độc ngữ hầu như chỉ nằm dưới 5%. Điều này nghĩa là 95% nhân khẩu nói tiếng Nahuatl còn lại tại các bang đó biết nói cả tiếng Tây Ban Nha. Người nói tiếng Nahuatl tập trung chủ yếu tại các bang Puebla, Veracruz, Hidalgo, San Luis Potosí, và Guerrero. Phần đông cũng sinh sống ở Bang Mexico, Morelos, và Đặc khu Liên bang, cùng một số cộng đồng ở Michoacán và Durango. Tiếng Nahuatl đã bị thất truyền ở Jalisco và Colima trong thế kỷ 20. Do sự di cư nội địa, các cộng đồng nói tiếng Nahuatl hiện có mặt trên khắp đất nước Mexico. Dòng nhập cư hiện đại của các công nhân và các gia đình Mexico vào Hoa Kỳ đã góp phần hình thành một số cộng đồng Nahuatl tại đây, đặc biệt là ở các bang California, New York, Texas, New Mexico và Arizona. Âm vị học. Theo định nghĩa, nhóm ngôn ngữ Nahua là một nhánh của hệ Ute-Aztec do chúng sở hữu nhiều biến đổi âm tương đồng bắt nguồn từ tiền ngữ Ute-Aztec (PUA). Các bảng bên dưới biểu diễn hệ thống âm vị của tiếng Nahuatl cổ điển, ví dụ điển hình của ngôn ngữ Nahua. Ở các phương ngữ hiện đại, âm , xuất hiện khá thường xuyên trong tiếng Nahuatl cổ điển, đã biến thành âm /t/ (như tiếng Nahuatl eo đất, tiếng Mexicanero và tiếng Pipil) hoặc âm (như tiếng Nahuatl ở Pómaro, Michoacán). Nhiều phương ngữ không còn phân biệt nguyên âm ngắn hay dài nữa; điều này dẫn đến hiện tượng bù đắp các đặc trưng mới về chất trong một số phương ngữ đó, ví dụ như tiếng Nahuatl Tetelcingo. Số khác thì phát sinh giọng âm vực, kiểu như tiếng Nahuatl ở Oapan, Guerrero. Rất nhiều phương ngữ hiện đại tiếp thu các âm vị của tiếng Tây Ban Nha, chẳng hạn . Âm vị. Ở nhiều phương ngữ Nahuatl, tính đối ngẫu nguyên âm dài ngắn không còn rạch ròi, thậm chí đã tiêu biến hoàn toàn ở một số phương ngữ. Ví dụ, độ dài ngắn nguyên âm trong phương ngữ Tetelcingo đã bị thay thế bởi một sự khác biệt về chất: Tha âm vị. Phần lớn biến thể của tiếng Nahuatl có hệ thống tha âm tương đối đơn giản. Ở nhiều phương ngữ, phụ âm hữu thanh sẽ chuyển thành vô thanh nếu đứng ở cuối từ hoặc ở trong cụm phụ âm: vô thanh hóa thành âm xuýt ngạc cứng-chân răng vô thanh , vô thanh hóa thành âm xát thanh hầu vô thanh hoặc thành âm tiếp cận ngạc mềm môi hóa vô thanh , và vô thanh hóa thành âm xát bên chân răng vô thanh . Ở một số phương ngữ, phụ âm đầu tiên ở hầu hết cụm phụ âm được thực hiện như . Một số phương ngữ biểu hiện sự giảm độ căng của các phụ âm vô thanh kẹp giữa các nguyên âm. Âm mũi thường bị đồng hóa với vị trí cấu âm của một phụ âm liền kề. Âm xát bên chân răng vô thanh đứng sau thì bị đồng hóa và phát âm như . Kết âm vị. Tiếng Nahuatl cổ điển và phần lớn các phương ngữ đương đại sở hữu hệ thống âm vị tương đối đơn giản. Chúng chỉ cho phép các âm tiết với nhiều nhất là một phụ âm ở đầu và ở cuối. Các cụm phụ âm chỉ đứng sau trung vị từ và trên các ranh giới âm tiết. Một số hình vị có hai dạng so le: một dạng có nguyên âm "i" không cho phép sự xuất hiện của cụm phụ âm và một dạng không có "i". Ví dụ, hậu tố tuyệt cách có các dạng biến hình là "-tli" (dùng sau phụ âm) và "-tl" (dùng sau nguyên âm). Song một số phương ngữ đương đại có thể hình thành các cụm phụ âm khá phức tạp do sự tiêu biến nguyên âm. Số khác thì lại có các chuỗi âm tiết co cụm, khiến trọng âm của từ/câu bị dịch chuyển hoặc nguyên âm bị kéo dài. Trọng âm. Phần lớn phương ngữ Nahuatl nhấn trọng âm ở âm tiết gần cuối của một từ. Trong tiếng Mexicanero ở Durango, nhiều âm tiết không nhấn đã tiêu biến trong các từ, và vị trí nhấn trong một âm tiết đã trở thành đặc điểm có tính âm vị. Hình thái và cú pháp. Các ngôn ngữ Nahuatl có tính chắp dính và hỗn nhập rất cao. Điều này nghĩa là một từ có thể được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều tiền tố và hậu tố với một căn tố ở giữa, vậy nên một từ tiếng Nahuatl có thể dài bằng cả một câu. Ví dụ sau đây biểu diễn cách thức động từ biến đổi theo chủ ngữ, bị thể và bổ ngữ: Danh từ. Danh từ tiếng Nahuatl có cấu trúc khá phức tạp. Các biến tố bắt buộc bao gồm số ngữ pháp (tức số đơn hay số phức) và sự sở hữu (tức các phụ tố hoặc từ vị biểu thị quan hệ sở hữu kiểu như 'của tôi', 'của bạn', v.v.). Tiếng Nahuatl không có cách ngữ pháp và giống ngữ pháp, song tiếng Nahuatl cổ điển cùng một số phương ngữ hiện đại có phân biệt giữa danh từ động vật và phi động vật. Trong tiếng Nahuatl cổ điển, sự phân biệt động vật biểu thị trong tương quan với sự phức hóa, bởi lẽ chỉ các danh từ động vật mới có dạng số phức, còn tất cả các danh từ phi động vật đều không đếm được (kiểu như danh từ không đếm được trong tiếng Anh: "bread" chứ không có "breads", "money" chứ không có "moneys", v.v). Thời nay, đặc điểm này hiếm khi còn xuất hiện trong lời nói hằng ngày và tất cả các danh từ đều có thể có dạng số phức. Phương ngữ Đông Huasteca phân biệt giữa hai hậu tố phức của danh từ động vật và phi động vật. Đối với nhiều biến thể của tiếng Nahuatl, danh từ dạng đơn bất sở hữu thường đi kèm với hậu tố tuyệt cách. Các dạng phổ biến của tuyệt cách bao gồm "-tl" sau nguyên âm, "-tli" sau phụ âm trừ âm "l", và "-li" sau âm "l". Danh từ đổi sang dạng số phức bằng cách thêm vào các phụ tố như -"tin" hoặc -"meh", tuy cũng có một số dạng phức lại bất quy tắc hoặc được thể hiện bằng sự láy âm. Một số danh từ có nhiều dạng phức. Danh từ số đơn: Danh từ động vật số phức: Danh từ động vật số phức sử dụng láy âm: Tiếng Nahuatl phân biệt giữa danh từ được sở hữu và bất sở hữu. Hậu tố tuyệt cách không xuất hiện ở các danh từ được sở hữu. Ở tất cả các phương ngữ, danh từ được sở hữu có tiền tố phù ứng với số ngữ pháp và chủ ngữ sở hữu nó. Danh từ số phức được sở hữu có vĩ tố cuối từ là "-". Danh từ tuyệt cách: Danh từ được sở hữu: Danh từ số phức được sở hữu: Tiếng Nahuatl không có cách ngữ pháp song sử dụng các danh từ quan hệ để miêu tả quan hệ không gian (hoặc thời gian v.v). Những hình vị này không thể đứng riêng lẻ mà phải đứng sau một danh từ hoặc một hậu tố sở hữu. Do vậy chúng được gọi là hậu giới từ hoặc hậu tố định vị cách. Kiểu hình thái này rất giống và có thể coi như một dạng định vị cách thực sự. Hầu hết phương ngữ hiện đại mượn các tiền giới từ tiếng Tây Ban Nha, đặc điểm mà có khả năng sẽ thay thế hoàn toàn lối sử dụng danh từ quan hệ truyền thống. Cách dùng danh từ quan hệ/hậu giới từ/định vị tố "-pan" cùng một tiền tố chỉ sự sở hữu: Cách dùng cùng một căn tố danh từ phía trước: Cụm danh từ có thể được hình thành bằng cách kết nối 2 hoặc nhiều hơn các danh căn tố lại với nhau, hoặc bằng cách liên kết danh căn tố với các tính căn tố và động căn tố. Đại từ. Nhìn chung tiếng Nahuatl có ba ngôi chính, xét cả về dạng số đơn lẫn số phức. Ít nhất một phương ngữ hiện đại, biến thế Eo đất-Mecayapan, có sự phân biệt giữa dạng đại từ gộp chung (chúng ta, bao gồm cả bạn) và không gộp (chúng ta, không tính bạn) ở ngôi nhất số phức: Đại từ số phức ngôi nhất trong tiếng Nahuatl cổ điển: Đại từ số phức ngôi nhất trong tiếng Nahuatl Eo đất-Mecayapan: Tuy nhiên sự phân biệt giữa đại từ tôn xưng/không tôn xưng phổ biến hơn cả, thường chỉ áp dụng cho ngôi hai và ngôi ba chứ không bao giờ cho ngôi nhất. Dạng không tôn xưng: Dạng tôn xưng: Số đếm. Tiếng Nahuatl sử dụng hệ đếm nhị thập phân (cơ số 20). Các giá trị cơ bản là (1 × 20), (1 × 400), (1 × 8.000), (1 × 20 × 8.000 = 160.000), (1 × 400 × 8.000 = 3.200.000) và (1 × 20 × 400 × 8.000 = 64.000.000). Lưu ý rằng tiền tố ở đầu nghĩa là 'một' (như trong 'một trăm' và 'một ngàn') và nó có thể được thay thế để tạo ra những con số khác. Ví dụ, (2) × (20) = (40), (2) × (400) = (800). Yếu tố trong từ (và ) và trong từ là những hậu tố danh ngữ chỉ xuất hiện cuối từ; vì vậy , và ghép lại với nhau sẽ thành . Động từ. Động từ Nahuatl khá phức tạp và biến hình theo rất nhiều phạm trù ngữ pháp. Một động từ điển hình bao gồm căn tố, tiền tố, và hậu tố. Tiền tố biểu thị ngôi của chủ ngữ, cũng như ngôi và số của bổ ngữ và bổ ngữ gián tiếp, còn hậu tố biểu thị thì, thể, thức và số của chủ ngữ. Hầu hết các phương ngữ Nahuatl có ba thì là hiện tại, quá khứ, và tương lai; và hai thể là hoàn thành và chưa hoàn thành. Một số biến thể có thêm 2 thể là tiếp diễn và thường xuyên. Bất kể phương ngữ Nahuatl nào cũng có ít nhất 2 loại thức là trần thuật và mệnh lệnh; một số phương ngữ có cả thức ước vọng và thức cấm đoán/cấm đoán phủ quyết. Ngữ trị ở hầu hết các biến thể Nahuatl có thể biến đổi theo nhiều cách rất đa dạng. Tiếng Nahuatl cổ điển có thái bị động (cũng đôi khi được định nghĩa là thái vô nhân xưng), song đặc điểm này hiện rất hiếm. Trái lại, thái ứng dụng và thái gây khiến vẫn tồn tại ở nhiều phương ngữ đương đại. Nhiều biến thể Nahuatl cho phép cụm động từ với hai hoặc hơn động từ làm căn tố. Cụm động từ dưới đây bao gồm hai gốc động căn tố, biến dạng theo thái gây khiến, đóng vai trò bổ ngữ trực tiếp lẫn gián tiếp: Động từ trong một vài biến thể Nahuatl, đặc biệt là tiếng Nahuatl cổ điển, có khả năng biến dạng tùy vào hướng hành động ra xa hoặc lại gần người nói. Một số phương ngữ cũng sở hữu các phạm trù biến dạng nhất định để biểu thị mục đích, phương hướng, và thậm chí những ý nghĩa phức tạp như "đi để làm gì" hay "tới để làm gì", "đi, làm và quay lại", "làm trong khi đang đi", "làm trong khi đang tới", "tới rồi mới làm", hay "làm tắt việc gì đó". Tiếng Nahuatl cổ điển và nhiều phương ngữ hiện đại được ngữ pháp hóa khi bày tỏ sự lịch thiệp đối với người nhận hoặc thậm chí đối với nhân vật và sự vật đang nhắc tới, bằng cách sử dụng các dạng động từ đặc biệt cũng như "các hậu tố tôn xưng" đặc biệt. Dạng động từ thân thuộc: Dạng động từ tôn xưng: Láy từ. Nhiều biến thể Nahuatl có đặc điểm láy ẩm năng sản, tức là chúng có thể tạo ra từ mới bằng cách lặp lại âm tiết đầu tiên của một căn tố. Đây là phương thức danh từ tiếng Nahuatl chuyển sang dạng số phức, ví dụ: 'đàn ông' → 'những người đàn ông'. Ở một số biến thể, danh từ láy còn có khả năng biểu thị sự giảm kích, sự tôn xưng, hoặc sự phái sinh. Mặt khác, động từ láy tiếng Nahuatl chỉ đến sự lặp đi lặp lại của một hành động, ví dụ trong phương ngữ Tezcoco: Cú pháp. Tiếng Nahuatl là một ngôn ngữ phi cấu hình ("non-configurational language"), tức là về cơ bản, thứ tự từ trong câu rất tự do. Theo đó, ba thành tố của câu có thể đứng ở vị trí tùy ý trong câu. Ngoài ra, tiếng Nahuatl còn là một ngôn ngữ bỏ-đại ("pro-drop language"), tức là nó cho phép câu văn lược bỏ cụm danh từ hoặc đại từ độc lập, bất kể vai trò chứ không chỉ riêng chủ ngữ. Ở hầu hết phương ngữ, đại từ được dùng để nhấn mạnh ý muốn biểu đạt. Điều nay cho phép sự hình thành các biểu thức cú pháp bất liên tục. Michel Launey biện luận rằng tiếng Nahuatl cổ điển là ngôn ngữ có vị từ ở đầu ("verb-initial language"), song le thứ tự từ cơ bản vẫn còn khá tự do. Đặc điểm này mã hóa các thông tin về chức năng ngữ dụng, chẳng hạn tiêu điểm và tính chủ đề của câu. Điều tương tự cũng đã được suy ra cho các phương ngữ đương đại. Tiếp xúc ngôn ngữ. Khoảng 500 năm tiếp xúc liên tục giữa các cộng đồng nói tiếng Nahuatl và các cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha, cộng với vị thế thiểu số của tiếng Nahuatl và vị thế uy tín hơn của tiếng Tây Ban Nha, đã tạo ra nhiều biến đổi có thể thấy ở các biến thể Nahuatl hiện nay, đặc trưng bởi vốn từ mượn rất lớn từ tiếng Tây Ban Nha, cũng như sự phát sinh các cấu trúc cú pháp và phạm trù ngữ pháp mới. Kiểu cấu trúc bên dưới, với hàng loạt từ mượn, hiện được sử dụng rất phổ biến bởi người nói tiếng Nahuatl (từ in đậm là tiếng Tây Ban Nha): Nhiều phương ngữ đương đại chỉ tuân theo thứ tự chủ-động-tân, có lẽ do bị ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha. Một số biến đổi khác trong cú pháp của tiếng Nahuatl đương đại bao gồm việc sử dụng tiền giới từ thay vì hậu giới từ hay danh từ quan hệ và sự tái dịch giải các danh từ quan hệ/hậu giới từ cũ thành các tiền giới từ. Ở ví dụ sau đây trong tiếng Nahuatl Michoacán, hậu giới từ -"ka" 'với' được dùng như tiền giới từ, do không có bổ ngữ nào đứng trước nó: Ở ví dụ sau đây trong tiếng Nahuatl Mexicanero ở Durango, danh từ quan hệ/hậu giới từ -"pin" 'trong/trên' được dùng như tiền giới từ. Ngoài ra, một liên từ tiếng Tây Ban Nha là cũng xuất hiện trong câu. Một số phương ngữ thậm chí đã trải qua sự tiêu biến hình thái rất đáng kể, khiến một số nhà ngôn ngữ không còn coi chúng thuộc dạng hỗn nhập nữa. Từ vựng. Rất nhiều từ Nahuatl đã được mượn sang tiếng Tây Ban Nha, hầu hết liên quan đến đời sống bản địa độc đáo ở châu Mỹ. Một số từ mượn chỉ giới hạn ở tiếng Tây Ban Nha Mexico hoặc Trung Mỹ, số khác thì đã khuếch tán sang tất cả các biến thể của tiếng Tây Ban Nha. Nhiều trong số đó, ví dụ như "chocolate", "tomato" và "avocado", đã lan sang các thứ tiếng khác thông qua tiếng Tây Ban Nha. Chẳng hạn, tiếng Anh sở hữu hai từ cực kỳ phổ biến "chocolate" và "tomato" (từ tiếng Nahuatl ). Một số từ phổ biến nữa bao gồm "coyote" (từ tiếng Nahuatl ), "avocado" (từ tiếng Nahuatl ) và "chile" hay "chili" (từ tiếng Nahuatl ). Từ "chicle" cũng có gốc Nahuatl 'thứ dính, chicle'. Một số từ tiếng Anh gốc Nahuatl khác bao gồm: "Aztec" (từ ); "cacao" (từ 'vỏ'); "ocelot" (từ ). Ở Mexico, nhiều từ chỉ sự vật thân thuộc hằng ngày mang gốc Nahuatl đã minh chứng cho sự giao thoa phổ biến của tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nahuatl – lượng từ bản địa nhiều đến nỗi người ta đã xuất bản từ điển (những từ đặc hữu của tiếng Tây Ban Nha Mexico) chỉ để truy gốc từ vựng Tây Ban Nha gốc Nahuatl, cũng như các từ tiếng Tây Ban Nha có nguồn gốc từ thổ ngữ khác. Rất nhiều địa danh nổi tiếng cũng nguyên là tiếng Nahuatl, ví dụ "Mexico" (từ ) và "Guatemala" (từ ). Chữ viết và văn chương. Chữ viết. Theo truyền thống thì chữ Aztec tiền kỳ Colombo chưa thể được coi là một hệ chữ viết thực thụ, do nó không có khả năng bao quát toàn bộ từ vựng của ngôn ngữ nói theo cách mà các hệ chữ ở Cựu Thế giới hoặc chữ Maya có thể thực hiện. Thế nên, chữ Aztec tựu trung không được dùng để đọc, mà được dùng để kể. Các thủ bản tỉ mỉ của người Aztec chẳng qua là công cụ hỗ trợ người ta ghi nhớ các chi tiết, chẳng hạn gia phả, thông tin thiên văn, và danh sách cống phẩm. Ba loại ký hiệu được vận dụng trong hệ thống này: tranh ảnh dùng để hỗ trợ việc ghi nhớ (không có chức năng biểu thị từ ngữ), ký tự tượng hình biểu thị cho toàn bộ một từ ngữ (thay vì chỉ một âm vị hoặc một âm tiết), và ký tự tượng thanh biểu thị âm tố (theo quy tắc đố hình đoán chữ). Tuy nhiên, nhà kim thạch học Alfonso Lacadena lập luận rằng cho tới trước thềm cuộc xâm lược của Tây Ban Nha, một trường phái chép sử Nahua nguyên quán ở Tetzcoco đã phát triển một hệ tự mẫu âm tiết tính đầy đủ, có khả năng ký âm sánh ngang chữ Maya. Các nhà kim thạch học khác tỏ sự hoài nghi đối với khẳng định này, phản biện rằng mặc dù đúng là tự mẫu âm tiết xuất hiện trên một số thủ bản thời thuộc địa (các bản thảo bản địa trước kỷ nguyên chinh phục của Tây Ban Nha hầu như đã thất truyền), song rất có thể người bản địa đã tiếp biến hệ chữ của người Tây Ban Nha chứ chưa chắc là đã kế tục từ thời tiền-Colombo. Thực dân Tây Ban Nha du nhập bảng chữ cái Latinh sang châu Mỹ để dùng cho mục đích ghi chép kho tàng văn xuôi, thơ ca và các tư liệu thế tục của người Aztec, ví dụ như di chúc, văn thư hành chính, thư từ pháp luật, v.v. Chỉ trong vòng vài thập kỷ, chữ tượng hình bị thay thế hoàn toàn bởi chữ Latinh. Hồi đó chưa có sự chuẩn hóa chính tả Latinh cho tiếng Nahuatl và chưa có sự đồng thuận nào về cách biểu diễn các âm tố đặc biệt của tiếng Nahuatl mà tiếng Tây Ban Nha không có, chẳng hạn các nguyên âm dài và âm tắc thanh hầu. Kiểu chính tả biểu diễn khá chính xác ngữ âm Nahuatl được phát triển lần đầu tiên bởi linh mục dòng Tên Horacio Carochi vào thế kỷ thứ 17, dựa trên công trình của một linh mục dòng Tên tiền bối là Antonio del Rincon. Chính tả Carochi sử dụng hai dấu phụ: dấu ngang để biểu thị âm dài và dấu huyền để biểu thị âm , đôi khi còn thêm dấu sắc để biểu thị âm ngắn. Tuy nhiên phương án này không được nhân rộng mà chỉ lưu hành trong nội bộ cộng đồng dòng Tên. Kể từ khi tiếng Nahuatl trở thành đối tượng của các nghiên cứu hàn lâm vào thế kỷ 20, các nhà ngôn ngữ học đã nhận thức được sự cấp thiết trong việc ký âm cho ngôn ngữ này. Rất nhiều kiểu chính tả đã được đề xuất và đưa vào thí điểm, nhiều trong số đó sử dụng hệ phiên âm Americanist. Theo sau sự thành lập của Instituto Nacional de Lenguas Indígenas vào năm 2004, các nỗ lực nhằm chuẩn hóa tiếng Nahuatl hoạt động sôi nổi trở lại; tuy nhiên tính tới năm 2002 thì vẫn chưa tiến tới một sự thống nhất nào. Ngoài khác biệt phương ngữ, một số vấn đề trọng tâm cần nêu bao gồm: Năm 2018, người Nahua tới từ 16 tiểu bang trên khắp đất nước Mexico đã liên kết với viện INALI để tạo dựng một hệ chính tả mới gọi là "Yankwiktlahkwilolli", nhằm chuẩn hóa ngữ văn tiếng Nahuatl trong tương lai gần. Văn chương. Trong số các ngôn ngữ bản xứ của châu Mỹ, tiếng Nahuatl là một trường hợp cực kỳ độc đáo, do nó sở hữu vốn ngữ liệu dồi dào với niên đại về tận thế kỷ thứ 16. Văn chương tiếng Nahuatl bao trùm đa dạng các đề tài và thể loại; mỗi văn liệu lại ra đời trong một hoàn cảnh khác nhau. Người Nahua thời kỳ tiền-chinh phục phân biệt hai thể loại ngữ văn đó là 'bài nói' và 'bài hát', gần giống sự khác biệt giữa "văn xuôi" và "thơ ca". Thể văn xuôi tiếng Nahuatl đã được bảo tồn dưới nhiều dạng. Các thể loại sử ký và biên niên sử ghi chép lại các sự kiện quan trọng trong quá khứ, thường được viết từ quan điểm của một altepetl (một kiểu tổ chức xã hội ở Trung Bộ châu Mỹ) nhất định và thường kết hợp các yếu tố hư lẫn thật. Một số tác phẩm quan trọng thuộc thế loại này có xuất xứ từ Chalco, bởi Chimalpahin; từ Tlaxcala, bởi Diego Muñoz Camargo; từ Mexico-Tenochtitlan, bởi Fernando Alvarado Tezozomoc; và từ Texcoco, bởi Fernando Alva Ixtlilxochitl. Rất nhiều cuốn biên niên sử có tác giả khuyết danh, và chúng thường sử dụng hệ lịch bản địa để đếm năm, chẳng hạn các biên niên sử Cuauhtitlan và "Anales de Tlatelolco". Một số câu chuyện thần thoại vẫn còn được lưu truyền, chẳng hạn "Huyền thoại về năm mặt trời", thần thoại sáng thế của người Aztec trong Thủ bản Chimalpopoca. Thơ ca Nahuatl được lưu tồn thông qua hai tác phẩm chính: "Cantares Mexicanos" và "Romances de los señores de Nueva España", hai cuốn sưu tập nhiều thi phẩm từ thế kỷ 16 và 17. Một số ca khúc có vẻ đã được truyền khẩu từ thời tiền chinh phục cho tới tận thời chữ Latinh phổ cập, chẳng hạn những ca khúc được quy cho vua của Texcoco Nezahualcoyotl. xác định có bốn thể loại ca khúc chính, đó là ('ca khúc buồn'), ('ca khúc mùa xuân'), ('ca khúc thường') và ('ca khúc chiến tranh'). Thơ Aztec vận dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ và đề cập đến nhiều chủ đề; có khi là lời than vãn về sự ngắn ngủi của đời người, có khi là sự tung hô lòng quả cảm của các chiến binh hi sinh trong chiến tranh, cũng có khi là sự trân trọng cái đẹp của cuộc sống. Phong cách học. Người Aztec phân biệt hai ngữ vực trong ngôn ngữ của họ: tiếng của thường dân () và tiếng của quý tộc (). Do văn học là thú tiêu khiển của tầng lớp thượng lưu, hầu hết các tư liệu về văn xuôi và thơ ca được viết theo phong cách "tecpillahtolli". Thể văn nói cao sang của giới quý tộc đặc trưng với việc sử dụng biện pháp tu từ sóng đôi, theo đó người hùng biện sẽ sắp câu chữ sao cho cho chúng đi theo cặp. Chẳng hạn như: Giới ngôn ngữ học còn xác định một kiểu sóng đôi khác là "difrasismo", khi người nói hoặc viết ghép hai cụm từ lại với nhau để tạo ra một ý nghĩa ẩn dụ mới. Kiểu ẩn dụ này cực kỳ phổ biến trong các tác phẩm tiếng Nahuatl cổ điển, và đã được Sahagún ghi chép rất tỉ mỉ trong Thủ bản Florentine, cũng như Andrés de Olmos trong cuốn "Arte". Ví dụ sau đây biểu diễn phép ẩn dụ :
1
null
Richard Georg von Wedell (17 tháng 5 năm 1820 tại Augustwalde, quận Naugard – 27 tháng 3 năm 1894 tại Leer (Ostfriesland)) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), tiêu biểu là các trận đánh quyết liệt ở Mars-la-Tour và Beaune-la-Rolande vào cuối năm 1870. Tiểu sử. Georg sinh vào tháng 5 năm 1820, là con trai của sĩ quan quân đội Phổ Wilhelm Sigismund von Wedel (1772 – 1827) và người vợ của ông này là Friederike Wilhelmine Christiane, nhũ danh von Gregorski (1780 – 1851). Thời trẻ, Wedell đi học trường thiếu sinh quân ở Kulm và Berlin. Sau đó, vào ngày 5 tháng 8 năm 1837, ông gia nhập Lữ đoàn Pháo binh Cận vệ với quân hàm Thiếu úy. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1837 cho đến ngày 15 tháng 7 năm 1839, ông được cắt cử vào học Trường Pháo binh và Công binh Tổng hợp ("Vereinigten Artillerie- und Ingenieurschule"). Sau khi được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 10 tháng 10 năm 1842, ông được cử vào học Trường Quân sự Tổng hợp (" Allgemeinen Kriegsschule") kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1843 cho tới ngày 15 tháng 6 năm 1846 để đào tạo thêm. Trong chiến dịch trấn áp quân nổi dậy ở Baden vào năm 1849, Wedell đã tham gia cùng với Lữ đoàn Pháo binh số 7 trong cuộc vây hãm và đánh chiếm Rastatt. Năm sau (1850), ông được phân công vào Cục Đo đạc Địa hình trong Bộ Tổng tham mưu. Vào ngày 22 tháng 7 năm 1852, ông được lên quân hàm Đại úy, đồng thời được bổ nhiệm vào Trung đoàn Pháo binh Cận vệ số 7, tại đây ông được giao chỉ huy một khẩu đội pháo vào ngày 1 tháng 5 năm 1855. Wedell phục vụ cho đến ngày 13 tháng 1 năm 1858 thì được đổi vào Bộ Tổng tham mưu, và được thăng hàm Thiếu tá vào ngày 12 tháng 7 năm 1858. Đồng thời với việc phụng sự Bộ Tổng tham mưu, ông là giảng viên Lịch sử Quân sự tại Trường Quân sự Tổng hợp từ ngày 1 tháng 10 năm 1859 cho đến ngày 1 tháng 7 năm 1860. Sau đó, ông được đổi vào Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 16. Sau khi được phong hàm Thượng tá vào ngày 17 tháng 3 năm 1863, ông lãnh nhiệm chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn I của Trung đoàn Bộ binh số 26 (số 1 Magdeburg) vào ngày 12 tháng 8 năm 1863. Hai năm sau, ông được nhậm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Bộ binh số 17 (số 4 Westfalen) vào ngày 13 tháng 6 năm 1865, và trên cương vị này ông được phong cấp hàm Đại tá. Ông chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong vòng 10 tháng, rổi được thuyên chuyển sang Bộ Chiến tranh Phổ vào ngày 3 tháng 4 năm 1866, tại đây ông giữ một chức Trưởng khoa. Khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần bùng nổ vào năm 1866, ông là Chỉ huy trưởng Trung đoàn Bộ binh số 31. Là một phần trong biên chế của Lữ đoàn Gordon, Sư đoàn số 7 dưới quyền tướng Eduard von Fransecky (thuộc Tập đoàn quân số 1), Trung đoàn Bộ binh số 31 dưới sự thống lĩnh của ông đã tham gia chiến dịch tấn công Böhmen. Trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi này, ông tham chiến chủ yếu ở trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7: Sư đoàn số 7 đã phòng ngự thành công rừng Swiepwald trước cuộc tấn công của hai quân đoàn Áo. Cuộc giao chiến ở rừng Swiepwald đã đóng một vai trò then chốt, góp phần đến thắng lợi quyết định của Phổ trong trận đánh. Trong cuộc giao tranh đẫm máu này, trung đoàn của ông chịu thiệt hại 10 sĩ quan và 208 binh lính. Vì những thành tích của mình trong trận Königgrätz, Wedell được tặng thưởng Huân chương Quân công vào ngày 20 tháng 9 năm 1866. Chiến tranh Pháp-Đức (1870-1871). Trong cuộc tổng động viên vào tháng 7 năm 1870 khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ, Wedell được ủy nhiệm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 38 (gồm các Trung đoàn Bộ binh số 16 và 57), một phần của biên chế Sư đoàn số 19 (Schwartzkoppen) thuộc Quân đoàn X (Voigts-Rhetz). Mars-la-Tour. Trận Mars-la-Tour vào ngày 16 tháng 8 năm 1870 là trận chiến đầu tiên mà ông tham gia trong chiến dịch này. Trận đánh khởi đầu với cuộc tiến công của Quân đoàn III của Đức nhằm vào các lực lượng Pháp dưới quyền Thống chế Bazaine, vốn đang rút lui qua Metz về thành cổ Verdun trên sông Meuse nhằm hội quân với MacMahon. Cái được dự kiến là một đòn công kích nhằm vào các lực lượng yểm trợ và hậu vệ của Pháp tại khu vực Vionville đã trở thành một trận đối mặt với toàn bộ 5 quân đoàn Pháp. Dưới 3 vạn binh sĩ Đức phải chống nhau với 13 vạn (có sách chép là 16 vạn) quân Pháp đây. Ban đầu, Wedell cùng với lữ đoàn của ông vốn đang hành binh đến sông Meuse với mục đích giăng bẫy Tập đoàn quân Rhine dưới quyền Bazaine được cho là đang rút về đây, nhưng sau đó được lệnh tiếp viện cho Quân đoàn III ở Mars-la-Tour cùng với các thành phần khác của Quân đoàn X. Sau gần 12 tiếng đồng hồ hành quân dưới thời tiết nóng nực trên các đoạn đường từ Pont-à-Mousson và Thiaucourt, quân của Wedell đã kéo đến trận địa vào lúc 16 giờ ngày 16 tháng 8. Vị tướng nhận lệnh tung đòn tấn công vào sườn của quân đội Pháp. Do quân Đức không hề dò la vị trí hay sinh lực của địch thủ, và địa hình đồi núi che khuất tầm nhìn của họ, lệnh bọc sườn đã gần như đẩy quân đội Đức vào thảm họa. Binh lính của Lữ đoàn Wedell, với đội hình chặt chẽ và không hề có lực lượng tiền vệ, khi đang tiến qua Mars-la-Tour đã bất ngờ trông thấy những tuyến quân Pháp dày đặc: thay vì họ đã tạt sườn Quân đoàn IV của Ladmirault, họ đã đối mặt trực diện với quân của ông ta. Các lực lượng Pháp này chính là sư đoàn của tướng Grenier, vốn đang nghỉ ngơi sau thắng lợi trong một cuộc giao chiến, và sư đoàn của Cissey nhanh chóng ứng viện cho họ. Không còn thời gian để quân Đức khai pháo trước khi tiến công và hai trung đoàn của Wedell đã tấn công dưới sự hỏa lực dồn dập của các sư đoàn Pháp nêu trên tại đồi Bruville. Chỉ trong vòng 30 phút, súng trường "Chassepot" của người Pháp đã đánh quỵ người Đức trước khi quân Pháp có thể lọt vào tầm bắn hiệu quả của súng trường "Dreyse" của quân Đức. Trước sự cổ vũ của các sĩ quan và lính đánh trống, quân Pháp đã truy đuổi quân Đức trên các dốc chất đầy xác chết. Các trung đoàn dưới quyền ông bị buộc phải rút chạy với thiệt hại lên đến 73 sĩ quan và 2.543 binh lính, trong đó có khoảng 400 người bị bắt làm tù binh. Trong số những người hy sinh có hai trung đoàn trưởng. Sau đó, cũng như "cuộc tấn công tử thần của Bredow" 3 tiếng đồng hồ trước đó, lực lượng kỵ binh đã ồ ạt xung phong, chặn đứng bước tiến của quân Pháp dưới quyền Ladmirault và buộc ông ta phải thoái lui. Lữ đoàn của Cissey đã phát động một cuộc tấn công, nhưng khi đến gần quân Đức, họ bị rơi vào tầm đạn của đối phương. Sau khi quân Pháp hết sạch đạn dược, một cuộc phản công của quân Đức đã bẻ gãy đợt tấn công của quân Pháp. Các diễn biến sau trận Mars-la-Tour. Sau trận đánh đẫm máu ở Mars-la-Tour, Wedell cùng với phần còn lại của lữ đoàn của ông được trừ bị trong trận Gravelotte vào ngày 18 tháng 8, và tham gia cuộc vây hãm Metz cho đến cuối tháng 10 năm 1870. Tại đây ông chiến đấu trong trận Noisseville, và trận đột vây này chấm dứt với thất bại của Bazaine. Sau khi Metz thất thủ vào ngày 27 tháng 10 năm 1870, ông cùng với Tập đoàn quân số 2 ("2. Armee") do Vương thân Friedrich Karl Nikolaus của Phổ thống lĩnh kéo đến khu vực sông Loire về phía nam Paris. Tại đây, chính quyền Cộng hòa non trẻ của Pháp đã thành lập Tập đoàn quân Loire. Đội quân mới này bao gồm lính francs-tireur (quân tình nguyện không chính quy), lính nội địa Gardes Mobile ở các tỉnh, lính thủy, lính "zouave" và lính tập đến từ Algérie, cùng với binh sĩ chính quy trong các trạm tuyển mộ và quân trừ bị, áp đảo các lực lượng Đức về mặt quân số, nhưng về chất lượng thì kém xa. Để ngăn chặn mối đe dọa từ tập đoàn quân này và qua đó củng cố cho cuộc vây hãm Paris, quân đội Đức phải tiến hành các cuộc hành quân thần tốc đến sông Loire với chiều dài 25 km mỗi ngày. Beaune-la-Rolande. Vào ngày 28 tháng 11 năm 1870, tại chiến trường sông Loire, ông tham gia trận Beaune-la-Rolande. Hai quân đoàn Pháp với 6 vạn binh lính và 140 khẩu pháo tiến công lần lượt 3 lữ đoàn của Đức-Phổ. Lữ đoàn số 38 dưới sự chỉ huy của Wedell được lệnh trấn giữ Beaune-la-Rolande, một vị trí khó phòng ngự. Khi đó, quân Đức tại đây chỉ có 13 đại đội, với tổng cộng khoảng 1.200 người. Vào lúc 11:30, toàn bộ hai lữ đoàn thuộc Quân đoàn XX của Pháp tấn công sân nhà thờ Beaune-la-Rolande, và đợt công kích đầu tiên của quân Pháp đã bị đập tan. Quân Pháp bị rơi vào hỗn loạn và mọi sĩ quan tham mưu của Quân đoàn XX đều bị giết hoặc bị thương khi đang chấn chỉnh tình hình quân ngũ. Trong đợt tiến công này, khi 11 tiểu đoàn Pháp với sự yểm trợ của 30 khẩu pháo cận chiến với quân phòng ngự kiên cường của Đức, một số binh sĩ thuộc Trung đoàn Bộ binh số 57 thậm chí còn đốt cháy các chiến lũy do họ tự dựng để đẩy lùi cuộc tấn công của Pháp. Những người lính Đức tiếp tục cầm cự cho đến đầu buổi chiều, khi họ hết gần sạch đạn dược của mình và được Sư đoàn số 5 thuộc Quân đoàn III do tướng Alvensleben chỉ huy cứu viện. Trong trận Mars-la-Tour, Wedell đem quân đến cứu viện cho Sư đoàn số 5 dưới quyền tướng Stülpnagel, nhưng tại trận Beaune-la-Rolande vai trò của họ được hoán đổi. Trận đánh kết thúc với sự thất bại của quân cánh phải Tập đoàn quân Loire. Do thành tích phòng ngự thành công Beaune-la-Rolande, Wedell được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt cả hai hạng cùng với Bó sồi đính kèm Huân chương Quân công. Vào tháng 12 năm 1870, ông tham chiến trong trận Orléans lần thứ hai, nhưng do ông đổ bệnh vào đầu tháng 1 năm 1871, ông không thê chỉ huy quân sĩ của mình chiến đấu tại trận Le Mans, nơi quân đội Phổ đánh bại hoàn toàn Tập đoàn quân Loire. Sau chiến tranh. Sau khi hiệp định đình chiến được ký kết giữa Pháp và Đức, Wedell ở lại Pháp để tham gia Lực lượng chiếm đóng của Đức. Đến tháng 11 năm 1873, ông về nước để nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 4 tại Bromberg. Trên cương vị này, ông được lên cấp hàm Trung tướng vào tháng 12 năm 1873. Vào ngày 4 tháng 4 năm 1874, Wedell rời khỏi tình trạng tại ngũ ("aktiven Dienst") và ông được đổi vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee"). Sau đó, vào ngày 2 tháng 1 năm 1875, ông xuất ngũ ("zur Disposition", xuất ngũ nhưng sẽ được triệu hồi nếu có chiến tranh) với một khoản lương hưu, đồng thời được tặng thưởng Ngôi sao đính kèm Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II với Bó sồi. Vào năm 1879, ông được kết nạp vào quán Tam Điểm "Sokrates zur Standhaftigkeit" tại Franklfurt. Về sau, ông định cư ở Leer (Ostfriesland), nơi ông từ trần vào ngày 27 tháng 3 năm 1894.
1
null
Nhạc pop Mỹ hay nhạc pop Hoa Kỳ () hay với tên gọi thông dụng khác như "Pop" là một thuật ngữ khá mơ hồ, áp dụng chung cho bất kỳ hình thức âm nhạc nào là phổ biến nhất trong cộng đồng khán thính giả thanh thiếu niên Hoa Kỳ. Thanh thiếu niên là đối tượng khán giả đặc biệt quan trọng vì số lượng chi tiêu tuỳ ý của họ tương đối lớn và sự hâm mộ cuồng nhiệt với các ngôi sao nhạc pop. Mặc dù kỷ nguyên hiện đại của nhạc teen pop thường không được cho là đã bắt đầu đến những năm 1960, khi ấy có những tiền đề quan trọng. Vào cuối những năm 1990, đã có sự đa dạng lớn về thể loại teen pop bao gồm các ca sĩ như Christina Aguilera, Britney Spears, Mandy Moore, Jessica Simpson và những nhóm nhạc nam như Backstreet Boys và *NSYNC.
1
null
Làng Đông Giao nay thuộc xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về ngành chạm khắc gỗ. Lịch sử. Đông Giao xưa thuộc tổng Mao Điền, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Đông thời nhà Lê. Làng có ba thôn: Chay, Đông Tiến và Sở. Năm 1948 Đông Giao nhập vào các thôn cận kề tạo thành xã Lương Điền. Làng có ngôi đình lớn dựng năm 1739 triều Vĩnh Hựu nhà Lê. Nghề chạm khắc. Nghề chạm ở Đông Giao có ít ra từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 thì đã có uy tín không những ở Bắc Kỳ mà cả ở Trung Kỳ nên nhà Nguyễn đã triệu thợ Đông Giao tiến kinh phục dịch theo lệ trưng tập. Một số sau định cư hẳn ở Huế và lập ra xóm Đông Tiến, dùng tên cũ của một trong ba thôn xưa ở Đông Giao. Tay nghề Đông Giao chủ yếu làm công đoạn điêu khắc, thường là đồ thờ tự bát bộ, hương án, cửa võng... sau thì giao hàng lại cho làng khác phủ sơn, khảm ốc hoặc thếp vàng. Nghề truyền thống làm mộc sang thế kỷ 20 đã mai một, đến thập niên 1980 mới phục hồi lại tuy nay ngoài các mặt hàng truyền thống thì làng còn làm tượng và trang trí phẩm, một số xuất cảng sang Trung Quốc. Các dòng họ lớn. Vũ Hữu,Vũ Văn, Vũ Đình, Vũ Đức, Vũ Xuân, Nguyễn Văn , Phạm Văn , Hoàng ... Chùa Đông Giao (Sùng Ân). Được tu sửa trong vài năm nay với quy mô khá rộng và đến nay (2017) chùa đã tổ chức khóa tu mùa hè cho các bạn nhỏ từ 5 tuổi trở lên
1
null
HMS "Faulknor" (H62) là chiếc soái hạm khu trục dẫn đầu lớp tàu khu trục F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Con tàu có một lịch sử hoạt động đặc biệt tích cực trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, được tặng thưởng Vinh quang Chiến trận, và được xem là "Tàu khu trục siêng năng nhất Hạm đội". Nó là chiếc tàu đầu tiên đánh chìm một tàu ngầm U-boat Đức, tham gia Chiến dịch Na Uy, phục vụ cùng Lực lượng H tại Địa Trung Hải trong các đoàn tàu vận tải Malta, hộ tống các đoàn tàu vận tải Bắc Cực và vượt Đại Tây Dương cũng như tham gia các cuộc đổ bộ Sicily, Ý, Normandy và giải phóng quần đảo Channel. Nó được cho ngừng hoạt động và bán để tháo dỡ vào cuối năm 1945. Thiết kế và chế tạo. "Faulknor" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của vào hãng Yarrows ở Scotstoun ngày 31 tháng 7 năm 1933; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 6 năm 1934 như là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 24 tháng 5 năm 1935 với phí tổn 271.886 Bảng Anh, không tính đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược, thiết bị thông tin liên lạc. Được dự định như là soái hạm chỉ huy chi hạm đội khu trục trong chương trình 1932, "Faulknor" được chế tạo theo thiết kế giống như , soái hạm của E trong chương trình 1931, quay trở lại xu hướng chế tạo soái hạm khu trục lớn hơn những chiếc còn lại. Điểm khác biệt dễ thấy là việc bổ sung thêm một tháp pháo QF 4,7 inch giữa hai ống khói tại vị trí 'Q'. Nhìn chung, "Faulknor" chỉ hơi nhỉnh hơn một tàu khu trục lớp F thông thường về chiều dài, mạn thuyền và mớn nước, cho dù trọng lượng choán nước của nó nặng hơn , và có một thành phần thủy thủ đoàn đầy đủ gồm 175 người, thay vì 145 người trên một chiếc lớp F tiêu chuẩn. Lịch sử hoạt động. Hạm đội Nhà, 1939-1940. Hoạt động tại Khu vực Tiếp cận phía Tây, "Faulknor" đã tham gia vào việc đánh chìm các tàu ngầm Đức "U-39" và "U-27" vào tháng 9 năm 1939 và "U-44" vào tháng 5 năm 1940, trong những đợt truy tìm bất thành các thiết giáp hạm Đức và khi hộ tống các đoàn tàu vận tải. Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1940, nó được bố trí để hỗ trợ các hoạt động của Đồng Minh tại Narvik, phía Bắc Na Uy, tấn công các mục tiêu trên bờ và tuần tra chống tàu ngầm. Sau khi được sửa chữa vào tháng 6, nó cùng với chi hạm đội được điều sang Lực lượng H tại Gibraltar. Lực lượng H, 1940-1941. Vào tháng 7 năm 1940, "Faulknor" tham gia cuộc tấn công nhắm vào Hạm đội Pháp tại Mers-el-Kébir, rồi được bố trí cùng chi hạm đội để bảo vệ các tàu chiến tham gia nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển binh lính tăng cường và tiếp liệu đến đảo Malta đang bị bao vây. Các chiến dịch bao gồm: Chiến dịch MB8, Chiến dịch Collar, vốn dẫn đến Trận chiến mũi Spartivento bất phân thắng bại, Chiến dịch Excess và Chiến dịch Substance, cũng như các hoạt động tấn công các sân bay tại Sardinia. Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1940, "Faulknor" được cho tách ra để hỗ trợ cuộc đổ bộ của lực lượng Pháp Tự do lên Dakar trong Chiến dịch Menace, hỗ trợ các hoạt động tại Tây Phi trước khi quay trở lại Lực lượng H tại Gibraltar. Đến tháng 6 năm 1941, nó tham gia vào việc đánh chìm tàu ngầm "U-138" và chặn bắt tàu tiếp liệu Đức SS "Alstertor". Đại Tây Dương, 1941-1943. Đến tháng 8 năm 1941, "Faulknor" quay trở về Anh để sửa chữa tại Southampton, rồi quay lại cùng Hạm đội Nhà tại Scapa Flow vào tháng 11. Nó nằm trong thành phần hộ tống cho thiết giáp hạm đưa Thủ tướng Winston Churchill đi gặp gỡ Tổng thống President Roosevelt trong cuộc Hội nghị Đại Tây Dương vào tháng 12 năm 1941. Đến năm 1942, nó được bố trí cùng các đơn vị của Hạm đội Nhà để hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Nga. Chúng bao gồm Đoàn tàu PQ 9/10 vào tháng 2, Đoàn tàu PQ 12 và PQ 13 vào tháng 3, Đoàn tàu PQ 14 và PQ 15 vào tháng 4, Đoàn tàu PQ 16 vào tháng 5 và Đoàn tàu PQ 17 vào tháng 6. Nó cũng tham gia những nỗ lực tấn công thiết giáp hạm Đức "Tirpitz" trong tháng 3. Đến tháng 7, "Faulknor" được tái trang bị tại một xưởng tàu ở Hull, nơi một dàn radar kiểm soát hỏa lực Kiểu 285 và một dàn radar cảnh báo Kiểu 286PQ được trang bị, pháo góc cao HA thay thế cho pháo ở vị trí X, và dàn ống phóng ngư lôi phía sau được tháo dỡ. Nó quay trở lại nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải, hộ tống cho Đoàn tàu PQ 18 trong tháng 9 và đã đánh chìm tàu ngầm "U-88" về phía Nam Spitsbergen. Sang tháng 10, nó hộ tống Đoàn tàu QP 15 quay trở về, và Đoàn tàu JW 51A vào tháng 12. Những nhiệm vụ hộ tống vận tải lại tiếp nối trong năm 1943. "Faulknor" đã bảo vệ cho Đoàn tàu JW 52 trong tháng 1, Đoàn tàu JW 53 trong tháng 2 và Đoàn tàu RA 53 trong tháng 3. Sang tháng 4, nó cùng với Chi hạm đội được cho tách ra làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương như là Đội hộ tống 4, bảo vệ các đoàn tàu HX 234, SC 127, ONS 6, ONS 182 và HX 239. Địa Trung Hải và biển Aegea, 1943-1944. Vào tháng 6 năm 1943, "Faulknor" gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 8 cho những hoạt động hạm đội tại Địa Trung Hải. Nó đi đến Alexandria vào ngày 5 tháng 7 để hỗ trợ cho Chiến dịch Husky, cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Sicily, phục vụ trong thành phần hộ tống cho lực lượng bảo vệ trong biển Ionia bao gồm hai tàu sân bay, ba thiết giáp hạm, bốn tàu tuần dương và 17 tàu khu trục Đồng Minh khác. Sau khi hoạt động tuần tra và hộ tống trong tháng 8, nó cùng tàu tàu khu trục thuộc các chi hạm đội 4, 8 và 24 hỗ trợ cho Chiến dịch Baytown, cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Ý cũng như trong Chiến dịch Avalanche lên Salerno. Sau đó nó được cho tách ra cùng một số tàu khu trục để hộ tống Hạm đội Ý đi Alexandria ngang qua Malta, rồi chuyển sang khu vực Đông Địa Trung Hải hỗ trợ các hoạt động phòng thủ trong biển Aegea. Nó đã chuyển binh lính đến Leros, tuần tra, đánh chìm nhiều tàu hàng và tàu đổ bộ đối phương, tiến hành bắn phá các mục tiêu trên bờ trước khi chiến dịch được hủy bỏ vào tháng 11. Sang tháng 12, "Faulknor" hỗ trợ các hoạt động quân sự dọc theo bờ biển phía Tây nước Ý, hộ tống các tàu đổ bộ và cùng Đội biệt kích 9 cho Chiến dịch Partridge, một cuộc đổ bộ lên phía Bắc Garigliano, rồi tiến hành các hoạt động bắn phá nghi binh. Vào tháng 1 năm 1944, nó tham gia Chiến dịch Shingle, cuộc đổ bộ lên Anzio, cung cấp hỏa lực hải pháo hỗ trợ và phòng không cho đợt đổ bộ đầu tiên, rồi tuần tra và hộ tống cho đến tháng 3. Normandy và vùng eo biển Manche, 1944-1945. Vào tháng 4 năm 1944, "Faulknor" quay trở về Scapa Flow chuẩn bị cho Chiến dịch Neptune trong khuôn khổ cuộc đổ bộ Normandy; tham gia cùng mười tàu khu trục khác thuộc Lực lượng J của Lực lượng đặc nhiệm phía Đông, và được giao nhiệm vụ tấn công hệ thống phòng thủ các bãi về phía Tây La Riviere. Vào ngày 27 tháng 4, nó lên đường đi Solent để thực tập. Nó khởi hành đi Normandy vào ngày 4 tháng 6, nhưng được gọi quay trở lại khi chiến dịch bị trì hoãn 24 giờ. Đến ngày 5 tháng 6, nó khởi hành cùng với đoàn tàu J1, và vào sáng ngày 6 tháng 6, nó bắn pháo hỗ trợ ngoài khơi bãi Juno, quay trở về Portmouth để tiếp đạn cuối ngày hôm đó. Đến ngày 7 tháng 6, nó quay trở lại Normandy cùng với tướng Sir Bernard Law Montgomery, tư lệnh Lực lượng đổ bộ Đồng Minh vào giai đoạn đầu của cuộc tấn công, để được chuyển đến bãi đổ bộ thiết lập sở chỉ huy chiến thuật của mình. Sau đó nó được bố trí hoạt động tuần tra, phòng không và vận chuyển. Đến ngày 24 tháng 6, từ Portmouth, nó đưa Thứ trưởng Hải quân, Thủy sư đô đốc Andrew Cunningham, các đô đốc Algernon Willis và Cecil Harcourt cùng Nam tước Beaverbrook đi thị sát khu vực đổ bộ. Hoạt động như là soái hạm của đô đốc Bertram Ramsay, "Faulknor" đón nhận cuộc thị sát của đô đốc Alan G. Kirk, tư lệnh lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Nó quay trở về Portmouth cùng các hành khách ngay ngày hôm đó. "Faulknor" được cho rời khỏi nhiệm sở vào tháng 7, và lên đường đi đến Grimsby để sửa chữa. Đến tháng 9, nó được bố trí cho hoạt động hỗ trợ và bảo vệ vận tải tại vùng eo biển Manche, và đến tháng 10 gia nhập Đội hộ tống 14 tại Milford Haven để hoạt động tại vùng biển Ireland, eo biển Manche và Khu vực tiếp cận Tây Nam. Sang tháng 12, nó gia nhập Chi hạm đội Khu trục 8 được tái thành lập tại Plymouth, và được bố trí hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt eo biển. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, nó tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng Đức đồn trú tại Saint Peter Port, Guernsey, và vào ngày 17 tháng 5 đã hộ tống sáu tàu quét mìn và hai tàu tuần tra Đức đầu hàng đi sang Anh. Đến ngày 6 tháng 6, nó hộ tống cho tàu tuần dương đưa Vua George VI viếng thăm quần đảo Channel. Ngừng hoạt động và loại bỏ, 1945-1946. Vào tháng 7 năm 1945, "Faulknor" được đưa về lực lượng dự bị tại Plymouth, rồi đi đến Dartmouth để được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 25 tháng 7. Nó được đưa vào danh sách loại bỏ vào tháng 12 năm 1945, và bị bán vào ngày 21 tháng 1 năm 1946 cho hãng British Iron & Steel Corporation (BISCO) để được tháo dỡ bởi xưởng T.W. Ward ở Milford Haven. Sau khi tháo gỡ thiết bị tại Plymouth vào tháng 3, con tàu được kéo đến xưởng tháo dỡ và bắt đầu tháo dỡ từ ngày 4 tháng 4 năm 1946.
1
null
Quốc vụ khanh Tòa Thánh là thể chế được lâu đời nhất trong Giáo triều Rôma (cơ quan quản lý cao nhất của Giáo hội Công giáo Rôma và Vatican). Quốc vụ khanh Tòa Thánh được chia làm hai phân bộ: Phân bộ Thứ Nhất (Bộ Thường vụ): đảm trách điều phối các công việc tổng quát của Tòa Thánh, liên kết các hoạt động của Giáo triều, chuẩn bị các văn kiện của giáo hoàng, điều hành các cơ quan truyền thông báo chí của Tòa Thánh và Văn phòng Thống kê Trung ương. Phân bộ Thứ Hai (Bộ Ngoại giao): đảm trách quan hệ với các chính quyền dân sự các quốc gia. Đứng đầu Quốc vụ khanh Tòa Thánh là Hồng y Quốc vụ khanh, ông có thẩm quyền trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao của Tòa Thánh. Hiện nay, Hồng y Pietro Parolin là Quốc vụ khanh Tòa Thánh, do Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngày 31 tháng 8 năm 2013.
1
null
Thiên hà hạt đậu có thể là kiểu thiên hà đang trải qua quá trình hình thành sao với tốc độ rất lớn Tên gọi của thiên hà này là do n1 có kích thước nhỏ và có màu xanh lục trên ảnh do Sloan Digital Sky Survey (SDSS) chụp. có thể chứa khoảng 40-80 triệu ngôi sao không có sự sống hoặc những hành tin lùn có qiũy đạo không ổn định. Thiên hà hạt đậu được phát hiện đầu tiên năm 2007 bởi tình nguyện viên trong dự án thiên văn trực tuyến Galaxy Zoo (GZ). Thiên hà này cách ngân hà của chúng ta 1,5 đến 5 triệu năm ánh sáng, với kích thước nhỏ hơn 10 lần và khối lượng nhỏ hơn 100 lần, dù vậy tốc độ hình thành sao lại lớn hơn ngân hà 10 lần. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy thiên hà hạt đậu thực sự tồn tại, nhưng cũng không vì thế mà khẳng định rằng nó hoàn toàn chỉ là một giả thuyết không cơ sở. Thiên hà hạt đậu có thể là một thử tách mà trong tương lai không xa con ngườic ó thể chinh phục được.
1
null
HMS "Fame" (H78) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó chủ yếu hoạt động bảo vệ các đoàn tàu vận tải, truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương tại Đại Tây Dương. Được đưa về lực lượng dự bị sau chiến tranh, nó được chuyển cho Hải quân Dominica vào tháng 2 năm 1949 dưới tên gọi Generalisimo, đổi tên thành Sanchez vào năm 1962, và được cho ngừng hoạt động năm 1968. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Fame" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932; do hãng Parsons Marine Steam Turbine Company ở Wallsend chế tạo, nhưng lườn tàu được hãng Vickers Armstrongs ở Barrow-in-Furness gia công. Nó được đặt lườn vào ngày 5 tháng 7 năm 1933; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 6 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 26 tháng 4 năm 1935. Lịch sử hoạt động. Vào năm 1939, "Fame" được phân về Chi hạm đội Khu trục 8 trực thuộc Hạm đội Nhà, hoạt động như tàu hộ tống chống tàu ngầm cho hạm đội. Đến năm 1940, nó tham gia Chiến dịch Na Uy, và đã trợ giúp vào việc triệt thoái khỏi Bodø. Vào tháng 10 năm 1940, nó gặp tai nạn va chạm với chiếc gây hư hại nghiêm trọng, phải được kéo đến xưởng tàu Chatham và sửa chữa mất gần hai năm. Vào tháng 9 năm 1942, "Fame" quay trở lại phục vụ, và được phân về Đội hộ tống B-6 trong vai trò soái hạm dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân R. Heathcote. Nó hoạt động hộ tống bảo vệ các đoàn tàu vận tải, tìm và tiêu diệt tàu ngầm U-boat của Đức, và cứu vớt những người sống sót. Hoạt động hộ tống vượt Đại Tây Dương đầu tiên của nó là với Đoàn tàu vận tải SC 104, một cuộc đụng độ lớn với tổn thất 8 tàu bị đánh chìm, 2 chiếc khác bị hư hại, đổi lại 2 chiếc U-boat bị tiêu diệt và 2 chiếc khác bị hư hại phải rút lui. "Fame" có công trong việc đánh chìm "U-353" vào ngày 16 tháng 10 năm 1942, nhưng cũng bị hư hại trong cuộc đụng độ. "Fame" quay trở lại hoạt động vào tháng 12, và đang khi hộ tống cho Đoàn tàu ON 155, đã được cho tách ra để trợ giúp Đoàn tàu ON 154 vốn đang bị tấn công ác liệt. Trung tá Heathcote được cử ra chỉ huy đoàn hộ tống sau khi Trung tá Windeyer trên chiếc HMCS "St Laurent" bị đột quỵ do kiệt sức. Trong cuộc chiến đấu kéo dài năm ngày, Đoàn tàu ON 154 bị mất 14 tàu vận tải, và có một chiếc U-boat bị đánh chìm. Đến tháng 2 năm 1943, "Fame" hộ tống cho Đoàn tàu ON 165, bị mất 2 tàu vận tải và đánh chìm 2 chiếc U-boat. "Fame" đã tiêu diệt "U-69" trong trận này; và , một tàu hộ tống khác, đã đánh chìm "U-201". Đến tháng 8, giờ đây dưới quyền chỉ huy của Trung tá R. A. Currie, "Fame" dẫn đầu đội hộ tống cho Đoàn tàu ON 206, vốn cùng với Đoàn tàu ONS 20 bị lực lượng U-boat tấn công. Sáu chiếc U-boat đã bị đánh chìm đổi lấy việc một tàu vận tải bị mất. Vào tháng 5 năm 1944, "Fame" chuyển sang hoạt động tuần tra tại Khu vực Tiếp cận Tây Nam như một phần của Chiến dịch Neptune, như là chiếc dẫn đầu của Đội hộ tống 14. Trong thời gian này, nó tham gia vào việc đánh chìm "U-767" của Đội hộ tống 14 vào ngày 18 tháng 6 năm 1944. Đến tháng 7, nó quay trở lại nhiệm vụ hộ tống tại Đại Tây Dương, tiếp tục cho đến khi chiến tranh kết thúc. Vào năm 1947, "Fame" được đưa về lực lượng Hải quân Dự bị. Đến tháng 2 năm 1949, nó được chuyển cho Hải quân Dominica dưới tên gọi Generalisimo, rồi được đổi tên thành Sanchez vào năm 1962, và được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ vào năm 1968.
1
null
Linh cẩu nâu ("Hyaena brunnea"), còn được gọi là sói sợi, (tiếng Anh: Brown Hyena hay Strandwolf) là một loài linh cẩu trong Bộ Ăn thịt được tìm thấy ở Namibia, Botswana, miền tây và miền nam Zimbabwe, miền nam Mozambique và Cộng hòa Nam Phi. Chúng hiện là loài linh cẩu hiếm nhất. Quần thể linh cẩu nâu lớn nhất còn lại nằm ở phía nam Hoang mạc Kalahari và các khu vực ven biển ở Tây Nam Phi. Số lượng toàn cầu của linh cẩu nâu được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ước tính là ở mức từ 4.000 đến 10.000, và tình trạng bảo tồn của chúng được đánh giá là "sắp bị đe dọa" trong danh sách đỏ IUCN. Mô tả. Linh cẩu nâu có chiều dài đầu và thân từ , mặc dù chiều dài trung bình . Chiều cao tới vai là và đuôi dài . Không giống linh cẩu đốm, loài này không có sự khác biệt lớn giữa hai giới, mặc dù con đực có thể hơi lớn hơn so với con cái. Cân nặng trung bình của con đực trưởng thành là , trong khi cân nặng của con cái là . Giới hạn căng nặng thông thường của loài này là , mặc dù đôi khi một số cá thể ngoại cỡ dài tới .
1
null
HMS "Fearless" (H67) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó hoạt động chủ yếu tại Địa Trung Hải cho đến khi bị đánh đắm sau khi trúng ngư lôi từ máy bay Ý vào tháng 7 năm 1941. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Fearless" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn vào ngày 17 tháng 7 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng Cammell Laird ở Birkenhead; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 5 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 22 tháng 12 năm 1934. Lịch sử hoạt động. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1940, "Fearless" tham gia Chiến dịch Catapult, cuộc tấn công Hạm đội Pháp còn theo phe Vichy Pháp tại Mers-el-Kébir, và đã nằm trong thành phần hộ tống cho chiếc tàu sân bay và các tàu chiến khác trong cuộc không kích nhắm vào thiết giáp hạm Pháp "Dunkerque" hai ngày sau đó. Đến ngày 8 tháng 7, nó hộ tống cho các con tàu của Lực lượng H trong kế hoạch tấn công Cagliari (Chiến dịch MA5), vốn bị hủy bỏ do các cuộc không kích của Ý. Cuộc tấn công cuối cùng cũng tiến hành vào ngày 2 tháng 8 (Chiến dịch Crush); nhưng vào ngày 4 tháng 8, trong khi quay trở về Anh, "Fearless" bị tai nạn va chạm với chiếc tàu đánh cá vũ trang "Flying Wing", phải được sửa chữa tại xưởng tàu Barclay Curle tại Clyde. Vào ngày 11 tháng 10, nó chuẩn bị hoạt động trở lại cùng Chi hạm đội Khu trục, nhưng đến ngày 30 tháng 10, nó lại gặp tai nạn va chạm với chiếc SS "Lanark " tại Greenock. Công việc sửa chữa tiến hành tại Troon, và "Fearless" chỉ quay trở lại làm nhiệm vụ tại Gibraltar vào tháng 1 năm 1941. Vào ngày 31 tháng 1 năm 1941, nó tham gia Chiến dịch Picket, cuộc không kích nhắm vào đập Tirso trên đảo Sardinia, cũng như trong Chiến dịch Grog, cuộc bắn phá hải pháo xuống Genoa vào ngày 6 tháng 2. Vào tháng 3, "Fearless" cùng ba tàu khu trục khác của Chi hạm đội được bố trí cùng tàu tuần dương để đánh chặn một đoàn tàu vận tải thuộc phe Vichy. Một nỗ lực sau đó nhằm chiếm giữ chiếc tàu buôn Pháp "Bangkok" ngoài khơi cảng Ghazaouet, Algérie bị ngăn trở do hỏa lực pháo phòng thủ duyên hải. Đến đầu tháng 4, "Fearless" và bốn tàu khu trục khác đã hộ tống cho "Sheffield", tàu chiến-tuần dương và tàu sân bay "Ark Royal" trong Chiến dịch Winch nhằm chuyển giao 12 máy bay tiêm kích Hurricane đến Malta. Cuối tháng đó, nó nằm trong thành phần bảo vệ cho cùng các con tàu trên hộ tống Lực lượng S, một nhóm các tàu tăng cường cho hạm đội tại Alexandria trong khuôn khổ Chiến dịch Salient. Vào đầu tháng 5, "Fearless" cùng năm tàu khu trục khác đã hộ tống cho thiết giáp hạm cùng các tàu tuần dương , và đến tham gia hạm đội tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Đây là một phần của Chiến dịch Tiger, bao gồm một đoàn tàu vận tải tiếp liệu vận chuyển xe tăng đến khu vực Trung Đông và chuyển giao các tàu chiến. Sau khi đi đến Malta vào ngày 12 tháng 5, "Fearless" tiến hành hoạt động quét mìn để các tàu chiến thuộc Chi hạm đội Khu trục 5 có thể rời cảng một cách an toàn cho một đợt tấn công các đoàn tàu vận tải Ý. Vào ngày 19 tháng 5, nó cùng ba tàu khu trục khác hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng bảo vệ cho việc chuyển giao máy bay đến Malta do các tàu sân bay "Ark Royal" và thực hiện. Đến tháng 6, "Fearless" được điều về Đại Tây Dương cho các hoạt động chống tàu ngầm cùng chi hạm đội. Vào ngày 16 tháng 6, nó cùng bốn tàu khu trục khác đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-138" ngoài khơi Gibralta. Sang ngày 22 tháng 6, nó được bố trí cùng bốn tàu khu trục khác để ngăn chặn một tàu tiếp liệu Đức bị phát hiện đang tiến đến bờ biển Pháp. Họ đã cứu được 78 tù binh Anh bị bắt giữ trên các con tàu bị các tàu cướp tàu buôn Đức đánh chìm. Vào tháng 7, "Fearless" quay lại hoạt động cùng Lực lượng H tại Địa Trung Hải. Đến ngày 20 tháng 7, nó tham gia Lực lượng X trong Chiến dịch Substance, một đoàn tàu vận tải khác đến Malta. Vào ngày 23 tháng 7, đang khi hộ tống cho tàu sân bay "Ark Royal", nó bị hư hại nặng do trúng ngư lôi phóng từ một máy bay Savoia-Marchetti SM.79 của Ý. Khi lệnh bỏ tàu được đưa ra, thủy thủ đoàn của nó được chiếc tàu chị em cứu vớt, và xác tàu đang bốc cháy của nó bị "Forester" phóng ngư lôi đánh chìm ở khoảng về phía Bắc Đông Bắc Bône, Algérie, ở tọa độ .
1
null
HMS "Firedrake" (H79) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó chủ yếu hoạt động tại Địa Trung Hải và Đại Tây Dương trước khi bị tàu ngầm Đức phóng ngư lôi đánh chìm vào năm 1942 ngoài khơi Đại Tây Dương. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Firedrake" được đặt hàng vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932; do hãng Parsons Marine Steam Turbine Company ở Wallsend chế tạo, nhưng lườn tàu được hãng Vickers Armstrongs ở Walker gia công. Nó được đặt lườn vào ngày 5 tháng 7 năm 1933; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 6 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 30 tháng 5 năm 1935. Lịch sử hoạt động. Vào tháng 9 năm 1939, "Firedrake" được bố trí trong thành phần Chi hạm đội Khu trục 8 trực thuộc Hạm đội Nhà và đặt căn cứ tại Scapa Flow. Trong những tháng xung đột đầu tiên, nó nằm trong thành phần một đội tìm diệt được xây dựng chung quanh tàu sân bay . Vào ngày 14 tháng 9 năm 1939, họ bị chiếc tàu ngầm U-boat Đức "U-39" tấn công, phóng ngư lôi nhắm vào "Ark Royal" nhưng bị trượt. "Firedrake" cùng với các tàu chị em và sau đó phản công, đánh chìm "U-39" về phía Tây Bắc Ireland. Vào mùa Xuân năm 1940, "Firedrake" tham gia Chiến dịch Na Uy, hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Narvik, rồi sau đó trợ giúp cho việc triệt thoái khỏi Bodø. Sang mùa Hè năm đó, nó hoạt động cùng Hạm đội Nhà, rồi đến tháng 8 được chuyển căn cứ đến Gibraltar nơi nó nằm trong thành phần Lực lượng H. Trong một năm tiếp theo, nó tham gia mọi hoạt động chủ yếu ở khu vực Tây Địa Trung Hải. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1940, nó phối hợp cùng chiếc và hai thủy phi cơ Saro London thuộc Liên đội 202 Không quân Hoàng gia Anh trong việc đánh chìm tàu ngầm Ý "Durbo" về phía Đông Gibralta. Vào tháng 11, "Firedrake" nằm trong thành phần tham gia Trận chiến mũi Spartivento; đến tháng 1 năm 1941, nó tham gia Chiến dịch Excess, và đến tháng 7, Chiến dịch Substance. Vào mùa Đông năm 1941, nó được gửi sang Xưởng hải quân Boston, Hoa Kỳ để sửa chữa và cải biến thành một tàu hộ tống vận tải chống tàu ngầm. "Firedrake" đã phục vụ như là soái hạm của Đội hộ tống B-7 thuộc Lực lượng Hộ tống giữa đại dương; vị chỉ huy của nó, Trung tá Hải quân W. E. Banks, được cử làm chỉ huy đội hộ tống. Trong vai trò này, nó tham gia mọi hoạt động của một tàu hộ tống: bảo vệ đoàn tàu vận tải, tìm và diệt tàu ngầm đối phương, cứu vớt những người sống sót từ các tàu bị đánh chìm. Trong chín tháng, "Firedrake" đã hộ tống 14 đoàn tàu vượt Đại Tây Dương trong đó 5 đoàn bị tấn công, và 2 đoàn tại vùng biển Caribe. Nó tham gia hai cuộc đụng độ lớn: Đoàn tàu ON 144, nơi nó được gửi đến tăng cường sau khi bị tấn công, và Đoàn tàu ON 153. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1942, đang khi hộ tống Đoàn tàu ON 153, "Firedrake" trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Đức "U-211" và chìm ở tọa độ . Chiếc tàu corvette do John Treasure Jones chỉ huy đã vớt được 27 người sống sót.
1
null
HMS "Foresight" (H68) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó hoạt động như một tàu quét mìn và hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải cho đến khi bị đánh chìm do không kích trong Chiến dịch Pedestal vào tháng 8 năm 1942. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Foresight" được đặt hàng vào ngày 17 tháng 3 năm 1933 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Cammell Laird & Company ở Birkenhead vào ngày 21 tháng 7 năm 1933; được hạ thủy vào ngày 29 tháng 6 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 15 tháng 5 năm 1935. Lịch sử hoạt động. Vào ngày 18 tháng 6 năm 1941, "Foresight" đã cùng các tàu chị em , , về góp công vào việc đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-138" về phía Tây Tây Ban Nha. Đến ngày 6 tháng 4 năm 1942, nó rời Scapa Flow hộ tống Đoàn tàu vận tải PQ 14 đi sang Liên Xô. Trong số 24 con tàu hình thành nên đoàn tàu, 16 chiếc bị ngăn trở bởi băng giá và thời tiết xấu nên phải quay trở lại Iceland, và một chiếc khác bị tàu ngầm U-boat đánh chìm. Cùng với bảy con tàu còn lại, "Foresight" đi đến Murmansk vào ngày 19 tháng 4. Nó khởi hành vào ngày 29 tháng 4 bảo vệ cho Đoàn tàu vận tải QP 11 quay trở về. Sang ngày 30 tháng 4, tàu ngầm Đức "U-456" dưới quyền chỉ huy của Max-Martin Teichert, được một máy bay trinh sát thông báo về sự hiện diện của đoàn tàu đang trên đường tư bán đảo Kola, đã phóng một quả ngư lôi vào mạn phải của tàu tuần dương . Chiếc tàu tuần dương bắt đầu bị nghiêng nặng. Không lâu sau đó, Teichert phóng thêm một quả ngư lôi trúng vào đuôi "Edinburgh", làm hỏng bánh lái. Nỗ lực tìm cách kéo con tàu bị đánh hỏng quay trở lại Murmansk liên tục bị các máy bay ném bom-ngư lôi đối phương ngăn cản. Vào ngày 2 tháng 5, nó bị ba tàu khu trục Đức tốn công ngoài khơi đảo Bear và trúng thêm ngư lôi. Khi con tàu bắt đầu chìm, thủy thủ bỏ tàu và được các tàu khu trục cứu vớt. "Foresight" làm nhiệm vụ đánh đắm con tàu hỏng. Trong Chiến dịch Pedestal vào ngày 12 tháng 8 năm 1942, đang khi hoạt động như một tàu quét mìn nhanh, "Foresight" trúng một quả ngư lôi phóng từ một máy bay Savoia-Marchetti SM.79 của Ý, làm hỏng nặng đuôi tàu và mất hoàn toàn động lực. , một tàu khu trục lớp Tribal đến trợ giúp, nhưng mọi nỗ lực để kéo nó đi đều thất bại. Sau khi mọi thủy thủ đã rời tàu vào ngày 13 tháng 8, "Foresight" bị đánh đắm bởi một quả ngư lôi trong Địa Trung Hải, ở tọa độ .
1
null
America's Next Top Model, Mùa thi 18 (còn được gọi là America's Next Top Model: Cuộc xâm lược của người mẫu Anh) là mùa thi thứ 18 của chương trình thực tế "America's Next Top Model" phát sóng vào ngày 29 tháng 2 năm 2012. Chương trình đã bị chiếm thời gian của trận chung kết hai tập phim dự kiến ​​của Remodeled. Chương trình mùa này có 14 thí sinh, 7 thí sinh Anh đã từng thi đấu trong Britain's Next Top Model và 7 thí sinh hoàn toàn mới của Mỹ trong một đối thủ cạnh tranh tổng thể. Các điểm đến quốc tế cho mùa này là Toronto cho top 10, Ma Cao cho top 6 và Hồng Kông cho top 5. Bài hát quảng cáo cho mùa này là Engerland (Fabio The Daddyo) bởi Blues Saraceno. Giải thưởng cho mùa này là: Người chiến thắng là cô gái 21 tuổi, Sophie Sumner từ Oxford, Anh, khiến cô trở thành người chiến thắng đầu tiên không phải là người Mỹ Đinh dạng chương trình và giải thưởng. Đây là phiên bản đầu tiên của America's Next Top Model được quay và phát sóng độ nét cao (HD) và chuyên gia của ngành thời trang Kelly Cutrone sẽ thay thế biên tập của tạp chí Vogue, André Leon Talley trong vai trò ban giám khảo. Phần còn lại của ban giám khảo vẫn giữ nguyên. Đây là mùa giải cuối cùng có sự góp mặt của Jay Manuel, J. Alexander, và Nigel Barker. Sơ tuyển. Phiên bản khác nhau của chương trình đã xảy ra trong Germany's Next Topmodel. Trong mùa thứ tư của Germany's Next Top Model có một thí sinh chiến thắng của Austria's Next Topmodel, Larissa Marolt được chọn để chung cùng các thí sinh khác như một thí sinh đại diện. Mùa giải thứ 18 của America's Next Top Model đã được phụ đề "Cuộc xâm lược của Anh", và tức nghĩa 7 cô gái từ các mùa trước của Britain's Next Top Model sẽ có cơ hội thứ hai để giành chiến thắng. Chỉ có mùa 1 và 7 không có người đại diện, mùa 2, 3, 4, 6 trong số đó mỗi mùa đại diện bởi một thí sinh, và mùa 5 được đại diện bởi ba thí sinh. Các thí sinh từ Britain's Next Top Model và vị trí trước đó của họ là: Tập phát sóng. Tập 1: Kelly Osbourne. "Lên sóng: 29 tháng 2, 2012" Cuộc thi bắt đầu tại Universal Studios ở Hollywood, bảy mẫu xe mới của Mỹ phát hiện ra rằng họ sẽ chiến đấu chống lại các thí sinh trước đó từ Britain's Next Top Model. Các cuộc đụng độ bắt đầu từ một cuộc diễu hành thời trang với các người mẫu trên chiếc xe diễu hành. Các cô gái Mỹ nhận được tình yêu từ người hâm mộ của họ, trong khi các cô gái Anh được chào đón bởi sự im lặng từ đám đông. Sau khi cuộc diễu hành, các người mẫu tham gia vào một thử thách catwalk ở trên đường băng. Trong những thách thức, Ashley bị xúc phạm khi Candace gọi cô là một thủ thuật, trong khi Jasmia ném chiếc áo khoác vào mặt AzMarie. Sau buổi biểu diễn, các cô gái đến nhà mới của họ. Các cô gái Mỹ bắt đầu tắm truồng trong hồ bơi, gây sốc cho các cô gái Anh. Buổi chụp hình đầu tiên đã miêu tả các cô gái như những người nổi tiếng ở Mỹ và Anh trong khi nhảy trên một tấm bạt lò xo, với sáu mươi máy ảnh chụp họ trong một shoot 3D. Bộ đôi Seymone và Sophie nhận được lời khen ngợi nhất, trong khi Kyle, Catherine và Laura cũng đã được ca ngợi về hình ảnh tốt đẹp của họ. Alisha đã khóc rất nhiều, Jasmia và Mariah rơi phẳng trong hình ảnh của họ, trong khi Ashley bị mắng vì suy nghĩ vượt ngoài kiểm soát. Tại phòng đánh giá, Tyra nói rằng mặc dù cô là người Mỹ, cô sẽ không thiên vị đối với đánh giá các cô gái trong cuộc thi. Catherine, Kyle, Laura, Seymone và Sophie nhận được lời khen ngợi, trong khi Ashley và Jasmia thấy mình ở top nguy hiểm cho hình ảnh không nổi bật của họ. Tyra trao bức ảnh cuối cùng Ashley, dẫn đến loại bỏ Jasmia. Tập 2: Kris Jenner. "Lên sóng: 7 tháng 3, 2012" 13 cô gái còn lại được thay đổi vẻ ngoài tại tiệm salon Sally Hershberger. Hầu hết các cô gái ưng ý vẻ ngoài của họ. Ngoại trừ Louise, đã rất thất vọng khi tóc mình bị cắt ngắn. Trong khi đó, Eboni bị xõa tóc khi kết thúc việc trang điểm và chụp ảnh của mình và trở nên khó chịu cho phần còn lại của ngày. Ngày hôm sau, các cô gái đã có một buổi chụp ảnh về chủ đề các em bé phải ăn một số món ngon từ đất nước các đội khác, bao gồm cả haggis, marmite, mịn, đồi heo, tiết canh, chân lợn, và bơ đậu phộng. Candace bị kích thích bởi Seymone khi cô nói đùa về khi nói về haggis. Để chụp hình, các cô gái đã phải đặt ra như trẻ trong nhóm, với Kris Jenner đặt ra là mẹ và con gái thực tế cuộc sống của mình Kendall và Kylie đặt ra là chị em của mình. Tại bảng đánh giá, các giám khảo xét ​​thấy các cô gái Vương quốc Anh vượt trội so với các cô gái Mỹ trong mỗi shot, nhưng Laura nhận được cuộc gọi đầu tiên ra. Seymone bị chỉ trích vì chỉ đơn giản là tìm kiếm "vẻ đẹp" trong bức ảnh của mình, trong khi Mariah bị khiển trách vì quá sexy. AzMarie cũng đấu tranh để vào nhân vật, dẫn đến Ashley rõ hơn cô trong bức ảnh. Mariah và Seymone thấy mình ở dưới cùng hai. Cuối cùng, Tyra đưa bức ảnh cuối cùng cho Seymone, cô có tính cách nổi trội nên Tyra đã cứu cô, trong khi Mariah đã trở thành cô gái đầu tiên của Mỹ phải rời cuộc thi. Tập 3: Cat Deeley. "Lên sóng: 14 tháng 3, 2012" Sau khi loại bỏ Mariah, các cô gái Anh rất hay chơi khăm Seymone bằng cách ném quả bóng giấy vào cô ấy trong khi cô ngủ, dẫn đến một cuộc đụng độ giữa Seymone và các cô gái Anh. Sáng hôm sau, Tyra thăm các cô gái để giảng dạy và cung cấp cho họ sức mạnh siêu mẫu của họ, hoặc "Intoxibella" quyền hạn của mình, từ cuốn sách của mình"Modelland". Cô cũng nói với các cô gái về "Super Mogul", mà là về việc bị một doanh nhân và có công việc khác liên quan đến người mẫu. Sau đó, các cô gái gặp Kelly Cutrone cho buổi chụp hình của họ, đó là một chiến dịch quảng cáo cho very.com. Sau khi các cô gái được chia thành nhóm theo quốc gia, họ gán cho mình một ý tưởng cho buổi chụp hình, một trưởng nhóm, 2 người chọn quần áo, 2 người làm tóc và make-up, mua đạo cụ, và sơ tuyển người mẫu nam được thực hiện thông qua điện thoại Virgin Mobile. Tại buổi chụp hình, Candace đấu tranh để diễn tả hơn với khuôn mặt của cô, trong khi Eboni không diễn tả được trong trang phục của mình. Ashley có vẻ " chán ghét " trong việc đi tuyển của mình, trong khi Louise đổ lỗi cho Annaliese lãng phí thời gian và không đóng vai trò là một trưởng nhóm. Trong khi chọn Louise đang make-up, có một số mâu thuẫn giữa Kelly và Louise, Kelly coi thái độ của Lousie là coi thường người khác. Sau khi chụp ảnh, các thí sinh được phép chọn hình ảnh cuối cùng của họ. Quay lại ngôi nhà, các cô gái Anh thảo luận về sự lãnh đạo vô tổ chức của Annaliese. Tại bảng đánh giá, Sophie và Catherine nhận được lời khen ngợi, trong khi Alisha và Ashley không có lời khen ngợi. Trong phê bình của Louise, Nigel gọi cô là " trung bình " và Kelly gọi cô là "thô lỗ" mà thái độ của Louise đang nói chuyện Kelly đối với cô là thô lỗ. Điều này cuối cùng dẫn đến các giám khảo nhận xét về thái độ của Louise quá tệ bạc và cô đã bỏ cuộc thi. Trong buổi loại, tên của Louise được gọi và Tyra tiết lộ rằng cô sẽ vẫn trong cuộc thi mà cô không để lại theo cách riêng của mình (mặc dù có một thái độ xấu và nói chuyện lại với ban giám khảo). Alisha, Ashley, Candace và Eboni được gọi ra cùng top nguy hiểm, tất cả khách hàng đều không thích họ. Tuy nhiên, Tyra đưa cho các cô gái một bức ảnh với tất cả bốn bức ảnh của họ và quyết định không gửi bất kỳ thí sinh nào về nhà, một phần là do họ có tố chất trở thành người mẫu. Tập 4: J. Alexander. "Lên sóng: 21 tháng 3, 2012" Sau khi Louise bỏ cuộc, các cô gái Anh trở lên đau buồn khi đội Anh chỉ có 5 thí sinh. Eboni trở nên thất vọng hơn thương hiệu của mình (30-Không bao giờ) và cô cảm thấy mình không thể miêu tả danh hiệu này trẻ trung và ngây thơ do giáo dục gặp khó khăn của mình. Cô phát triển sự căng thẳng đối với Kyle khi Eboni than phiền về việc rơi vào top nguy hiểm. Các thí sinh được giới thiệu với Martin Lindstrom cho thách thức của họ, mà là để trình bày và bán một sản phẩm hư cấu mà vẫn trung thành với thương hiệu của mình. Các giám khảo cho những thách thức là một nhóm người thường xuyên lựa chọn ra các đường phố của Los Angeles. Annaliese và Sophie nhận được phản hồi tốt, trong khi Eboni bị chỉ trích cho đến qua như một " người biết tất cả ". Kyle nhận được phản hồi tốt từ khán giả, mà giận một số cô bé, người đã nghĩ rằng thương hiệu của mình là không tốt. Eboni và Alisha tiếp tục tấn công Kyle, trong đó đẩy đến giới hạn của mình và làm cho cô ấy xem xét lại các đối thủ cạnh tranh. Annaliese cuối cùng chiến thắng thách thức khen thưởng, và giành được giải thưởng với các cô gái Anh. Để chụp hình, các cô gái được đưa đến Sepulveda Dam tại sông Los Angeles, nơi mà họ đặt ra với những chiếc xe cổ điển của Mỹ trong khi đội mũ theo thiết kế kiểu Ailen và Nigel là nhiếp ảnh gia. Hầu hết các cô gái nhận được phản hồi tốt và tốt, trong khi Sophie, Seymone, và Candace đã đấu tranh trong quá trình quay. Tại phòng đánh giá, AzMarie và Laura nhận được lời khen ngợi mạnh mẽ cho hình ảnh của họ. Mặc dù có một shopt hình tốt, Kyle bị khiển trách vì không trông như một người mẫu. Sophie phải đối mặt với bảng đánh giá vì không cạnh tranh được, nhưng đó là Seymone và Candace là 2 người cuối cùng cho thấy mình ở top nguy hiểm cho các bức ảnh tầm thường của họ. Seymone được ở một lần nữa và Candace bị loại khỏi cuộc thi. Tập 5: Beverly Johnson. "Lên sóng: 28 tháng 3, 2012" Các thí sinh còn lại được thông báo rằng họ sẽ đi đến Toronto cho Tuần lễ thời trang LG. Các thí sinh phải làm người mẫu cho một số hãng thời trang khác nhau. Ashley, Catherine và Seymone không được nhân ở bất kỳ hãng thời trang nào, trong khi Laura và Kyle được nhận từ hiệu Pink Tartan sau khi được xem như thiếu kinh nghiệm. Eboni và Sophie kết thúc chiến thắng thách thức và phần thưởng là được trình diễn cho các hiệu thời trang. Để chụp hình, các cô gái được che phủ bằng xi-rô cây thích lá. Các cô gái bay trở lại Los Angeles cho bảng đánh giá và hầu hết các lời khen ngợi đi với các cô gái Mỹ. Trong khi hình ảnh của cô gái Anh được phê bình, Catherine bị phá vỡ để không được diễn cho hiệu thời trang nào cả cho Toronto. Bức ảnh tuyệt vời của Eboni được gọi đầu tiên, trong khi Ashley và Catherine bị rơi xuống chót do không được đại diện bất kì hiệu thời trang nào. Catherine là thí sinh cuối cùng được gọi tên do sức mạnh tuyệt đối với bức ảnh của mình, trong khi Ashley bị loại khỏi cuộc thi mặc dù tính cách đáng yêu của mình. Tập 6: Jessica Sutta & Nadine Coyle. "Lên sóng: 11 tháng 4, 2012" Trong phần mở đầu của tập phim, một số cô gái vô tình làm rách tai con gấu nhồi bông của Laura, đã được trao cho cô bởi người bạn đã mất của cô Kevin, và ném tai vào hồ bơi. Laura sau đó chút hết sự tức giận của mình đối với Kyle, đang cố gắng giúp đỡ, nhưng thay vì đẩy Laura trên mép. Sau đó, America's Next Top Model, Mùa thi 17: All-Stars Lisa D'Amato thông báo các thí sinh sẽ phải chia thành nhóm để quay một video âm nhạc. Tại phòng thu âm, các cô gái Vương quốc Anh làm tốt hơn đáng kể các thí sinh Hoa Kỳ trong khi Catherine xuất sắc, trong khi Kyle, Eboni, AzMarie và Sophie đấu tranh. Sau đó, Tyra dạy các cô gái về các loại khác nhau của "Booty Touch". AzMarie từ chối tham gia vào bài học sau khi từ chối mặc bệ mông. Trong quá trình quay video âm nhạc, các thí sinh Anh xuất sắc, ngoại trừ Sophie, người bán một cây son và vật lộn với cảnh quay của mình, trong khi các cô gái Mỹ không làm việc như một đội. Kyle kéo giảm năng lực của đồng đội của mình, trong khi AzMarie đã bị trừng phạt vì thái độ của cô trên trường quay. Tại buổi đánh giá, tất cả các cô gái Anh nhận được phản hồi tốt, với Sophie và Alisha coi là ứng cử viên. Điều này dẫn đến Alisha được gọi đầu tiên trong phần loại trừ, khiến cô trở thành cô gái Anh đầu tiên được gọi thứ nhất. Cô nhanh chóng theo sau người Anh còn lại: Sophie, Catherine và Annaliese. Hầu hết các người của Mỹ nhận được phản hồi trái chiều từ BGK, nhưng đó là Kyle và AzMarie người cuối cùng rơi vào top nguy hiểm. AzMarie bị khiển trách vì quá tự tin, trong khi Kyle kể rằng cô không sở hữu của mình "người mẫu bù nhìn". Mặc dù màn trình diễn mạnh mẽ trước đây của cô, AzMarie được loại bỏ sau khi Tyra trao tấm hình cuối cùng cho Kyle. Tập 7: Estelle. "Lên sóng: 18 tháng 4, 2012" Sau khi loại bỏ, Laura và Sophie vẫn còn tức giận với Kyle. Đối thách thức, các thí sinh được chia thành các đội của hai (Anh và Mỹ) để quảng cáo cho 1 chiến dịch chống bắt nạt trẻ em đó là B.I.O của Tyra. Sau đó, họ được giới thiệu với các đối tác là các đứa trẻ sẽ làm việc cùng họ. Alisha có cảm tình với đối tác của mình vì câu chuyện của cô. Các cô gái người Anh giành được thử thách và được thưởng bằng tin nhắn video từ những người thân yêu của họ thông qua Virgin Mobile. Để chụp hình, các thí sinh đặt ra như một nghệ thuật sắp đặt tại một bữa tiệc tối với ngôi sao khách mời Estelle với chủ đề "Booty tooching". Một số các cô gái đã bị kỳ lạ với Kyle sau khi cô được phép có một vòng 3 bé trong khi phần còn lại của các thí sinh đều vòng 3 rất đẹp của chính mình. Mặc dù có lợi thế, Kyle đấu tranh cùng với Alisha và Catherine. Tại bảng điều khiển, Sophie nhận được là người đầu tiên gọi ra, trong khi Alisha và Kyle đã bị rơi xuống nhóm 2 người: Alisha vì không để vẻ đẹp của cô vào hình ảnh của cô và Kyle cho sự tiến bộ của mình suy giảm và thiếu tính linh hoạt. Cuối cùng, Tyra trao bức ảnh cuối cùng để Alisha và Kyle được gởi về nhà. Tập 8: Georgina Chapman. "Lên sóng: 25 tháng 4, 2012" Hầu hết các cô gái (đặc biệt là Laura) là hạnh phúc sau khi loại bỏ Kyle. Các cô gái đã được gửi đến khách sạn Beverly Hills nơi họ gặp Kelly Cutrone và thông báo rằng họ sẽ làm người cho bộ sưu tập Dorchester. Alisha, Annaliese và Sophie đã được tất cả các lựa chọn mở cho một bộ sưu tập trình diễn thời trang. Trong thời gian thử thách, Catherine trượt trong buổi diễn tập trong khi Seymone đã bị kích thích bởi phản hồi của mình. Alisha giành được thách thức sau khi show diễn của cô (Anndra Neen) được coi là tốt nhất. Cho buổi chụp ảnh của tuần, các cô gái còn lại mặc trang phục thời trang cao cấp nặng làm bằng Hello Kitty theo chủ đề phụ kiện được thiết kế bởi nhà thiết kế thời trang Philippines Francis Libiran. Annaliese gây ấn tượng mạnh các nhiếp ảnh gia và Jay, nhưng hai cô gái Mỹ vật lộn với cảnh quay: Eboni nhìn vô cùng gay gắt, và Seymone được dự kiến ​​sẽ liên tục phàn nàn. Tại buổi đánh giá, Alisha được ca ngợi về hình ảnh của cô và vai diễn của cô trong thời gian thử thách, cuối cùng nhận được là người đầu tiên gọi ra. Hầu hết các cô gái khác nhận được phản hồi hỗn hợp, nhưng Eboni và Seymone rơi vào top nguy hiểm: Eboni cho không bán thương hiệu của mình được và Seymone cho không tham gia cuộc thi nghiêm túc. Cuối cùng, Eboni đã được cứu và Seymone được gửi về nhà sau khi bị gọi cuối cùng hai lần. Tập 9: Barney Cheng. "Lên sóng: 2 tháng 5, 2012" Với việc loại bỏ Seymone, chỉ có hai cô gái người Mỹ đứng trong số bốn cô gái Anh. Mặc dù là cả Hoa Kỳ, Laura nhận vào Eboni rằng cô ấy không thích cô ấy. Nigel gửi các cô gái với một số thực phẩm Trung Quốc và nói với họ rằng họ sẽ đi đến Ma Cao cho phần còn lại của cuộc thi. Khi đến Macau, họ biết được rằng họ sẽ ở lại khách sạn MGM Macau cho phần còn lại của cuộc thi. Sophie khó chịu vì Alisha sử dụng đồ của cô mà không bỏ vào túi xách. Sau khi các cô gái nhận được vận may và hào quang của họ từ một nhà chiêm tinh Trung Quốc Clement Chan và sinh viên của mình, họ được hướng dẫn để tái tạo hào quang của họ với thời trang. Laura giành được thách thức và chia sẻ giải thưởng này với cô ấy Eboni, người bạn Mỹ của mình, mát-xa tại MGM Six Sense Spa. Để chụp hình, các cô gái được mặc áo lụa của Barney Cheng và phải chụp hình với con Tằm. Tại buổi đánh giá, Laura nhận được là người đầu tiên gọi ra cho bức ảnh tuyệt đẹp của cô. Mặc dù Sophie đã làm nhiều biến thể của tư thế, cuối cùng Tyra chọn ảnh tốt nhất của mình với chân của mình được hoàn toàn cắt ra bởi trang phục. Alisha và Catherine đã rơi vào top nguy hiểm, Alisha cho làm cho cái nhìn chiếc váy rẻ hơn và Catherine cho bức ảnh của mình yếu và thiếu nhất quán. Cuối cùng, Alisha đã được cứu và Catherine đã được gửi về nhà. Tập 10: Tạ Đình Phong. "Lên sóng: 9 tháng 5, 2012" Ngôi nhà được chia với Alisha và Eboni và Laura thì không được. Các cô gái đã được đưa tới Hồng Kông nơi họ gặp Tạ Đình Phong, người đã dạy cho họ một số môn võ thuật cơ bản để chuẩn bị cho những thách thức của họ. Tại các thách thức, mỗi cô gái có một chuyển động quay với đường cho họ để cung cấp. Laura giành được thử thách và giành được một cơ hội để ngôi sao trong một video với Tạ Đình Phong trở lại Hồng Kông. Sau khi các thách thức, các cô gái nói đùa rằng Laura quyến rũ Nicholas, và Eboni thêm rằng Laura đang làm theo cách riêng của mình lên đầu, việc này khiến cô ấy muốn ngủ. Tại buổi chụp hình, các cô gái đặt ra trên đỉnh Tháp Ma Cao (với khai thác mà sau này chỉnh sửa ra khỏi hình ảnh), mà họ phải mang theo mưa và gió. Sophie vật lộn với việc sợ độ cao, nhưng vẫn quản lý để có hình ảnh tốt. Tại buổi đánh giá, Alisha và Eboni bị chỉ trích vì hình ảnh mờ nhạt của họ, trong khi Annaliese được so sánh với Mercedes Scelba từ America's Next Top Model, Mùa thi 2 để trở thành một người thuyết trình chứ không phải là một người mẫu thời trang. Laura được khen ngợi không để cho bất cứ điều gì đi xuống đến dây thần kinh của mình, trong khi Sophie được tuyên dương vì phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình và tạo ra một bức ảnh tuyệt đẹp. Laura lại có tên gọi đầu tiên hai lần liên tiếp, trong khi Alisha và Eboni bị xuống nhóm 2 người cho năng lực tương đối yếu của họ trong suốt cuộc thi mặc dù có tiềm năng mạnh mẽ. Tyra đã đưa ra hình ảnh cuối cùng để Alisha, nhưng Alisha bật khóc và đáng ngạc nhiên chọn phải rời cuộc thi, giải thích rằng cô cảm thấy cô ấy lấy cơ hội từ những cô gái xứng đáng hơn của cô và cô đã bị mất tinh thần của mình. Tyra cho phép Alisha ra đi, nhưng trong một lần lượt gây sốc, cô ấy vẫn loại bỏ Eboni. Tập 11: Jez Smith. "Lên sóng: 16 tháng 5, 2012" Ba thí sinh còn lại đi đến Hồng Kông và được chào đón bởi Kelly Cutrone cho họ thử thách casting với 4 nhà thiết kế, nơi họ có thể kiếm được 1,000 HK $ nếu được chọn. Họ từng chọn người mẫu nam của riêng mình sẽ giúp hướng dẫn họ qua thành phố. Laura bị trừng phạt chủ yếu là trên đường băng đi bộ của mình, Annaliese nhận được phản hồi trái chiều từ các nhà thiết kế, trong khi Sophie thích bởi hầu hết các nhà thiết kế và cuối cùng giành chiến thắng thử thách. Họ ăn mừng suốt đêm cùng với đồng hành của họ. Để chụp hình, các cô gái còn lại đặt ra bên trong một chai nước hoa có kích thước to để quảng bá cho chiến dịch "Dreams Come True", với Ben Bennett như khách hàng của họ. Sophie gây ấn tượng cho khách hàng và ông Jay chụp với cô, trong khi Laura đấu tranh để nhìn mềm mại và ngọt ngào, và Annaliese nhìn cứng và đã không mang lại cá tính của mình để quay phim. Tại buổi đánh giá, Sophie nhận được là người đầu tiên gọi ra cho năng lực vượt trội của mình tại thách thức đi catwalk và bức ảnh hoàn hảo của cô. Annaliese và Laura rơi vào top nguy hiểm lần đầu tiên, Annaliese cho là người dẫn chương trình chứ không phải là một người mẫu mặc dù cải thiện vô cùng trong suốt cuộc thi, và Laura có bức ảnh gợi cảm hơn là ngọt ngào và mơ mộng. Cuối cùng, Tyra đưa hình ảnh cuối cùng Laura và loại bỏ Annaliese. Tập 12: Những điều bí ẩn chưa được xem của ANTM mùa 18. "Lên sóng: 23 tháng 5, 2012" Tập này chiếu những cảnh quay mà mọi người không được xem ở những tập trước của ANTM mùa 18. Tập 13: Ai sẽ trở thành America's Next Top Model mùa 18: Cuộc xâm lược của Anh. "Lên sóng: 30 tháng 5, 2012" vòng chung kết này 2 thí sinh còn lại sẽ được quay và chụp hình quảng cáo cho son môi CoverGirl Blast Flipstick. Một số clip đã được thực hiện trong suốt cuộc hành trình của họ trong cuộc thi. Laura phải vật lộn với các cảnh quay, mặc dù sau đó cô bị hoảng loạn và đã được đưa đến bệnh viện, không thể tiếp tục cảnh quay của mình. Ông Jay sau đó đã tạm gác lại việc quay của cô. Ngày hôm sau, Valentina Serra chào đón các cô gái cho buổi chụp quảng bá cho tạp chí Vogue Italia, Sophie đấu tranh, trong khi Laura tỏa sáng và gây ấn tượng cho khách hàng. Tyra sau đó đã đến thăm người mẫu trong căn hộ của họ để phỏng vấn cả hai. Laura nói về cuộc đấu tranh của cuộc đời mình. Trong khi đó, Sophie nói về sự thiếu tự tin của mình cho là một thí sinh người Anh cạnh tranh trong một cuộc thi Mỹ. Trong phần thi đi catwalk cuối cùng, lần đầu tiên, các cô gái tham gia trong một show thời trang nổi ba chiều cho Forever 21. Thí sinh bị loại Catherine, Eboni, Alisha và Annaliese, cũng tham gia làm người mẫu cho chương trình. Cả hai cô gái gây ấn tượng với ban giám khảo. Tại buổi đánh giá, Laura đã bị chỉ trích vì không cá tính trong cảnh quay của mình. Sophie xuất sắc hơn trong hình ảnh của mình hơn trong cảnh quay của mình. Nổi loạn cá tính của Laura và sự hiện diện tươi sáng của Sophie đã được đánh giá cao cả. Sau phần thảo luận, Sophie đã được tiết lộ là người chiến thắng mùa 18 của America's Next Top Model, khiến cô trở thành người chiến thắng đầu tiên không phải là người Mỹ của chương trình.
1
null
Tê tê cây hay tê tê bụng trắng (danh pháp khoa học: Manis tricuspis) là một trong 8 loài tê tê còn tồn tại và có nguồn gốc ở vùng xích đạo Châu Phi. Chúng là loài tê tê rừng châu Phi phổ biến nhất. Phân loại. Tê tê cây thuộc họ Manidae, bộ Pholidota, được Rafinesque mô tả năm 1821. Hầu hết nhà động vật học xếp chúng vào phân chi Phataginus và một số tác giả nâng lên thành chi Phataginus. Hai phân loài được công nhận vào năm 1972 bởi Meester: Phạm vi và môi trường sống. Phạm vi sinh sống của tê tê cây từ Guinea qua Sierra Leone và phần lớn Tây Phi tới Trung Phi với điểm cực đông là tây nam Kenya và tây bắc Tanzania. Về phía nam kéo dài đến phía bắc Angola và tây bắc Zambia. Nó đã được tìm thấy trên đảo Bioko trên Đại Tây Dương, nhưng không có hồ sơ xác nhận sự hiện diện tại Senegal, Gambia hay Guinea-Bissau. Tê tê cây là bán sống trên cây và thường hoạt động về đêm. Nó được tìm thấy ở vùng đất thấp rừng ẩm nhiệt đới cũng như các thảm xavan/rừng. Nó có thể thích nghi với một số mức độ thay đổi môi trường sống.
1
null
Johann Otto Karl Kolmar von Debschitz (9 tháng 12 năm 1809 tại Senditz – 27 tháng 11 năm 1878 tại Görlitz) là một Trung tướng quân đội Phổ và là Hiệp sĩ Danh dự của Huân chương Thánh Johann. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Gia đình. Debschitz sinh vào tháng 12 năm 1809, trong gia đình quý tộc lâu đời von Debschitz tại Oberlausitz, và là con trai của địa chủ Ernst von Debschitz (1779 – 1815), chủ điền trang ("Gutsherr") Senditz, với bà Albertine von Prittwitz und Gaffron (1778 – 1837). Vào ngày 11 tháng 12 năm 1862, tại điền trang Berneuchen (quận Landsberg trên sông Warthe, tỉnh Brandenburg), ông thành hôn với Pauline von dem Borne (18 tháng 4 năm 1830 tại điền trang Berneuchen – 2 tháng 3 năm 1912 tại Göllschau thuộc Haynau, quận Goldberg, Hạ Schlesien), con gái của ông địa chủ Gustav von dem Borne, điền chủ điền trang Berneuchen, với bà Pauline von der Osten. Con trai của ông là họa sĩ Wilhelm von Debschitz (1871 – 1948). Sự nghiệp quân sự. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1822, ông nhập học trường thiếu sinh quân tại Kulm và vào ngày 5 tháng 4 năm 1824, ông dời sang trường Thiếu sinh quân ở kinh đô Berlin. Sau khi được phong cấp Chuẩn úy vào ngày 30 tháng 3 năm 1827, ông được đưa vào Đội thiếu sinh quân của Trung đoàn Bộ binh số 8 (Trung đoàn Hộ vệ - "Leibregiment"). Vào ngày 12 tháng 2 năm 1859, ông trở thành Thiếu úy dư thừa ("überzähliger Sekondeleutnant"). Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1833 cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1835, ông được cử vào tham dự Học viện Quân sự Phổ, sau đó ông trở thành giảng viên Trường Sư đoàn của Sư đoàn số 5 ừ ngày 1 tháng 10 năm 1838 tới ngày 30 tháng 9 năm 1840. Từ tháng 8 năm 1840 đến tháng 8 năm 1841, ông giữ chức vụ sĩ quan phụ tá của Tiểu đoàn I, sau đó ông được thăng chức sĩ quan phụ tá của Lữ đoàn Bộ binh số 6 từ ngày 14 tháng 8 năm 1841 đến tháng 10 năm 1848. Trong thời gian ông đảm nhiệm chức vụ này, ông được thăng quân hàm Trung úy vào ngày 18 tháng 11 năm 1845. 3 năm sau, ông được lên cấp hàm Đại úy vào ngày 24 tháng 10 năm 1848, và được bổ nhiệm chức Đại đội trưởng. Tiếp theo đó, vào ngày 7 tháng 9 năm 1856, Debschitz được thăng cấp Thiếu tá trong Trung đoàn 20 Bộ binh số 26 (20) Vào ngày 18 tháng 10 năm 1861, ông được phong hàm Thượng tá và vào ngày 29 tháng 1 năm 1863, ông được đổi làm Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Phóng lựu số 12 (số 2 Brandenburg), còn gọi là Trung đoàn Vương tử Carl của Phổ, đóng quân ở Posen. Không lâu sau, Debschitz được lên quân hàm Đại tá vào ngày 17 tháng 3 năm 1863. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, Debschitz tham gia cuộc đột chiếm pháo đài Dybbøl vào ngày 18 tháng 4. Một số viên đạn chì đã được giữ lại làm kỷ niệm trong gia đình ông. Trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần (1866), Debschitz tham gia chiến đấu cùng với trung đoàn của mình trong trận Gitschin vào ngày 29 tháng 6 và trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7 năm 1866. Sau đó, ông được thăng cấp hàm Thiếu tướng, và được phong chức à la suite của trung đoàn mình đồng thời được lãnh nhiệm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 4. Hai năm sau, ông được xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu vào ngày 9 tháng 1 năm 1868. Tuy nhiên, khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào tháng 7 năm 1870, Debschitz được triệu hồi về quân đội Phổ và lãnh chức Phó Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 9 vào ngày 18 tháng 7 năm 1870. Sau đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 1870, ông được đổi vào làm việc trong Cục Thanh tra hai quân đoàn Trừ bị ở Berlin và Glogau. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1870, ông được giao chỉ huy một Phân đội Dân binh, và dẫn dắt phân đội này tham gia các hoạt động quân sự trong cuộc chiến, mà cụ thể là trong cuộc vây hãm Belfort. Sau khi các phân đội Dân binh được giải tán vào ngày 25 tháng 3 năm 1871, Debschitz cũng giải ngũ với cấp bậc Trung tướng. Ông rút về sống tại Görlitz, nơi ông đã định cư từ năm 1869. Debschitz là thành viên "Hiệp hội Khoa học" ("Gesellschaft für Wissenschaft") ở Görlitz và là Hiệp sĩ Danh dự của Huân chương Thánh Johann tại địa hạt ("Ballei") Brandenburg. Ông đã từ trần vào tháng 11 năm 1878.
1
null
Cá lịch vân, tên khoa học Echidna là một chi cá lịch trong họ Cá lịch biển. Loài. Ngoài các loài được liệt kê dưới đây, Gymnomuraena zebra đôi khi được bao gồm trong Echidna: Ở Việt Nam có 3 loài là cá lịch vân chấm, cá lịch vân vạch hay cá lịch hoa to và cá lịch vân vòng.
1
null
Hermann Wilhelm Ludwig Alexander Karl Friedrich Graf von Wartensleben-Carow (17 tháng 10 năm 1826 tại Berlin – 9 tháng 3 năm 1921 tại điền trang Karow ở Genthin) là một Thượng tướng Kỵ binh Phổ, đã được phong tước Tư lệnh ("Kommendator") Hiệp hội Huân chương Thánh Johann của tỉnh Sachsen. Ông đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Tiểu sử. Thân thế. Hermann Ludwig sinh vào tháng 10 năm 1826, trong gia đình quý tộc lâu đời Wartensleben có nguồn gốc từ Magdeburg. Ông là con trai của Gustav Ludwig Graf von Wartensleben (1796 – 1886), một Thị thần, cựu Trung tướng Phổ đồng thời là chủ đất Carow với người vợ của ông này là Elisabeth Leopoldine Henriette Karoline Renate Agnes, nhũ danh von Goldbeck und Reinhard (29 tháng 8 năm 1803 tại Berlin – 5 tháng 5 năm 1869 tại Castrow). Sự nghiệp quân sự. Thời trẻ, Wartensleben đi học tại Học viện Hiệp sĩ ("Ritterakademie") ở Brandenburg an der Havel từ tháng 4 năm 1838 cho đến mùa thu năm 1841, sau đó ông học trường Trung học Chính quy ("Französische Gymnasium") tại Berlin. Kể từ tháng 9 năm 1844 đến cuối tháng 3 năm 1846, Wartensleben ban đầu học ngành Luật tại Đại học Humboldt ở Berlin, sau đó chuyển sang Đại học Heidelberg và từ năm 1848 cho tới năm 1850, ông là nhân viên luật cấp thấp ("Auskultator") tại Genthin. Trong thời gian học đại học tại Heidelberg, ông đã gia nhập Liên đoàn Sinh viên Saxo-Borussia Heidelberg vào năm 1846. Nhưng trước đó, khi đang học đại học ở Berlin, ông đi nghĩa vụ quân sự vào ngày 1 tháng 10 năm 1844 với tư cách là lính tình nguyện một năm ("Einjährig-Freiwilliger") trong Đội kỵ binh 2 ("2. Eskadron") thuộc Trung đoàn Thương kỵ binh Dân quân Cận vệ số 2 và được chuyển vào ngạch trừ bị với cấp bậc Hạ sĩ vào ngày 30 tháng 9 năm 1845. Ba năm sau, vào ngày 14 tháng 9 năm 1848, ông vào phục vụ tại ngũ với quân hàm Thiếu úy trong lực lượng kỵ binh của Tiểu đoàn II thuộc Trung đoàn Dân binh số 26 tại Burg. Về sau, ông được cắt cử vào Trung đoàn Thiết kỵ binh số 7 cùng năm đó, rồi gia nhập biên chế của trung đoàn này vào ngày 18 tháng 1 năm 1850. Kể từ năm 1853 cho đến năm 1856, Wartensleben học tại Trường Quân sự Tổng hợp ("Allgemeine Kriegsschule"). Sau khi học xong, đầu tiên ông được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá trung đoàn, sau đó ông được lệnh cử sang Cục Đo đạc địa hình ở kinh thành Berlin vào tháng 6 năm 1857. Sau đó, vào năm 1858, ông được chuyển sang Bộ Tổng tham mưu với cấp bậc Trung úy và cùng năm đó, ông được lên cấp hàm Đại úy. Hai năm sau (1860), ông được điều chuyển về Sư đoàn Cận vệ số 1 với cương vị là sĩ quan Bộ Tham mưu. Năm sau (1861), ông được thăng cấp Thiếu tá và dược giao chỉ huy một đội kỵ binh ("Schwadron") của Trung đoàn Khinh kỵ binh "von Zieten". Sau khi ông trở lại Bộ Tổng tham mưu vào năm 1863, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch vào năm 1864 với vai trò là thành viên Bộ Tổng tham mưu. Ông làm việc trong Bộ Tham mưu của Bộ Chỉ huy Tối cao quân đội Phổ ở cho đến tháng 4 năm 1866. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông hoạt động trong Đại Bản doanh của vua Phổ. Trên những chặn đường kế tiếp của sự nghiệp quân sự, ông được bổ nhiệm một chức Trưởng phòng trong Bộ Tổng tham mưu với cấp hàm Thượng tá vào năm 1868, được thăng chức Đại tá và Trung đoàn trưởng Trung đoàn Long kỵ binh số 12 "von Arnim" (số 2 Brandenburg) vào năm 1869. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông được ủy nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần ("Oberquartiermeister") của Tập đoàn quân số một trong thời kỳ động binh ("für die Dauer des mobilen Verhältnisses"). Trên cương vị này, ông đã tham gia các trận đánh ác liệt tại Spicheren, Colombey-Nouilly, Gravelotte-St. Privat, Amiens và Hallue. Ngoài ra, ông cũng tham gia cuộc vây hãm Metz, và về sau đó ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng của Tập đoàn quân phía Nam ("Südarmee"). Sau khi cuộc binh lửa kết thúc với thắng lợi quyết định của người Đức, ông lại đảm nhiệm chức Trưởng phòng trong Bộ Tổng tham mưu, sau đó vào năm 1872, ông được giao quyền chỉ đạo Khoa Lịch sử quân sự và qua đó, ông cũng nhận trách nhiệm hiệu chỉnh công trình nghiên cứu của Bộ Tổng tham mưu về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức. Không lâu sau, Wartensleben được phong cấp bậc Thiếu tướng vào năm 1873. 5 năm sau 1878, ông nhậm chức Thống lĩnh quân đội ở Berlin, và đồng thời với việc đảm đương trọng trách này, ông cũng lãnh nhiệm chức Chỉ huy trưởng của Lực lượng Hiến binh ("Landgendarmerie"). Sau khi ông được thăng cấp hàm Trung tướng vào ngày 1 tháng 11 năm 1879, ông giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn số 17 cùng năm đó. Đến tháng 10 năm 1884, ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn III, trước khi được thăng chức Thượng tướng Kỵ binh vào năm 1886. Vào ngày 12 tháng 7 năm 1888, để chấp thuận đơn xin về hưu của ông, Wartensleben được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được điều động khi có chiến tranh), đồng thời mang được danh hiệu à la suite của Trung đoàn Long kỵ binh von Arnim zur Disposition. Ông lui về điền trang Carow của mình ở Genthin. Đến năm 1903, ông gia nhập Viện Quý tộc Phổ với tư cách là thành viên suốt đời. 18 năm sau, ông từ trần tại điền trang của mình vào tháng 3 năm 1921. Gia quyến. Vào ngày 16 tháng 5 năm 1866, tại Berlin, Wartensleben thành hôn với bà Agnes von Podbielski (23 tháng 2 năm 1846 tại Frankfurt (Oder) – 27 tháng 5 năm 1896 tại Carow), con gái của Thượng tướng Kỵ binh Phổ Theophil von Podbielski và người vợ của Podbielski là Agnes von Jagow. Wartensleben có ba người con gái và một người con trai, đó là:
1
null
Quốc gia cấu thành là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng trong những bối cảnh mà quốc gia đó là một phần của một thực thể chính trị lớn hơn, như là quốc gia có chủ quyền. Thuật ngữ "quốc gia cấu thành" không có bất kỳ định nghĩa pháp lý nào. Tại các quốc gia nhất thể. Đan Mạch. Vương quốc Đan Mạch bao gồm ba bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận đôi khi được xem là một quốc gia: Tuy nhiên, quần đảo Faroe cũng được đề cập đến như là một "lãnh thổ tự trị" hoặc tương tự bởi Thủ tướng Quần đảo Faroe và Bộ Ngoại giao Hoàng gia Đan Mạch. Tương tự, chính phủ Đan Mạch cũng đề cập đến Greenland như một "tỉnh tự trị" và không có điều khoản nào trong hiến pháp Greenland đề cập đến Greenland như một quốc gia. Pháp. Năm 2004, cộng đồng hải ngoại Polynésie thuộc Pháp được xác định một cách về mặt pháp luật là "pays d'outre-mer au sein de la République", có thể dịch thành "xứ hải ngoại bên trong Cộng hòa". Hội đồng Hiến pháp Pháp quyết định rằng đây chỉ là sự thay đổi về tên gọi và không đại diện cho một sự thay đổi mang tính hiến pháp về địa vị pháp lý. Hà Lan. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2010, Vương quốc Hà Lan bao gồm bốn quốc gia: Mỗi một bộ phận được xác định rõ ràng là một "land" trong Hiến chương Vương quốc Hà Lan. Không giống như "Bundesländer" trong tiếng Đức, "landen" luôn được chính phủ Hà Lan dịch là "quốc gia". New Zealand. Vương quốc New Zealand gồm có ba bộ phận thường được xem là những quốc gia: Tuy nhiên, Hiến pháp của Quần đảo Cook và của Niue không tự mô tả như một quốc gia. Anh Quốc. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được xem là bao gồm bốn quốc gia: Tuy nhiên, bản thân vương quốc là một quốc gia "đơn nhất" và không phải là một liên minh cá nhân. Công quốc Wales chấm dứt tồn tại vào năm 1542, các vương quốc Anh và Scotland kết thúc tồn tại vào năm 1707, và Vương quốc Ireland kết thúc tồn tại vào năm 1801 (hay 1953). Bắc Ireland có một nghị viện phân cấp từ năm 1921–73 và một hội đồng từ năm 1973–74, 1982–86, và 1999 đến nay. Sau cuộc trưng cấu dân ý tại Wales và Scotland vào năm 1997, các chính phủ phân cấp mới được tạo ra tại Scotland, Wales song ở Anh thì không, Anh vẫn nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Nghị viện nước Anh tại Luân Đôn. Ở các quốc gia liên bang. Liên minh Kalmar. Liên minh Kalmar (tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển: Kalmarunionen) là liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển dưới quyền cai trị của một quốc vương duy nhất từ năm 1397 tới năm 1523. Ba vương quốc này từ bỏ vương quyền, nhưng vẫn giữ quyền độc lập của mình. Liên minh là sáng kiến và công trình của Nữ hoàng Margrete I của Đan Mạch, bà là con của vua Valdemar IV của Đan Mạch, kết hôn với vua Håkon VI của Na Uy lúc lên 10 tuổi. Con trai của bà là Olav Håkonsson (tiếng Đan Mạch: Oluf Håkonson (1370-87) được công nhận quyền thừa kế ngôi vua Đan Mạch, vì ông ngoại có sáu người con, nhưng 5 người kia đã chết, chỉ còn mẹ của Oluf mà thôi. Năm 1376 Oluf lên nối ngôi vua Đan Mạch với sự chấp chính của mẹ. Khi vua Na Uy Håkon VI qua đời năm 1380 thì Oluf cũng được thừa kế ngôi vua Na Uy. Như vậy, 2 vương quốc Đan Mạch và Na Uy hợp nhất trong một Liên minh cá nhân [1], dưới quyền cai trị của một vua nhỏ tuổi, với người mẹ nhiếp chính. Tới năm 1385, Oluf cũng được chỉ định làm vua Thụy Điển. Trước khi tới tuổi trưởng thành để nắm quyền hành, thì Oluf bị chết ở tuổi 17 (năm 1387). Margrete I được quan cố vấn tối cao Henning Podebusk ủng hộ, vận động Hội đồng vương quốc[2] (tương đương thượng viện) bầu bà làm người chấp chính Đan Mạch (nhưng không được mang tước hiệu Nữ hoàng). Năm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1388 bà cũng được nhìn nhận là người chấp chính vương quốc Na Uy. Bà nhận Bogislav, con của hoàng thân Vartislav xứ Pommern là cháu ruột của em gái mình làm cháu nuôi, và đặt tên lại là Erik, một tên có âm hưởng Bắc Âu. Mặc dù Erik không phải là người thứ nhất được quyền thừa kế ngôi vua, nhưng Margrete I đã dùng thủ đoạn khiến Hội đồng vương quốc nhìn nhận Erik được quyền đó và năm 1389, Erik lên làm vua Na Uy, với quyền nhiếp chính của Margrete I. Thời đó Thụy Điển có sự xung đột giữa vua Albrekt av Mecklenburg và giới quý tộc. Năm 1388, giới quý tộc bầu chọn Margrete I làm người chấp chính tại phần lãnh thổ do họ kiểm soát và hứa ủng hộ bà trong việc giành phần lãnh thổ còn lại của Albrekt. Sau khi đội quân Đan Mạch - Thụy Điển đánh bại và bắt giam vua Albrekt, thì Albrekt bị buộc phải nộp số tiền 60.000 đồng mark bằng bạc ròng trong vòng 3 năm sau khi được thả ra (nhưng Albrekt không nộp được). Vị thế của Margrete I tại Thụy Điển được củng cố. Cả ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển thống nhất dưới sự chấp chính của bà. Margrete I hứa bảo vệ ảnh hưởng chính trị và các đặc quyền của giới quý tộc trong Liên minh. Người cháu Erik - đã làm vua Na Uy từ năm 1389 - lên làm vua Đan Mạch và Thụy Điển năm 1396. Liên minh Kalmar trở thành hiện thực vào ngày 17.6.1397, khi Hiệp ước Kalmar được các bên ký kết tại lâu đài Kalmar ở thành phố Kalmar (nam Thụy Điển, giáp ranh vùng Skåne của Đan Mạch). Hiệp ước thành lập một Liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, dưới quyền của một vua duy nhất, nhưng mỗi nước được Hội đồng vương quốc cai trị riêng theo luật cũ của mình, ngoại trừ chính sách đối ngoại do nhà vua điều khiển. Vua Na Uy - Erik, 15 tuổi - được các tổng giám mục Đan Mạch và Thụy Điển phong lên làm vua cả ba vương quốc tại Kalmar, nhưng Margrete I nắm quyền cai trị cho tới khi bà chết vào năm 1412. Các cơ cấu của Liên minh Kalmar tồn tại tới năm 1536, khi Hội đồng vương quốc Đan Mạch - sau một cuộc nội chiến - đồng thanh tuyên bố rằng Na Uy là vương quốc trực thuộc Đan Mạch nhưng được tự trị, các thuộc địa Iceland, Greenland và quần đảo Faroe thuộc quyền Đan Mạch kiểm soát. Tới năm 1814, sau khi ký hòa ước Kiel thì Đan Mạch phải nhường Na Uy cho Thụy Điển, nhưng vẫn giữ các thuộc địa nói trên. Liên bang Ba Lan – Litva. Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chính thức được thành lập theo liên minh Lublin vào tháng 7 năm 1569, nhưng trên thực tế vương quốc Ba Lan đã hợp nhất với đại công quốc Litva từ năm 1386, khi nữ vương Ba Lan Hedwig thành hôn với đại công tước Litva Jogaila – ông này được tấn phong làm vua Władysław II Jagiełło đồng trị vì Ba Lan với vợ mình. Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất năm 1772 đã làm giảm đáng kể diện tích của thịnh vượng chung này, và đến năm 1795 nhà nước Ba Lan hoàn toàn tan rã trong cuộc phân chia Ba Lan lần thứ ba. Liên bang Ba Lan và Lietuva có đặc trưng độc nhất so với các quốc gia cùng thời vì hệ thống chính trị của nó đặc trưng bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với quyền lực của nhà vua. Những sự kiểm soát này được bảo đảm tồn tại bởi một nghị viện (Sejm) do các quý tộc (szlachta) điều khiển. Đặc điểm của chế độ này là tiền thân của những khái niệm về chế độ dân chủ, quân chủ lập hiến, liên bang hiện đại. Hai quốc gia cấu thành liên bang là ngang hàng nhau, tuy nhiên Ba Lan có ảnh hưởng lớn hơn hẳn trong liên bang. Vào năm 1772, Liên bang Ba Lan và Lietuva yếu đuối bị mất 1/3 lãnh thổ trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa sổ, thịnh vượng chung đã cố gắng thông qua các cải cách lớn và ban hành hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791. Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ. Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ còn gọi là Liên hiệp tỉnh Trung Mỹ là một quốc gia có chủ quyền tại Trung Mỹ, bao gồm các lãnh thổ nguyên thuộc Đô đốc lệnh Guatemala của Tân Tây Ban Nha. Quốc gia này tồn tại từ tháng 9 năm 1821 đến 1841, và là một nền cộng hòa dân chủ. Cộng hòa bao gồm lãnh thổ các quốc gia Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica hiện nay. Trong thập niên 1830, có thêm tỉnh thứ sáu là Los Altos với thủ phủ tại Quetzaltenango – lãnh thổ của tỉnh này nay là vùng cao nguyên tây bộ Guatemala và bang Chiapas ở nam bộ México. Liên bang tan rã do nội chiến từ năm 1838 đến năm 1840. Quá trình tan rã bắt đầu khi Nicaragua tách ra khỏi Liên bang vào ngày 5 tháng 11 năm 1838, tiếp theo sau đó là Honduras và Costa Rica. Liên bang tan rã trên thực tế vào năm 1840, khi đó bốn trong năm tỉnh ban đầu đã tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Liên bang chỉ chính thức tan rã khi El Salvador tuyên bố là một cộng hòa độc lập vào tháng 2 năm 1841. Đại Colombia. Đại Colombia là tên gọi hiện nay để chỉ một nhà nước bao gồm phần lớn miền bắc Nam Mỹ và một phần miền nam của Trung Mỹ từ năm 1819 đến năm 1831. Cộng hòa tồn tại ngắn ngủi này bao gồm các lãnh thổ nay là Colombia, Venezuela, Ecuador, Panama, bắc Peru và tây bắc Brasil. Ba quốc gia đầu tiên là những nước kế thừa của Đại Colombia vào lúc giải thể, Panama ly khai khỏi Colombia vào năm 1903. Do lãnh thổ của Đại Colombia gần tương ứng với Phó vương quốc Tân Granada trước đó, nó cũng tuyên bố chủ quyền với vùng bờ biển Caribe của Costa Rica và Nicaragua, Bờ biển Mosquito, và Guayana Esequiba tại Guyana. Canada. Tỉnh bang và lãnh thổ là đơn vị phân cấp hành chính theo hiến pháp Canada. Thời kỳ Liên bang hóa Canada 1867, ba tỉnh bang (hoặc tỉnh) của Bắc Mỹ thuộc Anh là New Brunswick, Nova Scotia và Canada (phân thành Ontario và Québec) thống nhất thành quốc gia mới. Kể từ đó, biên giới ngoại bộ của Canada thay đổi vài lần, và phát triển từ bốn tỉnh bang ban đầu thành mười tỉnh bang và ba lãnh thổ vào năm 1999. Khác biệt lớn nhất giữa một tỉnh bang và một lãnh thổ tại Canada là các tỉnh bang nhận được quyền lực và quyền uy trực tiếp từ Đạo luật Hiến pháp năm 1867 trong khu vực quản hạt, trong khi các lãnh thổ nhận ủy nhiệm và quyền lực từ chính phủ liên bang. Theo thuyết hiến pháp Canada hiện đại, các tỉnh bang được xem là những khu vực cộng chủ quyền, và mỗi tỉnh bang có quân chủ riêng, do phó thống đốc đại diện, còn các lãnh thổ không có chủ quyền, song là bộ phận của vương quốc liên bang, và có một ủy viên. Tỉnh bang: Ghi chú: Canada có ba lãnh thổ: Không giống với các tỉnh bang, các lãnh thổ của Canada không có quyền tài phán cố hữu, mà chỉ được chính phủ liên bang ủy nhiệm cho các quyền đó. Chùng bao gồm toàn bộ đại lục Canada nằm ở phía bắc vĩ tuyến 60° Bắc và phía tây của vịnh Hudson, cùng với toàn bộ các đảo ở phía bắc của đại lục Canada. Mĩ. Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ. Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ là tên gọi chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Abraham Lincoln (và Andrew Johnson tiếp nhiệm trong tháng sau cùng) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ. Sau khi các tiểu bang miền Nam ly khai chính phủ năm 1861, lập chính phủ riêng gọi là Liên minh miền Nam, các tiểu bang còn lại được coi như thuộc phe chính phủ liên bang. Danh sách các tiểu bang thuộc Liên bang miền Bắc: Kansas theo gia phập phe miền Bắc ngày 29 tháng 1 năm 1861, sau khi vụ ly khai xảy ra nhưng trước cuộc nội chiến. Tây Virginia tách khỏi Virginia và theo phe miền Bắc ngày 20 tháng 6 năm 1863. Nevada gia nhập phe miền Bắc ngày 31 tháng 10 năm 1864. Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ. Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ là chính phủ thành lập từ 11 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ trong những năm Nội chiến (1861–1865). Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. 13 tiểu bang ban đầu là hậu thân của 13 thuộc địa nổi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hoặc được Chính phủ Hoa Kỳ mua lại từ những quốc gia khác. Ngoại trừ Vermont, Texas và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số các tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại. Đức. Liên minh các quốc gia Đức. Liên minh các quốc gia Đức là một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc Đức, được tạo thành theo Đại hội Viên năm 1815 để cùng hợp tác về kinh tế và tiền tệ giữa các công quốc nói tiếng Đức độc lập. Liên minh này là một hành động nhằm giảm sự đối đầu giữa hai cường quốc là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ. Nước Anh tán thành liên minh này trong hội nghị Viên (hội nghị họp bàn sau khi đánh bại hoàn toàn Napoleon) vì nước này cảm thấy cần phải có một thế lực hòa bình và ổn định tại trung Âu để cản trở những hành động hung hăng của Pháp hoặc Nga. Cuộc đàm phán năm 1848 giữa các quốc gia trong liên minh Đức thất bại, dẫn đến liên minh bị tan rã trong một thời gian ngắn nhưng được thành lập lại năm 1850. Các tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên thống trị trong liên minh là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ nhằm giành quyền cai trị vùng đất vốn có của Đức đã kết thúc bằng thắng lợi của Phổ sau chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và sự sụp đổ của Liên minh các quốc gia Đức. Liên bang Bắc Đức. Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu. Tháng 7 năm 1867, nó chuyển thành một nhà nước liên bang. Liên bang này đã đưa ra một hiến pháp và đặt nền móng cho Đế chế Đức, sau này Đế chế Đức đã thông qua sử dụng phần lớn hiến pháp và lá cờ của liên bang. Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã thiết lập Liên bang Bắc Đức, có lẽ là một sự thỏa hiệp nhằm thống nhất nước Đức mà không có nước Áo. Danh sách các bang trực thuộc: Cộng hòa Liên bang Đức. Nước Đức hiên đại được thành lập từ 16 bang, chúng được gọi chung là Bundesländer, mỗi bang là một thực thể có chủ quyền, có hiến pháp riêng, có nghị viện riêng, có chính quyền riêng, có tòa án riêng. Tuy nhiên theo điều 31 Hiến pháp Đức thì Luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang. Liên bang Mã Lai. Liên bang Mã Lai gồm 11 bang (chín bang Mã Lai và hai khu định cư Eo biển Penang và Malacca) tồn tại từ ngày 31 tháng 1 năm 1948 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963. Liên bang độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, Tập hợp các bang nguyên thuộc Liên bang Malaya hiện được gọi là Malaysia bán đảo. Hiệp định Liên bang Malaya được chế định từ Hội nghị Pleno Anh-Mã từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946. Cuối phiên họp, Hội nghị Pleno ban hành một "Sách Xanh" có 100 trang. Hiệp định Liên bang Malaya được các quân chủ Mã Lai và đại diện của chính phủ Anh Quốc là Edward Gent ký kết vào ngày 21 tháng 1 năm 1948 tại King House. Hiệp định này thay thế cho hiệp định thành lập Liên hiệp Malaya, và chuẩn bị cho việc thiết lập Liên bang Malaya vào ngày 1 tháng 2 năm 1948. Vị thế của các quân chủ Mã Lai cũng được khôi phục. Sudan. Các bang của Cộng hòa Sudan: Cộng hòa Sudan từ ngày 9 tháng 7 năm 2010 gồm 15 bang. Các bang của Cộng hòa Nam Sudan: Vào ngày 9 tháng 7 năm 2011, 10 bang miền nam trở thành quốc gia Nam Sudan độc lập. 10 bang này được chia thành 86 Quận.
1
null
là một bán đảo nằm tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Nó ở phía nam của Yokohama và Tokyo, phân chia vịnh Tokyo (ở phía đông) và vịnh Sagami (ở phía tây). Yokosuka, Miura, Hayama, Zushi và Kamakura là các thành phố, thị trấn thuộc bán đảo Miura. Nhiều người làm việc ở Tokyo cư ngụ tại bán đảo này và đây cũng là điểm du lịch ưa thích của người dân từ Tokyo. Bán đảo cũng có vị trí chiến lược quốc phòng: bờ tây của bán đảo có Học viện Quốc phòng Nhật Bản, phía đông là Căn cứ Không quân Yokosuka, cho cả Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản và Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ.
1
null
Ekiben (駅弁当 hoặc 駅弁, bentō cho bến tàu) là biến thể của bentō bắt đầu xuất hiện từ thời Meiji (1868 đến 1912) để phục vụ những hành khách đi tàu hỏa. Các sinh viên và học sinh Nhật cũng thường dùng bentō trong bữa trưa vì những trường học hiện đại thời kỳ đầu ở Nhật Bản không cung cấp bữa ăn này cho học sinh, việc này giảm dần sau Thế chiến thứ hai khi các nhà trường Nhật bắt đầu tổ chức các bữa ăn trưa tập thể. Từ thập niên 1980, bentō bắt đầu được bán dưới dạng ăn liền (chỉ cần hâm nóng trong lò vi sóng) tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm Nhật Bản, các hộp gỗ bentō đắt tiền vì thế được thay thế bằng các hộp giấy hoặc nhựa tiện dụng và giá rẻ hơn so với hộp gỗ.
1
null
Mayflower (tiếng Anh có nghĩa là: "bông hoa Tháng Năm") là tên của một con tàu buồm đi vào lịch sử Hoa Kỳ khi một nhóm người Thanh giáo Puritants không chấp nhận Anh giáo của triều đình nên bỏ nước Anh sang lập nghiệp ở Tân Thế giới. Tổng cộng có 102 người cộng thêm 30 thuyền viên. Họ đặt chân đến Mỹ để bắt đầu một đời sống mới vào cuối năm 1620. Câu chuyện này được dùng làm biểu tượng tinh thần phiêu lưu và niềm tin tôn giáo của người dân Mỹ và cũng là cốt truyện của Lễ Tạ ơn. Sử Mỹ gọi họ là "Pilgrims" có nghĩa là "người hành hương", vì họ ra đi tìm miền đất hứa của Thượng Đế. Pilgrims - những người hành hương. Protestant (Tin lành) phát triển ở châu Âu từ thế kỷ thứ 16 do một mục sư người Đức là Martin Luther khởi xướng (cái tên Protestant bắt nguồn từ từ "protest" trong tiếng Anh nghĩa là chống lại, ở đây tức là chống lại giáo hội Catholic - Công giáo). Ở Anh quốc, Giáo hội Anh quốc, tách rời khỏi Công giáo năm 1534 dưới thời Henry VIII, thành lập Giáo hội Anh giáo (Church of England) độc lập. Tuy vậy, có một số nhóm thuộc Anh giáo vẫn không hài lòng với các chương trình và hoạt động của Giáo hội Anh giáo lẫn Công giáo, họ muốn "purify" (làm trong sạch) và đổi mới hệ thống giáo hội. Họ được gọi là những người Puritants. Những người Puritants muốn đi theo con đường tương tự như các giáo hội Tin lành khác ở Châu Âu, thay vì vẫn bảo thủ như Anh giáo, vì Anh giáo lúc đó vẫn còn rất giống Công giáo dù đã ly khai khỏi Công giáo. Một số Puritants còn muốn cải cách xa hơn. Sau khi đọc được Tân Ước trong Thánh Kinh, họ phát hiện ra rằng giáo hội ban đầu thời Tân Ước là một giáo hội đơn giản và họ muốn xây dựng một giáo hội kiểu như vậy. Họ muốn cầu nguyện một cách đơn giản chứ không còn nhiều nghi lễ phức tạp như vẫn thấy trong các nhà thờ. Hơn nữa, các nhà thờ thời bấy giờ chịu sự quản lý độc tài từ nhà nước, đời sống tôn giáo là do nhà nước quy định. Dân dù theo Tin lành hay Công Giáo đều phải đi lễ nhà thờ hàng tuần. Những người Puritants có xu hướng tách hoàn toàn ra khỏi giáo hội được gọi là Separatist hay Pilgrims (từ separatist xuất phát từ từ "separate" trong tiếng Anh có nghĩa là tách khỏi). Năm 1607, một nhóm nhỏ những người Thanh giáo Puritants cấp tiến không tin Giáo hội chính thức có thể được cải tổ - đã bỏ tới Leyden, Hà Lan bởi tại đây, Hà Lan cho phép họ được hưởng quy chế tị nạn. Tuy nhiên những người Hà Lan theo phái Can-vanh lại hạn chế họ chỉ được làm những công việc có mức lương thấp. Một số người trong giáo đoàn đã chán nản với sự kỳ thị này và quyết tâm di cư sang Tân Thế giới. Năm 1620, một nhóm những tín đồ Thanh giáo ở Leyden đã được công ty Virginia cấp phép sở hữu đất. 101 người trong số họ đã lên đường tới Virginia trên con tàu "Mayflower". Từ "pilgrim" có nghĩa là người hành hương, trên đường tìm kiếm. Con tàu buồm. Tàu "Mayflower" khi đóng xong được dùng làm tàu buôn, chở vải vóc và rượu vang giữa các cửa biến Anh và Pháp; chiều dài con tàu là 100 feet (30 mét), rộng 25 feet (7,6 mét) ở khoang giữa. Lòng tàu có diện tích 1600 square feet (160 mét vuông) nhưng trần thấp chỉ khoảng 5 feet (1,5 mét). Ngoài hành khách tàu còn chở một số gia súc như dê, cừu, chó, gà và nông cụ. Hành trình. Nguyên thủy chuyến đi dự định có hai con tàu "Mayflower" và "Speedwell" khởi hành từ Southampton nước Anh vào cuối Tháng Bảy đi Virginia nhưng phải hoãn đến đầu Tháng Tám vì tàu "Speedwell" rỉ nước. Dù cố sửa chữa hai ba lần nhưng đến Tháng Chín, trời sang thu không trì hoãn được nữa, riêng con tàu "Mayflower" đành ra khơi, dồn 20 hành khách từ tàu "Speedwell" sang đi chung. Một số người chọn ở lại Anh. Tàu giong buồm lên đường ngày 16 Tháng Chín. Mấy tuần đầu trời yên biển lặng nhưng rồi gặp bão, sóng to, gió lớn tưởng như tàu chìm. Ngày 19 Tháng 11 thì thấy đất liền ở Cape Cod nhưng vì muốn tiến xuống Virginia nên con tàu tiếp tục hướng về tây nam. Không may gặp gió chướng khiến tàu phải giạt vào lại Cape Cod thả neo. Đó là ngày 21 Tháng 11, 1620. Địa điểm này nay là . Trong thời gian gần hai tháng vượt Đại Tây Dương vị y sĩ trên tàu chết và một đứa bé sinh ra. Trước khi lên bờ tất cả mọi gia đình trên tàu đồng ký tên vào bản "Mayflower Compact" tức Mayflower thệ ước, khế ước hành chính đầu tiên của nhóm người lập nghiệp ở Massachusetts. Định cư. Tuy không đến nơi mong muốn lại gặp lúc trời trở đông đoàn người đành nán lại ở Cape Cod đợi sang xuân sẽ xuống Virginia. Chỗ ở không may, thiếu vệ sinh nên nhiều người cả già lẫn trẻ ngã bệnh vì scorbut, sưng phổi hay lao và chết. Đoàn người lại thiếu lương, tiết trời giá lạnh tuyết phủ không trồng trọt được gì nên cơn đói hoành hành. May là có mấy bộ lạc thổ dân châu Mỹ đến giúp, cho thức ăn. Sang đầu năm 1621 trong số 102 người rời Anh thì 46 người đã chết; số người sống sót qua được mùa đông ngắc nghiệt đó chỉ còn già nửa. Ngày 31 tháng 3 năm 1621 họ quyết định bỏ Cape Cod mà rời về địa điểm mới mà họ đặt tên là để tưởng nhớ hải cảng nguyên thủy khi họ rời Anh. Trong khi đó con tàu "Mayflower" lại ra biển lại vào ngày 15 tháng 4 năm 1621 trở về Anh. Di sản. Lễ Tạ ơn ở Mỹ nay đã thành lệ là dựa theo lịch sử con tàu "Mayflower", kỷ niệm những năm đầu tiên của người di dân được thổ dân giúp sức. Riêng hậu duệ nhóm Pilgrims của con tàu "Mayflower" nay vẫn còn giữ truyền thống sinh hoạt với nhau trong hội "" lập từ năm 1897. Câu truyện con tàu "Mayflower" vì là dấu ấn quan trọng trong lịch sử Bắc Mỹ khiến nhiều người hiểu lầm rằng đây là con tàu di dân đầu tiên từ Anh sang Mỹ. Đúng ra người Anh đã lập ra thị trấn St. John's từ năm 1583 vốn được xem là thuộc địa lâu đời nhất của đế quốc Anh.
1
null
Lit Motors Inc. là một công ty có trụ sở tại San Francisco đã bắt đầu thiết kế xe điện hai bánh có khả năng tự cân bằng nhờ con quay hồi chuyển. Công ty còn lên kế hoạch sản xuất quy mô nhỏ lần đầu tiên để có thể cho ra mắt vào năm 2014. Hãng được Daniel K. Kim thành lập vào năm 2010, mục tiêu ban đầu của Lit Motors là tạo ra một kiểu phương tiện giao thông cá nhân mới trong tương lai. Công ty hiện đang phát triển hai sản phẩm có tên mã là C-1 và Cargo Scooter. Sáng chế. Nguồn cảm hứng ban đầu của Lit Motors bất chợt đến với Kim vào năm 2003, khi ông gần như bị nghiền nát bởi một khung gầm trong khi sản xuất một động cơ diesel sinh học cho chiếc Land Rover Defender 90. Kinh nghiệm cận kề cái chết của Kim đã truyền cảm hứng để ông bổ đôi chiếc xe mà tạo thành chiếc xe điện độc đáo C-1 như bây giờ, như một phản ứng đối với những gì ông xem là lãng phí lớn trong ngành công nghiệp giao thông vận tải. Sản phẩm. C-1. C-1 là tên của phương tiện cá nhân mới, là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính tiện nghi của xe hơi và tính linh hoạt của xe gắn máy, đủ chỗ cho hai người và sử dụng hệ thống ổn định hồi chuyển để đứng thẳng khi không di chuyển. Điểm nổi bật của C-1 chính là khả năng tự cân bằng. Nhà sản xuất quảng cáo rằng dù có bị một phương tiện khác đâm vào nhưng C-1 vẫn có thể đứng vững bởi xe được trang bị hệ thống tự cân bằng Thrustcycle SRT với khả năng chuyển đổi năng lượng khi phanh để sạc pin. C-1 được trang bị vỏ bọc kim loại chắc chắn và được thiết kế với mui như xe hơi, cũng được điều khiển bằng vô-lăng, ga và phanh thông qua bàn đạp chân. Tuy xe chỉ có 2 bánh như xe máy, song cũng đủ để đứng vững, ngay cả khi xe bị đâm từ phía cạnh, nhờ vào hệ thống cân bằng tương tự dòng xe Segway. Tốc độ tối đa của chiếc xe máy lai ôtô này là hơn 190 km/h và có thể đi được hơn 320 km nếu pin được sạc đầy. Bên cạnh đó xe có kích thước nhỏ gọn như xe máy, lại có kính bao bọc kín như ô tô, dùng để đi lại trong thành phố. Kiểu dáng xe sang trọng và hiện đại. Sử dụng thuận tiện và không gây ô nhiễm môi trường. Trong xe có 2 chỗ ngồi, có điều hòa nhiệt độ và nhiều túi khí. Hệ thống con quay hồi chuyển giúp hai bánh của xe có thể đứng vững khi đỗ như ô tô. C-1 được trang bị hai con quay hồi chuyển điện tử, có khả năng tạo ra mô men xoắn hơn 1.700 Nm, giúp giữ ổn định và đứng thẳng ngay cả khi chiếc xe đang đứng im. Ấn tượng hơn, nó cũng sẽ giữ C-1 đứng thẳng ngay cả khi chịu tác động từ bên ngoài. C-1 không chỉ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái như trong xe hơi, mà còn giúp họ được bảo vệ an toàn hơn vì nó không bị đổ khi xe đâm vào chướng ngại vật. Vì thế người sử dụng sẽ không cần đội mũ bảo hiểm. Sử dụng xe C-1 không chỉ tránh bị nắng mưa, mà còn an toàn bởi xe không bị đổ khi bị va chạm. Ngoài ra C-1 còn được trang bị hệ thống kết nối hiện đại giúp người lái xe nắm được đầy đủ thông tin về giao thông và điều kiện thời tiết. Daniel Kim là người đưa ra sáng kiến về việc phát triển C-1. Ông cũng từng là nhân viên thiết kế cơ khí của hãng Land Rover, cùng với một đội ngũ kỹ sư và chuyên gia công nghệ, đang tích cực làm việc để có thể cho ra mắt C-1 vào năm 2014. Họ cũng đã có những dự tính trước về điều kiện giao thông đường bộ, điều kiện khí hậu để lập trình cho chiếc xe. C-1 được cung cấp năng lượng bởi động cơ điện có công suất 20 kW, cho phép tăng tốc từ 0 đến 100 km/h trong vòng 6 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa hơn 160 km/h. Một lần nạp đầy điện chiếc xe có khả năng chạy liên tục trong khoảng 320 km. Mức giá khởi điểm của C-1 khi cho ra mắt 1000 chiếc đầu tiên vào năm 2014 sẽ là 24.000 USD. Sẽ phải mất từ 1-2 năm mức giá này mới có thể giảm xuống ngưỡng 16.000 hoặc 14.000 USD. Đến khi đạt tới quy mô "đại trà" (trên 100.000 sản phẩm bán ra mỗi năm) vào năm 2018, C-1 sẽ tụt xuống mức 12.500 USD. Hiện công ty đang cho nhận đặt trước với giá 250–10.000 USD. Hãng sản xuất cho biết C-1 sẽ được phân phối ra khu vực Bắc Mỹ, sau đó đến châu Âu, Đông Á, Nam Á, Úc và Nam Mỹ. Cargo Scooter. Cargo Scooter (xe scooter chở hàng) của Lit Motors hiện vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Công ty đã gọi chiếc Cargo Scooter là "xe chở hàng của các nước đang phát triển". Tương tự như C-1, Cargo Scooter cũng chạy hoàn toàn bằng điện với pin lithium sắt phosphat, có thể chở các thùng hàng có khối lượng lên đến 22 in và trọng lượng lên tới 300 cân Anh với tốc độ tối đa 35 km/h, mỗi lần sạc đầy khiến xe có khả năng chạy liên tục trong khoảng 50-100 dặm. Daniel Kim cho biết chiếc scooter này sẽ sớm có mặt tại Mỹ với mức giá khoảng từ 2.000 đến 4.000 USD, riêng đối với các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc thì Lit Motors tập trung chủ yếu vào việc bán một phiên bản giá rẻ hơn khoảng từ 500 đến 800 USD.
1
null
Mùa thứ 5 của "Thần tượng âm nhạc Việt Nam" được lên sóng từ 15/12/2013 và kết thúc vào ngày 11/5/2014. Nhạc sĩ Anh Quân thay thế nhạc sĩ Quốc Trung trong vai trò giám khảo chương trình, nữ ca sĩ Mỹ Tâm và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng tiếp tục ở vị trí ban giám khảo. Trong khi đó, MC Phan Anh tiếp tục là người dẫn dắt chương trình. MC hậu trường là Cao Thanh Thảo My - thí sinh của Vietnam Idol mùa 4. Nhạc sĩ Huy Tuấn tiếp tục là giám đốc âm nhạc cho chương trình, trong khi giám khảo Quang Dũng là tổng đạo diễn. Đêm chung kết diễn ra vào tối ngày 11/5/2014 với quán quân là thí sinh Trần Nhật Thủy. "Từ mùa thứ 5, chương trình được đổi tên thành Thần tượng âm nhạc Việt Nam theo quy định về thương hiệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch." Giải thưởng của quán quân (mùa 5). Quán quân của chương trình Thần tượng Âm nhạc Việt Nam (mùa 5) sẽ nhận được giải thưởng hấp dẫn trị giá lên đến 600 triệu đồng cùng các phần quà đặc biệt của các nhà tài trợ. Các vòng thi của Thần tượng âm nhạc Việt Nam (mùa 5). Vòng sơ tuyển. Thử giọng bắt đầu ngày 7 tháng 9 năm 2013 tại Huế và tiếp tục ở nhiều thành phố và thị trấn ở Việt Nam. Mọi công dân từ 16 đến 30 tuổi, yêu thích âm nhạc và có khả năng ca hát đều có quyền tham dự chương trình "Thần tượng âm nhạc - Vietnam Idol 2013". Những thí sinh dưới 18 tuổi muốn dự thi thì cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp phải cùng xem xét và ký tên vào Bản đăng ký và Bản cam kết. Vòng Audition. Chú giải về màu sắc: Các thí sinh khu vực miền Bắc. Giám khảo vòng Audition khu vực miền Bắc: Nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Mỹ Tâm và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Các thí sinh ở vòng thi audition miền Bắc "(dưới đây là danh sách các thí sinh được lên sóng và các thí sinh có phần thi được đăng trên kênh Youtube của chương trình, các thí sinh không lên sóng và không có trên Youtube không có trong danh sách này)": Các thí sinh khu vực miền Nam. Giám khảo vòng Audition khu vực miền Nam: Nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Thu Minh, ca sĩ Mỹ Tâm và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Các thí sinh ở vòng thi audition miền Nam "(dưới đây là danh sách các thí sinh được lên sóng và các thí sinh có phần thi được đăng trên kênh Youtube của chương trình, các thí sinh không lên sóng và không có trên Youtube không có trong danh sách này)": Vòng Theatre. Vòng Nhà hát với thành phần giám khảo: Nhạc sĩ Anh Quân, ca sĩ Mỹ Tâm và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. 72 thí sinh giành được vé vàng ở vòng Audition đã tập trung tại Tp. Hồ Chí Minh để tranh tài trong vòng nhà hát. Các thí sinh sẽ trải qua 2 phần thi: - Lượt thi thứ nhất: Lần lượt nhóm 6 thí sinh thi tài với phương thức mộc trước micro. Sau lượt thi này, chỉ còn 24 thí sinh được quyền bước tiếp. - Lượt thi thứ hai: Top 24 thử sức với nhạc đệm piano trong các bài hát tự chọn. Lượt thi này cũng kết thúc vòng nhà hát với 12 thí sinh bước tiếp vào vòng bán kết. Phần thi hát mộc với micro. Ở phần thi này, các thí sinh sẽ chia thành 6 nhóm. Mỗi thí sinh sẽ hát 1 đoạn bài hát mộc qua micro (không có nhạc đệm). Sau khi hoàn thành các phần thi của từng thí sinh, BGK sẽ chọn ra 24 thí sinh tiếp tục dự thi trong phần thi hát với piano. Chú giải về màu sắc: "Các phần thi còn lại của Top 72 không được lên sóng vì thời lượng có hạn." Phần thi hát với piano. Ở phần thi này, mỗi thí sinh sẽ thể hiện 1 bài hát với đàn piano. Sau phần thi này, BGK sẽ chọn ra Top 12 để vào vòng Studio. Chú giải về màu sắc: "Còn một số thí sinh khác của top 24 nhưng phần thi không được lên sóng do thời lượng có hạn." Vòng Studio. Chú giải về màu sắc: Các thí sinh vào vòng Gala (Top 9 chung cuộc) Vòng Gala. Chú giải về màu sắc:
1
null
Ngài Christopher Frank Carandini Lee, CBE (27 tháng 5 năm 1922 – 7 tháng 6 năm 2015) là diễn viên và ca sĩ người Anh. Lee sớm được biết tới qua vai phản diện Bá tước Dracula trong bộ phim cùng tên của hãng Hammer Horror Productions. Ngoài ra, ông còn từng thủ vai Francisco Scaramanga trong bộ phim "The Man with the Golden Gun" (1974) về James Bond, Saruman trong "Chúa tể những chiếc nhẫn" (2001-2003) và "The Hobbit" (2011-2014) cũng như vai bá tước Dooku trong 2 tập của loạt phim "Chiến tranh giữa các vì sao" (2002 và 2005). Lee qua đời vào ngày 7 tháng 6 năm 2015 sau khi nhập viện vì những vấn đề hô hấp và suy tim.
1
null
Conrad Stafford Bain (4 tháng 2 năm 1923 – 14 tháng 1 năm 2013) là diễn viên người Mỹ gốc Canada. Đời tư. Conrad Bain sinh ra ở Lethbridge, Alberta, con trai của Jean Agnes (nhũ danh Young) và Stafford Harrison Bain, một người buôn bán. Ông học tại Trường Mỹ thuật Banff trước khi phục vụ trong Quân đội Canada trong Thế chiến II. Sau đó, ông học tại New York tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Hoa Kỳ, tốt nghiệp năm 1948; một trong những người bạn cùng lớp của anh là diễn viên hài Don Rickles. Bain trở thành công dân nhập tịch Hoa Kỳ vào năm 1946
1
null
Arthur Christopher Orme Plummer (13 tháng 12 năm 1929–05 tháng 2 nǎm 2021) là một diễn viên người Canada. Một số bộ phim nổi tiếng thời kỳ đầu của ông là "The Night of the Generals", "The Return of the Pink Panther", "The Sound of Music", "The Man Who Would Be King" và "Lock Up Your Daughters".
1
null
Omega (ω; tiếng Hy Lạp cổ: Ωμέγα) là chữ cái thứ 24 của bảng chữ cái Hy Lạp. Trong hệ thống số Hy Lạp, nó có giá trị 800. Sử dụng. Ohm (đọc là Ôm) là đơn vị đo điện trở R trong hệ SI, được đặt tên theo nhà vật lý người Đức Georg Simon Ohm. Đơn vị Ohm xuất phát từ định luật Ohm. Định luật Ohm cho rằng cường độ dòng điện khi đi qua vật dẫn điện luôn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế (U) đi qua 2 điểm đó. Điện trở đóng vai trò vô cùng quan trọng, có chức năng dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, chia điện áp cũng như kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động. Kí hiệu của đơn vị Ohm là Ω.
1
null
Toledo ( (); ; , , DIN: "") nằm ở giữa Tây Ban Nha , 70 km về phía nam của Madrid bên bờ sông Tagus. Nó là tỉnh lỵ của tỉnh Toledo, cũng như cộng đồng tự trị Castilla-La Mancha và là trụ sở của tổng giáo phận Toledo. Cùng với Segovia và Ávila đó là 3 thành phố lịch sử nằm chung quanh thủ đô Tây Ban Nha. Huy hiệu. Thị trấn cấp huy hiệu vào thế kỷ thứ 16, với 1 vai trò đặc quyền dựa trên huy hiệu Tây Ban Nha. Thành phố kết nghĩa. Toledo thành phố kết nghĩa và chị em với: Khí hậu. Toledo có khí hậu bán khô hạn (Köppen: "BSk") giống với các đặc tính của khí hậu Địa Trung Hải ở tìm thấy đa số các nơi ở Tây Ban Nha. Mùa đông ấm, trong khi mùa hè nóng và khô. Lượng mưa thấp thường tập trung ở mùa đông và đầu xuân. Nhiệt độ cao nhất trong kỷ lục là 43.1 °C (109.58 °F) vào ngày 10 tháng 8 năm 2012; nhiệt độ thấp nhất là −9.1 °C (15.6 °F) vào ngày 27 tháng 1 năm 2005.
1
null
Iron Maiden là một ban nhạc heavy metal thành lập ở Leyton, phía đông London năm 1975. Qua nhiều lần thay đổi đội hình, các thành viên hiện tại là: Bruce Dickinson (lead vocals), Steve Harris (bass guitar-nhạc sĩ chính), Janick Gers, Dave Murray, Adrian Smith (guitars) và Nicko McBrain (drum). Trong đó Steve Harris và Dave Muray là 2 thành viên duy nhất vẫn giữ nguyên kể từ khi nhóm thành lập. Tính đến thời điểm hiện tại,ban nhạc đã có 38 album bao gồm: 16 studio album, 11 live album, 4 album dạng EP và 7 . Là tiên phong cho dòng nhạc NWOBHM, "ông lớn" Iron Maiden đã đạt được nhiều thành công vang dội nhất định trong thập niên 80. Sau cú debut gây kinh ngạc với album đầu tay cùng tên (1980) và "Killers" (1981), Maiden liên tiếp và không ngừng cho ra những 'siêu phẩm' album như "The Number of The Beast" (1982), "Piece of Mind" (1983), "Powerslave" & chuyến lưu diễn "Live After Death" (1985), "Somewhere in Time" (1986) và "Seventh Son of a Seventh Son" (1988)... qua đó liên tiếp giành những danh hiệu album bạch kim hay vàng ở Anh và Mỹ trong giai đoạn hoàng kim này. Đồng thời giúp cho Maiden đạt được vị trí quan trọng trong giới Metal. Đến những năm 90, 2 album tiếp theo như "No Prayer for the Dying" (1990) và "Fear of the Dark" (1992) cũng khá thành công cho đến khi ban nhạc không có sự góp giọng của Bruce và tiếng guitar của Adrian Smith trong các album "The X Factor" (1995) và "Virtual XI" (1998) (Blaze Bayley là ca sĩ trong hai album này) từ năm 1995-1998. Nhưng sự thay đổi này không mấy thành công cho Maiden ở giai đoạn này, sau đó đội hình được ổn định lại cho đến hiện tại khi Bruce Dickinson và Adrian Smith trở về và cống hiến tiếp cho ban nhạc 1 "siêu phẩm" album khác ở năm 2000, đó là "Brave New World". Album gần đây nhất của nhóm mang tên "The Book of Souls" ra mắt vào gần cuối năm 2015, và đã là 5 năm kể từ album trước đó "The Final Frontier" (2010). Với sự phát triển không ngừng của dòng nhạc heavy metal đang làm chủ âm nhạc, Iron Maiden cùng những cái tên như Metallica, AC/DC, Guns N' Roses, Judas Priest hay Manowar, Megadeth đã tạo ra những lò lửa metal bùng cháy khắp thế giới nơi mà họ đặt chân trong giai đoạn 70-90 thế kỷ trước. Phong cách. Nhắc tới cái tên "Iron Maiden" người ta lại nghĩ ngay đến 1 hình thức tra tấn thời trung cổ, nghĩ ngay đến hình ảnh...1 người đàn bà. Tất nhiên âm nhạc của họ cũng không khác gì "trung cổ". Nhắc đến "Iron Maiden", người hâm mộ lại nghĩ ngay đến những bìa album hình ma quỷ ghê rợn của họ. Các thành viên trong ban nhạc vốn bị ảnh hưởng bởi những phim, văn học kinh dị, họ có cả 1 "nhân vật tượng trưng" mang tên "Eddie the Head" - thứ đã gắn bó với họ trong các album, single, music video và ngay cả trên sân khấu. Ban nhạc với tay bassist đa tài kiêm người viết nhạc chính cho nhóm - Steve Harris người đã dẫn dắt lối đi âm nhạc cho IM là thành phần không thể thiếu. Kỹ thuật bè gãy guitar "mạch lạc, không giới hạn" của bộ đôi Dave Muray/Adrian Smith, tiếng trống "mát rượi" của Nicko McBrain đi cùng vị frontman đa tài Bruce Dickinson luôn có khả năng khuấy động khán giả mà không giới hạn sự rộng-hẹp của show diễn,đưa các thính giả vào 1 thế giới ảo đậm chất nguyên thủy mang tên "Iron Maiden", phả vào những đồng nghiệp khác sự hưng phấn và bạn luôn thấy được sự hoàn hảo của "trinh nữ sắt" trên đấu trường âm nhạc. Sự ảnh hưởng. Về khía cạnh âm nhạc, Iron Maiden đã tạo ra ảnh hưởng và cảm hứng cho nhiều ban nhạc và nghệ sĩ thế hệ kế tiếp trong vòng 40 năm qua. Lối chơi heavy metal thuần khiết rắn chắc, mạch lạc, nhanh nhẹn mang đậm tính kỹ thuật, đa dạng giai điệu là cơ sở các band sau này. In Flames,1 đại diện tiêu biểu đến từ Thụy Điển chơi melodic death metal tạo ra thứ âm nhạc đi từ dạo khúc nhẹ nhàng của Iron Maiden cho đến sự cao trào, mạnh bạo một phần từ death metal, thứ mà khán giả thấy được trong hầu hết các album của họ với thời lượng track dài, giai điệu mạch lạc, chau truốt hoa mỹ. Chính Jesper Strömblad - cựu guitarist của In Flames đã từng đề cập rằng ban nhạc đã dùng âm thanh du dương của Iron Maiden để kết hợp với death metal ! Matt Heafy (Trivium) nói rằng:"Nếu không có Iron Maiden, Trivium chắc chắn không thể tồn tại". Các thành viên trong những ban nhạc khác như Fozzy, 3 Inches of Blood, Dream Theater cũng thừa nhận Iron Maiden là tiền đề cho họ thành lập. Sự phát triển của NWOBHM tại Anh quốc đã lan đến nền âm nhạc của Mỹ vào giữa những năm 90, thứ họ gọi là "New Wave of American Heavy Metal" cùng với hàng ngàn ban nhạc mở ra thời kỳ mới cho Metal. Danh sách thành viên. Hát chính: Chơi guitar: Tay trống:
1
null
Walter Bruce Willis (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1955) là một cựu diễn viên, nhà sản xuất và ca sĩ người Mỹ. Sự nghiệp điện ảnh của ông bắt đầu trên sân khấu Off-Broadway và sau đó xuất hiện trên màn ảnh nhỏ vào những năm 80, đáng kể nhất với vai David Addson trong "Moonlighting" (1985-1989) và tiếp tục lên sóng truyền hình và phim ảnh thời gian đó, bao gồm các thể loại hành động, tình cảm, kinh dị... Ông được biết đến nhiều nhất với vai diễn John McClane trong loạt phim "Die Hard". Các bộ phim của Willis bao gồm "The Last Boy Scout" (1991)", Pulp Fiction" (1994), "12 Monkeys" (1995), "The Fifth Element" (1997), "The Jackal" (1997), "Armageddon" (1998), "Mercury Rising" (1998), "The Sixth Sense" (1999), "Sin City" (2005), Red (2010), "The Expendables 2" (2012), "Looper" (2012) và vai David Dunn trong "Unbreakable" (2000), "Split" (2016) và "Glass" (2019). Với vai trò là một ca sĩ, Willis phát hành album đầu tay "The Return of Bruno" vào năm 1987. Ông tiếp tục phát hành thêm hai album vào năm 1989 và 2001. Ông nhận được nhiều giải thưởng, bao gồm một giải Quả cầu vàng, hai giải Emmy và hai giải People's Choice Awards. Ông nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood năm 2006. Bruce Willis chính thức giải nghệ làng điện ảnh vào năm 2022 do ông đang mắc hội chứng bất lực ngôn ngữ. Tiểu sử. Willis có tên khai sinh là Walter Bruce Willis, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1955 tại Tây Đức. Cha ông, David Willis (1929-2009) là một người lính Mỹ. Mẹ ông, Marlene là một người Đức, sinh gần Kassel. Willis là anh cả trong gia đình có bốn người con; ông có một em gái tên Florence và một người em trai tên là David. Em trai Robert của ông qua đời bởi căn bệnh ung thư tuyến tụy vào năm 2001, thọ 42 tuổi. Sau khi xuất ngũ năm 1957, cha Willis đưa gia đình ông quay trở về Carneys Point Township, New Jersey. Willis miêu tả bản thân xuất thân từ một gia đình tầng lớn lao động thường. Mẹ ông làm việc tại một ngân hàng còn cha ông là một thợ hàn, thợ máy chuyên nghiệp và công nhân nhà máy. Willis theo học tại trường trung học Penns Grove ở quê nhà, nơi ông gặp vài vấn đề với chứng nói lắp, vì thế ông được bạn bè đặt biệt danh là "Buck-Buck". Sau khi thể hiện mình trên sân khấu thuận lợi và mất dần chứng nói lắp, Willis bắt đầu biểu diễn trên sân khấu; những hoạt động ở trường của ông đánh dấu bởi những sự kiện như câu lạc bộ kịch và trở thành chủ tịch hội đồng học sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học, Willis nhận một công việc làm bảo vệ tại Salem Nuclear Power Plant, đồng thời làm công việc giao hàng tại nhà máy Dupont Chambers Works ở Deepwater, New Jersey. Sau khi kết thúc công việc thám tử tư (một vai diễn ông sẽ đóng trong series phim truyền hình "Moonlighting" và bộ phim năm 1991 "The Last Boy Scout"), Willis bắt đầu chuyển sang diễn xuất. Ông tham gia vào chương trình kịch tại trường đại học bang Montclair, nơi ông tham gia sản xuất vở kịch "Cat on a Hot Tin Roof". Willis rời trường học và chuyển đến thành phố New York, ông bắt đầu với công việc phục vụ rượu tại West 19th Street art bar Kamikaze. Sự nghiệp. Thập niên 1980. Willis rời New York và chuyển đến California để thử vai trong một số chương trình truyền hình. Vào năm 1984, ông xuất hiện trong một tập phim của sê-ri truyền hình "Miami Vice", với tiêu đề là "No Exit". Năm 1985, ông đóng vai khách mời trong tập "Shatterday" của sê-ri The Twilight Zone. Ông thử vai David Addison Jr. trong sê-ri "Moonlighting" (1985-1989), và ông đã vượt qua 3000 diễn viên khác để giành được vai này. Vai diễn đối diện với Cybill Shepherd, đã giúp ông trở thành diễn viên hài với chương trình kéo dài năm mùa. Trong thời gian đó, ông đã giành giải Emmy cho Nam diễn viên sê-ri chính kịch xuất sắc nhất và giải Quả cầu vàng cho Nam diễn viên sê-ri hài - nhạc kịch xuất sắc nhất. Trong lúc các show của ông thành công thì hãng nước uống đã thuê Willis quảng cáo cho sản phẩm Golden Wine của họ. Với chiến dịch quảng cáo ông đã thu được từ 5-7 triệu đô lo chỉ sau 2 năm. Và vì lẽ đó, ông đã không kết thúc hợp đồng với công ty cho đến khi ông quyết định bỏ uống rượu vào năm 1988. Willis có vai diễn điện ảnh đầu tiên vào năm 1987 trong "Blind Date" của Blake Edwards, với Kim Basinger và John Larroquette. Edwards cũng cho anh đóng vai trò vai diễn của một tên cao bồi thật thụ Tom Mix trong bộ phim "Sunset" năm 1988. Ngoài ra, nằm ngoài mong đợi ông lại được diễn xuất trong "Die Hard" (1988) trong vai John McClane, và chính là bộ phim đã làm nên tên tuổi ông, khiến Bruce Willis trở thành một ngôi sao trong làng điện ảnh. Ông đã thể hiện được những kĩ năng cá nhân cũng như những pha hành động kiểu 1 tay 1 súng trong bộ phim này, và sau đó bộ phim đã thu về danh thu 138,708,852 đô la trên toàn cầu. Nối tiếp thành công với vai diễn McClane trong DieHard, ông cũng tham gia một vai phụ trong bộ phim "In Country" với vai 1 cựu lính Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam tên là Emmett Smith và cũng tham gia lồng tiếng cho bộ phim Look Who’s Talking, và tiếp tục sau đó là Look Who’s Talking Too. Vào cuối những năm 80, Willis bắt đầu tận hưởng niềm niềm đam mê và đạt được thành công trong lĩnh vực ca sĩ, với album nhạc pop-blues với tiêu đề "The Return of Bruno", trong đó bao gồm ca khúc hit "Respect Yourself" hợp tác với The Pointer Sisters. Và sau đó ông cho ra sản phẩm thứ 2 đó là ca khúc Under The Boardwalk, sản phẩm đã đứng vị trí thứ 2 trong UK Top 40, đạt được thành công nhỏ trong làng giải trí Mỹ. Willis trở lại với việc phòng thu những năm sau đó. Thập niên 1990. Willis giành được thành công lớn trong sự nghiệp cá nhân của mình bao gồm vai diễn John McClane trong Die Hard. Bộ phim được tiếp nối sau đó với "" (1990) và "Die Hard with a Vengeance" (1995). Tổng danh thu toàn cầu của ba phim đầu tiên trong sê-ri "Die Hard" vượt qua 700 triệu đô và đưa Willis thành ngôi sao hành động hàng đầu Hollywood. Đầu những năm 90, sự nghiệp Willis có phần kém phát triển hơn và không đạt thành công như mong đợi, ví dụ như "The Bonfire of the Vanitles", ông giành lại thành công với "Striking Distance", nhưng lại thất bại với "Color of Night" năm 1994. Sự thất bại doanh thu phòng vé của phim khiến nó không nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình nhưng đã đạt được thứ hạng cao trong hội chợ video gia đình và trở thành một trong 20 phim được thuê nhiều nhất tại Hoa Kỳ năm 1995. Năm 1994, ông nhận vai phụ Butch Coolidge trong bộ phim "Pulp Fiction" của Quentin Tarantino, đưa ông thành công trở lại với nghiệp diễn xuất. Vào năm 1996, ông là nhà điều hành sản xuất và đóng trong phim hoạt hình "Bruno the Kid" mang nét CGI hình tượng của chính ông. Ông chuyển sang đóng vai chính trong các bộ phim 12 con khỉ (1995) và The Fifth Element (1997). Tuy nhiên, vào cuối những năm 90, sự nghiệm của ông lại xuống dốc với những lời chỉ trích phê bình trầm trọng, điển hỉnh là các bộ phim như "The Jackal", "Mercury Rising" và "Breakfast of Champions", thành công của ông chỉ được cứu vãn bởi bộ phim Armegeddon do Michael Bay đạo diễn - bộ phim có doanh thu toàn cầu cao nhất năm 1998. Cũng cùng trong một năm giọng nói và hình tượng của ông được đề cao trong video game PlayStation "Apocalypse". Và năm 1990, Willis đảm nhận vai diễn trong bộ "Giác quan thứ sáu" do M. Night Shyamalan sản xuất. Trong phim, mặc dù là người thuận tay trái, nhưng ông phải học cách viết bằng tay phải để khán giả không để ý chiếc nhẫn cưới của nhân vật ông đóng đã mất. Phim vừa nhận được sự thành công trong giới phê bình cũng như doanh thu, và đã khiến người xem càng ngày càng thích thú với diễn xuất của ông. Thập niên 2000. Vào năm 2000, Willis thắng giải Emmy cho nam diễn viên khách mời trong sê-ri hài xuất sắc nhất nhờ vai diễn trong loạt phim hài kịch tình huống "Những người bạn" (trong phim ông thủ vai cha của bạn gái Ross Geller). Năm 2001, ông cũng được đề cử vào diễn viên phụ nam diễn xuất hài hước nhất tại American Comedy Award với hạng mục Nam diễn viên khách mời vui tính nhất cũng trong phim truyền hình "Những người bạn". Cũng trong năm 2000, Willis thủ vai Jimmy "The Tulip" Tudeski trong "The Whole Nine Yards" cùng với Matthew Perry. Willis ban đầu được chọn thủ vai Terry Benedict trong "Ocean’s Eleven" (2001) nhưng ông đã từ chối vì bận thu âm album mới của mình. Trong "Ocean’s Twelve" (2004), ông có một vai khách mời cho vai chính ông. Vào 2007, ông xuất hiện trong bộ phim "Planet Terror" và bên cạnh đó ông còn tham gia vào "Grindhouse" với nhân vật phản diện, một tên lính biến thái. Nó cũng đã đưa ông đến với lần cộng tác thứ 2 giữa ông và đạo diễn Robert Rodriguez trong "Thành phố tội ác". Willis xuất hiện trên "Late Show with David Letterman" trong một vài lần ngoài công việc diễn xuất của mình. Ông thế chỗ David Letterman trong show của ông ấy vào ngày 26 tháng 2 năm 2003, khi ông đảm nhận vai trò là khách mời. Trong nhiều lần xuất hiện của ông trong các show, Willis luôn trao chút vẻ bề ngoài hài hước đối với khán giả, ví dụ như ông đã mặc bộ đồ màu cam chói lóa để tỏ lòng trân trọng đối với khán giả Central Park, với một bên của khuôn mặt được hóa trang như trúng đạn sau cú bắn của Harry Whittington, trong cố gắng phá kỉ lục (nhái lại David Blaine) ở dưới mặt nước trong 20 phút. Ngày 12 tháng 4 năm 2007, ông lại xuất hiện, lúc này thì đội bộ tóc giả của Sanjaya Malakar. Thời gian biến mất gần đây nhất của ông là vào ngày 25 tháng 6 năm 2007, khi quay trở lại thì ông đã xuất hiện trong một chiếc khăn nhỏ quấn nửa đầu để phụ họa hài hước cho bộ phim tài liệu hư cấu của ông mang tên An Unappealing Hunch (một sự nhái hàng của "An Inconvenient Truth"). Willis cũng từng đóng quảng cáo truyền hình cho Subaru Legacy của Nhật. Willis đã xuất hiện trong bốn bộ phim với Samuel L. Jackson ("Loaded Weapon 1" của National Lampoon, "Pulp Fiction", "Die Hard with a Vengeance" và "Unbreakable") và cả hai diễn viên dự kiến sẽ đóng chung trong "Black Walter Transmit", trước khi giải tán. Willis cũng từng tham gia trong phim "Hostage" cùng con gái Rumer Willis, vào năm 2005. Vào năm 2007, ông xuất hiện trong bộ giật gân "Người lạ hoàn hảo", đối diện với Halle Berry, và trong bộ phim "Alpha Dog", lại đối diện với Sharon Stone, và đánh dấu sự trở lại của ông với vai diễn John McClane trong "Live Free or Die Hard". Và sau đó, ông xuất hiện trong "What Just Happened" và "Surrogates", dựa theo cuốn truyện hài cùng tên. Willis đã được dự kiến thủ vai một đại tướng Mỹ William R. Peers trong tác phẩm "Pinkville" của đạo diễn Oliver Stone, một bộ phim nói về vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968. Tuy nhiên, bởi vị cuộc xung đột trong giới biên kịch Mỹ năm 2007, bộ phim đã bị đình công. Willis xuất hiện trong Blues Traveler năm 2008 album North Hollywood Shootout, mang đến một màng độc diễn với bản "Free Willis (tưởng nhớ người chú Bob). Vào đầu năm 2009, ông xuất hiện trong chiến dịch quảng cáo cho việc đổi tên công ty bảo hiểm Norwich Union thành Aviva. Thập niên 2010. Willis đóng chung với Tracy Morgan trong bộ phim hài "Cop Out" do Kevin Smith đạo diễn, nói về hai cảnh sát cũng là thám tử điều tra về tội phạm đánh cắp thẻ bóng chày. Bộ phim được công chiếu vào tháng 2 năm 2010. Và Willis cũng xuất hiện trở lại trong video ca nhạc mang tên "Stylo" của Gorillaz. Cũng vào năm 2010, ông cũng xuất hiện trong một vai khách mời cùng với những người đồng sở hữu Planet Hollywood cũ và các ngôi sao hành động những năm 80 như Sylvester Stallon và Arnold Schwarzenegger trong phim "Biệt đội đánh thuê". Willis thủ vai Church, một người hói đầu. Đây cũng là lần đầu tiên những ngôi sao hành động tên tuổi cùng xuất hiện trong một tác phẩm. Mặc dù cảnh quay vô cùng ngắn, nhưng cũng rất dễ để đoán được ngay các cảnh trong phim. Bộ ba phim được lấy cảnh tại một ngôi chùa bỏ hoang vào ngày 24 tháng 10 năm 2009. Willis đóng vai Frank Moses trong bộ phim "RED", dựa theo cuốn truyện tranh mini sê-ri cùng tên. Bộ phim được công chiếu vào ngày 15 tháng 10 năm 2010. Willis đóng chung với Bill Murray, Edward Norton và Frances McDormand trong bộ phim "Moonrise Kingdom" (2012). Bộ phim lấy bối cảnh tại Rhode Island dưới sự đạo diễn của Wes Anderson vào năm 2011. Willis trở lại với "The Expendables 2" (2012). Ông xuất hiện chung với Joseph Gordon-Levitt trong bộ phim hành động khoa học viễn tưởng mang tên "Sát thủ xuyên không" (2012), thủ vai Gordon-Levitt lúc già, Joe. Willis hợp tác cùng 50 Cent trong bộ phim do David Barrett đạo diễn mang tên "Fire with Fire", đối diện với Josh Duhamel và Rosario Dawson, nói về một người lính cứu hỏa liều mình giải cứu người tình của anh ấy. Willis cũng tham gia vào Vince Vaughn và Catherine Zeta-Jones trong "Lay the Favorite", đạo diễn bởi Stephen Frears, nói về một nhân viên phục vũ cóoc-tai trở thành 1 tay cờ bạc chuyên nghiệp. Hai bộ phim được phát hành bởi Lionsgate Entertainment. Và sau đó, Willis lại trở lại với vai diễn để đời của mình là McClane trong phần năm của bộ phim mang tên "A Good Day to Die Hard", được công chiếu vào ngày 14 tháng 2 năm 2013. Trong đoạn phỏng vấn, Willis có nói "Có một dấu ấn vô cùng lớn trong tim tôi đối với Die Hard… đó là khởi đầu của mọi vai diễn cùng hình ảnh trong suốt hơn 25 năm qua và vẫn trở lại với hình ảnh có chút hài hước bên trong. Nó đặc ra một thử thách rất nặng đối với tôi khi phải thực hiện lại một bộ phim và hoàn thành nó bằng chính hình ảnh của tôi, hình ảnh trong Die Hard bao nhiêu năm qua. Tôi đã luôn cố thực hiện nó một hàng giờ. Hình ảnh nhân vật Lex Luthor trong bộ phim "" được thực hiện bởi Mark Rolston với hình tượng nhân vật dựa theo vai diễn của Willis trong Die Hard. Vào ngàu 12 tháng 10 năm 2013, Willis tổ chức "Saturday Night Live" với "Katty Live" trong vai trò khách mời. Willis thủ vai chính trong bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử "". Năm 2015, Willis xuất hiện lần đầu trên sân khấu Broadway trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết Misery của Stephen Gold cùng với Laurie Metcalf tại Nhà hát Broadhurst. Những bộ phim có sự xuất hiện của Willis đã thu về từ 2,64 tỷ đô la đến 3,05 tỷ đô la tại các phòng vé Bắc Mỹ, giúp ông trở thành diễn viên có doanh thu cao thứ tám trong một vai chính và cao thứ 12 bao gồm cả vai phụ. Ông là người hai lần chiến thắng tại giải Emmy, hai lần giành giải Quả cầu vàng và đề cử giải Sao Thổ bốn lần. Hoạt động kinh doanh. Đời sống kinh doanh Willis có tài sản tại Los Angeles và tại Penns Grove, New Jersey, cho thuê những căn hộ ở Trump Tower, Trump Place và cả ở New York, có một căn nhà ở Malibu, California, trại chăn nuôi ở Montana, một căn hộ bãi biển tại Parrot Cay ở Turks và Caicos, và sở hữu nhiều tài sản khác tại Sun Valley, Idaho. Trong năm 2000, Willis và cộng sự làm ăn của ông là Arnold Rifkon, bắt đầu công ty sản xuất điện ảnh gọi là Cheyenne Enterprises. Ông cũng có kinh nhỏ nhỏ tại Hailey, Idaho, bao gồm quá bar The Mint và rạp chiếu The Liberty và cũng là một trong những nhà sáng lập Planet Hollywood, với các diễn viên như Arnold Schwarzenegger và Sylvester Stallone. Vào năm 2009, Willis ký hợp đồng và trở thành đại diện cho nhãn hàng Belvedere SA’s Sobieski Vodka với thỏa thuận sở hữu 3,3% cổ phần trong công ty. Đời sống cá nhân. Những hình mẫu diễn xuất của Willis là Gary Cooper, Robert De Niro, Steve McQueen và John Wayne. Willis là người thuận tay trái. Mối quan hệ và con cái. Tại buổi lễ ra mắt bộ phim "Stakeout", Willis đã gặp nữ diễn viên Demi Moore. Họ kết hôn vào ngày 21 tháng 11 năm 1987 và có ba người con gái: Rumer Willis (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1994), Scout LaRue (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1991) và Tallulah Belle Willis (sinh ngày 3 tháng 2 năm 1994) Họ tuyên bố ly thân vào ngày 24 tháng 6 năm 1998, trước khi vợ chồng ông ly hôn vào ngày 18 tháng 10 năm 2000. Ông cho biết diễn viên Will Smith đã giúp ông vượt qua khó khăn. Cặp đôi không công khai lý do chia tay. Đối với vấn đề này, Willes phát biểu "Tôi cảm thấy mình không đủ sức để trở thành một người chồng, người cha xứng đáng với gia đình". Sau khi chia tay, tin đồn vẫn còn dai dẳng đã khiến cặp đôi có ý định quay trở lại, cho đến khi Demi Moore kết hôn với Ashton Kutcher. Willis vẫn giữ quan hệ thân thiết với cặp đôi Moore và Kutcher, thậm chí còn đến dự cả lễ cưới của họ. Willis đính hôn với nữ diễn viên Booke Burns cho đến khi kết thúc vào năm 2004 sau 10 tháng chung sống. Ông đã cưới người mẫu Emma Heming tại Turks và Caisos và ngày 21 tháng 3 năm 2009; khác mời có cả ba người con gái của ông, Demi Moore và Ashton Kutcher. Họ kết hôn mà không có sự ràng buộc bởi pháp luật, về thế nên lễ cưới được tổ chức trở lại một cách bình thường tại Beverly Hills 6 ngày sau đó. Cặp đôi có với nhau hai con gái: Mabel Ray Willis (sinh ngày 1 tháng 4 năm 2012) và Evelyn Peen Willis (sinh ngày 5 tháng 5 năm 2014). Quan điểm tôn giáo. Willis theo đạo Tin lành Lutheran (tên chính xác là Lutheran Church-Missouri Synod), nhưng không theo được lâu. Trong lần phỏng vấn với tạp chí George tháng 7 năm 1998, ông có phát biểu: "Có một điểm chung trong sự hiện hữu của tôn giáo, theo tôi quan niệm, đó chính là các hình thức khác nhau của cái chết... Chúng rất quan trọng khi chúng ta không hề hiểu tại sao mặt trời lại chuyển động, tại sao thời tiết lại thay đổi, tại sao lại có bão và núi lửa lại phun trào… Tôn giáo trong thời kì hiện đại là sự chấm hết của những quan niệm cổ hủ, xa xưa. Nhưng lại có thể đưa ra lời giải thích cho Kinh thánh một cách hoàn toàn hợp lý. Thật đúng là vậy! Tôi lựa chọn không tin vào gì cả, như bạ cũng đã biết đó chính là những gì tạo nên một nước Mỹ dễ chịu. Quan điểm chính trị. Vào năm 1988, ông và vợ ông là Demi Moore mở chiến dịch vận động tranh cử cho thống đốc bang Massachusetts là Micheal Dukakis vào chức vụ tổng thống. Bốn năm sau, ông ủng hộ cho tổng thống George H. W. Bush và ông là một nhà phê bình thẳng thắng Bill Clinton. Ngoài ra, vào năm 1996, ông đồng tình với Clinton đảng cộng hòa đồi đầu với Bob Dole, bởi vì lý do Dole đã lên tiếng chỉ trích bộ phim do Demi Moore thủ vai mang tên Striptease. Willis được mời tham gia cuộc nói trò chuyện chính trị đảng Cộng hòa năm 2000, và mở chiến dịch ủng hộ Gerge W. Bush năm đó. Ông không hề có sự đóng góp hay ý kiến tán đồng nào trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2008. Trong vài cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2006, ông nói Hoa Kỳ nên có hành động can thiệp mạnh hơn đối với Colombia, để kết thúc tình trạng buôn bán hàng cấm, thuốc lậu. Trong vài cuộc phỏng vấn, ông nói sẽ tài trợ nhiều khoản tiền tài trợ lớn vào giáo dục cũng như văn phòng cảnh sát. Ông còn nói là rất thật vọng đối với chính sách chăm sóc ưu đãi người Mỹ bản địa của chính phủ Hoa Kỳ. Willis cũng có phát biểu rằng ông ủng hộ cho việc sử dụng súng theo pháp luật, "mọi người sinh ra đều có đôi tay của mình, nếu ai cướp súng khỏi người chủ sở hữu hợp pháp của nó, thì người có súng trong tay chính là kẻ xấu". Vào tháng 2 năm 2006, Willis có xuất hiện tại Manhattan và trao đổi về bộ phim 16 Blocks với phóng viên. Một phóng viên đã cố hỏi ông về quan điểm của mình đối với chủ phủ hiện thời, nhưng đã bị ông ngắt lời bằng một cay xen ngang: "Tôi đã phát mệt với những câu hỏi vớ vẩn đại loại như thế này rồi. Tôi là một người ủng hộ đảng Cộng hòa, trong chừng mực nào đó tôi muốn một chính phủ nhỏ hơn, tôi muốn có ít sự can thiệp của chính phủ hơn. Tôi muốn họ thôi nhúng tay vào tiên bạc tài sản của mình và các bạn và khoảng thuế mà chúng ta phải trả là 50%...mỗi năm. Tôi muốn họ phải có trách nhiệm về tài chính và đưa tất cả những phần tử vận động hành lang khốn kiếp này ra khỏi Washington. Hãy làm như thế và tôi sẽ nói tôi là người ủng hộ đảng Cộng hòa… Tôi căm ghét chính phủ, OK? Tôi là người phi chính trị. Viết những điều đó ra. Tôi không phải là người đảng Cộng hòa. Danh tánh Willis được đề cập trên phần quảng cáo của tờ Los Angeles Times vào ngày 17 tháng 8 năm 2006, nó đã lên án Hamas và Hezbollah và ủng hộ Israel trong cuộc chiến Israel-Liban năm 2006. Sở thích quân đội. Qua sự nghiệp điện ảnh của mình, Willis đã phần nào khắc họa nên chân dung của những người lính trong các bộ phim, ví dụ như "The Siege", "Hart’s War", "Tear of the Sun", Grindhouse và "". Lớn lên trong một gia đình có truyền thống quân đội, Willis công khai bán bánh qui Girl Scout cho lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Vào năm 2002, người con gái thứ hai của Willis, Tallulah, đã đề nghị ông cung cấp bánh qui Girl Scout cho lính. Willis đã cung cấp 12 ngàn hộp bánh qui, và nó đã được phân phát cho lính thủy USS John F. Kennedy và một số trạm lính khác ở khắp khu vực Trung Đông thời gian đó. Vào năm 2003, Willis đến thăm Iraq trong tour USO, hát và trình diễn cho quân lính cùng ban nhạc của ông là The Accelerators. Willis nhìn nhận rằng tham gia vào quân đội sẽ giúp trong việc chiến đấu ở chiến tranh Iraq thứ 2, nhưng độ tuổi của ông không còn cho phép nữa. Người ta tin rằng ông đã hiến 1 triệu đô la tài trợ cho những người không trực tiếp tác chiến, những người ra khỏi những tổ chức khủng bố như Osama bin Laden, Ayman al-Zawahiri hay Abu Musad al-Zarqawi; vào tháng 6 năm 2007 kết quả đưa ra của "Vanity Fair" (dịch tạm là HỘI CHỢ PHÙ HOA), tuy nhiên, ông đã làm sáng tỏ sự việc và cho nó chưa hoàn toàn đúng. Willis cũng đã phê bình, chỉ trích giới truyền thông về những thông tin cũng như những thống kê sai lệch về chiến tranh, sự thật về chiến tranh đã bị bóp nén quá nhiều. "Tôi đi đến Iraq bởi về những gì tôi thấy ở đó khi thành phần chính trong quân lính toàn là trẻ em-những người tình nguyện ở Iraq; những người có quyền lực thì lại quay lưng đi, những sự giúp đỡ về y tế, về nước cũng quay lưng đi và bạn hoàn toàn không hề nghe gì về những thông tin đó. Tất cả những gì bạn nghe được chỉ là "Một con số X nào đó của những người vừa bị giết hôm nay", tôi nghĩ đó là một tác hại to lớn, cứ như là chúng ta đang ngầm quên đi và không để ý gì đến những thế hệ trẻ em và phụ nữ đang chiến đấu ngoài kia để giúp đỡ cho đất nước này." Willis phát biểu vào năm 2005, ông muốn "làm nên một tác phẩm điện ảnh về chiến trạnh thật sự vĩ đại nói về những người lính Mỹ đang biểu trưng cho sức mạnh chiến đấu bảo vệ tự do và nền dân chủ. Bộ phim nhận được sự theo dõi của những thành viên trong Deuce Four, the 1st Battanlion, 24th Infantry, những người có vai trò to lớn trong Mosul và luôn được nhận những huy chương quý báu về nó. Bộ phim đựa dựa trên câu chuyện được viết bởi blogger Michael Yon, một người lính đặc nhiệm Mỹ, người đã gửi về những thông tin thật sự về tình hình xảy ra tại Deuce Four. Willis mô tả cốt truyện của bộ phim như sau "Đây là những con người mà những gì họ làm chính là để đòi hỏi về số tiền rất nhỏ trong khi bảo vệ và chiến đấu cho cái mà họ coi là TỰ DO" Danh sách đĩa nhạc. Album đơn: Album biên tập/xuất hiện khách mời:
1
null
Năm 2020 (số La Mã: MMXX) là năm đã qua và bắt đầu vào thứ tư theo lịch Gregory, nó sẽ là năm thứ 2020 của Công nguyên hay của Anno Domini; năm thứ 20 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ 21, và là năm đầu tiên của thập niên 2020. Năm 2020 được chỉ định là Năm của y tá và nữ hộ sinh bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Liên Hợp Quốc tuyên bố 2020 là Năm Quốc tế về Sức khỏe Hành tinh. Năm 2020 còn được chỉ định là Năm Quốc tế của Những âm thanh bởi Ủy ban Âm học Quốc tế. Đại dịch COVID-19 2019-2020 bùng phát đã dẫn đến gián đoạn kinh tế xã hội toàn cầu nghiêm trọng. Một bản báo cáo tiến độ của Liên hợp quốc công bố vào tháng 12 năm 2020 đã chỉ ra rằng, không có bất kỳ Mục tiêu phát triển bền vững quốc tế nào đề ra cho năm 2020 là đạt được cả. Mất. Tháng 12. 6 tháng 12
1
null
Tiểu luận nhìn chung là một văn bản ngắn dưới hình thức viết, thể hiện góc nhìn chủ quan của tác giả. Định nghĩa tiểu luận mơ hồ và có thể là một bài viết, một bức thư hay truyện ngắn. Cách trình bày bài tiểu luận thường theo hình thức và ngẫu hứng. Các bài tiểu luận theo hình thức sẽ có "chủ đề rõ ràng; văn phong khoa học; tổ chức, độ dài hợp lý", trong khi bài tiểu luận ngẫu hứng chủ yếu mang các "yếu tố cá nhân (quan điểm, sở thích, kinh nghiệm); văn phong, cấu trúc lan man; tính độc đáo hay thể hiện góc nhìn về một chủ đề bất kỳ", v.v.. Hầu hết các bài tiểu luận hiện đại đều được viết bằng văn xuôi, nhưng cũng có những bài tiểu luận được viết bằng thơ, chẳng hạn như "An Essay on Criticism" và "An Essay on Man" của Alexander Pope. Ở một số quốc gia, như Hoa Kỳ và Canada, bài luận là một phần quan trọng trong giáo dục chính quy. Học sinh trung học được dạy các dạng bài luận có cấu trúc để nâng cao kỹ năng viết. Bài luận tuyển sinh là một phần quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển đại học, và các bài luận trong các môn khoa học xã hội và nhân văn thường được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong các kỳ thi cuối kỳ. Khái niệm "bài luận" không chỉ giới hạn trong văn bản, mà đã vươn xa sang những phương tiện truyền thông khác. Phim tiểu luận là một dạng phim điện ảnh thường mang phong cách của phim tài liệu, tập trung khai thác và diễn giải sâu sắc một chủ đề, ý tưởng. Tiểu luận ảnh trình bày một đề tài thông qua chuỗi ảnh có sự liên kết chặt chẽ, có thể kèm theo chú thích hoặc đoạn văn ngắn giải thích.
1
null
Tiêu ngữ là cụm từ tóm tắt mục tiêu, động lực hoặc ý định chung của một cá nhân, gia đình, nhóm xã hội hoặc tổ chức. Tiêu ngữ thường được tìm thấy chủ yếu ở dạng văn bản (không giống như khẩu hiệu, cũng có thể được thể hiện bằng lời nói), và có thể xuất phát từ truyền thống lâu đời của nền tảng xã hội, hoặc từ các sự kiện quan trọng, chẳng hạn như một cuộc nội chiến hoặc một cuộc cách mạng. Một tiêu ngữ có thể bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, nhưng thường được sử dụng rộng rãi bằngtiếng Latinh, đặc biệt là ở phương Tây.
1
null
Ngón là bộ phận xa nhất của chi, như ngón tay và ngón chân, hiện diện ở nhiều loài động vật có xương sống. Tên gọi. Ở một số ngôn ngữ có tên gọi riêng cho ngón tay và ngón chân (tiếng Anh: tương ứng "finger" và "toe", tiếng Pháp: "doigts" và "orteils", Tiếng Đức: "Finger" và "Zeh"), trong khi ở tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ... không có tên gọi riêng. Năm ngón ở mỗi chi là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Số ngón của con người. Con người thường có 5 ngón trên mỗi chi. Mỗi ngón được hình thành bởi một só xương tên là phalanges và được bao quanh bởi mô mềm. Ngón tay con người thường có móng. Hiện tượng polydactyly xảy ra khi có thêm ngón; con người cũng có thể có ít ngón hơn bình thường và được gọi là hiện tượng ectrodactyly. Một đột biến có thể được điều chỉnh bằng phẫu thuật hay không và sự chỉnh sửa đó có được chỉ định hay không, tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ, nhà cựu vô địch cờ vua thế giới Mikhail Tal đã sống cả đời chỉ với ba ngón tay phải.
1
null
Shahada (tiếng Ả Rập: ٱلشَّهَادَةُ "aš-šahādah - Chứng ngôn") là một tuyên thệ về đức tin trong tín ngưỡng Hồi giáo về tính duy nhất của Thượng đế và sự chấp nhận Muhammad là tiên tri của Thượng đế. Shahada là một trong năm cột trụ của Hồi giáo, và là một phần của Adhan. Thuộc lòng chứng ngôn này là điều kiện duy nhất để gia nhập đạo Hồi, và tín đồ cần phải đọc nó với niềm tin chân thành và thái độ thành kính, nghiêm túc, ngay chính. Ở phái hồi giáo Shia còn có một số dị bản về việc Ali là người giám hộ duy nhất của Allah. Nội dung của Shahada. Nội dung của Shahada gồm có 2 phần: لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ (lā ʾilāha ʾillā -llāh) "- "Không có thánh thần nào ngoài Allah," مُحَمَّدٌ رَسُولُ ٱللَّٰهِ (muḥammadur rasūlu -llāh) "- Muhammad là sứ giả của Allah."" Hai mệnh đề trên được kết nối với nhau thông qua cụm أَشْهَدُ أَنْ - ("ašhadu -" "tôi thừa nhận rằng"), từ đó trở thành một câu Shahada hoàn chỉnh: أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّٰهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ ٱللَّٰهِ "Tôi thừa nhận rằng không có thánh thần nào ngoài Allah, và tôi chứng nhận Muhammad là sứ giả của Ngài." Ở Hồi giáo Shia, một cụm từ mở rộng đề cập đến Ali ở cuối cùng, mặc dù không bắt buộc: Nguồn gốc. Mặc dù cả hai phần của Shahada đều có thể được tìm thấy trong Thiên Kinh Qur'an (ví dụ như câu 35 - chương 37 hay câu 29 - chương 48), tuy nhiên nguyên văn hoàn chỉnh của chứng ngôn này hoàn toàn không được tìm thấy, tuy nhiên lại xuất hiện trong Hadith. Các phiên bản khác nhau của hai phần Shahada bắt đầu xuất hiện trên các đồng xu và kiến trúc khoảng nửa sau thế kỉ VII, tuy nhiên những bằng chứng cho thấy rằng hai phần đó hoàn toàn không biểu thị ý nghĩa chứng ngôn sự duy nhất của Allah và niềm tin vào Muhammad. Một dòng chữ trên đền thờ Dome of the Rock (xây dựng năm 692) tại Jerusalem có nội dung giống với Shahada như hiện tại. Một dị bản khác xuất hiện trên đồng tiền xu trong triều đại của Abd al-Malik - vị khalip thứ năm của Caliphate Umayyad có nội dung tương tự với phần thứ hai của Shahada: "Muhammad là sứ giả của Ngài" Mặc dù thời điểm mà Shahada được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng tín đồ Hồi giáo vẫn chưa được xác định cụ thể, ta vẫn có thể khẳng định rằng những phần ý và câu từ của lời chứng ngôn này là một phần của kinh Qur'an và các học thuyết Hồi giáo từ những giai đoạn lịch sử rất sớm. Trong kiến trúc và hội họa. Shahada xuất hiện trong các yếu tố kiến trúc, được thể hiện trong các công trình Hồi giáo trên khắp thế giới, ví dụ như ở Jerusalem - Trung Đông, Cairo - Ai Cập hay Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ. Hội họa trong giai đoạn sau của thời kì Trung Cổ và thời kì Phục Hưng có sự ưu ái dành cho các họa tiết có yếu tố Trung Đông nói chung, đặc biệt là hệ thống ký tự Ả Rập, thể hiện thông qua việc sử dụng nó mà không quan tâm quá nhiều tới nội dung trong các bức họa - kiến trúc và sách. Trong tác phẩm San Giovenale Triptych (năm 1422) của họa sĩ Masaccio, ông đã lấy nguyên văn Shahada, viết chúng ở đằng sau bức tranh. Trong các lá cờ quốc gia. Shahada có thể được tìm thấy trong các lá cờ Hồi giáo. Nhánh Wahhabism của Hồi giáo Sunni đã bắt đầu đưa Shahada vào cờ đại diện của họ từ thế kỉ XVIII. Năm 1902, Ibn Saud - quân chủ đầu tiên của nhà nước Ả Rập Xê Út đã thêm hình ảnh một thanh gươm vào lá cờ này. Lá cờ như hiện nay của nhà nước Ả Rập Xê Út được công bố lần đầu tiên vào năm 1973. Lá cờ của Somaliland có ba dải ngang trên lá cờ màu xanh lá cây - trắng và đỏ, với câu Shahada được viết bằng màu trắng trên dải màu xanh lá cây. Giữa những năm 1997-2001, và kể từ sau khi tuyên bố tái thành lập vào năm 2021, Taliban đã sử dụng một lá cờ máu trắng với dòng Shahada được thể hiện bằng màu đen, giống với lá cờ của Tiểu Vương quốc Hồi giáo Afghanistan mà chính họ tạo ra. Các lá cờ theo tiêu chuẩn đen sau này được sử dụng bởi các lực lượng quân nổi dậy Hồi giáo từ những năm 2000 cũng thường tuân theo nguyên tắc này.
1
null
Đại học liên bang Bahia (tiếng Bồ Đào Nha: Universidade Federal da Bahia) là trường đại học công nằm ở thành phố Salvador. Nó là trường đại học lớn nhất bang Bahia, Brazil. UFBA được lập ngày 8 tháng 4 năm 1946, thông qua Nghị định-Luật 9155. Trước đó, Đại học Liên bang Bahia được thành lập từ các trường Y và các trường liên quan của chúng, Nha khoa và Dược khoa, và các trường Triết học, Kinh tế, Luật cùng Trường Đại học Bách khoa. Thời điểm thành lập thực tế của trường đại học này diễn ra vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, là trung tâm giáo dục bậc đại học lâu đời nhất của Brasil.
1
null
Tiếng Abkhaz (còn được viết là Abxaz; //), còn gọi là tiếng Abkhazia,<ref name="ISO 639-2/RA"></ref><ref name="ISO 639-3/RA"></ref> là một ngôn ngữ Tây Bắc Kavkaz, có quan hệ gần nhất với tiếng Abaza. Đây là ngôn ngữ của người Abkhaz, là một trong những ngôn ngữ chính thức của Abkhazia. Thêm nữa, nó là ngôn ngữ của hàng ngàn kiều dân Abkhazia ở Thổ Nhĩ Kỳ, cộng hòa tự trị Adjara (Gruzia), Syria, Jordan và nhiều nước Tây Phương. Thống kê 2010 ghi nhận 6.786 người nói tiếng Abkhaz ở Nga. Phân loại. Tiếng Abkhaz là một ngôn ngữ Tây Bắc Kavkaz, có liên hệ với tiếng Adyghe. Nó gần gũi nhất với tiếng Abaza. Cả hai đôi khi được coi là phương ngữ của một ngôn ngữ, và rằng dạng viết của tiếng Abkhaz và tiếng Abaza đơn giản là hai đầu mút của một dãy phương ngữ. Về ngữ pháp, hai tiếng rất giống nhau; tuy vậy, sự khác biệt trong ngữ âm đủ để giữ hai ngôn ngữ này tách riêng. Hầu hết nhà ngôn ngữ (ví dụ, Chirikba 2003) cũng coi tiếng Ubykh là một họ hàng gần của dãy phương ngữ Abkhaz–Abaza. Phân bố địa lý. Tiếng Abkhaz được nói chủ yếu ở Abkhazia. Tiếng Abkhaz còn là ngôn ngữ của kiều dân Abkhaz, chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ, với những nhóm nhỏ hơn tại Syria, Iraq, và Jordan; cộng hòa tự trị Adjara của Gruzia; Liên Xô cũ (Armenia, Ukraina); và qua những cuộc di cư gần đây, cả những nước Tây Phương như Đức, Hà Lan, và Hoa Kỳ. Phương ngữ. Tiếng Abkhaz thường được nhìn nhận là có ba phương ngữ: Dạng ngôn ngữ viết văn học dựa trên phương ngữ Abzhywa. Âm vị học. Tiếng Abkhaz có số phụ âm rất lớn (58 trong dạng chuẩn văn học). Trái lại, ngôn ngữ này lại chỉ có hai nguyên âm riêng biệt, nhưng hai nguyên âm này lại có nhiều tha âm, biến thiên dựa trên tính vòm hóa hay môi hóa của phụ âm lân cận. Âm vị màu lục chỉ có trong phương ngữ Bzyp và Sadz; âm vị màu lam riêng có trong phương ngữ Bzyp. Chữ viết. Tiếng Abkhaz được viết bằng bảng chữ cái Kirin từ năm 1862.
1
null
Trong giải phẫu người, trán là phần nằm phía trên và hơi nhô ra phía trước đầu. Nó được đánh dấu bằng đường tóc mọc. Trán là khu vực được dùng cho ba tính năng, hai trong số này là bao phủ hộp sọ người và tính năng còn lại thuộc về da đầu. Thể hiện cảm xúc. Các cơ của trán có thể giúp điểu biển cảm xúc khuôn mặt. Có bốn cảm xúc cơ bản, có thể thể hiện độc lập hoặc trong một tổ hợp để thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau. Các cơ của trán có thể nâng lông mày đồng thời hoặc đơn lẻ, để diễn tả sự ngạc nhiên; hoặc kéo hai lông mày lại gần nhau diễn tả sự nghiêm nghị, khó chịu.
1
null
Haile Selassie I (ቀዳማዊ ኃይለ ሥላሴ "qädamawi haylä səllasé" "Quyền lực của Chúa Ba ngôi") , sinh là Tafari Makonnen Woldemikael, là người đứng đầu Ethiopia từ năm 1916 đến năm 1930 và ông đã từng là Nhiếp chính toàn quyền của Ethiopia từ năm 1916. Ông là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Ethiopia hiện đại. Ông là thành viên của triều đại Solomon, có nguồn gốc từ hoàng đế Menelik I. Haile Selassie I đã cố gắng hiện đại hóa đất nước thông qua một loạt các cải cách chính trị và xã hội, bao gồm việc giới thiệu hiến pháp thành văn đầu tiên của Ethiopia và bãi bỏ chế độ nô lệ. Ông đã dẫn đầu những nỗ lực thất bại trong việc bảo vệ Ethiopia trong Chiến tranh Ý-Ethiopia lần thứ 2 và trải qua thời kỳ bị người Ý chiếm đóng khi đang lưu vong ở Anh. Ông trở lại lãnh đạo Ethiopia vào năm 1941 sau khi Đế quốc Anh đánh bại quân chiếm đóng Ý trong chiến dịch Đông Phi. Ông giải thể Liên bang Ethiopia và Eritrea được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập vào năm 1950, và hợp nhất Eritrea thành một tỉnh của Ethiopia trong khi chiến đấu để ngăn chặn nền độc lập của họ. Quan điểm quốc tế chủ nghĩa của ông đã dẫn đến việc Ethiopia trở thành thành viên hiến chương của Liên hợp quốc. Năm 1963, ông chủ trì việc thành lập Tổ chức Thống nhất châu Phi, tiền thân của Liên minh châu Phi và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự sau nạn đói năm 1973 ở Ethiopia và qua đời vào ngày 27 tháng 8 năm 1975 ở tuổi 83. Trong một số thành viên của phong trào Rastafari (được thành lập ở Ethiopia và sau đó được chuyển thể sang Jamaica vào những năm 1930 và số lượng tín đồ của họ hiện nay ước tính khoảng 700.000 đến 1.000.000), Haile Selassie được coi là đấng cứu thế trở lại của Kinh thánh, Thiên Chúa hiện thân. Mặc dù được gọi là "đấng cứu thế", Haile Selassie là một người theo đạo Cơ đốc và tuân theo các quy tắc của nhà thờ Chính thống Ethiopia. Ông đã bị một số nhà sử học chỉ trích vì đã trấn áp các cuộc nổi dậy của tầng lớp quý tộc trên cạn (mesafint), vốn luôn phản đối những cải cách của ông. Một số nhà phê bình cũng chỉ trích việc Ethiopia đã thất bại trong việc hiện đại hóa nhanh. Trong thời gian cai trị của ông, người Harari bị đàn áp và nhiều người rời khỏi Khu vực Harari. Chế độ của ông cũng bị các nhóm nhân quyền, chẳng hạn như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chỉ trích là chuyên quyền và phi tự do. Con cái. Với Menen Asfaw, Haile Selassie có sáu con: Công chúa Tenagnework, Hoàng tử Asfaw Wossen, Công chúa Tsehai, Công chúa Zenebework, Công chúa Makonnen, và Hoàng tử Sahle Selassie.
1
null
Con đực hay giống đực (♂) là một trong hai giới tính của các sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính, đây là giới tính chịu chức năng sinh lý tạo ra tinh trùng. Con đực không thể tự sinh sản hữu tính mà không kết hợp với ít nhất một “trứng” của con cái, tuy vậy vẫn có một số sinh vật vừa có khả năng sinh sản vô tính, vừa có khả năng sinh sản hữu tính. Hầu hết ở các loài động vật hữu nhũ giống đực, bao gồm cả nam giới đều có nhiễm sắc thể Y, đây là nhiễm sắc thể chịu trách nhiệm cho việc sản sinh ra lượng lớn hormon testosterone để tạo các đặc điểm đặc trưng cho giống đực. Sự phân biệt đực - cái không chỉ giới hạn ở động vật còn mở rộng cho nhiều loài khác như thực vật. Không phải tất cả các loài sinh vật đều có chung các yếu tố quy định giới tính. Ở hầu hết động vật, kể cả con người, việc xác định giới tính nằm ở di truyền. Tuy vậy ở một số loài như Cymothoa exigua thay đổi giới tính dựa trên số lượng cá thể cái hiện có xung quanh chúng. "Male" (ở đây là “Nam”) cũng có thể được dùng để chỉ “giới” (gender). Tổng quan. Sự xuất hiện của hai giới tính được xem như việc chọn lọc độc lập thông qua sự tiến hóa của các giống nòi khác nhau (xem Tiến hóa hội tụ). Hình thức lặp lại này chính là sự sinh sản hữu tính ở những loài đẳng giao với hai hoặc nhiều hơn các loại giới với hình dạng và hành vi tương đồng (nhưng khác nhau ở mức độ phân tử), ở những loài bất đẳng giao với các giao tử khác nhau của con đực và cái, và ở những loài noãn giao với giao tử của con cái có kích thước lớn hơn giao tử của con đực rất nhiều và không có khả năng di chuyển. Có một luận điểm thuyết phục cho rằng hình thức này được chọn lọc qua quá trình tiến hóa bởi sự hạn chế thể chất trong cơ chế kết hợp giữa hai giao tử trong sinh sản hữu tính. Theo đó, giới tính được xác định ở từng loài nhờ loại giao tử được sản sinh (ví dụ như tinh trùng và trứng) và những sự khác nhau giữa giống đực và giống cái trong cùng một giống không phải luôn có thể tiên đoán được. Dị hình giới tính ở giống đực/cái giữa các sinh vật hoặc cơ chế sinh sản của những giới tính khác nhau không giới hạn ở động vật; giao tử đực được hình thành trong nấm chytrids, tảo silic và thực vật trên cạn. Ở thực vật trên cạn, giống đực và giống cái không những chỉ định sự hình thành giao tử đực và cái ở sinh vật mà còn chỉ định cấu trúc của thể bào tử giúp cả cây đực và cây cái phát triển. Biểu tượng và cách sử dụng. Biểu tượng. Một biểu tượng phổ biến được dùng để đại diện cho giới tính nam là biểu tượng Sao Hoả (Mars symbol) ♂, một vòng tròn với một mũi tên chỉ về hướng đông bắc. Điểm mã Unicode là: Biểu tượng giống với biểu tượng hành tinh của Sao Hỏa. Nó được sử dụng lần đầu bởi Carl Linnaeus vào năm 1751 để đại diện cho giới tính. Biểu tượng này đôi khi được xem như là hình ảnh đại diện đã được cách điệu cho chiếc khiên và ngọn giáo của vị thần La Mã Mars. Tuy nhiên, theo Stearn, nguồn gốc này là “hư cấu” và tất cả các bằng chứng lịch sử đều ủng hộ “kết luận của học giả cổ đại người Pháp Claude de Saumaise (Salmasius, 1588-1683)” rằng nó có nguồn gốc từ θρ, viết tắt tên của Sao Hỏa trong tiếng Hy Lạp - Thouros. Cách sử dụng. Ngoài nghĩa “giống đực” trong sinh học, male (nam) còn có thể được chỉ “giới” hoặc một đầu của connector. Sự xác định giới tính. Giới tính của từng sinh vật cụ thể có lẽ được xác định bởi nhiều nhân tố. Đó có thể là sự xác định về mặt di truyền hoặc sự xác định thông qua môi trường, hay thay đổi một cách tự nhiên trong suốt cuộc đời của sinh vật đó. Mặc dù hầu hết các loài chỉ có hai giới tính (nam/đực hoặc nữ/cái), sinh vật lưỡng tính (ví dụ: giun) có cả hệ sinh dục đực và cái. Sự xác định về mặt di truyền. Hầu hết động vật có vú, bao gồm con người, thường được xác định về mặt di truyền thông qua hệ thống xác định giới tính XY, ở đó con đực có cặp nhiễm sắc thể XY (trái ngược với cặp nhiễm sắc thể XX). Ngoài ra cũng có trường hợp con đực mang cặp nhiễm sắc thể XX và các kiểu nhân đồ khác ở nhiều loài, bao gồm cả con người. Trong quá trình sinh sản, con đực có thể xuất ra một tinh trùng X hoặc tinh trùng Y, trong khi con cái chỉ có thể cho đi một trứng X. Một tinh trùng Y và một trứng X tạo thành một con đực (bé trai), trong khi đó một tinh trùng X kết hợp với một trứng X tạo thành một con cái (bé gái). Một phần của nhiễm sắc thể Y chịu trách nhiệm cho tính nam - là vùng xác định giới tính của nhiễm sắc thể Y (SRY). SRY kích hoạt Sox9 để tạo thành các vòng chuyển tiếp với FGF9 và PGD2 trong tuyến sinh dục, cho phép mức độ của các gen này ở mức đủ cao để giúp con đực phát triển; ví dụ, Fgf9 chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thừng tinh và sự nhân lên của tế bào Sertoli, cả hai đều rất quan trọng đối với sự phát triển của sinh dục đực. Hệ thống xác định giới tính ZW, ở đó con đực có cặp nhiễm sắc thể ZZ (trái ngược với cặp nhiễm sắc thể ZW) có thể được tìm thấy ở chim và một số côn trùng (chủ yếu là bướm và bướm đêm) và các sinh vật khác. Các loài thuộc Bộ cánh màng, như kiến và ong, thường được xác định bởi đơn-lưỡng bội (haplodiploidy), ở đó hầu hết con đực là đơn bội và con cái cùng với một số con đực vô sinh là lưỡng bội. Sự xác định giới tính thông qua môi trường. Ở một số loài bò sát, như là Cá sấu mõm ngắn, giới tính được xác định bởi nhiệt độ ấp trứng. Các loài khác, ví dụ ở một vài con sên, giới tính thay đổi: con trưởng thành bắt đầu chuyển sang con đực, sau đó trở thành con cái. Ở một số loài động vật chân đốt, giới tính được xác định bởi sự lây nhiễm. Vi khuẩn thuộc chi Wolbachia thay đổi tính dục của chúng; một vài loài bao gồm tất cả các cá thể ZZ, giới tính của chúng được xác định bởi sự hiện diện của Wolbachia. Đặc điểm giới tính thứ cấp. Ở những loài có hai giới tính, con đực có lẽ sẽ khác con cái ở những điểm khác ngoài việc sản xuất tinh trùng. Ở nhiều loài côn trùng và cá, con đực sẽ nhỏ hơn con cái. Ở thực vật có hạt - loài biểu hiện sự luân phiên giữa các thế hệ, các bộ phận cái và đực đều nằm trong cơ quan sinh dục thể bào tử của một sinh vật duy nhất. Ở động vật có vú, kể cả con người, con đực thường lớn hơn con cái. Ở con người, nam có nhiều lông cơ thể và khối lượng cơ bắp hơn. Ở chim, con đực thường khoe ra bộ lông sặc sỡ để thu hút con cái.
1
null
Chủ quyền là có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chủ quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy định là di sản chung của nhân loại.
1
null
Thirty Seconds to Mars (cũng thường cách điệu là 30 Seconds to Mars) là một ban nhạc rock người Mỹ đến từ Los Angeles, được thành lập vào năm 1998. Kể từ năm 2007, ban nhạc bao gồm nam ca sĩ Jared Leto (hát chính, guitar, bass, bàn phím, nhạc sĩ), Shannon Leto (trống, bộ gõ) và Tomo Miličević (lead guitar, bass, đàn organ, dây). Cho đến nay, Thirty Seconds to Mars đã phát hành bốn abum phòng thu, gồm "30 Seconds to Mars" (2002), "A Beautiful Lie" (2005), "This Is War" (2009) và "Love, Lust, Faith and Dreams" (2013) cùng các EP gồm "AOL Sessions Undercover" (2007), "To the Edge of the Earth" (2008) và "MTV Unplugged: 30 Seconds to Mars" (2011). Tính đến tháng 5 năm 2013, ban nhạc đã bán được hơn 10 triệu album trên toàn thế giới.
1
null
Tường là cấu trúc thẳng đứng, thường rắn chắc, xác định và bảo vệ một khu vực. Xây tường có một tác dụng chính: nó đỡ cho trần nhàvà mái nhà. Tường trong văn hóa đại chúng. Tường thường được xem trong văn hóa đại chúng như là một đại diện cho một vật chắn chống lại sự tiến triển hay xâm nhập. Ví dụ nhóm nhạc rock Pink Loyd sử dụng tường ẩn dụ cho sự cô lập của nhân vật trong album concept " The Wall" năm 1979 của họ. Một cách sử dụng khác xem tường như một bề mặt để viết lên. Ví dụ trang mạng xã hội Facebook sử dụng tường điện tử ("wall") trước khi áp dụng "timeline".
1
null
Mông là hai phần tròn trên cơ thể người, nằm ở phía sau và bao bọc khu vực xương chậu của động vật linh trưởng bao gồm con người, và nhiều loài động vật khác. Các cơ mông ổn định khớp hông và là cơ lớn nhất trong toàn bộ cơ thể con người có vai trò đẩy toàn bộ cơ thể về phía trước khi chạy và đi bộ, đảm bảo hoạt động đúng của toàn bộ chân. Về sinh lý, mông phân tán trọng lượng cơ thể khi ngồi. Trong nhiều nền văn hóa, mông có ý nghĩa hấp dẫn tình dục. Nhiều nền văn hóa cũng sử dụng mông như vị trí trừng phạt thân thể vì lớp mỡ dưới da của mông bảo vệ trước các chấn thương trong khi vẫn cho phép gây ra đau đớn cho người bị trừng phạt. Mông có ý nghĩa trong nghệ thuật, văn hóa và hài hước.
1
null
James Gandolfini (18 tháng 9 năm 1961 – 19 tháng 6 năm 2013) là một diễn viên và là nhà sản xuất người Mỹ. Ông được biết đến với công chúng rộng rãi hơn nhờ vào vai diễn ông trùm người Mỹ gốc Ý tại New Jersey "Tony Soprano" trong bộ phim truyền hình Mỹ nổi tiếng của HBO The Sopranos. Vai diễn này đã đưa James lên hàng sao hạng A, với ba giải thưởng chiến thắng tại Emmy Awards, ba giải thưởng Screen Actors Guild Awards, và một giải thưởng Golden Globe Award. James đột ngột qua đời vào năm 2013 vì cơn đau tim khi đang nghỉ mát cùng gia đình tại Rome, nước Ý. Thi hài của ông được gia đình đưa về Mỹ và hỏa táng. Tro của ông được lưu giữ tại New York, Hoa Kỳ.
1
null
Krishna (/ˈkrɪʃnə/, tiếng Phạn: कृष्ण; IAST: Kṛṣṇa) là vị thần chủ chốt trong Ấn Độ Giáo. Ngài được tôn thờ như một thế thân của Visnu và tự ngài cũng là vị thần lớn. Ngài là vị thần của lòng trắc ẩn, tình yêu, và trí tuệ và là một trong những vị thần được tôn kính và ca tụng rộng rãi trong các vị thần Ấn Độ. Krishna thường được miêu tả như có làn da xanh thẳm như vũ trụ và đi cùng với sợi lông chim công trên đầu và một cây sáo. Tên và danh hiệu. Chữ Phạn của tên gốc "" là một tính từ có nghĩa là "Đen" hoặc "Tối", thỉnh thoảng nó cũng được dịch là "tất cả hấp dẫn". Với tư cách là một tên của Vishnu, Krishna được liệt kê là tên thứ 57 trong "Vishnu Sahasranama".
1
null
Đa thần giáo, ngoại giáo hay pagan giáo ("paganism") là một thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào thế kỷ thứ tư bởi các tín hữu Kitô sơ khai để chỉ những nhóm dân cư có nguồn gốc từ Đế quốc La Mã thực hành theo tín ngưỡng đa thần giáo, cả vì bởi sự liên đới ngày càng tăng ở cả nông thôn và thành thị của họ với cộng đồng dân cư theo Kitô giáo, và vì họ không phải là "milites Christi" (hiệp sĩ của Chúa Kitô). Các thuật ngữ thay thế trong kinh điển Kitô giáo cho cùng nhóm người này là "hellene", "gentile", và "heathen". Pagan và pagan giáo, hay "ngoại giáo", là những thuật ngữ mang tính miệt thị cho cùng một nhóm đa thần giáo, ngụ ý chỉ sự thấp kém của nó. Pagan giáo có ý nghĩa bao hàm đại khái "tôn giáo của nông dân", và trong phần lớn lịch sử, nó là một thuật ngữ mang tính xúc phạm. Trong và sau thời Trung Cổ, "pagan" là một thuật ngữ mang tính miệt thị áp đặt cho bất kì tôn giáo phi Abraham hay không quen thuộc nào, và thuật ngữ này được cho là thể hiện một đức tin theo một (hoặc nhiều) vị thần dối trá. Đã có nhiều tranh luận về mặt học thuật về nguồn gốc của thuật ngữ "pagan". Trong thế kỷ 19, pagan giáo được chấp nhận như một thuật ngữ tự mô tả bản thân bởi một vài nghệ sĩ là thành viên của các nhóm nghệ thuật khác nhau lấy cảm hứng từ thế giới cổ đại. Trong thế kỷ 20, nó được áp dụng như một thuật ngữ tự mô tả bởi những tín đồ của Pagan giáo Hiện đại, các phong trào Tân Pagan và các phong trào tái thiết đa thần giáo. Các truyền thống pagan hiện đại thường kết hợp các tín ngưỡng hoặc thực hành, chẳng hạn như thờ cúng tự nhiên, khác với các tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Kiến thức đương đại về các tôn giáo pagan cổ đến từ nhiều nguồn, bao gồm các hồ sơ nghiên cứu thực địa về nhân loại học, bằng chứng về các cổ vật khảo cổ và các tài liệu lịch sử của các nhà văn cổ đại về các nền văn hóa cổ đại được gọi là Cổ đại cổ điển. Các hình thức của các tôn giáo này, chịu ảnh hưởng của các tín ngưỡng pagan khác nhau trong lịch sử của châu Âu tiền hiện đại, còn tồn tại tới ngày nay và được gọi là Pagan giáo Đương đại hoặc Hiện đại, còn được gọi là Neopaganism (Tân Pagan giáo). Trong khi hầu hết các tôn giáo pagan thể hiện một thế giới quan theo thuyết phiếm thần, đa thần hoặc vật linh, thì có một số tôn giáo pagan cũng theo thuyết độc thần. Danh pháp và từ nguyên. Pagan. Thuật ngữ pagan có nguồn gốc từ từ trong thời Hậu Latin, và được hồi sinh trong thời kỳ Phục hưng. Bản thân từ đó bắt nguồn từ từ trong thời Latin cổ điển, có nghĩa là 'khu vực được phân định bởi các điểm đánh dấu', cũng có nghĩa là 'thuộc về hoặc liên quan đến nông thôn', 'người ở nông thôn', 'dân làng'; mở rộng ra có nghĩa 'quê mùa', 'vô học', 'người nhà quê', 'kẻ vụng về'; trong biệt ngữ quân sự La Mã là 'không phải quân lính', 'thường dân', 'lính không có kỹ năng'. Từ này có liên quan đến từ ('buộc chặt', 'sửa chữa hoặc gắn chặt vào') và có nguồn gốc sâu xa nhất từ tiền tố Ấn-Âu nguyên thủy "*pag-" ('sửa chữa' với ý nghĩa tương tự). Các nhà văn thời Trung cổ thường cho rằng "paganus" dưới dạng một thuật ngữ tôn giáo là kết quả của các kiểu mẫu chuyển đổi trong thời kỳ cải đạo Kitô giáo ở châu Âu, nơi người dân ở các thị trấn và thành phố được cải đạo một cách dễ dàng hơn so với những người ở vùng sâu vùng xa, nơi những cách thức cũ duy trì kéo dài. Tuy nhiên, ý tưởng này có nhiều vấn đề. Đầu tiên, việc sử dụng từ này như một tham chiếu cho những người ngoài Kitô giáo đã có niên đại trước giai đoạn đó trong lịch sử. Thứ hai, pagan giáo trong Đế chế La Mã tập trung tại các thành phố. Khái niệm về Kitô giáo ở thành thị, trái ngược với pagan giáo ở nông thôn, sẽ không xảy ra với người La Mã trong thời kỳ Kitô giáo sơ khai. Thứ ba, không giống như những từ như "rusticitas", "paganus" vẫn chưa hoàn toàn mang đầy đủ những ý nghĩa này (sự lạc hậu không văn minh) được sử dụng để giải thích lý do tại sao nó sẽ được áp dụng cho những người ngoại giáo. "Paganus" nhiều khả năng có được ý nghĩa của nó trong danh pháp Kitô giáo thông qua biệt ngữ quân sự La Mã (xem ở trên). Các Kitô hữu tiên khởi đã áp dụng các motif quân sự và tự coi mình là "Milites Christi" (hiệp sĩ của Chúa Kitô). Một ví dụ điển hình về các Kitô hữu vẫn sử dụng từ "paganus" trong bối cảnh quân sự thay vì tôn giáo là trong bộ "De Corona Militis", cuốn XI.V của Tertullian, nơi Cơ đốc giáo được gọi là "paganus" ("thường dân"): "Paganus" mang nghĩa về tôn giáo hiện tại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 4. Ngay từ thế kỷ thứ 5, "paganos" đã được sử dụng một cách ẩn dụ để biểu thị những người nằm bên ngoài tầm ảnh hưởng của cộng đồng Kitô giáo. Sau khi người Visigoth công chiếm thành Roma chỉ hơn mười lăm năm sau cuộc đàn áp ngoại giáo của tín đồ Kitô giáo dưới thời Theodosius I, những lời đồn đại lan rộng rằng những vị thần cổ bảo hộ thành phố tốt hơn là Thiên Chúa Kitô. Để đáp lại, Augustine thành Hippo đã viết cuốn "De Civitate Dei Contra Paganos" ('Thành phố Thiên Chúa đối đầu lũ ngoại giáo'). Trong đó, ông đã đối chiếu "thành phố của con người" đã sụp đổ với "thành phố của Thiên Chúa" mà tất cả các Kitô hữu cuối cùng đều là các công dân. Do đó, những kẻ xâm lược ngoại bang trở thành "không phải người thành thị" hay "nhà quê". Thuật ngữ pagan không có chứng cứ nào cho thấy xuất hiện trong ngôn ngữ tiếng Anh mãi cho đến thế kỷ 17. Cùng với "infidel" và "heretic", nó được sử dụng như một trong nhiều bản sao mang tính miệt thị từ Kitô giáo của từ "gentile" ( / ) như dùng trong Do Thái giáo, và của "kafir" (, 'kẻ bất tín') và "mushrik" (, 'người sùng bái') trong Hồi giáo. Định nghĩa. Xác định Pagan giáo là vấn đề. Hiểu rõ bối cảnh của thuật ngữ liên quan của nó là rất quan trọng. Kitô hữu sớm gọi các mảng đa dạng của các giáo phái xung quanh họ như một nhóm duy nhất cho lý do của sự thuận tiện và hùng biện. Trong khi ngoại giáo nói chung hàm ý tôn giáo đa thần, sự khác biệt chính giữa những người ngoại đạo cổ điển và các Kitô hữu không phải là một trong những độc thần so với tín ngưỡng đa thần. Không phải tất cả những người ngoại đạo đã nghiêm thờ đa thần. Trong suốt lịch sử, nhiều người trong số họ tin vào một vị thần tối cao. (Tuy nhiên, hầu hết những người ngoại đạo tin vào các vị thần cấp dưới). Với Kitô hữu, sự khác biệt quan trọng nhất là có hay không một người tôn thờ một vị thần thật sự. Những ai không (những người thờ đa thần, người theo thuyết độc thần, hoặc vô thần) là ngoại đạo và do đó được coi là dân ngoại đạo. Tương tự như vậy, những người ngoại đạo cổ điển sẽ tìm thấy nó đặc biệt để phân biệt nhóm số lượng các vị thần theo tôn kính. Họ muốn coi các học viện tư tế (như Học viện dành cho Giáo hoàng hoặc là Các bữa yến tiệc) và thực hành tôn giáo mang ý nghĩa tách biệt hơn. Đề cập đến ngoại giáo như một tôn giáo bản địa trước Kitô giáo là không hề chính xác. Không phải tất cả các truyền thống ngoại giáo trong lịch sử là tiền Abrahamic hoặc là những người dân bản địa đến những nơi thờ phượng của họ. Với lịch sử danh pháp của nó, ngoại giáo theo truyền thống hoàn thiện các nền văn hóa tiền Cơ Đốc giáo và các nền văn hoá không thuộc Cơ Đốc giáo bên trong và xung quanh các thế giới cổ đại; bao gồm các bộ lạc Hy Lạp-La Mã, Celtic, Đức, Slav. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia hiện nay về văn học dân gian và người ngoại giáo đương đại nói riêng đã mở rộng mốc nguồn gốc hình thành lên bốn nghìn năm, được sử dụng bởi tiền Cơ Đốc giáo, để tổng hợp các truyền thống tôn giáo tương tự được kéo dài tới thời tiền sử. Ý niệm. Pagan giáo được những tín đồ Cơ Đốc cho là có sự tương đồng với Epicureanism, đại diện cho những người thuộc về xác thịt, vật chất, bê tha, không quan tâm tới tương lai và những tôn giáo phức tạp/tinh tế. Tín đồ pagan thường được miêu tả theo một cách khuôn mẫu, đặc biệt là trong những sự quan tâm tới những gì họ cho là giới hạn của pagan giáo. Do đó, G. K. Chesterton đã viết: "Tín đồ pagan bắt đầu, với một tâm thế đáng ngưỡng mộ, để làm anh ta thoả mãn. Cho đến cuối nền văn minh anh ta đã phát hiện ra được rằng một người đàn ông không thể tự thưởng thức và tiếp tục sống để có thể tận hưởng tất cả mọi thứ khác." Theo một cách đối nghịch sắc bén, Swinburne, nhà thơ, đã bình luận trên cùng một chủ đề: "Ngài đã chinh phục, Ôi, Galilean nhợt nhạt; thế giới đã trở thành một màu ghi từ hơi thở của Ngài; Chúng tôi đã say bởi những vật Lethean, và bị bón trên sự đầy ự của cái chết." Nhận thức và việc sử dụng từ pagan của tín đồ Cơ Đốc tương tự với tín đồ Hồi giáo dùng từ "kafir" (, "người không tin", "infidel") và "mushrik" ().
1
null
Trong tôn giáo, ngôn sứ hay nhà tiên tri là người được cho là tiếp xúc với thần linh hoặc các lực lượng siêu nhiên, và là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của thần linh cho mọi người. Thông điệp mà nhà tiên tri truyền đạt được gọi là một lời tiên tri. Trong đạo Do Thái, một thông điệp chỉ đơn thuần là đoán mò, lễ bái, bói toán hoặc dự báo, và điểm nổi bật nhất ở các lời tiên tri trong Tanakh thường liên quan đến những vấn đề về cân bằng tự nhiên. Chức vụ ngôn sứ đã xuất hiện trong nhiều nền văn hóa xuyên suốt dòng lịch sử, trong đó có Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, cũng như trong Hy Lạp cổ đại, Hỏa giáo. Theo truyền thống, các ngôn sứ được coi là có vai trò thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội do các thông điệp và hành động của họ.
1
null
Tư Mã Đạo Tử (chữ Hán: 司馬道子, 364 - 3 tháng 2 năm 403), tự là Đạo Tử (道子), là tông thất và đại thần dưới thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Xuất thân là hoàng tử của Tấn Giản Văn Đế, Tư Mã Đạo Tử được ban tước hiệu Lang Nha vương và sau đó là Cối Kê vương. Dưới thời anh trai Tấn Hiếu Vũ Đế, Tư Mã Đạo Tử lần lượt đảm nhận các chức vụ quan trọng trong triều đình như Hội Kê nội sử, Tán kị thường thị, Trung quân tướng quân, Phiêu kị tướng quân, Tư đồ, Lục thượng thư sự, thứ sử Dương châu, Giả tiết, Đô đốc trung ngoại chư quân sự... rồi Từ châu thứ sử, Thái tử thái phó... Sang đời cháu là Tấn An Đế, Tư Mã Đạo Tử nắm quyền nhiếp chính trong triều. Trong thời gian nhiếp chính, ông thường say xỉn liên miên và tin dùng gian thần, làm cho triều chính hủ bại, kết quả dẫn đến hai cuộc binh biến trong cung thất vào các năm 397 và 398, cuối cùng quyền lực lọt vào tay người con trai của ông, Tư Mã Nguyên Hiển. Đến năm 403, quân nổi loạn do Hoàn Huyền tiến vào chiếm được kinh thành Kiến Khang, Hoàn Huyền ra lệnh sát hại Tư Mã Nguyên Hiển và đày Tư Mã Đạo Tử sang quận An Thành, sau cùng ông bị thủ hạ là Đỗ Trúc Lâm đầu độc chết, thọ 39 tuổi. Sau này khi Hoàn Huyền bị dẹp tan, triều đình nhà Tấn quyết định phục hồi danh dự cho Tư Mã Đạo Tử, truy tôn ông làm Thừa tướng và ban thụy hiệu là Cối Kê Văn Hiếu vương (會稽文孝王). Sớm nắm quyền lớn. Tư Mã Đạo Tử nguyên là con trai út của Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục, vua thứ 12 của nhà Tấn, em trai của Tấn Hiếu Vũ Đế, vua thứ 13 của nhà Tấn. Do những người anh trước đó của ông đều mất sớm, nên Tư Mã Dục, lúc đó đang mang tước hiệu Cối Kê vương đã lấy tì nữ Lý Lăng Dung làm thiếp. Lý Lăng Dung hạ sinh Tư Mã Diệu (Tức Tấn Hiếu Vũ Đế) vào năm 363 và sang năm 364 thì hạ sinh Tư Mã Đạo Tử. Năm 371, Tư Mã Dục được Hoàn Ôn lập làm vua, tức là Tấn Giản Văn Đế, Tư Mã Đạo Tử trở thành hoàng tử. Đến tháng 7 ÂL năm 372 (tức 12 tháng 9), Tư Mã Đạo Tử được ban tước hiệu Lang Nha vương và đồng thời được lãnh chức Cối Kê sử, trông coi công việc ở Cối Kê quốc. Cùng năm 372, Tấn Giản Văn Đế băng hà, Tư Mã Diệu nối ngôi, trở thành Tấn Hiếu Vũ Đế. Những năm đầu thời Hiếu Vũ Đế, Tư Mã Đạo Tử được phong chức Tán kị thường thị và Trung quân tướng quân, sau được thăng làm Phiêu kị tướng quân. Sang tháng 6 năm 380, ông được mở phủ đệ và lĩnh chức Tư Đồ. Tháng 9 năm 383, Tư Mã Đạo Tử được phong chức Lục thượng thư điều sự. Như vậy, trong vòng hơn 10 năm từ 372 đến 383, Tư Mã Đạo Tử liên tục được thăng chức và dần nắm được quyền lực trong triều. Vào thời điểm đó, ông chỉ khoảng 20 tuổi. Nắm được nhiều quyền hành, Tư Mã Đạo Tử được nhiều người kính phục và đi theo. Do anh vợ của Vương Quốc Bảo có hiềm khích với cha vợ là Tạ An vì Tạ An không đề bạt mình, nên bỏ theo Tư Mã Đạo Tử và gièm pha Tạ An với ông. Cuối cùng Đạo Tử biếm chức Tạ An, đày đi khỏi trấn. Năm 385, Tạ An qua đời. Từ lúc này, Tư Mã Đạo Tử trở thành vị quan tối cao trong triều đình, được phong lên chức Thứ sử Dương châu, Lục Thượng thư sự, Giả tiết, Đô đốc trung ngoại chư quân sự. Các văn thần võ tướng dưới quyền Tạ An đều chuyển sang phục vụ Tư Mã Đạo Tử. Sang năm 387, ông lại được phong thêm chức Thứ sử Từ châu và làm Thái phó cho thái tử. Mâu thuẫn với vua anh. Tư Mã Đạo Tử rất ham mê tửu sắc, y hệt vua anh của mình. Nhiều đều ông cùng Tấn Hiếu Vũ Đế thườnh uống rượu xem hát với nhau. Đến cuối thời Hiếu Vũ Đế, quyền lực của Tư Mã Đạo Tử đã lớn mạnh, lấn át đến vua. Ông thân cận tăng ni và tin dùng tiểu nhân quá mức. Nhiều tên sủng thần của Tư Mã Đạo Tử nhân chủ nhân có quyền lực, bèn giở trò mua quan bán tước, làm chính trị, hình luật hỗn loạn, cộng thêm việc ông quá tôn sùng Phật giáo, bắt người dân nộp nhiều tiền của xây đền chùa, làm nhiều người căm phẫn. Trung thư lang Phạm Ninh cũng bất bình, bèn báo chuyện này lại với Tấn Hiếu Vũ Đế, khiến hoàng đế bất mãn với Tư Mã Đạo Tử, tuy nhiên chưa biểu lộ ra ngoài. Về sau, Vương Quốc Bảo ghét Phạm Ninh, bèn bảo Tư Mã Đạo Tử tìm cớ vu khống và khuyên hoàng đế biếm truất Ninh. Phạm Ninh cuối cùng bị đầy làm Thái thủ Dự Chương. Tiếp theo, lại có người do hối lộ cho tả hữu của Tư Mã Đạo Tử là Triệu Nha và Nhữ Thiên Thu để dễ dàng ăn bớt vật tư hay mua quan bán tước. Tư Mã Đạo Tử được mẹ là Lý Lăng Dung che chở, thường mỗi khi uống rượu lại nói lời vô lễ với Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế cũng biết Tư Mã Đạo Tử không phải năng thần trị quốc. Sau đó lại xảy ra việc Vương Quốc Bảo bất hòa với Vương Nhã, thân cận của Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế bèn tìm cách hạn chế quyền lực của Đạo Tử, dùng ngoại thích Vương Cung làm thứ sử hai châu Thanh, Duyện; Ân Trọng Kham làm đô đốc quân sự ba châu Kinh, Ninh, Ích; Thứ sử Kinh châu, Sĩ Khôi làm thứ sử Ung châu, tạo thế lực ở bên ngoài nhằm trấn áp Tư Mã Đạo Tử. Đồng thời, hoàng đế càng tín nhiệm Vương Nhã. Tư Mã Đạo Tử cũng không chịu thua kém, liền thăng Vương Quốc Bảo làm Trung thư lệnh, Trung lĩnh quân, và thu dụ em họ là Vương Tự. Mẫu thuẫn với Tấn Hiếu Vũ Đế và Tư Mã Đạo Tử bùng nổ và ngày càng quyết liệt. Năm 392, Tấn Hiếu Vũ Đế lập con nhỏ là Tư Mã Đức Văn làm Lang Nha vương, dời Tư Mã Đạo Tử làm Cối Kê vương, thực chất là nhằm tước bớt phong địa của ông Tuy nhiên về sau do sự can thiệp của Lý Thái hậu nên Hiếu Vũ Đế không loại bỏ Tư Mã Đạo Tử. Dẹp loạn Vương Cung. Năm 396, Tấn Hiếu Vũ Đế bị Trương Quý nhân giết chết. Thái tử Tư Mã Đức Tông lên kế vị, xưng là Tấn An Đế. An Đế nhỏ tuổi lại bị dị tật, không thể nói được nên Tư Mã Đạo Tử nắm quyền mọi quyền lực trong ngoài, được thăng lên chức Thái phó, Dương châu mục. Ông lại cho trục xuất Vương Nhã khỏi triều đường và dùng Vương Quốc Bảo và Vương Tự, quản lý triều chính. Thấy Vương Quốc Bảo bất tài được trong dụng, thứ sử hai Thanh, Duyện là Vương Cung không bằng lòng, thường dâng lời khuyên gián, làm Tư Mã Đạo Tử ghét. Sang năm 397, Vương Cung liên kết cùng Ân Trọng Kham thảo phạt Vương Quốc Bảo. Tư Mã Đạo Tử lo sợ, bèn quyết tâm hi sinh Quốc Bảo, sai Tư Mã Thượng Chi tịch thu ấn quan của Quốc Bảo, rồi ép Quốc Bảo tự tử và giết chết Vương Tự. Vương Cung mới rút về Kinh Khẩu. Tư Mã Đạo Tử bất bình với hành động của Vương Cung, bèn nghe theo lời của Tư Mã Thượng Chi, quyết định tăng cường quyền lực của Thừa tướng (tức chính Đạo Tử) và phái Tư mã Vương Du của mình làm Giang Châu thứ sử, cắt 4 quận thuộc Dự Châu của Dữu Giai giao cho Du. Dữu Gia tức giận, sai con trai là Hồng đưa thư khuyên Cung cất quân tiêu diệt Tư Mã Thượng Chi. Năm 398, Vương Cung liên kết với Dữu Giai, Hoàn Huyền và Ân Trọng Kham tiến quân về Kiến Khang nhằm tiêu diệt Vương Du và Tư Mã Thượng Chi. Tư Mã Đạo Tử phong cho con là Tư Mã Nguyên Hiển làm Chinh thảo đô đốc, cùng Tạ Diễm đưa quân chống trả, đồng thời sai Tư Mã Thượng Chi thảo phạt Dữu Giai. Giai bỏ trốn theo Hoàn Huyền. Trong lúc đó, Tư Mã Nguyên Hiển dùng kế thuyết phục tướng dưới quyền của Vương Cung là Lưu Lao Chi, cuối cùng ông ta chấp nhận đầu hàng và đưa quân bắt được Vương Cung. Tư Mã Đạo Tử nghe được, muốn gặp mặt để chế giễu, nghe tin bọn Hoàn Huyền đã đến Thạch Đầu, vội xử chém ông ở Nghê Đường, Kiến Khang. Tuy Vương Cung bị diệt nhưng thế lực của Hoàn Huyền, Ân Trọng Kham vẫn còn. Tả vệ tướng quân Hoàn Tu hiến kế nên gây hiền khích giữa Ân Trọng Kham với Hoàn Huyền và Dương Thuyên Kì. Đạo Tử nghe theo, bèn phong Hoàn Huyền là Thứ sử Giang châu, Ung châu, biếm Ân Trọng Kham làm Thứ sử Quảng châu. Về sau, Ân Trọng Kham rút quân, mối đe dọa đối với triều đình được hóa giải. Mất quyền lực. Từ sau khi dẹp được Vương Cung, Tư Mã Đạo Tử ngày càng tin tưởng Tư Mã Nguyên Hiển, giao quân quyền cho Nguyên Hiển còn mình thì suôt ngày say sưa. Năm 398, do nghi có mưu đồ phản nghịch, Tư Mã Đạo Tử lệnh cho Tư Mã Nguyên Hiển bắt giữ và hành quyết Tôn Thái. Cháu trai của Tôn Thái, Tôn Ân chạy trốn đến đảo Chu San và lập kế hoạch phục thù. Tư Mã Nguyên Hiển thấy cha mình không lo việc triều chính bèn nảy sinh ý định đoạt lấy quyền lực. Năm 399, nhân Tư Mã Đạo Tử bị bệnh và tiếp tục say xỉn suốt ngày, Tư Mã Nguyên Hiển bèn tự phong cho mình chức Dương Châu thứ sử và lợi dụng hoàng đế để đoạt lấy quyền chấp chính. Tư Mã Đạo Tử khi biết được việc này, rất tức giận, song không thể phản kháng. Đương thời, tuy vẫn là người nhiếp chính trên danh nghĩa, nhưng Tư Mã Đạo Tử thường uống rượu suốt ngày, còn hoàng đế thì bị dị tật không thể nói được nên mọi việc trong triều đều do Tư Mã Nguyên Hiển quyết đoán. Nguyên Hiển được tôn xưng là "Tây lục", trong khi Tư Mã Đạo Tử được gọi là "Đông lục". Từ thời điểm đó, Tư Mã Nguyên Hiển đoạt được quyền điều hành triều chính. Đương thời Lại bộ thượng thư Xa Dận bất mãn việc Tư Mã Nguyên Hiển kiêu ngạo làm bại hoại triều đình, bèn đến gặp Tư Mã Đạo Tử, khuyên Tư Mã Đạo Tử nên tìm cách lấy lại quyền lực. Tư Mã Nguyên Hiển biết chuyện, đến hỏi Tư Mã Đạo Tử, rồi lấy việc Xa Dận li gián mình với cha, bức Xa Dận tự sát. Qua đời. Từ sau khi mất quyền lực, Tư Mã Đạo Tử lại tiếp tục lún sâu vào con đường nghiệp ngập và không còn thiết gì đến việc triều chính. Trong khi đó, Tư Mã Nguyên Hiển bắt đầu thực hiện kế hoạch diệt trừ các thế lực địa phương, trong đó có Hoàn Huyền ở Kinh Khẩu. Năm 401, Tư Mã Nguyên Hiển cùng Lưu Lao Chi dẫn quân tiến đánh Hoàn Huyền, không may thất bại. Hoàn Huyền nhân đó tiến quân vào thành Kiến Khang. Lưu Lao Chi bỏ sang đầu hàng Hoàn Huyền. Trước tình thế sắp thua cuộc, Tư Mã Nguyên Hiển đến cầu cứu Tư Mã Đạo Tử nhưng ông cũng không còn kế sách gì, chỉ biết khóc mà thôi. Hoàn Huyền nhanh chóng chiếm được thành Kiến Khang vào năm 402. Ông ta sát hại Tư Mã Nguyên Hiển cùng các đại thần là Đông Hải vương Tư Mã Ngạn Chương (con của Nguyên Hiển), Quan Quân tướng quân Mao Thái và Du kích tướng quân Mao Thúy, còn Tư Mã Đạo Tử bị đày sang An Thành. Từ đó triều đình nhà Tấn rơi vào tay Hoàn Huyền. Đến ngày Canh Thân tháng 12 cùng năm (tức 3 tháng 2 năm 403), Tư Mã Đạo Tử bị thủ hạ cũ là Ngự sử Đỗ Trúc Lâm dùng thuốc độc giết chết theo lệnh của Hoàn Huyền. Năm đó ông được 39 tuổi. Tấn An Đế nghe tin thúc phụ qua đời, thân hành đến Tây Đường khóc tang ba ngày. Hậu sự. Hoàn Huyền về sau cướp ngôi nhà Tấn, lập ra nhà Sở rồi bị đánh bại và bị giết chết. Triều đình nhà Tấn khi ấy quyết định phục hồi danh dự cho Tư Mã Đạo Tử, truy tôn là Thái phó, Thừa tướng; còn Tư Mã Nguyên Hiển được truy phong làm Thái úy. Đến năm 405, triều đình lại xuống chiếu truy tôn thụy hiệu cho ông là Cối Kê Văn Hiếu vương, và cho hợp táng cùng với Cối Kê vương phi; Tư Mã Nguyên Hiển cũng được truy tặng thụy là Cối Kê Trung thế tử; đồng thời cử người trong tôn thất là Tư Mã Tu Chi đến kế thừa tước vị Cối Kê vương. Về sau có người tự xưng là con trai thứ của Tư Mã Nguyên Hiển tên là Tú Hi. Cối Kê Thái phi thấy thế bèn xin rước Tú Hi về để lập làm Cối Kê vương và cho chuyển Tu Chi đi nơi khác. Tuy nhiên Lưu Dụ (người kiểm soát triều chính) phát hiện ra chỉ là người nô bộc giả danh bèn giết chết. Tư Mã Tú Chi về sau mất, thụy là Cối Kê Điệu vương, không có con nối dòng, nước bị trừ.
1
null
Tiếng Scots hay tiếng Lallan (tiếng Gael Scotland: Albais/Beurla Ghallda) là một ngôn ngữ German được nói tại vùng Đất thấp Scotland và một phần của Ulster (nơi có một phương ngữ gọi là Scots Ulster). Nó đôi khi được gọi là tiếng Scots Đất thấp để phân biệt với tiếng Gael Scotland, một ngôn ngữ Celt từng hiện diện trên đa phần vùng Cao nguyên, nhóm đảo Hebrides và Galloway. Tiếng Scots phát triển từ tiếng Anh trung đại. Vì không có sự thống nhất chung để phân biệt phương ngữ và ngôn ngữ, những học giả thường bất đồng ý kiến về tình trạng và mối quan hệ giữa tiếng Scots và tiếng Anh. Có thể xem tiếng Scots nằm ở một đầu một dãy phương ngữ, với tiếng Anh Scotland chuẩn đầu kia. Tiếng Scots nhiều khi được xem là một dạng cổ của tiếng Anh, nhưng nó đồng thời lại phương ngữ riêng. Ngược lại, tiếng Scots cũng thường được xem như một ngôn ngữ riêng biệt, tương tự như việc tiếng Na Uy rất giống, nhưng vẫn tách biệt, với tiếng Đan Mạch.
1
null
Tiếng Corse ("corsu" hay "lingua corsa" ) là một ngôn ngữ Ý-Dalmatia nói ở Corse (Pháp). Corse gần gũi với phương ngữ Tuscan và do vậy cũng gần gũi với tiếng Ý chuẩn. Một số phương ngôn nam tiếng Corse có mặt trên đảo Sardegna (Ý). Tiếng Corse từng đóng vai trò ngôn ngữ nói chính trên đảo Corse, cùng với tiếng Ý (ngôn ngữ chính thức ở Corse cho đến năm 1859, khi nó bị tiếng Pháp thế chỗ). Trong hai thế kỷ tiếp theo, việc dùng tiếng Pháp lan rộng đến mức, vào lúc Giải phóng năm 1945, mọi người dân trên đảo đều biết ít nhiều tiếng Pháp. Đến thập niên 1960, không còn người đơn ngữ tiếng Corse nào. Năm 1995, ước tính 65% người đảo Corse biết tiếng Corse ở mức nào đó, và thiểu số, chừng 10%, dùng tiếng Corse làm ngôn ngữ thứ nhất.
1
null