text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Từ dài nhất trong tiếng Anh được xác định phụ thuộc vào định nghĩa của một từ trong tiếng Anh, cũng như là cách so sánh độ dài các từ như thế nào.
Các từ có thể có từ nguồn gốc của tiếng Anh hoặc được hình thành bằng cách đặt ra hay chắp dính. Ngoài ra, rất khó để so sánh vì tên địa danh cũng có thể được coi là từ, thuật ngữ chuyên ngành có thể được kéo dài một cách tuỳ tiện và việc thêm các tiền tố và hậu tố có thể tạo ra những từ đúng ngữ pháp nhưng nghe có vẻ lạ hoặc không được sử dụng.
Độ dài của một từ cũng có thể hiểu theo nhiều cách. Phổ biến nhất, độ dài thường dựa trên chính tả (quy tắc đánh vần thông thường) và việc đếm số chữ cái có trong từ. Những cách tiếp cận khác nhưng ít phổ biến hơn là dựa trên âm vị học (văn nói) và số lượng âm vị (âm thanh).
Các từ điển lớn.
Từ dài nhất nằm trong mọi từ điển tiếng Anh lớn là "pneumonoultramicroscopicsilicovolcanoconiosis", từ để chỉ bệnh phổi gây ra bởi sự hít vào bụi silica rất mịn dẫn đến viêm phổi. Từ này được đặt ra để giữ kỷ lục từ dài nhất trong tiếng Anh.
"Từ điển tiếng Anh Oxford" có xuất hiện từ "pseudopseudohypoparathyroidism" (30 chữ cái).
"Từ điển đại học Merriam-Webster" không có từ "antidisestablishmentarianism" (28 chữ cái) vì các biên tập viên không thấy từ này được sử dụng rộng rãi và duy trì với ý nghĩa ban đầu của nó. Từ dài nhất trong từ điển này là "electroencephalographically" (27 chữ cái).
Từ dài nhất không chuyên ngành trong các từ điển lớn là "floccinaucinihilipilification" với 29 chữ cái, gồm các từ Latinh có nghĩa là "không là gì hết", được định nghĩa là "việc coi một thứ gì đó là vô giá trị". Người ta ghi nhận từ này được sử dụng sớm nhất là kể từ năm 1741.
A. Ross Eckler Jr. nói rằng đa số các từ dài nhất trong tiếng Anh khó xuất hiện trong những văn bản không mang tính học thuật, tức là những văn bản hiện đại nhắm đến các độc giả thông thường mà trong đó tác giả không có chủ ý sử dụng một từ dài ít gặp. Theo ông, những từ dài nhất dễ bắt gặp trong các văn bản như thế là "deinstitutionalization" và "counterrevolutionaries", cùng có 22 chữ cái.
Một nghiên cứu trên một triệu mẫu văn xuôi thông thường bằng tiếng Anh cho thấy từ dài nhất một người có thể bắt gặp hằng ngày là "uncharacteristically" với 20 chữ cái.
Từ "internationalization" (quốc tế hóa) được viết tắt là "i18n", con số ở chính giữa là số lượng chữ cái nằm giữa hai chữ cái đầu và cuối.
Sự hình thành các từ dài.
Đặt ra.
Trong vở kịch "Ecclesiazousae" của ông, nhà soạn hài kịch Aristophanes người Hy Lạp cổ đại đã tạo ra một từ có 171 chữ cái (183 trong chuyển tự bên dưới):
Vở kịch châm biếm "Chrononhotonthologos" (1734) của Henry Carey có câu mở đầu: "Aldiborontiphoscophornio! Where left you Chrononhotonthologos?"
Thomas Love Peacock đã đặt ra hai từ này trong tiểu thuyết ngắn "Headlong Hall": "osteosarchaematosplanchnochondroneuromuelous" (44 chữ cái) và "osseocarnisanguineoviscericartilaginonervomedullary" (51 chữ cái).
James Joyce đã bịa ra chín từ gồm 100 chữ cái và một từ gồm 101 chữ cái trong tiểu thuyết "Finnegans Wake" của ông, trong đó nổi tiếng nhất là Bababadalgharaghtakamminarronnkonnbronntonnerronntuonnthunntrovarrhounawnskawntoohoohoordenenthurnuk. Từ này xuất hiện trên trang đầu như một bất ngờ mang tính biểu tượng liên quan đến sự sa ngã của Adam và Eva. Vì từ này chỉ được dùng để trích dẫn đoạn văn này, nó không được chấp nhận là một từ thật. Sylvia Plath đã nhắc đến nó trong tiểu thuyết "The Bell Jar", trong đó nhân vật chính đang đọc "Finnegans Wake".
Tên bài hát "Supercalifragilisticexpialidocious" (34 chữ cái) trong phim "Mary Poppins" xuất hiện trong một số từ điển nhưng thuộc nhóm danh từ riêng và được trích dẫn là tên của bài hát. Ý nghĩa quy kết của nó là "một từ mà bạn nói khi bạn không biết phải nói gì". Hai anh em nhà Sherman được ghi nhận là tác giả của từ này.
Chắp dính.
Tiếng Anh cho phép thêm các tiền tố và hậu tố để mở rộng số lượng từ có thật vì nhiều mục đích, điều này thường được gọi là chắp dính. Phương pháp này có thể tạo ra những từ dài một cách kỳ lạ: ví dụ như các tiền tố "pseudo" (giả, sai lệch) và "anti" (phòng chống, phản nghịch) có thể được thêm bao nhiêu lần tùy ý. Một từ như "anti-aircraft" (vũ khí phòng không) có thể được kéo dài thành "anti-anti-aircraft" (vũ khí phòng phòng không), lặp lại tiền tố "anti" có thể tạo ra một từ dài vô tận.
"Antidisestablishmentarianism" là ví dụ điển hình dài nhất cho một từ được tạo ra bằng cách chắp dính.
Thuật ngữ chuyên ngành.
Cách đặt tên khoa học có thể tạo ra những từ dài một cách kỳ lạ.
Danh pháp IUPAC cho các hợp chất hữu cơ không bị hạn chế về số lượng chữ cái, họ đã đặt tên hoá học dài 189.819 chữ cái "Methionylthreonylthreonyl...isoleucine" cho một protein còn gọi là titin. Trong tự nhiên, các phân tử DNA có thể to hơn nhiều so với các phân tử protein và do đó có thể có danh pháp dài hơn. Ví dụ, nhiễm sắc thể lúa mì 3B bao gồm gần một tỷ cặp base. Vì vậy, một chuỗi sợi của nó, viết đầy đủ ra là "Adenilyladenilylguanilylcystidylthymidyl...", dài khoảng 8 tỷ chữ cái. Từ dài nhất được xuất bản, "Acetylseryltyrosylseryliso...serine", tức vỏ bọc protein của "virus khảm thuốc lá", dài 1.185 chữ cái và xuất hiện trong Dịch vụ tóm tắt hóa chất năm 1964 và 1966 của Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ. Năm 1965, Dịch vụ tóm tắt hóa chất xem xét lại hệ thống đặt tên và ngừng khuyến khích những cái tên dài quá mức. Năm 2011, một từ điển đã phá vỡ kỷ lục này với danh pháp dài 1.909 chữ cái cho protein "trpA".
John Horton Conway và Landon Curt Noll đã sáng lập một hệ thống mở để đặt tên cho các lũy thừa của 10, trong đó "sexmilliaquingentsexagintillion" (6560 trong tiếng Latinh) là tên của 103(6560+1) = 1019683. Dưới quy mô dài, từ này là 106(6560) = 1039360.
Người ta thường trích dẫn "Gammaracanthuskytodermogammarus loricatobaicalensis" (một loài thuộc bộ amphipoda) là danh pháp hai phần dài nhất. Tuy nhiên, Bộ danh pháp Động vật học Quốc tế đã vô hiệu hóa tên gọi này vào năm 1929 sau khi được yêu cầu bởi Mary J. Rathbun.
"Parastratiosphecomyia stratiosphecomyioides" là danh pháp hai phần dài nhất được công nhận. Đây là tên gọi khác của một loài ruồi lính.
"Aequeosalinocalcalinoceraceoaluminosocupreovitriolic" (52 chữ cái), một từ miêu tả suối nước nóng ở Bath, Somerset, Anh, được một số phiên bản của "Sách Kỷ lục Guinness" ghi nhận là từ dài nhất trong tiếng Anh và do bác sĩ Edward Strother (1675–1737) đặt ra. Từ này gồm có các yếu tố sau:
Các từ dài nổi bật.
Tên địa danh.
Tên địa danh chính thức dài nhất được công nhận ở một quốc gia nói tiếng Anh là "Taumatawhakatangihangakoauauota-mateaturipukakapikimaungahoronukupokaiwhenuakitanatahu" (57 chữ cái), một ngọn đồi ở New Zealand. Tên được viết bằng tiếng Māori. Một bản dài hơn của cái tên này là Taumatawhakatangihangakoauauotamateaturipukakapikimaungahoronukupokaiwhenuakitanatahu (85 chữ cái), xuất hiện trên biển tên của địa điểm này (xem ảnh chụp bên phải). Trong tiếng Māori, các chữ ghép như "ng" và "wh" được xem là một chữ cái duy nhất.
Ở Canada, địa danh có tên dài nhất là "Dysart, Dudley, Harcourt, Guilford, Harburn, Bruton, Havelock, Eyre và Clyde", nằm trên địa bàn tỉnh Ontario. Nếu viết bằng tiếng Anh (thay từ "và" bằng từ "and"), tên gọi này có tổng cộng 61 chữ cái, hoặc 68 kí tự không phải là dấu cách (tính cả dấu phẩy).
Địa danh có tên dài nhất ở Hoa Kỳ là Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg (45 chữ cái), một hồ nước ở Webster, Massachusetts. Tên gọi đôi khi được dịch một cách hài hước là "bạn câu cá ở chỗ nước của bạn, tôi câu cá ở chỗ nước của tôi, không ai câu ở giữa". Hồ này còn được gọi là Hồ Webster.
Tên địa danh chính thức dài nhất ở Úc là đồi Mamungkukumpurangkuntjunya. Nó là một từ tiếng Pitjantjatjara gồm 26 chữ cái và có nghĩa là "nơi Quỷ dữ tiểu tiện".
Tên người.
"Sách Kỷ lục Guinness" từng có kỷ lục cho tên người dài nhất được đặt.
Những tên khai sinh dài thường được đặt ra để phản đối các luật đặt tên con hoặc vì những lý do cá nhân khác.
Ghi chú.
Castanets | 1 | null |
Hội Phản đế Đồng minh là hình thức Mặt trận đầu tiên do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập năm 1930.
Hoàn cảnh lịch sử.
Chỉ thị về thành lập Hội Phản đế đồng minh thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Đông Dương từ chỗ chỉ nhấn mạnh vấn đề đoàn kết giai cấp đến chỗ thấy được tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã có tác động mạnh, làm phân hóa các giai cấp và tầng lớp trên. Nhưng vì chưa quán triệt đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, cho nên phong trào chưa thu hút được những người có tinh thần phản đế vào một mặt trận dân tộc rộng rãi chống đế quốc. Trước tình hình ấy, ngày 18- 11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh gửi cho các cấp ủy Đảng và toàn thể đảng viên.
Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến phải kết hợp chặt chẽ với nhau, công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, công nhân phải liên minh chặt chẽ với nông dân.
"Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội Phản đế Đồng minh đã nêu rõ hai động lực chính, căn bản cho sự bố trí hàng ngũ cách mạng, đó là giai cấp công nhân đồng minh với giai cấp nông dân. Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công." | 1 | null |
Erno "Emppu" Matti Juhani Vuorinen (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1978 tại Kitee, Phần Lan) là một nhạc công guitar người Phần Lan, được biết đến nhiều nhất là một trong các thành viên sáng lập và người viết một số bài hát của ban nhạc symphonic metal Nightwish. Anh là người lớn nhất trong năm anh chị em trong nhà, có một người anh em sinh đôi và ba em gái. Anh bắt đầu tự học chơi guitar ở tuổi 12 và kể từ thời điểm đó đã chơi trong các ban nhạc khác nhau bao gồm Nightwish, Brother Firetribe, Barilari, Almah, và Altaria.
Emppu chủ yếu đóng vai trò là một tay guitar chơi nền, thường hỗ trợ cho các phần của keyboard hoặc dàn nhạc trong các ca khúc của Nightwish. Tuy nhiên, anh chơi lead và solo cũng rất tốt. Những kỹ thuật solo của Vuorinen thường bao gồm những đoạn , , sliding, legato (chơi các nốt luyến), và sử dụng cần nhún (whammy bar) điểm xuyết một cách đan xen; anh cũng chơi được kĩ thuật , mặc dù rất hiếm khi sử dụng. Những đoạn solo của anh có nhiều giai điệu hơn so với hầu hết các ban nhạc metal khác, nhưng đôi khi anh cũng sử dụng các đoạn (kĩ thuật di chuyển nhanh giữa các nốt trên cần đàn để tạo ra một đoạn nhạc biến hóa) (đặc biệt là trong "Nightquest," "The Pharaoh Sails to Orion," "Romanticide," và "Gethsemane" của Nightwish, và cũng trong "Traitor" của Tarot, ca khúc mà anh thể hiện một đoạn solo). Ba album đầu tiên của Nightwish có đất cho Emppu sáng tạo với vai trò lead guitar nhiều hơn là các album sau. Vuorinen đã lên dây cho cây guitar trong studio theo từ sau khi phát hành "Century Child" - cho đến khi đó, guitar của . Trong suốt buổi biểu diễn, ông có hai guitar - mỗi cái cho một cung.
Vuorinen cũng là một cây sáng tạo trong Nightwish, anh có những ca khúc đồng sáng tác cùng Tuomas Holopainen trong mỗi album ngoại trừ "Angels Fall First" và "Imaginaerum". Bài hát "Whoever Brings The Night" trong "Dark Passion Play" được viết bởi một mình Vuorinen.
Emppu thu âm các phần guitar cho Almah, một ban nhạc metal của Brasil, để giúp người bạn là ca sĩ chính Edu Falaschi (cũng là ca sĩ của Angra). Anh quyết định không ở lại trong ban nhạc vì cảm thấy còn nghĩa vụ với Nightwish. Anh cũng tham gia vào Brother Firetribe, một ban nhạc AOR, năm 2008 đã phát hành hai album trên toàn thế giới: "False Metal" (tái phát hành như "Break Out") và "Heart Full Of Fire".
Vuorinen thường được gọi là "the short one" hoặc "the hobbit" khi đứng cùng các thành viên ban nhạc hoặc các fan , khi anh chỉ cao 5'3" (160 cm).
Thiết bị.
Vuorinen sử dụng guitar hiệu Washburn với màu nâu, trắng hoặc tím cho đến tận quá trình thu âm "Once", gắn bó nhiều năm với cây Washburn CS-780s, nhưng gần đây anh xác nhận đang sử dụng guitar của hãng ESP. Anh hiện đang sử dụng phiên bản màu tím và đôi khi là màu trắng của một cây ESP Horizon tự tùy chỉnh, đặt tên một cách chính thức là EV-1 theo tên và họ của Emppu. Chiếc EV-1 có pick-ups của Seymour Duncan (sử dụng TB-5 ở cuối, SHR-1n ở giữa, và SH-2n ở đầu) và một bộ tremolo của Floyd Rose. Bộ khuếch đại chính hiện tại anh đang dùng là Mesa Boogie Dual Rectifiers với bộ thùng loa là JCM 800 kích cỡ 4x12. Trong Imaginaerum Tour anh sử dụng một chiếc EV-3 với hình Imaginaerum được in ra. Chiếc EV-3 này bỏ đi chi tiết SHR-1n.
Vuorinen sử dụng một chiếc ESP Eclipse mẫu Vintage Black cho các video âm nhạc của "Dark Passion Play". Sau khi nhận thấy rằng guitar tím nổi bật đột nhiên biến mất, người hâm mộ đã bày tỏ những lo ngại của họ; Vuorinen đã trả lời câu hỏi này thông qua Nightmail:
Discography.
Với Nightwish:
Với Darkwoods My Betrothed:
Với Altaria:
Với Almah:
Với Brother Firetribe:
Với Guitar Heroes:
Khách mời: | 1 | null |
Nút (tiếng Anh: knot) là đơn vị đo tốc độ tương đương 1 hải lý/giờ hay 1.852,248 m/h. Ký hiệu theo Tiêu chuẩn ISO cho nút là kn. IEEE thích dùng ký hiệu kt; ngoài ra người ta còn dùng ký hiệu NMPH (). Nút là đơn vị không thuộc hệ SI. Trên thế giới, đơn vị nút được dùng trong ngành khí tượng học, hàng hải và hàng không. Thuật ngữ này xuất phát từ việc đếm số nút dây trên sợi dây - nối với một tấm gỗ thả xuống biển - được thả ra trong một khoảng thời gian xác định.
Định nghĩa.
1.852 m là chiều dài của một hải lý được quốc tế công nhận. Trước năm 1954, Hoa Kỳ vẫn dùng đơn vị cũ là hải lý Hoa Kỳ (1.853,248 m). Trước năm 1970, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sử dụng đơn vị cũ là hải lý Hải quân Anh (tương đương 6.080 ft, tức 1.853,184 m).
(Giá trị đậm là giá trị chính xác.)
Cách dùng.
Tốc độ di chuyển của tàu thuyền hoặc phương tiện bay trong tương quan với chất lưu thì được đo bằng đơn vị nút. Để thống nhất thì tốc độ chất lưu định hướng (dòng triều, dòng chảy của sông và tốc độ gió) cũng được đo bằng nút. Do vậy, vận tốc mặt đất của phương tiện bay và tốc độ dịch chuyển về điểm xa ("vận tốc được thực hiện" - VMG) cũng đo bằng nút.
Nguồn gốc.
Đến giữa thế kỷ 19, người ta đo tốc độ tàu thuyền đi biển bằng cách dùng một tấm gỗ nhỏ gọi là miếng đệm chẻ nối với một cuộn dây. Một cạnh của tấm gỗ này được làm nặng khiến nó sẽ nổi vuông góc với mặt nước, từ đó có tác động cản đáng kể lên phần nước di chuyển xung quanh tấm gỗ. Khi bắt đầu đo, người ta ném tấm gỗ từ đuôi tàu và sợi dây nối được thả dần ra. Trên sợi dây có các nút dây được buộc cách đều nhau 47 ft 3 in (14,4018 m). Thủy thủ giữ sợi dây giữa các ngón tay sẽ đếm số nút dây đi qua trong khi một thủy thủ khác dùng đồng hồ cát đo thời gian 30 giây (hiện nay là 28 giây). Kết quả đo được dùng cho mục đích ước định vị trí và định hướng tàu. Phương pháp đo này cho kết quả 1 nút = 20,25 in/s (hoặc 1,85166 km/h). Kết quả này chỉ sai khác 0,02% so với định nghĩa hiện đại. | 1 | null |
Natasha Maria Hamilton (sinh ngày 17 tháng 7 năm 1982 tại Liverpool) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Anh, cựu thành viên của nhóm nhạc nữ lừng danh Atomic Kitten và thành danh trên thị trường âm nhạc với việc bán được hơn 10 triệu đĩa trên khắp thế giới và nhiều người hâm mộ vẫn hi vộng ban nhạc Atomic Kitten sẽ lại đoàn tụ trong một sêri ITV mới vào tháng 1 năm 2013.
Cuộc đời.
Cô có mối tình gần bảy năm với doanh nhân Riad Erraji sau đó hai người đã kết hôn và ly hôn. Tháng 4 năm 2012, gia đình cô đã dọn về ngôi biệt thự khang trang kiểu Victorian ở North Wales. Về mặt xã hội, cô cũng mở một blog thời trang riêng của mình và còn tham gia cuộc đua Westport Sea2Summit để gây quỹ chữa bệnh ung thư cho phụ nữ và chạy xe đạp từ thiện ở Ấn Độ.
Cô có ba con trai gồm Josh, 10 tuổi, Harry, 7 tuổi hai đứa con đầu này là kết quả từ những mối quan hệ trước khi cưới Riad Erraji và Alfie, 2 tuổi là con chung của hai người.
Năm 2012, cô kỷ niệm sinh nhật 30 tuổi và kỷ niệm 5 năm hôn nhân với, mối tình bảy năm qua của cô. Tuy nhiên ngay sau đó vào tháng 7 năm 2012, chia tay chồng vào tháng bảy vừa qua sau sáu năm chung sống, cuộc hôn nhân của vợ chồng cô đổ vỡ là do cả hai đều tỏ ra thiếu thân mật, chưa chia sẻ và thông cảm với nhau bên cạnh đó, cuộc sống quá bận rộn khiến cả hai dần xa nhau. Sau khi chia tay cô đã tung ảnh khỏa thân giải khuây và xuất hiện với hình ảnh nude hoàn toàn trên trang bìa của tạp chí Closer. | 1 | null |
Người Mashco-Piro hay còn gọi là bộ lạc Mascho Piro, cũng còn được biết đến với tên gọi là người Cujareño là một bộ lạc thuộc các nhóm người bản địa Nam Mỹ và sinh sống chính bằng hình thức săn bắn và hái lượm, những người này có thói quen sinh sống ở những vùng xa xôi thuộc rừng rậm Amazon và tách biệt với thế giới bên ngoài. Hiện họ đang sinh sống trong khu vực của công viên ở Peru và có hàng trăm thành viên
Lịch sử.
Mashco-Piro là một trong những bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Bộ lạc Mashco-Piro nói sử dụng ngôn ngữ Piro. Thuật ngữ "Mashco" được sử dụng lần đầu tiên bởi Padre Biedma vào1687 khi mô tả về những người Hamara.
Vào năm 1894, rất nhiều người thuộc bộ lạc Mashco-Piro bị tàn sát bởi những tay súng thuộc quân đội của Carlos Fitzcarrald đang đóng trú tại Manú Riverarea. Những người còn sống sót phải rút vào sâu trong những khu vực rừng rậm để sinh sống ổn định từ đây, thỉnh thoảng bộ lạc Mashco-Piro di cư trong rừng suốt mùa khô.
Tuy vậy, hoạt động khai thác gỗ và phát triển đô thị gần đây đã thu hẹp đáng kể diện tích sống của bộ lạc Mashco-Piro. Vào năm 1998, tổ chức IWGIA ước đoán số người của bộ lạc này từ khoảng 100 cho đến 250, vào năm 1976 họ ước đoán dân số của bộ lạc này từ 20 đến 100.
Giới chức địa phương đã ra lệnh cấm người ngoài tiếp xúc với người Mashco-Piro, vì cho rằng hệ miễn dịch của bộ lạc này không thể chống lại các loại dịch bệnh truyền nhiễm và dân làng không thể tiếp xúc với bộ lạc Mashco-Piro vì các bệnh truyền nhiễm có thể giết thổ dân.
Cũng đã có những cuộc chiến nổ ra giữa người Mashco-Piro và những kẻ xâm lấn bất hợp pháp nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng do tổ tiên bộ lạc để lại, người Mashco-Piro còn bắn cung tên vào các đoàn khách du lịch ngồi trên tàu khi họ bơi ngang qua khu vực bộ lạc sinh sống.
Trong những năm 2013, Cơn đói khiến họ không mãi ẩn mình trong những cánh rừng. này nữa. Các thành viên của một trong những bộ lạc bí ẩn nhất hành tinh đã phải xuất hiện để xin thức ăn, một nhóm nhỏ của bộ lạc Mashco-Piro đã liên lạc với người dân bản địa để xin chuối. Các thổ dân thậm chí còn nhảy xuống sông để nhận thức ăn. Dân bản địa đã thả một chiếc xuồng để gửi thức ăn cho họ, | 1 | null |
Indol là dị vòng có công thức là C8H7N và chứa một nguyên tử nitơ. Dị vòng indol có trong amino acid tryptophan và rất giống dị vòng xcatol. Dị vóng indol chỉ khác dị vòng xcatol ở chỗ dị vòng indol thiếu một nhóm metyl. Cũng như xcatol, indol có mùi phân. | 1 | null |
Hợp chất dị vòng là hợp chất vòng chứa ít nhất một nguyên tử không phải là cacbon. Nguyên tố lạ trong vòng được gọi là dị nguyên tử. Thông thường nó là nitơ, oxy hoặc lưu huỳnh. Hóa học dị vòng là một nhánh của hóa học hữu cơ liên quan đến sự tổng hợp, tính chất và ứng dụng của các dị vòng này.
Lịch sử của hoá học dị vòng.
Lịch sử của hóa học dị vòng bắt đầu từ những năm 1800, cùng với sự phát triển của hóa học hữu cơ. Một số diễn biến đáng chú ý:
1832: Dobereiner sản xuất furfural (một loại furan) bằng cách xử lý tinh bột với axit sulfuric;
1834: Runge thu được pyrrole ("dầu lửa") bằng cách chưng cất khô xương
1906: Friedlander tổng hợp thuốc nhuộm chàm, cho phép ngành hóa học tổng hợp thay thế cả một ngành nông nghiệp lâu đời
1936: Treibs cô lập các dẫn xuất chlorophyl từ dầu thô, giải thích nguồn gốc sinh học của dầu mỏ
1951: Các quy tắc của được mô tả, làm nổi bật vai trò của các hợp chất dị vòng ( và pyrimidine) trong mã di truyền. | 1 | null |
Diana Nyad (sinh ngày 22 tháng 8 năm 1949), là tác giả, nhà báo, diễn giả, và vận động viên bơi đường trường phá kỷ lục thế giới. Năm 2013, ở tuổi 64, bà là người đầu tiên bơi từ Cuba đến Florida mà không sử dụng lồng bảo vệ chống cá mập hoặc chân nhái; điểm xuất phát: La Habana, nơi đến: Key West, vượt qua khoảng cách 177 km trong 53 tiếng. Nyad từng được xếp hạng 30 trong danh sách nữ vận động viên môn "squash" ở Hoa Kỳ.
Thiếu thời.
Nyad chào đời tại Thành phố New York ngày 22 tháng 8 năm 1949, là con của William Sneed, người mua bán chứng khoán, với vợ là Lucy Curtis. Cha mất khi cô mới lên ba, mẹ cô tái hôn với Aristotle Nyad, người Hi Lạp buôn bán bất động sản, Nyad nhận Diana làm con.
Gia đình dời đến sống ở Fort Lauderdale, Florida. Cô bé lớn lên và luyện tập bơi cách nghiêm túc khi vào lớp bảy. Cô vào học trường tư thục Pine Crest School vào giữa thập niên 1960, và học bơi dưới sự hướng dẫn của Jack Nelson, từng là vận động viên Olympic và có tên trong Sảnh Vinh danh. Cô đoạt ba chức vô địch của bang Florida cho giải vô địch học sinh trung học trong môn bơi ngửa 100 và 200 yard (91 và 183m). Trong khi mơ được dự tranh giải Olympic mùa hè 1968, cô bị mắc bệnh viêm màng tim, nằm trên giường bệnh trong ba tháng, sau đó phải làm lại từ đầu vì đã đánh mất tốc độ thi đấu.
Sau khi tốt nghiệp Trường Pine Crest năm 1967, cô theo học tại Đại học Emory, nhưng lại bị đuổi học do nhảy dù từ tầng bốn của ký túc xá. Cô vào học tại Đại học Lake Forest, chơi quần vợt cho đội Forester và luyện tập bơi. Buck Dawson, giám đốc Sảnh Vinh danh Bơi lội Quốc tế ở Florida, quan tâm giới thiệu với cô môn bơi đường trường. Nyad khởi sự luyện tập tại Trại Ak-O-Mak của Dawson ở Ontario, Canada. Năm 1973, Nyad tốt nghiệp Đại học Lake Forest chuyên ngành Anh và Pháp ngữ, rồi trở lại nam Florida để tiếp tục luyện tập với Dawson.
Nyad được giới thiệu vào Sảnh Vinh danh Thể thao nữ Quốc gia Hoa Kỳ năm 1986, và Sảnh Vinh danh Bơi lội Quốc tế năm 2003.
Sự nghiệp.
Nyad là tác giả của ba cuốn sách, "Other Shores" (Random House: tháng 9 năm 1987) viết về cuộc đời của bà với môn bơi đường trường, "Basic Training for Women" (Harmony Books: 1981), và một quyển tiểu sử viết trong năm 1999 "Boss of Me: The Keyshawn Johnson Story". Bà cũng viết bài cho tờ New York Times, và tạp chí Newsweek.
Từ năm 2006, bà thực hiện những buổi nói chuyện về động lực sống thông qua công ty diễn thuyết Gold Star, bà được trả từ 10 000 đến 15 000 USD cho mỗi lần diễn thuyết. Bà cũng tham gia Đài Phát thanh Quốc gia (NPR) trong chương trình "All Things considered" (phát sóng vào thứ Năm) cũng như làm bình luận viên "business of sport" cho chương trình phát thanh "Marketplace" của American Media. Bà đóng góp thường xuyên cho chương trình "Sunday Morning" của đài truyền hình CBS.
Nyad miêu tả bơi đường trường là "môn thể thao đơn độc nhất thế giới". Còn trong cuốn tự truyện năm 1978, bà gọi bơi đường trường là mặt trận sinh tồn chống lại một kẻ thù tàn bạo – biển cả - mà sự chiến thắng khả dĩ duy nhất là "chạm đến bờ bên kia."
Bị lạm dụng tình dục.
Diana Nyad nói, một trong những yếu tố làm bà quyết tâm trong khi bơi là sự giận dữ và ước muốn được vượt qua những gì bà trải qua khi bị người cha ghẻ lạm dụng tình dục. Sau đó, bà cũng bị lạm dụng bởi huấn luyện viên bơi lội của bà. Khi Nyad xuất hiện trong một chương trình trò chuyện "People Are Talking" có một chú thích ở dưới tên bà "bị hiếp dâm bởi huấn luyện viên". Trong một cuộc phỏng vấn bà vào năm 1989, Nyad vẫn còn rất tức giận vì đã bị huấn luyện viên cũ Jack Nelson lạm dụng, mà bắt đầu khi bà mới có 14 tuổi. Vào năm 2003, Nyad một lần nữa nói về việc lạm dụng của Nelson trong bài nói chuyện khi tên bà được đưa vào Đại sảnh Vinh danh Bơi lội Quốc tế (International Swimming Hall of Fame). Một số các thiếu nữ khác cũng cáo buộc Nelson tội lạm dụng tình dục.
Việc các thiếu nữ bị lạm dụng tình dục trong thể thao, nhất là trong môn bơi lội, thì rất nhiều hơn là đã được tiết lộ trong vụ Jerry Sandusky tại Penn State University. Một buộc tội cho là số thiếu nữ bị lạm dụng bởi huấn luyện viên bơi lội mà bị cấm suốt đời là 36. Dường như nó quan trọng đối với Nyad, thừa nhận những gì đã trải qua để vượt qua để chịu đựng và chiến thắng sự bất hạnh. "Bà nói về nó khi bà có cơ hội, có nghĩa là khi bà nói chuyện với một nhóm người. Bà không lo sợ. Bà không xấu hổ. Nó quan trọng đối với bà, là mọi người nên biết những gì đã xảy ra, vì lợi ích cho những người đã phải trải qua, và để ngăn ngừa nhờ đã biết đến."
Bơi đường trường.
Suốt hai ngày trong năm 1979, Nyad bơi từ Bimini, một chùm ba đảo nhỏ cực nam quần đảo Bahamas, đến Florida, thiết lập kỷ lục cho một lần bơi liên tục không sử dụng bộ đồ bơi toàn thân, đến ngày nay vẫn chưa bị phá vỡ. Bà cũng phá một số kỷ lục thế giới như lần bơi vòng quanh Đảo Manhattan (7 giờ 57 phút) trong năm 1975. Năm 1986, Nyad có tên trong Sảnh Vinh danh Phụ nữ Quốc gia. Năm 2003, bà được giới thiệu vào Sảnh Vinh danh Bơi lội Quốc tế.
Khi tham dự Hội nghị Toàn cầu về Bơi lội Ngoài trời tổ chức tại Thành phố New York từ ngày 17-19 tháng 6 năm 2011, một số chuyên gia bày tỏ niềm tin rằng Nyad không chỉ có sức mạnh thể chất, mà quan trọng hơn, độ bền tinh thần của cô đủ để thực hiện cuộc hành trình từ Cuba đến Florida: những cuộc nghiên cứu trong lĩnh vực sinh lý học thể thao chỉ ra rằng trong các hoạt động thể thao đường trường, ý chí và sự quyết tâm là quan trọng hơn sức mạnh thể chất của tuổi trẻ.
Từ Cuba đến Florida.
Đầu tháng 1 năm 2010, Nyad khởi sự chuẩn bị cho lần bơi từ Cuba tới Florida. Đến ở trên đảo St Maarten thuộc Ca-ri-bê từ tháng 1 đến tháng 6 để hai tuần một lần thực hiện những lần bơi tập luyện kéo dài 8, 10, 12, rồi 14 giờ. Sau bà dời đến Key West để tiếp tục luyện tập. Trong khi chờ đợi điều kiện thời tiết thuận tiện hơn, bà khởi sự thực hiện những lần bơi kéo dài 24 giờ. Ngày 10 tháng 7, bà thuê một thuyền đánh cá dài 335 feet (10,7m) để đưa bà ra 40 dặm ngoài khơi. Lúc 8 giờ 19 phút sáng, Nyad nhảy xuống nước và bơi trở lại Key West, chiếc thuyền theo sau. Lúc 8:19 sáng hôm sau, bà được giúp đưa lên thuyền, 10 dặm cách bờ. Bà cảm thấy "mệt mỏi và mất nước" nhưng vẫn "mạnh mẽ" và "dễ dàng bơi tiếp 20 dặm mà không có vấn đề gì."
Ngày 10 tháng 7 năm 2010, dù đã 60 tuổi, Nyad khởi sự tập luyện bơi ngoài thiên nhiên chuẩn bị cho chuyến hành trình 103 dặm (166 km) kéo dài 60 giờ bơi từ Cuba đến Florida, sự thách thức mà 30 năm trước bà đã không thể vượt qua. Khi được hỏi điều gì đã thúc đẩy bà, Nyad đáp, "Tôi muốn chứng minh cho những người ở tuổi 60 thấy rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu giấc mơ của mình." Dù đã lập lịch bơi cho tháng 8 và tháng 9 năm 2010, do thời tiết xấu bà phải dời lại cho đến tháng 7 năm 2011.
Trong khi luyện tập tại St Maarten, trả lời một cuộc phỏng vấn của cơ quan thông tấn trên đảo, The Daily Herald, ấn hành ngày 25 tháng 3 năm 2011, Nyad nói, "Đây là một kế hoạch lớn, giống như một chiến dịch. Chúng tôi sử dụng khoảng 25 nhân sự, hoa tiêu, quản lý, thủy thủ, dự báo thời tiết, nhân viên y tế, chuyên viên về cá mập. Đó cũng là thời điểm nước nóng dần đến đỉnh điểm. Biển càng nóng càng tốt. Ngay khi được báo điều kiện thời thiết thuận lợi, chúng tôi sẽ rời La Habana. Tôi không biết thời điểm khởi hành chính xác cho đến ngay đêm trước đó…..nó phụ thuộc vào hướng di chuyển của dòng chảy Gulf Stream."
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times từ Key West ngày 18 tháng 7, Nyad ước tính chi phí cho "chiến dịch" của bà là khoảng 500 000 USD.
Sáng Chủ nhật ngày 7 tháng 8 năm 2011, tại một cuộc họp báo ở La Habana, Nyad cho biết sẽ khởi hành từ bến cảng Marina Hemingway. Buổi chiều cùng ngày, lúc 7:45 (giờ miền Đông) bà bắt đầu chuyến hành trình nhắm đến Florida. Một nhóm phóng viên CNN có mặt trên tàu hỗ trợ để tường thuật trực tiếp. Song, đến 12:45 sáng ngày 9 tháng 8, sau 29 giờ bơi, Nyad bỏ cuộc do dòng chảy siết và gió lớn đẩy bà lệch hướng (về hướng đông). Nyad cho biết bà bị đau vai sau ba giờ bơi, nhưng nguyên nhân chính là do cơn hen suyển đột phát. Về sau, bà thuật lại việc hai lần bị sứa độc ("box jellyfish") tấn công, lần đầu vào tay trước, lần sau vào cổ, khiến bà bị suy hô hấp và phải chấm dứt cuộc hành trình.
Điều kiện thể chất.
Tháng 6 năm 2011, Nyad dời địa điểm tập luyện của bà từ đảo St Maarten đến Key West, Florida. Những thành viên chính thuộc nhóm hỗ trợ cũng đến trong ngày 28 tháng 6, chờ đợi điều kiện thời thiết lý tưởng chỉ xảy ra vào mùa hè lặng gió trong tháng 7 và tháng 8. Để có thể bơi qua biển trong một hành trình dài như thế, có hai điều kiện thời tiết cần phải hội tụ trong một thời điểm: gió nhẹ (để biển lặng) và nhiệt độ nước ở khoảng 80s °F (high 20s/low 30s °C). Nhiệt độ nước tương đối cao sẽ gây ra hai vấn đề: trong nửa đầu của cuộc hành trình, nước ấm sẽ khiến cơ thể mất nước, trong nửa sau, thân nhiệt sẽ xuống thấp. Nyad nâng thể trọng lên khoảng 150 pound/70 kg (tăng thêm 15 pound/7 kg) dự phòng cho trường hợp bị giảm cân sau một thử thách khắc nghiệt như thế.
Đề phòng trường hợp bị cá mập tấn công, một chuyên viên chèo tay xuồng kayak có trang bị máy điện tử đuổi cá mập, "Protective Oceanic Device", hộ tống Nyad.
Để giúp Nyad bơi đúng lộ trình theo một đường thẳng, một thuyền bè đôi tốc độ chậm được thiết kế đặc biệt với một thiết bị dài 10 feet (3m) có gắn phao tiêu: một cây sào dài giữ phao tiêu cách thuyền vài mét, phao tiêu luôn được giữ chìm dưới nước khoảng 5 feet (1,52m), có tác dụng giống vạch đường bơi thường được kẻ dưới đáy hồ bơi, để giúp Nyad bơi đúng hướng. Ban đêm, phao tiêu màu trắng này được thay thế bằng đèn LED màu đỏ. Viết trên blog trong tháng 7 năm 2011, Nyad nói rằng sự phát triển phao tiêu hướng dẫn chìm dưới nước vào đầu mùa hè năm 2011 có thể được xem là sự hỗ trợ quan trọng nhất cho chuyến bơi đường dài của bà. Trong những lần trước, bà phải vất vả quan sát khi bơi theo chiếc xuồng hỗ trợ để khỏi bị chệch hướng. Giữ được chiếc xuồng trong tầm nhìn theo một đường thẳng đang khi bơi trong đại dương với tốc độc chỉ từ 1 đến 2 "knot" là rất khó khăn. Chiếc thuyền bè đôi của bà được trang bị những động cơ định vị và một chiếc neo biển đặc biệt để giữ thuyền đi đúng hướng.
Nhóm hỗ trợ.
Nyad quy tụ một nhóm 25 nhân sự hỗ trợ bà trong cuộc hành trình. Chịu trách nhiệm chọn ngày khởi hành là một cặp vợ chồng khoa học gia Dane và Jenifer Clark đến từ Annapolis, Maryland. Dane là nhà khí tượng học, còn Jenifer là nhà vệ tinh hải dương học, được công nhận là những chuyên gia về dòng Gulf Stream.
Nhiệm vụ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho Nyad suốt giai đoạn tập luyện và trong chuyến hành trình được giao cho Bác sĩ Michael S. Broder. Vợ chồng Clark phân tích dữ liệu đại dương và thời tiết do vệ tinh thu thập để chọn ra thời hạn ba ngày có sự kết hợp tốt giữa tốc độ gió và nhiệt độ nước ấm nhất.
Nyad viết trên blog rằng nhiệt độ nước tăng dần đến đầu tháng 7 năm 2011, nhưng từ ngày 11 tháng 7 giảm xuống còn 84 °F (29 °C), bà yêu cầu chỉ khởi hành khi nhiệt độ nước từ 86 °F (30 °C) trở lên.
Lần thứ ba.
Tháng 9 năm 2011, Nyad thực hiện lần thứ ba hành trình từ Cuba đến Florida, nhưng lại phải bỏ cuộc do sứa "box jellyfish" và sứa "physalia physalis".
Bà cho biết sẽ thử lần thứ tư vào năm 2012.
Lần thứ tư.
Trong lần thứ tư, Nyad mở một kỷ lục mới khi cố hoàn tất cuộc hành trình dài 103 dặm (166 km) từ La Habana đến Key West mà không có lồng bảo hộ chống cá mập, khởi hành ngày 18 tháng 8 năm 2012. Hành trình chấm dứt vào sáng ngày 21 tháng 8 sau khi Nyad bơi được nửa chặng đường. Trưởng nhóm vận hành của Nyad, Mark Sollinger, nói với CNN, "Suốt đêm Diana bị nhiễm nọc độc sứa, rồi bão và sét làm chúng tôi chệc hướng."
Lần thứ năm: thành công.
Buổi sáng ngày 31 tháng 8 năm 2013, Nyad khởi hành cho lần mạo hiểm thứ năm bơi từ La Habana đến Florida, vượt qua khoảng cách khoảng 110 dặm (177 km), được hộ tống bởi một nhóm hỗ trợ gồm 35 người. Không có lồng bảo hộ chống cá mập, nhưng có mặt nạ silicone chống sứa, bộ đồ bơi toàn thân, găng tay, và giầy.
Khoảng 1:55 (giờ miền Đông) chiều ngày 2 tháng 9 năm 2013, Nyad xuất hiện trên bãi tắm ở Key West sau 53 giờ bơi trong đại dương.
Đứng giữa vòng vây của đám đông đang chào đón mình, Diana Nyad, người đầu tiên hoàn thành chuyến hành trình bơi từ La Habana đến địa điểm cực nam của nước Mỹ mà không cần sự trợ giúp của lồng bảo hộ chống cá mập, thốt lên những lời ngập ngừng qua đôi môi sưng vù, "Đừng bao giờ, đừng bao giờ bỏ cuộc," rồi tiếp, "Chẳng bao giờ là quá già để theo đuổi giấc mơ của bạn."
Về sau, bà thú nhận là đã không lường trước được những khó khăn và đau đớn bà phải gánh chịu trong lần mạo hiểm này, "Gió lớn và dữ dội. Mặt nạ chống sứa khiến tôi bị uống nhiều nước biển... không thể ăn uống được gì. Hầu như trong suốt 53 giờ tôi bị nôn ói liên tục. Không còn chút sức lực nào…"
Sứa "Box Jellyfish" ở trong số những sinh vật độc hại nhất. Chúng tích cực săn đuổi con mồi và nọc độc của chúng có thể khiến nạn nhân bị tê liệt. Kể từ năm 1950, số người chết vì Box Jellyfish cao hơn số người thiệt mạng vì cá mập. Trong khi có công dụng bảo vệ mặt của Nyad khi bơi, chiếc mặt nạ chống sứa gây không ít khó khăn cho bà, "Rất khó để bơi với nó. Tôi bị uống nhiều nước biển, bị nhiều vết cắt, và bị tổn thương vùng miệng. Tôi phải quyết tâm rất nhiều để tiếp tục bơi, tôi phải vượt qua [đám sứa]. Đây là lãnh thổ của chúng, và tôi phải vượt qua. Thật vô cùng khó khăn."
Ngoài ra, Nyad còn phải chịu đựng cảm giác cô đơn trong cuộc thử thách kéo dài 53 giờ, bà gọi đó là "một trải nghiệm của sự đơn độc cùng cực mặc dù có đến 35 người chung quanh tôi."
Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton chúc mừng Nyad trên Twitter.
Trước đó, trong năm 2012, một phụ nữ người Úc 49 tuổi, Penny Palfrey, sau khi vượt qua 79 dặm (121 km) không có lồng bảo hộ chống cá mập, đã phải dừng lại vì dòng chảy mạnh. Đến tháng 6 năm 2013, một phụ nữ Úc khác, Cloe McCardel, 28 tuổi, sau khi bơi 14 dặm (22,5 km) không có lồng chống cá mập trong 11 giờ cũng phải bỏ cuộc vì nọc độc của sứa. | 1 | null |
Lợn tiết kiệm hay heo đất còn có nhiều tên gọi khác ví dụ như lợn đất, lợn nhựa, lợn sứ, (gọi theo chất liệu) hay lợn bỏ ống là một vật có hình dáng một chú lợn thường làm từ gốm, sứ hoặc nhựa, dùng để tích cóp những đồng xu hoặc tiền lẻ. Đây thường là một món đồ chơi dành cho trẻ em. Tuy vậy, sản phẩm này cũng hay được sử dụng cho mục đích quảng cáo, nhiều công ty dịch vụ tài chính dùng hình ảnh lợn tiết kiệm làm biểu tượng cho sản phẩm tiết kiệm của họ.
Lợn bỏ ống hay được bày bán tại các cửa hàng đồ chơi, nhà sách và cả những cửa hàng chỉ chuyên bán sản phẩm này. Nó thường bán chạy vào dịp Tết, khi mà trẻ em nhận được nhiều lì xì từ người thân và muốn tiết kiệm tiền. Vì cũng là một món đồ chơi và sản phẩm trang trí trong nhà nên nó có nhiều mẫu mã độc đáo và màu sắc bắt mắt. Ngoài hình dáng các chú lợn ngoài thị trường còn có những hộp tiết kiệm hình mèo, pikachu, hình ngôi nhà...
Sử dụng.
Lợn tiết kiệm thường được người lớn chủ động mua cho con em mình để làm công cụ giáo dục những nguyên lý cơ bản của tiết kiệm. Một con lợn tiết kiệm luôn rỗng ruột và có một khe hẹp để đút tiền vào. Một số con có chỗ để lấy tiền ra trong khi một số khác thì không, khi nào đã tiết kiệm đến mức phù hợp người ta có thể đập vỡ nó để lấy tiền. Thậm chí, một số mẫu mã tích hợp cả hệ thống điện tử để tính toán số lượng tiền gửi.
Những ví dụ nổi tiếng.
Rachel, linh vật không chính thức của chợ Pike Place ở Seattle, Washington là một chú lợn tiết kiệm làm bằng đồng nặng gần 600 pound nằm ở góc Pike Place, dưới tấm biển "Public Market Center".
Trong loạt phim hoạt hình Disney/Pixar "Toy Story", "Toy Story 2" và "Toy Story 3" có một nhân vật tên là Hamm, một chú lợn bỏ ống lém lỉnh và hay phấn khích. | 1 | null |
John Charles Polanyi (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1929) là nhà hóa học người Canada. Ông được trao Giải Nobel Hóa học năm 1986 cùng với Lý Viễn Triết và Dudley R. Herschbach. Cả ba đều giành giải thưởng này là vì họ đã chứng tỏ cách thức phản ứng hóa học cơ bản diễn ra. | 1 | null |
Quả địa cầu là một mô hình ba chiều mô phỏng Trái Đất (quả địa cầu mặt đất hay quả địa cầu địa lý) hay các thiên thể khác như hành tinh, ngôi sao hay vệ tinh tự nhiên. Thuật ngữ "quả địa cầu" thường dùng cho các mô hình có dạng gần như hình cầu. Một số quả địa cầu mặt đất có thể hiện địa hình trên Trái Đất, chẳng hạn như dãy núi.
Có những quả địa cầu - được gọi là quả địa cầu thiên thể hay quả địa cầu thiên văn - thể hiện thiên cầu, trong đó cho thấy vị trí các ngôi sao và chòm sao trên bầu trời.
Quả địa cầu mặt đất.
Quả địa cầu là sự mô tả duy nhất về Trái Đất mà không bóp méo hình dạng hay kích thước của các đối tượng có kích thước lớn; các bản đồ phẳng (dùng phép chiếu bản đồ) thể hiện một vùng càng rộng lớn thì mức độ bóp méo càng tăng.
Thỉnh thoảng quả địa cầu thể hiện cả địa hình trên bề mặt Trái Đất. Đối với quả địa cầu loại này thì các cao độ trên mặt đất được phóng đại nhằm giúp nhìn dễ hơn. Đa số các quả cầu hiện đại có in vĩ tuyến và kinh tuyến để người xem có thể xác định xấp xỉ tọa độ của một điểm nào đó.
Quả địa cầu thiên thể.
Quả cầu thiên thể là mô hình cho thấy rõ vị trí của các ngôi sao trên bầu trời. Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh không được thể hiện do sự đa dạng về vị trí của chúng so với các ngôi sao. Tuy nhiên, Hoàng đạo vẫn được thể hiện.
Lịch sử.
Nền thiên văn Hy Lạp đã cho rằng Trái Đất có hình cầu từ thế kỷ 3 trước công nguyên, và quả địa cầu mặt đất cổ xưa nhất cũng xuất hiện ở thời kỳ đó. Ví dụ sớm nhất về quả cầu kiểu này là quả địa cầu do Krates xứ Mallos ở Cilicia (nay là Çukurova thuộc Thổ Nhĩ Kỳ) tạo ra vào giữa thế kỷ 2 trước công nguyên.
Ngày nay con người không còn giữ được bất kỳ quả địa cầu mặt đất nào ra đời từ thời Cổ đại đến thời Trung cổ. Một ví dụ về quả cầu thiên thể còn tồn tại đến ngày nay là quả cầu trên bức tượng "Farnese Atlas" - trong đó thể hiện thần Atlas vác một quả cầu. Đây là bản sao của một bức tượng Hy Lạp cổ, có từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên và hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Napoli, Ý.
Các quả cầu mặt đất đầu tiên thể hiện toàn bộ Cựu Thế giới được chế tác ở các nước Hồi giáo. Theo David Woodward, một ví dụ về quả cầu loại này là quả cầu do nhà thiên văn học người Ba Tư là Jamal ad-Din mang đến Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 1267.
Quả địa cầu mặt đất cổ nhất còn giữ được đến nay là quả cầu Erdapfel do Martin Behaim làm ra tại Nürnberg, Đức vào năm 1492, trên đó chưa thể hiện châu Mỹ. Quả địa cầu cổ nhất có thể hiện Tân thế giới là quả cầu làm bằng trứng đà điểu khoảng năm 1500. Một quả cầu "trông đặc biệt hiện đại" được Taqi al-Din ở Đài thiên văn Taqi al-Din Istanbul làm ra trong thập niên 1570.
Quả địa cầu thiên thể đầu tiên được đúc nguyên khối được chế tác bởi các nhà khoa học Mogul dưới sự bảo trợ của hoàng đế Jahangir.
Sản xuất.
Theo truyền thống, người ta sản xuất quả địa cầu bằng cách dán các giấy in bản đồ lên trên một khối cầu (thường làm bằng gỗ). Quả địa cầu hiện đại thường làm bằng nhựa nhiệt dẻo. Người ta in bản đồ thể hiện các bán cầu của Trái Đất lên các đĩa nhựa phẳng. Sau đó, người ta dùng máy ép khuôn đĩa nhựa này thành hình bán cầu rồi ghép hai bán cầu lại với nhau thành quả cầu hoàn chỉnh.
Quả địa cầu thường có trục nghiêng 23,5°, vừa khiến quả cầu dễ sử dụng vừa nhằm thể hiện góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng Hoàng đạo. | 1 | null |
Raytheon T-1 Jayhawk là một loại máy bay phản lực được Không quân Hoa Kỳ sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công nâng cao. Học viên của T-1A sẽ trở thành phi cống lái máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu. T-400 là phiên bản tương tự của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.
Tham khảo.
"This article contains information that originally came from a US Government website, in the public domain." USAF Website | 1 | null |
Slingsby T67 Firefly, ban đầu được sản xuất với tên gọi Fournier RF-6, là một loại máy bay huấn luyện nhào lộn trên không hai chỗ, do hãng Slingsby Aviation ở Kirkbymoorside, Yorkshire, Anh chế tạo.
Nó đã được một số lực lượng vũ trang cũng như dân sự sử dụng làm máy bay huấn luyện. Vào giữa những năm 1990, loại máy bay này đã gây tranh cãi ở Hoa Kỳ sau ba vụ tai nạn chết người trong các hoạt động huấn luyện của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Firefly có khả năng phục hồi vòng quay kém và đã gây ra ít nhất 36 vụ tai nạn chết người.
Phát triển.
RF-6 được thiết kế bởi René Fournier, và bay lần đầu vào ngày 12 tháng 3 năm 1974. Được làm hoàn toàn bằng gỗ, nó có cánh có tỷ lệ khung hình cao giống với các thiết kế tàu lượn mô tô trước đó của ông. Fournier thành lập nhà máy của riêng mình tại Nitray để sản xuất thiết kế, nhưng chỉ sau khoảng 40 chiếc được chế tạo, công việc này tỏ ra không khả thi về mặt tài chính và ông buộc phải đóng cửa sản xuất. Một phiên bản bốn chỗ đang được phát triển bởi Sportavia-Pützer với tên gọi RF-6C, nhưng điều này cho thấy các vấn đề nghiêm trọng về độ ổn định dẫn đến việc thiết kế lại gần như hoàn toàn với tên gọi Sportavia-Pützer RS 180 Sportsman.
Năm 1981, Fournier bán quyền phát triển RF-6B cho Slingsby Aviation, đổi tên nó thành T67. Những ví dụ đầu tiên, chiếc T67A, hầu như giống với chiếc máy bay do Fournier chế tạo, nhưng thiết kế đã sớm được sửa đổi để thay thế cấu trúc bằng gỗ bằng vật liệu composite. Slingsby đã sản xuất một số phiên bản phát triển khung máy bay và thêm động cơ lớn hơn dần dần. Slingsby T67M, nhằm vào thị trường huấn luyện quân sự (do đó là "M"), là chiếc đầu tiên bao gồm một cánh quạt tốc độ không đổi và các hệ thống dầu và nhiên liệu đảo ngược. Hơn 250 máy bay đã được chế tạo, chủ yếu là T67M260 và các biến thể T-3A có liên quan chặt chẽ.
Lịch sử hoạt động.
Nhà điều hành Firefly lớn nhất là Không quân Hoa Kỳ, nơi nó được đặt tên là T-3A Firefly. Firefly được chọn vào năm 1992 để thay thế máy bay T-41 cho Chương trình kiểm tra chuyến bay nâng cao của bộ chỉ huy, bao gồm các cuộc diễn tập nhào lộn trên không. Từ năm 1993 đến năm 1995, 113 máy bay đã được mua và giao cho Sân bay Thành phố Hondo ở Texas và Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado. Loại máy bay này không chỉ thay thế máy bay huấn luyện nhập môn Cessna T-41 mà còn đáp ứng các yêu cầu của Chương trình kiểm tra chuyến bay nâng cao (EFSP). Tháng 7 năm 1997, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Giáo dục và Đào tạo Hàng không đã cho dừng toàn bộ phi đội T-3A do động cơ ngừng hoạt động ngoài ý muốn trong quá trình bay và hoạt động trên mặt đất. Một yếu tố chính dẫn đến quyết định này là ba tai nạn của T-3A Lớp A. Ba học viên Học viện Không quân và ba giảng viên đã thiệt mạng trong những tai nạn T-3A này. Lực lượng Không quân Hoa Kỳ không có sự thay thế cho loại này, vì nó không còn cung cấp đào tạo cho những người không phải là phi công. Những chiếc máy bay này cuối cùng được tuyên bố là vượt quá nhu cầu vào đầu những năm 2000 và được thanh lý bằng cách tháo dỡ vào năm 2006.
Lực lượng Không quân Hoàng gia đã sử dụng 22 chiếc Slingsby T67M260 làm máy bay huấn luyện cơ bản của họ từ năm 1995 đến năm 2010. Hơn 100.000 giờ bay đã được thực hiện bởi các sinh viên Lục quân, Hải quân Hoàng gia và Thủy quân lục chiến Hoàng gia, cũng như tại RAF Church Fenton với các sinh viên RAF và sinh viên nước ngoài.
Firefly cũng đã được sử dụng bởi Lực lượng Không quân Phụ trợ Hoàng gia Hồng Kông, và Lực lượng Không quân Hoàng gia Jordan (hiện vẫn được sử dụng).
Firefly được sử dụng ở Anh để huấn luyện nhào lộn trên không cơ bản vào những năm 2000. Vào tháng 12 năm 2012, Trung tâm Phòng thí nghiệm Bay Quốc gia tại Đại học Cranfield ở Vương quốc Anh đã mua một chiếc T67M260 để bổ sung cho huấn luyện viên nhào lộn trên không của Scottish Aviation Bulldog nhằm đào tạo và trải nghiệm chuyến bay cho sinh viên ThS. Kể từ năm 2019, Firefly được sử dụng trong các khóa học UPRT. | 1 | null |
Beechcraft T-6 Texan II là một loại máy bay động cơ turboprop, do Raytheon Aircraft Company (đã trở thành Hawker Beechcraft và nay là Beechcraft Corporation) chế tạo. Dựa trên loại Pilatus PC-9, T-6A được Không quân Hoa Kỳ sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công cơ bản, Hải quân Hoa Kỳ sử dụng cho huấn luyện sơ cấp và trung cấp. | 1 | null |
Jukka Antero "Julius" Nevalainen (sinh ngày 21 tháng 4 năm 1978 tại Kitee, Phần Lan) là tay trống người Phần Lan của ban nhạc symphonic metal Phần Lan Nightwish và ban nhạc progressive metal Phần Lan Sethian.
Tiểu sử.
Anh đã trải qua những năm đầu đời tại thành phố Kitee. Sự nghiệp với dàn trống của anh bắt đầu vào tuổi mười một khi giáo viên dạy nhạc ở trường nói với anh rằng một chương trình giáo dục mới cho âm nhạc đang được mở, và ông nghĩ Jukka sẽ phù hợp với vai trò một tay trống. Anh không có một nơi thích hợp để thực hành, nên anh đã tìm cách tự luyện tập ở nhà. Ban nhạc đầu tiên của Jukka là "The Highway" nhưng anh tham gia ban nhạc đầu tiên thực sự của mình ở tuổi 15-16. Ban nhạc đã có một nơi để tập, nhưng bị giới hạn chỉ được tập một vài ngày mỗi tuần. Sau khi rời ban nhạc đó, anh bắt đầu tham gia với Erno "Emppu" Vuorinen và họ có một địa điểm tập vĩnh viễn.
Ở tuổi 17, Emppu đã được liên hệ bởi songwriter kiêm tay chơi keyboard Tuomas Holopainen.
Tuomas muốn bắt đầu một dự án âm nhạc theo hơi hướng acoustic mà sau này sẽ trở thành Nightwish và họ cần một tay trống, lúc này Emppu đã gợi ý Jukka cho Tuomas.
Sau những năm đầu trong ban nhạc, Jukka mới có một dàn drum kit mới và chuyên nghiệp. Anh đã sử dụng dàn trống này trong album Wishmaster cho đến hết chuyến lưu diễn thế giới cho album Once năm 2005. Anh hiện tại thường được nhận diện bằng bộ trống Tama, chũm chọe hiệu Paiste và dùi trống Pro-Mark. (Trước đó, anh từng sử dụng các dàn trống Drum Workshop và Premier Percussion.) Ông nổi tiếng trong cộng đồng fan bởi phong cách luôn đeo một chiếc khăn quấn trên đầu ngay cả trong các buổi biểu diễn, phong cách chơi trống mạnh mẽ, và động tác quay dùi trống đặc trưng của mình. Anh cũng có một dự án song song; Sethian, nhưng ban nhạc này gần như hoàn toàn không hoạt động bởi các thành viên ban nhạc còn đang bận rộn với các ban nhạc khác.
Đời tư.
Nevalainen sống với vợ Satu, con gái Luna (sinh năm 2003) và con trai Niki (sinh ngày 19 tháng 12 năm 2005) ở Joensuu, Phần Lan. Con gái thứ hai Lara của anh ra đời ngày 22 tháng 6 năm 2010. Anh là một người ăn chay. Chiều cao của Jukka là 5'9.
Thiết bị.
Dàn trống Tama Starclassic Maple
Trống bass 22"x18" (x2)
Trống Starclassic G Maple Snare 6"x14"
Tom 9"x10"
Tom 10"x12"
Floor Tom 14"x14"
Floor Tom 16"x16"
Bộ chũm chọe hiệu Paiste
Bộ hi-hat cỡ vừa 14" phiên bản 2002
Signature Splash 8"
Signature Splash 10"
Signature Dark Energy Hats Mark I 13"
Wild Crash 17" phiên bản 2002 (x2)
Wild Crash 18" phiên bản 2002
Wild Crash 19" phiên bản 2002
Signature Power Ride 22"
RUDE Trung Quốc 18" (x2) | 1 | null |
Pyran là một dị vòng chứa oxy có công thức là C5H6O, bao gồm năm nguyên tử cacbon và một nguyên tử oxynguyên tử và có chứa hai liên kết đôi. Các công thức phân tử là C 5 H 6 O. Có hai đồng phân của pyran đó khác nhau bởi vị trí của các liên kết đôi. Trong 2 H -pyran, khí bão hòa ở vị trí thứ 2, trong khi đó, trong 4 H -pyran, khí bão hòa ở vị trí thứ 4.
4 "H" -Pyran lần đầu tiên được phân lập và mô tả vào năm 1962 thông qua nhiệt phân của 2-axetoxy-3,4-dihydro-2 H -pyran. Nó được tìm thấy quá không ổn định, đặc biệt là trong sự hiện diện của không khí. 4 H -pyran dễ dàng disproportionates để tương ứng dihydropyran và pyrylium ion, đó là dễ dàng thủy phân trong môi trường nước.
Mặc dù pyrans mình có chút ý nghĩa trong hóa học, nhiều dẫn xuất của chúng là các phân tử sinh học quan trọng, chẳng hạn như các pyranoflavonoids.
Các pyran hạn cũng thường được áp dụng cho tương tự vòng bão hòa, mà đúng hơn gọi là tetrahydropyran (oxane). Trong bối cảnh này, các monosacarit có chứa một hệ thống vòng sáu-nhóm được gọi là pyranoses. | 1 | null |
Chủ nghĩa vô thần Kitô giáo là một trường phái thần học trong đó phủ nhận sự hiện hữu của một Thiên Chúa tồn tại độc lập với con người và chỉ tin vào sự mục vụ và các lời giảng dạy đạo đức của Chúa Giêsu. Những người vô thần Kitô cố gắng loại bỏ những "chi tiết cổ tích" trong Kitô giáo và chủ trương tin vào một khái niệm Thiên Chúa theo cách không hoang đường và không thần thoại hóa.
Chủ nghĩa vô thần Kitô là một phạm trù của Giêsu giáo ("Jesuism"), một phong trào thần học-triết học có nội dung kêu gọi tín đồ chỉ nên xem chúa Giêsu là một Vị Thầy về mặt tư tưởng và đạo đức, chứ không tin Giêsu là thần thánh như các tông phái Kitô chính thống.
Nội dung đức tin.
Thomas Ogletree, Giáo sư Frederick Marquand về Nghiên cứu Đạo đức và Tôn giáo tại Yale Divinity School, liệt kê những niềm tin cơ bản của những người vô thần Kitô như sau:
Người vô thần Kitô tin rằng con người phải chịu trách nhiệm cho mọi thứ, có khả năng, sức mạnh để thực hiện các công việc cho bản thân. Tôn giáo không phải để giải thích những vấn đề phức tạp có liên quan đến niềm tin vào các thế lực siêu nhiên, không được chống lại khoa học, và phải dân chủ chứ không phải là hoạt động mang tính phân chia cao thấp. Tôn giáo phải bắt nguồn từ tính nhân bản chứ không phải là thứ ép buộc lên con người bởi một ông Thần quyền năng.
Khái niệm về Thiên Chúa trong chủ nghĩa vô thần Kitô giáo.
Nhìn chung những người vô thần Kitô phủ nhận sự tồn tại của một Thiên Chúa độc lập với con người và có thể chi phối hành động của con người. Họ chỉ xem Thiên Chúa như là hiện thân của tâm trí, lý tưởng của con người và là cách để con người diễn giải các tư tưởng tâm linh dưới dạng thức trữ tình và hữu dụng. Nhà thần học Paul van Buren, người theo chủ thuyết Chúa đã chết cho rằng bản thân từ "Thiên Chúa" là vô nghĩa và lừa dối, việc suy niệm về Thiên Chúa là vô ích và con người không thể nhận diện bất cứ thứ gì có ý nghĩa củng cố hay chống lại sự thật về sự trình bày của con người về "Thiên Chúa". Người vô thần Kitô xem tôn giáo nào mà thoát ly khỏi thế giới tức là quay lưng với sự thật, và đó là một phần lý do khiến họ xem sự hiện diện của Thiên Chúa là chống lại sự phát triển. Thomas J. J. Altizer xem Thiên Chúa là kẻ thù của con người vì sự tồn tại của ông ta làm con người không phát huy được tối đa tiềm năng của mình, và việc ôm cứng vào Thiên Chúa Kitô trong thời đại này là né tránh thực tại của con người thời nay và không thừa nhận sự đau khổ - số phận của con người đó.
Một thiểu số người vô thần Kitô thì tin vào "sự chết của Chúa" theo nghĩa đen. Ví dụ Altizer được giới thức giả biết đến bởi cách tiếp cận của ông về sự chết của Thiên Chúa. Altizier thường bàn về việc "Chúa chết" như là sự kiện mang tính cứu vãn. Trong tác phẩm "Phúc âm của người vô thần Kitô" ("The Gospel of Christian Atheism"), ông cho rằng mặc dù mọi người hiện tại đều cảm nhận được sự vắng mặt của Thiên Chúa, nhưng chỉ có người Kitô hữu biết rằng Chúa đã chết, rằng sự chết của Chúa là sự kiện chung cùng và không thể đảo ngược, và sự kiện này mở đường cho sự phát triển của tính nhân đạo mới mẻ và tự do đối với con người.
Vai trò của Giêsu.
Người vô thần Kitô không coi Giêsu là thần thánh, nhưng nhân vật Giêsu vẫn có vai trò trung tâm trong học thuyết của họ. Phần lớn người vô thần Kitô xem Giêsu là bậc hiền minh và là người đạo đức, họ chấp nhận những lời dạy đạo đức của Giêsu nhưng phủ nhận tính chất thần thánh của ông. Theo Hamilton, đối với người vô thần Kitô, Giêsu không phải là cội nguồn của đức tin mà là một nơi để cư ngụ và là một lập trường. Người vô thần Kitô xem Giêsu là hình mẫu đức hạnh cho các tín hữu noi theo chứ không phải là thần thánh.
Hamilton cũng viết rằng, tin theo Giêsu có nghĩa là ở bên cạnh người bằng hữu, xóm giềng, quan tâm tới họ, và sống như một con người thực thụ và giúp đỡ người khác cũng như giúp đỡ cho cả nhân loại.
Học thuyết Kitô giáo và văn hóa, thế giới hiện đại.
Những người vô thần Kitô tin tưởng rằng không có thực thể sống nào tồn tại ngoài các sinh vật sống trên Trái Đất và trong vũ trụ này, không có thế giới nào tồn tại ngoài thế giới vật chất hiện tại và không có sự thực nào ngoài trí tuệ con người. Tôn giáo và các văn bản, giáo lý về nó chỉ là một cách thức để bày tỏ niềm tin nội tâm, trải nghiệm tâm linh và ý nghĩa của nó trong cuộc sống, và tranh biện về tôn giáo thực chất chỉ để bàn luận về bản thân, về nội tâm, về cộng đồng và văn hóa, và để bày tỏ các ý niệm phức tạp, mơ hồ bằng một ngôn ngữ dễ hiểu hơn. Vì vậy, "niềm tin" không phải là "tin vào Thiên Chúa" mà là tin vào lý tưởng tâm linh của con người và là sự tổng hợp của thái độ của con người đối với cuộc sống và xã hội.
Những nhà thần học như Altizer và Lyas thường tìm cách tiếp cận văn hóa và khoa học hiện đại và cố gắng tích hợp tôn giáo vào thế giới ngày nay. Altizer lập luận rằng niềm tin tôn giáo và thế giới này không thể nào tách bạch nhau nữa, và những người Kitô giáo triệt để có xu hướng chỉ trích những loại niềm tin mà không chịu hội nhập với thế giới, và phản ứng của Kitô hữu với chủ nghĩa vô thần phải là "chấp nhận và khẳng định". Colin Lyas, giảng viên triết học tại Đại học Lancaster thì khẳng định những người vô thần Kitô đều thống nhất rằng bất cứ giải pháp phù hợp cho các vấn đề thế sự phải có tác dụng làm cho thế giới này dễ chịu hơn và phải hướng tâm trí mọi người đến việc xử lý các vấn đề xã hội diễn ra ngay trong thế giới này.
Lễ tiết tôn giáo và mối quan hệ với hệ thống giáo hội.
Mặc dù không còn tin vào Thiên Chúa thần thánh, người vô thần Kitô vẫn cho rằng cầu nguyện và thi hành lễ tiết tôn giáo là cần thiết, vì nó giúp các tín đồ giao tiếp, chia sẻ lý tưởng với nhau, và cùng khám phá mục đích, ý nghĩa sống của bản thân và cộng đồng tín hữu. Đối với người vô thần Kitô, họ cho rằng cầu nguyện và lễ tiết Kitô là phương tiện hiệu quả để khám phá ý nghĩa cuộc sống và thể hiện các lý tưởng sâu sắc nhất bằng hành động thay vì lời nói.
Theo Thomas Altizer, người Kitô cấp tiến cho rằng học thuyết thần học truyền thống của Giáo hội không còn phù hợp với tinh thần Kitô nữa, và tính chính thống của thần học Kitô không còn ý nghĩa, vì nó không có tác dụng tranh biện về đạo Kitô trong bối cảnh thần học hiện đại. Người Kitô vô thần đã hoàn toàn muốn phủ nhận phần lớn các tín lý Kitô cổ truyền. Altizer cũng khẳng định, đức tin sẽ không trong sáng nếu nó không rộng mở với văn hóa hiện đại, và đức tin trong sáng sẽ không bao giờ đồng nhất nó với truyền thống Kitô cũ của giáo hội, hay với một dạng thức học thuyết hay lễ tiết nào đó. Và đức tin, với ý nghĩa là đức tin Kitô thật sự, không thể hàm chứa sự xác định rõ ràng chung cùng nào, và con người không thể tìm kiếm sự thánh thiêng nếu quay lưng với những "lời báng bổ" mang tính chất cấp tiến của thời đại này.
Chỉ trích.
Trong tác phẩm "Mere Christianity", C. S. Lewis phản đối ý tưởng của người vô thần Kitô về chuyện Giêsu chỉ là người thường. Ông cho rằng nếu Giêsu chỉ là người thường thì Giêsu không phải là Vị thầy đạo đức vĩ đại, mà chỉ là một người mất trí hoặc là Quỷ sứ. Như vậy chỉ có thể chấp nhận một là Giêsu là Con Chúa. Luận điểm đó được gọi là Tam đề Lewis. Tuy nhiên luận điểm của Lewis đã bị cáo buộc là ngụy biện. Nhà triết học John Beversluis chỉ ra rằng Lewis đã không cho độc giả thấy các hình ảnh khác của Giêsu, trong đó các hình ảnh khác này không có chứa ý nghĩa nào ghê tởm như vậy cả. | 1 | null |
Cá đĩa xanh (tên khoa học: Symphysodon aequifasciatus) là một loài cá trong họ Cá hoàng đế có nguồn gốc từ các dòng sông của lưu vực sông Amazon, nơi nó thích vùng nước sâu, ẩn mình trong các chùm rễ và trong kẽ đá. Loài cá này phát triển đến chiều dài 13,7 cm (5,4 in). Loài này cũng có thể được tìm thấy trong buôn bán cá cảnh cũng như là như một loài cá thực phẩm quan trọng cho người dân địa phương. | 1 | null |
Báo thù (tựa tiếng Anh: True Grit) là một bộ phim viễn Tây của Mỹ, do Anh em nhà Coen biên kịch kiêm đạo diễn và là tác phẩm chuyển thể thứ hai của cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1968. Phiên bản này Hailee Steinfeld vai Mattie Ross và Jeff Bridges vai Đặc vụ Reuben J. "Rooster" Cogburn, cùng với Matt Damon, Josh Brolin và Barry Pepper.
Nội dung.
Bộ phim mở đầu với cảnh cha của cô bé 14 tuổi Mattie Ross (Hailee Steinfeld) bị người làm thuê Tom Chaney (Josh Brolin) giết chết, cướp lấy con ngựa của ông rồi bỏ chạy. Trong lúc thu xếp đưa xác cha mình trở về, Mattie trao đổi với cảnh sát trưởng địa phương về việc truy tìm Chaney. Sau khi biết rằng Chaney đã bỏ trốn với "Lucky" Ned Pepper (Barry Pepper) cùng băng nhóm của hắn vào vùng đất thổ dân, nơi mà cảnh sát không có thẩm quyền, thì cô yêu cầu thuê một Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ. Vị cảnh sát trưởng liền đưa ra ba cái tên, và Mattie quyết định thuê Rooster Cogburn (Jeff Bridges), người mà ông mô tả là "liều lĩnh". Khi Mattie đề nghị thuê Cogburn để truy tìm Chaney, ông từ chối lời đề nghị này vì không tin cô có tiền để thuê mình. Sau đó, cô đến gặp Colonel Stonehill (Dakin Matthews), người đã làm ăn với cha mình, bán đi bầy ngựa của cha để có tiền thuê Cogburn.
Trong khi đó, một kỵ binh Texas tên là LeBoeuf (Matt Damon) đến truy tìm Chaney vì hắn ta đã giết một thượng nghị sĩ. LeBoeuf yêu cầu hợp tác với Cogburn, người hiểu biết địa hình Choctaw (nơi Chaney đang trốn) nhưng Mattie lại từ chối đề nghị của anh. Mattie muốn Chaney được xử án ở Arkansas cho cái chết của cha mình, không phải là ở Texas, nơi mà hắn giết thượng nghị sĩ. Mattie cũng đề nghị cùng tham gia với Cogburn để tìm kiếm Chaney, nhưng sau đó Cogburn đã khởi hành cùng với LeBoeuf để tóm Chaney mà không có cô.
Sau khi bị người đưa phà từ chối đưa qua sông để theo kịp Cogburn và LeBoeuf, Mattie liền lội qua sông trên lưng ngựa. LeBoeuf thể hiện sự không hài lòng của mình với Mattie bằng cách phạt cô bằng roi, nhưng Cogburn cuối cùng buộc LeBoeuf phải ngừng tay. Sau khi tranh chấp về công việc của mình ở các tiểu bang ly khai của Mỹ với Cogburn, LeBoeuf đã tự đi tìm Chaney một mình. Sau đó, trong lúc lần theo dấu vết của Chaney, cả hai bắt gặp một vị bác sĩ đang theo dõi họ, người chỉ dẫn họ đến một cái hầm để trú ngụ. Ở đó, họ tìm thấy hai tên đào tẩu là Quincey (Paul Rae) và Moon (Domhnall Gleeson), rồi thẩm vấn họ. Moon bằng lòng tiết lộ những gì mình biết cho Cogburn nhưng Quincey không đồng ý đã đâm trọng thương Moon, trước khi Cogburn bắn Quincey chết. Trước khi chết, Moon cho biết Chaney và nhóm của hắn sẽ trở lại vào buổi tối. | 1 | null |
Altolamprologus là một chi nhỏ cá hoàng đế đặc hữu của hồ Tanganyika ở miền đông châu Phi. Chúng sinh sống ở khu vực hồ với số lượng lớn đá, thường xuyên nhất tại chiều sâu 2-10 mét. Hai loài được mô tả chính thức trong chi này.
Loài.
Hiện tại có hai loài được công nhận trong chi này: | 1 | null |
Mario José Molina-Pasquel Molina (sinh 19 tháng 3 năm 1943 - mất 7 tháng 10 năm 2020) là nhà hóa học người Mỹ gốc Mexico. Ông nhận Giải Nobel Hóa học năm 1995 khi là một trong ba người (còn lại là F. Sherwood Rowland và Paul J. Crutzen) nghiên cứu sự hình thành và phân hủy tầng ozone. Ông và Rowland nhận biết các CFC có khả năng phá hủy tầng ôzôn vào năm 1974. Đây là cơ sở quan trọng để các loại tủ lạnh ngày nay không sử dụng chất làm lạnh này. | 1 | null |
Richard Errett Smalley (1943 - 2005) là nhà hóa học người Mỹ. Ông trở thành chủ nhân của Giải Nobel Hóa học năm 1996. Công trình đã giúp ông nhận giải đó là khám phá ra Fullerene. Ông nhận giải chung với Robert Curl và Harold Kroto. Smalley, Curl, Kroto và một số nhà khoa học khác đã công bố sự xuất hiện của nó vào năm 1985. | 1 | null |
Moebius () là một phim tâm lý Hàn Quốc được viết kịch bản và đạo diễn bởi Kim Ki-duk. Bộ phim được lựa chọn trình chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 70. Ban đầu bộ phim bị cấm tại Hàn Quốc, nhưng Hội đồng xếp hạng truyền thông Hàn Quốc đã đánh giá lại và thay đổi xếp hạng của bộ phim. | 1 | null |
Karl Heinrich Hans Wenzel von Prittwitz und Gaffron (5 tháng 12 năm 1833 tại Berlin – 27 tháng 12 năm 1890 tại Görlitz) là một Thiếu tướng quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Gia đình.
Prittwitz sinh vào tháng 12 năm 1833, trong gia tộc Prittwitz vùng Schlesien, một dòng họ quý tộc lâu đời và có nhiều chi nhánh. Ông là con trai của Thượng tướng Bộ binh Phổ và Công dân danh dự Potsdam Karl von Prittwitz với người vợ của ông này là bà Henriette von Bergh.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1871, tại điền trang Drehsa (Oberlausitz), ông thành hôn với Fanny Freiin von Magnus (14 tháng 10 năm 1850 tại điền trang Drehsa – 6 tháng 8 năm 1930 tại Berlin), con gái của địa chủ Rudolf Freiherrn von Magnus, chủ điền trang Drehsa, và bà Karoline von Zeschau.
Sự nghiệp quân sự.
Prittwitz khởi đầu sự nghiệp quân sự khi gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1 ở Potsdam.
Vào năm 1866, ông tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần với Áo và chiến đấu trong chiến dịch Böhmen.
Vào năm 1870, ông là Thiếu tá và Tiểu đoàn trưởng của Trung đoàn. Ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và chiến đấu trong các trận đánh quan trọng ở St. Privat/Gravelotte và Sedan. Trong trận vây hãm Paris, ông kế nhiệm Thượng tá Bernhard Heinrich Ferdinand von Stülpnagel làm Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 1, sau khi vị chỉ huy tiền nhiệm tử thương do trúng đạn ở bắp vế trong trận St. Privat vào ngày 18 tháng 8 năm 1870.
Không có thông tin cụ thể về những bước đường kế tiếp trên con đường binh nghiệp của ông. | 1 | null |
Sir Harold (Harry) Walter Kroto (tên khai sinh là Harold Walter Krotoschiner; 7 tháng 10 năm 1939 – 30 tháng 4 năm 2016) là nhà hóa học người Anh. Ông được trao Giải Nobel Hóa học cùng với Richard Smalley và Robert Curl vào năm 1996 nhờ sự phát hiện Fullerene vào năm 1985.
Kroto giữ nhiều vị trí trong giới học thuật trong suốt cuộc đời của ông, đáng chú ý nhất là Giáo sư Hóa học Francis Eppes tại Đại học bang Florida, nơi ông tham gia vào năm 2004. Trước đó, ông đã trải qua phần lớn sự nghiệp của mình tại Đại học Sussex, nơi ông giữ chức giáo sư danh dự. Kroto đẩy mạnh giáo dục khoa học và là một nhà phê bình đức tin tôn giáo.
Những năm đầu tiên.
Kroto sinh ra ở Wisbech, Cambridgeshire, Anh, với Edith và Heinz Krotoschiner. Tên của ông được lấy nguồn gốc từ Silesia. Gia đình của cha ông đến từ Bojanowo, Ba Lan, và mẹ ông đến từ Berlin. Cả hai bố mẹ đều sinh ra ở Berlin và chạy trốn sang Anh vào những năm 1930 như những người tị nạn từ nước Đức; cha ông là người Do Thái. Harry đã lớn lên ở Bolton trong khi chính quyền Anh bắt giữ cha của mình trên đảo Man như một quân địch. Sau đó ông theo học tại Bolton, nơi đây ông từng là một người đương thời của diễn viên Ian McKellen. Năm 1955, cha của Harold rút ngắn tên gia đình cho Kroto. Khi còn là một đứa trẻ, ông đã say mê bởi bộ Meccano. Kroto ghi nhận Meccano, cũng như trợ giúp cha của mình trong nhà máy sản xuất balô sau chiến tranh thế giới thứ II – cùng với những kỹ năng phát triển hữu ích trong nghiên cứu khoa học. Ông đã phát hiện mình có một sự quan tâm về hóa học, vật lý và toán học ở trường trung học, và bởi vì giáo viên chủ nhiệm thứ sáu của ông là một thầy giáo hóa học (Harry Heaney - người sau này trở thành giáo sư đại học) cảm thấy rằng Đại học Sheffield có phòng hóa học tốt nhất ở Anh, ông đến Sheffield. Mặc dù là một người Do Thái lớn lên, Harry Kroto nói rằng tôn giáo không có bất kỳ cản trở gì với ông. Ông là một nhà nhân bản học cho rằng có ba tôn giáo: Ân xá quốc tế, chủ nghĩa vô thần và hài hước. Ông là một người ủng hộ nổi bật của Hiệp hội Nhân văn Anh. Năm 2003, ông là một trong 22 người đoạt giải Nobel ký Tuyên bố Nhân bản.
Sự nghiệp giáo dục và học thuật.
Giáo dục.
Kroto được đào tạo tại Trường Bolton Grammar bên cạnh Robert Walker Hay và đến trường Đại học Sheffield năm 1958, nơi ông tốt nghiệp bằng cử nhân Hóa học năm 1961 và tiến sĩ về quang phổ phân tử (1964).Trong thời gian làm việc tại Sheffield, ông còn là biên tập viên của "Arrows" - tạp chí sinh viên đại học, đã từng chơi tennis cho đội tuyển Đại học (lên đến hai lần trận chung kết UAU) và là Chủ tịch Hội đồng Điền kinh Sinh viên (1963 – 1964). Trong số những thứ khác như là tạo ra các phosphaalkenes đầu tiên (các hợp chất với liên kết đôi carbon phosphor), các nghiên cứu tiến sĩ của ông bao gồm nghiên cứu chưa được công bố về carbon suboxide, O = C = C = C = O, và điều này dẫn đến sự quan tâm chung đối với các phân tử chứa chuỗi các nguyên tử cacbon với nhiều liên kết nhiều. Ông bắt đầu công việc của mình với một quan tâm đến hóa học hữu cơ, nhưng khi ông học về quang phổ nó nghiêng ông về hóa học lượng tử; ông sau đó đã phát triển một quan tâm đến Hóa học vũ trụ. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Kroto đã dành hai năm ở vị trí sau tiến sĩ tại Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Ottawa, Canada thực hiện công việc tiếp theo trong quang phổ phân tử, và cũng đã dành năm tiếp theo tại Bell Laboratories ở New Jersey (1966 – 1967) thực hiện Raman nghiên cứu các tương tác pha lỏng và nghiên cứu về hóa học lượng tử.
Nghiên cứu tại trường Đại học Sussex.
Năm 1967, Kroto bắt đầu giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Sussex ở Anh. Trong thời gian của mình tại Sussex từ năm 1967 đến năm 1985, ông đã tiến hành nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu quang phổ của loài mới và mới lạ không ổn định và bán ổn định. Công việc này đã dẫn đến sự ra đời của nhiều lĩnh vực hóa học mới liên quan đến carbon nhân lên các yếu tố thứ hai và thứ ba ví dụ như S, Se và P. Một bước đột phá đặc biệt quan trọng (với đồng nghiệp Sussex John Nixon) là việc tạo ra một số loài phosphor mới, phát hiện bằng quang phổ vi sóng. Công trình này dẫn đến sự ra đời của các lĩnh vực hóa học phosphaalkene và phosphaalkyne. Những loài này có chứa carbon hai và ba liên kết với phosphorus (C = P và C ≡ P). Năm 1975, ông trở thành giáo sư hóa học. Điều này trùng hợp với các phép đo vi sóng trong phòng thí nghiệm với đồng nghiệp của Sussex, David Walton, về các phân tử chuỗi tuyến tính dài, dẫn tới các quan sát thiên văn vô tuyến phóng xạ với các nhà thiên văn học người Canada đã khám phá ra thực tế đáng ngạc nhiên rằng các loài carbonaceous không bình thường này tồn tại trong những khoảng không tương đối lớn trong không gian giữa các sao cũng như các bầu khí quyển bên ngoài một số ngôi sao – những nơi khổng lồ giàu carbon.
Sự khám phá buckminsterfullerene.
Năm 1985, dựa trên các nghiên cứu của Sussex và khám phá ra sao, các thí nghiệm của phòng thí nghiệm (với các đồng nghiệp James R. Heath, Sean C. O'Brien, Yuan Liu, Robert Curl và Richard Smalley tại Đại học Rice) mô phỏng hóa học phản ứng trong bầu khí quyển của các ngôi sao khổng lồ đỏ đã chứng minh rằng các phân tử C60 ổn định có thể hình thành tự phát từ hơi carbon ngưng tụ. Các nhà điều tra hợp tác với nhau đã chỉ đạo các laser ở graphite và kiểm tra kết quả. Phân tử C60 là một phân tử có cùng hình dạng đối xứng như một quả bóng đá, bao gồm 12 pentagons và 20 hexagon của các nguyên tử cacbon. Kroto đã đặt tên cho phân tử buckminsterfullerene, sau khi Buckminster Fuller đã hình thành các vòm đo đạc, như khái niệm mái vòm đã cung cấp một đầu mối cho cấu trúc có khả năng của các loài mới. Năm 1985, khám phá C60 đã làm cho Kroto chuyển sự tập trung của nghiên cứu của mình từ quang phổ để khảo sát các hậu quả của khái niệm cấu trúc C60 (và chứng minh điều đó là chính xác) và khai thác các hàm ý cho hóa học và khoa học vật liệu.
Nghiên cứu này rất quan trọng cho việc phát hiện ra một hợp chất mới của carbon gọi là fullerene. Các hợp chất khác của cacbon bao gồm than chì, kim cương và graphene. Báo cáo năm 1985 của Harry Kroto mang tên "C60: Buckminsterfullerine", xuất bản cùng với các đồng nghiệp JR Heath, SC O'Brien, RF Curl và RE Smalley, đã được vinh danh bởi một trích dẫn về Giải thưởng đột phá hóa học từ Phòng Lịch sử Hoá học của Hiệp hội Hoá học Hoa Kỳ, được trình bày cho Đại học Rice vào năm 2015. Sự phát hiện của fullerenes đã được công nhận trong năm 2010 bởi việc chỉ định một dấu ấn Hóa học Lịch sử Quốc gia của Hiệp hội Hóa học Mỹ tại Viện Richard Khoa học và Công nghệ nano ở Đại học Rice ở Houston, Texas.
Nghiên cứu tại Đại học bang Florida.
Năm 2004, Kroto rời trường Đại học Sussex để đảm nhận một vị trí mới là Giáo sư Hóa học Francis Eppes tại Đại học Bang Florida. Tại FSU, ông đã tiến hành các nghiên cứu cơ bản về: Hơi carbon với Giáo sư Alan Marshall, mở các hệ thống giai đoạn ngưng kết bằng hành vi điện và từ quan trọng về chiến lược với các giáo sư Naresh Dalal (FSU) và Tony Cheetham (Cambridge); và cơ chế hình thành và tính chất của các hệ thống có cấu trúc nano. Ngoài ra, ông còn tham gia vào các sáng kiến nghiên cứu tại FSU nghiên cứu về hóa học Astrochemistry của fullerenes, metallofullerenes, và hydrocarbon thơm đa hình trong không gian sao / không gian, cũng như sự liên quan của chúng đến bụi sao.
Tiếp cận giáo dục và dịch vụ công cộng.
Năm 1995, ông cùng nhau thành lập Vega Science Trust, một tổ chức từ thiện giáo dục của Anh, tạo ra các bộ phim khoa học có chất lượng cao bao gồm các bài giảng và phỏng vấn các nhà khoa học đoạt giải Nobel, chương trình thảo luận, sự nghiệp và tài nguyên giảng dạy cho truyền hình và trực tuyến trên Internet. Vega đã sản xuất trên 280 chương trình, phát trực tuyến miễn phí từ trang web của Vega hoạt động như kênh truyền hình khoa học. Sự tin tưởng này đóng cửa vào năm 2012.
Trong năm 2009, Kroto đã hướng tới việc phát triển sáng kiến giáo dục khoa học thứ hai, Geoset. GEOSET là một bộ nhớ cache trực tuyến ngày càng tăng của các mô-đun giảng dạy đã được ghi lại được tự do tải xuống cho các nhà giáo dục và công chúng. Chương trình nhằm mục đích tăng cường kiến thức về khoa học bằng cách tạo ra một kho lưu trữ toàn cầu về các video giáo dục và các bài trình bày từ các trường đại học hàng đầu và các tổ chức.
Năm 2003, trước cuộc xâm lược Iraq của Blair / Bush với lý do Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt, Kroto đã khởi xướng và tổ chức việc công bố một bức thư để được ký bởi một tá nhà khoa học đoạt giải Nobel của Anh và xuất bản trong tờ Times. Nó được sáng tác bởi người bạn của ông, người đoạt giải Nobel hòa bình do ông Joseph Rotblat lãnh đạo và được xuất bản trên The Times vào ngày 15 tháng 2 năm 2003.
Ông đã viết một loạt bài báo, phần lớn là những ý kiến, từ 2002-2003 cho Times Higher Education Supplement, một ấn phẩm hàng tuần của Anh.
Từ năm 2002 – 2004, Kroto giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Hóa học Hoàng gia.
Năm 2004, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Francis Eppes tại khoa hóa học thuộc Đại học bang Florida, thực hiện nghiên cứu về khoa học nano và công nghệ nano.
Ông đã nói chuyện tại Đại học Auburn vào ngày 29 tháng 4 năm 2010, và tại Viện Chính sách công James A. Baker III tại Đại học Rice với Robert Curl vào ngày 13 tháng 10 năm 2010.
Vào tháng 10 năm 2010, Kroto đã tham dự Chương trình Ăn trưa với Chương trình Khen thưởng Khoa học và Kỹ thuật Hoa Kỳ với các sinh viên trung và cao học có cơ hội tham gia cuộc trò chuyện thân mật với một nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Ông đã phát biểu tại Đại học Mahatma Gandhi, tại Kottayam, tại Kerala, Ấn Độ vào tháng 1 năm 2011, nơi ông là một giảng viên đặc biệt được mời của Chính phủ Kerala, từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 1 năm 2011.
Kroto đã nói chuyện tại CSICon 2011, một quy ước "dành riêng cho việc nghiên cứu khoa học và tư duy phê phán" do Ủy ban Khắc phục Khiếm thính tổ chức cùng với tạp chí Squirting Inquirer và Trung tâm Nghiên cứu. Ông cũng đã trình bày bài giảng IPhO 2012 tại Olympic Vật lý Quốc tế tổ chức tại Estonia.
Năm 2014, Kroto phát biểu tại Lễ hội Starmus ở quần đảo Canary, thuyết trình về cuộc đời của ông về khoa học, hóa học và thiết kế.
Đời tư.
Năm 1963, ông kết hôn với Margaret Henrietta Hunter, cũng là sinh viên của Đại học Sheffield vào thời điểm đó. Hai vợ chồng có hai con trai: Stephen và David. Trong suốt cuộc đời của mình, Kroto là người yêu phim, sân khấu, nghệ thuật, âm nhạc và xuất bản tác phẩm nghệ thuật của riêng mình.
Niềm tin cá nhân.
Kroto là một "tín ngưỡng vô thần", người nghĩ rằng niềm tin trong sự bất tử lấy được từ sự thiếu can đảm để chấp nhận cái chết của con người. Ông là người bảo trợ Hiệp hội Nhân văn Anh.
Ông là người ủng hộ Tổ chức Ân xá Thế giới. Ông đã đề cập đến quan điểm của ông rằng tín ngưỡng tôn giáo khiến cho người ta phải chấp nhận hành động phi đạo đức hoặc vô nhân đạo: "Sai lầm duy nhất mà Bernie Madoff thực hiện là hứa hẹn trở lại trong cuộc đời này". Ông cho rằng các nhà khoa học có trách nhiệm làm việc vì lợi ích của toàn bộ loài. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2010, Kroto, cùng với 54 người khác, đã ký một bức thư ngỏ được xuất bản trong The Guardian, nêu rõ sự phản đối của họ đối với cuộc thăm viếng nhà nước của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tới Vương quốc Anh.
Kroto là người ký tên đầu tiên của Ngày Tiểu hành tinh.
Năm 2008, Kroto đã chỉ trích Michael Reiss về việc chỉ đạo thuyết sáng tạo giảng dạy cùng với tiến hóa.
Kroto đã ca ngợi sự gia tăng thông tin trực tuyến được tổ chức như là một "Cách mạng Giáo dục" và đặt tên nó là "GooYouWiki" thế giới đề cập đến Google, YouTube và Wikipedia.
Một trong những câu trích dẫn yêu thích của Kroto là: "Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa của Spinoza, người đã tỏ mình ra trong sự hòa hợp có trật tự của những gì tồn tại, không phải trong một Thiên Chúa liên quan đến số phận và hành động của con người". theo Albert Einstein.
Thiết kế đồ hoạ.
Việc khám phá ra buckminsterfullerene khiến Kroto phải hoãn ước mơ thành lập một studio thiết kế đồ hoạ và nghệ thuật - ông đã làm đồ hoạ nửa chuyên nghiệp trong nhiều năm. Tuy nhiên, tác phẩm thiết kế đồ hoạ của Kroto đã thu được nhiều áp phích, đầu thư, biểu tượng, bìa sách / tạp chí, thiết kế huy chương... Ông đã sản xuất tác phẩm nghệ thuật sau khi nhận được giải thưởng đồ họa trong cuộc thi Thiết kế Jacket Sách của Chủ nhật Thời báo (1964) và Moet Hennesy / Louis Vuitton Khoa học pour l'Art Prize (1994). Các tác phẩm đồ họa đáng chú ý khác bao gồm thiết kế của tạp chí Nobel Vương quốc Anh về Hóa học (2001) và các đặc trưng tại Triển lãm mùa hè Hoàng gia (London) (2004).
Cái chết và phản ứng.
Kroto chết vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 tại Lewes, East Sussex từ những biến chứng của chứng xơ cứng động dục ở 76 tuổi. Ông được bao bọc bởi gia đình và bạn bè thân thiết
Richard Dawkins đã viết một bài báo tưởng cho nhà hóa học Kroto, nơi ông đề cập đến "hận thù đam mê tôn giáo" của Kroto. Tạp chí Wall Street mô tả ông là "(dành phần lớn thời gian sau này của ông) lái máy bay khắp thế giới để tôn vinh nền giáo dục khoa học trong một thế giới mà ông đã chứng kiến sự mù quáng của tôn giáo ". Zack Kopplin của Slate đã kể lại câu chuyện về việc Kroto đã đưa ra lời khuyên và hỗ trợ chống lại luật lệ sáng tạo của Louisiana, một luật cho phép giáo viên trường công lập tấn công tiến hóa và cách Kroto bảo vệ các phát hiện khoa học của toàn cầu ấm lên. Trong một phúc trình được xuất bản trên tạp chí Nature, Robert Curl và James R. Heath đã mô tả Kroto như sau:"Bắt chước cảm giác hài hước giống như của bộ phim hài Anh Monty Python." | 1 | null |
Đánh giá người Việt Nam là những đánh giá và nhận xét về tư duy, tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt Nam qua các thời kỳ khác nhau đã được một số học giả trong và ngoài nước đưa ra trong các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học, các tiểu luận hay các công trình nghiên cứu xã hội học và dân tộc học. Các đánh giá này được nêu ra tại những thời điểm lịch sử khác nhau, bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, trong đó có một phần đáng kể về vai trò và tính hai mặt, ưu và nhược điểm của tư duy, tính cách, thói quen, tập quán người Việt trong tiến trình phát triển của dân tộc. Các tổng kết dựa trên các nghiên cứu còn một số khác là nhận định cá nhân hay suy diễn logic của các học giả nổi tiếng. Tính hai mặt của người Việt Nam đã được đa số các học giả thừa nhận và khẳng định trong các công trình nghiên cứu về tâm lý, văn hóa, xã hội và lịch sử dân tộc. Những đặc điểm phổ biến trong tính cách, tâm lý và tập quán của người Việt mà các tác giả đã chỉ ra cũng không bất biến mà thay đổi theo sự thay đổi của những điều kiện xã hội cùng với sự giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật với thế giới.
Lịch sử.
Trước thế kỷ 20.
Trong sách "Đại Việt sử ký toàn thư" đã có ghi chép về đặc điểm tính cách của người Việt. Đến thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh, các thương nhân phương Tây và các nhà truyền đạo Công giáo đã bắt đầu ghi chép về tính cách con người Việt. Đơn cử như trong sách "Xứ Đàng Trong" năm 1621 của tác giả người Ý Cristoforo Borri, ông đã có lời nhận xét và miêu tả về tính khí con người xứ Đàng Trong.
Tới thời nhà Nguyễn, các sách do triều đình biên soạn như "Đại Nam thực lục", "Việt sử thông giám cương mục" cũng có ghi chép về đặc điểm tính cách của người Việt.
Thời Pháp thuộc.
Nghiên cứu về đặc điểm tính cách thói quen của người Việt đã được các học giả phương Tây, đặc biệt là Pháp thực hiện từ khi thực dân Pháp bảo hộ An Nam. Tự phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ở đầu thế kỷ 20. Khi còn bình bút cho tờ báo Quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kỳ "Đăng cổ tùng báo" (1907) Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh giả nữ là Đào Thị Loan đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ "Đông Dương Tạp chí" trong hai năm 1913 và 1914, ông mở một chuyên mục mang tên là "Xét tật mình" lấy cảm hứng từ một câu của văn hào Pháp Emile Zola: "Nói hết, để biết hết, để chữa hết" (Tout dire pour tout connaitre, pour tout guérir) và giải thích thêm rằng: "Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện".
Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ văn hóa được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như "Việt Nam phong tục" (1915) của Phan Kế Bính, "Việt Nam văn hóa sử cương" (1938) của Đào Duy Anh, "Văn minh nước Nam" (1944) của Nguyễn Văn Huyên, Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng có những nhận xét về tính cách và phong tục người Việt. Các học giả nổi tiếng như Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Ngô Đức Kế,Trần Trọng Kim... cũng như những nhà cách mạng hàng đầu như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu đều có những nhận xét về tính cách người Việt. Những nhận xét này đã được tập hợp lại và xuất bản trong sách ""Người xưa cảnh tỉnh" (2019). Các học giả Pháp cũng có những nghiên cứu về người Việt như "Tâm lý dân tộc An Nam" của Paul Giran, "Người Nông Dân Châu Thổ Bắc Kỳ"" của Pierre Gourou...
Sau năm 1945.
Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ khoa học lịch sử có công trình "Xã thôn Việt Nam" (1959) và "Tìm hiểu tính cách dân tộc" (1963) của Nguyễn Hồng Phong.
Nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ tâm lý học có các công trình nghiên cứu của Đỗ Long, Vũ Dũng, Phạm Minh Hạc như "Những nghiên cứu tâm lý học" (2007) của Đỗ Long, "Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục" (2004) của tập thể tác giả hội viên Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục học Việt Nam do Phạm Minh Hạc chủ biên.
Tiếp cận giá trị truyền thống của dân tộc và nghiên cứu tính cách của con người Việt Nam dưới góc độ giá trị học có tác phẩm "Về giá trị và giá trị châu Á" (2005) của Hồ Sỹ Quý, "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (1980) của Trần Văn Giàu.
Nghiên cứu văn hóa Việt Nam có "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam" (1996), của Trần Ngọc Thêm, "Việt Nam - văn hóa và con người" của Nguyễn Đắc Hưng.
Tính cách của con người Việt Nam còn là đề tài của nhiều bài viết trên các báo và tạp chí.
Về nhược điểm của người Việt, ở ngoài Việt Nam, gần đây có cuốn "Tổ quốc ăn năn" (2001) của ông Nguyễn Gia Kiểng và cuốn "Văn Hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21" (2001) của Lê Thị Huệ nêu lên nhiều khuyết điểm của người Việt. Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn có một cuốn sách nhan đề "Người Việt xấu xí" nói về thói quen và tính xấu của người Việt. Nhà xuất bản Thanh niên cũng xuất bản sách "Người Việt - Phẩm chất và thói hư tật xấu" (2009) của nhiều tác giả.
Đặc điểm chung.
Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Một số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Có quan điểm cho rằng chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Lịch sử Việt Nam cho thấy sức sống của người Việt, sức chịu đựng, khả năng thích nghi với hoàn cảnh và vượt qua nghịch cảnh để tồn tại và phát triển. Nhờ phẩm chất đó mà người Việt vẫn còn tồn tại như là một dân tộc có một quốc gia độc lập cho đến ngày nay trong khi nhiều dân tộc khác ở Châu Á đã bị đồng hóa hay không duy trì nổi nhà nước của họ. Người Việt cũng thiếu kinh nghiệm quan hệ với thế giới bên ngoài, quen sống co lại, ít có khao khát ra thế giới, tìm hiểu thế giới. Tuy nhiên người Việt cũng có ưu điểm là thích nghi nhanh, học nhanh nhưng hời hợt, dễ dãi chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa.
Ngoài ra, thái độ coi trọng cộng đồng cũng là tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "luật bầy đàn" của cộng đồng. Bên cạnh coi trọng cộng đồng, người Việt còn rất coi trọng tình nghĩa.
Bên cạnh đó, người Việt được cho là cần cù lao động và biết tiết kiệm, cộng với tinh thần hiếu học, bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa. Nhưng giáo sư Trần Ngọc Thêm lại nhận xét ở người Việt cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận.
Tuy nhiên, tính cách người Việt có một số đặc điểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam, làm xấu đi hình ảnh của người Việt nói chung gây nên nhiều hạn chế trong giao lưu kinh tế - văn hóa, nhất là khi Việt Nam đang trên đường hội nhập sâu hơn với thế giới. Những thói hư tật xấu này phản ánh trình độ sống, trình độ làm người của người Việt. Chính vì vậy khi trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt được nâng cao theo thời gian thì những thói hư tật xấu sẽ ngày càng ít phổ biến trong xã hội.
Theo địa phương.
Sách "Xứ Đàng Trong" năm 1621 của thương gia người Ý Cristoforo Borri, có ghi chép về đặc tính của người Việt ở Đàng Trong như sau:
Tác giả Peter G. Bourne trong cuốn sách tựa đề "Men, stress, and Vietnam" xuất bản năm 1970 có đánh giá về ưu điểm khiến người miền Bắc chiếm nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền Sài Gòn gồm
Ông Mai Thanh Thế đánh giá người Nam Bộ có những ưu điểm là: yêu nước, khí phách, hào hiệp, dân chủ, thực tế, năng động, sáng tạo, ứng biến, tự do, tự chủ, mạo hiểm, cởi mở, xả thân vì nghĩa, cần cù.
Đánh giá trong nước.
Tính cách.
Theo sử gia Trần Trọng Kim, về trí tuệ và tính cách, người Việt có cả tính tốt lẫn tính xấu. Về tính tốt, người Việt "có trí tuệ minh mẫn, học nhanh, khéo tay, sáng dạ, nhớ lâu, hiếu học, coi trọng học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức... nhưng bên cạnh những tính tốt, người Việt vẫn có tính tinh vặt, quỷ quyệt, đôi khi bài bác, chế nhạo. Ngoài ra, người Việt mặc dù bình thường nhút nhát, chuộng hòa bình, nhưng khi chiến đấu vẫn có can đảm và giữ kỷ luật". Đồng tình với các nhận định trên, Lương Đức Thiệp cho rằng về tính chất tinh thần thì người Việt phần nhiều thông minh, nhưng hiếm người lỗi lạc. Bên cạnh đó, trí thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường tạo điều kiện cho thói tinh vặt. Liên hệ với đức tính hiếu học, Thiệp khẳng định "người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội. Học đối với người Việt không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh".
Trong Chương thứ năm trong Việt Nam quốc sử khảo mang tên "Sự thịnh suy của dân quyền và dân trí của nước ta", Phan Bội Châu nhận định người Việt có năm "cái ngu", đó là "hay nghi kỵ lẫn nhau", "tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm", "chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần", "thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung" và "biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước". Trong luận văn "Pháp Việt Liên hiệp hậu chi tân Việt Nam", Phan Châu Trinh cho rằng người Việt có hai cặp đặc tính trái ngược nhau, đó là bài ngoại và ỷ ngoại, đi cùng với tự tôn và tự ti. Ông khẳng định hai đặc tính đó có sẵn trong tâm trí mỗi người, tùy thời mà bộc phát ra rồi trở nên cực đoan, lợi hại đều không thấy."" Học giả Phạm Quỳnh nhận định người Việt có "thiên tính đồng hoá", tức là biết xem xét và bắt chước nhưng không triệt để vào chỗ tinh tuý. Ông cho rằng tính "dễ đồng hoá" đó không phải là cái tính tốt". Tương tự, thi sĩ Tản Đà trong bài "Mậu Thìn xuân cảm" đã cho rằng tuy trải qua bốn nghìn năm lịch sử nhưng dân tộc Việt "vẫn trẻ con".
Trong khi đó, bàn về những thói hư tật xấu thường thấy ở người Việt, Nguyễn Văn Vĩnh nhận xét người Việt có tính ỷ lại, "ăn gian nói dối", đa nghi, "đồng bóng", vay mượn kém sáng tạo, "đục nước béo cò", thói "gì cũng cười", tệ cờ bạc... Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) cũng nhận xét người Việt phần đông ranh vặt, quỷ quyệt, "bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng", "tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh...".
Tinh thần làm việc.
Hồ Chí Minh cũng có những tác phẩm cảnh báo về những thói hư tật xấu trong tầng lớp cán bộ như "Sửa đổi lối làm việc" (1947). Theo ông, cha đẻ của mọi thứ khuyết điểm là chủ nghĩa cá nhân. Bệnh tham lam, lười biếng, ba hoa, bè phái, địa phương chủ nghĩa, ham danh vị, quân phiệt, quan liêu, xa rời quần chúng, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hóa và nhiều đức tính xấu khác đều từ đó mà ra. Viết trong cuốn "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", Trần Ngọc Thêm chỉ ra rằng đối với người Việt, khi đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh đoàn kết và tính tập thể; nhưng khi nguy cơ ấy qua rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi lên. Trong giao tiếp, khi thấy mình đang đứng trong cộng đồng quen thuộc thì tính thích giao tiếp nổi lên, còn khi vượt ra khỏi cộng đồng, đứng trước người lạ, thì tính rụt rè sẽ lấn át. Ngoài ra, Trần Ngọc Thêm có bàn luận về "tính nước đôi" của người Việt, vừa đoàn kết vừa ích kỷ, thường phát huy tác dụng tốt trong chiến tranh, và thể hiện mặt trái trong hòa bình. Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bùi Hoài Sơn cho rằng Tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của người Việt chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh khó khăn, bần hàn còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì rất ít xuất hiện.
Bên cạnh đó, người Việt thì có triết lý vừa phải, "lắm thóc nhọc xay", "cầu sung vừa đủ xài" lại vừa không có thói quen coi trọng thời gian, coi thời giờ là "cao su". Chỉ khi thấy mình thua kém người xung quanh quá nhiều thì mới cố gắng, nhưng ngay khi thấy mình đã như mọi người rồi thì lại làm việc cầm chừng.
Kinh tế và chính trị.
Vương Trí Nhàn nhận định người Việt đang làm kinh tế bằng tư duy chiến tranh bất chấp cái giá của nó. Ông cho rằng cái xấu của người việt tựu trung lại là "gian và tham".. Người Việt nặng về bản năng và tự phát, ít lý trí, suy nghĩ, tầm nhìn của người Việt rất ngắn hạn, chỉ biết trước mắt, hiện tại. Ông cho rằng tâm lý và cách tư duy của người Việt mang tính tiểu nông, thiếu chính xác trong mọi thứ, thiếu khoa học, thiếu nghiên cứu, sống bộc phát hồn nhiên. Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương nhận định người Việt có tư duy sản xuất nhỏ: tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nghiêng về tình, yếu về lý, tư duy kinh tế mang tính thiển cận, thực dụng; tư duy tiểu nông vốn chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp nhỏ. Đồng tình với quan điểm trên, Bùi Hoài Sơn cho rằng lối tư duy và sản xuất tiểu nông của người Việt mang tính tùy tiện, manh mún. Trong khi đó, Đỗ Kiên Trung nêu ba điểm không tích cực trong tư duy người Việt đó là: tầm nhìn ngắn hạn, tư duy đám đông triệt tiêu tư tưởng cá nhân và sự lên ngôi của kinh nghiệm. Phạm Quý Thọ cho rằng nhiều người Việt thiếu sáng tạo vì sao chép nhiều quá. Nguyễn Lân Dũng nhận định Người Việt chưa hiểu đúng mặt tích cực của kinh tế thị trường, nhưng lại chịu những ảnh hưởng xấu của kinh tế thị trường. Lòng tham đẩy lùi nhân cách, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó là sự hiếu danh, sính bằng cấp, đặc biệt là quan chức nhà nước. Nhiều người Việt hiện nay cũng coi nặng tiền tài hơn giáo dục.
Trần Đình Thiên, cho rằng Việt Nam chậm tiến là vì cấu trúc phát triển quá bền vững dựa trên con trâu, cái cày và con người hơn nữa phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh cho nên luôn cảnh giác với những sự đổi mới bên ngoài. Theo ông người Việt cũng chưa có văn hóa tự chịu trách nhiệm mà thường đổ lỗi. Theo Nguyễn Hồi Loan, tính tôn ti trật tự dòng tộc đã dẫn tới mặt trái: tính gia trưởng, trọng nam khinh nữ, đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Nông dân Việt Nam có thói quen dựa dẫm, ỷ lại tập thể, vào số đông. Người Việt cũng có tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn ai hơn mình. Tâm lý sĩ diện trong đời sống người nông dân dẫn tới tính khoa trương, trọng hình thức. Người nông dân sẵn sàng chạy theo các thủ tục nặng nề, nghi lễ tốn kém trong cưới xin, ma chay, hội lễ... gây đói nghèo cho nhiều người dân. Ngày nay văn hóa làng xã không chỉ ở nông thôn mà còn ảnh hưởng tới đời sống đô thị, khiến đời sống đô thị Việt Nam phảng phất những nét phong cách của nông thôn.
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nhiều người Việt đang tự hạ thấp vị trí của mình xuống, việc gì cũng phải xin xỏ, cầu cạnh, không dám công khái tố cáo các hành động sai trái của những người có chức có quyền, biến mình thành hèn hạ, chịu khuất phục, làm ngơ trước mọi sai trái, mọi diễn biến xấu trong xã hội do đời sống xã hội thiếu dân chủ khiến cái xấu không được chỉ đích danh. Theo ông Vương Trí Nhàn điều quan trọng là tự nhận thức mình là người thế nào. Tất cả tương lai của dân tộc nằm trong hành động này. Tuy nhiên một trong những thói xấu của người Việt là rất sợ nói đến thói xấu của mình khiến cả xã hội đóng băng trong sự tự khen thưởng. Ngoài ra còn có không ít người mắc căn bệnh "cuồng địa vị". Điều này gắn liền với sự thiếu gương mẫu và thoái hoá của quan chức nhà nước các cấp do bộ máy nhà nước thiếu tin tưởng và ít trọng dụng người tài. Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận xét nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn vì văn hóa Việt Nam thui chột còn tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn.
Đánh giá từ bên ngoài.
Trong cuốn "Sách Xứ Đàng Trong năm 1621" của thương gia người Ý Cristoforo Borri, ông cho rằng tính cách của người Việt ở Đàng Trong trái ngược với cách sống chân thật và rộng rãi hay cho của họ là tính nóng nảy và thói quen xin những thứ mình thấy đẹp, dù người có không muốn cho. Còn trong bài viết về người An Nam trong bách khoa toàn thư của Encyclopædia Britannica xuất bản năm 1911 nhận xét người An Nam tuy thích nhàn hạ nhưng chăm chỉ hơn những dân tộc láng giềng, biết kính trọng bề trên và cha mẹ, nhưng không chân thật và không có cảm xúc mạnh, có tình yêu quê hương, xóm làng. Điều đó khiến người Việt khó có thể ở xa nhà lâu ngày. Từ điển này liệt kê những thói hư của người Việt gồm cờ bạc, hút thuốc phiện, kiêu căng và giả dối.
Nhà truyền giáo người Ý Francesco Buzomi khen ngợi việc xã hội Việt Nam có tổ chức cao, người dân Việt Nam thừa hưởng những đức tính, phong tục "đáng khâm phục" là nhờ Khổng giáo. Cũng theo ông này, "người Việt không nghiêng về văn chương, tính tình không thâm hiểm như người Tàu. Họ không quá nghiêng về quân bị, tính tình không độc ác như người Nhật, dễ nghe, dễ tin và nhiều mê tín nhưng người dân Việt dễ nhận ra lẽ phải, không kiêu căng hay tự tin như người Tàu".
Theo Viện Nghiên cứu khoa học xã hội học Hoa Kỳ thì người Việt có 10 tố chất cơ bản sau:
Người Việt thiếu khả năng sáng tạo. Điều này thể hiện rõ trong các số liệu do các tổ chức quốc tế công bố. Năm 2012, Tổ chức Sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization – WIPO thuộc Liên hiệp quốc) công bố chỉ số đổi mới và sáng tạo quốc gia, Việt Nam xếp thứ 76/141 nước, đứng thứ 5 trong khu vực sau Singapore, Malaysia, Brunei Darussalam, Thailand. Chỉ số đổi mới và sáng tạo của Việt Nam nhìn chung ở mức dưới trung bình. Số lượng ấn phẩm khoa học ở Việt Nam vào hàng thấp nhất trong khu vực: bằng 1/5 so với Thái Lan (14.594 bài trong cùng thời gian), 1/3 so với Malaysia (9742 bài), 1/14 so với Singapore (45.633 bài), thấp hơn cả Indonesia (4389 bài) và Philippines (3901 bài). Chính vì vậy đóng góp của người Việt cho thế giới rất ít. Trong bảng xếp hạng Chỉ số quốc gia tốt (Good Country Index) của Simon Anholt đánh giá mức đóng góp của các quốc gia cho thế giới, năm 2017 Việt Nam xếp hạng 128/163 nước. Các chỉ số như số lượng sinh viên học tập tại nước ngoài, số bài báo quốc tế, số xuất bản phẩm quốc tế, số bằng sáng chế của Việt Nam theo bảng xếp hạng này đều ở mức thấp hơn so với trung bình chung của thế giới.
Theo Marko Nikolic nhà văn người Serbia, sống ở Việt Nam từ 2014:"... Người Việt còn nhiều tính chất mà tôi ngưỡng mộ. Ví dụ, trong mắt tôi, người Việt có một tinh thần tích cực và lạc quan, biết yêu đời và giữ niềm tin vào cuộc sống bất luận họ gặp khó khăn gì trong đời sống. Dù hoàn cảnh nghèo khó, túng thiếu, gian nan đến đâu, người Việt biết giữ lòng nhiệt tình và giữ nụ cười trên mặt, không để suy sụp tinh thần, không mất đi niềm vui giản dị. Họ có thể chịu đựng một cách kiên cường, họ "sở hữu một sức đề kháng đáng kinh ngạc", Paul Giran viết trong Tâm lý người An Nam. "Dưới một khí hậu khắc nghiệt [...] họ chứng tỏ mình có những phẩm chất lớn lao về sự kiên trì". Ở thái cực khác, nền văn hóa của chúng tôi hay có xu hướng gọi đó là an phận, tức là một thái độ không thực sự tốt vì con người luôn luôn phải phấn đấu để thay đổi số phận và hoàn thiện hoàn cảnh. Cho nên chúng tôi thích nghi ngờ, xem xét lại tình hình, phê phán chính quyền và nắm vai trò chủ động trong việc xây dựng tương lai của mình. Và theo tôi, đây là một thái độ hữu ích mà cả người Việt cần nghĩ tới...""...Tuy nhiên, tôi có cảm giác người Việt vẫn chưa thực sự tự tin về mình, vẫn tự coi mình kém cỏi, lép vế về giá trị so với người Tây như đang mang mặc cảm, tự ti. Và đây là một điều rất đáng buồn. Tôi hay hỏi ý kiến của học sinh về tính cách người Việt và họ hay đưa ra những từ tiêu cực như "bất lịch sự" hay "lười biếng". Hỏi về lịch sử Việt Nam thì họ lắc đầu, bảo "chán" như thể không muốn biết đến lịch sử nước mình. Chuyện văn học, điện ảnh cũng vậy: đa phần học sinh của tôi chỉ thích xem phim và đọc sách nước ngoài..." | 1 | null |
Nấm học là một nhánh của sinh học với đối tượng nghiên cứu là nấm, bao gồm đặc tính di truyền học và hóa sinh của nấm, phân loại khoa học và công dụng của nấm đối với đời sống của con người. Từ môn nấm học còn nảy sinh ra môn bệnh học thực vật chuyên nghiên cứu về bệnh trên cây cối. Hai ngành này có quan hệ mật thiết với nhau do phần lớn tác nhân gây bệnh trên "cây" là nấm.
Trước đây nấm học được xem là một nhánh của thực vật học, bởi vì mặc dù nấm tiến hóa gần với động vật hơn là với thực vật nhưng hiểu biết này chỉ mới được công nhận vài thập kỷ về trước. Những nhà nấm học tiên phong là Elias Magnus Fries, Christian Hendrik Persoon, Anton de Bary và Lewis David von Schweinitz.
Nấm đóng vai trò cơ bản đối với sự sống trên Trái Đất trong vai trò cộng sinh với các sinh vật khác, chẳng hạn dưới dạng nấm căn, địa y hay cộng sinh với côn trùng. Một số loài nấm sản sinh axit hữu cơ (axit citric, axit oxalic, axit gluconic...), vitamin (như vitamin nhóm B), kích thích tố (gibberellin, auxin, cytokinin), một số enzym... Nhiều loài nấm có khả năng phá vỡ các phân tử sinh học hữu cơ phức tạp như lignin hay các chất gây ô nhiễm như dầu mỏ, chất lạ sinh học và hydrocarbon thơm đa vòng. Do có khả năng phân hủy các phân tử này mà nấm đóng vai trò quan trọng trong chu trình cacbon toàn cầu. Một số loài nấm sản sinh chất kháng sinh và các chất chuyển hóa thứ cấp khác.
Nhiều loài nấm sản sinh độc tố, chẳng hạn nấm "Aspergilus flavus" và "Aspergillus fumigatus" phát triển trên ngũ cốc trong điều kiện thuận lợi sinh ra độc tố aflatoxin. Một số loài nấm - và các sinh vật thường được xem thuộc giới nấm như thủy khuẩn (oomycetes) và nấm nhầy myxomycete - là nguyên nhân gây bệnh trên động vật (như histoplasmosis) cũng như thực vật (bệnh trên cây du và nấm đạo ôn). Ngành nghiên cứu về nấm gây bệnh được gọi là nấm học y khoa ("medical mycology").
Lịch sử.
Có lẽ con người đã bắt đầu thu hái nấm từ thời tiền sử để làm thức ăn. Nấm lần đầu tiên được nhắc tới trong công trình của Euripides (480-406 TCN). Triết gia Hi Lạp là Theophrastos xứ Eressos (371-288 TCN) có lẽ là người đầu tiên cố tìm cách hệ thống hóa cây cối; nấm được xem là cây bị thiếu một số bộ phận. Về sau Gaius Plinius Secundus (23–79) có viết về nấm cục trong cuốn từ điển bách khoa "Naturalis historia" ("Lịch sử tự nhiên") của ông.
Vào thời Trung cổ, có rất ít bước tiến trong hiểu biết về nấm. Thay vào đó, sự phát minh ra máy in đã tiếp tay cho một số tác giả phổ biến các quan niệm mê tín và sai lầm về nấm do các tác giả cổ điển trước đó đề ra.
Lịch sử môn nấm học bắt đầu khi Pier Antonio Micheli xuất bản cuốn sách "Nova plantarum genera" tại Firenze vào năm 1737. Công trình mang tầm ảnh hưởng sâu sắc này đã đặt nền tảng cho việc phân loại một cách có hệ thống các loài cỏ, rêu và nấm. Tuy nhiên, theo Ekriksson Gunnan (1978) thì người có công nghiên cứu sâu về nấm thực ra là Elias Magnus Fries (1794 - 1874).
Nấm trong y học.
Trong nhiều thế kỷ, một số loài nấm đã được ghi nhận dùng trong các bài thuốc dân gian ở Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Mặc dù việc sử dụng nấm trong y học dân gian chủ yếu tập trung ở lục địa châu Á (Đông Á) nhưng người dân những vùng khác như Trung Đông, Ba Lan và Belarus cũng dùng nấm để chữa bệnh. Một số loài nấm - đặc biệt là nấm lỗ như nấm linh chi - được cho là có khả năng mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Hiện thời, các nghiên cứu về nấm dùng trong y học tập trung vào tác dụng giảm đường huyết, chống ung thư, chống mầm bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nấm sò có chứa chất lovastatin tự nhiên có khả năng hạ cholesterol. Có loại nấm mang khả năng sản sinh một lượng lớn vitamin D nếu tiếp xúc với tia tử ngoại và có loại còn có tiềm năng trở thành nguồn paclitaxel (chất trị ung thư) trong tương lai. Tính đến nay, Penicillin, lovastatin, ciclosporin, griseofulvin, cephalosporin, ergometrine và statins là các dược phẩm nổi tiếng nhất được phân lập từ nấm. | 1 | null |
Mặt trận Liên Việt là một liên minh chính trị tại Việt Nam từ năm 1951 đến 1955, được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) và Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt). Tổ chức này được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam. Mặt trận Liên - Việt, tiếp nối Mặt trận Việt Minh, là cơ sở quần chúng để bảo vệ Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mặt trận Liên - Việt vẫn được nhiều người quen gọi là "Việt Minh".
Lịch sử.
Năm 1951, Chiến tranh Đông Dương đi vào giai đoạn quyết liệt. Nhằm tập hợp mọi nguồn lực hỗ trợ cho cuộc Kháng chiến chống Pháp, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nêu khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến", động viên toàn dân tập trung sức người sức của đẩy mạnh kháng chiến. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Đảng Lao động cũng chủ trương các tổ chức chính trị ngoại vi vào một tổ chức thống nhất để đoàn kết toàn dân. Với sự ủng hộ tích cực của các Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, các tổ chức chính trị thành viên, các nhân sĩ trí thức trong Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, hai tổ chức này đã hợp nhất thành một tổ chức chính trị chung, lấy tên gọi là Mặt trận Liên Việt.
Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt tổ chức từ 3 đến 7/3/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội thống nhất suy tôn Nguyên soái Iosif Vissarionovich Stalin, chủ tịch Mao Trạch Đông vào chủ tịch đoàn danh dự cùng Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới, hai Mặt trận dân tộc thống nhất hai nước Miên, Lào và bộ đội Việt, Miên, Lào. Hồ Chủ tịch đứng đầu danh sách Đoàn chủ tịch. Tham dự có các vị trong Ban Chấp hành Liên Việt, đoàn địa biểu Tổng bộ Việt Minh, các chính đảng: Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Đồng minh hội (Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội), đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam mới thành lập, đại biểu Công giáo, Phật giáo, Công đoàn, Nông dân, Thanh niên...Đại hội tưởng niệm các ông Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố. Theo tuyên ngôn của Đại hội, Việt Minh tự nguyện hòa mình trong Liên Việt. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội tự xét không cần đứng riêng, tuyên bố hòa mình vào Liên Việt, Đảng Lao động Việt Nam đã thành lập và tham gia Mặt trận Liên Việt... Đại hội cử Hồ Chủ tịch làm Chủ tịch danh dự Mặt trận và cử cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch mặt trận..
Đánh giá.
Chính diện.
Theo Nguyễn Túc, uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thì: | 1 | null |
Cung Huệ Vương hậu (chữ Hán: 恭惠王后, Hangul: 공혜왕후, 11 tháng 10, 1456 - 15 tháng 4, 1474) là Vương hậu đầu tiên của Triều Tiên Thành Tông.
Cuộc đời.
Bà sinh ra vào ngày 11 tháng 10, năm Triều Tiên Thế Tổ thứ 2 (1456), tại phường Liên Hoa (蓮花坊), Thanh Châu. Bà là con gái của Thượng Đảng phủ viện quân Hàn Minh Quái và Hoàng Ly phủ phu nhân Li Hưng Mẫn thị (黃驪府夫人驪興閔氏). Bà có một người chị gái là Chương Thuận vương hậu, là Vương hậu của Triều Tiên Duệ Tông.
Năm Thế Tổ thứ 13 (1467), bà được gả cho Giả Sơn quân (者山君), và được phong làm "Thiên An quận phu nhân" (天安郡夫人). Sau khi Giả Sơn quân đăng cơ làm Quốc vương, bà cũng được phong làm Vương phi.
Tuy nhiên, bà không có được nhiều sự sủng ái từ Thành Tông, nên bà đã quyết định chọn hậu cung cho ông. Sử sách có nói, bà đã chuẩn bị nhiều váy áo đẹp cho hậu cung mới, sau đó còn liên tục ban đồ đẹp cho Hậu cung để mặc. Bà làm những điều này mà không hề có sự ghen tuông nào, cho thấy bà là người rất cao thượng, sử quan gọi bà là Hiền phi (賢妃).
Ngày 15 tháng 4, Triều Tiên Thành tông năm thứ 5 (1474), bà qua đời tại Cầu Hiền điện (求賢殿) ở Xương Đức cung, tại thế 19 tuổi. Bà không có con với Thành Tông, được ban thụy là Cung Huệ (恭惠), toàn thụy là Huy Ý Thận Túc Cung Huệ Vương hậu (徽懿慎肅恭惠王后; 휘의신숙공혜왕후), an táng tại Thuận lăng (順陵, Sunreung). | 1 | null |
Dầu cá là loại dầu có nguồn gốc từ các mô của những con cá chứa dầu (cá béo) như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá tuyết. Dầu cá có chứa các axit béo omega-3 axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ở góc độ dược phẩm, dầu cá là tên gọi chung cho thuốc và thực phẩm chức năng dạng viên nang mềm chứa vitamin tan trong dầu (hoặc dầu gan cá), được dùng bồi dưỡng sức khoẻ, dầu cá chứa omega-3, omega-6 được lưu hành dưới dạng thực phẩm chức năng. Dầu cá thông dụng hiện nay chia làm hai loại: loại chứa vitaminA, D tan trong dầu và loại chứa axít béo omega-3, omega-6 Dầu cá là dạng vitamin, tan trong dầu, chúng chỉ được hấp thu tốt nhất khi có dung môi phù hợp
Những con cá không thực sự sản sinh ra axit béo omega- 3, nhưng thay vì tích trữ bằng cách tiêu thụ vi tảo hoặc cá mồi thì nó đã tích lũy axit béo omega- 3, cùng với một lượng cao chất chống oxy hóa như iod và selen từ vi tảo. Những loài cá săn mồi như cá mập, cá kiếm, cá kình và cá ngừ chứa rất nhiều axit béo omega-3, nhưng do vị trí của chúng lại nằm trên cùng của chuỗi thức ăn thế cho nên các loài này cũng có thể tích lũy các chất độc hại.
Khác biệt với dầu nhuyễn thể.
Dầu nhuyễn thể thường được so sánh với dầu cá. Mặc dù cùng là nguồn cung cấp các axit béo omega-3 thiết yếu đối với cơ thể nhưng về bản chất thì hai loại dầu này rất khác nhau. Không giống như omega-3 từ dầu cá có gốc triglyceride, các axit béo omega-3 từ dầu nhuyễn thể hầu hết đều có gốc phospholipid. Cấu trúc khác nhau giữa hai loại axit béo tạo nên những đặc tính khác nhau giữa chúng. Trong khi triglyceride kị nước và không thể hòa tan thì phospholipid với 1 đầu kị nước và 1 đầu ưa nước giúp nó có khả năng hòa tan tốt hơn. Trong dầu nhuyễn thế chứa hàm lượng chất chống oxy hóa tự nhiên cao hơn dầu cá đến 47 lần dầu nhuyễn thể là sản phẩm "xanh, sạch và an toàn" hơn dầu cá.
Công dụng.
Dầu cá là một loại thực phẩm rất có tác dụng tốt đối với sức khỏe, cụ thể là
Tuy nhiên có thông tin cho rằng những viên nang dầu cá không có nhiều tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở góc độ nào đó, công dụng của các viên nang dầu cá là có nhưng rất ít nếu như người bệnh từng sử dụng các loại thuốc khác chữa bệnh tim mạch hoặc một số căn bệnh có liên quan đến tim mạch.. | 1 | null |
Hòn Sơn (hay còn gọi là "Hòn Sơn Rái") là một hòn đảo thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang, Việt Nam. Hoang ngoc son Đảo cách thành phố Rạch Giá khoảng 65 km về phía Tây theo đường chim bay, với diện tích 11,5 km2.
Nhân khẩu.
Dân cư trên đảo tập trung chủ yếu ở ba xóm chài và nông nghiệp chủ yếu là những vườn cây ăn trái, còn lại diện tích chiếm 80% là rừng nguyên sinh với ít cây cổ thụ, nhiều cây nhỏ và dây leo. Động vật chủ yếu có khỉ, sóc, chim, một ít kỳ đà và trăn. Hòn Sơn có hơn 2.012 hộ gia đình với 8.120 khẩu.
Kinh tế.
Người dân trên đảo từ trước đến nay sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản, ngoài ra còn có những nghề thủ công như đóng tàu, chế biến tôm, cá, mực khô và các cơ sở sản xuất nước mắm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nguồn cá cơm quanh đảo trước kia rất dồi dào nay đã cạn kiệt, một số cơ sở sản xuất nước mắm đã ngưng hoạt động.
Địa danh.
Hòn Sơn, có các địa danh tâm linh là những nơi thờ tự như Đình Thần Lại Sơn, Miếu Bà Cố Chủ, Thánh thất Cao Đài, chùa Hải Sơn.
Hòn Sơn có 7 đỉnh núi dính liền vào nhau, Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi cao nhất với độ cao khoảng 450 m so với mặt nước biển, trên đỉnh Ma Thiên Lãnh có một tảng đá bằng phẳng, với phong cảnh xung quanh rất đẹp nên gọi là Sân Tiên.
Hòn Sơn còn có 5 bãi biển và 1 ghềnh đá hoang sơ, trong đó Bãi Bàng có phong cảnh đẹp nhất, nhiều cây dừa nghiêng phủ bóng mát xuống bãi cát trắng, bãi biển hoang vắng và êm đềm.
Suối Tiên là dòng suối duy nhất nước trong vắt chảy từ đỉnh Ma Thiên Lãnh xuống ngay Bãi Bàng là nguốn nước ngọt quý báu cho người dân trên đảo. | 1 | null |
Nút xoang (Sinoatrial node thường được viết tắt SA node; cũng được gọi phổ biến là sinus node và ít phổ biến hơn là the sinuatrial node) là một bộ phận tạo nhịp của tim và chịu trách nhiệm cho sự bắt đầu của nhịp đập tim. Nó tự động phát ra mỗi xung động, xung động này xuyên qua khắp quả tim, kết quả là làm cho tim co. Mặc dù chúng phát xung tự động, nhưng nhịp của xung (và vì vậy tạo nên nhịp tim) thì lại được quyết định bởi các thần kinh đến phân bố ở nút xoang. Nút xoang được định vị ở nhĩ phải (buồng trên) của tim.
Phát hiện.
Nó được phát hiện lần đầu bởi một sinh viên y khoa, Martin Flack, trên tim của con chuột chũi (mole), cùng với cố vấn thiên tài của ông, Sir Arthur Keith, lúc đang đi xe đạp với vợ của ông ấy. Họ làm ra khám phá đó trong một phòng thí nghiệm tạm bợ, được đặt ở một nông trang xinh đẹp tại Kent, nước Anh, được gọi là Mann's Place. Khám phá của họ được xuất bản năm 1907.
Cấu trúc.
Vị trí.
Nút xoang là một thành phần của một nhóm các tế bào đặc biệt được định vị ở thành của tâm nhĩ phải, ngay phía ngoài chỗ nối của Tĩnh mạch chủ trên vào Tâm nhĩ phải, phần trên của mào tận cùng (crista terminalis). Nút xoang được định vị ở lớp cơ tim ngay phía trong lớp màng ngoài tim.Mặt sâu của nó tiếp xúc với các tế bào cơ tim nằm dọc theo nhĩ phãi, trong khi đó mặt nông của nó được bao phủ bởi mô mỡ. Nó có hình thon dài trải rộng khoảng 1 đến 2 cm ở bên phải chạy tử mào của nhĩ phải, dọc theo thành sau dưới, đến phần trên của nếp tận cùng (terminal groove). Những sợi của nút xoang là những tế bào cơ tim (cardiomyocytes)được chuyên biệt hóa mà nó tương tự với những tế bào cơ tim co bóp bình thường; tuy nhiên, dù nó có chứa những sợi có thể có rút, nhưng nó không co đủ mạnh. Thay vào đó, những sợi của nút xoang mỏng hơn, quanh co hơn và bắt màu kém hơn (với nhộm H&E stain) so với tế bào cơ tim.
Sự chi phối thần kinh.
Nút xoang được chi phối rất nhiều bởi các sợi thần kinh thuộc Hệ thông thần kinh đối giao cảm (Dây thần kinh sọ não số X hay dây Vagus) và bởi những sợi của Hệ thần kinh giao cảm (T1-4, thần kinh tủy sống). Cấu tạo giải phẫu như vậy làm cho nút xoang dễ bị ảnh hưởng thành cặp và đối lập của Hệ thần kinh tự động. Lúc nghỉ ngơi, nút xoang gần như chịu ảnh hưởng của dây Vagus, lúc hoạt động thì nó gần như chịu tác động của hệ Adrenergic.
Cung cấp máu.
Nút xoang nhận máu từ Động mạch nút xoang. Nghiên cứu giải phẫu cắt lớp chi tiết cho thấy sự cấp máu này có lẽ là một nhánh của Động mạch vành phải trong đa số các quả tim (khoảng 60-70%), và một nhánh của Động mạch vành trái (thường là Động mạch mũ trái) trong khoảng 20-30% các quả tim. Hiếm hơn là sự cung cấp máu đến từ cả động mạch vành phải và vành trái hoặc cả hai nhánh xuất phát từ đông mạch vành phải.
Chức năng.
Tạo nhịp.
Mặc dù một số tế bào của tim có khả năng phát ra xung điện (hay điện thế hoạt động) mà có thể kích thích cho tim co, bình thường nút xoang đảm nhiệm vai trò ấy, đơn giản vì chúng phát xung nhanh hơn một chút so với các vùng khác thông qua điện thế tạo nhịp (pacemaker potential). Tế bào cơ tim, giống như tất cả các tế bào cơ khác, có thời kỳ trơ (refractory periods) sau khi đáp ứng co, lúc đó nó không đáp ứng với các kích thích khác. Khi không có sự kiểm soát của cơ chế thần kinh hay nội tiết từ bên ngoài, những tế bào ở trong nút xoang sẽ trở nên tự do tạo ra điện thế hoạt động lên đến 100 nhịp/phút. Bởi vì nút xoang chịu trách nhiệm cho hoạt động điện thế của tim lúc nghỉ, nên đôi lúc nó còn được gọi là ổ tạo nhịp nguyên phát (primary pacemaker)
Ý nghĩa lâm sàng.
Suy chức năng nút xoang được miêu tả bởi những rối loạn về nhịp tim do những lỗi của những tín hiệu xung điện. Khi nút xoang có những khiếm khuyết, Nhịp tim trở nên bất thường– điển hình là quá chậm hoặc ngừng xoang hoặc kết hợp, rất hiếm hơn là nhịp nhanh hơn bình thường.
Sự tắc của động mạch cung cấp máu cho nút xoang (hầu hết là do [[nhồi máu cơ tim]] hoặc [[bệnh động mạch vành]] tiến triển) có thể gây ra [[thiếu máu]] hoặc chết tế bào ở nút xoang. Điều này có thể làm phá hủy chức năng tạo nhịp của nút xoang, và kết quả có thể là [[Hội chứng nút xoang bệnh lý]].
Nút nút xoang không có chức năng, hoặc xung động phát ra từ nút xoang bị block trước khi nó có thể chuyển xuống hệ thống dẫn truyền, một nhóm các tế bào ở phần xa dưới của tim có thể đứng ra làm chủ nhịp. Trung tâm này điển hình nhất là các tế bào ở trong nút nhĩ thất ([[atrioventricular node]] (AV node)),đây là một vùng nằm giữa nhĩ và thất, bên trong vách nhĩ thất. Nếu nút nhĩ thất cũng hư hại, [[Purkinje fibers|Mạng Purkinje (Purkinje fibers)]] có thể hoạt động và tạo ra những nhịp thoát. Lý do những tế bào Purkinje không thể kiểm soát nhịp tim bình thường vì chúng tạo ra các xung động với tần số quá thấp so với nút xoang và nút nhĩ thất..
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Cơ quan]]
[[Thể loại:Tim]] | 1 | null |
Paul Delos Boyer (31 tháng 7 năm 1918 – 2 tháng 6 năm 2018) là nhà hóa học người Mỹ. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1997 cùng với John E. Walker nhờ công trình "nghiên cứu cơ chế enzyme đằng sau quá trình tổng hợp ATP" giúp lý giải cách thức mà các tế bào lưu trữ và truyền năng lượng. Cùng nhận giải này năm đó còn có Jens Christian Skou nhờ phát hiện của ông về enzyme vận chuyển ion Na+/K+-ATPase. | 1 | null |
John Anthony Pople (1925 – 2004) là nhà hóa học người Anh. Ông cùng với Walter Kohn giành Giải Nobel Hóa học năm 1998. Công trình đã giúp ông có vinh dự đó là nghiên cứu và phát triển các phương pháp tính toán trong hóa học lượng tử. Đây là điều rất thú vị và không phải ai cũng làm được, bởi John Pople đã sử dụng công cụ của toán học để giải quyết vấn đề của hóa học. Về bản chất, hóa học là môn khoa học thực nghiệm, còn toán học là môn khoa học lý thuyết. Thế nên ta tìm được rất mối quan hệ giữa chúng (có lẽ chính vì thế mà Alfred Nobel, người có ý tưởng về Giải Nobel và lập ra giải, thấy ít tác dụng của toán học, nên không cho toán học vào danh sách các lĩnh vực trao giải(đây là thuyết được nhiều người ủng hộ để giải thích tại sao không có giải Nobel cho toán học vì nó mang tính khách quan)). Vậy mà Pople đã sử dụng toán học để phát triển các sơ đồ nghiên cứu các phân tử mà không cần thí nghiệm thì quả là khó ai làm được. | 1 | null |
Walter Samuel Gerst Kohn (9 tháng 3 năm 1923 – 19 tháng 4 năm 2016) là nhà hóa học người Mỹ gốc Áo. Ông cùng với John Pople giành Giải Nobel Hóa học năm 1998. Công trình giúp ông đoạt giải nhờ nghiên cứu và phát triển lý thuyết phiếm hàm mật độ. Ông đã cùng với Pierre Hohenberg phát triển Định lý Hohenberg-Kohn có liên quan đến lý thuyết trên. Ngoài ra, Kohn còn đơn giản hóa các mô hình toán học thể hiện sự liên kết giữa các nguyên tử. Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên khuôn khổ của các hiệu ứng cơ học lượng tử đối với mật độ điện tử (hơn là thông qua hàm sóng đa đối tượng). Phương pháp tính đơn giản hóa này đem lại nhiều hệ quả bất ngờ và trở thành công cụ chính cho các lãnh vực cấu trúc điện tử trong vật liệu, nguyên tử và phân tử. | 1 | null |
Ahmed Hassan Zewail (tiếng Ả Rập: أحمد حسن زويل) (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1946 - mất ngày 2 tháng 8 năm 2016) là nhà hóa học người Mỹ gốc Ai Cập. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1999 vì là người tiên phong trong việc điều tra, nghiên cứu các phản ứng hóa học cơ bản, sử dụng tia laser cực ngắn trên thang thời gian mà các phản ứng xảy ra. Ông là một trong số ít những nhà khoa học của vùng đất Bắc Phi giành giải thưởng Nobel danh giá. Ông là viện sĩ của Viện hàn lâm giáo hoàng về Khoa học. | 1 | null |
Pak Pong-ju (; sinh ngày 10 tháng 4 năm 1939) là một chính khách Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Ông hiện là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông từng là Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ 2004 đến 2007, và quay lại từ 2013 đến 2019.
Sự nghiệp ban đầu.
Ông bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1962 với tư cách là giám đốc nhà máy thực phẩm Yongchon ở Pyong'an Bắc. Ông trở thành thành viên dự khuyết của Ủy ban Trung Ương Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) vào tháng 10 năm 1980, và là người đứng đầu Ủy ban Namhung Youth Chemical Combine vào tháng 7 năm 1983. Vào tháng 5 năm 1993, ông trở thành phó giám đốc Ban Công nghiệp nhẹ của KWP, và vào tháng 3 năm 1994, ông là phó giám đốc Ban Giám sát Chính sách Kinh tế của Đảng. Vào tháng 7 năm đó, ông xếp thứ 188 trong số 273 thành viên trong ủy ban tang lễ của cố lãnh tụ Kim Il-sung, cho thấy rằng ông nằm ở ngoại vi của hệ thống cấp bậc ưu tú. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 1998, ông được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Công nghiệp Hóa chất dưới quyền Thủ tướng Hong Song-nam, và thay thế Hong Song-nam 5 năm sau đó.
Nhiệm kỳ Thủ tướng đầu tiên (2004–2007).
Năm 2005, trong một phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tối cao ông đã đã phát biểu về việc giới thiệu lại hệ thống phân phối công cộng. Ông đề xuất một giải pháp hành chính đối với việc phân phối lương thực và coi đó là quan điểm của đảng: "Bằng mọi cách, chúng ta phải đạt được mục tiêu sản lượng ngũ cốc năm nay bằng cách thực hiện triệt để chủ trương cách mạng nông nghiệp của đảng bằng cách tập trung toàn lực và huy động toàn lực cho mặt trận nông nghiệp".
Ngày 11 tháng 4 năm 2007, Korean Central News Agency đưa tin rằng trong kỳ họp thứ 5 của Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa 11 của CHDCND Triều Tiên, Pak Pong-ju bị "miễn nhiệm... chức thủ tướng" và Kim Yong-il được bầu làm thủ tướng mới. Ông đã không được xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 5 năm 2006. Người ta đồn rằng ông đã bị cách chức vì lạm dụng quỹ dầu mỏ để sử dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, hoặc ông quá tập trung vào các đề xuất phát triển kinh tế từ Trung Quốc, thay vì những ý tưởng cây nhà lá vườn.
Với tư cách là Thủ tướng, Pak Pong-ju là người đứng đầu chính phủ CHDCND Triều Tiên, đồng thời thành lập ban lãnh đạo hành pháp cao nhất của CHDCND Triều Tiên cùng với các quan chức hành pháp khác. Nhánh khác của chính phủ hành pháp là Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên, do Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Kim Jong-un đứng đầu. Với tư cách là thủ tướng, ông chịu trách nhiệm tổ chức nội các và bổ nhiệm các bộ trưởng và phó thủ tướng sau khi được Hội đồng nhân dân tối cao thông qua. Trước khi trở thành Thủ tướng, ông từng là Bộ trưởng Công nghiệp Hóa chất. Ông là thành viên của ủy ban đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ Triều Tiên, cùng với Kim Jong-un và Chủ tịch Đoàn Chủ tịch SPA Kim Yong-nam. Trên danh nghĩa, mỗi người nắm giữ một phần ba quyền lực do một tổng thống nắm giữ trong hầu hết các hệ thống tổng thống. Pak Pong-ju xử lý các vấn đề đối nội, Kim Yong-nam tiến hành quan hệ đối ngoại và Kim Jong-un chỉ huy các lực lượng vũ trang.
Ngày 23 tháng 8 năm 2010, "The New York Times" đưa tin rằng Pak Pong-ju " đã xuất hiện trở lại tại một sự kiện nhà nước ở thủ đô, Pyongyang, vào thứ 7, với tư cách là Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Trung ương của Đảng Lao động Triều Tiên, theo kênh truyền hình nhà nước Korean Central Television." Ông đã thay thế hiệu quả em gái của Kim Jong-il là Kim Kyong-hui làm giám đốc Ban Công nghiệp nhẹ của Đảng vào năm 2012 (ông là phó ban từ 1992–1998 và 2010 –2012).
Ông có tiếng là người thân cận với Jang Sung-taek và là một phần trong quá trình chuyển sự chú ý hiện tại của chính phủ sang nền kinh tế tiêu dùng.
Nhiệm kỳ thứ 2 (2013–2019).
Ngày 31 tháng 3 năm 2013 ông được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị. Ngày 1 tháng 4, ông thay thế Choe Yong-rim trong nhiệm kỳ Thủ tướng thứ hai. Ngày 22 tháng 4, ông chủ trì phiên họp đầy đủ đầu tiên của nội các bao gồm thảo luận về "đường lối byungjin" về hợp tác phát triển kinh tế và vũ khí hạt nhân, cũng như các vấn đề ngân sách cho nền kinh tế nhân dân trong quý đầu tiên và thứ hai của năm 2013. Tháng 7, có thông báo rằng nội các của ông Pak đã nắm toàn quyền đối với các biện pháp kinh tế bằng cách kêu gọi "thực hiện vô điều kiện các quyết định và chỉ thị của nội các". Vào ngày 11 tháng 4 năm 2019, Pak đã được thay thế bởi Kim Jae-ryong trong kỳ họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân Tối cao khóa 14 và được trao quyền Phó Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên.
Sau nhiệm kỳ.
Ông đã đến thăm Cung điện Mặt trời Kumsusan cùng với Kim Jong-un và các quan chức khác của đảng nhân kỷ niệm 26 năm ngày mất của Kim Nhật Thành, vào ngày 08 tháng 7 năm 1994.
Phong cách.
Ông Pak được biết đến như một người từng nỗ lực đưa ra các cải cách kinh tế Bắc Triều Tiên. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng trước, là một nhà kỹ trị kỳ cựu, ông Pak Pong-ju từng dẫn dắt công cuộc cải cách kinh tế ở Triều Tiên khi làm thủ tướng giai đoạn 2003 - 2007 nhưng không mấy thành công. Ông Pak đi đầu trong việc cải cách thị trường theo hướng cho phép các doanh nghiệp nhà nước được tự chủ nhiều hơn, đồng thời giảm dần sự phân phối nhà nước về thực phẩm cũng như các nhu yếu phẩm.
Về chủ trương ủng hộ các biện pháp như tăng lương, cởi mở hơn với các hoạt động thị trường, tăng cường khuyến khích nông dân sản xuất… tuy nhiên, các chính sách này nhanh chóng bị đảo ngược sau khi bị chỉ trích là tư bản thái quá. Những nỗ lực này đã vấp phải sự phản đối từ phía đảng Lao động cầm quyền và quân đội Triều Tiên, rốt cuộc khiến ông mất chức Thủ tướng ông bị đình chỉ chức vụ vào tháng 6/2006, rồi bị cách chức trong năm tiếp theo.
Ở nhiệm kỳ lần thứ hai này, ông vẫn tập trung vào kinh tế, ông tham dự nhiều hơn các hoạt động kinh tế và ban hành các chính sách cụ thể, nhấn mạnh cần phải có các chiến lược quản lý mới để theo kịp sự phát triển trong thế kỷ mới, kêu gọi vạch ra các kế hoạch điều hành và tuyển dụng chi tiết cũng như thảo luận việc áp dụng công nghệ vào đồng áng để tăng sản lượng nông nghiệp điều này đang từ từ đặt nền móng cho một chương trình cải cách kinh tế kiểu mới mà chú ý đến nền kinh tế vốn ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống người dân. | 1 | null |
Đồi Sọ (tiếng Hy Lạp: "gulgūltá", tiếng Hebrew: "gulgōlet", tiếng Anh: "Golgotha"), còn được gọi là đồi Can-vê (phiên âm từ tiếng Pháp: "Calvaire", tiếng Latin: "Calvarium", tiếng Hy Lạp: "Κρανίου Τόπος "), Núi Sọ, đồi Gol gô ta, đồi Gô-gô-tha, vv, là tên được sử dụng ngày nay của một địa điểm trước đây chưa được xác định bên ngoài Jerusalem cổ đại. Theo các Phúc âm Tân ước, Chúa Giê-su người Na-xa-rét đã bị đóng đinh ở đó, trên ngọn đồi này. Địa điểm này ngày nay được đánh dấu bằng một cái lỗ tròn nằm dưới bàn thờ tại Nhà thờ Mộ Thánh thuộc quyền cai quản của Chính thống giáo - là nơi cây thánh giá Chúa chịu đóng đinh đã được dựng lên cách nay hơn 2000 năm - chung quanh còn vết tích núi đá ngày xưa.
Ở phía nam của bàn thờ, qua hành lang nhỏ (một lối đi chung quanh phía cuối gian cung thánh của nhà thờ) là một cầu thang lên đồi Calvary (Golgotha), theo truyền thuyết là nơi đóng đinh Chúa Giêsu và là nơi được trang trí nhiều nhất của nhà thờ. Bàn thờ chính ở đây thuộc về Chính Thống giáo Hy Lạp, trong đó có Đá đồi Calvary (chặng đàng Thánh giá thứ 12). Đá này có thể nhìn thấy dưới lớp kính trên cả hai phía của bàn thờ, bên dưới bàn thờ có một lỗ được cho là chỗ để dựng thập giá lên. Bên Công giáo (dòng Phanxicô) có một bàn thờ ở bên cạnh: Nhà nguyện (tưởng niệm việc) Đóng đinh vào thập giá (chặng đường Thánh giá thứ 11). Phía bên trái bàn thờ này, về hướng nhà nguyện của Chính Thống giáo, có một tượng đức Mẹ Maria, được tin là làm những phép lạ (chặng đường Thánh giá thứ 13, nơi xác chúa Giêsu được tháo khỏi thập giá đem xuống trao cho gia đình).
Bên dưới đồi Canvê và 2 nhà nguyện ở đó, trên sàn chính, là Nhà nguyện của Adam. Theo truyền thuyết, Chúa Giêsu bị đóng đinh trên nơi mà hộp sọ Adam được chôn cất. Đá của đồi Calvary được nhìn thấy bị nứt thông qua một cửa sổ trên bức tường bàn thờ, vết nứt theo truyền thuyết được cho là gây ra bởi trận động đất xảy ra khi Chúa Giêsu gục chết trên thập giá, và được các học giả nói là do kết quả của việc khai thác đá ở một chỗ nứt tự nhiên trong đá.
Thực tế, núi Cal-vê hay Núi Sọ, đồi Gol gô ta v.v... bây giờ nằm trong khu vực Nhà thờ Mộ Thánh Chúa (Holy Sepulchre) ở trong thành Jerusalem. Khu vực này là khu vực rất nhạy cảm - dễ xảy ra xung đột giữa cáctôn giáo với nhau. | 1 | null |
Phaolô (Paul) Seitz Kim (1906 - 1984) là một Giám mục Công giáo người Pháp, hiệu toà Catula. Ông là Giám mục hiệu tòa thứ ba của Giáo phận Kon Tum. Ông cũng là Giám mục chính tòa Giáo phận Kontum tiên khởi năm 1960 khi thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Ông cũng là người sáng lập gia đình Têrêsa và hội dòng Đức Maria Nữ Vương Hoà Bình, Ban Mê Thuột.
Giám mục Phao-lô Léon Seitz sinh ngày 22 tháng 12 năm 1906 tại giáo xứ Notre Dame, thành phố Le Havre, thuộc giáo-phận Rouen (nay là giáo phận Le Havre), nước Pháp và qua đời tại Paris ngày 24 tháng 2 năm 1984.
Thân thế và tu tập.
Paul Seitz là con út trong một gia đình có ba người con. Tổ tiên bên nội của cậu gốc người Alsace (vùng đất tranh chấp giữa Pháp và Đức trong nhiều thế kỷ và chỉ thuộc về Pháp sau đệ nhị thế chiến 1939 – 1945) đã đến lập nghiệp ở Pháp sau năm 1871. Ông gia nhập chủng viện của Fontgombault (Indre) năm 1925 và thực hiện của mình nghĩa vụ quân sự ở Morocco, Ma-rốc. Ngày 13 tháng 9 năm 1929, chàng thanh niên 23 tuổi được nhận vào chủng viện Hội Thừa Sai Paris. Vốn sức khỏe yếu ớt, đã hai lần ông đã phải ngưng học để chữa bệnh.
Linh mục.
Ông được thụ phong linh mục 4 tháng 7 năm 1937 rồi nhận bài sai đến Giáo phận Hà Nội bấy giờ là thuộc Pháp.
Ông đã học được tiếng Việt ở Kẻ-Sở sau đó vào tháng 8 năm 1938 được gửi đến một công đoàn ở Cổ Liêu khá gần tiểu chủng viện của nơi này, để hoàn tất việc đào tạo thành thừa sai. Vào tháng 2 năm 1939, Giám mục Chaize bổ nhiệm ông làm linh mục phó xứ tại giáo xứ của người Pháp lẫn người Việt tại Hà Nội. Hai năm sau, Ngài được đặt làm tuyên úy Trường Trung học Albert Sarraut. Cha Tuyên úy đã tổ chức một trại giới trẻ tại núi Ba Vì cho thanh niên người Pháp và Đông Dương. Sự thành công của trại này đã khiến các chức sắc cao cấp của chính quyền viếng thăm vào ngày 09 tháng 8 năm 1941. Thánh 12 năm 1943, Trại trở thành "Trung tâm Tiếp Nhận Trẻ Em bị bỏ rơi, Cô Nhi Viện Têrêxa" và đón nhận "một nhóm gồm 90 em nhỏ lang thang ăn xin ở Hà Nội. Paul Seitz được nhanh chóng mệnh danh là "Don Bosco của Hà Nội".
Vào tháng 3 năm 1945, người Nhật đặt dấu chấm hết cho sự bảo hộ của Pháp, do những biến động chính trị và khó khăn nghiêm trọng về nguồn tiếp tế lương thực đã buộc Cha Seitz phải đem cô-nhi-viện của ông về Sơn Tây rồi về Hà Nội vào cuối năm 1946, được bố trí nhiều nơi khác nhau, Cô-nhi-viện ở trong trường Puginier và Lacordaire, rồi ở trong khu đổ nát của trường Đức Bà Mai Khôi, ngoại ô Hà Nội. Tháng 8 năm 1951, ông mua đất tại Hà Nội, khi có được đất đai, với sự trợ giúp của linh mục Vacher, ông đã xây cô nhi viện mới được gọi là "Thành phố của Chúa Kitô Vua".
Tháng 2 năm 1951, linh mục Seitz giao giáo xứ người Pháp tại Hà Nội cho Cha phó xứ Pencolé trông coi, để Ngài dành thời gian cho Cô-nhi-viện Têrêxa. Ngày 26 tháng 2 năm 1952, Ngài được đặt làm bề trên của Thừa sai Hải ngoại Paris Vùng Bắc Đông Dương.
Giám mục.
Ngày 19 tháng 6 năm 1952, Giáo hoàng đặt linh mục Paul Seitz làm Đại Diện Tông Tòa ở Kontum và giám mục hiệu tòa Catula. Ngày 3 tháng 10 năm 1952, tại Nhà thờ Thánh Giuse Hà Nội, ông được tấn phong Giám mục từ tay Giám mục Dooley, Khâm sứ Tòa Thánh
Ngày 2 tháng 11 năm 1952, ông nhận giáo phận ở Nhà thờ chính tòa. Giám mục Paul tranh thủ học tiếng Bahnar và bắt đầu đi thăm 24 quận huyện trong địa phận của mình. Do chiến tranh liên miên, Giám mục Seitz đã phải di chuyển qua nhiều nơi như Pleiku, Ban Mê Thuột, Sài Gòn và Đà Lạt. Sau Hiệp Định Genève, ông trở lại Kontum. Ngài đã tiếp nhận hàng trăm ngàn người di cư từ Miền Bắc vào. Ngài lập những giáo xứ và kêu mời các linh mục Việt Nam và các linh mục thừa sai đã phải rời bỏ Miền Bắc tình nguyện lên coi sóc họ. Ngài bắt đầu xây dựng một ngôi thánh đường ở Pleiku, những khu nhà đào tạo giáo-lý-viên, in sách bằng tiếng Bahnar và nhiều hoạt động khác cho người thiểu số. Ngài đã xây Nhà thương Minh-Quý ở Kontum và thành lập "Trung tâm Đại Học" ở Sài Gòn cho các sinh viên người dân tộc thiểu số.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Hàng Giáo Phẩm Việt Nam được thành lập, ông trở thành Giám mục chính tòa Tiên khởi của Giáo phận Kon Tum.
Năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, ông và các linh mục thừa sai bị dẫn về Sài Gòn, dưới sự canh giữ cẩn mật và bị đưa lên máy bay chở về Pháp.
Ông dành phần đời còn lại của mình trong các hội nghị, các nghiên cứu và các ấn phẩm về cuộc đời và tác phẩm của ông như một nhà truyền giáo. Ngày 2 tháng 10 năm 1976, ông đệ đơn từ chức giám mục Kontum.
Ông qua đời ngày 24 tháng 2 năm 1984 tại bệnh viện Val de Grâce, Paris. | 1 | null |
Karl Barry Sharpless (sinh 1941) là nhà hóa học người Mỹ. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 2001 cùng với Noyori Ryōji và William Standish Knowles khi đã tìm ra cách kiểm soát phản ứng hóa học hiệu quả, từ đó dọn đường cho các loại dược phẩm trị bệnh tim và bệnh Parkinson.
Năm 2022, ông nhận giải Nobel hóa học cùng với Carolyn R. Bertozzi và Morten P. Meldal, "cho sự phát triển của hóa học click và hóa học sinh học".
Tiểu sử.
Những năm tháng đầu tiên.
Sharpless sinh ngày 28 tháng 4 năm 1941 tại Philadelphia, PA. Ông tốt nghiệp trường trung học Friends 'Central School năm 1959. Ông tiếp tục học tại trường cao đẳng Dartmouth và kiếm được bằng B.A năm 1963 và lấy được bằng tiến sĩ hóa học từ Đại học Stanford năm 1968.. Ông tiếp tục công việc sau khi trở thành tiến sĩ tại Đại học Stanford (1968-1969) và Đại học Harvard (1969-1970). Ông được nhận bằng danh dự từ Viện Công nghệ Hoàng gia, Stockholm (1995) Đại học Kỹ thuật Munich (1995), Đại học Catholic Louvain, Bỉ (1996) và Đại học Weselyan (1999). Ông bị mù một mắt trong một tai nạn phòng thí nghiệm vào năm 1970, ngay sau khi ông đến MIT làm trợ lý giáo sư.
Sự nghiệp học vấn.
Sharpless là giáo sư tại Học viện công nghệ Massachusetts (1970-1977, 1980-1990) và Đại học Stanford (1977-1980).
Ông hiện đang giữ chức giáo sư W. M. Keck về hóa học tại Viện Nghiên cứu Scripps (1990).
Sự nghiệp nghiên cứu.
Sharpless đã phát triển các phản ứng oxy hóa stereoselective và cho thấy sự hình thành một chất ức chế có hiệu lực femtomolar có thể được xúc tác bởi enzyme acetylcholinesterase, bắt đầu bằng azymide và alkyne. Ông đã phát hiện ra một số phản ứng hóa học đã biến đổi tổng hợp bất đối xứng từ khoa học viễn tưởng sang tương đối thường, bao gồm aminohydroxylation, dihydroxylation, và epoxydation không đối xứng Sharpless. Năm 2001, ông giành được một nửa số giải Nobel về Hóa học cho công trình của ông về phản ứng oxy hóa xúc tác (Sharpless epoxidation, Sharpless asymmetric dihydroxylation, Sharpless oxyamination). Phần còn lại của giải được chia sẻ giữa William S. Knowles và Ryōji Noyori (cho công việc của họ về hydro hóa stereoselective). Ông cũng thành công trong việc epoxy hóa (sử dụng axit tartaric racemic) một quả bóng C-86 Buckminster Fullerene, sử dụng p-Cresol làm dung môi. Gần đây, ông đã là một nhân vật quan trọng trong lĩnh vực hóa học click mới. Điều này liên quan đến một tập các phản ứng chọn lọc cao, phản ứng nhiệt lượng xuất hiện trong điều kiện nhẹ; ví dụ thành công nhất là chu kỳ cycloxyxidea azide alkyne Huisgen tạo thành 1,2,3-triazoles.
, Sharpless có h-index 180 theo Google Scholar và 124 theo Scopus.
Cuộc sống cá nhân.
Sharpless kết hôn với Jan Dueser vào ngày 28 tháng 4 năm 1965. Họ có ba người con; Hannah (sinh năm 1976), William (sinh năm 1978), và Isaac (sinh năm 1980). | 1 | null |
Marko Tapani "Marco" Hietala (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1966 tại Tervo, Phần Lan) là một ca sĩ, tay chơi bass và songwriter thuộc dòng heavy metal. Ông được biết đến nhiều nhất trên phạm vi thế giời như là tay chơi bass, nam ca sĩ hiện tại và nhà soạn nhạc thứ hai sau Tuomas Holopainen, trong ban nhạc symphonic metal Nightwish. Ông cũng là ca sĩ và chơi bass cũng như nhà soạn nhạc và viết lời cho ban nhạc heavy metal Tarot.
Tiểu sử.
Marco Hietala được sinh ra ngày 14 tháng 1 năm 1966, và là con út của gia đình Hietala. Hietala sống ở Tervo cho đến khi 15 tuổi, sau đó ông chuyển đến Kuopio học về guitar cổ điển, thanh nhạc và nhạc lý ở trường trung học. Năm 1984, ông và anh trai của mình, Zachary Hietala, thành lập ban nhạc heavy metal Tarot với cái tên "Purgatory". Trong năm 1986, Tarot nhận được một thỏa thuận cho album đầu tay của ho và đi lưu diễn.
Hietala gia nhập Nightwish trong quá trình sản xuất album "Century Child" năm 2002, sau sự ra đi của cựu bassist Sami Vänskä. Ông là một nhạc sĩ khách mời đáng chú ý trong Delain, một dự án liên quan đến nhiều thành viên trong cộng đồng gothic và symphonic metal. Ông cũng tham gia trong quá trình thu âm "Invitation", album của Altaria với vai trò hát đệm. Hietala cũng tham gia trong các ban nhạc Sinergy và Northern Kings.
Nhờ sự gia nhập của Marco vào Nightwish, một số bài hát đã được viết với mục đích để song ca với Tarja Turunen, người mà sau đó là ca sĩ của Nightwish, cho phép thủ lĩnh kiêm songwriter Tuomas Holopainen tận dụng lợi thế giọng khàn đặc biệt của Hietala để bổ sung thêm một xu hướng mới cho ban nhạc. Một ví dụ nổi tiếng là bản cover "The Phantom of the Opera" của Nightwish, trích từ album "Century Child".
Trong các buổi biểu diễn của Nightwish, Turunen sẽ nghỉ ngơi ở khoảng thời gian giữa của setlist. Trước khi Hietala gia nhập ban nhạc, trong khoảng thời gian để Tarja hồi phục, ban nhạc sẽ biểu diễn một bản nhạc không lời. Tuy nhiên, từ khi Hietala gia nhập ban nhạc, họ sẽ biểu diễn một số bản cover các ca khúc nổi tiếng, với Hietala là ca sĩ chính trong giai đoạn này. Ban nhạc đã biểu diễn các ca khúc như "Crazy Train" của Ozzy Osbourne, "Wild Child" của W.A.S.P., "Don't Talk to Strangers" của Dio, "Symphony of Destruction" của Megadeth và gần đây nhất, "High Hopes" của Pink Floyd. Một vài ca khúc trong số đó đã được thêm vào một số album khác nhau của Nightwish. Sau sự ra đi của Turunen, Hietala đóng vai trò quan trọng hơn với việc là nhà sản xuất của "Dark Passion Play", được phát hành vào tháng 9 năm 2007. Anh hát trọn vẹn một số bài hát, và viết nhạc cho bài hát "The Islander", ca khúc mà anh chơi guitar acoustic thay cho bass. Hietala cũng được ghi nhận song hành cùng Holopainen là đồng tác giả ca khúc "The Crow, the Owl and the Dove" trong album năm 2011 của Nightwish, "Imaginaerum".
Trong Delain, Hietala chơi bass trong album "Lucidity", cũng là ca sĩ nam chính trong album. Ông cũng thể hiện hai ca khúc trong album thứ hai "April Rain" của Delain.
Vào tháng 3 năm 2009, Marco tham gia ban nhạc Sapattivuosi. Họ hát lại các ca khúc của Black Sabbath bằng tiếng Phần Lan. Tuy nhiên, trong ban nhạc này, Hietala không chơi bass; ông chỉ là ca sĩ.
Vào ngày 1 tháng 4 năm 2010, có tin đồn Hietala sẽ rời khỏi ban nhạc để tập trung vào sự nghiệp hợp xướng. Điều này sau đó được xác định là một trò đùa ngày Cá tháng Tư, nhưng cũng là một liên hệ đến sự tham gia của ông trong "Kuorosota" (phiên bản Phần Lan hoá của gameshow "Clash of the Choirs") trong năm 2010. Hietala là người dẫn dắt của dàn hợp xướng Kuopio trong mùa thứ hai của chương trình. Ông đứng thứ hai trong cuộc thi, chịu thua dàn hợp xướng Joensuu trong trận chung kết, đứng đầu là ca sĩ pop rock Ilkka Alanko. Đĩa đơn "I Walk Forever" của Tarot, trích từ album "Gravity of Light", được biểu diễn lần đầu bởi Marco, Tomi Salmela và dàn hợp xướng Kuopio trong Kuorosota 2010; một số ca khúc khác cũng được biểu diễn bao gồm "The Phantom Of The Opera," ca khúc mà Hietala cũng đã cover cùng Nightwish.
Trong tháng 6 năm 2010, Hietala hai lần tham gia supergroup theo dòng heavy metal HAIL!, thể hiện ca khúc Neon Knights của Black Sabbath với Ripper Owens, Andreas Kisser, James LoMenzo và Paul Bostaph tại hai trong số các buổi biểu diễn của họ tại Phần Lan.
Ngày 14 tháng 8 năm 2013, Marco Hietala là ca sĩ đầu tiên được xác nhận bởi Arjen Lucassen sẽ là khách mời trong album mới của Ayreon, "The Theory of Everything".
Thiết bị.
Marco sử dụng những cây bass hiệu Warwick, đặc biệt là các phiên bản Infinity NT và Vampyre NT 4 dây theo cung D chuẩn (DGCF) và Drop C (CGCF). Ông cũng sở hữu một cây Warwick Buzzard JE đã bị rỉ sét, và một cây bass hiệu Kramer. Ông dùng bộ khuếch đại và cab hiệu Hellborg của Warwick.
Ảnh hưởng.
Marco chia sẻ rằng người có ảnh hưởng lớn nhất với ông trên cương vị một bassist là Geezer Butler, trong khi Ronnie James Dio là người có ảnh hưởng lớn nhất với ông trên cương vị một ca sĩ. Ông cũng chia sẻ rằng ông ưa thích rất nhiều chất liệu âm nhạc khác nhau, từ "những chất liệu thực sự nhạy cảm tới một vài chất liệu thực sự khó nhằn", rằng ông "có [khá nhiệu] xu hướng để tiếp nhận gần như tất cả mọi thứ" mà "bằng cách nào đó kết thúc bằng việc sử dụng chúng" khi ông viết âm nhạc của riêng mình.
Đời tư.
Hietala kết hôn với vợ ông, Manki và có hai con, hai bé trai sinh đôi Antto và Miro. Ông và gia đình hiện đang sống ở Kuopio, Phần Lan. Khi không đi lưu diễn ông ưa thích việc đọc sách, chơi game và xem phim. Ông đặc biệt thích những thể loại sách viễn tưởng, kinh dị và khoa học giả tưởng như đã đề cập trong trang web chính thức của Nightwish.
Danh sách đĩa hát.
Với Nightwish:
Với Tarot:
Với Northern Kings:
Với Sapattivuosi:
Với Sinergy:
Như thành viên dự án/khách mời: | 1 | null |
Hughton Hector Kerin (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1985 tại Trinidad & Tobago) là một cầu thủ bóng đá Trinidad & Tobago hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Hà Nội T&T và đội tuyển bóng đá quốc gia Trinidad và Tobago ở vị trí tiền vệ.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
W Connection FC.
Năm 2008, Hector bắt đầu thi đấu cho đội 1 W Connection FC. Phong độ tuyệt vời đã giúp cho Hector được rất nhiều CLB trên thế giới săn đón.
Sông Lam Nghệ An.
Năm 2011, Hector đến Việt Nam gia nhập Sông Lam Nghệ An theo một bản hợp đồng có thời hạn 1 năm. Tại đây, Hector chính là công thần thực sự của đội bóng xứ Nghệ. Tuy đội bóng của anh không thể vô địch như năm trước, nhưng anh được đánh giá là cầu thủ ngoại tốt nhất của Sông Lam Nghệ An mùa đó.
Tưởng chừng như Hector đã rời Sông Lam Nghệ An sau khi mùa giải 2012 kết thúc, nhưng anh đã khẳng định tương lai của mình tại đội bóng xứ Nghệ, chấp nhận giảm lương và ký thêm 1 năm với Sông Lam Nghệ An. Giảm lương cũng không phải là vấn đề khiến cho Hector phải nản chí. Năm 2013, anh trở thành nhạc trưởng ở tuyến giữa hàng phòng ngự của đội. 7 bàn thắng là minh chứng của điều đó.
Trước khi V-League 2013 kết thúc, tiền vệ Hector chính thức chia tay Sông Lam Nghệ An do không tìm được tiếng nói chung với đội bóng chủ quản về bản hợp đồng gia hạn.
Hà Nội T&T.
Sau khi dọn đồ rời khỏi đại bản doanh của Sông Lam Nghệ An và về lại Trinidad và Tobago,sau đó đương kim vô địch V-League 2013 Hà Nội T&T đã chính thức có được anh chỉ sau 2 giờ làm việc cùng đội.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Trinidad & Tobago.
Sau khi thấy được phong độ ấn tượng của anh tại Sông Lam Nghệ An, huấn luyện viên của Trinidad & Tobago đã quyết định triệu tập anh cho các trận giao hữu và Vòng loại World Cup 2014. Tuy nhiên, phong độ anh đang có ở Việt Nam là chưa đủ để giúp anh thành công tại tuyển quốc gia nước này và khiến anh phải chia tay tuyển quốc gia ngay sau đó. | 1 | null |
Giám đốc công nghệ (tiếng Anh là chief technology officer hay viết tắt CTO) là vị trí quản lý cao cấp trong một công ty hay tổ chức với công việc điều hành tập trung vào các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ.
Công việc của một CTO.
Chỉ đạo việc thực hiện chiến lược công nghệ trên các nền tảng công nghệ
Xây dựng và quản lý đội ngũ hàng đầu về công nghệ, điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển
Dự đoán và phản ứng lại những thay đổi lớn về công nghệ để đảm bảo duy trì sự dẫn đầu của công ty trong môi trường cạnh tranh
Định nghĩa những tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo chúng được thực hiện nghiêm ngặt trong hoạt động phát triển sản phẩm | 1 | null |
Ngày lễ () là một ngày hoặc khoảng thời gian được dành riêng cho các hoạt động vui chơi, giải trí, kỷ niệm hoặc tôn vinh một sự kiện, nhân vật nào đó. Ngày lễ có thể được quy định bởi chính phủ, các tổ chức tôn giáo hoặc các nhóm, tổ chức khác.
Trong tiếng Anh Anh, từ "holiday" có nghĩa rộng hơn, bao hàm cả ngày nghỉ từ công việc và các ngày lễ theo chủ đề. Ngược lại, trong tiếng Anh Mỹ, từ "holidays" thường dùng để chỉ khoảng thời gian cụ thể từ Lễ Tạ ơn đến Năm mới.
Chủ nghĩa thương mại.
Từ cuối thế kỷ 19, các ngày lễ ở Hoa Kỳ đã bị cuốn vào một nền văn hóa tiêu dùng. Nhiều lễ hội dân sự, tôn giáo và dân gian đã được thương mại hóa, khiến các truyền thống bị định hình lại để phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp. Theo Leigh Eric Schmidt, sự phát triển của văn hóa tiêu dùng đã cho phép các ngày lễ phát triển thành cơ hội để tăng cường tiêu dùng công cộng. Các cửa hàng bách hóa, xuất hiện sau Nội chiến, đã trở thành biểu hiện không gian của chủ nghĩa thương mại, và các ngày lễ đã trở thành biểu hiện thời gian của nó. Thương mại hóa ngày lễ có những tác động tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, nó đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nó đã khiến các ngày lễ mất đi ý nghĩa văn hóa và tinh thần vốn có. | 1 | null |
Về mặt nghĩa đen và nghĩa hẹp, thần quyền nghĩa là sự cai trị của một hoặc nhiều thánh thần. Trong một nền chính trị thần quyền, người lãnh đạo là con người được cho là có kết nối cá nhân trực tiếp với thần thánh của nền văn hóa. Ví dụ, Moses lãnh đạo người Israel, và Muhammad lãnh đạo người Hồi giáo. Từ góc nhìn của chính quyền thần quyền, "Thiên Chúa được thừa nhận là người đứng đầu" của nhà nước.
Các nước thần quyền hiện tại.
Từ thời khai sáng các nước dần dần tiến tới một chính sách chính trị tách rời các tổ chức tôn giáo và chính quyền. Tuy nhiên hiện tại vẫn còn 3 nước thần quyền bên cạnh những nước mà có một tôn giáo là quốc giáo.
Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Cộng hòa Hồi giáo Iran có thể chế thần quyền từ năm 1979. Tuy nhiên hệ thống chính trị của Iran cũng có những yếu tố dân chủ. Theo hiến pháp thì hội đồng chuyên môn mà được bầu trực tiếp từ người dân có thể hạ bệ Lãnh tụ tối cao, người có nhiều quyền hạn hơn tổng thống Iran. Tuy nhiên để ứng cử vào hội đồng này, những học giả Hồi giáo phải có hàm vị tôn giáo Hodschatoleslam, mà theo điều 109 của hiến pháp thích hợp để giữ vai trò lãnh đạo về chính trị và xã hội và có khả năng đưa ra những đánh giá về luật pháp. Việc này tuy nhiên chỉ là một vấn đề hàn lâm không thực tế, vì vị lãnh tụ đã chọn phân nửa hội đồng kiểm soát, và hội đồng đã lựa ra những ai được phép tranh cử hội đồng chuyên môn.
Tiểu vương quốc hồi giáo Afghanistan.
Nhà nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của chính phủ Taliban mang tên "Tiểu vương quốc hồi giáo Afghanistan" kể từ thời điểm ngày 15 tháng 8 năm 2021 được tuyên bố là một nhà nước thần quyền khi người đứng đầu nhà nước là một lãnh tụ Hồi Giáo. Tuy nhiên chính phủ Taliban vẫn chưa được công nhận chính thức về mặt ngoại giao bởi cộng đồng quốc tế vì họ vẫn xem chính phủ "Cộng hòa hồi giáo Afghanistan" theo thể chế nhà nước thế tục là chính phủ hợp pháp của Afghanistan mặc dù chính phủ này đã bị Taliban lật đổ.
Thành quốc Vatican.
Thành quốc Vatican được xem là một nhà nước thần quyền, vì được cai trị bởi Giáo Hội Công Giáo Rôma.
Ngày 20 tháng 9 năm 1870, Rôma bị quân Ý chiếm đóng, lãnh thổ Giáo hoàng chính thức không tồn tại. Thế nhưng sau hiệp ước Lateran năm 1929 với chính phủ Ý, thành quốc Vatican được thành lập (dân số 842) như là một nước độc lập, không có liên hệ với lãnh thổ Giáo hoàng trước đó. Đứng đầu nước này là giáo hoàng, được bầu bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Giáo hoàng có quyền lực trọn đời cho đến khi chết hoặc từ chức. | 1 | null |
Một mũi tên (hay còn gọi là tiễn) là một vật thường có mũi nhọn được phóng ra từ cây cung hoặc nỏ. Nó xuất hiện từ trong lịch sử ghi chép lại và phổ biến trong hầu hết các nền văn hóa. Bằng chứng cổ nhất về múi tên có thể hoặc có thể không có liên hệ với cung là vào 64.000 năm trước, được tìm thấy ở Hang Sibudu, Nam Phi.. Bằng chúng cổ nhất về cung bắn tên là vào 10.000 năm trước. | 1 | null |
Guitar bass là một nhạc cụ dây chủ yếu chơi bằng các ngón tay. Guitar bass có hình dáng và cấu trúc giống guitar điện, có bốn dây. Guitar bass là âm trầm, cùng với trống làm nền tảng của ban nhạc. Đàn guitar bass vừa là cái nền, vừa nối kết giữa trống và guitar lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh. Nó vốn dùng nhiều trong hát acoustic khi hoà âm cùng guitar thường.
Đàn contrabass chính là cội nguồn của guitar bass, loại guitar này được đưa vào sử dụng từ những năm 1970. Qua nhiều năm sử dụng, guitar bass vẫn được nhiều yêu thích và sử dụng. Là một nhạc cụ dây, đàn guitar bass có một lịch sử phát triển dài với nhiều sự thay đổi.
Ban đầu, đàn guitar bass được thiết kế 4 dây, sau đó qua thời gian đàn được cải tiến lên 5 dây 6 dây và đến bây giờ là 7 dây, 8 dây, 12 dây, 9 dây, 15 dây, 18 dây,… Kim loại là chất liệu được sử dụng để tạo ra các dây đàn guitar bass, các bộ phận của đàn được sử dụng bằng chất liệu gỗ. Cần đàn của guitar bass được chia làm các ngăn khác nhau, thường sẽ từ 22 – 24 ngăn. Thùng đàn là loại thùng đặc, nơi cài đặt bộ phận khuếch tán âm thanh.
Đàn guitar bass thường có độ dài khoảng 1.1 m, âm vực là 3 quãng tám. So với guitar điện thì âm vực của guitar bass thấp hơn nhưng đây lại là một loại đàn có vai trò quan trọng trong ban nhạc. Guitar bass sẽ cùng với trống tạo nền, giữ nhịp cho các nhạc cụ trong ban nhạc chơi đúng nhịp từ đó giúp các nhạc cụ liên kết được với nhau và các bản nhạc cũng trở nên sinh động hơn. Loại guitar này có thể sử dụng cho các dòng nhạc blues, rock, nhạc bán cổ điển và nhạc jazz là chủ yếu. | 1 | null |
Noyori Ryōji (tiếng Nhật: 野依 良治) là nhà hóa học người Nhật Bản. Ông là một trong ba người được nhận Giải Nobel Hóa học năm 2001 vì đã tìm ra cách hiệu quả để kiểm soát các phản ứng hóa học, mở đường cho các dược phẩm chữa bệnh tim và bệnh Parkinson. Hai người còn lại là K. Barry Sharpless và William Standish Knowles. | 1 | null |
Sinh nhật () là ngày kỷ niệm ngày sinh của một người hay theo nghĩa bóng là của một tổ chức. Sinh nhật của mọi người được tổ chức ở nhiều nền văn hóa, thường là quà sinh nhật, thiệp sinh nhật, tiệc sinh nhật hoặc nghi thức chuyển giao.
Nhiều tôn giáo kỷ niệm ngày sinh của những người sáng lập hoặc nhân vật tôn giáo của họ bằng những ngày lễ đặc biệt (ví dụ: Giáng sinh, Mawlid, Ngày sinh của Đức Phật và Krishna Janmashtami). Lễ hội Janmashtami kỷ niệm sinh nhật của vị thần Krishna, hóa thân thứ tám của thần Vishnu. Còn đại lễ Maulid là một ngày lễ trọng đại của tôn giáo Islam (Hồi giáo) và cộng đồng theo đạo Islam trên thế giới, kỷ niệm ngày sinh Thiên sứ Nabi Muhammad (S.A.W), Thiên sứ cuối cùng có nhiều công lao khai sáng tôn giáo Islam (Hồi giáo).
Có sự khác biệt giữa ngày sinh nhật và ngày sinh: ngày sinh nhật, ngoại trừ ngày 29 tháng 2, diễn ra hàng năm (ví dụ: ngày 15 tháng 1), trong khi ngày sinh là ngày hoàn chỉnh khi một người được sinh ra (ví dụ: ngày 15 tháng 1 năm 2001). Sự khác biệt là ngày sinh gồm năm, tháng và ngày sinh của ai đó; trong khi sinh nhật là ngày kỷ niệm ngày ai đó được sinh ra.
Công ước pháp lý.
Trong hầu hết các hệ thống pháp luật, một người trở thành người trưởng thành hợp pháp vào một ngày sinh nhật cụ thể khi họ đến tuổi trưởng thành (thường là từ 12 đến 21) và đạt được các mốc cụ thể theo độ tuổi sẽ trao các quyền và trách nhiệm cụ thể.
Ở những độ tuổi nhất định, một người có thể đủ điều kiện để rời bỏ giáo dục toàn thời gian, trở thành đối tượng của nghĩa vụ quân sự hoặc nhập ngũ, đồng ý quan hệ tình dục, kết hôn với sự đồng ý của cha mẹ, kết hôn mà không có sự đồng ý của cha mẹ, bầu cử, tranh cử cho chức vụ được bầu, mua (hoặc tiêu thụ) hợp pháp các sản phẩm rượu và thuốc lá, mua vé số hoặc lấy bằng lái xe. Tuổi thành niên là độ tuổi mà trẻ vị thành niên không còn được coi là trẻ em về mặt pháp lý và nắm quyền kiểm soát con người, hành động và quyết định của chúng, do đó chấm dứt sự kiểm soát pháp lý và trách nhiệm pháp lý của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với chúng. Hầu hết các quốc gia quy định tuổi thành niên là 18, mặc dù nó thay đổi theo thẩm quyền.
Từ nguyên.
Chữ Hán: 生日. | 1 | null |
Mũ là vật dụng để che đầu. Nó có thể dùng để bảo vệ đầu hoặc vì các lý do nghi lễ hoặc tôn giáo, vì lý do an toàn hoặc được dùng như một phụ kiện thời trang.
Trong quá khứ, mũ là biểu hiện của địa vị xã hội. Trong quân đội, mũ có thể cho biết về quốc tịch, ngành, cấp bậc hoặc đơn vị.
Từ nguyên.
Từ "mũ" trong tiếng Việt bắt nguồn từ từ tiếng Hán thượng cổ 帽. William H. Baxter và Laurent Sagart phục nguyên âm tiếng Hán thượng cổ của từ 帽 là /*mˤuk-s/. Chữ Hán 帽 có âm Hán Việt là "mạo". | 1 | null |
William Standish Knowles (1917–2012) là nhà hóa học người Mỹ. Ông cùng với K. Barry Sharpless và Noyori Ryōji trở thành những chủ nhân của Giải Nobel Hóa học năm 2001 nhờ những nghiên cứu về cách thức hiệu quả để kiểm soát tốt các phản ứng hóa học, từ đó mở ra cơ hội cho các loại dược phẩm chữa bệnh tim và bệnh Parkinson xuất hiện. | 1 | null |
Bang St. Gallen (tiếng Đức: "Kanton" ,) là bang của Thụy Sĩ nói tiếng Đức. Kanton St. Gallen nằm ở phía Đông Bắc của Thụy Sĩ. Nó có diện tích 2,026 km²
Thủ phủ là thành phố cùng tên St. Gallen.
Địa lý.
Bang St. Gallen có biên giới với những Kanton khác như Graubünden, Glarus, Schwyz, Zürich, Thurgau, ở miền Bắc có biên giới với Bodensee cũng như về phía Đông với bang Vorarlberg của Áo và công quốc Liechtenstein. Qua Bodensee, Kanton gián tiếp có biên giới với Lindau vùng Schwaben thuộc Bayern. Hơn nó bao bọc cả nửa kanton Appenzell Innerrhoden và Appenzell Ausserrhoden.
Ngọn núi cao nhất ở kanton này là ngọn Ringelspitz với độ cao 3.247m, nổi tiếng hơn là ngọn Säntis (2.502m). Điểm thấp nhất là Bodensee 395 m trên mặt nước biển. Những hồ lớn nhất của St. Gallen là Bodensee, Zürichsee và Walensee, tuy nhiên các hồ này không chỉ nằm trong lãnh thổ của kanton. Hồ lớn nhất chỉ nằm trong kanton St. Gallen là hồ đọng nước Gigerwaldsee.
Những con sông chạy ngang có vai trò quan trọng là Rhein, Thur, Linth, Sitter và Seez. | 1 | null |
Vùng Biobío hay Vùng VIII Bío Bío (), là một trong mười lăm đơn vị hành chính bậc nhất của Chile, gồm bốn tỉnh: Arauco, Bío Bío, Concepción, và Ñuble. Vùng giáp biên giới với các tỉnh Neuquén, Río Negro của Argentina và Thái Bình Dương.
Thủ phủ của vùng là Concepción. Các thành phố quan trọng khác gồm có Chillán, Coronel, Hualpén, Los Ángeles, và Talcahuano. | 1 | null |
William Wordsworth (07 tháng 4 năm 1770 - 23 tháng 4 năm 1850) là nhà thơ lãng mạn Anh, người cùng với Samuel Taylor Coleridge khởi xướng trào lưu lãng mạn) trong văn học tiếng Anh với tác phẩm "Thơ trữ tình" (Lyrical Ballads, 1798). Trong làng thi ca Anh, ông được xếp ngồi chiếu trên, cùng mâm với William Shakespeare và John Milton. William Wordsworth được bầu làm "Nhà thơ Hoàng gia" (Poet Laureate) của Anh từ năm 1843 cho đến khi ông qua đời vào năm 1850.
Tiểu sử.
William Wordsworth sinh ngày 7 tháng 4 năm 1770 ở Cockermouth, Cumberland. Là con thứ hai trong một gia đình có năm người con. Wordsworth xuất hiện lần đầu như là một nhà thơ vào năm 1787 khi ông in một bài thơ trong "Tạp chí châu Âu" (The European Magazine). Cũng trong năm đó ông vào học trường Cao đẳng St John, Cambridge, chuyên ngành văn học Anh và tiếng Ý. Ông nhận bằng Cử nhân năm 1791. Trong những kỳ nghỉ ông thường đi du ngoạn ở nhiều nơi và viết trường ca "Cuộc dạo chơi buổi chiều" (An Evening Walk) với nhiều câu thơ tả phong cảnh thiên nhiên nổi tiếng.
Mùa hè năm 1790 ông cùng với một người bạn đi bộ dọc nước Pháp, qua Thụy Sĩ rồi sang Ý. Thời gian ở Pháp ông yêu một cô gái Pháp tên là Annette Vallon, cô gái này sinh cho ông một đứa con gái đặt tên là Caroline. William Wordsworth thừa nhận mình là cha của đứa bé nhưng từ chối việc cưới mẹ nó. Trở về Anh, ông xuất bản "Cuộc dạo chơi buổi chiều" cùng với một số truyện viết ở Pháp.
Năm 1794 một người bạn của William Wordsworth chết, trước đó người này đã di chúc cho ông được hưởng số tiền 900 bảng. Món quà này giúp cho William Wordsworth có thể dành tất cả thời gian cho thơ ca. Từ năm 1795 đến năm 1797 ông viết bi kịch thơ "Dân biên giới" (The Borderers) về những xung đột giữa những người ở vùng biên Anh và Scotland. Trường ca "Ngôi nhà đổ nát" (The Ruined Cottage) – về số phận bất hạnh của những phụ nữ, sau đó trường ca này trở thành phần đầu của tác phẩm "Chuyến tham quan" (The Excursion).
Năm 1802 bá tước William Lowther chết, người thừa kế của bá tước đồng ý trả cho William Wordsworth 4000 bảng, là số tiền mà William Lowther ngày trước nợ cha của ông. Số tiền này là một tài sản lớn đối với William Wordsworth và em gái của ông, giúp cho William Wordsworth có thể cưới vợ. Tháng 8 năm 1802 William Wordsworth cùng vợ sắp cưới là Mary Hutchinson và em gái Dorothy sang Pháp thăm Annette Vallon và con gái Caroline. Tháng 10 năm này William Wordsworth và Mary Hutchinson làm đám cưới. Cuộc hôn nhân của họ hạnh phúc và họ có năm người con.
Năm 1843, sau cái chết của nhà thơ Robert Southey, William Wordsworth được bầu làm "Nhà thơ Hoàng gia" (Poet Laureate). Những năm cuối đời, mà đặc biệt sau cái chết của đứa con gái, William Wordsworth bỏ làm thơ.
William Wordsworth mất ngày 23 tháng 4 năm 1850. | 1 | null |
Ngài Arthur Charles Clarke (16 tháng 12 năm 191719 tháng 3 năm 2008) là một nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà văn khoa học, nhà tương lai học, nhà phát minh, nhà thám hiểm biển, và người dẫn chương trình truyền hình người Anh.
Ông đồng sáng tác kịch bản cho bộ phim năm 1968 "", được coi là một trong những bộ phim có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Ông đã viết rất nhiều tác phẩm và bài tiểu luận cho những tạp chí nổi tiếng. Vào năm 1961, ông nhận Giải Kalinga, một giải thưởng của UNESCO cho phổ biến khoa học. Những tác phẩm khoa học và khoa học viễn tưởng khiến ông có biệt danh "Nhà tiên tri của Kỷ nguyên Không gian". Những tác phẩm khoa học viễn tưởng cũng giúp ông nhận được giải Hugo và Nebula, và cùng với một lượng độc giả lớn, đã khiến ông trở thành tượng đài của thể loại này.
Clarke cũng là một người ủng hộ du hành vũ trụ. Vào năm 1934, khi vẫn còn là một thiếu niên, ông tham gia vào Hội Liên hành tinh Anh Quốc. Vào năm 1945, ông đề xướng một hệ thống liên lạc vệ tinh sử dụng quỹ đạo địa tĩnh. Ông là chủ tịch của Hội Liên hành tinh Anh Quốc từ năm 1946 tới năm 1947 và một lần nữa từ năm 1951–1953.
Clarke định cư ở Xây-lan (giờ là Sri Lanka) vào năm 1956 do sở thích lặn biển của mình. Cùng năm đó, ông đã phát hiện ra tàn tích dưới nước của Đền Koneswaram ở Trincomalee. Clarke trở nên nổi tiếng hơn vào thập niên 1980, khi làm người dẫn chương trình của nhưng chương trình như là "Arthur C. Clarke's Mysterious World". Ông sống ở Sri Lanka ch tới cuối đời.
Clarke được trao danh hiệu Chỉ huy Đế quốc Anh (CBE) vào năm 1989. Ông được phong tước hiệp sĩ vào năm 1998 và được trao danh hiệu dân sự cao nhất của Sri Lanka, Sri Lankabhimanya, vào năm 2005.
Giải thưởng và danh hiệu.
Clarke nhận Huy chương Stuart Ballantine từ Viện Franklin vì những ý tưởng về vệ tinh liên lạc, cùng với nhiều danh hiệu khác. Ông đã nhận hơn một tá giải thưởng văn học hàng năm nhờ những tác phẩm khoa học viễn tưởng của mình.
Tác phẩm.
Bộ tiểu thuyết.
A Space Odyssey (Một chuyến du hành không gian)
Rama
A Time Odyssey (Du hành thời gian) (với Stephen Baxter) | 1 | null |
Jean-Baptiste Pierre Antoine de Monet, Chevalier de Lamarck (1 tháng 8 năm 1744 – 18 tháng 12 năm 1829), hay Lamarck, là nhà tự nhiên học người Pháp. Ông là một người lính, nhà sinh học, nhà khoa học, và là một người sáng lập giả thuyết rằng tiến hóa sinh học xảy ra và diễn biến theo các quy luật tự nhiên.
Lamarck từng chiến đấu trong chiến tranh Pomeranian (1757-62) chống lại Phổ và được trao tặng một khoản tiền cho sự dũng cảm trên chiến trường. Khi được gửi đến Monaco, Lamarck chuyển sang quan tâm đến lịch sử tự nhiên và quyết định học y học. Ông xuất ngũ sau khi bị thương năm 1766, và quay trở lại học tập y khoa. Lamarck quan tâm đặc biệt đến thực vật học, và sau khi ông xuất bản tác phẩm "Flore françoise" (dịch nghĩa:Hệ thực vật Pháp) gồm 3 tập (1778), ông đã trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp năm 1779. Lamarck tham gia vào Vườn bách thảo Paris (Hội thực vật) và được bổ nhiệm làm thư viện Chủ tịch Hội Thực vật năm 1788. Khi Quốc hội Pháp thành lập Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp năm 1793, Lamarck trở thành giáo sư động vật học.
Năm 1801, ông xuất bản "Système des animaux sans vertèbres", một công trình chính về phân loại động vật không xương sống, một thuật ngữ mà ông đặt ra. Trong một ấn bản năm 1802, ông trở thành một trong những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ sinh học theo nghĩa hiện đại. Lamarck tiếp tục công việc của mình như là một giáo sư đầu ngành về động vật không xương sống, trong lĩnh vực này, ông được ghi nhớ chủ yếu về thành tựu phân loại Thân mềm, như một nhà phân loại học có tầm cỡ.
Hiện nay, người ta nhớ đến ông do ý tưởng tiến hoá của sinh vật và ông được đánh giá là người sáng lập thuyết tiến hoá. Ngoài ra, ông còn hay được nhắc đến nhờ lý thuyết kế thừa các đặc tính thu được của ông thường được gọi là lý thuyết kế thừa tính tập nhiễm, hoặc lý thuyết sử dụng/không sử dụng cơ quan qua tập tính của động vật, mà ông mô tả trong cuốn "Philosophie Zoologique" ("Triết học Động vật") năm 1809 của ông. Tuy nhiên, lý thuyết này không được khoa học hiện đại chấp nhận, nhưng thời đó được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên chấp nhận. Sự đóng góp của Lamarck vào lý thuyết tiến hóa bao gồm lý thuyết kết hợp thực sự đầu tiên của sự tiến hóa sinh học, trong đó một "tác nhân "giả kim" phức tạp" đã thúc đẩy các sinh vật lên một bậc thang phức tạp và một "tác nhân môi trường thứ hai" làm cho chúng phù hợp với môi trường địa phương thông qua việc dùng hoặc không dùng các đặc tính, làm phân biệt chúng với các sinh vật khác. Các nhà khoa học đã tranh luận liệu những tiến bộ trong lĩnh vực chuyển vị di truyền ngoại gen có cho phép là Lamarck đã đúng, ở một mức độ nào đó hay không.
Tiến hóa kiểu Lamarck.
Lamarck nhấn mạnh luận điểm chính trong công trình sinh học của ông. Thứ nhất là môi trường tạo ra sự thay đổi của động vật. Ông đã trích dẫn ví dụ về mù ở chuột chũi, sự hiện diện của răng ở động vật có vú và sự vắng mặt của răng ở chim như là bằng chứng của nguyên tắc này. Nguyên tắc thứ hai là cuộc sống được cấu trúc theo trật tự và nhiều phần khác nhau của tất cả các cơ thể làm cho chúng có thể chuyển động hữu cơ.
Mặc dù ông không phải là nhà tư tưởng đầu tiên ủng hộ tiến hóa hữu cơ, ông là người đầu tiên phát triển một lý thuyết tiến hóa mạch lạc thực sự. Ông vạch ra các lý thuyết về tiến hóa đầu tiên trong bài giảng Floreal của ông năm 1800, và sau đó trong ba tác phẩm được công bố sau này:
- Recherches sur l'organisation des corps vivants ("Nghiên cứu về tổ chức các cơ thể sống"), 1802.
- Philosophie Zoologique ("Triết học Động vật"), 1809.
- Histoire naturelle des animaux sans vertèbres ("Lịch sử tự nhiên của động vật không có xương sống"), (trong bảy tập, 1815-22).
Lamarck đã sử dụng một số cơ chế như động lực của tiến hóa, rút ra từ những kiến thức phổ biến về thời đại của ông với niềm tin của ông về hóa học trước Lavoisier. Ông đã sử dụng những cơ chế này để giải thích hai động lực mà ông thấy như là sự tiến hóa; một lực đẩy động vật từ các dạng đơn giản đến phức tạp, và một động lực giúp thích ứng động vật với môi trường địa phương của chúng và phân biệt chúng với nhau. Ông tin rằng các lực này phải được giải thích như là một kết quả tất yếu của các nguyên tắc cơ bản của vật lý, ủng hộ một thái độ "duy vật" đối với sinh học.
Le pouvoir de la vie: Động lực phức tạp.
Lamarck đã đề cập đến một khuynh hướng làm cho các sinh vật trở nên phức tạp hơn, di chuyển trên "bậc thang tiến bộ". Ông đã đề cập đến hiện tượng này như "l"a force qui tend sans cesse à composer l'organisation" (Lực lượng thường xuyên có xu hướng thiết lập trật tự). Lamarck tin tưởng vào sự phát triển tự phát đang diễn ra của các sinh vật đơn giản thông qua hành động vật lý bằng một lực lượng vật chất.
Lamarck chống lại các quan niệm hóa học hiện đại được thúc đẩy bởi Lavoisier (những ý tưởng mà ông khinh thị), thích chấp nhận một cái nhìn "giả kim" truyền thống của các yếu tố căn bản là Thổ (Earth), Khí (Air), Hỏa (Fire) và Thủy (Water). Ông khẳng định rằng, một khi sinh vật sống hình thành, sự chuyển động của chất lỏng trong sinh vật sống tự nhiên thúc đẩy chúng phát triển đến mức phức tạp hơn bao giờ hết.Sự chuyển động nhanh chóng của các dịch sẽ làm khắc nên kênh rạch giữa các mô mềm. Chẳng bao lâu, dòng chảy của chúng sẽ bắt đầu thay đổi, dẫn đến sự phát triển của các cơ quan riêng biệt. Các chất lỏng, bây giờ đã tinh vi hơn, sẽ trở nên phức tạp hơn, tạo ra nhiều chất tiết và chất rắn tạo thành các cơ quan. - "Histoire naturelle des animaux sans vertèbres, 1815 -"Ông lập luận rằng các sinh vật đi từ đơn giản đến phức tạp một cách chắc chắn và có thể dự đoán được dựa trên các nguyên lý cơ bản của thuật giả kim. Theo quan điểm này, các sinh vật đơn giản không bao giờ biến mất vì chúng liên tục được tạo ra bởi thế hệ "tự" "phát" trong điều được mô tả là "sinh học trạng thái ổn định"". Lamarck đã thấy thế hệ tự phát đang diễn ra, với những sinh vật đơn giản do đó tạo ra được chuyển đổi theo thời gian trở nên phức tạp hơn. Đôi khi ông được coi là tin tưởng vào tiến trình mục đích luận (cho rằng mọi sự vật sẽ hướng đến mục tiêu nào đó), nơi các sinh vật trở nên hoàn hảo hơn khi tiến hóa, mặc dù vậy, với góc nhìn từ một nhà duy vật, ông nhấn mạnh rằng các lực này phải bắt nguồn từ các nguyên lý vật lý cơ bản. Theo nhà cổ sinh vật học Henry Fairfield Osborn, "Lamarck đã bác bỏ hoàn toàn sự tồn tại của bất kỳ" xu hướng hoàn thiện "nào trong tự nhiên và coi sự tiến hóa là kết quả cuối cùng cần thiết của các trạng thái xung quanh về sự sống." Charles Coulston Gillispie, một nhà khoa học, đã viết "sự sống là một hiện tượng thuần túy thể chất ở Lamarck", và lập luận rằng quan điểm của Lamarck không nên nhầm lẫn với trường phái "duy sinh" (vitalism).
L'effect des circonstances: Động lực thích nghi.
Phần thứ hai của lý thuyết tiến hóa của Lamarck là sự thích nghi của các sinh vật với môi trường của chúng. Điều này có thể đưa sinh vật lên bậc thang vào các hình dạng mới và phân biệt chúng với sự thích nghi của môi trường địa phương. Nó cũng có thể đẩy các sinh vật vào những ngõ cụt tiến hóa, nơi các sinh vật trở nên thích nghi đến mức không có sự thay đổi nào khác có thể xảy ra. Lamarck lập luận rằng lực thích nghi này được kích hoạt bởi sự tương tác của các sinh vật với môi trường của chúng, bằng cách sử dụng và không sử dụng các đặc điểm nhất định.Quy tắc số 1: Trong mỗi con vật không vượt quá giới hạn phát triển của nó, việc sử dụng bất kỳ cơ quan nào cũng thường xuyên được củng cố, phát triển và mở rộng và tạo ra sức mạnh, là tỷ lệ thuận với khoảng thời gian nó được sử dụng; Trong khi việc sử dụng vĩnh viễn bất cứ cơ quan nào làm suy yếu và làm suy yếu nó, và từ từ làm giảm khả năng hoạt động, cho đến khi nó biến mất.Luật đầu tiên này nói được không có gì nhiều ngoại trừ "sự phóng đại kiến thức phổ thông về niềm tin rằng tập thể dục phát triển cơ quan"Quy tắc số 2: Tất cả các đặc tính thừa kế hoặc mất đi do thiên nhiên gây ra đối với từng cá thể, thông qua ảnh hưởng của môi trường mà loài đó đã được đặt vào, và do đó, dưới ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều hoặc sử dụng vĩnh viễn bất kỳ cơ quan nào; tất cả những điều này được bảo tồn bằng cách sinh sản và truyền lại cho những cá thể mới phát sinh, với điều kiện những đặc tính thừa kế lại là phổ biến đối với cả hai giới tính, hoặc ít nhất là cho những cá thể sinh ra còn trẻ.Mệnh đề cuối cùng của luật này giới thiệu cái gọi là "t"hừa kế mềm", thừa kế tất cả đặc tính thu được, hay đơn giản là học thuyết Lamarck, mặc dù nó chỉ là một phần của suy niệm của Lamarck. "Định luật thứ hai đã được chấp nhận rộng rãi vào thời điểm đó.. [nhưng] di truyền học hiện đại đã dứt khoát từ chối nó.""
Tuy nhiên, trong lĩnh vực biểu sinh (di truyền ngoại gen), ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy "'thừa kế mềm"' đóng một vai trò trong sự thay đổi của một số vật kiểu hình: ví dụ rời khỏi vật liệu di truyền (DNA) không thay đổi gì (do đó không vi phạm khái niệm trung tâm của sinh học) nhưng ngăn cản sự biểu hiện của gen, chẳng hạn như bằng "methyl hóa" để sửa đổi sao chép DNA; điều này có thể được tạo ra bởi những thay đổi trong hành vi và môi trường. Nhiều thay đổi biểu sinh là di truyền ở một mức độ. Do đó, mặc dù bản thân DNA không bị thay đổi trực tiếp bởi môi trường và hành vi ngoại trừ việc lựa chọn, mối quan hệ của kiểu gen với kiểu hình có thể thay đổi, thậm chí qua nhiều thế hệ, bằng kinh nghiệm trong suốt cuộc đời của một cá nhân. Điều này đã dẫn đến các kêu gọi khẩn thiết đến sinh học để xem xét lại quá trình Lamarck trong tiến hóa dưới ánh sáng của tiến bộ hiện đại trong sinh học phân tử. | 1 | null |
Cabernet Sauvignon () là một trong những loại nho đỏ để làm rượu nổi tiếng nhất thế giới. Nó phát xuất từ Bordelais thuộc vùng làm rượu nho Bordeaux, và từ đó được trồng lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới.Với khoảng 200.000 mẫu trồng nho nó đứng hàng thứ bảy, một hạng sau loại nho đỏ Merlot mà được trồng nhiều nhất trên thế giới.
Được sử dụng thường xuyên trong hỗn hợp rượu vang pha trộn, Cabernet Sauvignon có số lượng lớn đối tác pha trộn thích hợp để tạo nên những hương vị rượu vang đặc biệt. Một phần rõ ràng là từ là Merlot và Cabernet Franc, còn lại phần lớn đang thịnh hành pha trộn với Malbec, Petit Verdot và Carmenere (thành phần của loại vang Blend Bordeaux cổ điển), Shiraz (hương vị pha trộn ưa chuộng ở Australia) và ở Tây Ban Nha và Nam Mỹ, loại rượu vang pha trộn giữa Cabernet - Temparanillo hiện đang phổ biến. Ngay cả những loại rượu vang đậm đà từ giống nho Tannat ở Madiran giờ đây cũng đã hòa hợp với Cabernet Sauvignon
Có hai nguyên nhân chính để giống nho Cabernet Sauvignon trở thành một trong những giống nho thịnh hành và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Nguyên nhân đầu tiên cũng là điều đơn giản nhất, vì giống nho này có thể dễ dàng thích nghi với các loại đất và khí hậu khác nhạu. Nó được trồng trải rộng từ Bắc bán cầu (như Canada, Mỹ...) cho tới những vùng xa xôi phía Nam bán cầu (như Australia, Chi lê...). Nguyên nhân thứ hai nhưng rát quan trọng, đó là mặc dù được trồng tại nhiều vùng có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau nhưng Cabernet Sauvignon vẫn giữ lại được một hương vị đặc trưng "Cab" không thể thay đổi. Một giống nho lâu đời, bền bỉ đã quen thuộc với hầu hết những tín đồ rượu vang trong nước và trên toàn thế giới. | 1 | null |
Gavrilo Princip (Гаврило Принцип, ; ngày 28 tháng 4 năm 1918) là người Séc gốc Bosnia người ám sát thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung và người vợ mang thai của ông, Sophie, Công nương Hohenberg, ở Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914.
Sau vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand, giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội gây chiến tranh bằng cách đổ tội cho Vương quốc Serbia đứng đằng sau vụ ám sát và cuối cùng ngày 28 tháng 7 năm 1914 Đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. | 1 | null |
Hội văn học Goncourt (tiếng Pháp: Académie Goncourt) là một hội văn học được thành lập năm 1900, theo ý nguyện của Edmond de Goncourt (1822-1896) ghi trong Di chúc tự tay viết được nộp cho công chứng viên Maître Duplan ngày 7.5.1892. Ý nguyện trong đó ông kết hợp với người em đã qua đời trước đây - Jules de Goncourt (1830-1870) - hai anh em đã quyết định từ năm 1862 sẽ để lại những kỷ niệm và một Hội văn học mang tên của họ nhằm mục đích là tuyển chọn và trao một giải thưởng hàng năm cho «một tác phẩm văn xuôi xuất sắc xuất hiện trong năm». Chúc thư cũng ghi các khoản phụ cấp hậu hĩ cho mỗi hội viên của hội.
Tuy nhiên hiện nay Giải Goncourt không phải là giải duy nhất của hội, mà còn có thêm các Giải Goncourt cho thơ, Giải Goncourt cho truyện ngắn, Giải Goncourt cho tiểu sử, Giải Goncourt cho tiểu thuyết đầu tay và Giải Goncourt cho tuổi trẻ.
Lịch sử.
Hai anh em Goncourt lãnh khoản niên kim là francs bằng vàng (tương đương euro) sau khi bà mẹ qua đời năm 1848; họ có thể sống thoải mái bằng ngòi bút của mình, trái với đa số nhà văn Pháp ở thế kỷ 19 phải xoay sang viết loại văn tiêu thụ mới có thể nuôi được gia đình (như viết kịch đường phố, kịch vui hoặc viết tiểu thuyết đăng báo hàng ngày), nếu không thì phải sống nghèo khổ như Baudelaire, Gérard de Nerval.
Năm 1862, họ quyết định rằng sau khi họ qua đời, tài sản của họ sẽ được bán lấy vốn gửi ngân hàng, và tiền lãi của khoản vốn gửi sẽ được dùng cho "hội văn học Goncourt" của họ để trả thù lao cho 10 nhà văn francs bằng vàng mỗi năm, và lập ra Giải Goncourt hàng năm với khoản tiền thưởng 5.000 francs bằng vàng .
Việc thi hành ý nguyện của người chết - được chính ông ta phó thác cho Alphonse Daudet và Léon Hennique - đã gặp sự chống đối của gia đình ông và cuộc tranh chấp pháp lý diễn ra kéo dài tới ngày 1.3.1900, khiến cho việc lập hội văn học Goncourt bị chậm trễ, mãi tới năm 1900 mới đủ số hội viên và phải tới năm 1903 mới trao giải Goncourt lần đầu..
Alphonse Daudet đã qua đời trước khi được trao một ghế trong hội, ghế này đã được trao cho con ông là Léon Daudet, còn Léon Hennique được trao một ghế.
Hội văn học Goncourt họp trong một bữa ăn trưa hàng tháng (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng, ngoại trừ tháng 8), từ năm 1903 tới năm 1919 trong các tiệm ăn khác nhau ở Paris, sau đó kể từ năm 1920, chỉ họp và ăn ở tiệm ăn Drouant tại phố Gaillon (Quận 2). | 1 | null |
Ernst Karl Ferdinand von Prittwitz und Gaffron (20 tháng 1 năm 1833 tại Poznań – 24 tháng 2 năm 1904 tại Karlsruhe) là một Trung tướng quân đội Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871. Ông là Hiệp sĩ Công lý của Huân chương Thánh Johann.
Gia quyến và đời tư.
Von Prittwitz sinh vào tháng 1 năm 1833, trong gia đình quý tộc lâu đời "von Prittwitz". Ông là con trai của Thượng tướng Bộ binh và Giám đốc các thành lũy ("Festungsbaudirektors") Moritz Karl Ernst von Prittwitz với bà Domicilie von Colbe.
Vào ngày 26 tháng 11 năm 1885, ông thành hôn với bà Franziska Freiin von Türckheim zu Altdorf (14 tháng 6 năm 1855 tại Karlsruhe – 8 tháng 5 năm 1936 tại Karlsruhe), con gái của Thị thần, Công sứ và địa chủ xứ Baden Hans Freiherr von Türckheim zu Altdorf, điền chủ Altdorf và Orschweier (quận Lahr, Baden), với bà Fanny Freiin von Hardenberg (Gia đình Ober-Wiederstedt).
Von Prittwitz là một Hiệp sĩ Công lý của Huân chương Thánh Johann, địa phận ("Bailiwick") Brandenburg.
Sự nghiệp quân sự.
Vào năm 1851, von Prittwitz gia nhập Trung đoàn Pháo binh Cận vệ tại kinh đô Berlin, được phong quân hàm Thiếu úy vào năm 1851 rồi được lên chức Trung úy vào năm 1861. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1845, ông được cắt cử đến phục vụ Tướng Helmuth von Moltke, Tham mưu trưởng quân đội Phổ. Trong cuộc chiến này, ông đã góp phần bắt giữ Otto Christian Hammer, người chỉ huy một đội binh thuyền tại các đảo Bắc Frisia, và tham gia cuộc đổ bộ thành công lên đảo Als vào ngày 29 tháng 6 năm 1864.
Được thăng cấp hàm Đại úy ở tuổi 32 vào năm 1865, ông được bổ nhiệm làm Khẩu đội trưởng một khẩu đội pháo của Trung đoàn Pháo binh Cận vệ ở Berlin vào năm 1867.
Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ vào năm 1866, ông là chỉ huy một khẩu đội kỵ pháo Cận vệ và tham chiến trong chiến dịch tại Böhmen. Khẩu đội pháo này được đổi vào Trung đoàn Pháo dã chiến số 10 Hannover mới được thành lập. Do vậy, Prittwitz được điều sang Hannover vào mùa thu năm 1866 nhưng chỉ sau 3/4 của một năm ông trở về Berlin.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, Prittwitz đi nhiều chuyến ra nước ngoài, trong đó có Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ý. Vào năm 1869, ông đến Romania với vai trò là tư vấn quân sự của Thái tử Friedrich nhà Hohenzollern, và cùng với Thái tử du ngoạn một phần phương Đông.
Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Prittwitz chiến đấu trong các trận đánh khốc liệt ở Gravelotte-St. Privat, Sedan - tại đây ông bị thương do một quả lựu đạn - và trong cuộc chinh phạt pháo đài Montmédy. Khẩu đội mà ông chỉ huy là khẩu đội pháo đầu tiên lên đến cao điểm St. Privat và kịch chiến với quân Pháp, khiến cho không chỉ vua Phổ Wilhem I mà cả hoàng đế Pháp Napoléon III.
Không có thông tin cụ thể về những chặn đường kế tiếp của binh nghiệp ông.
Vinh danh và tặng thưởng.
Prittwitz đã được phong danh hiệu Công dân Danh dự của Wyk auf Föhr. | 1 | null |
Giải Goncourt cho truyện ngắn (tiếng Pháp: Prix Goncourt de la nouvelle) là một giải thưởng văn học của Pháp do Hội văn học Goncourt thành lập từ năm 1974 bên cạnh Giải Goncourt. Từ năm 2001, Hội văn học Goncourt hợp tác với thành phố Strasbourg cùng trao giải này. | 1 | null |
Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương cấp sự nâng đỡ cơ học, được phân loại theo cấu trúc và chức năng.
Phân loại.
Dựa vào mức độ vận động khớp xương được chia làm ba loại:
Cấu tạo của khớp động.
Một khớp động thường được cấu tạo các thành phần sau:
1. Mặt khớp: Gồm hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau, mỗi đầu xương được bao bọc bởi một lớp sụn mặt khớp mỏng, các đầu xương thường có hình thể đối chiếu nhau
2. Sụn khớp: Để hai xương khớp khít vào nhau, đôi khi giữa chúng còn có các sụn bổ trợ, gồm sụn thêm (sụn chêm chặt giữa hai đầu xương,dày mỏng tùy theo khớp và di chuyển theo động tác của khớp như ở khớp thái dương hàm, khớp đầu gối) và sụn viền (tổ chức sụn của một đầu khớp có tác dụng khơi sâu mặt khớp để cho hai mặt khớp ôm chặt nhau)
3. Bao khớp: Hình túi, bao quanh khớp gồm cả hai đầu xương và các sụn bổ khuyết. Tùy theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở các vị trí khác nhau. Bao khớp gồm hai lớp gồm: lớp ngoài là màng sợi dày có nhiệm vụ bảo vệ do có chứa các sợi collagen từ mang bọc xương kéo đến, các dây thần kinh cảm giác, xúc giác; lớp trong là bao hoạt dịch là mô liên kết sợi xốp, giàu mạch máu và sợi đàn hồi, có các tế bào tiết dịch
4. Xoang khớp: Là khoảng trống bao quanh hai đầu xương và các sụn khớp được giới hạn bởi bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch khớp. Dịch khớp trong suốt màu vàng nhạt, nhờn, không dính, từ mạch máu chuyển ra. Tác dụng bôi trơn, giảm ma sát mặt khớp và dinh dưỡng cho sụn khớp
5. Dây chằng: Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương với nhau. Dây chằng cùng với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp. Dây chằng có hai loại gồm dây chằng ngoại biên (là dây chằng nằm trong hoặc ngoài vách bao sợi) và dây chằng gian khớp (nằm trong xoang khớp, bám nối giữa hai mặt khớp, nằm bên trong màng hoạt dịch)
6.khớp cầu: giúp quay cánh tay một vòng hoàn chỉnh vì cánh tay được liên kết bởi một khớp cầu.Khớp này gồm một đầu của xương thứ nhất tròn như quả bóng(hình cầu)khớp với một hốc tròn của đầu xương thứ hai. | 1 | null |
Kurt Wüthrich (sinh 1938) là nhà hóa học, nhà vật lý, nhà toán họcngười Thụy Sĩ. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 2002 cùng với Tanaka Kōichi và John B. Fenn. Cả ba đều nhận giải thưởng này là vì họ đã phát triển các cách thức nhận diện và phân tích các phân tử sinh học lớn. | 1 | null |
Khởi nghĩa Quảng Châu () năm 1927 là một cuộc khởi nghĩa thất bại của những người cộng sản tại thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 12, năm 1927, Hồng vệ binh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã kiểm soát Quảng Châu. Cuộc nổi dậy đã diễn ra bất chấp sự phản đối từ các chỉ huy quân sự của cộng sản như Diệp Đình, Diệp Kiếm Anh và Từ Hướng Tiền. Dựa vào yếu tố bất ngờ, quân khởi nghĩa đã chiếm được phần lớn thành phố trong vòng vài giờ dù rằng quân đội chính phủ có lợi thế vượt trội về số lượng và trang bị. Các nhà lãnh đạo cộng sản đã chính thức đổi tên thành phố thành "Xô viết Quảng Châu". Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị quân đội chính phủ đàn áp. Trương Thái Lôi bị phục kích khi trở về từ một cuộc họp và bị giết chết. Cuộc nổi dậy chấm dứt trước sáng sớm ngày 13 tháng 12 năm 1927.
Trong những cuộc thanh trừng sau đó nhiều thanh niên cộng sản bị giết hại và Xô viết Quảng Châu được gọi là ""công xã Quảng Châu" hoặc "công xã Paris phương Đông"", nó chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và đánh đổi bằng cái chết của trên 5.000 người cộng sản và bằng đấy số người mất tích. Diệp Đình, một chỉ huy quân sự, trở thành kẻ giơ đầu chịu báng, bị thanh trừng và bị đổ lỗi cho sự thất bại, mặc dù thực tế nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là sự yếu thế rõ ràng của lực lượng cộng sản, cái mà Diệp Đình và các chỉ huy quân sự khác đã chỉ ra một cách chính xác. Tức giận vì bị đối xử bất công, Diệp Đình rời khỏi Trung Quốc và sống lưu vong tại châu Âu, và trong vòng gần một thập kỷ sau đó không hồi hương.
Dù là cuộc khởi nghĩa thất bại thứ 3 tại Trung Quốc trong năm 1927, nó vẫn cổ vũ những cuộc khởi nghĩa tiếp theo trên khắp Trung Quốc. | 1 | null |
Tanaka Kōichi (tiếng Nhật: 田中 耕一) là nhà hóa học người Nhật Bản. Ông là một trong ba chủ nhân của Giải Nobel Hóa học năm 2002. Công trình đã giúp nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải là phát triển cách thức nhận diện và phân tích các phân tử sinh học lớn. Cùng nhận giải có Kurt Wüthrich và John B. Fenn. | 1 | null |
Cam là một nước chư hầu thời Tây Chu, nay thuộc địa phận huyện Hộ tỉnh Thiểm Tây và cũng là một nước chư hầu thời Xuân Thu, nay thuộc địa phận huyện Nguyên Dương, tỉnh Hà Nam. Đô thành của nước Cam là ấp Cam thời cổ đại, nguyên là đất của tộc Hữu Hỗ thị thời Hạ.
Nguồn gốc.
Thời Chu Vũ vương đã phân phong cho người trong họ ở đất Cam, lập thành nước chư hầu trong lãnh thổ nhà Chu, vua nước đó gọi là Cam Bá truyền tới đời sau là Cam Bá Hoàn công. Hậu thế không rõ. Thời Xuân Thu, Chu Tương vương đã phong cho con của mẹ kế Chu Huệ hậu là thứ đệ Cam Chiêu công ở ấp Cam (nay thuộc Nguyên Dương, Hà Nam), sau này gia tộc quốc quân mất nước đã tản cư ra các nơi khác, bèn lấy tên đất phong làm họ, đó là nguồn gốc của tộc Cam.
Tham khảo.
Tả Khâu Minh, "Xuân Thu Tả truyện" | 1 | null |
Ngụy () là một nước chư hầu họ Cơ đầu thời Chu, lãnh thổ tương ứng với địa phận nay thuộc huyện Nhuế Thành tỉnh Sơn Tây và huyện Đại Lệ tỉnh Thiểm Tây. Căn cứ thuyết "Ngụy" có nghĩa là "Đại" (to lớn), "Sử ký" viết: "Ngụy, tên lớn vậy", còn Phục Kiền nói rằng: "Ngụy, nghe như cao lớn sừng sững vậy." Trong "Kinh Thi" phần "Ngụy phong" thì chữ "Ngụy" còn đề cập đến nước Ngụy. Năm 661 TCN đời Chu Huệ vương, nước Ngụy bị nước Tấn thôn tính.
Tấn Hiến công sau khi diệt Ngụy, đã lấy đất này ban cho Tất Mặc làm thái ấp, đó là nguồn gốc của họ Ngụy nước Tấn. Cháu của Tất Mặc là Ngụy Thù vì có công phò tá công tử Trùng Nhĩ lúc lưu vong, nên được phong làm đại phu, gọi là Ngụy Vũ tử. Trong sự kiện ba nhà chia Tấn vào năm 445 TCN, họ Ngụy tự lập làm chư hầu, lập ra nước Ngụy thời Chiến Quốc. | 1 | null |
Hình vị (tiếng Anh: "morpheme"), còn gọi là ngữ tố, từ tố, là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có nghĩa của một ngôn ngữ. Lĩnh vực nghiên cứu hình vị là "hình thái học" (còn gọi là "từ pháp học"). Hình vị khác từ ở chỗ: có hình vị có thể đứng riêng một mình, và cũng có hình vị bị lệ thuộc. Trong khi đó một từ, theo định nghĩa, luôn có khả năng đứng độc lập một mình.
Ví dụ như trong tiếng Anh: "chair" là "cái ghế", vừa là một từ, vừa là một hình vị.
Khi viết "chairs", tức là số nhiều "hơn một cái ghế" thì tuy là một từ nhưng có hai hình vị: "chair" (hình vị độc lập chỉ cái ghế) và "-s" (hình vị lệ thuộc chỉ số nhiều). Hình vị "-s" không thể đứng riêng nên không là một từ. Dù vậy nó có ngữ nghĩa nhất định.
Tương quan hình vị và từ là một yếu tố quan trọng trong phân loại các ngôn ngữ thế giới. Ngôn ngữ cách thể như tiếng Việt thì một hình vị là một tiếng hay một chữ. Ngôn ngữ chắp dính như tiếng Nhật thì trong một từ có nhiều hình vị. | 1 | null |
Aeneis (ajˈneːis) là nhan đề sử thi viết bằng tiếng Latin do tác gia Vergilius soạn giai đoạn 29–19 TCN. Tác phẩm được học giới coi là xuất sắc nhất trong văn học Latin cổ điển.
Lịch sử.
Trong thời kì Cổ La Mã, các nhà quyền quý thường tìm cách liên đới tổ tiên mình với một vị thần nào trong thần phả Hi Lạp – La Mã nhằm củng cố địa vị trong giới tinh anh xã hội. Ở thời điểm sau cái chết của dưỡng phụ Gaius Iulius Caesar, chấp chính quan Gaius Iulius Caesar Octavianus có lẽ muốn dựng lên một huyền thoại làm lá chắn cho mình để đối phó những hiểm họa trong tam đầu chế. Khoảng năm 29 TCN, Octavianus thuê một thi nhân ít tiếng tăm là Publius Vergilius Maro soạn một tác phẩm với mục đích chứng minh huyết thống thiêng liêng của mình.
Thực tế, trong các thế hệ trước, gia tộc Octavianus đã nhiều lần tuyên bố là hậu duệ nữ thần Aphrodite – biểu tượng nhan sắc và ái tình. Tuy nhiên, thể yêu cầu của Octavianus, Vergilius phải làm thế nào chứng minh rằng, dòng dõi Venus (hay đích đáng là tổ tiên Octavianus) đã kiến thành Roma, nhằm đảm bảo tính chính thống trong quyền lực của Octavianus.
Sau nhiều ngày suy ngẫm, Vergilius quyết định dựa vào "Iliás" và một phần "Odýsseia" được cho là của thi sĩ mù Hómēros để sáng tạo sử thi Aeneis, nhưng bằng tiếng Latin. Tác phẩm được soạn trên giấy da dê - một phương tiện kí chú tương đối đắt đương thời. Tuy nhiên trong 10 năm 29-19 TCN, Vergilius trải qua rất nhiều lần chữa thảo bản, cứ soạn xong lại đốt. Năm 19 TCN, trong một chuyến đi biển, Vergilius mất trên thuyền. Octavianus sai hai thi sĩ Lucius Varius Rufus và Plotius Tucca tập hợp các thủ cảo của Vergilius, nhuận sắc rồi cho ấn hành khắp đế quốc.
Nội dung.
Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, nhưng "Aeneis" được coi là sự kế tục xuất sắc những thiên cổ hùng văn "Iliás" và "Odýsseia", nhưng tác phẩm lại thiên về trữ tình hơn, cũng là văn bản cổ đại hoàn chỉnh nhất còn lưu lại đến nay. Thiên sử thi gồm 9896 câu, chia 12 tập. Cứ theo diễn tiến nội dung, có thể chia 2 phần, mỗi phần 6 tập.
Tác phẩm lấy nhân vật Aineías làm trọng tâm và dõi theo hành trình đi tìm "miền đất hứa" của những hậu duệ Troía. Aineías vốn là con vương tử Ankhísēs xứ Dardanos, bản thân Ankhísēs có họ đàng ngoại với vua Príamos thành Troía. Chủ đích Vergilius coi trứ tác của mình như sự tiếp nối "Iliás".
Thời trai trẻ, Ankhísēs có tướng mạo anh tuấn nên được nữ thần Aphrodite si mê. Sau này, Venus sinh cho Ankhísēs con trai và đặt là Aineías (vinh hiển). Dù không trực tiếp nuôi dưỡng Aineías, nhưng bà hứa phù hộ mỗi khi chàng gặp nạn. Venus cũng đồng thời là vị thần được dân Troía phụng thờ.
Trong trận công thành cuối cùng, biết chắc Troía đã tận số, Venus bèn giăng khói mù cho quân Hi Lạp không bắt được Aineías. Phần Aineías dẫu đã toan liều mạng xông ra chiến đấu, nhưng vợ con níu chàng lại vì biết có ra cũng vô ích. Aineías bèn vác cha lên vai, dẫn vợ con cùng một số nạn dân chạy khỏi đô thành cháy nghi ngút sau lưng. Từ đây bắt đầu hành trình 10 năm đi tìm đất mới cho đoàn người tứ cố vô thân.
Đương lúc Aineías cùng quẫn không biết đi về đâu, Venus bèn hiện ra bảo chàng cứ nhằm hướng Tây, ắt có ngày tìm được miền đất mà ở đó chàng trở thành một dân lớn, các hậu duệ chàng sẽ làm vua thế gian và phục được mối thù Troía. Thuyền Aineías loanh quanh các đảo nay thuộc Đông Địa Trung Hải, gặp muôn vàn gian nguy, có cả quái vật gây hại, nhưng rốt cuộc cập bờ biển nay là Bắc Phi.
Ở Carthāgō, Aineías bệ kiến nữ hoàng Dido lừng danh vì nhan sắc và trí tuệ, bèn kể cho cả triều đình nghe bước đường phiêu lưu của mình. Từ đó, Dido đem lòng yêu Aineías và muốn chàng ở bên mình mãi. Trong một chuyến đi săn của hai người, Aineías được thần Mercury hạ lệnh phải rời Carthāgō trong đêm để tiếp tục sứ mạng vinh quang. Dido phát hiện nhưng không cản được, quẫn chí bèn lấy thanh gươm của Aineías mà tự sát. Bà gieo lời nguyền rằng các hậu duệ bà và các hậu duệ Aineías sẽ đời đời gây thù chuốc oán nhau.
Thuyền Aineías dong buồm thẳng lên phía Bắc, ngụ đảo Sicilia. Ở đây, người Troía xung đột với bản dân. Sau đó, Aineías nhờ một nữ tế tư đưa xuống thế giới ngầm đặng hòa giải với Dido, nhưng Dido không chịu. Aineías gặp linh hồn cha và được ông lộ cho biết một thành thị tương lai tên là Roma - nơi các hậu duệ Aineías sẽ từ đó mà thống trị thế gian.
Đoàn người Troía bỏ Sicilia tới bán đảo Italia, đặt chân vào đồng bằng Latium. Aineías liên tục vướng phải chiến tranh với bản dân, đặc biệt vua Turnus. Sau bao thử thách, rốt cuộc Aineías cũng bình định được đất này, bèn trao lại quyền hành cho con trai và mất. Dòng dõi Aineías trải thêm mấy đời nữa, tới Remus và Romulus thì kiến thành Roma, từ đấy bành trướng dần ra khắp Italia và Địa Trung Hải.
Văn hóa.
So với "Iliás" và "Odýsseia", "Aeneis" bớt bạo lực cũng như yếu tố siêu linh hơn. Tác phẩm ghi lại nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử La Mã thời cộng hòa, đồng thời bảo lưu nhiều giá trị đạo đức truyền thống của người La Mã. "Aeneis" nhìn chung khơi lại niềm hãnh diện của vị thế công dân La Mã và cũng mở ra kỉ nguyên thịnh vượng của văn nghệ thời đế quốc. Đây là trứ tác được lưu hành phổ biến nhất trong thời đế quốc La Mã và còn gây ảnh hưởng ở châu Âu trung đại. Tuy nhiên, phải tới cận đại, giá trị nghệ thuật của nó mới được quan tâm nghiên cứu.
Trong lịch sử nhân loại, "Aeneis" là tác phẩm văn nghệ tiên phong được ra đời theo hình thức đặt hàng. Cũng được coi là thành tố đảm bảo tính chính thống của triều đại Iulii-Claudii. Nhưng vượt những toan tính chính trị nhất thời, tác phẩm để lại cho văn hóa Tây phương một truyền thống văn nghệ quý báu.
Tại Việt Nam, "Aeneis" được bà Nguyễn Bích Như dịch qua bản tiếng Anh của tác gia G. Chandon, phát hành qua Nhà xuất bản Mũi Cà Mau năm 1986 dưới nhan đề "Thần thoại La Mã". Năm 2017, dịch phẩm này được Công ty Sách Huy Hoàng phối hợp Nhà xuất bản Phụ Nữ hiệu đính và tái bản. | 1 | null |
Bánh ngọt hay bánh ga-tô (phương ngữ miền Bắc, bắt nguồn từ "gâteux" trong tiếng Pháp) là một thuật ngữ chung cho bánh có nguồn gốc từ phương Tây. Bánh một dạng thức ăn ngọt làm từ bột mì, đường và các thành phần khác, thường được nướng. Trong các hình thức lâu đời nhất của họ, bánh là sửa đổi từ bánh mì, nhưng hiện bao gồm một loạt các chế phẩm có thể đơn giản hoặc phức tạp, và chia sẻ các tính năng với các món tráng miệng khác như bánh pastry, bánh trứng đường, bánh trứng, bánh bông lan và bánh nướng.
Các thành phần bánh được sử dụng phổ biến nhất bao gồm bột, đường, trứng, bơ hoặc dầu hoặc bơ thực vật, một chất lỏng và các chất men, như baking soda hoặc bột nở. Các thành phần bổ sung và hương liệu phổ biến bao gồm đồ khô, kẹo, hoặc trái cây tươi, các loại hạt, ca cao và chiết xuất như vani, với nhiều thay thế cho các thành phần chính. Bánh cũng có thể được làm đầy với chất bảo quản trái cây, các loại hạt hoặc các loại sốt tráng miệng (như kem bánh ngọt), đá lạnh với kem bơ hoặc các loại kem khác, và được trang trí với bánh hạnh nhân (marzipan), đường viền trang trí bánh (piped borders) hoặc kẹo trái cây.
Các loại bánh ngọt phương Tây.
Các loại bánh kẹo phương Tây được phân loại theo truyền thống là bánh pastry (tiếng Pháp: ), mứt kẹo (tiếng Pháp: ), kem nước đá (tiếng Pháp: ).
Patisserie là loại bánh bột nhào làm từ bột mì, trứng, sữa, đường, v.v. làm nguyên liệu chính và được làm thành bột bằng nhiều phương pháp sản xuất khác nhau, và sau đó được hoàn thành bằng cách thêm kem, mứt, v.v. Ví dụ cụ thể bao gồm bánh gatô, bánh pie, bánh tart, bánh pudding, bánh crepe, bánh su kem và bánh quy. Mặc dù không sử dụng bột mì, bánh macaron làm bột từ hạnh nhân và quả phỉ, bánh trứng đường từ bột lòng trắng trứng, mousse cũng được gọi là bánh kẹo làm món tráng miệng, thạch, bavarois, bánh pudding và các món tráng miệng đông lạnh khác cũng được coi là patisserie.
Mứt kẹo bao hàm loại bánh kẹo đường, và nó là một loại bánh kẹo sử dụng đường làm thành phần chính của nó, và bánh kẹo được làm bằng cách sử dụng các đặc tính của đường. Cụ thể là các loại bánh kẹo như drops, nougat, caramel, marshmallow, kẹo cao su, sô cô la, các loại hạt bọc kẹo, gồm kẹo hoa quả như "marron glacé" (kẹo bọc hạt dẻ đươc tráng lớp xi-rô đường bên ngoài, có nguồn gốc ở miền bắc Ý và miền Nam nước Pháp) và hầu hết trong số chúng được sản xuất tại nhà máy trong thời đại hiện nay. Sô cô la (tiếng Pháp: ) trở thành là một bộ phận độc lập. Grasley là món tráng miệng, bánh kẹo đông lạnh như kem lạnh và sorbet.
Các thuật ngữ "patisserie" và "confiserie" cũng là các thuật ngữ tương tự tên của các cửa hàng bánh kẹo bày bán các loại bánh kẹo này. Ở châu Âu, "confiserie" tách khỏi "patisserie" vào thế kỷ 18 và trở thành một ngành công nghiệp độc lập. Ngoài ra, đồ ngọt phương Tây thuộc về đồ ăn nhẹ được phát triển chủ yếu ở Mỹ (). Một bữa ăn nhẹ thay thế bằng đồ ăn vặt với muối làm nguyên liệu thô như khoai tây chiên, bắp rang bơ, v.v.
Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn phân loại tương tự như bánh kẹo Nhật Bản là bánh kẹo thô, bánh nướng chưa chín hẳn hoặc bánh kẹo khô theo quan điểm về thời hạn sử dụng, độ ẩm của bánh kẹo. Bánh kẹo thô không phải là bánh kẹo không qua nhiệt, mà là bánh kẹo có hàm lượng nước cao, nói chung là bánh kẹo có hàm lượng nước từ 30% trở lên. Phần lớn các loại bánh patisserie như shortcake, pound cake, bánh su kem, thạch và bavarois là "fresh sweets", còn "patisserie" đôi khi được sử dụng để chỉ đồ ngọt phương Tây nói chung. Bánh kẹo khô thường có hàm lượng nước từ 10% trở xuống, và bao gồm các loại bánh kẹo như sô cô la, kẹo và kẹo cao su, cũng gồm các loại bánh nướng như bánh quy và "leaf pies". Các loại bánh nướng chưa chín hẳn thuộc nhóm giữa, một số loại bánh bông lan và "candied cake" được xếp vào bánh kẹo phương Tây.
Lịch sử.
Thuật ngữ "cake" có một lịch sử lâu dài. Bản thân từ này có nguồn gốc từ người Viking, từ chữ "kaka" trong tiếng Bắc Âu cổ. Có thể nói, người Ai Cập cổ chính là Ông tổ của ngành bánh vì có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh về kỹ năng nướng bánh của họ có từ rất sớm. Bánh lúc đầu được dùng bột nhào nặn nên, sau đó được làm ẩm bằng phương pháp thiên nhiên, nén lại và nướng trên đá nóng – lúc này bánh ngọt có thể gọi nôm na là bánh mì không lên men.
Đến giữa thế kỷ 17 thì tiền thân của những chiếc bánh ngày nay mới chính thức xuất hiện ở Châu Âu. Ban đầu, để làm bánh không có nhiều khuôn như bây giờ. Bột được dàn lên mặt phẳng và để vào lò nướng là phương pháp thông dụng nhất. Sau đó, khuôn bánh ra đời, ban đầu được làm bằng giấy, kim loại hay gỗ... Mãi sau này, thì khuôn bánh với đủ hình dạng, chất liệu như hiện nay mới xuất hiện.
Bánh ngọt thời gian đầu hao hao với bánh mì, bánh không bông xốp nhiều. Nhưng đến giữa thế kỷ 19, sự phát minh của bột nổi đã làm thay đổi quan niệm của cả thế giới về bánh ngọt. Bánh ngọt bông xốp hơn, làm ra cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa, bánh ngọt còn có thêm nhiều lớp, có thêm kem đường, kem tươi... trang trí như ngày nay, mà đỉnh cao chính là những chiếc bánh sinh nhật mà chúng ta thường thấy.
Từ "cake" của bánh ngọt và đơn cử là bánh Âu có lịch sử rất lâu dài, từ thời Viking. "Cake" dùng để gọi một loại thức ăn được làm ra từ bột, và nhất định là phải ngọt (bằng đường hay mật ong), được trộn với trứng, có thêm chất béo (như bơ, sữa..) và chắc chắn phải nở lên trong quá trình nướng.
Ở các nước Châu Á, bánh ngọt truyền thống kiểu phương Tây cũng được du nhập nhưng trễ hơn (bên cạnh các loại bánh ngọt truyền thống của từng nước). Ví dụ như bánh sponge cake của Nhật chính là sự kết hợp cách làm Gateaux của phương Tây, nhưng gia giảm các nguyên vật liệu béo đi để thích hợp với khẩu vị người Á Đông.
Người Hy Lạp cổ đại gọi là bánh πλκ (plakous), có nguồn gốc từ chữ "phẳng", πλακόεις (plakoeis). Nó được nướng bằng bột trộn với trứng, sữa, các loại hạt và mật ong. Họ cũng có một chiếc bánh gọi là "satura", đó là một chiếc bánh nặng bằng phẳng. Trong thời kỳ La Mã, tên của bánh trở thành "nhau thai" bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp. Một nhau thai được nướng trên một cơ sở bánh ngọt hoặc bên trong một bánh ngọt. Người Hy Lạp đã phát minh ra bia như một loại men, chiên rán trong dầu ô liu và bánh phô mai sử dụng sữa dê. Ở Rome cổ đại, bột bánh mì cơ bản đôi khi được làm giàu với bơ, trứng và mật ong, tạo ra một loại bánh ngọt và giống như bánh nướng. Nhà thơ Latinh Ovid nói đến bữa tiệc sinh nhật và chiếc bánh của anh trai mình trong cuốn sách lưu vong đầu tiên, Tristia.
Những chiếc bánh đầu tiên ở Anh cũng chủ yếu là bánh mì: sự khác biệt rõ ràng nhất giữa "bánh" và "bánh mì" là hình dạng tròn, phẳng của bánh và phương pháp nấu, lật bánh một lần trong khi nấu, trong khi bánh mì được đặt thẳng đứng trong suốt quá trình nướng.
Bánh bông lan với nguyên liệu từ bột mì, bột nở với trứng đánh, có nguồn gốc từ thời Phục hưng, có thể nó ra đời ở Tây Ban Nha. Bánh bông lan được phủ trong kem tươi rất phổ biến trong ẩm thực Mỹ trong những năm 1920 và 1930. Kết cấu tinh tế của bánh bông lan và bánh thực phẩm thiên thần, và sự khó khăn trong quá trình chuẩn bị, có nghĩa là những chiếc bánh này đắt hơn bánh nướng hàng ngày. Tại phòng trà Frances Virginia lịch sử ở Atlanta, bánh bông lan có nhân kem chanh được phục vụ, trong khi Crumperie của thành phố New York không chỉ phục vụ cả bánh mà còn cả bánh xốp nướng.
Biến thể về chủ đề của một chiếc bánh dỡ bỏ, một phần hoặc toàn bộ, bằng đường hàng không bị mắc kẹt trong các tồn tại bột trong hầu hết các nơi châu Âu patisserie có lây lan, trong đó có "plava" Anglo-Do Thái, Ý génoise, người Bồ Đào Nha Pao-de- ló, và pan di Spagna của Ý có thể là tổ tiên ("bánh mì Tây Ban Nha").
Về món tráng miệng thì uy tín nhất như Ý có tiramisu và kem gelato cũng có tầm nhìn mạnh mẽ, và bánh kiểu phương Tây còn lại trong Đức có bánh Black Forest, Hoa Kỳ có cupcakes, Nhật Bản quả nước ngoài nước đánh giá cao cá nhân Đặc điểm. Theo truyền thống ở Anh, bánh được phục vụ với đồ uống nóng như trà đen, trà với sữa và cà phê, và được phục vụ trong bữa trà chiều.
Vì đường là một sản phẩm xa xỉ trong xã hội phương tây trước thế kỷ 19, nó chỉ là bằng sáng chế của giới thượng lưu. Món tráng miệng sẽ được coi là biểu tượng của giới quý tộc, vì vậy món tráng miệng có một vị thế nhất định trong thực phẩm phương Tây, phần còn lại của bánh ngọt là thực phẩm của người dân thường; Vì đường sau này được sử dụng rộng rãi, món tráng miệng cũng được phổ biến và phát triển nhiều đặc điểm khác nhau.
Việt Nam.
Tại Việt Nam, có lẽ bánh kẹo phương Tây du nhập vào năm 1954 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Công ty Cổ phần Tràng An tiền thân là Xí nghiệp Công tư hợp doanh Bánh Mứt Kẹo Hà Nội, từ sau giải phóng thủ đô và được thành lập Xí nghiệp quốc doanh năm 1964.
Năm 1975 tách ra thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp Bánh Mứt Kẹo Hà Nội (thuộc Công ty Thương nghiệp Hà Nội) và Xí nghiệp Kẹo Hà Nội (thuộc Cục Công nghiệp Hà Nội).
Tràng An chính là một phân nhánh được nối tiếp phát triển từ Xí nghiệp kẹo Hà Nội (1975), Nhà máy kẹo Hà Nội (1989), Công ty Bánh kẹo Tràng An (1991) Ngày 1/10/2004 (sau 40 năm phát triển), công ty đã chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với 51% vốn điều lệ thuộc Thành phố Hà Nội quản lý. Cho tới ngày nay, những hãng bánh kẹo ngoài Tràng An hay Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội có thể kể đến là Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị...
Ngày nay, các công ty chế biến bánh mứt kẹo Việt Nam có thể kể đến như Kinh Đô, Bibica, Hải Châu, Biscafun, Hải Hà Kotobuki, Orion Vina...
Nhật Bản.
Tại Nhật Bản, bánh ngọt được gọi là Yogashi sử dụng để phân biệt với đồ ngọt truyền thống. Từ thời Minh Trị, nhiều đồ ngọt kiểu phương Tây đã được du nhập đến Nhật Bản
Thế kỷ 16 ở Hà Lan và Bồ Đào Nha (gọi là thời mậu dịch Nanban), giai đoạn ngoại thương giữa Nhật Bản và Châu Âu phát triển thịnh vượng, món ngọt Châu Âu bắt đầu du nhập vào Nhật Bản. Khi truyền đạo trên các con phố, các nhà truyền giáo Châu Âu đã mang bánh kẹo phát cho dân chúng.
Sau thời kỳ Azuchi-Momoyama, hoạt động giao thương giữa Nhật Bản với nước ngoài bắt đầu. Từ đó các loại bánh của Hispania (Bồ Đào Nha) hay Tây Ban Nha cũng đến Nhật Bản. Từ đó các loại bánh kẹo và bánh mì phong phú đã được mang tới. Đồng thời món ngọt theo phong cách Tây Âu của riêng Nhật Bản cũng xuất hiện.
Ngay cả đối với đồ ngọt có nguồn gốc từ phương Tây như castella và boro đã được các nhà truyền giáo du nhập vào Nhật trong thế kỷ 16, chẳng hạn như Hà Lan và Bồ Đào Nha. Kẹo Nanban như Konpeito thường được coi là đồ ngọt của Nhật Bản. | 1 | null |
Cơ Đốc Huynh Đệ Hội là một giáo phái Kitô giáo theo Nhất vị luận ("Unitarianism") phát triển ở Anh Quốc và Bắc Mỹ vào thế kỷ 19. Thống kê số giáo dân: Vương quốc Anh (18,000), Australia (10,653), Mozambique (7,500), Malawi (7,000), Hoa Kỳ (6,500), Canada (3,375), New Zealand (1,785), Ấn Độ (1,750), Kenya (1,700), Uganda (1,000) and Tanzania (1,000). Tổng số giáo dân là 60.000 người. | 1 | null |
Nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugria, ngữ tộc Phần Lan-Ugria hay nhóm ngôn ngữ Finn-Ugria (tiếng Anh: "Finno-Ugric languages", "Finno-Ugrian languages" hoặc "Fenno-Ugric languages") là nhóm ngôn ngữ (ngữ tộc) truyền thống bao gồm tất cả các ngôn ngữ trong ngữ hệ Ural, trừ nhóm ngôn ngữ Samoyed . Ba ngôn ngữ được nói nhiều nhất trong ngữ hệ Ural - gồm tiếng Hungary, tiếng Phần Lan và tiếng Estonia - đều nằm trong nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugria. | 1 | null |
Cổ họng hay còn gọi là yết hầu là một phần của cổ ngay dưới khoang mũi, phía sau miệng và nằm trên thực quản và thanh quản. Họng chia làm ba phần: hầu mũi, hầu miệng và hầu thanh quản. Họng là một phần của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, nó cũng quan trọng trong việc phát âm.
Yết hầu trong võ thuật.
Trong võ thuật, yết hầu được coi là một tử huyệt khi đánh trúng vào có thể gây thương vong, tuyệt chiêu hay dùng để đánh vào yết hầu là tỏa hầu cầm nã thủ tức hai tay co móc lại mô phỏng như móng vuốt chim ưng (ưng trảo công hay ưng trảo thủ) để móc và giật cổ họng của đối phương. | 1 | null |
Ngữ chi Iran là một nhánh của ngữ tộc Ấn-Iran thuộc ngữ hệ Ấn-Âu. Người nói các ngôn ngữ trong ngữ chi Iran chủ yếu là các dân tộc Iran.
Lịch sử ngữ chi Iran thường được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn tiếng Iran cổ (đến năm 400 TCN), giai đoạn tiếng Iran trung đại (400 TCN - 900) và giai đoạn tiếng Iran mới (từ năm 900). Những thứ tiếng có ở giai đoạn tiếng Iran cổ mà nay vẫn còn được hiểu biết và ghi chép tốt là tiếng Ba Tư cổ (ngôn ngữ thời Đế quốc Achaemenid) và tiếng Avesta (ngôn ngữ của Zarathushtra). Tiếng Iran trung đại có tiếng Ba Tư trung đại (ngôn ngữ thời Đế quốc Sassanid) và tiếng Parthia (ngôn ngữ thời nhà Arsacid). Ngữ chi Iran bao gồm rất nhiều ngôn ngữ hợp thành, lớn nhất trong số chúng là tiếng Ba Tư, tiếng Pashtun, tiếng Kurd và tiếng Baloch.
Tính đến năm 2008, người ta ước tính có 150 đến 200 triệu người dùng các ngôn ngữ trong ngữ chi Iran như tiếng mẹ đẻ. "Ethnologue" liệt kê 87 ngôn ngữ trong ngữ chi này. Có khoảng 75 triệu người nói tiếng Ba Tư, khoảng 50 triệu người nói tiếng Pashtun, khoảng 32 triệu người nói tiếng Kurd, khoảng 15 triệu người nói tiếng Baloch và 2,3 triệu người nói tiếng Luri.
Phân loại.
Năm 1826, các công trình của nhà ngôn ngữ học Rasmus Rask đã công nhận các ngôn ngữ Iran (tiếng Avesta, tiếng Ba Tư cổ, tiếng Pahlav) cùng với tiếng Sanskrit và tiếng Prakrit là thuộc nhánh đông của ngữ hệ Ấn-Âu. Ban đầu, tiếng Armenia cũng được xếp vào chung nhánh với ngữ chi Iran do đặc điểm vay mượng vay mượn rất nhiều từ vựng từ tiếng Iran [trung đại]. Tuy nhiên, [vào năm 1875] Hübschmann đã tách tiếng này thành một nhánh riêng trong ngữ hệ Ấn-Âu.
Ngữ chi Iran được phân thành hai phân họ là Iran Đông và Iran Tây, tổng cộng bao gồm 84 ngôn ngữ (theo ước tính của SIL). Trong số các thứ tiếng được nói nhiều nhất ngữ chi này thì đa số thuộc nhánh Tây (tiếng Ba Tư, tiếng Baloch va tiếng Kurd), trong khi tiếng Pashtun thì thuộc nhánh Đông. | 1 | null |
Giacôbê, con của Zêbêđê (tiếng Aramaic: Yaʕqov, tiếng Hy Lạp: Ιάκωβος, mất năm 44) là một trong Mười hai sứ đồ của Chúa Giêsu. Ông là con của Zêbêđê và Salômê, trong tiếng Anh là James the Elder, tức là Giacôbê Lớn hay được gọi là Giacôbê Tiền để phân biệt với Giacôbê, con của Anphê (thường được coi là Giacôbê Hậu). Giacôbê Tiền là thánh quan thầy của Tây Ban Nha.
Thân thế.
Thánh Giacôbê Tông Đồ hay cũng còn được gọi là Thánh Giacôbê Tiền, sinh vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất tại vùng duyên hải Gennesaret thuộc miền Gailea, tức Jam Kinneret, Israel ngày nay. Thánh Nhân là con trai của viên ngư phủ tên là Giêbêđê, và là anh trai của Thánh Gioan Tông Đồ, cả hai đều nằm trong số 4 Tông Đồ được Chúa Giêsu kêu gọi đầu tiên. Thân mẫu của các Ngài là bà Salome.
Ơn gọi.
Thánh Giacôbê là anh của Thánh Gioan Thánh Sử. Cả hai được Đức Giêsu mời gọi khi họ đang trên thuyền đánh cá, làm việc với người cha ở biển Galilê. Trước đó, Đức Giêsu đã gọi một đôi anh em khác cũng từ một hoàn cảnh tương tự, đó là Phêrô và Anrê "Đi xa hơn một chút, Người thấy ông Giacôbê, con ông Zêbêđê, và người em là ông Gioan. Hai ông đang vá lưới ở trong thuyền. Người liền gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình là ông Zêbêđê ở lại trên thuyền với những người làm công, mà đi theo Người" (Mc 1:19-20).
Thánh Giacôbê là một trong ba người được chứng kiến Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, thấy Chúa Giêsu chữa con gái ông Giairô sống lại, và ở bên Chúa Giêsu khi Ngài hấp hối trong vườn Gếtsimani. Tuy nhiên, có lần Thánh Giacôbê và Thánh Gioan đã muốn lửa thiêu hủy một thành phố ngoại giáo, và rồi hai anh em đã bị Chúa Giêsu quở trách (Lc 9:51-55).
Vì lòng nhiệt tình hăng hái của hai vị Tông Đồ này, nên Chúa Giêsu đã đặt cho các Ngài một biệt danh là Con Của Sấm Sét (Mc 3:17). Bên cạnh Thánh Gioan – em của Ngài và Thánh Phêrô, Thánh Giacôbê được liệt vào số ba vị Tông Đồ được Chúa Giêsu ưu ái cách riêng.
Tử đạo.
Khi hoạt động tại Giêrusalem, Thánh Giacôbê đã bị vua Hêrôđê Agrippa I tống ngục và hành quyết vào năm 43 (có tài liệu nói vào năm 44), (Hêrôđê được người Rô-ma đặt làm vua của người Do Thái vào năm 41, và trở thành người kế vị thứ ba của Phongxiô Philatô).
Truyền thuyết kể lại rằng, Thánh Giacôbê đã khống chế viên phù thủy có tên là Hermogenes, đã giải thoát ông ta khỏi sự kìm kẹp của ma quỷ và sau đó ném tất cả các sách phù thủy của ông ta xuống biển. Trên đường đi tới nơi hành hình, Thánh Giacôbê đã chữa lành cho một người bị bại liệt, và đã xin viên đao phủ một chai nước để Ngài làm Phép Rửa cho Josias, tức viên lính – theo lệnh của cấp trên – đã trói Thánh Giacôbê bằng dây thừng, nhưng đã trở lại ngay tại nơi Thánh Nhân bị hành hình. Và rồi, ngay sau đó, chính Josias cũng bị chém đầu cùng với Thánh Giacôbê.
Tại Giêrusalem có một Ngôi thánh Đường kính Thánh Giacôbê được cho là tọa lạc ngay tại nơi Thánh Nhân được phúc Tử Đạo. Vào năm 70, các Thánh Cốt của Ngài được chuyển đến Đan Viện Thánh Giacôbê nằm trên núi Horeb trong sa mạc Sinai, và ngày nay, Đan Viện này được đổi tên thành Đan Viện Thánh Catharina.
Thánh Giacôbê là vị tử đạo duy nhất được ghi lại trong Tân Ước. Vì thế, ngài được coi là người đầu tiên trong Nhóm Mười Hai đã chịu tử đạo vì đức tin. Giáo hội phương Tây mừng kính Ngài từ thế kỷ thứ VIII. Các Giáo hội theo nghi lễ Copte và Byzantin thì mừng lễ Ngài sớm hơn, vào một ngày gần Lễ Phục Sinh.
Thánh Quan Thầy của Tây Ban Nha.
Từ thế kỷ IX, việc tôn kính Thánh Giacôbê đã lan rộng ở Tây Ban Nha, người ta đã tôn kính mộ của Người tại Compostela (Galicie),khiến nơi đây thành một trong các trung tâm hành hương lớn thời Trung Cổ, sau Jérusalem và Roma. Một truyền tuyết thế kỷ XII kể trong Công vụ Thánh Giacôbê cho rằng ngài đã giảng đạo cho Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Vậy nên Thánh Giacôbê trở thành Thánh bảo vệ nước Tây Ban Nha trong cuộc chiến đấu bảo vệ đức tin, giải phóng khỏi tay người Maures. Việc tôn kính Người lan khắp Châu Âu, sang đến Châu Mỹ La Tinh, tại đây nhiều thành phố mang tên Người, như Santiago ở Chilê, Cuba hay del Estero (Argentina).
Lễ kính.
Trước đây tại vùng Trung Âu, vào ngày Lễ Kính Thánh Giacôbê, các nông dân thường mang những trái táo đầu mùa tới nhà thờ để được làm phép, và thường thì ngày này là một ngày hội chợ. Người ta thường trình bày Thánh Giacôbê như là một thương gia bán hàng với giá phải chăng trong các ngày hội chợ diễn ra.
Cả Giáo hội Công giáo lẫn Giáo hội Tin lành đều mừng kính Thánh Giacôbê vào ngày 25 tháng 7. Riêng Giáo hội Chính thống thì mừng kính Ngài vào ngày 30 tháng 4. | 1 | null |
Động vật chân màng hay động vật chân vây (Pinnipedia) (từ tiếng Latinh "pinna" "vây" và "pes, pedis" "chân") là nhánh đa dạng và phân bố rộng rãi gồm các động vật ăn thịt, chân vây, sống bán thủy sinh. Các họ còn sinh tồn là Odobenidae (thành viên duy nhất còn tồn tại là moóc), Otariidae (hải cẩu có tai, gồm hải cẩu lông và sư tử biển) và Phocidae (hải cẩu thật sự). Có 33 loài còn sinh tồn, và hơn 50 loài đã tuyệt chủng đã được mô tả từ các hóa thạch. Dù động vật chân màng từng được cho rằng có nguồn gốc từ hai dòng tổ tiên, bằng chứng phân tử chứng minh chúng là một dòng dõi đơn ngành (hậu duệ của một dòng tổ tiên). Động vật chân màng thuộc bộ Ăn thịt và các họ hàng gần nhất của chúng là gấu và liên họ Chồn (chồn, gấu mèo, chồn hôi, và gấu trúc đỏ), các nhóm này tách ra khỏi nhau khoảng 50 triệu năm trước.
Kích thước dao động từ hải cẩu Baikal ( và ) tới hải tượng phương nam ( và ). Nhiều loài thể hiện dị hình giới tính. Chúng có cơ thể thuôn và bốn chi biến thành chân chèo. Otariidae dùng chi trước để đẩy bản thân trong nước, trong khi Phocidae và Odobenidae lại sử dụng hai chi sau. Otariidae và Odobenidae có thể dùng chi sau làm chân để đi lại trên cạn, Phocidae lại di chuyển cồng kềnh hơn trên mặt đất. Otariidae có cặp tai ngoài dễ thấy, hai họ còn lại không có. Động vật chân màng có những giác quan phát triển—thị giác và thính giác thích nghi có cả trên cạn và dưới nước, hệ thống xúc giác đặc biệt nhạy trên lông mũi (hay râu). Vài loài có khả nặng lặn tới độ sâu lớn. Chúng có một lớp mỡ dưới da để giữ ấm trong nước lạnh, và tất cả đều có lông (trừ moóc). | 1 | null |
Đuôi là bộ phận phía sau của cơ thể động vật; nhìn chung, khái niệm này dùng để chỉ phần đặc trưng, dễ nhận biết có thể di động được. Phôi người có một đuôi dài khoảng một phần sáu kích thước của chính phôi đó.
Chức năng.
Tuỳ vào mỗi loài động vật, đuôi có các chức năng khác nhau. Bò hay voi kết hợp tai và đuôi để xua đuổi ruồi, muỗi, côn trùng, v.v. đậu trên cơ thể chúng. Một số loài khác như báo săn (cheetah) dùng đuôi quật xuống tạo lực đẩy, giúp chúng chạy nhanh hơn để bắt mồi. We và | 1 | null |
Sụn hay xụn, xụm là mô liên kết mềm dẻo được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể người và các động vật khác, có trong khớp giữa các xương, khung sườn lồng ngực, vành tai, mũi, các phế quản và các đĩa gian đốt sống... Sụn không giòn chắc bằng xương nhưng lại cứng hơn và không mềm dẻo bằng cơ.
Sụn được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào sụn, nguyên bào sụn sản xuất một lượng lớn chất nền ngoại bào gồm các thành phần: sợi collagen; chất căn bản chiếm lượng lớn, giàu proteoglycan; và sợi elastin. Sụn được chia thành ba loại, "sụn chun", "sụn trong" and "sụn xơ", khác nhau về tỉ lệ của ba thành phần cấu tạo chính. Nguyên bào sụn bị giữ lại trong chất nền gọi là tế bào sụn. Chúng nằm trong ổ sụn, có thể có đến 8 tế bào sụn trong 1 ổ sụn.
Không giống như các loại mô liên kết khác, sụn không chứa mạch máu. Tế bào sụn được nuôi dưỡng bởi sự thẩm thấu, sự thẩm thấu này được hỗ trợ bằng áp lực tạo nên bởi lực nén của sụn khớp hay sự đàn hồi của sụn chun. Do đó, so với các loại mô liên kết khác, sụn sinh trưởng và sửa chữa chậm hơn. | 1 | null |
Tiếng Copt ("Met Remenkēmi") là giai đoạn phát triển cuối cùng của tiếng Ai Cập, một ngôn ngữ thuộc nhánh phía bắc của ngữ hệ Phi-Á; nó được sử dụng ở Ai Cập cho đến ít nhất là thế kỷ XVII. Người Ai Cập bắt đầu sử dụng bảng chữ cái Hy Lạp vào thế kỷ I. Hệ chữ viết mới trở thành chữ Copt - một bảng chữ cái cải tiến từ chữ Hy Lạp, có bổ sung thêm sáu hoặc bảy dấu hiệu Demotic nhằm đại diện cho các âm Ai Cập mà tiếng Hy Lạp không có. Hiện người ta đã xác định được một số phương ngữ của tiếng Copt, trong đó nổi bật nhất là Sahidi and Bohair.
Tiếng Copt và tiếng Ai Cập Thông dụng ("Demotikos") có ngữ pháp liên hệ chặt chẽ với tiếng Ai Cập Hậu kỳ (được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập). Tiếng Copt phát triển mạnh trong vai trò ngôn ngữ văn học từ thế kỷ II đến thế kỷ XIII. Phương ngữ Bohair của thứ tiếng này tiếp tục đóng vai trò ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Copt. Về sau tiếng Copt bị tiếng Ả Rập Ai Cập thay thế trong vai trò là ngôn ngữ nói. Đã có các nỗ lực chấn hưng ngôn ngữ này từ thế kỷ XIX. | 1 | null |
Quincy Delight Jones, Jr. (sinh 14 tháng 3 năm 1933) là nhà sản xuất thu âm, nhà soạn nhạc, và nghệ sĩ trumpet Mỹ. Ông hoạt động 6 thập kỷ trong nền công nghiệp giải trí và lập kỷ lục về đề cử Grammy Award (79 lần), 27 lần đoạt giải, bao gồm Grammy Legend Award vào năm 1991. | 1 | null |
Roderick MacKinnon (sinh 1956) là nhà hóa học người Mỹ. Ông cùng với Peter Agre giành Giải Nobel Hóa học năm 2003 vì những nghiên cứu về cách thức các chất chủ chốt tiến vào hoặc rời khỏi các tế bào trong cơ thể, và khám phá của họ liên quan tới các lỗ nhỏ, được gọi là "kênh", trên bề mặt tế bào. | 1 | null |
Radian (có thể đọc là ra-đi-an) là một đơn vị chuẩn đo góc phẳng và được dùng phổ biến trong toán học. Radian là một đơn vị tỷ lệ giống như Decibel, có nghĩa là nó không có đại lượng độc lập cụ thể, nó là tỷ lệ độ dài cung tròn trên độ dài bán kính. Vì thế, 1 rad ứng với bán kính 5m là cung tròn 5m. Trong vẽ kỹ thuật, khi cần vẽ một cung tròn độ dài nhất định, người vẽ cần phải đưa vào thông số bán kính (có đơn vị cài đặt trước hoặc đơn vị rỗng) và đơn vị góc radian. Đối với đường tròn đơn vị, độ lớn góc radian bằng luôn chiều dài cung tròn, mà chu vi nửa cung tròn là formula_1, tương đương formula_2 do vậy 1 radian bằngformula_3 độ (xấp xỉ 57,3 độ), với đường tròn khác đường tròn đơn vị, 1 radian đạt được khi chiều dài cung tròn bằng với bán kính đường tròn. Radian vốn dĩ từng là đơn vị bổ sung SI vì theo định nghĩa formula_4, do đó nó không có đơn vị là vì vậy. Nhưng bởi vì mối quan hệ tỷ lệ mật thiết của nó với đơn vị đo góc độ nên nó được đặt tên là radian và được dùng thay thế cho đơn vị đo góc độ; tuy nhiên, thể loại đơn vị này bị bỏ từ năm 1995 và từ đó radian được xem là đơn vị dẫn xuất SI. Đơn vị SI để đo góc khối là steradian.
Radian được ký hiệu là rad hay hiếm hơn là chữ c viết lên trên (c). Ví dụ, 1 radian được ký hiệu là 1 rad hoặc 1 c (thường bị nhầm thành "1°").
Định nghĩa.
Một radian là độ đo góc phẳng giữa hai bán kính của một đường tròn cắt trên một vòng tròn với cung có chiều dài bằng bán kính. Tổng quát hơn, độ lớn tính bằng radian tương đương với tỉ số giữa chiều dài cung tròn và bán kính đường tròn. Công thức tính là "θ" = "s" /"r", trong đó "θ" là góc chắn cung (tính bằng radian), "s" là chiều dài cung còn "r" là bán kính. Ngược lại, chiều dài cung bị chắn bằng bán kính đường tròn nhân với độ lớn của góc chắn cung tính bằng radian; công thức là "s" = "rθ". Do là tỉ số giữa hai chiều dài nên radian là giá trị không thứ nguyên, tức không cần ký hiệu đơn vị đi kèm, do đó trong toán học gần như người ta không viết ký hiệu "rad". Trong trường hợp không có ký hiệu đơn vị đi kèm thì cần hiểu giá trị đo góc đó tính bằng radian, trong khi nếu giá trị đó đo bằng độ thì cần có ký hiệu °.
Độ lớn tính bằng radian của một vòng hoàn chỉnh (360 độ) là bằng chiều dài chu vi chia cho bán kính, tức là bằng 2π"r"/"r" hay 2π.
Lịch sử.
Có nguồn xem Roger Cotes là người đưa ra khái niệm radian vào năm 1714. Tuy nhiên, ý tưởng đo góc bằng chiều dài cung đã có từ trước đó. Ghiyath al-Kashi (khoảng 1400) dùng "phần đường kính" làm đơn vị đo góc, trong đó 1 "phần đường kính" tương đương 1/60 radian; ông cũng dùng các đơn vị nhỏ hơn bằng cách lấy các phần đường kính chia cho 60.
Thuật ngữ "radian" lần đầu tiên xuất hiện trên bản in vào ngày 5 tháng 6 năm 1873 bởi James Thomson (anh của William Thomson) ở Trường Đại học Queen's, Belfast. Ông dùng từ này ngay từ năm 1871, trong khi vào năm 1869 thì Thomas Muir ở Đại học St. Andrews đã do dự giữa các từ "rad", "radial" và "radian". Năm 1874, Muir chấp nhận dùng từ "radian" sau khi tham vấn với James Thomson.
Chuyển đổi.
Chuyển đổi giữa radian và độ.
Một radian tương đương 180/π độ. Do đó khi muốn đổi từ radian sang độ thì lấy giá trị tính bằng radian chia π nhân 180. Ngược lại, để đổi từ độ sang radian thì lấy giá trị tính bằng độ nhân với π/180.
Dẫn xuất của phép chuyển đổi từ radian sang độ.
Chu vi đường tròn được tính bằng công thức formula_5, trong đó formula_6 là bán kính đường tròn. Vì vậy có quan hệ tương đương sau:
formula_7[Do cần quay một góc formula_8 để vẽ được đường tròn hoàn chỉnh]
Theo định nghĩa radian thì một đường tròn hoàn chỉnh đại diện cho:
Kết hợp hai mối quan hệ trên, thu được:
Chuyển đổi giữa radian và gradian.
formula_14 radian tương đương 1 vòng, tức 400g. Vì vậy, nếu muốn đổi từ radian sang gradian thì lấy giá trị tính bằng radian nhân với formula_15. Ngược lại, để đổi từ grad sang radian thì lấy giá trị tính bằng grad nhân với formula_16
Bảng dưới đây liệt kê các giá trị chuyển đổi hay dùng:
Thuận lợi của việc đo góc bằng radian.
Trong vi tích phân và hầu hết các phân ngành của toán học - ngoại trừ hình học ứng dụng - thì góc được đo phổ biến bằng radian. Điều này là do radian mang "bản chất tự nhiên" của toán học, giúp thể hiện nhiều kết quả quan trọng của toán học đẹp hơn.
Các kết quả trong giải tích toán học liên quan đến hàm lượng giác trông sẽ gọn và đẹp mắt khi được thể hiện bằng radian. Ví dụ, việc dùng radian giúp công thức giới hạn sau trông gọn hơn:
Đây là gốc của nhiều đẳng thức căn bản trong toán học, bao gồm
Do các tính chất này và các tính chất khác mà các hàm lượng giác dùng trong lời giải các bài toán thường không có liên quan rõ ràng với ý nghĩa hình học của hàm đó (ví dụ lời giải của phép vi phân formula_20, tính nguyên hàm formula_21...).
Các hàm lượng giác cũng có hình thức gọn và đẹp nếu dùng đơn vị radian. Ví dụ chuỗi Taylor cho sin "x":
Nếu "x" được thể hiện bằng đơn vị độ thì chuỗi trên sẽ chứa nhiều thừa số rối rắm dưới dạng lũy thừa của π/180:
Mối quan hệ giữa hàm sin và côsin và hàm mũ (ví dụ, công thức Euler) cũng đẹp và gọn hơn với đơn vị là radian.
Phân tích thứ nguyên.
Mặc dù radian là đơn vị đo lường nhưng nó là giá trị không thứ nguyên. Có thể thấy điều này từ định nghĩa đã nêu: giá trị radian của góc ở tâm chắn cung tròn bằng với tỉ số giữa chiều dài cung bị chắn và bán kính. Do đơn vị đo đã bị khử trong kết quả nên tỉ số này là giá trị không thứ nguyên.
Mặc dù hệ tọa độ cực và hệ tọa độ cầu dùng radian để mô tả tọa độ trong không gian hai chiều và ba chiều nhưng radian là dẫn xuất từ tọa độ bán kính, do vậy số đo góc bằng radian vẫn là không thứ nguyên.
Dùng trong vật lý học.
Radian được sử dụng rộng rãi trong vật lý học khi cần đo góc. Ví dụ, vận tốc góc nhìn chung được đo bằng radian trên giây (rad/s). Một vòng quay trong một giây thì tương đương 2π rad/s.
Tương tự, gia tốc góc cũng thường được đo bằng radian trên giây trên giây (rad/s2).
Nhằm mục đích phân tích thứ nguyên thì đơn vị tương ứng s−1 và s−2.
Pha của hai sóng cũng đo bằng radian. Ví dụ, nếu độ lệch pha giữa hai sóng là (k·2π) radian (trong đó k là số nguyên) thì chúng được xem là cùng pha, trong khi nếu độ lệch pha là (k·2π + π) radian (trong đó k là số nguyên) thì chúng được xem là ngược pha.
Phân độ radian.
Các tiền tố SI chẳng hạn như formula_24 được dùng hạn chế với đơn vị rad để tạo ra phân độ radian; trong toán học người ta không dùng các số nhân (hay còn gọi là bội số) này.
Trong một đường tròn có 2π × 1000 milliradian (≈ 6283,185 mrad). Vì vậy 1 milliradian lượng giác xấp xỉ đường tròn. Các nhà sản xuất thiết bị ngắm bắn sử dụng đơn vị này.
NATO và một số tổ chức quân sự sử dụng con số xấp xỉ với một milliradian lượng giác (0,001 rad) gọi là mil góc. 1 mil góc tương đương đường tròn và nhỏ hơn 1-⅞% so với 1 milliradian. Do sự tiện lợi do con số 6400 mang lại khi cần tính toán các góc nhỏ trong việc ngắm súng mà người ta chấp nhận bỏ qua sai số toán học nhỏ này. Trong quá khứ, các hệ thống pháo binh còn dùng các giá trị xấp xỉ với giá trị , ví dụ Thụy Điển dùng còn Liên Xô dùng .
Trong thiên văn học, người ta có dùng các bội số nhỏ hơn như microradian (μrad) và nanoradian (nrad). Độ phân kỳ của chùm tia laser cũng đo bằng mrad hoặc bội số nhỏ hơn như μrad và nrad. | 1 | null |
Giải Goncourt cho thơ (tiếng Pháp: Prix Goncourt de la poésie) - trước đây gọi là "Bourse Goncourt de la poésie" ("Học bổng Goncourt cho thơ") – là một giải thưởng văn học hàng năm do Hội văn học Goncourt lập ra bên cạnh Giải Goncourt.
Giải này được lập ra năm 1985 nhờ tài sản di tặng của Adrien Bertrand (người đoạt Giải Goncourt năm 1914). Giải này được trao cho toàn bộ tác phẩm của một nhà thơ chứ không trao riêng cho một tập thơ, không giống như giải chính hay các Giải Goncourt khác..
Danh sách các nhà thơ đoạt giải.
Dưới đây là danh sách các nhà thơ đoạt giải: | 1 | null |
In vitro (tiếng Latinh, nghĩa là "trong ống nghiệm") là phương pháp nghiên cứu đối với các vi sinh vật, tế bào, hoặc các phân tử sinh học trong điều kiện trái ngược với bối cảnh sinh học bình thường của chúng, được gọi là "thí nghiệm trong ống nghiệm". Các nghiên cứu về sinh học và các tiểu ngành được thực hiện bằng thiết bị phòng thí nghiệm như ống nghiệm, bình, đĩa Petri và các đĩa vi tinh thể, bằng cách sử dụng các mô của một sinh vật bị cô lập từ môi trường sinh học thông thường. Cách này cho phép phân tích chi tiết hơn hoặc thuận tiện hơn so với các sinh vật khác. Tuy nhiên, các kết quả thu được từ các thí nghiệm trong ống nghiệm có thể không dự đoán đầy đủ hoặc chính xác tác động trên toàn bộ cơ thể.
Trái ngược với các thí nghiệm trong ống nghiệm, phương pháp nghiên cứu "in vivo" nhân giống vô tính ở ngoài phòng thí nghiệm là những nghiên cứu trên động vật, bao gồm trên người và toàn bộ thực vật. Trong khi đó "ex vivo" là phương pháp nghiên cứu được tiến hành trên những bộ phận hay cơ quan được lấy ra khỏi sinh vật tuy vậy vẫn đảm bảo sự hoạt động của cơ quan đó như lúc trong cơ thể sống.
Định nghĩa.
Các nghiên cứu "in vitro" (; thường không được in nghiêng trong tiếng Anh) được tiến hành sử dụng các thành phần của một sinh vật đã được phân lập từ môi trường xung quanh sinh học thông thường của chúng, chẳng hạn như vi sinh vật, tế bào, hoặc các phân tử sinh học. Ví dụ, microrganisms hoặc tế bào có thể được nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, và protein có thể được kiểm tra trong các dung dịch. Hiện nay cách tiến hành phương pháp này liên quan đến toàn bộ các kỹ thuật được sử dụng trong sinh học phân tử, như omics.
Ngược lại, các nghiên cứu được thực hiện trong sinh vật (vi sinh vật, động vật, người hoặc toàn bộ thực vật) được gọi là " in vivo ".
Ví dụ.
Ví dụ về các nghiên cứu in vitro bao gồm: sự cô lập, tăng trưởng và nhận dạng các tế bào có nguồn gốc từ các sinh vật đa bào trong (nuôi cấy tế bào hoặc tế bào); các thành phần tế bào dưới (ví dụ: ty thể hoặc ribosome); chiết xuất tế bào hoặc dưới tế bào (ví dụ chiết xuất mầm lúa mì hoặc tế bào lưới), tinh khiết các phân tử như protein, DNA hoặc RNA; và sản xuất thương mại như thuốc kháng sinh và các sản phẩm dược phẩm khác. Virus, mà chỉ tái tạo trong các tế bào sống, được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về nuôi cấy tế bào hoặc mô. Và nhiều nhà nghiên cứu virus sinh vật tham khảo những nghiên cứu như "in vitro" để phân biệt nó với các nghiên cứu "in vivo" trên toàn bộ sinh vật.
Những ưu điểm.
Các nghiên cứu in vitro cho phép phân tích chi tiết cụ thể, đơn giản hơn, thuận tiện hơn và chi tiết hơn so với việc thực hiện với toàn bộ cơ thể. Cũng giống như các nghiên cứu trong toàn bộ động vật ngày càng thay thế thử nghiệm trên người, như vậy là nghiên cứu " in vitro " thay thế nghiên cứu trên toàn bộ động vật.
Sự đơn giản.
Sinh vật sống là các hệ thống chức năng cực kỳ phức tạp, gồm ít nhất là hàng chục ngàn gen, các phân tử protein, các phân tử RNA, các hợp chất hữu cơ nhỏ, các ion vô cơ và phức hợp trong một môi trường không gian được tổ chức bởi các màng, và trong trường hợp của sinh vật đa bào, hệ thống cơ quan. Các thành phần này tương tác với nhau và với môi trường của chúng theo cách thức tiêu hóa thức ăn, loại bỏ chất thải, chuyển hóa các chất đến nơi cần thiết rất chính xác và phản ứng với các phân tử báo hiệu, các sinh vật khác, ánh sáng, âm thanh, nhiệt, hương vị, cảm nhận và cân bằng.
Sụ phức tạp này gây ra khó khăn trong xác định những tương tác giữa các thành phần riêng biệt và việc tìm hiểu các chức năng sinh học cơ bản của chúng. Phương thức nghiên cứu in vitro giúp đơn giản hóa hệ thống đang được nghiên cứu, vì vậy điều tra viên có thể tập trung vào một số lượng nhỏ các thành phần.
Ví dụ, việc nhận dạng các protein của hệ miễn dịch (ví dụ kháng thể), và cơ chế nhận biết và liên kết với các kháng nguyên bên ngoài sẽ vẫn còn rất mơ hồ nếu không sử dụng rộng rãi công trình in vitro để cô lập các protein, xác định các tế bào và gen sản xuất chúng, nghiên cứu các tính chất vật lý của sự tương tác của chúng với kháng nguyên, và xác định cách thức những tương tác dẫn đến tín hiệu của tế bào, kích hoạt các thành phần khác của hệ thống miễn dịch.
Đặc trưng chủng loài.
Một ưu điểm khác của 'phương pháp "in vitro" là tế bào của con người có thể được nghiên cứu mà không có "ngoại suy" từ phản ứng tế bào của bào động vật thí nghiệm.
Thuận tiện, tự động hóa.
Các phương pháp in vitro có thể được thu nhỏ và tự động, mang lại các phương pháp sàng lọc cao để kiểm tra các phân tử trong dược lý học hoặc độc tính.
Nhược điểm.
Nhược điểm chính của các nghiên cứu thực nghiệm "in vitro" có thể là một thách thức để ngoại suy từ các kết quả của nghiên cứu in vitro ngược trở lại với tính sinh học của cơ thể nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu thực hiện công trình nghiên cứu thực nghiệm "in vitro" cần phải tránh giải thích quá mức về kết quả của mình, điều này có thể dẫn đến những kết luận sai lầm về hệ thống sinh học và sinh vật.
Ví dụ, các nhà khoa học phát triển một loại virut mới để điều trị nhiễm virut gây bệnh (ví dụ HIV-1) có thể thấy rằng một loại thuốc thử nghiệm có chức năng ngăn ngừa sự nhân lên của virut trong môi trường in vitro (thường là nuôi cấy tế bào). Tuy nhiên, trước khi thuốc này được sử dụng rộng rãi ở bệnh viện, nó phải trải qua một loạt các thử nghiệm "in vivo" để xác định độ an toàn và hiệu quả với các cá thể sống (thường là chuỗi liên tiếp thử nghiệm trên các động vật nhỏ, linh trưởng và cuối cùng là trên cơ thể người). Thông thường, hầu hết các thuốc thí nghiệm có hiệu quả trong ống nghiệm chứng minh là không có hiệu quả khi nghiên cứu "in vivo" vì các vấn đề liên quan đến việc phân phối thuốc đến các mô bị ảnh hưởng, độc tính đối với các bộ phận thiết yếu của cơ thể không được miêu tả trong các nghiên cứu "in vitro" ban đầu hoặc các vấn đề khác.
"In vitro" để ngoại suy "in vivo".
Kết quả thu được từ "các" thí nghiệm "in vitro" thường không thể được chuyển đổi, như là, để dự đoán phản ứng của toàn bộ sinh vật "in vivo". Xây dựng một quy trình ngoại suy nhất quán và đáng tin cậy từ kết quả "in vitro" đến "in vivo" là vô cùng quan trọng. Các giải pháp bao gồm:
Hai cách tiếp cận này không tương thích; tốt hơn "trong ống nghiệm" hệ thống cung cấp dữ liệu tốt hơn với các mô hình toán học. Tuy nhiên, các "thí nghiệm in vitro" ngày càng tinh vi thu thập dữ liệu ngày càng nhiều, phức tạp và đầy thách thức để tích hợp. Các mô hình toán học, như mô hình sinh học hệ thống, rất cần thiết ở đây.
Ngoại suy trong dược lý.
Trong dược lý học, IVIVE có thể được sử dụng để ước tính dược động học (PK) hoặc dược lực học (PD). Vì thời gian và cường độ tác dụng lên một mục tiêu nhất định phụ thuộc vào quá trình tập trung thời gian của thuốc ứng cử viên (phân tử cha mẹ hoặc chất chuyển hóa) tại vị trí đích đó, độ nhạy cảm của mô và cơ quan "in vivo" có thể hoàn toàn khác nhau quan sát trên các tế bào nuôi cấy và tiếp xúc "trong ống nghiệm". Điều đó chỉ ra rằng các hiệu ứng ngoại suy quan sát "trong ống nghiệm" cần một mô hình định lượng của PK "in vivo". PK dựa trên sinh lý (PBPK) các mô hình thường được chấp nhận là trung tâm của phép ngoại suy.
Trong trường hợp có tác dụng sớm hoặc những người không có giao tiếp giữa các tế bào, nồng độ tiếp xúc với tế bào giống nhau được cho là gây ra các hiệu ứng giống nhau, cả về chất và lượng, "in vitro" và "in vivo". Trong những điều kiện này, việc phát triển một mô hình PD đơn giản về mối quan hệ đáp ứng liều lượng được quan sát "trong ống nghiệm" và chuyển đổi nó mà không thay đổi để dự đoán hiệu ứng "in vivo" là không đủ. | 1 | null |
Rex - Chú chó thám tử (tiếng Đức: "Kommissar Rex", tiếng Ý: "Il commissario Rex" / Đặc nhiệm Rex) là một bộ phim thuộc thể loại hình sự - phá án.
Lịch sử.
Ban đầu bộ phim được thực hiện tại Áo và lên sóng từ năm 1994 tới 2004. Năm 2008, bộ phim được hồi sinh và làm tiếp liên kết sản xuất giữa Áo và Ý. Kể từ năm 2009, bộ phim được sản xuất hoàn toàn tại Ý; tuy vậy, nhiều bối cảnh vẫn quay tại Áo.
Nội dung.
Bộ phim kể về một chú chó chăn cừu giống Đức trong vai trò là một chú chó cảnh sát tên Rex. Rex và cộng sự của mình cùng với phần còn lại của đội đặc nhiệm Kriminalpolizei tại Vienna chuyên điều tra các vụ án giết người đáng chú ý, họ làm việc cùng nhau và truy tìm ra hung thủ. Kể từ năm 2008, bộ phim được lấy bối cảnh tại Rome.
Nhân vật.
Rex.
chú chó chăn cừu giống Đức được cảnh sát huấn luyện, có khả năng đánh hơi ma túy, dò mìn.
Chủ.
Rex có nhiều người chủ khác nhau qua các thời kỳ, hầu hết Rex phải đổi chủ là vì chủ cũ đã hi sinh trong quá trình phá án. Mỗi lần đổi chủ là một lần thử thách cho nhân vật xuyên suốt này. Tính tới thời điểm hiện tại Rex có sáu người chủ do các diễn viên khác nhau thủ diễn.
Hậu trường.
Bộ phim từng được phát sóng trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam vào những năm đầu thập niên 2000 với nhan đề "Rex - Chú chó thám tử" đã tạo nên cơn sốt. Từ đó tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam những chủ nhà, đặc biệt là trẻ em đều có sở thích gọi chú chó nhà mình là Rex. | 1 | null |
Lý chua đen (tên khoa học Ribes nigrum) là một loại cây bụi từ chi lý chua (Ribes), họ Grossulariaceae, được trồng để lấy quả. Là cây bản địa của một số vùng Trung Âu, Bắc Âu và Bắc Á. Cây ưa lạnh, ra nhiều quả thành chùm dọc thân vào mùa hè. Quả lý chua đen giàu vitamin C, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa.
Mô tả.
Lý chua đen cao khoảng từ 1–2 m, là một loại cây bụi, lá rộng tới 10 cm, hình trái tim, bề dưới có lông, mép lá có răng cưa. Hoa màu xanh tím nâu, nở vào tháng 4 tới tháng 5 ở Trung Âu. Trái màu đen, mọc thành chùm. Bụi cây này không có gai, có mùi nặng, nhờ đó có thể phân biệt được với cây lý chua đỏ (Ribes rubrum).
Phân bố.
Lý chua đen là cây địa phương tại những vùng khí hậu ôn hòa hay ôn đới lạnh (boreal zone) từ Anh, Pháp ở phía Tây cho tới vùng Mãn Châu ở phía Đông. Về phía Bắc thì loại cây này hiện diện ở cả vùng Lapland, về phía Nam ở Armenia hay Himalaya.
Sử dụng.
Từ thế kỷ thứ 16 ở Trung Âu lý chua đen đã được trồng trong vườn làm cây ăn trái. Ở Đông Bắc Âu có lẽ nó đã được trồng sớm hơn nữa. Cái trái chín được gặt hái ở Trung Âu khoảng từ tháng 7 tới tháng 8.
Trái lý chua đen có thể ăn sống, nhưng thường được dùng để nấu ăn, làm mứt, xi rô Cassis, rượu ngọt Cassis (Crème de Cassis), thuốc, hoặc thuốc nhuộm.
Thành phần.
Trái lý chua đen có chứa nước, cacbohydrat, chất đạm, các chất khoáng, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, ngoài ra còn có: | 1 | null |
Người Korowai hay Koroway, Kolufo là một dân tộc bản địa cư trú trong những cánh rừng ở cực đông của tỉnh Papua của Indonesia, người Korowai được phát hiện vào những năm 1970. Họ sống theo tổ chức xã hội theo hình thức bộ tộc và đây là một trong những bộ tộc sống hoang dã và nguyên thủy nhất thế giới hay còn biết đến là một bộ tộc người cây độc đáo sống biệt lập với thế giới trong hàng thế kỷ đã qua. Theo cuộc điều tra dân số Indonesia thì bộ lạc này có gần 3.000 thành viên sinh sống rải rác trong khắp các cánh rừng ở Papua.
Người Korowai từng có tục săn đầu người và ăn thịt người và được coi là Bộ tộc ăn thịt người hoang dã và ẩn dật, những người thuộc bộ tộc Korowai chuyên sống trên ngọn cây với những tập tục thời nguyên thủy trong đó một nhóm người săn bắn sống trong một khu rừng xa xôi ở Indonesia vừa được chính thức công nhận là bộ lạc đầu tiên sống trên cây, bộ lạc này nói ngôn ngữ riêng của mình và sống bằng động thực vật trong rừng.
Đời sống xã hội.
Bộ tộc Korowai sống giữa rừng già, tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh, họ trú ẩn trong rừng sâu cách bờ biển Arafura khoảng 150 km và sống hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài, cuộc sống của họ toàn toàn như người nguyên thủy. Người Korowai có lối sống du cư, du mục và sống nhờ săn bắn thú rừng và hái lượm. Đàn ông săn thú để kiếm ăn, còn phụ nữ thì hái lượm, người Korowai từng có tục săn đầu người và ăn thịt người. Các thành viên trong bộ lạc rất giỏi săn bắn và câu cá. Bộ tộc này không có ngôn ngữ bình thường, những người trong bộ tộc giao tiếp riêng với nhau bằng ngôn ngữ riêng và ngôn ngữ của họ chỉ là những tiếng la hét, tiếng hú, tín hiệu khói, đánh dấu đường mòn và khả năng đọc dấu chân. Chỉ có một số người Korowai có thể đọc và viết được trong tổng số 2.868 người trong bộ tộc của họ.
Về tổ chức xã hội, cho tận đến ngày nay, nhiều người trong bộ tộc vẫn giữa được nếp sinh hoạt cổ xưa, người Korowai sống gắn kết với nhau, theo từng cụm, thường là 3 - 4 người đàn ông cùng vợ và những đứa con. Mỗi gia đình người Korowai có khoảng 8 thành viên và đối với mỗi gia đình đều có nhà riêng. Đàn ông Korowai lấy từ 2 - 3 vợ, tuy vậy họ không được phép quan hệ trong nhà mà phải ra ngoài vào rừng để quan hệ tình dục. Mỗi gia đình có nhiều con, nhưng nhiều trẻ con nơi đây thường bị chết yểu vì thiếu sự trợ giúp y tế.
Về trang phục, người Korowai chỉ che thân bằng lá chuối trong đó đàn ông hoàn toàn ở trần còn phụ nữ che phần kín bằng lá cây, cỏ khô, một số phụ nữ thì có lá hoặc cỏ che phần sinh dục còn phần đông thì không mặc gì. Những mô tả khác cho thấy, đàn ông của bộ tộc Korowai hầu như trần truồng, họ chỉ dùng một sợi mây quấn xung quanh bụng, còn phụ nữ mặc váy ngắn làm từ những chiếc lá khô. Trên mũi của đàn ông thường được trang điểm đồ vật làm từ răng dơi, còn trên bụng, ngực và nhiều chỗ khác trên thân thể là các hình xăm, đối với phụ nữ họ cũng có hình xăm tương tự và được cho là như thế mới có duyên.
Công cụ chính là họ dùng rìu đá, người Korowai không biết rìu đá đến với họ từ bao giờ và ở nơi nào, người Korowai cũng chế ra rất nhiều giáo mác khác nhau và mỗi một kiểu được sử dụng cho một loại con mồi. Những mũi giáo có răng cưa lớn ở giữa được làm từ xương chân của đà điểu và được dùng để tiêu diệt kẻ thù, những mũi giáo chẻ làm 4 dùng để bắt cá, những chiếc hình tù được dùng để bắt thằn lằn và chiếc làm bằng tre bản rộng như mái chèo dùng để bắt lợn rừng. Những mũi tên Koroway cũng là những sản phẩm độc đáo của bộ tộc này, tương tự như các loại giáo, mỗi mũi tên lại có một tên gọi khác nhau và được sử dụng để săn các loại mồi khác nhau ví dụ như mũi tên có ngạnh to ở giữa làm từ xương chân đà điểu được dùng để giết người, những mũi tên bên trái đó có 4 đầu nhọn để bắt cá, còn mũi tên có đầu lớn được dùng để bắt thằn lằn trong khi mũi tên có đầu bằng tre dùng để bắt lợn rừng.
Ẩm thực.
Đồ ăn của Người Korowai là các loại thú rừng săn được, họ chủ yếu ăn thịt lợn rừng, hươu, nai, cọ sago và chuối, các loại côn trùng, bọ, một số loại cây khác. Cọ Sago là loại thức ăn chủ yếu trong các bữa ăn của họ, cây Sago được đốn 4-6 tuần trước khi nó được chế biến thành lương thực, sau khi đốn, nó được để thối rữa trong đầm lầy nơi lũ ấu trùng có thể phát triển. Sau 4-6 tuần, cây cọ sẽ được bổ ra lấy các ấu trùng bọ cánh cứng Capricorn. Đây là một món ăn ưa thích của những người Korowai. Họ có thể ăn chúng cả lúc còn sống hay nấu chín. Ấu trùng có vị béo ngậy và mùi thơm rất hấp dẫn. Chúng là nguồn cung cấp chất béo đáng kể cho người cây Korawai. Phụ nữ Korowai lấy ấu trùng từ cây Sago, sau đó sẽ nghiền một nhánh cọ sago thành bột nhỏ một món ăn có trong các bữa ăn của người Korowai.
Các nhà dân tộc học cho biết bộ tộc Korowai được phát hiện vào thập niên 1970, khi đó họ vẫn còn những hủ tục như săn đầu người, ăn thịt người. Họ ăn óc người ngay khi vừa giết chết. Việc ăn thịt người của bộ tộc này chưa thể khẳng định đã hết. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng không như những câu chuyện khủng khiếp do đồn thổi, người Korowai chỉ làm việc đó khi xử phạt một người phạm tội. Theo truyền thống, gia đình của nạn nhân được phép giết và ăn thịt những người làm điều ác chống lại bộ lạc. Ngày nay, họ không còn giữ thói quen đáng sợ này nữa nhưng những bộ xương của các tàn tích đen tối ở Papua New Guinea trong quá khứ hiện vẫn đang được các con cháu trong bộ tộc lưu giữ, xương của những nạn nhân hiện được các con cháu của họ lưu giữ cho đến ngày nay, các nhà nhân loại học tin rằng tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã chấm dứt việc làm này của họ trong những năm gần đây.
Kiến trúc.
Điều đặc biệt nhất về bộ tộc Korowai là cách họ thiết kế và xây những ngôi nhà trên các thân cây cao. Korowai là bộ tộc duy nhất trên trái đất không sống ở mặt đất. Người Korowai chuyên làm những ngôi nhà cao chót vót trên ngọn cây, cách mặt đất khoảng 20-50m để ở, họ sống trên cao để tránh muỗi một loài có rất nhiều ở nơi đây, thú dữ và kẻ thù cũng như. Một số lý do nữa cho việc họ lựa chọn sống trên cao là để tránh các thế lực tà ác và sự làm phiền của hàng xóm thực chất họ làm nhà là để tránh các bộ tộc khác mà cũng có tập tục săn và ăn thịt người. Những ngôi nhà làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa... và trông xa chúng giống như chiếc tổ chim khổng lồ. Các bộ tộc thường xây nhà cách nhau khá xa và xung quanh nhà của mình đều có hệ thống phòng ngự khá bài bản, người Korowai cũng có cách tự bảo vệ mình theo cách trong bán kính 200m quanh ngôi nhà, họ chặt hết cây cỏ và để chúng tự khô héo. Như vậy, họ đã có một khoảng không cần thiết để quan sát và phát hiện những hiện tượng bất thường.
Thông thường, một ngôi nhà nằm ở độ cao từ 8 đến 12 m, nhưng cũng có nhà cao đến 35 m, thậm chí là đến 50m hoặc cao hơn. Thang cao dẫn lên nhà của người Korowai thường dài tới 50m ở tầng rừng trên cùng. Các thành viên của bộ tộc trèo một cách điêu luyện lên những chiếc thang để vào những ngôi nhà gỗ của mình cao tới 50 mét. Leo lên độ cao như thế không phải là điều thú vị đối với bất cứ người nào, ngoài cư dân bản địa. Bởi bạn phải leo lên độ cao tương đương ngôi nhà 15 - 20 tầng mà không có dây bảo hiểm. Những ngôi nhà cũng được xây ở nhiều độ cao khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ trong bộ tộc và phụ thuộc vào việc họ sống hòa hợp với những thành viên khác trong bộ tộc thế nào.
Thông thường, người Korowai chọn những cây cổ thụ cao, có tán cây rộng rồi làm nhà của mình ở trên đó. Nếu trong khu vực đó không có cổ thụ, họ sẽ chọn những cây có tuổi đời ít hơn và gia cố thêm một số nguyên liệu cho ngôi nhà chắc chắn. Họ chọn loại cây thân tròn, dùng rìu đẽo các khấc để làm thang và đặt sát vào thân cây chính để leo lên nhà. Khi đêm về, họ kéo chiếc thang này lên và ngôi nhà trở thành một pháo đài vững chãi ở trên cao. Một ngôi nhà của người Korowai được dựng trên một cây Banyan hay Wambom lớn và thoáng đãng. Sau khi chọn lựa kỹ càng thân cây để xây nhà, người thợ sẽ chặt bỏ phần ngọn cây, sau đó lắp khung sàn nhà làm từ cành cây và lát lá cọ. Tiếp đó, người thợ sẽ hoàn thiện phần tường, mái nhà và những phần này được nối với nhau bằng sợi cọ. Để gia cố ngôi nhà, người Korowai đóng thêm các cột trụ ở các góc nhà.
Mỗi ngôi nhà có thể chứa đến hàng chục người. Người Korowai thậm chí xây cả nhà sưởi cho nhà trên cây. Các ngôi nhà mới sau đó được bôi mỡ động vật ở cửa để trừ tà. Khi xây dựng ngôi nhà thì tất cả họ hàng đều tham gia và phải mất vài tuần mới hoàn thành. Kết cấu ngôi nhà của người Korowai thường có một gian phòng lớn, không bị chia cắt, đủ chỗ cho từ 5 - 12 người sinh sống. Mái nhà và vách nhà làm từ lá cọ loại lớn, phía trên mái nhà của các gia đình này có một bộ xương người và họ không muốn người lạ nói rằng nơi đây vẫn còn tục ăn thịt người. Phía dưới ngôi nhà, trên mặt đất, người Korowai dựng một công trình tương tự như bếp để chuẩn bị bữa ăn. Bếp làm từ đất sét, phía trên có chiếc giỏ lớn để đựng củi khô, hay dùng để sấy khô các vật dụng khác. Một ngôi nhà Korowai truyền thống là nơi ở cho cả gia đình và vật nuôi. Những ngôi nhà lớn hơn có cả bếp và phòng riêng cho nam và nữ. Tất nhiên, mối nguy hại nhất với những ngôi nhà xây bằng cành cây dễ cháy này là lửa. Vì vậy, trong nhà có bếp thiết kế đặc biệt và có thể cắt đứt với ngôi nhà trong trường hợp có lửa bùng lên. Trung bình, tuổi thọ của một ngôi nhà trên cây là 5 năm.
Quan hệ với bên ngoài.
Năm 1974, bộ tộc này mới được một nhà truyền giáo người Hà Lan phát hiện. Bộ tộc Korowai bao gồm một cộng đồng nhỏ, với sự gắn kết giữa các gia đình truyền thống cùng săn bắt, hái lượm. Bộ tộc này có dân số 3.000 người, sống ở cực đông của tỉnh Papua (Indonesia). Bộ tộc này được phát hiện vào năm 1970. Họ sống giữa rừng già, tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh. Cho đến cuối thập niên 1970 khi một nhà nhân chủng học tiến hành nghiên cứu về bộ lạc, những người Korowai này mới biết tới sự tồn tại của những người khác bên ngoài thế giới của họ, họ không hề biết rằng ngoài họ ra còn có những người khác sinh sống.
Người dân của bộ tộc này không tiếp xúc với nền văn minh bên ngoài nhờ những đầm lầy, các cánh rừng rậm và cả các căn bệnh. Mặc dù vậy, cũng có những đoàn thám hiểm đến tiếp cận với người Korowai và cho biết người của bộ tộc này chưa bao giờ ra khỏi cánh rừng mình lưu trú. Họ không có một hình dung nào về thế giới bên ngoài và thường tránh xa người lạ. Với lãnh thổ của mình, họ bảo vệ rất nghiêm ngặt. Ngay cả các bộ tộc láng giềng muốn đến cũng phải xin phép trước. Cũng có một nhóm người trong số họ tới khai thác đá ở các cao nguyên và chuyển xuống phía những cánh rừng thông qua các mối quan hệ trao đổi.
Ngày nay, bộ tộc này đã biết đến sự tồn tại của thế giới văn minh, tuy nhiên, họ vẫn trốn tránh thế giới văn minh, không quan tâm đến các dân tộc khác và không muốn tiếp xúc. Đã 30 năm qua, những nhà truyền giáo đến đây để chữa bệnh cho trẻ em, giảng đạo, đưa các đồ vật của cuộc sống văn minh đến... nhưng người Korowai không bị khuất phục. Họ sống như tổ tiên của họ, trong thế giới của riêng mình, nơi mà mọi vật rất dễ hiểu và quá quen thuộc với họ. Ngay cả khi bệnh tật cướp đi người thân của họ, họ cũng không hoảng loạn mà cho rằng người anh em ra đi là do thần linh kêu gọi. Tin vào thánh thần và quỷ dữ, người Korowai tiếp tục sống trong ngôi nhà ở trên cao như họ đã sống mặc cho thế giới văn minh bên ngoài phát triển như thế nào.
Khách du lịch, thậm chí là chính quyền, các nhà nghiên cứu cũng khó tiếp xúc với họ. Nhiều nhà thám hiểm đã từ châu Âu đến Papua và xác nhận rằng có những người của bộ tộc Korowai chưa từng thấy người da trắng, nên họ rất cảnh giác với người lạ. Các món quà tặng, rồi đồ ăn, thức uống mà người da trắng đem ra đãi không có nghĩa lý gì đối với người Korowai. Họ chỉ mong cho người da trắng sớm rời khỏi lãnh địa của mình. Trong quan niệm của người Korowai, họ sợ các hồn ma có thể nhập vào người da trắng rồi giết họ. Họ vẫn dè dặt trong việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài và đã chấm dứt việc đó trong những năm gần đây. Giờ đây tuy không ít người Korowai đã quen với cảnh du khách tò mò lặn lội vào nơi sinh sống của họ, nhưng có một số gia đình nhất định không cho du khách vào nhà. | 1 | null |
Giải Goncourt cho tiểu thuyết đầu tay (tiếng Pháp: Prix Goncourt du premier roman) - trước đây là "Bourse Goncourt" ("Học bổng Goncourt") - là một giải thưởng văn học của Hội văn học Goncourt thiết lập từ năm 1990 bên cạnh Giải Goncourt. Giải này có sự hợp tác của Hội đồng thành phố Paris. | 1 | null |
Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) (, VNACC) - còn gọi là Thiết Kỵ - trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là lực lượng xung kích tác chiến và cơ động trên các chiến trường với hỏa lực mạnh. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị Bộ binh, Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân để giải quyết nhanh chóng trận chiến theo chiến thuật "Bộ binh tùng Thiết". Luôn luôn là một trong các thành phần tham gia những cuộc hành quân quy mô lớn (trong đó bao gồm cả thành phần Hải, Lục, Không quân và Pháo binh).
Lịch sử hình thành.
Năm 1950, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đã được Quân đội Liên hiệp Pháp hỗ trợ để thành lập một đơn vị Thám thính xa. Khi hiệp định Genève được ký kết chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Binh chủng Thiết giáp gồm 1 Liên đoàn Thủy xa và 4 Trung đoàn Biệt lập. Năm 1955, nền Đệ Nhất Cộng hòa hình thành thì Bộ chỉ huy Thiết giáp mới được chính thức thành lập.
Bộ chỉ huy Thiết Giáp được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1955 do Trung tá Dương Ngọc Lắm làm Chỉ huy trưởng đầu tiên.
Những chiến xa đầu tiên của binh chủng đều thuộc loại M-24 Chaffees hạng nhẹ và loại M-8 cháy bánh "(Đều do Quân đội Pháp để lại)". Đến năm 1956, Thiết Giáp Kỵ Binh được tổ chức tiêu chuẩn hơn gồm những Trung đoàn Kỵ binh, mỗi Trung đoàn có 2 Chi đoàn được trang bị xe tăng M-3, M-8, và M-24.
Thời gian từ năm 1957-1962, Thiết kỵ chỉ giữ một vai trò khiêm nhường trên chiến trường miền Nam, vì địa hình nhiều rừng rậm và sông rạch lầy lội không thích hợp với di chuyển của Chiến xa. Tuy nhiên với nhu cầu của chiến trường, những Thiết vận xa M-113 "(còn gọi là xe tăng lội nước)" được đem ra áp dụng và rất hữu hiệu với các mặt trận ở đồng bằng và các cuộc hành quân ở vùng 4 chiến thuật. Sau đó các Thiết vận xa M-113 được trang bị thêm lá chắn và hỏa lực mạnh hơn để trở thành loại Thiết xa đa dụng của Binh chủng Thiết giáp "(cần phân biệt chiến xa hay xe tăng có nhiệm vụ chính là dùng hỏa lực tiêu diệt địch quân, còn thiết vận xa có mục đích nguyên thủy là dùng để chở quân đổ bộ vào mục tiêu).
Năm 1964, mẫu xe tăng M-24 cũ kỹ được thay thế bằng mẫu xe tăng M-41A3 "(Walker Bulldog)" tối tân hơn với hỏa lực chính là đại bác 76mm và đại liên 50 cal"(Đạn cỡ 12,7mm, sau thay bằng đại liên M-60 nhẹ và tác xạ nhanh hơn)" (Loại này tuy bị coi là nhỏ bé chật chội đối với người tây phương cồng kềnh, nhưng đối với người Việt Nam nhỏ tác thì lại rất vừa vặn và hữu hiệu). Có 5 Chi đoàn xe tăng M-41 chẳng bao lâu đã trở thành xương sống của Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh. Cũng trong năm này, Bộ chỉ huy Thiết kỵ được lệnh giải tán vào giữa tháng 11. Sau đó 5 tháng vào ngày 15 tháng 4 năm 1965 được tái lập và đặt Bộ chỉ huy tại trại Phù Đổng, Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Gia Định.
Trong thập niên 1960, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa có ưu thế khá lớn vì quân Giải phóng miền Nam thời kỳ này chưa có xe tăng, xe thiết giáp. Đến đầu thập niên 1970, quân Giải phóng bắt đầu sử dụng các loại xe tăng T-54 và PT-76 (năm 1968, PT-76 xuất hiện tại Làng Vây và Khe Sanh) để yểm trợ cho bộ binh. Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ canh tân qua chương trình Việt Nam hoá chiến tranh và được trang bị loại chiến xa tối tân hạng trung M48 Patton (trang bị hoả lực đại bác 90mm và có gắn máy ngắm hồng ngoại Xenon) để tương ứng đối đầu với xe tăng T-54 được trang bị đại bác 100mm của đối phương. Trong những cuộc hành quân lớn và quy mô như Vượt biên qua Campuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971 và trận chiến Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng xe tăng và xe thiết giáp của Binh chủng Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa đã bị thiệt hại đáng kể.
Tính đến năm 1975, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa gồm có Bộ Chỉ Huy tại Trung ương và 4 Bộ Tư lệnh Lữ đoàn tại 4 Quân khu, trong đó gồm có: 3 Thiết đoàn Chiến xa M-48, 18 Thiết đoàn Kỵ binh M-113 và trong đó có 13 Chi đoàn Chiến xa M-41 được phối trí đều và thích ứng theo địa hình cho 4 vùng chiến thuật: Vùng 1, 2 và 4, mỗi vùng 5 Thiết đoàn, Vùng 3 có 6 Thiết đoàn. Ngoài ra phối trí cho các Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có 1 Chi đội thám thính xa Cadillac Gage Commando Vehicle V-100 "(di chuyển bằng bánh hơi, rất cơ động và nhanh lẹ)". Một Chi đoàn gồm đủ các loại: xe tăng M-48, xe tăng M-41, xe thiết giáp M-113 và V-100 để cho khóa sinh tập huấn tại Trường huấn luyện Thiết giáp. Số còn lại thuộc dụng Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương. Tổng số là 21 Thiết đoàn, trang bị lên tới trên 2.000 xe tăng - xe thiết giáp các loại.
Sau năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp của VNCH. Số xe này tiếp tục được sử dụng sau đó. | 1 | null |
Nothobranchius kadleci là một loài cá nhỏ, sinh sống ở những vùng nước tạm thuộc Châu Phi. Đây được xem là loài động vật có xương sống phát triển nhanh nhất, chỉ mất 17 ngày là đạt đến giai đoạn sinh sản kể từ lúc trứng nở. Thậm chí, một số trứng chỉ mất 15 ngày từ lúc trứng nở đến lứa đẻ đầu tiên, thời gian ngắn nhất giữa các thế hệ trong số những loài động vật có xương sống.
Mặt sinh học.
Theo Martin Reichard từ Viện Sinh học Động vật có xương sống, Viện hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc thì khả năng trưởng thành tính dục nhanh chóng ở những con cá này đặc biệt quan trọng vì nơi cư trú của chúng có thể cạn khô trong vòng từ 3 đến 4 tuần. Loài "Nothobranchius kadleci" cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, với một số cá thể phát triển đến gần 1/4 chiều dài lúc trưởng thành trong vòng một ngày. | 1 | null |
Peter Agre (sinh 1949) là nhà hóa học người Mỹ. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 2003 cùng với Roderick MacKinnon vì những nghiên cứu về cách thức các chất chủ chốt tiến vào hoặc rời khỏi các tế bào trong cơ thể, và khám phá của họ liên quan tới các lỗ nhỏ, được gọi là "kênh", trên bề mặt tế bào. Cả hai đều có vinh dự gặp Tổng thống Mỹ George W. Bush tại văn phòng hình trái xoan. | 1 | null |
Carabus auratus, Bọ mặt đất vàng, là một thành viên của họ Carabidae, nguồn gốc ở vùng trung tâm và phía tây của châu Âu.
Mô tả.
Nó đạt đến một chiều dài cơ thể từ 1,7 và 2 cm. Các cánh cứng, được đánh dấu bằng ba rãnh dọc rộng, màu vàng-xanh óng ánh, như đầu và ngực. Chân, râu và phần miệng có màu da cam. | 1 | null |
Shimomura Osamu (tiếng Nhật: 下 村 修; 27 tháng 8 năm 1928 – 19 tháng 10 năm 2018) là nhà hóa học người Mỹ gốc Nhật. Ông cùng với Martin Chalfie và Roger Y. Tsien giành Giải Nobel Hóa học năm 2008 nhờ sự khám phá đầu tiên về GFP và một loạt các phát triển quan trọng dẫn tới việc sử dụng nó như một công cụ quan trọng trong sinh học. | 1 | null |
Martin Lee Chalfie (sinh 1947) là nhà hóa học người Mỹ. Ông cùng với hai nhà hóa học gốc châu Á là Shimomura Osamu và Roger Y. Tsien trở thành những người xứng đáng nhận Giải Nobel Hóa học năm 2008 vì có khám phá đầu tiên về GFP và một loạt các phát triển quan trọng dẫn tới việc sử dụng nó như một công cụ quan trọng trong sinh học. | 1 | null |
Hồ Thái Hòa, thường được biết đến với nghệ danh Thái Hòa (sinh ngày 10 tháng 8 năm 1974), là một nam diễn viên, nhà biên kịch và đạo diễn sân khấu người Việt Nam.
Tiểu sử.
Thái Hòa sinh ngày 10 tháng 8 năm 1974 tại Sài Gòn. Sau này lớn lên, do có lòng đam mê nghệ thuật nên anh quyết định làm diễn viên hài lẫn diễn viên kịch, cách diễn xuất của Thái Hòa khiến không ít khán giả yêu quý. Không những thế, anh còn đảm nhận luôn vai trò biên kịch sân khấu và đạo diễn sân khấu, hai tác phẩm ăn khách nhất của anh là "Người vợ ma" và "Quả tim máu"
Thái Hòa còn lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh, bộ phim đầu tiên anh tham gia là phim Những đứa con thành phố, sau này anh gây nhiều ấn tượng với những bộ phim hài của đạo diễn Việt kiều Charlie Nguyễn như là Để Mai tính, Long Ruồi, Cưới ngay kẻo lỡ, Tèo em và Để Mai tính 2. gần đây nhất là phim " cây táo nở hoa".
Hiện tại, Thái Hòa đang sống với người vợ mới tên Hồng Thu. | 1 | null |
Sir Richard Nugent O'Connor KT, GCB, GBE, DSO & Bar, MC (21 tháng 8 năm 1889 - 17 tháng 6 năm 1981) là một chỉ huy người Anh - người đã chỉ huy Đội quân Sa mạc trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông đã chỉ huy và chiến thắng một đội quân Ý có số lượng đông hơn nhiều. Chiến thắng này đã đẩy lùi quân đội Phe Trục ở Bắc Phi cho đến khi Adolf Hitler gửi Quân đoàn châu Phi cùng với tướng Đức Erwin Rommel đến và đảo ngược tình hình. O'Connor bị bắt bởi một nhóm lính tuần tra trinh sát Đức trong đêm 7 tháng 4 năm 1941, và mất hai năm trong trại tù binh của Ý trong chiến dịch. Rốt cuộc, ông đã trốn thoát vào tháng 12 năm 1943, và năm 1944 ông chỉ huy cụm quân số VIII trong trận Normandie và sau đó là trong chiến dịch Market Garden. Năm 1945, ông là một sĩ quan trong Bộ chỉ huy Tư lệnh ở Ấn Độ và những ngày cuối cùng đứng đầu bộ tư lệnh miền Bắc ở các tiểu lục địa của Anh. Công việc cuối cùng của ông trong quân đội là Tướng tham mưu cho các đơn vị ở Luân Đôn, phụ trách hành chính, nhân sự và tổ chức quân đội ở Anh.
Trong sự nghiệp quân sự của mình,O'Connor đã được công nhận với những chức cao nhất của hiệp sĩ trong hai lần khác nhau về tinh thần thượng võ. Ông cũng được trao huân chương Chữ thập sắc phục vụ mệnh lệnh (hai lần), Chữ Thập Sắc quân nhân, huân chương French Croix de Guerre và huân chương Bắc đẩu bội tinh do chính vua George VI trao. Ông còn được nhắc đến là đã được chuyển giao chín lần trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, một ở Palestine năm 1939, và ba lần trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Cuộc sống lúc đầu.
O'Connor sinh ở Srinagar, Kashmir, Ấn Độ vào ngày 21 tháng 8 năm 1889. Cha ông là một thiếu tá trong lực lượng pháo binh Hoàng gia Ireland và mẹ ông nguyên là con gái của một thống đốc địa phận ở Ấn Độ. Ông theo học trường "Tonbridge" từ năm một 1899 và cho đến năm 1902 thì học một trường ở Crowthorne. Năm 1903, sau khi cha ông mất vì một tai nạn, ông chuyển đến trường "Wellington" và sau đó là trường Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst vào năm 1908. Vào tháng 9 năm sau, ông được thăng lên cấp bậc sĩ quan, và chuyển đến tiểu đoàn 2 của trung đoàn Cameronians. Ông duy trì mối quan hệ chặt chẽ với trung đoàn cho phần còn lại của cuộc đời mình. Vào tháng 1 năm 1910, tiểu đoàn luân canh ở Colchester, nơi ông nhận được hiệu lệnh và được đào tạo dùng súng trường. Đó là trước khi đóng quân ở Malta từ năm 1911 đến 1912 nơi ông giữ chức sĩ quan tín hiệu trung đoàn. | 1 | null |
Giải Fénéon (tiếng Pháp: Prix Fénéon) là một giải thưởng văn học và nghệ thuật được thành lập năm 1949. Giải được trao hàng năm cho 2 người trẻ: "một nhà văn trẻ và một họa sĩ trẻ hoặc nhà điêu khắc trẻ dưới 35 tuổi", nhằm giúp họ theo đuổi sự nghiệp văn học hay nghệ thuật.
Giải này do quỹ vốn của bà quả phụ nhà phê bình và sưu tập nghệ thuật Félix Fénéon hiến tặng cho Đại học Paris sau khi bán bộ sưu tập nghệ thuật của ông chồng quá cố.
Thành phần ban giám khảo.
Năm 2012, ban giám khảo giải Fénéon gồm: François Weil (chủ tịch) Edmonde Charles-Roux, Francine de Martinoir, Guy Goffette, Georges Raillard, Claire Paulhan, François Rouan, Gérard Titus-Carmel, Philippe Cognée, Pascal Commère, Raphaël Sorin, Dominique Viart, Paul Fournel, Gilles Quinsat, Justine Augier và Franck Masanell (người đoạt giải Fénéon 2011). | 1 | null |
ISO 10006:2003 (Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn quản lý chất lượng dự án) là một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.
ISO 10006:2003 đưa ra hướng dẫn việc áp dụng quản lý chất lượng trong các dự án.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi dự án với sự đa dạng khác nhau: dự án lớn hoặc nhỏ, đơn giản hay phức tạp, ngắn hạn hay dài hạn, dự án thực hiện trong các môi trường khác nhau.
ISO 10006:2003 không phải là tài liệu hướng dẫn về quản lý dự án.
ISO 10006:2003 là một tài liệu hướng dẫn quản lý chất lượng trong các dự án, giúp đảm bảo chất lượng của các quy trình cũng như các sản phẩm của dự án, nó không nhằm mục đích sử dụng cho việc cấp chứng chỉ hay công nhận. | 1 | null |
, được gọi là Bulbasaur () trên toàn thế giới, là loài Pokémon đầu tiên trong nhượng quyền thương mại Pokémon của Nintendo và Game Freak. Được thiết kế bởi Atsuko Nishida, Fushigidane đã ra mắt trong Pokémon Red và Blue với tư cách là Pokémon khởi đầu. Kể từ đó, nó đã xuất hiện trở lại trong các phần tiếp theo, trò chơi phụ, hàng hóa liên quan, và các tác phẩm chuyển thể hoạt hình và in ấn của nhượng quyền thương mại.; tên tiếng Anh của Fushigidane bắt nguồn từ việc kết hợp từ "bulb" và từ "dinosaur" ("bulb": quả bầu, "dinosaur": khủng long).
Fushigidane có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhờ quả bầu trên lưng cung cấp năng lượng. Trong anime, Fushigidane là một trong những Pokémon chính của Satoshi trong những mùa đầu tiên, cũng là một Pokémon của Haruka trong mùa ba. Nó cũng xuất hiện trong nhiều manga khác nhau, và được sở hữu bởi nhân vật chính Red trong manga "Pokémon Adventures". Fushigidane đã được xuất hiện trong vô số các mặt hàng, bao gồm đồ chơi, móc chìa khóa và búp bê sang trọng.
Sinh học.
Bulbasaur là một Pokemon nhỏ, bốn chân với màu xanh lá cây để da hơi xanh màu xanh lá cây và đen tối hơn các bản vá lỗi màu xanh lá cây. Nó có đôi mắt màu đỏ trắng và màng cứng nhọn, cấu trúc tai giống như ở trên đỉnh đầu của nó. Mõm ngắn và thẳng thừng, và nó có một cái miệng rộng. Một cặp nhỏ, chỉ có thể nhìn thấy răng ở hàm trên khi miệng của nó đang mở. Mỗi chân dày của nó với ba móng vuốt sắc nhọn. Ngày trở lại của nó là một bóng cây xanh, được phát triển từ một hạt giống trồng có lúc sinh. Bóng đèn điện cung cấp cho nó năng lượng thông qua quang hợp cũng như từ hạt giàu dinh dưỡng chứa trong đó.
Như đã đề cập trong anime, starter Pokémon được nâng lên bởi người nuôi phải được phân phối đến mới giảng viên. Sau khi đã được thuần hóa từ khi sinh ra, Bulbasaur được coi là cả một Pokémon hiếm và cư xử tốt. Nó được gọi là cực kỳ trung thành, thậm chí sau khi bị bỏ rơi lâu dài. Bulbasaur cũng đã thể hiện mình là một người chăm sóc tuyệt vời, thậm chí có một kỹ thuật đặc biệt gọi là "Bulba-by." Để thực hiện kỹ thuật này, Bulbasaur sử dụng dây leo của mình để chọn lên một Pokémon trẻ và dịu dàng đá một trẻ trong không khí.
Nó được tìm thấy ở vùng đồng cỏ và rừng trên toàn khu vực Kanto. Tuy nhiên, do tình trạng Bulbasaur như starter Pokémon, nó là khó có được trong tự nhiên và thường được tìm thấy thuộc sở hữu của một huấn luyện. Nó đã được quan sát thấy rằng bóng của một Bulbasaur sẽ nhấp nháy màu xanh khi nó đã sẵn sàng để phát triển. Nếu nó không muốn tiến hóa, nó đấu tranh chống lại sự biến đổi. Nhiều Bulbasaur thu thập hàng năm trong một khu vườn ẩn trong Kanto để trở thành Ivysaur trong một buổi lễ được dẫn dắt bởi một Venusaur. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.