text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Eid al-Fitr, còn gọi là "Bayram (Bajram) hay "lễ nhịn ăn", "lễ ăn chay"", là ngày lễ tôn giáo quan trọng của người Hồi giáo, vào ngày 1 Shawwal (tháng thứ 10 theo lịch Hồi giáo). Ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của Ramadan mà người Hồi giáo tham dự hàng năm để đền đáp việc thánh Allah mặc khải kinh Koran đối với nhà tiên tri Muhammad. Thời gian. Không có một ngày chính xác cho Eid-al-Fitr vì các nhà cầm quyền tôn giáo ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ dựa vào việc nhìn thấy mặt trăng lưỡi liềm Eid xuất hiện để thông báo với người dân khi nào thì lễ hội sẽ chính thức bắt đầu. Nó có thể bị trì hoãn nếu bầu trời quá sáng, khi mặt trăng khuất, hoặc nếu mây cản trở. Đây cũng là lý do Ramadan có thể bắt đầu vào những ngày khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới. Mọi người không được phép ăn chay vào dịp này trong năm, ngay cả khi họ muốn tiếp tục lễ hội Ramadan trước đó Sự thể. Như một sự cảm tạ, người Hồi giáo sẽ đưa ra một khoản tiền nhất định dành cho từ thiện (zakat al-Fitr). Đây là một khoản quyên góp nhỏ hơn 2,5% so với khoản thông thường mà người Hồi giáo giàu có bị đánh thuế và cũng là một trong năm quy tắc trụ cột của đạo Hồi cần tuân theo. Ngoài các khoản này, một số người Hồi giáo còn chủ động làm việc tự nguyện tại những bếp nấu súp và quyên tặng thức ăn của họ cho những người cần cứu trợ. Các quốc gia trên thế giới thường tổ chức nhiều sự kiện lớn để chào mừng ngày lễ Eid-al-Fitr. Những buổi trình diễn pháo hoa đặc biệt phổ biến ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi, khi mọi người có cơ hội để dành thời gian quây quần bên nhau và tận hưởng kỳ nghỉ. Tham khảo. Sự thật về lễ hội Eid-al-Fitr có thể bạn chưa biết
1
null
Mikhail Aleksandrovich Bakunin (tiếng Nga: "Михаи́л Алекса́ндрович Баку́нин"; 30 tháng 5 [lịch cũ 18 tháng 5], 1814 – 1 tháng 7 năm 1876) là nhà chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân, nhà cách mạng người Nga. Ông được xem là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa vô trị.
1
null
Tổ là cấu trúc do động vật tạo ra để giữ trứng, con của chúng hoặc thỉnh thoảng là bản thân chúng. Mặc dù tổ thường có liên quan đến các loài chim, một vài lớp khác của động vật có xương sống và động vật không xương sống cũng xây tổ.
1
null
Phi (viết hoa Φ, viết thường φ, ký hiệu toán học là chữ cái thứ 21 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Nó cũng giống ký tự Ф (ph hay f) trong bảng chữ cái tiếng Nga. Sử dụng. Trong kỹ thuật thiết kế và xây dựng, nó thường được dùng để biểu thị đường kính của hình tròn là mặt cắt của 1 vật có dạng cầu hay trụ (ví dụ như đường kính ống nước). Trong vật lý, nó thường được dùng để chỉ pha ban đầu của 1 vật dao động điều hòa, hay từ thông qua 1 đơn vị diện tích. Ngoài ra còn được thấy trong các môn điện học có cos Φ
1
null
Rho (viết hoa Ρ, viết thường ρ hoặc ) là chữ cái thứ 17 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trong Nhiêt động học còn được gọi là khối lượng riêng ( hay mật độ ) là đại lượng nghịch đảo của thể tích riêng được tính theo công thức ρ = G / V [kg/m3 ], với G là khối lượng của mỗi chất tính theo kg V là thể tích tính theo m3 Trong vật lí, ρ là kí hiệu của điện trở suất (Ωm)
1
null
Tiber (tiếng Latinh: "Tiberis", tiếng Ý: "Tevere") là dòng sông chính ở thủ đô Roma, là con sông dài thứ ba ở Ý cũng như là con sông dài nhất tại miền Trung của quốc gia này. Sông bắt nguồn từ dãy núi Appennini ở Emilia-Romagna, có chiều dài 406 km (252 dặm) từ Umbria và Lazio, hợp với sông Aniene ở khu vực hạ lưu và đổ ra biển Tyrrhenum tại cửa sông nằm giữa khu vực Ostia và Fiumicino. Đây chính là con sông quan trọng nhất gắn liền với lịch sử, văn hóa, và kinh tế của cư dân thành Roma, nuôi dưỡng và định hình nên nền Văn minh La Mã cổ đại rực rỡ. Ngoài vai trò cơ bản là cung cấp nguồn nước sạch để sinh hoạt và phát triển nông nghiệp trù phú, Tiber đã từng là tuyến thủy lộ "cửa ngõ" sơ khởi quan trọng nhất cho phép thành Roma tham gia vào tuyến giao thương hàng hải, từ đó làm bàn đạp để quân đội La Mã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phạt và bành trướng lãnh thổ tạo lập nên Đế quốc La Mã hùng mạnh, bá chủ khắp khu vực Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Con sông bắt nguồn từ đỉnh Fumaiolo ở miền trung nước Ý và chảy theo hướng Nam đi qua Perugia và Roma và gặp biển tại Ostia, với lưu vực khoảng 17.375 km vuông. Cổ xưa được gọi với cái tên "flavus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "vàng óng", chỉ đến màu sắc của nước sông này, dòng Tiber được gia cố mạnh tại cửa sông khoảng 3 cây số (2 dặm) từ thời La Mã, rời khỏi thành cảng cổ đại Ostia 6 cây số (4 dặm) trong đất liền. Tuy vậy, Tiber không tạo thành một vùng đồng bằng theo tỷ lệ cân xứng, do dòng biển chảy từ phía bắc mạnh sát bờ biển, bờ biển dốc đứng và quá trình sụt lún kiến tạo chậm. Bên cạnh vai trò lịch sử, dòng Tiber nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất ở đoạn chảy xuyên qua trung tâm lịch sử thành Roma cùng đầy rẫy những di tích và công trình nổi tiếng dọc theo xung quanh hai bên bờ với nhiều cây cầu quan trọng bắt ngang, tiêu biểu nhất có thể kể đến là Cầu Thiên Thần, Lâu đài Thiên Thần, Đại vương cung thánh đường Thánh Phêrô Vatican, đảo Tiberina (khúc cạn tự nhiên duy nhất của dòng sông) và phố cổ Trastevere, trở thành một trong những đề tài cảm hứng quan trọng cho thơ văn, hội họa và nghệ thuật ở "Thành phố vĩnh hằng" xuyên suốt nhiều thế kỷ. Nguồn chảy. Đầu nguồn sông Tiber bao gồm 2 mạch nước suối cách nhau 10 mét nằm trên đỉnh Fumaiolo. Hai mạch nước này được gọi là "Le Vene" có nghĩa là "tĩnh mạch" trong tiếng Ý, tọa lạc bên trong khu rừng dẻ gai có độ cao 1.286 mét so với mặt nước biển. Trong những năm 1930, Benito Mussolini dựng một cột cẩm thạch cổ La Mã ngay nơi mà sông nguồn đổ ra và khắc dòng chữ "" nghĩa là "Tại chốn này sinh ra dòng sông linh thiêng tạo nên vận mệnh thành Roma". Có biểu tượng một con đại bàng trên đỉnh cột đá, tượng trưng cho biểu tượng phát xít. Những cây số đầu tiên của dòng sông chảy xuyên qua thung lũng Valtiberina trước khi tiến vào vùng Umbria. Từ nguyên học. Có thể cái tên "Tiber" có nguồn gốc tiền-Latinh, giống như cái tên La Mã "Tibur" (hiện đại là Tivoli) và có thể là đặc thù của nhóm ngôn ngữ gốc Ý. Chữ mang gốc tương tự có thể được tìm thấy trong tiếng Latinh là từ tên riêng "Tiberius". Các biến thể Etrusca của tên riêng này là "Thefarie" (mượn từ tiếng Faliscan *"Tiferios", có nghĩa là "(người) từ vùng Tiber" < *"Tiferis" nghĩa là "Tiber") và "Teperie" (thông qua tên thủy văn "Tiber" của Latinh). Vị vua truyền thuyết Tiberinus, thứ 9 trong danh sách các vua Alba Longa, được cho là đã chết đuối ở sông Albula, sau này được gọi là "Tiberis". Truyền thuyết này có thể đã giải thích cho ký ức về một cái tên trước đó, có lẽ là tiếng Ấn-Âu nguyên thủy cho dòng sông, "trắng" (alba) với trầm tích, hoặc "từ những ngọn núi" từ núi "alba, albion" thời tiền Ấn-Âu, chỉ khu vực trên cao. "Tiberis/Tifernus" có thể là một từ phụ có gốc tiền Ấn-Âu liên quan đến "nước tĩnh" "tifos" trong tiếng Aegea, hay τύφη trong tiếng Hy Lạp một loại cỏ dại ở đầm lầy và bờ sông ("Typha angustifolia"), từ "Tibilis" và "Tebro" trong tiếng Iberia cổ, và từ "Aquae Tibilitanae" trong tiếng Numidia. Tuy nhiên, một từ nguyên khác là từ *dubri- (nước) trong tiếng tộc Sicel cổ ở Sicilia, có dạng Θύβρις và sau này trở thành "Tiberis". Gốc *dubri- này phổ biến ở Tây Âu, ví dụ các chữ: Dover, Portus, Dubris. Lịch sử. Theo thần thoại, thành phố Roma được thành lập vào năm 753 trước Công nguyên trên bờ sông Tiber cách biển Ostia khoảng 25 km. Đảo Tiberina, một cồn "đảo" tự nhiên trên sông, giữa khu vực Trastevere và trung tâm thành phố cổ đại, là địa điểm đặt một pháo đài cổ quan trọng và sau đó đã được bắc cầu sang. Truyền thuyết kể rằng những người sáng lập Roma, hai anh em sinh đôi Romulus và Remus đã bị bỏ rơi bên bờ sông và hai đứa trẻ này được sói cái tên Lupa cưu mang. Con sông đánh dấu ranh giới giữa các vùng đất của người Etrusca ở phía tây, tộc Sabine ở phía đông và người Latin ở phía nam. Benito Mussolini nguyên sinh ra ở Romagna, đã điều chỉnh ranh giới giữa Toscana và Emilia-Romagna, để các mạch nước của Tiber nằm ở Romagna. Tiber cực kỳ quan trọng đối với giao thương và buôn bán của người La Mã, vì các con tàu có thể vươn xa tới 100 km (60 dặm) ở thượng nguồn; có bằng chứng cho thấy nó đã được sử dụng để vận chuyển ngũ cốc từ Thung lũng Teverina từ rất lâu trước đây vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Sau đó nó được sử dụng để vận chuyển đá, gỗ và thực phẩm đến Roma. Trong các cuộc Chiến tranh Punic vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, bến cảng tại Ostia đã trở thành một căn cứ hải quân chủ chốt. Sau đó nó trở thành thương cảng quan trọng nhất của Roma, nơi lúa mì, dầu ô liu và rượu vang được nhập khẩu từ các thuộc địa của La Mã xung quanh vùng Địa Trung Hải. Các cầu cảng cũng được xây dựng dọc theo bờ sông ở chính Roma, tại các bờ sông xung quanh khu vực Campus Martius. Người La Mã đã kết nối sông với hệ thống cống rãnh (Cloaca Maxima) và với một mạng lưới đường hầm ngầm và các kênh khác, để đưa nước của nó vào giữa thành phố. Những người La Mã giàu có đã có vườn hoa công viên hoặc "horti" tại hai bên bờ sông Roma từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Chúng có thể đã được rao bán và phát triển quy hoạch mở rộng sau đó khoảng một thế kỷ. Sự bồi lắng nặng nề của dòng sông đã gây khó khăn cho việc duy trì Ostia, khiến các hoàng đế Claudius và Trajan thành lập một cảng mới tại Fiumicino vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Họ xây dựng một con đường mới, "Via Portuensis" (hay "Via Portuense" trong tiếng Ý), nối Roma với Fiumicino, rời thành phố bằng "Porta Portuensis" (hay "Porta Portese" - có nghĩa 'cổng thành cảng'). Cả hai cảng cuối cùng đã bị bỏ hoang do lắng ủ bùn. Một số giáo hoàng đã cố gắng cải thiện hàng hải trên sông Tiber vào thế kỷ 17 và 18, với việc nạo vét mở rộng tiếp tục vào thế kỷ 19. Thương mại đã được thúc đẩy trong một khoảng thời gian cho đến đến thế kỷ 20, khi sự bồi lấp đã dẫn đến việc con sông chỉ có thể đi lại được xa như chính Roma mà thôi. Tiber từng được biết đến với những trận lũ lụt - Campus Martius là một vùng đồng ngập lụt và thường xuyên ngập đến độ sâu 2 mét (6 ft 7 in). Con sông bây giờ được giới hạn giữa các kè đá cao được xây dựng vào năm 1876. Trong thành phố, các bờ sông được bao quanh bởi các đại lộ được gọi là "lungotevere", có nghĩa "dọc theo dòng Tiber" trong tiếng Ý. Bởi vì danh tính con sông mang nghĩa gắn liền với Roma, các thuật ngữ "bơi sang sông Tiber" hoặc "băng qua sông Tiber" đã trở thành thuật ngữ viết tắt của Tin lành để cải đạo sang Công giáo Rôma. Điều này thường phổ biến nhất nếu người chuyển đổi là người Anh giáo, ngược lại của nó được gọi là "bơi sang sông Thames" hoặc "băng qua sông Thames". Ở La Mã cổ đại, những tội phạm bị hành quyết đều bị ném xuống sông Tiber. Những người bị hành quyết ở bậc thang Gemonia (bậc thang Tang tóc) bị ném xuống Tiber trong hồi sau của triều đại hoàng đế Tiberius. Việc này được tiếp tục trong nhiều thế kỷ. Ví dụ, xác của Giáo hoàng Formôsô đã bị ném xuống Tiber sau Công đồng xác chết khét tiếng được tổ chức vào năm 897. Cầu. Ngoài rất nhiều cây cầu sau này bắc qua Tiber ở trung tâm Roma, vẫn còn một số cây cầu cổ (hiện chủ yếu chỉ dành cho người đi bộ) vẫn tồn tại một phần (ví dụ: Cầu Milvius và Cầu Thiên Thần) hoặc toàn bộ (Cầu Fabricius - cây cầu La Mã cổ đại lâu đời nhất còn tồn tại cho đến ngày nay từ năm 62 trước Công nguyên). Ngoài những cây cầu dân dụng trên, còn có cầu phục vụ cho đường hầm mà tàu điện ngầm sử dụng. Nhân cách hóa. Theo mô tả tiêu chuẩn của người La Mã về các dòng sông như những nam thần nằm nghiêng được xây dựng đầy quyền năng, Tiber, cũng được hiểu là một vị thần tên là Tiberinus, được thể hiện với những dòng nước chảy từ tóc và râu của ông.
1
null
HMS "Forester" (H74) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó chủ yếu hoạt động bảo vệ các đoàn tàu vận tải, truy tìm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương tại Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Bắc Cực cũng như tham gia cuộc Đổ bộ Normandy. Sau chiến tranh nó bị tháo dỡ vào năm 1946. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Forester" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của vào hãng J. Samuel White ở Cowes ngày 15 tháng 5 năm 1933; được hạ thủy vào ngày 28 tháng 6 năm 1934 như là chiếc tàu chiến thứ mười một của Hải quân Hoàng gia mang cái tên này, và hoàn tất vào ngày 19 tháng 4 năm 1935 với phí tổn 284.898 Bảng Anh, không tính đến những thiết bị do Bộ Hải quân Anh cung cấp như vũ khí, đạn dược, thiết bị thông tin liên lạc. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi nhập biên chế để phục vụ vào tháng 4 năm 1935, "Forester" gia nhập Chi hạm đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội Nhà vào tháng 6. Đến tháng 9, "Forester" và được gửi đến Địa Trung Hải như lực lượng tăng cường trong cuộc Chiến tranh Ý-Abyssinia thứ hai. Vào tháng 2 năm 1936, nó tham gia cuộc tập trận phối hợp hàng năm tại Gibraltar với các tàu chiến của Hạm đội Nhà và Hạm đội Địa Trung Hải, rồi đến tháng 3 quay trở lại vùng biển nhà tiếp tục phục vụ cùng chi hạm đội. Vào tháng 6 năm 1937, nó tham gia Duyệt binh Hạm đội tại Spithead nhân lễ Đăng quang của Vua George VI. "Forester" tiếp tục phục vụ cùng Hạm đội Nhà, tham gia kế hoạch thực tập và viếng thăm các cảng, cũng như cuộc tập trận phối hợp hàng năm tại Gibraltar. Đến tháng 4 năm 1939, Chi hạm đội Khu trục 4 được đổi tên thành Chi hạm đội Khu trục 8. 1939-1941. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1940, "Forester" cùng với tàu tuần dương và ba tàu khu trục khác hình thành nên lực lượng hộ tống cho Đoàn tàu vận tải NP1 chuyển binh lính đến Na Uy như một phần của Kế hoạch R 4. Tuy nhiên, dự định của phía Anh bị ngăn trở do Đức bất ngờ xâm chiếm Na Uy vào ngày 9 tháng 4 trong Chiến dịch Weserübung. "Forester" tiếp tục hoạt động cùng Chi hạm đội Khu trục 8 tại khu vực Tây Địa Trung Hải cho đến cuối năm 1941, tham gia nhiều hoạt động nhằm chuyển giao binh lính và thiết bị tăng cường, đặc biệt là máy bay tiêm kích cho Malta vốn đang bị phong tỏa, cũng như tấn công các căn cứ của Ý. Vào tháng 11, trong Chiến dịch Collar, một chuyến đi tiếp vận đến Malta, nó đã tham gia Trận chiến mũi Spartivento, một cuộc đụng độ ngắn với các tàu chiến Ý nhưng bất phân thắng bại. Đầu năm 1941, "Forester" được tạm thời điều sang nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương đặt căn cứ tại Freetown, Sierra Leone, và đến tháng 5 đã tham gia vào việc truy lùng thiết giáp hạm Đức "Bismarck" trước khi nó bị phát hiện và đánh chìm. Vào tháng 6, đang khi tuần tra chống tàu ngầm về phía Tây Gibralta, nó đã tham gia đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-138", và sau đó chặn bắt tàu tiếp liệu Đức "Alstertor". Đến tháng 7 năm 1941, trong quá trình Chiến dịch Substance, một đoàn tàu vận tải chở lực lượng tăng cường và tiếp liệu đến Malta, "Forester" đã cứu vớt những người sống sót trên chiếc tàu chị em , vốn bị hỏng nặng do trúng ngư lôi phóng từ máy bay ném bom-ngư lôi Ý, rồi sau đó đánh đắm nó bằng ngư lôi. Vào cuối tháng 10 năm 1941, "Forester" được điều trở lại Lực lượng Hộ tống Freetown cho nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vượt đại dương, và quay trở về Anh vào cuối tháng 11 để được tái trang bị và cải biến thành một tàu khu trục hộ tống chống tàu ngầm. Vận tải Bắc Cực, 1942. "Forester" quay trở lại hoạt động vào ngày 11 tháng 4 năm 1942, khi nó tham gia thành phần hộ tống cho PQ 14, một đoàn tàu vận tải Bắc Cực đi sang Murmansk. Vào ngày 18 tháng 4, nó được cho tách ra khỏi PQ 14 để ngăn chặn một cuộc tấn công có thể có của các tàu khu trục Đức đặt căn cứ tại Kirkenes; cuộc tấn công của Đức bị hủy bỏ do thời tiết xấu. Đến ngày 28 tháng 4, nó tham gia lực lượng hộ tống cho Đoàn tàu QP 11 quay trở về; và hai ngày sau đó, khi bị trúng ngư lôi, nó đã nỗ lực cứu chiếc tàu tuần dương. Vào ngày 1 tháng 5, "Edinburgh" và các tàu hộ tống bị các tàu khu trục Đức "Z24", "Z25" và "Z7 Hermann Schoemann" tấn công. "Forester" tìm cách tấn công "Z25" bằng ngư lôi, nhưng bị hải pháo bắn trúng và bị hư hại đáng kể; mười hai thành viên thủy thủ đoàn tử trận, trong đó có hạm trưởng, và chín người khác bị thương. Ngày hôm sau, "Edinburgh" bị "Foresight" đánh đắm; "Forester" cố lếch quay trở lại Murmansk để được sửa chữa tạm thời nhằm có thể quay trở về Anh. Nó lên đường vào ngày 13 tháng 5 cùng các tàu khu trục "Foresight", và hộ tống cho tàu tuần dương , vốn cũng bị hư hại do đụng độ với tàu khu trục Đức. Ngày hôm sau, các con tàu chịu đựng các cuộc không kích ác liệt, và "Trinidad" chịu thêm những hư hại. "Forester" đón nhận những người bị thương cùng những người sống sót khác, và "Trinidad" bị "Matchless" đánh đắm. "Forester" về đến Scapa Flow vào ngày 18 tháng 5 và lập tức được chuyển đến một xưởng tàu ở Tyne để sửa chữa. Đến tháng 10, "Forester" gia nhập trở lại chi hạm đội và tiếp tục các chuyến đi vận tải Bắc Cực. Vào tháng 4 năm 1943, nó được tái trang bị tại Leith, được bổ sung vũ khí phòng không tầm gần. Đại Tây Dương và cuộc đổ bộ Normandy, 1943-1945. Vào tháng 6 năm 1943 "Forester" gia nhập Đội hộ tống Canada 1 cho nhiệm vụ hộ tống vận tải vượt Đại tây Dương, trở thành soái hạm của đội vào tháng 3 năm 1944. Ngày 10 tháng 3 năm 1944, đang khi hộ tống Đoàn tàu vận tải SC 154, "Forester" cùng với tàu khu trục HMCS "St. Laurent" và các tàu corvette HMCS "Swansea" và HMCS "Owen Sound" đã đánh chìm tàu ngầm "U-845"; 45 người sống sót đã được cứu vớt. Nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra tại vùng eo biển Manche tiếp tục cho đến tháng 8, và vào ngày 20 tháng 8, "Forester", và đã đánh chìm tàu ngầm "U-413" ngoài khơi Beachy Head. Ngày hôm sau, nó đụng độ và đẩy lui các tàu tuần tra E-boat Đức trong khi bảo vệ đoàn tàu vận tải cùng với và . Trong tháng 10 và tháng 11, đội của nó được bố trí hộ tống vận tải đặt căn cứ tại Derry. Ngày 1 tháng 12 năm 1944, "Forester" đi đến Liverpool để sửa chữa, và quay trở lại phục vụ vào tháng 5 năm 1945, gia nhập Lực lượng Hộ tống Rosyth làm nhiệm vụ hộ tống vận tải. Nó được cho ngừng hoạt động vào tháng 9 năm 1945 và đưa về lực lượng dự bị tại Dartmouth vào ngày 2 tháng 11. "Forester" được đưa vào danh sách loại bỏ vào tháng 1 năm 1946; con tàu được đưa đến Rosyth và bắt đầu tháo dỡ từ ngày 26 tháng 2 năm đó.
1
null
Luis Federico Leloir (1906-1987) là nhà hóa học người Argentina. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1987 nhờ những khám phá về các nucleotide đường và vai trò của chúng trong tổng hợp các cacbonhidrat. Ông trở thành nhà hóa học Mỹ Latin đầu tiên nhận giải thưởng cao quý này. Để tưởng nhớ, tên ông được dùng để đặt cho tiểu hành tinh 2548 Leloir.
1
null
Tiếng Hy Lạp cổ đại là hình thức tiếng Hy Lạp được sử dụng trong thế kỷ 15 TCN đến thế kỷ 3 TCN. Được nói bởi người Hy Lạp cổ ở nhiều giai đoạn khác nhau: thời kỳ sơ khai (thế kỷ 15 TCN – thế kỷ 12 TCN), thời kỳ tăm tối (thế kỷ 12 TCN – thế kỷ 8 TCN), thời kỳ cổ phong (thế kỷ 8 TCN – thế kỷ 5 TCN), và thời kỳ cổ điển (thế kỷ 5 TCN – thế kỷ 3 TCN). Tiếng Hy Lạp cổ là ngôn ngữ bản địa của Hómēros và của những nhà hiền triết và sử gia Hy Lạp cổ vào thế kỷ 5 TCN. Ảnh hưởng của người La Mã cũng đóng góp nhiều từ mượn vào từ vựng tiếng Anh và đã được coi là tiêu chuẩn trong hệ thống giáo dục và kiến thức Thế giới phương Tây vào thời kỳ Phục hưng. Bài viết này chủ yếu chứa thông tin về các Sử thi và thời kỳ Cổ đại về ngôn ngữ này. Trong thời kỳ Hy Lạp hóa (300 TCN) Người Hy Lạp cổ đã bắt đầu thông dụng tiếng phổ thông, được coi như là một giai đoạn lịch sử riêng biệt, mặc dù dạng cổ nhất có sự tương đồng với phương ngữ Attic và dạng gần đây nhất sáp nhập vào tiếng Hy Lạp trung đại. Có một số khu vực còn nói tiếng Hy Lạp cổ, trong khi tiếng Attic phát triển thành tiếng Koine phổ thông. Phương ngữ. Tiếng Hy Lạp cổ là một ngôn ngữ đa tâm, chia thành nhiều phương ngữ khác nhau. Gồm những phương ngữ khác nhau như tiếng Attica và tiếng Ionia, tiếng Aeolia, tiếng Nam Akhaia, và tiếng Dōrismos, và nhiều tiếng khác. Một vài phương ngữ được tìm thấy trong các tài liệu cổ được sử dụng trong văn thơ, các tiếng còn lại chỉ được chứng thực trong chữ khắc. Tiếng Hy Lạp của Homeros nổi bật nhất trong các phương ngữ Hy Lạp cổ là dạng văn học của tiếng Hy Lạp thời cổ phong (chủ yếu lấy nhiều từ ở Ionia và Aeolia) được dùng nhiều trong các sử thi như "Iliad" và "Odyse", và nhiều bài văn thơ của nhiều nhà thơ khác. Tiếng Hy Lạp Homeros có sự khác biệt đáng biệt đáng kể về ngữ pháp và cách phát âm từ tiếng Attica cổ và những phương ngữ cổ khác. Nguồn gốc và hình thái của hệ ngôn ngữ Hy Lạp chưa được hiểu rõ vì không có nhiều bằng chứng chứng minh. Một số giả thuyết nói về cách mà các nhóm phương ngữ Hy Lạp có thể đã tách ra từ nhiều từ ngôn ngữ gần giống tiếng Hy Lạp từ nguồn gốc chung tiền Ấn-Âu và thời kỳ cổ đại, tiếng có rất nhiều điểm chung nhưng có sự khác biệt ở một vài chi tiết. Phương ngữ duy nhất được chứng thực từ thời kỳ này là tiếng Hy Lạp Mykenai, nhưng liệu có liên quan hay không với các phương ngữ và các hoàn cảnh trong lịch sử có thể đã tồn tại ở một dạng khác. Các học giả tin rằng nhóm các ngôn ngữ Hy Lạp thời cổ đại đã tồn tại đâu đó vào khoảng năm 1120 TCN, vào thời kỳ Dorian xâm lược - và sự xuất hiện đầu tiên của chúng dưới dạng chữ cái viết chính xác bắt đầu vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Cuộc xâm lược sẽ không phải là "Dorian" trừ khi những kẻ xâm lược có một số mối quan hệ văn hóa với người Dorian lịch sử. Cuộc xâm lược được biết là đã di dời dân cư đến các vùng Attic-Ionic sau này, những người tự coi mình là hậu duệ của dân cư đã di dời hoặc tranh giành với người Dorian. Người Hy Lạp vào thời điểm này tin rằng có 3 nhóm người chính ở Hy Lạp - Doris, Aeolis và Ionis (và người Athens), mỗi người có phương ngữ xác định và đặc trưng của họ. Cho phép họ giám sát Arcadian, một phương ngữ miền núi khó hiểu, và Síp, xa trung tâm của học thuật Hy Lạp, sự phân chia người và ngôn ngữ này khá giống với kết quả điều tra khảo cổ học-ngôn ngữ hiện đại. Các vùng phân bố tiếng Hy Lạp cổ: Âm vị. Phụ âm. /z/ là tha âm vị của /s/, dùng trước các phụ âm kêu, và đặc biệt trong tổ hợp /zd/ được viết như "zêta" (ζ). Âm // (r không kêu) được viết như "rho" với hơi mạnh () có thể là một tha âm vị của /r/. Vào thế kỷ 4 TCN, /oː/ được đọc sang /uː/
1
null
Tiếng Asturias ("asturianu" ,<ref name="bable/asturiano">Art. 1 de la Ley 1/1998, de 23 de marzo, de uso y promoción del bable/asturiano/Law 1/93, of March 23, on the Use and Promotion of the Asturian Language</ref> từng được gọi là "bable" ), một ngôn ngữ Rôman được nói tại Asturias, Tây Ban Nha. Tiếng Asturias là một phần của nhóm ngôn ngữ Asturias-León. Số người nói ngôn ngữ này được ước tính là 100.000 người bản ngữ và 450.000 người nói như ngôn ngữ thứ hai. Academia de la Llingua Asturiana là tổ chức quy định của tiếng Asturias. Dù không phải ngôn ngữ chính thức tại Tây Ban Nha nó được bảo vệ và công nhận dưới Đạo luật Tự quản ("Estatuto de Autonomía") và được dạy trong trường học.
1
null
Ngữ tộc Berber hay ngữ tộc Amazigh (tên Berber: ) Tamaziɣt /tæmæˈzɪɣt/ hay Tamazight /θæmæˈzɪɣθ/ là một nhóm gồm các ngôn ngữ và phương ngữ liên quan chặt chẽ đến nhau, nguồn gốc tại Bắc Phi. Ngôn ngữ Berber có một lượng người nói lớn ở Algérie và Maroc, và một lượng người nói nhỏ hơn tại Libya, Tunisia, bắc Mali, bắc Niger, bắc Burkina Faso, Mauritanie, và ở ốc đảo Siwa thuộc Ai Cập. Ngoài ra, còn có những cộng đồng người nhập cư nói ngôn ngữ Berber tại châu Âu. Năm 2001, Berber trở thành ngôn ngữ quốc gia của Algérie, và năm 2011, trở thành ngôn ngữ chính thức của Maroc. Năm 2016, nó được công nhận là ngôn ngữ chính thức của Algérie, sau nhiều năm bị xem nhẹ. Ngữ tộc Berber là một nhánh của ngữ hệ Phi-Á, đã được ghi nhận từ thời kỳ cổ đại. Số người Berber cao hơn nhiều so với số người nói ngôn ngữ Berber. Phần lớn người dân vùng Maghreb có tổ tiên Berber. Ví dụ như tại Algérie, đa phần dân cư là người Berber bị Ả Rập hóa. Có một phong trào nhằm chuẩn hóa các ngôn ngữ Bắc Berber thành một ngôn ngữ chuẩn. Cái tên "Tamazight", ban đầu là tên của vùng Atlas và Rif, nay thường được dùng để chỉ thứ tiếng Berber chuẩn hóa này, hay thậm chí cả nhóm Berber, gồm cả Tuareg-Berber.
1
null
Paul John Flory (1910-1985) là nhà hóa học người Mỹ. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1974 nhờ tìm ra lý thuyết và thực nghiệm về phương diện hóa lý của các đại phân tử. Ngoài ra, ông còn nghiên cứu tính chất của polyme, một trong những vật liệu mới quan trọng nhất đối với thế giới.
1
null
Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống có trong tự nhiên, có nghĩa là không phải là nhân tạo. Thuật ngữ này thường được áp dụng cho Trái Đất hoặc một số phần của Trái Đất. Môi trường này bao gồm sự tương tác của tất cả các loài sống, khí hậu, thời tiết và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người và hoạt động kinh tế. Khái niệm "môi trường tự nhiên" có thể được phân biệt thành các thành phần: Đối lập với môi trường tự nhiên là môi trường được xây dựng. Ở những khu vực mà con người đã biến đổi cảnh quan một cách cơ bản như thiết lập đô thị và chuyển đổi đất nông nghiệp, môi trường tự nhiên được biến đổi rất nhiều thành môi trường đơn giản hóa của con người. Ngay cả những hành động có vẻ ít cực đoan hơn, chẳng hạn như xây dựng một túp lều bằng bùn hoặc một hệ thống quang điện trên sa mạc, môi trường đã được biến đổi sẽ trở thành một môi trường nhân tạo. Mặc dù nhiều loài động vật xây dựng mọi thứ để cung cấp một môi trường tốt hơn cho chúng, chúng không phải là con người, do đó đập hải ly và các công trình của mối xây gò, được coi là tự nhiên. Con người hiếm khi tìm thấy môi trường "hoàn toàn tự nhiên" trên Trái Đất, và tính tự nhiên thường thay đổi liên tục, từ 100% tự nhiên ở một cực đến 0% tự nhiên ở thái cực khác. Chính xác hơn, chúng ta có thể xem xét các khía cạnh hoặc thành phần khác nhau của môi trường và thấy rằng mức độ tự nhiên của chúng không đồng nhất. Ví dụ, trong một lĩnh vực nông nghiệp, thành phần khoáng vật và cấu trúc của đất của nó tương tự như của đất rừng nguyên sinh, nhưng cấu trúc hoàn toàn khác. Chẳng hạn, "môi trường tự nhiên" thường được dùng làm từ đồng nghĩa với môi trường sống khi chúng ta nói rằng môi trường tự nhiên của hươu cao cổ là xavan. Thành phần. Khoa học Trái Đất nhìn chung công nhận bốn quyển là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, sinh quyển tương ứng với đá, không khí, nước, sự sống. Một số nhà khoa học còn xem băng quyển (tương ứng với nước đá) như một quyển của Trái Đất để phân biệt với thủy quyển, và thổ quyển (tương ứng với đất) như một thành phần hay thay đổi và bao gồm nhiều quyển. Khoa học Trái Đất (hay địa học) là một thuật ngữ bao gồm nhiều môn khoa học có liên quan đến hành tinh Trái Đất. Có bốn môn trong khoa học Trái Đất, cụ thể là vị trí địa lý, địa chất, địa vật lý và trắc địa. Những ngành chính này sử dụng vật lý, hóa học, sinh học, niên đại và toán học để xây dựng sự hiểu biết định tính và định lượng về các khu vực hoặc quyển của Trái Đất. Hoạt động địa chất. Vỏ Trái Đất, hay thạch quyển, là bề mặt rắn ngoài cùng của hành tinh và khác về mặt hóa học và cơ học với lớp phủ bên dưới. Nó đã được tạo ra rất nhiều bởi các quá trình lửa trong đó magma nguội đi và đông đặc lại để tạo thành đá rắn. Bên dưới thạch quyển là lớp phủ được đốt nóng bởi sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ. Lớp phủ mặc dù rắn là trong tình trạng rheic đối lưu. Quá trình đối lưu này làm cho các tấm thạch quyển chuyển động, mặc dù chậm. Quá trình kết quả được gọi là kiến tạo mảng. Núi lửa chủ yếu là kết quả của sự tan chảy của vật liệu vỏ chìm hoặc lớp phủ trồi lên ở các rặng núi giữa đại dương và các chùm manti. Nước trên Trái Đất. Hầu hết nước được tìm thấy trong các loại thủy vực trong tự nhiên. Đại dương. Đại dương là một vùng nước mặn chính và là một thành phần của thủy quyển. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất (diện tích khoảng 362 triệu km vuông) được bao phủ bởi đại dương, một khối nước liên tục thường được chia thành nhiều đại dương chính và biển nhỏ hơn. Hơn một nửa diện tích này là hơn 3.000 mét (9.800   ft) sâu. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35 phần nghìn (ppt) (3,5%), và gần như tất cả nước biển có độ mặn trong khoảng 30 đến 38 ppt. Mặc dù thường được công nhận là một số đại dương riêng biệt, những vùng nước này bao gồm một khối nước mặn toàn cầu, liên kết với nhau thường được gọi là Đại dương Thế giới hoặc đại dương toàn cầu. Đáy biển sâu chiếm hơn một nửa bề mặt Trái Đất và là một trong những môi trường tự nhiên ít bị biến đổi nhất. Các phân chia đại dương chính được xác định một phần theo lục địa, các quần đảo khác nhau và các tiêu chí khác: các phân chia này là (theo thứ tự kích thước giảm dần) Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương. Sông. Sông là nguồn nước tự nhiên, thường là nước ngọt, chảy về phía đại dương, hồ, biển hoặc sông khác. Một vài con sông chỉ đơn giản là chảy vào lòng đất và khô cạn hoàn toàn mà không đến vùng nước khác. Nước sông thường ở dạng kênh, được tạo thành từ lòng suối giữa các bờ. Ở các con sông lớn hơn thường có một vùng ngập lụt rộng hơn được hình thành bởi các vùng nước tràn qua kênh. Đồng bằng ngập lũ có thể rất rộng so với kích thước của luồng sông. Sông là một phần của chu trình thủy văn. Nước trong sông thường được thu thập từ lượng mưa thông qua dòng chảy bề mặt, quá trình nạp lại nước ngầm, suối và giải phóng nước được lưu trữ trong các sông băng và băng tuyết. Các sông nhỏ cũng có thể được gọi bằng một số tên khác, bao gồm suối, lạch và suối. Dòng điện của chúng được giới hạn trong lòng suối và bờ suối. Các dòng suối đóng một vai trò hành lang quan trọng trong việc kết nối các sinh cảnh bị chia cắt và do đó trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu về suối và đường nước nói chung được gọi là "thủy văn bề mặt". Hồ. Hồ (từ "lacus trong" tiếng Latinh) là một đặc điểm địa hình, một khối nước được bản địa hóa ở đáy lưu vực. Một vùng nước được coi là hồ khi nó nằm trong đất liền, không phải là một phần của đại dương và lớn hơn và sâu hơn ao. Các hồ tự nhiên trên Trái Đất thường được tìm thấy ở các vùng núi, vùng rạn nứt và các khu vực có băng hà đang diễn ra hoặc gần đây. Các hồ khác được tìm thấy trong các lưu vực nội sinh hoặc dọc theo các dòng sông trưởng thành. Ở một số nơi trên thế giới, có rất nhiều hồ do các mô hình thoát nước hỗn loạn còn sót lại từ Kỷ Băng hà cuối cùng. Tất cả các hồ là tạm thời theo thang thời gian địa chất, vì chúng sẽ từ từ lấp đầy trầm tích hoặc tràn ra khỏi lưu vực chứa chúng. Ao. Một ao là một vùng của nước đọng, hoặc là tự nhiên hay nhân tạo, và thường nhỏ hơn so với một hồ. Nhiều loại vùng nước nhân tạo được phân loại thành ao, bao gồm vườn nước được thiết kế để trang trí thẩm mỹ, ao cá được thiết kế để nuôi cá thương phẩm và ao năng lượng mặt trời được thiết kế để lưu trữ năng lượng nhiệt. Ao và hồ được phân biệt với suối bằng tốc độ hiện tại của chúng. Trong khi các dòng chảy trong suối có thể dễ dàng quan sát được, các ao và hồ có các dòng vi mô điều khiển nhiệt và các dòng chảy hướng gió vừa phải. Những đặc điểm này giúp phân biệt ao với nhiều đặc điểm địa hình thủy sinh khác, chẳng hạn như hồ suối và hồ thủy triều. Tác động của con người đối với nước. Con người tác động đến nước theo nhiều cách khác nhau như chỉnh sửa các con sông (thông qua các đập và kênh dẫn dòng), đô thị hóa và phá rừng. Những tác động này đến mực nước hồ, điều kiện nước ngầm, ô nhiễm nước, ô nhiễm nhiệt và ô nhiễm biển. Con người sửa đổi các con sông bằng cách sử dụng thao tác kênh trực tiếp. Chúng tôi xây dựng các đập và hồ chứa nước và điều khiển hướng của các con sông và đường dẫn nước. Các con đập có thể tạo ra các hồ chứa và năng lượng thủy điện một cách hữu ích. Tuy nhiên, các hồ chứa và đập có thể tác động tiêu cực đến môi trường và động vật hoang dã. Các con đập ngăn chặn sự di cư của cá và sự di chuyển của các sinh vật ở hạ nguồn. Đô thị hóa ảnh hưởng đến môi trường vì phá rừng và thay đổi mực nước hồ, điều kiện nước ngầm, v.v. Phá rừng và đô thị hóa song hành với nhau. Phá rừng có thể gây ra lũ lụt, giảm dòng chảy và thay đổi thảm thực vật ven sông. Thảm thực vật thay đổi xảy ra do khi cây cối không được cung cấp đủ nước, chúng bắt đầu xấu đi, dẫn đến nguồn cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã trong khu vực bị giảm sút. Khí quyển, khí hậu và thời tiết. Bầu khí quyển của Trái Đất đóng vai trò là nhân tố quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái hành tinh. Lớp khí mỏng bao quanh Trái Đất được giữ cố định bởi lực hấp dẫn của hành tinh. Không khí khô bao gồm 78% nitơ, 21% oxy, 1% argon và các khí trơ khác, và carbon dioxide. Các khí còn lại thường được gọi là khí vết. Bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính như carbon dioxide, methane, nitrous oxide và ozon. Không khí đã được lọc bao gồm một lượng nhỏ của nhiều hợp chất hóa học khác. Không khí cũng chứa một lượng hơi nước thay đổi và huyền phù của các giọt nước và các tinh thể băng được xem như những đám mây. Nhiều chất tự nhiên có thể tồn tại với lượng nhỏ trong mẫu không khí chưa được lọc, bao gồm bụi, phấn hoa và bào tử, nước biển phun, tro núi lửa và thiên thạch. Công nghiệp khác nhau gây ô nhiễm cũng có thể có mặt, chẳng hạn như clo (tiểu học hoặc trong các hợp chất), flo hợp chất, nguyên tố thủy ngân, và lưu huỳnh hợp chất như lưu huỳnh dioxide (SO2). Tầng ôzôn của bầu khí quyển Trái Đất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm lượng bức xạ cực tím (UV) chiếu tới bề mặt. Vì DNA dễ bị tia UV làm hỏng, điều này giúp bảo vệ sự sống trên bề mặt. Bầu khí quyển cũng giữ nhiệt vào ban đêm, do đó làm giảm nhiệt độ hàng ngày. Các lớp của khí quyển. Các lớp chính. Bầu khí quyển của Trái Đất có thể được chia thành năm lớp chính. Các lớp này chủ yếu được xác định bởi nhiệt độ tăng hay giảm theo độ cao. Từ cao nhất đến thấp nhất, các lớp này là: Các lớp khác. Trong năm lớp chính được xác định bởi nhiệt độ, có một số lớp được xác định bởi các đặc tính khác. Ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu. Các mối nguy hiểm của sự nóng lên toàn cầu đang ngày càng được nghiên cứu bởi một nhóm các nhà khoa học toàn cầu. Các nhà khoa học này ngày càng lo ngại về những tác động lâu dài có thể xảy ra của sự nóng lên toàn cầu đối với môi trường tự nhiên và hành tinh của chúng ta. Quan tâm đặc biệt là cách biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra, hoặc phiên bản nhân tạo của khí nhà kính, đáng chú ý nhất carbon dioxide, có thể hoạt động tương tác, và có ảnh hưởng bất lợi trên hành tinh, môi trường tự nhiên của nó và sự tồn tại của con người. Rõ ràng là hành tinh đang ấm lên và nóng lên nhanh chóng. Điều này là do hiệu ứng nhà kính, gây ra bởi các khí nhà kính, giữ nhiệt bên trong bầu khí quyển của Trái Đất vì cấu trúc phân tử phức tạp hơn của chúng cho phép chúng dao động và lần lượt giữ nhiệt và giải phóng nó trở lại Trái Đất. Sự nóng lên này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của các môi trường sống tự nhiên, từ đó dẫn đến giảm số lượng động vật hoang dã. Báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (nhóm các nhà khoa học khí hậu hàng đầu trên thế giới) kết luận rằng Trái Đất sẽ ấm lên ở bất cứ nơi nào từ 2,7 đến gần 11 độ F (1,5 đến 6 độ C) trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2100. Các nỗ lực ngày càng tập trung vào việc giảm thiểu các khí nhà kính gây ra những thay đổi về khí hậu, vào việc phát triển các chiến lược thích ứng với sự nóng lên toàn cầu, để hỗ trợ con người, các loài động thực vật khác, các hệ sinh thái, các khu vực và quốc gia trong việc điều chỉnh các tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một số ví dụ về sự hợp tác gần đây để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu bao gồm: Một thách thức sâu sắc đáng kể là xác định các động lực môi trường tự nhiên trái ngược với những thay đổi môi trường không nằm trong các phương sai tự nhiên. Một giải pháp phổ biến là điều chỉnh một chế độ xem tĩnh bỏ qua các phương sai tự nhiên để tồn tại. Về mặt phương pháp, quan điểm này có thể được bảo vệ khi xem xét các quá trình thay đổi chậm và chuỗi thời gian ngắn, trong khi vấn đề xuất hiện khi các quá trình nhanh trở thành yếu tố cần thiết trong đối tượng nghiên cứu. Khí hậu. Khí hậu xem xét các số liệu thống kê về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, gió, lượng mưa, số lượng hạt khí quyển và các yếu tố khí tượng khác trong một khu vực nhất định trong thời gian dài. Mặt khác, [ cần dẫn nguồn ] Thời tiết là điều kiện hiện tại của những yếu tố tương tự trong khoảng thời gian lên đến hai tuần. Khí hậu có thể được phân loại theo phạm vi trung bình và điển hình của các biến số khác nhau, phổ biến nhất là nhiệt độ và lượng mưa. Sơ đồ phân loại được sử dụng phổ biến nhất là sơ đồ do Wladimir Köppen phát triển ban đầu. Hệ thống Thornthwaite, sử dụng từ năm 1948, sử dụng sự thoát hơi nước cũng như thông tin về nhiệt độ và lượng mưa để nghiên cứu sự đa dạng của các loài động vật và các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu. Thời tiết. Thời tiết là một tập hợp tất cả các hiện tượng xảy ra trong một khu vực khí quyển nhất định tại một thời điểm nhất định. Hầu hết các hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng đối lưu, ngay dưới tầng bình lưu. Nói chung, thời tiết đề cập đến nhiệt độ hàng ngày và hoạt động lượng mưa, trong khi khí hậu là thuật ngữ chỉ các điều kiện khí quyển trung bình trong khoảng thời gian dài hơn. Khi sử dụng mà không cần trình độ, "thời tiết" được hiểu là thời tiết của Trái Đất. Thời tiết xảy ra do sự khác biệt về mật độ (nhiệt độ và độ ẩm) giữa nơi này và nơi khác. Những khác biệt này có thể xảy ra do góc mặt trời tại bất kỳ điểm cụ thể nào, thay đổi theo vĩ độ so với vùng nhiệt đới. Sự tương phản nhiệt độ mạnh mẽ giữa không khí vùng cực và nhiệt đới làm phát sinh dòng phản lực. Các hệ thống thời tiết ở vĩ độ trung bình, chẳng hạn như xoáy thuận ngoại nhiệt đới, là do sự không ổn định của dòng phản lực. Vì trục của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó, nên ánh sáng Mặt trời chiếu tới ở các góc khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm. Trên bề mặt Trái Đất, nhiệt độ thường dao động trong khoảng ± 40 °C (100  °F đến −40 °F) hàng năm. Trải qua hàng nghìn năm, những thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất đã ảnh hưởng đến lượng và sự phân bố năng lượng Mặt trời mà Trái Đất nhận được và ảnh hưởng đến khí hậu lâu dài Sự chênh lệch nhiệt độ bề mặt lần lượt gây ra chênh lệch áp suất. Độ cao cao hơn mát hơn độ cao thấp hơn do sự khác biệt về nhiệt nén. Dự báo thời tiết là ứng dụng của khoa học và công nghệ để dự đoán trạng thái của khí quyển trong một thời gian tương lai và một địa điểm nhất định. Bầu khí quyển là một hệ thống hỗn loạn, và những thay đổi nhỏ đối với một phần của hệ thống có thể phát triển để tạo ra những ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống. Những nỗ lực của con người để kiểm soát thời tiết đã xảy ra trong suốt lịch sử loài người, và có bằng chứng cho thấy hoạt động của con người văn minh như nông nghiệp và công nghiệp đã vô tình sửa đổi các kiểu thời tiết. Sự sống. Các bằng chứng cho thấy sự sống trên Trái Đất đã tồn tại khoảng 3,7 tỷ năm. Tất cả các dạng sống đã biết đều có chung các cơ chế phân tử cơ bản, và dựa trên những quan sát này, các lý thuyết về nguồn gốc của sự sống cố gắng tìm ra cơ chế giải thích sự hình thành của một sinh vật đơn bào nguyên thủy mà từ đó mọi sự sống đều bắt nguồn. Có nhiều giả thuyết khác nhau liên quan đến con đường có thể được lấy từ các phân tử hữu cơ đơn giản thông qua đời sống tiền tế bào đến tế bào nguyên mẫu và trao đổi chất. Mặc dù không có sự thống nhất chung nào về định nghĩa sự sống, nhưng các nhà khoa học thường chấp nhận rằng biểu hiện sinh học của sự sống được đặc trưng bởi tổ chức, sự trao đổi chất, sự tăng trưởng, sự thích nghi, sự đáp ứng với các kích thích và sự sinh sản. Sự sống cũng có thể được nói đơn giản là trạng thái đặc trưng của các sinh vật. Trong sinh học, khoa học về sinh vật sống, "sự sống" là điều kiện phân biệt sinh vật hoạt động với vật chất vô cơ, bao gồm khả năng phát triển, hoạt động chức năng và sự thay đổi liên tục trước khi chết. Có thể tìm thấy nhiều loại sinh vật sống (dạng sống) khác nhau trong sinh quyển trên Trái Đất và các đặc tính chung của các sinh vật này — thực vật, động vật, nấm, sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn cổ và vi khuẩn — là một dạng tế bào carbon — và nước với tổ chức phức tạp và thông tin di truyền di truyền. Các sinh vật sống trải qua quá trình trao đổi chất, duy trì cân bằng nội môi, có khả năng phát triển, phản ứng với kích thích, sinh sản và thông qua chọn lọc tự nhiên, thích nghi với môi trường của chúng ở các thế hệ kế tiếp. Các sinh vật sống phức tạp hơn có thể giao tiếp thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Hệ sinh thái. Hệ sinh thái (còn gọi là môi trường) là một đơn vị tự nhiên bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và vi sinh vật (nhân tố sinh học) trong một khu vực cùng hoạt động với tất cả các nhân tố phi vật lý (phi sinh học) của môi trường. Trọng tâm của khái niệm hệ sinh thái là ý tưởng cho rằng các sinh vật sống liên tục tham gia vào một tập hợp các mối quan hệ có liên quan chặt chẽ với nhau với mọi yếu tố khác cấu thành môi trường mà chúng tồn tại. Eugene Odum, một trong những người sáng lập ra khoa học sinh thái, đã tuyên bố: "Bất kỳ đơn vị nào bao gồm tất cả các sinh vật (tức là:" quần xã ") trong một khu vực nhất định tương tác với môi trường vật chất để một dòng năng lượng dẫn đến rõ ràng cấu trúc dinh dưỡng xác định, đa dạng sinh vật và chu trình vật chất (nghĩa là: trao đổi vật chất giữa các bộ phận sống và không sống) trong hệ thống là một hệ sinh thái. " Sau đó, khái niệm hệ sinh thái con người là có căn cứ trong giải cấu trúc của con người / tính chất phân đôi, và tiền đề nổi rằng tất cả các loài được tích hợp sinh thái với nhau, cũng như với các thành phần phi sinh của sinh cảnh. Một số lượng lớn hơn hoặc đa dạng các loài hoặc đa dạng sinh học của hệ sinh thái có thể góp phần vào khả năng phục hồi cao hơn của hệ sinh thái, bởi vì có nhiều loài hơn có mặt tại một địa điểm để phản ứng với sự thay đổi và do đó "hấp thụ" hoặc giảm tác động của nó. Điều này làm giảm tác dụng trước khi cấu trúc của hệ sinh thái bị thay đổi cơ bản sang một trạng thái khác. Đây không phải là trường hợp phổ biến và không có mối quan hệ nào được chứng minh giữa tính đa dạng loài của hệ sinh thái và khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở mức độ bền vững. Thuật ngữ hệ sinh thái cũng có thể liên quan đến môi trường do con người tạo ra, chẳng hạn như hệ sinh thái của con người và hệ sinh thái do con người tác động, và có thể mô tả bất kỳ tình huống nào có mối quan hệ giữa sinh vật sống và môi trường của chúng. Ngày nay có ít khu vực hơn trên bề mặt Trái Đất tồn tại mà không có sự tiếp xúc của con người, mặc dù một số khu vực hoang dã thực sự vẫn tiếp tục tồn tại mà không có bất kỳ hình thức can thiệp nào của con người. Quần xã sinh vật. Quần xã sinh vật tương tự về mặt thuật ngữ với khái niệm hệ sinh thái, là các khu vực được xác định về mặt khí hậu và địa lý của các điều kiện khí hậu tương tự về mặt sinh thái trên Trái Đất, chẳng hạn như quần xã thực vật, động vật và sinh vật đất, thường được gọi là hệ sinh thái. Quần xã sinh vật được xác định trên cơ sở các yếu tố như cấu trúc thực vật (chẳng hạn như cây cối, bụi rậm và cỏ), loại lá (như lá rộng và lá kim), khoảng cách giữa các cây (rừng, rừng, xavan) và khí hậu. Không giống như các khu sinh thái, quần xã sinh vật không được xác định bởi các điểm tương đồng về di truyền, phân loại hoặc lịch sử. Quần xã sinh vật thường được xác định với các kiểu diễn thế sinh thái đặc biệt và thảm thực vật đỉnh cao. Các chu trình sinh địa hóa. Các chu trình sinh địa hóa toàn cầu rất quan trọng đối với sự sống, đặc biệt là các chu trình của nước, oxy, carbon, nitơ và phosphor. Hoang dã. Vùng hoang dã thường được định nghĩa là một môi trường tự nhiên trên Trái Đất chưa bị biến đổi đáng kể bởi hoạt động của con người. Tổ chức WILD đi vào chi tiết hơn, định nghĩa vùng hoang dã là: "Các khu vực tự nhiên hoang dã nguyên vẹn nhất, không bị xáo trộn còn sót lại trên hành tinh của chúng ta - những nơi thực sự hoang dã cuối cùng mà con người không kiểm soát và chưa phát triển bằng đường xá, đường ống hoặc cơ sở hạ tầng công nghiệp khác." Các khu vực hoang dã và công viên được bảo vệ được coi là quan trọng đối với sự tồn tại của một số loài, nghiên cứu sinh thái, bảo tồn, cô độc và giải trí. Sự hoang dã có giá trị sâu sắc vì các lý do văn hóa, tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ. Một số tác giả về thiên nhiên tin rằng các khu vực hoang dã rất quan trọng đối với tinh thần và sự sáng tạo của con người. Từ, "hoang dã", bắt nguồn từ khái niệm hoang dã; nói cách khác mà con người không thể kiểm soát được. Từ nguyên của từ này là từ tiếng Anh "cổ wildeornes", lần lượt bắt nguồn từ "wildeor" có nghĩa là "con thú" hoang dã (wild + deor = thú, hươu). Theo quan điểm này, chính sự hoang sơ của một nơi đã khiến nó trở thành một vùng đất hoang vu. Sự hiện diện hoặc hoạt động đơn thuần của con người không làm cho một khu vực trở thành "vùng hoang dã". Nhiều hệ sinh thái đang, hoặc đã từng là nơi sinh sống hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người vẫn có thể được coi là "hoang dã". Cách nhìn về vùng hoang dã này bao gồm các khu vực trong đó các quá trình tự nhiên hoạt động mà không có sự can thiệp của con người. Động vật hoang dã bao gồm tất cả các loài thực vật, động vật và các sinh vật khác chưa được thuần hóa. Việc thuần hóa các loài động thực vật hoang dã vì lợi ích của con người đã diễn ra nhiều lần trên khắp hành tinh, và có tác động lớn đến môi trường, cả tích cực và tiêu cực. Động vật hoang dã có thể được tìm thấy trong tất cả các hệ sinh thái. Các sa mạc, rừng mưa, đồng bằng và các khu vực khác — kể cả các khu đô thị phát triển nhất — tất cả đều có các dạng động vật hoang dã riêng biệt. Trong khi thuật ngữ trong văn hóa đại chúng thường dùng để chỉ những loài động vật không bị tác động bởi các yếu tố văn minh của con người, thì hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý rằng động vật hoang dã trên khắp thế giới (hiện nay) đang bị tác động bởi các hoạt động của con người. Thách thức. Chính sự hiểu biết chung về "môi trường tự nhiên" là nền tảng của chủ nghĩa môi trường - một phong trào chính trị, xã hội và triết học rộng rãi ủng hộ các hành động và chính sách khác nhau nhằm bảo vệ những gì thiên nhiên còn lại trong môi trường tự nhiên, hoặc khôi phục hoặc mở rộng vai trò của tự nhiên trong việc này Môi trường. Trong khi thiên nhiên "hoang dã" thực sự ngày càng hiếm, thiên nhiên "hoang dã" (ví dụ như rừng không có người quản lý, đồng cỏ hoang, động vật hoang dã, hoa dại) có thể được tìm thấy ở nhiều địa điểm trước đây con người sinh sống. Các mục tiêu vì lợi ích của con người và các hệ thống tự nhiên, thường được các nhà khoa học môi trường và các nhà môi trường thể hiện bao gồm: Sự chỉ trích. Trong một số nền văn hóa, thuật ngữ môi trường là vô nghĩa bởi vì không có sự tách biệt giữa con người và những gì họ coi là thế giới tự nhiên, hoặc môi trường xung quanh họ. Cụ thể là ở Hoa Kỳ và các nước Ả Rập, nhiều nền văn hóa bản địa không công nhận "môi trường", hoặc xem mình là những người bảo vệ môi trường. Liên kết mở rộng. ·        Bài viết liên quan về Môi trường tại Wikimedia Commons. ·        UNEP- Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc. ·        BBC- Khoa học và Tự nhiên. ·        Science.gov- Môi trường & Chất lượng Môi trường.
1
null
Lịch sử. Nạn châu chấu thường xảy ra ở các nước châu Phi nhưng tại Madagascar năm 2013 là tai họa nặng nề nhất trong hơn nửa thế kỷ. Từ cuối năm 2012 vùng Tây Phi báo động vì sự xuất hiện của hàng đàn châu chấu sa mạc. Bắt đầu sinh sôi nảy nở từ Tchad, Mali, Niger những đàn châu chấu bay tới những nước Bắc Phi. Đúng vào ngày Chủ Nhật Lễ Lá vào tháng 3 năm 2013, như chuyện của thời Kinh Thánh 2.000 năm trước, hàng triệu con châu chấu từ Sudan, Ai Cập tràn qua Israel và Palestine. Madagascar là một nước rất nghèo, 90% trong dân số 22 triệu sống ở mức dưới $2 một ngày, tính đến năm 2013. Kiểm soát dịch hại. Ngày 26 tháng 3 năm 2013, Cơ quan Lương Nông quốc tế (FAO) đưa ra báo động về tình trạng trầm trọng của nạn châu chấu ở Madagascar và cho biết cần nhiều triệu dollar cho công cuộc cứu đói. Hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa quốc gia này. Hàng đàn châu chấu bay như những đám mây, đáp xuống đâu ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. FAO dự đoán nạn châu chấu sẽ gây thiếu lương thực và đói cho 60% dân chúng Madagascar với 2/3 mùa màng bị tiêu hủy, và cho đến tháng 9 cần phải có $41.5 triệu cho công cuộc cứu trợ khẩn cấp. Theo tài liệu của FAO, châu chấu mỗi ngày có thể bay xa tới 50 dặm và các đàn châu chấu trải ra trên mỗi dặm vuông khoảng 200 triệu con, đồng thời tiếp tục sinh đẻ và nở ra những con nhỏ. Một tấn châu chấu - chỉ là phần rất nhỏ trong một đàn - mỗi ngày tiêu thụ hay phá hoại một lượng lương thực cần dùng của 2.500 người. Tuy nhiên nhiều dân tộc, kể cả dân Do Thái, cũng ăn châu chấu và coi là một món thực phẩm hợp khẩu vị. Ông Alexandre Huynh, nhân viên FAO làm việc tại thủ đô Antananarivo, Madagascar, nói rằng ở đâu cũng thấy châu chấu, lái xe đi hàng dặm vẫn chưa ra khỏi một đàn châu chấu và chúng bám lên kính xe không còn nhìn thấy đường. Theo lời ông: "Ngoài lương thực và phẩm vật cứu trợ, FAO cần có $22 triệu từ nay đến tháng 6 để mở chiến dịch rộng lớn phun thuốc trừ sâu".
1
null
Hội nghị Hòa bình Paris diễn ra năm 1919 là cuộc gặp mặt của các nước thắng trận sau chiến tranh thế giới thứ nhất để thiết lập các điều khoản hòa bình cho các nước bại trận tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn ký năm 1918. Hội nghị được tổ chức ở Paris có sự tham dự của những nhà ngoại giao thuộc hơn 32 quốc gia và dân tộc. Họ đã gặp nhau, thảo luận các lựa chọn khác nhau và phát triển hàng loạt các hiệp ước cho thế giới thời hậu chiến. Những hiệp ước này đã làm thay đổi bản đồ châu Âu với những quốc gia và đường biên giới mới. Các lãnh thổ của các nước bại trận thuộc Liên minh Trung tâm tại châu Phi, Đông Nam Á và Thái Bình Dương bị phân chia hoặc ủy thác cho các đế quốc thực dân thắng trận. Hội nghị hòa bình Paris cũng dẫn đến sự ra đời của Hội Quốc Liên. Giữ vai trò trung tâm hội nghị là các nhà lãnh đạo của bốn cường quốc: Tổng thống Woodrow Wilson của Hoa Kỳ, Thủ tướng David Lloyd George của Anh, George Clemenceau của Pháp và Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý (ít quan trọng nhất trong bốn người); Orlando cuối cùng đã rút khỏi hội nghị và không đóng một vai trò gì trong việc xây dựng dự thảo cuối cùng cho Hiệp ước Versailles. Nước Đức và nước Nga Xô viết không được mời tới hội nghị nhưng rất nhiều quốc gia khác đã cử phái đoàn tham gia. Những vị vua, thủ tướng, và ngoại trưởng cùng với các đoàn cố vấn của họ đã tiếp xúc gần gũi với các nhà báo và những nhà vận động hành lang vì hàng trăm lý do khác nhau, từ độc lập cho các nước ở Nam Kavkaz cho đến bình đẳng chủng tộc.
1
null
HMS "Fortune" (H70) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Sau các hoạt động ban đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, bao gồm việc đánh chìm một tàu ngầm U-boat Đức vào năm 1939, nó được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Canada và hoạt động như một chiếc thuộc lớp "River" dưới tên gọi HMCS "Saskatchewan" (H70) từ năm 1944 đến năm 1946. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Fortune" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn vào ngày 25 tháng 7 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng John Brown Shipbuilding & Engineering Company Ltd. ở Clydebank; được hạ thủy vào ngày 29 tháng 8 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 27 tháng 4 năm 1935. HMS "Fortune". Vào ngày 20 tháng 9 năm 1939, đang khi tuần tra về phía Bắc khu vực tiếp cận phía Tây, "Fortune" cùng với tàu chị em được ghi nhận đã đánh chìm tàu ngầm U-boat Đức "U-27". Trong mùa Xuân tiếp theo, đang khi hộ tống các đơn vị thuộc Hạm đội Nhà về phía Tây Bắc Shetlands, "Fortune" được ghi công đã đánh chìm tàu ngầm "U-44", cho dù các nghiên cứu sau này cho biết chiếc tàu ngầm bị đắm do đi vào bãi mìn do các tàu khu trục Anh khác rải vào đêm 13 tháng 3 năm 1940. Đến tháng 4, nó hộ tống các tàu sân bay và khi những chiếc này hỗ trợ trên không cho cuộc triệt thoái lực lượng Anh khỏi Åndalsnes và Namsos trong Chiến dịch Na Uy. Vào tháng 9 năm 1940, "Fortune" tham gia Chiến dịch Menace hộ tống cho Lực lượng M trong kế hoạch đổ bộ lực lượng Pháp Tự do lên Dakar, một căn cứ quan trọng tại Tây Phi còn do phe Vichy Pháp chiếm giữ. Vào ngày 24 tháng 9, trong cuộc bắn phá xuống Dakar, nó đã đánh chìm tàu ngầm "Ajax" của phe Vichy, nhưng cứu vớt được 76 người sống sót. Đến tháng 5 năm 1941, nó bị hư hại do không kích ngoài khơi Algérie; sau khi được sửa chữa tạm thời tại Gibraltar trước khi quay trở về Anh, nó được sửa chữa triệt để tại xưởng tàu Chatham. Công việc chỉ hoàn tất vào tháng 2 năm 1942, khi nó tham gia vào các đoàn tàu vận tải Malta. Sau đó nó gia nhập Hạm đội Đông. Vào tháng 1 năm 1943, "Fortune" được tái trang bị tại một xưởng tàu tư nhân tại Anh sau khi có thỏa thuận chuyển giao nó cho Hải quân Hoàng gia Canada. HMCS "Saskatchewan". Nó được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Hoàng gia vào ngày 31 tháng 5 năm 1943 để chuyển cho Canada, và được nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Canada cùng ngày hôm đó dưới tên gọi HMCS "Saskatchewan" (H70). Công việc bàn giao chính thức hoàn tất vào tháng 6 năm 1943, và đến tháng 7, HMCS "Saskatchewan" gia nhập Đội hộ tống Canada 3 và được đặt làm soái hạm của đội. Nó tiếp tục nhiệm vụ này cho đến hết năm 1943. Từ ngày 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 1944, nó được bố trí cùng Đội hộ tống làm nhiệm vụ chống tàu ngầm hỗ trợ cho Chiến dịch Overlord. "Saskatchewan" được cho xuất biên chế khỏi Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 28 tháng 1 năm 1946. Di sản. Chiếc chuông của HMCS "Saskatchewan" hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quân sự Vancouver Island ở Nanaimo British Columbia.
1
null
Gary Leonard Oldman (sinh 21 tháng 3 năm 1958) là một diễn viên và nhà làm phim người Anh. Được biết đến với sự linh hoạt và phong cách diễn xuất mãnh liệt, ông đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau, bao gồm một giải thưởng Viện hàn lâm, một giải Quả cầu vàng và ba giải thưởng Điện ảnh Viện hàn lâm Anh. Các bộ phim của ông đã thu về hơn 11 tỷ đô la trên toàn thế giới, khiến ông trở thành một trong những diễn viên có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Oldman bắt đầu tham gia diễn xuất ở nhà hát vào năm 1979 và có bộ phim đầu tay trong "Remembrance" (1982). Anh tiếp tục theo đuổi sự nghiệp sân khấu tại Tòa án Hoàng gia London và là thành viên của Công ty Royal Shakespeare, với các tác phẩm như "Cabaret", "Romeo and Juliet", "Entertaining Mr Sloane", "Saved", "The Country Wife" và "Hamlet". Anh trở nên nổi tiếng trong phim Anh với các vai diễn Sid Vicious trong "Sid and Nancy" (1986), Joe Orton trong "Prick Up Your Ears" (1987) và Rosencrantz trong "Rosencrantz & Guildenstern Are Dead" (1990), đồng thời thu hút sự chú ý với vai thủ lĩnh của một băng nhóm côn đồ bóng đá trong bộ phim truyền hình "The Firm" (1989). Được coi là thành viên của "Brit Pack", ông đạt được sự công nhận lớn hơn với tư cách là một tay xã hội đen ở New York trong "State of Grace" (1990), Lee Harvey Oswald trong "JFK" (1991) và Bá tước Dracula trong "Bram Stoker's Dracula" (1992). Oldman đã thể hiện những nhân vật phản diện trong các bộ phim như "True Romance" (1993), "The Fifth Element" (1997), "Air Force One" (1997) và "The Contender" (2000); đặc vụ tham nhũng Norman Stansfield của DEA, người mà anh đóng trong "Léon: The Professional" (1994), được gọi là một trong những nhân vật phản diện hay nhất của điện ảnh. Ông cũng đóng vai Ludwig van Beethoven trong "Immortal Beloved" (1994) và sau đó xuất hiện trong các vai nhượng quyền thương mại như Sirius Black trong loạt phim "Harry Potter", James Gordon trong "The Dark Knight Trilogy" (2005–2012) và một nhà lãnh đạo con người, Dreyfus trong "Dawn of the Planet of the Apes" (2014). Ông đã giành được Giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn Winston Churchill trong "Darkest Hour" (2017) và được đề cử cho vai diễn George Smiley trong "Tinker Tailor Soldier Spy" (2011) và Herman J. Mankiewicz trong "Mank" (2020). Oldman là nhà sản xuất điều hành của các bộ phim như "The Contender" , "Plunkett & Macleane" (1999) và "Nil by Mouth" (1997), những bộ phim sau này do ông viết kịch bản và đạo diễn. Anh đã góp mặt trong các chương trình truyền hình như "Slow Horses", "Fallen Angels", "Tracey Takes On..." and "Friends", lồng tiếng cho Ignitius và Viktor Reznov lần lượt trong các trò chơi điện tử "The Legend of Spyro" và "Call of Duty" , và xuất hiện trong các video âm nhạc của David Bowie, Guns N 'Roses và Annie Lennox. Tuổi thơ. Oldman sinh ra tại New Cross, London, con trai của Kathleen (họ Cheriton; sinh ngày 28 tháng 11 năm 1919), là nội trợ, và Leonard Bertram Oldman (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1921 – mất tháng 10 năm 1985), là thủy thủ và cũng là thợ hàn. Ông đã một lần nói rằng bố ông Leonard là một người nghiện rượu và bỏ đi khi Oldman mới 11 tuổi. Oldman theo học trường West Greenwich ở Deptford và bỏ học ở tuổi 16 để làm việc trong một cửa hàng bán đồ thể thao. Ông là nghệ sĩ piano khi còn nhỏ, và sau đó là ca sĩ, nhưng đã từ bỏ ca nhạc để theo đuổi nghiệp diễn sau khi xem diễn xuất của Malcolm McDowel trong bộ phim năm 1971 "The Raging Moon". Trong một buổi phỏng vấn năm 1995 với Charlie Rose, Oldman nói: "Một điều gì đó ở Malcolm đã ảnh hưởng đến tôi và tôi nói, mình cũng muốn làm điều đó'."
1
null
Thanh quản là cơ quan trong cổ của lưỡng cư, bò sát và thú. Thanh quản tham gia vào quá trình hít thở, tạo tiếng kêu/giọng nói và bảo vệ khỏi việc hít phải thức ăn vào phổi. Nó là một phần của hệ hô hấp nối yết hầu với khí quản trong phần trước của cổ. Vị trí giải phẫu. Ở người lớn, thanh quản ở vị trí của đốt sống C3-C6. Ở trẻ em, thanh quản bắt đầu ở vị trí đốt sống C2–C3. Cấu tạo. Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng các khớp, các màng, các dây chằng và các cơ. Trong đó có 2 dây thanh âm sẽ rung chuyển và phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua. Bên trong, thanh quản được phủ bởi niêm mạc liên tục với niêm mạc hầu, niêm mạc khí quản và tạo nên các xoang cộng hưởng âm thanh. Khàn tiếng. Bị khàn tiếng thường do vì viêm thanh quản, tình trạng sưng thanh quản từ kích thích, lạm dụng hoặc nhiễm trùng. Bên trong thanh quản là dây thanh - hai nếp gấp của niêm mạc bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh mở và đóng êm, tạo thành âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng trong viêm thanh quản, dây thanh bị sưng. Điều này gây ra biến dạng của các âm thanh bởi không khí đi qua chúng. Kết quả là, giọng nói âm thanh khàn. Trong một số trường hợp viêm thanh quản, giọng nói có thể trở thành gần như không phát hiện được (mất tiếng). Viêm thanh quản có thể ngắn ngủi (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính). Viêm thanh quản cấp tính. Triệu chứng. Khàn tiếng. Giọng yếu hoặc mất giọng nói. Cảm giác buồn cổ họng. Đau họng. Khô họng. Ho khan. Điều trị. Hầu hết các trường hợp viêm thanh quản cấp tính sẽ tự lành, nhưng cần nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng. Nên đi bác sĩ, nếu khàn tiếng kéo dài hơn hai tuần. Viêm thanh quản mạn tính. Viêm thanh quản kéo dài hơn ba tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Đây là loại viêm thanh quản thường được gây ra bởi chất kích thích theo thời gian. Viêm thanh quản mạn tính có thể gây ra căng dây thanh âm và thương tích hoặc tăng trưởng trên các dây thanh âm (khối u hay bướu). Nguyên nhân. Ít phổ biến hơn: Điều trị. Phương pháp điều trị viêm thanh quản mạn tính là nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như chứng ợ nóng, hút thuốc hoặc sử dụng quá nhiều rượu. Thuốc được sử dụng trong một số trường hợp bao gồm: Thuốc kháng sinh Trong hầu hết các trường hợp viêm thanh quản, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bất kỳ bởi vì nguyên nhân là do virus. Nhưng nếu có một nhiễm trùng do vi khuẩn - một nguyên nhân hiếm gặp của viêm thanh quản - bác sĩ có thể khuyên nên thuốc kháng sinh. Corticosteroid: Đôi khi, corticoid có thể giúp giảm viêm dây thanh âm. Tuy nhiên, điều trị này chỉ được sử dụng khi có một nhu cầu cấp thiết để điều trị viêm thanh quản - ví dụ, khi cần sử dụng giọng nói để hát hoặc đưa ra một bài trình bày, bài phát biểu hoặc bằng miệng, hoặc trong một số trường hợp khi trẻ đã viêm thanh quản kết hợp.
1
null
Tuyến là một cơ quan trong cơ thể động vật giúp tổng hợp những chất để giải phóng như hormone hoặc sữa, thường vào trong dòng máu (tuyến nội tiết) hoặc vào những chỗ hở trong cơ thể hoặc bề mặt ngoài của nó (tuyến ngoại tiết). Chức năng. Dựa theo chức năng, các tuyến có thể chia thành hai loại: Các tuyến nội tiết. Tuyến nội tiết là những tuyến tiết ra các chất lưu thông qua dòng máu, tiết thẳng vào máu do đó không có hệ thống ống dẫn. Các tuyến ngoại tiết. Tuyến ngoại tiết (exocrine gland) là những tuyến tiết các sản phẩm của nó qua một hệ thống ống dẫn từ cơ quan sản xuất lên bề mặt. Tuyến ngoại tiết còn giữ liên lạc với biểu mô phủ tại xuất nguồn của tuyến; sự liên lạc này thể hiện dưới dạng ống bài xuất có cấu tạo bởi các tế bào biểu mô phủ, có tính năng bài xuất chất tiết của tuyến ra ngoài. Dựa vào "cơ chế bài tiết" có thể chia thành 3 nhóm chính: Dựa vào sản phẩm của các tuyến ngoại tiết có thể phân chia thành 3 nhóm sau:
1
null
Cá nheo khổng lồ hồ Biwa, tên khoa học Silurus biwaensis, còn gọi là Biwako-o'namazu ("ビワコオオナマズ", Nhật Bản) là loài cá da trơn ăn thịt lớn nhất đặc hữu của hồ Biwa ở Nhật Bản. Mô tả. Loài này là trực quan tương tự như cá nheo châu Âu. Chúng có một cơ thể hình trụ thon dài và có thể lên tới chiều dài 1,18 m (3 ft 10 in) và câu nặng khoảng 17 kg (37 lb). Phần trên của cơ thể là màu xám tối trong khi thân dưới màu nhạt, trắng. Những dịp hiếm hoi, Cá nheo khổng lồ hồ Biwa có thể đạt đến độ dài lên đến dài 8 feet, và nặng hơn 300 kg. Vòng đời. S. biwaensis là loài cá săn mồi lớn nhất trong hồ Biwa. Sử dụng phương pháp đo từ xa các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải thích hành vi di trú của chúng. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng các tiểu quần thể hầu như không kết hợp với nhau. Mối quan hệ với con người. Một số ngư dân cho rằng cá da trơn thay đổi hành vi của chúng và trở nên rất tích cực khi một trận động đất sắp xảy ra. Trong thần thoại Nhật Bản, cá da trơn khổng lồ có tên Namazu gây ra những trận động đất nó di chuyển bên dưới bề mặt trái đất.
1
null
Toà thẩm giáo (chữ Latin: "Inquisition") là tổ chức chống lại những thành phần được cho là dị giáo của Giáo hội Công giáo, trước đây cũng gọi là "Thánh thẩm". Cuộc thẩm giáo khởi đầu ở Pháp để đánh các dị giáo, từ thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 15 hết thảy gọi là Thẩm giáo Trung cổ. Tra tấn và bạo lực được dùng để ép nhận lỗi. Từ thập kỷ 1250 về sau thì các thẩm giáo thường là thành viên của Dòng Đa Minh thay vì thầy tu địa phương. Trong khoảng từ hậu kỳ Trung cổ đến đầu thời Phục hưng, Tòa thẩm giáo mở rộng đến những nước châu Âu khác vừa đáp lại cuộc Cải chính Tin Lành vừa hưởng ứng cuộc Phục hưng Công giáo. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nảy ra các toà thẩm giáo chuyên bức bách những người Do Thái bị ép bỏ đi đạo Do Thái cùng những tín đồ Công giáo từng theo Hồi giáo, nghi ngờ đã ngầm trở về đạo trước đây. Hai nhóm đều đông người ở Bán đảo Iberia hơn những vùng miền khác của châu Âu. Bấy giờ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không chỉ thẩm giáo ở châu Âu mà còn trên khắp các thuộc địa ở châu Phi, châu Á, và châu Mỹ, tạo thành các toà ở Ấn Độ thuộc Bồ, Peru, và Mê-hi-cô. Đầu thế kỷ 19 Tòa thẩm giáo bị bỏ đi ở châu Âu sau Chiến tranh Napoléon và ở châu Mỹ sau các cuộc chiến tranh độc lập chống Tây Ban Nha, nhưng tiếp tục tồn tại trong Giáo triều La Mã của Giáo hội Quốc. Năm 1908 lấy tên Thánh bộ, năm 1965 trở thành Bộ Giáo lý Đức tin. Mục đích. Toà thẩm giáo thông thường chỉ tố giác "tà thuyết" của những tín đồ Công giáo và không có quyền xét xử người Moor và người Do Thái. Phần lớn các bản án phạt sám hối như đeo thánh giá may trên áo, đi hành hương và v.v. Nếu bị khép tội tà giáo chẳng hối lỗi thì pháp luật yêu cầu toà thẩm giáo giao phạm nhân cho toà án nhà nước xử phạt. Tuy hình phạt tuỳ theo luật lệ địa phương, song bản án của những tội phản giáo bao gồm thiêu sống và thường thì bị đày đi xa hoặc bỏ tù chung thân. Sau vài năm, tù nhân thường được giảm án. Vì thế nên các thẩm giáo tuy không tự mình phán quyết nhưng vẫn biết số phận của bất cứ bị kết án ở toà. Trong quyển "Sổ tay thẩm giáo" có viết mục đích của hình phạt: ... "hình phạt chính nó không chủ yếu để cải tạo người bị phạt, nhưng để phục vụ lợi ích chung bằng cách làm những người khác kinh sợ mà buông những tà ác mà họ sẽ gây nên". Nguồn gốc. Trước năm 1100 Giáo hội Công giáo thường dùng cấm lệnh hay nhà tù trừ bỏ tà đạo, nhưng không tra tấn và hiếm khi giết ai. Mặc dầu một vài tu sĩ và nhà thần học phản đối, ít nhiều nước vẫn phạt chết tội tà giáo. Cuối thế kỷ 12 phái dị đạo Cathar nổi lên. Giáo hội ra lệnh thành lập các toà thẩm giáo. Năm 1184 toà thứ nhất được tạm lập ở Languedoc tại miền nam nước Pháp. Năm 1229 thành lập lâu dài, phần lớn do Dòng Đa Minh quản lý ở La Mã, sau đó thì ở Carcassonne tại Languedoc. Ngoài ra vụ giết sứ giả Pierre de Castelnau của Giáo hoàng Innocent vào năm 1208 châm ngòi cuộc Thánh chiến Cathar 20 năm. Kết quả là các tín đồ dị giáo bị tố cáo thường xuyên hơn. Thẩm giáo Trung cổ. Thuật ngữ "Thẩm giáo Trung cổ" trỏ những toà dị giáo thành lập vào khoảng năm 1184 chống lại các phong trào đại chúng trên khắp châu Âu mà Giáo hội xem là bội giáo hay tà đạo, đặc biệt phái Cathar ở miền nam nước Pháp và phái Waldo ở miền nam nước Pháp và miền bắc nước Ý. Cơ sở pháp luật của một số hoạt động thẩm giáo được Giáo hoàng Innôcentê IV cấp vào năm 1252. Toà thẩm giáo được tra tấn trong một vài trường hợp để bắt những tín đồ dị giáo nhận tội, nhưng Nicholas Eymerich là thẩm giáo đã viết quyển "Sổ tay thẩm giáo" phản đối rằng: "tra tấn chẳng những sai lệch mà còn vô ích vậy". Năm 1256 thẩm giáo được miễn tội tra tấn. Thế kỷ 13 Giáo hoàng Grêgôriô IX giao lại nhiệm vụ thẩm giáo cho Dòng Đa Minh và Dòng Phan Sinh. Cuối thời Trung cổ chỉ còn Anh và Castile là hai nước lớn ở phương Tây không có toà thẩm giáo. Hầu hết các thẩm giáo là tu sĩ chuyên dạy luật hay thần học trong trường đại học, xét xử cùng các giám mục và các "trợ thẩm giáo" là chức vị giống như bồi thẩm do tu sĩ giữ. Thủ tục hỏi tra của Toà phỏng theo thủ tục của các toà án Cổ La Mã. Sau năm 1200 mỗi Toà do một Đại thẩm giáo cầm đầu đến giữa thế kỷ 19. Lịch sử. Phe Tin Lành và phe Công giáo tranh chấp nhau càng gay gắt, tín đồ Tin Lành càng sợ Toà thẩm giáo, còn tín đồ Công giáo thì xem là bờ lũy cần thiết để ngăn các tà đạo lây lan. Áp chế phù thủy. Ở châu Âu trước Kitô giáo phần nhiều dân chúng tin vào phù thủy và đàn áp những người bị tố giác là "phù thủy", lòng tin này có thể nhận rõ trong luật lệ bấy giờ. Đầu thời Trung cổ Giáo hội bắt đầu dạy rằng phù thủy yêu pháp không tồn tại và lên án là mê tín, khiến cho những luật lệ này bị bỏ đi ở nhiều nơi và chấm dứt tập quán săn phù thủy. Song niềm tin vẫn còn rễ trong dân gian. 1.300 năm đầu của kỷ nguyên Kitô giáo thường không có phù thủy bị lên án và đàn áp một cách hung bạo. Người dân thường xuyên vừa chúc tụng, vừa niệm chú, vừa cầu nguyện vị thánh bảo hộ để tránh bão, bảo vệ gia súc hay đảm bảo mùa màng được bội thu. Đêm hạ chí đốt lửa trại để đánh lệch thiên tai hay ảnh hưởng của thần tiên, ma quỷ và phù thủy. Thực vật được xem là có hiệu quả chữa bệnh, thường được thu hoạch trong điều kiện nhất định. Hắc thuật bị xử lý bằng sự nhận tội, hối lỗi và việc từ thiện. Theo giáo luật Ailan thoạt đầu bất cứ ai thi hành yêu thuật đều bị tuyệt thông đến khi hội đủ các hành vi sám hối thỏa đáng. Năm 1258 Giáo hoàng Alexanđê IV ra lệnh rằng các thẩm giáo chỉ nên dự vào những vụ tà đạo có cơ sở rõ ràng. Từ cuối thời Trung cổ đến thời Phục hưng việc đàn áp phù thủy đại khái trở nên dữ dội hơn, có lẽ một phần do những biến động bấy giờ như Cái chết Đen, Chiến tranh Trăm năm, và thời kỳ băng hà nhỏ bị vu cho phù thủy. Một số sử gia thấy cuộc Cải chính Tin Lành nổi lên cùng lúc mà biện luận là tục săn phù thủy ở châu Âu chịu ảnh hưởng của đạo Tin Lành. Toà thẩm giáo Tây Ban Nha. Cuối thời Trung Cổ cả Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha phần lớn đều là các vùng nhiều văn hóa tràn đầy chất Hồi giáo và đạo Do Thái. Tân chính quyền Kitô giáo không thể coi như tất cả thần dân sẽ đột nhiên cải đạo thành tín đồ Công giáo lâu dài, nên Toà thẩm giáo ở Iberia, León, Castilla và Aragón không những có động cơ tôn giáo mà còn theo đuổi mục đích chính trị xã hội. Cuối thế kỷ 14 ở một số vùng của Tây Ban Nha có làn sóng bạo lực chống Do Thái. Tháng 6 năm 1391 ở thành phố Seville hàng trăm người Do Thái bị giết, nhà thờ Do Thái bị phá hủy  Số người thiệt mạng ở những thành phố khác như Córdoba, Valencia và Barcelona cũng cao. Không lâu sau đó hàng nghìn tín đồ Do Thái may còn sống cải đạo. Giáo luật đương thời của Giáo hội không cho phép ép rửa tội và bất cứ ai bị buộc đều có thể trở lại đạo Do Thái, song chỉ khi có đánh đập thì mới được phép; bị dọa chết hay thương nặng mà đi rửa tội vẫn được xem là tự nguyện, và do đó bị cấm quay lại đạo Do Thái. Sau các vụ bạo động thì nhiều người "cảm thấy giữ đạo mới an toàn hơn". Sau năm 1391 một nhóm xã hội mới xuất hiện gọi là "conversos" hay "tân đạo nhân". Năm 1478 Toà thẩm giáo Tây Ban Nha được thành lập. Trái ngược với các toà thẩm giáo trước đó ở chỗ hoạt động hoàn toàn dưới quyền của triều đình — mặc dầu nhân viên thuộc giới giáo sĩ với dòng tu — và không chịu lệnh của Toà Thánh. Thẩm quyền của Toà bao gồm đại lục Tây Ban Nha và tất cả các thuộc địa lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Bắc Trung Nam Mỹ. Mục tiêu chính là những tín đồ bị ép bỏ Hồi giáo hay Do Thái giáo và ở lại Tây Ban Nha sau khi Hồi giáo mất chính quyền, bị nghi là hoặc vẫn theo đạo cũ hoặc đã hoàn đạo. Năm 1492 tất cả mọi tín đồ đạo Do Thái đều bị Tây Ban Nha trục xuất, còn những người cải đạo thì bị thuộc thẩm quyền của Toà thẩm giáo. Thuộc địa hải ngoại. Ở châu Mỹ ba toà thẩm giáo được thành lập vào năm 1569, một ở Mexico, một ở Cartagena de Indias và một ở Peru. Toà Mexico quản hạt Mexico, Nueva Galicia, Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha và các toà án phúc thẩm của Guatemala. Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha. Năm 1536 Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha được chính thức thành lập. Năm 1515 vị vua của Bồ Đào Nha đã xin Giáo hoàng Lêô X cho thiết lập Toà thẩm giáo, nhưng chỉ sau khi ông qua đời vào năm 1521 thì Giáo hoàng Phaolô III mới đồng ý. Đứng đầu Toà là "Tổng thẩm giáo" ("Grande Inquisidor"). Các tín đồ Do Thái là mục tiêu chủ yếu của cuộc thẩm giáo, bị ép theo Kitô giáo. Xưa bị Tây Ban Nha trục xuất vào năm 1492, nay đã đến Bồ Đào Nha nhưng sau cùng vẫn phải ra toà thẩm giáo. Năm 1540 Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha mở lễ hành đạo ("auto-da-fé") đầu tiên, là phiên kết án và xử tử công khai. Các thẩm giáo chủ yếu tập trung vào những tân tín đồ Kitô giáo gốc Do Thái. Toà thẩm giáo bắt đầu xét xử những vụ ngoài Bồ Đào Nha ở các thuộc địa, bao gồm Brazil, Cape Verde và Goa. Tại thuộc địa tiếp tục hoạt động như toà án tôn giáo, điều tra xét xử các vụ vi phạm Công giáo chính thống đến năm 1821. Sau này thẩm quyền của Toà được mở rộng đến các vụ kiểm duyệt, bói toán, phù thủy và trùng hôn. Tuy lúc đầu chuyên xử lý lĩnh vực tôn giáo song Toà thẩm giáo ảnh hưởng hầu hết mọi khía cạnh của Bồ Đào Nha: chính trị, văn hóa, xã hội. Từ năm 1540 đến năm 1794 các toà thẩm giáo ở Lisboa, Porto, Coimbra và Évora chịu trách nhiệm hoả thiêu 1.175 người, thiêu hình nộm 633 người khác và làm 29.590 người sám hối. Một số tài liệu đã mất nên có thể hơi bỏ sót hoạt động thẩm giáo. Thuộc địa hải ngoại. Năm 1560 Toà thẩm giáo Goa được linh mục Dòng Tên Francis Xavier thành lập từ Malacca, ban đầu vì những tín đồ Kitô giáo ở cả Malacca lẫn Goa đều trở về đạo Do Thái. Những tín đồ từng theo Ấn Độ giáo hay Hồi giáo cũng bị nhắm tới, ngờ là đã quay về đạo cũ. Ngoài ra còn khởi tố những tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo do cử hành các nghi thức tôn giáo hay cản trở việc truyền đạo của Bồ Đào Nha. Toà thẩm giáo La Mã. Giữa cuộc Cải chính Tin Lành giới Công giáo dễ hay ngờ vực có tà đạo trong bất cứ ý tưởng mới nào, ngay chủ nghĩa nhân văn Phục hưng mà trước đây được nhiều nhân vật đứng đầu trong Giáo hội ủng hộ mạnh mẽ. Việc diệt rễ những tín đồ tà giáo trở nên rộng lớn và rắc rối hơn nhiều do Giáo hội không còn có thể trực tiếp chi phối chính trị và tư pháp của những nước Tin Lành, đặc biệt ở Bắc Âu. Vậy công cụ chiến tranh, thảm sát, tuyên truyền truyền đạo đóng vai trò lớn hơn và Toà thẩm giáo mất đi ít nhiều tầm quan trọng. Năm 1542 Thánh bộ Thẩm giáo được Giáo hoàng Phaolô III thành lập làm cơ quan thường trực bao gồm hồng y và các quan chức khác, phụ trách duy trì bảo vệ sự toàn vẹn của đức tin, đồng thời kiểm tra tố cáo những sai sót và những lời dạy sai lầm; Thánh bộ trở thành cơ quan giám sát các Toà thẩm giáo địa phương. Năm 1633 Toà thẩm giáo La Mã xét xử bị cáo nổi tiếng nhất: nhà thiên văn học Galileo Galilei. Hình phạt sám hối và bản án của những bị cáo nhận lỗi hay bị khép tội tuyên cùng nhau trong buổi lễ công khai vào cuối phiên toà, là "auto-da-fé" tức lễ hành đạo. Sám hối có thể bao gồm cuộc hành hương, cuộc đòn roi công cộng, khoản tiền phạt, hay yêu cầu đeo thánh giá. Chữ "X" màu đỏ hay những màu sáng khác may vào áo ngoài đánh dấu những người đang bị điều tra. Trong những vụ nặng hình phạt là tịch thu tài sản hay tù giam, dẫn đến trường hợp tố oan để cướp của cải những người có thu nhập cao, đặc biệt là tín đồ gốc Do Thái. Sau khi Pháp xâm lược Giáo hội Quốc vào năm 1798 thì tân chính quyền gửi 3.000 hòm rương chứa hơn 100.000 tài liệu của Toà thẩm giáo đến Pháp. Kết thúc. Trên toàn châu Mỹ gốc Tây Ban Nha Toà thẩm giáo bị bỏ đi từ năm 1813 đến năm 1825 lúc các thuộc địa đánh để giành độc lập. Ở Venezia Napoléon ra lệnh bỏ Toà thẩm giáo vào năm 1806. Ở Bồ Đào Nha "Đại quốc hội lập hiến đặc biệt" cho bỏ toà thẩm giáo vào năm 1821 sau cuộc Cách mạng Tự do năm 1820. Ở Tây Ban Nha buổi hành quyết cuối cùng của Toà thẩm giáo là vào năm 1826: giáo viên Cayetano Ripoll bị thắt cổ chết vì cố ý giảng dạy thần giáo tự nhiên trong trường. Năm 1834 các hoạt động của Toà thẩm giáo cuối cùng bị cấm. Sau khi Giáo hoàng nắm lại chính quyền trong Giáo hội Quốc vào năm 1814 thì hoạt động của Toà thẩm giáo tiếp tục đến giữa thế kỷ 19, đặc biệt là trong vụ Mortara được công khai rộng rãi. Năm 1908 Thánh bộ đổi tên thành "Thánh bộ Toà thánh", năm 1965 lấy tên "Bộ Giáo lý Đức tin" giữ nguyên đến ngày nay. Số liệu. Từ thế kỷ 19 sử gia dần dần gom lại số liệu thống kê rút ra từ những hồ sơ toà còn sót lại mà ước tính bằng cách điều chỉnh số vụ được ghi lại theo tỷ lệ thất thoát tài liệu trung bình của mỗi khoảng thời gian. Hồ sơ của Toà thẩm giáo Tây Ban Nha liệt kê 44.674 vụ, có 826 vụ hành quyết trực tiếp và 778 vụ hành quyết bằng hình nộm, tức hình nộm rơm được đốt thay cho người. William Monter ước tính có 1.000 vụ hành quyết trong khoảng thời gian 1530–1630 và 250 vụ từ năm 1630 đến năm 1730. Hồ sơ của toà Toledo ghi 12.000 bị cáo ra xét xử. Trước năm 1530, Henry Kamen ước tính có khoảng 2.000 vụ hành quyết của các toà của Tây Ban Nha. Giáo sư lịch sử Phục hưng kiêm chuyên gia về Toà thẩm giáo người Ý Carlo Ginzburg ngờ việc dùng số liệu thống kê để xem xét thời kỳ này, nói rằng "trong nhiều trường hợp hoặc chúng tôi không có bằng chứng, hoặc bằng chứng đã mất".
1
null
Leicester City Football Club là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đặt trụ sở tại sân vận động King Power (trước đó được gọi là sân Walkers) ở Leicester, East Midlands, Anh . Câu lạc bộ được thành lập năm 1884 với tên gọi Leicester Fosse, chơi trên sân vận động gần Fosse Road. Họ chuyển đến Filbert Street năm 1891 và chơi bóng ở đó 111 năm, trước khi tiếp tục di chuyển đến sân vận động Walkers ở gần đó năm 2002. Sân vận động này sau đó đổi tên thành King Power Stadium sau khi đổi chủ vào năm 2011. Đội vô địch giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2015-16 (sớm hai vòng đấu), lần đầu tiên trong lịch sử 132 năm. Đây là bất ngờ lớn trong lịch sử thể thao, rất nhiều nhà cái cá cược đã phải trả số tiền cược lớn nhất trong lịch sử cá cược thể thao từ trước tới nay. Trước đó thứ hạng cao nhất đội đạt được là á quân giải Division One mùa bóng 1928-29. Nhưng sau đó chỉ 7 năm, từ 1 nhà vô địch, Leicester phải xuống hạng Championship. Hàng loạt các cầu thủ có ý định ra đi và nếu điều đó thành sự thật thì đây là cơn ác mộng với Leicester, nhà vô địch đầy bất ngờ. Màu áo và huy hiệu của câu lạc bộ. Màu áo sân nhà của đội bóng là màu xanh hoàng gia và trắng, hai màu này được dùng xuyên suốt lịch sử CLB trong trang phục của họ. Logo nhà tài trợ đầu tiên xuất hiện trên áo là của Ind Coope năm 1983. Nhà sản xuất thức ăn nhanh nước Anh Walkers Crisps gắn bó rất lâu với CLB khi tài trợ đội bóng từ năm 1987 đến năm 2001. Hình ảnh chú cáo được kết hợp vào huy hiệu lần đầu tiên vào năm 1948, bởi vùng Leicestershire nổi tiếng về cáo và săn bắt cáo. Đó chính là nguồn gốc của biệt danh "The Foxes". Linh vật của đội bóng là một nhân vật có tên là "Filbert Fox". Ngoài ra cũng có các linh vật phụ khác như "Vickie Vixen" và "Cousin Dennis". Huy hiệu hiện tại được sử dụng từ năm 1992 đến nay. Vào mùa giải 2009-10, kỉ niệm 125 năm thành lập đội bóng thì áo sân nhà không in logo nhà tài trợ và xuất hiện huy hiệu mới có dòng chữ "125 Years" bên dưới. Huy hiệu đã có một chút thay đổi, đó là chú cáo có một phần màu trắng ở dưới phần mũi và vòng tròn xung quanh cũng được thay đổi. Những đội bóng kình địch. Fan hâm mộ Leicester cho rằng Nottingham Forest là kình địch lớn nhất của họ. Kình địch thứ hai là Derby County khi cả hai cùng góp mặt trong trận derby vùng East Midlands. Mặc dù ở vùng West Midlands nhưng Coventry City vẫn là kình địch của đội bóng trong suốt nhiều năm qua, tuy chỉ cách nhau 24 dặm. Trận đấu giữa hai đội được biết như trận "Derby M69", trong đó M69 là tên con đường nối giữa hai thành phố với nhau. Danh hiệu. Đội bóng đã 1 lần vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, 1 lần vô địch Cúp FA, 3 lần vô địch Cúp Liên đoàn bóng đá Anh và 2 lần vô địch Siêu cúp nước Anh. Họ chỉ vắng mặt khỏi top 2 giải đấu cao nhất nước Anh vào mùa giải 2008-09. Thông tin thêm. Không ai tin rằng đội bóng có thể vô địch giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2015-16. Nhà cái William Hill ra tỷ lệ 5000/1 (đặt 1 ăn 5000) cho khả năng vô địch của Leicester hồi đầu mùa 2015-16. Tính khả thi của nó tương đương với: Elvis Presley còn sống, tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của Người tuyết hoặc quái vật hồ Loch Ness, Barack Obama sẽ đầu quân cho đội cricket Anh khi không làm tổng thống Hoa Kỳ, Kim Kardashian được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020. Điều này khiến cho William Hill lỗ hơn 10 triệu bảng trên toàn lãnh thổ Vương quốc Anh vì chức vô địch của Leicester mà William Hill sẽ không bao giờ ra kèo nào có tỷ lệ cao hơn 1000/1 nữa.  Thị trưởng thành phố Leicester - Peter Soulsby cho biết tên các cầu thủ Leicester cũng như huấn luyện viên Claudio Ranieri sẽ được đặt tên đường.
1
null
José Paulo Bezerra Maciel Júnior, thường được biết đến với tên Paulinho, (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Brasil hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Corinthians. Anh từng thi đấu quốc tế cho đội tuyển quốc gia Brasil từ năm 2011 đến năm 2018. Paulinho là một tiền vệ toàn diện, với tốc độ và khả năng đoán hướng bóng cực tốt, bao phủ một khoảng không gian lớn và tham gia vào cả phòng ngự lẫn tấn công, có băng lên phía trước để ghi bàn và cũng có thể lùi về phía sau để phòng thủ. Sự nghiệp câu lạc bộ. Bắt đầu chơi bóng. Anh bắt đầu sự nghiệp của mình với câu lạc bộ Pão de Açúcar,gia nhập đội trẻ của câu lạc bộ vào năm 2003.Sau khi không lọt vào đội hình chính thức,Paulinho gia nhập câu lạc bộ ở Lithuanian FC Vilnius vào năm 2006.Anh chơi tốt trong hai mùa giải đầu tiên,ghi được 5 bàn thắng trong 37 lần ra sân,nhưng kết thúc mùa giải 2007,FC Vilnius bị chuyển xuống giải hạng hai và Paulinho rời câu lạc bộ chuyển tới Ba Lan, ký hợp đồng với câu lạc bộ ŁKS Łódź.Chơi một mùa giải ở Ba Lan,nơi anh có 16 trận ra sân,anh trở lại Brazil và chơi cho câu lạc bộ khởi nghiệp của mình Pão de Açúcar vào mùa hè năm 2008. Sau một mùa giải thành công,anh chuyển tới câu lạc bộ ở Serie B Bragantino vào năm 2009. Corinthians. Năm 2009,trong lúc đang chơi cho Bragantino,anh được sự chú ý của câu lạc bộ nhà giàu Sport Club Corinthians Paulista ở São Paulo,và đã được cho mượn tới câu lạc bộ.Bàn thắng đầu tiên của anh đến vào ngày 30 tháng 5 năm 2010, vào sân từ ghế dự bị để ghi bàn ấn định tỉ số 4–2 trước đại kình địch Santos.Anh là một nhân tố quan trọng giúp cho câu lạc bộ vô địch Brasileirão 2011 và chiếc cúp quốc gia Brazil 2012.Trên đường tới trận chung kết cúp quốc gia,Paulinho ghi bàn thắng duy nhất trong trận tứ kết với Vasco da Gama,vào phút thứ 87 đưa Corinthians tới bán kết. Ngày 10 tháng 12 năm 2012,Paulinho lập một cú đúp trong trận thắng 5–1 trước Coritiba vào vòng 35 của giải quốc nội. Ngày 16 tháng 12,anh cùng Corinthians vô địch FIFA Club World Cup 2012 ở Yokohama,Nhật Bản với chiến thắng 1-0 trước câu lạc bộ vô địch châu Âu Chelsea. Tottenham Hotspur. Ngày 7 tháng 7 năm 2013,anh gia nhập câu lạc bộ Tottenham Hotspur ở Premier League với mức phí chuyển nhượng 17,5 triệu £,trở thành cầu thủ đắt giá nhất câu lạc bộ lúc bấy giờ.Sau đó,mức phí này đã bị phá vỡ bởi Roberto Soldado và Erik Lamela. Anh có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 18 tháng 8 trong trận thắng 1-0 trước câu lạc bộ Crystal Palace,trở thành cầu thủ xuất sắc nhất trận.Ngày 22 tháng 8,anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận thắng 5-0 trước Dinamo Tbilisi trong khuôn khổ vòng sơ loại Europa League. Bàn thắng đầu tiên của anh đến trong trận đấu thuộc khuôn khổ Premier League, ghi bàn ấn định tỉ số 1-0 trước Cardiff City. Sự nghiệp quốc tế. Anh có trận đấu đầu tiên cho Seleção vào ngày 14 tháng 9 năm 2011,trong trận hòa không bàn thắng với đại kình địch Argentina. Bàn thắng của anh đến trong trận đấu với chính Argentina một năm sau vào ngày 20 tháng 9 năm 2012, khi anh ghi bàn gỡ hòa 1-1 rồi sau đó chiến thắng 3-1. Cúp Liên đoàn các châu lục 2013. Anh được chọn bởi huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari cho đội hình 23 cầu thủ Brazil tham dự Cúp Liên đoàn các châu lục 2013 diễn ra trên sân nhà. Và trong trận đấu cuối cùng của vòng loại gặp Anh trên sân Maracanã, Paulinho có cú volley sau quả tạt của Lucas Moura để cân bằng tỉ số 2–2. Trận đấu đầu tiên của vòng bảng vào ngày 15 tháng 6 với Nhật Bản, Paulinho ghi bàn thắng thứ hai của Brazil trong chiến thắng 3–0. Trận bán kết với Uruguay vào ngày 26 tháng 6, Paulinho ghi bàn ấn định tỉ số ở phút thứ 86 giúp Brazil thắng 2–1 đầy nghẹt thở và tiến vào trận chung kết. Trận chung kết gặp Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha, anh ghi bàn thắng thứ hai giúp Brazil đánh bại đội đương kim vô địch thế giới và châu Âu 3-0. Kết thúc giải đấu, Paulinho nhận danh hiệu quả bóng đồng, giải thưởng dành cho cầu thủ xuất sắc thứ ba giải đấu. Sau Confed Cup anh nhận được nhiều lời đề nghị từ các đội bóng lớn hàng đầu châu Âu, tuy nhiên anh quyết định chọn Tottenham Hotspur. World Cup 2014. Anh được huấn luyện viên Luiz Felipe Scolari triệu tập vào danh sách 23 cầu thủ tham dự World Cup 2014 tổ chức tại quê nhà Brasil. Tại giải đấu này, anh không ghi được bàn thắng nào nhưng đã có những pha kiến tạo thành bàn để giúp Brasil góp mặt ở vòng bán kết sau 12 năm chờ đợi kể từ World Cup 2002. Ở vòng bán kết, vũ công Samba đã phải nhận thất bại nặng nề 1-7 trước những cỗ xe tăng (đội sau đó đăng quang), đẩy Brasil xuống chơi ở trận tranh hạng ba với và thua chung cuộc 0-3, kết thúc giải ở vị trí thứ tư và cá nhân Paulinho không để lại ấn tượng gì. World Cup 2018. Anh tiếp tục được huấn luyện viên Tite triệu tập tham dự World Cup 2018 trên đất Nga. Tại giải đấu này, anh chỉ có một bàn thắng trong trận thắng 2-0 trước . Đội tuyển Brasil sau đó lọt vào tứ kết và thua chung cuộc 1-2 trước .
1
null
A.F.C. Bournemouth là một đội bóng đá chuyên nghiệp đang thi đấu tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Đội bóng thi đấu trên sân Vitality ở Kings Park, Boscombe, Bournemouth, Dorset. Câu lạc bộ được thành lập năm 1899 với cái tên Boscombe, đến năm 1971 thì đổi thành Bournemouth. Với biệt danh "The Cherries", đội bóng theo truyền thống thi đấu với chiếc áo đỏ với tay áo trắng cho đến năm 1971, sau đó chuyển thành áo sọc đỏ đen, giống A.C. Milan. Chiếc áo với phần lớn là màu đỏ được sử dụng vào mùa giải 2004–05 và 2005–06 trước khi chuyển về màu áo sọc ở mùa 2006–07 theo yêu cầu của người hâm mộ.
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Watford (Tiếng Anh: Watford Football Club, Watford F.C. hay Watford) là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Anh đặt trụ sở tại Hertfordshire, Anh. Đội bóng còn được biết đến với biệt danh the Hornets the deer. Thành lập năm 1881 với tên Watford Rovers, Câu lạc bộ tham gia FA Cup lần đầu tiên năm 1886, và giải Southern League một thập kỉ sau đó. Sau khi kết thúc mùa 1914-15 với chức vô địch giải Southern League dưới sự dẫn dắt của Harry Kent, Watford gia nhập giải Football League (năm 1920). Giai đoạn đầu mới thành lập, câu lạc bộ phải thi đấu ở nhiều địa điểm khác nhau trước khi chuyển đến trụ sở lâu dài tại Vicarage Road vào năm 1922; nơi này ngày nay vẫn là đại bản doanh của câu lạc bộ. Phần lớn thời gian 50 năm sau đó, Watford chơi ở các hạng đấu thấp của Football League; trong giai đoạn này, câu lạc bộ cũng nhiều lần thay đổi thiết kế và màu sắc trang phục thi đấu. Watford có thời kỳ được dẫn dắt bởi huấn luyện viên tương lai của tuyển Anh Graham Taylor; chính ông là người đã đưa Watford lên một tầm cao mới. Trong nhiệm kỳ đầu của mình (từ năm 1977 đến năm 1987), Taylor giúp Watford từ một câu lạc bộ thi đấu ở giải hạng 4 (Fourth Division) lên chơi giải hạng Nhất (First Division) và giành được một số thành tích nhất định: Á Quân giải hạng nhất mùa 1982-83, được thi đấu Cúp UEFA mùa 1983-84, vào đến chung kết Cúp FA năm 1984.Jones 1996, p. 275. Giai đoạn 10 năm sau đó (1987-1997), Watford trở nên sa sút trước khi Taylor trở lại làm huấn luyện viên trưởng. Ông lại góp công dẫn dắt câu lạc bộ từ một đội bóng hạng Hai (Second Division) lên chơi giải bóng đá chuyên nghiệp Premier League. Mùa giải 2013-2014, Watford thi đấu tại Giải vô địch bóng đá Anh – giải đấu cao thứ hai của bóng đá Anh. Watford hiện đang thuộc sở hữu của Gia đình Pozzo; đây cũng là chủ nhân của các câu lạc bộ Udinese Calcio ở Ý, Granada CFở Tây Ban Nha. Elton John, chủ sở hữu câu lạc bộ trong cả hai giai đoạn thành công dưới thời Graham Taylor, cùng với ông này, là những chủ tịch danh dự của câu lạc bộ. Năm 2015, Watford đoạt quyền lên hạng sau khi giành vị trí á quân tại Giải Hạng Nhất (mất ngôi đầu vào tay AFC Bournemouth ở vòng cuối). Họ sẽ chơi ở Giải Ngoại hạng từ mùa giải sau Lịch sử. Những mùa giải đầu tiên. Watford Rovers được thành lập năm 1881 bởi Henry Groverand, người tiếp tục chơi cho câu lạc bộ ở vị trí hậu vệ. Rovers ban đầu chỉ toàn các cầu thủ nghiệp dư, tổ chức những trận sân nhà tại một vài địa điểm của thị trấn Watford. Đội bóng lần đầu tiên thi đấu tại cúp FA trong mùa 1886-87, và năm 1989 Watford đoạt cúp County Cup lần đầu tiên. Đội đã trở thành một phần bóng đá của những câu lạc bộ thể thao Tây Hertfordshire và sau đó chuyển đến một vùng đất trên đường Cassio. Sau khi đổi tên là Tây Hertfordshire năm 1893, Rovers gia nhập Southern Football League năm 1986, và bắt đầu trả lương những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp năm 1987. Tây Hertfordshire sáp nhập với kình địch cùng địa phương Watford St Mary năm 1898; đội sau khi sáp nhập được đặt tên là câu lạc bộ bóng đá Watford. Sau khi bị rớt xuống giải Southern League Second Division (giải Hạng hai miền nam) năm 1903, Watford bổ nhiệm huấn luyện viên trưởng đầu tiên của đội - cựu vua phá lưới giải Hạng nhất và tuyển thủ Anh John Goodall. Ông là người dẫn dắt Watford thăng hạng và giữ đội bóng ở trong giải đấu đến khi ông ra đi năm 1910. Mặc dù có những hạn chế về tài chính, Watford vẫn đoạt danh hiệu Southern League trong mùa 1914-15 dưới thời người kế nhiệm Harry Kent. Watford giữ chức vô địch trong năm năm sau khi Southern League bị gián đoạn trong lúc diễn ra thế chiến thứ nhất - sau khi kết thúc mùa 1919-20 ở vị trí á quân trên bàn thắng trung bình, câu lạc bộ đã từ bỏ giải Southern League để gia nhập giải đấu mới Football League Third Division. Thời kì hậu chiến tranh. Khi bóng đá trở lại năm 1946 thì Watford vẫn nằm trong giải Third Division South (giải hạng ba phía Nam). Việc kết thúc ở vị trí 23 trong mùa 1950-51 nghĩa là câu lạc bộ phải áp dụng bỏ phiếu bầu vào giải đấu thêm một lần, song một lần nữa những đội bóng ở giải Hạng nhất và Hạng hai đều nhất trí bỏ phiếu cho Watford ở lại giải đấu. McBain trở lại năm 1956, và đội bóng ở lại giải đến năm 1958; giải được tái cấu trúc thành bốn hạng đấu vô địch quốc gia cho mùa 1958-59 và Watford được xếp ở giải hạng bốn. Ron Burgess thay thế McBain trong mùa giải đó, và nối tiếp là chiến dịch Burgess nắm quyền quảng bá giải bóng đá đầu tiên của Watford. Đội bóng này bao gồm vua phá lưới giải hạng Bốn Cliff Holton, người lập kỷ lục 42 bàn thắng tại giải đấu trong mùa đó. Holton được bán cho Northampton sau khi ghi 34 bàn thắng khác, làm số đông người hâm mộ rất giận dữ. Burgess được kế nhiệm bởi Bill McGarry, người mua những cầu thủ mới như Charlie Livesey và Ron Saunders, và mùa giải duy nhất tại câu lạc bộ của ông đã đưa đội bóng đến thứ hạng cao nhất họ từng có được: vị trí thứ ba tại giải Hạng ba. Thủ môn 18 tuổi người Bắc Ireland Pat Jennings cũng góp mặt dưới triều đại McGarry và có trận ra mắt quốc tế dù anh chỉ là một cầu thủ ở giải Hạng ba. Thời kì Elton John. Người hâm mộ Watford suốt đời là Elton John trở thành chủ tịch câu lạc bộ năm 1976. Ca sĩ này tuyên bố tham vọng sẽ đưa đội bóng tiến đến giải Hạng nhất và sa thải người kế nhiệm của Kirby là Mike Keen vào tháng 4 năm 1977. Khi Graham Taylor được bổ nhiệm thay thế Keen, câu lạc bộ vẫn đang ở giải Hạng bốn. Taylor đã có bước thăng tiến trong mùa giải đầu tiên của ông; Watford đoạt danh hiệu giải Hạng bốn, thiết lập kỷ lục nhiều chiến thắng nhất, ít trận thua nhất, nhiều bàn thắng nhất và ít bàn thủng lưới nhất trong giải đấu. Bước tiến đến giải Hạng hai diễn ra ở mùa kế tiếp 1978–79, và Ross Jenkins kết thúc mùa giải khi trở thành vua phá lưới của giải đấu với 29 bàn thắng. Watford củng cố vững chắc vị trí thứ 18 và 9 khi kết thúc hai mùa giải sau đó, đồng thời đảm bảo việc thăng hạng lên chơi tại giải Hạng nhất lần đầu tiên trong mùa 1981-82, kết thúc mùa ở vị trí á quân sau kình địch Luton Town. Watford bắt đầu mùa 1982-83 với bốn chiến thắng trong năm trận mở màn giải đấu; trong khoảng bảy năm, câu lạc bộ đã leo từ vị trí dưới đáy hạng đấu thấp nhất của The Football League lên vị trí đầu bảng của hạng đấu cao nhất. Watford không thể duy trì thách thức bảo vệ ngôi vương, nhưng cuối cùng kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai sau Liverpool, đảm bảo một tấm vé dự UEFA Cup ở mùa giải kế tiếp. Luther Blissett kết thúc mùa là vua phá lưới First Division, trước khi ký hợp đồng với câu lạc bộ Ý ở Serie A là Milan với giá 1 triệu £ vào cuối mùa giải đó. Sau đó họ tiến đến trận chung kết cúp FA 1984, nơi đội để thua trước Everton. Sau khi dẫn dắt Watford kết thúc ở vị trí thứ chín trong mùa 1986-87, Taylor đã rời câu lạc bộ để đến huấn luyện Aston Villa. Quản lý. Tình hình tài chính yếu kém của Watford lộ rõ vào mùa 2002-03 sau sự phá sản của ITV Digital. Câu lạc bộ đang đối mặt với việc quản lý, nhưng một thỏa thuận của cầu thủ và nhân viên khi hoãn lương 12% đã giúp cho dòng tiền mặt của đội, và việc tiến đến bán kết cúp FA cũng đem lại nguồn thu nhập quan trọng. Những khó khăn tài chính khiến một lượng lớn cầu thủ thanh lý hợp đồng mùa hè năm đó. Sau khi trụ vững trong mùa 2003-04, mùa giải tiếp theo khởi đầu thuận lợi với việc câu lạc bộ nằm ở nửa trên Championship vào cuối tháng 9. Tuy nhiên tình trạng nghèo nàn khiến câu lạc bộ rơi xuống đáy bảng xếp hạng. Mặc dù tiến tới trận bán kết League Cup, tình hình tài chính của Watford không được cải thiện làm Lewington bị sa thải vào tháng 3 năm 2005. Người kế nhiệm của ông là Aidy Boothroyd tiếp tục công việc đưa câu lạc bộ trụ lại tại Championship. Trở lại giải Ngoại hạng. Watford kết thúc ở vị trí thứ ba tại giải trong mùa giải trọn vẹn đầu tiên của Boothroyd và đánh bại Leeds United 3-0 trong trận play-off thăng hạng lên chơi ở Premier League. Nhưng đội bóng đã không có nổi một chiến thắng tại giải Ngoại hạng đến tháng 11, và Ashley Young bị bán cho Aston Villa với mức phí chuyển nhượng kỷ lục của câu lạc bộ 9.65 triệu £ vào tháng 1 năm 2007. Watford kết thúc ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn năm trận thắng nhưng tiến tới trận bán kết cúp FA. Boothroyd tiếp tục làm huấn luyện viên và chi tiêu khá nặng tay để mua cầu thủ, trong đó bao gồm mức phí kỷ lục 3.25 triệu £ của câu lạc bộ cho Nathan Ellington. Watford dẫn đầu Championship sớm với khoảng cách vài điểm trong mùa 2007-08 nhưng chỉ kết thúc ở vị trí thứ sáu; đội bóng của Boothroyd còn bị thua thảm hại 6-1 trước Hull City trong trận bán kết play-off. Boothroyd rời câu lạc bộ theo thỏa thuận chung sau ba tháng vào mùa 2008-09 khi Watford đứng ở vị trí thứ 21 trên bảng xếp hạng Championship. Thời kì gia đình Pozzo. Championship. Sau mùa giải 2012-13 thành công khi chứng kiến một giải đấu tốt nhất với 65 bàn ghi được, cuối cùng Watford kết thúc ở vị trí thứ ba tại Championship, suýt nữa bỏ lỡ cơ hội thăng hạng khi kém hai điểm sau Hull. Trong trận bán kết play-off thăng hạng, Watford bị Leicester City 1-0 ở lượt đi, nhưng thắng 3-1 trên sân nhà khi Troy Deeney lập công ở phút bù giờ cuối cùng sau khi Leicester bỏ lỡ trên chấm phạt đền để tiến đến trận chung kết. Watford bị Crystal Palace đánh bại 2-1 trong trận chung kết 1-0 bởi bàn thắng ở hiệp phụ của Kevin Phillips. Watford tiến vào mùa 2013-14 một cách tràn đầy tự tin. Họ bắt đầu mùa giải với những kết quả tích cực, bao gồm chiến thắng 6-1 trước Bournemouth và 5-1 trước Barnsley. Tuy nhiên phong độ của câu lạc bộ sớm giảm xuống và Watford đã vật lộn khi thua năm trận sân nhà liên tiếp. Chính phong độ túng thiếu này cuối cùng dẫn đến sự ra đi của Gianfranco Zola khỏi câu lạc bộ. Vào tháng 12 năm 2013, Watford bổ nhiệm Beppe Sannino làm huấn luyện viên trưởng mới và kết thúc mùa 2013-14 ở vị trí thứ 13. Premier League. Slaviša Jokanović rời Watford vào cuối bản hợp đồng một năm sau khi anh và câu lạc bộ không đạt được thỏa thuận gia hạn hợp đồng mới; thay thế ông là huấn luyện viên người Tây Ban Nha Quique Sánchez Flores. Trận đấu đầu tiên của Watford trong lần trở lại sân chơi giải Ngoại hạng là trận hòa 2-2 với Everton. Watford tiến tới trận bán kết cúp FA với bàn thắng tuyệt với của tiền vệ Adlène Guedioura. Lịch sử áo đấu. Màu áo thi đấu của Watford đã thay đổi đáng kể trong tiến trình lịch sử của câu lạc bộ. Mùa áo đặc trưng của Watford kết hợp khác nhau của các sọc màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng, trước khi một màu sắc mới là màu đen và trắng đã được thông qua cho mùa giải 1909-1910. Những màu sắc kể trên được giữ lại cho đến những năm 1920, khi câu lạc bộ giới thiệu một chiếc áo sơ mi màu xanh và quần màu trắng. Sau đó, có sự thay đổi về màu áo sơ mi vàng và quần ngắn màu đen trong mùa giải 1959-1960. Cho đến năm 1976, khi hai màu chủ đạo là màu đỏ và màu vàng được thống nhất lại thành màu vàng. Đó là màu sắc mà Câu lạc bộ vẫn tiếp tục sử dụng trong màu áo truyền thống vào thế kỷ 21. Sân vận động. Watford Rovers từng chơi tại một số sân vào cuối thế kỷ 19, bao gồm Cassiobury Park, Vicarage Meadow và Market Street, Watford. Năm 1890, đội bóng chuyển đến đường Cassio và ở đó trong 32 năm, trước khi chuyển đến sân vận động hiện tại của Watford ở gần đường Vicarage. Sân vận động mới ban đầu do Nhà máy bia Benskins sở hữu; câu lạc bộ thuê sân cho đến năm 2001 khi họ mua được toàn quyền sở hữu đất. Tuy nhiên tình hình tài chính của đội bóng trở nên tồi tệ sau thương vụ trên, và năm 2002 Watford bán sân với giá 6 triệu £ đi kèm với thỏa thuận Watford được phép mua lại sân vận động với giá 7 triệu £ trong tương lai. Watford đã nhận quyền lựa chọn năm 2004 khi sử dụng một chiến dịch ủng hộ và tài trợ của những người hâm mộ gọi là "Hãy mua lại sân Vic".
1
null
Tryptophan (IUPAC-IUBMB viết tắt: Trp hoặc W; IUPAC viết tắt: L-Trp hoặc D-Trp, bán dùng trong y tế như Tryptan) là một amino acid có công thức là C11H12N2O2, không có mùi và là một amino acid không thay thế được. Tryptophan chứa dị vòng indol. Trong hệ tiêu hoá tryptophan được tiêu hoá thành hai dị vòng là indol và xcatol. Phân lập. Sự phân lập của tryptophan lần đầu tiên được báo cáo bởi Frederick Hopkins vào năm 1901 thông qua quá trình thủy phân của casein. Từ 600 gram casein thô có được 4-8 gram tryptophan Sinh tổng hợp và sản xuất công nghiệp. Thực vật và vi sinh vật thường tổng hợp tryptophan từ acid shikimic hoặc anthranilate. Sau đó ngưng tụ với phosphoribosylpyrophosphate (PRPP), tạo ra pyrophosphate như một sản phẩm phụ. Sau khi mở vòng của phân nưa ribose và sau khử decarboxylation, sẽ sản xuất ra indole-3-glycerinephosphate, rồi chuyển thành indol. Sau cùng, synthase tryptophan xúc tác sự hình thành của tryptophan từ indole và các amino acid serine. Sản xuất công nghiệp của tryptophan cũng là sinh tổng hợp và được dựa trên quá trình lên men của serine và indole bằng cách sử dụng các vi khuẩn hoang dã hoặc biến đổi gen như B. amyloliquefaciens, B. subtilis, C. glutamicum hoặc E. coli. Các chủng mang đột biến hoặc ngăn chặn sự tái hấp thu các amino acid thơm. Việc chuyển đổi được xúc tác bởi các enzyme synthase tryptophan. Nguồn thực phẩm. Tryptophan là một thành phần có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm có protein. Nó đặc biệt phong phú trong sôcôla, yến mạch, chà là khô, sữa, sữa chua, pho mát, thịt đỏ, trứng, cá, gia cầm, mè, đậu xanh, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, tảo spirulina, chuối, và đậu phộng. Người ta tin rằng gà tây có một hàm lượng cao tryptophan, lượng tryptophan trong thịt gà tây điển hình plp cho hầu hết các gia cầm. Ngoài ra còn có một số quan điểm cho rằng protein thực vật thiếu tryptophan; trên thực tế, tryptophan có mặt với hàm lượng đáng kể ở hầu hết các protein thực vật, thậm chí một số thực vật còn phong phú tryptophan.
1
null
Flavonoid (hoặc bioflavonoid) (bắt nguồn từ Latin "flavus" nghĩa là "màu vàng", màu của flavonoid trong tự nhiên) là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật. Tuy nhiên một số flavonoid có màu xanh, tím đỏ và cũng có một số khác lại không có màu. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon có thể gây nhầm lẫn. Flavonoid được gọi là vitamin P (do tác dụng thẩm thấu vào thành mạch máu) từ giữa những năm 1930 đến những năm 50 đầu, nhưng thuật ngữ này đã lỗi thời và không còn được sử dụng. Theo danh pháp IUPAC, flavonoid có thể được chia thành: Thuật ngữ flavonoid và bioflavonoid do mô tả các hợp chất polyhydroxy polyphenol không chứa ketone không sát nghĩa nên được gọi một cách chuyên biệt hơn là flavanoids. Chức năng của flavonoid trong thực vật. Flavonoid phổ biến ở nhiều loại thực vật và có nhiều chức năng. Flavonoid là một sắc tố sinh học, sắc tố thực vật quan trọng tạo ra màu sắc của hoa, cụ thể giúp sản xuất sắc tố vàng, đỏ, xanh cho cánh hoa để thu hút nhiều động vật đến thụ phấn. Trong thực vật bậc cao, flavonoids tham gia vào lọc tia cực tím (UV), cộng sinh cố định đạm và sắc tố hoa. Flavonoids có thể hoạt động như một chất chuyển giao hóa học hoặc điều chỉnh sinh lý. Flavonoids cũng có thể hoạt động như các chất ức chế chu kỳ tế bào. Flavonoids được tiết ra bởi rễ các cây chủ để giúp vi khuẩn "Rhizobia" trong giai đoạn lây nhiễm của mối quan hệ cộng sinh với các cây họ đậu (legumes) như đậu cô ve, đậu hà lan, cỏ ba lá (clover), và đậu nành. Rhizobia sống trong đất có thể cảm nhận được chất flavonoid và tiết ra các chất tiếp nhận. Các chất này lần lượt được các cây chủ nhận biết và có thể dẫn đến sự biến dạng các rễ cũng như một số phản ứng của tế bào chẳng hạn như chất khử tạp chất ion và sự hình thành nốt sần ở rễ (root nodule). Ngoài ra, một số chất flavonoid có hoạt tính ức chế chống lại các sinh vật gây ra như bệnh ở thực vật như "Fusarium oxysporum". Phân nhóm. Hơn 5000 flavonoid tự nhiên được đặc trưng bởi nhiều loại thực vật khác nhau và được phân loại theo cấu trúc hóa học, và thường được chia thành các phân nhóm sau đây (tham khảo thêm ): Anthoxanthin. Anthoxanthin được chia ra thành hai nhóm: Flavanone. Flavanone Flavanonol. Flavanonol Flavan. Gồm flavan-3-ol (flavanols), flavan-4-ol và flavan-3,4-diol. Nguồn thực phẩm. Flavonoid (đặc biệt là các flavanoids như cathechin) là "nhóm phổ biến nhất trong các hợp chất polyphenolic có trong chế độ dinh dưỡng của con người và được tìm thấy khắp các loài thực vật". Flavonol, như quercetin, cũng tìm thấy rộng rãi nhưng với lượng ít hơn. Sự phân bố rộng rãi của các flavonoid, cũng như đặc điểm đa dạng, độc tính tương đối thấp so với các hợp chất khác như alkaloid nên động vật, gồm cả con người có thể tiêu thụ một lượng đáng kể trong khẩu phần. Thực phẩm có hàm lượng flavonoid cao như yến sào, hành, việt quất và các berry khác, chuối, các loại quả có múi, vang đỏ, socola đen). Parsley Rau mùi tây. Rau mùi tây tươi và khô đều chứa flavone. Blueberrie. Việt quất có chứa anthocyanidin.
1
null
Benedict Timothy Carlton Cumberbatch (sinh ngày 19 tháng 7 năm 1976) là một nam diễn viên và nhà sản xuất phim người Anh, với sự nghiệp trải dài qua nhiều lĩnh vực như điện ảnh, truyền hình, sân khấu và phát thanh. Là con trai của hai diễn viên Timothy Carlton và Wanda Ventham, Cumberbatch tốt nghiệp Đại học Manchester rồi tiếp tục theo học ở Học viện Âm nhạc và Kịch nghệ Luân Đôn, tại đây anh đã nhận được một bằng Thạc sĩ Khoa học Xã hội (MA) trong lĩnh vực Diễn xuất Cổ điển. Năm 2005, anh lần đầu tiên biểu diễn tại Nhà hát Open Air, Regent’s Park trong tác phẩm phục dựng "Hedda Gabler" của William Shakespeare, trong đó anh đóng vai George Tesman. Kể từ đó, nam diễn viên bắt đầu đóng chính trong các tác phẩm "After the Dance" (2010) và "Frankenstein" (2011) tại Nhà hát Hoàng gia Quốc gia. Vào năm 2015, anh diễn vở "Hamlet" của Shakespeare tại Nhà hát Barbican, Luân Đôn. Các vai diễn nổi bật trong lĩnh vực truyền hình của Cumberbatch bao gồm Stephen Hawking trong bộ phim truyền hình "Hawking" năm 2004 và Richard III trong "The Hollow Crown: The Wars of the Roses" (2016). Đặc biệt phải kể đến loạt phim "Sherlock" đã đưa tên tuổi của anh lên tầm cỡ quốc tế. Cumberbatch bắt đầu góp mặt trong tác phẩm kể từ năm 2010, vào vai thám tử huyền thoại Sherlock Holmes. Song song với mảng truyền hình, Cumberbatch còn tích cực hoạt động bên lĩnh vực điện ảnh, điển hình như các dự án "Amazing Grace" (2006), "War Horse" (2011), "Star Trek Into Darkness" vào vai kẻ phản diện Khan (2013), "12 năm nô lệ" vai chủ đồn điền William Prince Ford (2013), "The Fifth Estate" vai Julian Assange (2013) và "Người giải mã" vai Alan Turing (2014). Ngoài ra nam diễn viên còn tham gia diễn xuất trong một số tác phẩm chính kịch lịch sử như "The Current War" (2017), "1917" (2019) và "The Courier" (2020). Từ năm 2012 đến năm 2014, anh lồng tiếng và mô phỏng chuyển động cho rồng Smaug và Chúa tể hắc ám Necromancer trong loạt phim "The Hobbit". Cumberbatch thủ vai Bác sĩ Stephen Strange trong các bộ phim thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel, bắt đầu với "" (2016), và cũng tham gia lồng tiếng cho nhân vật này trong loạt phim hoạt hình "What If...?" (2021). Cumberbatch đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và đề cử cho diễn xuất, trong đó phải kể đến ba đề cử giải Laurence Olivier, chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên kịch xuất sắc nhất với vai diễn trong "Frankenstein". Anh cũng gom về ba đề cử giải Primetime Emmy và chiến thắng tại hạng mục Nam diễn viên phim ngắn tập xuất sắc nhất với bộ phim "Sherlock". Màn trình diễn đầy thuyết phục trong tác phẩm "Người giải mã" đã mang lại cho anh một đề cử giải Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Bên cạnh đó, nam nghệ sĩ còn nhận được 7 đề cử của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA), 6 đề cử giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh (SAG), 3 đề cử giải thưởng Quả cầu vàng, 1 đề cử Oscar cho vai diễn trong "The Power of the Dog" cùng nhiều đề cử danh giá khác. Vào năm 2014, tạp chí "Time" đưa anh vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tháng 6 năm 2015, anh được Nữ vương Elizabeth II phong tặng Huân chương Đế quốc Anh (CBE) vì những cống hiến của mình cho nghệ thuật diễn xuất và từ thiện. Thiếu thời. Benedict Timothy Carlton Cumberbatch sinh ngày 19 tháng 7 năm 1976 tại Bệnh viện Queen Charlotte's and Chelsea ở quận Hammersmith thuộc Luân Đôn, là con trai của cặp diễn viên Timothy Carlton và Wanda Ventham. Anh được nuôi nấng và lớn lên tại Khu hoàng gia Kensington và Chelsea nằm ở phía tây Luân Đôn. Hơn nữa, nam diễn viên còn có một người chị cùng mẹ khác cha tên Tracy Peacock, là kết quả từ cuộc hôn nhân đầu tiên của mẹ mình. Ông nội của anh, Henry Carlton Cumberbatch, là một sĩ quan tàu ngầm ở cả hai cuộc thế chiến, đồng thời còn nổi danh trong giới xã hội thượng lưu ở Luân Đôn. Ông cố của anh, Henry Arnold Cumberbatch, là viên tổng lãnh sự của Nữ vương Victoria ở Thổ Nhĩ Kỳ và Liban, trong khi cụ cố Robert William Cumberbatch thì giữ chức vụ lãnh sự Anh ở Thổ Nhĩ Kỳ và Đế quốc Nga. Cumberbatch còn là họ hàng xa đời thứ 16 của vua Richard III, ngoài ra đây cũng là nhân vật mà anh hóa thân trong loạt phim truyền hình "The Hollow Crown". Vào năm 2015, anh đã có mặt tại sự kiện an táng vị vua này rồi đọc lên một bài thơ tại nơi đó. Học vấn. Benedict Cumberbatch vào học tại trường nội trú từ năm 8 tuổi. Anh theo học trường Brambletye ở vùng Tây Sussex và là một cử nhân nghệ thuật của Trường nam sinh Harrow – một trong những trường nội trú lâu đời và danh giá bậc nhất nước Anh. Ngoài ra, anh cũng là một thành viên của hội Rattigan Society – câu lạc bộ kịch chủ chốt của trường Harrow, được đặt tên theo tên của cựu học sinh trường là nhà viết kịch Terence Rattigan. Cumberbatch đã tham gia vào rất nhiều tác phẩm của William Shakespeare ở trường và khởi đầu sự nghiệp diễn xuất với vai Titania, Nữ hoàng của các nàng tiên, trong tác phẩm "Giấc mộng đêm hè" khi anh 12 tuổi. Giáo viên kịch của Cumberbatch, Martin Tyrell, gọi anh là "diễn viên nhí xuất sắc nhất" mà ông từng làm việc cùng. Dù sở hữu tài năng nhập vai đáng kinh ngạc, nhưng giáo viên kịch của anh tại Harrow vẫn cảnh báo rằng anh không nên theo nghiệp diễn xuất, vì cho đó là một 'ngành nghề trải đầy sóng gió'. Sau khi tốt nghiệp Harrow, Cumberbatch rời xa nước Anh trong vòng một năm để đi tình nguyện tại một tu viện Tây Tạng ở Darjeeling, Ấn Độ với tư cách là một giáo viên dạy tiếng Anh. Sau đó anh theo học kịch tại Đại học Manchester rồi tiếp tục học diễn xuất tại Viện Âm nhạc và Nghệ thuật Luân Đôn (LAMDA), tại đây anh tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Khoa học Xã hội (MA) trong lĩnh vực Diễn xuất Cổ điển. Vào ngày 16 tháng 1 năm 2018, có thông tin cho rằng Cumberbatch sẽ kế nhiệm Timothy West để trở thành viện trưởng của LAMDA. Sự nghiệp. Sân khấu. Kể từ năm 2001, Cumberbatch đã đóng vai chính trong hàng chục vở kịch cổ điển tại Nhà hát Regent’s Park Open Air, Nhà hát Almeida, Nhà hát Cung điện Hoàng gia và Nhà hát Hoàng gia Quốc gia. Anh nhận được đề cử giải Olivier cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai George Tesman trong vở "Hedda Gabler", biểu diễn tại Nhà hát Almeida vào ngày 16 tháng 3 năm 2005. Ngày 16 tháng 3 năm 2005, Cumberbatch tiếp tục diễn lại vai này ở Nhà hát Duke of York's nằm trong địa phận West End. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho nam diễn viên có màn ra mắt đầu tiên tại khu vực này. Tháng 6 năm 2010, Cumberbatch đóng chính trong vở kịch phục dựng "After the Dance" của Terence Rattigan tại Nhà hát Hoàng gia Quốc gia, vào vai nhà quý tộc thập niên 1920 David Scott-Fowler. Tác phẩm đã gặt hái được thành công về cả mặt thương mại lẫn nghệ thuật, đồng thời còn chiến thắng bốn giải Olivier, trong đó có hạng mục Phục dựng xuất sắc nhất ("Best Revival"). Benedict cũng xuất hiện trong một sự kiện sân khấu từ thiện do Dramatic Need sản xuất mang tên "The Children Monologues", được tổ chức tại Nhà hát Old Vic vào ngày 14 tháng 11 năm 2010. Tháng 2 năm 2011, vào mỗi tối, Cumberbatch cùng với Jonny Lee Miller thay nhau diễn cả hai vai Victor Frankenstein và con quái vật của ông ta trong tác phẩm "Frankenstein" của Mary Shelley, được đạo diễn bởi Danny Boyle tại Nhà hát Hoàng gia Quốc gia. "Frankenstein" được phát sóng tại các rạp chiếu phim như một phần của chương trình National Theatre Live vào tháng 3 năm 2011. Vai diễn trong tác phẩm này đã mang lại cho Benedict cả ba giải Olivier, Evening Standard cùng Giải thưởng Kịch nghệ của Giới phê bình, được xem là ba giải thưởng danh giá nhất của sân khấu Luân Đôn ("Triple Crown"). Cumberbatch vinh dự nằm trong dàn diễn viên biểu diễn tại sự kiện "Chặng đường 50 năm" của Công ty Nhà hát Hoàng gia Quốc gia, tổ chức vào ngày 2 tháng 11 năm 2013. Đây được xem như sự kiện mang tính bước ngoặt của Nhà hát vì là lần kỷ niệm thứ 50. Tại đó, anh đóng vai Rosencrantz trong một cảnh trích đoạn từ vở kịch "Rosencrantz and Guildenstern Are Dead" của Tom Stoppard. Chương trình này do Sir Nicholas Hytner đạo diễn và được phát sóng trên BBC Two, cũng như tại các rạp chiếu phim trên toàn thế giới như một phần của sự kiện National Theater Live. Sau này Cumberbatch trở lại sân khấu và diễn vai chính trong vở "Hamlet" của William Shakespeare tại Nhà hát Barbican ở Luân Đôn. Vở kịch do Lyndsey Turner đạo diễn và được sản xuất bởi Sonia Friedman, bắt đầu trình diễn 12 tuần kể từ tháng 8 năm 2015, ngoài ra còn được Công ty Nhà hát Quốc gia phát sóng thông qua vệ tinh quốc tế với tên gọi "Hamlet in Rehearsal". Nhờ có vai diễn này nên nam nghệ sĩ đã mang về đề cử giải Olivier thứ ba trong sự nghiệp. Truyền hình. Những vai diễn truyền hình đầu tiên mà Cumberbatch để lại dấu ấn gồm hai vai khách mời riêng biệt trong "Heartbeat" (2000, 2004), vai Freddy trong "Tipping Velvet" (2002), Edward Hand trong "Cambridge Spies" (2003) và Rory trong loạt phim truyền hình hài "Fortysomething" của kênh ITV (2003). Năm 2004, anh hóa thân thành nhà khoa học thiên tài Stephen Hawking trong tác phẩm "Hawking", đồng thời đây cũng là vai chính đầu tiên mà nam nghệ sĩ đảm nhận. Với vai diễn này, anh đã nhận được đề cử giải BAFTA cho hạng mục Nam diễn viên chính phim truyền hình xuất sắc nhất và mang về tượng vàng giải Golden Nymph cho Nam diễn viên chính phim truyền hình xuất sắc nhất. Sau đó, Benedict lồng tiếng cho nhân vật Hawking trong tập đầu tiên của loạt "Curiosity", hơn nữa còn xuất hiện trong miniseries "Dunkirk" của đài BBC với vai Trung úy Jimmy Langley. Năm 2005, Cumberbatch hóa thân thành nhân vật chính Edmund Talbot trong series ngắn tập "To the Ends of the Earth", dựa trên bộ ba tác phẩm của William Golding. Trong thời gian đóng phim, anh bị vướng vào một vụ cướp xe kinh hoàng ở Nam Phi nhưng đã may mắn trốn thoát. Nam diễn viên đã có màn xuất hiện ngắn ngủi trong chương trình hài kịch ngắn "Broken News", cũng như trong loạt phim sitcom "Nathan Barley" của Channel 4 vào năm 2005. Năm 2007, Cumberbatch đóng cặp với Tom Hardy trong phim truyền hình chuyển thể "", phát sóng trên đài BBC vào tháng 12 năm đó. Năm 2008, Cumberbatch đóng chính trong series phim truyền hình ngắn tập của BBC "The Last Enemy", giúp anh mang về một đề cử Giải Satellite cho Nam diễn viên chính phim ngắn tập hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất. Một năm sau, nam diễn viên vào vai Bernard trong phim truyền hình chuyển thể "Small Island" và nhận được một đề cử giải BAFTA Truyền hình cho Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất. Cũng trong năm 2008, Cumberbatch diễn một vai trong vở kịch của Michael Dobbs là "The Turning Point", nằm trong loạt vở kịch truyền hình được phát sóng trực tiếp trên kênh Sky Arts. Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp mặt diễn ra vào tháng 10 năm 1938 giữa điệp viên Liên Xô Guy Burgess (lúc bấy giờ đang làm việc cho BBC) và Winston Churchill. Khi ấy Cumberbatch hóa thân thành nhân vật Burgess, trong khi vai Churchill thì được giao cho Matthew Marsh - nam diễn viên từng góp mặt trong phim "Hawking". Ngoài ra, anh còn là người dẫn chuyện trong series phim 6 phần "South Pacific" (tên Mỹ: "Wild Pacific"), được phát sóng từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2009 trên kênh BBC 2. Năm 2010, Cumberbatch vào vai Vincent van Gogh trong bộ phim "". Tờ "The Telegraph" đã đánh giá diễn xuất của nam diễn viên như sau: "Quả là thú vị... khi đưa Van Gogh trở lại cuộc đời đầy mê hoặc một cách sống động". Trong cùng năm đó, bước ngoặt đến với Cumberbatch khi anh bắt đầu góp mặt trong loạt phim truyền hình "Sherlock" của liên đài BBC/PBS và được giới chuyên môn hết lời ngợi ca. Mùa phim thứ hai bắt đầu phát sóng vào ngày đầu năm mới 2012 tại Vương quốc Anh và được phát lại trên kênh PBS tại Mỹ vào tháng 5 năm 2012. Mùa phim thứ ba tiếp tục phát sóng trên kênh PBS trong khoảng thời gian ba tuần, từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2014. Cumberbatch đã thắng một giải Primetime Emmy cho Nam diễn viên phim ngắn tập xuất sắc nhất nhờ màn nhập vai xuất thần trong tập thứ ba của mùa ba mang tên "His Last Vow". Cũng trong lúc đó, Cumberbatch sở hữu một trong những cộng đồng người hâm mộ tích cực nhất cho đến nay, là một trong ba 'Big Three' trên trang web truyền thông xã hội Tumblr, gọi là SuperWhoLock. Vào tháng 4 năm 2015, Cumberbatch tiếp tục mang về đề cử thứ 6 giải BAFTA trong hạng mục Nam diễn viên xuất sắc cho mùa thứ ba của "Sherlock". Năm 2016, nam nghệ sĩ một lần nữa nhận được đề cử giải Emmy cho Nam diễn viên phim ngắn tập xuất sắc nhất, lần này là cho vai diễn trong tập phim "Sherlock: The Abominable Bride". Năm 2012, Cumberbatch song diễn cùng Rebecca Hall trong series truyền hình ngắn "Parade’s End" do BBC và HBO đồng sản xuất, chuyển thể từ bộ tứ tiểu thuyết cùng tên của Ford Madox Ford. Diễn xuất của Benedict đã giúp anh có được đề cử giải Emmy thứ hai cho Nam diễn viên phim ngắn tập hoặc phim truyền hình xuất sắc nhất. Vào tháng 2 năm 2014, Cumberbatch tham gia chương trình "Sesame Street" cùng hai nhân vật Murray và Bá tước von Count. Vào tháng 4 năm đó, Cumberbatch vào vai vua Richard III trong phần phim thứ hai của "The Hollow Crown", chuyển thể từ vở kịch cùng tên của đại văn hào Shakespeare. Cũng vào thời điểm này, Cumberbatch trở thành đại sứ thương hiệu cho các hãng xe sang trọng Dunlop và Jaguar kể từ năm 2014. Vào tháng 2 năm 2017, Cumberbatch được tuyển vào vai chính trong "Patrick Melrose", một series truyền hình loạt ngắn chuyển thể từ tiểu thuyết của Edward St Aubyn, bắt đầu phát sóng trên kênh Showtime vào ngày 12 tháng 5 năm 2018. Hai năm sau, nam tài tử tái xuất với vai chiến lược gia chính trị người Anh Dominic Cummings (từng là lãnh đạo chiến dịch Vote Leave, nhằm ủng hộ việc Vương quốc Anh tách khỏi Liên minh châu Âu) trong "" của HBO và Channel 4. Điện ảnh. Năm 2006, Cumberbatch thể hiện nhân vật William Pitt the Younger trong tác phẩm "Ân điển diệu kỳ". Vai diễn đã mang lại cho anh một đề cử giải Hội Phê bình Điện ảnh Luân Đôn trong hạng mục "Diễn xuất đột phá nước Anh". Trong "Chuộc lỗi" (2007), Cumberbatch đã diễn một vai mà tờ "The Guardian" gọi là "một phần nhỏ trong bộ phim lớn", khiến nam diễn viên lọt vào mắt xanh của Sue Vertue và Stephen Moffat, những người sau này sẽ tuyển anh vào phim "Sherlock". Năm 2008, Cumberbatch sắm một vai phụ trong "The Other Boleyn Girl", và vào năm 2009 thì xuất hiện trong phim "Creation" kể về tiểu sử nhà bác học Charles Darwin, thủ vai một người bạn của Darwin tên là Joseph Hooker. Anh cũng hóa thân thành Peter Guillam – cánh tay phải của George Smiley, trong bộ phim gián điệp "Tinker Tailor Soldier Spy", chuyển thể vào năm 2011 từ cuốn tiểu thuyết của John le Carré. Tác phẩm do Tomas Alfredson đạo diễn, với hai vai chính nằm về tay Gary Oldman và Colin Firth. Cũng trong năm đó, Cumberbatch vào vai Thiếu tá Jamie Stewart trong phim "War Horse" của đạo diễn Steven Spielberg. Năm 2012, Cumberbatch lồng tiếng và mô phỏng chuyển động bằng công nghệ motion-capture cho cả hai vai Rồng Smaug và Chúa tể hắc ám Necromancer trong ' – phần phim đầu tiên trong loạt "The Hobbit", được làm phỏng theo nguyên tác tiểu thuyết cùng tên của J.R.R. Tolkien. Anh tiếp tục thể hiện lại các vai diễn này trong hai phần phim nối tiếp ' (2013) và "" (2014). Đối với việc áp dụng công nghệ motion-picture trong các bộ phim, nam diễn viên đã vận một bộ quần áo và đánh dấu một số chỗ trên khuôn mặt để làm nổi bật những biểu cảm và chuyển động của con rồng. Anh chia sẻ với "Total Film" rằng "Bạn chỉ cần nằm thụp xuống thảm lót sàn và trở nên mất kiểm soát, ở một nơi trông na ná như một tòa nhà chính phủ bình thường. Tôi cũng thực hiện điều đó, với bốn camera tĩnh và tất cả các thiết bị cảm biến xung quanh mình." Năm 2013, Cumberbatch xuất hiện trong bộ phim hậu truyện "Star Trek Into Darkness" của đạo diễn J. J. Abrams, thủ vai Khan – phản diện chính của phim. Ba trong bốn bộ phim mà anh tham gia trong nửa cuối năm 2013 đã được ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Toronto, đó là "The Fifth Estate", trong phim anh vào vai nhà sáng lập của WikiLeaks Julian Assange; "12 năm nô lệ" vai chủ sở hữu nô lệ William Prince Ford; và "" vai Charles Aiken. Trong phim "August: Osage Country", Cumberbatch còn thu âm ca khúc nhạc phim chính thức có tựa đề "Can’t Keep It Inside". Cuối năm 2013, Benedict Cumberbatch, Adam Ackland, biên kịch kiêm đạo diễn Patrick Monroe, điều phối viên cho các cảnh hành động Ben Dillon và nhà quản lý sản xuất Adam Selves đã cùng nhau hợp tác và thành lập một công ty sản xuất mang tên SunnyMarch Ltd. Dự án đầu tiên của họ theo biểu ngữ của công ty là đầu tư 87.000 Bảng Anh cho bộ phim ngắn kinh phí thấp "Little Favour", được chắp bút và đạo diễn bởi Monroe, với Cumberbatch đóng vai chính. Bộ phim hành động kinh dị dài 30 phút này đã được phát hành rộng rãi toàn cầu trên iTunes vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Tháng 1 năm 2014, Gary Oldman xác nhận rằng Cumberbatch, cùng với Ralph Fiennes và Amanda Seyfried sẽ góp mặt trong dự án tiếp theo do chính ông làm đạo diễn mang tên "Flying Horse", kể về cuộc đời của nhiếp ảnh gia người Anh Eadweard Muybridge. Cumberbatch cũng lồng tiếng cho vai chó sói Classified trong bộ phim hoạt hình "Biệt đội cánh cụt vùng Madagascar" của hãng DreamWorks Animation, được công chiếu vào ngày 26 tháng 11 năm 2014 tại Mỹ. Cumberbatch thủ vai chính trong tác phẩm lịch sử "Người giải mã". Bộ phim tái hiện lại cuộc đời của nhà toán học – chuyên gia mã hóa người Anh Alan Turing, bắt đầu khởi chiếu tại Mỹ vào ngày 28 tháng 11 năm 2014. Với vai diễn này, anh đã có được đề cử Oscar đầu tiên trong sự nghiệp, cùng với hàng loạt giải thưởng danh giá khác. Tháng 5 năm 2014, anh tham gia vào dàn diễn viên của bộ phim "Black Mass" cùng với Johnny Depp, được phát hành trên toàn thế giới bởi hãng Warner Bros. Pictures. Tháng 12 năm 2014, tài tử vào vai Doctor Strange trong bộ phim cùng tên của hãng Marvel Studios, ra rạp vào tháng 11 năm 2016. Anh tiếp tục thể hiện lại vai diễn này trong các tác phẩm ' công chiếu vào tháng 4 năm 2018; và ' phát hành vào cùng kỳ năm 2019. Vai diễn Strange của anh cũng xuất hiện trong ' (2021) và "Phù thủy tối thượng trong Đa Vũ trụ hỗn loạn" (2022). Cumberbatch hóa thân thành bộ óc lỗi lạc Thomas Edison trong tác phẩm lịch sử "The Current War" (2017). Sau đó, anh lồng tiếng cho nhân vật chính trong phim hoạt hình "The Grinch" ra mắt năm 2018, đồng thời còn lồng tiếng và mô phỏng động cho con hổ Shere Khan trong bộ phim chuyển thể ' – phỏng theo tuyển tập truyện ngắn "Chuyện rừng xanh" do Rudyard Kipling sáng tác – cùng với hai diễn viên Christian Bale và Cate Blanchett. Năm 2019, anh xuất hiện chớp nhoáng với vai Đại tá người Anh Mackenzie trong bộ phim chiến tranh sử thi "1917" của đạo diễn Sam Mendes. Năm 2021, Cumberbatch thủ vai chính trong "The Power of the Dog", do Jane Campion viết kịch bản và đạo diễn. Diễn xuất của anh trong phim nhận được nhiều lời tán dương, cũng như anh được đề cử giải Oscar, BAFTA, SAG và Quả cầu vàng cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất. Cùng năm, Cumberbatch vào vai Louis Wain, một nghệ sĩ người Anh nổi tiếng với việc vẽ những con mèo mắt to được nhân cách hóa, trong "The Electrical Life of Louis Wain". Năm 2023, Cumberbatch thủ vai chính trong bộ phim ngắn "The Wonderful Story of Henry Sugar" của đạo diễn Wes Anderson, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Roald Dahl. Anh đóng cùng các diễn viên Ralph Fiennes, Dev Patel và Ben Kingsley. Thu âm. Cumberbatch đã nhiều lần bày tỏ sự yêu mến của mình đối với công việc phát thanh và đã thực hiện nhiều tác phẩm cho đài BBC. Một trong số các bản thu âm nổi tiếng nhất của Cumberbatch là tác phẩm chuyển thể "Rumpole and the Penge Bungalow Murders" từ tiểu thuyết của John Mortimer vào năm 2009. Trong tác phẩm, anh thủ vai Rumpole Trẻ, rồi sau đó tiếp tục vai diễn này thêm chín phần chuyển thể nữa. Sau đó anh tiếp tục vào vai Thiên thần Islington trong tác phẩm chuyển thể từ "Neverwhere" của nhà văn Neil Gaiman, phát trên đài BBC Radio 4 vào năm 2013. Cùng năm đó, Cumberbatch đã đóng vai chính trong tác phẩm chuyển thể từ vở kịch "Copenhagen" của tác giả Michael Frayn, phát trên đài BBC Radio 3. Trong tác phẩm, anh vào vai nhà vật lý học Werner Heisenberg. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Cuộc đổ bộ Normandie, Cumberbatch đã đọc lại các bản tin phát thanh gốc từ tháng 6 năm 1944 trên đài BBC Radio 4. Tường thuật. Cumberbatch đã thuật lại rất nhiều tài liệu cho kênh National Geographic và kênh Discovery Channel. Anh cũng đóng vai trò kể chuyện cho một vài sách audiobook, bao gồm "Casanova", "The Tempest", "The Making of Music", "Death in a White Tie", "Artists in Crime", "Sherlock Holmes: The Rediscovered Railway Mysteries" cùng nhiều sách truyện khác. Anh còn phụ trách khâu lồng tiếng trong một số quảng cáo truyền hình, bao gồm các tên tuổi lớn như Jaguar, Sony, Pimms và Google+. Tại Thế vận hội Luân Đôn 2012, Cumberbatch được vinh dự diễn xuất trong một bộ phim ngắn về lịch sử của Luân Đôn, mở đầu cho việc đưa tin về sự kiện trên đài BBC vào lễ khai mạc. Anh cũng xuất hiện tại hai lễ hội từ thiện Cheltenham: lễ hội về Âm nhạc vào tháng 7 năm 2012, tại đây Cumberbatch đọc thơ và văn xuôi kèm theo piano về Chiến tranh thế giới thứ nhất; và lễ hội về Văn học trong tháng 10 năm 2012, tại đây anh đã thảo luận về tác phẩm "Sherlock" và "Parade’s End" tại The Centaur. Vào năm 2012, nam diễn viên đã góp giọng cho một bản nhạc track spoken-word bốn phần có tựa đề "Flat of Angles" cho album "Late Night Tales", dựa trên một câu chuyện được viết bởi tác giả và nhà thơ Simon Cleary. Phần cuối cùng của tác phẩm được phát hành vào ngày 9 tháng 5 năm 2014. Cũng trong năm 2012, Cumberbatch đã góp giọng cho nhân vật Dante Alighieri trong phim tài liệu "Girlfriend in a Coma". Năm 2013, Cumberbatch tường thuật bộ phim tài liệu "Jerusalem" về thành phố cổ này. Bộ phim được phát hành bởi National Geographic Cinema Ventures tại các rạp IMAX 3D trên toàn thế giới. Cùng năm đó, Cumberbatch xuất hiện với tư cách khách mời đặc biệt trong bản thu âm opera "Usher House" của Gordon Getty, tại đây anh lồng tiếng cho vai "Người du khách", được thu âm và phát hành bởi Pentatone. Ngoài ra, Cumberbatch còn thuật lại tài liệu "" về người cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha cho các hãng phim Vimeo và Vision Films vào năm 2014. Tháng 8 năm 2014, anh đã thu âm bản audiobook không rút gọn đầu tiên của cuốn tiểu thuyết năm 1964 "The Spire" của tác giả William Golding cho hãng Canongate Books. Hoạt động khác. Âm nhạc. Vào ngày 28 tháng 9 năm 2016, Cumberbatch đã xuất hiện trên sân khấu cùng với thành viên của ban nhạc Pink Floyd là David Gilmour, trong chuyến lưu diễn ở Luân Đôn được tổ chức tại Royal Albert Hall. Anh là giọng ca chính của bài "Comfortably Numb", thể hiện những đoạn thơ ban đầu được hát bởi Roger Waters. Vua nhại lại. Thành thạo trong việc đóng giả người khác, Cumberbatch được tạp chí "Vulture" ví như "Vị tân vương trong trò bắt chước người nổi tiếng". Anh đã bắt chước những nhân vật nổi danh trong một số chương trình trò chuyện, chẳng hạn như "The Graham Norton Show" trên BBC, "The Tonight Show Starring Jimmy Fallon" trên NBC, hay như trong các cuộc phỏng vấn chung trên các kênh như MTV. Những nhân vật mà anh đóng giả bao gồm Alan Rickman, Sean Connery, Jack Nicholson, Tom Hiddleston, Michael Caine, Christopher Walken, Tom Holland, Bane, John Malkovich, Matthew McConaughey, Taylor Swift và Chewbacca. Hình ảnh công chúng. Diễn xuất của Benedict Cumberbatch chỉ được công nhận rộng rãi khi anh bắt đầu đóng vai chính trong phần phim "Sherlock" đầu tiên vào năm 2010. Từ đó anh được xem như "The Thinking Woman's Crumpet" (tạm dịch: "Biểu tượng tình yêu của phái nữ trí thức") - danh hiệu chỉ dành cho những nhân vật có sức quyến rũ đối với người khác giới nhờ vào sự thông minh và vẻ ngoài cuốn hút của họ. Và kể từ đó anh luôn giữ vững vị trí trong danh sách "Người đàn ông đương đại quyến rũ nhất" của nhiều tạp chí, trong đó phải kể đến hai tờ "Empire" và "People". Năm 2012, Tạp chí "Tatler" còn liệt kê Cumberbatch trong danh sách "Những người độc thân đáng chọn nhất nước Anh" ("Most Eligible Bachelors in the United Kingdom"). Trong cùng năm đó, anh đã lên tiếng về một vụ quấy rối qua mạng, trước đó Cumberbatch phát hiện ra rằng một người nào đó đã tweet trực tiếp mọi cử động của anh tại nhà riêng ở Luân Đôn. Chấp nhận điều này, theo anh là "một quá trình tiếp diễn. Cứ hình dung ai đó biết tất cả mọi thứ tôi đã làm trong một ngày và ngay lập tức nói với mọi người trên thế giới!" Bức ảnh của anh được chụp tại Garrick Club bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Derry Moore đã được đưa vào trang bìa của cuốn sách năm 2012 "An English Room" của Moore. Năm 2013, Cumberbatch đứng vị trí thứ 5 trong danh sách "Những người quyến rũ nhất xứ sở sương mù" của tạp chí "Tatler", cao hơn cả Catherine, Công tước phu nhân xứ Cambridge và chỉ đứng sau Nữ vương Elizabeth II. Tạp chí "Entertainment Weekly" xếp anh vào một trong top "50 nghệ sĩ sáng tạo và thú vị nhất" ở Hollywood. Cumberbatch cũng xuất hiện trên trang bìa của tạp chí GQ, tạp chí Time và trên mục "New A-list" của tờ The Hollywood Reporter. Năm 2014, Cumberbatch góp mặt trong danh sách "100 Đấng Sáng tạo của thế kỷ 21" của tờ "The Sunday Times" và được như Laurence Olivier của thời đại này. Nhà phê bình phim Roger Friedman nói rằng "Cumberbatch có lẽ là người gần nhất có thể trở thành hậu duệ thực thụ của Sir Laurence Olivier". Trong khi đó, tờ GQ cũng đưa anh vào top "100 người đàn ông kết nối nhất" ("100 Most Connected Men") của nước Anh năm 2014. Cùng năm đó, tạp chí "Country Life" vinh danh anh vào danh sách "Quý ông của năm". Tháng 4 năm 2014, Cumberbatch được coi là một biểu tượng văn hóa của Anh, trong đó giới trẻ ngoại quốc gán anh vào nhóm những người mà họ cảm thấy gắn bó nhất với văn hóa Vương quốc Anh, bao gồm William Shakespeare, Nữ vương Elizabeth II, David Beckham, J. K. Rowling, The Beatles, Charlie Chaplin, Elton John và Adele. Cũng trong tháng này, tạp chí "Time" điểm mặt Cumberbatch trong danh sách thường niên TIME 100 với tư cách là một trong "Những Nhân vật có ảnh hưởng nhất Thế giới". Cumberbatch cũng chính là nguồn cảm hứng và là trung tâm của vở kịch "Benedict Cumberbatch Must Die" ("Benedict Cumberbatch phải chết"), mặc dù tiêu đề có vẻ khá bi thảm, nhưng vở kịch lại là một "bức thư tình" và là bức chân dung của sự ám ảnh về fan hâm mộ xung quanh nam diễn viên. Vở kịch được chiếu vào tháng 6 năm 2014 tại nhà hát BATS tại New Zealand. Bể cá Tennessee Aquarium (nằm tại Chattanooga, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ) đã đặt tên một trong những chú rái cá của họ là "Benny" theo tên của Benedict Cumberbatch sau một cuộc thi đặt tên diễn ra trên trang web của bể cá. Từ tháng 10 năm 2014, một bức tượng sáp tạc hình Cumberbatch đã được trưng bày tại Madame Tussauds London. Năm 2015, anh trở thành một trong "50 người đàn ông Anh mặc đẹp nhất" do tạp chí GQ bầu chọn. Ba năm sau, tổ chức PETA tuyên bố Cumberbatch và đạo diễn Ava DuVernay là Người nổi tiếng thuần chay đẹp nhất 2018. Trong một tấm bìa của tạp chí "Vanity Fair" năm 2022, Cumberbatch nổi lên với bộ dạng ướt sũng, khuôn mặt cau có bước ra từ một bồn tắm đầy xà phòng, bên cạnh đó là một bầy thiên nga. Tháng 2 năm 2022, Benedict Cumberbatch vinh dự được gắn sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Trong bài phát biểu nhận sao, nam diễn viên gửi lời tri ân và tưởng nhớ người chị gái quá cố vừa qua đời vì bệnh ung thư hồi năm ngoái. Buổi lễ vinh danh của anh còn có sự góp mặt của Chủ tịch Marvel Studio Kevin Feige và đạo diễn J. J. Abrams. Hoạt động xã hội và từ thiện. Benedict Cumberbatch là đại sứ của tổ chức từ thiện The Prince’s Trust. Anh là một người ủng hộ và bảo trợ của các tổ chức tập trung vào việc sử dụng nghệ thuật để giúp đỡ những người trẻ chịu thiệt thòi, bao gồm quỹ từ thiện Odd Arts, Anno’s Africa và Dramatic Need. Nam diễn viên là đại sứ kể từ sau vai Stephen Hawking năm 2004, và vào năm 2015 thì trở thành nhà bảo trợ của Hiệp hội Bệnh Thần kinh Vận động; vào năm 2014 anh đã thực hiện thử thách Ice Bucket Challenge nhằm ủng hộ tổ chức này. Anh cũng thành lập một quỹ phục hồi nhằm phục vụ lợi ích của Hiệp hội Xơ cứng Teo cơ Một bên. Ngoài ra, nam diễn viên còn quyên góp các tác phẩm nghệ thuật cho những tổ chức từ thiện và gây quỹ, như Willow Foundation và Thomas Coram Foundation for Children. Năm 2003, Cumberbatch tham gia cuộc biểu tình Stop the War Coalition ở Luân Đôn nhằm phản đối chiến tranh Iraq. Anh đã nói chuyện với các nhà hoạt động xã hội trong một cuộc biểu tình năm 2010 được tài trợ bởi Đại hội Công đoàn tại Westminster về những rủi ro có thể xảy đến đối với nghệ thuật do cắt giảm chi tiêu dự kiến trong tiến trình tổng quan chi tiêu của Chính phủ. Trong năm 2013, anh lên tiếng phản đối khi nhận thấy các quyền tự do dân sự đang bị vi phạm bởi Chính phủ Vương quốc Anh. Cùng với Vương tế Philip, Cumberbatch trao tặng cho 85 người trẻ tuổi giải thưởng Công tước xứ Edinburgh tại cung điện St. James vào ngày 19 tháng 3 năm 2014. "Tham vọng của chúng tôi là mở rộng cơ hội này đến hàng trăm ngàn người trên khắp nước Anh", Cumberbatch phát biểu thay mặt cho chương trình giải thưởng tuổi trẻ. Tháng 5 năm 2014, Cumberbatch tham gia cùng Vương tôn William và Ralph Lauren tại Lâu đài Windsor trong một buổi dạ tiệc gây quỹ cho Quỹ niềm tin NHS của bệnh viện chuyên điều trị ung thư The Royal Marsden. Anh phát biểu: "Ung thư không phải là một căn bệnh cần nhiều nhận thức, nhưng nó cần nguồn tài trợ liên tục cho việc nghiên cứu". Vào tháng 9 năm 2014, nam diễn viên đã tham gia vào một chiến dịch quảng cáo video cho chương trình Stand Up To Cancer. Cùng với nhiều nhân vật nổi tiếng khác, Cumberbatch còn tham gia làm mẫu chụp ảnh cho một cuộc triển lãm tại Pall Mall, Luân Đôn của nhiếp ảnh gia Jason Bell từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 9 năm 2014 để đánh dấu 10 năm của chiến dịch từ thiện "Give Up Clothes For Good", đã mang về cho tổ chức Nghiên cứu ung thư Anh quốc 17 triệu Bảng Anh. Vào năm 2014, anh đã công khai ủng hộ "Hacked Off" và chiến dịch đòi báo giới Vương quốc Anh tự chỉnh đốn, bằng cách "bảo vệ cánh báo chí khỏi sự can thiệp chính trị, đồng thời mang lại sự bảo vệ tuyệt đối quan trọng cho những người dễ bị tổn thương." Cumberbatch là một người ủng hộ LGBT. Vào ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2014, anh đã ký thỉnh nguyện thư của Tổ chức Ân xá Quốc tế gửi Thủ tướng Anh David Cameron đòi quyền phụ nữ ở Afghanistan. Ngoài ra, Cumberbatch còn là người ủng hộ Thuyết nam nữ bình quyền. Trong một câu chuyện trang bìa của tạp chí "Out" số ra tháng 11 năm 2014 nhằm quảng bá cho bộ phim "Người giải mã", Cumberbatch đề cập vấn đề thử nghiệm tình dục trong thời gian anh ở trường nội trú với những quan điểm thông thoáng. Nhóm LGBT Stonewall từng tỏ lời ca ngợi ý kiến Cumberbatch, nói rằng, "Thấy một người nào đó trong mắt công chúng - đặc biệt là người có ảnh hưởng lớn như Benedict - nói chuyện tích cực xung quanh vấn đề đồng tính, chính là một nguồn sức mạnh cho những người đồng tính nam, nữ hay lưỡng tính trẻ tuổi. Thực tế khi họ lớn lên rất khó có thể tìm được hình mẫu có thể chứng minh rằng dù cong hay thẳng thì đều bình đẳng như nhau". Cumberbatch là thành viên sáng lập của chiến dịch "Save Soho" nhằm phục vụ mục đích "bảo vệ và nuôi dưỡng âm nhạc mang tính biểu tượng và biểu diễn nghệ thuật tụ điểm tại Soho." Trong một bức thư ngỏ được công bố công khai trên tờ "The Guardian" vào ngày 31 tháng 1 năm 2015, Cumberbatch cùng với những diễn viên khác đã yêu cầu chính quyền xóa tội cho tất cả những người đàn ông đồng tính và lưỡng tính, những người đã từng bị kết án dưới đạo luật "không đứng đắn" không còn hiệu lực nữa, giống như nhân vật Alan Turing mà Cumberbatch đã vào vai trong "Người giải mã". Tháng 9 năm 2015, Cumberbatch lên án phản ứng của chính phủ Anh về cuộc Khủng hoảng nhập cư ở châu Âu trong một bài phát biểu đến khán giả trong thời gian hạ màn của vở kịch "Hamlet" mà anh đóng vai chính. Cumberbatch cũng khởi đầu một chiến dịch video giúp tổ chức từ thiện Save The Children trong sứ mệnh hỗ trợ những người tị nạn Syria trẻ tuổi. Anh cũng tham gia ký tên trong một bức thư ngỏ đăng trên tờ "The Guardian", chỉ trích Chính phủ về những hành động của họ liên quan đến vấn đề người tị nạn. Mỗi tối sau khi vở "Hamlet" hạ màn tại Barbican ở Luân Đôn, anh đã đưa ra bài phát biểu và xin tài trợ để giúp đỡ những người tị nạn Syria. Khi giai đoạn chạy vở kịch kết thúc vào cuối năm 2015, khán giả của anh đã đóng góp được hơn 150.000 bảng Anh cho quỹ "Save the Children". Vào năm 2016, Cumberbatch là một trong số 280 nghệ sĩ bỏ phiếu ủng hộ Vương quốc Anh ở lại Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Anh Quốc. Năm 2022, sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Cumberbatch phát biểu rằng anh muốn trở thành một phần trong kế hoạch “những ngôi nhà cho Ukraine” của chính phủ, nhằm cho phép người dân Anh tiếp nhận dòng người tị nạn đến từ Ukraine. Tại Liên hoan phim Santa Barbara, nam diễn viên đã giơ cao lá cờ Ukraine trong một cử chỉ ủng hộ đất nước Đông Âu này, đồng thời nói rằng “Đoàn kết vì Ukraine”. Đời tư. Benedict Cumberbatch được biết đến là ngôi sao khá kín tiếng về đời tư và ít scandal. Trong khi còn ở KwaZulu-Natal, Nam Phi vào năm 2005, Cumberbatch và hai người bạn bị một nhóm người địa phương bắt cóc qua đêm và đe dọa bằng súng. Cuối cùng những kẻ bắt cóc đã đưa họ vào vùng không người ở và thả họ đi mà không một lời giải thích. Cumberbatch nói về sự việc: "Nó đã dạy tôi rằng cách bạn bước vào thế giới này cũng giống như cách bạn rời khỏi nó: một thân đơn độc. Điều đó khiến tôi muốn sống một cuộc đời ít bình thường hơn". Trước đó, họ đang nghe bài "How to Disappear Completely" của nhóm nhạc Radiohead. Sau này, cứ mỗi lần nghe lại bản nhạc ấy thì Benedict lại có cảm giác rằng nó "nhắc nhở [anh] về nhận thức thực tế [...và] lý do của niềm hy vọng". Anh theo học triết lý Phật giáo và bày tỏ niềm yêu thích của mình đối với thiền định và chánh niệm. Ngoài ra, nam diễn viên cũng thực hiện chế độ ăn thuần chay. Cumberbatch kết hôn với đạo diễn nhà hát và opera Sophie Hunter. Lễ đính hôn của họ đã được công bố trong mục "Những cuộc Hôn nhân Sắp tới" của tạp chí "The Times" vào ngày 5 tháng 11 năm 2014, sau tình bạn 17 năm giữa hai người. Ngày 14 tháng 2 năm 2015, cặp vợ chồng kết hôn tại nhà thờ thế kỷ 12 St. Peter and St. Paul trên đảo Isle of Wight nước Anh, sau đó đón tiếp khách mời tại Mottistone Manor. Họ hiện đã có với nhau ba người con trai: Christopher Carlton (sinh ngày 1 tháng 6 năm 2015), Hal Auden (sinh ngày 3 tháng 3 năm 2017), và Finn (sinh ngày 11 tháng 1 năm 2019). Cumberbatch được phong tặng Huân chương Đế quốc Anh (CBE) vào sinh nhật của Nữ vương Anh năm 2015 cho sự cống hiến của anh vào các hoạt động nghệ thuật và từ thiện. Anh đã nhận được danh hiệu cao quý này từ Nữ vương Elizabeth II tại cung điện Buckingham vào ngày 10 tháng 11 năm 2015. Tháng 2 năm 2016, Cumberbatch được bổ nhiệm làm thành viên khách mời tại Lady Margaret Hall, Đại học Oxford.
1
null
Hermann Adolph Richard Conrad Freiherr von Vietinghoff gen. Scheel (28 tháng 2 năm 1829 tại Schweidnitz, Hạ Schlesien – 5 tháng 1 năm 1905 tại Görlitz, Hạ Schlesien) là một Trung tướng quân đội Phổ. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và là sĩ quan phụ tá thứ nhất của Thống đốc Mainz trong thời gian Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Thân thế. Hermann sinh vào tháng 2 năm 1829, là con trai của cựu Thiếu tá Phổ Gustav Adolph Freiherr von Vietinghoff gen. Scheel (2 tháng 2 năm 1793 tại Wensöwen – 16 tháng 9 năm 1858 tại Züllichau với người vợ của ông này là Karoline Luise, nhũ danh von Hederich (30 tháng 12 năm 1807 tại Nimptsch – 23 tháng 2 năm 1881 tại Züllichau). Sự nghiệp sự quân. Sau khi học Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Schweidnitz, Vietinghoff nhập học trường thiếu sinh quân ở Wahlstatt vào ngày 23 tháng 3 năm 1841, rồi chuyển đến trường thiếu sinh quân Berlin vào ngày 5 tháng 7 năm 1844. Đến ngày 2 tháng 5 năm 1848, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh số 7 với cấp bậc Chuẩn úy ("Portepee-Fähnrich") và tại đây ông được thăng quân hàm Thiếu úy vào ngày 30 tháng 5 năm 1848. Trước đó, ông từng tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy ở Posen năm 1848 (Cách mạng Tháng Ba) và chiến đấu trong trận Xions vào ngày 29 tháng 4. Vào ngày 21 tháng 4 năm 1855, ông được đổi làm Giảng viên Trường thiếu sinh quân cũ của mình ở Wahlstatt, và việc bổ nhiệm này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 5 năm đó. Đến ngày 6 tháng 11 năm 1858, ông được lên cấp hàm Trung úy và vào ngày 6 tháng 7 năm 1859, vị Trung úy được ủy nhiệm làm Trợ lý và Trưởng phòng ("Abteilungsvorsteher") trường thiếu sinh quân Wahlstatt. Trước đó, ông đã được phong cấp hàm Đại úy vào ngày 13 tháng 10 năm 1856, sau đó ông được cấp văn bằng xác nhận cấp bậc này vào ngày 20 tháng 9 năm 1856. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1860, ông lãnh nhiệm chức Khoa trưởng trường Thiếu sinh quân ở Potsdam, đồng thời được mang danh hiệu à la suite của quân đoàn Thiếu sinh quân và được cử qua công tác trong trường thiếu sinh quân ở Berlin. Đến ngày 23 tháng 7 năm 1861, ông trở thành Đại đội trưởng tại trường Thiếu sinh quân Berlin. 5 năm sau, ngày 3 tháng 5 năm 1866, Vietinghoff được cắt cử vào Trung đoàn Phóng lựu số 10. Cùng với trung đoàn này, ông đã tham gia chiến dịch Böhmen của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, chiến đấu trong các trận đánh ở Zuckmantel và Königgrätz. Tiếp theo đó, ông được lên quân hàm Thiếu tá vào ngày 1 tháng 5 năm 1870, và được bổ nhiệm một chức sĩ quan phụ tá tại Trường Thiếu sinh quân. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông giữ chức vụ sĩ quan phụ tá thứ nhất của Thống đốc Mainz trong thời kỳ động binh ("während des mobilen Verhältnisses") kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1870 cho đến ngày 20 tháng 3 năm 1871. Sau đó, vào ngày 22 tháng 10 năm 1872, ông trở thành thành viên Ủy ban Học vấn của quân đoàn Thiếu sinh quân cũ của mình ở kinh đô Berlin. Sau đó, vào ngày 12 tháng 12 năm 1874, ông được điều qua Trung đoàn Bộ binh số 84 với chức vụ Tiểu đoàn trưởng, và tại đây ông được thăng hàm Thượng tá vào ngày 18 tháng 1 năm 1875. 3 năm sau, ông được thăng cấp Đại tá vào ngày 18 tháng 4 năm 1878, và được lãnh chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh số 17. Vào ngày 15 tháng 4 năm 1884, Vietinghoff được thăng chức Thiếu tướng và nhậm chức Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 23. Đến ngày 12 tháng 7 năm 1888, ông được giao chỉ huy tạm quyền Sư đoàn số 21 và vào ngày 4 tháng 8 năm 1888, ông được lên chức Trung tướng. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1890, Vietinghoff được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng sẽ được triệu hồi về quân đội khi có chiến tranh) với một khoản lương hưu, đồng thời được tặng thưởng Huân chương Vương miện hạng I. Ông từ trần vào tháng 1 năm 1905. Gia đình. Vào ngày 29 tháng 7 năm 1854, tại điền trang Jakobskirch, quận Glogau (Hạ Schlesien), Vietinghoff thành hôn với Ida Richter (12 tháng 8 năm 1829 ở điền trang Jakobskirch – 2 tháng 1 năm 1872 tại Berlin), con gái của điền chủ Karl August Richter, chủ đất Jakobskirch, với bà Mathilde Kliem . Vào ngày 8 tháng 2 năm 1883 ở Dresden, Vietinghoff tái giá với Margarethe Gehe (3 tháng 7 năm 1855 tại Dresden – 30 tháng 9 năm 1888 tại Dresden), con gái của Đại úy Sachsen Albert Gehe với bà Luise Hänel.
1
null
HMS "Foxhound" (H69) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Sau các hoạt động ban đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được chuyển giao cho Hải quân Hoàng gia Canada và hoạt động như một chiếc thuộc lớp "River" dưới tên gọi HMCS "Qu'Appelle" (H69) từ năm 1944 đến năm 1946. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Foxhound" được đặt hàng trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn vào ngày 21 tháng 8 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng John Brown Shipbuilding & Engineering Company Ltd. ở Clydebank Birkenhead; được hạ thủy vào ngày 12 tháng 10 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 6 tháng 6 năm 1935. Lịch sử hoạt động. "Foxhound" được cải biến thành một tàu hộ tống tầm xa từ tháng 8 năm 1943; và sau khi hoàn tất, nó xuất biên chế khỏi Hải quân Hoàng gia Anh vào ngày 8 tháng 2 năm 1944 để được chuyển cho Canada; nhập biên chế Hải quân Hoàng gia Canada cùng ngày hôm đó dưới tên gọi HMCS "Qu'Appelle" (H69). "Qu'Appelle" tham gia Đội hộ tống 12 vào tháng 6 năm 1944 trong vai trò bảo vệ tàu bè khỏi các cuộc tấn công cuộc Đức trong cuộc Đổ bộ Normandy. Nó đã cùng các tàu khu trục "Saskatchewan", "Skeena" và "Restigouche" tấn công các tàu tuần tra Đức ngoài khơi Brest, Pháp trong Trận Pierre Noires, nơi chiếc tàu tuần tra Đức V715 bị đánh chìm. Vào ngày 11 tháng 8, "Qu'Appelle" cùng với "Restigouche", "Skeena" và "Assiniboine" được lệnh ngăn chặn các tàu bè Đức thoát ra khỏi các cảng Biscay. Trong khi đánh chìm hai tàu đánh cá vũ trang, nó bị hư hại do va chạm với "Skeena" và phải được sửa chữa cho đến hết tháng 9, khi nó gia nhập Đội hộ tống 11 để tuần tra ngoài khơi Iceland. Sau khi chiến tranh kết thúc, "Qu'Appelle" được xuất biên chế khỏi Hải quân Hoàng gia Canada vào ngày 27 tháng 5 năm 1946.
1
null
Luis Ricardo Falero Công tước xứ Labranzano (1851 - ngày 7 tháng 12 năm 1896), là một họa sĩ người Tây Ban Nha chuyên vẽ tranh về đề tài về phụ nữ khỏa thân với những hình ảnh về các nàng tiên, thần nữ khỏa thân trong các câu chuyện thần thoại, phương Đông, kỳ ảo. Hầu hết các bức tranh của ông vẽ đều có ít nhất một phụ nữ khỏa thân hoặc để ngực trần. Chất liệu của ông là tranh sơn dầu. Tiểu sử. Falero được sinh ra ở Toledo Tây Ban Nha. Ban đầu ông theo theo đuổi nghiệp nhà binh trong Hải quân Tây Ban Nha nhưng điều này làm cha mẹ của ông rất buồn và thất vọng, do đó ông đi đến Paris để tìm một hướng mới trong sự nghiệp. Tại đây ông học nghệ thuật, hóa học và cơ khí, và sau đó là học vẽ. Ông là học trò của Gabriel Ferrier. Sau Paris, ông học ở Luân Đôn nơi ông cuối cùng định cư. Falero đã có một sự quan tâm đặc biệt trong thiên văn học và kết hợp các chòm sao thiên thành nhiều tác phẩm của ông, sự quan tâm và kiến thức về thiên văn học của ông cũng đã dẫn đường chỉ lối cho ông làm công việc chuyên minh họa cho các tác phẩm của Camille Flammarion. Trong năm 1896, cô Maud Harvey kiện Falero về quan hệ cha con giữa ông và đứa con của cô. Vụ kiện cáo buộc rằng chính Falero quyến rũ Harvey khi cô này mới 17 tuổi và phục vụ bữa đầu tiên như một cô giúp việc trong gia đình. Ông đã quan hệ được với cô này nhưng khi ông phát hiện ra cô này có thai, ông liền tìm cách sa thải cô để chối bỏ đứa con. Cô đã thắng kiện và đã được nhận 5 shilling mỗi tuần để nuôi đứa con. Falero chết tại Bệnh viện Đại học College, Luân Đôn, ở tuổi 45.
1
null
HMS "Fury" (H76) là một tàu khu trục lớp F được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào đầu những năm 1930. Nó đã hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại hầu hết các mặt trận, cho đến khi bị hư hại do trúng mìn trong cuộc Đổ bộ Normandy, và được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ vào cuối năm 1944. Thiết kế và chế tạo. Lớp tàu khu trục F có đặc tính tương tự như Lớp tàu khu trục C và D dẫn trước vào năm 1931, nhưng có dáng lườn tàu và cầu tàu được cải tiến, được bố trí ba phòng nồi hơi thay vì hai, và pháo QF có thể nâng đến góc 40° thay vì 30° như ở lớp trước. "Fury" được đặt hàng ngày 17 tháng 3 năm 1933 trong Chương trình Chế tạo Hải quân 1932. Nó được đặt lườn vào ngày 19 tháng 5 năm 1933 tại xưởng tàu của hãng J. Samuel White ở Cowes, Isle of Wight; được hạ thủy vào ngày 10 tháng 9 năm 1934 và hoàn tất vào ngày 18 tháng 5 năm 1935. "Fury" được cộng đồng cư dân West Bridgford, Nottinghamshire đỡ đầu trong Tuần lễ Tàu chiến vào tháng 1 năm 1942. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Anh, "Fury" phục vụ cùng Chi hạm đội Khu trục 6 trực thuộc Hạm đội Nhà, và đã được bố trí trong các cuộc tuần tra không can thiệp tại vịnh Biscay và Địa Trung Hải trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Ngày 11 tháng 12 năm 1936, một ngày sau khi công bố việc thoái vị, Vua Edward VIII, giờ đây là Công tước Windsor, được "Fury" đưa sang Boulogne-sur-Mer, Pháp. Vùng biển nhà – 1939-1940. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, "Fury" đang đặt căn cứ tại Scapa Flow cùng với chi hạm đội của nó, nơi nó làm nhiệm vụ bảo vệ hạm đội và tuần tra chống tàu ngầm. Sau khi thiết giáp hạm bị mất do cuộc tấn công của tàu ngầm vào đêm 14 tháng 10 năm 1939, nó cùng với phần còn lại của Hạm đội Nhà được chuyển đến Clyde cho đến khi việc phòng thủ tại Scapa Flow được tăng cường. Vào cuối năm 1939, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại từ Canada, và quay về vào đầu năm 1940. Ngày 17 tháng 4, "Fury" đã hộ tống cho tàu tuần dương quay trở lại Scapa Flow sau khi nó bị hư hại do không kích tại Na Uy. Đến ngày 23 tháng 4, nó hộ tống cho các tàu sân bay và trong các hoạt động không kích hỗ trợ các chiến dịch chung quanh Trondheim. Vào ngày 9 tháng 5, "Fury" cùng các tàu chị em và được chuyển từ Scapa Flow sang trực thuộc Tổng tư lệnh Nore để đối phó với mối đa dọa của tàu tuần tra E-boat và tàu rải mìn đối phương tại Bắc Hải. Nó tiến hành một số hoạt động cùng tàu tuần dương , và đã hộ tống cho chiếc đi đến Tyne sau khi bị hư hại do cuộc tấn công của E-boat. Địa Trung Hải. Vào tháng 7, "Fury" được chuyển sang Chi hạm đội Khu trục 8 trực thuộc Lực lượng H tại Địa Trung Hải, hoạt động từ Gibraltar. Trong suốt tháng 8, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải trong Địa Trung Hải, và sang tháng 9 đã tham gia Chiến dịch Menace, cuộc tấn công vào Dakar. Cùng với HMAS "Australia" và , nó đã đối đầu với tàu khu trục Pháp "L'Audacieux", bắn cháy đối thủ buộc nó phải mắc cạn vào bờ. Đến tháng 10, "Fury" được bố trí ngoài khơi bờ biển Tây Phi, và vào ngày đã hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Pháp Tự do lên Cameroon. Nó gia nhập trở lại Lực lượng H vào tháng 11. Trong tháng 11, "Fury" hộ tống một số đoàn tàu vận tải đi đến Malta, bao gồm việc hỗ trợ từ xa cho Lực lượng H trong Chiến dịch Collar. Nó đã hiện diện trong Trận chiến mũi Spartivento, nơi nó hộ tống cho thiết giáp hạm . Vào tháng 1 năm 1941, nó nằm trong thành phần tham gia Chiến dịch Excess, và vào ngày 9 tháng 2, đã hộ tống các đơn vị của hạm đội tham gia Chiến dịch Grog, cuộc bắn phá Genoa. Trong tháng tiếp theo, nó được tái trang bị tại Malta; và sang tháng 4, nó đã hộ tống cho HMS "Ark Royal" khi chiếc tàu sân bay thực hiện nhiều chuyến đi chuyển giao máy bay tiêm kích Hawker Hurricane đến Malta đang bị bao vây. Vào tháng 5, "Fury" lại hộ tống các đoàn tàu vận tải cùng Lực lượng H, lần này là để chuyển giao xe tăng cho Tập đoàn quân 8 tại Ai Cập. Vào ngày 24 tháng 5, Lực lượng H được lệnh tiến ra Đại Tây Dương săn đuổi chiếc thiết giáp hạm Đức "Bismarck". Sau khi "Bismarck" bị đánh chìm, "Fury" được bố trí cùng Chi hạm đội Khu trục 8 truy tìm các tàu tiếp liệu Đức vốn được phân công hỗ trợ cho "Bismarck". Vào ngày 23 tháng 6, chúng ngăn chặn chiếc tàu buôn "Alstertor", vốn đã tự đánh đắm; và "Fury" đã giúp vào việc giải cứu thủy thủ Anh bị các tàu cướp tàu buôn bắt giữ. "Fury" quay trở về Gibraltar kịp thời để hộ tống cho các tàu chiến trong Chiến dịch Substance vào ngày 21 tháng 7. Đến ngày 24 tháng 9, nó hộ tống cho đoàn tàu vận tải trong khuôn khổ Chiến dịch Halberd. Hộ tống vận tải. "Fury" được chuyển sang Hạm đội Nhà vào tháng 10 để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương, rồi đến tháng 11 nó tham gia Đội hộ tống đặc biệt Greenock. Vào tháng 12, nó gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 8 cho nhiệm vụ hộ tống hạm đội, và vào tháng 1 năm 1942 đã trải qua một đợt tái trang bị tại xưởng tàu Humber để tăng cường vũ khí phòng không. Đến ngày 15 tháng 2, nó gia nhập trở lại Chi hạm đội Khu trục 8 tại Scapa Flow để chuẩn bị phục vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi sang Liên Xô. Vào tháng 3, "Fury" hỗ trợ từ xa cho các đoàn tàu vận tải QP-6 và PQ-12. Vào ngày 23 tháng 3, nó tham gia hộ tống cho Đoàn tàu PQ-13, cùng với tàu tuần dương và tàu khu trục . Đến ngày 27 tháng 3, nó được cho tách ra để tìm kiếm các tàu bị phân tán, tìm được và đưa chiếc SS "Haraplion" trở lại phạm vi bảo vệ. Vào ngày 28 tháng 3, đoàn tàu bị các tàu khu trục lớp "Narvik" của Đức tấn công, và "Fury" đã giúp vào việc đánh trả. Sau đó nó hộ tống cho HMS "Trinidad" đi đến bán đảo Kola sau khi chiếc tàu tuần dương trúng phải quả ngư lôi hỏng hóc của chính nó. Ngày 29 tháng 3, "Fury" thực hiện cuộc tấn công bất thành nhắm vào tàu ngầm Đức "U-378". Nó tiếp tục ở lại Murmansk cho đến ngày 10 tháng 3, khi nó tham gia hộ tống Đoàn tàu QP-10. Nó cũng hộ tống HMS "Trinidad" quay trở về Anh; giúp chống trả nhiều đợt tấn công nhắm vào chiếc tàu tuần dương bị hư hại, nhưng cuối cùng "Trinidad" bị đánh chìm do trúng bom vào ngày 15 tháng 3. Sau đó nó tiếp tục hộ tống các đoàn tàu PQ-16, QP-12 và QP-17. Vào ngày 2 tháng 7, nó cùng với và thực hiện cuộc tấn công bất thành nhắm vào tàu ngầm "U-456". "Fury" quay trở lại Địa Trung Hải vào đầu tháng 8, và vào ngày 10 tháng 8, nó nằm trong lực lượng hộ tống cho Chiến dịch Pedsstal, trải qua những ngày tiếp theo làm nhiệm vụ quét mìn trước khi quay trở về Anh vào ngày 17 tháng 8. Đến ngày 9 tháng 9, nó tham gia hộ tống cho Đoàn tàu PQ-18, nhưng được tách ra vào ngày 17 tháng 9 để hộ tống cho Đoàn tàu QP-14 quay trở về. Vào ngày 18 tháng 9, cùng với , nó đi đến Spitsbergen để hộ tống chiếc RFA "Oligarch" quay trở lại đoàn tàu. Ba con tàu gia nhập trở lại đoàn QP-14 vào ngày 19 tháng 9. Sang ngày 20 tháng 9, "Fury" lại cho tách ra để hợp cùng các tàu khu trục và HMS "Wilton" hộ tống cho và do gia tăng nguy cơ bị tàu ngầm U-boat tấn công. Nó hoạt động cùng Hạm đội Nhà trong vài tháng tiếp theo; vào tháng 12 đã hộ tống các đoàn tàu JW-51A và RA-51, rồi sang tháng 3 năm 1943 lại hộ tống Đoàn tàu RA-53. Vào giữa tháng 3, "Fury" được bố trí cùng Đội hộ tống 4 cho nhiệm vụ bảo vệ các đoàn tàu vượt Đại Tây Dương. Vào tháng 4, nó hộ tống các đoàn tàu HX-329 (vốn đã đẩy lui một đội U-boat tấn công), HX-234 và ONS-5. Sang tháng 5, nó bảo vệ cho Hải đội Rải mìn 1 cho các hoạt động rải mìn ở phía Bắc và hộ tống Đoàn tàu SC-130 trước khi vào xưởng tàu để sửa chữa. Trở lại Địa Trung Hải. Vào ngày 17 tháng 6, "Fury" hộ tống các đơn vị của Hạm đội Nhà tăng cường cho Hạm đội Địa Trung Hải trong cuộc đổ bộ lên Sicily. Sau khi đến nơi, nó gia nhập đoàn hộ tống các đoàn tàu vận tải quân sự. Đến ngày 10 tháng 7, nó hình thành nên lực lượng bảo vệ cho cuộc đổ bộ. Sau khi Ý đầu hàng, "Fury" là một trong những con tàu đã hộ tống Hạm đội Ý đi đến Malta để đầu hàng. Vào ngày 12 tháng 9, nó nằm trong thành phần bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên Salerno. Suốt tháng 10, "Fury" được bố trí tại biển Aegea ngăn chặn các đoàn tàu vận tải đối phương. Cùng với và , nó ngăn chặn một đoàn tàu vào ngày 7 tháng 10, nhưng bị buộc phải hủy bỏ hoạt động vào ngày 15 tháng 10 do bị không kích liên tục mà không có sự hỗ trợ trên không. Vào ngày 15 tháng 11, nó bắn phá Leros cùng với và tàu khu trục Ba Lan ORP "Krakowiak", và một lần nữa vào ngày 16 tháng 11 cùng với và . Đến tháng 12, nó được tái trang bị tại Gibraltar để hoạt động như một tàu khu trục hộ tống. Một khẩu pháo và pháo phòng không được tháo dỡ để thay bằng súng phòng không Oerlikon 20 mm; khả năng mang mìn sâu của nó cũng được tăng cường. Việc tái trang bị hoàn tất vào tháng 2 năm 1944. Vùng biển Nhà và cuộc đổ bộ Normandy. Vào tháng 3, "Fury" quay trở về Scapa Flow và hoạt động cùng Đội hỗ trợ 4. Nó đã hộ tống Đoàn tàu HX-231 và giúp vào việc phòng thủ chống trả sự tấn công của "Wolfpack" (tiếng Đức: bầy sói), một tốp đông tàu ngầm U-boat tấn công đồng loạt. Vào ngày 13 tháng 5, nó được điều về Lực lượng J, là một thành phần tham gia Chiến dịch Neptune nhằm bảo vệ trên biển cho cuộc đổ bộ Normandy. Thời gian còn lại của tháng 5 được dành cho thực tập và thao dượt. Đến tháng 6, "Fury" gia nhập Lực lượng Bắn phá E làm nhiệm vụ cung cấp hải pháo hỗ trợ cho các hoạt động quân sự tại khu vực của Lực lượng Đặc nhiệm phía Đông (Anh). "Fury" rời Solent vào ngày 5 tháng 6, trong thành phần hộ tống cho Đoàn tàu J-1. Nó đi đến ngoài khơi bãi đổ bộ và chiếm lấy vị trí bắn phá vào ngày 6 tháng 6, nơi nó cùng với tiến hành bắn phá hỗ trợ chuẩn bị tại khu vực phía Tây Courseulles. Sau đó nó được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm phía Đông sau cuộc đổ bộ ban đầu. Từ ngày 7 đến ngày 20 tháng 6, nó tham gia các nhiệm vụ hỗ trợ và hộ tống vận tải tại khu vực của Lực lượng Đặc nhiệm phía Đông rồi quay trở về Portsmouth để tiếp nhiên liệu và tiếp liệu cần thiết. Ngày 21 tháng 6, "Fury" trúng một quả mìn ngoài khơi bãi đổ bộ và bị sóng đánh dạt lên bờ. Nó được trục vớt và kéo quay trở về Anh. Tuy nhiên, một khảo sát vào tháng 8 công bố nó hư hại vượt quá mức sửa chữa hiệu quả, và đến tháng 9 được đưa vào danh sách loại bỏ. "Fury" được bán cho hãng BISCO để rồi được tháo dỡ tại xưởng tàu TW Ward ở Briton Ferry, bắt đầu từ ngày 18 tháng 9.
1
null
Luca Vũ Bá Loan (1756-1840) là một vị Thánh tử vì đạo Việt Nam. Thân thế. Ông sinh năm 1756 ở họ Bút Quai, thuộc xứ Bút Đông, Giáo phận Tây Đàng Ngoài (nay thuộc phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội). Đạo nghiệp. Từ nhỏ, ông theo tu học ở Phú Đa và Kẻ Bào. Sau khi thụ phong linh mục thời Tây Sơn, ông được cử đến giúp xứ Nam Sang 6 tháng, giúp xứ Sơn Miêng 10 năm, sau đó về giúp linh mục Liêm, làm Phó xứ ở Kẻ Vồi. Năm Minh Mạng thứ 8 (1828), Giám mục Longer Gia chia xứ Kẻ Vồi làm hai. Ông về coi xứ mới lập là Kẻ Sổ suốt 12 năm cho đến khi bị bắt. Giám mục Jeantet Khiêm nhận xét thời gian ông làm linh mục như sau: "Thày xét các việc cha Loan làm từ khi chịu chức linh mục đến ngày tử đạo, thày thấy có lẽ trong số linh mục Việt Nam từ trước đến nay không ai sánh bằng". Tử đạo. Thời kỳ ông làm chính xứ ở Kẻ Sổ cũng là thời kỳ cấm đạo gắt gao nhất. Từ năm 1825 đến 1838, liên tiếp 7 dụ cấm đạo đã được triều đình ban ra. Năm Minh Mạng thứ 20 (1840), ông bị một số người phát hiện ông là giáo sĩ, tìm cách bắt giữ để lập công. Khi bị bắt, tuổi ông cũng đã cao, sau khi bị giam một tháng, ông bị bệnh nặng, trở nên kiệt quệ. Trước khi ra pháp trường, ông đã ký giấy trao thi thể cho họ đạo Chuôn Trung, xứ Kẻ Chuôn, để lo mai táng hậu sự. Ngày 5 tháng 6 năm 1840, ông bị đem ra pháp trường ở Cầu Giấy xử chém. Phong thánh. Ngày 27 tháng 5 năm 1900, linh mục Luca Vũ Bá Loan được Giáo hoàng Lêô XIII suy tôn lên bậc Chân Phước. Đến ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn ông lên bậc Hiển thánh.
1
null
Cá nheo sông Amur, tên khoa học Silurus asotus, là một loài cá da trơn thuộc họ Siluridae. Nó là một loài cá nước ngọt lớn được tìm thấy tại Đông Á và tại Nhật Bản. Thích con sông chảy chậm, hồ, kênh mương thủy lợi. Ấu trùng "S. asotus" có ba cặp râu (một hàm trên, hai hàm dưới), trong khi cá trưởng thành chỉ có hai cặp (một hàm trên, hàm dưới một); cặp thứ hai của râu hàm dưới bị thoái hóa. Loài này phát triển đến chiều dài 130 cm (51 inch).
1
null
Verdon Gorge (tiếng Pháp: "Gorges du Verdon" hay "Grand canyon du Verdon", có nghĩa là hẻm núi lớn ở Verdon) là một hẻm núi sông thuộc tỉnh Alpes-de-Haute-Provence, phía Đông nam nước Pháp. Đây là hẻm núi được coi là đẹp nhất tại châu Âu với chiều dài khoảng 25 km và sâu tới 700 mét. Hẻm núi được hình thành bởi sông Verdon, được đặt tên sau khi người ta phát hiện ra màu xanh ngọc của nước trong hẻm núi vô cùng đẹp. Điều ấn tượng nhất nằm giữa các thị trấn Castellane và Moustiers-Sainte-Marie, nơi con sông đã cắt giảm một khe núi lên đến 700 mét xuống thông qua khối đá vôi. Ở cuối hẻm núi, sông Verdon chảy vào hồ nước nhân tạo Sainte-Croix-du-Verdon (tiếng Pháp: "Lac de Sainte-Croix"). Vì nó khá gần bờ biển Đông Nam của Pháp nên hẻm núi thu hút được rất nhiều khách du lịch. Họ có thể lái xe xung quanh vành của hẻm núi, thuê thuyền kayak hoặc đi bộ. Các bức tường đá vôi, trong đó có những nơi cao tới vài trăm mét thu hút nhiều nhà leo núi. Những tuyến đường bao gồm các vách đá nứt, cột trụ và các "bức tường" dường như vô tận từ 20m đến hơn 400m. Ngày 10 tháng 7 năm 2006, Hội đồng Nhà nước Pháp đã bãi bỏ việc xây dựng dự của EDF ("Electricite de France" Điện lực Pháp), liên quan đến một đường dây điện cao áp 400.000 V đi qua Verdon Gorge. Quyết định này đã kết thúc 23 năm đấu tranh của các nhóm công cộng và hiệp hội bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ một địa điểm tự nhiên đặc biệt được quan tâm, bảo vệ nhiều loài động thực vật.
1
null
Kamen no Maid Guy (仮面のメイドガイ, かめんのメイドガイ) là loạt manga do Akai Maruboro thực hiện và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 4 năm 2012. Cốt truyện xoay quanh Fujiwara Naeka cháu gái của một tỷ phú và là người thừa kế gia tài này. Để bảo vệ cô khỏi các nguy hiểm ông của cô đã thuê hai ninja một nam một nữ giỏi để làm việc như người hầu luôn bên cạnh của cô. Nhưng ninja nam có tên Kogarashi lại có ngoại hình cực kỳ ấn tượng, vai u thịt bắp, hàm răng như cá mập, luôn đeo một cái mặt nạ và mặt đồ của một nữ phục vụ ngoài ra để làm nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối cho Naeka anh chàng ninja này sẵn sàng việc "đáng xấu hổ" nhất và thường bị Naeka hay nữ ninja nện bằng gậy bóng chày đóng toàn đinh dù vậy Kogarashi vẫn làm nhiệm vụ của mình rất tốt. Loạt manga đã được chuyển thể thành các phương tiện truyền thông khác như anime, trò chơi điện tử... Madhouse đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga và phát sóng từ ngày 05 tháng 4 đến ngày 21 tháng 6 năm 2008 tại Nhật Bản. Truyền thông. Manga. Loạt manga do Akai Maruboro thực hiện và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ tháng 12 năm 2004 đến tháng 4 năm 2012 với 79 chương. Các chương sau đó đã được tập hợp lại và phát hành thành 15 tankōbon. Ever Glory Publishing đã đăng ký bản quyền để tiến hành phân phối tại Đài Loan. Light novel. Hai tập chuyển thể light novel đã được thực hiện bởi hai tác giả khác nhau nhưng đều do Fujimi Fantasia Bunko phát hành. Tập chuyển thể thứ nhất có tựa "Shōsetsu-ban Meido Kakumei Ver." (小説版 メイド革命Ver.) do Kakou-ou Shinjinya thực hiện và phát hành vào ngày 19 tháng 5 năm 2008. Tập chuyển thể thứ hai có tựa "Shōsetsu-ban Inca Teikokunogyakushū Ver." (小説版 インカ帝国の逆襲ver.) do Nagano Masaki thực hiện phát hành vào ngày 20 tháng 6 năm 2008. Drama CD. Frontier Works và Fujimi Shobo đã hợp tác thực hiện chuyển thể drama CD của tác phẩm có tựa "Fujimi Drama CD Collection Kamen no Maid Guy" (富士見ドラマCDコレクション 仮面のメイドガイ) và phát hành vào ngày 31 tháng 5 năm 2007. Với 4 câu chuyện và mỗi truyện chia ra làm 2 phần. Chuyển thể này chỉ được bán thông qua đặt hàng trực tuyến hay đính kèm với phiên bản tạp chí đặc biệt của Fujimi Shobo phát hành khi đó. Một phiên bản drama CD khác được thực hiện có tựa "Kyōsei o hōshi Drama CD" (強制御奉仕ドラマCD) để đính kèm với phiên bản DVD đặc biệt của bộ anime phát hành vào ngày 25 tháng 7 năm 2008. Không như bộ đầu, các diễn viên lồng tếng cho bộ này là các diễn viên tham gia thực hiện bộ anime. Bộ này có sự liên kết tới các tác phẩm khác với sự xuất hiện của các nhân vật trong To Heart 2, Shakugan no Shana và Higurashi no Naku Koro ni. Frontier Works cũng thực hiện bộ chuyển thể drama CD khác có tựa "Dorama Kamen no Maid Guy Drama CD" (ドラマCD「仮面のメイドガイ」ご奉仕) gồm hai đĩa phát hành vào ngày 22 tháng 8 và ngày 22 tháng 10 năm 2008. Anime. Madhouse đã thực hiện chuyển thể anime của loạt manga và phát sóng từ ngày 05 tháng 4 đến ngày 21 tháng 6 năm 2008 tại Nhật Bản với 12 tập trên kênh Chiba TV và TV Kanagawa sau đó các kênh khác cũng bắt đầu phát sóng là AT-X, KBS Kyoto, Nagoya Broadcasting Network, Sun TV, và TV Saitama. Một tập OVA đã được thực hiện và phát hành vào ngày 3 tháng 9 năm 2008 để kèm với phiên bản DVD của bộ anime, việc phân phối bộ anime này tại Nhật Bản do Geneon Entertainment đảm nhiệm. Internet radio. Loạt internet radio có tên "Kamen no Maid Guy Kyōsei-go Hōshi Radio" (仮面のメイドガイ・強制ご奉仕ラジオ) đã được thực hiện và phát sóng song song với bộ anime từ ngày 10 tháng 4 đến ngày 31 tháng 7 năm 2008 với 17 chương trình. Người dẫn chương trình là hai nhân vật Naeka và Kogarashi. Trò chơi điện tử. Một chuyển thể trò chơi điện tử có tựa "Kamen no Maid Guy Boyoyon Battle Royale" (仮面のメイドガイ ボヨヨンバトルロワイアル) thuộc thể loại đối kháng phát triển cho hệ PSP đã phát hành vào ngày 26 tháng 2 năm 2009. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Special Life!" do KOTOKO trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 21 tháng 5 năm 2008 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một đĩa chứa đoạn phim trình bày nhạc phẩm. Bài hát kết thúc có tựa "Work Guy!!" (ワクガイ!!) do Fukuyama Yoshiki trình bày, đĩa đơn chứa bài hát đã phát hành vào ngày 28 tháng 5 năm 2008. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 2008. Ngoài ra còn có 4 album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày phát hành từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2008.
1
null
Aristides de Sousa Mendes do Amaral e Abranches (19/7/1885 – 3/4/1954; ) là một nhà ngoại giao người Bồ Đào Nha đã được Nhà nước Bồ Đào Nha trao tặng Huân chương Tự Do (Ordem da Liberdade) và Huân chương Chúa cứu thế (Ordem Militar de Cristo). Ông đã bỏ qua và bất chấp mệnh lệnh của chính phủ nước mình vì sự an toàn của những người tị nạn chiến tranh chạy trốn trước việc quân Đức xâm lược trong giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ hai. Từ ngày 16 đến ngày 23 tháng 6 năm 1940, ông đã "điên cuồng" cấp thị thực Bồ Đào Nha miễn phí cho trên 30.000 người tị nạn, trong đó có 12.000 người Do Thái. Mất danh dự và mất chức. Ông đã cứu mạng sống cho rất nhiều người nhưng phải đánh đổi bằng sự nghiệp bản thân. Thủ tướng Bồ Đào Nha Salazar đã mất niềm tin chính trị đối với Sousa Mendes, tước tư cách nhà ngoại giao của ông sau đó ra lệnh không được ai ở Bồ Đào Nha giúp đỡ ông. Phim ảnh. Sousa Mendes là chủ đề cho một số bộ phim truyện và phim tài liệu, có thể kể đến: Xem thêm. Chiune Sugihara
1
null
Lockheed T-33 Shooting Star (hay T-Bird) là một loại máy bay huấn luyện phản lực của Hoa Kỳ. Do hãng Lockheed thiết kế chế tạo, bay thử lần đầu năm 1948, do phi công Tony LeVier điều khiển. T-33 được phát triển từ Lockheed P-80/F-80. Hải quân Hoa Kỳ sử dụng với tên gọi TO-2 sau đó là TV-2, và sau năm 1962 là T-33B. Dù đã cũ, nhưng T-33 hiện vẫn đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
1
null
Từ giữa những năm 2000, cụm từ mỹ nam (미남/美男) hay thuật ngữ kkonminam, tức hoa mỹ nam (꽃미남/꽃美男; kkot/n [꽃] = hoa, minam [미남] = mỹ nam), đã được sử dụng phổ biến tại Hàn Quốc để chỉ những chàng trai với một phong cách cá nhân và thời trang tuyệt vời, được phổ biến bởi các thần tượng đại chúng, một phần vì họ thường xuất hiện qua trang điểm như đường kẻ mắt hay son môi. Một nguyên nhân khác có thể là do hầu hết trong số họ đều trong độ tuổi thanh niên cho đến đầu tuổi đôi mươi họ trông khá nam tính. Mặc dù đôi khi họ được coi như là bishōnen (mỹ thiếu niên) của Hàn Quốc nhưng giới tính cũng như thiên hướng tính dục của họ không thường xuyên bị hỏi đến. Ở bên ngoài Hàn Quốc, hình mẫu này còn thịnh hành tại Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Nhật Bản. Hiện nay nó còn được thừa nhận ở hầu khắp châu Á thông qua rất nhiều phiên bản làm lại phim truyền hình Hàn Quốc ở các quốc gia châu Á cũng như sự phổ biến của phim truyền hình Hàn Quốc tại châu Á bao gồm Singapore, Malaysia, Sri Lanka, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Lịch sử. Sự nổi lên của các mỹ nam có liên quan đến sự ảnh hưởng của bishōnen (mỹ thiếu niên) hay truyện tranh manga thể loại yaoi của Nhật Bản khi đã trở nên sẵn có sau khi lệnh cấm nhập khẩu văn hoá Nhật Bản được dỡ bỏ tại Hàn Quốc năm 1998. Giáo sư Kim Hyun Mee tại Đại học Yonsei quy điều này cho sự độc lập và tự tin ngày càng tăng của phụ nữ châu Á: "[họ] có đủ khả năng chọn lựa kỹ càng người bạn đời của mình". Những ví dụ về các biểu tượng mỹ nam điển hình là Bae Yong Joon và Lee Jun Ki.
1
null
Hans Alexis Biehler, sau năm 1871 là von Biehler (16 tháng 6 năm 1818 tại Berlin – 30 tháng 12 năm 1886 tại Charlottenburg) là một Thượng tướng bộ binh của Phổ, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào các thập niên 1870 – 1880, ông chỉ đạo việc xây dựng pháo đài ở một số thành phố quan trọng của Đế quốc Đức. Tiểu sử. Hans Alexis sinh vào tháng 6 năm 1818, là con trai của y sĩ và Tư vấn y dược ("Sanitätsrates") người Berlin Johann Friedrich Theodor Biehler (1785 – 1850) với người vợ của ông này là Luise Charlotte, nhũ danh Woderb (mất năm 1867). Thời trẻ, Biehler học trường "Realgymnasium" (Trung học Chính quy dạy tiếng Latinh thay vì tiếng Hy Lạp) Kölln ở Berlin, sau đó ông nhập ngũ quân đội Phổ vào ngày 1 tháng 10 năm 1836 với tư cách là công binh trong Cục Công binh Cận vệ. Sau khi được đào tạo quân sự tại Trường Công binh và Pháo binh Tổng hợp ("Artillerie- und Ingenieurschule"), ông gia nhập Cục Công binh 2 vào năm 1839 và được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá cục này vào ngày 21 tháng 3 năm 1842. 10 năm sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 1852, Biehler được cử sang học tiếng Pháp hai năm ở Paris và trong thời gian đó, ông được thăng cấp hàm Đại úy vào ngày 22 tháng 6 năm 1852. Khi cuộc Chiến tranh Bảy tuần bùng nổ vào năm 1866, Biehler là sĩ quan công binh thứ nhất trong Bộ Tổng chỉ huy của Quân đoàn Vệ binh. Trên cương vị này, ông được lên quân hàm Đại tá vào ngày 8 tháng 6 năm 1866 và trong diễn tiến của cuộc chiến, ông đã tham gia các trận đánh tại Burkersdorf, Königinhof và sau đó là trận Königgrätz vào ngày 3 tháng 7. 4 năm sau, trong cuộc tổng động viên vào năm 1870 khi chiến tranh bùng nổ giữa Phổ và đồng minh Đức với Pháp, ông được lãnh nhiệm chức Tư lệnh Công binh và Kỹ thuật của Bộ Chỉ huy Tối cao Tập đoàn quân số 1. Với cấp bậc Thiếu tướng, ông đã tham chến trong các trận đánh tàn khốc ở Colombey, Gravelotte-St. Privat, Amiens, sông Hallue, Saint-Quentin, cùng với các cuộc vây hãm Metz và Verdun. Vì những công trạng của mình trong chiến tranh, Biehler không những được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng I mà còn được gia phong quý tộc vào ngày 16 tháng 6 năm 1871. Tiếp theo đó, kể từ năm 1877 cho đến năm 1884, ông là Chỉ huy trưởng Quân đoàn kỹ thuật và Công binh, đồng thời là Tướng thanh tra các thành lũy của Phổ. Sau khi được phong cấp bậc Thượng tướng bộ binh vào tháng 3 năm 1884, do vấn đề sức khỏe ông được xuất ngũ ("zur Disposition", rời ngũ nhưng được triệu hồi về quân đội khi có binh lửa) với một khoản tiền lương, đồng thời được phong danh hiệu của Quân đoàn kỹ thuật vào ngày 3 tháng 11 năm 1884. Hai năm sau, ông tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm phục vụ quân ngũ của mình vào ngày 1 tháng 10 năm 1886. Vào ngày 30 tháng 12 năm 1886, ông từ trần và được mai táng tại nghĩa trang "Garnisonsfriedhof in der Hasenheide" ở Berlin. Gia đình. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1863, tại Berlin, ông thành hôn với bà Maria Albertine Adelheid Emilie Wilhelmine (1837 – 1922), con gái của Trung tướng Franz von Kleist. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông 3 người con sau đây:
1
null
Bishōnen (美少年, còn được chuyển tự thành bishounen) là một thuật ngữ tiếng Nhật theo nghĩa đen là "mỹ thiếu niên" (cậu bé đẹp). Thuật ngữ này mô tả nét thẩm mỹ có thể thấy tại những khu vực riêng biệt ở Đông Á: một nam thanh niên trẻ có vẻ đẹp (và sức quyến rũ) vượt qua ranh giới của giới tính và thiên hướng tính dục. Điều này được thể hiện mạnh mẽ nhất trong văn hóa đại chúng Nhật Bản, nó trở nên phổ biến nhờ các ban nhạc glam rock phong cách lưỡng tính của những năm 1970, nhưng nó đã có nguồn gốc từ văn học Nhật Bản cổ xưa, từ những quan niệm, tư tưởng về xã hội nam tính của triều đình và nhân sĩ trí thức Trung Quốc thời trung cổ và các khái niệm thẩm mỹ Ấn Độ mang sang từ Ấn Độ giáo, được du nhập với Phật giáo đến Trung Quốc. Ngày nay, "bishōnen" rất phổ biến với các cô gái trẻ và phụ nữ tại Nhật Bản. Lý do cho hiện tượng xã hội này có thể bao gồm các mối quan hệ xã hội nam nữ độc đáo trong thể loại này. Một số người đưa ra giả thuyết rằng "bishōnen" cung cấp một phương tiện thoả mãn phi truyền thống cho các quan hệ giới tính. Hơn thế, nó phá vỡ các định kiến xung quanh những nhân vật nam ẻo lả. Những người này thường được mô tả với năng lực võ thuật rất mạnh, tài năng thể thao, trí thông minh cao hoặc năng khiếu hài hước, hay những đặc điểm mà thường được gán cho các anh hùng/nhân vật chính. Văn hoá đại chúng. Sự ưu tiên lâu dài cho bishōnen có thể thấy rất rõ ở Nhật Bản và xuyên khắp các khu vực của Đông Á cho đến ngày nay.
1
null
Trong đại số tuyến tính, nón lồi là tập con của một không gian vector mà kín đối với mọi tổ hợp tuyến tính với hệ số dương. Định nghĩa. Giả sử "V" là một không gian vector trên trường "K".Tập con "C" của "V" được gọi là một nón lồi nếu và chỉ nếu α"x" + β"y" thuộc "C", với mọi số vô hướng α, β thuộc trường "K" và với mọi "x", "y" thuộc "C". Định nghĩa trên có thể viết gọn lại là α"C" + β"C" = "C" với mọi số vô hướng α, β thuộc trường "K". Khái niệm trên thực ra chỉ có ý nghĩa với không gian vector nào chấp nhận khái niệm số vô hướng dương, chẳng hạn như những không gian trên tập số hữu tỉ, đại số hay (thông dụng hơn) trên trường số thực Theo định nghĩa nói trên thì tập rỗng, toàn bộ không gian "V", không gian con tuyến tính của "V" (kể cả không gian con tầm thường 0) đều là nón lồi. Các ví dụ khác về nón lồi: tập tất cả các vector sinh ra từ việc nhân một số dương tùy ý với một vector "v" cho trước của "V", hay tập các vector thuộc "V" mà có tất cả các tọa độ đều dương. Một ví dụ tổng quát hơn về nón lồi là tập các vector có dạng λ"x" trong đó λ là một số vô hướng dương và "x" là một phần tử nằm trong một tập lồi con "X" của "V". Đặc biệt, nếu "V" là không gian vector định chuẩn, và "X" là một quả cầu mở (hoặc đóng) của "V" mà không chứa vector 0, thì phép xây dựng nói trên tạo ra tập gọi là nón tròn lồi mở (hoặc đóng) Nón lồi cũng kín đối với phép giao, nhưng điều này không chắc đúng đối với phép hợp. Nón lồi cũng kín đối với ánh xạ tuyến tính. Đặc biệt, nếu "C" là một nón lồi, phần nghịch của nó là -"C" cũng là nón lồi, và "C"formula_1(-"C") là không gian vector con lớn nhất thuộc "C". Nón lồi cũng là nón tuyến tính. Nếu "C" là nón lồi, khi đó với bất kỳ số vô hướng dương α và bất kỳ "x" thuộc "C", ta có vector α"x" = (α/2)"x" + (α/2)"x" cũng thuộc "C". (Điều này đúng ngay cả khi số vô hướng 2 = 1 + 1 đồng nhất bằng 0, vì trong trường hợp đó, chỉ có một số vô hướng dương duy nhất là 1.) Lý luận trên cho thấy nón lồi "C" là một trường hợp đặc biệt của nón tuyến tính. Các định nghĩa khác. Cũng từ tính chất vừa nêu ở trên, ta có thể định nghĩa nón lồi theo cách như sau: nón lồi là nón tuyến tính mà kín đối với phép tổ hợp lồi; hay chỉ cần kín với phép cộng. Một cách ngắn gọn, ta nói tập "C" là nón lồi nếu và chỉ nếu λ"C" = "C" và "C" + "C" = "C" với mọi số vô hướng dương α của "V". Cũng suy ra rằng người ta có thể thay phát biểu "các số vô hướng dương α, β" trong định nghĩa nón lồi bằng phát biểu "các số vô hướng không âm không đồng thời bằng zero α, β". Nón tù và nón nhọn. Dựa vào định nghĩa ở trên, chúng ta suy ra rằng: nếu "C" là một nón lồi thì "C"formula_2>{0} và "C"formula_3{0} cũng là nón lồi. Một nón lồi được gọi là nhọn hay tù tùy thuộc vào việc nó có chứa vector 0 hay không. Thật ra với định nghĩa về nón lồi ở trên, nếu chúng ta thay điều kiện "dương" bằng điều kiện "không âm" của α, β thì ta đã loại trừ nón lồi bù trong phạm vi định nghĩa. Tham khảo. <includeonly></includeonly>
1
null
Tau (hoa Τ, thường τ; ) là chữ cái thứ 19 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trong hệ thống số Hy Lạp, nó có giá trị 300. Tên bằng tiếng Anh được phát âm là / taʊ / or / tɔː /, nhưng trong tiếng Hy Lạp hiện đại nó là [taf]. Điều này là do cách phát âm của sự kết hợp của chữ cái Hy Lạp αυ đã thay đổi từ thời cổ đại sang hiện đại từ một trong [au] sang [av] hoặc [af], tùy thuộc vào những gì sau (xem bản đồ Hy Lạp). Tau xuất phát từ chữ Phoenician của người Phoenician taw.svg (𐤕). Các chữ cái phát sinh từ tau bao gồm Roman T và Cyryl Te (Т, т). Chữ này chiếm slot Unicode U + 03C4 (chữ thường) và U + 03A4 (chữ hoa). Trong HTML, chúng có thể được tạo ra với các thực thể được đặt tên (& tau; and & Tau;), các tham chiếu thập phân (τ và Τ), hoặc các tài liệu tham khảo thập lục phân (& # x3C4; và & # x3A4;). Sử dụng hiện đại. Chữ viết thường τ được dùng làm biểu tượng cho: Vật lý. Tau trong thiên văn học là thước đo của độ sâu quang học, hoặc bao nhiêu ánh sáng mặt trời không thấm qua bầu khí quyển
1
null
Giải cầu lông vô địch thế giới (tên tiếng Anh: BWF World Championships, trước đây còn được gọi là IBF World Championships) là một giải cầu lông được tổ chức bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Giải đấu này cùng với Thế vận hội Olympic là hai sân chơi cao nhất của các tay vợt cầu lông. Những người chiến thắng giành được danh hiệu "Vô địch thế giới" cùng huy chương vàng và điểm thưởng tích lũy trên bảng xếp hạng BWF. Tuy nhiên, nó không có bất kỳ khoản tiền thưởng nào đi kèm.. Giải đấu bắt đầu vào năm 1977 và được tổ chức ba năm một lần cho đến năm 1983. Tuy nhiên, IBF phải đối mặt với khó khăn trong việc Liên đoàn Cầu lông Thế giới (sau này sáp nhập với IBF để hình thành một liên đoàn cầu lông) đã tổ cũng tổ chức giải đấu tương tự một năm sau đó. Bắt đầu năm 1985, giải đấu đã trở thành sự kiện được tổ chức hai giải một năm và hai năm một lần cho đến năm 2005. Bắt đầu từ năm 2006, giải đấu được đổi thành sự kiện hàng năm của Liên đoàn Cầu lông Thế giới với mục tiêu tạo cơ hội cho các vận động viên đạt được danh hiệu "Vô địch thế giới". Tuy nhiên, giải đấu sẽ không được tổ chức bốn năm một lần để nhường chỗ cho Olympic. Các địa điểm đã từng tổ chức giải. Bảng thống kê dưới đây đưa ra một cái nhìn tổng quan của tất cả các thành phố và quốc gia chủ nhà các giải vô địch cầu lông thế giới. Lần gần đây nhất là vào năm 2013, giải được tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc. Số trong ngoặc đơn sau thành phố / quốc gia biểu thị số lần mà thành phố / quốc gia đã tổ chức giải. Từ năm 1989 đến năm 2001, giải vô địch cầu lông thế giới được tổ chức ngay sau khi Sudirman Cup tổ chức tại cùng một địa điểm. Giải thưởng qua các năm. Cho đến nay, chỉ có 18 quốc gia đã đạt được ít nhất một huy chương đồng trong giải đấu: 9 ở châu Á, 5 ở châu Âu, 1 ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và châu Đại Dương. Châu Phi là lục địa duy nhất không giành được một huy chương nào ở giải đấu. Ở tuổi 18, Ratchanok Inthanon trở thành nhà vô địch trẻ tuổi nhất trong lịch sử giải đấu. Ratchanok ít tuổi hơn Jang Hye-ock 3 tháng, người giành chức vô địch ở nội dung đôi nữ năm 1995. Các vận động viên và quốc gia thành công nhất. Vận động viên. Một số vận động viên đã từng rất thành công tại giải đấu này như: Giai đoạn 1977 đến năm 2001, huy chương vàng đã được nhiều vận động viên trong số năm quốc gia giành được, cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Indonesia, Malaysia. Tuy nhiên, trong năm 2003, con số này đã là bảy quốc gia và trong năm 2005, số quốc gia giành được huy chương cao kỷ lục là mười quốc gia. Tony Gunawan là vận động viên mang hai quốc tịch đã giành huy chương vàng tại nội dung đôi nam. Năm 2001, anh đánh cặp đôi với Halim Haryanto tại đội tuyển cầu lông Indonesia và năm 2005 anh đánh cặp với Howard Bach để giúp cho đội tuyển cầu lông Hoa Kỳ giành huy chương vàng đầu tiên tại giải đấu. Dưới đây là danh sách các tay vợt thành công nhất với trên 3 lần giành huy chương vàng tại giải. Quốc gia. Dưới đây là bảng hiển thị huy chương vàng theo quốc gia giành được tính tới năm 2013. Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong các kỳ của giải vô địch cầu lông thế giới kể từ khi được thành lập vào năm 1977. Họ cũng là quốc gia duy nhất để đạt được toàn bộ tất cả các huy chương trong các năm 1987, 2010 và 2011.
1
null
Omicron (; viết hoa Ο, viết thường ο, thường đọc 'o nhỏ': từ , micron có nghĩa là 'nhỏ' trái ngược với "omega") là kí tự thứ 15 trong Bảng chữ cái Hi Lạp. Trong hệ thống chữ số Hi Lạp, nó có giá trị là 70. Kí tự này có nguồn gốc từ kí tự Phoenicia ayin: . Trong tiếng Hi Lạp cổ điển, omicron đại diện cho âm thanh trái ngược với "omega" và "ου" . Trong tiếng Hi Lạp hiện đại, omicron đại diện cho nguyên âm tròn giữa phía sau , giống với âm của omega. Các chữ cái phát sinh từ omicron bao gồm O La Mã và O Kirin. Sử dụng. Ngoài việc sử dụng như một ký tự chữ cái, omicron đôi khi được sử dụng trong ký hiệu kỹ thuật, nhưng việc sử dụng nó bị hạn chế vì cả chữ hoa và chữ thường (& Omicron; & omicron;) đều không thể phân biệt được với kí tự Latin "oh" (O o) và khó phân biệt với Chữ số Ả Rập "không" (0). Toán học. Biểu tượng ký hiệu O lớn được Paul Bachmann giới thiệu năm 1894 và được Edmund Landau phổ biến năm 1909, ban đầu là viết tắt của "order of" ("Ordnung") và do đó là một chữ cái Latinh, dường như được Donald Knuth sử dụng năm 1976 với tư cách là Omicron viết hoa, có lẽ liên quan đến định nghĩa của ông về biểu tượng Omega (viết hoa). Cả Bachmann và Landau đều không bao giờ gọi nó là "Omicron", và từ "Omicron" chỉ xuất hiện một lần trong bài báo của Knuth, trong tiêu đề. Chữ số Hi Lạp. Có một số hệ thống viết số trong tiếng Hy Lạp; dạng phổ biến nhất được sử dụng vào cuối thời kỳ cổ điển sử dụng omicron (cả chữ hoa hoặc chữ thường) để biểu thị giá trị 70. Nói một cách tổng quát hơn, chữ omicron được sử dụng để đánh dấu vị trí thứ mười lăm trong bất kỳ danh sách được đánh dấu bằng bảng chữ cái Hy Lạp nào. Vì vậy, ví dụ, trong tác phẩm "Elements" của Euclid, khi các điểm khác nhau trong một sơ đồ hình học được đánh dấu bằng các chữ cái, nó cũng giống như việc đánh dấu chúng bằng số, mỗi chữ cái đại diện cho số vị trí của nó trong bảng chữ cái tiêu chuẩn . Thiên văn học. Omicron được dùng để chỉ ngôi sao thứ mười lăm trong một nhóm chòm sao, vị trí thứ tự của nó là một hàm không đều cả về độ lớn và vị trí. Các ngôi sao bao gồm Omicron Andromedae, Omicron Ceti, và Omicron Persei. Trong tác phẩm "Almagest" () của Claudius Ptolemy, bảng các chữ số hệ lục thập phân 1 ... 59 được biểu diễn theo cách thông thường cho các chữ số Hi Lạp: ...  . Vì chữ omicron [đại diện cho 70 (′ ο) trong hệ thống tiêu chuẩn] không được sử dụng trong hệ lục thập phân, nó được tái sử dụng để biểu thị một ô số trống. Trong một số lần hiển thị, ô chỉ được để trống (không có gì ở đó = giá trị là 0), nhưng để tránh lỗi sao chép, ưu tiên đánh dấu ô 0 bằng omicron, giống như cách các ô trống trong bảng hiện đại được điền bằng dấu gạch ngang (—). Cả omicron và dấu gạch ngang đều ngụ ý rằng "đây không phải là một sự nhầm lẫn, ô thực sự được cho là trống". Một cách trùng hợp, omicron có giá trị không cổ (ο) giống với số 0 trong tiếng Ấn Độ giáo-Ả Rập hiện đại (0). Y học. Vào ngày 26 tháng 11 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một biến thể mới cần quan tâm của COVID-19, được đặt tên là Omicron theo hệ thống đặt tên của WHO. Biến thể B.1.1.529 được trình tự lần đầu tiên ở Nam Phi vào ngày 24 tháng 11 năm 2021 . Mã hóa ký tự. Các ký tự này chỉ được sử dụng làm ký hiệu toán học. Văn bản tiếng Hy Lạp cách điệu phải được mã hóa bằng các chữ cái Hy Lạp bình thường, với các đánh dấu và định dạng để chỉ ra kiểu văn bản.
1
null
Sigma (hoa Σ, thường σ, chữ thường cuối từ ς) là chữ cái thứ 18 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trong hệ thống số Hy Lạp, nó có giá trị 200. Lịch sử. Hình dạng và vị trí chữ cái của sigma xuất phát từ chữ Phoenicia shin. Từ nguyên. Tên của sigma, theo một giả thuyết, có thể tiếp tục của Phoenician Samekh. Theo một lý thuyết khác, tên gốc của nó có thể là san (tên ngày nay gắn liền với một cái khác, thư lỗi thời), trong khi sigma là một sự đổi mới Hy Lạp có nghĩa đơn giản là "rít lên", dựa trên việc chỉ định một động từ σίζω Sízō, từ * sig-jō trước, có nghĩa là 'tôi rít'). Lunate sigma. Một mảng bám đọc "Metochion of Gethsemane" (Μετόχιον Γεθσημανῆς) ở Jerusalem, với một sigma lunate ở cuối và ở giữa của từ Trong bản Hy Lạp viết tay trong thời kỳ Hy Lạp (thế kỷ 4 và 3 TCN), hình dạng ký tự Σ được đơn giản hóa thành hình chữ C. Nó cũng được tìm thấy trên đồng xu từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên trở đi. Điều này đã trở thành dạng tiêu chuẩn phổ quát của sigma vào cuối thời cổ đại và thời trung cổ. Ngày nay được gọi là sigma lunate (trường hợp trên, trường hợp thấp hơn), vì hình dạng giống như trăng. Sử dụng. Trong toán học, Σ là ký hiệu thể hiện tổng của 1 phép toán nhiều hạng tử, σ thể hiện độ lệch chuẩn trong toán thống kê. Trong vật lí, σ không thể hiện suất đàn hồi.
1
null
Nu (hoa Ν thường ν, hay "Ny"; hiện đại Ni) là chữ cái thứ 13 trong bảng chữ cái Hy Lạp. Trong hệ thống số Hy Lạp, nó có giá trị 50. Biểu tượng. Không sử dụng chữ hoa, bởi vì nó thường giống với Latin N. Ví dụ chữ thường được sử dụng như là một biểu tượng cho:
1
null
Bộ Cá chồn (danh pháp khoa học: Ophidiiformes) là một bộ cá vây tia bao gồm cá chồn (họ Ophidiidae), cá ngọc trai (họ Carapidae), brotulas (họ Bythitidae) và các đồng minh. Bộ cá này bao gồm nhiều loài cá biển sâu, trong đó loài sinh sống ở độ sâu lớn nhất đã biết là "Abyssobrotula galatheae", được tìm thấy tại độ sâu 8.370 mét (27.460 ft) trong rãnh Puerto Rico. Tuy nhiên, nhiều loài khác sống ở vùng nước nông, đặc biệt là gần rạn san hô, trong khi một vài loài sống trong môi trường nước ngọt. Hầu hết các loài sống trong môi trường sống nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, nhưng một số loài được biết đến xa về phía bắc tới bờ biển Greenland cũng như xa về phía nam tới biển Weddell. Chúng thường có cơ thể thanh mảnh với đầu nhỏ, và vảy mịn, hoặc không có gì cả. Nhóm này bao gồm cá nổi, cá đáy, và thậm chí cá ký sinh, mặc dù tất cả đều có một hình dáng cơ thể tương tự. Một vài loài là thai sinh (cá đẻ con) chứ không phải là noãn sinh (cá đẻ trứng). Chúng có kích thước từ nhỏ như ở "Grammanoides opisthodon" chỉ dài 5 cm (2,0 inch), đến lớn như "Lamprogrammus shcherbachevi" dài tới 2 mét (6,6 ft). Phân loại. Bộ này bao gồm 5 họ sau: Các họ Ranicipitidae và Euclichthyidae từng có thời được xếp trong bộ này, nhưng hiện nay được chuyển sang bộ Gadiformes; với Ranicipitidae sáp nhập vào họ Gadidae.
1
null
Galatasaray Spor Kulübü (, "Galatasaray Sports Club"), còn được gọi là Galatasaray AŞ tại các giải đấu của UEFA, là câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ có trụ sở tại phía Châu Âu của thành phố Istanbul. Đây là chi nhánh bóng đá của Câu lạc bộ thể thao Galatasaray lớn hơn cùng tên, bản thân nó là một phần của Ủy ban hợp tác cộng đồng Galatasaray bao gồm Trường trung học Galatasaray nơi câu lạc bộ bóng đá được thành lập vào tháng 10 năm 1905 bao gồm toàn bộ thành viên là học sinh. Theo truyền thống, đội thi đấu với màu đỏ và vàng đậm trên sân nhà, với những chiếc áo được phân chia ở giữa giữa hai màu. Galatasaray là câu lạc bộ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ thành công nhất trong lịch sử. Galatasaray là một trong ba đội có tham gia tất cả các mùa giải của Süper Lig kể từ năm 1959, sau khi giải thể Istanbul Football League. Galatasaray cũng vô địch Süper Lig (23), Turkish Cup (18) và Turkish Super Cup (16) nhiều nhất Thổ Nhĩ Kỳ, do đó khiến họ trở thành câu lạc bộ bóng đá được trang trí đẹp nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì những cuộc thi đó là các giải đấu và cúp chuyên nghiệp hàng đầu trên toàn quốc của Thổ Nhĩ Kỳ được công nhận và tính toán theo các quy định do Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ và UEFA đặt ra. Trên bình diện quốc tế, Galatasaray đã giành được UEFA Cup và UEFA Super Cup vào năm 2000, trở thành đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên và duy nhất vô địch một giải đấu của UEFA. Họ cũng đã giành được cúp Emirates vào năm 2013 tại London. Trong mùa giải 1999–2000, câu lạc bộ đã đạt được kỳ tích hiếm hoi là hoàn thành cú ăn ba khi vô địch Süper Lig, Turkish Cup và UEFA Cup trong một mùa giải. Galatasaray cũng là câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất được xếp hạng đầu tiên trên IFFHS World Rankings. Theo cùng một tổ chức quốc tế, Galatasaray là câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ hay nhất thế kỷ 20 và là câu lạc bộ thành công thứ 60 ở châu Âu. Kể từ năm 2011, sân vận động của câu lạc bộ là sân vận động Nef có sức chứa 52.280 ở Seyrantepe, Istanbul. Trước đây, câu lạc bộ đã chơi tại Sân vận động Ali Sami Yen, cũng như một loạt các sân khác ở Istanbul, bao gồm cả việc chia sẻ sân với Beşiktaş và Fenerbahçe tại Sân vận động Taksim và Sân vận động İnönü. Nhờ chức vô địch thứ 20 của đội cho mùa giải Süper Lig 2014–15, logo của họ sau đó có bốn ngôi sao đại diện cho 20 chức vô địch của họ cho giải đấu; mỗi ngôi sao tương ứng với năm chức vô địch của đội. Họ trở thành câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên và duy nhất đạt được thành tích như vậy, qua đó chính thức trở thành câu lạc bộ có nhiều ngôi sao nhất trên logo của họ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Câu lạc bộ có sự cạnh tranh lâu dài với các đội Istanbul, cụ thể là với Beşiktaş và Fenerbahçe. Trận derby giữa Galatasaray và Fenerbahçe được mệnh danh là trận "Kıtalar Arası Derbi" () do vị trí của trụ sở chính và sân vận động của họ ở hai phía châu Âu (Galatasaray) và châu Á (Fenerbahçe) của eo biển Bosphorus ở Istanbul. Hơn nữa, hội cổ động viên của câu lạc bộ vô cùng cay đắng đối với Leeds United, sau bạo loạn ở bán kết Cúp UEFA 2000 khi hai cổ động viên của Leeds bị các cổ động viên của Galatasaray đâm chết. Bốn người đàn ông đã bị bắt và bị buộc tội giết người. Những cái chết đã dẫn đến phản ứng giận dữ ở Anh với việc các cổ động viên Galatasaray bị cấm tham dự trận lượt về tại Elland Road. Huy hiệu và màu sắc. Biểu tượng đầu tiên của Galatasaray được vẽ bởi 333 [Số trường] Şevki Ege. Đây là hình một con đại bàng dang rộng đôi cánh với một quả bóng đá trong mỏ. Đại bàng là một biểu tượng kiểu mẫu mà Galatasaray đã dựa vào ngay từ đầu. Nhưng khi cái tên không thu hút được quá nhiều sự quan tâm, sáng tác của Şevki Ege bị gạt sang một bên. Nó đã được thay thế bằng thiết kế hiện tại vào những năm 1920. Nó được thay thế vào năm 1925 bằng huy hiệu "Ghayn-Sin" hiện tại, là hai chữ cái Ả Rập đầu tiên của "G"alata "S"aray, được thiết kế bởi Ayetullah Emin. Ban đầu, màu sắc của Galatasaray là đỏ và trắng. Đây là những màu trong quốc kỳ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Tuy nhiên, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ không được thành lập vào thời điểm đó. Do đó, quyết định này đã khiến ban quản lý đàn áp ngày đó cảm thấy khó chịu và chính quyền sau đó đã gây áp lực với các cầu thủ. Vì lý do này, vào ngày 26 tháng 12 năm 1906, màu sắc được đổi thành vàng và đen. Bộ dụng cụ thiết kế tám mảnh được chia đôi được đặt hàng từ Sports Outfitter William Shillcock có trụ sở tại Birmingham, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Sau trận thua đậm 0–5 trước Baltalimanı trong một trận giao hữu, màu mới vàng và đen được coi là không tốt. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1908, trong trận đấu với đội bóng của tàu tuần dương Hải quân Hoàng gia , Galatasaray cuối cùng quyết định sử dụng màu đỏ và vàng, lấy cảm hứng từ hoa hồng mà Gül Baba đã tặng cho Quốc vương Bayezid II. Ali Sami Yen đã nêu, ""Sau khi chúng tôi vào và ra một số cửa hàng, chúng tôi đã thấy hai chất liệu len trông trang nhã khác nhau trong cửa hàng của Fatty Yanko tại Bahçekapısı (giữa Eminönü và Sirkeci ở Istanbul, nay được gọi là Bahçekapı). Một trong số chúng có màu đỏ sẫm, giống như màu anh đào, và cái còn lại có màu vàng đậm với một chút màu cam. Khi nhân viên bán hàng dùng tay xoay hai tấm vải bay vào nhau, chúng trở nên sáng chói đến nỗi khiến chúng ta liên tưởng đến vẻ đẹp của chim kim oanh. Chúng tôi tưởng mình đang nhìn những màu sắc bập bùng trong ngọn lửa đang cháy. Chúng tôi đang hình dung những ngọn lửa đỏ vàng chiếu vào đội mình và mơ rằng nó sẽ đưa chúng tôi đến chiến thắng. Quả thực nó đã làm vậy"." Trang phục sân nhà. Áo đấu sân nhà của Galatasaray về cơ bản luôn giống nhau kể từ năm 1908. Áo đấu truyền thống của Galatasaray là thiết kế tám mảnh chia đôi. Điều này bao gồm mặt trước, mặt sau và tay áo của áo sơ mi được tạo thành từ hai màu, dẫn đến việc áo sơ mi được chia thành tám phần. (Hai màu giống nhau không bao giờ ở cạnh nhau trong 8 phần.) Các màu tiếp tục theo thứ tự xen kẽ, từ vàng sang đỏ. Điều này dẫn đến việc mặt trước của áo đối lập với mặt sau và áo cũng có thiết kế chia đôi từ một bên. Thứ tự màu sắc xen kẽ của tám phần này tạo ra một thiết kế nửa hoàn chỉnh cho chiếc áo sơ mi. Thiết kế chia đôi tám mảnh cổ điển sẽ trở thành phong cách của Galatasaray trong khoảng 80 năm, cho đến năm 1985 khi nhà sản xuất đồ thể thao Adidas bắt đầu cung cấp áo sơ mi và tay áo được tạo thành bởi một màu chứ không phải chia đôi. Được tạo ra cách đây hơn một thế kỷ, sự kết hợp trang phục cổ điển của Galatasaray bao gồm áo truyền thống tám mảnh, quần đùi trắng và tất đỏ và thường được mặc như một phần của trang phục thi đấu sân nhà. Điều này đã thay đổi vào giữa những năm 1980, khi nhà sản xuất đồ thể thao Adidas bắt đầu cung cấp áo sơ mi. Câu lạc bộ trở lại trang phục thi đấu "cổ điển" vào năm 2012. Các màu chính thức là Pantone sắc thái 1235 (vàng) và 201 (đỏ). Nhà cung cấp trang phục và nhà tài trợ áo đấu. Bộ trang phục của Galatasaray được sản xuất bởi Nike, người đã giữ hợp đồng từ năm 2011. Các nhà sản xuất trang phục trước đây là: Çamlıca (1978–79); Adidas (1978–82, 1984–91, 1995–2001, and 2005–11); Umbro (1979–81, 1982–83, 1991–95, and 2002–05); Puma (1980–81); Gola (1981–82); Fatih (1984–85); và Lotto (2001–02). Kể từ năm 2020, nhà tài trợ áo đấu của Galatasaray là Sixt. Các nhà tài trợ trước đây bao gồm: Volvo và PeReJa (1977–78); Halı Fleks (1979–80); Telefunken, Alo, và THY (1980–81); Borsaş and Meban (1981–83); Telefunken (1983–84); Modell's (1984–85); Denizbank (1984–86); TürkBank (1986–91); ADEC Saat (1991–92); SHOW TV (1991–95); Emek Sigorta (1992–95); VakıfBank (1995–97); Bank Ekspres (1997–98); Marshall (1998–2000); Telsim (2000–01); Aria (2001–04); Avea (2004–09); Türk Telekom (2009–14); Huawei (2014–15), Dumankaya (2015–16), UNDP (2016), Nef (2016–19), Terra Pizza (2019–20) và Sixt (2020–) cho các trận đấu quốc nội và Turkish Airlines kể từ năm 2014 cho các trận đấu quốc tế. Sân vận động. Sân vận động Ali Sami Yen. Khi Galatasaray được thành lập, không có đội Thổ Nhĩ Kỳ nào có sân nhà riêng và tất cả các trận đấu tại Istanbul Football League tổ chức tại Papazın Çayırı – bây giờ là địa điểm của Sân vận động Şükrü Saracoğlu của Fenerbahçe. Năm 1921, sân vận động bóng đá thích hợp đầu tiên của thành phố được xây dựng, sân vận động Taksim, được sử dụng làm sân nhà cho tất cả các đội của Istanbul. Khi Sân vận động Taksim lịch sử bị phá bỏ vào năm 1940, Galatasaray quyết định xây dựng một sân vận động lớn, hiện đại. Do những khó khăn bắt nguồn từ Thế chiến II, việc xây dựng đã bị trì hoãn trong hơn hai thập kỷ. Trong giai đoạn này, họ thi đấu ở Şeref Stadi và Dolmabahçe Stadi Vào ngày 20 tháng 12 năm 1964, Sân vận động Ali Sami Yen khai trương. Được đặt theo tên của người sáng lập Galatasaray, Ali Sami Yen, nó nằm ở khu phố Mecidiyeköy của quận Şişli ở trung tâm thành phố. Năm 1964, sân vận động có sức chứa hơn 35.000. Do những cải tiến về an ninh và cấm khán giả không có chỗ ngồi, sức chứa tất cả chỗ ngồi giảm xuống còn 22.000 vào năm 1993. Vài năm sau, khán đài chính được xây dựng lại, vốn đã bị hư hại do động đất, đã tăng nhẹ sức chứa. Sau năm 2002, khi Sân vận động Olympic Atatürk được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội Olympic của Istanbul, Galatasaray bắt đầu tổ chức các trận đấu Cúp châu Âu tại đó. Kỷ lục tham dự giữa các sân vận động của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá vỡ ở đó, trong trận đấu Galatasaray–Olympiakos diễn ra trước 79.414 khán giả. Tuy nhiên, Sân vận động Ali Sami Yen có tầm quan trọng lịch sử đối với người hâm mộ Galatasaray mặc dù nó nhỏ hơn và cũ hơn. The stadium was in 2011 demolished after Galatsaray moved to the newly built Nef Stadium. Sân vận động Rams Global. Sân nhà mới của Galatasaray là Sân vận động Nef mới được xây dựng ở khu vực Seyrantepe của Sarıyer. Nó còn được gọi là Ali Sami Yen Spor Kompleksi. Sân vận động mới, được khai trương vào ngày 15 tháng 1 năm 2011, có sức chứa 52.280 chỗ ngồi, trở thành sân vận động tư nhân lớn nhất được sử dụng bởi một câu lạc bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bài ca sân vận động. Kể từ năm 1992, sau mỗi bàn thắng của Galatasaray, phần cuối của bài hát "I Will Survive" của Hermes House Band được chơi. Mặc dù bài hát bằng tiếng Anh nhưng phần được sử dụng không có lời bài hát ngoại trừ "la la la la". Ngoài ra, trước mỗi trận đấu, Galatasaray War Chant được chơi cùng với cái mà người hâm mộ gọi là "buổi trình diễn khăn quàng cổ", nơi người hâm mộ trưng bày và vẫy khăn quàng cổ, biểu ngữ và cờ Galatasaray của họ. Nhiều người gọi sân vận động Turk Telekom là 'Cehennem' (địa ngục) vì bài hát của sân vận động và tiếng hò hét liên tục của người hâm mộ. Cổ động viên. Các trận đấu tại đấu trường châu Âu. Cổ động viên Galatasaray rất coi trọng các giải đấu châu Âu và Galatasaray được biết đến với biệt danh "Kẻ chinh phục châu Âu" bởi người hâm mộ của họ. Biệt danh này nhấn mạnh tầm quan trọng của UEFA Cup và Super Cup mà Galatasaray đã giành được trong mùa giải 1999–2000. Người hâm mộ Galatasaray cũng nổi tiếng ở châu Âu là một trong những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất trên thế giới, cùng với ultrAslan. Ryan Giggs từng nói "Tôi chưa bao giờ trải qua bất cứ điều gì như Galatasaray. Ba giờ trước khi trận đấu bắt đầu, chúng tôi ra ngoài xem sân và sân vận động đã quá đông! Việc tụng kinh thật tuyệt vời: bên này bắt đầu, rồi bên kia, rồi im lặng, rồi tất cả đều tụng kinh! Các cầu thủ thực sự thích nó. Trước là tốt, sau là không dành cho chúng ta.'" Kỷ lục. Người hâm mộ Galatasaray đã phá kỷ lục "tiếng hò reo của đám đông lớn nhất tại một sân vận động thể thao" vào ngày 18 tháng 3 năm 2011 tại sân vận động mới của Galatasaray Sân vận động Türk Telekom ở Istanbul. Mức đọc cao nhất là 140,76 dBA đã được ghi lại. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2023, Galatasaray đã phá kỷ lục chuỗi trận thắng dài nhất (14) trong lịch sử Süper Lig của Thổ Nhĩ Kỳ với chiến thắng 1–0 trước Kasımpaşa. Mức độ phổ biến của Galatasaray ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc thăm dò vào tháng 6 năm 2012 đã xếp Galatasaray ở vị trí đầu tiên với mức độ yêu thích 41,8% trong khi Fenerbahçe đứng thứ hai với mức độ 35,9%, Beşiktaş thứ ba với 16,3% và Trabzonspor thứ tư với 4,7%. Kết quả tương tự đã được công bố trong một cuộc thăm dò khác vào tháng 9 năm 2019, bao gồm một mẫu gồm 7500 người Thổ Nhĩ Kỳ. Các trận derby Istanbul. Các câu lạc bộ "big three" của Istanbul – Beşiktaş, Fenerbahçe và Galatasaray – có một lịch sử cạnh tranh kéo dài hàng thế kỷ. Kình địch Galatasaray–Fenerbahçe là trận derby chính ở Istanbul và là kình địch quan trọng nhất của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ. Sự kình địch có tầm quan trọng mang tính biểu tượng đối với những người ủng hộ do ưu thế giả định đi kèm với chiến thắng trong trận derby. Những người ủng hộ thường được trích dẫn rằng vô địch giải đấu mà không thắng trận derby là trống rỗng. Trận derby luôn được quan tâm rất nhiều do tính chất khốc liệt của nó trong và ngoài sân cỏ. Nhiều bộ phim tài liệu đã được thực hiện về trận derby bao gồm một tập của The Real Football Factory International. Sự cạnh tranh đã dẫn đến bạo lực giữa những người ủng hộ trong nhiều trường hợp, mặc dù điều này đã giảm trong những năm gần đây. Các đặc điểm điển hình của những ngày trận derby bao gồm các sân vận động cháy vé, sự ủng hộ lớn trong suốt trận đấu và màn vũ đạo chế nhạo của những người ủng hộ trước khi trận đấu bắt đầu. Các trận derby İstanbul cấp cao nhất khác bao gồm các đội; İstanbul BB và Kasımpaşa mặc dù các đội này là một đối thủ nhỏ vì lịch sử và sự chú ý của cả nước đối với các trận derby giữa ba đội lớn là không thể so sánh được. Đuốc, khói, trống, cờ và áp phích khổng lồ được sử dụng để tạo ra sự hoành tráng về mặt hình ảnh và gây áp lực tâm lý lên các đội khách, mà người hâm mộ gọi là "chào đón họ xuống địa ngục". Cầu thủ. Đội hình hiện tại. Cơ sở đào tạo trẻ. Galatasaray sở hữu một trong những lò đào tạo trẻ thành công nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ sở đào tạo trẻ Gündüz Kılıç ở Florya là trung tâm của bộ. Galatasaray U21 đã vô địch Turkish Youth League ba lần. Học viện bóng đá Galatasaray đào tạo trẻ em từ bảy đến mười lăm tuổi. Chúng được đặt tại 79 địa điểm, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Đức, Bỉ và Vương quốc Anh. Tài trợ. Các công ty mà Galatasaray S.K. hiện có hợp đồng tài trợ với bao gồm:
1
null
Philipp Christian Theodor Conrad von Schubert (29 tháng 10 năm 1847 tại Wielkibor – 21 tháng 1 năm 1924 tại Berlin) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng, đồng thời là chủ xưởng rượu và thành viên Quốc hội Đế quốc Đức. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Tiểu sử. Conrad sinh vào tháng 10 năm 1847, là con trai của Chủ thái ấp Theodor Schubert (1816 – 1890), điền chủ Bogislawitz, Rachelsdorf, Koschine, Kalmow với người vợ của ông này là bà Amalie, nhũ danh Lebius. Người em trai của ông là Richard cũng theo đuổi con đường binh nghiệp và được phong đến cấp Thượng tướng trong Chiến tranh thế giới tứ nhất. Thời trẻ, Schubert học trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") ở Ostrowo và vào ngày 1 tháng 10 năm 1865, ông nhập ngũ quân đội Phổ vào ngày 1 tháng 10 năm 1865 với tư cách là lính tình nguyện một năm ("Einjährig-Freiwilliger") trong Tiểu đoàn Công binh số 7 tại Koblenz. Cùng với đơn vị này, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866 với cấp bậc Hạ sĩ và chiến đấu trong các trận đánh lớn ở Münchengrätz và Königgrätz. Đến ngày 9 tháng 11 năm 1867, ông được đổi vào Cục Thanh tra Công binh 3 với quân hàm Thiếu úy. Không lâu sau đó, kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1868 cho đến ngày 16 tháng 7 năm 1870, ông học tại Trường Kỹ thuật và Pháo binh Tổng hợp ("Vereinigte Artillerie- und Ingenieurschule"). Trong cuộc tổng động viên quân đội khi Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), Schubert được thuyên chuyển vào Tiểu đoàn Công binh số 11 Tuyển hầu quốc Hessen. Với tiểu đoàn này, ông đã tham chiến trong các trận đánh lớn ở Wissembourg, Wœrth, Sedan và cả cuộc vây hãm Paris. Schubert bị thương tại Sedan và để ghi nhận những thành tích của ông trong cuộc chiến, ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II vào ngày 26 tháng 9 năm 1870. Sau khi cuộc binh lửa kết thúc với thắng lợi quyết định của người Đức, Schubert lãnh nhiệm chức sĩ quan phụ tá Tiểu đoàn vào ngày 1 tháng 4 năm 1872 và chẳng bấy lâu sau ông được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 13 tháng 7. Vào năm 1873, ông tham gia cuộc diễn tập tham mưu thường niên ("Generalstabsreise") của Quân đoàn XI và đã vài lần được cắt cử vào Bộ Tham mưu của Sư đoàn số 21 với vai trò là sĩ quan hậu cần trong các cuộc tập trận vào mùa thu. Kể từ ngày 5 tháng 2 năm 1874 cho đến ngày 14 tháng 6 năm 1876, Schubert giữ chức vụ sĩ quan phụ tá của Cục Thanh tra Công binh số 3, sau đó ông được điều đến thành lũy Straßburg. Schubert cũng được cử vào công tác tại Bộ Tổng tham mưu. Tiếp theo đó, ông được bổ nhiệm làm Tướng thanh tra Quân đoàn Kỹ thuật và Công binh vào ngày 13 tháng 11 năm 1877, và trog thời gian đó ông được thăng chức Đại úy vào ngày 11 tháng 6 năm 1879. 5 năm sau, Schubert được giao chỉ huy một đại đội trong Tiểu đoàn Công binh Cận vệ vào ngày 13 tháng 9 năm 1884. Ông đảm nhiệm cương vị này cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1886. Sau đó, Schubert được ủy nhiệm vào Bộ Tham mưu, được lên chức Thiếu tá vào ngày 17 tháng 4 năm 1888 rồi được lãnh chức Tiểu đoàn trưởng vào ngày 19 tháng 11 năm 1889. Sau khi được thăng cấp hàm Thượng tá vào ngày 18 tháng 4 năm 1893, thoạt tiên ông được giao tạm quyền chỉ huy ("Führung") Trung đoàn Hỏa xa số 1 tại kinh đô Berlin vào ngày 27 tháng 1 năm 1895, sau đó ông được thụ phong Trung đoàn trưởng vào ngày 14 tháng 2 năm 1895. Năm sau, ông được lên quân hàm Đại tá vào ngày 20 tháng 5 năm 1896. Vì những thành tích của mình, ông được gia phong quý tộc vào ngày 15 tháng 1 năm 1899 và vài tháng sau ông được bổ nhiệm làm chỉ huy tạm quyền của Lữ đoàn Hỏa xa ("Eisenbahn-Brigade"). Sau đó, Schubert được thụ phong Lữ đoàn trưởng vào ngày 1 tháng 6 năm 1899 rồi được phong cấp hàm Thiếu tá vào ngày 3 tháng 7 năm 1899. Trong suốt 3 năm tới, Schubert – người được lên chức Trung tướng vào ngày 12 tháng 9 năm 1902 – chỉ huy lữ đoàn này. Đến tháng 12 năm 1902, Schubert đệ đơn xin về hưu, và lời thỉnh cầu của ông đã được chấp thuận: vào ngày 8 tháng 1 năm 1903, ông được giải ngũ và hưởng lương hưu theo quy định. Kể từ năm 1903 cho đến năm 1918, ông là thành viên Viện Đại biểu Phổ, ngoài ra ông còn là đại biểu Quốc hội của khu vực bầu cử Trier 6 (gồm các quận Ottweiler, St. Wendel, Meisenheim) từ năm 1907 cho đến năm 1912. Trong Quốc hội Đức, ông là kiểm toán viên ("Hospitant") của Đảng Tự do Quốc gia. Vào năm 1881, ông thành hôn với bà Ida Louise Henriette, trưởng nữ của nhà chính trị và tư bản công nghiệp Carl Ferdinand Stumm (1836 – 1901). Do người con trai của Stumm mất sớm, nhà máy rượu vang Maximin Grünhaus của ông này tại Mertesdorf, sa sau được đặt tên là "Schlosskellerei C. von Schubert" theo tên của Schubert, được Ida nhận làm của hồi môn của bà tỏng ngày cưới einbrachte. Cuộc hôn nhân này đã mang lại cho ông 7 người con, trong số đó có Carl, Đại sứ và Quốc vụ khanh của Bộ Ngoại giao. Vào tháng 1 năm 1924, ông từ trần ở Berlin. Tặng thưởng. Schubert đã được trao tặng các huân chương sau đây: Vào ngày 16 tháng 6 năm 1913, nhân dịp lễ kỷ niệm Bạc ("Regierungsjubiläums") 25 năm ngày lên ngôi của Đức hoàng Wilhelm II, ông được phép mặt quân phục của Tiểu đoàn Công binh Cận vệ.
1
null
Garcinia gummi-gutta là một loài thực vật có hoa trong họ Bứa. Loài này được (L.) Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1814. Cây có hình dạng giống quả bí ngô nhỏ, thường có màu xanh lá, có khi ngả sang đỏ. Công dụng thực tiễn. Trong ẩm thực. Quả thường được dùng trong một số món cà ri. Chiết xuất của quả cây này còn là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực các nước Thái Lan, Malaysia, Myanmar, và vùng Assam (Ấn Độ). Ở Sri Lanka, tinh xuất của quả Garcinia gummi-gutta còn được dùng để chế biến thực phẩm xuất khẩu. Quả có mùi rất đặc biệt và vị chua được cho là tốt cho tiêu hóa. Cây thường mọc trong các vùng rừng nhiệt đới ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Tác dụng giảm cân. Thành phần chính có trong vỏ quả bứa là Hydroxycitric Acid (HCA) có tác dụng làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, làm giảm kích thước tế bào mỡ cũng nhưng làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol. Năm 1993, một cuộc nghiên cứu trên 54 đối tượng thừa cân được tiến hành. Các đối tượng được chia làm 2 nhóm, một nhóm dùng Garcinia Cambogia và một nhóm chỉ dùng giả dược trong vòng 8 tuần. Tất cả các đối tượng đều được đảm bảo chế độ ăn hợp lý (khoảng 1200kcal/ngày) và uống 2 lít nước mỗi ngày. Sau 8 tuần, nhóm dùng Garcinia Cambogia giảm được trung bình 5 kg mỗi người, trong khi nhóm dùng giả dược chỉ giảm được 1,9 kg. Cuối năm 2012, trong show truyền hình nổi tiếng của mình, Dr. Oz, đã chứng minh Garcinia Cambogia là một bước tiến mới trong công nghệ y tế và dinh dưỡng, một phương pháp mới mẻ hoàn toàn cho việc giảm cân.
1
null
Nguyễn Văn Mẹo (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1987 tại Bình Định), nghệ danh Hoàng Minh, là một nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Anh từng đoạt giải Chuông vàng tại cuộc thi Chuông vàng vọng cổ 2011. Năm 2000, Nguyễn Văn Mẹo tham gia lớp học. Năm 2008, anh đã tốt nghiệp trường đại học thuộc nhạc cổ
1
null
Amatitlania nigrofasciata là một loài cá trong họ Cichlidae, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Nó được phổ biến hồ cá và cũng là chủ đề của nhiều nghiên cứu về hành vi cá. Phân loại. Albert Günther ban đầu mô tả loài này vào năm 1867 sau khi Frederick DuCane Godman và Osbert Salvin thu thập mẫu vật ở Trung Mỹ. Năm 2007, loài được chuyển từ chi Archocentrus về một chi, Amatitlania dựa trên nghiên cứu của Juan Schmitter-Soto. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2008 do Oldrich Rica đề nghị di chuyển các loài trong "Cryptoheros" và "Amatitlania", bao gồm "Amatitlania nigrofasciata" vào chi "Hypsophrys". Nó bị phát hiện biến đổi màu sắc đáng kể trên phạm vi của nó. Một số các biến thể khu vực hiện nay được coi là loài khác nhau. Rusty Wessel thu thập một trong những cá Amatitlania siquia "Honduras Red Point " từ một dòng suối tại Honduras. Các Honduras Red Point phạm vi từ Đại Tây Dương Honduras nam tới Costa Rica. loài mới khác trước đây là bao gồm trong "A. nigrofasciata" là: Loài điển hình, "A. nigrofasciata", sử dụng cho tất cả các loài, bị giới hạn dân số miền Bắc từ El Salvador đến Guatemala trên bờ biển Thái Bình Dương và từ Honduras đến Guatemala trên bờ biển Đại Tây Dương. Một số các từ đồng nghĩa tồn tại của các loài này. Mô tả. Nó có 8-9 thanh dọc màu đen trên cơ thể màu xanh-xám, cùng với một đốm đen trên nắp mang. Con chưa trưởng thành bị phát hiện Dị hình giới tính cho đến khi đạt độ tuổi trưởng thành. Con đực chủ yếu là màu xám với các sọc đen ánh sáng dọc theo cơ thể. Con đực lớn hơn con cái và bụng nhọn hơn, lưng và vây hậu môn thường mở rộng thành các sợi. Ngoài ra, con đực già thường thoái hóa bướu mỡ trên trán. Bất thường, con cái thường có nhiều màu hơn, có dải màu đen mạnh mẽ trên khắp cơ thể, và màu hồng để cách ve cam trong khu vực bụng và vây lưng. Chiều dài trung bình con đực trưởng thành trong phạm vi hoang dã 6,3-6,6 cm, trong khi chăn nuôi có kích thước nữ khoảng 4,2-5,5 cm, chiều dài tiêu chuẩn tối đa đã được báo cáo là 10 cm, với tổng chiều dài gần 12 cm (4,7 in). Trọng lượng cơ thể đã được báo cáo trong khoảng 34-36 gram (1,2-1,3 oz).
1
null
Đặc khu kinh tế Rason hay còn gọi là Khu kinh tế đặc biệt Rajin-Sonbong (tiếng Triều Tiên: 라진선봉 경제특구; tiếng Hán: 羅津先鋒經濟特區, Hán Việt: La Tân Tiên Phong kinh tế đặc khu; tiếng Anh: Rason Special Economic Zone) là một đặc khu kinh tế được thành lập vào năm 1991 trên cơ sở hợp tác giữa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (còn gọi là Triều Tiên hoặc Bắc Triều Tiên) và Trung Quốc. Điều kiện vật chất. Địa danh Rason là kết hợp tên của hai thị trấn Rajin và Sonbong nằm ở biên giới cách Trung Quốc khoảng 50 km, ở đây có cảng Rason là cảng nước sâu duy nhất trong khu vực không bị đóng băng trong mùa đông và đó là điều hiếm có ở khu vực Đông Bắc Á. Theo một ghi nhận, dân số ở Rason vào khoảng 200.000 người, Rason vẫn chưa có điện ở trung tâm thị trấn, phương tiện đi lại chủ yếu là xe đạp trên những con đường bụi bẩn, rất ít thấy ô tô ở thị trấn này. Cửa hàng và nhà hàng cũng khá thưa thớt, chợ chỉ mở cửa vài tiếng mỗi ngày nhưng khá nhộn nhịp. Các mặt hàng được bán chủ yếu như thỏ đã xén lông, ghế sô fa, tai nghe Sony hay chuột máy tính Dell. Các phóng viên nước ngoài được phép thăm chợ Rason nhưng với điều kiện họ không được chụp ảnh hay ghi chép. Chính sách. Năm 1991 đặc khu kinh tế được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài từ Nga và Trung Quốc. Từ tháng 12 năm 1991, Bình Nhưỡng đã chỉ định Rason là đặc khu kinh tế tự do và kỳ vọng sẽ là một cú hích mới trong chiến lược phát triển kinh tế nơi đây và trong tương lai khu vực này được quy hoạch sẽ trở thành trung tâm du lịch, thương mại và vận tải quốc tế tiềm năng của Triều Tiên, xa hơn nữa Bình Nhưỡng mong muốn đặc khu kinh tế Nason trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa, cơ sở xuất khẩu, chế biến, du lịch, tài chính của Đông Bắc Á, nhằm thu hút ngoại tệ. Triều Tiên hy vọng có các nhà máy do nước ngoài đầu tư và vận hành trong lĩnh vực lắp ráp và công nghệ cao và đang cho xây dựng Rason thành một khu thử nghiệm tương tự như cách mà Trung Quốc đã từng tiến hành ở Thâm Quyến là biến một làng chài thành một đặc khu kinh tế vào năm 1980 để giúp Trung Quốc đi lên. Triều Tiên đã đưa ra hàng loạt các biện pháp kinh tế mới gồm nâng cao cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thông qua một vài doanh nghiệp đầu tư và thiết lập đặc khu kinh tế trên toàn quốc, giới chức Triều Tiên cũng nỗ lực thu hút đầu tư vào vùng này, Triều Tiên hoan nghênh sự đầu tư từ tất cả các nước, trong đó có cả Mỹ, tuy nhiên nhấn mạnh đặc biệt coi trọng sự có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc Triều Tiên sẵn sàng sửa đổi cả các quy định liên quan đến khu công nghiệp Rajin Sonbong, gần biên giới. Bình Nhưỡng đã cho sửa đổi luật về đặc khu kinh tế Nason nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Chính quyền đã thực hiện việc giảm thuế, các nhà đầu tư nước ngoài được toàn quyền quản lý doanh nghiệp mà không lo về sự can thiệp của chính quyền, mức lương tối thiểu chỉ 80 USD một tháng, thấp hơn so với mức lương ở Trung Quốc Nhưng kết quả thu về chưa được như ý. Các nhà phân tích và thương nhân nước ngoài vẫn còn hoài nghi về Triều Tiên. Họ cho rằng môi trường đầu tư ở quốc gia này không ổn định. Đầu tư. Đến nay, hầu hết các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Triều Tiên trong các lĩnh vực giao thông, phát điện và cơ sở hạ tầng đều tập trung ở đặc khu kinh tế Rason nằm ở phía Đông Bắc. Khu Rason có quy mô lớn hơn nhiều so với Kaesong và được xem là nền móng cho các hoạt động đầu tư của Trung Quốc ở Triều Tiên. Trung Quốc đã quyết định đầu tư 3 tỷ USD để phát triển khu kinh tế thương mại ở Đông Bắc Triều Tiên Họ sẽ xây dựng một sân bay, một nhà máy điện và một tuyến đường sắt xuyên biên giới và các cầu cảng ở khu công nghiệp Rason. Đổi lại, Trung Quốc được phép sử dụng cảng Rason trong 50 năm Các nhà đầu tư Trung Quốc đã xây dựng con một con đường từ Rason đến Trung Quốc và Nga đã xây dựng các tuyến đường sắt nối vào tuyến đường sắt xuyên Siberi. Yanbian là một công ty Trung Quốc có đóng góp lớn đối với sự phát triển ở Rason, công ty này đã có mặt ở đây từ cách đây 13 năm, bắt đầu từ việc xây chợ, xây sòng bạc, một bệnh viện, một nhà máy sản xuất bánh mỳ và tòa nhà viễn thông. Hiện tại công ty đang xây một nhà máy xi măng và khai thác hai mỏ sắt
1
null
Trần Khôn (chữ Hán: 陈坤, tiếng Latinh: Chen Kun, tên tiếng Anh: Aloys Chen, sinh ngày 4 tháng 2 năm 1976) là nam diễn viên, ca sĩ người Trung Quốc. Anh từng giành được giải thưởng nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Bách Hoa, LHP Hoa Biểu, và một đề cử cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Kim Mã. Trần Khôn được công chúng biết đến từ bộ phim truyền hình "Như sương như mưa lại như gió" năm 2001 và bộ phim "Kim phấn thế gia" năm 2002. Anh nổi tiếng quốc tế từ bộ phim "The Knot (Vân Thủy dao)" năm 2006 và bộ phim giả tưởng "Họa bì" năm 2008. Tiểu sử. Trần Khôn sinh ra ở Trùng Khánh. Cha mẹ anh ly hôn ngay sau khi em trai thứ hai được sinh ra. Anh bắt đầu làm việc bán thời gian ở trường trung học để hỗ trợ mẹ mình. Trần Khôn đã từng trải qua nhiều công việc khác nhau như: nhân viên đánh máy tại văn phòng thành phố hay ca sĩ solo tại các câu lạc bộ đêm. Anh đã sớm bộc lộ tài năng trong lĩnh vực ca hát và được khuyến khích mạnh mẽ của giảng viên thanh nhạc của mình và cố vấn để tham gia Trung Quốc Oriental Song và Đoàn ca múa (nay là Trung Quốc Sông Quốc gia và Đoàn ca múa) tại Bắc Kinh vào năm 1995. Năm 1996, anh được nhận vào Học viện Điện ảnh Bắc Kinh với thành tích thủ khoa Khoa Diễn xuất, nơi anh bắt đầu tham gia các lớp học diễn xuất. Anh cùng với Triệu Vy và Huỳnh Hiểu Minh tạo thành Bắc Ảnh Tam Kiếm Khách- bộ 3 nổi tiếng nhất lúc bấy giờ của học viện. Phim đầu tiên Trần Khôn đóng là phim Quốc ca năm 1999, và nổi từ các bộ phim truyền hình Như sương như vũ lại như phong, Kim phấn thế gia... Anh được đề cử giải Nam diễn viên xuất sắc nhất từ vai diễn của mình trong phim Khoảnh khắc Tây Hồ năm 2005 tại LHP Kim Mã, đã giành Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn trong Vân thủy dao tại LHP Hoa Biểu năm 2007, và giành Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn trong phim "Họa Bì" năm 2010 tại LHP Bách Hoa. Ngoài diễn xuất, Trần Khôn cũng là một ca sĩ thành công. Anh thường xuyên thực hiện bài hát chủ đề cho bộ phim truyền hình của mình và đã phát hành ba album đầy đủ, anh đã giành giải Nam ca sĩ thành công nhất tại Lễ trao giải MTV châu Á cho album thứ hai của mình, Trở thành hiện thực lần nữa. Để hỗ trợ cho album thứ ba bí ẩn & Me, anh đã tổ chức buổi hòa nhạc solo đầu tiên của mình tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2010. Trần Khôn đã được trao ngôi sao ăn chay quyến rũ nhất châu Á của năm 2013. Trần Khôn không lập gia đình nhưng có một con trai tên là Trần Tôn Hựu nhưng không rõ mẹ đứa bé là ai.
1
null
Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một công trình nổi tiếng của Giáo hội Công giáo Rôma ở thủ đô Washington, DC, Hoa Kỳ. Công trình tọa lạc trên một khu đất do Đại học Công giáo Hoa Kỳ hiến tặng, ở Đại lộ Michigan, ở phía đông bắc Washington, DC. Ngôi nhà thờ Công giáo này được coi là lớn nhất tại Hoa Kỳ, là lớn thứ hai mươi mốt trên thế giới. Ngoài ra, nó cũng là tòa nhà cao nhất ở Washington, DC Theo ước tính, mỗi năm có khoảng một triệu khách hành hương từ Hoa Kỳ và trên thế giới đến viếng thăm nhà thờ này. Quản nhiệm công trình hiện là Đức Ông Walter R. Ross. Nhà thờ này mang phong cách kiến trúc Tân Byzantine, bắt đầu khởi công vào năm 1920 do một người ở Philadelphia là John McShain trúng thầu. Đến năm 1959, dù chưa thực sự hoàn thành thì nhà thờ đã mở cửa. Nhà thờ tôn kính Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội - quan thầy của Hoa Kỳ. Vì mang vị thế nổi bật tại Washington nên người ta thường nhầm nó là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Washington, mà thực tế Nhà thờ Thánh Mátthêu Tông đồ mới là nhà thờ chính tòa. Nhà thờ này đã từng đón tiếp giáo hoàng viếng thăm nhiều lần, như Giáo hoàng Gioan Phaolô II - người đã quyết định phong tặng cho nó danh hiệu tiểu vương cung thánh đường vào ngày 12 tháng 10 năm 1990 và Giáo hoàng Biển Đức XVI - người trao tặng cho nó Bông Hồng Vàng vinh dự. Nhà thờ này không có cộng đoàn giáo xứ riêng, nhưng nó phục vụ cho trường đại học liền kề, cử hành các sự kiện của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ và các Thánh Lễ mang tính quốc gia và quốc tế. Lịch sử. Năm 1792, John Carroll - Giám mục giáo phận Baltimore và cũng là Giám mục Công giáo tiên khởi của Hoa Kỳ - đã tận hiến đất nước Hoa Kỳ (lúc đó mới được thành lập) dưới sự bảo vệ của Maria, với danh hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội". Năm 1847, Công đồng Baltimore lần thứ bảy nhắc lại việc tận hiến này và công nhận Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội là quan thầy chính của đất nước vào ngày 2 tháng 7 năm 1847 (tín điều này được Giáo hoàng Piô IX tuyên bố vào ngày 7 tháng 2 cùng năm). Trong những năm tiếp theo, các linh mục đã nghĩ đến việc xây dựng một ngôi đền để tôn kính vị quan thầy của đất nước. Đặc biệt có Giám mục Thomas Joseph Shahan - hiệu trưởng thứ tư của Đại học Công giáo Hoa Kỳ ở Washington, ông đã đề xuất việc này với Giáo hoàng Piô X vào ngày 15 tháng 8 năm 1913 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Giáo hoàng, và Giáo hoàng đóng góp $400 với tư cách cá nhân. Shahan trở về Hoa Kỳ và thuyết phục được Hội đồng quản trị của Đại học Công giáo Hoa Kỳ hiến tặng khu đất ở góc phía tây nam của khuôn viên cho việc xây dựng nhà thờ. Vào tháng Giêng năm 1914, Shahan xuất bản bản tin "Salve Regina" ("Lạy Nữ Vương") số đầu tiên với ý định kêu gọi giáo dân hưởng ứng dự án của ông. Bản tin đã được phát cho các giáo phận trong cả nước và việc quyên góp tài chính bắt đầu đổ về Washington. Năm 1915, linh mục Bernard McKenna của Philadelphia được Giám mục Shahan bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của đền thánh, đưa ước nguyện của vị Giám mục đếm gần hơn với thực tế. Giám mục Shahan giám sát việc xây dựng đền thánh cho đến khi ông qua đời vào ngày 9 tháng 3 năm 1932. Ông là người duy nhất được an táng trong ngôi đền thánh này. Năm 1919, Giám mục Shahan lựa chọn bản vẽ kiến trúc và việc thi công xây dựng bởi McKenna do công ty Maginnis & Walsh của Boston thầu. Lúc đầu, bản vẽ thiết kế theo phong cách Kiến trúc Gothic nhưng Giám mục Shahan muốn đền thánh này được nguy nga và tráng lệ nên chọn phong cách Byzantine - Roman, hao hao giống như Nhà thờ Hagia Sophia. Hồng y James Gibbons - Tổng Giám mục của Baltimore đã làm phép viên đá đầu tiên vào ngày 23 tháng 9 năm 1920. Hơn 10.000 người tham dự Thánh Lễ này, trong đó có các đại sứ nước ngoài, quan chức chính phủ Hoa Kỳ, sĩ quan quân đội, và các chức sắc khác. Vào năm 1929, Đại khủng hoảng khiến việc xây dựng tạm dừng. Rồi đến việc Hoa Kỳ tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai cũng khiến dự án bị trì hoãn cho đến tận năm 1953 thì kinh phí mới được nối lại. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1959, hàng ngàn giáo dân tụ tập với các Giám mục của họ để cung hiến Nhà thờ Thượng. Vào tháng 8 năm 2006, công trình hoàn thành một bức tranh khảm trên Mái vòm Cứu Thế trong Nhà thờ Thượng. Đây là công việc đầu tiên được thực hiện lại sau trong nhiều năm và là một phần của bản gốc phương án thiết kế kiến trúc. Sau khi hoàn thành vào mùa hè năm 2007, Mái vòm Nhập Thể đã được làm phép ngày 17 tháng 11 năm 2007. Cũng trong năm 2006, một nhà nguyện tôn kính Đức Mẹ La Vang của Việt Nam cũng được hoàn thành. Năm 2008, trong chuyến viếng thăm mục vụ đến Hoa Kỳ, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã tặng Bông Hồng Vàng - vật phẩm cao quý của giáo hội - cho Vương cung thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Kiến trúc. Vương cung thánh đường này gồm 70 nhà nguyện tôn kính Đức Mẹ Maria, mỗi một nhà nguyện phản ánh cách bài trí và nguồn gốc của những người nhập cư Công giáo và các dòng tu có lòng quảng đại xây dựng lên nó. Nội thất theo phong cách Hy Lạp, với nhiều mái vòm trang trí tranh khảm tương tự như Vương cung thánh đường Thánh Máccô ở Venice (Ý) nhưng ở quy mô lớn hơn nhiều. Các đặc tính của nước Mỹ được hòa quyện vào hình ảnh truyền thống Công giáo. Nghệ sĩ Jan Henryk De Rosen - chủ trì ủy ban tạo hình của nhà thờ ngôi cũng là người chịu trách nhiệm trang trí phần lớn cho nó, bao gồm cả bức tranh lớn ở vòm cung thánh phía bắc. Bên ngoài của nhà thờ dài 459 ft (140 m), rộng 240 ft (73 m), và cao 237 ft (72 m) tính đến cây thập giá đính trên mái vòm. Đường kính của mái vòm chính (vòm Chúa Ba Ngôi) chỉ có 7 feet (2.1 m), nhỏ hơn so với mái vòm của Điện Capitol Hoa Kỳ. Ngôi nhà thờ được xây dựng theo phong cách của các nhà thờ thời trung cổ, các bức tường và cột chịu lực thay vì kết cấu thép và bê tông cốt thép. Sức chứa nội thất của nó là hơn 2.000 chỗ ngồi, bao gồm một số khu phụ trợ hiện đại khác. Hầm mộ nhà thờ hiện có lưu giữ Triều thiên Ba tầng của Giáo hoàng Phaolô VI từ năm 1968. Những tên của những người đóng góp cho công việc được xây dựng ngay từ buổi đầu, và những người họ muốn ghi nhớ không những chỉ được ghi vào sổ vàng nhưng đã được khắc ghi trên các bức tường và những trụ cột cẩm thạch tại tầng dưới của đền thờ. Hoạt động. Được coi là một nhà thờ của tất cả người Công giáo, cửa nhà thờ luôn luôn mở rộng để đón nhận giáo dân thập phương, trong 7 ngày một tuần và 365 ngày trong năm. Mỗi ngày trong 5 tiếng đồng hồ, các linh mục thay phiên ban phép bí tích hòa giải và cử hành ít nhất là 6 Thánh Lễ. Riêng đối với Bí Tích Hôn Phối và Bí Tích Thanh Tẩy thì có tích cách thuộc cộng đồng địa phương cho nên sẽ không được cử hành tại đâỵ.
1
null
Giải Charles Léopold Mayer (tiếng Pháp: Prix Charles-Léopold Mayer) là một giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp thuộc Institut de France. Giải được đặt theo tên nhà khoa học Pháp gốc Ireland Charles Léopold Mayer (1881 – 1971) , và được trao hàng năm cho các nhà nghiên cứu có những thành tựu xuất sắc trong lãnh vực sinh học tế bào, sinh học phân tử và bộ gen. Giải này được trao cho các nhà khoa học thuộc mọi quốc gia, tuy nhiên không trao cho những người cùng một quốc gia trong 2 năm liên tiếp, và cũng không trao cho những nhà nghiên cứu trên 65 tuổi. Đã có 14 nhà khoa học trong số những người được trao giải này, sau đó đã đoạt Giải Nobel Sinh lý và Y khoa hoặc Giải Nobel Hóa học.
1
null
Đại Trung Hoa hoặc Đại Trung Quốc là một khu vực địa lý không chính thức có chung mối liên hệ về kinh tế và văn hoá với người Hán, thường bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan ở Đông Á, và đôi khi cũng bao gồm Singapore. Là một "cụm từ của hiện tại" nên ý nghĩa chính xác của nó không hoàn toàn rõ ràng, và người ta có thể sử dụng nó chỉ cho các mối quan hệ thương mại, chỉ cho những hoạt động văn hoá, hoặc thậm chí là một uyển ngữ cho tình trạng Hai nước Trung Quốc, trong khi những người khác có thể sử dụng từ này cho sự kết hợp của cả ba thứ trên. Lịch sử. Thuật ngữ này đã được sử dụng trong một thời gian dài, nhưng với phạm vi và nội hàm khác nhau. Vào những năm 1930, George Cressey sử dụng nó để chỉ toàn bộ Đế quốc Trung Quốc, trái ngược với từ chỉ Trung Quốc bản thổ. Được Hoa Kỳ sử dụng trên các bản đồ của chính phủ trong những năm 1940 như một thuật ngữ chính trị bao gồm các lãnh thổ mà Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố chủ quyền là một phần của đế quốc trước đó, hoặc về mặt địa lý để chỉ các đặc điểm địa hình liên quan đến Trung Quốc có thể có hoặc không hoàn toàn nằm trong biên giới chính trị Trung Quốc. Khái niệm này bắt đầu xuất hiện trở lại trong các nguồn bằng tiếng Trung vào cuối những năm 1970, đề cập đến mối quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa đại lục và Hồng Kông, với khả năng mở rộng những điều này sang Đài Loan, có lẽ tài liệu tham khảo đầu tiên như vậy là trên một tạp chí Đài Loan "Changqiao" vào năm 1979. Thuật ngữ tiếng Anh sau đó tái xuất hiện vào những năm 1980 để chỉ mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa các khu vực cũng như khả năng thống nhất chính trị. Nó không phải là một thực thể được thể chế hóa như EU, ASEAN hoặc AU. Khái niệm này là sự khái quát để nhóm một số thị trường được coi là liên kết chặt chẽ về mặt kinh tế và không ngụ ý chủ quyền. Khái niệm này không phải lúc nào cũng bao gồm Đài Loan, chẳng hạn như Cisco sử dụng "Trung Quốc và Đài Loan" để chỉ thị trường.
1
null
Bức xạ mặt trời là dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời phát ra. Đây chính là nguồn năng lượng chính cho các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Bức xạ hạt. Bức xạ hạt hay còn gọi là gió Mặt Trời chủ yếu gồm các proton và electron. Đa phần thì chúng có hại cho các sinh vật, nhưng Trái Đất đã có tầng ozone bao phủ ngăn được phần nào ảnh hưởng có hại. Năng lượng bức xạ hạt của Mặt Trời thường thấp hơn năng lượng bức xạ nhiệt 107 lần, và thâm nhập vào tầng khí quyển không quá 90 km. Khi đến gần Trái Đất, nó có vận tốc tới 300-1.525 km/s và mật độ 5-80 ion/cm³ Bức xạ điện từ. Bức xạ điện từ có hai dạng: bức xạ trực tiếp và bức xạ khuếch tán. Có bước sóng khá rộng từ bức xạ gamma đến sóng vô tuyến với năng lượng cực đại ở vùng quang phổ khả kiến. Đây chính là nguồn năng lượng chủ yêu để chiếu sáng và duy trì các hoạt động sinh hóa trên Trái Đất. Khi qua khí quyển Trái Đất, các bức xạ sóng ngắn có hại cho sự sống gần như bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn. Ngày nay do công nghiệp phát triển, các chất CFC thải vào khí quyển đang huỷ hoại dần dần tầng ozone, tạo ra nguy cơ bức xạ sóng ngắn sẽ tiêu diệt sự sống trên Trái Đất. Năng lượng bức xạ Mặt trời. Năng lượng bức xạ Mặt trời thường biểu diễn bằng cal/cm².phút Năng lượng bức xạ Mặt trời ở gần Trái Đất ở vào khoảng 2 cal/cm².phút (hằng số mặt trời), có phổ nằm trong dải bước sóng 0,17-4 μm với cực đại ở khoảng 0,475 μm. Toàn bộ Trái Đất nhận được từ Mặt Trời 2,4.1018 cal/phút, gồm 48% năng lượng thuộc dải phổ ánh sáng khả kiến (λ = 0,4-0,76 μm), 7% tia cực tím (λ < 0,4 μm) và 45% thuộc dải phổ hồng ngoại và sóng vô tuyến (λ > 0,76 μm).
1
null
Tübingen là một thành phố đại học truyền thống nằm ở trung tâm của Baden-Württemberg, Đức. Nó nằm bên sông Neckar cách Stuttgart khoảng 30 km về phía nam. thành phố cũng là huyện lỵ của huyện Tübingen và thủ phủ của vùng hành chính cùng tên. Tübingen có khoảng 85.000 dân cư (tháng 5 năm 2013) và là thành phố mà dân chúng có tuổi trung bình thấp nhất nước Đức (39,0 tuổi vào ngày 31 tháng 12 năm 2011). Với trường Eberhard Karls Universität Tübingen mà được thành lập vào năm 1477 thành phố này là một trong những thành phố đại học lâu đời của Đức. Đời sống của thành phố bị chi phối bởi 28.700 sinh viên (Con số từ: học kỳ mùa đông 2013/2014).
1
null
Luzern (, ; , ; , ; ; tiếng Đức Lucerne: "Lozärn") là thành phố thuộc huyện Luzern và bang Luzern cùng tên, ở phía trung bắc Thụy Sĩ, nằm trong vùng nói tiếng Đức của nước này. Một trong những thắng cảnh và được xem là biểu tượng của thành phố là cầu gỗ Kapellbrücke bắc chéo qua sông Reuss, cầu nguyên thủy được xây dựng từ năm 1333 và tái dựng năm 1994.
1
null
Sinh vật quang dưỡng là các sinh vật thực hiện bắt giữ photon để thu năng lượng. Chúng sử dụng năng lượng thu được từ ánh sáng để thực hiện các loại quá trình trao đổi chất tế bào khác nhau. Một quan niệm sai phổ biến cho rằng sinh vật quang dưỡng là sinh vật quang hợp bắt buộc. Nhiều (nhưng không phải tất cả) sinh vật quang dưỡng thường quang hợp: chúng đồng hóa cacbon dioxide thành vật chất hữu cơ để có thể được sử dụng về mặt cấu trúc, chức năng hay như là một nguồn cho các quá trình dị hóa sau này (chẳng hạn dưới dạng tinh bột, đường và chất béo). Tất cả các sinh vật quang dưỡng hoặc là sử dụng các chuỗi vận chuyển electron hoặc bơm proton trực tiếp để thiết lập gradient điện hóa để ATP synthaza sử dụng nhằm cung cấp dòng luân chuyển năng lượng phân tử cho tế bào. Sinh vật quang dưỡng có thể là quang tự dưỡng hoặc quang dị dưỡng. Lịch sử. Thuật ngữ ban đầu được sử dụng với nghĩa khác, và chỉ có định nghĩa hiện tại theo André Lwoff "và ctv" (1946). Quang tự dưỡng. Phần lớn các sinh vật quang dưỡng là sinh vật quang tự dưỡng và chúng có thể cố định cacbon. Chúng có thể tương phản với các sinh vật hóa dưỡng (vốn thu được năng lượng cho mình nhờ oxy hóa các tác nhân cho electron trong môi trường của chúng) ở chỗ chúng có khả năng tổng hợp thức ăn cho chính chúng từ các chất vô cơ, sử dụng ánh sang như là nguồn cung cấp năng lượng. Thực vật xanh và vi khuẩn quang hợp là các ví dụ về sinh vật quang tự dưỡng. Các sinh vật quang tự dưỡng đôi khi còn được gọi trong tiếng Anh như là "holophytic" (như thực vật hoàn toàn). Các sinh vật như vậy nhận được năng lượng để tổng hợp thức ăn cho chúng từ ánh sáng và có khả năng sử dụng cacbon dioxide như là nguồn chính về cacbon. Các sinh vật quang hợp tạo oxy sử dụng diệp lục để thu năng lượng ánh sang và oxy hóa nước, "chia tách" nó thành oxy phân tử. Ngược lại, vi khuẩn quang hợp không tạo oxy có một chất gọi là diệp lục vi khuẩn chủ yếu hấp thụ ở các bước sóng không quang học (không nhìn thấy) để bắt giữ năng lượng ánh sáng, sống trong môi trường thủy sinh và sẽ sử dụng ánh sáng oxy hóa các chất hóa học như hydro sulfide chứ không phải nước. Sinh thái học. Trong ngữ cảnh sinh thái học, sinh vật quang dưỡng thường là nguồn thức ăn cho sự sống dị dưỡng cận kề. Trong các môi trường trên cạn, thực vật là sự đa dạng chủ yếu, trong khi trong các môi trường thủy sinh các sinh vật quang dưỡng bao gồm các sinh vật như tảo (chẳng hạn tảo bẹ), sinh vật nguyên sinh (như trùng roi xanh), thực vật phù du và vi khuẩn (như vi khuẩn lam). Độ sâu mà ánh sáng hay nguồn sáng nhân tạo có thể chiếu xuyên qua nước để quang hợp có thể diễn ra, được gọi là đới chiếu sáng (hay tầng chiếu sáng). Vi khuẩn lam là các sinh vật nhân sơ thực hiện quang hợp tạo oxy, chiếm lĩnh nhiều điều kiện môi trường, như nước ngọt, biển, đất và địa y. Vi khuẩn lam thực hiện quang hợp tựa như thực vật là do cơ quan tử trong thực vật thực hiện quang hợp thực tế đã phát sinh từ vi khuẩn lam nội cộng sinh. Vi khuẩn này có thể sử dụng nước làm nguồn electron để thực hiện các phản ứng khử CO2. Về mặt tiến hóa, khả năng sinh tồn của vi khuẩn lam trong các điều kiện tạo ra oxy – được coi là độc hại đối với phần lớn các vi khuẩn kị khí, có thể đã tạo cho nhóm vi khuẩn này một ưu thế thích nghi cho phép chúng phát triển có hiệu quả hơn. "Sinh vật quang thạch tự dưỡng" là sinh vật tự dưỡng sử dụng năng lượng ánh sáng và tác nhân cho electron vô cơ (như H2O, H2, H2S) và CO2 như là nguồn cacbon của nó. Các ví dụ bao gồm thực vật. Quang dị dưỡng. Ngược lại với sinh vật quang tự dưỡng, các sinh vật quang dị dưỡng là sinh vật chỉ phụ thuộc vào ánh sang để lấy năng lượng và chủ yếu phụ thuộc vào các hợp chất hữu cơ để lấy cacbon. Sinh vật quang dị dưỡng sản xuất ATP thông qua quang phosphoryl hóa nhưng sử dụng các hợp chất hữu cơ thu được từ môi trường để xây dựng các cấu trúc và các phân tử sinh học khác.
1
null
Joseph Smith, Jr. (23 tháng 12 năm 1805 – 27 tháng 6 năm 1844) là một nhà lãnh đạo tôn giáo người Mỹ, người sáng lập phong trào Thánh hữu Ngày sau mà nhánh chính của nó là Mặc Môn giáo. Ở tuổi hai mươi bốn, ông xuất bản "Sách Mặc Môn" (được cho là dịch từ tiếng Anh của một văn tự Ai Cập cải tiến), và trước khi chết mười bốn năm sau, ông đã thu hút hàng nghìn người theo đạo, thành lập nhiều thành phố và nơi thờ phụng, sáng lập một tôn giáo và văn hóa tôn giáo tồn tại đến ngày nay.
1
null
"'Tây Sơn" (còn gọi là "Bích Kê") là dải núi nằm ở Phía Tây, cách Côn Minh 12 km. Đi theo con đường rải nhựa xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh lên núi Tây Sơn, du khách sẽ được tham quan những thắng cảnh nổi tiếng như "Hòa Đình Tự", "Thái Hòa Tự", "Tam Thanh Các", "Long Môn". Ở Trung Quốc thường là các phái Tôn giáo chia rất rõ ràng, như núi Võ Đang là núi Đạo giáo, núi Nga My là núi Phật giáo, nhưng núi Tây Sơn Long Môn ở Côn Minh thì lại là tam giáo hợp nhất. Có nghĩa là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đều thể hiện trên một ngọn núi Tây Sơn là một nét rất độc đáo. Đây là khu phức hợp đình đài của Đạo Giáo, Nho Giáo và Phật giáo và là điểm tham quan chính của du khách khi đến Côn Minh. Các di tích trên Tây Sơn Long Môn. Hoa Đình Tự. "Hoa Đình Tự" là di tích phía Nam của khu du lịch Tây Sơn Long Môn. Hòa Đình Tự là hệ thống chùa chiền được xây dựng vào thời Nguyên (1320), là một trong những chùa lớn nhất Vân Nam, nổi tiếng với 500 bức tượng La Hán rất sinh động với những dáng vẻ khác nhau. Vào từ cổng chính qua các khuôn viên, điện chính gọi là ""Thiên Vương Bảo Điện" trong đó có các tượng phật Thích Ca, Quan Âm, hai mươi bốn thiên thần, có "Tứ Đại Thiên Vương" hay còn gọi là "Hộ Thế Tứ Đại Kim Cương" là những pho tượng quý. Ngoài ra trong điện còn có nhiều bảo vật được lưu giữ có lịch sử 700 năm. Thanh Các, Long Môn. Là khu du lịch hấp dẫn nhất Tây Sơn, theo quan điểm của Đạo giáo Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thiên Thanh) là tiên cảnh, chỉ nơi cư ngụ của các vị tiên. Theo từng bậc đá đi nem theo những vách đá cheo leo qua Linh Quang Điện, Thuần Dương Lầu, Huyền Đế Điện, Ngọc Hoàng Các, Lôi Thần Miếu, Tam Phật Điện, Thọ Phúc Điện, Quan Đế Điện. Tại Long Môn, toàn bộ các công trình trên bao gồm nhiều bậc đá và nhiều hang hầm đều do người xưa tạc trên vách đá dựng đứng len lỏi trong vách núi của Tây Sơn. Người khai phá Tây Sơn là nhà tu hành đạo sĩ Ngô Lại Thanh bắt đầu tạc vào đời Càn Long (1781), với hai ban tay và công cụ thô sơ, đúng 72 năm và hai đời người mới hoàn thành công trình Long Môn nham, công trình Long Môn nham là đục xuyên vaćh núi thẳng đứng của dãy núi Tây Sơn, và trên vách núi lại đục sâu vào lòng đá để tạo thành các pho tượng Phật giáo và Đạo giáo, Nho Giáo. Nhiều công trình có giá trị nghệ thuật cao mang đậm tín ngưỡng Đạo giáo Trung Hoa như các bức tượng thần, rồng, hạc, vân mây, lư hương. Bàn thờ Đào Tiên trong Vân Hoa Động và Đạt Thiên Các đều được tạc từ khối đá tự nhiên của vách đá. Từ Long Môn nhìn xuống chân núi là Hồ Điền nổi tiếng và lớn nhất tỉnh Vân Nam có diện tích mặt nước 318 km². Hồ Điền còn được gọi là "Hòn ngọc trên cao nguyên". Kim Điện. Trước kia gọi là Thái Hòa Cung, tọa lạc trên núi Minh Phương cách Côn Minh 7 km về phía Đông Bắc, là một quần thể cung điện trong đó nổi bật nhất là "Kim Điện" được đúc hoàn toàn bằng đồng, từ cột, kèo, mái ngói, khung, cửa cho đến vách, hoành phi, bàn thờ, tượng thần, lư hương. Tổng trọng lượng ước tính khoảng 200 tấn. Những đường nét tinh xảo mô tả rồng, mây, ngọn lửa, thần tiên, muông thú … cho thấy trình độ đúc đồng của Trung Quốc 400 năm về trước (Triều nhà Minh 1602). Đến năm Khang Hy thứ 10, Kim Điện được trùng tu và trở thành một trong ba chùa đồng lớn nhất và được giữ gìn tốt nhất của Trung Quốc. Trong Kim Điện có khu Đại Hùng Bảo Điện tạc 500 vị la hán với đường nét tinh xảo và khu La Hán Đườnng cũng có khu 500 vị La Hán mạ vàng. Khu "Minh Chuông Lầu"" cao 30m gồm 3 tầng mái cong. Tầng trên cùng treo quả chuông cao 2,1m, chu vi 6,7m, nặng 14 tấn. Ngoài những đồ cổ có giá trị, Kim Điện còn có những cây cổ được trồng vào Triều Minh như Hoa Trà, Tường Vi, dù đã có trên 400 năm tuổi, nhưng mỗi độ xuân về lại nở hàng ngàn đóa hoa rực rỡ. Tại khu Kim Điện có Trà Hoa Viên lớn nhất Trung Quốc, nơi lưu giữ các gốc hoa trà cổ.
1
null
Vĩ Ngao (chữ Hán: 蔿敖, 630 TCN — 593 TCN), tính Mị thị Vĩ, tự Tôn Thúc (孙叔), tên khác là Nhiêu, tự khác là Ngải Liệp ; thường gọi là Tôn Thúc Ngao (孙叔敖), là lệnh doãn nước Sở thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông có công giúp Sở Trang vương xưng bá. Thân thế. Ông là hậu duệ của Sở Vĩ Mạo (tức Sở Lệ vương), ông nội là lệnh doãn Vĩ Lã Thần, cha là tư mã Vĩ Giả. Vĩ Ngao được sinh ra ở làng Bạch Thổ bên hồ Hải Tử thuộc Dĩnh Đô . Có lẽ người trước đời Tần quen đặt tự ở trước tên, nên người nước Sở gọi ông là Tôn Thúc Ngao . Sau khi Vĩ Giả bị hại, ông lánh nạn ở ấp Kỳ Tư . Đông Chu Liệt Quốc kể rằng Tôn Thúc Ngao cõng mẹ lánh nạn ở Mộng Trạch, chỉ là thuyết đến từ các tiểu thuyết thông tục xuất hiện vào đời Thanh. Công tích. Trị thủy. Trong thời gian lánh nạn ở Kỳ Tư, ước đoán vào khoảng năm 605 TCN – 599 TCN , Tôn Thúc Ngao lãnh đạo nhân dân tháo nước sông Kỳ Tư tưới ấp Vu Lâu . Đây là Kỳ Tư Bi (hồ chứa nước) , công trình thủy lợi dạng kênh ngòi đầu tiên được sử sách ghi nhận ở Trung Quốc. Trong thời gian làm lệnh doãn (ước đoán 599 TCN – 596 TCN), tương truyền Tôn Thúc Ngao xây dựng Thược Bi (芍陂, có thuyết khác là Sở đại phu Tử Tư thời Chiến Quốc) . Thược Bi từ đời Hán còn gọi là An Phong Đường, nên nhà Tùy tại đây đặt huyện An Phong . Năm 1988, Quốc vụ viện Trung Quốc công nhận An Phong Đường là đơn vị văn vật trọng điểm được quốc gia bảo hộ. Kỳ Tư Bi, Thược Bi đều là công trình thủy lợi quan trọng của Lưỡng Hoài, các triều đại về sau nhiều lần bảo trì, bảo dưỡng. Đời Tam Quốc, lần lượt Tào Tháo, Đặng Ngải tiến hành đại tu nhằm phục vụ công tác đồn điền. Đời Tây Tấn có Lưu Tụng, đời Lưu Tống có Lưu Nghĩa Hân, đời Tùy có Triệu Quỹ đều cho đại tu nhằm mở rộng diện tích trồng trọt. Các đời Minh, Thanh nhiều lần tiến hành tiểu tu. Trị chánh. Vào khoảng năm 599 TCN – 600 TCN, ông được lệnh doãn Ngu Khâu tiến cử với Sở Trang vương để thay mình . Tôn Thúc Ngao ba lần làm tướng, ba lần từ chức , thi hành giáo hóa, trên dưới hòa hợp, phong tục tốt đẹp, giảm nhẹ hình phạt, quan lại không tham nhũng, giặc cướp không nổi lên; thu đông khuyên dân cày cấy, xuân hạ chài lưới, dân chúng sinh hoạt an vui, nước Sở trở nên giàu mạnh. Đương thời nước Sở lưu hành "Nghĩ tị tiền" (tiền mũi kiến), Trang vương hiềm rằng trọng lượng nhỏ, nên đổi tiền bé dùng tiền lớn, khiến trăm họ sử dụng không được thuận lợi, giới thương nhân gặp nhiều tổn thất, kéo nhau rời bỏ việc kinh doanh. Tôn Thúc Ngao nắm được tình hình, thỉnh cầu khôi phục chế độ tiền tệ. Chỉ sau 3 ngày, chợ búa nước Sở sầm uất trở lại như trước. Người nước Sở quen dùng xe nhỏ, không tiện để ngựa kéo. Trang vương muốn ban luật cho cả nước phải làm xe cao lớn, Tôn Thúc Ngao can rằng bắt buộc như thế sẽ khiến người ta phản cảm, đề nghị nâng cao cái bực cửa ở chợ. Bực cửa cao thì xe nhỏ đi qua không nổi, những người ngồi xe đều tự nhận là quân tử, cảm thấy xuống xe để đi qua thì bất tiện, nên đều đổi dùng xe cao lớn. Năm 597 TCN, Tôn Thúc Ngao phù tá Sở Trang vương đánh bại quân Tấn ở đất Bật , hoàn thành bá nghiệp. Hậu sự. Tôn Thúc Ngao mất sau trận Bật không lâu . Khi sắp mất, ông dặn con nhờ cậy Ưu Mạnh. Cả đời Tôn Thúc Ngao thanh liêm, gia cảnh nghèo khó. Người con đến lúc bần cùng, tìm gặp Ưu Mạnh. Hơn năm sau, Ưu Mạnh khéo léo nhắc nhở Sở Trang vương, nên người con được phong 400 hộ của đất Tẩm Khâu , để thờ phụng Tôn Thúc Ngao . Dật sự. Đánh rắn 2 đầu. Giả tử kể lại câu chuyện Tôn Thúc Ngao đánh rắn hai đầu, đại lược như sau: Ông già Hồ Khâu đến thăm Tôn Thúc Ngao. Liệt tử mượn Tôn Thúc Ngao làm nhân vật trong câu chuyện dụ ngôn của mình ở thiên Thuyết phù. Bài viết dùng bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Liệt Tử và Dương Tử, Phần II: Liệt tử, Chương IV: Tỉnh và mộng:
1
null
McDonald Mariga Wanyama (; sinh ngày 4 tháng 4 năm 1987) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Kenya thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự. Người em trai của anh - Victor Wanyama cũng là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, hiện đang thi đấu tại giải bóng đá nhà nghề Mỹ cho CLB Montreal Impact. Mariga làm nên lịch sử khi là cầu thủ bóng đá Kenya đầu tiên chơi tại giải UEFA Champions League ngày 16 tháng 3 năm 2010.
1
null
Giun là loài sống dưới đất Giun còn có thể chỉ các loài giun biển, cũng như các loài thuộc Bộ Không chân của lớp Lưỡng cư. Trong nhiều ngôn ngữ, vì giun và sâu có hình dạng khá giống nhau nên chúng được gọi bằng một tên chung. Nhìn chung giun là các loài vật ký sinh, ở người có các loại giun ký sinh là giun lươn, giun móc, giun tóc, giun kim
1
null
Astérix là một loạt truyện tranh Pháp-Bỉ đăng dài kì trên tạp chí thiếu nhi do nhóm tác giả René Goscinny và Albert Uderzo khởi xướng từ năm 1959 tới nay. Loạt truyện tranh xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí truyện tranh Pháp-Bỉ "Pilote" vào ngày 29 tháng 10 năm 1959. Vào năm 2012, 34 tập đã được phát hành. Ngoài ra tác phẩm cũng được chuyển thể thành nhiều bộ phim. Lịch sử. Astérix (ban đầu được đặt là Astérix người Gaulois / "Astérix le Gaulois") được đăng kí bảo hộ bản quyền tại cả Pháp và Bỉ, lấy bối cảnh năm 50 trước Công nguyên trong thời Caesar Đại Đế. Trong lúc các tù trưởng rợ đua nhau hàng phục Đế quốc La Mã, thì ở cực Tây, khoảng vùng Bretagne có một làng Gaulois vẫn không chịu khuất phục. Nhằm giữ làng trước sức áp đảo của hàng vạn quân La Mã, thầy phù thủy Panoramix đã chế ra một thứ thần dược mà chỉ uống một ngụm thôi, người Gaulois trở nên khỏe vô địch. Nhưng ngoại trừ Obélix bị cấm tiệt vì hồi nhỏ đã ngã vào nồi thuốc, thì có chàng Astérix thông minh và chú chó Idéfix láu lỉnh. Bộ ba liên tục gây sóng gió cho quân đoàn La Mã, đôi khi còn giúp dân làng làm những việc kinh thiên động địa. Chất liệu tạo nên nhân vật và nội dung các tập "Astérix" khá giống "Lucky Luke", đấy là những con người và sự kiện nóng hổi tại Âu châu nửa sau thế kỷ XX.
1
null
là tên gọi cuộc triệt thoái của quân Nhật ra khỏi đảo Guadalcanal diễn ra từ ngày 14 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 1943. Cuộc triệt thoái này được tiến hành với sự hiệp đồng giữa Lục quân và Hải quân, dưới sự chỉ huy chung của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản. Chỉ huy trưởng của Chiến dịch "Ke" là Đô đốc Yamamoto Isoroku và Tướng Imamura Hitoshi. Quân Nhật quyết định rút lui khỏi Guadalcanal và thừa nhận thất bại tại đây sau nhiều nỗ lực tái chiếm bất thành sân bay Henderson, vị trí then chốt của hòn đảo, với thương vong lớn. Ngoài ra, lính Nhật trên đảo cũng bắt đầu chết hàng loạt do đói ăn và thiếu sự chăm sóc y tế cần thiết. Hải quân Nhật trong các nỗ lực tăng viện và tiếp tế cho quân Nhật trên đảo cũng bị tổn thất nặng nề về chiến hạm. Chiến cuộc ở Guadalcanal nói chung đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược và hoạt động của quân Nhật tại các chiến trường khác. Cuối cùng, quyết định triệt thoái khỏi Guadalcanal đã được Nhật hoàng Hirohito phê chuẩn ngày 31 tháng 10 năm 1942. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 14 tháng 1 khi quân Nhật tăng viện một tiểu đoàn bộ binh đến Guadalcanal để làm nhiệm vụ bọc hậu cho cuộc triệt thoái. Cùng thời điểm đó, hoạt động của không quân Nhật gia tăng mạnh mẽ trong khu vực quần đảo Solomon và New Guinea với kết quả một tuần dương hạm Hoa Kỳ bị đánh chìm trong Trận chiến đảo Rennell và một khu trục hạm khác bị đánh chìm gần Guadalcanal. Việc rút lui chính thức diễn ra trong các đêm ngày 1, 4 và 7 tháng 2 bởi các khu trục hạm. Quân Đồng Minh lầm tưởng quân Nhật tăng viện để quyết tâm bám lấy hòn đảo nên chỉ cho tấn công hạn chế bằng máy bay và ngư lôi đỉnh. Sau cùng, 10.652 lính Nhật đã được di tản thành công, bù lại quân Nhật mất một khu trục hạm và ba chiếc bị thương nặng. Ngày 9 tháng 2, quân Đồng Minh mới nhận ra quân Nhật đã rút lui thay vì đổ quân tăng viện. Chiến dịch triệt thoái này đã chính thức kết thúc chiến cuộc 6 tháng tại Guadalcanal với thất bại toàn diện thuộc về Nhật Bản. Hoàn cảnh chiến dịch. Ngày 7 tháng 8 năm 1942, lực lượng Đồng Minh (chủ yếu là Hoa Kỳ) đã đổ bộ lên Guadalcanal, Tulagi và nhóm đảo Nggela (thường được gọi là "nhóm đảo Florida") thuộc quần đảo Solomon. Cuộc đổ bộ này nhằm mục đích đập tan kế hoạch của người Nhật biến quần đảo này thành căn cứ đe dọa tuyến đường vận tải giữa Úc và Hoa Kỳ, đồng thời cũng chiếm luôn quần đảo để làm nơi xuất phát cho các chiến dịch cô lập căn cứ chính của hải quân Nhật là Rabaul và yểm trợ cho quân Đồng Minh trong Chiến dịch New Guinea. Cuộc đổ bộ này đã chính thức mở đầu cho Chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng sau đó. Lợi dụng sự kinh ngạc của quân Nhật, quân Đồng Minh đã hoàn thành cuộc đổ bộ và chiếm được Tulagi cùng một số hòn đảo nhỏ phụ cận cũng như một sân bay đang xây dựng dở tại Lunga Point thuộc Guadalcanal. Công việc hoàn tất sân bay được tiến hành ngay lập tức, chủ yếu bằng các thiết bị chiếm được của quân Nhật. Vào ngày 12 tháng 8, sân bay được đặt tên là Henderson theo tên của một phi công Thủy quân Lục chiến, Lofton R. Henderson, hy sinh trong Trận Midway. Đến ngày 18 tháng 8, sân bay sẵn sàng hoạt động và lực lượng không quân xuất kích từ sân bay mang tên "Không lực Cactus" (CAF) theo tên mã của Đồng minh cho chiến dịch Guadalcanal. Để bảo vệ sân bay, thủy quân lục chiến Mỹ đã thiết lập một vành đai phòng thủ quanh Lunga Point. Phản ứng lại việc Đồng Minh đổ bộ lên Guadalcanal, Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản giao cho Quân đoàn 17 đặt căn cứ tại Rabaul dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Harukichi Hyakutake, nhiệm vụ tái chiếm Guadalcanal. Trong suốt Chiến dịch Guadalcanal, quân Nhật đã mở ba cuộc tấn công lớn nhằm tái chiếm sân bay Henderson nhưng đều bị đánh bại với thương vong nặng nề. Sau thất bại lần thứ ba vào tháng 10 năm 1942, Hải quân Nhật quyết định tăng viện đến đảo phần còn lại của Sư đoàn Bộ binh số 38 và vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên từ ngày 12 đến 15 tháng 11, Trận Hải chiến Guadalcanal đã chính thức chấm dứt hi vọng cuối cùng tái chiếm sân bay Henderson. Vào giữa tháng 11, Quân Đồng Minh tấn công quân Nhật tại Buna-Gona, New Guinea. Hải quân Nhật Bản, mà chủ lực là Hạm đội Liên hợp với căn cứ đóng tại Truk trước động thái của Đồng Minh đã cảm thấy chiến trường New Guinea có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến tình hình toàn cục hơn là chiến trường nam quần đảo Solomon. Vì vậy, các sĩ quan tham mưu của Hạm đội Liên hợp đã lên kế hoạch buông bỏ Guadalcanal và chuyển hướng tập trung lực lượng và vật lực sang New Guinea. Tuy nhiên thời điểm này phía Hải quân đã không thông báo cho Lục quân về ý định của họ. Từ tháng 12, tình hình quân Nhật tại Guadalcanal ngày càng trở nên tồi tệ. Các cuộc tấn công bằng không quân và hải quân Đồng Minh vào các tuyến vận tải đã làm cho việc tiếp tế cho quân Nhật trên đảo ngày càng khó khăn. Kết quả từ ngày 7 tháng 12, trung bình mỗi ngày có 50 lính Nhật trên đảo chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc bị tấn công. Kể từ khi Chiến dịch Guadalcanal bắt đầu, 30.000 lính Nhật đã được đưa đến đảo nhưng đến tháng 12 chỉ còn 20.000 người sống sót, và chỉ 12.000 người trong số đó còn sức chiến đấu, số còn lại thì bị thương, suy dinh dưỡng hoặc bị bệnh. Trong khi đó, tình cảnh Hải quân Nhật cũng không khá hơn khi các tổn thất về thủy thủ và chiến hạm cứ tăng dần sau mỗi nỗ lực tăng viện và tiếp tế đến Guadalcanal. Đơn cử vào ngày 30 tháng 11, một khu trục hạm bị đánh chìm trong Trận Tassafaronga; từ ngày 3 đến 12 tháng 12, một khu trục hạm và một tàu ngầm bị chìm và hai khu trục hạm khác bị thương bởi các ngư lôi đỉnh và máy bay Đồng Minh xuất phát từ sân bay Henderson. Những cuộc chuyển vận với tổn thất này lại không mang đến kết quả khả quan: ngày 3 tháng 12, lực lượng Nhật trên đảo chỉ vớt được vỏn vẹn 500 thùng tiếp liệu trong số 1.500 được thả xuống biển; đêm ngày 11 tháng 12, 1.200 thùng tiếp liệu được các tàu của Chuẩn đô đốc Tanaka thả xuống, chỉ có 220 thùng đến tay lính Nhật trên đảo. Các chỉ huy trưởng hạm đội Liên hợp từ đó đã phải thảo luận với phía lục quân rằng nếu những tổn thất cứ gia tăng trong quá trình tiếp liệu đến Guadalcanal, các kế hoạch chiến lược tương lai của Đế quốc Nhật Bản sẽ bị đe dọa. Quyết định rút lui. Trong suốt tháng 11, các lãnh đạo cao cấp của Bộ Tổng tư lệnh Đế quốc Nhật Bản tại Tokyo vẫn có ý định tiếp tục tái chiếm Guadalcanal. Tuy nhiên vào cùng thời điểm này, các sĩ quan cấp thấp hơn đã kín đáo thảo luận về việc từ bỏ hòn đảo. Hattori Takushiro và Tsuji Masanobu, hai sĩ quan đã từng đến thị sát Guadalcanal nói với các sĩ quan đồng cấp trong bộ tham mưu rằng bất cứ nỗ lực mới nào nhằm tái chiếm hòn đảo đều là vô ích. Một sĩ quan Nhật Sejima Ryūzō báo cáo khẩu phần hằng ngày của lính Nhật tại Guadalcanal không đủ cho những cuộc tấn công trong tương lai. Ngày 11 tháng 12, các sĩ quan tham mưu Hải quân Yamamoto Yuji và Lục quân Hayashi Takahiko trở về Tokyo từ Rabaul đã khẳng định lại các báo cáo của Hattori, Tsuji và Sejima. Ngoài ra, Yamamoto và Hayashi còn báo cáo thêm hầu hết các sĩ quan Hải quân và Lục quân tại Rabaul đều ủng hộ việc từ bỏ Guadalcanal. Thêm vào đó, Bộ Chiến tranh cũng đưa ra các số liệu cho Bộ Tổng tư lệnh thấy khả năng vận chuyển đường biển là hạn chế và không thề cùng lúc đủ để vừa tái chiếm Guadalcanal, vừa vận chuyển tài nguyên chiến lược duy trì sức mạnh kinh tế và quân sự của Nhật Bản. Ngày 19 tháng 12, một phái đoàn của Bộ Tổng tư lệnh, do Đại tá Sanada Joichiro dẫn đầu, tham mưu trưởng cho các chiến dịch của Bộ Tổng tư lệnh đã đến Rabaul để thảo luận về tương lai của New Guinea và Guadalcanal. Imamura Hitoshi, chỉ huy trưởng Phương diện quân 8, chịu trách nhiệm khu vực New Guinea và Solomon, không trực tiếp đề nghị rút lui khỏi Guadalcanal nhưng đã phân tích kỹ càng những khó khăn cho việc tái chiếm hòn đảo. Imamura còn nói thêm bất cứ quyết định rút lui nào cũng phải đi kèm kế hoạch di tản càng nhiều càng tốt những binh lính còn đang kẹt lại tại Guadalcanal. Sanada trở về Tokyo ngày 25 tháng 12 và kiến nghị Bộ Tổng tư lệnh phải ngay lập tức từ bỏ Guadalcanal và chuyển trọng tâm chiến trường về New Guinea. Các lãnh đạo của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao đồng ý với kiến nghị này một ngày sau đó và lệnh cho các sĩ quan tham mưu lên kế hoạch triệt thoái khỏi Guadalcanal và thiết lập tuyến phòng thủ mới ở trung tâm quần đảo Solomon. Ngày 28 tháng 12, Tướng Sugiyama Hajime và Đô đốc Nagano Osami đã tự mình giải thích cho Nhật hoàng Hirohito về quyết định triệt thoái khỏi Guadalcanal. Trong cuộc họp với Sugiyama và Nagano, Nhật Hoàng hỏi "Tại sao Hoa Kỳ có khả năng lập xong sân bay trong ba ngày mà ta làm hai tháng chưa xong?" thì nhận được câu trả lời của Đô đốc Nagano rằng người Mỹ xây sân bay bằng cơ giới còn quân Nhật chỉ dựa vào sức người. Ba ngày sau đó, Nhật hoàng đã chính thức phê chuẩn quyết định. Kế hoạch và lực lượng. Ngày 3 tháng 1, Bộ Tổng tư lệnh thông báo cho Phương diện quân 8 và Hạm đội Liên hợp về quyết định triệt thoái khỏi Guadalcanal. Đến ngày 9 tháng 1, các sĩ quan tham mưu của Phương diện quân 8 và Hạm đội Liên hợp đã soạn thảo thành công kế hoạch triệt thoái, mang tên Chiến dịch "Ke", lấy tên một âm tiết trong bảng chữ cái tiếng Nhật. Theo kế hoạch này, một tiểu đoàn bộ binh sẽ được vận chuyển bằng khu trục hạm đến Guadalcanal vào ngày 14 tháng 1 để làm vai trò bọc hậu cho cuộc di tản. Quân đoàn 17 sẽ bắt đầu rút lui về phía tây hòn đảo trong khoảng thời gian ngày 25 hoặc 26 tháng 1. Hoạt động của không quân Nhật sẽ được gia tăng tối đa quanh khu vực phía nam quần đảo Solomon từ ngày 28 tháng 1. Trong khi Quân đoàn 17 được đưa đi bằng các khu trục hạm từ đầu tháng 2 đến 10 tháng 2, cùng thời điểm đó, không quân và hải quân Nhật sẽ tiến hành các cuộc tấn công nghi binh nhỏ quanh New Guinea và quần đảo Marshall cũng như tạo tín hiệu vô tuyến giả để đánh lạc hướng quân Đồng Minh về ý định thực sự của quân Nhật. Lực lượng hải quân được Yamamoto chuẩn bị cho chiến dịch bao gồm các hàng không mẫu hạm "Junyō" và "Zuiho", thiết giáp hạm "Kongō" và "Haruna", bốn tuần dương hạm hạng nặng và các khu trục hạm dưới quyền Đô đốc Kondō Nobutake. Lực lượng này sẽ bảo vệ cho đoàn chuyển vận quanh Ontong Java, phía bắc quần đảo Solomon. Các chiến hạm trực tiếp phục vụ cho việc di tản thuộc về Hạm đội 8 của Đô đốc Mikawa với tuần dương hạm hạng nặng "Chōkai" và "Kumano", tuần dương hạm hạng nhẹ "Sendai" và 21 khu trục hạm. Các khu trục hạm sẽ đóng vai trò làm tàu chở quân. Theo tính toán của Yamamoto, khoảng ½ số khu trục hạm trên sẽ bị đánh chìm trong chiến dịch triệt thoái. Lực lượng không quân yểm trợ Nhật cho chiến dịch đến từ không Hạm đội 11 và Sư đoàn không quân số 6 của Lục quân, căn cứ tại Rabaul với tổng cộng 312 máy bay. Ngoài ra còn có 64 máy bay thuộc hàng không mẫu hạm "Zuikaku" được tạm thời điều đến Rabaul và 60 thủy phi cơ căn cứ tại Rabaul, Bougainville và quần đảo Shortland, nâng tổng số máy bay Nhật Bản tham gia chiến dịch lên đến con số 436. Các chiến hạm và đơn vị không lực hải quân trong khu vực hải quân được tổ chức thành Hạm đội Khu vực Đông Nam chỉ huy bởi Kusaka Jinichi. Bên phía Hoa Kỳ, dưới sự tổng chỉ huy của Đô đốc William Halsey, Jr. là một lực lượng chiến hạm hùng hậu: hai hàng không mẫu hạm USS "Enterprise" và USS "Saratoga", sáu hàng không mẫu hạm hộ tống, ba thiết giáp hạm nhanh, bốn thiết giáp hạm cũ, 13 tuần dương hạm và 45 khu trục hạm. Về không quân bao gồm 92 máy bay của Không lực 13 (Chuẩn tướng Nathan Farragut Twining chỉ huy), 81 máy bay của Không lực Cactus (Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến Francis P. Mulcahy chỉ huy) cộng với 339 máy bay từ các hàng không mẫu hạm, 30 oanh tạc cơ hạng nặng căn cứ tại New Guinea nhưng có tầm hoạt động đến tận quần đảo Solomon giúp cho Đồng Minh có tổng cộng 539 máy bay. Chuẩn Đô đốc Aubrey Fitch là tổng chỉ huy không quân tại Nam Thái Bình Dương. Trong tuần lễ đầu tiên của tháng 1, bệnh dịch, nạn đói và những cuộc chạm trán khiến cho Quân đoàn 17 dưới quyền tướng Hyakutake chỉ còn khoảng 14.000 lính, trong số đó nhiều người đã mất khả năng chiến đấu. Cả quân đoàn chỉ còn ba vỏn vẹn ba khẩu pháo dã chiến và thiếu đạn pháo trầm trọng. Ngược lại, quân Đồng Minh trên đảo, một lực lượng hỗn hợp giữa Lục quân và TQLC Hoa Kỳ với tên gọi Quân đoàn XIV, dưới quyền của Thiếu tá Alexander Patch, có quân số lên đến 50.666 người. Lực lượng pháo binh trong tay Thiếu tá Patch có đến 167 khẩu pháo các loại, bao gồm lựu pháo 75 mm (2.95 in), 105 mm (4.13 in) và 155 mm (6.1 in) và đạn pháo thì cực kỳ dồi dào. Diễn biến chiến dịch. Sự chuẩn bị của quân Nhật. Ngày 1 tháng 1, giới quân sự Nhật Bản đã cho thay đổi mã vô tuyến, vốn trước đó đã bị giải mã bởi tình báo Đồng Minh, để đánh lạc hướng về ý đồ và sự di chuyển của quân Nhật. Trong tháng 1, các hoạt động trinh sát và phân tích lưu lượng vô tuyến của Đồng Minh đã nhận ra các dấu hiệu quân Nhật đang tập trung máy bay và tàu chiến tại Truk, Rabaul và quần đảo Shortland. Cụ thể, phía Đồng Minh phân tích rằng sự gia tăng cường độ vô tuyến tại quần đảo Marshall là dấu hiệu đánh lạc hướng chú ý vào một chiến dịch tấn công sắp diễn ra ở New Guinea hoặc quần đảo Solomon. Tuy nhiên, các nhân viên tình báo đã không nhận ra được ý đồ thực sự của chiến dịch. Ngày 26 tháng 1, Bộ tư lệnh Đồng Minh tại Thái Bình Dương thông báo các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương rằng quân Nhật sắp mở cuộc tấn công mới, gọi là "Ke", ở khu vực quần đảo Solomon hoặc New Guinea. Ngày 14 tháng 1, chín khu trục hạm đã đưa Tiểu đoàn Yano, đơn vị làm nhiệm vụ bọc hậu cho cuộc triệt thoái "Ke" đến Guadalcanal. Tiểu đoàn này do Thiếu tá Yano Keiji chỉ huy có quân số 750 người, hầu hết là lực lượng dự phòng và chưa được huấn luyện, và một đại đội pháo 75mm gồm 100 pháo thủ. Ngoài ra đi theo tiểu đoàn còn có 150 kỹ sư thông tin của Phương diện quân 8 để hỗ trợ chiến dịch, cùng Trung tá Imoto Kumao, cũng thuộc Phương diện quân 8, đến để công bố lệnh và kế hoạch triệt thoái đến tướng Hyakutake và quân đoàn 17. Máy bay Đồng Minh gồm các oanh tạc cơ SDB Dauntless có chiến đấu cơ hộ tống và B-17 đã phát hiện và tấn công đoàn khu trục hạm này trong hai đợt và làm bị thương hai khu trục hạm "Arashi" và "Tanikaze" cũng như tiêu diệt được tám chiến đấu cơ Nhật. Hạm trưởng của "Tanikaze" Katsumi Motoi chết trong đợt không kích thứ hai. Năm máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi. Ngày 15 tháng 1, Imoto đã đến tổng hành dinh Quân đoàn 17 tại Kokumbona để thông báo cho Hyakutake và các sĩ quan tham mưu về quyết định rút lui. Trên đường đi, Imoto đã chứng kiến cảnh nhiều xác lính Nhật chưa kịp chôn, những người còn sống sót phần lớn đều trong tình trạng bệnh hoặc hốc hác vì đói. Khi nghe lệnh triệt thoái lần đầu tiên, tướng Hyakutake, tham mưu trưởng của Hyakutake là Thiếu tướng Miyazaki Shuichi và sĩ quan tham mưu cấp cao Đại tá Konuma Norio đã không muốn chấp hành lệnh này mà muốn Quân đoàn 17 sẽ mở cuộc tổng tấn công cuối cùng nhắm vào quân Đồng Minh. Tuy nhiên đến trưa ngày 16 tháng 1, Hyakutake đã miễn cưỡng chấp hành lệnh. Hai ngày sau đó, các sĩ quan tham mưu Quân đoàn 17 thông báo lệnh này xuống cho các đơn vị dưới quyền, đầu tiên là Sư đoàn 38, sau đó là Sư đoàn 2. Theo kế hoạch này, Sư đoàn 38, đơn vị đang chống trả quân Mỹ tại khu vực đồi núi bên trong hòn đảo, được lệnh ngừng chiến đấu và rút lui về Cape Esperance, cực tây Guadalcanal từ ngày 20. Thay vào vị trí Sư đoàn 38 là Sư đoàn Bộ binh số 2 (đến Guadalcanal từ tháng 10 năm 1942) và Tiểu đoàn Yano, sau đó hai đơn vị này cũng sẽ tuần tự rút lui về phía tây theo Sư đoàn 38. Những người lính Nhật không còn khả năng di chuyển được khuyến khích tự sát để bảo vệ danh dự Quân đội Thiên hoàng. Kế hoạch triệt thoái của quân Nhật đòi hỏi những người lính phải di chuyển trong đêm với kỷ luật và an ninh nghiêm ngặt. Bất kỳ xe hoặc pháo hạng nặng nào mà lính Nhật không thể mang theo đều bị phá hủy và các sĩ quan giải thích cho binh lính dưới quyền việc di chuyển này là nhằm cho chiến dịch tấn công trong tương lai. Tài liệu quan trọng được mang theo, các tài liệu còn lại thì đem đốt. Lính Nhật đã không còn sức lực nên thay vì chôn các khí tài theo lệnh, họ đã vứt bỏ khí tài dọc theo con đường. Quân Nhật rút lui về phía tây. Khi Sư đoàn 38 rút lui khỏi các vị trí, Thiếu tá Patch cho mở những cuộc tấn công mới. Ngày 20 tháng 1, Sư đoàn Bộ binh số 25, do Thiếu tướng J. Lawton Collins chỉ huy, đã tấn công ba ngọn đồi mang tên 87, 88 và 89 (ba ngọn đồi này tạo thành dãy đồi có thể khống chế được Kokumbona). Gặp ít sự kháng cự hơn dự kiến, lính Mỹ chiếm được ba ngọn đồi vào buổi sáng ngày 22 tháng 1. Tận dụng thành quả bất ngờ này, Collins nhanh chóng ra lệnh lính Mỹ chiếm thêm hai ngọn đồi 90 và 91. Đến chập tối, quân Mỹ đã cô lập được Kokumbona và chuẩn bị khép vòng vây đối với Sư đoàn 2 Nhật Bản. Trước diễn biến trên, quân Nhật đã mau chóng di tản khỏi Kokumbona và Sư đoàn 2 được lệnh mau chóng rút về phía tây. Quân Mỹ chiếm Kokumbona ngày 23 tháng 1. Mặc dù một số đơn vị quân Nhật đã rơi vào vòng vây và bị tiêu diệt, hầu hết lực lượng Sư đoàn 2 đã rút chạy thành công. Sử gia Morison ước tính có khoảng 600 lính Nhật tử trận khi Kokumbona thất thủ. Patch vẫn còn lo ngại về khả năng quân Nhật tăng viện để mở cuộc tấn công mới cho nên ông chỉ cho một trung đoàn tấn công quân Nhật ở tây Kokumbona, các đơn vị còn lại vẫn được giữ gần Lunga Point để bảo vệ sân bay. Địa hình phía tây Kokumbona cực kỳ lý tưởng cho lính Nhật cầm chân lính Mỹ để Quân đoàn 17 rút lui thành công về Cape Esperance. Đó là một con đường chỉ rộng 270–550 m nằm giữa biển và khu vực rừng rậm, các đỉnh núi san hô. Các đỉnh núi, chạy theo một góc 90 độ so với bờ biển, song song với nhiều con suối và lạch. Ngày 26 tháng 1, một lực lượng hỗn hợp Lục quân và TQLC Mỹ (gồm Trung đoàn TQLC số 6 và Trung đoàn Bộ binh 147) đã tiến về phía tây và chạm trán Tiểu đoàn Yano tại sông Marmura. Tiểu đoàn Yano cầm chân thành công lính Mỹ và sau đó từ từ rút về phía tây trong ba ngày sau đó. Ngày 29 tháng 1, tiểu đoàn này vượt sông Bonegi, nơi mà Sư đoàn 2 (có thể có thêm Trung đoàn Bộ binh số 229 của Sư đoàn 38) đã xây dựng một vị trí phòng thủ. Quân phòng thủ Nhật tại Bonegi tiếp tục cầm chân được quân Mỹ thêm ba ngày. Ngày 1 tháng 2, dưới sự yểm trợ của hải pháo từ các khu trục hạm USS "Wilson" và "Anderson", lính Mỹ vượt sông thành công nhưng đã không tiếp tục áp lực tấn công về phía tây. Từ ngày 10 đến 31 tháng 1, phía Mỹ mất 189 người trong khi tổn thất chính xác của quân Nhật tại phòng tuyến sông Marmura và Bonegi là không rõ nhưng theo các báo cáo miêu tả là "nặng nề". Các trận không chiến. Cường độ hoạt động không quân Nhật Bản gia tăng từ giữa tháng 1 với những cuộc không kích ban đêm vào sân bay Henderson từ 3 đến 10 máy bay, gây ra những thiệt hại nhỏ. Ngày 20 tháng 1, một oanh tạc cơ Kawanishi H8K ném bom Espiritu Santo. Năm ngày sau đó, 58 chiến đấu cơ Zero tấn công Guadalcanal vào ban ngày, chạm trán tám chiến đấu cơ Wildcat và sáu chiến đấu cơ P-38. Phía Nhật mất bốn Zero, sáu chiếc khác (hoặc hơn) bị thương, một oanh tạc cơ Mitsubishi G4M làm nhiệm vụ chim mồi cũng không quay về trong khi phía Mỹ không mất bất kỳ chiếc máy bay nào. Một cuộc không kích lớn thứ hai diễn ra ngày 27 tháng 1 bằng chín oanh tạc cơ hạng nhẹ Kawasaki Ki-48 "Lily", hộ tống bởi 74 chiến đấu cơ Nakajima Ki-43 "Oscar" thuộc Không lực Lục quân xuất phát từ Rabaul. Mười hai Wildcat, sáu P-38 và mười P-40 từ sân bay Henderson bay lên đánh chặn. Phía Nhật mất sáu chiến đấu cơ trong khi phía Mỹ mất một Wildcat, bốn P-40 và hai P-38. Các oanh tạc cơ Nhật ném bom vào các vị trí lính Mỹ quanh sông Matanikau nhưng chỉ gây ra thiệt hại nhỏ. Trận chiến đảo Rennell. Tin rằng quân Nhật chuẩn bị mở cuộc tấn công mới ở nam quần đảo Solomon nhắm vào sân bay Henderson, Halsey đã đưa một đoàn tàu tiếp vận đến Guadalcanal, được bảo vệ bởi hầu hết các chiến hạm ông đang có trong tay. Đoàn tàu tiếp vận gồm bốn chuyển vận hạm và bốn khu trục hạm, trong khi các chiến hạm bao gồm hai hàng không mẫu, hai hàng không mẫu hạm hộ tống, ba thiết giáp hạm, 12 tuần dương hạm và 25 khu trục hạm được chia thành năm lực lượng đặc nhiệm. Lực lượng trực tiếp bảo vệ đoàn chuyển vận là Lực lượng Đặc nhiệm 18 (Task Force 18 - TF 18) chỉ huy bởi Chuẩn đô đốc Robert C. Giffen bao gồm ba tuần dương hạm hạng nặng, ba tuần dương hạm hạng nhẹ, hai hàng không mẫu hạm hộ tống và tám khu trục hạm. Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm, chủ lực là chiếc USS "Enterprise" ở vị trí phía sau TF 18 khoảng 400 km. Để bảo vệ đoàn chuyển vận hiệu quả hơn, TF 18 được giao nhiệm vụ gặp bốn khu trục hạm vào lúc 21 giờ ngày 29 tháng 1 để thực hiện một cuộc rà soát quanh khu vực "The Slot" phía bắc Guadalcanal ngày hôm sau để bảo vệ cho việc dỡ hàng của các tàu vận tải tại Guadalcanal. Tuy nhiên tốc độ các hàng không mẫu hạm hộ tống quá chậm nên Giffen không thể theo kịp lịch trình, do đó ông phải để các hàng không mẫu hạm hộ tống lại phía sau với hai khu trục hạm vào lúc 14 giờ ngày 29 tháng 1 và bám theo lịch trình với lực lượng còn lại. Lực lượng của Giffen đã bị các tàu ngầm Nhật (hoặc thủy phi cơ) phát hiện và báo cáo về tổng hành dinh hải quân. Chiều ngày 29 tháng 1, theo báo cáo của các tàu ngầm, 16 oanh tạc cơ Mitsubishi G4M "Betty" và Mitsubishi G3M "Nell" trang bị ngư lôi cất cánh từ Rabaul tấn công đoàn tàu của Giffen, lúc này đang ở giữa đảo Rennell và Guadalcanal. Các máy bay Nhật tấn công các chiến hạm của Giffen trong hai đợt từ 19 giờ đến 20 giờ. Tuần dương hạm hạng nặng USS "Chicago" trúng hai ngư lôi và tê liệt, trong khi ba máy bay Nhật bị hỏa lực phòng không bắn hạ. Halsey đưa một chiếc tàu dắt đến kéo Chicago về và ra lệnh lực lượng của Giffen rút về căn cứ trong ngày tiếp theo. Sáu khu trục hạm được giao nhiệm vụ ở lại hộ tống "Chicago" và chiếc tàu dắt. Lúc 16 giờ ngày 39 tháng 1, 11 máy bay phóng ngư lôi Mitsubishi, căn cứ tại Kavieng tấn công đoàn hộ tống chiếc "Chicago". Các chiến đấu cơ xuất phát từ hàng không mẫu hạm "Enterprise" bắn rơi tám máy bay Nhật nhưng hầu hết các máy bay này đã phóng ngư lôi thành công trước khi bị tiêu diệt. Một ngư lôi làm thương nặng khu trục hạm USS "La Vallette" và bốn ngư lôi đánh chìm chiếc "Chicago". Đoàn tàu chuyển vận đến Guadalcanal và đưa thành công hàng tiếp vận lên đảo vào ngày 30 và 31 tháng 1. Các chuyển vận hạm sau đó còn làm nhiệm vụ triệt thoái Trung đoàn TQLC số 2, đơn vị đã ở Guadalcanal từ đầu chiến dịch, ra khỏi hòn đảo. Các chiến hạm còn lại của Halsey chốt vị trí ở biển San Hô, phía nam quần đảo Solomon với ý định ngăn cản bất kì chiến hạm Nhật nào đến yểm trợ cho một cuộc tấn công nữa của quân Nhật. Tuy nhiên, việc TF 18 rời khỏi Guadalcanal đã vô tình làm mất đi mối đe dọa tiềm tàng đối với Chiến dịch "Ke". Lúc 18 giờ 30 ngày 29 tháng 1, hai tàu quét mìn của Hải quân Hoàng gia New Zealand, "Moa" và "Kiwi" đã chặn đánh tàu ngầm Nhật "I-1" đang mang hàng tiếp vận tại Kamimbo ở Guadalcanal. Hai tàu quét mìn đã đâm vào và đánh chìm chiếc "I-1" sau trận chiến kéo dài 90 phút (). Đợt triệt thoái đầu tiên. Đô đốc Mikawa để các tuần dương hạm của mình ở lại Kavieng và tập hợp 21 khu trục hạm tại căn cứ hải quân ở quần đảo Shortland ngày 31 tháng 1 để chuẩn bị cho cuộc triệt thoái. Chuẩn Đô đốc Shintaro Hashimoto được giao nhiệm vụ chỉ huy các khu trục hạm này, gọi là Lực lượng Tăng viện. Một lực lượng không quân Nhật bao gồm 60 thủy phi cơ (12 chiếc Aichi E13A, 12 chiếc Nakajima A6M2-N và 36 chiếc Mitsubishi F1M) thuộc các tàu chở thủy phi cơ "Kamikawa Maru", "Kunikawa Maru" và "Sanyo Maru" được giao nhiệm vụ trinh sát giúp cho Lực lượng Tăng viện và đề phòng các ngư lôi đỉnh Đồng Minh tấn công vào ban đêm. Các oanh tạc cơ B-17 trong buổi sáng ngày 1 tháng 2 tấn công căn cứ Shortland nhưng không gây ra được thiệt hại mà còn mất bốn chiếc sau khi bị chặn đánh bởi 48 chiến đấu cơ Zero. Trả đũa lại, máy bay Nhật thuộc Sư đoàn Không quân 6 gồm 23 chiến đấu cơ Ki-43 và sáu oanh tạc cơ Ki-21 ném bom sân bay Henderson cũng không gây thiệt hại gì và mất một chiến đấu cơ. Tin rằng quân Nhật sẽ rút lui về bờ biển phía nam Guadalcanal, sáng ngày 1 tháng 2, Patch gửi quân tăng viện gồm một tiểu đoàn lục quân và TQLC, quân số 1.500 người do đại tá Alexander George chỉ huy, đến Verahue ở bờ biển phía nam Guadalcanal. Lính Mỹ được đưa đến địa điểm đổ bộ bằng sáu dương vận đỉnh và một khu trục hạm vận tải (USS "Stringham"), hộ tống bởi bốn khu trục hạm, vốn là bốn khu trục hạm đã phối hợp cùng TF 18 rà soát ba ngày trước đó. Một trinh sát cơ Nhật phát hiện đoàn tàu đổ bộ và tin rằng đây là lực lượng đe dọa nguy hiểm đến cuộc triệt thoái vào ban đêm, phía Nhật đưa 13 máy bay phóng ngư lôi Aichi D3A2 "Val" và 40 chiến đấu cơ Zero cất cánh từ Buin, Bougainville tấn công đoàn tàu. Do lầm tưởng các máy bay Nhật đang bay đến tấn công là máy bay bạn, các khu trục hạm Mỹ đã không nổ súng cho đến tận khi những chiếc Val bắt đầu tấn công. Lúc 14 giờ 53, khu trục hạm USS "De Haven" nhanh chóng trúng ba quả bom và chìm ngay lập tức ở vị trí 3,2 km phía nam đảo Savo cùng với 176 thủy thủ, kể cả thuyền trưởng. Khu trục hạm USS "Nicholas" may mắn hơn chỉ bị thương. Năm chiếc Val và ba chiến đấu cơ Zero bị hỏa lực phòng không và chiến đấu cơ Mỹ bắn hạ. Phía Mỹ cũng mất ba chiến đấu cơ Wildcat. Hashimoto xuất phát từ quần đảo Shortland vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 1 tháng 2 với 20 khu trục hạm làm nhiệm vụ triệt thoái đợt một, trong đó 11 chiếc làm nhiệm vụ vận tải và 9 chiếc làm nhiệm vụ bảo vệ. Đoàn khu trục hạm bị tấn công vào buổi chiều gần Vangunu bởi 92 máy bay thuộc Không lực Cactus trong hai đợt tấn công. Kì hạm "Makinami" bị hư hại nặng và bốn máy bay Không lực Cactus bị bắn rơi. Hashimoto đã chọn chiếc "Shirayuki" làm kì hạm thay thế và lệnh cho chiếc "Fumizuki" kéo "Makinami" về lại căn cứ. Tại khu vực giữa Guadalcanal và đảo Savo, mười một ngư lôi đỉnh đã phục kích đoàn khu trục hạm của Hashimoto dẫn đến nhiều cuộc chạm trán đã diễn ra trong suốt ba giờ đồng hồ từ 22 giờ 45. Cuối cùng các khu trục hạm Nhật nhờ có không quân yểm trợ đã đánh chìm ba ngư lôi đỉnh. "PT 111" và "PT 37" bị hải pháo từ các khu trục hạm đánh chìm (hải pháo của "Kawakaze" đánh chìm "PT 111") còn "PT 123" bị trúng bom từ các thủy phi cơ Nhật. Cùng lúc đó, các khu trục hạm làm nhiệm vụ vận chuyển đã đến Cape Esperance và Kamimbo để đón lính Nhật di tản lần lượt vào lúc 22 giờ 40 và 24 giờ. Lính Nhật trên đảo được những người lính Hải quân Nhật đón bằng sà lan hoặc tàu đổ bộ. Chuẩn Đô đốc Koyanagi Tomiji, sĩ quan chỉ huy cao thứ hai trong Lực lượng Tăng viện đã mô tả những người lính Nhật triệt thoái: "Những thân hình khủng khiếp của họ được phơi bày ra khi mà họ chỉ còn khoác trên người những phần còn lại của quần áo. Có lẽ họ rất vui, nhưng không ai còn khả năng biểu lộ cảm xúc. Cơ quan tiêu hóa của họ đã hoàn toàn bị phá hủy, nên chúng tôi không thể đưa thức ăn cho họ như bình thường được mà phải cho họ ăn cháo đặc." Một sĩ quan khác nói những người lính Nhật khi đưa lên các khu trục hạm đã mắc chứng tiêu chảy liên tục và không thể kiểm soát được. Sau khi đón được tổng cộng 4.935 người, chủ yếu thuộc Sư đoàn 38 (2.316 người) và trong số đó sư đoàn trưởng Sư đoàn 38 Sano Tadayoshi, các khu trục hạm vận tải dừng việc đón người vào lúc 1 giờ 58 phút và bắt đầu trở về quần đảo Shortland. Bất ngờ khu trục hạm "Makigumo" phát nổ và gãy đôi, do bị ngư lôi đỉnh tấn công hoặc trúng phải thủy lôi. Hashimoto ra lệnh thủy thủ đoàn của "Makigumo" bỏ tàu (). Tám oanh tạc cơ G4M của Không Hạm đội 11 tấn công sân bay Henderson vào đêm hôm đó nhưng không gây được bất kỳ thiệt hại nào, một kết quả tương tự đối với cuộc tấn công của sáu oanh tạc cơ SBD Dauntless khi những chiếc tàu Nhật đang đưa người lên tàu. Trong hải trình trở về, lúc 8 giờ, Lực lượng Tăng viện đã bị các máy bay của Không lực Cactus tấn công, nhưng không bị hề hấn gì và có mặt tại quần đảo Shortland lúc 12 giờ ngày 2 tháng 2. Đợt triệt thoái thứ hai và sau cùng. Ngày 4 tháng 2, Patch ra lệnh Trung đoàn Bộ binh 161, do Đại tá James Dalton II chỉ huy, đến thay thế Trung đoàn 147 và tiếp tục tiến về phía tây. Tiểu đoàn Yano với quân số còn khoảng 350 người, được tăng viện 60 người từ hai trung đoàn bộ binh 124 và 28, rút lui về vị trí mới tại sông Segilau và quân Nhật được điều đi chặn bước tiến của lực lượng George tại bờ biển phía nam. Quân Nhật biết được quân số của lực lượng George sau khi lấy lời khai của hai tù binh Mỹ sau một đợt giao tranh gần Titi tại bờ biển phía nam. Hai tù binh này sau đó cũng vị giết chết. Vào thời điểm đó, các hàng không mẫu hạm và thiết giáp hạm thuộc lực lượng đặc nhiệm của Halsey đang ở vị trí 480 km phía nam Guadalcanal và vừa sát ngoài tầm bay của máy bay Nhật. Ngày 3 tháng 2, phía Nhật mất 5 oanh tạc cơ G4M trong một cuộc không kích vào hạm đội của Halsey, trong đó có chiếc chở Liên đoàn trưởng Liên đoàn 705, Genichi Mihara. Kondo đưa hai khu trục hạm "Asagumo" và "Samidare" đến Shortland để thay thế hai khu trục hạm bị mất trong cuộc triệt thoái đầu tiên. Hashimoto chỉ huy nhiệm vụ triệt thoát lần hai với 20 khu trục hạm phía nam Guadalcanal vào lúc 11 giờ 30 ngày 4 tháng 2. Phi cơ Không lực Cactus (CAF) tấn công lực lượng của Hashimoto trong hai đợt bắt đầu từ lúc 15 giờ 50 với tổng cộng 74 chiếc. Khu trục hạm "Maikaze" bị thương nặng và được chiếc "Nagatsuki" kéo về Shortland theo lệnh của Hashimoto. Không lực Cactus mất tổng cộng 11 máy bay (bao gồm bốn oanh tạc cơ phóng ngư lôi TBF Avenger, ba oanh tạc cơ SBD Dauntless, ba chiến đấu cơ Wildcat và một P-40) còn phía Nhật Bản mất một chiến đấu cơ Zero. Các ngư lôi đỉnh Hoa Kỳ đã không tấn công lực lượng của Hashimoto nên việc triệt thoái sau đó diễn ra vô cùng suôn sẻ. Các máy bay Nhật cũng đã quấy phá sân bay Henderson trong khi một chiếc PBY Catalina và năm chiếc SBD Dauntless của Không lực Cactus cố gắng tấn công lực lượng của Hashimoto khi đang đưa người lên tàu nhưng không thành. Lực lượng Tăng viện đã đón tướng Hyakutake và bộ tham mưu của ông cùng với 3.921 binh sĩ, chủ yếu thuộc Sư đoàn 2, trong đó có sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 Maruyama Masao đi đến Bougainville mà không gặp phải sự tấn công nào vào lúc 12 giờ 50 ngày 5 tháng 2. Nguyên nhân là một cuộc tấn công của Không lực Cactus vào buổi sáng ngày hôm đó đã không phát hiện được lực lượng của Hashimoto. Tin rằng các động thái của quân Nhật vào ngày 1 và 4 tháng 2 là nỗ lực tăng viện chứ không phải rút quân, lính Mỹ tại Guadalcanal tiến quân một cách chậm chạp và thận trọng, chỉ 820 m mỗi ngày. Lực lượng của George tạm dừng tiến quân vào ngày 6 tháng 2 sau khi đến Titi ở bờ biển phía nam. Ở bờ biển phía bắc, Trung đoàn 61 bắt đầu cuộc tấn công về phía tây vào lúc 10 giờ sáng ngày 6 tháng 2 và đến được sông Umasani vào cùng ngày. Cùng thời điểm đó, 2.000 lính Nhật còn lại được lệnh rút về Kamimbo. Chỉ huy lực lượng bọc hậu của quân Nhật là Đại tá Matsuda Yutaka. Ngày 7 tháng 2, Trung đoàn 161 vượt sông Umasani để đến Bunina, cách Cape Esperance khoảng 14 km (9 dặm). Lực lượng của George, chỉ huy bởi George F. Ferry, tiến quân từ Titi đến Marovovo và đào hố cá nhân trú ẩn vào ban đêm phía bắc ngôi làng khoảng 1.800 m (2.000 yd). Lo ngại sự xuất hiện của các hàng không mẫu hạm của Halsey và các chiến hạm lớn khác gần Guadalcanal, quân Nhật dự tính hủy bỏ đợt triệt thoái thứ ba, nhưng cuối cùng đã giữ nguyên kế hoạch ban đầu. Lực lượng Kondo cách phía bắc Guadalcanal 890 km chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp các chiến hạm của Halsey can thiệp vào cuộc triệt thoái. Hashimoto rời quần đảo Shortland với 18 khu trục hạm trưa ngày 7 tháng 2 và đi theo hành trình phía nam quần đảo Solomon thay vì lộ trình đi ngang qua Slot. Một cuộc tấn công của 36 máy bay Mỹ (15 chiếc SBD Dauntless, 20 chiếc Wildcat và một chiếc F5A) nhắm vào đoàn tàu Nhật vào lúc 17 giờ 55 đã làm chiếc "Isokaze" bị thương nặng, làm chết 10 thủy thủ và chiếc tàu phải rút lui về Truk sửa chữa dưới sự hộ tống của chiếc "Kawakaze". Phía Đồng Minh và Nhật Bản mỗi bên mất một máy bay trong cuộc tấn công này (một chiếc F5A và một chiếc Zero). Đoàn tàu của Hashimoto đến Kamimbo và đưa 1.972 lính Nhật lên tàu vào lúc 0 giờ 3 phút sáng ngày 8 tháng 2 mà không bị Hải quân Mỹ phát hiện. Trong suốt 90 phút sau đó, các thủy thủ của những chiếc khu trục hạm đã dùng thuyền chạy dọc bờ biển và ra sức kêu gọi để đảm bảo không còn ai bị bỏ lại. Đúng 1 giờ 32 phút, đoàn tàu rời Guadalcanal và đến Bougainville một cách suôn sẻ vào 10 giờ sáng, chính thức chấm dứt chiến dịch. Kết quả. Rạng sáng ngày 8 tháng 2, quân Mỹ ở cả hai phía bờ biển bắt đầu tiến quân trở lại và chỉ còn chạm trán những lính Nhật bệnh tật hoặc nhìn thấy những xác lính Nhật trên đường đi. Patch giờ đây mới nhận ra những chuyến hải trình của Tốc Hành Tokyo trong tuần lễ vừa rồi chính là những cuộc triệt thoái chứ không phải tăng viện. Lúc 16 giờ 50 phút ngày 9 tháng 2, hai cánh quân Mỹ gặp nhau ở bờ biển phía tây tại làng Tenaro. Patch gửi tin đến Halsey, "Quân đội Nhật đã bị đánh bại hoàn toàn tại Guadalcanal từ 16 giờ 25 chiều nay... Tốc Hành Tokyo sẽ không còn bao giờ đến Guadalcanal nữa." Quân Nhật đã triệt thoái thành công 10.652 người lính từ Guadalcanal. Đó là những người lính còn sống sót trong tổng số 36.000 người được đưa đến hòn đảo này suốt chiến dịch. 600 người lính chết vì bị thương hoặc do bệnh trên đường trở về trước khi nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ hơn. Ba ngàn người sau đó đã phải nằm viện trong thời gian dài. Sau khi nhận được tin báo cuộc triệt thoái đã thành công, Đô Đốc Yamamoto đã gửi lời khen đến tất cả các đơn vị tham gia chiến dịch và lệnh cho Kondo cùng tất cả các chiến hạm trở về Truk. Sư đoàn 2 và Sư đoàn 38 được đưa đến Rabaul để bổ sung lực lượng. Sư đoàn 2 sau đó được đưa đến Philippines vào tháng 3 năm 1943 còn Sư đoàn 38 làm nhiệm vụ bảo vệ Rabaul và New Ireland. Phương diện quân 8 và Hạm đội Khu vực Đông Nam chuyển sang bảo vệ khu vực trung tâm quần đảo Solomon tại Kolombangara và New Georgia, đồng thời vận chuyển lực lượng tăng viện, chủ yếu thuộc Sư đoàn Bộ binh 51 đến New Guinea. Quân đoàn 17 được xây dựng lại với nòng cốt là Sư đoàn Bộ binh 6 với tổng hành dinh tại Bougainville. Tại Guadalcanal, nhiều lính Nhật vẫn còn bám trụ lại đã bị các toán tuần tra của Đồng Minh tiêu diệt hoặc bắt sống. Người lính Nhật đầu hàng cuối cùng tại Guadalcanal được ghi nhận lại vào tháng 10 năm 1947. Về phía Hoa Kỳ, các sử gia đã đánh giá Patch và Halsey mắc sai lầm trong chiến dịch này dẫn đến việc dù có ưu thế tuyệt đối về cả ba lực lượng không, lục, hải quân nhưng lại để cho quân Nhật triệt thoái thành công khỏi Guadalcanal với tổn thất nhỏ. Đô đốc Chester Nimitz, tổng tư lệnh quân Đồng Minh tại mặt trận Thái Bình Dương, đã nói về thành công của Chiến dịch "Ke", "Đến những giờ phút cuối cùng vẫn có cảm giác là quân Nhật đang đưa quân tiếp viện đến. Chính kỹ năng che giấu kế hoạch và hành động cấp tốc đã giúp người Nhật triệt thoái thành công tàn quân của họ tại Guadalcanal. Khi tất cả quân Nhật đã rút lui ngày 8 tháng 2, chúng tôi mới nhận ra ý đồ của họ trong việc bố trí không quân và hải quân." Tuy nhiên, quân đội Nhật dù thành công trong chiến dịch này nhưng điều này cũng đồng nghĩa chiến dịch tái chiếm Guadalcanal của họ đã kết thúc với thất bại hoàn toàn. Sau thắng lợi tại Guadalcanal, quân Đồng Minh chính thức bắt đầu giai đoạn phản công tại Mặt trận Thái Bình Dương. Chú thích. Ghi chú. a. Tỉ lệ mắc bệnh sốt rét của lính Nhật trên đảo là gần 100% và thậm chí lính Nhật đã có thể phải ăn thịt người do thiếu thức ăn.b. Phương diện quân 8 chỉ huy cả Quân đoàn 17 tại Guadalcanal và Quân đoàn 18 tại New Guinea (Miller, p. 337). Sejima cũng có mặt trong phái đoàn đến Rabaul. c. Imamura và Kusaka Jinichi, chỉ huy trưởng Hải quân Nhật tại Rabaul ban đầu phản đối lệnh rút lui nhưng sau đó đã đống ý do sự phê chuẩn của Thiên Hoàng. d. 21 khu trục hạm không bao gồm "Suzukaze" và "Hatsukaze" bị thương trong đợt Tốc Hành Tokyo đến Guadalcanal ngày 2 và 10 tháng 1, mang theo 80 tấn tiếp liệu đến cho Quân đoàn 17. Lực lượng của Kondo bao hồm hàng không mẫu hạm "Zuiho" và "Junyō", thiết giáp hạm "Kongō" và "Haruna", tuần dương hạm hạng nặng "Atago", "Takao", "Myoko" và "Haguro", tuần dương hạm hạng nhẹ "Jintsu", "Agano" và "Nagara", khu trục hạm "Kagerō", "Asagumo", "Shigure", "Suzukaze", "Samidare", "Oshio", "Hatsuyuki", "Shikinami", "Arashio" và "Arashi" cùng các tàu hỗ trợ "Nippon Maru", "Ken'yō Maru". e. Bốn thiết giáp hạm cũ của Hasley bao gồm các chiếc "Maryland", "Colorado", "New Mexico" và "Mississippi". 55 oanh tạc cơ B-17 và 60 oanh tạc cơ B-24 với tầm bay đến Guadalcanal được điều đến Không lực 5 tại New Guinea, nhưng vào thời điểm đó chỉ có 30 chiếc có thể hoạt động được. f. Pháo binh Mỹ còn chưa tính đến các khẩu pháo phòng không và pháo bảo vệ bờ biển. Vào thời điểm này, Sư đoàn 2 Nhật chỉ còn 3.700 người sống sót trong tổng số 12.000 người ban đầu được đưa đến Guadalcanal.g. Tiểu đoàn Yano được lấy từ những người lính mà dự tính ban đầu để thay thế Trung đoàn Bộ binh 230 của Sư đoàn 38, có tuổi đời trung bình 30. Thiếu tá Yano Keiji mới 32 tuổi và từng là đại đội trưởng Trung đoàn Bộ binh số 1 tham gia đánh chiếm ba thành phố tại Vũ Hán, Trung Quốc là Vũ Xương, Hán Khẩu và Hán Dương. Cuộc tấn công đầu tiên của máy bay Mỹ có 15 oanh tạc cơ SBD hộ tống bởi bảy chiến đấu cơ F4F Wildcat và sáu chiến đấu cơ P-39 Airacobra. Hai chiếc SBD, một chiếc Wildcat và hai chiếc P-39 bị bắn hạ cùng với ba chiến đấu cơ của Sư đoàn Không quân 6 Lục quân Nhật. Cuộc tấn công thứ hai là chín oanh tạc cơ B-17 cùng với 14 chiến đấu cơ bắn hạ được năm thủy phi cơ F1M2 "Pete" bảo hộ đoàn hộ tống mà không bị thiệt hại gì. "Arashi" phải trở về Truk để sửa chữa. (Nevitt, "CombinedFleet.com").h. Trong cuộc tấn công, Sư đoàn Thủy quân lục chiến 2 gây áp lực cho Sư đoàn 2 Nhật tại bờ biển còn Sư đoàn 25 Mỹ sử dụng 2/3 trung đoàn, 27 và 161, tấn công trong nội địa. Trung đoàn 161 ban đầu được giao chiếm ba ngọn đồi kế cận, Đồi X, Y và Z, nhưng sau đó chuyển sang hỗ trợ Trung đoàn 27 do việc chiếm Đồi 87 nhanh hơn dự kiến.i. Trong thời gian này, lính Mỹ bắt sống được 105 lính Nhật, tịch thu 240 súng máy, 42 pháo dã chiến, 10 pháo phòng không, 9 pháo chống tăng, 142 súng cối, 323 súng trường, 18 radio, 1 radar, 13 xe tải, 6 xe kéo, 1 xe sĩ quan và nhiều đạn dược, mìn, súng phun lửa cũng như tài liệu.j. Hai chiếc G4M bị mất trong cuộc tấn công ban đêm. Một chiếc Zero bị mất trong cuộc không kích ngày 20 tháng 1 vào Cảng Moresby. Chester Nimitz và Frank Knox đến Espiritu Santo ngày 20 tháng 1 và Guadalcanal ngày 21 tháng 1 đã may mắn không bị thương trong cuộc không kích.k. Chỉ huy cuộc tấn công này là Thiếu tá Okamoto Shuichi. Hai oanh tạc cơ Mitsubishi Ki-46 "Dinah" từ Phi đội Độc lập 76 cũng được tăng viện cho đợt không kích. Những chiếc Ki-48 từ Phi đoàn 45. 36 chiếc Ki-43 từ Phi đoàn 1, 33 chiếc khác thuộc Phi đoàn 11 và năm chiếc từ Liên đoàn 12.l. Một chiếc Mitsubishi G4M trong một phi vụ trinh sát đã bị bắn rơi bởi chiến đấu cơ của "Enterprise" trước khi cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào chiếc "Chicago" bắt đầu.m. "Moa" và "Kiwi" có căn cứ tại Tulagi cùng với hai tàu quét mìn khác của New Zealand là "Matai" và "(T234)Tui". Hạm trưởng của "Moa" là Trung tá Peter Phipps còn hạm trưởng "I-1" là Thiếu tá Sakamoto Eiichi. 66 thủy thủ của "I-1" sống sót sau trận chiến còn Sakamoto tử trận cùng 26 người khác. Đêm ngày 2 tháng 2, ba người còn sống sót cùng với 11 người lính Hải quân Nhật có mặt tại Guadalcanal để phá hủy chiếc những phần còn lại của chiếc tàu ngầm nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 2, chín chiếc Aichi D3A hộ tống bởi 28 chiếc 28 Zero từ Buin đánh trúng xác tàu, gây thêm thiệt hại nhưng không phá hủy được nó. Ngày 13 và 15 tháng 2, tàu ngầm "I-2" được cử đi cũng không tìm ra được vị trí xác tàu. Các thợ lặn Đồng Minh sau đó đã tìm thấy năm quyển sổ mật mã từ tàu ngầm, trong đó có một phiên bản của mã JN-25 code. Tin rằng mã đã bị lộ, Hải quân Nhật đã nâng cấp ba mã hải quân chính. (Hackett and Kingsepp)n. Lực lượng Tăng viện bao gồm Phân Hạm đội Khu trục 10. Phân Hạm đội Khu trục 10 ban đầu do Chuẩn Đô đốc Kimura Susumu chỉ huy nhưng Kimura bị thương khi kì hạm của ông là "Akiyuki" bị tàu ngầm Mỹ "Nautilus" đánh trọng thương gần Shortland ngày 19 tháng 1 (Nevitt, IJN Akizuki: Tabular Record of Movement). Kimura được thay thế bởi Chuẩn Đô đốc Koyanagi Tomiji, người ban đầu là chỉ huy trưởng Lực lượng Tăng viện nhưng sau đó trong Chiến dịch "Ke" đã phải nhường lại vị trí cho Hashimoto. Đêm ngày 28 tháng 1, sáu khu trục hạm của Lực lượng Tăng viện gồm "Tokitsukaze", "Kuroshio", "Shirayuki", "Urakaze", "Hamakaze" và "Kawakaze" đã đưa 382 lính lên Quần đảo Russell phòng trường hợp sử dụng quần đảo này để tổ chức và yểm trợ cuộc triệt thoái. Các máy bay Mỹ tấn công đã làm bị thương 17 người trong số đó. Để yểm trợ chiến dịch, lực lượng không quân Nhật gồm bốn Liên đoàn (204, 253, 582 và "Zuikaku") đóng tại Buin (gồm các máy bay Zero và Aichi D3A) và Liên đoàn 252 tại sân bay quần đảo Shortland.o. Lực lượng đổ bộ của Patch bao gồm Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh 132, đại đội chống tăng 142 và một đại đội khác (Đại đội M) từ trung đoàn, một trung đội từ Đại đội K, Khẩu đội pháo F 75mm của Trung đoàn TQLC số 10, một trung đội công binh và còn lại là quân y, truyền tin. Các oanh tạc cơ bổ nhào Nhật thuộc về Liên đoàn bay 582 hộ tống bởi 21 chiếc Zero cùng đơn vị và 19 chiếc Zero khác của hàng không mẫu hạm Zuikaku.p. Cùng với các khu trục hạm, hai dương vận đỉnh LCT "63" và "181" gần đó cũng nã súng vào các máy bay Nhật. "Nicholas" và các tàu khác đã cứu 146 người sống sót của "De Haven". Hạm trưởng "De Haven" là Charles E. Tolman. Hai thủy thủ của chiếc "Nicholas" chết trong cuộc tấn công. Hai khu trục hạm "Radford" và "Fletcher" vẫn ở gần Verahue cùng hai dương vận đỉnh khác khi cuộc không kích bắt đầu. Bốn khu trục hạm này tạo thành Phân Hạm đội Khu trục 21 do Hạm trưởng Robert Briscoe chỉ huy. Jersey cho biết những chiếc dương vận đỉnh tham gia chiến dịch lần lượt là "58", "60", "62", "156" và "158".q. Làm nhiệm vụ vận tải là những chiếc "Kazegumo", "Makigumo", "Yugumo", "Akigumo", "Tanikaze", "Urakaze", "Hamakaze", "Isokaze", "Tokitsukaze", "Yukikaze", "Oshio" và "Arashio". Những chiếc bảo vệ là "Makinami", "Maikaze", "Kawakaze", "Kuroshio", "Shirayuki", "Fumizuki", "Satsuki" và "Nagatsuki".r. Vào đầu tháng 2, hai tuần sau khi Tiểu đoàn Yano lên đảo, lính thủy đánh bộ Nhật thuộc đơn vị Maizuru số 4, đơn vị có kinh nhgiệm chiến đấu tại Guadalcanal (lúc này còn 361 người) do Sasakawa Namihira chỉ huy cũng di chuyển đến Tenaro để giúp đưa những người lính cần di tản lên các khu trục hạm chờ sẵn. Sasakawa phụ trách điểm di tản Cape Esperance còn một sĩ quan Nhật khác là Tamao Shinohara phụ trách điểm Kamimbo.s. Các khu trục hạm Mỹ "Tracy", "Montgomery" và "Preble" đã rải thủy lôi giữa khu vực Doma Cove và Cape Esperance và một trong số thủy lôi đó đã đánh chìm Makigumo. Có năm thủy thủ của "Makigumo" chết và 237 người được cứu sống (Nevitt, CombinedFleet.com)t. Theo Jersey, Tiểu đoàn Yano mất tổng cộng 101 người để yểm trợ cho cuộc triệt thoái.u. Morison và D'Albas nói có 11.706 người được triệt thoái. Hayashi đưa ra con số 11.083. Nhiều tài liệu lịch sử gần đây sử dụng con số 10.652. Trung đoàn Bộ binh 28 là một trong những đơn vị rút lui cuối cùng, chỉ còn 264 người trong tổng số 1.945 người đổ bộ lên đảo vào tháng 8 và tháng 9 năm 1942. Lữ đoàn Bộ binh 35, đơn vị đổ bộ lên đảo cùng thời điểm, triệt thoái được 618 người/4.000 người ban đầu. Có tổng cộng 870 lính Hải quân, số còn lại thuộc về Lục quân. Jersey nói có hàng trăm lính Nhật bị bỏ lại tại Guadalcanal. Sư đoàn Bộ binh 51 bị tiêu diệt gần hết trên đường đến New Guinea trong Trận chiến biển Bismarck vào tháng 3 năm 1943.
1
null
Erich Maria Remarque () (22 tháng 6 năm 1898 ở Osnabrück, Niedersachsen – 25 tháng 9 năm 1970 ở Lucarno, Thụy Sĩ), tên khai sinh Erich Paul Remark, là nhà văn người Đức, được biết đến nhiều nhất với tác phẩm "Phía Tây không có gì lạ". Cuộc đời và sự nghiệp. Erich Maria Remarque sinh ngày 22 tháng 6 năm 1898 trong một gia đình thuộc giai cấp lao động ở thành phố Osnabrück, Đức. Cha của ông là Peter Franz Remark (sinh ngày 14.6.1867 tại Kaiserswerth) còn mẹ là Anna Maria (nhũ danh Stallknecht, sinh ngày 21.11.1871 tại Katernberg, thành phố Essen). Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Remarque gia nhập quân đội ở tuổi 18 trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ngày 12.6.1917, ông được chuyển tới Mặt trận phía Tây, phục vụ ở Sư đoàn Bộ binh Trừ bị số 2 đồn trú tại Hem-Lenglet. Ngày 26.6.1917, ông được chuyển tới trung đội Công binh Bethe, thuộc đại đội 2, trung đoàn Bộ binh trừ bị thứ 15, đồn trú ở giữa Torhout và Houthulst. Ngày 31.7.1917, ông bị thương ở chân trái, ở cánh tay phải và ở cổ vì trúng các mảnh đạn trái phá, và được đưa về điều trị trong một bệnh viện quân đội Đức cho tới hết cuộc chiến. Làm giáo viên. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông xuất ngũ học ngành sư phạm rồi làm giáo viên tiểu học từ ngày 1.8.1919 tại Wietmarschen, thời đó thuộc huyện Lingen, nay thuộc huyện Grafschaft Bentheim. Từ tháng 5 năm 1920 ông làm việc ở Klein Berßen thuộc huyện Hümmling cũ, nay là huyện Emsland, và từ tháng 8 năm 1920 ông làm việc ở Nahne (sáp nhập vào thành phố Osnabrück từ năm 1972). Ngày 20.11.1920 ông xin nghỉ dạy học. Các việc làm khác. Sau khi nghỉ dạy học, Erich đã làm nhiều việc khác nhau như nhân viên thư viện, buôn bán, nhà báo, biên tập viên vv... Công việc viết lách đầu tiên được trả lương của ông là việc viết kỹ thuật cho Công ty Continental AG, một công ty sản xuất lốp xe của Đức. Tiểu thuyết gia. Remarque đã thử viết văn từ khi 16 tuổi bằng những bài tiểu luận, thơ và bắt đầu viết quyển tiểu thuyết "Die Traumbude" được xuất bản năm 1920. Khi xuất bản quyển Phía Tây không có gì lạ (Im Westen nichts Neues), Remarque đổi tên đệm thành Maria để tưởng niệm người mẹ và lấy lại tên họ nguyên thủy là Remarque (đã bị ông nội đổi thành Ramark từ thế kỷ thứ 19). Năm 1927, Remarque bắt đầu viết quyển tiểu thuyết thứ hai "Station am Horizont" (Trạm ở chân trời), được đăng từng kỳ trên tạp chí thể thao "Sport im Bild" nơi Remarque cộng tác. Quyển này chỉ được xuất bản dưới dạng sách trong năm 1998. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Phía Tây không có gì lạ (Im Westen nichts Neues), đã được viết trong vài tháng năm 1927, nhưng Remarque không tìm được một nhà xuất bản., mà phải đợi mãi tới năm 1929 mới được xuất bản. Tiểu thuyết này mô tả các kinh nghiệm từng trải của những người lính Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó, ông viết một số tác phẩm tương tự bằng ngôn ngữ giản dị đầy cảm xúc mô tả những sự kiện thời chiến và những năm sau chiến tranh. Năm 1931, sau khi hoàn tất quyển "Der Weg zurück" (Đường trở về), Remarque mua một biệt thự ở thị xã Ronco sopra Ascona (Thụy Sĩ), để vừa cư ngụ ở đây vừa ở Pháp. Quyển tiểu thuyết tiếp theo của ông là "Drei Kameraden" (Ba người bạn), mô tả một thời kỳ kéo dài nhiều năm của Cộng hòa Weimar, từ cuộc lạm phát phi mã năm 1923 đến cuối thập niên 1920. Cuốn tiểu thuyết thứ tư của Remarque là quyển "Liebe deinen Nächsten" (dịch sang tiếng Anh là "Flotsam" hoặc "Love Thy Neighbour"), xuất hiện đầu tiên trên tạp chí "Collier's" năm 1939 dưới bản dịch từng kỳ sang tiếng Anh, Remarque đã dành thêm 1 năm sửa chữa lại rồi mới in thành sách cả bằng tiếng Đức lẫn tiếng Anh trong năm 1941. Tiểu thuyết tiếp theo của ông là quyển "Khải Hoàn Môn", được xuất bản lần đầu bằng tiếng Anh trong năm 1945, năm sau được xuất bản bằng tiếng Đức, đã nhanh chóng trở thành quyển sách bán chạy nhất với doanh thu gần 5 triệu dollar Mỹ. Thời kỳ Đức Quốc xã. Ngày 10.5.1933, chính phủ Đức – theo sáng kiến của bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Quốc xã Joseph Goebbels – đã cấm và công khai đốt các tác phẩm của Remarque. Remarque cuối cùng phải rời Đức sang sống tại biệt thự của ông ở Thụy Sĩ. Đức quốc xã tiếp tục đả kích tác phẩm của ông và tuyên bố rằng ông là hậu duệ của người Pháp gốc Do Thái và rằng tên họ thật của ông là Kramer, một tên nghe có vẻ Do Thái, và tên gốc của ông được đánh vần ngược. Điều này vẫn được trích dẫn trong một số bản tiểu sử, bất chấp chứng cứ không đầy đủ. Đức quốc xã cũng khẳng định - cách giả dối - là Remarque đã không nhập ngũ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1938, ông bị thu hồi quốc tịch Đức, rồi sau đó vào năm 1939 sau khi ông và người vợ cũ đã tái hôn để ngăn chặn việc bà phải hồi hương về Đức, họ đã rời Porto Ronco, Thụy Sĩ để sang Hoa Kỳ. Họ nhập quốc tịch Mỹ năm 1947. Năm 1943, chính phủ Đức bắt giam người chị/em của ông, Elfriede Scholz, người đã ở lại Đức với chồng và 2 đứa con của bà. Sau một phiên xét xử ngắn ở "Volksgerichtshof" ("Tòa án nhân dân" ngoài hiến pháp của Hitler), Scholz bị kết tội "phá hoại ngầm tinh thần" vì đã nói rằng cuộc chiến tranh này sẽ thất bại. Chủ tọa phiên tòa Roland Freisler tuyên bố: " Ihr Bruder ist uns Leider entwischt-Sie aber werden uns nicht entwischen" ("Không may là người anh trai của mụ đã thoát khỏi tầm tay của chúng tôi, tuy nhiên, mụ sẽ không thoát khỏi tay chúng tôi"). Scholz đã bị chặt đầu ngày 16 tháng 12 năm 1943, và chi phí cho việc bắt giam, truy tố cùng việc xử tử Scholz là 495,80 Đức Mã - được gán cho người em gái của Scholz là Erna phải gánh chịu. Thụy Sĩ. Năm 1948, Remarque trở lại Thụy Sĩ sống hết cuộc đời còn lại. Có một khoảng cách bảy năm - một sự im lặng dài của Remarque - giữa quyển "Khải Hoàn Môn" và tác phẩm tiếp theo của ông "Der Funke Leben" (Tia lửa sống), xuất hiện bằng cả tiếng Đức và tiếng Anh vào năm 1952. Trong khi đang viết quyển "Der Funke Leben" Remarque cũng đã viết tiếp một cuốn tiểu thuyết khác "Zeit zu Leben und Zeit zu sterben" ("Thời để sống và Thời để chết"). Quyển này được xuất bản lần đầu trong bản dịch tiếng Anh năm 1954 với nhan đề không hoàn toàn theo nghĩa đen "A Time to Love and a Time to Die" (Một thời để Yêu và một Thời để Chết). Năm 1958, Douglas Sirk đã đạo diễn bộ phim "A Time to Love and a Time to Die" ở Đức, dựa trên cuốn tiểu thuyết nói trên của Remarque. Remarque đã đóng một vai nhỏ là vai vị Giáo sư trong phim này. Năm 1955, Remarque đã viết kịch bản cho một phim Áo: "Der letzte Akt" (Màn chót), về những ngày cuối cùng của Hitler trong căn hầm của Phủ thủ tướng Đức ở Berlin, dựa trên cuốn sách "Ten days to die" (1950) của Michael Musmanno. Năm 1956, Remarque đã viết một vở kịch sân khấu "Full Circle" (Die letzte Station) được diễn thành công ở cả Đức lẫn trên sân khấu Broadway. Bản dịch tiếng Anh được xuất bản vào năm 1974 nhan đề "Heaven Has No Favorites" được đăng từng kỳ trên báo (với tiêu đề "Borrowed Life" (Cuộc đời vay mượn) vào năm 1959 rồi được in thành sách vào năm 1961 và được chuyển thể thành bộ phim "Bobby Deerfield" năm 1977. Quyển "Die Nacht von Lissabon" (Đêm ở Lisbon), được xuất bản vào năm 1962, là tác phẩm cuối cùng của Remarque. Cuốn tiểu thuyết này bán được khoảng 900.000 bản tại Đức và là một cuốn sách bán chạy ở nước ngoài. Các mối tình và các cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân thứ nhất của Remarque là với nữ diễn viên Ilse Jutta Zambona vào năm 1925. Cuộc hôn nhân của họ đầy bão tố và cả hai bên đều không chung thủy. Remarque và Zambona ly dị vào năm 1930, nhưng phải cùng nhau chạy trốn về ngôi biệt thự ở Porto Ronco, Thụy Sĩ vào năm 1933 khi Đức quốc xã nắm quyền ở Đức. Tháng 5 năm 1933, quyển tiểu thuyết "Phía Tây không có gì lạ" của ông đã bị đốt trong đợt đốt sách đầu tiên của Đức Quốc xã và điều đó trở nên rõ ràng rằng cả Remarque lẫn Zambona đều không thể trở lại Đức. Trong thập niên 1930, Remarque đã có những quan hệ yêu đương với nữ diễn viên Hedy Lamarr người Áo rồi với Marlene Dietrich và trong thập niên 1940 với Greta Garbo.. Chuyện tình với Dietrich bắt đầu từ tháng 9 năm 1937 khi họ gặp nhau ở Lido khi tham dự Liên hoan phim Venezia và tiếp tục ít nhất cho tới năm 1940, phần lớn là liên lạc qua thư từ, điện tín và điện thoại. Một tập hợp các thư của họ đã được xuất bản năm 2003 trong quyển "Sag Mir, Dass Du Mich Liebst"(Hãy nói là Anh yêu Em hoặc Em yêu Anh) rồi từ năm 2011 trong vở kịch "Puma". Năm 1938, Remarque và người vợ cũ Zambona tái hôn với nhau ở Thụy Sĩ nhằm ngăn ngừa việc Zambona bị cưỡng bách trở lại Đức, rồi sau đó họ nhập cư vào Hoa Kỳ năm 1939 và cả hai người đều nhập quốc tịch Mỹ năm 1947. Họ lại ly dị lần nữa vào ngày 20.5.1957, lần này là vĩnh viễn. Zambona qua đời ngày 25.6.1975. Năm 1958 Remarque lại kết hôn với nữ diễn viên Paulette Goddard và họ gắn bó với nhau cho tới khi Remarque từ trần tại Locarno ngày 25.9.1970, thọ 72 tuổi. Remarque được an táng ở nghĩa trang Ronco ở thị xã Ronco sopra Ascona, bang Ticino, Thụy Sĩ. Goddard từ trần năm 1990 và được an táng bên cạnh chồng mình. Bà để lại một tài sản thừa kế 20 triệu dollar Mỹ cho Đại học New York để tài trợ cho việc lập Viện nghiên cứu về châu Âu, được đặt theo tên Remarque. Giám đốc đầu tiên của Viện Remarque là giáo sư Tony Judt. Các giấy tờ của Remarque được lưu giữ ở thư viện Fales của Đại học New York. Đại học New York cũng đặt tên một tòa nhà ký túc xá dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp theo tên bà: Paulette Goddard Hall. Biệt thự Casa Monte Tabor. Hiện nay những nỗ lực để gây một khoản quỹ 6,2 triệu Franc Thụy Sĩ (7 triệu dollar Mỹ), để mua cùng bảo quản ngôi biệt thự Casa Monte Tabor của Erich Maria Remarque và Paulette Goddard cho khỏi bị hủy hoại đang được tiến hành. Mục đích là để biến ngôi biệt thự này thành một nhà bảo tàng và là nơi dành cho chương trình nghệ sĩ cư trú để sáng tác tại chỗ, tập chú vào tính sáng tạo, tự do và hòa bình
1
null
Trạng thái oxy hóa hay số oxy hóa (hai khái niệm không hẳn đồng nhất) là số chỉ mức oxy hóa của nguyên tử của nguyên tố hóa học trong một hợp chất hóa học. Con số này chính là điện tích theo lý thuyết của nguyên tử của nguyên tố đó nếu giả sử toàn bộ số liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất đều là liên kết ion. Trạng thái oxy hóa thường là số nguyên, có thể dương, âm hoặc bằng 0. Trong một số trường hợp trạng thái oxy hóa là phân số, ví dụ trường hợp sắt có trạng thái oxy hóa bằng 8/3 trong hợp chất oxit sắt từ (Fe3O4). Trạng thái oxy hóa cao nhất là +8 (gặp ở các nguyên tố rutheni, xenon, osmi và iriđi trong các hợp chất tetroxit của chúng) trong khi trạng thái oxy hóa thấp nhất là -4 (gặp ở một số nguyên tố trong nhóm cacbon). Trong phản ứng oxy hóa khử diễn ra sự thay đổi trạng thái oxy hóa của nguyên tử. Trạng thái oxy hóa giảm thì gọi là sự khử, trong khi trạng thái oxy hóa tăng thì gọi là sự oxy hóa. Quy tắc gán trạng thái oxy hóa cho nguyên tử của nguyên tố như sau: Quy tắc chung xác định trạng thái oxy hóa mà không dùng cấu trúc Lewis. Năm 1990, IUPAC chọn dùng các quy tắc sau nhằm xác định trạng thái oxy hóa của nguyên tử của nguyên tố trong các hợp chất hóa học đơn giản mà không sử dụng công thức cấu tạo Lewis: Một số nguyên tố hầu như luôn luôn chỉ có một trạng thái oxy hóa nhất định (do có khả năng mất electron hoặc khả năng hút electron rất cao). Do vậy, khi kết hợp điều này với các quy tắc trên thì có thể xác định được trạng thái oxy hóa của nguyên tử của nguyên tố còn lại (ví dụ xác định trạng thái oxy hóa của kim loại chuyển tiếp) trong hợp chất hóa học đơn giản. Dưới đây là một số quy tắc khác có thể dùng lúc ban đầu nhằm xác định trạng thái oxy hóa của nguyên tử của một số nguyên tố trong hợp chất đơn giản: Quy tắc chung xác định trạng thái oxy hóa dùng cấu trúc Lewis. Có hai cách thông dụng để tính toán trạng thái oxy hóa của nguyên tử của một nguyên tố. Cách thứ nhất là cách tính đại số như trên; cách này áp dụng đối với các hợp chất hóa học đơn giản không cần cấu trúc Lewis. Cách thứ hai được dùng đối với phân tử có cấu trúc Lewis. Nên nhớ rằng trạng thái oxy hóa của nguyên tử của nguyên tố không đại diện cho điện tích "thực" của nguyên tử đó: điều này đặc biệt đúng đối với các trạng thái oxy hóa cao khi lượng năng lượng ion hóa cần thiết để tạo ra một ion dương lớn hơn rất nhiều so với năng lượng có trong phản ứng hoá học. Dù việc gán electron cho các nguyên tử nhằm tính toán trạng thái oxy hóa thực chất chỉ mang tính hình thức nhưng việc làm này lại có ích nếu muốn hiểu được nhiều phản ứng hóa học. Cấu trúc Lewis. Nếu một phân tử có cấu trúc Lewis thì có thể gán trạng thái oxy hóa bằng cách tính mức chênh lệch giữa số electron hóa trị của nguyên tử trung hòa về điện với số electron "thuộc" về nguyên tử đó xét trong cấu trúc Lewis. Nhằm mục đích tính toán trạng thái oxy hóa, số electron liên kết giữa các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau được xếp thuộc về nguyên tử có khả năng hút electron mạnh hơn; trong khi đó, số electron liên kết giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố thì được phân đều cho các nguyên tử; electron nằm trong cặp lẻ thì chỉ thuộc về nguyên tử có cặp lẻ đó. Ví dụ, xét trường hợp axit acetic: Nguyên tử cacbon trong nhóm metyl có 6 electron hóa trị thuộc về nó do cacbon có khả năng hút electron mạnh hơn hydro. Tiếp theo, nguyên tử cacbon này có thêm 1 electron nữa từ liên kết với nguyên tử cacbon khác (C–C) do số electron liên kết giữa các nguyên tử cùng nguyên tố thì được phân chia đều. Như vậy tổng cộng nguyên tử cacbon này có 7 electron. Một nguyên tử cacbon trung hòa về điện thì chỉ có 4 electron hóa trị, suy ra mức chênh lệch là 4 − 7 = -3. Do vậy, xét theo cấu trúc Lewis thì trạng thái oxy hóa của nguyên tử cacbon này là -3. Điều đó có nghĩa là nếu giả sử tất cả các liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất này là liên kết ion (thực tế không phải vậy) thì nguyên tử này được ký hiệu C3−. Áp dụng tương tự quy tắc trên cho nguyên tử cacbon trong gốc axit thì thu được trạng thái oxy hóa của nó là +3, áp dụng cho nguyên tử oxy thì thu được trạng thái oxy hóa là -2.
1
null
Trong giải phẫu động vật có xương sống, xương sườn là những xương dài cong tạo thành lồng. Ở đa số động vật có xương sống, các xương sườn bao quanh ngực, cho phép phổi có thể giãn nở và hít thờ bằng sự giãn nở của ngực. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ tim, phổi và các cơ quan khác. Ở một vài loài như rắn, xương sườn có thể hỗ trợ và bảo vệ cả cơ thể.
1
null
Nhẫn là một vòng tròn nhỏ, thường làm bằng kim loại, được đeo ở ngón tay như một vật phẩm trang sức, thỉnh thoảng là ngón chân. Các loại. Nhẫn đính hôn. Nhẫn đính hôn là một loại nhẫn được đeo khi đính hôn, nhất là trong văn hoá phương Tây. Ở Anh, Ireland và Bắc Mỹ, nhẫn đính hôn theo truyền thống chỉ được đeo bởi phụ nữ, và nhẫn có thể được nạm kim cương hay đá quý. Ở các nền văn hoá khác cả người nam và nữ cùng đeo 2 chiếc nhẫn giống nhau. Ở một số nền văn hoá, nhẫn đính hôn cũng được sử dụng như nhẫn cưới. Thông thường, nhẫn của người phụ nữ được thể hiện như một món quà hứa hôn trao bởi một người đàn ông cho vợ hoặc chồng tương lai của mình trong khi anh ta cầu hôn hoặc sau khi cô chấp nhận lời cầu hôn của mình. Nó đại diện cho một thỏa thuận hôn nhân trong tương lai. Tại Bắc Mỹ, Ireland và Vương quốc Anh, thông thường nhẫn được đeo trên ngón đeo nhẫn tay trái, mặc dù có nhiều phong tục khác nhau trên thế giới. Nhẫn đính hôn được bắt nguồn ở Ai Cập cổ như một vòng tròn tượng trưng cho sự tuần hoàn bất diệt và không gian bên trong nó giống như một cánh cổng. Nhẫn hứa hôn đã được sử dụng trong thời La Mã nhưng không được duy trì ở phương Tây cho đến thế kỉ 13. Đàn ông La Mã trao cho người yêu họ nhẫn đính hôn kèm theo một chìa khóa nhỏ. Người La mã tin rằng chìa khóa chạm khắc là chiếc chìa khóa tượng trưng cho sự bảo vệ và trân trọng trái tim của người chồng. Tuy nhiên, chìa khóa có thể mở khóa cho sự sung túc sau này. Tại châu Âu, nhẫn đính hôn đã từng được nhắc đến như là một chiếc nhẫn posie. Nó cũng được sử dụng như một hình thức hứa hẹn về tình yêu chung thủy. Nhẫn được đeo ở ngón thứ 4 trên tay trái, bởi vì người Hy Lạp cổ tin rằng nó chứa một tĩnh mạch dẫn đến trái tim. Người La Mã tin rằng chiếc nhẫn là một biểu tượng cho quyền sở hữu chứ không phải tình yêu. Điều đó có nghĩa là người chồng có quyền sai khiến vợ của anh ấy. Trong thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên, cô dâu La Mã được tặng 2 chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn vàng để đeo ở nơi công cộng, và một chiếc làm bằng sắt, cái mà cô có thể đeo khi làm việc nhà. Người Hy Lạp có thể là người đầu tiên sáng tạo ra nhẫn đính hôn, nhưng họ gọi chúng là nhẫn hứa hôn. Tuy nhiên, chiếc nhẫn không được yêu cầu phải trao trước khi cưới, không giống nhẫn đính hôn truyền thống ngày nay. Trong thời kì chủ nghĩa thực dân ở Mỹ, cái đê đã được đưa ra như một dấu hiệu của tình yêu vĩnh cửu. Người phụ nữ sẽ cắt phần đầu của cái đê để tạo chiếc nhẫn. Tài liệu rõ ràng nhất về việc sử dụng nhẫn kim cương để đánh dấu sự hứa hẹn là bởi hoàng tử nước Áo Archduke Maximilian trong triều đình Vienna vào năm 1477, sau khi hứa hôn với Mary Burgundy. Điều này sau đó gây ảnh hưởng tới tầng lớp giàu có và những người giàu thường trao nhẫn kim cương cho những người thân yêu của họ. Những mỏ kim cương ở châu Phi được khám phá vào năm 1870 làm tăng nguồn cung kim cương. Vì việc sản xuất tăng lên, các tầng lớp dưới cũng có thể tham gia vào phong trào này. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, chiếc nhẫn kim cương vẫn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Đến tận năm 1930, nhẫn đính hôn kim cương mới trở nên phổ biến và được đẩy mạnh thông qua ngành công nghiệp giải trí. Trong lịch sử, việc sử dụng nhẫn cho mục đích "hứa hôn" như người La Mã chẳng hạn, tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng là biểu hiện của hôn nhân. Trong thực tế, chiếc nhẫn được coi là biểu tượng của tình cảm hay tình bạn. Lịch sử của chiếc nhẫn đính hôn được bắt nguồn từ năm 1215, khi giáo hoàng Innocent III thiết lập một khoảng chờ từ khí hứa hôn đến hôn nhân thực tế. Trong một khoảng thời gian dài, nhẫn đính hôn thường đại diện cho một địa vị xã hội như là chỉ người giàu có mới được đeo nhẫn hoặc trang sức. Trước thế kỉ 20, nhiều lại quà tặng hứa hôn khác cũng phổ biến. Phải đến gần cuối thế kỉ 19, điển hình là việc cô dâu được nhận một chiếc đê khâu chứ không phải là nhẫn đính hôn. Điều này khá phổ biến, đặc biệt là trong số các nhóm tôn giáo xa lánh trang sức. Nhẫn đính hôn không trở thành tiêu chuẩn ở phương tây cho đến cuối thế kỉ 19, và một chiếc nhẫn kim cương không trở nên phổ biến cho đến những năm 1930 tại Hoa Kỳ, nhờ kết quả của chiến dịch marketing rộng rãi trên toàn quốc của ngành công nghiệp kim cương. Hiện tượng này lan nhanh sang các quốc gia khác. Hiện nay, 80% phụ nữ Mỹ được tặng nhẫn với mục đích đính hôn. Nhẫn cưới. Nhẫn cưới là một chiếc vòng kim loại được sử dụng khi người đeo kết hôn. Tuỳ thuộc vào văn hoá, nó được đeo trên ngón đeo nhẫn của bàn tay phải hay trái. Văn hoá đeo nhẫn đã lan rộng bắt nguồn từ Châu Âu. Dù ban đầu chỉ được đeo bởi người vợ, nhẫn cưới đã trở thành phong tục cho cả nam và nữ trong thế kỉ 20. "Đôi nhẫn cưới luôn luôn giống nhau về kiểu dáng cũng như chất liệu và chúng được sử dụng cùng một thời gian. Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời". Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian và nó cũng có một lịch sử lâu dài từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây. Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa. Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc. Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.
1
null
Bàng quang hay bóng đái là cơ quan chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo quá trình đi tiểu. Bàng quang là một cơ rỗng. Nước tiểu vào bàng quang qua niệu quản và ra khỏi bàng quang qua niệu đạo. Cấu trúc. Bọng đái là một khối cơ đàn hồi, thể tích không hằng định, có dung tích khoảng 250-350 ml. Ở đàn ông khi dung tích từ 200-300 ml thì cảm thấy mắc tiểu, ở phụ nữ khoảng từ 250–350 ml. Tùy theo kích thước con người, bàng quang của người trưởng thành có thể chứa từ 900-1.500 ml. Bệnh. Viêm bàng quang. Viêm bàng quang hầu hết là do vi khuẩn, nó còn có thể được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Nhiễm trùng bàng quang có thể đau và khó chịu, và có thể trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu nhiễm trùng lan đến thận. Ít phổ biến hơn, viêm bàng quang có thể xảy ra như là một phản ứng đối với một số loại thuốc, liệu pháp bức xạ hoặc chất kích thích, chẳng hạn như chất vệ sinh phụ nữ, thuốc diệt tinh trùng hoặc sử dụng ống thông lâu dài. Viêm bàng quang cũng có thể xảy ra như là một biến chứng của bệnh khác. Ung thư bàng quang. Ung thư bàng quang là một loại ung thư bắt đầu trong bàng quang, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Phần lớn bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, khả năng điều trị bệnh ung thư bàng quang được là rất cao. Tuy nhiên, ngay cả giai đoạn đầu bệnh ung thư bàng quang có khả năng tái diễn. Vì lý do này, bệnh ung thư bàng quang thường trải qua các kiểm tra theo dõi để tìm tái phát ung thư bàng quang nhiều năm sau khi điều trị. Triệu chứng. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư bàng quang có thể bao gồm: Gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng lo lắng, chẳng hạn như tiểu ra máu.
1
null
Microphone hay ống thu thanh, gọi ngắn gọn là micro hay mic, là một loại thiết bị có tích hợp cảm biến thực hiện chuyển đổi âm thanh sang tín hiệu điện . "Microphone" được sử dụng ở nhiều lĩnh vực như điện thoại, tăng âm, hệ thống karaoke, trợ thính, thu băng, lưu trữ, sản xuất phim, đài FRS, megaphone, phát thanh và truyền hình, thiết bị thu âm ở máy tính, nhận diện giọng nói, VoIP, và một số mục đích không liên quan đến âm thanh như cảm biến gõ cửa. Có hàng chục loại Microphone khác nhau, trong đó có ba loại thường được dùng là micro điện động, micro điện dung, micro áp điện. Các loại Micro. Có khoảng chín loại hoạt động dựa trên các nguyên lý khác nhau hiện đang sử dụng. Micro điện động. Micro điện động có cấu tạo giống như loa điện động, nhưng khác biệt ở màng rung và cuộn dây. Ở micro điện động, màng loa được làm mỏng hơn để cộng hưởng âm thanh tốt hơn, cuộn dây của micro được quấn nhiều vòng hơn và thường có trở kháng tới 300 ohm. Loại micro này có độ nhạy thấp, dải tần có hạn (thường từ 50 Hz đến 16 KHz). Micro này thường dùng cho ca sĩ với ưu điểm âm sắc ngọt và mềm. Chính loa điện động cũng hoạt động được như là micro điện động, tuy nhiên phải chọn kích cỡ loa và điện trở làm nhụt dao động tự phát phù hợp. Micro điện dung. Đây là loại micro thông dụng, nó xuất hiện rộng rãi trong điện thoại, micro không dây... Nguyên lý hoạt động của nó theo nguyên tắc thay đổi điện dung khi có âm thanh tác động vào màng rung.Loại micro này có độ nhạy cao, nhiều kích thước từ lớn cho đến nhỏ, dải tần âm thanh rộng (từ 20 Hz đến 20KHz). Micro áp điện. Micro áp điện hoặc micro piezo hoặc micro tinh thể, sử dụng hiện tượng áp điện - khả năng của một số vật liệu tạo ra điện áp khi chịu áp suất - để chuyển đổi rung động thành tín hiệu điện. Một ví dụ của điều này là kali natri tartrat, một tinh thể áp điện hoạt động thuận nghịch . Micro áp điện có trở kháng ra lớn. Trước đây nó dễ dàng ghép nối với các thiết bị dùng đèn điện tử chân không thường có trở vào khoảng 10 megohms, chẳng hạn như máy ghi băng gia đình. Trở kháng ra cao làm cho nhiễu dễ xâm nhập đường truyền, cũng như khó ghép nối với khuếch đại bán dẫn có trở kháng vào nhỏ. Sau này những khó khăn này hóa giải bằng khuếch đại thuật toán có trở vào lớn, cũng như bố trí tiền khuêch đại trước khi đưa tín hiệu lên đường truyền. Micro áp điện thường được sử dụng trong khuếch đại âm thanh từ nhạc cụ, trống... Nó cũng được dùng để thu nhận âm thanh trong môi trường chất lỏng có thể có áp suất cao, thường gọi là hydrophone. Micro dải băng. Micro dải băng hay "" được phát triển năm 1923, và là một dạng điện từ trong đó mảng băng phản ứng với tốc độ di chuyển của phân tử khí do âm thanh gây ra, thay vì do áp suất . Micro than. Micro than () là loại micro ra đời đầu tiên. Nó có dạng cúc nên còn được gọi là "micro button". Micro này dùng ồng nhỏ chứa hạt cacbon đặt ép giữa hai tấm kim loại, như thiết kế mic của Berliner và Edison. Một điện áp được áp dụng trên tấm kim loại, làm cho một dòng điện nhỏ chạy qua carbon. Khi các tấm rung do âm thanh, điện trở tổng khối than thay đổi, tạo ra dòng điện thay đổi theo. Micro có hiệu suất thấp và đáp tuyến không phẳng như ý . Micro sợi quang. Micro sợi quang (Fiber optic microphone) Micro laser. Micro laser () Micro nước. Micro nước () Micro MEMS. Micro MEMS ()
1
null
Không gian ngoài thiên thể là khoảng không gian nằm giữa các thiên thể trong đó có Trái Đất. Nó "không" hoàn toàn trống rỗng mà chứa một mật độ thấp các hạt vật chất: chủ yếu là dạng plasma của hydro và heli, cũng như các bức xạ điện từ, từ trường, và neutrino. Nhiệt độ cơ sở được thiết lập từ bức xạ nền vũ trụ từ Vụ Nổ Lớn, là . Không gian liên sao. Không gian liên sao là không gian ở trong thiên hà không có ngôi sao hoặc hệ hành tinh. Môi trường liên sao nằm trong không gian liên sao theo định nghĩa. Mật độ vật chất trung bình ở vùng này vào khoảng 106 hạt trên m³, nhưng mật độ này có thể từ vào khoảng 104 – 105 ở các vùng vật chất rải rác cho đến vào khoảng 108 – 1010 trong một tinh vân tối. Các vùng hình thành ngôi sao có thể tới mật độ 1012 – 1014 hạt trên m³ (so sánh với mật độ khí quyển của Trái Đất tại mực nước biển chỉ tới vào khoảng 1025 hạt trên m³) Gần 70% của khối lượng của môi trường liên sao là nguyên tử hydro đơn độc. Môi trường này cũng có nguyên tử heli cũng như vết nguyên tử nặng hơn được hình thành theo tổng hợp hạt nhân tinh tú ("stellar nucleosynthesis"). Các nguyên tử này có thể bị gió sao phát ra môi trường liên sao, hoặc có thể bị một ngôi sao chín bắt đầu lột vỏ ngoài, giống như khi tinh vân hành tinh được tạo thành. Vụ nổ tai biến của siêu tân tinh gây một sóng xung kích mở rộng bao gồm các chất bị phát ra cũng như bức xạ vũ trụ thiên hà. Nhiều phân tử tồn tại trong không gian liên sao, cũng như các hạt bụi nhỏ xíu . Số phân tử được khám phá do thiên văn vô tuyến đang tăng lên từ từ vào khoảng mỗi năm bốn loại mới.
1
null
Tu từ học là nghệ thuật nói chuyện, nhằm mục đích tăng cường khả năng trình bày, thuyết phục và động viên những đối tượng tiếp thu nhất định của người nói và người viết trong những tình huống cụ thể. Với tư cách là bộ môn nghiên cứu, tu từ học đóng vai trò trung tâm trong truyền thống phương Tây. Định nghĩa phổ biến nhất của nó đến từ Aristotle.
1
null
Vườn thú và bách thảo Cincinnati () là vườn thú của thành phố Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ. Là một trong những vườn thú lâu đời nhất của nước Mỹ, nó mở cửa vào năm 1875 với tên Vườn bách thú Cincinnati (), chỉ 14 tháng sau Vườn thú Philadelphia ngày 1 tháng 7 năm 1874. Nhà Bò sát () là tòa nhà vườn thú cũ nhất tại nước Mỹ, nó được xây vào năm 1875. Vườn thú Cincinnati đóng tại khu Avondale ở Cincinnati. Nó được sáng lập trên ở trung tâm của thành phố và sau đó mua vài miếng đất chung quanh và vài khu bảo tồn ở các vùng ngoại ô Cincinnati. Vườn thú hoạt động các chương trình chăn nuôi và là vườn thú đầu tiên chăn nuôi loài sư tử biển California thành công. Vườn thú cũng có các chương trình chăn nuôi báo săn, tê giác Sumatra, hổ Mã Lai, khỉ đột đồng bằng phía tây, "Perodicticus potto", và hươu cao cổ Masai. Vườn thú Cincinnati từng nuôi Martha, con bồ câu viễn khách cuối cùng, con chim này chết vào năm 1914. Vườn thú cũng nuôi vẹt đuôi dài Carolina cuối cùng, tên là Incas, cho đến 1918. Vườn thú là một thành viên được công nhận của Hiệp hội các Vườn thú và Công viên thủy sinh (AZA), và là một thành viên của Hiệp hội các Vườn thú và Công viên thủy sinh Thế giới (WAZA). Chú thích ^^^^
1
null
Phương Mỹ Chi (sinh ngày 13 tháng 1 năm 2003) là một nữ ca sĩ người Việt Nam. Khởi nghiệp vào năm 2013, cô bắt đầu nổi danh từ khi tham gia và đạt giải Á quân của mùa đầu tiên trong chương trình "Giọng hát Việt nhí". Tiểu sử. Phương Mỹ Chi sinh ngày 13 tháng 1 năm 2003 trong một gia đình gồm cha mẹ và người chị cả và đang sinh sống, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Phương Mỹ Chi đã có ước mơ và đam mê ca hát. Mỹ Chi có cô Út Phương Quế Như (vốn là một ca sĩ hát nhạc dân ca rất hay) dạy hát lần đầu tiên. Cô Phương Quế Như lần đầu phát hiện khả năng ca hát của Mỹ Chi là lúc tình cờ nghe Chi hát bài "Chim Trắng Mồ Côi" khi mới 6 tuổi, và sau đó cô đã bắt đầu dạy Chi hát. Khoảng 2010, Mỹ Chi đã cùng với người nhà của mình thu âm hai đĩa nhạc thể loại dân ca Nam Bộ với tổng cộng hơn 30 bài hát. Trong số các ca khúc Mỹ Chi thu âm được thì bài "Em đi trên cỏ non", "Nhớ mẹ lý mồ côi", "Nỗi buồn mẹ tôi" được đưa lên mạng. Mỹ Chi từng học tại trường Tiểu học Tuy Lý Vương, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian tham dự chương trình nổi tiếng đó là Giọng hát Việt nhí, Mỹ Chi đã nhận được học bổng toàn phần lớp từ lớp 5 đến lớp 9 của trường Tiểu học và Trung học Tây Úc và đã chuyển về đây học tập. Phương Mỹ Chi đạt được thành tích học tập đáng nể với 12 năm học loại giỏi và tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2021 với số điểm 8.16/10. Phương Mỹ Chi đang theo học ngành Truyền thông đa phương tiện, chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ công chúng của  Trường Đại học Swinburne Việt Nam từ tháng 8 năm 2023. Hoạt động nghệ thuật. 2013: Nổi danh từ "Giọng hát việt nhí". <!--*Các vòng thi Thông tin thêm. Ở thời điểm hiện tại, cái tên Chị Bảy (còn được viết tắt là Chị 7 hoặc C7) do MC Trấn Thành đặt, với sự hưởng ứng đông đảo của người hâm mộ, đã trở thành nghệ danh mỗi khi Mỹ Chi hát trên sân khấu cũng như ngoài đời. Phương Mỹ Chi và cô út Phương Quế Như đều ái mộ ca sĩ Hương Lan, Cẩm Ly. Phương Mỹ Chi từng xuất hiện trong tiểu phẩm hài "Khó ở" của Trấn Thành. Sáng ngày 29 tháng 9 năm 2013 Phương Mỹ Chi đại diện các học sinh khối 5 trường Tây Úc đi thi 'vở sạch, chữ đẹp' vòng cấp quận, TP HCM. Cố Ca sĩ Minh Thuận hóa trang thành Phương Mỹ Chi trong bài hát Quê em mùa nước lũ trong chương trình Gương mặt thân quen của đài truyền hình VTV3, phát sóng ngày 5 tháng 4 năm 2014. Trường Tây Úc tham gia chương trình Chung sức do HTV7 - Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Phương Mỹ Chi là đội trưởng cùng 3 bạn khác đại điện trường cấp tiểu học. Kết quả cuối cùng đội của Mỹ Chi đã chiến thắng. Chương trình Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 của Đài truyền hình Việt Nam đã mời Phương Mỹ Chi tham gia với vai trò đồng hành cùng cùng người chơi. Phương Mỹ Chi cùng các bạn đã trợ giúp người chơi trong 4 số của chương trình. Phương Mỹ Chi trở thành giám khảo khách mời trong tập 2 (có chủ đề "Thiếu Nhi") của gameshow Cùng nhau tỏa sáng. Đây là lần đầu tiên Mỹ Chi đảm nhận vai trò giảm khảo một gameshow truyền hình. Chương trình được phát sóng trên kênh truyền hình Vĩnh Long 1 ngày 12 tháng 9 năm 2014. Với ước ao mở quán chè cho mẹ, Phương Mỹ Chi cùng gia đình đã biến ước mơ thành sự thật. Ngày 03/06/2015, quán Chè Hương Quê được khai trương, tại địa chỉ 83a, Cửu Long, Quận 10, TP HCM. Ngày 01/06/2016 Phương Mỹ Chi tham dự chương trình Ngạc Nhiên Chưa với chủ đề nhân ngày Ngày Thiếu nhi Ngày 09/07/2016 Ca sĩ Hòa Minzy hóa thân thành Phương Mỹ Chi trong tập 12 của chương trình Gương mặt thân quen năm 2016 và thể hiện ca khúc Nỗi Buồn Mẹ Tôi. Ngày 16/11/2017, Phương Mỹ Chi chính thức được sang Mỹ để lưu diễn cho kiều bào ở hải ngoại Ngày 17/3/2019, Phương Mỹ Chi cho ra mắt MV Liên khúc 3 Miền Phiên Bản 2019 với sự kết hợp  bộ 3  (Phương Mỹ Chi, Quang Nhật, Phương Duyên), MV tái hiện lại phần thi GHVN 2013 vòng đối đầu sau 6 năm với phần trình diễn đổi mới hơn, sau khi đăng tải lên Youtube, MV nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và hàng chục nghìn lượt thích Tiếp nối sự thành công của MV Liên khúc 3 Miền Version 2019, ngày 23/4/2019 bộ ba: Phương Mỹ Chi,Quang Nhật, Phương Duyên lại cho ra mắt MV nói về tuổi học trò với tựa đề "Mùa Hạ Thoáng Qua", Mùa Hạ Thoáng Qua là bản MV Mashup: Tình Thơ và Phượng Hồng, nói về tuổi học trò, những kỷ niệm buồn vui của lứa tuổi học sinh. MV được lên sóng lúc 11h30 ngày 23/4/2019 trên kênh Youtube của Phương Mỹ Chi Ngày 28/4/2019, Cô Bé Phương Mỹ Chi tổ chức một buổi Minishow 2 mang tên "Đất Phương Nam"  tại phòng trà we đầy thành công và ý nghĩa, đây là minishow thứ 2 trong sự nghiệp ca hát của Phương Mỹ Chi sau 2 năm kể từ khi minishow 1 cũng được tổ chức tại phòng trà We vào ngày 4/11/2017 Ngày 10/9/2019, Phương Mỹ Chi ra mini album "16 Xuân Trăng" để đánh dấu 16 tuổi của mình,Phương Mỹ Chi cho biết đây là album mình tự sản xuất về cả hình ảnh lẫn âm nhạc. Chỉ phát hành online để gửi tặng đến khán giả yêu nhạc những ca khúc được chờ đợi. Cùng năm, cô làm giám khảo khách mời của "Giọng hát Việt nhí - The voice kids" 2019. Năm 2020, Phương Mỹ Chi làm MC show thực tế "Thiếu niên nói" cùng với nữ ca sĩ Gil Lê. Trước đó, cô cũng từng làm MC ở một số chương trình âm nhạc. Ngày 16/8/2021, ca sĩ Phương Quế Như - cô út Phương Mỹ Chi qua đời vì Covid-19. Tháng 10/2022, Phương Mỹ Chi ngồi ghế nóng cuộc truyền hình thực tế "Bài hát hay nhất - Big song big deal." Trước đó, cô cũng ngồi ghế nóng - Ban giám khảo một số cuộc thi. Năm 2023, Phương Mỹ Chi làm MC show thực tế Thiếu niên toàn năng (VTV3).
1
null
là một nhà ngoại giao người Nhật, từng là Phó tổng lãnh sự Đế quốc Nhật Bản tại Litva. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã giúp hàng nghìn người Do Thái rời khỏi Litva bằng cách cấp cho họ thị thực quá cảnh vào Nhật. Phần lớn người Do Thái này là cư dân Litva và những người tị nạn tới từ Ba Lan - khi đó đã bị chiếm đóng bởi quân đội Đức ở phía Tây và quân đội Liên Xô ở phía Đông. Sugihara đã cấp thị thực du lịch cho hơn 5.000 người tị nạn Do Thái đến lãnh thổ Nhật Bản, việc đồng nghĩa với sự mạo hiểm cho sự nghiệp của ông cũng như cuộc sống của gia đình ông. Sugihara đã bảo những người tị nạn gọi ông là "Sampo", theo cách đọc Hán-Nhật các ký tự trong họ của ông vì ông nhận thấy như thế sẽ dễ dàng hơn cho người phương Tây phát âm. Năm 1985, Israel vinh danh ông với giải thưởng Người dân ngoại công chính (tiếng Anh: Righteous Among the Nations) cho hành động của ông, ông cũng là người Nhật Bản duy nhất được vinh danh trong danh sách giải thưởng. Tuổi trẻ và sự nghiệp ngoại giao. Sugihara Chiune sinh ngày 1 tháng 1 năm 1900, tại Mino, một khu vực hẻo lánh thuộc tỉnh Gifu, vùng Chubu. Cha ông là Sugihara Yoshimi (杉原好水), một người thuộc tầng lớp trung lưu, và mẹ ông là Sugihara Yatsu (杉原やつ), một người thuộc tầng lớp thượng lưu. Ông là con trai thứ hai trong gia đình gồm năm con trai và một con gái. Năm 1912, ông tốt nghiệp với bằng danh dự hàng đầu từ trường Tiểu học Furuwatari, và vào trường Daigo Chugaku, một trường của tỉnh Aichi mở ra (nay là trường Trung học Zuiryo). Cha của ông muốn ông theo học ngành y để sau này trở thành bác sĩ, nhưng Chiune cố tình trượt kỳ thi đầu vào bằng cách chỉ viết mỗi tên của mình vào bài kiểm tra. Thay vào đó, ông ghi danh vào học tại Đại học Waseda năm 1918, chuyên ngành tiếng Anh. Tại thời điểm này, ông cũng gia nhập Yuai Gakusha, một nhóm tín hữu Ki-tô giáo của mục sư Báp-tít Harry Baxter Benninhof nhằm nâng cao vốn tiếng Anh. Năm 1919, ông giành được học bổng của Bộ Ngoại giao Nhật. Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyển dụng ông và điều ông đến Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, tại đây ông học tiếng Nga và tiếng Đức rồi sau đó trở thành một chuyên gia về nước Nga. Văn phòng ngoại giao Mãn Châu. Khi Sugihara làm việc cho Văn phòng ngoại giao Mãn Châu, ông đã tham gia đàm phán với Liên Xô về Tuyến đường sắt Đông Trung Quốc (lúc này mang tên Tuyến đường sắt Bắc Mãn Châu). Ông đã xin thôi chức vụ Phó Ngoại trưởng tại Mãn Châu để phản đối sự ngược đãi của Nhật Bản dành cho người Trung Quốc bản xứ. Tại Cáp Nhĩ Tân, ông cải đạo sang Cơ đốc Chính thống, lấy tên đạo là "Pavlo Sergeivich Sugihara" và cưới một người phụ nữ người Nga tên là Klaudia Semionova Apollonova. Họ ly hôn năm 1935. Sau đó ông trở lại Nhật Bản, cưới Kikuchi Yukiko (1913–2008), sau khi thành thân bà có tên là Sugihara Yukiko (杉原幸子). Họ có với nhau bốn người con trai (Hiroki, Chiaki, Haruki, Nobuki). Đến năm 2012, Nobuki là người con duy nhất của họ còn sống. Sugihara Chiune cũng từng làm việc ở Cục thông tin của Bộ Ngoại giao và làm thông dịch viên cho công sứ Nhật Bản tại Helsinki, Phần Lan. Litva. Năm 1939, Sugihara trở thành Phó tổng lãnh sự của Lãnh sự quán Nhật Bản tại Kaunas, Litva. Nhiệm vụ khác của ông là báo cáo về hoạt động chuyển quân của Liên Xô và Đức và là tai mắt của Nhật ở Đông Âu, do Nhật nghi ngờ Hitler không hoàn toàn trung thực, mặc dù là đồng minh của nhau. Nhiệm vụ của ông là phải phát hiện một khi Đức dự định một kế hoạch xâm lược Liên Xô và nếu điều này diễn ra, theo ông kể, phải được báo cáo chi tiết với cấp trên của mình ở cả Berlin và Tokyo. Sugihara đã hợp tác với tình báo Ba Lan như một phần của một sự hợp tác Nhật-Ba Lan lớn hơn. Khi chủ quyền Litva bị chiếm đóng bởi Liên Xô vào năm 1940, nhiều người tị nạn Do Thái từ Ba Lan (người Do Thái Ba Lan) cũng như người Do Thái Litva đã cố gắng để có được thị thực xuất cảnh. Nếu không có thị thực, việc di chuyển sẽ vô cùng nguy hiểm, nhưng đã không có bất kì quốc gia nào sẵn sàng chấp nhận cấp thị thực. Hàng trăm người tị nạn tới đại sứ quán Nhật ở Kaunas, cố gắng có được thị thực để đến Nhật. Tại thời điểm này, bên bờ vực của chiến tranh, người Do Thái Litva chiếm một phần ba dân cư Litva tại các đô thị, cũng như phân nửa số dân cư tại các thị trấn. Tổng lãnh sự Hà Lan Jan Zwartendijk đã cấp cho một số người trong dòng người tị nạn với một điểm đến chính thức thứ ba tới Curaçao, một hòn đảo thuộc vùng Caribe và là thuộc địa của Hà Lan, nơi không cần xin thị thực nhập cảnh, hoặc Surinam (nơi khi giành được độc lập năm 1975, đã trở thành Suriname). Vào thời điểm đó, chính phủ Nhật Bản yêu cầu rằng thị thực chỉ được cấp cho những người đã trải qua thủ tục nhập cảnh thích hợp và có đủ ngân quỹ. Hầu hết những người tị nạn đã không thực hiện đầy đủ các tiêu chí này. Sugihara, một cách chu đáo, đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Nhật Bản ba lần để được hướng dẫn. Trong mỗi lần, đại diện của Bộ trả lời rằng ai được cấp thị thực cần phải có sẵn một thị thực cho một điểm đến thứ ba để rời khỏi Nhật Bản, không có ngoại lệ. Từ ngày 18 tháng 7 đến 28 tháng 8 năm 1940, nhận thức được rằng những người xin cấp thị thực sẽ gặp nguy hiểm nếu họ còn ở lại, Sugihara bắt đầu cấp thị thực theo sáng kiến riêng của mình, sau khi trao đổi với gia đình. Ông đã bỏ qua các yêu cầu và cấp cho những người Do Thái một thị thực thời hạn mười ngày để quá cảnh qua Nhật Bản, vi phạm mệnh lệnh cấp trên. Với vị trí thấp kém của mình cùng văn hóa của bộ máy quan liêu Dịch vụ Ngoại giao Nhật Bản, đây là một hành động bất thường thể hiện sự bất tuân. Ông đã nói chuyện với các quan chức Liên Xô, những người đồng ý để cho những người Do Thái di chuyển qua đất nước mình thông qua Tuyến đường sắt xuyên Sibir với giá vé gấp năm lần giá vé tiêu chuẩn. Sugihara tiếp tục cấp các thị thực được viết tay, theo ghi nhận đã dành ra 18–20 giờ mỗi ngày cho chúng, mỗi ngày cung cấp một số lượng thị thực tương đương với một tháng làm việc thông thường, cho đến ngày 4 tháng 9, khi ông buộc phải rời vị trí đang đảm nhiệm trước khi đại sứ quán bị đóng cửa. Thời điểm này ông đã cấp thị thực cho hàng ngàn người Do Thái, nhiều người trong số họ là người đứng đầu các hộ gia đình và do đó gia đình họ được phép đi cùng. Theo các nhân chứng, ông vẫn viết các thị thực trong khi quá cảnh từ khách sạn của mình và sau khi lên tàu tại Nhà ga Kaunas, ném những tờ thị thực ra khỏi cửa sổ xe lửa vào đám đông những người tị nạn tuyệt vọng, ngay cả khi xe lửa đã đóng cửa. Trong sự tuyệt vọng sau cùng, vô số những tập giấy chỉ có dấu lãnh sự đã đóng và chữ ký của mình (mà có thể viết đè lên vào trong thị thực sau đó) đã được chuẩn bị vội vã và ném ra khỏi tàu. Khi chuẩn bị khởi hành, ông đã nói, "Xin hãy tha thứ cho tôi. Tôi không thể viết được nữa. Tôi mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các bạn." Khi ông cúi đầu thật sâu trước mọi người đứng trước ông, ai đó đã kêu lên, "Sugihara. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông. Tôi chắc chắn sẽ gặp lại ông!" Thống kê và ảnh hưởng từ hành động của Sugihara. Sugihara đã tự hỏi bản thân về phản ứng chính thức với hàng ngàn thị thực mà ông đã cấp. Nhiều năm sau, ông nhớ lại, "Không một ai nói bất cứ điều gì về điều đó. Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng có lẽ họ đã không nhận ra số lượng thị thực tôi đã thực sự cấp." Tổng số người Do Thái được cứu bởi Sugihara có sự tranh cãi, nhưng ước tính rơi vào khoảng 6.000 người; những thị thực gia đình—mà cho phép nhiều người được đi chỉ với một thị thực—cũng được cấp, sẽ chiếm con số cao hơn. Trung tâm Simon Wiesenthal Center đã ước tính rằng Sugihara Chiune đã cấp thị thực quá cảnh cho khoảng 6.000 người Do Thái và khoảng 40.000 con cháu của những người tị nạn Do Thái còn sống ngày hôm nay bởi hành động của ông. Tình báo Ba Lan đã cung cấp một số thị thực giả. Người vợ góa phụ của Sugihara và người con trai cả ước tính rằng ông đã cứu được 10.000 người Do Thái khỏi một cái chết chắc chắn, trong khi giáo sư Đại học Boston và tác giả, Hillel Levine, cũng ước tính rằng ông đã giúp "khoảng 10.000 người", nhưng sau đó số lượng người sống sót đến phút cuối cùng là ít hơn. Thật vậy, một số người Do Thái đã nhận được thị thực của Sugihara và không rời Litva trong thời gian đó, sau đó đã bị bắt bởi những người Đức xâm lược Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, và bỏ mạng trong vụ Holocaust. Văn phòng Thống kê Ngoại giao của Bộ Ngoại giao đã công khai hai tài liệu liên quan đến thông tin về Sugihara: tài liệu đầu tiên nêu trên đây là một công hàm ngày 5 tháng 2 năm 1941 từ Sugihara Chiune tới Yōsuke Matsuoka, người sau đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong đó Sugihara cho biết ông đã cấp 1.500 thị thực cho người Do Thái trong tổng cộng 2.139 thị thực quá cảnh cho người Do Thái và người Ba Lan; tuy nhiên, vì hầu hết trong 2.139 người này không phải người Do Thái, điều này sẽ hàm ý rằng hầu hết các thị thực đã được trao cho người Do Thái Ba Lan thay thế. Levine sau đó ghi nhận rằng một tài liệu khác từ cùng hồ sơ của cơ quan ngoại giao "cho hay một số lượng 3.448 thị thực thêm vào được cấp ở Kaunas trong tổng cộng 5.580 thị thực" mà đã có thể được trao cho những người Do thái tuyệt vọng chạy trốn khỏi Litva để an toàn tại Nhật Bản hoặc Trung Quốc bị chiếm bởi Nhật Bản. Nhiều người tị nạn sử dụng thị thực đi qua lãnh thổ Liên Xô tới Vladivostok và sau đó bằng thuyền tới Kobe, Nhật Bản, nơi họ có một cộng đồng người Do Thái. Tadeusz Romer, Đại sứ Ba Lan tại Tokyo, tổ chức giúp đỡ cho họ. Từ tháng 8 năm 1940 tới tháng 11 năm 1941, ông đã thực hiện để được cấp vô số thị thực quá cảnh tại Nhật Bản, visa tị nạn đến Canada, Australia, New Zealand, Myanmar, giấy chứng nhận nhập cư vào Palestine thuộc Anh, và thị thực nhập cư đến Hoa Kỳ và một số nước châu Mỹ Latinh cho hơn hai ngàn người tị nạn Do Thái Ba Lan-Litva, những người tới Kobe, Nhật Bản, và Khu ổ chuột Thượng Hải, Trung Quốc. Số người được Sugihara cứu sống sót còn lại ở lại Nhật Bản cho đến khi họ bị trục xuất sang Thượng Hải thuộc Nhật Bản, nơi đã là một cộng đồng Do Thái lớn. Một số người đã hành trình thông qua Triều Tiên thẳng tới Thượng Hải mà không qua Nhật Bản. Một nhóm ba mươi người, tất cả sở hữu một thị thực của "Jakub Goldberg", đã quay trở lại và lênh đênh trên biển vài tuần trước khi, cuối cùng, được cho phép nhập cảnh vào Tsuruga. Hầu hết trong khoảng 20.000 người Do Thái sống sót thoát khỏi Holocaust đã ở tại Khu ổ chuột Thượng Hải cho đến khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, ba hay bốn tháng sau sự tự sụp đổ của Đế chế Thứ ba. Sự từ chức. Sugihara đã được điều động tới Berlin trước khi phục vụ như là một Tổng lãnh sự ở Prague, Tiệp Khắc, từ tháng 3 năm 1941 đến cuối năm 1942 tại Königsberg, Đông Phổ và trong tòa công sứ ở Bucharest từ năm 1942 đến năm 1944. Khi quân đội Liên Xô vào Romania, họ bỏ tù Sugihara và gia đình ông trong một trại tù binh trong mười tám tháng. Họ được thả vào năm 1946 và trở về Nhật Bản thông qua Liên Xô qua đường sắt xuyên Sibir và cảng Nakhodka. Năm 1947, văn phòng ngoại giao Nhật Bản yêu cầu ông từ nhiệm, do tinh giảm biên chế trên danh nghĩa. Một số nguồn tin, trong đó có người vợ Sugihara Yukiko, đã nói rằng Bộ Ngoại giao nói với Sugihara ông đã bị sa thải vì "sự cố đó" ở Litva. Cuộc sống sau này. Sugihara định cư tại Fujisawa ở tỉnh Kanagawa với vợ và ba con trai. Để hỗ trợ cho gia đình, ông đã làm một loạt các công việc tầm thường không xứng đáng với tài năng, có lúc đi từng nhà để bán bóng đèn điện. Ông phải trải qua một bi kịch cá nhân năm 1947 khi người con trai út, Haruki, qua đời ở tuổi lên bảy, ngay sau khi họ trở về Nhật Bản. Năm 1949, họ có thêm một con trai, Nobuki, người con trai cuối cùng còn sống, hiện cư trú tại Bỉ. Sau đó, ông bắt đầu làm việc cho một công ty xuất khẩu với chức Tổng Giám đốc của Giao dịch Bưu điện cho Quân đội Mỹ. Với khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Nga, Sugihara tiếp tục làm việc và sông một cuộc sống bình lặng ở Lỉên Xô trong mười sáu năm, trong khi gia đình ông ở lại Nhật Bản. Năm 1968, Jehoshua Nishri, một tùy viên kinh tế Đại sứ quán Israel tại Tokyo và là một trong những người hưởng lợi từ Sugihara, cuối cùng cũng xác định được nơi chốn và liên lạc được với ông. Nishri là một thiếu niên Ba Lan vào những năm 1940. Năm tiếp theo, Sugihara tới thăm Israel và được chào đón bởi chính phủ Israel. Những người mang ơn Sugihara bắt đầu vận động hành lang để ghi danh ông vào tại khu tưởng niệm Yad Vashem. Năm 1985, Chiune Sugihara được vinh dự nhận giải thưởng Righteous Among the Nations (Người dân ngoại công chính, , chuyển tự Latin: "Khasidei Umot ha-Olam") bởi chính phủ Israel. Sugihara đã quá yếu để tới Israel, nên vợ ông và con trai út Nobuki chấp nhận thay mặt cho ông nhận vinh dự này. Sugihara và con cháu của ông đã được trao quốc tịch Israel vĩnh viễn. Cùng năm đó, 45 năm sau cuộc xâm lược Litva của Liên Xô, ông được hỏi lý do của bản thân cho việc cấp thị thực cho người Do Thái. Sugihara giải thích rằng những người tị nạn là con người, và rằng họ chỉ đơn giản cần giúp đỡ. Khi được hỏi bởi Moshe Zupnik tại sao ông mạo hiểm sự nghiệp của mình để cứu người khác, ông nói đơn giản: "Tôi làm điều đó chỉ vì tôi có lòng thương xót con người. Họ muốn thoát ra vì vậy tôi để cho họ có được thị thực." Sugihara qua đời vào năm sau đó tại một bệnh viện ở Kamakura, vào ngày 31 tháng 7 năm 1986. Bất chấp việc được biết đến công khai ở Israel và các quốc gia khác, ông vẫn hầu như chưa được biết đến ở quê nhà. Chỉ khi một phái đoàn Do Thái lớn từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả các đại sứ Israel tại Nhật Bản, đã có mặt tại đám tang của ông, hàng xóm của ông mới biết được những việc ông đã làm. Ông có thể đã mất sự nghiệp ngoại giao của mình, nhưng ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi sau khi mất. Di sản và vinh danh. Chiune Sugihara được mệnh danh là Schindler của Nhật Bản, vì cách hành xử nhân đạo của ông trong quá trình giúp đỡ người Do Thái thoát khỏi sự diệt chủng của Phát xít Đức tại Litva. Đường Sugihara ở Kaunas và Vilnius, Litva, Đường Sugihara ở Tel Aviv, Israel, và tiểu hành tinh 25893 Sugihara được mang tên ông. Khu tưởng niệm Sugihara Chiune ở thị trấn Yaotsu (nơi sinh của ông) được xây dựng bởi những người ở thị trấn để vinh danh ông. Bảo tàng Sugihara House Museum được đặt tại Kaunas, Litva. Hội đường Bảo thủ Đền Emeth, ở Chestnut Hill, Massachusetts, đã xây dựng một "Vườn Tưởng niệm Sugihara" và có tổ chức một buổi hòa nhạc tưởng niệm Sugihara thường niên. Khi quả phụ Yukiko của Sugihara tới Jerusalem vào năm 1998, bà đã được gặp những người sống sót trong dòng nước mắt chỉ cho bà những tờ thị thực đã ngả vàng mà chồng bà đã ký. Một công viên ở Jerusalem được mang tên ông. Chính phủ Nhật Bản tôn vinh ông vào kỉ niệm một trăm năm ngày sinh của ông vào năm 2000. Một đài tưởng niệm Sugihara đã được xây ở Little Tokyo, Los Angeles, California vào năm 2002, và được dâng tặng với các tổng lãnh sự từ Nhật Bản, Israel và Litva, các quan chức thành phố Los Angeles và con trai của Sugihara, Chiaki Sugihara, tham dự. Đài tưởng niệm, được mang tên "Chiune Sugihara Memorial, Hero of the Holocaust" miêu tả một Sugihara có kích thước như người thật ngồi trên một chiếc ghế dài, giữ một quyển thị thực trong tay và được đi kèm với một câu trích từ Talmud: "Ông ta người cứu một mạng sống, người cứu toàn thế giới" ("He who saves one life, saves the entire world.") Ông được truy tặng Thập giá Chỉ huy với Ngôi sao của Tước hiệu Polonia Restituta vào năm 2007, và Thập giá Chỉ huy Tước hiệu Tài trí của Cộng hòa Ba Lan bởi Tổng thống Ba Lan vào năm 1996. Ngoài ra, trong năm 1993, ông được trao Thập giá Cứu thế của Litva. Ông được truy tặng Giải thưởng Sakura do Trung tâm Văn hóa Nhật Bản Canada (JCCC) ở Toronto vào tháng 11 năm 2014.
1
null
Chất ức chế enzym hay chất kìm hãm enzym là phân tử liên kết với enzym và làm giảm hoạt độ của enzym. Việc làm giảm hay mất hoạt độ enzym có thể tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hoặc thay đổi cân bằng tiêu hóa nên nhiều loại tân dược có bản chất là chất kìm hãm enzym. Chất kìm hãm thuận nghịch. Các dạng chất kìm hãm thuận nghịch. Chất kìm hãm thuận nghịch liên kết với các enzym bằng các liên kết (tương tác) phi đồng hóa trị như liên kết hydro, tương tác hydrophobic và liên kết ion. Các liên kết yếu giữa chất kìm hãm và trung tâm hoạt động của enzym tạo nên kiểu liên kết đặc thù. So với cơ chất và chất kìm hãm không thuận nghịch, nói chung các chất kìm hãm thuận nghịch không có phản ứng hóa học với enzym và có thể loại bỏ dễ dàng bởi chất pha loãng hoặc chất thẩm tách. Có bốn loại chất kìm hãm enzym thuận nghịch, phân loại theo ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ cơ chất enzym theo chất kìm hãm. Miêu tả định lượng về kìm hãm thuận nghịch. Kìm hãm thuận nghịch có thể được miêu tả định lượng thông qua liên kết của chất kìm hãm với enzym và với phức cơ chất-enzym cũng như ảnh hưởng đến động lực học enzym. Trong động lực học Michaelis-Menten cổ điển, enzym (E) liên kết với cơ chất của nó (S) tạo thành phức enzym–cơ chất ES. Dưới tác động của chất xúc tác, phức chất này bị phá vỡ và giải phóng sản phẩm P và enzym. Chất kìm hãm (I) có thể liên kết với E hoặc với ES, với hằng số phân li tương ứng "K"i hay "K"i'.
1
null
Édouard-Henri Avril (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1849 - mất ngày 28 tháng 7 năm 1928) là một họa sĩ người Pháp và là một nghệ sĩ chuyên vẽ tranh thuê. Dưới bút danh Paul Avril ông là một họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật tranh khiêu dâm trong đó những tác phẩm của ông tập trung mô tả có chiều sâu về quan hệ tình dục đặc biệt là đặc tả rất kỹ các kiểu, tư thế quan hệ tình dục cũng như những chủ đề khác liên quan đến tình dục. Tiểu sử. Sinh ra và lớn lên tại Algiers, Avril học tập nghệ thuật tại các cơ sở khác nhau ở thủ đô Paris. Từ năm 1874 đến 1878 ông học tập tại École des Beaux Arts tại Paris. Tại đây, ông đã được giao nhiệm vụ minh họa cho cuốn tiểu thuyết Fortunio Théophile Gautier, ông lấy bút danh Paul Avril từ đây. Danh tiếng của ông đã sớm nổi như cồn và ông đã nhận được nhiều khoản huê hồng để vẽ tranh minh họa cho tác giả lớn về những hình thức khiêu dâm. Avril đã vẻ tranh minh họa cho các tác phẩm như Gustave Flaubert Salammbo, Le Roi Caundale Gautier, Fanny Hill John Cleland, Cuộc phiêu lưu của Hiệp sĩ Faublas, Oncle Barbassou Mario Uchard (cảnh trong một hậu cung), Jean Baptiste Louvet de Couvray, Jules Michelet The Madam, các tác phẩm của Pietro Aretino, và chủ đề đồng tính nữ trong tiểu thuyết Gamiani. Avril mất tại Le raincy vào năm 1928.
1
null
Đồng phục hay bộ đồng phục là các loại quần, áo giống nhau và được mặc bởi các thành viên của một tổ chức khi tham gia các hoạt động trong tổ chức đó theo quy định, nội quy của tổ chức. Đồng phục hiện nay được sử dụng phổ biến trong các lực lượng vũ trang, tổ chức bán quân sự (dân quân tự vệ, dân phòng) một số nơi làm việc, trường học, bệnh viện, nhân viên bảo vệ, một số công sở và các tù nhân trong nhà tù. Ở một số nước các quan chức cũng mặc đồng phục khi thực thi nhiệm vụ (đồng phục ngành). Công nhân đôi khi cũng được phát đồng phục mặc dưới dạng áo quần bảo hộ lao động. Đồng phục cũng thể hiện tình đoàn kết của tổ chức, điều này đã được thực hiện ngay từ những ngày của Đế chế La Mã đến ngày nay.Việc mặc đồng phục thường được thực hiện một cách bắt buộc ở trường học, bệnh viện, nhà hàng và nơi công sở. Mục đích của các tổ chức này một phần là muốn trang bị những bộ quần áo tiện ích với công việc cho từng thành viên một phần là yêu cầu mọi thành viên phải tuân theo một nội quy thống nhất của tổ chức. Đồng phục ban đầu là sự thể hiện một phóng cách hay nhóm cá tính của một đội nhóm hay tổ chức, nó là sự phân biệt giữa các tập thể. Dần phần đồng phục được phát triển mạnh mẽ gần như ở tất cả các tổ chức trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp. Với Doanh nghiệp đồng phục không chỉ thể hiện tinh thần, phong cách cũng như đặc trưng của doanh nghiệp, mà còn là một cách để quảng bá hình ảnh ra công chúng để nhiều người biết đến. Ngày nay, đồng phục và thời trang có sự hòa lẫn, các nhóm, tổ chức, doanh nghiệp, trường học... đều lựa chọn đồng phục cho mình sao cho ấn tượng nhất, hợp thời nhất. Về Doanh nghiệp đồng phục khá đa dạng. Các ngành nghề văn phòng thường chọn âu phục, quần tây, sơ mi hoặc veston. Còn những ngành nghề liên quan đến xã hội, sự kiện thì họ hay chọn áo thun hay còn gọi là áo phông. Còn những ngành nghề cần mức độ nguy hiểm như xây dựng, đóng tàu... thì đồng phục còn có tác dụng bảo vệ người lao động, và áo đó gọi là áo Bảo hộ lao động. Những ngành nghề về mỹ phẩm, làm tóc, nails... thì đồng phục công nhân viên đi đôi với váy, áo thun.
1
null
Marouane Fellaini-Bakkioui (; sinh ngày 22 tháng 11 năm 1987), còn được biết đến với tên gọi Marouane Fellaini, là một cầu thủ bóng đá người Bỉ hiện đang là cầu thủ tự do chơi ở vị trí tiền vệ. Sinh ra tại Etterbeek và có cha mẹ là người Maroc, Fellaini từng chơi cho các đội trẻ của Anderlecht, R.A.E.C. Mons, Royal Francs Borains và Charleroi S.C. trước khi gia nhập Standard Liège. Sau khi giành chức vô địch Bỉ và giải thưởng "Ebony Shoe" trong màu áo Liège, Fellaini chuyển đến Anh và khoác áo câu lạc bộ Everton. Tại Everton, anh được nhận danh hiệu cầu thủ trẻ Everton xuất sắc nhất mùa giải 2008–09 sau khi câu lạc bộ thất bại trong trận chung kết Cúp FA. Sau 5 năm tại Everton, anh đã chuyển đến khoác áo câu lạc bộ Manchester United với mức phí chuyển nhượng 27,5 triệu £ vào tháng 9 năm 2013. Sự nghiệp cầu thủ. Khởi nghiệp. Ra đời tại Etterbeek, Brussels, Fellaini bắt đầu chơi bóng ở tuổi lên 8 cho câu lạc bộ Anderlecht. Thế nhưng, niềm đam mê đầu tiên của Fellaini lại là trên đường chạy điền kinh, đặc biệt là ở cự ly chạy 10.000 mét. Khi còn là một đứa trẻ, trong khi bạn bè cùng trang lứa đến trường bằng xe buýt hay ô tô, thì Fellaini vẫn thường xuyên chạy bộ tới trường học. Tuy vậy, ông Abdellatif, cha của Fellaini và cũng từng là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, chính là người đã hướng dẫn anh đến với trái bóng tròn. Ở mùa giải đầu tiên tại học viện Anderlecht, anh đã ghi được 26 bàn thắng và ở mùa thứ 2, anh tiếp tục nâng con số này lên 37 bàn. Năm 10 tuổi, anh rời học viện Anderlecht và chuyển sang câu lạc bộ R.A.E.C. Mons do cha anh tìm được việc làm mới tại thành phố Mons. 3 năm sau đó, anh gia nhập R. Francs Borains trước khi rời câu lạc bộ và ký được hợp đồng với Sporting Charleroi. Ở tuổi 17, anh ký hợp đồng lâu dài đầu tiên với câu lạc bộ Standard Liège. Từ năm 2006 đến 2008, anh góp mắt tổng cộng 84 trận đấu và có 11 lần lập công cho đội bóng. Với khả năng đánh đầu cùng nguồn thể lực dồi dào của mình, Fellaini được biết đến như một trong những tiền vệ con thoi xuất sắc tại giải bóng đá Bỉ và nhờ đó giúp anh giành được giải thưởng Ebony Shoe năm 2008, giải thưởng được trao cho cầu thủ gốc Phi xuất sắc nhất mùa giải. Everton. Sau khi từ chối đề nghị của Manchester United và những lời mời gọi từ Aston Villa, Real Madrid, Tottenham Hotspur và Bayern Munich, Fellaini đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Everton vào tháng 9 năm 2008 với một thỏa thuận 5 năm và mức phí chuyển nhượng 15 triệu £ (mức phí kỉ lục cho một cầu thủ Bỉ và thậm chí là kỉ lục ở Everton vào thời điểm đó). Anh có trân đấu ra mắt đầu tiên cho Everton trong trận thắng 3–2 trên sân khách trước Stoke City vào ngày 14 tháng 9 năm 2008. Anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình cho đội vào lưới của Newcastle United trong trận hòa 2–2 trên sân nhà ngày 5 tháng 10 năm 2008. và kết thúc mùa giải với 9 bàn thắng có được. Tuy vậy, cũng chỉ trong 17 trận đấu đầu tiên của mình, anh đã bị phạt thẻ vàng đến 10 lần và chỉ thoát được việc bị treo giò một thời gian dài nhờ gặp mặt một trong những người đứng đầu Hiệp hội trọng tài bóng đá của Anh, Keith Hackett, và hứa sẽ thay đổi cách ứng xử của mình. Giữ đúng lời hứa, 16 trận sau đó Fellaini đã kiềm chế hơn và chỉ phải nhận đúng 3 thẻ vàng, mặc dù vậy, số thẻ vàng mà anh nhận được vẫn nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào khác tại Premier League. Cuối mùa giải 2008–09, Fellaini được nhận danh hiệu cầu thủ trẻ Everton xuất sắc nhất mùa giải. Trong quãng thời gian tại Anh, Fellaini nổi tiếng với kiểu tóc có tên là afro (xuất phát từ cụm từ Afro-American), vốn là mốt của những người Mỹ gốc Phi từ những năm 60 của thế kỷ trước. Mái tóc cùng với thể hình to lớn khiến cho Fellaini dễ nhận ra hơn bất kỳ cầu thủ nào trong đội hình của Everton và thậm chí, các cổ động viên còn thường xuyên đội những bộ tóc giả giống anh mỗi khi đến sân. Ở mùa giải 2008-09, Fellaini được sắp xếp chơi ở vị trí tiền đạo lùi và thường đá phía sau Tim Cahill, một tiền vệ khác cũng được bố trí đá tiền đạo, do các tiền đạo của Everton đều gặp chấn thương.. Phong độ của anh vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010 khá ấn tượng, ngày 16 tháng 1, Fellaini được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong trận gặp Manchester City. Fellaini bị dính chấn thương ở phút thứ 34 ở trận derby vùng Merseyside ngày 6 tháng 2 sau một cú tắc bóng bằng cả hai chân của Sotirios Kyrgiakos. Chấn thương này đã khiến anh phải ngồi ngoài hết phần còn lại của mùa giải 2009–10 và Sotirios Kyrgiakos cũng bị đuổi khỏi sân sau pha vào bóng thô bạo trên. Fellaini bị dính chấn thương mắt cá trong trận đấu lại vòng 4 cúp FA gặp Chelsea vào tháng 2 năm 2011. Mặc dù anh tiếp tục thi đấu trong trận thắng 2–0 trước Sunderland một tuần sau đó, chấn thương vẫn khiến anh vắng mặt trong khoảng còn lại của mùa giải 2010–11. Fellaini đã không chơi một trận đấu nào cho đến tháng 8 năm 2011, khi anh được vào sân thay người trong trận thua 1–0 trước Queens Park Rangers trên sân Goodison Park và thi đấu đủ 90 phút trong trận kế tiếp, khi Everton đánh bại Sheffield United 3–1 tại cúp Liên đoàn. Tháng 11 năm 2011, Anh ký một hợp đồng mới có thời hạn 5 năm với câu lạc bộ. Kết thúc mùa giải, anh là cầu thủ có số lần tắc bóng, không chiến thành công và chuyền bóng nhiều hơn bất cứ ai khác ở câu lạc bộ. Anh đứng thứ 2 trong số các cầu thủ tắc bóng nhiều nhất tại giải và đã có 190 lần giành lại được quyền kiểm soát bóng. Trong trận mở màn mùa giải 2012–13 gặp Manchester United, Fellaini đã nhận được tràng pháo tay tán thưởng cho màn trình diễn xuất sắc của mình, khi anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. Anh tiếp tục kéo dài chuỗi phong độ của mình với các bàn thắng vào lưới Arsenal, Manchester City, Sunderland và Fulham. Fellaini sau đó đã được trao giải thưởng cầu thủ Ngoại hạng Anh xuất sắc nhất tháng 11. Fellaini bị liên đoàn bóng đá Anh treo giò 3 trận vào ngày 17 tháng 12 năm 2012 vì húc thẳng đầu vào cầu thủ Ryan Shawcross trong trận gặp Stoke City, dù rằng anh không bị trọng tài phát hiện khi trận đấu đang diễn ra. Cũng trong tháng này, anh được tờ The Guardian xếp thứ 60 trong danh sách "100 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới". Manchester United. Ngày 2 tháng 9,2013, Fellaini ký một hợp đồng 5 năm với Manchester United với mức phí 27,5 triệu £ trong ngày cuối cùng của kì chuyển nhượng mùa hè. Tái hợp với huấn luyện viên cũ David Moyes, anh có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 14 tháng 9, với chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước Crystal Palace, khi vào thay Anderson ở phút 62. Ngày 17 tháng 9, anh có trận đầu tiên được góp mặt trong đội hình xuất phát gặp Bayer Leverkusen tại UEFA Champions League, trận đấu kết thúc với chiến thắng 4–2 cho Manchester. Ngày 5 tháng 11 năm 2013, Fellaini phải nhận chiếc thẻ đỏ đầu tiên kể từ khi đầu quân cho Manchester United trong trận gặp Real Sociedad ở vòng bảng Champions League. Mùa giải 2014-2015 Fellaini có trận đấu đầu tiên trên sân nhà Old Tràfford khi anh ấn định tỉ số 2-1 cho Man Utd trong trận giao hữu với Valencia.Ngày 20 tháng 10 năm 2014 anh ghi bàn gỡ hòa cho Man United 2 phút sau khi vào sân ở hiệp hai, trận đó Man United hòa West Brom 2 đều. Fellaini tỏa sáng trong trận đấu với Chelsea khi anh là người giữ nhịp độ cho tuyến giữa, làm tắt điện Cés Fàbregas khiến cầu thủ này chỉ có 3 đường chuyền trong hiệp một và một pha đánh đầu ở phút 90+4 nhờ pha đá phạt của Di Maria, chính pha đánh đầu này làm thủ thành Courtois bối rối đẩy bóng ra ngoài và Van Persie sút bồi thành công gỡ hòa 1-1 sau hơn 90 phút thi đấu quyết liệt với Chelsea với phong cách Ferguson (Tấn công đến phút chót). Cũng trong trận đó Fellaini là cầu thủ di chuyển 12,17 km nhiều hơn bất kì đồng đội nào. Sự nghiệp quốc tế. Sinh ra tại Bỉ và có cha mẹ là người Maroc, Fellaini đã quyết định thi đấu cho đội tuyển Bỉ thay vì Maroc. Anh từng được gọi vào đội tuyển U-23 tham dự Olympic 2008 và kết thúc giải đấu ở vị trí thứ 4 sau khi để thua Brasil. Fellani lần đầu tiên được khoác áo đội tuyển quốc gia vào tháng 2 năm 2007, và bàn thắng đấu tiên của anh cho đội tuyển diễn ra trong trận thua Bồ Đào Nha 2–1 tại vòng loại Euro 2008. Fellaini đã có 7 lần vào sân thi đấu tại vòng loại World Cup 2014, có 1 lần lập công và cùng đội tuyển Bỉ giành vé tham dự World Cup 2014. Tại giải đấu này, anh không ghi được bàn thắng nào nhưng đã góp công xuất sắc đưa quỷ đỏ vào tứ kết và thua với tỉ số 0-1. Tại World Cup 2018, anh chỉ có được một bàn thắng trong trận thắng 3-2 trước . Chung cuộc Bỉ giành huy chương đồng chung cuộc sau chiến thắng 2-0 trước đội tuyển ở trận tranh 3/4. Sau giải đấu này, Fellaini chính thức chia tay đội tuyển quốc gia sau 11 năm gắn bó, tổng cộng anh đã thi đấu 87 trận và ghi được 18 bàn thắng. Cuộc sống cá nhân. Fellaini có cha mẹ là người Maroc đến từ Tangier và lớn lên tại Brussels. Cha của anh, Abdellatif, là một cựu thủ môn của câu lạc bộ Raja Casablanca và Hassania Agadir. Ông từng ký hợp đồng với câu lạc bộ Racing Mechelen của Bỉ nhưng không thể thi đấu cho đội bóng do câu lạc bộ cũ từ chối cung cấp giấy tờ cho ông. Thay vì quay trở về Maroc, ông đã ở lại và nhận công việc tài xế xe buýt cho STIB. Ông sau đó đã giải nghệ sớm để có thể theo dõi sự nghiệp của con trai mình. Fellaini là một tín đồ Hồi giáo.
1
null
Acanthonus armatus là một loài cá được tìm thấy ở vùng đại dương nhiệt đới và cận nhiệt đới ở độ sâu từ 1.171 đến 4.415 mét (3.842 đến 14.485 ft). Loài này phát triển đến chiều dài 37,5 cm (14,8 in) SL. Nó là thành viên duy nhất được biết trong chi của nó.
1
null
Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập của một cá nhân kiếm được trong một niên độ thời gian nhất định từ tiền lương, đầu tư và các khoản khác, nó là tổng hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình. Thông thường thu nhập cá nhân phải chịu đánh thuế thu nhập. Các khoản thu nhập. Có thể thống kê một số khoản thu nhập cá nhân gồm: (Tham khảo Luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam)
1
null
Diana Jean Krall, sinh ngày 16.11.1964 tại Nanaimo, British Columbia, Canada, là một nhạc sĩ dương cầm, ca sĩ nhạc jazz người Canada, nổi tiếng về giọng nữ trầm của cô. Cô đã bán trên 6 triệu album của mình ở Hoa Kỳ và hơn 15 triệu album trên toàn thế giới. Ngày 11.12.2009, tạp chí "Billboard" đã bầu cô là nghệ sĩ nhạc jazz thứ nhì của thập niên 2000–2009, xếp cô là một trong những nghệ sĩ có album bán chạy nhất trong thời đại của mình. Cô là ca sĩ nhạc jazz duy nhất có 8 album đầu tay đứng đầu "Billboard Jazz Albums". Cho tới nay, cô đã đoạt 2 giải Grammy và 8 Giải Juno. Cô cũng đã đạt được 9 album vàng, 3 album bạch kim và 7 album đa bạch kim. Cuộc đời. Krall sinh ngày 16.11.1964 ở Nanaimo, British Columbia, Canada. Cha cô chơi dương cầm ở nhà, còn mẹ cô hát trong ca đoàn cộng đồng. Năm 4 tuổi cô đã biết chơi dương cầm và năm 15 tuổi cô đã chơi nhạc jazz trong một tiệm ăn địa phương. Cô được cấp một học bổng để theo học âm nhạc ở Berklee College of Music ("trường âm nhạc Berklee") ở Boston trước khi tới Los Angeles để chơi nhạc jazz. Năm 1993 cô trở về Canada để phát hành album đầu tiên của mình. Năm 2002 mẹ của Krall qua đời vì bệnh đa u tủy ("multiple myeloma"), vài tháng sau 2 người cố vấn đầy kinh nghiệm của cô là Ray Brown và Rosemary Clooney cũng từ trần. Sự nghiệp. Năm 1993, Krall phát hành album "Stepping Out" đầu tay của mình, được thâu cùng với nhạc sĩ chơi guitar bè trầm John Clayton và tay trống Jeff Hamilton. Album này đã khiến nhà sản xuất Tommy LiPuma chú ý, nên2 năm sau ông đã sản xuất album thứ hai của cô nhan đề "Only Trust Your Heart" (1995). Album thứ ba của cô - "" (1996) - được đề cử cho giải Grammy và tiếp tục nằm trong danh sách các đĩa nhạc pop bán chạy nhất trong tuần của tạp chí "Billboard" 70 tuần lễ liền. Album "Love Scenes" (1997) thâu chung với Russell Malone (guitar) và Christian McBride (bass) đã nhanh chóng trở thành album rất thành công. Tháng 8 năm 2000, Krall đi lưu diễn chung với Tony Bennett ở 20 thành phố. Họ lại trình diễn chung cho một bài hát trên loạt phim truyền hình "" Các chuyển biên dàn nhạc của Johnny Mandel làm nền tảng cho album "When I Look In Your Eyes" (1999) của cô. Bản chuyển biên cho album "The Look of Love" (2001) do Claus Ogerman soạn; album này đạt được danh hiệu album bạch kim và nằm trong nhóm 10 của Billboard 200. Bài hát chủ đề của album này, một bài hát được thâu cho phim "Casino Royale" bởi Dusty Springfield và Sérgio Mendes, là bài hát được ưa chuộng trong cuối thập niên 1960 và đạt tới số 22 trong danh sách bài được ưa chuộng hàng tuần đương thời. Tháng 9 năm 2001, Krall bắt đầu chuyến lưu diễn trên thế giới. Buổi hòa nhạc của cô ở Paris Olympia được thâu âm và được phát hành như album nhạc thâu âm trực tiếp đầu tiên của cô từ buổi biểu diễn với nhan đề "Diana Krall - Live in Paris". Album này cũng có các bài "Just The Way You Are" của Billy Joel và "A Case Of You" của Joni Mitchell được thâu lại. Phim "The Score" (năm 2001) với các diễn viên Robert De Niro và Marlon Brando, cũng thể hiện bài hát của Krall nhan đề: "I’ll Make It Up As I Go" do David Foster, do một nhạc sĩ Canada sáng tác. Sau khi kết hôn với Elvis Costello, cô làm việc chung với anh như người viết lời ca và bắt đầu sáng tác các ca khúc riêng của mình, kết quả là album "The Girl in the Other Room". Album này được phát hành trong tháng 4 năm 2004, đã nhanh chóng đứng vào hàng top 5 ở Vương quốc Anh và lọt vào danh sách 40 album hàng đầu ở Úc. Cô tham gia album "Genius Loves Company" năm 2004 của Ray Charles với ca khúc "You Don't Know Me". Cuối tháng 5 năm 2007, Krall tham gia trong một đợt quảng cáo của Lexus. Cô cũng hát bài "Dream a Little Dream of Me" với sự đệm đàn dương cầm của Hank Jones. Album "Quiet Nights" được phát hành ngày 31.3.2009. Krall cũng sản xuất album "Love Is the Answer" của Barbra Streisand, phát hành ngày 29.9.2009. Năm 2011 Krall sang thăm Sri Lanka, tuy nhiên, cuộc viếng thăm này là hoàn toàn riêng tư. Tháng 9 năm 2012, cô tháp tùng Paul McCartney ở Capitol Studios trong cuộc trình diễn trực tiếp album "Kisses on the Bottom" của ông, được chiếu trực tiếp trên internet. Ngày 13.9.2012, Krall trình diễn bài Fly Me to the Moon tại cuộc tưởng niệm nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong ở thành phố Washington, D.C. Album "Glad Rag Doll," album mới đây nhất của cô được phát hành ngày 2.10.2012. Đời tư. Krall kết hôn với Elvis Costello, một nhạc sĩ người Anh ngày 6.12.2003 tại khu nhà của Elton John bên ngoài thành phố London. Họ có hai con sinh đôi - Dexter Henry Lorcan và Frank Harlan James – sinh ngày 6.12.2006 ở thành phố New York.
1
null
Dưới đây nội dung khái quát về những tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (1930) đến nay. Hội Phản đế Đồng minh. Hội Phản đế Đồng minh năm 1930 mang màu sắc tả khuynh hơn so với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vì đảng chủ trương thành lập Cộng hòa Soviet, sử dụng cờ đỏ búa liềm để hiệu triệu thể hiện tính giai cấp sâu sắc nên bị Pháp coi là "cực đoan", bạo loạn phải kiên quyết đàn áp. Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương thành lập năm 1936 khi Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm quyền, Mặt trận chống phát xít làm mục tiêu chính có tên trên, nhưng giai đoạn đó Chính phủ Pháp ban hành nhiều quyền tự do dân chủ cho xứ thuộc địa so với trước, khi đó Đảng đổi hướng sang đòi tự do dân chủ nên tên không phù hợp và ít thuyết phục nên 1938 đổi tên là Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, để khẳng định lập trường hơn hướng đấu tranh tự do dân chủ dân sinh. Thời gian này một số tổ chức hoạt động công khai hay bán công khai, trong đó có Đảng Cộng sản. Các khẩu hiệu mang màu sắc Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa Cộng sản không được nhắc đến trong các cương lĩnh đường lối của Mặt trận. Năm 1939, khi cánh hữu Pháp nắm quyền Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương, xác định khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa, thành lập chính thể cộng hòa, cũng không nhắc đến các khẩu hiệu mang màu sắc Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa Cộng sản. Khởi nghĩa Nam Kỳ dùng cờ đỏ sao vàng chứ không dùng cờ đỏ búa liềm. Mặt trận Việt Minh. Năm 1941 thành lập Mặt trận Việt Minh, cũng không đưa ra các đường lối mang màu sắc Chủ nghĩa xã hội hay Chủ nghĩa Cộng sản để thu hút lực lượng, phân hóa kẻ thù, xác định lập chính quyền Dân chủ Cộng hòa (chứ không phải chính quyền Xô viết). Sự lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản cũng bí mật, công khai là Tổng bộ Việt Minh, nhằm tranh thủ Mỹ, Trung Hoa Dân Quốc, và sau cả chính quyền De Gaulle chống phát xít Nhật, phát xít Pháp và bù nhìn. Khẩu hiệu chính của Việt Minh là phản Pháp - kháng Nhật - liên Hoa - độc lập. Trong cách mạng Tháng Tám, miền Bắc và Trung chỉ sử dụng cờ đỏ sao vàng, trong Nam có tính chất tả khuynh hơn, sử dụng cả cờ đỏ búa liềm, và những ngày đầu chính quyền trong đó cũng có các chính sách tả khuynh hơn các nơi khác. Sau Cách mạng Tháng Tám, Đảng mới thừa nhận lãnh đạo thực tế, thậm chí khi đó Hồ Chí Minh mới công khai mình là Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên nhìn chung đối phương, và các đồng minh luôn biết hoặc nghi ngờ Việt Minh do Đảng Cộng sản là nòng cốt. Đảng Cộng sản Đông Dương khi đó giải tán. Các đảng viên hoạt động công khai trong Việt Minh - dân tộc chủ nghĩa, hay dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Lúc này Đảng Dân chủ đã tách khỏi Việt Minh, tạo bề ngoài một tổ chức chính trị độc lập với Việt Minh (và trên thực tế quan hệ giữa Việt Minh và đảng Dân chủ ở một số nơi có cạnh tranh), nhưng tạo ra một quan hệ đồng minh thế mạnh hơn so với phe Việt Quốc và Việt Cách... trước bầu cử. Như vậy xét về tính chất thì Việt Minh ban đầu là một tổ chức liên minh dân tộc chủ nghĩa, khi Đảng Cộng sản Đông Dương "tuyên bố giải tán" thì nó là bình phong để Đảng Cộng sản Đông Dương hoạt động. Chính phủ Liên hiệp Lâm thời tổ chức bầu cử và ra hiến pháp (không có hiệu lực thực tế) nhằm tạo ra một chính phủ hợp pháp mà Việt Minh làm nòng cốt nhằm tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Khác với phe đối lập (có tham gia chính quyền các cấp) tuyên truyền cho dân chủ nhưng bỏ qua dân sinh, phe Việt Minh tuyên truyền cho dân sinh. Nhưng cả hai phe có lập trường chống thực dân Pháp xâm lược Miền Nam. Sau phe Việt Quốc, Việt Cách lập Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam (thân Trung Hoa dân quốc) gồm 3 đảng đã tuyên bố tẩy chay bầu cử, và lại tách ra, do họ cho bầu cử không công bằng. Ở miền Bắc, khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho 20 vạn quân Tưởng về nước, một số thành viên Việt Quốc, Việt Cách rời bỏ chính phủ để phản đối. Sau vụ án Ôn Như Hầu, coi như Việt Minh loại bỏ những "người đối lập", còn một số thành viên Việt Quốc, Việt Cách hợp tác với Việt Minh. Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập, thu hút trí thức ngả về phe tả, tranh thủ Đảng Xã hội Pháp và cánh tả châu Âu, thực chất có lợi cho Việt Minh. Ở miền Nam, hình thành chính quyền liên hiệp một số nơi gồm cả Việt Minh và đồng minh và các nhóm khác bao gồm Trotskyist (nhóm trước có thời gian hợp tác với Đảng Cộng sản nhưng sau đó bị Đảng Cộng sản cho là theo phát xít do phản đối Mặt trận bình dân Pháp), Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam, Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng, Việt Quốc, Đại Việt... Sau này quan hệ giữa Việt Minh với các đảng phái khác (trừ đảng Dân chủ, Xã hội và một số ít người từ các đảng khác) xấu đi. Việt Minh coi tất cả các đảng phái còn lại là phản động, Việt gian còn các đảng phái này liên minh thành lập Quốc gia Việt Nam hay còn gọi là giải pháp Bảo Đại chống lại Việt Minh. Mỹ ủng hộ giải pháp Bảo Đại, nhưng sau Pháp mới đồng ý. Chính phủ Quốc gia Việt Nam tập hợp nhiều phái chống Cộng sản, lỏng lẻo, và về hình thức giống chính phủ Trần Trọng Kim trước đây, không có cả Quốc hội lẫn Hiến pháp... Đạo Cao Đài vẫn ủng hộ cho Cường Để, hay Bảo Đại, trừ một số gia nhập hay liên minh với Việt Minh, có thời gian phối hợp với Pháp, một số sau vào Mặt trận giải phóng. Phật giáo Hòa Hảo truyền thống thân Pháp, và một thời gian Nhật, nhưng chống phát xít kể cả phát xít Pháp, sau thời gian ngắn chống Pháp lại liên kết lỏng lẻo với Pháp, số rất ít theo Việt Minh, cho đến thời Mặt trận giải phóng đa phần trung lập. Vùng Tây Nguyên (tương tự ở Tây Bắc, Mường, Nùng), Pháp tuyên bố cho tự trị (Tây Kỳ tự trị, Thái tự trị, Mường tự trị...) nên đa số ngả theo Pháp, Việt Minh sau phải trở lại tuyên truyền, ở Tây Nguyên có lực lượng ủng hộ khá đông. Về lực lượng vũ trang, ban đầu Việt Minh không nắm được toàn bộ, nhưng cơ bản ngoài Bắc và Trung nắm quân đội quốc gia. Các tổ chức khác có lực lượng vũ trang hay bán vũ trang riêng, có khi sáp nhập hoặc không. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam gọi tắt là Hội Liên Việt thành lập ngày 29/5/1946 trên cơ sở đoàn kết các đảng chống Pháp, bao gồm Việt Minh, các tổ chức "đối lập" với Việt Minh, và Đảng Xã hội... chống mưu đồ Pháp thu hút lực lượng về họ với chiêu bài tự trị. Nhưng sau các phe đối lập với Việt Minh rời bỏ hội, và chỉ còn Việt Minh và các đảng đồng minh, cùng các tổ chức cá nhân có lập trường chống Pháp khác thân với Việt Minh. Tôn chỉ Hội là: đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Mặt trận Liên Việt.. Năm 1951 lúc này Đảng Cộng sản hoạt động công khai thì Việt Minh sáp nhập với Hội Liên Việt thành lập Mặt trận Liên Việt. Khi Đảng đã mạnh, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thì lúc đó Đảng ra hoạt động công khai, và ra tuyên bố mang màu sắc Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Vào thời gian trước về công khai Việt Minh chỉ xem mình là tổ chức dân tộc chủ nghĩa (nhưng các chủ trương về Chủ nghĩa Xã hội vẫn được học tập trong nội bộ hay tuyên truyền trong quần chúng theo cách mạng). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 1955, Đảng Lao động Việt Nam lập Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam từ Mặt trận Liên Việt, khẳng định tổ chức của cả nước nhưng sau khi Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam ra đời thì đó là tổ chức riêng miền bắc. Sau chiến tranh Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, và Mặt trận dân tộc giải phóng hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1977. Từ thời điểm đó đến nay, tại Việt Nam, chỉ tồn tại duy nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. Năm 1968 khi Quân giải phóng (bao gồm cả quân tại chỗ và ở ngoài bắc vào theo định nghĩa của phía Mặt trận) Tổng tiến công Mậu thân thì Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam được Đảng (ngầm) thành lập, mục đích chính tạo một lực lượng đệm, giữa chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận, thu hút chủ yếu dân thành thị hay tầng lớp trên tham gia, nhưng ủng hộ cho phía Mặt trận. Nếu Liên minh giành được thắng lợi sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Miền Nam, mà Liên minh này sẽ liên kết với Mặt trận để tạo đa số. Nhưng sau đó tình hình không thuận lợi, do đó Liên minh với Mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời để tạo một địa vị pháp lý cao hơn cho đàm phán tại Paris. Lực lượng này thu hút nhiều hơn ủng hộ những người hay lo ngại Cộng sản ở Miền Nam chi phối Mặt trận, nhưng lại có lập trường chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
1
null
Bút Không Gian (Space Pen) còn gọi là bút Không trọng lực (Zero Gravity Pen), được kinh doanh bởi Fisher Space Pen Company, là bút bi dùng hộp mực điều áp có khả năng hoạt động trong môi trường không trọng lực, dưới nước, trên giấy ướt hay trơn láng. Bút có thể viết ở mọi góc độ và trong hoạt động trong khoảng nhiệt độ môi trường rất rộng. Bút Không Gian của hãng Fisher được phát minh bởi nhà tư bản công nghiệp kiêm nhà sản xuất bút người Mỹ Paul C. Fisher và được sản xuất tại thành phố Boulder, Nevada, Mỹ. Bằng sáng chế đầu tiên của Paul C. Fisher là cho bút AG7 "anti gravity" năm 1965. Bút từ các nhà sản xuất khác có cùng một số hoặc tất cả các tính năng trên cũng đã xuất hiện trên thị trường. Mô hình. Có hai phong cách nổi bật của loại bút này là: AG7 "Astronaut pen", có dạng dài, mảnh, đầu bi thụt vào trong như bút bi thường, và "Bullet pen", có dạng không rụt đầu bi vào được và ngắn hơn bút bi thường khi đậy nắp nhưng dài như bút thường khi tháo nắp gắn lên đuôi bút để viết. Nhiều mẫu bút của Fisher Space Pen được công bố có thời gian sử dụng trung bình là "trọn đời"; con số chính xác là 30.7 dặm hay 49.40 km. Công nghệ. Bút Không Gian có đầu bi làm từ wolfram carbide siêu cứng và thiết kế vừa khít để chống rò rỉ. Một phao trượt ngăn cách mực và khí nén. Mực viết xúc biến trong ống mực hàn kín là được nén khí được khẳng định viết lâu gấp ba lần bút bi thường. Viết có thể dùng ở độ cao 12,500 foot (3810 m) so với mực nước biển. Mực ra khỏi ống bằng khí nitro nén ở áp suất 35 psi (240 kPa). Nhiệt độ hoạt động được của bút là -25 °C tới 120 °C . Bút có thời hạn sử dụng một thế kỷ. Sử dụng trong không gian. Một nguồn tin phổ biến nhưng không xác thực cho biết, đối diện với vấn đề bút bi không dùng được trong môi trường không trọng lực, NASA chi rất nhiều tiền để phát triển bút dùng trong các chuyến du hành không gian mà kết quả có thể thừa nhận là Bút Không Gian, trong khi đó Liên bang Xô Viết chọn giải pháp vừa dễ vừa rẻ là dùng viết chì. Các phi hành gia Nga dùng viết chì và viết sáp viết trên bảng nhựa đen cho tới khi cũng chấp nhận dùng Bút Không Gian năm 1969 với việc mua 100 đơn vị để dùng cho toàn bộ các nhiệm vụ trong tương lai. Các chương trình của NASA trước đây cũng dùng viết chì (ví dụ như lần đặt hàng viết chì kỹ thuật năm 1965) nhưng vì mối nguy quá lớn của các đầu chì vỡ và bụi chì bay tán loạn trong môi trường không trọng lực làm hỏng các thiết bị điện tử cũng như gỗ làm bút chì quá dễ cháy, họ vẫn cần phương án tốt hơn. NASA chưa bao giờ yêu cầu Paul Fisher chế bút và Fisher cũng không nhận được bất kỳ nguồn tài trợ nào của chính phủ. Ông độc lập chế tạo và vào năm 1965 thì mời NASA dùng thử. Sau nhiều thử nghiệm quy mô lớn, NASA quyết định dùng bút Bút Không Gian trong các nhiệm vụ Apollo trong tương lai. Theo báo cáo năm 1967, NASA mua khoảng 400 bút với giá $6 một cây. Năm 2008, cây bút Apollo 17 của Gene Cernan bán đấu giá được đến 23,900$.
1
null
Nậm He là một phụ lưu tả ngạn của Nậm Lay, một nhánh phụ bên hữu ngạn sông Đà. Nậm He có lưu vực khoảng 300 km² chủ yếu thuộc địa phận các xã Chà Tở, Mường Tùng của huyện Mường Chà, phía bắc tỉnh Điện Biên, Việt Nam . Nậm He dài 12 km, diện tích lưu vực 27 km² "mã sông" là "02 02 63 25 01" . Dòng chảy. Nậm He khởi nguồn từ dãy núi phía đông xã Chà Tở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. Dòng Nậm He chủ yếu chảy theo hường Tây - Đông và nhập và dòng Nậm Lay tạo ra một cánh đồng bằng phẳng, kéo dài chừng 10 km cho tới khi gặp sông Đà chảy ngang qua phía bắc thị xã M­ường Lay (thị xã Lai Châu cũ). Một phần diện tích của cánh đồng này và hầu hết thị trấn Mường Lay cũ nay đã bị ngập sâu trong lòng hồ thủy điện Sơn La (dưới cao độ 215 m). Lượng mưa lớn nhất đo được trong ngày ở khu vực này lên đến gần 250mm đã gây nên những trận lũ lịch sử kinh hoàng vào các năm 1990, 1996 gây thiệt hại lớn cho thị trấn Mường Lay và thị xã Lai Châu cũ. Những sự vật liên quan. Năm 2010, được sự quan tâm của Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc miền núi, đường Mường Tùng- Chà Tở- 56 km đã được xây dựng dọc theo dòng Nậm He, nối thị xã Mường Lay với huyện lỵ Mường Nhé (hoàn thành cuối năm 2014), tạo điều kiện đi lại của bà con trong vùng. Tại hạ lưu, nhà máy thủy điện Nậm He công suất lắp đặt 16 MW với hai tổ máy, khởi công tháng 4 năm 2010, sản lượng điện trung bình năm trên 61 triệu kWh do Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm He làm chủ đầu tư, phát điện vào tháng 6 năm 2014. Đây là công trình thủy điện có công suất lớn thứ ba tại tỉnh Điện Biên sau thủy điện Nậm Mức (42 MW), Trung Thu... Công trình nằm cách ngã ba suối Nậm Lay - Nậm He chừng 1 km về phía thượng lưu. Với đội ngũ kỹ sư điện, điện tử và công nhân lành nghề, nhà máy cũng mở ra một giai đoạn mới để phát triển các ngành công nghiệp, du lịch cho khu vực Mường Lay . Các thông số khác của công trình thủy điện Nậm He: Mai đây, hồ sẽ là một điểm du lịch thú vị của các bạn trẻ và là nơi nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị. Tổ máy phát điện của nhà máy được lắp đặt tại cao độ 247 m. Mực nước dâng bình thường là 373m, mực nước chết là 362m. Cột áp tính toán của tổ máy là 114 m, cột áp lớn nhất 121,45 m, cột áp nhỏ nhất 97 m. Lưu lượng nước qua nhà máy lớn nhất 18,5 m3/s. Hầm dẫn nước dài 3,346 km, đường kính hầm 2,4 m. Tháp điều áp có chiều sâu 80 m, cao trên mặt đất 24 m. Vốn đầu tư xây dựng công trình theo dự toán ban đầu là 446,5 tỷ đồng.
1
null
Cessna T-37 Tweet (Cessna định danh Model 318) là một loại máy bay huấn luyện/cường kích phản lực hai động cơ, được Không quân Hoa Kỳ (USAF) sử dụng làm máy bay huấn luyện sơ cấp. Biến thể A-37 Dragonfly được sử dụng làm máy bay cường kích trong Chiến tranh Việt Nam. Liên kết ngoài. Official website Cessna history
1
null
Northrop T-38 Talon là một loại máy bay huấn luyện phản lực siêu thanh hai động cơ của Hoa Kỳ, một biến thể của F-5 'Tiger'. Đây là chiếc máy bay huấn luyện siêu thanh đầu tiên trên thế giới và tới nay vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều nước trên thế giới. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Máy bay Northrop|T-38]] [[Thể loại:Máy bay quân sự Hoa Kỳ thập niên 1950]] [[Thể loại:Máy bay không người lái Hoa Kỳ 1950–1959]] [[Thể loại:Máy bay huấn luyện]] [[Thể loại:Máy bay không người lái]] [[Thể loại:Máy bay hai động cơ phản lực]] [[Thể loại:Máy bay cánh dưới]]
1
null
Beechcraft Baronlà một loại máy bay động cơ piston hạng nhẹ, do hãng Beech Aircraft Corporation phát triển, hiện nay do hãng Hawker Beechcraft Corporation chế tạo. Baron là một biến thể của Beechcraft Bonanza. Biến thể. Barons có 3 kiểu cơ bản: Baron 55 (thân ngắn), Baron 56 (thân ngắn) và Baron 58 (thân dài), với vài biến thể phụ với mỗi kiểu.
1
null
Bùi Thế Đạt (chữ Hán: 裴世達; 1704 – 1778) là tướng nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài giữa thế kỷ 18 và tham gia chiến dịch Phú Xuân 1774 – 1775 đánh chiếm Thuận Hóa – Quảng Nam, mở đất Đàng Ngoài; ông cũng là người vẽ bản đồ Hoàng Sa thế kỷ 18. Thân thế và sự nghiệp. Bùi Thế Đạt sinh tại làng Tiên Lý, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay là xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong gia đình dòng võ tướng. Sự nghiệp. Dẹp quận Hẻo. Ban đầu ông làm chức cai đội cầm quân. Từ thời Trịnh Doanh lên ngôi, ra tay đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài, Bùi Thế Đạt tham gia nhiều trận đánh, dũng cảm lập nhiều công trạng. Trịnh Doanh phong ông làm lưu thủ Thái Nguyên, tước Đoan Nghiêm hầu. Sau đó ông làm Thống lĩnh Sơn Tây, tham gia đánh dẹp quận Hẻo Nguyễn Danh Phương ở Tam Đảo. Năm 1750, ông theo Trịnh Doanh đánh quận Hẻo, cùng phá được đồn Úc Kỳ và Hương Canh, tiến đánh núi Ngọc Bội. Bùi Thế Đạt theo đường núi Thành Lãnh tiến vào căn cứ quận Hẻo, phất cờ thúc quân cùng tiến. Quân quận Hẻo thua chạy. Bùi Thế Đạt bèn cùng các tướng bàn nhau tiến theo đường Phổ Yên, Đại Từ đón chặn từ đằng sau, lùng bắt được hơn 10 viên tướng, số quân quận Hẻo còn lại bị giết hết không ai sống sót. Khi bàn quân công, Bùi Thế Đạt xếp thứ 2. Dẹp Lê Duy Mật. Sau đó ông trấn thủ Sơn Tây, đánh dẹp được những lực lượng nổi dậy chống triều đình trong vùng và tại vùng núi Tuyên Quang. Do có công lao, ông được gọi về làm Chánh đề Kinh Bắc, sau đó làm Lưu thủ Thanh Hoa. Năm 1765, Bùi Thế Đạt lại đổi làm Đốc suất Nghệ An. Năm 1767, Trịnh Sâm mới lên ngôi chúa định đánh Hoàng Công Chất ở Hưng Hóa thì Lê Duy Mật tại Trấn Ninh mang quân ra quấy rối trước để cứu ứng cho Công Chất. Trịnh Sâm bèn sai Bùi Thế Đạt tuyển quân và chiêu dụ thổ hào trong vùng để gia tăng thế lực và đánh dẹp, đồng thời phong ông làm Đoan quận công. Tháng 6 năm 1767, ông tiến đến Hương Sơn (Hà Tĩnh), nhiều lần đánh bại quân Lê Duy Mật và bắt sống được Côn quận công của địch. Lê Duy Mật bại trận không thể tiếp ứng cho Hưng Hóa, cuối cùng lực lượng Hoàng Công Toản ở Hưng Hóa bị tiêu diệt. Năm 1769, Trịnh Sâm quyết định đánh dẹp Trấn Ninh, bèn triệu ông về kinh. Tháng 7 năm đó ông thống lĩnh đạo binh mã Nghệ An cai quản 60 dinh cơ cùng đạo quân Thanh Hóa của Nguyễn Phan nhất tề tiến vào Trấn Ninh. Tháng 9, quân Trịnh đến phía nam sông Cửa Rào, nhiều lần đánh bại quân địch. Lê Duy Mật cố thủ không ra, quân Trịnh không đánh vào được. Trịnh Sâm thấy chiến sự khó khăn, đường vận lương vất vả, định bàn rút quân về để sang năm sau lại đánh. Bùi Thế Đạt thấy vậy bèn khích lệ các tướng cố sức đánh. Ông hợp binh với Nguyễn Phan đánh gấp. Sang tháng 1 năm 1770, hai đạo quân đánh thẳng vào căn cứ Trình Quang. Quân nổi dậy nhiều người ra hàng. Lê Duy Mật biết thất bại bèn tự thiêu mà chết. Bàn công trận Trấn Ninh, Bùi Thế Đạt được thăng 22 lần công một lúc lên chức Đại tư mã, gia phong hai chữ "công thần", nhưng vẫn trực tiếp làm Đốc trấn Nghệ An để theo dõi tình hình Đàng Trong. Vẽ bản đồ bãi cát vàng (Hoàng Sa). "Giáp Ngọ niên bình Nam đồ", phần thứ 3 trong tập Hồng Đức bản đồ - Bộ bản đồ cổ tập hợp những tư liệu khác nhau được viết ở những mốc thời gian khác nhau về địa lý Việt Nam từ thời Lê Sơ đến đời Gia Long, được xác định là do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt vẽ và dâng lên chúa Trịnh Sâm năm 1774. Nhan đề "Giáp Ngọ niên bình Nam đồ" nghĩa là "Bản đồ đánh dẹp miền Nam năm Giáp Ngọ". Sau nhan đề là dòng chữ: "Đốc suất Đoan Quận công họa tiến" nghĩa là: "Quan Đốc suất Đoan Quận công vẽ và dâng lên". Bộ bản đồ gồm tất cả 15 tấm bản đồ vẽ xứ sở Đàng Trong đi từ Quảng Bình vào tới núi Đá Bia thuộc Phú Yên. Vì thuần túy chỉ phục vụ mục đích quân sự nên nó chưa mô tả đầy đủ cửa biển, bờ biển trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam, nhưng đã cho thông tin khái quát về diện mạo khu vực Đàng Trong vào những năm cuối thể kỷ 18. Đặc biệt, bản đồ có những chi tiết bằng hình ảnh xác định chính quyền (chúa Nguyễn) và người Việt (xứ Đàng Trong) đã khai thác và làm chủ "Bãi cát vàng" (Hoàng Sa), thể hiện ở chỗ trong bộ bản đồ này "Bãi Cát Vàng" được vẽ và chú thích ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi. Bãi cát vàng được vẽ tượng trưng bằng hình những quả núi hình bầu dục, nằm giữa Cù Lao Chàm và Cù Lao Ré ngoài khơi huyện Bình Sơn. "Giáp Ngọ niên bình Nam đồ" là tác phẩm thứ hai xuất hiện danh từ "Bãi Cát Vàng", sau "Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư" của Đỗ Bá Công Đạo. Nam tiến. Năm 1774, nghe tin Đàng Trong có anh em Tây Sơn khởi binh chống chúa Nguyễn khiến chính quyền họ Nguyễn nghiêng ngả, Bùi Thế Đạt bèn báo gấp ra Thăng Long. Trịnh Sâm bèn sai Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam thượng tướng quân giữ chức Thống tướng, Đoan Quận công Bùi Thế Đạt giữ chức Phó tướng, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm giữ chức Tả tướng, thống lĩnh tướng sĩ 33 doanh thủy, bộ các đạo Thanh, Nghệ, vùng đông nam, tổng số gồm ba vạn quân đi đánh Đàng Trong. Quân Trịnh liên tiếp thắng trận. Cuối tháng 12 năm đó (tháng 1 năm 1775), Bùi Thế Đạt và Hoàng Ngũ Phúc tiến vào thành Phú Xuân. Có ý kiến đánh giá "Giáp Ngọ niên bình Nam đồ" là đóng góp quan trọng chỉ rõ đường đi lối lại tại Đàng Trong đã giúp cho quân Trịnh giành toàn thắng trong cuộc nam tiến, lần đầu tiên chiếm trọn kinh đô Phú Xuân, điều mà sau gần 150 năm với 7 lần đại chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh, chúa Trịnh chưa bao giờ làm được. Tháng 2 năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc tiến vào Quảng Nam đuổi theo Nguyễn Phúc Thuần, Bùi Thế Đạt ở lại trấn thủ Phú Xuân, xếp đặt mọi việc. Tháng 10 năm đó, sau khi thu hàng Tây Sơn, Hoàng Ngũ Phúc và nhiều tướng sĩ bị nhiễm bệnh dịch. Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Nghiễm bệnh nặng phải trở về bắc, Bùi Thế Đạt được cử thay làm chỉ huy quân đội tại Thuận Hóa. Trấn thủ Thuận Hóa – đúc tiền Cảnh Hưng Thuận Bảo. Đầu năm 1776, Hoàng Ngũ Phúc qua đời, ông được thăng làm Nam thùy đại tướng quân, kiêm trấn thủ Thuận Hóa, được tùy nghi quyết đoán mọi việc. Theo lệnh của triều đình, Bùi Thế Đạt mở một xưởng đúc tiền lớn tại khu vực bờ sông Hương (phía bắc cầu Trường Tiền ngày nay). Ông cho thu vét các sản vật và vũ khí bằng đồng không dùng như súng, đỉnh, vạc... để đúc tiền "Cảnh Hưng Thuận Bảo". Việc đúc tiền diễn ra từ ngày 22/2 cho tới ngày 30/6 năm Bính Thân (1776). Công trường đúc tiền chỉ mang tính chất dã chiến tạm thời nên đồng tiền "Cảnh Hưng Thuận Bảo" có chất lượng kém hơn so với các loại tiền niên hiệu Cảnh Hưng khác. Công trường đúc tiền chỉ tồn tại 4 tháng nhưng đây là một sự kiện đặc biệt tại mảnh đất Thuận Hóa đương thời và in đậm dấu ấn trong đời sống xã hội nơi này. Mảnh đất có trường đúc tiền mang tên "Trường Tiền" còn tồn tại cho đến ngày nay và tên gọi cầu Trường Tiền, biểu tượng của cố đô Huế, cũng xuất phát từ công trường đúc tiền này của Bùi Thế Đạt. Vì khi đó Bùi Thế Đạt cũng đã 73 tuổi, sức yếu, mà Thuận Hóa xa xôi nên tháng 8 năm 1776, Trịnh Sâm cử Phạm Ngô Cầu vào thay ông trấn thủ Thuận Hóa. Ông được triệu về kinh làm chức Thự phủ sự. Cuối đời. Năm 1778, có quân cướp biển quấy nhiễu, ông lại được lệnh ra trấn thủ Sơn Nam. Khi dẹp yên cướp biển, ông lại được lệnh vào làm Đốc suất Nghệ An. Tới Nghệ An không lâu thì ông qua đời, thọ 75 tuổi, được truy phong làm Đại tư đồ, phong làm phúc thần. Ông cùng với Hoàng Ngũ Phúc và Nguyễn Phan là một trong ba người được ghi tên vào cờ Thái thường ở phủ chúa – một đặc ân rất hiếm có thời Lê Trịnh. Nhận định. Sự nghiệp võ tướng của Đoan Quận công được các sử gia Đại Việt thời Lê Trịnh ghi chép rất đầy đủ và chi tiết trong nhiều bộ chính sử như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục… Trong sự nghiệp cầm quân, ông hầu như chưa bại trận lần nào, trở thành một trong những trụ cột chính của nhà nước Đàng Ngoài. Đến khi ông qua đời, triều Lê Trịnh không còn tướng giỏi và bước vào con đường suy vong rồi sụp đổ. Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau:
1
null
Ilya Romanovich Prigogine (1917-2003) là nhà hóa học người Bỉ gốc Nga và có sự nghiệp phát triển tại Mỹ. Ông đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1977 nhờ có những đóng góp về nhiệt động học các hệ không cân bằng và lý thuyết của cấu trúc. Tác phẩm của ông về lĩnh vực này đã làm tiền đề cho sự nghi ngờ lý thuyết cái chết nóng. Ông còn là đồng tác giả của cuốn sách "Thứ tự bên ngoài sự hỗn loạn" (người còn lại là Isabelle Stengers). Đề tưởng nhớ tới ông, ông được nhà vua Bỉ phong tử tước và tiểu hành tinh 11964 Prigogine đã được đặt theo tên ông.
1
null
Kỳ giông mù Texas (Eurycea rathbuni), là một loài kỳ giông trong họ Plethodontidae có nguồn gốc từ San Marcos, Hays County, Texas. Nó có mang ngoài màu đỏ cho phép hấp thụ oxy từ nước. Chiều dài trưởng thành của kỳ nhông là 13 cm (5). Chế độ ăn uống của nó thay đổi theo những gì chảy vào hang của nó, bao gồm cả tôm mù (Palaemonetes antrorum), ốc, và Amphipoda.. Phân bố và môi trường sống. Trưởng thành và ấu trùng thích nghi tốt với cuộc sống trong dòng suối ngầm trong hang động, và nhiều cá thể có thể sinh sống ở hốc sâu mà không thể tiếp cận để bắt. Mẫu vật đã được phát hiện trong vực sâu với nhiện độ tối thiểu và gần như không đổi 21-22 °C. Mẫu vật đầu tiên của loài này được thu thập vào năm 1895 từ một công trường mới ở 58 m dưới mặt nước. Chú thích. Loài kỳ nhông mù có tuổi thọ lên đến 100 tuổi Do không có thiên địch nên chúng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất đến mức một lần săn mồi đủ để tồn tại trong vòng 1 thập kỷ Trung bình chúng sẽ tìm bạn tình sau khoảng 12,5 năm Chúng thường đứng im và không di chuyển cho đến khi muốn ăn hoặc tìm bạn giao phối.
1
null
Hải ly châu Âu hoặc Hải ly Á Âu (danh pháp khoa học: Castor fiber) là một loài hải ly thuộc bộ Gặm nhấm. Loài này được Linné mô tả vào năm 1758 và đã từng phân bố phổ biến ở lục địa Á-Âu. Tuy vậy, ngày nay chúng đã bị săn bắt đến mức gần tuyệt chủng vì bộ lông rất có giá trị của chúng. Năm 1900, chỉ còn 1.200 con thuộc loài này sống sót tại tám khu vực ở châu Âu và châu Á. Nhờ được đưa về những vùng sinh sống truyền thống mà bây giờ loài xuất hiện từ Vương quốc Anh đến Trung Quốc và Mông Cổ mặc dù không hiện diện tại Ý, Bồ Đào Nha và phía nam khu vực Balkan.
1
null
Georg Wittig (1897-1987) là nhà hóa học người Đức. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1979 cùng với Herbert C. Brown vì đã phát triển các hợp chất của bo và phosphor trong tổng hợp hữu cơ. Ngoài ra, ông cùng với Ulrich Schöllkopf, người mà chính ông hương dẫn làm luận án tiến sĩ, phát hiện ra phản ứng Wittig vào năm 1956. Tiểu sử. Wittig sinh ra ở Berlin, Đức. Sau một thời gian sinh sống ở Đức, ông cùng gia đình chuyển tới Kassel, tại đây cha ông trở thành giáo sư tại một trường trung học. Wittig bắt đầu học ở Kassel và nghiên cứu hóa học tại Đại học Tübingen năm 1916. Sau đó, ông trở thành một trung úy của đoàn kỵ binh Hesse-Kassel (hay Hesse-Cassel). Sau khi trở thành một tù binh của chiến tranh Anh từ năm 1918 đến năm 1919, Wittig cảm thấy rất khó để bắt đầu nghiên cứu lại về hóa học do tình trạng quá tải ở các trường đại học. Ông đã có một lời đề nghị trực tiếp đến Karl von Auwers, là giáo sư hóa học hữu cơ tại Đại học Marburg vào thời điểm đó, ông đã có thể tiếp tục nghiên cứu tại trường đại học và sau 3 năm ông được trao bằng tiến sĩ hóa học vô cơ. Karl von Auwers đã thuyết phục Wittig bắt đầu sự nghiệp học thuật. Ông trở thành bạn thân của Karl Ziegler, người đã làm việc với Auwers trong thời gian đó. Người kế nhiệm Karl von Auwers, Hans Meerwein, đã chấp nhận Wittig làm giảng viên, một phần vì ông đã ấn tượng bởi cuốn sách 400 trang về kỹ thuật lập thể mà Wittig đã viết. Năm 1931 Wittig kết hôn với Waltraud Ernst, một đồng nghiệp của nhóm làm việc với Auwers. Lời mời của Karl Fries đưa ông làm giáo sư cho TU Braunschweig năm 1932. Thời gian ở Braunschweig trở nên ngày càng nan giải hơn khi nước Đức quốc xã cố gắng loại bỏ Karl Fries và Wittig. Sau khi nghỉ hưu Fries, năm 1937, Hermann Staudinger đã đề nghị Wittig làm việc tại Đại học Freiburg, một phần bởi vì ông biết Wittig trong cuốn sách về hóa học lập thể. Năm 1944, ông trở thành giám đốc bộ phận hóa học hữu cơ Wilhelm Schlenk tại Đại học Tübingen. Hầu hết các nghiên cứu khoa học của ông, bao gồm cả sự phát triển của phản ứng Wittig, đã được thực hiện trong thời gian này ở Tübingen. Việc bổ nhiệm Wittig với độ tuổi sáu mươi là người đứng đầu bộ phận hoá học hữu cơ tại Đại học Heidelberg vào năm 1956 với tư cách là người kế nhiệm Karl Freudenberg đã trởt thành một sự kiện rất đặc biệt. Ông làm việc tại Đại học Heidelberg ngay cả sau khi nghỉ hưu vào năm 1967 và xuất bản các giấy tờ cho đến năm 1980. Phần lớn các giải thưởng của ông đã được trao tặng trong thời gian này tại Heidelberg, như bằng tiến sĩ danh dự của Sorbonne năm 1956 và giải Nobel Hóa học năm 1979.
1
null
Đại tá nam tước là một sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản, vận động viên giành huy chương vàng Olympic tại Thế vận hội Los Angeles 1932 bộ môn biểu diễn cưỡi ngựa nhảy rào. Ông là sĩ quan chỉ huy một đơn vị xe tăng trong trận Iwo Jima và đã tử trận trong lúc phòng thủ hòn đảo. Thân thế và tuổi trẻ. Nishi sinh ra tại quận Azabu của Tokyo. Ông là người con trai ngoài giá thú thứ ba của Nishi Tokujirō, một "danshaku" (nam tước trong hệ thống phong tước "kazoku"). Mẹ của ông không phải là vợ của Tokujirō và bà đã bị buộc phải ra khỏi nhà không lâu sau khi sinh con. Cha của ông đã nắm giữ nhiều vị trí cao tại Bộ Ngoại giao và Xu mật viện Đế quốc, nắm đến chức Đại sứ tại nhà Thanh (Trung Quốc) thời phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Năm 1912 khi lên 10, Takeichi thừa kế tước hiệu nam tước sau cái chết của cha mình. Tháng 9 năm 1917, ông vào trường thiếu sinh quân Hiroshima, một trường dự bị quân sự theo mô hình của Phổ, và năm 1920 thì theo học Học viện thiếu sinh trung ương Tokyo. Một trong những bạn cùng lớp của ông là Tsuji Masanobu, từng là sinh viên đứng đầu học viện Nagoya. Tháng 4 năm 1920, ông bắt đầu học tại Trường Sĩ quan Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Ngay khi đang học giữa chừng, ông được biên chế vào Trung đoàn Kỵ binh số 1 đóng tại Setagaya, Tokyo. Năm 1924, ông tốt nghiệp học viện, xếp thứ 13 trong số 19 sinh viên trong lớp ông, và nhận quân hàm thiếu úy tháng 10 năm đó. Ông tiếp tục ở trung đoàn Kỵ binh số 1 sau khi tốt nghiệp trường Kỵ binh Lục quân. Ông lên hàm trung úy tháng 10 năm 1927.
1
null
Henry Taube (1915-2005) là nhà hóa học người Mỹ. Ông là chủ nhân của Giải Nobel Hóa học năm 1983 nhờ công trình giải thích phản ứng hóa học trong mọi vật, từ quang hợp ở thực vật cho tới pin và các tế bào nhiên liệu. Tiểu sử. Henry Taube sinh ra ở Neudorf, Saskatchewan, vào ngày 30 tháng 11 năm 1915. Cha mẹ ông là những nông dân người Đức, họ trốn thoát khỏi Ukraina vào năm 1911 để đến Canada. Họ định cư ban đầu ở Winnipeg, Manitoba, nơi cha ông làm lao động phổ thông. Bốn năm sau, họ chuyển đến Neudorf, nơi cha ông làm nghề nông. Henry nhớ rằng gia đình đã sống trong một túp lều cho thuê khi ông mới sinh ra. Cuối cùng, gia đình đã có thể thuê một trang trại gần Grenfell, Saskatchewan, nơi Henry đã trải qua thời thơ ấu của mình. Ngôn ngữ đầu tiên mà Henry được học là tiếng Đức, và ông được giáo dục lần đầu tiên tại một ngôi trường một phòng. Vào năm 13 tuổi, Henry được gửi đến trường Cao đẳng Luther ở Regina để học trung học. Ban đầu ông muốn trở thành một bộ trưởng, nhưng sau khi học được những lời dạy của Darwin khi 15 tuổi, ông nhận thấy rằng mình phải thay đổi. Ông thực sự quan tâm đến văn học Anh, nhưng thật không may, ông đã mất sự hỗ trợ tài chính từ gia đình trong năm thứ hai ở Đại học Luther vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929. Tuy nhiên, ông vẫn có thể ở lại Luther, vì giáo viên hóa học của ông đã thuyết phục nhà trường bổ nhiệm ông làm người trợ giúp trong phòng thí nghiệm. Taube được đào tạo tại trường đại học Saskatchewan (lấy được bằng cử nhân khoa học tự nhiên vào năm 1935 và thạc sĩ khoa học tự nhiên vào năm 1937) và đồng thời học tại Đại học California tại Berkeley (nhận bằng tiến sĩ năm 1940). Sau đó ông giảng dạy tại trường Đại học Cornell từ năm 1941 đến năm 1946 và Đại học Chicago (1946 - 1961) trước khi làm giảng viên của trường Đại học Stanford vào năm 1962. Ông được phong là giáo sư danh dự vào năm 1986 và năm 1942, ông trở thành công dân Hoa Kỳ. Sự nghiệp. Ngoài công việc đại học của mình, ông còn là cố vấn tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Catalytica Associates Inc., ở Mountain View, California. Phản ứng oxi hóa-khử. Taube dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về phản ứng Oxy hóa khử, trong đó các Electron được chuyển giao trong phản ứng hóa học. Collman giải thích: “Các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong các Quá trình sinh học, chẳng hạn như hô hấp, cũng như trong các quá trình Bào thai. "Henry đã phát triển chi tiết về cách các phản ứng này xảy ra, và trong quá trình đó, ông đã tìm ra một phát minh mới liên quan đến các Kim loại chuyển tiếp, chẳng hạn như Rutheni. Ông ấy thực sự là bậc thầy về phản ứng oxy hóa khử." Danh hiệu và giải thưởng. Giải thưởng Nobel Hóa học. Giải Nobel Hóa học 1983 được trao cho Henry Taube vì công trình nghiên cứu cơ chế của các phản ứng chuyển Electron, đặc biệt là trong các phức chất kim loại.
1
null