text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Thử thách cùng bước nhảy: So You Think You Can Dance là cuộc thi tìm kiếm tài năng nhảy múa, là phiên bản Việt Nam của So You Think You Can Dance. Chương trình do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đông Tây Promotion, GroupM, Endemol Shine Group và Dick Clark Productions phối hợp sản xuất, được phát sóng vào lúc 21:00 tối thứ 7 hàng tuần từ ngày 15/9/2012 đến hết ngày 21/1/2017. Chí Anh từ Bước nhảy hoàn vũ và Tuyết Minh là hai giám khảo chính. Các giám khảo khách mời bao gồm Ngô Thanh Vân, John Huy Trần, Trần Ly Ly, rapper Việt Max, Lê Hoàng, MC Thanh Bạch... Quán quân chung cuộc sẽ nhận 400 triệu đồng và được chọn một trong nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Chương trình đã giành giải Mai Vàng cho "Chương trình truyền hình được yêu thích nhất", quán quân Lâm Vinh Hải giành giải Best Dancer trong lễ trao giải Best People Award . Chương trình cũng được đánh giá là chương trình đáng xem nhất năm 2012.
Một mùa có 23 tập, với thể lệ (format) tương tự như phiên bản tại Mỹ, và hiện đã thực hiện 5 mùa.
Tham dự quốc tế.
Nhóm Urban Clown (Việt Nam) đạt giải ba trong giải đấu Astro Battle Ground 2016 tại Malaysia. Đây là giải đấu hiphop quy mô hàng đầu châu Á quy tụ nhiều đội mạnh bao gồm Philippines, Nhật Bản, Đài Loan (hay còn gọi là Đài Bắc Trung Hoa), Hồng Kông... Trong đó có các thành viên đều là thí sinh Thử thách cùng bước nhảy gồm Sơn Lâm, Hoàng Minh, Mạnh Quyền, Minh Thiện, Ngọc Tân, Anh Mỹ, Hữu Phước, Nguyễn Vũ Minh Tuấn. Đội nhảy Việt Nam thể hiện điệu nhạc Bánh trôi nước của Hoàng Thùy Linh. | 1 | null |
Nước táo là một loại đồ uống hình thành do ép trái táo tây. Từ 1,5 kg táo tây có thể vắt được một lít nước táo. Bên Đức ngoài nước táo tinh chất (Apfelsaft hay A-Saft) người ta còn hay uống nước táo pha với nước suối (Apfelschorle). Vào năm 2011 trung bình tại Đức mỗi người uống 8,0 lít nước táo nguyên chất và 9,4 lít nước táo pha với nước suối.
Nước táo đục tự nhiên (naturtrüb) và nước táo trong (klar).
Sau khi ép táo thì nước táo luôn luôn đục, bởi vì có lẫn thịt quả. Dùng phương pháp ly tâm và lọc thì sẽ được nước táo trong. Cả hai loại, trong và đục, đều được dùng phương pháp thanh trùng pasteur để có thể giữ được lâu, bằng cách đun nước táo lên khoảng 85 °C trong một thời gian ngắn, để giết chết các vi sinh vật cũng như để ngăn ngừa cho nước khỏi lên men. Bởi vì nước táo đục tự nhiên không được lọc cho nên còn có nhiều phần của thịt quả; nó thì nặng hơn nước, cho nên mỗi khi uống nên lắc chai, hay hộp chứa.
Khi thí nghiệm với chuột người ta nhận thấy là chuột được cho uống nước táo bị 50% ít bướu hơn là nhóm không uống. Nước táo đục tự nhiên có hiệu quả hơn là nước táo trong. Có lẽ là trong nước táo đục nhờ có nhiều chất Procyanidine. Ngoài ra nước táo đục uống có vị hơn và cảm thấy tự nhiên hơn.
Nước táo từ nước ép cô đặc.
Nước táo trong thường được chế biến từ nước táo cô đặc. Nước táo cô đặc được chế ra bằng cách cho nước bay hơi và tách ra các chất chứa vị và mùi. Nhờ vậy trọng lượng của nước táo giảm xuống chỉ còn khoảng 1/6, do đó việc lưu trữ và chuyên chở tiện lợi hơn. Khi chế nước táo trong thì người ta lại thêm chất có mùi vị và nước lọc vào. Việc chế biến nước táo trong bằng nước táo cô đặc còn có lợi là, khi trộn các loại nước táo (ngọt/chua) khác nhau. Người ta có thể giữ một mùi vị nhất định. Nếu không tùy theo loại táo, hay vùng trồng trọt sẽ tạo ra các mùi vị khác nhau. Phương pháp làm bay hơi nước và làm loãng trở lại nhờ những máy móc tân tiến không làm ảnh hưởng tới mùi vị và lượng vitamin.
Thức uống từ nước táo.
Nước táo còn được dùng để chế rượu táo (Apfelwein hay Cidre), và dấm táo (Apfelessig); ngoài ra còn được dùng để chế rượu mạnh chả hạng như Calvados hay rượu mạnh có pha hương vị của táo như Apfelkorn..
Sản xuất nước táo và kinh tế tuần hoàn.
Ở Đức táo dùng để chế biến nước táo, được sử dụng 100%. Khoảng 75% là nước táo, 25% còn lại là vỏ và hột. Phân nửa số còn lại này được dùng để chế tạo Apfelpektin, một chất được dùng trong công nghệ thực phẩm, hoặc công nghệ dược. Phân nửa còn lại được dùng để chế tạo đồ ăn cho súc vật, hay chế tạo năng lượng. Như vậy việc dùng táo để chế biến nước táo là một thí dụ tốt cho một nền kinh tế tuần hoàn tân tiến. | 1 | null |
Nho khô hay mứt nho, mứt nho khô là những quả nho được sấy khô để làm mứt ăn vặt thường ngày hoặc trong ngày Tết, nho khô cũng có thể cất trữ lâu dài. Mứt nho rất hấp dẫn trẻ con vì ngon và ngọt. Đây là một loại thực phẩm khá thông dụng ở các nước Anh, Cộng hòa Ireland, New Zealand, Úc, Canada và Việt Nam. Ở Việt Nam, vùng sản xuất nho khô nổi tiếng nhất với nhiều sản lượng là vùng Ninh Thuận với những vườn nho và sản lượng nho lớn và là thương hiệu đặc sản.
Nho khô là món ăn có giá trị từ lâu và được ghi nhận trong lịch sử. Người thời cổ xem nho khô như quà tặng của thượng đế nên dùng món này làm vật trang sức, thậm chí khắc hình nho khô trên vách đá hang động. Theo truyền thuyết ở Trung Đông, từ hàng ngàn năm trước công nguyên, người Do Thái đã dùng nho khô để nộp thuế.
Công dụng.
Nho khô là thực phẩm rất có giá trị về nhiều mặt và có nhiều công dụng tốt, cụ thể là:
Giá trị dinh dưỡng.
Về giá trị dinh dưỡng thì nho khô là món ăn hữu ích cho sức khỏe vì rất ít chất béo nhưng lại sinh nhiều năng lượng, dễ bảo quản, nhờ đó là món ăn bỏ túi cho người lao động nặng nhọc. Nho khô rất hấp dẫn trẻ con vì ngon vì ngọt Nho khô còn là nguồn giàu chất sắt. Người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh được khuyến cáo chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì phụ thuộc vào thịt, gan để dẫn đến trục trặc với mỡ máu
Việc tiêu thụ các sản phẩm từ nho cũng giúp có được thói quen ăn uống tốt hơn, một kết quả phân tích cho thấy, những người tiêu thụ nho tươi, nho khô hay nước ép nho nguyên chất có những dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin A, C, calci, magnesi và kali nhiều hơn những người không tiêu thụ các sản phẩm từ nho. Mặt khác, những người dùng nho cũng tiêu thụ ít calorie, ăn ít chất béo, ngọt và dùng ít thức uống có cồn hơn nhóm đối chứng.
Tim mạch, huyết áp.
Nho khô thuộc nhóm thực phẩm thích hợp cho người bị bệnh mạch vành. Nho là món ăn vặt như thuốc cho người bị cao huyết áp, nhờ tác dụng vừa lợi tiểu vừa bổ sung khoáng tố kalium, huyết áp của người hay dùng nho khô ổn định hơn nhóm không dùng nho. Những người từ độ tuổi 40 trở lên nên thường ăn nho khô để ổn định huyết áp. Đặc biệt, nho khô được phát hiện có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim, nho khô có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim, góp phần cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và hữu ích trong nỗ lực giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.
Chống sâu răng.
Nho khô có thể giúp loại bỏ các mẩu thực phẩm kẹt trong răng vì trong nó có 5 chất có trong nho khô có khả năng kháng vi khuẩn gây sâu răng, nhiệt miệng và bệnh nướu là oleanolic acid, oleanolic aldehyde, betulin, betulinic acid và 5-(hydroxy methyl)-2-furfural. Đáng kể nhất là chất oleanolic acid, với khả năng hãm đà tăng trưởng của một loại vi khuẩn có thể gây sâu răng và một loại vi khuẩn khác gây bệnh nướu. Đồng thời có thể ngăn chặn các vi khuẩn bám trên bề mặt, vì thế hạn chế sự hình thành bựa răng.
Trị táo bón.
Nho khô chứa nhiều chất xơ nên là món ăn công hiệu cho người bị táo bón và bệnh trĩ. Cũng nhờ tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên nho khô gián tiếp hạ cholesterol. Nho khô có thể chữa táo bón cho trẻ em bằng phương pháp bỏ một vài quả nho khô vào một cốc nước lọc và để qua đêm chờ nho nở ra thì lấy nho, ép lấy nước cốt khoảng vai ba muỗng cà phê nước cốt. Cho trẻ uống tốt nhất vào buổi sáng để đi tiêu dễ dàng. Đây là biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho bé táo bón kể cả những trường hợp bị táo bón mãn tính.
Khuyến cáo.
Có quan niệm của nhiều người cho rằng, nho khô có thể gây sâu răng do nó chứa nhiều đường và hay dính chặt vào răng. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng khi sử dụng các loại mứt nho không nguồn gốc, đặc biệt là xuất xứ từ Trung Quốc. | 1 | null |
Bánh mì ngũ cốc nguyên cám là loại bánh mì nâu được chế biến từ nguyên liệu tổng hợp của các loại ngũ cốc trong đó yêu cầu chung là loại ngũ cốc nguyên cám do đó, bề ngoài của bánh mì ngũ cốc có màu nâu sậm. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh và là loại bánh mì đặc biệt bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhất là đối với phụ nữ mang thai và có khuyến cáo việc chọn loại bánh mì ngũ cốc thay cho bánh mì trắng trong thực đơn bữa ăn hàng ngày.
Giá trị.
Bánh mì ngũ cốc được làm từ ngũ cốc nguyên nên là một nguồn cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng trong đó có carbohydrates trong bánh mì cung cấp một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể, chiếm 45 đến 65% lượng calo hàng ngày, ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa lượng ngũ cốc hàng ngày. bánh mì ngũ cốc cũng chứa phytoestrogen và khoáng chất thiết yếu, bao gồm magiê, selen, đồng và mangan có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tiểu đường (type 2) và bệnh tim.
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ giúp cơ thể có cảm giác no lâu nên có thể kiểm soát sự thèm ăn và quản lý lượng calo, chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol đồng thời giảm táo bón và viêm ruột thừa nguyên nhân là bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám và ngũ cốc chứa rất nhiều chất xơ, giúp bạn giảm cân khiến cảm thấy no lâu hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa
Bánh mì ngũ cốc chứa nhiều vitamin B giúp chống một số bệnh như tê phù đồng thời bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và các loại ngũ cốc sẽ bổ sung axit folic, sắt, chất xơ hơn cho mẹ bầu so với bánh mì trắng, các chất dinh dưỡng này sẽ giúp bé tránh khỏi dị tật ống thần kinh. | 1 | null |
Nhạc đại chúng hay nhạc bình dân, nhạc quần chúng, hay ở Việt Nam và một số nước đồng nhất với nhạc nhẹ, là bất kỳ thể loại nhạc nào "có sức hút rộng khắp" và thường được phân phối đến lượng khán giả lớn thông qua ngành công nghiệp âm nhạc. Nó trái ngược với cả nhạc nghệ thuật và nhạc dân gian, những thể loại nhạc mà thường được phổ biến thông qua học tập, hay hình thức truyền miệng hướng tới lượng khán giả nhỏ hơn, mang tính địa phương. Mặc dù nhạc đại chúng hay nhạc nhẹ đôi khi được hiểu như là "nhạc pop" nhưng hai thuật ngữ này không thể hoán đổi cho nhau được. Nhạc đại chúng là một thuật ngữ chung về âm nhạc của mọi lứa tuổi hướng tới những thị hiếu phổ thông, đại chúng, trong khi nhạc pop thường chỉ đến một thể loại âm nhạc cụ thể. Nhạc pop là một phần của nhạc đại chúng, nhạc đương đại.
Nhạc đại chúng là một trong 3 dòng nhạc phổ biến trên thế giới, nó nằm giữa nhạc dân gian (thường có tính giới hạn địa phương và bình dân nhất) và nhạc cổ điển (có tính hàn lâm) nhưng có tính phổ quát nhất trên toàn cầu. Thường các tác phẩm nhạc đại chúng được hiểu là nhạc sáng tác theo các trào lưu sau nhạc cổ điển, nhưng có thể có sự pha trộn với nhạc cổ điển và nhạc dân gian - cổ truyền. | 1 | null |
Pudding là một loại thức ăn có thể là món tráng miệng hoặc món mặn (mặn hoặc cay) là một phần của bữa ăn chính.
Định nghĩa.
Cách sử dụng từ pudding của người Mỹ hiện đại để biểu thị chủ yếu là món tráng miệng đã phát triển theo thời gian từ cách sử dụng gần như độc quyền ban đầu của thuật ngữ này để mô tả các món mặn, cụ thể là những món được tạo ra bằng quy trình tương tự như được sử dụng cho xúc xích, trong đó thịt và các thành phần khác trong hầu hết ở thể lỏng được nhồi vào và sau đó hấp hoặc luộc chính để tạo thành kết cấu bên trong. Black pudding (loại dồi lợn của châu Âu) và haggis tồn tại từ truyền thống này.
Theo "Từ điển Webster" của Mỹ, thực tế có ba thứ có thể được gọi là Pudding:
Cuốn "Oxford Food Encyclopedia" của Anh rất thú vị khi thêm một chú thích đặc biệt trong đoạn pudding: "Pudding ở Hoa Kỳ hầu như chỉ đề cập đến các món tráng miệng làm bằng bột ngô và sữa."
Tại Vương quốc Anh và một số quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung, từ bánh pudding vẫn được dùng để chỉ các món ngọt và mặn. Tuy nhiên, trừ khi đủ tiêu chuẩn, thuật ngữ trong cách sử dụng hàng ngày thường biểu thị một món tráng miệng; ở Vương quốc Anh, bánh pudding được sử dụng như một từ đồng nghĩa với một món tráng miệng.
Pudding ngọt là món tráng miệng giàu tinh bột hoặc sữa khá đồng nhất như pudding gạo, chế biến bằng phương pháp hấp cách thủy như bánh pudding xốp có hoặc không có thêm các thành phần như trái cây khô như trong bánh pút-đinh Giáng sinh. Các món mặn bao gồm bánh pudding Yorkshire, bánh pudding đen, pudding mỡ thận và bánh pudding bít tết và thận.
Ở Hoa Kỳ và Canada, " pudding " đặc trưng biểu thị một món tráng miệng làm từ sữa ngọt có độ đặc tương tự như món kem trứng sữa, trứng sữa ăn liền hoặc mousse, thường được sản xuất thương mại bằng cách sử dụng bột bắp, gelatin hoặc chất tạo collagen tương tự như dòng sản phẩm của thương hiệu Jell ‑ O.
Ở các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung, những chiếc bánh pudding này được gọi là sữa trứng (hoặc sữa đông) nếu chúng được làm đặc bằng trứng, là blancmange nếu làm đặc tinh bột và như thạch nếu là gelatin. Pudding cũng có thể đề cập đến các món ăn khác như bread pudding (pudding bánh mì) và pudding bánh gạo, mặc dù những tên gọi này có thể bắt nguồn từ những món ăn ở Anh.
Lịch sử.
Ở Vương quốc Anh và một số quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung, từ pudding có thể được sử dụng để mô tả cả món ngọt và món mặn. Tuy nhiên, trừ khi đủ tiêu chuẩn, thuật ngữ trong cách sử dụng hàng ngày thường biểu thị một món tráng miệng; ở Vương quốc Anh, bánh pudding được sử dụng như một từ đồng nghĩa với một món tráng miệng.
Bánh pudding mặn.
Cách sử dụng hiện đại của từ " pudding " để chỉ các món tráng miệng chủ yếu đã phát triển theo thời gian từ việc sử dụng gần như độc quyền của thuật ngữ này để mô tả các món ăn mặn, đặc biệt là những loại được tạo ra bằng quy trình tương tự như xúc xích trong đó thịt và các thành phần khác ở dạng lỏng được bao bọc và sau đó hấp hoặc luộc để tạo thành phần bên trong. Những ví dụ nổi tiếng nhất vẫn còn tồn tại là bánh pudding đen, là món yêu thích của Vua Henry VIII, và haggis. Các món mặn khác bao gồm pudding mỡ thận và bánh pudding bít tết và thận. Bánh pudding luộc hoặc hấp là món ăn chính phổ biến trên các tàu của Hải quân Hoàng gia trong thế kỷ 18 và 19; bánh pudding được sử dụng làm món ăn chính trong đó khẩu phần bột mì và mỡ thận bò mỗi ngày được sử dụng.
Bánh pudding tráng miệng.
Pudding tráng miệng của Khối thịnh vượng chung là món tráng miệng làm từ sữa hoặc tinh bột phong phú, khá đồng nhất như bánh pudding gạo hoặc hỗn hợp bánh hấp như pudding xốp (có hoặc không có thêm các thành phần như trái cây khô như trong bánh pudding Giáng sinh). | 1 | null |
Ferdinand von Quast (18 tháng 10 năm 1850 tại Radensleben – 27 tháng 3 năm 1939 tại Potsdam) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã từng tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh và giữ chức Tư lệnh Tập đoàn quân số 6 từ năm 1917 cho đến năm 1919. Là một chỉ huy tài năng, ông gần như là đánh tan quân Anh trong Chiến dịch tấn công Lys năm 1918.
Tiểu sử.
Ferdinand sinh ra trong một gia đình quý tộc cổ Anhalt. Ông sinh vào tháng 10 năm 1850 tại điền trang Radensleben, là con trai của Chuyên viên bảo quản Nhà nước Phổ Ferdinand von Quast ở Neuruppin.
Vào 19 tháng 7 năm 1870, ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 2 Hoàng đế Franz, và cùng với trung đoàn này tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong thời gian chiến tranh, ông đã được phong quân hàm Thiếu úy (12 tháng 1 năm 1871) và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1879, ông được thăng cấp Trung úy. Đến ngày 8 tháng 3 năm 1887, ông được lên quân hàm Đại úy và được bổ nhiệm làm Đại đội trưởng trong trung đoàn của ông, sau đó ông được phong chức sĩ quan tham mưu (Thiếu tá) và Tiểu đoàn trưởng trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 vào ngày 1 tháng 9 năm 1894. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1901, ông được phong cấp hàm Thượng tá và được đổi vào Bộ Tham mưu của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander vào ngày 16 tháng 2. Vào ngày 18 tháng 4 năm 1903, ông được ủy nhiệm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 2 Hoàng đế Franz, đồng thời được lên cấp hàm Đại tá. Tiếp theo đó, ông được phong cấp Thiếu tướng vào ngày 21 tháng 5 năm 1905, rồi được bổ nhiệm làm Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 39 tại Hannover. Sang năm sau, ông được lãnh chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 ở Berlin vào ngày 21 tháng 3 năm 1908, sau đó ông được giao quyền chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 tại Potsdam vào ngày 13 tháng 10. Tiếp theo đó, vào ngày 27 tháng 1 năm 1910, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh tạm quyền của Sư đoàn số 36 trong một thời gian ngắn tại Danzig. Sau đó, vào ngày 10 tháng 9 năm 1910, ông được lên quân hàm Trung tướng, rồi được phong chức Tư lệnh của Sư đoàn số 6 tại Brandenburg an der Havel vào ngày 22 tháng 9. Kể từ ngày 1 cho đến ngày 21 tháng 3 năm 1913, Quast là Chỉ huy tạm quyền của Quân đoàn IX tại Altona, trước khi ông chính thức được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh quân đoàn.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Quân đoàn IX dưới quyền vị tướng táo bạo Quast là một phần thuộc biên chế Tập đoàn quân số 1. Sau "trận Tirlemont" vào tháng 8 năm 1914, ông được phong cấp bậc Thượng tướng Bộ binh vào ngày 19 tháng 8. Vào năm 1916, ông được đổi sang mặt trận Somme ở phía Nam Péronne. Tại đây, ông chỉ huy một cụm quân thuộc Tập đoàn quân số 2 và đã tổ chức phòng ngự trong Chiến dịch Somme. Do những thành tích của ông trong chiến dịch đẫm máu này, ông đã được Đức hoàng Wilhelm II phong tặng Huân chương Quân công cao quý của Phổ vào ngày 11 tháng 8 năm 1916. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1917, ông được bổ nhiệm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn Vệ binh, Bộ Tổng chỉ huy của quân đoàn đóng tại Reims. VAò ngày 9 tháng 9 năm 1917, ông được Đức hoàng phong làm Tư lệnh Tập đoàn quân số 6.
Ông được biết đến nhiều nhất về cuộc tiến công do Tập đoàn quân số 6 dẫn đầu trên sông Lys trong Chiến dịch Georgette vào đầu tháng 4 năm 1918, một thất bại buộc Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Anh Douglas Haig phải ban bố mệnh lệnh "Dựa lưng vào tường" ("Backs to the Wall") trứ danh của ông ta vào ngày 11 tháng 4. Đợt tấn công này được mở màn bằng một cuộc pháo kích ngắn, ác liệt và có hiệu quả rất cao do Đại tá Georg Bruchmuller thực hiện trên một mặt trận kéo dài 16 km từ Bethune tới Armentières. Trọng tâm của đợt tiến công nhằm vào hai sư đoàn Bồ Đào Nha thuộc Tập đoàn quân số 1 của Anh. Tập đoàn quân số 6 đã đập tan tuyến phòng thủ của quân Bồ Đào Nha, buộc đơn vị Bồ Đào Nha phải cuống cuồng tháo chạy, và tiến được 5,6 km về phía sông Lys. Quân Đức cũng bọc sườn quân Đồng minh tại Armentières, khiến cho đối phương phải rời khỏi đây. Tuy nhiên, bên sườn quân Bồ Đào Nha, quân Đức vấp phải cuộc kháng cự quyết liệt và bền bỉ của Sư đoàn số 55 của Anh dưới quyền tướng Hugh Jeudwine, cứu vãn chiến tuyến của quân Anh khỏi sự đổ vỡ hoàn toàn. Vào ngày 10 tháng 4 năm 1918, Quast được tặng thưởng Bó sồi đính kèm Huân chương Quân công của ông. Mặc dù cận kề thắng lợi trong Chiến dịch Georgette, tình hình cho Quast thấy rằng quân Đức không còn có thể thọc sâu đến các cảng quan trọng ở eo biển Anh, do Quân đội Đức bắt đầu rút lui vào tháng 8 năm 1918. Tháng 11 năm đó, Tập đoàn quân số 6 rút về tuyến phòng ngự Hermann.
Sau chiến tranh.
Sau khi cuộc chiến kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của Đức và Bộ Chỉ huy Tối cao giải tán, Quast rời khỏi chức vụ chỉ huy của mình vào ngày 27 tháng 12 năm 1918 và được chuyển vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizieren von der Armee"). Vào ngày 18 tháng 1 năm 1919, ông được ủy nhiệm làm Tư lệnh "Bộ Chỉ huy Quân sự Tối cao" (A.O.K) "Biên giới phía Bắc" tại Königsberg, sau này là tại Bartenstein. Sau khi Hòa ước Versailles được ký kết, ông đệ đơn xin từ chức và điều này được chấp thuận vào ngày 7 tháng 7 năm 1919. Ông từ trần vào tháng 3 năm 1939 tại Potsdam. | 1 | null |
Bê hay bò con là tên gọi chỉ về một con bò còn non hoặc sắp trưởng thành với đặc điểm là không có sừng. Về cơ bản, thuật ngữ bê và bò tơ đều chỉ những con bò non chưa trưởng thành hoặc thuần thục trong sinh sản. Tuy vậy có thể phân biệt tương đối theo đó, bò tơ là bò ở giai đoạn khoảng 5 tháng rưỡi, trọng lượng 50–60 kg con, nó là những con bò đang ở lứa tuổi vừa mới lớn chứ chưa trưởng thành, có thịt mềm, ngon, đậm vị và thơm, thịt bò đạt được độ ngon và thơm ngọt trong khi bê thì khoảng nhỏ hơn chỉ khoảng 40 kg, thịt bê bở và không ngọt bằng bò tơ. Bò tơ là giống bò non, mỗi con chỉ khoảng 30 – 40 kg, thịt mềm và thơm, thịt bò tơ lúc mới lột da nhìn trắng như thịt heo, khi ăn rất mềm, thơm mùi sữa và bổ, khác hẳn với thịt bò đực già 2 năm tuổi, ăn rất dai và không thơm.
Ra đời.
Thông thường mỗi một con bò một lần sinh chỉ sinh được một con bê trong một lứa và trọng lượng bê tùy vào giống bò nhưng một con bê khi sinh khoảng 10kg, tuy nhiên cũng có trường hợp hiếm gặp được ghi nhận tại Thanh Hóa, Việt Nam khi con bò mẹ của gia đình ở lứa đầu tiên đã đẻ liền ba con (sinh ba) trong đó con bê thứ ba đã chết vì ngạt thở.
Ngoài ra, trên thế giới cũng ghi nhận những hiện tượng bê con quái thai khi chào đời do sự phân chia trứng không đều trong quá trình bò mẹ bắt đầu mang thai, từng có chú bê vừa mới chào đời ở New Zealand với thân hình dị dạng gồm 2 thân, 4 tai và 8 chân, chú bê chết ít lâu sau khi chào đời, tại Thụy Sĩ cũng có một chú bê sinh ra với 6 chân, và một chú bê với 2 đầu cũng đã chào đời ở bang Georgia, Mỹ và hai đầu của con bê có thể hoạt động và ăn uống bình thường. Cũng được ghi nhận một số dị tật bẩm sinh ở nghé, chẳng hạn bất thường khi di chuyển
Ngoài tự nhiên, khi mới sinh thì bê con rất dễ gặp nguy hiểm do các loài thú ăn thịt rình rập bắt. Bê con mới chào đời rất yếu ớt, sức đề kháng kém. Hành động gần như đầu tiên của bê con là tập tễnh đúng dậy và tìm bầu vú của bò mẹ. Sữa đầu (sữa non) có chứa nhiều dưỡng chất dễ tiêu hóa, nhuận tràng, nhiều vitamin A và nhất là hàm lượng kháng thể cao, giúp chống lại nhiều loại bệnh tật khi bê mới chào đời. Bê con bú sữa vào ngày thứ tư, thứ năm khoảng 5 lít/ngày và được giữ cho đến khoảng 4 tuần tuổi. Sau đó lượng sữa cho bú sẽ giảm dần và kết thúc khoảng tuần thứ 10 trong khi nó sẽ ăn cỏ sẽ tăng dần lên và thay thế hoàn toàn.
Chăm sóc.
Chăm sóc bê sơ sinh là công việc rất phức tạp, để bê con có thể mạnh khỏe phát triển ngay từ khi mới sinh ra thì phải thực hiện nhiều thao tác. Lúc sinh thì sức đề kháng của bê con lúc chào đời vẫn còn yếu do đó chuồng trại ẩm ướt, dơ bẩn dễ làm bê con cảm lạnh và mắc nhiều chứng bệnh do đó phải vệ sinh chuồng trại để giúp bê có môi trường sống tốt nhất. Cuống rốn bê sau khi sinh dễ dàng bị vi trùng xâm nhập vào cơ thể bê con và gây bệnh do đó cần vệ sinh ngay. Bê con phải được bú sữa đầu tuy nhiên cần lưu ý là không cho bê bú quá nhiều sữa dẫn đên rối loạn tiêu hóa.
Một công đoạn quan trọng khác là việc tách bê con khỏi mẹ, sau khi sinh, bê con cần tách khỏi mẹ ngay bê con không bú sữa mẹ trực tiếp sẽ dễ tập bú bình hoặc uống sữa trong xô, việc tách bê nhằm mục đích cho bò mẹ dễ hòa nhập trở lại đàn và sinh sản trở lại (đối với bò giống, bò thịt) và để bò mẹ vẫn có thể cho sữa mà không cần có phản xạ thúc vú của bê con (đối với bò sữa). Ở Ấn Độ có trường hợp phụ nữ cho một con bê mồ côi bú sữa sau khi mẹ nó qua đời lúc nó mới được 3 ngày tuổi do Người Hindu coi bò là một động vật linh thiêng cho nên bà này nghĩ rằng Thần thánh sẽ hài lòng khi bà chăm sóc bê. Một trường hợp khác, Sabrina Boing Boing, người mẫu và DJ nghiệp dư ở Brazil vén áo lên để cho một con bê bú sữa trong bầu ngực căng tròn của mình ngay bên vệ đường.
Sau khi tách bê thì cần thực hiện việc cai sữa bê con để tập cho bê ăn thức ăn thô sớm sẽ kích thích dạ cỏ phát triển, sẵn sàng cho việc tiêu hóa cỏ xanh và nhai lại sau này, sau đó sẽ thực hiện việc trui sừng là cách để sừng bê không mọc được để bê không đánh nhau có thể gây thương tích và cơ thể bê không tốn năng lượng để nuôi sừng.
Đặc sản.
Bê hay bò tơ là một đặc sản trong đó thịt bê ngon ở Việt Nam được biết nhiều là bê thui Cầu Mống và bò tơ Củ Chi, trong đó đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam. nhu cầu mua bò tơ (bê non) tăng lên đột biến, khiến con bò lên giá mạnh. Ở huyện Củ Chi, nông dân bắt đầu nuôi bò vàng, bò thịt từ cách đây vài chục năm, đa phần nuôi theo kiểu truyền thống, tức là bò cái thì để làm giống, sinh sản, bò đực nuôi từ 1,5- 2 năm thì bán thịt, lợi nhuận cũng không đáng kể, người nuôi lấy công làm lãi. Nay, người ta biết đến bò Củ Chi nhiều hơn thông qua món ăn đặc sản Bò tơ Củ Chi.
Ban đầu, nó mới chỉ nhen nhóm ở quanh khu vực thị trấn và các xã lân cận, với số lượng cũng hạn hẹp. Nhưng tới nay, nó đã có mặt tại nhiều địa điểm ăn uống lớn ở Sài Gòn. Giá bò tơ (bê non) vốn chỉ từ 7–8 triệu đồng/con đã tăng lên 12- 13 triệu đồng/con. Nhiều nông dân nuôi bò thịt tại địa bàn cũng quan tâm và chăm chút hơn cho những chú bê mới sinh. Bò tơ tương đối dễ nuôi, ít bệnh, mà giá lại cao. Anh nắm rất chắc kỹ thuật nuôi bò thịt. Bê con khi mới sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới 3 - 4 tháng đầu tiên, bê ăn cỏ, uống nước cám, chăn dắt thường xuyên mỗi chiều. Vào cuối tháng thứ 5 cho tới tháng 6 thì bê con có thể bán lấy thịt. Lúc này giá vào khoảng 200 ngàn đ/kg, bê con khoảng 60 – 70 kg thịt, được từ 12 – 14 triệu đồng/con
Miếng thịt bò mềm, ngọt, thơm đượm mùi sữa kết hợp cùng vị thanh mát của rau, dẻo dai của bánh tráng, đậm đà của mắm nêm làm nên đặc sản bò tơ Củ Chi. Thịt bò non bình thường đã rất thơm ngon nhưng bò tơ nuôi ở Củ Chi còn có hương vị đặc trưng làm cho món ăn ngon hơn. Các món ăn chế biến từ thịt bò tơ cũng dễ ăn và tùy thuộc vào khí hậu thời tiết mà chủ quán chế biến cho phù hợp. Khác với thịt bò ở các vùng khác, thịt bò tơ Củ Chi mới có độ mềm, ngọt tự nhiên, thoảng mùi thơm của sữa mà không cần qua các khâu chế biến phức tạp nào.
Người có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận biết thịt bò tơ ngon nhờ nhìn bằng mắt và lấy tay sờ. Thịt bò tơ mềm khác hoàn toàn với bò đực 1,5-2 năm tuổi. Lớp da của bò tơ rất mỏng, chừng 0,2-0,5 cm, trong khi bò đực thì phải dày đến cả đốt ngón tay. Sau nhiều công đoạn như xác định chất lượng, độ tươi, mềm, thịt đem về được thui vàng, cạo lớp da ngoài và để vào ngăn lạnh để chờ chế biến. Từ đây, thịt bò có thể được biến tấu thành hàng trăm món ăn khác nhau để phục vụ thực khách.
Trong văn hóa.
Trong văn hóa, có một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến gia súc còn non như: | 1 | null |
Cottus là một chi cá chủ yếu là cá nước ngọt trong họ Cá bống biển (Cottidae). Chúng có nguồn gốc từ vùng sinh thái Palearctic (Cổ Bắc Cực) và Nearctic (Tân Bắc Cực). Phần lớn các loài cá trong chi này là những loài cá nhỏ, ít khi chiều dài cơ thể vượt quá 15 cm, mặc dù một vài loài có thể dài gấp đôi kích thước này.
Các loài.
Hiện tại người ta ghi nhận có 68 loài nằm trong chi này:
Phân loại học.
Chi "Cottus" như định nghĩa này là đa ngành trong mối tương quan với nhánh Baikal gồm các chi "Cyphocottus", "Abyssocottus", "Cottinella", "Asprocottus", "Limnocottus", "Batrachocottus", "Comephorus", "Procottus", "Cottocomephorus", "Leocottus", "Paracottus". Vì thế, để đảm bảo tính đơn ngành thì chi "Cottus" tốt nhất nên chia ra thành các chi như "Cephalocottus", "Cottopsis", "Cottus" "s. s." và "Uranidea", còn họ Cottidae theo nghĩa mới thì gộp cả Abyssocottidae, Comephoridae và Cottocomephoridae | 1 | null |
Lưu Đạo Liên (chữ Hán: 刘道鄰, 368 - 21 tháng 7, 422), tức Trường Sa Cảnh vương (长沙景王), là một vị tướng lĩnh nhà Đông Tấn và tông thất nhà Lưu Tống, em trai của Tống Võ Đế, vua đầu tiên của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Cha của Lưu Đạo Liên là Lưu Kiều, cháu đời thứ 20 của Sở vương Lưu Giao, người em của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ là Tiêu Văn Thọ. Thời niên thiếu, Lưu Đạo Liên được phong làm Quốc tử học sinh. Những năm anh ông chưa nắm quyền trong triều thì Lưu Đạo Liên vẫn ở nhà hầu hạ mẹ. Đến năm 405, sau khi Lưu Dụ bình định được loạn Hoàn Huyền và trở thành người thao túng triều chính, Lưu Đạo Liên được tiến cử lên làm Viên ngoại tán kị thị lang, sau thăng lên làm Kiến Uy tướng quân, Nam Bành Thành nội sử.
Năm 405, Bắc Ngụy cử Dự châu thứ sử Tác Đô Chân và Đại tướng quân Hộc Tư Lan tiến công Từ châu của nhà Tấn, sau đó tiến về Bành Thành. Tướng quân Dương Mục ở Bành Thành sai sứ đến xin Lưu Đạo Liên cử quân cứu viện. Quân của Lưu Đạo Liên tiến vào Bành Thành, buộc quân Ngụy thối lui. Nhân đó ông lại dẫn quân đánh quân nổi dậy của Lưu Cai, giết chết Lưu Cai và thái thú Tôn Toàn (vốn tư thông với Lưu Cai từ trước), lập được chiến công lớn. Về sau, Lưu Đạo Liên được thăng lên chức Long tương tướng quân, thái thú Đường Ấp.
Năm 406, Lưu Đạo Liên lại được phong đến chức Trì tiết, giám chinh Thục chư quân sự và được tiến tước Tân Hưng huyện hầu. Sang năm 408, Lưu Đạo Liên được phong làm Thứ sử Tịnh châu và thái thú Nghĩa Xương. Lúc bấy giờ quân Tiên Ti ở phía bắc đưa quân đánh phá Bắc Ngụy. Lưu Đạo Liên dâng biểu lên triều đình xin đến trấn thủ Bành Thành để phòng chống quân Tiên Ti. Triều đình nhà Tấn bèn phong ông làm Chinh Lỗ tướng quân, đốc Hoài Bắc quân quận sự, Bắc Đông Hải thái thú. Sau đó ông dẫn quân đánh bại được quân Tiên Ti, nên được phong thêm thực ấp 500 hộ ở huyện Tân Du.
Năm 409, Lưu Đạo Liên theo phò tá anh trai Lưu Dụ bắc phạt, tiến đánh thành Quảng Cố thuộc nước Nam Yên. Ông bắt sống được vua Nam Yên là Mộ Dung Siêu. Nhờ có công trạng to lớn, Lưu Đạo Liên được thăng làm Trì tiết, Tả tướng quân. Sang năm 411, ông bị đổi làm Bắc Từ châu thứ sử, trấn thủ ở Bành Thành.
Năm 412, Lưu Dụ đưa quân công đánh Lưu Nghị, nên lại đổi Lưu Đạo Liên làm Đô Đốc hai châu Thanh và Cổn, Tấn Lăng Kinh khẩu Hoài Nam chư quận quân sự, thứ sử hai châu Thanh, Duyện, trì tiết, tướng quân. Sang năm 413, ông được thăng từ tước hầu lên làm Cánh Lăng huyện công, thực ấp 1000 hộ. Sang năm 414, ông được thăng làm Trung quân tướng quân, Tán kị thường thị. Đến năm 415, ông được thăng đến chức đô đốc của bảy châu là Kinh, Trần, Trữ, Tương, Ích, Lương, Ung và Khai phủ Nghi Đồng Tam ti. Năm 419, Lưu Đạo Liên được vào triều nhận chức Thượng thư lệnh và Tư không.
Năm 420, Lưu Dụ cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Lưu Tống. Lưu Đạo Liên do là em trai của hoàng đế nên được phong tước vị Trường Sa vương vào ngày 13 tháng 7 cùng năm. Đồng thời, ông cũng được phong chức thái úy trong triều đình. Có một lần thái hậu (mẹ của Lưu Đạo Liên) bảo Tống Vũ đế cho ông đến trấn thủ Dương châu, là một vùng đất quan trọng như Vũ Đế không đồng ý.
Ngày 21 tháng 7 năm 422, Lưu Đạo Liên bị bệnh qua đời, thọ 55 tuổi, được truy tôn là Trường Sa Cảnh vương, truy tặng làm Thái phó, trì tiết, Thị trung và Đô đốc và được an táng theo lễ của thái tể nhà Tấn là An Bình vương Tư Mã Phu trước đây.
Đánh giá.
Tống thư và Nam sử đều ghi nhận rằng Lưu Đạo Liên là một kẻ tham lam tiền của, thường cướp lấy tiền bạc trong phủ khố. Vì thế mỗi lần chuyển sang địa phương mới thì phủ khố của địa phương cũ đều bị hắn ta vơ vét hết. | 1 | null |
Oxozon, cũng được gọi là "tetraoxy" là một đơn chất có công thức hóa học O4. Hợp chất này tồn tại dưới dạng chất rắn màu xanh da trời và là một dạng thù hình mới được phát hiện của oxy. Oxozon lần đầu tiên được dự đoán bởi Gilbert N. Lewis, người đã đề xuất nó nhằm giải thích cho sự sai sót của oxy lỏng tuân theo định luật Curie. Các máy tính mô phỏng chỉ ra rằng mặc dù không có phân tử O4 ổn định trong oxy lỏng, các phân tử O2 có khuynh hướng liên kết theo cặp với spin song song, tạo thành các đơn vị O4 với mật độ nhỏ.Vào năm 1999, các nhà nghiên cứu cho rằng oxy rắn tồn tại trong pha của nó (ở áp suất trên 10 GPa) là O4. Tuy nhiên, vào năm 2006, chất này được nghiên cứu bằng tinh thể học tia X, cho thấy chất ổn định này được gọi là "ε-oxy" hoặc "oxy đỏ", nhưng thực tế chất này là O8. Tuy nhiên, oxozon tích điện dương đã được phát hiện là một loại hóa chất có thời gian tồn tại ngắn trong các thí nghiệm khối phổ..
Điều chế.
Oxozon được điều chế bằng cách nén oxy dưới áp suất khoảng 20 GPa.
Tính chất vật lý.
Oxozon tồn tại dưới dạng chất rắn màu xanh da trời.
Tính chất hóa học.
Oxozon có tính oxy hóa mạnh hơn oxy và ozon. Một bằng chứng cho thấy oxozon có tính oxy hóa mạnh hơn oxy và ozon là oxozon oxy hóa bạc nhanh hơn so với ozon.
Phổ sóng hấp thụ.
Các dải sóng hấp thụ của phân tử O4 ở 360, 477 và 577 nm thường được sử dụng để đảo ngược aerosol trong quang phổ hấp thụ quang học khí quyển. Sự phân bố của O2, và cả O4, từ đó cũng có thể truy xuất các cấu hình sol khí mà sau đó có thể được sử dụng lại trong các mô hình truyền bức xạ để mô tả các đường sáng.. | 1 | null |
Viktor Ernst Louis Karl Moritz von Loßberg (18 tháng 1 năm 1835 tại Kassel – 24 tháng 5 năm 1903 cũng tại Kassel) là một sĩ quan của quân đội Tuyển hầu quốc Hessen và của quân đội Phổ sau khi Phổ sáp nhập Hessen vào năm 1866. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), và được thăng đến cấp Thiếu tướng vào năm 1889.
Tiểu sử.
Thân thế.
Viktor sinh vào tháng 1 năm 1835, là con trai của Trung tướng và Sư đoàn trưởng Tuyển hầu quốc Hessen Bernhard von Loßberg (29 tháng 1 năm 1802 tại Rotenburg an der Fulda – 29 tháng 8 năm 1869 tại Kassel) với người vợ của ông này là Cordelia, nhũ danh Freiin von Haynau ("Nữ Bá tước von Haynau", 24 tháng 1 năm 1812 tại Kassel – 25 tháng 6 năm 1886 tại Kassel).
Sự nghiệp quân sự.
Thời trẻ, Loßberg đi học Trung học Chính quy ("Gymnasium"), sau đó ông học trường thiếu sinh quân ở quê nhà của mình. Vào ngày 6 tháng 6 năm 1853, ông gia nhập Trung đoàn Bộ binh Cận vệ của quân đội Tuyển hầu quốc Hessen. Không lâu sau khi nhập ngũ, Loßberg đã được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 11 tháng 9 năm 1853 và, với cấp bậc này, ông được đổi vào Trung đoàn Bộ binh số 2 vào ngày 12 tháng 10 năm 1854. Trong đơn vị này, ông giữ chức vụ sĩ quan phụ tá của Tiểu đoàn II kể từ ngày 8 tháng 8 năm 1859 cho đến ngày 15 tháng 11 năm 1863, sau đó ông được lên cấp hàm Trung úy và được thăng chức sĩ quan phụ tá trung đoàn. Vào năm 1866, sau khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ bùng nổ, ông tham gia chiến dịch chống Phổ, nhưng không tham chiến trong một cuộc giao tranh nào.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt và nước Phổ thắng trận sáp nhập Tuyển hầu quốc Hesse, ông được chuyển vào Trung đoàn Bộ binh số 82 mới thành lập của quân đội Phổ. Bốn năm sau, vào ngày 8 tháng 5 năm 1869, Loßberg được thăng hàm Đại úy và đồng thời được bổ nhiệm một chức Đại đội trưởng. Trên cương vị này, ông đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), chiến đấu cùng với trung đoàn của mình trong các trận đánh quyết liệt tại Wissembourg, Wœrth, Sedan và Pfalzburg, cũng như trong cuộc vây hãm Paris. Được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II, ông trở về đồn binh của mình sau khi cuộc chiến kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của Đức.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 1874, ông được đổi vào Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 38 "Thống chế Bá tước Moltke" và tại đây ông được phong cấp hàm Thiếu tá vào năm 1875. Tiếp theo đó, Loßberg là sĩ quan tham mưu trong Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 2 từ ngày 19 tháng 3 năm 1878 cho đến ngày 10 tháng 10 năm 1879, rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng của Tiểu đoàn I. Sau đó, ông được lên quân hàm Thượng tá vào ngày 13 tháng 9 năm 1882, và cho đến năm 1885 là thành viên của Ủy ban Phụ trách Bộ Chiến tranh về việc tham khảo các mẫu quân phục và khí giới bộ binh được cho ra mắt trong một cuộc thi.
Năm sau (1886), Loßberg được bổ nhiệm làm Chỉ huy tạm quyền của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 vào ngày 11 tháng 2, sau đó ông được phong chức Trung đoàn trưởng đồng thời được lên cấp hàm Đại tá vào ngày 18 tháng 9 năm 1886. Vào ngày 19 tháng 9 năm 1888, ông được tặng thưởng Huân chương Vương miện hạng II vì những cống hiến của ông đối với quân đội Phổ. Mười năm sau, ông được phong chức à la suite của trung đoàn này và được lãnh tạm quyền chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 36. Tiếp sau đó, vào ngày 15 tháng 10 năm 1889, ông được thăng cấp Thiếu tướng đồng thời được ủy nhiệm làm Lữ đoàn trưởng. Để tưởng thưởng sự phục vụ lâu năm của ông, vào ngày 19 tháng 9 năm 1890, Đức hoàng Wilhelm II đã ban tặng cho ông Huân chương Đại bàng Đỏ hạng II đính kèm Bó sồi.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1890, Loßberg được xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu. Đến tháng 5 năm 1903, ông từ trần ở quê hương Kassel của mình.
Gia quyến.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 1865, tại Hanau, Loßberg đã thành hôn với Melly Toussaint (3 tháng 10 năm 1836 tại Hanau – 10 tháng 10 năm 1926 tại Kassel). Cặp đôi này có ba người con trai: | 1 | null |
Thịt bê là loại thịt bò được lấy từ con bê hay bò tơ. Thịt bê có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, thịt loại có thớ nhỏ sẽ mềm, thớ to và được chế biến thành nhiều món ăn ngon đặc biệt là món bê thui ở Việt Nam. Trên thế giới, thịt bê đã được một thành phần quan trọng trong ẩm thực Ý và ẩm thực Pháp từ thời cổ đại.
Các loại thịt bê thường là dưới hình thức cốt lết. Ngoài việc cung cấp thịt, xương của bê được sử dụng để làm nước sốt và súp, ngoài ra bộ phận có giá trị nhất là gan bê, thận và tủy xương, ngoài ra các bộ phận khác như óc, lưỡi, giò cũng có giá trị. Ở Việt Nam, thông thường miếng thịt bê thường được bán có cả da nên nhiều người gọi món này là bò da xào lá lốt (bởi thịt bò khi mổ thịt người ta phải lột da).
Các món.
Ở Việt Nam, thịt bê được chế biến thành nhiều món ăn ngon như bê hấp, gỏi bê, bê nhúng mẻ, cháo bê, bê thui xào hoa tiêu, bê luộc chấm tương gừng và trong các món xào, nướng, nấu canh với thịt bê, thì món xào với lá lốt được cho là ngon và hấp dẫn nhất, Để món bê xào lá lốt được thơm, ngon và mềm thịt phải ướp thịt thật lâu. Ở Mộc Châu Ngoài ra còn có món bê quay. Bê ở đây là bê sữa đực, mới sinh, thịt bê được quay bằng bơ cũng có nguồn gốc từ đây. Món bê quay ở đây mềm vì là thịt bê non, và có vị rất đặc trưng.
Bò tơ Củ Chi.
Những con bê khoảng 5 tháng tuổi được gọi là bò tơ và bò tơ đặc sản vùng Củ Chi, những quán đặc sản bò tơ như quán Xuân Đào, Hồng Đào trên quốc lộ 22, hướng từ Củ Chi về lại Thành phố Hồ Chí Minh. Thịt bò ở đây được tuyển chọn rất kỹ lưỡng từ những con bò tơ đủ độ tuổi nhất định, lúc đó thịt bò mềm, tươi và ngon. Miếng bò ở đây được lấy từ khúc thịt ngon nhất, sau đó cắt thành những khoanh tròn không quá mỏng, bằng một nửa bàn tay, rồi luộc lên. Khi chín thịt rất chắc, thơm và ngọt. Thịt bò được cắt thành miếng vuông nhỏ, ướp gia vị đậm đà, dùng xiên que xâu vào xen kẽ với hành tây, đem nướng lên tỏa mùi thơm.
Bò tơ phổ biến nhất là món bò luộc, được cuộn lại cùng rau rừng bằng bánh tráng, thịt bò tơ được chế biến thành rất nhiều món khác nhau, tăng thêm sự lựa chọn khi thực khách muốn đổi món như bò nhúng hèm, bò nướng vỉ, chả đùm bò, lòng bò hấp gừng, bờ tơ nướng lụi còn có món bò tơ kho xả ăn với cơm cháy và món bò tơ nướng mọi và bò tơ kho sả nguyên liệu với đầy đủ thịt và gân bò, ăn chung với cơm cháy.
Bò tơ nướng mọi tức là chỉ có thịt bò tơ tươi nướng cùng lửa trên bếp than hồng chứ không qua bất cứ công đoạn chế biến nào khác, khoảng 500gr thịt bò tươi sẽ được mang ra với dạng nguyên khối và vừa ăn, vừa xẻ thịt, vừa nướng ngoài ra còn bò tơ nướng mè với những chỗ thịt ngon như đùi, thăn rồi thái đều từng miếng mỏng vừa ăn ướp với ít hạt nêm, tiêu, dầu, hành tỏi băm và hạt mè và món cháo dựng bò trong cháo có gân bò, móng bò nấu với đậu phộng, đậu xanh, đậu trắng, khoai, củ mì, khi cháo sôi thả rau má, mồng tơi, cải to, ăn ngọt và mát.
Bê thui Cầu Mống.
Thịt bê ngon nhất đặc biệt là các món bê thui trong đó ở vùng Quảng Nam, có món đặc sản bê thui ở Cầu Mống thuộc Điện Phương, Điện Bàn đây là món ăn nổi tiếng được bày bán tại các quán dọc Quốc lộ 1 từ thập niên 60 của thế kỷ XX. Sau gần 50 năm ra đời lần đầu tiên món đặc sản này đã được đưa vào Sài Gòn. Bê thui Cầu Mống được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận đạt kỷ lục quốc gia về món ngon Việt Nam, vào năm 2013, một dĩa bê thui lớn nhất Việt Nam được trình làng tại Festival di sản Quảng Nam lần V năm 2013
Thịt bê Cầu Mống còn hơi tái và được thui chín, da mềm cuốn với rau sống gồm cải con, xà lách, rau răm, húng lủi, dấp cá, khế, chuối chát, đu đủ và cọng giá dài và nhỏ. Món ăn này ngon bởi sử dụng bê cân nặng không quá 30 kg, ăn kèm với các món rau sống đặc sản Quảng Nam, bí quyết thui bê để thịt vừa chín tới. Những con bê nặng chừng 40–60 kg được nuôi dưỡng cẩn thận bằng cỏ vùng đồng bằng là cốt lõi của nguyên liệu bê thui. Sau khi xẻ thịt, lấy lòng, con bê được khâu lại với một số loại lá cây khử mùi rồi mang lên lò lửa than hồng thui nhẹ. Suốt thời gian khoảng 4 giờ đồng hồ, người đứng thui phải túc trực để xoay đảo cho bê chín đều. Sau đó, bê được mang lên bàn xẻ thành từng tảng lớn treo vào tủ kính. Khi khách vào, người đầu bếp chỉ việc lấy tảng bê xắt từng lát mỏng xếp vào đĩa đẹp mắt rồi mang ra. | 1 | null |
là một Ryokan (nhà trọ truyền thống của Nhật Bản) nằm tại khu vực suối nước nóng Awazu ở Komatsu, Ishikawa, Nhật Bản. Thành lập năm 717, đây từng được Sách kỷ lục Guinness coi là khách sạn cổ nhất trên thế giới còn hoạt động liên tục. Năm 2011, danh hiệu này được trao cho một nhà trọ khác ở Nhật Bản là Nisiyama Onsen Keiunkan ở Yamanashi. Hoshin Ryokan được duy nhất một gia đình quản lý qua suốt 46 thế hệ. | 1 | null |
Atta colombica là một trong 41 loài kiến sén lá. Loài này là một phần của tông Attini.
Mô tả.
Kiến thợ của loài này là màu nâu, và hoàn toàn mờ, không có điểm sáng.
Phân bố.
Loài này dao động từ Guatemala đến Colombia, và cũng có thể được tìm thấy ở Costa Rica. | 1 | null |
Hans Küng (sinh ngày 19 tháng 3 năm 1928 – mất 6 tháng 4 năm 2021) là một linh mục và giáo sư thần học Công giáo người Thụy Sĩ. Năm 1962 ông được bổ nhiệm là cố vấn thần học cho công đồng Vaticanô II. Từ năm 1995 cho tới tháng 3 năm 2013, ông là Chủ tịch của quỹ từ thiện Đạo đức Toàn cầu ("Stiftung Weltethos"). Küng tự xem mình là "một linh mục Công giáo với quan niệm tốt", nhưng Tòa thánh Vatican đã tước quyền dạy thần học Công giáo của ông. Năm 1979, ông phải rời bỏ khoa dạy về lý thuyết Công giáo, nhưng vẫn tiếp tục giảng dạy thần học Đại kết tại Đại học Tübingen và trở thành giáo sư danh dự từ năm 1986. Mặc dù Küng bị cấm dạy thần học Công giáo, Tòa thánh vẫn không tước bỏ vị trí trong giáo hội của ông.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Quá trình học lấy tiến sĩ.
Hans Küng sinh ra tại thành phố Sursee thuộc bang Lucrene của Thụy Sĩ. Ông là con trai của một người thợ giày. Từ năm 1935 đến 1948 ông theo học các trường tiểu và trung học ở Sursee and Lucerne, tốt nghiệp trung học vào năm 1948 tại. Từ năm 1948 đến 1951 ông học triết học và từ năm 1951 đến 1955 học thần học tại Đại học Giáo hoàng Grêgôriô ở Roma. Ông đặt nhiều sự chú ý và ham thích vào các tiết học nói về sự cứu rỗi dành cho những người không theo đạo Thiên Chúa và những người lạc đạo. Trong thời gian du học ở Roma Küng tham dự các buổi học ở chủng viện "Pontificium Collegium Germanicum et Hungaricum de Urbe" vào mỗi buổi sáng, trước bữa điểm tâm, và thực hành nửa giờ chiêm nghiệm về giáo lý trong lễ ban thánh thể, chuẩn bị bởi các "Betrachtungspuncta" vào đêm trước đó. Ngoài ra, trong mỗi năm Küng cũng dành ra từ 3-8 ngày thực hành hoạt động chiêm nghiệm về nội dung của Thánh kinh và Kitô giáo trong yên lặng, một hoạt động mà Giáo hội gọi là "Exercitia spiritualia".
Trong quá trình tu học, Küng lần lần tiếp cận với các phương thức cầu nguyện mức độ cao hơn. Ông tỏ ra háo hức trong việc tu tập các phương thức này và đặt mục tiêu đạt được mức độ "cầu nguyện một mình". Küng thực hiện được phương thức này vài lần "với sự hiện hữu tràn đầy của Thiên Chúa và sự dư thỏa niềm vui nội tâm". Điều đó cần thiết cho việc thực hiện các hình thức cầu nguyện mức độ cao nhưng Küng thừa nhận là ông gặp nhiều khó khăn trong việc này.
Năm 1954, Hans Küng thụ phong chức linh mục của giáo khu Basel tại Thụy Sĩ. Ông bỏ nhiều năm nghiên cứu bộ sách "Tín điều Kitô giáo" ("Kirchlichen Dogmatik") do Karl Barths biên soạn. Sau khi hoàn thành chứng chỉ về triết học và thần học ở Rôma, từ năm 1955 đến 1957 Küng theo học tại Đại học Sorbonne và Học viện Công giáo Paris ("Institut Catholique de Paris - ICP"). Tại ICP ông hoàn thành luận án tiến sĩ mang tên "Công chính hóa. Học thuyết của Karl Barths và một suy niệm của Công giáo" ("Rechtfertigung. Die Lehre Karl Barths und eine katholische Besinnung"). Trong luận án này, Küng cố gắng hóa giải sự khác biệt giữa các tín hữu Tin Lành và Công giáo về vấn đề Chúa xá tội và công chính hóa cho người sa ngã. Về sau ông cũng là một trong những người soạn thảo Tuyên ngôn chung và Học thuyết Công chính hóa ban hành năm 1999. Sau khi hoàn tất khóa học tại Paris, Küng tiếp tục theo học ở Amsterdam, Berlin, Madrid and Luân Đôn. Sau khi tốt nghiệp, ông lại vùi đầu vào nghiên cứu triết học của Georg Wilhelm Friedrich Hegel. | 1 | null |
Đại hội Thể thao Trẻ châu Á lần 2 được tổ chức tại Nam Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ 16 đến 24 tháng 8 năm 2013.
Linh vật.
Linh vật chính thức được tiết lộ ở Nam Kinh vào ngày 31 tháng 10 năm 2012. Tên linh vật được gọi là Yuan Yuan, dựa trên hình ảnh của "Eosimias sinensis", một loài linh trưởng được tìm thấy ở Trung Quốc. | 1 | null |
Corylopsis alnifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Hamamelidaceae. Loài này được Augustin Abel Hector Léveillé miêu tả khoa học đầu tiên năm 1912 dưới danh pháp "Berchemia alnifolia". Năm 1913 Camillo Karl Schneider chuyển nó sang chi "Corylopsis".
Phân bố.
Loài này được tìm thấy tại khu vực miền núi gần Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. | 1 | null |
Mèo Thomas "Tom" là một nhân vật hư cấu, một trong hai nhân vật chính trong loạt phim hoạt hình "Tom và Jerry" của Metro-Goldwyn-Mayer. Được sáng tạo bởi William Hanna và Joseph Barbera, Tom là một con mèo nhà lông ngắn, xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình ngắn "Puss Gets the Boot" vào năm 1940. Ban đầu Tom có tên là "Jasper" nhưng từ khi xuất hiện trong "The Midnight Snack", nó được biết đến với tên gọi "Tom" hoặc "Thomas".
Lịch sử.
Phim hoạt hình "Tom và Jerry".
Tên tiếng Anh "Tom Cat" của mèo Tom bắt nguồn từ "tomcat", từ tiếng Anh dùng để chỉ mèo đực. Mèo Tom rất hiếm khi nói chuyện, một số ngoại lệ bao gồm tập "League of Cats" của "Tom & Jerry Tales" hay "". Tom liên tục săn đuổi chuột Jerry, chẳng hạn bằng cách đặt bẫy, nhưng chúng thường phản tác dụng và gây hại cho chính Tom thay vì Jerry. Tuy nhiên Tom hiếm khi tìm cách ăn thịt Jerry mà chỉ cố gắng hành hạ hoặc ganh đua với nó. Trong một số trường hợp, Tom và Jerry cư xử hòa thuận với nhau.
Tom đã thay đổi đáng kể từ lần đầu tiên xuất hiện. Chẳng hạn như ban đầu Tom đi bằng bốn chân và có trí khôn của một con mèo bình thường, tuy nhiên từ tập "Dog Trouble", nó đã đi gần như hoàn toàn bằng hai chân và có trí thông minh của con người. Khi ở trong vai trò là kẻ thù của Jerry, cuối cùng Tom thường bị thất bại và thậm chí là mất mạng. Tuy nhiên cũng có khi Tom đánh bại được Jerry.
"Anchors Aweigh" & "Dangerous When Wet".
Tom và Jerry cùng nhau xuất hiện trong hai bộ phim nhạc kịch của Metro-Goldwyn-Mayer bao gồm "Anchors Aweigh" vào năm 1945 và "Dangerous When Wet" vào năm 1953. | 1 | null |
Hamamelis mollis là một loài thực vật có hoa trong họ Hamamelidaceae. Loài này được Oliv. ex F.B.Forbes & Hemsl. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1888.
Đây là loài bản miền trung và miền đông Trung Quốc, ở An Huy, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên và Chiết Giang. Đây là một loại cây bụi lớn hoặc cây nhỏ rụng lá cao tới 8 m. Các lá hình bầu dục, dài 8–15 cm và 6–10 cm, xiên ở gốc, nhọn hoặc tròn ở đỉnh, có hình lượn sóng rìa có thùy hoặc nông, và cuống lá ngắn dài 6–10 mm; chúng có màu xanh đậm và lông mỏng ở trên và màu xám bên dưới có lông xám dày đặc.
Hamamelis mollis phát tán hạt bằng cách bắn hạt ra môi trường. Chúng nén từ từ các hạt bên trong quả. Hạt của chúng cũng tiến hóa có hình dạng giúp giảm sức cản của không khí để đạt được khoảng cách xa nhất. Hạt có thể được phát tán với vận tốc lên đến 12,3 m/s. Hạt từ quả trên cao có thể bay xa 18 m.
Trồng và sử dụng.
"H. mollis" được trồng rộng rãi dưới dạng cây cảnh, có giá trị cho những bông hoa có mùi thơm mạnh mẽ xuất hiện vào mùa đông khi ít cây khác mọc. Nhiều loại giống đã được chọn, để thay đổi màu sắc và kích thước của hoa, và trong cây bụi kích thước và thói quen. Đây cũng là một trong hai cha mẹ của khu vườn nổi tiếng lai "H." × "intermedia" (cây cha mẹ kia là "H. japonica").
Các giống ‘Jermyns Gold’ và ‘Wisley Supreme’ đã giành được Hội làm vườn Hoàng gia ho Giải thưởng bằng khen về vườn. | 1 | null |
Kỷ mộc (danh pháp hai phần: Loropetalum chinense), là một loài thực vật có hoa trong Họ Kim lũ mai (Hamamelidaceae). Loài này được Robert Brown miêu tả khoa học đầu tiên năm 1862. Có hai biến thể kỷ mộc được ghi nhận là kỷ mộc hoa trắng (hoa màu trắng sữa, trắng ngà hoặc trắng ngã vàng, lá xanh) và kỷ mộc hoa hồng (hay hồng phụng) (hoa có màu hồng hoặc đỏ hồng, lá non màu đỏ đồng và lá già chuyển dần xanh olive hoặc đỏ Burgundy. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Himalaya.
Mô tả.
Kỷ mộc thuộc dạng cây bụi thường xanh, thân gỗ, có nhiều nhánh nhỏ và cao khoảng 1-2 mét. Trong một số trường hợp, cây có thể cao đến 4.5 mét. Lá đơn, hình bầu dục (dài 2.5 - 6 cm), viền lá có gai nhỏ, bề mặt lá có lông nhám và mọc so le. Kỷ mộc hoa trắng lá có màu xanh, kỷ mộc hoa hồng lá có nhiều màu đa dạng, từ xanh olive đến đỏ Burgundy. Hoa đơn, lưỡng tính, mọc từ nách lá và mọc thành chùm. Cánh hoa dài 20 mm và rộng 2 mm.
Sử dụng.
Ngoài việc sử dụng làm cây trang trí, lá, hoa và rễ của kỷ mộc còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian ở Trung Quốc. | 1 | null |
Canh tác, làm đất hay cày cấy, cày bừa, cày ải là việc thực hiện những công việc nông nghiệp nói chung trong đó chủ yếu là việc trồng trọt, cày, bừa, cấy ải trên đất nông nghiệp để thu hoạch hoa lợi của cây lương thực, hoa màu đáp ứng nhu cầu ăn uống và mưu sinh của con người hoặc nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Đặc điểm.
Quá trình canh tác là việc tác động vào đất bằng cách rung động cơ học theo các hình thức khác nhau chẳng hạn như đào, bới, xới, lật bằng các phương pháp cày xới các con người sử dụng các dụng cụ cầm tay bao gồm xúc, cày, bừa, cuốc, xẻng và cào và sự hỗ trợ của động vật (gia súc) hoặc máy móc cơ giới bao như trâu, bò, ngựa, máy cày, máy kéo, ải, bừa đất kết hợp với việc tưới tiêu thông qua hệ thống thủy lợi và việc bón phân, trừ sâu, trừ cỏ dại.
Làm vườn quy mô nhỏ và sản xuất lương thực quy mô hộ gia đình, sản xuất kinh doanh nhỏ có xu hướng sử dụng các phương pháp quy mô nhỏ hơn nêu trên, trong khi việc canh tác đaị trà có quy mô lớn có xu hướng sử dụng các phương pháp quy mô lớn hơn. Canh tác thường được phân thành hai loại, thâm canh và xen canh, luân vụ.
Cày xới lần đầu tiên được thực hiện thông qua lao động của con người, đôi khi liên quan đến nô lệ. Động vật móng guốc cũng có thể được sử dụng để canh tác đất qua việc chà đạp. Cái cày bằng gỗ sau đó được phát minh. Nó có thể được kéo bởi con la, bò, voi, trâu, ngựa hoặc động vật mạnh mẽ tương tự. Khoa học nông nghiệp hiện đại đã giảm đáng kể việc sử dụng đất canh tác. Cây trồng có thể được phát triển trong nhiều năm mà không có đất canh tác thông qua việc sử dụng thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại, giống cây trồng. Và ngày nay khoa học có phương pháp canh tác để giảm thiểu khí thải nhà kính.
Đất trồng là một hệ thống sống cũng như những phần tử nhỏ tạo nên đất trồng, hàng triệu loài sinh vật khác nhau, cả lớn và nhỏ, mỗi loại đều rất quan trọng trong việc tái tạo lại dinh dưỡng. Nhiều loại sinh vật đất dựa trên thực vật để sống và đổi lại chúng giúp thực vật sinh trưởng tốt. Chăm bón đất trồng với phân ủ và phân chuồng là chăm bón cho tất cả các loại sự sống ở trong đất trồng, đất trồng theo đó sẽ chuyển phân chuồng và phân ủ thành thức ăn để thực vật sinh trưởng.Trong đất phải có những khoảng không khí để rễ cây mạnh khoẻ và cho phép dễ cây đâm xuống dưới để hút nước. Nước phải ngấm đi, nhưng không được quá nhanh.
Trong văn hóa.
Tục ngữ về sản xuất nông nghiệp gồm: | 1 | null |
Echeveria agavoides là một loài thực vật có hoa thuộc họ Crassulaceae, là loài thực vật bản địa của vùng đất đá Mexico mà hơn cả là ở các bang San Luis Potosí, Hidalgo, Guanajuato và Durango. Loài này được Charles Antoine Lemaire miêu tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1863.
Miêu tả.
"E. agavoides" là một loài thực vật mọng nước có kích thước nhỏ, cao và sở hữu một bộ lá có hình dạng như búp hoa hồng với đường kính . Cây thường sống đơn lẻ nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ có thể cho những cây con. Lá của cây có màu xanh, hình tam giác, dày (6 mm) và nhọn hơn lá của những loài khác cùng chi. Chính vì đặc điểm này mà cây được đặt tên là "agavoides", nghĩa là nhìn trông giống như chi Agave. Nếu được chiếu đủ ánh sáng thì đỉnh lá của một số cây có thể chuyển sang màu đỏ hoặc màu đồng và viền lá cũng có thể có màu từ đỏ nhạt cho đến đỏ gắt. Phát hoa của cây xuất hiện vào mùa hè, bán kính nhỏ và có thể dài đến . Hoa có màu hồng, cam hoặc đỏ với đầu cánh hoa có màu vàng sẫm.
Phân loài.
Danh pháp đồng nghĩa:
Tên phổ biến trong tiếng Anh: crested molded wax agave
Phân loài:
Giống cây trồng:
Chăm sóc.
Tương tự như cái loài Echeveria khác, "E. agavoides" kị ẩm và phát triển tốt nhất trong điều khiện được chiếu nắng trực tiếp, nắng sẽ thúc cây ra hoa. Cây muốn ra hoa cần phải được nghỉ ngơi trong mùa đông, tránh tưới nước và được đặt nơi có nhiệt độ thấp nhưng không quá . Ở vùng khí hậu ôn đới cây phải được đặt trong nhà vào mùa đông và ngoài trời vào mùa hè.
"E. agavoides" đã được nhận giải Award of Garden Merit của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia.
Nhiều loài mới đã được lai tạo để cho ra hoa hoặc lá có màu sắc sặc sỡ hơn.
Cách đơn giản nhất để nhân giống cây là tách lá hoặc chia rễ. | 1 | null |
Echeveria elegans (tên thông thường tiếng Anh: Mexican snow ball, Mexican gem, white Mexican rose) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Crassulaceae, bản địa môi trường bán hoang mạc Mexico.
Mô tả.
"Echeveria elegans" là thực vật lâu năm, thường xanh, mọng nước, phát triển chiều cao từ , rộng , với những chiếc lá dày màu lục xếp thành hình hoa hồng, hoa màu hồng-đỏ. | 1 | null |
Mêtric Friedmann–Lemaître–Robertson–Walker (FLRW) là nghiệm chính xác của phương trình trường Einstein trong thuyết tương đối tổng quát; miêu tả một vũ trụ đơn liên hoặc đa liên với tính chất đồng nhất, đẳng hướng đang giãn nở hoặc co lại. (Nếu đa liên, thi mỗi sự kiện trong không thời gian sẽ được biểu diễn bởi nhiều hơn một bộ tọa độ.) Dạng tổng quát của mêtric xuất phát từ tính chất hình học của sự đồng nhất và đẳng hướng; và phương trình trường Einstein chỉ cần thiết khi muốn xác định hệ số tỷ lệ như là hàm của thời gian. Tùy thuộc vào bối cảnh địa lý hay lịch sử, tên gọi của bốn nhà vật lý — Alexander Friedmann, Georges Lemaître, Howard Percy Robertson và Arthur Geoffrey Walker — mà một số nhà khoa học sử dụng để đặt tên cho mêtric (ví dụ, Friedmann–Robertson–Walker (FRW) hay Robertson–Walker (RW) hay Friedmann–Lemaître (FL)). Mô hình này đôi khi còn gọi là "Mô hình chuẩn" của vũ trụ học hiện đại. Mêtric này được bốn nhà vật lý trên nghiên cứu một cách độc lập trong những thập niên 1920 và 1930. | 1 | null |
Graptopetalum paraguayense là một loài thực vật có hoa trong họ Crassulaceae. Loài này được (N.E.Br.) E.Walther miêu tả khoa học đầu tiên năm 1938.
Đây là loài bản địa Tamaulipas, Mexico. Cây có tập tính mọc lan và vươn cao tới 20 cm, rộng 60 cm. Bề ngoài của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào đất và độ phơi sáng. | 1 | null |
Anagallis arvensis (các tên thông thường tiếng Anh gồm scarlet pimpernel, red pimpernel, red chickweed, poorman's barometer, poor man's weather-glass, shepherd's weather glass và shepherd's clock) là một loài cây hàng năm, thành viên của họ Primulaceae. Phạm vi phân bố bản địa của chúng là châu Âu, Tây Nam Á, và Bắc Phi. Loài này được phân phối rộng rãi bởi con người, vô tình là một loài hoa làm cảnh. "A. arvensis" hiện sinh sống gần như toàn cầu, sinh sống ở cả châu Mỹ, Trung và Đông Á, Tiểu lục địa Ấn Độ, Malesia, các Quần đảo Thái Bình Dương, Australasia và Nam Phi. | 1 | null |
Nhà quản lý nghệ sĩ, còn được hiểu như nhà quản lý tài năng hay nhà quản lý ban nhạc, là một cá nhân hay một công ty tham gia vào việc hướng dẫn sự nghiệp chuyên môn của các nghệ sĩ trong ngành công nghiệp giải trí. Trách nhiệm của họ là giám sát công việc kinh doanh thường ngày của một nghệ sĩ, tư vấn và bàn thảo với nghệ sĩ về những vấn đề chuyên môn, những kế hoạch dài hạn, những quyết định cá nhân có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ.
Vai trò và trách nhiệm của một nhà quản lý nghệ sĩ thay đổi chút ít từ ngành này cho đến ngành khác, như thực hiện tiền hoa hồng mà người quản lý có quyền. Ví dụ: những nhiệm vụ của một nhà quản lý âm nhạc khác với những người quản lý đi tư vấn cho các diễn viên, nhà văn hay đạo diễn. Một người quản lý con có thể giúp các nghệ sĩ tìm người đại diện hay giúp họ quyết định khi nào thì rời khỏi người
đại diện hiện tại và định danh xem ai để lựa chọn như một người đại diện mới. Người đại diện tài năng có thẩm quyền thực hiện những giao dịch cho thân chủ của mình trong khi những nhà quản lý thường chỉ có thể không chính thức thiết lập mối quan hệ với các nhà sản xuất và phòng thu hay hãng phim chứ không có khả năng thương lượng hợp đồng. | 1 | null |
Lý chua đỏ (gần đây còn gọi là nho chuỗi ngọc đỏ) là một loài thực vật có hoa trong họ Grossulariaceae. Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là loài bản địa một số khu vực phía tây châu Âu (Bỉ, Vương quốc Anh (Anh, Scotland, Bắc Ireland và xứ Wales), Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Đức, Hà Lan, miền bắc nước Ý, phía Bắc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ba Lan). Loài cây này được trồng rộng rãi và đã lan vào rừng ở nhiều khu vực. | 1 | null |
Lý chua lông, tên khoa học là Ribes uva-crispa (tên tiếng Pháp là grosseille à maquereau, tên tiếng Anh là gooseberry), là một loài thực vật có hoa trong "chi Lý chua", họ Lý chua (hay Lý gai). Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Lý chua lông phân bố tự nhiên ở châu Âu, tây bắc châu Phi, tây, nam châu Á. Gooseberry bushes produce an edible fruit and are grown on both a commercial and domestic basis. The species is also sparingly naturalized in scattered locations in North America.
Etymology.
Trong tiếng Anh cây này được gọi là "gooseberry" nhưng không liên quan gì đến con ngỗng (goose) cả, mà chẳng qua là do cách phiên âm của người Anh khi nghe tên gọi cây này từ các ngôn ngữ khác ở châu Âu (như tiếng Đức, Pháp, Hà Lan...).
Trong tiếng Việt được dịch là cây Lý chua lông bằng cách ghép giữa tên của chi Lý chua với đặc điểm quả có lông nhỏ bao quanh.
Tên khoa học của cây "uva-crispa" nghĩa đen là "nho cong".
Đặc điểm tăng trưởng.
Lý chua lông là cây bụi rậm, phát triển tới chiều cao 1.5 m và tán rộng cũng tương ứng, cành nhánh chắc khỏe có lông nhọn, mọc dày. Hoa hình chuông mọc đơn lẻ hoặc theo cặp mọc từ cụm 3-5 lá thùy. Quả mọng, nhỏ có vị chua, thường có lông (trừ một giống quả trơn có tên khoa học là R. uva-crispa). Quả thường có màu xanh, nhưng cũng có gặp màu đỏ, tím, vàng hay trắng nhưng ít gặp hơn.
Phân bố và khí hậu.
Lý chua lông được trồng phổ biến ở thế kỷ 19, như đã được mô tả năm 1879:
Quả lý chua lông là cây bản địa ở nhiều vùng của Châu Âu và Tây Á, phát triển tự nhiên ở các đồng cỏ núi cao và rừng đá ở vùng thấp, từ Pháp về phía đông, đến dãy Himalaya và bán đảo Ấn Độ..
Canh tác.
Lý chua lông thường được nhân giống bằng cách cắt chiết cành vào mùa thu, cây chiết sẽ ra quả sau vài năm tuổi.
Các giống.
Nhiều giống đã được phát triển cho cả nhu cầu thương mại và sử dụng truyền thống. Những giống sau đây đã đạt được giải thưởng Garden Merit của Royal Horticultural Society:-
Sâu bệnh.
Lý chua lông dễ bị hại bởi sâu bướm đêm ("Abraxas grossulariata") caterpillars..
Giá trị dinh dưỡng.
Trong 100 gram, lý chua lông cung cấp 44 Ca-lo và là nguồn vitamin C tuyệt vời (33% nhu cầu hàng ngày) (xem bảng). Các dưỡng chất khác không đáng kể. Lý chua đen gồm 88% nước, 10% carbohydrat, và dưới 1% mỗi loại đạm và mỡ (xem bảng).
Sử dụng trong ẩm thực.
Lý chua đen có thể ăn được bằng nhiều hình thức như ăn trực tiếp, hay được chế biến như dùng làm nguyên liệu trong món tráng miệng, hương liệu trong đồ uống, làm mứt, quả khô. | 1 | null |
Lá khôi, tên khoa học Ardisia silvestris, các tên gọi khác Khôi nhung; Khôi tía; là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo, cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn thon dài 15–40 cm, rộng 6–10 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Loài này được Charles-Joseph Marie Pitard (1873-1927) mô tả khoa học lần đầu tiên, và được công bố trong "Flore Générale de l'Indo-Chine" năm 1930.
Phân bố.
Cây mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và trung như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam, Đà Nẵng.
Sinh học.
Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 12 năm sau. Tái sinh bằng hạt. Cây ưa bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh, ở độ cao từ 400 - 1200m.
Công dụng.
Thành phần hoá học chính là Tanin có công dụng trung hòa, làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Bài thuốc.
Được dùng phối hợp với bồ công anh, khổ sâm, cam thảo để sử dụng trong trường hợp thể trạng sút kém, bụng đầy trướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.
Nhân dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hoá thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống chữa đau bụng. Hội Đông y Thanh Hoá đã kết hợp dùng lá khôi (80g), lá bồ công anh (40g) và lá khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá khôi chữa đau dạ dày. Lá khôi được dùng với lá vối, lá hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Người Dao dùng rễ cây khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.
Tình trạng bảo tồn và biện pháp bảo vệ.
Tại Việt Nam được đánh giá là "Sẽ nguy cấp". Mức độ đe dọa: "Bậc V". Tuy phân bố nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh hạt kém, lại bị khai thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác những nơi có cây con mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh nên có thể bị tuyệt chủng vì không còn môi trường sống thích hợp.
Do vậy, biện pháp bảo vệ được khuyến nghị là chỉ khai thác ở mức độ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu hái. Cấm khai thác loài này trong vườn quốc gia Cúc Phương. Nên tổ chức gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. | 1 | null |
Thần học Đại kết (tiếng Đức: "Ökumenische Theologie") nghiên cứu và suy ngẫm những câu hỏi, trách nhiệm toàn cầu của các giáo hội Ki tô khác nhau, sự công bằng qua cái tầm nhìn của thần học Kitô.
Mục đích của môn thần học này là làm thế nào các giáo phái có thể đối thoại, giải quyết những câu hỏi gây nhiều tranh cãi về đức tin cũng như những tập quán của các giáo hội. Quan trọng là đặt ra những tiên đề để vượt qua những chia rẽ. Mục đích không phải là chứng minh phải trái, mà để hiểu rõ giá trị đức tin của các giáo phái khác.
Môn thần học này bắt nguồn từ phong trào đại đoàn kết toàn cầu ("ökumenische bewegung"), một phong trào của người Kitô đã bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ 20, mục đích là tạo sự đoàn kết và từ đó đưa tới những hoạt động chung của các giáo hội Kitô với nhau, đưa tới những lợi ích chung cho cả thế giới. Ökumenisch của tiếng Đức bắt nguồn từ chữ Ökumene, tiếng Hy Lạp là "oikoumene" ("οἰκουμένη"), có nghĩa là toàn cầu. | 1 | null |
Người đại diện tài năng hay người đại diện nghệ sĩ là người tìm kiếm việc làm cho các diễn viên, tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ âm nhạc, người mẫu, nhà sản xuất, vận động viên chuyên nghiệp (trong trường hợp này gọi là người đại diện thể thao), nhà văn, nhà báo và những người khác trong vô vàn các ngành kinh doanh giải trí và truyền thông. Người đại diện còn tham gia bảo vệ, hỗ trợ và thúc đẩy quyền lợi của thân chủ mình. Người đại diện không thể tự mình sản xuất chương trình riêng do mâu thuẫn về quyền lợi. Người đại diện tài năng phải thân thiết với thân chủ của mình. Họ phải biết những loại công việc nào mà thân chủ họ có thể và không thể làm để kết hợp chúng với các công việc khác nhau.
Sở hữu một người đại diện là không bắt buộc cần thiết, nhưng sẽ giúp nghệ sĩ có việc làm.
Những công ty quản lý người mẫu hàng đầu.
Một vài trong số những công ty quản lý người mẫu hàng đầu trên thế giới là:
Người đại diện âm nhạc.
Trong giới âm nhạc, người đại diện khác với người quản lý nghệ sĩ
Khác biệt giữa người đại diện và người quản lý.
Người đại diện có thẩm quyền thực hiện các giao dịch cho thân chủ của họ. Người quản lý thiết lập quan hệ với các nhà sản xuất, phòng thu, hãng thu âm, hãng phim và nhà xuất bản. Họ còn dẫn dắt cho sự nghiệp của các nghệ sĩ. | 1 | null |
Jerry là một nhân vật hư cấu, một trong hai nhân vật chính trong loạt phim hoạt hình "Tom và Jerry" của Metro-Goldwyn-Mayer. Được sáng tạo bởi William Hanna và Joseph Barbera, Jerry là một con chuột nhà màu nâu, xuất hiện lần đầu tiên trong phim hoạt hình ngắn "Puss Gets the Boot", trong đó Hanna đặt tên cho nó là "Jinx" còn Barbera thì khẳng định rằng nó không có tên.
Lịch sử.
Phim hoạt hình "Tom và Jerry".
Mặc dù ý tưởng về một bộ đôi giữa mèo và chuột bị cho là nhàm chán, Hanna và Barbera quyết định phát triển Tom và Jerry vượt qua mối quan hệ giữa kẻ đi săn và con mồi thường thấy. Jerry là nhân vật chính diện của hầu hết các phim hoạt hình "Tom và Jerry"; thay vì là một "nạn nhân" của nhân vật phản diện, nó thường đánh bại và hành hạ lại mèo Tom. Hanna và Barbera cho rằng sự đối đầu giữa Tom và Jerry ẩn dấu một sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong những phim hoạt hình "Tom và Jerry" sau này, bên cạnh Jerry xuất hiện một con chuột nhỏ màu xám tên là "Tuffy" hoặc "Nibbles". Jerry tìm thấy nó bị bỏ rơi trên thềm nhà mình trong tập "The Milky Waif". Jerry và Tuffy vào vai lính ngự lâm trong loạt phim hoạt hình "Tom và Jerry" lấy bối cảnh tại Pháp vào thế kỷ thứ 17. Tập đầu tiên của loạt phim này, "The Two Mouseketeers", đạt giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn năm 1951.
"Anchors Aweigh".
Năm 1945, chuột Jerry xuất hiện trong một phân cảnh của "Anchors Aweigh", một bộ phim nhạc kịch của Gene Kelly vào năm 1945. Jerry đóng vai người đứng đầu một vương quốc nơi âm nhạc bị cấm bởi nó cảm thấy rằng mình bất tài, do đó Kelly thuyết phục Jerry biểu diễn một bài hát cùng anh ta. Ban đầu Kelly muốn làm bạn nhảy với Mickey nhưng Disney đã không chấp thuận. Sự thành công của phân cảnh này đã dẫn đến sự xuất hiện của cả Jerry lẫn mèo Tom trong hai bộ phim "Dangerous When Wet" của Esther Williams vào năm 1953 và "Invitation to the Dance" của Kelly vào năm 1956. | 1 | null |
Saxifraga paniculata (tên thông thường trong tiếng Anh là White Mountain saxifrage, alpine saxifrage, encrusted saxifrage, lifelong saxifrage, livelong saxifrage, lime-encrusted saxifrage và silver saxifrage) là một loài thực vật sinh sống ở Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á.
Phân loại và đặt tên.
"Saxifraga paniculata" được mô tả chỉnh thức lần đầu trong lần tái bản thứ tám tác phẩm "The Gardeners Dictionary" của nhà thực vật học người Scotland Philip Miller năm 1768 và đặt nó trong chi "Saxifraga" thuộc họ Saxifragaceae. The generic name "Saxifraga" nghĩa là "người phá đá", từ tiếng Latin ' ("đá") + ' ("phá" hay "đập"). | 1 | null |
Tai hùm hay còn gọi hổ nhĩ (danh pháp khoa học: Saxifraga stolonifera) là một loài thực vật có hoa trong họ Saxifragaceae. Loài này được Curtis miêu tả khoa học đầu tiên năm 1774.
Đây là loài bản địa châu Á nhưng đã được du nhập vào các lục địa khác làm cây cảnh. Lá thường được sử dụng tươi hoặc nấu chín trong ẩm thực Nhật Bản. Loài cây này cũng được sử dụng như một phương thuốc thảo dược ở Nhật Bản cổ điển. Nó chứa quercetin đã được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư trong ống nghiệm. | 1 | null |
Nấm Malta, ngón tay đỏ, ngón tay sa mạc, tarthuth (tiếng Bedouin) (danh pháp khoa học: Cynomorium coccineum) là một loài thực vật có hoa lâu năm toàn ký sinh trong họ Cynomoriaceae. Loài này được Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Phân bố.
"Cynomorium coccineum" được tìm thấy trong khu vực Địa Trung Hải, từ Lanzarote trong quần đảo Canary và Mauritanie qua Tunisia và Bahrain ở phía nam; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, nam Italia, Sardinia, Sicily, Gozo, Malta và Đông Địa Trung Hải. Phạm vi phân bố của nó kéo dài vè phía đông tới Afghanistan, Ả Rập Xê Út và Iran.
"Cynomorium songaricum" đôi khi được coi là một phân loài của "Cynomorium coccineum" với danh pháp "Cynomorium coccineum" var. "songaricum" tìm thấy ở Trung Á và Mông Cổ, nơi nó mọc ở những độ cao lớn. Nó được gọi là "tỏa dương" (锁阳, suo yang) ở Trung Quốc, nơi người ta tích cực thu hái nó để sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh như hội chứng Koro và mộng tinh
Thành phần hoạt tính.
"Cynomorium" chứa các glycozit anthocyanic, saponin triterpenoid và lignan.
"Cynomorium coccineum" tìm thấy tại Sardinia có chứa axit gallic và cyanidin-3-O-glucoside như là các thành phần chính. | 1 | null |
The Feynman Lectures on Physics (tiếng Việt: "Các bài giảng về vật lý của Feynman") là cuốn sách về vật lý học xuất bản đầu tiên năm 1964 của các tác giả Richard P. Feynman, Robert B. Leighton và Matthew Sands, dựa trên các bài giảng của Feynman dành cho các sinh viên tại Học viện Công nghệ California (Caltech) trong các năm học 1961–1963. Nội dung các bài giảng của Feynman bao gồm toán học, điện từ học, vật lý Newton, cơ học lượng tử, và mối liên hệ của vật lý với các ngành khoa học khác. Sáu chương trong bộ sách này đã được tách ra thành một cuốn sách riêng với nhan đề ', và thêm sáu chương khác được biên tập trong cuốn sách '.
Tập 1 của bộ sách bàn về cơ học, bức xạ, và nhiệt năng. Tập 2 với nội dung chủ yếu về điện từ học và vật chất. Tập cuối dành toàn bộ cho cơ học lượng tử, với cách trình bày của Feynman về những thí nghiệm cơ bản và quan trọng nhất của cơ học lượng tử, như thí nghiệm hai khe.
Tác giả Matthew Sands đã kể lại lịch sử hình thành cuốn sách trong bài viết tưởng niệm Feynman, "Capturing the Wisdom of Feynman", đăng trên tạp chí "Physics Today", tháng 4 năm 2005, tr. 49. | 1 | null |
Echeveria là một chi thực vật có hoa trong họ Crassulaceae, bản địa khu vực bán hoang mạc Trung Mỹ, từ Mexico tới tây bắc Nam Mỹ. Chi này được đặt tên theo họa sĩ chuyên vẽ thực vật người Mexico thế kỷ 18 là Atanasio Echeverría y Godoy.
Miêu tả.
Các loài trong chi này có thể là cây thường xanh hoặc sớm rụng lá. Các hoa trên các cuống ngắn (xim hoa) mọc ra từ các nơ lá kết chặt, thường là dầy lá, mọng nước và thường là tươi màu. Các loài thường ra hoa và tạo quả nhiều lần trong vòng đời của chúng. Chúng thường sinh ra nhiều cây con bằng sinh sản vô tính, vì thế trong tiếng Anh người ta thường gọi chúng là "hen and chicks" (gà mẹ và gà con), một tên gọi chia sẻ chung với một vài chi khác, như "Sempervivum", nói chung có sự khác biệt đáng kể về ngoại hình với "Echeveria".
Các loài.
Chi này chứa khoảng 170 loài. Một số loài được trồng làm cây cảnh. Du nhập vào Việt Nam và được gọi là sen đá. | 1 | null |
Kalanchoe , cũng được viết như "Kalanchöe" hay "Kalanchoë", là một chi của khoảng 125 loài thực vật có hoa nhiệt đới trong họ Crassulaceae chủ yếu có nguồn gốc từ cựu thế giới. Chỉ có một loài của chi này có nguồn gốc từ châu Mỹ, 56 từ phía nam và phía đông châu Phi và 60 loài tại Madagascar. Nó cũng được tìm thấy ở Đông Nam Á cho đến Trung Quốc. | 1 | null |
Lenophyllum là một chi thực vật có hoa trong họ Crassulaceae.
Khoảng bảy loài mà chi này chứa phân bố ở Texas của Hoa Kỳ và đông bắc Mexico. Một số nhà phân loại xếp nó vào chi Sedum. Các loài thực vật trong chi này được phân biệt với các loài Sedum bởi sự hiện diện của các cụm hoa ở cuối, cánh hoa mọc thẳng và các lá mọc đối. Tên có nguồn gốc từ các từ Hy Lạp cổ đại ληνός (lenos), có nghĩa là "máng", và φύλλον (phyllon), có nghĩa là "lá". | 1 | null |
Chi Cảnh thiên (danh pháp khoa học: Sedum) hay Chi Phật giáp thảo, Chi Vạn niên thảo (trong tiếng Nhật), là một chi thực vật có hoa trong họ Lá bỏng (Crassulaceae), được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Chi này gồm trên 450 loài, phân bố trên khắp các châu lục (ngoại trừ Châu Nam Cực). Ở Việt Nam, có 2 loài là "S. lineare" (Trường sinh lá kim) và "S. sarmentosum" (Thủy bồn thảo).
Các loài.
Theo Thực vật chí Thế giới Trực tuyến (WFO), tính đến nay có 475 loài, 40 phân loài, 20 thứ và 1 dạng thuộc Chi Cảnh thiên đã được công nhận: | 1 | null |
Sinocrassula là một chi thực vật có hoa trong họ Crassulaceae.
Các loài.
Chi này hiện tại được công nhận gồm 7 loài. Phạm vi phân bố: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sikkim, trong đó 6 loài đặc hữu Trung Quốc. Tại Trung Quốc nó được gọi là 石莲 (thạch liên, tức sen đá). | 1 | null |
Willian Borges da Silva, (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1988), thường gọi là Willian, là cầu thủ bóng đá người Brasil, thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh và tiền vệ tấn công cho câu lạc bộ Fulham tại Premier League.
Willian sinh ra tại Brasil và bắt đầu sự nghiệp tại Corinthians, trước khi đến Shakhtar vào tháng 8 năm 2007 với phí chuyển nhượng 19 triệu $. Tháng 1 năm 2013, anh đến Nga thi đấu cho Anzhi Makhachkala và sau chỉ 7 tháng tại đây, anh gia nhập Chelsea với phí chuyển nhượng cỡ 30 triệu £. Trong 7 năm chơi cho Chelsea, Willian giành hai chức vô địch Ngoại hạng Anh, một Cúp FA và một UEFA Europa League. Tháng 8 năm 2020, anh trở thành cầu thủ của Arsenal sau khi hết hạn hợp đồng với Chelsea.
Willian có trận đấu đầu tiên cho đội tuyển Brasil vào tháng 11 năm 2011 và từng được chọn tham dự World Cup 2014, Copa América 2015, Copa América Centenario, World Cup 2018 và Copa América 2019.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Corinthians.
Năm 2007, sau khi được đôn lên từ đội trẻ, Willian bắt đầu thi đấu cho đội hình một của Corinthians, khoác áo số 10. Anh có trận đấu đầu tiên tại giải vô địch Brasil ở tuổi 18 trong chiến thắng 1-0 trước Juventude ngày 3 tháng 5 năm 2007. Bàn thắng đầu tiên của anh cho Corinthians là cú đúp trong trận hòa 2-2 với Atlético-PR ngày 2 tháng 8 năm 2007. Sau hai mùa bóng thi đấu cho Corinthians, anh ra sân 37 lần, trong đó có 16 trận tại giải vô địch quốc gia và ghi được 2 bàn.
Shakhtar Donetsk.
2007–08.
Ngày 23 tháng 8 năm 2007, Willian ký hợp đồng có thời hạn 5 năm với Shakhtar Donetsk, phí chuyển nhượng là 14 triệu €. Trận đầu tiên của anh cho câu lạc bộ Ukraina là chiến thắng 2-1 trước Chornomorets Odessa ngày 15 tháng 9. Bàn thắng đầu tiên đến vào ngày 31 tháng 10 trong chiến thắng 4-1 trước Arsenal Kyiv tại cúp quốc gia Ukraina. Tại đấu trường châu Âu, trận ra mắt của anh không thành công khi vào sân ở phút 73 thay cho Răzvan Raț trong trận thua 0-3 trước A.C. Milan tại Champions League ngày 6 tháng 11. Anh kết thúc mùa giải đầu tiên với 28 lần ra sân và 1 bàn thắng, cùng với Shakhtar giành chức vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Ukraina và Cúp bóng đá Ukraina.
2008–09.
Anh cùng Shakhtar giành danh hiệu Siêu cúp bóng đá Ukraina 2008 sau chiến thắng trên loạt sút luân lưu trước Dynamo Kyiv ngày 15 tháng 7. Ngày 27 tháng 8, anh ghi bàn trong chiến thắng 3-1 trước Dinamo Zagreb tại Champions League. Ngày 1 tháng 11, anh có bàn thắng đầu tiên tại giải bóng đá vô địch quốc gia và giúp Shakhtar đánh bại Zorya Luhansk 3-1. Ngày 16 tháng 11, anh ghi bàn thắng duy nhất trong các trận đấu với Dynamo Kyiv. và Chornomorets Odesa ngày 25 tháng 4. Anh thi đấu trong hiệp phụ trận chung kết cúp UEFA 2009 với Werder Bremen và Shakhtar đã đăng quang với chiến thắng 2-1. Tổng cộng anh có 52 lần ra sân và 8 bàn thắng trong mùa giải 2008–09.
2009–10.
Bàn thắng đầu tiên của Willian cho Shakhtar Donetsk trong mùa giải 2009-10 vào ngày 15 tháng 8 với chiến thắng 6-1 trước Dniester Ovidiopol tại cúp quốc gia Ukraina. Ngày 17 tháng 9, anh ghi bàn thắng thứ hai cho Shakhtar trong chiến thắng 4-1 trước câu lạc bộ của Bỉ Club Brugge ở vòng bảng Europa League. Trong mùa giải này, anh có 39 lần ra sân và 7 bàn thắng, cùng Shakhtar vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia với 77 điểm, hơn 6 điểm so với đội về nhì là Dynamo Kyiv.
2010–11.
Willian bắt đầu mùa giải 2010–11 bằng bàn thắng trong chiến thắng áp đảo 7–1 trước Tavriya Simferopol tại Siêu cúp Ukraina ngày 4 tháng 7. Một tuần sau, anh tiếp tục ghi bàn trong trận mở màn giải vô địch quốc gia với Kryvbas. Ngày 15 tháng 8, anh ghi bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Karpaty Lviv ở những phút bù giờ hiệp một và sau đó ngày 29 tháng 8 trong trận đấu với Illichivets Mariupol.
Ngày 8 tháng 3, Willian lập công trong chiến thắng 3-0 trước đội bóng Ý AS Roma tại vòng 16 đội Champions League, giúp đội bóng của anh vào tứ kết với tổng tỉ số sau hai lượt là 6-2. Ngày 25 tháng 5, anh góp mặt trong chiến thắng 2-0 trước Dynamo Kyiv tại trận chung kết cúp quốc gia Ukraina, nhưng bị thay ra ở phút 77 bởi Alex Teixeira. Shakhtar kết thúc mùa giải cực kỳ thành công với cú ăn ba ở các giải đấu trong nước, riêng Willian có 8 bàn sau 43 trận.
2011–12.
Shakhtar Donetsk khởi đầu mùa giải 2011-12 không tốt khi để thua Dynamo Kyiv 3-1 trong trận siêu cúp ngày 5 tháng 7, trận đấu mà Willian chơi đủ 90 phút. Ngày 19 tháng 10, anh ghi bàn mở tỉ số trong trận hòa 2-2 với đội bóng Nga Zenit Saint Petersburg vòng bảng Champions League 2011-12. Ngày 10 tháng 3, anh ghi bàn thắng thứ hai cho Shakhtar, giúp đội bóng này đánh bại Illichivets Mariupol 2-1. Ngày 6 tháng 5, anh cùng Shakhtar bảo vệ thành công ngôi vô địch cúp quốc gia với chiến thắng 2-1 trước Metalurh Donetsk. Shakhtar sau đó cũng giành danh hiệu vô địch giải vô địch quốc gia ba năm liên tiếp. Trong mùa giải này, Willian có 37 lần ra sân và 6 bàn thắng.
2012–13.
Willian đã không có mặt trong trận siêu cúp Ukraina 2012, nơi mà Shakhtar đã đánh bại Metalurh Donetsk 2-0. Phải đến trận đấu thứ tư tại giải vô địch quốc gia gặp Volyn Lutsk ngày 6 tháng 8, anh mới được ra sân. Ngày 19 tháng 8, anh ghi một bàn và kiến thiết hai đường chuyền thành bàn trong chiến thắng 5-1 trước Chornomorets Odesa. Willian có một màn trình diễn đáng nhớ tại Champions League 2012-13 với cú đúp vào lưới Chelsea ngày 7 tháng 11, nhưng chung cuộc Shakhtar lại thua 3-2 do những sai lầm của thủ môn Andriy Pyatov.
Anzhi.
Ngày 31 tháng 1 năm 2013, Willian hoàn tất vụ chuyển nhượng đến câu lạc bộ Anzhi của Nga với phí chuyển nhượng vào khoảng 35 triệu €. Ban đầu anh chọn khoác áo số 10 nhưng do luật của UEFA không cho phép cầu thủ thay đổi số áo đấu đã sử dụng tại UEFA Champions League trước đó nên anh đành quay lại với số áo 88 mà anh mặc ở Shaktar Donetsk. Ngay trong trận đấu đầu tiên cho Anzi gặp Newcastle United tại Europa League, Willian đã bị chấn thương.
Vào tháng 8 năm 2013, do những khó khăn về tài chính buộc phải cắt giảm ngân sách hoạt động, Anzhi đã phải đưa vào danh sách chuyển nhượng toàn bộ đội hình của mình, trong đó có cả Willian dù anh chỉ mới đến câu lạc bộ có bảy tháng.
Chelsea.
2013-14.
Ngày 25 tháng 8 năm 2013,Chelsea thông báo đã đạt được thỏa thuận mua Willian từ Anzhi và đội bóng nước Anh chỉ còn chờ xin giấy phép lao động cho cầu thủ người Brasil. Trước đó câu lạc bộ khác của Anh là Tottenham Hotspur đã gần như có được Willian khi đã đạt được thỏa thuận cá nhân và anh đã kiểm tra y tế tại White Hart Lane nhưng Chelsea với sức mạnh tài chính tốt hơn đã có được tiền vệ người Brasil này.
Ngày 28 tháng 8 năm 2013, Willian chính thức ra mắt Chelsea với bản hợp đồng 5 năm sau khi được cấp giấy phép lao động. Tại Sân vận động Stamford Bridge, anh sẽ khoác số áo 22. Anh có trận đầu chính thức đầu tiên cho Chelsea tại trận đấu UEFA Champions League với Basel nhưng có màn ra mắt không thành công và Chelsea đã để thua bất ngờ 1-2 vào ngày 18 tháng 9. Phải đến ngày 6 tháng 10 anh mới có trận đấu đầu tiên tại Premier League khi vào sân thay cho Juan Mata ở phút 80 trận đấu với Norwich City. Tuy nhiên chỉ vài phút sau đó, anh đã có bàn thắng đầu tiên trong màu áo Chelsea với pha cứa lòng hoàn hảo bằng chân trái, ấn định chiến thắng 3-1 trước Norwich.
Trong trận đấu đầu tiên của năm 2014 vào ngày 1 tháng 1, Willian khi được đưa vào sân từ băng ghế dự bị đã ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0, giúp Chelsea giành thắng lợi chung cuộc 3-0 trước Southampton. Willian bị đuổi khỏi sân sau khi nhận hai thẻ vàng trong trận thua bất ngờ 1-0 trước Aston Villa trong đó tình huống nhận thẻ thứ hai gây tranh cãi và huấn luyện viên José Mourinho đã đề xuất không để trọng tài chính trận này, Chris Foy, bắt chính những trận đấu còn lại của Chelsea. Ngày 27 tháng 4, anh có bàn thắng cuối cùng trong mùa giải khi ấn định chiến thắng 2-0 trước Liverpool
2014-15.
Willian có được bàn thắng đầu tiên trong mùa giải 2014-15 với pha ghi bàn ấn định ấn định chiến thắng 3-0 trước Aston Villa tại vòng 6 Premier League 2014-15. Trong trận này, anh còn có một pha kiến tạo cho cầu thủ đồng hương Oscar lập công. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Chelsea tại UEFA Champions League trong trận Chelsea đánh bại Schalke 04 5-0 trên sân Veltins-Arena ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Willian trở thành người khai hỏa đầu tiên cho Chelsea tại Cúp FA 2014-15, trong chiến thắng 3-0 trước Watford. Trong hiệp phụ trận bán kết lượt về League Cup với Liverpool ngày 28 tháng 1 năm 2015, từ quả đá phạt của Willian, Branislav Ivanović đã đánh đầu ghi bàn thắng đưa Chelsea vào chung kết. Ngày 11 tháng 2 năm 2015, anh ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu với Everton tại Giải Ngoại hạng Anh ở phút thứ 89 bằng cú volley ngay sát vòng cấm. Kết thúc mùa giải, Willian có được cú đúp danh hiệu
2015-16.
Willian trở thành cầu thủ đầu tiên của Chelsea ghi bàn tại UEFA Champions League 2015-16 sau cú đá phạt từ khoảng cách hơn 30 mét vào lưới Maccabi Tel Aviv. Trong trận này anh còn mang về một quả phạt đền nhưng đồng đội của anh không thực hiện thành công và rời sân sớm ngay trong hiệp 1 do chấn thương. Ngày 26 tháng 9, anh lại tiếp tục có một pha lập công nữa từ đá phạt, lần này là ở phút 86, giúp Chelsea tránh được trận thua trước Newcastle United dù đã bị dẫn trước 2-0 trước đó. Bốn ngày sau, anh có cú sút phạt thành bàn trong trận thua 1-2 trước Porto tại Champions League. Willian có được cú sút phạt thành bàn thứ tư liên tiếp ở bốn trận gần nhất với pha mở tỉ số trong trận thua 1-3 trước Southampton. Chuỗi trận liên tiếp ghi bàn từ đá phạt này của Willian kết thúc sau trận thắng 2-0 trước Aston Villa, nhưng trong trận này anh vẫn thể hiện phong độ ấn tượng với pha cướp bóng rồi kiến tạo cho đồng đội Diego Costa lập công và đồng thời được đánh giá là cầu thủ Chelsea chơi hay nhất trận.
Willian một lần nữa trở thành người hùng của Chelsea trong trận đấu lượt về vòng bảng Champions League với Dynamo Kyiv, khi anh là người có đường chuyền khiến hậu vệ đối phương Aleksandar Dragović phản lưới nhà và ấn định chiến thắng 2-1 ở phút 83 bằng pha đá phạt trực tiếp. Trong trận lượt về với Maccabi Tel Aviv, Willian tiếp tục có pha lập công khác bằng đá phạt. Ngày 9 tháng 12, anh có bàn thắng thứ năm tại Champions League khi ấn định chiến thắng 2-0 trước Porto, đưa Chelsea vào vòng knockout với vị trí nhất bảng và cá nhân anh được UEFA chọn vào danh sách đội hình tiêu biểu sau khi kết thúc sáu trận vòng bảng.
Trong trận đấu đầu tiên của Chelsea trong năm 2016, Willian ghi một bàn thắng từ cú sút xa tuyệt đẹp và tạo điều kiện cho Diego Costa ấn định chiến thắng 3-0 trước Crystal Palace
2016-17.
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Willian ký hợp đồng mới có thời hạn 4 năm với Chelsea. Ngày 27 tháng 8, trong trận đấu vòng 3 Premier League 2016-17, Willian có được bàn thắng đầu tiên trong mùa giải, pha ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 trong chiến thắng chung cuộc 3-0 trước Burnley. Ngày 3 tháng 12, anh vào sân từ băng ghế dự bị thay cho Pedro đã ghi bàn nâng tỉ số lên 2-1 giúp Chelsea lội ngược dòng đánh bại Manchester City 3-1. Ngày 31 tháng 12, Chelsea đạt đến kỷ lục 13 trận thắng liên tiếp tại Ngoại hạng Anh sau chiến thắng 4-2 trước Stoke City, trận đấu mà Willian đã lập cú đúp chỉ trong vòng 8 phút để nâng tỷ số lên 2-1 rồi 3-2.
Ngày 28 tháng 1 năm 2017, anh có pha đá phạt trực tiếp mở tỉ số trong chiến thắng 4-0 trước Brentford tại vòng 4 Cúp FA 2016-17. Anh tiếp tục thể hiện tài năng đá phạt của mình bằng pha mở điểm trong chiến thắng sân khách 2-1 trước Stoke City tại Ngoại hạng Anh vào ngày 18 tháng 3. Ngày 22 tháng 4, Willian lập cú đúp trong trận thắng 4-2 trước Tottenham Hotspur, với một pha đá phạt gần sát vòng cấm và một quả phạt đền, để đưa Chelsea vào chung kết cúp FA.
2017-18.
Willian có bàn thắng đầu tiên trong mùa giải 2017-18 với pha lập công trong chiến thắng 2-1 trước Everton tại vòng bốn Cúp EFL ngày 25 tháng 10 năm 2017. Trong trận đấu thứ 200 của mình trong màu áo Chelsea, Willian lập một cú đúp và mang về hai quả phạt đền trong chiến thắng 4-0 của Chelsea trước Qarabağ, giúp Chelsea chính thức lọt vào vòng knockout Champions League. Ba ngày sau đó, anh có được bàn thắng đầu tiên tại Premier League trong mùa giải này ngay khi vừa vào sân từ ghế dự bị giành lại 1 điểm cho Chelsea trong trận đấu với Liverpool.
Ngày 12 tháng 12, Willian là một trong ba cầu thủ Chelsea lập công trong chiến thắng 3-1 trước Huddersfield tại Premier League. Ngày 20 tháng 12, trong trận tứ kết Cúp EFL với AFC Bournemouth, anh mở tỉ số từ sớm đem về chiến thắng chung cuộc 2-1 cho Chelsea. Willian khép lại năm 2017 với bàn thắng trong chiến thắng 5-0 trước Stoke City ngày 30 tháng 12. Ngày 20 tháng 1 năm 2018, Willian nâng tỉ số lên 2-0 trong trận thắng Brighton & Hove Albion 4-0 và bàn thắng này sau đó được bầu chọn là Bàn thắng đẹp nhất Giải ngoại hạng Anh tháng 1/2018.
Ngày 16 tháng 2, anh lập cú đúp đưa Chelsea vào tứ kết Cúp FA 2017-18 với chiến thắng 4-0 trước Hull City. Năm ngày sau đó trong trận lượt đi vòng 1/16 UEFA Champions League, Willian có pha dứt điểm thành bàn từ khoảng cách 18 mét vào lưới Barcelona và hai tình huống dứt điểm đưa bóng đi trúng cột dọc trong trận hòa 1-1. Anh tiếp tục lập công trong trận đấu kế tiếp tại Premier League thua Manchester United 1-2.
Ngày 10 tháng 3, Willian là người mở tỉ số trong trận thắng 2-1 trước Crystal Palace tại Premier League để có bàn thắng thứ 13 trong mùa giải, thành tích tốt nhất trong một mùa giải mà anh đạt được. Anh kết thúc mùa giải với danh hiệu vô địch Cúp FA và được các đồng đội tại Chelsea bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của câu lạc bộ này.
2018-19.
Willian có bàn thắng đầu tiên trong mùa giải mới vào ngày 15 tháng 9 khi vào sân từ ghế dự bị trong trận thắng 4-1 trước Cardiff City. Anh còn đem lại quả phạt đền cho người đồng đội Eden Hazard hoàn thành cú hat-trick. Anh cũng là người ghi bàn đầu tiên cho Chelsea tại UEFA Europa League 2018–19 và đem về chiến thắng đầu tay cho đội bóng nước Anh đánh bại PAOK 1-0. Ngày 13 tháng 12, anh có pha đá phạt tuyệt đẹp mở tỷ số ở phút 30 trận hòa 2-2 với đội bóng Hungary MOL Vidi tại Europa League.
Ngày 12 tháng 1 năm 2019, anh là người ấn định chiến thắng 2-1 của Chelsea trước Newcastle tại Premier League. Đến ngày 27 tháng 1, anh đạt đến cột mốc bàn thắng thứ 50 cho Chelsea với cú đúp trong trận thắng Sheffield United tại vòng 4 Cúp FA 2018-19.
Ngày 7 tháng 3, Willian có thêm một bàn thắng tại Europa League khi Chelsea đánh bại Dynamo Kiev 3-0 trong trận lượt đi vòng 1/16. Ngày 31 tháng 3, từ quả phạt góc của Willian, Ruben Loftus-Cheek đánh đầu vào góc xa ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1 cho Chelsea ở phút bù giờ đầu tiên của trận đấu tại Premier League với Cardiff City. Cuối mùa giải này, Willian cùng Chelsea giành chức vô địch Europa League và anh xuất hiện từ ghế dự bị trong trận Chung kết UEFA Europa League 2019 đánh bại Arsenal 4-1.
2019–20.
Sau khi Eden Hazard rời Chelsea, Willian trở thành số 10 mới của đội bóng. Ngày 28 tháng 9 năm 2019, anh có bàn thắng đầu tiên trong mùa giải trong trận thắng Brighton & Hove Albion 2-0. Ngày 2 tháng 10, trong trận đấu thứ 300 trong màu áo Chelsea, Willian ghi bàn thắng ấn định chiến thắng 2-1 trước Lille tại Champions League. Ngày 22 tháng 12, anh tỏa sáng rực rỡ với cú đúp bàn thắng đầu tiên sau ba năm giúp Chelsea đánh bại Tottenham của người thầy cũ José Mourinho 2-0.
Ngày 3 tháng năm 2020, trong trận đấu vòng 5 Cúp FA với Liverpool, Willian là người mở tỉ số đem về chiến thắng 2-0 cho Chelsea. Ngày 1 tháng 7, Willian lập được một cú đúp trong cuộc đối đầu với West Ham tại Premier League với một quả phạt đền và một quả đá phạt trực tiếp nhưng không thể giúp Chelsea tránh khỏi thất bại 2–3. Tuy nhiên với việc lập công trong trận này, anh đã trở thành cầu thủ đầu tiên tại Premier League ghi bàn trong mọi tháng của một năm dương lịch. Ngày 4 tháng 7, Willian có pha lập công trong ba trận liên tiếp tại Premier League từ chấm phạt đền trong trận thắng 3–0 trước Watford. Với bàn thắng này, Willian đạt đến cột mốc 9 bàn thắng một mùa tại Premier League, thành tích cao nhất mà anh đạt được trong màu áo Chelsea.
Hợp đồng của Willian và Chelsea hết hạn sau mùa bóng 2019-20 và anh từ chối gia hạn với đội chủ sân Stamford Bridge. Trong 7 năm chơi bóng tại Chelsea, Willian đã thi đấu tổng cộng 339 trận, ghi được 63 bàn thắng, có 56 đường chuyền thành bàn qua đó cùng đội nhà giành 2 chức vô địch Premier League, 1 FA Cup, 1 League Cup và 1 Europa League.
Arsenal.
Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Arsenal đã ký hợp đồng ba năm với Willian theo dạng chuyển nhượng tự do từ Chelsea. Vào ngày 12 tháng 9, Willian đá chính trong trận mở màn giải Ngoại hạng Anh 2020-21 gặp Fullham, anh kiến tạo 2 bàn giúp Arsenal thắng với tỷ số 3-0.
Sau bao ngày tháng CĐV Arsenal mong đợi, Willian đã có bàn thắng đầu tiên cho pháo thủ từ cú đá phạt hàng rào, bàn thắng này đồng thời đưa West Bromwich Albion F.C. xuống chơi tại EFL Championship.Tuy nhiên, kể từ sau màn trình diễn ấn tượng đó, Willian có liên tiếp một chuỗi trận thất vọng.
Willian chia sẻ về khoảng thời gian ở Arsenal ""Tôi cũng không thể đạt được phong độ tốt nhất và tôi nghĩ rằng đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong suốt sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình"."
"V"ào ngày 30 tháng 8 năm 2021, Arsenal thông báo anh đã rời câu lạc bộ để trở về Brazil thi đấu cho câu lạc bộ Corinthians
Trở lại Corinthians.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 2021, Corinthians thông báo đã ký hợp đồng với Willian,bản hợp đồng có thời hạn đến tháng 12 năm 2023.Vào giữa tháng 8 năm 2022,anh chấm dứt hợp đồng với câu lạc bộ,lý do dẫn tới quyết định này là do anh và gia đình thường xuyên phải nhận những lời đe dọa tới từ phía những cổ động viên quá khích
Fulham.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 2022,Willian gia nhập Fulham FC theo dạng chuyển nhượng tự do,bản hợp đồng có thời hạn 1 năm.Willian có pha lập công đầu tiên trong chiến thắng 3-2 của Fulham trước Leeds United
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia.
Willian ra mắt trong màu áo đội tuyển U-20 Brasil năm 2007 tại giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ và có trận ra mắt gặp Chile. Brasil đã vô địch giải đấu đó. Cùng năm đó, anh tiếp tục được dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới tại Canada nhưng Brasil bị loại ở tứ kết bởi U-20 Tây Ban Nha. Anh chính thức được gọi vào đội tuyển Brasil năm 2011 trong trận giao hữu gặp Gabon. Ngày 16 tháng 11 năm 2013, anh có bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trong chiến thắng 5-0 trước Honduras tại Miami, Florida.
Willian có tên trong danh sách chính thức 23 cầu thủ Brasil tham dự World Cup 2014 ngay tại quê hương. Tại giải đấu này, anh được ra sân 5/7 trận đấu của đội tuyển Brasil (trong đó có 4 lần vào sân từ ghế dự bị). Tại trận đấu vòng 16 đội với Chile, anh đá hỏng một quả phạt đền trong loạt sút luân lưu nhưng may mắn cho anh là Brasil vẫn giành thắng lợi chung cuộc 3-2.
Tại Cúp bóng đá Nam Mỹ 2015, Willian có mặt trong đội hinh xuất phát ở cả bốn trận đấu của đội tuyển Brasil và có một đường chuyền thành bàn trong trận thắng 2-1 trước Venezuela tại vòng bảng. Tuy nhiên, đội tuyển Brasil đã phải dừng bước ở tứ kết sau khi để thua Paraguay ở loạt sút luân lưu 11m sau khi hai đội hòa 0-0 sau 90 phút thi đấu chính thức. Tại lượt trận thứ hai vòng loại World Cup 2018, Willian đã lập cú đúp giúp Brasil đánh bại Venezuela 3-1.
Mùa hè năm 2016, Willian được triệu tập vào đội hình tham dự Copa América Centenario tại Hoa Kỳ, nơi mà Brasil đã bị loại chỉ ngay sau vòng bảng và Willian đã góp mặt trong đội hình chính thức ở cả ba trận đấu.
Tại Copa América 2019 tổ chức tại quê nhà Brasil, Willian được triệu tập vào phút chót để thay cho tiền đạo Neymar bị chấn thương. Anh đã ghi bàn thắng cuối cùng giúp các vũ công Samba thắng đậm 5-0 trước ở lượt trận cuối bảng A, qua đó giúp Brasil có được 7 điểm, đứng đầu bảng A và góp mặt ở tứ kết. Đội tuyển Brasil sau đó lọt vào trận chung kết và giành chức vô địch sau khi vượt qua với tỉ số 3-1.
Phong cách thi đấu.
Willian không phải mẫu tiền vệ có khả năng ghi bàn đều đặn nhưng phong cách thi đấu của anh thiên về sáng tạo và kiến thiết. Tại Shakhtar Donetsk, anh tỏa sáng trong đội hình đậm chất tấn công của huấn luyện viên Mircea Lucescu, thường chơi lệch trái trong sơ đồ 4-2-3-1. Tốc độ và sức mạnh cũng là những ưu điểm của Willian.
Khi chuyển sang Chelsea, Willian được đánh giá cao với khả năng hoạt động năng nổ với những đường đi bóng lắt léo, thường xuyên xâm nhập vòng cấm địa đối phương và có những tình huống dứt điểm uy lực tuy nhiên tỷ lệ dứt điểm trúng đích và hiệu suất ghi bàn thấp vẫn là điểm hạn chế của anh. Từ mùa giải 2015-16, Willian nổi lên như một chuyên gia sút phạt khi đạt hiệu suất ghi bàn từ sút phạt rất cao. | 1 | null |
là nội các Nhật Bản, thành viên của Hạ Nghị viện Nhật Bản do Thủ tướng Abe Shinzo (chủ tịch đảng Dân chủ Tự do) chỉ định thành lập vào ngày 26 tháng 12 năm 2012, sau khi cuộc bầu cử Hạ viện. Đứng đầu nội các Abe là Thủ tướng Abe Shinzo. Ngày 3 tháng 9 năm 2014, Nội các Abe lần 2 được giải thể với 11 bộ trưởng đồng loạt từ chức. Nội các tồn tại được 617 ngày
Các thành viên nội các.
"(Danh sách dưới có một số chỗ không đúng do cập nhật chậm)"
! style="width: 25%; background: #aacccc;"|Chức danh
! style="width: 16%; background: #aacccc;"|Họ và tên
! style="width: 12%; background: #aacccc;"|Hình ảnh
! style="width: 18%; background: #aacccc;"|Thành viên của
! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Chuyên trách
! style="width: 15%; background: #aacccc;"|Ghi chú | 1 | null |
Amyema fitzgeraldii là một loài thực vật có hoa bán ký sinh trong họ Loranthaceae. Loài này được (Blakely) Danser mô tả khoa học đầu tiên năm 1929.
Đây là đặc hữu của Úc, và được tìm thấy ở Lãnh thổ phía Bắc, Nam Úc và Tây Úc. Lá phẳng. Cụm hoa là một nhóm gồm 3-5 hoa màu xanh lá cây và đỏ. Hoa nở từ tháng 4 đến tháng 10. "A. fitzgeraldii" chỉ sống tầm gửi trên các loài "Acacias". | 1 | null |
Amyema gibberula là một loài thực vật có hoa bán ký sinh trong họ Loranthaceae. Loài này được (Tate) Danser mô tả khoa học đầu tiên năm 1929. Đây là loài bản địa Úc và được tìm thấy ở Tây Úc, Lãnh thổ phía Bắc và Nam Úc. Hoa nở theo các cặp (hai nhóm hoa) và thường có bốn cánh hoa. | 1 | null |
Amyema melaleucae là một loài thực vật có hoa trong họ Loranthaceae. Loài này được (Lehm. ex Miq.) Tiegh. mô tả khoa học đầu tiên năm 1895.
Đây là loài bản địa Úc và được tìm thấy ở Tây Úc và Nam Úc trên bờ biển, từ phía bắc Perth gần biên giới Victoria.
Mô tả.
Sự miêu tả
Nó là một bụi cây thẳng đứng với một giác mút duy nhất. Những chiếc lá hẹp và hình mác (dài 20 đến 45 mm và từ 2 đến 4 (đôi khi) rộng 7 mm) không có cuống lá và tròn ở đỉnh. Không giống như nhiều "Amyemas" khác, tràng hoa trong chồi mịn. Cụm hoa bao gồm một loạt các bộ ba (hoa theo nhóm ba) trên thân cây (cuống). Hoa trung tâm không có thân cây (cuống), trong khi đó hoa bên là trên các cuống hình góc. Tràng hoa dạng chùy. Những bông hoa có màu hồng và đỏ và có thể được nhìn thấy từ tháng 1 đến tháng 4 hoặc tháng 8 đến tháng 11. Quả là gần như hình cầu.
Sinh thái học.
Đây là loài cây bụi ven biển, (thường) trên các "Melaleuca"., Barlow (1984) và Paczkowska (1995) cả hai trạng thái chỉ được tìm thấy trên Melaleucas. Tuy nhiên, một khảo sát rộng rãi về các hồ sơ herbaria của Downey (1998) cho thấy nó đã được tìm thấy trên các loài "Casuarina", các loài "Myoporum", các loài "Exocarpos" và các loài "Pittosporum", cũng như "Melaleuca cardiophylla", "M. halmaturorum", "M. lanceolata", "M. parviflora", "M. pauperiflora", "Melaleuca pubescens" (="M. lanceolata"), "M. quadrifaria" và "M. thyoides".
Phân loại.
Nó được Miquel mô tả lần đầu tiên vào năm 1845 như "Loranthus melaleucae", người đã mô tả nó từ một mẫu vật phát hiện trên một tràm trên đảo Rottnest. Năm 1895 nó được đặt trong chi "Amyema" bởi Tieghem. | 1 | null |
Son môi hồng () là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc năm 2010 do Park Eun-hye, Lee Joo-hyun, Park Kwang-hyun and Seo Yoo-jung thủ vai chính. Phim gồm 149 tập và được phát sóng trên MBC từ ngày 11 tháng 01 đến ngày 06 tháng 08 năm 2010 vào lúc 07:50 sáng các ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Phim phát sóng tại Việt Nam từ ngày 24 tháng 05 năm 2013 trên kênh VTV3. Bộ phim này được coi là bản remake của phim Sự quyến rũ của người vợ nhưng những tình tiết trong phim được thay đổi khá nhiều.
Tóm tắt.
Yoo Ga-eun, một cô gái hiền lành, kết hôn với Park Jung-woo, bạn trai của cô từ khi học đại học. Nhưng sau đó cô phát hiện ra rằng chồng cô đang ngoại tình với bạn thân của mình, Kim Mi-ran, và cô con gái nuôi Nari thực ra là con riêng của Jung-woo và Miran. Sau khi cô và Jung-woo ly hôn, Ga-eun gặp gỡ Ha Jae-bum và họ phải lòng nhau. Tuy nhiên khi cô biết được rằng Jung-woo đã lên kế hoạch làm cho bố mình phá sản và khiến em trai Sung-eun qua đời trong tù, Ga-eun gạt bỏ tình yêu để trả thù hắn ta. Cô bắt đầu bằng cách đính hôn với Maeng Ho-geol, một doanh nhân giàu có và là chú của Jae-boum. | 1 | null |
Nguyễn Thái Đễ (chữ Hán: 阮蔡悌; 1803 - 1856), hiệu Văn Sơn, là một vị đậu đại khoa của đất Đô Lương, Nghệ An vào triều Nguyễn.
Thân thế.
Nguyễn Thái Đễ, vốn tên là Thái Tử Đễ, quê làng An Tứ, xã Diêm Trường, tổng Đô Lương, nay thuộc xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ông là thân sinh của Nguyễn Thái Tuân, đậu Phó bảng năm Canh Thìn niên hiệu Tự Đức 33 (1880), ngày nay dòng dõi của ông là một dòng họ lớn ở xã Yên Sơn, huyện Đô Lương.
Thi cử và đậu đạt.
Nguyễn Thái Đễ nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Khoa thi năm Mậu Tý, niên hiệu Minh Mạng thứ 3 (1828), lúc mới 15 tuổi ông dự thi Hương tại trường thi Nghệ An và đậu Cử nhân, nhưng do mang họ Thái Tử nên triều đình cho là phạm húy và đánh hỏng. Sau đó ông về làng, xin đổi thành họ Nguyễn Thái.
Khoa thi năm Giáp Ngọ (1834), ông lại dự thi Hương và trúng Cử nhân, nhưng có người vu là đổi bài cho Nguyễn Văn Giao, nên bị giáng xuống tú tài.
Khoa Mậu Tý niên hiệu Tự Đức thứ 1 (1848), khi ở tuổi 45, ông lại đi thi lần nữa và đậu Cử nhân. Khoa thi Hội năm Kỷ Dậu (1849), ông đậu Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Sự nghiệp quan trường.
Sau khi thi đậu Tiến sĩ, Nguyễn Thái Đễ được bổ làm Chủ sự tri phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa. Ba tháng sau, ông cáo quan về nuôi dưỡng mẹ già. Nhưng vua Tự Đức lại triệu ông vào kinh bổ làm Hàn lâm thị độc ở Viện Tập hiền.
Đất nước rối ren, Pháp sang xâm lược, Triều đình muốn chủ hòa, năm 1854, ông xin cáo quan về quê mở trường dạy học.
Khi làm quan, ông có tìm hiểu cách thức trồng cây chè ở một số vùng, nhất là vùng Thừa Thiên - Huế. Về quê, ông đã hướng dẫn nhân dân khai hoang đồi trọc để trồng chè xanh. Nhân dân Diêm Trường nghe lời ông, vừa làm ruộng vừa trồng chè khiến cho đời sống thêm sung túc.
Thờ tự.
Năm 1856, Nguyễn Thái Đễ qua đời ở quê nhà, mộ phần táng ở địa phận xã Yên Sơn ngày nay. Để nhớ ơn ông, nhân dân xã lập đền thờ, gọi là đền Ông Lớn. Hiện nay, nhà thờ họ Nguyễn Thái đã được tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. | 1 | null |
Farid Dms Debah (sinh ngày 19 tháng 7 năm 1976 tại Paris, Pháp), là một diễn viễn, đạo diễn, biên kịch kiêm nhà sản xuất của hãng phim quốc gia Algérie và Pháp. Ông cũng được biết đến như một nhà nhiếp ảnh và một nhà chính trị gia.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Farid Dms Debah sinh năm 1976 tại thủ đô Paris (Pháp). Những năm đầu của tuổi niên thiếu ông lớn lên ở Algérie. Tại đây, ông làm quen và tiếp xúc với thế giới âm nhạc đầy hấp dẫn. Bản single đầu tiên ông thu âm vào năm 14 tuổi cùng với người anh trai Yassine và người chị cả Hadia.
Năm 16 tuổi, ông trở về Paris và thành lập công ty máy tính đầu tiên của riêng mình. Sự tò mò thôi thúc kết hợp với bản lĩnh dám nghĩ dám làm của mình, ông rời bỏ công ty máy tính để trở thành nhà sản xuất và người giới thiệu chương trình của đài phát thanh vào năm 18 tuổi. Cũng trong khoảng thời gian này, ông được cấp giấy phép biểu diễn và tổ chức biểu diễn các buổi hoà nhạc World Music trong phạm vi thủ đô Paris và các vùng lân cận.
Ở tuổi 20, thông qua hãng sản xuất phim ngắn mới của mình - DMS Production, ông đạo diễn bộ phim đầu tiên mang tên "Venin mortel", với sự tham gia của Élodie Navarre. Bộ phim như một bức chân dung sống động về những ngày đen tối cùng cực của một kẻ nghiện ma tuý. Tác phẩm được trình chiếu tại nhiều liên hoan phim châu Âu, trong đó có thư viện phim ngắn của Paris và thư viện phim điện ảnh của Algérie. Nhờ vào thành công này, ông bắt đầu viết kịch bản cho bộ phim đầu tiên của mình.
24 tuổi, ông bắt đầu mở công ty sản xuất phim điện ảnh "Évasion Films" và quyết định cống hiến hết mình cho niềm đam mê thực sự: Điện ảnh.
Năm 2001, ông sản xuất và đạo diễn bộ phim "Art’n Acte Production" (tác phẩm được trao giải thưởng trong nhiều liên hoan phim khác nhau) cùng với sự tham gia diễn xuất của Cristianna Reali, Rachid Arhab, Thierry Beccaro, Henri Guybet, các giọng ca Khaled và K-Mei của nhóm Alliance Ethnik.
Tiếp sau đó, ông lần lượt cho ra đời bộ phim hoạt hình "The Firecraker" (đoạt giải Grand Prix Hermès tại liên hoan phim Fréjus, Pháp) và "Flying Baby" do Yves Courbet đạo diễn.
Năm 2002, Farid Dms Debah đoạt giải "Beaumarchais" dành cho kịch bản phim hay nhất năm với tác phẩm "Le Génie de la Théière".
Ngoài ra, ông còn vừa là giám đốc sản xuất vừa là đạo diễn của nhiều video âm nhạc (Daddy Yod, Just a man, Takfarinas…) cho các hãng sản xuất âm nhạc lớn nhất như M6 Interaction hay Sony BMG.
Tháng 8 năm 2004, cùng với các đối tác của mình, ông quyết định đổi tên hãng sản xuất "Évasion Films" thành "DMS DEBAH films".
Tháng 10 năm 2004, ông đạo diễn và chỉ đạo sản xuất một bộ phim có nội dung về bom mìn sát thương cùng sự tham gia của Élodie Navare với tựa đề Le Bourreau des innocents. Tác phẩm này được chính tay nhà làm film Emir Kusturica trao giảo Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes năm 2007. Bên cạnh giải thưởng ấn tượng này, bộ phim còn nhận được giải Bộ phim được khán giả yêu thích nhất (Le Prix du Public) tại liên hoan phim ngắn quốc tế Saint-Maur năm 2006 và giải Jury Jeunes trong liên hoan phim 24 phim ngắn quốc tế năm 2007.
Ngày 8 tháng 1 năm 2005, ông nhận được huân chương danh dự của thành phố Kremlin-Bicêtre (Pháp) trong sự kiện chúc mừng tổ chức hàng năm của thị trưởng Jean-Luc Laurent.
Cũng trong tháng 1 nắm 2005, ông đã sản xuất bộ phim ngắn của đạo diễn mới nổi Franck Allera với tựa đề Sentence Finale, cùng sự cộng tác của một dàn diễn viên nổi tiếng và tài năng như Hans Meyer, Didier Flamand, Gabrielle Lazure, Marie Marger và Élodie Navarre.
Trong toàn bộ mùa hè năm 2005, ông chịu trách nhiệm sản xuất và đạo diễn rất nhiều các quảng cáo phục vụ thị trường Algérie, đặc biệt là cho hãng điều hành điện thoại di động quốc gia Mobilis.
Năm 2005, ông trở thành thành viên ban giám khảo của liên hoan phim Sarlat (Pháp) và liên hoan phim Cosne sur Loire (Pháp).
Năm 2006, ông viết kịch bản và sản xuất 2 bộ phim hoạt hình ngắn 3D, với tựa đề "Namoos, Duel Sanglant" và "Namoos, Partie de pêche" lấy ý tưởng từ hai con muỗi khùng khùng dở dở.
Năm 2012, ông sản xuất và đạo diễn bộ phim tài liệu về lễ hội tôn giáo Aïd al-Adha (hay còn gọi là Aïd el-khebir), dẫn dắt người xem từ những ngày đầu tiên của cuộc hành trình khám phá lễ hội tôn giáo quan trọng bậc nhất và cũng gây nhiều tranh cãi của người Islam. Vượt xa sự tưởng tượng, nhà làm phim đã đi đến và gặp gỡ những nhân vật gây nhiều tranh cãi như Taril Ramadan, Nadia Yassine, hay thậm chí là Joe Regenstein, Giáo sư khoa học thực phẩm của đại học Cornell (Mỹ).
Đã từ nhiều năm, Farid làm việc để tạo dựng một trung tâm điện ảnh tại quê hương Algérie. Ông dành toàn bộ tâm huyết để theo đuổi mục tiêu này bởi ước mơ của ông là tạo ra một cây cầu thực sự kết nối châu Âu và Bắc Phi, góp phần chia sẻ kinh nghiệm trong giới nghệ thuật.
Nguồn động lực lớn và mạnh mẽ từ dự án trên thôi thúc, Farid sản xuất và đạo diễn bộ phim dài đầu tiên của mình với tên gọi Wagon 7, cùng với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Jimmy Jean-Louis (của seri phim Những vị anh hùng kiểu Mỹ). "Wagon 7" là một bộ phim siêu nhiên giả tưởng, đưa người xem vào một thế giới bí ẩn bị đánh mất giữa ranh giới thế giới thực và phi lý, mỗi nhân vật trong câu chuyện đều bộc lộ rõ những nỗi sợ hãi, những cơn cuồng nộ và sự dũng cảm của chính bản thân. Bản thân Farid cũng sẽ thủ vai một trong những nhân vật chính của tác phẩm này.
Con đường chính trị.
Ngay từ khi còn trẻ, Farid đã tham gia các hoạt động mang tính tập thể và chính trị dưới sự dẫn dắt của cha mẹ, nhất là của mẹ ông. Ở tuổi 20, ông gia nhập hiệp hội quản lý tài năng nghệ thuật trẻ (AMJA) nhằm mục đích giúp đỡ những nghệ sĩ trẻ đang trong giai đoạn khẳng định tài năng, đặc biệt tại những quốc gia đang phát triển.
Trong quá trình hoạt động cộng đồng của mình, ở tuổi 21, ông là người trẻ nhất được biệt phái tới Uỷ ban thanh thiếu niên Algérie theo quyết định của Bộ trưởng bộ ngoại giao và làm việc thường xuyên trong các ban đối phó với tư cách một công dân mang hai quốc tịch. Ông tham gia nhiều hội nghị tại Algérie, một vài tháng sau đại hội giới trẻ toàn cầu tại Lisbonne, ông đã được gặp gỡ Tổng thư ký liên hiệp quốc, Koffi Annan, trong những cuộc hội thảo bàn về điều kiện của giới trẻ tại những nước đang phát triển.
Năm 2008, ông thành lập Tổ chức quảng bá tư duy sáng tạo độc lập truyền thông (l’Association pour la Diffusion des Créations Audiovisuelles Indépendantes), nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa các nền văn hoá, thúc đẩy việc phổ biến và tăng khả năng tư duy sáng tạo độc lập của nền điện ảnh thế giới, chính xác hơn là nền điện ảnh dân tộc thiểu số.
Năm 2012, ông tham gia cuộc bầu cử quốc hội với tư cách là ứng cử viên độc lập của khu vực bầu cử thứ hai của Paris, ông nhận được 0,09% phiếu bầu.
Sự nghiệp nhiếp ảnh.
Farid trưng bày nhiều tác phẩm nhiếp ảnh đánh dấu chặng đường tìm hiểu tư liệu trong tài liệu dân tộc học của mình với tựa đề "Le Trésor des Foggaras", tái hiện lại hệ thống tưới tiêu hàng nghìn năm tuổi của sa mạc Sahara - hiện nay vẫn chưa rõ nguồn gốc mặc dù đã có rất nhiều các giải thiết được đặt ra. Triển lãm ảnh này tái hiện lại cho người xem thế giới khắc nghiệt của cư dân bản địa sinh sống giữa chốn xa mạc Algérie. Triển lãm đã được giới thiệu tại phòng hội đồng quản trị toà thị chính thành phố Kremlin-Bicêtre nhân dịp kỷ niệm lần thứ 14 Tuần đoàn kết Quốc tế.
Danh hiệu và giải thưởng.
Huân chương danh dự
Giải thưởng
Xem thêm.
Tháng 9 năm 2005, ông đã ký tặng lời tựa đề cho cuốn tiểu sử "À gauche de l’écran" của người bạn "Ilario Calvo", do nhà xuất bản "Les Points sur les i" in hành . | 1 | null |
Tiến sĩ Nguyễn Thái Tự (sinh 1937) là một nhà nghiên cứu về cá nước ngọt nổi tiếng tại Việt Nam. Ông được biết đến như là một người tự làm Luận án Tiến sĩ mà không cần người hướng dẫn - một trường hợp hiếm có trong lịch sử đào tạo của Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012 vì những đóng góp của mình đối với ngành ngư học.
Thân thế.
Ông sinh năm 1937 tại thôn Yên Tứ, xã Diêm Trường, tổng Đô Lương, nay là xã Yên Sơn, huyện Đô Lương., trong gia đình có 7 anh chị em, là dòng dõi của Tiến sĩ triều Nguyễn [Nguyễn Thái Đễ], Phó bảng Nguyễn Thái Tuân.Thân sinh là Ông Nguyễn Thái Hiến tốt nghệp trường Canh nông Tuyên Quang là người sáng lập nghề làm vườn và là ông Tổ nghề trồng hoa Đà Lạt.
Năm 1950, tuy đã đậu vào lớp 8 trường Huỳnh Thúc Kháng (chỉ khoảng 100 người)ông vẫn phải bỏ học về nhà làm ruộng. Sau ba năm nghỉ học, ông tiếp tục xuống Vinh vừa kiếm sống, vừa tiếp tục học tại trường Huỳnh Thúc Kháng.Năm 1959, ông thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và theo học ngành Vạn vật học. Học được 3 năm, theo yêu cầu của Bộ Giáo dục, ông cùng một số cán bộ giảng dạy của trường ĐH Tổng hợp Hà Nội về dạy ở Đại học Sư phạm Vinh. Ông gắn bó với khoa Sinh học từ đó cho đến khi về nghỉ hưu.
Sự nghiệp khoa học.
Sau khi đậu vào trường Đại học Tổng hợp, ông lựa chọn nghiên cứu về loài Chuột và các loại động vật gặm nhấm phổ biến ở Việt Nam. Một lần khi đang bắt con chuột cống để đo kích thước thì trời tối, ông nhốt nó vào một cái lồng sắt. Sáng hôm sau khi thức dậy thì con chuột đã chui ra mặc dù mắt lưới nhỏ hơn kích thước con chuột nhiều lần. Ông phát hiện ra khả năng tự co mình của loài chuột để tiết kiệm rất nhiều năng lượng khi đào hang. Chính nhờ phát hiện này, ông đã lọt vào "cặp mắt xanh" của Giáo sư Đào Văn Tiến - là giáo sư đầu ngành về động vật học Việt Nam (1,2,3,4)</ref>.
Năm 1962, ông về công tác tại khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Vinh và vẫn tiếp tục nghiên cứu về loài chuột. Cho đến lúc Trường phải đi sơ tán vì chiến tranh. Giữa núi rừng Thạch Thành, Thanh Hóa dù điều kiện nghiên cứu hết sức khó khăn ông vẫn miệt mài nghiên cứu với đề tài: "Góp phần nghiên cứu để thống nhất hệ thống thuật ngữ Động vật học Việt Nam". Báo cáo được công bố ở Ủy ban Khoa học Nhà nước(39, Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Nhiều thuật ngữ do Ông đề xuất được cả nước sử dụng từ đó cho đến nay.
Năm 1973, trường ĐH Sư phạm Vinh trở lại TP.Vinh. Để thực hiện nguyên lý giáo dục đại học "kết hợp giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học thực tiễn" do GS-Bộ trưởng Tạ Quang Bửu khởi xướng. Ông chuyển hướng nghiên cứu với đề tài "Cá và nghề cá Sông Lam". Đến 1983, ông đem một phần kết quả nghiên cứu của đề tài này để bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ tại trường ĐH Tổng hợp Hà Nội với tên luận án "Khu hệ cá lưu vực sông Lam" (không có người hướng dẫn)(5)
Năm 1992, khi Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu khởi dựng chương trình "Nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên", Nguyễn Thái Tự được tham gia với cương vị chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước "Bảo tồn đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn" kéo dài 14 năm. Giai đoạn này, Ông hợp tác với nhiều tổ chức khoa học quốc tế như: WWF, FFI, SIDA và liên tiếp cho ra đời nhiều công trình khoa học về các khu hệ cá ở Bến En (Thanh Hóa), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vũ Quang (Hà Tĩnh(6,7). Năm 1992, khi cùng đoàn khảo sát đa dạng sinh học Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang do Tiến sĩ John Mackinnon lãnh đạo, Nguyễn Thái Tự đã phát hiện một loài cá mới cho thế giới với tên khoa học đầy đủ Parazacco vuquangensis, Tu, 1995 (8)</ref>. Đến năm 2007, loài cá này được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam(9)và Danh lục Đỏ Việt Nam (10)
Được sự tài trợ của ARCBC, Ông phát hiện các giá trị độc đáo mang tính toàn cầu của Khu hệ cá núi đá vôi Phong Nha- Kẻ Bàng và đề xuất những giải pháp khả thi để bảo tồn các giá trị đó(11).
Ông phát hiện PNKB là trung tâm phát sinh của tộc Cyprinini và chi Cyprynus.
Trên cơ sở nguồn gốc địa lý - động vật thành phần loài các loài cá nước ngọt Đông Nam Á và Trung quốc, Ông vạch được đường ranh giới của 2 tỉnh địa lý- động vật cá nước ngọt Bắc Việt Nam - Hoa Nam và tỉnh Mekong. Ông đã hiệu chỉnh bản đồ phân vùng cá nước ngọt Việt Nam(12, 13)
Về chiều sâu, Ông đã xây dựng được hệ thống học của phân họ cá mương (Cultrinae) (14). Tìm được phân bố gốc của chi cá chép từ Quảng Ngãi đến Hoa Nam -Trung Quốc trên các sông đổ ra biển Đông và quá trình phát tán đến khắp toàn cầu của loài cá chép (Cyprinus carpio)(15)
Ông chỉ rõ: Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học cao, nên chuyên canh trong nông nghiệp ở Việt Nam là làm trái quy luật, đồng thời Ông đề xuất chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa trên nguyên lý và 3 quy luật cơ bản của đa dạng sinh học (16).
Để chuyển giao cho thế hệ các nhà khoa học trẻ ông đã viết: " Những bài học quý về kết hợp giảng dạy, học tập ở bậc đại học với nghiên cứu khoa học phục vụ thực tiễn" nhằm thức dậy niềm đam mê khoa học và trao cho sinh viên phương pháp khoa học để tự mình có thể tiếp cận những tri thức khoa học hiện đại(17)
Trong suốt thời gian nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Nguyễn Thái Tự đã phát hiện 162 loài cá nước ngọt ở Phong Nha - Kẻ Bàng trong tổng số 544 loài của cả nước, trong đó có rất nhiều loài mới của Việt Nam và thế giới. Ông đã công bố 72 công trình khoa học cấp quốc gia và quốc tế, viết 10 cuốn sách nghiên cứu về cá, trong đó có những giáo trình về động vật chí Việt Nam, sách đỏ và danh mục đỏ Việt Nam. Năm 2012, tiến sĩ Nguyễn Thái Tự được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ.
Để tri ân tổ tiên, ông sưu tầm tư liệu để viết cuốn "Tìm hiểu lịch sử họ Nguyễn Thái-Văn Tràng"(18)Ông chủ trì biên soạn gia phả họ Nguyễn Thái (1500-2012)rồi tung lên mạng để con cháu họ Nguyễn Thái sống và làm việc khắp muôn phương trên thế giới biết về nguồn cội và tiếp nối (18)
Vinh danh.
Năm 2012, Chủ tịch nước tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học, Công nghệ cho cụm công trình "Động vật chí Việt Nam và thực vật chí Việt Nam, sách đỏ và danh lục đỏ Việt Nam".
Đây là công trình lớn liên quan đến nhiều đề tài khoa học do 45 tác giả và 77 cộng sự đóng góp. Riêng Tiến sĩ Nguyễn Thái Tự đã đóng góp phần nghiên cứu chuyên sâu về cá nước ngọt. Đây là công trình mang tầm quốc gia và quốc tế và là kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu về cá nước ngọt trong suốt một quá trình lâu dài từ đầu thế kỷ tới nay. | 1 | null |
Psittacanthus acinarius là một loài thực vật có hoa trong họ Loranthaceae. Loài này được (Mart.) Mart. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830.
Đây là loài bản địa Bolivia, Brazil, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Peru, Venezuela, và Guinea thuộc Pháp.
Ở Brazil, loài này được tìm thấy trong Rừng nhiệt đới Amazon, Caatinga, Trung tâm Brazil Savanna và Pantanal, sinh sống ở các kiểu thảm thực vật.
Caatinga, Amazonian Campinarana, Cerrado, rừng ven sông và/hoặc rừng dọc sông, rừng Igapó, Rừng Terra Firme, Rừng ngập nước Várzea), rừng nửa rụng lá theo mùa, và sa mạc Amazon. | 1 | null |
Psittacanthus cordatus là một loài thực vật có hoa trong họ Loranthaceae. Loài này được (Hoffmanns. ex Schult. f.) Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là loài bản địa Bolivia bà Brazil.
Môi trường sống.
Loài này được tìm thấy trong rừng nhiệt đới Amazon, sa vẳn Trung bộ Brazil, rừng nhiệt đới Đại Tây Dương và Pantanal, ở Caatinga, thảm thực vật Carrasco, vùng sinh thái Cerrado, rừng Riverine và/hoặc rừng dọc sông, rừng Terra Firme, rừng ngập nước (Várzea), và rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ.
Phân loại.
"Psittacanthus cordatus" lần đầu tiên được mô tả bởi Hoffmansegg vào năm 1829 với danh pháp "Loranthus cordatus", và năm 1834, Don giao nó chuyển loài này sang chi "Psittacanthus" mới. Có một số nhầm lẫn về tên được chấp nhận: "Plants of the World online" và "Flora do Brasil" tên được chấp nhận là "Psittacanthus cordatus" (Hoffmans.) G.Don, trong khi GBIF thì đưa tên được chấp nhận như "Psittacanthus cordatus" Blume. | 1 | null |
Psittacanthus schiedeanus là một loài thực vật có hoa trong họ Loranthaceae. Loài này được (Schltdl. & Cham.) Blume miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830.
Đây là loài bản địa Panamá, Costa Rica, Honduras và Mexico.
Psittacanthus schiedeanus là một loài bán kí sinh phát triển đến 1–2 mét (3–7 ft) với thân tứ giác bằng phẳng ở các nút. Các giác mút là lớn. Những chiếc lá màu xanh lá cây hơi xanh là không đối xứng và dài khoảng 20 cm (8 in) và rộng 8 cm (3 in), với cuống lá mập mạp và gân lá hình lông chim. Cụm hoa nằm phần cuối. Quả là quả mọng. | 1 | null |
Ginalloa andamanica là một loài thực vật có hoa trong họ Santalaceae. Loài này được Kurz mô tả khoa học đầu tiên năm 1872.
Phạm vi bản địa của loài này là quần đảo Andaman. Nó là một loại cây bụi hoặc cây bụi bán ký sinh và phát triển chủ yếu trong quần xã nhiệt đới ẩm ướt. | 1 | null |
Đàn hương trắng, còn gọi là bạch đàn, bạch đàn hương (tên khoa học: Santalum album) là một loài thực vật có hoa trong họ Santalaceae. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Sự miêu tả.
Ngoại hình và chiếc lá.
Cây gỗ đàn hương phát triển như một cây luôn tươixanh, nhỏ, đạt đến độ cao phát triển ở Úc lên tới 4 mét và ở Ấn Độ lên tới 20 mét. Thân cây hình trụ có thể đạt chu vi hơn 1,5 mét. Đôi khi nó cũng phát triển như một cây bụi thẳng đứng hoặc hiếm khi leo lên, đạt đến tầm cao tới 4 mét. Các bộ phận thực vật trên mặt đất là trần. [4] Ở những cây non, vỏ cây nhẵn và có màu từ nâu đến nâu sẫm, xám đen đến gần như đen. Trong các mẫu vật cũ, vỏ cây có vết nứt dọc sâu và bên trong màu đỏ. [3] Các nhánh thấp hơn đôi khi nhô ra. Các nhánh có một số rãnh sắc.
Các lá đối diện chủ yếu [3] hoặc đôi khi được sắp xếp trên các nhánh lá được chia thành cuống lá và phiến lá. [3] [2] Cuống lá tương đối mỏng, màu vàng dài từ 5 đến 15 cm và có hai luống. Phiến lá đơn giản, tương đối mỏng, có chiều dài hiếm khi 2,5 đến [4], thường từ 3 đến 8 cm và chiều rộng hiếm khi 1,5 đến, [3] thường từ 3 đến 5 cm hình bầu dục đến hình elip lanceolate hoặc thuôn [4] với một Spreitenbocation cùn, hình nêm hoặc nhọn [4] và được làm tròn đến đầu nhọn. Rìa lá hoàn toàn và đôi khi lượn sóng hoặc hơi cong về phía sau. [4] Mặt trên của lá sáng bóng và mặt dưới có màu hơi nhạt và hơi xanh. [3] [4] Sáu đến mười dây thần kinh bên có mặt ở mỗi bên của dây thần kinh giữa. [4] Các dây thần kinh mạng có thể nhìn thấy rõ. [3] [4]
Chùm hoa và Nụ hoa.
đứng bên trên hoặc cuối cùng các cuống hoa dài 4 đến 20 mm, Tổng số hoa là những cụm nhỏ, mỗi chùm có tới sáu hoa. Các bẹ hoat rụng ra sớm. Cuống hoa dài tối đa 3 mm.
Những bông hoa lưỡng tính, không mùi dài từ 4 đến 6 mm và thường là bốn, hiếm khi là năm cánh. Các bẹ hoa ban đầu có màu rơm, hơi vàng, xanh lục và chuyển sang màu đỏ hoặc đỏ tía. [4] [3] Bốn chiếc thường có hình chuông trên chiều dài khoảng 2 mm và khu vực tự do có hình tam giác - hình quả trứng. Đằng sau hầu hết bốn nhị hoa là những búi tóc, dài bằng những cái này. Ở giữa ống bao hoa thường là bốn tuyến mật hoa. Cá dĩa có bốn thùy thẳng đứng dài 1,2 đến 1,5 milimet, thùy thịt, ban đầu chuyển sang màu nâu cam và đỏ đen. bầu nhụy nằm trên cho tới bán cấp. Kiểu ngắn kết thúc bằng một vết khuyết nhỏ, tam thể. [4]
Quả và Hạt.
Quả có hạt gần như không có cuống lá, một hạt có hình cầu với đường kính khoảng 1 cm. Các thớ thịt của quả có màu đỏ và tím ban đầu khi trưởng thành, màu xanh đến đỏ đen, exocarp mịn, một endocarp cứng, hơi nhăn, mịn, màu nâu nhạt và nó được trao vương miện bởi một vết khuyết. Các hạt không có vỏ hạt (Testa). [4] Khối lượng ngàn hạt là 97 gram. [5]
Nhiễm sắc thể.
Số lượng nhiễm sắc thể thường là 2n = 20, hiếm khi 18
Sinh thái học.
Có sự nảy mầm biểu mô. [4] Album Santalum bán ký sinh (Hemiparait) ký sinh trên rễ của các loài cây khác để cung cấp cho mình nước và muối vô cơ. Các cây chủ bao gồm Senna siamea và Drypetes lasiogyna.
Ngoài việc tự thụ phấn, sự thụ phấn xảy ra thông qua các loài côn trùng khác nhau như ong, bướm và bọ cánh cứng. Các hạt chủ yếu được phân phối bởi các loài chim ăn trái cây.
Cây gỗ đàn hương dễ bị phytoplasmas, trong trường hợp cực đoan dẫn đến cái chết của mẫu vật, trong khi cây chủ có thể bị các loại nấm gây bệnh như Fusarium và Phytophthora tấn công.
Xuất hiện và nguy cơ.
Theo PROSEA, khu vực phân phối ban đầu chưa được biết, nó bị nghi ngờ thuộc về vòng cung phía đông nam Indonesia, trong đó Timor và Sumba được coi là những hòn đảo quan trọng nhất. Theo IUCN, phạm vi tự nhiên của album Santalum trải dài từ Ấn Độ (Karnataka, Tamil Nadu) đến Trung Quốc và Philippines đến Quần đảo Sunda nhỏ hơn. [7]
Album Santalum phát triển mạnh trong phạm vi tự nhiên nằm rải rác trong rừng khô rụng lá. Theo Danh sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng của IUCN, năm 1998, album Santalum được xếp hạng "dễ bị tổn thương" tại các khu vực nhà của nó. Nguyên nhân chính của mối đe dọa là sự cạn kiệt. [7]
Theo PROSEA, sự xuất hiện ngày nay kéo dài từ quận Bondowoso ở phía đông Java tới Timor, Sulawesi, Moluccas và miền bắc Australia. Các khu vực trồng gỗ đàn hương ngày nay được tìm thấy ở nhiều khu vực nhiệt đới, như Sri Lanka, miền nam Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Úc và Indonesia. [4] | 1 | null |
Viscum minimum là một loài thực vật có hoa sống ký sinh, thuộc họ Đàn hương. Loài này được Harv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1862.
Trong tự nhiên loài cây này ký sinh chủ yếu trên hai loài thực vật mọng nước là "Euphorbia polygona" và "Euphorbia horrida", mặc dù chúng có thể ký sinh trên các cây mọng nước khác như xương rồng. Cơ thể cây kí sinh "Viscum minimum" trưởng thành chủ yếu bao gồm giác mút nằm ẩn trong cây chủ và thân cây kích thước 1mm cùng một chùm 2-3 lá nhỏ dạng vảy. Thân cây nở một hoa kết thành một quả đường kính 8-9mm. Thân và cành cây có khả năng quang hợp vì vậy về mặt kỹ thuật nó là thực vật nửa kí sinh.
Bộ gen ti thể của "Viscum minimum" đã được giải trình tự toàn bộ, cho thấy rất nhiều gen chức năng đã bị mất đi trong quá trình tiến hoá. | 1 | null |
Liên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù (tiếng Anh: "81st Airborne Commando Battalion", 81st ACB) - thường được gọi tắt là Biệt cách Dù (BCND / BCD) - là một binh chủng đặc biệt, đồng thời là một trong bốn lực lượng tổng trừ bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (ba lực lượng còn lại là Nhảy dù, Biệt động quân và Thủy quân lục chiến). Bộ chỉ huy liên đoàn trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nha Kỹ thuật. Nhiệm vụ của Biệt cách dù là nhảy toán, hành quân bí mật vào vùng kiểm soát của đối phương, thu thập tin tức tình báo, phá hoại cơ sở hậu cần của quân địch và cũng sẵn sàng tham chiến khi tình hình chiến sự yêu cầu. Biệt Cách Dù cũng được sử dụng để truy lùng và tiêu diệt lực lượng đặc công đối phương trong một số trận đánh. Binh chủng được thành lập kể từ khi Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời do sự sếp đặt của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong chiến tranh ngoài những nhiệm vụ thu thập tình báo được chính thức công khai, đơn vị còn thực hiện những phi vụ bí mật do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ đạo và điều thành. Biệt cách dù cũng là đơn vị cuối cùng buông súng trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 tại Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Lịch sử hình thành.
Từ năm 1960, chính phủ Mỹ cho phép mở rộng chương trình bí mật chống lại những nỗ lực chiến tranh của những người Cộng sản Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Tại Nam Việt Nam, Liên đoàn Quan sát số 1 thuộc Sở Liên lạc được thành lập. Bên cạnh các hoạt động nhảy dù xuống miền Bắc làm nhiệm vụ tình báo, biệt kích chống các hoạt động của Mặt trận Giải phóng, Liên đoàn Quan sát số 1 còn tổ chức các toán Biệt kích giả thường dân xâm nhập vào phía nam Lào, tìm kiếm và tấn công các tuyến đường giao liên do phía Quân đội Nhân dân tổ chức.
Để áp dụng chương trình bên Lào, Ban Nghiên cứu Hỗn hợp ("Combined Studies Division" – CSD) được thành lập, đặc trách về chương trình Phòng vệ Dân sự ("Civil Defense"), hoạt động dưới quyền chỉ đạo của phân bộ CIA tại Sài Gòn, đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Gilbert Layton (phía Mỹ) và Thiếu tá Trần Khắc Kính(phía Việt Nam Cộng hòa). Một chương trình hoạt động có mật danh là Lei Yu, sau đổi thành Typhoone (tiếng Anh) hoặc Lôi Vũ (tiếng Việt), được xây dựng. Có cả thảy 15 toán Biệt kích, mỗi toán 14 người, rút từ các toán Biệt kích có sẵn trong Liên đoàn Quan sát số 1, được tổ chức, được đánh số từ 1 đến 15 tập họp trong trại Typhoon-Lôi Vũ (gần trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức), chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, CSD cũng tổ chức một Lực lượng Xung kích, nhằm cơ động tấn công các mục tiêu do các toán Biệt kích chỉ điểm, hỗ trợ, ứng cứu cho các toán biệt kích khi bị đối phương uy hiếp nghiêm trọng. Theo đó phía Việt Nam Cộng hòa, tuyển mộ các Quân nhân người Thái trong Sư đoàn 22 Bộ binh đưa về Thủ Đức để huấn luyện nhảy dù, biệt kích, thành lập Đại đội 1 Biệt kích dù, do Đại úy Lương Văn Hơi làm chỉ huy. Liên tiếp sau đó, Đại đội 2 Biệt kích dù cũng được thành lập, gồm các quân nhân người Nùng tuyển mộ trong Sư đoàn 5 Bộ binh, do Trung úy Voòng Chay Mênh làm chỉ huy. Đây chính là những đơn vị đầu tiên của Lực lượng Biệt cách Dù.
Sau khi được huấn luyện và tổ chức, hai Đại đội Biệt kích dù được không vận lên Kontum, sau đó di chuyển bằng xe đến một Tiền đồn gần làng Ben Het. Sau đó, hai toán Biệt cách Dù được giao nhiệm vụ đi toán các toán Biệt kích Lôi Vũ (gồm các toán 1, 2, 3, 6, 7, 8) về căn cứ Ben Het an toàn. Đây được xem là cuộc hành quân đầu tiên của Lực lượng Biệt cách Dù.
Được xem là thành công, thêm 2 Đại đội Biệt kích Dù được thành lập. Đại đội 3 hình thành từ các quân nhân được tuyển mộ gốc từ Lữ đoàn Nhảy Dù và Đại đội 4 hình thành từ các quân tình nguyên mà đa số là người Công giáo qua sự giới thiệu của Linh mục Mai Ngọc Khuê.
Đầu năm 1963, Sở Liên lạc (bấy giờ mang tên Sở Khai thác Địa hình) được đổi tên thành Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa, do Đại tá Lê Quang Tung làm Chỉ huy trưởng. Bênh cạnh các toán Biệt kích nhảy Bắc, các toán Thám báo đường mòn và căn cứ đối phương, các đơn vị chiến đấu của Lực lượng Đặc biệt gồm 2 Liên đoàn Biệt kích 77 và 31, 5 Đại đội Biệt kích Dù.
Tiểu đoàn Biệt cách Dù và Trung tâm Hành quân Delta.
Sau đảo chính 1963, Lực lượng Đặc biệt nhiều lần tổ chức lại. Phòng 45 đặc trách các toàn Biệt kích nhảy Bắc được tách ra. Giữa năm 1965, các Liên đoàn được giải tán, cơ cấu chỉ huy Lực lượng Đặc biệt được tổ chức theo cơ cấu tương tự như của Biệt kích Hoa Kỳ để dễ phối hợp hoạt động, chỉ huy các toán Biệt kích hoạt động trong nội địa (khác với các toán biệt kích Lôi Hổ hoạt động ngoại biên) trên cả bốn vùng chiến thuật. Riêng các Đại đội Biệt kích Dù Biệt lập được kết hợp thành Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của Lực lượng Đặc biệt, vẫn giữ vai trò xung kích, ứng cứu cho các toán Biệt kích nội địa.
Bên cạnh đó, vai trò chỉ hoạt động biệt kích của Hoa Kỳ và Đồng minh tại Đông Nam Á có thay đổi do bàn giao giữa CIA và MACV. Để phối hợp các hoạt động biệt kích trên vùng lãnh thổ Nam Việt Nam, tháng 6 năm 1965, MACVSOG, cơ quan đặc trách của MACV về hoạt động đặc biệt, đã tổ chức Trung tâm Hành quân Delta, mật danh B52, chịu trách nhiệm phối hợp với Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa chỉ huy các hoạt động thám báo và phá hoại. Theo đó, các toán Biệt kích Delta hỗn hợp Việt-Mỹ, do các quân nhân Mỹ làm trưởng toán, ăn mặc và trang bị giống Quân Giải phóng miền Nam, sẽ thâm nhập vào đường mòn Hồ Chí Minh và các vùng căn cứ do đối phương kiểm soát trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam để xác định vị trí đóng quân của đối phương, thu thập tin tức tình báo chiến lược, giám sát kết quả oanh kích của Không quân Mỹ, tập kích, phá hoại các sơ sở hậu cần của Quân Giải phóng miền Nam.. Tiểu đoàn 91 Biệt cách Dù là đơn vị phối hợp làm lực lượng xung kích ứng cứu cho Trung tâm Hành quân Delta. Năm 1968, Tiểu đoàn 91 được đổi tên thành Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù.
Liên đoàn Biệt cách Dù.
Tháng 6 năm 1970, MACV chấm dứt hoạt động của Trung tâm Hành quân Delta và rút các quân nhân Mỹ về nước. Tháng 8 năm 1970, Lực lượng Đặc biệt cũng bị giải tán vì đã hết nhiệm vụ nhảy Bắc, nhảy Lào và đổ bộ biển. Các quân nhân Lực lượng Đặc biệt đều được phân tán về các binh chủng khác trong Quân đội. Nhiều nhất là chuyển qua Biệt động quân và Nha Kỹ thuật. Riêng bộ phận chỉ huy phía Việt Nam Cộng hòa của Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù được tổ chức lại, sáp nhập thành Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, được đặt thành một Lực lượng Tổng Trừ bị của Bộ Tổng Tham mưu. Liên đoàn được hưởng các huy chương của Lực lượng Đặc biệt, được phép đội mũ xanh và mang phù hiệu Lực lượng Đặc biệt và được mang dây Biểu chương màu đỏ Bảo quốc Huân chương.
Khi mới thành lập, quân số của Liên đoàn chỉ khoảng 900 người. Về sau, Liên đoàn được mở rộng cấp số, có tổ chức gồm: 1 Bộ chỉ huy Liên đoàn, 1 Đại đội Chỉ huy Yểm trợ và 3 Bộ chỉ huy Chiến thuật. Tổ chức này khác xa với bộ binh hoặc TQLC. Mỗi Bộ chỉ huy có 4 Biệt đội, mỗi Biệt đội có 200 quân nhân. Tổng quân số của Liên đoàn lên đến 3.000 binh sĩ.
Những trận đánh lớn.
Mặc dù được đào tạo cho những công tác đặc biệt xâm nhập vào hậu phương của địch, tuy nhiên khi tình hình chiến sự trở nên nguy cấp như trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 hay Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 Bộ Tổng tham mưu đã sử dụng Biệt cách nhảy dù như là một lực lượng tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường. Biệt cách dù được huấn luyện để tác chiến đơn độc, quen với việc ngụy trang thành binh lính đối phương từ vũ khí, quân trang cũng như thói quen sinh hoạt. | 1 | null |
Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ (tiếng Anh: "Presidential Guards Unit", PGU) là tên gọi của đơn vị vũ trang chuyên trách bảo vệ các nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa và khu vực Dinh Độc Lập. Đóng quân tại Thành Cộng Hoà. Tồn tại từ năm 1960 đến 1963. Tiền thân của lực lượng này là những đội cảnh vệ đã được hình thành từ 1955.
Lịch sử.
Giai Đoạn Hình Thành.
Ngày 31/12/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký quyết định thành lập Tiểu Đoàn Bảo Vệ An Ninh Tổng Thống Phủ, do Trung tá Lý Thế Như làm Tiểu Đoàn Trưởng. Tiểu đoàn đặt trực thuộc vào Bộ Quốc Phòng và Phủ Tổng Thống. Đơn vị đặc biệt này có quân số khoảng 1,200 quân nhân với bốn Đại Đội Bảo Vệ, một Chi Đội Thiết Giáp Xa, một Pháo Đội Súng Nặng, Đại Đội Quân Nhạc-Nghi Lễ và Trung Đội Truyền Tin.
Năm 1956, Tiểu Đoàn An Ninh Tổng Thống Phủ do Trung tá Nguyễn Văn Kiểm làm Tiểu Đoàn Trưởng.
Năm 1957, Tiểu Đoàn An Ninh Tổng Thống Phủ được cải tổ và phát triển thành Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, do Trung tá Hoàng Văn Lạc làm Tư Lệnh, Tham Mưu Trưởng: Thiếu tá Đặng Thiện Ngôn, Tham Mưu Phó: Thiếu tá Lý Trọng Lễ.
26/11/1957-12/11/1960, Trung tá Lê Ngọc Triển: Tư Lệnh, Tham Mưu Trưởng: Thiếu tá Phan Đình Tùng, Tham Mưu Phó: Thiếu tá Phạm Văn Hưởng.
Lúc này Liên Đoàn đã có quân số gần 2,000 quân nhân, năm Đại Đội Bộ Binh:
Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ
Liên Đội Pháo Binh (Pháo Đội 105ly (bốn súng), Pháo Đội Cận Yểm (bốn súng cối 81ly, bốn đại bác không giật 57ly).
Liên đội trưởng Pháo Binh: Đại úy Phạm Văn Tài, LĐT kế nhiệm: Đại úy Nguyễn Khắc Thiệu.
Liên đội phó: Trung úy Bùi Thông Tiêm (ông bị tử thương vào ngày 2/11/1963 ở Dinh Gia Long).
Pháo đội trưởng PĐ105ly: Trung úy Chu Gia Thoại, PĐP Thiếu úy Nguyễn Đức Giang.
Pháo đội trưởng PĐ Cận Yểm: Trung úy Nguyễn Đạt Sinh, PĐP: Thiếu úy Thái Thành Giang.
Các sĩ quan Pháo Binh yểm trợ: Trung úy Nguyễn Tấn Bạch, Trung úy Nguyễn Thành Tiên, Trung úy Lê Châu Lộc, Chuẩn úy Lê Văn Đức và Chuẩn úy Bảo Thái.
Liên Chi đội trưởng Thiết Giáp: Đại úy Nhan Nhật Chương (được trang bị các loại thiết vận xa, thiết giáp hạng nhẹ để tuần tiễu hoặc phòng thủ như: M-3, M-8, M-706, V-100 Commando; về sau có thêm M-113)
Đại Đội Truyền Tin: Đại úy Nguyễn Văn Lung.
Đại Đội Quân Nhạc: Đại úy Nguyễn Văn Tín.
Ban Quân Y: Thiếu tá Lưu Thế Tế: Y sĩ trưởng, sĩ quan Trợ Y: Chuẩn úy Nguyễn Quang Hiền.
Đại Đội Cận Vệ gồm hai trung đội:
-Trung Đội Xe Mô-tô gồm 21 chiếc Harley Davidson giữ nhiệm vụ chạy che quanh xe tổng thống hay quốc khách,
-Trung Đội Cận Vệ gồm những người rất được tin cậy, giỏi võ nghệ, phản ứng nhanh, v.v. Lúc tổng thống ra ngoài thì họ mặc thường phục đi theo bảo vệ, những lúc không ra ngoài thì đứng canh gác lối ra vào trong dinh, các cửa phòng, kể cả phòng của tổng thống hoặc gia đình ông Ngô Đình Nhu.
Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống đặt tại Thành Cộng Hòa, số 2 đường Thống Nhất, Quận 1 Sài Gòn.
Quân phục của Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có ba loại: Khaki trắng, Khaki vàng và Xanh ô-liu. Các loại quân phục được phát 4 bộ cho mỗi người (12 bộ tất cả), 4 đôi giày (nghi lễ 2 đôi, trực chiến 1 đôi và 1 đôi loại thể thao). Quân nhân đội nón nỉ bê-rê màu đen, huy hiệu trên nón hình tròn nền trắng, mang hình một thân trúc lá xanh, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ở phía trên
Thành lập.
Ngày 11/11/1960 tại thủ đô Sài Gòn đã xảy ra một biến cố quan trọng, đó là cuộc "binh biến" làm đảo chánh lật đổ chính phủ do các ông:
Tuy nhiên, âm mưu đảo chánh đã bị thất bại, hầu hết những người chủ chốt đã trốn thoát sang Cam-bốt.
Sau khi dập tắt được cuộc đảo chính 11 tháng 11 năm 1960, cố vấn chính trị Ngô Đình Nhu quyết định sáp nhập tất cả các đơn vị đặc nhiệm tham gia chống đảo chính thành "Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống Phủ", chịu sự điều động trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Lực lượng này được duy trì cho đến khi nền Đệ Nhất Cộng Hoà chấm dứt vào năm 1963
Ngày 14/11/1960, Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ làm Tư Lệnh Phó (duy nhất) kiêm Tham Mưu Trưởng, Thiếu tá Phạm Văn Hưởng làm Tham Mưu Phó.
Liên đoàn bây giờ có năm (5) Đại Đội Bộ Binh (Đại Đội thứ 6 được thành lập đầu năm 1961):
Đại Đội 1: Trung úy Nguyễn Văn Tính Đại đội trưởng (ĐĐT),
Đại Đội 2: Trung úy Vũ Đức Lâm ĐĐT, Trung úy Nguyễn Văn Vọng Đại đội phó (ĐĐP),
Đại Đội 3: Đại úy Tôn Thất Tích ĐĐT (người kế nhiệm: Đại úy Phạm Hậu và Đại úy Nguyễn Văn Lê),
Đại Đội 4: Đại úy Đoàn Hữu Hành ĐĐT,
Đại Đội 5: Đại úy Trần Văn Lục ĐĐT,
Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ: Đại úy Trần Minh Huy (cuối năm 1960 ông xin thuyên chuyển qua Biệt Động Quân),
Đại Đội Súng Nặng: Đại úy Nguyễn Tấn Bạch ĐĐT (người tiền nhiệm: Đại úy Phan Đình Tùng 1955-1957), Trung úy Nguyễn Đức Giang ĐĐP, sĩ quan Yểm Trợ: Trung úy Bùi Văn Tính và Thiếu úy Bảo Thái,
Liên Chi Đội Thiết Giáp: Đại úy Nguyễn Tấn Tui: Liên Chi đoàn trưởng (người kế nhiệm: Đại úy Phạm Minh Xuân),
Đại Đội Truyền Tin: Đại úy Nguyễn Văn Lung ĐĐT,
Đại Đội Quân Nhạc: Đại úy Trần Văn Tín ĐĐT, Trung úy Lý Trọng Cam ĐĐP,
Ban Quân Y: Đại úy Nguyễn Tuấn Anh Y sĩ trưởng, sĩ quan Trợ Y: Chuẩn úy Lê Văn Nhượng,
Đại Đội Cận Vệ: Thiếu tá Nguyễn Đức Xích ĐĐT (kế nhiệm là Thiếu tá Trần Đình Tư).
Bảng Điều Phối Thường Trực Các Đại Đội Bộ Binh:
Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống có những cư xá như sau:
Ngày 1/6/1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắc Lệnh số 098/QP cho đổi các Quân Khu thành Vùng Chiến Thuật, Quân Khu Thủ Đô đổi thành Biệt Khu Thủ Đô.
Cũng trong tháng 6/1961, Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống tổ chức thành hai chiến đoàn: Chiến Đoàn 1 do Thiếu tá Phạm Văn Hưởng làm Chiến Đoàn Trưởng, có nhiệm vụ bảo vệ Dinh Độc Lập với Tiểu Đoàn A gồm ba Đại Đội Bộ Binh và một Chi Đội Thiết Giáp. Chiến Đoàn 2 do Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ làm Chiến Đoàn Trưởng, chịu trách nhiệm bảo vệ Thành Cộng Hòa với Tiểu Đoàn B gồm ba Đại Đội Bộ Binh, một Chi Đội Thiết Giáp và Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ.
Ngày 1/3/1962, Đại Đội Súng Nặng thành lập thêm Pháo Đội Phòng Không. Vũ khí được trang bị gồm Đại Liên 50ly, Đại Bác 20ly của Hải Quân cung cấp, v.v. Các vị trí đặt súng nằm trên nóc những cao ốc như Thành Cộng Hòa, Dinh Gia Long, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công Chánh và Dinh Độc Lập, v.v.
Pháo đội trưởng Pháo Đội Phòng Không: Đại úy Nguyễn Tấn Bạch, Pháo Đội Phó: Trung úy Bùi Văn Tín; các sĩ quan yểm trợ: Trung úy Nguyễn Đức Giang, Thiếu úy Trần Hữu Vạn, Thiếu úy Bảo Thái, Chuẩn úy Trần Công Thụ, Chuẩn úy Huỳnh Văn Ba, Chuẩn úy Phạm Duy Nhạ, Chuẩn úy Phan Văn Hy, Trung sĩ Nhất Đặng Việt Đàng, TS1 Trần Ngọc Khách, TS1 Vũ Thiện Chí và TS1 Nguyễn Viết Luật.
Ngày 25/2/1962, Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống được tái tổ chức và đổi danh xưng là Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, KBC-4373. Quân số của đơn vị này đã hơn 2,500 quân nhân. Vũ khí cá nhân, súng cộng đồng, thiết giáp xa, máy truyền tin, v.v. của lữ đoàn này được trang bị những loại mới nhất nếu so với cấp Trung đoàn hay Liên đoàn khác trong quân đội vào lúc đó.
Ngày 27/2/1962, hai máy bay khu trục loại A-1H (Skyraider) đã bất ngờ thả bom Dinh Độc Lập. Hai phi công là Trung úy Phạm Phú Quốc và Trung úy Nguyễn Văn Cử thuộc Phi Đoàn 514 ở Biên Hòa. Trên đường bay đến yểm trợ cho một đơn vị tại Vùng 4 Chiến Thuật, hai người đã đổi hướng bay về Sài Gòn và biến cố đã xảy ra. Sau khi bất ngờ xuất hiện thả một quả bom trúng vào giữa phía trái của Dinh Độc Lập, hai chiếc khu trục phải tránh xa khu vực này vì hỏa lực phòng không quá dữ dội của lực lượng pháo binh và Hải Quân. Sau đó chiếc khu trục của Trung úy Phạm Phú Quốc bị trúng đạn phòng không rơi xuống sông Sài Gòn, phi công bị bắt. Trung úy Nguyễn Văn Cử lái máy bay qua Cam-bốt xin tỵ nạn.
Ngày 1/11/1963, một số tướng lãnh và sĩ quan cao cấp như các ông: Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, v.v. đã được Mỹ bí mật khuyến khích thực hiện một cuộc đảo chánh tại thủ đô Sài Gòn.
Do sự chống trả quá dữ dội của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống ở Thành Cộng Hòa và Dinh Gia Long, lực lượng làm đảo chánh phải kéo dài qua ngày 2/11/1963. Nhưng lúc 8 giờ 30 tối ngày 1/11/1963, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông cố vấn Ngô Đình Nhu cùng hai sĩ quan Tùy viên là Đại úy Đỗ Thọ và Đại úy Bằng đã bí mật rời Dinh Gia Long đi vào Chợ Lớn, sau cùng đến nhà thờ Cha Tam. Tại đây hai ông liên lạc và chấp nhận gặp các tướng phản loạn, lúc đó đang ở Bộ Tổng Tham Mưu. Hai người bị trói tay và đưa lên một thiết vận xa M-113, dọc đường đi các tướng đã ra lệnh thuộc cấp hạ sát hai ông một cách dã man.
Giải tán.
Ngày 4/11/1963, sau một cuộc họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, các tướng đồng ý giải tán Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. Những Đại Đội Bộ Binh, Đại Đội Súng Nặng, Pháo Binh Phòng Không, Đại Đội Truyền Tin, Liên Chi Đội Thiết Giáp, Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ, v.v. đều bị giái tán. Quân nhân cũng như cơ giới phụ thuộc các đơn vị vừa kể được trả về đơn vị gốc. Các tướng chỉ giữ lại Đại Đội Quân Nhạc, Đại Đội Cận Vệ và Ban Quân Y. Trung tá Lê Văn Đầy được chỉ định tạm thời chỉ huy các đại đội này dưới sự kiểm soát của Biệt Khu Thủ Đô. Những đơn vị nêu trên được tổ chức thành Liên đoàn An Ninh Danh Dự. | 1 | null |
Bad Tölz là một thị xã tại Bayern, Đức, và cũng là trung tâm hành chính của huyện Bad Tölz-Wolfratshausen.
Nơi nghỉ mát này nằm bên sông Isar, ở phía Nam của München, cách đó khoảng 50 km.
Địa lý.
Bad Tölz nằm ở phần giữa thung lũng Isar, 670 m trên mặt nước biển, có diện tích 30,8 km². Những xã lân cận là:
Lịch sử.
Thị trấn Bad Tölz lần đầu tiên được ghi chú trong sổ sách là vào năm 1155, được gọi là "Tolnze" (theo tên của ông "Hainricus de Tolnze"). Ban đầu là nơi cư trú của người La mã, sau đó vào thế kỷ thứ 9 người Bajuwaren cũng tới đây cự ngụ ở phía đông dòng sông Isar, nhưng rồi bị người Hungary tàn phá.
Năm 1180 "Heinrich von Tollenz", người xuất thân từ Döllnitz ở vùng Oberpfalz cho xây một lâu đài đầu tiên. Năm 1281 một cây cầu đầu tiên được xây qua sông Isar, thời đó nước còn chảy rất mạnh.
Người ta lúc đó dùng những rừng chung quanh để làm thành bè. Lúc đó có khoảng 24 thợ chuyên nghiệp và rất nhiều người học nghề đóng bè tại Tölz.
Vào năm 1331 Tölz được vua Ludwig IV der Bayer ban cho quyền lập chợ. Nhờ buôn bán muối mà Tölz trở nên giàu có. Trong cuộc Chiến tranh Ba mươi năm vào năm 1632 thành phố bị quân lính Thụy Điển tàn phá. Thời huy hoàng là một thành phố của thợ thuyền và nghề đóng bè chấm dứt từ đó. Sau Chiến tranh Ba mươi năm nhất là vì bệnh dịch hạch thành phố này hầu như không còn người ở nữa.
Cho tới giữa thế kỷ 17 Tölz có 22 hãng bia, nơi tiêu thụ chính là thành phố München (8.730 thùng bia vào năm 1782). Kể từ năm 1750 các nghề thợ gỗ và đóng bè thịnh vượng trở lại. Nhờ sông Isar và Donau gỗ, bàn ghế và hàng hóa có thể được chở tới München, Wien và Budapest.
1874 có nhà ga xe lửa đầu tiên, tuyến đường ngắn từ Bad Tölz tới Lengries. Vào năm 1846 người ta khám pha ra tại núi Blomberg gần Tölz nguồn nước Iod. Phường Krankenheil của Tölz trở thành nơi chữa bệnh. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1899 Tölz được phép đặt tên thành phố mình là Bad Tölz.
Sau khi nhà máy thủy điện Walchensee được xây vào năm 1924 sông Isar không còn đủ nước để vận chuyển tàu bè. Khi hồ chứa nước Sylvensteinspeicher được xây từ năm 1954cho tới 1959 sông này lại càng ít nước hơn.
Năm 1928 hội Khúc côn cầu trên băng EC Bad Tölz được thành lập, sau này trở thành hội Khúc côn cầu trên băng truyyefn thống và thành công nhất Bayern Tölz có thêm tên là thành phố Khúc côn cầu trên băng. 1934 sân trượt băng thiên nhiên được xây, nơi vào năm 1952 được sửa lại thành sân vận động trượt băng nhân tạo.
Vào năm 1956 wird Ban hợp xướng thiếu niên Tölzer được thành lập. 1969 ngoài việc được công nhận là nơi chữa bệnh với nguồn nước iod trước đây, Bad Tölz còn được công nhận là nơi chữa bệnh nhờ khí hậu tốt (Heilklimatischer Kurort) và năm 2006 công nhận nơi chữa bệnh Mvowsi bồn tăm bùn lầy. Hồ bơi Alpamare được khai mạc vào năm 1972 tại Tölz là hồ bơi giải trí đầu tiên của Âu châu. Nó có nhiều cầu tuột rất dài, hồ có gây sóng, chỗ cho chơi ván lướt sóng và hồ nước iod.
Khí hậu.
Tại Bad Tölz, nhiệt độ trung bình cao nhất là 10 °C (50 °F) và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 4 °C (40 °F).
Giao thông.
Bad Tölz nằm trên tuyến đường xe lửa Bayerische Oberlandbahn từ München tới Lenggries. | 1 | null |
Đường (chữ Hán: 唐) là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại ở Lâm Phần tỉnh Sơn Tây, sau được nhà Chu cải phong ở khu vực nay thuộc huyện Đường Hà tỉnh Hà Nam kéo dài sang một phần của tỉnh Hồ Bắc ngày nay.
Thời kỳ vua Nghiêu.
Truyền rằng sau khi đế Chí lên ngôi thiên tử thì cải phong em là Y Kỳ Phòng Huân từ đất Đào sang làm vua nước Đường, tuy nhiên đế Chí làm vua chẳng được bao lâu thì sinh ra dâm loạn bỏ bê chính sự chỉ mải mê ham chơi khiến dân tình ca thán trăm họ lầm than. Các bậc hiền thần như: Hậu Tắc, Cao Dao, Tử Tiết, Hy Trọng, Hy Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc..v..v..đều xa lánh và chạy sang nước Đường với Phòng Huân. Thế rồi "tức nước vỡ bờ" dân chúng không chịu nổi nữa tổ chức bạo động xông thẳng vào kinh thành hạ bệ đế Chí, sau đó được sự thống nhất của các nước chư hầu người ta tôn Phòng Huân làm thiên tử xưng là đế Nghiêu.
Thời kỳ Hạ Khổng Giáp.
Sau khi đế Nghiêu lên ngôi thì nước Đường do con trai là Đan Chu tiếp quản, qua đời Ngu Thuấn và giai đoạn đầu nhà Hạ nước Đường không có sự kiện gì đặc biệt mà chỉ phát triển bình thường. Đến thời vua Khổng Giáp thì vua Đường là Lưu Luy được thiên tử giao nhiệm vụ nuôi rồng lấy dãi, Luy Lưu không hoàn thành nhiệm vụ nên bị thiên tử trách tội sợ quá mà bỏ trốn.
Thời kỳ Tây Chu.
Sử sách còn khiếm khuyết về tình hình nước Đường từ sau thời Hạ Khổng Giáp đến hết nhà Thương, nhưng đầu thời nhà Chu thì sự hiện diện của nó lại được ghi chép. Bấy giờ nước Đường vào hùa với Tam Giám cùng nước Ân và Từ Câu vương tạo phản, kết quả bị Chu công Đán tiêu diệt, sau đó đất Đường được giao cho Ngu là em thứ ba của Chu Thành vương cai quản. Tuy nhiên, nhà Chu vẫn nhớ đến công đức của Đế Nghiêu khi xưa nên khi nước Đường đổi thành nước Tấn thì cải phong cho hậu duệ Đế Nghiêu, địa bàn nước Đường mới nay thuộc huyện Đường Hà tỉnh Hà Nam kéo dài sang một phần của tỉnh Hồ Bắc ngày nay.
Thời kỳ Xuân Thu.
Năm 597 TCN, Đường Huệ hầu từng gửi quân tham chiến giúp cho Sở Trang vương đánh bại nước Tấn ở Trịnh Châu để giành ngôi bá chủ Trung Nguyên.
Năm 506 TCN, Đường Thành công tham gia trận Bá Cử cùng với nước Ngô và nước Sái đánh bại nước Sở khiến vua Sở phải lưu vong sang Tùy. Năm sau, Sở Chiêu vương phục hưng đất nước đã cử binh sang tấn công nước Đường, chẳng bao lâu đã tiêu diệt và sáp nhập quốc gia này. | 1 | null |
August Justus Alexander Keim (25 tháng 4 năm 1845 tại Marienschloss – 18 tháng 1 năm 1926 tại Tannenberg) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Trung tướng. Ông từng tham gia cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866), cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và về hưu năm 1898, nhưng sau đó được triệu hồi về phục vụ quân đội trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông là đồng sáng lập của Liên hiệp Hải quân Đức, đồng thời là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp Lục quân Đức.
Tểu sử.
Keim sinh vào tháng 4 năm 1825. Ông đã gia nhập quân đội Phổ với vai trò là lính bộ binh, và được lên quân hàm Trung úy vào năm 1866 rồi Đại úy vào năm 1878. Vào năm 1881, ông được đổi vào Bộ Tổng tham mưu. Vào năm 1889, ông được phong cấp Thiếu tá và Tiểu đoàn trưởng, sau đó ông được lên cấp hàm Thượng tá vào năm 1893, rồi được thăng cấp Đại tá và Trung đoàn trưởng vào năm 1896. Mặc dù đã nghỉ hưu vào năm 1898, năm 1901 ông được lên cấp hàm Thiếu tướng vào năm 1916, sau khi đã được triệu hồi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông được phong hàm Trung tướng.
Ông đã tham chiến trong cuộc chiến tranh với Áo và đồng minh năm 1866, cùng với cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được triệu hồi vào năm 1914 với chức vụ Thanh tra Dân vệ tại Liège, đồng thời là Thống đốc quân sự tỉnh Limbourg của nước Bỉ bị chiếm đóng.
Ngoài ra, ông còn là một tác giả quân sự, đã biên soạn mục "Aspern và Wagram (1809)" trong bộ lịch sử bằng tranh "Deutschen Gedenkhalle" (National-Verlag, Berlin) kể về lịch sử Đức từ thời cổ đại cho đến triều đại Wilhelm II. Ông cũng là biên tập viên của "Nguyệt san Lục quân và Hải quân Đức" từ năm 1903 cho đến năm 1914, và viết nhiều về quân đội và chính sách quân sự trên Nhật báo ("Tagespresse") của Đức. Keim tin rằng con đường binh nghiệp của ông được định hình từ mối quan hệ mật thiết với Thủ tướng Leo von Caprivi và Bộ trưởng Chiến tranh Walter Bronsart von Schellendorf, người đã bị thất sủng vào năm 1896. Hai năm sau, các hoạt động báo chí của ông đã sớm chấm dứt sự nghiệp quân sự của viên sĩ quan Phổ, khi ông giải ngũ vào ngày 12 tháng 12 năm 1898. Sự phê phán công khai của ông đối với chính sách của Đức hoàng đã khiến cho ông được gợi ý về hưu.
Kể từ năm 1911 cho đến năm 1919, Keim là cố vấn quân sự của Liên hiệp Đại Đức, một "Bộ Tổng tham mưu" của chủ nghĩa quân phiệt và đế quốc Đức trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Là người sáng lập Liên hiệp Lục quân Đức ("Wehrverein"), ông đã kêu gọi mở rộng quân đội để loại bỏ mối đe dọa từ Pháp, Nga, Anh và Vương quốc Ý.
Sau khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các tác phẩm của ông Graf Schlieffen: Eine Studie im Zusammenhange mit dem Weltkriege". (= "Politische und militärische Zeitfragen", Quyển 32. Georg Bath, Berlin 1921) và "Prinz Max von Baden" (= "Reichsverderber", Tập 2. Georg Bath, Berlin 1922) đã xét vào hàng sách cấm trong vùng chiếm đóng của Liên Xô và chế độ Cộng sản Đông Đức về sau này. | 1 | null |
Dự án "Superbus"' nhằm mục đích phát triển xe khách tốc độ cao có khả năng đạt tốc độ lên đến 250 km/giờ cùng với cơ sở hạ tầng hỗ trợ bao gồm đường cao tốc đặc biệt xây dựng riêng bên cạnh đường cao tốc của quốc gia. Dự kiến hệ thống sẽ cung cấp phương tiện vận tải thoải mái, vận chuyển đến từng nhà theo nhu cầu và cạnh tranh với xe hơi và xe lửa. Dự án bao gồm nghiên cứu về cơ sở hạ tầng, hậu cần, an toàn, độ tin cậy và khả năng kinh tế cũng như các thiết kế của chiếc xe riêng của mình. Tổng chi phí của dự án hiện nay được ước tính khoảng bảy triệu euro, được tài trợ chủ yếu của Nhà nước Hà Lan. Dự án này có chỉ huy là phi hành gia Hà Lan giáo sư Wubbo Ockels của Đại học Công nghệ Delft.
Chiếc xe.
Chiếc xe điện dài 15 mét với sức chứa 23 hành khách vào từ 16 cửa với tốc độ hành trình 250 km/h và một dải 215 km/h.
Siêu làn xe.
Theo dự tính chiếc xe sẽ chạy trên các siêu làn được sưởi ấm bằng địa nhiệt để ngăn chặn đóng băng trong mùa đông.
Logistics.
Thay vì chạy theo một thời gian biểu chạy xe công cộng, chiếc xe sẽ chạy theo tuyến để đáp ứng nhu cầu của hành khách đặc biệt cung cấp một cuộc hành trình hoàn toàn không có những thay đổi trên cơ sở tối ưu hệ thống định tuyến trung tâm. | 1 | null |
British Aerospace 125 (tên gốc là: de Havilland DH125 Jet Dragon) là một loại máy bay thương mại phản lực hai động cơ, với biến thể mới trên thị trường hiện nay là Hawker 800. Nó được gọi là Hawker Siddeley HS.125 cho đến năm 1977. Nó còn được Không quân Hoàng gia sử dụng làm máy bay huấn luyện dẫn đường (tên định danh Hawker Siddeley Dominie T1) cho đến tháng 1 năm 2011, còn Không quân Hoa Kỳ sử dụng với tên định danh C-29. | 1 | null |
Boeing C-32 là phiên bản chở khách quân sự của loại Boeing 757, thuộc Không quân Hoa Kỳ. C-32 chuyên chở các lãnh đạo của Hoa Kỳ tới các địa điểm trên khắp thế giới. Khách hàng chủ yếu là phó tổng thống Hoa Kỳ, khi đó nó sử dụng tên hiệu là "Air Force Two", Đệ nhất phu nhân và các thành viên khác của nội các Hoa Kỳ và Nghị viện Hoa Kỳ. Tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton có thời điểm đã sử dụng C-32 làm Air Force One. | 1 | null |
Cessna Citation V (Model 560) là một loại thương mại phản lực do Cessna Aircraft Company chế tạo.
is a turbofan-powered small-to-medium sized business jet built by the Cessna Aircraft Company in Wichita, Kansas. Một nhánh của seri Cessna Citation II, máy bay Citation V được phát triển thành các model Citation Ultra, Citation Encore, và Citation Encore+. | 1 | null |
Boeing YAL-1A Airborne Laser hệ thống vũ khí Airborne Laser Testbed – Trạm laser trên không thử nghiệm, (trước là Airborne Laser) là một hệ thống vũ khí của Hoa Kỳ, bao gồm một bộ phận laser iodine oxy hóa học công suất megawatt đặt trên một chiếc Boeing 747-830F. Nó được thiết kế chủ yếu làm hệ thống phòng thủ tên lửa, nhằm tiêu diệt các tên lửa đạn đạo chiến thuật (TBMs), trong khi tên lửa vẫn đang ở trong pha đẩy. Máy bay được bộ quốc phòng Hoa Kỳ định danh là YAL-1A vào năm 2004. | 1 | null |
EADS/Northrop Grumman KC-45 là một mẫu máy bay chở dầu đề xuất dựa trên loại Airbus A330 MRTT. Không quân Hoa Kỳ (USAF) đã đặt mua 179 chiếc KC-45A trong giai đoạn 1 nhằm thay thế những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu Boeing KC-135 Stratotanker đã cũ trong biến chế.
Tính năng kỹ chiến thuật.
"Chú ý: các chỉ tiêu kỹ thuật đánh dấu "*" là dành cho A330." | 1 | null |
Boeing KC-46 Pegasus là một loại máy bay vận tải chiến lược và tiếp nhiên liệu trên không,do Boeing phát triển từ loại máy bay chở khách động cơ phản lực thân rộng Boeing 767. Tháng 2 năm 2011, nó đã chiến thắng trong chương trình máy bay tiếp liệu KC-X để thay thế Boeing KC-135 Stratotanker. Chiếc máy bay đầu tiên đã được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào tháng 1 năm 2019. Không quân Hoa Kỳ lên kế hoạch mua 179 chiếc đến năm 2027.
Phát triển.
Bối cảnh.
Vào năm 2001, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình để thay thế khoảng 100 chiếc KC-135E Stratotankers, và họ chọn KC-767 của Boeing. Chiếc máy bay của Boeing được chỉ định tên "KC-767A" vào năm 2002 và đã xuất hiện trong một báo cáo của Không quân năm 2004. Không quân lên kế hoạch thuê 100 chiếc KC-767 từ Boeing.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain và những người khác đã chỉ trích dự thảo này là lãng phí và có vấn đề. Tháng 11 năm 2003, đáp lại các cuộc biểu tình, Không quân đã quyết định sẽ mua 80 máy bay KC-767 và thuê thêm 20 chiếc nữa. Vào tháng 12 năm 2003, Lầu năm góc tuyên bố dự án sẽ bị đóng băng khi một cuộc điều tra về các cáo buộc tham nhũng dẫn đến việc bỏ tù một trong những giám đốc điều hành, người mà đã làm việc cho Boeing. Hợp đồng KC-767A của Không quân đã bị Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hủy bỏ vào tháng 1 năm 2006. | 1 | null |
Thử Thách Cùng Bước Nhảy:So You Think You Can Dance season 1 là mùa thi đầu tiên của chương trình tại Việt Nam khởi động & ra mắt vào ngày 15 tháng 9 năm 2012 với sự phối hợp sản xuất của HTV & Đông Tây Promotion. Chí Anh & Tuyết Minh sẽ tham gia vai trò giám khảo cùng với những vị giám khảo khách mời như là John Huy Trần,Ngô Thanh Vân,Việt Max,Viết Thành,Trần Ly Ly... Vũ công đã được khán giả yêu thích nhất trong năm 2012 sẽ được nhận lấy phần thưởng tiền mặt trị giá 400.000.000 VNĐ & được chọn lựa 1 trong số nhiều cơ hội để mà phát triển sự nghệp.
Chương trình mùa đầu tiên sẽ có 27 số phát sóng,với thể lệ (format) tương tự như là phiên bản tại nước Mĩ từ mùa thứ nhì cho đến mùa thứ 8 & độ tuổi tham gia thi tài từ 16 cho đến 30.
Kết quả.
Quỳnh Trang đã bị chấn thương vào đêm diễn trước đấy & rơi vào top các vũ công nguy hiểm.<br>
Thảo Uyên đã bị chấn thương vào tuần trước đấy & tiếp tục chấn thương vào đêm kết quả khiến cho cô bắt buộc phải tự nguyện rút lui.
Những đêm Gala VCK.
Đêm Gala VCK 1 - 13/10/2012.
"Giám khảo khách mời:Ngô Thanh Vân"
Đêm Gala VCK 2 - 20/10/2012.
"Giám khảo khách mời:John Huy Trần"
Đêm Gala VCK 3 - 27/10/2012.
"Giám khảo khách mời:Thanh Bạch"
Đêm Gala VCK 4 - 03/11/2012.
"Giám khảo khách mời:Lê Hoàng"
Đêm Gala VCK 5 - 10/11/2012.
"Giám khảo khách mời:Đoan Trang"
Đêm thi này chỉ có 10 thí sinh tham gia vì Thảo Uyên bị chấn thương tái phát đầu gối vào tuần trước đấy & Quỳnh Trang bị chấn thương ở tay trong lúc tập luyện cho nên là cả 2 sẽ phải nghỉ 1 tuần thi đấu.Thảo Uyên sẽ phải tham gia thử thách solo 30s trong đêm công bố top 10 trong khi Quỳnh Trang solo 30s trong đêm công bố top 8.Người sẽ hỗ trợ bài nhảy đôi của Xuân Chiến và Lâm Vinh Hải là 2 thí sinh bị loại trước đó là Huỳnh Mến (top 16) và Nhật Anh (top 34 bán kết) cùng biên đạo múa Quỳnh Lan.Xuân Chiến & Vinh Hải chỉ được bình chọn tin nhắn theo cá nhân thay vì cặp.
Solo 30s.
Thảo Uyên tự dừng bước vì đầu gối tiếp tục tái phát nặng,đồng nghĩa có nghĩa rằng là Thúy Hằng đã được đi tiếp.
Đêm Gala VCK 6 - 17/11/2012.
"Giám khảo khách mời:Ngô Thanh Vân & John Huy Trần"
Đêm Gala VCK 7 - 24/11/2012.
"Giám khảo khách mời:Đoan Trang"
Đêm Gala VCK 8 - 01/12/2012.
"Giám khảo khách mời:Lê Hoàng"
Đêm Gala VCK 9 - 08/12/2012 & Gala công bố kết quả,đăng quang & trao giải thưởng - 15/12/2012.
"Giám khảo khách mời:John Huy Trần & Việt Max"
Top 4 vũ công nhảy Hiphop,biên đạo múa Viết Thành | 1 | null |
Lá rơi trong thành phố là tiểu thuyết đầu tay của tác giả Việt Nam Lê Xuân Khoa phát hành năm 2013.
Nội dung.
Củ Đậu là một chuyên viên Công nghệ Thông tin nhưng có đam mê âm nhạc từ nhỏ. Chính âm nhạc và những mối quan hệ xuất phát từ mạng internet đã mở ra những cuộc phiêu lưu trong cuộc sống rất đỗi bình dị của anh. Chúng là một chuỗi thăng trầm, va vấp dẫn anh đi tìm giá trị sống.
Xuất bản tại Việt Nam.
Tác phẩm được Thaihabooks và Nhà xuất bản Văn Học phát hành tháng 7/2013.
Ngày 29/06/2013, buổi ra mắt tại Hà Nội với chủ đề "Chuyện về một thế hệ" đã thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. Cuốn tiểu thuyết ngay lập tức nhận được nhiều lời ca ngợi từ cả những người yêu văn chương lẫn giới chuyên môn và phê bình. Họ đánh giá cao cuốn sách vì nó có cả tính đương đại, mới mẻ lẫn chiều sâu tâm linh. Chỉ sau một tuần ra mắt, cuốn sách đã thành món hàng "nóng" được săn tìm và trở nên khan hiếm tại các hiệu sách trên phố Đinh Lễ, Hà Nội. Được đón nhận nồng nhiệt, Lê Xuân Khoa tiếp tục được mời giới thiệu sách tại 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/06/2013 trong chương trình "Một Hà Nội đương đại" và tại Đà Nẵng trong chương trình "Hành trình đi tìm tôi".
Đây là một trường hợp hy hữu tại Việt Nam, khi một tác giả trẻ lần đầu tiên xuất bản đã gây được tiếng vang khắp cả nước.
Liên kết ngoài.
Trang web của tác giả Lê Xuân Khoa
Facebook Page của cuốn sách "Lá rơi trong thành phố" | 1 | null |
Ernst Wilhelm Karl Maria Freiherr von Hoiningen, genannt Huene (23 tháng 9 năm 1849 tại Unkel, tỉnh Rhein của Phổ – 11 tháng 3 năm 1924 tại Darmstadt) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng Bộ binh, và là một tùy viên quân sự. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Tiểu sử.
Ernst sinh vào ngày tháng 9 năm 1849, trong gia đình quý tộc cổ Công giáo von Hoiningen sinh sống chủ yếu tại Kurland, và là con trai của Giám đốc mỏ Phổ Anselm August Freiherr von Hoiningen gen. Huene với người vợ của ông này là bà Ehefrau Marie, nhũ danh Longard.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 1868, Hoiningen gia nhập Tiểu đoàn Công binh số 8 (số 1 Rhein) ở Koblenz, và tại đây ông được phong cấp hàm Chuẩn úy vào ngày 7 tháng 8 năm 1868. Đến ngày 8 tháng 9 năm 1870, ông được đổi sang Cục Thanh tra Công binh tại Straßburg, Elsass. Ngày 8 tháng 9 năm 1870, ông được thăng quân hàm Thiếu úy. Ngày 29 tháng 9 năm 1872, ông vào làm việc tại Trường Pháo binh và Công binh tại đây, sau đó ông chuyển đến Cục thanh tra Công binh tại Metz vào ngày 15 tháng 9 năm 1874. Đến ngày 21 tháng 3 năm 1876, ông được đổi vào pháo đài Friedrichsort, tiếp theo đó Hoiningen được lên cấp Trung úy vào ngày 13 tháng 6 năm 1876 và được chuyển vào đồn binh tại pháo đài Koblenz vào ngày 24 tháng 11. Sau đó, ông được lệnh vào Học viện Quân sự Phổ vào ngày 1 tháng 10 năm 1877, rồi được phong quân hàm Đại úy vào ngày 18 tháng 4 năm 1872 và được bổ nhiệm làm sĩ quan Bộ Tham mưu tại Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin. Vào ngày 13 tháng 12 năm 1883, ông vào làm việc trong Bộ Tham mưu của Quân đoàn III ở Berlin. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1885, ông trở thành tùy viên quân sự tại Đại sứ Đức ở Luân Đôn và giữ chức vụ này trong vòng một năm.
Sau khi trở về Berlin, ông được phong chức Tướng phụ tá của Đức hoàng Wilhelm I vào ngày 15 tháng 10 năm 1886. Đến ngày 23 tháng 10 năm 1886, ông được cử làm tùy viên quân sự tại Đại sứ Đức ở Paris, và trên cương bị này ông điều hành mối quan hệ quân sự giữa Đức và Pháp cho đến năm 1891.
Từ năm 1887 cho đến năm 1890, ông hỗ trợ đắc lực của Tổng tham mưu trưởng Alfred von Waldersee trong cuộc đấu tranh của ông này chống lại Thủ tướng Otto von Bismarck. Trong cùng thời điểm mà Waldersee thắt chặt mối quan hệ giữa mình với Vương tử Wilhelm, ông ta nhận thấy rằng một cuộc chiến tranh với Nga là không thể tránh khỏi và chính sách hữu nghị của Bismarck với nước này không thua kém gì lắm so với một tội ác. Thông qua các báo cáo quân sự và thư từ riêng tư, Hoiningen, cùng với các cộng sự khác của tướng Waldersee ở Áo, Nga và Ý, đã mô tả cho Waldersee về những động thái chuẩn bị chiến tranh của Nga và Pháp, sự xảo trá của Ý, thực lực của Áo và sự ngu xuẩn của Đại sứ Đức tại các nước này. Waldersee đã thu thập các bản báo cáo này và đệ trình lên Vương tử, sau này là Hoàng đế Wilhelm II. Điều này đã góp một phần lớn dẫn đến việc Bismarck bị tân Hoàng đế Wilhelm II huyền chức vào mùa xuân năm 1890.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1888, Hoiningen được thăng hàm Thiếu tá và vào ngày 22 tháng 3 năm 1891, ông được đổi vào Sư đoàn số 29 tại Freiburg im Breisgau với vai trò là sĩ quan Bộ Tham mưu. Tiếp sau đó, vào ngày 17 tháng 10 năm 1893, ông được lên quân hàm Thượng tá và được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh số 132 (số 1 Hạ Elsass) tại Straßburg. Đến ngày 18 tháng 8 năm 1894, ông được lãnh chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn XVI, đóng quân ở Metz. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1897, Hoiningen được phong cấp hàm Đại tá và vào ngày 19 tháng 10 năm 1897 ông lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Bộ binh Cận vệ số 115 (số 1 Đại Công quốc Hesse) tại Darmstadt. Vào ngày 24 tháng 2 năm 1900, ông được thăng cấp Thiếu tướng và được phong chức Lữ trưởng của Lữ đoàn Bộ binh số 53 tại Ulm. Vào ngày 18 tháng 4 năm 1903, Hoiningen được lên quân hàm Trung tướng và được bổ nhiệm làm Chỉ huy tạm quyền của Sư đoàn số 30 tại Straßburg, thay thế cho Trung tướng Moßner. Vào ngày 11 tháng 9 năm 1907, ông được thăng cấp bậc Thượng tướng Bộ binh, đồng thời được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn XIV ở Karlsruhe. Ngày 6 tháng 9 năm 1913, ông được phong danh hiệu của Trung đoàn Phóng lựu Hộ vệ số 109 (số 1 Baden).
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Hoiningen chỉ huy Quân đoàn XIV của mình, một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 7 tại Elsass. Quân đoàn của ông được giao nhiệm vụ phòng ngự Mülhausen chống lại sự tấn công của Tập đoàn quân Alsace dưới quyền tướng Paul Pau, một cựu chiến binh của năm 1870. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1914, ông được thay thế bởi tướng Watter và vào cuối tháng 10 năm 1914, ông được nhậm chức Thống đốc quân sự của thành phố pháo đài Antwerp, một thành lũy của quân đội Bỉ đã bị Quân đoàn Trừ bị III chinh phạt. Trên cương vị này, ông cũng là tùy viên quân sự cho tới khi cuộc chiến kết thúc với sự đầu hàng của Đức vào ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Vào năm 1919, Hoiningen xuất ngũ, sau đó ông dời đến sống tại thành phố Darmstadt cho đến khi từ trần vào tháng 3 năm 1924. | 1 | null |
An tức hương Bắc Bộ (hay còn gọi an tức Bắc bộ, 越南安息香 - Việt Nam an tức hương, cánh kiến trắng, bồ đề, danh pháp khoa học: Styrax tonkinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ An tức hương. Loài này được (Pierre) Craib ex Hartwich miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913. | 1 | null |
là một phương pháp nấu ăn được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức ăn được hun hoặc nướng cùng nước sốt được phết lên thực phẩm, với thành phần nước sốt chủ yếu là nước tương, mirin và đường.
Với phương pháp này, tại Nhật Bản người ta chủ yếu dùng cho thực phẩm là các loại cá – cá cam, cá cờ, cá ngừ vằn, cá hồi, cá hồi chấm, và cá thu – trong khi ở phương Tây người ta dùng các loại thịt đỏ và trắng - thịt gà, lợn, bò, cừu. Các nguyên liệu khác như thịt bò băm, thịt viên, mực ống đôi khi cũng được sử dụng ở Nhật.
Từ "teriyaki" bắt nguồn từ danh từ , có nghĩa là sự tỏa sáng - dùng để chỉ độ sáng hoặc độ láng bóng được tạo nên bởi hàm lượng đường trong sốt , và , dùng để chỉ phương pháp hun hoặc nướng thịt. Theo truyền thống, thịt được nhúng hoặc phết với nước sốt nhiều lần trong khi nấu.
sốt theo truyền thống được làm bằng cách trộn và đun nóng nước tương và sake (hoặc mirin) và đường (hoặc hành tây) (xem tare).
Sốt Teriyaki.
Ở Bắc Mỹ, bất kỳ món ăn nào được chế biến từ nước sốt theo kiểu teriyaki đều được mô tả là teriyaki. Các món ăn thường bao gồm cả những trường hợp sử dụng các chất thay thế nước ngoài cho "sake" hoặc "mirin", chẳng hạn như rượu vang, hoặc với các thành phần được thêm vào, chẳng hạn như vừng hoặc tỏi (không phổ biến trong ẩm thực truyền thống của Nhật Bản). Nước sốt được sử dụng cho teriyaki thường có vị ngọt, mặc dù nó cũng có thể có vị cay. Nước ép dứa đôi khi được sử dụng, vì nó không chỉ cung cấp vị ngọt mà còn là enzyme bromelain giúp làm mềm thịt. Nướng thịt trước và đổ nước sốt vào sau hoặc sử dụng nước sốt ngọt để gia giảm là những phương pháp nấu teriyaki phi truyền thống khác. Nước sốt teriyaki đôi khi được rưới lên trên cánh gà hoặc được sử dụng làm nước chấm.
Các biến thể.
Món là một biến thể của bánh hamburger được phủ với sốt teriyaki hoặc với nước sốt đi kèm với bánh thịt xay. "Xào kiểu teriyaki" ("teriyaki stir-fry") có nghĩa là xào thịt hoặc rau trong sốt teriyaki. Một loại khác là các sản phẩm chay được chế biến theo phong cách teriyaki.
Theo quốc gia.
Hoa Kỳ.
Ở thành phố Seattle, Washington, một nền văn hóa teriyaki lớn đã xuất hiện vào những năm 1990. Vào năm 2010, có hơn 83 nhà hàng trong thành phố với chữ "teriyaki" có trong tên của họ. Nó đã được mô tả là món ăn đặc trưng của thành phố bởi một số cửa hàng, cho thấy việc áp dụng rộng rãi như một hình thức của thức ăn nhanh. | 1 | null |
Thánh giá chợ (tiếng Anh: "market cross") là một biểu tượng cho thấy là đây là nơi được phép họp chợ, thường được thấy ở châu Âu. Ban đầu chỉ là một cột có thánh giá trên đỉnh. Những thánh giá chợ đặc biệt thường thấy ở Anh. Những người Anh di cư cũng tiếp tục truyền thống này nơi họ tới, nên ta cũng có thể thấy những kiến trúc này ở Canada hay Úc.
Kiểu kiến trúc.
Thánh giá chợ có những kiểu kiến trúc khác nhau. Nó có thể đơn giản như là một cột thánh giá, hay có dạng obelisk, thường là bằng đá cũng có thể bằng gỗ, hoặc là một kiến trúc xây dựng như một tòa nhà (thường thấy ở Anh quốc). | 1 | null |
Robert Anthony Eden, bá tước thứ nhất của Avon, là một chính trị gia bảo thủ của nước Anh, từng giữ chức thủ tướng Anh từ 1955 đến 1957.
Trong giai đoạn 1935 đến 1955, ông đã ba lần làm Ngoại trưởng Anh (ông giữ chức này suốt thế chiến thứ hai). Ông nổi tiếng là đã thẳng thắn phản đối chính sách nhân nhượng những năm 1930, cùng với vai trò lãnh đạo ngoại giao những năm 1940 và 1950 cũng như sự thất bại trong chính sách Trung Đông năm 1956 dẫn đến chấm dứt nhiệm kỳ thủ tướng của ông.
Gia đình.
Eden được sinh ra tại Windlestone Hall, hạt Durham, vào ngày 12 tháng 6 năm 1897. Ông được sinh ra trong một gia đình rất bảo thủ của những người hiền lành. Ông là con trai của Sir William Eden, Nam tước thứ 7 và 5, một cựu đại tá và quan tòa địa phương từ một gia đình có tiêu đề cũ. Sir William, một người đàn ông lập dị và thường nóng tính, là một người vẽ màu nước tài năng và là nhà sưu tập của trường phái Ấn tượng.
Mẹ của Eden, Sybil Frances Grey, là thành viên của gia đình Grey nổi tiếng của Northumberland (xem bên dưới). Cô đã muốn kết hôn với Francis Knollys, sau này là một cố vấn quan trọng của Hoàng gia. Mặc dù cô là một nhân vật nổi tiếng ở địa phương, cô có mối quan hệ căng thẳng với các con và sự hoang phí của cô đã hủy hoại vận may của gia đình. Eden của anh trai Tim đã phải bán Windlestone vào năm 1936. Rab Butler sau sẽ nói hài hước rằng Eden-a "nửa nam tước điên, người phụ nữ một nửa xinh đẹp" đẹp trai nhưng bệnh nổi nóng do con người là gì.
Ông cố của Eden là William Iremonger, người chỉ huy Trung đoàn 2 chân trong Chiến tranh bán đảo và chiến đấu dưới Wellington (khi ông trở thành) tại Vimiero. Ông cũng xuất thân từ Thống đốc Sir Robert Eden, Nam tước thứ nhất của Maryland và thông qua Gia đình Calvert của Maryland, ông được kết nối với tầng lớp quý tộc Công giáo La Mã cổ đại của gia đình Arundell và Howard. Ông cũng là hậu duệ của gia đình Schaffalitzky de Muckadell của Đan Mạch và gia đình Bie của Na Uy. Eden đã từng thích thú khi biết rằng một trong những tổ tiên của mình, như tổ tiên của Churchill, Công tước Marlborough, là người yêu của Barbara Castlemaine.
Đã có nhiều suy đoán trong nhiều năm rằng cha đẻ của Eden là chính trị gia và người đàn ông của những lá thư George Wyndham, nhưng điều này được coi là không thể vì Wyndham đã ở Nam Phi vào thời điểm thụ thai của Eden. Mẹ anh bị đồn đã ngoại tình với Wyndham. Eden có một anh trai, John, người đã bị giết trong hành động năm 1914, và một em trai, Nicholas, người đã bị giết khi tàu chiến "HMS Indefatigable (1909)" nổ tung và chìm trong Trận Jutland năm 1916.
Cái chết.
Vào tháng 12 năm 1976, Eden cảm thấy đủ khỏe để đi du lịch cùng vợ đến Hoa Kỳ để đón Giáng sinh và năm mới cùng Averell và Pamela Harriman, nhưng sau khi đến Hoa Kỳ, sức khỏe của ông đã xấu đi nhanh chóng. Thủ tướng James Callaghan đã sắp xếp cho một chiếc máy bay RAF đã ở Mỹ để chuyển hướng đến Miami, để bay về nhà Eden. | 1 | null |
Chính sách nhượng bộ (trong văn cảnh chính trị) là một chính sách ngoại giao nhượng bộ về vật chất và chính trị cho những thế lực độc tài nhằm tránh một cuộc xung đột có thể xảy ra. Các chế độ dân chủ châu Âu đã áp dụng chính sách này vào những năm 1930 với mong muốn tránh chiến tranh với các nước Đức và Ý độc tài, đang mang nỗi căm thù đối với chiến tranh thế giới thứ nhất.
Thuật ngữ này chủ yếu được dùng trong chính sách ngoại giao của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain với Đức Quốc xã từ 1937 đến 1939. Các chính sách tránh chiến tranh với Đức của ông đã trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của các học giả, nhà chính trị và nhà ngoại giao sau này. Các sử giả có nhiều ý kiến trái chiều, từ phê phán việc để cho nước Đức của Adolf Hitler phát triển quá mạnh cho đến đánh giá rằng Chamberlain không có sự lựa chọn nào khác và đã hành động dựa theo những lợi ích trên hết của nước Anh. Tại thời điểm đó, sự nhượng bộ được đa số nhìn nhận tích cực. Hiệp ước München được ký kết ngày 30 tháng 9 năm 1938 giữa Đức, Anh, Pháp và Italia đã thúc giục Chamberlain thông báo rằng ông đã bảo vệ "hòa bình cho thời đại chúng ta" ("peace for our time"). | 1 | null |
Johann Georg Adolf Ritter von Deines (30 tháng 5 năm 1845 tại Hanau – 17 tháng 11 năm 1911 tại Frankfurt am Main) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thướng tướng Kỵ binh, và là Tướng phụ tá của Đức hoàng Wilhelm II. Ông đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Trong thập niên 1880, ông là tùy viên quân sự của Đức tại Tây Ban Nha, sau đó là tại Áo.
Tiểu sử.
Adolf sinh vào tháng 5 năm 1845, trong gia đình đã được đề cập từ thế kỷ 16 tại Roßdorf ở Hanau, và là con trai của Friedrich Ritter von Deines (1818 – 1901) với người vợ của ông này Emilie, nhũ danh Pfeiffer (1816 – 1866). Thuở trẻ, ông học trường Trung học Chính quy ("Gymnasium") tại Weinheim, sau đó ông học đại học ở Göttingen, Halle và Bonn. Ở Bonn, ông là thành viên của Liên đoàn Sinh viên Palatia. Vào ngày 1 tháng 10 năm 1867, ông nhập ngũ quân đội Phổ với vai trò là lính tình nguyện một năm ("Einjährig-Freiwilliger") trong Trung đoàn Khinh kỵ binh số 7 (Số 1 Rhein), trước khi ông được phong quân hàm Thiếu úy trong lực lượng Trừ bị vào ngày 6 tháng 7 năm 1869. Sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) bùng nổ, ông đã tham gia chiến đấu trong các trận đánh lớn tại Gravelotte-St. Privat, Amiens và Hallue. Sau khi quân đội Phổ hạ được Metz, Deines trở thành sĩ quan tùy tùng của Tập đoàn quân số 1, sau này là Tập đoàn quân phía Nam, và được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II vào ngày 18 tháng 12 năm 1870.
Sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của người Đức, ông chuyển sang phục vụ tại ngũ trong trung đoàn khinh kỵ binh của mình. Tại đây, ông được lãnh chức sĩ quan phụ tá trung đoàn vào ngày 16 tháng 3 năm 1872, và được cắt cử đến Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin hai năm sau đó. Sau khi ông được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 4 tháng 4 năm 1876, Deines được thu dụng vào Bộ Tổng tham mưu. Đến năm 1878, ông được lên quân hàm Đại úy. Sau đó, vào năm 1881, ông được phái đến biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là quan sát viên.
Kể từ năm 1885 cho đến năm 1887, ông được ủy nhiệm làm tùy viên quân sự tại Đại sứ Đức tại Madrid, nơi ông mang trọng trách điều hành mối quan hệ quân sự giữa Đế quốc Đức với Tây Ban Nha. Về sau, ông được cử vào chức vụ tương tự tại Đại sứ Đức ở Viên. Trong khi vẫn giữ cương vị này, Deines được phong làm sĩ quan hầu cận của tân Hoàng đế Wilhelm II vào ngày 3 tháng 10 năm 1888, và chức vụ này đã mang lại cho ông quyền liên hệ trực tiếp với Quân vương ("Immediatstellung").
Từ năm 1887 cho đến năm 1890, ông hỗ trợ đắc lực của Tổng tham mưu trưởng Alfred von Waldersee trong cuộc đấu tranh của ông này chống lại Thủ tướng Otto von Bismarck. Trong cùng thời điểm mà Waldersee thắt chặt mối quan hệ giữa mình với Vương tử Wilhelm, ông ta nhận thấy rằng một cuộc chiến tranh với Nga là không thể tránh khỏi và chính sách hữu nghị của Bismarck với nước này không thua kém gì lắm so với một tội ác. Thông qua các báo cáo quân sự và thư từ riêng tư, von Deines, cùng với các cộng sự khác của Waldersee ở Pháp (Ernst von Hoiningen), Nga và Ý, đã mô tả cho Waldersee về những động thái chuẩn bị chiến tranh của Nga và Pháp, sự xảo trá của Ý, thực lực của Áo và sự ngu xuẩn của Đại sứ Đức tại các nước này. Waldersee đã thu thập các bản báo cáo này và đệ trình lên Vương tử, sau này là Đức hoàng Wilhelm II. Điều này đã góp một phần lớn dẫn đến việc Bismarck bị Wilhelm II huyền chức vào mùa xuân năm 1890.
Vào năm 1890, Deines được thăng cấp hàm Thượng tá, rồi được lên quân hàm Đại tá vào năm 1892. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1894, ông rời khỏi Viên và trong khi vẫn giữ cương vị sĩ quan hầu cận của mình, ông được Hoàng đế bổ nhiệm làm "Overgouverneur", tức là nhân viên hoàng gia có nhiệm vụ giáo dưỡng các con của Hoàng đế. Để bày tỏ sự cảm tạ đối với ông vì công lao dạy dỗ Thái tử, Đức hoàng Wilhelm II đã tặng thưởng cho ông Ngôi sao Chỉ huy của Huân chương Hoàng gia Hohenzollern vào ngày 6 tháng 10 năm 1900, đồng thời bãi chức "Obergouverneur" của Deines và phong cho ông làm Tướng phụ tá. Deines vẫn đảm nhiệm chức vị này ngay cả sau khi ông được lãnh chức Sư trưởng của Sư đoàn số 21 vào ngày 16 tháng 6 năm 1900. Sự nghiệp quân sự của ông đã lên đến tột đỉnh khi ông được bổ nhiệm làm Tướng tư lệnh của Quân đoàn VIII tại Koblenz vào ngày 18 tháng 10 năm 1902 và không lâu sau đó, ông được thăng cấp bậc Thượng tướng Kỵ binh vào ngày 29 tháng 5 năm 1903. So khả năng nghe của ông ngày càng kém, ông từ chức chỉ huy quân đoàn vào ngày 2 tháng 10 năm 1906 và được xuất ngũ ("zur Disposition") với một khoản lương hưu trong khi vẫn đảm nhiệm chức Tướng phụ tá, đồng thời được phong danh hiệu của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 7.
Về chính trị, Deines giữ lập trường đối nghịch với phe cánh của Cơ mật đại thần Friedrich von Holstein, và từng than phiền rằng Wilhelm II "nằm hoàn toàn trong tay" phe cánh này. Ngoài ra, ông cũng chỉ trích Thủ tướng Leo von Caprivi vì những chính sách quá tự do của ông này, nhất là các hiệp ước thương mại làm cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ Junker bị đoái hoài.
Vào ngày 12 tháng 7 năm 1898, Deines thành hôn với Katharina Helene Margarete Elsa Freiin von Falkenhausen (27 tháng 4 năm 1872 – 8 tháng 1 năm 1949), một người con gái của Thượng tướng Ludwig Freiherr von Falkenhausen với người vợ đầu của ông này là Helene von Waldow und Reitzenstein (1847 – 1886).
Vào tháng 11 năm 1911, ông từ trần ở Frankfurt am Main do hậu quả của một cuộc phẫu thuật ruột kết và được mai táng tại nghĩa trang Hauptfriedhof Hanau.
Mộ phần của ông đã được Đạo luật Bảo tồn Di tích Hessen công nhận là di sản văn hóa ("Kulturdenkmal"). Các ghi chép không được công bố của ông hiện được xuất bản của ông hiện được lưu trữ trong Kho lưu trữ quân sự Liên bang Đức ("Bundesarchiv-Militärarchiv", gọi tắt là BA-MA) ở Freiburg im Breisgau. | 1 | null |
Cá đao răng nhọn, tên khoa học Anoxypristis cuspidata, còn được gọi là cá đao nhọn hoặc cá đao hẹp, là một cá đao của họ Pristidae, được tìm thấy trong vùng nước nông ven biển và cửa sông của Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ và Vịnh Ba Tư tới miền nam Nhật Bản, Papua New Guinea và miền bắc Úc. Nó là thành viên duy nhất của chi Anoxypristis. So với chi Pristis, Anoxypristis có cưa có hình giống mỏ chim hẹp với nhiều răng cưa và không có răng cưa gần đầu. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng và đạt chiều dài lên đến 4,7 mét (15 ft). | 1 | null |
Giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh (tiếng Anh: interwar period hay tiếng Latin: interbellum ("inter-", "giữa" + "bellum", "chiến tranh") là thuật ngữ thường dùng để nói đến giai đoạn từ khi kết thúc thế chiến thứ nhất cho đến trước khi bắt đầu thế chiến thứ hai - từ năm 1918 cho đến cuối năm 1939.
Khái quát giai đoạn này.
Thời kỳ lịch sử này khởi đầu bằng sự rối loạn khi châu Âu phải vật lộn để hồi phục từ những tổn thất sau thế chiến thứ nhất. Sau đó, những năm 1920 là một giai đoạn vô cùng thịnh vượng nhưng rồi cuộc Đại khủng hoảng ập đến năm 1929. Đáng chú ý là cộng hòa Weimar của Đức vấp phải hai đợt bất ổn chính trị và kinh tế, đỉnh điểm với siêu lạm phát tại Đức năm 1923 và sự thất bại của đảo chính Nhà hàng bia diễn ra cùng năm. Các biến động này đã dẫn đến sự lớn mạnh của chủ nghĩa quốc xã. Tại châu Á, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc cứng rắn hơn bao giờ hết, đặc biệt là trong mối quan hệ với Trung Quốc. | 1 | null |
Eocaecilia micropodia là một loài đã tuyệt chủng thuộc bộ Không chân, chúng sống vào kỷ Jura sớm ở Arizona, Hoa Kỳ. Nó được chia sẻ một số đặc điểm với kỳ giông và bộ Microsauria nay đã tuyệt chủng.
Nó có kích thước nhỏ, khoảng 15 cm. Không giống như ếch giun hiện đại, bị cụt cả hai chân, "Eocaecilia" sở hữu đôi chân nhỏ, và trong khi ếch giun hiện đại mắt kém phát triển và dành nhiều thời gian dưới mặt đất, mắt của "Eocaecilia" phần nào phát triển tốt hơn. Mặc dù tổ tiên chính xác của "Eocaecilia" bị tranh cãi, loài tổ tiên đó có thể ở thuộc Lepospondyli hoặc Temnospondyli sống vào thời Đại Cổ Sinh và Đại Trung Sinh. | 1 | null |
Maya Ying Lin sinh ngày 5 tháng 10 năm 1959 tại Athens, Ohio, Hoa Kỳ, là nghệ sĩ và nhà thiết kế kiến trúc nổi tiếng về công trình điêu khắc và nghệ thuật phong cảnh. Bà nổi tiếng vì đã thiết kế Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C.
Cuộc đời.
Maya Ying Lin là một người Mỹ gốc Hoa, sinh tại Athens, Ohio. Cha mẹ bà nhập cư vào Hoa Kỳ năm 1949 và định cư ở tiểu bang Ohio năm 1958, một năm trước khi sinh Maya Ying Lin. Người cha của bà, ông Henry Huan Lin, là chuyên gia đồ gốm sứ và cựu khoa trưởng của "Trường Mỹ thuật" Đại học Ohio. Bà là cháu họ của Lâm Huy Nhân, người được coi là nữ kiến trúc sư đầu tiên ở Trung Quốc. Lâm Giác Dân, một trong 72 người tử đạo trong vụ Nổi dậy Quảng Châu lần thứ hai là người anh em họ của ông nội bà.
Maya Ying Lin học ở Đại học Yale, đậu bằng cử nhân năm 1981 và bằng thạc sĩ kiến trúc năm 1986. Bà cũng đã được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Yale, Đại học Harvard, Williams College và Smith College. Bà là người trẻ tuổi nhất ở Đại học Yale được trao bằng tiến sĩ danh dự về Mỹ thuật năm 1987.
Lin là con gái út, bà có một anh trai là giáo sư tiếng Anh kiêm thi sĩ. Thời niên thiếu, bà không có nhiều bạn và thường quanh quẩn trong nhà, thích học hành. Khi không học ở trường, bà theo học các khóa học độc lập ở đại học Ohio và dùng thời gian rảnh rỗi để đúc các đồ bằng đồng tại xưởng đúc của trường. Lin, lớn lên như một người thiểu số gốc châu Á, đã nói rằng bà "thậm chí còn không nhận ra" mình là người Trung Quốc cho tới mãi sau này, và rằng phải đến lứa tuổi 30 bà mới muốn tìm hiểu nền văn hóa gốc của mình. Bình luận về thiết kế một ngôi nhà mới cho Nhà bảo tàng Trung Quốc ở Hoa Kỳ gần phố Trung Quốc, Manhattan thuộc thành phố New York của mình, Lin đã gắn kèm một ý nghĩa cá nhân vào dự án để thành một dự án có liên quan tới Trung Quốc vì bà muốn 2 cô con gái của mình biết "phần này là di sản của họ".
Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam.
Năm 1981, ở tuổi 21 và còn là sinh viên chưa tốt nghiệp, Maya Ying Lin đã thắng cuộc thi công cộng về thiết kế cho Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, đánh bại 1.441 đối thủ khác. Bức tường xây bằng đá đen, với các tên của 58.272 chiến sĩ tử trận được khắc trên bề mặt tường, đã được hoàn thành trong tháng 10 năm 1982 và được khánh thành ngày 13.11.1982. Bức tường hình chữ V này bằng đá granite, với một bên quay về Đài tưởng niệm Lincoln còn bên kia quay sang tượng đài Washington.
Quan niệm của Lin là tạo ra một khoảng hở hoặc một vết thương trên mặt đất để tượng trưng cho tính nghiêm trọng của việc mất các chiến sĩ. Thiết kế này ban đầu đã gây tranh cãi vì người ta cho là không theo qui ước và truyền thống của một đài tưởng niệm chiến tranh. Những người chống đối cũng lên tiếng phản đối vì gốc gác châu Á của bà. Tuy nhiên, đài tưởng niệm này đã được dựng và từ đó đã trở thành nơi hành hương quan trọng cho những thân nhân và bạn bè của những binh sĩ Mỹ tử trận ở Việt Nam, và những thẻ bài cá nhân cùng các vật lưu niệm được để lại tại bức tường hàng ngày để tưởng niệm họ. Năm 2007, Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ xếp công trình tưởng niệm này vào hạng 10 trong danh sách "Công trình Kiến trúc được ưa chuộng của Hoa Kỳ ("America's Favorite Architecture") của họ.
Lin tin rằng nếu ban giám khảo cuộc thi không bị "mù" - vì những bản thiết kế được ghi bằng số thay vì tên (người nộp) - thì bà "sẽ không thể nào thắng". Sau khi sắc tộc của mình bị tiết lộ, bà từng nhận sự quấy rối phiền nhiễu. Ross Perot, doanh nhân nổi tiếng, sau này là ứng cử viên độc lập thứ ba trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ (1992 và 1996) đã gọi bà là "egg roll" sau khi biết bà là người gốc châu Á. Lin đã bảo vệ bản thiết kế của mình trước Quốc hội Hoa Kỳ, và cuối cùng đã đạt tới thỏa hiệp: sẽ đặt một nhóm tượng đồng gồm 3 chiến binh với lá cờ Hoa Kỳ bên cạnh bức tường tưởng niệm.
Công việc sau Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam.
Hiện nay bà sở hữu xưởng điêu khắc "Maya Lin Studio" ở thành phố New York, tiếp tục thiết kế các công trình khác, trong đó có Đài tưởng niệm Quyền Công dân ở Montgomery, Alabama (1989) và "the Wave Field" ở Đại học Michigan (1995).
Các dự án hiện thời của bà trong đó có tác phẩm nghệ thuật trưng bày ở Trung tâm nghệ thuật Storm King.
Thứ tự công trình theo niên đại.
Maya Lin là một trong số những nhà thiết kế kiến trúc xuất sắc nhất trong thế kỷ 21. Mặc dù bà khởi nghiệp trong thế kỷ 20, tầm nhìn và sự tập trung của bà bao giờ cũng là vì sao cần có khoảng không gian trong tương lai và điều đó có ý nghĩa thế nào đối với mọi người. Bà tìm cách bớt tập chú vào ảnh hưởng chính trị trong thiết kế mà tập trung nhiều vào việc tạo ra không gian và các cảm xúc và cái sẽ tượng trưng cho người sử dụng. Cùng với những dự án kiến trúc, bà cũng làm nhiều tượng điêu khắc. Dưới đây là những cộng trình đáng chú ý của bà.
Đời tư.
Maya Ying Lin kết hôn với Daniel Wolf, một người buôn bán máy chụp hình ở New York. Họ có 2 cô con gái: India và Rachel. | 1 | null |
Giải Video âm nhạc của MTV năm 2013 được tổ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 2013 tại Barclays Center ở Brooklyn, thành phố New York. Đây là lễ trao giải lần thứ 30 của giải thưởng này và là lần đầu tiên lễ trao giải được tổ chức ở một địa điểm bên ngoài quận Manhattan. Danh sách đề cử được công bố vào ngày 17 tháng 7 năm 2013. Justin Timberlake, Macklemore và Ryan Lewis dẫn đầu với 6 đề cử, theo sau là Bruno Mars, Miley Cyrus và Robin Thicke với 4 đề cử. Justin Timberlake nhận được nhiều giải thưởng nhất với 4 giải thưởng. Lễ trao giải đạt 10.1 triệu người xem.
Đề cử.
Video của năm.
Justin Timberlake — "Mirrors"
Video của nghệ sĩ nam xuất sắc nhất.
Bruno Mars — "Locked Out of Heaven"
Video của nghệ sĩ nữ xuất sắc nhất.
Taylor Swift — "I Knew You Were Trouble"
Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất.
Austin Mahone — "What About Love"
Video nhạc Pop xuất sắc nhất.
Selena Gomez — "Come & Get It"
Video nhạc Rock xuất sắc nhất.
30 Seconds to Mars — "Up in the Air"
Video nhạc Hip Hop xuất sắc nhất.
Macklemore và Ryan Lewis (cùng với Ray Dalton) — "Can't Hold Us"
Hợp tác xuất sắc nhất.
Pink (cùng với Nate Ruess) — "Just Give Me a Reason"
Đạo diễn xuất sắc nhất.
Justin Timberlake (cùng với Jay-Z) — "Suit & Tie" (Đạo diễn: David Fincher)
Vũ đạo xuất sắc nhất.
Bruno Mars — "Treasure" (Biên đạo: Bruno Mars)
Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.
Capital Cities — "Safe and Sound" (Hiệu ứng hình ảnh: Grady Hall, Jonathan Wu và Derek Johnson)
Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất.
Janelle Monáe (cùng với Erykah Badu) — "Q.U.E.E.N." (Chỉ đạo nghệ thuật: Veronica Logsdon)
Biên tập xuất sắc nhất.
Justin Timberlake — "Mirrors" (Biên tập: Jarrett Fijal và Bonch LA)
Quay phim xuất sắc nhất.
Macklemore và Ryan Lewis (cùng với Ray Dalton) — "Can't Hold Us" (Chỉ đạo quay phim: Jason Koenig, Ryan Lewis và Mego Lin)
Video mang thông điệp xã hội xuất sắc nhất.
Macklemore và Ryan Lewis (cùng với Mary Lambert) — "Same Love"
Bài hát của mùa Hè.
One Direction — "Best Song Ever" | 1 | null |
Đài tưởng niệm Quyền Công dân (tiếng Anh: "Civil Rights Memorial") là một đài tưởng niệm ở Montgomery, Alabama để tưởng niệm 40 người bị chết trong cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của mọi người thuộc mọi chủng tộc trong Phong trào đòi Quyền Công dân tại Hoa Kỳ. Đài kỷ niệm này được Southern Poverty Law Center bảo trợ.
Những tên người được tưởng niệm là những người đã chết trong cuộc đấu tranh giành quyền công dân từ năm 1954 tới năm 1968. Sở dĩ chọn các năm này vì năm 1954 Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc phân biệt chủng tộc trong các trường học là bất hợp pháp, và năm 1968 là năm xảy ra Cuộc ám sát Martin Luther King, Jr..
Đài tưởng niệm này do Maya Ying Lin - người đã thiết kế Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington, D.C. tạo ra. Đài tưởng niệm này được khai trương năm 1989.
Khái niệm trong thiết kế của Maya Ying Lin dựa trên hiệu quả làm dịu và chữa lành của nước, được gợi ý từ lời diễn giải của mục sư Martin Luther King, Jr. "... chúng ta sẽ không được hài lòng cho tới khi công lý tuôn trào xuống như nước và sự công chính như một dòng suối mạnh...", trong bài nói chuyện "Tôi có một giấc mơ" ở Đài tưởng niệm Lincoln tại Washington D.C. ngày 28.8.1963. Đoạn này trong bài nói chuyện của mục sư King là một tham khảo trực tiếp từ Sách Amos , như được dịch trong Bản dịch tiêu chuẩn Thánh kinh của Mỹ [Abraham Joshua Heschel "The Prophets"].
Đài tưởng niệm là một đài phun nước dưới dạng tảng đá tròn hình nón ngược. Một màng nước mỏng chảy trên đáy tảng đá hình nón, trên đó có khắc 40 tên người. Có thể chạm vào màng mỏng mềm của nước và tạm thời làm thay đổi bề mặt màng nước, sau đó nó nhanh chóng trở lại chảy đều đặn từ từ. Như vậy, đài tưởng niệm đại diện cho khát vọng của phong trào Quyền công dân Hoa Kỳ chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Các tour tham quan.
Đài tưởng niệm Quyền Công dân đặt trong một quảng trường lộ thiên, có thể tự do thăm viếng từ rạng đông tới tối, cả bảy ngày trong tuần. Trung tâm Đài tưởng niệm Quyền Công dân tọa lạc tại số 400 Đại lộ Washington, cung cấp hướng dẫn viên cho các nhóm tham quan kéo dài khoảng 1 giờ. Có thể đăng ký các tour tham quan từ thứ Hai tới thứ Bảy hàng tuần.
Đài tưởng niệm này nằm cách các di tích lịch sử khác một quãng đường đi bộ, trong đó có Dexter Avenue King Memorial Baptist Church ("Nhà thờ giáo phái Baptist ở Đại lộ Dexter"), Alabama State Capitol ("điện Capitol của tiểu bang Alabama"), Alabama Department of Archives and History ("Cục lưu trữ và lịch sử của tiểu bang Alabama") cùng Thư viện và Nhà bảo tàng Rosa Parks. | 1 | null |
Thomas Earl "Tom" Petty (20 tháng 10 năm 1950 – 2 tháng 10 năm 2017) là nhạc sĩ, ca sĩ, nhạc công đa nhạc cụ và diễn viên người Mỹ. Ông được biết tới nhiều trong vai trò thủ lĩnh của ban nhạc Tom Petty and the Heartbreakers, cùng với đó là việc đồng sáng lập nên 2 siêu ban nhạc vào cuối thập niên 80 là Traveling Wilburys và Mudcrutch. Ông cũng từng sử dụng một vài nghệ danh như Charlie T. Wilbury, Jr. hay Muddy Wilbury.
Suốt sự nghiệp của mình, Petty từng có rất nhiều sáng tác thành công cùng với The Heartbreakers cũng như trong vai trò solo, trong đó có nhiều ca khúc tới nay vẫn được phát trên các sóng phát thanh âm nhạc. Các bài hát của ông, đặc biệt là các sáng tác nổi tiếng, vẫn có được nhiều thính giả trẻ và ông vẫn tiếp tục tổ chức những buổi hòa nhạc rất thành công. Tổng cộng, ông cùng các cộng sự đã bán được tới 60 triệu đĩa nhạc. Năm 2002, ông được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll.
Tom Petty lên cơn đau tim tại nhà riêng ở Malibu, California vào sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 2017. Ông được đưa tới cấp cứu tại UCLA Medical Center và qua đời vào tối cùng ngày. | 1 | null |
Chiến tranh Minh - Thanh hoặc Người Mãn Châu xâm lược Trung Quốc (1618-1683) là thời kỳ dài của lịch sử khi người Mãn Châu (Nữ Chân) từng bước xâm lấn và chinh phục lãnh thổ nước Trung Hoa của người Hán dưới thời triều Minh. Người khởi đầu cho cuộc xâm lược này là Đại hãn nhà Kim tộc Nữ Chân (tiền thân nhà Thanh và tộc người Mãn Châu) Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi ông ta lãnh đạo quân dân tộc Nữ Chân bắt đầu tấn công Phủ Thuận của nhà Minh Trung Quốc vào năm 1618, trước đấy ông đã tuyên bố dân tộc người Nữ Chân của ông ta ly khai khỏi sự kiểm soát của nhà Minh thuộc dân tộc Hán, tiếp bước là Hoàng Thái Cực, Đa Nhĩ Cổn, Thuận Trị, và người hoàn thành là hoàng đế Khang Hi khi công chiếm thành công Đài Loan để tiêu diệt hoàn toàn tàn dư nhà Minh, nhà Thanh Mãn Châu đã chính thức cai trị Trung Quốc trong gần 268 năm khi triều đình Mãn Thanh tiếp quản thủ đô Bắc Kinh sau khi vượt qua Sơn Hải Quan để đàn áp quân nổi loạn phản Minh của Lý Tự Thành từ phía Bắc nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của tướng nhà Minh trấn ải Sơn Hải Quan (vốn bất mãn với quân nổi loạn của Lý Tự Thành đã lật đổ nhà Minh ở Hoa Bắc) là Ngô Tam Quế cùng với quân đội nhà Minh trấn giữ quan ải của ông ta, sau khi tiêu diệt lực lượng của Lý Tự Thành ở miền Bắc Trung Quốc thì nhà Mãn Thanh đã quay sang xâm lược nhà Minh ở miền Nam Trung Quốc, ngoài ra nhà Thanh cũng tiêu diệt Loạn Tam phiên, và cuối cùng nhà Thanh hoàn thành việc diệt Minh và bình định Trung Hoa vào năm 1683, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến nhằm mở ra thời kỳ lịch sử mới, nhà Thanh từ đấy chính thức cai trị toàn bộ Trung Quốc từ năm 1683 đến 1912, đây là lần thứ hai toàn bộ Trung Quốc đã bị những kẻ ngoại tộc cai trị (kể từ khi nhà Nguyên của người Mông Cổ cai trị Trung Quốc vào năm 1279 cho đến khi nhà Minh trục xuất Mông Nguyên vào năm 1368). Tuy nhiên các phong trào chống Mãn Châu của người Hán vẫn là luôn diễn ra lớn ở đế quốc này, trong đấy hình tượng nhà Minh được nhắc lại để thúc đẩy việc kháng Thanh, điều diễn ra đến mãi tận năm 1912 khi nhà Thanh của người Mãn Châu bị người Hán lật đổ hoàn toàn sau khi người Hán chính thức thành lập ra một thời kỳ ở Đại lục là nhà nước Trung Hoa Dân Quốc.
Tổng quan.
Cuộc chinh phục này được bắt đầu bằng sự kiện Nỗ Nhĩ Cáp Xích thống nhất các bộ tộc Nữ Chân (sau này gọi là Mãn Châu), tự xưng là Khả hãn nhà Hậu Kim (nhà Thanh sau này) để ly khai khỏi sự thần phục nhà Minh vào năm 1616 và tuyên bố Thất đại hận (bảy điều hận).
Sau khi tuyên bố "Thất đại hận", quân Mãn Châu tấn công Phủ Thuận vào năm 1618 và tiếp nhận sự đầu hàng của tướng nhà Minh giữ thành là Lý Vĩnh Phương (chết năm 1634). Năm sau, nhà Minh đem 10 vạn quân dưới sự giúp đỡ của Triều Tiên và Diệp Hách chia thành bốn đường tấn công Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Kết quả là quân Mãn Châu giành được thắng lợi to lớn trước liên quân Minh-Triều-Diệp Hách tại thị trấn Tát Nhĩ Hử. Từ đó, cục diện tấn công mở ra cho người Mãn, họ liên tục mở những cuộc tấn công mạnh mẽ vào nội địa Trung Nguyên.
Nhà Minh đã quá mệt mỏi với một loạt những xung đột với người Mãn ở biên giới, thêm vào đó bạo loạn, các cuộc khởi nghĩa của nông dân trong nước liên tiếp xảy ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung, kinh tế suy sụp, quân đội phải đối phó nhiều kẻ thù cả thù trong giặc ngoài cộng với thiên tai, dịch bệnh, và thiếu nguồn bạc từ giao dịch thương mại với Tây Ban Nha và Nhật Bản nên thế nước ngày một đi xuống. Cuối cùng, ngày 26 tháng 5 năm 1644, quân khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo chiếm được Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh treo cổ tự sát trên một cây hòe trên Môi Sơn ngoài Tử Cấm Thành. Quân Mãn Châu nhờ Ngô Tam Quế (một viên quan cũ của nhà Minh có thù oán với Lý Tự Thành) dẫn đường tiến vào Bắc Kinh, tiêu diệt chính quyền Đại Thuận của Lý Tự Thành. Ngô Tam Quế do đó bị coi là kẻ bán nước cho ngoại tộc và chính ông này cũng bị nhà Thanh giết chết sau này trong loạn Tam Phiên. Mặc dù vua Sùng Trinh đã tự tiết nhưng các địa phương phía nam Trung Quốc vẫn do nhà Minh kiểm soát (còn gọi là nhà Nam Minh), ở phương Nam thế lực còn hiện diện nên sau khi Lý Tự Thành bị tiêu diệt, nhà Thanh vẫn phải chiến tranh với nhà Nam Minh đến năm 1662 thì làm chủ được hoàn toàn Trung Quốc đại lục và đến năm 1683 thì làm chủ luôn đảo Đài Loan, thế lực còn lại của nhà Minh ở Đài Loan chính thức chấm dứt hoàn toàn. Nhà Thanh chính thức cai trị Trung Quốc cho đến năm 1912.
Một biểu hiện của sự thống trị người Mãn Châu đối với các dân tộc Trung Hoa đó là tục cạo nửa đầu. Đây là kiểu tóc đặc trưng của những người Mãn Châu, nhưng khi nhà Thanh đô hộ Trung Quốc thì hầu như những nam nhân Trung Quốc đều phải để kiểu tóc này. Có thể tạm chia cuộc chinh phục của người Mãn Châu đối với Trung Hoa (triều Minh) thành các giai đoạn gồm:
Nữ Chân khởi sự.
Năm 1601, sau khi thống nhất Kiến Châu, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã cử người đến Bắc Kinh triều cống nhà Minh. Tuy nhiên, thông qua việc triều cống này, ông cũng nhận ra được tình hình rối ren của triều đình nhà Minh, càng đẩy nhanh việc thống nhất Nữ Chân để chuẩn bị phục thù. Năm 1603, ông cho xây dựng Hách Đồ A Lạp để trở thành kinh đô sau này.
Bên cạnh việc chinh phục các bộ tộc Nữ Chân, Nỗ Nhĩ Cáp Xích còn mở rộng việc quy phục các bộ tộc Mông Cổ. Bấy giờ, Mông Cổ hoàn toàn tan rã thành các bộ lạc, và thường xuyên bị nhà Minh đánh phá, dù họ vẫn duy trì danh nghĩa hoàng đế Nguyên. Với tư cách là hậu duệ của Möngke Temür (Mông Kha Thiết Mộc Nhi), mang dòng máu Mông - Mãn, cộng với chiến tích chinh phục, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dễ dàng được nhiều bộ tộc Mông Cổ quy phục. Năm 1606, ông được người Mông Cổ tôn xưng danh hiệu Kundulun Khan (âm Hán Việt: "Côn Đô Luân Hãn").
Năm 1615, Lý Thành Lương chết, cả một vùng Liêu Đông, một phần Mông Cổ lọt vào tầm khống chế của ông. Năm 1616, khi 57 tuổi, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lên ngôi Đại Hãn với hiệu là "Geren gurun-be ujire genggiyen Han" (chữ Mãn: , nghĩa là "Vị Hãn anh minh mang hạnh phúc cho cả quốc gia"), ở thành Hách Đồ A Lạp (nay là Tân Tân, Liêu Ninh), tuyên bố dựng nước, lấy quốc hiệu Đại Kim, mà sử Trung Quốc gọi là Hậu Kim. Ông cũng tự đặt họ cho mình là Ái Tân Giác La ("Aisin-Gioro") trong tiếng Nữ Chân cổ có nghĩa là Kim ("Aisin Gurun"), hàm ý ông kế thừa chính thống của nhà Kim trước kia. Từ đây, con cháu trực hệ của ông đều lấy họ Ái Tân Giác La. Ông theo phép nhà Minh, đặt niên hiệu là Thiên Mệnh (chữ Hán: "天命", chữ Mông Cổ: "Тэнгэрийн Сүлдэт", chữ Mãn: ᠠᠪᡴᠠᡳ ᡶᡠᠯᡳᠩᡤᠠ, âm Mãn: "Abkai Fulingga").
Trận Tát Nhĩ Hử.
Nhận thấy thế lực của mình đã đủ mạnh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho rằng điều kiện phục thù đã chín mùi. Năm 1618, ông ban bố "Thất đại hận" ("Bảy mối hận lớn", âm Mãn: "Nadan Amba Koro") làm lý do khởi binh phản Minh. Điều đầu tiên khẳng định thủ phạm giết cha và ông nội chính là triều đình nhà Minh. Những điều còn lại xoáy vào sự bất bình đẳng, thiên vị của nhà Minh với bộ tộc Diệp Hách mà chế áp các bộ tộc Kiến Châu.
Sau khi khởi binh, trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7, thế binh Nỗ Nhĩ Cáp Xích mạnh như chẻ tre, liên tục chiếm một số thành ở Đông Bắc như Phủ Thuận, Thanh Hà, Đông Châu... quân Minh trên dưới đều khiếp sợ, tổng binh Phủ Thuận là Lý Vĩnh Phương đầu hàng, phó tướng Vương Mãng Ân tử trận, tổng binh Quảng Ninh Trương Thừa Âm, phó tướng Phó Đình Tương bị giết. Đến cuối năm 1618, quân Nữ Chân đã áp sát Sơn Hải quan.
Đầu năm 1619, vua Minh Thần Tông vội sai Binh bộ Thị lang Dương Cảo làm Liêu Đông Kinh lược sứ, chỉ huy đại quân, cộng với binh lực của các bộ tộc Nữ Chân và Mông Cổ chống Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đứng đầu là bộ tộc Diệp Hách, binh lực của quân Triều Tiên, xưng là 47 vạn (thực tế là 14 vạn), chia bốn đường đánh dẹp Hậu Kim. Tháng 2.1619, cả bốn cánh quân cùng xuất quân. Binh lực các cánh quân như sau:
Ngoài ra, riêng cánh trung quân do đích thân Dương Cảo chỉ huy, gồm khoảng 1,5 vạn quân Minh, lại đồn trú ở Thẩm Dương để chỉ huy.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích bình tĩnh phân tích cục diện của quân Minh, từ đó xác định phương châm tập trung binh lực "Bất kể chúng đi bằng bao nhiêu đường, ta chỉ dùng một đường". Từ đó, ông xác định dùng toàn lực quân Bát kỳ (khoảng 6 vạn quân), với ưu thế kỵ binh thiện chiến, tập trung nhanh chóng tiêu diệt từng cánh quân Minh. Đúng như Nỗ Nhĩ Cáp Xích dự đoán, một trong những sai lầm chết người là giữa các tướng Minh có sự bất đồng về phương thức tác chiến, dẫn đến các cánh quân Minh không có sự liên lạc phối hợp, tốc độ hành quân không đều, chủ soái ở xa, không theo kịp tình hình biến đổi của chiến trường; vì thế nếu tác chiến nhanh gọn, sẽ đủ thời gian điều động tập trung binh lực áp đảo tiêu diệt từng cánh quân một, trước khi quân địch kịp nhận ra. Chính vì vậy, tận dụng ưu thế cơ động, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho quân Bát kỳ nhanh chóng tiến đến chiếm lĩnh thế trận trước tại bờ sông Tát Nhĩ Hử (薩爾滸), chờ cánh quân Tây lộ, chủ lực của Minh triều tiến đến.
Tuy được Dương Cảo giao nhiệm vụ chủ lực, nhưng Đỗ Tùng là một tướng chủ quan khinh địch, tiến quân không chờ các cánh quân khác. Ngày 1 tháng 4, cánh quân Đỗ Tùng đã đến Tát Nhĩ Hử. Không biết quân Bát kỳ đã chờ sẵn ở Sarhu (Tát Nhĩ Hử), thay vì đóng trại chờ các cánh quân khác, Đỗ Tùng lại ra lệnh cho quân vượt sông, với dự định nhanh chóng phá tan quân Nữ Chân.
Thấy quân Đỗ Tùng vượt sông, Nỗ Nhĩ Cáp Xích ra lệnh phá đập nước đã chuẩn bị trước. Một phần cánh quân và hầu hết lương thảo của Tây lộ quân bị nhấn chìm. Tuy nhiên, Đỗ Tùng vẫn liều lĩnh tiến quân. Một bộ phận tiền quân do chính Đỗ Tùng chỉ huy tiến vào đóng trại ở đồn Giới Phàm, trấn giữ hẻm núi Cát Lâm Nhai, đề phòng quân Bát kỳ kéo đến, một bộ phận lớn khác đóng trại cạnh bờ sông chờ tiếp ứng. Nỗ Nhĩ Cáp Xích tận dụng ngay cơ hội, chỉ để 1,5 vạn quân cầm chân Đỗ Tùng ở quân trại Giới Phàm, tập trung binh lực tiêu diệt quân trại ở Tát Nhĩ Hử, sau đó hợp lại đánh tan quân trại của Đỗ Tùng. Đỗ Tùng cùng 2 phó tướng Vương Tuyên và Triệu Mộng Lân đều tử trận.
Sau khi cánh quân Đỗ Tùng bị tiêu diệt thì Bắc lộ quân do Mã Lâm chỉ huy cũng vừa kéo đến hẻm núi Thượng Giám Nhai, cách bến Tát Nhĩ Hử khoảng 30 dặm về phía đông bắc. Nhận được tin cấp báo từ tàn quân Đỗ Tùng, Mã Lâm không dám khinh suất, bèn thu thập tàn quân Đỗ Tùng và tổ chức phòng thủ thành một tuyến dài với 3 quân trại. Nỗ Nhĩ Cáp Xích tập trung toàn bộ binh lực tấn công thẳng vào trại do Mã Lâm đóng giữ. Dù quân Minh sử dụng hỏa pháo nhưng do tốc độ chậm, không kịp với đà thần tốc của kỵ binh Nữ Chân nên trại binh tan vỡ, Mã Lâm bỏ quân lính một mình trốn chạy. Hai trại còn lại thấy quân trại chính bị tiêu diệt nên cũng nhanh chóng tan vỡ khi quân Nữ Chân tấn công.
Sau khi tiêu diệt cả hai cánh quân, quân Nữ Chân nhanh chóng chuyển quân về phía Nam để nghỉ ngơi và chờ cánh quân của Lưu Đĩnh kéo đến. Lưu Đĩnh tuy là một tướng tài thiện chiến, nhưng do bất hòa với Dương Cảo nên bị đẩy xuống cánh quân thứ yếu vì thế có nhiều bất mãn. Nắm được điều này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích quyết định tiêu diệt cách quân này trước khi Lý Như Bách kéo đến. Ông cho một số quân binh mặc giả quân phục của quân Đỗ Tùng, đến yêu cầu Lưu Đĩnh tăng tốc độ hành quân. Vì nóng lòng lập công nên Lưu Đĩnh mắc bẫy. Ông ta cho quân tiến theo đường núi hiểm trở với mong muốn vượt lên trước cách quân Đỗ Tùng, vì thế rơi vào trận địa phục kích của quân Nữ Chân. Quân Minh nhanh chóng bị chia cắt và bị tiêu diệt. Bản thân Lưu Đĩnh cũng chết trong loạn quân. Chỉ có cánh quân Triều Tiên kịp tổ chức chống trả. Tuy nhiên, họ không thể chống cự nổi với kỵ binh Nữ Chân đông đảo và tinh nhuệ. Hai phần ba số quân Triều Tiên nhanh chóng bị tiêu diệt. Vì vậy, Khương Hoằng Lập và những binh sĩ Triều Tiên còn lại phải đầu hàng.
Mãi 4 ngày sau, Dương Cảo mới nhận được tin dữ liên tiếp báo về là 3 cánh quân đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông ta bèn ra lệnh cho Lý Như Bách đưa Nam lộ quân trở về. Lúc này, cánh quân Lý Như Bách đã tiến sâu vào con đường núi hiểm trở chật hẹp, vì phía trước đã bị chặn nên đành đi về bằng đường cũ. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã đoán trước được việc này và đã bố trí một toán nghi binh ở đây. Khi thấy cánh quân Lý Như Bách đổi đội hình rút lui, họ bèn giương cờ và kèn hiệu nghi binh, giả cách như phục binh Nữ Chân tấn công. Quân Minh hốt hoảng, dẫm đạp lên nhau để thoát thân. Hàng ngàn binh sĩ bị giày xéo mà chết. Không chịu nổi thất bại này, Lý Như Bách đành tự vẫn để không bị triều đình kết tội.
Chỉ trong 6 ngày tác chiến, 6 vạn quân Nữ Chân đã đánh tan 14 vạn liên quân Minh - Triều Tiên - Diệp Hách, làm rung động Minh triều. Danh tiếng Nỗ Nhĩ Cáp Xích vang dội toàn mạn Bắc Trung Quốc. Toàn bộ các bộ tộc Nữ Chân giờ đây hoàn toàn quy phục ông. Trận đánh còn được xem như một trong những trận đánh kinh điển trong nghệ thuật quân sự thế giới khi vận dụng nguyên tắc tập trung binh lực và sức cơ động chiến thuật, thể hiện tài năng quân sự của Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Chiến dịch Ninh Viễn lần thứ Nhất.
Thừa thế chiến thắng, quân Bát kỳ nhanh chóng tiến xuống phía Nam, chiếm luôn Khai Nguyên, Thiết Lăng. Năm 1621, quân Bát kỳ tiếp tục đánh chiếm Liêu Dương, Trung Trấn, Thẩm Dương, khống chế toàn bộ vùng đất phía đông Liêu Hà. Cũng trong năm này, Nỗ Nhĩ Cáp Xích thiên đô về Liêu Dương, với mục đích khống chế vùng Liêu Đông. Năm 1622, ông đánh bại đội quân của Kinh lược Liêu Đông Hùng Đình Bật và Tuần phủ Liêu Đông Vương Hóa Trinh, chiếm giữ trọng trấn Liêu Tây là Quảng Ninh. Triều đình nhà Minh kết tội Hùng Đình Bật thua trận bị xử chém, Vương Hóa Trinh bị hạ ngục.
Sau trận Quảng Ninh, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tạm ngưng chinh phạt nhà Minh, chuyển trọng tâm vào việc chỉnh đốn quân đội, tăng cường binh lực, đồng thời tổ chức quản lý vùng đất mới. Lúc này, hầu hết vùng lãnh thổ phía Bắc Trung Quốc, như Mông Cổ, Nữ Chân, Triều Tiên đều thuộc phạm vi thế lực của ông. Năm 1625, Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho đổi tên Thẩm Dương thành Thịnh Kinh và thiên đô sang đây.
Tận dụng thời gian hưu chiến, tướng nhà Minh trấn thủ thành Ninh Viễn là Binh lược Phó sứ, Hữu Tham chính Viên Sùng Hoán dốc toàn lực để củng cố thành Ninh Viễn thành một cứ điểm vững chắc phía ngoài Sơn Hải quan. Sau 1 năm nghỉ ngơi chỉnh đốn, tháng 1.1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 13 vạn kỵ binh tiến công Sơn Hải quan. Tuy nhiên, dù đơn độc phòng thủ Ninh Viễn ngoài Sơn Hải quan, quân tướng Ninh Viễn cùng chủ tướng Viên Sùng Hoán hăng hái chống cự nên Nỗ Nhĩ Cáp Xích không thể tiến lên được, lại bị hỏa pháo Bồ Đào Nha bắn trúng làm bị thương do đó việc công thành phải dừng lại. Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ đốc quân ra thành truy kích. Quân Nữ Chân thua to phải rút về Thịnh (Thạnh) Kinh.
Nhận định chưa thể phục thù trận Ninh Viễn, tháng 4 năm đó, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tạm đốc quân chuyển hướng sang chinh phục các bộ lạc Mông Cổ chưa chịu quy phục. Tuy nhiên, tháng 5 năm đó, tướng Minh là Mao Văn Long xuất quân ra khỏi quan ải, tấn công An Sơn. Giữa tháng 7, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đành phải chấm dứt chinh phục, rút quân về lại Thịnh Kinh. Trên đường rút về, do phát bệnh nặng, ông phải theo thuyền từ sông Thái vào sông Hồn để trở về Thịnh Kinh. Ngày 10 tháng 8, khi đi qua một thị trấn nhỏ có tên là De-A Man, bệnh tình trở nên trầm trọng nên ông đã lặng lẽ qua đời vào năm 68 tuổi.
Một số tài liệu lịch sử cho rằng cái chết của Nỗ Nhĩ Cáp Xích là do bị thương bởi đại bác Bồ Đào Nha mà Viên Sùng Hoán đã trang bị cho thành Ninh Viễn. Tuy nhiên, căn cứ theo hành trạng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích chuyển hướng chinh phục Mông Cổ 3 tháng sau trận Ninh Viễn, các học giả đồng ý nguyên nhân cái chết là do sự lao lực quá độ, cộng với nỗi uất ức đại bại trước một tướng lĩnh vô danh, cộng với tuổi già và thương thế. Thi hài ông được đem về Thịnh Kinh mai táng, gọi là Phúc lăng. Con cháu ông truy tôn miếu hiệu "Thái Tổ".
Hiệp nghị hòa bình và sự chuẩn bị.
Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích mất, tướng trấn thủ vùng Liêu Đông của Nhà Minh là Viên Sùng Hoán theo dõi sát sao tình hình quân Kim, và muốn tranh thủ giữ quan hệ hòa hoãn với nhà Kim để có thêm thời gian xây dựng, tu sửa các công sự phòng ngự nên ông đã đặc phái sứ giả tới viếng tang, nhằm thám thính động tĩnh của quân Hậu Kim, thăm dò thái độ của Hoàng Thái Cực. Tuy rất hận Viên Sùng Hoán nhưng vì mới bại trận, cần nghỉ ngơi và chỉnh đốn quân mã, đồng thời cũng qua đó tìm hiểu thái độ của nhà Minh nên Hoàng Thái Cực không chỉ tiếp đón sứ giả của Viên Sùng Hoán, mà còn phái sứ giả đến Ninh Viễn bày tỏ lòng biết ơn.
Nhân đó, Viên Sùng Hoán bèn phái sứ giả đến nghị hòa với nhà Kim. Ngoài mặt hai bên đều tỏ ra hòa hoãn, nhưng thực tế lại đều khẩn trương chuẩn bị cho trận đấu tiếp theo. Việc nghị hòa thành công, cả hai bên nhất trí sẽ không dấy binh đao trong thời gian này. Đối với việc này, Hoàng Thái Cực nhận thấy có lợi nên đã chấp nhận, thời gian này rất quý báu để ông có thể chính thức lên ngôi, cũng cố nội chính, chỉnh đốn binh mã, bồi dưỡng lực lượng và đánh Triều Tiên. Chính vì hiệp nghị hòa bình này, năm đầu tiên, sau khi Hoàng Thái Cực nối ngôi đã yên tâm dẫn quân Kim đi đánh Triều Tiên.
Đối với Viên Sùng Hoán, hiệp ước này cũng có lợi vì có thời gian để tăng cường, rèn luyện binh mã, tu sửa các thành trì, công sự và tích trữ lương thảo chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Khi nghị hòa với Kim quốc, trong triều Minh nhiều quan lại bàn tán xôn xao về việc Viên Sùng Hoán lại quan hệ tốt với nhà Kim. Viên Sùng Hoán phải dâng sớ thuật lại mục đích của mình.
Tờ sớ giải trình:
"Ngoài quan ải đất hẹp người đông nên phải xây dựng sửa sang lại ba thành Cẩm Châu, Trung Tả và Đại Lãng để phòng tuyến kéo dài ngoài quan ải đến 400 dặm. Nếu như thành chưa được tu sửa xong mà quân nhà Kim đã đánh thì tất phải thua. Ta đã ở vào thế đánh thì thắng thủ thì bại. Vì thế nhân nhà Kim đánh nhau với Triều Tiên, chúng ta lấy kế hòa để tiến, hoãn binh củng cố thành trì. Khi nhà Kim đến thì chúng ta đã tu sửa tốt thành trì vùng biên để vững chắc thì nhà Kim không thể làm gì được".
Minh Hy Tông đồng ý với cách lý giải của Viên Sùng Hoán, việc xì xào của triều thần cũng tạm thời lắng xuống, nhưng những nghi ngờ trong lòng họ vẫn chưa dứt hẳn. Mấy năm sau, việc nghị hòa của Viên Sùng Hoán bị khoác lên tội danh tư thông với giặc khiến ông phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Tóm lại, bằng một hiệp nghị hòa bình giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sùng Hoán, biên giới của hai nước đã tạm lắng chiến sự, nhân dân hai nước ở khu vực này được yên ổn, hòa bình trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này, hai bên đều tích cực chuẩn bị cho chiến tranh. Hoàng Thái Cực đánh Triều Tiên để giải quyết vấn đề hậu cần, chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến dài hơi, lấy chiến tranh để nuôi chiến tranh. Trong khi đó Viên Sùng Hoán cũng có những bước chuẩn bị tích cực cho cuộc chiến, bằng việc ra sức tu sửa thành trì, mua sắm vũ khí, chỉnh đốn binh mã, vỗ về dân chúng.
Viên Sùng Hoán trước đó được Triều đình Nhà Minh bổ nhiệm làm Tổng đốc Liêu Đông (Cổ sử gọi chung là vùng Liêu Đông, gồm các tỉnh Liêu Ninh (Liaoning 辽宁), Cát Lâm (Jilin 吉林) và Hắc Long Giang (Heilongjiang 黑龙江) ngày nay), trấn thủ Sơn Hải quan để chống quân Mãn Châu. Ông từng nhiều lần đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân Kim (đặc biệt là trong chiến dịch Ninh Viễn lần thứ nhất, đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích).
Sơn Hải quan (Sơn Hải quan thuộc tỉnh Hà Bắc (Hebei 河北) là một cửa ải nằm cạnh phía cực đông của Vạn Lý trường thành, kế bên ranh giới Liêu Ninh, cạnh bờ biển Ninh Viễn là Hưng Thành (Xingchen 兴城) thuộc tỉnh Liêu Ninh ngày nay. Sơn Hải quan có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ đề từ quan ngoại có thể tiến vào Trung thổ. Trong cuộc chiến với người Mãn Châu, Sơn Hải quan là mặt trận chính của những cuộc đọ sức giữa hai bên. Tinh binh quân Kim vẫn chưa thể vượt qua Vạn Lý trường thành để vào quan nội được là vì sự vững vàng của Sơn Hải quan. Tiền đồn của Sơn Hải quan là hai cứ điểm quan trọng, thành Ninh Viễn và thành Cẩm Châu. Sau khi khảo sát thực địa ở ngoài của quan Sơn Hải quan, nghiên cứu kỹ hình thế trong và ngoài cửa ải, Viên Sùng Hoán đã quyết định phái binh trú đóng ở Ninh Viễn, xây dựng công sự phòng thủ để đương đầu với quân Hậu Kim.
Khi Viên Sùng Hoán đến Ninh Viễn (1623), ông quan sát địa thế, tình hình và đưa ra một sách lược quan trọng, đó là tăng cường phòng thủ cho Ninh Viễn, biến khu vực trước Sơn Hải quan thành "nội địa", qua đó dời chiến sự ra xa khỏi Sơn Hải quan, giảm áp lực cho nơi đây. Ông lập tức bắt tay tu sửa lại thành Ninh Viễn, tích cực huy động dân binh tại chỗ, tranh thủ thời gian, đào hào đắp luỹ, xây tường thành. Viên Sùng Hoán định ra tiêu chuẩn về việc xây thành là tường thành cao 3 trượng 2 tấc, sống tường cao 6 tấc, đế tường rộng 3 trượng, mặt trên tường rộng 2 trượng 4 tấc.. Đến năm thứ hai, việc sửa sang thành luỹ đúng theo quy cách đã hoàn thành. Ngoài ra, ông còn trang bị các loại hỏa khí, bố trí thêm nhiều khẩu đại pháo trên mặt thành. Đây là những khẩu đại pháo được Triều đình nhà Minh mua từ các thương gia phương Tây (như Bồ Đào Nha, Hà Lan, …) gọi là Hồng Di đại pháo, có sức công phá mạnh, uy lực khủng khiếp, hoàn toàn có thể tiêu diệt các đội kỵ binh của quân du mục.
Từ đó về sau, thành Ninh Viễn trở thành nơi trấn thủ quân sự quan trọng trong tuyến phòng thủ Liêu Đông của nhà Minh. Cũng từ đó thành Ninh Viễn người xe tấp nập đổ về, trở thành vùng đất đô hội của Liêu Đông. Ông còn cử các tướng chia quân đi trấn giữ các thành Cẩm Châu, Trung Sơn, Sa Sơn, Hữu Đồn và sông Lãng, phái các đội binh mã trú đóng ở những vùng phụ cận Ninh Viễn để tiếp ứng cho Ninh Viễn, hình thành thế "ỷ giốc", tương trợ lẫn nhau. Đồng thời xây thành đắp lũy, dựng nhà cho dân giữ kế lâu dài. Việc làm đó khiến tuyến phòng thủ tiền tiêu tiến xa thêm hơn 200 dặm, biến vùng đất phía trước thành Ninh Viễn trở thành "nội địa", giảm áp lực đáng kể cho Sơn Hải quan. Chủ trương này được cấp trên của ông ở triều đình là Tôn Thừa Tông ủng hộ. Viên Sùng Hoán tranh thủ trong thời gian đình chiến (thời gian theo một hiệp nghị hòa bình bí mật giữ ông và Hoàng Thái Cực), động viên quân dân Liêu Đông xây dựng nên một tuyến phòng thủ bao quanh Sơn Hải quan gồm các thành Cẩm Châu (Miên Châu), Hữu Đồn, Ninh Viễn... vùng biên cương đông bắc của nhà Minh ngày càng được củng cố chắc chắn.
Có thể nhận thấy, sách lược phòng ngự của Viên Sùng Hoán là một sách lược phòng ngự tích cực, chủ động. Trước đó, các chỉ huy quân Minh tổ chức phòng ngự hết sức bị động, việc phòng ngự theo kiểu cố thủ, co cụm trong các công sự càng kiến cho quân Kim thoải mái chiếm giữ địa lợi, chủ động trong khai chiến và tiến thoái. Trái lại, Viên Sùng Hoán lại chủ động phòng ngự tích cực thông qua việc mở rộng hệ thống công sự, sử dụng các tiền đồn vệ tinh (Ninh Viễn, Cẩm Châu) làm giảm sức ép cho Sơn Hải Quan, dần dần biến mặt trận thành hậu phương, đẩy chiến trường chính ra xa khỏi các trọng điểm. Điều đó cho thấy tầm nhìn quân sự của ông, một đối thủ ngang tài, ngang sức với Hoàng Thái Cực.
Chiến dịch Ninh Viễn lần hai.
Không lâu sau, Hoàng Thái Cực chinh phục được Triều Tiên, tiếp tục cuộc Nam chinh đánh nhà Minh đang gián đoạn của mình. Năm 1627, sau khi lên ngôi và chinh phục Triều Tiên, Hoàng Thái Cực đích thân dẫn quân đi chinh phạt Minh triều. Đợt tấn công lần này rất quy mô, Hoàng Thái Cực đích thân thống lĩnh đại quân. Trong chiến dịch này còn có sự tham gia của hai Đại bối lặc là Đại Thiện và Mãng Cỗ Nhĩ Thái, trong hàng ngũ tướng tá có Nhạc Thác, Sa Ha Liên, Cao Hồng Trung, Bao Thừa Tiên, … ngoài ra, còn có mưu sĩ Phạm Văn Trình.
Năm 1629, năm thứ ba sau khi lên ngôi, Hoàng Thái Cực dẫn quân đi chinh phạt Minh triều. Trước chiến dịch, về phía nội bộ quân Kim có một sự cố nhỏ, như khi đi được nửa đường, Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái đột nhiên yêu cầu ông lui binh vì lý do là "Đi đánh trận, đường xa vất vả là điều cấm kỵ của nhà binh". Sự tùy tiện này đã khiến cho kế hoạch đánh triều Minh có nguy cơ bị đỗ vỡ, sự dày công chuẩn bị trước đó xem như uổng phí và bỏ lỡ thời cơ Nam tiến. Ông đã phải một lần nữa tìm đến bàn bạc với Nhạc Thác và Tát Cáp Lân (là hai người con của Đại Thiện có quan hệ mật thiết và từng giúp ông lên ngôi trước đó) để trao đổi, phân tích, thông qua đó dùng đòn "khích tướng" tác động đến Đại Thiện và Mãng Cổ Nhĩ Thái khiến họ đổi chủ ý đồng ý để ông hạ lệnh tiếp tục tiến quân. Chiến dịch này sau đó đã đạt được một số mục đích nhưng rõ ràng không làm Hoàng Thái Cực cảm thấy an tâm.
Sau khi thống nhất nội bộ, quân Hậu Kim tiếp tục tiến lên. Đến tháng 5 năm 1627 (thực tế thì trễ hơn), Hoàng Thái Cực dẫn quân chia làm ba hướng tấn công dữ dội vào các thành Ninh Viễn và Cẩm Châu. Tuy vậy, phía Viên Sùng Hoán đã chuẩn bị tốt trước đó nên phòng thủ một cách hiệu quả, giúp các thành trì vững vàng trước các đợt tấn công ào ạt của quân Hậu Kim. Thêm nữa, hỏa lực của đại pháo Hồng Di như thường lệ vẫn phát huy được uy lực cùng sự phối hợp chiến đấu tốt của hai cụm cứ điểm Ninh Viễn-Cẩm Châu gây nhiều khó khăn, thậm chí gây tổn thất nặng nề cho quân Hậu Kim.
Chiến dịch này kéo dài gần năm tháng và kết thúc vào tháng 10 năm 1627, khi Hoàng Thái Cực buộc phải hạ lệnh tạm lui quân để giảm sĩ khí quân Minh đang lên rất cao sau nhiều chiến thắng liên tiếp. Quân Minh dưới sự chỉ huy của Viên Sùng Hoán lại một lần nữa giành thắng lợi toàn diện trước quân Hậu Kim tại mặt trận Liêu Đông. Sử sách Trung Quốc gọi đây là trận chiến Ninh Viễn lần hai hay chiến dịch Ninh – Cẩm. Sau đại thắng Ninh - Cẩm, tình thế ngoài quan ải đã tốt dần lên đối với quân Minh.
Trận chiến Ninh Viễn lần này còn là một cuộc đấu tài, đấu trí giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sùng Hoán, mọi chiến lược và đối sách, âm mưu và thủ đoạn đều được sử dụng. Khi bắt đầu chiến tranh, Hoàng Thái Cực chia quân làm ba hướng, trước tiên bao vây thành Cẩm Châu, sau đó mới tiến đánh Ninh Viễn ông dự đoán viện quân từ thành Ninh Viễn sẽ đến tiếp cứu cho Cẩm Châu nên đã phái các đoàn kỵ binh chủ lưc lợi dụng địa hình gò đồi cao, nhiều làng mạc để bí mật mai phục, đón lõng quân tiếp viện.
Viên Sùng Hoán phán đoán được mục tiêu của Hoàng Thái Cực là Ninh Viễn nên kiên quyết không vội vàng ứng cứu Cẩm Châu, và chính quyết định này đã làm phá sản phương án "vây thành diệt viện" của Hoàng Thái Cực. Tuy vậy, khi thành Cẩm Châu lâm vào tình thế nguy cấp, có thể bị công phá, Viên Sùng Hoán phải phái bộ tướng dẫn 4.000 kỵ binh đến tiếp ứng. Quả nhiên, khi viện binh quân Minh còn chưa xuất phát bao xa, Hoàng Thái Cực đã chia binh tấn công thành Ninh Viễn.
Viên Sùng Hoán đích thân lên thành chỉ huy tướng sĩ phòng thủ, sử dụng đại pháo tấn công quân Hậu Kim. Quân vây hãm của Hậu Kim tràn lên công thành bất chấp sức công phá của hỏa pháo bên phía quân Minh. Quân phòng thủ Ninh Viễn anh dũng chống cự, mặc cho quân Hậu Kim hết lớp này đến lớp khác ào ạt tấn công. Cuối cùng, uy lực của Hồng Di đại pháo vẫn là nỗi khiếp sợ lớn nhất với người Nữ Chân, khiến cho toàn quân Bát Kỳ bị thiệt hại nặng, binh sĩ thương vong nghiêm trọng, số còn lại buộc phải rút lui. Quân Minh tiếp viện ở ngoài thành phối hợp cùng quân trong thành truy kích quân Hậu Kim.
Hoàng Thái Cực bại trận tại thành Ninh Viễn, hết sức tức giận, liền kéo quân đến Cẩm Châu để đánh trả thù. Quân Minh ở Cẩm Châu được tiếp thêm nhuệ khí sau khi hay tin chiến thắng tại thành Ninh Viễn, ngược lại quân Kim sĩ khí giảm sút, lại có phần sợ hãi bởi hỏa lực của đại pháo nên tấn công không mấy hiệu quả. Thêm vào đó, thời tiết trở nóng, sĩ khí sa sút, Hoàng Thái Cực đành phải lui binh. Tuy Viên Sùng Hoán một lần nữa đại thắng quân Hậu Kim, nhưng Ngụy Trung Hiền cùng bè đảng của mình vì ghen ghét, ganh tỵ với ông và muốn đoạt công lao về phần mình nên đã nói xấu ông với hoàng đế, trách ông cố ý khiêu khích dẫn đến chiến tranh và lúc chiến sự nguy cấp lại bỏ mặc, không đích thân dẫn quân tiếp ứng Cẩm Châu. Vì việc này, Viên Sùng Hoán phải từ chức.
Tấn công Bắc Kinh.
Vòng qua Liêu Đông uy hiếp Bắc Kinh.
Viên Sùng Hoán chỉnh đốn phòng ngự ở Liêu Đông làm cho Hoàng Thái Cực không thể thực hiện được kế hoạch Nam chinh của mình một cách thuận lợi, nhiều lần đọ sức với Viên Sùng Hoán ở phòng tuyến Ninh Viễn, Cẩm Châu nhưng đều bị đánh bại phải rút trở về. Hoàng Thái Cực biết là nếu muốn vượt Sơn Hải Quan để đánh kinh đô nhà Minh thì khó lòng thắng được Viên Sùng Hoán vì Ninh Viễn và Cẩm Châu được phòng thủ cẩn mật, khó lòng công hạ nên quyết định đổi hướng tấn công. Lần này bộ chỉ huy quân Kim đã thay đổi chiến lược, họ đã thay đổi tuyến tiến quân, đó là đi vòng qua Liêu Đông để tấn công vào Bắc Kinh.
Dọc theo dải biên giới phía Bắc, mạn đông (và đặc biệt là Liêu Đông – biên giới giữa Đại Minh và Hậu Kim) được Viên Sùng Hoán trấn thủ nên vững chắc nhưng mạn Tây Bắc thì việc phòng thủ chưa được chú trọng đúng mức, binh sĩ đồn trú ở đây không nhiều và kém tinh nhuệ (một phần vì phải tập trung cho mạn đông bắc, một phần vì kẻ thù Mông Cổ đã suy yếu nên áp lực ở đây không đáng kể cho nên việc phòng thủ trong giai đoạn này có phần sao nhãng). Tuy Viên Sùng Hoán đã có khuyến nghị cho Sùng Trinh tăng cường phòng thủ ở khu vực này nhưng việc tăng cường phòng thủ và công tác chuẩn bị cho chiến đấu được giải quyết quá chậm khiến quân Thanh chớp lấy thời cơ tấn công tây bắc. Nhân cơ hội đó Hoàng Thái Cực chọn con đường này để đưa đại quân tiến thẳng tới Bắc Kinh.
Sau khi chuẩn bị xong mọi mặt, ngày 27.10.1629, Hoàng Thái Cực đem 10 vạn tinh binh vây hãm Tuân Hóa (có lẽ là đòn nghi binh), Viên Sùng Hoán tức tốc đem quân Kinh Châu đến cứu viện, Hoàng Thái Cực liền đổi hướng tấn công Bắc Kinh. Tháng 10 năm Sùng Trinh thứ hai (1629). Hoàng Thái Cực dẫn đại quân Kim ngầm theo đường vòng, bọc qua phòng tuyến Liêu Đông, chia quân làm ba đường, đột phá trường thành vào ba cửa Đại An (Đại An khẩu), Long Cảnh (Long Tỉnh quan) và Hồng Sơn, vòng đến Hà Bắc rồi thẳng tiến vào quan ải gần tới kinh đô. "Hàng trăm ngàn quân" Kim đã đến bao vây Bắc Kinh.
Trước đó, đại quân Kim được người Mông Cổ thuộc bộ lạc Ca Lạc Tẩm làm hướng đạo, từ địa điểm Hỷ Phong Khẩu vượt qua Trường Thành, tiến sâu vào nội địa của nhà Minh. Đồng thời, Hoàng Thái Cực còn phái một đội quân men theo Phan Gia Khẩu, Mã Lang Dụ, Tam Đồn Doanh, Mã Lang Quan, Đại An Khẩu tiến quân để tiếp ứng với quân chủ lực, tạo nên thế "Chính - Kỳ tương trợ" theo Binh pháp Tôn tử. Đại quân Kim đã liên tiếp hạ được năm thành của triều nhà Minh. Quân Minh ở đây tập trung quân lực để chống trả quyết liệt, họ đã xua quân tới bao vây Đại An khẩu rất chặt chẽ. Quân Kim đã buộc phải dùng hỏa công để giải vây (lúc này quân Kim đã bắt đầu trang bị pháo trong quân đội dù chưa thể bằng quân đội của nhà Minh). Sau đó, Hoàng Thái Cực chỉ huy quân chủ lực tiến thắng đến Vĩnh Bình (nay nằm trong địa phận tỉnh Hà Bắc) ở phía tây và giao cho một chỉ huy giữ vùng chiến lược Tôn Hóa.
Quân Minh thừa sơ hở ập tới tấn công, áp sát chân thành với một khí thế ồ ạt. Quân Kim ở đây đã nỗ lực chống trả, dù số lượng ít hơn, bảo vệ được sự an toàn cho đại bản doanh, làm giảm khí thế tấn công của đối phương. Chỉ huy Hậu Kim là Phạm Văn Trình lập được nhiều chiến công liên tiếp, nên được phong làm "Thế chức du kích". Sau khi Hoàng Thái Cực đứng vững chân tại Tôn Hóa, bèn từ Kế Châu vượt Tam Hà, chiếm Thuận Nghĩa rồi đánh thẳng đến Thông Châu, lại vượt sông tiến lên uy hiếp Bắc Kinh.
Viên Sùng Hoán trước đây từng kiến nghị với triều đình nên tăng cường binh lực tại Kế Môn, để phòng ngừa quân Hậu Kim có thể đi theo đường vòng mà tiến vào khu vực Bắc Kinh. Nhưng đáng tiếc là kiến nghị của ông không được triều đình chấp thuận, nên Hoàng Thái Cực đã có dịp lợi dụng khe hở đó. Hoàng Thái Cực xua quân tiến thẳng đến vùng Nam Hải Tử, cách cửa ải bảo vệ thành Bắc Kinh xa hai dặm thì hạ trại, Đa Đạc lại theo hoàng huynh Hoàng Thái Cực đánh triều Minh, vào trong Trường Thành, tới sát kinh sư Bắc Kinh của triều Minh. Triều đình nhà Minh nghe tin hốt hoảng cả lên. Viên tổng binh của triều đình nhà Minh là Mãn Quế xua quân chống địch ở bên ngoài cửa Đức Thắng môn và An Định môn. Pháo binh trên thành của nhà Minh liền bắn yểm trợ, nhưng họ lại bắn nhầm vào cả quân đội của mình, khiến quân Minh bị tổn thất không ít, bản thân Mãn Quế cũng bị thương, đành phải dẫn tàn quân lui trở vào thành cố thủ chờ viện binh.
Quân Kim đã gần tiến đến Bắc Kinh, cả triều đình nhà Minh rúng động, nhân dân tại Bắc Kinh và các vùng phụ cận lo lắng về một đại họa mất nước. Các tướng tá, quân sĩ nhà Minh chỉ biết cố thủ nhìn quân Kim mặc sức tung hoành. Tình thế đã trở nên nghiêm trọng đối với đất nước Trung Quốc. Việc quân Hậu Kim đột ngột tấn công Bắc Kinh, gây chấn động toàn thành làm Sùng Trinh rối bời, không tìm ra phương án đối phó hữu hiệu.
Kế sách vòng qua Liêu Đông uy hiếp Bắc Kinh của Hoàng Thái Cực đã tỏ ra rất hiệu quả, chứng tỏ ông đã vận dụng thuần thục binh pháp do chính người Hán sáng tạo để đánh lại người Hán. "Dĩ vu vi trực" (lấy cong làm thẳng), đi sau mà đến trước, chuyển từ bị động thành chủ động, buộc quân Minh phải điều binh theo ý của mình thực hiện "dĩ dật đãi lao" (lấy nhàn chờ nhọc). Rõ ràng quân Minh có lợi thế về pháo binh và bộ binh, cũng như công sự nhưng quân Kim lại có sở trường về kỵ binh, cơ động nên có điều kiện để thực hiện kế sách này, quân đội nhà Minh với những sở trường nói trên không thể phát huy trong cuộc chạy đua với quân Kim. Đây cũng là điều nằm ngoài dự liệu của Viên Sùng Hoán, khi biết tin quân Kim vòng qua Liêu Đông, ông vội vàng xuất binh chặn đường tiến quân của Hậu Kim, nhưng đã không kịp, quân Hậu Kim tiến quá nhanh và đã tiến đến ngoại thành Bắc Kinh. Vậy là năm 1629, Hoàng Thái Cực quân Thanh vượt qua Trường Thành, một lần nữa tấn công vào triều Minh, rất nhanh tiến sát Bắc Kinh. Thành Bắc Kinh trở nên hoảng loạn, hoàng đế Sùng Trinh vừa tổ chức quân đội tăng cường phòng thủ, vừa hạ lệnh cho quân từ các nơi hỏa tốc về kinh thành hỗ trợ.
Kịch chiến tại Bắc Kinh.
Hoàng Thái Cực nhân lúc triều đình nhà Minh sao nhãng phòng thủ ở mạn tây bắc đã triệt để tận dụng khu vực này. Kỵ binh Bát kỳ Mãn Châu anh dũng thiện chiến tốc độ hành quân quá nhanh, bộ binh của Viên Sùng Hoán bất ngờ nên không thể đuổi kịp được. Thành Bắc Kinh trống trải bị quân Kim vây chặt, Sùng Trinh hoảng sợ tột độ vội điều động toàn bộ binh sĩ đang chuẩn bị tiến đánh Lý Tự Thành quay về Bắc Kinh. Thực ra, lần này Hoàng Thái Cực chỉ muốn dụ toàn bộ quân Minh về phía bắc, âm thầm tạo điều kiện cho lực lượng Lý Tự Thành thừa cơ lớn mạnh ở phía nam tạo nên hai gọng kìm khiến cho quân Minh lưỡng đầu thọ địch (nghĩa quân Lý Tự Thành lúc này đang bị quân triều đình vây chặt tại Xa Sương Hạp. Đang lúc Sùng Trinh sắp đánh tan nghĩa quân thì Hoàng Thái Cực đột nhiên đưa quân xuống tấn công kinh thành, Sùng Trinh tạm hòa nghĩa quân, tập trung về phía bắc nghênh chiến quân Thanh). Quân Minh từ những ngã đường khác liên tục kéo về Bắc Kinh, lao vào cuộc chiến. Sùng Trinh đích thân chỉ huy quân ra ngoài thành chống cự nhưng quân Kim không tấn công mà chỉ vây ở ngoài bắn pháo. Việc quân Kim đột ngột xuất hiện ở Bắc Kinh khiến cả triều đình và cả Trung thổ rung động, không khí lo lắng, hoảng loạn bắt đầu phủ lên cả đất nước rộng lớn này.
Tuy nhiên, nhà Minh vẫn còn viên tướng tài năng, một lòng báo quốc là Viên Sùng Hoán. Được tin cấp báo là Hoàng Thái Cực đi vòng phía Tây Bắc để vào phía trong quan ải, ông đã gấp rút dẫn binh mã từ thành Ninh Viễn, Cẩm Châu đưa quân vào quan ải, kéo trở về kinh sư để cứu viện. Ông đích thân dẫn 2.000 thiết kỵ binh hành quân suốt đêm để trở về (có ý kiến cho rằng số quân này là năm vạn khi xuất phát, đến nơi còn 9.000 người, đội quân của ông đi bất kể ngày đêm để bám cho kịp quân của Hoàng Thái Cực. Sau khi đến Kế Châu, ông đã dùng tốc độ hành binh hai ngày đêm vượt qua ba trăm dặm đường vượt lên trước quân Kim và đuổi đến ngoại ô thành Bắc Kinh, Trong vòng ba hôm, Viên Sùng Hoán đã tiến đến dưới chân thành. Quân Hoàng Thái Cực được tin Viên Sùng Hoán đã có mặt ở chiến trường gần Bắc Kinh, "ai nấy đều sợ hãi". Sùng Trinh thấy Viên Sùng Hoán dẫn quân tới liền hạ lệnh cho ông chỉ huy quân cứu viện ở các nơi đưa đến, cùng với các toán quân khác để giải toả áp lực của Mãn quân. Viện quân Viên Sùng Hoán tới nơi giao chiến với Hoàng Thái Cực và những cuộc giao tranh kịch liệt đã xảy ra.
Tháng 11.1629, hai bên kịch chiến trước thành Bắc Kinh ở bên ngoài cửa Quảng Cừ. Viên Sùng Hoán khoác áo giáp sắt chỉ huy đôn đốc tướng sĩ đánh giặc. (Lúc đó quân Minh có 9.000 binh mã, quân Kim có khoảng 10 vạn người, tỷ lệ là một chọi mười). Quân Minh kịch chiến với quân Hậu Kim suốt sáu tiếng, khống chế được mọi hành động của đối phương, khiến nhuệ khí của quân Hậu Kim bị giảm sút. Hoàng Thái Cực đích thân ra trận tiền để quan sát doanh trại của Viên Sùng Hoán. Thấy trận thế của đối phương quá chặt chẽ, biết không thể chiến thắng được, ông theo kiến nghị của đội ngũ tham mưu và một số tướng lãnh khác xuống lệnh cho quân rút lui. Qua hơn nửa ngày kịch chiến, quân Minh đã đẩy lui sự tấn công của quân Hậu Kim, bảo vệ được kinh thành Bắc Kinh. Và trong vòng 20 ngày sau, quân Minh đã hoàn toàn đẩy lùi quân Kim. Viên Sùng Hoán thắng trận nhưng không đuổi theo Hoàng Thái Cực mà đóng quân ở lại để bảo vệ thành Bắc Kinh và lăng miếu của hoàng triều.
Trong cuộc chiến này, ngoài vai trò to lớn của Viên Sùng Hoán, thì các lộ quân khác cũng nêu cao tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, chiến đấu anh dũng cùng góp sức đánh đuổi quân Kim. Điển hình là cánh quân của lão nữ tướng Tần Lương Ngọc. Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng khi nhận được lệnh triệu tập, bà lập tức cùng với cháu là Tần Dực Minh dẫn quân (gia binh) ngày đêm tiến về kinh thành. Lúc này chủ soái của quân Minh chết trận, quân Minh thoái thủ ở gần thành Bắc Kinh, không thể tiếp chiến được. Trong lúc khẩn cấp đó, Tần Lương Ngọc kịp thời dẫn quân đến, không cần nghỉ ngơi, lập tức xông lên giết địch ở quanh kinh thành. Quân Minh ở cách đó không xa, nhìn thấy quân sĩ của Tần Lương Ngọc anh dũng chiến đấu, liền cùng xông vào chiến đấu. Quân Kim "thất bại thảm hại, người lìa khỏi ngựa, tìm đường chạy thoát". Sau khi giải vây thành Bắc Kinh, Tần Lương Ngọc được hoàng đế Sùng Trinh triệu kiến, ban cho Ngự tửu và tặng một bài thơ khen rằng:
Loại trừ Viên Sùng Hoán.
Chiến dịch tấn công Bắc Kinh của Hoàng Thái Cực một lần nữa không thành công. Nguyên nhân chính là vì sự tồn tại của Viên Sùng Hoán một viên tướng tài trí và giàu lòng ái quốc. Biết là Viên Sùng Hoán và đội quân của ông ta sẽ gây trở ngại rất nhiều cho đế nghiệp của mình, Hoàng Thái Cực đã tập trung đối phó với ông, dùng đòn phản gián để triệt hạ cá nhân viên đại tướng này.
Qua mạng lưới tình báo, Hoàng Thái Cực đã nhanh chóng biết tin triều đình nhà Minh mà đặc biệt là Sùng Trinh đang nghi ngờ Viên Sùng Hoán và cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để dùng kế ly gián chia rẽ nội bộ. Trước hết, ông cho người phao tin có sự gặp gỡ riêng tư giữa ông và Hoàng Thái Cực, về mật ước nghị hòa tại biên giới ba năm về trước, về mật ước việc muốn bán rẻ Bắc Kinh cho nhà Hậu Kim cũng như việc Viên Sùng Hoán biết được những thông tin về cuộc hành quân của Hoàng Thái Cực.
Thứ đến, ông sử dụng các tù binh mà ông bắt được, mượn tay họ để tung thông tin sai sự thật, vu khống Viên Sùng Hoán. Hoàng Thái Cực trong lần tiến binh vào quan ải này, trên đường rút lui đã bắt sống được một số binh sĩ nhà Minh và hai tên thái giám. Ông bí mật ra lệnh cho phó tướng Cao Hồng Trung và Bao Thừa Tiên cố ý ngồi thật gần hai tên thái giám đó, rồi giả vờ kề tai bàn tán, cố để cho sĩ quân nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy về một mật ước giữa Hoàng Thái Cực và Viên Sung Hoán. Họ thì thầm với nhau rằng "Đại Hãn đã cùng hẹn ước bí mật với Viên Đô soái rồi, xem ra Chu Do Kiểm (tức Sùng Trinh) chỉ có con đường cầu hòa với nhà Kim mà thôi". Câu nói này cũng cố ý để cho hai tên thái giám nhà Minh bị bắt làm tù binh nghe thấy. Sau đó, họ lại cố ý tạo điều kiện cho một tên thái giám họ Dương có dịp trốn thoát. Tên thái giám này trốn thoát về Bắc Kinh tâu với vua Minh. đem "những điều cơ mật trọng đại", do mình nghe được tâu lại cho hoàng đế Sùng Trinh.
Lúc bấy giờ, trong triều đình có một số người chống lại Viên Sùng Hoán, từ lâu đã vu cáo ông là kẻ "dẫn Hổ nhập quan", nhằm uy hiếp triều đình, buộc triều đình phải chấp thuận chủ trương nghị hòa với Hậu Kim của ông. Qua đó, đôi bên sẽ ký hiệp ước bất bình đẳng trước sự uy hiếp của quân Hậu Kim. Hoàng đế Sùng Trinh là một ông vua chỉ thích làm theo ý mình, tính tình độc đoán lại đa nghi. Đối với Viên Sùng Hoán ông vốn đã có lòng nghi ngờ, Sùng Trinh cho rằng bản thân mình đánh bại được Hoàng Thái Cực nên tự mãn, lại nghi ngờ Viên Sùng Hoán không thực sự trung thành, cứu binh chậm trễ.
Thêm vào đó, tin đồn lan rộng, bè đảng cũ của Ngụy Trung Hiền cùng vài quan lại ghen tị với Viên Sùng Hoán, vu oan ông trước mặt Sùng Trinh rằng việc quân Hậu Kim vây thành Bắc Kinh lần này hoàn toàn là do Viên Sùng Hoán dẫn về; khi quân Kim rút lui, ông lại không truy kích, giữa ông và Hoàng Thái Cực thông đồng âm mưu; … nên khi nghe lời tâu của viên thái giám họ Dương, Sùng Trinh tin là thật và lập tức triệu Viên Sùng Hoán vào triều đình vấn tội, trách cứ ông tại sao đưa viện binh về quá trễ, rồi hạ lệnh bắt ông vào ngục. Sau đó, Vương Vĩnh Quang cùng đồng đảng lại liên tiếp dâng tấu biểu vu cáo Viên Sùng Hoán cố tình giết Mao Văn Long (là viên tướng trấn giữ vùng biên giới gần với Triều Tiên) để lấy lòng nhà Kim, cấu kết và tư thông với giặc, đề nghị triều đình xử tội.
Sùng Trinh nhân đó "dĩ chiến mưu hoà" đưa Viên Sùng Hoán ra lăng trì xử tử. Tháng 8 năm Sùng Trinh thứ 3 (1630), sau hơn nửa năm bị giam trong ngục Viên Sùng Hoán bị xét xử vào tội "dối vua phản quốc", thông đồng với quân địch với lập luận là: quân địch tự ý thoái lui chứ không phải bị Viên Sùng Hoán đánh bại, Viên Sùng Hoán cũng không đuổi theo quân địch mà đóng quân ở lại kinh thành là có ý đồ. Tội danh này phải xử cực hình: Lăng trì tùng xẻo trước cổng kinh thành, vợ con thì bị bắt đi đày cách xa 3.000 dặm. Với quyết định này, triều đình nhà Minh đã tự phá hủy bức tường thành của mình dù đang bị Mãn quân gây áp lực phía bắc.
Sùng Trinh cho tướng khác lên thay thế Viên Sùng Hoán. Đây chính là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời ông ta. Lập tức chiến cuộc thay đổi, người Nữ Chân chiếm được ưu thế ở mặt trận đông bắc. Và như vậy, kế phản gián của Hoàng Thái Cực đã thành công, ông đã loại bỏ được đối thủ quân sự nguy hiểm nhất trong đời cầm quân của mình. Cái chết của Viên Sùng Hoán khiến cho triều đình nhà Minh chấn động, binh sĩ tiền phương chán nản và bất mãn. Quân Kim từ lúc đó ngày càng chiếm thế chủ động chiến trường, Nhà Minh đã không còn một viên tướng nào đủ tài năng và nhiệt huyết để có thể đọ sức được với Hoàng Thái Cực, đẩy lùi quân Kim. Cũng chính vì sự kiện này mà các nhà quân sự đời sau bình luận rằng nhà Minh mất nước, không mất vì giặc cướp mà mất ngay từ trong cổng ngõ, không mất ở bờ cõi mà mất ngay từ lời can gián của Đài quan
Nỗ lực của quân Minh.
Sau khi Hoàng Thái Cực dùng kế ly gián để nhổ được gai trong mắt là Viên Sùng Hoán, xóa được nỗi bận tâm về sau, thì vô cùng mừng rỡ. Các tướng lãnh của ông thấy không còn điều gì đáng ngại nữa, bèn đua nhau yêu cầu thừa cơ đánh thốc vào Bắc Kinh. Nhưng Hoàng Thái Cực không chấp nhận vì nhận thấy quân Hậu Kim chưa tập trung đủ lực lượng để có thể công thành. Thay vào đó, ông xua quân đánh thẳng vào cầu Lư Câu, tiến kích doanh trại lớn của Mãn Quế và một số tổng binh khác đang chỉ huy 4 vạn người, đóng tại bên ngoài cửa thành Vĩnh Định. 4 vạn quân Minh bị đánh dữ dội, rã rời hàng ngũ, quân Thanh còn bắt được Lỗ vương của Minh triều đem chém đầu trước hàng quân và đem chiến lợi phẩm như vải vóc tơ lụa, vàng bạc ngọc ngà lên xe lừa, xe lạc đà rồi kéo vào Thiên Tân, Đồn Lộc vượt Lư Câu kiều.
Năm 1630 (năm Thiên Thông thứ tư), Hoàng Thái Cực lại chuyển quân đến Thông Châu, rồi tiến về phía đông để chiếm bốn thành Thông Hóa (Tôn Hóa), Vĩnh Bình (Thủy Bình), Thiên An, Loan Châu (nay đều nằm trong tỉnh Hà Bắc), rồi cho quân đóng giữ, còn ông thì dẫn đại đội binh mã trở về. Hoàng Thái Cực lần này đã áp dụng chiến thuật tiêu diệt quân sinh lực của triều nhà Minh trước rồi mới tiến hành việc chiếm thành, chiếm đất sau.
Sau khi mới lên ngôi, Hoàng Thái Cực đã vấp phải sự khiêu khích của đại bối lặc thứ hai là A Mẫn. Ông này yêu cầu tự mình đi làm phiên ngoại, tư lập thành một vương quốc độc lập. Yêu cầu này đã bị Hoàng Thái Cực cự tuyệt, đồng thời gây ra cho ông sự bất mãn. Việc Hoàng Thái Cực cho quân đóng giữ 4 ngôi thành vừa chiếm được là có ý định sẽ dùng cách đánh giáp công để đánh Sơn Hải quan. Nhưng sau khi ông rút quân, thì Đại học sĩ triều nhà Minh là Tôn Thừa Tông bèn tổ chức binh lực chiếm lại 4 ngôi thành này. Do vậy, đã làm xáo trộn kế hoạch của Hoàng Thái Cực khiến ông ta hết sức giận dữ.
Cùng năm, Hoàng Thái Cực cử A Mẫn mang quân đi phòng giữ bốn thành mới chiếm được là Thủy Bình, Loan Châu, Thiên An, Tôn Hóa. Quân Minh phản công lớn, bao vây và đến công chiến Loan Châu. A Mẫn kinh hoàng, hoảng hốt, không tổ chức bất cứ cuộc chống cự nào, chỉ ra lệnh rút quân. Trước khi tháo chạy, ông ta lại ra lệnh cho binh sĩ giết quân trung thành và cướp sạch tài sản của nhân dân. Loan Châu rơi vào tay quân Minh, 3 thành khác cũng nhanh chóng thất thủ. Bao nhiêu công sức, tiền bạc của Hoàng Thái Cực vất vả bỏ ra đầu tư cho 4 ngôi thành đều bị mất toàn bộ, tổn thất hết sức nặng nề.
Hành động của A Mẫn khiến cho Hoàng Thái Cực tức giận vô cùng. Nhưng hậu quả còn nghiêm trọng hơn nữa, sau khi các tướng sĩ giữ thành của triều Minh và quân dân bị sát hại, họ lấy đó để làm điều răn đe và đề phòng. Về sau, họ kiên trì không đầu hàng, càng tăng thêm khó khăn cho quân đội Hậu Kim trong việc công thành. Để lấy lại thanh danh, Hoàng Thái Cực lập tức triệu tập chư vương, bối lặc cùng các đại thần tuyên bố "16 tội lớn" của A Mẫn trong đó tội thứ 11, khép ông ta có mưu đồ áp đảo tranh giành ngôi Hãn. Thái độ của Hoàng Thái Cực rất quyết liệt, chư vương, bối lặc và các đại thần cùng nhau phụ họa cho tội trạng của A Mẫn và cho rằng ông ta đáng chết. Lúc đó, Hoàng Thái Cực lại tỏ lòng độ lượng "dung tha tội chết" cho A Mẫn, chỉ xóa bỏ vị trí đại bối lặc, xóa bỏ danh hiệu kỳ chủ, xử tù chung thân. Toàn bộ tài sản, dân nô của ông ta và ngôi kỳ chủ đều do người em là Tế Nhĩ Cáp Lãng kế thừa. Một người không có quyền thế và kinh nghiệm chính trị như Tế Nhĩ Ha Lang thì lực ượng Tương Lam kỳ do ông ta chỉ huy nhanh chóng trở thành lực lượng trung thành của Hoàng Thái Cực.
Nhìn chung, trong năm 1630, triều đình nhà Minh cũng đã có một số nỗ lực nhất định để giành lại một số thành trì đã bị mất, tích cực xây dựng công sự phòng ngự. Nhưng đây cũng là những nỗ lực cuối cùng được nhen nhóm từ phái chủ chiến vốn chiếm thiểu số trong triều đình. Sau đó, nhà Minh ngày càng đi sâu vào con đường bị động, nhu nhược của phái chủ hòa. Ngoài mặt trận, các chỉ huy trở lại chiến thuật phòng thủ co cụm, dựa hẳn vào ưu thế pháo binh. Đối với một số cơ hội phản công rõ rệt thì họ lại "án binh bất động" bỏ lỡ thời cơ.
Chiến dịch Đại Lăng Hà.
"Bài chi tiết: Trận Đại Lăng Hà"
Tiếp đó, Hoàng Thái Cực lại được tin quân Minh ngày đêm lo xây dựng lại thành Đại Lăng Hà, với ý đồ sẽ tiến lên một bước để khôi phục vùng đất ở ngoài biên cương đã bị mất. Như vậy, ông buộc lòng phải thực hiện thêm một chiến dịch quân sự nữa. Vào tháng 8 năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), thành Đại Lăng Hà vừa mới được nhà Minh xây dựng gần một nửa, thì Hoàng Thái Cực bất ngờ xua đại binh đánh bọc hậu ngôi thành này. Ông ta đã áp dụng chiến thuật vây thành để đánh viện binh (vây thành diệt viện). Quân nhà Minh giữ thành vì "cạn hết lương thực, nên quân và dân phải ăn thịt lẫn nhau", rốt cuộc buộc phải đầu hàng.
Trong chiến dịch này, có một đạo quân Mông Cổ (trong quân đội Minh) đầu hàng, nhưng một số binh sĩ vì không chịu đầu hàng nên đã ám sát tướng lĩnh của họ rồi bỏ trốn. Hoàng Thái Cực nghe tin tức giận, định giết hết số binh sĩ Mông Cổ còn ở lại. Nhưng thuộc hạ của ông là Phạm Văn Trình khuyên ông không nên tàn sát vì sẽ ảnh hưởng đến chính sách dụ hàng về sau. Hoàng Thái Cực nhận thấy được lợi ích lâu dài nên chấp nhận kiến nghị đó. Lúc bấy giờ còn có một cánh quân đội của triều nhà Mình dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ Tây Sơn, dù Hoàng Thái Cực xua quân tấn công nhiều lần nhưng vẫn không chiếm được, trong lòng nôn nóng, sau đó ông đổi chiến thuật, cho một viên quan người Hán có tài ăn nói đến chiêu hàng, quân Minh vì bị vây lâu ngày, tâm lý dao động nên đã chấp nhận quy hàng.
Vào năm thứ năm niên hiệu Thiên Thông (1631), lúc Hoàng Thái Cực bao vây tấn công thành Đại Lăng Hà, thì viên Tuần phủ Đăng Thái là Tôn Nguyên Hóa, từng phái Tham quân Khổng Hữu Đức dẫn binh đi cứu viện. Nhưng bộ đội của ông này khi kéo tới Ngô Kiều, thì gặp tuyết to, không có lương thực để ăn, triều đình cũng không kịp thời quan tâm tiếp viện, nên một số quân sĩ phải trốn trại ra ngoài cướp bóc. Tình hình này liền được Lý Cửu Thành, một tên tham quan ô lại đã tham lạm công quỹ và đang sợ bị xử tội lợi dụng ngay. Ông ta sách động toán quân này nên đứng lên làm phản. Khổng Hữu Đức là người cũng có ý đồ bất chính, nên thừa cơ chấp nhận. Tháng giêng năm sau, Khổng Hữu Đức cùng với Cảnh Trọng Minh, một viên Tham quân khác có nhiệm vụ đóng giữ tại Đăng Châu, cùng đánh chiếm thành Đăng Châu. Khổng Hữu Đức tự xưng là Đô nguyên soái, đúc ấn tín để dùng riêng, rồi phong Cảnh Trọng Minh và một số người nữa làm tổng binh, xua quân đi đánh chiếm thành trấn, cướp bóc khắp nơi, không chuyện tàn ác gì mà không làm. Hoàng đế Sùng Trinh thấy tình hình xảy ra như vậy, buộc phải phái đại quân đi tiểu trừ. Các tướng nhà Minh không những không đoàn kết tương trợ lẫn nhau chống ngoại xâm mà còn mưu đồ bất chính vì lợi ích riêng, làm suy yếu thực lực phòng thủ quốc gia.
Năm Thiên Thông thứ 5 (1631), Đa Đạc tham gia vây khốn quân Minh trong chiến dịch Đại Lăng Hà (大凌河之役). Trong trận chiến ở Tiểu Lăng Hà, Đa Đạc để mất thăng bằng và bị ngã ngựa, suýt bỏ mạng ở ngoài thành Cẩm Châu. Về phía quân Kim trong thời gian này cũng xảy ra tranh chấp nội bộ, đại bối lặc Mãng Cổ Nhĩ Thái cũng vì cuộc tranh chấp với Hoàng Thái Cực xảy ra trong chiến dịch Đại Lăng Hà nên đã bị giáng chức. Trước chiến dịch, Hoàng Thái Cực rời doanh trước đi quan sát địch tình ở nội thành. Mãng Cổ Nhĩ Thái có nhiệm vụ đi tháp tùng đã yêu cầu ông bổ sung thêm tướng sĩ cho kỳ của mình nhưng đã bị từ chối. Mãng Cỗ Nhĩ Thái bất mãn không kiềm chế được mình đã cự cãi với Đại Hãn và ẩu đả (một hành động bộc trực đặc trưng của các dân tộc du mục) với Đức Cách Loại, người em cùng mẹ với mình đã lên tiếng chỉ trích thái độ phạm thượng của ông ta. Hoàng Thái Cực nhân cơ hội đó trở về doanh trướng triệu tập các bối lặc, tố cáo tội lỗi của Mãng Cổ Nhĩ Thái. Sau chiến dịch Đại Lăng Hà kết thúc, các bối lặc đề nghị xử tội Mãng Cỗ Nhĩ Thái, cách chức đại bối lặc, tước 5 ngưu lộc, phạt tiền 1 vạn lượng bạc. Hoàng Thái Cực mau mắn tán đồng đề nghị đó, do vậy đã trừ bỏ được thế lực này. Đối thủ chính trị trực tiếp thứ tư của Hoàng Thái Cực đã bị ông loại trừ, Hai trên ba vị Đại bối lặc ngồi ngang hang với Đại Hãn đã bị lật đổ, chỉ còn một mình Đại Thiện. Chiến dịch Đại Lãng hà kết thúc với một số thắng lợi thuộc về quân Kim nhưng vẫn chưa tạo được ưu thế bước ngoặt trên chiến trường.
Tiếp tục xâm nhập.
Năm thứ 6 niên hiệu Thiên Thông (1632), Hoàng Thái Cực tiếp tục đánh chiếm đất đai vùng biên cương của triều đình nhà Minh. Sau khi đạo quân của Hoàng Thái Cực tiến vào Quy Hóa (nay là thành phố Hô Hòa Đạo Đặc), ông vốn có ý định thọc sâu vào nội địa của triều nhà Minh, nên đã triệu tập các đại thần để bàn bạc về chiến sách. Qua bàn bạc, có 2 phướng án được lựa chọn, một công khai và một bí mật:
Qua bàn bạc và cân nhắc, Hoàng Thái Cực chọn phương án thứ nhất, xuất quân đánh trực diện. Quân Kim tấn công nhiều lần vào Quy Hóa khiến cho quân Minh trấn thủ tại đây hoang mang. Năm thứ 7 niên hiệu Thiên Thông (1633), do lo sợ bị quân Minh tiểu trừ, Khổng Hữu Đức phái sứ đến xin Hậu Kim viện trợ. Hoàng Thái Cực nghe tin hết sức vui mừng, ông phái Phạm Văn Trình và một số tướng lãnh khác dẫn quân đi sách ứng. Phạm Văn Trình dựa vào tài năng của mình, dụ hàng thành công Khổng Hữu Đức. Hai tướng đốc vận lương thảo, đem 13.874 quân sĩ tới hàng. Hàng tướng Khổng Hữu Đức và Cảnh Trọng Minh về sau đã trở thành những võ tướng có công lao hãn mã trong việc dành thiên hạ cho nhà Thanh.
Năm 1635, Hoàng Thái Cực kéo quân về Thịnh Kinh (Thẩm Dương), gầy dựng thực lực để chuẩn bị quy mô cho việc đánh nhà Minh, tích cực chuẩn bi lực lượng chờ thời cơ thôn tính cả Trung Quốc. Đây cũng là giai đoạn ông thực hiện việc chỉnh đốn triều chính, lên ngôi, xưng đế, đổi tộc hiệu, quốc hiệu, xây dựng kinh đô cho đế chế Thanh. Chính vì vậy các hoạt động quân sự trong thời gian này tạm dừng. Về phía triều Minh, năm 1639 (năm Sùng Đức thứ tư), triều đình nhà Minh đã bổ nhiệm Hồng Thừa Trù chức vụ Tổng đốc Kế Liêu (Kế Châu và Liêu Đông), ông này một tướng lĩnh vừa có công trấn áp được những cuộc nông dân khởi nghĩa mà nổi tiếng là tham gia trấn áp nghĩa quân của Lý Tự Thành. Vị tổng đốc này cũng chủ trương "án binh bất động" nên quân Minh cũng không có hoạt động quân sự nào đáng kể.
Giao tranh ở Cẩm Châu.
Kể từ ngày Hoàng Thái Cực lên nối ngôi đến năm Sùng Đức thứ sáu (1641), trải qua hơn 15 - 16 năm, ông đã 3 lần xua quân đột nhập vùng quan nội nhưng vì không chiếm được Sơn Hải Quan và Cẩm Châu, nên luôn gặp trở lực trong hành động, khó thực hiện được ý định. Do vậy, Hoàng Thái Cực đã tập trung chĩa mũi giáo tiến công về phía Sơn Hải quan và Cẩm Châu, là nơi gây trở lực không cho ông tiến vào quan ải. Trong khi đó, triều nhà Minh cũng lên nhiều phương án để tăng cường tuyến phòng thủ then chốt này. Năm 1641 (năm Sùng Đức thứ sáu), quân Thanh bắt đầu hành động, phái quân bao vây Cẩm Châu. Tháng 7.1641, chỉ huy nhà Minh là Hồng Thừa Trù dẫn Ngô Tam Quế và một số tướng lãnh khác gồm 8 tổng binh và 13 vạn nhân mã kéo đến để chi viện cho Cẩm Châu. Đại quân tập hợp tại Ninh Viễn, rồi mới chia thành mấy cánh tiến chậm chạp về phía Hạnh Sơn và Tùng Sơn, với chiến pháp tiến chậm nhưng chắc để giành tháng lợi.
Tin thất thủ liên tiếp báo về Minh triều, Tư Tông hoàng đế bèn phong Hồng Thừa Trù làm kinh lược sứ, đem bọn Vương Phác, Tào Loan Giao, Mã Khoa, Ngô Tam Quế, Lý Phụ Minh, Đường Thông, Bạch Quảng Án, Vương Đình Thân, tổng cộng 8 viên quan tổng binh cùng với hơn 200 viên tham tướng thu bị và 13 vạn người ngựa tới Cẩm Châu. Minh quân đóng doanh tại phía bắc thành Tùng Sơn trên ngọn núi Nhú Phong. Đa Nhĩ Cổn được tin quân Minh binh thế lớn mạnh, sợ một mình địch không nổi bèn cho kỳ bài quan về Hưng Kinh cầu viện. Tuy vậy, vị Binh bộ Thượng thư mới được đưa lên giữ chức này là Trần Tân Giáp, lại cho rằng tiến quân chậm chạp như thế chỉ làm hao thêm lương thực, nên phái người tới giám trận, giám quân và đốc chiến cho Hồng Thừa Trù. Do chịu không nổi sự thôi thúc của số người này, nên Hồng Thừa Trù đã liều lĩnh bỏ lương thảo lại Bút Giá Cương bên ngoài Hạnh Sơn và Tháp Sơn thuộc vùng Ninh Viễn, chỉ dẫn 6 vạn binh mã tiến lên. Ông ra lệnh cho số binh mã còn lại, cấp tốc bám theo mình. Khi Hồng Thừa Trù đến vùng Tùng Sơn và Hạnh Sơn, thì cho kỵ binh đóng ở 3 mặt đông, nam và tây của núi Tùng Sơn, còn bộ binh thì bố phòng tại Khổng Phong Cương, nằm cách Cẩm Châu 6 - 7 dặm đường, xây hào lũy đối diện với quân Thanh.
Hoàng Thái Cực được tin triều nhà Minh phái viện binh đến, thì vào tháng 8.1641, ông dẫn đại quân từ Thẩm Dương đến hạ trại đóng tại vùng đất giữa Tùng Sơn và Hạnh Sơn, cắt đứt sự liên hệ của quân Minh giữa 2 khu vực này, đồng thời cũng cắt đứt đường rút lui của Hồng Thừa Trù. Tiếp đó, Hoàng Thái Cực lại cho quân đi đoạt hết lương thực tại núi Tháp Sơn. Hồng Thừa Trù hoàn toàn bị động, và bị vây khốn tại Tùng Sơn. Hơn nửa năm sau, do Hồng Thừa Trù bị bộ hạ bán đứng, mở cửa thành cho quân Thanh tiến vào, nên ông bị bắt sống. Năm 1641, Đa Đạc tham gia trận Tùng Cẩm (松錦之戰), và dẫn quân Thanh bao vây Cẩm Châu ở giai đoạn đầu của trận chiến. Sau cùng, ông dẫn một đội quân phục kích để quét sạch tàn quân Minh ở Tùng Sơn, tiếp theo cùng Túc thân vương Hào Cách (豪格) vây khốn Tùng Sơn, bắt giữ Kế Liêu tổng đốc Hồng Thừa Trù (洪承疇) của triều Minh. Do có công lao nên Đa Đạc được thăng làm "Đa La Dự Quận vương".
Hoàng Thái Cực biết Hồng Thừa Trù sẽ là người có tác dụng hết sức to lớn đối với việc mình tiến vào làm chủ Trung Nguyên, nên đã cho người tiếp đãi ông ta thực tốt. Mặt khác, ông lại cho người tới để dụ hàng Hồng Thừa Trù. Có nhiều giả thiết về cuộc chiêu dụ này. Một giả thuyết cho rằng, Phạm Văn Trình đến chỗ giam giữ Hồng Thừa Trù, ông này biết đối phương đến để làm gì, nên to tiếng mắng Phạm Văn Trình là người không có xương sống, cúi đầu để phụng sự cho nhà Thanh, cam tâm làm chó săn cho người. Ông còn tỏ ra quyết liệt chết để tận trung báo quốc, chứ không chịu quỳ gối đầu hàng. Phạm Văn Trình không đi tranh biện với ông, chỉ nói qua với ông một số chuyện cổ kim cũng như chuyện sống chết, được mất. Trong khi đôi bên đang nói chuyện, thì từ trên nóc nhà bỗng có một cục bụi bẩn rơi xuống áo của Hồng Thưa Trù. Hồng Thừa Trù bèn lấy tay phủi bụi bẩn đó. Hành động này của ông được Phạm Văn Trình nhìn thấy, nên trong lòng đã có sự tính toán riêng.
Phạm Văn Trình liền từ giã Hồng Thừa Trù, đến tâu với Hoàng Thái Cực rằng Hồng Thừa Trù chắc chắn sẽ không liều chết vì sống trong cảnh ngộ như thế này, mà ông ta còn tỏ ra thương tiếc chiếc áo của mình đến như vậy, thì huống hồ chi là tính mạng của bản thân. Hoàng Thái Cực nghe qua lấy làm vui mừng, đích thân đến ngục thất để thăm Hồng Thừa Trù. Nhà vua thấy Hồng Thừa Trù chỉ mặc một chiếc áo đơn phong phanh, liền cởi chiếc áo da lông chồn của mình ra, đích thân khoác vào người cho Hồng Thừa Trù, rồi quan tâm hỏi han làm cho Hồng Thừa Trù hết sức xúc động và ngạc nhiên nhận thấy Hoàng Thái Cực là một vị chúa độ lượng, phi phàm sau đó dập đầu xin hàng.
Một giả thuyết khác cho rằng đích thân Hoàng hậu đã xuống nhà lao để khuyên lơn an ủi. Theo giải thuyết này thì khi Hồng Thừa Trù bị bắt đưa đến Thịnh Kinh, đã tuyệt thực liên tiếp mấy hôm, thề sẽ chết để tỏ lòng trung thành. Nhưng sau khi Phạm Văn Trình biết được ông không quyết tâm chết, thì Hoàng Thái Cực bèn sai người tiếp xúc tìm đủ cách khuyên ông đầu hàng, nhưng ông vẫn cự tuyệt không nghe. Về sau, Hoàng Thái Cực qua sự tiết lộ của một số người đầu hàng, biết Hồng Thừa Trù là người háo sắc, nên đã phái từng nhóm mỹ nữ đến để quyến rũ nhưng cũng không có hiệu quả. Cuối cùng, Hoàng Thái Cực phái người ái thiếp xinh đẹp nổi tiếng một thời của mình là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (Bác Nhĩ Tế Cẩm thị) mang theo một bình nước nhân sâm nhỏ tới gặp Hồng Thừa Trù. Bát thị nhìn thấy ông này đang ngồi quay mặt vào vách, không ngớt khóc lóc, cố khuyên lơn thế nào cũng không nghe. Bát thị không khỏi động lòng trắc ẩn, nói với một thái độ đầy chân tình. Với những lời nói của Bát thị nghe thật ngọt ngào, tình cảm rất chân thật, lại đưa bình nước sâm lên tận môi, Hồng Thừa Trù rốt cục không cưỡng lại được mùi thơm ngon của nước sâm, nên đã uống liên tiếp. Mấy ngày sau, Bát thị cũng đến khuyên lơn và mang cả thức ăn ngon dâng cho Hồng Thừa Trù. Dần dần, Hồng Thừa Trù thay đổi ý định, bắt đầu chịu ăn cơm và đã đầu hàng.
Hưu chiến.
Việc chiêu hàng được Hồng Thừa Trù có ý nghĩa lớn, từ đây quân Kim đã thỏa sức tung hoành ở mặt trận Liêu Đông, tuy vậy họ vẫn chưa thể vượt qua chướng ngại quan trọng là Sơn Hải quan. Sơn Hải quan lúc này do Ngô Tam Quế trấn thủ. Tuy nhiên, năm 1643, Sấm vương Lý Tự Thành công phá thành Bắc Kinh. Sùng Trinh hoàng đế tự vẫn ở Môi Sơn. Lý Tự Thành vào cung, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế, chiếm đoạt toàn bộ kho báu nhà Minh. Được tin Lý Tự Thành đã chiếm được Bắc Kinh, đoạt người đẹp Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế hết sức bất mãn và quyết định mở cửa thành Sơn Hải Quan đầu hàng Mãn Châu. Quân Thanh lập tức tràn vào Sơn Hải quan, chiếm cứ các vị trí quan trọng. Hoàng Thái Cực liền phong ngay cho Ngô Tam Quế làm tiên phong, để đưa quân về Bắc Kinh trả thù. Ngô Tam Quế nhanh chóng đánh đuổi quân Lý Tự Thành, thế mạnh như chẻ tre. Lý Tự Thành chạy về hướng núi Cửu Cung rồi mất tích ở đó.
Trong lúc này, Hoàng Thái Cực cũng chuẩn bị những chiến dịch quân sự để xâm chiếm nhà Minh, nhưng không may trong năm này, ông mất trong khi chuẩn bị cuộc chinh phạt. Dù vậy, với thời và thế đã có, quân Thanh vẫn tiếp tục tấn công mãnh liệt, những người kế vị của Hoàng Thái Cực vẫn vững bước trên con đường ông đã chọn, không bỏ lỡ cơ hội, kiên quyết tấn công và cuối cùng vào năm 1646, nhà Thanh đã tiêu diệt được nhà Minh, trở thành một triều đại cai trị tại Trung Quốc cho đến năm 1911.
Trong cuộc chiến tranh giữa Mãn Châu và nhà Minh trong thời gian trị vì của Hoàng Thái Cực, ban đầu, với ưu thế pháo binh của mình, nhà Minh liên tục đẩy lùi người Mãn Châu, trong các năm 1627 và 1629. Tuy nhiên, họ không thể chiếm lại được quyền kiểm soát của mình đối với các vùng đất mà người Mãn Châu chiếm giữ. Từ năm 1629 về sau này, nhà Minh dần đến bờ vực của sự sụp đổ với những vụ tranh giành quyền lực bên trong và những vụ tấn công tiên tiếp ở miền bắc từ phía người Mãn Châu; Hoàng Thái Cực đã chủ động chuyển sang chiến thuật đột kích nhằm tránh đối mặt với quân đội Minh trong những trận chiến lớn với ý đồ tiêu diệt dần sinh lực của nhà Minh.
Không thể tấn công trực tiếp vào đầu não nhà Minh, người Mãn Châu chờ đợi cơ hội của mình, phát triển pháo binh của riêng họ và thành lập các liên minh. Hoàng Thái Cực lại có được các quan chức trong triều nhà Minh làm quân sư cho mình vào năm 1633 họ hoàn thành việc chinh phục Nội Mông, dẫn tới việc tuyển được một số lượng lớn lính Mông Cổ dưới cờ Mãn Châu, cùng với các cuộc cải cách về quân sự, thực lực của quân Thanh đã phát triển và chiếm được một con đường nữa dẫn tới trung tâm đế chế Minh.
Trong cuộc chiến ác liệt này, tổn thất về nhân mạng là rất lớn, quân và dân của nhà Minh thì thiệt mạng trước các cuộc càn quét của kỵ binh Bát kỳ. Nhưng đổi lại, không ít chiến binh Mãn Châu cũng đã thiệt mạng dưới hỏa lực của quân Minh. Tổn thất về vật chất cũng đáng kể, trong giai đoạn này, nhiều thành trì, đường sá, cầu cống cũng bị thiệt hại do các hoạt động quân sự của hai bên, đặc biệt là thiệt hại nặng nề cho nhà Minh vì chiến sự chủ yếu diễn ra tại Trung Quốc.
Nói chung, dù Hoàng Thái Cực có chết một cách đột ngột nhưng những hoạt động quân sự của ông vẫn có ý nghĩa lớn lao. Trước hết, qua hàng loạt chiến dịch, quân Thanh đã chiếm được thế chủ động về quân sự tại vùng Đông Bắc đẩy nhà Minh vào thế chống trả bị động, ngày càng lùi sâu vào nội địa. Cũng qua các chiến dịch quân sự này mà quân Mãn Châu đã rút kinh nghiệm trong việc đối phó với hỏa lực của quân Minh, họ đã có ý thức phát triển pháo binh để công thành, đồng thời phát triển nhiều chiến thuật và phương tiện để đánh chiếm các công sự (bằng việc sử dụng nhiều binh lính người Hán có kinh nghiệm). Cũng qua những chiến dịch của Hoàng Thái Cực, nhiều thành trì, công sự của nhà Minh xây dựng đã bị phá hủy ví dụ như Vạn Lý trường thành, thành Cẩm Châu, thành Đại Lãng Hà và nhiều thành khác. Tuy nhiên thành trì vững vàng nhất là Viên Sùng Hoán đã bị loại trừ bằng một kế ly gián.
Vượt qua trường thành.
Lý Tự Thành khởi loạn, chống nhà Minh, năm 1642 tiến binh về Bắc Kinh của nhà Minh, đến năm 1644 thì chiếm được kinh thành, vua Minh Tư Tông tự vẫn tại núi Môi Sơn. Sau khi chiếm Bắc Kinh vào tháng 4.1644, Lý Tự Thành dẫn đầu một đội quân mạnh gồm 600.000 người chiến đấu với Ngô Tam Quế, vị tướng chỉ huy lực lượng đồn trú 100.000 lính bảo vệ Sơn Hải quan (山海關) của nhà Minh. Lý Tự Thành nhập kinh, lên ngôi hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Thuận. Lý Tự Thành có chiếm và làm nhục người thiếp của Ngô Tam Quế là Trần Viên Viên, còn giết cha của Quế. Ngô Tam Quế vốn là tướng nhà Minh trấn phòng quân Thanh, nay thấy Lý Tự Thành như vậy, tức giận, cầu viện nhà Thanh đánh Lý Tự Thành. Khi nhà Thanh hay tin, Đa Nhĩ Cổn bèn đem quân vượt qua Sơn Hải quan, tiến về kinh đô nhà Minh phối hợp với quân Ngô Tam Quế.
Năm 1644, Tổng binh Sơn Hải Quan Ngô Tam Quế đề nghị quân Thanh liên minh nhằm đánh lại quân Lý Tự Thành. Nhận thấy đây là một cơ hội ngàn vàng để thâm nhập Trung nguyên, Đa Nhĩ Cổn chỉ huy quân Thanh tiến vào quan ải, hợp binh với Ngô Tam Quế đánh bại Lý Tự Thành. Năm Thuận Trị thứ 1 (1644), Đa Đạc theo nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn nhập Sơn Hải quan, đánh bại quân Đại Thuận của Lý Tự Thành, chiếm lĩnh Bắc Kinh. Bản thân Đa Đạc được tiến phong làm thân vương, phong chức "Định Quốc đại tướng quân" (定國大將軍). Cùng với Khổng Hữu Đức (孔有德) và Cảnh Trọng Minh (耿仲明), Đa Đạc suất hơn 20 vạn quân Mãn-Hán từ Hà Nam tiến đến Thiểm Tây truy kích quân Đại Thuận. Cuối cùng cũng đã diệt được Lý Tự Thành, tiến vào trung nguyên. Sau khi chiếm được thành Bắc Kinh, ông cùng các quan lại nhà Thanh làm đại lễ đăng quang cho Thuận Trị tại Tử Cấm thành.
Quân Thanh còn tiến binh chiếm các tỉnh thành của Trung Hoa, rồi thống nhất Trung Quốc, đưa Phúc Lâm đến Bắc Kinh làm hoàng đế Trung Hoa. Tháng 1.1645, Đa Đạc đã chiếm được Đồng Quan và Tây An, sang tháng 2 lại phụng mệnh nam hạ để tiêu diệt Nam Minh (tàn dư của nhà Minh). Trong tháng thứ tư, Đa Đạc đã chiếm được Dương Châu và hành hình tướng trấn thủ của Nam Minh là Sử Khả Pháp, sau đó Đa Đạc ra lệnh tiến hành đốt giết toàn thành Dương Châu trong 10 ngày, lịch sử gọi là Dương Châu thập nhật (揚州十日). Vào tháng sau đó, quân của Đa Đạc vượt Trường Giang và chiếm kinh sư Nam Kinh của Nam Minh, bắt giữ Nam Minh Hoằng Quang đế Chu Do Tung. Trong tháng 6, Đa Đạc phái binh bình định Giang Chiết, rồi trở về Bắc Kinh, được ban tước "Hòa Thạc Đức Dự thân vương" (和碩德豫親王).
Từ đó, người Hán ở miền Bắc Trung Quốc sống dưới sự thống trị của người Mãn Châu. Bên cạnh đó, với lý do thiên hạ còn chưa yên, Đa Nhĩ Cổn sai các tướng nhà Minh tiếp tục đi đánh dẹp các thế lực nhà Nam Minh và quân khởi nghĩa chống Thanh, dưới sự kiểm soát của ông. Giao ước liên minh thực chất bị xóa bỏ, không lâu sau, khi các thế lực chống Thanh bị dẹp yên về cơ bản, ông phong các tướng lĩnh nhà Minh đầu hàng chức quan của nhà Thanh, buộc cạo nửa đầu thắt bím, hợp thức hóa quyền thống trị của nhà Thanh trên toàn cõi Trung Hoa. Cũng với biện pháp này, ông buộc tất cả mọi người dân Hán dưới quyền kiểm soát của nhà Thanh đều phải cạo đầu thắt bím, tuần tự đồng hóa với người Mãn Châu. Những nơi chống đối, ông cho thực hiện những biện pháp tàn sát để buộc người dân phải quy phục. Tuy nhiên, phong trào kháng Thanh vẫn tiếp diễn trong nhiều năm dưới danh nghĩa của con cháu nhà Minh.
Tại Chiết Giang, năm 1645 Lỗ vương Chu Dĩ Hãi được các tướng Trương Hoàng Ngôn và Trương Danh Chấn trợ giúp kháng Thanh, năm 1646 thì tàn dư của Lý Tự Thành đầu hàng nhà Minh. Cùng thời điểm này tại Phúc Kiến được sự hỗ trợ của tổng binh Trịnh Chi Long, Đường vương Chu Duật Kiện lên ngôi hoàng đế tại Phúc Kinh (Phúc Châu) lấy niên hiệu Long Vũ tạo ra sự phân liệt trong lực lượng kháng Thanh. Quân Thanh tấn công Chiết Giang tiêu diệt chính quyền Lỗ vương sau đó thừa thắng tiến công Phúc Kiến tháng 6.1646. Trịnh Chi Long nắm trong tay lực lượng thủy quân hải quân tinh nhuệ nhưng lại nghĩ đến chuyện an nhàn và bị sứ giả Mãn Thanh thuyết phục đã đem lực lượng đầu hàng quân Thanh bất chấp sự khuyên can của con trưởng Trịnh Thành Công. Phúc Kinh thất thủ vào tháng 8, chính quyền Long Vũ diệt vong.
Tháng 11.1646, Quế vương Chu Do Lang được các cựu thần nhà Minh lập làm vua niên hiệu Vĩnh Lịch tại Triệu Khánh, Quảng Đông tiếp tục kháng Thanh. Sau khi chính quyền Lỗ vương diệt vong, Trương Hoàng Ngôn và Trương Danh Chấn tiếp tục chiến đấu tại Chiết Giang. Trịnh Thành Công tại Phúc Kiến cũng tập hợp lực lượng kháng Thanh. Tháng 8.1650, Trịnh Thành Công giải phóng Hạ Môn (Ma Cao) và xây dựng, phát triển lực lượng quân sự. Trịnh Thành Công phối hợp với Trương Danh Chấn và Trương Hoàng Ngôn tại Chiết Giang đánh phá huyện thành, tăng cường các hoạt động chống đối chính quyền Mãn Thanh. Cũng trong thời gian này, thủ lĩnh Đại Tây quân Lý Định Quốc, Tôn Khả Vọng, Lưu Văn Tú liên kết với chính quyền Vĩnh Lịch kháng Thanh tại Quảng Đông, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên.
Lý Định Quốc phối hợp với quân Nam Minh Vĩnh Lịch đánh phá quân Thanh tại Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam. Tháng 6.1652, Lý Định Quốc đánh chiếm Toàn Châu. Ngày 4.07 đánh chiếm Liễu Châu giết Khổng Hữu Đức. Khí thế quân Nam Minh như trẻ tre. Sau đó, Lý Định Quốc tiếp tục đánh bại quân Thanh tại Hành Dương. Cũng trong năm này, Trịnh Thành Công giành chiến thắng đánh bại Trần Cẩm tại cầu Giang Đông (Phúc Kiến), tuy nhiên vây đánh Chương Châu không thành công. Sau những chiến thắng này, quân Nam Minh không thống nhất trong hành động. Hoàng đế Vĩnh Lịch không có hành động nào hỗ trợ các cánh quân kháng Thanh mà chỉ dựa vào lực lượng kháng chiến.
Dẹp Tam phiên.
Việc Khang Hi trừ bỏ Ngao Bái khiến nhiều quan lại chính trực rất vui mừng và khâm phục. Tuy trong triều đã yên nhưng tình hình bên ngoài còn nhiều việc. Lãnh thổ Trung Quốc chưa hoàn toàn được thống nhất, vẫn còn nguy cơ để lại từ cuối thời Minh: đó là "tam phiên" tức 3 vị vương từng là hàng tướng của nhà Minh gồm có Bình Tây vương Ngô Tam Quế ở Vân Nam, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ ở Quảng Đông và Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung ở Phúc Kiến; Trịnh Thành Công vẫn chiếm giữ Đài Loan, vua Nga là Sa Hoàng nhiều lần gây chiến ở biên giới. Vì vậy từ khi chính thức trực tiếp nắm quyền hành, Khang Hi đã tự mình viết tấm biển "tam phiên, hà vụ, tào vận" để đặt ra nhiệm vụ giải quyết những mối lo của triều đình.
Tam phiên có địa bàn cai quản rộng lớn, thế lực ngày càng mạnh, lại là tướng cũ của nhà Minh, trở thành mối lo với nhà Thanh, do đó Khang Hi quyết tâm trừ bỏ. Tháng 3.1673, Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ tuổi cao sức yếu dâng thư lên triều đình xin được về hưu dưỡng lão và xin cho con là Thượng Chi Tín kế chức. Khang Hi nắm được cơ hội bắt đầu trừ bỏ tam phiên, bèn đồng ý với thỉnh cầu từ chức của Khả Hỷ, nhưng không cho Chi Tín kế vị.
Lúc đó con trai Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng đang ở Bắc Kinh đã nhanh chóng đưa tin về Vân Nam. Tháng 7 năm đó, tin tức đưa tới miền nam. Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung thấy Khang Hi đồng ý với đề nghị rút lui của Thượng Khả Hỷ, lấy làm lo lắng, bèn đồng loạt viết thư xin cáo lão. Các đại thần cho rằng Ngô Tam Quế và Cảnh Tinh Trung không thực lòng rút lui, khuyên ông không nên phê chuẩn vì sẽ gây biến loạn.
Trong khi đó, chỉ có số ít đại thần đồng tình với ý định triệt phiên của Khang Hi như Thượng thư bộ Hộ là Mễ Tư Hàn, Thượng thư bộ Hình là Mạc Lạc, Thượng thư Bộ Binh là Minh Châu. Khang Hi muốn nhân cơ hội này trừ bỏ tam phiên nên chấp thuận luôn, và sai Bác Nhĩ Khẳng, Chiết Mại Lễ tới Vân Nam, sai Lương Thanh Tiêu tới Quảng Đông, Trần Nhất Bỉnh tới Phúc Kiến để thi hành mệnh lệnh, thúc giục tam vương rời bỏ ngôi vị.
Thấy rõ ý định của Khang Hi muốn trừ bỏ mình, Ngô Tam Quế bèn cầm đầu tam vương khởi sự chống lại nhà Thanh. Tam Quế viết thư cho Phúc Kiến và Quảng Đông đề nghị cùng khởi binh với danh nghĩa "phục Minh diệt giặc", tự xưng là "thiên hạ đô chiêu thảo binh mã đại nguyên soái". Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung đều hưởng ứng. Con Trịnh Thành Công là Trịnh Tuyền cũng nhân dịp đó mang quân từ đảo Đài Loan vào đất liền đánh chiếm Ôn châu, Tuyền châu, Chương châu...
Quân nổi dậy của Ngô Tam Quế nhanh chóng chiếm giữ Nguyên châu, Thường Đức rồi tiến vào Tứ Xuyên. Tam Quế đích thân tới Thường Đức, Lễ châu chỉ huy chiến trận.
Trước thế mạnh của tam vương, một số đại thần nhà Thanh khuyên Khang Hi theo nếp cũ của Hán Cảnh Đế từng chém Triều Thố để yên lòng Ngô vương Lưu Tỵ khi mới xảy ra loạn bảy nước, vì vậy nên chém những người đồng tình triệt phiên như Mễ Tư Hàn, Mạc Lạc và Minh Châu để làm vừa lòng tam phiên. Nhưng Khang Hi kiên quyết phản đối chủ trương đó, vì ông đã thấy trong quá khứ sau khi Hán Cảnh Đế chém Triều Thố, Lưu Tỵ vẫn không giải binh. Vì vậy ông tuyên bố một mình chịu trách nhiệm việc triệt phiên, và lệnh bắt giam con cháu Ngô Tam Quế ở Bắc Kinh là Ngô Ứng Hùng, Ngô Thế Lâm.
Giữa lúc đó Ngô Tam Quế thông qua Đạt Lại Lạt Ma gửi thư tới Khang Hi yêu cầu cho mình được cát cứ phía nam Trường Giang. Khang Hi bác bỏ đề nghị cát cứ nam Trường Giang của Tam Quế, ra lệnh chém Ngô Ứng Hùng và Ngô Thế Lâm. Ngô Tam Quế thúc quân tấn công 30 thành trì vùng Giang Tây. Thủ hạ của Tam Quế là Vương Bỉnh Phiên tấn công vào Thiểm Cam – hậu phương nhà Thanh. Tháng 1.1675, con nuôi Ngô Tam Quế là Vương Phụ Thần đang làm Đề đốc Thiểm Tây mang quân chiếm Bình Lương. Được Vương Bính Phiên trợ giúp, Vương Phụ Thần chiếm được Thái châu, Lan Châu, Củng Xương, Định Biên. Ngô Tam Quế tuyên bố sẽ chiếm Kinh châu để tiến vào Bắc Kinh.
Trong lúc đó, Cảnh Tinh Trung và Thượng Chi Tín cũng ra quân hưởng ứng Ngô Tam Quế.
Trước tình hình biến loạn, Khang Hi vẫn bình tĩnh chỉ huy cuộc chiến. Ông xác định Ngô Tam Quế cầm đầu cuộc nổi dậy, chỉ cần tập trung lực lượng diệt Ngô Tam Quế. Vì vậy ông tận dụng mâu thuẫn giữa Cảnh Tinh Trung và Trịnh Kinh, ra chiếu gửi Quảng Đông và Phúc Kiến, chấp thuận cho Thượng Chi Tín và Cảnh Tinh Trung tiếp tục làm vương. Đồng thời, ông điều quân Thanh đánh bật quân Đài Loan bị cô lập ra khỏi đại lục.
Năm 1677, Thượng Khả Hỷ vì mâu thuẫn với Ngô Tam Quế, buồn bực lâm bệnh qua đời. Quân hai xứ Phúc Kiến, Quảng Đông sau khi gặp một số bất lợi bèn chấp nhận yêu cầu của Khang Hi, dâng sớ chấp nhận bãi binh. Yên được hai phía, Khang Hi tập trung lực lượng đối phó với Ngô Tam Quế. Tuy đồng ý trên giấy tờ, 2 xứ này vẫn chưa chịu hoàn toàn thần phục.
Thấy vai trò quan trọng của Vương Phụ Thần trong việc giúp lực lượng Ngô Tam Quế phát triển, Khang Hi dùng sách lược vừa đánh vừa dụ. Ông sai con Phụ Thần tới hàng quân Vân Nam, rồi sai Đồ Hải mang quân tới chống Phụ Thần. Phụ Thần trúng kế điệu hổ ly sơn của Đồ Hải, bị hao binh tổn tướng. Bị quân Thanh vây hãm lâu ngày, Vương Phụ Thần hết lương phải ra hàng triều đình.
Quân Thanh chiếm lại trọng điểm Bình Lương khiến Ngô Tam Quế ở Thiểm Tây bị thất thế. Sang năm 1678, quân Thanh giành thắng lợi, đánh chiếm lại Thiểm Tây. Một số tướng lĩnh của Tam Quế là Lâm Hưng Chu, Hàn Đại Nhiệm xin hàng nhà Thanh. Cùng lúc Vương Kiệt Thư đánh bại quân Ngô ở Giang Tây và Chiết Giang khiến Cảnh Tinh Trung không còn ngoại viện, thế cùng phải xin hàng.
Thế cục đã thay đổi, Ngô Tam Quế phải rút về chỉ còn giữ được Vân Nam. Nhưng đầu năm 1678 Ngô Tam Quế vẫn cố xưng đế hiệu ở Hành Dương, đặt quốc hiệu là Chu. Chỉ 5 tháng sau Tam Quế già yếu mắc bệnh qua đời. Cháu Tam Quế là Ngô Thế Phan kế vị.
Năm 1680, Khang Hi điều 3 cánh quân tấn công Vân Nam. Ngô Thế Phan thất bại liên tiếp, quân Thanh chiếm được Côn Minh. Thế Phan bị dồn vào đường cùng, phải uống thuốc độc tự sát. Sang năm 1681, Khang Hi hoàn toàn dẹp được Vân Nam, chấm dứt loạn Tam phiên.
Chiếm Đài Loan.
Sau khi dẹp xong tam vương, Khang Hi tính tới việc thu hồi Đài Loan bị dòng họ Trịnh Thành Công thống trị trong nhiều năm. Cha Thành Công là Trịnh Chi Long đã hàng nhà Thanh nhưng Thành Công vẫn một lòng thờ nhà Minh, không thần phục nhà Thanh. Năm 1662, Trịnh Thành Công được sự giúp sức của Hà Đình Bân (phiên dịch cho người Hà Lan), đánh đuổi người Hà Lan trên đảo, giải phóng Tây Nam Đài Loan.
Sau khi Trịnh Thành Công chết, họ Trịnh truyền 3 thế hệ qua Trịnh Kinh tới Trịnh Khắc Sảng vẫn giữ Đài Loan. Theo đề nghị của tổng đốc Phúc Kiến là Diêu Khải Thánh, Khang Hi quyết định tấn công Đài Loan nhân có tranh chấp trong nội tộc họ Trịnh. Ông sai Diêu Khải Thánh đánh Đài Loan. Khải Thánh thi hành chính sách vừa đánh vừa dụ của Khang Hi, kết quả dụ được 13 vạn dân Đài Loan quy phục. Theo sự tiến cử của Diêu Khải Thánh, Khang Hi bất chấp sự phản đối của nhiều người, sai thủ hạ cũ của Trịnh Thành Công là Thi Lang làm đề đốc thủy sư Phúc Kiến phụ trách việc đánh Đài Loan. Nhưng sau khi nhận chức, Thi Lang lại bất đồng quan điểm với Diêu Khải Thánh về việc tiến quân. Khang Hi cho Thi Lang toàn quyền quyết định việc chiến dịch đánh Đài Loan.
Mùa hè năm 1683, Thi Lang ra quân một trận đánh bại quân chủ lực họ Trịnh, chiếm được Bành Hồ. Thế cùng, tháng 8 năm đó họ Trịnh xin đầu hàng. Tháng 6 năm Khang Hy thứ 22 (1683), Thi Lang xuất phát từ Đồng Sơn tiến đánh một vài đảo nhỏ như Đảo Hoa, Đảo Miêu và Đảo Thảo làm căn cứ hậu cần. Nhân có gió nam, Thi Lang thừa cơ chỉ huy hạm đội chiến thuyền tiến tới Bát Trác. Tướng nhà Trịnh là Lưu Quốc Hiên đồn trú tại Bành Hồ, để đảm bảo việc bố phòng vững chắc đã cho xây tường men theo ven bờ, sai người cắm chông nhọn, trải dài hơn 20 dặm, hình thành tuyến phòng thủ kiên cố. Thi Lang lệnh cho phó tướng Lý Lam dùng thuyền tiến công quân Trịnh trú đóng ở đó. Bên Trịnh cũng nhân lúc thủy triều đang lên, cho chiến thuyền từ bốn phía đánh ập vào quân Thanh. Thi Lang đi thuyền lầu, đột nhập vào trận địa quân Trịnh, do dẫn đầu hạm đội nên bị quân Trịnh nã tên vào, không may một mũi tên vô tình bắn trúng vào một mắt của Thi Lang, dù đang bị trọng thương nhưng ông vẫn vững vàng chỉ huy đốc chiến, liên tục nâng cao sĩ khí binh sĩ.
Tổng binh Ngô Anh lên thay Thi Lang tiếp tục kiên trì đốc thúc quân sĩ tử chiến, sau mấy ngày chiến đấu ác liệt, quân Thanh cũng chiếm được hai đảo Hổ Tịnh và Thùng Bàn. Tiếp đến, Thi Lang đưa 100 chiến thuyền, chia làm 2 cánh đông tây, cử các tổng binh là Trần Mãng, Ngụy Minh, Đổng Nghĩa, Khang Ngọc chỉ huy quân lính. Phía đông tiến đánh đèo Kê Lộng, núi Tứ Giác. Phía tây, tiến đánh vịnh Ngưu Tâm, nhằm phân tán lực lượng quân Trịnh. Thi Lang đích thân chỉ huy sáu chiến thuyền, chia làm tám đoàn, phía sau còn có 80 chiếc khác theo sát, giương buồm xông tới. Quân Trịnh xông trận chống cự, tổng binh Lâm Hiền, Chu Thiên Quý đích thân đưa quân đi tiên phong. Không may, Chu Thiên Quý tử trận giữa trận tiền, Lâm Hiền bị trọng thương. Quân Thanh xuất kích từ phía giữa, chiến đấu liên tục từ giờ Thìn cho đến giờ Thân, phóng lửa đốt cháy hàng trăm chiến thuyền khiến cho hàng vạn binh sĩ quân Trịnh phải bỏ mạng dưới nước. Cuối cùng quân của Thi Lang cũng chiếm được Bành Hồ, bộ tướng nhà Trịnh là Lưu Quốc Hiên đột phá vòng vây dẫn đám tàn quân rút chạy về Đài Loan.
Trịnh Khắc Sảng nhận được tin Bành Hồ thất thủ, hết sức kinh hoàng, nhận thấy lực lượng còn lại khó có thể chống cự nổi, liền cử sứ giả đến chỗ trú đóng quân Thanh của Thi Lang đề nghị xin hàng. Thi Lang dâng sớ xin ý kiến của hoàng đế, Khang Hi đồng ý tiếp nhận lời đầu hàng của quân Trịnh. Tháng 8 cùng năm, Thi Lang chỉ huy thủy quân tiến vào cửa Lộc Nhĩ và đến thẳng Đài Loan. Trịnh Khắc Sảng cùng gia thần thuộc hạ và bá quan văn võ bước ra khỏi thành giao nộp ấn tín Duyên Bình vương cho Thi Lang, một hoàng tử nhà Minh đã tự sát để phản đối Mãn Thanh tiếp quản vương quốc. Vương triều họ Trịnh cáo chung sau hơn 21 năm thống trị Đài Loan, hòn đảo chính thức nội thuộc nhà Thanh kể từ đó.
Sau khi dẹp yên Đài Loan, Thi Lang báo tin đại thắng về triều đình. Tấu sớ của ông được chuyển đến kinh thành vừa đúng dịp Trung Thu. Hoàng đế Khang Hi làm thơ ca ngợi chiến công của Thi Lang, phong ông làm Tịnh Hải tướng quân, tấn phong hầu tước Tịnh Hải, cha truyền con nối, không bao giờ bị phế truất; lại còn ban áo bào và các vật phẩm y phục khác. Thi Lang bẩm tấu không dám nhận hầu tước, tâu xin được giữ chức Nội đại thần như cũ và ban cho đội mũ lông chim. Khang Hy hạ chiếu chấp nhận thỉnh cầu của ông. Theo đề nghị của Thi Lang, Khang Hi xóa bỏ chủ trương bỏ Đài Loan để trao cho người Hà Lan. Ông điều quân và dân tới sống tại đảo, xây dựng các huyện Phượng Sơn, Đài Loan, Chư La trên đảo trở thành đơn vị hành chính của Trung Quốc.
Triều đình nhà Thanh cử quan Thị lang Tố Bái đến Phúc Kiến, bàn bạc với quan Đốc phủ và Thi Lang về việc xử lý những vấn đề phát sinh sau khi chiếm được Đài Loan. Một số quan viên trong triều có đề xuất ý kiến di dời dân chúng ở Đài Loan về đại lục và từ bỏ hòn đảo này. Thi Lang dâng sớ cực lực phản đối, yêu cầu triều đình phải ra sức chốt giữ Đài Loan, tiến hành thành lập phủ huyện để yên dân. Khang Hi cho họp đình thần để luận bàn về việc này, Đại học sĩ Lý Úy dâng sớ tâu rằng nên thực hiện theo đúng thỉnh cầu của Thi Lang. Tiếp đó, Tô Bái và văn võ bá quan cũng dâng sớ xin chấp nhận kiến nghị của Thi Lang. Hoàng đế Khang Hi hạ chiếu cho phép thực thi kế hoạch đó.
Về mặt hành chính, trước hết nhà Thanh cho lập 3 huyện, 3 phủ và 1 tuần đạo, số dân di cư và lưu dân ở các nơi trên Đài Loan đều được cho phép cư trú như cũ. Về mặt quân sự, thuyên chuyển một phần quan binh từ nội địa vào, chia ra phòng thủ Bành Hồ và Đài Loan. Ở Đài Loan, bố trí một Tổng Binh, một Phó tướng thủy sư, hai Tham tướng lục quân và 8.000 quân trú đóng. Ở Bành Hồ thì cho bố trí một Phó tướng thủy sư và 2.000 quân trú đóng. Các Tổng binh, Phó tướng, Tham tướng và Du kích cứ sau 2 - 3 năm phục dịch tại các đảo, sẽ được thăng cấp và chuyển về nội địa. Ngoài ra triều đình còn ra lệnh tạm thời miễn thuế tại các đảo trên, quân đội đóng quân tại các đảo, lúc đầu được hưởng toàn bộ quân lương. Sau đó ba năm, sẽ trưng thu lương thực để tiếp tế cho quân lính, không cần phải vận chuyển lương thực từ đại lục sang.
Cùng lúc đó Trịnh Khắc Sảng cùng họ hàng đồng tộc và chư tướng gia thần như Lưu Quốc Hiên, Phùng Tích Phạm và các hoàng thân quốc thích nhà Minh như Chu Hoàn bị Thi Lang áp giải tới kinh đô triều kiến hoàng đế. Toàn bộ ruộng đất, sổ sách, công văn của họ Trịnh đều phải giao nộp hết lại cho triều đình quản lý. Nhằm yên ổn lòng người, thu phục nhân tâm họ Trịnh. Khang Hy hạ chiếu ban cho Trịnh Khắc Sảng tước công, Lưu Quốc Hiên và Phùng Tích Phạm tước bá, đều quy thuộc kỳ thượng tam, số quan chức còn lại và Chu Hoàn đều được cấp một số kinh phí đưa đến các tỉnh lân cận khai hoang. | 1 | null |
Ernst von Redern (9 tháng 8 năm 1835 tại Wansdorf – 20 tháng 6 năm 1900 tại Charlottenburg) là một Trung tướng Phổ, đã từng tham chiến trong ba cuộc chiến tranh thống nhất nước Đức kể từ năm 1864 cho đến năm 1871.
Tiểu sử.
Gia đình.
Ông sinh vào tháng 8 năm 1835, trong gia đình quý tộc lâu đời von Redern vùng Mark, và là con thứ năm của Karl von Redern (1784 – 1858). Vào năm 1859, tại Berlin, ông thành hôn với Anna Unzelmann von Fransecky.
Sự nghiệp quân sự.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 1855, Redern gia nhập Trung đoàn Bộ binh Trừ bị Cận vệ với quân hàm Thiếu úy. Từ tháng 6 cho đến tháng 8 năm 1859, ông phục vụ trong Tiểu đoàn II (Breslau) thuộc biên chế của Trung đoàn Dân quân Cận vệ số 3. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1861, ông được thăng cấp hàm Trung úy. Trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864, ông là một Đại đội trưởng tạm quyền ("Kompanieführers") trong Tiểu đoàn III của Trung đoàn Dân quân Cận vệ số 2. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, ông đã chiến đấu trong các trận đánh tại Burkersdorf, Könighof và Königsgrätz-Sadowa, và được tặng thưởng Huân chương Đại bàng Đỏ hạng IV kèm theo Thanh kiếm. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1866, Redern được thăng cấp Đại úy và Đại đội trưởng. Từ ngày 20 tháng 7 năm 1870 cho đến ngày 23 tháng 3 năm 1871, Redern giữ một chức Đại đội trưởng tạm quyền trong Tiểu đoàn III (Cottbus) của Trung đoàn Dân quân Cận vệ số 2. Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông đã tham gia các cuộc vây hãm Straßburg, Paris cũng như trận chiến ở Mont Valérien, và được trao tặng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Đến tháng 6 năm 1875, ông trở thành một Thiếu tá dư thừa ("überzähliger Major") trong trung đoàn của mình. Vào tháng 8 năm đó, ông là Đại úy cao niên nhất ("ältester Hauptmann") của trung đoàn, sau đó ông gia nhập Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 4 với chức vụ sĩ quan tham mưu. Vào ngày 28 tháng 7 năm 1877, ông là Chỉ huy tạm quyền ("Führer") của Trung đoàn Bắn súng hỏa mai số 37, tiếp theo đó ông được lên cấp Thượng tá và Trung đoàn trưởng vào ngày 15 tháng 5 năm 1886. Vào ngày 22 tháng 5 năm 1889, Redern được phong cấp hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 8. Năm sau (1887), vào ngày 24 tháng 3, ông được lãnh chức Tư lệnh của Lữ đoàn Bộ binh số 70. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, Redern xuất ngũ ("z.d.") và chuyển vào ngạch Sĩ quan Trừ bị ("Offizier der Armee"), sau đó ông về hưu với cấp bậc Trung tướng và một khoản lương hưu vào ngày 20 tháng 6 năm đó. Ông từ trần vào tháng 6 năm 1900. | 1 | null |
Trận chiến Biển Bismarck (2 tháng 3 năm 1943 - 4 tháng 3, 1943) là một trận đánh diễn ra tại Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong suốt ba ngày diễn ra trận đánh, các máy bay thuộc Không lực 5 Không quân Hoa Kỳ và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) đã tấn công các đoàn tàu chuyển quân của Nhật Bản, đang trên đường đến Lae, New Guinea. Kết quả là phần lớn các tàu Nhật bị đánh chìm và hàng nghìn quân tăng viện Nhật đã bỏ xác trên đường đi.
Tháng 12 năm 1942, Bộ tổng chỉ huy Lục quân Nhật quyết định tăng viện cho chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, 6.900 lính Nhật sẽ được đưa từ căn cứ Rabaul đến Lae. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì sức mạnh không quân Đồng Minh trong vùng nhưng buộc phải thực hiện vì nếu không lính Nhật buộc phải hành quân qua các đầm lầy, núi và rừng mà không có đường. Ngày 28 tháng 2 năm 1943, đoàn tàu chuyển vận gồm tám khu trục hạm và tám chuyển vận hạm, yểm trợ bởi 100 máy bay tiêm kích đã bắt đầu xuất phát từ cảng Simpson tại Rabaul.
Đồng Minh đã phát hiện được sự chuẩn bị của quân Nhật, đồng thời các nhân viên giải mã hải quân tại Melbourne (FRUMEL) và Washington, D.C. cũng đã giải mã thành công hành trình và điểm đến của đoàn tàu chuyển vận. Bên cạnh đó, Không quân Đồng Minh cũng tìm ra được phương pháp oanh tạc mới để tăng khả năng thành công. Trong ngày 2 và 3 tháng 3 năm 1943, máy bay liên tục tấn công đoàn tàu và đến ngày 4 tháng 3 có thêm sự tham gia của các ngư lôi đỉnh. Kết quả là cả tám chuyển vận hạm và bốn khu trục hạm Nhật bị đánh chìm. Quân Nhật từ đó không dám đưa quân đến tăng viện cho Lae bằng đường biển nữa và do đó cũng không đủ sức ngăn cản các cuộc tấn công của Đồng Minh tại New Guinea.
Bối cảnh.
Sáu tháng sau cuộc tấn công Trân Châu cảng, Hải quân Hoa Kỳ giành thắng lợi chiến lược tại đảo Midway. Tiếp nối sau đó là chiến thắng tại Guadalcanal vào đầu tháng 2 năm 1943. Cùng lúc đó, quân Mỹ và quân Úc đã đẩy lui quân Nhật trong Chiến dịch Đường mòn Kokoda, rồi sau đó đánh chiếm Buna–Gona, tiêu diệt toàn bộ quân Nhật trong khu vực. Sau thắng lợi này, Đồng Minh đã chiếm được ưu thế nhưng chưa đủ sức quét sạch quân Nhật ra khỏi New Guinea.
Mục tiêu cuối cùng của Đồng Minh tại New Guinea và quần đảo Solomon là đánh chiếm căn cứ Nhật Bản Rabaul tại New Britain, đầu não của các lực lượng Nhật đang hoạt động tại New Guinea và quần đảo Solomon (Chiến dịch Cartwheel), từ đó mở đường tái chiếm Philippines. Nhận thức được điều đó, quân Nhật buộc phải đưa tăng viện đến khu vực này để cản bước tiến của Đồng Minh. Quân Nhật cũng không có dự định rút về phòng ngự mà vẫn muốn tiến công để chiếm trọn New Guinea và quần đảo Solomon. Tuy nhiên giữa Lục quân và Hải quân Nhật đã diễn ra cuộc tranh cãi gay gắt về chiến trường chính khi Lục quân cho rằng New Guinea là quan trọng nhất còn phía Hải quân lại nghiêng về quần đảo Solomon.
Binh lực và ý đồ tác chiến của các bên.
Nhật Bản.
Trước diễn biến bất lợi tại Guadalcanal và Buna–Gona vào tháng 12 năm 1942, quân Nhật bị đặt vào tình thế mất cả hai vị trí này. Do đó, Bộ Tổng chỉ huy của Nhật Bản đã quyết định củng cố các vị trí của quân Nhật tại Tây Nam Thái Bình Dương bằng cách đưa Sư đoàn 20 của Trung tướng Jusei Aoki từ Triều Tiên đến Guadalcanal và Sư đoàn 41 của Trung tướng Heisuke Abe từ Trung Quốc đến Rabaul. Trung tướng Hitoshi Imamura, chỉ huy trưởng Phương diện quân 8 tại Rabaul ra lệnh Trung tướng Hatazō Adachi thuộc Quân đoàn 18 bảo vệ Madang, Wewak và Tuluvu tại New Guinea. Ngày 29 tháng 12, Adachi lệnh cho Trung đoàn Bộ binh 102 và các đơn vị khác dưới quyền Thiếu tướng Toru Okabe, người chỉ huy các đơn vị bộ binh của Sư đoàn 51, từ Rabaul đến Lae và đi đường bộ để đánh chiếm Wau. Lae là một thành phố chiến lược chỉ cách Buna khoảng 150 dặm về hướng Tây, ngay trên bờ biển phía bắc, một điểm phòng vệ rất quan trọng cho căn cứ Rabaul. Sau khi có quyết định về việc rút khỏi Guadalcanal từ ngày 4 tháng 1, người Nhật dồn trọng tâm chú ý từ chiến trường Solomon về New Guinea, do đó đã đưa Sư đoàn 20 và 41 đến Wewak.
Ngày 5 tháng 1 năm 1943, đoàn chuyển vận đưa lực lượng của tướng Okabe bắt đầu xuất phát từ Rabaul đến Lae. Bị phát hiện bởi Bộ phận giải mật mã Ultra, đoàn chuyển vận đã bị các máy bay của Không quân Hoa Kỳ (USAAF) và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) tấn công. Mây thấp và các chiến đấu cơ che chở cho đoàn tàu nhưng phía Đồng Minh đã bắn rơi 69 máy bay Nhật trong khi chỉ mất 10. Một chiếc Consolidated PBY Catalina của Không quân Úc đã đánh chìm chuyển vận hạm "Nichiryu Maru". Mặc dù các khu trục hạm đã cứu được 739/1.100 lính Nhật trên tàu, toàn bộ thuốc men và vật dụng y tế đã bị mất. "Myoko Maru", một chuyển vận hạm khác, bị thương nặng tại Lae sau khi bị tấn công bởi oanh tạc cơ North American B-25 Mitchell đã trôi dạt lên một bãi biển. Phần còn lại của đoàn tàu đến được Lae ngày 7 tháng 1 nhưng lực lượng của Okabe đã bị đánh bại trong Trận Wau.
Phần lớn Sư đoàn 20 đã đến Wewak bằng các chuyển vận hạm tốc độ cao vào ngày 19 tháng 1 năm 1943. Phần còn lại của Sư đoàn 41 đến vào ngày 12 tháng 2. Imamura và Phó Đô đốc Mikawa Gunichi, chỉ huy trưởng Đệ bát Hạm đội, để ra kế hoạch chuyển bộ tổng chỉ huy Quân đoàn XVIII và phần lớn Sư đoàn 51 từ Rabaul đến Lae ngày 3 tháng 3, sau đó tiếp tục đưa lực lượng còn lại của Sư đoàn 20 đến Madang một tuần sau đó. Kế hoạch này xem ra rất nguy hiểm, trước sức mạnh của không quân Đồng Minh trong khu vực này. Ban tham mưu của Quân đoàn XVIII ước lượng rằng 4/10 chuyển vận hạm sẽ bị đánh chìm cộng với mất khoảng 30 đến 40 máy bay. Thành công của chuyến đi này là năm ăn năm thua theo tính toán cuối cùng. Tuy nhiên bù lại, nếu cho lính Nhật đổ bộ lên Madang, đoàn quân này phải di chuyển hơn 230 km (140 dặm) qua các đầm lầy, núi và rừng mà không có đường. Về phía không quân Nhật, hai chiến đội (sentai) khu trục cơ của Hải quân và ba chiến đội khu trục cơ của Lục quân được điều đến bảo vệ đoàn tàu. Phía Hải quân còn đưa thêm 18 chiến đấu cơ thuộc hàng không mẫu hạm "Zuihō" từ Truk đến Kavieng.
Đồng Minh.
Quân Đồng Minh đã sớm nhận ra các dấu hiệu của đoàn chuyển vận. Các thủy phi cơ chuyên dụng để phát hiện tàu ngầm của Nhật được tung ra để thị sát đã bị phát hiện vào ngày 7 tháng 2. Chỉ huy trưởng lực lượng Không quân Đồng Minh tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, Trung tướng George Kenney đã ra lệnh tăng cường trinh sát Rabaul. Ngày 14 tháng 2, không ảnh cho thấy 79 chiếc tàu đậu tại cảng, trong đó có 34 thương thuyền và sáu chuyển vận hạm. Điều này cho thấy dấu hiệu một chuyến tăng viện nữa sắp bắt đầu, chỉ có điểm đến là chưa rõ. Ngày 16 tháng 2, nhân viên giải mã hải quân tại Melbourne (FRUMEL) và Washington, D.C. giải mã thành công kế hoạch của quân Nhật sẽ đổ bộ tại Wewak, Madang và Lae. Sau đó, một bức điện khác của Không hạm đội 11 Nhật Bản bị giải mã cho thấy các khu trục hạm và sáu chuyển vận hạm khác sẽ đến Lae khoảng ngày 5 tháng 3. Một báo cáo khác cho thấy đoàn tàu sẽ đến Lae ngày 12 tháng 3. Ngày 22 tháng 2, trinh sát cơ phát hiện 59 tàu chở hàng thương mại tại cảng Rabaul.
Kenney đã đem các bản giải mã trình cho Chỉ huy trưởng Tối cao khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, tướng Douglas MacArthur vào ngày 25 tháng 2. Viễn cảnh 6.900 quân Nhật đổ bộ lên Lae khiến MacArthur lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch của mình. Kenney sau đó gửi lệnh cho Chuẩn tướng Ennis Whitehead, chỉ huy trưởng Không lực 5 và các lực lượng không quân Đồng Minh tại New Guinea, bao gồm cả các đơn vị Không quân Úc, dưới quyền Chuẩn tướng Không quân Joe Hewitt.
Kenney báo cho Whitehead về kế hoạch của đoàn chuyển vận, ngày dự tính và cảnh báo khả năng quân Nhật sẽ cho không kích mở đường. Ông cũng đề nghị cắt giảm số giờ bay để có thể tập trung một lực lượng lớn tấn công đoàn chuyển vận và đòi Whitehead điều càng nhiều máy bay càng tốt đến sân bay tại Dobodura, nơi mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường của dãy núi Owen Stanley. Kenney bay đến cảng Moresby ngày 26 tháng 2 và gặp Whitehead ở đó. Hai vị tướng đã đi thị sát các chiến đấu cơ và oanh tạc cơ và đi đến quyết định tấn công đoàn chuyển vận tại eo biển Vitiaz. Kenney trở về Brisbane ngày 28 tháng 2.
Để chuẩn bị cho cuộc tấn công này, Đồng Minh cũng đã phát triển chiến thuật oanh tạc mới. Tại mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương, các cuộc ném bom chiến lược là bất khả thi bởi vì các trung tâm công nghiệp Nhật Bản đều nằm ngoài tầm bay tối đa của các oanh tạc cơ chiến lược lớn nhất, với các căn cứ tại Úc và New Guinea. Do đó, nhiệm vụ chính của các oanh tạc cơ Đồng Minh trong khu vực là cắt đứt đường tiếp vận của quân Nhật, đặc biệt là trên biển. Tuy nhiên trong suốt tháng 1, 416 phi vụ của không quân Đồng Minh đổi lại vỏn vẹn hai tàu Nhật bị chìm và ba chiếc bị hư hại. Điều này cho thấy chiến thuật tấn công cần phải thay đổi. Đại tá Bill Garing, sĩ quan tham mưu không quân Úc dưới quyền Kenney với những kinh nghiệm chiến đấu có được từ Châu Âu, kiến nghị rằng nếu muốn tiêu diệt đoàn chuyển vận hạm Nhật, các máy bay phải tấn công nó từ nhiều hướng và nhiều cao độ.
Thiếu tá Paul I. "Pappy" Gunn và đơn vị bảo trì dưới quyền tại Townsville, Queensland đã cho gắn thêm bốn khẩu súng máy.50-ich (12,7 mm) vào mũi các oanh tạc cơ hạng nhẹ Douglas A-20 Havoc vào tháng 9 năm 1942. Hai bình xăng phụ 450-US-gallon (1.700 l; 370 imp gal) được bổ sung để mở rộng tầm bay. Tháng 12 năm 1942, một nỗ lực tương tự đã được thực hiện để cải tiến các oanh tạc cơ hạng trung B-25 trở thành phi cơ chuyên diệt thương thuyền, tuy nhiên điều này là khó khăn hơn. Mũi của chiếc máy bay sau khi cải tiến quá nặng dù đã gắn thêm đồ dằn bằng chì lên đuôi và độ giật của những khẩu súng máy khi khai hoả đủ làm văng các đinh tán trên bề mặt máy bay. Súng máy ở đuôi và ở bụng cũng không được sử dụng nữa do chúng không có tác dụng gì ở tấn công tầm thấp. Quan trọng nhất là sự thay đổi trong chiến thuật: sử dụng B-25 tấn công các tàu Nhật bằng phương pháp oanh tạc nhảy.
Tháng 2 năm 1942, Không quân Úc bắt đầu thử nghiệm chiến thuật "oanh tạc nhảy", một chiến thuật chống tàu chiến được sử dụng bởi Anh và Đức. Chiếc oanh tạc cơ sẽ bay tầm thấp và thả bom xuống mặt nước, quả bom sẽ rơi xuống mặt nước, nhảy lên và chạm vào cạnh sườn chiếc tàu rồi phát nổ. Những phương thức tránh né cổ điển của các tàu Nhật đều tỏ ra vô hiệu với chiến thuật "oanh tạc nhảy" này. Một phương pháp khác tương tự là oanh tạc ở tầm cực thấp. Oanh tạc cơ sẽ bay ở cao độ thấp, khoảng 61–150 m với vận tốc 426–433 km/giờ, sau đó sẽ từ từ hạ cao độ, xuống chỉ còn 3 đến 4,6 m khi cách mục tiêu 550 m. Cuối cùng, oanh tạc cơ sẽ thả bom ở vị trí khi cách mục tiêu vào khoảng 270 m, nhắm vào cạnh sườn chiếc tàu. Trong trận chiến tại Biển Bismarck, cả hai chiến thuật này đều được áp dụng thành công. Ngoài ra hai chiến thuật này cũng không loại trừ nhau: một oanh tạc cơ có thể thực hiện "oanh tạc nhảy" lần đầu với hai quả bom và sau đó sử dụng oanh tạc thấp ở lần thứ hai. Việc luyện tập đã được tiến hành bằng cách sử dụng SS "Pruth", một chiếc tàu thủy đã bị mắc cạn năm 1923.
Không lực 5 có hai liên đoàn oanh tạc cơ hạng nặng. Liên đoàn 43 được trang bị 55 oanh tạc cơ Boeing B-17 Flying Fortress. Phần lớn số này đã tham gia chiến đấu liên tục trong sáu tháng trước đó và đang được bảo trì. Liên đoàn 90 mới đến được trang bị oanh tạc cơ Consolidated B-24 Liberator cũng gặp vấn đề về bảo trì. Hai liên đoàn oanh tạc cơ hang trung 38 và 22 lần lượt được trang bị oanh tạc cơ B-25 Mitchell và Martin B-26 Marauder lại bị mất 2/4 phi đoàn điều đến mặt trận Nam Thái Bình Dương, hai phi đoàn còn lại tổn thất quá lớn nên phải trở về Úc để tái trang bị. Về oanh tạc cơ hạng nhẹ, Liên đoàn 3 Cường kích được trang bị kiểu Douglas A-20 Havoc và B-25 Mitchell thiếu hụt nghiêm trọng cả máy bay và tổ lái. Vì vậy, các tổ lái người Úc đã được bổ sung vào liên đoàn này, đảm nhiệm các vị trí, trừ các vị trí chỉ huy trưởng. Tại khu vực cảng Moresby, Phi đoàn 30 Không quân Hoàng gia Úc, được trang bị các máy bay Bristol Beaufighter đã đến đây vào tháng 9 năm 1942. Cả máy bay và phi đoàn đều thích hợp cho việc tấn công tầm thấp. Ngoài các oanh tạc cơ, cảng Moresby còn có hai không đoàn 35 và 49 chiến đấu cơ, trang bị các kiểu chiến đấu cơ Bell P-400, Curtiss P-40 Warhawk và Lockheed P-38 Lightning nhưng chỉ có P-38 là thích hợp cho các phi vụ hộ tống tầm xa.
Diễn biến.
Những cuộc tấn công đầu tiên.
Ngày 28 tháng 2 năm 1943, đoàn tàu chuyển vận Nhật gồm tám khu trục hạm và tám chuyển vận hạm, yểm trợ bởi 100 chiến đấu cơ đã xuất phát từ cảng Simpson tại Rabaul. Trong suốt tháng 1, lộ trình các đoàn tàu Nhật Bản là đi sát bờ biển phía nam New Britain. Điều này giúp cho không quân yểm trợ dễ dàng hơn nhờ gần các sân bay nhưng bù lại không quân Đồng Minh khi tấn công đoàn tàu sẽ cùng lúc có thể tấn công cả các sân bay. Trong chuyến đi này, đoạn hải trình được chọn là dọc bờ biển phía bắc, nhằm đánh lạc hướng Đồng Minh về vị trí đoàn tàu sẽ đến là Madang. Ngoài ra, nếu không quân Đồng Minh tấn công, các máy bay sẽ phải bay ngang New Britain và bị các máy bay Nhật đón chặn. Tuy nhiên đoạn cuối hải trình sẽ là vô cùng nguy hiểm do phải đi qua khu vực bị hạn chế là eo Vitiaz. Người Nhật đặt tên mã cho đoàn tàu là "Chiến dịch 81."
Số lính Nhật được đưa lên các khu trục hạm là 958 người và các chuyển vận hạm là 5.954 người. Chỉ huy trưởng Quân đoàn XVIII – Trung tướng Hatazō Adachi – đi trên khu trục hạm "Tokitsukaze", trong khi Trung tướng Hidemitsu Nakano - sư đoàn trưởng Sư đoàn 51 là khu trục hạm "Yukikaze". Chỉ huy đoàn tàu hộ tống – Chuẩn Đô đốc Kimura Masatomi thuộc Hải đội Khu trục hạm số 3 – kì hạm là chiếc khu trục hạm "Shirayuki". Năm chiếc khu trục hạm còn lại là "Arashio", "Asashio", "Asagumo", "Shikinami" và "Uranami". Tổng cộng có bảy chuyển vận hạm Lục quân: "Aiyo Maru" (2.716 tấn), "Kembu Maru" (950 tấn), "Kyokusei Maru" (5.493 tấn), "Oigawa Maru" (6.494 tấn), "Sin-ai Maru" (3.793), "Taimei Maru" (2.883 tấn) và "Teiyo Maru" (6.870 tấn); một chuyển vận hạm của Hải quân "Nojima" (8.125 tấn). Các tàu này đều vận chuyển lính, vũ khí, thuốc men và đạn dược, trừ chiếc "Kembu Maru" mang 1.000 thùng xăng máy bay và 650 thùng nhiên liệu các loại khác.
Đoàn chuyển vận hạm di chuyển với tốc độ rất chậm chỉ khoảng 7 hải lý/giờ (13 km/giờ) và không bị phát hiện do ảnh hưởng của trận bão gần khu vực Solomon và biển Bismarck từ ngày 27 tháng 2 đến 1 tháng 3. Tuy nhiên vào lúc ba giờ chiều ngày 1 tháng 3, một chiếc B-24 trong khi bay trinh sát đã phát hiện đoàn tàu. Sau đó, tám chiếc B-17 đã được điều đến xem xét nhưng không phát hiện được đoàn tàu.
Rạng sáng ngày 2 tháng 3, sáu oanh tạc cơ Úc RAAF A-20 Bostons đã tấn công Lae để giảm thiểu khả năng yểm trợ của nó đối với đoàn tàu Nhật Bản. Vào khoảng 10 giờ sáng, một chiếc B-24 Liberator khác đã phát hiện ra đoàn tàu. Tám chiếc B-17 cất cánh tấn công và sau đó một tiếng có 20 chiếc nữa nhập cuộc. Các oanh tạc cơ tấn công đoàn tàu bằng những quả bom 450 kg (1.000 lb) từ độ cao 5.000 ft (1.500 m). Ba chiếc chuyển vận hạm đã bị tuyên bố đánh chìm, trong đó có "Kyokusei Maru" chở 1.200 lính. Hai chiếc "Teiyo Maru" và "Nojima" bị thương. Ngoài ra phía Nhật còn mất thêm 8 chiến đấu cơ và 13 chiến đấu cơ bị thương.
Hai khu trục hạm "Yukikaze" và "Asagumo" đã cứu được 950 người trên tàu "Kyokusei Maru", sau đó tách khỏi đội hình để đưa những người vừa cứu đến Lae. Ngày hôm sau, hai chiếc tàu này quay trở lại với nhiệm vụ hộ tống. Đoàn chuyển vận hạm bị tấn công lần nữa vào đêm ngày 2 tháng 3, bởi 11 chiếc B-17 làm một chuyển vận hạm bị thương nhẹ. Đêm hôm đó, những chiếc thủy phi cơ của Không quân Úc PBY Catalina làm nhiệm vụ theo dõi đoàn tàu.
Đòn tấn công chính của Đồng Minh.
Ngày 3 tháng 3, đoàn chuyển vận hạm đã đi vào khu vực thuộc tầm hoạt động của Phi đoàn 100 Không quân Úc, căn cứ tại vịnh Milne, được trang bị 100 phi cơ phóng ngư lôi Bristol Beaufort. Do thời tiết xấu nên chỉ hai oanh tạc cơ phát hiện và tấn công đoàn tàu nhưng đều không trúng đích. Khi đoàn tàu đến bán đảo Huon, thời tiết trong xanh trở lại. 90 máy bay Đồng Minh xuất phát từ cảng Moresby bay đến mũi Ward Hunt, trong khi 22 chiếc A-20 Boston của Phi đoàn 22 Không quân Úc tấn công căn cứ không quân Nhật tại Lae để hạn chế sự yểm trợ đoàn tàu của các chiến đấu cơ Nhật. Các cuộc tấn công vào căn cứ này diễn ra trong suốt cả ngày.
Lúc 10 giờ sáng, 13 oanh tạc cơ B-17 ném bom đoàn tàu ở độ cao 7.000 feet, làm đoàn tàu bị phân tán và giảm khả năng tập trung hỏa lực phòng không. Các chiến đấu cơ Mitsubishi A6M Zero của Nhật và P-38 của Mỹ cũng lao vào cuộc chiến trên không. Một chiếc B-17 bị gãy đôi trên không trung và tổ lái buộc phải nhảy dù thoát ra. Trong khi những thành viên tổ lái còn đang bung dù lơ lửng hoặc vừa rơi xuống nước, họ trở thành mục tiêu cho các phi công Nhật xả súng máy vào. Năm chiến đấu cơ Nhật trong khi làm việc này đã bị bắn hạ, phía Mỹ cũng mất ba chiến đấu cơ Lightning. Các phi công chiến đấu cơ Đồng Minh tuyên bố hạ được 15 chiếc Zero và các xạ thủ trên B-17 tuyên bố hạ được 5 chiếc nữa. Trên thực tế, chỉ có bảy chiến đấu cơ Nhật bị phá hủy và ba chiếc bị thương. Oanh tạc cơ B-25 bay đến sau đó đã thả những quả bom nặng 500-pound từ độ cao 3.000 đến 6.000 feet, làm cho hai tàu Nhật trong lúc hoảng loạn đã va vào nhau. Cuộc tấn công của các phi cơ B-17 và B-25 khiến đoàn tàu Nhật bị phân tán và hỏa lực phòng không tập trung vào cao độ tầm trung, tạo ra sơ hở ở cao độ tầm thấp.
13 chiếc Beaufighter thuộc Phi đoàn 30 Không quân Úc bay đến tấn công đoàn tàu ở cao độ thấp. Các thủy thủ Nhật nhận định sai lầm rằng những chiếc Beaufort chuẩn bị tấn công bằng ngư lôi nên cho đoàn tàu trở hướng đối mặt với những chiếc oanh tạc cơ trên, giảm thiểu khả năng bị trúng ngư lôi. Điều này giúp cho những chiếc Beaufighter dễ dàng tiêu diệt những ụ pháo phòng không, bắn phá đài chỉ huy của tàu và giết chết các thủy thủ bằng bốn khẩu pháo 20 mm (0.79 in) ở đầu mũi và sáu khẩu súng máy 7,7 mm (.303 in) ở cánh. Ngay sau đó, bảy chiếc B-25 của Phi đoàn Oanh tạc cơ 38 bay đến ném bom ở độ cao khoảng 750 m (2.460 ft), trong khi sáu chiếc khác thuộc Phi đoàn 405 oanh tạc ở tầm cực thấp.
Khu trục hạm "Shirayuki" là nạn nhân đầu tiên của cuộc oanh tạc. Toàn bộ những người có mặt tại đài chỉ huy đều bị thương vong, trong đó Chuẩn đô đốc Kimura bị thương. Một quả bom trúng kho vũ khí làm phát nổ, phá huỷ đuôi tàu và chiếc tàu bắt đầu chìm xuống. Lệnh bỏ tàu được ban ra và thủy thủ đoàn chuyển sang chiếc "Shikinami". Khu trục hạm "Tokitsukaze" cũng bị thương chí tử sau đợt bom. Thủy thủ đoàn của nó được chuyển sang chiếc "Yukikaze". Trong khi đó, khu trục hạm "Arashio" sau khi trúng bom đã đâm vào chuyển vận hạm "Nojima", khiến cả hai chiếc tàu bị tê liệt và buộc phải bỏ lại. "Nojima" sau đó đã bị máy bay đánh chìm.
14 chiếc B-25 trở về trong chiều hôm đó và tuyên bố đã ném bom trúng hoặc gần trúng 17 lần. Đến lúc này, 1/3 số chuyển vận hạm đã bị chìm hoặc đang chìm. Khi tất cả oanh tạc cơ Beaufighter và B-25 đều hết đạn, một số chiếc A-20 Havoc của Không quân Mỹ bắt đầu nhảy vào tấn công. Về phần các cuộc tấn công tầm cao, phi công những chiếc B-17 của Liên đoàn 43 tuyên bố ném trúng 5 lần. Đến buổi chiều, B-26 Không quân Mỹ và Boston Không quân Úc tiếp tục tấn công.
Garrett Middlebrook, phi công của một chiếc oanh tạc cơ B-25 miêu tả lại cuộc tấn công:
Trận đánh kết thúc.
Cả bảy chuyển vận hạm đều bị trúng bom và hầu hết đều bị cháy hoặc chìm ở vị trí khoảng 100 km phía đông nam Finschhafen. Các khu trục hạm "Shirayuki", "Tokitsukaze" và "Arashio" cũng chịu chung số phận. Bốn khu trục hạm "Shikinami", "Yukikaze", "Uranami" và "Asagumo" ra sức vớt những người còn sống sót càng nhiều càng tốt và rút lui về Rabaul, ngoài ra còn có khu trục hạm "Hatsuyuki" cũng từ Rabaul đến yểm trợ. Đêm đó, mười chiếc ngư lôi đỉnh của Hải quân Hoa Kỳ, do Thiếu tá Barry Atkins chỉ huy tiến tới tấn công. Hai chiếc không may va phải mảnh vỡ dưới biển, buộc phải chạy về. Tám chiếc còn lại hướng về phía Lae khi ngày 4 tháng 3 bắt đầu. Atkins nhìn thấy chiếc chuyển vận hạm "Oigawa Maru" đang cháy. Hai ngư lôi đỉnh "PT-143" và "PT-150" đã phóng ngư lôi vào chiếc tàu đã bị tê liệt này. Vào lúc sáng, khu trục hạm "Asashio" trở thành nạn nhân cuối cùng khi trúng một quả bom 500 lb (230 kg) từ một chiếc B-17 khi đang vớt người còn sống sót từ khu trục hạm "Arashio".
2.700 lính Nhật sống sót đã được đưa về Rabaul bằng khu trục hạm, khoảng 1.000 người còn trôi dạt trên biển trên những xuồng cứu sinh hoặc khúc gỗ. Từ ngày 3 đến 5 tháng 3, các ngư lôi đỉnh và máy bay Đồng Minh đã tấn công những xuồng cứu sinh này và cả những lính Nhật đang nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Điều này sau đó được bào chữa là nếu để những lính Nhật này sống sót, họ sẽ mau chóng quay lại chiến đấu cũng như để trả đũa hành động tương tự mà các chiến đấu cơ Nhật đã làm với phi hành đoàn chiếc oanh tạc cơ B-17 bị bắn rơi. Trong khi một số phi công Đồng Minh chấp nhận điều này là cần thiết, một số tỏ ra vô cùng kinh tởm. Ngày 6 tháng 3, hai tàu ngầm Nhật "I-17" và "I-26" cứu sống thêm 170 người. Hai ngày sau, "I-26" phát hiện và cứu sống 54 người nữa, sau đó đưa họ đến Lae. Hàng trăm người tự bơi hoặc bị trôi dạt vào các hòn đảo xung quanh. Một nhóm 18 lính Nhật trôi đến Kiriwina thì bị bắt giữ bởi chiếc ngư lôi đỉnh "PT-114". Một số đến được Guadalcanal nhưng bị lính Mỹ tuần tra giết chết.
Ngày 4 tháng 3, quân Nhật cho tiến hành cuộc không kích trả đũa vào sân bay Buna, nơi mà quân Đồng Minh tái chiếm vào tháng 1 nhưng không gây nhiều thiệt hại. Tướng Kenney trong hồi ký của mình đã gọi cuộc tấn công này là "mất bò mới lo làm chuồng" và thể hiện sự ngu ngốc của các sĩ quan chỉ huy không quân Nhật vì đáng lẽ số máy bay này đã phải được huy động để bảo vệ đoàn tàu vào ngày 3 tháng 3.
Trên đảo Goodenough, lính Úc tuần tra thuộc Tiểu đoàn Bộ binh 47, đã phát hiện và giết chết 72 lính Nhật, bắt giữ 42 người và tìm thấy chín xác chết trên một chiếc xuồng cứu sinh từ ngày 8 đến 14 tháng 3 năm 1943. Một cuộc tuần tra giết chết 8 lính Nhật lên bờ bằng hai xuồng đáy phẳng, đã phát hiện một số tài liệu mật. Các tài liệu này sau khi được dịch ra đã cho thấy đây là danh sách thuộc về Lục quân Nhật, trong đó có tên và chức vụ tất cả sĩ quan Lục quân Nhật. Điều này giúp cho Đồng Minh nắm được mệnh lệnh chiến đấu của quân Nhật, trong đó có những đơn vị mà trước đó chưa hề được biết đến. Bất kì một sĩ quan Nhật nào xuất hiện, Đồng Minh từ đó sẽ truy ra được đơn vị dưới quyền của ông ta. Tài liệu này giúp cho các cơ quan tình báo Đồng Minh nắm được mọi tình hình mọi đơn vị Nhật tham chiến trên các mặt trận.
Kết quả.
Thiệt hại của đôi bên.
Trận đánh biển Bismarck là một thảm họa đối với quân Nhật. Tất cả các tàu chở quân bị đánh chìm cùng với bốn khu trục hạm. Trong số 6.900 lính Nhật cần được đưa đến New Guinea, chỉ có 1.200 người đến được Lae. 2.700 người được các tàu ngầm và khu trục hạm cứu sống và đưa về lại Rabaul. Khoảng 2.890 lính và thủy thủ Nhật đã chết. Phía Đồng Minh mất 13 phi công, trong đó 10 người chết trong chiến đấu và ba người còn lại do tai nạn. Ngoài ra còn 8 trường hợp bị thương. Thiệt hại về máy bay bao gồm một chiếc B-17 và ba chiếc P-38, một chiếc B-25 và một chiếc Beaufighter do tai nạn. Tướng MacArthur đã có sự tính toán sai và đưa ra thông báo ngày 7 tháng 3 đã đánh chìm được 22 tàu Nhật, bao gồm 12 chuyển vận hạm, ba tuần dương hạm và bảy khu trục hạm, tiêu diệt được 12.792 lính Nhật. Tuy nhiên Bộ tổng hành dinh Không quân Hoa Kỳ tại Washington, D.C. kết luận con số chính xác chỉ có 16 tàu Nhật. Bất chấp điều đó, tổng hành dinh Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương vẫn giữ nguyên số liệu cũ. Sau chiến tranh, Kenney vẫn giữ nguyên tuyên bố của mình về thiệt hại của quân Nhật.
Không quân Đồng Minh đã sử dụng số lượng đạn lên đến 233.847 viên và ném tổng cộng 216 quả bom 500-pound và 253 quả bom 1.000 pound. Các phi công Đồng Minh tuyên bố đã đánh trúng 19 và gần trúng đích 42 quả bom 500-pound, đánh trúng 59 và gần trúng đích 39 quả bom 1.000 pound. 48/135 bom được ném ở tầm thấp trúng đích, đạt tỉ lệ 35%. Con số này đối với tầm trung chỉ là 7,5% (29/387). Những con số này là cực kì ấn tượng so với con số trúng đích vỏn vẹn 3% vào tháng 8 và tháng 9 năm 1942. Những cuộc oanh tạc tầm cao và tầm trung không gây được nhiều thiệt hại nhưng nó làm đoàn tàu bị phân tán, hỏa lực phòng không bị giảm sút, ngoài ra còn tạo điều kiện cho những chiếc Beaufighter tiêu diệt hệ thống phòng không của những con tàu. Các máy bay tấn công từ nhiều hướng khiến cho quân Nhật rối trí và choáng ngợp, dẫn đến thiệt hại thấp hơn cho các máy bay tấn công nhưng lại chính xác hơn trong việc ném bom. Kết quả của trận đánh này xác nhận sự kết hợp "chết người" giữa ném bom tầm cực thấp và máy bay lao vào tấn công từ nhiều hướng. Trong khi đó, người Nhật ước tính đã có khoảng 29 quả bom trúng mục tiêu trong suốt trận đánh.
Một sĩ quan tham mưu tại Rabaul, Okumiya Masatake, nói về thất bại này, "Thất bại của chúng tôi trong trận đánh này phải nói là không thể tệ hơn. Nó như một đòn choáng váng thứ hai sau thất bại của những trận đánh đẫm máu tại Guadalcanal. Từ bây giờ, chúng tôi không còn có thể đưa tàu chở hàng hay thậm chí cả các khu trục hạm đến bất kì một mặt trận nào phía bắc bờ biển New Guinea, đông Wewak." Về nguyên nhân thất bại, Chuẩn Đô đốc Takama Kan giải thích "Cuộc hành quân chuyển vận được thi hành với tất cả sự thận trọng đúng mức, nhưng sự bao che của không quân hoàn toàn khiếm khuyết... Một điều chắc chắn đưa đến thảm bại: Lục quân không cung cấp cây dù không quân thích đáng cho đoàn tàu chuyển vận trên biển Bismarck."
Các sự kiện tiếp theo.
Thất bại này là một đòn chí tử đối với quân Nhật về mặt chiến lược. Tham mưu trưởng của tướng Imamura đã bay đến Tổng hành dinh Lục quân để báo cáo về thảm họa này. Việc vận chuyển quân đến Lae từ đó đã được quyết định không được thực hiện nữa. Tổn thất này cũng tạo ra sự quan ngại lớn về độ an toàn tuyến đường Lae và Rabaul. Nó cũng giúp cho Lục quân Nhật có được dẫn chứng để kết luận sự có mặt của quân Đồng Minh ở New Guinea là vô cùng nguy hiểm. Tại cuộc họp ngày 25 tháng 3, giới lãnh đạo lục quân và hải quân Nhật đã quyết định giành ưu tiên số một cho New Guinea tại mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương, thay cho quần đảo Solomon. Quân đoàn 17 được phân phối thêm tiếp liệu, quân nhu và đơn vị phòng không, sau đó đưa đến Wewak hoặc vịnh Hansa.
Kế hoạch điều động Sư đoàn 20 đến Madang cũng đã phải sửa đổi sau thảm họa tại biển Bismarck. Cuộc chuyển quân phải dời lại hai ngày và địa điểm dời từ Madang đến vịnh Hansa, xa hơn về phía tây. Để tránh không quân Đồng Minh tấn công, người Nhật ra tay trước bằng cách cho oanh tạc các phi trường Đồng Minh ở Wau ngày 9 tháng 3 và ở Dobodura hai ngày sau đó. Ba máy bay Đồng Minh bị phá hủy trên mặt đất và một chiếc P-40 bị bắn hạ, trong khi các chiến đấu cơ Đồng Minh tuyên bố bắn hạ được chín máy bay Nhật. Cuộc chuyển quân thành công tốt đẹp khi đoàn chuyển vận hạm đến vịnh Hansa mà không bị gì vào ngày 12 tháng 3, lính Nhật từ đó di chuyển bằng đường bộ đến Madang hoặc bằng xà lan. Nhiệm vụ sau đó của Sư đoàn 20 là xây dựng một con đường từ Madang đến Lae xuyên qua Ramu và thung lũng Markham. Công việc diễn ra một cách khó nhọc trong nhiều tháng sau đó nhưng đã không bao giờ thành công do thời tiết khắc nghiệt của New Guinea và địa hình gồ ghề, lởm chởm của dãy núi Finisterre.
Một số tàu ngầm đã cố gắng đưa được hàng tiếp liệu đến Lae nhưng số hàng tiếp liệu này không đủ để cung cấp cho số lính Nhật tại đây. Một cuộc chuyển quân được thực hiện vào ngày 29 tháng 3 khi bốn khu trục hạm đã đưa thành công 800 lính Nhật đến Finschhafen, nhưng mối đe dọa từ các máy bay Đồng Minh buộc người Nhật phải thay đổi tuyến đường dọc bờ biển New Guinea từ Madang đến Finschhafen, và cả con đường dọc bờ biển phía nam và bắc New Britain đến Finschhafen, sau đó sử dụng các xuồng đổ bộ đến Lae. Đến tháng 5, phần còn lại của Sư đoàn 51 đã đến Lae. Những cuộc chuyển quân và tiếp liệu trong điều kiện vô cùng khó khăn này đã khiến quân Nhật rất khó ngăn được bước tiến của Đồng Minh trong tương lai. Sau chiến tranh, các sĩ quan Nhật tại Rabaul ước tính khoảng 20.000 lính Nhật đã bỏ mạng trên tuyến đường vận chuyển đến New Guinea từ Rabaul, nguyên nhân cơ bản cho thất bại chung cuộc của Nhật Bản trong toàn chiến dịch New Guinea.
Ngày 7 tháng 4, Hạm đội Liên hợp đã tiến hành Chiến dịch I-Go nhằm đánh phá các lực lượng không quân và hải quân Đồng Minh tập trung tại New Guinea và quần đảo Solomon, tạo điều kiện cho lục quân Nhật phản công tại New Guinea. Chiến dịch này đã không thành công như mong đợi và bao phủ bởi báo cáo sai sự thật. Đô đốc Isoroku Yamamoto không lâu sau đó đã trở thành nạn nhân của Không quân Đồng Minh tại quần đảo Solomon khi chiếc máy bay chở ông bị bắn rơi.
Chú thích.
Ghi chú.
a. Nhiếp ảnh gia Damien Parer ngồi trên khoang lái của một trong những chiếc oanh tạc cơ Beaufighter đã chụp được những bức ảnh tư liệu về trận đánh này gây ấn tượng sâu sắc.b. Kết quả này là một sự cải thiện vượt bậc so với những gì Không quân Đồng Minh làm được trong Trận Wau vào tháng 1, khi mà thời điểm đó các máy bay Đồng Minh tấn công năm tàu chở quân và năm khu trục hạm trên tuyến đường từ Rabaul đến Lae chỉ đánh chìm được một tàu chở quân và làm đắm một chiếc khác. | 1 | null |
Địa danh Hà Tĩnh xuất hiện từ năm 1831, khi vua Minh Mệnh chia tách Nghệ An để đặt tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vùng đất Hà Tĩnh đã được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Bài viết này đề cập đến Lịch sử hành chính Hà Tĩnh.
Thời kỳ Tiền Sử.
Họ Hồng Bàng.
Nước Việt Thường.
Trước khi thuộc về nước Văn Lang, Hà Tĩnh là một vùng đất thuộc Nước Việt Thường Thị. Không rõ tên danh xưng và thời này.
Nước Văn Lang.
Không rõ nước Văn Lang chinh phục được nước Việt Thường Thị vào thời gian nào. Tuy nhiên sử cũ đều chép: Các vua Hùng chia cả nước thành 15 bộ: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn: "…hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo ở sách ‘’Tấn chí’’, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh". Như vậy, vào thời Văn Lang, đất Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức.
Nước Âu Lạc.
Cơ cấu hành chính thời Âu Lạc vẫn không có gì thay đổi so với thời Văn Lang
Nước Nam Việt.
Triệu Vũ Đế sau khi sáp nhập được Âu Lạc đã đặt tên nước là Nam Việt (179 TCN) đã chi Âu Lậc thành 2 quận là Giao Chỉ (vùng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay) và Cửu Chân (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và sáp nhập vào nước Nam Việt. Hà Tĩnh là một phần của quận Cửu Chân.
Thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất.
Thời thuộc Hán.
Trong thời kì thuộc Hán từ năm 111 TCN đến năm 39, ngoài Giao Chỉ và Cửu Chân, còn có thêm quận Nhật Nam (tương ứng với dải đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam).
Theo nhà sử học Đào Duy Anh, huyện Hàm Hoan thời Hán là huyện lớn nhất của quận Cửu Chân, gồm cả miền Nghệ An và Hà Tĩnh. Như vậy Hà Tĩnh thời kỳ này vẫn là một phần của quận Cửu Chân.
Khi Hai Bà Trưng giành độc lập, sử sách không ghi lại việc điều chỉnh hành chính nào so với thời thuộc Hán.
Thời Bắc thuộc lần hai.
Thời thuộc Ngô.
Năm 226, nhà Đông Ngô thành lập châu Giao (còn gọi là Giao Châu), gồm các quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đất Hà Tĩnh vẫn thuộc quận Cửu Chân.
Năm 271, nhà Ngô chia tách quận Cửu Chân để lập thêm quận Cửu Đức, tương ứng với Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "thời Ngô chia quận Cửu Chân mà đặt quận Cửu Đức".
Trong tác phẩm Sử học bị khảo, Đặng Xuân Bảng cho rằng "(quận Cửu Đức) nguyên là huyện Hàm Hoan thời Hán, thời Ngô mới đặt làm quận. Quận Cửu Đức gồm 8 huyện là Cửu Đức (quận lị), Nam Lăng, Dương Thành, Phù Linh, Tư Khúc, Phố Dương, Vấn Đô và Hàm Hoan. Nguyễn Văn Siêu dẫn Tấn thư, địa lý chí cũng thống nhất quận Cửu Đức thời Ngô có 8 huyện, nhưng có huyện Đô Hào thay vì huyện Vấn Đô trong danh sách của Đặng Xuân Bảng.
Theo Đặng Xuân Bảng, huyện Cửu Đức (huyện lỵ sở tại của quận Cửu Đức) là phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh, cùng miền tây phủ Đức Thọ (thế kỷ 19), huyện này phía nam tiếp giáp quận Nhật Nam, phía đông giáp biển.
Theo Phan Đình Phùng, "Cửu Đức, xưa là đất Việt Thường, đến nhà Ngô mới đặt ra quận Cửu Đức, thống lĩnh 8 huyện; nhà Tấn, Tống, Lê, Tề giữ nguyên theo cũ; nhà Lương đổi là huyện Cửu Đức, thuộc quận Nhật Nam; nhà Đường thay đổi lệ vào Hoan Châu. Nay là đất tỉnh Hà Tĩnh".
Thời thuộc Tấn.
Năm 280, nhà Tấn thay nhà Ngô đô hộ Giao Châu, đổi tên huyện Dương Thành, quận Cửu Đức làm huyện Dương Toại.
Theo Đào Duy Anh, các huyện Việt Thường và Nam Lăng đều ở phía nam quận Cửu Đức, Nam Lăng có thể tương đương với miền nam huyện Hương Sơn (và huyện Vũ Quang), Việt Thường có thể tương đương với miền Đức Thọ ngày nay, ba huyện Phù Linh, Khúc Tư và Đô Hào có thể là phân bố ở trên miền các huyện Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
Thời kì thuộc Nam triều.
Từ năm 420 đến năm 540, Giao Châu bị Nam triều đô hộ, gồm các triều Tống, Tề, Lương. Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố trả về nội địa Trung Quốc.
Theo "Lưu Tống châu quận chí", thời Tống, Giao Châu gồm có 8 quận, 53 huyện. Trong đó, quận Cửu Đức có 11 huyện, 809 hộ, gồm các huyện: Phố Dương, Dương Viễn, Cửu Đức, Hàm Hoan, Đô Thải, Tây An, Nam Lăng, Việt Thường, Tống Thái, Tống Xương và Hy Bình.
Theo Nam Tề châu quận chí, thời Tề, trấn Giao Châu gồm 9 quận, trong đó, quận Cửu Đức có 7 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Phố Dương, Nam Lăng, Đô Hào, Việt Thường và Tây An.
Đời Tề Cao Đế (479-482), đổi [3 huyện] Dương Toại, Phù Linh và Khúc Tư của quận Cửu Đức làm [hai huyện] Việt Thường và Tây An. Đặng Xuân Bảng cho rằng Việt Thường là đất phủ Đức Thọ về sau, huyện Tây An đến thời Tùy đổi làm huyện Quang An, đến niên hiệu Đại Nghiệp thì sáp nhập vào huyện Cửu Đức.
Năm 523, nhà Lương chia quận Cửu Đức, đặt thêm quận Đức Châu.
Thời kỳ Nước Vạn Xuân.
Từ khi Lý Nam Đế giành độc lập năm 541 đến khi Lý Phật Tử mất nước Vạn Xuân (602), sử sách không ghi nhận sự điều chỉnh hành chính của các vua Lý và Triệu Việt Vương.
Thời Bắc thuộc lần ba.
Thời thuộc Tùy.
Năm 607, nhà Tùy chiếm Giao Châu và chia thành 7 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tỷ Cảnh, Hải Âm, Chămpa và Ninh Việt. Thời gian này, Hà Tĩnh thuộc quận Nhật Nam, quận trị quận Nhật Nam đóng tại huyện Cửu Đức.
Theo "Tùy địa lý chí", nhà Tùy bỏ quận Cửu Đức để lập quận Nhật Nam, có 9.915 hộ và 8 huyện: Cửu Đức (quận lị), Hàm Hoan, Phố Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Giao Hợp, An Viễn và Quang Yên (Quang An).
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký", quận Nhật Nam được chia thành 8 huyện: Cửu Đức, Hàm Hoan, Bồ Dương, Việt Thường, Kim Ninh, Văn Cốc, An Viễn và Quang An. Ông khẳng định: "như vậy, quận Cửu Đức thời Tấn biến thành quận Nhật Nam mà đất quận Nhật Nam [đặt từ] thời Hán còn bị Lâm Ấp chiếm".
Theo Đặng Xuân Bảng, năm Đại Nghiệp thứ 3 (607), bỏ châu đặt quận, bỏ Minh Châu, Trí Châu dồn vào Hoan Châu gọi là quận Nhật Nam, có 8 huyện: Cửu Đức là quận lỵ sở, Hàm Hoan, Phố Dương, Viên Thường, An Viễn, Quang An, Kim Ninh, Giao Cốc, trong đó Giao Cốc là đất Minh Châu, Kim Ninh là đất Trí Châu.
Khi ấy, Hà Tĩnh chủ yếu thuộc địa phận các huyện Cửu Đức, Việt Thường, Kim Ninh (tương đương với miền Hương Sơn, Hương Khê ngày nay), huyện Giao Cốc (tương đương với miền Thạch Hà).
Thời thuộc Đường.
Nhà Đường đô hộ Giao Châu từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Đường đặt An Nam đô hộ phủ, gồm 12 châu: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (thuộc Bắc Bộ Việt Nam ngày nay); Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc); Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ); Lục Châu (thuộc đất Quảng Ninh và một phần đất Trung Quốc). Trong hơn 3 thế kỷ thuộc Đường, Hà Tĩnh thuộc Hoan Châu (2 huyện Cửu Đức và Việt Thường) và Phúc Lộc Châu.
Theo "Đường thư địa lý chí", Nhật Nam quận, Hoan Châu (hạ) là phủ Đô đốc, trước là Nam Đức Châu. Năm Vũ Đức thứ 8 gọi là Đức Châu. Năm Trinh Quán thứ 1 đổi tên là quận Nhật Nam, có 9.619 hộ, 50.818 khẩu, gồm 4 huyện là: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Nam.
Đặng Xuân Bảng dẫn sách "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu là nước Việt Thường thời xưa, thời Hán thuộc quận Cửu Chân, thời Ngô đặt làm quận Cửu Đức, thời Tùy đặt làm Hoan Châu. Thời Đường năm Vũ Đức thứ 5 đặt làm Nam Đức châu, tổng quản phủ. Đầu niên hiệu Trinh Quán lại đổi làm Hoan Châu, đặt ra Hoan Châu Đô đốc phủ quản lĩnh 8 châu là: Hoan, Diễn, Nguyên, Minh, Trí, Hải, Lâm, Cảnh.
Vẫn theo "Thái Bình hoàn vũ ký": "Hoan Châu kiêm lý huyện Cửu Đức, đi về đông theo ven biển đến châu Phúc Lộc là 102 dặm, đi về nam đến biển cả là 150 dặm, đi về tây đến Thử Chập (châu cơ my là 240 dặm) nay là cõi đông nước Nam Chưởng, đi về bắc đến Diễn Châu lại 150 dặm. Lại đến Ái Châu là 603 dặm, đi về tây nam đến nước Văn Đan (nay là Cao Miên) là 750 dặm, đi về đông nam, đến nước Hoàn Vương (tức Kinh đô Chiêm Thành) là 500 dặm, đi về tây nam đến Việt Thường (châu cơ my) là 300 dặm (nay là miền nam phủ Lạc Biên)". Đặng Xuân Bảng cũng khẳng định: "Hoan Châu, quận Nhật Nam (…) có 4 huyện: Cửu Đức, Phố Dương, Việt Thường và Hoài Hoan".
Cửu Đức là huyện sở tại châu Hoan. Đặng Xuân Bảng dẫn theo "Giao Châu ngoại thành ký": "huyện Cửu Đức tiếp giáp với Nhật Nam", sau là đất các phủ Trấn Định, Trấn Tĩnh (Nghệ An), Đức Thọ (Hà Tĩnh), phía tây giáp huyện Hương Sơn, huyện thành cách biển 150 dặm thì ở vào quãng giữa Đức Thọ và Trấn Tĩnh.
Năm Vũ Đức thứ 9 (626) đặt ở Cửu Đức 3 huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, cùng năm ấy lại đem Quang Yên đặt làm Nguyên Châu. Về sau lại đặt 4 huyện Thủy Nguyên, An Ngân, Hà Long, Trường Giang. Năm Trinh Quán thứ 8 (635) đổi tên là A Châu. Năm 13 (640) bỏ châu, bỏ 3 huyện Thủy Nguyên, Hà Long, Trường Giang, lấy Quang Yên, An Ngân thuộc vào huyện Cửu Đức, các huyện An Viễn, Đàm La, Quang Yên, An Ngân sau đều bỏ cả.
Huyện Việt Thường vốn là đất ba huyện Giao Cốc (tức Minh Châu), Kim Ninh (tức Trí Châu), Việt Thường thời Lương, còn hai châu Lâm và Cảnh thời Đường cũng đều thuộc tạm vào đây thì lại là đất miền nam Hoan Châu.
Theo khảo cứu của Nguyễn Văn Siêu và Đặng Xuân Bảng: năm Vũ Đức thứ 5 đổi huyện Việt Thường làm Minh Châu và đặt 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định. Lại lấy 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh của quận Nhật Nam đặt làm Trí Châu và đặt 2 huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm Trinh Quán thứ 2 (628) đổi tên là Nam Trí Châu, bỏ huyện Tân Trấn, Đồ Viên. Năm thứ 13 (635) lại bỏ Minh Châu, dồn các huyện Vạn An, Minh Hoằng, Minh Định vào huyện Việt Thường, thuộc vào Trí Châu. Sau lại bỏ Trí Châu, dồn 2 huyện Văn Cốc, Kim Ninh vào huyện Việt Thường, thuộc vào quận Nhật Nam.
Đặng Xuân Bảng cho rằng có thể các phủ Đức Thọ (miền đông), Hà Thanh, Lạc Biên (miền bắc) đều là đất huyện Việt Thường, huyện thành ở phía đông nam châu, gần với châu Phúc Lộc.
Đào Duy Anh cho rằng huyện Việt Thường đặt từ thời Tống ở miền Hà Tĩnh ngày nay, huyện Việt Thường thời Tuỳ ở miền Đức Thọ. Năm Vũ Đức thứ 5 đặt Minh Châu ở huyện ấy, chia làm 3 huyện Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định. Lại lấy hai huyện Văn Cốc và Kim Ninh của quận Nhật Nam mà đặt Tri châu, lãnh 4 huyện: Văn Cốc, Kim Ninh, Tân Trấn [còn gọi là Tân Tiên) và Chà Viên [còn gọi là Khuyết Viên]. Năm Trinh Quán thứ nhất, đổi làm châu Nam Trì, bỏ Tân Trấn và Chà Viên. Năm 13 bỏ Minh Châu, bỏ Vạn An, Minh Hoằng và Minh Định cho gồm vào Việt Thường, lấy Việt Thường cho thuộc Hoan Châu.
Phúc Lộc Châu thuộc quận Đường Lâm (hạ). Năm 669, quan Thứ sử nhà Đường là Tạ Pháp Thành chiêu tập người sinh Liêu ở Bắc Lâu, Côn Minh hơn 17 bộ lạc, lấy đất châu Đường Lâm cũ đặt làm châu Phúc Lộc. Phúc Lộc châu có 3 huyện: Nhu Viễn (vốn là An Viễn); Đường Lâm và Phúc Lộc. Lỵ sở Phúc Lộc châu đặt ở huyện Nhu Viễn. Phúc Lộc Châu nay một dải các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Nước Đại Cồ Việt.
Nhà Đinh đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, chia thành 10 đạo, dưới các đạo lại có các châu. Khi ấy Hà Tĩnh thuộc châu Thạch Hà.
Nước Đại Việt.
Nhà Lý.
Nhà Lý đặt quốc hiệu là Đại Việt, chia nước làm 24 lộ, dưới lộ có các phủ, châu, trại. Khi ấy, Hà Tĩnh thuộc phủ Nghệ An (phủ này đổi từ Hoan Châu năm 1036)
Nhà Trần.
Nhà Trần chia nước làm 12 lộ, dưới lộ có các phủ, huyện, Hà Tĩnh thuộc châu Nhật Nam, phủ lộ Nghệ An.
Theo Đào Duy Anh, phủ lộ Nghệ An gồm 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Tân Phúc, Thổ Du, Tế Giang, Thổ Hoàng và 4 châu: Nhật Nam, Hoan Châu, Trà Lân và Ngọc Ma. Trong đó, châu Nhật Nam gồm 4 huyện: Hà Hoàng, Bàn Thạch, Hà Hoa và Kỳ La; châu Hoan gồm 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngàn, Thượng Lô và Sa Nam. Đất Hà tĩnh tương đương với các huyện Nha Nghi, Phi Lộc, Đỗ Gia, Chi La, Thổ Hoàng và toàn bộ châu Nhật Nam.
Theo "Đại Nam nhất thống chí":
Về châu Nhật Nam, vẫn theo "Đại Nam nhất thống chí":
Thời thuộc Minh.
Nhà Minh đổi nước Đại Việt thành quận Giao Chỉ, chia làm 15 phủ và 5 châu lớn; đất Hà Tĩnh tương ứng với 8 huyện trực thuộc phủ Nghệ An là Nha Nghi, Chi La, Thổ Du, Kệ Giang, Cổ Đỗ, Thổ Hoàng, Châu Phúc, Phi Lộc, cùng với châu Nam Tĩnh cũng thuộc phủ Nghệ An. Châu Nam Tĩnh vốn là châu Nhật Nam, có 4 huyện: Hà Hoàng, Bài Thạch (hai huyện này nay thuộc Thạch Hà, nam Lộc Hà và phần lớn thành phố Hà Tĩnh), Hà Hoa (nay là Kỳ Anh) và Kỳ La (nay là Cẩm Xuyên)".
Thời Hậu Lê.
Năm 1469, Lê Thánh Tông chia Đại Việt làm 13 thừa tuyên, 52 phủ, 178 huyện và 50 châu. Hà Tĩnh thuộc thừa tuyên Nghệ An. Thừa tuyên Nghệ An gồm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu.
Theo Đặng Xuân Bảng, ban đầu thừa tuyên Nghệ An đóng lỵ sở ở huyện Hưng Nguyên, gọi là Lam Thành, sau dời đến huyện Kỳ Anh gọi là Cầu Dinh, sau lại dời đến Châu Lộc, gọi là Vĩnh Dinh, có 9 phủ, 27 huyện, 2 châu. Như vậy, lỵ sở của thừa tuyên Nghệ An từng có thời gian nằm trên đất Hà Tĩnh.
Vẫn theo Đặng Xuân Bảng, các huyện, châu của Hà Tĩnh thuộc về phủ Đức Giang và phủ Hà Hoa. Phủ Đức Giang (sau là phủ Đức Thọ) có sáu huyện, trong đó bốn huyện là Thiên Lộc, La Giang (sau là La Sơn), Nghi Xuân và Hương Sơn thuộc đất Hà Tĩnh sau này, còn hai huyện Thanh Giang (sau là Thanh Chương), Châu Phúc (sau là Châu Lộc) thuộc đất Nghệ An. Phủ Hà Hoa (thời thuộc Minh là châu Nam Tĩnh) có 2 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa.
Đến năm 1490, Lê Thánh Tông, lại đổi đạo thừa tuyên thành xứ. Sang đến niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516), đời vua Lê Dực Tông lại đổi thành trấn. Trấn Nghệ An bao gồm 11 phủ, 11 huyện.
Theo Bùi Dương Lịch trong "Nghệ An ký" thì không có phủ Đức Giang, thay vào đó là phủ Đức Quang.
Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, vào thời Lê, Hà Tĩnh gồm 6 huyện thuộc 2 phủ Đức Quang và Hà Hoa sau:
Đến cuối thời Lê, theo khảo cứu của Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, số xã, thôn, trang, trại của các huyện có thay đổi đôi chút:
Thời Tây Sơn.
Thời Tây Sơn, Hà Tĩnh thuộc Trung Đô, hay còn gọi là Trấn Nghệ An.
Thời Nguyễn.
Đầu triều Nguyễn, Hà Tĩnh thuộc trấn Nghệ An. Các đơn vị hành chính tương ứng với đất Hà Tĩnh vẫn theo như thời Lê nhưng số lượng xã, thôn, phường, trang, trại, vạn có tăng lên. Theo "Các tổng trấn xã danh bị lãm" được soạn vào giữa thời Gia Long (khoảng từ 1810 đến 1813) thì số xã của các huyện như sau:
Cụ thể như sau:
Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), đổi các trấn làm tỉnh, cả nước có 80 phủ, 283 huyện, 39 châu, 30 tỉnh. Trong đó, lấy 9 phủ Anh Sơn, Diễn Châu, Quỳ Châu, Tương Dương, Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên, Lạc Biên làm tỉnh Nghệ An và hai phủ Đức Thọ, Hà Hoa làm tỉnh Hà Tĩnh, do tỉnh Nghệ An kiêm hạt, đặt An Tĩnh Tổng đốc.
Theo "Đại Nam thực lục", tỉnh Hà Tĩnh thống trị 2 phủ là Hà Hoa, Đức Thọ, 6 huyện là Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn. Hà Tĩnhlà một số phủ huyện trước thuộc Nghệ An, nay trích ra đặt làm tỉnh.
Cùng với việc chia đặt các tỉnh, Minh Mệnh còn quy định về chia đặt quan lại và chức sự. Tỉnh Hà Tĩnh cùng các tỉnh Quảng Trị, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên, Hưng Hoá, Lạng Sơn đều đặt Tuần phủ, lĩnh công việc Bố chính, lấy các chức Tham tri, Thị lang sung bổ. Hà Tĩnh chưa có chỗ đóng tỉnh lỵ, Tuần phủ, Án sát Hà Tĩnh tạm đóng ở phủ thành Hà Hoa.
Năm Minh Mệnh thứ 18 (1837), tách huyện Kỳ Hoa đặt huyện Hoa Xuyên, năm thứ 21 (1840), lấy hai huyện Cam Môn và Cam Cớt của phủ Trấn Định lệ vào phủ Đức Thọ (trên danh nghĩa).
Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi phủ Hà Hoa làm Hà Thanh, huyện Hoa Xuyên làm Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Hoa làm Kỳ Anh; và lấy bốn phủ Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tĩnh, Trấn Biên của Nghệ An lệ vào tỉnh Hà Tĩnh.
Tỉnh Hà Tĩnh, lỵ sở đóng ở huyện Thạch Hà, gồm có 2 phủ, 7 huyện:
Năm Tự Đức thứ 6 (1853), bỏ tỉnh Hà Tĩnh, thăng phủ Hà Thanh làm đạo Hà Tĩnh và cho đạo cùng các phủ khác của tỉnh Hà Tĩnh cũ lệ vào Nghệ An.
Năm thứ 17 (1864), đạo Hà Tĩnh tách khỏi tỉnh Nghệ An, đặt 1 Chánh quản đạo và 1 Phó quản đạo, nhưng đạo Hà Tĩnh vẫn thuộc quyền của Tổng đốc An - Tĩnh.
Theo Đồng Khánh địa dư chí thì lỵ sở của đạo Hà Tĩnh ở xã Đại Nài, tổng Thượng Nhị, huyện Thạch Hà (nguyên là thành của huyện Thạch Hà) lĩnh 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thống hạt 1 huyện Kỳ Anh. Toàn đạo có 15 tổng, 247 xã, thôn, trang, phường, vạn, cụ thể như sau:
Ngoài ra, 4 huyện La Sơn, Can Lộc, Nghi Xuân và Hương Sơn thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An.
Năm Tự Đức thứ 21 (1867), tách tổng Quy Hợp, Chu Lễ, Phương Điền, Phúc Lộc, Hương Khê đặt làm huyện Hương Khê.
Tháng 12, năm Tự Đức thứ 28 (1875) lại đặt tỉnh, trích phủ Đức Thọ lệ vào và đặt lại Tri phủ Hà Thanh. Hai huyện Cam Môn và Cam Cớt về sau trở lại lãnh thổ nước Lào.
Theo tài liệu được công bố trên cổng thông tin điện tử huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thì tính đến trước tháng 08/1945, huyện Can Lộc được phân chia thành các tổng và xã như sau:
Từ năm 1945 đến nay.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Tỉnh Hà Tĩnh có 8 huyện: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà.
Huyện Can Lộc được chuyển đổi các đơn vị hành chính cấp xã như sau:
Năm 1947, hai xã Đại Hoà và Kiến An, thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào huyện Can Lộc.
Năm 1954, huyện Kỳ Anh chia 15 xã thành 25 xã đều có tên với tiền tố "Kỳ".
Năm 1958, thành lập lại thị xã Hà Tĩnh trên cơ sở tách ra từ huyện Thạch Hà, gồm 2 phường: Bắc Hà và Nam Hà.
Năm 1961, thành lập xã Kỳ Nam thuộc huyện Kỳ Anh.
Năm 1965, thành lập xã Thạch Bàn thuộc huyện Thạch Hà và xã Cẩm Minh thuộc huyện Cẩm Xuyên..
Năm 1968, thành lập thị trấn nông trường Thạch Ngọc thuộc huyện Thạch Hà..
Năm 1969, thành lập xã Tân Hương thuộc huyện Đức Thọ và xã Sơn Hồng thuộc huyện Hương Sơn..
Năm 1971, thành lập xã Sơn Thọ thuộc huyện Hương Sơn; chia tách một số xã thuộc huyện Hương Khê..
Năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, gọi là tỉnh Nghệ Tĩnh. Cùng năm, xã Ân Phú thuộc huyện Hương Sơn được chuyển về huyện Đức Thọ.
Năm 1977, thành lập và sáp nhập một số xã thuộc các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh và Đức Thọ. Cùng năm, thành lập thị trấn nông trường 20-4 thuộc huyện Hương Khê..
Năm 1978, hợp nhất một số xã thuộc huyện Đức Thọ..
Năm 1980, chia xã Vọng Sơn thuộc huyện Kỳ Anh thành 2 xã: Kỳ Lâm và Kỳ Sơn..
Năm 1981, thành lập thị trấn Hồng Lĩnh thuộc huyện Đức Thọ..
Năm 1983, thành lập xã Nam Hương thuộc huyện Thạch Hà. trên cơ sở một phần xã Thạch Hương
Năm 1984, thành lập thị trấn Can Lộc thuộc huyện Can Lộc..
Năm 1985, thành lập một số thị trấn thuộc các huyện Hương Khê và Thạch Hà. Cùng năm, thành lập xã Bắc Sơn thuộc huyện Thạch Hà..
Năm 1986, thành lập thị trấn Cẩm Xuyên thuộc huyện Cẩm Xuyên. Cùng năm, thành lập thị trấn Kỳ Anh và một số xã thuộc huyện Kỳ Anh..
- Thành lập thị trấn Kỳ Anh trên cơ sở một phần xã Kỳ Tân, Kỳ Trinh, Kỳ Hoa, Kỳ Châu và Kỳ Hưng. Thị trấn Kỳ Anh có tổng diện tích tự nhiên 367 hécta với 6.915 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Hợp trên cơ sở một phần xã Kỳ Tân, Kỳ Lâm và Kỳ Tây. Xã Kỳ Hợp có tổng diện tích tự nhiên 3.175 hécta với 1.287 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Đồng trên cơ sở một phần xã Kỳ Khang, Kỳ Phú và Kỳ Giang. Xã Kỳ Đồng có tổng diện tích tự nhiên 669 hécta với 3.318 nhân khẩu.
- Thành lập xã Kỳ Liên trên cơ sở một phần xã Kỳ Long và xã Kỳ Phương. Xã Kỳ Liên có tổng diện tích tự nhiên 1.750 hécta với 1.723 nhân khẩu.
Năm 1988, thành lập thị trấn Nghi Xuân thuộc huyện Nghi Xuân.
Năm 1989, thành lập thị trấn Phố Châu thuộc huyện Hương Sơn. Cùng năm, 6 xã: Đại Nài, Thạch Linh, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Trung, Thạch Yên thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh.
Tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái lập, có 9 đơn vị hành chính gồm có thị xã Hà Tĩnh và 8 huyện: Nghi Xuân, Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, có diện tích tự nhiên 6.053km2 với số dân 1.166.107 người.
Năm 1992, thị xã Hồng Lĩnh được thành lập trên cơ sở thị trấn Hồng Lĩnh, xã Đức Thuận, xã Trung Lương một phần xã Đức Thịnh thuộc huyện Đức Thọ, các xã Đậu Liêu và Thuận Lộc thuộc huyện Can Lộc. Cùng năm, thành lập xã Vũ Quang thuộc huyện Hương Khê
Năm 1993, thành lập 2 phường Tân Giang và Trần Phú thuộc thị xã Hà Tĩnh.
Năm 1994, thành lập thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân và sáp nhập thôn Mai Hồ thuộc xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1997, thành lập thị trấn Tây Sơn thuộc huyện Hương Sơn và sáp nhập xã Cẩm Tiến vào thị trấn Cẩm Xuyên.
Năm 1999, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Sơn Phố vào thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn; sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đại Lộc vào thị trấn Can Lộc, huyện Can Lộc và đổi tên thành thị trấn Nghèn.
Năm 2000, huyện Vũ Quang được thành lập trên cơ sở 6 xã thuộc huyện Đức Thọ (gồm: Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Hồng, Đức Ân, Đức Hương, Đức Bồng), 5 xã thuộc huyện Hương Khê (Hương Đại, Hương Minh, Hương Điền, Hương Thọ, Vũ Quang) và 1 xã thuộc huyện Hương Sơn (Sơn Thọ). Huyện Vũ Quang có 62.284 ha diện tích tự nhiên và 35.877 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính trực
Năm 2001, sáp nhập xã Thạch Thượng thuộc huyện Thạch Hà vào thị trấn Cày và đổi tên thành thị trấn Thạch Hà.
Năm 2003, thành lập một số thị trấn và đổi tên xã thuộc các huyện Vũ Quang và Cẩm Xuyên.
Năm 2004, 5 xã: Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình thuộc huyện Thạch Hà được sáp nhập vào thị xã Hà Tĩnh; thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; giải thể các thị trấn nông trường để thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện Thạch Hà và Hương Khê; chia tách một số xã thuộc các huyện Hương Sơn và Kỳ Anh.
- Thành lập phường Hà Huy Tập trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Phú. Phường Hà Huy Tập có 200,67 ha diện tích tự nhiên và 4.020 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đại Nài trên cơ sở toàn bộ xã Đại Nài. Phường Đại Nài có 425,71 ha diện tích tự nhiên và 5.748 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập một số phường thuộc thị xã Hà Tĩnh; huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở 7 xã ven biển của huyện Can Lộc và 6 xã ven biển của huyện Thạch Hà. Cùng năm, thị xã Hà Tĩnh trở thành thành phố Hà Tĩnh.
- Thành lập phường Nguyễn Du trên cơ sở một phần các phường Bắc Hà, Trần Phú và các xã Thạch Quý, Thạch Linh, Thạch Trung. Phường Nguyễn Du có 220,33 ha diện tích tự nhiên và 4.615 nhân khẩu.
- Thành lập phường Văn Yên trên cơ sở một phần phường Tân Giang và các xã Thạch Yên, Thạch Quý. Phường Văn Yên có 253,42 ha diện tích tự nhiên và 3.843 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thạch Quý trên cơ sở phần còn lại xã Thạch Quý. Phường Thạch Quý có 358,03 ha diện tích tự nhiên và 5.920 nhân khẩu.
- Thành lập phường Thạch Linh trên cơ sở phần còn lại xã Thạch Linh. Phường Thạch Linh có 606,12 ha diện tích tự nhiên và 5.960 nhân khẩu.
Năm 2009, thành lập một số phường thuộc thị xã Hồng Lĩnh.
Năm 2015, tách thị trấn Kỳ Anh và 11 xã: Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Lợi, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương, Kỳ Nam, Kỳ Hưng, Kỳ Hoa để thành lập thị xã Kỳ Anh.
- Thành lập phường Kỳ Liên trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Liên. Phường Kỳ Liên có 1.290,2 ha diện tích tự nhiên và 7.146 nhân khẩu
- Thành lập phường Kỳ Long trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Long. Phường Kỳ Long có 2.136,53 ha diện tích tự nhiên và 9.891 nhân khẩu
- Thành lập phường Kỳ Phương trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Phương. Phường Kỳ Phương có 3.548,33 ha diện tích tự nhiên và 8.255 nhân khẩu.
- Thành lập phường Kỳ Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Thịnh. Phường Kỳ Thịnh có 4.084,26 ha diện tích tự nhiên và 11.399 nhân khẩu.
- Thành lập phường Kỳ Trinh trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Trinh. Phường Kỳ Trinh có 4.748,16 ha diện tích tự nhiên và 5.904 nhân khẩu.
- Thành lập phường Sông Trí trên cơ sở toàn bộ thị trấn Kỳ Anh. Phường Sông Trí có 514,68 ha diện tích tự nhiên và 11.612 nhân khẩu.
Năm 2018, thành lập thị trấn Đồng Lộc thuộc huyện Can Lộc trên cơ sở giải thể xã Đồng Lộc. Thị trấn Đồng Lộc có 18,69 km² diện tích tự nhiên và 6.076 người.
Năm 2019, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tất cả các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tĩnh (trừ thị xã Hồng Lĩnh).
- Thành lập xã Đồng Môn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Đồng và xã Thạch Môn. Xã Đồng Môn có 8,93 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.934 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 xã và 10 phường.
- Thành lập phường Hưng Trí trên cơ sở toàn bộ phường Sông Trí và xã Kỳ Hưng. Phường Hưng Trí có 19,96 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.413 người.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Kỳ Anh có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 05 xã.
- Thành lập xã Lâm Hợp trên cơ sở toàn bộ xã Kỳ Lâm và xã Kỳ Hợp. Xã Lâm Hợp có 61,65 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.207 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Kỳ Anh có 20 đơn vị hành chính cấp xã.
- Thành lập xã Nam Phúc Thăng trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Nam, Cẩm Phúc và Cẩm Thăng. Xã Nam Phúc Thăng có 23,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.797 người.
- Thành lập xã Yên Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Yên và Cẩm Hòa. Xã Yên Hòa có 23,00 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.229 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Cẩm Xuyên có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Thạch Thanh vào thị trấn Thạch Hà. Thị trấn Thạch Hà có 14,93 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 13.647 người.
- Thành lập xã Tân Lâm Hương trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Tân, Thạch Lâm và Thạch Hương. Xã Tân Lâm Hương có 20,59 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.214 người.
- Thành lập xã Việt Tiến trên cơ sở toàn bộ xã Phù Việt, Việt Xuyên và Thạch Tiến. Xã Việt Tiến có 20,01 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.226 người.
- Thành lập xã Lưu Vĩnh Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Lưu, Thạch Vĩnh và Bắc Sơn. Xã Lưu Vĩnh Sơn có 41,00 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.760 người.
- Thành lập xã Nam Điền trên cơ sở toàn bộ xã Nam Hương và Thạch Điền. Xã Nam Điền có 47,18 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.221 người.
- Thành lập xã Đỉnh Bàn trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Đỉnh và Thạch Bàn. Xã Đỉnh Bàn có 22,46 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.895 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Thạch Hà có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập thị trấn Lộc Hà trên cơ sở toàn bộ xã Thạch Bằng. Thị trấn Lộc Hà có 9,39 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 9.624 người.
- Thành lập xã Bình An trên cơ sở toàn bộ xã An Lộc và xã Bình Lộc. Xã Bình An có 9,28 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.035 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Lộc Hà có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 11 xã và 01 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn. Thị trấn Nghèn có 18,33 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 16.913 người.
- Thành lập xã Kim Song Trường trên cơ sở toàn bộ xã Kim Lộc, Song Lộc và Trường Lộc. Xã Kim Song Trường có 15,94 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.905 người.
- Thành lập xã Khánh Vĩnh Yên trên cơ sở toàn bộ xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc. Xã Khánh Vĩnh Yên có 18,63 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.244 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Can Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 xã và 02 thị trấn.
- Thành lập thị trấn Tiên Điền trên cơ sở toàn bộ thị trấn Nghi Xuân và xã Tiên Điền. Thị trấn Tiên Điền có 5,05 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.656 người.
- Thành lập xã Đan Trường trên cơ sở toàn bộ xã Xuân Đan và xã Xuân Trường. Xã Đan Trường có 13,68 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.301 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Nghi Xuân có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập toàn bộ xã Đức Yên vào thị trấn Đức Thọ. Thị trấn Đức Thọ có 6,70 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.728 người.
- Thành lập xã Bùi La Nhân trên cơ sở toàn bộ xã Bùi Xá, Đức La và Đức Nhân. Xã Bùi La Nhân có 13,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.634 người.
- Thành lập xã Lâm Trung Thủy trên cơ sở toàn bộ xã Đức Lâm, Trung Lễ và Đức Thủy. Xã Lâm Trung Thủy có 15,02 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.637 người.
- Thành lập xã Thanh Bình Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Đức Thanh, Đức Thịnh và Thái Yên. Xã Thanh Bình Thịnh có 13,64 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.061 người.
- Thành lập xã Tùng Châu trên cơ sở toàn bộ xã Đức Tùng và xã Đức Châu. Xã Tùng Châu có 9,61 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.371 người.
- Thành lập xã Quang Vĩnh trên cơ sở toàn bộ xã Đức Quang và xã Đức Vĩnh. Xã Quang Vĩnh có 9,27 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.129 người.
- Thành lập xã An Dũng trên cơ sở toàn bộ xã Đức An và xã Đức Dũng. Xã An Dũng có 24,71 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.366 người.
- Thành lập xã Hòa Lạc trên cơ sở toàn bộ xã Đức Hòa và xã Đức Lạc. Xã Hòa Lạc có 16,31 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.663 người.
- Thành lập xã Tân Dân trên cơ sở toàn bộ xã Đức Long và xã Đức Lập. Xã Tân Dân có 17,22 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.395 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Đức Thọ có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập xã Tân Mỹ Hà trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Tân, Sơn Mỹ và Sơn Hà. Xã Tân Mỹ Hà có 13,98 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.384 người.
- Thành lập xã An Hòa Thịnh trên cơ sở toàn bộ xã Sơn An, Sơn Hòa và Sơn Thịnh. Xã An Hòa Thịnh có 14,04 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.233 người.
- Thành lập xã Kim Hoa trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Phúc, Sơn Mai và Sơn Thủy. Xã Kim Hoa có 46,49 km2¬ diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.698 người.
- Thành lập xã Quang Diệm trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Quang và xã Sơn Diệm. Xã Quang Diệm có 34,32 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.566 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Hương Sơn có 25 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 23 xã và 02 thị trấn.
- Sáp nhập một phần xã Hương Minh vào xã Hương Quang, sáp nhập một phần xã Hương Quang vào xã Hương Điền. Sau khi điều chỉnh, xã Hương Quang có 213,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 594 người; xã Hương Điền có 152,38 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 369 người; xã Hương Minh có 39,84 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.589 người.
- Thành lập xã Quang Thọ trên cơ sở toàn bộ xã Hương Quang và xã Quang Thọ. Xã Quang Thọ có 257,94 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.944 người.
- Thành lập xã Thọ Điền trên cơ sở toàn bộ xã Sơn Thọ và xã Hương Điền. Xã Thọ Điền có 198,29 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 3.279 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Vũ Quang có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 xã và 01 thị trấn.
- Thành lập xã Điền Mỹ trên cơ sở toàn bộ xã Phương Mỹ và xã Phương Điền. Xã Điền Mỹ có 63,80 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 4.763 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Hương Khê có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 01 thị trấn.
Cho đến năm 2019, tỉnh Hà Tĩnh gồm có 13 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, với 216 xã, phường và thị trấn. | 1 | null |
"Applause" (tạm dịch là "Hoan hô") là một bài hát của ca sĩ - nhạc sĩ thu âm người Mỹ - Lady Gaga, trích từ album phòng thu thứ ba "Artpop" (2013). Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Lady Gaga và DJ White Shadow, nó được phát hành vào ngày 12 tháng 8 năm 2013 bởi Interscope Records như là đĩa đơn mở đường cho album. Ban đầu bài hát được dự định phát hành thông qua đài phát thanh và sẽ phát sóng chính thức vào ngày 19 tháng 8 năm 2013, tuy nhiên sau đó nó lại được phát hành sớm hơn 1 tuần vì hai đoạn của bài hát bị rò rỉ trên mạng vào ngày 10 tháng 8. Thông tin chi tiết của bài hát đã được tiết lộ trong năm 2013 khi Gaga đã tweet lời bài hát của mình vào đầu năm 2013 trên Twitter. Bài hát là sự kết hợp giữa electropop và Eurodance, gợi nhiều liên tưởng đến chất nhạc trong album phòng thu đầu tiên của Gaga The Fame (2009). Lời bài hát xoay quanh "việc tôn thờ người hâm mộ và cô ấy sống trong tiếng vỗ tay của họ". Giọng hát của Gaga được các nhà phê bình âm nhạc so sánh với Annie Lennox của nhóm nhạc Eurythmics và David Bowie. Bài hát nhận được nhiều đánh giá tích cực. "Applause" xếp hạng 6 trên Billboard Hot 100 ngay trong tuần đầu tiên và nó trở thành bài hát thứ 12 của Gaga nằm trong top 10 của bảng xếp hạng này; trong khi đó bài hát đã leo lên vị trí quán quân ở Tây Ban Nha và nằm trong top 10 của hơn mười quốc gia khác.
Ghi âm & sáng tác.
"Applause" được sáng tác và sản xuất bởi Lady Gaga và DJ White Shadow trong khi Gaga đang thực hiện chuyến lưu diễn thứ ba của cô, Born This Way Ball trong năm 2012. Nó được người hâm mộ suy đoán rằng nó sẽ là một bài hát nằm trong "Artpop" khi mà Gaga đã tweet lời bài hát cùng dòng chữ "The Applause" lên trang cá nhân của mình. Vào tháng 7 năm 2013, Lady Gaga thông báo rằng sẽ phát hành "Applause" vào ngày 19 tháng 8 năm 2013 nhưng sau đó bài hát lại được phát hành sớm hơn vào ngày 12 tháng 8 năm 2013 vì sự cố rò rỉ bài hát trực tuyến trên mạng. Bài hát có nhịp độ là 140 nhịp mỗi phút. Bài hát là sự pha trộn giữa electropop và Eurodance; ngoài ra giọng hát của Gaga được nhận xét có nét tương đồng với Annie Lennox và David Bowie. Bài hát được đánh giá như là sự trở lại của Gaga với thể loại nhạc pop và đã làm sống lại thời đại The Fame; bài hát là một sự hòa âm ngắt quãng (abrasive staccato synths) và lời bài hát được gọi là "nụ hôn cho các nhà phê bình" ("a kiss-off to critics")
Phát hành & quảng bá.
Lady Gaga lần đầu tiên tweet lời bài hát từ phần điệp khúc của bài hát vào tháng 1 năm 2013. Vào tháng 7 năm 2013, một bức ảnh được công bố trên trang mạng xã hội của Gaga gửi đến các Little Monster hình ảnh của một tấm vải với dòng chữ "Applause" và trên đó ghi "8-19-13", với mục đích ám chỉ tên và ngày phát hành của đĩa đơn. Sau đó, Gaga đăng lên hình ảnh của một bản vẽ mà cô đã sáng tác, cô ấy nói rằng chính cô đã vẽ bức vẽ ấy và mọi ý tưởng thực hiện Artpop đều được cô ghi lại trong một chiếc máy tính xách tay, và hầu như lúc nào cô cũng mang nó theo bên mình. Vào ngày 28 tháng 7, cô thông báo rằng trên iTunes sẽ phục vụ các đơn đặt hàng mua album cùng ngày với ngày ra mắt đĩa đơn mới, và đĩa đơn đó sẽ mang tên "Applause", đúng như nhiều suy đoán của người hâm mộ trước đó.
Vào ngàt 28 tháng 7, Gaga tiết lộ bìa đĩa đơn chính thức cho "Applause" trên trang web của Women's Wear Daily. Một bức ảnh quảng bá khác cho "Applause" được cho ra mắt công chúng vào ngày 26 tháng 7 với hình ảnh Gaga khỏa thân hoàn toàn, cô ngồi lên một chiếc ghế làm bằng vi mạch điện tử, đeo một cặp kính mắt và để lộ ra ở đùi trái hình xăm kì lân của mình. Ngày 10 tháng 8, hai đoạn nhỏ của bài hát bị rò rỉ trực tuyến. Đến ngày 12 tháng 8, trước sự cố rò rỉ này, Gaga đã quyết định đẩy việc phát hành lên trước một tuần và tiến hành phát sóng bài hát trên các đài phát thanh khắp nước Mỹ. Đĩa đơn đã được chính thức bán ở nhiều nước ngay trước nửa đêm (EST) trên iTunes Store, cùng với rất nhiều đơn đặt hàng trước album phòng thu thứ ba của Gaga: "ARTPOP". Theo kết quả của "The Official Charts Company", đĩa đơn đã được tiêu thụ hơn 10.000 bản chỉ trong vòng một vài giờ. Sau đó, Lady Gaga đã tiết lộ đoạn video quảng bá cho album mới vô cùng ấn tượng và có phần hơi đáng sợ. Gaga xuất hiện bán nude, mang một chiếc mặt nạ trong suốt ở đoạn video có tên là "Lady Gaga đã hết thời". Một loạt những lời xì xầm, bàn tán của dư luận và báo chí xuất hiện vây quanh, những ánh đèn flash chĩa thẳng vào Gaga khiến cô trở nên giận dữ, xé toang lớp mặt nạ và như hét lên trước ống kính. Những lời chỉ trích trong đoạn video là: "Lady Gaga đã không còn thích hợp nữa" ("Lady Gaga is no longer relevant"), "Kể từ Born This Way, cô ấy đã thất bại rồi" ("Ever since Born This Way, she's a flop"), "Đừng mua đĩa đơn Applause của cô ấy trên iTunes" (Do not buy Lady Gaga's new single 'Applause"), "Đừng vỗ tay cho cô ấy" ("Give her no A-P-P-L-A-U-S-E"), "Đừng bao giờ nhảy theo ca khúc đó" ("Don't dance to the song at all"), "Đừng mua ARTPOP vào ngày 11/11" ("Do not buy ARTPOP on November 11") và "Nếu bạn không thích nhạc pop, hãy tắt nó đi" ("If you do not like pop music, turn this off"). Tuy nhiên phản ứng của người hâm mộ lại hoàn toàn trái ngược, họ cho rằng đây một đoạn quảng cáo vô cùng ấn tượng và hiệu quả bởi nó đã gây ra cho họ được sự tò mò và phấn khích.
Trong ngày ra mắt đĩa đơn, Gaga xuất hiện trước công chúng với khuôn mặt vẽ mực xanh đỏ theo kiểu của các chú hề, và nhiều người xem đây là cách tái hiện lại hình ảnh bìa đĩa đơn "Applause". "The Huffington Post" đã so sánh phong cách này của Gaga với phong cách của nghệ sĩ nhạc rock Marilyn Manson, họ nói: "Với mái tóc đen được chải chuốt, một khuôn mặt đầy bột trắng và sự kết hợp giữa áo khoác và áo sơ mi đen, Gaga rất có thể sẽ bị nhầm lẫn với Manson nếu cô ấy không đi đôi guốc đen cao". Phong cách trang điểm này của Gaga được thực hiện bởi Tara Savelo, và nó đã được đưa vào trong video âm nhạc của bài hát, trở thành một trong những cảnh quay yêu thích nhất của Gaga trong video; hơn nữa cô đã chọn nó trở thành bìa đĩa đơn chính thức cho "Applause". Trong một cuộc phỏng vấn với Ryan Seacrest, Gaga tiết lộ trong quá trình lựa chọn đĩa đơn mở đầu cho Artpop, cô đã cho Jimmy Iovine, giám đốc Interscope Records, nghe rất nhiều bài hát. Trong tổng số 40 bài hát mà cô phát cho Iovine nghe thì ông đã chọn "Applause", là bài hát cuối cùng được phát; ông ấy nói: "Mỗi đĩa nhạc mà cô phát sau thì nó lại càng hay hơn những đĩa nhạc đứng trước nó, vì vậy bài hát cuối cùng nên được chọn làm đĩa đơn đầu tiên". Gaga còn chia sẻ thêm rằng lúc đầu bài hát gần như bị loại bỏ ra khỏi kế hoạch phát hành album Artpop.
Đánh giá chuyên môn.
"Applause" nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Chris Richards đến từ The Washington Post đã miêu tả bài hát như "một viên đường electro-pop mà Gaga đã tìm kiếm ở đâu đó trong chất giọng của Annie Lennox và David Bowie". Anh ấy viết: "Thật tốt. Thậm chí tốt hơn có thể vỗ tay thật nhẹ. Bởi vì trong khi rất nhiều (quá nhiều!) các ca khúc của Gaga đã được sáng tác ra để thúc đẩy lòng tự trọng của một đứa con chiên thì bài hát này đã công khai rằng cô cần những thứ mà tất cả siêu sao khác cần để tồn tại". Erin Coulehan của tờ Rolling Stone đã viết về đánh giá của mình: ""Được xây dựng trên các bộ synth thay đổi liên tục, "Applause" đã đưa người hâm mộ trở về với "The Fame" và Gaga đã hát về việc cô đã tồn tại thế nào trên sự yêu mến của những người hâm mộ. Ở đây có rất ít bằng chứng về kỷ nguyên Rock thập niên 80 được Gaga dùng để phát triển cho album năm 2011 của cô "Born This Way". "Applause" là những gì cần có của một bài hát nhạc disco và một bài hát có thông điệp đơn giản"".
Nick Catucci của tờ Entertainment Weekly đẫ có những nhận xét tích cực cho bài hát, anh ấy nói: "Trong bài hát mới của Gaga, những âm thanh như một thứ mà bạn nghe trong sự tiếp cận rất dễ dàng với những thứ tình dục trong ngục tối ở Berlin, cô ấy là một ngôi sao và những gì cô ấy cần là tiếng vỗ tay của bạn. Và tất nhiên, là về Lady Gaga, cô ấy đã có những ý kiến (sự phê phán) về sự nổi tiếng. Mặc dù đây không có vẻ gì là một sự mỉa mai về âm nhạc, và nó ngày càng nặng thêm đến cuối cùng bùng nổ thành một cao trào có phần dễ chịu". Amy Sciaretto của tờ PopCrush đánh giá bài hát 3 trên 5 sao và ca ngợi bài hát có một "phong cách uy quyền" cũng như là một bài hát "vô cùng ấn tượng"; tuy nhiên cô ấy còn nói thêm: "Lần đầu tiên chúng tôi nghe bài hát nó đã ghi lại cho chúng tôi không nhiều cảm xúc, cho dù nghe nó đến lần thứ hai hay thứ ba. Nhưng qua thời gian, sau bốn lần lắng nghe thật sâu và chúng tôi đã thống nhất về ý kiến cho bài hát". Jason Lipshutz từ tạp chí Billboard cũng dành cho "Applause" những đánh giá tích cực. Popjustice đánh giá bài hát với số điểm 9/10, đánh giá của họ chỉ bao gồm bình luận, "Và đây là lý do tại sao Lady Gaga là ngôi sao nhạc pop nổi tiếng nhất trên thế giới".
Sal Cinquemani từ tạp chí Slant đã đư ra một loạt nhận xét, anh ấy đã viết rằng "Applause" là "một ca khúc nhạc dance-pop đơn giản đến đáng ngạc nhiên, cho dù nó không hướng đến sự cổ điển (mặc dù lời bài hát có đề cập đến sự hoài niệm), bài hát thật sự tồn tại trong nó hai trạng thái lấp lửng khó có thể nhận biết được. Về mặt âm nhạc, nó sự trở về của những sản phẩm năm 2008 trong "The Fame" trong khi ca từ của nó lại là phóng đại lên sự kéo dài mãi danh tiếng của Gaga, hoàn chỉnh bởi sự ảnh hưởng của giọng ca người Anh", và bài hát bị rò rỉ trước đó "Aura" là bài hát mà Sal Cinquemani yêu thích hơn là "Applause".. Tạp chí Spin đã chỉ trích "Applause" là "một bài hát nhạc dance nhạt nhẽo" như "nó chỉ là một thứ nhỏ nhặt nằm phía sau những khoảnh khắc pop, nơi mà những ca khúc nhạc pop hay nhất mùa hè (the biggest song-of-the-summer) trở về với những giai điệu guitar của những năm 70".
Hoạt động thương mại.
Cùng với sự rò rỉ bài hát "Roar" của nữ ca sĩ Katy Perry, "Applause" cũng đã đón nhận nồng nhiệt từ người hâm mộ. Về hoạt động tải nhạc kỹ thuật số, Nielsen SoundScan dự đoán cả hai bài hát sẽ có trên 400.000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên đến cuối tuần Nielsen Soundsan và Billboard đã có được một thống kê không như dự đoán khi mà "Applause" chỉ tiêu thụ được từ 200.000 đến 225.000 bản. "Applause" không lọt được vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong tuần đầu tiên phát hành của nó. Bài hát cũng được xếp hạng dưới top 75 tại US Radio Songs, với 16 triệu lượt yêu cầu nghe của khán giả ở khắp 210 trạm phát thanh trên toàn nước Mỹ, bắt đầu khi bài hát chính thức được phát sóng trên radio vào ngày 19 tháng 8. Tuy có thứ hạng chưa thực sự xuất sắc trên Billboard Hot 100, nhưng "Applause" lại nắm được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Dance/Electronic Songs và lọt được vào US Pop Songs tại vị trí thứ 20; giúp Gaga trở thành nữ nghệ sĩ solo đầu tiên tại bảng xếp hạng này có vị trí debut cao nhất tính trong năm 2013. Trong tuần tiếp theo, "Applause" xuất hiện lần đầu tiên tại Hot 100 tại vị trí thứ 6; tiếp theo đó bài hát lần lượt được xếp hạng 3 tại Digital Songs, hạng 9 tại Streaming Songs và hạng 40 tại Radio Songs.
Theo thống kê của "Official Charts Company", "Applause" đã tiêu thụ được trên 10.000 bản chỉ trong vài giờ tại Vương Quốc Anh; vươn lên được vị trí thứ 5 tại bảng xếp hạng Official UK trong tuần phát hành đầu tiên, tuy nhiên sang tuần thứ hai bài hát lại tụt hạng xuống vị trí thứ 9.
Tranh cãi.
Gaga đã nhận được nhiều phản ứng tiêu cực từ báo chí và dư luận khi cô kêu gọi những người hâm mộ của cô tăng lượt xem cho video "Applause" để có thể thay đổi vị trí cho bài hát tại Hot 100. Một số nguồn tin cho biết Gaga đang cố gắng để đánh bại doanh thu của Roar. Gaga đã bị chỉ trích vì đã khuyến khích người hâm mộ mua thật nhiều bản sao của đĩa đơn với cơ hội được gặp trực tiếp thần tượng ở Luân Đôn; và đây được xem như là một chiêu trò để dụ dỗ những người hâm mộ trung thành.
Gaga cũng nhận được sự chỉ trích khi cô đã đăng tải đường link đến video "Applause", kêu gọi 39,7 triệu fan trên trang Twitter cá nhân xem video và sau đó chia sẻ lại. Ngoài ra, đã có khá nhiều người hâm mộ liên tiếp lập playlist trên YouTube trong đó tất cả đều là video "Applause" để bật xem trong vòng 9 giờ liên tục. Hành động này của Lady Gaga đã bị ông chủ của bảng xếp hạng Billboard là Bill Werde chỉ trích, ông đã đăng những suy nghĩ của mình trên trang Twitter: ""Chúng tôi đếm view theo mỗi người dùng. Hãy vào VEVO, tự xem video và chúng tôi sẽ tính lượt xem đó cho bạn. Một nghệ sĩ mà dùng mạng cá nhân đăng tải link để kêu gọi fan, hành động này không phải tinh thần mà chúng tôi đã vạch ra"; ông ấy còn nói thêm: "Tôi ghét phải nhìn thấy ai cố gắng chơi trò chơi với bảng xếp hạng này, kể cả người hâm mộ hoặc nghệ sĩ. Những gì chúng tôi làm với bảng xếp hạng là kỷ niệm sự thành công của người nghệ sĩ"".
Video âm nhạc.
Nền tảng và ý tưởng thực hiện.
Video âm nhạc được đạo diễn bởi Inez & Vinoodh và được phát hành chính thức vào ngày 19 tháng 8 năm 2013. Nó được công chiếu lần đầu tiên tại Good Morning America và được phát sóng trên màn hình lớn tại Quảng trường Thời đại. Trước khi được phát hành, Gaga đã sử dụng Twitter để tiết lộ video được lấy cảm hứng từ niềm đam mê của nghệ sĩ, nó rất đa dạng, đa hình và cô ấy hỏi: "Liệu bạn sẽ làm bất cứ điều gì cho Applause chứ? (Would you do 'anything' for the Applause?); và tôi mô tả nó như là những chuyển động trong một bức tranh, như là ma thuật". DJ White Shadow tiếp tục nói về sự hợp tác của anh với Gaga, anh ấy nói: "Tôi đã xem qua quá trình chỉnh sửa toàn bộ trước đó. Tôi đã đến New York cùng Gaga và cô ấy đã ngồi trong phòng trong 2 ngày liên tiếp để chỉnh sửa màu sắc và các khung hình cho video. Cô ấy chỉnh sửa, di chuyển tất cả mọi thứ mà cô không hài lòng, biến nó thành tất cả những phần mà video hiện tại đang có. Cô ấy luôn chắc chắn rằng mọi thứ nằm đúng chỗ của nó. Và video thực sự hay và thú vị và cô ấy trông thật tuyệt vời trong nó...Đó thật sự là Lady Gaga! Đó chính là video của Gaga! Một video thật tuyệt. Nó thực sự thú vị". Vào ngày công chiếu video, Gaga cho biết nhóm thực hiện video đã đưa ra nhiều ý tưởng và hình ảnh đại diện cho nhiều phần trong tính cách khác nhau của cô và những sự ám ảnh trong sự biến đổi đó
Video bao gồm cả hai khung hình có màu và trắng đen, trong đó bao gồm những cảnh nghệ thuật phức tạp như đầu Gaga được gắn trên mình con thiên nga đen, Gaga đứng trong lồng chim, cô ngồi trong một cái mũ nồi khổng lồ; hay có những cảnh đơn giản hơn như cảnh Gaga đi bộ trong một bộ trang phục màu đen với chiếc khăn trùm đầu, và cảnh cô sử dùng chiếc khăn trùm trắng và cách trang điểm giống như trong bìa đĩa đơn. Trong suốt các cảnh của video có điểm nhấn ở vài cảnh hiển thị toàn bộ màu sắc. Khi Gaga hát đoạn "Suddenly the Koons is me" cô biến thành một con thiên nga đen đầu người. Trong video, Gaga cũng sử dụng bộ đồ lót với hình ảnh bàn tay người và một bộ bikini làm bằng vỏ sò. Đến đoạn cao trào của video, trong ánh sáng màu tím, các khung cảnh tương phản như những viên pha lê; và đến cuối cùng, tên album của cô ấy "ARTPOP" xuất hiện với dòng chữ được viết nghệ thuật bằng tay.
Tiếp nhận.
Video âm nhạc cho Applause nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Glenn Gamboa từ "Newsday" mô tả nó như một loạt các hình ảnh nghệ thuật và vũ đạo của nó tiếp tục với chủ đề kết hợp với trào lưu văn hoá pop. Erin Coulehan của tờ" Rolling Stone" cho rằng video là "điển hình trong thời trang của Gaga", và gọi video là hình ảnh của những ánh đèn nhấp nháy, của màu sắc sống động, của vũ đạo phức tạp. Kyle Anderson của tờ Entertainment Weekly cũng đã lặp lại tuyên bố của Coulehan vè thời trang của Gaga trong video, và thêm vào rằng: "âm thanh của bài hát thật tốt...cho dù nó không có những nốt cao như trong "Paparazzi" hay "Bad Romance" nhưng tôi chắc chắn nó là một bước tiến so với các video âm nhạc khác trong thời kỳ Born This Way". Một cây bút từ tạp chí Billboard đã mô tả video như một "bộ sưu tập nghệ thuật của hình ảnh và kịch bản", rồi so sánh chiếc áo ngực bàn tay người màu đen với hình ảnh của nữ ca sĩ Janet Jackson trên bìa tạp chí. Một cây bút khác đến từ Rolling Stone cũng đã so sánh chiếc áo ngực đó với hình ảnh của Jackson trên ảnh bìa tạp chí. Các nhà phê bình đã so sánh hình ảnh đen trắng trong "Applause" với video "Vogue" của Madonna, rạp chiếu bóng German Expressionist của những năm thập niên 20 hay bộ phim "The Seventh Seal" của đạo diễn Ingmar Bergman (1957). Và họ còn nêu lên nhiều ví dụ có ảnh hưởng tới hình ảnh của Gaga trong video như nhân vật Joker của diễn viên Heath Ledger, thiên nga đen, Liza Minelli, Hillary Clinton, bài hát "Don't Come Around Here No More" của Tom Petty và bức hoạ "The Birth of Venus" ("Sự ra đời của thần Vệ nữ") của danh hoạ Sandro Botticelli. Tương tự như vậy, một tác giả đến từ tờ "The Independent" đã so sánh kiểu trang điểm của cô với một chú hề và chú thích rằng "với phần năng lượng dồi dào của phần đệm nhạc...và sự lộn xộn của phần hình ảnh có vẻ như để làm nổi bật lên những sự luôn thay đổi của công chúa nhạc pop". Chris Rovzar từ tạp chí Vanity Fair mô tả video như sự chuyển động của các bức ảnh được chụp cho tạp chí Interview. Rovzar kết luận có những thứ được xem là "đặc trưng của Gaga" như một chút ít vũ đạo gợi cảm và nụ cười của cô ấy trong video là một điểm nhấn. Tuy nhiên tờ Spin lại có ý kiến trái ngược, họ viết "Một số ít người trong chúng ta thích đọc, cô ấy thì hát và tất cả chúng ta đều thế. Nhưng dễ dàng hơn để bạn vỗ tay cho những thứ làm bạn cảm nhận và chạm vào cảm xúc của bạn hơn là những thứ sử dụng với mục đích quảng cáo cho hình ảnh cho Gaga như là với một thương hiệu hàng hoá cao cấp". "Consequence of Sound" đã đánh giá trong một bài viết của họ rằng: "Gaga xuất hiện với hình ảnh thiên nga đen đầu người và bộ áo tắm làm bằng vỏ sò. Và nếu những điều này không làm tăng lên doanh số bán hàng cho sản phẩm thì tôi chắc chắn sẽ không còn niềm tin vào nghệ thuật nữa". MTV cũng đã đưa ra những đánh giá tích cực cho sản phẩm, họ còn nói đùa rằng "chắc chắn đây không phải là một bữa ăn sáng theo tiêu chuẩn của bạn. Hay nói cách khác đây là một sự cuốn hút, sự kỳ lạ và chắc chắn một điều rằng nó sẽ không đi chung với cháo yến mạch...Nhưng đây lại là điểm chính xác".
Lyric video.
Phiên bản audio chính thức của bài hát được đăng tải trên kênh Vevo chình thức của cô chỉ ít giờ sau khi bản chính bị rò rỉ, và nó nhận được trên 2 triệu lượt nghe chỉ trong vòng 12 giờ. Sau đó Gaga đã cho phát hành lyric video (video âm nhạc cho lời bài hát), là lyric video đầu tiên của cô, cho đĩa đơn vào ngày 14 tháng 8 năm 2013. Lyric video của bài hát được quay tại hộp đêm Micky ở Los Angeles ghi lại những hình ảnh của Gaga tại buổi tiệc thời trang tại đó. Shangela, một trong những người có mặt tại buổi tiệc đó đã viết trên Instagram về Lady Gaga: "Siêu ngọt ngào và thể hiện tình yêu với tất cả mọi người. Đúng là một ngôi sao thực thụ! (A True Star!)".
Biểu diễn trực tiếp.
Bài hát đã được Gaga biểu diễn trực tiếp lần đầu tiên tại lễ trao giải MTV Video Music Awards 2013. | 1 | null |
EADS HC-144 Ocean Sentry là một loại máy bay hai động cơ, được Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ sử dụng làm các nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ và tuần tra biển. Được sản xuất như máy bay thám sát tầm trung, HC-144 do EADS North America chế tạo và dựa trên loại máy bay vận tải CN-235 của Airbus Military]] (trước là EADS CASA). | 1 | null |
Dornier 328 là một loại máy bay chở khách. Ban đầu do Dornier Luftfahrt GmbH chế tạo, sau đó năm 1996 bị Fairchild Aircraft mua lại.
Quốc gia sử dụng.
Đến tháng 8 năm 2010, tổng cộng còn 166 chiếc đang hoạt động, với 67 chiếc Dornier 328-100 thuộc các hãng hàng không. Chủ yếu gồm: Loganair (6), Satena (6), và South East Asian Airlines (5), Vision Airlines (4), Sky Work Airlines (5), Central Mountain Air (2), Inter Island Airways (1). 9 hãng khác sử dụng ít hơn. | 1 | null |
Guido d’Arezzo (990/991/992-1034) là nhà soạn nhạc người Ý. Ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng thuộc thời kỳ Trung cổ. Ông là người đã phát triển âm nhạc của buổi bình minh thế kỷ XI và thiên niên kỷ 2. Ông là nhà soạn nhạc đã phát triển khuông nhạc gồm 4, 5 dòng kẻ và hơn thế nữa để có thể biểu hiện cao độ của các nốt nhạc. Đây là khuông nhạc đã được sử dụng cho đến bây giờ. Ngoài là một nhà soạn nhạc, cũng giống hầu hết các danh nhân của thời kỳ Trung cổ, ông là một tu sĩ. Ông là người theo dòng Benedictine, một trong những dòng tu của Kito giáo. | 1 | null |
Lockheed DC-130 là một biến thể của C-130 Hercules, nó được thiết kế để điều khiển máy bay không người lái. Nó có thể mang 4 máy bay không người lái Ryan Firebee dưới cánh.
Mô tả.
Trong những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tên lửa diễn ra tại Cuba năm 1961 vai trò của máy bay trinh sát trở nên vô cùng quan trọng đối trong cách tác chiến của Mỹ. Tuy nhiên cũng trong cuộc khủng hoảng này nổi lên 1 vấn đề đó là các loại máy bay trinh sát có người lái, dù hoạt động ở độ cao nào thì vẫn có thể bị bắn hạ bời hệ thống phòng không đối phương dẫn đến sự mất an toàn cho phi công điều khiển máy bay. Trước tình hình đó Không quân và Hải quân Hoa Kỳ đã phát triển một loại máy bay trinh sát thế hệ mới dựa trên nền tảng là máy bay mục tiêu tập bắn, đó là máy bay trinh sát không người lái UAV. Tuy nhiên thời đó các hệ thống vệ tinh thông tin chưa phát triển dó đó tầm hoạt động của các máy bay trinh sát UAV này bị giới hạn, để tăng thêm tầm hoạt động của các UAV trinh sát. Bộ quốc phòng Mỹ đã đặt hàng hãng Lockheed Martin phát triển một loại máy bay có khả năng mang và điều khiển các UAV trinh sát này, sau một thời gian phát triển và thử nghiệm Lockheed Martin đã cho ra đời loại máy bay mang và điều khiển UAV trinh sát với tên gọi là DC - 130, DC - 130 được phát triển trên khung thân của máy bay vận tải C - 130B. Chuyến bay đầu tiên của DC - 130 được tiến hành vào năm 1965 bởi phi đội số 6514, tạiCăn cứ không quân Hill, bang Utah.
DC - 130 được đừa vào sử dụng cho Không quân và Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1965, loại máy bay nay được sử dụng phổ biến cho các nhiệm vụ thả và điều khiển máy bay trinh sát các vị trí phòng không và đánh giá các thiệt hại sau các cuộc không kích của Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, ngoài ra DC - 130 còn được sử dụng trong việc do thám không phận Liên Xô; Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong thời kì Chiến tranh lạnh. DC - 130 không được xuất khâu cho bất kì quốc gì đồng mình nào của Mỹ, DC - 130 ngừng phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ vào cuối thập niên 80 của thế kỉ 20 khi các máy bay trinh sát không người lái của Mỹ được điều khiển thông qua hệ thống vệ tinh thông tin và hệ thống định vị toàn cầu GPS.
DC - 130 được phát triển dựa trên khung thân và các trang bị khác của máy bay vận tải C - 130B, nó được trang bị 4 động cơ Tuabin phản lực cánh quạt 4 cánh loại: Allison T56-A-15. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không công nghệ tương tự các đồng hồ hiển thị thông tin dạng cơ khí, hệ thống liên lạc đối không và đối đất. Ngoài ra DC - 130 còn được trang bị 1 radar định vị và màn hình hiển thị đơn sắc trên buồng lái, về sau này các phiên bản nâng cấp của DC - 130 được nâng cấp về cấu hình động cơ và thiết bị điều khiển theo tiêu chuẩn của máy bay vận tải C - 130H.
Bên trong khoang chở hàng của máy bay được bố trí các thiết bị điều khiển máy bay trinh sát không người lái, hệ thống máy phát sóng truyền lệnh điều khiển của nhân viên điều khiển tới UAV. Máy tính điều khiển trung tâm, hệ thống màn hình quan sát của nhân viên điều khiển và bảng điều khiển máy bay trinh sát. Lệnh điều khiển được đưa từ bảng điều khiển tới máy tính xử lý sáu đó được chuyển thành tín hiệu điện từ và đưa tới máy phát sóng, trên máy bay trinh sát có hệ thống anten thu cũng như thiết bị xử lý và giải mã tín hiệu điều khiển, ngoài ra các UAV này còn được trang bị các Camera quan sát và máy chụp ảnh tin hiệu từ hệ thống Camera quan sát của máy bay được truyền trực tiếp về phòng điều khiển đặt trên DC - 130 và từ đó được xử lý tiếp. DC - 130 có thể màng và điều khiển cùng 1 lúc 4 máy bay trinh sát không người lái trên các mấu treo cứng đặt dưới cánh máy bay, các loại máy bay trinh sát không người lái được mang và điều khiển bời DC - 130 bao gồm: Q-2C; 147A và BQM - 34. | 1 | null |
Domenico Alberti (sinh năm 1710 tại Venice, mất năm 1740 tại Roma) là nhà soạn nhạc người Ý. Ông đã sáng tác nhiều vở opera, ca khúc và có tới 36 bản sonata cho đàn clavecin.
Tham khảo.
"Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông", Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007. | 1 | null |
Lars Onsager (27 tháng 11 năm 1903 – 5 tháng 10 năm 1976) là nhà hóa học người Mỹ gốc Na Uy. Ông giành Giải Nobel Hóa học năm 1968 nhờ việc thiết lập quan hệ tương hỗ trong quá trình không thuận nghịch.
Tiểu sử.
Thời niên thiếu.
Lars sinh ra tại Olso, cha ông là Erling, một Luật sư của tòa án tối cao Na Uy và mẹ ông tên Ingrid Kirkeby Onsager. Ông được giáo dục bởi các Gia sư riêng, chính mẹ mình và tại một trường tư thục ở nông thôn. Sau đó, ông học tại trường trung học ở Olso và ngay còn nhỏ, Lars đã được làm quen với văn học Na Uy, đặc biệt là các câu Sử thi yêu thích, kể cả bản gốc và bản tiếng Anh, để kể lại cho bạn bè và gia đình. Ông đã học tốt đến mức được bỏ qua một lớp và tốt nghiệp sớm một năm.
Khi mười bảy tuổi, ông học tại Học viện Công nghệ Na Uy. Một trong những người bạn của ông tại học viện đó giới thiệu vào làm việc cùng với nhà vật lý học Carl Wilhelm Oseen, và ông đã đọc các ghi chú bài giảng của Oseen về Động lực học chất lưu với sự thích thú. Lars rèn luyện kĩ năng toán học của mình bằng cách đọc và giải các bài toán trong sách như "Modern Analysis" của Whittaker và Watson.
Sự nghiệp.
Năm 1926, ông đã chỉ ra rằng phương trình mô tả hoạt động của các Ion trong dung dịch điện phân của Peter Debye đã không tính đến Chuyển động Brown. Phát hiện này khiến Debye ấn tượng đến nỗi ông đã thuê Lars làm trợ lý nghiên cứu khi ông mới 23 tuổi.
Năm 1928, ông đến Mỹ và dạy một lớp nhập môn hóa học tại Đại học Johns Hopkins, nhưng ông cảm thấy khó giải thích khoa học cơ bản cho các tân sinh viên. Sau đó, ông dạy thêm môn hóa học nâng cao tại Đại học Brown trong vài năm, nhưng các bài giảng của ông rất khó hiểu đối với mọi người. Lars nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Yale vào năm 1935 và trở thành giáo sư trường đó từ năm 1945.
Gia đình.
Năm 1933, Lars kết hôn với Margarethe Arledter (người Áo) và có bốn người con gồm Erling Fredrick, Inger Marie, Hans Tanberg và Christian Carl. | 1 | null |
Victor Carl Gustav von Hennigs (18 tháng 4 năm 1848 tại Stremlow – 10 tháng 3 năm 1930 tại Berlin-Lichterfelde) là một sĩ quan quân đội Phổ, đã được thăng đến cấp Thượng tướng kỵ binh. Ông từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ (1866) và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871).
Tiểu sử.
Tuổi trẻ và giáo dục.
Victor sinh vào tháng 4 năm 1848, là con thứ năm trong chín người con của Chủ thái ấp Albert von Hennigs với người vợ của ông này là Kathinka, nhũ danh Baronesse von Fock. Một trong những người em của ông là Waldemar von Hennigs, về sau là Thượng tướng Bộ binh của Phổ.
Thuở nhỏ, Hennigs đã được đào tạo trong đội Đội thiếu sinh quân Potsdam. Sau khi ông được phong quân hàm Thiếu úy vào ngày 18 tháng 4 năm 1865, ông gia nhập Trung đoàn Thương kỵ binh số 1 "Hoàng đế Alexander III của Nga" (Tâu Phổ) với cấp bậc này trong cùng năm đó, và được bổ nhiệm làm sĩ quan phụ tá của trung đoàn này vào năm 1868.
Là một viên sĩ quan trẻ tuổi, Hennigs đã tham chiến trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866 và cuộc Chiến tranh Pháp-Đức vào các năm 1870 – 1871. Trong cuộc chiến ở Pháp, ông đã được tặng thưởng Huân chương Thập tự Sắt hạng II. Giữa hai cuộc chiến tranh này, ông học tại Học viện Quân sự Phổ và tiếp tục học tập ở đây sau khi cuộc chiến năm 1870-1871 chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của người Đức.
Sự nghiệp về sau.
Kể từ năm 1873 cho đến năm 1876, Hennigs được ủy thác làm cộng sự quân sự Vương công Friedrich Wilhelm và cũng trong khoảng thời gian này ông được thăng cấp Trung úy. Tiếp sau đó, vào năm 1876, Hennigs được cắt cử vào Bộ Tổng tham mưu ở kinh đô Berlin và cùng năm đó, ông được đổi vào Trung đoàn Long kỵ binh Cận vệ số 23 (số 1 Đại Công quốc Hessen), tại đây ông được bổ nhiệm làm chỉ huy một đội kỵ binh vào năm 1878. Tiếp sau đó, vào năm 1882, ông gia nhập biên chế của Trung đoàn Thương kỵ binh số 7 "Đại Công tước Friedrich xứ Baden" (Rhein) với chức vụ sĩ quan phụ tá của Bộ Tổng chỉ huy ("Generalkommando") của Quân đoàn II tại Stettin. Từ đơn vị này, ông chuyển sang Trung đoàn Thương kỵ binh số 11 "Bá tước Haeseler" (số 2 Brandenburg), ban đầu đóng quân tại Perleberg ở miền Prignitz phía Tây Bắc Brandenburg, sau đó dời đến Saarburg ở Lothringen.
Sau khi lên quân hàm Thiếu tá, ông đồng hành với vị vương hầu xứ Hessen-Kassel nêu trên, giờ đây là Bá tước Friedrich Wilhelm III, trong chuyến đi vòng quanh thế giới vào các năm 1887 cho đến năm 1888, trong đó hai người đã hành trình khắp Bắc Mỹ, Trung Mỹ và châu Á cho đến khi dừng chân tại Singapore vào tháng 10 năm 1888.
Vào năm 1892, Hennigs được chuyển đến Potsdam, tại đây ông thoạt tiên được lãnh chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Thương kỵ binh số 3 với cấp bậc Thượng tá. Đến năm 1894, ông được bổ nhiệm chức Trưởng khoa Kỵ binh trong Bộ Chiến tranh ở kinh thành Berlin, sau đó ông được nhậm chức chỉ huy Lữ đoàn Kỵ binh số 3 ở Stettin vào năm 1896. Sau đó, vào năm 1901, với quân hàm Trung tướng, Hennigs được ủy nhiệm làm Thanh tra của Quân đoàn II.
Vào các năm 1900, 1901 và 1903, Hennigs là trọng tài trong các cuộc diễn tập Hoàng đế ("Kaisermanöver"). Đến ngày 16 tháng 10 năm 1906, ông được phong cấp bậc Danh dự ("Charakter") Thượng tướng Kỵ binh. Hai năm sau (1908), ông giải ngũ và được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng lực lượng Hiến binh Phổ.
Hôn nhân và hậu duệ.
Vào các ngày 11 và 12 tháng 12 năm 1889, Hennigs thành hôn với bà Paula von Albedyll, một người con gái của Thiếu tướng và Lữ trưởng Lữ đoàn Kỵ binh số 3 ở Georg von Albedyll với Elisabeth Pauline von Wedel-Burghagen (8 tháng 7 năm 1861 – 6 tháng 8 năm 1946).
Cặp đôi này đã sản sinh ra hai người con trai Rudolf von Hennigs (4 tháng 2 năm 1891) và Georg-Wilhelm von Hennigs (14 tháng 9 năm 1895) cùng với một người con gái là Elisabeth (18 tháng 9 năm 1893). Sau khi ly dị người chồng thứ nhất của mình là viên sĩ quan quân đội Phổ "Bogislav Thilo Otto Hans-Karl von Schleicher" vào năm 1931, Elisabeth đã tái giá với người anh em họ của ông này là tướng Kurt von Schleicher, vị Thủ tướng cuối cùng của nền Cộng hòa Weimar ngắn ngủi trong lịch sử Đức.
Trong khi cả hai người con trai của Hennigs đều hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1934, Elisabeth cùng với chồng minh bị các thành viên Cơ quan an ninh SS ám sát trong sự kiện Đêm của những con dao dài.
Phong tặng.
Hennigs đã được phong danh hiệu của Trung đoàn Thương kỵ binh Cận vệ số 3 ở Potsdam và được trao tặng các huân chương sau đây: | 1 | null |
Đế Lâm Khôi (? - ?<TCN>, "chữ Hán" 帝临魁), còn gọi Đế Đồi là tên vị vua thứ hai của triều đại Thần Nông, theo Sử Ký Tư Mã Thiên phần bổ Tam Hoàng bản kỷ và Tư trị thông giám phần ngoại kỷ thì ông chính là con trai trưởng của Thần Nông. Ông cai trị vùng đất rộng lớn mà ngày nay phần lớn thuộc Trung Quốc.
Thời gian ông còn nhỏ đã từng theo cha đi hái thuốc trong rừng sâu núi thẳm nên tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu, sau này lớn khôn khi cha đã làm vua mỗi lần đi hái thuốc thì đều giao lại quyền hành cai quản đất nước cho ông. Đế Đồi thực hiện đúng chính sách của cha là "thắt nút dây cai trị thiên hạ" khiến dân tình yên ổn an cư lạc nghiệp, sử sách không có nhiều tư liệu ghi chép về hành trạng lúc ông tại vị. Chỉ biết rằng sau khi Viêm Đế Thần Nông bị đứt ruột qua đời thì Đế Đồi kế tục sự nghiệp của cha, ông điều hành đất nước rất quy củ có phép tắc làm cho xã hội trở nên thịnh vượng kinh tế phát triển phồn vinh.
Không rõ Đế Lâm Khôi làm vua được bao nhiêu năm và thọ mệnh thế nào, chỉ biết rằng sau khi ông mất con trai là Đế Thừa nối ngôi. | 1 | null |
Oenothera biennis là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo chiều. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Đây là loài bản địa Đông và Trung Bắc Mỹ, từ Newfoundland tây Alberta, phía đông nam đến Florida và phía tây nam Texas, và thuần hóa rộng rãi ở những nơi khác trong khu vực ôn đới và cận nhiệt đới. Dầu hoa anh thảo được sản xuất từ cây này.
Oenothera biennis có tuổi thọ hai năm, cây cao 30–150 cm. Các lá hình mũi mác, dài 5–20 cm và rộng 1-2,5 cm, được tạo ra hình nhị chặt trong năm đầu tiên, và xoắn vào một gốc năm thứ hai.
Mùa nở hoa kéo dài từ cuối mùa xuân đến cuối mùa hè. Những bông hoa đang lưỡng tính, nở ra trên một cành cao và chỉ kéo dài cho đến khi buổi trưa sau. Chúng mở rõ ràng nhanh mỗi tối tạo ra một cảnh tượng thú vị.
Những bông hoa có màu vàng, 2,5–5 cm (0,98-1,97 in) đường kính, với bốn cánh hoa hai thùy. Các cấu trúc hoa có thể nhìn thấy bằng mật hoa tươi sáng hướng dẫn mô hình bằng mắt thường. Mô hình này là rõ ràng dưới ánh sáng cực tím và có thể nhìn thấy nó thụ phấn, sâu bướm, bướm và ong.
Quả hình con nhộng dài 2–4 cm và rộng 4–6 mm, có chứa rất nhiều hạt dài 1-2, bắn ra khi các viên nang tách ra thành bốn phần lúc trưởng thành.
Hạt của cây là thức ăn quan trọng cho các loài chim. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.