text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Gia đình Flynn-Fletcher là sự hợp nhất hai gia đình của bố Lawrence Fletcher và mẹ Linda Flynn khi họ kết hôn.
Lịch sử.
Gia đình Fletcher có nguồn gốc tại Anh Quốc, một thành viên, Reginald Fletcher trở nên nổi tiếng nhờ là "Người Bán Cá Bay".
Gia đình Flynn định cư tại Mĩ, thế hệ lớn tuổi nhất hiện tại là Clyde Flynn, ông là bố của mẹ Linda Flynn,sống đơn sơ cùng vợ mình,bà Betty Jo Flynn ở một ngôi nhà gỗ trong rừng. Linda từng nổi tiếng trong ngành âm nhạc với cái tên "Lindana" | 1 | null |
Georges Auric (1899-1983) là nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc người Pháp.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Thoạt đầu Georges Auric học nhạc tại Nhạc viện Montpellier, sau học tại Nhạc viện Paris. Tiếp theo, ông học sáng tác ở Vincent d'Indy và Albert Roussel tại Schola Cantorum. Ngay từ năm 1914, tác phẩm của Auric đã được trình diễn trong các buổi hòa nhạc. Trong thập niên 1920, Auric đã sáng tác các tác phẩm cho đoàn ballet của Sergei Diaghilev và hoạt động phê bình âm nhạc. Là Tổng quản của Nhà hát opera Paris và opera hài Paris trong các năm 1962-1968.
Các tác phẩm.
Georges Auric đã viết các vở opera, ballet, nhạc cho phim, những tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng, các bản sonata cho piano và các ca khúc. | 1 | null |
Lý Hoằng (chữ Hán: 李弘; 652 - 25 tháng 5, năm 675), còn gọi là Đường Nghĩa Tông (唐義宗), hay Hiếu Kính đế (孝敬皇帝), là Hoàng thái tử thứ 2 dưới triều Đường Cao Tông trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ năm của Đường Cao Tông Lý Trị, và là con trai trưởng do Hoàng hậu Võ Tắc Thiên sinh ra.
Ông nổi tiếng là một trong những Hoàng thái tử nhân hiếu, thành thật và tài năng của Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Sau khi qua đời, ông được cha Cao Tông truy tặng thụy hiệu như một Hoàng đế, một sự việc chưa từng xảy ra trong lịch sử. Từ đó, Lý Hoằng trở thành một trong 4 vị Hoàng tử duy nhất của nhà Đường được truy tặng Hoàng đế trên danh nghĩa, tuy nhiên chỉ có Lý Hoằng là được truy tặng miếu hiệu, 3 người còn lại là Đường Nhượng Đế Lý Hiến, Đường Phụng Thiên Đế Lý Tông và Đường Thừa Thiên Đế Lý Đàm.
Tiểu sử.
Đường Cao Tông khi còn là Thái tử, đã rất say mê Tài nhân Võ Mị, phi tần của Đường Thái Tông. Khi Đường Thái Tông qua đời, Võ Mị phải đến chùa Cảm Nghiệp, trở thành ni cô, nhưng cả hai vẫn tình cờ gặp lại nhau. Năm Vĩnh Huy thứ 2 (651), Đường Cao Tông đem ni sư Võ thị từ chùa Cảm Nghiệp trở lại hậu cung, phong làm Chiêu nghi, vào lúc này Võ thị đang mang thai. Năm sau (652), Lý Hoằng được sinh ra.
Khi đó, địa vị của mẹ ông là Chiêu nghi, xếp dưới Vương hoàng hậu và Tiêu Thục phi. Trên ông còn có bốn người anh: Thái tử Lý Trung (李忠), Hứa vương Lý Hiếu (李孝), Kỉ vương Lý Thượng Kim (李上金) và Ung vương Lý Tố Tiết (李素節).
Năm Vĩnh Huy thứ 6 (655), ngày 13 tháng 10, Đường Cao Tông phế truất Vương hoàng hậu và Tiêu Thục phi, Võ Chiêu nghi được phong làm Hoàng hậu. Cùng năm đó, Lý Hoằng được sắc phong làm Đại vương (代王). Lúc này, Lý Hoằng chân chính trở thành Nguyên tử (元子), tức là "Đích trưởng tử", một danh từ thời phong kiến gọi đến con trai lớn nhất do Hoàng hậu sinh ra.
Năm Hiện Khánh nguyên niên (656), tay chân của Võ hậu là Hứa Kính Tông dâng sớ nói con trai trưởng của Hoàng hậu có thể chính vị Đông cung, vì thế Đường Cao Tông ép Lý Trung phải nhường ngôi Thái tử cho Lý Hoằng, Phế Thái tử Lý Trung bị giáng làm "Lương vương" (梁王). Năm đó, Lý Hoằng chỉ mới 4 tuổi.
Thái tử nhân hiếu.
Khi trở thành Thái tử, Lý Hoằng còn chưa đến tuổi thực sự có thể đọc sách. Khi Lý Hoằng bắt đầu đi học, ông tỏ ra là người chăm chỉ và lễ độ.
Có lần thị giảng Quách Du (郭瑜) dạy ông về Tả truyện, đến đoạn Sở Mục vương giết cha là Sở Thành vương để soán ngôi, Lý Hoằng cảm thấy bất bình, than rằng:"Loại sự tình này làm thần tử nghe đến thật không đành lòng, thánh hiền kinh điển hẳn là chỉ ghi lại chuyện tốt để đời sau nghe theo, vì cái gì phải nhớ tới cái này?" và than khóc rất nhiều. Quách Du nói:" "Khổng Tử viết 《Xuân thu》, thiện ác sự việc đều ghi lại, là vì biểu dương thiện hạnh, lấy đó mà khuyên can đại chúng, ác hành lấy báo cho đời sau. Viết đến chuyện ác của Mị Thương Thần (tức Sở Mục vương), đúng là đem này tội ác để tiếng xấu muôn đời"". Thái tử lại nói:"Loại chuyện này, không chỉ có giảng không ra khỏi miệng, nghe nói cũng không đành lòng, xin cho ta học sách khác". Quách Du nghe vậy khen ngợi Thái tử nhân đức, ngay sau đó dạy 《Lễ Ký》.
Thái tử Lý Hoằng nhân hiếu như vậy, rất được Đường Cao Tông ngợi khen:"Thập phần nhân hiếu, tiếp đãi đại thần phù hợp lễ tiết, cũng không có khuyết điểm".
Lý Hoằng thập phần coi trọng nghiên cứu học vấn. Năm Long Sóc nguyên niên (661), Lý Hoằng mệnh đám người Hứa Kính Tông, Hứa Ngữ Sư, Thượng Quan Nghi, Dương Tư Kiệm thu thập cổ kim văn tập, lựa chọn và ghi lại 500 thiên, biên tổng thể 《Dao sơn ngọc thải - 瑶山玉彩》, được đến Cao Tông ban thưởng lụa gấm 30.000 đoạn. Năm Tổng Chương nguyên niên (668), Lý Hoằng xin truy tặng Nhan Hồi làm "Thái tử thiếu sư" (太子少师), Tằng Tham làm "Thái tử thiếu bảo" (太子少保).
Năm Tổng Chương thứ 2 (669), lực lượng Đường dưới sự chỉ huy của Lý Tích đã tiêu diệt được Vương quốc Cao Câu Ly. Khi đó, trong quân có lệnh rằng bất kỳ quân sĩ nào đào ngũ thì sẽ bị chém đầu, cả nhà người đó bị bắt làm nô bộc. Lý Hoằng cho rằng lệnh ấy quá khắc nghiệt, vì có những quân sĩ chưa hẳn đào ngũ mà có thể do họ bị bệnh, hay bị địch bắt hay chết trong trận không thấy xác, dâng sớ xin bỏ lệnh, tấu rằng:"Thần nghe nói, quân đội trưng binh, phàm là không có báo danh đúng lúc thì cả nhà đều sẽ bị liên lụy, thậm chí chưa bị định tội đã bị cầm tù, nhân số đông đảo. Nhưng giữa những người đó, có người vì bệnh tật mới quá hạn không đến, hoặc là đi đường gặp sơn tặc, qua sông gặp nạn, sợ hãi đào vong, thân chịu trọng thương... rất nhiều loại tình hình, quân pháp lại luận tội đến cả thân thuộc của họ. (Thần cho rằng) quân pháp nên chiếu cố tình hình thực tế, nếu không phải chết trận đã bị định tội hoặc là ghi chú đào vong, cũng liên lụy bọn họ người nhà, thật sự (có oan) đáng giá đồng tình. Thần hy vọng có thể chỉnh sửa pháp luật, về sau trong nhà có binh lính đào vong, cũng không cần chịu tội liên đới", Cao Tông bằng lòng.
Năm Hàm Hanh thứ 2 (671), Võ hậu cùng Cao Tông về đông đô Lạc Dương, Thái tử Lý Hoằng được giao nhiệm vụ ở lại Trường An giám quốc. Nhưng do sức khỏe của ông không đảm bảo nên quyền lực thuộc về các tể tướng Trương Văn Quán (張文瓘), Tiêu Đức Chiêu (蕭德昭) và Đái Chí Đức (戴至德). Khi được tin Quan Trung gặp nạn đói lớn, dân binh phải ăn cả cám và vỏ cây, Lý Hoằng bèn mở kho thóc phân phát đến Đồng châu để cứu tế.
Hai người con gái của Tiêu thục phi là Nghĩa Dương công chúa (義陽公主) và Cao An công chúa (高安公主) bị Võ hậu câu thúc trong cung, đến gần 30 vẫn chưa được lấy chồng. Cảm thương cho tình cảnh của hai người chị, Lý Hoằng xin với Cao Tông cho thả hai Công chúa ra và gả chồng cho họ, liền đem hai Công chúa gả cho Dực quân Quyền Nhị (權毅) và Toánh châu Thứ sử Vương Úc (王勖).
Năm Hàm Hanh thứ 4 (673), tháng 2, Thái tử Lý Hoằng lấy con gái của Bùi Cư Đạo (裴居道) làm Thái tử phi.
Qua đời.
Năm Thượng Nguyên thứ 2 (675), Lý Hoằng được cùng Đường Cao Tông và Võ hậu đến du ngoạn tại Hợp Bích cung (合璧宮). Khi đang ở Khỉ Xuân điện (绮云殿), Hoàng thái tử Lý Hoằng đột ngột qua đời, hưởng thọ 25 tuổi.
Trong thời gian đó, Võ hậu bị nghi là ra tay giết chết Lý Hoằng, ngay cả Tư trị thông giám cũng ghi xác nhận điều này. Về cái chết của Lý Hoằng, theo Vương Sưởng (王昶) thời Thanh Cao Tông, cùng các học giả đương thời lý giải ông chết là do đột ngột bị bệnh, họ cho rằng ngay từ nhỏ Thái tử Lý Hoằng đã nhiều bệnh, nay nghe đến việc Đường Cao Tông có ý định thiện nhượng, trở nên căng thẳng quá độ.
Đường Cao Tông được tin vô cùng thương xót, truy tặng Thái tử là Hiếu Kính hoàng đế (孝敬皇帝). Đây là lần đầu tiên, một vị cha là Hoàng đế lại truy tặng con trai mình làm Hoàng đế, điều này có thể thấy sự tiếc thương tột bậc của Cao Tông đối với con trai. Cao Tông lấy Thiên tử lễ nghi hậu táng với Cung lăng (恭陵), vùng ngoại thành Lạc Dương.
Thời Đường Trung Tông, ông được tặng miếu hiệu là Nghĩa Tông (義宗), lấy Sở vương Lý Long Cơ làm con thừa kế. Thời Đường Huyền Tông, những năm Khai Nguyên, Huyền Tông bãi miếu hiệu Nghĩa Tông.
Thê tử.
Ai hoàng hậu Bùi thị (哀皇后裴氏), con gái của Hữu Vệ tướng quân Bùi Cư Đạo (裴居道).
Năm Hàm Hanh thứ 4 (673), giá cấp Thái tử Hoằng, vị Thái tử phi (太子妃). Sau khi Thái tử Hoằng qua đời, không rõ bà mất năm nào. Được tặng thụy hiệu Hoàng hậu, táng cùng Lý Hoằng tại Cung lăng (恭陵). | 1 | null |
Na Tông là một xã thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Na Tông nằm ở phía tây nam huyện Điện Biên, có vị trí địa lý:
Xã Na Tông có diện tích 142,60 km², dân số năm 2022 là 4.867 người, mật độ dân số đạt 34 người/km².
Hành chính.
Xã Na Tông được chia thành 11 bản: Hát Tao, Pa Kín, Hin Phon, Na Tông 1, Na Tông 2, Na Hươm, Na Ố, Huổi Chanh, Sơn Tống, Gia Phú A, Gia Phú B.
Lịch sử.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP<ref name=45/NQ-CP></ref> về việc thành lập xã Na Tông trên cơ sở điều chỉnh 14.274,31 ha diện tích tự nhiên với 4.184 người và
13 bản: Hát Tao, Pa Kín, Hin Phon, Na Tông 1, Na Tông 2, Na Sản, Na Hươm, Na Ố, Huổi Chanh, Sơn Tống, Gia Phú A, Gia Phú B, Tân Quang của xã Mường Nhà.
Ngày 10 tháng 7 năm 2019, HĐND tỉnh Điện Biên ban hành Nghị quyết số 116/NQ-HĐND về việc: | 1 | null |
La Bohème là vở opera 4 màn của nhà soạn nhạc người Ý Giacomo Puccini. Những người viết lời cho tác phẩm là Giuseppe Giacosa và Luigi Illica. Cả hai đã viết lời theo tiểu thuyết Những cảnh đời ở Bohème của Henri Murger. Tác phẩm này được Puccini sáng tác vào các năm 1894-1895, trình diễn lần đầu tiên tại Turin vào năm 1896. Tiếp theo tác phẩm được trình diễn tiếp tại Manchester của Anh và Los Angeles của Mỹ cùng vào năm 1897, San Francisco và New York vào năm 1898, London vào năm 1899.
Tóm tắt nội dung.
Địa điểm: Paris
Thời gian: 1830
Màn 1.
"Ở gác xép của 4 người Bohemia"
Marcello đang vẽ, trong khi đó Rodolfo thì đang nhìn đăm đăm ra ngoài cửa sổ. Họ than phiền về cái lạnh. Để giữ ấm, họ đốt bản viết tay vở kịch của Rodolfo. Colline, nhà triết học, bước vào, run run và cằn nhằn về việc không thể cầm đồ một số cuốn sách. Schaunard, nhạc sĩ, đi vào cùng với đồ ăn, rượu và xì gà. Anh lý giải về nguyên nhân sự giàu có của mình: một công việc với một quý ông người Anh kỳ quặc, người yêu cầu anh chơi violin cho một con vẹt đến khi nó chết. Những người còn lại không thèm nghe câu chuyện của anh ta mà chỉ chăm chăm dọn bàn để ăn uống. Schaunard chen ngang, bảo họ rằng họ phải giữ đồ ăn cho những ngày sắp tới: tối nay họ sẽ cùng ăn mừng vận may của anh ta ở Cafe Momus, anh ta trả tiền.
Những người bạn bị cắt ngang bởi Benolt, chủ nhà, tới để thu tiền thuê nhà. Họ nịnh anh ta bằng rượu. Trong cơn say, anh ta bắt đầu khoe khoang về những cuộc phiêu lưu tình ái, nhưng cũng để lộ ra rằng anh ta đã kết hôn. Họ đẩy anh ta ra khỏi phòng mà không thèm trả tiền thuê nhà, trong sự phẫn nộ về đạo đức một cách khôi hài. Tiền thuê nhà được chia trong buổi tối dạo chơi ở Quartier Latin.
Marcello, Schaunard và Colline ra ngoài, còn Rodolfo ở lại một mình một lúc để viết nốt, hứa với bạn là sẽ sớm tham gia cùng. Có tiếng gõ cửa. Một cô gái sống cùng tòa nhà. Nến của cô đã bị thổi tắt, và cô không có diêm, cô nhờ Rodolfo thắp sáng nó. Cô nhanh chóng bị xỉu và Rodolfo đã đưa cô ra ghế và đưa cho cô một cốc rượu. Cô cảm ơn anh. Sau vài phút, cô nói là cô đã khá hơn và phải đi bây giờ. Nhưng vừa rời đi, cô nhận ra là đã đánh rơi mất chìa khóa. Nến của cô lại bị tắt bởi một luồng gió và của Rodolfo cũng vậy. Cả hai sẩy chân ngã trong bóng tối. Rodolfo nóng lòng được dành thời gian với cô gái, người mà anh đã bị thu hút, tìm và thủ chiếc chìa khóa, làm bộ vô tội. Anh cầm bàn tay lạnh của cô và nói cho cô về cuộc đời nhà thơ của anh, đòi cô kể về cuộc đời mình. Cô gái nói tên cô là Mimi, và miêu tả cuộc đời cô đơn giản chỉ là một thợ thêu. Mất kiên nhẫn, những người bạn đang chờ gọi Rodolfo. Anh trả lời điện thoại, đồng thời nhìn Mimi đang tắm trong ánh trăng. Họ nhận ra họ đã yêu nhau. Rodolfo muốn ở lại nhà với Mimi, nhưng cô quyết định tham gia cùng mọi người ở Cafe Momus. Họ vừa đi vừa hát về tình yêu mới chớm nở.
Màn 2:.
"Quartier Latin" | 1 | null |
La Bohème là vở opera của nhà soạn nhạc người Ý Ruggiero Leoncavallo. Ông viết vở opera này dựa theo tiểu thuyết Những cảnh đời ở Bohème của Henri Murger. Tuy nhiên, ông sử dũng các tình tiết khác với vở opera cùng tên của Giacomo Puccini. Vở opera của Leoncavallo được trình diễn lần đầu tiên tại Venice vào năm 1897, sau đó là New York vào năm 1960, London vào năm 1970 và Wexford vào năm 1994. | 1 | null |
Luigi Dallapiccola (1904-1975) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano, nhà sư phạm người Ý.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Luigi Dallapiccola học âm nhạc tại Nhạc viện Florence. Từ năm 1934, Dallapiccola dạy piano và sáng tác tại chính nơi mình từng theo học. Từ năm 1945, ông sống nhiều năm và giảng dạy tại Mỹ.
Phong cách âm nhạc.
Luigi Dallapiccola là nhà soạn nhạc Ý đầu tiên và chủ chốt sử dụng hệ thống 12 cung trong sáng tác nhưng vẫn kết hợp với những yếu tố của âm nhạc điệu, có giai điệu rõ ràng và phần nào theo trường phái hiện thực.
Các sáng tác.
Luigi Dallapiccola đã sáng tác: | 1 | null |
Isaak Osipovich Dunayevsky (tiếng Nga: Исаак Осипович Дунаевский) (cũng có thể là Dunaevski hoặc Dunaevsky) (1900-1955) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nghệ sĩ đàn piano người Nga có quốc tịch Liên Xô.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Isaak Dunayevsky học âm nhạc tại Nhạc viện Kharkov dưới dự hướng dẫn của Joseph Achron về môn sáng tác. Thời trẻ, Dunayevsky chơi trong một dàn nhạc giao hưởng và viết nhạc cho các chương trình. Năm 1925, ông chuyển về Moskva, tham gia chỉ đạo âm nhạc tại nhiều nhà hát, đoàn ca múa nhạc. Trong thập niên 1930, ông bắt đầu tham gia viết nhạc cho các bộ phim.
Phong cách sáng tác.
Tài năng của Isaak Dunayevsky được bộc lộ đầy đủ nhất trong lĩnh vực sáng tác ca khúc.
Các tác phẩm.
Sau đây là các tác phẩm của Isaak Dunayevsky: | 1 | null |
Nhật thực một phần diễn ra vào 23 tháng 10 năm 2014.
Bóng tối của Mặt Trăng sẽ đi qua bề mặt Trái Đất, vượt qua phía trên cực bắc, nhưng nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy vào lúc Mặt Trời mọc ở viễn đông nước Nga, và trước khi Mặt Trời lặn ở hầu hết các khu vực tại Bắc Mỹ. | 1 | null |
Mosul là một thành phố ở miền bắc Iraq và thủ phủ của tỉnh Nineveh, khoảng 400 km (250 dặm) về phía tây bắc Baghdad. Thành phố ban đầu tọa ở bờ tây của sông Tigris, đối diện với thành phố cổ Assyria Nineveh ở bờ đông, nhưng khu vực đô thị hiện đã phát triển bao gồm các khu vực khá lớn trên cả hai bờ sông, với năm cây cầu nối hai bờ. Phần lớn dân số là người Ả Rập (với người Assyria, người Turmen Iraq và cộng đồng người Kurd thiểu số.
Năm 1987, dân số của thành phố Mosul là 664.221 người; ước tính dân số năm 2002 là 1.740.000 người, và đến năm 2008 dân số ước tính khoảng 1.800.000 người. Từ năm 2014, Mosul bị chiếm đóng bởi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, đến năm 2017, bằng các chiến dịch quân sự của chính phủ Iraq và các đồng minh thành phố này mới được lấy lại từ tay IS | 1 | null |
Tikrit là một thành phố Iraq, nằm 140 km về phía tây bắc Baghdad bên sông Tigris. Thành phố, với dân số ước tính năm 2002 khoảng 260.000 người, là trung tâm hành chính của tỉnh Salah ad Din.
Tikrit (tiếng Ả Rập: تكريت Tikrīt, Syriac: ܬܓܪܝܬ Tagriṯ) đôi khi được dịch là Takrit hoặc Tekrit, là một thành phố ở Irac, cách thủ đô Baghdad 140 km (87 dặm) về phía tây bắc và cách Mosul trên đông nam 220 km Sông Tigris. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Saladin. Vào năm 2012, nó đã có dân số 160.000 người.
Trong những năm gần đây, thành phố này đã là địa điểm xung đột tích lũy trong Trận Tikrit thứ hai từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015, dẫn đến việc di dời 28.000 thường dân. Chính phủ Iraq giành lại quyền kiểm soát thành phố từ Nhà nước Hồi giáo vào ngày 31 tháng 3 năm 2015.
Lịch sử.
Thời cổ đại.
Là một pháo đài dọc theo sông Tigris (Akkadian: Idiqlat), thành phố này được nhắc đến lần đầu tiên vào mùa thu Assyria Chronicle như là nơi trú ngụ của vị vua Babylon Nabopolassar trong cuộc tấn công vào thành phố Assur năm 615 trước Công nguyên.
Tikrit thường được xác định là vùng định cư Hy Lạp Birtha..
Tikrit Kito giáo.
Cho đến thế kỷ thứ 6, Kitô giáo trong Đế chế Sasanian chủ yếu là chất nhuộm dưới Giáo hội Đông phương, tuy nhiên, do công việc truyền giáo của Miaphysite, Tikrit đã trở thành trung tâm chính của Miaphysite (Orthodox Christian) dưới thời giám mục đầu tiên, Ahudemmeh, năm 559. Dưới Marutha của Tikrit, đạo đức đã được nâng lên thành một maphrianate và thẩm quyền giáo hội của thành phố mở rộng đến trung tâm châu Á.
Thành phố vẫn chủ yếu là Kitô giáo chính thống Syria chính thống trong những thế kỷ đầu tiên của luật lệ Hồi giáo và đã trở nên nổi tiếng như là một trung tâm quan trọng của văn học Syriac và Christian Arab. Một số Kitô hữu nổi tiếng từ thành phố bao gồm giám mục Quriaqos của Tagrit người lên ngôi để trở thành Tổ phụ của Nhà thờ Chính thống Syria, các nhà thần học Abu Zakariya Denha và Abu Raita, và dịch Yahya ibn Adi.
Từ thế kỷ thứ chín, Kitô hữu bắt đầu di chuyển về phía bắc do các biện pháp hạn chế của một số thống đốc Hồi giáo. Nhiều người định cư tại Mosul và các ngôi làng ở Nineveh Plains, đặc biệt là Bakhdida, cũng như Tur Abdin. Cộng đồng Kitô giáo đã nhận được một thất bại khi thống đốc ra lệnh phá hủy nhà thờ chính được biết đến phổ biến như là "Nhà thờ Xanh" năm 1089, người Maphrian và một số Kitô hữu Tikrit phải di chuyển đến Tu Viện Mar Mattai, nơi có một ngôi làng tên là Merki Được thành lập ở thung lũng dưới tu viện. Một thống đốc khác cho phép xây dựng lại nhà thờ. Tuy nhiên, sự bất ổn trở lại và các maphrian chuyển vô thời hạn để Mosul vào năm 1156.
Bất kể, thành phố vẫn là một trung tâm quan trọng của Nhà thờ Chính thống Syriac cho đến khi bị phá hủy bởi Timur vào cuối thế kỷ 14. Một sự hiện diện của Cơ đốc nhân đã không tồn tại trong thành phố kể từ thế kỷ 17.
Tikrit Trung cổ.
Thị trấn này cũng là quê hương của bộ tộc Cơ đốc giáo Ả-rập của Iyad. Người Ả rập trong thị trấn bí mật giúp đỡ người Hồi giáo khi họ vây thành phố. Người Hồi giáo đã vào Tikrit vào năm 640, sau đó được coi là một phần của tỉnh Jazira, sau đó nó được coi là thuộc về Iraq bởi các nhà địa lý Ảrập.
Triều đại Uqaylid Ả Rập nắm giữ Tikrit năm 1036. Khoảng năm 1138, Saladin được sinh ra ở đó. Tỉnh hiện đại mà Tikrit là thủ đô được đặt theo tên của ông.
Thành phố này đã bị Timur tàn phá vào thế kỷ 14. Trong thời kỳ Ottoman Tikrit tồn tại như một khu định cư nhỏ thuộc về Rakka Eyalet và dân số của nó không bao giờ vượt quá 4.000-5.000.
Tikrit đương đại.
Tháng 9 năm 1917, lực lượng Anh [Anh Quốc] đã chiếm thành phố này trong thời kỳ tiến bộ lớn chống đế chế Ottoman trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cộng đồng người Do Thái Tikriti hầu hết đã biến mất vào năm 1948. Khi thời Saddam Hussein lên nắm quyền, chỉ có hai gia đình Do Thái trong thành phố.
Thành phố này là nơi sinh của Saddam Hussein]. Nhiều thành viên cấp cao của chính phủ Iraq trong thời kỳ cai trị của ông ta đã được rút ra từ bộ tộc Tikriti của Saddam, Al-Bu Nasir (Al-Bu Nasir, Al-Bu Nasir), cũng như các thành viên của đảng Cộng hòa Iraq Guard]], chủ yếu là vì Saddam dường như cảm thấy rằng ông có thể dựa nhiều nhất vào người thân và đồng minh của gia đình mình. Sự thống trị của Tikriti của chính phủ Iraq đã làm Hussein trở nên xấu hổ, và năm 1977, ông bãi bỏ việc sử dụng các họ ở Irac để che giấu sự thật là rất nhiều người ủng hộ chính của ông mang cùng họ là 'al-Tikriti' Saddam Hussein được chôn cất gần Tikrit ở quê nhà Owja sau khi bị treo cổ vào ngày 30 tháng 12 năm 2006. | 1 | null |
Vitis mustangensis là một loài nho bản địa nam Hoa Kỳ. Phạm vi của loài nho này bao gồm tây Louisiana, Texas, và Oklahoma. Loài cây nho này có thân gỗ và tạo ra cụm quả nhỏ màu xanh lá cây cứng lúc chín muồi thành quả mọng màu tím đậm và mềm với kích thước 3/4-inch trong tháng Tám-tháng Chín.
Quả loài này được dùng sản xuất rượu vang mustang. | 1 | null |
Số hóa truyền hình là quá trình chuyển đổi và ngưng phát sóng truyền hình analog để chuyển sang phát sóng kỹ thuật số. Mục tiêu chính là chuyển đổi phát sóng analog mặt đất sang phát sóng số mặt đất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cũng bao hàm sự chuyển đổi từ truyền hình cáp analog sang truyền hình cáp số cũng như chuyển đổi từ truyền hình vệ tinh analog sang truyền hình vệ tinh kỹ thuật số.
Mỗi quốc gia có cách số hóa truyền hình khác nhau; tại một số quốc gia, việc số hóa được thực hiện theo từng giai đoạn như tại Ấn Độ, Việt Nam và Anh, nơi mỗi khu vực có kế hoạch tắt sóng riêng. Tại các nước khác, cả quốc gia sẽ được chuyển đổi vào cùng một thời điểm, như tại Hà Lan, nơi tất cả các kênh analog đồng loạt tắt sóng vào 11 tháng 12 năm 2006. Một số quốc gia có kế hoạch tắt sóng riêng cho từng kênh, như tại Trung Quốc, các kênh CCTV từ 1-5-2006 sẽ được tắt sóng đầu tiên.
Tổng quan số hóa truyền hình toàn cầu theo quốc gia.
Năm thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Quảng Nam, Cần Thơ và Đà Nẵng cùng một số tỉnh lân cận đã tắt sóng Analog. Các tỉnh còn lại sẽ thực hiện tắt sóng Analog theo từng thời gian cụ thể và tiến tới cả nước sẽ hoàn thành tắt sóng Analog vào năm 2020, khi đó các hộ gia đình đang sử dụng các dòng TV < 32 inch được sản xuất trước năm 2013 nếu muốn xem tiếp phải sử dụng đầu thu DVB-T2 hoặc mua TV đời mới được tích hợp sẵn đầu thu DVB-T2 được sản xuất trong năm 2013, 2014 (< 32 inch kể từ ngày 1/4/2014) và trong tương lai để được xem tiếp các kênh chương trình.
Liên kết ngoài.
Xem thêm | 1 | null |
Ha Jung-woo (lúc nhỏ là Kim Sung-hoon sinh ngày 11 tháng 3 năm 1978) là một diễn viên Hàn Quốc. Anh nghiên cứu lĩnh vực sân khấu ở Đại học Chung-Ang, và sau vài năm tham gia những vai nhỏ và thành phần phụ, anh đã được cast vào vai chính đầu tiên của mình trong một bộ phim độc lập với kinh phí thấp "The Unforgiven" (2005), đạo diễn bởi người bạn của anh Yoon Jong-bin. Tiếp theo đó là bộ phim"Time" (2006) của Kim Ki-duk, và "Never Forever" (2007) cùng với Vera Farmiga. Thế nhưng, bộ phim có vai trò đột phá giúp Ha Jung-woo trở thành ngôi sao là series phim kinh dị The Chaser của Na Hong-jin (2008). Được biết đến là có khả năng thu hút lời khen của giới phê bình cũng như thành công về thương mại, Ha Jung-woo nhanh chóng trở thành diễn viên hàng đầu được yêu cầu nhiều nhất vào thế hệ của anh trong điện ảnh Hàn Quốc, giới thiệu sự linh hoạt của anh trong phim đường "My Dear Enemy" (2008), phim thể thao "Take Off" (2009), phim truyền hình tội phạm "The Yellow Sea" (2010), phim xã hội đen "Nameless Gangster" (2012), phim hài lãng mạn "Love Fiction" (2012), phim diệp viên kinh dị "The Berlin File" (2013), và phim hành động kinh dị "The Terror Live" (2013). Anh đã ra mắt sự nghiệp đạo diễn của mình thông qua bộ phim hài "Fasten Your Seatbelt" (2013).
Thời thơ ấu.
Sinh ra là Kim Sung-hoon, Ha Jung-woo xuất thân từ một gia đình có nghiệp diễn xuất. Ba của anh Kim Yong-gun là một diễn viên kì cựu nổi tiếng đã từng xuất hiện trong nhiều phim điện ảnh và series phim truyền hình trong khi em trai của anh Kim Young-hoon (nghệ danh: Cha Hyun-woo) là một diễn viên đầy khát khao và tham vọng. Ha Jung-woo đã từng chia sẻ rằng kể từ khi còn 4 hoặc 5 tuổi, anh đã ước mơ được trở thành một diễn viên giống như ba của mình. Trước khi vào đại học, anh đã tham gia vào một viện diễn xuất tư nhân và trong một khoảng thời gian anh đã được diễn viên Lee Beom-soo hướng dẫn. Sau đó anh theo học đại học Chung-Ang chuyên ngành sân khấu.
Năm 1998, Ha Jung-woo bắt đầu nghĩa vụ quân sự của mình, làm việc tại Khoa Quan hệ công chúng lực lượng vũ trang. Anh mang kinh nghiệm diễn xuất của mình để sử dụng tốt trong thời gian này, xuất hiện trong 10 bộ phim quảng cáo cho quân đội.
Sự nghiệp.
Ha Jung-woo ra mắt trong vai trò diễn xuất trong bộ phim sitcom "Honest Living" của đài SBS năm 2002 và phim truyện Madeleine năm 2003. Trong một vài năm tiếp theo, sự nghiệp diễn xuất của anh tụt xuống mức thấp trọng điểm, chỉ xuất hiện trong một vài vai phụ, nhưng cũng không có được nhiều sự chú ý. Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2005. Anh ký hợp đồng với công ty tài năng SidusHQ và đồng ý với nghệ danh Ha Jung-woo. Ha Jung-woo cũng xuất hiện trong vai chính đầu tiên của mình trong bộ phim độc lập "The Unforgiven" - một lời phê bình sắc bén về bạo lực thể chất và tinh thần trong hàng ngũ quân đội. Sau đó anh góp mặt trong bộ gây tranh cãi "Time" và "Breath" của đạo diễn Kim Ki-duk, hai bộ phim đã mang đến cho tài năng diễn xuất của anh nhiều sự chú ý hơn từ quê nhà Hàn Quốc cũng như nước ngoài. Trong khoảng thời gian này, vai diễn một công tố viên với quả đầu lạnh có mối quan hệ với một sĩ quan cảnh sát đầy nhiệt huyết do Go Hyun-jung thủ vai trong series phim truyền hình nổi tiếng của đài MBC "H.I.T" thu hút nhiều khán giả nữ hơn. Anh cũng đóng vai chính trong bộ phim độc lập của Mỹ "Never Forever" cùng với Vera Farmiga và giành được nhiều lời khen từ các liên hoan phim.
Sự bùng nổ của Ha Jung-woo đến từ bộ phim The Chaser vào năm 2008, trong đó ông đóng vai một nhân vật hao hao dựa trên tên giết người hàng loạt Yoo Young-chul. Bộ phim đã trở thành một hit lớn tại các phòng vé Hàn Quốc, thu về hơn 5 triệu vé bán ra, đồng thời cũng thu hút sự khen ngợi cao từ các nhà phê bình và nhiều giải thưởng từ các cơ quan giải thưởng địa phương. Vai diễn một kẻ tâm thần của Ha Jung-woo, kết hợp với hình tượng một tên vô lại quyến rũ trong "My Dear Enemy" cùng năm đó, đã giới thiệu tính linh hoạt và nâng cao vị trí của anh lên một trong những diễn viên được săn đón nhiều nhất trong ngành công nghiệp phim ảnh Hàn Quốc. Kể từ bộ phim "The Chaser", Ha Jung-woo làm việc hầu như không ngừng nghỉ trong những năm tiếp theo, tham gia những vai trò mỗi lúc mỗi khác nhưng hấp dẫn trong "Beastie Boys", "Boat (2009 film)|Boat", và "Take Off (Korean Movie)|Take Off". "Take Off (film)|Take Off", dựa trên đội tuyển quốc gia nhảy trượt tuyết của Hàn Quốc, đã trở thành một trong những hit phòng vé lớn nhất của năm 20009.
Đạo diễn người Mỹ Martin Scorsese, người từng có lời đồn rằng sẽ làm lại bộ phim The Chaser ở Hollywood, đã có lời khen ngợi Ha Jung-woo rằng anh có tiềm năng không thua kém hai diễn viên của "The Departed" Leonardo DiCaprio và Matt Damon.
Ha Jung-woo đã hội ngộ với đạo diễn phim The Chaser Na Hong-jin và bạn diễn Kim Yoon-seok trong siêu phẩm thứ hai của Na Hong-jin "The Yellow Sea", đã đem lại cho Ha Jung-woo giải thưởng Diễn viên nam xuất sắc nhất từ Giải thưởng Điện ảnh châu Á, Giải thưởng Nghệ thuật BaekSang và Giải thưởng Hiệp hội phê bình điện ảnh Hàn Quốc.
Ha Jung-woo đã cho biết rằng bộ phim pháp lý kinh dị "The Client" đã gợi nhớ lại những ngày đầu của anh trên sân khấu, và đạo diễn phim đã dành cho anh nhiều lời khen ngợi cho những "khoảnh khắc của tài năng và sự tỏa sáng thật sự" trong suốt quá trình sản xuất.
Đầu năm 2012, Samsung Electronics đã tạo ra dự án đặt sản phẩm trong phim ngắn để giới thiệu sản phẩm Galaxy Note, sản phẩm máy tính bảng có tính năng của điện thoại di động mới nhất của họ. Mang tên "Cine Note", dự án khủng này bao gồm 3 bộ phim ngắn của các đạo diễn Kang Hyeong-cheol, Jang Hoon và E J-yong. Ha Jung-woo đã tham gia với vai chính cho cả ba bộ phim, trong khi nhạc sĩ nổi tiếng Lee Seung-chul sản xuất phần âm nhạc và họa sĩ truyện tranh webtoon Son Jae-ho và Lee Gwang-soo dựng hiệu ứng phim.
"Nameless Gangster" là sự hợp tác thứ ba của Ha Jung-woo với đạo diễn đồng thời là người bạn lâu năm Yoon Jong-bin, cùng với sự góp mạt của diễn viên kỳ cựu nổi tiếng Choi Min-shik. Nối tiếp theo sau đó là bộ phim hài lãng mạn độc đáo "Love Fiction" cùng với Gong Hyo-jin. Cả hai bộ phim đều là hit phòng vé tại Hàn Quốc vào thời điểm đó.
Sau khi hoàn thành bộ phim "Love Fiction", Ha Jung-woo cùng với Gong Hyo-jin và 14 diễn viên khác đã tham gia một chuyến đi bộ xuyên quốc gia từ thủ đô Seoul tới quận Haenam, tỉnh Jeolla Nam. Chuyến hành trình của họ được ghi chép lại trong phim tài liệu "577 Project", thể hiện toàn bộ quãng đường hàng kilômét. Ha Jung-woo đã phụ trách 3 mặt sản xuất bao gồm lên kế hoạch, diễn xuất và casting. Anh cho biết mình làm như vậy để thay lời cảm ơn đến những người đã ủng hộ anh sau khi anh giành chiến thắng ở hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất ở Giải thưởng nghệ thuật Baeksang năm 2010 và 2011.
Trong bộ phim The Berlin File của đạo diễn Ryoo Seung-wan, Ha Jung-woo đã đóng vai một điệp viên người Triều Tiền ở Berlin bị phản bội và cắt đuôi trong một âm mưu gián điệp tài chính. Cùng với vợ của mình(một thông dịch viên ở đại sứ quán do Jun Ji Hyun thủ vai), anh cố gắng thoát khỏi việc bị diệt khẩu, và trên đường đi còn có Ryoo Seung-bum và Han Suk-kyu trong vai hai đặc vụ người Triều Tiên và Hàn Quốc đồng hành.
Anh xuất hiện 90% trong bộ phim hành động kinh dị "The Terror Live", đóng vai một người dẫn chương trình của kênh tin tức phát sống trực tiếp độc quyền trong một vụ khủng bố. Anh cũng góp mặt trong phim "", trong đó anh thủ vai một người giết thịt ngoài vòng pháp luật thời đại Joseon.
Ha Jung-woo ra mắt với vai trò đạo diễn với phim "Rollercoaster" (pháp hành quốc tế với tên gọi "Fasten Your Seatbelt"), dựa trên kịch bản phim của riêng anh về sự tương tác hài hước giữa nhóm phi hành đoàn và các hành khách (bao gồm một ngôi sao ngạo mạn của làn sóng Hallyu do Jung Kyung-ho) thủ vai) trên một chuyến bay từ Tokyo đến Sân bay quốc tế Gimpo đang có nguy cơ bị rơi khi chiếc máy bay gặp phải một cơn bão lớn. Tiếp theo dự án này, Ha Jung-woo sẽ đạo diễn và tham gia trong phim "Chronicle of a Blood Merchant", một bộ phim sản xuất năm 2014 phỏng theo một tiểu thuyết năm 1995 của tác giả người trung quốc Yu Hua.
Hoạt động khác.
Song song với sự nghiệp diễn xuất, Ha Jung-woo đồng thời là một họa sĩ. Mặc dù nó bắt đầu như một sở thích trong thời gian học đại học, nhưng anh đã vẽ một cách nghiêm túc trong năm 2007. Những bức tranh của anh, tất cả đều được hoàn thành dưới sự kết hợp của hai phong cách Pop art và Expressionism, đã được trưng bày ở một số triển lãm nghệ thuật cá nhân. Các nhà phê bình đã từng nói những tác phẩm của Ha Jung-woo với những gam màu mạnh mẽ với những sự kết hợp thú vị gợi nhớ đến những tác phẩm của học sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat. "Sống một cuộc sống của diễn viên cũng giống như đang sống trong một cuộc chiến tranh vô hình. Hội họa đã xoa dịu tôi và khiến cho tôi trở nên lý trí. Thật là quá ngông cuồng để nói rằng hội họa là sở thích của tôi; tốt hơn là nên nói đó chính là một cách để tôi tồn tại là một diễn viên", Ha Jung-woo nói.
Năm 2011, ông xuất bản một tuyển tập các bài luận có tựa đề "Ha Jung-woo, Good Feeling". Bên cạnh suy ngẫm của mình về cuộc sống, anh cũng đã viết suy nghĩ của mình về các nghệ sĩ nổi tiếng như Pablo Picasso. Cuốn sách cũng bao gồm khoảng 60 bức tranh của anh.
Đời sống cá nhân.
Sau khi hẹn hò với người mẫu thời trang Gu Eun-ae từ tháng 8 năm 2008, hai người đã chia tay nhau vào tháng 1 năm 2012. | 1 | null |
Open Automotive Alliance (OAA) là một liên minh của các hãng sản xuất xe hơi và các công ty công nghệ nhằm mục tiêu áp dụng hệ điều hành Android lên các dòng xe hơi. Liên minh được ra mắt tại sự kiện CES vào ngày 6, tháng 1 năm 2014. | 1 | null |
Họ Cá dơi (danh pháp khoa học: Ogcocephalidae) là một họ cá biển sống ở tầng đáy, các loài thuộc họ này đều dễ thích nghi. Chúng được tìm thấy ở vùng nước sâu, vùng biển sâu của Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.
Trong tiếng Anh, tên gọi batfish thông thường cũng được dùng cho họ cá tai tượng Ephippidae ở giống Platax. Cá của chi này cũng dẹt nhưng không phải nằm ngang với đáy. Chúng có vây kéo dài, dường như thẳng đứng hơn là nằm ngang và bơi cao hơn trong cột nước biển. Tên thông thường batfish là điểm chung duy nhất của hai họ cá này.
Đặc điểm.
Chúng là những loài cá dưới đáy, chủ yếu được tìm thấy trên sườn lục địa ở độ sâu từ 200 đến 1.000 m (660 và 3.280 ft). Tuy nhiên, một số chi ở Tân Thế giới lại sống ở nhiều vùng biển nông ven bờ và cửa sông.
Chúng có ngoại hình kỳ dị như một vòng tròn lớn, hình tam giác, hoặc hình hộp (đối với Coelophrys) ở đầu và một cái đuôi nhỏ. Các thành viên lớn nhất của họ này là khoảng 50 cm (20 in) chiều dài. Các vây lưng có thể có thể được rút lại thành một khoang illicial trên miệng. Chúng tiết ra một chất lỏng nghĩ để hoạt động như một mồi nhử hóa, thu hút con mồi. Phân tích dạ dày của chúng chỉ ra rằng nó là loài ăn cá, động vật giáp xác, giun nhiều tơ và sâu biển.
Cá dơi được phát hiện ở khắp các vùng biển nhiệt đới có đáy cát và sỏi. Chúng có thân dẹt tựa một con cá bơn, có cái đầu phồng ra lạ lùng như một con cá ếch, và đi bộ trên những chiếc vây biến đổi. Chúng thuộc về một bộ cá gọi là bộ anglerfish (cá thợ săn – Lophiiforme) và vì vậy chúng có một mồi nhử để thu hút con mồi. Chúng cũng có một bộ phận giống mũi nhô ra giữa hai mắt. Vây bụng bất thường của chúng đã phát triển thành một công cụ cho phép chúng đi bộ trên đáy biển. Vây ngực của chúng dài ra như những cánh tay để giữ chúng ở đúng vị trí. Các vây cũng giúp chúng đào hang xuống dưới sâu và phủ cát lên thân để ngụy trang.
Trong số các loài thuộc họ này, đáng chú ý hơn cả là loài "Ogcocephalus darwini", tức cá dơi môi đỏ. Chúng nổi bật và đáng chú ý với cặp môi đỏ lừ, giống cặp môi của thiếu nữ được tô son hấp dẫn, đôi môi đỏ chính là sự cuốn hút chết người với các con mồi. Những con cá nhỏ, tôm, giáp xác thấy cái môi đỏ hay lao đến ăn nhưng cái miệng đỏ chót sẽ nhanh như chớp nuốt gọn chúng. | 1 | null |
Kılıç Arslan I (, ) là Sultan của Hồi quốc Rûm từ năm 1092 đến khi qua đời năm 1107. Ông đã trị vì một vương quốc Hồi giáo trong suốt thời gian diễn ra cuộc Thập tự chinh đầu tiên và do đó ông luôn phải đối mặt với những cuộc tấn công của Thập tự quân. Ông cũng tái thành lập vương quốc Hồi giáo Rûm sau cái chết của Malik Shah I của Đại Seljuk và đánh bại quân Thập tự ba trận trong cuộc Thập tự chinh năm 1101.
Vươn tới quyền lực.
Sau cái chết của vua cha Suleyman năm 1086, ông trở thành một con tin của Sultan Malik Shah I của Đại Seljuk, nhưng đã được thả ra khi Malik Shah chết năm 1092. Kilij Arslan sau đó đã trở thành thủ lĩnh quân đội của bộ lạc Oghuz Yiva và thiết lập định đô tại Nicaea, thay thế Amin 'l Ghazni, thống đốc được Malik Shah I bổ nhiệm.
Sau cái chết của Malik Shah I, có nhiều bộ lạc riêng lẻ như Danishmend, Mangujekid, Saltuqid, Chaka, Tengribirmish, Artuqid (Ortoqid) và Akhlat-Shah, đã bắt đầu xung đột với nhau để thành lập quốc gia độc lập của riêng mình. Mưu đồ của Hoàng đế Đông La Mã Alexios Komnenos khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Kılıç Arslan kết hôn với con gái của Phó vương xứ Chaka nhằm cố gắng thiết lập một liên minh chống lại Đông La Mã, người chỉ huy một hạm đội hải quân hùng mạnh. Năm 1094, Kılıç Arslan nhận được một lá thư từ Alexios, nói rằng Chaka đang có ý đứng về phía Đông La Mã và quay mặt lại với Kılıç Arslan. Vì thế, ông đã đem quân tới kinh đô Smyrna của Chaka, rồi cho mời cha vợ đến một bữa tiệc rượu và hạ sát khi ông đang say sưa. | 1 | null |
Cá chìa vôi khoang vằn (tên khoa học Dunckerocampus dactyliophorus) là một loài cá của họ Syngnathidae.
Phân bố và môi trường sống.
Cá chìa vôi khoang vằn phổ biến rộng rãi trên khắp các vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm biển Đỏ. Phạm vi của nó bao gồm Úc, Fiji, Polynesia thuộc Pháp, Indonesia, Nhật Bản, quần đảo Marshall, New Caledonia, quần đảo Bắc Mariana, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, quần đảo Solomon, Nam Phi, và Đài Loan. Nó sinh sống vùng thủy triều, đầm phá, và bên ngoài dốc rạn san hô ở miền nhiệt đới. | 1 | null |
"Say Something" là một bài hát của nhóm nhạc người Mỹ A Great Big World, được phát hành làm single chủ đạo cho album đầu tay của họ "Is There Anybody Out There?" (2013). Trước đó, bài hát được phát hành làm single solo của thành viên Ian Axel trích từ album solo "This Is the New Year" của anh vào năm 2011, "Say Something" được phát hành làm single của nhóm nhạc vào ngày 3 tháng 9, năm 2013, thông qua hãng đĩa Epic Records. Sau khi bài hát được sử dụng trên chương trình truyền hình Mỹ "So You Think You Can Dance", nó đã thu hút sự chú ý của Christina Aguilera, cô đã liên lạc với nhóm nhạc để hợp tác thu âm ca khúc. Không lâu sau, Aguilera đã góp giọng trong bản thu âm lại của "Say Something", phát hành ngày 4 tháng 11, năm 2013.
"Say Something" chỉ đạt được thành công khi bản thu âm lại với Aguilera được phát hành; ca khúc đứng thứ 16 trên bảng "Billboard" Hot 100 vào tuần đầu tiên sau khi A Great Big World và Aguilera biểu diễn nó trên "The Voice", thời gian sau đó bài hát đã vươn lên vị trí thứ 4. Nó còn đứng đầu bảng xếp hạng tại Úc, Bỉ, và Canada. Video âm nhạc của "Say Something" được ra mắt vào ngày 9 tháng 11, năm 2013. Để quảng bá "Say Something", A Great Big World và Aguilera đã trình diễn ca khúc trên "The Voice" và lễ trao giải American Music Awards năm 2013. | 1 | null |
Chi Cá lưỡi chích (Alepisaurus; nghĩa "thằn lằn không vảy") là chi cá duy nhất trong họ Alepisauridae, gồm các loài cá biển săn mồi gọi là cá lưỡi chích.
Cá lưỡi chích có thể dài tới 2 m. Có rất ít thông tin về sinh học của chúng, mặc dù chúng phân bố rộng rãi ở tất cả các đại dương, ngoại trừ vùng biển cực. Các mẫu vật đã được ghi nhận ở tận phía bắc Greenland. Chúng thường bị đánh bắt do việc đánh bắt phụ cho các tàu đánh bắt cá ngừ.
Tên chi là từ tiếng Hy Lạp "a-" nghĩa là "không có", "lepis" nghĩa là "vảy", và "sauros" có nghĩa là "thằn lằn".
Các loài.
Hai loài hiện được công nhận trong chi này là:
Điểm khác biệt chính giữa 2 loài này là hình dạng của mõm: dài và nhọn ở "A. ferox;" ngắn hơn một chút ở "A. brevirostris". Một loài thứ ba được công nhận, "A. paronai" , là một hóa thạch được biết đến từ các địa tầng tuổi giữa thế Miocen từ Ý. | 1 | null |
Tetracona amathealis là một loài bướm đêm trong họ Crambidae. Chúng thường được tìm thấy ở New Guinea và Australia, nhất là các khu vự Queensland, bắc New South Wales và Western Australia.
Loài này trước đây được phân vào chi "Agrotera", nhưng các phân loại gần đây xếp chúng vào loài điển hình của chi "Tetracona". | 1 | null |
Brihaspa atrostigmella là một loài bướm đêm trong họ Crambidae. Loài này có thể được tìm thấy ở Ấn Độ (Sikkim), Myanmar, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Bhutan, Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan.
Tại Việt Nam, ấu trùng của loài bướm này thường được gọi với tên thông dụng là sâu chít, được dân gian xem như là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam. Sâu chít được bắt về thường được người dân chế biến thành thức ăn và đặc biệt là ngâm rượu. | 1 | null |
Chilo infuscatellus là một loài bướm đêm trong họ Crambidae.
Loài này được mô tả bởi các nhà côn trùng học Hà Lan Samuel Constantinus Snellen van Vollenhoven vào năm 1890. Loài này được tìm thấy ở Ấn Độ, Myanmar, Tajikistan, Afghanistan, Triều Tiên, Đài Loan, Malaysia, Philippines và trên Java và Timor.
Bướm trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 30 đến 40 mm (1,2-1,6 in). Cánh sau có màu trắng kem với đầu cánh màu da vờ nhạt.
Ấu trùng ăn một số lượng lớn các loài cây trong họ Poaceae; Chúng bao gồm yến mạch (Avena sativa), sả cỏ (Cymbopogon winterianus), cỏ Bermuda ("Cynodon dactylon"), cỏ Java ("Cyperus rotundus"), gạo rừng ("Echinochloa colona"), lúa mạch ("hordeum vulgare"), lúa gạo ("Oryza sativa"), kê ("Panicum"), ngọc kê ("Pennisetum glaucum"), mía ("Saccharum officinarum"), lúa miến ("sorghum bicolor") và ngô ("Zea mays"). Ấu trùng non ăn lỗ nhỏ trên lá, Đặc biệt các màng bọc lá. | 1 | null |
Elophila obliteralis là một loài bướm đêm trong họ Crambidae.
Đây là loài bản địa của miền đông Bắc Mỹ. Nó là loài được du nhập ở Hawaii.
Sải cánh dài 10–22 mm con đực nhỏ hơn con cái. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 8 ở Bắc Mỹ.
Ấu trùng ăn một loạt các cây thủy sinh, bao gồm "Hydrilla verticillata", "Eichhornia crassipes", "Pistia stratiotes", "Nymphaea" và "Potamogeton". | 1 | null |
Mesolia pelopa là một loài bướm đêm trong họ Crambidae. Nó được Turner mô tả vào năm 1947. Được tìm thấy và ghi lại ở Lãnh thổ Bắc Úc.
Nó có sải cánh khoảng 18 mm. Các cánh trước có màu nâu, nhưng có nhiều lông ở lưng. Cạnh bên có màu trắng và có hai đường trắng mảnh từ chi trước đỉnh, cũng như một đường đầu cuối màu đen. Các cánh sau của nó có màu xám nhạt. | 1 | null |
Sâu tre (tên khoa học Omphisa fuscidentalis) là một loài ngài thuộc họ Crambidae. Tên tiếng Thái cho loài sâu này là nòn máy phai, (, 'sâu tre"), nhưng hay được gọi là "rot duan" (, 'tàu tốc hành'). Môi trường sống của nó là rặng và rừng tre ở những vùng mát mẻ miền Bắc Thái Lan, Bắc Lào, Bắc Myanmar, những nơi lân cận của Vân Nam, Trung Quốc và các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Sâu của loài này được coi là thức ăn ngon với người dân trong vùng.
Sải cánh bướm đực là 4 cm, cơ thể dài 2 cm. Con cái hơi lớn hơn, sải cánh dài 4,5 cm còn cơ thể dài 2,2 cm. Cánh chúng màu nâu-cam, có sọc đen, cong. Thân mình của sâu màu trắng, dài 3,5 đến 4 cm.
Làm thức ăn.
Việc thu gom sâu chủ yếu diễn ra vào thời kì đình động, khi mà sâu xúm lại trong lóng tre. Sâu tre là thức ăn phổ biến ở nhiều vùng. Chừng 26% khối lượng cơ thể chúng là protein, 51% là chất béo. Ngày nay, do nhu cầu sâu tre ngày một lớn, chúng được nuôi thương phẩm. Chúng thường được chiên ngập dầu, thêm rau thơm và gia vị. | 1 | null |
"La cumparsita" (tiếng Tây Ban Nha dịch ra tiếng Việt: "Cuộc diễu hành nhỏ") là một bản nhạc tango không lời được nhạc sĩ người Uruguay Gerardo Matos Rodríguez sáng tác vào năm 1916. Thực tế, Roberto Firpo (giám đốc kiêm nghệ sĩ vĩ cầm của dàn nhạc biểu diễn ra mắt bản nhạc này) đã bổ sung những đoạn trong các bản tango "La Gaucha Manuela" và "Curda Completa" của ông vào bản hành khúc dành cho carnaval của Matos ("La Cumparsita"), từ đó tạo nên bản "La cumparsita" như được biết đến hiện nay.
Bản nhạc vốn dĩ không có lời, về sau Pascual Contursi và Enrique Pedro Maroni đặt lời, biến nó thành bài hát. "La cumparsita" được coi là một trong những khúc tango nổi tiếng nhất và dễ nhận ra nhất.
Nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt lời tiếng Việt dưới tựa đề "Vũ nữ thân gầy".
Lịch sử.
Bài hát vốn là một bản hành khúc dành cho carnaval của Uruguay, phần giai điệu được anh sinh viên ngành kiến trúc 18 tuổi tên Gerardo Hernán "Becho" Matos Rodríguez soạn vào đầu năm 1916 ở Montevideo. Ngày 8 tháng 2 năm 1916, Matos Rodríguez nhờ người bạn Manuel Barca đưa bản nhạc cho Roberto Firpo xem, tại quán cà phê La Giralda. Firpo nhanh chóng nhận ra rằng ông có thể biến nó thành một bản nhạc tango. Bản nhạc khi ấy gồm hai đoạn, và Firpo bổ sung một đoạn nữa trích từ những bản tango của ông nhưng ít người biết là "La gaucha Manuela" and "Curda completa". Ông cũng dùng một phần của bài hát "Miserere" (của Giuseppe Verdi) lấy từ opera. Nhiều năm sau đó, Firpo thuật lại khoảnh khắc đáng nhớ ấy như sau:
Firpo thu âm bản nhạc vào tháng 11 năm 1916 cho hãng Odeon Records - đĩa số 483. Ông thu tại phòng thu của Max Glücksmann ở Buenos Aires, Argentina và thuê hai nghệ sĩ vĩ cầm, một nghệ sĩ bandoneón (Juan Bautista "Bachicha" Deambrogio) và một nghệ sĩ flute còn ông làm trưởng dàn nhạc và chơi dương cầm. Bản nhạc ra mắt trên mặt B của đĩa hát 78 vòng, thu được thành công ít ỏi và chìm vào quên lãng sau vài năm.
Năm 1924, nghệ sĩ người Argentina Pascual Contursi đặt lời cho bản nhạc, khiến nó nhanh chóng biến thành một bản hit. Phiên bản này hiện được coi là bài hát tango nổi tiếng nhất trên thế giới, đứng ngay phía trước bản "El Choclo". Contursi thu âm bài hát dưới nhan đề "Si Supieras" (nghĩa là "Nếu bạn biết"). Thời gian đó Matos Rodríguez đang sống tại Paris, Pháp. Anh phát hiện tác phẩm đã trở nên nổi tiếng lúc nói chuyện với nghệ sĩ vĩ cầm kiêm trưởng dàn nhạc tango người Uruguay Francisco Canaro khi ông đang biểu diễn bài hát dưới tựa đề "Si Supieras". Canaro cho anh biết rằng bài hát được "tất cả các dàn nhạc cuồng mê". Matos Rodríguez dành hai thập niên tiếp theo để đấu tranh pháp lý đòi tiền tác quyền và cuối cùng cũng thành công khi đảm bảo rằng bài hát từ giờ sẽ lấy lại nhan đề cũ là "La cumparsita". Tuy nhiên, phần lời hát của Contursi đã gắn chặt với bài hát.
Năm 1948, Canaro dàn xếp một thỏa thuận giúp chấm dứt các vụ kiện tụng. Ông xác định 20% tiền tác quyền sẽ thuộc về Contursi và đối tác kinh doanh của Contursi là Enrique P. Maroni. 80% còn lại sẽ thuộc về Matos Rodríguez. Canaro cũng định ra rằng các tờ nhạc in trong tương lai sẽ in phần lời của Contursi kèm với các phần lời ít nổi tiếng do Matos Rodríguez viết, ngoài ra không in bất cứ phần lời nào khác.
Sự phổ biến.
Năm 1997, Quốc hội Uruguay thông qua Luật số 16.905 quy định phần nhạc của "La cumparsita" là bản nhạc văn hóa và đại chúng của quốc gia.
Bài hát xuất hiện trong nhiều phim như "Anchors Aweigh" (1945), "Sunset Boulevard" (1950), "Some Like It Hot" (1959), "Take the Lead" (2006). Trong tập "Down Beat Bear" của phim hoạt hình "Tom and Jerry" cũng chèn bài hát. Bài hát nằm trong đoạn mở đầu của vở kịch truyền thanh khét tiếng "The War of the Worlds" - vở kịch có nội dung khiến nhiều thính giả tin rằng "người sao Hỏa" đã đến Trái Đất.
Trong Thế vận hội Mùa hè Sydney 2000, đội tuyển Argentina đã diễu hành bằng bản nhạc này khiến Chính phủ Uruguay phải lên tiếng phản đối. Nhiều vận động viên thể dục dụng cụ cũng dùng các biến thể của bài này khi biểu diễn như Vanessa Atler (1998–99), Jamie Dantzscher (2000), Oana Petrovschi (2001–02), Elvire Teza (1998), Elise Ray (1997–98), Natalia Ziganchina (2000), Maria Kharenkova (2013) và Mykayla Skinner (2011–12). | 1 | null |
Doãn Tôn (chữ Hán: 尹尊, ? - ?), không rõ người ở đâu, nhân vật quân sự cuối đời Tân, đầu đời Đông Hán. Ban đầu ông là tướng lãnh nghĩa quân Lục Lâm, sau cái chết của Canh Thủy đế, trở thành một thủ lĩnh quân phiệt cát cứ tại huyện Yển thuộc quận Dĩnh Xuyên , nằm trong số các thủ lĩnh đối lập bị chính quyền của Quang Vũ đế tiêu diệt sớm nhất.
Sự nghiệp.
Không rõ thời điểm tham gia nghĩa quân Lục Lâm cũng như quá trình chiến đấu của Doãn Tôn. Năm Canh Thủy thứ 2 (24), Canh Thủy đế tiến vào Trường An, đại phong công thần, Doãn Tôn được phong Yển vương. Tháng 9 ÂL năm sau, Canh Thủy đế bị nghĩa quân Xích Mi sát hại, Doãn Tôn tự lập trở thành một thế lực quân phiệt.
Năm Kiến Vũ thứ 2 (26), Quang Vũ đế nói với chư tướng: "Yển mạnh nhất, Uyển thuộc Nam Dương (quận) xếp sau." Chấp kim ngô Giả Phục xin đi đánh Yển, được chấp nhận. Giả Phục soái bọn Kỵ đô úy Âm Thức, Kiêu kỵ tướng quân Lưu Thực tấn công huyện Yển. Doãn Tôn đưa quân chống cự, liên tiếp thất bại, hơn một tháng sau thì bị hàng phục.
Không rõ hậu sự của Doãn Tôn. | 1 | null |
Backdoor, nghĩa là "cửa hậu" hay lối vào phía sau. Trong một hệ thống máy tính, "cửa hậu" là một phương pháp vượt qua thủ tục chứng thực người dùng thông thường hoặc để giữ đường truy nhập từ xa tới một máy tính, trong khi cố gắng không bị phát hiện bởi việc giám sát thông thường. Cửa hậu có thể có hình thức một chương trình được cài đặt (ví dụ Back Orifice hoặc cửa hậu rookit Sony/BMG rootkit được cài đặt khi một đĩa bất kỳ trong số hàng triệu đĩa CD nhạc của Sony được chơi trên một máy tính chạy Windows), hoặc có thể là một sửa đổi đối với một chương trình hợp pháp - đó là khi nó đi kèm với Trojan. | 1 | null |
Monopterus là một chi gồm các loài lươn đầm lầy đặc hữu châu Á thuộc họ Lươn. Chi này có một loài "M. boueti" đặc hữu châu Phi. Hai loài, "M. eapeni" và "M. roseni", sinh sống trong hang động.
Các loài.
Chi này hiện có 14 loài được công nhận: | 1 | null |
chiến tranh ukcrane -nga là một cuộc xung đột giữa nga và ukcrane khi hai nước cộng hoà tuyên bố độc lập từ ukcrana,nhưng ukraine không chấp nhận hai nước cộng hoà độc lập. Chính vì hai nước cộng hoà cầu cứu Nga đã gây ra một cuộc chiến đánh vào thủ đô Kiev. | 1 | null |
Popeyes Louisiana Kitchen là một chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh gà rán của Mỹ thành lập năm 1972 tại New Orleans, Louisiana. Thường được gọi là Popeyes và đôi khi như Popeyes Chicken & Biscuits hoặc Popeyes Chicken & Seafood nó đã được mua lại bởi công ty đóng ở bang Sandy Springs, Georgia AFC Enterprises, tên ban đầu là Chicken Favorite Company vào năm 1993. Theo một thông cáo báo chí công ty ngày 29 tháng sáu 2007, Popeyes là "hãng có chuỗi nhà hàng phục vụ nhanh món thịt gà lớn thứ hai tính theo số đơn vị, với hơn 1.800 nhà hàng tại hơn 40 tiểu bang và đặc khu Columbia, Puerto Rico, và hơn 22 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm cả: Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Síp, Bahrain, Trung Quốc, Cộng hòa Gruzia, Hồng Kông, Iraq, Indonesia, Jordan, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Singapore, Canada, Jamaica, Guyana, Suriname, México, Trinidad, Honduras, Việt Nam. Khoảng ba mươi đơn vị thuộc sở hữu công ty, phần còn lại là nhượng quyền thương mại. Tính đến tháng 1 năm 2014, Popeyes có hơn 2.000 nhà hàng trên toàn thế giới theo trang web của công ty.
Theo thỏa thuận đã ký, đến năm 2029 mỗi năm Popeyes phải trả 3,1 triệu USD tiền bản quyền công thức chế biến gà rán cho tập đoàn sản xuất thực phẩm Diversified Foods and Seasonings (DFS) ở Louisiana do nhà sáng lập Popeyes Al Copeland thành lập năm 1984 | 1 | null |
George Enescu (1881-1955) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin, nhạc trưởng người România.
Cuộc đời và sự nghiệp.
George Enescu biểu diễn độc tấu violin khi mới 7 tuổi. Sau đó, Enescu học âm nhạc tại Nhạc viện Viên, tốt nghiệp lúc 12 tuổi với giải nhất về violin và hòa thanh. Ông hoàn thiện kiến thức âm nhạc với những Jules Massenet, André Gédalge và Gabriel Fauré. Ông khởi đầu sự nghiệp rực rỡ của mộ kỳ tài âm nhạc vào năm 18 tuổi. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Enescu đến cư trú tại Paris và đi lưu diễn khắp thế giới. Ông còn biểu diễn những bản sonata cho piano của nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven cùng Jacques Thibaud.
Phong cách âm nhạc.
Âm nhạc của George Enescu đối với România giống như âm nhạc của Béla Bartók đối với Hungary. Enescu là một trong những đại diện lớn nhất của trường phái âm nhạc România đương đại và có thể được coi như người sáng lập ra nền âm nhạc này.
Các sáng tác.
George Enescu đã sáng tác: | 1 | null |
Phyllopteryx là một chi cá nhỏ trong họ Syngnathidae. Chúng thường được gọi bằng tên thông dụng là hải long, tìm thấy được dọc theo ven biển phía tây và nam của Úc. Từ thế kỷ 19, loài hải long duy nhất được biết đến là "Phyllopteryx taeniolatus". Mãi đến năm 2015, loài thứ hai trong chi là "Phyllopteryx dewysea" mới được mô tả lần đầu tiên. Cả hai loài đều có quan hệ chặt chẽ với các thành viên khác của họ cá chìa vôi như hải long lá, cá chìa vôi và cá ngựa, mà tất cả đều mang đặc điểm con đực mang thai.
Các loài.
Chi này có hai loài được công nhận: | 1 | null |
"Suck It and See" là một bài hát của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys từ album phòng thu cùng tên của họ, đĩa đơn được phát hành thông qua tải kỹ thuật số MP3 và 7 "vinyl vào ngày 31 tháng 10 năm 2011 cùng với bài hát "Evil Twin" là mặt B. Đây là một trong những đĩa đơn hiếm hoi có mặt B được xếp hạng cao hơn so với chính đĩa đơn, với "Suck It and See" ở 149 và "Evil Twin" đạt 114 trên UK Singles Chart. | 1 | null |
Ernest Guiraud (1837-1892) là nhà soạn nhạc, nhà sư phạm người Pháp.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ernest Guiraud học âm nhạc tại Nhạc viện Paris. Ở đây, Guiraud học Antoine Marmontel về chơi piano, học Fromental Halévy về sáng tác. Sau đó, Guiraud đọa Giải thưởng Rome vào năm 1859. Từ năm 1880, ông trở thành giáo sư môn sáng tác tại chính Nhạc viện Paris. Ông là bạn thân của Georges Bizet và sau khi Bizet qua đời, ông đã chuyển những đoạn đối thoại trong vở opera Carmen thành hát nói, phối khi cho opera Les Contes d' Hoffmann của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Đức Jacques Offenbach.
Những sáng tác.
Ernest Guiraud đã sáng tác: | 1 | null |
Friedrich Wilhelm Michael Kalkbrenner (1785-1849) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm, nhà sư phạm người Đức.
Tiểu sử.
Friedrich Kalkbrenner học nhạc tại Nhạc viện Paris trong các năm 1798-1802. Năm 1824, ông gia nhập hãng sản xuất piano Pleyel, đồng thời là thầy dạy piano nổi tiếng và là người viết sách dạy chơi piano. Frédéric Chopin, nhà soạn nhạc thiên tài người Ba Lan, là bạn ông và đã tặng ông bản Piano concerto 1 biên soạn năm 1830.
Những sáng tác.
Friedrich Kalkbrenner đã sáng tác: | 1 | null |
Lajos Kossuth de Udvard et Kossuthfalva (thường được gọi là Lajos Kossuth) (1802-1894) là một luật sư, chính trị gia người Hungary. Ông trở nên nổi tiếng trong cuộc Cách mạng Hungary năm 1848. Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hungary chống lại quân xâm lược Áo trong cuộc cách mạng đó. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa thất bại và Kossuth phải trốn sang Anh và Mỹ. Lajos Kossuth đã trở thành hình tượng trong bản giao hưởng thơ Kossuth của nhà soạn nhạc người Hungary Béla Bartók | 1 | null |
Kossuth là bản giao hưởng thơ của nhà soạn nhạc người Hungary Béla Bartók. Tác phẩm này gồm 10 cảnh, nói về cuộc đời của chính trị gia, luật sư Lajos Kossuth. Bản giao hưởng thơ được Bartók sáng tác vào năm 1903, trình diễn lần đầu tiên tại thành phố Budapest vào năm 1904. | 1 | null |
Cải tạo Sao Hỏa là một quá trình giả định mà các nhà khoa học sẽ biến đổi khí hậu của Sao Hỏa, đặc điểm bề mặt, và các thuộc tính ban đầu với mục đích tạo nên một môi trường phù hợp cho sự sống con người, nhằm khiến việc khai phá Sao Hỏa trở nên an toàn và ổn định hơn với con người.
Ý tưởng dựa trên giả thuyết rằng môi trường của một hành tinh có thể được biến đổi bằng các tác động nhân tạo. Tuy nhiên, tính khả thi của việc tạo ra một bầu khí quyển trên Sao Hỏa vẫn chưa rõ ràng. Đã có một vài phương pháp được đề xuất trong cuộc họp , trong đó mặc dù có những phương pháp tiêu tốn rất nhiều tài nguyên và tiền bạc, có những phương pháp mà có thể thực hiện được bằng công nghệ hiện tại và trong tương lai.
Động cơ và vấn đề đạo lý.
Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng tài nguyên trong tương lai có thể buộc con người phải khai phá các hành tinh khác ngoài Trái Đất, như Sao Hỏa, Mặt Trăng, và các hành tinh xung quanh. Việc định cư vũ trụ sẽ giúp việc khai thác năng lượng và các nguồn tài nguyên của Hệ Mặt Trời dễ dàng hơn.
Trong nhiều khía cạnh, Sao Hỏa là hành tinh giống Trái Đất nhất trong các hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời. Sao Hỏa được tin rằng đã từng có một môi trường khá giống Trái Đất ở thời kỳ đầu lịch sử của nó, với một khí quyển dày hơn và lượng nước dồi dào nhưng đã mất dần trong quá trình hàng trăm triệu năm. Với nền móng tương tự và khoảng cách gần với Trái Đất, Sao Hỏa là một trong những mục tiêu cải tạo hiệu quả và dễ dàng nhất trong Hệ Mặt Trời.
Việc xem xét những vấn đề đạo lý của quá trình cải sinh bao gồm khả năng hủy diệt hoặc thay thế sự sống trên Sao Hỏa, thậm chí là vi sinh vật, nếu nó tồn tại.
Thách thức và giới hạn.
Môi trường Sao Hỏa hiện hữu một số các thách thức cần khắc phục và việc mở rộng quy mô cải tạo có thể bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường chính.
Trọng trường yếu.
Trọng lực trên bề mặt Sao Hỏa chỉ bằng 38% so với Trái Đất. Các nhà khoa học không rõ liệu trọng lực của nó có đủ để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe xuất hiện ở môi trường không trọng lực hay không.
Hơn nữa, trọng lực thấp của Sao Hỏa sẽ khiến nó khó có thể giữ lại bầu khí quyển như Trái Đất hay Sao Kim. Trái Đất và Sao Kim đều có bầu khí quyển dày đặc bao quanh, mặc dù chúng phải hứng chịu nhiều hơn những cơn gió mặt trời mà sẽ thổi bay những vật chất khí trên hành tinh. Việc duy trì các nguồn khí trên Sao Hỏa có thể là cần thiết để đảm bảo rằng một bầu khí quyển đậm đặc cho con người được duy trì trong thời gian dài.
Hứng chịu những ảnh hưởng của vũ trụ.
Sao Hoả thiếu một từ quyển để làm giảm bức xạ mặt trời và giữ lại bầu khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng các trường từ được dò thấy trên Sao Hỏa là dấu tích còn lại của từ quyển mà đã biến mất vào thời kỳ đầu của Sao Hỏa.
Việc thiếu đi từ quyển là một lý do gây nên bầu khí quyển mỏng manh của Sao Hỏa. Các nguyên tử của gió mặt trời bên trong khí quyển Sao Hỏa đã được phát hiện bởi các máy dò bay trên quỹ đạo Sao Hỏa,Sao Kim, tuy nhiên, rõ ràng chứng minh rằng sự thiếu đi một từ quyển sẽ không làm mất đi khí quyển dày đặc của nó.
Trái Đất chứa rất nhiều nước bởi vì tầng điện ly chịu ảnh hưởng của từ quyển. Các ion Hydro hiện diện trong tầng điện ly di chuyển rất nhanh do có khối lượng nhỏ, nhưng vẫn không thể thoát ra ngoài vũ trụ được bởi quỹ đạo của chúng sẽ bị uốn cong trở lại bầu khí quyển dưới tác dụng của từ trường. Sao Kim có bầu khí quyển dày đặc, nhưng dấu vết của hơi nước chỉ ở mức 20 ppm do nó không có từ trường. Nước trong khí quyển của Sao Hỏa cũng bị thoát vào vũ trụ. Trái Đất còn được tăng cường sự bảo vệ bởi tầng ozone. Tia cực tím đã bị ngăn chặn trước khi nó có thể xâm nhập khí quyển và phân giải nước thành hydro và oxy. Bởi vì chỉ có số ít hơi nước tồn tại ở tầng đối lưu và tầng ozone nằm phía trên tầng bình lưu, nên chỉ một lượng nước nhỏ bị phân giải thành hydro và oxy.
Từ trường của Trái Đất là 31µT. Sao Hỏa cũng sẽ cần một từ trường mạnh tương đương như vậy để bù đắp ảnh hưởng của những cơn gió mặt trời.Công nghệ tạo ra một từ trường bao phủ hành tinh hiện vẫn chưa xuất hiện.Tầm quan trọng của từ quyển đã được đặt dấu hỏi. Trong quá khứ, Trái Đất đã từng có những giai đoạn mà từ quyển đổi hướng, nhưng sự sống vẫn tiếp diễn. Một bầu khí quyển dày đặc giống như của Trái Đất có thể bảo vệ Sao Hỏa trước bức xạ mặt trời trong điều kiện thiếu từ quyển.
Thuận lợi.
Theo các nhà lý luận hiện đại, Sao Hỏa nằm bên ngoài rìa của "vùng cư trú được", một vùng trong Hệ Mặt Trời mà thích hợp cho sự sống. Sao Hỏa nằm ở phần biên của vùng được biết đến với tên gọi là "vùng cư trú mở rộng" nơi mà các khí nhà kính dày đặc có thể tạo ra một áp suất khí quyển vừa đủ để giúp nước tồn tại ở dạng lỏng trên bề mặt hành tinh. Do đó, Sao Hỏa có tiềm năng hỗ trợ thủy quyển và sinh quyển.
Sự thiếu hụt cả từ trường và các hoạt động địa chất trên Sao Hỏa có thể là do kích thước nhỏ bé của nó, khiến cho phần lõi Sao Hỏa nguội nhanh hơn nhiều so với Trái Đất, mặc dù chi tiết của quá trình đó vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.Các nhà khoa học cho rằng Sao Hỏa đã từng có một môi trường tương tự như Trái Đất ở giai đoạn đầu trong quá trình phát triển của nó. Mặc dù nước đã từng hiện diện trên bề mặt Sao Hỏa, giờ đây nước chỉ tồn tại trên 2 cực, là những tầng đóng băng bên dưới bề mặt của hành tinh. Ngày 26/9/2013, các nhà khoa học NASA thông báo robot tự hành Curiosity đã phát hiện lượng nước lớn chiếm 1.5 đến 3% khối lượng của mẫu đá ở vùng đồng bằng Aeolis Palus khu vực miệng núi lửa Gale.
Đất đá và khí quyên Sao Hỏa có chứa nhiều nguyên tố chính cần thiết cho sự sống. Một lượng lớn băng nước tồn tại bên dưới bề mặt Sao Hỏa, cũng như trên bề mặt 2 cực, đang tồn tại ở dạng hỗn hợp với đá khô, CO2 đóng băng. Lượng đáng kể nước được lưu trữ ở cực nam của Sao Hỏa, nếu tan chảy, sẽ tương đương với một đại dương sâu 11m bao phủ toàn bộ hành tinh. Băng khô CO2 ở 2 cực bay hơi vào khí quyển vào mùa hè trên Sao Hỏa, và những lượng nhỏ nước còn sót lại, sẽ nhanh chóng bị những trận gió với vận tốc lên tới 400 km/h thổi bay. Sự thay đổi các mùa đưa một lượng lớn bụi và hơi nước vào trong khí quyển, có tiềm năng tạo thành những đám mây kết tủa như Trái Đất. Hầu hết oxy trên khí quyển Sao Hỏa tồn tại trong CO2 - thành phần chính của khí quyển hành tinh này. Phân tử O2 chỉ tồn tại với một lượng rất nhỏ. Lượng lớn nguyên tố oxy cũng được tìm thấy trong sắt oxit trên bề mặt Sao Hỏa, và trong đất đá, dưới dạng các Nitrat. Một phân tích mẫu đá của tàu đổ bộ Phoenix đã chỉ ra sự hiện diện của perchlorat, hợp chất hóa học được sử dụng để phân giải oxy trong các thiết bị sản xuất oxy bằng phương pháp hóa học. Điện phân cũng có thể được sử dụng để phân giải nước trên Sao Hỏa thành oxy và hydro.
Các chiến lược và phương pháp được đề xuất.
Quá trình cải sinh Sao Hỏa sẽ cần 3 thay đổi chủ chốt cùng lúc: xây dựng một bầu khí quyển, giữ ấm, và ngăn chặn khí quyển thoát ra ngoài vũ trụ. Khí quyển của Sao Hỏa tương đối mỏng và áp suất khí quyển tại bề mặt Sao Hỏa rất thấp. Bởi vì khí quyển sao hỏa chủ yếu bao gồm CO2, một loại khí nhà kính, nên một khi Sao Hỏa bắt đầu nóng lên, CO2 sẽ giúp giữ lại nhiệt lượng gần bề mặt. Hơn nữa, khi nóng lên, thêm nhiều CO2 sẽ được giải phóng vào khí quyển từ trữ lượng băng khô CO2 ở 2 cực, giúp đẩy nhanh hiệu ứng nhà kính. Điều này có nghĩa rằng 2 quá trình hình thành bầu khí quyển và làm nóng khí quyển sẽ tương trợ nhau, bổ trợ vào quá trình cải sinh Sao Hỏa.
Môi trường khắc nghiệt được tạo ra bởi chuyển động các luồng khí sẽ hình thành và duy trì các cơn bão bụi lớn, cũng làm nóng bầu khí quyển (bằng việc hấp thụ bức xạ mặt rời).
Làm bay hơi Carbon dioxide.
Hiện tại có đủ CO2 ở 2 địa cực và bên trong lớp đất đá trên Sao Hỏa để nếu chúng bốc hơi do việc khí hậu ấm lên vài độ, sẽ làm tăng áp suất khí quyển lên tới , tương đương ở đỉnh Everest, nơi mà áp suất khí quyển là 33,7kPa (0,333atm). Dù con người không thể thở được trong bầu khí quyển này, áp suất của nó vẫn cao hơn giới hạn Armstrong (giới hạn mà khi đó áp suất không khí đủ thấp để nước trong người sôi ở nhiệt độ 37 °C) và sẽ loại bỏ sự cần thiết của đồ bảo hộ. Thực vật phù du cũng có thể chuyển hoá khí CO2 thành khí O2, rất quan trọng vì với nhiệt độ thấp của Sao Hoả, theo định lý Henry, sẽ có một tỉ lệ cao giữa CO2 tan trong nước với CO2 trong không khí.
Cung cấp Ammonia.
Một phương pháp phức tạp hơn dùng amonia như một khí nhà kính. Có khả năng rằng một lượng lớn amonia tồn tại ở trạng thái đông đặc trên những tiểu hành tinh ở vòng ngoài hệ mặt trời. Việc dịch chuyển chúng về bầu khí quyển Sao Hoả là một điều khả thi. Vì amonia (NH3) theo khối lượng phần lớn là Nitơ nên nó có thể cung cấp lượng khí trơ cần thiết cho không khí. Những va chạm thiên thạch chứa amonia nhỏ hơn nhưng kéo dài cũng sẽ giúp tăng nhiệt độ và khối lượng của khí quyển Sao Hoả.
Nhu cầu cho khí trơ là một thách thức mà mọi việc xây dựng khí quyển đều phải vượt qua. Trên Trái Đất, Nitơ là thành phần chính của không khí, chiếm tới 78%. Sao Hoả cũng sẽ cần một thành phần khí trơ tương tự dù không nhất thiết phải nhiều như vậy. Việc thu thập đủ khí Nitơ, Argon hay một số khí trơ tương tự là rất khó.
Cung cấp các Hydrocarbon.
Cách khác để tạo một bầu khí quyển cho Sao Hỏa là cung cấp khí Methane hoặc các Hydrocarbon khác, những khí có nhiều trong khí quyển của mặt trăng Titan và trong các hồ của Titan. Methane có thể thoát vào khí quyển và hoạt động góp phần vào hiệu ứng nhà kính. Methane hoặc các hydrocarbon khác có thể giúp tăng áp suất của khí quyển. Các khí này có thể sử dụng để tạo ra nước và CO2 cho khí quyển Sao Hỏa:
Phản ứng này có thể xảy ra nhờ xúc tác bằng nhiệt hoặc bằng bức xạ tia cực tím mặt trời. Phần lớn sản phẩm của phản ứng sẽ là CO2 và nước, các yếu tố cần thiết cho sự quang hợp - bước tiếp theo của quá trình cải sinh Sao Hỏa.
Cung cấp Hydro.
Hydro có thể được cung cấp cho khí quyển và hình thành thủy quyển. Ví dụ, H2 có thể phản ứng với Fe2O3 từ đất trên Sao Hỏa, nước sẽ là sản phẩm của phản ứng:
Phụ thuộc vào mức độ của CO2 trong khí quyển, việc cung cấp H2: phản ứng với H2 sẽ sinh ra nước, nhiệt và than chì thông qua phản ứng Bosch. Hoặc, phản ứng của H2 với CO2 trong khí quyển thông qua phản ứng Sabatier sẽ tạo ra methane và nước.
Sử dụng các hợp chất Flo.
Bởi vì sự ổn định lâu dài của thời tiết là cần thiết cho việc duy trì dân số, việc sử dụng những khí nhà kính mạnh có chứa Flo, có thể là Sulfur hexafluoride (SF6) hoặc các halocarbon như chlorofluorocarbons (CFC) và perfluorocarbons (PFC) đã được đề xuất. Những loại khí này là những loại khí có triển vọng nhất để đưa vào bầu khí quyển Sao Hoả vì chúng là những khí nhà kính rất mạnh, gấp hàng ngàn lần khí CO2. Có thể làm điều này một cách khá rẻ tiên bằng cách bắn nhiều tên lửa đem CFC nén cho đâm vào Sao Hoả. Khi tên lửa đâm xuống đất thì nó sẽ giải phóng lượng CFC mà nó đem theo và bầu khí quyển. Cần phải bắn một cách đều đặn nhiều loạt "tên lửa CFC" này trong vòng hơn một thập kỉ trong khi Sao Hoả biến đổi một cách hoá học và trở nên ấm hơn.
Để làm thăng hoa những sông băng CO2 ở cực nam, bầu khí quyển Sao Hoả sẽ cần thêm khoảng 0.3 microbar CFC, tương đương với một khối lượng khoảng 39 triệu mét khối. Lượng CFC này gấp khoảng 3 lần lượng CFC mà đã được sản xuất trên Trái Đất từ năm 1972 đến 1992 (khi quá trình sản xuất CFC đã bị cấm bởi các hiệp ước quốc tế). Các cuộc thăm dò khoáng vật trên Sao Hoả đã ước tính được một lượng lớn Flo trong thành phần cấu tạo của nó, với mật độ 32 ppm theo khối lượng so với chỉ 19.4 ppm trên Trái Đất. Một phương pháp đề nghị khai thác khoáng sản giàu Flo trên Sao Hoả để sản xuất CFC và PFC, duy trì nhiệt độ bầu khí quyển giống Trái Đất trên Sao Hoả mà đã được tạo nên trước đó. Phương pháp này giả sử rằng trên Sao Hoả những khoáng sản đó ít nhất phải phổ biến như trên Trái Đất, để duy trì việc sản xuất những khí nhà kính tối ưu (CF3SCF3, CF3OCF2OCF3, CF3SCF2SCF3, CF3OCF2NFCF3, C12F27N) cho việc giữ ấm Sao Hoả.
Sử dụng những tấm gương bay trên quỹ đạo quanh Sao Hỏa.
Những tấm gương được làm từ phim PET tráng nhôm có thể được đưa vào quỹ đạo quanh Sao Hoả để tăng lượng ánh sáng mà nó nhận được. Những tấm gương này sẽ hướng ánh sáng xuống đất và trực tiếp tăng nhiệt độ bề mặt Sao Hoả. Chúng có thể trở thành những vệ tinh địa tĩnh, hoạt động như những cánh buồm mặt trời để giữ mình tại một vị trí cố định so với Sao Hoả, ở gần địa cực, để làm thăng hoa những phiến băng khô CO2 và giúp tăng hiệu ứng nhà kính.
Giảm thiểu suất phản chiếu.
Giảm suất phản chiếu của bề mặt Sao Hoả đi sẽ giúp hấp thụ ánh nắng tốt hơn. Có thể làm điều này bằng cách rải bụi đen từ những mặt trăng của Sao Hoả, Phobos và Deimos, chính là một trong số những thiên thể tối nhất trong Hệ Mặt Trời; hoặc có thể du nhập những sinh vật tối màu có thể sống ở điều kiện khắc nghiệt như vi khuẩn, tảo và địa y. Khi đó mặt đất sẽ có thể hấp thụ nhiều ánh nắng hơn, làm ấm bầu khí quyển.
Nếu tảo hoặc một sinh vật xanh nào khác tồn tại, chúng cũng sẽ góp một lượng Ôxi nhỏ cho không khí, dù không đủ cho con người thở. Quá trình trao đổi tạo Ôxi là rất phụ thuộc vào nước. CO2 phần lớn được chuyển đổi thành hiđrat cacbon. Vào ngày 26 tháng 4 năm 2012, các nhà khoa học đã thông báo rằng địa y đã sống sót và cho thấy kết quả đáng chú ý với khả năng thích nghi quá trình quang hợp trong vòng 34 ngày dưới điều kiện trên Sao Hoả tại phòng thí nghiệm Mars Simulation Laboratory (MSL) được vận hành bởi German Aerospace Center (DLR).
Va chạm của tiểu hành tinh.
Một cách khác để tăng nhiệt độ Sao Hỏa là va chạm trực tiếp một tiểu hành tinh nhỏ vào bề mặt Sao Hỏa. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các tia laser ngoài không gian hoặc một số phương pháp khác để làm biến đổi quỹ đạo tiểu hành tinh. Năng lượng va chạm sẽ được giải phóng thành nhiệt. Lượng nhiệt này có thể làm bay hơi CO2, hoặc nếu ở nước tồn tại dạng lỏng ở giai đoạn này của quá trình cải tạo, nước sẽ bay hơi và hơi nước cũng là một loại khí nhà kính. Các tiểu hành tinh có thể được lựa chọn dựa vào thành phần của chúng, như amonia, sẽ được phân tán vào Sao Hỏa khi va chạm, bổ sung thêm khí nhà kính vào khí quyển. Các tia chớp có thể tạo nên các lớp nitrat trong đất Sao Hỏa. Sự tác động của các tiểu hành tình vào các lớp nitrat này sẽ giải phóng thêm nitơ và oxy vào khí quyển.
Nhiệt động học của quá trình cải sinh.
Toàn bộ năng lượng cần thiết để làm bốc hơi CO2 từ khối băng cực nam được mô hình hóa bởi Zubrin và McKay. Việc tăng nhiệt độ 2 cực thêm 4 độ kelvin sẽ là cần thiết để kích thích hiệu ứng nhà kính. Nếu sử dụng các gương trên quỹ đạo, ước tính cần 120 MWe-năm would để tạo ra các gương đủ lớn để làm bay hơi băng ở các cực. Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất, mặc dù ít thực tiễn. Nếu sử dụng các khí nhà kính halocarbon, sẽ cần 1000 MWe-năm để làm được điều này. Mặc dù không hiệu quả khi so sánh, nó lại được công nhận là phương pháp nhiều thực tiễn nhất. Việc va chạm với một tiểu hành tinh, thường được coi là một hiệu ứng hợp lực, sẽ cần xấp xỉ 4 tiểu hành tinh chứa 10 tỷ tấn ammonia để kích hoạt hiệu ứng nhà kính, với nhiệt độ tăng lên tổng cộng 8 độ. | 1 | null |
Rhinecanthus là một chi cá biển trong họ Cá bò da. Chi này được lập ra vào năm 1831.
Từ nguyên.
Từ định danh "rhinecanthus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "rhí̄nē" (ῥίνη; "cái giũa") và "ákantha" (ἄκανθα; "gai"), hàm ý đề cập đến việc chi này có gai vây lưng thô ráp chứ không nhẵn mịn như "Balistes".
Các loài.
Tính đến hiện tại có 7 loài được ghi nhận trong chi này, bao gồm:
Phân bố.
Cả 7 loài kể trên đều có phân bố trải rộng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, riêng "R. aculeatus" còn được tìm thấy ở cả Đông Đại Tây Dương.
Ở Việt Nam có 2 loài "Rhinecanthus" được ghi nhận là "R. aculeatus" và "R. rectangulus".
Sinh thái học.
"R. aculeatus" và "R. rectangulus" còn có khả năng tạo ra âm thanh như nhiều loài cá bò khác trong họ. | 1 | null |
Balistoides là một chi cá biển thuộc họ Cá bò da. Chi này được lập ra bởi Alec Fraser-Brunner vào năm 1935.
Từ nguyên.
Hậu tố "oides" trong tên chi trong tiếng Latinh có nghĩa là "giống với", ở đây hàm ý đề cập đến việc "B. viridescens" từng nằm trong chi gốc là "Balistes".
Các loài.
Có 2 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm:
Phân bố.
Cả hai loài kể trên đều có phân bố trải rộng trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, riêng "B. conspicillum" đã được bắt gặp ở Địa Trung Hải (có lẽ là cá cảnh được thả ra biển). | 1 | null |
Lucrezia Borgia là vở opera có đoạn mở đầu và 2 màn của nhà soạn nhạc người Ý Gaetano Donizetti. Người viết lời cho tác phẩm này là Felice Romani dựa theo một vở bi kịch của đại văn hào người Pháp Victor Hugo. Vở opera này được trình diễn lần đầu tiên tại Milano vào năm 1833. | 1 | null |
Ichneumonidae là một họ côn trùng trong bộ Cánh màng (Hymenoptera). Các loài Ichneumon là những ký sinh quan trọng của những loài côn trùng khác. Vật chủ phổ biến là ấu trùng của Coleoptera, Hymenoptera, và Lepidoptera.
Có hơn 60.000 loài phân bố toàn cầu, khoảng 3.000 ở Bắc Mỹ. Sự phân bố của Ichneumonidae là một trong những ngoại lệ nổi tiếng nhất về sự biến đổi gradient theo vĩ độ về đa dạng loài, vì họ này được cho là có những loài phổ biến ở vùng vĩ độ cao thau vì nhiệt đới. Quan điểm này đã dấy lên câu hỏi gần đây sau khi phá hiện nhiều loài mới ở những vùng nhiệt đới. | 1 | null |
Gian Francesco Malipiero (1882-1973) là nhà soạn nhạc, nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà sư phạm người Ý.
Tiểu sử.
Gian Francesco Malipiero học nhạc tại Nhạc viện Viên, sau đó học tiếp ở Venice và Bologna. Ông dành nhiều thời gian nghiên cứu âm nhạc của các nhà soạn nhạc Ý thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII như Claudio Monteverdi, Baldassare Galuppi, Giuseppe Tartini, Alessandro Stradella... Từ năm 1932, Malipiero trở thành giáo sư. Trong các năm 1940-1953, ông là giám đốc Nhạc viện Benedetto Marcello. Ông đã xuất bản toàn tập sáng tác của Monteverdi, Antonio Vivaldi và nhiều nhà soạn nhạc khác nữa.
Phong cách âm nhạc.
Trong sáng tác của mình, Gian Francesco Malipiero dựa vào nguồn gốc là âm nhạc dân gian và âm nhạc kinh điển của Ý, đồng thời một phần chịu ảnh hưởng của âm nhạc trường phái ấn tượng của Pháp và âm nhạc Nga. Cùng với Alfredo Casella, Malipiero là người đóng góp phần quan trọng vào việc đấu tranh chống lại sự chuyên chế của opera trong đời sống âm nhạc, phục hồi sáng tác khí nhạc của Ý trên cơ sở kết hợp những truyền thống dân tộc với những thành tựu của âm nhạc hiện đại.
Các sáng tác.
Gian Francesco Malipiero đã sáng tác:
Ngoài ra, Malipiero còn viết sách, nổi bật là: | 1 | null |
Maria Stuarda là vở opera 2 hoặc 3 màn của nhà soạn nhạc người Ý Gaetano Donizetti. Người viết lời cho tác phẩm này là Giuseppe Bardari. Bardari đã dựa theo một vở kịch của đại văn hào người Đức Friedrich Schiller để viết lời cho vở opera này. Nó được trình diễn lần đầu tiên vào năm 1835. | 1 | null |
Ngất là một mất ý thức thoáng qua tự giới hạn do suy yếu lưu lượng máu não toàn bộ cấp tính. Khởi phát nhanh chóng, thời gian ngắn, phục hồi tự động và đầy đủ. Các nguyên nhân khác của mất ý thức thoáng qua cần được phân biệt với ngất; bao gồm động kinh, thiếu máu động mạch nền đốt sống, thiếu oxy máu và hạ đường huyết. Một tiền ngất (báo trước ngất) là phổ biến, mặc dù mất ý thức có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng báo trước. Các triệu chứng tiền ngất điển hình bao gồm chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu, yếu, mệt mỏi, và rối loạn thị giác và thính giác. Nguyên nhân của ngất có thể được chia thành ba loại chung: (1) ngất qua trung gian thần kinh (còn gọi là ngất do phản xạ hoặc vận mạch), (2) hạ huyết áp thế đứng và (3) ngất tim.
Cách điều trị.
Khi bệnh nhân bị ngất xỉu, đầu tiên là bạn nên tránh để cho bệnh nhân gặp phải chấn thương và phải bảo đảm là bệnh nhân vẫn còn thở và mạch còn đập. Nếu người bệnh không thể tự thở hoặc mạch không đập, gọi ngay cấp cứu. Nếu bệnh nhân đang thở, cần phải để bệnh nhân nằm dưới nền cứng và phẳng rồi nhấc nhẹ chân lên cao dần dần, để cho máu có thể chảy ngược lại về tim. Chú ý tuyệt đối không được nhấc bệnh nhân dậy ngay.
Với bệnh nhân có nguy cơ bị ngất do phản xạ thần kinh và tim, cách tốt nhất là để bệnh nhân tránh xa môi trường quá nóng hoặc là những nơi đông người. Bệnh nhân cần uống nhiều nước có bổ sung muối. Hơn nữa, có thể dùng các loại thuốc chẹn beta giao cảm như Propranolol, Atenolol, Metoprolol, Bisoprolol. Nếu các biện pháp trên không thành công, có thể xem xét việc cấy máy tạo nhịp.
Với bệnh nhân thường xuyên bị ngất do thay đổi tư thế, cần dùng thuốc theo chỉ định và tránh đi chân đi tất chật, nằm ngủ phải cao đầu. Còn với trường hợp ngất do rối loạn nhịp, có thể dùng máy tạo nhịp tim nếu nhịp chậm, hay dùng thuốc điều chỉnh nhịp hoặc sóng radio với trường hợp nhịp tim quá nhanh. | 1 | null |
Pseudobalistes là một chi cá biển trong họ Cá nóc gai (Balistidae).
Lịch sử.
Chi này được Pieter Bleeker thiết lập năm 1865 như là một phân chi của chi "Balistes"; với 2 loài là "Balistes (Pseudobalistes) viridescens" và "Balistes (Pseudobalistes) flavimarginatus".
Năm 1866, Bleeker gán "Pseudobalistes viridescens" làm loài điển hình của phân chi "Pseudobalistes", nhưng ở thời điểm năm 2022 thì người ta vẫn coi "Pseudobalistes viridescens" là danh pháp đồng nghĩa sớm của "Balistoides viridescens" - loài điển hình của chi "Balistoides" , vì thế nó không thể là loài điển hình của chi/phân chi "Pseudobalistes". Các tác giả sau này, như Matsuura (1980) coi "Pseudobalistes" là một chi độc lập, với loài điển hình là "Pseudobalistes flavimarginatus".
Các loài.
Hiện tại có 3 loài được ghi nhận:
Phát sinh chủng loài.
Nghiên cứu của McCord "et al." (2016) cho rằng chi "Pseudobalistes" là đa ngành trong cây phát sinh chủng loài của họ Balistidae. Cụ thể thì:
Nếu các nghiên cứu tiếp theo xác nhận kết quả này thì "Pseudobalistes" như là một chi độc lập sẽ đúng như cách hiểu của Bleeker (1865, 1866) và bao gồm "P. viridescens" như là loài điển hình cùng "P. flavimarginatus"; trong khi chi "Balistapus" sẽ bao gồm "B. undulatus" như là loài điển hình và "Balistoides conspicillum" = "Balistapus conspicillum" (), còn "Balistoides" sẽ được coi là đồng nghĩa muộn của "Pseudobalistes". Hai loài "P. fuscus" và "P. naufragium" sẽ được chuyển trả lại chi "Balistes" như tên gọi gốc mà các nhóm tác giả (tương ứng là Bloch & Schneider, 1801 và Jordan & Starks, 1895) đã đặt cho chúng. | 1 | null |
Hàn Quỹ (chữ Hán: 韩轨, ? - ?), tự Bách Niên, người huyện Địch Na, quận Thái An , tướng lãnh nhà Đông Ngụy, nhà Bắc Tề.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Quỹ từ nhỏ có chí lớn, tính thâm trầm, mừng giận không lộ ra mặt.
Cao Hoan trấn thủ Tấn Châu, cất nhắc Quỹ làm Trấn thành đô đốc. Khi Hoan khởi binh ở Tín Đô chống lại quyền thần Nhĩ Chu Triệu, Quỹ lập tức tán thành. Quỹ theo đại quân đánh bại liên quân họ Nhĩ Chu ở trận Quảng A, sau đó là trận Hàn Lăng, được phong Bình Xương huyện hầu. Tiếp tục đốc lãnh Trung quân, tham gia đánh bại Nhĩ Chu Triệu ở Xích Hồng lĩnh.
Quỹ được thăng làm Thái Châu thứ sử, rất được lòng người ở vùng biên cương. Cao Hoan tuần hành qua Thái Châu, muốn đưa Quỹ về triều. Cao Hoan vốn muốn tặng 2 xúc lụa cho mỗi hộ trong 4 thành của Thái Châu, bọn Điền Chiêu 7000 hộ từ chối, chỉ xin giữ lại Quỹ. Cao Hoan cảm thán, bèn cho Quỹ ở lại.
Quỹ liên tục có quân công, được tiến phong An Đức quận công. Được thăng Doanh Châu thứ sử; tại đây Quỹ nhận hối lộ, bị ngự sử đàn hặc, nên bị cắt quan tước. Không lâu sau, được phục tước An Đức quận công; trải qua các chức vụ Trung thư lệnh, Tư đồ.
Nhà Bắc Tề được lập, Quỹ được phong An Đức quận vương. Em gái Quỹ được Cao Hoan nạp làm thiếp, sanh Thượng Đảng vương Cao Hoán, lại thêm Quỹ có huân công, nên được đặt ngang hàng tam công . Quỹ thường tỏ ra khiêm tốn cung kính, không cậy phú quý mà kiêu căng.
Về sau Quỹ được bái làm Đại tư mã, theo Văn Tuyên đế chinh thảo Nhu Nhiên, bệnh mất ở trong quân. Được tặng Giả Hoàng việt, Thái tể, Thái sư, thụy là Túc Vũ. Năm Hoàng Kiến đầu tiên (560), được đưa vào thờ trong miếu của Văn Tương đế. | 1 | null |
Ichthyovenator là một chi khủng long thuộc họ Đại long xương gai từng cư ngụ ở vùng đất hiện nay là Lào vào khoảng 125 đến 113 triệu năm trước trong suốt giai đoạn Tầng Apt của kỷ Phấn Trắng sớm. Loài sinh vật này được biết đến nhờ các hóa thạch mà các nhà khoa học thu thập từ hệ tầng Grès supérieurs của vùng lòng chảo Savannakhet vào năm 2010. Các hóa thạch này bao gồm một phần của bộ xương và không có hộp sọ hoặc tay chân. Từ các hóa thạch này, một mẫu định danh của một chi cùng chủng loài khủng long mới mang tên Ichthyovenator laosensis ra đời và được mô tả bởi nhà cổ sinh vật học Ronan Allain cùng các đồng sự vào năm 2012. Tên chung của loài này mang nghĩa "thợ săn cá", đề cập đến việc chúng thích ăn cá sống, trong khi tên riêng của chúng đề cập cụ thể đến đất nước Lào. Trong năm 2014, có báo cáo cho rằng nhiều phần còn lại từ vị trí kahi quật đã được phục hồi. Trong đó, những hóa thạch bao gồm răng, nhiều đốt sống (xương sống) và xương mu từ cùng một cá thể.
Mẫu vật thu thập được ước tính dài từ và nặng . Răng của "Ichthyovenator" thẳng và có hình nón. Cổ của nó giống với một chi có liên quan chặt chẽ là "Sigilmassasaurus". Giống như những loài trong họ của nó, "Ichthyovenator" có những chiếc gai thần kinh cao vút tạo thành hình cánh buồm trên lưng. Không giống như những chi khác trong họ Đại long xương gai khác được biết đến, những chiếc gai thần kinh hình cánh buồm của "Ichthyovenator" có dạng sóng giống đồ thị hình sin, cong xuống trên hông và chia thành hai cánh buồm riêng biệt. Các khung xương chậu tiêu giảm. Phần xương chậu, nơi cao nhất của khung chậu, dài hơn cả xương mu và đốt háng so với các khủng long chân thú đã biết khác. "Ichthyovenator" ban đầu được cho là thuộc phân họ Baryonychinae, nhưng các phân tích gần đây đã coi nó như một thành viên nguyên thủy của Spinosaurinae (Đại long xương gai).
Là một loài thằn lằn gai, "Ichthyovenator" có mõm dài, nông và chân trước khỏe mạnh. Chế độ ăn uống của nó có thể chủ yếu bao gồm các con mồi dưới nước, do đó tên của nó được đặt như vậy. Bên cạnh các loài động vật trên, loài thằn lằn gai này cũng được biết là đã ăn những con khủng long nhỏ và dực long ngoài cá. "Cánh buồm" đáng chú ý có thể được sử dụng với mục đích tán tỉnh bạn tình hoặc một ví dụ cho tính điển hình của loài.Bằng chứng hóa thạch cho thấy Đại long xương gai, đặc biệt là chi thằn lằn gai, thích nghi với lối sống lưỡng cư trên cạn và dưới nước. Các gai đốt sống đuôi của "Ichthyovenator" tỏ ra cao bất thường, gợi nhắc cụ thể đến đuôi của loài cá sấu ngày nay. Chiếc đuôi này đóng vai trò rất lớn trong việc bơi lội. "Ichthyovenator" sống cùng nhánh khủng long chân thằn lằn và khủng long chân chim, cũng như loài thân mềm hai mảnh vỏ cùng cá và rùa.
Khám phá và đặt tên.
Hóa thạch đầu tiên của "Ichthyovenator" được tìm thấy vào năm 2010 tại Ban Kalum trong hệ tầng Grès supérieurs ở vùng lòng chảo Savannakhet, tỉnh Savannakhet, Lào. Những xương hóa thạch này được phục hồi từ một lớp sa thạch đỏ dưới bề mặt một vùng rộng khoảng . Được định danh theo số mẫu MDS BK10-01 đến 15, chúng bao gồm một phần đốt xương, một bộ xương còn nguyên vẹn nhưng thiếu hộp sọ và chân tay cùng đốt sống lưng thứ ba đến cuối cùng, những cột sống thần kinh của đốt sống lưng cuối cùng, năm phần đốt xương sống cuối cùng của phần (hông) đốt sống, đốt sống đuôi đầu tiên, hai xương chậu (xương hông chính), xương mu bên phải, cả hai xương đốt háng và xương sườn của phần lưng sau. Cột sống lưng thứ mười hai bị uốn cong sang một bên khi nhìn từ trước ra sau do sự biến dạng của mồ học. Phần thân đốt sống thuộc xương cùng không hoàn chỉnh do bào mòn, nhưng tất cả các gai thần kinh cùng các cạnh trên còn nguyên vẹn. Vào thời điểm "Ichthyovenator" mô tả, việc khai quật tại khu vực này vẫn còn đang tiếp diễn.
Sau khi trải qua quá trình chuẩn bị vào năm 2011, bộ xương đã được sử dụng làm nền tảng, mẫu định danh cho loài "Ichthyovenator laosensis", được đặt tên và mô tả vào năm 2012 bởi các nhà nghiên cứu sinh vật học Ronan Allain, Tiengkham Xeisanavong, Philippe Richir và Bounsou Khentavong. Các tên gốc có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại từ ἰχθύς "(Ichthys)," "cá", và "venator" từ tiếng Latin, "thợ săn", ám chỉ đến khả năng ăn cá của loài này. Tên riêng đề cập đến nguồn gốc xuất xứ từ Lào. "Ichthyovenator" là loài khủng long Đại long xương gai thứ ba mang tên một vùng từ châu Á sau chi "Siamosaurus" của Thái Lan năm 1986 và loài "Sinopliosaurus" "fusuiensis" ở Trung Quốc năm 2009. Phần sau tên có thể đại diện cho cùng một loài như "Siamosaurus". Năm 2014, Allain đã xuất bản một bài báo khoa học về "Ichthyovenator". Bản tóm tắt chỉ ra rằng phần còn lại từ cá thể ban đầu đã được tìm thấy sau khi các cuộc khai quật tiếp tục vào năm 2012. Những phần còn lại bao gồm ba chiếc răng, xương mu bên trái và nhiều đốt sống, bao gồm một đốt sống cổ gần như hoàn chỉnh, đốt sống lưng đầu tiên và bảy đốt sống đuôi khác. Một số trong các đốt sống bổ sung này đã được so sánh với các đốt sống khác trong một bài báo năm 2015 của nhà nghiên cứu sinh vật học người Đức Serjoscha Evers và các đồng nghiệp, trong đó họ ghi nhận sự tương đồng với các đốt sống của loài "Sigilmassasaurus" sống ở châu Phi. | 1 | null |
Arena Pantanal là một sân vận động đa năng ở Cuiabá, Brasil. Được hoàn thành vào ngày 26 tháng 4 năm 2014, sân được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá và đã tổ chức bốn trận đấu vòng bảng tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2014. Trong suốt thời gian diễn ra World Cup, sân vận động này có sức chứa 41.390 chỗ ngồi. Hiện tại, sân có sức chứa 44.003 khán giả.
Trước khi được sử dụng cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2014, sân vận động này đã bị chỉ trích dữ dội. Một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại Arena Pantanal vào tháng 10 năm 2013, do các tấm cách nhiệt polystyrene bắt lửa. Vụ cháy xảy ra chỉ 24 giờ sau khi thống đốc bang Mato Grosso cảnh báo rằng sân có thể không kịp hoàn thành cho World Cup, rất may không có ai bị thương. Vào ngày khánh thành sân vận động, ngày 24 tháng 4 năm 2014, 5.000 ghế ngồi vẫn đang được lắp đặt trong sân. Bên cạnh Arena Pantanal là Ginásio Aecim Tocantins. | 1 | null |
Gustave là một con cá sấu sông Nile đực ở Burundi. Nó nổi tiếng qua hàng loạt vụ giết người, và đồn rằng nó đã giết hơn 300 người bên bờ sông Ruzizi và bờ bắc của hồ Tanganyika. Mặc dù các thông số rất khó để xác định nhưng nó đã trở thành huyền thoại và là nỗi khiếp sợ của người dân trong vùng.
Gustave được đặt tên bởi Patrice Faye, một nhà bò sát học đã nghiên cứu nó từ những năm 1990; phần lớn những gì biết được về Gustave xuất phát từ bộ phim "Bắt giữ con cá sấu sát thủ", phát sóng trên kênh PSB năm 2004. Bộ phim tài liệu về nỗ lực bắt và nghiên cứu Gustave.
Con vật này nổi tiếng vì là một con cá sấu ăn thịt người và được đồn đại là đã giết và ăn thịt hơn 300 người trong khu vực sinh sống của nó. Từ đó, tại Burundi thuộc châu Phi tồn tại câu chuyện thực về con cá sấu sông Nile khổng lồ, đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người.
Mô tả.
Vì Gustave chưa từng bị bắt nên chiều dài chính xác của nó vẫn chưa rõ. Năm 2002, nó được ước lượng là "dài khoảng 20 feet (6 mét)", và nặng hơn một tấn. Một vài ước tính cho rằng Gustave dài 25 feet (7.5 mét) hoặc hơn. Khi lần đầu thấy, nó có thể đã hơn 100 tuổi để đạt kích thước như vậy; tuy nhiên, Gustave có một hàm răng hoàn toàn đầy đủ. Vì một con cá sấu 100 tuổi phải "gần như không còn răng" (theo bộ phim tài liệu), nó cho rằng "không hơn 60 tuổi, và có vẻ vẫn đang phát triển".
Gustave còn được biết qua ba vết sẹo do đạn. Vai phải của nó có một vết do thương nặng. Nguyên nhân của 4 vết sẹo này không được biết. Các nhà khoa học và bò sát học đã nghiên cứu và xác nhận rằng kích thước và khối lượng của nó khiến nó không thể săn những con mồi bình thường và nhanh nhẹn như cá, linh dương và ngựa vằn, khiến nó phải săn những con mồi to lớn hơn như hà mã, linh dương đầu bò lớn và người. Dựa theo những cảnh báo địa phương, nó giết nạn nhân và để lại xác thừa. Ngoài ra, trong bộ phim tài liệu nói rằng cá sấu không cần ăn trong nhiều tháng, kích thước của Gustave có thể đủ khả năng để lựa chọn con mồi của mình một cách cẩn thận.
Trong số các cá sấu nước mặn (Crocodylus porosus) tại châu Á và Úc dài thường thấy; cá thể dài cũng đã được phát hiện. Sách Kỷ lục Guinness đã ghi nhận một cá thể cá sấu dài tại phía đông Ấn Độ. Mặc dù Gustave không phải là con cá sấu dài nhất, nhưng cá thể cá sấu sông Nile dài hơn nó chưa được phát hiện.
Nỗ lực bắt giữ.
Trong "Bắt giữ con cá sấu sát thủ", Patrice Fey và các nhà khoa học khác cố gắng bắt giữ Gustave. Theo bộ phim, Patrice đã điều tra 2 năm trước khi thử bắt nó. Tuy nhiên, Patrice và các nhà khoa học có thời hạn 2 tháng để bắt giữ; sau đó, sự thay đổi chính quyền có thể dẫn đất nước vào cuộc nội chiến. Đầu tiên, một chiếc bẫy lồng nặng 1 tấn và dài 9 m được triển khai. Cả đội xác định vị trí của Gustave, sau đó cài bẫy - chiếc bẫy được cài một camera hồng ngoại. Nhiều loại bẫy đã được cài, nhưng không có cái nào thu hút Gustave hay bất cứ sinh vật nào khác. Các nhà khoa học cũng đã đặt 3 chiếc bẫy khổng lồ trên sông nhằm tăng khả năng bắt được; rất nhiều cá sấu nhỏ hơn đã bị bắt, nhưng Gustave thì không.
Tuần cuối cùng trước khi phải rời khỏi đất nước, cả đội đã cho một con dê sống vào trong lồng; nhưng nhiều đêm trôi qua mà không có kết quả. Vào một đêm, máy quay bị hỏng do mưa bão; sáng hôm sau, chiếc lồng bị chìm một phần dưới nước, trong khi con dê đã biến mất. Người ta cho rằng mực nước dâng trong mưa đã giúp con cá sấu thoát khỏi thợ săn, hoặc làm hỏng chiếc bẫy; nhưng không có bằng chứng hình ảnh nào cho thấy chuyện gì đã xảy ra, và cả đội đã phải rời Burundi do lý do chính trị, họ không thể tìm hiểu được chuyện gì đã xảy ra đêm đó.
Nhóm nghiên cứu cá sấu đã đến Burundi để bắt Gustave với một cái lồng dài 5m nhưng họ đã sai lầm khi nghĩ Gustave chỉ là con cá sấu bình thường và không có đầu óc nhưng nó đã trên 60 tuổi, chính vì vậy nó có nhiều kinh nghiệm và khôn ngoan để không bị lừa. Lần cuối cùng Gustave được thấy là vào tháng 2 năm 2008 theo nguồn National Geographic. Do không có các báo cáo sau này nên hiện trạng của Gustave không được biết.
Đồn đoán.
Gustave là một cái tên phổ biến ở Burundi không phải vì kích cỡ của nó mà là vì con cá sấu này đã giết hơn 300 mạng người ở nơi đây. Ban đầu con cá sấu Gustave sống một cái ao nhỏ tại một ngôi làng ở Burundi nơi mà nạn diệt chủng liên tiếp xảy ra trong thời gian đó. Ban đầu những kẻ diệt chủng giết người da đen rồi quẳng họ xuống ao. Do đã ăn rất nhiều xác chết của người dân da đen, Gustave đã trở nên thèm thịt người và vô tình trở thành một sát thủ. Nhiều người dân thậm chí còn chứng kiến Gustave giết và ăn những con hà mã đực trưởng thành là loài động vật mạnh mẽ và cực kỳ nguy hiểm.
Những người bản địa tin rằng, nó giết người như một thú vui tiêu khiển, chứ không phải vì đói, nó giết nhiều người cùng lúc trong một lần tấn công, sau đó biến mất hàng tháng, thậm chí cả năm, chỉ để xuất hiện ở một chỗ khác và lại giết người từ đó, người ta không ai đoán được nó xuất hiện lại khi nào và ở đâu. Dù Gustave bị thương bởi nhiều vết dao, lao và cả súng trường nhưng đến nay chưa ai giết được nó.
Có thể nói, Cá sấu Gustave được mệnh danh là một trong 3 huyền thoại ăn thịt người đáng sợ nhất lịch sử. Hầu như tất cả những con ác thú ăn thịt người đều không hoành hành được lâu, sau khi lộng hành một thời gian ngắn, chúng sẽ bị người dân địa phương tiêu diệt. Nhưng vẫn còn một con ác thú thực sự vẫn tồn tại khôn ngoan theo năm tháng và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống trên dòng sông Nile.
Trong viễn tưởng.
Gustave là cơ sở cho bộ phim Primeval (ban đầu tên là "Gustave"), theo chân một nhóm tin tức gửi đến Burundi để bắt một đại diện của Gustave được phóng đại. | 1 | null |
Bọ rầy, bù rầy, đuông đất, sâu đất, sùng trắng hay sùng đất (danh pháp khoa học: Holotrichia sauteri) là một loài bọ cánh cứng trong phân họ Melolonthinae, được Moser mô tả năm 1912.
Tại Việt Nam, ấu trùng loài này được người Cơ Tu gọi là cơ đang.
Đặc điểm.
Bọ rầy không tấn công trên thân cây mà chúng đào đất ở dưới gốc cây rồi đẻ trứng vào đó. Khi trứng nở thành ấu trùng, chúng sẽ gặm hư hết rễ cây. Con bọ rầy cái sẽ dùng chân, đào xới khu vực gần gốc rễ cây rồi đẻ khoảng 15 - 17 trứng vào đó rồi vỗ cánh bay đi. Địa điểm được chọn thường là các bãi bồi ven sông hoặc tại các vùng đất pha cát và nhiều lá mục, hay ven các sườn đồi.
Trứng có dạng hình tròn, kích thước khoảng 2 - 3mm. Trứng nằm sâu dưới đất, và nở sau khoảng 10 - 15 ngày.
Ấu trùng nở ra sẽ bắt đầu cắn phá cây trồng, sở thích của chúng là ăn rễ cây. Kích thước trung bình to bằng ngón tay út, có các màu sắc trắng ngà, trắng xanh hoặc màu vàng. Cơ thể có 3 cặp chân. Nói chung ấu trùng Sùng đất giống Kiến vương tới 99%. Phải mất tới gần 1 năm (270 - 300 ngày), ấu trùng bọ rầy mới hóa nhộng. Thời gian "nằm vùng" của chúng có thể nói là kỷ lục trong số những loài bọ cánh cứng có mặt tại Việt Nam.
Tính từ khi sùng đất đã bắt đầu nhả kén để hóa nhộng, chúng phải mất khoảng 10 - 15 ngày để hoàn tất chiếc kén của mình. Và tốn thêm khoảng 20 - 30 ngày để hoàn toàn lột xác bay ra khỏi kén. Như vậy giai đoạn nhộng của sùng đất cũng tương đối dài, khoảng 40 - 45 ngày.
Có lẽ cả vòng đời của bọ rầy đã nằm sâu dưới đất nên tuổi thọ của bọ rầy trưởng thành thường rất ngắn, chưa đến một tháng. Thỉnh thoảng có con sống được thêm 1, 2 tháng.
Tác hại.
Các cây bị bọ rầy tấn công gồm mía, ngô (bắp), gừng, khoai lang, bầu bí,v..v..Ấu trùng ẩn mình từng đó thời gian cũng là từng đó vụ mùa bị mất trắng bởi bọn này. Đây là loài khó đặc trị so với kiến vương và đuông dừa, vì tổ của chúng thường nằm sâu dưới đất, gần khu gốc rễ. Đào nó lên để bắt khác gì đào chết cả cây. Theo chia sẻ của một số bà con nông dân, khi làm đất để trồng cây (mía, ngô...) cần phải pha trộn đất với thuốc đặc trị, để sau này ấu trùng có nở ra cũng vì thế mà chết đi. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho khoảng 1, 2 vụ mùa. Về sau thuốc trong đất giảm dần thì chúng lại tấn công nhiều hơn.
Công dụng.
Vào các tháng mùa mưa từ tháng 8 - 10, Sùng đất nở rộ. Nhiều bà con ở vùng duyên hải miền Trung đi săn tụi này để mang về ăn. Vừa là món đặc sản, vừa là góp phần tiêu diệt Sùng.
Người Cơ Tu xem bọ rầy là món ăn bổ thận tráng dương giúp đàn ông sung mãn trong quan hệ tình dục. | 1 | null |
Frank Martin (1890-1974) là nhà soạn nhạc, nhà phê bình âm nhạc, nhà sư phạm người Thụy Sĩ.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Frank Martin học nhạc tại Nhạc viện Genève. Sau đó, Martin làm việc tại Zürich, Rome và Paris. Trong các năm 1928-1938, ông dạy nhạc tại Viện Thể dụ nhịp điệu Jacques-Dalcroze. Năm 1946, Frank chuyển sang Hà Lan sinh sống. Trong khoảng thời gian 1950-1955, ông trở thành giáo sư của Đại học Tổng hợp Genève.
Phong cách sáng tác.
Những tác phẩm thời kỳ đầu của Martin Frank thể hiện rõ ông chịu ảnh hưởng của âm nhạc Pháp, cụ thể là âm nhạc của những César Franck, Gabriel Fauré và Maurice Ravel. Về sau, tức là từ năm 1930 trở đi, Frank lại chịu ảnh hưởng của âm nhạc hệ thống 12 cung. Nhưng sau đó, cuối thập niên 1930, ông lại kết hợp yếu tố của hệ thống âm nhạc đó với những nguyên tắc của âm nhạc điệu thức truyền thống.
Những tác phẩm.
Martin Frank đã để lại :
Vinh danh.
Tên của Frank Martin được đặt cho tiểu hành tinh 24671 Frankmartin. | 1 | null |
Émile Jaques-Dalcroze (1865-1950) là nhà soạn nhạc,nhà sư phạm người Thụy Sĩ.
Tiểu sử.
Émile Jacques-Dalcroze học âm nhạc tại Viên với Anton Bruckner và tại Paris với Léo Delibes và Gabriel Fauré. Sau đó, Jacques-Dalcroze là giảng viên của Nhạc viện Genève. Năm 1915, ông thành lập Viện Jacques-Dalcroze ở Genève.
Phong cách âm nhạc.
Émile Jacques-Dalcroze là người phát triển thê dục nhịp điệu là những bài tập để thể hiện những khía cạnh nhịp điệu trong âm nhạc. Ông cũng có ảnh hưởng đến ballet.
Những tác phẩm.
Émile Jacques-Dalcroze đã để lại: | 1 | null |
Jacques François Antoine Ibert (1890-1962) là nhà soạn nhạc người Pháp.
Tiểu sử.
Jacques Ibert học âm nhạc tại Nhạc viện Paris. Vở opera "Angélique" khiến ông nổi tiếng. Từ năm 1937, ông làm giám đốc Biệt thự Medici tại Rome. Trong những năm tháng Pháp bị phát xít Đức, ông đã bị đe dọa tử hình do có những ưt tưởng yêu nước. Trong các năm 1955-1956, Ibert giữ chức giám đốc hành chính các nhà hát được chính phủ. Ông trở thành viện sĩ Viện Pháp quốc từ năm 1956.
Phong cách âm nhạc.
Sáng tác của Jacques Ibert đi theo những truyền thống tốt đpẹ nhất của văn hóa Pháp, có thẩm mỹ tinh tế, có bản lĩnh bậc thầy, nhất là trong lĩnh vực màu sắc dàn nhạc giao hưởng.
Những tác phẩm.
Jacques Ibert đã viết: | 1 | null |
Quốc kỳ Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha: "Bandera de Costa Rica") được phê chuẩn vào ngày 27 tháng 11 năm 1906, tuy nhiên nó đã được thiết kế từ năm 1848 với hình dạng khác biệt một chút so với hiện nay.
Trường hợp giống nhau.
Quốc kỳ của Thái Lan và Costa Rica rất giống nhau, những chỉ khác về màu sắc, độ đạm nhạt và tỉ lệ. | 1 | null |
Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông, viết tắt MERS-CoV () là một chủng virus lần đầu tiên được nhận dạng vào năm 2012, thuộc họ Coronaviridae, gây ra bệnh hô hấp, sưng phổi và suy thận ở con người. Cho tới bây giờ những lan truyền phát xuất từ Tây Á, chủ yếu từ Ả Rập Xê Út. Những người bị mắc phải thường bị bệnh nặng đưa tới chết người. Hiện tại chưa biết được bao nhiêu phần trăm bị nhiễm trùng trở bệnh nặng. Tuy nhiên theo quan sát hiện thời thì virut này ít có lan từ người sang người và con vật truyền bệnh chính có thể là dơi, rồi truyền sang Lạc đà một bướu – thỉnh thoảng lây sang con người.
Tính đến ngày 8/6/2015, thế giới đã ghi nhận 1218 trường hợp nhiễm bệnh, 450 ca tử vong tại 26 nước. Cho tới bây giờ chưa có phương pháp điều trị nào chắc chắn cả, chủ yếu chỉ là làm giảm nhẹ đi những triệu chứng.
Lây lan.
Hàn Quốc 2015.
Ngày 8/6/2015, Hàn Quốc thông báo tổng số ca nhiễm tại nước này lên 95 người nhiễm vi rút gây hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), trong đó có 7 bệnh nhân đã tử vong. Có hơn 1.800 trường học thuộc nhiều tỉnh thành phải tạm thời đóng cửa. Tính đến tháng 6/2015, nhà chức trách đã cách ly hơn 2.500 người bị nghi từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. | 1 | null |
Mô hình thông tin xây dựng (BIM), hay mô hình thông tin công trình là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi là "mô hình thông tin kỹ thuật số") trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp). Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình. Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.
Những phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, để lên phương án, thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng nhiều hạng mục công trình xây dựng hay cơ sở hạ tầng khác nhau, như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, khí đốt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, nhà ở, căn hộ, trường học, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng... Một số phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới Autodesk Revit Architecture & Structure, Tekla Structure...
Nguồn gốc.
Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970. Thuật ngữ "mô hình công trình" (đồng nghĩa với khái niệm BIM được sử dụng ngày nay) xuất hiện lần đầu vào năm 1985 trong tài liệu của Simon Ruffle và năm 1986 trong tài liệu của Robert Aish - sau đó tới lượt GMW Computers Ltd, công ty phát triển phần mềm RUCAPS - đề cập tới việc ứng dụng các phần mềm tại sân bay Heathrow, London. Thuật ngữ 'mô hình thông tin công trình' lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 trong tài liệu của G.A. van Nederveen và F. P. Tolman.
Tuy nhiên, thuật ngữ "Mô hình thông tin công trình" và "Mô hình hóa thông tin công trình" đã không được sử dụng phổ biến cho đến 10 năm sau đó, khi vào năm 2002 hãng Autodesk phát hành một cuốn sách với đề tựa "Building Information Modeling" và các nhà cung cấp phần mềm khác cũng bắt đầu khẳng định sự quan tâm tới lĩnh vực này. Dựa vào những đóng góp từ Autodesk, Bentley Systems và Graphisoft, cộng thêm những quan sát với các ngành công nghiệp khác, vào năm 2003 Jerry Laiserin đã giúp phổ biến và tiêu chuẩn hóa thuật ngữ này như là một tên gọi chung cho "sự mô phỏng kỹ thuật số quá trình xây dựng một công trình". Trước đó, việc trao đổi và kiểm tra sự tương thích của thông tin kỹ thuật số từng được gọi dưới những cái tên khác nhau như "Virtual Building" (Công trình ảo) bởi Graphisoft, "Integrated Project Models" (Mô hình dự án tích hợp) bởi Bentley Systems, hay "Building Information Modeling" (Mô hình hóa thông tin công trình) bởi Autodesk và Vectorworks.
Do Graphisoft có nhiều kinh nghiệm phát triển các giải pháp liên quan tới mô hình thông tin công trình hơn các hãng khác, Laiserin coi phần mềm ArchiCAD của Graphisoft như "một trong những giải pháp về BIM phù hợp nhất trên thị trường" nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò tiên phong của các ứng dụng như RUCAPS, Sonata và Reflex. Sau lần ra mắt vào năm 1987, ArchiCAD trở thành một trong những phương tiện ứng dụng đầu tiên của BIM, do nó là sản phẩm CAD đầu tiên có thể tạo ra mô hình 2D và 3D trên máy tính cá nhân, cũng như là sản phẩm thương mại về BIM đầu tiên dành cho máy tính cá nhân.
Định nghĩa.
ISO 19650-1:2018 định nghĩa BIM như sau:
Ủy ban Dự án Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về Mô hình thông tin xây dựng đã định nghĩa về BIM như sau:
Thiết kế xây dựng truyền thống từ xưa tới nay phần lớn chỉ được thể hiện bằng bản vẽ hai chiều trên giấy (tức là các: bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết, vv.).
Vai trò của BIM trong vòng đời công trình.
BIM được khai thác và sử dụng không chỉ trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án mà còn kéo dài suốt vòng đời của công trình, hỗ trợ những quá trình như quản lý chi phí, quản lý xây dựng và quản lý dự án. | 1 | null |
Gerardo Hernán Matos Rodríguez (còn gọi là Becho; 28 tháng 3 năm 1897 – 25 tháng 4 năm 1948) là một nhạc sĩ, nhà soạn nhạc và nhà báo người Uruguay. Ông là tác giả của nhạc phẩm tango nổi tiếng "La cumparsita".
Tiểu sử.
Ông sinh tại Montevideo, Uruguay, là con trai của chủ cabaret "Moulin Rouge" nổi tiếng ở đây. Ông học kiến trúc nhưng không theo đến cùng. Sự nghiệp viết nhạc của ông bắt đầu khi còn là anh sinh viên trẻ vào năm 1917. Tác phẩm đầu tiên được biết đến là "La cumparsita" - bản nhạc ông viết cùng cây đàn dương cầm của Liên đoàn Sinh viên Uruguay (tiếng Tây Ban Nha: "Federación de Estudiantes of Uruguay"). Bản "La cumparsita" trở thành một trong những nhạc phẩm tango được biết đến rộng rãi nhất nhưng thật mỉa mai, tác giả của nó ban đầu rất e dè không dám tự chơi nó; bản nhạc vì thế mà được biết đến nhiều qua phần biểu diễn của những người khác.
Ông chu du qua nhiều nước khắp châu Âu và sống tại Paris, Pháp một thời gian, cũng như từng làm lãnh sự Uruguay ở Đức. Năm 1931, ông cộng tác soạn nhạc cho phim "Luces de Buenos Aires" (được quay ở Joinville-le-Pont, Pháp).
Ông qua đời sau thời gian dài bệnh tật vào năm 1948 tại quê hương Montevideo.
Sự nghiệp sáng tác.
Tác phẩm tango kinh điển "La cumparsita" được ông soạn năm 1916, nguyên thủy là một bản hành khúc dành cho carnaval. Roberto Firpo thì bổ sung những đoạn trích từ các bản tango "La Gaucha Manuela" và "Curda Completa" của ông vào hành khúc của Matos để tạo thành bản nhạc "La cumparsita". Về sau nó được Pascual Contursi và Enrique Pedro Maroni đặt thêm lời.
Ngoài ra, Rodríguez còn sáng tác một số nhạc phẩm dành cho các vở kịch trong nhà hát công diễn tại Buenos Aires, Argentia. Ông chỉ huy một dàn nhạc tango của riêng ông ở Montevideo trong một thời gian ngắn sau đó.
Rodríguez từng hợp tác với những người viết lời bài hát gồm Enrique Cadícamo, Victor Soliño, Juan B. A. Reyes, Manuel Romero và Fernán Silva Valdés. | 1 | null |
Các loài xâm lấn, còn được gọi là loài ngoại lai xâm hại hoặc chỉ đơn giản là giống nhập ngoại, loài ngoại lai là những loài động vật, thực vật hệ được du nhập từ một nơi khác vào vùng bản địa và nhanh chóng sinh sôi, nảy nở một cách khó kiểm soát, từ đó trở thành một hệ động thực vật thay thế đe dọa nghiêm trọng đến hệ động thực vật bản địa và đe dọa sự đa dạng sinh học. Sự bành trướng của những sinh vật này là mối nguy hại cho sự tồn tại của môi trường hệ sinh thái bản địa. Mất mát đa dạng sinh học đã và đang là mối lo chung của nhân loại. Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất.
Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa. Khi được đưa đến một môi trường mới, một loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại. Nguồn gốc sâu xa của loài xâm lấn chính là các hoạt động một cách có chủ ý hoặc vô ý của con người.
Tổng quan.
Những loài động vật xâm lấn đang lây lan ở nhiều nơi trên thế giới với tốc độ chóng mặt do giao thương giữa các nước ngày càng mở rộng, điều kiện để các loài ngoại lai nhập cảnh càng dễ dàng hơn bằng con đường chính ngạch hoặc buôn lậu. Ban đầu, các loài sinh vật lạ trên thường được nhập với mục đích phát triển kinh tế (tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo), thú vui, làm cảnh nhưng cũng có thể là hành động có chủ ý. Thích nghi nhanh với môi trường các quốc gia mà chúng xâm nhập, các loài ngoại lai sẽ phát triển mạnh. Điều nguy hiểm là chúng thường không có kẻ thù thông thường so với các loài bản địa, vì thế dễ dàng trở thành kẻ xâm lấn. Tác hại của chúng không thể kiểm soát được và gây ra thiệt hại khi chúng thoát vào môi trường. Không chỉ tác động xấu đến môi trường, sinh vật ngoại lai còn là sát thủ của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Các sinh vật ngoại lai là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với động thực vật bản địa.
Các loài ngoại lai xâm hại lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Chúng có thể gây hại đến các loài bản địa thông qua cạnh tranh nguồn thức ăn chẳng hạn như đối với động vật hay ngăn cản khả năng gieo giống, tái sinh tự nhiên của các loài bản địa đối với thực vật do khả năng phát triển nhanh, mật độ dày đặc. Chúng có khả năng cạnh tranh tiêu diệt dần loài bản địa, làm suy thoái hoặc thay đổi, tiến tới tiêu diệt luôn cả loài bản địa. Tác động mà các loài sinh vật xâm hại gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm là:
Những loài ngoại lai xâm lấn hiện là mối đe dọa thứ hai đối với đa dạng sinh học Trái đất, sau nguyên nhân nơi sinh sống bị hủy hoại. Chúng tác động tiêu cực đến hệ động thực vật bản địa, gây hại môi trường và làm thiệt hại kinh tế địa phương. Số liệu năm 2009 của Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết chi phí cho những thiệt hại và kiểm soát những loài ngoại lai ở Mỹ dự đoán lên đến 80 tỉ euro/ năm, ở châu Âu là hơn 10 tỉ euro/năm. Một số loài bản địa trở nên khan hiếm do khả năng cạnh tranh thức ăn và nơi ở kém hơn các loài nhập nội, một số loài bản địa, chẳng hạn cá trê đã có biểu hiện bị lai tạp. Một vài loài sinh vật lạ xâm hại đã sinh sôi trên diện rộng, đến mức không thể tiêu diệt chúng triệt để, mà chỉ có thể kiểm soát và hạn chế phần nào. Sự xâm nhập của các sinh vật lạ, nhất là những loài mới xâm nhập còn ở mức độ chưa lớn, nhưng đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển gây ảnh hưởng trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp.
Các tác động mà loại sinh vật này gây ra rất phức tạp. Ví dụ như trường hợp của cá rô sông Nile (Lates niloticus). Sau khi được du nhập vào hồ Victoria (Châu Phi) năm 1954 nhằm phục hồi sản lượng cá đang suy giảm trong hồ do đánh bắt quá mức, loài cá này đã gây ra sự tuyệt chủng cho hơn 200 loài cá bản địa khác trong hồ do cạnh tranh và ăn thịt các loài cá đó. Do thịt của cá vược sông Nile có nhiều mỡ hơn các loại cá bản địa, cư dân ở hồ đã phải chặt nhiều củi hơn để sấy cá dẫn đến hiện tượng phá rừng nghiêm trọng. Đến lượt mình, việc này gây ra sự xói mòn và rửa trôi đất trong vùng lưu vực làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong hồ tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes). Sự bùng nổ của các loài thực vật này làm giảm lượng oxy trong hồ và làm chết nhiều cá hơn. Ngoài ra việc khai thác mang tính thương mại loài cá này đã làm làm cư dân ở đây mất đi nghề đánh bắt và chế biến cá truyền thống của mình. Lợi nhuận thu được từ cá vược sông Nile chỉ rơi vào túi một số người trong khi đó cư dân và môi trường ở đây hầu như không những không có lợi mà còn nghèo đói hơn.
Các loài ngoại lai xâm hại góp phần làm xuất hiện các bệnh dịch mới hoặc tái xuất hiện các bệnh dịch cũ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Sốt rét là một bệnh dịch nguy hiểm được truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi Anophele. Năm 1930, loài muỗi Anopheles gambiae được du nhập một cách vô tình vào vùng tây bắc Brasil theo các đoàn tàu biển đến từ Châu Phi. Chưa đến một năm sau, trong một diện tích khoảng 6 dặm vuông với số dân khoảng 12.000 người đã xuất hiện 10.000 ca nhiễm bệnh sốt rét. Vào cuối những thập niên 30, người ta đã phải tốn hàng triệu USD và hàng nghìn nhân công để tiêu diệt muỗi Anopheles gambiae tại vùng này.
Hiện nay, thế giới đã công bố danh sách 100 loài xâm hại mạnh nhất thế giới trong "Global Invasive Species Database" do nhóm chuyên gia về các loài xâm thực của IUCN đưa ra.
Tình hình chung.
Úc là lục địa bị ảnh hưởng nặng nhất bởi những loài xâm lấn. 90 loài thực vật xâm lấn có khả năng đang được bán tại nhiều nơi ở Úc, trong khi 210 loài cá cảnh ngoại lai có thể được nhập lậu. Kinh doanh cá cảnh ở Úc có doanh số 350 triệu USD/năm. Nhiều loài cá mới đã thoát ra và xâm nhập hệ thống sông ngòi, làm suy giảm nghiêm trọng lượng cá bản địa và quần thể các loài lưỡng cư, cũng như cạnh tranh nguồn thức ăn và tàn sát những loài cá bản địa để sinh tồn. Úc đang gặp trong cuộc chiến chống các loài xâm lấn mặc dù nước này đưa ra nhiều luật lệ gắt gao hạn chế nhập khẩu các loài cá cảnh, nhưng Chính phủ Úc vẫn không thể kiểm soát được ngành kinh doanh này. Trong số 34 loài cá ngoại lai đang hoành hành ở những vùng biển Úc có 22 loài được cho là đã xâm nhập thông qua kinh doanh cá cảnh. Chúng đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển của châu lục này, trong đó có các rạn san hô.
Tại Anh, các loài xâm lấn làm tiêu tốn 2 tỉ bảng/năm, hệ sinh thái bản địa không thể tái sinh một khi đã bị các loài này xâm lược. Chỉ riêng với việc diệt chuột ở đảo Gough, có một đề xuất thuê trực thăng thả xuống hàng nghìn tấn bả chuột. Dự kiến chuyện này ít nhất 2,6 triệu bảng. Ireland là nước duy nhất trên thế giới tiếp tục đưa giống chồn nhỏ vào thiên nhiên, 2/3 của nghề nuôi chồn trên thế giới và 70% nuôi cáo tập trung ở các nước khác thuộc Liên minh châu Âu (EU). Nguy cơ thảm họa tự nhiên là 6.000 trang trại nuôi chồn ở EU đang là mục tiêu của những nhà hoạt động bảo vệ động vật.
Việt Nam có 94 loài sinh vật ngoại lai xâm hại, du nhập qua ba con đường tự nhiên, không chủ đích và có chủ đích. Trong 50 năm qua Việt Nam đã nhập 41 loài động vật thủy sinh lạ. Việt Nam đã cấm nuôi ba loài là chuột hải ly, ốc bươu vàng, cá hổ. Có tới bảy loài cần phải được theo dõi nghiêm ngặt do tác hại đối với cân bằng sinh thái. Quốc gia này hiện có sáu trong số 14 loài động vật có mối đe dọa lớn như lợn rừng, chuột rừng, chuột nhắt, cáo, khỉ đuôi dài, cầy móc cua. Hầu hết thủy sinh lạ là cá, ngoài ra, có bốn loài thuộc động vật không xương sống, một loài lưỡng cư, một loài bò sát và một loài thú. Một số loài thủy sinh lạ sau khi vào Việt Nam có giá trị kinh tế cao, điển hình là cá rô phi, cá chép, cá tỳ bà, cá chim trắng.
Các loài động vật thủy sinh lạ nhập nội vào Việt Nam đáng quan tâm nhất là tôm Chân trắng, ốc Bươu vàng, cá Mrigan, cá trắm cỏ, cá mè trắng Trung Quốc, cá rôhu, cá trê phi, cá chim trắng nước ngọt bụng đỏ, cá rô phi đen, cá rô phi vằn, tôm hùm đất... 13 loài nhập nội để nuôi còn lại về các tác động (phá hoại nơi cư trú, phá hủy chuỗi thức ăn, cạnh tranh nơi cư trú, suy thoái di truyền do tạp giao và mang theo ký sinh trùng, mầm bệnh mới) 7 loài động vật thủy sinh lạ cần kiểm soát gắt gao là ốc bươu vàng, cá tỳ bà, cá nheo Âu, cá hổ, rùa tai đỏ, cá sấu Cuba, chuột hải ly. Việt Nam đã cấm nuôi 3 loài là chuột hải ly, ốc bươu vàng, cá hổ (Pygocentrus nattereri).
Khu vực Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai (được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới) hiện có nhiều loài sinh vật ngoại lai du nhập và có dấu hiệu xâm lấn, gây ảnh hưởng đến nhiều loài động, thực vật bản địa và môi trường có nguy cơ bị phá vỡ. Có 12 loài ngoại lai xâm hại gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của Khu bảo tồn trong đó có năm loài thực vật gồm cây mai dương (Mimosa pigra), cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha), cỏ lào (Chromolaena odorata), bèo tây (Eichhornia crassipes) và cây bông ổi (Lantana camara). Có năm loài cá được xác định là những loài ngoại lai du nhập vào các hồ, đập của Khu bảo tồn gồm cá lau kiếng (Hypostomus punctatus), cá hoàng đế (Cichea ocllaris), cá chim trắng (Colosoma brachypomum), cá trê phi (Clarias gariepinus) và cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus). Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một loài bò sát là rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) và một loài động vật không xương là ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata).
Sau đây là một số loài xâm lấm và gây hại dữ dội ở nhiều nơi trên thế giới. Danh sách giới thiệu gồm tên thường gọi bằng tiếng Việt của loài, danh pháp khoa học (trong ngoặc), giới thiệu về quá trình xâm lấn, tác hại của chúng.
Thực vật.
Cây trinh nữ.
Cây trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ, cây mai dương hay cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra) là loài Việt Linh cây bụi, thân gỗ, mọc cao tạo thành những bụi cây rậm rạp, lớn, đầy gai, không xuyên qua được ở những vùng đất ngập nước theo mùa thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây trinh nữ đầm lầy có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Là loại cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ, loài cây này sinh sản rất mạnh, bằng cả gieo hạt nhờ gió, lẫn sinh sản vô tính từ thân cây. Bằng nhiều cách, cây trinh nữ đã du nhập vào châu Phi, châu Á, châu Úc và đặc biệt thích hợp phát triển ở vùng đất ngập nước thuộc vùng nhiệt đới.
Hạt cây rất nhẹ và có móc, nhờ vậy nó có thể phát tán đi xa nhờ gió, hay trôi theo dòng nước. Khi đã tìm được nơi cư trú, nó bám chắc vào đó, cắm rễ xuống và mọc thành cây. Loài cây này nằm trong danh sách 100 loài có khả năng xâm nhập trên quy mô toàn thế giới. Tại Úc, nó đã phát triển tới 18.000 ha và hằng năm Chính phủ nước này phải chi tới 12 triệu ER để ngăn ngừa và tiêu diệt, nhưng chưa có kết quả. Tại rừng tràm U Minh, cây trinh nữ đã bành trướng một diện tích rộng lớn và trong tương lai nó sẽ xóa sổ toàn bộ rừng tràm ở U Minh.
Bèo Nhật Bản.
Bèo Nhật Bản hay còn gọi là bèo Lục Bình, bèo tây (Eichhornia crassipes) là tên ở Việt Nam, chúng du nhập vào và phát triển nhanh trong các thủy vực là làm tắc nghẽn đường thủy, cản trở giao thông thủy, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thủy sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thủy vực.
Cỏ biển Caulerpa.
Cỏ biển Caulerpa (Caulerpa taxifolia) là loài thực vật thủy sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thủy sinh.
Cỏ biển Spartina.
Loài cỏ biển Spartina (Spartina anglica) là thực vật thủy sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá hủy các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển.
Tảo bẹ Undaria.
Tảo bẹ Undaria (Undaria pinnatifida) có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà chúng được trồng làm thức ăn cho con người. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhân tạo thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá hủy hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa.
Trúc Tây Ban Nha.
Trúc Tây Ban Nha Arundo (Arundo donax) là loài cây thân thảo lưu niên đã và đang được du nhập rộng rãi vào vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Khi đã thích nghi và phát triển, nó tạo thành các rừng cây rậm rạp đơn loài đồng thời cạnh tranh làm suy giảm quần xã thực vật bản địa và biến đổi nơi sống của chúng. Rừng trúc Tây Ban Nha Arundo còn là hiểm hoạ cháy rừng và lụt lội.
Sắn dây.
Sắn dây được đưa từ Nhật Bản vào Mỹ năm 1876 để trồng làm thức ăn gia súc và để chống xói mòn cho đất. Tuy nhiên, sau đó loại cây này lại trở thành mối nguy hại về mặt sinh thái học ở các vùng này do sức phát triển quá nhanh vượt ngoài tầm kiểm soát của nó.
Loại cây leo này nhanh chóng lan tràn khắp nơi, bao phủ phần lớn diện tích canh tác, giết chết nhiều loài cây bản địa khác. Sắn dây đã mọc lên rộng rãi ở khắp miền Đông Nam Hoa Kỳ, cắm chặt rễ trên diện tích đất khoảng 20.000 – 30.000 km² và làm thiệt hại khoảng 500 triệu USD mỗi năm do diện tích đất trồng trọt bị loài cây này bao phủ và các chi phí để kiểm soát nó.
Bò sát.
Trăn Miến Điện.
Trăn Miến Điện (Python molurus bivittatus) là phân loài lớn nhất của trăn Ấn Độ trong chi Python và một trong 6 loài rắn lớn nhất thế giới, đây là loài xâm lấn dữ dội ở Hoa Kỳ. Nhiều con đạt chiều dài tới hơn 6 m và khối lượng tới 90 kg. Một số tài liệu ghi nhận các trường hợp trăn có nguồn gốc từ Myanmar giết chết người. Nó thuộc nhóm động vật xâm lấn hoặc có khả năng xâm lấn rất mạnh. Điều này có nghĩa là chúng có thể sống sót và sinh sản ở nhiều khu vực khác nhau. Chúng đạt tới độ tuổi trưởng thành rất nhanh và đẻ nhiều con. Do khả năng ngụy trang của chúng tốt nên con người rất khó nhận ra chúng.
Sự nguy hiểm nó còn thể hiện ở chỗ, lực lượng cảnh sát ở Nam Florida (Mỹ) đã bắt được một con trăn Miến Điện dài 12 feet (khoảng 3,65m), nặng 120 pound (khoảng hơn 54 kg) được cho là đã ăn thịt những con mèo của người dân trong vùng. Những con trăn đang làm giảm số lượng các loài động vật có vú bản địa ở vùng đầm lầy. Số lượng rắn và trăn tăng lên là do loài này từng được nuôi làm thú cưng rồi bị bỏ rơi do lớn quá nhanh, còn số khác thì bị xổng khỏi các cửa hàng bán thú nuôi trong cơn bão Andrew và đã nhanh chóng sinh sản.
Từ năm 1999 đến 2004, hơn 144.000 con trăn Miến Điện đã được nhập khẩu vào Mỹ như một loài thú cưng đáng yêu. Người dân Mỹ, đặc biệt là bang Florida, hết sức thích thú với loài này trước khi nhận ra chúng là một quái vật ăn thịt khổng lồ có thể phát triển tới hơn 6m. Nhiều người đã thả chúng ra tự nhiên, gây nên hậu quả là có khoảng 150.000 con trăn Miến Điện đang lang thang khắp bang, chúng cố gắng nuốt chửng mọi thứ, từ gấu trúc, thỏ, thú có túi ôpôt cho đến hươu nai và thậm chí cả cá sấu. Mặc dù trăn Miến Điện lần đầu tiên được nhìn thấy ở vườn quốc gia Everglades vào thập niên 1990, nhưng chúng không được chính thức công nhận là một quần thể sinh sản cho đến năm 2000. Kể từ đó, số lượng nhìn thấy loài trăn Miến Điện đã tăng lên theo cấp số nhân với hơn 300 lần nhìn thấy từ năm 2008 đến năm 2010.
Rắn cây nâu.
Rắn nâu leo cây (Boiga irregularis): Có nguồn gốc từ úc và Papua New Guinea, loài rắn này nổi tiếng vì khả năng trà trộn vào hàng hoá, lên các chuyến bay và đến nhiều nước trên thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Úc và một số nước Đông Nam Á vô tình mang rắn cây nâu sang lãnh thổ Guam, Mỹ nơi không tồn tại loài động vật nào có thể khuất phục chúng, chúng bao phủ toàn bộ hòn đảo vốn trước kia hoàn toàn không có loài rắn. Loài rắn nâu leo cây này đã và đang làm thay đổi hệ sinh thái trên cạn và phá hoại hệ thống cung cấp điện của Guam. Kể từ khi có mặt ở đây, rắn cây nâu đã ăn hết hơn một nửa các loài chim, thằn lằn bản địa của Guam và khiến 2/3 số loài dơi ở đây gần như tuyệt chủng.
Với hơn 13.000 cá thể ở khắp nơi trên đảo, chúng tấn công vào nhà ở của người dân, gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ và gây kinh hoàng cho người lớn. Chúng cũng là thủ phạm gây ra các vụ mất điện làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, thương mại và quân đội tại khu vực. Chúng săn gần như cạn kiệt hoặc thậm chí làm tuyệt chủng các loài động vật trong các khu rừng bản địa. Số lượng động vật hoang dã trên hòn đảo ở phía nam Thái Bình Dương giảm rất nhanh. Nhiều loài động vật có vú, chim, thằn lằn là những con vật mà rắn bắt để ăn thịt thì lại đóng vai trò to lớn đối với hoạt động thụ phấn và phát tán hạt. Sự biến mất của chúng làm giảm số lượng thực vật trên đảo Guam. Tình trạng tương tự cũng có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác của Mỹ nơi nhiều động vật nhỏ chưa biết cách đối phó với kiểu săn mồi của chúng. Những động vật bản địa chưa có kinh nghiệm phát hiện rắn khổng lồ và chiến thuật rình mồi của chúng.
Rùa tai đỏ.
Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans) là loài động vật nguy hiểm trên thế giới, rùa tai đỏ xuất xứ từ Bắc Mỹ, có thể sống từ 50 đến 70 năm. Khuyến cáo của một số cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, rùa tai đỏ là loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nếu bị phát tán ra ngoài môi trường. Là một loài vật nuôi thông dụng và do đó đã phát triển ở nhiều vùng trên thế giới và trở thành đối thủ cạnh tranh với các loài rùa nước bản địa.
Đây là loài ăn tạp và có thức ăn gồm côn trùng, tôm, giun, ốc sên, lưỡng cư và cá con cũng như cả thực vật thủy sinh. Khi thoát ra tự nhiên, chúng sẽ cạnh tranh thức ăn, giao phối với rùa bản địa, dẫn đến lấn áp, ức chế hoặc tiêu diệt các loài sinh vật bản địa, phá vỡ cân bằng sinh thái. Ngoài ra, rùa tai đỏ còn có thể mang vi khuẩn salmonella(chỉ khi mội trường sống có vi khuẩn salmonella thì rùa tai đỏ mới nhiễm bệnh và lậy truyền), loại gây bệnh thương hàn cho người. Loài thủy sinh vật ngoại lai đã được phát hiện ở Việt Nam từ năm 1997, chủ yếu nuôi với mục đích làm cảnh.
Lưỡng cư.
Cóc mía.
Cóc mía hay cóc khổng lồ, cóc biển (Bufo marinus) được du nhập rộng rãi vào nhiều nước trên thế giới, sử dụng làm tác nhân phòng trừ sinh học đối với sâu gây hại mía. Hiện nay Cóc mía đã trở thành một địch hại ở những nơi được du nhập đến. Cóc mía rất phàm ăn và ăn thịt tất cả các loại sinh vật mà nó tìm được. Cóc tía còn săn bắt ăn thịt và cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản với các loài lưỡng cư bản địa. Ngoài ra, do da có chứa nhiều độc tố nên cóc mía có thể giết chết những con vật lớn hơn, như gà, chó, mèo, rắn, thằn lằn và cả một số loài ếch, khi tiếp xúc với chất độc trên da chúng, làm giảm đáng kể số lượng các loài này. Cóc mía là một loài gây hại cho môi trường, sống nhiều ở vùng nhiệt đới.
Năm 1935, loài cóc mía được nhập khẩu từ Hawaii vào Australia và được đưa đến Bắc Queensland để tiêu diệt bọ cánh cứng hại mía. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng trở thành loài vật gây hại của nước Australia. Môi trường sống thích hợp đã khiến cóc mía phát triển với một tốc độ cao. Loài động vật này đạt số lượng 200 triệu con vào năm 2007 và chiếm lĩnh 75 % lãnh thổ Australia vào năm 2008. Cóc mía bị coi là một trong những loại sinh vật gây hại nhất ở Australia. Chính phủ nước này đang thực hiện kế hoạch kéo dài đến 15 năm và tiêu tốn 7 triệu đô để kiềm chế sự phát triển của chúng.
Ếch ương beo.
Ếch ương beo hay Ếch ương Mỹ (Rana catesbeiana) phát tán đến nhiều nước do hoạt động thương mại buôn bán thủy sản và cá cảnh. Ếch ương beo là đối tượng buôn bán và thường được nuôi lấy thịt ở nhiều nước trên thế giới. Vấn đề chính là trong tự nhiên chúng có khả năng thích nghi cao, cạnh tranh mạnh và ăn cả các loài bò sát bản địa.
Ếch Carribe.
Ếch Carribe (Eleutherodactylus coqui) là một loài ếch nhỏ, ồn ào, ăn thịt sâu bọ, có nguồn gốc từ Puerto Rico, nơi mà chúng sinh sản và có thể sống với mật độ đến 20000 cá thể trên một hecta. Chúng thích nghi và phát triển ở Hawaii và Đảo Virgin. ở Hawaii, chúng được coi vừa là loài gây hại ở thành thị vừa có khả năng đe doạ đến các loài chim rừng bản địa.
Nhuyễn thể.
Ốc sên đất châu Phi.
Ốc sên đất khổng lồ châu Phi hay còn gọi là ốc sên (Achatina fulica) đã gây họa tại châu Mỹ, ược xếp vào danh sách những loài xâm lấn đe dọa môi trường nghiêm trọng. Loài ốc sên này được phát hiện lần đầu tiên tại bang Florida năm 2011 và không ngừng phát triển kể từ sau đó. Chúng có nguồn gốc từ Nigeria, thường có chiều dài 20 cm và mỗi con đẻ hàng trăm trứng mỗi tháng. Ốc sên đất khổng lồ châu Phi là một trong những loài ốc sên nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có thể tiêu thụ ít nhất 500 loại cây khác nhau, trong đó có nhiều loại cây lương thực.
Ốc sên còn là mối đe dọa với động vật và con người, vì chúng mang ký sinh gây viêm màng não. Loài ốc sên này còn có thể tiêu thụ thạch cao và vôi vữa để hấp thụ calcium cần thiết cho lớp vỏ lớn. Do đó, chúng còn làm hỏng và phá hủy nhiều căn nhà, chúng xâm nhập các bãi, công viên, thậm chí ăn qua vách thạch cao. Loài ốc sên châu Phi đã và đang được du nhập rất nhiều vào các nước châu Á, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, và gần đây được du nhập vào vùng Tây Ấn. Đây là một loài địch hại nguy hiểm đối với nông nghiệp và là véc tơ của một số mầm bệnh và giun tròn. Người ta đã phải huấn luyện chó nghiệp vụ để tiêu diệt chúng
Ốc bươu vàng.
Điển hình trong số sinh vật lạ xâm hại ở Việt Nam là nạn dịch ốc bươu vàng. Ốc bươu vàng (Pila sínensis hay Pomacea canaliculata) là loài được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc trong khoảng hơn 10 năm, là một loài ốc nước ngọt phàm ăn và ăn các loại thực vật thủy sinh như sen, khoai sọ, củ ấu và lúa, với khả năng sinh sản rất nhanh và thức ăn chủ yếu là lá lúa nên đã gây nên đại dịch phá hoại lúa ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đang phát triển dần ra các tỉnh miền Trung, miền Bắc.
Đến nay, ốc bươu vàng đã gây nguy hại lớn trong hệ sinh thái đồng ruộng, ao hồ của một số tỉnh phía nam, và tiêu diệt chúng triệt để là không dễ dàng, dù đã phải tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn, Ốc bươu vàng được tận diệt bằng nhiều phương pháp nhưng vẫn sinh sôi và phá hoại mùa màng. Đây là một loại địch hại nguy hiểm đối với mùa màng ở Đông Nam Á và Hawaii đã gây ra một mối đe doạ nguy hiểm đối với nhiều vùng đất ngập nước trên toàn thế giới do có thể làm thay đổi sinh cảnh và cạnh tranh với các loài bản địa.
Sên Arion vulgaris.
Đây là một loài có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, xuất hiện phổ biến ở Bắc Âu và vào Anh qua các loại rau nhập khẩu như rau diếp và xà lách. Những con sên ngoại cỡ có chiều dài tối đa khoảng 12 cm, gấp 4 lần so với loài sên thông thường. Chúng đẻ khoảng 400 quả trứng mỗi năm. Những kẻ xâm lược này không chỉ ăn rau, phân, thịt động vật đã thối rữa mà còn ăn thịt chính đồng loại. Đây là một loài ốc sên có tính xâm lấn cao. Nó thường được coi là một dịch hại, không chỉ trong khu vực mà nó đã được vô tình du nhập, mà ngay cả ở những nơi mà nó là loài bản địa.
Sên sói tía (Euglandina rosea).
Loài sên sói tía ăn thịt này được du nhập vào các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương làm tác nhân kiểm soát sinh học đối với một loài xâm hại khác là ốc sên châu Phi (Achatina fulica). Đây là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của loài sên Partulid ở vùng Polynesia thuộc Pháp.
Giun dẹp.
Sán dẹp.
Loài Giun dẹp hay sán dẹp hay còn gọi là sán ốc sên (Platydemus manokwari) đã trở thành sinh vật ngoại lai khiến cho các chuyên gia tại Anh tìm cách kiểm soát loài giun dẹp này. Loài giun này đã xấm lấn mạnh mẽ hệ sinh tái tại Anh khiến ốc sên vườn có thể bị xóa sổ, đe dọa hệ sinh thái. Loài giun dẹp này tương đối lớn, có chiều dài từ 40–65 mm và rộng khoảng 4–7 mm. Cơ thể loài này có dạng dẹp, dày dưới 2 mm.
Tại quần đảo Thái Bình Dương, một số loài ốc bản địa đã tuyệt chủng vì sự phàm ăn của loài giun này. Loài giun này xâm nhập vào Anh, ẩn trong chậu cây trồng nhập khẩu mỗi tháng. Sán ốc sên được du nhập vào nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để kiểm soát loài ốc sên châu Phi. Sán ốc sên đã trở thành mối đe doạ nghiêm trong đối với các loài nhuyễn thể chân bụng bản địa. Ở Guam, cũng đang đe doạ các loài trong họ Partulidae ở đảo Mariana cũng như các loài sống trong đất đặc hữu ở đây.
Cá.
Cá vược sông Nin.
Cá vược sông Nile hay cá rô sông Nile (Lates niloticus) được du nhập vào hồ Victoria năm 1954. Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, thứ nhì thế giới nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania.
Hồ có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km. 200 loài cá bản địa vùng hồ Victoria đã bị tuyệt chủng bởi loài cá vược sông Nile. Cá vược sông Nile cạnh tranh nguồn thức ăn với các loài cá khác trong hồ Victoria, hạn chế sự phát triển của chúng. Ngoài ra, loài cá này cũng ăn thịt các loài cá khác.
Cá rô phi.
Cá Rô Phi Mozambique hay cá rô phi đen (Oreochromis mossambicus) được phổ biến, du nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi làm thực phẩm. Các quần thể đã thích nghi của loài này trong tự nhiên là kết quả của việc cố tình thả ra hoặc để xổng từ các trang trại nuôi chúng. Đây là một loài ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ từ tảo đến côn trùng. Chúng tạo thành các quần thể đông đặc và thiếu thức ăn trong các thủy vực sinh sống.
Cá chép.
Cá chép (Cyprinus carpio) được du nhập vào các vực nước ngọt trên toàn thế giới để làm thực phẩm và làm cảnh. Loài cá chép này bị coi là một loài gây hại vì chúng thường nhanh chóng đạt mật độ cao và khuấy động làm giảm độ trong của nước, phá hủy, làm bật rễ các loài thực vật thủy sinh là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật thủy sinh. Cá chép châu Á được đưa vào Mỹ từ những năm 1970 để kiểm soát cỏ dại và ký sinh trùng, nhưng khi được thả ra sông Mississippi, chúng lại làm giảm chất lượng nước.
Một số lượng lớn cá chép châu Á đã tràn ngập các lưu vực thoát nước và các nhánh sông dẫn đến Ngũ Đại Hồ (nhóm hồ nước ngọt lớn nhất trên thế giới) từ những năm 1960 và 1970. Loài sinh vật này là nguyên nhân gây nhiều xáo trộn môi trường sống, đặc biệt khi chúng sinh sản với tốc độ nhanh đến mức đáng kinh ngạc, chiếm đến 50% sinh khối cá trong một môi trường nhất định. Không những thế, cứ nghe thấy tiếng động tàu thuyền là chúng lại phóng vọt lên, đâm vào người ngồi trên thuyền khiến người ta giật mình, thậm chí bị thương.
Cá trê trắng.
Cá trê trắng Clarias batrachus là loài cá trê ăn thịt phàm ăn này có nguồn gốc ở Đông Á trong đó có Việt Nam và đã được du nhập vào Florida từ năm 1960 để gây nuôi. Từ đó loài cá trê này đã thích nghi và phát triển rộng rãi trong tự nhiên trên toàn bang Florida, chúng du nhập vào Florida và nhanh chóng thích nghi, phát triển một cách mạnh mẽ. Cá trê trắng chính là kẻ thù của rất nhiều loại cá bản địa vùng Florida. Vào mùa khô, một số lượng lớn loài cá trê này có thể bị dồn tập trung lại trong một số ao hồ và ăn thịt các loài cá bản địa ở đây, Cá trê trắng là kẻ thù của nhiều loài cá bản địa vùng Floria, khi chúng bị dồn tập trung lại trong một số các ao hồ thì chúng có khả năng ăn thịt các loài cá bản địa.
Cá hồi cầu vồng.
Cá hồi cầu vồng (Oncorhynchus mykiss) là một loài cá cảnh phổ biến và được du nhập vào nhiều sông và hồ. Chúng đã phát triển nhanh và đe doạ loại trừ các loài cá bản địa bằng cách ăn thịt ấu trùng đồng thời còn giao phối chéo với những loài các hồi khác làm ảnh hưởng đến bộ gen của chúng. Ngoài ra chúng còn cạnh tranh loại trừ một số loài cá khác bằng cách chiếm chỗ ở của chúng.
Cá hồi nâu.
Cá hồi nâu hay còn gọi là (Salmo trutta) được du nhập vào nhiều thủy vực nước lạnh trên toàn thế giới để phục vụ việc câu cá, hiện nay đã thích nghi và phát triển tốt ở nhiều nơi. Cá hồi nâu đã cạnh tranh lấn át làm giảm quần thể các loài cá bản địa (đặc biệt là các loài khác thuộc họ cá Hồi), lưỡng cư và động vật không xương sống do chúng ăn thịt, chiếm chỗ và cạnh tranh thức ăn.
Cá vược miệng rộng.
Cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides) Do thịt ngon và hấp dẫn về mặt thể thao, cá vược miệng rộng được du nhập rộng rãi khắp thế giới. Đây là một loài ăn thịt, phàm ăn, săn mồi một mình và ăn cả ngày lẫn đêm, với cái miệng rộng như tên gọi của chúng. Thức ăn của chúng gồm cá, tôm, lưỡng cư và côn trùng.
Cá diệt bọ gậy.
Cá diệt bọ gậy hay cá gambu (Gambusia affinis) được du nhập vào nhiều nơi trên thế giới với một quan điểm sai lầm cho rằng chúng có khả năng diệt muỗi hiệu quả hơn so với các loài cá bản địa ăn bọ gậy, loài cá gambu này đã và đang gây hại cho các hệ sinh thái thủy vực vì đặc tính phàm ăn của chúng. Việc thả loài cá gambu để diệt bọ gậy muối vẫn đang được một số cơ quan phòng chống muối sốt rét và muỗi gây bệnh khác tiến hành.
Cá mao tiên.
Cá mao tiên (Pterois volitans) Có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cá mao tiên đã vô tình xâm nhập vào vùng biển Caribbean và vùng biển ngoài khơi miền nam Hoa Kỳ vào năm 1992 sau cơn bão Andrew. Chúng đã trở thành một vấn đề rất lớn xâm lấn ở vùng biển Caribbean và dọc theo bờ biển phía Đông của Hoa Kỳ. Chúng xinh đẹp, to lớn hơn các loài cá rạn san hô bản địa và luôn tìm cách chiếm đoạt các rạn san hô của những cư dân bản địa. Chúng có gai độc lớn, nhô ra từ cơ thể như bờm sư tử. Các gai độc làm cho cá không ăn được hoặc ngăn chặn hầu hết các kẻ thù tiềm năng, ới khả năng tự vệ bẩm sinh, cá sư tử không sợ hầu hết các loài sinh vật biển khác. Cá mao tiên sinh sản hàng tháng và có thể nhanh chóng phân tán trong giai đoạn ấu trùng của chúng khiến cho việc mở rộng của khu vực xâm lấn của chúng nhanh chóng. Chỉ trong vòng 30 phút, một con cá sư tử lớn có thể ăn đến 20 con cá nhỏ, và chỉ trong 5 tuần, loài này tiêu diệt đến 79% quần thể cá con.
Cá hoàng đế.
Trước đó, vào năm 2006, đã xuất hiện tình trạng một số loài cá ngoại lai trong đó có loài cá hoàng đế xuất hiện tại hồ Trị An ở Việt Nam. Đây là loài ngoại lai du nhập từ Nam Mỹ, do một số hộ dân nuôi cá trong lòng hồ thả xuống để nuôi làm cá cảnh. Loài cá hoàng đế xuất hiện với mật độ ngày càng nhiều trong khu vực lòng hồ. Đây là loài cá ngoại lai du nhập vào trong nước bằng hình thức nhập về để làm cá cảnh. Loài cá hoàng đế ăn tạp và sinh trưởng rất nhanh, chúng ăn bất cứ thứ gì ở những vùng nước có loài này sinh sống, do đó nguy cơ mất cân bằng hệ sinh thái nguồn nước rất cao.
Cá hổ piranha.
Cá hổ piranha, hay còn gọi là cá kim cương, cá răng đao (tên khoa học là Serralmus nattereri). Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt, hung dữ. Nếu loài này lọt ra sống trong môi trường tự nhiên chúng sẽ tiêu diệt hết các động vật thủy sinh, khi đó khó lường hết những thiệt hại về kinh tế thủy sản, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho con người. Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt đối với việc nhập loài cá này.
Cá vàng.
Canada xem cá vàng thông thường là loài xâm lấn. Và lo ngại những đàn cá có kích thước dị thường sẽ đe dọa nhiều sinh vật bản địa khác. Khi số lượng bầy cá tăng nhanh và kích thước của mỗi cá thể cũng lớn hơn, chúng có thể làm thay đổi trật tự tự nhiên ở khu vực. Thậm chí, cá vàng có khả năng sống sót qua mùa đông lạnh giá và di chuyển lên miền bắc Canada. Có ghi nhận ở Canada về hiện tượng tăng trưởng kích thước quá mức của loài này. Người ta đã phát hiện một số lượng lớn cá vàng có kích thước dị thường ở miền tây nước này. Chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và ngày càng lớn hơn so với cá nuôi trong bể. Chính quyền đã kêu gọi người dân không vứt cá vàng xuống bồn cầu và tháo nước, bởi bằng con đường này, cá đã thoát ra tự nhiên và tự do sinh trưởng.
Động vật thủy sinh.
Tôm hùm nước ngọt.
Ở Bắc Âu, số lượng của tôm hùm nước ngọt được tự duy trì nhưng không mở rộng, trong khi ở miền nam châu Âu, P. clarkii đang sinh sản và tích cực xâm lấn các vùng lãnh thổ mới, lấn sang các loài tôm bản địa như Astacus astacus và Austropotamobius spp. Các cá thể được báo cáo là có thể vượt qua nhiều dặm đất tương đối khô, đặc biệt là trong mùa mưa, mặc dù thị trường cá cảnh và câu cá có thể thúc đẩy nhanh sự lây lan của nó. Người câu cá hay sử dụng P. clarkii làm mồi. Tôm đồng Louisiana, còn được gọi là tôm đầm lầy đỏ, đang tiêu diệt cá nước ngọt, trứng cá, động vật thân mềm, động vật giáp xác và cây thủy sinh tại châu Phi. Với chiều dài trung bình khoảng 15 cm và có khả năng di chuyển theo tư thế "đứng thẳng", chúng đang hoành hành trong các ao, hồ và sông tại Kenya, Nam Phi, Rwanda, Uganda, Zambia, Ai Cập và nhiều nước khác. ằng cách tiêu diệt các loài động vật và thực vật trong các sông, hồ và đầm lầy, tôm đầm lầy đỏ có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái và làm giảm những chức năng sinh thái quý giá.
Kenya và Nam Phi là hai nước đầu tiên ở châu Phi nhập khẩu tôm đầm lầy đỏ vào thập niên 70. Chúng được nuôi trong các bể cá, công viên hải dương trước người ta thả chúng vào hồ Naivasha tại Kenya để nuôi. Chúng được bán sang khu vực Scandinavia, nơi chúng được coi là đặc sản. Trước đó Kenya cũng có tôm đồng, song chúng đã chết hết bởi một căn bệnh. Người ta tiếp tục thả tôm đầm lầy đỏ vào các vùng nước ngọt xung quanh các thành phố Nairobi, Kiambu, Limuru của Kenya để tiêu diệt ốc sên mang ký sinh trùng.
Đây là loài tôm ăn tạp, loại tôm này sống trong đầm lầy nước ngọt và nước lợ, là loài có sức mạnh nên có thể ăn tất cả động vật và cây cỏ. Chúng ăn được mùn bã hữu cơ từ tự nhiên, sống được trong môi trường nước lợ. Chúng có thể ăn các loại côn trùng, nhiều loại cây cỏ, nên sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nếu không đủ thức ăn, loài này sẽ ăn sang hoa màu, thậm chí chúng còn ăn được cả gỗ, làm biến dạng môi trường sống. Chính vì khả năng thích ứng với nhiều loại môi trường, nên loài tôm này đã di cư từ ao hồ, ruộng vườn ra sông suối.
Loài tôm hùm này có hai càng to, rất hung hăng, chỉ cần đưa tay gần là chúng lao tới chớp càng tấn công như cua biển, chúng rất hung dữ, khi bị bắt thì bò dọc, rồi bò ngang như cua, và giương hai cái càng to và cứng lên trời, khi bị kẹp trúng dù chém đứt càng, nhưng cái càng vẫn không mở ra. Chính vì tôm rất hung hăng nên khi thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, chúng có thể tấn công các loài tôm bản địa. Tôm hùm nước ngọt không chỉ sống tốt trong nước ngọt mà còn sống tốt trong các đầm lầy. Nếu nuôi đại trà loài thủy sản này sẽ là mối họa cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng và có khả năng chúng sẽ tiêu diệt loài tôm bản địa từ việc tranh giành thức ăn để đấu tranh sinh tồn. Mặt khác, đây là loài ngoại lai thì khả năng mang mầm bệnh.
Những hoạt động đào hang của P. clarkii có thể dẫn đến thiệt hại cho nguồn nước và các loại cây trồng, đặc biệt là gạo, có thể phá vỡ hệ sinh thái bản địa. Nó có thể ra cạnh tranh với các loài tôm càng bản địa, và là một véc tơ truyền bệnh cho tôm càng bệnh dịch hạch nấm Aphanomyces astaci, virus tôm càng Vibriosis, và một số giun ký sinh trên vật có xương sống. Nhưng do tôm đào hang trong đập, bờ sông và bờ hồ nên cơ sở hạ tầng và diện mạo của một số khu vực đã thay đổi đáng kể theo hướng tiêu cực. Chẳng hạn, hoạt động đào hang của tôm khiến nước trong các kênh rò rỉ, đập sụp xuống và bờ sông, hồ xói mòn. Không có kẻ thù tự nhiên, lại có khả năng thích nghi với môi trường nên tôm đầm lầy đỏ thực sự là một loài xâm lấn thành công. Chúng có thể di chuyển ở tư thế đứng vừa bơi ngược dòng. Bơi xuôi dòng trong sông và suối là việc dễ dàng đối với chúng.
Chim.
Sáo đá xanh.
Sáo Đá xanh (Sturnus vulgaris) có nguồn gốc ở vùng Á-Âu và Bắc Phi, từng xuất hiện trong các tác phẩm của Shakespeare, hiện nay đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Sáo Đá xanh là một loài rất phàm ăn và ăn gần như tất cả mọi thứ làm giảm số lượng côn trùng bản địa và phá hủy mùa màng. Đây là một loài chim hung hăng và đã loại trừ nhiều loài chim bản địa do cạnh tranh nơi làm tổ.
Sáo đá được mang từ châu Âu vào Mỹ như một phần của tham vọng đưa tất cả các loài chim đến Mỹ nhưng chúng đã sớm biến thành mối đe dọa cho nền nông nghiệp nước này. Từ một số ít cá thể được nuôi ở New York trong những năm 1800, đến nay, dân số của loài chim này đã bùng nổ và gieo rắc bệnh tật cho các loài động vật khác, gây tổn thất khoảng 800 triệu USD cho nền nông nghiệp mỗi năm. Ở Việt Nam, Sáo Đá xanh bắt gặp ở Hải Dương và Hưng Yên vào mùa đông năm 1975-1976 sau đó chúng đã trừ khử nhiều loài chim bản địa, chiếm cứ nơi làm tổ và gây nguy cơ biến đổi đa dạng sinh học.
Sáo nâu.
Sáo nâu (Acridotheres tristis) là loài chim bản địa của Ấn Độ, nhưng đã và đang được du nhập đến mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là để tiêu diệt sâu hại nông nghiệp. Tuy nhiên, loài chim này cũng làm suy giảm tính đa dạng sinh học do việc cạnh tranh về nơi làm tổ, tiêu diệt các loài chim nhỏ và trứng của chúng và đánh đuổi các loài động vật nhỏ. Tại Việt Nam, sáo nâu phân bố ở khắp mọi vùng của đất nước.
Chào mào đít đỏ.
Chào mào đít đỏ (Pycnonotus cafer), có nguồn gốc ở một số vùng thuộc châu Á) được du nhập vào một số đảo ở Thái Bình Dương. Tại đây chúng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ăn quả và cây trồng cũng như mật hoa, hạt và chồi cây. Chào mào đít đỏ là một loài hung hãn, cạnh tranh nơi ở và đánh đuổi các loài chim khác.
Thú.
Chuột.
Chuột là loài có khả năng sinh sôi, tồi tại và thích nghi vào loại tốt nhất trên thế giới, chúng có thể sống sót và phát triển trong rất nhiều môi trường khác nhau, chúng rất nhanh nhẹn, tinh khôn, mắn đẻ, phàm ăn. Ngoài ra loài chuột có một khả năng đáng sợ là chúng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua phương tiện giao thông của con người và hễ chúng đặt chân đến đâu là hệ sinh thái nơi đó bị biến đổi theo chiều hướng xấu.
Ngoài ra còn có những con chuột đột biến và có kích thước lớn, tương đương với một con mèo, loài thiên địch của chúng. Chuột khổng lồ tại đảo Gough (Anh), nam Đại Tây Dương, loại chuột siêu lớn, lớn gấp ba lần kích cỡ chuột bình thường. Đổ bộ vào đảo Gough khoảng 150 năm trước qua những tàu săn cá voi, chúng nhanh chóng tiến hóa thành loài chuột khổng lồ lớn nhất thế giới hiện nay và chuyển từ loài gặm nhấm thành động vật ăn thịt hung dữ, tấn công các loài chim biển có dân số lên đến 700.000 con đang tấn công và đe dọa làm tuyệt chủng các loài chim quý hiếm nhất thế giới.
Một ví dụ điển hình là Khi chúng lần đầu tiên xuất hiện trên đảo Macquarie, mọi cố gắng để đẩy lùi sự tràn lan của chúng đều không mang lại kết quả mà thậm chí còn làm tình hình tồi tệ thêm, chẳng hạn như biện pháp nhập những con mèo về để diệt chuột. Những con mèo này, cùng với loài thỏ được đưa về đây để làm thực phẩm, đã làm tuyệt chủng 2 giống chim và làm cạn kiệt hệ thực vật bản địa nơi đây. Người ta đã ước tính tổng chi phí để khắc phục tình trạng suy thoái của hệ sinh thái nơi đây lên tới 16 triệu USD.
Mèo.
Mèo nhà và mèo hoang (Felis catus) ở nhiều dạng và nhiều kích thước khác nhau xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới trừ Úc và các đảo vùng thái bình dương. Mèo nhà được thuần hoá ở vùng đông Địa Trung Hải 3000 năm trước đây và từ đó đi theo con người đến hầu hết mọi nơi trên thế giới và trở thành mèo hoang khi bị bỏ rơi. Mèo hoang gây tổn thất lớn đối với nhiều loài chim bản địa, chẳng hạn như ở Tân Tây Lan.
Cầy nhỏ.
Cầy nhỏ Ấn Độ hay cầy mangut Ấn Độ (Herpestes javanicus) được du nhập đến các hòn đảo trồng mía vùng nhiệt đới. Do có khả năng cạnh tranh lớn, Cầy nhỏ Ấn Độ đã làm nhiều loài động vật có xương sống bản địa bị tuyệt chủng, làm hại các loài vật nuôi và có nguy cơ là vật truyền bệnh. Với mục đích ngăn chặn các loài chuột ăn trứng chim biển Jamaica, cư dân của các đảo Puerto Rico, Fiji và Hawaii đã nhập cầy mangut từ Ấn Độ về nhưng cầy lại ăn con non của loài chim biển này khiến chúng rơi vào tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ thế, cầy mangut còn mang đến mầm mống bệnh dại và bệnh do leptospira (có thể dẫn đến tổn thương thận, viêm màng não, suy gan, suy hô hấp, và thậm chí tử vong).
Hải ly Nam Mỹ.
Hải ly Nam Mỹ (Myocastor coypus) là một loài gặm nhấm lớn, sống nửa trên cạn nửa dưới nước có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Tuy nhiên sau khi được xổng ra từ các trang trại nuôi lấy lông, chúng đã hình thành nên những quần thể hoang lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Chúng đào hang và phá hủy bờ sông, đê điều và hệ thống thủy lợi. Là loài gặm nhấm lớn, sinh sản rất nhanh, có thể đào hang và phá hủy bờ sông, đê điều và hệ thống thủy lợi. Việt Nam đã ra quyết định tiêu hủy toàn bộ số chuột hải ly nuôi thử nghiệm trong cả nước.
Chồn New Zealand.
Chồn New Zealand hay thú có túi đuôi rậm (Trichosurus vulpecula) có ngoại hình khá dễ thương, nhưng nó là mối đe dọa lớn đối với môi trường quốc gia này. Loài thú có túi được chứng minh là một thảm họa đối với môi trường tự nhiên, giết chết hàng triệu loài chim rừng và phá hủy vô số tổ chim mỗi năm. Ngoài ra, loài vật này còn là nhân tố truyền bệnh lao bò, căn bệnh giết chết nhiều vật nuôi ở New Zealand. Chúng sống đơn độc, ăn đêm, sống trên cây, chúng được du nhập từ Úc và phá hoại các khu rừng bản địa ở Tân Tây Lan bằng cách ăn một số các loại lá và quả. Chúng còn ăn cả tổ chim và là vectơ truyền bệnh lao ở bò.
Gấu mèo.
Gấu mèo (Procyon lotor) làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân Đức. Gấu mèo từ Bắc Mỹ được du nhập vào Đức năm 1934 với mục đích nuôi lấy lông. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, loài động vật này đã thoát ra môi trường tự nhiên và phát triển nhất nhanh. Gấu mèo Bắc Mỹ có thể sống được ở mọi nơi như trong rừng, nông trại, ngoại ô, nội ô. Là loài động vật ăn tạp nên từ ếch nhái, cá, chuột, chim, hay các loại quả, hạt cây thậm chí là một số loài rắn đều là nguồn thức ăn của chúng. Gấu mèo sống cả ở các thành phố, thị trấn. Chúng ăn đồ ăn trong thùng rác, ngủ trong ống khói, cống rãnh hay chiếm garage ô tô, gác mái nhà.
Nai.
Nai anxet, nai đỏ, nai sừng tấm (Cervus elaphus) là loài nai có kích thước lớn nhất, chiều cao tính từ vai có thể lên đến 1,2m. Nai sừng tấm là một loài động vật nhai lại với thức ăn gồm rất nhiều loài thực vật khác nhau kể cả thân của các cây non. Tại những vùng có mật độ loài nai này cao, chúng gây ra tác động nghiêm trọng đến thảm thực vật và cản trở việc tái sinh tự nhiên của thảm rừng bản địa.
Dê.
Dê capra (Capra hircus) là các loài ăn thực vật và có thành phần thức ăn rất đa dạng. Dê ăn cả các loài cây mà cừu và các gia súc khác không ăn được do đó tác động mạnh đến thảm thực vật bản địa và các loài động vật bản địa sống nương tựa vào thảm thực vật đó. Dê capra cũng dễ dàng biến thành dê hoang và truyền bệnh cho các loài động vật bản địa. Những năm cuối thập niên 1950, một số ngư dân đã thả vài con dê vào hệ sinh thái mỏng manh của quần đảo Galapagos. Do không có kẻ thù ở nơi đây nên đàn dê phát triển chóng mặt tới mức số dê gấp 5 lần số người. Không chỉ tàn phá hệ thực vật nơi đây, số lượng xác chết dê quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệ sinh môi trường của quần đảo.
Khỉ Móc cua.
Khỉ đuôi dài hay còn gọi là Khỉ Macaca hay Khỉ Móc cua (Macaca fascicularis) là loài bản địa thuộc vùng Nam Á. Chúng được du nhập vào Mauritius vào đầu những năm 1600 và với sự vắng mặt của các loài thú cạnh tranh và ăn thịt, chúng phát triển mạnh trên đảo này. Loài khỉ Macaca này gây ra những tổn thất đáng kể cho nông nghiệp và được coi là nguyên nhân góp phần làm tuyệt chủng nhiều loài chim rừng. Trong một dự án xây đảo nhỏ dành riêng cho khỉ nâu tại Vườn quốc gia Florida, chủ dự án đã nhập về sáu con khỉ nâu mặt đỏ nhưng lại để chúng trốn thoát. Suốt nhiều năm trước khi bị bắt, chúng lang thang khắp nơi gây họa cho con người bởi bản tính hung hăng, sẵn sàng tấn công người. Khỉ nâu lại là vật trung gian, mang virus herpes B gây bệnh phình não. | 1 | null |
Phân họ Chồn (danh pháp khoa học: Mustelinae) là một phân họ của họ Chồn, bao gồm chồn, chồn sương và chồn nâu. Trước đây phân họ này được định nghĩa theo cách cận ngành để bao gồm cả chồn sói, chồn mactet và nhiều loài dạng chồn khác, ngoại trừ rái cá (Lutrinae).
Các loài.
Phân họ Mustelinae | 1 | null |
Angélique là vở opera của nhà soạn nhạc người Pháp Jacques Ibert. Người viết lời cho tác phẩm này là Michel Veber. Đây là một vở opèra-bouffe (tiếng Pháp có nghĩa là opera hài). Tác phẩm này được Ibert viết vào năm 1926, được trình diễn lần đầu tiên tại Nhà hát opera hài Paris. Tác phẩm đã khiến tác giả của nó nổi tiếng.
Cốt truyện.
Cốt truyện của tác phẩm diễn ra một bến cảng của Pháp vào một thời điểm không xác định. Trên đó có căn nhà của Bonifase và một cửa hàng Trung Quốc nơi có khắc một dòng chữ: "Vận may mỏng manh". Nhà của Charlot, hàng xóm của Bonifase, nằm trên một con đường. Hằng ngày, Bonifase luôn nhờ Charlot xem làm thế nào để trị người vợ của Bonifase là Angélique, một người con gái xinh đẹp, quyến rũ, những lại làm cho cuộc sống của chồng mình không thể nào yên ổn. Charlot đã đề nghị người hàng xóm của mình làm theo cách như sau: để cho Angélique ngồi bên cửa sổ, với vẻ đẹp của mình, cô gái này sẽ làm nhiều anh chàng ngất ngây và vấn đề sẽ được giải quyết. Và cả hai anh chàng quyết định làm như thế. Khi Angélique ngồi bên cửa sổ, một người Ý, một người Anh và một người da đen, do đi ngang qua cửa sổ, đã nhìn thầy nàng và nhanh chóng cảm nhận mối tình sét đánh trong mình. Thế là mỗi anh chàng này lại biểu hiện cách cầu hôn rất riêng biệt. Nếu anh chàng Ý biểu hiện bằng một đoạn trong một vở opera buffa của Gioachino Rossini thì anh chàng da đen lại biểu hiện bằng thứ nhạc jazz đảo phách và anh chàng Anh cũng có cách biểu hiện riêng. Nhưng cả ba đều không thể nào chịu đưng nổi sự khó tính của Angélique nên đều bỏ đi. Kế hoạch không thành công, Bonifase phải đến với Devil để thoát khỏi vợ mình, nhưng cũng bất thành. Cuối cùng, Angélique nhận ra Bonifase là một người chồng tốt và xin lỗi chồng mình, nhưng Bonifase vẫn bảo: "Rồi cô sẽ phải đi theo người khác". Câu chuyện kết thúc ở đó.
Nội dung.
Vở opera trên đã khuyên chúng ta nên quý trọng hạnh phúc gia đình, đừng để mất nó một lần và mãi mãi. | 1 | null |
Chồn nâu là một tên gọi chỉ chung cho các động vật có vú ăn thịt của Phân họ Chồn Mustelidae mà còn bao gồm rái cá, chồn, lửng, chồn sói. Có 2 loài còn sinh tồn trong phân họ Mustelinae, tức là chồn nâu châu Mỹ (Neovison vison) và chồn nâu châu Âu (Mustela lutreola). Ngoài ra còn có 1 loài đã tuyệt chủng là chồn nâu biển (Neovison macrodon) có liên quan đến chồn nâu châu Mỹ, nhưng lớn hơn nhiều.
Đặc điểm.
Cả ba loài nêu trên đều có bộ lông màu nâu sẫm. Chồn nâu châu Mỹ là lớn hơn và thích nghi hơn so với chồn nâu châu Âu. Đôi khi có thể phân biệt giữa 2 loài, Chồn nâu châu Âu luôn luôn có một miếng vá màu trắng lớn trên môi trên, trong khi loài châu Mỹ đôi khi không. Vì vậy, bất kỳ con chồn nào không có miếng vá có thể được xác định là một con chồn nâu châu Mỹ, nhưng cá thể với một miếng vá không thể được xác định một cách chính xác mà không cần kiểm tra của bộ xương.
Về phân loại học, cả hai loài chồn nâu châu Mỹ và châu Âu đã được lịch sử được đặt trong chi Mustela (chồn), nhưng gần đây, chồn nâu châu Mỹ đã được tái phân loại vào chi riêng của mình là Neovison. Chồn nâu châu Mỹ đã được hình thành trong tự nhiên ở châu Âu và Nam Mỹ sau khi thoát khỏi cảnh bị giam cầm. Chồn nâu châu Mỹ được cho là đã góp phần vào sự suy giảm của chồn nâu châu Âu thông qua việc cạnh tranh sinh tồn. Bẫy đã được sử dụng để kiểm soát hoặc loại trừ quần thể hoang dã của quần thể chồn nâu châu Mỹ cũng như săn bắn với đàn chó săn trong quần đảo Anh.
Tập tính.
Chồn chủ yếu hoạt động về đêm, nhưng bắt đầu lúc chạng vạng. Cả chồn nâu châu Mỹ và Âu là loài ăn thịt. Chế độ ăn uống của chúng chủ yếu bao gồm cá, động vật gặm nhấm nhỏ, động vật lưỡng cư, động vật giáp xác, côn trùng tùy thuộc vào sự thích hợp sinh thái của nó. Chuột đồng là một trong những mục tiêu chính cho cả hai loài chồn. Lông chồn nâu châu Mỹ đã được đánh giá rất cao cho việc sử dụng nó trong quần áo, với săn bắn được thay thế bằng nông nghiệp. Xạ hương chồn được sử dụng trong một số sản phẩm y tế và mỹ phẩm, cũng như để điều trị, bảo tồn, và da không thấm nước.
Kinh tế.
Ngành công nghiệp chăn nuôi chồn nâu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Đan Mạch, là quốc gia sản xuất lớn nhất của da chồn trên thế giới, sản xuất 40% những bộ lông thú của thế giới và xếp hạng thứ ba trong các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp của Đan Mạch có nguồn gốc động vật, lông thú và da chồn có giá trị xuất khẩu hàng năm khoảng 0,5 tỷ EUR. Kopenhagen Fur, nằm ở Copenhagen, là nhà đấu giá lông lớn nhất thế giới, hàng năm, bán khoảng 14 triệu da chồn Đan Mạch sản xuất bởi 2.000 nông dân chuyên làm lông Đan Mạch, và 7.000.000 da chồn được sản xuất ở các nước khác.
Chồn nâu được nuôi tại Đan Mạch được coi là tốt nhất trên thế giới và được xếp hạng cao cấp. Chồn nâu đã được du nhập như là một động vật trang trại ở Đan Mạch vào giữa những năm 1920. Vào giữa thập niên 1980, Đan Mạch là nhà sản xuất lớn thứ hai về chồn nâu, sau Hoa Kỳ. Năm 1983, được sản xuất 8,3 triệu tấm da, chiếm đến 22% sản lượng thế giới, trong khi vào năm 2002, được sản xuất 12,2 triệu tấm da, chiếm gần 40% sản lượng thế giới. Buôn bán lông thú đã được khai báo là một trong hai mươi chín "cụm thẩm quyền đặc biệt trong đời sống kinh tế của Đan Mạch" của Bộ Thương mại Đan Mạch.
Điều kiện khí hậu ở Đan Mạch, nơi mùa đông ôn hòa và mùa hè mát mẻ, được coi là lý tưởng cho các loài động vật chất thải cá được sử dụng làm thức ăn tại các trại nuôi chồn. Một trang trại nuôi chồn của Đan Mạch có thể có 13.000 lồng, thiết lập trong hàng dài đến 60 mét (200 ft) và 43 nhà kho, trong đó 2-4 cho chồn nâu được chứa trong đó. Sử dụng công nghệ thông tin, quản lý, kiểm soát, chăn nuôi và phân tích có thể theo dõi tiến bộ di truyền của đàn chồn.
Nỗ lực của Kopenhagen Fur và Đan Mạch Animal Welfare Society (Dyrenes Beskyttelse), đã tối ưu hóa các điều kiện môi trường nuôi chồn bằng cách phát triển các quy tắc, đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Tư pháp trong năm 2007. Trang trại lông Đan Mạch sản xuất khoảng 15,6 triệu con chồn hàng năm. Lông chồn của Đan Mạch là độc quyền bán đấu giá thông qua Kopenhagen Fur. Đấu giá được tổ chức năm lần trong một năm, với người đầu tiên được tổ chức vào tháng 12 sau khi da mới được đấu giá đã sẵn sàng, và cuối cùng trong tháng Chín. Mỗi phiên đấu giá thường bán khoảng 260 triệu euro giá trị của lông và kéo dài năm ngày. Thị trường xuất khẩu chủ yếu cho chồn Đan Mạch là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Trong cuộc đấu giá tháng 12 năm 2012, đã có 500 nhà thầu với 85 phần trăm tấm da mua của khách hàng từ Trung Quốc. Giá trung bình mỗi da chồn là 582 đồng Đan Mạch (US $ 100), mức giá cao nhất từng được ghi nhận tại Kopenhagen Fur. Nhà thời trang Birger Christensen, người cung cấp cho các gia đình hoàng gia Đan Mạch. | 1 | null |
Heinrich August Marschner (1795-1861) là nhà soạn nhạc, nhạc trưởng người Đức.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Heinrich Marschner học luật rồi chuyển sang học âm nhạc tại Leipzig. Năm 1817, Marschner sang Viên và đã gặp Ludwig van Beethoven. Từ năm 1824 đến năm 1831, Marschner hoạt động sáng tác và làm nhạc trưởng tại nhiều thành phố của Đức. Từ năm 1831, ông là nhạc trưởng cung đình ở Hanover. Trong 2 năm cuối đời, ông sống chủ yếu tại Paris.
Phong cách âm nhạc.
Heinrich Marschner là một nhà soạn nhạc thuộc dòng nhạc lãng mạn Đức. Ông được ghi nhận chính ở lĩnh vực đưa những truyền thuyết bí ẩn và u tối vào trong âm nhạc. Sáng tác opera của Marschner là cái gạch nối giữa hai phong cách của Carl Maria von Weber và Richard Wagner.
Những sáng tác.
Heinrich Marschner đã sáng tác : | 1 | null |
Étienne Nicolas Méhul (1763-1817) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn organ, nhà sư phạm người Pháp.
Đôi nét về tiểu sử.
Étienne Méhul lên 10 tuổi bắt đầu làm nghề chơi organ cho một tu viện. Năm 1778, Méhul chuyển đến Paris, học sáng tác với Jean-Frédéric Edelmann. Việc quen biết với Christoph Willibald Gluck sau đó đã có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình sáng tác của Méhul. Đầu thập niên 1780, Méhul bắt đầu sáng tác opera. Khi thành lập Nhạc viện Paris, ông được trao chứ thành tra giáo dục của nhạc viện này và dạy ở đó từ năm 1793 đến năm 1815. Từ năm 1803, ông trở thành viện Viện Pháp quốc. Ngoài ra, ông còn tham gia việc tổ chức những lễ hội của cuộc Cách mạng Pháp, viết các bản hành khúc, ca khúc và cantata.
Phong cách sáng tác.
Étienne Méhul đã truyền sức mạnh kịch tính cho thể loại opera hai.
Những tác phẩm.
Étienne Méhul đã viết: | 1 | null |
Ukrspecexport () là một công ty buôn bán vũ khí sở hữu thuộc Nhà nước Ukraine và là một phần của khối Công nghiệp Quốc phòng Ukraine. Ukrspecexport thành lập tháng 12 năm 1996 sau khi sáp nhập Ukroboronservice và Ukrinmash.
Ukrspecexport không chỉ bán các sản phẩm quốc phòng của mình mà còn kinh doanh cả vũ khí dư thừa của Quân đội Ukraine kế thừa từ Liên Xô. Kể từ tháng 2 năm 2011 công ty sản xuất các loại súng phi quân sự và các loại đạn dược đi kèm. | 1 | null |
Darius Milhaud (1892-1974) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn piano, nhạc trưởng, nhà phê bình âm nhạc, nhà sư phạm người Pháp. Ông là một trong những thành viên nổi tiếng nhất của nhóm "Les Six", và được liệt kê vào danh sách các nhà soạn nhạc hiện đại..
Tiểu sử.
Sinh ra tại Marseilles trong một gia đình Do Thái đến từ Aix-en-Provence, Milhaud khởi đầu như một nghệ sĩ violin.
Darius Milhaud học nhạc tại Nhạc viện Paris, dưới sự hướng dẫn của Charles-Marie Widor, Paul Dukas và Vincent d'Indy. Trong khoảng thời gian 1917-1919, Milhaud trở thành tùy viên của Paul Claudel, một nhà thơ và nhà biên kịch nổi tiếng lúc đó, kiêm đại sứ của Pháp tại Rio de Janeiro, Brazil. Thời gian này, Milhaud phổ nhạc cho nhiều bài thơ và vở kịch của Claudel, kể cả vở ballet "L'Homme et son désir".
Trở về Paris, ông là thành viên của nhóm Les Six. Năm 1940, ông di tản sang Mỹ khi Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, trở thành giáo sư của Cao đẳng Mills, California. Năm 1947, trở về Pháp, là giáo sư của Nhạc viện Paris. Ông trở thành viện sĩ Viện Pháp quốc từ năm 1956.
Phong cách âm nhạc.
Trong các sáng tác của mình, có lúc Darius Milhaud sở dụng nhiều thủ pháp đa điệu tính, về sau Milhaud đã tăng cường những yếu tố cảm xúc nghệ thuật hiện thực. Ông đã thể nghiệm nhiều kiểu kết hợp nhạc cụ, kể cả với băng ghi âm.
Những sáng tác.
Sau đây là những gì Darius Milhaud đã sáng tác. Ông để lại tổng công là hơn 500 tác phẩm, trong đó là: | 1 | null |
Mông Ngao (chữ Hán: 蒙骜; ? - 240 TCN), "Chiến Quốc sách" còn ghi là Mông Ngạo (蒙傲), là danh tướng nước Tần cuối thời Chiến Quốc. Ông cùng với Vương Hột và Bào Công được xem là ba tướng lĩnh trọng yếu nhất đầu thời Tần Thủy Hoàng.
Xuất thân.
Mông Ngao, vốn là người nước Tề, sau qua Tần dưới thời Tần Chiêu Tương vương.
Binh nghiệp.
Thời kỳ ông phụng sự Tần Chiêu Tương vương, ông là thượng tướng quân của Tần, thay thế cho Bạch Khởi, còn thời Tần Hiếu Văn vương thì không được ghi chép lại.
Những ghi chép lịch sử cụ thể chỉ xuất hiện vào năm thứ nhất Tần Trang Tương vương (năm 249 TCN), Mông Ngao phụng mệnh làm tướng nước Tần, đưa quân đánh Hàn, lấy được những vùng đất quan trọng ở trung nguyên là Thành Cao, Huỳnh Dương, đặt làm quận Tam Xuyên khiến cương giới của Tần sát tận đô thành Đại Lương của Ngụy.
Năm thứ ba (247 TCN) đánh các vùng Du Thứ, Tân Thành, Lang Mạnh của nước Triệu, lấy được 37 thành; lại đánh chiếm trọng trấn Tấn Dương của Triệu, nhập lại đặt thành quận Thái Nguyên. Cùng năm đó, ông bị liên quân năm nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên dưới sự chỉ huy của Tín Lăng quân đánh bại tại Hà Ngoại, buộc phải rút quân về nước. Năm thứ ba Tần vương Chính (244 TCN), ông cất quân đánh Hàn, lấy được 13 thành; năm thứ 5 (242 TCN) đánh Ngụy, lấy 20 thành, đặt ra Đông Quận, khiến địa giới nước Tần tiếp giáp với Tề, hình thành thế bao vây ba mặt đối với Hàn, Ngụy. Ông lập được nhiều chiến công nên được Tần vương phong làm thượng khanh.
Năm thứ 7 Tần vương Chính (240 TCN), Mông Ngao phụng mệnh suất binh đánh Triệu, quân Tần chia làm hai cánh, cánh đầu do ông chỉ huy tiến đến phía bắc Thái Hành, đánh phá các ấp Long, Cô, Khánh Đô, cắt đứt liên hệ giữa Nhạn Môn, phía bắc đất Đại và khu vực xung quanh Hàm Đan, đề phòng Lý Mục tiến về phía nam cứu viện Hàm Đan. Cánh quân khác do em của Tần vương là Thành An quân Thành Kiệu () soái lĩnh, dự kiến hành quân đến Đồn Lưu tại Thượng Đảng phía đông Thái Hành, trực tiếp uy hiếp đô thành Hàm Đan của nước Triệu, Bàng Noãn thấy vậy bèn phái binh mai phục trong rừng rậm dưới chân núi Thái Hành, ra hiệu thấy Mông Ngao đi qua liền bố trí cung thủ mai phục. Mông Ngao bị bắn chết, quân Tần lập tức đại bại.
Hậu duệ.
Con là Mông Vũ cùng các cháu Mông Điềm và Mông Nghị đều nối đời làm tướng nước Tần.
Chú thích.
</small> | 1 | null |
Mông Vũ (chữ Hán: 蒙武; ? - ?) là danh tướng nước Tần thời Chiến Quốc. Nguyên quán ở nước Tề, cha là Mông Ngao, con là Mông Điềm với Mông Nghị đều nối đời làm tướng và lập rất nhiều chiến công cho nước Tần.
Binh nghiệp.
Năm 224 TCN Mông Vũ làm tỳ tướng cùng với Vương Tiễn dẫn 60 vạn quân tiến đánh nước Sở, tiêu diệt quân chủ lực của Sở tại đất Kỳ, khiến đại tướng nước Sở là Hạng Yên tử trận. Năm 223 TCN lại cùng với Vương Tiễn mang quân đánh Sở, một lần nữa phá tan quân Sở, bắt sống Sở vương Phụ Sô, nước Sở diệt vong. Đất đai xưa kia của Sở được chia làm ba quận. Đấy là thuyết được sử dụng tương đối nhiều khi ghi chép về ông trong "Sử ký".
Còn quá trình diệt Sở cụ thể thì theo như thiên "Tần Thủy Hoàng bản kỷ" trong "Sử ký" ghi là: Năm 224 TCN Vương Tiễn, Mông Vũ dẫn binh đánh phá nước Sở, phá tan quân Sở, bắt sống Sở vương Phụ Sô, chiếm được một vùng đất rộng lớn từ Trần tới Bình Dư, trong một thời gian ngắn diệt được nước Sở. Đích thân Tần Thủy Hoàng tới thị sát cả một vùng đất Dĩnh và Trần. Hạng Yên bèn lập Xương Bình quân làm Sở vương, rồi khởi binh chống Tần tại vùng Hoài Nam, tuyên bố phục hồi nước Sở. Năm 223 TCN Vương Tiễn, Mông Vũ lại phá tan quân Sở một lẫn nữa, giết chết Xương Bình quân, Hạng Yên khóc than rồi tự sát theo, nước Sở hoàn toàn diệt vong.
Gia tộc.
Mông Vũ xuất thân con nhà võ tướng, gia tộc này nguyên quán là người nước Tề, cha là Mông Ngao đã đến nước Tần từ thời Tần Chiêu Tương vương, trở thành tướng lĩnh trứ danh của nước Tần. Mông Ngao từng cầm quân đánh phá các nước Ngụy, Hàn, Triệu nhiều lần, giúp cho nước Tần đoạt được rất nhiều thành trì và đất đai. Nhờ đó mà được phong làm Thượng khanh, là một trong những tướng lĩnh quan trọng nhất nước Tần đầu thời Tần Chiêu Tương vương và Tần Thủy Hoàng.
Con là Mông Điềm cũng là một danh tướng của nước Tần, từng có công đẩy lùi Hung Nô với xây dựng Trường Thành, trở thành tướng lĩnh quan trọng nhất đương thời nhà Tần thời kỳ cuối đời Tần Thủy Hoàng. Người con khác là Mông Nghị đã từng cầm quân và nhậm chức Thượng khanh. Tương đối mà nói thì tiếng tăm của ông so với Mông Ngao thì hơi ít, tuy ghi chép trong lịch sử không nhiều, nhưng được xem là một tướng lĩnh trọng yếu đương thời của nước Tần, đối với việc thành lập nhà Tần cũng có ít nhiều công lao. | 1 | null |
Phaëton, LWV 61 là vở opera của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Ý Jean-Baptiste Lully. Người viết lời cho vở opera này là Philippe Quinault . Philippe Quinault đã dựa vào một tác phẩm của Ovid có tên là Metamorphoses. Vở opera này được Lully sáng tác vào năm 1683. | 1 | null |
Cole Albert Porter (1891-1964) là nhà soạn nhạc người Mỹ.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Cole Porter tốt nghiệp Đại học Yale và Đại học Harvard. Năm 1919, ông học âm nhạc ở Vincent d'Indy tại Paris. Trở về nước, ông chủ yếu sáng tác opera hài, thành công đầu tiên là vở opera "Thức dậy và mơ mộng". Tiếp sau ông viết hàng loạt tác phẩm cho Nhà hát Broadway và nhạc cho phim, tiêu biểu là vở opera hài tạp kỹ "Cuộc ly hôn vui vẻ", "Hôn anh đi", "Kate", "Cái gì cũng xong"... Những ca khúc của ông như "Ngày và đêm", "Cô Otis nuối tiếc", "Đừng vây quanh tôi"... được nhiều người ưa thích.
Chú thích.
2. Homepage - Cole Porter | 1 | null |
Pavlo Anatoliyovych Klimkin (tiếng Ukraina: Павло Анатолійович Клімкін; tiếng Nga: Павел Анатольевич Климкин, Pavel Anatolyevich Klimkin, sinh năm 1967) là một nhà ngoại giao Ukraina và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina. Kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2014, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraina. Là một nhà vật lý tốt nghiệp ở Moskva, ông đã từng làm việc trong Bộ Ngoại giao Ukraina từ năm 1993, với vị trí bao gồm cả giám đốc bộ Cục Liên minh châu Âu, cũng như thứ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Azarov đầu tiên], nơi ông đã đóng một vai trò trung tâm trong việc đàm phán Hiệp định Hiệp hội Liên minh châu Âu-Ukraina].
Tiểu sử.
Pavlo Klimkin sinh ngày 25 tháng 12 năm 1967 tại thành phố Kursk ở Nga (lúc đó thuộc Liên Xô). Ngoài tiếng Nga và tiếng Ukraina, Klimkin thông thạo tiếng Anh và tiếng Đức và biết tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp cơ bản.
Năm 1991 Klimkin tốt nghiệp khoa vật lý không gian và nghiên cứu không gian tại Viện kỹ thuật - vật lý Moskva với bằng thạc sĩ vật lý và toán học. Sau đó ông là một nhà nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 1993 tại Viện hàn điện E. O. Paton của Viện hàn lâm Khoa học Ukraina..
Sự nghiệp chính trị.
Năm 1993 Klimkin bắt đầu sự nghiệp lâu dài của mình tại Bộ Ngoại giao Ukraina, nơi ông nắm giữ một loạt các chức vụ. Ban đầu ông làm tùy viên và thư ký thứ hai trong Cục quân sự và giải giáp cũng làm việc trong các phòng ban liên quan đến ngoại giao Đức, an ninh hạt nhân và năng lượng, và kinh tế. Năm 1997 ông làm việc trực tiếp cho phó thủ tướng tương lai Kostyantyn Gryshchenko, và sau này ông được vị này bổ nhiệm chức thứ trưởng.
Klimkin được bổ nhiệm làm công sứ-tham tán Đại sứ quán Ukraina tại Vương quốc Anh vào năm 2004, một chức vụ ông đã đảm nhận cho đến năm 2008. Vào tháng 3năm 2008, ông được bổ nhiệm là giám đốc của Vụ Liên minh châu Âu của Bộ Ngoại giao Ukraina21 Tháng 4 năm 2010, ông trở thành Thứ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Azov đầu tiên của Ukraina. Trong thời gian làm thứ trưởng, Klimkin đóng một vai trò trung tâm trong việc đàm phán Hiệp định hiệp hội Liên minh châu Âu-Ukraina. Theo trang Gzeta.ru, Klimkin là "bộ mặt hội nhập châu Âu của Ukraina," do ông đã dẫn một đoàn đàm phán với EU. Theo Ukrayinska Pravda, tháng 11 năm 2013 Ukraina bị EU từ chối gia nhập Liên minh châu Âu | 1 | null |
USS "Nicholas" (DD-311) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Samuel Nicholas (1744–1790), vị Tư lệnh đầu tiên của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. "Nicholas" bị mất trong vụ Thảm họa Honda Point vào ngày 8 tháng 9 năm 1923, một vụ đắm hàng loạt các tàu khu trục do sương mù tại vùng bờ biển California.
Thiết kế và chế tạo.
"Nicholas" được đặt lườn vào ngày 11 tháng 1 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Edith Barry; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 23 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Herndon B. Kelly.
Lịch sử hoạt động.
Được phân về Đội khu trục dự bị trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, "Nicholas" rời Mare Island vào ngày 17 tháng 12 năm 1920 để đi San Diego, California, đến nơi vào ngày 20 tháng 12, và ở lại khu vực này với một thủy thủ đoàn giảm thiểu cho đến năm 1922. Chiếc tàu khu trục khởi hành vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 trong thành phần Hải đội Khu trục 11 cho các hoạt động hạm đội phối hợp tại vùng kênh đào Panama. Đi đến Balboa vào ngày 26 tháng 2 sau khi thực hành trên đường đi, nó tham gia các cuộc cơ động chiến thuật và chiến lược cho đến cuối tháng 3, và quay trở về San Diego vào ngày 11 tháng 4. Từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 31 tháng 8, nó cùng với Hải đội Khu trục 11 di chuyển dọc theo bờ biển Washington, ghé thăm Tacoma, Port Angeles và Seattle cũng như phục vụ như thành phần hộ tống cho Tổng thống Warren G. Harding bên trên chiếc trong chuyến viếng thăm đến Seattle vào ngày 27 tháng 7. Sau đó nó tham gia cuộc cơ động hải đội cho đến cuối tháng 8 cùng với Hải đội Thiết giáp hạm 3, và đi đến San Francisco vào ngày 31 tháng 8.
"Nicholas" lên đường quay trở về cảng nhà lúc 08 giờ 30 phút ngày 8 tháng 9, cùng với hầu hết tàu chiến của Hải đội Khu trục 11 dưới quyền Đại tá Hải quân Edward H. Watson, với chiếc dẫn đầu. Di chuyển với tốc độ cao dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, toàn thể hải đội đổi hướng lúc 21 giờ 00 theo một sự dẫn hướng sai lầm của hoa tiêu, tưởng nhầm là đã đến lối tiếp cận eo biển Santa Barbara. Lúc 21 giờ 05 phút, "Delphy" va phải đá ngầm tại Point Pedernales, vốn được các thủy thủ gọi là Honda Point hay Hàm tử thần. Cho dù có tín hiệu cảnh báo được gửi đi từ soái hạm, địa thế che khuất của bờ biển khiến chúng không thể quan sát thấy từ những tàu chiến còn lại của Hải đội Khu trục 11, và trong hoàn cảnh lộn xộn tiếp theo sau, sáu tàu khu trục khác bao gồm "Nicholas" cũng bị mắc cạn do va vào đá ngầm. Hạm trưởng của "Nicholas", Thiếu tá Hải quân Herbert Roesch, đã làm hết sức để cứu con tàu của mình trong lúc biển động mạnh, nhưng gió mạnh đã đẩy con tàu trôi dạt và mắc cạn trên đá ngầm, và nó bị nghiêng 25° sang mạn phải.
Suốt đêm, thủy thủ đoàn tìm cách cứu con tàu, nhưng đến sáng khi sóng biển dâng càng cao và tình trạng của "Nicholas" trở nên nguy cấp, Hạm trưởng Roesch ra lệnh bỏ tàu, và toàn bộ thủy thủ đoàn lên bờ an toàn. Trong số bảy tàu khu trục bị nạn, có tổng cộng 23 người thiệt mạng. Được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923, tên của được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 cùng với các tàu đồng đội gặp tai nạn. Cuối cùng nó bị bán vào ngày 19 tháng 10 năm 1925 cho hãng Robert J. Smith ở Oakland, California. Cho dù một số thiết bị được tháo dỡ khỏi xác tàu đắm, xác tàu bị bỏ mặc tại bờ biển. Sự kiện này được biết đến như là Thảm họa Honda Point. | 1 | null |
USS "Young" (DD-312) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này và là chiếc duy nhất được đặt theo tên John Young (1740-1781), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. "Young" bị mất trong vụ Thảm họa Honda Point vào ngày 8 tháng 9 năm 1923, một vụ đắm hàng loạt các tàu khu trục do sương mù tại vùng bờ biển California.
Thiết kế và chế tạo.
"Young" được đặt lườn vào ngày 28 tháng 1 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà John R. Nolan, mang ký hiệu lườn DD-312 vào ngày 17 tháng 7 năm 1920; và được đưa ra hoạt động vào ngày 29 tháng 11 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân H. J. Ray.
Lịch sử hoạt động.
"Young" được trang bị tại Xưởng hải quân Mare Island cho đến tháng 12. Được phân về Đội khu trục 34 trực thuộc Hải đội Khu trục 2, Lực lượng Khu trục Hạm đội Thái Bình Dương, nó tiếp tục ở trong tình trạng không hoạt động cho đến cuối năm 1921. Nó rời San Diego, California vào ngày 14 tháng 1 năm 1922 để hướng đến Bremerton, Washington, đi ngang qua San Francisco, California, và đi đến Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 18 tháng 1. Sau khi được đại tu tại Puget Sound, nó rời xưởng tàu vào ngày 3 tháng 4, và về đến cảng nhà San Diego vào ngày 8 tháng 4. Nó trải qua thời gian còn lại của năm không có sự cố gì, hầu như chỉ thả neo trong cảng San Diego, thực hành chiến trận tầm ngắn, hoạt động một thời gian ngắn ngoài khơi quần đảo Coroịnados của Mexico, và thu hồi ngư lôi cho thiết giáp hạm trong mùa Thu năm 1922.
Thời gian ở lại cảng thay đổi trong năm tiếp theo, khi "Young" rời San Diego vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 để hướng sang Panama. Trên đường đi, nó dừng một chặng ngắn tại vịnh Magdalena, địa điểm thực hành mục tiêu thường xuyên của Hạm đội Thái Bình Dương, và được tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu trước khi tiếp tục đi về phía Nam dọc theo phía bờ biển Thái Bình Dương của vùng kênh đào Panama.
"Young" tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội trong những tuần lễ tiếp theo, cuộc tập trận quy mô lớn được Hải quân Hoa Kỳ tổ chức lần đầu tiên, trong đó Hạm đội Chiến trận đối đầu với Hạm đội Tuần tiễu được tăng cường thêm một đội thiết giáp hạm. Trong cuộc tập trận, "Young" thực hiện bảo vệ chống tàu ngầm cho các thiết giáp hạm dreadnought của Hạm đội Chiến trận, và khi tình huống thực tập đòi hỏi đã tách ra để mô phỏng tấn công bằng ngư lôi vào các thiết giáp hạm "đối phương" thuộc Hạm đội Tuần tiễu. Sau khi kết thúc một giai đoạn của cuộc tập trận, nó đã có mặt tại kênh đào Panama, nơi Bộ trưởng Hải quân Edwin C. Denby, cùng các nghị sĩ quốc hội tháp tùng, có mặt trên chiếc tàu vận chuyển để thị sát hạm đội vào ngày 14 tháng 3.
"Young" sau đó rời vùng biển Panama vào ngày 31 tháng 3 và quay trở về đến San Diego vào ngày 11 tháng 4. Nó ở lại đây cho đến ngày 25 tháng 6, khi nó hướng lên phía Bắc, ghé qua San Francisco từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 6, và đi đến Tacoma, Washington vào ngày 2 tháng 7. Hai ngày sau, nó gửi đội đổ bộ của nó lên bờ tham gia diễu hành tại Tacoma nhân Ngày Độc Lập. Sau khi chuyển đến Seattle, nó trải qua một giai đoạn bảo trì cặp bên mạn chiếc từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 17 tháng 8. Trong thời gian này, vào ngày 23 tháng 7, Tổng thống Warren G. Harding, trong một chuyến đi đến Alaska trên chiếc "Henderson", đã duyệt binh hạm đội, một trong những hoạt động chính thức cuối cùng của ông trước khi từ trần không lâu sau đó.
Sau khi trải qua vài ngày tại hồ Washington sau giai đoạn bảo trì cạnh chiếc "Melville", "Young" lại trải qua một thời gian trong xưởng tàu tại Xưởng hải quân Puget Sound trước khi lên đường đi về phía Nam hộ tống cho Đội thiết giáp hạm 4 đi đến vịnh San Francisco vào cuối tháng 8. Trên đường đi, nó thực hành tác xạ ngư lôi xuyên qua màn khói ngụy trang như một phần của việc thực tập chiến thuật.
Sau một thời gian neo đậu trong bến tàu ở San Francisco, Hải đội Khu trục 11 lên đường quay trở về San Diego vào sáng ngày 8 tháng 9. Khi các con tàu đi dọc bờ biển California, họ tiến hành thực tập chiến thuật và tác xạ trên đường đi với tốc độ . Cuối cùng, khi thời tiết không thuận lợi, các con tàu xếp thành đội hình hàng dọc đi theo sau soái hạm . Không may do một sai lầm của hoa tiêu dẫn đường, cả đội hình bẻ lái sang phía Đông lúc khoảng 21 giờ 00, không ý thức được mối nguy hiểm chực chờ phía sau làn sương mù dày đặc phía trước họ. Lúc 21 giở 05 phút, vẫn đang di chuyển với vận tốc , "Delphy" va phải đá ngầm ngoài khơi; tiếp nối nhanh chóng sau đó bởi sáu tàu khác trong đội hình phía sau soái hạm. Chỉ có những phản ứng nhanh chóng của các tàu phía sau cùng mới tránh được thảm họa tổn thất toàn bộ đội tàu.
Tuy nhiên, "Young" nằm trong số những con tàu bị thương vong. Lườn tàu bị xé rách bởi những mỏm đá ngầm nhọn, đồng thời nó cũng va vào một trong những chân vịt vẫn đang quay của chiếc "Delphy", khiến bị hư hại thêm. Con tàu bị lật nghiêng qua mạn phải chỉ trong vòng một phút rưỡi, làm mắc kẹt nhiều người trong phòng động cơ và phòng nồi hơi bên dưới. Hạm trưởng chỉ huy con tàu, Thiếu tá Hải quân William L. Calhoun, biết rằng không có đủ thời gian để hạ thủy các xuồng hay bè cứu sinh trong khi độ nghiêng của con tàu tăng lên một cách nguy hiểm sau khi mắc cạn. Ông truyền miệng, thông qua Hạm phó, Đại úy Hải quân E. C. Herzinger và Thượng sĩ Arthur Peterson, mệnh lệnh chuyển sang mạn trái, bám chắc vào con tàu và không được nhảy ra khỏi tàu.
Trong khi những người sống sót cố bám vào những chỗ nấp tạm bợ, trơn trợt và bị sóng đánh, Thượng sĩ Peterson đề nghị sẽ bơi một quãng đến một vách đá lộ ra ở phía Đông được gọi là Bridge Rock. Trước khi anh làm được điều này, chiếc tàu chị em may mắn lại mắc cạn giữa "Young" và Bridge Rock, rút ngắn đáng kể con đường thoát hiểm; hai con tàu cách nhau . Khi thời cơ đến, Peterson lao xuống nước cùng một sợi dây và bơi qua những đợt sóng dữ để đến được "Chauncey", vốn cũng mắc cạn nhưng trong một tình trạng dễ chịu hơn nhiều vì nó ở vị thế cân bằng. Thủy thủ của "Chauncey" kéo Peterson lên tàu và giữ chặt đoạn dây. Sau đó một bè cứu sinh chở được bảy người được thả từ "Chauncey" để lần đến "Young" theo đoạn dây, hoạt động như một chiếc phà giữa hai con tàu. Chiếc bè đã thực hiện tổng cộng 11 chuyến đi, đưa 70 người sống sót của "Young" đến được an toàn. Đến 23 giờ 30 phút, những người cuối cùng của "Young" rời tàu, trong đó có Thiếu tá Calhoun và Đại úy Herzinger, người quay trở lại tàu sau khi ở trong lượt bè thoát hiểm đầu tiên.
Trong báo cáo điều tra về Thảm họa Honda Point, Ủy ban Điều tra đã tuyên dương Thiếu tá Calhoun, Đại úy Herzinger và Thượng sĩ Peterson. Chuẩn đô đốc S. E. W. Kittelle, Tư lệnh Hải đội Khu trục, cho rằng "Sự tỉnh táo, thông minh, khả năng chỉ huy của các chỉ huy tàu và lòng dũng cảm của Peterson đã cứu sống ba phần tư thủy thủ đoàn, giúp giảm đáng kể tổn thất về nhân mạng". Thủy thủ J. T. Scott cũng được tuyên dương do đã nỗ lực khóa các van dầu chính, giúp tránh được một vụ nổ nồi hơi, và tình nguyện đi xuống các hầm bên dưới tìm cách cứu những người bị mắc kẹt trong phòng động cơ và phòng nồi hơi. Nước dâng lên quá nhanh qua các lỗ thủng đã khiến anh không thể hoàn thành công việc này, nhưng anh đã sống sót.
Hai mươi người của "Young" đã thiệt mạng trong tai nạn này, là tổn thất nhân mạng cao nhất trong số các con tàu bị đắm trong Thảm họa Honda Point. "Young" được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 10 năm 1923, và tên nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 11 năm 1923. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Young", chiếc thứ nhất được đặt theo tên John Young (1740-1781), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ; trong khi chiếc thứ hai được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Lucien Young (1852-1912). | 1 | null |
USS "Zeilin" (DD-313) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Jacob Zeilin (1806-1880). "Zeilin" ngừng hoạt động và bị tháo dỡ năm 1930 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Zeilin" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 2 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà William P. Lindley; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 10 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân James D. Moore.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, "Zeilin" trình diện để hoạt động cùng Đội khu trục 33 trực thuộc Hải đội Khu trục 11, Lực lượng Khu trục Hạm đội Chiến trận đặt căn cứ tại San Diego, California. Trong chín năm tiếp theo sau, nó hoạt động từ cảng này, tiến hành cơ động cùng hạm đội và huấn luyện cùng các tàu độc lập. Vào tháng 7 năm 1923, nó chịu đựng hư hại do va chạm với chiếc tại Puget Sound, nhưng sau khi được sửa chữa nó lại tiếp tục hoạt động cùng Lực lượng Chiến trận.
Vào ngày 22 tháng 1 năm 1930, "Zeilin" được cho xuất biên chế tại San Diego. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 8 tháng 7 năm 1930 và nó bị tháo dỡ sau đó. | 1 | null |
USS "Yarborough" (DD-314) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến George Hampton Yarborough, Jr. (1895-1918), người tử trận trong Thế Chiến I trong trận Belleau Wood. "Yarborough" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1932 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Yarborough" được đặt lườn vào ngày 27 tháng 2 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 6 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Kate Burch, vị hôn thê của Đại úy Yarborough, được mang ký hiệu lườn DD-314 từ ngày 17 tháng 7 năm 1920; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California vào ngày 31 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Charles E. Rosendahl, người sau này hoạt động nổi bật trong lĩnh vực khí cầu.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Yarborough" được trang bị tại Mare Island cho đến cuối tháng 1 năm 1921, và đã rời xưởng tàu vào ngày 25 tháng 1 để hướng đến Port Richmond, California, nơi nó được tiếp nhiên liệu. Sau khi chạy thử máy trong vịnh San Francisco, vịnh Monterey và vịnh San Pedro, chiếc tàu khu trục mới neo đậu tại cảng San Diego, California, vào ngày 2 tháng 2. Ngoại trừ một chuyến đi đến San Pedro cùng các nhóm tự do, con tàu tiếp tục ở lại cảng cho đến giữa tháng 4.
Một sự kiện đáng ghi nhận trong khoảng thời gian hầu như ở trong cảng vào năm 1921. "Yarborough" đón lên tàu các phân đội Thủy quân Lục chiến từ các tàu tuần dương và , cả hai đơn vị đều dưới quyền chỉ huy của Đại úy J. K. Martensteen, để chuyên chở họ đến đảo Santa Catalina vào ngày 18 tháng 4. Lên đường từ San Diego lúc 06 giờ 15 phút, nó đi đến Isthmus Cove thuộc đảo Santa Catalina lúc 11 giờ 45 phút và thả neo lúc 12 giờ 05 phút. Sau khi cho đổ bộ binh lính Thủy quân Lục chiến, nó lại lên đường, đón lên tàu một hành khách đặc biệt, Đại tá Hải quân Franck T. Evans, Tham mưu trưởng Lực lượng Khu trục trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, và là con của vị Đô đốc nổi tiếng Robley D. Evans, trước khi tiếp tục hành trình. Không may, "Yarborough" va chạm với một phao tiêu ở luồng ra vào cảng San Pedro, một sự kiện gây bối rối đối với một hành khách cấp cao. May mắn là con tàu chỉ bị hư hại nhẹ cho một cánh chân vịt, và không có biện pháp trừng phạt nào được đưa ra.
"Yarborough" tiếp tục neo đậu tại bến tàu Santa Fe ở San Diego cho đến ngày 30 tháng 6, khi nó lên đường đi Xưởng hải quân Mare Island. Sau một giai đoạn trong ụ tàu, nó chạy thử máy ngoài khơi bờ biển Nam California, nơi sóng biển tràn qua sàn trước lúc biển động mạnh đã gây hư hại nhẹ cho cầu tàu vào ngày 11 tháng 7. Viếng thăm San Francisco một thời gian ngắn, chiếc tàu khu trục quay trở về San Diego vào ngày 13 tháng 7, nơi nó ở lại cho đến giữa tháng 10. Sau đó nó thực hành tác xạ và chiến thuật cùng tàu chị em vào cuối tháng 10 sau khi nhận lên tàu một số lớn nhân sự từ chiếc .
"Yarborough" trải qua phần lớn thời gian của năm 1922 hoạt động từ San Diego, ghé thăm các cảng tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương như Port Angeles và Seattle, Washington, cũng như các cảng dọc bờ biển California quen thuộc như San Diego và San Pedro. Thỉnh thoảng nó hoạt động cùng lực lượng thiết giáp hạm, tiến hành thực tập bảo vệ chống tàu ngầm, thực hành ngư lôi và tác xạ. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, nó bắt đầu thực hiện các chuyến đi ra khỏi vùng bờ Tây thường lệ. Sau các cuộc cơ động ngoài khơi San Pedro cùng Hạm đội Chiến trận, nó khởi hành từ cảng này vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 để hướng đến vịnh Magdalena, Mexico. Đến nơi vào ngày 9 tháng 2 cùng các hải đội khu trục 11 và 12 cùng tàu tiếp liệu khu trục , nó lại lên đường hai ngày sau đó hướng đến Panama.
Trong những ngày tiếp theo của tháng 2, "Yarborough" tham gia cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên của Hạm đội Hoa Kỳ: Vấn đề Hạm đội I. Được tổ chức ngoài khơi bờ biển Panama, cuộc tập trận sắp xếp một cuộc đối đầu giữa Hạm đội Chiến trận với Hạm đội Tuần tiễu được tăng cường. "Yarborough" đã hộ tống những thiết giáp hạm dreadnought của Hạm đội Chiến trận, thường phục vụ như một tàu canh gác trong đội hình bảo vệ phòng thủ phía trước các đơn vị chủ lực. Cuộc thực tập kéo dài cho đến tháng 3, và trong quá trình tập trận, Bộ trưởng Hải quân Edwin C. Denby, bên trên chiếc , đã duyệt qua các lực lượng tập họp vào ngày 14 tháng 3.
Sau các cuộc thực tập khác, "Yarborough" rời khu vực Panama vào ngày 31 tháng 3 trong thành phần hộ tống choc ác thiết giáp hạm hướng lên phía Bắc, về đến San Diego vào ngày 11 tháng 4. Trong thời gian còn lại của năm, nó tiếp tục các hoạt động thường lệ tại khu vực lân cận San Diego, San Francisco hay San Pedro, xen kẻ với những giai đoạn bảo trì tại Mare Island hay San Diego.
Vào ngày 2 tháng 1 năm 1924, "Yarborough" lên đường đi Panama cho một loạt các cuộc tập trận hạm đội: Vấn đề Hạm đội II, III và IV được tiến hành nối tiếp nhau. Vấn đề Hạm đội II mô phỏng giai đoạn đầu của một cuộc chuyển quân vượt Thái Bình Dương về phía Tây; trong khi Vấn đề III trắc nghiệm khả năng phòng thủ vùng biển Caribe và các phương tiện băng qua kênh đào Panama, và Vấn đề IV mô phỏng sự di chuyển từ một căn cứ chính tại Tây Thái Bình Dương đến các đảo chính quốc Nhật Bản, được đại diện bởi các đảo, thành phố và quốc gia chung quanh vùng biển Caribe.
Vai trò của "Yarborough" trong các cuộc cơ động này cũng tương tự như nó từng đảm nhiệm trước đây, nhưng với một ngoại lệ. Trong một giai đoạn của cuộc tập trận, nó hoạt động cùng với , tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Nó hộ tống cho "Langley" trong ngày 25 tháng 1, chứng kiến cuộc không kích của máy bay thuộc hạm đội "đen" nhắm vào tàu "đối phương". Chiếc tàu khu trục cũng thực hiện những nhiệm vụ mà nó được thiết kế: tấn công bằng ngư lôi và cơ động hộ tống, phối hợp với các thiết giáp hạm. Nó cùng các tàu chị em tham gia tập trận khẩn trương cho đến cuối tháng 2, rồi thực hiện một cuộc viếng thăm ngắn đến New Orleans, Louisiana, lần viếng thăm duy nhất của nó đến cảng này, từ ngày 1 đến ngày 11 tháng 3.
Sau các cuộc thực tập khác ngoài khơi Puerto Rico, "Yarborough" quay trở về cảng nhà, băng qua kênh đào Panama vào ngày 8 tháng 4 và về Đến San Diego vào ngày 22 tháng 4. Trong thời gian còn lại của năm, nó hoạt động tại khu vực phụ cận cảng nhà. Hạm đội Tuần tiễu một lần nữa đối đầu với Hạm đội Chiến trận vào tháng 3 năm 1925 trong Vấn đề Hạm đội V ngoài khơi bờ biển Baja California. Sau một loạt các cuộc thực tập nhằm huấn luyện hạm đội trong việc phòng thủ bảo vệ, tấn công chiếc đóng khu vực thả neo không được phòng thủ vững chắc, tiếp nhiên liệu ngoài biển và tiến hành các cuộc tấn công bằng tàu ngầm, hạm đội lên đường hướng sang phía Tây.
"Yarborough" rời San Francisco vào ngày 15 tháng 4 trong khuôn khổ hoạt động này. Nó tháp tùng Hạm đội Hoa Kỳ để tham gia cuộc tập trận phối hợp Lục-Hải quân Số 3, và đi đến quần đảo Hawaii. Hộ tống cho Đội Thiết giáp hạm 5 như một đơn vị của Đội khu trục 34, nó đi qua vịnh Mamala, Oahu, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 4. Khi hạm đội tập trung tại Lahaina Roads, Maui, "Yarborough" đã phục vụ một lượt ngắn trong vai trò tàu bảo vệ, tuần tra lối ra vào nơi neo đậu hạm đội. Trong các cuộc cơ động diễn ra sau đó ngoài khơi Lahaina, "Yarborough" và các tàu cùng đi hình thành nên "Đội tuần dương 1" cho phần còn lại của cuộc tập trận, đóng tròn vai trò này từ ngày 19 đến ngày 29 tháng 5 trước khi quay trở về Trân Châu Cảng để bảo trì.
Sau khi viếng thăm Hilo, "Yarborough" rời Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 7, hướng đến Nam Thái Bình Dương trong khuôn khổ chuyến viếng thăm của hạm đội đến Australia. Nó đã viếng thăm Pago Pago, Samoa trong các ngày 10-11 tháng 7; Melbourne, Australia từ ngày 23 đến ngày 30 tháng 7; Lyttelton, New Zealand từ ngày 11 đến ngày 21 tháng 8; và Wellington, New Zealand từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8. Quay trở về ngang qua Pago Pago, chiếc tàu khu trục và các tàu cùng đi được khẩn cấp điều động vào ngày 7 tháng 9 cho một cuộc tìm kiếm chiếc PN-9 Số 1, một thủy phi cơ đang thực hiện chuyến bay từ vùng bờ Tây đến Hawaii. Đội khu trục 34 đã di chuyển trong đội hình tuần tra ở khoảng cách cự ly , và tìm kiếm trong ba ngày tiếp theo trước khi có được tin tức rằng đã tìm thấy PN-9 Số 1 bị hỏng động cơ. Đội bay đã tháo cánh máy bay, sử dụng vải để làm một cánh buồm đưa họ đến gần Oahu.
"Yarborough" cuối cùng quay trở về San Diego ngang qua Trân Châu Cảng vào ngày 19 tháng 9, và ở lại vùng cảng nhà trong thời gian còn lại của năm 1925. Sang đầu năm sau, nó tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VI ngoài khơi bờ biển phía Tây Trung Mỹ, hoạt động cùng Hạm đội Chiến trận chống lại lực lượng "đối phương" là Hạm đội Tuần tiễu và Lực lượng Kiểm soát. Nó sau đó ghé qua Port Aberdeen, Port Angeles, Washington và Xưởng hải quân Puget Sound trước khi quay về San Diego.
1927 tỏ ra là một năm bận rộn đối với "Yarborough", khi nó khởi hành từ San Diego vào ngày 17 tháng 2, băng qua kênh đào Panama vào ngày 5 tháng 3 để hướng sang Đại Tây Dương. Tuy nhiên, việc mất tích của chiếc tàu hơi nước Đức khiến cho kế hoạch bị đảo lộn, khi con tàu đi ngược trở lại kênh đào Panama bốn ngày sau đó, 9 tháng 3, hướng đến khu vực quần đảo Galápagos cùng với phần còn lại của Đội khu trục 34. Tạo thành một đội hình tuần tiễu, các tàu khu trục rà soát khắp mặt biển tìm kiếm những người sống sót của "Albatross", hoạt động bên cạnh và nhưng không tìm được gì. Cuộc tìm kiếm bị hủy bỏ vào ngày 13 tháng 3, và các tàu khu trục vượt qua kênh đào để gia nhập trở lại hạm đội. Tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VII vào cuối tháng đó, nó hoạt động ngoài khơi Gonaïves, Haiti; rồi viếng thăm đảo Staten và New York vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Đang khi ở lại khu vực New York, chiếc tàu khu trục tham gia cuộc Duyệt binh Tổng thống, khi Tổng thống Calvin Coolidge duyệt qua hạm đội trên cầu tàu của chiếc du thuyền "Mayflower" của ông vào ngày 4 tháng 6.
"Yarborough" sau đó hướng đi Panama, đi đến Colon vào ngày 9 tháng 6 trước khi chuyển sang Puerto Cabezas, Nicaragua không lâu sau đó do xảy ra tình trạng bất ổn tại đây. Nó tham gia cùng và để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại cảng này, rồi quay trở lại Colon, băng qua kênh đào Panama và vào ụ tàu để sửa chữa tại Balboa. Nó quay trở lại Puerto Cabezas vào ngày 9 tháng 7, gặp gỡ và "Shirk" trong cảng. Nó tiếp tục ở lại Puerto Cabezas cho đến đầu tháng 8, thực tập đội đổ bộ của nó sẵn sàng bố trí trong trường hợp khẩn cấp. Nó khởi hành đi Panama vào ngày 5 tháng 8, băng qua kênh đào vào ngày 7 tháng 8 và đi đến San Diego vào ngày 23 tháng 8. Trong thời gian còn lại của năm 1927, nó thực hành ngoài khơi San Diego và đảo San Clemente.
Trong mùa Xuân tiếp theo, "Yarborough" lại hoạt động tại vùng biển Hawaii, tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VIII được tổ chức tại khu vực giữa San Francisco và Honolulu. Quay trở lại vùng bở Tây sau khi kết thúc đợt cơ động, nó tiếp nối các hoạt động thường lệ thực tập chiến thuật và tác xạ ngoài khơi Port Angeles, San Diego và San Pedro. Nó tham gia cuộc cơ động quy mô lớn cuối cùng vào tháng 1 năm 1929, hoạt động giữa San Diego và phía Tây của kênh đào Panama trong cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội IX. Đây là lần đầu tiên mà chiếc tàu sân bay mới được đưa ra tham gia một cuộc diễn tập hạm đội, nơi Hạm đội Chiến trận không có các tàu ngầm đối đầu với một lực lượng hỗn hợp bao gồm Hạm đội Tuần tiễu có tăng cường thêm "Lexington", Lực lượng Kiểm soát, Hải đội Huấn luyện 1 và các đơn vị phòng thủ của Quân khu Hải quân 15 và Lục quân tại chỗ. Tình huống mô phỏng hậu quả của một cuộc tấn công vào kênh đào Panama và tiến hành các hoạt động cần thiết trong hoàn cảnh như thế. Giống như trước đây, vai trò của "Yarborough" là cùng Hạm đội Chiến trận, hộ tống các thiết giáp hạm dreadnought trong hàng chiến trận.
Sau một thời gian luân phiên ở trong cảng với các hoạt động tại chỗ, "Yarborough" neo đậu tại Căn cứ Khu trục San Diego vào mùa Thu năm đó và chuẩn bị ngừng hoạt động. Cùng lúc đó, nó tham gia vào việc tái hoạt hoá những con tàu ađng trong thành phần dự bị trong vài năm gần đây, trong số đó có và . "Yarborough" được cho xuất biên chế vào ngày 29 tháng 5 năm 1930; tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 3 tháng 11 năm 1930. Nó được tháo dỡ vào ngày 20 tháng 12 cùng năm, và những gì còn lại được đem bán sắt vụn vào ngày 25 tháng 2 năm 1932. | 1 | null |
USS "La Vallette" (DD-315) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Elie A. F. La Vallette (1790-1862), một trong những Chuẩn đô đốc đầu tiên của Hải quân Mỹ, từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "La Vallette" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
Thiết kế và chế tạo.
"La Vallette" được đặt lườn vào ngày 14 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Nancy Lane, con gái Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. D. Denny.
Lịch sử hoạt động.
Được cho đặt cảng nhà tại San Diego, California trong suốt quãng đời hoạt động, "La Vallette" tham gia lịch trình huấn luyện mà hải quân trong thời bình duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các hoạt động dọc theo vùng bờ Tây được đánh dấu bởi các cuộc tập trận hàng năm của Hạm đội Thái Bình Dương tại vùng quần đảo Hawaii và vùng kênh đào Panama. Vào những năm 1924 và 1927, nó băng qua kênh đào Panama cho các cuộc cơ động tại vùng biển Caribe và tham gia một cuộc Duyệt binh Tổng thống do Calvin Coolidge chủ trì vào ngày 4 tháng 6 năm 1927.
Ngay từ năm 1922, "La Vallette" đã tham gia các cuộc huấn luyện phòng không và chứng kiến tầm quan trọng ngày càng gia tăng của không lực hải quân khi phục vụ như tàu canh phòng máy bay cho tàu sân bay trong những tháng phục vụ cuối cùng của nó.
"La Vallette" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 19 tháng 4 năm 1930, và đến ngày 10 tháng 6 năm 1931 nó bị tháo dỡ nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "La Vallette", theo tên Chuẩn đô đốc Elie A. F. La Vallette (1790-1862), một trong những Chuẩn đô đốc đầu tiên của Hải quân Mỹ, và từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ: | 1 | null |
Tachinidae là một họ ruồi. Họ này có 8200 loài và ngày càng có nhiều loài được phát hiện. Riêng Bắc Mỹ đã có 1300 loài. Các loài côn trùng trong họ đều ký sinh Protelean, hoặc ký sinh trùng của arthropoda. Các loài trong họ này phân bố trong nhiều môi trường sống ở nhiều khu vực, bao gồm cả Tân Nhiệt đới, Cận Bắc cực, châu Phi nhiệt đới, Cổ Bắc cực, Indomalaya, Australasia và Châu Đại Dương. | 1 | null |
USS "Sloat" (DD-316) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc John Drake Sloat (1781-1876), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ. "Sloat" ngừng hoạt động năm 1930 và đánh chìm như một mục tiêu năm 1935 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Sloat" được đặt lườn vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Edwin A. Sherman; và được đưa ra hoạt động vào ngày 30 tháng 12 năm 1920 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. R. Palmer.
Lịch sử hoạt động.
"Sloat" đi đến San Diego, California để chạy thử máy vào ngày 24 tháng 1 năm 1921, rồi được đưa về lực lượng dự bị cho đến tháng 10. Nó tiến hành các cuộc thực tập tác xạ trong mùa Đông và thử nghiệm ngư lôi vào tháng 4 và tháng 5 năm 1922. Vào ngày 27 tháng 6, nó khởi hành cùng với hạm đội đi Puget Sound, và hoạt động tại khu vực này cho đến khi quay trở về San Diego vào ngày 19 tháng 9. Vào ngày 6 tháng 2 năm 1923, nó rời San Diego cùng với hạm đội để thực hành ngoài khơi Panama cho đến khi quay trở về vào ngày 11 tháng 4. Nó trải qua hầu hết thời gian còn lại của năm cũng như năm tiếp theo sửa chữa tại Xưởng hải quân Mare Island trước khi quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 12 năm 1924.
Vào ngày 3 tháng 4 năm 1925, "Sloat" khởi hành từ San Diego cùng với hạm đội để thực tập tại vùng biển ngoài khơi Hawaii. Đến ngày 1 tháng 7, Hạm đội Chiến trận lên đường từ Hawaii cho một chuyến viếng thăm thiện chí đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, và chiếc tàu khu trục đã viếng thăm Melbourne, Australia; Lyttelton và Wellington, New Zealand cùng American Samoa trước khi quay trở về San Diego vào ngày 19 tháng 9. Nó rời San Diego vào ngày 1 tháng 2 năm 1926 để tham gia cuộc tập trận hạm đội ngoài khơi Panama từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 8 tháng 3, rồi được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 4 tháng 5. Sau chuyến đi huấn luyện quân nhân dự bị vào mùa Hè, nó lại được sửa chữa tại Mare Island từ ngày 30 tháng 12 năm 1926 đến ngày 3 tháng 2 năm 1927.
"Sloat" khởi hành cùng Hạm đội Chiến trận vào ngày 17 tháng 2 năm 1927 để thực hành chiến trận, và đã băng qua kênh đào Panama vào ngày 5 tháng 3. Cuộc tập trận tại vùng biển Caribe kéo dài cho đến ngày 22 tháng 4, và hạm đội sau đó đã viếng thăm New York, tiến hành một cuộc tập trận phối hợp Hải-Lục quân tại vịnh Narragansett trước khi đi đến Hampton Roads vào ngày 29 tháng 5 cho một cuộc Duyệt binh Tổng thống. Sau khi lên đường đi Panama vào ngày 4 tháng 6, nó được sửa chữa bởi một tàu tiếp liệu tại hồ Gatun thuộc vùng kênh đào, rồi được lệnh thay phiên cho tàu khu trục trong nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Nicaragua.
Nhiệm vụ của "Sloat" là bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ cũng như thuộc các quốc tịch khác tại Nicaragua, và đã giúp vào việc duy trì trật tự. Nó đã phục vụ hai lượt ngoài khơi bờ biển Nicaragoa trong thành phần Hải đội Đặc vụ: từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 và từ ngày 22 tháng 7 đến ngày 8 tháng 8 năm 1927. Băng qua kênh đào vào ngày 10 tháng 8, nó quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 8, và được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3 năm 1928.
"Sloat" rời San Diego vào ngày 9 tháng 4 năm 1928 và đi đến Trân Châu Cảng cùng hạm đội vào ngày 28 tháng 4, tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VIII trên đường đi. Nó quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 6, và đi đến Puget Sound vào ngày 9 tháng 7 để thực tập mùa Hè. Quay trở về San Diego vào ngày 1 tháng 9, nó tham gia cuộc thực tập ngoài khơi vùng kênh đào Panama từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 1929, rồi được đại tu đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 13 tháng 4. Nó tiến hành huấn luyện ngoài khơi San Diego trong mùa Hè, và sau một chuyến đi kéo dài một tuần đến San Francisco, đã quay trở về San Diego vào ngày 28 tháng 8 năm 1929.
"Sloat" được cho xuất biên chế vào ngày 2 tháng 6 năm 1930; được thay phiên bởi chiếc vừa được cho tái biên chế trở lại. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1935, và nó bị đánh chìm như một mục tiêu thực hành ngoài khơi San Diego vào ngày 26 tháng 6 năm 1935. | 1 | null |
USS "Wood" (DD-317) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Bác sĩ, Thiếu tướng Hải quân William M. Wood (1809–1880), người đứng đầu ngành Quân Y của Hải quân Hoa Kỳ. "Wood" ngừng hoạt động và bị tháo dỡ năm 1930 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
Thiết kế và chế tạo.
"Wood" được đặt lườn vào ngày 23 tháng 1 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 28 tháng 5 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà George Kirkland Smith, cháu nội Thiếu tướng Wood, được mang ký hiệu lườn DD-317 từ ngày 17 tháng 7 năm 1920; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island, Vallejo, California vào ngày 28 tháng 1 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Paul M. Bates.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi nhập biên chế, "Wood" được cho chạy thử máy trước khi thả neo tại bến tàu Santa Fe, San Diego, California, nơi nó ở lại trong thành phần "lực lượng dự bị luân phiên" cho đến mùa Hè năm 1921. Chiếc tàu khu trục mới sau đó trải qua những tháng tiếp theo cho đến mùa Xuân năm 1922 hoạt động thực tập và huấn luyện ngoài khơi bờ biển phía Nam California, ngoài khơi cảng San Pedro và quần đảo Coronado.
Kết thúc giai đoạn hoạt động này vào tháng 6 năm 1922, "Wood" chuyển sang phía Bắc, đi đến Seattle, Washington vào ngày 1 tháng 7 năm 1922, trải qua ngày lễ 4 tháng 7 tại đây trước khi cùng hạm đội viếng thăm Port Angeles, Washington để thực tập và cơ động. Sau đó nó tiến hành thực tập chiến thuật và tập trận tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, viếng thăm Tacoma, Port Angeles, Bellingham và Seattle trước khi rời Port Angeles vào ngày 2 tháng 9 để đi Mare Island.
Nhận đạn dược lên tàu tại Mare Island vào các ngày 5 và 6 tháng 9, "Wood" lên đường hướng đến San Diego, California để đại tu hệ thống động lực; và sau khi hoàn tất, nó gia nhập trở lại hạm đội để tổng dợt tập trận tầm ngắn, rồi hoạt động trong nhiều đợt chạy thử máy cho đến tháng 11.
Trong chín năm rưỡi tiếp theo, "Wood" tích cực hoạt động cùng với Hạm đội Chiến trận, trong khi nhiều tàu chị em phải thường xuyên chờ đợi trong thành phần dự bị luân phiên. Ngoài các hoạt động thường lệ tại chỗ, nó tham gia các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội từ I đến IX, những đợt tập trung cơ động hạm đội quy mô lớn được tổ chức hàng năm (ngoại trừ năm 1924, khi có đến ba cuộc tập trận), bao gồm hầu hết các đơn vị hiện dịch của hạm đội. Trong quá trình tập trận, chiếc tàu khu trục trải qua các khu vực từ vùng biển Caribe cho đến kênh đào Panama, và từ khu vực Hawaii cho đến bờ biển Trung Mỹ; nó cũng đi lên phía Bắc cho đến tận bờ biển Alaska.
Một dấu mốc đáng chú ý trong quãng đời hoạt động của "Wood" là vào mùa Thu năm 1925, khi nó cùng hạm đội thực hiện chuyến viếng thăm Australia trong thành phần Đội khu trục 34. Nó sau đó tham gia vào việc tìm kiếm chiếc thủy phi cơ PN-9 bị rơi. Vào tháng 3 năm 1927, trong một giai đoạn của cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VII, nó tham gia vào việc tìm kiếm những người sống sót của chiếc tàu hơi nước Đức "Albatros"; và cũng trong năm đó từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7, nó hỗ trợ các hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Hoa Kỳ tại Nicaragua.
"Wood" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 31 tháng 3 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 7, và lườn tàu bị bán để tháo dỡ vào ngày 14 tháng 11 năm 1930. | 1 | null |
USS "Shirk" (DD-318) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Trung tá Hải quân James W. Shirk (1832-1873), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Shirk" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Shirk" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 2 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 6 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Ida Lawlor Dunnigan; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân G. M. Ravenscroft.
Lịch sử hoạt động.
"Shirk" đi đến cảng nhà của nó, San Diego, California, vào ngày 7 tháng 3 năm 1921, và sau ba tuần thực tập được đưa về lực lượng dự bị cho đến tháng 10. Nó tiến hành các cuộc thực tập ngoài khơi San Diego cho đến khi lên đường cùng với hạm đội vào ngày 27 tháng 6 năm 1922 để thực tập ngoài khơi Puget Sound. Con tàu quay trở về San Diego vào ngày 19 tháng 9 và tiếp nối các hoạt động tại đây.
"Shirk" khởi hành từ San Diego cùng hạm đội vào ngày 6 tháng 2 năm 1923 để tham gia cuộc tập trận phối hợp ngoài khơi Panama từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3. Quay trở về San Diego vào ngày 11 tháng 4, nó được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 1 tháng 9, rồi tiếp nối hoạt động tại San Diego từ ngày 9 tháng 9. Nó lại lên đường cùng hạm đội vào ngày 2 tháng 1 năm 1924, băng qua kênh đào Panama vào ngày 19 tháng 1. Từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2, nó ghé thăm Veracruz, Mexico, nơi chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ bị đắm vào ngày 16 tháng 1, và viếng thăm Tampico trước khi gia nhập trở lại hạm đội tại Culebra vào ngày 10 tháng 2. Vào ngày 1 tháng 3, nó rời vùng kênh đào Panama để đi Mare Island, nơi nó được đại tu từ ngày 19 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5. Từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 12 tháng 7, nó hoạt động như cột mốc dẫn đường cho máy bay bay từ San Diego đến Seattle, rồi gia nhập trở lại hạm đội tại Puget Sound vào ngày 13 tháng 7. Nó quay trở về San Diego vào ngày 1 tháng 10.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 1925, "Shirk" đi đến Trân Châu Cảng cùng với Hạm đội Hoa Kỳ để tập trận phối hợp. Vào ngày 1 tháng 7, Hạm đội Chiến trận lên đường cho một chuyến viếng thăm thiện chí đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, và chiếc tàu khu trục đã viếng thăm Melbourne; Lyttelton và Wellington cũng như American Samoa trước khi quay trở về San Diego vào ngày 26 tháng 9. Nó được đại tu tại Mare Island từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 26 tháng 2 năm 1926, và hoạt động từ San Diego cho đến khi lên đường vào ngày 14 tháng 6 để thực tập mùa Hè ngoài khơi Washington. Nó quay trở về San Diego vào ngày 1 tháng 9 năm 1926, và lại được sửa chữa tại Mare Island từ ngày 30 tháng 12 năm 1926 đến ngày 4 tháng 2 năm 1927.
Vào ngày 7 tháng 2 năm 1927, "Shirk" khởi hành từ San Diego để tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VII ngoài khơi Panama, và sau khi băng qua kênh đào vào ngày 5 tháng 3, đã hoạt động tại vùng biển Caribe cùng hạm đội. Nó rời khu vực Caribe vào ngày 22 tháng 4 để viếng thăm New York, rồi tiến hành một cuộc tập trận phối hợp Lục-Hải quân tại vịnh Narragansett trước khi đi đến Hampton Roads vào ngày 29 tháng 5 năm 1927 cho cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống. Nó đi đến vùng kênh đào Panama vào ngày 9 tháng 6 năm 1927 để phục vụ cùng Hải đội Đặc vụ ngoài khơi Nicaragua, bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ cũng như các nước khác, và hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình. Nó tuần tra ngoài khơi Nigaragoa từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 7, và quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 8. Trong các hoạt động ngoài khơi San Diego, nó cứu giúp một người của chiếc SS "Georgian" và đưa về cảng vào ngày 29 tháng 8.
"Shirk" trải qua một đợt đại tu tại Mare Island từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 11 tháng 4 năm 1928, rồi cùng hạm đội đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 4 để tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VIII trên đường đi. Nó quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 6, và hoạt động tại đây trong thời gian còn lại của năm. Từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 1929, nó tham gia thực hành hạm đội ngoài khơi Panama, rồi được đại tu tại Mare Island từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 20 tháng 6. Nó tiếp tục hoạt động tại San Diego cho đến khi được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 8 tháng 2 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 22 tháng 7 năm 1930. Lườn tàu bị bán cho hãng P. J. Willett vào ngày 27 tháng 1 năm 1931 và được tháo dỡ tại Mare Island. | 1 | null |
USS "Kidder" (DD-319) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến Hugh Kidder (1897-1918), người tử trận trong Thế Chiến I. "Kidder" ngừng hoạt động và bị tháo dỡ năm 1930 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Kidder" được đặt lườn vào ngày 5 tháng 3 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 10 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Ethel Murry Jonstone; và được đưa ra hoạt động vào ngày 7 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân H. J. Abbett.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi chạy thử máy dọc theo bờ Tây, "Kidder" được phân về Đội khu trục 34 trực thuộc Hạm đội Chiến trận đặt căn cứ tại San Diego, California. Từ năm 1921 đến năm 1924, nó hoạt động dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ giữa Washington và vùng kênh đào Panama, tham gia các cuộc cơ động huấn luyện, tập trận vấn đề hạm đội, và thực hành tác xạ. Chiếc tàu khu trục đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến thuật hải quân khi sử dụng các ngư lôi thử nghiệm trong thực hành. | 1 | null |
USS "Selfridge" (DD-320) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Thomas O. Selfridge (1804-1902), người tham gia cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Selfridge" ngừng hoạt động và bị tháo dỡ năm 1930 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Selfridge" được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 7 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Katherine Kellond, cháu nội Chuẩn đô đốc Selfridge; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân A. S. Farquhar.
Lịch sử hoạt động.
"Selfridge" đi đến cảng nhà của nó ở San Diego, California vào ngày 16 tháng 3 năm 1921, và tiếp tục ở lại đây cho đến tháng 6 năm 1922, khi nó đi đến khu vực Puget Sound để thực tập cùng hạm đội. Nó quay trở về San Diego vào ngày 12 tháng 9 để tiếp tục huấn luyện. Vào ngày 6 tháng 2 năm 1923, nó lên đường cùng với Hạm đội Chiến trận để đi đến vùng kênh đào Panama, thực hành tại đây từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3, trước khi quay trở về San Diego vào ngày 11 tháng 4. Nó được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 16 tháng 7, rồi gia nhập trở lại hạm đội cho các cuộc thực tập mùa Hè ngoài khơi Washington. Vào ngày 10 tháng 9, nó quay trở về San Pedro, trên đường đi đã cứu vớt những người sống sót của chiếc SS "Cuba" vốn bị đắm tại đảo San Miguel vào ngày 8 tháng 9.
Vào ngày 2 tháng 1 năm 1924, "Selfridge" khởi hành từ San Diego cùng với Hạm đội Chiến trận để tham gia các cuộc thực tập tại vùng biển Caribe cùng với Hạm đội Hoa Kỳ từ ngày 17 tháng 1 đến ngày 6 tháng 4. Quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 4, nó lại lên đường vào ngày 25 tháng 6 để thực tập ngoài khơi Puget Sound. Nó được đại tu tại Mare Island từ ngày 5 tháng 8 đến ngày 1 tháng 10, và quay trở về San Diego vào ngày 2 tháng 10. Chiếc tàu khu trục khởi hành từ San Diego cùng với hạm đội vào ngày 1 tháng 4 năm 1925, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 27 tháng 4 để thực tập. Lên đường vào ngày 25 tháng 6, nó được đại tu tại Bremerton từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 3 tháng 10, và quay trở về San Diego vào ngày 6 tháng 10.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 1926, "Selfridge" khởi hành cùng với Hạm đội Chiến trận để tham gia các cuộc thực tập ngoài khơi Panama trước khi quay trở về San Diego vào ngày 1 tháng 4. Nó đi đến khu vực Puget Sound vào ngày 10 tháng 7 năm 1926, và sau khi được sửa chữa tại Mare Island từ ngày 9 tháng 8 đến ngày 22 tháng 9, đã quay trở về San Diego vào ngày 24 tháng 9. Trong tháng 2 năm 1927, nó lại lên đường đi đến vùng kênh đào cùng với hạm đội, và sau khi băng qua kênh đào vào ngày 4 tháng 3, đã tiến hành các cuộc thực tập tại vùng biển Caribe cho đến ngày 22 tháng 4. Nó cùng với hạm đội sau đó viếng thăm New York rồi tiến hành một cuộc tập trận phối hợp Hải-Lục quân tại vịnh Narragansett trước khi đi đến Hampton Roads vào ngày 29 tháng 5 cho một cuộc Duyệt binh Tổng thống.
Sau đó "Selfridge" được phân công phục vụ cùng Hải đội Đặc vụ trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân Hoa Kỳ cũng như thuộc các quốc tịch khác tại Nicaragua, hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình. Con tàu đã thực hiện hai lượt hoạt động tuần tra tại vùng biển ngoài khơi nước này, từ ngày 18 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 và từ ngày 16 đến ngày to 26 tháng 7, trước khi đi đến Mare Island, được đại tu tại đây, và quay trở về San Diego vào ngày 30 tháng 9. Nó rời San Digo vào ngày 9 tháng 4 năm 1928, và sau khi tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VIII cùng hạm đội trên đường đi, đã đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 4, nó quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 6. Sau một chuyến đi huấn luyện kéo dài hai tuần đến Honolulu, nó được đại tu tại Mare Island từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 19 tháng 9. Nó tiếp nối các hoạt động thường lệ tại San Diego, và từ ngày 27 tháng 1 đến ngày 11 tháng 3 năm 1929 đã tham gia cuộc tập trung hạm đội tại Panama.
"Selfridge" quay trở về San Diego vào ngày 22 tháng 3 năm 1929, và được cho ngừng hoạt động tại đây vào ngày 8 tháng 2 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 3 tháng 11 năm 1930. Lườn tàu được bán cho hãng Marine Salvage Company ở Oakland, California để tháo dỡ vào ngày 2 tháng 9 năm 1931, và việc tháo dỡ được tiến hành tại Mare Island. | 1 | null |
Nguyễn Chiến Thắng (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1975) là một nam nghệ sĩ hài người Việt Nam.
Tiểu sử.
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngay từ nhỏ Chiến Thắng đã phải làm thuê để kiếm tiền giúp đỡ gia đình như: hồi lớp 6 thì bán kem rong, hồi học cấp ba và nghỉ hè đại học thì gánh gạch thuê. Còn khi ở Hà Nội ôn thi và học đại học thì anh xin làm đá ốp lát, khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh...
Sau 2 năm đi thi đại học đều trượt mặc dù điểm năng khiếu rất cao, chán nản, Chiến Thắng viết đơn tình nguyện nhập ngũ, trở thành lính biên phòng tại tỉnh Hà Giang. Sau này, anh theo học chuyên ngành thanh nhạc tại Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội (nay là Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội) và đến năm 1998 thì tốt nghiệp ra trường.
Sự nghiệp.
Hài kịch.
Làng ế vợ vai Nhật Tinh Ngao từ phần 1-3 và từ phần 5-9.
Âm nhạc.
Năm 2013, Chiến Thắng phát hành album ca nhạc hài "Cho vừa lòng em" bao gồm 7 ca khúc, tuyển chọn từ những ca khúc anh được công chúng yêu mến trong những chuyến biểu diễn trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Đời tư.
Anh có một con trai với người vợ đầu (chưa rõ là ai và kết hôn năm nào). Năm 1994, Chiến Thắng kết hôn với bạn thân hàng xóm là Nguyễn Thanh Tám và có thêm một con gái. Cả hai ly dị tháng 6 năm 2015 do không hợp nhau. Hiện anh đã kết hôn lần ba với bà xã Thu Ngọc kém anh 15 tuổi và có hai con chung, một trai một gái. | 1 | null |
USS "Marcus" (DD-321) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Trung úy Hải quân Arnold Marcus (1892-1917), người thiệt mạng trong một vụ nổ tàu ngầm tại Philippines. "Marcus" ngừng hoạt động năm 1930 và bị đánh chìm như một mục tiêu năm 1935 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
Thiết kế và chế tạo.
"Marcus" được đặt lườn vào ngày 20 tháng 5 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 22 tháng 8 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà Arnold Marcus, vợ góa Trung úy Marcus; và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. E. Rosendahl.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Marcus" được phân về lực lượng khu trục của Hạm đội Thái Bình Dương. Là một đơn vị thuộc Hải đội 13 và sau đó là Hải đội 12, nó hoạt động ngoài khơi vùng bờ Tây với phạm vi trải rộng từ Seattle, Washington đến Panama. Vào tháng 2-tháng 3 năm 1924, nó tham gia cùng các tàu chiến khác thuộc Hạm đội Chiến trận trong cuộc tập trận hạm đội mô phỏng một cuộc tấn công vào kênh đào Panama. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1925, nó tham gia tập trận chiến thuật hạm đội tại khu vực quần đảo Hawaii. Sau đó nó quay trở lại lịch trình hoạt động thường lệ cho đến năm 1927. Trong tháng 3 và tháng 4 năm đó, nó lại lên đường đi về phía Nam tham gia cuộc cơ động hạm đội tại vùng biển Caribe, rồi quay trở lại vùng bờ Tây. Giữa những năm 1927 và 1929, nó thực hiện nhiều chuyến đi đến Honolulu; một chuyến nhằm huấn luyện Hải quân Dự bị và hai chuyến khác để hộ tống tàu sân bay.
Vào tháng 9 năm 1929, "Marcus" được lệnh đi đến San Diego, California nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 31 tháng 5 năm 1930. Bị loại bỏ nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London, nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1935, và bị đánh đắm như một mục tiêu thực hành hải pháo vào ngày 25 tháng 6 năm 1935. | 1 | null |
Linnaemya vulpina là một loài ruồi trong họ Tachinidae, được Fallén phân loại vào năm 2010.
Phân bố.
Loài ruồi này phân bố chủ yếu ở châu Âu, tại các nước như Áo, Bỉ, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hungary, Ireland, Ý, Bắc Ireland, Ba Lan, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ. | 1 | null |
Francis Jean Marcel Poulenc (1899-1963) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano người Pháp. Ông là thành viên của nhóm Les Six. Âm nhạc của ông được biết với phong cách chịu ảnh hưởng bởi trào lưu âm nhạc Hiện Đại của Stravinsky và tinh thần âm nhạc Pháp như Debussy, Ravel và Satie.
Tiểu sử.
Francis Jean Marcel Poulenc sinh ngày 7 tháng 1 năm 1899 tại Paris, Pháp. Cha ông là Emile Poulenc là thương gia ngành công nghiệp dược phẩm, mẹ ông, Jenny Royer, xuất thân từ một gia đình nghệ thuật. Bà là một trong những người thầy dạy piano đầu tiên của Francis với những bản nhạc của Schubert, Mozart và Chopin, "những bản nhạc đáng yêu và cũ rích", ông kể lại. Người bác của ông, Marcel Royer là người góp phần định hình phong cách âm nhạc của Poulenc khi dẫn dắt ông đến với trào lưu âm nhạc Hiện Đại qua các tác phẩm của Stravinsky như Petrushka (1911) hay Nghi Lễ Mùa Xuân (1913). Tài năng âm nhạc của ông đã được mọi người công nhận, Poulenc bắt đầu học trường cấp 3 Lycée để có được cơ hội vào Nhạc Viện Paris. Nhưng rốt cuộc ông phải bỏ học vì cái chết của cha mẹ ông và Đệ Nhất Thế Chiến. Trong những năm học Lycée, Francis Poulenc là học trò của Ricardo Vines về môn piano và về sau theo Charles Koechlin học môn sáng tác (1921-1924). Từ năm 1933, ông thực hiện nhiều chuyến lưu diễn và sáng tác cùng với ca sĩ Pierre Bernac, nổi tiếng tại châu Âu và châu Mỹ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Poulenc tham gia kháng chiến.
Phong cách âm nhạc.
Những tác phẩm thời kỳ đầu của Francis Poulenc thể hiện những tìm tòi, sáng tạo mới với tác phẩm "Processional pour la crémation d'un mandarin" và "Préludes" nhưng cả 2 đều đã bị thất lạc hoặc bị tiêu hủy. May mắn thay ông còn lại 1 tác phẩm trong thời kì sáng tác sơ khai của ông: "Rapsodie nègre" đề tặng cho Erik Satie. Tác phẩm đã gây ấn tượng tốt với công chúng và cả các nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời như Ravel hay Stravinsky. Trong thời gian phục vụ quân ngũ ông cũng đã sáng tác "Trois mouvements perpétuels" và "Le Bestiaire." Trong thời gian này, Francis Poulenc cùng với các nhà soạn nhạc khác như Milhaud, Durey. v.v. thành lập nên Nhóm Sáu (Les Six). Giai đoạn sau, Poulenc hướng đến những truyền thống của dân tộc mình, có cảm thụ thế giới lạc quan, chú trọng đến tính giai điệu, rõ ràng, thanh nhã trong cấu trúc.
Những sáng tác.
Francis Poulenc đã viết: | 1 | null |
USS "Mervine" (DD-322) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc William Mervine (1791-1868), người tham gia cuộc Chiến tranh 1812, Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Mervine" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Mervine" được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 11 tháng 8 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Eileen D. McCarthy; và được đưa ra hoạt động vào ngày 28 tháng 2 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân C. E. Battle, Jr..
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy tại vùng bờ Tây Hoa Kỳ, "Mervine" gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego, California, và tiếp tục là một đơn vị thuộc lực lượng khu trục của hạm đội này suốt quãng đời hoạt động. Với một vài ngoại lệ, nó hoạt động ngoài khơi vùng bờ Tây trong hầu hết giai đoạn 9 năm, tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội I năm 1923 và II, III và IV năm 1924 vốn đưa nó đến vùng kênh đào Panama và vùng biển Caribe, trong khi các cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội VI (1926), VII (1928) và IX (1929) đưa nó đến cơ động ngoài khơi Trung Mỹ và vùng quần đảo Hawaii. Vượt Thái Bình Dương hai lần trong suốt quãng đời hoạt động, chiếc tàu khu trục hoàn tất hai chuyến viếng thăm thiện chí đến Samoa và Australia vào mùa Hè năm 1925, từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 26 tháng 9.
"Mervine" đi đến San Diego lần sau cùng vào ngày 18 tháng 9 năm 1929. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 4 tháng 6 năm 1930, được cho kéo đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 14 tháng 6 để tháo dỡ, và tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 3 tháng 11 năm 1930. | 1 | null |
USS "Chase" (DD-323) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên và là chiếc duy nhất được đặt theo tên Reuben Chase (1754-1824), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. "Chase" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
Thiết kế và chế tạo.
"Chase" được đặt lườn vào ngày 5 tháng 5 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 9 năm 1919, được đỡ đầu bởi bà J. A. Annear; và được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 3 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân C. E. Battle, Jr..
Lịch sử hoạt động.
Hoạt động chủ yếu dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ, "Chase" tham gia các hoạt động huấn luyện và cơ động hạm đội. Nó tham dự cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống tại Seattle, Washington vào năm 1923, và đến năm 1927 đã hoạt động tại vùng biển Nicaragua để bảo vệ những lợi ích của Hoa Kỳ vào lúc diễn ra cuộc nội chiến tại đây. Vào năm 1928, nó thực hiện chuyến đi đến vùng quần đảo Hawaii với nhân sự Hải quân Dự bị để huấn luyện, và vào năm 1929 đã hoạt động ngoài khơi San Diego, California cùng các tàu sân bay và , giúp vào việc phát triển hoạt động của không lực hải quân Hoa Kỳ.
Được chỉ định để tháo dỡ theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân London, "Chase" được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 15 tháng 5 năm 1930 và bị tháo dỡ vào năm 1931. | 1 | null |
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Chase". Chiếc thứ nhất được đặt theo tên Reuben Chase (1754-1824), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ; trong khi chiếc thứ hai được đặt theo tên Đô đốc Jehu V. Chase. | 1 | null |
USS "Robert Smith" (DD-324) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Bộ trưởng Hải quân Robert Smith (1757-1842). "Robert Smith" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Robert Smith" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 5 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 9 năm 1919, được đỡ đầu bởi cô Jane Cooper; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 3 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Paul M. Bates.
Lịch sử hoạt động.
Rời San Francisco vào ngày 5 tháng 4 năm 1921, "Robert Smith" hướng đến cảng nhà mới của nó là San Diego, California để hoạt động như là soái hạm của Đội khu trục 45 thuộc Chi hạm đội Khu trục 2, Hạm đội Thái Bình Dương. Nó di chuyển dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ và Mexico cùng Hạm đội Chiến trận cho đến năm 1925, được điều động sang Đội khu trục 35 từ tháng 9 năm 1922. Nó tiến hành các cuộc thực tập tác xạ, thực hành ngư lôi và tập trận, được đại tu hàng năm tại Xưởng hải quân Mare Island. Chiếc tàu khu trục đã rời Mare Island vào ngày 19 tháng 5 năm 1925 cho một chuyến đi cùng các đơn vị thuộc Hạm đội Chiến trận. Sau khi tham gia các cuộc cơ động ngoài khơi Lahaina Roads, nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 1 tháng 7 để đi Pago Pago, Samoa; Melbourne, Australia; Lyttelton và Wellington, New Zealand; và Tutuila, Samoa; quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 9.
Quay trở về San Diego vào ngày 26 tháng 9 năm 1925, "Robert Smith" tiếp nối nhiệm vụ như một đơn vị thuộc Lực lượng Khu trục, Hạm đội Thái Bình Dương. Nó băng qua kênh đào Panama vào tháng 4 năm 1927, đi lên phía Bắc đến Tompkinsville, New York, trước khi quay trở lại phía Nam để hoạt động tại vùng biển Panama trong tháng 7. Nó di chuyển dọc theo bờ biển Nam California cho đến đầu năm 1928, được bố trí đến vùng biển quần đảo Hawaii vào tháng 5 năm 1928 và một lần nữa vào tháng 7. Nó hoạt động tại vùng biển Mexico và California vào đầu năm 1929 trước khi quay trở về San Diego vào ngày 28 tháng 8 năm 1929 để chuẩn bị được cho ngừng hoạt động.
"Robert Smith" được cho xuất biên chế vào ngày 1 tháng 3 năm 1930 tại San Diego, và được kéo đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 4 tháng 4. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 12 tháng 7 năm 1930. "Robert Smith" bị bán để tháo dỡ vào ngày 10 tháng 6 năm 1931 nhằm tuân thủ những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. | 1 | null |
USS "Mullany" (DD-325) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc James Robert Madison Mullany (1818-1887), người tham gia cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Mullany" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Mullany" được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 7 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Alice Lee Hall; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 29 tháng 3 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Edward Breed.
Lịch sử hoạt động.
Đặt căn cứ tại San Diego, California, "Mullany" hoạt động dọc theo vùng bờ Tây Hoa Kỳ trong hầu hết quãng đời hoạt động của nó, di chuyển hàng năm đến vùng kênh đào Panama và vùng biển Caribe để cơ động hạm đội phối hợp. Nó rời San Francisco, California vào ngày 15 tháng 4 năm 1925 để huấn luyện chiến thuật hạm đội tại vùng quần đảo Hawaii, nơi nó lên đường vào ngày 1 tháng 7 cùng với Hạm đội Chiến trận cho một chuyến viếng thăm thiện chí ngang qua Samoa đến Australia và New Zealand. Nó quay trở về San Diego vào ngày 27 tháng 9.
Vào năm 1928, "Mullany" hai lần di chuyển đến Hawaii, chuyến thứ nhất để cơ động hạm đội và chuyến thứ hai để huấn luyện hải quân dự bị. Nó được cho xuất biên chế tại San Diego vào ngày 1 tháng 5 năm 1930. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 18 tháng 11 năm 1930, và nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 19 tháng 3 năm 1931. | 1 | null |
USS "Coghlan" (DD-326) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Chuẩn đô đốc Joseph Coghlan (1844-1908), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. "Coghlan" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London.
Thiết kế và chế tạo.
"Coghlan" được đặt lườn vào ngày 25 tháng 6 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 6 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà G. Coghlan; và được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân C. Hupp.
Lịch sử hoạt động.
"Coghlan" đi đến Charleston, South Carolina vào ngày 28 tháng 12 năm 1921 để hoạt động tại vùng bờ Đông và vùng biển Caribe. Nó tham gia tang lễ của Tổng thống Warren G. Harding tại Washington từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 8 năm 1923, và phục vụ như tàu canh phòng máy bay tại Bắc Đại Tây Dương từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 6 tháng 9 năm 1924 cho chuyến bay vòng quanh thế giới của Lục quân.
Từ ngày 18 tháng 6 năm 1925 đến ngày 11 tháng 7 năm 1926, "Coghlan" phục vụ cùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại châu Âu ở Địa Trung Hải để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ. Nó quay trở lại hoạt động thường lệ dọc vùng bờ Đông, phục vụ như một tàu trưng bày tại Triển lãm Một trăm năm mươi năm Philadelphia vào mùa Hè 1926, và di chuyển cùng với Hải đội Đặc vụ ngoài khơi Nicaragua từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 31 tháng 3 năm 1927 cũng như tham gia cuộc Duyệt binh Hạm đội Tổng thống tại Hampton Roads vào ngày 4 tháng 6 năm 1927.
"Coghlan" được cho xuất biên chế tại Philadelphia vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 1 năm 1931 do những điều khoản hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London. | 1 | null |
USS "Preston" (DD-327) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên , và là chiếc thứ hai được đặt tên theo Đại úy Hải quân Samuel W. Preston (1840–1865), một sĩ quan hải quân tử trận trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Preston" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1932 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Preston" được đặt lườn vào ngày 19 tháng 7 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 8 năm 1920, được đỡ đầu bởi bà Josephus Daniels, phu nhân Bộ trưởng Hải quân; và được đưa ra hoạt động vào ngày 13 tháng 4 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân G. T. Swasey.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Preston" được giữ lại vùng bờ Tây trong những nhiệm vụ tạm thời. Cho đến tháng 12 năm 1921, nó tiến hành các hoạt động thực tập ngoài khơi San Diego, California, rồi lên đường do lệnh điều động gia nhập Lực lượng Khu trục Hạm đội Đại Tây Dương. Nó phục vụ cùng đơn vị này trong hầu hết thời gian còn lại của quãng đời hoạt động, di chuyển dọc theo bờ Đông, thường xuyên lên đường đi về phía Nam để thực hành mùa Đông tại vùng biển Caribe. Vào tháng 6 năm 1925, nó ngắt quãng các hoạt động thường lệ cho một lượt phục vụ vùng Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Âu, hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Scandinavia và Địa Trung Hải. Đến tháng 7 năm 1926, nó quay trở về New York tiếp nối các hoạt động thường lệ dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe.
"Preston" được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 1 tháng 5 năm 1930 và được phân về Xưởng hải quân Norfolk cho các thử nghiệm về sức chịu đựng. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 6 tháng 11 năm 1931, và lườn tàu bị bán vào ngày 23 tháng 8 năm 1932 để tháo dỡ. | 1 | null |
USS "Lamson" (DD-328) là một tàu khu trục lớp "Clemson" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt theo tên Roswell Lamson (1838-1903), anh hùng trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Lamson" ngừng hoạt động năm 1930 và bị tháo dỡ năm 1931 nhằm tuân thủ quy định hạn chế vũ trang của Hiệp ước Hải quân London
Thiết kế và chế tạo.
"Lamson" được đặt lườn vào ngày 13 tháng 8 năm 1919 tại xưởng tàu Union Iron Works của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 9 năm 1920, được đỡ đầu bởi cô Annette Rolph; và được đưa ra hoạt động vào ngày 19 tháng 4 năm 1921 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân F. L. Johnston.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Lamson" được phân về Hạm đội Đại Tây Dương, đi đến Charleston, South Carolina, vào ngày 28 tháng 12 năm 1921. Từ năm 1921 đến năm 1925, chiếc tàu khu trục hoạt động dọc theo vùng bờ Đông và tại vùng biển Caribe, tham gia các cuộc cơ động hạm đội, tập trận và huấn luyện quân nhân dự bị. Được điều về Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ tại Châu Âu, nó rời Boston, Massachusetts vào ngày 18 tháng 6 năm 1925 để hoạt động tại vùng biển châu Âu và Địa Trung Hải. Quay trở về Hoa Kỳ một năm sau đó, nó gia nhập Hạm đội Tuần tiễu và tiếp nối các hoạt động thực hành và cơ động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe.
"Lamson" được cho xuất biên chế tại Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 1 tháng 5 năm 1930, và bị bán cho hãng Boston Iron & Metal Company ở Baltimore, Maryland vào ngày 17 tháng 1 năm 1931 để tháo dỡ. Công việc tháo dỡ được tiến hành từ ngày 18 tháng 10 năm 1934. | 1 | null |
David Michael Letterman (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1947) là diễn viên và người dẫn chương trình tuyền hình người Mỹ. Ông là người dẫn chương trình talkshow "Late Show with David Letterman" chiếu đều đặn trên kênh CBS. Trước đó, ông phụ trách chương trình "Late Night with David Letterman" từ năm 1982 trên kênh NBC. Năm 1996, Letterman được xếp hạng 45 trong danh sách "50 ngôi sao truyền hình vĩ đại nhất" của tờ "TV Guide". Năm 2013, ông vượt qua người bạn thân Johnny Carson để trở thành người dẫn chương trình truyền hình lâu năm nhất với 31 năm trong nghề. Ngày 3 tháng 4 năm 2014, Letterman tuyên bố sẽ nghỉ hưu vào năm 2015 sau khi hợp đồng của ông đáo hạn vào tháng 8 năm 2015. CBS sau đó giới thiệu Stephen Colbert, diễn viên và người dẫn chương trình "The Colbert Report" từ năm 2005, sẽ thay thế ông.
Letterman cũng là một nhà sản xuất phim và truyền hình. Công ty Worldwide Pants của ông đầu tư cho chương trình của cá nhân ông, ngoài ra còn có thể kể tới "The Late Late Show with Craig Ferguson". Worldwide Pants cũng sản xuất nhiều hài kịch, trong đó thành công nhất là "Everybody Loves Raymond". | 1 | null |
Tachina fera là một loài ruồi trong họ Tachinidae. Khu vực phân bố rộng lớn của chúng bao gồm châu Âu tới tận phía bắc, Bắc Phi, và Nam Á, tới tận Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ấu trùng của chúng ký sinh vào sâu bướm của bướm đêm thuộc họ Noctuidae; loài bị ảnh hưởng bao gồm Ceramica pisi, Cosmia trapezina, Orthosia cruda và Orthosia cerasi. | 1 | null |
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.