text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Windows Phone 8.1 là thế hệ hệ điều hành thứ ba của hệ điều hành Windows Phone của Microsoft, được giới thiệu tại hội nghị Build của Microsoft tại San Francisco, California vào ngày 2 tháng 4 năm 2014, kế tiếp phiên bản Windows Phone 8. Phiên bản cuối cùng được phát hành cho các lập trình viên vào ngày 14 tháng 4 năm 2014, và được chính thức hỗ trợ từ Microsoft từ 3 tháng 8 năm 2014. Tất cả các thiết bị Windows Phone đang chạy phiên bản Windows Phone 8 sẽ được nâng cấp lên Windows Phone 8.1, ngày ra mắt tùy thuộc vào các nhà mạng. Windows Phone 8.1 cũng là phiên bản cuối cùng mang nhãn hiệu Windows Phone và sẽ được kế tiếp bởi Windows 10 Mobile. Một số thiết bị Windows Phone 8.1 có thể được nâng cấp lên Windows 10 Mobile. Microsoft trước đó đã hoãn việc nâng cấp và giảm số thiết bị hỗ trợ nâng cấp so với những thông báo ban đầu. Lịch sử. Windows Phone 8.1 ban đầu được đồn đoán là Windows Phone Blue, một chuỗi các bản cập nhật cho hệ điều hành di động của Microsoft có thể trùng với sự ra mắt của Windows 8.1. Mặc dù Microsoft đã dự kiến ra mắt Windows Phone 8.1 vào mùa thu 2013, phiên bản này đã bị đẩy lùi sang mùa xuân 2014. Thay vì đợi hơn 1 năm để thêm các tính năng vào Windows Phone 8, Microsoft lại chọn cách ra mắt ba bản cập nhật lớn vào tháng 12 năm 2012, tháng Bảy và tháng 11 năm 2013 cho Windows Phone 8. Ba bản cập nhật này không chỉ sửa lỗi mà còn bổ sung thêm một số tính năng dự định trên Windows Phone 8.1, ví dụ như ra mắt "Data Sense", hỗ trợ vi xử lý 4 nhân, hỗ trợ màn hình 1080p và kích thước lên đến 6 inch, "Chế độ lái xe", và thêm một hàng ứng dụng cho các Phablet lớn hơn. Windows Phone 8.1 dần được hé lộ với công chúng khi Microsoft ra mắt bộ công cụ lập trình Windows Phone 8.1 cho các lập trình viên vào 10 tháng 2 năm 2014. Sau vài giờ ra mắt, mọi chi tiết về bộ công cụ và ảnh chụp màn hình bị rò rỉ. Windows Phone 8.1 được ra mắt chính thức vào ngày 2 tháng 4 năm 2014. Dưới chương trình "Xem trước cho lập trình viên", các lập trình viên có thể tải về Windows Phone 8.1 ngay lập tức mà không cần phải chờ hàng tháng để nhận bản cập nhật chính thức. Những người tham gia chương trình không làm ảnh hưởng đến bảo hành của họ trong đa số trường hợp và có thể cài đặt bất cứ bản cập nhật tương lai nào từ nhà cung cấp dịch vụ của họ. Một bản cập nhật nhỏ của Windows Phone 8.1 vào ngày 14 tháng 5 năm 2014 đã sửa một số lỗi và tăng thời lượng pin và hai bản cập nhật khác vào ngày 3 và 12 tháng Sáu. Microsoft đang dự định ra mắt hai bản cập nhật lớn cho Windows Phone 8.1 vào năm 2014. Các bản cập nhật. Bản cập nhật 1. Bản cập nhật 1 được phát hành cho những người dùng tham gia chương trình thử nghiệm vào ngày 4 tháng 8 năm 2014, là một trong 2 bản cập nhật lớn cho Windows Phone 8.1 trong năm 2014. Nó thêm một số ngôn ngữ và vùng hỗ trợ cho Cortana, lựa chọn xếp nhiều ứng dụng vào một nhóm trên màn hình Start, cải thiện Xbox Music, ô vuông cập nhật cho Cửa hàng và áp dụng Sandbox cho các ứng dụng. Microsoft thay đổi user agent của Internet Explorer, giúp việc hiển thị trang tốt hơn. Bản cập nhật còn bao gồm một số tính năng VPN và Bluetooth mới cho người dùng doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ một số vỏ ngoài như vỏ "Dot View" của HTC, màn hình phablet lớn hơn như 1280x800, 540x960 qHD và 1280x768 và bỏ tính năng Google Tìm kiếm một số thị trường. Bản cập nhật 2. Bản cập nhật 2 được phát hành vào giữa tháng 4 năm 2015.Trong bản cập nhật này có trình Settings mới, gộp các phần lại thành các nhóm và người dùng có thể tìm kiếm.Ngoài ra còn có ứng dụng App Permission có thể cấp quyền truy cập của các ứng dụng.Ngoài ra còn có thể thay đổi tên điện thoại mà không cần phải kết nối với PC, chống reset máy khi bị trộm, hỗ trợ bàn phím bluetooh rời,nút hiển thị danh sách các app đang cài không còn là biểu tượng mũi tên nữa, thay vào đó nó có đủ chữ "All Apps" (hoặc Tất cả ứng dụng" nếu dùng giao diện tiếng Việt), trong ứng dụng lịch có thể xem số tuần ở chế độ xem theo tháng, cho phép tắt bật 3G/4G trong Action Center. Các tính năng. Cortana. Cortana là một trợ lý ảo chuyên nghiệp được thêm vào Windows Phone 8.1, tương tự như Google Now và Siri của Apple. Tên nó bắt nguồn từ Cortana, một nhân vật trí tuệ nhân tạo trong "Halo", với Jen Taylor, giọng nữ nhân vật, trở thành giọng nói của trợ lý ảo thông minh. Cortana có thể đặt lịch hẹn, nhận dạng giọng nói thường mà không cần phải nhập các câu lệnh đã được định nghĩa sẵn, và trả lời các câu hỏi nhờ vào dữ liệu của Bing (ví dụ như thời tiết, giao thông, thể thao hoặc tiểu sử người nổi tiếng). Cortana còn sử dụng một chức năng đặc biệt gọi là "Notebook", tự động thu thập thông tin và sở thích của người dùng dựa vào tần suất sử dụng và cho phép người dùng điền các thông tin tùy chọn, ví dụ như giờ im lặng và bạn thân cho phép liên lạc trong giờ im lặng. Người dùng cũng có thể xóa những thông tin trong "Notebook" nếu họ không muốn Cortana biết. Tính năng Bing SmartSearch của Windows 8.1 đã được kết hợp với Cortana, thay thế ứng dụng tìm kiếm của Bing khi nhấn nút "Tìm kiếm" điện dung. Tính năng này sẽ ra mắt bản thử nghiệm vào nửa đầu 2014 cho thị trường Mỹ trước khi ra mắt cho các thị trường khác vào khoảng cuối 2014 hoặc đầu 2015. Duyệt web. Windows Phone 8.1 dùng phiên bản di động của Internet Explorer 11 làm trình duyệt mặc định. IE11 mang nhiều cải tiến của phiên bản desktop, bao gồm hỗ trợ WebGL, lập bản đồ bình thường, chế độ InPrivate, chế độ Đọc, và trựot sang trái hoặc phải để quay lại và chuyển tiếp. Trình duyệt mới còn kèm theo trình chơi video YouTube mới hỗ trợ HTML5 và đóng chú thích, ghim trang web thành một Live Tile, hỗ trợ video nội tuyến, và lưu mật khẩu. Hơn nữa, người dùng có thể mở không giới hạn các thẻ, thay vì dừng lại ở con số 6. Nếu người dùng đăng nhập chung một tài khoản Microsoft cho cả thiết bị Windows 8.1 và Windows Phone, các thẻ sẽ được đồng bộ tự động. Ứng dụng và Cửa hàng Windows Phone Store. Khung ứng dụng. Ứng dụng cho Windows Phone 8.1 có thể được lập trình bằng mẫu ứng dụng giống như Windows 8.1, dựa vào bộ dịch Windows Runtime, và kiểu tập tin ứng dụng Windows Phone 8.1 giờ là ".appx" (trước đó dùng cho Windows 8), thay vì tập tin ".xap" truyền thống của Windows Phone. Cửa hàng Windows Phone Store sẽ tự động cập nhật ứng dụng. Cửa hàng còn cho phép cập nhật ứng dụng chỉ khi có Wi-Fi. Lập trình viên có thể lập trình ứng dụng cho Windows Phone 8.1 bằng mã C#/ Visual Basic.NET (.NET), C++ (CX) hoặc HTML5/Javascript giống như Windows 8. Lập trình viên cũng có thể lập trình ứng dụng "universal" cho cả Windows Phone 8.1 và Windows 8.1 dùng chung đa số mã, ngoại trừ một số đặc điểm riêng của 2 nền tảng, như là giao diện người dùng và API điện thoại. Các ứng dụng lập trình cho Windows Phone 7 và 8 sẽ tự động chạy trên Windows Phone 8.1, nhưng các ứng dụng lập trình cho Windows Phone 8.1 sẽ không thể chạy trên các phiên bản trước. Cửa hàng Windows Phone Store. Cửa hàng Windows Phone Store đã được thiết kế lại để hiển thị nhiều thông tin hơn. Bộ sưu tập ứng dụng trước kia hiện diện trong một trang khác, giờ đã hiển thị đầy đủ ở cột đầu tiên. Trò chơi và các ứng dụng khác không còn bị tách ra, cả hai đều xuất hiện trong danh sách ứng dụng, mặc dù các danh mục cho ứng dụng và trò chơi (ví dụ như "ứng dụng phổ biến" nhất và "trò chơi phổ biến nhất") vẫn tách biệt. Phần đánh giá đã được gộp chung với Windows 8, với các thanh ngang được thêm vào để thống kê ứng dụng được bao nhiêu lần 5 sao, 4 sao hay 3 sao. Ảnh chụp ứng dụng không ở một trang riêng nữa, thay vào đó chúng sẽ ở bên dưới của phần mô tả ứng dụng. Hơn nữa, cửa hàng Windows Phone Store thêm tùy chọn "Ứng dụng của tôi" khi nhấn vào dấu ba chấm bên dưới, giúp người dùng cài đặt lại các ứng dụng họ đã mua trước đó. Những ứng dụng mới và đã được làm mới. Battery Saver thêm khả năng để theo dõi việc sử dụng pin và xác định hồ sơ để giảm điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, trang "Tác vụ nền" cho phép người sử dụng ngăn chặn hoặc cho phép một ứng dụng nào đó chạy ở chế độ nền, đã được chuyển từ phần Cài đặt sang Battery Saver. Không chỉ có thể dừng lại một tác vụ nền đang chạy, người dùng có thể thiết lập cấu hình để ngăn chặn các ứng dụng nhất định chạy khi mức pin dưới một tỷ lệ phần trăm đã định sẵn. Storge Sense giúp người dùng di chuyển các tập tin và ứng dụng từ điện thoại sang thẻ nhớ, và tính năng xóa các tập tin tạm trong bộ nhớ (trước đó nằm trong phần Cài đặt) Wi-Fi Sense tự động kết nối đến các điểm truy cập Wi-Fi đáng tin. Người dùng cũng có thể chia sẻ mật khẩu và tên người dùng của một router sang các thiết bị khác. Lịch và Bản đồ cũng được làm mới. Ứng dụng Lịch giờ có thể xem theo tuần với thời tiết hiện tại, giống như Microsoft Outlook Calender trên desktop. Ứng dụng Bản đồ đã được chỉnh sửa lại hỗ trợ xem 3D trên không và la bàn. Gọi điện và Skype. Ứng dụng gọi điện thêm vào tính năng "Quay số nhanh", và tất cả các cuộc gọi cùng dịch vụ đã được nhóm lại trong "Nhật ký cuộc gọi". Nhấn vào một nhóm sẽ chỉ ra chi tiết các cuộc gọi ví dụ như ngày và giờ thực hiện. Một nút bấm đã được thêm vào bên cạnh mỗi người gọi, giúp thêm một người gọi vào danh bạ hoặc thêm các thông tin vào một danh bạ sẵn có. Người dùng có thể tự động thực hiện cuộc gọi video qua Skype ngay tại giao diện gọi điện hoặc qua Cortana. Đa phương tiện. Xbox Nhạc và Xbox Video hỗ trợ truyền video, nhạc và chương trình TV trực tuyến, và cả hai đã được tách ra thay vì gộp vào ở phiên bản trước. Ứng dụng Máy ảnh đã được thiết kế với giao diện tối giản của ứng dụng máy ảnh của Windows 8.1. Người dùng còn có thể lưu trục tiếp ảnh có độ phân giải cao lên OneDrive, thay vì chỉ giới hạn 5MP. Đa nhiệm. Xây dựng trên những cải tiến của bản cập nhật 3 của người tiền nhiệm, Windows Phone 8.1 cho phép tắt ứng dụng bằng cách vuốt xuống trong màn hình đa nhiệm. Khi ấn phím "Trở về", ứng dụng sẽ bị ngừng chứ không bị tắt. Live Tile. Người dùng có thể thêm được một cột ứng dụng thứ 3 trong màn hình chính mà không cần độ phân giải lên đến 1080p. Microsoft cũng cho phép người dùng đặt hình nền trên màn hình chính. Trong bản Cập nhật 1, Windows Phone 8.1 cho phép người dùng kéo một ứng dụng rồi thả lên ứng dụng khác để tạo ra một thư mục ứng dụng trên màn hình Start. Mỗi ứng dụng trong một thư mục vẫn hiển thị trên một Live Tile, và việc mở thư mục ra đơn giản chỉ là mở rộng màn hình Start để người dùng có thể sắp xếp và mở ứng dụng. Mạng xã hội. Hub "Tôi" đã chuyển từ một hub cập nhật và duy trì các tài khoản mạng xã hội sang một hub cho phép người dùng xem bảng tin trên các mạng xã hội. Giả sử bạn nhấn vào một trạng thái trên Facebook, điện thoại sẽ tự động chuyển sang ứng dụng Facebook, chứ không còn cho phép người dùng thích hoặc bình luận ngay trên hub nữa. Trung tâm thông báo mạng xã hội của hub cũng đã bị lược bỏ, tính năng này giờ được tích hợp vào trung tâm thông báo Action Center. Màn hình khóa. Windows Phone 8.1 cho phép nhà sản xuất và các ứng dụng tùy biến màn hình khóa. Thông báo và cài đặt. Một trung tâm thông báo mới có tên là "Action Center" đã được thêm vào, và còn cho phép thay đổi các cài đặt đơn giản như âm lượng. Trung tâm thông báo mới giúp người dùng bật tắt Wi-Fi, Bluetooth, chế độ máy bay và truy cập "chế độ lái xe" từ bốn hộp phía trên màn hình có thể tùy chỉnh. Bên dưới bốn hộp này là các thông báo bao gồm tin nhắn gần đây hay mạng xã hội. Các ứng dụng cũng có thể gửi thông báo tìm vị trí người dùng bằng API vị trí mới. Bàn phím. Microsoft thêm vào bàn phím "Word Flow", tương tự như bàn phím Swipe của Android, cho phép người dùng vuốt giữa các ký tự để nhập văn bản. Khi người dùng vuốt qua, khoảng cách sẽ được tạo cho từ tiếp theo. Gaurav Sharma, một học sinh 15 tuổi trường Lakeside, đã thử nghiệm bàn phím "Word Flow" trên chiếc Nokia Lumia 520 được cài đặt Windows Phone 8.1. Kết quả là bàn phím này đã phá kỷ lục Guinness của Samsung Galaxy S5 về bàn phím nhập nhanh nhất thế giới. Ngoài ra, Microsoft còn bổ sung thêm bàn phím Telex và VNi quen thuộc đối với người Việt Nam ở bản Windows Phone 8.1. Tập tin hệ thống. SkyDrive đã đổi tên thành OneDrive trên tất cả các hệ điều hành của Microsoft sau khi thua kiện công ty BSkyB về tên "Sky" trong "SkyDrive". Người dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn khi kết nối thiết bị với máy tính bằng cáp USB. Microsoft cũng dự kiến ra mắt ứng dụng quản lý tập tin cho WP8.1 vào cuối tháng Năm, có thể tải về từ Cửa hàng. Microsoft đã ra mắt ứng dụng duyệt tập tin vào ngày 30 tháng 5 năm 2014, có tên gọi đơn giản là "File" (tập tin). Ứng dụng cho phép người dùng xem, di chuyển, sao, dán, chia sẻ các tập tin trong máy. Nó cũng cho phép tìm kiếm một tập tin bằng ứng dụng Bing Tìm kiếm. Doanh nghiệp và những cải tiến khác. Windows Phone 8.1 hỗ trợ VPN và Bluetooth 4.0 LE. Phần cứng. Các thiết bị. Các thiết bị sẽ được sản xuất bởi Nokia, Gionee, HTC, Huawei, JSR, Karbonn, LG, Lenovo, Longcheer, Micromax, Samsung, Lava, Q-mobile và ZTE. Sony (dưới thương hiệu Xperia hoặc Vaio) cũng bắt đầu chú ý đến nền tảng này trong tương lai gần. Trong hội nghị BUILD 2014, Microsoft đã thông báo 2 đối tác phần cứng mới là Micromax và Prestigo. Những thiết bị đã được cài đặt sẵn Windows Phone 8.1 trên thị trường là: Lumia 930, Lumia 630, Lumia 635, Micromax Canvas Win W092, Micromax Win W121 và các thiết bị Windows Phone khác. Thiết bị Windows Phone 8.1 đầu tiên là chiếc Lumia 630 được giới thiệu bởi Nokia vào ngày 2 tháng 4 năm 2014 tại hội nghị BUILD thường niên của Microsoft. Yêu cầu hệ thống. Bắt đầu từ Windows Phone 8.1, một vài nút cứng trước đó là bắt buộc trên Windows Phone 8 không còn bắt buộc nữa, cho phép các nhà sản xuất phát triển thiết bị chạy được cả Windows Phone và Android. Windows Phone nay hỗ trợ các nút bấm trên màn hình mà các nhà sản xuất có thể thay thế 3 nút điện dung "Quay lại", "Bắt đầu" và "Tìm kiếm" mà đã được yêu cầu cho các thiết bị chạy hệ điều hành này từ 2010. Ba nút bấm mới này có thể được ẩn đi bằng cách vuốt xuống cạnh màn hình. Các nhà sản xuất cũng không còn bắt buộc phải kèm theo nút chụp ảnh vật lý ở cạnh điện thoại. Sự đón nhận. Tom Warren của "The Verge" nói rằng rõ ràng hệ điều hành Windows Phone đang bị tụt lại so với các đối thủ. Mặc dù cửa hàng Windows Phone đã có nhiều ứng dụng, nhưng cũng chưa thể bằng được với Android và iOS, và các ứng dụng Windows Phone hoàn toàn thiếu sự tương đồng. Tuy nhiên, anh cũng khen ngợi Windows Phone có thể chạy mượt mà trên nhiều loại phần cứng khác nhau và các tính năng bổ sung rất hữu ích.
1
null
Ga Bokjeong là ga trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 8 và Tuyến Bundang. Nhà ga là một trong những hệ thống vận chuyển tinh tế và tiện dụng nhất tong Tàu điện ngầm Seoul trong đó đường sắt Tuyến Bundang nằm dưới đường sắt tuyến 8. Hành khách có thể chuyển đổi giữa hai tuyến một cách đơn giản bằng cách sử dụng cầu thang/thang cuốn. Tuy nhiên, kể từ khi nhà ga này nằm dưới nút giao thông khác mức không có khu dư cư và khu công nghiệp gần đó, vùng lân cận của nhà ga không có nhiều hành khách, như vậy trạm này được sử dụng chủ yếu như là một điểm chuyển giao. Nhà ga nằm cách Trường đại học Seoul của thành phố Seongnam; nhà ga này nằm giữa biên giới của Seoul và Seongnam.
1
null
Ga Wangsimni (Tiếng Hàn: 왕십리역, Hanja:往十里驛) hay Ga Wangsimni (Văn phòng Seongdong-gu) (Tiếng Hàn: 왕십리(성동구청)역, Hanja:往十里(城東區廳)驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongwon và Tuyến Bundang ở Wangsimni-ro, Seongdong-gu, Seoul. Đòng thời cũng là ga trung chuyển cho Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5, Tuyến Gyeongui–Jungang và Tuyến Suin–Bundang. Tên của nhà ga, "Wangsimni," có liên quan đến lịch sử Hàn Quốc từ thế kỷ 14. Sau khi thành lập và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, Yi Seong-gye trình bày với các nhà sư Phật giáo Muhak và giao cho họ nhiệm vụ tìm địa điểm mới cho thủ đô. Sau khi tìm kiếm được một nơi thích hợp, nhà sư dừng lại và nhìn thấy một ông nông dân đi trên con bò của mình. Người nông dân chỉ về phía Tây Bắc và nói với nhà sư rằng, "wangsimni" (往十里), nghĩa đen là 'đi thêm mười ri.' Các Muhak hoảng hốt đi về phía Tây Bắc theo lời người nông dân và kết thúc tại hướng nam theo bàn chân của Mt. Bugak, nơi mà Gyeongbokgung hiện nay. Đó là lý do Hanyang (ngày nay Seoul) được hình thành. Ga do tư nhân tài trợ Bitplex. Ga Wangsimni được chuyển đổi thành Bitplex, một ga tư nhân vào năm 2008. Bitplex có cơ sở ngoài trời, Seongdong Plaza, cũng như trung tâm mua sắm quần áo Entersix, rạp chiếu phim CGV và IMAX, nhiều nhà hàng, siêu thị lớn (E-Mart), đồ gia dụng và đàn guitar (Electro Mart), cửa hàng thuốc (LOHB's) và hàng gia dụng (ARTBOX, AsungDaiso), trung tâm tổ chức tiệc cưới, sân gôn trong nhà...
1
null
Chiến tranh tiêu hao là một chiến thuật quân sự được một bên sử dụng để thắng cuộc chiến bằng cách làm suy yếu đối phương tới mức sụp đổ khi thiệt hại liên tục về người và trang thiết bị. Phe sở hữu lượng tài nguyên lớn hơn thường là phe chiến thắng.
1
null
Mèo Ba Tư hay còn gọi là mèo Ba Tư mặt tịt là một giống mèo có nguồn gốc từ Ba Tư. Đặc điểm. Chúng có bộ lông 2 lớp với lớp lông dài phía ngoài và lớp lông ngắn khá dày ở bên trong. Đuôi của chúng luôn xù nên việc chăm sóc cho bộ lông của giống mèo này là một công việc rất quan trọng nhất. Bạn đừng nên nghĩ đến việc mua về một chú mèo loại này nếu như không thể dành cho chúng một khoảng thời gian hàng ngày để chăm sóc bộ lông bằng các loại lược chuyên dụng. Việc chải lông này ít nhất tốn 10 phút, nhưng quan trọng là phải được thực hiện đều đặn hàng ngày. Tính cách. Giống mèo này có vẻ như không thích hợp lắm với những người chủ nhân ưa sạch sẽ vì chúng rụng lông rất nhiều. Tuy nhiên, nhờ có bản tính mềm mại, dễ chịu và ôn hòa, giống mèo Ba Tư vẫn tiếp tục được xếp vào những con vật được yêu thích nhất trong gia đình. Chúng rất thông minh, thân thiện và quyến luyến với chủ. Bản tính ôn hòa của mèo Ba Tư là bằng chứng về các nhu cầu tương đối đơn giản của chúng và khả năng phù hợp với cuộc sống của những người chủ bận rộn nhất. Chúng không tỏ ra khó chịu khi bị nhốt trong nhà suốt ngày, và việc được thả ra vườn cũng không lấy gì làm quá quan trọng, mặc dù nếu được thả, chúng cũng sẽ sẵn sàng leo trèo cây cối với sự khoan khoái rõ rệt. Ta có thể gặp mèo Ba Tư với rất nhiều màu lông khác nhau: Màu kem, màu cafe sữa, màu trắng, màu xám xanh, màu đỏ, màu nâu, vằn vện… Hiện nay, yêu cầu tuyệt đối của giống mèo này là mũi bé và mắt to nên những cá thể đạt được các tiêu chí trên có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hít thở hoặc bị chảy nước mắt. Vì vậy, cần phải rất thận trọng khi lựa chọn cho mình chú mèo thuộc giống này.
1
null
Hứa Tấn Hanh (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1962) là doanh nhân người Hồng Kông, cháu nội của ông trùm ngành vận chuyển Hứa Ái Chu, con trai thừa kế Tập đoàn Xây dựng Trung Kiến (中建企業有限公司) của doanh nhân Hứa Thế Huân và hiện nay là chồng của Hoa hậu Hồng Kông Lý Gia Hân. Hứa Tấn Hanh từng đính hôn với nữ diễn viên Lưu Gia Linh và kết hôn với Hà Siêu Quỳnh là con gái của ông trùm sòng bạc Hà Hồng Sân. Sự nghiệp. Cha của Hứa Tấn Hanh là ông Hứa Thế Huân từng là Chủ tịch của Tập đoàn xây dựng Trung Kiến Hồng Kông tức "Central Development Limited" (中建企業). Doanh nghiệp của Hứa Thế Huân được thành lập vào những năm 1940. Các hoạt động chính chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư và bất động sản. Năm 2006, tài sản của gia đình họ Hứa ước tính vào khoảng 20 tỉ đô la Hồng Kông. Tài sản của gia tộc Hứa Ái Chu là dưới hình quản lý quỹ chung của Tập đoàn và cùng thuộc sở hữu của ba người con trai. Còn các thành viên trong gia đình không trực tiếp nắm giữ tài sản. Mỗi tháng, Hứa Tấn Hanh sẽ rút ra một khoản sinh hoạt phí của gia đình từ quỹ tín nhiệm chung và hiện sống đang tại căn hộ chung cư cao cấp trên đường Tư Đồ Bạt (Stubbs Road, 司徒拔道), có giá vào khoảng 30 triệu HK$. Các gia đình còn lại thì sở hữu những tài sản ước khoảng 700 triệu HK$ tại vịnh Big Wave, Hồng Kông.
1
null
Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật do John Bollinger phát minh trong thập niên 1980 cũng như được chính ông đăng ký thương hiệu vào năm 2011. Phát triển từ khái niệm về dải giá giao dịch, dải Bollinger và các chỉ số liên quan %"b" và "băng thông" có thể được sử dụng để đo đạc "mức cao" hay "mức thấp" của giá cả so với các giao dịch trước đó. Dải Bollinger là một chỉ số đo độ biến động tương tự như kênh Keltner. Dải Bollinger bao gồm: Các giá trị điển hình cho "N" và "K" tương ứng là 20 và 2. Lựa chọn mặc định cho giá trị trung bình là trung bình trượt đơn, nhưng các kiểu giá trị trung bình khác cũng có thể dùng khi cần thiết. Trung bình trượt hàm mũ là lựa chọn phổ biến thứ hai. Thông thường cùng một giá trị chu kỳ được sử dụng cho việc tính toán cả giá trị dải giữa lẫn độ lệch chuẩn. Mục đích. Mục đích của dải Bollinger là cung cấp một định nghĩa tương đối về cao và thấp. Theo định nghĩa, giá là cao khi ở dải trên và là thấp khi ở dải dưới. Định nghĩa này có thể trợ giúp trong việc nhận dạng mẫu chính xác và là hữu ích trong việc so sánh tác động giá với tác động của các chỉ số để đưa ra các quyết định giao dịch có hệ thống. Các chỉ số phát sinh từ dải Bollinger. Năm 2010, John Bollinger giới thiệu 3 chỉ số mới dựa trên dải Bollinger. Chúng là BBImpulse để đo đạc sự thay đổi giá như một hàm của dải; phần trăm băng thông (%b) để chuẩn hóa độ rộng của dải theo thời gian; và delta băng thông để định lượng sự thay đổi bề rộng của dải. %"b" phát sinh từ công thức tính độ ngẫu nhiên và chỉ ra giá đang ở đâu trong tương quan với dải. %"b" bằng 1 khi ở giá trị trên cùng của dải và bằng 0 khi ở giá trị dưới cùng của dải. Nếu quy ước "BB trên" là giá trị ở trên cùng của dải Bollinger, "BB dưới" là giá trị ở dưới cùng của dải Bollinger, và "cuối" là giá trị giá giao dịch lần cuối cùng, thì: "Băng thông" cho biết dải Bollinger rộng tới mức nào trên cơ sở chuẩn hóa. Quy ước tương tự như trên và "BB giữa" để chỉ trung bình trượt (hay giá trị của dải Bollinger giữa: Sử dụng các tham số chuẩn cho chu kỳ 20 của giá quá khứ và cộng/trừ 2 lần độ lệch chuẩn thì "băng thông" tương đương với 4 lần hệ số biến thiên của chu kỳ 20. Sử dụng của %"b" bao gồm xây dựng hẹ thống và nhận dạng mẫu. Sử dụng của "băng thông" bao gồm nhận dạng các cơ hội phát sinh từ các cực trị tương đối trong độ biến động và nhận dạng xu hướng giá. Diễn giải. Việc sử dụng dải Bollinger tùy theo khẩu vị của từng thương nhân. Một số thương nhân mua vào khi giá chạm mức thấp của nửa dưới dải Bollinger và thoát ra khi giá chạm đường trung bình trượt nằm ở giữa dải. Các thương nhân khác lại mua vào khi giá vượt lên trên giá trị trên của nửa trên dải Bollinger (do kỳ vọng giá còn tăng nữa) hoặc bán ra khi giá xuống thấp hơn giá trị dưới của nửa dưới dải Bollinger (do kỳ vọng giá còn xuống nữa). Ngoài ra, việc sử dụng dải Bollinger không chỉ hạn chế ở các thương nhân kinh doanh chứng khoán; các thương nhân kinh doanh quyền chọn, đáng chú ý nhất là các thương nhân độ biến động mặc nhiên, thường bán các quyền chọn khi các giá trị của dải Bollinger là xa nhau về mặt giá trị lịch sử hoặc mua vào các quyền chọn khi các giá trị của dải Bollinger là gần nhau về mặt giá trị lịch sử, và trong cả hai trường hợp thì đều là từ kỳ vọng rằng độ biến động sẽ trở lại mức độ biến động lịch sử trung bình đối với loại chứng khoán đó. Khi các dải nằm gần nhau thì người ta coi đó là chu kỳ với độ biến động thị trường thấp. Ngược lại, khi các dải nằm xa nhau, thì người ta coi đó là chu kỳ với độ biến động thị trường cao hay sự gia tăng về tác động giá. Khi dải chỉ có độ dốc nhẹ và đường chuyển động gần như song song trong một khoảng thời gian dài thì giá nói chung sẽ chỉ dao động xung quanh giá trị giữa của dải. Các thương nhân thường có xu hướng kết hợp dải Bollinger với các chỉ số khác để xác nhận tác động giá. Cụ thể, việc sử dụng dải Bollinger như là một bộ dao động thường sẽ kết hợp với các mẫu hình biểu đồ giống như các chỉ số phi dao động hay một đường xu hướng. Nếu các chỉ số này xác nhận khuyến cáo của dải Bollinger thì thương nhân sẽ có độ chắc chắn cao hơn rằng dải đang dự đoán chính xác tác động giá trong mối tương quan với độ biến động thị trường. Tính hiệu quả. Các nghiên cứu khác nhau về tính hiệu quả của chiến lược dải Bollinger đã được thực hiện với các kết quả lẫn lộn. Năm 2007 Lento "et al." công bố một phân tích sử dụng một loạt các khuôn thức (các thang thời gian trung bình trượt khác nhau, các khoảng độ lệch chuẩn khác nhau) và một loạt các thị trường (như Dow Jones và Forex). Phân tích các giao dịch kéo dài một thập niên, từ 1995 trở đi đã không tìm thấy chứng cứ về sự thực hiện vững chắc đối với cách tiếp cận "mua và nắm giữ" tiêu chuẩn. Tuy nhiên, các tác giả lại phát hiện ra rằng sự đảo ngược chiến lược đơn giản ("phản dải Bollinger") lại có sự hoàn vốn dương trong một loạt các thị trường. Các kết quả tương tự được tìm thấy trong một nghiên cứu khác, với kết luận rằng các chiến lược giao dịch dải Bollinger có thể có hiệu quả tại thị trường Trung Quốc, khi viết rằng: "Cuối cùng, chúng ta tìm thấy các hoàn vốn dương đáng kể từ các giao dịch mua sinh ra từ phiên bản ngược lại với ba quy tắc giao dịch kỹ thuật thường dùng: quy tắc đường giao cắt trung bình trượt, quy tắc đột phá kênh Donchian, và quy tắc giao dịch dải Bollinger, sau khi khấu trừ chi phí giao dịch 0,50 phần trăm." (Bằng "phiên bản ngược lại", họ cho rằng nên mua khi quy tắc thông thường lại chỉ thị bán, và ngược lại). Một nghiên cứu gần đây kiểm tra áp dụng của chiến lược giao dịch dải Bollinger kết hợp với ADX cho các chỉ số thị trường cổ phiếu với các kết quả tương tự. Một bài báo năm 2008 sử dụng dải Bollinger trong dự đoán đường cong lợi tức. Các công ty như Forbes, Inc gợi ý rằng việc sử dụng dải Bollinger là chiến lược đơn giản và thường là hiệu quả nhưng các lệnh cắt lỗ nên được sử dụng để giảm thiểu thua lỗ từ áp lực thị trường. Các tính chất thống kê. Các hoàn vốn từ giá chứng khoán không có phân phối thống kê nào đã biết, cho dù đó là chuẩn hay loại khác; chúng được biết là có các đuôi béo khi so sánh với phân phối chuẩn. Kích thước lấy mẫu thường được dùng, bằng 20, là quá nhỏ để các kết luận sinh ra từ các kỹ thuật thống kê như định lý giới hạn trung tâm có thể được tin cậy. Các kỹ thuật như vậy thường đòi hỏi mẫu phải là độc lập và phân phối đồng nhất, mà đó lại không phải là trường hợp của một chuỗi thời gian như giá chứng khoán. Chỉ có điều ngược lại là đúng; những người thực tế giao dịch nói chung công nhận rằng các chuỗi giá như vậy rất phổ biến là có mối tương quan tuần tự—nghĩa là, mỗi mức giá sẽ "gần như luôn luôn" có quan hệ gần gũi với tổ tiên (giá trước đó) của nó. Sự điều chỉnh đối với tương quan tuần tự là mục đích của các độ lệch chuẩn trượt, bằng việc sử dụng các độ lệch từ trung bình trượt, nhưng khả năng tồn dư tự tương quan bậc cao của giá lại không thể được giải thích bằng cách tính sai phân đơn giản từ trung bình trượt. Vì những lý do như vậy, sẽ là không chính xác khi giả định rằng phần trăm dài hạn của các dữ liệu sẽ được quan sát trong tương lai là nằm bên ngoài phạm vi dải Bollinger sẽ luôn luôn bị giới hạn ở một mức nhất định nào đó. Thay vì tìm thấy khoảng 95% dữ liệu nằm bên trong phạm vi của dải, như có thể dự đoán với các tham số mặc định nếu như các dữ liệu có phân phối chuẩn, thì các nghiên cứu lại cho thấy chỉ khoảng 88% các mức giá chứng khoán (85%-90%) là nằm bên trong phạm vi của dải. Đối với một chứng khoán cụ thể, người ta luôn có thể tìm thấy các hệ số mà đối với chúng một mức phần trăm nhất định của các dữ liệu được bao hàm bởi các dải được xác định bằng hệ số đó trong một khoảng thời gian nhất định. Những người kinh doanh thực tế cũng có thể sử dụng các phép đo có quan hệ như kênh Keltner hay các kênh khoảng trung bình Stoller (dải STARC), là các chỉ số với độ rộng dải của chúng dựa theo các đo đạc khác nhau về độ biến động giá, như chênh lệch giữa các mức giá cao và thấp trong ngày, chứ không phải dựa trên độ lệch chuẩn.
1
null
Chó hoang ở Moskva phản ánh tình trạng sinh sống của những con chó hoang tại thủ đô Moskva của Nga. Trong số những con chó hoang đang sinh sống tại đây có một thiểu số nhỏ những con chó thường xuyên hoặc sống trong hệ thống tàu điện ngầm và đã thu hút sự chú ý hiếu kỳ của nhiều người khi một số con chó đã học cách sử dụng các đoàn tàu để đi lại giữa các địa điểm khác nhau. Tình hình chung. Ở Nga, theo ước lượng tháng 3 năm 2010, có khoảng 35.000 con chó hoang đang lang thang khắp Moskva, mỗi một dặm vuông lại có 84 con chó và có khoảng 500 con chó hoang sống trong hệ thống tàu ngầm. Người ta có thể thấy chó ở khắp nơi, chúng nằm trong sân các khu nhà, lang thang gần các khu chợ và quầy hàng, ngủ trong các ga tàu điện ngầm và lối đi cho người đi bộ và có thể nghe thấy chúng sủa và tru lên vào ban đêm. Dù khác nhau về màu lông nhưng đều có chung một dáng vẻ. Tất cả đều tầm trung, lông dày, đầu hình chữ V và mắt màu quả hạnh, tai chúng đều dài và dựng. Trong hệ thống tàu điện ngầm ở Moskva có không ít những con chó hoang thông minh, có con chó hoang màu đen coi ga tàu là nhà, và canh giữ khu vực này khỏi những kẻ say rượu và các con chó khác. Những con chó hoang ở Moskva được sản sinh theo cách chó nuôi bị quẳng ra đường. Người ta có thể bắt gặp chó hoang ở bất cứ xó xỉnh nào của thủ đô Moskva. Chúng có thể nằm nghỉ ngơi thư giãn trên bãi cỏ công viên, trong sân vườn chung cư, hoặc có thể chạy quanh các chợ, ngủ gật trong các ga tàu điện ngầm trên mặt đất hay dưới lòng đất, và đêm đến, chúng kêu những tiếng gầm gừ, tiếng sủa, tiếng tru ghê rợn. Điều này hay làm nhiều người bị ảnh hưởng, thường giật mình tỉnh giấc vì tiếng chó gào rú chói tai, tiếng sủa nhau, cắn nhau loạn xạ, cứ như đang xảy ra một cuộc hỗn chiến và lũ chó hoang đang cắn xé nhau tơi tả giống như những pha thanh toán của các băng đảng giang hồ, xã hội đen đường phố. Tuy nhiên, xét về mặt tích cực, chó hoang cũng góp phần làm sạch đẹp thành phố, chúng đã góp phần ngăn chặn sự phát triển của chuột, đặc biệt là chuột cống. Đã có một số nghiên cứu chó hoang trong thành phố đơn giản hơn rất nhiều so với tìm hiểu chó sói vì với chó hoang thì có thể quan sát tùy ý, tùy khoảng cách. Cách thức chó hoang giao tiếp với nhau có thể ảnh hưởng đến tập tính hành vi, tâm sinh lý, mức độ căng thẳng thần kinh và thái độ của chúng đối với môi trường xung quanh và phụ thuộc vào mật độ phân bố của chúng trên một địa bàn nhất định. Nghiên cứu chó hoang chính là cầu nối giữa chó nhà và chó sói, nhưng hiện chúng chỉ đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình trở về với đời sống hoang dã của tổ tiên. Và khả năng đảo ngược quá trình này là rất nhỏ. Đưa một con chó hoang trở lại sống trong nhà cũng là một việc làm gần như vô vọng vì những con chó đi hoang đã lâu ngày gần như không chấp nhận trở lại với cuộc sống trong nhà. Đặc điểm. Sau mấy thập niên qua, ngoại hình và tập tính hành vi của chó hoang Moskva có sự tiến hóa rõ rệt, vì chúng luôn phải thích nghi với điều kiện sống thay đổi hàng ngày hàng giờ. Gần như chó hoang được sinh ra trong các công viên, lâm viên nội thành. Nếu một con chó nhà bị chủ đuổi ra đường thì con chó ấy sẽ có nguy cơ thiệt mạng, chỉ có khoảng 2% số chó đó cầm cự được đến cuối đời để rồi chết bằng cái chết tự nhiên. Sự khác biệt nữa giữa chó hoang và chó sói là chó hoang ít hung dữ hơn, đồng thời chịu đựng nhau, chấp nhận nhau dễ dàng hơn. Chó sói giữ tập tính bầy đàn rất chặt chẽ, không bao giờ bỏ bầy, dù có lúc bầy này có thể chia sẻ lãnh thổ với bầy khác. Còn ở chó hoang, bầy này có thể thống trị bầy khác, con chó đầu đàn của bầy này có thể kiểm soát, thống lĩnh bầy khác, thậm chí có lúc hai bầy có thể nhập lại làm một. Con chó hoang đầu đàn không nhất thiết phải là con chó to khỏe nhất. Điều kiện tiên quyết để trở thành chó đầu đàn là khôn ngoan và xứng đáng với sự chấp nhận của bầy đàn. Sự sống còn của bầy đàn phụ thuộc hoàn toàn vào con chó đứng đầu. Ở chó hoang thấy một bước lùi về việc thuần hóa, chó hoang dần dần trở về với đời sống hoang dã và ngày càng xa rời thói quen sinh sống trong nhà, nghĩa là thích nghi dần với môi trường tự nhiên. Chó hoang rất ít khi vẫy đuôi và thường tránh xa người, không tỏ tình quyến luyến với con người và lông trên mình chúng thường không xuất hiện đốm. Chó hoang dù khác với chó sói- đặc biệt là ở chỗ chúng thể hiện một loạt các đặc điểm hành vi, hình thành một phần của cái gọi là sự thích nghi sinh thái. Và chính khả năng thích nghi này giải thích lý do tại sao mật độ chó hoang luôn cao hơn rất nhiều so với chó sói. Phân loại. Chó hoang được chia thành bốn loại trên cơ sở xác định theo tập tính sinh hoạt, cách thức kiếm ăn, khả năng giao tiếp với người và mức độ thích nghi sinh thái. Chó canh gác. Chó hoang canh gác là những con chó hoang luôn cảm thấy thoải mái trong tiếp xúc với người, lãnh thổ của chúng là nhà để xe, nhà kho, bệnh viện và các cơ sở khác mà khuôn viên có tường rào bao quanh. Ở chúng hình thành mối quan hệ nhất định với các nhân viên bảo vệ, tức những người cho chúng ăn uống và là người mà chúng coi là chủ. Chó ăn mày. Là những con chó chuyên lởn vởn gần con người trên đường để hi vọng có miếng ăn, cụ thể đó là hành vi ăn xin giống như những con chó dường như đang lim dim ngủ, hoàn toàn không để ý gì đến đám đông đi ngang qua nó, nhưng rất nhanh chóng ngóc đầu dậy khi nhận thấy rằng có thể sẽ có miếng ăn. Con chó đi lại gần người mà nó chọn (một bà lão, ông lão hay một người phụ nữ nào đó), vươn cổ ra, hất cao mũi tỏ ra mừng rỡ, vẫy đuôi liên tục và trong rất nhiều trường hợp, nó sẽ nhận được thức ăn từ người đó. Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình hoang dã hóa là khi con chó giao tiếp với người và những con chó như thế không chỉ rất thính nhạy với mùi thức ăn mà còn cảm nhận rất chính xác người nào có thể cho chúng ăn, người nào không. Chúng thường sống thành bầy nhỏ, chịu sự thống trị của con đầu đàn. Nếu một con chó thông minh nhưng chỉ chiếm vị trí thấp trong bầy, do đó kiếm không đủ ăn, nó sẽ tách bầy đi kiếm ăn riêng. Nhìn thấy những con chó khác xin ăn như thế nào, nó sẽ theo dõi kỹ để học theo. Chó nhặt rác. Là những con chó hoang có giao tiếp với người ở mức độ nào đó, nhưng sự tương tác xã hội của chúng hầu như chỉ hướng vào những con chó hoang khác. Phương thức kiếm ăn chính của chúng là nhặt nhạnh những thức ăn thừa rơi vãi trên đường phố và trong các thùng rác không đậy nắp ở ngoài trời. Trước đây, chó hoang kiếm ăn rất khó khăn, vì thức ăn thừa không có nhiều, các thùng rác lại bị quản lý chặt chẽ, thu dọn thường xuyên, do đó số lượng bầy đàn không lớn, rất nhiều chó hoang phải bỏ mạng vì đói, vì bị săn lùng, tiêu diệt. Nhưng khi chính quyền Thành phố ngừng hẳn việc săn lùng, tiêu diệt chó hoang, còn trong các thùng rác thì đầy ngập thức ăn thừa. Từ đó, chó hoang bắt đầu có được cuộc sống tốt hơn. Chó man dã. Là những con chó hoang tuy sống trong thành phố nhưng chúng hoàn toàn không tiếp xúc với con người. Chúng vẫn biết đến người, nhưng cảm thấy con người là loài động vật nguy hiểm. Chúng kiểm soát một lãnh thổ khá rộng lớn và trở thành thú săn mồi thực thụ. Chúng săn chuột nhắt, chuột cống, chim, sóc, thậm chí cả mèo. Chúng sống trong thành phố, nhưng thường tập trung ở những khu vực gần các cụm công nghiệp hay các công viên rừng. Gần như mọi sinh hoạt của chúng đều diễn ra vào ban đêm. Chúng chỉ đi ra ngoài đường khi nào trên đường thật vắng người. Những con chó như thế có nét tương đồng với chó sói trong một phạm vi nhất định. Chó tàu điện. Chó hoang trong tàu điện ngầm là một phân nhóm nữa của chó hoang, mang những nét đặc thù khác biệt hẳn so với bốn nhóm chó hoang và tiêu biểu cho loài chó hoang ở Moskva. Chó hoang xuất hiện trong các nhà ga nằm dưới mặt đất của hệ thống tàu điện ngầm chỉ vì người ta cho phép chúng xuống đó. Tình trạng này bắt đầu diễn ra từ cuối thập niên 1980, ở thời điểm cao trào của thời kỳ cải tổ, khi thực phẩm trở nên dồi dào hơn, người dân bắt đầu sống sung túc hơn và có thể đưa thức ăn cho chó hoang mọi nơi, mọi lúc. Với sự nới lỏng các quy định, chó được phép lên các phương tiện giao thông công cộng, lúc đầu là tàu điện, xe buýt, sau đó là tàu điện ngầm. Trong toàn hệ thống nhà ga tàu điện ngầm của Matxcơva có khoảng 500 con chó hoang sinh sống, số lượng có thể tăng lên vào mùa đông giá rét, và nhiều con đã biết sử dụng tàu để chu du từ ga này qua ga khác. Năng lực này hình thành một cách từ từ, ban đầu chỉ mang ý nghĩa mở rộng lãnh thổ với hi vọng ở ga khác có thể kiếm ăn dễ dàng hơn, nhưng về sau, đối với chúng, chuyện đi tàu trở thành một lựa chọn. Chó hoang sinh sống trong hệ thống tàu điện ngầm có một số cách để xác định phương hướng, vị trí, căn cứ theo mùi, chúng biết mình đang ở ga nào. Chúng có thể nhận ra giọng nói của nhân viên điều hành mỗi ga được phát trên loa. Chúng còn nhận biết được thời gian trong ngày qua khoảng cách thời gian của mỗi chuyến tàu. Chúng cũng biết ghi nhận, xử lý nhiều thông tin khác, Ngoài ra, chó tàu điện ngầm có một khả năng trong việc nhận định, đánh giá con người như chúng mừng rỡ đón chào những hành khách tốt bụng, dù không cho thức ăn đi nữa thì chí ít cũng vuốt ve hoặc nhìn chúng bằng ánh mắt sẻ chia, thương cảm, nhưng chúng cũng cực kỳ đề phòng ánh mắt của người đồng phục nhân viên hệ thống tàu điện ngầm chỉ nhăm nhăm xua đuổi chúng vào dãy thang cuốn chạy lên nhằm buộc chúng phải đi lên mặt đất. Chính sách. Người dân Matxcơva có những cảm xúc rất rõ rệt, trái chiều về chó hoang trong hệ thống tàu điện ngầm. Nếu việc con chó hoang có tên Chú bé (Malchik) bị một gã vô lại giết chết công khai ở lối thông ga dưới mặt đất là một biểu hiện cực đoan đáng lên án thì việc dựng tượng đài tưởng niệm Chú bé lại nói lên điều ngược lại. Chính quyền thành phố thông qua chủ trương chính sách bảo vệ chó hoang. Năm 2002, thị trưởng Matxcơva đã ký sắc lệnh cấm săn đuổi, tiêu diệt chó hoang và thông qua quyết định thành lập hệ thống trại tạm cư dành cho chúng. Tuy nhiên, mặc dù ngân sách thành phố đã chi ra không ít tiền cho việc xây dựng, điều hành hệ thống trường trại này, nguồn kinh phí ấy vẫn không đủ để đáp ứng việc ổn định cuộc sống cho tất cả chó hoang của thủ đô. Để phòng tránh lây nhiễm từ những con chó hoang bị bệnh, một số người dân Matxcơva yêu cầu chính quyền áp dụng trở lại các biện pháp triệt tiêu chó hoang. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng nếu tiêu diệt toàn bộ chó hoang ở Matxcơva, thì những con chó hoang mang bệnh truyền nhiễm từ nơi khác sẽ tìm đến thế chỗ, vì rào chắn sinh học do chó hoang Matxcơva dựng lên và giữ vững từ lâu sẽ bị triệt bỏ. Bức tranh môi trường lây nhiễm sẽ trở nên hỗn độn và khó lường, tình hình dịch bệnh cũng vì thế mà trở nên tồi tệ hơn, khó kiểm soát hơn và khó có thể thanh toán nạn chó hoang ở Matxcơva một cách thực sự.
1
null
Basenji là một giống chó săn có nguồn gốc từ Trung Phi. Đây là giống chó săn có đặc tính là không sủa dù chúng là chó. Chúng là một trong những giống chó săn có nguồn gốc lâu đời nhất. Đây cũng là giống chó khó đào tạo thứ hai trong tất cả các giống chó và có thể trở nên nguy hiểm. Tổng quan. Đây là giống chó săn có nguồn gốc từ lâu đời. Dấu hiệu đầu tiên của giống chó tương tự Basenji được tìm thấy ở những ngôi mộ ở Ai Cập, và những bức vẽ trên tường từ 5000 năm trước. Còn được gọi là chó Congo, được mang đến châu Âu từ năm 1934. Những nhà nhân giống ở Anh đã chọn lọc và du nhập chúng ra toàn thế giới. Ở châu phi, Basenji được dùng để chỉ đường trong những khu rừng, để cảnh báo và đề phòng những con thú nguy hiểm tiến lại gần, và chúng còn được sử dụng để đi săn theo bầy đàn. Tộc dân Pig-mê (Azande và Mangbetu) gọi giống chó này là "Vật nhỏ trong bụi" và cho đến ngày nay chúng vẫn phục vụ cho việc săn bắn trên một vùng rộng lớn từ vùng trũng Kongo đến Sudan. Vào năm 1870 Dr. Georg Schweinfirth đã mô tả: "Giống chó này gần giống Spitz nhưng lại là giống chó có lông ngắn và trơn, với đôi tai lớn, luôn dựng đứng và có đuôi luôn cuộn tròn như đuôi lợn con". Ông ta tìm thấy giống chó này trong vùng Bahr-el-Ghasal (Nam Sudan) bên cạnh bộ tộc Niam-Niam hay Azande. Lũ chó này sống thành bầy đàn độc lập trong các làng mạc, tự nuôi sống mình và theo chân các thợ săn để phát hiện thú rừng và xua chúng vào lưới do họ giăng sẵn. Chó Basenji còn được biết dưới các tên như "chó săn Nyan-Nyan", Bongo, "chó sục Kongo" và "chó Zande". Vào năm 1937 Olivia Burn đã cho Basenji đẻ lứa đầu tiên bên ngoài châu Phi và đặt tên cho chúng là "Chó biết nói". Đặc điểm. Basenji là giống chó nhỏ, đặc biệt, thanh lịch, có ngoại hình lực lưỡng so với kích cỡ họ chó sục cáo (fox terrier). Có hình ảnh một chú chó cân bằng, nhanh nhẹn, tương tự như linh dương gazen. Con đực cao từ 16-17 inches (41–43 cm.), nặng từ 22-26 pounds (10–12 kg). Con cái cao từ 15-16 inches (38–41 cm.), nặng từ 20-25 pounds (9–11 kg.). Bắp thịt rắn chắc, sọ bằng phẳng. Dấu hiệu để nhận dạng giống này là chúng có dáng chạy như ngựa. Basenji không bao giờ sủa, nhưng vẫn có nhiều cách phát âm khác. Nó có thể gần gừ, tru, rên ư ử tùy vào tâm trạng của nó. Chúng có bộ lông bóng mượt, có thể là đỏ đồng, đỏ, đen và nâu vàng, đen và vện. Thường có màu trắng ở chân, ngực, và chóp đuôi. Vài cá thể biến dị thì có vệt trắng trên mặt, chân và cổ trắng riêng cổ có thể không, giống này rụng lông rất ít. Lưng bằng phẳng, chân dài, trán có nếp nhăn. Đôi tai thẳng đứng và hướng về phía trước. Đuôi hướng lên cao và xoắn nhỏ lại qua hướng bên kia của lưng. Đuôi cong, cuộn chặt trên lưng, Mắt nhỏ và có hình quả hạnh. Basenji tự làm sạch giống như loài mèo và chúng không có mùi hôi, vì vậy cần rất ít sự chăm sóc. Thích hợp cho những người bị dị ứng. Không giống như hầu hết những giống chó được nuôi trong gia đình khác, thường có 2 mùa động dục mỗi năm, basenji một năm chỉ động dục một lần, chó cái sinh từ 4 đến sáu con. Giống chó này thường hay mắc phải hội chứng Fanconi, cần được điều trị kịp thời khi triệu chứng biểu hiện ra ngoài, chúng còn có thể bị mòn võng mạc, bệnh về ruột và những vấn đề về mắt. Tuổi thọ chúng khoảng 10-12 năm. Tập tính. Chúng rất thích nhai, vì vậy nên cho nó nhiều đồ chơi. Là giống chó thích leo trèo, và sẽ dễ dàng vuợt qua những thứ như hàng rào, lưới sắt. Basenji luôn cảnh giác, nhanh nhẹn, trìu mến, mạnh mẽ và hiếu kì. Rất thích chơi đùa, sẽ trở thành vật nuôi tốt nếu như được đối xử tốt từ khi còn nhỏ. Nó rất thông minh, phản ứng tốt khi được huấn luyện với niềm vui làm vừa lòng chủ. Có thể dè dặt với người lạ. Chúng hơi có phần sống tách rời, nhưng vẫn ràng buộc với con người. Phải cảnh giác khi ở chung với các vật nuôi khác. Chúng thường kiên nhẫn, nhưng tốt nhất là với những đứa trẻ thận trọng. Basenji không thích thởi tiết ẩm ướt. Basenji giỏi theo cách của riêng nó, bướng bỉnh nhưng cũng quyến rũ. Được mô tả là giống chó nhanh nhẹn, nghịch ngợm và đầy sinh lực khi chơi đùa cũng như lôi kéo chủ nhân chơi đùa cùng với chúng. Khao khát mạnh mẽ được chơi đùa có thể dẫn đầu chó những vấn đề về cư xử nếu như bỏ chúng ở một mình. Và tính hiếu động của con chó, mặc dù chúng tương đối yên lặng. Basenji có thể sống tốt trong điều kiện căn hộ nếu như cho chúng luyện tập đầy đủ, tốt nhất là nên có một mảnh sân cho chúng. Chúng thích được ở cùng với 2 hoặc ba con Basenji khác, chúng sẽ không cắn lẫn nhau. Basenji cần những bài tập sôi nổi hằng ngày. Chúng sẽ có khuynh hướng trở nên béo và lười biếng nếu như người chủ không phù hợp cho việc này.
1
null
Hà Hồng Sân ( ; ; sinh ngày 25 tháng 11 năm 1921mất ngày 26 tháng 5 năm 2020), là một doanh nhân, tỷ phú Hồng Kông-Ma Cao. Họ gốc của ông là Bosman, sau đó được ghép thành chữ Hán "何" (phiên âm Hán-Việt: "Hà"). Ông là người sáng lập và chủ tịch của SJM Holdings, công ty sở hữu mười chín sòng bạc ở Ma Cao, bao gồm cả Grand Lisboa. Hà Hồng Sân có nhiều biệt danh khác nhau như "Trùm sòng bạc" hay "Vua sòng bài" nhờ vào việc chính phủ Ma Cao cấp phép độc quyền kinh doanh ngành công nghiệp cờ bạc trong 40 năm. Tài sản của ông được chia cho con gái Hà Siêu Quỳnh ($5.3 tỷ USD) sở hữu MGM Ma Cao, người vợ thứ tư Lương An Kỳ (4,1 tỷ USD), giám đốc điều hành của SJM Holdings và con trai Hà Du Long (2,6 tỷ USD) sở hữu sòng bạc City of Dreams. Hà Hồng Sân là người sáng lập và chủ tịch của Shun Tak Holdings (信德集團, Tập đoàn Tín Đức), qua đó ông sở hữu nhiều doanh nghiệp bao gồm giải trí, du lịch, vận tải biển, bất động sản, ngân hàng và vận tải hàng không. Người ta ước tính rằng các doanh nghiệp của ông sử dụng gần 1/4 lực lượng lao động tại Ma Cao. Ngoài Hồng Kông và Ma Cao, ông còn đầu tư vào Trung Quốc đại lục, Bồ Đào Nha, Triều Tiên nơi ông điều hành sòng bạc, Việt Nam, Philippines, Mozambique, Indonesia và Đông Timor. Những ý kiến và tuyên bố của ông về sự phát triển bất động sản và thương mại của Hồng Kông đã gây ảnh hưởng lớn trên thị trường. Trong những năm cuối đời, ông vướng vào vụ kiện tụng với người em gái Hà Uyển Kỳ, liên quan đến quyền sở hữu sòng bạc Ma Cao. Sau thời gian hồi phục do chứng đột quỵ vào tháng 7 năm 2009, đến cuối năm 2010, ông bắt đầu thực hiện các bước để trao quyền sở hữu đế chế tài chính cho nhiều người vợ và con của mình. Hà Hồng Sân qua đời vào ngày 26 tháng 5 năm 2020 tại Bệnh viện Dưỡng Hòa. Tiểu sử. Gốc gác. Cụ cố là Charles Henry Maurice Bosman (họ Bos-man phiên âm tiếng Quảng Đông là Hà Sĩ Văn), một thương nhân người Hà Lan gốc Do Thái, sau này có quốc tịch Anh. Sự kiện Hồng Kông mở cửa các thương cảng năm 1842 đã thu hút nhóm thương nhân tìm kiếm cơ hội kinh doanh và thám hiểm, Hà Sĩ Văn là một trong đó. Ông đặt chân tới Hồng Kông năm 1859 và rời đi năm 1873. Ông có mối quan hệ với bà Thi Đệ (施娣), một phụ nữ Trung Quốc trong thời gian 14 năm lưu trú tại đây. Giá trị đạo đức Nho giáo và tầng lớp phong kiến thống trị không cho phép phụ nữ Trung Quốc đến với đàn ông ngoại quốc. Thường chỉ có đàn ông ngoại quốc qua lại với những cô con gái nhà thuyền chài hoặc gái nhà thổ. Những người phụ nữ có dính líu với đàn ông châu Âu thì không thể sống trong khu người Hoa mà chỉ có thể đến ở khu vực đông người ngoại quốc như đường Queen hay Bonham, Hồng Kông. Bà Thi Đệ là con gái của gia đình làm nghề chài lưới (đản gia) gốc Bảo An, Thâm Quyến. Cả hai chung sống không hôn thú tại căn nhà trên đường D'Aguilar, Hồng Kông. Sau đó sinh ra 1 gái và 4 con trai: Hà Bách Nhan (con gái), nhà tư sản mại bản nổi tiếng Hà Đông (Robert HoTung Bosman), Hà Khải Phúc (Walter Bosman), Hà Khải Mãn và Hà Khải Giai. Mặc dù ông Hà Đông là một đứa trẻ lai nhưng luôn coi mình là người Trung Quốc. Một trăm năm trước, cậu bé Hà Đông đã hỏi cha mình: "Tại sao người Anh lại coi thường người Trung Quốc?", ông Hà Sĩ Văn nói: "Bởi vì người Trung Quốc nghèo." Câu nói này làm ông Hà Đông thật khó quên, đã trở thành động lực phấn đấu suốt cuộc đời. Ngoài ra, Hà Sĩ Văn rời Hồng Kông sang Anh và để lại mẹ con bà Thi Đệ, tình cảm cha con xa cách, bản thân anh em ông Hà Đông được mẹ nuôi nấng. Vì vậy gia tộc Robert Hà Đông đã kế thừa chế độ mẫu hệ, tự nhận là người gốc Bảo An, Thâm Quyến. Gia đình. Ông nội của Hà Hồng Sân tên là Hà Khải Phúc kết hôn với bà La Thụy Thái (Lucy Rothwell), chị ruột của nhà tư sản La Trường Triệu (羅長肇), thuộc thế hệ con lai Âu Á đầu tiên tại Hồng Kông, con gái của thương nhân người Anh Thomas Rothwell (phiên âm sang tiếng Quảng Đông là La Phú Hoa) với một phụ nữ Trung Quốc. Hà Hồng Sân là con thứ 9 trong số 13 người con của ông Hà Thế Quang, thành viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông, cựu chủ tịch của bệnh viện Đông Hoa Tam Viện (Tung Wah Group of Hospitals). Mẹ là Tiển Hưng Vân (có tên tiếng Anh là Flora Hall, 冼興雲), con gái của ông Stephen Hall (tên tiếng Trung là Tiển Đức Phân, 冼德芬, 1856—1925), nhà sáng lập tập đoàn Tung Wah Group of Hospitals. Ông ngoại của Hà Hồng Sân là người lai Trung-Anh, con trai thương nhân người Anh Stephen Prentis Hall. Do bà cố hai bên nội ngoại đều là những phụ nữ người Trung Quốc sinh con với người ngoại quốc nên có mối quan hệ thân thiết từ đó tạo dựng tình bạn cho thế hệ con cái. Quan hệ giữa hai gia tộc họ La và họ Hà gắn kết bằng kinh doanh và hôn phối. Thời niên thiếu. Hà Hồng Sân sinh ra tại Hồng Kông trong gia cảnh giàu có, thời điểm thịnh vượng nhất có tới 17 người giúp việc. Ông từng chia sẻ rằng:"Gia đình có quá nhiều tiền, được chiều đến hư. Đầu tiên chúng tôi có ô tô rồi lại đến du thuyền, ngôi nhà của chúng tôi nằm ở khu dân cư Mid-levels thượng lưu thuộc đảo Hồng Kông, sát đường Macdonnell (麦当劳道), dài đến mức có thể được sử dụng để chạy bộ." Cuộc sống kiểu như vậy đã có sự thay đổi đột ngột vào năm Hà Hồng Sân 13 tuổi. Năm 1934, người cha là Hà Thế Quang bị vỡ nợ vì chứng khoán, đã phải cầm cố tài sản và sang lánh nạn tại Việt Nam, từ đó gia cảnh sa sút. Hà Hông Sân nhớ lại biến cố khiến gia đình mình "ngập trong nợ nần chỉ sau một đêm" và nói: "Đêm đó, tôi đang ngủ say, và mẹ đột nhiên đánh thức tôi dậy, vừa khóc vừa nói với tôi: "A Cửu, chúng ta không còn tiền nữa". Tôi mở miệng và hỏi," Chuyện này là sao?." Mẹ đi theo và nói: "Con không cần học hành chăm chỉ nữa. Đến cuối năm, con sẽ phải ra ngoài tìm việc và làm việc". Tôi mất ngủ cả đêm hôm đó, không tin tôi phải vật lộn, không còn lý do để nghĩ đến các bài kiểm tra nữa. Ông Hà Hồng Sân nói rằng cảm giác lúc đó chỉ có 3 từ để mô tả: Thật đáng buồn. Khi đó, không có tiền đi xe buýt, đi bộ đến trường, không có tiền mua sách học, mọi cách chỉ có thể dựa vào học bổng. Ông nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên: "Có lần tôi đi xe buýt, "mất nửa ngày" để tìm một đồng xu, kết quả được cho là tiền giả, thật khổ sở." Hà Hồng Sân có kết quả học kém tại trung học Queen's College, Hồng Kông. Tại đây, ông được xếp vào lớp D - lớp có trình độ thấp nhất trong hệ thống các lớp ở Hồng Kông do kết quả không đạt yêu cầu. Sau khi nhận ra rằng học hành cần mẫn là cách duy nhất để cải thiện địa vị xã hội của mình nên đến năm 1939, ông được nhận vào Đại học Hồng Kông. Hà Hồng Sân đã trở thành học sinh đầu tiên từ lớp D được nhận học bổng vào đại học. Việc học đại học đã bị gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ II. Sự nghiệp. Thời kỳ đầu. Mùa thu năm 1941, Hà Hồng Sân tham gia đội quân tình nguyện do Quân đội Anh tổ chức. Người chú là Hà Thế Văn (con trai ông Hà Cam Đường) đã liên lạc với Hà Hồng Sân. Sau đó, trở thành điện thoại viên cho đội cảnh báo phòng không Anh. Khu vực nhà điều hành là tầng hầm của nhà ông Hà Cam Đường (em cùng mẹ khác cha với ông Hà Khải Phúc). Vào những năm 80, chính phủ đã khôi phục nhà Hà Cam Đường thành Bảo tàng Tôn Trung Sơn. Ngày 8 tháng 12 năm 1941, chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra và quân đội Nhật đã ném bom sân bay Hồng Kông. Quân đội Nhật Bản đã xâm chiếm Hồng Kông, công việc bị đình chỉ, lúc này Hà Hồng Sân đang là sinh viên năm cuối. Hà Thế Văn đã giới thiệu cháu với ngài Saito, thương nhân Nhật Bản, hỏi Hà Hồng Sân có đồng ý đến Ma Cao (khu vực trung lập duy nhất trên chiến trường Trung-Nhật) vào thời điểm đó không. Ngày 25 tháng 12, Thống đốc Hồng Kông tuyên bố đầu hàng. Hà Hồng Sân đã sang Ma Cao tị nạn mà trong người chỉ có 10 đồng. Năm 1942, nhờ khả năng tiếng Anh nên ông được giới thiệu vào làm tại công ty Lương Du Liên Xương (昌糧油公司), liên doanh giữa Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Nhật Bản tại Ma Cao. Công việc chính của Hà Hồng Sân là hộ tống tàu. Vào thời điểm đó, dưới sự phong tỏa của quân Nhật, Ma Cao muốn nhập nguyên liệu, phải vượt quãng đường vận chuyển rủi ro cao. Hà Hồng Sân được yêu cầu đưa một đội tàu giao hàng đến Sumatra, Indonesia. Vào thời điểm đó, biển đều do hải quân Nhật Bản kiểm soát. Miễn là có tàu thương mại, đều sẽ bị lính Nhật chặn lại. Không ai ở Liên Xương sẵn sàng chấp nhận sự quyết liệt này. Nếu hàng hóa không được giao đúng hạn, công ty sẽ phải đối mặt với một tổn thất lớn. Để tránh hải quân Nhật Bản, Hà Hồng Sân đã dẫn đoàn tàu buôn ngày đêm, ban ngày ẩn náu trên một hòn đảo biệt lập, khởi hành trên biển vào ban đêm. Khi con tàu buôn đi vào biển Sumatra, họ không may gặp phải hải quân Nhật Bản. Lính Nhật nhảy vào tàu buôn mang theo súng. Nhờ khả năng tiếng Nhật lưu loát cùng hoà giải với lính Nhật, Hà Hồng Sân đã biến nguy thành yên, hoàn thành nhiệm vụ giao hàng. Năm 1943, kết quả kinh doanh của công ty Liên Xương rất tốt, để cảm ơn Hà Hồng Sân vì sự đóng góp to lớn nên vào dịp cuối năm, Hà Hồng Sân đã được thưởng cổ tức trị giá 1 triệu Pataca Ma Cao (葡幣, 葡币 hay "Bồ tệ"). Đây chắc chắn là một khoản tiền khổng lồ. Vào thời điểm đó, công việc tại đây chỉ có thể kiếm được vài trăm đồng mỗi năm. Năm 1945, khi 24 tuổi, Hà Hồng Sân không hài lòng khi làm việc tại Liên Xương, muốn tự lập con đường riêng và bắt đầu kinh doanh riêng của mình. Hà Hồng Sân luôn muốn mở một nhà máy dệt, tuy nhiên, người vợ Lê Uyển Hoa cảm thấy rằng thị trường Ma Cao nhỏ và nhà máy không thể cạnh tranh với các nhà máy ở Hồng Kông, tốt hơn hết là bắt đầu một công ty và kinh doanh nhập khẩu dệt may. Lê Uyển Hoa và vợ của Thống đốc Ma Cao là những người bạn tốt. Với việc vận động hành lang, cô đã nhận được sự ủng hộ của chính phủ Ma Cao. Năm 1947, cùng với người bạn Hà Thiến Hành, người sáng lập ngân hàng Hằng Sinh (Hang Seng Bank Limited) thành lập cửa hàng "Đại Mỹ Dương Hàng" để kinh doanh hạn ngạch dệt may; Ngay sau khi thành lập, công ty đã thành công trong kinh doanh và kiếm được rất nhiều tiền. Mùa thu năm 1947, ông cùng với Lương Cơ Hạo và những người khác thành lập nhà máy lọc dầu tại Ma Cao. Trước kia khi Hồng Kông thất thủ, Lương Cơ Hạo và các đối tác Bồ Đào Nha và Nhật Bản đã cùng điều hành công ty thương mại Liên Xương. Hà Hồng Sân từng làm thư ký trong công ty Liên Xương; sau đó, cả hai trở thành đối tác kinh doanh. Từ năm 1941 đến 1947 những thành công của Hà Hồng Sân làm dấy lên sự ghen tị của các băng đảng Ma Cao, chúng bắt đầu phá hoại nhà máy lọc dầu, thậm chí còn lên kế hoạch ám sát ông. Một buổi sáng năm 1953, tài xế lái chiếc xe của Hà Hồng Sân nhanh chóng tới nhà máy lọc dầu. Một chiếc xe của xã hội đen đảng lao tới đâm vào khiến tài xế bị thương nặng, may mắn Hà Hồng Sân đã không có mặt trên xe hôm đó. Sau sự việc này, Hà Hồng Sân cảm thấy không an toàn và muốn quay về Hồng Kông. Mùa hè năm 1953, ông thuyết phục vợ cùng về Hồng Kông. Hai người đưa theo con gái và con trai đầu. Trước khi trở về, ông đã mua một căn hộ thuộc khu dân cư trên đường Conduit, Hồng Kông. Sau khi đặt chân tới thì cả gia đình đã sống tại đây. Ông cũng thấy rằng Hồng Kông đang phát triển nhanh chóng, ngày càng có nhiều người và số lượng xây dựng nhà ở cũng tăng lên. Vì nghĩ rằng bất động sản sẽ có sự phát triển vượt bậc nên ông đã sử dụng tiền trong tay để thành lập Công ty Xây dựng Lợi An. Năm 1953, Công ty Xây dựng Lợi An được thành lập tại Hồng Kông, tham gia lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Hà Hồng Sân đã thuê một số nhà thiết kế người Anh để xây dựng các tòa nhà dân cư ở nhiều nơi ở Hồng Kông. Từ khu Loan Tể đến Vịnh Causeway, tất cả các bất động sản được phát triển bởi Công ty Lợi An và thu được lợi nhuận cao. Vào giữa những năm 1950, ông đã trở thành ông chủ một đế chế tại Hồng Kông. Kinh doanh sòng bạc. Vào thời điểm này, Ma Cao vẫn còn là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Hà Hồng Sân và doanh nhân Hồng Kông Hoắc Anh Đông đã chơi một trận bóng đá từ thiện ở Ma Cao. Sau khi kết thúc, Thống đốc mời họ đi ăn tối. Trong bữa tiệc, hai doanh nhân thông minh đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh. Sau bữa tối, Hoắc Anh Đông nói với ông rằng nếu tham gia đấu thầu nhượng quyền thương mại dịch vụ sòng bài Ma Cao thì nhất định có cơ hội giành được phần thắng. Tất nhiên là Hà Hồng Sân đồng ý. Năm 1961, chính phủ Bồ Đào Nha ban hành nghị định mở Macau thành khu du lịch, nhượng quyền thương mại và giải trí, và công khai mời đầu tư đầu tư vào giấy phép nhượng quyền sòng bạc Macau nhưng họ không phải là những người duy nhất đang để mắt đến cơ hội kinh doanh này. Những người trung thành với Hồng Kông và Ma Cao đang để mắt trở thành "vua cờ bạc" tiếp theo. Năm 1961, Hà Hồng Sân cùng với ông trùm Diệp Hàn (葉漢), Diệp Đức Lợi (葉德利, chồng của người em gái Hà Uyển Uyển, là con gái thứ sáu của ông Hà Thế Quang. Bà Hà Uyển Uyển và ông Diệp kết hôn tại Sài Gòn, Việt Nam vào những năm 1940), tỷ phú Hoắc Anh Đông, v.v. đã liên minh để thành lập một công ty - tập đoàn mới. Với sự cạnh tranh khốc liệt, Hà Hồng Sân đã đưa ra một mức giá mà chính phủ Bồ Đào Nha khó có thể từ chối. "Mở một cảng mới và mua tàu nhanh nhất đến Hồng Kông và Ma Cao trong vòng một giờ, biến cảng mới thành một thành phố mới. Và điều kiện của chúng tôi là đủ tốt, hầu hết số tiền kiếm được trong sòng bạc được sử dụng để làm từ thiện, bên kia thực sự không thể so sánh. Khi tôi đưa ra các điều kiện, Chính phủ ngay lập tức ôm tôi và nói Bạn đã thắng thầu." Giá đấu thầu cuối cùng đưa ra là 3.167.000 Bồ tệ (chỉ hơn 17.000 nhân dân tệ so với đối thủ), thắng lợi khi giành được giấy phép với lĩnh vực cờ bạc tại Ma Cao, thành lập Công ty TNHH Du lịch và Giải trí Ma Cao (Sociedade de Turismo e Diversões de Macau, S.A.) hay còn gọi là Úc Ngu, xây dựng khách sạn Grand Lisboa. Chiến thắng hoạt động sòng bạc chỉ là bước đầu tiên, để một sòng bạc phải đối phó với cuộc đấu tranh giữa tất cả các bên, tam giáo cửu lưu (đủ hạng người). Một số người tìm được một nhóm người ăn xin để bao quanh sòng bạc. Ông Hà Hồng Sân nghĩ rằng vì người nào có thể chi tiền để mời một nhóm người ăn xin, vậy thì tôi sẽ chi tiền để mời những người ăn xin này đi. Hà Hồng Sân coi kiên cường và linh hoạt là hai phương pháp chính: Sau đó, sau những đợt sóng lớn và nhỏ, cuộc xung đột giữa Hà Hồng Sân và Diệp Hàn ngày càng sâu sắc hơn. Cả hai bên đều có những động thái riêng, và cuối cùng Diệp Hàn kết thúc cuộc chơi. Năm 2002, Hoắc Anh Đông cũng rút khỏi Giải trí Úc Ngu. Ngoài ra ông thành lập Tập đoàn Tín Đức tại Hồng Kông năm 1972 và SJM Holdings được niêm yết trên thị trường sàn chứng khoán Hồng Kông năm 1973 (). Trước khi mở quyền khai thác sòng bạc Macau, Công ty Úc Ngu độc quyền toàn bộ hoạt động sòng bạc, điều hành sòng bạc ở Macau trong nhiều năm. Từ giữa những năm 1960 đến 2003, ông đã tích lũy vốn trong một số hoạt động độc quyền; bao gồm Lisboa Casino được xây dựng vào ngày 11 tháng 6 năm 1970 và Grand Lisboa Casino (新葡京娛樂場) được xây dựng vào ngày 11 tháng 2 năm 2007. Ngoài Hồng Kông và Ma Cao, tập đoàn của Hà Hồng Sân cũng đã đầu tư vào nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Philippines, Bồ Đào Nha, v.v. Hà Hồng Sân bị đột quỵ, bệnh Parkinson, suy thận và các bệnh khác sau khi bị chấn thương đầu năm 2009. Năm 2010, ông bắt đầu chia tài sản của mình, đầu tiên chuyển một phần cổ phiếu SJM sang công ty thuộc quyền quản lý của vợ hai và 5 đứa con chung. Tháng tới, làm lại phân phối tài sản, chi mạnh tay hơn Chuyển sang người vợ thứ tư Lương An Kỳ, cổ phần của bà trong SJM Holdings đã thay đổi từ 0,66% thành gần 8%. Năm 2011, các con của vợ hai và vợ ba Trần Uyển Trân đã mua 33% cổ phần của Tập đoàn Úc Ngu. Điều này có nghĩa là quyền kiểm soát SJM được chuyển sang vợ hai và vợ ba. Sau khi thay đổi này được hoàn thành, He Hongshen gần như chia đôi tài sản của gia đình mình, và một cuộc chiến dài xung quanh tài sản gia đình bắt đầu. Tranh chấp cổ tức. Bà Hà Uyển Kỳ, em gái của Hà Hồng Sân có người con ngoài giá thú Mạch Thuấn Minh từ mối quan hệ với anh họ Hà Hồng Chương, cháu nội của ông Hà Đông. Hà Hồng Sân đã sử dụng chuyện này để gây áp lực kiểm soát em gái trong 40 năm. Năm 2001, Hà Hồng Sân và em gái ruột là bà Hà Uyển Kỳ (何婉琪) nảy sinh tranh chấp về cổ tức tại Công ty Úc Ngu, từ đó bất hoà không nhìn mặt. Vào đêm giao thừa năm 2001, Hà Hồng Sân bất ngờ đưa ra một thông báo viết tay thông báo tới tất cả nhân viên của Công ty Giải trí Úc Ngu về việc loại bỏ tất cả các vị trí của Hà Uyển Kỳ tại Úc Ngu, chỉ giữ lại vị trí giám đốc. Ông Hồng Sân viện lý do rằng quản lý của Công ty Giải trí Úc cần người trẻ trung và chuyên nghiệp. Bà từ chối chuyển nhượng cổ phần chung của hai anh em cho người vợ thứ tư của Hà Hồng Sân. Kết quả là bà Hà Uyển Kỳ bị loại khỏi hội đồng quản trị và xóa bỏ tư cách cổ đông tham gia. Bà Hà đã đăng báo nhiều lần để thu hồi khoảng 3 tỷ thặng dư tích lũy và cổ tức, còn ông Hà mỉa mai chế giễu bà chỉ phí công vô ích. Tháng 8 năm 2006, trợ lý Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông, luật sư Hà Tuấn Nhân (何俊仁) luật sư liên quan đến tranh chấp giữa bà Hà và công ty Úc Ngu, đã bị tấn công hội đồng, tổn thương nghiêm trọng phần đầu, gây chấn động Hồng Kông. Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Tăng Âm Quyền khi đó lên tiếng sẽ truy bắt hung thủ dù có phải tìm cùng trời cuối đất. Các phương tiện truyền thông Hồng Kông suy đoán rằng vụ việc này do liên quan đến em gái của vua cờ bạc Hà Hồng Sân, bà Hà Uyển Kỳ (có tên khác là "Thập cô"). Theo thông tin thu được từ phát ngôn viên và truyền thông của bà Hà Uyển Kỳ, luật sư Mạc Siêu Quyền (莫超權), người đã giúp đỡ "Thập cô" vào năm 2002 và 2003, cũng bị đánh hai lần và bị thương đầu do bị ném đá hội đồng, và một luật sư khác, Mark Side, đã nhận được một lá thư đe dọa. Qua đời. Đầu năm 2020, truyền thông đưa tin ông Hà Hồng Sân, đã nằm điều trị ở Bệnh viện Dưỡng Hòa (Hồng Kông), tình hình sức khỏe trở nặng. Trước đó Ủy ban Chính hiệp tỉnh Quảng Đông và Ban Công tác Mặt trận Thống nhất của Tỉnh ủy Quảng Đông đã đến chia buồn, nhưng phía nhà họ Hà phủ nhận. Vào khoảng 1:05 chiều ngày 26 tháng 5 năm 2020, Hà Hồng Sân qua đời tại Khoa Điều trị Chuyên sâu của Bệnh viện Dưỡng Hoà, hưởng thọ 99 tuổi và được nhiều người thân trong gia đình ở cạnh đến giây phút cuối. Sau đó, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và ông Hạ Nhất Thành, trưởng đặc khu hành chính Ma Cao đã gửi lời chia buồn sâu sắc và ca ngợi những cống hiến với xã hội của ông Hà Hồng Sân. Gia đình. Năm 20 tuổi, khi làm việc tại công ty Liên Xương, Hà Hồng Sân biết Lê Uyển Hoa (黎婉華) nhờ mối quan hệ công việc với anh rể cô, ông đã nhiệt tình theo đuổi. Con gái Hà Siêu Hiền kể lại: "Cha là người theo đuổi mẹ, quyết tâm học tiếng Bồ Đào Nha, mỗi ngày khi mẹ tôi tan học, ông đi xe đạp đến đường Travessa Do Bom Jesus (đường Thủy Sơn Viên, Ma Cao), nơi mẹ sống. Sau khi kết thúc công việc, mời mẹ đi uống trà" Cha của Lê Uyển Hoa tên là Carlos de Mello Leitão (tên tiếng Trung là Lê Đăng; 卡洛斯-黎登), người Bồ Đào Nha sáng lập tờ báo "Đông phương Bồ Đào Nha". Leitão sinh ra ở huyện Viseu thuộc Bồ Đào Nha vào năm 1879 và tốt nghiệp Khoa Luật của Đại học Coimbra. Ông đặt chân đến Ma Cao vào năm 1906 với tư cách là một công chứng viên và luật sư. Ông ta cực kỳ giàu có và sở hữu những tài sản mang tính biểu tượng như khách sạn Riviera nổi tiếng của Ma Cao, khách sạn Majestic và rạp chiếu phim Quốc Hoa (rạp chiếu phim Capitólio). Ông có người vợ cả ở Bồ Đào Nha và 3 người vợ lẽ ở Ma Cao (chế độ đa thê được hợp pháp tại Ma Cao cho đến năm 1971) với tổng cộng 24 người con. Trong số đó, Clementina Ângela de Mello Leitão (tên tiếng Trung là Lê Uyển Hoa) là con thứ 14. Lê Uyển Hoa kết hôn với Hà Hồng Sân vào năm 1942 và sinh được một con trai và ba con gái. Hà Hồng Sân đã học tiếng Bồ Đào Nha từ người vợ cả cũng như được hỗ trợ về công việc tại Ma Cao. Năm 1956, Lê Uyển Hoa trong một lần về Ma Cao thăm gia đình, sau khi quay về Hồng Kông bị nôn mửa và tiêu chảy dẫn đến viêm đại tràng. Gia đình đã tìm kiếm các bác sĩ nổi tiếng nhưng vẫn không thể chữa khỏi. Căn bệnh không tìm ra nguyên nhân và gây các biến chứng khác, phải cắt bớt dạ dày, sử dụng thuốc trong thời gian dài và chỉ có thể ăn thức ăn lỏng. Cân nặng của Lê Uyển Hoa giảm từ 52 kg xuống còn 31 kg. Khi vợ cả của Hà Hồng Sân bị ốm phải nhập viện, lúc này trùm sòng bạc mới ngoài 30. Đối mặt với bệnh tật của vợ và công việc kinh doanh bận rộn, tinh thần ông có chút mệt mỏi. Tại vũ trường, Lam Quỳnh Anh thu hút được chú ý của Hà Hồng Sân. Hai người đã nhảy cùng nhau rồi bắt đầu mối quan hệ. Năm 1957, Lam Quỳnh Anh 14 tuổi đã trở thành vợ lẽ hợp pháp theo luật lệ Đại Thanh của Hà Hồng Sân khi đó 36 tuổi. Hà Hồng Sân từng chia sẻ trong cuốn sách "Tự truyện Hà Hồng Sân" (何鸿燊传) năm 2001: "Tôi không thể làm nhà sư suốt đời. Hơn nữa, tôi đã làm chủ một doanh nghiệp lớn, rất bận rộn trong công việc và rất nhiều thú giải trí. Tôi cần một người phụ nữ đảm đương việc nhà và thường xuyên đồng hành cùng tôi." Khi đó Lam Quỳnh Anh còn trẻ và có thân hình chuẩn. Sau khi hai người kết hôn vào năm 1957, Lam Quỳnh Anh thường tháp tùng vua sòng bạc đến các dịp công tác và sự kiện từ thiện. Nhà phê bình giải trí là Ngô Thanh Công đã chỉ ra: "Tại vũ hội từ thiện, Hà Hồng Sân và Lam Quỳnh Anh là đối tác ăn ý nhất, được mệnh danh là "ông hoàng và bà hoàng khiêu vũ"". Phả hệ. Hà Hồng Sân có một vợ chính thức và 3 người vợ bé,tổng cộng có 17 người con (6 trai và 11 con gái). Chú thích.
1
null
Suck It and See là album phòng thu thứ tư của ban nhạc indie rock Anh Arctic Monkeys, phát hành ngày 6 tháng 6 năm 2011 ở Anh và 7 tháng 6 ở Mỹ, theo sau tour lưu diễn Bắc Mỹ năm 2011 của họ. Tiếp nhận. "Suck It and See" nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, với đánh giá trung bình 74 từ Metacritic. Album cũng đã thành công về mặt thương mại. Tuần đầu tiên phát hành album đứng vị trí số 1 tại Anh, bán được hơn 82.000 bản và đẩy "Born This Way" của Lady Gaga ra khỏi vị trí đầu bảng xếp hạng. Trong tuần thứ hai album đã bán được thêm 34.910 bản ở Anh. Nhìn chung, album đã bán được 154.000 bản trong tuần đầu tiên trên toàn thế giới. NME cho bìa album là một trong những bìa album xấu nhất trong lịch sử. Vào tháng 7, album đã giành giải thưởng Mojo cho Album xuất sắc nhất của năm 2011. Mojo đặt album tại số 39 trong danh sách "Top 50 album của năm 2011." Kiểm duyệt. Ở Mỹ, tiêu đề album trên bìa đĩa ("Suck It and See - tạm dịch: Mút Nó và Xem") được che lại bởi một miếng dán ở một số nhà bán lẻ hộp lớn (big-box). Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Anh XFM, ca sĩ Alex Turner nói, "Họ nghĩ nó thật bất nhã, thiếu tôn trọng và họ dán miếng dán lên chúng ở Mỹ tại những cửa hàng nào đó, những cửa hàng lớn" (They think it is rude, disrespectful and they're putting a sticker over it in America in certain stores, big ones). Thành ngữ Anh "suck it and see" có nghĩa là một cái gì đó phải được thử đầu tiên, ví dụ, trên tạp chí "The Economist" và các khẩu hiệu quảng cáo viên ngậm Fisherman's Friend (như "suck 'em and see").
1
null
Ga Sangwangsimni (Tiếng Hàn: 상왕십리역, Hanja: 上往十里驛) là ga trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2 nằm ở Wangsimni-dong, Seongdong-gu, Seoul. Trái ngược với tên nhà ga, nó nằm ở Hawangsimni-dong, không phải Sangwangsimni-dong. Tai nạn. Vào 2 tháng 5 năm 2014 KST, hai đầu tàu điện ngầm đâm vào nhau tại Ga Sangwangsimni, làm 238 người bị thương.
1
null
Câu lạc bộ thể thao Kiệt Chí (; tiếng Anh: Kitchee Sport Club) là một câu lạc bộ thể thao Hồng Kông nổi tiếng với môn thể thao bóng đá. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1931 và hiện đang thi đấu ở giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông, hiện đang thi đấu tại sân vận động Vượng Giác. Kiệt Chí cũng từng đánh bại AC Milan 2-1 vào ngày 30 tháng 5 năm 2004 và đánh bại Juventus 5-3 trên loạt sút luân lưu (2-2 sau thời gian chính thức) vào ngày 4 tháng 6 năm 2005 trong một trận đấu mùa hè diễn ra ở Hồng Kông. Lịch sử. Sau khi trở lại với giải hạng nhất vào năm 2003, Kiệt Chí đã trở thành một trong những đội nổi bật nhất ở Hồng Kông. Huấn luyện viên là Dejan Antonic, Kiệt Chí giành được ba danh hiệu trong hai mùa: hai danh hiệu (2005-2006) và một ở mùa giải 2006-07 của họ, câu lạc bộ bảo đảm vị trí thứ 2 trong giải đấu, nơi nhà vô địch Nam Hoa đã có đã đủ điều kiện để thi đấu AFC Cup. Kết quả là, Kiệt Chí đã trở thành một trong hai đại diện Hồng Kông ở AFC Cup năm 2008. Từ năm 2009, câu lạc bộ là một đối tác với trường Đại học Trung Quốc của Hồng Kông cho chương trình phòng chống tai nạn thương tích và tăng cường hiệu suất (IPPE) của nó. Kiệt Chí đã được mời tham dự giải Singapore Cup 2010, trở thành đội Hồng Kông đầu tiên tham gia giải đấu. Câu lạc bộ thua Etoile FC 4-6 trên trận chung kết. Trong giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông mùa giải 2010-11, dưới thời HLV Josep Gombau, Kiệt Chí đã giành chức vô địch đầu tiên trong 47 năm, hơn một điểm so với đối thủ Nam Hoa, cho phép câu lạc bộ để cạnh tranh tại giải Barclays Asia Trophy 2011, nơi họ thua 0-4 trước Chelsea F.C. và 0-3 trước Blackburn Rovers, và lọt vào AFC Cup năm 2012. Trong năm 2012, Kitchee Foundation gửi một đề nghị thành công của Hồng Kông Jockey Club Tổ chức từ thiện Hồng Kông Jockey Club cho một trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. Câu lạc bộ đã nhận được hơn 44 triệu đô la Hồng Kông từ sự tin tưởng cho việc thành lập một trung tâm tại Thạch Môn, Sa Điền, Tân Giới. Đó sẽ được gọi là Trung tâm Jockey Club Kitchee, thành lập vào năm 2014. Đầu vào của niềm tin sẽ là đủ cho 90% chi phí của trung tâm, trong khi tiền thu được từ Kiệt Chí vs triển lãm Arsenal cũng sẽ đi vào phát triển trung tâm. Trong tháng 7 năm 2012, Kiệt Chí thi đấu với Arsenal F.C. cho giải đấu The Charities Hong Kong Jockey Club Challenge Cup, hòa 2-2 trên sân vận động Hồng Kông. Đây là lần đầu tiên Arsenal thi đấu ở Hồng Kông kể từ 17 năm trước. Trong tháng 10 năm 2012, Arsenal tặng thêm 780.000 đô la Hồng Kông để Kitchee Foundation để hỗ trợ các trung tâm đào tạo thanh thiếu niên. Kiệt Chí thi đấu với Manchester United tại Hồng Kông trong mùa hè năm 2013, sau khi Kitchee Foundation đã nhận được 8 triệu đô la Hồng Kông từ Quỹ Mega để tổ chức trận đấu Trận đấu diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 2013, Manchester United giành chiến thắng 5-2.
1
null
Ga Tòa thị chính Seoul (Tiếng Hàn: 시청역, Tiếng Anh: City Hall, Hanja: 市廳驛) là ga là ga tàu điện ngầm và ga trung chuyển cho Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 2, kéo dài giữa Sogong-dong và Myeong-dong, Jung-gu, Seoul, Hàn Quốc. Bố trí ga. Tuyến số 1 (B2F). Phạm vi có thể đạt được mà không cần chuyển Địa điểm. Bảo tàng nghệ thuật Seoul rất gần đây. Bảo tàng đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm đặc biệt trưng bày tác phẩm của van Gogh, Monet, René Magritte... Ở đây có 3 trụ sở chính của báo hằng ngày 3, Chosun Ilbo, Donga Ilbo và Kyunghyang Shinmun, nằm gần tòa thị chính. Ngoài ra, khách sạn Seoul Plaza nằm trên đường với tòa thị chính.
1
null
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thường trực chịu trách nhiệm giám sát,biểu quyết thay quyền Quốc hội khi Quốc hội không họp. Tổ chức. Điều 73 Hiến pháp hiện hành quy định: Chức năng và nhiệm vụ. Điều 74 Hiến pháp hiện hành quy định: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Điều 83 quy định
1
null
Ga Sangbong (Tiếng Hàn: 상봉역, Hanja: 上鳳驛) hoặc Ga Sangbong (Bến xe buýt liên tỉnh) (Tiếng Hàn: 상봉(시외버스터미널)역, Hanja: 上鳳(市外버스터미널)驛) là ga đường sắt trên Tuyến Jungang và Tuyến Mangu ở Sangbong-dong, Jungnang-gu, Seoul. Đây là một tàu điện ngầm ga dành cho Tuyến Gyeongui–Jungang và Tàu điện ngầm Seoul tuyến 7.
1
null
Ga Yongmun là ga trên Tuyến Jungang ở Gyeonggi-do, Hàn Quốc. Nó là ga cuối phía Tây của đường sắt, chạy từ Seoul đến Yangpyeong. Tàu Mugunghwa chỉ dừng lại tại ga này. Các điểm tham quan gần đó bao gồm Mt. Yongmun (1,157 m), một nơi phổ biến cho người leo núi núi, và Yongmunsa, chùa Phật giáo.
1
null
Supercell là một công ty phát triển trò chơi di động có trụ sở chính tại Helsinki, Phần Lan. Được thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 2010, trò chơi đầu tiên của công ty là trò chơi trình duyệt "Gunshine.net", và sau khi phát hành vào năm 2011, Supercell bắt đầu phát triển trò chơi cho các thiết bị di động. Kể từ đó, công ty đã phát hành năm trò chơi: "Hay Day", "Clash of Clans", "Boom Beach", "Clash Royale" và "Brawl Stars", là những trò chơi freemium (miễn phí các dịch vụ cơ bản và thu phí các tính năng cao cấp) nhịp độ nhanh. Trong đó, hai trò chơi đầu tiên - "Clash of Clans" và "Hay Day" đã là một sự thành công lớn khi hai trò chơi đó đã mang lại doanh thu là 2 triệu euro mỗi ngày cho công ty vào năm 2013. Sau tốc độ phát triển nhanh chóng, Supercell đã mở thêm văn phòng tại Tokyo, Thượng Hải, San Francisco và Seoul. Vào năm 2016, công ty đã được mua lại bởi tập đoàn Tencent của Trung Quốc, nắm giữ 81,4% cổ phần của công ty với trị giá 8,4 tỷ euro. Tuy nhiên vào ngày 4 tháng 7 năm 2019, các trò chơi của "Supercell" đã ngừng phát hành tại Việt Nam vì một số quy định về pháp lý, điều đấy có nghĩa là các trò chơi của họ sẽ không còn được hiển thị và tải xuống trên Google Play và App Store ở Việt Nam nữa, trừ khi người dùng thực hiện chuyển vùng tài khoản Google Play và App Store sang một quốc gia khác được hỗ trợ. Công ty. Mô hình kinh doanh. Supercell tập trung vào việc phát triển các trò chơi miễn phí mang lại lợi nhuận thông qua các khoản thanh toán vi mô trong trò chơi. Mục tiêu của công ty là tập trung vào các trò chơi thành công vẫn phổ biến trong nhiều năm. Trọng tâm không phải là doanh thu, mà dựa trên nguyên tắc "chỉ cần thiết kế một cái gì đó tuyệt vời, một cái gì đó mà người dùng yêu thích." ("just design something great, something that users love."). Việc phát triển trò chơi thường tập trung vào một nhóm các "nhân" gồm 5 đến 7 người, bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và đánh giá ban đầu của Giám đốc điều hành Paananen. Sau đó, nhóm sẽ phát triển ý tưởng thành một trò chơi, mà các nhân viên còn lại của công ty sẽ chơi thử, sau đó là chơi thử trong cửa hàng Ứng dụng App Store tại Canada; nếu có được sự tiếp nhận tốt tại Canada, bước tiếp theo là triển khai toàn cầu (thông qua App Store). Một trong số những trò chơi đã bị dừng phát triển là Battle Buddies, cũng đã được đánh giá tốt trong thị trường thử nghiệm, nhưng số lượng người chơi vẫn còn quá ít. Quyết định cuối cùng cho việc hủy bỏ một dự án thường được thực hiện bởi chính nhóm phát triển trò chơi đó. Hoạt động từ thiện. Các nhân viên của Supercell đã quyên góp 3,4 triệu euro cho dự án Bệnh viện Nhi đồng Mới Phần Lan. Supercell cũng đã trao cho tổ chức từ thiện của Mỹ Watsi. Những người sáng lập Supercell là Mikko Kodisoja và Ilkka Paananen đã tạo ra quỹ từ thiện ME. Vào tháng 11 năm 2015, Quỹ ME đã tặng 2,5 triệu euro cho bộ phận thanh niên Helsinki để hỗ trợ những người nhập cư trẻ tuổi. Supercell cũng tổ chức một đợt gây quỹ thu thập máy tính và máy tính bảng cũ từ các công ty trò chơi để quyên góp cho các gia đình nghèo có trẻ em thông qua Quỹ Tukikummit của Phần Lan, một tổ chức phi lợi nhuận đã đăng ký. Supercell cũng là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất trong chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng cho Bảo tàng Trò chơi Phần Lan vào năm 2015. Supercell cũng đã giúp bảo tồn một triệu cây xanh trong hệ sinh thái Hồ Kariba. Người chơi Clash of Clans trước đây đã từng có thể mua những viên ngọc đỏ đặc biệt trong trò chơi để hỗ trợ nghiên cứu bệnh AIDS. Lịch sử. Tiền thân và sáng lập. Trước khi làm việc tại Supercell, hai nhà sáng lập của nó, Mikko Kodisoja và Ilkka Paananen, đã làm việc tại Sumea, một công ty trò chơi di động. Kodisoja đồng sáng lập Sumea vào năm 1999, và Paananen được thuê làm Giám đốc điều hành của công ty vào năm 2000. Vào năm 2003, Sumea đã kiếm được 1,2 triệu euro. Vào năm sau. Cũng vào năm đó, Digital Chocolate của Mỹ đã mua Sumea và biến công ty thành trụ sở chính ở Phần Lan và Paananen trở thành giám đốc châu Âu. Kodisoja, giám đốc sáng tạo của công ty đã rời công ty vào năm 2010, ngay sau đó là Paananen. Paananen chuyển đến công ty đầu tư mạo hiểm Lifeline Ventures, nhưng với mong muốn thành lập một công ty trò chơi nơi mà các giám đốc điều hành sẽ không làm phiền công việc của các nhà phát triển trò chơi, cùng với nhau, Paananen, Kodisoja, Petri Styrman, Lassi Leppinen, Visa Forstén và Niko Derome, những người đã quen biết nhau qua các mối quan hệ công việc, đã thành lập Supercell vào năm 2010. Công ty bắt đầu hoạt động tại quận Niittykumpu, Espoo. Kodisoja và Paananen đã đầu tư 250.000 euro vào công ty. Tekes, cơ quan tài trợ cho đổi mới công nghệ của Phần Lan đã cho họ vay thêm 400.000 euro và Lifeline Ventures cũng đã đầu tư vào Supercell. Tháng 10 năm sau, Supercell đã huy động được 750.000 euro thông qua huy động vốn khởi nghiệp từ London Venture Partners và Initial Capital. Trò chơi đầu tiên mà Supercell bắt đầu phát triển là trò chơi trực tuyến nhiều người chơi "Gunshine" có thể chơi trên Facebook bằng trình duyệt hoặc trên nền tảng di động. Nguyên mẫu của trò chơi đã được sẵn sàng trong tám tháng. Sau khi Gunshine hoàn thành, Accel Partners cũng đầu tư 8 triệu euro vào công ty vào tháng 5 năm 2011, và cổ đông Kevin Comolli trở thành thành viên hội đồng quản trị của Supercell. Accel cũng đầu tư vào Rovio, cùng với những công ty khác. Sự thay đổi chiến lược. Vào tháng 11 năm 2011, Supercell đã dừng phát triển Gunshine vì ba lý do: nó không gây hứng thú cho người chơi trong thời gian đủ lâu, quá khó để chơi và phiên bản di động không hoạt động tốt như phiên bản trình duyệt. Lúc tốt nhất, trò chơi có khoảng nửa triệu người chơi. Supercell cho rằng vị trí dẫn đầu thị trường của Zynga trong các trò chơi trên nền tảng Facebook là không thể vượt qua và vì vậy quyết định tập trung vào các trò chơi trên iPad, đồng thời hủy bỏ một trò chơi trên Facebook mà công ty đang phát triển. Để giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư của Supercell do sự thay đổi hướng đi, Paananen đã tăng cường chi tiết cho các báo cáo tiến độ. Công ty đã phát triển đồng thời năm trò chơi và trò chơi đầu tiên được phát hành thử nghiệm công khai là "Pets vs Orcs". Tuy nhiên trò chơi này và "Tower" đã bị bỏ rơi. Vào tháng 5 năm 2012, Hay Day được xuất bản và cuối cùng trở thành trò chơi đầu tiên được phát hành quốc tế của Supercell. Hay Day là phiên bản của Supercell từ trò chơi thành công trên Facebook "FarmVille" của Zynga, một trình mô phỏng nông trại dễ chơi. Supercell đã thêm vào trình mô phỏng canh tác của họ khả năng tinh chỉnh sản phẩm, chuỗi sản xuất và các thuộc tính trên màn hình cảm ứng. Khía cạnh xã hội của trò chơi cũng được nhấn mạnh. Trong 4 tháng, trò chơi này đã trở thành một trong những trò chơi kiếm được nhiều tiền nhất trên "App Store" của Apple tại Mỹ và là một trong những trò chơi mang lại lợi nhuận cao nhất trên thế giới trong hai năm rưỡi. Trò chơi nhận được các bản cập nhật thường xuyên và được duy trì bởi một nhóm 14 người. Quá trình phát triển "Clash of Clans". Lasse Louhento bắt đầu làm việc tại Bloodhouse, và Lassi Leppinen là lập trình viên chính tại Sumea và Digital Chocolate. Nhóm của họ đã dành nhiều tháng cho một trò chơi trên Facebook có chủ đề giả tưởng khi Supercell thay đổi chiến lược. Leppinen và Louhento muốn tạo ra một trò chơi chiến lược sử dụng màn hình cảm ứng để việc chơi trở nên đơn giản và dễ chịu nhất có thể. Quá trình phát triển của "Clash of Clans" mất sáu tháng, và trò chơi được phát hành vào ngày 2 tháng 8 năm 2012. Trong ba tháng, nó trở thành ứng dụng có lợi nhuận cao nhất ở Mỹ. Theo App Annie, trong những năm 2013 và 2014, Clash of Clans là game di động có lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Tính năng trận chiến giữa các bang hội đã được thêm vào trò chơi vào cuối năm 2014. Quá trình phát triển trò chơi sau "Clash of Clans". Cả "Clash of Clans" và "Hay Day" đều được phát hành vào mùa hè năm 2012, và Supercell từ đó đã không phát hành một trò chơi mới trong gần hai năm. Việc thiết kế trò chơi thứ ba "Boom Beach" bắt đầu vào mùa thu năm 2012, và nó được phát hành vào năm 2014. Trò chơi chiến lược mới được phát hành ra thị trường thử nghiệm vào cuối năm 2013, sau đó nó đã trải qua những thay đổi lớn. Trò chơi đã rất thành công ở Mỹ ngay sau khi phát hành vào tháng 3, nhưng nó đã không đứng đầu bảng xếp hạng tải xuống trong thời gian dài. Tuy nhiên, nó đã vươn lên top 30 ứng dụng iPhone được tải xuống nhiều nhất sau khi Supercell bắt đầu chiến dịch tiếp thị tốn kém vào tháng 12 năm 2014. Năm 2015, trò chơi đã vượt qua "Hay Day" trong bảng xếp hạng. Vào tháng 3 năm 2016, "Supercell" phát hành trò chơi thứ tư được hỗ trợ, "Clash Royale", sử dụng các nhân vật tương tự từ "Clash of Clans". Giữa các bản phát hành "Boom Beach" và "Clash Royale", Supercell đã ngừng nhiều dự án trò chơi, hai trong số đó đang ở giai đoạn phát hành thử nghiệm. Một trong số đó là "Smash Land" đã được 4 đến 5 người phát triển trong 10 tháng. Vào tháng 12 năm 2018, "Supercell" đã phát hành "Brawl Stars" trên toàn cầu, đây là trò chơi thứ năm được hỗ trợ và nó đã mất 18 tháng để phát triển từ bản phát hành ban đầu. Đầu tư. Accel Partners và Index Ventures đã đầu tư 12 triệu đô la vào Series A của Supercell vào năm 2011, Atomico dẫn đầu khoản đầu tư Series B, và vào tháng 10 năm 2013, có thông báo rằng công ty Nhật Bản GungHo Online Entertainment và mẹ của nó là SoftBank đã mua lại 51% cổ phần của công ty. 1,51 tỷ đô la đã được báo cáo trong đợt giao dịch đó. Vào ngày 1 tháng 6 năm 2015, "SoftBank" đã mua thêm 22,7% cổ phần của "Supercell", nâng tổng số cổ phần của họ lên 73,2% công ty và biến họ trở thành cổ đông bên ngoài duy nhất. Năm 2016, Supercell báo cáo doanh thu hàng năm khoảng 2,11 tỷ €. Trong ba năm, doanh thu của công ty đã tăng tổng cộng 800 phần trăm, từ 78,4 triệu (năm 2012). Supercell đã tài trợ tổng cộng 143,3 triệu bảng Anh. Quyền sở hữu. Vào tháng 6 năm 2016, Halti S.A., một tập đoàn có trụ sở tại Luxembourg được thành lập vào tháng đó, đã mua lại 81,4% cổ phần của Supercell với giá 8,6 tỷ USD. Vào thời điểm đó, SoftBank của Nhật Bản định giá Supercell là 10,2 tỷ USD. Halti S.A. do công ty công nghệ Trung Quốc "Tencent" sở hữu 50%; vào tháng 10 năm 2019, Tencent đã tăng cổ phần của mình trong tập đoàn lên 51,2% bằng cách mua lại số cổ phần trị giá 40 triệu đô la như một phần của trái phiếu chuyển đổi. Các trò chơi. Tiếp thị. Trong Super Bowl XLIX vào tháng 2 năm 2015, Supercell đã chi 9 triệu đô la cho thời lượng chạy 60 giây trước 118,5 triệu người xem. Theo "The Guardian", quảng cáo Clash of Clans là một trong những quảng cáo phổ biến nhất trong số 61 vị trí được phát sóng trên NBC. Đoạn phim quảng cáo có tên "Revenge", có cảnh Liam Neeson nhại lại nhân vật của anh trong loạt phim Taken bằng việc tìm cách trả thù trong một quán cà phê vì một người chơi ngẫu nhiên đang phá hủy ngôi làng của anh. Cho đến nay, quảng cáo đã đạt tổng cộng 165 triệu lượt xem trên kênh YouTube chính thức của trò chơi và là quảng cáo được xem nhiều nhất trên YouTube vào năm 2015. Mặc cho sự thành công của quảng cáo, Supercell chỉ tăng nhẹ số lượt tải xuống sau quảng cáo. Năm 2020, Supercell hợp tác với xưởng sản xuất phim hoạt hình Psyop, sản xuất phim ngắn "Lost & Crowned", được tải lên vào ngày 12 tháng 9 năm 2020 và đủ điều kiện để được công nhận giải Oscar vào tháng 12. Nhận xét. Năm 2012, Supercell được trao giải thưởng là công ty khởi nghiệp tốt nhất Bắc Âu và được chọn là nhà phát triển trò chơi Phần Lan của năm. Năm sau đó, Supercell đã giành chiến thắng trong cuộc thi Teknologiakasvattaja 2013 (Nhà giáo dục Công nghệ 2013) của Phần Lan và công ty được chọn là doanh nhân phần mềm của năm. Năm 2014, cơ quan nghiên cứu và tư vấn T-Media đã chọn Supercell là công ty uy tín nhất Phần Lan trong báo cáo Luottamus & Maine (Trust & Reputation) của họ.
1
null
Sông Hoàng là con sông thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, từng là con sông quan trọng chiến lược trong giao thông và phòng thủ. Ngày nay sông Hoàng chỉ là một đoạn sông đã bị bồi lấp và đã được cải tạo thành một con kênh thủy nông. Con sông này từng nối liền sông Hồng với sông Cầu ở Quả Cảm- Thổ Hà. Trên bản đồ và thực địa dấu vết của dòng sông cũ vẫn còn rõ nét, với những đoạn gọi là sông Thiếp hay Ngũ Huyện Khê (chảy qua 5 huyện Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du) Thành Cổ Loa khi xưa nằm ở bờ bắc sông Hoàng. Từ sông Hoàng có thể ngược lên sông Hồng, sông Đà, sông Lô; có thể lên tận đến miền núi rừng phía Tây Bắc hay xuôi xuống đồng bằng ra biển; có thể xuôi sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam lên miền núi rừng Đông Bắc; hay theo sông Lục Đầu xuống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy tỏa rộng khắp vùng đồng bằng ven biển.
1
null
Cớm học đường (tên gốc tiếng Anh: 21 Jump Street) là bộ phim điện ảnh hài, hành động của Mỹ do Phil Lord và Christopher Miller đạo diễn, với phần kịch bản được thực hiện bởi Michael Bacall. Phim có sự tham gia diễn xuất của Jonah Hill và Channing Tatum vào vai hai nhân vật chính. Phim được khởi chiếu tại các rạp vào ngày 16 tháng 3 năm 2012 bởi Columbia Pictures và Metro-Goldwyn-Mayer và đã thu về tổng cộng 201 triệu USD. Phần phim tiếp nối, mang tên "Cớm đại học", được công chiếu vào ngày 13 tháng 4 năm 2014. Nội dung. Schmidt và Jenko là bạn học thời trung học. Schmidt học giỏi nhưng mập ú, nhút nhát nên bị Jenko điển trai, khỏe mạnh nhưng học kém trêu chọc. Schmidt vì tổn thương khi bị cô gái mình thích từ chối lời mời đi dự dạ hội tốt nghiệp, và Jenko vì điểm số quá kém nên bị cấm xuất hiện tại buổi dạ hội đều đã bỏ lỡ sự kiện cả đời học sinh chỉ có một lần này. Sau khi tốt nghiệp trung học, Schmidt và Jenko gặp lại nhau tại trường đào tạo cảnh sát. Schmidt và Jenko tuy trước có hiềm khích nhưng để giúp đỡ nhau trong quá trình học tập tại trường đào tạo đã bắt tay nhau thành bạn bè, dần dần trở thành chí cốt. Schmidt và Jenko tốt nghiệp thuận lợi và trở thành cảnh sát. Cả hai mơ được trở thành những cảnh sát tham gia vào những vụ án lớn, quan trọng. Tuy nhiên, họ lại được sắp xếp trở thành cảnh sát an ninh phụ trách công viên trung tâm. Trong lúc làm việc, cả hai phát hiện ra một nhóm đang sử dụng ma túy. Schmidt và Jenko đuổi theo những tên tội phạm sau khi khám xét xe gắn máy của bọn chúng và bắt được 1 tên. Tuy nhiên, do không nhớ nổi câu tuyên bố quyền của kẻ bị bắt, Jenko đã không thực hiện được việc này dẫn đến tên tội phạm được phóng thích. Mọi chuyện chưa dừng lại. Schmidt và Jenko lại nhận lệnh thuyên chuyển công tác và tham gia một dự án hoạt động ngầm của chính phủ tại các trường trung học. Trụ sở của tổ chức này nằm tại số 21 phố Jump. Ở đây, Schmidt và Jenko nhận lệnh cải trang thành học sinh trung học, trà trộn, điều tra vụ sản xuất, buôn bán một loại ma túy tổng hợp mới mang tên HFS (viết tắt cho "Holy F**king Sh*t") đã gây tử vong một nam sinh. Schmidt và Jenko trở thành anh em với thân phận mới. Cả hai cố gắng hòa nhập với môi trường tưởng thân quen hóa ra lạ lẫm vì cách biệt thế hệ. Vì một sai sót, Schmidt và Jenko bị lộn thân phận với nhau. Schmidt thông minh được xếp hoạt động cùng lớp Hóa bị tráo với Jenko điển trai, khỏe mạnh được xếp hoạt động ở lớp Thể chất và Nhạc kịch. Schmidt và Jenko tìm cách tiếp cận đường dây của bọn buôn bán ma túy và gặp Eric, một nam sinh trong nhóm nổi tiếng, cũng là một đầu mối buôn bán HFS. Vì muốn làm thân với Eric, Schmidt và Jenko tổ chức một bữa tiệc tại nhà Schmidt. Jenko tại đây gắn được máy nghe trộm vào điện thoại của Eric. Dần dần Schmidt và Jenko nhanh chóng bỏ qua được sự khác biệt mà hòa nhập vào môi trường của đối phương: Schmidt với nhóm nổi tiếng và Jenko với nhóm mọt sách. Khi tiếp cận Eric, Schmidt có cảm tình với Molly, 1 nữ sinh trong nhóm và được cô đáp lại. Jenko cảm thấy Schmidt bị dấn quá sâu, không còn kiểm soát được tình hình. Schmidt vì muốn hòa nhập với nhóm nổi tiếng đã nói xấu Jenko và nhóm mọt sách gây ra hiểu lầm giữa cả hai. Như thế, sau khi đuổi theo Eric vào ngày diễn ra buổi biểu diễn của lớp Nhạc kịch, phát hiện ra mối quan hệ với đám tội phạm xe gắn máy sử dụng ma túy tại công viên hôm nào, rượt đuổi trên đường quốc lộ, cả hai đánh nhau trên sân khấu và bị đuổi khỏi trường học cũng như bị sa thải khỏi tổ chức. Tuy nhiên, trận đánh nhau này lại hoàn toàn chiếm được sự tin tưởng của Eric. Eric đề nghị Schmidt và Jenko trở thành vệ sỹ của mình. Theo Eric tới địa điểm gặp tên trùm, thầy giáo lớp Thể chất, Walters, Schmidt và Jenko đụng mặt đám tội phạm xe gắn máy. Sau đó cả hai bị lộ thân phận. Nhờ 2 cảnh sát ngầm khác trà trộn trong nhóm tội phạm, Schmidt và Jenko tạm thời được cứu. Tuy nhiên, 2 tay cảnh sát này nhanh chóng bị tên tội phạm cầm đầu bắn chết, Schmidt và Jenko phải cùng nhau chiến đấu với đám tội phạm. Cả hai đuổi theo đám tội phạm đang truy sát Walters, Eric và con tin Molly. Nhờ bài học cùng nhóm mọt sách, Jenko chế tạo bom rượu và gây nổ xe của đám tội phạm. Sau đó, Walters dùng Molly uy hiếp Schmidt và Jenko. Jenko vì muốn cứu Schmidt đã nhảy ra đỡ đạn. Schmidt tức giận nổ súng và hạ được Walters. Vụ án khép lại, Schmidt và Jenko được khen thưởng nhưng nhận ngay vụ mới sau đó, nằm vùng tại một trường đại học.
1
null
Bìa cứng, còn gọi là các tông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "carton" /kaʁtɔ̃/) hay giấy bồi là một thuật ngữ chung để chỉ một loại giấy nặng với độ dày và cứng khác nhau, từ một sự sắp xếp đơn giản của một tấm giấy cứng duy nhất đến cấu hình phức tạp gồm nhiều lớp, có thể có nếp hay gợn sóng. Thường là các-tông làm bằng bột giấy, bột giấy cơ học và giấy cũ, cùng với những thứ khác, trong kỹ thuật in và trong ngành công nghiệp bao bì để bảo vệ hàng hóa đóng gói, trong nghệ thuật đồ họa và thủ công mỹ nghệ làm nguyên liệu nghệ thuật và như một bề mặt thiết kế. Mặc dù từ các-tông được sử dụng lan rộng nói chung thuật ngữ này thường ít dùng trong các ngành kinh doanh và công nghiệp. Các ngành sản xuất vật liệu, các nhà sản xuất container, kỹ sư đóng gói, và các tổ chức định tiêu chuẩn, đã cố gắng sử dụng những thuật ngữ cụ thể hơn, thường là thuật ngữ "các-tông""giấy bồi" được tránh, bởi vì khái niệm mơ hồ và nó không xác định bất kỳ nguyên vật liệu đặc biệt. Tùy theo vật liệu và cấu tạo bề mặt, các tông khi đó được xác định bằng những thuật ngữ chính xác hơn. Tiếp thị. Nếu doanh số bán hàng nhanh chóng được dự đoán, một phiên bản bìa cứng của một cuốn sách thường được phát hành đầu tiên, tiếp theo là một phiên bản bìa mềm "thương mại" (cùng định dạng với bìa cứng) vào năm tới. Một số nhà xuất bản xuất bản bản bìa mềm nếu doanh số bìa cứng chậm được dự đoán. Đối với những cuốn sách rất phổ biến, các chu kỳ bán hàng này có thể được mở rộng, và tiếp theo là một loại phiên bản bìa mềm thị trường đại chúng với kích thước nhỏ gọn hơn và được in trên giấy mỏng hơn, ít cứng hơn. Điều này nhằm mục đích, một phần, kéo dài tuổi thọ của sự bùng nổ mua ngay lập tức xảy ra đối với một số người bán chạy nhất: Sau khi sự chú ý đến cuốn sách đã lắng xuống, một phiên bản chi phí thấp hơn trong bìa mềm, được phát hành để bán thêm các bản sao. Trong quá khứ, việc phát hành một phiên bản bìa mềm là một năm sau bìa cứng, nhưng vào đầu thế kỷ 21 bìa mềm đã được phát hành sáu tháng sau khi bìa cứng của một số nhà xuất bản . Rất bất thường khi một cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên trên bìa mềm được theo sau bởi một bìa cứng. Một ví dụ là cuốn tiểu thuyết " The Judgment of Paris của " Gore Vidal,có phiên bản sửa đổi năm 1961 lần đầu tiên được xuất bản trong bìa mềm,và sau đó trong bìa cứng Giá cả. Sách bìa cứng thường được bán với giá cao hơn so với bìa mềm tương đương. Sách cho công chúng thường được in bằng bìa cứng chỉ dành cho các tác giả dự kiến sẽ thành công, hoặc là tiền thân của bìa mềm để dự đoán mức bán; tuy nhiên, nhiều cuốn sách học thuật thường chỉ được xuất bản trong các phiên bản bìa cứng Cấu trúc thông thường. Bìa cứng thường bao gồm một khối trang, hai bản bìa cứng, và một tấm vải hoặc giấy đậy nặng. Các trang được khâu lại với nhau và dán vào một bản lề linh hoạt giữa các bản giấy bìa , và nó cũng được bao phủ bởi vải. Một bọc giấy, hoặc áo khoác bụi, thường được đặt ở mặt trên, gấp trên mỗi đầu ngang của bảng.Mặt ngoài phục vụ để bảo vệ vỏ bên dưới khỏi bụi bẩn. Trên phần gấp, hoặc nắp, trên bìa trước thường là một blurb, hoặc một bản tóm tắt của cuốn sách. Nắp sau là nơi có thể tìm thấy tiểu sử của tác giả. Đánh giá thường được đặt ở mặt sau của mặt ngoài bìa cứng. Nhiều cuốn sách bìa cứng bán chạy nhất hiện đại sử dụng một lớp vải một phần, chỉ có một tấm vải phủ trên bản lề và chỉ có bản giấy bìa bao phủ phần còn lại của cuốn sách. Hình ảnh. Một số ứng dụng của loại giấy cứng:
1
null
Một bưu thiếp hay bưu thiệp (tiếng Anh: "postcard") là một mảnh giấy dày hay giấy bìa cứng hình chữ nhật dành cho văn bản và gửi thư mà không có một phong bì. Thường là những tấm bưu thiếp có một mặt là hình ảnh, và mặt còn lại để ghi địa chỉ và ghi một thông điệp nào đó. Chi phí tem thư để gửi một bưu thiếp bằng đường bưu điện thường là thấp hơn để gửi một bức thư. Có những ngoại lệ đặc biệt: như bưu thiếp gỗ, làm bằng gỗ mỏng, và bưu thiếp bọc đồng từ Quận Copper của tiểu bang Michigan, và bưu thiếp bằng giấy vỏ dừa từ các hòn đảo nhiệt đới. Lịch sử. Năm 1760, công ty bưu chính tư nhân "Petite Poste" ("Bưu điện nhỏ") tại Paris lần đầu phát hành những tấm thiệp với những thông điệp có thể đọc công khai. Năm 1784, công ty tư nhân "Kleine Post in Wien" ("Bưu điện nhỏ tại Viên") in những tấm thẻ nhỏ với tin nhắn. Vào năm 1840, xuất hiện tem thư tại Anh, và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu. Đây là một điều kiện tiên quyết cho việc lưu hành các bưu thiếp và sự hoạt động vận hành của các hệ thống bưu điện theo hình thức hiện tại. Tại Hoa Kỳ, một hình ảnh hoặc thẻ trống với một tin nhắn được gửi qua đường bưu điện đầu tiên trong tháng 12 năm 1848. Sau khi luật pháp ở Hoa Kỳ cho phép gửi những tấm thiệp từ năm 1861, tấm bưu thiệp được chính thức gửi đầu tiên bằng đường bưu điện vào ngày 1 tháng 10 năm 1869 từ Đế quốc Áo-Hung. Lúc đầu, những tấm bưu thiệp chỉ có thể gửi trong nội địa và quốc tế chỉ trên cơ sở những hiệp định bưu tín song phương, nhưng từ năm 1878 bưu thiệp có thể gửi và nhận tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1
null
Lớp tàu khu trục "Gridley" là một lớp bao gồm bốn tàu khu trục có trọng lượng choán nước được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và không có chiếc nào bị mất trong cuộc xung đột. Hai chiếc đầu tiên của lớp được đặt lườn vào ngày 3 tháng 6 năm 1935 và nhập biên chế vào năm 1937. Hai chiếc sau được đặt lườn vào tháng 3 năm 1936 và nhập biên chế năm 1938. Với thiết kế được dựa trên lớp tàu khu trục "Mahan" dẫn trước, chúng có cùng một lườn tàu nhưng chỉ có một ống khói duy nhất và trang bị 16 ống phóng ngư lôi, tăng thêm bốn ống so với trước đó. Để bù trừ trọng lượng tăng thêm của vũ khí ngư lôi, hỏa lực hải pháo được thay đổi đôi chút từ năm xuống còn bốn khẩu pháo /38 caliber. Hệ thống động lực cũng được nâng cấp đáng kể so với lớp "Mahan", sử dụng hơi nước siêu nhiệt với nhiệt độ lên đến , giúp làm tăng áp suất hơi nước hoạt động từ lên . đã đạt được tốc độ chạy thử máy cao nhất từng được ghi nhận đối với một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ, .
1
null
USS "Gridley" (DD-380) là một tàu khu trục, chiếc dẫn đầu cho lớp "Gridley", được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân Charles Vernon Gridley (1844-1898), người tham gia cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. "Gridley" đã phục vụ nổi bật tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, chia sẻ chiến công đánh chìm một tàu ngầm Nhật Bản. Nó được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Gridley" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 3 tháng 6 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 12 năm 1936; và được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 6 năm 1937. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. "Gridley" được tiếp tục trang bị tại Xưởng hải quân Boston, và tiến hành chạy thử máy tại khu vực biển Caribe cho đến ngày 27 tháng 10 năm 1938, viếng thăm Puerto Rico, Cuba, and Venezuela. Sau đó nó được cải biến tại Xưởng hải quân Boston cho đến ngày 13 tháng 6 năm 1938, khi nó rời cảng, băng qua kênh đào Panama và đi đến cảng San Diego vào ngày 5 tháng 7 năm 1938. Gia nhập Đội khu trục 11, con tàu trải qua những tháng tiếp theo cơ động chiến thuật ngoài khơi bờ biển California, và đến ngày 4 tháng 1 năm 1939 đã khởi hành cùng Lực lượng Chiến trận để cơ động phối hợp tại vùng biển Caribe. Nó tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XX cùng với hạm đội ngoài khơi Cuba và Haiti, rồi quay trở về Boston để sửa chữa. Chiếc tàu khu trục lại đi đến San Diego vào ngày 13 tháng 7 năm 1939 và trở thành soái hạm của Đội khu trục 11. Nó tiến hành các cuộc cơ động ngoài khơi California cho đến ngày 2 tháng 4 năm 1940, khi nó cùng các tàu chiến khác tham gia cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XXI tại vùng biển quần đảo Hawaii. Sau đó nó hoạt động từ Hawaii. 1942-1943. "Gridley" rời Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 11 năm 1941 trong thành phần hộ tống chống tàu ngầm cho tàu sân bay , soái hạm của Đô đốc William Halsey, Jr., và sau một chặng dừng tại đảo Wake đã quay mũi trở về Trân Châu Cảng. Lực lượng đặc nhiệm đang trên đường trở lại căn cứ vào sáng ngày 7 tháng 12 khi họ nhận được tin tức về việc Hải quân Nhật đã bất ngờ tấn công, khai mào chiến tranh tại Thái Bình Dương. Chiếc tàu khu trục đi vào cảng vào ngày hôm sau giúp vào việc phòng thủ đề phòng những cuộc tấn công khác, và trong năm tháng tiếp theo đã làm nhiệm vụ hộ tống các tàu vận tải và tàu sửa chữa đi lại giữa Trân Châu Cảng và các cảng tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Chuyến đi cuối cùng của nó hoàn tất vào ngày 27 tháng 5 năm 1942, và đến ngày 5 tháng 6, nó đi đến Kodiak, Alaska cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ . Tại chiến trường Alaska, nó hộ tống các tàu vận tải và tuần tra ngoài khơi các đảo bị Nhật Bản chiếm đóng Kiska và Attu, trợ giúp vào việc bắn phá Kiska vào ngày 7 tháng 8 năm 1942. Trong giai đoạn này, nó phục vụ như là soái hạm của Trung tá Hải quân Frederick Moosbrugger. Khởi hành từ Dutch Harbor vào ngày 25 tháng 9 năm 1942, "Gridley" gia nhập cùng lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay tại vùng biển Hawaii, và sau đó làm nhiệm vụ hộ tống cho cả các tàu chiến đấu lẫn không chiến đấu tại khu vực Fiji và New Hebride. Trong tháng 12, nó hộ tống tàu chở dầu rời Nouméa để đi đến điểm hẹn tiếp nhiên liệu cùng các lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay, nhằm hỗ trợ cho cuộc chiến đấu ác liệt tại khu vực quần đảo Solomon. Chuyển căn cứ hoạt động đến vịnh Purvis tại Solomon vào ngày 13 tháng 7 năm 1943, nó hộ tống các tàu vận chuyển cao tốc vốn đã cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ tại vịnh Parasco vào ngày 16 tháng 7, rồi cùng với tàu khu trục hộ tống các xuồng đổ bộ bộ binh từ Guadalcanal cho các cuộc đổ bộ lên Tambatuni, New Georgia. Nó bắn phá các công sự phòng thủ đối phương gần các bãi đổ bộ vào ngày 25 tháng 7, rồi bảo vệ các tàu hỗ trợ cho việc đổ bộ. Cùng với sáu tàu khu trục khác, nó tiêu diệt các sà lan đổ bộ Nhật Bản trong vịnh Vella vào ngày 10 tháng 8, và hộ tống cho "Saratoga" trong các chiến dịch không kích tại vùng quần đảo Solomon cho đến ngày 25 tháng 8. "Gridley" quay trở về Trân Châu Cảng cùng các tàu sân bay hộ tống và vào ngày 4 tháng 9 năm 1943, rồi khởi hành đi San Diego, nơi nó ở lại để sửa chữa từ ngày 11 tháng 9 đến ngày 26 tháng 10. Quần đảo Gilbert là mục tiêu tiếp theo của nó, khi nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 11 để đi đến đảo Makin. Nó làm nhiệm vụ bắn phá bờ biển, hộ tống các tàu sân bay, rồi tiến hành các cuộc tuần tra độc lập tại khu vực này cho đến khi khởi hành đi Hawaii vào ngày 1 tháng 12. 1944. Lực lượng Đặc nhiệm 58 dưới quyền Phó đô đốc Marc A. Mitscher đã khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 1 năm 1944 cho cuộc tổng tấn công quần đảo Marshall; một lần nữa "Gridley" lại hoạt động trong thành phần bảo vệ cho "Saratoga". Nó đã hộ tống chiếc tàu sân bay trong các cuộc không kích lên Wotje và Eniwetok, và vào ngày 8 tháng 3 đã lên đường đi New Hebride cùng các tàu sân bay , và , trợ giúp chúng phát triển việc tấn công tại khu vực New Guinea. Chiếc tàu khu trục kỳ cựu khởi hành cùng đội đặc nhiệm tàu sân bay vào ngày 7 tháng 6 để tham gia cuộc tấn công quần đảo Mariana, nơi các tàu sân bay không kích xuống Saipan, Rota và Guam. Trong mọi chiến dịch trên, "Gridley" và các tàu khu trục chị em đã bảo vệ các tàu sân bay khỏi các cuộc tấn công từ trên không và bởi tàu ngầm. "Gridley" đã có mặt cùng lực lượng đặc nhiệm trong Trận chiến biển Philippine từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 năm 1944, nơi bốn đợt tấn công lớn bởi máy bay ném bom-ngư lôi và máy bay tiêm kích hộ tống đối phương bị đánh bại bởi các đơn vị trên không và mặt biển. Hỏa lực phòng không của "Gridley" đã giúp bảo vệ các tàu sân bay, góp phần vào việc đánh bại hầu như hoàn toàn không lực của Hải quân Nhật Bản. "Gridley" rời Eniwetok vào ngày 30 tháng 6 để cùng các tàu sân bay tấn công vào Iwo Jima, Guam, Yap, Ulithi và quần đảo Volcano. Nó trực tiếp hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng lên Peleliu vào ngày 15 tháng 9, bắn rơi ít nhất một máy bay Nhật đã tấn công. Sau khi hộ tống các tàu sân bay không kích lên Okinawa và Đài Loan, nó tham gia lực lượng được tập trung cho việc chiếm đóng Philippines. Đang khi bảo vệ cho các tàu chiến lớn ngoài khơi Luzon vào ngày 28 tháng 10, nó cùng với tàu khu trục phát hiện và đánh chìm chiếc tàu ngầm Nhật "I-51f" bằng một loạt các cuộc tấn công với mìn sâu. Trong những ngày tiếp theo, "Gridley" đánh trả các cuộc tấn công của máy bay cảm tử kamikaze Nhật Bản, và quay về Ulithi với các tàu sân bay bị hư hại và vào ngày 2 tháng 11. "Gridley" lại nhanh chóng phải trở ra biển, khi nó rời Ulithi vào ngày 5 tháng 11 cùng với lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh cho chiến dịch Leyte. Nó sau đó gia nhập một đội tàu sân bay hộ tống, và phục vụ như là tàu bắn phá và tuần tra trong lúc đổ bộ lên vịnh Lingayen cho đến ngày 10 tháng 2 năm 1945. 1945. Sau một chặng dừng tại Ulithi, "Gridley" hộ tống thiết giáp hạm đi Trân Châu Cảng, rồi lên đường đi ngang qua San Diego và kênh đào Panama để đi New York, đến nơi vào ngày 30 tháng 3 năm 1945. Nó đi vào Xưởng hải quân New York vào ngày hôm sau để tiến hành những sửa chữa đang rất cần thiết, và sau khi hoàn tất đại tu lại rời Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 6 năm 1945. Nó phục vụ tại vùng biển Châu Âu từ tháng 7 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946. "Gridley" được cho xuất biên chế vào ngày 18 tháng 4 năm 1946. Nó bị bán để tháo dỡ vào tháng 8 năm 1947. Phần thưởng. "Gridley" được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Craven" (DD-382) là một tàu khu trục lớp "Gridley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân Tunis Augustus Macdonough Craven (1813-1865), người tham gia cuộc Chiến tranh Mexico-Hoa Kỳ và tử trận trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. "Craven" đã phục vụ hầu hết tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi được chuyển sang Đại Tây Dương, được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Craven" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở Quincy, Massachusetts vào ngày 2 tháng 6 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 2 năm 1937; được đỡ đầu bởi bà F. Learned, con gái Trung tá Craven; và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 9 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. O. Bailey. Lịch sử hoạt động. Sau khi được huấn luyện tại khu vực biển Caribe và dọc theo vùng bờ Đông, cũng như thử nghiệm bắn ngư lôi tại Newport, Rhode Island, "Craven" rời Norfolk, Virginia vào ngày 16 tháng 8 năm 1938 để gia nhập hạm đội tại San Diego, California. Từ ngày 4 tháng 1 đến ngày 17 tháng 7 năm 1939, nó đi sang vùng biển Caribe để cơ động và tập trận hạm đội, rồi viếng thăm vùng bờ Đông, nhưng sau đó hoạt động chủ yếu tại vùng bờ Tây. Từ ngày 1 tháng 4 năm 1940, nó đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng, nơi nó tham gia các cuộc thực hành hạm đội và phục vụ như tàu hộ tống chống tàu ngầm cho các tàu sân bay. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng khai mào chiến tranh tại Thái Bình Dương, "Craven" đang ở ngoài biển hộ tống cho tàu sân bay trên đường quay trở về từ đảo Wake. Đang khi còn phục vụ cùng đội của "Enterprise", chiếc tàu khu trục bị hư hại do tai nạn va chạm với tàu tuần dương hạng nặng lúc đang tiếp nhiên liệu ngoài biển ngày 15 tháng 12. Sự cố này, cùng những hư hại khác do biển động mạnh vào ngày 19 tháng 12, đã buộc nó phải quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa. Nó tham gia các cuộc bắn phá các quần đảo Marshall và Gilbert vào ngày 1 tháng 2 năm 1942 và xuống đảo Wake vào ngày 24 tháng 2. Sau khi được đại tu tại vùng bờ Tây, nó quay trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra dọc bờ Tây từ ngày 8 tháng 4. "Craven" khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 12 tháng 11 năm 1942 để gia nhập cuộc tấn công tại Guadalcanal, hộ tống các tàu vận tải đi đến đảo này trong chín tháng tiếp theo sau. Trong các ngày 6 và 7 tháng 8, nó tham gia càn quét vịnh Vella vốn đã đánh chìm các tàu khu trục Nhật "Kawakaze", "Hagikaze" và "Arashi", cùng làm hư hại một tàu tuần dương. "Craven" rời Efate vào ngày 23 tháng 9 năm 1943 để đi San Francisco, California cho việc đại tu. Quay trở lại Trân Châu Cảng, nó khởi hành vào ngày 19 tháng 1 năm 1944 để hộ tống các tàu sân bay thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 trong các cuộc không kích xuống Wotje, Taroa và Eniwetok trong tháng 2 nhằm hỗ trợ việc chiếm đóng quần đảo Marshall. Từ căn cứ tại Majuro, chiếc tàu khu trục lên đường hộ tống các tàu sân bay trong các đợt không kích mạnh mẽ xuống Palau, Yap, Ulithi, Woleai; hỗ trợ việc chiếm đóng Hollandia; và bắn phá Truk, Satawan và Ponape trong suốt tháng 4. Sau một chuyến đi đến Trân Châu Cảng trong tháng 5, nó gia nhập trở lại Đệ Ngũ hạm đội cho việc chiếm đóng quần đảo Mariana. Nó hộ tống các cuộc không kích nhằm vô hiệu hóa Guam, Saipan và Rota, và hỗ trợ các cuộc bắn phá quần đảo Bonin, cũng như bảo vệ các tàu sân bay bằng hỏa lực phòng không trong khuôn khổ Trận chiến biển Philippine trong các ngày 19 và 20 tháng 6. Nó tiếp tục hộ tống bảo vệ các tàu sân bay trong tháng 7, tháng 8 và tháng 9 tại Bonins, Guam, Yap và Palaus. Quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 11 tháng 10 năm 1944, "Craven" được đại tu và huấn luyện rồi lên đường vào ngày 2 tháng 1 năm 1945. Nó đi đến New York vào ngày 26 tháng 1 để thực hành và tuần tra chống tàu ngầm dọc theo vùng bờ Đông cho đến ngày 2 tháng 5, khi nó lên đường đi Southampton, Anh để hộ tống một đoàn tàu vận tải, quay trở về New York vào ngày 29 tháng 5. Nó khởi hành từ Portland, Maine vào ngày 22 tháng 6 để đưa đại biểu Chính phủ Hoa Kỳ đi Tangier, và tiếp tục đi đến Oran. Nó hoạt động khắp khu vực Địa Trung Hải trong các nhiệm vụ hộ tống, huấn luyện và vận chuyển cho đến ngày 14 tháng 1 năm 1946, khi nó khởi hành quay trở về Hoa Kỳ, về đến New York vào ngày 28 tháng 1. Chiếc tàu khu trục lên đường vào ngày 20 tháng 2 để đi San Diego và Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 16 tháng 3. "Craven" được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 19 tháng 4 năm 1946, và bị bán để tháo dỡ vào ngày 2 tháng 10 năm 1947. Phần thưởng. "Craven" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "McCall" (DD-400) là một tàu khu trục lớp "Gridley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Edward R. McCall (1790-1853), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812. "McCall" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "McCall" được đặt lườn tại xưởng tàu Union Plant của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California vào ngày 17 tháng 3 năm 1936. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 11 năm 1937; được đỡ đầu bởi cô Eleanor Kempff; và được đưa ra hoạt động vào ngày 22 tháng 6 năm 1938 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. H. Whelchel. Lịch sử hoạt động. 1941. Được phân về khu vực Thái Bình Dương, "McCall" trình diện để phục vụ cùng Hải đội Khu trục trực thuộc Lực lượng Chiến trận vào ngày 16 tháng 1 năm 1939. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi đang trên đường cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 8 hình thành chung quanh tàu sân bay quay trở về Trân Châu Cảng sau chuyến đi đến đảo Wake, nó nhận được tin tức về việc Hải quân Nhật Bản đã bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, mở màn xung đột tại Mặt trận Thái Bình Dương. Lực lượng Đặc nhiệm 8 của "McCall" lập tức tiến hành truy tìm hạm đội Nhật Bản. Vào lúc lực lượng đặc nhiệm quay trở về Trân Châu Cảng, chỉ có một tàu Nhật bị phát hiện: tàu ngầm "I-70", vốn bị máy bay của lực lượng đặc nhiệm đánh chìm vào ngày 10 tháng 12. Trong thời gian còn lại của năm 1941, trong thành phần hộ tống cho "Enterprise", chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại vùng quần đảo Hawaii để phòng thủ sau vụ tấn công. 1942-1943. Khi quân Nhật tiến quân về hướng các quần đảo tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, "McCall" tháp tùng các tàu sân bay "Enterprise" và cho các cuộc không kích xuống các căn cứ Nhật Bản tại phía Nam quần đảo Marshall và phía Bắc quần đảo Gilbert. Hoàn thành cuộc tấn công vào ngày 1 tháng 2 năm 1942 bất chấp sự chống trả quyết liệt của không lực đối phương, lực lượng tàu sân bay và bắn phá quay trở về Oahu vào ngày 5 tháng 2. Sau khi được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm 16, họ lại lên đường vào ngày 15 tháng 2 cho một cuộc không kích bất ngờ xuống đảo Wake và đảo Marcus trong các ngày 24 tháng 2 và 4 tháng 3 tương ứng, rồi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 3. "McCall" trải qua sáu tuần lễ tiếp theo sau tuần tra tại vùng biển Hawaii, rồi hộ tống các đoàn tàu vận tải từ Hawaii đi Samoa, Fiji và Tonga. Vào cuối tháng 5, nó khởi hành đi lên phía Bắc hướng đến quần đảo Aleut khi quân Nhật bắt đầu nhắm vào hướng Alaska. Trong suốt những tháng mùa Hè, nó tuần tra ngoài khơi Kodiak, Alaska, và tham gia bắn phá các vị trí của quân Nhật ở phía Tây quần đảo Aleut. Nó quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 9, được đại tu, rồi lại lên đường cùng Lực lượng Đặc nhiệm 11 vào ngày 12 tháng 11 năm 1942 để đi đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, tham gia chiến dịch Guadalcanal. Hoạt động tại khu vực quần đảo Solomon trong mười tháng tiếp theo, nó hoạt động từ Nouméa trong các chuyến tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống các tàu sân bay và các đoàn tàu vận tải. Vào ngày 19 tháng 9 năm 1943, nó rời khu vực hộ tống một đoàn tàu đi San Francisco, California. Tại đây nó được đại tu, rồi thực tập dọc theo vùng bờ Tây trước khi lại lên đường hướng sang phía Tây. 1944. Vào đầu năm 1944, "McCall" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58, một lực lượng tàu sân bay nhanh, và ra khơi vào ngày 19 tháng 1 để hộ tống các tàu sân bay trong khi máy bay của chúng tấn công Wotje, Taroa và Eniwetok vào tháng 2. Nó tiếp tục hộ tống các tàu sân bay trong cuộc không kích xuống Palau. Sang tháng 3, lực lượng hoạt động từ Majuro, một căn cứ mới chiếm lại được, và từ đây chiếc tàu khu trục lên đường hộ tống các tàu sân bay khi chúng tiến hành không kích Palaus, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; bảo vệ cho cuộc đổ bộ lên Hollandia vào ngày 22 tháng 4; và bắn phá Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4, đến ngày 1 tháng 5. Sau một đợt sửa chữa ngắn tại Trân Châu Cảng, "McCall" gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 58 tại Majuro vào ngày 4 tháng 6. Hai ngày sau, lực lượng lên đường cho các chiến dịch tại khu vực quần đảo Mariana. Thoạt tiên họ hỗ trợ trực tiếp cho các cuộc đổ bộ lên Guam, Rota và Saipan, rồi bắn phá Iwo Jima và Chichi Jima để ngăn ngừa lực lượng tăng viện có thể đến được Mariana thông qua các đảo này. Vào ngày 18 tháng 6, họ nhận được tin tức về một hạm đội Nhật Bản hùng hậu bị phát hiện đang di chuyển giữa Philippines và Mariana. Đến ngày 19 tháng 6, Trận chiến biển Philippines mở màn khi máy bay Nhật cất cánh từ tàu sân bay tấn công Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ. Khi kết thúc hai ngày chiến trận, phía Nhật bị mất ba tàu sân bay, 92% số máy bay trên tàu sân bay và 72% số thủy phi cơ của họ, một thất bại tai hại trong một cuộc chiến dựa phần lớn vào không lực hải quân. Sau khi truy đuổi lực lượng Nhật Bản rút lui, các tàu sân bay cùng với "McCall" trong tành phần hộ tống, tập trung sự chú ý vào quần đảo Bonin, rồi rút lui về Eniwetok, đến nơi vào ngày 27 tháng 6. Đến ngày 4 tháng 7, các tàu sân bay nhanh lại không kích xuống Iwo Jima, rồi sau đó quay trở lại quần đảo Mariana, nơi "McCall" cùng tàu khu trục chiếm lấy vị trí tuần tra ngoài khơi Guam vào ngày 10 tháng 7. Lúc 18 giờ 20 phút, thủy thủ của nó phát hiện một tín hiệu quang báo trên một sườn đồi về phía Nam Uruno Point. Nhận định người phát tin thuộc lực lượng bạn, một xuồng săn cá voi có động cơ cùng một đội đổ bộ tình nguyện được phái đi giải cứu người gửi tín hiệu. Cho dù nằm trong tầm bắn của một khẩu đội 6‑inch phòng thủ duyên hải, nhiệm vụ đã hoàn tất khi giải cứu được George R. Tweed, một hạ sĩ quan hải quân đã có mặt tại Guam từ năm 1939 và ẩn náu lại sau khi quân Nhật chiếm đóng. Ông mang đến những thông tin quý báu về lực lượng, tinh thần của quân Nhật cũng như chi tiết bố trí các đơn vị và các vị trí pháo. Trong chín tuần lễ tiếp theo sau, "McCall" bảo vệ cho các tàu sân bay trong khi chúng lại tấn công Iwo Jima, rồi di chuyển để hỗ trợ cho các hoạt động tại Palaus, Yap và Ulithi. Vào ngày 10 tháng 10, họ ở ngoài khơi Okinawa, rồi di chuyển từ đây đến Đài Loan và Luzon. Vào ngày 23 tháng 10, nó hỗ trợ cho các lực lượng tại vịnh Leyte, rồi quay lên phía Bắc sau khi có tin tức về một lực lượng tàu sân bay Nhật Bản, vốn hầu như không còn máy bay chiến đấu do những tổn thất nặng nề sau Trận chiến biển Philippine và ngoài khơi Đài Loan. Vào ngày 25 tháng 10, lực lượng đối phương bị đánh bại ngoài khơi mũi Engaño. Tổn thất về phía Nhật Bản cho đến ngày 27 tháng 10 bao gồm ba tàu khu trục không kể đến nhiều tàu khu trục. 1945. "McCall" trải qua phần lớn thời gian của tháng 11 ở ngoài khơi Leyte để hỗ trợ các hoạt động trên bờ tại đây. Sau một giai đoạn bảo trì tại Manus, nó khởi hành vào ngày 27 tháng 12 để đi vịnh Lingayen hỗ trợ cho việc chiếm đóng Luzon. Đến giữa tháng 1 năm 1945, nó được phối thuộc cùng Đội đặc nhiệm 78.12 làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải, và vào ngày 28 tháng 1 lại đảm trách nhiệm vụ cung cấp hỏa lực bắn phá. Vào ngày 19 tháng 2, "McCall" đi đến khu vực vận chuyển ngoài khơi Iwo Jima. Ở lại đây cho đến tháng 3, nó bảo vệ các tàu vận chuyển và bắn pháo hỗ trợ lực lượng trên bờ, bắn pháo quấy phá và chiếu sáng phục vụ việc chiếm đóng. Vào ngày 27 tháng 3, nó rời khu vực quần đảo Volcano để đi Trân Châu Cảng, rồi từ đây đi về vùng bờ Tây, về đến San Diego, California vào ngày 22 tháng 4. Chỉ sau một tuần, nó lại khởi hành cho một lượt đại tu tại New York. Côngn việc trong xưởng tàu kết thúc vào ngày 4 tháng 8, và nó đang tiến hành huấn luyện ôn tập tại vịnh Casco khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 14 tháng 8. Hai tháng sau, "McCall" đi đến Xưởng hải quân Norfolk nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 11 năm 1945. Được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 28 tháng 1 năm 1947, "McCall" bị bán cho hãng Hugo Neu Corporation, New York để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 11 năm 1947; và nó bị tháo dỡ từ ngày 20 tháng 3 năm 1948. Phần thưởng. "McCall" được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Maury" (DD-401) là một tàu khu trục lớp "Gridley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung tá Hải quân Matthew Maury (1806-1873), người tham gia Nội chiến Hoa Kỳ đồng thời là sử gia, nhà thiên văn học, nhà hải dương học, nhà khí tượng học. "Maury" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1946. Thiết kế và chế tạo. "Maury" được đặt lườn tại xưởng tàu Union Plant của hãng Bethlehem Shipbuilding Corporation ở San Francisco, California vào ngày 24 tháng 3 năm 1936. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2 năm 1938; được đỡ đầu bởi cô Virginia Lee Maury Werth, cháu Trung tá Maury; và được đưa ra hoạt động vào ngày 5 tháng 8 năm 1938 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward M. Thompson. Lịch sử hoạt động. 1941. Được phân về Hạm đội Thái Bình Dương sau khi nhập biên chế, "Maury" hoạt động từ Trân Châu Cảng khi Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, khi đang trên đường cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 8 hình thành chung quanh tàu sân bay quay trở về Trân Châu Cảng sau chuyến đi đến đảo Wake, nó nhận được tin tức không lâu sau 09 giờ 00 về việc Hải quân Nhật Bản đã bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Chiếc tàu khu trục lập tức chuyển sang trực chiến trong khi lực lượng đặc nhiệm tiến hành truy tìm bất thành hạm đội Nhật Bản. Vào lúc lực lượng đặc nhiệm quay trở về Trân Châu Cảng, chỉ có một tàu Nhật bị phát hiện: tàu ngầm "I-70", vốn bị máy bay của lực lượng đặc nhiệm đánh chìm vào ngày 10 tháng 12. Trong thời gian còn lại của năm 1941, trong thành phần hộ tống cho "Enterprise", nó tiếp tục ở lại vùng quần đảo Hawaii để phòng thủ sau vụ tấn công. 1942 - 1943. Khi quân Nhật tiến quân về hướng các quần đảo tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, "Maury" tháp tùng các tàu sân bay "Enterprise" và cho các cuộc không kích xuống các căn cứ Nhật Bản tại phía Nam quần đảo Marshall và phía Bắc quần đảo Gilbert. Hoàn thành cuộc tấn công vào ngày 1 tháng 2 năm 1942 bất chấp sự chống trả quyết liệt của không lực đối phương, lực lượng tàu sân bay và bắn phá quay trở về Oahu vào ngày 5 tháng 2. Sau khi được đổi tên thành Lực lượng Đặc nhiệm 16, họ lại lên đường vào ngày 15 tháng 2 cho một cuộc không kích bất ngờ xuống đảo Wake và đảo Marcus trong các ngày 24 tháng 2 và 4 tháng 3 tương ứng, rồi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 3. Sau đó trong suốt tháng 4, "Maury" tuần tra chống tàu ngầm và thực hành phòng không gần bờ. Vào ngày 30 tháng 4, Lực lượng Đặc nhiệm 16, với "Maury" trong thành phần hộ tống các tàu chiến chủ lực, rời Trân Châu Cảng để trợ giúp các tàu sân bay "Yorktown" và trong Trận chiến biển Coral. Đến nơi sau khi cuộc đụng độ đã kết thúc, lực lượng quay trở về Hawaii, đến nơi vào ngày 26 tháng 5, để rồi lại vội vã lên đường hai ngày sau đó, lần này là đi đến Midway để chống trả một cuộc tấn công chiếm đóng căn cứ này. Vào ngày 2 tháng 6, họ gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 17 tại một điểm hẹn ở cách về phía Đông Bắc Midway. Đến ngày 4 tháng 6, Trận Midway diễn ra khi máy bay cất cánh từ tàu sân bay Nhật bắt đầu tấn công quân đồn trú trên đảo; và cho đến ngày 7 tháng 6, lực lượng Hoa Kỳ đã đánh chìm bốn tàu sân bay Nhật cùng một tàu tuần dương hạng nặng với cái giá tổn thất tàu khu trục và tàu sân bay "Yorktown". Sau trận Midway, lực lượng quay trở về Trân Châu Cảng trong một tháng trước khi lại lên đường hướng đến khu vực Nam Thái Bình Dương. Di chuyển ngang qua quần đảo Tonga, họ hướnng đến quần đảo Solomon đang do quân Nhật chiếm đóng. Đến ngày 7 tháng 8, họ còn cách mục tiêu chính, Guadalcanal, 40 dặm. Trong chiến dịch đổ bộ Guadalcanal-Tulagi diễn ra sau đó, "Maury" phục vụ như là tàu canh phòng máy bay cho "Enterprise" khi chiếc tàu sân bay liên tục tung ra các cuộc không kích hỗ trợ lực lượng trên bờ. Chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại khu vực Solomon trong suốt quá trình Trận chiến Đông Solomon trong các ngày 24 và 25 tháng 8. Trong trận chiến vốn đã ngăn cản lực lượng Nhật Bản chuyển lực lượng tăng viện đến Guadalcanal, "Enterprise" cùng với những chiếc khác bị hư hại nặng, và Lực lượng Đặc nhiệm 16 được lệnh rút lui về quần đảo Tonga, nơi họ tiếp tục quay về Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 10 tháng 9. Vào ngày 26 tháng 10, lực lượng quay trở lại Nam Thái Bình Dương, nơi một lực lượng đối phương bao gồm tàu sân bay bị phát hiện. Trận đụng độ diễn ra ngoài khơi quần đảo Santa Cruz, và một lần nữa lực lượng tăng viện phía Nhật Bản phải quay lại, trong khi một tàu sân bay Hoa Kỳ, chiếc "Enterprise", bị hư hại và một chiếc khác bị mất: chiếc . "Maury" trải qua mười tháng tiếp theo tiếp tục ở lại khu vực Solomon, trong thành phần Đội khu trục của Đại tá Hải quân Arleigh A. Burke. Hoạt động từ Nouméa và Espiritu Santo, nó thực hiện các chuyến tuần tra chống tàu ngầm và hộ tống tàu sân bay, cũng như hộ tống vận tải trong lúc lực lượng Hoa Kỳ cũng cố tại Guadalcanal và tiếp tục tiến quân dọc theo Munda, Rendova, Russell, Vella Lavella và New Georgia. Vào cuối tháng 8 năm 1943, nó khởi hành đi San Pedro, California, và sau một giai đoạn đại tu kéo dài sáu tuần, nó quay trở lại khu vực chiến sự cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 52 vào ngày 20 tháng 11 năm 1943, để hỗ trợ cho việc chiếm đóng Tarawa và Makin thuộc quần đảo Gilbert. 1944. Vào đầu năm 1944, "Maury" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 tàu sân bay nhanh, và ra khơi vào ngày 19 tháng 1 để hộ tống các tàu sân bay trong khi máy bay của chúng không kích Wotje, Taroa, Eniwetok và Palau. Đến tháng 3, lực lượng bắt đầu hoạt động từ căn cứ Majuro mới được tái chiếm, và từ đây chiếc tàu khu trục bảo vệ cho các tàu sân bay trong khi chúng tấn công nhắm vào lực lượg Nhật Bản đồn trú tại Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Hollandia vào ngày 22 tháng 4; cùng bắn phá Ponape, Satawan, và Truk từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 1944. Sau một đợt nghỉ ngơi và bảo trì ngắn tại Trân Châu Cảng, "Maury" lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 tại Majuro vào ngày 4 tháng 6. Hai ngày sau, lực lượng này lên đường để hỗ trợ các hoạt động tại khu vực quần đảo Mariana. Thoạt tiên, họ tham gia bắn phá chuẩn bị Saipan, đồng thời đột kích vào Guam và Rota cùng thời gian đó, rồi đi lên phía Bắc để không kích vào Iwo và Chichi Jima ngăn cản sự tăng viện lực lượng Nhật Bản đến quần đảo Mariana từ các đảo này. Đến ngày 18 tháng 6, họ nhận được tin tức về một hạm đội hùng hậu Nhật Bản trên đường từ Philippines đang tiến đến gần; và vào ngày hôm sau, Trận chiến biển Philippines bắt đầu khi máy bay Nhật Bản cất cánh từ các tàu sân bay tấn công vào các tàu chiến của Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ. Kết thúc hai ngày giao chiến, phía Nhật bị mất ba tàu sân bay, 92% số máy bay trên tàu sân bay và 72% số thủy phi cơ, một tổn thất làm kiệt quệ hoàn toàn Không lực Hải quân Nhật Bản. Sau khi truy đuổi hạm đội đối phương, các tàu sân bay cùng với "Maury" trong thành phần hộ tống, lại tấn công quần đảo Bonin trước khi rút lui về Eniwetok, đến nơi vào ngày 27 tháng 6 năm 1944. Đến ngày 4 tháng 7, các tàu sân bay nhanh lại không kích xuống Iwo Jima, rồi sau đó quay trở lại quần đảo Mariana, nơi chúng hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Guam và Tinian vào các ngày 21 và 24 tháng 7 tương ứng. Trong chín tuần lễ tiếp theo sau, "Maury" bảo vệ cho các tàu sân bay trong khi chúng lại tấn công Iwo Jima, rồi di chuyển để hỗ trợ cho các hoạt động tại Palaus, Ngesebu, Angaur, Yap và Ulithi. Vào ngày 10 tháng 10, họ ở ngoài khơi Okinawa, rồi di chuyển từ đây đến Đài Loan và Luzon. Và tấn công các cứ điểm quân Nhật tại khu vực vịnh Manila vào ngày 15 tháng 10. Tám ngày sau, nó hỗ trợ cho các lực lượng tại vịnh Leyte, rồi quay lên phía Bắc sau khi có tin tức về một lực lượng tàu sân bay Nhật Bản, vốn hầu như không còn máy bay chiến đấu do những tổn thất nặng nề sau Trận chiến biển Philippines và ngoài khơi Đài Loan. Vào ngày 25 tháng 10, lực lượng đối phương bị đánh bại ngoài khơi mũi Engaño. Tổn thất về phía Nhật Bản cho đến ngày 27 tháng 10 bao gồm ba tàu khu trục không kể đến nhiều tàu khu trục. "Maury" trải qua hầu hết thời gian của tháng 11 tuần tra tại vùng biển phía Đông Philippines hỗ trợ cho các chiến dịch tại Leyte và Samar. Sau một giai đoạn nghỉ ngơi và tiếp liệu tại Manus, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 77.4 và khởi hành vào ngày 27 tháng 12 để đi vịnh Lingayen nhằm hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Luzon. 1945. Được điều đội sang Đội đặc nhiệm 78.12 vào giữa tháng 1 năm 1945, "Maury" trong một thời gian ngắn đã làm nhiệm vụ hộ tống vận tải; trước khi gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 77 vào cuối tháng đó, và cho đến ngày 10 tháng 2 đã canh phòng khu vực vịnh Lingayen và các lối tiếp cận. Quay trở về Ulithi vào ngày 16 tháng 2, nó được phân công hộ tống cho thiết giáp hạm quay trở về Hawaii; khởi hành vào ngày 22 tháng 3, nó thả neo tại Trân Châu Cảng vào ngày 3 tháng 4. "Maury" trải qua sáu tuần lễ tiếp theo tiến hành huấn luyện tại vùng biển Hawaii, rồi lên đường đi ngang qua San Diego, California và kênh đào Panama để đi đến New York vào ngày 14 tháng 6. Một ủy ban khảo sát tại đây đã kết luận con tàu nên được loại bỏ, và vào ngày 18 tháng 8, nó tiếp tục đi đến Philadelphia, Pennsylvania, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 19 tháng 10 năm 1945. Được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 11 năm 1945, nó được bán cho hãng Hugo Neu, New York vào ngày 13 tháng 6 năm 1946; được bán lại cho hãng Northern Metal Co., Philadelphia không lâu sau đó; và bị tháo dỡ vào cuối năm đó. Phần thưởng. "Maury" được tặng thưởng mười sáu Ngôi sao Chiến trận cùng một danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II, nằm trong số những tàu chiến được tặng thưởng nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Lớp tàu khu trục "Bagley" là một lớp bao gồm tám tàu khu trục được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Cả tám chiếc trong lớp đều được đặt hàng và đặt lườn vào năm 1935 và lần lượt hoàn tất vào năm 1937. Sự sắp xếp của chúng dựa trên thiết kế của lớp tàu khu trục "Gridley" dẫn trước, nhưng giữ lại hệ thống động lực của lớp "Mahan", nên có tốc độ tối đa kém hơn những chiếc lớp "Gridley". Những chiếc lớp "Bagley" có thể dễ dàng phân biệt ở kiểu dáng bên ngoài do đặc điểm ghép các ống hút khí nồi hơi chung quanh một ống khói duy nhất. Cả tám chiếc lớp "Bagley" đều đã có mặt trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, hình thành nên Hải đội Khu trục 4. Tất cả chúng đều đã phục vụ thuần túy tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, với , và bị mất trong chiến đấu. Vào năm 1944, bị hư hại nghiêm trọng sau khi bị máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng, khiến nó bị loại khỏi vòng chiến trong sáu tháng. Bốn chiếc lớp "Bagley" còn lại đã hoạt động như là Hải đội Khu trục 6, khi chịu đựng một cú kamikaze đánh trúng ngoài khơi Okinawa. đã tiếp nhận sự đầu hàng của quân đội Nhật Bản tại đảo Marcus. Sau chiến tranh, "Bagley", và được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị tháo dỡ năm 1947. Vẫn còn trong biên chế, "Mugford" và "Ralph Talbot" được sử dụng như là mục tiêu trong Chiến dịch Crossroads, cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini vào năm 1946. Bị nhiễm phóng xạ, chúng bị đánh đắm ngoài khơi Kwajalein vào năm 1948.
1
null
USS "Bagley" (DD-386) là một tàu khu trục, chiếc dẫn đầu của lớp "Bagley", được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Thiếu úy Hải quân Worth Bagley (1874-1898), sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ duy nhất tử trận trong cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. "Bagley" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Bagley" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia vào ngày 31 tháng 7 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 9 năm 1936; được đỡ đầu bởi cô Bella Worth Bagley, em gái Thiếu úy Bagley; và được đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 6 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Earl W. Morris. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi nhập biên chế, "Bagley" hoạt động rộng rãi tại khu vực Đai Tây Dương trước khi được gửi đến Trân Châu Cảng vào năm 1940. Nó luân phiên hoạt động tại vùng biển này và dọc theo bờ biển California, và vào tháng 12 năm 1941 nó đang hoạt động tại chỗ ngoài khơi Trân Châu Cảng. Nó thường xuyên thực hành cùng Đội khu trục 7 xen kẻ với lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay được xây dựng chung quanh và . Nhịp điệu hoạt động ngày càng căng cường vào lúc Hoa Kỳ thực hiện cấm vận nhằm đáp trả các hoạt động của Nhật Bản tại Trung Quốc và Đông Dương thuộc Pháp, khiến Nhật Bản phản kháng. Vào ngày 3 tháng 12, trong một cuộc thực hành phòng không ngoài khơi cùng Đội khu trục 87, khung lườn tàu bên mạn phải của "Bagley" bị boong ra. Chiếc tàu khu trục giảm tốc độ xuống còn và đổi hướng quay về Oahu, thả neo tại Xưởng hải quân Trân Châu Cảng vào ngày hôm sau. Đến ngày 6 tháng 12, nó chuyển sang bến B-22 ở Southeast Loch. Vào lúc này, "Bagley" hoàn toàn tắt động cơ, nhận cung cấp điện, hơi nước và nước sạch từ trên bờ. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. Lúc 07 giờ 55 phút ngày 7 tháng 12, máy bay Nhật Bản xuất phát từ sáu tàu sân bay đã tấn công Hạm đội Thái Bình Dương. Thủy thủ trên "Bagley" trông thấy các máy bay ném bom bổ nhào hoạt động bên trên sân bay Hickam, rồi chứng kiến máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate" băng ngang Southeast Loch để phóng ngư lôi vào thiết giáp hạm neo đậu bên ngoài đảo Ford. Chiếc tàu khu trục nhanh chóng có lệnh báo động trực chiến, khai hỏa các khẩu súng máy 20 mm của nó. Ngay sau 08 giờ 00, một chiếc "Kate" nổ tung trên bờ biển cách phía trước "Bagley" khoảng . Trong đợt hai của cuộc tấn công vốn bắt đầu vào khoảng 08 giờ 40 phút, thủy thủ của "Bagley" đã nổ súng vào các máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" đang tấn công đảo Ford và các ụ tàu của xưởng hải quân. Các xạ thủ khai nhận đã bắn rơi ít nhất sáu máy bay đối phương trong buổi sáng hôm đó, nhưng căn cứ vào mật độ hỏa lực phòng không bắn lên từ mọi con tàu vào lúc đó, không thể nào xác định chiến công này. Đến 09 giờ 40 phút, chiếc tàu khu trục rời luồng cảng tiến ra khơi, bỏ lại Hạm trưởng, Hạm phó và Sĩ quan tác xạ trên bờ. Dưới quyền chỉ huy tạm thời của Đại úy Hải quân Philip W. Cann, nó chỉ dừng lại đủ để đón hạm trưởng của chiếc , người sau đó được chuyển sang tàu của mình ngoài biển. 1942. "Bagley" đã bảo vệ cho chuyến quay về Trân Châu Cảng của Lực lượng Đặc nhiệm 14 bốn ngày sau lễ Giáng sinh. Nó lên đường vào ngày hôm sau cùng với tàu sân bay để tuần tra về phía Tây Oahu, bảo vệ vùng quần đảo trong khi hai đội tàu sân bay khác hộ tống lực lượng tăng viện cho Samoa. Tuy nhiên, vào ngày 11 tháng 1 năm 1942, một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật "I-16" đã đánh trúng và làm hư hại chiếc tàu sân bay. "Bagley" đã hộ tống "Saratoga" quay trở về Trân Châu Cảng, rồi tận dụng thời gian hiếm hoi trong Xưởng hải quân Trân Châu Cảng từ ngày 23 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 để bổ sung bốn súng máy 20 mm vào dàn hỏa lực phòng không của nó. Rời Oahu vào ngày cuối cùng của tháng 1, "Bagley" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 11, bao gồm "Lexington", bốn tàu tuần dương và chín tàu khu trục để bảo vệ các tàu vận chuyển đưa lực lượng tăng cường đến các đảo Christmas và Canton thuộc quần đảo Phoenix và Nouvelle-Calédonie. Đề phòng những dự định tiếp theo của quân Nhật tại khu vực Fiji-Nouvelle-Calédonie, Lực lượng Đặc nhiệm 11 gia nhập cùng Lực lượng ANZAC vào ngày 16 tháng 2, bao gồm HMAS "Australia", HMNZS "Achilles", HMNZS "Leander" và cùng hai tàu khu trục. Không lâu sau đó, lực lượng đặc nhiệm quay sang hướng Tây Bắc để hướng đến Bougainville thuộc quần đảo Solomon. Vào ngày 20 tháng 2, lúc 17 giờ 07 phút, chiếc tàu khu trục nổ súng nhắm vào một đợt thứ hai gồm chín máy bay ném bom với dàn hỏa lực 20 mm, tham gia vào màn hỏa lực phòng không chung quanh "Lexington". Vài phút sau đó, một máy bay ném bom tìm cách đâm vào đuôi của "Bagley", nhưng hỏa lực từ tàu khu trục đã giúp bắn rơi chiếc "Betty" ở khoảng cách về phía đuôi mạn phải. Nó trải qua một tháng tiếp theo được bảo trì và sửa chữa, bao gồm một giai đoạn trong ụ tàu. Nó khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 30 tháng 4, chở nhân sự và thư tín đến đảo Palmyra, đảo Christmas và quần đảo Society. Ngoài khơi Bora Bora vào ngày 9 tháng 5, nó gặp gỡ và hộ tống chiếc này đi đến quần đảo Fiji, đi đến vịnh Nukualofa thuộc Tongatapu vào ngày 15 tháng 5. Chiếc tàu khu trục sau đó trải qua một tuần lễ tuần tra bên ngoài cảng, bảo vệ các đoàn tàu vận tải khỏi các tàu ngầm đối phương, trước khi một mình đi đến Brisbane, Australia, đến nơi vào ngày 30 tháng 5. Được phân về Lực lượng Tây Nam Thái Bình Dương (Lực lượng Đặc nhiệm 44), "Bagley" bảo vệ các đoàn tàu vận tải trên các lối tiếp cận Australia, truy tìm tàu ngầm đối phương trong hai đợt càn quét cùng với tàu khu trục , và tiến hành các hoạt động thực hành ban đêm và các đợt thực tập khác cùng các tàu tuần dương thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 44 cho đến giữa tháng 7. Vào ngày 17 tháng 7, nó rời Brisbane để đi New Zealand, đi đến Auckland vào ngày 20 tháng 7. Tại đây, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 62, và bắt đầu chuẩn bị cho Chiến dịch Watchtower, cuộc chiếm đóng Guadalcanal. "Bagley" di chuyển đến quần đảo Fiji cùng với các tàu tuần dương "Chicago", , "Australia", HMAS "Canberra" và HMAS "Hobart", tám tàu khu trục khác và mười hai tàu vận chuyển. Được tháp tùng bởi các đoàn tàu vận tải khác vào ngày 26 tháng 7, bao gồm ba tàu chở hàng, "Bagley" bảo vệ các tàu vận chuyển khi chúng tiến hành tổng dượt đổ bộ tại đảo Koro. Lực lượng đặc nhiệm sau đó hướng đến quần đảo Solomon, đi đến khu vực chuyển tiếp ngoài khơi Lunga Point, Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8. Được phân về lực lượng phía Nam, một trong ba nhóm tuần tra, "Bagley" và "Patterson" tháp tùng "Australia", "Canberra" và "Chicago" để bảo vệ các tàu vận chuyển về phía Nam Tulagi. "Australia", với Chuẩn đô đốc Hải quân Hoàng gia Victor Alexander Charles Crutchley trên tàu, rời đội hình cho một cuộc hội nghị chỉ huy tại Lunga Point lúc 21 giờ 30 phút. Chỉ hơn hai giờ sau đó, với tầm nhìn kém do trời nhiều mây và các cơn mưa rào, những tàu không xác định xuất hiện ở cách bên mạn trái mũi tàu. Chúng bao gồm bảy tàu tuần dương và một tàu khu trục dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Gunichi Mikawa được gửi từ Rabaul để tấn công các tàu vận chuyển Hoa Kỳ. Vào lúc đó, 01 giờ 44 phút căn cứ theo nhật ký hải trình của "Bagley", thủy phi cơ phóng từ các tàu tuần dương Nhật đã thả pháo sáng chiếu rọi các tàu chiến Hoa Kỳ. "Bagley" bẻ lái gắt sang mạn trái để đưa các ống phóng ngư lôi bên mạn phải nhắm vào các tàu chiến Nhật xuất hiện từ bóng tối, nhưng có thể do các quả ngư lôi không được nạp đạn kịp thời, hay do con tàu bẻ lái quá nhanh khiến các ống phóng ngư lôi không thể ngắm đúng, nó tiếp tục quay mũi và phóng bốn quả ngư lôi về hướng Tây Bắc từ bệ ngư lôi số 2. Cho dù các pháo thủ ngư lôi khai nhận đã đánh trúng vài phút sau đó, không có tàu chiến Nhật nào bị hư hại bởi ngư lôi tại khu vực đó. Có khả năng, nhưng không thể kiểm chứng, rằng một hay hai quả ngư lôi của "Bagley" đã đánh trúng "Canberra" bên mạn phải. "Bagley" sau đó lại bẻ lái sang mạn trái và các pháo thủ hải pháo canh chừng lối đi giữa Guadalcanal và đảo Savo; nhưng do lực lượng tuần dương Nhật đã băng qua lên phía Bắc, họ không phát hiện tàu đối phương nào. Sau đó nó đi lên hướng Tây Bắc, về phía địa điểm hẹn gặp tàu khu trục, và vào khoảng 03 giờ 00 đã băng ngang đang bốc cháy và bị hư hại nặng. Chiếc tàu tuần dương này, cùng với and , đã bị tử thương trong Trận chiến đảo Savo vốn ngắn ngủi nhưng ác liệt, trước khi lực lượng Nhật Bản rút lui về Rabaul. "Bagley" đã cặp mạn "Astoria" và cứu khoảng 400 người sống sót từ con tàu bị đánh hỏng, bao gồm 185 người bị thương, khỏi mặt nước hay trên các bè cứu sinh. Khi trời sáng, nó gửi một đội cứu hộ 325 người quay trở lại "Astoria" để chiến đấu dập lửa, bịt các lỗ hổng và đốt lại các lò hơi. Các nỗ lực này cuối cùng bị thất bại, và chiếc tàu tuần dương đắm lúc xế trưa. Trong khi đó, đội y tế trên tàu đã cứu chữa những người bị thương trước khi chuyển họ sang chiếc chiều hôm đó. "Bagley" sau đó cùng Lực lượng Đặc nhiệm 62 rút lui về Nouméa, thả neo tại đây vào ngày 13 tháng 8. 1943. Vào ngày 15 tháng 3 năm 1943, "Bagley" được điều động sang Lực lượng Đặc nhiệm thuộc Đệ Thất hạm đội vừa mới được thành lập, và sẵn sàng cho các hoạt động tấn công tại New Guinea. Nó khởi hành từ Townsville vào ngày 27 tháng 6 cùng với "Henley" để hộ tống sáu tàu đổ bộ LST chuyên chở 2.600 binh lính bộ binh và thiết bị sân bay đến đảo Woodlark. Trong khi các tàu khu trục tuần tra về phía Nam hòn đảo, việc đổ bộ diễn ra mà không bị phía Nhật quấy phá trong đêm 30 tháng 6 và 1 tháng 7. "Bagley" tiếp tục hộ tống ba đợt tàu LST từ Townsville đến Woodlark từ ngày 9 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8, tất cả đều đến nơi an toàn và đường băng chiến đấu sẵn sàng hoạt động vào ngày 23 tháng 7. Chiếc tàu khu trục sau đó hộ tống cho di chuyển giữa vịnh Milne, Cairns và Brisbane, đi đến cảng sau cùng vào ngày 15 tháng 8. "Bagley" quay trở lại New Guinea vào cuối tháng đó, hộ tống một đoàn tàu vận tải đi đến vịnh Milne vào ngày 1 tháng 10. Nó nhanh chóng quay trở về Townsville đón một đoàn tàu khác, hộ tống chúng đi đến vịnh Milne an toàn vào ngày 8 tháng 10. Lại lên đường đi Australia, lần này đến Brisbane, nó hộ tống một đoàn tàu thứ ba đi từ Townsville đến vịnh Milne từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 10. Sau khi đi đến Buna vào ngày 8 tháng 11, chiếc tàu khu trục giúp hộ tống một đoàn ba chiếc LST đi Finschhafen cung cấp tiếp liệu cho Lữ đoàn 20 Bộ binh Australia vào ngày 11 tháng 11. Trong bốn tuần lễ tiếp theo, nó còn hộ tống sáu đoàn tàu tăng viện khởi hành từ Buna: ba chuyến đến Finschhafen, một chuyến đến Lae, một chuyến đến đảo Woodlark và chuyến cuối cùng đến mũi Cretin vào ngày 12 tháng 12. Sau khi đi đến Buna vào ngày 23 tháng 12, "Bagley" gia nhập một đoàn bảy tàu đổ bộ LST thuộc Đơn vị Đặc nhiệm 76.1.41, đưa lực lượng công binh, pháo binh và tiếp liệu thuộc Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến cho các hoạt động tại mũi Gloucester. Thủy thủ đoàn đã quan sát cuộc bắn phá bờ biển của các tàu tuần dương hạng nặng xuống bãi đổ bộ lúc 06 giờ 00 ngày 26 tháng 12, và sau đó "Bagley" bảo vệ cho các chiếc LST đổ binh lính và thiết bị. Xế trưa hôm đó khoảng 14 giờ 30 phút, một cuộc không kích lớn của quân Nhật được tung ra nhắm vào lực lượng đặc nhiệm, đánh chìm và làm hư hại . Đến chiều tối, thủy thủ của "Bagley" chứng kiến máy bay đồng đội bắn rơi ba máy bay ném bom Mitsubishi G4M "Betty" đối phương ngay bên trên bãi đổ bộ. Quay trở về Buna vào ngày 28 tháng 12, nó giúp các đơn vị tấn công nhảy cóc thuộc Sư đoàn 32 Bộ binh đi đến Saidor, New Guinea, bỏ qua một cứ điểm mạnh của quân Nhật tại Sio. Đợt tàu tăng viện binh lính và thiết bị đến nơi mà không gặp trở ngại nào vào ngày 2 tháng 1 năm 1944. 1944. Dưới mệnh lệnh "hoạt động như một tàu hộ tống dự phòng cho các đội tiếp liệu", "Bagley" đưa một đoàn tàu LST đi đến Saidor vào ngày 5 tháng 2, và vào ngày hôm sau nó cùng và hai tàu LST lên đường đi mũi Gloucester. Nó rời khu vực vào ngày 10 tháng 2 để quay trở về vùng bờ Tây Hoa Kỳ ngang qua đảo Florida, Guadalcanal, Palmyra và Trân Châu Cảng. Đi đến San Francisco vào ngày 27 tháng 2, nó đi vào Xưởng hải quân Mare Island cho một đợt đại tu từ ngày 28 tháng 2. Trong tám tuần lễ tiếp theo sau, nó được bổ sung thêm hai khẩu Oerlikon 20 mm (lên tổng cộng sáu khẩu) cũng như cải thiện radar hỗ trợ hỏa lực, trong khi một khẩu đội Bofors 40 mm nòng đôi được bố trí trước tháp pháo phía sau. Lên đường đi Hawaii vào ngày 5 tháng 5, "Bagley" bắt đầu huấn luyện nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Forager, kế hoạch nhằm chiếm đóng quần đảo Mariana. Đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 5, nó tiến hành huấn luyện hộ tống, phòng không và bắn phá bờ biển trước khi lên đường đi quần đảo Marshall vào ngày 29 tháng 5. Thả neo tại đảo san hô Majuro vào ngày 3 tháng 6, nó tham gia một trong số bốn đội đặc nhiệm tàu sân bay nhanh, ra khơi cùng tàu sân bay và Đội đặc nhiệm 58.2 vào ngày 8 tháng 6. "Bagley" sau đó đi đến khu vực vận chuyển vào ngày 15 tháng 6, hỗ trợ cho việc đổ bộ ban đầu lên Saipan, trước khi quay trở lại đội bắn phá vào ngày 17 tháng 6, nơi nó nằm trong thành phần hộ tống và tham gia Trận chiến biển Philippine. Cho dù trận này chủ yếu là một cuộc không chiến mà sau đó được đặt tên lóng "Cuộc săn vịt trời Marianna vĩ đại", khi phần lớn tổn thất của hàng trăm máy bay Nhật Bản cất cánh từ tàu sân bay bị máy bay tiêm kích Hoa Kỳ bắn rơi, nhiều nhóm nhỏ máy bay đối phương vẫn lọt qua hàng rào tuần tra chiến đấu trên không. Hầu hết chúng bị đánh đuổi bởi hỏa lực phòng không dày đặc của các thiết giáp hạm và tàu khu trục. "Bagley" đã nổ súng vào ba máy bay đối phương trong ngày hôm đó, một chiếc Nakajima B5N "Kate" và một chiếc Aichi D3A "Val" ở cách về phía đuôi tàu, cùng một chiếc Mitsubishi A6M "Zero" ở cách bên mạn phải. Trong ngày hôm sau, nó tiếp tục hộ tống các thiết giáp hạm trong khi chúng truy đuổi vô vọng hạm đội Nhật đang rút lui. Vào ngày 25 tháng 6, "Bagley" quay trở lại khu vực quần đảo Marianna trong hai tuần lễ, làm nhiệm vụ bắn pháo theo yêu cầu để hỗ trợ các hoạt động của Thủy quân Lục chiến. Dưới sự dẫn hướng của đơn vị điều khiển hỏa lực trên bờ, nó đã bắn hơn 700 quả đạn pháo nổ, phospho trắng và pháo sáng 5 inch vào những vị trí cố thủ cuối cùng ở rìa phía Bắc Saipan. Vào ngày 6 tháng 7, sau khi được tiếp liệu thêm đạn dược từ tàu tuần dương hạng nhẹ , nó cặp sát bờ bắn phá các hang động ẩn nấp cuối cùng gần mép nước của Saipan, tiêu phí 537 quả đạn pháo 5-inch và trên 1.000 quả 20 mm và 40 mm. "Bagley" sau đó hộ tống cho tàu sân bay "Enterprise" trong các cuộc không kích lên Okinawa và quần đảo Ryukyu vào ngày 10 tháng 9; tiếp nối bởi cuộc tấn công lên Aparri thuộc quần đảo Philippine vào ngày 11 tháng 9 trước khi diễn ra cuộc không kích lớn nhằm tiêu diệt không lực Nhật Bản tại Đài Loan bắt đầu từ ngày 12 tháng 9. Hoạt động duy nhất của "Bagley" trong Trận chiến vịnh Leyte vĩ đại chỉ là tham gia một đội tuần dương-khu trục được cho tách ra để truy đuổi vô vọng các tàu sân bay đối phương đang rút lui, về thực chất chỉ là mồi nhữ với chỉ một số rất ít máy bay còn hoạt động được trên tàu. Khi trận chiến kết thúc vào ngày 25 tháng 10 và các lực lượng Nhật Bản còn sống sót đã rút lui, nó gia nhập trở lại các tàu sân bay trong khi chúng hỗ trợ các hoạt động trên bộ tại Leyte. Để tiêu diệt không lực Nhật Bản đang được tập trung tại miền Trung Philippine, Đội đặc nhiệm 38.4 đã tung ra cuộc không kích xuống Luzon từ khu vực tuần tra phía Đông vịnh Leyte vào ngày 30 tháng 10. Đi đến Ulithi vào ngày 2 tháng 11, "Bagley" có được bốn ngày nghỉ ngơi bên cạnh chiếc tàu tiếp liệu , trước khi lại lên đường vào ngày 10 tháng 11 cùng với Đơn vị Đặc nhiệm 77.4.1, được xây dựng chung quanh các tàu sân bay hộ tống và , có nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho các hoạt động tại Leyte. Rút lui về cảng vào ngày 27 tháng 11, chiếc tàu khu trục trải qua tháng tiếp theo hoạt động huấn luyện và được sửa chữa từ chiếc tàu sửa chữa ; tất cả là nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Musketeer, cuộc đổ bộ lên Luzon thuộc Philippine. Vào ngày 27 tháng 12, nó lên đường đi Palaus, đến nơi vào ngày 30 tháng 12. 1945. Lực lượng 12 chiếc tàu sân bay hộ tống thuộc các đội đặc nhiệm 77.2 và 77.4, cùng với lực lượng bảo vệ gồm 19 tàu khu trục trong đó có "Bagley", đã khởi hành từ Kossol Roads vào ngày 1 tháng 1 năm 1945. Lực lượng tiến vào vịnh Leyte vào ngày 3 tháng 1, và tiếp tục đi vào biển Mindanao hướng đến vịnh Lingayen để hỗ trợ trên không cho các hoạt động đổ bộ. Xế trưa ngày 4 tháng 1, sau một loạt những cuộc báo động giả và những vụ quấy phá, một máy bay tấn công cảm tử kamikaze hai động cơ Nhật Bản đã đâm vào , gây ra các vụ nổ và đám cháy phá hủy hoàn toàn chiếc tàu sân bay hộ tống. Ngày hôm sau, khi lực lượng tiến vào biển Hoa Nam, bốn đợt tấn công kamikaze đã được tung ra nhắm vào các tàu chiến Hoa Kỳ. Hai đợt đầu bị đẩy lui bởi những máy bay tuần tra chiến đấu trên không, nhưng đợt thứ ba đã đánh trúng các tàu tuần dương và "Australia", tàu sân bay hộ tống , và tàu khu trục hộ tống . "Stafford" bị hư hại nặng đến mức nó phải rút lui trở về Leyte. "Bagley" đã bảo vệ cho các tàu sân bay hộ tống từ ngày 6 tháng 1, khi chúng bắt đầu các phi vụ tấn công mặt đất tại các bãi đổ bộ Lingayen, và vào ngày 13 tháng 1, một đợt tấn công kamikaze khác lại tấn công đội đặc nhiệm. Lúc 09 giờ 00, một máy bay đối phương xuất hiện bất ngờ mà không bị phát hiện, và đã đâm vào , gây hư hại nghiêm trọng cho chiếc tàu sân bay hộ tống. Thêm nhiều đội hình khác xuất hiện lúc 09 giờ 08 phút, và một chiếc Nakajima Ki-43 "Oscar" đã nhắm vào "Bagley". Mọi khẩu pháo có thể xoay về nó đã nổ súng ở khoảng cách , và đối thủ bị bắn rơi cách con tàu phía đuôi mạn trái. Bốn ngày tiếp theo trôi qua mà không có đợt tấn công nào khác của đối phương, và đội đặc nhiệm rút lui về Ulithi, đến nơi vào ngày 23 tháng 1. Sau khi chiến dịch Philippine diễn tiến trôi chảy hơn, "Bagley" được phân công tham gia chiến dịch đổ bộ lớn tiếp theo được vạch kế hoạch nhắm vào Iwo Jima trong tháng 2. Sau sáu ngày được sửa chữa và tiếp liệu, vào ngày 21 tháng 2, "Bagley" khởi hành cho cuộc đổ bộ chiếm đóng lớn cuối cùng của cuộc chiến tranh, cuộc tấn công lên Okinawa. Cùng các tàu sân bay hộ tống thuộc Đội đặc nhiệm 52.1, nó đi đến ngoài khơi Okinawa vào ngày 25 tháng 3. Nó bảo vệ cho tàu sân bay hộ tống trong các hoạt động tấn công mặt đất và hỗ trợ chiến dịch cho đến tháng 4 mà không gặp sự cố gì. Trong nhiều tuần lễ tiếp theo, nhiều đợt tấn công không kích nhỏ của máy bay Nhật xuất hiện trên màn hình radar, nhưng chỉ có một đợt tiếp cận đến đội hình của nó bởi một máy bay đơn lẽ không hiệu quả vào ngày 12 tháng 4. Đến ngày 28 tháng 4, trong khi các tàu tàu sân bay hộ tống tiến hành không kích Sakishima Gunto, thủy thủ đoàn trông thấy một máy bay kamikaze Ohka bay ngang vô hại ở độ cao . Đến ngày 24 tháng 5, khi chiếc tàu khu trục bị hỏng máy phát điện số 1, nó lên đường quay trở về Philippine, về đến vịnh Leyte vào ngày 27 tháng 5 và cặp bên mạn chiếc để được sửa chữa. Hoạt động tác chiến cuối cùng của "Bagley" bắt đầu vào ngày 15 tháng 6, khi chiếc tàu khu trục rời Leyte đi Kerama Retto, gặp gỡ sáu tàu sân bay hộ tống thuộc Đội đặc nhiệm 32.1 vào ngày 18 tháng 6, và hỗ trợ cho chúng trong một loạt các cuộc không kích xuống Okinawa. Tuy nhiên, hệ thống điều khiển hỏa lực dàn pháo chính của nó bị hỏng một tuần sau đó, nên nó phải rút lui về Leyte để sửa chữa một lần nữa. Sau khi thả neo tại đây vào ngày 27 tháng 6, nó cắp bên mạn chiếc "Yosemite" trong ba ngày, nhưng do chiếc tàu tiếp liệu không thể sửa chữa những hư hỏng, chiếc tàu khu trục phải đi đến Saipan vào ngày 5 tháng 7, và từ đây đi đến Guam, đi đến cảng Apra vào ngày 6 tháng 7. Với bộ điều khiển hỏa lực mới được lắp đặt hoàn tất vào ngày 14 tháng 7, "Bagley" lên đường đi Saipan vào ngày hôm sau. Nó khởi hành từ quần đảo Mariana vào ngày 6 tháng 8 hộ tống một đoàn tàu buôn đi đến Okinawa vào ngày 12 tháng 8. Thủy thủ của "Bagley" nhận được tin tức về việc Nhật Bản đầu hàng ba ngày sau đó, đang khi họ hộ tống một đoàn tàu quay trở lại Saipan. Sau mười ngày nghỉ ngơi, chiếc tàu khu trục đón lên tàu Chuẩn đô đốc Francis E. M. Whiting cùng ban tham mưu của ông để đưa đến đảo Marcus. Đến nơi vào ngày 31 tháng 8, họ tiếp nhận sự đầu hàng của hòn đảo này và lực lượng đồn trú dưới quyền Chuẩn đô đốc Nhật Bản M. Matsubara bên trên chiếc "Bagley". Quay trở lại Saipan vào ngày 2 tháng 9, "Bailey" trình diện để hoạt động cùng Tư lệnh Đệ Ngũ hạm đội. Sau một chặng dừng ngắn tại vịnh Buckner, Okinawa, nó lên đường đi sang chính quốc Nhật Bản, đi đến Sasebo vào ngày 20 tháng 9. Nó trải qua năm tuần lễ tiếp theo làm nhiệm vụ đánh dấu các bãi mìn hỗ trợ cho hoạt động quét mìn, cũng như phục vụ đi lại giữa Sasebo, Nagasaki và Wakayama. Nhiều sĩ quan hải quân cũng tham gia khảo sát các tàu chiến Nhật Bản trong cảng nhằm xác định việc tuân thủ các điều khoản đầu hàng của Đồng Minh. "Bailey" khởi hành từ Sasebo vào ngày 29 tháng 10 để quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Trân Châu Cảng và về đến San Diego vào ngày 19 tháng 11. Thoạt tiên được đề cử vào hoạt động thử nghiệm vũ khí, có thể là cho cuộc thử nghiệm bom nguyên tử trên đảo san hô Bikini vào mùa Hè năm 1946, con tàu đi đến Trân Châu Cảng vào cuối tháng 4 năm 1946. Nhưng nó cuối cùng lại không tham gia Chiến dịch Crossroads, và thay vào đó được cho ngừng hoạt động tại Trân Châu Cảng vào ngày 2 tháng 5. "Bagley" được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 13 tháng 6 năm 1946, và được kéo đến San Diego để bán sắt vụn. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 2 năm 1947, và nó được bán cho hãng Moore Dry Dock Company ở Oakland, California vào ngày 8 tháng 9 năm 1947 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Bagley" được tặng thưởng mười hai Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Blue" (DD-387) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên , và là chiếc duy nhất được đặt theo Chuẩn đô đốc Victor Blue (1865–1928), người từng tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Blue" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi bị hư hại nặng do trúng ngư lôi đối phương tại Guadalcanal, và buộc phải đánh đắm vào năm 1942. Thiết kế và chế tạo. "Blue" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia vào ngày 25 tháng 9 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 5 năm 1937; được đỡ đầu bởi cô Kate Lilly Blue, em gái Chuẩn đô đốc Blue; và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 8 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân J. Wright. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi trải qua năm đầu tiên chạy thử máy và huấn luyện dọc theo vùng bờ Đông và vùng biển Caribe, "Blue" lên đường đi sang khu vực Thái Bình Dương vào tháng 8 năm 1938 để phục vụ như là soái hạm của Đội khu trục 7 trực thuộc Hạm đội Chiến trận. Nó tập trận cùng với Hạm đội Chiến trận tại vùng bờ Tây Cho đến tháng 4 năm 1940, khi nó cùng đội của nó đi đến Trân Châu Cảng. Ngoại trừ một giai đoạn đại tu tại Xưởng hải quân Puget Sound trong tháng 2 và tháng 3 năm 1941 cùng một đợt thực hành ngoài khơi San Diego, California trong tháng 4, nó tiếp tục đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng cho đến khi chiến tranh nổ ra, đảm nhiệm vai trò soái hạm của Đội khu trục 7 thuộc Hải đội Khu trục 4. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. Khi Hải quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Blue" vẫn đang neo đậu trong cảng, nhưng đã xoay xở lên đường tiến ra khơi chỉ với bốn Thiếu úy Hải quân trên tàu. Nó phục vụ tuần tra ngoài khơi ở những lối tiếp cận Trân Châu Cảng trong tháng 12 năm 1941 và tháng 1 năm 1942. 1942. "Blue" gia nhập cùng tàu sân bay cho các cuộc không kích xuống các đảo san hô Wotje, Maloelap, Kwajalein thuộc quần đảo Marshall vào ngày 1 tháng 2 năm 1942, và xuống đảo Wake vào ngày 24 tháng 2. Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1942, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Trân Châu Cảng và San Francisco, rồi khởi hành đi Wellington, New Zealand, đến nơi vào ngày 18 tháng 7. "Blue" gia nhập Đội đặc nhiệm 62.2 để tham gia trận Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8, làm nhiệm vụ bắn phá và hỗ trợ hỏa lực. Cho dù đã có mặt tại chỗ, nó đã không tham gia Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8, nhưng đã giúp cứu vớt những người sống sót của chiếc tàu tuần dương hạng nặng Australia HMAS "Canberra" vốn bị hư hại nặng trong trận chiến. Sau khi tuần tra ngoài khơi Nouméa, New Caledonia từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 8, chiếc tàu khu trục quay trở lại Guadalcanal, đến nơi vào ngày 21 tháng 8. Lúc 03 giờ 59 phút ngày 22 tháng 8, đang khi tuần tra trong eo biển Đáy sắt, nó trúng ngư lôi phóng từ tàu khu trục Nhật "Kawakaze". Vụ nổ đã làm hỏng động cơ, trục chân vịt và bánh lái, cũng như làm thiệt mạng chín người và làm bị thương 21 người khác. Trong các ngày 22 và 23 tháng 8, các nỗ lực nhằm kéo nó quay trở về Tulagi đã không thành công; và chiếc tàu khu trục bị đánh đắm lúc 22 giờ 21 phút ngày 23 tháng 8 năm 1942, sau khi các nỗ lực cứu nó thất bại. Phần thưởng. "Blue" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Hai tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được mang cái tên USS "Blue". Chiếc thứ nhất được đặt theo Chuẩn đô đốc Victor Blue (1865–1928), người từng tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất; trong khi chiếc thứ hai được đặt tên theo Thiếu tá Hải quân John S. Blue (1902–1942):
1
null
USS "Helm" (DD-388) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Chuẩn đô đốc James Meredith Helm (1855-1927), người từng tham gia cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ và Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Helm" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1946 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Helm" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Norfolk ở Portsmouth, Virginia vào ngày 25 tháng 9 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 5 năm 1937; được đỡ đầu bởi bà J. M. Helm, vợ góa Chuẩn đô đốc Helm; và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 10 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân P. H. Talbot. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Sau khi hoàn tất chạy thử máy, "Helm" hoạt động tại vùng biển Caribe cho đến tháng 3 năm 1938. Sau các đợt thực tập mùa Hè, nó được phối thuộc về Hải đội Đại Tây Dương mới được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1938. Vào đầu năm 1939, nó được bố trí cùng Đội tàu sân bay 2 tại vùng biển Caribe cho cuộc tập trận Vấn đề Hạm đội XX. Sau khi được chuyển sang vùng bờ Tây vào tháng 5 năm 1939, nó tham gia các cuộc thực tập hạm đội và cơ động hộ tống ngoài khơi San Diego, California và tại khu vực quần đảo Hawaii. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. Lúc 07 giờ 55 sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, "Helm" đang trên đường đi vào West Loch tại Trân Châu Cảng, đi đến một phao neo khử từ, khi máy bay xuất phát từ tàu sân bay của Hải quân Nhật tấn công căn cứ này. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất đang trên đường đi vào lúc bắt đầu cuộc tấn công. Chiếc tàu khu trục lập tức vận hành các khẩu pháo của nó, và đã bắn rơi ít nhất một máy bay đối phương trong khi nó bị bắn phá, và bị hư hại nhẹ do hai quả bom ném xuống lân cận. Lúc 08 giờ 17 phút, băng qua đám lửa khói hỗn loạn, nó rời luồng West Loch để tiến ra khơi ngang qua cửa cảng. Khi nó đang rời luồng cảng, một quan sát viên trên "Helm" trông thấy một tàu ngầm bỏ túi Nhật bị vướng trên một rạn san hô. "Helm" bẻ lái gắt để hướng đến đối phương và nổ súng tấn công. Cố gắng thoát khỏi chiếc tàu ngầm bỏ túi bị đánh hỏng, một thành viên thủy thủ đoàn bị chìm, còn người kia bơi lên bờ và trở thành tù binh chiến tranh đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Sau cuộc tấn công, nó gia nhập đội đặc nhiệm tàu sân bay vốn vừa đi đến từ San Diego, và phục vụ như là tàu hộ tống và canh phòng máy bay. 1942. "Helm" lên đường vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 cho một nhiệm vụ đặc biệt nhằm giải cứu nhân sự của Bộ Nội vụ bị kẹt lại trên các đảo Howland và Baker. Sử dụng xuồng săn cá voi, chiếc tàu khu trục đã đưa được sáu người trên hai đảo này vào ngày 31 tháng 1. Nó bị một máy bay ném bom tuần tra Nhật tấn công vào cuối ngày hôm đó, nhưng các xạ thủ đã đánh đuổi kẻ tấn công, và nó quay về đến Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 2. Sau một chuyến đi khứ hồi đến San Diego, "Helm" rời Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 3 năm 1942 hộ tống một lực lượng đồn trú tiền phương đến New Hebrides. Nó đi đến Efate vào ngày 19 tháng 3, và trong những tuần lễ tiếp theo đã hộ tống tàu bè tại khu vực này trong khi các căn cứ của Hoa Kỳ được cũng cố. Nó đã cứu vớt 13 người sống sót từ chiếc SS "John Adams" vào ngày 9 tháng 5 cùng bốn người khác từ chiếc tàu chở dầu bị đánh chìm trong Trận chiến biển Coral vào ngày 17 tháng 5. Những người này được đưa đến Brisbane, Australia, nơi "Helm" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 44 dưới quyền Chuẩn đô đốc Anh Victor Crutchley vào ngày 19 tháng 5. Trong hai tháng tiếp theo sau, "Helm" thực hiện nhiệm vụ hộ tống dọc theo bờ biển Australia. Hạm đội sau đó được tập trung cho chiến dịch đổ bộ đầu tiên tại Thái Bình Dương nhằm chiếm đóng Guadalcanal. Nó rời Auckland, New Zealand vào ngày 22 tháng 7 để đi đến quần đảo Fiji, và sau các đợt thực hành đổ bộ, lực lượng của Chuẩn đô đốc Richmond K. Turner đã bất ngờ tấn công lên Guadalcanal và Tulagi, đi đến ngoài khơi các bãi đổ bộ vào ngày 7 tháng 8, khiến quân Nhật hoàn toàn bị bất ngờ. Chiếc tàu khu trục đã bảo vệ cho các tàu vận tải trong khi binh lính đổ bộ, bắn rơi nhiều máy bay đối phương trong hai ngày đầu tiên. Cùng các tàu tuần dương hạng nặng , và , "Helm" tuần tra tại vùng biển chung quanh đảo Savo trong đêm 7 tháng 8; và trong đêm 8 tháng 8, bốn chiếc này cùng với tàu khu trục đã tuần tra giữa các đảo Savo và Florida. Một nhóm khác gồm hai tàu tuần dương và hai tàu khu trục tuần tra về phía Nam, trong khi hai tàu khu trục và được bố trí về phía Tây Bắc đảo Savo. Sự phối hợp các tình huống bất hạnh đã cho phép một lực lượng tuần dương-khu trục Nhật Bản dưới quyền Chuẩn đô đốc Admiral Mikawa tiếp cận đảo Savo mà không bị phát hiện. Thất bại trong việc truy tìm và nhận diện đối phương đã khiến không thể kịp thời phân tích tình huống nguy hiểm, và lực lượng canh phòng không đầy đủ gồm hai chiếc ngoài khơi đảo Savo đã không cảnh báo về các tàu chiến Nhật. Báo động được tàu khu trục đưa ra lúc khoảng 01 giờ 43 phút, chỉ vài giây trước khi hai quả ngư lôi đánh trúng HMAS "Canberra" thuộc nhóm phía Nam. Không lâu sau cả hai đội hình tàu tuần dương chịu đựng sự tấn công ác liệt từ phía Nhật. Đang ở mạn trái phía mũi của "Vincennes", "Helm" quay trở lại để trợ giúp các tàu tuần dương bị đánh trúng. Nó túc trực bên cạnh "Astoria", đưa những người sống sót trở lại các tàu vận chuyển tại Guadalcanal, và rút lui cùng với lực lượng còn lại đến Nouméa vào ngày 13 tháng 8. Trận chiến đảo Savo là một thảm họa; nhưng cho dù bị đánh bại, các con tàu vẫn ngăn cản được phía Nhật tấn công các tàu vận chuyển mong manh tại Guadalcanal. Trong những tuần lễ tiếp theo, "Helm" tiếp tục ở lại vùng biển nguy hiểm gần Guadalcanal, hộ tống cac tàu vận chuyển và tuần tra. Nó đi đến Brisbane vào ngày 7 tháng 9, rồi lên đường ngay ngày hôm sau để hộ tống bảo vệ các tàu vận tải đi lại giữa Australia và New Guinea. 1943. Chiếc tàu khu trục tiếp tục làm nhiệm vụ này trong vài tháng. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1942, "Helm" đã trợ giúp việc tìm kiếm những người sống sót từ chiếc tàu bệnh viện Australia AHS "Centaur" vốn bị đắm do trúng ngư lôi phóng từ tàu ngầm Nhật Bản "I-177" về phía Đông Nam mũi Moreton, gần Brisbane. Sau đó nó hộ tống những chiếc LST đi đến đảo Woodlark cho một cuộc đổ bộ không gặp kháng cự vào tháng 6 năm 1943 nhằm bảo vệ cho căn cứ quan trọng tại vịnh Milne. Trong khi đạo quân của Tướng Douglas MacArthur chuẩn bị tiến vào New Britain dưới sự che chở của hải lực, "Helm" bắn phá Gasmata vào ngày 29 tháng 11 năm 1943, và rồi lại khởi hành từ vịnh Milne vào ngày 14 tháng 12 dưới quyền Đô đốc Crutchley để chiếm đóng mũi Gloucester. Nó đã giúp vào việc bắn phá chuẩn bị, bắn pháo hỗ trợ gần sau cuộc đổ bộ ban đầu, và làm nhiệm vụ bảo vệ trong lúc các tàu vận tải được chất dỡ. Hoạt động của Lực lượng đổ bộ Đệ Thất hạm đội dưới quyền Đô đốc Daniel E. Barbey là một chiến dịch suôn sẻ và thành công, và ngay sau khi nơi đây được bình định, "Helm" cùng phần còn lại của hạm đội dưới quyền Đô đốc Crutchley di chuyển đến Saidor, nơi Đô đốc Barbey thực hiện một trong những bước đổ bộ "nhảy cóc" nổi tiếng nhất. Chiếc tàu khu trục đã hộ tống lực lượng tuần dương chống trả các cuộc tấn công từ trên không và mặt biển của đối phương. 1944. "Helm" tiếp tục nhiệm vụ hộ tống tại các khu vực Guadalcanal và vịnh Milne, cho đến khi khởi hành vào ngày 19 tháng 2 năm 1944 để đi Trân Châu Cảng. Con tàu tiếp tục đi đến Xưởng hải quân Mare Island hộ tống cho thiết giáp hạm , đến nơi vào ngày 4 tháng 3. "Helm" khởi hành từ San Francisco vào ngày 5 tháng 5, và sau khi đi đến Trân Châu Cảng năm ngày sau đó, nó tham gia các cuộc huấn luyện ôn tập tại vùng biển Hawaii. Nó đi đến Majuro vào ngày 4 tháng 6 và Kwajalein vào ngày 7 tháng 6 để gia nhập lực lượng hải quân được tập trung cho bước tiếp theo của cuộc chinh phục Thái Bình Dương: đổ bộ lên quần đảo Mariana. Nó gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh, Lực lượng Đặc nhiệm 58 dưới quyền Phó đô đốc Marc Mitscher, và khởi hành cùng đơn vị này từ Kwajalein vào ngày 7 tháng 6. Đội tàu sân bay nhanh bảo vệ các lối tiếp cận phía Tây từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 6, rồi hỗ trợ trên không cho cuộc đổ bộ, được thực hiện bởi đội đổ bộ của Đô đốc Kelly Turner ở cách xa đến từ căn cứ tiền phương gần nhất ở Eniwetok. Lực lượng tàu sân bay nhanh rút lui khỏi một cuộc không kích xuống quần đảo Bonin vào ngày 18 tháng 6, và được bố trí để đánh trả hạm đội Nhật Bản khi chúng tiếp cận quần đảo Mariana cho một cuộc hải chiến quyết định. Hai hạm đội khổng lồ tiếp cận nhau vào ngày 19 tháng 6 cho một cuộc đấu tay đôi tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử. Bốn đợt không kích được tung ra nhắm vào hạm đội Hoa Kỳ, nhưng lực lượng tiêm kích tuần tra chiến đấu trên không cùng hỏa lực phòng không của các tàu nổi đã loại trừ các máy bay chiến đấu Nhật Bản. Dưới sự giúp đỡ của lực lượng tàu ngầm, Mitscher thành công trong việc đánh chìm hai tàu sân bay đối phương cũng như làm thiệt hại nặng không lực trên tàu sân bay đối phương, đến mức trận này còn có biệt danh "Cuộc săn vịt trời Mariana vĩ đại". Đô đốc Raymond A. Spruance đã bảo vệ được lực lượng đổ bộ trong một trận chiến mà tầm quan trọng cũng được phía Nhật Bản nhấn mạnh. Đô đốc Soemu Toyoda đã nói vào ngày 15 tháng 6: "Số phận của Đế quốc phụ thuộc vào một trận chiến này"; lặp lại những lời của Đô đốc Heihachiro Togo trong trận Hải chiến Tsushima. Sau Trận chiến biển Philippines mang tính quyết định, "Helm" cùng các tàu sân bay nhanh tập trung sự chú ý vào việc vô hiệu hóa các căn cứ đối phương trên các quần đảo Bonin và Volcano cũng như hỗ trợ cho việc chiếm đóng đảo Guam. Các đội tàu sân bay cơ động, được các tàu tuần dương và tàu khu trục hộ tống, cũng bắt đầu tấn công quần đảo Palau từ ngày 25 tháng 7. Xen kẻ với những đợt nghỉ ngơi ngắn tại Eniwetok hay Ulithi, các tàu sân bay đã tấn công Iwo Jima và các đảo tại khu vực Tây Thái Bình Dương cho đến tháng 9. "Helm" đã đánh chìm một tàu buôn Nhật Bản nhỏ ngoài khơi Iwo Jima vào ngày 2 tháng 9, và cuối ngày hôm đó lại đánh chìm một tàu chở hàng khác. "Helm" cùng đội tàu sân bay của nó đi đến cảng Seeadler vào ngày 21 tháng 9. Họ khởi hành vào ngày 24 tháng 9, và sau khi hỗ trợ cho các hoạt động trên đất liền tại Palaus, đã gặp gỡ toàn bộ lực lượng đặc nhiệm, một hạm đội bao gồn mười bảy tàu sân bay cùng các tàu hỗ trợ và hộ tống, cho một chiến dịc càn quét về phía Tây. Các cuộc không kích đã được tung ra nhắm vào Okinawa vào ngày 10 tháng 10; sau đó các tàu sân bay quay trở lại mục tiêu chính của họ: các sân bay và căn cứ quân sự tại Đài Loan. Trong cuộc tấn công hủy diệt kéo dài ba ngày, máy bay từ tàu sân bay đã phá hủy hòn đảo như một căn cứ hỗ trợ cho Nhật Bản trong trận chiến tại Philippines và các cuộc tấn công tiếp theo. Máy bay đối phương đã đánh trả bằng các cuộc không kích nặng nề xuất phát từ đất liền. "Helm" đã bắn rơi một máy bay ném bom với các khẩu pháo 5-inch của nó vào ngày 13 tháng 10, và giúp đỡ vào việc bắn hạ nhiều chiếc khác. Sau các trận không chiến tại Đài Loan nhằm khẳng định sức mạnh và khả năng cơ động không lực, Lực lượng Đặc nhiệm 38 quay trở lại vùng bờ Đông Luzon để tấn công các căn cứ không quân đối phương tại Philippines, nhằm vô hiệu hóa sức mạnh không quân Nhật Bản trước cuộc tấn công chiếm Leyte. Vào ngày 24 tháng 10, sau khi xác định các hoạt động chính của Đồng Minh tại Leyte, Hải quân Nhật Bản tung ra nỗ lực lớn sau cùng nhằm tiêu diệt hạm đội Hoa Kỳ với ba mũi gọng kìm lớn hướng đến Philippines. Lực lượng phía Bắc có nhiệm vụ đánh lừa các tàu sân bay Hoa Kỳ đi khỏi Leyte lên phía Bắc, trước khi hai lực lượng kia quy tụ về khu vực tấn công tại vịnh Leyte để đánh phá lực lượng đổ bộ. Trong suốt trận Hải chiến vịnh Leyte lịch sử, "Helm" củng với Đội đặc nhiệm 38.4 của Chuẩn đô đốc Ralph E. Davison tập trung chú ý vào Lực lượng Trung tâm của Phó đô đốc Takeo Kurita; máy bay từ tàu sân bay đã tấn công các tàu chiến vào giữa ngày trong Trận chiến biển Sibuyan, đánh chìm thiết giáp hạm khổng lồ "Musashi" và làm hư hại những chiếc khác. Trong khi hai cuộc đụng độ khác diễn ra trong khuôn khổ trận chiến vĩ đại này, Trận chiến ngoài khơi Samar và Trận chiến eo biển Surigao, Đô đốc William Halsey, Jr. đưa các tàu sân bay của mình đi lên phía Bắc đối đầu với hạm đội tàu sân bay của đô đốc Jisaburo Ozawa. Được hộ tống bởi "Helm" và các tàu nổi khác, các tàu sân bay phát hiện đối phương vào ngày 25 tháng 10, và sau một loạt các cuộc không kích đã đánh chìm bốn tàu sân bay và một tàu khu trục Nhật Bản. Trận chiến kết thúcvới việc chiếm đóng Leyte được đảm bảo và hạm đội Nhật Bản hầu như không còn là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu. "Helm" và các tàu sân bay trực tiếp hỗ trợ các chiến dịch trên đất liền tại Leyte vào ngày 26 tháng 10. Ngoài các cuộc không kích của máy bay đặt căn cứ trên đất liền Nhật Bản, lực lượng còn chịu đựng cuộc tấn công bằng tàu ngầm trong ngày 28 tháng 10. Nó và tàu khu trục bắt được tín hiệu đối phương lúc giữa trưa, trong khi các tàu sân bay rời khỏi khu vực, hai con tàu đã thả mìn sâu đánh chìm tàu ngầm "I-46". Hai tàu sân bay và bị hư hại vào ngày 30 tháng 10 do các cuộc tấn công cảm tử của máy bay kamikaze, và đến đêm hôm đó đội đặc nhiệm rút lui về Ulithi, đến nơi vào ngày 2 tháng 11 sau hơn hai tháng liên tục hoạt động tại vùng chiến sự. Lại rời Ulithi vào ngày 5 tháng 11, "Helm" và đội tàu sân bay của nó quay trở lại tấn công tàu bè Nhật Bản cùng các mục tiêu trên bờ, quay trở về vào ngày 20 tháng 11. Sau đó nó được tách khỏi Đội đặc nhiệm 38.4 và đi từ Ulithi đến Manus vào ngày 20 tháng 11. Đến nơi hai ngày sau đó, nó bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động đổ bộ quan trọng tiếp theo trong Chiến dịch Philippines: cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen tại đảo Luzon. Nó khởi hành vào ngày 27 tháng 12 cùng một lực lượng đặc nhiệm lớn hướng đến vịnh Lingayen. 1945. Khi các con tàu đi vào biển Sulu, các cuộc không kích dữ dội diễn ra. Phía Nhật Bản tấn công, với thứ vũ khí duy nhất còn lại của họ là những máy bay tấn công tự sát, vào ngày 4 tháng 1 năm 1945 và đã đánh chìm chiếc tàu sân bay hộ tống . Hỏa lực phòng không của "Helm" và các tàu hộ tống khác gây thiệt hại nặng nề cho các kẻ tấn công. Từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 1, chiếc tàu khu trục hoạt động cùng với các tàu sân bay về phía Tây vịnh Lingayen, cung cấp hỗ trợ trên không cho cuộc đổ bộ quan trọng này. Các con tàu khởi hành vào ngày 17 tháng 1 và về đến Ulithi sáu ngày sau đó. Trong khi một lực lượng đặc nhiệm hải quân lớn được tập trung cho chiến dịch chiếm đóng Iwo Jima, chặng tiếp theo trong quá trình chinh phục Nhật Bản, "Helm" lên đường vào ngày 12 tháng 2 trong thành phần bảo vệ một đội tàu sân bay hộ tống, đi đến ngoài khơi hòn đảo chính của quần đảo Volcano vào ngày 16 tháng 2. Nó hộ tống các tàu sân bay trong các cuộc tấn công chuẩn bị mở màn quan trọng, rồi sau đó bảo vệ cho chúng trong khi hỗ trợ gần cho cuộc tấn công, vốn bắt đầu vào ngày 19 tháng 2. Các đội tàu sân bay thường xuyên chịu đựng các cuộc không kích quyết liệt, khi "Helm" và các tàu khu trục khác bắn rơi nhiều máy bay tấn công tự sát và máy bay ném bom-ngư lôi. Khi chiếc tàu sân bay hộ tống bị đánh chìm trong một đợt tấn công tự sát lớn vào ngày 21 tháng 2, "Helm" đã giúp cứu vớt những người sống sót và đưa họ đến khu vực vận chuyển vào ngày hôm sau. "Helm" tiếp tục các hoạt động hộ tống ngoài khơi Iwo Jima cho đến ngày 7 tháng 3, khi nó lên đường đi về phía Leyte để sửa chữa. Nó lại lên đường không lâu sau đó cho chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất và cuối cùng tại mặt trận Thái Bình Dương, cuộc tấn công lên Okinawa. Khởi hành vào ngày 27 tháng 3, nó tham gia cùng các đội tàu sân bay hộ tống ngoài khơi hòn đảo cho các cuộc tấn công chuẩn bị, rồi sau khi cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 1 tháng 4 đã hỗ trợ cho các cuộc tấn công trên bộ. Trong khi ở lại ngoài khơi Okinawa, nó bắn rơi nhiều máy bay tấn công tự sát đối phương nhắm vào các tàu sân bay, trong những nỗ lực vô vọng cuối cùng nhằm chống trả cuộc chiếm đóng. Chiếc tàu khu trục lên đường đi Leyte vào ngày 19 tháng 6 sau khi Okinawa được bình định. Chiếc tàu khu trục tiếp tục phục vụ như tàu tuần tra và hộ tống ngoài khơi Ulithi và Leyte, và đã giúp vào việc tìm kiếm những người sống sót của chiếc tàu tuần dương hạng nặng bất hạnh từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8 năm 1945. Con tàu đang trên đường di chuyển từ Okinawa về phía Ulithi khi chiến tranh kết thúc vào ngày 15 tháng 8. Sau chiến tranh. "Helm" quay trở lại Okinawa và sau đó đi đến Iwo Jima tham gia lực lượng tuần tra quần đảo Bonin cho các hoạt động giải cứu không biển cho đến ngày 8 tháng 9. Nó sau đó lên đường đi Sasebo, Nhật Bản, phục vụ như tàu tuần tra và dẫn đường tàu bè cho đến khi quay trở lại Okinawa vào ngày 26 tháng 9. Nó lên đường quay trở về Trân Châu Cảng và San Diego vào ngày 29 tháng 10; về đến Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 11, nhưng rồi quay trở lại Trân Châu Cảng nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 26 tháng 6 năm 1946. "Helm" được sử dụng vào mùa Hè năm đó như một tàu mục tiêu trong Chiến dịch Crossroads, cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini. Lườn tàu sau đó được bán cho hãng Moore Dry Dock Co. ở Oakland, California vào tháng 10 năm 1947 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Helm" được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Mugford" (DD-389) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo James Mugford (1749-1776), sĩ quan hải quân từng chỉ huy chiếc tàu buồm trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ. "Mugford" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1946 để sử dụng như một mục tiêu cho việc thử nghiệm bom nguyên tử và bị đánh đắm do nhiễm phóng xạ nặng vào năm 1948. Thiết kế và chế tạo. "Mugford" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 28 tháng 10 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 10 năm 1936; được đỡ đầu bởi cô Madeline Orne; và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 8 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân E. W. Young. Lịch sử hoạt động. Gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương vào cuối năm 1937, "Mugford" thực hiện các hoạt động tại chỗ dọc theo vùng bờ Tây và chung quanh quần đảo Hawaii, xen kẻ với những đợt đại tu và bảo trì định kỳ. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nó đã có mặt tại Trân Châu Cảng trong vai trò soái hạm của Đội khu trục 8 trực thuộc Hải đội Khu trục 4. Khi cuộc tấn công bắt đầu, chiếc tàu khu trục đang trong tình trạng nghỉ, neo đậu tại bến B6 trong Xưởng hải quân Trân Châu Cảng để sửa chữa; và trong khi chờ nâng áp suất hơi nước để di chuyển đã bắn rơi ba máy bay đối phương trong vòng 10 phút bằng hỏa lực phòng không của nó. Trong vòng một giờ từ khi cuộc tấn công bắt đầu, nó rời cảng, tiếp tục nổ súng trên đường đi. Nhiệm vụ tiếp theo của nó là hộ tống cho lực lượng giải vây đảo Wake, và sau đó phục vụ như tàu hộ tống cho các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Hoa Kỳ và Australia cho đến giữa năm 1942. Vào ngày 7 tháng 8, "Mugford" đang tuần tra ngoài khơi Lunga Point, Guadalcanal khi một nhóm đông máy bay ném bom Nhật Bản tấn công lực lượng Đồng Minh. Một quả bom ném trúng đích cùng ba quả ném suýt trúng không ngăn được chiếc tàu khu trục trong việc bắn rơi hai máy bay đối phương, nhưng nó chịu tổn thất tám người thiệt mạng, 17 người bị thương và 10 người mất tích. Sang ngày hôm sau, nó tiếp tục bắn rơi một máy bay đối phương trong một đợt không kích mà nó không bị thiệt hại, đồng thời cứu được hai phi công Nhật bị bắn rơi xuống biển. Đến ngày 9 tháng 8, nó vội vã đi đến hiện trường của Trận chiến đảo Savo, kịp lúc để cứu vớt hơn 400 người sống sót từ các tàu tuần dương hạng nặng và . Sau khi được sửa chữa những hư hại trong chiến đấu tại Sydney, từ ngày 16 tháng 9 cho đến tháng 12, "Mugford" hoạt động tuần tra tại vùng biển San hô và dọc theo bờ biển phía Bắc Australia, đặt căn cứ tại Brisbane. Nó thực hiện các chuyến đi hộ tống đến vịnh Milne, New Guinea, vốn trở thành căn cứ của nó từ mùa Hè khi các chiến dịch New Guinea diễn ra với nhịp điệu nhanh hơn. Chiếc tàu khu trục tham gia cuộc đổ bộ lên đảo Woodlark vào tháng 7, hoạt động bắn phá bờ biển và tuần tra tại khu vực này trong tháng 8, và đến tháng 9 đã hộ tống cho các tàu đổ bộ LST cho việc chiếm đóng Lae vào ngày 4 tháng 9, tiếp tục tuần tra ngoài khơi trong khi chịu đựng các cuộc không kích. Đến cuối tháng đó, nó thực hiện bắn phá chuẩn bị lên phía Bắc Finschafen, nơi nó phục vụ cho đến cuối tháng 10. Vào ngày 20 tháng 10, nó cùng bốn tàu khu trục tháp tùng bị 60 máy bay đối phương tấn công; "Mugford" đã không bị hư hại. Vào ngày 15 tháng 5 năm 1943, cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu bệnh viện Australia AHS "Centaur" ngoài khơi Point Lookout, Queensland, sau khi "Centaur" bị một tàu ngầm Nhật Bản đánh chìm vào ngày hôm trước. Vào ngày 14 và 15 tháng 12, nó tham gia hoạt động lớn nhất từng thực hiện trong Chiến dịch New Guinea, cuộc đổ bộ lên Arawe, New Britain. Tiếp theo là cuộc tấn công lên Buna và mũi Gloucester, nơi mà vào ngày Giáng Sinh nó bị máy bay đối phương tấn công với ba quả bom ném suýt trúng trong đợt thứ nhất, và bắn rơi được một chiếc trong đợt tấn công thứ hai cùng ngày hôm đó. Một người đã thiệt mạng cùng sáu người khác bị thương; con tàu trúng nhiều mảnh đạn với một số lỗ thủng nhỏ bên dưới mực nước. Sau khi được sửa chữa tại vịnh Milne, "Mugford" quay trở lại hoạt động tuần tra, bắn phá và hộ tống trong chiến dịch New Guinea, hoạt động từ Saidor. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1944, nó lên đường đi Sydney, rồi quay trở lại New Guinea làm nhiệm vụ hộ tống và tuần tra tại vịnh Huon. Sau khi hộ tống ba tàu buôn đi từ Tulagi đến quần đảo Union, chiếc tàu khu trục đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 24 tháng 2 để hộ tống thiết giáp hạm đi Puget Sound, trước khi tiếp tục đi đến Xưởng hải quân Mare Island để đại tu, đến nơi vào ngày 5 tháng 3. "Mugford" quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 10 tháng 5 để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Marianna, khi nó được tập trung tại Majuro. Được phân công bảo vệ các tàu sân bay nhanh, nó quan sát các cuộc không kích vào sáng ngày 11 tháng 6, rồi hộ tống các thiết giáp hạm bắn phá Saipan và Tinian, bắn phá quấy rối ban đêm và bảo vệ cho việc rút lui vào ban đêm. Nó gia nhập trở lại lực lượng hộ tống các tàu sân bay sau khi có tin tức về một lực lượng tàu sân bay đối phương đang tiến đến gần, và do đó đã đóng một vai trò trong Trận chiến biển Philippine, nơi không lực hải quân tàu sân bay Nhật Bản hầu như bị tiêu diệt. Nó tiếp tục hoạt động tuần tra và hộ tống tại khu vực Marianna và Marshall trong lúc chuẩn bị cho việc chiếm đóng Guam, nơi chiếc tàu khu trục đóng vai trò cột mốc radar giữa Guam và Rota. Vào ngày 28 tháng 8, nó khởi hành cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 38 cho các cuộc bắn phá mặt biển và không kích xuống tàu bè và công sự đối phương ở Bonin, Yap và Palau, rồi bảo vệ cho cuộc tấn công Palau vào tháng 9. Sang đầu tháng 10, Lực lượng Đặc nhiệm 38 không kích xuống Okinawa, và trên đường quay về tiếp tục đánh vào Đài Loan và Luzon. Đối phương cố gắng tập trung một cuộc không kích mạnh hết mức có thể trong các ngày 12 và 13 tháng 10, khi "Mugford" góp phần vào việc bắn rơi nhiều máy bay đối phương trong khi hộ tống các tàu sân bay. Khi cuộc chiếm đóng Leyte diễn ra, Đội đặc nhiệm 38.4, cùng với "Mugford", được huy động để đối phó nguy cơ của việc cơ động các hạm đội Nhật Bản. Vào ngày 24 tháng 10, máy bay từ các tàu sân bay đã tấn công Lực lượng Trung tâm Nhật Bản trong biển Mindanao, rồi sau đó hướng lên phía Bắc sau khi nhận được báo cáo về một lực lượng tàu sân bay Nhật ngoài khơi phía Bắc Luzon. Ngày hôm sau, các cuộc không kích được tung ra trong giai đoạn trận chiến mũi Engaño, một phần của cuộc Hải chiến vịnh Leyte. Một hoạt động khác diễn ra vào ngày 30 tháng 10, khi một cuộc không kích của quân Nhật đã gây hư hại cho các tàu sân bay , và ; "Mugford" và các tàu khu trục khác đã bảo vệ cho các tàu bị hư hại đi đến Ulithi an toàn, sửa chữa những hư hại của chính nó, rồi quay lại làm nhiệm vụ tuần tra tại vịnh Leyte. Vào ngày 5 tháng 12, "Mugford" phát hiện máy bay đối phương tấn công các tàu đổ bộ trong khu vực nó tuần tra tại eo biển Surigao. Nó cấp tốc đi đến để bảo vệ các tàu đổ bộ, và trong trận chiến diễn ra sau đó đã bị một máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" đâm trúng. Nó bị hư hại nặng, với tám người thiệt mạng và 14 người bị thương. Sau khi được sửa chữa tạm thời, chiếc tàu khu trục đi đến San Pedro bằng chính động lực của nó, rồi được lệnh quay trở về Hoa Kỳ để được sửa chữa triệt để tại Xưởng hải quân Mare Island từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 4 tháng 3 năm 1945. Quay trở lại khu vực Tây Thái Bình Dương vào giữa tháng 3, "Mugford" phục vụ trong vai trò cột mốc radar và tuần tra chống tàu ngầm giữa Ulithi và Saipan cho đến khi xung đột kết thúc. Nó phục vụ cùng Đội đặc nhiệm 55.7 trong việc hồi hương những tù binh chiến tranh Đồng Minh từ Nhật Bản đến Okinawa vào đầu tháng 9, rồi hộ tống các tàu sân bay để hỗ trợ trên không cho việc chiếm đóng khu vực Nagasaki-Sasebo. Nó tiếp tục làm nhiệm vụ chiếm đóng cho đến khi qauy trở về San Diego vào ngày 19 tháng 11. Tại đây nó được tháo dỡ vũ khí, và chuẩn bị để tham gia cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini trong Chiến dịch Crossroad. Được cho xuất biên chế vào ngày 29 tháng 8 năm 1946, nhưng được giữ lại để thử nghiệm khử phóng xạ, con tàu cuối cùng bị đánh đắm ngoài khơi Kwajalein vào ngày 22 tháng 3 năm 1948. Phần thưởng. "Mugford" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Ralph Talbot" (DD-390) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Trung úy phi công Thủy quân Lục chiến Ralph Talbot (1897-1918), người được tặng thưởng Huân chương Danh dự trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Ralph Talbot" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc, được cho ngừng hoạt động năm 1946 để sử dụng như một mục tiêu cho việc thử nghiệm bom nguyên tử và bị đánh đắm do nhiễm phóng xạ nặng vào năm 1948. Thiết kế và chế tạo. "Ralph Talbot" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Boston vào ngày 28 tháng 10 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 10 năm 1936; được đỡ đầu bởi bà Mary Talbot, mẹ Trung úy Talbot; và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 10 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân H. R. Thurber. Trong cơn cuồng phong New England vào ngày 21 tháng 9 năm 1938 tàu frigate đã bị đứt dây neo và đam vào "Ralph Talbot". Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Trước khi Hoa Kỳ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai, "Ralph Talbot" được phân về Hải đội Khu trục trực thuộc Lực lượng Chiến trận, hoạt động tại khu vực Đông Thái Bình Dương. Vào đầu năm 1941, nó được đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California, và vào tháng 4 năm 1941 đã gia nhập trở lại hạm đội tại San Diego, California. Đến giữa tháng, nó di chuyển đến Trân Châu Cảng, nơi nó hoạt động cho đến hết thời gian còn lại của năm. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. Neo đậu tại Trân Châu Cảng vào buổi sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, thủy thủ đoàn của "Ralph Talbot" đã vận hành các khẩu pháo của nó và bắt đầu chuẩn bị lên đường chỉ trong vòng vài phút sau khi cuộc tấn công nổ ra. Đến 09 giờ 00, nó đang trên đường rời cảng và đã bắn rơi máy bay đối phương đầu tiên. Sau trận tấn công, nó truy tìm tàu ngầm đối phương, và vào ngày 14 tháng 12 đã ra khơi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 14 cho lượt đầu tiên trong một loạt nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay. 1942. Vào tháng 1 năm 1942, "Ralph Talbot" khởi hành cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 8 cho các cuộc bắn phá các vị trí của quân Nhật tại các quần đảo Marshall và Gilbert, và trong tháng 2 và tháng 3 lần lượt xuống các đảo Wake và Marcus. Quay trở về Trân Châu Cảng cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 16 vào ngày 9 tháng 3, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 15 vào ngày 19 tháng 3, và trong suốt tháng 5 đã hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa quần đảo Hawaii và vùng bờ tây. Đến đầu tháng 6, nó hộ tống cho các tàu phụ trợ tại khu vực Tây Bắc Hawaii tiếp nhiên liệu và tiếp liệu cho những người chiến thắng sau trận Midway, rồi hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 16 quay trở về Trân Châu Cảng. vào ngày 14 tháng 6, chiếc tàu khu trục lên đường đi Australia và New Zealand, rồi lại khởi hành vào ngày 22 tháng 7, đi đến khu vực quần đảo Solomon, khởi đầu một chuỗi các hoạt động tích cực tại đây. Được phân về Đội đặc nhiệm 62.6, "Ralph Talbot" hộ tống nhóm vận chuyển đi Guadalcanal, đến nơi vào sáng ngày 7 tháng 8, và đã tuần tra ngoài khơi khu vực vận chuyển trong suốt quá trình đổ bộ. Sang ngày 8 tháng 8, nó đảm nhận tuần tra về phía Bắc đảo Savo, và đến 01 giờ 45 phút ngày 9 tháng 8 đã nhận được tin tức về ba tàu đối phương hiện diện phía trong đảo Savo. Không lâu sau đó, một cuộc đấu pháo hạng nặng diễn ra về phía Tây Nam mở đầu Trận chiến đảo Savo. Nữa giờ sau đó, "Ralph Talbot" bị bắn nhầm bởi một tàu khu trục bạn. Sai lầm nhanh chóng được sửa chữa, nhưng chỉ vài phút sau một tàu tuần dương đối phương xuất hiện bên mạn trái phía đuôi; cả hai đồng thời nổ súng và chiếu đèn pha vào nhau. Đèn pha của "Ralph Talbot" đã bị trục trặc trước đó, nên chiếc tàu khu trục bị chiếu sáng trúng phát đạn đầu tiên vào phòng hải đồ, làm hỏng thiết bị radar và các bảng mạch điện, và bùng lên các đám cháy. Thêm ba phát trúng đích khác tiếp nối nhau, trúng vào phòng nghỉ, đuôi tàu bên mạn phải và bên dưới khẩu pháo số 4. Trong số mười hai người thiệt mạng có vị bác sĩ và dược tá của con tàu. Lúc 02 giờ 21 phút, "Ralph Talbot" ngừng bắn. Đối phương đã biến mất, nhưng những hư hại mà nó gánh chịu tạo ra một cuộc chiến đấu mới. Lửa bao trùm cầu tàu, và con tàu nghiêng nặng sang mạn phải. Giảm tốc độ còn một phần ba, nó hướng về phía Savo. Lúc 02 giờ 30 phút, liên lạc vô tuyến cả hai chiều đều bị cắt đứt, nhưng hai mươi phút sau đó, nó cặp gần bờ nơi các thủy thủ tiếp tục cuộc chiến để cứu nó. Đến 03 giờ 30 phút, việc hỏa hoạn và ngập nước được kiểm soát và công việc sửa chữa bắt đầu. Không lâu sau 07 giờ 00, việc thông tin liên lạc được tái lập, và đến 12 giờ 10 phút việc sửa chữa, bao gồm các tấm đệm lót vào lườn tàu, đủ cho phép nó bắt đầu hành trình quay trở về Hoa Kỳ để sửa chữa. Đi đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 11 tháng 9, "Ralph Talbot" lại lên đường hướng sang phía Tây vào ngày 11 tháng 11 sau khi được sửa chữa. Việc thực tập huấn luyện tại khu vực quần đảo Hawaii kéo dài cho đến giữa tháng 12, và vào ngày 16 tháng 12 nó lên đường đi Australia. 1943. "Ralph Talbot" đi đến Brisbane vào ngày 2 tháng 1 năm 1943, và cho đến ngày 10 tháng 5 đã tiến hành thực tập huấn luyện và hộ tống vận tải dọc theo bờ biển Đông và Bắc lục địa này. Vào ngày 13 tháng 5, nó đi đến Nouméa thi hành những nhiệm vụ tương tự trong khi lực lượng Đồng Minh tiến quân dọc lên quần đảo Solomon. Vào ngày 30 tháng 6, "Ralph Talbot" hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Rendova mở đầu chiến dịch New Georgia, và đã cứu vớt 300 người sống sót từ chiếc chỉ trong vòng vài giờ sau khi hoàn tất việc đổ bộ. Vào ngày 5 tháng 7, nó cho đổ bộ những đơn vị thuộc Trung đoàn Bộ binh 148 lên Rice Anchorage sau khi trấn áp khu vực đổ bộ bằng hỏa lực pháo 5 inch. Vào các ngày 9 và 11 tháng 7, nó tham gia bắn phá Munda và trong đêm 12 tháng 7 đã tham gia cùng Đội đặc nhiệm 36.1 trong một đợt càn quét Cái Khe (eo biển New Georgia). Các tàu chiến Đồng Minh đã đụng độ một tàu tuần dương và năm tàu khu trục đối phương hộ tống các tàu khu trục vận tải trong Trận Kolombangara. Sau trận chiến, việc cứu hộ chiếc bị ngăn trở bởi các cuộc không kích của đối phương, và "Ralph Talbot" đã phóng ngư lôi đánh đắm chiếc tàu khu trục đã hư hại nặng. Trong suốt tháng 8, tháng 9 và cho đến tháng 10, tiếp tục nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải tại khu vực quần đảo Solomon. Vào ngày 27 tháng 10, nó đi đến Australia, rồi tiếp tục đi vịnh Milne, đến nơi vào ngày 3 tháng 11, làm nhiệm vụ tuần tra phòng không và chống tàu ngầm và hộ tống vận tải. Đến giữa tháng nó quay trở lại Tulagi một thời gian ngắn, rồi tiếp nối các hoạt động ngoài khơi New Guinea. Trong đêm 29 tháng 11, nó tham gia một cuộc bắn phá của Lực lượng Đặc nhiệm 74 xuống các vị trí quân Nhật tại New Britain. Vào giữa tháng 12, nó hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Kiriwina trong khi Đồng Minh chiếm đóng quần đảo Trobriand; rồi cho đến cuối tháng nó quay trở về New Britain hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên mũi Gloucester. Cho đến cuối năm, nó luân phiên thời gian tuần tra giữa Buna thuộc New Guinea và mũi Gloucester. 1944. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1944, "Ralph Talbot" lên đường cùng Lực lượng Đặc nhiệm 76 cho hoạt động bắn phá chuẩn bị, và sau đó là cho cuộc đổ bộ lên Saidor. Nó sau đó hộ tống cho các tàu vận chuyển lực lượng tăng cường đến cả Saidor và mũi Gloucester. Vào đầu tháng 2, nó quay trở lại vịnh Milne, rồi lên đươông quay trở về Hoa Kỳ để đại tu. Vào giữa tháng 5, "Ralph Talbot" khởi hành từ San Francisco để đi Trân Châu Cảng, và một tháng sau đã lên đường đi Eniwetok và Saipan như tàu hộ tống vận tải. Đi đến cảng Garapan vào ngày 5 tháng 7, nó cung cấp hỏa lực hỗ trợ cho lực lượng trên bờ, di tản người bị thương, và vào ngày 7 tháng 7 đã quay trở lại nhiệm vụ hộ tống vận tải tại khu vực Marshall và Mariana. Quay trở lại Saipan vào ngày 25 tháng 7, nó bắn pháo hỗ trợ và hỏa lực quấy phá lên bờ tại Tinian vào ngày 27 tháng 7. Tiếp nối nhiệm vụ hộ tống vận tải cho đến tháng 8, nó gia nhập Đội đặc nhiệm 38.4 tại Eniwetok, và vào ngày 28 tháng 8 đã lên đường tham gia các cuộc không kích xuống các quần đảo Volcano và Bonin từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9; Yap trong các ngày 7 và 8 tháng 9; và Palaus từ ngày đến ngày 10 đến ngày 19 tháng 9. Sau cuộc tấn công xuống Palaus, lực lượng đặc nhiệm rút lui về Manus; rồi quay trở lại Palaus, nơi trong tháng 10, họ lên đường để tấn công các căn cứ và tàu bè Nhật tại Okinawa, Luzon và Đài Loan. Vào ngày 14 tháng 10, lực lượng đặc nhiệm quay trở lại tấn công các vị trí trên đảo Luzon, tiếp tục các cuộc không kích cho đến ngày 19 tháng 10. Sang ngày 20 tháng 10, nó đã hỗ trợ cho việc đổ bộ lên Leyte, rồi quay trở lại cho các hoạt động ngoài khơi Luzon. Vào ngày 24 tháng 10, nó đi lên phía Bắc để ngăn chặn Lực lượng tàu sân bay phía Bắc của Nhật Bản, và vào ngày hôm sau chiếc tàu khu trục đã hộ tống các tàu chiến lớn trong Trận chiến ngoài khơi mũi Engaño; đến ngày 31 tháng 10, lực lượng rút lui về Ulithi. "Ralph Talbot" được cho tách khỏi lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay vào ngày 16 tháng 11, và gia nhập Đệ Thất hạm đội vào ngày 17 tháng 11. Nó đã cùng các tàu sân bay hộ tống thuộc Đội đặc nhiệm 77.4 tuần tra các tuyến đường vận chuyển trong khu vực vịnh Leyte cho đến ngày 27 tháng 11, khi nó lên đường đi Kossol Roads. Vào ngày 12 tháng 12, nó quay trở lại vịnh Leyte, bảo vệ cho các tàu sân bay hộ tống đi đến biển Sulu cho các hoạt động nhằm hỗ trợ cuộc đổ bộ lên Mindoro. Sau một giai đoạn nghỉ ngơi ngắn tại Manus, nó chuẩn bị cho chiến dịch lớn tiếp theo nhằm chiếm đóng Luzon. 1945. Khởi hành từ quần đảo Admiralty vào ngày 27 tháng 12, "Ralph Talbot" đi đến phía Bắc Kossol Roads vào ngày 1 tháng 1 năm 1945, và lên đường cùng một đội tàu sân bay bay hộ tống. Vào ngày 4 tháng 1, chiếc bị một máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng, và đến ngày 6 tháng 1, lực lượng đi đến ngoài khơi vịnh Lingayen. Cho đến ngày 17 tháng 1, chiếc tàu khu trục đã hộ tống cho các tàu sân bay khi chúng hỗ trợ trên không cho lực lượng tấn công, cho đến khi quay trở về Ulithi vào ngày 23 tháng 1 để tiếp liệu. Được điều sang Đệ Ngũ hạm đội vào tháng 2, nó lên đường đi Saipan nơi nó hộ tống các tàu vận tải đi Iwo Jima. Từ ngày 16 đến ngày 27 tháng 1, nó tuần tra ngoài khơi hòn đảo này trước khi quay trở về Saipan. Quay trở lại Ulithi vào ngày 5 tháng 3, "Ralph Talbot" ở lại căn cứ này cho đến ngày 20 tháng 4, khi nó lên đường đi Okinawa. Đi đến Hagushi vào ngày 26 tháng 4, nó trình diện để hoạt động cùng Đội đặc nhiệm 51.5 và tiến hành tuần tra phòng không. Lúc 22 giờ 00 ngày 27 tháng 4, đang khi tuần tra tại nơi thả neo, nó bị hai máy bay kamikaze tấn công; chiếc thứ nhất đâm vào phía đuôi mạn phải trong khi chiếc thứ hai suýt trúng đâm xuống nước ở phía đuôi mạn trái. Các đội kiểm soát hư hỏng đã ngăn chặn được việc ngập nước lúc 22 giờ 13 phút, và trong vòng vài phút đã cặp bên mạn để hỗ trợ với một đội y tế. Chiếc tàu khu trục sau đó quay trở về Kerama Retto để sửa chữa. Đến ngày 20 tháng 5, nó lên đường quay trở lại khu vực thả neo Hagushi, nơi nó lại tham gia lực lượng bảo vệ phòng không. Sang ngày 26 tháng 5, nó chuyển đến Nakagusuku Wan, rồi quay trở lại Kerama Retto, nơi nó tham gia bảo vệ các tàu sân bay hộ tống. Một tháng sau, nó lên đường đi Leyte, rồi đi Saipan. Tại đây nó làm nhiệm vụ hộ tống vận tải, và cho đến hết thời gian còn lại của chiến tranh hoạt động giữa khu vực quần đảo Marianna và quần đảo Ryukyus. Vào tháng 8, nó tham gia hoạt động cứu hộ tại biển Philippine sau khi chiếc tàu tuần dương hạng nặng bị đánh đắm tại khu vực này. Nó cứu vớt người sống sót, và bốn ngày sau đã quay trở lại đảo san hô Ulithi tiếp tục nhiệm vụ. Sau chiến tranh. Vào ngày 1 tháng 9, "Ralph Talbot" hộ tống tàu tuần dương hạng nặng đi từ Guam đến Truk, và vào ngày 2 tháng 9 đã canh phòng trong khi lực lượng Nhật Bản tại hòn đảo pháo đài này chính thức đầu hàng trong một buổi lễ diễn ra trên chiếc tàu tuần dương. Quay trở về Guam vào ngày 3 tháng 9, nó lên đường đi Saipan, Okinawa và Nhật Bản vào ngày 5 tháng 9, và cho đến tháng 10 đã hoạt động tại khu vực phía Nam Nhật Bản và Okinawa, trước khi lên đường quay trở về Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 10. Trình diện để hoạt động cùng Bộ chỉ huy Tiền phương Biển phía Tây sau khi quay trở về vào ngày 19 tháng 11, "Ralph Talbot" được điều động vào Lực lượng Đặc nhiệm Phối hợp 1 vào tháng 5 năm 1946, và được chỉ định để sử dụng như một mục tiêu trong Chiến dịch Crossroads, cuộc thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo san hô Bikini vào tháng 7 và tháng 8 năm 1946. Sống sót qua cả hai vụ nổ trên không và dưới nước, nhưng bị nhiễm phóng xạ nặng, nó được kéo đến Kwajalein, nơi nó được cho xuất biên chế vào ngày 29 tháng 8 năm 1946, và cuối cùng bị đánh đắm tại vùng nước sâu vào ngày 8 tháng 3 năm 1948. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 5 tháng 4 năm 1948. Phần thưởng. "Ralph Talbot" được tặng thưởng mười bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Henley" (DD-391) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Robert Henley (1783-1828), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Barbary thứ hai. "Henley" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi bị đắm do trúng ngư lôi từ tàu ngầm đối phương tại New Guinea vào năm 1943. Thiết kế và chế tạo. "Henley" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 28 tháng 10 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 1 năm 1937; được đỡ đầu bởi cô Beryl Henley Joslin, một hậu duệ của thuyền trưởng Henley; và được đưa ra hoạt động vào ngày 14 tháng 8 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân H. Y. McCown. Lịch sử hoạt động. Sau khi chạy thử máy tại vùng biển Thái Bình Dương và quần đảo Hawaii, "Henley" gia nhập Đội khu trục 11 trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego, California vào ngày 12 tháng 9 năm 1938. Nó rời San Diego vào ngày 14 tháng 4 năm 1941 để gia nhập hạm đội tại Trân Châu Cảng. Khi Hải quân Đế quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công cảng này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, chiếc tàu khu trục đang neo đậu tại East Loch trong tình trạng trực chiến; một thủy thủ mới đã vô tình báo hiệu "báo động trực chiến" thay cho "tập họp để chào cờ". Sai lầm may mắn này đã giúp cho "Henley", dưới quyền chỉ huy của Đại úy Hải quân Francis Edward Fleck, Jr., cơ hội để khai hỏa đầu tiên vào đợt máy bay đối phương đầu tiên đang nhào đến. Một quả bom đã phát nổ cách phía mũi mạn phải con tàu khi nó đang tháo dây neo khỏi phao tiêu, và khi nó đang trên đường rời cảng đã nhận được tín hiệu tàu ngầm đối phương đang hiện diện trong cảng. "Henley" len lỏi vượt qua khói lửa và sự hỗn loạn để đi ra khỏi luồng vào cảng; pháo thủ của nó đã bắn rơi một máy bay ném bom bổ nhào bằng súng máy.50 caliber và chia sẻ chiến công bắn rơi một máy bay khác. Dưới sự chỉ huy của Fleck, do cả Hạm trưởng lẫn Hạm phó đều kẹt lại trên bờ khi cuộc tấn công nổ ra, chiếc tàu khu trục thả mìn sâu tấn công một tín hiệu dò được bằng sonar nên ngoài cảng, có thể là một tàu ngầm bỏ túi, và tiếp tục đánh trả những máy bay tấn công. Trong những tuần lễ tiếp theo, nó hoạt động cùng với lực lượng đặc nhiệm để tăng viện cho đảo Wake, và tuần tra để bảo vệ đảo san hô Midway cũng như các tuyến đường hàng hải quan trọng. "Henley" thực hiện nhiệm vụ hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm chủ yếu tại vùng biển Australia. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1942, nó cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu chở dầu và tàu khu trục , vốn bị đánh chìm trong Trận chiến biển Coral. Nó khởi hành từ Wellington, New Zealand vào ngày 22 tháng 7 năm 1942 để hộ tống các tàu vận chuyển đi đến Guadalcanal. Khi lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên đảo này thuộc quần đảo Solomon vào ngày 7 tháng 8, chiếc tàu khu trục đã tuần tra chống tàu ngầm, chịu đựng hỏa lực không kích của máy bay đối phương nhưng không bị hư hại, và đã giúp vào việc bắn rơi hai máy bay tấn công. Trong khi cuộc tranh chấp tại Guadalcanal diễn ra quyết liệt, chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại khu vực này để bảo vệ tàu bè vận chuyển hàng tiếp liệu và lực lượng tăng viện cho đến ngày 29 tháng 8, khi nó lên đường đi về phía Nam, và tiếp tục ở lại vùng biển Australia và New Guinea cho đến tháng 9 năm 1943, làm nhiệm vụ bảo vệ, hộ tống vận tải và tuần tra chống tàu ngầm. Khi lực lượng Australia thiết lập được một đầu cầu tại Finschafen, New Guinea vào ngày 21 tháng 9 năm 1943, "Henley" hình thành nên một phần của lực lượng bảo vệ. Bị mười máy bay ném bom-ngư lôi đối phương tấn công, chiếc tàu khu trục tự nhận đã bắn rơi ba chiếc và trợ giúp vào việc tiêu diệt ba chiếc khác. Tuy nhiên, vào ngày 3 tháng 10 năm 1943, đang khi di chuyển cùng với các tàu khu trục và trong một hoạt động càn quét ngoài khơi Finschafen, nó phát hiện các quả ngư lôi đang phóng đến từ tàu ngầm Nhật "Ro-108". Sự cơ động kịp thời đã giúp nó né tránh hai quả ngư lôi đối phương, nhưng rồi một quả thứ ba tiếp cận quá nhanh và quá gần để có thể kịp phản ứng. "Henley" bị đánh trúng mạn trái ở phòng nồi hơi số 1, phá hủy nồi hơi và làm vỡ lườn tàu, khiến phần mũi gập một góc 30 độ so với trục dọc con tàu. Đến 18 giờ 29 phút, khi mọi người còn lại đã bỏ tàu, "Henley" đắm với đuôi chìm trước ở tọa độ . Các tàu khu trục cùng đi đã truy tìm tàu ngầm đối phương, rồi quay lại cứu vớt những người sống sót, vốn đã kết những chiếc bè cứu sinh của họ lại và phát tín hiệu bằng đèn pin. Mười tám sĩ quan và 225 thủy thủ đã được cứu vớt, nhưng có một sĩ quan và 14 người mất tích cùng con tàu. Phần thưởng. "Henley" được tặng thưởng bốn Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được mang cái tên USS "Henley, được đặt theo Robert Henley (1783-1828), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Barbary thứ hai. Một chiếc thứ tư được đặt tên USS "John D. Henley theo tên em ông, John D. Henley:
1
null
USS "Patterson" (DD-392) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Daniel Todd Patterson (1786-1839), một sĩ quan hải quân từng tham gia cuộc Chiến tranh Barbary thứ nhất và Chiến tranh 1812. "Patterson" đã phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi được cho ngừng hoạt động năm 1945 và bị bán để tháo dỡ năm 1947. Thiết kế và chế tạo. "Patterson" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Puget Sound ở Bremerton, Washington vào ngày 23 tháng 7 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 5 năm 1937; được đỡ đầu bởi cô Elizabeth P. Patterson; và được đưa ra hoạt động vào ngày 22 tháng 9 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Francis T. Spellman. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. "Patterson" rời Xưởng hải quân Puget Sound vào ngày 26 tháng 11 năm 1937, ghé qua San Francisco, California trên đường đi Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 7 tháng 12. Nó quay trở lại Puget Sound vào ngày 22 tháng 12, tiến hành huấn luyện dọc bờ biển cho đến ngày 31 tháng 3 năm 1938, rồi lên đường đi quần đảo Hawaii. Nó từ Hawaii quay trở về San Pedro, California vào ngày 28 tháng 4 để hoạt động dọc theo vùng bờ Tây. Các cuộc cơ động phối hợp hạm đội đã một lần đưa nó băng qua kênh đào Panama để đi đến vùng biển Caribe. Vào ngày 3 tháng 6 năm 1940, chiếc tàu khu trục lên đường tuần tra tại khu vực Tiền phương Biển Hawaii từ Trân Châu Cảng đến đảo Midway và Palmyra. Nhiệm vụ này tiếp tục trong 18 tháng tiếp theo, ngoại trừ những giai đoạn ở lại vùng bờ Tây để đại tu và huấn luyện. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. "Patterson" đang neo đậu tại Trân Châu Cảng khi máy bay từ tàu sân bay Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ này vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Thủy thủ của nó đã vội vã bước vào trực chiến, nổ súng bắn rơi một máy bay đối phương. Trong vòng một giờ, chiếc tàu khu trục đã lên đường truy lùng tàu ngầm đối phương ở lối ra vào cảng. Sau đó nó tuần tra tại vùng biển Hawaii trong thành phần hộ tống cho tàu sân bay mà không tìm thấy dấu vết đối phương. Trên đường quay trở về cảng sau chuyến tuần tra, nó cứu vớt 19 người sống sót từ chiếc tàu buôn "Marimi" đã bị trôi nổi trong nhiều ngày sau khi trúng ngư lôi từ một tàu ngầm Nhật. 1942. Trong những tuần lễ tiếp theo sau, các hoạt động của "Patterson" bao gồm vận chuyển nhân sự tăng viện cho lực lượng đồn trú trên đảo Canton thuộc nhóm đảo Phoenix cũng như được sửa chữa vội vã tại Trân Châu Cảng. Nó khởi hành vào ngày 5 tháng 2 năm 1942 trong thành phần hộ tống cho tàu tuần dương hạng nặng để gặp gỡ đội đặc nhiệm tàu sân bay tại khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Nó đã cứu vớt một phi công của "Lexington" bị bắn rơi, khi một cuộc không kích được tung ra nhắm vào cứ điểm phòng thủ của quân Nhật tại Rabaul, New Britain vào ngày 20 tháng 2. Các tàu sân bay cũng đánh phá các căn cứ của quân Nhật tại Lae và Salamaua, New Guinea vào ngày 10 tháng 3, rồi tiếp tục đi đến Trân Châu Cảng. "Patterson" khởi hành từ Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 4 để đại tu tại Xưởng hải quân Mare Island. Nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 5, rồi lại khởi hành năm ngày sau đó, đi đến Nouméa, New Caledonia để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm Viễn chinh dưới quyền Chuẩn đô đốc Richmond K. Turner, được tập trung tại Australia để chuẩn bị cho việc chiếm đóng quần đảo Solomon. Vào ngày 22 tháng 6, nó khởi hành từ Brisbane cho đợt tập trung sau cùng và thao dượt đổ bộ tại quần đảo Fiji, rồi lên đường trong thành phần hộ tống cho các tàu vận chuyển đưa binh lính Thủy quân Lục chiến đi đến quần đảo Solomon. Chiếc tàu khu trục đã giúp bảo vệ các tàu vận chuyển vào ngày 7 tháng 8 khi chúng cho đổ bộ Thủy quân Lục chiến lên Guadalcanal, và sau đó đã nổ súng đẩy lui cuộc tấn công của hơn hai mươi máy bay ném bom đối phương; nhiều chiếc đã bị bắn cháy. Máy bay ném bom-ngư lôi đã tấn công và đánh trúng tàu khu trục . Đến ngày 8 tháng 8, xạ thủ trên "Patterson" đã bắn rơi bốn máy bay ném bom-ngư lôi đối phương trong khi bảo vệ các tàu vận chuyển, nhưng tàu khu trục đã bị hư hại và tàu vận chuyển bị mất. Trong khi "Patterson" đánh trả các cuộc không kích, bảy tàu tuần dương và một tàu khu trục đối phương đi dọc xuống "cái khe", vùng biển hình thành bởi chuỗi quần đảo Solomon và kéo dài về phía Nam từ căn cứ của quân Nhật tại Rabaul. Đến nữa đêm ngày 8 tháng 8, lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản chỉ còn cách đảo Savo 35 dặm và không bị phát hiện kể từ sáng sớm. Trận chiến đảo Savo. "Patterson" có mặt về phía Nam đảo Savo và đảo Florida, cùng với một lực lượng hỗn hợp Hoa Kỳ-Australia bao gồm ba tàu tuần dương hạng nặng và hai tàu khu trục. Về phía Bắc họ có các tàu tuần dương hạng nặng , , và hai tàu khu trục. Các cơn mưa rào che khuất vùng biển giữa nhóm phía Bắc và nhóm phía Nam. Lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản lướt qua hai tàu khu trục làm nhiệm vụ canh phòng, tiến vào eo biển Savo và đụng độ trực tiếp với "Patterson" làm nhiệm vụ tuần tra trong đội phía Nam vốn còn bao gồm HMAS "Canberra", HMAS "Australia", và tàu khu trục . Lúc 01 giờ 43 phút ngày 9 tháng 8, "Patterson" đánh bức điện báo động "Cảnh báo! Cảnh báo! Các tàu lạ xâm nhập cảng"; nhưng các tàu tuần dương Nhật đã phóng ngư lôi và nổ súng, đánh hỏng "Canberra". "Patterson" lặp lại cảnh báo bằng tín hiệu đèn và bắt đầu nổ súng. Nó bị một loạt đạn pháo 5 inch bắn trả từ đối phương làm phá hủy khẩu pháo số 4, làm thiệt mạng mười người và làm bị thương tám người khác, làm hư hỏng sàn tàu và khẩu pháo số 3. Tuy nhiên, các pháo thủ của nó vẫn tiếp tục nổ súng cho đến khi đối phương phóng ngư lôi rồi tách đội hình thành hai mũi gọng kìm nhắm vào nhóm phía Bắc. Các tàu tuần dương "Vincennes", "Astoria" và "Quincy" của Đồng Minh bị mất; lực lượng Nhật Bản giờ đây đi lên hướng Tây Bắc để rút lui về Rabaul, New Britain, bắt gặp tàu khu trục trên đường đi. "Ralph Talbot" chống trả lại cuộc tấn công cho đến khi nó được che chở do lẫn khuất trong một cơn mưa giông. Phía Nhật Bản chỉ bị hư hại nhẹ cho bốn tàu chiến trong Trận chiến đảo Savo, vốn đã khiến phe Đồng Minh mất bốn tàu tuần dương hạng nặng, cũng như gây hư hại nặng cho tàu tuần dương "Chicago" và tàu tàu khu trục "Ralph Talbot". "Patterson" đã trợ giúp cho HMAS "Australia" và HMAS "Canberra", và tham gia vào công việc cứu giúp trước khi nó khởi hành đi Nouméa, New Caledonia, đến nơi vào ngày 14 tháng 8. Nó lập tức ra khơi cùng với đội đặc nhiệm tàu sân bay "Saratoga" để giúp vào bảo vệ các lối tiếp cận Guadalcanal, cho đến khi một tàu ngầm Nhật gây hư hại cho "Saratoga", buộc nó phải quay về Trân Châu Cảng để sửa chữa. "Patterson" cũng đã hộ tống HMAS "Australia" đi Brisbane, đến nơi vào ngày 3 tháng 9. Nó làm nhiệm vụ tuần tra và hộ tống vận tải ngoài khơi Great Barrier Reef cùng với một lực lượng tuần dương-khu trục hỗn hợp Hoa Kỳ-Australia. 1943. "Patterson" đã trợ giúp vào việc cứu vớt 19 người sống sót từ chiếc SS "Fingal" bị trúng ngư lôi vào ngày 5 tháng 5 năm 1943, rồi hộ tống cho chiếc tàu buôn SS "Pennant" đi Nouméa, New Caledonia. Nó đến nơi vào ngày 13 tháng 5, tuần tra tại những lối tiếp cận đến Guadalcanal để bảo vệ cho các tàu sân bay "Saratoga" và . Nhiệm vụ này được tiếp nối bởi vô số những chuyến hộ tống vận tải và tuần tra trải dài từ Guadalcanal đến các cảng Australia, và đến các đảo căn cứ vùng Nam Thái Bình Dương ở quần đảo New Hebride và Nouméa, New Caledonia. Vào sáng ngày 25 tháng 7, nó gia nhập cùng bốn tàu khu trục khác trong việc bắn phá đồn điền Lambeti, gần sân bay Munda trên đảo New Georgia. Chiều tối ngày 25 tháng 8, "Patterson" đang trợ giúp vào việc hộ tống một đoàn tàu vận tải đi từ quần đảo New Hebride về phía Nam Solomon, khi nó phát hiện tín hiệu trên màn hình radar, đưa nó vào cuộc đụng độ với một tàu ngầm Nhật Bản đang lặn. Sonar của nó phát hiên tàu đối phương dưới nước, và chiếc tàu khu trục đã tấn công bằng mìn sâu, có thể đã đánh chìm đối thủ. Nó sau đó hộ tống các đoàn tàu vận tải chuyển quân từ Nouméa, New Caledonia đến New Hebride, tuần tra ngoài khơi Guadalcanal tại vịnh Purvis, Florida, Solomon. Trong đêm 24 tháng 9, nó giúp hộ tống một đoàn tàu đổ bộ đến đảo Vella Lavella, rồi lên đường để hộ tống các tàu vận chuyển cao tốc đi đến đảo Rendova. Nó quay trở lại Vella Lavella không lâu sau đó mở hết tốc độ sau khi nhận được tin tức các tàu đổ bộ đang chất dỡ hàng tại đây chịu đựng không kích của đối phương. Cuộc tấn công đã kết thúc khi nó quay trở lại hiện trường, nhưng nó cũng đã thả các xuồng máy đưa các đội y tế và cứu hộ giúp đỡ những người bị thương. Trong đêm 29-30 tháng 9, "Patterson" đi dọc lên "Cái Khe" để tiêu diệt các xà lan tiếp liệu đối phương. Tàu khu trục , sau khi đụng độ đối phương qua một tín hiệu bắt được trên radar, đang tìm cách gia nhập trở lại đội hình đơn vị khu trục, nhưng gặp trục trặc kẹt bánh lái nên đã va chạm vào mũi của "Patterson" bên mạn trái. Ba người của "Patterson" đã thiệt mạng và mười người khác bị thương do cú sốc va chạm, vốn đã làm hỏng nặng mũi của "Patterson". Khi nó đang rút lui chậm chạp về căn cứ, phần mũi của nó bị rời ra ngay trước tháp pháo Số 1. Cả hai con tàu đã đi đến vịnh Purvis để được sửa chữa khẩn cấp, rồi sau đó đi đến Espiritu Santo, New Hebride, nơi "Patterson" được lắp một mũi tàu giả. Đến ngày 6 tháng 12, nó lên đường quay trở về Hoa Kỳ, đi ngang qua Samoa và Hawaii, và về đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 22 tháng 12. 1944. "Patterson" khởi hành từ vịnh San Francisco vào ngày 8 tháng 3 năm 1944 cùng một đoàn tàu vận tải, và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 15 tháng 3. Nó tiến hành huấn luyện cùng các tàu sân bay nhanh tại vùng biển Hawaii, rồi tiếp nối bởi các cuộc tổng dượt ngoài khơi các cảng thuộc quần đảo Marshall nhằm chuẩn bị cho Chiến dịch Mariana. Vào ngày 6 tháng 6, nó rời đảo san hô Majuro để đi Saipan cùng với đội đặc nhiệm tàu sân bay . Nó tham gia cuộc bắn phá chuẩn bị xuống Saipan, rồi bảo vệ cho các tàu vận chuyển binh lính trong đợt đổ bộ ban đầu nhằm chiếm Saipan vào ngày 15 tháng 6. Sau khi nhận được tin tức về một lực lượng tàu sân bay hùng hậu của Nhật Bản đang đến gần, nó hoạt động như một đơn vị bảo vệ phòng không chung quanh Lực lượng Đặc nhiệm Tàu sân bay nhanh, mà phi công của họ đã bắn rơi hàng trăm máy bay Hải quân Nhật cất cánh từ tàu sân bay trước khi chúng đến được hạm đội Hoa Kỳ; trong một loạt các hoạt động vốn còn được đặt tên lóng là "Cuộc săn vịt trời Mariana vĩ đại" bởi các phi công Hoa Kỳ. Một số ít máy bay đối phương tìm cách vượt qua được hàng rào tuần tra chiến đấu trên không của các máy bay Hoa Kỳ phải chịu đựng dàn hỏa lực phòng không của "Patterson" và các tàu hộ tống khác. Chiếc tàu khu trục đã giúp bảo vệ các tàu sân bay Hoa Kỳ tấn công trong ngày 21 tháng 6, khi họ đuổi theo hạm đội Nhật Bản đang rút lui sau khi bị thất bại hiển nhiên trong Trận chiến biển Philippine, rồi quay trở lại bảo vệ cho các lối tiếp cận Saipan. Nó bắn pháo sáng hỗ trợ ban đêm cho lực lượng trên bộ tiến quân tại Saipan, rồi bắn phá các vị trí đối phương tại đảo Tinian lân cận. Nhiệm vụ bắn pháo hỗ trợ và tuần tra chống tàu ngầm được tiếp nối ngoài khơi Saipan và Tinian cho đến ngày 9 tháng 8, sau đó ghé qua Apra Harbor, Guam một chặng ngắn trên đường đi đến đảo san hô Eniwetok thuộc quần đảo Marshall. Tại đây nó gia nhập thành phần hộ tống cho lực lượng tàu sân bay nhanh tiến hành không kích các căn cứ đối phương tại Iwo Jima và phía Tây quần đảo Caroline. Nó tham gia bắn phá xuống đảo Yap vào ngày 8 tháng 9, rồi từ đây tiếp tục đi đến quần đảo Palau bảo vệ cho các tàu sân bay nhanh hỗ trợ trực tiếp việc đổ bộ lên đây cho đến ngày 9 tháng 10. Sau khi được tiếp liệu tại Manus thuộc quần đảo Admiralty, "Patterson" di chuyển với tốc độ nhanh cùng các tàu sân bay để tấn công vị trí phòng thủ của quân Nhật tại Okinawa và suốt dọc dãy quần đảo Kerama Retto. Từ đây, các tàu sân bay tiến đến Philippines tấn công các căn cứ không quân đối phương ở phía Bắc Luzon, rồi đi đến khu vực bờ biển Đài Loan cho các cuộc không kích tại đây vào ngày 12 tháng 10. Chiều tối hôm đó và trong suốt ngày hôm sau, chiếc tàu khu trục giúp đánh trả và tiêu diệt máy bay đối phương đến tấn công các con tàu thuộc lực lượng đặc nhiệm. Từ Đài Loan, các tàu sân bay quay trở lại Luzon, nơi "Patterson" giúp đẩy lui một đợt tấn công của máy bay ném bom bổ nhào đối phương, vốn có một quả bom ném suýt trúng tàu sân bay . Vào ngày 20 tháng 10, lực lượng đặc nhiệm trực tiếp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Leyte để giải phóng quần đảo Philippine. Khi hạm đội Nhật Bản tiếp cận Philippines với ba gọng kìm tấn công vào các ngày 24-25 tháng 10, các tàu sân bay đã không kích vào các tàu chiến thuộc Lực lượng Trung tâm, rồi đi lên phía Bắc tấn công các tàu sân bay Nhật Bản, vốn chỉ làm nhiệm vụ mồi nhữ, trong Trận chiến ngoài khơi mũi Engaño vào ngày 25 tháng 10. Nó tham gia vào việc săn đuổi các đơn vị hạm đội đối phương đang rút lui sau trận Hải chiến vịnh Leyte, rồi giúp đánh trả các đợt không kích cảm tử của máy bay Kamikaze đối phương trong ngày 30 tháng 10, giúp cứu vớt những người bị rơi xuống nước từ các tàu sân bay "Franklin" và bị đánh trúng, rồi hộ tống các tàu sân bay bị hư hại rút lui an toàn về Ulithi thuộc quần đảo Caroline, đến nơi vào ngày 3 tháng 11. "Patterson" đã giúp bảo vệ các tàu sân bay tấn công khi chúng hỗ trợ trên không cho các đoàn tàu vận tải đi đến Philippine cho đến ngày 9 tháng 12; sau đó nó di chuyển một mình đến Kossol Roads thuộc quần đảo Palaus. Tại đây, nó gia nhập lực lượng bảo vệ của một đội tàu sân bay hộ tống bắn phá, và lên đường vào ngày 10 tháng 12 để bắn phá và hỗ trợ trên không cho cuộc đổ bộ ban đầu lên đảo Mindoro. Trong bảy ngày, chiếc tàu khu trục đã ở lại ngoài khơi biển Sulu, liên tục đánh trả các cuộc tấn công cảm tử của máy bay đối phương tìm cách tiếp cận đội hình đội tàu sân bay của nó. Con tàu có một đợt nghỉ ngơi ngắn tại Palau trước khi lại lên đường cùng các tàu sân bay hộ tống, lần này là để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc Luzon, Philippines. 1945. "Patterson" đã giúp cứu vớt những người sống sót từ chiếc tàu sân bay hộ tống bị hư hại do bị kamikaze đánh trúng vào ngày 4 tháng 1 năm 1945, và của tàu khu trục và tàu sân bay hộ tống một ngày sau đó. Nó bắn rơi một máy bay tấn công cảm tử đang tìm cách bổ nhào xuống chiếc vào ngày 13 tháng 1, và tiếp tục bảo vệ cho các tàu sân bay trong suốt hoạt động đổ bộ lên vịnh Lingayen cho đến ngày 17 tháng 1. Nó sau đó đi đến Ulithi thuộc quần đảo Caroline để chuẩn bị cho hoạt động đổ bộ tiếp theo lên Iwo Jima. "Patterson" khởi hành từ Ulithi vào ngày 10 tháng 2 cho cuộc tổng dượt chiến trận sau cùng và tập trung tại quần đảo Mariana, rồi nằm trong thành phần bảo vệ cho các tàu sân bay hộ tống hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Iwo Jima vào ngày 19 tháng 2. Nó đã cứu vớt 106 người sống sót từ chiếc tàu sân bay hộ tống , vốn bị máy bay ném ngư lôi đối phương đánh chìm ngoài khơi Iwo Jima vào ngày 21 tháng 2. Chiếc tàu khu trục tiếp tục ở lại ngoài khơi Iwo Jima cùng các tàu sân bay hộ tống cho đến ngày 10 tháng 3, rồi lên đường đi Ulithi để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công và chiếm đóng Okinawa, bước cuối cùng trên đường đi đến chính quốc Nhật Bản. "Patterson" khởi hành từ Ulithi vào sáng ngày 21 tháng 3 trong thành phần bảo vệ cho bảy tàu sân bay hộ tống, có nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ hoạt động đổ bộ lên Okinawa vào ngày 1 tháng 4. Nó bắn rơi một máy bay tấn công tự sát đối phương tìm cách đâm vào tàu sân bay hộ tống "Lunga Point" vào ngày 2 tháng 4, và tiếp tục bảo vệ cho các tàu sân bay khi chúng bắn phá các điểm tập trung quân và căn cứ đối phương trên bờ cho đến ngày 29 tháng 4. Khi thiết bị sonar của nó bị hỏng vào ngày 29 tháng 4, nó lên đường quay trở về Apra Harbor, Guam để sửa chữa; rồi khởi hành từ đây vào ngày 4 tháng 6 hộ tống cho thiết giáp hạm đi đến tận Leyte thuộc Philippine. Tại đây nó tham gia một đoàn tàu chuyển binh lính và tiếp liệu hướng đến Kerama Retto; và đến ngày 12 tháng 6, nó gia nhập trở lại cùng các tàu sân bay hộ tống trực tiếp hỗ trợ hoạt động trên bờ trong cuộc chiến cam go nhằm kiểm soát Okinawa. "Patterson" quay trở lại Leyte để sửa chữa, rồi hướng đến Saipan thuộc quần đảo Mariana, căn cứ chính cho các hoạt động tuần tra và hộ tống đến Okinawa, Guam cũng như đến quần đảo Marshall cho đến khi kết thúc xung đột với Nhật Bản. Vào ngày 16 tháng 8, nó rời Saipan hộ tống cho thiết giáp hạm đi Manila, rồi tiếp tục đi đến vịnh Buckner thuộc Okinawa. Sau chiến tranh. "Patterson" rời vịnh Buckner vào ngày 8 tháng 9, ghé qua Saipan, Eniwetok và Trân Châu Cảng trên đường quay trở về San Diego, California, đến nơi vào ngày 26 tháng 9. Nó lại lên đường ngay ngày hôm sau để băng qua kênh đào Panama hướng sang vùng bờ Đông, đi đến Xưởng hải quân New York vào ngày 11 tháng 10, và được cho xuất biên chế tại đây vào ngày 8 tháng 11 năm 1945. Con tàu tiếp tục ở lại trong thành phần dự bị cho đến khi được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 25 tháng 2 năm 1947. Lườn tàu sau đó được bán cho hãng Northern Metals Co. ở Philadelphia, Pennsylvania vào ngày 18 tháng 8 năm 1947 để tháo dỡ. Phần thưởng. "Patterson" được tặng thưởng mười ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
USS "Jarvis" (DD-393) là một tàu khu trục lớp "Bagley" được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo James C. Jarvis (1787-1800), một học viên sĩ quan hải quân tử trận ở tuổi 13 trong cuộc Chiến tranh Quasi với Pháp. "Jarvis" đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi bị máy bay Nhật Bản đánh chìm ngoài khơi Guadalcanal vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, với tổn thất nhân mạng toàn bộ thủy thủ đoàn. Nó là chiếc tàu nổi duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ bị tổn thất nhân mạng toàn bộ trong Thế Chiến II. Thiết kế và chế tạo. "Jarvis" được đặt lườn tại Xưởng hải quân Puget Sound ở Bremerton, Washington vào ngày 21 tháng 8 năm 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 6 tháng 5 năm 1937; được đỡ đầu bởi bà Thomas T. Craven, phu nhân Phó đô đốc Craven; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 10 năm 1937 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân R. R. Ferguson. Lịch sử hoạt động. Trước chiến tranh. Rời Puget Sound vào ngày 4 tháng 1 năm 1938, "Jarvis" hoạt động dọc theo bờ biển California và tại vùng biển Caribe cho đến ngày 1 tháng 4 năm 1940, khi nó rời San Diego, California để thực tập hạm đội tại khu vực quần đảo Hawaii. Nó đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 26 tháng 4, di chuyển trong khu vực Thái Bình Dương đến đảo Midway và đảo Johnston, rồi quay trở về San Francisco, California vào ngày 8 tháng 2 năm 1941 để đại tu. Nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 4, trong hơn bảy tháng đã thực hiện các cuộc cơ động khẩn trương trong thành phần Đội khu trục 8 trực thuộc Hải đội Khu trục 4. Nó đi vào Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 12 sau các cuộc thực hành ngoài khơi đảo Maui. Thế Chiến II. Trân Châu Cảng. Ba ngày sau, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tiến hành một cuộc tấn công lớn được vạch kế hoạch cẩn thấn nhắm vào Trân Châu Cảng. Neo đậu bên cạnh tàu khu trục tại bến tàu B6 cho những sửa chữa nhỏ, "Jarvis" đã khai hỏa các khẩu pháo 5-inch và súng máy của nó, đồng thời chuẩn bị để nhổ neo. Chỉ trong vòng vài phút, chiếc tàu khu trục đã đánh trả lại cuộc tấn công, và các xạ thủ tự nhận đã bắn rơi bốn máy bay đối phương. Thoát khỏi cuộc tấn công mà không bị tổn thất nhân mạng và chỉ bị hư hại nhẹ, nó khởi hành ngay sáng hôm đó cùng nhiều tàu tuần dương và tàu khu trục khác để truy tìm đối phương và tuần tra chống tàu ngầm. Vào ngày 16 tháng 12, "Jarvis" rời Trân Châu Cảng cùng với tàu sân bay và gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 14 cho nhiệm vụ giải vây lực lượng đang trú đóng phòng thủ tại đảo san hô Wake. Được gọi quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 23 tháng 12 sau khi chiến dịch bị hủy bỏ, nó về đến căn cứ vào ngày 29 tháng 12, tiếp nối nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. 1942. Đang khi hoạt động cùng với tàu sân bay và các tàu tuần dương hộ tống, "Jarvis" đã cứu với 182 người sống sót từ chiếc tàu chở dầu hạm đội 6 giờ sau khi nó bị trúng ngư lôi vào ngày 23 tháng 1 năm 1942. Nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 5 tháng 2 để hộ tống một đoàn tàu đi Brisbane, Australia; và sau khi quay trở về vào ngày 27 tháng 3, nó lại khởi hành đi San Francisco vào ngày 8 tháng 4 cho những cải biến nhỏ cùng với những chiếc khác thuộc Đội khu trục 4. Nó quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 18 tháng 5 hộ tống một đoàn tàu 13 chiếc, và lại tiếp tục lên đường năm ngày sau đó đi ngang qua Fiji để đến Sydney, Australia. Đến nơi vào ngày 18 tháng 6, nó làm nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải và tuần tra chống tàu ngầm từ Australia đến New Caledonia, tiếp tục làm nhiệm vụ này cho đến khi được tập trung để tham gia cuộc tấn công lên Guadalcanal. Chiến dịch Guadalcanal. Khởi hành từ Sydney vào ngày 14 tháng 7, "Jarvis" đi đến Wellington, New Zealand vào ngày 19 tháng 7 để gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 62, vốn lên đường từ ngày 22 tháng 7 để đi đến quần đảo Solomon. Sau khi tiến hành các cuộc tổng dượt đổ bộ tại quần đảo Fiji từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 7, lực lượng tấn công, bao gồm 84 tàu và 20.000 binh lính Thủy quân Lục chiến, lên đường đi Guadalcanal vào ngày 31 tháng 7. Các cơn mưa rào và sương mù đã giúp cho lực lượng không bị máy bay trinh sát Nhật Bản phát hiện, và lực lượng tấn công đi đến ngoài khơi các bãi đổ bộ vào lúc bình minh ngày 7 tháng 8. Sau các đợt bắn phá hải quân và không kích nhắm vào công sự phòng thủ của đối phương, hoạt động đổ bộ đầu tiên được tiến hành lúc 06 giờ 50 phút. "Jarvis" tuần tra trong thành phần bảo vệ trong khi Thủy quân Lục chiến thiết lập đầu cầu. Phía Hoa Kỳ dự đoán Nhật Bản sẽ chống trả dữ dội vào các tàu vận chuyển bằng những máy bay đặt căn cứ trên đất liền. Tuy nhiên, trong hai đợt tấn công diễn ra lúc xế trưa, phía Hoa Kỳ chỉ chịu thiệt hại nhẹ đối với tàu khu trục "Mugford" trong khi đã bắn rơi 14 máy bay đối phương. Sau khi tuần tra ban đêm tại phần cực Nam của đảo Savo, "Jarvis" quay trở lại Lunga Point để bảo vệ các tàu vận chuyển đang chất dỡ. Cảnh báo về một cuộc không kích sắp đến gần đã làm ngưng lại các hoạt động này; và các tàu vận tải cùng lực lượng tuần dương và khu trục hộ tống chúng được bố trí tại vùng biển giữa Guadalcanal và đảo Florida, mà không lâu sau này sẽ được gọi là "eo biển Đáy Sắt". Khi máy bay ném bom-ngư lôi đối phương xuất hiện vào khoảng trưa ngày 8 tháng 8, chúng được tiếp đón bởi một màn hỏa lực phòng không dày đặc. Chỉ có 9 trong số 26 máy bay xuyên qua được hỏa lực phòng thủ, nhưng chúng đã khiến cho bốc cháy và phóng ngư lôi nhắm vào "Jarvis". Với hỏa lực đạn pháo 5-inch và súng máy nhắm vào các kẻ tấn công, "Jarvis" cơ động giữa tàu tuần dương hạng nặng và một trong những chiếc máy bay vào lúc cao trào của trận đánh. Cho dù hỏa lực phòng không đã bắn trúng đối thủ, quả ngư lôi của nó vẫn đánh trúng mạn phải của chiếc tàu khu trục, gần phòng nồi hơi phía trước, khiến nó chết đứng giữa biển và làm 14 người thiệt mạng. Các thủy thủ đã phóng bỏ các quả ngư lôi bên mạn trái và nhanh chóng kiểm soát được đám cháy vốn bùng phát sau vụ nổ. Tàu khu trục kéo nó đến vùng nước nông neo đậu ngoài khơi Lunga Point; và sau khi cuộc tấn công trôi qua, nó băng qua eo biển Đáy Sắt để đến Tulagi, nơi nó chuyển bảy người bị thương lên bờ và tiến hành những sửa chữa khẩn cấp. Bất chấp một vết cắt dài bên mạn, "Jarvis" được cho là vẫn có thể con giá trị chiến đấu, và được lệnh rút lui dưới sự che chở của bóng đêm đến Efate, New Hebrides, được tàu quét mìn hộ tống. Rõ ràng không nhận được mệnh lệnh do thiết bị vô tuyến bị đánh hỏng, Hạm trưởng của nó, Trung tá Hải quân William W. Graham Jr., quyết định đi đến Sydney, Australia để được sửa chữa ngay bởi chiếc . Không được các tàu đồng đội nhận biết, "Jarvis" khởi hành từ Tulagi vào nữa đêm 9 tháng 8, di chuyển chậm về phía Tây băng qua "eo biển Đáy Sắt" và giữa đảo Savo và mũi Esperance. Lúc 01 giờ 34 phút, nó băng ngang ở khoảng cách về phía Bắc các tàu tuần dương dưới quyền Chuẩn đô đốc Gunichi Mikawa, đang di chuyển để đụng độ với các tàu chiến Đồng Minh trong Trận chiến đảo Savo ác liệt. Nhận định nhầm "Jarvis" là chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ New Zealand HMNZS "Achilles", họ đã phóng ngư lôi, và sau đó tàu khu trục "Yūnagi" đã tấn công nó bằng hải pháo trong một lúc ngắn, nhưng không có kết quả. Chiếc tàu khu trục tiếp tục rút lui về phía Tây với tốc độ rất chậm, không liên lạc vô tuyến, và còn rất ít pháo có thể bắn được; nhưng nó đã từ chối sự trợ giúp của tàu khu trục khi được trông thấy lúc 03 giờ 25 phút. Sáng hôm sau, một máy bay tuần tiễu cất cánh từ tàu sân bay "Saratoga" trông thấy nó ở khoảng cách ngoài khơi Guadalcanal, để lại một vệt dầu dài và phần mũi bị ngập nước. Đây là lần cuối cùng phía Hoa Kỳ nhìn thấy nó. Tuy nhiên, phía Nhật Bản vẫn tiếp tục nhầm lẫn "Jarvis" với một tàu tuần dương đang thoát đi, và đã phái 31 máy bay cất cánh từ Rabaul truy tìm và tiêu diệt nó. Khi bị phát hiện, con tàu bị hư hại nặng không thể chống trả những kẻ tấn công. Theo tài liệu ghi chép lại của Nhật Bản, "Jarvis" vỡ làm đôi và đắm lúc 13 giờ 00 ngày 9 tháng 8 ở tọa độ . Không một ai trong số 233 thành viên thủy thủ đoàn sống sót. Phần thưởng. "Jarvis" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
1
null
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km. Đứt gãy Sông Hồng được xem là ranh giới phân chia khối lục địa Nam Trung Hoa và khối Đông Dương, và là kết quả của sự va chạm của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á. Hoạt động của đứt gãy cách đây 30 triệu năm đến 5,5 triệu năm về trước và tạo ra các trầm tích Oligocen thượng và Miocen dày 7 – 10 km. Tốc độ dịch chuyển của hai bên đứt gãy 7±3mm/năm. Tổng quan. Khi mảng Ấn Độ va vào mảng Á Âu hình thành nên dãy núi Himalaya và hình thành một loạt các yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến những vùng xung quanh nó, nhiều đứt gãy trượt bằng trên cao nguyên Thanh Tạng phát triển về hướng đông qua Vân Nam và Đông Nam Á. Các đứt gãy nổi tiếng như Côn Lôn, sông Tiên Thủy, sông Hồng, Gia Lạc, và Sagaing. Nhiều đứt gãy trượt bằng giữa Myanmar và Đứt gãy Sông Hồng có vai trò quan trọng trong pha phát triển kiến tạo Creta-Paleogen, cũng như giai đoạn tái hoạt động trong Oligocen đến nay. Đứt gãy sông Hồng được thể hiện rõ trên ảnh vệ tinh, trên bản đồ địa hình, trên các sơ đồ mật độ yếu tố dạng tuyến (lineamen), chiều dày lớp ngoại sinh. Đới đứt gãy này gồm 3 đứt gãy là đứt gãy sông Hồng, sông Chảy và sông Lô. Đới cắt trượt Sông Hồng là một trong những đứt gãy trượt bằng trái cùng với đứt gãy Wang Chao và Ba Tháp ở Thái Lan. Đứt gãy Sông Hồng được cho là hoạt động cùng thời kỳ với sự tách giãn hình thành Biển Đông. Sự gián đoạn về đai biến chất cà nát mylonit vào cuối Kainozoi là biểu hiện rõ của hoạt động trượt bằng trái của đới đứt gãy này. Bối cảnh kiến tạo. Đứt gãy Sông Hồng có hai giai đoạn hoạt động chính: ban đầu có cơ chế trượt bằng trái do sự trượt về phía đông nam của khối Đông Dương trong giai đoạn 34–17 triệu năm (Ma) trước (Oligocen-Miocen), với cự li dịch chuyển trong giai đoạn này khoảng 700 km. Sau đó là trượt bằng phải trong Pliocen-Đệ Tứ (17 đến 5 Ma) nhằm phản ứng lại sự dịch chuyển về phía đông nam của khối Hoa Nam, với biên độ dịch chyển khoảng 5–40 km, tuy nhiên biên độ này vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Đới đứt gãy này có thể đã cắt qua toàn bộ thạch quyển Các phân tích về áp suất-nhiệt độ (P-T) cho thấy, sự căng giãn trượt bằng trái xuất hiện trong các môi trường tướng biến chất amphibolit. Các nghiên cứu về đứt gãy này từ Vân Nam đến Việt Nam chứng minh rằng hầu hết các cấu trúc đá gneiss nằm trong đới biến chất dọc sông Hồng được hình thành trong kỷ Creta. Hoạt động địa chấn. Dọc theo đứt gãy này trên địa phận Trung Quốc ghi nhận được một trận động đất có độ lớn Ms = 7-7,9 trong khoảng thời gian quan sát từ 780 đến 1976. Trong khi, trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện các trận động đất có Ms nhỏ hơn 6, và được dự đoán nó có thể sinh động đất Ms = 6,1- 6,5. Các trận động đất mạnh phát sinh từ đới này có thể hoặc là có chu kỳ lập lại trong khoảng thời gian rất dài và ngày nay bị khóa ở độ sâu 5–20 km hoặc cơ chế trượt chậm chiếm ưu thế và diễn ra nhiều lần trong Pliocen-Đệ Tứ. Các hoạt động địa chấn của đới đứt gãy Sông Hồng có phạm vi ảnh hưởng đến những vùng dân cư rộng lớn, đông đúc và nhiều khu vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các công trình thủy điện Thác Bà, Hoà Bình, hệ thống đê điều của đồng bằng Bắc Bộ, trũng Hà Nội và vịnh Bắc Bộ. Các cấu trúc địa chất liên quan. Dọc theo đới đứt gãy có nhiều thể xâm nhập có tuổi khác nhau và thành phần từ siêu mafic đến felsic. Tất cả các đá bị vò nhàu và biến chất mạnh. Trong đới này có 4 dãy núi đá gơnai xem kẹp với leucogranit, amphibolit, micmatit, và các đai mạch, gồm Xuelung Shan, Daicang Shan, Ailao Shan thuộc Trung Quốc và dãy núi Con Voi (Việt Nam). Bồn trũng Sông Hồng được lấp đầy bởi các trầm tích mảnh vụn với bề dày 10–17 km, và được tích tụ từ cuối Eocen. Các trầm tích có nhiều nguồn gốc khác nhau gồm sông, hồ (vào khoảng trước 21 Ma) đến trầm tích biển (sau 21 Ma). Hầu hết các trầm tích có xuất phát từ Himalaya được vận chuyển qua lưu vực sông Hồng.
1
null
Maria Izabel Goulart Dourado (sinh ngày 23 tháng 10 năm 1984) là một siêu mẫu Brasil, một trong những thiên thần của show trình diễn nội y của nhãn hiệu đồ lót Victoria Secret và là một trong những người mẫu hàng đầu của nhãn hiệu này. Tiểu sử. Cô được biết đến nhiều hơn kể từ khi tham gia vào show trình diễn Victoria Secret năm 2005. Liên tiếp sau đó là những bản hợp đồng từ H&M, Sport Illustrated. Năm 2011, Izabel lọt top 100 người phụ nữ quyến rũ nhất hành tinh theo bình chọn của tạp chí FHM. Cô có phong cách riêng với vẻ đẹp pha trộn Âu-Mỹ bốc lửa. Izabel Goulart từng xuất hiện trong một số bộ phim truyền hình của Mỹ như Two and a Half Men (phần 4, tập 9), bên cạnh đó cô cũng là gương mặt quảng cáo của Armani Exchange từng xuất hiện trên tạp chí áo tắm Sports Illustrated. Cô còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện tại Brasil Izabel Goulartcòn là một cổ động viên nhiệt tình và là người hâm hộ của đội tuyển bóng đá Brasil tại Giải vô địch bóng đá thế giới năm 2014.
1
null
Angry Birds Epic là trò chơi phiêu lưu miễn phí thứ chín của hãng sản xuất Rovio Entertainment, phân phối bởi Chimera Entertainment. Trò chơi được ấn hành ngày 12 tháng 3 năm 2014 và tính năng kiểu lượt chơi và hệ thống luyện sức mạnh. Trò chơi được chính thức ra mắt vào ngày 17 tháng 3 năm 2014 tại Úc, New Zealand và Canada bên Apple Store và lên toàn thế giới vào 17 tháng 6 năm 2014. Tuy nhiên nó đã bị xóa khỏi 2 cửa hàng ứng dụng là App Store và Google Play vào năm 2019. Theo Rovio, việc xóa ứng dụng này nhằm mục đích thử nghiệm, nhưng theo thông tin chính thức trên trang hỗ trợ của Rovio, hãng này xóa Angry Birds Epic và một số ứng dụng khác (trong đó có Angry Birds Classic) là do họ muốn ngừng sản xuất những trò chơi ra mắt trước Angry Birds Transformers (trừ Bad Piggies) nhằm tập trung vào những tựa game mới hơn. Cốt truyện. Dòng cốt truyện bắt đầu bằng người chơi, vai Red, tìm đủ mọi cách để lấy lại toàn bộ trứng chim bị trộm cắp từ lũ lợn xấu tính. Trong trạng thái người chơi, chim mới từ Angry Birds được thêm danh sách thành viên, gồm có Chuck, Matilda, Bomb và the Blues (gồm Jay, Jim, Jake) Các người chơi đều bị giới hạn chỉ được chọn ba chú chim thi đấu - và đôi lúc cũng ít hơn - trong các cuộc chiến đấu đánh lại lũ lợn. "Angry Birds Epic" được đặt tại Piggy Island (đảo lợn), với nhân vật được đi lại dễ dàng và có các xu hướng chơi khác thiết kế và ý tưởng từ các nhà hợp tác. Lợn và chim đều đảm nhận toàn vai trò khác nhau trong các giai đoạn cắt cảnh của trò chơi. Chế độ. Khi người chơi chọn màn chơi, họ chọn 3 chú chim, đánh trong màn chơi. Sau khi chọn nhân vật và nhấn nút chơi, heo xấu tính xuất hiện đối diện chú chim của người chơi và chim sẽ buộc đánh trước. Cuộc chiến có thể bình thương, bao gồm nhiều lượt kẻ thù, hoặc đánh trùm. Để đánh, người chơi chỉ cần kéo chú chim đến chú heo. Để sử dụng các kỹ năng hỗ trợ đồng đội (tùy theo nón), người chơi hãy nhấn vào chú chim. Nếu người chơi kéo chú chim đến chim khác, kỹ năng hỗ trợ của chú chim sẽ hỗ trợ cho chim khác. Khi một nhân vật (chim hoặc lợn) bị tấn công, một thanh "Ớt Nộ Khí" (Rage Chili) sẽ tăng lên ở dưới màn hình. Khi đầy, người chơi chỉ cần kéo nó cho một chú chim để sử dụng khả năng kích nộ của chúng, hoặc một vài chú lợn có thể tấn công để kéo thanh nộ khí xuống một vài phần trăm. Sau khi người chơi hoàn thành trận đấu, người chơi có thể đạt số sao trong trận ứng với số phần thưởng nhận thêm và tiến hành quay số. Xu vàng rất hiếm để dùng mua các loại nón kiểu độc và nhiều tính năng ưu việt hơn kiếm từ điểm danh. Dùng để thuê chim của Mighty Eagle để đánh hộ. Chúng còn kiếm từ heo vàng suốt các màn chơi khác nhau, lên cấp hay mua lại. Tính năng PvP. Từ phiên bản 1.2 cập nhật 19 tháng 12 năm 2014, Rovio đã chính thức mở khóa tính năng PvP (Player vs Player Battle). Bạn sẽ tham gia trận đấu với những chú chim khác và bạn chỉ có 3 lần thua. Các mảnh đất trong game. Mảnh đất đưa bạn đến với trung tâm của kênh Truyền hình Toons.TV, với hơn 100 video chất lượng HD Đây là hang động bí ẩn gồm 17 hang động và gần 170 levels, được mở khóa sau khi hoàn thành levels cuối cùng. Đây cũng là nơi để kiếm chìa khóa đỏ.
1
null
Moto 360 là đồng hồ thông minh dựa trên Android Wear công bố bởi Motorola vào 2014. Nó được công bố vào 18 tháng 3 năm 2014 cùng với LG G Watch như các thiết bị khởi động cho Android Wear, một phiên bản tùy chỉnh của Android thiết kế đặc biệt cho đồng hồ thông minh và thiết bị đeo khác. Moto 360 là thiết bị đeo tay đầu tiên được thiết kế với mặt đồng hồ truyền thống. Hệ thống thông báo sẽ dựa trên công nghệ Google Now, cho phép nó chấp nhận, nhận, tải lên và xử lý các lệnh đưa ra bởi người dùng. Moto 360 sẽ có sẵn các thiết kế khác nhau trên toàn cầu, bắt đầu tại Mỹ vào mùa hè 2014.
1
null
Wear OS, tên đầy đủ chính thức là " 'Wear OS by Google, trước đây có tên là Android Wear"', là phiên bản hệ điều hành mở Android của Google thiết kế cho đồng hồ thông minh và thiết bị đeo khác. Bằng cách kết nối với điện thoại thông minh chạy Android phiên bản 4.3+, Android Wear sẽ tích hợp chức năng Google Now và thông báo di động trên hình thức đồng hồ thông minh. Nền tảng đã được công bố vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, cùng với việc phát hành một bản phát triển. Các công ty như Motorola, Samsung, LG, HTC và Asus đã công bố là đối tác chính thức. Vào 25 tháng 6 năm 2014, tại Google I/O, LG G Watch và Moto 360 của Motorola được công bố, cùng với thông tin chi tiết về Android Wear.
1
null
Cá chình khủng long hay còn gọi là cá rồng cửu sừng hay cá bichir (tên khoa học Polypterus senegalus) là một loài cá có xương sống phân bố ở châu Phi được gọi là cá chình khủng long bởi vây lưng có răng cưa và ngoại hình giống loài bò sát. Nó gợi nhớ đến một số loài khủng long. Đặc điểm. Cá chình khủng long dài 50 cm trong tự nhiên nhưng lại ngắn hơn khi nuôi trong bể.Đây là một loài cá châu Phi hiện đại, sở hữu phổi để hít thở không khí và các vây ngắn tũn có thể kéo lê thân trên cạn. Cá chình khủng long có nhiều đặc điểm tương tự như những gì quan sát được ở hóa thạch của các động vật 4 chân có xương sống nguyên thủy. Chúng rất dễ nhảy và có khả năng sống không cần nước trong một thời gian cho đến khi vảy của chúng không còn ẩm nữa, điều này giúp chúng sau khi thoát ra khỏi biển có cơ hội tìm tới vùng nước tự do. Cá chình khủng long lớn lên trên cạn khác rất nhiều so với các cá thể cùng loài sinh trưởng dưới nước. Chẳng hạn như, cá nuôi trên cạn nâng đầu cao hơn, giữ các vây sát gần cơ thể chúng hơn, bước đi nhanh hơn, quẫy đuôi và ve vẩy các vây ít thường xuyên hơn cá sinh trưởng dưới nước. Cá nuôi trên cạn cũng trải qua những thay đổi về bộ xương và hệ thống cơ, dường như mở đường cho các thay đổi về hành vi của chúng. Nhìn chung, những biến đổi này giúp chúng di chuyển hiệu quả hơn trên cạn. Cá chình khủng long dễ uốn nắn trong quá trình phát triển. Tính mềm dẻo này là yếu tố giúp loài cá này có thể lớn lên rất khác, phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Thức ăn. Là loài cá dữ ăn thịt, cá chình khủng long có thể ăn được các loại thức ăn từ tôm, cá, ếch nhái, côn trùng, giáp xác hay nhuyễn thể. Dù có nguồn thức ăn đa dạng trong tự nhiên, nhưng giống như nhiều loài cá quý hiếm khác, chúng từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, do môi trường sống bị xâm phạm. Sau này, cá chình khủng long được bảo vệ thông qua dự án phát triển nuôi nhốt, và từ đó trở thành giống cá cảnh được ưa thích trên thế giới.
1
null
Gecarcinucoidea là một liên họ cua nước ngọt. Các loài trong liên họ này từng được gộp nhóm thành các họ khác nhau theo nhiều kiểu phân loại, với một số các nhà khoa học công nhận các họ như "Deckeniidae", "Sundathelphusidae", "Parathelphusidae"; nhưng hiện nay chỉ còn họ Gecarcinucidae được công nhận.
1
null
Potamidae là một họ cua nước ngọt. Họ này chứa trên 650 loài trong gần 100 chi trong 2 phân họ — là Potaminae sinh sống trong khu vực ven Địa Trung Hải, trên đảo Socotra và về phía đông tới miền bắc Ấn Độ, và Potamiscinae sinh sống tại khu vực Đông Á.
1
null
Cá biển đen (Danh pháp khoa học: Chiasmodon niger) là một loài trong các loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Chúng sống ở những vùng biển nhiệt đới ở khu vực biển Caribe. Chúng được coi là một sinh vật không tưởng, phá vỡ các quy tắc vật lý thông thường, khi nuốt chửng con mồi lớn gấp 10 lần trọng lượng cơ thể nó. Đặc điểm. Đây là loài cá kỳ lạ với khả năng đặc biệt là cá bé nuốt cá lớn. Chúng có thể nuốt vào trong bụng một con mồi có kích thước gấp đôi cơ thể của nó và có thể đến 10 lần khối lượng, chẳng hạn như cá thu thân dẹt. Do đó loài cá săn mồi này có tên là "Great Swallower" có nghĩa là "Kẻ nuốt chửng kinh hoàng", có vẻ như đã có một vụ đánh cược đầy mùi rượu giữa Chúa Trời và Quỷ Satan để tạo ra một loại sinh vật kỳ lạ như thế, nó phá vỡ các quy tắc vật lý thông thường. Loài cá săn mồi với hình dáng khá xấu xí này có bộ răng thưa và cơ hàm co giãn rất khỏe. Thường ngụy trang dưới lớp nước sâu ở đáy đại dương thuộc vùng biển Caribe. Chúng thực sự là kẻ thù đáng gờm của các loài cá có kích thước trung bình. Loài cá này có cấu tạo dạ dày đặc biệt như của loài trăn - có thể nuốt chửng con mồi to hơn kích thước cơ thể nó nhiều lần. Nó có khả năng thực hiện công việc đó với những loài sinh vật lớn hơn cơ thể của mình rất nhiều. Điều này là bởi vì chúng sở hữu một chiếc dạ dày lớn, đúng hơn là rất lớn, lớn hơn phần còn lại của cơ thể. Chúng có thể "chứa" những thứ to gấp 10 lần cơ thể của mình
1
null
Samsung Gear là dòng thiết bị đeo tay sản xuất vởi Samsung Electronics. Dòng này được giới thiệu lần đầu tiên với đồng hồ thông minh chạy Android vào tháng 9 năm 2013 như một phụ kiện của mảng điện thoại thông minh Galaxy và máy tính bảng, và tại sự kiện Mobile World Congress 2014, Samsung đã ra mắt 2 sản phẩm, Gear 2 dựa trên Tizen, và thiết bị theo dõi hoạt động Gear Fit.
1
null
Ruồi xê xê hay ruồi tse-tse/Tsetse (Danh pháp khoa học: Glossina là một loài ruồi vùng nhiệt đới châu Phi thuộc Họ Glossinidae trong liên họ Hippoboscoidea, trong đó chỉ có một chi bao gồm các loài ruồi xê rê ở châu Phi mang và truyền bệnh, đặc biệt là bệnh ngủ gây tử vong ở người và động vật. Chúng chủ yếu thấy ở châu Phi. Đặc điểm. Ruồi có hình dạng tương tự các loại ruồi lớn khác. Loại ruồi này có một chiếc vòi luôn duỗi thẳng ra phía trước khi không chích. Là động vật hút máu, sống bằng máu con người và các loài động vật khác, vòi của chúng được sử dụng để hút máu cả người và động vật. Có thể sinh sản đến 4 lần trong năm. Sau khi giao phối, trứng sẽ nở và ở lại trong người con cái trong khoảng từ 9 đến 10 ngày trước khi chúng từ ấu trùng nở thành nhộng. Truyền bệnh. Ruồi xê xê là tác nhân truyền và làm lây lan kí sinh trùng tripanosoma (trùng mũi khoan) gây bệnh ngủ làm chết người. Khi bị ruồi xê xê châu Phi đốt, nạn nhân có triệu chứng cúm, mệt mỏi, sốt, đau đầu nghiêm trọng, sưng tấy và trong nhiều trường hợp sốt cao, nói lắp và động kinh sau đó là buồn ngủ và hôn mê sâu. Các vết cắn của ruồi ảnh hưởng đến gần nửa triệu người mỗi năm, trong đó có người bị chết do bệnh ngủ. Bệnh ngủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất ở châu Phi. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Glossinidae|G]]
1
null
Orithyia sinica, đôi khi gọi là "cua hổ", "cua mặt hổ" hay cua đầu hổ Trung Quốc (中華虎頭蟹), là một loài cua "rất bất thường", với các đặc trưng của nó đảm bảo cho việc chia tách nó ra thành chi, họ và thậm chí là cả liên họ tách biệt, dù trước đây từng được gộp trong liên họ Dorippoidea hay Leucosioidea. Chẳng hạn, ấu trùng của nó không giống như ấu trùng của bất kỳ loài cua nào khác. Miêu tả. "O. sinica" là loài cua rất khác biệt, với các vằn trên các cẳng và càng, cũng như các đốm hình mắt trên mai; bụng cua cái hẹp bất thường làm cho các lỗ sinh dục thòi ra. Các cẳng dẹp ở phần tận cùng, và đó là sự thích nghi với cuộc sống đào bới, chứ không phải là bơi. Phân bố và đánh bắt. "O. sinica" được tìm thấy dọc theo đường bờ biển của châu Á đại lục, từ Nam Triều Tiên tới Hồng Kông, nhưng không thấy ven biển các đảo cận kề, như Đài Loan, quần đảo Lưu Cầu và Nhật Bản, mặc dù vùng biển này không sâu và ấu trùng loài cua này là phiêu sinh. Trong phạm vi sinh sống của mình, "O. sinica" được đánh bắt ở quy mô nhỏ và có giá cao. Từ nguyên. Tên gọi "Orithyia" ("Orithuja") là lấy theo tên Orithyia, con gái của vua xứ Athena là Erechtheus trong thần thoại Hy Lạp.
1
null
Lý Thạnh (chữ Hán: 李晟, 727 – 793), tên tự là Lương Khí, người Lâm Đàm, Thao Châu , là tướng lĩnh trung kỳ nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia trấn áp các phiên trấn nổi loạn, có công giành lại kinh thành Trường An từ tay tướng nổi dậy Chu Thử, trở thành đệ nhất công thần thời Đường Đức Tông. Khởi đầu binh nghiệp. Ông nội là Tư Cung, cha là Khâm, đời đời là Bì tướng ở Lũng Hữu. Thạnh được vài tuổi thì mồ côi cha, thờ mẹ hiếu cẩn, tính cách hùng liệt, có tài năng, giỏi cưỡi ngựa bắn cùng. Năm lên 10 thì tòng quân, mình dài 6 thước, dũng cảm tuyệt luân. Khi ấy Hà Tây tiết độ sứ Vương Trung Tự đánh Thổ Phồn, có viên tướng địch ra thành thách đấu, sát thương rất nhiều tướng sĩ, Trung Tự kêu gọi xạ thủ giỏi trong quân để bắn hắn ta. Thạnh giương cung bắn một phát khiến hắn chết ngay, ba quân đều reo hò, Trung Tự hậu thưởng ông, rồi vỗ lưng mà nói: "Đây là ‘Vạn nhân địch’ đấy!" Phượng Tường tiết độ sứ Cao Thăng Nhã nghe danh, triệu bổ làm Liệt tướng. Thạnh đánh bại người Khương ở Điệp Châu tại Cao Đương Xuyên, Liên Cuồng Khương ở Đãng Châu tại Hãn Sơn, dần được thăng làm Tả Vũ lâm đại tướng quân đồng chánh . Năm Quảng Đức đầu tiên (763), Phượng Tường tiết độ sứ Tôn Chí Trực cho Thạnh thự chức Tổng du binh, đánh phá người Đảng Hạng Khương là bọn Cao Ngọc, nhờ công được thụ Đặc tiến, Thí Quang lộc khanh, chuyển làm Thí Thái thường khanh. Năm Đại Lịch đầu tiên (766), Lý Bão Ngọc trấn thủ Phượng Tường, cho Thạnh thự chức Hữu quân đô tướng. Năm thứ 4 (769), quân Thổ Phồn vây Linh Châu, Bão Ngọc sai Thạnh đem 5000 quân đi đánh, ông từ chối: "Dùng sức thì không đủ, dùng mưu thì quá nhiều." Bèn xin đưa 1000 đi gấp ra Đại Chấn Quan , đến Lâm Thao, đồ sát Định Tần Bảo, đốt kho lẫm của địch, bắt thủ lĩnh Mộ Dung Cốc Chung đem về, người Thổ Phồn đành giải vây Linh Châu mà đi. Được bái làm Khai phủ Nghi đồng tam tư. Ngay sau đó, được kiêm chức Tả Kim Ngô vệ đại tướng quân, Kính Nguyên 4 trấn, Bắc Đình đô tri binh mã sứ, gồm cả chức Tổng du binh. Không lâu sau, tiết độ sứ Mã Lân bị quân Thổ Phồn đánh bại ở Diêm Thương, Thạnh đưa đưa quân bản bộ đón đánh, giật Lân ra khỏi đám loạn binh, nhờ công được phong Hợp Xuyên quận vương. Lân đố kỵ uy danh của Thạnh, lại hiểu lầm ông không giữ lễ với mình, bèn trả về triều; Đại Tông giữ lại làm túc vệ, giữ chức Hữu Thần Sách đô tướng. Đức Tông nối ngôi, quân Thổ Phồn vào cướp Kiếm Nam quân, trong khi tiết độ sứ Thôi Ninh đang ở kinh sư, vùng Tam Xuyên chấn đông, triều đình ban chiếu sai Thạnh đem quân Thần Sách đi cứu, cho thụ chức Thái tử tân khách. Thạnh bèn vượt qua Lậu Thiên, hạ 3 thành Phi Việt, Khuếch Thanh, Túc Ninh, chẹn sông Đại Độ, chém được hơn ngàn thủ cấp địch. Quân Thổ Phồn lui đi, Thạnh ở lại Thành Đô vài tháng rồi về. Chinh chiến Hà Sóc. Năm Kiến Trung thứ 2 (781), Ngụy Bác tiết độ sứ Điền Duyện làm phản, đưa quân vây Lâm Minh , Hình Châu , có chiếu lấy Thạnh làm Thần Sách tiên phong đô tri binh mã sứ, cùng Hà Đông tiết độ sứ Mã Toại, Chiêu Nghĩa tiết độ sứ Lý Bão Chân hợp quân cứu Lâm Minh. Sau đó được gia kiêm chức Ngự sử trung thừa. Quân Hà Đông, Chiêu Nghĩa đánh Dương Triều Quang ở phía nam Lâm Minh, Thạnh cùng kỵ tướng Hà Đông là Lý Tự Lương, Lý Phụng Quốc đánh Duyệt ở Song Cương, phản quân lùi lại, quan quân chém được Triều Quang. Đôi bên giao chiến ở Lâm Minh, các cánh quan quân đều lùi lại. Thạnh dẫn quân đến Minh Thủy, nhờ mặt sông đóng băng mà vượt qua, đánh tạt sườn Duyệt, quan quân hăng hái quay lại đánh bại phản quân. Tháng giêng ÂL năm thứ 3 (783), Thạnh tham gia đánh bại Điền Duyệt ở Hoàn Thủy, rồi tấn công Ngụy Châu, nhờ công được gia Kiểm hiệu Tả tán kỵ thường thị, thực phong 100 hộ. Chưa lâu sau, được kiêm chức Ngụy phủ tả tư mã. Khi ấy Chu Thao, Vương Vũ Tuấn hợp binh tại 2 châu Thâm, Triệu, giận triều đình thưởng bạc , Duyệt biết họ muốn phản, bèn sai sứ cầu viện; Thao và Vũ Tuấn nhận lời, đem quân vây Khang Nhật Tri ở Triệu Châu . Lý Bão Chân chia 2000 quân giữ Hình Châu, Mã Toại cả giận, muốn bỏ về. Thạnh nói với Toại rằng: "Ban đầu phụng chiếu đánh giặc, 3 tướng soái cùng tiến. Lý thượng thư cho rằng Hình Châu liền kề Triệu Châu, chia quân để giữ, tôi tin rằng chẳng hại gì; sĩ tốt tinh nhuệ của ông ấy vẫn còn ở đây, lệnh công vội vàng bỏ đi, thì việc nước ra sao?" Toại cho là phải, bèn cảm ơn Thạnh, rồi dựng lũy cho Bão Chân, đi lại vui vẻ như trước. Vương Vũ Tuấn đánh Triệu Châu, Thạnh hiến kế giải vây Triệu Châu, muốn đến hợp quân với Nghĩa Vũ tiết độ sứ Trương Hiếu Trung ở Định Châu, hòng uy hiếp Phạm Dương quân , buộc bọn Vũ Tuấn phải bỏ Triệu Châu. Đức Tông nhanh chóng đồng ý, gia Thạnh chức Ngự sử đại phu, điều Cấm quân tướng quân Mạc Nhân Trạc, Triệu Quang Tiển, Đỗ Quý Thử đến chịu sự chỉ huy của ông. Thạnh từ Ngụy Châu bắc tiến, nhằm đến Triệu Châu, Vũ Tuấn nghe tin, giải vây mà đi. Thạnh ở lại Triệu Châu 3 ngày, hợp quân với Trương Hiếu Trung, bắc tiến đến Hằng Châu, vây tướng của Chu Thao là Trịnh Cảnh Tế ở Thanh Uyển , dẫn nước rót vào thành. Điền Duyệt, Vương Vũ Tuấn đều điều quân đến cứu, giao chiến ở Bạch Lâu. Mới vào trận, phản quân đẩy lui được quân Nghĩa Vũ, Thạnh đưa quân đến đánh tan kẻ địch, con ngựa của ông trúng liền mấy mũi tên mới thôi. Giằng co hơn tháng, thành càng lúc càng nguy ngập, bọn Thao cả sợ, dốc toàn quân đến cứu, vây ngược lại quan quân. Thạnh trong vây Cảnh Tế, ngoài cự bọn Thao, ngày đánh mấy trận, từ tháng giêng ÂL đến tháng 5 ÂL (784). Gặp lúc Thạnh bệnh nặng, đến nỗi không biết gì nữa. Chư tướng bàn nhau, rồi đưa liên quân Thần Sách – Nghĩa Vũ quay về Định Châu, phản quân không dám đuổi theo. Thu phục Trường An. Phụng chiếu cần vương. Thạnh khỏi bệnh, sắp tiến quân, thì xảy ra loạn Chu Thử, Đức Tông chạy ra Phụng Thiên, ban chiếu gọi ông cần vương. Thạnh nhận chiếu thì rơi nước mắt, lập tức muốn lên đường. Trương Hiếu Trung cậy vào Thạnh để chống lại Chu Thao, Vương Vũ Tuấn, không muốn để ông đi, nhiều lần tìm cách ngăn cản. Thạnh bèn để con trai ở lại làm con tin, định hôn ước với Hiếu Trung, còn gởi cả ngựa tốt. Thạnh lại cởi đai lưng tặng cho sứ giả của Hiếu Trung, tỏ ý kiên quyết lên đường. Sứ giả nhận đai thì cảm phục, quay về khuyên can Hiếu Trung. Thạnh không bị cản trở, đưa quân theo Phi Hồ Đạo đi Đại Châu , có chiếu gia ông chức Kiểm hiệu công bộ thượng thư, Thần Sách hành doanh tiết độ sứ, thực phong 200 hộ. Thạnh từ Bồ Tân thuộc Hà Trung mà sang Vị Bắc, đắp lũy ở Đông Vị Kiều để uy hiếp Chu Thử. Thạnh giữ quân lệnh nghiêm túc, không phạm đến một cây củi của dân chúng. Khi ấy Lưu Đức Tín đem quân bản bộ đi cứu Tương Thành, thua trận ở Hỗ Giản, rồi tham gia cần vương, ban đầu đưa tàn quân đến Vị Nam, sau đó hợp quân với Thạnh. Do quân đội của Đức Tín không nghiêm chỉnh, gây ra tình trạng hỗn loạn, Thạnh nhân lúc Đức Tín đến gặp mình, kể mấy tội đem chém, sau đó đem vài kỵ binh đi phủ dụ quân đội của ông ta, khiến bọn chúng đều cảm động mà quy phục. Có thêm lực lượng của Đức Tín, thanh thế của Thạnh ngày càng lớn. Mắc kẹt Hàm Dương. Khi ấy Sóc Phương tiết độ sứ Lý Hoài Quang cũng từ Hà Bắc cần vương, đóng quân ở Hàm Dương, không muốn Thạnh một mình lập công, bèn tâu xin hợp quân với ông, có chiếu sai Thạnh dời quân đến hội họp với Hoài Quang. Thạnh nhận chiếu dẫn quân đến Trần Đào Tà , lũy chưa lập xong, phản quân ập đến, ông bèn bày trận, rồi khuyên Hoài Quang cùng ra đánh, cho rằng nếu thắng có thể thừa cơ giành lại kinh sư. Hoài Quang sợ Thạnh lập công, tìm cớ thoái thác, ông biết ý, nên thu quân về lũy. Sang năm Hưng Nguyên đầu tiên (784), Hoài Quang vẫn lần lữa không tiến quân, Thạnh càng thuyết phục, hắn ta càng phản đối. Doanh trại quân Thần Sách ở phía bắc doanh trại quân Sóc Phương, mỗi lần Thạnh cùng Hoài Quang đến dưới thành Trường An, quân Sóc Phương đều cướp bóc, khiến dân chúng khổ sở, quân Thần Sách không động vào thứ gì. Quân Sóc Phương đem chia những thứ lấy được, quân Thần Sách tuyệt đối không nhận. Sau một thời gian tìm cách ngăn cản Thạnh, Hoài Quang vẫn chưa có kế gì. Khi ấy quân Thần Sách được cung ứng nhiều hơn các cánh quân khác, Hoài Quang dâng tấu phàn nàn việc này. Đức Tông lo lắng, vì chẳng biết tìm đâu ra nguồn tài chính để cung cấp cho mọi cánh quân đồng đều với quân Thần Sách, bèn sai Hàn Lâm học sĩ Lục Chí vỗ về Hoài Quang, rồi lệnh cho ông ta cùng Hoài Quang và Thạnh bàn bạc để xử lý việc này. Hoài Quang vốn muốn ép Thạnh phải tự cắt giảm nhu yếu của quân Thần Sách chia cho các cánh quân khác, khiến ông mất lòng bộ hạ, ngay từ đầu cuộc gặp mặt đã gợi ý Thạnh xử lý vấn đề này. Lục Chí nhiều lần đưa mắt nhìn Thạnh – có ý khuyên ông chịu nhún, nhưng Thạnh thản nhiên cho rằng Hoài Quang chính là nguyên soái, thì cung ứng cho các cánh quân – bao gồm cả quân Thần Sách – như thế nào vốn là việc của Hoài Quang, mình không có ý kiến gì. Hoài Quang không có khả năng chi phối nguồn quân nhu, cũng không dám mở miệng đòi quân Thần Sách tự cắt giảm, nhất thời cứng họng, đành bỏ qua việc này. Hoài Quang đồn trú tại Hàm Dương hơn 80 ngày, không chịu xuất quân. Đức Tông lo lắng, nhiều lần sai sứ thúc giục, Hoài Quang cũng nhiều lần tìm cớ thoái thác, mặt khác lại ngầm thông mưu với Chu Thử, dần không giấu được. Thạnh sợ quân đội của mình bị thôn tính, bèn dâng mật sớ xin dời quân Thần Sách đến Đông Vị Kiều, nhằm chia cắt thế lực của phản quân. Đế chưa đồng ý, Thạnh trình bày chứng cứ Hoài Quang làm phản, đề xuất phòng bị bằng cách: lấy các viên Bì tướng của mình là Triệu Quang Tiển làm Dương Châu thứ sử, Đường Lương Thần làm Lợi Châu thứ sử, con rể Trương Úc làm Kiếm Châu thứ sử, đều nắm 500 quân, để giữ thông suốt 2 lộ Thục, Hán, đảm nguồn cung ứng cho quân đội. Đế chưa trả lời, thì Thổ Phồn đáp ứng việc triều đình mượn quân đánh Chu Thử. Đế muốn thân chinh đến Hàm Dương đốc chiến, Hoài Quang cả sợ, ngờ rằng đế muốn đoạt binh quyền của mình, bèn gấp gáp nổi loạn. Bấy giờ liên quân ngoài Hoài Quang và Thạnh còn có Phu Phường tiết độ sứ Lý Kiến Huy, Thần Sách tướng Dương Huệ Nguyên. Thạnh biết tình thế nguy cấp, truyền lệnh có chiếu cho dời quân đến Vị Kiều, rồi kết thành trận thế mà đi. Mấy ngày sau, Hoài Quang quả nhiên thôn tính quân đội của Kiến Huy và Huệ Nguyên, Kiến Huy trốn thoát còn Huệ Nguyên bị hại. Trù bị chiến đấu. Tướng của Thạnh là Trương Thiếu Hoằng từ hành tại đến truyền khẩu chiếu, thụ Thạnh làm Thượng thư tả bộc xạ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, để trấn an lòng quân. Thạnh khóc mà nhận lệnh, rồi đào hào đắp lũy, sửa sang binh giáp, chuẩn bị chiến đấu. Thạnh bị kẹp giữa 2 thế lực Chu Thử và Lý Hoài Quang, chỉ sợ 2 người liên kết tấn công, nên nhún mình vờ tin rằng Hoài Quang vẫn trung thành với triều đình, ngoài thì nịnh nọt, trong thì đề phòng. Khi ấy lương thảo không đủ, Thạnh bèn lệnh Kiểm hiệu Hộ bộ lang trung Trương Úc tạm làm Kinh Triệu thiếu doãn, cắt đặt quan lại để thu thuế các huyện kinh kỳ ở Vị Bắc. Không đầy 1 tuần (10 ngày), lương thảo đầy đủ, Thạnh mở tiệc khao quân, rơi nước mắt kêu gọi ba quân đồng lòng đánh giặc, tướng sĩ không ai không khóc theo, nguyện ra sức vì ông. Lúc này Chu Thử chiếm kinh thành, Lý Hoài Quang ở bên cạnh, Hà Sóc có 3 trấn (Điền Duyệt, Chu Thao, Vương Vũ Tuấn) làm loạn, Lý Nạp ngồi giữ Hà Nam, Lý Hy Liệt hoành hành Biện, Trịnh. Thạnh trong không có tài sản, ngoài không có tiếp viện, là một cánh quân đơn độc chống giặc, mà nhuệ khí chẳng suy, tấm lòng trung nghĩa làm cho người ta cảm động, tướng sĩ các nơi đều trông vào. Đái Hưu Nhan soái quân Phụng Thiên (Đức Tông đã bỏ Phụng Thiên chạy đi Lương Châu ), Hàn Du Côi nắm quân Bân Ninh, Lạc Nguyên Quang dùng quân Hoa Châu giữ Đồng Quan, Thượng Khả Cô dùng quân Thần Sách đồn trú Thất Bàn, đều tự nguyện chịu sự chỉ huy của Thạnh, lực lượng của ông trở nên rất mạnh, khiến Hoài Quang lo sợ. Hoài Quang nhiều lần nhận thư của Thạnh khuyên ông ta lập công chuộc tội, nhưng tự thấy lòng quân dần ly tán, lương thảo dần kiệt quệ, cướp bóc cũng không được bao nhiêu, lại càng lo sợ sẽ bị Thạnh tập kích. Tháng 3 ÂL, Hoài Quang từ Tam Nguyên và phía đông Phú Bình đi Phụng Thiên, đến đâu cũng cướp bóc, rồi từ Phùng Dực vào chiếm cứ Hà Trung. Tướng của Hoài Quang là Mạnh Thiệp, Đoạn Uy Dũng – vốn là tướng lãnh Thần Sách – nổi dậy ở Phú Bình, quy hàng Thạnh. Thạnh thu nhận quân đội của họ, tâu xin thụ Thiệp làm Kiểm hiệu Công bộ thượng thư, Uy Dũng kiêm chức Ngự sử đại phu. Trong tháng ấy, bộ tướng của Hồn Giam (đang hộ giá) là Thượng Quan Vọng đem chiếu thư đến gia Thạnh làm Kiểm hiệu Hữu bộc xạ, kiêm Hà Trung doãn, Hà Trung Tấn, Giáng, Từ, Thấp tiết độ sứ, thêm thực phong 300 hộ, lại kiêm Kinh Kỳ, Vị Bắc, Phu Phường, Đan Duyên tiết độ chiêu thảo sứ. Bấy giờ đế muốn bỏ Lương Châu đi Tây Xuyên, Thạnh dâng biểu can ngăn. Tháng 4 ÂL, có chiếu gia Thạnh làm Kinh Kỳ, Vị Bắc, Phu Phường, Thương Hoa binh mã phó nguyên soái. Thạnh lấy Kinh Triệu thiếu doãn Trương Úc làm Phó sứ, Gián nghị đại phu Trịnh Vân Quỳ (mới từ Phụng Thiên đến) làm Hành quân tư mã, Kinh Triệu phủ Tư lục Lý Kính Trọng (mới từ kinh thành đến) làm Tiết độ phán quan. Lại xin lấy tướng cũ của Hoài Quang là Đường Lương Thần giữ Đồng Quan, cho thụ chức Hà Trung tiết độ sứ; Đái Hưu Nhan giữ Phụng Thiên, cho thụ chức Phu Phường tiết độ sứ; đế đều nghe theo. Vùng Vị Kiều vốn có hơn 10 vạn hộc lúa, Thạnh cho rằng nếu không thu về thì số lúa này sẽ bị quân của Hoài Quang dùng hết, đế đồng ý. Thạnh bèn sai bộ hạ tiến hành thu thuế, quan dân vui vẻ nộp vào, nhờ vậy mà quan quân không thiếu ăn. Gia quyến của quân Thần Sách đều nằm trong tay Chu Thử ở kinh thành, bao gồm cả trăm người nhà của Thạnh, có người nhắc đến việc này, ông đều rơi nước mắt, cho biết đang chiến đấu thì không thể nghĩ đến gia đình. Thử sai viên tiểu lại của Thạnh là Vương Vô Kỵ gởi thư nhà cho ông, Thạnh kết tội Vô Kỵ theo giặc mà chém đầu. Gặp lúc việc tiếp vận bị gián đoạn, Thạnh chia cơm xẻ áo cho binh sĩ dưới quyền, cùng chịu lao khổ, sĩ tốt cảm động, không ai oán trách, cũng không rời bỏ ông. Lại có tướng sĩ phản quân về hàng, kể lại tình trạng khốn khó của Chu Thử, khiến sĩ khí lên cao. Tướng phản quân là Diêu Lệnh Ngôn và Trung thừa Thôi Tuyên sai gián điệp dò xét quan quân, bị kỵ binh đi tuần bắt được, giải về chỗ Thạnh, ông cởi trói, cho ăn uống rồi răn đe bọn họ về nhắn lại với Thôi Tuyên: đã trót làm giặc cũng phải làm cho tốt, chớ có bất trung lần nữa! Tấn công cung uyển. Ngày 3 tháng 5 ÂL, Thạnh đưa quân đến cửa Thông Hóa, diễu võ rồi về, phản quân không dám ra. Sáng hôm sau Thạnh tập hợp tướng tá, bàn kế tấn công. Chư tướng muốn chiếm thành ngoài, rồi mới đến cung khuyết ở phía bắc. Thạnh cho rằng thành ngoài là nơi chợ búa, phản quân dễ lẫn vào dân chúng, gây thiệt hại to lớn; không bằng đánh thẳng vào cung uyển – nơi phản quân tập trung lực lượng, chiếm được nơi này thì chợ búa không bị tổn hại, mà kẻ địch cũng tự khắc phải bỏ chạy khỏi cung khuyết. Chư tướng khen hay. Thạnh bèn gởi thư cho Hồn Giam, Lạc Nguyên Quang, Thượng Khả Cô, hẹn bọn họ tiến quân đến dưới thành. Đêm ngày 25 tháng ấy, Thạnh từ Đông Vị Kiều dời quân đến thôn Mễ Thương ngoài cửa Quang Thái, tiến vào kinh thành. Thạnh lên chỗ cao chỉ huy, lệnh đặt rào chông để chờ phản quân. Ít lâu sau phản quân kéo đến, các viên kiêu tướng của địch là Trương Đình Chi, Lý Hi Thiến thách đánh. Thạnh lệnh cho bọn Ngô Sân, Khang Anh Tuấn, Sử Vạn Khoảnh, Mạnh Thiệp ra đánh. Khi ấy quân Hoa Châu ở phía bắc trận địa, ít người nên bị phản quân ra sức tấn công; Thạnh sai Lý Diễn, Mạnh Nhật Hoa đưa tinh binh đi cứu. Trung quân nổi trống, Lý Diễn ra sức chiến đấu, đại phá phản quân, thừa thắng xông vào cửa Quang Thái. Đôi bên tái chiến, phản quân lại thua, tàn dư chạy vào cửa Bạch Hoa, kêu khóc ầm ĩ trong đêm. Hôm sau, Thạnh sắp ra quân, chư tướng xin đợi quân Thổ Phồn đến, để 2 mặt giáp công. Thạnh cho rằng nếu bỏ lỡ thời cơ này, phản quân sẽ phục hồi, nên ra lệnh tiến đánh. Ngày 28, Thạnh tập hợp chư tướng là bọn Lạc Nguyên Quang, Thượng Khả Cô, Binh mã sứ Ngô Sân, Vương Bật, Đô ngu hầu Hình Quân Nha, Lý Diễn, Sử Vạn Khoảnh, Thần Sách tướng Mạnh Thiệp, Khang Anh Tuấn, Hoa Châu tướng Quách Thẩm Kim, Quyền Văn Thành, Thương Châu tướng Bành Nguyên Tuấn, phát lệnh xuất quân, bày trận ở ngoài cửa Quang Thái. Thạnh sai Vương Bật, Lý Diễn soái kỵ binh, Sử Vạn Khoảnh lãnh bộ binh, nhằm thẳng đến thôn Thần Xạ bên ngoài cung uyển. Trước đó, Thạnh cho người phá hơn 200 bộ chiều dài của bức tường cung uyển, đến nay phản quân dùng rào gỗ che chắn. Quan quân gặp rào hơi lùi lại, Thạnh đòi trị tội, Sử Vạn Khoảnh sợ, bèn đi đầu sĩ tốt, phá rào mà vào, Vương Bật đưa kỵ binh theo sau. Phản quân tan chạy, tướng địch Đoạn Thành Gián bị bắt; quan quân chia đường tiến vào, nổi trống vang trời. Diêu Lệnh Ngôn, Trương Đình Chi, Lý Hi Thiến vẫn ra sức kháng cự, Thạnh lệnh cho bọn Quyết Thắng quân sứ Đường Lương Thần, Binh mã sứ Triệu Quang Tiển, Dương Vạn Vinh, Mạnh Nhật Hoa đưa bộ kỵ cùng tiến. Phản quân kết thành trận địa nhiều lớp nhìn về phía bắc, giao chiến với quan quân hơn 10 hiệp, dần bị đẩy lùi đến cửa Bạch Hoa. Bất chợt hơn ngàn kỵ binh của phản quân xuất hiện sau lưng quan quân, Thạnh vẫy hơn trăm kỵ binh đón đánh, tả hữu hô: "Tướng công đến đấy!" Phản quân kinh sợ tan chạy, quan quân đuổi theo, chém giết không đếm xuể. Chu Thử, Diêu Lệnh Ngôn, Trương Đình Chi đưa hơn vạn quân bỏ chạy, Thạnh sai Điền Tử Kỳ đuổi theo, kỳ dư các tướng lãnh khác của phản quân đều ra hàng. Tái lập trị an. Hôm ấy, quan quân tiến vào kinh thành, đồn trú trước điện Hàm Nguyên, Thạnh nghỉ ngơi tại nơi đặt Hữu Kim ngô vệ, lệnh cho toàn quân không được xâm phạm dân chúng, không được về thăm gia quyến trong vòng 5 ngày tiếp theo. Thạnh bèn sai Kinh Triệu doãn Lý Tề Vận, nhiếp (tạm) Trường An lệnh Trần Nguyên Chúng, nhiếp Vạn Niên lệnh Vi Thượng Nhân vỗ về trăm họ, không để xảy ra thiệt hại gì. Có tên lính của Thượng Khả Cô lấy một con ngựa của phản quân, đại tướng của Thạnh là Cao Minh Diệu bắt một kỹ nữ thuộc về phản quân, Tư Mã Trụ lấy 2 thớt ngựa của phản quân, Thạnh đều kết tội chém đầu để làm gương. Quan dân kinh thành nhờ vậy mà được yên lòng. Ngày 29, Thạnh lệnh cho Mạnh Thiệp đồn trú cửa Bạch Hoa, Thượng Khả Cô đồn trú cửa Vọng Tiên, Lạc Nguyên Quang đồn trú chùa Chương Kính, tự mình đồn trú chùa An Quốc. Trong hôm ấy, Thạnh sai chém tướng địch là bọn Lý Hi Thiến 8 người, bêu đầu ở chợ. Ngày 4 tháng 6 ÂL, Thạnh chém những kẻ theo giặc là bọn Lý Trung Thần, Trương Quang Thịnh, Tưởng Trấn, Kiều Lâm, Hồng Kinh Luân, Thôi Tuyên, biểu dương những người bất khuất không theo giặc là bọn Trình Trấn Chi, Lưu Nãi, Tưởng Duyện, Triệu Diệp, Tiết Ngập. Sau đó Thạnh được ban chức Tư đồ, kiêm Trung thư lệnh, thực phong 1000 hộ. Nghênh giá hồi kinh. Thạnh triệu tập bá quan chuẩn bị đón xa giá, lệnh đại tướng Ngô Sân đem 300 quân đến Bảo Kê dọn đường, lại xin đến Phượng Tường để đợi, đế không cho. Ngày 13 tháng 7 ÂL, Đức Tông về đến kinh thành, Hồn Giam, Hàn Du Côi, Đái Hưu Nhan đem quân bản bộ tòng giá, Thạnh cùng Lạc Nguyên Quang, Thượng Khả Cô đưa quân ra đón. Khi ấy quân đội tòng giá đến từ Sơn Nam, Lũng Châu, Phượng Tường có hơn 10 vạn bộ kỵ, cờ xí kéo dài mấy chục dặm, lại thêm quan dân cả thành kéo ra bên đường hoan hô. Thạnh mặc nhung phục yết kiến ở Tam Kiều, đế dừng ngựa ủy lạo. Thạnh dập đầu ở bên trái đường, tự nhận tội không sớm dẹp giặc, đế gạt nước mắt, mệnh Cấp sự trung Tề Ánh tuyên chỉ, lệnh tả hữu nâng Thạnh đến trước ngựa. Tháng ấy, cha của Thạnh là Khâm được tặng hàm Thái tử thái bảo, mẹ là Vương thị được tặng hiệu Đại quốc phu nhân, ban cho Thạnh tòa phủ đệ ở làng Vĩnh Sùng cùng ngự điền Kính Dương, khu vườn ở cửa Duyên Bình, 8 người nữ nhạc. Ngày Thạnh vào phủ đệ, phủ Kinh Triệu bày cung trướng, đặt tiệc rượu, lại có giáo phường tấu nhạc, Cổ xuy đón đường, tất cả theo lễ tiết dành cho bậc tể tướng, người kinh sư chưa từng thấy ai được vinh dự như vậy! Đế tự làm văn bia ghi công của Thạnh, sai Hoàng thái tử chép lại, khắc đá lập bia ở Đông Vị Kiều, lại đem phần ghi chép của Hoàng thái tử ban cho ông. Dẹp yên biên thùy. Thạnh thấy các nơi biên thùy phía tây nhiều lần phát sinh nội loạn, giết hại chủ soái, bèn dâng thư xin bãi bỏ những kẻ tự lập ấy; đồng thời chuẩn bị cày cấy để tích trữ lương thảo, nhằm phòng bị Thổ Phồn, đế đều nghe theo. Có chiếu cho Thạnh kiêm Phượng Tường doãn, Phượng Tường, Lũng Hữu, Kính Nguyên tiết độ sứ, kiêm Quản nội chư quân cùng 4 trấn, Bắc Đình hành doanh binh mã phó nguyên soái, đổi phong Tây Bình quận vương, thực phong 1500 hộ. Khi đế còn ở Phụng Thiên, quân Phượng Tường nổi loạn, giết chủ soái Trương Dật, lập Lý Sở Lâm. Đến nay Lý Sở Lâm tòng giá về kinh, Thạnh đi Phượng Tường, muốn đem ông ta theo, để trị tội giết Trương Dật. Đế biết ý, không cho. Tháng 8 ÂL, Thạnh đến Phượng Tường, kết tội chém đầu bọn Vương Bân hơn 10 người. Trong loạn Chu Thử, quân Kính Châu cũng giết chủ soái Phùng Hà Thanh, lập Điền Hi Giám. Hi Giám hoành hành một cõi, không chịu cần vương, Thạnh dâng tấu xin trị tội, đế nghe theo. Thạnh ở Phượng Tường, giả cách đi tuần vùng biên thùy, ghé qua Kính Châu. Hi Giám ra đón, Thạnh bắt giữ, kết tội mà giết đi, rồi làm tội bọn Giả Thạch Kỳ hơn 300 người. Thạnh quay về Phượng Tường, dâng biểu tiến cử Hữu Long vũ tướng quân Lý Quan làm Kính Nguyên tiết độ sứ. Thạnh nhận định vùng Hà, Lũng bị Thổ Phồn chiếm mất là do tướng soái vùng biên tham bạo, khiến binh sĩ sinh hai lòng, nhân dân vì nội loạn nên không thể cày cấy, dời sang phía đông, bỏ hoang đất đai; muốn giành lại đất, trước hết phải thu phục lòng người, bèn dốc tài sản để thưởng cho những người theo hàng. Người Thổ Phồn là Lãng Tức Nẵng đầu hàng, Thạnh tâu xin phong vương cho hắn; mỗi khi sứ giả Thổ Phồn đến, ông đều đặt Tức Nẵng ngồi một bên, trang phục có cẩm bào, đai vàng để tỏ ra sủng ái khác thường. Người Thổ Phồn trông thấy thì không ai không ham muốn được như Tức Nẵng. Bị bãi binh quyền. Tháng 9 ÂL năm Trinh Nguyên thứ 2 (786), quân Thổ Phồn xâm nhập Lũng Châu , đến Phượng Tường, không cướp bóc gì, còn nói: "Triệu ta đến, sao không có bò rượu gì để khao thưởng?" rồi lui đi. Đây vốn là kế phản gián của đại tướng Thổ Phồn là Thượng Kết Tán, nhằm vu khống Thạnh. Nhưng Thạnh đã lệnh cho nha tướng Vương Bật đặt mai phục tại Khiên Dương, dặn Bật không được tấn công tiền hay hậu quân, mà chờ tiền quân Thổ Phồn đi qua thì đột kích trung quân, khiến kẻ địch rối loạn không thể xoay xở được nữa. Bật theo kế ấy, quả nhiên đại thắng. Bởi quân Đường không biết mặt Thượng Kết Tán, nên hắn ta mới chạy thoát. Tháng 10 ÂL, Thạnh ra quân đánh chiếm Tồi Sa Bảo, chém tướng giữ bảo là bọn Hỗ Khuất Luật Tất Mông. Từ đây Thượng Kết Tán sai sứ thông qua Hà Đông tiết độ sứ Mã Toại xin hòa. Tháng 12 ÂL, Thạnh về triều phản đối hòa minh. Tể tướng Hàn Hoảng ủng hộ Thạnh, xin điều thêm binh sĩ – lương thực cho ông, đế không đồng ý. Đến khi Hoảng mất, người có hiềm khích với Thạnh là Trương Duyên Thưởng nắm quyền chính, nhiều lần gièm pha, cho rằng không nên để ông cầm quân quá lâu, đề nghị giao vùng biên thùy tây bắc cho Lưu Huyền Tá, Lý Bão Chân, khiến họ lập công nhằm áp chế Thạnh. Tháng 3 ÂL năm thứ 3 (787), Thạnh được sách làm Thái úy, Trung thư lệnh, phải quay về triều (nguyên văn: Phụng triều thỉnh). Những năm cuối đời. Tháng 3 ÂL năm thứ 4 (788), có chiếu cho Thạnh lập miếu thờ 5 đời ông cha; tặng ông kỵ là Chi chức Lũng Châu thứ sử, tặng ông cụ là Tung chức Trạch Châu thứ sử, tặng ông nội là Cung chức U Châu đại đô đốc. Miếu dựng xong, được quan viên địa phương cung cấp các món cỗ, các vật dụng cúng tế, các thứ giường, màn, có lễ quan đến hướng dẫn các nghi thức. Tháng 9 ÂL năm thứ 5 (789), Thạnh cùng Thị trung Mã Toại được gặp đế ở điện Duyên Anh. Đế khen ngợi công lao của họ, sai vẽ hình hai người treo ở gác Lăng Yên, lệnh cho Hoàng thái tử chép lại lời khen của đế, rồi ban cho Thạnh, để ông khắc đá đặt bên trái cửa. Tháng 8 năm Trinh Nguyên thứ 9 (793), hoăng, hưởng thọ 67 tuổi. Đức Tông rơi nước mắt thương tiếc, nghỉ triều 5 ngày, lệnh cho bá quan đi viếng. Đến lúc được liệm, đế tự tay viết thư, đặt trước linh cữu, sách tặng Thái sư, thụy là Trung Vũ. Hậu duệ. Lý Thạnh có 15 con trai: Đồng, Ty, Giai chết non; Nguyện, Thông, Tổng, Tốn, Bằng, Thứ, Hiến, Tố, Ý, Thính, Kị, Ân đều được nhận quan chức. Thông, Tổng mất sớm; Nguyện, Tố, Thính nổi tiếng nhất; Hiến, Tố được khen là hiếu thuận hơn cả. Thạnh có ít nhất hai con gái, gả cho Trương Úc và Thôi Xu. Thạnh gả con cho Xu khi ở Phượng Tường, long trọng vượt xa hôn lễ của Úc, khiến Úc giận, quay sang xu phụ Trương Duyên Thưởng. Nha tướng Vương Bật chính là cháu gọi Lý Thạnh bằng cậu. Dật sự. Tháng giêng năm Hưng Nguyên đầu tiên (784), Thạnh cùng Lý Hoài Quang đồn trú Hàm Dương, nhiều lần giao chiến với phản quân, Hoài Quang ngày càng sinh lòng đố kỵ với Thạnh. Mỗi lần ra trận, Thạnh đều khoác áo gấm, đội mũ thêu, đi trước tướng sĩ, tự mình chỉ huy. Hoài Quang trông thấy thì ghét lắm, hỏi Thạnh sao lại gây chú ý như vậy, ông đáp rằng mình chinh chiến ở Kính Nguyên quân đã có uy vọng, binh sĩ Kính Nguyên dưới quyền Chu Thử nhận ra mình thì ắt phải khiếp sợ. Hoài Quang nghe rồi càng ghét thêm. Đến khi Hoài Quang ra mặt làm loạn, Đức Tông bỏ Phụng Thiên chạy đi Lương Châu. Trong cơn hoảng hốt, trăm quan tòng giá 10 phần còn được 2, 3; lại thêm đường sá hiểm trở, nhu yếu thiếu hụt, đế than thở lẽ ra nên sớm nghe theo lời Thạnh. Tháng 3 ÂL, binh lực của Thạnh đã dần lớn mạnh, xa giá đang ở Sơn Nam , đã vào Lạc Cốc Đạo, Đức Tông hỏi Hồn Giam rằng Thạnh có thể lo liệu được không, Giam khẳng định ông vừa trung thành vừa tài năng, nhất định thành công, đế mới yên lòng. Trong tháng ấy, đế sai bộ tướng của Giam là Thượng Quan Vọng đem chiếu thư đến gia Thạnh thêm quan chức. Khi Thạnh mới đồn trú Vị Kiều, sao Huỳnh Hoặc (sao Hỏa) phạm sao Tuế (sao Mộc), Tân Giới suy đoán đây là điềm lành cho nhà Đường, khuyên ông ra quân. Thạnh lấy cớ thiên tượng xa xôi, không thể biết được để từ chối. Sau khi giành lại Trường An, Thạnh mới thú thực với bộ hạ rằng ông không muốn căn cứ vào thiên tượng để ra trận, vì chẳng có gì đảm bảo sao Huỳnh Hoặc lại không phạm sao Tuế lần nữa, khi ấy sẽ ảnh hưởng đến lòng quân. Mọi người đều khâm phục. Khi Thạnh đang ở Phượng Tường, hoạn quan Doãn Nguyên Trinh cầm cờ tiết tuần thị 2 châu Đồng , Hoa , nhân đó đi Hà Trung khuyên hàng Lý Hoài Quang. Thạnh đàn hặc Nguyên Trinh làm giả mệnh vua, có ý giúp phản tặc thoát tội; đồng thời chỉ ra những lý do không thể tha cho Hoài Quang, xin đưa 5000 quân đi bắt hắn ta. Đức Tông lấy cớ đã giao việc này cho Hồn Giam, Mã Toại, không cho. Thượng Kết Tán của Thổ Phồn tìm cách ly gián, bọn Trương Duyên Thưởng cũng tìm cách phỉ báng Thạnh trong triều. Thạnh biết được, khóc đến sưng mắt, đưa con em về Trường An, dâng biểu xin gọt tóc làm tăng, đế ủy dụ, không cho. Sau khi về triều, Thạnh lấy cớ có bệnh, khẩn xin từ nhiệm, đế không cho. Đế ban dụ chỉ cho Thạnh và Duyên Thưởng giải hòa, rồi 2 người kết làm anh em, bày tiệc qua lại ở phủ đệ của nhau rất vui vẻ. Sang tháng giêng ÂL năm Trinh Nguyên thứ 3 (787), Thạnh cầu hôn con gái của Duyên Thưởng cho con trai mình, ông ta không đồng ý. Thạnh phàn nàn rằng mình là kẻ võ phu, cạn chén rượu thì quên hết oán cũ, còn bọn văn sĩ thì ngoài mặt hòa giải, trong bụng vẫn không thôi, đúng là đáng sợ! Tính cách. Năm thứ 3 (787), Thạnh bị bãi binh quyền, ngoài việc vào triều thì chẳng có mấy chỗ để đi lại. Thông vương phủ trưởng sử Đinh Quỳnh từng bị Trương Duyên Thưởng bài xích, sinh lòng oán hận, cho rằng Thạnh công cao sẽ khó bảo toàn được thân, khuyên nên sớm đề phòng hậu họa. Thạnh nổi giận cự tuyệt. Khi Thạnh còn ở Phượng Tường, bày tỏ với Tân Giới sự hâm mộ đối năng thần Ngụy Chinh thời Đường Thái Tông. Hành quân tư mã Lý Thúc Độ nói rằng Thạnh đã là danh tướng, không cần học theo bọn nhà nho. Thạnh nghiêm mặt phản bác, cho rằng bề tôi không thể biết mà không nói, như thế thì chẳng thể trách hoàng đế không anh minh. Thúc Độ xấu hộ lui đi. Thạnh về triều, mỗi khi trả lời hoàng đế, đều nói đến tận ý, thái độ vô cùng cung kính, thể hiện tiết tháo của bậc đại thần. Khi Thạnh cầm quân, tra xét mọi việc rất rạch ròi, ghi công tướng sĩ đều chép rõ quá trình; lại rất ghét bộ hạ kết bè đảng, thường khuyến thiện trừ ác. Thạnh tính trầm mặc, không bộc lộ suy nghĩ; ai có ơn với mình thì ắt sẽ báo đáp rất hậu. Lam Châu thứ sử Đàm Nguyên Trừng từng giúp đỡ Thạnh, Nguyên Trừng bị đày đi Nhạc Châu rồi mất ở đấy. Sau khi Thạnh hiển quý, bèn kêu oan cho Nguyên Trừng, nên triều đình tặng ông ta chức Ninh Châu thứ sử. Thạnh vỗ về, tiếp đãi ân cần ba con trai của Nguyên Trừng, giúp họ học thành tài mà làm quan. Con cháu nhà họ Lý được dạy dỗ rất nghiêm, trời chưa sáng thì không gặp mặt, nói chuyện thì không bàn việc công. Thạnh xem con cháu nhà họ Vương của mẹ cũng như con cháu trong nhà. Con gái của Thạnh được gả cho Hình bộ thị lang Thôi Xu, ngày đầu năm mới mang quà về nhà, còn chưa qua khỏi bậc thềm đã bị Thạnh đuổi đi, dạy cô ta phải giúp đỡ nhà chồng tiếp đón khách khứa. Đánh giá. Ngày 4 tháng 6 ÂL Hưng Nguyên đầu tiên (784), tin thắng trận đến Lương Châu, Đức Tông cảm động rơi nước mắt, quần thần không ai không khóc ròng, dâng tấu ca ngợi Thạnh giành lại kinh sư, không kinh động tông miếu, không di dời chợ búa, quả là xưa nay chưa từng có. Đế nói: "Trời sanh Lý Thạnh, là vì xã tắc muôn dân, không phải vì trẫm." Khi Thạnh bảo vệ biên thùy phía tây, người Thổ Phồn rất e sợ. Đại tướng của Thổ Phồn là Thượng Kết Tán nói với bộ hạ rằng: "Danh tướng nhà Đường, là Lý Thạnh, Mã Toại và Hồn Giam vậy. Không loại bỏ 3 người này, ắt trở thành nỗi lo của ta." Sau khi Thạnh hoăng, đế sai trung sứ đến nhà vỗ về, dặn họ gắng gỏi để nối chí cha, được kể lại rằng bọn Lý Nguyện đều nên người, thì rất đẹp lòng. Công thần đời Đường chẳng mấy người biết dạy dỗ con cháu như Thạnh. Hậu thế ghi nhớ. Năm Nguyên Hòa thứ 4 (809), Đường Hiến Tông cho thờ Thạnh trong miếu của Đức Tông. Khi Đường Hi Tông chạy đến Thành Đô, Thương bộ viên ngoại lang Viên Hạo làm sách Hưng Nguyên thánh công lục, kể về công lao của Thạnh, đem ban cho các tướng, để khích lệ bọn họ. Các đời Tống, Minh liệt kê công thần xưa nay đưa vào thờ trong miếu đế vương đều có tên Lý Thạnh. Các danh tướng Trung Quốc được thờ trong Võ miếu nhà Nguyễn của Việt Nam cũng có tên ông.
1
null
Đại học Chung-Ang (hay còn gọi là "Đại học Trung ương", viết tắt là CAU) là một trường đại học tư thục danh tiếng có trụ sở ở Seoul. Theo tờ báo Korea Joongang Daily vào năm 2013, CAU xếp hạng thứ 8 trên khắp đất nước Hàn Quốc, đặc biệt đây là trường đại học số một quốc gia trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và nhiếp ảnh. Bên cạnh đó, trường xếp hạng thứ 7 về danh tiếng, thứ 7 về các văn bản được công bố trên SCI và xếp hạng 4 về tỉ lệ trao đổi sinh viên ra nước ngoài (5,1%). Dựa theo thống kê các trường đại học trên thế giới của công ty Quacquarelli Symonds (QS) năm 2013, CAU xếp hạng thứ 12 ở Hàn Quốc và thứ 71 ở châu Á. CAU được cấp phép thành trường đại học năm 1953, mặc dù lúc ban đầu đây là một trường mẫu giáo hệ thống tu viện năm 1918 và là một trường nữ sinh cho những giáo viên mẫu giáo từ năm 1922. Trường đại học tuyên bố năm 2018 sẽ là kỉ niệm 100 năm của họ. Trường có 33600 sinh viên đại học, 5200 sinh viên đã tốt nghiệp, 700 giáo sư và 500 cán bộ giáo viên làm việc bán thời gian. CAU là trường đầu tiên ở Hàn Quốc mở các khóa học về Dược, Quản trị kinh doanh, Truyền thông đại chúng, Quảng cáo và Quan hệ công chúng, Nhiếp ảnh và Nghiên cứu Kịch và phim, và là trường đầu tiên ở Hàn Quốc mở các ngành đào tạo về Dược, Quản trị Thương mại, Quan hệ công chúng... Lịch sử. Thành lập 1918-1932. Ngày thành lập của Đại học Chung-Ang được tính kể từ ngày ra đời của trường mẫu giáo Chung-Ang là một phần cũ của Giáo hội Giám lý Chung-Ang nằm ở Insa-dong, Jongno-gu, Seoul, vào tháng 4 năm 1918. Trường mẫu giáo Chung-Ang Kindergarten có nguồn gốc là một nhánh của Giáo hội Jungdong vào năm 1916 và tách ra độc lập vào năm 1918. Để hạn chế việc mở rộng, người Nhật tác động về pháp luật đối với các trường mẫu giáo trong năm 1922, nhưng vào năm 1924, các trường mẫu giáo bao gồm Susong, Kyungsung và Tae Hwa, và trường mẫu giáo ở Kaesong và Bình Nhưỡng đã được thành lập. Nghịch cảnh 1933-1945. Các quy ước xã hội trong những năm 1920, khiến cho trường trở nên khó khăn trong việc tuyển dụng sinh viên nữ để thiết lập và vận hành một chương trình đào tạo giáo viên, tạo ra một sự phát triển trong lịch sử thời đại của việc giảng dạy tại Hàn Quốc. Không nản lòng bởi các điều kiện khó nhằn, sinh viên tốt nghiệp đã được đưa lên các trường mẫu giáo trong thành phố bao gồm Hamhung, Hweryung, Busan, Masan, Jeonju, Anak, Cheonan, Sariwon, và Milyang. Vì vậy, chương trình đào tạo giáo viên mẫu giáo Chung-Ang đã có vai trò của một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp. Đến năm 1922, chương trình đào tạo giáo viên Chung-Ang, với sự hợp tác của Phong trào Giáo dục Cộng đồng của nhiều tổ chức chống lại Nhật Bản, được giới thiệu tới trường đào tạo giáo viên mẫu giáo. Mặc dù tình trạng pháp lý của trường đã được đăng ký như một trường tổng hợp, vị thế của nó trong nhận thức của xã hội được coi là tương đương với một trường đào tạo chuyên nghiệp với khóa học cử nhân 3 năm. Trường Đào tạo giáo viên Chung-Ang sau khi cải cách tiếp tục vấp phải những chướng ngại trong việc quản lý. Với 10 học sinh, trường buộc phải chuyển nơi dạy đến một nhà riêng vào năm 1932 do hoàn cảnh cá nhân và tài chính của khâu quản lý, và vì người Nhật và đồng bọn tiếp tục âm mưu chia rẽ cộng đồng Hàn Quốc. Vào năm 1933, Tiến sĩ Yim Young-Shin nắm quyền lãnh đạo và được chọn làm hiệu trưởng ở tuổi 34. Bà đã tốt trường nữ sinh Kijeon, và trước đó đã bị bỏ tù 6 tháng vì ủng hộ Phong trào Độc lập Samil ở Jeonju. Sau đó bà tốt nghiệp ở trường trung học Kwangdoo ở Nhật Bản và nhận được bằng Thạc sĩ về Khoa học Xã hội và Nhân văn ở Hoa Kỳ. Bà đã gửi một bức hình tai tiếng về người Nhật Bản đang tàn sát người Hàn Quốc trong trận động đất ở Gwandong cho tiến sĩ Syngmman Rhee, người đã tổ chức Phong trào Độc lập Hàn Quốc ở Hoa Kỳ. Khi trở về Hàn Quốc vào tháng 1 năm 1932, sau 9 năm ở Mỹ, bà quyết định sẽ cống hiến bản thân mình cho quốc gia, lúc này vẫn dưới quyền Nhật Bản. Trong chuyến làm việc ở nước ngoài của mình với vai trò đầu tiên là Giám đốc của YWCA, bà nhận ra mình phải bắt đầu với việc giáo dục để cứu những người dân. Khoản tiền tiết kiệm 30.000 đô la Mỹ kiếm được từ việc trồng trọt, lái xe tải, và bán rau cải ở Mỹ của bà được dùng để mua một nơi ở Heukseok-dong và xây một ngôi trường, và trường đào tạo giáo viên Chung-Ang đã được chuyển về đó. Nhờ có tiến sĩ Yim Young-Shin, Chung-Ang đã bắt đầu dự tính tới việc trở thành cái nôi của ngành giáo dục quốc dân. Mặc dù đã được dời địa điểm dạy học đến Heukseok-dong những trưởng đào tạo giáo viên Chung-Ang vẫn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Vì vậy, tiến sĩ Yim Young-Shin đã thuê trường Pearson Bible để tổ chức các lớp học. Tuy nhiên, điều kiệu tài chính cá nhân của tiến sĩ Young-Shin Yim cũng có giới hạn, và vì Nhật Bản đã cấm những sự tài trợ, sự pháp triển của trường tiếp tục phải đối diện với khó khăn về mặt tài chính. Tin rằng giải pháp duy nhất chính là gây quỹ ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Yim Young-Shin đã làm việc để thu hút những số tiền đóng góp từ Mỹ. Kết quả là bà đã có thể trở về sau khi thành lập Tổ chức Pfeiffer ở Mỹ để hỗ trợ tài chính cho Trường đào tạo giáo viên Chung-Ang. Vì vậy, các tòa nhà bằng đá đầu tiên được dựng lên trên các căn cứ của Heukseok-dong vào tháng 4 năm 1937, để trở thành Hội trường Young-Shin sau khi hoàn thành hồi tháng 5 năm 1938, mà ngày nay, hình thành trung tâm của Chung-Ang. Các học sinh sau đó đã tìm được Cộng đồng Giáo dục Mẫu giáo Chosun và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục xã hội thông qua các buổi hòa nhạc, kịch và các hoạt động văn học. Năm 1937, Nhật Bản tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, và trong năm 1941 đã tấn công Trân Châu Cảng, báo hiệu sự bắt đầu của chiến tranh Thái Bình Dương. Trường Đào tạo Giáo viên Chung-Ang đã được nhắm đến là một mục tiêu nặng ký bời vì Tiến sĩ Yim Young-Shin đã được học tập ở Mỹ, và là một con chiên ngoan đạo. Đơn vị Truyền thông của Quân đội Nhật Bản đã cố gắng để bao vây ngôi trường, nhưng nỗ lực của họ đã bị chặn lại bởi sự kháng cự mạnh mẽ của tiến sĩ Yim Young-Shin. Vào cuối Thế chiến thứ 2, dưới sức ép của lực lượng Nhật Bản, nhà trường đã không còn có thể nhận học sinh mới, và các trường học bị đóng cửa trong năm 1944. Xây dựng và phát triển trường Đại học Tổng hợp 1946-1955. Vì Nhật Bản đã bị bại trận và Hàn Quốc được giải phóng, Tiến sĩ Yim đã mở cửa trường Đào tạo Giáo viên Chung-Anh lại vào ngày 28 tháng 9 năm 1945, và thành lập phương châm của trường, "Sống trong sự thật, sống cho công lý". Và ngày 1 tháng 10 cùng năm đó, trường Đào tạo Giáo viên Chung-Ang đã được sửa sang lại dưới tên gọi Trường Nữ sinh Chuyên nghiệp Chung-Anh, và Lễ Nhập học đã được tổ chức kèm theo. Quỹ Viện Văn hóa Chung-Anh được thành lập vào tháng 11 năm 1946 và giấy đăng ký hợp pháp của nó được hoàn thành vào tháng 8 năm tiếp theo. Vào tháng 4 năm 1947, trường lại một lần nữa chỉnh đốn lại thành Trường Cao đẳng Chung-Ang cho Nữ sinh, và sau đó là trường Cao đẳng Chung-Ang vào tháng 5 năm 1948, thiết lập bản thân thành một tổ chức hợp tác giáo dục. Trong khi Tiến sĩ Yim phục vụ như là một nhà ngoại giao quốc gia trong Liên Hợp Quốc, có được sự chứng thực của họ để xây dựng một đất nước mới, cô cũng tiếp tục những nỗ lực của mình trong việc phát triển các trường đại học, và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng và Chủ tịch Hội đồng. Mặc dù trường đã tổ chức lễ trao Bằng Cử nhân đầu tiên vào tháng 5 năm 1950, nó đã quay trở lại trạng thái đóng cửa vô thời hạn do sự phát sinh của cuộc chiến tranh Hàn Quốc ngày 25 tháng 6. Sinh viên đã được nhận lại cho tới sự việc đòi lại quốc gia ngày 28 tháng 9, nhưng ngay sự kiện đáp trả của quân đội Đồng Minh Hàn Quốc ngày 4 tháng 1. Sau khi Tiến sĩ Yim về nước tháng 4 năm 1951 sau khi tập huấn nhiệm vụ ngoại giao của mình ở Mỹ, trường bắt đầu giảng dạy ở Song-do, Busan. Sau đó, trường thành lập chi nhánh ở Iri và Seoul, và đã dạy học luôn ở đó. Cao đẳng Chung-Ang tiếp tục cung cấp kiến thức trong khoảng thời gian chiến tranh. Kết quả là Lễ trao Bằng Cử nhân Lần thứ hai, ba và bốn đã được tổ chức trong những năm chiến tranh tại Busan, năm 1951, 1952 và 1953. Cao đẳng Chung-Ang, nơi đã tiếp tục cung cấp kiến thức trong suốt cuộc sơ tán ở Busan, được công nhận là một trường đại học tổng hợp vào tháng 2 năm 1953. Vì vậy, với chín phòng ban thuộc dưới sự giảng dạy của 4 thành phần giảng viên bao gồm cả trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do và Khoa học, Đại học Luật, Đại học Kinh doanh và Đại học dược, và một trường tốt nghiệp, Tiến sĩ Yim đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng của trường. Các giảng viên giảng dạy di chuyển từ Busan trở về vị trí ban đầu ở Heukseok-dong, Seoul vào tháng 8, sau tuyên bố ngừng bắn trong chiến tranh Triều Tiên vào tháng 7 cùng năm. Tuy nhiên, các bài giảng phải dạy trong các tòa nhà tạm thời vì trường học vẫn còn bị quân đội Mỹ chiếm đóng. Trang web cuối cùng đã được phục hồi sau một học kỳ vào tháng 4 năm 1954, và khu vực tổ chức lại cho sự phát triển của các trường đại học. Cuối cùng nơi này cũng được phục hồi sau một học kỳ vào tháng 4 năm 1954, và khu vực này đã được sửa sang lại cho sự phát triển của trường đại học. Trường đại học tiếp tục bành trướng với quy mô 19 phòng ban dưới 4 nhóm giảng viên, và số học sinh lên đến 2.850 trong khoảng 1955 và 1959. Để đáp ứng được số phòng ban và sinh viên ngày càng tăng, một tòa nhà 4 tầng, Pfeiffer Hall, đã được xây dựng cao khoảng 2.500 pyeong vào năm 1956m và Thư viện Chung-Ang cất lên thành 3.800 pyeong vào năm 1959. Đồng thời, Viện Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế được thành lập để tăng cường hoạt động nghiên cứu. Các mối quan hệ đối tác đã được rèn luyện với Trường Trung học cơ sở Young-Shin, Trường Trung học cơ sở Nữ sinh Young-Shin, Trường Trung học cơ sở Nakyang, Trường Trung học Kỹ thuật Nakyang. Chuẩn bị cất cánh 1956-1979. Năm 1960 chứng kiến cuộc Cách mạng 19.4, nơi các sinh viên CAU được giáo dục theo phương châm "Sự thật và công lý" phản đối cuộc bầu cử gian lận 15.3. Hơn nữa, bất chấp nhiều thách thức phải đối mặt với các chính sách kiểm soát ảnh hưởng đến việc tuyển sinh cho việc cải thiện chất lượng đã xác nhận của các trường đại học, được giới thiệu trong sự trỗi dậy của cuộc đảo chính ngày 16.5 năm 1961, CAU đã có thể bổ nhiệm Tiến sĩ Yim Sung-Hee làm thủ tướng thứ hai vào ngày 2 tháng 10 năm 1961. Tuy nhiên, Tiến sĩ Yim Young-Shin đã được tái bổ nhiệm làm thủ tướng thứ ba, cô đã có thể tiếp tục đảm bảo sự ổn định nội bộ của trường đại học. Vào tháng 1 năm 1965, trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do và khoa học đã được tách ra thành trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do, trường Đại học Khoa học & Kỹ thuật và Đại học Giáo dục, trong khi trường Đại học Luật, Đại học Kinh doanh và Đại học Dược được kết hợp để tạo thành sáu trường cao đẳng. Hơn nữa, trường trung học hợp tác đã được đổi tên liên kết với trường Cao đẳng Giáo dục, và một trường tiểu học liên kết mới được thành lập nhờ Quỹ, cho phép việc cung cấp một triết lý giáo dục chặt chẽ từ tiểu học đến đại học. Vào tháng 2 năm 1967, Trường Đại học Phát triển Xã hội được thành lập để đào tạo các chuyên gia và thúc đẩy liên kết công nghiệp. Năm 1968, trường đại học một lần nữa được tổ chức lại thành tám nhóm giảng viên, bao gồm cả trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do, trường Đại học Khoa học & Kỹ thuật, Đại học Giáo dục, Đại học Luật, Đại học Khoa học Chính trị và Kinh tế, Trường Cao đẳng Quản trị Kinh doanh, Trường Cao đẳng Nông nghiệp, và trường Cao đẳng Dược, để hệ thống hoá giáo dục ảnh hưởng đến các tổ chức liên kết. Trường Cao đẳng Y học đã được thiết lập vào tháng 12 năm 1971, và Bệnh viện Shim Sung, có trụ sở tại Chung-gu, Seoul, được thành lập như một bệnh viện liên kết. Tháng 7 năm 1961 chứng kiến ​​sự xây dựng của Hội trường Jin Sun trên khoảng 1.400 pyeong, và Nhà hát Đại học trên 1.920 pyeong. Vào tháng 10 cùng năm, Hội trường Phát triển Xã hội được xây dựng trên 1.600 pyeong. Để đánh dấu kỷ niệm 50 năm vào năm 1968, các tài liệu lưu trữ đã được sửa sang lại. Đài tưởng niệm Rồng Xanh đã được dựng lên với sự bảo vệ và các văn bản cho 100 năm tới, và Hội trường Seungdang được xây dựng. Hội trường Bobst, cap 3.200 pyeong, được xây dựng vào năm sau, tháng 12 năm 1969. Bệnh viện Sung Shim cao 1.395 pyeong cũng có liên kết. Trong thời gian này, người sáng lập CAU, Tiến sĩ Yim Shin-Young đã trên 70 tuổi và làm một khối lượng công việc thể chất mệt mỏi. Vì vậy, bà đã yêu cầu Tiến sĩ Yim Soon Chull tiếp nối thành công của mình ở vị trí là thủ tướng thứ tư của CAU. Trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do và Đại học Khoa học và Kỹ thuật của CAU được cơ cấu lại thành trường Cao đẳng Nghệ thuật tự do và khoa học và Cao đẳng Kỹ thuật vào năm 1972. Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chung-Ang sáp nhập với Cao đẳng Nghệ thuật Seorabol, được thành lập do Viện Nghệ thuật Seorabol, vào tháng 6 năm 1972, và tiếp tục được chỉnh đốn lại việc thành lập dưới tên Cao đẳng Nghệ thuật vào năm 1974. Hai trường liên kết được xây dựng vào năm 1978, và các trường đại học Quản lý Quốc tế và Trường Đại học Giáo dục thiết lập vào tháng 1 năm 1979. Hội trường Jin Sun đã được mở rộng trong tháng 10 năm 1972 để xây dựng lên cao 3.100 pyeong giống như Hội trường Seorabol, và 2.400 pyeong dành cho việc xây dựng Hội trường Natural như một phần của Trường Đại học Y năm 1974. Tòa nhà của hội Sinh viên được xây dựng vào tháng 12 năm 1976 trên 2.000 pyeong, vào tháng 6 năm 1978, một phụ lục mới cung cấp trên 1.450 pyeong cho Bệnh viện liên kết Sung Shim, có trụ sở tại Pil-dong, Chung-gu, Seoul. Vào tháng 2 năm 1977, Tiến sĩ Yim Young-Shin, người thành lập ra CAU qua đời. Vào tháng 3 năm 1980, giảng đường, ký túc xá và hội Sinh viên được xây dựng trên 2.417 pyeong, 1.706 pyeong, và 597 pyeong tương ứng ở Anseong-si, Gyeonggi-do, tạo ra khuôn viên trường Anseong. Khó khăn sau khi mở rộng 1980-1986. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ của ông là thủ tướng, Tiến sĩ Yim Soon Chull, đã được thay thế bởi Giáo sư Triết học, Tiến sĩ Lee Suk-Hee, là vị thủ tướng thứ năm trong năm 1980. Trường Đại học Báo chí được thành lập vào tháng 11 năm 1980 để cung cấp khóa đào tạo cho các nhà báo chuyên nghiệp, và Heukseok-dong được trang bị các cơ sở vật chất giáo dục phù hợp. Trong tháng 12, một phụ lục 0,9 mẫu Anh được xây dựng cho bệnh viện liên kết để cải thiện môi trường giáo dục tại trường Cao đẳng Y khoa. Những cải tiến cho các trang thiết bị đã không chỉ giới hạn trong khuôn viên Seoul, mà còn đáng chú ý trong khuôn viên Anseong. Trong tháng 10 năm 1981, các khoa trong Anseong được tổ chức lại thành trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Đại học Kinh tế gia đình. Chỗ ở Seoul được xem là trường đại học chính, và chỗ ở Anseong chỉ được xem là phụ. Ngoài ra vào tháng 10 năm 1981, Phòng ban Âm nhạc đã được tách từ trường Cao đẳng Nghệ thuật vừa được thành lập thành trường Cao đẳng Âm nhạc. Trường Cao đẳng Nông nghiệp được tổ chức lại như trường Đại học Khoa học công nghiệp, và trường đại học Kỹ thuật Xây dựng bổ sung vào danh sách của các khoa vào tháng 9 năm 1983. Sau khi thành lập trường Cao đẳng Kỹ thuật Xây dựng trong khuôn viên ở Anseong, vào tháng 10 năm 1984, trong khuôn viên trường đã có bảy trường cao đẳng. Trong tháng 11 năm 1982, Trung tâm Nghiên cứu Giáo sư được xây dựng trên 636 pyeong, và 626 pyeong còn lại của trường Đại học Thí nghiệm Nông nghiệp khu vực. Trong tháng 12, việc xây dựng cho trường Đại học Nghệ thuật lên đến trên 4,874 pyeong. Tiếp tục đầu tư, 1.192 pyeong cho khu vực giảng đường trường Cao đẳng Âm nhạc, 714 pyeong cho khu vực lắp ráp, và 423 pyeong cho hồ bơi được thành lập vào tháng 8 năm 1983. Vào tháng 9, phòng tập thể dục đã hoàn thành hơn 655 pyeong. Trong tháng 12 năm 1984, tòa nhà cao 1145 pyeong đã được dựng lên cho trường Cao đẳng Âm nhạc, và cuối cùng, 5.068 pyeong đưa ra cho các giảng viên nơi cư trú thứ ba. Và cuối cùng, trường đã có một cái nhìn bề ngoài hiện đại. Tiến sĩ Moon Byong Jip đã tiếp quản tiến sĩ Lee Suk Hee trở thành vị thủ tướng thứ 6 vào tháng 3 năm 1985. Tiến sĩ Moon Byong Jip bắt đầu tổ chức lại hệ thống điều hành quản lý. Văn phòng Kế hoạch nghề nghiệp được thành lập. Sự quản lý của Viện Văn hóa Chung-Ang và Trung tâm y tế cũng đã được sửa đổi. Các phòng ban của Ngôn ngữ & Văn học Pháp và Ngôn ngữ & Văn học Nhật Bản đã được cài đặt lại, và các Sở Thông tin công nghiệp được tạo ra. Việc xây dựng một thư viện trung tâm trong khuôn viên thứ hai cũng được tiến hành. Nhận thức tầm nhìn 2008. Tiến sĩ Park Bum Hoon đã được bổ nhiệm làm Chủ tịch trường Đại học thứ 12 vào tháng 2 năm 2005. Vì đây là chức vụ đầu tiên trong cuộc bầu cử, ông giám sát những đánh giá của Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc, tiếp thị vốn, BK21, thành lập Trường Đại học Luật Chuyên nghiệp, và các doanh nghiệp quốc gia khác. Chuyển dịch cơ cấu của Khoa Công nghệ Khoa học Giáo dục, vốn đã là vấn đề lớn nhất đang chờ giải quyết, đã rất thành công, nó đã được đề cử với một trường đại học hàng đầu và được duy trì nhận tài trợ (9.100.000.000 won) có thể so sánh với các trường đại học là đối thủ cạnh tranh lớn, bất chấp khoảng thời gian tập sự 1 năm của nó. Sau khi tái cơ cấu chương trình đại học, tuyển dụng học viên mới, bản đăng ký của sinh viên hiện tại, tình hình tài chính và hồ sơ quản lý tổng thể của ba trường chuyên nghiệp và 11 trường chuyên biệt, được phân tích để xác định các khu vực cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy. Như vậy, 32 trong số 42 nhân viên từ các trường chuyên nghiệp và các trường chuyên ngành đã được điều động đến các trường đại học nói chung, và 10 vị trí được tiêu giảm. Các thành viên được bố trí cho các trường đại học nói chung đã được đào tạo để phục vụ như những hình mẫu chính trong việc hình thành Nhóm Nghiên cứu Ưu tiên (Nhân viên) cho sự thành lập của chế độ nghiên cứu trung tâm. DRAGON 2018(2001-2004),là kế hoạch phát triển được đưa ra bởi chủ tịch trường đại học thứ 11 nhằm đưa trường hướng về tầm nhìn mục tiêu của Lễ kỉ niệm 100 năm, đổi tên thành CAU2018+(2005–2008). CAU2018 + liệt kê các chỉ số định giá cho các ngành công nghiệp khác nhau và các nguồn thu ngân sách dự kiến ​​chi tiết. Để thực hiện các mục tiêu, CAU2018 + đã chia làm hai giai đoạn. Trong bốn năm đầu tiên của nhiệm kỳ của Tiến sĩ Park Bum Hoon, nguồn lực được đầu tư mạnh vào thiết bị giáo dục/nghiên cứu. Do đó, Hội trường Luật lớn nhất của quốc gia được xây dựng vào tháng 2 năm 2007, và một kế hoạch tổng thể được lập cho việc xây dựng các Trung tâm Dược và Khoa học Tự nhiên R & D xung quanh lối vào chính ở khu 1, và một trung tâm kỹ thuật R & D bởi Phòng tập thể dục. Trong năm 2008, Đề mục Thực hành Truyền thông được thành lập ở Hội trường Luật, và 400 phường bổ sung gia tăng được cài đặt trong các bệnh viện liên kết. Theo đó, kế hoạch Xây dựng Chung-Ang, bao gồm trong Kế hoạch Phát triển CAU2018+ đã được thiết lập trong việc vận hành. Trong tháng 11 năm 2007, việc ủy quyền được hiện hành từ Hannam-si, để phát triển vị trí thứ 3, khuôn viên Hannam. Trại Colbern mà trước đây đã từng là căn cứ chiếm đóng cao 86.000 pyeong của quân đội Mỹ sẽ được cải tạo cho mục đích này. Một nhóm nghiên cứu sẽ được phân công mỗi lĩnh vực chủ đề để giám sát việc quản lý. 244 cán bộ giáo viên toàn thời gian đã được tuyển dụng khoảng giữa năm 2005 và 2009, và trong học kỳ đầu của năm 2009, có thêm 25 cán bộ giáo viên nữa được tuyển vào (bao gồm cả bán thời gian và toàn thời gian. Đại học Luật và Dược đã được thành lập vào tháng 3 năm 2009. 40 tỉ won quỹ phát triển, 166,3 tỉ won tiền trợ cấp nghiên cứu bên ngoài và 17,3 tỉ won trong tiền viện trợ chính phủ cung cấp cho các doanh nghiệp được tài trợ được đảm bảo trong vòng 4 năm kể từ ngày nhậm chức của Tiến sĩ Park Bum Hoon. Tổng số tiền 223,6 tỉ won là khoảng chi lớn nhất trong lịch sử của trường đại học. Vào tháng 5 năm 2008, công ty toàn cầu, Doosan Group, được thành lập như một tổ chức giáo dục, và Park Yong-Sung được bầu làm Chủ tịch thứ 9 của Hội đồng quản trị. Sự bổ nhiệm của Chủ tịch Park, người đã thương lượng về việc thay đổi ngành của Doosan Group từ sản phẩm tiêu dùng trở thành công nghiệp nặng, tượng trưng cho sự tái sinh của đại học Chung-Ang. Trong 80 ngày nhậm chức, một cuộc họp với các cán bộ giáo viên đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 8 năm 2008, nơi mà Kế hoạch Phát triển CAU2018+ giai đoạn giữa được thông báo cùng với định hướng chiến lược mới về "Sự lựa chọn và Đóng góp, Tăng cường Khả năng Quản lý, Thành lập Cơ cấu Vòng tròn Đạo đức". Hệ thống Quản lý Bằng đã được tăng cường để khuyến khích học sinh học tập chuyên cần, vì để được tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành một mức độ tối thiểu trong những môn học bắt buộc như Anh ngữ và Kế toán. Để hỗ trợ loại nghiên cứu này, giáo dục và thực hành hiệu quả hơn, Trung tâm R & D của trường Đại học Dược và Ký túc xá mới cho sinh viên đã được xây dựng, Thư viện Trung tâm được cải tạo, và bệnh viện được mở rộng cho phù hợp với 300 phường bổ sung. Những dự án nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Ủy ban chuyên biệt nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thị trường của những nghiên cứu. Nhiều thay đổi đã nhận được thành quả khi sáu công ty mới được chỉ định trong giai đoạn hai của doanh nghiệp BK21, và ngân sách 6 tỉ won được tài trợ cho nhóm nghiên cứu hàng đầu, nhờ vậy thực hiện được chiến lược "Sự lựa chọn và Đóng góp". Hệ thống bầu cử thủ tướng công khai đã bị bãi bỏ, và thay vào đó là hế thống bổ nhiệm. Do đó, thủ tướng thứ 12, Tiến sĩ Park Bum Hee, đã được tái bổ nhiệm làm tổng thống thứ 13 nhiệm kỳ tiếp theo. Dự án lớn nhất đã được Tiến sĩ Park Bum Hee và công ty thực hiện là sự thành lập của khuôn viên Hannam. Năm 2007, Biên bản ghi nhớ đã được trao đổi với Hannam, và do đó sự chuẩn bị cho khuôn viên Hannam đã được tiến hành ngay. Vào tháng 2 năm 2009, Đại học Chung-Ang, với tư cách là một tổ chức tổng hợp, đã cho ra đời một trường đại học chung, 5 trường đại học chuyên nghiệp, 11 trường đại học chuyên biệt, 18 trường Cao đẳng Modularize trong các khuôn viên giữa Seoul và Anseong, và phát hành 147.196 Bằng Cử nhân, 29.940 Bằng Thạc sĩ và 4.275 Bằng Tiến sĩ. Ngành và chuyên ngành. Chương trình đại học. Các phòng ban đã được tổ chức lại thành 5 khoa, 10 trường cao đẳng và 48 khoa / bộ phận: Chương trình đại học. ① Nhân văn và Khoa học Xã hội ② Khoa học tự nhiên và kỹ thuật ③ Quản lý và Kinh tế ④ Y Dược ⑤ Nghệ thuật và Khoa học Thể thao Chương trình sau đại học. Các chương trình sau đại học tại Đại học Chung-Ang được phân loại thành Đại học chung, Đại học Chuyên nghiệp và Đại học chuyên ngành. Chương trình kết hợp danh dự. Chương trình kết hợp cho phép học sinh theo đuổi hai chuyên ngành của hai lĩnh vực học thuật khác nhau. Tỉ lệ nhập học của khoa. Tỷ lệ nhập học tại Đại học Chung-Ang là 15,41% dựa trên số liệu thống kê năm 2011. (17,709 ứng cho 2.730 địa điểm) Số lượng sinh viên quốc tế và sinh viên trao đổi. Số sinh viên quốc tế tại Đại học Chung-Ang đạt khoảng 2.000. Khoảng 200 sinh viên trao đổi được nhận vào Đại học Chung-Ang mỗi năm. Khuôn viên trường. Khuôn viên Seoul. Thư viện Tòa nhà Quản lý Chính: Trụ sở đại học có thể được nhìn thấy khi đi qua lối vào ở giữa. Tòa nhà màu trắng này là nơi mà các văn phòng của Thủ tướng, công tác sinh viên, công tác Tổng hợp và Khoa Quan hệ công chúng có thể được tìm thấy. Quảng trường Giải phóng Nô lệ nằm ở trung tâm của trường đại học, được bao quanh bởi Hội trường Seorabol, Thư viện Trung tâm, Hội trường Hội Sinh viên. Khu vực này được các sinh viên tìm kiếm thư giãn, và cũng trong thời gian lễ hội. Đài tưởng niệm Rồng Xanh và Hồ Rồng Xanh, nằm ở sát bên lối vào giữa, đã được lắp đặt vào năm 1968 để chúc mừng kỷ niệm 50 năm của trường. Đài tưởng niệm Rồng Xanh mô tả thời điểm bay lên cao của nó khỏi sự bao bọc của Trái Đất, với phước lành của bảy con rồng thu nhỏ, và là biểu tượng của sự thịnh vượng của Đại học Chung-Ang. Hội trường Hội Sinh viên & Cung Văn hóa Sinh viên. Hội trường Hội Sinh viên là nơi cư trú của hội sinh viên và các quán ăn, bao gồm giữa những phòng khác. Cung Văn hóa Sinh viên là nơi có các tờ báo sinh viên, Mạng lưới Phát thanh UBS, và Văn hóa Chung-Ang. Hội trường Young-Shin, nằm ​​gần cổng chính, đã được hoàn thành tháng 5 năm 1938. Trong một thời gian áp bức trong lịch sử Hàn Quốc, khi thực dân Nhật Bản đã cấm thu viện trợ tài chính tại địa phương, đóng góp đã được tích lũy từ Mỹ. Do đó Phong trào Pfeiffern đã được nảy sinh. Tòa nhà Đại học là Đại học Luật (Tòa nhà Luật), Hội trường Seorabol, Hội trường Bobst, Hội trường Pfeiffer, Đại học Khoa học Tự nhiên (Tòa nhà Khoa học Tự nhiên), Trường Y khoa (Tòa nhà Y tế), Đại học Dược (Tòa nhà Dược) và Viện Nghệ thuật biểu diễn. Tòa nhà Đại học Luật, xây dựng vào năm 2007, được chia sẻ bởi các Trường Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Giáo dục và Đại học Luật. Tiện nghi bao gồm nhà ăn sinh viên và nhà ăn nhân viên, phòng máy tính, thư viện pháp luật, hội trường và phòng sau đại học. Hội trường Blue Mir được xây dựng vào tháng 8 năm 2010. Nó có thể chứa 955 học sinh, và đã được trang bị với các nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, dụng cụ thể thao và quán cà phê. Hội trường Seorabol là một tòa nhà tám tầng trên từ Đại học Luật, nhà của Cao đẳng Nghệ thuật tự do và Đại học Giáo dục. Hội trường Bobst - là cái đầu tiên trong hai Công trình Kỹ thuật, các không gian được sử dụng chủ yếu bởi các sinh viên Cơ khí, Kỹ thuật Điện và Điện tử và Công nghệ Hóa học. Tòa nhà tọa lạc phía sau Cung Văn hóa sinh viên, và được trang bị với một số thư viện và nhà ngăn nghiên cứu. Công trình Kĩ thuật 2 bổ sung vào tòa nhà kỹ thuật đầu tiên. Không gian được sử dụng chủ yếu bởi các sinh viên của Khoa học và Kỹ thuật Máy tính và Kỹ thuật kiến trúc, làm việc trong các phòng thí nghiệm máy tính và phòng thí nghiệm thiết kế. Tòa nhà Khoa học Tự nhiên được xây dựng bằng gạch đỏ đặc biệt và là nơi cư trú của Khoa Vật lý, Hóa học, Khoa học đời sống và Toán Thống kê. "Tòa nhà Y tế"' được chia ra hai nơi trong vùng lân cận của Hội trường Hội Sinh viên và Thư viện Trung tâm, và do đó bao gồm các Tòa nhà Y tế 1 và Tòa nhà Y tế 2. nơi rất tự hào có một loạt các phòng thí nghiệm. Trung tâm R & D nằm cạnh cổng chính đang được xây dựng. Tòa nhà Trung tâm Nghệ thuật, còn được biết đến là Sân khấu Truyền thông và Biểu diễn, là sân khấu dành cho Trường Truyền thông Đại chúng và Trường Điện ảnh và Nghiên cứu Phim. Hoạt động đại học và các buổi biểu diễn được tổ chức tại hội trường của nơi này. Phòng thể dục có vị trí ngay bên lối vào sau với Trung tâm Nghiên cứu Giáo sư. Những khoảng sân là nơi tổ chức Hội thảo Nghề nghiệp mỗi học kỳ. Khuôn viên Anseong. Khuôn viên Anseong nằm ở Daedeok-myeon, Anseong-si, Gyeonggi-do. Khuôn viên thứ hai này được thành lập vào năm 1979, sau ghi nhận Chung-Ang là một trường đại học vào năm 1948. Đại học Phường Nghệ thuật bao gồm bốn tòa nhà, bao gồm Hội trường Modelling, Nhà hát, Hội trường Thủ công mỹ nghệ, và Hội trường Điêu khắc. Trường Cao đẳng Nghệ thuật là một viện nghệ thuật dạy mười thể loại, từ văn học, tác phẩm điêu khắc và hiệu suất thị giác và thiết kế. Các khóa học được mở ra cho học sinh như Viết Sáng tạo, Tranh Hàn Quốc, Tranh Tây, Nghệ thuật & Thủ công mỹ nghệ, Nhiếp ảnh, Khiêu vũ, Điêu khắc, và Thiết kế Công nghiệp. Đại học Phường Âm nhạc nằm trong ba tòa nhà: Tòa nhà Âm nhạc 1, Tòa nhà Âm nhạc 2, và tòa nhà thứ ba tên là Hội trường Âm nhạc Young-Shin. Trường Đại học Âm nhạc chủ yếu được lui tới bởi sinh viên của khoa Nghệ thuật phổ nhạc, Giọng hát, Piano và Dàn nhạc cụ. Nhà hát Bên bờ hồ là một sân khấu được dựng lên ở bên cạnh một hồ nước, được coi như là một sân khấu ngoài trời cho những buổi biểu diễn mùa hè. Khu vườn xung quanh được trang bị cây cối và băng ghế. Trung tâm Y tế. Bệnh viện Đại học Chung-Ang, mới có được ở Heukseok-dong vào ngày 18 tháng 1 năm 2011, được quản lý bởi 82 giảng viên y tế, và tạo điều kiện cho 870 giường bệnh trên 23.055 mét vuông đất. Bệnh viện cung cấp quyền truy cập vào đào tạo tại chỗ, ​​và phục vụ các nhu cầu sức khỏe của người dân địa phương. Công cuộc đổi mới đang được thực hiện để tăng cường hơn nữa nguồn lực. Nó bao gồm hai tòa nhà của Chung-Ang và Da-jeong. Phụ lục. Tham khảo. - (2 năm kể từ khi liên kết với Doosan Inc, CAU nằm trong trung tâm của cuộc cách mạng các trường đại học. 'Liên tục đổi mới', 'Thay đổi bầu không khí') <br> ('두산법인 2년' 중앙대, 대학 개혁 중심에 서다. 최첨단 캠퍼스 ‘변신 중’…‘공부할 맛 나네’) <br> http://magazine.hankyung.com/business/apps/news?popup=0&nid=01&c1=1001&nkey=2010070600762000061&mode=sub_view - (2 năm kể từ khi liên kết với Doosan Inc, CAU nằm trong trung tâm của cuộc cách mạng các trường đại học. 'Dám can đảm')<br> ('두산법인 2년' 중앙대, 대학 개혁 중심에 서다. "이제는 할 수 있다는 공감대 형성돼") <br> http://magazine.hankyung.com/business/apps/news?popup=0&nid=01&c1=1001&nkey=2010070600762000081&mode=sub_view - (2 năm tham gia Doosan - CAU lên tới đỉnh điểm?)<br> (두산 참여 2년.. 중앙대의 성적표는?) <br> http://www.asiae.co.kr/news/view.htm?idxno=2010070513071726910 - (Đại học Quốc gia Seoul mất 5 BK 21 dự án, CAU thu được 6)<br> (BK21, 서울대 5개 탈락 중앙대는 6개 증가) <br> http://www.asiae.co.kr/news/view.htm?idxno=2009012811410857039&nvr=y CAU2018+. CAU 2018 được xây dựng dựa trên những thành tựu của Dragon 2018, và vạch ra các kế hoạch cải thiện phát triển Đại học Chung-Ang như các mục tiêu ngắn hạn có thể đạt được, với mục đích cuối cùng là được liệt kê trong 100 trường đại học quốc tế nổi tiếng vào năm 2018, kỷ niệm Đại học Chung-Ang được 100 năm. Việc thực hiện sẽ được tách ra thành Kế hoạch Trồng Người Chung-Ang, Kế hoạch Đội hình Chung-Ang và Kế hoạch xây dựng Chung-Ang, cho giáo dục, nghiên cứu và môi trường tương ứng.
1
null
Angry Birds (sau này được tiếp thị lại với tên Angry Birds Classic) là một trò chơi video giải đố phổ thông năm 2009 do Rovio Entertainment phát triển. Trò chơi được phát hành lần đầu tiên cho các thiết bị iOS và Maemo bắt đầu từ tháng 12 năm 2009. Kể từ thời điểm đó, hơn 12 triệu bản của trò chơi đã được mua từ App Store iOS, điều này đã thúc đẩy nhà phát triển thiết kế phiên bản cho các điện thoại thông minh dựa trên màn hình cảm ứng khác, đáng chú ý nhất là các thiết bị Android, Symbian, Windows Phone và BlackBerry 10. Loạt trò chơi kể từ đó mở rộng để bao gồm các tựa game dành cho máy chơi trò chơi video và PC chuyên dụng. Phần tiếp theo, "Angry Birds 2", được phát hành vào tháng 7 năm 2015 cho iOS và Android. Khoảng tháng 4 năm 2019, trò chơi đã bị gỡ khỏi App Store. Giới thiệu. Mô tả. Sự tồn tại của Angry Birds chỉ còn là giới hạn. Những chú lợn đã đánh cắp những quả trứng của chúng. Sử dụng lực kéo của chiếc súng cao su để đánh lại những chú lợn. Mỗi cấp độ đòi hỏi tính năng và giờ giá trị chơi lại Những chú chim. Những chú chim sẽ có trong vài tập sau: Đồ hỗ trợ năng lượng. Tất cả các năng lượng được chép từ Angry Birds Friends. Tất cả các năng lượng có từ phiên bản 3.3.0. Shockwave là năng lượng mới nhất, có từ phiên bản 4.0.0 để kỷ niệm ngày phát hành episode mới. Mighty Eagle. Nếu bạn gặp khó khăn trong các trò chơi, bạn có thể mua Mighty Eagle. Mighty Eagle sẽ giúp bạn hoàn thành việc đánh lợn và giúp bạn qua bàn trong tức khắc. Bạn nên đánh hết chim, còn lợn thì các bạn có thể dùng nó, các bạn sẽ nhận được một chiếc lông và Eagle Score của các bạn có thể là 100% chỉ trong tức khắc Nhược điểm: Nếu dùng Mighty Eagle ở bất kỳ một ván mới, các ván sau bạn chỉ có thể "tay không" sau 1 tiếng Để mua được cái này, các bạn phải trả 0.99$ Shockwave. Đồ hỗ trợ năng lượng mới, có từ phiên bản 4.0.0, kỷ niệm ngày phát hành episode mới: Short Fuse. Bạn sẽ vào vai chú chim Bomb tại trung tâm hoá học của bọn lợn con đầu đất. Chức năng của nó là khi bạn bắn nó,một luồng điện sẽ tỏa ra vòng quanh nó làm giật điện và làm chết những chú lợn,hoặc làm sụp đổ các công trình của những chú lợn này. Các episode sẽ có cốt truyện của họ trong mục: "Cốt truyện" Cách nhận năng lượng. Mỗi năng lượng chỉ cho phép 5 lần sử dụng. Từ phiên bản 4.1.0, bạn phải hoàn thành:Power - Ups University để nhận Bundle(x20) năng lượng, vậy là bạn có tổng cộng Bundle (x40) rồi. Dùng thoải mái. Giải thưởng hàng ngày. Ngoài cách trên, các bạn có thể tham gia chương trình giải thưởng hàng ngày. Vào lúc 00:00 tất cả các ngày, bạn sẽ có cơ hội nhận giải thưởng ngẫu nhiên. Thiết kế của giải thưởng hàng ngày giống như trò chơi Slots nổi tiếng. Ghi chú: Shockwave không có trong giải thưởng hàng ngày. Những game có kết cấu giải thưởng miễn phí: Các tập phim và cốt truyện. Giới thiệu: Poached Eggs và Mighty Hoax ngay từ khi ra đời, 84 levels đầu tiên ra mắt trên iOS. Ngày 1/1/2010, 2 episode chạm mốc 60 nghìn người thích về levels và 10 nghìn người thích về cốt truyện của Rovio. Cốt truyện: Giới thiệu: Danger Above và The Big Setup là 2 tập kỷ niệm 6 tháng phát hành Angry Birds. 60 levels mới xuất hiện. Cũng từ đây, phiên bản Android được hiện hành. Chỉ trong 24 giờ phát hành đầu tiên, game đã chạm mốc 1 tỷ lượt tải. Cốt truyện vẫn ở cảnh những chú lợn cướp trứng, nhưng thú vị hơn. Từ lợn cướp trứng bay bổng trên cao, hay đào hầm... nhưng các ván vẫn đạt đúng chất lượng của người chơi. Tăng độ khó lên 30%, nhưng vẫn ở mức vừa phải, không gây ức chế cho game thủ. Giới thiệu: Terence sẽ là người duy nhất giải cứu những chú chim với người bạn Hal. Cốt truyện: Giới thiệu: Năng lượng đầu tiên của Angry Birds là Mighty Eagle. Ngoài ra, sẽ có 3 ván miễn phí mở khóa qua Facebook. Giới thiệu: Background mới: Mỏ kim cương lòng đất
1
null
Phân tích nhiệt quét vi sai (tiếng Anh: "Differential scanning calorimetry", viết tắt là "DSC") là một kỹ thuật phân tích nhiệt được dùng phổ biến trong nghiên cứu vật lý chất rắn, khoa học vật liệu, hóa học, cho phép xác định các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu thông qua việc đo dòng nhiệt tỏa ra (hoặc thu vào) từ một mẫu được đốt nóng trong dòng nhiệt với nhiệt độ quét trong các tốc độ khác nhau. Thuật ngữ "vi sai" chỉ việc xác định sự sai khác giữa nhiệt độ (hay dòng nhiệt) của mẫu đối với một mẫu chuẩn được đặt trong cùng điều kiện. Kỹ thuật này lần đầu tiên được phát minh bởi E.S. Watson và M.J. O'Neill (Perkin Elmer Corp), và được giới thiệu thương phẩm lần đầu tiên tại Hội nghị Hóa phân tích và Quang phổ Ứng dụng tại Pittsburgh (Hoa Kỳ vào năm 1963. Năm 1964, kỹ thuật này tiếp tục được hoàn thiện với cải tiến phép đo nhiệt lượng quét vi sai đoạn nhiệt được phát minh bởi P.L. Privalov và D.R. Monaselidze. Nguyên lý. DSC làm việc dựa trên nguyên lý do sự thay đổi nhiệt độ và nhiệt lượng tỏa ra từ mẫu khi bị đốt nóng và so sánh với thông tin từ mẫu chuẩn. Buồng mẫu gồm hai đĩa cân, một đĩa cân chuẩn không chứa mẫu và làm bằng vật liệu được chuẩn hóa thông tin nhiệt. Đĩa cân còn lại chứa mẫu cần phân tích. Đĩa được đặt trên hệ thống vi cân cho phép cân chính xác khối lượng mẫu, cùng với hệ thống cảm biên nhiệt độ đặt bên dưới đĩa cân cho phép xác định nhiệt độ của mẫu. Cả hệ thống này được đặt trong buồng đốt mà tốc độ đốt nhiệt thường được thay đổi bằng các dòng khí thổi. Từ các cảm biến đo đạc, dòng nhiệt thu tỏa từ mẫu sẽ được xác định như một hàm của nhiệt độ: formula_1 với formula_2 là enthalpy ẩn nhiệt, formula_3 là nhiệt dung của mẫu (formula_4, formula_5 là nhiệt dung riêng, formula_6 là khối lượng), formula_7 là một hàm của nhiệt độ và thời gian. Bên cạnh việc đo dòng nhiệt, thiết bị DSC có thể đo được sự thay đổi khối lượng nhờ vi cân đặt bên dưới đĩa cân, và có thể thực hiện tính năng phân tích nhiệt trọng lượng (Thermal gravimetric analysis - TGA). Chuyển pha nhiệt trong DSC. Với các dữ liệu về dòng nhiệt thay đổi theo nhiệt độ, phép đo DSC cho phép xác định các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu, từ đó xác định các tham số nhiệt động của vật liệu như: Nhiệt dung riêng. Nhiệt dung riêng như một hàm của nhiệt độ của mẫu được xác định trực tiếp từ đường cong dòng nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ ở mối tốc độ đốt nhiệt tương ứng: formula_8
1
null
Jorge Guzmán Rodríguez (sinh ngày 2 tháng 8 năm 1963) là một võ sĩ đô vật người México có biệt danh là El Hijo del Santo ("tạm dịch: Con trai của Thánh"). Ông chính là con trai út của võ sĩ đô vật huyền thoại El Santo, và hiện là một trong những võ sĩ thành công nhất của giới đô vật Mỹ Latinh ("Lucha libre"). J. G. Rodríguez cũng là một nhà hoạt động chính trị có tiếng. Tiểu sử và sự nghiệp. Jorge Guzmán Rodríguez sinh ngày 2 tháng 8 năm 1963. Ông là con trai út trong số 10 người con của Rodolfo Guzmán Huerta - nhà đô vật huyền thoại mang biệt danh "El Santo", và ông cũng là người con duy nhất nối nghiệp đô vật của cha mình. Theo tự thuật của bản thân, J. G. Rodríguez mê đô vật từ nhỏ và rất thần tượng cha mình, và ông bắt đầu tập đô vật từ năm 14 hay 15 tuổi. Tuy nhiên suốt một thời gian dài Santo cha cấm con trai mình thi đấu đô vật mà phải tập trung học hành cho đến khi tốt nghiệp, vì vậy khi bắt đầu sự nghiệp vào tháng 2 năm 1982, J. G. Rodríguez đã giấu không cho cha biết, và ông thi dưới cái tên "El Korak" (Korak là tên của con trai nhân vật Tarzan). Sự việc nhanh chóng vỡ lỡ, và mặc dù rất giận nhưng Santo cha quyết định cho con trai mình trải qua một "kỳ thi" xác định năng lực khi người con mang mặt nạ bạc của cha và thi đấu với một người bạn trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè. Hai bên vật nhau được một hồi thì Santo cha đột ngột nói "Ờ, phải, phải đó" rồi đứng dậy bỏ đi. J. G. Rodríguez cho là cha mình đã rất thất vọng, nhưng kỳ thực lúc đó El Santo đã khóc khi biết rằng mình đã có người kế nghiệp ưng ý. Đến tháng 10 năm đó, sau khi tốt nghiệp đại học ngành Khoa học Truyền thông theo như ý nguyện của cha mình, theo lời khuyên của Santo cha J. G. Rodríguez đã chuyển sang thi đấu dưới tên gọi "El Hijo del Santo". Rodríguez nhận định rằng suốt thời gian vừa qua cha mình chỉ giả vờ giận dữ vì dầu sao thật tâm ông cũng muốn có người kế thừa truyền thông gia đình. Santo con có ngoại hình, chiếc mặt nạ màu bạc và đòn thế giống như Santo cha, nhưng ông thấp hơn và thành công hơn trong sự nghiệp đô vật, mặc dù ông không có được danh tiếng và trở thành huyền thoại trong văn hóa México như cha mình. Ban đầu, Santo con chủ yếu thi đấu cho Hiệp hội Đô vật Thế giới (WWA) và Hiệp hội Đô vật Hoàn vũ (UWA), nhưng vào mùa hè năm 1983 ông bắt đầu thi đấu cho hiệp hội đô vật Mỹ Latinh Empressa Mexicana de Lucha Libre (EMLL - về sau đổi tên thành Consejo Mundial de Lucha Libre - CMLL). Ông được bầu làm "Đô vật mới nổi của năm" tại México. Santo con giành danh hiệu vô địch đầu tiên vào tháng 10 năm 1985 khi tham gia Giải vô địch thế giới hạng nhẹ UWA, và sau đó ông trao đổi danh hiệu này với Aristóteles. Sau đó ông tham gia một trận thách đấu với võ sĩ Espanto, Jr. (cha của Espanto Jr. cũng từng thách đấu với Santo cha) và ông giành chiến thắng, đạt được mặt nạ của Espanto. Sau đó, Espanto Jr. đả bại và đoạt lấy danh hiệu vô địch của Santo con, nhưng năm 1988 Santo con phục thù, lấy lại được danh hiệu và buộc Espanto phải cắt bỏ mái tóc của mình theo luật lệ của cuộc thách đấu. Santo con cũng từng thách đấu với Negro Casas - một trong những đối thủ lớn nhất của mình, và giành chiến thắng trong một trận đấu năm 1987 tại Nhà thi đấu Olympic Los Angeles. Dĩ nhiên, theo điều lệ, là người thua cuộc nên Negro Casas cũng phải cắt đi mái tóc của mình. Năm 1990, Santo con lần đầu tiên thi đấu ở Nhật Bản trong một giải độ vật do Liên đoàn Lucha Libre Hoàn Vũ của Gran Hamada tổ chức, và giành chức vô địch của Giải vô địch thế giới hạng bán trung UWA và Giải vô địch hạng bán trung UWA. Cuối năm 1991, Santo con rời WWA và từ bỏ danh hiệu vô địch hạng bán trung, nhưng ông vẫn tiếp tục thi đấu cho UWA cho đến khi tổ chức Asistencia Asesoría y Administración (AAA) được thành lập. Lúc đó Santo con lấy lại danh hiệu vô địch hạng bán trung của WWA và mang nó theo mình khi gia nhập các giải đấu của AAA. Trong giai đoạn, này, Santo con tham gia trận thách đấu với người em út của Negro Casas là Erick Casas, biệt hiệu Heavy Metal. Ban đầu Heavy Metal đoạt danh hiệu vô địch hạng bán trung WWA của Santo con và sau đó thắng luôn Giải vô địch quốc gia hạng bán trung México, nhưng sau đó Santo con phục thù và đoạt hai danh hiệu này từ Heavy Metal, để rồi sau đó bị mất vào tay của một đô vật mới nổi là Psicosis. Năm 1995, Santo con rời AAA chuyển sang thi đấu cho CMLL. Mục đích của việc này là tìm cơ hội thách đấu với đối thủ cũ Negro Casas. Ngày 20 tháng 9 năm 1996, trong một trận đấu kỷ niệm 63 năm thành lập CMLL, Santo con bị Casas đánh bại, sau đó ông tạm dừng sự nghiệp đô vật một thời gian. Trong thời gian này, Negro Casas chuyển sang phong cách "thiện" trong hệ thống đô vật, thế là những đồng đội cũ của ông là Scorpio, Jr. và Bestia Salvaje tuyên bố họ sẽ mang lại một bất ngờ cho Casas. Cụ thể, trong một trận đấu mà đội của Negro Casas, El Dandy và Héctor Garza trong vai "thiện" thi đấu với đội của El Felino (em trai của Casas), Scorpio, Jr. và Bestia Salvaje trong vai "ác", thì thành viên Felino bất thình lình lột mặt nạ của mình ra và cho khán giả thấy thì ra mình là Santo con giả dạng làm em trai của Casas. Trong một diễn biến kịch tính của lịch sử đô vật, Santo con vốn lâu nay thi đấu trong vai "thiện" nay chuyển sai vai "ác". Sự kiện này khiến khán giả bị kích động và dẫn đến một trận ẩu đả lớn khi Santo con tấn công Casas. Trận thách đấu này đã giúp cứu vãn tình hình tài chính của CMLL trong hoàn cảnh kinh tế México trì trệ do cuộc khủng hoảng 1994, cũng như sự ly khai của một nhóm thành viên CMLL để thành lập AAA. Một tuần sau, hai đội đô vật này có một trận tái đấu và cả El Dandy lẫn Negro Casas thách Santo con tham gia một trận đánh đặt cược bằng chiếc mặt nạ của người đô vật. Trận thách đấu giữa 3 đô vật này diễn ra vào ngày 6 tháng 12 năm 1996 tại Arena Mexico, và Santo con đánh bại El Dandy, buộc Dandy phải cạo trọc đầu theo điều lệ trận đánh. Sự kình địch giữa Santo con và Negro Casas còn tiếp tục cho đến khi hai người tham gia một trận thách đấu kỷ niệm 64 năm thành lập CMLL vào ngày 19 tháng 9 năm 1997, trong trận này Santo con đã đánh bại Negro Casas. Sự kiện thách đấu giữa Casas và Santo con được cho là rất thành công và mang lại một nguồn thu tài chính lớn lao cho CMLL. Tuy nhiên, Santo con vẫn tiếp tục thi đấu trong vai "thiện" truyền thống, ông thậm chí tham gia đội của Rey Mysterio, Jr. tại Tijuana. Kết quả là Santo con dần dần xa cách với các đồng đội cũ của phe "ác" như Scorpio, Jr. và Bestia Salvaje; và cuối cùng vào tháng 9 năm 1998, Santo con chính thức bỏ phe "ác" khi Villano III và Fuerza Guerrera từ bỏ phe của Santo con. Scorpio, Jr. và Salvaje tiếp bước, và điều này dẫn đến sự kiện thách đấu tiếp theo của Santo con. Thế là Negro Casas và Santo con quyết định liên minh với nhau, và đội của họ thách đấu đội của Scorpio và Salvaje nhằm đoạt lấy danh hiệu vô địch của Giải vô địcg đồng đội thế giới CMLL mà Scropio và Salvaje đang nám giữ. Ngày 5 tháng 2 năm 1999, đội của Santo con và Casas đánh bại đội của Scorpio và Salvaje, đạt lấy danh hiệu vô địch CMLL, nhưng cả Santo và Casas đều từ chối nhận danh hiệu đó. Sau đó hai đội tiếp tục tham gia một trận thách đấu cược mặt nạ trong sự kiện "" do CMLL tổ chức năm 1999; đội của Santo và Casas một lần nữa lại giành chiến thắng, và lần này họ cũng đoạt luôn danh hiệu vô địch đồng đội CMLL. Sau đó, Santo con tạm dừng hợp đồng với CMLL và danh hiệu vô địch coi như bị bỏ trống. Sau một thời gian ngắn tạm nghỉ, ông cùng với Casas đánh bại đội Los Guerreros del Infierno của Último Guerrero và Rey Bucanero để giành lại danh hiệu vô địch, nhưng đến năm 2002 Los Guerreros đã đoạt lại danh hiệu này. Santo con lại tạm dừng hợp đồng với CMLL và Perro Aguayo, Jr. thế chỗ của ông trong thời gian tạm nghỉ. Ông trở lại CMLL vào mùa hè năm 2004, ban đầu cộng tác với Místico để thách đấu với đội La Furia del Norte của Perro Aguayo, Jr.. Sau khi sự kiện thách đấu kết thúc, ông cùng với Guerreros trẻ tuyển mộ Averno và họ tham gia một trận đấu giành danh hiệu vô địch hạng bán trung WMA vào ngày 22 tháng 10. Santo con tiếp tục thi đấu đô vật dưới tư cách là đô vật tự do trên khắp México. Ông cũng bắt đầu một chương trình riêng của mình mang tên "Todo x el Todo", chương trình này được chiếu trên Televisa, và đây có thể nói là bằng chứng cho danh tiếng của Santo con vì kênh Televisa hiếm khi phát sóng các chương trình độc lập. "Todo x el Todo" bao hàm các giải đấu theo kiểu "Relevos Suicidas" trong đó đội thua cuộc... sẽ được vào vòng trong và trận chung kết thì các đội sẽ đấu với nhau để tranh đoạt mặt nạ của đối phương. Santo con cũng tham gia giải này, thua 3 trận và trong trận chung kết ông đánh bại và đoạt mặt nạ của Pentagón Black. Trong thời gian này, Hội đồng quyền anh thế giới ("World Boxing Council" - WBC) phong tặng Santo con danh hiệu "Nhà vô địch đô vật WBC" vì "những thành tích đáng kể trong sự nghiệp đô vật". Mặc dù đây là danh hiệu chỉ mang tính danh dự, Santo con cũng tham gia nhiều trận đấu để bảo vệ nó trong năm 2008. Cùng năm đó, Santo con bắt đầu các chuyến lưu diễn ở Luân Đôn cùng với các võ sĩ đô vật ở México. Ngày 11 tháng 5 năm 2013, Santo con và đối thủ của ông là Blue Demon, Jr. cùng thành lập một đội để thi đấu tranh danh hiệu vô địch đồng đội PWR từ tay Brian Cage và Derek Sanders. Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Santo con tuyên bố tạm nghỉ thi đấu để chữa trị các chấn thương ở cột sống. Tuy nhiên do các kết quả điều trị xem ra không khả quan như mong đợi, ngày 20 tháng 2 năm sau Santo con chính thức giải nghệ. El Nieto del Santo. Vào tháng 3 năm 2013, một thông cáo cho biết một trong những con trai của El Hijo del Santo đã đến Nhật Bản để học đô vật trong trường Pro Wrestling NOAH, và dự kiến người con này sẽ nối nghiệp gia đình với danh hiệu "El Nieto del Santo" ("cháu của Thánh"). Việc huấn luyện cho Santo cháu bắt đầu vào tháng 5 năm 2013 và theo lịch trình, sau 3 tháng Santo cháu sẽ trở về México để thi đấu. Santo cháu là đô vật "mang mặt nạ" đầu tiên tham gia một trường huấn luyện, một cách để vinh danh truyền thống của lucha libre về việc sử dụng mặt nạ và che giấu thân phận thật của mình. Một trong 25 người cháu của El Santo cũng thi đấu đô vật dưới biệt danh "El Nieto del Santo" ("Cháu của Thánh"). Tuy nhiên, El Hijo del Santo đã ngăn cản người này sử dụng danh hiệu "Santo cháu" vì ông dự tính sẽ cho con trai của mình sử dụng tên hiệu đó. Vì vậy, người đô vật này đã sử dụng biệt danh chính thức là "Axxel" và chỉ sử dụng biệt hiệu "Santo cháu" trong những trường hợp không chính thức để tránh kiện tụng. Giống như các thế hệ Santo, Axxel thi đấu với mạt nạ màu bạc và trang phục màu bạc, nhưng ông vận thêm các sọc đen và phần đầu gối màu đen để tránh "vi phạm bản quyền". Vào tháng 8 năm 2012, tòa án đã phán quyết cho phép Axxel được thi đấu với tên hiệu "Santo cháu". Những hoạt động ngoài đô vật. Giống như cha mình, El Hijo del Santo cũng tham gia nhiều hoạt động truyền thông khác ngoài đô vật. Ông là một nhân vật của một truyện tranh, và cũng là người tham gia chương trình truyền hình thực tế Día de Perros. Santo con cũng là một nhân vật chính trong bộ phim hoạt hình 5 tập của Cartoon Network mang tên "Santo Contra Los Clones" (Santo đối đầu với người nhân bản vô tính). Năm 2007, Santo con trở thành người phát ngôn của Wildcoast, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường. Nhân danh Wildcoast, Santo con đã tổ chức hoặc tham gia các chiến dịch bảo vệ loài rùa biển ở Vịnh México, bảo vệ loài cá voi xám và chiến dịch làm sạch môi trường Tijuana. Santo con từng tham gia đóng một vài bộ phim, một phần trong số đó là cùng đóng với cha mình hoặc với một số đô vật nổi tiếng khác. Năm 2000 ông tham gia bộ phim "Infraterrestre", bộ phim này đã nhận được sự phản hồi tích cực của giới phê bình, trong đó có chuyên gia phim México là David Wilt. Năm 2007 ông tham gia bộ phim "Mil Mascaras vs. the Aztec Mummy" (còn được biết với tên ""), đây cũng là một bộ phim được đánh giá tốt.
1
null
là danh xưng được người Nhật sử dụng và bị nhiều người Trung Quốc coi là cách nói xúc phạm đất nước Trung Quốc. Nguyên thủy từ này được dùng một cách trung lập trong cả tiếng Trung và tiếng Nhật nhưng dần dà mang tính xúc phạm khi được dùng trong bối cảnh chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai. Tiếng Phạn. Từ "Cina" (चीन, IPA: /c͡çiːnə/) trong tiếng Phạn dùng để chỉ Trung Quốc đã được phiên âm thành nhiều thể đa dạng như 支那 (Chi Na), 芝那 (Chi Na), 脂那 (Chi Na) và 至那 (Chí Na). Vì thế xuất phát điểm của thuật ngữ "Chi Na" trong tiếng Trung là cách dịch của từ "Cina". Phật giáo Trung Quốc khi lan truyền đến Nhật Bản đã mang theo từ này. Từ nguyên học truyền thống cho rằng danh xưng trong tiếng Phạn khởi thủy từ tên của nước Tần (秦), sau đó lại du nhập ngược lại Trung Quốc dưới nhiều thể khác nhau, cũng giống như từ "Tần" là gốc của từ Čīn (چین) trong tiếng Ba Tư trung đại và của từ "Sina" trong tiếng Latinh. Tiếng Trung. Một bài thơ của Đường Huyền Tông với nhan đề "Đề Phạn thư" (tiếng Trung: 題梵書, nghĩa là "Lời mở đầu cho cuốn sách tiếng Phạn") đã dùng từ 支那 để chỉ Trung Quốc: 毫立蛇形勢未休,<br> 五天文字鬼神愁。<br> 支那弟子無言語,<br> 穿耳胡僧笑點頭。<br> Hào lập xà hình thế vị hưu, <br> Ngũ thiên văn tự quỷ thần sầu. <br> Chi Na đệ tử vô ngôn ngữ, <br> Xuyên nhĩ hồ tăng tiếu điểm đầu. Ban đầu thuật ngữ "Chi Na" không có ngụ ý chính trị gì. Thực tế là trước thời Dân quốc, thuật ngữ "Chi Na" được coi là một trong những danh xưng "chịu ảnh hưởng của phương Tây nhưng tổng quát hóa, căn bản trung lập dùng để chỉ Trung Quốc. Các nhà cách mạng như Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân, Lương Khải Siêu có dùng từ này. Cả tiếng Trung trong văn chương và cuộc sống thường ngày cũng sử dụng. Từ này được cho là đã "vượt khỏi phạm vi chính trị bằng cách tránh tham chiếu đến một triều đại nhất định (nhà Tần) hay tránh phải gọi Trung Quốc là Thanh quốc ("Shinkoku"). Tuy nhiên khi nhà Thanh bị đánh đổ vào năm 1911, đa số dân chúng Trung Quốc coi "Chi Na" là từ ngoại lai và yêu cầu Nhật Bản phải đổi sang gọi là "Trung Hoa Dân Quốc" hoặc đơn giản là "Trung Quốc". Tiếng Latinh. Thuật ngữ Latinh để chỉ Trung Quốc là "Sinae", dạng số ít là "Sina". Khi học giả Arai Hakuseki của Nhật chất vấn nhà truyền giáo người Italia Giovanni Battista Sidotti vào năm 1708, ông để ý rằng từ "Sinae" (dạng số nhiều) được Sidotti dùng để chỉ Trung Quốc, tương tự cách dùng "Chi Na" (支那) của Nhật Bản. Từ đó ông bắt đầu dùng từ này để chỉ Trung Quốc cho dù triều đại nào cai trị đất nước này đi chăng nữa. Từ thời kỳ Minh Trị, từ "Chi Na" được dùng rộng rãi như một cách dịch thuật ngữ "China" của phương Tây. Chẳng hạn, môn Hán học ("Sinology") được dịch là "Shinagaku" (tiếng Nhật: 支那学; Hán-Việt: Chi Na học). Tiếng Nhật. Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất (1894-1895) đã khơi lên quan niệm rằng từ "Chi Na" có sắc thái tiêu cực đối trong cộng đồng người Trung Quốc. Tuy nhiên dù ít dù nhiều từ này vẫn tiếp tục mang nghĩa trung lập, ví dụ có một phái Phật giáo tên là "Chi Na nội học viện" (tiếng Trung: 支那內學院) được thành lập vào năm 1922 ở Nam Kinh. Vào lúc đó, từ "Chi Na" phổ biến trong tiếng Nhật cũng như từ "China" trong tiếng Anh. Sắc thái tiêu cực biểu hiện nếu thêm vào các tính từ, chẳng hạn "bōgyakunaru shinahei" (暴虐なる支那兵, nghĩa là "(những) tên binh sĩ Chi Na "bạo ngược""), hoặc dùng các thuật ngữ xúc phạm như "chankoro" (チャンコロ, bắt nguồn từ cách tiếng Mân Nam Đài Loan đọc chệch 清國奴 (Hán-Việt: Thanh quốc nô, nghĩa là "nô lệ của nhà Thanh"), được dùng để chỉ người Trung Quốc). Các văn bản Nhật Bản chính thức dùng thuật ngữ "Shina Kyōwakoku" (支那共和国, Hán-Việt: Chi Na Cộng hòa quốc) từ năm 1913 đến 1930, trong khi văn bản Trung Quốc thì dùng tên Trung Hoa Dân Quốc (tiếng Trung: 中華民國). "Shina Kyōwakoku" là cách dịch từ tên tiếng Anh "Republic of China", trong khi phát âm của tên gọi Trung Hoa Dân Quốc theo tiếng Nhật phải là "Chūka Minkoku". Phía Trung Quốc gây sức ép không chính thức lên Nhật Bản vì muốn nước này dùng cách gọi sau nhưng Nhật Bản từ chối. Bốn lý do mà nước này từ chối dùng "Chūka Minkoku" là: (1) thuật ngữ mang nghĩa Trung Quốc là "trung tâm thế giới" thật là kiêu căng; (2) các quốc gia phương Tây dùng từ "China"; (3) "Shina" là tên gọi phổ biến trong tiếng Nhật trong nhiều thế kỷ và (4) ở miền tây Nhật Bản đã có địa danh Chūgoku (phiên âm Hán-Việt cũng là "Trung Quốc"). Năm 1930, Nhật Bản chính thức dùng tên gọi "Chūka Minkoku" để chỉ Trung Hoa Dân Quốc nhưng từ "Shina" vẫn phổ biến suốt các thập niên 1930 và 1940.
1
null
Marco Sau (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1987 tại Sorgono, Sardegna) là một cầu thủ bóng đá người Ý. Hiện tại, đơn vị chủ quản của anh là câu lạc bộ Cagliari Calcio. Tiểu sử. Thuở nhỏ, Marco Sau có biệt danh là "Vịt con" (Pattolino). Thần tượng của anh là cựu tiền đạo Gianfranco Zola. Trong khoảng ba tháng vào năm 2000, khi đến thăm một người chú, Marco Sau đã tham dự khóa đào tạo ngắn hạn tại Gourock - tuyển trẻ của câu lạc bộ Livingston (Scotland).
1
null
Ong bắp cày Tarantula hawk (Danh pháp khoa học: Pepsini) là một nhóm ong độc trong phân họ Pepsinae thuộc họ Pompilidae. Đặc điểm. Loại ong này khá hiếm chúng. Ong thường tấn công Nhện góa phụ đen hoặc nhện lông lá lớn ăn thịt chim (Tarantula). Ong Tarantula Hawk cái là vật ký sinh chuyên tấn công những con nhện Tarantula. Chúng làm tê liệt con nhện bằng cách dùng độc tố của mình tiêm vào con mồi và đẻ trứng vào thân nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn, ấu trùng ong sẽ ăn thịt con nhện và sống trong bụng con nhện 35 ngày để lột xác. Thường thì chúng làm tê liệt con nhện độc lớn hơn nhiều lần bằng một cú đốt và kéo nhện vào hang, rồi đẻ một quả trứng lên người con nhện. Ấu trùng ong Tarantula Hawk sau khi nở sẽ ăn thịt con nhện đang bị tê liệt này trong vài tuần. Loài này cũng dám tấn công người nhưng nói chung thì chúng tấn công rất ít, nó là một trong những loài ong độc và gây ra số lượng ca tử vong cho con người. Nọc độc của chúng được xếp hạng thứ 2 về mức độ gây đau đớn, chỉ kém kiến đạn. Vết đốt của loài ong này chỉ gây đau trong vài phút nhưng đủ khiến nạn nhân cảm thấy như vừa trải qua một cú điện giật chết người. Ong Tarantula Hawk tiết ra lượng lớn nọc độc và vết đốt của chúng lập tức khiến nạn nhân vô cùng đau đớn trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nọc độc của loài ong này có thể gây ra chết người(Gần như là không). Xem thêm. == Liên kết ngoài = Tên khoa học:camutresa sniper Chi:asianamea Nọc độc:455 Kg:34 Mm:213
1
null
Ong nhện là tên gọi chỉ chung cho các loài ong trong họ Pompilidae thường được gọi là ong bắp cày nhện hay ong bắp cày pompilid với khoảng 5.000 loài trong sáu phân họ. Tất cả các loài là có lối sống cô độc, và chuyên ăn thịt nhện thông qua việc chụp và đốt làm tê liệt con mồi. Tên gọi. Ở Nam Mỹ, loài có thể được gọi một cách thông tục là marabunta hoặc marimbondo, mặc dù những cái tên có thể được áp dụng chung cho bất kỳ con ong châm chích rất lớn. Một số nơi ở Venezuela và Colombia, nó được gọi là "matacaballos", hoặc "kẻ giết ngựa", trong khi ở Brazil một số loài đặc biệt lớn hơn của các loại marimbondo chung có thể được gọi "Fecha-goela". Đặc điểm. Pompilids thường có một cơ thể mảnh mai với chân dài, gai và xương đùi chân sau thường là đủ dài để đạt được qua các đỉnh của bụng. Hai phân đoạn đầu tiên của bụng được thu hẹp đặc trưng cho cái nhìn mảnh mai của cơ thể. Cơ thể pompilid thường có màu tối (đen hoặc xanh, đôi khi có ánh xạ. Chúng sử dụng một con nhện duy nhất là một vật chủ cho ăn đối với ấu trùng của nó. Chúng làm tê liệt con nhện với một ngòi độc. Một lần bị tê liệt, con nhện được kéo đến nơi tổ sẽ được xây dựng và một quả trứng duy nhất được đặt trên bụng của nhện sau đó hang được đóng lại và ấu trùng sẽ nở ra và ăn dần ăn mòn con nhện đó để có dinh dưỡng.
1
null
Suối nguồn Tuổi trẻ (tiếng Anh: "Fountain of Youth") là một mạch nước mà người ta tin rằng có khả năng cải lão hoàn đồng cho bất cứ ai uống nước từ đó, hoặc ngâm mình hay tắm ở đó. Các truyền thuyết về dòng suối này xuất hiện khắp thế giới trong hàng ngàn năm qua, từ các bản viết của Herodotos (thế kỷ 5 TCN), các huyền thoại về Alexandros Đại đế (thế kỷ 3) đến các truyện kể về Prester John (vào đầu cuộc Thập tự chinh, thế kỷ 11 hoặc 12). Những truyền thuyết tương tự cũng có trong nền văn hóa của các dân tộc bản địa vùng Caribe trong Thời đại Khám phá (đầu thế kỷ 16), kể về sức mạnh hồi sinh của nguồn nước ở vùng đất huyền thoại Bimini. Truyền thuyết về dòng suối thần kỳ đặc biệt nổi tiếng vào thế kỷ 16 khi gắn liền với tên tuổi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de León, Thống đốc đầu tiên của Puerto Rico. Theo một tập hợp những dữ kiện chưa được xác thực bắt nguồn từ những lời đồn đại từ Tân Thế giới và văn hóa Á Âu, Ponce de León đã tìm kiếm Suối nguồn Tuổi trẻ khi ông du hành đến vùng đất mà ngày nay là Florida, Mỹ vào năm 1513. Các ghi chép ban đầu. Sử gia Herodotos của Hy Lạp nhắc đến một loại nước đặc biệt ở vùng đất của người Makrovioi (Μακροβίοι), giúp người Makrovioi sống trường thọ. Một câu chuyện kể về "Dòng nước của Sự sống" (the Water of Life) có trong các phiên bản Đông phương của những truyện kể về Alexandros Đại đế, trong đó miêu tả rằng Alexandros và người hầu băng qua Vùng đất của Bóng tối (Land of Darkness) để tìm dòng suối hồi xuân. Nhân vật người hầu được nhắc đến trong truyện này bắt nguồn từ các truyền thuyết Trung Đông về al-Khidr (Khidr), một nhà hiền triết được nói đến trong kinh Qur'an của Hồi giáo. Phiên bản tiếng Ả Rập và tiếng Aljamiado của truyện này rất phổ biến ở Tây Ban Nha trong và sau giai đoạn bị thống trị bởi người Moor và có lẽ cũng được những nhà thám hiểm châu Mỹ biết tới. Những ghi chép thời kỳ đầu này đã tạo cảm hứng cho cuốn sách giả tưởng thời Trung cổ phổ biến thời đó, "Những chuyến du hành của Jean de Mandeville", khi trong sách này cũng có nhắc đến Suối nguồn Tuổi trẻ ở chân một ngọn núi bên ngoài Polombe (ngày nay là Kollam, Ấn Độ). Do ảnh hưởng của những câu chuyện trên, huyền thoại về Suối nguồn Tuổi trẻ trở nên phổ biến trong nghệ thuật Gothic một cách nhã nhặn, chẳng hạn những chạm khắc về Suối nguồn Tuổi trẻ có trên chiếc hộp bằng ngà voi "Casket with Scenes of Romances" ("Tráp với những Sự kiện Truyền thuyết về Anh hùng", số hiệu Walters 71264) cũng như một vài chiếc vỏ gương soi bằng ngà voi, và tiếp tục phổ biến suốt trong Thời đại Khám phá của châu Âu. Đặc điểm về tiếu tượng học ("iconography") của Suối nguồn Tuổi trẻ ở châu Âu khá nhất quán, như các đặc điểm trong bức tranh của Cranach và những chạm khắc trên những vỏ gương soi có niên đại từ 200 năm trước: những người già, thường được cõng hoặc chở đến, xuất hiện ở phia trái, trút bỏ quần áo và xuống một cái hồ nước rộng đến hết mức không gian cho phép. Những người trong hồ nước trông trẻ trung và không mặc gì, và sau khi rời khỏi hồ nước thì diện những quần áo đẹp để đến dự buổi liên hoan một cách trang nhã, đôi khi bao gồm một bữa tiệc. Cũng có vô số nguồn đề cập gián tiếp đến truyền thuyết này. Trẻ mãi không già là một sự ban tặng thường được kiếm tìm trong thần thoại và truyền thuyết, và những câu chuyện kể về những vật phẩm huyền thoại như hòn đá triết gia (philosopher's stone), thuốc trị bách bệnh (panacea) hay thuốc trường sinh bất lão (elixir of life) phổ biến khắp lục địa Á-Âu và những nơi khác. Một gợi ý bổ sung có thể tới từ chi tiết Hồ nước Bethesda (Pool of Bethesda) ở Jerusalem trong Phúc Âm Gioan, mà tại hồ này Giê-su đã chữa trị cho một người đàn ông. Bimini. Theo truyền thuyết, người Tây Ban Nha biết về Bimini qua người Arawak ở Hispaniola, Cuba và Puerto Rico. Dân đảo vùng Caribe lưu truyền truyền thuyết về một miền đất tên là "Beimeni" hay "Beniny" (nguồn gốc của từ Bimini), vùng đất của sự thịnh vượng, thứ sau này trở nên gắn liền với huyền thoại về suối nước. Vào thời Ponce de León, vùng đất này được cho là nằm ở phía tây bắc Bahamas (được gọi là "la Vieja" trong chuyến thám hiểm của Ponce), trong khi thổ dân tại đây rất có thể đang đề cập đến một vùng đất của nền văn minh Maya. Vùng này cũng bị nhầm lẫn với vùng Boinca hay Boyuca mà Juan de Solis nhắc đến, mặc dù dữ liệu hàng hải của Solis ghi rằng vùng Boinca nằm ở vịnh Honduras. Thật ra, chính vùng Boinca này mới là nơi được cho là có Suối nguồn Tuổi trẻ chứ không phải Bimini. Vị thủ lĩnh người Arawak của Cuba là Sequene cũng được cho là đã cùng một nhóm nhà thám hiểm đi về phương bắc để tìm suối nguồn tuổi trẻ do không cưỡng lại được sức cám dỗ của nó, và kết cục là họ không bao giờ trở về. Bimini và dòng nước có khả năng trị bệnh từng là chủ đề bàn tán khắp vùng Caribe. Trong một lá thư gửi đến Giáo hoàng năm 1513, nhà chép sử Pietro Martire d'Anghiera kể lại những truyện này mặc dù ông không tin chúng và thấy lo khi có quá nhiều người tin vào chúng. Ponce de León và Florida. Đến thế kỷ 16, câu chuyện về Suối nguồn Tuổi trẻ gắn liền với tiểu sử của conquistador Juan Ponce de León. Trong bản hiến chương hoàng gia của ông, Ponce de León được ghi nhận là người khám phá ra vùng đất "Beniny" (tức Bimini). Mặc dù đây chỉ là cách gọi của thổ dân để chỉ vùng đất của người Maya ở Yucatan, nhưng tên tuổi và truyền thuyết về suối nước tuổi trẻ của vùng Boinca đã gắn liền với Bahamas. Tuy vậy, Ponce de León không hề nhắc đến dòng suối trong bất cứ ghi chép nào của ông trong suốt cuộc hành trình. Trong khi ông có thể đã nghe tới Suối nguồn và tin vào truyền thuyết này, nhưng tên tuổi của ông chỉ gắn liền với truyền thuyết sau khi ông qua đời. Năm 1535, "Historia General y Natural de las Indias" của Gonzalo Fernández de Oviedo viết rằng Ponce de León tìm kiếm dòng nước cải lão hoàn đồng ở Bimini. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ghi chép của Oviedo có thể đến từ những yếu tố chính trị, như một cách tạo lợi thế trước các tòa án. Một ghi chép tương tự của Francisco López de Gómara có trong "Historia General de las Indias" (1551). Trong cuốn "Memoir" của Hernando D'Escalante Fontaneda vào năm 1575, tác giả viết rằng dòng nước hồi xuân nằm ở Florida và cho biết de León tìm kiếm dòng suối này ở đó; giải thích này đã tạo cảm hứng cho cuốn sách về lịch sử người Tây Ban Nha ở Tân Thế giới của Antonio de Herrera y Tordesillas. Fontaneda đã mất 17 năm bị thổ dân châu Mỹ giam cầm sau vụ đắm tàu ở Florida khi còn là một cậu bé. Trong cuốn "Memoir", ông viết về nguồn nước có tác dụng chữa bệnh của một dòng sông bị quên lãng mà ông gọi là "Jordan" và đề cập đến việc de León tìm kiếm chúng. Tuy nhiên, Fontaneda nói rõ rằng ông ngờ vực những truyện mà ông kể, và nghi ngờ cả mục đích de León đến Florida. Herrera làm cho sự liên quan đó trở nên vững chắc trong phiên bản lãng mạn hóa của câu chuyện từ Fontaneda có trong cuốn "Historia general de los hechos de los Castellanos en las islas y tierra firme del Mar Oceano". Herrera nói rằng các cacique bản địa từng thường xuyên đến dòng suối này. Một ông già gầy yếu có thể trở nên hoàn toàn phục hồi tuổi thanh xuân đến mức ông ta có thể quay trở lại "những cử chỉ nam tính… lấy một người vợ mới và sinh thêm nhiều con." Herrera cho biết thêm rằng người Tây Ban Nha đã không thành công trong việc tìm kiếm dòng suối nước huyền thoại trong tất cả các "dòng sông, dòng suối, phá hoặc hồ nước" dọc theo bờ biển Florida. Điều này cho thấy truyện kể về Sequene (vị thủ lĩnh người Arawak của Cuba đi tìm suối nguồn tuổi trẻ) cũng được dựa trên một truyện kể sai lệch từ truyện kể của Fontaneda. Công viên Khảo cổ Suối nguồn Tuổi trẻ. Thành phố St. Augustine, Florida là nơi đặt Công viên Khảo cổ Suối nguồn Tuổi trẻ (Fountain of Youth Archaeological Park), như một sự tưởng nhớ về nơi mà Ponce de León theo truyền thống được cho là đã đặt chân tới. Mặc dù đã có nhiều trường hợp tài sản này bị sử dụng như một điểm thu hút ngay từ những năm 1860, các điểm du lịch theo hình thức hiện tại của nó đã được tạo ra bởi Luella Day McConnell năm 1904. Vì được cho là đã mua lại tài sản công viên này từ ông H.H. Williams bằng kim cương và tiền mặt, bà còn được biết đến với tên gọi "Diamond Lil". Người ta nói tiến sĩ McConnell có một viên kim cương đính ở mặt trước răng của bà, nhưng điều này có thể là một câu chuyện tưởng tượng. Luella Day McConnell đã bịa ra những câu chuyện nhằm mang tính giải trí và làm ghê sợ người dân thành phố và khách du lịch cho đến khi qua đời trong một tai nạn ô tô năm 1927. Những cuộc khai quật khảo cổ học đầu tiên ở Công viên năm 1934 được thực hiện bởi Viện Smithsonian. Những cuộc khai quật này tìm ra một số lượng lớn thi thể được chôn cất của những người Timucua được cải theo đạo Cơ Đốc. Những ngôi mộ này cuối cùng chỉ ra rằng công viên này là nơi đầu tiên diễn ra việc truyền giáo của đạo Cơ Đốc tại Hoa Kỳ. Được gọi với tên gọi Nhiệm vụ của Nombre de Dios, nhiệm vụ này được bắt đầu bởi tu sĩ dòng Phanxicô (Franciscan) năm 1587. Các thập niên tiếp theo chứng kiến sự khai quật các đồ vật qua đó xác định một cách tích cực Công viên như là địa điểm định cư năm 1565 của Pedro Menendez de Avilés ở St. Augustine, đây là sự định cư mang tính liên tục cổ xưa nhất của người châu Âu ở Bắc Mỹ. Công viên hiện tại trưng bày các đồ tạo tác bản địa và thuộc địa để chào mừng di sản về người Timucua và người Tây Ban Nha ở St. Augustine. Một tin đồn vẫn còn tồn tại nói rằng, mặc dù có thể bị pha loãng với nước của thành phố và trải qua xử lý, thành phố Naples có thể có một phần của dòng suối thần thoại chảy qua nó. Naples có tỉ lệ dân số già vào loại cao nhất và tỷ lệ tử vong thấp nhất đất nước. Tác giả Charlie Carlson xác nhận đã từng nói chuyện với một hội kín giả thuyết của St. Augustine, xác nhận là những người bảo vệ Suối nguồn Tuổi trẻ, nơi đã ban cho họ tuổi thọ phi thường. Họ xác nhận John Gomez Già, một nhân vật chính trong huyền thoại về Gasparilla, một câu chuyện dân gian của Florida, là một trong số các thành viên của họ. Trong văn học và văn hóa đại chúng. Suối nguồn Tuổi trẻ là một ẩn dụ về bất kỳ thứ gì có khả năng kéo dài tuổi thọ, chẳng hạn cuốn sách nổi tiếng "Suối nguồn tươi trẻ" ("Ancient Secret of the Fountain of Youth") của tác giả Peter Kelder kể về năm phương pháp thể dục của các vị Lạt Ma Tây Tạng để duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực. Nathaniel Hawthorne sử dụng Suối nguồn trong truyện "Dr. Heidegger's Experiment"; Orson Welles đạo diễn và đóng vai chính trong một chương trình truyền hình năm 1958 dựa trên huyền thoại này; và Tim Powers đề cập đến nó trong "On Stranger Tides". Tiểu thuyết "The Well at the World's End" của William Morris kể về một chuyến đi tìm một dòng suối huyền thoại có nhiều đặc điểm giống với Suối nguồn Tuổi trẻ. Nhà văn Jorge Luis Borges nhắc đến Suối nguồn Tuổi trẻ trong một truyện ngắn trong tuyển tập "El Aleph" (1949) của ông. Trong tiểu thuyết "Eric" của Terry Pratchett, nhân vật Ponce da Quirm uống nước từ Suối nguồn Tuổi trẻ nhưng chết sau đó, ước rằng họ đặt một tấm biển ở đó ghi "Đun sôi trước đã". Tiểu thuyết "Tuck Everlasting" của Natalie Babbitt kể về một gia đình giành được sự trường xuân vĩnh cửu sau khi uống nước từ một dòng suối. Năm 1953, The Walt Disney Company ra mắt một bộ phim có tựa đề "Don's Fountain of Youth", trong đó Vịt Donald được cho là phát hiện ra dòng suối tuổi trẻ nổi tiếng. Bảy năm sau, trong "That's no fable!", Carl Barks đề cập lại thần thoại này. "Sweet Duck of Youth", một tập trong loạt phim hoạt hình "Duck Tales", cũng nhắc tới cốt truyện này. Năm 1974, Marvel Comics đề cập tới Suối nguồn (được mô tả là sẽ có tác dụng nếu tắm trong đó, nhưng sẽ trở nên tàn tật nếu uống nước từ đó) trong "Man-Thing" và sau đó là "The Savage She-Hulk". Trong một loạt phim hài năm 1976, "Big John, Little John", một người đàn ông trung niên uống nước từ Suối nguồn Tuổi trẻ và sau đó chuyển đổi qua lại từ 12 tuổi và 43 tuổi trong suốt loạt phim. Dòng suối và dòng nước của nó tạo nên nền tảng cho cốt truyện chiến dịch "Blood, Ice and Steel" trong "Age of Empires III", game sản xuất bởi Microsoft và Ensemble Studio. Gần đây, các nhân vật trong bộ phim năm 2006 của Darren Aronofsky, "The Fountain", tìm kiếm Cây của Sự sống (Tree of Life) để chữa trị một khối u não. "" ("Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides", 2011), phần thứ tư của loạt phim "Cướp biển vùng Caribe", mô tả một cuộc tìm kiếm Suối nguồn Tươi trẻ. Nó được nhắc đến ở cuối , cảnh thuyền trưởng Jack Sparrow lấy được tấm bản đồ từ thuyền trưởng Hector Barbossa. Trong phim, Suối nguồn cần có hai người uống nước bằng hai cái cốc bạc được tìm thấy trong con tàu của Ponce de León; người nào uống chiếc cốc chứa nước mắt của nàng tiên cá sẽ lấy hết số năm còn sống của người kia và thêm vào tuổi thọ của mình, chữa khỏi bất kỳ vết thương nào trên người, còn người kia thì chết ngay lập tức.
1
null
Oestridae (tiếng Anh:"Botfly") là một họ các loại ruồi khác nhau mà ấu trùng của chúng là loài ký sinh trong của động vật có vú, một số loài phát triển trong thịt của vật chủ và một số khác sẽ ký sinh trong ruột. Trong tiếng Anh, từ "bot" trong ý nghĩa này có nghĩa là một sâu non. Đặc điểm. Mỗi con ruồi có vòng đời rất khác nhau tùy theo loài, nhưng ấu trùng của tất cả các loài đều là ký sinh trùng trong của động vật có vú. Ấu trùng của một số loài phát triển trong thịt của vật chủ của chúng, trong khi một số những con khác phát triển trong những vùng tiêu hóa của vật chủ. Dermatobia hominis, là loài duy nhất có ấu trùng thường ký sinh con người. Chúng sống ngay dưới da của nạn nhân, và công việc hàng ngày của một chúng là ăn liên tục không ngừng và sản sinh ra những con con tiếp theo. Đây thực sự là một sinh vật phàm ăn, chúng sẽ ăn thịt bất cứ phần cơ thể nào của sinh vật chủ mà nó đang sống. Đặc biệt khi loài ấu trùng này phát triển trong não.
1
null
Michael Peter Balzary (sinh ngày 16 tháng 10 năm 1962), thường được biết tới với nghệ danh Flea, là nhạc sĩ và diễn viên người Mỹ gốc Úc. Anh nổi tiếng trong vai trò cây bass và là một trong những thành viên sáng lập của ban nhạc Red Hot Chili Peppers được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2012. Ngoài ra, Flea còn là cây bass cho vài ban nhạc khác như What Is This?, Fear và Jane's Addiction. Gần đây, anh còn tham gia vào các siêu ban nhạc như Atoms for Peace, Antemasque và Rocket Juice & the Moon. Flea cũng cộng tác cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như The Mars Volta, Johnny Cash, Alanis Morissette và Young MC. Được công nhận là một trong những tay bass vĩ đại nhất mọi thời đại, năm 2009, tạp chí "Rolling Stone" từng xếp anh ở vị trí số 2 trong danh sách "Top 10 tay bass vĩ đại nhất" của họ, chỉ đứng sau duy nhất John Entwistle của The Who. Flea cũng tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim, trong đó có thể kể tới "Suburbia", "Back to the Future Part II" và "Part III", "My Own Private Idaho", "The Chase", "Fear and Loathing in Las Vegas", "Thrashin"' và "The Big Lebowski". Hơn nữa anh còn lồng tiếng cho nhân vật Donnie Thornberry trong serie phim hoạt hình "The Wild Thornberrys". Flea cũng là đồng sáng lập của Silverlake Conservatory of Music, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2001 nhằm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
1
null
Âu du kí hoặc Du ngoạn Âu châu (tiếng Anh: "EuroTrip") là một phim hài của đạo diễn Jeff Schaffer, xuất phẩm ngày 20 tháng 2 năm 2004. Nội dung. Ngay trong ngày tốt nghiệp, Scott đã bị bồ đá. Hình ảnh anh chàng mếu máo gọi tên người yêu giữa sân trường được thâu vào camera của gia đình và trở thành chủ đề châm chọc của cậu em Bert nhiều ngày sau đó. Scott quen biết một bạn chat người Đức tên là Mieke, nhưng cậu ta luôn đọc nhầm là Mike; họ thường xuyên trao đổi mail với nhau. Tuy nhiên, cậu bạn thân của Scott là Cooper lại cảnh báo Scott nên thận trọng với những mối quan hệ qua mạng vì có thể là một chàng gay hay một kẻ trụy lạc. Vì thế khi Mieke viết thư an ủi và ngỏ ý sang Mỹ gặp Scott thì cậu chàng đã giận dữ, gọi Mieke là một kẻ trụy lạc (Scott vẫn nghĩ Mieke là con trai). Điều đó khiến Mieke tức giận và khóa địa chỉ mail của mình. Sáng hôm sau thức dậy, Scott được cậu em Bert giải thích rằng Mieke là tên của con gái phổ biến ở Đức chứ không phải con trai. Lúc này Scott mới nhận ra sai lầm nghiêm trọng của mình. Cậu ta quyết định tới Đức gặp Mieke để giải thích và xin lỗi. Cooper cùng đi với cậu ta. Do không đủ tiền mua vé hành khách, Scott và Cooper đành phải theo phi cơ chở thư tín sang London. Ở đây, hai anh chàng lạc bước vào tửu điếm "Dê xồm nóng tính" dành riêng cho cổ động viên của câu lạc bộ Manchester United. Để tránh bị ăn đòn, cả hai bịa chuyện mình là cổ động viên của Manchester United đến từ Ohio và tự sáng tác ra một bài hát cổ vũ. Thật may là đám cổ động viên của Manchester United tin họ và cho đi cùng xe sang Paris để cổ vũ đội nhà. Tại Paris, Scott và Cooper gặp Jenny và Jamie, hai chị em sinh đôi và là bạn thân của họ ở trường. Họ nhập thành một nhóm và lên kế hoạch đi thăm một số địa danh ở Paris trước khi tới Berlin để Scott có thể gặp Mieke. Địa điểm đầu tiên là Crans Sur Mer, nơi có bãi tắm tiên của phụ nữ. Tuy nhiên cả nhóm lại đến nhầm bãi tắm tiên của đàn ông. Khi nhìn thấy Jenny, người phụ nữ duy nhất trong nhóm, những người đàn ông trần truồng trên bãi tắm liền đổ xô tới khiến cả nhóm hốt hoảng bỏ chạy. Tiếp đó họ tới thủ đô Amsterdam của Hà Lan. Cooper nhặt được một tờ bướm quảng cáo về một câu lạc bộ tình dục có tên Vandersexxx và quyết định ghé vào cho biết. Scott và Jenny thì quyết định đi ăn tối còn Jamie đi rửa ảnh. Cả nhóm sau đó đều gặp phải những tình huống dở khóc dở cười: Cooper đi nhầm vào câu lạc bộ dành cho những người khổ dâm, sướng đâu không thấy mà chỉ thấy anh chàng như bị tra tấn; Scott và Jenny ăn phải bánh trộn cần sa và trở nên loạn trí; Jamie bị lột sạch tiền và giấy tờ tùy thân khi đang "vui vẻ" với cô gái ở hiệu ảnh. Không còn tiền và giấy tờ, cả nhóm phải ra vẫy xe đi nhờ tới Berlin. Nhưng do bất đồng ngôn ngữ với gã tài xế, nên thay vì đến Berlin, họ lại tới Bratislava, thủ đô của Slovakia. Nguy cơ chết đói đang hiện ra khi cả nhóm chỉ còn tổng cộng gần 2 USD. Thật may là nhờ tỷ giá hối đoái quá lớn giữa USD và tiền bản địa nên họ có thể ở trong khách sạn như những ông hoàng bà chúa. Hôm sau, một người đàn ông tốt bụng biết nói tiếng Anh đưa họ tới Berlin. Không may cho Scott là Mieke đã đi du lịch sang Roma. Để có tiền sang Roma, Jamie đã phải bán chiếc máy ảnh của mình. Tại Vatican, sau khi khiến mọi người tưởng mình là tân Giáo hoàng, Scott cũng gặp được Mieke để xin lỗi và giải thích đồng thời tỏ tình với cô. Trở về Mỹ, Scott vào trường đại học và thật bất ngờ khi bạn cùng phòng của cậu ta chính là Mieke do những người quản lý cư xá nghĩ Mieke là con trai. Kĩ thuật. Nhạc nền. The film features additional tracks not included on the soundtrack album:
1
null
Bimini là quận cực tây của Bahamas, quản lý một chuỗi đảo nằm cách thủ đô Nassau khoảng 137 dặm về phía tây tây bắc. Bimini là điểm gần nhất của Bahamas với đất liền của Mỹ, cách thành phố Miami, Floria khoảng 53 dặm về phía đông. Tổng dân cư của chuỗi đảo ước khoảng 1.600 người. Địa lý. Bimini gồm ba hòn đảo là Bắc Bimini, Nam Bimini và Đông Bimini, trong đó Đông Bimini là nhỏ nhất. Quận Bimini của Bahamas còn bao gồm bãi ngầm Cay Sal nằm cách các đảo lớn hơn 100 km về phía nam, về mặt địa lý không phải là một phần của chuỗi đảo Bimini. Đảo Bắc Bimini dài khoảng 11 km, rộng khoảng 0,21 km. Trên đảo có khu dân cư chính là Alice Town gồm các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và quán bar nằm dọc theo đường The King's Highway. Đường chính thứ hai ở đảo là đường Queens Road và chạy song song The King's Highway gần hết chiều dài đảo. Đảo Nam Bimini khá yên tĩnh, có Sân bay Nam Bimini. Trên đảo có một cộng đồng dân cư gọi là Port Royale. Do Bimini khá gần Miami nên nhiều dân Mỹ ra đảo câu cá bằng thuyền hay thưởng thức cuộc sống về đêm. Lặn biển và lặn với ống thở cũng là những hoạt động thịnh hành. Lịch sử. Bimini có một số danh lam được cho là mang tính kỳ bí. Một trong số đó là đường Bimini - một thành tạo bằng đá nằm dưới biển ở gần đảo Bắc Bimini. Cấu trúc này bị đồn là do con người tạo ra. Trong thời kỳ Chính phủ Mỹ cấm rượu, Bimini là thiên đường yêu thích để kinh doanh rượu rum. Hãng hàng không Chalk's International Airlines là công ty duy trì các chuyến bay giữa Miami và Bahamas từ năm 1917, vì thế công ty được coi là tổ chức thân thiết của người dân Bimini. Do phí vận chuyển cao nên hàng hóa trên đảo đắt đỏ; nhiều người địa phương đi máy bay của hãng Chalk's để mua hàng rẻ hơn ở Florida rồi chuyển về Bimini. Ngày 19 tháng 12 năm 2005, chuyến bay 101 của Chalk's gặp tai nạn ở Bimini, giết chết tất cả 18 hành khách và 2 thành viên tổ bay; ít nhất 11 trong số 18 hành khách là người dân Bimini. Ngày 13 tháng 1 năm 2006, khách sạn Compleat Angler (một trong những nơi nổi tiếng nhất Bimini) bị cháy. Quán bar của khách sạn này từng là nơi lui tới yêu thích của nhà văn Hemingway. Suối nguồn tuổi trẻ. Juan Ponce de León và cuộc tìm kiếm suối nguồn tuổi trẻ có đề cập đến Bimini. Ban đầu, thổ dân Arawak có nói đến một vùng đất gọi là "Beimini" - nơi mà tại đó có suối nguồn tuổi trẻ. Địa điểm này bị hiểu lầm là thuộc Bahamas nhưng thực ra thổ dân muốn nói đến một địa điểm ở vịnh Honduras. Mặc dù chuyến thám hiểm đã đưa chân de Leon đến Floria nhưng lời đồn cho rằng suối nguồn tuổi trẻ nằm ở những ao cạn thuộc đảo Nam Bimini. Ngày nay trên đảo Nam có một giếng nước ngọt nhỏ được đặt bia để kỷ niệm suối nguồn tuổi trẻ, nằm trên con đường dẫn đến sân bay.
1
null
Alice Town là một khu dân cư trên đảo Bắc Bimini, quận Bimini, Bahamas, là trung tâm du lịch của đảo. Một số khách sạn, nhà hàng và quán bar thuộc khu này. Phía bắc Alice Town là khu dân cư Bailey Town (nơi đa số dân đảo sinh sống). Phía bắc Bailey Town là vịnh Porgy. Tại Alice Town có ngôi nhà cũ của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway, sau được chuyển thành bảo tàng thuộc Bimini Blue Water Resort. Giữa tháng 1 năm 2006, khách sạn Compleat Angler và quán bar của khách sạn cháy rụi, thiêu hủy nhiều tấm hình vô giá chụp nhà văn được treo tại đây.
1
null
Leah Isadora Behn (sinh ngày 8 tháng 4 năm 2005) là con gái của Märtha Louise của Na Uy và nhà văn Ari Behn. Cô được sinh ra tại dinh thự mùa hè Bloksbjerg của Märtha Louise, nằm trên đảo Hankø thuộc thành phố Fredrikstad, hạt Østfold, Na Uy. Cô là cháu gái của Vua Harald V và Sonja, Vương hậu Na Uy. Hiện cô đang đứng thứ 6 trong danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Na Uy, sau chị gái là Maud Angelica Behn. Thiếu thời. Tên của cô được lấy cảm hứng từ nhân vật Công chúa Leia trong bộ phim điện ảnh nổi tiếng thế giới "Chiến tranh giữa các vì sao". Mẹ của cô, Vương nữ Märtha Louise đã trả lời phỏng vấn trên tờ "Aftenposten" của Na Uy rằng, "Tôi phải thừa nhận rằng tôi là một người hâm mộ cuồng nhiệt của bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao, và nhân vật Công chúa Leia luôn là người đẹp nhất thế giới". Tên đệm của cô được lấy theo tên vũ công ballet người Mỹ yêu thích của ông nội cô là Isadora Duncan. Leah Behn được rửa tội vào ngày 17 tháng 6 năm 2005 tại Nhà nguyện thuộc Cung điện Hoàng gia ở Oslo, Na Uy. Cha mẹ đỡ đầu của cô bao gồm: Laurentien Brinkhorst, Gry Brusletto và Katharina Salbu (bạn của mẹ cô), Espen Bjørshol (anh của cha cô), Jon Andreas Håtun (bạn của cha cô) và Didrik Vigsnæs (chồng của phù dâu Marianne Ulrichsen). Bà ngoại của cô, Vương hậu Sonja, đã trực tiếp ẵm cô đến Nhà nguyện để tiến hành nghi thức rửa tội. Tháng 9 năm 2012, cô cùng gia đình chuyển đến sống ở Islington, Luân Đôn, Anh.
1
null
Thích nữ Trí Hải (1938 – 2003) là một danh ni Việt Nam. Ni sư là một trong những giảng viên đầu tiên giảng dạy tại Thiền viện Vạn Hạnh và Trường Cao cấp Phật học Việt Nam, từng làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam., là một tác gia và dịch gia Phật giáo. Thân thế. Thế danh của ni trưởng là Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh (còn được gọi tắt là Tôn Nữ Phùng Khánh), sinh ngày 9 tháng 3 năm 1938 (Mậu Dần), tại làng Vỹ Dạ, huyện Hương Trà, phủ Thừa Thiên (nay thuộc phường Vĩ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), nguyên quán tại làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, (nay thuộc xã Hà Long, Huyện Hà Trung) tỉnh Thanh Hóa. Ni sư xuất thân thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn, là người con thứ 5 trong gia đình 6 anh em. Thân phụ ni sư là ông Nguyễn Phước Ưng Thiều, tự Mân Hương, cháu nội của Tuy Lý Vương Nguyễn Phước Miên Trinh.. Thân mẫu ni sư là bà Đặng Thị Quế, con của một thái y triều đình. Tuy xuất thân gia thế, nhưng ni sư hiếm khi đề cập đến nền tảng gia đình của mình. Nền tảng học vấn. Theo lời thuật, khi còn mang thai 3 tháng, thân mẫu ni trưởng đã phát nguyện và được ban pháp danh cho ni sư là Tâm Hỷ. Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống mộ Phật giáo, từ thuở thiếu niên, ni sư đã sớm được giáo dục nền nếp tốt và hấp thụ văn hóa Phật giáo truyền thống Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần, ni sư từng bày tỏ ý nguyện xuất gia, nhưng cơ duyên chưa đến. Ni sư bèn tiếp tục sự học, theo học chương trình Cử nhân Anh văn tại trường Sư phạm Huế (sau là Đại học Sư phạm, Viện Đại học Huế). Sau khi tốt nghiệp, ni sư trở thành giáo viên và đi dạy một thời gian tại trường Phan Chu Trinh – Đà Nẵng. Năm 1960, ni trưởng sang Mỹ du học và tốt nghiệp Cao học ngành Thư viện (M.A) tại Đại học Princeton (Hoa Kỳ). Pháp duyên một đời. Cuối năm 1963, ni sư về nước, sau đó cùng em gái là Tôn Nữ Phùng Khanh đến phụ tá cho Ni trưởng chùa Phước Hải, điều phối cư xá nữ sinh viên của Viện Cao đẳng Phật học Việt Nam. Một năm sau, năm 1964, ni sư quyết định xuất gia, thọ giới Sa-di Ni tại chùa Hồng Ân (Huế), do ni trưởng Diệu Không thế phát. Sau đó, ni sư được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cử làm thư ký cho Thượng tọa Viện trưởng Thích Minh Châu khi Viện Cao đẳng Phật học được nâng lên trở thành Viện Đại học Vạn Hạnh. Năm 1968, ni sư thọ giới Thức-xoa-ma-na tại Nha Trang và được Thượng tọa Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh bổ nhiệm làm Thư viện trưởng và giám đốc Trung tâm An sinh xã hội của Viện. Từ đó ni sư tham gia việc giảng dạy, dịch thuật, thuyết pháp cho sinh viên, Tăng Ni Phật tử tại Viện và thực hiện công tác An sinh từ thiện cho đồng bào bị thiên tai bão lụt và chiến tranh. Năm 1970, ni sư thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn Vĩnh Gia (Đà Nẵng). Cuối năm 1983, trường Cao cấp Phật học Việt Nam được thành lập, ni sư được mời về làm giảng viên và là nhân vật nữ đầu tiên và duy nhất giảng dạy tại một Học viện Phật giáo trong thời kỳ đó. Ni sư phụ trách giảng dạy giới luật (Pratimoksa) và đã có nhiều bài thuyết giảng sâu sắc về Trung Bộ Kinh bằng tiếng Anh cho Tăng Ni sinh. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 1984, ni sư bị chính quyền Việt Nam bắt giam và bị xét xử 4.5 năm tù vì cho rằng ni sư liên đới với các thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu, vốn bị khép tội chống lại chính quyền. Sau khi được trả tự do, ni sư chuyên tâm về việc dịch thuật kinh điển và giáo huấn học ni. Nhiều tác phẩm nghiên cứu và dịch thuật của ni sư trở thành sách giáo khoa cho học tăng ở các phật học viện. Năm 1996 đến 1999, trường Trung cấp Phật học Long An, Ni viện Thiên Phước thường xuyên thỉnh ni sư dạy Luật Tứ Phần Tỳ-kheo-ni và Bồ-tát giới. Các Đại Giới đàn Minh Tánh (1996), Liễu Thiền (1999), Khánh Phước (2002) tổ chức tại Ni viện Thiên Phước – Long An đều cung thỉnh ni sư làm Tuyên Luật sư và Trưởng Ban khảo hạch. Năm 2003, ni sư được cử vào Phó Ban khảo hạch Đại Giới đàn Thiện Hoa ở Từ Nghiêm. Đầu tháng 12 năm 2003, ni sư được suy cử Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Trưởng ban vận động tài chính. Ni sư tử nạn trong một tai nạn giao thông tại Suối Cát (Đồng Nai) trong chuyến đi công tác xã hội ở Bình Thuận về, vào lúc 17 giờ chiều ngày 7 tháng 12 năm 2003 (nhằm ngày 14 tháng 11 năm Quý Mùi), thọ 66 tuổi thế, 33 năm tuổi hạ.
1
null
Úy Liêu (chữ Hán: 尉缭; ? - ?) tên Liêu, người Đại Lương nước Ngụy thời Chiến Quốc, nhà lý luận quân sự trứ danh của Trung Quốc cổ đại. Năm 237 TCN sang nước Tần du thuyết, được Tần vương tin dùng phong làm Quốc úy, vì vậy mà gọi là Úy Liêu, ông được xem là người có công rất lớn trong việc phò tá Tần Thủy Hoàng diệt sáu nước thống nhất thiên hạ. Trước tác của ông gồm có bộ "Úy Liêu Tử", được liệt vào hàng binh thư nổi tiếng thời cổ đại, cùng với "Lục Thao", "Tam lược", "Ngô Tử", "Tôn Tử", "Tư Mã pháp" và "Đường Thái Tông Lý Vệ công vấn đối" hợp thành bộ sách hoàn chỉnh vào đầu thời Tống gọi là "Vũ kinh thất thư". Tương truyền Úy Liêu rất giỏi thuật xem tướng, tới khi diện kiến Tần vương, ông đã có lời nhận xét như sau: "Tướng mạo của Tần vương mũi to, ngực ưỡn về phía trước, tiếng nói hay gầm thét thì là người hà khắc, ít khi ban ơn cho ai. Khi có việc cần thì chịu nhún nhường, lúc xong việc thì sẽ khinh bỏ. Bây giờ còn trong lúc mưu đồ nên còn chịu khuất với ta, mai sau đắc chí thì thiên hạ đều bị giết hết, chẳng phải chỉ có mình ta." Về sau nước Tần thống nhất thiên hạ rồi, Úy Liêu cảm thấy Tần Thủy Hoàng tự kiêu thì cho rằng nguyên khí của Tần cũng có dấu hiệu suy dần, nếu để lâu tất có ngày mang họa nên vội dẫn gia quyến trốn tới một nơi nào đó mai danh ẩn tích, khiến quần thần lầm tưởng là do Tần vương không chịu phong đất nên Úy Liêu mới giận mà bỏ đi.
1
null
Nội sử Đằng (chữ Hán: 內史騰; ? - ?), tên Đằng (騰), "Thông giám" còn ghi nhầm là Thắng (勝), không rõ họ, có thể là họ Tân (辛), tướng lĩnh nước Tần thời Chiến Quốc. Thời Tần Thủy Hoàng đảm nhận chức Nội sử, phụ trách việc quản lý kinh sư nhà Tần. Binh nghiệp. Năm 231 TCN, nước Hàn xin thần phục Tần, rồi cắt dâng đất Nam Dương cho Tần. Tháng 9, Tần vương phái Đằng vốn là tướng cũ của Hàn đến tiếp nhận đất dâng, do ông đại diện coi sóc Nam Dương. Năm sau (230 TCN), Đằng phụng mệnh đánh nước Hàn và bắt sống Hàn vương An, lấy lãnh thổ nước này đặt làm quận Dĩnh Xuyên. Quay trở lại thời Tần Chiêu Tương vương năm 277 TCN, Bạch Khởi cầm quân đánh Sở, chiếm được đất Dĩnh rồi đặt làm Nam quận, vì Nam quận tiếp giáp nước Sở cũng đủ để quân Tần tiến đánh sau lưng nước này. Sau khi Tần vương Chính tiêu diệt nước Hàn, chuẩn bị đánh nước Sở, nhân tiện lệnh cho Đằng đem quân đồn trú tại Nam quận. Năm 229 TCN, Đằng đến Nam quận đặt ra luật pháp nghiêm minh và ban bố văn cáo gửi các huyện, hương. Kế đó lại ra lệnh sai người công bố văn thư nói rõ đạo làm quan. Hai thiên văn cáo của ông, đã được khai quật vào những năm gần đây trong mộ An Lục lệnh Hỉ ở Vân Mộng đất Tần, văn cáo đặt trên đầu và bụng chủ nhân ngôi mộ được cho là thuộc cấp của Đằng. Ngay khi nước Tần thống nhất thiên hạ, Đằng nhận lệnh triều đình giữ chức Nội sử, phụ trách quản lý sự vụ đô thành Hàm Dương rồi về sau mất lúc đương chức.
1
null
Army Men 3D là bản làm lại bằng đồ họa 3D của phiên bản gốc "Army Men" năm 1998 do hãng 3DO phát triển. Game được phát hành trên hệ máy PlayStation vào năm 1999. Nội dung và tình tiết trong phiên bản này giống hệt như bản gốc, gồm nhiệm vụ, kết thúc và nhân vật như nhau. Cốt truyện. Chiến tranh và tình trạng thù địch giữa Green và Tan đã có từ rất lâu rồi mà không ai biết lý do tại sao hoặc nơi tất cả bắt đầu. Tan và Green đã điều chỉnh nền kinh tế của họ không chỉ để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh kéo dài, mà còn phát triển mạnh từ nó. Trong những năm qua, chiến tranh đã ổn định đến mức mà tất cả các bên có thể hưởng lợi từ nó với thương vong "chấp nhận được". Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Thứ vũ khí kỳ lạ không thể giải thích được đã bắt đầu xuất hiện trong các kho vũ khí của Tan. Một vật thể sáng bóng phản chiếu ánh sáng mặt trời và đốt cháy mục tiêu ở những khoảng cách lớn đã xuất hiện. Bộ chỉ huy quân Green lấy làm lo ngại trước loại vũ khí có sức công phá cực mạnh này. Hơn nữa chúng dường như đã nằm dưới quyền kiểm soát của Tan, và đe dọa cán cân quyền lực. Bộ chỉ huy quân Green biết chắc rằng thứ vũ khí này sẽ tiêu diệt ngay lập tức quốc gia Green. Họ bèn triệu tập anh chàng cựu binh đội trưởng quân Green lão luyện Sarge với phương châm "bắn trước hỏi sau", giao cho anh nhiệm vụ quan trọng là bằng mọi giá phải phá hủy cho bằng được thứ vũ khí hủy diệt đáng sợ của phe Tan.
1
null
Tâm Vấn (sinh ngày 16 tháng 7 năm 1934 – 3 tháng 7 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một nữ ca sĩ tân nhạc Việt Nam, tên tuổi của bà một thời được biết đến trong các buổi phát sóng của Đài phát thanh Hà Nội, Đài phát thanh Pháp Á, Đài Vô tuyến Việt Nam với các nhạc phẩm như "Thu vàng, Mơ hoa, Ngày về", hay "Gái xuân". Tiểu sử. Bà sinh tại Hà Nội, có tên khai sinh là Dương Thị Vân nhưng do húy kỵ với người trong họ ngoại nên gọi trại đi là "Vấn". Khi đi học bị các bạn chọc ghẹo vì tên nghe như "vấn thuốc lá", Vấn đề nghị bạn bè gọi mình là "Tâm", một cái tên mà cô yêu thích. Sau này, khi chọn nghệ danh thì hai chữ Tâm và Vấn đã có sẵn nên tên họ trên giấy tờ về sau cũng theo đó mà được cải lại. Người chồng đầu tiên của bà là nhà văn Thanh Nghị , nguyên phó Tổng thư ký Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Văn hóa Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong thời gian đi làm cách mạng và ở ngoài bưng, bà đã nuôi nấng, dạy dỗ một đàn con của ông Thanh Nghị sau này đều nên người cả. Sau khi gặp bác sĩ Nguyễn Đan Quế và nên duyên vợ chồng. Bà rất yêu mến và kính nể bác sĩ Quế vì ông rất thương yêu và quí mến mấy đứa nhỏ con của nhà văn Thanh Nghị cũng như rất tôn trọng bà. Bà mất ngày 3 tháng 7 năm 2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1
null
"Rock n Roll" là một bài hát của nữ nghệ sĩ người Canada gốc Pháp Avril Lavigne. Bài hát được lấy từ album phòng thu thứ 5 mang tên mình và được Epic Records vào ngày 27 tháng 8 năm 2013 phát hành thành đĩa đơn thứ hai của cô. "Rock n Roll" do Lavigne, David Hodges, Chad Kroeger, Jacob Kasher Hindlin, Rickard B. Göransson và Peter Svensson đồng sáng tác và được sản xuất bởi Peter Svensson.
1
null
Đỉa răng hay còn gọi là đỉa bạo chúa (Danh pháp khoa học: Tyrannobdella rex) là một loài đỉa được tìm thấy ở các vùng sâu và vùng xa của Thượng nguồn sông Amazon ở Peru thuộc vùng Nam Mỹ, trong khi một họ hàng của chúng là Dinobdella ferox thì lại xuất hiện ở Đài Loan. Chúng có niên đại sống khoảng 200 triệu năm trước. Đỉa răng có một cơ thể nhỏ bé, chiều dài chưa đầy 5 cm và bề ngang khoảng 1 cm nhưng răng của nó thì khổng lồ, dài tới 0,013 cm và mọc trên một chiếc hàm duy nhất, không giống bất kỳ loài đỉa nào khác. Đây là một loài sinh vật hút máu và sống ký sinh.
1
null
Tình đến năm 2014, có tất cả 14 người được liệt kê vào Danh sách kế vị ngai vàng vương thất Bỉ. Quyền kế vị hợp pháp. Từ năm 1991, Vương quốc Bỉ đã áp dụng luật kế vị mới với quyền thừa kế thuộc về các hậu duệ của Vua Albert II. Theo Luật Kế vị mới thì quyền kế vị sẽ ưu tiên cho con trưởng, bất kể người đó là công chúa hay hoàng tử. Những hậu duệ của các Quốc vương hay Thân vương trước đó chỉ có quyền kế vị nếu họ là con cháu dòng nam của Vua Leopold I. Điều này cũng có nghĩa là tất cả những công chúa Bỉ nào không là hậu duệ của Vua Albert II thì sẽ không có quyền kế vị ngai vàng. Thực tế thì các hoàng tử không là hậu duệ của Vua Albert II đều đã qua đời, cho nên, danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Bỉ bây giờ chỉ còn giới hạn các hậu duệ đời sau của Vua Albert II. Một người sẽ mất quyền kế vị ngôi vua nếu người đó kết hôn mà không có sự cho phép của Đức vua. Quyền kế vị hợp pháp có thể sẽ được Đức vua khôi phục trở lại nếu có sự đồng ý của Quốc hội. Theo Luật Kế vị lúc bấy giờ thì con gái duy nhất của Vua Albert II là Công chúa Astrid không có quyền kế vị ngai vàng. Vì vậy, năm 1984, bà đã kết hôn với Hoàng tử Lorenz của Austria-Este mà không quan tâm đến sự đồng ý của Quốc hội. Tuy nhiên, theo Luật Kế vị mới năm 1991, bà và các hậu duệ của mình hoàn toàn có quyền kế vị ngai vàng hoàng gia Bỉ.
1
null
Họ Cá tráp (danh pháp khoa học: Sparidae) là một họ cá vây tia theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes, nhưng gần đây được phân loại lại là thuộc bộ Spariformes. Hầu hết cá trong họ này có thân sâu, dẹp bên với miệng nhỏ nằm xa mắt, một vây lưng duy nhất vừa có tia gai vừa có tia mềm, vây hậu môn ngắn, vây ngực dài và nhọn, các vảy khá lớn và gắn chặt. Chúng sống trong vùng nước nông ôn đới - nhiệt đới và kiếm ăn tầng đáy. Một số loài, như "Polysteganus undulosus", đang bị đánh bắt quá mức. Đặc điểm. Môi trường sống: Chủ yếu là môi trường biển; rất ít loài là cá nước ngọt hay nước lợ. Thông thường phổ biến nhất là dọc theo vùng nước nông ven bờ (kể cả vùng cửa sông), tới các vùng nước sâu hơn như là cá sống chìm ở các thềm và dốc lục địa. Phân bố: Vùng nhiệt đới và ôn đới thuộc Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dinh dưỡng: Phần lớn là cá ăn thịt, ăn các loài động vật không xương sống có vỏ cứng và sống ở đáy. Đặc trưng: Vây lưng thường có 10-13 tia gai và 10-15 tia mềm. Vây hậu môn có 3 tia gai và 8-14 tia mềm. Hàm trên ẩn trong màng bọc khi miệng khép lại. Tia màng mang 6. Đốt sống 24 (10 + 14). Chiều dài tùy theo loài, từ nhỏ như ở "Dentex spariformis" tới lớn như ở "Lithognathus lithognathus" và "Petrus rupestris". Có những loài lưỡng tính trong họ Sparidae. Lưỡng tính cái trước (sinh ra là cá cái nhưng sau đó chuyển thành cá đực) và lưỡng tính đực trước (sinh ra là cá đực nhưng sau đó chuyển thành cá cái) xuất hiện rời rạc trong khắp dòng dõi cá này. Còn lưỡng tính đồng thời (đồng thời có cả tuyến sinh dục đực lẫn tuyến sinh dục cái) và lưỡng tính hai hướng (có các cơ quan sinh dục đực và cái nhưng tùy theo giai đoạn trong cuộc đời mà đóng vai trò là cá đực hay cá cái) thì ít gặp hơn nhiều do Sparidae chủ yếu được tìm thấy trong các vùng nước nông. Các loài cá thể hiện tính trạng lưỡng tính thường "thiếu kết nối cứng di truyền", vì thế các yếu tố sinh thái có vai trò trong xác định giới tính. Hầu hết có răng nghiền kiểu răng hàm. Sử dụng: Cá thực phẩm và cá câu thể thao hàng đầu. Một ít loài có dính líu tới ngộ độc cá ciguatera. Các chi. Họ Sparidae gồm 159 loài trong 38 chi:
1
null
Tê giác Na Dương (danh pháp hai phần: Epiaceratherium naduongense) là hóa thạch tê giác thuộc chi "Epiaceratherium" , 1910) được phát hiện tại thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam năm 2013. Phát hiện và đặt tên. Phát hiện hoá thạch tại mỏ than lộ thiên Na Dương, Lộc Bình, Lạng Sơn Việt Nam. Được Giáo sư Tiến sĩ Madelaine Böhme từ Trung tâm Tiến hoá Loài người và Cổ môi trường Senckenberg (HEP) tại Đại học Tübingen, Đức và cộng sự đặt tên theo địa danh Na Dương Mô tả. "Tê giác" "na dương Epiaceratherium naduongense "có hình dạng với loài tê giác "Epiaceratherium  bolcense "đã được tìm thấy ở Italy (Monteviale) Xem thêm. Phát hiện hóa thạch của"Epiaceratherium magnum" từ Bayern, Đức đã từng tồn tại khoảng 33 triệu năm trước đây cùng với hoá thạch tê giác "Epiaceratherium  bolcense "đã được tìm thấy ở Italy (Monteviale). Cho thấy sự xâm nhập, phát tán phân bố các loài tê giác ở Đông Nam Á vào lục địa châu Âu vào thời cuối thế Thủy Tân. Khi đó, lục địa châu Âu có hình dạng rất khác so với hiện nay. Italia và Bulgaria là một phần của một chuỗi đảo ở Biển Tethys. Những hòn đảo này kéo dài vài ngàn km và sau này trở thành châu Âu và Ấn Độ.   Chú thích. Ngoài Tê giác na dương, nhóm các nhà khoa học từ Đức, Pháp, Ốt-xtrây-li-a và Việt Nam đã phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú trước đây khác mới sống khoảng 37 triệu năm trước đó là loài Thú than phương đông Bakalovia orientalis. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tìm thấy rất nhiều hoá thạch khác gồm các loài sinh vật cổ đại như cá sâu, cá nước ngọt, rùa, và rất nhiều loài Trai
1
null
Câu lạc bộ bóng đá Hong Kong Rangers (, thường gọi tắt là Rangers, đổi tên thành Tiêu chuẩn Rangers vì lý do tài trợ) , là một câu lạc bộ bóng đá Hồng Kông và thi đấu ở giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông. Đội được đổi tên là Kim Phong. (tiếng Trung: 金峰科技) trong năm 2011. Họ đã giành được chức vô địch giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông một lần, Senior Challenge Shield 4 lần, FA Cup hai lần. Lịch sử. Câu lạc bộ được thành lập năm 1958 bởi một người Scotland ở Glasgow tên là Ian John Petrie. Ông đặt tên cho câu lạc bộ của mình là Rangers FC. Đây là câu lạc bộ bóng đá châu Á đầu tiên với một hệ thống quản lý câu lạc bộ bóng đá hiện đại. Trong những ngày đầu, câu lạc bộ không thể cạnh tranh với các câu lạc bộ lớn hơn về tài chính. Vì vậy, Petrie dựa vào các cầu thủ trẻ và đội bóng được biết đến như một nơi sinh sản cho các cầu thủ trẻ. Quách Gia Minh là cầu thủ nổi tiếng nhất được Petrie phát hiện trong những năm 1960. Năm 1970, câu lạc bộ mang ba cầu thủ chuyên nghiệp người Scotland đến Hồng Kông. Họ là những cầu thủ chuyên nghiệp châu Âu đầu tiên thi đấu ở Hồng Kông, mở ra một chương mới trong lịch sử bóng đá của Hồng Kông. Cầu thủ vĩ đại như Ian Taylor, Joe Brennan,Jimmy Liddell, và Derek Currie là một số cầu thủ đó. Trong những năm 1980, những cầu thủ vĩ đại của Scottland là Steve Paterson, Jimmy Bone và Tommy Nolan. Hiện nay. Kể từ 12 Tháng Mười năm 2001, câu lạc bộ đã được đặt tên sau khi nhà tài trợ của mình, Buler, đổi tên thành "Buler Rangers" cho đến mùa hè năm 2006. Ngày 15 tháng 9 năm 2007, câu lạc bộ thông báo rằng họ đã bảo đảm một tài trợ lớn từ Bulova, một nhãn hiệu đồng hồ mà được sử dụng để tài trợ cho một đội bóng đá nổi tiếng trước đây, và sử dụng tên "Bulova Rangers" như tên đội bóng. Năm 2011, đội bóng đổi tên là Kim Phong. Họ đã vô địch của giải bóng đá hạng nhì Hồng Kông 2011-12 và đã lên hạng tại giải bóng đá hạng nhất Hồng Kông. Trong thập kỷ qua, chính sách của Rangers trong đầu tư thanh niên đã được đền đáp và đã đạt được các câu lạc bộ nổi tiếng là một trường tuyệt vời cho các cầu thủ trẻ. Học viện thanh thiếu niên Rangers đã sản xuất nhiều cầu thủ trẻ tốt nhất của Hồng Kông. Mặc dù nhiều người đã được ký hợp đồng với câu lạc bộ lớn hơn kể từ đó, một số người đã chọn ở lại với câu lạc bộ họ trưởng thành. Lò đào tạo trẻ của Ranger đã rất thành công đó là phổ biến để xem Rangers cung cấp số lượng lớn của các đội thanh niên quốc tế cấp tuổi của Hồng Kông bao gồm cấp độ U-15, U-17, U-19 và U-21. Từ năm 2012, đội lấy lại tên cũ Hong Kong Rangers.
1
null
St. Bartholomä là một nhà thờ hành hương nhỏ nằm ở bờ Tây của Königssee trên bán đảo Hirschau thuộc xã Schönau am Königssee. Tới bán đảo này người ta phải dùng thuyền, đi bộ thì quảng đường rất xa và phải leo núi. Một phần của nhà thờ đã có từ thế kỷ 12. Từ thế kỷ 17 nó được xây theo kiểu kiến trúc Baroque. Thánh St. Bartholomäus là thánh bảo hộ cho các nông dân miền núi. Nhà thờ này có 2 kiểu tháp củ hành khác nhau và mái màu đỏ. Hiện tại. St. Bartholomä hiện tại thuộc sở hữu của bang Bayern, nhà thờ có thể mướn được để cầu nguyện hay làm lễ cưới (cho những người theo đạo Công giáo), hay thưởng thức nhạc thích hợp với khuôn khổ nhà thờ. Có đủ chỗ cho 100 người.
1
null
Nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk trên sông Amur mang tên Yu. A. Gagarin (tiếng Nga: "Комсомольский-на-Амуре авиационный завод имени Ю. А. Гагарина"), viết tắt KnAAZ (từ cụm từ tiếng Nga viết tắt - КнААЗ), trước đây là Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk trên sông Amur mang tên Yu. A. Gagarin, viết tắt KnAAPO (tiếng Nga: "Комсомольское-на-Амуре авиационное производственное объединение им. Ю. А. Гагарина", viết tắt: "КнААПО") có trụ sở tại Komsomolsk trên sông Amur vùng viễn Đông Nga, là công ty sản xuất máy bay lớn nhất nước Nga. Tổng thể. Công ty hiện tại sản xuất các máy bay chiến đấu Su-27SM/SKM, máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30MK2, Su-33 và Su-27KUB, Be-103. Dây chuyền lắp ráp tất cả các phiên bản mới của Sukhoi Superjet 100 được đặt tại các nhà máy của công ty. Cùng với Công ty sản xuất máy bay Novosibirsk (tập trung vào sản xuất các thành phần), công ty này được cho là sản xuất hơn 70 máy bay phản lực siêu thanh vào năm 2012. KnAAPO cũng sẽ sản xuất máy bay Sukhoi PAK FA trong tương lai Cổ đông của công ty CP KnAAPO:
1
null
Trận Gia Quất-Gia Lâm là một trận đánh trong chiến dịch Bắc Kỳ 1883, giữa quân đội Viễn chinh Pháp và quân đội nhà Nguyễn diễn ra vào các ngày 27-28 tháng 3 năm 1883 tại bờ bắc (tả ngạn) sông Hồng trên các làng Gia Quất, Thượng Cát, thuộc tổng Gia Thụy huyện Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh (quân Việt vây đánh quân Pháp phản công phá vây). Các nhà sử học Việt Nam như Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm gọi trận này là trận Gia Lâm còn người Pháp thì gọi theo phiên âm là "trận Gia Cuc" (phiên âm không chính xác từ tên làng Gia Quất). Làng Gia Quất nay thuộc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội. Tháng 3 năm 1883, quân nhà Nguyễn hợp vây quanh Hà Nội (gồm hai đạo: đạo quân Sơn Tây (do trực tiếp Tổng thống quân vụ Hoàng Kế Viêm, cùng Lưu Vĩnh Phúc nắm) và đạo quân Bắc Ninh (có tổng đốc Bắc Ninh là Trương Quang Đản, cùng Bùi Ân Niên chỉ huy)), trong khi quân Pháp đã chiếm Hà Nội và đang mở rộng ra đánh chiếm các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Giữa lúc Henri Rivière dẫn quân đánh Nam Định ngày 24 tháng 3, (để lại Berthe de Vilers ở lại Đồn Thủy giữ thành Hà Nội), đạo Bắc Ninh của quân nhà Nguyễn kéo về thắt chặt vòng vây quanh Hà Nội. Đêm ngày 26 rạng ngày 27 tháng 3, quân nhà Nguyễn tại các đồn ở Gia Lâm, Văn Giang, nằm bên tả ngạn đối diện Đồn Thủy, với khoảng 4000 quân vượt sông đánh vào thành Hà Nội, phá kho thóc. Hôm sau, tức ngày 27, Vilers dẫn 100 quân Pháp vượt sông tiến đánh các làng Gia Quất và Thượng Cát, là những nơi quân nhà Nguyễn đóng đồn phòng thủ.
1
null
Dưới đây là Danh sách những người kế vị ngai vàng hoàng gia Hà Lan. Danh sách bao gồm những cá nhân đã, đang và sẽ mang tước hiệu "Thái tử" hoặc "Nữ Thái tử Hà Lan" theo quy định của Hiến pháp Vương quốc Hà Lan có hiệu lực từ ngày 16 tháng 3 năm 1815. Những người kế vị đã trở thành Vua hay Nữ hoàng của Hà Lan sẽ được in đậm.
1
null
Cá mòi dầu Đại Tây Dương (Danh pháp khoa học: Brevoortia tyrannus) là loài cá ánh bạc trong Họ Cá trích (Clupeidae). Nó là một loài cá ăn các sinh vật phù du bị bắt bằng hình thức lọc nước và ăn lấy sinh vật phù du. Cá trưởng thành có thể lọc tối đa bốn lít nước một phút và chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm sạch nước biển. Chúng cũng góp phần giảm tải hiện tượng thủy triều đỏ chết người. Tổng quan. Cá mòi dầu có lịch sử được sử dụng như một loại phân bón cho cây trồng. Có khả năng là cá mòi dầu là cá Squanto đã được những người hành hương chôn cùng với hạt giống trồng tươi làm phân bón. Các ứng dụng khác cho cá mòi dầu bao gồm: thức ăn cho động vật, mồi cá, dầu cho người tiêu dùng, dầu cho các mục đích sản xuất dầu như một nguồn nhiên liệu. Nhiều khẳng định rằng cá mòi dầu không ăn được nhưng nó vẫn là thực phẩm cho những người nghèo Cá mòi dầu có số lượng lớn ở miền Bắc Đại Tây Dương từ Nova Scotia, Canada đến trung tâm Florida, Hoa Kỳ, mặc dù sự hiện diện của chúng trong vùng biển phía Bắc đã giảm trong thế kỷ 20. Chúng bơi trong các khối cầu cá lớn đến 40 dặm (64 km). Chúng là con mồi quan trọng đối với một loạt các động vật ăn thịt bao gồm cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá thu, cá kiếm, cá ngừ. Các cá mòi dầu Đại Tây Dương được sử dụng phổ biến như mồi sống hay đã chết. Chúng sử dụng chủ yếu để sản xuất bột cá, dầu và phân bón. Trong những năm đầu của Hoa Kỳ, cá mòi dầu Đại Tây Dương đã được thu hoạch bằng hàng ngàn tàu của ngư dân. Từ đó số lượng cá mòi dầu dần cạn kiệt. Ngày nay đã có nhiều quy định về việc đánh bắt loài cá này cho hợp lý.
1
null
Cá trích mình dày hay cá trích sông (Danh pháp khoa học: Alosa) là một chi trong Họ Cá trích. Chúng rất khác biệt với các loài trong họ bằng việc có một cơ thể dày hơn và sinh sản ở các con sông. Một số loài có thể được tìm thấy tại các vùng nước ở cả hai bờ của Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. "Alosa" cũng có thể được tìm thấy trên khắp vùng biển Caspi và biển Đen. Nhiều cá thể được tìm thấy trong vùng nước ngọt trong mùa sinh sản và một số chỉ được tìm thấy trong vùng nước ngọt nơi đất liền. Đặc điểm. Hầu hết các loài "Alosa" nặng 300 gram (11 oz) hoặc ít hơn, với một loài, "Alosa pontica", trọng lượng lên đến 2 kg. "Alosa" nói chung là cá biển khơi, chủ yếu là bơi ngược vào sông để đẻ trứng, trừ những loài sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt. Các loài "Alosa" thường di cư và bơi thành bầy, chúng đẻ trứng vào cuối mùa xuân đến mùa hè. Hầu hết các cá thể chết ngay sau khi sinh sản. Tuổi thọ của loài "Alosa" có thể lên đến 10 năm, nhưng điều này thường không phổ biến, vì nhiều cá thể chết ngay sau khi đẻ trứng. Cá trích mình dày được cho là duy nhất trong số các loài cá trong việc tiến hóa khả năng phát hiện siêu âm (âm thanh ở tần số trên 20 kHz, đó là giới hạn của người nghe). Điều này lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà sinh học thủy sản nghiên cứu một loài cá trích mình dày gọi là cá trích mình dày lưng lam ("Alosa aestivalis"). Khả năng này được cho là để giúp chúng tránh mặt cá heo mà cách săn mồi tìm thấy con mồi bằng cách sử dụng vị bằng tiếng vang.
1
null
Cá mòi dầu Ấn Độ (Danh pháp khoa học: Sardinella longiceps) là một loài cá vây tia trong chi Cá trích. Đây là một trong hai loài cá thương phẩm quan trọng nhất ở Ấn Độ (cùng cá thu), chúng cũng được tìm thấy trong các khu vực phía bắc của Ấn Độ Dương. Những con cá ăn thực vật phù du (diatoma), động vật phù du (chân chèo). Đặc điểm. Cá mòi nhỉnh hơn cá diếc, màu trắng bạc, mình dẹt, có nhiều xương dăm. Thân cá dài từ 15 – 20 cm, vảy bạc mềm, khối lượng trung bình từ 0,8 - 1,2 lạng/con, có con to tới 1,5 - 2 lạng. Thịt cá mòi màu trắng, vị bùi. Vào mùa sinh sản con nào cũng có trứng, ăn có vị thơm ngậy. Mắt cá mòi tinh, chúng có thể phát hiện các loại lưới thông thường. Cá mòi được sinh ra ở sông nhưng lại bơi ra biển để sống, chỉ tới tháng ba đến mùa sinh sản chúng mới quay về nơi mình sinh ra để đẻ trứng. Đặc điểm của cá mòi là đưa lên mặt nước sẽ chết ngay. Ở Việt Nam, Cá mòi trên sông Hồng có nhiều từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch và rộ nhất vào thời điểm hoa gạo bung nở. Loại cá này có thể sống cả ở nước mặn biển Đông và nước ngọt sông Hồng, bến đò Vũ Điện xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên được xem là vựa cá mòi lớn nhất. Ở đây mực nước sâu, lại là ngã ba sông Hồng, sông Luộc, sông Nam Định, nên cá về nhiều.
1
null
Cá mòi dầu hay cá nhiên liệu là bất kỳ những con cá thực phẩm của các chi Brevoortia và Ethmidium là hai chi cá biển trong họ Clupeidae. Thuật ngữ Cá mòi có nguồn gốc từ một từ người Mỹ bản địa chỉ về phân bón, ở Việt Nam, cá mòi lớn đến độ hai bên lườn đầy mỡ, dân gian vẫn gọi là cá mòi dầu. Cá mòi dầu sẽ làm nguyên liệu cho sơn cá mòi dầu, là loại dầu có màu nâu hơi vàng hoặc nâu hơi đỏ khô nhanh thu được bằng cách nấu hoặc ép cá mòi dầu, sử dụng để làm xà phòng, vải sơn lót nền nhà, sơn và véc-ni Đặc điểm. Cá mòi dầu có ngoại hình bằng phẳng, có thịt mềm, và một cái đuôi chẻ sâu. Ngoài ra, đuôi cá mòi dầu đuôi có màu vàng sáng trái ngược với những con cá mòi dầu Đại Tây Dương. Chiều dài tối đa của cá mòi dầu là 15 inch. Cá mòi dầu Đại Tây Dương có thể đẻ trứng quanh năm ở các vùng nước ven bờ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương, với tỷ lệ sinh sản cao nhất gần Bắc Carolina vào cuối mùa thu. Trứng nở trong đại dương và ấu trùng trôi về đến cửa sông qua dòng hải lưu. Cá con dành một năm phát triển trong các cửa sông trước khi trở về đại dương. Một con cá cái có thể có khoảng 38.000 trứng, trong khi một cá thể cái hoàn toàn trưởng thành có thể đẻ lên tới 362.000. Trứng nổi và nở trong vòng 2 đến 3 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ. Ấu trùng sẽ dành 1 đến 3 tháng ở vùng biển trên thềm lục địa. Cá con ấu trùng sẽ đi vào Vịnh vào cuối mùa đông và đầu mùa hè. Cá ấu trùng sẽ di chuyển vào vùng biển độ mặn thấp hơn trong nhánh cửa sông trong khi cá trưởng thành và chưa trưởng thành vẫn còn trong Vịnh cho đến mùa thu.
1
null
Jacob Thune Hansen Gade (29 tháng 11 năm 1879 – 21 tháng 2 năm 1963) là một nghệ sĩ vĩ cầm, nhạc trưởng và nhà soạn nhạc người Đan Mạch. Ông chủ yếu sáng tác nhạc phổ thông dành cho dàn nhạc. Ngày nay ông được nhớ đến qua một bản nhạc tango nổi tiếng có nhan đề "" (hay "Tango Jalousie", "Jalousie") - được chơi lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 9 năm 1925. Bản nhạc này được ông viết cho một bộ phim câm khi ông còn đang là nhạc trưởng dàn nhạc của rạp chiếu phim Palads ở Copenhagen. Đến khi phim có lời thoại ra đời thì "Tango Jalousie" được sử dụng trong hơn 100 phim. Có thể kể ra đây một số phim từ xưa đến nay có dùng nhạc phẩm này là: "Don Q, Son of Zorro" (1925), "Anchors Aweigh" (1945), "Painting the Clouds with Sunshine" (1951), "Silent Movie" (1976), "Death on the Nile" (1978), "Brusten Himmel" (phim Thụy Điển; 1982) và "The Man Who Cried" (2000). Tiền tác quyền thu từ "Tango Jalousie" cho phép Gade dành trọn phần đời còn lại để sáng tác nhạc toàn thời gian. Arthur Fiedler thu âm bản nhạc cùng dàn nhạc Boston Pops, càng làm tiếng tăm của bản nhạc lan rộng thêm. Theo thống kê được công bố năm 1998, mỗi năm khoản tiền tác quyền trên một triệu krone Đan Mạch thu được từ bản nhạc này được chuyển vào Quỹ Jacob Gade để trao giải thưởng và hỗ trợ các nhạc sĩ trẻ. Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện hai năm trước khi qua đời, Fiedler nhắc lại rằng đích thân Gade đã đến Boston, Mỹ để cảm ơn Fiedler vì đã thu âm nhạc của Gade. Fiedler cũng kể thêm, Gade còn ông xem một bản tổng phổ dành cho giao hưởng mà sau này ông nhận định là "một trong những tác phẩm âm nhạc tệ hại nhất" mà ông từng xem.
1
null
Bridegroom (tựa đầy đủ: Bridegroom: A Love Story, Unequaled) là một bộ phim tài liệu của Mỹ nói về mối quan hệ giữa hai chàng thanh niên đồng tính. Phim được đạo diễn và sản xuất vào năm 2013 bởi Linda Bloodworth-Thomason. "Bridegroom" được công chiếu tại Liên hoan phim Tribeca vào ngày 23 tháng 4 năm 2013 và đã thu hút được sự quan tâm của báo chí vì được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton giới thiệu ngay tại liên hoan phim này. Bộ phim đã thắng Giải thưởng do Khán giả bình chọn cho Phim Tài liệu hay nhất "(Audience Award for Best Documentary Film)" tại LHP Tribeca 2013. "Bridegroom" cũng giành được giải Phim Tài liệu xuất sắc nhất "(Outstanding Documentary)" cùng với phim "Call Me Kuchu" tại Giải thưởng GLAAD Media năm 2014. Cốt truyện. "Bridegroom" thuật lại câu chuyện về Shane Bitney Crone và người bạn đời đồng tính Thomas Lee "Tom" Bridegroom. Tom chết trong một tai nạn thương tâm do bị rơi từ mái của một ngôi nhà bốn tầng vào ngày 7 tháng 5 năm 2011. Sau khi Tom chết, Shane cảm thấy bị bỏ rơi và bị khước từ những bảo vệ pháp lý cơ bản. Bộ phim nói về chuyện tình kéo dài sáu năm của họ, và những dằn vặt, khốn khó mà Shane phải đối mặt sau cái chết của Tom, kể cả việc gia đình Tom không cho phép Shane tham dự lễ tang của Tom. Sản xuất. "Bridegroom" bắt nguồn từ bộ phim ngắn "It Could Happen to You" (tạm dịch: "Điều này có thể xảy ra với bạn") do Shane đăng trên YouTube năm 2012 để kỉ niệm một năm ngày mất của Tom. Sau một thời gian quảng bá trên mạng xã hội, đạo diễn Bloodworth-Thomason, người từng gặp cặp đôi Tom-Shane trong một lễ cưới ở Palm Springs, California, đã đồng ý ký hợp đồng với Shane để sản xuất thành một bộ phim dài và đầy đủ hơn. Công tác sản xuất bắt đầu từ mùa hè năm 2012. Kinh phí $384.375 được gây quỹ trên trang web "Kickstarter", vượt xa mục tiêu $300.000 và trở thành bộ phim tài liệu được gây quỹ nhiều nhất từ cộng đồng. Nhạc phim. Các bài hát được sử dụng phim bao gồm cả những nhạc phẩm từ những người bạn của cặp đôi Tom-Shane: Colleen McMahon (đơn và song ca với Tom), Ben Rector (trình diễn bởi Colleen và Shane), Allison Gray (do Tom đệm đàn), một số bản thu khác của Tom, và một bài hát của Adam Lambert, người đã gặp Shane sau khi xem "It Could Happen To You" trên YouTube. Các bài hát gốc khác được trình diễn bởi Benjy Gaither, Margo Rey, Nathan Young, và Lana Ranahan. Bộ phim cũng sử dụng một số nhạc phẩm nổi tiếng của Macklemore & Ryan Lewis và Fun.. Bài hát "If I Fall" được trình diễn bởi Tom và Allison Gray trong một cảnh của bộ phim được đăng trên YouTube vào tháng 11 năm 2013.() Phân phối. "Bridegroom" được khởi chiếu trên truyền hình vào ngày 27 tháng 10 năm 2013, trên Oprah Winfrey Network. Bộ phim cũng được phát hành trên Netflix và trên DVD vào tháng 11 năm 2013.
1
null
Nguyễn Phúc Đài (chữ Hán: 阮福旲; 5 tháng 10 năm 1795 – 14 tháng 11 năm 1849), tước phong Kiến An vương (建安王), là một hoàng tử con vua Gia Long nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Kiến An vương Đài là người học rộng hay thơ. Trước tác của ông có hai bài thơ là "Dưỡng mông" và "Bảo quang". Tiểu sử. Hoàng tử Đài sinh ngày 23 tháng 8 (âm lịch) năm Ất Mão (1795), là con trai thứ năm của vua Gia Long, mẹ là "Thuận Thiên Cao Hoàng hậu" Trần Thị Đang. Ông là anh em cùng mẹ với vua Minh Mạng và "Thiệu Hóa Quận vương" Nguyễn Phúc Chẩn. Năm Gia Long thứ 16 (1817), hoàng tử Đài được phong làm Kiến An công (建安公). Thời Minh Mạng. Kiến An công Đài là người ngay thẳng, giỏi văn thơ, tính tình phóng khoáng rộng rãi, lấy lễ tiếp đãi kẻ sĩ nên vì thế mà bổng lộc không đủ dùng. Năm 1820, vua Minh Mạng mới lên ngôi, cho ông 2000 quan tiền, răn dạy rằng: “"Nghe thấy em không đủ tiền tiêu dùng, vậy cấp cho tiền. Em phải nghĩ đấy, những bổng lộc ấy là máu mỡ của dân. Phải cung kiệm để nối nghiệp nhà, đừng xa xỉ mà hại đức. Ta vì thiên hạ giữ của há có thể thường dùng của công làm ơn riêng mãi được sao?"”. Vua Minh Mạng rất quý các hoàng đệ, cứ 5 ngày một lần sai người đến các phủ của họ hỏi thăm, khi rỗi việc triều chính thì thỉnh thoảng đến chơi. Năm thứ 4 (1823), vua cho Kiến An công Đài 1000 phương gạo và Thiệu Hóa công Chẩn 500 phương gạo, dụ rằng: “"Bớt sự tiêu phiếm, đức tính tiết kiệm là rất tốt, phải nên nghĩ đấy"”. Năm thứ 8 (1827), thuộc viên phủ Kiến An công là Hoàng Văn Quy làm giả ấn tín của Kiến An công, bị phát giác, vua giao Quy cho bộ Hình nghiêm xét, bị kết án xử trảm hậu. Năm thứ 11 (1830), Kiến An công Đài có một tên hầu gái trốn đến làm con hát ở nhà Thống chế Kinh tượng là Phạm Văn Điển. Đài sai đám gia nhân là Lê Đình Nhượng đến bắt, bị Điển cùng con trai là Thân đánh bị thương. Việc ấy đến tai vua, giao cho bộ Hình bàn xử. Bộ thần xét ra bọn Đình Nhượng đều là dân lậu sổ, bị đổi chỗ. Lại xử Điển vì tội chứa nuôi người trốn, con là Thân chịu 80 trượng. Vua dụ rằng: “"Phạm Văn Điển thân làm đình thần không biết giữ gìn cẩn thận, mà lại dung nạp kẻ vô lại, chứa nuôi người trốn, thực là tự ý làm bậy, bộ nghĩ giáng điệu, tội cũng đáng rồi, nhưng nghĩ lại vì nghe lời con là Phạm Văn Thân, Thân đã bị đánh trượng đã đáng tội rồi. Điển đổi làm giáng 3 cấp lưu. Không cần xét nữa. Kiến An công Đài nuôi đứa lậu đinh, cũng là không phải, tạm truyền quở trách"”. Năm thứ 13 (1832), Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt nguyên trước đây có giấu riêng 1 thớt voi, bộ Binh đem việc đó tâu lên. Vua cho rằng, voi trận không như trâu ngựa, tư gia không được nuôi riêng. Vì vậy, các hoàng đệ là Kiến An công Đài, Định Viễn công Bính, Diên Khánh công Tấn mỗi người được ban cho một thớt voi từ khoảng niên hiệu Gia Long đều đem nộp trả cả. Năm thứ 14 (1833), Kiến An công sai Cai đội thuộc phủ là Lê Văn Quát đi Hà Nội mua ngựa, Quát nhân đó đi tắt lên Cao Bằng sách nhiễu tiền của dân. Tuần phủ Lạng Sơn là Hoàng Văn Quyền đem việc ấy tâu cho vua Minh Mạng biết. Vua dụ rằng: “"Phiên phủ vốn không được phái người đưa văn thư đi các địa phương và can dự vào mọi sự việc ở ngoài. Điều này, trước đây đã chuẩn y lời bàn của Bộ mà thi hành rồi. Nay người của Kiến An công phái đi, chỉ là người riêng, làm việc riêng, vốn không giống với điều can thiệp việc ngoài; nhưng không nên khinh suất, ủy thác tiểu nhân, để đến nỗi nó ra ngoài ngông nghênh sinh sự, vậy hẵng theo luật nhẹ, phạt lương thân công 1 năm. Còn Lê Văn Quát giao cho tỉnh Lạng Sơn tra xét xử nghĩ"”. Kiến An công Đài bị mất 1 năm lương, còn Quát bị khép tội chết. Cuối năm đó, vua Minh Mạng nghĩ tình anh em nên gia ân cho số lương bị phạt 1 năm của Đài được chia làm 2 năm, mỗi năm chiết trừ một nửa, cấp cho một nửa để ông chi dùng. Cũng trong năm đó, Lê Văn Khôi dấy binh làm loạn, Kiến An công Đài lấy cớ người thiếp của mình là cháu gọi Khôi bằng cậu, xin truất làm nàng hầu (thấp hơn danh phận vợ lẽ). Vua bảo rằng: “"Nó là vợ lẽ ngươi, đã hơn 10 năm, biết gì đến việc nhà họ ngoại ? Huống chi cháu gọi bằng cậu, theo luật, cũng không bắt tội đến. Nay đã truất làm đầy tớ gái, thì chuẩn cho đoàn tụ. Vả lại, việc ấy đối với ngươi, lại không can thiệp gì, bất tất phải quá sợ hãi nên cứ theo lệ thường, vào chầu hầu, từ nay, nên bỏ việc giao thiệp với ngoài, thì khỏi lụy, cẩn thận về lời nói việc làm, thì ít lỗi"”. Năm thứ 15 (1834), nhân dịp Kiến An công lên thọ 40, vua sai hoàng tử "Phú Bình công" Miên Áo đem Quản thị vệ Vũ Văn Giải mang đồ quý báu và nhiễu hoa đến thưởng cho. Năm thứ 16 (1835), Nguyễn Đức Lợi là thuộc hạ trong phủ Kiến An công đi mua riêng đường cát của dân, vốn là đường do triều đình xuất vốn để làm bán sang nhà Thanh. Việc đến tai Minh Mạng. Vua truyền dụ quở Kiến An công: “"Thân công có dùng đường vào tiệc tùng kẹo bánh trong một năm, nhiều lắm chẳng qua cũng đến 1000 cân là cùng, thì mua ở chợ búa với giá thỏa thuận cũng không sao cả, việc gì đến nỗi phái thuộc hạ đi tắt đến nhà dân mua tư hàng đến 3000 cân, làm cho người ta phải tham hặc! Lại nữa, ấn công để dùng vào chương sớ và việc quan trọng, nay lại dùng về việc tìm mua đồ ăn, như thế đều là không đúng!"”, bắt phải trả tiền đủ 3000 cân đường đó. Tên Lợi thêm tội mua khống, bị phạt trượng, phát đi làm lính ở ven biên giới Quảng Nam. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, vua bảo Kiến An công Đài rằng: “"Trước kia, trong thành Phiên An có kéo một lá cờ, đề những chữ Kiến An công. Xét ra, những phạm nhân bị bắt đều khai rằng, vì giặc sợ người trong thành không theo, cho nên làm thế để cố kết lòng người. Vả, em là chỗ chí thân của nước, từ trước đến nay một niềm trung ái, ta thực không ngờ vực gì cả! Nếu thực quả có bụng nào mà hình tích bại lộ, tức là phải tội với tổ tông, thì nhà nước đã có pháp luật, ta sẽ phải vì nghĩa cả mà dứt tình thân, chứ không dám vì tình thân mà bỏ phép nước. Song ta biết quân giặc làm vậy, chỉ là giả dối càn bậy, há vì thế mà bắt tội em hay sao? Vậy em chớ nên bận lòng"”. Năm thứ 20 (1839), thuộc hạ ở phủ Kiến An công là bọn Nguyễn Văn Nho lẻn đi Nam Kỳ, mạo xưng là quan chức, làm văn bằng giả, cho dân lậu sổ để sách thủ tiền tài. Việc phát ra, cả đám bị xử trảm giam hậu. Kiến An công vì sơ suất không tra xét, bị phạt 3 tháng lương. Năm thứ 21 (1840), vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Kiến An công Đài được ban cho một con voi bằng vàng nặng 19 lạng 4 đồng cân. Thời Thiệu Trị. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tháng 2 (âm lịch), vua ban áo cẩm bào cho Kiến An công, dụ rằng: “"Trong Nam nực nhiều, ngoài Bắc rét nhiều, khí hậu khác nhau thế đó. Chiếc áo ngự mới may đây, nay đem cho Công, vì Công là người rất thân với nhà vua, nên hậu lễ đãi Công"”. Lúc này, ông đã lớn tuổi, vua cho ông được miễn quỳ lạy, chỉ cần làm lễ một vái. Năm thứ 3 (1843), tháng 4 (âm lịch), làm lễ Hạ hưởng, ban cho các hoàng tử, hoàng thân và các quan văn võ yến tiệc ở điện Cần Chánh. Vua dụ: “"Bảy vị thân công" (chỉ các em của vua Minh Mạng) "đều là chú ta, tuổi đã nhiều, để nâng chén rượu múa nhảy và khúm núm đi lại, thì không phải là trọng đãi, nên miễn cho"”. Sau đó, vua lại cấp cho ông một chiếc thuyền "Trường bồng sam bản" để đi theo hầu. Năm thứ 4 (1844), tế trời đất ở đàn Nam Giao. Lễ xong, vua thưởng cho hoàng thân và các quan văn võ kim tiền, ngân tiền theo thứ bậc. Các hoàng thúc của vua đều được ban thêm một đồng kim tiền lớn hạng nhất có chữ "Long vân khế hội". Năm đó, Kiến An công lên thọ 50. Vua tự làm bài thơ, sai hoàng trưởng tử Hồng Bảo, Thị vệ Vũ Văn Giải và Nội các Lê Khánh Trinh mang đi cùng với vàng ngọc, vóc lụa ở trong kho đến ban cho ông. Trước đây, vua dụ bộ Lễ rằng: “"Kiến An công là bậc rất tôn thân của nước, năm nay lên thọ 50, lòng ta rất vui mừng, chuẩn định trước hãy thưởng 2000 quan tiền; đến ngày khánh đản, các quan ở bộ trước tâu lên, đợi ta ban vật hạng để làm lễ mừng thọ"”. Ngày hôm ấy, Kiến An công lạy tạ ơn ban. Vua cho ông ngồi, lại chính tay rót rượu thọ, sai hoàng tử cung kính bưng đến ban cho, lại ban thêm cái gậy như ý bằng bạch ngọc. Kiến An công do Nhân tuyên Thái hậu sinh ra, được hưởng ân lễ tôn hậu, các thân công không ai sánh được. Tháng 4 (âm lịch) năm thứ 6 (1846), vua cho các hoàng thúc đều miễn lạy chúc thọ, cho ngồi ở hàng trên, chờ được vua ban rượu, để tỏ chí ý hậu đãi người thân. Thời Tự Đức. Năm Tự Đức thứ 2 (1849), ngày 21 tháng 9 (âm lịch), Kiến An công Đài mất, thọ 55 tuổi. Vua rất thương tiếc, nghỉ coi chầu 5 ngày, truy tặng ông làm Kiến An vương (建安王), ban tên thụy là Cung Thuận (恭慎), cho 4000 quan tiền tuất, chiếu theo lệ làm lễ đưa đám Thiệu Hoá Quận vương Chẩn mà làm hậu thêm lên. Ngày an táng Kiến An vương, vua sai quan đến tế một đàn. Tẩm mộ của ông được táng tại làng Dương Xuân, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên (nay thuộc phường Vĩ Dạ, thành phố Huế). Phủ đệ của Kiến An vương nằm ven bờ sông Như Ý (còn có tên là sông Thiên Lộc), ở bên phía Vỹ Dạ (nay là đường Hàn Mặc Tử, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế). Phủ được xây vào năm 1817, cùng lúc ông được phong tước Công. Quyển sách phong bằng đồng. Vào năm 1994, quyển sách phong bằng đồng của Kiến An vương được phát hiện tại Quảng Nam, được nhân viên Bảo tàng Điện Bàn mua lại từ một người trong nhóm rà tìm phế liệu với giá tiền 1,5 triệu VNĐ. Các trang sách đã bị xáo trộn do những người rà phế liệu tháo ra xem, nhưng rất may là đã được những người phiên dịch sắp xếp lại. Nội dung của sách đồng của chép lại việc phong tước Công và tước Vương cho hoàng tử Nguyễn Phúc Đài, cùng việc tập tước Quận công cho công tử Lương Viên. Bên cạnh đó, 2 bài thơ "Đế hệ thi" và bài "Phiên hệ thi" dành riêng cho phòng Kiến An của hoàng tử Đài cũng được khắc vào sách. Theo lệ, sách phong của các hoàng thân làm bằng vàng (tức kim sách), nhưng để bồi thường chiến phí cho Pháp theo Hòa ước Nhâm Tuất (1862), ngoài việc thu gom vàng bạc trong quốc khố và thu hồi bảo vật trong các cung điện để đúc thành thỏi, vua Tự Đức cũng lệnh cho các phi tần, hoàng thân, công chúa... nộp lại kim ấn, kim sách, sau đó cấp lại các ấn, sách bằng đồng cho họ.   Gia quyến. Kiến An vương Đài có 40 con trai và 41 con gái. Dưới đây liệt kê tên của một số người:
1
null
Mamiya (), tên được đặt theo eo biển Mamiya (tên quốc tế là eo biển Tatar), là một tàu tiếp tế lương thực phục vụ trong Hải quân Đế quốc Nhật Bản từ những năm 1920 cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Thiết kế và chế tạo. Thiết kế ban đầu của "Mamiya" là một tàu tiếp dầu thay vì một tàu tiếp tế lương thực. Hải quân đã gửi con tàu đến xưởng tàu Kawasaki để trang bị cơ sở vật chất với khả năng dự trữ lương thực cho 18.000 người trong ba tuần cùng với nhà bếp có thể chế biến được một lượng lớn món ăn kể cả yōkan, manjū, tofu và konyaku. Có nhiều đầu bếp và nghệ nhân bánh ngọt phục trên tàu và "Mamiya" trở thành một phần của Hạm đội Liên hợp. Lịch sử hoạt động. Dù đã lỗi thời vào thời điểm chiến tranh bùng nổ, nhưng "Mamiya" vẫn tiếp tục là một thành phần trong các hoạt động của hải quân ở Thái Bình Dương. Ngày 12 tháng 10 năm 1943, nó bị tàu ngầm USS "Cero" của Hải quân Hoa Kỳ tấn công và gây thương tích gần Chichi-jima, sau đó vào ngày 6 tháng 5 năm 1944, "Mamiya" tiếp tục chịu thiệt hại bởi cuộc tấn công từ tàu ngầm USS "Spearfish" trên Biển Hoa Đông. Trong cả hai lần đó, con tàu đều được sửa chữa và có thể tiếp tục trở lại phục vụ. Cuối cùng, tại Biển Đông vào ngày 20 tháng 12 năm 1944, tàu ngầm đã chặn đầu "Mamiya" vừa đi ra từ cảng Sài Gòn và đang trên đường làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực đến Manila, tấn công và làm thiệt hại con tàu, sau đó đánh chìm hẳn vào ngày hôm sau tại tọa độ .
1
null
Bolero hay Boléro (/ˈbɒl ər əʊ/) là một vũ điệu kèm bản nhạc, thường có nhịp độ chậm vừa. Vũ điệu theo kiểu này gọi là múa bolero, còn bản nhạc theo kiểu này gọi là nhạc borelo. Có hai thể loại bolero là bolero Tây Ban Nha và bolero Cuba, tuy cùng tên gọi nhưng nguồn gốc khác biệt nhau, động tác múa, giai điệu và tiết tấu khác nhau. Bolero Tây Ban Nha. Đặc điểm. Vũ điệu bolero truyền thống của Tây Ban Nha là điệu nhảy nhịp 3/4, được mô tả đầy đủ lần đầu tiên nhờ Juan Antonio de Iza Zamácola, trong một ấn phẩm năm 1799, mà tác giả cho rằng vũ điệu này là sự phát triển của vũ điệu Seguidillas trong dân gian. Theo đó, vào năm 1780, thầy khiêu vũ của vua Charles III là vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo, đã hệ thống hóa bolero và cải biên, biến vũ điệu này thành thể loại múa có nhạc đệm trong cung đình, trong phòng khiêu vũ hoặc trên sân khấu, gọi là "escuela bolera" (bolero hàn lâm) và phổ biến đến ngày nay. Múa bolero thường nhẹ nhàng, người tham gia có thể nhảy đơn, nhảy một cặp hoặc nhiều cặp. Nhạc bolero có nhịp độ vừa phải (khoảng 80 đến 108 nhịp/phút), được thực hiện bằng guitar, hoặc nhóm nhạc hay dàn nhạc, có thể hỗ trợ thêm bằng trống nhỏ. Bolero Cuba. Tại Cuba, bolero có lẽ là sự tổng hòa nhạc và lời vĩ đại đầu tiên của nền âm nhạc Cuba mà đã giành được sự công nhận ở tầm quốc tế. Với nhịp 2/4, vũ điệu bolero Cuba đã lan truyền ra nhiều quốc gia khác. Ban đầu bolero Cuba bắt nguồn từ Santiago de Cuba vào 1/4 cuối của thế kỷ 19, không liên quan đến nhạc bolero Tây Ban Nha. Vào thế kỷ 19, tại Santiago de Cuba dần phát triển một nhóm những nhạc sĩ lưu động kiếm sống bằng việc ca hát và chơi ghita. Pepe Sanchez được coi là cha đẻ của phong cách "trova" và là người sáng tạo bolero Cuba. Tuy không qua trường lớp đào tạo song nhờ tài năng thiêm bẩm mà ông có thể sáng tác trong óc, không cần viết ra. Tuy nhiên cũng vì thế mà đa số ca khúc của ông đều bị thất lạc, chỉ có khoảng hai mươi bài còn lưu truyền nhờ công chép lại của bạn bè và môn đồ. Ông là tấm gương và là thầy dạy của những nghệ sĩ trova lớn sau này. bolero Cuba đến México và những nơi chốn khác của Mỹ Latinh sau khi hình thành và trở thành một phần trong vốn nhạc của các nơi này. Một số nhà sáng tác bolero hàng đầu xuất thân từ các quốc gia và lãnh thổ láng giềng của Cuba như Rafael Hernández của Puerto Rico, Agustín Lara của México. Một số nhà sáng tác bolero người Cuba thì được liệt kê vào danh sách những nhạc sĩ phong cách trova. Năm 1991, ca sĩ México Luis Miguel ra album "Romance" gồm các bài ca bolero tuyển chọn. Thành công của album đã làm sống lại niềm yêu thích bolero trong thập niên 1990. Bolero hỗn hợp. José Loyola bình luận rằng các phong cách bolero hỗn hợp - kết hợp bolero với các nhịp điệu Cuba khác - là một trong những lý do khiến bolero phát triển thật phong phú trong một khoảng thời gian dài như vậy. Ông viết: "Sự chỉnh sửa và kết hợp bolero với các thể loại nhạc khiêu vũ đại chúng khác đã đóng góp vào sự phát triển của bolero, vào sự bền vững và trường tồn của nó. [La adaptación y fusión del bolero con otros géneros de la música popular bailable ha contribuido al desarrollo del mismo, y a su vigencia y contemporaneidad.]" Sự chỉnh sửa chủ yếu là bỏ bớt các yếu tố định dạng hay phối nhạc một cách có giới hạn và thêm vào các nhấn lệch (để tạo âm thanh mang tính Cuba lai Phi nhiều hơn). Các ví dụ là: Nhạc phòng nhảy. Phòng nhảy quốc tế. Một phiên bản của bolero Cuba được dùng để khiêu vũ khắp các sàn nhảy Latinh trên thế giới (được giám sát bởi Hội đồng Khiêu vũ Thế giới) dưới tên gọi sai lầm là "rumba". Điều này bắt đầu từ đầu thập niên 1930 khi người ta cần có một thuật ngữ chung đơn giản để tiếp thị âm nhạc Cuba đến với công chung vốn chưa quen với các thuật ngữ âm nhạc của nước này. Bản nhạc "El manisero" là một ví dụ. Trên bìa đĩa nhạc này ghi rằng nó theo thể loại "rhumba-fox trot" nhưng thực ra nó là một bản nhạc theo nhịp điệu son cubano với phong cách pregón, vì thế đúng ra phải được gọi là "son-pregón". Sau đĩa này, thuật ngữ "rumba" được dùng như "nhãn hiệu" chung cho âm nhạc Cuba vì dễ đọc, dễ nhớ. Ở Cuba, bolero thường được viết theo nhịp 2/4, có khi là 4/4. Nhịp độ nhạc dành cho khiêu vũ thường khoảng 120 phách/phút. Nhạc có nhịp điệu Cuba khoan thai giống với nhạc son cubano, vì thế nếu gọi loại nhạc này là "bolero-son" thì đúng đắn hơn. Tương tự các vũ điệu Cuba khác, vũ điệu bolero gồm ba bước chân trong bốn phách, bước đầu tiên rơi vào phách thứ hai chứ không phải phách thứ nhất. Phần "chậm" (rơi vào phách 4 và phách 1) được diễn tả bằng động tác chuyển động hông trên chân trụ mà không có "foot-flick". American Rhythm. "American Rhythm" là một thể loại nhảy trong các cuộc thi khiêu vũ thi đấu theo "American Style". "American Style" là phong cách khiêu vũ phòng nhảy được phát triển ở Mỹ, đối lập với "International Style". "American Rhythm" gần giống với thể loại "Latin" của "International Style". Một trong các tiểu thể loại của "American Rhythm" là "Bolero". Bước đầu tiên rơi vào phách thứ nhất, giữ nguyên trong phách thứ hai và thêm hai bước nữa trong cách phách thứ ba và thứ tư (cách nhảy này gọi là "chậm-nhanh-nhanh"). Trong các bài khiêu vũ thi đấu, nhạc nền theo nhịp 4/4, nhịp độ dao động trong khoảng từ 96 đến 104 phách/phút. Bolero này rất khác biệt so với các tiểu thể loại khác của "American Rhythm" bởi vì nó không những đòi hỏi phải có các chuyển động Cuba ("Cuban motion") mà còn phải có các động tác "lên và xuống" ("rises and falls") của valse và động tác "đối thân" ("contra body movement"). Nhạc dành cho phong cách nhảy này không cần phải là nhạc Latinh hay nhạc có nguồn gốc Latinh. Xem thêm danh sách các bài nhạc dành cho thi đấu bolero American Rhythm tại đây. Trong nhạc nghệ thuật. Có rất nhiều tác phẩm được gọi là "bolero" trong nhạc nghệ thuật (ở mặt nghĩa nào đó là nhạc cổ điển) không phù hợp để xếp vào các thể loại đã nói ở phần trên. Trong một số tác phẩm bolero của nhạc nghệ thuật, cái gốc không phải nằm ở bolero mà nằm ở habanera (tiền thân Cuba của tango; là một loại nhạc được yêu thích vào giữa thế kỷ 19, thường có mặt trong các vở opera Pháp và zarzuela Tây Ban Nha vào thế kỷ 19 và 20). Trên thế giới. Việt Nam. Bolero Việt Nam thực ra không khác gì dòng nhạc Bolero Latin, nhưng có những đặc điểm riêng:
1
null
Ủy ban phân loại điện ảnh Vương quốc Anh (tiếng Anh: "British Board of Film Classification" hay "British Board of Film Censors") là một tổ chức phi chính phủ, thành lập bởi ngành công nghiệp điện ảnh vào năm 1913. Ủy ban chịu trách nhiệm về việc phân loại và kiểm duyệt phim chiếu rạp và tác phẩm video (như các chương trình truyền hình, trailer, quảng cáo...) phát hành trên phương tiện truyền thông tại Anh quốc. Ủy ban có một yêu cầu bắt buộc để phân loại các video, DVD và ở mức độ thấp hơn như một vài trò chơi điện tử chiếu theo Luật ghi hình video 1984.
1
null
Sauroposeidon ( ; nghĩa là "thằn lằn thần động đất", theo tên vị thần Hy Lạp Poseidon) là một chi khủng long Sauropoda thuộc họ Brachiosauridae sống vào cuối Phấn trắng sớm, khoảng 112 triệu năm trước (Aptia - đầu Alba). Nó được biết đến từ một vài mẫu vật không hoàn chỉnh, bao gồm một lớp trầm tích chứa xương và các dấu vết hóa thạch, tìm thấy trong khu vực ngày nay là các bang Oklahoma, Wyoming và Texas. "Sauroposeidon" có thể nâng đầu nó lên cao , ngang với toàn nhà sáu tầng. Để so sánh, "Giraffatitan" chỉ có thể nâng đầu lên cao .
1
null
Clupea là một chi cá trích trong họ Clupeidae. Chúng được tìm thấy trong các vùng biển nông, vùng biển ôn đới của Bắc Thái Bình Dương và các đại dương như Bắc Đại Tây Dương, bao gồm biển Baltic. Ba loài Clupea đã được công nhận. Các đơn vị phân loại chính gồm cá trích Đại Tây Dương (Clupea harengus) và cá trích Thái Bình Dương (Clupea pallasii) có thể được chia thành từng phân loài. Đặc điểm. Cấu trúc. Các loài Clupea thuộc họ Clupeidae lớn hơn (cá trích, cá trích sông, cá mòi, cá mòi dầu), trong đó bao gồm khoảng 200 loài có cùng tính chất tương tự. Chúng là những con cá có ánh bạc màu có một vây lưng duy nhất, và mềm mại, không có gai. Chúng không có đường bên và có một hàm dưới nhô ra. Kích thước của chúng khác nhau giữa các phân loài chẳng hạn như cá trích Baltic (Clupea harengus membras) là loại cá nhỏ từ 14 đến 18 cm trong khi cá trích Đại Tây Dương (C. h. harengus) có thể dài đến khoảng 46 cm (18 inch) và nặng 700 g (£ 1,5) và cá trích Thái Bình Dương dài đến khoảng 38 cm (15 inch). Tập tính. Cá trích con ăn thực vật phù du và khi chúng trưởng thành chúng bắt đầu ăn các sinh vật lớn hơn. Thức ăn của cá trích trưởng thành gồm động vật phù du, động vật nhỏ được tìm thấy trong vùng nước bề mặt đại dương, cá nhỏ và ấu trùng cá. Chân chèo và động vật giáp xác nhỏ khác là động vật phù du phổ biến nhất cho những bữa ăn của cá trích. Trong ánh sáng ban ngày cá trích ở trạng thái an toàn của vùng nước sâu, chúng kiếm ăn ở bề mặt và chỉ vào ban đêm khi những kẻ săn mồi khó nhìn thấy chúng. Cá trích bơi với cái miệng mở toang để lọc sinh vật phù du từ nước khi nó đi qua mang. Động vật săn mồi của cá trích bao gồm con người, chim biển, cá heo, hải cẩu, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá chó, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá bơn. Cá lớn khác cũng ăn cá trích trưởng thành. Khai thác. Cá trích là cá thức ăn gia súc di chuyển thành từng đàn lớn, đến mùa xuân chúng di chuyển đến bên bờ châu Âu và Mỹ, nơi chúng hình thành nguồn thủy sản thương mại quan trọng. Cá trích được thu hoạch để lấy thịt cá trích và trứng cá của chúng, và chúng thường được sử dụng như cá mồi. Việc buôn bán cá trích là một ngành quan trọng của nhiều nền kinh tế quốc gia. Tại châu Âu, cá đã được gọi là bạc của biển, và thương mại của nó đã rất đáng kể cho nhiều quốc gia mà nó đã được coi là ngành thủy sản thương mại quan trọng nhất trong lịch sử.
1
null
Cá mồi hay cá mồi nhử, mồi cá là các loại cá nhỏ được đánh bắt sử dụng làm mồi nhử để thu hút loài cá săn mồi lớn hơn, đặc biệt là phục vụ cho cá câu giải trí trong trò câu cá. Loài được sử dụng thường là những con cá phổ biến và sinh sản nhanh chóng, làm cho chúng dễ dàng tìm và cung cấp được thường xuyên cho nhu cầu. Ví dụ về mồi câu cá biển là cá cơm và cá nục. Một số loài cá lớn hơn như cá mòi dầu, cá bay có thể được coi là mồi câu cá tùy thuộc vào kích thước của cá để được cá săn theo đuổi. Cá mồi nước ngọt bao gồm bất kỳ loài cá của cá con hoặc họ cá chép (Cyprinidae), Catostomidae, cá tuế đầu hoặc Cyprinodontidae, cá trích sông (Clupeidae), Osteichthyes hoặc cá thái dương (Centrarchidae). Đặc điểm. Mồi câu cá có thể được sử dụng đối với cá thức ăn gia súc hay cá thực phẩm. Mồi câu cá là một thuật ngữ được sử dụng đặc biệt là ngư dân đi vui chơi giải trí, mặc dù ngư dân thương mại cũng bắt cá mồi câu và bẫy. Cá thức ăn gia súc hay cá thực phẩm là một thuật ngữ thủy sản, và được sử dụng trong bối cảnh của ngành thủy sản. Cá thức ăn gia súc là những con cá nhỏ đang săn đuổi trong tự nhiên bởi những kẻ săn mồi lớn hơn cho thực phẩm. Những kẻ săn mồi có thể con cá lớn hơn khác, chim biển và động vật biển. Mồi câu cá, ngược lại, là cá được đánh bắt bởi con người sử dụng làm mồi cho con cá khác. Những thuật ngữ này cũng chồng lên nhau theo nghĩa là hầu hết mồi câu cá cũng là cá thức ăn gia súc, và hầu hết cá thức ăn gia súc cũng có thể được sử dụng như mồi câu cá. Tập tính. Mồi có thể bị thu hút hoặc thông qua mùi hương, hoặc bằng cách sử dụng ánh sáng thực sự hoạt động bằng cách thu hút động vật phù du, là nguồn thức ăn chính cho nhiều cá mồi, sau đó được rút ra. Mồi câu cá cũng có thể được sử dụng đối với những kẻ ăn cá. Cá trung chuyển là một thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong bối cảnh của hồ cảnh cá cảnh. Nó đề cập khái niệm tương tự, cá nhỏ được ăn cá bởi lớn hơn (cá lớn nuốt cá bé), nhưng thích nghi để sử dụng trong một bối cảnh khác nhau về cơ bản. Mồi câu cá được tiêu thụ bởi những loài lớn hơn, những kẻ săn mồi dưới nước. Bơi trong nước đại dương với cá mồi có thể bị nguy hiểm đến tính mạng vì vô số kẻ thù rình rập xung quanh chúng chẳng hạn như những con cá này thu hút cá mập một loài săn mồi tàn bạo khát máu. Mồi câu cá đôi khi sẽ sử dụng con cá mập voi như một lá chắn khỏi các kẻ thù khác của chúng như cá ngừ, cá ngừ thường thận trọng tiếp cận cá mập do đó chúng sẽ bơi quanh cá mập khi gặp cá ngừ. Cá mập không thể tấn công con cá mồi một các dễ dàng, khi chúng liên tục bơi trên lưng và quá nhanh chóng cho cá mập để cơ động miệng của nó vào vị trí mà thực hiện một cú táp nuốt. Tuy nhiên, những con cá mập có thể lặn sâu, nơi mà các cá mồi không thể làm theo, và như những kẻ săn mồi khác cuối cùng đã dám tấn công những con cá mồi bị mắc kẹt, những con cá mập trở lại để ăn nhiều cá mồi những loài đã cùng với cá ngừ tấn công. Sử dụng. Có một ngành công nghiệp mồi câu cá tại Bắc Mỹ, cung cấp chủ yếu là ngư dân vui chơi giải trí, có lẽ giá trị một tỷ đô la mỗi năm. Ngư dân không sử dụng mồi câu cá thực sự, nhưng sử dụng ruồi nhân tạo tương tự như loài cá khác nhau mồi để bắt cá khác. Mồi câu cá thường sống ngắn ngủi và sinh sôi nảy nở đẻ con đẻ cái rất nhiều. Điều này có nghĩa là số lượng của chúng có thể biến động nhanh chóng, và chúng thường có thể phục hồi một cách nhanh chóng khi cạn kiệt. Quy định có thể tồn tại để ngăn chặn khai thác quá mức, như ở Arkansas và Massachusetts. Các nghiên cứu của ngành thủy sản và các cơ quan bảo tồn theo dõi sức khỏe của các quần thể cá mồi, cho phép các chính phủ trong khu vực để thiết lập hạn ngạch.
1
null
Cá nục thu (Danh pháp khoa học: Decapterus macarellus) là một loài cá trong họ Cá khế (Carangidae) và được xếp vào các loài cá nục, cá nục thu có thể được coi là cá để sử dụng cho trò câu cá giải trí, chúng thường được sử dụng làm cá mồi. Đặc điểm. Cá nục thu lớn nhất được ghi nhận là dài đến 46 cm. Thân hình kéo dài của chúng trông khá tròn khi nhìn từ đầu vào. Chung được phân biệt bởi một lằn nhỏ, tách ra vây, nằm ​​giữa vây lưng và vây đuôi. Cá nục thu có 9 gai và 31-36 tia trên vây lưng của nó, trong khi có bảy gai và 27-30 tia trên vây hậu môn của chúng. Vây cá nục thu có màu kim loại đen đến sang màu xanh-màu xanh lá cây và bụng của nó là màu trắng. Các cạnh của nắp mang có một điểm đen nhỏ, không có điểm trên đường bên. đuôi cá thu cá nục của đã được mô tả như màu đỏ chuyển sang màu vàng-xanh. Cá thường sống ở các vùng biển nhiệt đới ở độ sâu tới 400 m. Chúng thích nước trong và thường được tìm thấy xung quanh các đảo. Mặc dù cá đã được tìm thấy trên bề mặt, chúng thường bắt gặp ở độ sâu từ 40 và 200 mét. Chúng ăn chủ yếu là động vật phù du. Phân bố. Phạm vi cá nục thu bao gồm hầu hết các đại dương của thế giới. Ở phía tây Đại Tây Dương, chúng đã được tìm thấy ngoài khơi Nova Scotia và Bermuda, phía nam đến Rio de Janeiro, mặc dù dường như không phổ biến ở vịnh Mexico. Trong lúc đó phía đông Đại Tây Dương, cá nục đã được tìm thấy ngoài khơi St Helena, đảo Ascension, và Cape Verde. Chúng cũng đã được ghi nhận ở Vịnh Guinea, Azores và Madeira. Tại Ấn Độ Dương, cá nục thu đã được tìm thấy trong biển đỏ và vịnh Aden, chúng cũng được biết đến từ Nam Phi, Mascarenes, Seychelles, và Sri Lanka. Ở đông Thái Bình Dương, chúng được biết đến từ đảo Revillagigedo, Vịnh California, và bờ biển của Ecuador. Nơi cá nục thu có nguồn gốc bao gồm phía đông bắc và tây bắc Đại Tây Dương, trung tâm phía đông và phía tây Đại Tây Dương, biển Địa Trung Hải và biển Đen, miền Nam phía đông và phía tây Đại Tây Dương, phía đông và phía tây Ấn Độ, và Tây Bắc, trung tâm phía tây, phía đông và trung tâm phía tây nam Thái Bình Dương. Giá trị. Cá nục thu là khá quan trọng cả đối với nghề cá và câu cá thể thao. Chúng có thể được sử dụng như cá thực phẩm,và thường được sử dụng làm cá mồi và để câu các loại cá câu (game fish) như cá mú xanh đốm. Loài này cũng rất có ý nghĩa cho việc sử dụng nó trong việc chuẩn bị các bữa ăn nhẹ Kusaya Nhật Bản, một sản phẩm truyền thống của quần đảo Izu.
1
null
Ys Origin (イース・オリジン) là trò chơi điện tử thể loại nhập vai do Nihon Falcom phát triển và phát hành cho hệ điều hành Microsoft Windows. Trò chơi đã phát hành hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2006 tại Nhật Bản sau đó bắt đầu phát hành ra thị trường quốc tế vào ngày 31 tháng 5 năm 2012 thông qua hệ thống phân phối trực tuyến Steam, phiên bản quốc tế bổ sung khả năng hỗ trợ màn hình rộng vốn đã trở nên phổ biến khi đó. Tác phẩm lấy bối cảnh trước khi xảy ra các sự kiện của bảy trò chơi trước trong dòng Ys là 700 năm trước khi xảy ra các sự kiện trong Ys I và giới thiệu nhiều về các câu chuyện của chi tiết thường xuất hiện của dòng này như Darm Tower, Black Pearl, hai nữ thần sinh đôi và sáu tu sĩ. Người chơi sẽ điều khiển ba nhân vật Yunica Tovah, Hugo Fact và Toal Fact, những người dược chọn để thực hiện cuộc thám hiểm Darm Tower để tìm nguyên nhân mất tích của hai nữ thần sinh đôi và giải cứu họ nếu cần. Mỗi nhân vật có kỹ năng và khả năng chiến đấu cũng như có một câu chuyện riêng để theo dõi giúp người chơi có cái nhìn toàn cảnh hơn, nhân vật thứ ba chỉ có thể chơi được sau khi hai nhân vật đầu hoàn tất câu chuyện của mình.
1
null
Cá Killi là bất kỳ loài cá đẻ trứng khác nhau (bao gồm cả họ Aplocheilidae, Cyprinodontidae, Fundulidae, Nothobranchiidae, Profundulidae, Rivulidae và Valenciidae). Nhìn chung, có 1.270 loài khác nhau của killi, họ lớn nhất là Rivulidae chứa hơn 320 loài. Tên gọi. Mặc dù killi đôi khi được sử dụng như một từ tiếng Anh tương đương với Cyprinodontidae, một số loài thuộc họ có tên gọi thông thường như pupfish và mummichog. Tên killi có nguồn gốc từ Hà Lan từ "kilde", có nghĩa là nhỏ lạch, vũng nước, kênh, mương vì chúng sống trong vùng biển phù du chứ hoàn toàn không phải là một loài cá sát thủ hay hung dữ như cái tên Kill theo như tên tiếng Anh của nó. Đặc điểm. Cá Killi có khả năng sống sót rất lâu ngay cả khi môi trường không có nước. Chúng giữ ẩm cho cơ thể bằng việc chui vào thân cây cổ thụ, cây dừa rỗng ruột hoặc ẩn dưới lớp lá rụng, như thế nó sẽ không bị mất nước và duy trì trao đổi chất như bình thường. Một số loài, như Kryptolebias marmoratus có thể sống sót ra khỏi nước trong vài tuần. Hầu hết killi là cá nhỏ, từ một đến hai inch (2,5 đến 5 cm), với các loài lớn nhất phát triển chỉ dưới 6 inch (15 cm). Thức ăn của killi chủ yếu dựa vào động vật chân đốt thủy sinh như côn trùng (muỗi) ấu trùng, động vật giáp xác thủy sản và sâu. Một số loài Orestias từ Hồ Titicaca là ăn bằng cách lọc phù du. Những loài khác, chẳng hạn như loài Cynolebias, Megalebias và Nothobranchius ocellatus là cá ăn thịt và ăn chủ yếu là các loài cá khác. Jordanella floridae ăn rất nhiều tảo và thực vật khác. Nothobranchius furzeri cần nhiều thức ăn bởi vì nó phát triển một cách nhanh chóng, vì vậy khi thức ăn cung cấp không đầy đủ, cá lớn hơn sẽ ăn các loại cá nhỏ hơn. Flagfish, có nguồn gốc từ phía nam Florida, là một loài killi thường được tìm thấy trong các cửa hàng vật nuôi. Chúng rất hữu ích trong bể nuôi cá để kiểm soát tảo. Phân bố. Killi được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nước ngọt hoặc nước lợ ở châu Mỹ, phía nam cũng như Argentina và xa về phía bắc miền nam Ontario. Ngoài ra còn có các loài ở miền nam châu Âu, trong phần lớn châu Phi ở phía nam cũng như KwaZulu-Natal, Nam Phi, Trung Đông và châu Á (như xa về phía đông như Việt Nam), và trên một số hòn đảo ở Ấn Độ Dương. Killi không được tìm thấy ở Úc, Nam Cực, hay Bắc Âu. Phần lớn các killifish được tìm thấy trong dòng suối, sông, hồ, và sống giữa hai đến ba năm. Killi là phổ biến ở các nước châu Mỹ (Cyprinodon, Fundulus và Rivulus) cũng như ở châu Phi và châu Á (bao gồm cả Aphyosemion, Aplocheilus, Epiplatys, Fundulopanchax và Lacustricola) và miền nam châu Âu (Aphanius).
1
null
Nothobranchius là một chi cá nước ngọt thuộc họ "Nothobranchiidae" với liên hệ đến "Aplocheilidae". Chúng số chủ yếu từ Đông Phi từ Sudan tới Đông Bắc Nam Phi. Loài này gọi chung là cá Killi. Các loài. Hiện hành đã có 64 loài thuộc chi này đã được đăng ký
1
null
Samuel Truett Cathy (14 tháng 3 năm 1921 – 8 tháng 9 năm 2014) là nhà sáng lập Chick-fil-A, một hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh có trụ sở ở Georgia, Hoa Kỳ. Thời thơ ấu. Cathy sinh ra tại Eatonton, Georgia năm 1921. Ông nhập học trường Boys High School, hiện giờ là trường Grady High School ở Atlanta, Georgia. Ông từng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1946, Cathy mở cửa hàng đầu tiên tại vùng ngoại ô Atlanta của Hapeville, Georgia. Đó là một cửa hàng nhỏ tên là Dwarf Grill. Đây chính là nơi mà ông cùng với người anh em ruột Ben tạo ra loại bánh mì kẹp thịt gà mà sau này đã trở thành không thể thiếu trong thực đơn của Chick-fil-A. Cửa hàng này, sau khi đổi tên thành Dwarf House, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, ngoài ra Dwarf House còn hoạt động tại một số địa điểm khác tại Atlanta. Ông cưới Jeanette và có ba con: Trudy, Bubba và Dan. Sự nghiệp và các hoạt động từ thiện. Cathy là một tín hữu tại nhà thờ Tin Lành First Baptist Church tại Jonesboro, Georgia, ông cũng dạy lớp kinh thánh sáng chủ nhật tại đó trong 50 năm. Ông từng phát biểu rằng kinh thánh là quyển sách chỉ dẫn cho cuộc đời ông. Cũng trong niềm tin của ông, tất cả các chi nhánh của công ty, dù là thuộc sở hữu của công ty hay là một chi nhánh nhượng quyền, đều không mở cửa trong ngày chủ nhật – một chính sách hiếm thấy trong ngành dịch vụ thực phẩm – nhằm giúp cho các nhân viên có thời gian đi nhà thờ và dành cho gia đình. Chính sách này bắt nguồn từ lúc Cathy làm việc 6 ngày trong tuần, nhiều hơn một ca mỗi ngày. Ông quyết định đóng cửa trong ngày chủ nhật để nghỉ ngơi, và quyết định này vẫn tồn tại tới nay. Ông cũng là một nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, rất nhiều đóng góp là dành cho các tổ chức từ thiện của Tin Lành. Cathy cũng tài trợ cho giải bóng bầu dục các trường đại học cao đẳng, hiện nay có tên là Chick-fil-A Bowl, trước đó có tên là Peach Bowl rồi từ 1997 đến 2005 là Chick-fil-A Peach Bowl. Cathy cũng có những đóng góp lớn cho trường cao đẳng Berry College ở Rome, Georgia, ông đã xây dựng nên chương trình WinShape và trao tặng nhiều phần học bổng mỗi năm. Ngày 28 tháng 10 năm 2006, Cathy nhận được chiếc xe cuối cùng sản xuất bởi nhà máy Atlanta của Ford, để kỷ niệm cho mối quan hệ trong 60 năm giữa ông và nhà máy. Nhà máy nằm cạnh của hàng đầu tiên (Dwarf Grill) và đi vào sản xuất một năm sau khi cửa hàng mở cửa. Cửa hàng đã phục vụ cho các nhân viên nhà máy ở cả ba ca sản xuất. Cathy là tác giả của 5 quyển sách: cuốn hồi ký "Eat Mor Chikin: Inspire More People" (tạm dịch: Ăn thêm thịt gà, tạo cảm hứng cho nhiều người), một cuốn sách tạo động lực có tên gọi "It’s Easier to Succeed Than to Fail" (tạm dịch: Thành công dễ dàng hơn thất bại), cuốn sách dành cho các bậc phụ huynh "It’s Better to Build Boys Than Mend Men" (tạm dịch: Dạy con trai khi còn nhỏ tốt hơn sửa sai khi nó đã lớn), một giải thích cho thành công trong kinh doanh "How Did You Do It, Truett?" (tạm dịch: Bằng cách nào ông làm được như vậy, Truett?), cuốn sách cuối cùng bàn về ý nghĩa của tiền bạc trong xã hội ngày nay có tựa đề "Wealth, Is It Worth It?" (tạm dịch: Giàu, có đáng không?). Ông cũng đóng góp cho tuyển tập "Conversations on Success" (tạm dịch: Những bài nói chuyện về thành công) và là đồng tác giả với Ken Blanchard trong quyển sách "Generosity Factor: Discover the Joy of Giving Your Time, Talent, and Treasure "(tạm dịch: Lòng hào phóng: khám phá niềm vui từ việc cho đi thời gian, khả năng và tài sản). Tên ông được đặt cho một phần con đường Jonesboro và đường McDonough ở quận Henry, Georgia  và quận Clayton, Georgia. Trong tháng tư 2008, Cathy mở một nhà hàng mới có tên "Upscale Pizza" ở Fayetteville, Georgia. Thực đơn gồm có bánh pizza, hot dogs, bánh mì kẹp và milkshakes. Tháng 11 năm 2013, ông nghỉ hưu chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của Chick-fil-A. Con ông - Dan Cathy đảm nhiệm hai vai trò này. Đóng góp. Cathy đã dành nhiều thời giờ và nguồn lực trong việc nhận nuôi những đứa trẻ vô gia cư. Ông đã bắt đầu công việc này từ 30 năm trước, và đã nuôi dưỡng khoảng gần 200 đứa trẻ trong các mái ấm WinShape. Mái Ấm WinShape là một chương trình nuôi dạy trẻ lâu dài bao gồm 11 mái ấm ở các bang Alabama, Georgia và Tennessee. Cathy cũng có chương trình học bổng lãnh đạo dành cho các nhân viên Chick-fil-A. Mỗi học bổng trị giá 1000 USD. Trong 35 năm qua, tổng giá trị học bổng được phát ra là 23 triệu đô la. Các đóng góp của ông tập trung vào việc giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Năm 1984, Cathy thành lập quỹ WinShape với sứ mạng là nuôi dưỡng định hình những con người chiến thắng (shape winners). Quỹ WinShape bao gồm Mái Ấm WinShape, WinShape RetreatSm, WinShape MarriageSM, WinShape Camps, WinShape, College Program, WinShape Wilderness và WinShape International. Trong năm 2010, quỹ đã hỗ trợ gần 18 triệu đô la cho các mái ấm và trại hè. Một số đóng góp trước đó của quỹ gồm có việc tài trợ học bổng đại học cao đẳng và chương trình tư vấn hôn nhân. Quỹ đã trao học bổng cho gần 820 sinh viên trường cao đẳng Berry College. Giá trị cao nhất có thể của một suất là 32,000 USD. Quỹ WinShape cũng đóng góp 5 triệu đô la cho các nhóm không ủng hộ đồng tính luyến ái từ năm 2003. Bao gồm 2 triệu đô la năm 2009 và cũng số đó trong năm 2010. Năm 2008, quỹ WinShape đã thắng giải thưởng William E. Simon trị giá 250,000 USD vì sự lãnh đạo xuất sắc trong hoạt động từ thiện, thể hiện qua những đóng góp của quỹ cho xã hội. Giải thưởng này được thành lập để khuyến khích lý tưởng về trách nhiệm cá nhân, đóng góp cho cộng đồng, tinh thần tự nguyện, học bổng, tự do cá nhân, đức tin nơi Thiên chúa, và giúp đỡ những người biết tự lực. Nó tôn vinh những nhà hảo tâm còn sống. Đó là những người đã thể hiện khả năng lãnh đạo bằng cách làm gương qua các đóng góp từ thiện, nhấn mạnh sức mạnh lòng hảo tâm trong việc tạo ra các thay đổi tích cực, và khuyến khích mọi người đóng góp cho những tổ chức từ thiện đem đến kết quả lâu dài. Năm 2011, để ghi nhận những nỗ lực từ thiện của Cathy tại WinShape, tổ chức Children’s Hunger Fund đã trao cho ông giải thưởng Children’s Champion Award for Family and Community. Các giải thưởng đã nhận được. Truett Cathy đã nhận nhiều giải thưởng khác nhau. Ông là thành viên của hội Omicron Delta Kappa (OΔK), ông cũng nhận được giải thưởng cao quý nhất của hội – giải Laurel Crowned Circle năm 2009. Một số giải thưởng khác mà ông đã nhận là giải thưởng nhân đạo Norman Vincent and Ruth Stafford Peale, giải thưởng Horatio Alger, giải thưởng William E. Simon Prize cho công tác thiện nguyện, và giải thưởng Silver Buffalo từ hiệp hội hướng đạo sinh Hoa Kỳ. Cathy được bình chọn vào Junior Achievement U.S. Business Hall of Fame năm 2003. Ngoài ra ông cũng là thành viên của hội  Pi Kappa Alpha và Delta Sigma Pi. Với số tài sản trị giá 6,6 tỷ USD ông xếp hạng 218 trong số những người giàu nhất thế giới (theo tạp chí Forbes bản online ngày 28/6/2014). Tổng thống Bush đã trao tặng cho ông giải thưởng President’s Call to Service trong năm 2008. Sách đã xuất bản. Cathy, S. Truett (2010), "Wealth, Is It Worth It?", Looking Glass Books, ISBN 1929619405 —— (2007), "How Did You Do It, Truett?: A Recipe for Success", Looking Glass Press, ISBN 1929619332 —— (2004), "It's Better to Build Boys Than Mend Men", Looking Glass Books, ISBN 1929619200 —— (2002), "Eat Mor Chikin: Inspire More People", Looking Glass Books, ISBN 1-929619-08-1 ·  —— (1989), "It's Easier to Succeed Than to Fail", Thomas Nelson Inc., ISBN 0840790309"
1
null
Cá bẹ Mỹ (Dorosoma) là một chi trong các loài cá trích mình dày thuộc họ Clupeidae. Có 5 loài bản địa thuộc Tân Thế giới, chúng là cá nước ngọt sống ở Vịnh. Trong ẩm thực. Cá bẹ các loại được nấu được nhiều món, từ nấu canh ngót, kho mặn, đến ướp sả ớt chiên dòn hay nạo ra làm chả. Người Nhật và người Hàn Quốc coi các món ăn chế biến từ cá bẹ là món ngon. Cách dễ làm dễ ăn là hầm rục (còn gọi là kho rục) với cà chua và gia vị. Ăn với cơm hoặc bánh mì. Cách thứ hai là ướp gia vị rồi bọc giấy bạc nướng lửa than. Ăn cá cách này thưởng thức mùi thơm trước khi nếm vị ngọt. Trong gia vị của hai cách này luôn có sả tươi. Cách thứ ba là bào lấy thịt quết chả. Chả cá bẹ chiên hoặc hấp đều ngon. Ở Hàn Quốc, người ta ăn cá trong tình trạng tươi sống. Cá vừa được đánh bắt từ sông Chungcheong đang được rọngtrong những bồn nhỏ có bơm dưỡng khí, khi lên thớt con quẫy đạp. Đây là món Sashimi cá bẹ. Chấm cá sâu vào sốt cay đậu nành Hàn Quốc rồi ăn với rong biển khô và kim chi. Có thể đi trước có thể theo sau là một chung nhỏ rượu gạo. Cách ăn này giúp thực khách tận hưởng trọn vẹn cái vị ngọt đích thực của cá bẹ Gizzard, một vị ngọt độc đáo. Món Sashimi dùng cá ở tầm 2-3 in Món cá nướng dùng cá lớn hơn ở tầm 4-5 in. Ướp cá với gia vị hành tiêu ớt tỏi, lá sả rồi nướng lửa than. Cá nướng có biệt danh là Jeoneo vì trông nó giống cấm thẻ bài Trung Hoa. Jeoneo nướng giúp thực khách thấm đẫm mùi thơm trước khi thưởng thức vị ngọt. Cách thứ ba là hầm rục hay kho rim làm món Jeotgal, Cá bẹ quá lứa, từ 7-8 in trở lên dung làm Jeotgal. Một pound cá bẹ 7-8 in dùng làm Jeotgal chỉ bằng giá một pound ghẹ xanh tức 10.000 Won, trong khi đó cá bẹ 2-3 in dùng làm Sashimi giá tới 30.000 Won. Có lẽ vì vậy mà xưa kia món Jeotgal được xem là món ăn của người nghèo.
1
null